SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................2
1. Lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam .................................................................2
2. Bản chất của pháp luật phong kiến....................................................................... 13
3. Đánh giá đặc điểm cơ bản của pháp luật phong kiến......................................... 14
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam qua việc học tập những giá trị của
pháp luật phong kiến............................................................................................................ 16
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như tác giả Vũ Văn Mẫu đã viết, “những trang Cổ luật Việt Nam chính là những
trang sử vinh quang ghi chép sức sống dũng mãnh của các chế độ gia đình và xã hội,
cũng như các phong tục lành mạnh của dân tộc mà chúng ta cần phải tìm hiểu1”.việc
nghiên cứu, kế nối những giá trị đương đại của pháp luật phong kiến Việt Nam thời kỳ
độc lập tự chủ chắc chắn sẽ góp phần tích cực, tạo điều kiện cho việc phát triển bền
vững, nâng cao hiệu quả giáo dục, thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người ở Việt
Nam hiện nay. Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam gắn liền với quá trình dựng
nước, giữ nước và xây dựng mô hình chính quyền quân chủ chuyên chế. Quá trình đó,
dù ở những mức độ khác nhau, đều có sự hiện diện của pháp luật. Vai trò của pháp luật
đều được các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao và coi trọng2. Pháp luật trong thời
kì phong kiến luôn giữ một vai trò quan trọng giúp các nhà dân chủ điều hành đất nước.
Tuy có sự ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo song pháp luật phong kiến Việt Nam vẫn
có những sáng tạo riêng và đậm chất nhân văn. Những đặc điểm của pháp luật phong
kiến Việt Nam đều chứa đựng trong đó những nguyên nhân sâu sa trong tiến trình phát
triển của lịchsử dựng nước và giữ nước vì thế chúng có những ưu và nhược điểm riêng,
nhưng những giá trị của nó để lại cho thế hệ sau là điều không thể phủ nhận.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, việc nghiên cứu, vận dụng những
tinh hoa văn hóa của pháp luật trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài nhưng
phải giữ nét văn hóa dân tộc tạo nên bản sắc của dải đất hình chữ S thiêng liêng. Xuất
phát từ ý nghĩa đó, pháp luật phong kiến đã trở thành đối tượng nghiên cứu khá sớm
của nước ta cũng. Chính vì thế, chủ đề “Pháp luật phong kiến Việt Nam” có ý nghĩa
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ những nội dung của pháp luật phong kiến Việt Nam qua các giai đoạn
lịch sử; đánh giá những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm đối với hoàn thiện pháp
luật phong kiến Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1 Vũ Văn Mẫu (1974), Cổ luật Việt Nam thông khảo và tư pháp sử, quyển nhất, tập nhất, Nxb, Đại học
Luật khoa.
2 Phan Thị Lan Hương và Phạm Thị Duyên Thảo (2018), “Tư tưởng đề cao pháp luật phong kiến Việt
Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 8),
2
NỘI DUNG
1. Lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam
1.1. Pháp luật Việt Nam từ khi hình thành cho đến thế kỉ thứ X (năm 938)
Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện. Xét về phương diện khách quan, nhà
nước và pháp luật cùng phát sinh từ một nguồn gốc là kết quả của sự phát triển kinh tế
và phân hóa xã hội. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận và trở thành phương diện chủ quan, pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận và trở thành phương diện của nhà nước để bảo vệ địa vị của lực lượng thống
trị điều hành quản lý xã hội. Trong các tổ chức cộng đồng nguyên thủy trước đây, quan
hệ giữa các thành viên được điều chỉnh bằng phong tục tập quán. Đến giai đoạn nhất
định, tập quán đó đã không cònphù hợp nữa3. Khi Nhà nước được hình thành, các quốc
gia được xác lập, các quan hệ xã hội phát triển cả về phạm vi, mức độ và tính chất thì
phong tục, tập quán không còn có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội. Đến
giai đoạn nhất định, khi tập quán đó không còn phù hợp nữa. Khi Nhà nước được hình
thành, các quốc gia được xác lập, các quan hệ xã hội phát triển cả về phạm vi, mức độ
và tính chất thì phong tục, tập quán không còn có khả năng để điều chỉnh được tất cả
các quan hệ xã hội. Để đáp ứng nhu cầu khách quan đó, một loại quy phạm mới, khác
hẳn phong tục tập quán ra đời, đó là pháp luật. Theo đó, vào cuối thời đại Hùng Vương,
Nhà nước xuất hiện thì đương nhiên pháp luật cũng ra đời từ đó.
Thế kỉ I, sau khi đàn áp được khởi nghĩa Hai Bà Trưng, viên tướng Hán là Mã
Viện tâu lên vua Hán Quang Vũ (Trung Quốc) rằng: “Luật Việt khác luật Hán hơn mười
điều” (Hậu hán thư). Luật Việt đó chắc chắn phải có trước thời Bắc thuộc, tức là thời
Văn Lang – Âu Lạc như sau:
- Pháp luật tập quán: Tập quán pháp giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Trước
hết đó là một số tập quá vốn có từ thời nguyên thủy và được bảo đảm thực hiện không
chỉ bằng sự tự nguyện mà cả bằng biện pháp cưỡng chế quyền lực Nhà nước. Tập quán
pháp này điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội như quan hệ sở hữu, chiếm hữu và
sử dụng ruộng đất, các loại quan hệ về trật tự an toàn xã hội… Loại tập quán thứ hai từ
trước đến nay ít được nhắc tới là tập quán chính trị, được hình thành trong quá trình vận
3 Trường Đại học luật hà nội (2009), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân,
tr.25.
3
hành bộ máy Nhà nước và điều hành xã hội, như tập quán truyền ngôi của vua và các
chức quan cho con cái, tập quán công nạp, “ăn ruộng4”…
- Pháp luật khẩu truyền: ý chí của người thống trị đối với xã hội nhiều khi được
ban ra bằng miệng và không được ghi bằng văn bản. Những mệnh lệnh đó được bảo
đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nên đó là luật pháp5.
- Pháp luật thành văn: Mặc dù hiện nay vẫn chưa rõ thời đại Hùng Vương đã có
chữ viết hay chưa, nên cũng chưa biết hay chưa, nên cũng chưa biết là thời bấy giờ pháp
luật do bộ máy cai trị ban bố hay không.
Về nội dung pháp luật của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc cũng chỉ phản ánh một
cách gián tiếp, mơ hồ trong truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ, trong đó, giữa luật lệ
và phong tục tập quán còn chưa được phân định rõ nét. Tuy nhiên, qua các truyền thuyết
dân gian và thư tịch cổ có thể thay một số loại quan hệ cơ bản trong xã hội đã được
pháp luật điều chỉnh như:
Về quan hệ hôn nhân và gia đình và chế độ hôn nhân một vợ chồng, các truyền
thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, Tiên Dung, Chử Đồng Tử, Trầu cau… cho thấy, hôn
nhân được cử hành qua hôn lễ, con gái được cưới về nhà chồng và cũng đã có việc thách
cưới, người con gái cũng có vai trò trong hôn nhân và vẫn được tôn trọng trong gia
đình… Về quan hệ tài sản, qua tài liệu khảo cứu về mộ tầng, người chết cũng được chia
tài sản, điều đó chứng tỏ người sống khi ra ở riêng đã được phân chia tài sản. Quan hệ
sở hữu ruộng đất, ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung của cả công xã, còn các thành
viên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng. Về hình phạt, người phạm trọng tội có thể bị
phạt lưu đày, sau khi thụ hình xong, có thể được phục hồi quyền lợi hoặc có thể bị giết
chết…
Tóm lại, Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đã có pháp luật nhưng đó là hình thức pháp
luật sơ khai và chủ yếu là tập quán pháp, còn mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thủy
và như Việt sử được nhận xét, đó là xã hội có “phong tục thuần hậu chất phác”.
1.2. Pháp luật giai đoạn chống đồng hóa của phong kiến Trung Quốc
a. Pháp luật dưới thời bị đô hộ của phong kiến Trung Quốc
4 Trường Đại học luật hà nội (2009), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân,
tr.26.
5 Trường Đại học luật hà nội (2009), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân,
tr.26.
4
- Về luật hình: Theo thu lịch cổ, những lãnh tụ nghĩa quân đều bị chính quyển đô
hộ khép lội phản loạn. phản nghịch. Hình phạt phố biến cua tội là tử hình hoặc lưu đày.
Trong cuộc đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngoài số thủ lĩnh bị giết. hon 300 quý tộc
Lạc Việc bị đày sang Linh Lãng (Hổ Nam Trung Quốc ngày nay). Trước đó, để đàn áp
các cuộc nổi dậy cùa nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà áp dụng những hình phạt như cắt mũi.
thích chữ vào mặt6.
Đối với những tội phạm về chức vụ Luật Giao Châu quy định cụ thể về vấn đề
này. Nhà nước phong kiến Trung Hoa thi hành chính sách độc quyền các sản vật quý ở
“thuộc quốc” như cấm tư nhân mua bán, tàng trữ. Trong nhóm tội về kinh tế, những
hành vi buôn bán muối, sắt hoặc làm muối trái phép đều bị coi là tội phạm vì đã xâm
phạm độc quyền đến muối, sắt của chính quyền đô hộ.
- Luật lệ dân sự và về tài chính: trong thời Bắc Thuộc, chế độ sở hữu ruộng đất có
2 hình thức sở hữu. Sở hữu tối cao của Hoàng đế Trung Quốc (sở hữu Nhà nước) và sở
hữu tư nhân.
- Luật lệ về hôn nhân và gia đình: từ thời Đông Hán, chính quyền đô hộ đã buộc
dân Việt trước khi kết hôn phải theo luật lệ Hán, kết hôn phải theo hạng tuổi (trai từ tuổi
20 – 50, gái từ 15 – 40) và phải có đồ sính lễ…Tuy nhiên, chỉ có người Hán mới theo
Luật lệ hôn nhân và gia đình còn có người Việt vẫn theo phong tục tập quán của mình.
b. Luật pháp của chính quyền tự chủ thế kỉ X và sự kết thúc bắc thuộc
Sau thất bại của nhà nước Vạn Xuân, cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc vẫn ngày
càng phát triển, tiêu biểu là các cuộc khỏi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương
Thanh. Đến cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ X phong trào giải phóng dân tộc đã trưởng thành
một bước mới cả về ý thức độc lập dán tộc và tinh thẩn đoàn kết. Lúc này triều đình
Trường An suy yếu, nạn cát cứ của các lập đoàn phong kiến ngày càng lan rộng. Đó là
những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân
chuyển sang bước ngoặt dành độc lập dân tộc vững chắc.
- Chính quyền họ Khúc (905 – 930): Khúc Hạo thực hiện đường lối chính trị thân
dân. Ông sửa đổi lại chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Theo
Khâm định Việt sử thông giám cương mục tiên biên họ Khúc đã “bãi chế độ thuế khoá
6 Trường Đại học luật hà nội (2009), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân,
tr.34.
5
và lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Chính sự cốt khoan dung, giản dị, nhân dân
yên vui”. Với chính sách đó của Khúc Hạo, chính quyền được củng cố một bước.
1.3. Pháp luật phong kiến Việt Nam (giai đoạn 938 – 1884)
Giai đoạn này gồm các triều đại như Triều Ngô (938 – 965), triều Đinh (968 –
980), triều Tiền Lê (980 – 1009), triều Lý (1010 – 1225), triều Trần (1225 – 1400);
Triều hồ (1400 – 1407), triều Hậu Lê (1428 – 1789), triều Mạc (1527 – 1592), triều đại
Tây Sơn (1778 – 1802), Triều Nguyễn (1802 – 1884).
Thứ nhất, pháp luật giai đoạn này thể hiện sự hòa đồng giữa pháp luật và đạo đức
