SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
LÂM HOÀNG KHÁNH
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
LÂM HOÀNG KHÁNH
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Ngành Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH. BÙI TÙNG HIỆP
CẦN THƠ, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Đô, các thầy
cô phòng Sau đại học và các thầy cô bộ môn đã trực tiếp dạy cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp là người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu và hoàn thành nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp và các
anh chị cán bộ tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt
nhất để hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng yêu thương, biết ơn đến gia đình, bạn bè
đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành nghiên cứu.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 11 năm 2021
Học viên
Lâm Hoàng Khánh
ii
TÓM TẮT
Mục đích của chúng tôi nhằm mô tả đặc điểm bệnh nhân và tình hình sử dụng thuốc
và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột
tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2019 được thực hiện.
Cỡ mẫu của nghiên cứu là 400 bệnh nhân. Kết quả đạt được như sau: tỷ lệ nhiễm
trùng đường ruột ở nam (60%) cao hơn ở nữ (40%) và nhóm tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi
mắc nhiễm trùng đường ruột cao với gần 90 %. Có 27 % bệnh nhân mắc 1 đến 2 bệnh
kèm theo bệnh chính nhiễm trùng đường ruột chủ yếu là bệnh viêm hô hấp (64,41 %)
và viêm họng (8,47 %). Trong mẫu nghiên cứu thường có 2 đến 3 triệu chứng chiếm
tổng tỷ lệ hơn 73 %. Trong đó các triệu chứng tiêu lỏng (32,98 %), sốt (30,97 %) và ói
(28,37 %) chiếm phần lớn. 56 bệnh nhân được chỉ định soi phân tươi, 11 bệnh nhân xét
nghiệm Rostavirus, Có 36 bệnh nhân được chỉ định nuôi cấy để định danh vi khuẩn với
kết quả dương tính lần lượt là 71,43 %, 63,64 % và 80,56 %, 2/7 vi khuẩn có tần suất
mắc cao nhất là E coli ESBL (-) với 41,18 % và E coli ESBL (+) với 26,47 %, 100 %
bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm huyết học. Trong đó, huyết sắc tố giảm, số lượng
bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính và số lượng tiểu cầu đều tăng lần lượt là 90,75
%, 50,57 %, 38,75 % và 34,5 %. Có 147 bệnh nhân xét nghiệm hoá sinh. Trong đó, tần
suất Natri giảm hơn 70 % và tần suất Kali bất thường khoảng 7 %. Có 184 bệnh nhân
xét nghiệm CRP hoặc PCT. Trong đó tần suất CRP tăng 44 % (77 bệnh nhân) và PCT
tăng hơn 44 % (4 bệnh nhân) so với chỉ số bình thường.
Qua khảo sát có 353 bệnh nhi được sử dụng biện pháp bù nước và điện giải. Trong
đó, ORS có tần suất cao nhất là 38,66 % và tần suất thấp nhất 1,57 % là glucose 5 %.
Bảy hoạt chất kháng sinh được chỉ định điều trị cho 295 bệnh nhân nhiễm trùng đường
ruột. Trong đó nhóm kháng sinh có tần suất sử dụng cao nhất là nhóm beta-lactam thế
hệ thứ 3 với hơn 70 %. Trong đó, hoạt chất Cefotaxim có tần suất sử dụng cao nhất trong
nhóm này và các hoạt chất kháng sinh còn lại với hơn 56 %. Trong 5 nhóm thuốc bổ trợ
có 3 nhóm có tần suất sử dụng cao là men vi sinh (20,84 %), chống tiêu chảy (27,79 %)
và chống nôn (23,26 %). Tất cả bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều khỏi và đỡ trước
khi ra viện với tỷ lệ lần lượt là 4 % và 96 %.
Nhìn chung, tần suất chỉ định hợp lý tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn có một số
trường hợp chỉ định không hợp lý với tình trạng bệnh nhân. Trong đó, các thuốc chiếm
tần suất chỉ định không hợp lý cao là kẽm sulphat, paracetamol, cefotaxim và
ciprofloxacin lần lượt là 22 %, 10,24 %, 23,9 % và 12,64 %. Kết quả cho thấy 12/18 chỉ
định dùng thuốc không hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc. Trong đó tần suất cao
nhất là racecadotril, domperidon và ceftriaxone lần lượt là 56,14 %, 33,55 % và 65 %.
Tương tác thuốc trong quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột là 22,5 % (90
bệnh nhân). Trong đó có 6 cặp tương tác thuốc và cặp Ciprofloxacin/Kẽm sulfat chiếm
tỷ lệ cao nhất với 54,59 % so với các cặp tương tác còn lại. Cặp Ceftazidime/Tobramycin
có tỷ lệ thấp nhất với 0,9 % (1 lượt).
Từ khoá: nhiễm trùng đường ruột, triệu chứng lâm sàng, điều trị.
iii
ABSTRACT
Our purpose is to describe patient characteristics and drug use situation and
evaluate the rationality in the use of drugs to treat intestinal infections at Can Tho
Children's Hospital in 2019.
The sample size of the study was 400 patients. The results were obtained as
follows: the rate of intestinal infections in men (60 %) was higher than in women (40
%) and the age group from 1 month to 5 years old had high intestinal infections with
nearly 90%. There are 27% of patients with 1 to 2 comorbidities with major intestinal
infections, mainly respiratory infections (64.41 %) and pharyngitis (8.47 %). In the
research sample, there are usually 2 to 3 symptoms, accounting for a total rate of more
than 73%. In which, the symptoms of loose diarrhea (32.98 %), fever (30.97 %) and
vomiting (28.37 %) accounted for the most. 56 patients were assigned to test for fresh
stools, 11 patients were tested for rostavirus, 36 patients were assigned to culture to
identify bacteria with positive results of 71.43 %, 63.64 % and 80 respectively. , 56 %,
2/7 bacteria with the highest frequency were E coli ESBL (-) with 41.18 % and E coli
ESBL (+) with 26.47 %, 100% of patients were assigned to test. Hematology. In which,
hemoglobin decreased, white blood cell count, neutrophil count and platelet count
increased by 90.75 %, 50.57 %, 38.75 % and 34.5 %, respectively. . There were 147
patients who were biochemically tested. In which, the frequency of sodium has
decreased by more than 70 % and the frequency of potassium has been abnormal by
about 7 %. There were 184 patients who were tested for CRP or PCT. In which, the
frequency of CRP increased by 44 % (77 patients) and PCT increased by more than 44
% (4 patients) compared to the normal index.
Overall, the frequency that has been assigned consistent is relatively high.
However, there are still some cases that have been assigned inappropriately with the
patient's condition. In which, the drugs that account for the high frequency of
inappropriately indicated are zinc sulphate, paracetamol, cefotaxime and ciprofloxacin
at 22 %, 10.24 %, 23.9 % and 12.64 %. The results showed that 12/18 were prescribed
inappropriate drug use in terms of dose and delivery rate. In which the highest frequency
was racecadotril, domperidone and ceftriaxone at 56.14 %, 33.55 % and 65 %,
respectively. Drug interactions during the treatment of intestinal infections were 22.5 %
(90 patients). In which there are 6 drug interaction pairs and Ciprofloxacin/Zinc sulfate
pair accounts for the highest rate with 54.59 % compared to the remaining interaction
pairs. Ceftazidime/Tobramycin pair had the lowest rate with 0.9 % (1 turn).
Keywords: intertinal infection, clinical symptoms, treatment.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lâm Hoàng Khánh, học viên cao học khoá 6, trường Đại học Tây Đô,
chuyên ngành Dược lý và Dược lâm sàng, tôi xin cam đoan:
- Luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi dưới
sự hướng dẫn của GS. TSKH. Bùi Tùng Hiệp và các kết quả của nghiên cứu này
chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
- Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi khảo sát.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 11 năm 2021
Học viên
Lâm Hoàng Khánh
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
TÓM TẮT ...................................................................................................................ii
ABSTRACT ............................................................................................................ iiiii
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG...............................................................................................viii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU BẢNG......................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................3
1.1 NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM..................................................3
1.1.1 Định nghĩa ........................................................................................................3
1.1.2 Tình hình dịch tễ...............................................................................................3
1.1.3 Nguyên nhân.....................................................................................................4
1.1.4 Chẩn đoán.......................................................................................................10
1.1.5 Triệu trứng lâm sàng .......................................................................................12
1.1.6 Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................................13
1.2 ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM...............................16
1.2.1 Mục tiêu điều trị..............................................................................................16
1.2.2 Các nhóm thuốc trong điều trị .........................................................................16
1.3 TƯƠNG TÁC THUỐC....................................................................................22
1.4 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ......................................24
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................25
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................25
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu ......................................................................................25
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................25
2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................25
2.2.1 Thời gian thu thập...........................................................................................25
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................25
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................25
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................25
2.3.2 Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................25
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu...................................................................................26
2.3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.............................................................26
2.3.5 phương pháp kiểm soát sai sót.........................................................................26
vi
2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................26
2.4.1 Khảo sát đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................26
2.4.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng
thuốc ........................................................................................................................28
2.5 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU....................................................................................31
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..............................................................................32
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................33
3.1 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU......................33
3.1.1 Đặc điểm tuổi của mẫu nghiên cứu..................................................................33
3.1.2 Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu ..........................................................33
3.1.3 Đặc điểm cân nặng của mẫu nghiên cứu..........................................................34
3.1.4 Đặc điểm bệnh lý kèm theo của mẫu nghiên cứu.............................................34
3.1.5 Đặc điểm lâm sàng..........................................................................................35
3.1.6 Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................................37
3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ TRONG
VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT.................42
3.2.1 Tình hình sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột................................42
3.2.2 Tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột ............49
CHƯƠNG IV BÀN LUẬN........................................................................................54
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT..............54
4.1.1 Đặc điểm tuổi của mẫu nghiên cứu..................................................................54
4.1.2 Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu ..........................................................54
4.1.3 Đặc điểm căn nặng của mẫu nghiên cứu..........................................................54
4.1.4 Đặc điểm bệnh lý kèm theo của mẫu nghiên cứu.............................................54
4.1.5 Đặc điểm lâm sàng..........................................................................................55
4.1.6 Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................................55
4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ TRONG
VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT.................57
4.2.1 Tình hình sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột................................57
4.2.2 Tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột ............59
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................63
