SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
(Dùng cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường
đại học, cao đẳng)
(Tái bản lần thứ 2)
Tác giả: TS. TRẦN THỊ CÚC
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
LỜI NÓI ĐẦU
Nhiệm vụ học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ nhận thức lý luận
về pháp luật cũng như các quy định pháp luật cụ thể trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội luôn là yêu cầu cấp thiết với học sinh, sinh viên, học viên các hệ
đào tạo trong nhà trường. Do đó môn học Pháp luật đại cương ngày càng
được coi trọng trong các cấp học.
Nâng cao nhận thức về luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật nhằm
nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực ở
nước ta còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện Việt Nam tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Đại
hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, để đáp ứng nhu cầu học tập và
nghiên cứu của sinh viên, học viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn
quốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức xuất bản và giới thiệu
cuốn sách “Hỏi & đáp Pháp luật đại cương”. Cuốn sách được các tác giả biên
soạn trên cơ sở tham khảo khung chương trình môn học Pháp luật đại cương
của các trường đại học chuyên ngành, các học viện và một số tài liệu tham
khảo mới được ban hành.
Cuốn sách “Hỏi & đáp Pháp luật đại cương” được biên soạn dưới dạng
Hỏi & Đáp, cung cấp những khái niệm chung nhất về các hiện tượng nhà
nước và pháp luật cho sinh viên, học viên hệ đại học chính quy, đại học tại
chức, đại học từ xa của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Đồng thời có sự cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà
nước cũng như các quy định mới trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Những kiến thức này làm cơ sở cho việc nghiên cứu những môn pháp luật
chuyên ngành và các ngành khoa học xã hội khác. Đây là một trong những
cuốn sách tham khảo nằm trong Tủ sách Học tập và nghiên cứu các môn học
ngành khoa học xã hội & nhân văn mà Nhà xuất bản đồng thời giới thiệu đến
bạn đọc.
Mặc dù các tác giả cố gắng tìm tòi trong quá trình nghiên cứu và biên
soạn, Nhà xuất bản đã rất công phu trong các khâu thẩm định về nội dung
cũng như hình thức trình bày, song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của đông đảo bạn đọc, các nhà
nghiên cứu để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của nhà nước và Pháp luật đại cương
là gì?
– Thứ nhất: Nhà nước và Pháp luật đại cương là ngành khoa học thuộc
khoa học chính trị – pháp lý, nghiên cứu đồng thời cả nhà nước và pháp luật
trong sự tác động qua lại lẫn nhau:
+ Nhà nước ban hành ra pháp luật, ngược lại pháp luật lại tác động
trực tiếp tới các hoạt động của Nhà nước: quy định các hoạt động cụ thể của
hệ thống bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị khác.
+ Đại cương về nhà nước và Pháp luật nghiên cứu những thuộc tính cơ
bản của Nhà nước và Pháp luật như: các khái niệm; nguồn gốc, bản chất,
chức năng, hình thức, vai trò và giá trị xã hội cũng như những quy luật đặc
thù cơ bản của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của Nhà nước và Pháp luật.
– Thứ hai: Nhà nước và Pháp luật đại cương - đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học:
+ Luật học;
+ Triết học;
+ Chính trị học;
+ Kinh tế– chính trị;
+ Xã hội học…
– Thứ ba: Nhà nước và Pháp luật tồn tại và phát triển trong mối liên hệ
với hệ thống kiến thức chung của khoa học xã hội như: triết học; kinh tế–
chính trị học, chính trị học, lịch sử.., bởi vì:
+ Triết học với tư cách là cơ sở thế giới quan của các ngành khoa học,
đặc biệt là đối với Nhà nước và Pháp luật đại cương.
+ Kinh tế – chính trị là khoa học về những quy luật của đời sống kinh tế
– xã hội. Các khái niệm của kinh tế – chính trị học (lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất, sở hữu, quy luật giá trị…) có ý nghĩa to lớn đối với nhà nước và
Pháp luật đại cương.
+ Chính trị học nghiên cứu các quy luật và tính quy luật trong sự hình
thành và phát triển của chính trị; quyền lực chính trị; quyền lực Nhà nước; các
cơ chế, phương thức thực hiện quyền lực nhà nước trong xã hội được tổ
chức thành Nhà nước.
Câu 2: Nguồn gốc xuất hiện của nhà nước là gì?
Có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước, song có thể
xem xét hai quan điểm chính về nguồn gốc nhà nước sau:
1. Quan điểm phi mácxít
Các học giả phi mácxít khi giải thích về nguồn gốc Nhà nước đều
không dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và cho rằng:
“Nhà nước là một hiện tương xã hội phức tạp và đa dạng tồn tại một cách
khách quan”. Đặc trưng của quan điểm này là các học thuyết sau:
– Thuyết Thần học: Đại diện là Ph.Acvin, Masiten, Koet. Theo thuyết
này, thượng đế là người sắp đặt ra trật tự xã hội, còn nhà nước do Thượng
đế tạo ra để bảo vệ xã hội. Vì thế, nhà nước là lực lượng siêu nhiên, còn
quyền lực nhà nước là vĩnh cửu. Cho nên, con người phục tùng nhà nước là
cần thiết và tất yếu.
– Thuyết Gia trưởng: Nhà nước ra đời từ gia đình, cho nên nhà nước
tồn tại trong mọi xã hội. Quyền lực nhà nước giống quyền lực của người
đứng đầu gia đình, là sự kế tiếp quyền lực của người đứng đầu trong gia
đình.
– Thuyết Khế ước xã hội (Thế kỷ XVI, XVII, XVIII): là học thuyết về
nguồn gốc Nhà nước, trên cơ sở thuyết “Quyền tự nhiên”, trong đó các học
giả cho rằng: sự ra đời của Nhà nước là sản phẩm tự nhiên của một khế ước
(hợp đồng), được ký kết (thoả thuận) giữa những người sống trong trạng thái
tự nhiên. Vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội
còn mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ và bảo vệ lợi ích
của họ. Đại diện cho học thuyết là Jean Bodin (1530–1596), Thomas Hobben
(1588–1679), Jonn Loke (1632–1704), Saclo–Lui Mongtetxkio (1689–1775),
Jean Jaccuan Roussou (1712– 1778).
– Thuyết Bạo lực cho rằng: Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử
dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác, trong đó thị tộc chiến thắng
“sáng tạo” ra một hệ thống cơ quan đặc biệt (gọi là nhà nước) để nô dịch kẻ
chiến bại. Đại diện cho học thuyết là Gumplovich, E. Đuyrinh.
– Thuyết Tâm lý, đại diện là L. Petơlaritki. Phoredo. Thuyết này cho
rằng, nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý con người nguyên thuỷ luôn
muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ tôn giáo.
Ngoài ra, còn một số thuyết khác có cái nhìn khách quan và khoa học
hơn về nguồn gốc nhà nước (chế độ tư hữu về tài sản và sự phân chia xã hội
thành giai cấp) mà đại diện của nó là Ađam Smit, Fơguson…
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nước
Quan điểm này được thể hiện tập trung trong cuốn “Nguồn gốc gia
đình, chế độ tu hữu và Nhà nước” của Ph. Ănghen và tác phẩm “Nhà nước và
cách mạng” của Lênin. Nội dung cơ bản của hai cuốn sách này đề cập đến
vấn đề chế độ cộng sản nguyên thủy; quyền lực thị tộc, sự tan rã của chế độ
cộng sản nguyên thủy. Mác cho rằng:
– Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh viễn, bất biến, mà là
một phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong;
- Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm của sự phát
triển nội tại của xã hội, nhà nước ra đời dưới sự tác động của nhiều yếu tố
trong đó có hai tiền đề quan trọng nhất là:
+ Tiền đề kinh tế – chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất;
+ Tiền đề xã hội – sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng
nhau.
Sự ra đời của một nhà nước cụ thể là khác nhau, do những đặc điểm
về giai cấp, địa lý, kinh tế, truyền thống, tập quán, dân tộc… của mỗi nước.
Câu 3: Khi nào xã hội loài người không cần đến nhà nước?
– Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước là một
phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước
không phải là hiện tượng vĩnh cửu bất biến. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội
phát triển đến mức độ nhất định, tức là có tiền đề kinh tế và tiền đề xã hội.
– Trong lịch sử xã hội loài người đã có thời kỳ không có nhà nước: đó
là xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước sẽ tiêu vong khi xã hội phát triển
đến một mức mà con người “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, khi con
người sống trong một xã hội tự quản. không cần đến sự quản lý của nhà
nước, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Câu 4: Các hình thức cơ bản của sự ra đời của nhà nước trong lịch sử?
Theo Ph. Ănghen có ba hình thức cơ bản:
1. Nhà nước Aten – Hy Lạp: Là hình thức nhà nước đơn giản nhất cổ
điển nhất, được ra đời hoàn toàn do sự phân hoá tài sản thành sự chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và phân chia giai cấp rõ nét.
2. Nhà nước Giécmanh (Đức): hình thành sau chiến thắng của người
Giécmanh đối với đế chế La Mã cổ đại.
Nhà nước này ra đời do nhu cầu phải thực hiện sự cai trị của người
Giécmanh trên lãnh thổ La Mã chứ không phải do nhu cầu đấu tranh giai cấp
trong nội bộ nước Đức bấy giờ, vì vậy, bên cạnh nhà nước vẫn tồn tại chế độ
thị tộc.
3. Nhà nước Rôma cổ đại: được thúc đẩy hình thành bởi cuộc đấu
tranh của những người bình dân sống ngoài thị tộc Rô–ma chống lại giới quý
tộc của các thị tộc Rô–ma.
Ngoài ba hình thức cơ bản trên, các nước phương Đông cổ đại ra đời
chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm và bảo vệ những lợi ích chung của
cộng đồng.
Tóm lại: Nhà nước không phải thứ quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào
xã hội mà là lực lượng nảy sinh trong lòng xã hội, là sản phẩm của sự phát
triển nội tại của xã hội.
Câu 5: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam hình thành như
thế nào?
– Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là nhà nước Văn Lang – Âu
Lạc dưới thời kỳ Hừng Vương, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN. Thời kỳ
này hiện tượng phân hóa giai cấp chưa rõ nét, nên chưa xuất hiện đấu tranh
giai cấp gay gắt. Tuy nhiên, do yêu cầu đấu tranh với thiên nhiên nhằm phát
triển nông nghiệp và chống ngoại xâm nên Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra
đời sớm hơn so với các điều kiện chín muồi của lịch sử.
– Cơ cấu của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc bao gồm: Đứng đầu là
Vua, giúp việc cho vua có các Lạc Hầu. Dưới Lạc Hầu là Bộ, có 15 Bộ (vốn là
15 bộ lạc). Đứng đầu bộ lạc là Lạc tướng. Dưới Bộ là công xã (làng, chiềng,
chạ), đứng đầu công xã là bố chính.
– Đặc điểm kinh tế– xã hội và cơ cấu bộ máy nhà nước đầu tiên ở Việt
Nam là kiểu nhà nước phong kiến. Ở Việt Nam không có nhà nước chủ nô, vì
khi Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra đời thì các nhà nước chủ nô trên thế giới
đã dần suy tàn và lỗi thời, hơn nữa thời kỳ đó nhà nước phong kiến Trung
Hoa đã phát triển hùng mạnh.
Câu 6: Khái niệm và bản chất của nhà nước?
1. Khái niệm:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy
chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước
hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
2. Bản chất nhà nước:
Nhà nước (theo Mác – Lênin) xét về bản chất, là một hiện tượng thuộc
thượng tầng kiến trúc tồn tại dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định; là công cụ
để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là một tổ chức
quyền lực đặc biệt: có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các
chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
trong xã hội có giai cấp đối kháng.
Câu 7: Trình bày những đặc trưng cơ bản của nhà nước?
1. Nhà nước phân chia lãnh thổ theo các đơn vị hành chính và
quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ
Nhà nước thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính – lãnh thổ
quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào
huyết thống, giới tính, tôn giáo v.v…
2. Nhà nước thiết tập quyền lực công để quản lý xã hội và nắm
quyền thống trị thông qua việc thành lập ra bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
quản lý nhà nước và bộ máy thực hiện cưỡng chế (quân đội cảnh sát, nhà
tù…) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị.
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
– Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền tối cao của quốc gia trong phạm
vi lãnh thổ của mình;
– Nhà nước tự quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại, không
phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài;
4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành
viên trong xã hội phải tuân theo:
– Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế;
– Thông qua pháp luật, ý chí của nhà nước trở thành ý chí toàn xã hội,
buộc mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân theo;
– Trong xã hội, chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành và áp dụng
pháp luật,
5. Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt
buộc nhằm:
– Duy trì bộ máy nhà nước;
– Bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng;
– Giải quyết các công việc chung của xã hội,
Qua năm đặc trưng trên nhằm phân biệt nhà nước với các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khác (Đảng phái chính trị, Đoàn thanh niên,
hiệp hội…) đồng thời cũng là để phân biệt với các tổ chức thị tộc (trong xã hội
Công xã Nguyên thuỷ). Qua đó cho thấy vai trò to lớn của nhà nước trong hệ
thống chính trị mà các tổ chức khác không có được.
Câu 8: Trình bày những chức năng của nhà nước?
Chức năng của nhà nước là những phương diện, mặt hoạt động cơ
bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt ra. Bản
chất giai cấp, vai trò xã hội của nhà nước được thể hiện thông qua chức năng
của nhà nước.
Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước
do cơ sở kinh tế– xã hội quyết định.
Cơ sở kinh tế của các nhà nước chủ nô, phong kiến, Tư bản là chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên chức năng cơ bản là bảo vệ chế
độ tư hữu, tiến hành bóc lột và mở mang lãnh thổ.
Nhà nước Xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư
liệu sản xuất là chủ yếu. Do vậy, chức năng của nhà nước này cũng khác với
chức năng của các nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư bản.
Mọi nhà nước trên thế giới đều có hai chức năng chính: Chức năng đối
nội và chức năng đối ngoại.
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước trong
nội bộ đất nước như: duy trì và bảo đảm trật tự, chính trị – xã hội, phát triển
kinh tế trong nước, giải quyết các vấn đề xã hội một cách đồng bộ, có tổ chức
và giải quyết các vấn đề một cách nhân đạo.
Chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động của nhà nước trong quan
hệ với các nhà nước, các dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống ngoại
xâm, thiết lập mối quan hệ về kinh tế, văn hóa/ khoa học – công nghệ với các
nước và tổ chức quốc tế.