Được xây dựng và phát triển trẽn nền tảng tư tưởng Nho giáo - học thuyết chính
trị-đạo đức. pháp luật phong kiến Việt Nam đã thể chế hóa đạo luân thường thành các
quv định nghiêm ngặt. Những vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong gia đình. trong xã
hội đều là những vi phạm pháp luật và đều bị nghiêm trị. Chế định Thập ác tội là ví dụ
điên hình. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định. pháp luật phong kiến Việt Nam vẫn có sự
phân định ranh giới giữa phạm vi điều chỉnh cua pháp luật và phạm vi điêu chỉnh của
đạo đức. Ví dụ, khoản 7 điều2 Quốc triều hình luật quy định hành vi trái lời cha mẹ dạy
bảo nuôi nấng thiếu thốn là phạm tội bất hiếu trong Thập ác tội nhưng điều 506 Quốc
triều hình luật lại quy định hành vi đó phải đến mức độ ông bà cha mẹ không thể chịu
đựng được khi trình quan thì mới bị pháp luật trừng phạt.
Thứ hai, pháp luật phong kiến Việt Nam thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lễ và
luật. Là một nguồn hình thành nên pháp luật phong kiến Việt Nam những lễ nghi Nho
giáo trong phạm vi chinh trị quốc gia. xã hội và gia đinh đều được luật hoa. Tuy nhiên,
việc lồng ghép lễ nghi vào luật pháp rất linh hoạt để đảm bào pháp luật không xung đột
với phong tục tập quán cùa cư dân Đại Việt, nhất là trong các quan hệ hôn nhân-gia
đình. Ví dụ: Theo lễ nghi Nho giáo, nguyên tắc ứng xử giữa vợ và chồng trong gia đình
là phu xướng phụ tùy nhưng luật nhà Hậu Lê vẫn thừa nhận người vợ có quyền về tài
sản trong gia đinh (các điều 374. 375, 376 Quốc triều hình luật) nên cũng là đồng chủ
thể giao dịch về tài sản lớn của gia đình.
Thứ ba, pháp luật phong kiến Việt Nam thể hiện sự kết hợp giữa luật và lệ
Lệ đã có từ thời các công xã thị tộc, trước khi có nhà nước và pháp luật. Khi Nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời, lệ của các công xã nông thôn là bộ phận chủ yếu cấu
thành hệ thống pháp luật lập quán của Nhà nước. Trong thời kì Bắc thuộc, do chính
6
sách "dĩ ki cô tục trị", lệ làng vẫn là một bộ phận cùa hệ thống pháp luật của chính
quyền đô hộ. Vào thời ki phong kiến độc lập. các triều đại đều mặc nhiên thừa nhận lệ
làng và đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã ban hành một lệnh chỉ nhằm kiềm soát
và hạn chế lệ làng. Lệ làng được bảo đàm thực hiện cả bằng sự cưỡng chế của chính
quyền, do đó đã trở thành một bộ phận cùa hệ thống pháp luật Đại Việt. Theo nhiều kết
quả nghiên cứu, lệ làng được văn bản hóa từ thế kỉ XV (thương ước).
Là một bộ phận cua luật nước, lệ làng đã hỗ trợ cho luật nước lấp những khoảng
trông trong việc điều chinh các quan hệ xã hội ở làng xã mà luật nước không thể hoặc
chưa thể với tới được. Ở một số lĩnh vực, lệ làng còn là công cụ để đảm bảo cho luật
nước được tuân thủ một cách đầy đủ. Ví dụ, trong lĩnh vực thuế khóa, bắt phu, bắt lính,
đó chính là mặt thống nhất giữa lệ làng và luật nước.
Mặt khác, lệ làng cũng có sự đối lập với luật nước. Lệ làng được coi như là “bộ
luật” riêng của làng, luật nước khi tác động tới làng xã thường bị khúc xạ bởi lệ làng.
Sự đối lập giữa lệ làng và luật nước đã được cô đọng trong thành ngữ “phép vua thua
lệ làng”. Vì thế, các triều đại thường tìm cách hạn chế sự phát triển và phạm vi điều
chỉnh của lệ làng, nhất là từ thời vua Lê Thánh Tông.
Mặc dù lệ làng có tính pho biến trong văn hóa quản lí ở các nước thuộc khu vực
Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... nhưng ở Việt Nam, do đặc điểm địa-
lịch sử-văn hóa mà sự có mặt của lệ làng trong hệ thống luật nước đã làm đậm đà thêm
tính dân tộc đặc sác của hệ thống pháp luật hướng Nho Đại Việt.
Thứ tư, về quy trình và kĩ thuật làm luật
Sáng kiến lập pháp không chỉ thuộc về nhà vua mà các quý tộc quan lại đều có thể
tấu trình vua cho xây dựng và ban hành những luật lệ cân thiết. Vua là người duy nhất
có quyền định ra luật pháp nhưng thường không phải là người trực tiếp soạn thảo.
Những nhà làm luật phong kiến thường đi vào quy định có tính chi tiết mà không
nêu ra những khái niệm pháp lí, những nguyên tắc pháp lí. Ví dụ, quy định về tội trộm
cắp, không nêu khái niệm thế nào là tội trộm cắp nói chung mà đi vào quy định cụ thể
ngay như như trộm cắp 1 con trâu thì bị phạt thế nào, trộm 2 con trâu thì bị phạt ra sao...
Chế tài trong các quy phạm pháp luật, dù trong lĩnh vực hình sự, các lĩnh vực
hành chính, dân sự, ruộng đất, hôn nhân và gia đình... đều phổ biến là chế tài hình sự.
7
Chinh vì vậy, các nhà làm luật phong kiến. về cơ bản. chưa có khái niệm phân chia pháp
luật thành các ngành luật như ơ thời cận hiện đại sau này.
Đặc trưng nổi bật khác trong kĩ thuật làm luật là tính bảo thủ. Nhà làm luật phong
kiến coi các bộ luật đã được ban hành từ các triều vua trước như khuôn vàng thước
ngọc. Nhiều điều luật cũ thường được chép lại như bộ luật mới hoặc theo đúng nguyên
văn nhưng chỉ thay đổi chút ít đi.
1.4. Pháp luật Ngô, Đinh, Tiền Lê giai đoạn củng cố nền độc lập dân tộc và bắt
đầu xác lập Nhà nước Trung ương tập quyền
Pháp luật thê ki X là nền pháp luật sơ khai của nhà nước tự chủ còn đơn giản, sơ
sài và phiến diện. Pháp luật lúc này chưa thể phát triển được vì các vương triều tập trung
cho việc bình định chống cát cứ và chống ngoại xâm là chính, chưa có điều kiện bỏ
nhiều công sức cho việc xây dựng pháp luật.
Chắc chắn thời kì này đã có luật phát thành văn. Bởi người Việt đã tiếp thu chữ
Hán thời Bắc thuộc, đến thế kỉ X, tầng lớp đông đảo người có chữ nghĩa chính là vua
quan quý tộc, sư sãi, nho sĩ. Bên cạnh một số luật pháp thành văn, trong quá trình điều
hành và quản lý Nhà nước, đã hình thành những tập quán chính trị. Từ thời Đinh trở đi,
các hoàng đến thường phong tước vương cho những người con trai của mình và trong
số đó, có một số hoàng tử được cát cứ đi trấn giữ, cai quản một số vùng quan trọng của
đất nước.
Những luật pháp thành văn và tập quán chính trị chủ yếu xác lập và điều chỉnh
một số lĩnh vực quan trọng, cấp bách như quản chế, quân sự. Ngoài luật pháp của triều
đình, luật tục vẫn giữ vai trò rất quan trọng và rộng khắp trong việc điều chỉnh quan hệ
xã hội. Đó là những lệ oài luật pháp cùa triềuđình. luật tục vân giữ vai trò rất quan trọng
và rộng khắp trong việc điều chỉnh nhiêu quan hệ xã hội. Đó là nhũng lệ của các làng
xã cổ truyền. Những lệ này có hiệu lực không gian rộng khắp là các làng xã và chủ vết!
điều chỉnh các quan hệ trong các lĩnh vực ruộng đất. Người dân làng xã bấy giờ chủ yếu
sống theo lệ, chứ ít bị luật pháp của triều đình chi phối.
Về tính chất của pháp luật thế kỉ X, căn cứ vào một số hiện tượng ghi trong sử
sách nhiều người xưa nay cho rằng, luật pháp Ngô, Đinh, Tiền Lê mang tính chất hà
khắc và tàn bạo. Trong thối cổ trung đại ờ các nước không thiếu những hiện pháp hình
sự dã man tàn bạo nhưng phải xem xét nó trong những hoàn cảnh cụ thể những đối
8
tượng cụ thể thì mói đánh giá được đúng. Nước Đại Cổ Việt vừa mới dựng lên ki cương
chưa đấy đủ trật tự xã hội chưa ổn định các thế lực cát cứ thường xuyên chống đối quyết
liệt vương quyền, nên Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành phái dùng đôn những hiện pháp
khác nghiệt đế thị uy, trừng trị những thế lực chống đối, chứ không áp dụng đối với
toàn dân. Những hành vi xử xự tàn ác của Lê Long Đĩnh chỉ có thể lối sóng hiểu sát, tư
cách bất nhân tự phát, tùy tiện của một hôn quân vô đạo, chứ khó có thể là pháp luật
thành văn.
Hơn nữa, trong pháp luật nói chung, bộ phận lệ làng vẫn chiếm tỉ trọng lớn cả về
số lượng, đối tượng điều chỉnh, hiệu lực và hiệu quả vẫn bảo lưu những truvền thống
dân chù có từ xa xưa. Trước nhu cầu chống ngoại xâm, chống thiên tai nhất là nhu cầu
bình định các thế lực cát cứ, nên các vương triều Ngô, Đinh, Tiền, Lê không thể không
tranh thù sự ủng hộ của các làng xã, không thế không kẽ thừa quốc sách của họ Khúc
trước đó là “Chính sự cốt chuộng khoan dung? giản dị, nhân dân được yên vui”. Nói
cách khác, do điều kiện khách quan, mối quan hệ giữa nhà nước và công xã bấy giờ là
một thứ quan hệ lưỡng hợp. Nhà nước vừa có mặt đối lập với công xã, thế hiện ở sự bóc
lột các thành viên công xã qua công xã và coi công xã như đơn vị bóc lột vừa phải có
mặt đại diện cho công xã thể hiện những lợi ích chung của công xã và nhà nước, về mặt
này nhà nước như “người cha của số đông công xã” (nói theo cách gọi của C. Mác).
Bởi vậy, pháp luật của Nhà nước đối với các thế lực cát cứ, chống đối thì phải
khắc nghiệt, với dân chúng phải “khoan dung giản dị, nhân dân được yên vui”.
Trong giai đoạn này đặc điểm của pháp luật có những đặc điểm đó là
- Đó là nhà nước và nền pháp luật tự chủ với chức năng hàng đầu của Nhà nước
chống ngoại xâm, bình định các thế lực cát cứ và nhà nước trung ương tập quyền.
- Pháp luật còn đơn sơ chưa chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo. Nhà nước và
pháp luật thể hiện tính chất bạo lực, hà khắc, vừa thể hiện sự khoan dung và dựa trên
nền tảng cơ sở là công xã nông thôn đang phát triển, chưa có dấu hiệu suy thoái, hà
khắc.
1.5. Pháp luật các triều đại Lý, Trần, Hồ trong giai đoạn củng cố và phát triểnNhà
nước trung ương tập quyền
9
Nhận xét về tình hình pháp luật thời kì này, Phan Huy Chú viết: “hình phạt các
đời Lý, Trần không thể biết rõ từng điều tỉ mỉ kĩ càng… Nay lục những điều này đã thấy
trong sử, lần lượt chép ra có thể được đại khái7”.
a. Pháp điểm hóa các luật – bộ luật
Công trình pháp điển hóa của triều Lý là bộ Hình thư, được ban hành năm 1042
dưới thời vua Lý Thái Tông. Việc ra đời bộ hình thư, Đại Việt sử kí toàn thư ghi: “Ban
hình thư, trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan tại giữ luật pháp trong
nước luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt thêm, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá
đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích
ứng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm thành sách hình thư của
một triều đại để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong xuống chiếu ban hành, dân lấy
làm tiện”.
Theo Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí - Vãn tịch chí), bộ Hình thư
có 3 quyển. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên cùa nước ta đánh dấu thành tựu to lớn
trong lịch sử pháp luật Đại Việt.
Dưới triều Trần, lịch triều hiến chương hoại chí ghi: năm 1230, Trần Thái Tông
soạn sách Quốc triều hình luật, khảo định các lệ đời trước để làm “Đại Việt sử kí toàn
thư”. Như vậy, Đại việt sử kí toàn thư cho biết triều trần có 3 lần soạn thảo hình luật
vào các năm 1230, 1244, 1341 còn Lịch triều chí ghi có 2 lần vào các năm 1230, 1244,
1341còn Lịch triều chỉ ghi có 2 lần vào các năm 1230,1244. Vậy phải chăng triềuTrần
có tới 2,3 bộ hình luật. Cả hai cuốn sử cũ đáng tin cậy nhất ở trên đều ghi lần thứ 2
(1244) chỉ là “định những cách vẽ hình luật” hoặc “những điều về luật” chứ không có
danh từ bộ luật. Có lẽ triều Trần chỉ có một bộ hình luật, bộ luật này được sửa đổi nhiều
lần, bởi vậy không xác định được cụ thể năm ra đời của nó8.
Cũng theo Đại Việt sử kí toàn thư, dưới triều hồ vào năm 1401 “Hán Thương định