5.1 KẾT LUẬN .....................................................................................................63
5.1.1 Kết luận về đặc điểm bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột................................63
5.1.2 Kết luận về tình hình sử dụng thuốc và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng
thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột........................................................................63
5.2 ĐỀ XUẤT........................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................65
vii
PHỤ LỤC I. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU................................................................xi
PHỤ LỤC II. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................xiii
viii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 Dấu hiệu lâm sàng theo mức độ mất nước ở trẻ em.....................................11
Bảng 1.2 Trình bày lâm sàng gợi ý về nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột .............12
Bảng 1.3 Bảng so sánh giữa ORS củ và mới ..............................................................16
Bảng 1.4 Kháng sinh được sử dụng để điều trị các nguyên nhân đặc biệt gây
tiêu chảy ....................................................................................................................19
Bảng 1.5 Công cụ tra tương tác thuốc ........................................................................23
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá các trị số cận lâm sàng................................................27
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lý sử dụng thuốc ...........................................29
Bảng 3.1 Đặc điểm cân nặng của mẫu nghiên cứu .....................................................34
Bảng 3.2 Đặc điểm soi phân tươi ...............................................................................37
Bảng 3.3 Đặc điểm xét nghiệm Rotavirus ..................................................................37
Bảng 3.4 Đặc điểm nuôi cấy định danh......................................................................38
Bảng 3.5 Mức độ nhạy cảm của vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu................................39
Bảng 3.6 Tỷ lệ kháng sinh được sử dụng trong mẫu nghiên cứu ................................43
Bảng 3.7 Các phác đồ thay đổi trong quá trình điều trị...............................................45
Bảng 3.8 Đặc điểm sử dụng thuốc bổ trợ ...................................................................48
Bảng 3.9 Sự hợp lý trong chỉ định..............................................................................49
Bảng 3.10 Sự hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc .................................................51
Bảng 3.11 Tương tác thuốc .......................................................................................52
ix
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU BẢNG
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................31
Biểu đồ 3.1 Phấn bố nhiễm trùng đường ruột theo nhóm độ tuổi................................33
Biểu đồ 3.2 Phân bố nhiễm trùng đường ruột theo giới tính .......................................33
Biểu đồ 3.3 Số lượng các bệnh mắc kèm ...................................................................34
Biểu đồ 3.4 Phân loại bệnh mắc kèm .........................................................................35
Biểu đồ 3.5 Số lượng mắc các triệu chứng ................................................................36
Biểu đồ 3.6 Các loại triệu chứng................................................................................36
Biểu đồ 3.7 Đặc điểm xét nghiệm huyết học..............................................................40
Biểu đồ 3.8 Đặc điểm xét nghiệm sinh hoá ................................................................41
Biểu đồ 3.9 Đặc điểm xét nghiệm miễn dịch..............................................................41
Biểu đồ 3.10 Tần suất bệnh nhân bù nước và điện giải ..............................................42
Biểu đồ 3.11 Các loại phương pháp bù nước và điện giải ..........................................42
Biểu đồ 3.12 Phác đồ điều trị ban đầu sử dụng kháng sinh đơn độc ...........................44
Biểu đồ 3.13 Phác đồ điều trị ban đầu sử dụng kháng sinh phối hợp .........................44
Biểu đồ 3.14 Các loại thuốc bổ trợ được sử dụng.......................................................48
Biểu đồ 3.15 Hiệu quả điều trị ...................................................................................52
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 AIDS Human Immuno-deficiency Virus (Virus gây suy giảm miễn
dịch ở người)
2 B. cereus Bacillus cereus
3 BNF British National Formulary (Dược thư quốc gia Anh)
4 C. difficile Clostridium difficile
5 C3G Third - generation cephalosporins
6 CDS Clinical Dehydration Scale (thang đo mất nước lâm sàng)
7 CRP C – reactive protein
8 E.Coli Escherichia coli
9 ESBL Extended spectrum beta-lactamase (men beta-lactamase phổ
rộng)
10 G . lamblia Giardia lamblia
11 HUS Hemolytic–uremic syndrome (hội chứng tan máu)
12 ORS Oral rehydration salts
13 PCT Procalcitonin
14 RV Rotavirus
15 SAM Severe acute malnutrition (suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm
trọng)
16 STEC Shiga toxin-producing E. coli
17 V. cholerae Vibrio cholerae (tả)
18 WHO World Health Organization (tổ chức y tế thế giới)
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhiễm trùng đường ruột hay còn gọi là bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh
truyền nhiễm đã giết chết hàng trăm nghìn trẻ em mỗi năm (John A Crump, Stephen P
Luby, Eric D Mintz, 2014; Lancet, 2018; Zhang P and Zhang J, 2017). Năm 2017, theo
báo cáo của WHO hơn 1.300 trẻ nhỏ tử vong mỗi ngày, tương đương khoảng 480.000
trẻ em mỗi năm. Hầu hết các trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 2
tuổi sống ở Nam Á và châu Phi cận Sahara (WHO, 2017). Tại việt nam từ 2002 đến
2011, số ca mắc tiêu chảy hơn 9,4 triệu ca, trong đó có 115 ca tử vong. Từ tháng 4 đến
tháng 7 có số ca mắc tiêu chảy cao mỗi năm. Khu vực có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao là vùng
Tây Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Hồng, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ và
Bắc Trung Bộ (Nguyễn thanh thảo và cộng sự, 2014).
Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi rút, vi khuẩn và ký sinh
trùng. Trong đó, Rotavirus là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường do vi rút phổ
biến nhất. Trong năm 2013, ước tính có 47 100 ca tử vong do Rotavirus xảy ra ở Ấn Độ,
22 % tổng số ca tử vong do Rotavirus xảy ra trên toàn cầu. Bốn quốc gia (Ấn Độ,
Nigeria, Pakistan và Cộng hòa Dân chủ Congo) chiếm khoảng một nửa (49 %) tổng số
ca tử vong do Rotavirus ước tính trong năm 2013 (Tate J. E., Burton A. H., Boschi-Pinto
C., Parashar U. D., World Health Organization-Coordinated Global Rotavirus
Surveillance N, 2016). vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp là E. Coli.
Ở trẻ em dưới 5 tuổi, ETEC là nguyên nhân gây ra ước tính khoảng 18.700 ca tử vong
(9.900–30.659) - khoảng 4,2 % (2,2–6,8) tổng số ca tử vong do tiêu chảy (Lancet, 2018).
Một mô hình tử vong liên quan đến ETEC và liên quan đến shigella ảnh hưởng của các
đợt tiêu chảy từ trung bình đến nặng để xác định số trẻ em bị thấp còi do các bệnh nhiễm
trùng này ở 79 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp cho thấy ước tính 196 triệu
(95 % UI 135-269) đợt ETEC xảy ra hàng năm dẫn đến 3,5 triệu (0,8-5,4) trường hợp
mắc bệnh từ trung bình đến nặng và tổng số 44 400 (29 400-59 800) tử vong do ETEC
trong năm 2015 (Anderson JD 4th, Bagamian KH, Muhib F, Amaya MP, Laytner LA,
Wierzba T, Rheingans R., 2019). Loại ký sinh trùng phổ biến nhất được phát hiện là
Giardia lamblia. Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính Giardia là nguyên nhân
gây ra 28,2 triệu ca tiêu chảy trên toàn cầu (WHO, 2015).
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp như Tiêu chảy, phân có máu hay mũ, sốt,
đau bụng, nôn hoặc buồn nôn (Bộ Y Tế, 2009; Shane AL, Mody RK and etc, 2017;
Guarino A, Ashkenazi S and etc, 2014).
Chẩn đoán thường dựa vào thông tin bệnh nhân cung cấp và triệu chứng lâm sàng
để đánh giá. Tuy nhiên, các phương pháp cận lâm sàng thường ít được sử dụng để tiềm
nguyên nhân gây bệnh. Do đó, gây khó khăn trong quá trình điều trị (Bộ Y Tế, 2009;
Shane AL, Mody RK and etc, 2017; Guarino A, Ashkenazi S and etc, 2014).
2
Điều trị chính là biện pháp bù nước kết hợp với các biện pháp hạn chế tiêu chảy.
Bên cạnh đó, điều trị bằng kháng sinh trong một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy như
Shigella, Giardia lamblia, Amip. làm giảm thời gian và mức độ của bệnh nhiễm trùng
đường ruột. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu
chảy và khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu đa trung tâm cho
thấy có đến 29 % tổng số trẻ nhiễm trùng đường ruột do Rotavirus được điều trị bằng
kháng sinh. Ngoải ra, các biện pháp bổ trợ điều trị triệu chứng giúp cho bệnh nhân hạn
chế các biến chứng và khó chịu do bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra (Guarino A,
Ashkenazi S and etc, 2014). Việc sử dụng từ 2 loại thuốc trở lên có thể xảy ra tương tác
thuốc-thuốc. Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị. Vì vậy cần xác định
được tương tác thuốc và tác dụng của tương tác đó (Bộ Y tế, 2018). Từ đó, theo dõi và
xử lý các tác dụng không mong muốn của tương tác gây ra.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “KHẢO SÁT
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM TRÙNG
ĐƯỜNG RUỘT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2019”, với 2
mục tiêu cụ thể sau:
1 Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột.
2 Phân tích trong việc sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột.
3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM
1.1.1 Định nghĩa
Nhiễm trùng đường ruột thường được định nghĩa là giảm độ đặc của phân và tăng
tần suất đi ngoài (thường ≥ 3 trong 24 giờ), kèm theo hoặc không kèm theo sốt hoặc nôn
mửa; tuy nhiên, sự thay đổi về độ đặc của phân so với độ đặc của phân trước đó là dấu
hiệu của tiêu chảy hơn là số lượng phân, đặc biệt là trong những tháng đầu đời. Tiêu
chảy cấp thường kéo dài < 7 ngày và không > 14 ngày (Guarino A, Ashkenazi S and etc,
2014).
1.1.2 Tình hình dịch tễ
Ngoài nước
Năm 2016, tiêu chảy là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tám ở mọi lứa tuổi
với 1 655 944 trường hợp tử vong và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ năm ở trẻ
em dưới 5 tuổi với 446 000 người chết. Tiêu chảy là kẻ giết trẻ em hàng đầu, chiếm
khoảng 8 % tổng số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới năm 2017 (Lancet,
2018). Điều này có nghĩa là hơn 1.300 trẻ nhỏ tử vong mỗi ngày, tương đương khoảng
480.000 trẻ em mỗi năm. Hầu hết các trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em
dưới 2 tuổi sống ở Nam Á và châu Phi cận Sahara. Từ năm 2000 đến 2017, tổng số tử
vong hàng năm do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm 60 %. Nhiều trẻ em hơn có thể
được cứu thông qua các can thiệp cơ bản (Lancet, 2020; WHO, 2017; UNICEF, 2019).
Dịch tả gây ra bởi các chủng vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh do sự xâm nhập
của chúng trong môi trường ruột và bài tiết độc tố dịch tả. Hậu quả lâm sàng của bệnh
tiêu chảy này bao gồm thải một lượng lớn phân nước, mất chất điện giải, mất nước nhanh
có thể dẫn đến sốc giảm thể tích và nhiễm toan chuyển hóa. Tỷ lệ tử vong do nhiễm
trùng tả được báo cáo là cao tới 70 %, chủ yếu là do sự chậm trễ trong việc bù nước cho
bệnh nhân. Gánh nặng dịch tả toàn cầu được ước tính là từ 1,4 đến 4,3 triệu trường hợp
với khoảng 21.000 đến 143.000 ca tử vong mỗi năm. Chỉ riêng năm 2017, 34 quốc gia
đã báo cáo tổng cộng 1.227.391 trường hợp và 5.654 trường hợp tử vong. Tại Yemen từ
27 tháng 4 đến 19 tháng 6 năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính có 172.286
trường hợp bao gồm 1170 trường hợp tử vong. Vụ dịch tả gần đây tại Nigeria năm 2018,
Có 43.996 trường hợp mắc bệnh tả và 836 trường hợp tử vong (WHO, 2019; Kelly
Osezele Elimian et al, 2019; Rabaan AA, 2019).
Trong nước
Từ 2002-2011; Số ca mắc tiêu chảy là 9.408.345, cao nhất vào 2 năm 2002, 2005.
(1.055.969 và 1.011.718 ca, tỷ suất mắc trung bình 1327,62 và 1220,98/100.000 dân),
giảm dần theo năm, thấp nhất năm 2011 (853.714 ca, tỷ suất mắc trung bình
860,30/100.000 dân). Tổng số ca tử vong do tiêu chảy là 115, số ca tử vong do tiêu chảy
4
cao ở những năm 2002-2007, cao nhất vào năm 2007 (24 ca, tỷ suất tử vong trung bình
0,03/100.000 dân). Bốn tháng có số ca mắc tiêu chảy cao hàng năm từ tháng 4 đến tháng
7. Khu vực có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao nhất là vùng Tây Bắc bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng
Sông Hồng, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ (Nguyễn thanh thảo và
cộng sự, 2014).
1.1.3 Nguyên nhân
Đường lây truyền
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng: thức ăn, nước uống bị nhiễm
bẩn do phân người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng
(Phoebe C. M. Williams and James A. Berkley, 2018;bBMJ Publishing Group Ltd,
2017; Hans Linde Nielsen et al, 2016).
Erica Kintz và cộng sự đã thực hiện đánh giá có hệ thống các đợt bùng phát STEC
liên quan đến hạt nảy mầm, salad hoặc các sản phẩm lá xanh để xác định xem có các
đặc điểm tái diễn hay không, chẳng hạn như có bằng chứng vi sinh hoặc xác định sự