Để thực hiện các chức năng trên nhà nước áp dụng nhiều hình thức và
phương pháp hoạt động khác nhau. Có ba hình thức hoạt động chính là: Lập
pháp; hành pháp và tư pháp. Các chức năng của nhà nước được thực hiện
thông qua bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở.
Câu 9: Kiểu nhà nước là gì? Trong xã hội loài người có mấy kiểu nhà
nước?
1. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể
hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện tồn tại và phát triển của
nhà nước trong một hình thái kinh tế– xã hội có giai cấp nhất định. Tương
ứng với mỗi hình thái kinh tế– xã hội là một kiểu nhà nước.
2. Trong lịch sử đã và đang tồn tại 4 kiểu nhà nước.
– Nhà nước chủ nô;
– Nhà nước phong kiến;
– Nhà nước tư sản;
– Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước kia tiến bộ hơn là
một biểu hiện quan trọng của quy luật phát triển và thay thế các hình thái kinh
tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế– xã hội khác cao hơn.
Câu 10: Trình bày những đặc trưng cơ bản và bản chất của kiểu Nhà
nước chiếm hữu nô lệ?
1. Đặc trưng của kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ
Nhà nước chiếm hữu nô lệ là kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sở
sau:
Cơ sở kinh tế của nhà nước chiếm hữu nô lệ là chế độ sở hữu của chủ
nô đối với người nô lệ, và mọi tư liệu sản xuất khác.
Cơ sở xã hội: Giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ có những lợi ích căn
bản đối lập nhau, mâu thuẫn giữa hai giai cấp này rất gay gắt và không thể
điều hòa được.
Nhà nước chiếm hữu nô lệ là công cụ bạo lực để bảo vệ quyền lợi của
chủ nô và trấn áp sự phản kháng của nô lệ.
2. Bản chất
– Củng cố và bảo vệ quyền sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất
và nô lệ;
– Đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng
lớp bị trị khác;
– Nô dịch về mặt tư tương đối với nô lệ và những tầng lớp bị trị khác;
– Tiến hành chiến tranh xâm lược và phòng thủ chống xâm lược.
Câu 11: Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu
nhà nước phong kiến
1. Bản chất:
Nhà nước phong kiến là một kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sơ
sau:
Cơ sở kinh tế cơ bản của nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu về
ruộng đất của địa chủ phong kiến cũng như những tư liệu sản xuất khác;
Cơ sở xã hội: Chế độ phong kiến có hai giai cấp chính là địa chủ và
nông dân, ngoài ra còn có các tầng lớp khác nhau tăng lữ, thợ thủ công,
thương gia;
Cơ sở tinh thần: Tư tưởng của nhà nước phong kiến là chế độ thần
quyền, tôn giáo. Mỗi thời đại phong kiến đều coi tôn giáo là quốc giáo làm cơ
sở nô dịch tinh thần nhân dân.
2. Đặc trưng:
– Là xã hội bóc lột;
– Phân biệt đối xử và mang tính chất giai tầng, phụ thuộc vào mức độ
sở hữu tài sản, chủ yếu là ruộng đất;
– Củng cố và bảo vệ phương thức sản xuất phong kiến;
– Đàn áp sự chống đối của nông dân và những người lao động khác
bằng những phương tiện tàn bạo;
– Nô dịch về tư tưởng,
– Tiến hành chiến tranh xâm lược.
Câu 12: Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà
nước tư sản?
1. Bản chất kiểu nhà nước tư sản
Kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sở sau:
– Cơ sở kinh tế của kiểu nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa được thiết lập dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất và bóc lột giá trị thặng dư;
– Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là hai giai cấp chủ yếu song song
tồn tại là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, hai giai cấp này tồn tại mâu thuẫn
đối kháng;
– Nhà nước tư sản trước hết là công cụ để bảo vệ và phục vụ cho lợi
ích của giai cấp tư sản.
2. Đặc trưng của kiểu nhà nước tư sản
– Bảo vệ chế độ tư hữu tư sản;
– Bành trướng về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng trong quan hệ
quốc tế phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản;
– Bảo vệ lợi ích của người lao động vì sự tồn vong của giai cấp tư sản.
Câu 13. Hình thức nhà nước là gì?
1. Hình thức nhà nước là phương thức, cách thức tổ chức và thực
hiện quyền lực của mỗi kiểu nhà nước.
Hình thức nhà nước do bản chất và nội dung của nhà nước quy định,
qua từng giai đoạn phát triển xã hội của nhà nước thì cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước khác nhau.
2. Hình thức nhà nước bao gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu
trúc và chế độ chính trị.
Câu 14: Hình thức chính thể là gì?
Là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và mối
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương.
Hình thức chính thể gồm
– Chính thể quân chủ
Chính thể quân chủ chia làm hai loại:
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối, trong đó người đứng đầu nhà nước là
vua (hoặc Quốc vương) có quyền lực vô hạn và suốt đời “cha truyền con nối”.
+ Chính thể quân chủ tương đối (hạn chế), quyền lực của vua bị hạn
chế, vua chỉ nắm một số quyền lực tối cao của nhà nước, các quyền còn lại
được trao cho người đứng đầu nhà nước (thủ tướng, Tổng thống…).
– Chính thể Cộng hoà
Chính thể Cộng hoà chia làm hai loại: Cộng hoà dân chủ và cộng hoà
quý tộc.
+ Trong chế độ cộng hoà dân chủ, quyền bầu cử để lập ra cơ quan
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ Chế độ cộng hòa quý tộc thì quyền lập ra cơ quan quyền lực nhà
nước chỉ dành riêng cho giới quý tộc.
Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Bắc Triều Tiên theo hình thức
chính thể cộng hoà dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức là nhân dân có quyền bầu
ra cơ quan quyền lực nhà nước theo chế độ phổ thông đầu phiếu. Cơ quan
quyền lực nhà nước là người đại diện cho nguyện vọng và ý chí của nhân
dân.
Pháp, CHLB Đức, LB Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ là nước theo hình thức cộng
hoà dân chủ tư sản, trong đó nhân dân có quyền bầu ra người đứng đầu nhà
nước, nhưng theo hình thức đại cử tri, có một số người dân không được đi
bầu cử. Căm–pu–chia, Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Điển theo hình thức
chính thể quân thủ lập hiến, người đứng đầu nhà nước là vua theo nguyên
tắc cha truyền con nối.
Câu 15: Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước?
Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức và từ thực hiện
quyền lực nhà nước theo đơn vị hành chính – lãnh thổ và mối quan hệ giữa
các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau.
Hình thức cấu trúc gồm có:
– Nhà nước đơn nhất là hình thức nhà nước, trong đó tồn tại một chủ
quyền quốc gia duy nhất, một hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan hành
chính, và một hệ thống pháp luật thống nhất từ trung ương đến địa phương
(Việt Nam, Lào, Trung Quốc v.v…).
– Nhà nước liên bang là hình thức nhà nước do nhiều nhà nước thành
viên hợp lại. Trong nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan nhà nước:
một hệ thống chung cho cả liên bang và một hệ thống riêng cho mỗi nhà
nước thành viên. Nhà nước liên bang có hai hệ thống pháp luật: hệ thống
pháp luật của nhà nước bang và hệ thống pháp luật của liên bang. Pháp luật
của bang không được trái với pháp luật của liên bang, trừ một số nước có quy
định khác.
Nhà nước liên bang có chủ quyền chung cho tất cả các bang thành
viên, đồng thời mỗi nước thành viên có chủ quyền riêng: Ví dụ cộng hòa Liên
bang Đức, Mỹ, Ấn Độ, Nga…
Ngày nay thế giới đang chứng kiến một hình thức nhà nước mới, đó là
nhà nước Liên minh như: Liên minh Châu Âu (EU); liên minh châu Phi (AU)
và trong tương lai sẽ có liên minh các nước Đông Nam Châu Á, gọi tắt là AEC
theo mô hình EU.
Câu 16: Chế độ chính trị là gì?
Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà
giai cấp cầm quyền sử dụng để giữ chính quyền và xây dựng nhà nước.
Chế độ chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với bản chất, nội dung hoạt
động của nhà nước, với đời sống chính trị xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp tới
hình thức nhà nước. Mỗi hình thái kinh tế– xã hội trong một giai đoạn lịch sử
nhất định thì sử dụng các phương pháp cai trị khác nhau. Song nhìn chung có
hai phương pháp:
+ Phương pháp dân chủ: thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như
dân chủ thực sự, dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, dân chủ giả hiệu, v.v…
+ Phương pháp phản dân chủ: thể hiện dưới hình thức như chế độ độc
tài chuyên chế, chế độ phát xít, quân phiệt.v.v…
Có thể biểu diễn hình thức nhà nước theo sơ đồ sau:
Câu 17: Trình bày hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ?
Chủ yếu được tổ chức dưới hình thức chính thể, trong đó các nhà nước
được tổ chức theo hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, hình thức chính
thể cộng hòa quý tộc cũng đó xuất hiện ở Spác và La Mã, đặc biệt là chính
thể cộng hòa dân chủ của nhà nước Aten;
Hình thức cấu trúc nhà nước, cấu trúc phổ biến là đơn nhất và đại lục
có xuất hiện một vài nhà nước liên minh;
Chế độ chính trị, ngoài nhà nước Aten, Spác và La Mã, các nhà nước
khác đều thực hiện một chế độ chính trị chuyên chế độc tài.
Câu 18: Trình bày hình thức Nhà nước phong kiến?
– Hình thức chính thể, phổ biến nhất trong nhà nước phong kiến là
chính thể quân chủ chuyên chế.
– Hình thức cấu trúc nhà nước, phổ biến là cấu trúc nhà nước đơn
nhất, nhà nước liên minh có xuất hiện nhưng không nhiều;
– Chế độ chính trị, giai cấp địa chủ phong kiến thiết lập một chế độ
chính trị quân chủ chuyên chế độc tài và tàn bạo.
HINH THUC NHA NUOC
Hinh thuc
chinh the
Hinh thuc
cau truc
Che đo
chinh tri
Quan
chu
Cong
hoa
Đon
nhat
Lien
bang
Lien
minh
Dan
chu
Phan
dan chu
Tuyet
đoi
Han
che
Dan
chu
Quy
toc
Câu 19: Trình bày hình thức nhà nước tư sản?
Hình thức chính thể của nhà nước tư sản khá phong phú và đa dạng,
bao gồm: quân chủ đại nghị, cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống (Hoa Kỳ)
và cộng hòa lưỡng tính (Pháp);
– Hình thức cấu trúc nhà nước, các nhà nước tư sản vừa được tổ chức
dưới hình thức đơn nhất như Thái lan, vừa được tổ chức dưới hình thức liên
bang (Nga; CHLB Đức);
– Chế độ chính trị, xét về mặt hình thức thì nhà nước tư sản đó thực
hiện một cơ chế dân chủ, theo đó nhân dân có quyền thiết lập ra các cơ quan
nhà nước.
Câu 20: Mối quan hệ giữa kiểu nhà nước với hình thức nhà nước được
thể hiện như thế nào?
Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc trưng cơ bản của nhà nước, thể hiện
bản chất giai cấp, vai trò, giá trị xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại,
phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế– xã hội nhất định.
– Vì vậy hình thức nhà nước được quy định bởi kiểu nhà nước.
– Hình thức nhà nước phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở kinh tế và tính chất
giai cấp của nhà nước.
– Do vậy cùng một hình thức nhà nước, nhưng thuộc những kiểu nhà
nước khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau (ví dụ cùng một hình thức
cộng hòa dân chủ, nhưng kiểu nhà nước tư sản thì có những đặc điểm khác
so với kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa).
Câu 21: Phân tích hình thức chính thể nhà nước XHCN?
Sau Đại chiến thế giới lần thứ II năm 1945 hàng loạt nhà nước theo
hình thức dân chủ nhân dân ra đời, trong đó có Việt Nam.
Hình thức nhà nước này có một số đặc điểm sau:
– Việc giành và tổ chức chính quyền thường sử dụng phương pháp
hoà bình kết hợp với phương pháp bạo lực; đều thực hiện bước chuyển tiếp
từ cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa;
– Các nhà nước dân chủ nhân dân đều tồn tại hình thức tổ chức Mặt
trận đoàn kết các dân tộc (Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận nhân dân). Trong mặt
trận gồm nhiều đảng phái chính trị; tổ chức chính trị – xã hội, các lực lượng
xã hội khác nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
– Thực hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu không phân biệt đẳng
cấp, địa vị xã hội, tôn giáo…;
– Cơ sở xã hội của nhà nước dân chủ nhân dân rộng rãi hơn cơ sở xã
hội của nhà nước Xô viết vì thực tiễn cách mạng dân chủ nhân dân do nhiều
tầng lớp tham gia;
– Trong thời kỳ đầu mới thành lập, nhà nước dân chủ nhân dân sử
dụng một số chế định pháp luật của chế độ cũ, nhưng chế định này không trái
với nguyên tắc của chế độ mới;
– Chế định nguyên thủ quốc gia có những thay đổi nhất định, có khi là
chủ trại tập thể như Hội đồng Nhà nước (ở Việt Nam 1980 – 1992) hoặc Đoàn
chủ tịch cơ quan quyền lực nhà nước tối cao (CHDC Đức, Ba Lan…) hoặc là
một cá nhân (Chủ tịch nước) như ở Việt Nam hoặc Trung Quốc hiện nay,
– Ở Việt Nam, chính thể Cộng hoà dân chủ nhân dân được hình thành
từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ đó đến nay, chính thể này ngày
càng hoàn thiện. Hiến pháp năm 1992 quy định hình thức chính thể của Nhà
nước Việt Nam hiện nay là hình thức chính thể cộng hoà dân chủ xã hội chủ
nghĩa.
Câu 22: Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước XHCN? Liên hệ ở Việt
Nam?
Hình thức cấu trúc nhà nước là việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ, phản ánh mối quan hệ giữa các bộ
phận hành chính lãnh thổ của nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới.
Các nhà nước xã hội chủ nghĩa hình thành và tồn tại hai hình thức cấu
trúc cơ bản đó là: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.
– Nhà nước đơn nhất có đặc điểm:
+ Các đơn vị hành chính – lãnh thổ (tỉnh, huyện, xã..:) là những bộ
phận hợp thành quốc gia, không có chủ quyền quốc gia;
Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương tạo thành một
hệ thống nhất, có tính thứ bậc, trực thuộc rõ ràng, cấp dưới phục tùng cấp
trên, địa phương phục tùng Trung ương.
Nhà nước và xã hội tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp
luật thống nhất do cơ quan quyền lực tối cao ban hành.
Nhà nước liên bang có đặc điểm.
Các nước cộng hòa trong liên bang có tổ chức bộ máy nhà nước riêng,
có hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng;
Trong nhà nước liên bang tồn tại hai hình thức quyền lực nhà nước:
quyền lực liên bang và quyền lực của các nước cộng hòa;
Các đạo luật của liên bang là các cơ sở pháp lý có tính nguyên tắc đối
với hệ thống pháp luật của các nước cộng hòa;
Quan hệ giữa nhà nước liên bang và các nước cộng hòa được thiết lập
trên cơ sở của nguyên tắc tập trung dân chủ;
Các nước cộng hòa có quyền xin ra khỏi nhà nước liên bang khi có sự
đồng ý của các nước cộng hoà khác trong liên bang.
Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo hình thức cấu trúc nhà nước
đơn nhất, bởi nó có một số đặc điểm sau:
– Các đơn vị hành chính – lãnh thổ (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) là bộ
phận hợp thành của một quốc gia, nên không có chủ quyền quốc gia riêng.
Hiến pháp năm 1992 quy định chính quyền ở Việt Nam gồm bốn cấp: Trung
ương, tỉnh, huyện, xã.
Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương là cơ sở tạo