quan chế và hình luật của nước Đại Ngu”. Hình luật này được bộ luật mới hay chỉ là sự
sửa đổi, bổ sung Hình thư đời Trần thì sử cũ không ghi rõ. Cả hai bộ hình thư thời Lý
và thời Trần đều là những bộ luật tổng hợp chứ không phải là luật và đều đã bị thất
truyền.
7 Xem Dân Việt sử ký toàn thư, tập II, tr.243.
8 Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Khoa học xã hội, 1993.
10
b. Tập hợp hóa pháp luật – các luật lệ
Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương hoại chí, Việt sử thông giám
cương mục, dưới triềuTrần, ngoài bộ hình thư còncó: Quốc triều thông chế (1230)gồm
20 quyển, nội dung quy định về tổ chức quan lại và quy chế hành chính; Quốc triều
thường lễ (1230) gồm 10 quyển; Hoàng triều đại điển (1341), Hoàng triều ngọc diệp
(1267), Công văn cách thức (1290). Hiện nay có một số quan điểm coi những văn bản
pháp luật trên là các bộ luật. có người còn cho rằng Quốc triều thông ché là hình thư
song thực ra. chúng chỉ là những tập luật lệ - két quả của hoạt động tập hợp hóa những
văn bản pháp luật đơn hành. Những tập luật lệ trên chủ yếu điều chỉnh lĩnh vực tổ chức
nhà nước và hành chính trong khi đó theo thông lệ của pháp luật phong kiến bộ luật
thường có tính tổng hợp điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội. Đương thời, ở Trung
Quốc đã có các tập hội điển (như Đại Đường hội điển, Đại Tòng hội điển...). Một số tập
luật lệ trên của triều Trần có thể tạm coi là hình thức hội điển. Những tập luật lệ trên
cũng đã thất truyền.
c. Văn bản đơn hành – các đạo chiếu, lệnh
Ngoài hai bộ luật và một số tập luật lệ, các vua Lý, Trần còn ban hành nhiều đạo
chiếu, lệnh, trong đó có một số đạo chiếu quan trọng đã được sử cũ ghi lại.
d. Những quy định trong lĩnh vực hình sự
Thứ nhất, một số nguyên tắc chung
- Nguyên tắc mọi vi phạm pháp luật đều bị trừng trị bằng hình phạt: Một đặc điểm
của pháp luật phong kiến nói chung là các vi phạm pháp luật đều bị trừng trị bằng chế
tài hình sự. Trong 27 chiếu lệnh có quy định áp dụng hình phạt trong số các chiếu lệnh
đã thông kê dưới thời Lý, Trần thì có 17 vi phạm thuộc lĩnh vực hình sự, 5 vi phạm
thuộc lĩnh vực dân sự, 2 vi phạm thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình, còn lại là những
vi phạm thuộc lĩnh vực quản lí hành chính và các lĩnh vực khác. Như vậy, mục đích cùa
pháp luật là trừng trị.
- Nguyên tắc chuộc hình phạt bằng tiền
Nguyên tắc này được áp dụng với một số loại người (người già, ốm đau, tàn lật,
trẻ em) và với các loại lội (trừ tội thập ác). Chiếu năm 1071 quy định tiền chuộc lội theo
thứ bậc khác nhau. Chiếu hạn điền năm 1398 cho phép dùng ruộng đất chuộc tội.
11
Nguyên tắc này phẩn nào thê hiện tư tướng nhãn đạo của pháp luật Lý, Trần, Hồ nói
riêng và luật pháp phong kiến nói chung.
- Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới
Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới là quan hệ gia đình hoặc quan hệ
láng giềng. Luật nhà Trần quy định trộm cắp lần đầu bị đánh 80 trượng, thích chàm vào
mật hai chữ "phạm đạo", đến 9 lần tài sán trộm cắp, nếu không đến được thì bắt vợ con
sung làm nô tì, tái phạm chặt chân tay, phạm lần ba bị giết. Các đạo chiếu 2/1043,1117,
1123, 1142 thể hiện cụ thể nguyên tắc trên.
Thứ hai, hình phạt bao gồm: ngũ hình, bậc nặng, bậc nhẹ, các hình phạt khác (phạt
tiền, thích chữ vào thân thể, chặt chân, tay, tịch thu tài sản, biếm chức (hạ chức) hoặc
cách chức, tước bỏ họ, quốc tính.
Thứ ba, tội phạm
Các đạo chiếu và các vụ việc được ghi trong sử cũ cho biết luật pháp thời Lý, Trần,
Hồ đã quy định một số loại tội sau đây: tội thập ác (chiếu 11/1042), nhóm tội cấm vệ,
nhóm tội về chức vụ, nhóm tộivề quân sự, nhóm tội giết người, nhóm tội về đánh người,
nhóm tội trộm cướp, trộm cắp, nhóm tội thông gian.
e. Những quy định trong lĩnh vực dân sự
Các đạo chiếu, lệnh và các chính sách ruộng đát của nhà nước phong kiến Lý,
Trần, Hổ dược sử sách ghi chép cho thấy, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật nước ta,
các ván đề sở hữu và hợp đồng đã được pháp luật quy định.
d. Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Những quy định của pháp luật Lý, Trần về lĩnh vực hôn nhân và gia đình còn lại
rất ít ỏi. Các đạo chiếu tháng 2/1 128. thám: 4/1 130 quy định cám két hôn giữa gia nô
của các quan, các vương hầu, công chúa với chức quan và lương dân. Dưới đời Trầ do
ảnh hưởng của Nho giáo nên một số quy định cũng có chế độ gia đình phụ quyền gia
trưởng.
Qua nghiên cứu có thể rút ra những đặc điểm của pháp luật thời này như sau:
Thứ nhất, mức hình phai được quy định chưa tương xứng với hành vi và hậu quả
phạm tội. Chiếu tháng 12/1142 quy định cả tội đánh chết hay làm bị thương người đều
bị phạt 80 trượng, xử tội đó. Chiếu 1125 quy định đánh người đến chết đày làm khao
giáp, đánh 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ nhưng không phân biệt hành vi phạm tội
12
là cố ý hay vô ý. Thời Trần quỵ định giết người phải đền mạng: tái phạm tội trộm lần 2
bị chặt chân tay, phạm đến lần thứ ba bị giết, có khi bằng hình thức cho voi giày.
Thứ hai, pháp luật chú trọng tới điều chỉnh các quan hệ kinh tế thiết yếu giữa các
cá nhân và bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Xây dựng đất nước, xây dựng chế độ trung
ương tập quyền trong điềukiện đất nước vừa thoát khỏi thời kì Bắc thuộc và luôn đứng
trước nguy cơ ngoại xâm trực tiếp đe dọa, các vương triều Lý – Trần thấy được quy luật
dân giàu, nước mạnh.
Thứ ba, pháp luật thời kì này thể hiện tinh thần dân tộc độc lập, tự chủ
Do điều kiện lịch sử, pháp luật các vương triều Lý, Trần chịu ảnh hưởng của pháp
luật phong kiến Trung Hoa, nhất là trong lĩnh vực hình sự và hành chính, lễ nghi. Nhưng
trong nhiều quy định về tổ chức, về dân sự thể hiện tinh thần độc lập dân tộc và sự tự
chủ. Các đạo chiếu quy định về cách thức lập văn khế… là các chế định sáng tạo của
luật pháp Lý, Trần, nó phù hợp với điều kiện kinh tế và nếp sống quen thuộc của nhân
dân ta.
1.6. Pháp luật thế kỉ XV – thế kỉ XVIII, Bộ quốc triều hình luật và bộ quốc triều
khám tụng Điều lệ
Văn bản pháp luật thế kỉ XV - XVIII rất đa dạng và phong phú.
- Các văn bản đơn hành không những không những nhiều về số lượng mà còn
phong phú đa dạng về hình thức như chiếu, sắc dụ, lệnh, lệ, chế, cáo…
- Những nhà làm luật rất chú trọng trong việc tập hợp hóa pháp luật. Trong lịch sử
pháp luật phong kiến như thời kì này. Sau đây là một số tập luật lệ ở triều Lê:
+ Thiên Nam dư hạ tập Hổm có 100 quyên, dược biên soạn ở thời Hồng Đức.
Ngày nay, bộ sách chỉ còn một số quyển chép một số bài thơ của Lê Thánh Tông, ghi
về công việc đánh Chiêm Thành, đặc biệt có quyến ghi một số lệnh, lệ với niên hiệu
Quang Thuận và Hồng Đức.
- Hồng Đức Thiện chính thư, theo Vũ Văn Mẫu sách này được soạn vào khoảng
năm 1541 – 1560.
- Quốc triều hình thư khế ước cũng không rõ được biên soạn vào thời gian nào.
Sách này ghi chép một số văn tự như chúc thư, văn khế cầm cố ruộng đất, văn khế thuê
ruộng, văn khế nuôi con nuôi. Trong các văn tự này đều ghi niên hiệ Thống Nguyên
niên hiệu của vua Lê Cung Hoàng 1522 – 1527.
13
- Quốc triều Chiếu lệnh thiện chính'" được biên soạn ờ đời Lê Dụ Tông (1706 -
1729). Sách này gồm mội số luật lệ. cũng được sáp xếp theo thẩm quyền cùa lục bộ-
- Lê triều hội điển không rõ thời gian biên soạn. Sách gồm một số luật lệ, cũng
được sáp xếp theo thẩm quyền của lục bộ.
Về pháp điển khóa có hai Bộ luật:
- Quốc triều hình luật;
- Quốc triều khám tụng điều lệ.
Nhìn chung pháp luật thế kí XV - XVIII không những đồ sộ về khối lượng, mà
còn phong phú về hình thức văn bản và đa dạng về lĩnh vực điều chính.
Những thành tựu lập pháp trong thời kì này nhất là ở thời kì Lê sơ, mà đỉnh cao là
thời kì Lê Thánh Tông đã trở thành mẫu mực, các triều đại trước đó chưa hề đạt tới,
triều đại sau có lĩnh vực cũng không thế vượt qua và phải lấy đó để noi theo
1.7. Pháp luật triều Nguyễn (1802 – 1884)
Từ Gia Long đến Tự Đức, các Hoàng đế đều quan tâm đến xây dựng luật pháp và
chú trọng đến áp dụng pháp luật. Hoạt động lập pháp của triều Nguyền cũng đã có
những những thành lựu đáng kể. Thành tựu điển hình trong hoạt động lập pháp của triều
Nguyễn là bộ Hoàng Việt luật lệ và các tập hội điển.
Hoại động lập pháp của triều Nguyễn đã có những thành tựu đáng kể. Bộ hoàng
Việt luật lệ và những tập Hội điểnlớn được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc điêu
chinh các quan hệ xã hội thuộc nhiêu lĩnh vực trên nhiều lãnh thổ Việt Nam.
Về kĩ thuật lập pháp, cũng như pháp luật triều Lê, pháp luật triều Nguyễn thiên về
luật thực hành hơn là tống luận.
Về tính chất, đó là pháp luật của chế độ dân chủ chuyên chế phong kiến, thể hiện
tư tưởng chính trị pháp lý Nho giáo, ở mức độ nhất định có sự kết hợp giữa đức trị và
pháp trị đồng thời vẫn chú trọng tới phong tục tập quán của chế độ làng xã Việt Nam.
Hoàng Việt luật lệ là bộ luật có quy mô lớn, có phạm vi điều chỉnh bao quát nhiều
lĩnh vực và lần đầu tiên được áp dụng từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài, góp phân điều
chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phong phú, đa dạng phức tạp của xã hội Việt Nam thế
kỉ XIX.
2. Bản chất của pháp luật phong kiến
14
Dù là pháp luật của cả nước hay luật lệ của mỗi vùng lãnh thổ thì pháp luật phong
kiến cũng đều chủ yếu thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến, quy định, củng
cố sự thống trị của địa chủ phong kiến với nông dân. Ra đời, tồn tại và phát triển trên
cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến với sự chiếm hữu của địa chủ phong kiến đối với đất
đai và các tư liệu sản xuất khác, pháp luật phong kiến là công cụ chuyên chính trong tay
giai cấp địa chủ phong kiến. Nó ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau
trong xã hội, sự phụ thuộc của người nông dân vào giai cấp địa chủ, nó bảo vệ hình thức
áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác.
Có thể nói, pháp luật phong kiến là công cụ đảm bảo sự thống trị về kinh tế, chính
trị và tinh thần của giai cấp địa chỉ phong kiến xã hội, “về bản chất, tất cả các luật pháp
đó chung quy chỉ nhằm một mục đích duy nhất là duy trì chính quyền của chúa phong
kiến với nông nô9”.
Là công cụ quản lí xã hội, pháp luật phong kiến cònmang tính xã hội tính cực. Nó
là phương tiện mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung để thực hiện việc quản lý
xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, triển khai những công việc chung của
toàn xã hội, xác lập, ghi nhận hệ thống các quan điểm của xã hội phong kiến.
3. Đánh giá đặc điểm cơ bản của pháp luật phong kiến
Một là, pháp luật phong kiến phân chia xã hội phong kiến thành những đẳng cấp
khác nha và quy định cho mỗi đẳng cấp những đặc quyền khác nhau10
Theo quy định của pháp luật phong kiến thì xã hội phong kiến được chia thành
nhiều đẳng cấp khác nhau, thậm chí trong một tổ chức, một gia đình, một cộng đồng xã
hội cũng có những sự phân biệt về thứ bậc, phẩm trật. Việc phân chia xã hội thành nhiều