kiện ô nhiễm, có thể thông báo cho các cuộc điều tra và chiến lược phòng ngừa và kiểm
soát trong tương lai. 35 vụ bùng phát STEC liên quan đến rau xanh bị ô nhiễm đã được
xác định để đưa vào. Các đợt bùng phát xảy ra từ năm 1995 đến năm 2018 và dao động
từ 8 đến hơn 8.500 trường hợp. Các cuộc điều tra trong tám vụ dịch cho thấy thực hành
kém trong quá trình chế biến có thể đã góp phần làm bùng phát dịch, chẳng hạn như
không khử trùng sản phẩm sau thu hoạch đầy đủ. Sáu cuộc điều tra ổ dịch đã có thể xác
định chủng bùng phát trong phân động vật gần các cánh đồng trồng trọt; hai trong số
này cũng có thể tìm thấy nó trong nước tưới tiêu ở các trang trại, cung cấp một con
đường ô nhiễm có thể xảy ra. Những kết quả này nêu bật những hạn chế của việc dựa
vào xác nhận vi sinh làm cơ sở để bắt đầu điều tra sản xuất thượng nguồn để tìm hiểu
nguồn ô nhiễm. Đánh giá này cũng cho thấy tầm quan trọng và những khó khăn liên
quan đến các nghiên cứu truy xuất nguồn gốc chuỗi thực phẩm để cung cấp thông tin về
các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa trong tương lai (Kintz E, Byrne L, Jenkins C,
McCARTHY N, Vivancos R, Hunter P, 2019).
Một cuộc điều tra cắt ngang được thực hiện từ ngày 1 tháng 9 năm 2015 đến ngày
30 tháng 8 năm 2016 tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Một phương pháp lấy mẫu cụm phân
tầng đa tầng được thiết kế để chọn đối tượng. Trong số 1516 đối tượng được đưa vào
nghiên cứu, 165 người (10,9 %) báo cáo đã trải qua các triệu chứng của bệnh nhiễm
trùng đường ruột cấp tính do thực phẩm trong 4 tuần qua. Những hành vi sau đây phổ
biến hơn ở những người bị nhiễm trùng đường ruột cấp tính: (1) không thường xuyên
đun kỹ sữa (75,6 %); (2) không thường xuyên đun kỹ thực phẩm đã nấu chín mua từ bên
ngoài (71,3 %); (3) không thường xuyên hâm nóng kỹ thức ăn thừa cất trong tủ lạnh
5
(32,5 %), và (4) không thường xuyên bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh (41,6 %) (Chen
Y, Wen Y, Song J, Chen B, Ding S, Ding L, Dai J, 2018).
Yếu tố nguy cơ
Mối liên quan Tuổi và giới tính đối với bệnh nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Rotavirus là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng do
RV là ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi và tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ (Lestari FB,
Vongpunsawad S, Wanlapakorn N, Poovorawan Y, 2020).
Theo ước tính tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và nguyên nhân tiêu chảy toàn cầu, khu vực
và quốc gia ở 195 quốc gia của Lancet, Năm 2016, tiêu chảy là nguyên nhân tử vong
đứng hàng thứ tám ở mọi lứa tuổi và là nguyên nhân tử vong thứ 5 ở trẻ em dưới 5
tuổi. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi
(Lancet, Estimates of the global, regional, and national morbidity, mortality, and
aetiologies of diarrhoea in 195 countries: a systematic analysis for the Global Burden of
Disease Study 2016, 2018).
Theo số liệu giám sát RV 2008 – 2018 ở Đông Nam Á, 40,78 % tổng số bệnh tiêu
chảy ở trẻ em là do nhiễm RV, đây vẫn là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong
ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam có 46,66 % (4054/8689) từ
năm 2012 – 2015 (Lestari FB, Vongpunsawad S, Wanlapakorn N, Poovorawan Y,
2020).
Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng đối với nhiễm trùng đường ruột
Ở Châu Phi, tiêu chảy đã được báo cáo là đã làm biến chứng 49 % trẻ nhập viện
với suy dinh dưỡng cấp tính nặng, và 16 % tiếp theo phát triển tiêu chảy trong vòng 48
giờ sau khi nhập viện. Tỷ lệ tử vong trong trường hợp nhập viện ở trẻ em mắc SAM do
tiêu chảy là cao, 19 %, so với 9 % ở những trẻ không bị tiêu chảy, (χ 2
= 17,6 với p <
0,001). Xử trí trẻ bị sinh dinh dưỡng do tiêu chảy phức tạp tập trung vào việc bù nước
hoàn toàn bằng đường uống hoặc đường mũi dạ dày, và hạn chế bù nước qua đường tĩnh
mạch đối với những trẻ bị sốc giảm thể tích nặng hoặc những trẻ bị mất nước nặng không
thể uống hoặc dung nạp được dịch uống. Các hướng dẫn điều trị thường không cho phép
đánh giá mức độ mất nước nghiêm trọng ở trẻ em bị suy dinh dưỡng, chỉ ra rằng tình
trạng mất nước thường khó chẩn đoán ở trẻ suy dinh dưỡng vì các dấu hiệu lâm sàng
thường dựa vào để chẩn đoán mất nước tương tự như các dấu hiệu nhận thấy ở trẻ suy
dinh dưỡng nặng mà không mất nước (Kirsty A. Houston et all, 2017).
Tác nhân gây bệnh
Nhằm tăng cường việc điều trị nhiễm trùng đường ruột đạt hiệu quả hơn. trước hết
phải xác định đặc điểm sinh lý của sự hấp thu và bài tiết ở ruột và những thay đổi sinh
lý bệnh từ các mầm bệnh đường ruột cụ thể và các yếu tố độc lực hoặc độc tố của chúng
6
trước tiên (Das S, Jayaratne R, Barrett KE, 2018; Trường Đại học Y Hà Nội, 2012). Qua
mô hình ruột nhân tạo hay còn được gọi là enteroids hoặc colonoids, có nguồn gốc từ tế
bào gốc đường ruột được phân lập từ ruột non hoặc ruột già đã dẫn đến những khám phá
về sinh lý học đường ruột nội môi và tương tác giữa mầm bệnh đường ruột và biểu mô
ruột của vật chủ. Cách tiếp cận này cho phép nghiên cứu trực tiếp vật chủ - mầm bệnh
ở các giai đoạn nhiễm trùng sớm nhất trong một mô hình người có liên quan về mặt
chức năng và sinh lý (Thakur A, Mikkelsen H, Jungersen G, 2019). Việc sử dụng mô
hình này có thể dẫn đến các tương tác sinh lý bệnh mới, điều này sẽ thúc đẩy các liệu
pháp điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột (Sartor RB and Wu GD, 2017).
Vi rút
Nhiễm trùng đường ruột do vi rút thường gặp nhất ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Tỷ
số giới tính xấp xỉ bằng nhau. Trẻ em dưới 5 tuổi trung bình trải qua 2,2 đợt tiêu chảy
mỗi năm ở các nước công nghiệp phát triển, trong đó tỷ lệ này cao hơn đáng kể ở các
nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút gây ra hơn
200.000 ca tử vong ở trẻ em mỗi năm, chủ yếu ở các nước đang phát triển (Alexander
KC Leung and Kam Lun Hon, 2021).
Các đợt bùng phát bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút xảy ra thường xuyên
nhất vào mùa đông. Phần lớn mầm bệnh do vi rút lây truyền qua đường phân - miệng
khi tiếp xúc giữa người với người và thức ăn, nước uống bị ô nhiễm (Margaret
Mokomane et al, 2018). Sự lây truyền qua không khí của norovirus và rotavirus đã được
gợi ý trong một số vụ dịch (Lin S, Pan H, Xiao WJ, Gong XH, Kuang XZ, Teng Z,
Zhang X, Wu HY, 2019).
Vi khuẩn
- Escherichia Coli (E.Coli)
Escherichia coli là một loài vi khuẩn đa năng có cấu trúc phụ phát sinh loài rộng
lớn bao gồm tám nhóm thực vật (A, B1, B2, C, D, E, F và G) có liên quan gần đến lối
sống của các chủng khác nhau. Các chủng E. coli xâm chiếm đường tiêu hóa của trẻ sơ
sinh và cùng tồn tại trong tình trạng sức khỏe tốt với vật chủ, với các chủng mang lại lợi
ích chung trong nhiều thập kỷ. Các chủng đồng loại này hiếm khi gây bệnh cho vật chủ
khỏe mạnh, vì chúng thiếu các đặc điểm độc lực chuyên biệt; chúng thường có nguồn
gốc từ phylogroup A. Tuy nhiên, các chủng E. coli khác có đặc tính độc lực khiến chúng
có khả năng thích nghi với các nơi mới và gây ra các bệnh đường ruột và đường tiêu
hóa. Do đó, các chủng vi khuẩn E. coli có thể được phân loại thành ba nhóm: chủng vi
sinh vật có lợi (lợi khuẩn), chủng gây bệnh đường ruột và chủng gây bệnh ngoài đường
tiêu hóa (Mickaël Desvaux, Guillaume Dalmasso, Racha Beyrouthy, Nicolas Barnich,
Julien Delmas and Richard Bonnet, 2020).
7
Tính chất linh hoạt trong bộ gen của các chủng E. coli là đáng chú ý, có thể thấy
được bởi sự đa dạng của các chủng khác nhau, từ sinh vật sống chung trong đường tiêu
hóa đến các loại mầm bệnh có khả năng thúc đẩy các bệnh đường ruột hoặc đường tiêu
hóa với các hậu quả lâm sàng khác nhau. Do đó, điều quan trọng cần lưu ý là sự tiến hóa
liên tục của bộ gen E. coli đã cản trở việc phân loại một số chủng E. coli nhất định thành
một kiểu bệnh, bởi vì một số chủng phân lập kết hợp các đặc điểm độc lực chính của
các kiểu bệnh khác nhau và do đó được coi là kiểu bệnh lai với khả năng cho phép sự
gia tăng của các giống lai E. coli gây bệnh mới và độc lực hơn (Gomes TA et al, 2016;
Yang SC, Lin CH, Aljuffali IA, and Fang JY, 2017).
- Trực khuẩn lỵ (Shigella)
Shigella là nguyên nhân thứ hai gây ra tỷ lệ mắc và tử vong do tiêu chảy ở trẻ em
ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chiếm khoảng 60.000 ca tử vong trong năm
2016. Là loài vi khuẩn Gram âm xâm lấn, Shigella có khả năng lây nhiễm thấp, và có
thể xảy ra cả lây truyền qua đường phân - miệng và lây truyền trực tiếp từ người sang
người [53]. Shigella có liên quan chặt chẽ với bệnh kiết lỵ; tương ứng, hướng dẫn của
WHO khuyến nghị điều trị tất cả các trường hợp trẻ em bị kiết lỵ bằng ciprofloxacin
hoặc azithromycin do nhiễm Shigella (Khalil IA, Troeger C, Blacker BF, Rao PC,
Brown A, Atherly DE, et al,, 2018).
- Campylobacter jejuni
Campylobacter đã trở thành một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất của
cả bệnh tiêu chảy và bệnh toàn thân. Tỷ lệ nhiễm Campylobacter ở người đang gia tăng
trên toàn thế giới . Hiện nay, nó là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm dạ dày ruột do
vi khuẩn. Bệnh lây truyền qua đường miệng từ thức ăn, đồ uống hoặc tiếp xúc với động
vật hoặc sản phẩm động vật bị nhiễm bệnh. Động vật, bao gồm gia cầm, thịt bò, thịt lợn,
cừu và dê, là vật chủ chứa các loài Campylobacter tự nhiên. Các nghiên cứu gần đây
báo cáo một loạt (5 – 49 %) Campylobacter tỷ lệ nhiễm ở cừu và dê khỏe mạnh. Sự tiếp
xúc của con người có thể qua tiếp xúc trực tiếp với thức ăn động vật. Ruồi đóng một vai
trò quan trọng trong việc truyền các loài Campylobacter từ nguồn ô nhiễm sang gà thịt
(Hudson T. Thames and Anuraj Theradiyil Sukumaran, 2020).
- Salmonella enterocolitica
Salmonellae không phải do thương hàn là nguyên nhân chính gây tiêu chảy nhiễm
trùng trên toàn thế giới và có thể gây ra các bệnh xâm lấn, bao gồm vi khuẩn huyết, viêm
màng não và viêm tủy xương. Trẻ nhỏ hoặc bị suy giảm miễn dịch và những người có
các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh hồng cầu hình liềm đặc biệt dễ bị bệnh xâm lấn. Đã có sự
gia tăng tỷ lệ Salmonella kháng thuốc không phải thương hàn, có liên quan đến bệnh
xâm lấn và nhập viện. Bản chất nội bào của Salmonella không gây thương hàn bảo vệ
8
chống lại các kháng sinh ngoại bào và có thể tạo điều kiện cho bệnh tái phát, đặc biệt là
viêm màng não (Bieke Tack et al, 2020).
Salmonella enterica serovar Typhi, nguyên nhân gây bệnh thương hàn, là vật chủ
hạn chế ở người. S. Typhi có cấu trúc quần thể đơn ngành, cho thấy bệnh thương hàn ở
người là một bệnh tương đối mới. Việc sử dụng kháng sinh đang định hình lại dân số
toàn cầu hiện tại của S. Typhi và có thể thúc đẩy sự xuất hiện của một haplotype cụ thể,
H58, thích nghi tốt với sự lây truyền trong môi trường hiện đại và có thể chống lại sự
tiêu diệt do vi khuẩn hiệu quả hơn các S. Typhi khác. Bằng chứng thu thập thông qua bộ
gen và các nghiên cứu chức năng sử dụng chuột và hệ thống tế bào in vitro, cùng với
các cuộc điều tra lâm sàng, đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về các cơ chế làm cơ sở cho
bệnh sinh của bệnh thương hàn ở người và hạn chế vật chủ (Dougan G and Baker S,
2014).
Từ năm 2011 đến năm 2017 ở tây nam thượng hải, nhiễm khuẩn Salmonella trở
thành nguyên nhân chính gây tiêu chảy sau vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Nhiễm khuẩn Salmonella gia tăng từ năm 2006 trở đi và đạt đỉnh điểm từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 82,48% số ca nhiễm hàng năm. Bệnh nhân nhiễm Salmonella nhiễm
trùng (90,5 %) có tiền sử ăn thức ăn không sạch, đau bụng (58,05 %), tiêu chảy ≥ 5 lần
/ ngày (50,44 %), sốt vừa (24,96 %) và tăng bạch cầu trong phân (41,42 %). Từ năm
1998 đến năm 2017, bệnh phẩm nhiễm từ các ca lâm sàng chủ yếu là Salmonella
enterica serovar Typhimurium (21,59 %), tiếp theo là Salmonella enterica serovar
Enteritis (16,81 %), Salmonella enterica serotype London (6,55 %) và Salmonella nhóm
B (13,10 %) (Qi X, Li P, Xu X, Yuan Y, Bu S, Lin D, 2019).
- Vi khuẩn tả (Vibrrio cholerae)
Hơn 200 nhóm huyết thanh của V. cholerae đã được công nhận cho đến nay, và
trong số đó, chỉ một số ít tạo ra độc tố tả, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm
sàng đặc trưng của bệnh. Các nhóm huyết thanh phổ biến nhất là O1 và O139 gây ra
bệnh dịch tả. Nhóm huyết thanh O1 được phân loại thành Ogawa, Inaba và Hikojima
dựa trên đột biến trên gen wbeT và loại kháng nguyên O soma được hình thành. Nói
chung, các chủng không phải O1 / không phải O139 không gây ra bệnh (Lekshmi N,
Joseph I, Ramamurthy T, Thomas S, 2018).
Cấu tạo di truyền độc đáo và khả năng vượt trội của Vibrio cholerae là những yếu
tố then chốt giúp mầm bệnh tả thích nghi nhanh chóng với các điều kiện môi trường bất
lợi và chống lại tác dụng bất lợi của các chất kháng khuẩn. Trong vài thập kỷ gần đây,
V. cholerae gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính, bệnh tả đã nổi lên như một tác nhân gây bệnh
đường ruột nổi tiếng đa kháng thuốc. Mặc dù đột biến nhiễm sắc thể có thể góp phần
vào việc kháng thuốc kháng sinh, nhưng việc thu nhận thường xuyên các yếu tố di truyền
ngoại nhiễm sắc thể từ các loài vi khuẩn có quan hệ họ hàng gần xa là những tác nhân
9
chính gây ra sự kháng thuốc của V. cholerae (Das B, Verma J, Kumar P, Ghosh A,
Ramamurthy T, 2020).
Ký sinh trùng
Ba loại ký sinh trùng đều lây nhiễm sang vật chủ của chúng thông qua các nang ăn
phải và xâm nhập vào đường tiêu hóa. Chúng bám vào bề mặt biểu mô của tá tràng hoặc
hồi tràng (Cryptosporidium sp., Giardia lamblia ) hoặc ruột kết ( Entamoeba
histolytica ) và gây ra phản ứng miễn dịch liên quan đến việc sản xuất interleukin-6 bởi
tế bào T, tế bào đuôi gai và tế bào mast. Interleukin-6 kích thích khả năng bảo vệ vật