thành một thể thống nhất, có tính thứ bậc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên,
địa phương phải phục tùng Trung ương.
Câu 23: Việc tổ chức và thực hiện chế độ chính trị ở Việt Nam như thế
nào?
– Chế độ chính trị của nhà nước là tổng thể những phương thức,
phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước.
– Nhà nước Việt Nam tổ chức và thực hiện theo chế độ chính trị xã hội
chủ nghĩa với đặc trưng là: thực hiện phương pháp quản lý nhà nước và quản
lý xã hội theo phương thức dân chủ rộng rãi, tạo điều kiện cho nhân dân tham
gia vào mọi công việc quản lý theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra”.
– Phương pháp thực hiện quyền lực của Nhà nước Việt Nam chủ yếu
là giáo dục, thuyết phục trên cơ sở dân chủ để mọi quyết định của nhà nước
đều có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân; nhân dân có quyền kiểm
tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.
Câu 24: Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước tư sản?
Hình thức nhà nước tư sản cấu thành bởi ba yếu tố: hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
1. Hình thức chỉnh thể gồm: Chính thể quân chủ lập hiến (Nhật, Thái
Lan, Anh…) và chính thể cộng hoà gồm: (Pháp, Đức, Nga…).
Chính thể cộng hòa là hình thức phổ biến nhất của nhà nước tư sản
hiện nay, hình thức này tồn tại dưới hai dạng: Cộng hòa Tổng thống và Cộng
hoà đại nghị.
– Cộng hòa Tổng thống (Mỹ):
Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra, không do quốc hội bổ nhiệm.
Tổng thống có quyền thành lập chính phủ và nội các. Các thành viên của
chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống. Nghị viện không có quyền
bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ, ngược lại tổng thống cũng không có quyền giải
tán nghị viện trước thời hạn của nhiệm Luật được nghị viện thông qua phải
gửi cho tổng thống ký và công bố. Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo
luật do nghị viện thông qua.
– Cộng hoà đại nghị:
Tổng thống kết hợp với nghị viện bầu ra thủ tướng, nhưng thủ tướng có
vai trò và quyền lực lớn hơn tổng thống. Hình thức cộng hòa đại nghị tồn tại ở
Cộng hoà Liên bang Đức, Áo, Phần Lan, ltalia v.v…
2. Hình thức cấu trúc: Tồn tại dưới hai dạng
– Nhà nước đơn nhất.
– Nhà nước liên bang.
Ngoài ra còn có nhà nước tư sản liên minh như Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ (1776 – 1787); Liên minh Thụy Sĩ (1848); Liên minh Đức (1815 – 1867).
Ngày nay xuất hiện nhà nước liên minh như: EU, AU, AEC.
3. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị của nhà nước tư sản thể hiện dưới hai dạng:
– Chế độ dân chủ;
– Chế độ phản dân chủ.
Câu 25: Trình bày mô hình bộ máy nhà nước chủ nô?
Được tổ chức theo mô hình quân sự hành chính như sau:
Vua đặt ra các cơ quan giúp việc để thực hiện sự cai trị xã hội;
Bộ máy nhà nước thủ nô chưa có sự phân công rõ ràng giữa các bộ
phận vừa đảm nhiệm công tác quản lý vừa tham gia quân đội.
Câu 26: Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức như
thế nào?
– Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức tùy từng giai
đoạn, nhưng tựu trung phát triển qua hai giai đoạn:
+ Nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ,
+ Nhà nước tung ương tập quyền.
– Nhà nước phong kiến phát triển hơn bộ máy nhà nước chủ nô về số
lượng và chất lượng.
– Được tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
– Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức:
+ Phương Bắc Trung Hoa (thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn);
+ Mô hình Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Pháp thuộc: Bên cạnh
mô hình bộ máy nhà nước của nhà Nguyễn theo mô hình của thời Minh
Mạng, người Pháp đã song song thiết lập bộ máy nhà nước ở Việt Nam theo
mô hình Pháp quốc với chế độ bảo hộ khác nhau ở cả ba miền Bắc, Trung,
Nam.
Câu 27: Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức như thế nào?
– Được tổ chức tiến bộ hơn so với nhà nước phong kiến do trình độ
kinh tế– xã hội phát triển nhanh;
– Các cơ quan nhà nước phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn.
– Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc “ Tam quyền,
phân lập”. Học thuyết này do S.Montesquyeu (1689 – 1715) – nhà tư tưởng vĩ
đại người Pháp đã phát triển các quan điểm của J. Locke và nâng nó lên
thành một học thuyết.
Theo S. Montésquyeu: “Quyền lực nhà nước chia thành ba bộ phận:
quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp”.
Ba quyền này phải đối trọng nhau, không có một cơ quan nào đứng
trên ba cơ quan đó. Học thuyết Tam quyền phân lập đã trở thành nền tảng
cho nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.
Tuy nhiên, việc áp dụng học thuyết này ở mỗi nước tư sản cũng khác
nhau. Ví dụ, ở Pháp không được áp dụng triệt để, còn ở Mỹ thì người ta lại
tuân thủ học thuyết này một cách chặt chẽ. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 là
hiện thân của học thuyết Tam quyền phân lập:
+ Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện;
+ Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ;
+ Quyền tư pháp thuộc về Tòa án;
Câu 28: Trình bày bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam?
– Nhà nước CHXHCN Việt Nam là kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa, ra
đời sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nhà nước Việt Nam đã thể hiện rõ
bản chất của một nhà nước luôn gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phục vụ lợi
ích của nhân dân, của dân tộc.
– Bản chất của Nhà nước Việt Nam được xác định trong Điều 2 Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Tính giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân gắn bó chặt chẽ
với nhau.
Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các hình thức kiểm
tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
– Nhà nước Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng
sống trên đất nước Việt Nam, nhà nước thực hiện chính sách phát triển về
mọi mặt. Đây là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc trên cơ
sở kết hợp tính giai cấp, tính nhân dân, tính thời đại
Câu 29: Nội dung của nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Nguyên tắc là những tư tưởng chủ đạo làm nền tảng cho việc tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gồm những nội dung sau:
1. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân
– Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống cơ quan
nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, còn gọi là cơ quan “đại
diện”).
– Các cơ quan khác của nhà nước (Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát)
đều bắt nguồn từ cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự kiểm tra giám sát và
chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực (Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp).
– Quyền lực của nhân dân còn được thực hiện thông qua các tổ chức
xã hội, đoàn thể, các tổ chức cơ sở và bản thân các cá nhân, công dân.
2. Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước
Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động sau:
– Giới thiệu và chọn lựa những công dân tiêu biểu tham gia vào cương
vị quan trọng trong các cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của
nhân dân và sức mạnh của nhà nước.
– Đề ra phương hướng, chủ trương, đường lối chính trị, chủ trương
chính sách lớn về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và tổ chức
kiểm tra, hướng dẫn, lãnh đạo các cơ quan nhà nước thực hiện đúng đường
lối, chính sách, nghị quyết do Đảng đề ra.
– Thông qua công tác cán bộ, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với
toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước và đối với toàn xã hội.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
– Là sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp
trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của quần chúng
trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước ta thực hiện phương
châm dân bàn bạc, thảo luận cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định.
– Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải phục tùng sự chỉ
đạo của cơ quan nhà nước ở Trung ương và của cơ quan nhà nước cấp trên.
4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
– Mọi cán bộ, công chức nhà nước, không kể chức vụ cao hay thấp
đều phải tuân thủ pháp luật hiện hành, bảo đảm nguyên tắc: Cơ quan nhà
nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định. công dân được làm tất
cả những gì mà pháp luật không cấm”.
– Tất cả các tổ chức, cơ quan nhà nước, công dân và cá nhân nêu cao
tinh thần phòng chống tội phạm, khi xử lý các hành vi phạm tội đều phải xử lý
công bằng, nghiêm minh.
– Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
5. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc
– Bảo đảm chính sách đối với các dân tộc thiểu số;
– Bảo đảm lợi ích chính đáng của các dân tộc;
– Bảo đảm sự phát triển đồng đều giữa các vùng, miền, sự nhất trí giữa
các dân tộc;
– Bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật đối với các dân tộc.
Câu 30: Trình bày cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam?
Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam được thay đổi qua các bản Hiến
pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992.
1. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1946
– Cơ cấu bộ máy nhà nước lúc bấy giờ còn mang nhiều yếu tố của bộ
máy nhà nước tư sản, ví dụ: Nghị viện nhân dân, Nghị trưởng, Nội các…
Nhưng về cơ bản, bộ máy Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở dân chủ rộng rãi.
– Chính quyền theo Hiến pháp năm 1946 được chia thành năm cấp
(Trung ương, bộ, tỉnh, huyện, xã).
– Hệ thống cơ quan tư pháp gồm có:
+ Tòa án tối cao;
+ Tòa phúc thẩm,
+ Tòa đệ nhị cấp và Tòa sơ cấp.
– Cơ cấu tổ chức của tòa án không được thành lập theo nguyên tắc
lãnh thổ như hiện nay, mà tổ chức theo các cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm
và giám đốc thẩm. Thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm, ngoài ra còn có công
tố buộc tồi.
– Cấp Bộ bị xóa bỏ theo Hiến pháp 1959. Từ 1959 – 1975 ở Việt Nam
còn tồn tại khu tự trị cho vùng đồng bào thiểu số (Khu tự trị Tây Bắc), sau
năm 1975 khu tự trị bị bãi bỏ.
2. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1959
– Cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương không gọi là Nghị viện
như Hiến pháp 1946 mà gọi là Quốc hội.
– Cơ quan Hành pháp gọi là Hội đồng Chính phủ (Hiến pháp 1946 là
Chính phủ). Một hệ thống cơ quan nhà nước mới được thành lập đó là Viện
Kiểm sát.
– Hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức theo đơn vị lãnh thổ – hành
chính từ Trung ương đến địa phương. Tòa án do cơ quan quyền lực cùng cấp
bầu ra.
3. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1980
– Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể.
Đứng đầu bộ máy là Hội đồng nhà nước; Chính phủ được gọi là Hội đồng Bộ
trưởng.
– Bộ máy nhà nước được phân thành bốn hệ thống:
+ Cơ quan quyền lực: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;
+ Cơ quan hành chính: Hội đồng Bộ trưởng, các bộ, ủy ban nhà nước,
ủy ban nhân dân các cấp;
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa
phương,
+ Cơ quan kiểm sát: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, và Viện kiểm sát
nhân dân địa phương.
4. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992
Bộ máy nhà nước vẫn phân thành bốn hệ thống cơ quan nhà nước và
tổ chức theo nguyên tắc tập quyền gồm:
– Hội đồng Bộ trưởng đổi thành Chính phủ – cơ quan hành chính cao
nhất của nhà nước, cơ quan chấp hành của Quốc hội;
– Hội đồng nhà nước đổi thành ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch
nước;
– Cơ quan xét xử được tổ chức như Hiến pháp 1980, nhưng bỏ chế độ
bầu cử Thẩm phán, mà áp dụng chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
– Cơ quan kiểm sát được tổ chức theo Hiến pháp năm 1980.
Bộ máy Nhà nước Việt nam được tổ chức theo mô hình sau:
Câu 31: Trình bày chức năng, quyền hạn của Quốc hội nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam?
Theo Điều 83 Hiến pháp 1992: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp”.
– Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,
kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quyết định những nguyên
tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước và về quan hệ xã hội
và hoạt động công dân.
– Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động
của nhà nước.
Câu 32: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp?
– Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Cơ cấu tổ
chức của Hội đồng nhân dân gần giống như Quốc hội.
– Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân giữa hai kỳ do ủy ban
nhân dân đảm nhiệm. Hội đồng nhân dân gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư
ký Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân điều hòa hoạt
động của Hội đồng nhân dân.
– Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết về các biện pháp bảo đảm
thi hành Hiến pháp và pháp luật, về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân
sách, về quốc phòng, an ninh ở địa phương, về biện pháp ổn định đời sống
nhân dân hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao.
Câu 33: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam?
– Theo Hiến pháp 1992: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước,
thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại
(điều 101).
– Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
– Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu bộ máy nhà nước,
có quyền thay mặt Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong quan hệ đối ngoại
như: Triệu hồi các đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ngoài tại Việt Nam; ký
kết các Điều ước quốc tế…
– Về đối nội, Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… Nhiệm vụ
và quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định trong điều 103 Hiến pháp
1992 (sửa đổi).
Câu 34: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam?
– Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất (Điều 109, Hiến pháp 1992). Chính phủ thống nhất quản lý
việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế. văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh và đối ngoại của nhà nước… Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội
và Chủ tịch nước.
– Cơ cấu của Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
– Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước
Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Nhiệm
vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định tại Điều 112 Hiến pháp 1992
(sửa đổi).
Câu 35: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp?
Hiến pháp năm 1992 quy định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân
dân bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân
“ (Điều 123).
– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân được quy
định trong Điều 124 Hiến pháp 1992.
– Chủ tịch ủy ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của ủy ban
nhân dân.
– Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, ủy ban
nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
– Chủ tịch ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ
những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân và các văn
bản của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai
trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình
bãi bỏ những nghị quyết đó
Câu 36: Trình bày chức năng, quyền hạn của Tòa án nhân dân?
– Hệ thống Tòa án nhân dân bao gồm:
+ Tòa án nhân dân tối cao;
+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã;
+ Các Tòa án khác do luật định;
Tòa án quân sự (Điều 127, Hiến pháp 1992).
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án
đặc biệt. Toà án là cơ quan xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín
để giữ gìn bí mật nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật.
– Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
– Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và giám sát việc xét xử của Tòa án nhân dân
địa phương và các tòa án quân sự.
– Ở cơ sở (xã phường, tổ dân phố, thôn, bản…) thành lập các tổ chức
thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm Pháp luật và tranh
chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
Câu 37: Trình bày chức năng, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân?
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất (Điều 137 Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001).
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của
tập thể, bảo vệ tính mạng sức khỏe của nhân dân… (Điều 2 Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 1992).
Câu 38: Trình bày đặc điểm hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt
Nam?
– Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là toàn bộ các thiết chế chính trị
gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau cùng thực hiện quyền lực chính trị của
nhân dân lao động.
– Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay gồm:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (gồm Tổng Liên
đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh Việt Nam).
– Hiện nay, vấn đề đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là
hệ thống chính trị ở cơ sở chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp
đổi mới ở nước ta. Hệ thống chính trị của nước ta có những đặc điểm sau:
+ Được tổ chức chặt chẽ khoa học trên cơ sở phân định chức năng/
nhiệm vụ của mỗi tổ chức (từ Điều 4 đến Điều 10 Hiến pháp năm 1992);
Mục tiêu: Xây dựng đất nước Việt Nam với phương châm “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”;
+ Hệ thống chính trị ở Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản.
Câu 39: Mô hình hoá vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị?
Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân của hệ thống chính trị;
Nhà nước là tổ chức quyền lực của toàn thể nhân dân thực hiện nhiệm
vụ quản lý mọi mặt của đời sống xã hội;
Mặt trận Tổ quốc là liên minh chính trị của các tổ chức chính trị – xã
hội, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị
Câu 40: Nhà nước pháp quyền là gì?
Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý kinh tế– xã hội bằng pháp
luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật, mà chủ thể
phục tùng pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà
nước.
– Một số học giả về nhà nước pháp quyền trong lịch sử:
+ Thời cổ đại Hy Lạp đã xác lập thiết chế nhà nước dân chủ nhân dân
mang tính pháp quyền gồm: Đại hội nhân dân; Hội đồng bốn trăm (ở Aten lúc
He thong chinh tri
Đang CSVN Nha nuoc To chuc CT-XH
(Mat tran to quoc)
Lap phap
(Quoc hoi)
Hanh phap
(Chinh phu)
Tu phap
(Toa an)
bấy giờ tồn tại bốn bộ tộc, mỗi bộ tộc cử 100 đại biểu vào hội đồng) và Toà án
nhân dân do dân bầu ra theo nguyên tắc nhiều đẳng cấp;
+ Platon (năm 427 – 374 TCN) coi hoạt động xét xử là để bảo vệ pháp
luật và cho rằng nhà nước sẽ ngừng hoạt động nếu toà án không được tổ
chức một cách thoả đáng;
+ Aristote (những năm 384 – 322 TCN) thì khẳng định yếu tố cơ bản
cấu thành phẩm chất chính trị trong các đạo luật là sự phối hợp của tính đúng
đắn về chính trị của nó với tính pháp quyền;
+ Cireron (những năm 106 – 43) yêu cầu tất cả mọi người đều phải
dưới hiệu lực của pháp luật, mà tiêu chuẩn đánh giá công minh của các đạo
luật do con người làm ra phải phù hợp với quyền tự nhiên của con người.
+ Locke (những năm 1632 – 1704) đã xây dựng học thuyết về toàn bộ
quyền lực nhà nước là của nhân dân và đưa ra ba kết luận:
Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của nhân dân, quyền lực
của nhân dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với
dân, nhà nước không có quyền mà chỉ thực hiện sự uỷ quyền của nhân dân;
Nhà nước – xã hội chính trị hoặc xã hội công dân thì thực chất là một
“khế ước xã hội” trong đó công dân nhượng một phần quyền lực chung cho
quyền lực nhà nước;
Bảo toàn quyền tự nhiên của con người là tiêu chí quan trọng để xác
định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước.
+ Montesquyeu (những năm 1698–1755) đã khẳng định: Nếu như
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nằm trong tay một người hay một cơ
quan thì con người sẽ không có tự do. Nếu quyền tư pháp hợp nhất với
quyền hành pháp thì toà án sẽ trở thành kẻ đàn áp nhân dân và tất cả sẽ bị
huỷ diệt.
+ Tại Hội nghị Quốc tế họp tại Béclin (tháng 9 năm 1991) với sự tham
gia của 40 nước, đã đưa ra một quan niệm chung về nhà nước pháp quyền
như sau: “Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó nhà nước và
cá nhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi
người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quy phạm pháp
luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống toà án độc lập”.
Qua khái niệm trên có thể thấy nhà nước pháp quyền được tạo nên bởi
hai yếu tố:
– Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật;
– Pháp luật phải xuất phát và đảm bảo các quyền của công dân.
Câu 41: Nội dung cơ bản của vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam là gì?
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng luôn gắn chặt với nhau. Nói
đến tư tưởng nhà nước pháp quyền thường nói đến hai bộ phận chính:
– Sự hiện diện của một tổ chức công quyền và nó phải dựa trên nền
tảng pháp luật để duy trì công quyền.
– Pháp luật được công quyền thừa nhận, sử dụng như một phương
thức cai trị, quản lý có giá trị phổ biến và có hiệu lực bắt buộc.
Tư tưởng coi pháp luật là một phương thức cai trị đã hình thành từ thời
cổ đại.
Nhà nước pháp quyền là một chế độ nhà nước trong đó pháp luật có
vai trò thống trị, là một phương thức tổ chức và hoạt động của quyền lực
chính trị và những mối quan hệ qua lại giữa nó với các cá nhân trong xã hội.
Nhà nước ban hành pháp luật, song không phải nhà nước đứng trên pháp
luật.
Một nhà nước được coi là nhà nước pháp quyền khi có những tiêu
chuẩn sau:
– Có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật có vai
trò tối cao;
– Công dân có trách nhiệm với nhà nước và ngược lại nhà nước cũng
có trách nhiệm đối với công dân;
– Trong một nhà nước mà các quyền con người, quyền tự do dân chủ
được pháp luật bảo đảm và bảo vệ;
– Trong nhà nước mà quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp
được phân định rõ ràng, có mối liên hệ và kiểm tra lẫn nhau;
– Nhà nước sống hoà đồng với cộng đồng thế giới, thực hiện tận tâm
các cam kết, các nghĩa vụ xuất phát từ các điều ước quốc tế mà nhà nước đó
tham gia ký kết hay gia nhập. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi
mặt kinh tế – văn hoá – xã hội bằng pháp luật,
Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam phù hợp với điều kiện khách quan của xã hội Việt Nam và xu thế chung
của thế giới nhằm mục đích:
– Chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa;
– Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; mở rộng và thực hiện
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa;
– Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, qua lại giữa nhà nước và công
dân;
– Mở rộng việc giao lưu hợp tác mọi mặt với nước ngoài.
Phần II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
Câu 42: Khái niệm về pháp luật? Nguồn gốc hình thành của pháp
luật?
Theo học thuyết Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng
lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong, do đó, những nguyên
nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp
luật.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có nhà nước, bởi thế không
có pháp luật, nhưng xã hội cộng sản nguyên thủy cũng cần đến quy tắc để
điều chỉnh hành vi con người, duy trì trật tự xã hội do đó, đã xuất hiện các quy
tắc xã hội bao gồm tập quán, tín điều tôn giáo.
Tập quán này được mọi người thi hành một cách tự nguyện theo thói
quen không cần cưỡng chế của nhà nước.
Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời, xã hội phân chia thành
những giai cấp đối kháng, nhà nước xuất hiện, cùng với nó pháp luật cũng
hình thành để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong quá trình quản lý
nhà nước.
Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Pháp luật
đầu tiên của xã hội loài người là pháp luật của nhà nước chủ nô.
Có thể nhận thấy rằng, pháp luật hình thành từ hai con đường:
– Nhà nước thừa nhận những quy tắc vốn tồn tại trong xã hội và cải tạo
những quy tắc đó cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước (tập quán pháp, án
lệ).
– Thông qua con đường hoạt động xã hội, nhà nước ban hành các văn
bản pháp luật (bởi các cơ quan của mình) để điều chỉnh các quan hệ xã hội
mới nảy sinh trong thực tế mà trước đó không có.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Câu 43: Trình bày bản chất của pháp luật?
Cũng giống như nhà nước, pháp luật mang tính giai cấp. Pháp luật của
ai, do ai, và vì lợi ích của giai cấp nào thì thể hiện bản chất của giai cấp đó và
được đề lên thành luật.
Pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội, cho nên nội
dung của pháp luật thể hiện điều kiện sinh hoạt, vật chất và do giai cấp đó
quyết định. Vì thế, bản chất của pháp luật được xem xét dưới những khía
cạnh sau:
– Bản chất giai cấp của pháp luật
+ Khi nói đến pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền cũng có
nghĩa là khẳng định bản chất giai cấp của pháp luật.
+ Pháp luật chủ nô là ý chí của giai cấp chủ nô. Pháp luật chủ nô công
khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô, còn giai cấp nô lệ thì không có
quyền gì.
+ Pháp luật phong kiến là công cụ của nhà nước phong kiến, thể hiện ý
chí của giai cấp địa chủ, phong kiến.
+ Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản, mặc dù có nhiều
tiến bộ hơn so với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, nhưng vẫn bảo
vệ những đặc quyền, đặc lợi cho giai cấp tư sản.
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
Như vậy pháp luật là sản phẩm hoạt động của mọi nhà nước. Nhà
nước nào, bản chất ra sao thì nội dung, hình thức pháp luật thể hiện bản chất
của nhà nước đó – thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền trong xã hội.
– Tính xã hội của pháp luật
+ Pháp luật là công cụ để điều chỉnh hành vi con người (gọi là công cụ
điều chỉnh hành vi).
Pháp luật là chân lý khách quan, mang tính chuẩn mực vì:
– Pháp luật thể hiện những giá trị nhân đạo (mức độ nhân đạo tuỳ
thuộc vào mỗi kiểu nhà nước); pháp luật truyền tải những giá trị xã hội đến
với từng người (sự nhận thức, giáo dục…);
Tải bản FULL (file ppt 50 trang): bit.ly/3qrAqVu
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
– Thông qua nhà nước, xã hội ghi nhận cách xử sự hợp lý, khách quan
của pháp luật và được đa số chấp nhận, phù hợp với số đông.
– Tính dân tộc, tính thời đại của pháp luật
Pháp luật muốn được chấp nhận phải được xây dựng trên nền tảng
dân tộc, tức là:
+ Pháp luật phải phản ánh các phong tục, tập quán, điều kiện, lịch sử,
địa lý, trình độ văn minh của dân tộc.
+ Pháp luật phải truyền tải và phản ánh được những thành tựu văn hoá,
văn minh pháp lý của nhân loại để làm giàu kinh nghiệm cho mình (còn gọi là
tính mở của pháp luật).
Câu 44: Trình bày chức năng của pháp luật?
Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt hoạt động chủ
yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật.
Pháp luật có ba chức năng chủ yếu:
– Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
Là sự tác động trực tiếp của pháp luật tới các quan hệ xã hội và được
thực hiện thông qua việc ghi nhận, quy định cho phép, ngăn cấm, khuyến
khích, quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
– Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
Pháp luật quy định những phương tiện nhằm bảo vệ các quan hệ xã
hội: các quy định về xử phạt hành vi vi phạm; hệ thống cơ quan bảo vệ pháp
luật. Ngoài ra, pháp luật còn loại trừ (cấm) các quan hệ xã hội lạc hậu, không
phù hợp với bản chất chế độ (bói toán, lên đồng…).
– Chức năng giáo dục
Tải bản FULL (file ppt 50 trang): bit.ly/3qrAqVu
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Được thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, phổ biến thông qua
sự tác động gián tiếp đến ý thức, tâm lý con người, làm cho họ hành động
phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật.
Câu 45: Phân tích các thuộc tính của pháp luật?
Thuộc tính là tính chất vốn có, gắn liền, không thể tách rời của sự vật,
hiện tượng, qua đó có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện
tượng kia. Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp
luật, nhằm phân biệt chúng với các quy phạm xã hội khác, quy phạm đạo
đức, quy phạm tôn giáo.
Các thuộc tính của pháp luật
– Tính quy phạm phổ biến: được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi
quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ thức;
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
– Pháp luật là phải rõ ràng, có sự chuẩn xác về nội dung bằng các điều
khoản, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
tương xứng:
– Yêu cầu cơ bản để bảo đảm tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:
+ Xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật;
+ Chuyển tải một cách chính xác những chủ trương, chính sách của
Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp;
+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật,
+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương
pháp điều chỉnh, cơ quan có thẩm quyền ra văn bản;
+ Phân định phạm vi, mức độ của hoạt động lập pháp, lập quy.
Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước của pháp luật
4123398