đẳng cấp khác nhau có tác dụng để tạo ra tôn ty trật tự giữa các thành viên trong gia
đình, giữa người sang kẻ hèn trong xã hội và giữa quân thần trong quốc gia. Mỗi đẳng
cấp, mỗi thứ bậc có địa vị xã hội khác nhau và có địa vị pháp lý khác nhau.
Hai là, pháp luật phong kiến rất hà khắc, dã man11
9 Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Khoa học xã hội, 1993
10 Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,Nxb. Công an nhân dân,
tr.129.
11 Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,Nxb. Công an nhân dân,
tr.130.
15
Mục đích hình phạt trong pháp luật phong kiến chủ yếu là gây đau dớn về thể xác
và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp con người. Do vậy, trong xã hội phong
kiến hầu hết các quan hệ xã hội thường bị hình sự hóa, nên pháp luật hình sự phong
kiến được quan tâm, chú ý hơn cả. Trong các quy định của pháp luật phong kiến, các
biện pháp như chặt đầu, treo cổ, dìm nước xuống sông, chôn sống, thiêu sống, chặt chân
tay, thích chữ vào mặt, ném vạc dầu, cho hổ ăn thịt… được áp dụng rộng rãi.
Ở Việt Nam, Hoàng Việt luật lệ quy định các hình thức thi hành án tử hình là:
Lăng trì (cắt, xẻo thịt phạm nhân cho đến chết, róc thịt phạm nhân, móc mắt phạm
nhân); trảm khiêu (chém bêu đầu), lục thi (chém băm xác phạm nhân). Quốc triều hình
luật tuy đã có những tiến bộ nhất định nhưng vẫn quy định hệ thống hình phạt (ngũ
hình) tà bạo đó là: Suy (đánh bằng roi); Trượng (đánh bằng gậy); Đồ (tù khổ sai); Lưu
(lưu đày); Tử (giảo – thắt cổ, trảm – chém, trảm khiêu, lăng trì).
Pháp luật phong kiến còn cho phép áp dụng các biện pháp hình sự, liên đới, nghĩa
là, cả những người thân, quen của phạm nhân cũng phải chịu trách nhiệm như phạm
nhân mặc dù họ không liên quan gì đến việc thực hiện tội phạm. Chế độ trách nhiệm
hình sự liên đới thường được áp dụng theo hai nguyên tắc: thứ nhất, đối với những
người có cùng huyết thống, dòng tộc hoặc quan hệ hôn nhân với người phạm tội; thứ
hai, đối với những người có quan hệ làng xóm, đồng cư với người phạm tội.
Ba là, pháp luật phong kiến có nhiều quy định mang tính chất tôn giáo và đạo đức
phong kiến12
Do sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo trong xã hội phong
kiến nên tổ chức tôn giáo trong nhiều trường hợp đã can thiệp vào công việc Nhà nước
và ngược lại, Nhà nước cũng đã can thiệp vào các công việc tôn giáo. Điều này dẫn đến
Nhà nước phong kiến ghi nhận nhiều quy định của lễ, giáo, đạo đức phong kiến thành
những quy định của pháp luật phong kiến. Chẳng hạn, Quốc triều hình luật ở Việt Nam
có nhiều quy định về nghĩa vụ của con cái, như không được kiện cha mẹ (Điều 511);
phải che dấu tội cho cha mẹ (Điều 504), để tang cha mẹ (Điều 543)… Hoàng Việt luật
lệ dành hẳn 9 quyển Lễ luật để quy định về lễ nghĩa thủ tục, nghi thức tang lễ, quy định
về việc lấy vợ của sư nam và đạo sĩ…
12 Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,Nxb. Công an nhân dân,
tr.131.
16
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam qua việc học tập những giá trị
của pháp luật phong kiến
Trước hết giá trị từ quan niệm pháp luật là đại lượng cơ bản để bảo vệ quyền, lợi
ích chính đáng của người dân, bảo đảm quyền con người. Tư tưởng này đã có tác động
nhất định lên cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong lịch sử. Pháp
luật đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của Nhân
dân, xem việc chăm lo, bảo vệ nhân dân là mục đích cao nhất trong hoạt động của nhà
nước. Theo đó, mọi chính sách pháp luật cần phải xuất phát từ con người, hướng đến
bảo vệ con người; việc xây dựng chính sách, pháp luật phải có sự tham gia của Nhân
dân.
Tư tưởng quản lý nhà nước, xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức mà không
ít triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã thực hành cũng là một định hướng
quan trọng trong quá trình quản lý xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền. Tư tưởng
này không chỉ có giá trị ở chỗ nó đề cao sự kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, ở yêu cầu về các giá trị đạo đức trong pháp
luật mà còn nhấn mạnh đến các "khoảng trống" cần thiết mà pháp luật cần phải có để
đạo đức có thể phát huy hết vai trò của nó trong đời sống xã hội. Ở một góc độ nào đó,
đây cũng chính là yêu cầu về việc mở rộng phạm vi trách nhiệm thụ động của Nhà nước
trước việc hiện thực hóa các quyền cơ bản của con người.
Pháp luật phải là công cụ cơ bản để hạn chế, kiểm soát và giám sát quyền lực nhà
nước. Tư tưởng hiện đại này đã được thể hiện khá cụ thể trong không ít triều đại phong
kiến Việt Nam. Hạn chế, kiểm soát quyền lực để chống lạm quyền, tiếm quyền, nâng
cao hiệu quả hoạt động của nhà nước và cũng chính là để bảo vệ tính thống nhất của
quyền lực vào Nhân dân. Nhân dân là gốc của quyền lực, hay quyền lực nhân dân là tối
cao chỉ có thể thành hiện thực khi quyền lực nhà nước bị hạn chế, kiểm soát. Do đó,
cách thức tổ chức nhà nước nào có lợi cho việc bảo vệ quyền lực nhân dân nhất, hạn
chế được sự vượt quyền của nhà nước nhất sẽ phải là cách thức tổ chức được lựa chọn.
Nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước, với các chức năng, nhiệm vụ khác
nhau, có thể giám sát, kiểm soát được nhau, và để cùng thực hiện hiệu quả quyền lực
nhà nước chính là một yêu cầu mang ý nghĩa khách quan.
17
Tư tưởng đề cao trách nhiệm trực tiếp và liên đới của các cơ quan công quyền
trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước cũng là một tư tưởng có giá trị lớn. Hiếm
thấy trong hệ thống pháp luật thực định nào, vấn đề trách nhiệm công vụ, trách nhiệm
pháp lý cá nhân lại được đề cập mạnh mẽ như các triều vua thời đầu Hậu Lê, và thời
nhà Nguyễn. Hầu hết trong những văn bản pháp luật quan trọng như Bộ Quốc triềuhình
luật, Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ, bộ Hoàng Việt luật lệ, các quy định liên quan
đến trách nhiệm công vụ đều dự liệu kèm theo trách nhiệm pháp lý cá nhân của công
chức thừa hành nếu vi phạm, thậm chí còn được nhấn mạnh như bộ phận chính của quy
phạm pháp luật.
Tư tưởng về pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật tố tụng cũng là một trong
những tư tưởng có ý nghĩa lớn. Tinh thần pháp luật tố tụng mà các triều đại phong kiến
Việt Nam mang lại, đó là: đã đưa ra một hệ các quy tắc tố tụng để cán bộ tư pháp chỉ
được phép thực hiện trong phạm vi đó, không được vượt quá, và phải luôn thể hiện trách
nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của con người, đặc biệt là nhóm người yếu thế
trong tố tụng.
Tinh thần này của pháp luật tố tụng thời phong kiến có những điểm vượt thời đại,
thể hiện ở cả nội dung và cách thức xây dựng. Nội dung pháp luật tố tụng đã tập trung
vào trách nhiệm của nhóm chủ thể có thẩm quyền, gồm cả trách nhiệm công vụ và trách
nhiệm pháp lý. Hai loại trách nhiệm này luôn được đặt trong tương quan với quyền lợi
của các bên tham gia tố tụng, của con người nói chung. Các quy định phần lớn thiết kế
theo mô thức đưa ra cách thức xử sự, dự liệu cụ thể chế tài xử lý vi phạm đối với các
cán bộ tư pháp trong quá trình tố tụng như một đảm bảo cho hiệu quả và hiệu lực của
pháp luật. Sự độc đáo và tài tình này của các nhà lập pháp phong kiến, mà điển hình là
triều Hậu Lê và triều Nguyễn đã làm cho pháp luật tố tụng hình sự thực sự mang tinh
thần pháp quyền, thể hiện đúng thiên chức của nó, như lời chỉ dụ của vua Lê Hiển Tông
khi ban hành Bộ Quốc triều hình luật: “liên quan đến việc kiện tụng cốt ở chỗ trong
sạch và giảm bớt... nhằm dùng chính sự để công bằng về lý trong các việc kiện tụng,
khiến dân có chỗ nương nhờ13”.
KẾT LUẬN
13 Phạm Thị Lan Hương và Phạm Thị Duyên Thảo (2018), “Tư tưởng đề cao pháp luật trong các triều đại
phong kiến Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 08).
18
Nghiên cứu pháp luật phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ, chúng ta có
quyền tự hào về một di sản pháp luật mà những thế hệ trước đây đã dành nhiều
công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành. Những giá trị nhân văn truyền thống tốt
đẹp, những bài học kinh nghiệm sâu sắc từ những trang cổ luật, đang và sẽ tiếp tục
được tham khảo và phát huy trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xây
dựng một nền văn hóa nhân quyền bền vững ở nước ta hiện nay14. Từ việc xây dựng
bộ máy chính quyền có sự giám sát quyền lực, xây dựng pháp luật đến việc áp dụng
pháp luật chú ý đến quyền con người, đặc biệt là những nhóm yếu thế trong xã hội,
đồng thời đặt ra trách nhiệm của những chủ thể nhân danh quyền lực nhà nước phải
chịu trách nhiệm về những sai phạm, can thiệp những quyền con người một cách trái
pháp luật…tất cả đều là những bài học rất đáng kế thừa trong việc phát triển đất nước
giai đoạn hiện nay. Những giá trị nhân văn sâu sắc của các bộ luật xưa cũng là những
cơ sở để giáo dục truyền thống, xây dựng những con người Việt Nam có thể hội nhập
với thế giới nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc đã được khẳng định và bảo tồn trong
suốt chiều dài lịch sử.
Tuy nhiên, những truyền thống đó có mặt tiến bộ, tích cực, đồng thời cũng có mặt
hạn chế, tiêu cực do yếu tố lịch sử. Trong bối cảnh chung, điều kiện chung về kinh tế -
xã hội – chính trị thời kỳ phong kiến, pháp luật phong kiến Việt Nam có nhiều quy định
chưa thoát ra được hoàn cảnh lịch sử để bảo vệ con người. Trong lễ giáo phong kiến
khắt khe, con người bị trói buộc trong rất nhiều nghĩa vụ, bổn phận với gia đình, với
làng nước, với xã hội mà không có ý thức về quyền cá nhân. Tư tưởng về trách nhiệm
nhà nước thời kỳ phong kiến Việt Nam hoàn toàn không tương đồng với nội dung yêu
cầu về vai trò, trách nhiệm của nhà nước phục vụ nhân dân cũng như trách nhiệm qua
lại giữa nhà nước và nhân dân trong hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay. Bởi vậy, chúng ta chủ động kế thừa
phát huy những yếu tố tốt đẹp nhưng cũng phải khắc phục những yếu tố lạc hậu của
truyền thống để góp phần bảo đảm và thúc đẩy thực hiện quyền con người vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
14 Ngô Thị Thu Hoài (2019), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam,Luận án tiến
sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, tr.148.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Khoa học xã hội, 1993
2. Ngô Thị Thu Hoài (2019), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong
kiến Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội.
3. Phạm Thị Lan Hương và Phạm Thị Duyên Thảo (2018),“Tư tưởng đề cao pháp
luật trong các triều đại phong kiến Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 08).
4. Vũ Văn Mẫu (1974), Cổ luật Việt Nam thông khảo và tư pháp sử, quyển nhất,
tập nhất, Nxb, Đại học Luật khoa.
5. Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,
Nxb. Công an nhân dân.
6. Trường đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật
Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân.
7. Viện Nhà nước và pháp luật (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt
Nam thế kỷ XV – thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

