SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Hà Nội - 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI NGUYÊN NGỌC
Hà Nội - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và các số liệu sử dụng trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn đến Gia đình, Anh chị em và Bạn bè
– những người đã luôn ở bên cạnh, động viên và cho em sức mạnh tinh thần to lớn
trong suốt thời gian em theo học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội và trong quá trình thực hiện Luận văn.
Lời cảm ơn thứ hai, em xin được gửi đến toàn bộ Thầy cô giáo tại Trường
Đại học Ngoại thương – những người đã giảng dạy tận tình, giúp cho em có thể
hoàn thành được khóa học.
Lời cảm ơn thứ ba, em xin được gửi đến các anh, chị trong Ban quản lý khu
kinh tế Hải Phòng và PGS.TS. Đan Đức Hiệp- cựu Phó chủ tịch thành phố Hải
Phòng đã giúp đỡ nhiệt tình để em có thể thu thập được tài liệu, thông tin chi tiết
phục vụ cho quá trình hoàn thành Luận văn này.
Lời cảm ơn cuối cùng, chân thành và sâu sắc nhất, em xin gửi đến cô giáo
TS. Mai Nguyên Ngọc đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện Luận
văn. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi
những lúc bị bế tắc và chán nản. Những lúc đó Cô đã luôn động viên, khuyến khích
và giúp em tháo gỡ những khó khăn. Nếu như không có sự hướng dẫn tận tình của
Cô thì em khó có thể hoàn thành được Luận văn này. Một lần nữa, em xin cảm ơn
Cô rất nhiều.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG - HÌNH VẼ ........................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI ..........4
1.1. Tổng quan về vốn FDI ...................................................................................5
1.1.1. Khái niệm vốn FDI...................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của vốn FDI..............................................................................6
1.1.3. Các hình thức của FDI ............................................................................7
1.1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư..........................................9
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn FDI ..........................................................................16
1.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI............................16
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI .....................20
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG .................24
2.1. Giới thiệu tổng quan về Hải Phòng và chính sách thu hút FDI của Hải
Phòng.....................................................................................................................24
2.2. Tình hình thu hút FDI tại Hải Phòng .........................................................28
2.2.1. Về quy mô, nhịp độ phát triển.................................................................28
2.2.2. FDI theo ngành .......................................................................................30
2.2.3. FDI theo đối tác đầu tư...........................................................................32
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng...................................33
2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng theo một số chỉ tiêu
kinh tế- xã hội....................................................................................................33
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trên một số khía
cạnh khác...........................................................................................................45
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng chưa
cao…. .................................................................................................................55
iv
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
FDI TẠI HẢI PHÒNG............................................................................................62
3.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Hải Phòng giai đoạn 2015-
2020, tầm nhìn 2030.............................................................................................62
3.1.1. Quan điểm phát triển...............................................................................62
3.1.2. Mục tiêu phát triển..................................................................................63
3.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu theo ngành và trong nội bộ ngành...66
3.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng thu hút vốn FDI tại Hải Phòng giai
đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030. ........................................................................69
3.2.1. Quan điểm và mục tiêu của thu hút vốn FDI tại Hải Phòng đến năm
2020, tầm nhìn 2030..........................................................................................69
3.2.2. Định hướng thu hút vốn FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2015- 2020, tầm
nhìn 2030. ..........................................................................................................70
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng. ....71
3.3.1. Giải pháp về môi trường pháp lý ............................................................71
3.3.2. Giải pháp về công tác quản lý.................................................................72
3.3.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng.....................................................74
3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................75
3.3.5. Giải pháp về xúc tiến đầu tư ...................................................................77
3.3.6. Một số giải pháp khác .............................................................................78
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
2. Tiếng Anh
Từ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt
BOT Build-Operate-Transfer Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT Build- Transfer Xây dựng- chuyển giao
BTO Build- Transfer- Operate Xây dựng- chuyển giao- kinh doanh
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PCI Provincial Competitiveness
Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
VA Value added Giá trị gia tăng
VCCI Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng thương mại và công nghiệp
Việt Nam
WB World bank Ngân hàng thế giới
WEF The world economic forum Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Từ viết tắt Nội dung
CP Chính Phủ
DN Doanh Nghiệp
KCN Khu công nghiệp
NQ Nghị quyết
QĐ Quyết định
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNSNN Thu ngân sách nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG–HÌNH VẼ
1. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015....................................29
Bảng 2.2: Năng suất lao động khu vực FDI giai đoạn 2010- 2015...........................33
Bảng 2.3: Đóng góp của khu vực FDI trong GDP, trong giá trị sản xuất và giá trị
sản xuất công nghiệp của toàn thành phố giai đoạn 2010- 2015. .............................35
Bảng 2.4: Lao động khu vực FDI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015..................41
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 ........58
2. DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu vốn FDI vào thành phố Hải Phòng theo ngành lũy kế đến hết năm
2015...........................................................................................................................31
Hình 2.2: Vốn FDI vào Hải Phòng theo đối tác đầu tư đến hết năm 2015...............32
Hình 2.3: Năng suất lao động theo khu vực giai đoạn 2010- 2015 của thành phố Hải
Phòng.........................................................................................................................34
Hình 2.4: Đóng góp của khu vực FDI trong thu nội địa của Hải Phòng giai đoạn
2010- 2015 ................................................................................................................37
Hình 2.5: Chỉ số NNSNN/Vốn đầu tư khu vực FDI của Hải Phòng giai đoạn 2010-
2015...........................................................................................................................38
Hình 2.6: Đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu của Hải Phòng giai đoạn 2010-
2015...........................................................................................................................39
Hình 2.7: Xuất nhập khẩu của khu vực FDI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 .40
Hình 2.8: Chỉ số việc làm trên vốn đầu tư của 3 khu vực kinh tế tại Hải Phòng giai
đoạn 2010- 2015........................................................................................................42
Hình 2.9: Thu nhập bình quân/người/tháng của 3 khu vực kinh tế của Hải Phòng
giai đoạn 2010- 2015.................................................................................................44
Hình 2.10: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hải Phòng giai đoạn 2010-
2015...........................................................................................................................46
vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây về hiệu quả sử
dụng vốn FDI cũng như kết hợp tham khảo từ một số giáo trình, bài giảng của
những trường đại học về Kinh tế, luận văn đã hệ thống được một bộ chỉ tiêu để có
thể lượng hóa đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI theo cách tiếp cận vĩ mô khi
đứng trên phương diện toàn xã hội, đó là:
(1) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, bao gồm: năng suất lao động, mức độ
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước, mức
độ đóng góp vào xuất khẩu.
(2) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội, bao gồm: chỉ tiêu FDI tạo việc làm và chỉ
tiêu phản ánh mức thu nhập, thu nhập bình quân của lao động làm việc trong khu
vực FDI.
Ngoài ra, luận văn cũng đã tổng hợp các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn FDI, đó là: tình hình chung của kinh tế thế giới; tiềm lực tài
chính và năng lực kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài; sự ổn định môi
trường kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thủ tục
hành chính của nước nhận đầu tư. Đồng thời, luận văn cũng đã chỉ ra một số
phương thức để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI.
Bên cạnh đó, thông qua việc đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại
Hải Phòng bằng cách tính toán một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội của khu vực FDI, luận văn đã khẳng định mặc dù việc sử dụng nguồn vốn FDI
tại Hải Phòng đã đạt được những hiệu quả nhất định như góp phần đáng kể vào
tăng trưởng kinh tế chung của thành phố, tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc
đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng cũng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như có sự
mất cân đối trong đầu tư, việc chuyển giao và tiếp thu công nghệ còn kém, chưa
đạt được hiệu ứng lan tỏa tốt sang các khu vực kinh tế khác trong nước và một số
chỉ tiêu về kinh tế, xã hội vẫn còn kém hơn nhiều khi so sánh với khu vực kinh tế
nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Luận văn cũng đã chỉ ra các nguyên
viii
nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó nhấn mạnh đến những nguyên nhân chủ
quan xuất phát từ chính thành phố Hải Phòng như các vấn đề về năng lực cạnh
tranh của thành phố, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân
lực. Cuối cùng, dựa trên định hướng phát triển cũng như tình hình thực tế của địa
phương, luận văn đã đưa ra một số nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn FDI tại Hải Phòng, đó là: (1) Giải pháp về môi trường pháp lý; (2) Giải pháp về
công tác quản lý; (3) Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng; (4) Giải pháp về nguồn
nhân lực; (5) Giải pháp về xúc tiến đầu tư.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì FDI là một trong
những nguồn bổ sung vốn vô cùng quan trọng cho nền kinh tế, góp phần đáp ứng
nhu cầu đầu tư và tạo ra động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
Trong những năm qua, việc thu hút vốn FDI đã mang lại những lợi ích đáng kể cho
Việt Nam như: góp phần hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao; tạo công ăn việc làm cho người lao động; mở rộng cơ cấu
hàng hóa và cơ cấu thị trường; mở rộng quan hệ đối ngoại;… Tuy nhiên, việc khai
thác và sử dụng nguồn vốn FDI đã thực sự hiệu quả hay chưa vẫn còn là một vấn đề
được nhiều người tranh cãi.
Hải Phòng là một thành phố cảng với lợi thế là cửa chính ra biển của các tỉnh
phía Bắc, là một trong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
và là một đầu mối giao thông quan trọng gắn kết với các tỉnh khác trong nước và
quốc tế. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư (2017) thì
trong những năm qua, Hải Phòng luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của
cả nước về thu hút vốn FDI với nhiều dự án lớn và tính đến hết năm 2016 Hải
Phòng có 565 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 14,514 tỷ USD, chiếm 4,9%
tổng số vốn FDI đăng ký của cả nước và trong số các dự án này có nhiều dự án tập
trung vào lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên có một thực trạng nổi lên trong khối
doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng, đó là việc tranh chấp lao động, công nhân đình
công hàng loạt vẫn thường xuyên xảy ra (tiêu biểu là vụ đình công của hơn 800
công nhân tại Công ty TNHH Bluecom Vina của Hàn Quốc tại KCN Tràng Duệ vào
ngày 11/4/2016 hay vụ đình công của hơn 500 công nhân tại Công ty TNHH
Steelflex của Ý cũng tại KCN Tràng Duệ vào ngày 13/12/2016); nhiều dự án FDI
đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thậm chí đã được phân đất nhưng rất lâu sau
không triển khai gây lãng phí quỹ đất của thành phố (tiêu biểu là dự án cảng
Container quốc tế Hải Phòng, dự án KCN Đồ Sơn…); nhiều doanh nghiệp FDI liên
tục báo lỗ trong nhiều năm hay thực hiện các thủ đoạn chuyển giá để tránh phải nộp
thuế gây thất thu ngân sách nhà nước (theo số liệu của ngành thuế Hải Phòng thì
2
đến hết năm 2012 có tới 109/247 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ nhưng
vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh). Những vấn đề này đã phần
nào thể hiện việc sử dụng nguồn vốn FDI tại Hải Phòng vẫn còn tồn tại nhiều bất
cập. Xuất phát từ thực tiễn đó, người viết đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ là “Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng” với mong muốn nghiên cứu và
phân tíchhiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trong thời gian qua, từ đó đề xuất
một số giải pháp để có thể khai thác và sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn trong
thời gian tới.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI trên các mặt kinh tế và xã hội đã
được nhiều tác giả nghiên cứu trong các đề tài luận văn, luận án, sách, báo hay các
tạp chí khoa học. Có thể kể đến như:
Về hiệu quả kinh tế, một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của FDI là
đóng góp của khu vực kinh tế FDI tới tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư.
Nair- Reichert và Weinhold (2001) đã sử dụng dữ liệu của 24 nước đang phát triển
giai đoạn 1971- 1995 và tìm ra mối liên hệ nhân quả của việc sử dụng vốn FDI đến
tăng trưởng kinh tế nhưng mối liên hệ này ở các nền kinh tế khác nhau là khác
nhau. Trong khi đó, nghiên cứu của Carkovic và Levine (2002) cho 68 nước giai
đoạn 1960- 1995 lại không tìm thấy tác động độc lập của việc sử dụng vốn FDI tới
tăng trưởng kinh tế. Để tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân của sự khác biệt về hiệu quả
của FDI với tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia, một số nghiên cứu chỉ ra sự khác
biệt này phụ thuộc vào các yếu tố: mức thu nhập, mức độ phát triển nguồn nhân lực,
mức độ mở cửa nền kinh tế và sự phát triển của hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng
(Borensztein và cộng sự, 1998; Blomstrom và cộng sự, 1994). Ở Việt Nam, có một
số nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê định lượng để đưa ra bằng
chứng cho thấy vốn FDI có hiệu quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Nguyễn
Thị Liên Hoa và Lê Nguyễn Quỳnh Phương (2014) đưa ra kết luận cho giai đoạn
1988- 2012, đó là trong ngắn hạn việc sử dụng vốn FDI có vai trò thúc đẩy đầu tư
trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
3
Về hiệu quả xã hội của FDI, nghiên cứu của Lipsey và cộng sự (2004) tại
Indonesia cho thấy lương của người lao động trong khu vực FDI cao hơn 12% và sự
khác biệt này chủ yếu là do chất lượng lao động. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng
sự (2006) cũng kết luận FDI ngoài việc tạo ra việc làm cho lao động của Việt Nam
thì còn có tác động cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, năng suất lao động và tiền lương của người lao động
khối doanh nghiệp FDI cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Như vậy, có thể khẳng định rằng các đề tài về hiệu quả sử dụng vốn FDI đã
được nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào tập trung vào
nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn FDI của tỉnh Hải Phòng trong thời gian gần đây
thông qua một hệ thống những chỉ tiêu cụ thể và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn FDI của Hải Phòng trong thời gian tới. Vì vậy, đề tài không trùng
lặp với các công trình đã công bố trước đây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hiệu quả sử dụng vốn FDI đứng trên
phương diện toàn xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng.
- Thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải
Phòng trong giai đoạn 2010 - 2015; đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này đến năm 2030.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng và đề xuất một
số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Đề tài tự xác định những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn
vốn FDI.
4
- Vận dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội trong việc sử dụng
vốn FDI của Ngô Doãn Vịnh và các cộng sự (2012), Vũ Chí Lộc (2012), Nguyễn
Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007) để đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng
vốn FDI tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải
Phòng trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng vốn FDI, các tác giả có thể có
nhiều cách tiếp cận như: đánh giá hiệu quả tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế- xã
hội, đánh giá các tác động về môi trường. Tuy nhiên, việc đánh giá các tác động về
môi trường còn gặp nhiều khó khăn do nguồn số liệu rất khan hiếm; hiệu quả tài
chính là hiệu quả được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp và sẽ được tính
toán cho từng dự án cụ thể và sẽ tập trung vào lợi ích/chi phí của từng dự án; còn
hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ
nền kinh tế. Hơn thế nữa, hiệu quả kinh tế- xã hội của một hoạt động đầu tư nói
chung và một dự án FDI nói riêng giữ một vai trò quan trọng để được các cấp có
thẩm quyền quyết định có cho phép đầu tư hay không. Vì vậy, để có một cái nhìn
tổng quan nhất về hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Phòng, bài viết sẽ
đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội trong việc sử
dụng vốn FDI tại Hải Phòng trên cơ sở tham khảo một số tài liệu như: bộ chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư của Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ
Quang Phương (2007), bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam
của Ngô Doãn Vịnh và các cộng sự (2012), các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã
hội của vốn FDI của Vũ Chí Lộc (2012).
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Danh mục từ viết tắt, Danh mục Bảng, Hình, Kết luận và
Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 3 Chương:
- Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn FDI.
- Chương 2: Hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại HP.
5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI
1.1. Tổng quan về vốn FDI
1.1.1. Khái niệm vốn FDI
Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF): FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài
trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh
tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp được
thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc
biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý
doanhnghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp
hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ
doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài
hạn (> 5 năm)
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền kiểm soát tài sản đó.