More Related Content

What's hot

TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊBùi Quang Xuân
 
Thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luậtThực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luậtDr Mai
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chínhTử Long
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhHọc Huỳnh Bá
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến phápN3 Q
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2Tử Long
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngBee Bee
 
Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp
Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp
Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp nataliej4
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNBùi Quang Xuân
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ nataliej4
 
Chương 6 luật dân sự
Chương 6   luật dân sựChương 6   luật dân sự
Chương 6 luật dân sựTử Long
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPU ZY
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMMinh Chanh
 
PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘIPHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘITín Nguyễn-Trương
 
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂNQUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chinDoko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chinNhut Yen Dang
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNVinh Phêrô
 

What's hot (20)

TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
 
Thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luậtThực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chính
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến pháp
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
 
Nhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao độngNhận định đúng sai luật lao động
Nhận định đúng sai luật lao động
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp
Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp
Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
 
Chương 6 luật dân sự
Chương 6   luật dân sựChương 6   luật dân sự
Chương 6 luật dân sự
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘIPHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
 
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂNQUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chinDoko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCN
 

Similar to HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý nataliej4
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuonglinhvan021088
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfNgnNK
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.docLuận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.docsividocz
 
BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdf
BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdfBÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdf
BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdfNuioKila
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdfhuynhminhquan
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docxhuynhminhquan
 
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khai quat chung_ve_ll_nn_pl_1367
Khai quat chung_ve_ll_nn_pl_1367Khai quat chung_ve_ll_nn_pl_1367
Khai quat chung_ve_ll_nn_pl_1367DuKien
 

Similar to HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (20)

Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
 
Cơ sở lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docxCơ sở lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
 
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.docLuận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
 
BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdf
BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdfBÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdf
BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.pdf
 
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
 
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyềnLuận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
 
Cơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docxCơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
 
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
 
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
 
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
 
Khai quat chung_ve_ll_nn_pl_1367
Khai quat chung_ve_ll_nn_pl_1367Khai quat chung_ve_ll_nn_pl_1367
Khai quat chung_ve_ll_nn_pl_1367
 