More Related Content

Similar to Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam nataliej4
 
Xa hoi dan su nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su   nhung khai niem co banXa hoi dan su   nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su nhung khai niem co banHung Nguyen
 
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý nataliej4
 
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfNgnNK
 
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con ngườiBÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con ngườiViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Similar to Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docxCơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế Theo Di Chúc.docx
 
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
 
Xa hoi dan su nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su   nhung khai niem co banXa hoi dan su   nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su nhung khai niem co ban
 
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
 
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
 
Cơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docxCơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.docx
 
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
 
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
 
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyềnLuận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
 
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdfgiao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
giao-trinh-phap-luat-dai-cuong.pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà LạtCơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Đà Lạt
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOTLuận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đạiLuận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại
 
Tiểu Luận Môn Luật So Sánh Phân Tích Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Họ Pháp Luật Ci...
Tiểu Luận Môn Luật So Sánh Phân Tích Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Họ Pháp Luật Ci...Tiểu Luận Môn Luật So Sánh Phân Tích Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Họ Pháp Luật Ci...
Tiểu Luận Môn Luật So Sánh Phân Tích Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Họ Pháp Luật Ci...
 
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOTLuận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
 
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con ngườiBÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
 
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Pháp luật phong kiến Việt Nam - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................1 NỘI DUNG.....................................................................................................................2 1. Lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam .................................................................2 2. Bản chất của pháp luật phong kiến....................................................................... 13 3. Đánh giá đặc điểm cơ bản của pháp luật phong kiến......................................... 14 4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam qua việc học tập những giá trị của pháp luật phong kiến............................................................................................................ 16 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như tác giả Vũ Văn Mẫu đã viết, “những trang Cổ luật Việt Nam chính là những trang sử vinh quang ghi chép sức sống dũng mãnh của các chế độ gia đình và xã hội, cũng như các phong tục lành mạnh của dân tộc mà chúng ta cần phải tìm hiểu1”.việc nghiên cứu, kế nối những giá trị đương đại của pháp luật phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ chắc chắn sẽ góp phần tích cực, tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả giáo dục, thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng mô hình chính quyền quân chủ chuyên chế. Quá trình đó, dù ở những mức độ khác nhau, đều có sự hiện diện của pháp luật. Vai trò của pháp luật đều được các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao và coi trọng2. Pháp luật trong thời kì phong kiến luôn giữ một vai trò quan trọng giúp các nhà dân chủ điều hành đất nước. Tuy có sự ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo song pháp luật phong kiến Việt Nam vẫn có những sáng tạo riêng và đậm chất nhân văn. Những đặc điểm của pháp luật phong kiến Việt Nam đều chứa đựng trong đó những nguyên nhân sâu sa trong tiến trình phát triển của lịchsử dựng nước và giữ nước vì thế chúng có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng những giá trị của nó để lại cho thế hệ sau là điều không thể phủ nhận. Trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, việc nghiên cứu, vận dụng những tinh hoa văn hóa của pháp luật trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài nhưng phải giữ nét văn hóa dân tộc tạo nên bản sắc của dải đất hình chữ S thiêng liêng. Xuất phát từ ý nghĩa đó, pháp luật phong kiến đã trở thành đối tượng nghiên cứu khá sớm của nước ta cũng. Chính vì thế, chủ đề “Pháp luật phong kiến Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm sáng tỏ những nội dung của pháp luật phong kiến Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; đánh giá những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm đối với hoàn thiện pháp luật phong kiến Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1 Vũ Văn Mẫu (1974), Cổ luật Việt Nam thông khảo và tư pháp sử, quyển nhất, tập nhất, Nxb, Đại học Luật khoa. 2 Phan Thị Lan Hương và Phạm Thị Duyên Thảo (2018), “Tư tưởng đề cao pháp luật phong kiến Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 8),
  • 4. 2 NỘI DUNG 1. Lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam 1.1. Pháp luật Việt Nam từ khi hình thành cho đến thế kỉ thứ X (năm 938) Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện. Xét về phương diện khách quan, nhà nước và pháp luật cùng phát sinh từ một nguồn gốc là kết quả của sự phát triển kinh tế và phân hóa xã hội. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và trở thành phương diện chủ quan, pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và trở thành phương diện của nhà nước để bảo vệ địa vị của lực lượng thống trị điều hành quản lý xã hội. Trong các tổ chức cộng đồng nguyên thủy trước đây, quan hệ giữa các thành viên được điều chỉnh bằng phong tục tập quán. Đến giai đoạn nhất định, tập quán đó đã không cònphù hợp nữa3. Khi Nhà nước được hình thành, các quốc gia được xác lập, các quan hệ xã hội phát triển cả về phạm vi, mức độ và tính chất thì phong tục, tập quán không còn có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội. Đến giai đoạn nhất định, khi tập quán đó không còn phù hợp nữa. Khi Nhà nước được hình thành, các quốc gia được xác lập, các quan hệ xã hội phát triển cả về phạm vi, mức độ và tính chất thì phong tục, tập quán không còn có khả năng để điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội. Để đáp ứng nhu cầu khách quan đó, một loại quy phạm mới, khác hẳn phong tục tập quán ra đời, đó là pháp luật. Theo đó, vào cuối thời đại Hùng Vương, Nhà nước xuất hiện thì đương nhiên pháp luật cũng ra đời từ đó. Thế kỉ I, sau khi đàn áp được khởi nghĩa Hai Bà Trưng, viên tướng Hán là Mã Viện tâu lên vua Hán Quang Vũ (Trung Quốc) rằng: “Luật Việt khác luật Hán hơn mười điều” (Hậu hán thư). Luật Việt đó chắc chắn phải có trước thời Bắc thuộc, tức là thời Văn Lang – Âu Lạc như sau: - Pháp luật tập quán: Tập quán pháp giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Trước hết đó là một số tập quá vốn có từ thời nguyên thủy và được bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự nguyện mà cả bằng biện pháp cưỡng chế quyền lực Nhà nước. Tập quán pháp này điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội như quan hệ sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất, các loại quan hệ về trật tự an toàn xã hội… Loại tập quán thứ hai từ trước đến nay ít được nhắc tới là tập quán chính trị, được hình thành trong quá trình vận 3 Trường Đại học luật hà nội (2009), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, tr.25.
  • 5. 3 hành bộ máy Nhà nước và điều hành xã hội, như tập quán truyền ngôi của vua và các chức quan cho con cái, tập quán công nạp, “ăn ruộng4”… - Pháp luật khẩu truyền: ý chí của người thống trị đối với xã hội nhiều khi được ban ra bằng miệng và không được ghi bằng văn bản. Những mệnh lệnh đó được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nên đó là luật pháp5. - Pháp luật thành văn: Mặc dù hiện nay vẫn chưa rõ thời đại Hùng Vương đã có chữ viết hay chưa, nên cũng chưa biết hay chưa, nên cũng chưa biết là thời bấy giờ pháp luật do bộ máy cai trị ban bố hay không. Về nội dung pháp luật của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc cũng chỉ phản ánh một cách gián tiếp, mơ hồ trong truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ, trong đó, giữa luật lệ và phong tục tập quán còn chưa được phân định rõ nét. Tuy nhiên, qua các truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ có thể thay một số loại quan hệ cơ bản trong xã hội đã được pháp luật điều chỉnh như: Về quan hệ hôn nhân và gia đình và chế độ hôn nhân một vợ chồng, các truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, Tiên Dung, Chử Đồng Tử, Trầu cau… cho thấy, hôn nhân được cử hành qua hôn lễ, con gái được cưới về nhà chồng và cũng đã có việc thách cưới, người con gái cũng có vai trò trong hôn nhân và vẫn được tôn trọng trong gia đình… Về quan hệ tài sản, qua tài liệu khảo cứu về mộ tầng, người chết cũng được chia tài sản, điều đó chứng tỏ người sống khi ra ở riêng đã được phân chia tài sản. Quan hệ sở hữu ruộng đất, ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung của cả công xã, còn các thành viên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng. Về hình phạt, người phạm trọng tội có thể bị phạt lưu đày, sau khi thụ hình xong, có thể được phục hồi quyền lợi hoặc có thể bị giết chết… Tóm lại, Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đã có pháp luật nhưng đó là hình thức pháp luật sơ khai và chủ yếu là tập quán pháp, còn mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thủy và như Việt sử được nhận xét, đó là xã hội có “phong tục thuần hậu chất phác”. 1.2. Pháp luật giai đoạn chống đồng hóa của phong kiến Trung Quốc a. Pháp luật dưới thời bị đô hộ của phong kiến Trung Quốc 4 Trường Đại học luật hà nội (2009), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, tr.26. 5 Trường Đại học luật hà nội (2009), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, tr.26.