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996: "Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất
kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”
Luật Đầu Tư năm 2005 tại Việt Nam không đưa ra khái niệm “đầu tư trực
tiếp nước ngoài” mà chỉ đưa ra một số khái niệm sau:
• Đầu tư:
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
• Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư
• Đầu tư nước ngoài :
6
Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Vậy, tóm lại FDIlà một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một
nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.
1.1.2. Đặc điểm của vốn FDI
Theo Vũ Chí Lộc (2012), FDI có bốn đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, FDI đa phần là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm
lợi nhuận. Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu cũng như theo
quy định của luật pháp nhiều nước thì FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, cũng có
một số nước trong đó có Việt Nam thì lại quy định FDI có thể có sự tham gia của
vốn góp nhà nước. Dù cho chủ thể đầu tư là tư nhân hay nhà nước thì FDI cũng có
mục đích đầu tiên là lợi nhuận. Vì vậy, các nước nhận đầu tư cần đặc biệt lưu ý điều
này khi tiến hành thu hút FDI để có những biện pháp, chính sách hướng FDI vào
phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI
chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu
trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy thuộc vào quy định của từng nước để
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Các
quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về vấn đề này. Tỷ lệ góp vốn của
các chủ đầu tư sẽ quyết định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời cũng là căn
cứ để phân chia lợi nhuận và rủi ro sau này.
Thứ ba, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư. Chủ đầu tư quyết định sản xuất kinh
doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi của hoạt động kinh doanh của mình. Thu
nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
mà họ trực tiếp bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không
phải là lợi tức. Hình thức đầu tư này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao chứ
không có ràng buộc về chính trị.
Thứ tư, FDI thường kèm chuyển giao công nghệ. FDI thường chuyển giao
công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư bằng việc đưa máy móc, trang thiết bị,
7
bằng phát minh, sáng chế, cán bộ quản lý, bí quyết kỹ thuật,… vào nước tiếp nhận
đầu tư để thực hiện dự án.
1.1.3. Các hình thức của FDI
Vũ Chí Lộc (2012) cũng đã đưa ra các tiêu chí để phân loại hình thức của
vốn FDI như sau:
1.1.3.1. Theo cách thức xâm nhập
Theo tiêu chí này, FDI có hai hình thức:
- Đầu tư mới: chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng một cơ sở sản xuất,
kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư.
- Sáp nhập và mua lại qua biên giới: chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp
nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư. Sáp nhập doanh
nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập; Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh
nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm
soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
FDI chủ yếu diễn ra dưới hình thức mua lại. Mua lại và sáp nhập được nhiều
chủ đầu tư ưa chuộng hơn đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và chủ đầu
tư có thể tiếp cận thị trường nhanh hơn.
1.1.3.2. Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng
tiếp nhận đầu tư.
Theo tiêu chí này, FDI có ba hình thức:
- FDI theo chiều dọc: nhằm khai thác nguyên, nhiên vật liệu hoặc để gần gũi
người tiêu dùng hơn thông qua việc mua lại các kênh phân phối ở nước nhận đầu
tư. Với hình thức này, doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư cùng
nằm trong một dây chuyền sản xuất và phân phối cùng một sản phẩm.
- FDI theo chiều ngang: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất cùng
loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước của
chủ đầu tư. Yếu tố quan trọng quyết định thành công của hình thức FDI này là sự
khác biệt của sản phẩm.
8
- FDI hỗn hợp: doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư
hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
1.1.3.3. Theo định hướng của nước nhận đầu tư
Theo tiêu chí này FDI có ba hình thức:
- FDI thay thế nhập khẩu: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và
cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này
phải nhập khẩu. Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thức FDI này là dung lượng thị
trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải.
- FDI tăng cường xuất khẩu: thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm tới
không chỉ là ở nước nhận đầu tư mà còn là các thị trường rộng lớn trên toàn thế
giới. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức FDI này là khả năng cung ứng yếu tố đầu
vào giá rẻ như nguyên vật liệu, bán thành phẩm của nước nhận đầu tư.
- FDI theo các định hướng khác của chính phủ: chính phủ nước nhận đầu tư có
thể áp dụng các biện pháp thu hút đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào
nước mình theo đúng ý đồ của mình. Ví dụ như tăng cường thu hút FDI để giải
quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.
1.1.3.4. Theo định hướng của chủ đầu tư
Theo tiêu chí này FDI có hai hình thức:
- FDI phát triển: nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp
ở nước nhận đầu tư. Hình thức này giúp chủ đầu tư tăng lợi nhuận thông qua việc
tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường ra nước ngoài.
- FDI phòng ngự: nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở nước nhận đầu tư để
giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp cho lợi nhuận của chủ đầu tư tăng lên.
1.1.3.5. Theo hình thức pháp lý
Ở Việt Nam, FDI được tiến hành dưới các hình thức pháp lý chủ yếu là:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là sự ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến
hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm phân chia kết
quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này
thường áp dụng đối với một số ngành kinh tế đặc biệt hoặc chỉ áp dụng khi các chủ
đầu tư nước ngoài thâm nhập vào một thị trường mới mà họ chưa nắm rõ.
9
- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên
cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa hai hoặc nhiều bên nhưng hình thành pháp
nhân mới ở Việt Nam và là pháp nhân Việt Nam.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập ở Việt Nam, tự quản lý
và chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT): đây là hình thức liên doanh liên
kết giữa một bên là đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy
định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên trong các văn bản
ký kết mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này có đặc điểm là hợp tác
kinh doanh của các bên được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết trong đó sẽ quy
định rõ trách nhiệm và phân chia lợi nhuận của các bên, nước nhận đầu tư sẽ phê
chuẩn hợp đồng giữa các bên, thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận. Loại hợp
đồng này được áp dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai
thác dầu khí và một số tài nguyênkhác.
- Xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO): Là hình thức đầu tư được ký
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó
cho sở tại. Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong
một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hình thức này giống như
hình thức BOT chỉ khác ở điểm sau khi xây dựng xong công trình được chuyển giao
ngay cho nước sở tại, sau đó mới thực hiện kinhdoanh.
- Xây dựng- chuyển giao (BT): Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi
xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ
tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồngBT.
1.1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư
1.1.4.1. Tác động tích cực
10
Thứ nhất, thúc đẩy chuyển giao, phát triển công nghệ nhất là ở những nước
đang phát triển.
Tại các nước đang phát triển, do trình độ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục,
khoa học còn thấp cũng như thiếu ngoại tệ nên các công nghệ ở trong nước thường
là công nghệ lâu đời lạc hậu làm năng suất lao động thấp. Vốn FDI được coi là
nguồn quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghệ của nước tiếp nhận vốn FDI.
Các công nghệ mới được các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào qua các con đường
như việc mua bằng phát minh sáng chế và cải tiến công nghệ nhập khẩu trở thành
công nghệ phù hợp cho mình (như các quốc gia đã từng làm là Hàn Quốc và Nhật
Bản). Khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ đầu tư nước ngoài không chỉ
chuyển vào nước đó vốn bằng tiền, mà còn chuyển cả vốn vật tư hàng hoá như: máy
móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… và cả những giá trị vô hình như: công nghệ,
tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường… cũng như đưa
chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực cần
thiết phục vụ hoạt động của dự án. Điều này cho phép các nước nhận đầu tư không
chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần,mà còn nắm vững cả kỹ năng quản lý vận hành,
sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ hiện
đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầyđủ. Ngoài ra,
thông qua vốn FDI, các công ty xuyên quốc gia còn góp phần tích cực đối với tăng
cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà và trong quá
trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong
nước cũng học được cách thiết kế, sáng tạo công nghệ gốc, sau đó cải tiến cho phù
hợp với điều kiện của địa phương mình và biến chúng thành công nghệ của mình.
Nhờ có các tác động tích cực nêu trên mà trình độ công nghệ của nước chủ nhà được
tăng cường, vì thế nâng cao được năng suất từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế (Hoàng Đức Thân và cộng sự, 2016).
Thứ hai, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương
Thông qua vốn FDI sẽ tạo ra các doanh nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô
các đơn vị hiện có từ đó tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, đặc biệt là
ở các nước đang phát triển. Với sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, lao động
11
làm việc ở trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có cơ hội tiếp thu
được nhiều kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật quản lý tiên tiến, hiện đại ở các nước
khác nhau trên thế giới, cách tiếp cận thị trường, khả năng đàm phán, xúc tiến
thương mại, quản trị nhân lực, tác phong làm việc, cách thức sắp xếp và tổ chức
công việc để hoàn thành sản xuất đúng thời gian và số lượng,… Ngoài ra, thu nhập
của người lao động còn được tăng lên bởi tiền lương trả từ các doanh nghiệp có
vốn FDI thường lớn hơn các doanh nghiệp trong nước, từ đó cải thiện được đời
sống của người lao động. Hơn nữa, theo phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước trên thị
trường lao động là yếu tố thúc đẩy lực lượng lao động tự nâng cao trình độ một
cách tích cực và có hiệu quả hơn, góp phần tạo nên một đội ngũ lao động có trình
độ, có thói quen tuân thủ nề nếp, làm việc theo tác phong công nghiệp hiện đại. Tất
cả những điều đó sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động của các nhà đầu tư
trong nền kinh tế đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ luôn buộc các
nhà đầu tư phải đổi mới để nâng cao năng suất lao động, đứng vững trong thị
trường cạnhtranh (Phạm Văn Hùng và Lê Trọng Nghĩa, 2016).
Thứ ba, thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu và thương mại
Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần vào việc thúc đẩy xuất
khẩu, đặc biệt là thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia hay
các công ty đa quốc gia mà nhiều sản phẩm sản xuất tại nước ta đã tiếp cận được
với thị trường của thế giới. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn góp phần
đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng với sự có mặt của các tổ chức tài chính quốc tế và các chi
nhánh ngân hàng lớn trên thế giới như: HSBC, ANZ…đã góp phần thúc đẩy các
hoạt động thương mại quốc tế, giúp cho các giao dịch quốc tế được nhanh chóng
và thuận tiện hơn rấtnhiều.
Thứ tư, góp phần tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền
kinh tế.
Sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế thông
12
qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh
nghiệp trong nước. Công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao
từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang các doanh nghiệp trong nước. Sự
lan tỏa này có thể theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo
chiều ngang giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong
nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó giúp các doanh nghiệp
trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình (Phạm Văn Hùng và Lê Trọng
Nghĩa, 2016).
Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Chính bởi sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài mà các thành phần
kinh tế khác trong nước cũng tự phải hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển.
Các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế về tài chính, trình độ quản lý, kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh lâu năm…là những đối thủ cạnh tranh lớn đối với
các nhà đầu tư trong nước, tạo động lực khiến họ phải nhanh chóng đổi mới,
phát triển, trước tiên là để tồn tại, đứng vững sau đó là phát triển trên mảnh đất
của chính mình nếu không thì tự mình đào thải khỏi hoạt động kinh doanh.
1.1.4.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, hiện tượng “chuyển giá”gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của
nước nhận đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá khi hoạt động kinh
doanh tại nước sở tại có những thay đổi mà việc rút vốn hay chuyển lợi nhuận ra
khỏi lãnh thổ gặp khó khăn do những điều kiện ràng buộc khắt khe hay thâu tóm,
trốn thuế tại nước sở tại. Những hành vi chuyển giá đã tác động xấu đến nền kinh
tế, gây thất thu lớn cho Nhà nước, bóp méo môi trường kinh doanh, tạo sức ép bất
bình đẳng, gây phương hại đối với những nhà đầu tư chấp hành tốt đúng như trong
cam kết, làm suy giảm hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chủ
trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Mai Vân Anh và Lê Thị Nhu
(2013) đã nêu ra một số dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá thông thường như sau:
- Các nhà đầu tư nước ngoài hạ thấp mức giá đầu ra thông qua các hợp đồng xuất
13
khẩu do các công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết với công ty mẹ. Lợi dụng bên liên
doanh và các cơ quan quản lý Nhà nước không có được thông tin về đối tác có hợp
đồng để quan hệ liên kết, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giá bằng
cách bán sản phẩm, dịch vụ cùng nhóm lợi ích với giá thấp hơn giá thị trường,
nhiều trường hợp bán với giá thấp hơn giá thành khi mua sản phẩm, dịch vụ được
hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Các nhà đầu tư nước ngoài đẩy giá thông qua các yếu tố đầu vào như:
 Tăng chi phí khấu hao tài sản cố định: Lợi dụng việc xác định giá trị thiết bị
của các doanh nghiệp liên kết có thể không rõ xuất xứ hàng hoá mà cơ quan
thuế, hải quan xác định thuế trên cơ sở giá trị theoc hứng từ hoá đơn mà đối tác
liên kết cung cấp nên giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định khác được nhập
khẩu hoặc nhập vào vùng lãnh thổ khác trong cùng lãnh thổ Việt Nam có thể
được thoả thuận theo mức giá cao. Từ đó, chi phí khấu hao tài sản cố định loại
này cũng cao hơn so với thông thường nếu xác định theo giá thị trường.
 Tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách tương tự với việc định giá tài
sản cố định như trên các doanh nghiệp là đối tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt
cũng tự thoả thuận mức giá nguyên liệu cung cấp cho nhau theo hướng kê khai
tăng hơn so với mức giá thị trường.
 Tăng chi phí quản lý, bán hàng quản lý… đây là chi phí liên quan đến việc vận
hành doanh nghiệp, đây là chi phí mà các doanh nghiệp có thể nâng lên cao để bóp
méo giá thành, làm giảm lợi nhuận hoặc lỗ để tránh nghĩa vụ nộp thuế. Một thủ
thuật để nâng chi phí đầu vào để đượclỗ nhằm lách thuế nữa là dù có vốn nhưng
doanh nghiệp vẫn không đưa vào sản xuất mà đi vay vốn bên ngoài với lãi suất cao
để đưa vào chi phí, làm tăng giá trị đầu vào. Mặc dù biết không ít các nhà đầu tư
nước ngoài chuyển giá, nâng chi phí đầu vào, nhằm trốn thuế nhưng do các báo cáo
thuế thuế luôn hợp lý, hoạt động kiểm tra thuế luôn theo sau, ít nhất cũng sau một
năm nên khi cơ quan thuế kiểm tra đã mấthết dấu vết, chỉ còn lại giấy tờ sổ sách đã
được cân chỉnh hợp lý.
 Thông qua việc nâng giá trị vốn góp và chuyển giao công nghệ.Việc nâng giá
thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các doanh nghiệp chuyển một lượng
14
tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư. Tình trạng nâng giá trị tài
sản góp vốn mang lại thiệt hại cho bên liên doanh là nước nhận liên doanh, làm
cho vốn góp của phía nước ngoài tăng lên từ đó bên nước ngoài dễ dàng nắm
quyền kiểm soát để điều hành doanh nghiệp. Đối tác nước ngoài sẽ điều hành làm
sao cho tình hình thua lỗ kéo dàivà cuối cùng làm cho bên đối tác không chịu được
đành bán lại cổ phần cho bên nước ngoài. Ngoài hình thức nâng giá trị tài sản góp
vốn, các nhà đầu tư nước ngoài còn thực hiện việc chuyển giá thông qua việc
chuyển giao công nghệ, thu phí bản quyền làm tăng chi phí khấu hao tài sản vô
hình làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên từ đó thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ phải nộp ít hơn.