chủ qua trung gian interleukin-17 (sản xuất Immunoglobulin A trong ruột và các peptit
chống vi khuẩn). Hơn nữa, sự phân hủy tế bào mast sẽ thúc đẩy nhu động ruột. Các phản
ứng viêm gặp nhiều hơn E. histolytica và ít hơn G. lamblia được phát hiện. Do đó, xét
nghiệm miễn dịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp E. histolytica ,
nơi các phản ứng viêm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của thành đại
tràng và sự lây lan toàn thân sau đó gây ra bệnh nhiễm trùng máu. Trong trường hợp
nhiễm giardia và cryptosporidiosis, các phản ứng viêm ít rõ rệt hơn nhiều (Hemphill A,
Müller N, Müller J, 2019).
- Entamoeba histolytica (Amíp)
Bệnh amip, hay bệnh lỵ amip, là một thuật ngữ dùng để mô tả một bệnh nhiễm
trùng do đơn bào Entamoeba histolytica gây ra. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều không
có triệu chứng, nhưng bệnh đường ruột xâm lấn có thể xảy ra với biểu hiện là chuột rút
trong vài tuần, đau bụng, tiêu chảy ra nước hoặc có máu và sụt cân. Bệnh ngoài ruột lan
tỏa như áp xe gan, viêm phổi, viêm màng ngoài tim có mủ, và thậm chí cả bệnh amip
ăn não. Trên toàn thế giới, ước tính có tới 50 triệu người bị ảnh hưởng bởi E. histolytica ,
chủ yếu ở các nước đang phát triển, và nó là nguyên nhân gây ra hơn 100.000 ca tử vong
mỗi năm (Kantor M, Abrantes A, Estevez A, Schiller A, Torrent J, Gascon J, Hernandez
R, Ochner C, 2018).
Trong số các nghiên cứu của những người bị nhiễm trùng đường ruột trong giai
đoạn 2000–2015 tại Lybia, bốn nghiên cứu trẻ em và bốn nghiên cứu khảo sát trẻ em và
người lớn. Tám nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ lưu hành là 0,8 – 36,6 % (trung bình 19,9
%) đối với E. histolytica (Ghenghesh KS, Ghanghish K, BenDarif ET, Shembesh K,
Franka E, 2016).
- Giardia lamblia
G . lamblia (syn. gutis , duodenalis) là một loài động vật ký sinh trùng có nguồn
gốc từ động vật. Nó sinh sôi theo kiểu ngoại bào và không xâm lấn trong ruột non của
vật chủ động vật có xương sống, gây ra bệnh tiêu chảy được gọi là bệnh giardia. Hầu
như tất cả các động vật có vú có thể bị nhiễm G . lamblia , và dữ liệu dịch tễ học chỉ ra
bệnh giardiasis như một bệnh động vật. Nhiễm trùng ở người có thể không có triệu
10
chứng hoặc liên quan đến tiêu chảy, kém hấp thu, đầy bụng, đau bụng, mệt mỏi và sụt
cân (Ghenghesh KS, Ghanghish K, BenDarif ET, Shembesh K, Franka E, 2016).
- Cryptosporidium
Cryptosporidium spp. là một động vật nguyên sinh gây bệnh có trong đường tiêu
hóa của một số vật chủ. Sinh vật đơn bào này ban đầu được phân loại
trong Lớp Coccidia và gần đây đã được phân loại lại thành Gregarine dựa trên các
nghiên cứu quan sát các giai đoạn tiến hóa từ quá trình cắt bỏ và giải trình tự gen 18S
rRNA. Các kỹ thuật sinh học phân tử đã trở thành công cụ chẩn đoán và cũng được sử
dụng để hiểu dịch tễ học của Cryptosporidium spp., vì một số loài thuộc giống này rất
giống nhau về mặt hình thái và hình thái. Các kỹ thuật phân tử đã được sử dụng trong
việc xác định ký sinh trùng, ở cấp độ loài và chủng loại phụ và để nghiên cứu sự lây
truyền bệnh. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đối với bệnh cryptosporidiosis ở người
có thể được thực hiện bằng các phương pháp phát hiện ký sinh trùng, chẳng hạn như
kính hiển vi quang học, phát hiện kháng nguyên hoặc vật liệu di truyền, cũng như các
kháng thể trong huyết thanh được nâng lên thành Cryptosporidium spp (Cunha FS,
Peralta RHS, Peralta JM, 2019).
1.1.4 Chẩn đoán
Nên thu thập tiền sử tiếp xúc và lâm sàng chi tiết từ những người bị tiêu chảy,
trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả khi có tiền sử bệnh tương tự ở những người khác
nhau. Những người bị tiêu chảy đến học hoặc làm việc tại các trung tâm chăm sóc trẻ
em, cơ sở chăm sóc dài hạn, chăm sóc bệnh nhân, dịch vụ ăn uống hoặc các địa điểm
giải trí dưới nước (ví dụ: hồ bơi) nên tuân theo các khuyến nghị pháp lý về báo cáo dịch
bệnh và kiểm soát nhiễm trùng (Shane AL, Mody RK and etc, 2017).
Bệnh sử
Hỏi bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ các thông tin sau:
- Trẻ bị đi ngoài từ bao giờ
- Có máu trong phân không
- Số lần tiêu chảy trong ngày
- Số lần nôn và chất nôn
- Các triệu chứng khác kèm theo: ho sốt, viêm phổi, sởi….
- Chế độ nuôi dưỡng trước khi mắc bệnh và trong khi bị bệnh
- Các thuốc đã dùng
- Các loại vaccine đã được tiêm chủng (Bộ Y Tế, 2016; Hoàng Thị Kim Huyền và
Brouwers J.R.B.J, 2014; Lê Thanh Hải, 2009; Mai Hồng Bàng, 2018).
Khám lâm sàng
11
Những người ở mọi lứa tuổi bị tiêu chảy cấp nên được đánh giá về tình trạng mất
nước, điều này làm tăng nguy cơ bệnh tật đe dọa tính mạng và tử vong, đặc biệt là ở
người trẻ và người lớn tuổi (Shane AL, Mody RK and etc, 2017).
Tình trạng mất nước
Mất nước là nguyên nhân gây ra tử vong khi mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Một nghiên cứu thuần tập tiền cứu, lồng ghép trong một thử nghiệm probiotic, được
thực hiện ở trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng phức tạp. Trẻ được điều trị theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và quốc gia, và đánh giá tiêu chảy và mất nước
hàng ngày ở Uganda cho thấy ỷ lệ tử vong tăng theo một yếu tố là 1,4 (95% CI, 1,2-1,6)
tiêu chảy mõi ngày và 3,5 (95% CI, 2,2-6,0) trên mỗi đơn vị tăng điểm mất nước. Cải
thiện quản lý tiêu chảy và phòng ngừa tiêu chảy mắc phải tại bệnh viện có thể rất quan
trọng để giảm tỷ lệ tử vong (Benedikte Grenov, 2019).
Vì vậy việc đánh giá tình trạng mất nước giúp cho việc điều trị bệnh nhiễm trùng
đường ruột đạt hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định tình trạng mất nước và đánh giá theo
mức độ mất nước còn gặp nhiều khó khăn và chưa được chính xác đối với phân biệt
từng mức độ mất nước. Bằng chứng hạn chế cho thấy CDS chỉ có thể giúp xử lý tình
trạng mất nước từ mức độ trung bình đến nặng. WHO và Gorelick Scales không hữu ích
để đánh giá tình trạng mất nước ở trẻ (Infectious Diseases Society of America, 2017).
Đánh giá mức độ mất nước
Hiện này, chia làm 3 mức độ để đánh giá tình trạng mất nước là chưa mất nước,
mất nước nhẹ, mất nước nặng.
Các phương pháp đánh giá mức độ mất nước
Cách đo tình trạng mất nước tốt nhất là phần trăm trọng lượng cơ thể mất đi. Tuy
nhiên, việc xác định trọng lượng cơ thể trước khi mất nước không phải là điều dễ dàng.
Ngoài ra, ba dấu hiệu thăm khám cá nhân tốt nhất để đánh giá tình trạng mất nước là
thời gian phục hồi mao mạch kéo dài, da rối loạn bất thường và kiểu hô hấp bất thường
(WHO, 2017).
Việc phân loại theo ba mức độ là không mất nước, có mất nước và mất nước
nghiêm trọng là cần thiết trong quá trình điều trị. Có nhiều phương pháp để đánh giá
mức độ mất nước. Tuy nhiên, vẫn chưa có một phương pháp nào cho thấy đạt hiệu quả
mong muốn.
Bảng 1.1 Dấu hiệu lâm sàng theo mức độ mất nước ở trẻ em (WHO, 2017)
Triệu chứng Nhẹ Trung bình Nặng
Mạch Bình thường Nhanh
Rất nhanh, yếu
hoặc không bắt
được
Huyết áp tâm thu Bình thường
Bình thường
hoặc giảm
Giảm
12
Nhịp thở Bình thường Thở nhanh sâu
Rối loạn nhịp
thở/ngừng thở
Niêm mạc miệng Ẩm Khô Khô
Thóp Bình thường Trũng Trũng sâu
Mắt Bình thường Trũng Trũng sâu
Đàn hồi da Bình thường Kéo dài Kéo dài
Da Bình thường Lạnh Lạnh ẩm tím tái
Nước tiểu
Bình thường
hoặc giảm nhẹ
Giảm
Thiểu niệu/vô
niệu
Tinh thần Khát ít
Khát nhiều,
kích thích
Li bì, hôn mê
1.1.5 Triệu trứng lâm sàng
Vai trò của triệu chứng lâm sàng trong bệnh nhiễm trùng đường ruột giúp chẩn
đoán nguyên nhân sơ bộ và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp như Tiêu chảy, phân có máu hay mũ, sốt,
đau bụng, nôn hoặc buồn nôn (Lynne S. Garcia, M. A, 2018).
Bảng 1.2 Trình bày lâm sàng gợi ý về nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột (Guarino
A, Ashkenazi S and etc, 2014)
Phát hiện Có khả năng gây bệnh
Tiêu chảy dai
dẳng hoặc
mãn tính
Cryptosporidium spp, Giardia lamblia, Cyclospora
cayetanensis, Cystoisospora belli và Entamoeba histolytica
Máu trong
phân
STEC, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Entamoeba histolytica,
các loài Vibrio noncholera, Yersinia, Balantidium coli, Plesiomonas
Sốt
Không có tính phân biệt cao — nhiễm vi-rút, vi khuẩn và ký sinh trùng
có thể gây sốt. Nói chung, nhiệt độ cao hơn gợi ý về căn nguyên vi khuẩn
hoặc E. histolytica. Bệnh nhân nhiễm STEC thường không sốt tại thời
điểm xuất hiện
Đau bụng
STEC, Salmonella, Shigella, Campylobacter, Yersinia,
các loài Vibrio noncholera, Clostridium difficile
Đau bụng dữ
dội, thường
phân có máu
(đôi khi
không có
máu) và sốt
nhẹ hoặc
không
STEC, Salmonella, Shigella, Campylobacter hoặc Yersinia
enterocolitica
13
Phát hiện Có khả năng gây bệnh
Đau bụng dai
dẳng và sốt
Y. enterocolitica hoặc Y. pseudotuber
Buồn nôn và
nôn mửa kéo
dài ≤ 24 giờ
Staphylococcus aureus enterotoxin hoặc Bacillus
Tiêu chảy và
đau quặn
bụng kéo dài
1-2 ngày
Clostridium perfringens hoặc B. cereus
Nôn mửa và
tiêu chảy
không ra máu
kéo dài 2-3
ngày hoặc ít
hơn
Norovirus (sốt nhẹ thường xuất hiện trong 24 giờ đầu trong 40 % nếu
nhiễm trùng)
Tiêu chảy
nước mãn
tính, thường
kéo dài một
năm hoặc
hơn
Tiêu chảy Brainerd (chưa xác định được tác nhân gây bệnh), hội chứng
ruột kích thích truyền nhiễm
1.1.6 Đặc điểm cận lâm sàng
a) Vi sinh
Thường các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh rất ít sử dụng. một nghiên cứu
đánh giá có hệ thống về hiệu quả lâm sàng và chi phi điều trị cho thấy Xét nghiệm nói
chung sẽ xác định chính xác các tác nhân gây bệnh tạo ra các kết quả tích cực hổ trợ
đáng kể cho lâm sàng giúp ích cho việc chẩn đoán. Chẩn đoán sớm có thể thay đổi việc
xử trí bệnh nhân theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, về kinh tế vẫn còn chưa chắc chắn
chúng mang lại lợi ích kinh tế. Khiến cho xét nghiệm không được phổ biến rộng rãi đối
với bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt là các nước đang phát triển (Fajar Budi
Lestari, Sompong Vongpunsawad, Nasamon Wanlapakorn and Yong Poovorawan,
2020; Ghenghesh KS, Ghanghish K, BenDarif ET, Shembesh K, Franka E, 2016;
Schiller LR, Pardi DS, Sellin JH, 2017).
Các xét nghiệm tìm virus thường sử dụng để tìm RV thường giúp cho việc điều tra
dịch tễ và các chính sách tiêm chủng RV không có lợi ích trong quá trình điều trị
(Infectious Diseases Society of America, 2017).
14
Xét nghiệm phân nên được thực hiện để tìm Salmonella, Shigella, Campylobacter,
Yersinia, C. difficile và STEC ở những người bị tiêu chảy kèm theo sốt, phân có máu
hoặc nhầy, đau quặn bụng dữ dội hoặc đau hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng huyết (mạnh,
trung bình) . Phân có máu không phải là một biểu hiện dự kiến của nhiễm trùng C.
difficile . STEC O157 nên được đánh giá bằng cách nuôi cấy và STEC không phải O157
nên được phát hiện bằng độc tố Shiga hoặc xét nghiệm bộ gen. Nên sử dụng thạch
Sorbitol-MacConkey hoặc một chất thay thế thạch tạo màu thích hợp để sàng lọc O157:
H7 STEC; phát hiện độc tố Shiga là cần thiết để phát hiện các type huyết thanh STEC
khác. Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp cho quá trình lựa chọn phác đồ điều trị
bằng kháng sinh hiệu quả (Infectious Diseases Society of America, 2017).
Nên cấy máu từ trẻ nhỏ < 3 tháng tuổi, những người ở mọi lứa tuổi có dấu hiệu
nhiễm trùng huyết hoặc khi nghi ngờ sốt ruột, những người có biểu hiện nhiễm trùng
toàn thân, những người bị suy giảm miễn dịch, những người có một số bệnh lý nguy cơ
cao như như bệnh thiếu máu huyết tán, và những người đã đi du lịch hoặc tiếp xúc với
khách du lịch đến từ các khu vực lưu hành bệnh sốt xuất huyết có bệnh sốt chưa rõ
nguyên nhân (Infectious Diseases Society of America, 2017).
Cần xem xét một loạt các tác nhân vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng rộng hơn bất
kể sự hiện diện của sốt, phân có máu hoặc nhầy, hoặc các dấu hiệu khác của bệnh nặng
hơn trong bối cảnh có thể bùng phát bệnh tiêu chảy (ví dụ: nhiều người bị tiêu chảy khi
dùng chung một bữa ăn hoặc sự gia tăng đột ngột các trường hợp tiêu chảy được quan
sát thấy). Việc lựa chọn các tác nhân để xét nghiệm phải dựa trên sự kết hợp của các yếu
tố nguy cơ dịch tễ và vật chủ và lý tưởng nhất là có sự phối hợp với các cơ quan y tế
công cộng (Infectious Diseases Society of America, 2017).
Khuyến cáo chẩn đoán phân biệt rộng rãi ở những người bị tiêu chảy bị suy giảm
miễn dịch, đặc biệt là những người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát
mức độ trung bình và nặng, để đánh giá mẫu phân bằng cách nuôi cấy, nghiên cứu virus
và kiểm tra ký sinh trùng. Những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(AIDS) bị tiêu chảy kéo dài nên tiến hành xét nghiệm bổ sung các vi sinh vật khác bao
gồm nhưng không giới hạn ở Cryptosporidium, Cyclospora, Cystoisospora,
microsporidia, Mycobacterium avium complex và cytomegalovirus (Schiller LR, Pardi
DS, Sellin JH, 2017).
Xét nghiệm chẩn đoán không được khuyến khích trong hầu hết các trường hợp tiêu
chảy du lịch không biến chứng trừ khi có chỉ định điều trị. Du khách bị tiêu chảy kéo
dài 14 ngày hoặc lâu hơn nên được đánh giá về tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường
ruột. Xét nghiệm tìm C. difficile nên được thực hiện ở những khách du lịch được điều
trị bằng các chất kháng khuẩn trong vòng 8-12 tuần trước đó (Shane AL, Mody RK and
etc, 2017).
15
Các xét nghiệm tìm ký sinh trùng thường sử dụng để tìm Giardia,
Cryptosporidium spp, E histolytica. Việc tìm ta nguyên nhân giúp điều trị hiệu quả trong
trường hợp chịu chứng nghiêm trọng (Infectious Diseases Society of America, 2017).
Xét nghiệm bạch cầu trong phân có thể được sử dụng để phân biệt tiêu chảy viêm
với tiêu chảy xuất tiết, nhưng hiệu quả kém để xác định nguyên nhân nhiễm trùng của
tiêu chảy, đặc biệt là ở bệnh nhân nội trú (Shane AL, Mody RK and etc, 2017).