  • 6. 4 - Về luật hình: Theo thu lịch cổ, những lãnh tụ nghĩa quân đều bị chính quyển đô hộ khép lội phản loạn. phản nghịch. Hình phạt phố biến cua tội là tử hình hoặc lưu đày. Trong cuộc đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngoài số thủ lĩnh bị giết. hon 300 quý tộc Lạc Việc bị đày sang Linh Lãng (Hổ Nam Trung Quốc ngày nay). Trước đó, để đàn áp các cuộc nổi dậy cùa nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà áp dụng những hình phạt như cắt mũi. thích chữ vào mặt6. Đối với những tội phạm về chức vụ Luật Giao Châu quy định cụ thể về vấn đề này. Nhà nước phong kiến Trung Hoa thi hành chính sách độc quyền các sản vật quý ở “thuộc quốc” như cấm tư nhân mua bán, tàng trữ. Trong nhóm tội về kinh tế, những hành vi buôn bán muối, sắt hoặc làm muối trái phép đều bị coi là tội phạm vì đã xâm phạm độc quyền đến muối, sắt của chính quyền đô hộ. - Luật lệ dân sự và về tài chính: trong thời Bắc Thuộc, chế độ sở hữu ruộng đất có 2 hình thức sở hữu. Sở hữu tối cao của Hoàng đế Trung Quốc (sở hữu Nhà nước) và sở hữu tư nhân. - Luật lệ về hôn nhân và gia đình: từ thời Đông Hán, chính quyền đô hộ đã buộc dân Việt trước khi kết hôn phải theo luật lệ Hán, kết hôn phải theo hạng tuổi (trai từ tuổi 20 – 50, gái từ 15 – 40) và phải có đồ sính lễ…Tuy nhiên, chỉ có người Hán mới theo Luật lệ hôn nhân và gia đình còn có người Việt vẫn theo phong tục tập quán của mình. b. Luật pháp của chính quyền tự chủ thế kỉ X và sự kết thúc bắc thuộc Sau thất bại của nhà nước Vạn Xuân, cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc vẫn ngày càng phát triển, tiêu biểu là các cuộc khỏi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Thanh. Đến cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ X phong trào giải phóng dân tộc đã trưởng thành một bước mới cả về ý thức độc lập dán tộc và tinh thẩn đoàn kết. Lúc này triều đình Trường An suy yếu, nạn cát cứ của các lập đoàn phong kiến ngày càng lan rộng. Đó là những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân chuyển sang bước ngoặt dành độc lập dân tộc vững chắc. - Chính quyền họ Khúc (905 – 930): Khúc Hạo thực hiện đường lối chính trị thân dân. Ông sửa đổi lại chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục tiên biên họ Khúc đã “bãi chế độ thuế khoá 6 Trường Đại học luật hà nội (2009), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, tr.34.
  • 7. 5 và lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Chính sự cốt khoan dung, giản dị, nhân dân yên vui”. Với chính sách đó của Khúc Hạo, chính quyền được củng cố một bước. 1.3. Pháp luật phong kiến Việt Nam (giai đoạn 938 – 1884) Giai đoạn này gồm các triều đại như Triều Ngô (938 – 965), triều Đinh (968 – 980), triều Tiền Lê (980 – 1009), triều Lý (1010 – 1225), triều Trần (1225 – 1400); Triều hồ (1400 – 1407), triều Hậu Lê (1428 – 1789), triều Mạc (1527 – 1592), triều đại Tây Sơn (1778 – 1802), Triều Nguyễn (1802 – 1884). Thứ nhất, pháp luật giai đoạn này thể hiện sự hòa đồng giữa pháp luật và đạo đức Được xây dựng và phát triển trẽn nền tảng tư tưởng Nho giáo - học thuyết chính trị-đạo đức. pháp luật phong kiến Việt Nam đã thể chế hóa đạo luân thường thành các quv định nghiêm ngặt. Những vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong gia đình. trong xã hội đều là những vi phạm pháp luật và đều bị nghiêm trị. Chế định Thập ác tội là ví dụ điên hình. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định. pháp luật phong kiến Việt Nam vẫn có sự phân định ranh giới giữa phạm vi điều chỉnh cua pháp luật và phạm vi điêu chỉnh của đạo đức. Ví dụ, khoản 7 điều2 Quốc triều hình luật quy định hành vi trái lời cha mẹ dạy bảo nuôi nấng thiếu thốn là phạm tội bất hiếu trong Thập ác tội nhưng điều 506 Quốc triều hình luật lại quy định hành vi đó phải đến mức độ ông bà cha mẹ không thể chịu đựng được khi trình quan thì mới bị pháp luật trừng phạt. Thứ hai, pháp luật phong kiến Việt Nam thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lễ và luật. Là một nguồn hình thành nên pháp luật phong kiến Việt Nam những lễ nghi Nho giáo trong phạm vi chinh trị quốc gia. xã hội và gia đinh đều được luật hoa. Tuy nhiên, việc lồng ghép lễ nghi vào luật pháp rất linh hoạt để đảm bào pháp luật không xung đột với phong tục tập quán cùa cư dân Đại Việt, nhất là trong các quan hệ hôn nhân-gia đình. Ví dụ: Theo lễ nghi Nho giáo, nguyên tắc ứng xử giữa vợ và chồng trong gia đình là phu xướng phụ tùy nhưng luật nhà Hậu Lê vẫn thừa nhận người vợ có quyền về tài sản trong gia đinh (các điều 374. 375, 376 Quốc triều hình luật) nên cũng là đồng chủ thể giao dịch về tài sản lớn của gia đình. Thứ ba, pháp luật phong kiến Việt Nam thể hiện sự kết hợp giữa luật và lệ Lệ đã có từ thời các công xã thị tộc, trước khi có nhà nước và pháp luật. Khi Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời, lệ của các công xã nông thôn là bộ phận chủ yếu cấu thành hệ thống pháp luật lập quán của Nhà nước. Trong thời kì Bắc thuộc, do chính
  • 8. 6 sách "dĩ ki cô tục trị", lệ làng vẫn là một bộ phận cùa hệ thống pháp luật của chính quyền đô hộ. Vào thời ki phong kiến độc lập. các triều đại đều mặc nhiên thừa nhận lệ làng và đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã ban hành một lệnh chỉ nhằm kiềm soát và hạn chế lệ làng. Lệ làng được bảo đàm thực hiện cả bằng sự cưỡng chế của chính quyền, do đó đã trở thành một bộ phận cùa hệ thống pháp luật Đại Việt. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, lệ làng được văn bản hóa từ thế kỉ XV (thương ước). Là một bộ phận cua luật nước, lệ làng đã hỗ trợ cho luật nước lấp những khoảng trông trong việc điều chinh các quan hệ xã hội ở làng xã mà luật nước không thể hoặc chưa thể với tới được. Ở một số lĩnh vực, lệ làng còn là công cụ để đảm bảo cho luật nước được tuân thủ một cách đầy đủ. Ví dụ, trong lĩnh vực thuế khóa, bắt phu, bắt lính, đó chính là mặt thống nhất giữa lệ làng và luật nước. Mặt khác, lệ làng cũng có sự đối lập với luật nước. Lệ làng được coi như là “bộ luật” riêng của làng, luật nước khi tác động tới làng xã thường bị khúc xạ bởi lệ làng. Sự đối lập giữa lệ làng và luật nước đã được cô đọng trong thành ngữ “phép vua thua lệ làng”. Vì thế, các triều đại thường tìm cách hạn chế sự phát triển và phạm vi điều chỉnh của lệ làng, nhất là từ thời vua Lê Thánh Tông. Mặc dù lệ làng có tính pho biến trong văn hóa quản lí ở các nước thuộc khu vực Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... nhưng ở Việt Nam, do đặc điểm địa- lịch sử-văn hóa mà sự có mặt của lệ làng trong hệ thống luật nước đã làm đậm đà thêm tính dân tộc đặc sác của hệ thống pháp luật hướng Nho Đại Việt. Thứ tư, về quy trình và kĩ thuật làm luật Sáng kiến lập pháp không chỉ thuộc về nhà vua mà các quý tộc quan lại đều có thể tấu trình vua cho xây dựng và ban hành những luật lệ cân thiết. Vua là người duy nhất có quyền định ra luật pháp nhưng thường không phải là người trực tiếp soạn thảo. Những nhà làm luật phong kiến thường đi vào quy định có tính chi tiết mà không nêu ra những khái niệm pháp lí, những nguyên tắc pháp lí. Ví dụ, quy định về tội trộm cắp, không nêu khái niệm thế nào là tội trộm cắp nói chung mà đi vào quy định cụ thể ngay như như trộm cắp 1 con trâu thì bị phạt thế nào, trộm 2 con trâu thì bị phạt ra sao... Chế tài trong các quy phạm pháp luật, dù trong lĩnh vực hình sự, các lĩnh vực hành chính, dân sự, ruộng đất, hôn nhân và gia đình... đều phổ biến là chế tài hình sự.
  • 9. 7 Chinh vì vậy, các nhà làm luật phong kiến. về cơ bản. chưa có khái niệm phân chia pháp luật thành các ngành luật như ơ thời cận hiện đại sau này. Đặc trưng nổi bật khác trong kĩ thuật làm luật là tính bảo thủ. Nhà làm luật phong kiến coi các bộ luật đã được ban hành từ các triều vua trước như khuôn vàng thước ngọc. Nhiều điều luật cũ thường được chép lại như bộ luật mới hoặc theo đúng nguyên văn nhưng chỉ thay đổi chút ít đi. 1.4. Pháp luật Ngô, Đinh, Tiền Lê giai đoạn củng cố nền độc lập dân tộc và bắt đầu xác lập Nhà nước Trung ương tập quyền Pháp luật thê ki X là nền pháp luật sơ khai của nhà nước tự chủ còn đơn giản, sơ sài và phiến diện. Pháp luật lúc này chưa thể phát triển được vì các vương triều tập trung cho việc bình định chống cát cứ và chống ngoại xâm là chính, chưa có điều kiện bỏ nhiều công sức cho việc xây dựng pháp luật. Chắc chắn thời kì này đã có luật phát thành văn. Bởi người Việt đã tiếp thu chữ Hán thời Bắc thuộc, đến thế kỉ X, tầng lớp đông đảo người có chữ nghĩa chính là vua quan quý tộc, sư sãi, nho sĩ. Bên cạnh một số luật pháp thành văn, trong quá trình điều hành và quản lý Nhà nước, đã hình thành những tập quán chính trị. Từ thời Đinh trở đi, các hoàng đến thường phong tước vương cho những người con trai của mình và trong số đó, có một số hoàng tử được cát cứ đi trấn giữ, cai quản một số vùng quan trọng của đất nước. Những luật pháp thành văn và tập quán chính trị chủ yếu xác lập và điều chỉnh một số lĩnh vực quan trọng, cấp bách như quản chế, quân sự. Ngoài luật pháp của triều đình, luật tục vẫn giữ vai trò rất quan trọng và rộng khắp trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội. Đó là những lệ oài luật pháp cùa triềuđình. luật tục vân giữ vai trò rất quan trọng và rộng khắp trong việc điều chỉnh nhiêu quan hệ xã hội. Đó là nhũng lệ của các làng xã cổ truyền. Những lệ này có hiệu lực không gian rộng khắp là các làng xã và chủ vết! điều chỉnh các quan hệ trong các lĩnh vực ruộng đất. Người dân làng xã bấy giờ chủ yếu sống theo lệ, chứ ít bị luật pháp của triều đình chi phối. Về tính chất của pháp luật thế kỉ X, căn cứ vào một số hiện tượng ghi trong sử sách nhiều người xưa nay cho rằng, luật pháp Ngô, Đinh, Tiền Lê mang tính chất hà khắc và tàn bạo. Trong thối cổ trung đại ờ các nước không thiếu những hiện pháp hình sự dã man tàn bạo nhưng phải xem xét nó trong những hoàn cảnh cụ thể những đối
  • 10. 8 tượng cụ thể thì mói đánh giá được đúng. Nước Đại Cổ Việt vừa mới dựng lên ki cương chưa đấy đủ trật tự xã hội chưa ổn định các thế lực cát cứ thường xuyên chống đối quyết liệt vương quyền, nên Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành phái dùng đôn những hiện pháp khác nghiệt đế thị uy, trừng trị những thế lực chống đối, chứ không áp dụng đối với toàn dân. Những hành vi xử xự tàn ác của Lê Long Đĩnh chỉ có thể lối sóng hiểu sát, tư cách bất nhân tự phát, tùy tiện của một hôn quân vô đạo, chứ khó có thể là pháp luật thành văn. Hơn nữa, trong pháp luật nói chung, bộ phận lệ làng vẫn chiếm tỉ trọng lớn cả về số lượng, đối tượng điều chỉnh, hiệu lực và hiệu quả vẫn bảo lưu những truvền thống dân chù có từ xa xưa. Trước nhu cầu chống ngoại xâm, chống thiên tai nhất là nhu cầu bình định các thế lực cát cứ, nên các vương triều Ngô, Đinh, Tiền, Lê không thể không tranh thù sự ủng hộ của các làng xã, không thế không kẽ thừa quốc sách của họ Khúc trước đó là “Chính sự cốt chuộng khoan dung? giản dị, nhân dân được yên vui”. Nói cách khác, do điều kiện khách quan, mối quan hệ giữa nhà nước và công xã bấy giờ là một thứ quan hệ lưỡng hợp. Nhà nước vừa có mặt đối lập với công xã, thế hiện ở sự bóc lột các thành viên công xã qua công xã và coi công xã như đơn vị bóc lột vừa phải có mặt đại diện cho công xã thể hiện những lợi ích chung của công xã và nhà nước, về mặt này nhà nước như “người cha của số đông công xã” (nói theo cách gọi của C. Mác). Bởi vậy, pháp luật của Nhà nước đối với các thế lực cát cứ, chống đối thì phải khắc nghiệt, với dân chúng phải “khoan dung giản dị, nhân dân được yên vui”. Trong giai đoạn này đặc điểm của pháp luật có những đặc điểm đó là - Đó là nhà nước và nền pháp luật tự chủ với chức năng hàng đầu của Nhà nước chống ngoại xâm, bình định các thế lực cát cứ và nhà nước trung ương tập quyền. - Pháp luật còn đơn sơ chưa chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo. Nhà nước và pháp luật thể hiện tính chất bạo lực, hà khắc, vừa thể hiện sự khoan dung và dựa trên nền tảng cơ sở là công xã nông thôn đang phát triển, chưa có dấu hiệu suy thoái, hà khắc. 1.5. Pháp luật các triều đại Lý, Trần, Hồ trong giai đoạn củng cố và phát triểnNhà nước trung ương tập quyền