 Cơ chế giá nội bộ trong các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cùng một
tập đoàn kinh tế hoặc nhóm các công ty trong nước, nhiều doanh nghiệp được lập
ra chỉ nhằm thực hiện sân sau của các doanh nghiệp nhằm khai thác quyền chủ
động kinh doanh do pháp luật quy định, với các hợp đồng mua thì cao nhưng bán
lại thấp, chiathầu…
 Điều chỉnh cơ cấu trị giá hàng hoá nhập khẩu và dịch vụ đi kèm để giảm thiểu
tổng số thuế phải nộp cả ở khâu nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Quy định hiện
hành về thuế nhập khẩu đối với hàng hoá (tồn tại dưới dạng vật chất, hữu hình),
các dịch vụ đi kèm với hàng hoá nhập khẩu được loại trừ ra khỏi giá tính thuế nhập
khẩu nhưng phải nộp thuế nhà thầu, trong trường hợp không tách riêng thì các loại
thuế đều được tính trên tổng giá trị. Thực hiện cam kết gia nhập WTO, hàng năm
chúng ta điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu, giữ nguyên thuế nhà thầu, thực tế đang
xảy ra thiên hướng giảm trị giá dịch vụ đi kèm hàng nhập khẩu trong khi xu hướng
là tăng giá trị tài sản trí tuệ, do đó không ngoại trừ việc chuyển giá mang tính chất
cơ cấu, việc này có thể không làm tăng lợi ích của nhà cung cấp nước ngoài nhưng
để bán được hàng, họ sẵn sàng ký phụ lục hợp đồng theo yêu cầu của nhà nhập
khẩu ViệtNam.
Thứ hai, có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ thường
đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn
15
của nước nhận đầu tư làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hưởngnếu không có cơ chế
và những quy hoạch hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu
quả, tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác quá mức, các nhà đầu tư nước ngoài còn
làm cho cơ cấu kinh tế bị méo mó, chậm được cải thiện và tích tụ nguy cơ mất ổn
định chung của đời sống kinh tế xã hội quốc gia như khi dòng vốn FDI rút ra đột
ngột, sa thải công nhân hàng loạt…
Thứ ba, gây những tiêu cực về lao động cho nước nhận đầu tư.
Do các nhà đầu tư quốc tế là những đối tác giàu kinh nghiệm và sành sỏi
trong kinh doanh, nên trong nhiều trường hợp nước sở tại sẽ chịu nhiều thua thiệt.
Ngoài ra, nước sở tại còn có thể chịu cảnh “chảy máu chất xám” do các dự án FDI
thường thu hút được các nhà quản lý giỏi vì chế độ đãi ngộ về thu nhập hay môi
trường làm việc tốt, tính chuyên nghiệp cao. Chính sự có mặt của các doanh
nghiệp có vốn FDI mà làm cho lực lượng lao động, nhất là lao động có tay nghề
cao di chuyển từ khu vực kinh tế trong nước sang khu vực FDI có mức thu nhập
cao hơn. Ngoài ra, tình trạng các tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI là
khó tránh khỏi, đặc biệt là ở những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động,
hoặc khi doanh nghiệp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Một số chủ doanh nghiệp
trả công cho người lao động bằng với mức lương tối thiểu, yêu cầu tăng ca nhiều
khiến tiền lương không đủ tái sản xuất sức lao động, làm phát sinh mâu thuẫn giữa
chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công, bãi công
đình trệ sản xuất làm thiệt hại cho cả haibên.
Thứ tư, mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa coi trọng đúng mức về
đào tạo cho người lao động.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nước nhận
đầu tư, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Nơi mà dân số trẻ lực lượng
lao động dồi dào thì việc tạo cho người lao động một nơi làm việc có thu nhập ổn
định lại vô cùng quan trọng. Trên thực tế, trong nhiều năm qua khu vực FDI đã tạo
ra nhiều triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của
khu vực FDI cũng đã làm mất đi nhiều đất nông nghiệp từ đó đã làm mất đi nhiều
việc làm trong các lĩnh vực truyền thống. Với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và
16
giảm thiểu những chi phí, các nhà đầu tư nước ngoài còn thiên về khai thác và sử
dụng những nguồn lao động có nhân công giá rẻ, ít qua đào tạo, mang tính mùa vụ
mà ít chú trọng đến việc đào tạo và sử dụng nhân lực có tay nghề cao và làm việc
lâu dài cho các nhà đầutư.
Thứ năm, ảnh hưởng đối với môi trườngtự nhiên.
Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của khu vực FDI đối với
nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về môi trường, đặc biệt là tình hình “xuất
khẩu” ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI
ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những nước có
mức “nhập khẩu” ô nhiễm cao, nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn độ, Việt Nam…
Hiện nay vấn đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết các
nhà đầu tư nước ngoài chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống xử lý chất thải. Các
chương trình giám sát, xử phạt vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện trong
khi ngày càng có nhiều dự án khai thác tài nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa
tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các năm tới. Nhiều dự án nước ngoài đã gây ô
nhiễm môi trường do công nghệ lạc hậu, chạy theo lợi nhuận, tiết kiệm chi
phí…không tính đến khâu xử lý nước thải đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Ngoài ra, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước,
thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm tại các lưu vực sông, gây tàn phá môi trường
tự nhiên, chú trọng đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là các tài
nguyên không tái tạo được như khoáng sản, khai thác mỏ…Các khu công nghiệp
mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật
hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Trong khi đó, vấn đề bảo vệ môi trường
vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn FDI
1.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI
Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007) khi phân loại hiệu quả
của hoạt động đầu tư phát triển nói chung đã có những tiêu thức sau đây:
Thứ nhất, theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả quốc phòng và hiệu quả xã hội.
17
Thứ hai, theo phạm vi tác dụng của hiệu quả có hiệu quả đầu tư của từng dự
án, từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
Thứ ba, theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và
hiệu quả gián tiếp.
Thứ tư, theo cách tính toán có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Thứ năm, theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã
hội.
Khi nghiên cứu về hiệu quả của từng dự án FDI nói riêng, Vũ Chí Lộc
(2012) đã xem xét trên hai khía cạnh là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã
hội. Tuy nhiên, hiệu quả tài chính là hiệu quả được xem xét trong phạm vi một
doanh nghiệp và sẽ được tính toán cho từng dự án cụ thể, còn hiệu quả kinh tế- xã
hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hơn thế
nữa, hiệu quả kinh tế- xã hội của một hoạt động đầu tư nói chung và một dự án FDI
nói riêng giữ một vai trò quan trọng để được các cấp có thẩm quyền quyết định có
cho phép đầu tư hay không. Vì vậy, để có một cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả
sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Phòng, bài viết sẽ đi sâu vào phân tích các
chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội của dòng vốn FDI.
Dựa vào bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư của
Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007), bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn FDI tại Việt Nam của Ngô Doãn Vịnh và các cộng sự (2012), các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của vốn FDI của Vũ Chí Lộc (2012) bài viết đã hệ
thống lại một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng FDI như sau:
1.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
 Năng suất lao động (VA/L)
Chỉ tiêu này phản ánh phần đóng góp của FDI vào tăng năng suất lao động
của nền kinh tế hay nói cách khác là khu vực FDI góp bao nhiêu % vào tăng năng
suất lao động của cả nền kinh tế.
Công thức tính chỉ tiêu năng suất lao động :
VA/L =
Giá trị gia tăng (GTGT)
L
18
Trong đó:
+ GTGT là giá trị gia tăng trong một thời kỳ (thời gian sử dụng để tính toán chỉ
tiêu), được tính theo công thức: VA = Thu nhập của người lao động khu vực FDI +
Lợi nhuận của doanh nghiệp khu vực FDI
+ L: Tổng số lao động tham gia vào việc tạo ra giá trị trong thời gian tính toán chỉ
tiêu. Như vậy, theo công thức trên thì giá trị gia tăng tạo ra từ khu vực FDI càng lớn
thì năng suất lao động tạo ra càng cao với cùng một số lượng lao động tham gia vào
quá trình tạo ra giá trị gia tăng đó.
 Đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế.
Chỉ tiêu này phản ánh phần đóng góp của của khu vực FDI vào GDP của
toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này được tính như sau:
GTfdi=
GVAfdi
Ggdp
x 100%
Trong đó:
+ GVAfdi: phần gia tăng của giá trị gia tăng (VA) của khu vực doanh nghiệp FDI
năm sau so với năm trước.
+ Ggdp: phần gia tăng của GDP năm sau so với năm trước.
Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ khu vực FDI càng có vai trò quan trọng
đối với tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, để xem xét mức độ đóng góp
của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế có thể dùng tỷ lệ GDP khu vực FDI/GDP
toàn khu vực nghiên cứu.
 Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách nhà nước
 Chỉ tiêu nộp ngân sách trên vốn đầu tư (NNSNN)
Chỉ tiêu này được đo bằng nộp ngân sách của khu vực FDI trên vốn đầu tư
FDI. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn FDI đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng
cho ngân sách của nước tiếp nhận đầu tư. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì nước tiếp nhận
đầu tư càng có lợi. Chỉ tiêu này được tính như sau:
NNSNN =
Nộp ngân sách nhà nước khu vực FDI
Vốn đầu tư FDI
Trong đó, nộp ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp FDI được xác
định theo năm và vốn đầu tư FDI cũng được xác định trong cùng năm của khu vực
này.
19
 Chỉ tiêu thu ngân sách khu vực FDI/ tổng thu ngân sách nhà nước
(TNSNN).
Chỉ tiêu này được đo bằng nộp ngân sách khu vực FDI trên tổng thu ngân
sách của nhà nước. Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng thu ngân sách nhà nước thì
khu vực FDI chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng lớn thì càng chứng tỏ khu
vực FDI có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước sở tại. Chỉ tiêu này được
tính như sau:
TNSNN =
Nộp ngân sách nhà nước khu vực FDI
Tổng thu ngân sách nhà nước
Trong đó, nộp ngân sách nhà nước khu vực FDI và tổng thu ngân sách nhà
nước được xác định trong cùng một năm.
 Đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu.
Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu của khu
vực FDI trên tổng vốn đầu tư FDI. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn FDI đầu tư
mang lại bao nhiêu đồng giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu của khu vực FDI. Tỷ số
này càng lớn chứng tỏ khu vực FDI hoạt động càng hiệu quả.
Tva =
Giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu khu vực FDI
Tổng vốn đầu tư khu vực FDI
Trong đó Tva là hệ số giá trị giă tăng của hàng xuất khẩu khu vực FDI trên
vốn đầu tư FDI.
Ngoài ra, chỉ tiêu này còn được phản ánh thông qua tỷ số giá trị xuất khẩu
khu vực FDI trên giá trị xuất khẩu toàn khu vực đang xét. Tỷ số này cho biết trong
một đồng giá trị xuất khẩu của khu vực đang nghiên cứu thì khu vực FDI chiếm bao
nhiêu đồng. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khu vực kinh tế FDI càng có vai trò quan
trọng trong xuất khẩu của khu vực nghiên cứu.
1.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
 Chỉ tiêu FDI tạo việc làm
Chỉ tiêu FDI tạo việc làm hay số lao động có việc làm: chỉ tiêu này được đo
bằng số lao động có việc làm trên tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị
vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu việc làm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
LRd =
Lv
Tv
20
Trong đó:
LRd là hệ số tạo việc làm trực tiếp
Lv: là tổng số lao động có việc làm khu vực FDI
Tv: tổng vốn FDI
Nếu một đồng vốn tạo ra được càng nhiều việc làm cho lao động thì đồng
vốn đầu tư này càng có hiệu quả.Ngoài ra, chỉ tiêu này còn được phản ánh thông
qua tỷ số số lao động làm việc khu vực FDI trên tổng số lao động khu vực nghiên
cứu. Tỷ số này cho biết khu vực FDI tạo ra bao nhiêu phần trăm lao động cho toàn
bộ khu vực đang nghiên cứu.
 Chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập hoặc thu nhập bình quân của lao động
làm việc trong khu vực FDI.
Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài mang lại bao nhiêu đồng thu nhập cho người lao động. Chỉ tiêu này càng lớn
thì vốn FDI càng được sử dụng hiệu quả. Công thức chỉ tiêu này như sau:
TN/VĐT =
Thu nhập của người lao động khu vực FDI
Vốn đầu tư khu vực FDI
Trong đó:
+ TN/VĐT là thu nhập trên vốn đầu tư.
+ Thu nhập của người lao động khu vực FDI và vốn đầu tư khu vực FDI được tính
theo năm.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu mức thu nhập bình quân của lao
động trong khu vực FDI trên mức thu nhập bình quân của lao động thuộc khu vực
khác trong nước để có thể thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của khu vực FDI.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI
Đinh Thị Hảo (2011) và Nguyễn Huyền Minh (2009) đã tổng hợp được các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI như sau:
1.2.2.1. Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư
Thứ nhất, tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư.
Đây là một trong những yếu tố quyết định khả năng thực hiện các hoạt động
đầu tư của họ. Đối với nước nhận đầu tư, trước khi cấp phép đầu tư cũng phải thẩm
định năng lực tài chính của nhà đầu tư nhằm đảm bảo dự án đầu tư được triển khai
21
đúng như đăng ký. Điều này giúp nước nhận đầu tư hạn chế được việc các nhà đầu
tư nước ngoài xin được giấy phép đầu tư nhưng không có vốn để triển khai các dự
án hay thậm chí rút vốn gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn FDI nói
chung của nước sở tại.
Thứ hai, năng lực kinh doanh hay trình độ của các nhà đầu tư nướcngoài.
Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đều phải tự chịu trách nhiệm trọng mọi
hoạt động liên quan đến công việc kinh doanh của mình, nếu hoạt động kinh doanh
tốt thì lợi nhuận thuộc về họ và trong trường hợp bị lỗ thì các nhà đầu tư cũng
chính là những người bị thiệt. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư có năng lực kinh
doanh tốt, nghĩa là họ có khả năng sản xuất tạo ra nhiều lợi nhuận thì đó cũng là cơ
sở để họ tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho
sự phát triển kinh tế và cũng tạo ra nhiều tác động tích cực khác, tức là góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng FDI của khu vực nói chung.
1.2.2.2. Các yếu tố thuộc nước tiếp nhận đầu tư
Thứ nhất, sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.
Trước hết, sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là một trong những điều
kiện tiên quyết để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như môi trường kinh tế
vĩ mô kém ổn định thì khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư sẽ dễ gặp phải những rủi
ro kinh doanh mà không thể lường trước được, gây thiệt hại rất lớn cho họ, từ đó
giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI của nước nhận đầu tư.
Thứ hai, hệ thống pháp luật của nước nhận đầu tư.
Hệ thống pháp luật của nước nhận đầu tư bao gồm những luật liên quan đến
hoạt động đầu tư và các văn bản hướng dẫn luật, các quy định về hoạt động đầu tư
đối với người nước ngoài và các văn bản về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu
tư. Đây chính là hành lang pháp lý đảm bảo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước
ngoài. Nếu như hệ thống pháp luật được xây dựng và ban hành theo hướng thông
thoáng, tránh chồng chéo khó hiểu, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng phải đầy
đủ, chặt chẽ thì sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi, bình đẳng, giúp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng nước tiếp nhận đầu tư.
22
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng vốn FDI. Cơ sở hạ tầng bao gồm: mạng lưới giao thông, hệ
thống cung cấp năng lượng, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát
nước,… Một mạng lưới giao thông hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được các
chi phí vận tải và tiết kiệm được thời gian trong quá trình vận chuyển. Mạng lưới
thông tin liên lạc rộng lớn và cước phí rẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư
trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới và truyền đạt các thông tin đi và
đến. Ngoài ra, hệ thống các ngành dịch vụ như tài chính ngân hàng, tư vấn, cung
cấp năng lượng và nước sạch,… đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn không bị
gián đoạn. Vậy, tóm lại, cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp các nhà đầu tư giảm đáng kể các
chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ tư, nguồn nhân lực.