b) Huyết học
Các chỉ số xét nghiệm huyết học giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và
góp phần phân biệt nguyên nhân gây bệnh là vi khẩn, vi rút hoặc là do ký sinh trùng.
Từ đó, cân nhắc việc sử có nên hay không sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm.
Các xét nghiệm huyết thanh học không được khuyến nghị để xác định căn
nguyên của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng hoặc sốt ruột, nhưng có thể được xem xét đối
với những người bị HUS sau tiêu chảy trong đó cấy phân không tạo ra sinh vật sản
sinh độc tố Shiga (Infectious Diseases Society of America, 2017).
Nên theo dõi thường xuyên lượng hemoglobin và số lượng tiểu cầu, chất điện giải,
nitơ urê máu và creatinine để phát hiện các bất thường về huyết học và chức năng thận
là biểu hiện ban đầu của HUS và trước khi bị tổn thương thận đối với những người bị
chẩn đoán E. coli O157 hoặc nhiễm trùng STEC khác ( đặc biệt là STEC sinh ra độc tố
Shiga 2 hoặc có liên quan đến tiêu chảy ra máu). Kiểm tra lam máu ngoại vi để tìm sự
hiện diện của mảnh hồng cầu là cần thiết khi nghi ngờ HUS (Infectious Diseases Society
of America, 2017).
c) Hoá sinh
Các chỉ số hoá sinh góp phần đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự mất cân bằng
điện giải và mất nước. Từ đó, có những điều chỉnh cần thiết để lập lại sự cân bằng tránh
những trường hợp bổ sung chất điện giải thiếu hoặc thừa ảnh hưởng đến tình trạng bệnh
nhân [10].
+ Tăng Natri máu khi Natri máu ≥ 150 mEq/L
+ Hạ Natri máu khi Natri máu  135 mEq/l
+ Hạ Kali máu: khi kali máu < 3,5 mEq/L
d) Miễn dịch
CRP và PCT sử dụng để đánh giá, xác định tình trạng viêm của cơ thể, có ý nghĩa
chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh.
So với các marker khác, PCT có tính đặc hiệu cao khi đáp ứng với nhiễm khuẩn
toàn thân nặng. Trong nhiễm khuẩn, nồng độ PCT sẽ gia tăng sau khoảng 2 giờ, trong
khi đó CRP bắt đầu tăng sau khoảng 6 giờ. Với ưu điểm về động học như vậy nên PCT
thích hợp được sử dụng để hướng dẫn điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh. Khi tình
16
trạng nhiễm khuẩn được hồi phục, PCT sẽ quay trở lại giá trị bình thường trong vài
ngày.
1.2 ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM
1.2.1 Mục tiêu điều trị
- Dự phòng mất nước nếu chưa có dấu hiệu mất nước
- Điều trị mất nước khi có dấu hiệu mất nước
- Dự phòng suy dinh dưỡng
- Giảm thời gian, mức độ của tiêu chảy và các đợt tiêu chảy trong tương lai bằng bổ
sung kẽm (Bệnh viện Nhi đồng 2, 2016; Hoàng Thị Kim Huyền và Brouwers J.R.B.J,
2014).
1.2.2 Các nhóm thuốc trong điều trị
a) Bù nước
ORESOL
Trước đây, việc bù nước và điện giải thường sử dụng ORS có áp lực thẩm thấu là
311 mosm/L, tuy nhiên việc sử dụng này có thể gây tăng nồng độ Natri trong máu và
làm tăng khối lượng phân thải ra. Vì vậy, để khắc phục nguy cơ trên người ta áp dụng
phương pháp bù dịch bằng ORS có nồng độ thẩm thấu thấp (Bộ Y Tế, 2009).
Bảng 1.8 Bảng so sánh giữa ORS củ và mới
Thành phần ORS củ ORS mới
Glucose (mmol/L) 11 75
Natri (mmol/L) 90 75
Clor (mmol/L) 80 65
Kali (mmol/L) 20 20
Citrat (mmol/L) 10 10
Độ thẩm thấu (mosm/L) 311 245
Tăng natri máu (Bộ Y Tế, 2009)
Điều trị:
Nguyên tắc
- Bảo đảm hô hấp tuần hoàn theo thứ tự A,B,C
- Điều chỉnh nồng độ Natri giảm từ từ
- Điều trị nguyên nhân và triệu chứng
Điều trị cụ thể
17
- Nếu người bệnh trong tình trạng sốc, truyền dung dịch Natri clorid 0,9% hoặc Ringer
Lactat 20 ml/kg trong 30 phút có thể truyền nhắc lại, đánh giá sau mỗi lần truyền.
- Tốc độ giảm Natri máu không quá 0,5 – 1 mmol/l/giờ hoặc không quá 10 – 15
mmol/l/24 giờ.
- Dung dịch truyền gồm Natri clorid 0,45 % pha với dung dịch glucose 5 %
- Cần kiểm tra điện giải đồ để điều chỉnh cho hợp lý.
- Nếu Natri máu không giảm, dùng phương pháp thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu.
Hạ Natri máu (Bộ Y Tế, 2009)
Nguyên tắc
- Bảo đảm chức năng hô hấp và tuần hoàn theo các bước A,B,C
- Không nâng nồng độ Natri máu lên quá nhanh
- Điều trị nguyên nhân và triệu chứng
Điều trị cụ thể
- Nếu người bệnh trong tình trạng sốc: truyền dịch Natri clorid 0,9 % hoặc Ringer
Lactat hoặc Albumin 5 % 20 ml/kg, đánh giá lại tình trạng người bệnh sau mỗi lần
truyền.
- Đối với những trường hợp hạ Natri do ngộ độc nước cần hạn chế lượng dịch duy trì,
khoảng 50 % hoặc ít hơn; dùng lợi tiểu.
- Truyền dung dịch Natri ưu trương 3 % cho người bệnh hạ Natri nặng (120 mmol/l)
hoặc có triệu chứng co giật, hôn mê.
- Liều lượng 2-3 mmol/kg, truyền trong 30- 60 phút, chỉ đưa Natri máu lên 125 mmol/l,
tốc độ không quá 2 mmol/l/giờ. Sau đó tiếp tục bù bằng dung dịch Natri clorid 0,9 %
sao cho sau 48 giờ Natri máu trở lại trị số bình thường.
- Trong trường hợp người bệnh chỉ có dấu hiệu li bì hay kích thích, nâng Natri máu lên
0,5 mmol/l/giờ tới khi Natri 125 mmol/l.
Lượng Natri cần bù theo công thức:
Natri thiếu (mmol)= (135 - Natri của người bệnh) x 0,6 x cân nặng của người bệnh (kg)
- Cần kiểm tra điện giải đồ để điều chỉnh tốc độ truyền cho hợp lý
- Nếu người bệnh co giật có thể tiêm Seduxen 0,2 mg/kg/lần
Hạ Kali máu (Bộ Y Tế, 2009)
- Duy trì hô hấp tuần hoàn theo các bước A, B, C.
- Nếu hạ kali mức độ nhẹ và không có triệu chứng, chỉ cần bù qua đường uống.
- Truyền kali: Chỉ định khi có các triệu chứng lâm sàng
- Rối loạn nhịp tim
- Dấu hiệu thần kinh cơ
- Người bệnh không uống được
18
- Hoặc giảm kali máu nặng
+ Đường truyền qua tĩnh mạch trung tâm, không truyền chung với các dung dịch
khác, để tránh tai biến.
+ Tốc độ 0,1 – 0,4 mmol/kg/giờ
+ Nồng độ dung dịch kali có thể tới 80 mmol/l, pha với dung dịch glucose 5 %
+ Cần kiểm tra thường xuyên nồng độ kali máu trong khi điều trị.
b) Liệu pháp kháng sinh
Kháng sinh (Bộ Y Tế, , 2015; Nguyễn Thị Xuyên, 2015; Sở Y tế thành phố Hồ Chí
Minh, 2018; Bộ Y Tế, 2018)
Điều trị thường qui kháng sinh cho những trẻ bị nhiễm trùng đường ruột thường
không có hiệu quả và không nên chỉ định. Tuy nhiên, một số trẻ bị nhiễm khuẩn ngoài
ruột (hoặc tại ruột) đòi hỏi điều trị kháng sinh đặc hiệu. Tình trạng nhiễm khẩn ở những
trẻ này chỉ cải thiện khi nhiễm khuẩn được chẩn đoán và điều trị đúng.
Các hướng dẫn hiện hành của WHO hỗ trợ việc sử dụng fluoroquinolon (dòng đầu
tiên), β-lactam (dòng thứ hai) và cephalosporin (dòng thứ hai) hợp lý với các bằng chứng
hiện có và các hướng dẫn quốc tế khác, và không có bằng chứng chắc chắn cho việc
thay đổi hướng dẫn này. Azithromycin thích hợp như một liệu pháp điều trị thứ hai ở
những vùng có tỷ lệ không nhạy cảm với ciprofloxacin được biết là cao, và nghiên cứu
cho thấy rằng, từ quan điểm tim mạch, azithromycin an toàn hơn các kháng sinh
macrolid khác. Cefixime cũng là một lựa chọn thay thế hợp lý, mặc dù việc sử dụng nó
phải được cân nhắc trước nguy cơ phổ biến của các sinh vật sản xuất β-lactamase phổ
mở rộng (Williams PCM, Berkley JA, 2018 ).
Nhiễm khuẩn ngoài ruột
Tất cả trẻ bị nhiễm trùng đường ruột có mất nước nặng cần được khám toàn diện
để phát hiện nhiễm khuẩn ngoài đường tiêu hoá như: Viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,
nhiễm trùng đường tiểu và viêm tai giữa. Điều trị kháng sinh cho những bệnh lý này nên
theo các hướng dẫn điều trị của các bệnh này.
Nhiễm khuẩn tại ruột
Tất cả trẻ bị nhiễm trùng đường ruột trong phân có máu nên điều trị với kháng sinh
đường uống nhạy cảm với Shigella.
Điều trị lỵ amip: Chỉ nên điều trị nếu có xác định chẩn đoán.
Điều trị Giardia: Chỉ nên điều trị khi có kén hoặc thể hoạt động được tìm thấy ở
trong phân.
19
Bảng 1.4 Kháng sinh được sử dụng để điều trị các nguyên nhân đặc biệt gây tiêu chảy
(Bộ Y Tế, 2009).
Nguyên nhân Kháng sinh nên lựa chọn (a) Kháng sinh thay thế
Tả (b, c)
Azithromycin
6-20 mg/kg/ x 1lần/ngày x 1-5
ngày (uống một lần duy nhất.)
Erythromycin
1g (trẻ em 40 mg/kg cân nặng), uống 3
ngày.
Doxycyclin
100 mg x 3 viên uống 1 liều (dùng
trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy
cảm).
Lị trực khuẩn (b)
Ciprofloxacin
15 mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3
ngày (uống)
Pivecillinam
20 mg/kg/lầnx4 lần/ngày x 5 ngày
(uống)
Ceftriaxon
50-100 mg/kg x1 lần/ngày x 2-5 ngày
(tiêm tĩnh mạch hoặc bắp)
Campylobacter
Azithromycin
6-20 mg/kg/ x 1 lần/ngày x 1-5 ngày (uống)
Lị Amip
Metronidazol
10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống)
(Nếu bệnh nặng thì dùng trong 10 ngày)
Giardia
(đơn bào)
Metronidazol (d)
5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống)
a: Liều uống, nếu không có dạng sirô thì thay bằng thuốc viên với liều tương đương.
b: Lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị tả týp 01, týp 0139 và lị phân lập được tại địa phương.
c: Kháng sinh được khuyến cáo tại địa phương cho trẻ trên 2 tuổi nghi tả và có mất nước nặng.
d: Tinidazol có thể dùng một lần 50 mg/kg theo đường uống.
Lưu ý: Việc lựa chọn kháng sinh cần phải dựa vào độ nhạy cảm của Shigella đối với kháng sinh vào thời điểm đó
và sự sẵn có ở địa phương, cũng như tình trạng của bệnh nhân.
c) Thuốc hỗ trợ
Thuốc chống tiêu chảy (Bộ Y Tế, 2009; Bộ Y Tế, 2018)
Mặc dù một số thuốc đã được sử dụng phổ biến, nhưng không có hiệu quả và không
nên sử dụng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em, một số thuốc có thể gây nguy hiểm.
Những sản phẩm đó gồm:
20
Thuốc hấp phụ: Kaolin, Attapulgit, Smectit, than hoạt Cholestyramin,… Các thuốc
này làm cải thiện việc điều trị tiêu chảy dựa trên khả năng làm săn gây táo và bất hoạt
độc tố của vi khuẩn hoặc những chất khác gây ra tiêu chảy. Tuy nhiên, chưa có bằng
chứng lâm sàng nào trong chỉ định điều trị thường quy tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Thuốc giảm nhu động: Loperamid, Opium, Diphenoxilat, Atropin, Paregoric.
Những thuốc này có thể làm giảm số lần đi tiêu chảy ở người lớn nhưng không làm giảm
đáng kể mức độ tiêu chảy ở trẻ em, hơn thế nữa những thuốc này còn gây ra liệt ruột,
làm cho thời gian bị tiêu chảy kéo dài. Thuốc còn có tác dụng an thần, làm cho trẻ khó
uống dung dịch ORS và thậm chí gây các tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Bismuth subsalicylat: Thuốc làm giảm lượng phân tiêu chảy trên người lớn bị tiêu
chảy do ăn thức ăn lạ như khi đi du lịch. Trong thực tế, thuốc này ít có tác dụng với trẻ
bị tiêu chảy.
Các thuốc hỗn hợp: Những thuốc phối hợp các tính năng ở trên (hấp phụ, chống
nhu động, kháng sinh và những thuốc khác) đều không hợp lý, giá đắt, nhiều tác dụng
phụ. Vì vậy, không nên dùng cho trẻ bị tiêu chảy.
Racecadotril, tác nhân ức chế Enkephalinase, bảo tồn vai trò chống xuất tiết của
Enkephalins tại ruột, do đó làm giảm lượng phân bài xuất, giảm nguy cơ mất nước mà
không ảnh hưởng đến nhu động ruột, không gây táo bón thứ phát, không ảnh hưởng lên
hệ thần kinh trung ương. Racecadotril được sử dụng rộng rãi để điều trị tiêu chảy cấp ở
trẻ em tại các nước Châu Âu và một số nước khác (Lê Thanh Hải, 2015; Bệnh viện Nhi
đồng 2, 2016).
Thuốc chống nôn:
Những thuốc thuộc nhóm này như Prochlorperzin và Chlorpromazin không được
sử dụng cho trẻ nhỏ và trẻ bị tiêu chảy vì thuốc làm an thần, gây ngủ, hạn chế việc uống
ORS của trẻ. Hơn nữa, khi trẻ được bù đủ dịch trẻ sẽ hết nôn (Lê Thanh Hải, 2015).
Các thuốc kích thích tim mạch:
Sốc xảy ra ở trẻ bị tiêu chảy do mất dịch và giảm khối lượng. Do vậy, việc điều trị
sốc chủ yếu là truyền dịch tĩnh mạch nhanh và điều chỉnh rối loạn điện giải. Không được
sử dụng các thuốc kích thích tim và vận mạch (như Adrenalin, Nicotinamid) (Hoàng Thị
Kim Huyền và Brouwers J.R.B.J, 2014).
Máu và Plasma:
Máu, plasma hoặc Plasma tổng hợp không được chỉ định cho trẻ mất nước do tiêu
chảy. Những trẻ này chỉ cần bù lại nhiều dịch và cân bằng điện giải. Tuy vậy, các chế
phẩm của máu chỉ dùng khi trẻ bị giảm khối lượng do sốc nhiễm khuẩn (Bộ Y Tế, 2016).
Kẽm
Người ta vẫn chưa rõ cơ chế giảm tiêu chảy của kẽm. nhưng nhiều nghiên cứu cho
thấy kẽm có lợi trong việc làm giảm số ngày tiêu chảy so với nhóm chứng trong bệnh
21
nhiễm trùng đường ruột. vì vậy trong cả 3 phác đồ điều trị đều bổ sung kẽm là cần thiết.
Nên cho trẻ uống kẽm lúc đói (Alexander KC Leung and Kam Lun Hon, 2021; Bệnh
viện Nhi đồng 2, 2016)
Trẻ < 6 tháng tuổi: 10 mg/ngày, trong vòng 10 - 14 ngày.
Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20 mg/ngày, trong vòng 10 - 14 ngày.
Probiotit
Một số chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, khi sử dụng một lượng thích hợp sẽ
có tác dụng giảm thời gian bị tiêu chảy.
Hiện nay, các men vi sinh này rất được quan tâm bởi sự hiệu quả có thể thay thế
kháng sinh trong điều trị và dự phòng nhiễm trùng đường ruột (Lê Thanh Hải, 2009).
Paracetamol
Trẻ tiêu chảy có thể có sốt do nhiễm khuẩn ngoài đường tiêu hoá (như viêm phổi,
nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hoặc viêm tai giữa). Trẻ nhỏ khi mất
nước có thể bị sốt. Vì vậy khi trẻ tiêu chảy có sốt, cần phải phát hiện ngay các nhiễm
khuẩn ngoài đường tiêu hoá, đặc biệt khi đã được bù đủ dịch mà trẻ vẫn sốt.
Nếu trẻ ở vùng sốt rét lưu hành (Plasmodium falciparum) bị sốt (thân nhiệt từ 38o
C
trở lên), hoặc tiền sử có sốt trong vòng năm ngày trở lại thì cho trẻ dùng thuốc chống
sốt rét theo phác đồ điều trị của chương trình sốt rét.
Nếu trẻ sốt cao (thân nhiệt từ 39o
C trở lên) thì bắt buộc phải điều trị ngay để hạ
sốt. Việc điều trị này bao gồm điều trị ổ nhiễm khuẩn với kháng sinh thích hợp kết hợp
với sử dụng thuốc hạ sốt. Hạ sốt sẽ làm cho trẻ bớt kích thích, khó chịu và sẽ ăn, uống
tốt hơn (Bộ Y Tế, 2016).
Vitamin A
Tiêu chảy làm giảm hấp thu và làm tăng nhu cầu vitamin A. Dự trữ vitamin A ở
cơ thể của trẻ em thấp, vì vậy khi bị tiêu chảy cấp hoặc tiêu chảy kéo dài trẻ rất dễ bị
tổn thương mắt do bị thiếu vitamin A (khô giác mạc), thậm chí bị mù. Tình trạng này