  • 11. 9 Nhận xét về tình hình pháp luật thời kì này, Phan Huy Chú viết: “hình phạt các đời Lý, Trần không thể biết rõ từng điều tỉ mỉ kĩ càng… Nay lục những điều này đã thấy trong sử, lần lượt chép ra có thể được đại khái7”. a. Pháp điểm hóa các luật – bộ luật Công trình pháp điển hóa của triều Lý là bộ Hình thư, được ban hành năm 1042 dưới thời vua Lý Thái Tông. Việc ra đời bộ hình thư, Đại Việt sử kí toàn thư ghi: “Ban hình thư, trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan tại giữ luật pháp trong nước luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt thêm, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích ứng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm thành sách hình thư của một triều đại để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện”. Theo Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí - Vãn tịch chí), bộ Hình thư có 3 quyển. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên cùa nước ta đánh dấu thành tựu to lớn trong lịch sử pháp luật Đại Việt. Dưới triều Trần, lịch triều hiến chương hoại chí ghi: năm 1230, Trần Thái Tông soạn sách Quốc triều hình luật, khảo định các lệ đời trước để làm “Đại Việt sử kí toàn thư”. Như vậy, Đại việt sử kí toàn thư cho biết triều trần có 3 lần soạn thảo hình luật vào các năm 1230, 1244, 1341 còn Lịch triều chí ghi có 2 lần vào các năm 1230, 1244, 1341còn Lịch triều chỉ ghi có 2 lần vào các năm 1230,1244. Vậy phải chăng triềuTrần có tới 2,3 bộ hình luật. Cả hai cuốn sử cũ đáng tin cậy nhất ở trên đều ghi lần thứ 2 (1244) chỉ là “định những cách vẽ hình luật” hoặc “những điều về luật” chứ không có danh từ bộ luật. Có lẽ triều Trần chỉ có một bộ hình luật, bộ luật này được sửa đổi nhiều lần, bởi vậy không xác định được cụ thể năm ra đời của nó8. Cũng theo Đại Việt sử kí toàn thư, dưới triều hồ vào năm 1401 “Hán Thương định quan chế và hình luật của nước Đại Ngu”. Hình luật này được bộ luật mới hay chỉ là sự sửa đổi, bổ sung Hình thư đời Trần thì sử cũ không ghi rõ. Cả hai bộ hình thư thời Lý và thời Trần đều là những bộ luật tổng hợp chứ không phải là luật và đều đã bị thất truyền. 7 Xem Dân Việt sử ký toàn thư, tập II, tr.243. 8 Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Khoa học xã hội, 1993.
  • 12. 10 b. Tập hợp hóa pháp luật – các luật lệ Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương hoại chí, Việt sử thông giám cương mục, dưới triềuTrần, ngoài bộ hình thư còncó: Quốc triều thông chế (1230)gồm 20 quyển, nội dung quy định về tổ chức quan lại và quy chế hành chính; Quốc triều thường lễ (1230) gồm 10 quyển; Hoàng triều đại điển (1341), Hoàng triều ngọc diệp (1267), Công văn cách thức (1290). Hiện nay có một số quan điểm coi những văn bản pháp luật trên là các bộ luật. có người còn cho rằng Quốc triều thông ché là hình thư song thực ra. chúng chỉ là những tập luật lệ - két quả của hoạt động tập hợp hóa những văn bản pháp luật đơn hành. Những tập luật lệ trên chủ yếu điều chỉnh lĩnh vực tổ chức nhà nước và hành chính trong khi đó theo thông lệ của pháp luật phong kiến bộ luật thường có tính tổng hợp điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội. Đương thời, ở Trung Quốc đã có các tập hội điển (như Đại Đường hội điển, Đại Tòng hội điển...). Một số tập luật lệ trên của triều Trần có thể tạm coi là hình thức hội điển. Những tập luật lệ trên cũng đã thất truyền. c. Văn bản đơn hành – các đạo chiếu, lệnh Ngoài hai bộ luật và một số tập luật lệ, các vua Lý, Trần còn ban hành nhiều đạo chiếu, lệnh, trong đó có một số đạo chiếu quan trọng đã được sử cũ ghi lại. d. Những quy định trong lĩnh vực hình sự Thứ nhất, một số nguyên tắc chung - Nguyên tắc mọi vi phạm pháp luật đều bị trừng trị bằng hình phạt: Một đặc điểm của pháp luật phong kiến nói chung là các vi phạm pháp luật đều bị trừng trị bằng chế tài hình sự. Trong 27 chiếu lệnh có quy định áp dụng hình phạt trong số các chiếu lệnh đã thông kê dưới thời Lý, Trần thì có 17 vi phạm thuộc lĩnh vực hình sự, 5 vi phạm thuộc lĩnh vực dân sự, 2 vi phạm thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình, còn lại là những vi phạm thuộc lĩnh vực quản lí hành chính và các lĩnh vực khác. Như vậy, mục đích cùa pháp luật là trừng trị. - Nguyên tắc chuộc hình phạt bằng tiền Nguyên tắc này được áp dụng với một số loại người (người già, ốm đau, tàn lật, trẻ em) và với các loại lội (trừ tội thập ác). Chiếu năm 1071 quy định tiền chuộc lội theo thứ bậc khác nhau. Chiếu hạn điền năm 1398 cho phép dùng ruộng đất chuộc tội.
  • 13. 11 Nguyên tắc này phẩn nào thê hiện tư tướng nhãn đạo của pháp luật Lý, Trần, Hồ nói riêng và luật pháp phong kiến nói chung. - Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới là quan hệ gia đình hoặc quan hệ láng giềng. Luật nhà Trần quy định trộm cắp lần đầu bị đánh 80 trượng, thích chàm vào mật hai chữ "phạm đạo", đến 9 lần tài sán trộm cắp, nếu không đến được thì bắt vợ con sung làm nô tì, tái phạm chặt chân tay, phạm lần ba bị giết. Các đạo chiếu 2/1043,1117, 1123, 1142 thể hiện cụ thể nguyên tắc trên. Thứ hai, hình phạt bao gồm: ngũ hình, bậc nặng, bậc nhẹ, các hình phạt khác (phạt tiền, thích chữ vào thân thể, chặt chân, tay, tịch thu tài sản, biếm chức (hạ chức) hoặc cách chức, tước bỏ họ, quốc tính. Thứ ba, tội phạm Các đạo chiếu và các vụ việc được ghi trong sử cũ cho biết luật pháp thời Lý, Trần, Hồ đã quy định một số loại tội sau đây: tội thập ác (chiếu 11/1042), nhóm tội cấm vệ, nhóm tội về chức vụ, nhóm tộivề quân sự, nhóm tội giết người, nhóm tội về đánh người, nhóm tội trộm cướp, trộm cắp, nhóm tội thông gian. e. Những quy định trong lĩnh vực dân sự Các đạo chiếu, lệnh và các chính sách ruộng đát của nhà nước phong kiến Lý, Trần, Hổ dược sử sách ghi chép cho thấy, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật nước ta, các ván đề sở hữu và hợp đồng đã được pháp luật quy định. d. Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Những quy định của pháp luật Lý, Trần về lĩnh vực hôn nhân và gia đình còn lại rất ít ỏi. Các đạo chiếu tháng 2/1 128. thám: 4/1 130 quy định cám két hôn giữa gia nô của các quan, các vương hầu, công chúa với chức quan và lương dân. Dưới đời Trầ do ảnh hưởng của Nho giáo nên một số quy định cũng có chế độ gia đình phụ quyền gia trưởng. Qua nghiên cứu có thể rút ra những đặc điểm của pháp luật thời này như sau: Thứ nhất, mức hình phai được quy định chưa tương xứng với hành vi và hậu quả phạm tội. Chiếu tháng 12/1142 quy định cả tội đánh chết hay làm bị thương người đều bị phạt 80 trượng, xử tội đó. Chiếu 1125 quy định đánh người đến chết đày làm khao giáp, đánh 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ nhưng không phân biệt hành vi phạm tội
  • 14. 12 là cố ý hay vô ý. Thời Trần quỵ định giết người phải đền mạng: tái phạm tội trộm lần 2 bị chặt chân tay, phạm đến lần thứ ba bị giết, có khi bằng hình thức cho voi giày. Thứ hai, pháp luật chú trọng tới điều chỉnh các quan hệ kinh tế thiết yếu giữa các cá nhân và bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Xây dựng đất nước, xây dựng chế độ trung ương tập quyền trong điềukiện đất nước vừa thoát khỏi thời kì Bắc thuộc và luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm trực tiếp đe dọa, các vương triều Lý – Trần thấy được quy luật dân giàu, nước mạnh. Thứ ba, pháp luật thời kì này thể hiện tinh thần dân tộc độc lập, tự chủ Do điều kiện lịch sử, pháp luật các vương triều Lý, Trần chịu ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Hoa, nhất là trong lĩnh vực hình sự và hành chính, lễ nghi. Nhưng trong nhiều quy định về tổ chức, về dân sự thể hiện tinh thần độc lập dân tộc và sự tự chủ. Các đạo chiếu quy định về cách thức lập văn khế… là các chế định sáng tạo của luật pháp Lý, Trần, nó phù hợp với điều kiện kinh tế và nếp sống quen thuộc của nhân dân ta. 1.6. Pháp luật thế kỉ XV – thế kỉ XVIII, Bộ quốc triều hình luật và bộ quốc triều khám tụng Điều lệ Văn bản pháp luật thế kỉ XV - XVIII rất đa dạng và phong phú. - Các văn bản đơn hành không những không những nhiều về số lượng mà còn phong phú đa dạng về hình thức như chiếu, sắc dụ, lệnh, lệ, chế, cáo… - Những nhà làm luật rất chú trọng trong việc tập hợp hóa pháp luật. Trong lịch sử pháp luật phong kiến như thời kì này. Sau đây là một số tập luật lệ ở triều Lê: + Thiên Nam dư hạ tập Hổm có 100 quyên, dược biên soạn ở thời Hồng Đức. Ngày nay, bộ sách chỉ còn một số quyển chép một số bài thơ của Lê Thánh Tông, ghi về công việc đánh Chiêm Thành, đặc biệt có quyến ghi một số lệnh, lệ với niên hiệu Quang Thuận và Hồng Đức. - Hồng Đức Thiện chính thư, theo Vũ Văn Mẫu sách này được soạn vào khoảng năm 1541 – 1560. - Quốc triều hình thư khế ước cũng không rõ được biên soạn vào thời gian nào. Sách này ghi chép một số văn tự như chúc thư, văn khế cầm cố ruộng đất, văn khế thuê ruộng, văn khế nuôi con nuôi. Trong các văn tự này đều ghi niên hiệ Thống Nguyên niên hiệu của vua Lê Cung Hoàng 1522 – 1527.
  • 15. 13 - Quốc triều Chiếu lệnh thiện chính'" được biên soạn ờ đời Lê Dụ Tông (1706 - 1729). Sách này gồm mội số luật lệ. cũng được sáp xếp theo thẩm quyền cùa lục bộ- - Lê triều hội điển không rõ thời gian biên soạn. Sách gồm một số luật lệ, cũng được sáp xếp theo thẩm quyền của lục bộ. Về pháp điển khóa có hai Bộ luật: - Quốc triều hình luật; - Quốc triều khám tụng điều lệ. Nhìn chung pháp luật thế kí XV - XVIII không những đồ sộ về khối lượng, mà còn phong phú về hình thức văn bản và đa dạng về lĩnh vực điều chính. Những thành tựu lập pháp trong thời kì này nhất là ở thời kì Lê sơ, mà đỉnh cao là thời kì Lê Thánh Tông đã trở thành mẫu mực, các triều đại trước đó chưa hề đạt tới, triều đại sau có lĩnh vực cũng không thế vượt qua và phải lấy đó để noi theo 1.7. Pháp luật triều Nguyễn (1802 – 1884) Từ Gia Long đến Tự Đức, các Hoàng đế đều quan tâm đến xây dựng luật pháp và chú trọng đến áp dụng pháp luật. Hoạt động lập pháp của triều Nguyền cũng đã có những những thành lựu đáng kể. Thành tựu điển hình trong hoạt động lập pháp của triều Nguyễn là bộ Hoàng Việt luật lệ và các tập hội điển. Hoại động lập pháp của triều Nguyễn đã có những thành tựu đáng kể. Bộ hoàng Việt luật lệ và những tập Hội điểnlớn được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc điêu chinh các quan hệ xã hội thuộc nhiêu lĩnh vực trên nhiều lãnh thổ Việt Nam. Về kĩ thuật lập pháp, cũng như pháp luật triều Lê, pháp luật triều Nguyễn thiên về luật thực hành hơn là tống luận. Về tính chất, đó là pháp luật của chế độ dân chủ chuyên chế phong kiến, thể hiện tư tưởng chính trị pháp lý Nho giáo, ở mức độ nhất định có sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị đồng thời vẫn chú trọng tới phong tục tập quán của chế độ làng xã Việt Nam. Hoàng Việt luật lệ là bộ luật có quy mô lớn, có phạm vi điều chỉnh bao quát nhiều lĩnh vực và lần đầu tiên được áp dụng từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài, góp phân điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phong phú, đa dạng phức tạp của xã hội Việt Nam thế kỉ XIX. 2. Bản chất của pháp luật phong kiến