Một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng vốn FDI
là chất lượng nguồn nhân lực và giá cả sức lao động của nước nhận đầu tư. Nếu
chất lượng nguồn lao động tốt, nhà đầu tư sẽ không mất nhiều thời gian và tiền bạc
để đào tạo lại và với những trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật sản xuất từ các nhà
đầu tư thì nguồn lao động này sẽ làm việc với năng suất lao động rất tốt. Ngược
lại, nếu chất lượng lao động kém thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn FDI nói
chung của nước nhận đầu tư.
Thứ năm, thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động đầu tư. Nếu thủ tục
hành chính không được quan tâm sát sao thì rất dễ tạo ra hiện tượng nhũng nhiễu,
tiêu cực, từ đó làm tăng chi phí kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược
lại, nếu thủ tục hành chính càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp các nhà
đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn trong quá trình đăng ký, triển khai thực hiện dự án
đầu tư cũng như giảm các chi phí cả về thời gian và vật chất, từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.2.3. Các yếu tố quốc tế
23
Do đặc tính của FDI là rất nhạy cảm với các biến động của môi trường kinh
tế quốc tế nên các tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực và trên thế giới
không chỉ tác động đến các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác mà còn tác động tới cả
những dự án đang triển khai. Khi nền kinh tế thế giới ổn định sẽ có tác động tích
cực đến sự di chuyển của các dòng vốn đầu tư nước ngoài, giảm đáng kể các chi phí
liên quan, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn FDI của nước nhận đầu tư.
Ngược lại, khi môi trường kinh tế thế giới không ổn định, lạm phát, suy thoái kinh
tế xảy ra ở nhiều nơi sẽ làm các nhà đầu tư quan ngại khi tiến hành các hoạt động
đầu tư và làm giảm hiệu quả của các dự án đầu tư, từ đó cũng sẽ làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn tại nước nhận đầu tư.
24
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
2.1. Giới thiệu tổng quan về Hải Phòng và chính sách thu hút FDI của Hải
Phòng.
Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình
thuộc đồng bằng sông Hồng. Từ lâu, Hải Phòng đã nổi tiếng là một trong số những
cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông vô cùng quan trọng với hệ
thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong nước
và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc; là
đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vì vậy, trong
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được
xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội –
Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của
Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước theo như Quyết định1448/QĐ-TTg ngày
16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, ngay từ những năm đầu thời kỳ
đổi mới, với vị thế, tiềm năng và lợi thế so sánh, Hải Phòng đã xác định rõ phát
triển kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là động lực và cũng là giải
pháp quan trọng cho việc phát triển kinh tế- xã hội của Hải Phòng. Cụ thể là, tháng
3 năm 1992,Thành ủy đã có Nghị quyết số 05- NQ/TU chuyên đề về kinh tế đối
ngoại. Nghị quyết đã khẳng định chủ trương lấy kinh tế đối ngoại làm mũi nhọn,
làm đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố và xác định những
mục tiêu cơ bản của 5 lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó việc đẩy mạnh
hợp tác đầu tư với nước ngoài được đặt ở vị trí hàng đầu.
Để thực hiện chủ trương này, Hải Phòng đã từng bước đẩy mạnh cải thiện
môi trường đầu tư. Trước hết thành phố tập trung vào cải thiện môi trường pháp lý
thông qua các quy định liên quan đến thủ tục hành chính về việc cấp giấy phép đối
với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là: năm 1997, Ủy ban nhân dân
thành phố đã ban hành quy định “một đầu mối” về tiếp nhận, thẩm định và trình cấp
giấy phép đầu tư đối với các dự án FDI theo phân cấp của chính phủ tại các sở kế
25
hoạch và đầu tư, ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp; năm 2000, Ủy ban
nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1375- QĐ/UBND về quy trình phê
duyệt dự án đầu tư tại Hải Phòng. Quy định này đã hoàn chỉnh quy trình tiếp nhận,
thẩm định và trình cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư cả trong và ngoài
nước. Quy định này cũng nêu rõ trách nhiệm của các ban, ngành có liên quan và
quy định rõ thời gian giải quyết các thủ tục có liên quan tới khâu chuẩn bị dự án,
tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư. Những quy định này đã
giúp các chủ đầu tư giảm thiểu đáng kể những phiền hà mà họ hay gặp phải trong
khâu chuẩn bị hồ sơ dự án. Đây có thể xem là những bước tiến đáng kể, góp phần
quan trọng vào việc cải thiện môi trường đầu tư của thành phố.
Tiếp đến, để có thể tăng cường thu hút vốn FDI vào thành phố, đầu năm
2002, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định tạm thời số 1069-
QĐ/UBND về cơ chế ưu đãi cho thu hút vốn FDI tại Hải Phòng. Cụ thể là: các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng sẽ được hưởng những mức ưu đãi hơn
so với các quy định chung của Nhà nước về hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng,
cung cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo lao động, giảm thiểu thời gian duyệt cấp giấy
phép,… Năm 2008, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 20-
NQ/TU về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, trong đó đã nhận định trên địa bàn thành phố “đã hình
thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật tương đối hiện đại, góp phần thu hút lượng vốn đáng kể của các thành phần
kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”, tuy nhiên, “công tác quản lý,
đầu tư các khu, cụm công nghiệp còn nhiều yếu kém. Vai trò của các khu, cụm công
nghiệp chưa tương xứng với yêu cầu”. Từ đó, Nghị quyết khẳng định cần “tập trung
xây dựng các khu công nghiệp quy mô lớn, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại,
đồng bộ với các dịch vụ tiện ích, có sức hấp dẫn để thu hút các dự án đầu tư có quy
mô lớn, công nghệ cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng và lợi ích khác cho nền kinh
tế”. Tháng 3 năm 2011, sau sự cố động đất và sóng thần ở Nhật và sự bất ổn định ở
Thái Lan đã làm cho làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc hướng
26
vào Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng bị suy giảm. Nhằm đẩy mạnh thu
hút vốn FDI, ngày 12/9/2011, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chỉ thị số
26/CT-UBND về việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hải Phòng. Chỉ thị nêu rõ: Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn
còn những hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đó là
chưa tổ chức nghiên cứu sâu về FDI, định hướng thị trường, đối tác chiến lược chưa
xác định rõ, đầu mối xúc tiến đầu tư chưa thống nhất dẫn đến hiệu quả và chất
lượng thu hút đầu tư chưa tốt. Từ đó, Chỉ thị nêu rõ các nhiệm vụ để khắc phục
những tồn tại và chủ động đón làn sóng đầu tư mới, đó là: nhận thức đầy đủ và toàn
diện về vai trò, thời cơ và yêu cầu mới của công tác xúc tiến đầu tư và quản lý nhà
nước về các dự án FDI để chủ động, tích cực, quyết liệt và đồng bộ trong hoạt động
xúc tiến đầu tư; cải tiến về nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả, chất lượng của
hoạt động xúc tiến đầu tư FDI theo hướng chuyên nghiệp hóa, chú trọng hướng vào
các nhà đầu tư có công nghệ nguồn, giá trị gia tăng, số nộp ngân sách lớn, nhất là
các nhà đầu tư Nhật Bản; phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dưng hạ
tầng kỹ thuật, dịch vụ cho các khu công nghiệp đã sẵn có, xúc tiến đầu tư các khu
công nghiệp mới, trong đó tập trung đầu tư một khu công nghiệp chuyên sâu, công
nghiệp phụ trợ đi kèm với khu đô thị, dich vụ cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong
lĩnh vực điện tử, sản xuất cơ khí và các ngành công nghiệp phụ trợ…
Mặc dù tư tưởng xuyên suốt từ những năm đầu thời kỳ đổi mới là tích cực
thu hút vốn FDI nhưng Hải Phòng cũng xác định cần phải thu hút có chọn lọc để có
thể sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả. Điều này được thể hiện ở Quyết định
số 221- QĐ/UBND tháng 2 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về danh mục
các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư và không chấp thuận đầu tư trên địa bàn
Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm hạn chế các dự
án đầu tư không hiệu quả và dễ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời có hướng đến
các dự án đầu tư sử dụng tiết kiệm đất và có đóng góp nhiều cho thu ngân sách
thành phố. Để tiếp tục củng cố quan điểm này, tháng 12 năm 2013, Ủy ban nhân
dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về danh mục các dự án
27
công nghiệp khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và không chấp thuận đầu tư
trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2020. Quyết định này cũng đã quy định các dự án
đầu tư phải đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành
phố nhằm đáp ứng yêu cầu hạ tầng đồng bộ cho nhà đầu tư cũng như đảm bảo các
yêu cầu về xử lý môi trường.
Đặc biệt, các dự án FDI đầu tư vào Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được thực
hiện theo quy trình đăng ký đầu tư nhanh chóng, thuận lợi để được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư và hưởng các ưu đãi đặc biệt, cụ thể là:
Thứ nhất, về thuế thu nhập doanh nghiệp: Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới
thành lập từ dự án đầu tư được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
10% áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu
thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo; Dự án thuộc danh mục lĩnh
vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và có ảnh hưởng lớn về kinh tế, xã hội cần được khuyến
khích cao hơn, được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong
trường hợp cần có khuyến khích cao hơn.
Thứ hai, về thuế thu nhập cá nhân: Người Việt Nam và người nước ngoài làm
việc tại Khu kinh tế được giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc
diện chịu thuế thu nhập.
Thứ ba, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
trong các trường hợp sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu: Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa nhập khẩu
từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; Hàng
hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
Thứ tư, về thuế giá trị gia tăng: Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước
ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau không phải
chịu thuế giá trị gia tăng.; Hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng trong khu phi thuế
quan được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%.
Thứ năm, về thuế tiêu thụ đặc biệt: Hàng hóa không thuộc diện chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt trong các trường hợp sau: Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu
28
phi thuế quan; Hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong
khu phi thuế quan; Hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau,
trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
Thứ sáu, về tiền thuê đất, thuê mặt nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho
cả thời hạn thuê trong các trường hợp sau: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu
đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan; Dự án sử dụng
đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp; Đất xây dựng kết cấu
hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp; Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước
sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản:
Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khan và mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi
đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhờ có những quan điểm nhất quán, chính sách cởi mở mà trong những năm
qua Hải Phòng luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút và
sử dụng FDI và các doanh nghiệp FDI cũng đã góp phần không nhỏ trong việc xây
dựng và phát triển thành phố.
2.2. Tình hình thu hút vốn FDI tại Hải Phòng
2.2.1. Về quy mô, nhịp độ phát triển
Dự án FDI đầu tiên đầu tư vào Hải Phòng do Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cấp
ngày 17/01/1989 với vốn đầu tư là 300.000 USD. Từ đó đến nay, với những chính
sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng với những lợi thế về vị trí địa lý
cũng như sự nỗ lực của cả thành phố, trong giai đoạn 2010- 2015, Hải Phòng đã đạt
được những kết quả đáng kể trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
29
Bảng 2.1: Thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015
Năm
Số dự
án cấp
mới
Tổng
vốn đăng
ký cấp
mới
(triệu
USD)
Tổng
vốn thực
hiện
(Triệu
USD)
Số dự
án điều
chỉnh
tăng
vốn
Tổng
vốn đầu
tư điều
chỉnh
tăng vốn
(Triệu
USD)
Tổng vốn
đầu tư đã
thu hút
(Triệu USD)
2010 21 79,0 25,5 18 73,8 152,8
2011 30 611,7 139,6 30 349,3 961,0
2012 39 1.119,1 526,9 26 145,6 1.264,7
2013 33 1.884,1 196,9 27 768,0 2.652,1
2014 52 824,1 67,8 38 323,1 1.147,2
2015 50 699,4 63,6 32 176,5 875,9
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, 2016.
Kể từ năm 1989 tới nay thì giai đoạn 2010- 2015ghi nhận FDI vào Hải
Phòng có những đột phá rõ nét với 225 dự án cấp mới chiếm trên 50% tổng số dự
án cấp mới, 171 dự án điều chỉnh tăng vốn, chiếm gần 40% tổng số dự án điều
chỉnhvà tổng số vốn FDI thu hút đạt hơn 7,05 tỷ USD, chiếm trên 60% tổng số vốn
FDI thu hút (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, 2016). Trong đó phải kể đến những
dự án lớn đến từ các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới như: dự án xây dựng nhà
máy sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử và công nghệ cao của tập đoàn LG Hàn
Quốc đầu tư vào khu công nghiệp Tràng Duệ năm 2013 với tổng vốn đăng ký đầu
tư là 1,5 tỷ USD; dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe ôtô của Bridgestone Nhật
Bản đầu tư vào khu công nghiệp Đình Vũ trong khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải năm
2012 với tổng vốn đăng ký đầu tư là hơn 1,2 tỷ USD; dự án xây dựng nhà máy sản
xuất dược phẩm và thiết bị y tế của Nipro Pharma Nhật Bản năm 2012 vào khu
công nghiệp VSIP Hải Phòng với tổng vốn đăng ký đầu tư là 250 triệu USD,… Nhờ
những kết quả đó, Hải Phòng luôn nằm trong top 10 tỉnh thành của Việt Nam thu
hút được nhiều vốn FDI nhất.
30
2.2.2. FDI theo ngành
Khi xét theo ngành nghề thì các dự án FDI đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu tập
trung khai thác lợi thế về cảng biển, trung tâm công nghiệp và các nhà đầu tư đã đầu
tư vào nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ…, cụ thể
như sau:
72,17%
7,17%
7,17%
3,49% 10%
Cơ cấu theo số lượng các dự án
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Kinh doanh bất động sản
Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe
máy và xe có động cơ khác
Vận tải, kho bãi
Lĩnh vực khác
70,46%
15,63%
0,97%
3,62%
9,32%
Cơ cấu theo lượng vốn đăng ký
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Kinh doanh bất động sản
Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe
máy và xe có động cơ khác
Vận tải, kho bãi
Lĩnh vực khác
31
Hình 2.1: Cơ cấu vốn FDI vào thành phố Hải Phòng theo ngành lũy kế đến hết
năm 2015
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2016.
Theo Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2016), tính đến hết năm 2015 thì
công nghiệp chế biến chế tạo là ngành thu hút nhiều vốn FDI nhất với 332 dự án,
chiếm 72,17% tổng số dự án và tổng vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện đều
chiếm tỷ trọng trên 70% tổng lượng vốn FDI đầu tư vào thành phố. Có được thành
tựu trên một phần là do thành phố đã đề ra mục tiêu rõ ràng trong thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp dựa vào công nghệ mà tạo giá trị gia
tăng cao và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, đó cũng
là xu thế chung của các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam bởi công nghiệp chế
biến, chế tạo là lĩnh vực gặp ít rủi ro, lại tận dụng được nguồn nhân công và năng
lượng giá rẻ, hơn nữa, chính sách phát triển công nghiệp ở Việt Nam rất tốt, tiêu
biểu như chính sách thuế, đất đai đã tạo rất nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư (Nguyễn
Hòa, 2014). Tiếp sau đó là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn thực hiện
là 932,2 triệu USD, chiếm 20% tổng vốn FDI thực hiện của cả thành phố. Như vậy,
có thể thấy, cơ cấu ngành nghề trong thu hút FDI đã thực hiện đúng định hướng về
phát triển kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
70,7%
20%
1,3%
4%
4%
Cơ cấu theo lượng vốn thực hiện
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Kinh doanh bất động sản
Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy
và xe có động cơ khác
Vận tải, kho bãi
Lĩnh vực khác
32
2.2.3. FDI theo đối tác đầu tư
Tính đến hết năm 2015 đã có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư các dự án
FDI vào Hải Phòng. Trong đó, theo quy mô vốn đứng đầu là Nhật Bản với tổng số
vốn đăng ký lên đến gần 4 tỷ USD, tiếp sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan và một số
quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á (Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2016).
Hình 2.2: Vốn FDI vào Hải Phòng theo đối tác đầu tư đến hết năm 2015
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2016.