hay gặp ở trẻ bị tiêu chảy, trong hoặc ngay sau khi mắc sởi hay ở trẻ bị SUY DINH
DƯỠNG.
Vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy cần phải khám mắt thường qui để phát hiện mờ giác
mạc hoặc tổn thương kết mạc. Nếu trẻ có các tổn thương này, phải cho uống ngay
vitamin A và cho uống nhắc lại vào ngày hôm sau với liều:
200 000 đơn vị/liều cho trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi
100 000 đơn vị/liều cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng.
50 000 đơn vị/liều cho trẻ dưới 6 tháng.
Đối với trẻ chưa có dấu hiệu tổn thương mắt nhưng đang bị SUY DINH DƯỠNG
nặng hoặc bị sởi trong vòng một tháng trở lại thì cũng điều trị bổ sung vitamin A với
liều tương tự. Phải thường xuyên hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn giàu carotene: hoa
22
quả màu vàng, đỏ (cam, cà rốt, gấc...), các loại rau, đậu màu xanh sẫm (rau cải, rau ngót,
đậu xanh, đậu hà lan...), các thực phẩm có nguồn gốc động vật (trứng, gan, sữa không
tách bơ...) (Bộ Y Tế, 2009).
Glucose
Tình trạng này đôi khi gặp ở trẻ bị tiêu chảy do quá trình tạo glucose không đủ.
Nếu nghi ngờ trẻ bị hôn mê hoặc co giật do hạ đường máu thì tiêm chậm tĩnh mạch
(> 5 phút) dung dịch glucose 10 % với liều 5 ml/kg. Nếu do hạ đường máu, trẻ thường
nhanh chóng hồi phục, trong những tình huống như vậy cần tiếp tục cho trẻ uống dung
dịch ORS (hoặc truyền dung dịch có 5 % Glucose) cho đến khi trẻ ăn được trở lại để
tránh tình trạng hạ đường máu tái diễn (Bộ Y Tế, 2009).
1.3 TƯƠNG TÁC THUỐC
Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc khi sử
dụng đồng thời với thuốc khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc hóa chất khác.Trong
phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc - thuốc. Tương tác thuốc - thuốc
là tương tác xảy ra khi nhiều thuốc được sử dụng đồng thời (Bộ Y tế, 2011).
Tương tác thuốc được phân loại thành hai nhóm dựa trên cơ chế của tương
tác, bao gồm tương tác dược dược động học và tương tác dược lực học:
Tương tác dược động học là tương tác tác động lên các quá trình hấp thu,
phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi
nồng độ của thuốc trong huyết tương, làm thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính
của thuốc. Tương tác dược động học là loại tương tác xảy ra trong suốt quá trình
tuần hoàn của thuốc trong cơ thể, khó đoán trước và không liên quan đến cơ chế
tác dụng của thuốc (Bộ Y tế, 2011).
Tương tác dược lực học là loại tương tác đặc hiệu, có thể biết trước dựa
vào tác dụng dược lý và phản ứng có hại của thuốc. Đây là loại tương tác xảy ra
khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc phản ứng có hại tương tự nhau
hoặc đối kháng lẫn nhau. Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ có cùng kiểu
tương tác dược lực học (Bộ Y tế, 2011).
Nhiều cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng và phát triển trên
thế giới. Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ và dược sĩ trong việc phát hiện và xử trí
tương tác. Do đó, nghiên cứu cũng áp dụng một số công cụ để tra cứu tương tác, bao
gồm:
23
Bảng 1.5 Công cụ tra tương tác thuốc
STT Tên CSDL Loại CSDL Ngôn ngữ
Nhà xuất bản/
Quốc gia
1
Drug interactions –
Micromedex® Solutions
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Truven Health
Analytics/ Mỹ
2
British National
Formulary(BNF)/BNF
Legacy (Phụ lục 1 – Dược
thư Quốc gia Anh)
Sách/phần mềm
tra cứu trực
tuyến
Tiếng Anh
Hiệp hội Y khoa
Anh và Hiệp hội
Dược sĩ Hoàng gia
Anh/Anh
3
Drug Interaction Checker
(http://www.drugs.com/)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Drugsite Trust
New Zealand
4
Dược thư quốc gia Việt
nam
sách Tiếng việt Việt nam
Drug interactions – Micromedex® Solutions:
Công cụ này cung cấp thông tin về tất cả các dạng tương tác, bao gồm: tương tác
thuốc - thuốc, tương tác thuốc - thức ăn, tương tác thuốc - ethanol, tương tác thuốc -
thuốc lá, tương tác thuốc - bệnh lý, tương tác thuốc - thời kỳ mang thai, tương tác thuốc
- thời kỳ cho con bú, tương tác thuốc - xét nghiệm, tương tác thuốc - phản ứng dị ứng.
Trong đó, mức độ nghiêm trọng của tương tác được chia làm 5 mức độ: chống chỉ định,
nghiêm trọng, trung bình, nhẹ và không rõ.
British National Formulary (BNF)/BNF Legacy (Phụ lục 1 – Dược thư Quốc gia
Anh):
BNF không phải là một tài liệu chuyên khảo về tương tác thuốc nhưng có phụ lục
1 dành riêng cho tương tác thuốc. Mô tả tương tác thuốc ở đây đơn giản, gồm tên hai
thuốc (hoặc nhóm thuốc) tương tác và hậu quả tương tác một cách ngắn gọn. Tương tác
thuốc nghiêm trọng được kí hiệu bằng dấu chấm tròn (•) và có thể kèm theo cảnh bảo
“tránh sử dụng phối hợp”.
Drug interaction Checker:
Công cụ này cung cấp các dạng tương tác như Micromedex. Tuy nhiên, mức độ
nghiêm trọng của tương tác chỉ được chia làm 4 mức độ, bao gồm: nghiêm trọng, trung
bình, nhẹ và không rõ.
Dược thư quốc gia Việt nam
Đây là nguồn thông tin cung cấp thông tin dễ tra cứu và đáng tin cậy ở Việt nam.
Tuy nhiên, mô tả tương tác thuốc ở đây đơn giản, gồm tên hai thuốc (hoặc nhóm thuốc)
24
tương tác và hậu quả tương tác một cách ngắn gọn. một số tương tác có kèm theo cách
xử trí nhưng khá đơn giản.
1.4 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ được thành lập năm 1979, là bệnh viện hạng I chuyên
ngành nhi khoa trực thuộc Sở Y tế, có chức năng khám và điều trị bệnh cho trẻ em ở
thành phố Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vào năm 2016, bệnh viện
được khánh thành tại cơ sở mới số 345 Nguyễn Văn Cừ, phường An Bình, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ.
Đến nay, quy mô Bệnh viện đã được nâng lên 600 giường bệnh kế hoạch, thực kê
907 giường. Với 17 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng, 9 phòng chức năng. Trung
bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận gần 2 000 lượt khám bệnh ngoại trú và số bệnh nhi
điều trị nội trú từ 700 – 1 200 bệnh nhi. Trong 6 tháng đầu năm 2019, công suất sử dụng
giường bệnh đạt 93 %. Trong đó, bệnh viên tiếp nhận hàng ngàn lượt bệnh nhân nhiễm
trùng đường ruột và điều trị nội trú cho bệnh nhi mắc nhiễm trùng đường ruột từ 900 –
1200 bệnh nhi.
25
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nhi được chuẩn đoán nhiễm trùng đường ruột tại
bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các hồ sơ bệnh án của bệnh nhi được chẩn đoán ban đầu xác định nhiễm trùng
đường ruột.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhi trên 16 tuổi.
Hồ sơ bệnh án trước đó có điều trị bằng kháng sinh.
Hồ sơ bệnh án được chẩn đoán ban đầu không phải nhiễm trùng đường ruột.
Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin khảo sát.
2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thời gian thu thập
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu.
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Khảo sát được tiến hành tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2 Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nhi được chuẩn đoán nhiễm trùng
đường ruột tại phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm trong giai
đoạn Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Cỡ mẫu nghiên cứu:
n =
(Z1-a/2)2
p(1-p)
d2
Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần nghiên cứu
(Z1-a/2)2
: hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, chọn 𝛼 = 0,05 thì được Z1-a/2 = 1,96;
p = tỷ lệ giữa hồ sơ bệnh án nhiễm trùng đường ruột và tổng số hồ sơ bệnh án của
bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019, chọn p = 0,5 là cỡ mẫu lớn nhất vì bệnh nhiễm
trùng đường ruột có tỷ lệ mắc bệnh cao và chưa có nghiên cứu tương tự với đề tài này
gần đây; với d: sai số ước lượng, chọn sai số 5%.
26
Từ công thức trên, cỡ mẫu cần có là
n =
1,962
0,5(1 – 0,5)
= 385 bệnh án
0,052
Lấy 400 bệnh án vì dự phòng sai sót và làm tròn số.
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 chọn các hồ sơ
bệnh án của bệnh nhân từ phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu
và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ.
2.3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp thu thập số liệu
- Sử dụng phiếu khảo sát thông tin tương ứng với nội dung nghiên cứu.
- Điền đầy đủ thông tin trong phiếu khảo sát từ hồ sơ bệnh án được chọn theo phương
pháp chọn mẫu và lấy bằng 400 hồ sơ bệnh án.
Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ dữ liệu được nhập, xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2013 và
SPSS 23.0. Các biến không liên tục được thống kê theo tần suất và tỷ lệ phần trăm. Các
biến liên tục, mẫu được đại diện bởi giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn nếu mẫu tuân
theo phân phối chuẩn hoặc đại diện bằng giá trị trung vị và khoảng tứ phân vị nếu mẫu
không tuân theo phân phối chuẩn. Kiểm chuẩn bằng kiểm định Kolmogorov – Smirnov
trong trường hợp cỡ mẫu trên 50, sử dụng kiểm định Shapiro – Wilk trong trường hợp
cỡ mẫu dưới 50, biến được coi là phân phối chuẩn khi mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05.
2.3.5 phương pháp kiểm soát sai sót
- Thiết kế nghiên cứu phải hợp lý với điều kiện thực tế tại các cơ sở.
- Đảm bảo luôn thực hiện đúng theo tiêu chuẩn chọn mẫu.
- Đối chiếu và kiểm tra lại trong quá trình nhập và xử lý số liệu.
- Sử dụng phần mềm thích hợp, có độ tin cậy cao, chuẩn hóa cao.
2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4.1 Khảo sát đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Tuổi: Độ tuổi trung bình và phân bố khoảng tuổi theo 4 mức là dưới 1 tháng, từ 1 đến
12 tháng, trên 1 đến 5 tuổi và trên 5 tuổi đến 16 tuổi.
- Giới tính: Tỷ lệ bệnh nhân giữa nam và nữ.
- Cân nặng: Cân nặng trung bình của mẫu nghiên cứu
- Bệnh mắc kèm: Tỷ lệ % số lượng bệnh mắc kèm và tỷ lệ % các loại bệnh mắc kèm.
- Triệu chứng lâm sàng: Tỷ lệ % số lượng bệnh nhân mắc các triệu chứng, tỷ lệ % các
triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân như tiêu lỏng, phân có nhày hoặc máu, ói, đau
bụng và mất nước.
27
- Cận lâm sàng:
+ Đặc điểm xét nghiệm vi sinh: Tỷ lệ % các xét nghiệm vi sinh như soi phân tươi,
Xét nghiệm Rotavirus và nuôi cấy định danh. Tỷ lệ % cho kết quả xét nghiệm
dương tính trong các từng xét nghiệm được thực hiện. Tỷ lệ % các vi khuẩn được
định danh. Tỷ lệ số lần nhạy cảm của kháng sinh với số lần thực hiện kháng sinh
đồ.
+ Đặc điểm xét nghiệm huyết học: Tỷ lệ % các chỉ số huyết học như số lượng hồng
cầu, huyết sắc tố, số lượng bạch cầu, % bạch cầu đa nhân trung tính, lympho, số
lượng tiểu cầu được đánh giá theo 3 mức là tăng, giảm và bình thường.
+ Đặc điểm xét nghiệm sinh hoá: Tỷ lệ % xét nghiệm sinh hoá được thực hiện và tỷ
lệ % chỉ số natri và kali được đánh giá theo 3 mức độ là tăng, giảm và bình thường.
+ Đặc điểm xét nghiệm miễn dịch: Tỷ lệ % xét nghiệm miễn dịch được thực hiện
và tỷ lệ % chỉ số CRP và PCT đánh giá theo 2 mức độ là tăng và bình thường.
Tiêu chuẩn đánh giá
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá các trị số cận lâm sàng (Mai Hồng Bàng, 2018; Bộ Y Tế,
2016)
STT Đặc điểm Đánh giá Trị số Đơn vị
1 Số lượng hồng cầu
Tăng
Nam: > 5,8
1012
/l
Nữ: > 5,4
Giảm
Nam: < 4
Nữ: < 3,9
Bình thường
Nam: 4 - 5,8
Nữ: 3,9 - 5,4
2 Huyết sắc tố
Tăng
Nam: > 160
g/l
Nữ: >145
Giảm
Nam: < 140
Nữ: < 125
Bình thường
Nam: 140 - 160
Nữ: 125 - 145
3
Số lượng bạch cầu
Tăng > 10
g/l
Giảm < 4
Bình thường 4 - 10
4
Bạch cầu đa nhân
trung tính
Tăng > 66
%
Giảm < 60
28
Bình thường 60 - 66
5 Lympho
Tăng > 48
%
Giảm < 19
Bình thường 19 - 48
6 Số lượng tiểu cầu
Tăng > 400
109
/l
Giảm < 150
Bình thường 150 - 400
7 Natri
Tăng > 145
Mmol/l
Giảm < 135
Bình thường 135 - 145
8 Kali
Tăng > 5
Mmol/l
Giảm < 3,5
Bình thường 3,5 - 5
9 CRP
Tăng > 5
Mg/l
Bình thường < 5
10 PCT
Tăng > 0,5
Ng/ml
Bình thường < 0.05
2.4.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng
thuốc
Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc
- Tên hoạt chất được sử dụng điều trị nhiễm trùng đường ruột và các triệu chứng mà
bệnh nhân mắc phải.
- Liều dùng là nồng độ hoặc hàm lượng thuốc được chỉ định trong 1 lần dùng thuốc
và số lần dùng thuốc trong 24 giờ.
- Đường dùng là đường đưa thuốc vào cơ thể.
- Thời gian dùng: Thời gian dùng là khoảng thời gian bất đầu sử dụng thuốc đến khi
ngưng không sử dụng trong một liệu trình.
Đánh giá tính hợp lý sử dụng thuốc
- Thuốc sử dụng được coi là hợp lý nếu các thuốc được sử dụng tuân theo phác đồ
điều trị tiêu chảy và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân về tất cả các tiêu chí sau:
+ Chỉ định hoạt chất, đường dùng, liều dùng, thời gian dùng.
- Thuốc được coi là chưa hợp lý nếu có ít nhất một trong những tiêu chí sau:
+ Nếu có hơn hoặc thiếu thuốc điều trị.
+ Đường dùng hợp lý với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
+ Liều dùng, thời gian dùng không tuân theo phác đồ điều trị.
Tiêu chuẩn đánh giá
29
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lý sử dụng thuốc (Melkamu Molla Ferede,
2020; Bộ Y Tế, 2018; Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, 2018)
STT Tên thuốc
Đường
dùng
Tuổi
khuyến
cáo
Liều
khuyến cáo
Nhịp
đưa
thuốc
(lần/ 24
giờ)
Thời gian
dùng
1 Bacillus claussii Uống
Trên 6
tuổi
1 gói 3 -
2
Saccharomyces
boulardii
Uống - 1 gói 2 -
3
Bacillus suBình
thườngilis + L
acidophilus
Uống - 1 gói 2 - 4 -
4 Kẽm sulphat Uống -
Trẻ < 6 tháng
tuổi: 10
mg/ngày
1 - 2 -
Trẻ ≥ 6 tháng
tuổi: 20
mg/ngày
5 Racecadotril Uống
Từ 3
tháng trở
lên
< 9 kg: 10
mg/kg ngày
3 Tối đa 7 ngày
9 - 12 kg: 20
mg/kg ngày
13 – 27 kg: 30
mg/kg ngày
> 28 kg: 60
mg/kg ngày
6
Diotahedral
smetide
Uống -
< 2 tuổi: 1 – 2
gói/ ngày
2 - 3 -
> 2 tuổi: 2 – 3
gói/ ngày
7 Domperidon Uống -
Dưới 35 kg:
Tối đa 2.4
mg/kg/ ngày
3 - 4 -
35 kg trở lên:
Tối đa 80 mg/
ngày
8 Simeticon Uống
Dưới 2 tuổi:
0,3 ml/ lần
2 - 4 -
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf

More Related Content

What's hot

Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Man_Ebook
 
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quanLuận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quanViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Man_Ebook
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...nataliej4
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Man_Ebook
 
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11HA VO THI
 
[YouNet Media] Báo Cáo Brand Audit Pharmacity và Các Thương Hiệu Chuỗi Nhà Th...
[YouNet Media] Báo Cáo Brand Audit Pharmacity và Các Thương Hiệu Chuỗi Nhà Th...[YouNet Media] Báo Cáo Brand Audit Pharmacity và Các Thương Hiệu Chuỗi Nhà Th...
[YouNet Media] Báo Cáo Brand Audit Pharmacity và Các Thương Hiệu Chuỗi Nhà Th...YouNet Media Company
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Man_Ebook
 
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa KhoaKhảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa KhoaNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 

What's hot (20)

Quyết định 11/2007/QĐ - BYT Thực hành tốt nhà thuốc
Quyết định 11/2007/QĐ - BYT Thực hành tốt nhà thuốcQuyết định 11/2007/QĐ - BYT Thực hành tốt nhà thuốc
Quyết định 11/2007/QĐ - BYT Thực hành tốt nhà thuốc
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
 
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quanLuận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
Luận văn: Thực hành về phòng, chống dịch Covid -19 và một số yếu tố liên quan
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
 
Dien chan hoc
Dien chan hocDien chan hoc
Dien chan hoc
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhâ...
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
Luận văn: Phân tích thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà th...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
 
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
 
[YouNet Media] Báo Cáo Brand Audit Pharmacity và Các Thương Hiệu Chuỗi Nhà Th...
[YouNet Media] Báo Cáo Brand Audit Pharmacity và Các Thương Hiệu Chuỗi Nhà Th...[YouNet Media] Báo Cáo Brand Audit Pharmacity và Các Thương Hiệu Chuỗi Nhà Th...
[YouNet Media] Báo Cáo Brand Audit Pharmacity và Các Thương Hiệu Chuỗi Nhà Th...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa KhoaKhảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Man_Ebook
 
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh ...Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Man_Ebook
 
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Man_Ebook
 
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyếnChẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyếnBác sĩ nhà quê
 
Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...
Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...
Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổiXét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổiThanhTNDoan
 
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia ket qua dieu tri ung thu truc trang di can xa bang hoa chat phoi hop...
Danh gia ket qua dieu tri ung thu truc trang di can xa bang hoa chat phoi hop...Danh gia ket qua dieu tri ung thu truc trang di can xa bang hoa chat phoi hop...
Danh gia ket qua dieu tri ung thu truc trang di can xa bang hoa chat phoi hop...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ SoM
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...Man_Ebook
 
Nghien cuu su bieu lo cua egfr, her2 va moi lien quan voi lam sang, noi soi, ...
Nghien cuu su bieu lo cua egfr, her2 va moi lien quan voi lam sang, noi soi, ...Nghien cuu su bieu lo cua egfr, her2 va moi lien quan voi lam sang, noi soi, ...
Nghien cuu su bieu lo cua egfr, her2 va moi lien quan voi lam sang, noi soi, ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Man_Ebook
 
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA GYNOFLOR TRONG VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆ...
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA GYNOFLOR TRONG VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆ...NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA GYNOFLOR TRONG VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆ...
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA GYNOFLOR TRONG VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf (20)

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
 
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh ...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
068
068068
068
 
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyếnChẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến
 
Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...
Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...
Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...
 
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổiXét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
 
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
Mo ta thuc trang dieu tri benh tieu chay keo dai o tre duoi 6 thang tuoi tai ...
 
Danh gia ket qua dieu tri ung thu truc trang di can xa bang hoa chat phoi hop...
Danh gia ket qua dieu tri ung thu truc trang di can xa bang hoa chat phoi hop...Danh gia ket qua dieu tri ung thu truc trang di can xa bang hoa chat phoi hop...
Danh gia ket qua dieu tri ung thu truc trang di can xa bang hoa chat phoi hop...
 
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
Danh gia hieu qua dieu tri phac do gemcitabine carboplatin tren benh nhan ung...
 
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
 
Nghien cuu su bieu lo cua egfr, her2 va moi lien quan voi lam sang, noi soi, ...
Nghien cuu su bieu lo cua egfr, her2 va moi lien quan voi lam sang, noi soi, ...Nghien cuu su bieu lo cua egfr, her2 va moi lien quan voi lam sang, noi soi, ...
Nghien cuu su bieu lo cua egfr, her2 va moi lien quan voi lam sang, noi soi, ...
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
 