On tap nnpl
On tap nnplOn tap nnpl
On tap nnpl
 
Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

  • 1. HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Dùng cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường đại học, cao đẳng) (Tái bản lần thứ 2) Tác giả: TS. TRẦN THỊ CÚC TS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG LỜI NÓI ĐẦU Nhiệm vụ học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ nhận thức lý luận về pháp luật cũng như các quy định pháp luật cụ thể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn là yêu cầu cấp thiết với học sinh, sinh viên, học viên các hệ đào tạo trong nhà trường. Do đó môn học Pháp luật đại cương ngày càng được coi trọng trong các cấp học. Nâng cao nhận thức về luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu trên, để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, học viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức xuất bản và giới thiệu cuốn sách “Hỏi & đáp Pháp luật đại cương”. Cuốn sách được các tác giả biên soạn trên cơ sở tham khảo khung chương trình môn học Pháp luật đại cương của các trường đại học chuyên ngành, các học viện và một số tài liệu tham khảo mới được ban hành. Cuốn sách “Hỏi & đáp Pháp luật đại cương” được biên soạn dưới dạng Hỏi & Đáp, cung cấp những khái niệm chung nhất về các hiện tượng nhà
  • 2. nước và pháp luật cho sinh viên, học viên hệ đại học chính quy, đại học tại chức, đại học từ xa của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đồng thời có sự cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước cũng như các quy định mới trong các văn bản quy phạm pháp luật. Những kiến thức này làm cơ sở cho việc nghiên cứu những môn pháp luật chuyên ngành và các ngành khoa học xã hội khác. Đây là một trong những cuốn sách tham khảo nằm trong Tủ sách Học tập và nghiên cứu các môn học ngành khoa học xã hội & nhân văn mà Nhà xuất bản đồng thời giới thiệu đến bạn đọc. Mặc dù các tác giả cố gắng tìm tòi trong quá trình nghiên cứu và biên soạn, Nhà xuất bản đã rất công phu trong các khâu thẩm định về nội dung cũng như hình thức trình bày, song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của đông đảo bạn đọc, các nhà nghiên cứu để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của nhà nước và Pháp luật đại cương là gì? – Thứ nhất: Nhà nước và Pháp luật đại cương là ngành khoa học thuộc khoa học chính trị – pháp lý, nghiên cứu đồng thời cả nhà nước và pháp luật trong sự tác động qua lại lẫn nhau: + Nhà nước ban hành ra pháp luật, ngược lại pháp luật lại tác động trực tiếp tới các hoạt động của Nhà nước: quy định các hoạt động cụ thể của hệ thống bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị khác. + Đại cương về nhà nước và Pháp luật nghiên cứu những thuộc tính cơ bản của Nhà nước và Pháp luật như: các khái niệm; nguồn gốc, bản chất,
  • 3. chức năng, hình thức, vai trò và giá trị xã hội cũng như những quy luật đặc thù cơ bản của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của Nhà nước và Pháp luật. – Thứ hai: Nhà nước và Pháp luật đại cương - đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: + Luật học; + Triết học; + Chính trị học; + Kinh tế– chính trị; + Xã hội học… – Thứ ba: Nhà nước và Pháp luật tồn tại và phát triển trong mối liên hệ với hệ thống kiến thức chung của khoa học xã hội như: triết học; kinh tế– chính trị học, chính trị học, lịch sử.., bởi vì: + Triết học với tư cách là cơ sở thế giới quan của các ngành khoa học, đặc biệt là đối với Nhà nước và Pháp luật đại cương. + Kinh tế – chính trị là khoa học về những quy luật của đời sống kinh tế – xã hội. Các khái niệm của kinh tế – chính trị học (lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sở hữu, quy luật giá trị…) có ý nghĩa to lớn đối với nhà nước và Pháp luật đại cương. + Chính trị học nghiên cứu các quy luật và tính quy luật trong sự hình thành và phát triển của chính trị; quyền lực chính trị; quyền lực Nhà nước; các cơ chế, phương thức thực hiện quyền lực nhà nước trong xã hội được tổ chức thành Nhà nước. Câu 2: Nguồn gốc xuất hiện của nhà nước là gì? Có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước, song có thể xem xét hai quan điểm chính về nguồn gốc nhà nước sau: 1. Quan điểm phi mácxít
  • 4. Các học giả phi mácxít khi giải thích về nguồn gốc Nhà nước đều không dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và cho rằng: “Nhà nước là một hiện tương xã hội phức tạp và đa dạng tồn tại một cách khách quan”. Đặc trưng của quan điểm này là các học thuyết sau: – Thuyết Thần học: Đại diện là Ph.Acvin, Masiten, Koet. Theo thuyết này, thượng đế là người sắp đặt ra trật tự xã hội, còn nhà nước do Thượng đế tạo ra để bảo vệ xã hội. Vì thế, nhà nước là lực lượng siêu nhiên, còn quyền lực nhà nước là vĩnh cửu. Cho nên, con người phục tùng nhà nước là cần thiết và tất yếu. – Thuyết Gia trưởng: Nhà nước ra đời từ gia đình, cho nên nhà nước tồn tại trong mọi xã hội. Quyền lực nhà nước giống quyền lực của người đứng đầu gia đình, là sự kế tiếp quyền lực của người đứng đầu trong gia đình. – Thuyết Khế ước xã hội (Thế kỷ XVI, XVII, XVIII): là học thuyết về nguồn gốc Nhà nước, trên cơ sở thuyết “Quyền tự nhiên”, trong đó các học giả cho rằng: sự ra đời của Nhà nước là sản phẩm tự nhiên của một khế ước (hợp đồng), được ký kết (thoả thuận) giữa những người sống trong trạng thái tự nhiên. Vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội còn mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ. Đại diện cho học thuyết là Jean Bodin (1530–1596), Thomas Hobben (1588–1679), Jonn Loke (1632–1704), Saclo–Lui Mongtetxkio (1689–1775), Jean Jaccuan Roussou (1712– 1778). – Thuyết Bạo lực cho rằng: Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác, trong đó thị tộc chiến thắng “sáng tạo” ra một hệ thống cơ quan đặc biệt (gọi là nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại. Đại diện cho học thuyết là Gumplovich, E. Đuyrinh. – Thuyết Tâm lý, đại diện là L. Petơlaritki. Phoredo. Thuyết này cho rằng, nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý con người nguyên thuỷ luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ tôn giáo.
  • 5. Ngoài ra, còn một số thuyết khác có cái nhìn khách quan và khoa học hơn về nguồn gốc nhà nước (chế độ tư hữu về tài sản và sự phân chia xã hội thành giai cấp) mà đại diện của nó là Ađam Smit, Fơguson… 2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nước Quan điểm này được thể hiện tập trung trong cuốn “Nguồn gốc gia đình, chế độ tu hữu và Nhà nước” của Ph. Ănghen và tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của Lênin. Nội dung cơ bản của hai cuốn sách này đề cập đến vấn đề chế độ cộng sản nguyên thủy; quyền lực thị tộc, sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Mác cho rằng: – Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh viễn, bất biến, mà là một phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong; - Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm của sự phát triển nội tại của xã hội, nhà nước ra đời dưới sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có hai tiền đề quan trọng nhất là: + Tiền đề kinh tế – chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; + Tiền đề xã hội – sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau. Sự ra đời của một nhà nước cụ thể là khác nhau, do những đặc điểm về giai cấp, địa lý, kinh tế, truyền thống, tập quán, dân tộc… của mỗi nước. Câu 3: Khi nào xã hội loài người không cần đến nhà nước? – Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu bất biến. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến mức độ nhất định, tức là có tiền đề kinh tế và tiền đề xã hội. – Trong lịch sử xã hội loài người đã có thời kỳ không có nhà nước: đó là xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước sẽ tiêu vong khi xã hội phát triển đến một mức mà con người “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, khi con
  • 6. người sống trong một xã hội tự quản. không cần đến sự quản lý của nhà nước, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Câu 4: Các hình thức cơ bản của sự ra đời của nhà nước trong lịch sử? Theo Ph. Ănghen có ba hình thức cơ bản: 1. Nhà nước Aten – Hy Lạp: Là hình thức nhà nước đơn giản nhất cổ điển nhất, được ra đời hoàn toàn do sự phân hoá tài sản thành sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân chia giai cấp rõ nét. 2. Nhà nước Giécmanh (Đức): hình thành sau chiến thắng của người Giécmanh đối với đế chế La Mã cổ đại. Nhà nước này ra đời do nhu cầu phải thực hiện sự cai trị của người Giécmanh trên lãnh thổ La Mã chứ không phải do nhu cầu đấu tranh giai cấp trong nội bộ nước Đức bấy giờ, vì vậy, bên cạnh nhà nước vẫn tồn tại chế độ thị tộc. 3. Nhà nước Rôma cổ đại: được thúc đẩy hình thành bởi cuộc đấu tranh của những người bình dân sống ngoài thị tộc Rô–ma chống lại giới quý tộc của các thị tộc Rô–ma. Ngoài ba hình thức cơ bản trên, các nước phương Đông cổ đại ra đời chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm và bảo vệ những lợi ích chung của cộng đồng. Tóm lại: Nhà nước không phải thứ quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội mà là lực lượng nảy sinh trong lòng xã hội, là sản phẩm của sự phát triển nội tại của xã hội. Câu 5: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam hình thành như thế nào? – Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là nhà nước Văn Lang – Âu Lạc dưới thời kỳ Hừng Vương, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN. Thời kỳ
  • 7. này hiện tượng phân hóa giai cấp chưa rõ nét, nên chưa xuất hiện đấu tranh giai cấp gay gắt. Tuy nhiên, do yêu cầu đấu tranh với thiên nhiên nhằm phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm nên Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra đời sớm hơn so với các điều kiện chín muồi của lịch sử. – Cơ cấu của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc bao gồm: Đứng đầu là Vua, giúp việc cho vua có các Lạc Hầu. Dưới Lạc Hầu là Bộ, có 15 Bộ (vốn là 15 bộ lạc). Đứng đầu bộ lạc là Lạc tướng. Dưới Bộ là công xã (làng, chiềng, chạ), đứng đầu công xã là bố chính. – Đặc điểm kinh tế– xã hội và cơ cấu bộ máy nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là kiểu nhà nước phong kiến. Ở Việt Nam không có nhà nước chủ nô, vì khi Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra đời thì các nhà nước chủ nô trên thế giới đã dần suy tàn và lỗi thời, hơn nữa thời kỳ đó nhà nước phong kiến Trung Hoa đã phát triển hùng mạnh. Câu 6: Khái niệm và bản chất của nhà nước? 1. Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa. 2. Bản chất nhà nước: Nhà nước (theo Mác – Lênin) xét về bản chất, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc tồn tại dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định; là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt: có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
  • 8. Câu 7: Trình bày những đặc trưng cơ bản của nhà nước? 1. Nhà nước phân chia lãnh thổ theo các đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ Nhà nước thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính – lãnh thổ quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn giáo v.v… 2. Nhà nước thiết tập quyền lực công để quản lý xã hội và nắm quyền thống trị thông qua việc thành lập ra bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và bộ máy thực hiện cưỡng chế (quân đội cảnh sát, nhà tù…) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị. 3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia: – Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình; – Nhà nước tự quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài; 4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành viên trong xã hội phải tuân theo: – Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế; – Thông qua pháp luật, ý chí của nhà nước trở thành ý chí toàn xã hội, buộc mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân theo; – Trong xã hội, chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành và áp dụng pháp luật, 5. Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc nhằm: – Duy trì bộ máy nhà nước;
  • 9. – Bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; – Giải quyết các công việc chung của xã hội, Qua năm đặc trưng trên nhằm phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khác (Đảng phái chính trị, Đoàn thanh niên, hiệp hội…) đồng thời cũng là để phân biệt với các tổ chức thị tộc (trong xã hội Công xã Nguyên thuỷ). Qua đó cho thấy vai trò to lớn của nhà nước trong hệ thống chính trị mà các tổ chức khác không có được. Câu 8: Trình bày những chức năng của nhà nước? Chức năng của nhà nước là những phương diện, mặt hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt ra. Bản chất giai cấp, vai trò xã hội của nhà nước được thể hiện thông qua chức năng của nhà nước. Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước do cơ sở kinh tế– xã hội quyết định. Cơ sở kinh tế của các nhà nước chủ nô, phong kiến, Tư bản là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên chức năng cơ bản là bảo vệ chế độ tư hữu, tiến hành bóc lột và mở mang lãnh thổ. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là chủ yếu. Do vậy, chức năng của nhà nước này cũng khác với chức năng của các nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư bản. Mọi nhà nước trên thế giới đều có hai chức năng chính: Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Chức năng đối nội là những mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước trong nội bộ đất nước như: duy trì và bảo đảm trật tự, chính trị – xã hội, phát triển kinh tế trong nước, giải quyết các vấn đề xã hội một cách đồng bộ, có tổ chức và giải quyết các vấn đề một cách nhân đạo.
  • 10. Chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước, các dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống ngoại xâm, thiết lập mối quan hệ về kinh tế, văn hóa/ khoa học – công nghệ với các nước và tổ chức quốc tế. Để thực hiện các chức năng trên nhà nước áp dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau. Có ba hình thức hoạt động chính là: Lập pháp; hành pháp và tư pháp. Các chức năng của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở. Câu 9: Kiểu nhà nước là gì? Trong xã hội loài người có mấy kiểu nhà nước? 1. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế– xã hội có giai cấp nhất định. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế– xã hội là một kiểu nhà nước. 2. Trong lịch sử đã và đang tồn tại 4 kiểu nhà nước. – Nhà nước chủ nô; – Nhà nước phong kiến; – Nhà nước tư sản; – Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước kia tiến bộ hơn là một biểu hiện quan trọng của quy luật phát triển và thay thế các hình thái kinh tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế– xã hội khác cao hơn. Câu 10: Trình bày những đặc trưng cơ bản và bản chất của kiểu Nhà nước chiếm hữu nô lệ? 1. Đặc trưng của kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ
  • 11. Nhà nước chiếm hữu nô lệ là kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sở sau: Cơ sở kinh tế của nhà nước chiếm hữu nô lệ là chế độ sở hữu của chủ nô đối với người nô lệ, và mọi tư liệu sản xuất khác. Cơ sở xã hội: Giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ có những lợi ích căn bản đối lập nhau, mâu thuẫn giữa hai giai cấp này rất gay gắt và không thể điều hòa được. Nhà nước chiếm hữu nô lệ là công cụ bạo lực để bảo vệ quyền lợi của chủ nô và trấn áp sự phản kháng của nô lệ. 2. Bản chất – Củng cố và bảo vệ quyền sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ; – Đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp bị trị khác; – Nô dịch về mặt tư tương đối với nô lệ và những tầng lớp bị trị khác; – Tiến hành chiến tranh xâm lược và phòng thủ chống xâm lược. Câu 11: Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước phong kiến 1. Bản chất: Nhà nước phong kiến là một kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sơ sau: Cơ sở kinh tế cơ bản của nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu về ruộng đất của địa chủ phong kiến cũng như những tư liệu sản xuất khác; Cơ sở xã hội: Chế độ phong kiến có hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân, ngoài ra còn có các tầng lớp khác nhau tăng lữ, thợ thủ công, thương gia;
  • 12. Cơ sở tinh thần: Tư tưởng của nhà nước phong kiến là chế độ thần quyền, tôn giáo. Mỗi thời đại phong kiến đều coi tôn giáo là quốc giáo làm cơ sở nô dịch tinh thần nhân dân. 2. Đặc trưng: – Là xã hội bóc lột; – Phân biệt đối xử và mang tính chất giai tầng, phụ thuộc vào mức độ sở hữu tài sản, chủ yếu là ruộng đất; – Củng cố và bảo vệ phương thức sản xuất phong kiến; – Đàn áp sự chống đối của nông dân và những người lao động khác bằng những phương tiện tàn bạo; – Nô dịch về tư tưởng, – Tiến hành chiến tranh xâm lược. Câu 12: Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước tư sản? 1. Bản chất kiểu nhà nước tư sản Kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sở sau: – Cơ sở kinh tế của kiểu nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được thiết lập dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư; – Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là hai giai cấp chủ yếu song song tồn tại là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, hai giai cấp này tồn tại mâu thuẫn đối kháng; – Nhà nước tư sản trước hết là công cụ để bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. 2. Đặc trưng của kiểu nhà nước tư sản
  • 13. – Bảo vệ chế độ tư hữu tư sản; – Bành trướng về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng trong quan hệ quốc tế phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản; – Bảo vệ lợi ích của người lao động vì sự tồn vong của giai cấp tư sản. Câu 13. Hình thức nhà nước là gì? 1. Hình thức nhà nước là phương thức, cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực của mỗi kiểu nhà nước. Hình thức nhà nước do bản chất và nội dung của nhà nước quy định, qua từng giai đoạn phát triển xã hội của nhà nước thì cách thức tổ chức quyền lực nhà nước khác nhau. 2. Hình thức nhà nước bao gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị. Câu 14: Hình thức chính thể là gì? Là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương. Hình thức chính thể gồm – Chính thể quân chủ Chính thể quân chủ chia làm hai loại: + Chính thể quân chủ tuyệt đối, trong đó người đứng đầu nhà nước là vua (hoặc Quốc vương) có quyền lực vô hạn và suốt đời “cha truyền con nối”. + Chính thể quân chủ tương đối (hạn chế), quyền lực của vua bị hạn chế, vua chỉ nắm một số quyền lực tối cao của nhà nước, các quyền còn lại được trao cho người đứng đầu nhà nước (thủ tướng, Tổng thống…). – Chính thể Cộng hoà