0 2000 4000 6000
Ấn Độ
Anh
Áo
Bỉ
Brunei
Canada
Đài Loan
Đan Mạch
Đức
Hà Lan
Hàn Quốc
Hồng Công
Indonesia
Luxembourg
Malaysia
Mauritius
Mỹ
Nauy
Nhật Bản
Nga
Pháp
Philipin
Marshall
Romania
Samoa
Sec
Singapore
Slovenia
Thái Lan
Trung Quốc
Úc
Ukraina
Ý
Bermuda
Vốn đăng ký (Triệu
USD)
33
Số liệu của Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2016) cho thấy mặc dù vốn
FDI vào Hải Phòng đến từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chỉ có 5 quốc gia
(Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Singapore) đầu tư nhiều nhất đã
chiếm đến 83,11% tổng số vốn đầu tư, nhóm 29 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại
chỉ chiếm chưa đầy 17% trong đó có nhiều quốc gia chỉ có 1 hoặc 2 dự án với số
vốn đăng ký chưa tới 1 triệu USD. Nguyên nhân của việc FDI vào Hải Phòng chủ
yếu là nguồn vốn đến từ khu vực Đông, Nam Á còn khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ
chiếm tỷ lệ rất nhỏ là do giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Á khác có sự gần
gũi về mặt địa lý nên cũng có phần nào đó giống nhau trong văn hóa, phong tục và
tập quán tiêu dùng. Ngoài ra, sự gần gũi về mặt địa lý cũng giúp các nhà đầu tư
giảm được đáng kể chi phí đi lại, vận tải…
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng
2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng theo một số chỉ tiêu
kinh tế- xã hội.
2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
 Năng suất lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động trong khu vực FDI của Hải Phòng, giai đoạn
2010- 2015 như sau:
Bảng 2.2: Năng suất lao động khu vực FDI giai đoạn 2010- 2015
Năm
Số lao động khu vực
FDI
(người)
VA khu vực FDI
(Tỷ đồng)
VA/ Số lao động
(Triệu đồng/người)
2010 63.846 8.869,5 138,92
2011 70.948 11.086,3 156,26
2012 79.980 13.125,4 164,11
2013 92.889 15.902,2 171,20
2014 105.101 21.632,9 205,83
2015 113.207 24.237,5 214,10
Nguồn: Số liệu của Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2015, 2016) và tính toán
của tác giả.
34
Từ bảng số liệu trên có thể thấy trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2015 năng suất lao động khu vực FDI của Hải Phòng liên tục tăng qua các năm
nhưng với tốc độ không ổn định. Cụ thể là, năng suất lao động năm 2011 tăng
12,5% so với năm 2010 nhưng năm 2012 và 2013 chỉ tăng khoảng 4,5% so với các
năm liền trước, sau đó năm 2014 lại tăng 20,2% so với năm 2013 và cuối cùng năm
2015 lại chỉ tăng khoảng 4% so với năm 2014. Nguyên nhân có thể được giải thích
là do cùng với những biến động chung của nền kinh tế thì trong giai đoạn 2011-
2013 Hải Phòng đã có những bước đột phá trong thu hút FDI với nhiều dự án mới
có quy mô vốn rất lớn như đã phân tích ở phần trên. Tuy nhiên, những dự án này
khi mới đi vào hoạt động thì chưa tạo ra được nhiều giá trị gia tăng mà vẫn cần phải
sử dụng một số lượng lao động lớn để thực thi dự án. Sau đó, khi các doanh nghiệp
FDI này đã dần đi vào hoạt động ổn định thì lượng giá trị gia tăng tạo ra trên một
lao động sẽ dần tăng lên.
Khi so sánh với các khu vực kinh tế khác thì năng suất lao động khu vực FDI
của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 cũng chưa theo kịp, cụ thể là:
Đơn vị: Triệu đồng/người
Hình 2.3: Năng suất lao động theo khu vực giai đoạn 2010- 2015 của thành phố
Hải Phòng
Nguồn: Số liệu của Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2015, 2016) và tính toán
của tác giả.
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh nghiệp nhà
nước
Doanh nghiệp ngoài
nhà nước
Doanh nghiệp FDI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG

More Related Content

Similar to NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG

Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdfThu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.ssuser499fca
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...nataliej4
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nailuanvantrust
 

Similar to NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG (20)

Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
BÀI MẪU Khóa luận phát triển kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phát triển kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận phát triển kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phát triển kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ng...
Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ng...Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ng...
Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ng...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
 
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdfThu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
 
Khóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.doc
Khóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.docKhóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.doc
Khóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.doc
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Quản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAY
Quản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAYQuản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAY
Quản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAY
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Longlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softechlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Hà Nội - 2017
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI NGUYÊN NGỌC Hà Nội - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn đến Gia đình, Anh chị em và Bạn bè – những người đã luôn ở bên cạnh, động viên và cho em sức mạnh tinh thần to lớn trong suốt thời gian em theo học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và trong quá trình thực hiện Luận văn. Lời cảm ơn thứ hai, em xin được gửi đến toàn bộ Thầy cô giáo tại Trường Đại học Ngoại thương – những người đã giảng dạy tận tình, giúp cho em có thể hoàn thành được khóa học. Lời cảm ơn thứ ba, em xin được gửi đến các anh, chị trong Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng và PGS.TS. Đan Đức Hiệp- cựu Phó chủ tịch thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ nhiệt tình để em có thể thu thập được tài liệu, thông tin chi tiết phục vụ cho quá trình hoàn thành Luận văn này. Lời cảm ơn cuối cùng, chân thành và sâu sắc nhất, em xin gửi đến cô giáo TS. Mai Nguyên Ngọc đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện Luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những lúc bị bế tắc và chán nản. Những lúc đó Cô đã luôn động viên, khuyến khích và giúp em tháo gỡ những khó khăn. Nếu như không có sự hướng dẫn tận tình của Cô thì em khó có thể hoàn thành được Luận văn này. Một lần nữa, em xin cảm ơn Cô rất nhiều. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC BẢNG - HÌNH VẼ ........................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI ..........4 1.1. Tổng quan về vốn FDI ...................................................................................5 1.1.1. Khái niệm vốn FDI...................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm của vốn FDI..............................................................................6 1.1.3. Các hình thức của FDI ............................................................................7 1.1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư..........................................9 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn FDI ..........................................................................16 1.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI............................16 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI .....................20 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG .................24 2.1. Giới thiệu tổng quan về Hải Phòng và chính sách thu hút FDI của Hải Phòng.....................................................................................................................24 2.2. Tình hình thu hút FDI tại Hải Phòng .........................................................28 2.2.1. Về quy mô, nhịp độ phát triển.................................................................28 2.2.2. FDI theo ngành .......................................................................................30 2.2.3. FDI theo đối tác đầu tư...........................................................................32 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng...................................33 2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng theo một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội....................................................................................................33 2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trên một số khía cạnh khác...........................................................................................................45 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng chưa cao…. .................................................................................................................55
  • 6. iv CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG............................................................................................62 3.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Hải Phòng giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030.............................................................................................62 3.1.1. Quan điểm phát triển...............................................................................62 3.1.2. Mục tiêu phát triển..................................................................................63 3.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu theo ngành và trong nội bộ ngành...66 3.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng thu hút vốn FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030. ........................................................................69 3.2.1. Quan điểm và mục tiêu của thu hút vốn FDI tại Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030..........................................................................................69 3.2.2. Định hướng thu hút vốn FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030. ..........................................................................................................70 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng. ....71 3.3.1. Giải pháp về môi trường pháp lý ............................................................71 3.3.2. Giải pháp về công tác quản lý.................................................................72 3.3.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng.....................................................74 3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................75 3.3.5. Giải pháp về xúc tiến đầu tư ...................................................................77 3.3.6. Một số giải pháp khác .............................................................................78 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
  • 7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Tiếng Việt 2. Tiếng Anh Từ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt BOT Build-Operate-Transfer Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT Build- Transfer Xây dựng- chuyển giao BTO Build- Transfer- Operate Xây dựng- chuyển giao- kinh doanh FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh VA Value added Giá trị gia tăng VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam WB World bank Ngân hàng thế giới WEF The world economic forum Diễn đàn kinh tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Từ viết tắt Nội dung CP Chính Phủ DN Doanh Nghiệp KCN Khu công nghiệp NQ Nghị quyết QĐ Quyết định TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNSNN Thu ngân sách nhà nước UBND Ủy ban nhân dân
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG–HÌNH VẼ 1. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015....................................29 Bảng 2.2: Năng suất lao động khu vực FDI giai đoạn 2010- 2015...........................33 Bảng 2.3: Đóng góp của khu vực FDI trong GDP, trong giá trị sản xuất và giá trị sản xuất công nghiệp của toàn thành phố giai đoạn 2010- 2015. .............................35 Bảng 2.4: Lao động khu vực FDI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015..................41 Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 ........58 2. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Cơ cấu vốn FDI vào thành phố Hải Phòng theo ngành lũy kế đến hết năm 2015...........................................................................................................................31 Hình 2.2: Vốn FDI vào Hải Phòng theo đối tác đầu tư đến hết năm 2015...............32 Hình 2.3: Năng suất lao động theo khu vực giai đoạn 2010- 2015 của thành phố Hải Phòng.........................................................................................................................34 Hình 2.4: Đóng góp của khu vực FDI trong thu nội địa của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 ................................................................................................................37 Hình 2.5: Chỉ số NNSNN/Vốn đầu tư khu vực FDI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015...........................................................................................................................38 Hình 2.6: Đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015...........................................................................................................................39 Hình 2.7: Xuất nhập khẩu của khu vực FDI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 .40 Hình 2.8: Chỉ số việc làm trên vốn đầu tư của 3 khu vực kinh tế tại Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015........................................................................................................42 Hình 2.9: Thu nhập bình quân/người/tháng của 3 khu vực kinh tế của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015.................................................................................................44 Hình 2.10: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015...........................................................................................................................46
  • 9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây về hiệu quả sử dụng vốn FDI cũng như kết hợp tham khảo từ một số giáo trình, bài giảng của những trường đại học về Kinh tế, luận văn đã hệ thống được một bộ chỉ tiêu để có thể lượng hóa đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI theo cách tiếp cận vĩ mô khi đứng trên phương diện toàn xã hội, đó là: (1) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, bao gồm: năng suất lao động, mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước, mức độ đóng góp vào xuất khẩu. (2) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội, bao gồm: chỉ tiêu FDI tạo việc làm và chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập, thu nhập bình quân của lao động làm việc trong khu vực FDI. Ngoài ra, luận văn cũng đã tổng hợp các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI, đó là: tình hình chung của kinh tế thế giới; tiềm lực tài chính và năng lực kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài; sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thủ tục hành chính của nước nhận đầu tư. Đồng thời, luận văn cũng đã chỉ ra một số phương thức để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. Bên cạnh đó, thông qua việc đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng bằng cách tính toán một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khu vực FDI, luận văn đã khẳng định mặc dù việc sử dụng nguồn vốn FDI tại Hải Phòng đã đạt được những hiệu quả nhất định như góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của thành phố, tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng cũng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như có sự mất cân đối trong đầu tư, việc chuyển giao và tiếp thu công nghệ còn kém, chưa đạt được hiệu ứng lan tỏa tốt sang các khu vực kinh tế khác trong nước và một số chỉ tiêu về kinh tế, xã hội vẫn còn kém hơn nhiều khi so sánh với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Luận văn cũng đã chỉ ra các nguyên
  • 10. viii nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó nhấn mạnh đến những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính thành phố Hải Phòng như các vấn đề về năng lực cạnh tranh của thành phố, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Cuối cùng, dựa trên định hướng phát triển cũng như tình hình thực tế của địa phương, luận văn đã đưa ra một số nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, đó là: (1) Giải pháp về môi trường pháp lý; (2) Giải pháp về công tác quản lý; (3) Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng; (4) Giải pháp về nguồn nhân lực; (5) Giải pháp về xúc tiến đầu tư.
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì FDI là một trong những nguồn bổ sung vốn vô cùng quan trọng cho nền kinh tế, góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư và tạo ra động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, việc thu hút vốn FDI đã mang lại những lợi ích đáng kể cho Việt Nam như: góp phần hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; tạo công ăn việc làm cho người lao động; mở rộng cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường; mở rộng quan hệ đối ngoại;… Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn vốn FDI đã thực sự hiệu quả hay chưa vẫn còn là một vấn đề được nhiều người tranh cãi. Hải Phòng là một thành phố cảng với lợi thế là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, là một trong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một đầu mối giao thông quan trọng gắn kết với các tỉnh khác trong nước và quốc tế. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư (2017) thì trong những năm qua, Hải Phòng luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của cả nước về thu hút vốn FDI với nhiều dự án lớn và tính đến hết năm 2016 Hải Phòng có 565 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 14,514 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng số vốn FDI đăng ký của cả nước và trong số các dự án này có nhiều dự án tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên có một thực trạng nổi lên trong khối doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng, đó là việc tranh chấp lao động, công nhân đình công hàng loạt vẫn thường xuyên xảy ra (tiêu biểu là vụ đình công của hơn 800 công nhân tại Công ty TNHH Bluecom Vina của Hàn Quốc tại KCN Tràng Duệ vào ngày 11/4/2016 hay vụ đình công của hơn 500 công nhân tại Công ty TNHH Steelflex của Ý cũng tại KCN Tràng Duệ vào ngày 13/12/2016); nhiều dự án FDI đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thậm chí đã được phân đất nhưng rất lâu sau không triển khai gây lãng phí quỹ đất của thành phố (tiêu biểu là dự án cảng Container quốc tế Hải Phòng, dự án KCN Đồ Sơn…); nhiều doanh nghiệp FDI liên tục báo lỗ trong nhiều năm hay thực hiện các thủ đoạn chuyển giá để tránh phải nộp thuế gây thất thu ngân sách nhà nước (theo số liệu của ngành thuế Hải Phòng thì
  • 12. 2 đến hết năm 2012 có tới 109/247 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ nhưng vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh). Những vấn đề này đã phần nào thể hiện việc sử dụng nguồn vốn FDI tại Hải Phòng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Xuất phát từ thực tiễn đó, người viết đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ là “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng” với mong muốn nghiên cứu và phân tíchhiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp để có thể khai thác và sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn trong thời gian tới. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI trên các mặt kinh tế và xã hội đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong các đề tài luận văn, luận án, sách, báo hay các tạp chí khoa học. Có thể kể đến như: Về hiệu quả kinh tế, một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của FDI là đóng góp của khu vực kinh tế FDI tới tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư. Nair- Reichert và Weinhold (2001) đã sử dụng dữ liệu của 24 nước đang phát triển giai đoạn 1971- 1995 và tìm ra mối liên hệ nhân quả của việc sử dụng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế nhưng mối liên hệ này ở các nền kinh tế khác nhau là khác nhau. Trong khi đó, nghiên cứu của Carkovic và Levine (2002) cho 68 nước giai đoạn 1960- 1995 lại không tìm thấy tác động độc lập của việc sử dụng vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế. Để tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân của sự khác biệt về hiệu quả của FDI với tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia, một số nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt này phụ thuộc vào các yếu tố: mức thu nhập, mức độ phát triển nguồn nhân lực, mức độ mở cửa nền kinh tế và sự phát triển của hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng (Borensztein và cộng sự, 1998; Blomstrom và cộng sự, 1994). Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê định lượng để đưa ra bằng chứng cho thấy vốn FDI có hiệu quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Nguyễn Thị Liên Hoa và Lê Nguyễn Quỳnh Phương (2014) đưa ra kết luận cho giai đoạn 1988- 2012, đó là trong ngắn hạn việc sử dụng vốn FDI có vai trò thúc đẩy đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
  • 13. 3 Về hiệu quả xã hội của FDI, nghiên cứu của Lipsey và cộng sự (2004) tại Indonesia cho thấy lương của người lao động trong khu vực FDI cao hơn 12% và sự khác biệt này chủ yếu là do chất lượng lao động. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2006) cũng kết luận FDI ngoài việc tạo ra việc làm cho lao động của Việt Nam thì còn có tác động cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, năng suất lao động và tiền lương của người lao động khối doanh nghiệp FDI cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Như vậy, có thể khẳng định rằng các đề tài về hiệu quả sử dụng vốn FDI đã được nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào tập trung vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn FDI của tỉnh Hải Phòng trong thời gian gần đây thông qua một hệ thống những chỉ tiêu cụ thể và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI của Hải Phòng trong thời gian tới. Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố trước đây. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hiệu quả sử dụng vốn FDI đứng trên phương diện toàn xã hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng. - Thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trong giai đoạn 2010 - 2015; đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này đến năm 2030. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Đề tài tự xác định những nhiệm vụ sau: - Hệ thống và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI.