  • 16. 14 Dù là pháp luật của cả nước hay luật lệ của mỗi vùng lãnh thổ thì pháp luật phong kiến cũng đều chủ yếu thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến, quy định, củng cố sự thống trị của địa chủ phong kiến với nông dân. Ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến với sự chiếm hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai và các tư liệu sản xuất khác, pháp luật phong kiến là công cụ chuyên chính trong tay giai cấp địa chủ phong kiến. Nó ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau trong xã hội, sự phụ thuộc của người nông dân vào giai cấp địa chủ, nó bảo vệ hình thức áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác. Có thể nói, pháp luật phong kiến là công cụ đảm bảo sự thống trị về kinh tế, chính trị và tinh thần của giai cấp địa chỉ phong kiến xã hội, “về bản chất, tất cả các luật pháp đó chung quy chỉ nhằm một mục đích duy nhất là duy trì chính quyền của chúa phong kiến với nông nô9”. Là công cụ quản lí xã hội, pháp luật phong kiến cònmang tính xã hội tính cực. Nó là phương tiện mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung để thực hiện việc quản lý xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, triển khai những công việc chung của toàn xã hội, xác lập, ghi nhận hệ thống các quan điểm của xã hội phong kiến. 3. Đánh giá đặc điểm cơ bản của pháp luật phong kiến Một là, pháp luật phong kiến phân chia xã hội phong kiến thành những đẳng cấp khác nha và quy định cho mỗi đẳng cấp những đặc quyền khác nhau10 Theo quy định của pháp luật phong kiến thì xã hội phong kiến được chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau, thậm chí trong một tổ chức, một gia đình, một cộng đồng xã hội cũng có những sự phân biệt về thứ bậc, phẩm trật. Việc phân chia xã hội thành nhiều đẳng cấp khác nhau có tác dụng để tạo ra tôn ty trật tự giữa các thành viên trong gia đình, giữa người sang kẻ hèn trong xã hội và giữa quân thần trong quốc gia. Mỗi đẳng cấp, mỗi thứ bậc có địa vị xã hội khác nhau và có địa vị pháp lý khác nhau. Hai là, pháp luật phong kiến rất hà khắc, dã man11 9 Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Khoa học xã hội, 1993 10 Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,Nxb. Công an nhân dân, tr.129. 11 Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,Nxb. Công an nhân dân, tr.130.
  • 17. 15 Mục đích hình phạt trong pháp luật phong kiến chủ yếu là gây đau dớn về thể xác và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp con người. Do vậy, trong xã hội phong kiến hầu hết các quan hệ xã hội thường bị hình sự hóa, nên pháp luật hình sự phong kiến được quan tâm, chú ý hơn cả. Trong các quy định của pháp luật phong kiến, các biện pháp như chặt đầu, treo cổ, dìm nước xuống sông, chôn sống, thiêu sống, chặt chân tay, thích chữ vào mặt, ném vạc dầu, cho hổ ăn thịt… được áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, Hoàng Việt luật lệ quy định các hình thức thi hành án tử hình là: Lăng trì (cắt, xẻo thịt phạm nhân cho đến chết, róc thịt phạm nhân, móc mắt phạm nhân); trảm khiêu (chém bêu đầu), lục thi (chém băm xác phạm nhân). Quốc triều hình luật tuy đã có những tiến bộ nhất định nhưng vẫn quy định hệ thống hình phạt (ngũ hình) tà bạo đó là: Suy (đánh bằng roi); Trượng (đánh bằng gậy); Đồ (tù khổ sai); Lưu (lưu đày); Tử (giảo – thắt cổ, trảm – chém, trảm khiêu, lăng trì). Pháp luật phong kiến còn cho phép áp dụng các biện pháp hình sự, liên đới, nghĩa là, cả những người thân, quen của phạm nhân cũng phải chịu trách nhiệm như phạm nhân mặc dù họ không liên quan gì đến việc thực hiện tội phạm. Chế độ trách nhiệm hình sự liên đới thường được áp dụng theo hai nguyên tắc: thứ nhất, đối với những người có cùng huyết thống, dòng tộc hoặc quan hệ hôn nhân với người phạm tội; thứ hai, đối với những người có quan hệ làng xóm, đồng cư với người phạm tội. Ba là, pháp luật phong kiến có nhiều quy định mang tính chất tôn giáo và đạo đức phong kiến12 Do sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo trong xã hội phong kiến nên tổ chức tôn giáo trong nhiều trường hợp đã can thiệp vào công việc Nhà nước và ngược lại, Nhà nước cũng đã can thiệp vào các công việc tôn giáo. Điều này dẫn đến Nhà nước phong kiến ghi nhận nhiều quy định của lễ, giáo, đạo đức phong kiến thành những quy định của pháp luật phong kiến. Chẳng hạn, Quốc triều hình luật ở Việt Nam có nhiều quy định về nghĩa vụ của con cái, như không được kiện cha mẹ (Điều 511); phải che dấu tội cho cha mẹ (Điều 504), để tang cha mẹ (Điều 543)… Hoàng Việt luật lệ dành hẳn 9 quyển Lễ luật để quy định về lễ nghĩa thủ tục, nghi thức tang lễ, quy định về việc lấy vợ của sư nam và đạo sĩ… 12 Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,Nxb. Công an nhân dân, tr.131.
  • 18. 16 4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam qua việc học tập những giá trị của pháp luật phong kiến Trước hết giá trị từ quan niệm pháp luật là đại lượng cơ bản để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, bảo đảm quyền con người. Tư tưởng này đã có tác động nhất định lên cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong lịch sử. Pháp luật đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của Nhân dân, xem việc chăm lo, bảo vệ nhân dân là mục đích cao nhất trong hoạt động của nhà nước. Theo đó, mọi chính sách pháp luật cần phải xuất phát từ con người, hướng đến bảo vệ con người; việc xây dựng chính sách, pháp luật phải có sự tham gia của Nhân dân. Tư tưởng quản lý nhà nước, xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức mà không ít triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã thực hành cũng là một định hướng quan trọng trong quá trình quản lý xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền. Tư tưởng này không chỉ có giá trị ở chỗ nó đề cao sự kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, ở yêu cầu về các giá trị đạo đức trong pháp luật mà còn nhấn mạnh đến các "khoảng trống" cần thiết mà pháp luật cần phải có để đạo đức có thể phát huy hết vai trò của nó trong đời sống xã hội. Ở một góc độ nào đó, đây cũng chính là yêu cầu về việc mở rộng phạm vi trách nhiệm thụ động của Nhà nước trước việc hiện thực hóa các quyền cơ bản của con người. Pháp luật phải là công cụ cơ bản để hạn chế, kiểm soát và giám sát quyền lực nhà nước. Tư tưởng hiện đại này đã được thể hiện khá cụ thể trong không ít triều đại phong kiến Việt Nam. Hạn chế, kiểm soát quyền lực để chống lạm quyền, tiếm quyền, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước và cũng chính là để bảo vệ tính thống nhất của quyền lực vào Nhân dân. Nhân dân là gốc của quyền lực, hay quyền lực nhân dân là tối cao chỉ có thể thành hiện thực khi quyền lực nhà nước bị hạn chế, kiểm soát. Do đó, cách thức tổ chức nhà nước nào có lợi cho việc bảo vệ quyền lực nhân dân nhất, hạn chế được sự vượt quyền của nhà nước nhất sẽ phải là cách thức tổ chức được lựa chọn. Nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước, với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, có thể giám sát, kiểm soát được nhau, và để cùng thực hiện hiệu quả quyền lực nhà nước chính là một yêu cầu mang ý nghĩa khách quan.
  • 19. 17 Tư tưởng đề cao trách nhiệm trực tiếp và liên đới của các cơ quan công quyền trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước cũng là một tư tưởng có giá trị lớn. Hiếm thấy trong hệ thống pháp luật thực định nào, vấn đề trách nhiệm công vụ, trách nhiệm pháp lý cá nhân lại được đề cập mạnh mẽ như các triều vua thời đầu Hậu Lê, và thời nhà Nguyễn. Hầu hết trong những văn bản pháp luật quan trọng như Bộ Quốc triềuhình luật, Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ, bộ Hoàng Việt luật lệ, các quy định liên quan đến trách nhiệm công vụ đều dự liệu kèm theo trách nhiệm pháp lý cá nhân của công chức thừa hành nếu vi phạm, thậm chí còn được nhấn mạnh như bộ phận chính của quy phạm pháp luật. Tư tưởng về pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật tố tụng cũng là một trong những tư tưởng có ý nghĩa lớn. Tinh thần pháp luật tố tụng mà các triều đại phong kiến Việt Nam mang lại, đó là: đã đưa ra một hệ các quy tắc tố tụng để cán bộ tư pháp chỉ được phép thực hiện trong phạm vi đó, không được vượt quá, và phải luôn thể hiện trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của con người, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong tố tụng. Tinh thần này của pháp luật tố tụng thời phong kiến có những điểm vượt thời đại, thể hiện ở cả nội dung và cách thức xây dựng. Nội dung pháp luật tố tụng đã tập trung vào trách nhiệm của nhóm chủ thể có thẩm quyền, gồm cả trách nhiệm công vụ và trách nhiệm pháp lý. Hai loại trách nhiệm này luôn được đặt trong tương quan với quyền lợi của các bên tham gia tố tụng, của con người nói chung. Các quy định phần lớn thiết kế theo mô thức đưa ra cách thức xử sự, dự liệu cụ thể chế tài xử lý vi phạm đối với các cán bộ tư pháp trong quá trình tố tụng như một đảm bảo cho hiệu quả và hiệu lực của pháp luật. Sự độc đáo và tài tình này của các nhà lập pháp phong kiến, mà điển hình là triều Hậu Lê và triều Nguyễn đã làm cho pháp luật tố tụng hình sự thực sự mang tinh thần pháp quyền, thể hiện đúng thiên chức của nó, như lời chỉ dụ của vua Lê Hiển Tông khi ban hành Bộ Quốc triều hình luật: “liên quan đến việc kiện tụng cốt ở chỗ trong sạch và giảm bớt... nhằm dùng chính sự để công bằng về lý trong các việc kiện tụng, khiến dân có chỗ nương nhờ13”. KẾT LUẬN 13 Phạm Thị Lan Hương và Phạm Thị Duyên Thảo (2018), “Tư tưởng đề cao pháp luật trong các triều đại phong kiến Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 08).
  • 20. 18 Nghiên cứu pháp luật phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ, chúng ta có quyền tự hào về một di sản pháp luật mà những thế hệ trước đây đã dành nhiều công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành. Những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp, những bài học kinh nghiệm sâu sắc từ những trang cổ luật, đang và sẽ tiếp tục được tham khảo và phát huy trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng một nền văn hóa nhân quyền bền vững ở nước ta hiện nay14. Từ việc xây dựng bộ máy chính quyền có sự giám sát quyền lực, xây dựng pháp luật đến việc áp dụng pháp luật chú ý đến quyền con người, đặc biệt là những nhóm yếu thế trong xã hội, đồng thời đặt ra trách nhiệm của những chủ thể nhân danh quyền lực nhà nước phải chịu trách nhiệm về những sai phạm, can thiệp những quyền con người một cách trái pháp luật…tất cả đều là những bài học rất đáng kế thừa trong việc phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Những giá trị nhân văn sâu sắc của các bộ luật xưa cũng là những cơ sở để giáo dục truyền thống, xây dựng những con người Việt Nam có thể hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc đã được khẳng định và bảo tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, những truyền thống đó có mặt tiến bộ, tích cực, đồng thời cũng có mặt hạn chế, tiêu cực do yếu tố lịch sử. Trong bối cảnh chung, điều kiện chung về kinh tế - xã hội – chính trị thời kỳ phong kiến, pháp luật phong kiến Việt Nam có nhiều quy định chưa thoát ra được hoàn cảnh lịch sử để bảo vệ con người. Trong lễ giáo phong kiến khắt khe, con người bị trói buộc trong rất nhiều nghĩa vụ, bổn phận với gia đình, với làng nước, với xã hội mà không có ý thức về quyền cá nhân. Tư tưởng về trách nhiệm nhà nước thời kỳ phong kiến Việt Nam hoàn toàn không tương đồng với nội dung yêu cầu về vai trò, trách nhiệm của nhà nước phục vụ nhân dân cũng như trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và nhân dân trong hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay. Bởi vậy, chúng ta chủ động kế thừa phát huy những yếu tố tốt đẹp nhưng cũng phải khắc phục những yếu tố lạc hậu của truyền thống để góp phần bảo đảm và thúc đẩy thực hiện quyền con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 14 Ngô Thị Thu Hoài (2019), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam,Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, tr.148.
  • 21. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, 2, 3, 4, Nxb Khoa học xã hội, 1993 2. Ngô Thị Thu Hoài (2019), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội. 3. Phạm Thị Lan Hương và Phạm Thị Duyên Thảo (2018),“Tư tưởng đề cao pháp luật trong các triều đại phong kiến Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 08). 4. Vũ Văn Mẫu (1974), Cổ luật Việt Nam thông khảo và tư pháp sử, quyển nhất, tập nhất, Nxb, Đại học Luật khoa. 5. Trường đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân. 6. Trường đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân. 7. Viện Nhà nước và pháp luật (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV – thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.