  • 14. Chính thể Cộng hoà chia làm hai loại: Cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc. + Trong chế độ cộng hoà dân chủ, quyền bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. + Chế độ cộng hòa quý tộc thì quyền lập ra cơ quan quyền lực nhà nước chỉ dành riêng cho giới quý tộc. Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Bắc Triều Tiên theo hình thức chính thể cộng hoà dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức là nhân dân có quyền bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước theo chế độ phổ thông đầu phiếu. Cơ quan quyền lực nhà nước là người đại diện cho nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Pháp, CHLB Đức, LB Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ là nước theo hình thức cộng hoà dân chủ tư sản, trong đó nhân dân có quyền bầu ra người đứng đầu nhà nước, nhưng theo hình thức đại cử tri, có một số người dân không được đi bầu cử. Căm–pu–chia, Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Điển theo hình thức chính thể quân thủ lập hiến, người đứng đầu nhà nước là vua theo nguyên tắc cha truyền con nối. Câu 15: Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước? Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức và từ thực hiện quyền lực nhà nước theo đơn vị hành chính – lãnh thổ và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau. Hình thức cấu trúc gồm có: – Nhà nước đơn nhất là hình thức nhà nước, trong đó tồn tại một chủ quyền quốc gia duy nhất, một hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, và một hệ thống pháp luật thống nhất từ trung ương đến địa phương (Việt Nam, Lào, Trung Quốc v.v…).
  • 15. – Nhà nước liên bang là hình thức nhà nước do nhiều nhà nước thành viên hợp lại. Trong nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan nhà nước: một hệ thống chung cho cả liên bang và một hệ thống riêng cho mỗi nhà nước thành viên. Nhà nước liên bang có hai hệ thống pháp luật: hệ thống pháp luật của nhà nước bang và hệ thống pháp luật của liên bang. Pháp luật của bang không được trái với pháp luật của liên bang, trừ một số nước có quy định khác. Nhà nước liên bang có chủ quyền chung cho tất cả các bang thành viên, đồng thời mỗi nước thành viên có chủ quyền riêng: Ví dụ cộng hòa Liên bang Đức, Mỹ, Ấn Độ, Nga… Ngày nay thế giới đang chứng kiến một hình thức nhà nước mới, đó là nhà nước Liên minh như: Liên minh Châu Âu (EU); liên minh châu Phi (AU) và trong tương lai sẽ có liên minh các nước Đông Nam Châu Á, gọi tắt là AEC theo mô hình EU. Câu 16: Chế độ chính trị là gì? Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai cấp cầm quyền sử dụng để giữ chính quyền và xây dựng nhà nước. Chế độ chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với bản chất, nội dung hoạt động của nhà nước, với đời sống chính trị xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp tới hình thức nhà nước. Mỗi hình thái kinh tế– xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định thì sử dụng các phương pháp cai trị khác nhau. Song nhìn chung có hai phương pháp: + Phương pháp dân chủ: thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dân chủ thực sự, dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, dân chủ giả hiệu, v.v… + Phương pháp phản dân chủ: thể hiện dưới hình thức như chế độ độc tài chuyên chế, chế độ phát xít, quân phiệt.v.v… Có thể biểu diễn hình thức nhà nước theo sơ đồ sau:
  • 16. Câu 17: Trình bày hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ? Chủ yếu được tổ chức dưới hình thức chính thể, trong đó các nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, hình thức chính thể cộng hòa quý tộc cũng đó xuất hiện ở Spác và La Mã, đặc biệt là chính thể cộng hòa dân chủ của nhà nước Aten; Hình thức cấu trúc nhà nước, cấu trúc phổ biến là đơn nhất và đại lục có xuất hiện một vài nhà nước liên minh; Chế độ chính trị, ngoài nhà nước Aten, Spác và La Mã, các nhà nước khác đều thực hiện một chế độ chính trị chuyên chế độc tài. Câu 18: Trình bày hình thức Nhà nước phong kiến? – Hình thức chính thể, phổ biến nhất trong nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế. – Hình thức cấu trúc nhà nước, phổ biến là cấu trúc nhà nước đơn nhất, nhà nước liên minh có xuất hiện nhưng không nhiều; – Chế độ chính trị, giai cấp địa chủ phong kiến thiết lập một chế độ chính trị quân chủ chuyên chế độc tài và tàn bạo. HINH THUC NHA NUOC Hinh thuc chinh the Hinh thuc cau truc Che đo chinh tri Quan chu Cong hoa Đon nhat Lien bang Lien minh Dan chu Phan dan chu Tuyet đoi Han che Dan chu Quy toc
  • 17. Câu 19: Trình bày hình thức nhà nước tư sản? Hình thức chính thể của nhà nước tư sản khá phong phú và đa dạng, bao gồm: quân chủ đại nghị, cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống (Hoa Kỳ) và cộng hòa lưỡng tính (Pháp); – Hình thức cấu trúc nhà nước, các nhà nước tư sản vừa được tổ chức dưới hình thức đơn nhất như Thái lan, vừa được tổ chức dưới hình thức liên bang (Nga; CHLB Đức); – Chế độ chính trị, xét về mặt hình thức thì nhà nước tư sản đó thực hiện một cơ chế dân chủ, theo đó nhân dân có quyền thiết lập ra các cơ quan nhà nước. Câu 20: Mối quan hệ giữa kiểu nhà nước với hình thức nhà nước được thể hiện như thế nào? Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc trưng cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò, giá trị xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế– xã hội nhất định. – Vì vậy hình thức nhà nước được quy định bởi kiểu nhà nước. – Hình thức nhà nước phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở kinh tế và tính chất giai cấp của nhà nước. – Do vậy cùng một hình thức nhà nước, nhưng thuộc những kiểu nhà nước khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau (ví dụ cùng một hình thức cộng hòa dân chủ, nhưng kiểu nhà nước tư sản thì có những đặc điểm khác so với kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa).
  • 18. Câu 21: Phân tích hình thức chính thể nhà nước XHCN? Sau Đại chiến thế giới lần thứ II năm 1945 hàng loạt nhà nước theo hình thức dân chủ nhân dân ra đời, trong đó có Việt Nam. Hình thức nhà nước này có một số đặc điểm sau: – Việc giành và tổ chức chính quyền thường sử dụng phương pháp hoà bình kết hợp với phương pháp bạo lực; đều thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; – Các nhà nước dân chủ nhân dân đều tồn tại hình thức tổ chức Mặt trận đoàn kết các dân tộc (Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận nhân dân). Trong mặt trận gồm nhiều đảng phái chính trị; tổ chức chính trị – xã hội, các lực lượng xã hội khác nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; – Thực hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu không phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội, tôn giáo…; – Cơ sở xã hội của nhà nước dân chủ nhân dân rộng rãi hơn cơ sở xã hội của nhà nước Xô viết vì thực tiễn cách mạng dân chủ nhân dân do nhiều tầng lớp tham gia; – Trong thời kỳ đầu mới thành lập, nhà nước dân chủ nhân dân sử dụng một số chế định pháp luật của chế độ cũ, nhưng chế định này không trái với nguyên tắc của chế độ mới; – Chế định nguyên thủ quốc gia có những thay đổi nhất định, có khi là chủ trại tập thể như Hội đồng Nhà nước (ở Việt Nam 1980 – 1992) hoặc Đoàn chủ tịch cơ quan quyền lực nhà nước tối cao (CHDC Đức, Ba Lan…) hoặc là một cá nhân (Chủ tịch nước) như ở Việt Nam hoặc Trung Quốc hiện nay, – Ở Việt Nam, chính thể Cộng hoà dân chủ nhân dân được hình thành từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ đó đến nay, chính thể này ngày càng hoàn thiện. Hiến pháp năm 1992 quy định hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam hiện nay là hình thức chính thể cộng hoà dân chủ xã hội chủ nghĩa.
  • 19. Câu 22: Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước XHCN? Liên hệ ở Việt Nam? Hình thức cấu trúc nhà nước là việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ, phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận hành chính lãnh thổ của nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa hình thành và tồn tại hai hình thức cấu trúc cơ bản đó là: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. – Nhà nước đơn nhất có đặc điểm: + Các đơn vị hành chính – lãnh thổ (tỉnh, huyện, xã..:) là những bộ phận hợp thành quốc gia, không có chủ quyền quốc gia; Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương tạo thành một hệ thống nhất, có tính thứ bậc, trực thuộc rõ ràng, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương. Nhà nước và xã hội tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật thống nhất do cơ quan quyền lực tối cao ban hành. Nhà nước liên bang có đặc điểm. Các nước cộng hòa trong liên bang có tổ chức bộ máy nhà nước riêng, có hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng; Trong nhà nước liên bang tồn tại hai hình thức quyền lực nhà nước: quyền lực liên bang và quyền lực của các nước cộng hòa; Các đạo luật của liên bang là các cơ sở pháp lý có tính nguyên tắc đối với hệ thống pháp luật của các nước cộng hòa; Quan hệ giữa nhà nước liên bang và các nước cộng hòa được thiết lập trên cơ sở của nguyên tắc tập trung dân chủ;
  • 20. Các nước cộng hòa có quyền xin ra khỏi nhà nước liên bang khi có sự đồng ý của các nước cộng hoà khác trong liên bang. Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất, bởi nó có một số đặc điểm sau: – Các đơn vị hành chính – lãnh thổ (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) là bộ phận hợp thành của một quốc gia, nên không có chủ quyền quốc gia riêng. Hiến pháp năm 1992 quy định chính quyền ở Việt Nam gồm bốn cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương là cơ sở tạo thành một thể thống nhất, có tính thứ bậc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Câu 23: Việc tổ chức và thực hiện chế độ chính trị ở Việt Nam như thế nào? – Chế độ chính trị của nhà nước là tổng thể những phương thức, phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. – Nhà nước Việt Nam tổ chức và thực hiện theo chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa với đặc trưng là: thực hiện phương pháp quản lý nhà nước và quản lý xã hội theo phương thức dân chủ rộng rãi, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào mọi công việc quản lý theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. – Phương pháp thực hiện quyền lực của Nhà nước Việt Nam chủ yếu là giáo dục, thuyết phục trên cơ sở dân chủ để mọi quyết định của nhà nước đều có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân; nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Câu 24: Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước tư sản?
  • 21. Hình thức nhà nước tư sản cấu thành bởi ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị. 1. Hình thức chỉnh thể gồm: Chính thể quân chủ lập hiến (Nhật, Thái Lan, Anh…) và chính thể cộng hoà gồm: (Pháp, Đức, Nga…). Chính thể cộng hòa là hình thức phổ biến nhất của nhà nước tư sản hiện nay, hình thức này tồn tại dưới hai dạng: Cộng hòa Tổng thống và Cộng hoà đại nghị. – Cộng hòa Tổng thống (Mỹ): Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra, không do quốc hội bổ nhiệm. Tổng thống có quyền thành lập chính phủ và nội các. Các thành viên của chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống. Nghị viện không có quyền bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ, ngược lại tổng thống cũng không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn của nhiệm Luật được nghị viện thông qua phải gửi cho tổng thống ký và công bố. Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật do nghị viện thông qua. – Cộng hoà đại nghị: Tổng thống kết hợp với nghị viện bầu ra thủ tướng, nhưng thủ tướng có vai trò và quyền lực lớn hơn tổng thống. Hình thức cộng hòa đại nghị tồn tại ở Cộng hoà Liên bang Đức, Áo, Phần Lan, ltalia v.v… 2. Hình thức cấu trúc: Tồn tại dưới hai dạng – Nhà nước đơn nhất. – Nhà nước liên bang. Ngoài ra còn có nhà nước tư sản liên minh như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776 – 1787); Liên minh Thụy Sĩ (1848); Liên minh Đức (1815 – 1867). Ngày nay xuất hiện nhà nước liên minh như: EU, AU, AEC. 3. Chế độ chính trị Chế độ chính trị của nhà nước tư sản thể hiện dưới hai dạng:
  • 22. – Chế độ dân chủ; – Chế độ phản dân chủ. Câu 25: Trình bày mô hình bộ máy nhà nước chủ nô? Được tổ chức theo mô hình quân sự hành chính như sau: Vua đặt ra các cơ quan giúp việc để thực hiện sự cai trị xã hội; Bộ máy nhà nước thủ nô chưa có sự phân công rõ ràng giữa các bộ phận vừa đảm nhiệm công tác quản lý vừa tham gia quân đội. Câu 26: Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức như thế nào? – Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức tùy từng giai đoạn, nhưng tựu trung phát triển qua hai giai đoạn: + Nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ, + Nhà nước tung ương tập quyền. – Nhà nước phong kiến phát triển hơn bộ máy nhà nước chủ nô về số lượng và chất lượng. – Được tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. – Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức: + Phương Bắc Trung Hoa (thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn); + Mô hình Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Pháp thuộc: Bên cạnh mô hình bộ máy nhà nước của nhà Nguyễn theo mô hình của thời Minh Mạng, người Pháp đã song song thiết lập bộ máy nhà nước ở Việt Nam theo mô hình Pháp quốc với chế độ bảo hộ khác nhau ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
  • 23. Câu 27: Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức như thế nào? – Được tổ chức tiến bộ hơn so với nhà nước phong kiến do trình độ kinh tế– xã hội phát triển nhanh; – Các cơ quan nhà nước phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. – Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc “ Tam quyền, phân lập”. Học thuyết này do S.Montesquyeu (1689 – 1715) – nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp đã phát triển các quan điểm của J. Locke và nâng nó lên thành một học thuyết. Theo S. Montésquyeu: “Quyền lực nhà nước chia thành ba bộ phận: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp”. Ba quyền này phải đối trọng nhau, không có một cơ quan nào đứng trên ba cơ quan đó. Học thuyết Tam quyền phân lập đã trở thành nền tảng cho nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. Tuy nhiên, việc áp dụng học thuyết này ở mỗi nước tư sản cũng khác nhau. Ví dụ, ở Pháp không được áp dụng triệt để, còn ở Mỹ thì người ta lại tuân thủ học thuyết này một cách chặt chẽ. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 là hiện thân của học thuyết Tam quyền phân lập: + Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện; + Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ; + Quyền tư pháp thuộc về Tòa án; Câu 28: Trình bày bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam? – Nhà nước CHXHCN Việt Nam là kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa, ra đời sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nhà nước Việt Nam đã thể hiện rõ bản chất của một nhà nước luôn gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
  • 24. – Bản chất của Nhà nước Việt Nam được xác định trong Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Tính giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các hình thức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. – Nhà nước Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sống trên đất nước Việt Nam, nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt. Đây là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc trên cơ sở kết hợp tính giai cấp, tính nhân dân, tính thời đại Câu 29: Nội dung của nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Nguyên tắc là những tư tưởng chủ đạo làm nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những nội dung sau: 1. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân – Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống cơ quan nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, còn gọi là cơ quan “đại diện”). – Các cơ quan khác của nhà nước (Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát) đều bắt nguồn từ cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự kiểm tra giám sát và
  • 25. chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). – Quyền lực của nhân dân còn được thực hiện thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể, các tổ chức cơ sở và bản thân các cá nhân, công dân. 2. Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động sau: – Giới thiệu và chọn lựa những công dân tiêu biểu tham gia vào cương vị quan trọng trong các cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh của nhà nước. – Đề ra phương hướng, chủ trương, đường lối chính trị, chủ trương chính sách lớn về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, lãnh đạo các cơ quan nhà nước thực hiện đúng đường lối, chính sách, nghị quyết do Đảng đề ra. – Thông qua công tác cán bộ, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước và đối với toàn xã hội. 3. Nguyên tắc tập trung dân chủ – Là sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của quần chúng trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước ta thực hiện phương châm dân bàn bạc, thảo luận cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định. – Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước ở Trung ương và của cơ quan nhà nước cấp trên. 4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa – Mọi cán bộ, công chức nhà nước, không kể chức vụ cao hay thấp đều phải tuân thủ pháp luật hiện hành, bảo đảm nguyên tắc: Cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định. công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”.
  • 26. – Tất cả các tổ chức, cơ quan nhà nước, công dân và cá nhân nêu cao tinh thần phòng chống tội phạm, khi xử lý các hành vi phạm tội đều phải xử lý công bằng, nghiêm minh. – Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật. 5. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc – Bảo đảm chính sách đối với các dân tộc thiểu số; – Bảo đảm lợi ích chính đáng của các dân tộc; – Bảo đảm sự phát triển đồng đều giữa các vùng, miền, sự nhất trí giữa các dân tộc; – Bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật đối với các dân tộc. Câu 30: Trình bày cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam? Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam được thay đổi qua các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992. 1. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1946 – Cơ cấu bộ máy nhà nước lúc bấy giờ còn mang nhiều yếu tố của bộ máy nhà nước tư sản, ví dụ: Nghị viện nhân dân, Nghị trưởng, Nội các… Nhưng về cơ bản, bộ máy Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở dân chủ rộng rãi. – Chính quyền theo Hiến pháp năm 1946 được chia thành năm cấp (Trung ương, bộ, tỉnh, huyện, xã). – Hệ thống cơ quan tư pháp gồm có: + Tòa án tối cao; + Tòa phúc thẩm, + Tòa đệ nhị cấp và Tòa sơ cấp.