  • 14. 4 - Vận dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội trong việc sử dụng vốn FDI của Ngô Doãn Vịnh và các cộng sự (2012), Vũ Chí Lộc (2012), Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007) để đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trong thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng vốn FDI, các tác giả có thể có nhiều cách tiếp cận như: đánh giá hiệu quả tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội, đánh giá các tác động về môi trường. Tuy nhiên, việc đánh giá các tác động về môi trường còn gặp nhiều khó khăn do nguồn số liệu rất khan hiếm; hiệu quả tài chính là hiệu quả được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp và sẽ được tính toán cho từng dự án cụ thể và sẽ tập trung vào lợi ích/chi phí của từng dự án; còn hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hơn thế nữa, hiệu quả kinh tế- xã hội của một hoạt động đầu tư nói chung và một dự án FDI nói riêng giữ một vai trò quan trọng để được các cấp có thẩm quyền quyết định có cho phép đầu tư hay không. Vì vậy, để có một cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Phòng, bài viết sẽ đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội trong việc sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trên cơ sở tham khảo một số tài liệu như: bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư của Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007), bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam của Ngô Doãn Vịnh và các cộng sự (2012), các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của vốn FDI của Vũ Chí Lộc (2012). 7. Kết cấu luận văn Ngoài Lời mở đầu, Danh mục từ viết tắt, Danh mục Bảng, Hình, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 3 Chương: - Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn FDI. - Chương 2: Hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại HP.
  • 15. 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI 1.1. Tổng quan về vốn FDI 1.1.1. Khái niệm vốn FDI Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF): FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanhnghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm) Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền kiểm soát tài sản đó. Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” Luật Đầu Tư năm 2005 tại Việt Nam không đưa ra khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài” mà chỉ đưa ra một số khái niệm sau: • Đầu tư: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. • Đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư • Đầu tư nước ngoài :
  • 16. 6 Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Vậy, tóm lại FDIlà một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. 1.1.2. Đặc điểm của vốn FDI Theo Vũ Chí Lộc (2012), FDI có bốn đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, FDI đa phần là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu cũng như theo quy định của luật pháp nhiều nước thì FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, cũng có một số nước trong đó có Việt Nam thì lại quy định FDI có thể có sự tham gia của vốn góp nhà nước. Dù cho chủ thể đầu tư là tư nhân hay nhà nước thì FDI cũng có mục đích đầu tiên là lợi nhuận. Vì vậy, các nước nhận đầu tư cần đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI để có những biện pháp, chính sách hướng FDI vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư. Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy thuộc vào quy định của từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Các quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về vấn đề này. Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quyết định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời cũng là căn cứ để phân chia lợi nhuận và rủi ro sau này. Thứ ba, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư. Chủ đầu tư quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi của hoạt động kinh doanh của mình. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ trực tiếp bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải là lợi tức. Hình thức đầu tư này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao chứ không có ràng buộc về chính trị. Thứ tư, FDI thường kèm chuyển giao công nghệ. FDI thường chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư bằng việc đưa máy móc, trang thiết bị,
  • 17. 7 bằng phát minh, sáng chế, cán bộ quản lý, bí quyết kỹ thuật,… vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện dự án. 1.1.3. Các hình thức của FDI Vũ Chí Lộc (2012) cũng đã đưa ra các tiêu chí để phân loại hình thức của vốn FDI như sau: 1.1.3.1. Theo cách thức xâm nhập Theo tiêu chí này, FDI có hai hình thức: - Đầu tư mới: chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư. - Sáp nhập và mua lại qua biên giới: chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập; Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. FDI chủ yếu diễn ra dưới hình thức mua lại. Mua lại và sáp nhập được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng hơn đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và chủ đầu tư có thể tiếp cận thị trường nhanh hơn. 1.1.3.2. Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư. Theo tiêu chí này, FDI có ba hình thức: - FDI theo chiều dọc: nhằm khai thác nguyên, nhiên vật liệu hoặc để gần gũi người tiêu dùng hơn thông qua việc mua lại các kênh phân phối ở nước nhận đầu tư. Với hình thức này, doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư cùng nằm trong một dây chuyền sản xuất và phân phối cùng một sản phẩm. - FDI theo chiều ngang: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước của chủ đầu tư. Yếu tố quan trọng quyết định thành công của hình thức FDI này là sự khác biệt của sản phẩm.
  • 18. 8 - FDI hỗn hợp: doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. 1.1.3.3. Theo định hướng của nước nhận đầu tư Theo tiêu chí này FDI có ba hình thức: - FDI thay thế nhập khẩu: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu. Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải. - FDI tăng cường xuất khẩu: thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm tới không chỉ là ở nước nhận đầu tư mà còn là các thị trường rộng lớn trên toàn thế giới. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức FDI này là khả năng cung ứng yếu tố đầu vào giá rẻ như nguyên vật liệu, bán thành phẩm của nước nhận đầu tư. - FDI theo các định hướng khác của chính phủ: chính phủ nước nhận đầu tư có thể áp dụng các biện pháp thu hút đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý đồ của mình. Ví dụ như tăng cường thu hút FDI để giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán. 1.1.3.4. Theo định hướng của chủ đầu tư Theo tiêu chí này FDI có hai hình thức: - FDI phát triển: nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư. Hình thức này giúp chủ đầu tư tăng lợi nhuận thông qua việc tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường ra nước ngoài. - FDI phòng ngự: nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở nước nhận đầu tư để giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp cho lợi nhuận của chủ đầu tư tăng lên. 1.1.3.5. Theo hình thức pháp lý Ở Việt Nam, FDI được tiến hành dưới các hình thức pháp lý chủ yếu là: - Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là sự ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này thường áp dụng đối với một số ngành kinh tế đặc biệt hoặc chỉ áp dụng khi các chủ đầu tư nước ngoài thâm nhập vào một thị trường mới mà họ chưa nắm rõ.
  • 19. 9 - Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa hai hoặc nhiều bên nhưng hình thành pháp nhân mới ở Việt Nam và là pháp nhân Việt Nam. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập ở Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động kinh doanh. - Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT): đây là hình thức liên doanh liên kết giữa một bên là đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên trong các văn bản ký kết mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này có đặc điểm là hợp tác kinh doanh của các bên được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết trong đó sẽ quy định rõ trách nhiệm và phân chia lợi nhuận của các bên, nước nhận đầu tư sẽ phê chuẩn hợp đồng giữa các bên, thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận. Loại hợp đồng này được áp dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyênkhác. - Xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO): Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho sở tại. Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hình thức này giống như hình thức BOT chỉ khác ở điểm sau khi xây dựng xong công trình được chuyển giao ngay cho nước sở tại, sau đó mới thực hiện kinhdoanh. - Xây dựng- chuyển giao (BT): Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồngBT. 1.1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư 1.1.4.1. Tác động tích cực
  • 20. 10 Thứ nhất, thúc đẩy chuyển giao, phát triển công nghệ nhất là ở những nước đang phát triển. Tại các nước đang phát triển, do trình độ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, khoa học còn thấp cũng như thiếu ngoại tệ nên các công nghệ ở trong nước thường là công nghệ lâu đời lạc hậu làm năng suất lao động thấp. Vốn FDI được coi là nguồn quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghệ của nước tiếp nhận vốn FDI. Các công nghệ mới được các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào qua các con đường như việc mua bằng phát minh sáng chế và cải tiến công nghệ nhập khẩu trở thành công nghệ phù hợp cho mình (như các quốc gia đã từng làm là Hàn Quốc và Nhật Bản). Khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ đầu tư nước ngoài không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền, mà còn chuyển cả vốn vật tư hàng hoá như: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… và cả những giá trị vô hình như: công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường… cũng như đưa chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực cần thiết phục vụ hoạt động của dự án. Điều này cho phép các nước nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần,mà còn nắm vững cả kỹ năng quản lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầyđủ. Ngoài ra, thông qua vốn FDI, các công ty xuyên quốc gia còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà và trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước cũng học được cách thiết kế, sáng tạo công nghệ gốc, sau đó cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương mình và biến chúng thành công nghệ của mình. Nhờ có các tác động tích cực nêu trên mà trình độ công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường, vì thế nâng cao được năng suất từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Hoàng Đức Thân và cộng sự, 2016). Thứ hai, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương Thông qua vốn FDI sẽ tạo ra các doanh nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô các đơn vị hiện có từ đó tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Với sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, lao động
  • 21. 11 làm việc ở trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có cơ hội tiếp thu được nhiều kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật quản lý tiên tiến, hiện đại ở các nước khác nhau trên thế giới, cách tiếp cận thị trường, khả năng đàm phán, xúc tiến thương mại, quản trị nhân lực, tác phong làm việc, cách thức sắp xếp và tổ chức công việc để hoàn thành sản xuất đúng thời gian và số lượng,… Ngoài ra, thu nhập của người lao động còn được tăng lên bởi tiền lương trả từ các doanh nghiệp có vốn FDI thường lớn hơn các doanh nghiệp trong nước, từ đó cải thiện được đời sống của người lao động. Hơn nữa, theo phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước trên thị trường lao động là yếu tố thúc đẩy lực lượng lao động tự nâng cao trình độ một cách tích cực và có hiệu quả hơn, góp phần tạo nên một đội ngũ lao động có trình độ, có thói quen tuân thủ nề nếp, làm việc theo tác phong công nghiệp hiện đại. Tất cả những điều đó sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động của các nhà đầu tư trong nền kinh tế đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ luôn buộc các nhà đầu tư phải đổi mới để nâng cao năng suất lao động, đứng vững trong thị trường cạnhtranh (Phạm Văn Hùng và Lê Trọng Nghĩa, 2016). Thứ ba, thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu và thương mại Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia hay các công ty đa quốc gia mà nhiều sản phẩm sản xuất tại nước ta đã tiếp cận được với thị trường của thế giới. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với sự có mặt của các tổ chức tài chính quốc tế và các chi nhánh ngân hàng lớn trên thế giới như: HSBC, ANZ…đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế, giúp cho các giao dịch quốc tế được nhanh chóng và thuận tiện hơn rấtnhiều. Thứ tư, góp phần tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế thông
  • 22. 12 qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang các doanh nghiệp trong nước. Sự lan tỏa này có thể theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình (Phạm Văn Hùng và Lê Trọng Nghĩa, 2016). Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Chính bởi sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài mà các thành phần kinh tế khác trong nước cũng tự phải hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế về tài chính, trình độ quản lý, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lâu năm…là những đối thủ cạnh tranh lớn đối với các nhà đầu tư trong nước, tạo động lực khiến họ phải nhanh chóng đổi mới, phát triển, trước tiên là để tồn tại, đứng vững sau đó là phát triển trên mảnh đất của chính mình nếu không thì tự mình đào thải khỏi hoạt động kinh doanh. 1.1.4.2. Tác động tiêu cực Thứ nhất, hiện tượng “chuyển giá”gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước nhận đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá khi hoạt động kinh doanh tại nước sở tại có những thay đổi mà việc rút vốn hay chuyển lợi nhuận ra khỏi lãnh thổ gặp khó khăn do những điều kiện ràng buộc khắt khe hay thâu tóm, trốn thuế tại nước sở tại. Những hành vi chuyển giá đã tác động xấu đến nền kinh tế, gây thất thu lớn cho Nhà nước, bóp méo môi trường kinh doanh, tạo sức ép bất bình đẳng, gây phương hại đối với những nhà đầu tư chấp hành tốt đúng như trong cam kết, làm suy giảm hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Mai Vân Anh và Lê Thị Nhu (2013) đã nêu ra một số dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá thông thường như sau: - Các nhà đầu tư nước ngoài hạ thấp mức giá đầu ra thông qua các hợp đồng xuất
  • 23. 13 khẩu do các công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết với công ty mẹ. Lợi dụng bên liên doanh và các cơ quan quản lý Nhà nước không có được thông tin về đối tác có hợp đồng để quan hệ liên kết, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giá bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ cùng nhóm lợi ích với giá thấp hơn giá thị trường, nhiều trường hợp bán với giá thấp hơn giá thành khi mua sản phẩm, dịch vụ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. - Các nhà đầu tư nước ngoài đẩy giá thông qua các yếu tố đầu vào như:  Tăng chi phí khấu hao tài sản cố định: Lợi dụng việc xác định giá trị thiết bị của các doanh nghiệp liên kết có thể không rõ xuất xứ hàng hoá mà cơ quan thuế, hải quan xác định thuế trên cơ sở giá trị theoc hứng từ hoá đơn mà đối tác liên kết cung cấp nên giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định khác được nhập khẩu hoặc nhập vào vùng lãnh thổ khác trong cùng lãnh thổ Việt Nam có thể được thoả thuận theo mức giá cao. Từ đó, chi phí khấu hao tài sản cố định loại này cũng cao hơn so với thông thường nếu xác định theo giá thị trường.  Tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách tương tự với việc định giá tài sản cố định như trên các doanh nghiệp là đối tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt cũng tự thoả thuận mức giá nguyên liệu cung cấp cho nhau theo hướng kê khai tăng hơn so với mức giá thị trường.  Tăng chi phí quản lý, bán hàng quản lý… đây là chi phí liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp, đây là chi phí mà các doanh nghiệp có thể nâng lên cao để bóp méo giá thành, làm giảm lợi nhuận hoặc lỗ để tránh nghĩa vụ nộp thuế. Một thủ thuật để nâng chi phí đầu vào để đượclỗ nhằm lách thuế nữa là dù có vốn nhưng doanh nghiệp vẫn không đưa vào sản xuất mà đi vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để đưa vào chi phí, làm tăng giá trị đầu vào. Mặc dù biết không ít các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giá, nâng chi phí đầu vào, nhằm trốn thuế nhưng do các báo cáo thuế thuế luôn hợp lý, hoạt động kiểm tra thuế luôn theo sau, ít nhất cũng sau một năm nên khi cơ quan thuế kiểm tra đã mấthết dấu vết, chỉ còn lại giấy tờ sổ sách đã được cân chỉnh hợp lý.  Thông qua việc nâng giá trị vốn góp và chuyển giao công nghệ.Việc nâng giá thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các doanh nghiệp chuyển một lượng