  • 27. – Cơ cấu tổ chức của tòa án không được thành lập theo nguyên tắc lãnh thổ như hiện nay, mà tổ chức theo các cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm, ngoài ra còn có công tố buộc tồi. – Cấp Bộ bị xóa bỏ theo Hiến pháp 1959. Từ 1959 – 1975 ở Việt Nam còn tồn tại khu tự trị cho vùng đồng bào thiểu số (Khu tự trị Tây Bắc), sau năm 1975 khu tự trị bị bãi bỏ. 2. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1959 – Cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương không gọi là Nghị viện như Hiến pháp 1946 mà gọi là Quốc hội. – Cơ quan Hành pháp gọi là Hội đồng Chính phủ (Hiến pháp 1946 là Chính phủ). Một hệ thống cơ quan nhà nước mới được thành lập đó là Viện Kiểm sát. – Hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức theo đơn vị lãnh thổ – hành chính từ Trung ương đến địa phương. Tòa án do cơ quan quyền lực cùng cấp bầu ra. 3. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1980 – Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể. Đứng đầu bộ máy là Hội đồng nhà nước; Chính phủ được gọi là Hội đồng Bộ trưởng. – Bộ máy nhà nước được phân thành bốn hệ thống: + Cơ quan quyền lực: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; + Cơ quan hành chính: Hội đồng Bộ trưởng, các bộ, ủy ban nhà nước, ủy ban nhân dân các cấp; + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương, + Cơ quan kiểm sát: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, và Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
  • 28. 4. Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992 Bộ máy nhà nước vẫn phân thành bốn hệ thống cơ quan nhà nước và tổ chức theo nguyên tắc tập quyền gồm: – Hội đồng Bộ trưởng đổi thành Chính phủ – cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, cơ quan chấp hành của Quốc hội; – Hội đồng nhà nước đổi thành ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; – Cơ quan xét xử được tổ chức như Hiến pháp 1980, nhưng bỏ chế độ bầu cử Thẩm phán, mà áp dụng chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; – Cơ quan kiểm sát được tổ chức theo Hiến pháp năm 1980. Bộ máy Nhà nước Việt nam được tổ chức theo mô hình sau: Câu 31: Trình bày chức năng, quyền hạn của Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam? Theo Điều 83 Hiến pháp 1992: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”. – Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước và về quan hệ xã hội và hoạt động công dân. – Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Câu 32: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp?
  • 29. – Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gần giống như Quốc hội. – Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân giữa hai kỳ do ủy ban nhân dân đảm nhiệm. Hội đồng nhân dân gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân điều hòa hoạt động của Hội đồng nhân dân. – Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật, về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách, về quốc phòng, an ninh ở địa phương, về biện pháp ổn định đời sống nhân dân hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao. Câu 33: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam? – Theo Hiến pháp 1992: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (điều 101). – Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. – Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu bộ máy nhà nước, có quyền thay mặt Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong quan hệ đối ngoại như: Triệu hồi các đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ngoài tại Việt Nam; ký kết các Điều ước quốc tế… – Về đối nội, Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định trong điều 103 Hiến pháp 1992 (sửa đổi).
  • 30. Câu 34: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam? – Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất (Điều 109, Hiến pháp 1992). Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế. văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước… Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chủ tịch nước. – Cơ cấu của Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. – Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định tại Điều 112 Hiến pháp 1992 (sửa đổi). Câu 35: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp? Hiến pháp năm 1992 quy định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân “ (Điều 123). – Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân được quy định trong Điều 124 Hiến pháp 1992. – Chủ tịch ủy ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của ủy ban nhân dân. – Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, ủy ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
  • 31. – Chủ tịch ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân và các văn bản của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ những nghị quyết đó Câu 36: Trình bày chức năng, quyền hạn của Tòa án nhân dân? – Hệ thống Tòa án nhân dân bao gồm: + Tòa án nhân dân tối cao; + Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; + Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã; + Các Tòa án khác do luật định; Tòa án quân sự (Điều 127, Hiến pháp 1992). Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt. Toà án là cơ quan xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc. – Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. – Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số. – Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và giám sát việc xét xử của Tòa án nhân dân địa phương và các tòa án quân sự. – Ở cơ sở (xã phường, tổ dân phố, thôn, bản…) thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm Pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. Câu 37: Trình bày chức năng, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân?
  • 32. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 137 Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001). Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng sức khỏe của nhân dân… (Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992). Câu 38: Trình bày đặc điểm hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam? – Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là toàn bộ các thiết chế chính trị gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau cùng thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động. – Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay gồm: + Đảng Cộng sản Việt Nam; + Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (gồm Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh Việt Nam). – Hiện nay, vấn đề đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Hệ thống chính trị của nước ta có những đặc điểm sau: + Được tổ chức chặt chẽ khoa học trên cơ sở phân định chức năng/ nhiệm vụ của mỗi tổ chức (từ Điều 4 đến Điều 10 Hiến pháp năm 1992); Mục tiêu: Xây dựng đất nước Việt Nam với phương châm “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; + Hệ thống chính trị ở Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  • 33. Câu 39: Mô hình hoá vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị? Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân của hệ thống chính trị; Nhà nước là tổ chức quyền lực của toàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống xã hội; Mặt trận Tổ quốc là liên minh chính trị của các tổ chức chính trị – xã hội, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Câu 40: Nhà nước pháp quyền là gì? Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý kinh tế– xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật, mà chủ thể phục tùng pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. – Một số học giả về nhà nước pháp quyền trong lịch sử: + Thời cổ đại Hy Lạp đã xác lập thiết chế nhà nước dân chủ nhân dân mang tính pháp quyền gồm: Đại hội nhân dân; Hội đồng bốn trăm (ở Aten lúc He thong chinh tri Đang CSVN Nha nuoc To chuc CT-XH (Mat tran to quoc) Lap phap (Quoc hoi) Hanh phap (Chinh phu) Tu phap (Toa an)
  • 34. bấy giờ tồn tại bốn bộ tộc, mỗi bộ tộc cử 100 đại biểu vào hội đồng) và Toà án nhân dân do dân bầu ra theo nguyên tắc nhiều đẳng cấp; + Platon (năm 427 – 374 TCN) coi hoạt động xét xử là để bảo vệ pháp luật và cho rằng nhà nước sẽ ngừng hoạt động nếu toà án không được tổ chức một cách thoả đáng; + Aristote (những năm 384 – 322 TCN) thì khẳng định yếu tố cơ bản cấu thành phẩm chất chính trị trong các đạo luật là sự phối hợp của tính đúng đắn về chính trị của nó với tính pháp quyền; + Cireron (những năm 106 – 43) yêu cầu tất cả mọi người đều phải dưới hiệu lực của pháp luật, mà tiêu chuẩn đánh giá công minh của các đạo luật do con người làm ra phải phù hợp với quyền tự nhiên của con người. + Locke (những năm 1632 – 1704) đã xây dựng học thuyết về toàn bộ quyền lực nhà nước là của nhân dân và đưa ra ba kết luận: Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của nhân dân, quyền lực của nhân dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, nhà nước không có quyền mà chỉ thực hiện sự uỷ quyền của nhân dân; Nhà nước – xã hội chính trị hoặc xã hội công dân thì thực chất là một “khế ước xã hội” trong đó công dân nhượng một phần quyền lực chung cho quyền lực nhà nước; Bảo toàn quyền tự nhiên của con người là tiêu chí quan trọng để xác định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước. + Montesquyeu (những năm 1698–1755) đã khẳng định: Nếu như quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nằm trong tay một người hay một cơ quan thì con người sẽ không có tự do. Nếu quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì toà án sẽ trở thành kẻ đàn áp nhân dân và tất cả sẽ bị huỷ diệt. + Tại Hội nghị Quốc tế họp tại Béclin (tháng 9 năm 1991) với sự tham gia của 40 nước, đã đưa ra một quan niệm chung về nhà nước pháp quyền
  • 35. như sau: “Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống toà án độc lập”. Qua khái niệm trên có thể thấy nhà nước pháp quyền được tạo nên bởi hai yếu tố: – Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật; – Pháp luật phải xuất phát và đảm bảo các quyền của công dân. Câu 41: Nội dung cơ bản của vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là gì? Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng luôn gắn chặt với nhau. Nói đến tư tưởng nhà nước pháp quyền thường nói đến hai bộ phận chính: – Sự hiện diện của một tổ chức công quyền và nó phải dựa trên nền tảng pháp luật để duy trì công quyền. – Pháp luật được công quyền thừa nhận, sử dụng như một phương thức cai trị, quản lý có giá trị phổ biến và có hiệu lực bắt buộc. Tư tưởng coi pháp luật là một phương thức cai trị đã hình thành từ thời cổ đại. Nhà nước pháp quyền là một chế độ nhà nước trong đó pháp luật có vai trò thống trị, là một phương thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị và những mối quan hệ qua lại giữa nó với các cá nhân trong xã hội. Nhà nước ban hành pháp luật, song không phải nhà nước đứng trên pháp luật. Một nhà nước được coi là nhà nước pháp quyền khi có những tiêu chuẩn sau: – Có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật có vai trò tối cao;
  • 36. – Công dân có trách nhiệm với nhà nước và ngược lại nhà nước cũng có trách nhiệm đối với công dân; – Trong một nhà nước mà các quyền con người, quyền tự do dân chủ được pháp luật bảo đảm và bảo vệ; – Trong nhà nước mà quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp được phân định rõ ràng, có mối liên hệ và kiểm tra lẫn nhau; – Nhà nước sống hoà đồng với cộng đồng thế giới, thực hiện tận tâm các cam kết, các nghĩa vụ xuất phát từ các điều ước quốc tế mà nhà nước đó tham gia ký kết hay gia nhập. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt kinh tế – văn hoá – xã hội bằng pháp luật, Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam phù hợp với điều kiện khách quan của xã hội Việt Nam và xu thế chung của thế giới nhằm mục đích: – Chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; – Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; mở rộng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; – Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, qua lại giữa nhà nước và công dân; – Mở rộng việc giao lưu hợp tác mọi mặt với nước ngoài. Phần II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT Câu 42: Khái niệm về pháp luật? Nguồn gốc hình thành của pháp luật? Theo học thuyết Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong, do đó, những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.
  • 37. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có nhà nước, bởi thế không có pháp luật, nhưng xã hội cộng sản nguyên thủy cũng cần đến quy tắc để điều chỉnh hành vi con người, duy trì trật tự xã hội do đó, đã xuất hiện các quy tắc xã hội bao gồm tập quán, tín điều tôn giáo. Tập quán này được mọi người thi hành một cách tự nguyện theo thói quen không cần cưỡng chế của nhà nước. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời, xã hội phân chia thành những giai cấp đối kháng, nhà nước xuất hiện, cùng với nó pháp luật cũng hình thành để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước. Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Pháp luật đầu tiên của xã hội loài người là pháp luật của nhà nước chủ nô. Có thể nhận thấy rằng, pháp luật hình thành từ hai con đường: – Nhà nước thừa nhận những quy tắc vốn tồn tại trong xã hội và cải tạo những quy tắc đó cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước (tập quán pháp, án lệ). – Thông qua con đường hoạt động xã hội, nhà nước ban hành các văn bản pháp luật (bởi các cơ quan của mình) để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh trong thực tế mà trước đó không có. Pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Câu 43: Trình bày bản chất của pháp luật? Cũng giống như nhà nước, pháp luật mang tính giai cấp. Pháp luật của ai, do ai, và vì lợi ích của giai cấp nào thì thể hiện bản chất của giai cấp đó và được đề lên thành luật.
  • 38. Pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội, cho nên nội dung của pháp luật thể hiện điều kiện sinh hoạt, vật chất và do giai cấp đó quyết định. Vì thế, bản chất của pháp luật được xem xét dưới những khía cạnh sau: – Bản chất giai cấp của pháp luật + Khi nói đến pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền cũng có nghĩa là khẳng định bản chất giai cấp của pháp luật. + Pháp luật chủ nô là ý chí của giai cấp chủ nô. Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô, còn giai cấp nô lệ thì không có quyền gì. + Pháp luật phong kiến là công cụ của nhà nước phong kiến, thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến. + Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản, mặc dù có nhiều tiến bộ hơn so với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, nhưng vẫn bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi cho giai cấp tư sản. + Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Như vậy pháp luật là sản phẩm hoạt động của mọi nhà nước. Nhà nước nào, bản chất ra sao thì nội dung, hình thức pháp luật thể hiện bản chất của nhà nước đó – thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền trong xã hội. – Tính xã hội của pháp luật + Pháp luật là công cụ để điều chỉnh hành vi con người (gọi là công cụ điều chỉnh hành vi). Pháp luật là chân lý khách quan, mang tính chuẩn mực vì: – Pháp luật thể hiện những giá trị nhân đạo (mức độ nhân đạo tuỳ thuộc vào mỗi kiểu nhà nước); pháp luật truyền tải những giá trị xã hội đến với từng người (sự nhận thức, giáo dục…); Tải bản FULL (file ppt 50 trang): bit.ly/3qrAqVu Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 39. – Thông qua nhà nước, xã hội ghi nhận cách xử sự hợp lý, khách quan của pháp luật và được đa số chấp nhận, phù hợp với số đông. – Tính dân tộc, tính thời đại của pháp luật Pháp luật muốn được chấp nhận phải được xây dựng trên nền tảng dân tộc, tức là: + Pháp luật phải phản ánh các phong tục, tập quán, điều kiện, lịch sử, địa lý, trình độ văn minh của dân tộc. + Pháp luật phải truyền tải và phản ánh được những thành tựu văn hoá, văn minh pháp lý của nhân loại để làm giàu kinh nghiệm cho mình (còn gọi là tính mở của pháp luật). Câu 44: Trình bày chức năng của pháp luật? Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật có ba chức năng chủ yếu: – Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội Là sự tác động trực tiếp của pháp luật tới các quan hệ xã hội và được thực hiện thông qua việc ghi nhận, quy định cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. – Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội Pháp luật quy định những phương tiện nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội: các quy định về xử phạt hành vi vi phạm; hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn loại trừ (cấm) các quan hệ xã hội lạc hậu, không phù hợp với bản chất chế độ (bói toán, lên đồng…). – Chức năng giáo dục Tải bản FULL (file ppt 50 trang): bit.ly/3qrAqVu Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 40. Được thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, phổ biến thông qua sự tác động gián tiếp đến ý thức, tâm lý con người, làm cho họ hành động phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật. Câu 45: Phân tích các thuộc tính của pháp luật? Thuộc tính là tính chất vốn có, gắn liền, không thể tách rời của sự vật, hiện tượng, qua đó có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng kia. Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật, nhằm phân biệt chúng với các quy phạm xã hội khác, quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo. Các thuộc tính của pháp luật – Tính quy phạm phổ biến: được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ thức; Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: – Pháp luật là phải rõ ràng, có sự chuẩn xác về nội dung bằng các điều khoản, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương xứng: – Yêu cầu cơ bản để bảo đảm tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau: + Xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật; + Chuyển tải một cách chính xác những chủ trương, chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp; + Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật, + Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, cơ quan có thẩm quyền ra văn bản; + Phân định phạm vi, mức độ của hoạt động lập pháp, lập quy. Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước của pháp luật 4123398