  • 24. 14 tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư. Tình trạng nâng giá trị tài sản góp vốn mang lại thiệt hại cho bên liên doanh là nước nhận liên doanh, làm cho vốn góp của phía nước ngoài tăng lên từ đó bên nước ngoài dễ dàng nắm quyền kiểm soát để điều hành doanh nghiệp. Đối tác nước ngoài sẽ điều hành làm sao cho tình hình thua lỗ kéo dàivà cuối cùng làm cho bên đối tác không chịu được đành bán lại cổ phần cho bên nước ngoài. Ngoài hình thức nâng giá trị tài sản góp vốn, các nhà đầu tư nước ngoài còn thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ, thu phí bản quyền làm tăng chi phí khấu hao tài sản vô hình làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên từ đó thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp ít hơn.  Cơ chế giá nội bộ trong các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn kinh tế hoặc nhóm các công ty trong nước, nhiều doanh nghiệp được lập ra chỉ nhằm thực hiện sân sau của các doanh nghiệp nhằm khai thác quyền chủ động kinh doanh do pháp luật quy định, với các hợp đồng mua thì cao nhưng bán lại thấp, chiathầu…  Điều chỉnh cơ cấu trị giá hàng hoá nhập khẩu và dịch vụ đi kèm để giảm thiểu tổng số thuế phải nộp cả ở khâu nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Quy định hiện hành về thuế nhập khẩu đối với hàng hoá (tồn tại dưới dạng vật chất, hữu hình), các dịch vụ đi kèm với hàng hoá nhập khẩu được loại trừ ra khỏi giá tính thuế nhập khẩu nhưng phải nộp thuế nhà thầu, trong trường hợp không tách riêng thì các loại thuế đều được tính trên tổng giá trị. Thực hiện cam kết gia nhập WTO, hàng năm chúng ta điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu, giữ nguyên thuế nhà thầu, thực tế đang xảy ra thiên hướng giảm trị giá dịch vụ đi kèm hàng nhập khẩu trong khi xu hướng là tăng giá trị tài sản trí tuệ, do đó không ngoại trừ việc chuyển giá mang tính chất cơ cấu, việc này có thể không làm tăng lợi ích của nhà cung cấp nước ngoài nhưng để bán được hàng, họ sẵn sàng ký phụ lục hợp đồng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu ViệtNam. Thứ hai, có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ thường đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn
  • 25. 15 của nước nhận đầu tư làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hưởngnếu không có cơ chế và những quy hoạch hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác quá mức, các nhà đầu tư nước ngoài còn làm cho cơ cấu kinh tế bị méo mó, chậm được cải thiện và tích tụ nguy cơ mất ổn định chung của đời sống kinh tế xã hội quốc gia như khi dòng vốn FDI rút ra đột ngột, sa thải công nhân hàng loạt… Thứ ba, gây những tiêu cực về lao động cho nước nhận đầu tư. Do các nhà đầu tư quốc tế là những đối tác giàu kinh nghiệm và sành sỏi trong kinh doanh, nên trong nhiều trường hợp nước sở tại sẽ chịu nhiều thua thiệt. Ngoài ra, nước sở tại còn có thể chịu cảnh “chảy máu chất xám” do các dự án FDI thường thu hút được các nhà quản lý giỏi vì chế độ đãi ngộ về thu nhập hay môi trường làm việc tốt, tính chuyên nghiệp cao. Chính sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn FDI mà làm cho lực lượng lao động, nhất là lao động có tay nghề cao di chuyển từ khu vực kinh tế trong nước sang khu vực FDI có mức thu nhập cao hơn. Ngoài ra, tình trạng các tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI là khó tránh khỏi, đặc biệt là ở những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Một số chủ doanh nghiệp trả công cho người lao động bằng với mức lương tối thiểu, yêu cầu tăng ca nhiều khiến tiền lương không đủ tái sản xuất sức lao động, làm phát sinh mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công, bãi công đình trệ sản xuất làm thiệt hại cho cả haibên. Thứ tư, mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa coi trọng đúng mức về đào tạo cho người lao động. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Nơi mà dân số trẻ lực lượng lao động dồi dào thì việc tạo cho người lao động một nơi làm việc có thu nhập ổn định lại vô cùng quan trọng. Trên thực tế, trong nhiều năm qua khu vực FDI đã tạo ra nhiều triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của khu vực FDI cũng đã làm mất đi nhiều đất nông nghiệp từ đó đã làm mất đi nhiều việc làm trong các lĩnh vực truyền thống. Với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và
  • 26. 16 giảm thiểu những chi phí, các nhà đầu tư nước ngoài còn thiên về khai thác và sử dụng những nguồn lao động có nhân công giá rẻ, ít qua đào tạo, mang tính mùa vụ mà ít chú trọng đến việc đào tạo và sử dụng nhân lực có tay nghề cao và làm việc lâu dài cho các nhà đầutư. Thứ năm, ảnh hưởng đối với môi trườngtự nhiên. Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của khu vực FDI đối với nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về môi trường, đặc biệt là tình hình “xuất khẩu” ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những nước có mức “nhập khẩu” ô nhiễm cao, nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn độ, Việt Nam… Hiện nay vấn đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống xử lý chất thải. Các chương trình giám sát, xử phạt vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện trong khi ngày càng có nhiều dự án khai thác tài nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các năm tới. Nhiều dự án nước ngoài đã gây ô nhiễm môi trường do công nghệ lạc hậu, chạy theo lợi nhuận, tiết kiệm chi phí…không tính đến khâu xử lý nước thải đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm tại các lưu vực sông, gây tàn phá môi trường tự nhiên, chú trọng đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là các tài nguyên không tái tạo được như khoáng sản, khai thác mỏ…Các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Trong khi đó, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay. 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn FDI 1.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007) khi phân loại hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển nói chung đã có những tiêu thức sau đây: Thứ nhất, theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quốc phòng và hiệu quả xã hội.
  • 27. 17 Thứ hai, theo phạm vi tác dụng của hiệu quả có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ ba, theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Thứ tư, theo cách tính toán có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Thứ năm, theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội. Khi nghiên cứu về hiệu quả của từng dự án FDI nói riêng, Vũ Chí Lộc (2012) đã xem xét trên hai khía cạnh là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả tài chính là hiệu quả được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp và sẽ được tính toán cho từng dự án cụ thể, còn hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hơn thế nữa, hiệu quả kinh tế- xã hội của một hoạt động đầu tư nói chung và một dự án FDI nói riêng giữ một vai trò quan trọng để được các cấp có thẩm quyền quyết định có cho phép đầu tư hay không. Vì vậy, để có một cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Phòng, bài viết sẽ đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội của dòng vốn FDI. Dựa vào bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư của Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007), bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam của Ngô Doãn Vịnh và các cộng sự (2012), các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của vốn FDI của Vũ Chí Lộc (2012) bài viết đã hệ thống lại một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng FDI như sau: 1.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế  Năng suất lao động (VA/L) Chỉ tiêu này phản ánh phần đóng góp của FDI vào tăng năng suất lao động của nền kinh tế hay nói cách khác là khu vực FDI góp bao nhiêu % vào tăng năng suất lao động của cả nền kinh tế. Công thức tính chỉ tiêu năng suất lao động : VA/L = Giá trị gia tăng (GTGT) L
  • 28. 18 Trong đó: + GTGT là giá trị gia tăng trong một thời kỳ (thời gian sử dụng để tính toán chỉ tiêu), được tính theo công thức: VA = Thu nhập của người lao động khu vực FDI + Lợi nhuận của doanh nghiệp khu vực FDI + L: Tổng số lao động tham gia vào việc tạo ra giá trị trong thời gian tính toán chỉ tiêu. Như vậy, theo công thức trên thì giá trị gia tăng tạo ra từ khu vực FDI càng lớn thì năng suất lao động tạo ra càng cao với cùng một số lượng lao động tham gia vào quá trình tạo ra giá trị gia tăng đó.  Đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế. Chỉ tiêu này phản ánh phần đóng góp của của khu vực FDI vào GDP của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này được tính như sau: GTfdi= GVAfdi Ggdp x 100% Trong đó: + GVAfdi: phần gia tăng của giá trị gia tăng (VA) của khu vực doanh nghiệp FDI năm sau so với năm trước. + Ggdp: phần gia tăng của GDP năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ khu vực FDI càng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, để xem xét mức độ đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế có thể dùng tỷ lệ GDP khu vực FDI/GDP toàn khu vực nghiên cứu.  Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách nhà nước  Chỉ tiêu nộp ngân sách trên vốn đầu tư (NNSNN) Chỉ tiêu này được đo bằng nộp ngân sách của khu vực FDI trên vốn đầu tư FDI. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn FDI đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng cho ngân sách của nước tiếp nhận đầu tư. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì nước tiếp nhận đầu tư càng có lợi. Chỉ tiêu này được tính như sau: NNSNN = Nộp ngân sách nhà nước khu vực FDI Vốn đầu tư FDI Trong đó, nộp ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp FDI được xác định theo năm và vốn đầu tư FDI cũng được xác định trong cùng năm của khu vực này.
  • 29. 19  Chỉ tiêu thu ngân sách khu vực FDI/ tổng thu ngân sách nhà nước (TNSNN). Chỉ tiêu này được đo bằng nộp ngân sách khu vực FDI trên tổng thu ngân sách của nhà nước. Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng thu ngân sách nhà nước thì khu vực FDI chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng lớn thì càng chứng tỏ khu vực FDI có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước sở tại. Chỉ tiêu này được tính như sau: TNSNN = Nộp ngân sách nhà nước khu vực FDI Tổng thu ngân sách nhà nước Trong đó, nộp ngân sách nhà nước khu vực FDI và tổng thu ngân sách nhà nước được xác định trong cùng một năm.  Đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu. Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu của khu vực FDI trên tổng vốn đầu tư FDI. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn FDI đầu tư mang lại bao nhiêu đồng giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu của khu vực FDI. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khu vực FDI hoạt động càng hiệu quả. Tva = Giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu khu vực FDI Tổng vốn đầu tư khu vực FDI Trong đó Tva là hệ số giá trị giă tăng của hàng xuất khẩu khu vực FDI trên vốn đầu tư FDI. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn được phản ánh thông qua tỷ số giá trị xuất khẩu khu vực FDI trên giá trị xuất khẩu toàn khu vực đang xét. Tỷ số này cho biết trong một đồng giá trị xuất khẩu của khu vực đang nghiên cứu thì khu vực FDI chiếm bao nhiêu đồng. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khu vực kinh tế FDI càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu của khu vực nghiên cứu. 1.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội  Chỉ tiêu FDI tạo việc làm Chỉ tiêu FDI tạo việc làm hay số lao động có việc làm: chỉ tiêu này được đo bằng số lao động có việc làm trên tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu việc làm. Chỉ tiêu này được tính như sau: LRd = Lv Tv
  • 30. 20 Trong đó: LRd là hệ số tạo việc làm trực tiếp Lv: là tổng số lao động có việc làm khu vực FDI Tv: tổng vốn FDI Nếu một đồng vốn tạo ra được càng nhiều việc làm cho lao động thì đồng vốn đầu tư này càng có hiệu quả.Ngoài ra, chỉ tiêu này còn được phản ánh thông qua tỷ số số lao động làm việc khu vực FDI trên tổng số lao động khu vực nghiên cứu. Tỷ số này cho biết khu vực FDI tạo ra bao nhiêu phần trăm lao động cho toàn bộ khu vực đang nghiên cứu.  Chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập hoặc thu nhập bình quân của lao động làm việc trong khu vực FDI. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại bao nhiêu đồng thu nhập cho người lao động. Chỉ tiêu này càng lớn thì vốn FDI càng được sử dụng hiệu quả. Công thức chỉ tiêu này như sau: TN/VĐT = Thu nhập của người lao động khu vực FDI Vốn đầu tư khu vực FDI Trong đó: + TN/VĐT là thu nhập trên vốn đầu tư. + Thu nhập của người lao động khu vực FDI và vốn đầu tư khu vực FDI được tính theo năm. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu mức thu nhập bình quân của lao động trong khu vực FDI trên mức thu nhập bình quân của lao động thuộc khu vực khác trong nước để có thể thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của khu vực FDI. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI Đinh Thị Hảo (2011) và Nguyễn Huyền Minh (2009) đã tổng hợp được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI như sau: 1.2.2.1. Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư Thứ nhất, tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư. Đây là một trong những yếu tố quyết định khả năng thực hiện các hoạt động đầu tư của họ. Đối với nước nhận đầu tư, trước khi cấp phép đầu tư cũng phải thẩm định năng lực tài chính của nhà đầu tư nhằm đảm bảo dự án đầu tư được triển khai
  • 31. 21 đúng như đăng ký. Điều này giúp nước nhận đầu tư hạn chế được việc các nhà đầu tư nước ngoài xin được giấy phép đầu tư nhưng không có vốn để triển khai các dự án hay thậm chí rút vốn gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn FDI nói chung của nước sở tại. Thứ hai, năng lực kinh doanh hay trình độ của các nhà đầu tư nướcngoài. Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đều phải tự chịu trách nhiệm trọng mọi hoạt động liên quan đến công việc kinh doanh của mình, nếu hoạt động kinh doanh tốt thì lợi nhuận thuộc về họ và trong trường hợp bị lỗ thì các nhà đầu tư cũng chính là những người bị thiệt. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư có năng lực kinh doanh tốt, nghĩa là họ có khả năng sản xuất tạo ra nhiều lợi nhuận thì đó cũng là cơ sở để họ tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế và cũng tạo ra nhiều tác động tích cực khác, tức là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng FDI của khu vực nói chung. 1.2.2.2. Các yếu tố thuộc nước tiếp nhận đầu tư Thứ nhất, sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Trước hết, sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là một trong những điều kiện tiên quyết để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như môi trường kinh tế vĩ mô kém ổn định thì khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư sẽ dễ gặp phải những rủi ro kinh doanh mà không thể lường trước được, gây thiệt hại rất lớn cho họ, từ đó giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI của nước nhận đầu tư. Thứ hai, hệ thống pháp luật của nước nhận đầu tư. Hệ thống pháp luật của nước nhận đầu tư bao gồm những luật liên quan đến hoạt động đầu tư và các văn bản hướng dẫn luật, các quy định về hoạt động đầu tư đối với người nước ngoài và các văn bản về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư. Đây chính là hành lang pháp lý đảm bảo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như hệ thống pháp luật được xây dựng và ban hành theo hướng thông thoáng, tránh chồng chéo khó hiểu, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng phải đầy đủ, chặt chẽ thì sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi, bình đẳng, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ ba, cơ sở hạ tầng nước tiếp nhận đầu tư.
  • 32. 22 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI. Cơ sở hạ tầng bao gồm: mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước,… Một mạng lưới giao thông hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được các chi phí vận tải và tiết kiệm được thời gian trong quá trình vận chuyển. Mạng lưới thông tin liên lạc rộng lớn và cước phí rẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới và truyền đạt các thông tin đi và đến. Ngoài ra, hệ thống các ngành dịch vụ như tài chính ngân hàng, tư vấn, cung cấp năng lượng và nước sạch,… đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn không bị gián đoạn. Vậy, tóm lại, cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp các nhà đầu tư giảm đáng kể các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ tư, nguồn nhân lực. Một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng vốn FDI là chất lượng nguồn nhân lực và giá cả sức lao động của nước nhận đầu tư. Nếu chất lượng nguồn lao động tốt, nhà đầu tư sẽ không mất nhiều thời gian và tiền bạc để đào tạo lại và với những trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật sản xuất từ các nhà đầu tư thì nguồn lao động này sẽ làm việc với năng suất lao động rất tốt. Ngược lại, nếu chất lượng lao động kém thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn FDI nói chung của nước nhận đầu tư. Thứ năm, thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động đầu tư. Nếu thủ tục hành chính không được quan tâm sát sao thì rất dễ tạo ra hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực, từ đó làm tăng chi phí kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, nếu thủ tục hành chính càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn trong quá trình đăng ký, triển khai thực hiện dự án đầu tư cũng như giảm các chi phí cả về thời gian và vật chất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.2.3. Các yếu tố quốc tế
  • 33. 23 Do đặc tính của FDI là rất nhạy cảm với các biến động của môi trường kinh tế quốc tế nên các tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực và trên thế giới không chỉ tác động đến các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác mà còn tác động tới cả những dự án đang triển khai. Khi nền kinh tế thế giới ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự di chuyển của các dòng vốn đầu tư nước ngoài, giảm đáng kể các chi phí liên quan, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn FDI của nước nhận đầu tư. Ngược lại, khi môi trường kinh tế thế giới không ổn định, lạm phát, suy thoái kinh tế xảy ra ở nhiều nơi sẽ làm các nhà đầu tư quan ngại khi tiến hành các hoạt động đầu tư và làm giảm hiệu quả của các dự án đầu tư, từ đó cũng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại nước nhận đầu tư.
  • 34. 24 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG 2.1. Giới thiệu tổng quan về Hải Phòng và chính sách thu hút FDI của Hải Phòng. Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng. Từ lâu, Hải Phòng đã nổi tiếng là một trong số những cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông vô cùng quan trọng với hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước theo như Quyết định1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, với vị thế, tiềm năng và lợi thế so sánh, Hải Phòng đã xác định rõ phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là động lực và cũng là giải pháp quan trọng cho việc phát triển kinh tế- xã hội của Hải Phòng. Cụ thể là, tháng 3 năm 1992,Thành ủy đã có Nghị quyết số 05- NQ/TU chuyên đề về kinh tế đối ngoại. Nghị quyết đã khẳng định chủ trương lấy kinh tế đối ngoại làm mũi nhọn, làm đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố và xác định những mục tiêu cơ bản của 5 lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư với nước ngoài được đặt ở vị trí hàng đầu. Để thực hiện chủ trương này, Hải Phòng đã từng bước đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư. Trước hết thành phố tập trung vào cải thiện môi trường pháp lý thông qua các quy định liên quan đến thủ tục hành chính về việc cấp giấy phép đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là: năm 1997, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành quy định “một đầu mối” về tiếp nhận, thẩm định và trình cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án FDI theo phân cấp của chính phủ tại các sở kế
  • 35. 25 hoạch và đầu tư, ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp; năm 2000, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1375- QĐ/UBND về quy trình phê duyệt dự án đầu tư tại Hải Phòng. Quy định này đã hoàn chỉnh quy trình tiếp nhận, thẩm định và trình cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư cả trong và ngoài nước. Quy định này cũng nêu rõ trách nhiệm của các ban, ngành có liên quan và quy định rõ thời gian giải quyết các thủ tục có liên quan tới khâu chuẩn bị dự án, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư. Những quy định này đã giúp các chủ đầu tư giảm thiểu đáng kể những phiền hà mà họ hay gặp phải trong khâu chuẩn bị hồ sơ dự án. Đây có thể xem là những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi trường đầu tư của thành phố. Tiếp đến, để có thể tăng cường thu hút vốn FDI vào thành phố, đầu năm 2002, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định tạm thời số 1069- QĐ/UBND về cơ chế ưu đãi cho thu hút vốn FDI tại Hải Phòng. Cụ thể là: các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng sẽ được hưởng những mức ưu đãi hơn so với các quy định chung của Nhà nước về hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, cung cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo lao động, giảm thiểu thời gian duyệt cấp giấy phép,… Năm 2008, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 20- NQ/TU về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó đã nhận định trên địa bàn thành phố “đã hình thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, góp phần thu hút lượng vốn đáng kể của các thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”, tuy nhiên, “công tác quản lý, đầu tư các khu, cụm công nghiệp còn nhiều yếu kém. Vai trò của các khu, cụm công nghiệp chưa tương xứng với yêu cầu”. Từ đó, Nghị quyết khẳng định cần “tập trung xây dựng các khu công nghiệp quy mô lớn, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ với các dịch vụ tiện ích, có sức hấp dẫn để thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng và lợi ích khác cho nền kinh tế”. Tháng 3 năm 2011, sau sự cố động đất và sóng thần ở Nhật và sự bất ổn định ở Thái Lan đã làm cho làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc hướng
  • 36. 26 vào Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng bị suy giảm. Nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI, ngày 12/9/2011, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-UBND về việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chỉ thị nêu rõ: Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn những hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đó là chưa tổ chức nghiên cứu sâu về FDI, định hướng thị trường, đối tác chiến lược chưa xác định rõ, đầu mối xúc tiến đầu tư chưa thống nhất dẫn đến hiệu quả và chất lượng thu hút đầu tư chưa tốt. Từ đó, Chỉ thị nêu rõ các nhiệm vụ để khắc phục những tồn tại và chủ động đón làn sóng đầu tư mới, đó là: nhận thức đầy đủ và toàn diện về vai trò, thời cơ và yêu cầu mới của công tác xúc tiến đầu tư và quản lý nhà nước về các dự án FDI để chủ động, tích cực, quyết liệt và đồng bộ trong hoạt động xúc tiến đầu tư; cải tiến về nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động xúc tiến đầu tư FDI theo hướng chuyên nghiệp hóa, chú trọng hướng vào các nhà đầu tư có công nghệ nguồn, giá trị gia tăng, số nộp ngân sách lớn, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản; phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dưng hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ cho các khu công nghiệp đã sẵn có, xúc tiến đầu tư các khu công nghiệp mới, trong đó tập trung đầu tư một khu công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp phụ trợ đi kèm với khu đô thị, dich vụ cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực điện tử, sản xuất cơ khí và các ngành công nghiệp phụ trợ… Mặc dù tư tưởng xuyên suốt từ những năm đầu thời kỳ đổi mới là tích cực thu hút vốn FDI nhưng Hải Phòng cũng xác định cần phải thu hút có chọn lọc để có thể sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả. Điều này được thể hiện ở Quyết định số 221- QĐ/UBND tháng 2 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư và không chấp thuận đầu tư trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm hạn chế các dự án đầu tư không hiệu quả và dễ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời có hướng đến các dự án đầu tư sử dụng tiết kiệm đất và có đóng góp nhiều cho thu ngân sách thành phố. Để tiếp tục củng cố quan điểm này, tháng 12 năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về danh mục các dự án
  • 37. 27 công nghiệp khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và không chấp thuận đầu tư trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2020. Quyết định này cũng đã quy định các dự án đầu tư phải đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu hạ tầng đồng bộ cho nhà đầu tư cũng như đảm bảo các yêu cầu về xử lý môi trường. Đặc biệt, các dự án FDI đầu tư vào Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được thực hiện theo quy trình đăng ký đầu tư nhanh chóng, thuận lợi để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và hưởng các ưu đãi đặc biệt, cụ thể là: Thứ nhất, về thuế thu nhập doanh nghiệp: Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo; Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và có ảnh hưởng lớn về kinh tế, xã hội cần được khuyến khích cao hơn, được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong trường hợp cần có khuyến khích cao hơn. Thứ hai, về thuế thu nhập cá nhân: Người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Khu kinh tế được giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập. Thứ ba, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; Hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. Thứ tư, về thuế giá trị gia tăng: Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau không phải chịu thuế giá trị gia tăng.; Hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng trong khu phi thuế quan được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%. Thứ năm, về thuế tiêu thụ đặc biệt: Hàng hóa không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau: Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu
  • 38. 28 phi thuế quan; Hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; Hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ. Thứ sáu, về tiền thuê đất, thuê mặt nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê trong các trường hợp sau: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan; Dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp; Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp; Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản: Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan và mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhờ có những quan điểm nhất quán, chính sách cởi mở mà trong những năm qua Hải Phòng luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút và sử dụng FDI và các doanh nghiệp FDI cũng đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển thành phố. 2.2. Tình hình thu hút vốn FDI tại Hải Phòng 2.2.1. Về quy mô, nhịp độ phát triển Dự án FDI đầu tiên đầu tư vào Hải Phòng do Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cấp ngày 17/01/1989 với vốn đầu tư là 300.000 USD. Từ đó đến nay, với những chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng với những lợi thế về vị trí địa lý cũng như sự nỗ lực của cả thành phố, trong giai đoạn 2010- 2015, Hải Phòng đã đạt được những kết quả đáng kể trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
  • 39. 29 Bảng 2.1: Thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 Năm Số dự án cấp mới Tổng vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Tổng vốn thực hiện (Triệu USD) Số dự án điều chỉnh tăng vốn Tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng vốn (Triệu USD) Tổng vốn đầu tư đã thu hút (Triệu USD) 2010 21 79,0 25,5 18 73,8 152,8 2011 30 611,7 139,6 30 349,3 961,0 2012 39 1.119,1 526,9 26 145,6 1.264,7 2013 33 1.884,1 196,9 27 768,0 2.652,1 2014 52 824,1 67,8 38 323,1 1.147,2 2015 50 699,4 63,6 32 176,5 875,9 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, 2016. Kể từ năm 1989 tới nay thì giai đoạn 2010- 2015ghi nhận FDI vào Hải Phòng có những đột phá rõ nét với 225 dự án cấp mới chiếm trên 50% tổng số dự án cấp mới, 171 dự án điều chỉnh tăng vốn, chiếm gần 40% tổng số dự án điều chỉnhvà tổng số vốn FDI thu hút đạt hơn 7,05 tỷ USD, chiếm trên 60% tổng số vốn FDI thu hút (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, 2016). Trong đó phải kể đến những dự án lớn đến từ các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới như: dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử và công nghệ cao của tập đoàn LG Hàn Quốc đầu tư vào khu công nghiệp Tràng Duệ năm 2013 với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1,5 tỷ USD; dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe ôtô của Bridgestone Nhật Bản đầu tư vào khu công nghiệp Đình Vũ trong khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải năm 2012 với tổng vốn đăng ký đầu tư là hơn 1,2 tỷ USD; dự án xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế của Nipro Pharma Nhật Bản năm 2012 vào khu công nghiệp VSIP Hải Phòng với tổng vốn đăng ký đầu tư là 250 triệu USD,… Nhờ những kết quả đó, Hải Phòng luôn nằm trong top 10 tỉnh thành của Việt Nam thu hút được nhiều vốn FDI nhất.
  • 40. 30 2.2.2. FDI theo ngành Khi xét theo ngành nghề thì các dự án FDI đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu tập trung khai thác lợi thế về cảng biển, trung tâm công nghiệp và các nhà đầu tư đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ…, cụ thể như sau: 72,17% 7,17% 7,17% 3,49% 10% Cơ cấu theo số lượng các dự án Công nghiệp chế biến, chế tạo Kinh doanh bất động sản Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác Vận tải, kho bãi Lĩnh vực khác 70,46% 15,63% 0,97% 3,62% 9,32% Cơ cấu theo lượng vốn đăng ký Công nghiệp chế biến, chế tạo Kinh doanh bất động sản Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác Vận tải, kho bãi Lĩnh vực khác
  • 41. 31 Hình 2.1: Cơ cấu vốn FDI vào thành phố Hải Phòng theo ngành lũy kế đến hết năm 2015 Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2016. Theo Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2016), tính đến hết năm 2015 thì công nghiệp chế biến chế tạo là ngành thu hút nhiều vốn FDI nhất với 332 dự án, chiếm 72,17% tổng số dự án và tổng vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện đều chiếm tỷ trọng trên 70% tổng lượng vốn FDI đầu tư vào thành phố. Có được thành tựu trên một phần là do thành phố đã đề ra mục tiêu rõ ràng trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp dựa vào công nghệ mà tạo giá trị gia tăng cao và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, đó cũng là xu thế chung của các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam bởi công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực gặp ít rủi ro, lại tận dụng được nguồn nhân công và năng lượng giá rẻ, hơn nữa, chính sách phát triển công nghiệp ở Việt Nam rất tốt, tiêu biểu như chính sách thuế, đất đai đã tạo rất nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư (Nguyễn Hòa, 2014). Tiếp sau đó là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn thực hiện là 932,2 triệu USD, chiếm 20% tổng vốn FDI thực hiện của cả thành phố. Như vậy, có thể thấy, cơ cấu ngành nghề trong thu hút FDI đã thực hiện đúng định hướng về phát triển kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 70,7% 20% 1,3% 4% 4% Cơ cấu theo lượng vốn thực hiện Công nghiệp chế biến, chế tạo Kinh doanh bất động sản Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác Vận tải, kho bãi Lĩnh vực khác
  • 42. 32 2.2.3. FDI theo đối tác đầu tư Tính đến hết năm 2015 đã có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư các dự án FDI vào Hải Phòng. Trong đó, theo quy mô vốn đứng đầu là Nhật Bản với tổng số vốn đăng ký lên đến gần 4 tỷ USD, tiếp sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan và một số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á (Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2016). Hình 2.2: Vốn FDI vào Hải Phòng theo đối tác đầu tư đến hết năm 2015 Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2016. 0 2000 4000 6000 Ấn Độ Anh Áo Bỉ Brunei Canada Đài Loan Đan Mạch Đức Hà Lan Hàn Quốc Hồng Công Indonesia Luxembourg Malaysia Mauritius Mỹ Nauy Nhật Bản Nga Pháp Philipin Marshall Romania Samoa Sec Singapore Slovenia Thái Lan Trung Quốc Úc Ukraina Ý Bermuda Vốn đăng ký (Triệu USD)
  • 43. 33 Số liệu của Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2016) cho thấy mặc dù vốn FDI vào Hải Phòng đến từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chỉ có 5 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Singapore) đầu tư nhiều nhất đã chiếm đến 83,11% tổng số vốn đầu tư, nhóm 29 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại chỉ chiếm chưa đầy 17% trong đó có nhiều quốc gia chỉ có 1 hoặc 2 dự án với số vốn đăng ký chưa tới 1 triệu USD. Nguyên nhân của việc FDI vào Hải Phòng chủ yếu là nguồn vốn đến từ khu vực Đông, Nam Á còn khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là do giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Á khác có sự gần gũi về mặt địa lý nên cũng có phần nào đó giống nhau trong văn hóa, phong tục và tập quán tiêu dùng. Ngoài ra, sự gần gũi về mặt địa lý cũng giúp các nhà đầu tư giảm được đáng kể chi phí đi lại, vận tải… 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng 2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng theo một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội. 2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế  Năng suất lao động Chỉ tiêu năng suất lao động trong khu vực FDI của Hải Phòng, giai đoạn 2010- 2015 như sau: Bảng 2.2: Năng suất lao động khu vực FDI giai đoạn 2010- 2015 Năm Số lao động khu vực FDI (người) VA khu vực FDI (Tỷ đồng) VA/ Số lao động (Triệu đồng/người) 2010 63.846 8.869,5 138,92 2011 70.948 11.086,3 156,26 2012 79.980 13.125,4 164,11 2013 92.889 15.902,2 171,20 2014 105.101 21.632,9 205,83 2015 113.207 24.237,5 214,10 Nguồn: Số liệu của Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2015, 2016) và tính toán của tác giả.
  • 44. 34 Từ bảng số liệu trên có thể thấy trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 năng suất lao động khu vực FDI của Hải Phòng liên tục tăng qua các năm nhưng với tốc độ không ổn định. Cụ thể là, năng suất lao động năm 2011 tăng 12,5% so với năm 2010 nhưng năm 2012 và 2013 chỉ tăng khoảng 4,5% so với các năm liền trước, sau đó năm 2014 lại tăng 20,2% so với năm 2013 và cuối cùng năm 2015 lại chỉ tăng khoảng 4% so với năm 2014. Nguyên nhân có thể được giải thích là do cùng với những biến động chung của nền kinh tế thì trong giai đoạn 2011- 2013 Hải Phòng đã có những bước đột phá trong thu hút FDI với nhiều dự án mới có quy mô vốn rất lớn như đã phân tích ở phần trên. Tuy nhiên, những dự án này khi mới đi vào hoạt động thì chưa tạo ra được nhiều giá trị gia tăng mà vẫn cần phải sử dụng một số lượng lao động lớn để thực thi dự án. Sau đó, khi các doanh nghiệp FDI này đã dần đi vào hoạt động ổn định thì lượng giá trị gia tăng tạo ra trên một lao động sẽ dần tăng lên. Khi so sánh với các khu vực kinh tế khác thì năng suất lao động khu vực FDI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 cũng chưa theo kịp, cụ thể là: Đơn vị: Triệu đồng/người Hình 2.3: Năng suất lao động theo khu vực giai đoạn 2010- 2015 của thành phố Hải Phòng Nguồn: Số liệu của Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2015, 2016) và tính toán của tác giả. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Doanh nghiệp FDI