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA GYNOFLOR TRONG VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆ...
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA GYNOFLOR TRONG VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆ...NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA GYNOFLOR TRONG VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆ...
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA GYNOFLOR TRONG VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆ...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ LÂM HOÀNG KHÁNH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ LÂM HOÀNG KHÁNH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Ngành Dược lý và Dược lâm sàng Mã ngành: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TSKH. BÙI TÙNG HIỆP CẦN THƠ, 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Đô, các thầy cô phòng Sau đại học và các thầy cô bộ môn đã trực tiếp dạy cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành nghiên cứu đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp và các anh chị cán bộ tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu. Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng yêu thương, biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu. Cần Thơ, ngày 15 tháng 11 năm 2021 Học viên Lâm Hoàng Khánh
  • 4. ii TÓM TẮT Mục đích của chúng tôi nhằm mô tả đặc điểm bệnh nhân và tình hình sử dụng thuốc và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2019 được thực hiện. Cỡ mẫu của nghiên cứu là 400 bệnh nhân. Kết quả đạt được như sau: tỷ lệ nhiễm trùng đường ruột ở nam (60%) cao hơn ở nữ (40%) và nhóm tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi mắc nhiễm trùng đường ruột cao với gần 90 %. Có 27 % bệnh nhân mắc 1 đến 2 bệnh kèm theo bệnh chính nhiễm trùng đường ruột chủ yếu là bệnh viêm hô hấp (64,41 %) và viêm họng (8,47 %). Trong mẫu nghiên cứu thường có 2 đến 3 triệu chứng chiếm tổng tỷ lệ hơn 73 %. Trong đó các triệu chứng tiêu lỏng (32,98 %), sốt (30,97 %) và ói (28,37 %) chiếm phần lớn. 56 bệnh nhân được chỉ định soi phân tươi, 11 bệnh nhân xét nghiệm Rostavirus, Có 36 bệnh nhân được chỉ định nuôi cấy để định danh vi khuẩn với kết quả dương tính lần lượt là 71,43 %, 63,64 % và 80,56 %, 2/7 vi khuẩn có tần suất mắc cao nhất là E coli ESBL (-) với 41,18 % và E coli ESBL (+) với 26,47 %, 100 % bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm huyết học. Trong đó, huyết sắc tố giảm, số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính và số lượng tiểu cầu đều tăng lần lượt là 90,75 %, 50,57 %, 38,75 % và 34,5 %. Có 147 bệnh nhân xét nghiệm hoá sinh. Trong đó, tần suất Natri giảm hơn 70 % và tần suất Kali bất thường khoảng 7 %. Có 184 bệnh nhân xét nghiệm CRP hoặc PCT. Trong đó tần suất CRP tăng 44 % (77 bệnh nhân) và PCT tăng hơn 44 % (4 bệnh nhân) so với chỉ số bình thường. Qua khảo sát có 353 bệnh nhi được sử dụng biện pháp bù nước và điện giải. Trong đó, ORS có tần suất cao nhất là 38,66 % và tần suất thấp nhất 1,57 % là glucose 5 %. Bảy hoạt chất kháng sinh được chỉ định điều trị cho 295 bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột. Trong đó nhóm kháng sinh có tần suất sử dụng cao nhất là nhóm beta-lactam thế hệ thứ 3 với hơn 70 %. Trong đó, hoạt chất Cefotaxim có tần suất sử dụng cao nhất trong nhóm này và các hoạt chất kháng sinh còn lại với hơn 56 %. Trong 5 nhóm thuốc bổ trợ có 3 nhóm có tần suất sử dụng cao là men vi sinh (20,84 %), chống tiêu chảy (27,79 %) và chống nôn (23,26 %). Tất cả bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều khỏi và đỡ trước khi ra viện với tỷ lệ lần lượt là 4 % và 96 %. Nhìn chung, tần suất chỉ định hợp lý tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chỉ định không hợp lý với tình trạng bệnh nhân. Trong đó, các thuốc chiếm tần suất chỉ định không hợp lý cao là kẽm sulphat, paracetamol, cefotaxim và ciprofloxacin lần lượt là 22 %, 10,24 %, 23,9 % và 12,64 %. Kết quả cho thấy 12/18 chỉ định dùng thuốc không hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc. Trong đó tần suất cao nhất là racecadotril, domperidon và ceftriaxone lần lượt là 56,14 %, 33,55 % và 65 %. Tương tác thuốc trong quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột là 22,5 % (90 bệnh nhân). Trong đó có 6 cặp tương tác thuốc và cặp Ciprofloxacin/Kẽm sulfat chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,59 % so với các cặp tương tác còn lại. Cặp Ceftazidime/Tobramycin có tỷ lệ thấp nhất với 0,9 % (1 lượt). Từ khoá: nhiễm trùng đường ruột, triệu chứng lâm sàng, điều trị.
  • 5. iii ABSTRACT Our purpose is to describe patient characteristics and drug use situation and evaluate the rationality in the use of drugs to treat intestinal infections at Can Tho Children's Hospital in 2019. The sample size of the study was 400 patients. The results were obtained as follows: the rate of intestinal infections in men (60 %) was higher than in women (40 %) and the age group from 1 month to 5 years old had high intestinal infections with nearly 90%. There are 27% of patients with 1 to 2 comorbidities with major intestinal infections, mainly respiratory infections (64.41 %) and pharyngitis (8.47 %). In the research sample, there are usually 2 to 3 symptoms, accounting for a total rate of more than 73%. In which, the symptoms of loose diarrhea (32.98 %), fever (30.97 %) and vomiting (28.37 %) accounted for the most. 56 patients were assigned to test for fresh stools, 11 patients were tested for rostavirus, 36 patients were assigned to culture to identify bacteria with positive results of 71.43 %, 63.64 % and 80 respectively. , 56 %, 2/7 bacteria with the highest frequency were E coli ESBL (-) with 41.18 % and E coli ESBL (+) with 26.47 %, 100% of patients were assigned to test. Hematology. In which, hemoglobin decreased, white blood cell count, neutrophil count and platelet count increased by 90.75 %, 50.57 %, 38.75 % and 34.5 %, respectively. . There were 147 patients who were biochemically tested. In which, the frequency of sodium has decreased by more than 70 % and the frequency of potassium has been abnormal by about 7 %. There were 184 patients who were tested for CRP or PCT. In which, the frequency of CRP increased by 44 % (77 patients) and PCT increased by more than 44 % (4 patients) compared to the normal index. Overall, the frequency that has been assigned consistent is relatively high. However, there are still some cases that have been assigned inappropriately with the patient's condition. In which, the drugs that account for the high frequency of inappropriately indicated are zinc sulphate, paracetamol, cefotaxime and ciprofloxacin at 22 %, 10.24 %, 23.9 % and 12.64 %. The results showed that 12/18 were prescribed inappropriate drug use in terms of dose and delivery rate. In which the highest frequency was racecadotril, domperidone and ceftriaxone at 56.14 %, 33.55 % and 65 %, respectively. Drug interactions during the treatment of intestinal infections were 22.5 % (90 patients). In which there are 6 drug interaction pairs and Ciprofloxacin/Zinc sulfate pair accounts for the highest rate with 54.59 % compared to the remaining interaction pairs. Ceftazidime/Tobramycin pair had the lowest rate with 0.9 % (1 turn). Keywords: intertinal infection, clinical symptoms, treatment.
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lâm Hoàng Khánh, học viên cao học khoá 6, trường Đại học Tây Đô, chuyên ngành Dược lý và Dược lâm sàng, tôi xin cam đoan: - Luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH. Bùi Tùng Hiệp và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. - Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi khảo sát. Cần Thơ, ngày 15 tháng 11 năm 2021 Học viên Lâm Hoàng Khánh
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i TÓM TẮT ...................................................................................................................ii ABSTRACT ............................................................................................................ iiiii LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH SÁCH BẢNG...............................................................................................viii DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU BẢNG......................................ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................x ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................3 1.1 NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM..................................................3 1.1.1 Định nghĩa ........................................................................................................3 1.1.2 Tình hình dịch tễ...............................................................................................3 1.1.3 Nguyên nhân.....................................................................................................4 1.1.4 Chẩn đoán.......................................................................................................10 1.1.5 Triệu trứng lâm sàng .......................................................................................12 1.1.6 Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................................13 1.2 ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM...............................16 1.2.1 Mục tiêu điều trị..............................................................................................16 1.2.2 Các nhóm thuốc trong điều trị .........................................................................16 1.3 TƯƠNG TÁC THUỐC....................................................................................22 1.4 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ......................................24 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................25 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................25 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu ......................................................................................25 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................25 2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................25 2.2.1 Thời gian thu thập...........................................................................................25 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................25 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................25 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................25 2.3.2 Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................25 2.3.3 Phương pháp chọn mẫu...................................................................................26 2.3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.............................................................26 2.3.5 phương pháp kiểm soát sai sót.........................................................................26
  • 8. vi 2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................26 2.4.1 Khảo sát đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................26 2.4.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc ........................................................................................................................28 2.5 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU....................................................................................31 2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..............................................................................32 CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................33 3.1 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU......................33 3.1.1 Đặc điểm tuổi của mẫu nghiên cứu..................................................................33 3.1.2 Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu ..........................................................33 3.1.3 Đặc điểm cân nặng của mẫu nghiên cứu..........................................................34 3.1.4 Đặc điểm bệnh lý kèm theo của mẫu nghiên cứu.............................................34 3.1.5 Đặc điểm lâm sàng..........................................................................................35 3.1.6 Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................................37 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ TRONG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT.................42 3.2.1 Tình hình sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột................................42 3.2.2 Tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột ............49 CHƯƠNG IV BÀN LUẬN........................................................................................54 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT..............54 4.1.1 Đặc điểm tuổi của mẫu nghiên cứu..................................................................54 4.1.2 Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu ..........................................................54 4.1.3 Đặc điểm căn nặng của mẫu nghiên cứu..........................................................54 4.1.4 Đặc điểm bệnh lý kèm theo của mẫu nghiên cứu.............................................54 4.1.5 Đặc điểm lâm sàng..........................................................................................55 4.1.6 Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................................55 4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ TRONG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT.................57 4.2.1 Tình hình sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột................................57 4.2.2 Tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột ............59 CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................63 5.1 KẾT LUẬN .....................................................................................................63 5.1.1 Kết luận về đặc điểm bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột................................63 5.1.2 Kết luận về tình hình sử dụng thuốc và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột........................................................................63 5.2 ĐỀ XUẤT........................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................65
  • 9. vii PHỤ LỤC I. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU................................................................xi PHỤ LỤC II. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................xiii
  • 10. viii DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 Dấu hiệu lâm sàng theo mức độ mất nước ở trẻ em.....................................11 Bảng 1.2 Trình bày lâm sàng gợi ý về nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột .............12 Bảng 1.3 Bảng so sánh giữa ORS củ và mới ..............................................................16 Bảng 1.4 Kháng sinh được sử dụng để điều trị các nguyên nhân đặc biệt gây tiêu chảy ....................................................................................................................19 Bảng 1.5 Công cụ tra tương tác thuốc ........................................................................23 Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá các trị số cận lâm sàng................................................27 Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lý sử dụng thuốc ...........................................29 Bảng 3.1 Đặc điểm cân nặng của mẫu nghiên cứu .....................................................34 Bảng 3.2 Đặc điểm soi phân tươi ...............................................................................37 Bảng 3.3 Đặc điểm xét nghiệm Rotavirus ..................................................................37 Bảng 3.4 Đặc điểm nuôi cấy định danh......................................................................38 Bảng 3.5 Mức độ nhạy cảm của vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu................................39 Bảng 3.6 Tỷ lệ kháng sinh được sử dụng trong mẫu nghiên cứu ................................43 Bảng 3.7 Các phác đồ thay đổi trong quá trình điều trị...............................................45 Bảng 3.8 Đặc điểm sử dụng thuốc bổ trợ ...................................................................48 Bảng 3.9 Sự hợp lý trong chỉ định..............................................................................49 Bảng 3.10 Sự hợp lý về liều dùng và nhịp đưa thuốc .................................................51 Bảng 3.11 Tương tác thuốc .......................................................................................52
  • 11. ix DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU BẢNG Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................31 Biểu đồ 3.1 Phấn bố nhiễm trùng đường ruột theo nhóm độ tuổi................................33 Biểu đồ 3.2 Phân bố nhiễm trùng đường ruột theo giới tính .......................................33 Biểu đồ 3.3 Số lượng các bệnh mắc kèm ...................................................................34 Biểu đồ 3.4 Phân loại bệnh mắc kèm .........................................................................35 Biểu đồ 3.5 Số lượng mắc các triệu chứng ................................................................36 Biểu đồ 3.6 Các loại triệu chứng................................................................................36 Biểu đồ 3.7 Đặc điểm xét nghiệm huyết học..............................................................40 Biểu đồ 3.8 Đặc điểm xét nghiệm sinh hoá ................................................................41 Biểu đồ 3.9 Đặc điểm xét nghiệm miễn dịch..............................................................41 Biểu đồ 3.10 Tần suất bệnh nhân bù nước và điện giải ..............................................42 Biểu đồ 3.11 Các loại phương pháp bù nước và điện giải ..........................................42 Biểu đồ 3.12 Phác đồ điều trị ban đầu sử dụng kháng sinh đơn độc ...........................44 Biểu đồ 3.13 Phác đồ điều trị ban đầu sử dụng kháng sinh phối hợp .........................44 Biểu đồ 3.14 Các loại thuốc bổ trợ được sử dụng.......................................................48 Biểu đồ 3.15 Hiệu quả điều trị ...................................................................................52
  • 12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 AIDS Human Immuno-deficiency Virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người) 2 B. cereus Bacillus cereus 3 BNF British National Formulary (Dược thư quốc gia Anh) 4 C. difficile Clostridium difficile 5 C3G Third - generation cephalosporins 6 CDS Clinical Dehydration Scale (thang đo mất nước lâm sàng) 7 CRP C – reactive protein 8 E.Coli Escherichia coli 9 ESBL Extended spectrum beta-lactamase (men beta-lactamase phổ rộng) 10 G . lamblia Giardia lamblia 11 HUS Hemolytic–uremic syndrome (hội chứng tan máu) 12 ORS Oral rehydration salts 13 PCT Procalcitonin 14 RV Rotavirus 15 SAM Severe acute malnutrition (suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng) 16 STEC Shiga toxin-producing E. coli 17 V. cholerae Vibrio cholerae (tả) 18 WHO World Health Organization (tổ chức y tế thế giới)
  • 13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhiễm trùng đường ruột hay còn gọi là bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh truyền nhiễm đã giết chết hàng trăm nghìn trẻ em mỗi năm (John A Crump, Stephen P Luby, Eric D Mintz, 2014; Lancet, 2018; Zhang P and Zhang J, 2017). Năm 2017, theo báo cáo của WHO hơn 1.300 trẻ nhỏ tử vong mỗi ngày, tương đương khoảng 480.000 trẻ em mỗi năm. Hầu hết các trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi sống ở Nam Á và châu Phi cận Sahara (WHO, 2017). Tại việt nam từ 2002 đến 2011, số ca mắc tiêu chảy hơn 9,4 triệu ca, trong đó có 115 ca tử vong. Từ tháng 4 đến tháng 7 có số ca mắc tiêu chảy cao mỗi năm. Khu vực có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao là vùng Tây Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Hồng, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ (Nguyễn thanh thảo và cộng sự, 2014). Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng. Trong đó, Rotavirus là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường do vi rút phổ biến nhất. Trong năm 2013, ước tính có 47 100 ca tử vong do Rotavirus xảy ra ở Ấn Độ, 22 % tổng số ca tử vong do Rotavirus xảy ra trên toàn cầu. Bốn quốc gia (Ấn Độ, Nigeria, Pakistan và Cộng hòa Dân chủ Congo) chiếm khoảng một nửa (49 %) tổng số ca tử vong do Rotavirus ước tính trong năm 2013 (Tate J. E., Burton A. H., Boschi-Pinto C., Parashar U. D., World Health Organization-Coordinated Global Rotavirus Surveillance N, 2016). vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp là E. Coli. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, ETEC là nguyên nhân gây ra ước tính khoảng 18.700 ca tử vong (9.900–30.659) - khoảng 4,2 % (2,2–6,8) tổng số ca tử vong do tiêu chảy (Lancet, 2018). Một mô hình tử vong liên quan đến ETEC và liên quan đến shigella ảnh hưởng của các đợt tiêu chảy từ trung bình đến nặng để xác định số trẻ em bị thấp còi do các bệnh nhiễm trùng này ở 79 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp cho thấy ước tính 196 triệu (95 % UI 135-269) đợt ETEC xảy ra hàng năm dẫn đến 3,5 triệu (0,8-5,4) trường hợp mắc bệnh từ trung bình đến nặng và tổng số 44 400 (29 400-59 800) tử vong do ETEC trong năm 2015 (Anderson JD 4th, Bagamian KH, Muhib F, Amaya MP, Laytner LA, Wierzba T, Rheingans R., 2019). Loại ký sinh trùng phổ biến nhất được phát hiện là Giardia lamblia. Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính Giardia là nguyên nhân gây ra 28,2 triệu ca tiêu chảy trên toàn cầu (WHO, 2015). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp như Tiêu chảy, phân có máu hay mũ, sốt, đau bụng, nôn hoặc buồn nôn (Bộ Y Tế, 2009; Shane AL, Mody RK and etc, 2017; Guarino A, Ashkenazi S and etc, 2014). Chẩn đoán thường dựa vào thông tin bệnh nhân cung cấp và triệu chứng lâm sàng để đánh giá. Tuy nhiên, các phương pháp cận lâm sàng thường ít được sử dụng để tiềm nguyên nhân gây bệnh. Do đó, gây khó khăn trong quá trình điều trị (Bộ Y Tế, 2009; Shane AL, Mody RK and etc, 2017; Guarino A, Ashkenazi S and etc, 2014).
  • 14. 2 Điều trị chính là biện pháp bù nước kết hợp với các biện pháp hạn chế tiêu chảy. Bên cạnh đó, điều trị bằng kháng sinh trong một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy như Shigella, Giardia lamblia, Amip. làm giảm thời gian và mức độ của bệnh nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy và khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu đa trung tâm cho thấy có đến 29 % tổng số trẻ nhiễm trùng đường ruột do Rotavirus được điều trị bằng kháng sinh. Ngoải ra, các biện pháp bổ trợ điều trị triệu chứng giúp cho bệnh nhân hạn chế các biến chứng và khó chịu do bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra (Guarino A, Ashkenazi S and etc, 2014). Việc sử dụng từ 2 loại thuốc trở lên có thể xảy ra tương tác thuốc-thuốc. Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị. Vì vậy cần xác định được tương tác thuốc và tác dụng của tương tác đó (Bộ Y tế, 2018). Từ đó, theo dõi và xử lý các tác dụng không mong muốn của tương tác gây ra. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2019”, với 2 mục tiêu cụ thể sau: 1 Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột. 2 Phân tích trong việc sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng đường ruột.
  • 15. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM 1.1.1 Định nghĩa Nhiễm trùng đường ruột thường được định nghĩa là giảm độ đặc của phân và tăng tần suất đi ngoài (thường ≥ 3 trong 24 giờ), kèm theo hoặc không kèm theo sốt hoặc nôn mửa; tuy nhiên, sự thay đổi về độ đặc của phân so với độ đặc của phân trước đó là dấu hiệu của tiêu chảy hơn là số lượng phân, đặc biệt là trong những tháng đầu đời. Tiêu chảy cấp thường kéo dài < 7 ngày và không > 14 ngày (Guarino A, Ashkenazi S and etc, 2014). 1.1.2 Tình hình dịch tễ Ngoài nước Năm 2016, tiêu chảy là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tám ở mọi lứa tuổi với 1 655 944 trường hợp tử vong và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ năm ở trẻ em dưới 5 tuổi với 446 000 người chết. Tiêu chảy là kẻ giết trẻ em hàng đầu, chiếm khoảng 8 % tổng số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới năm 2017 (Lancet, 2018). Điều này có nghĩa là hơn 1.300 trẻ nhỏ tử vong mỗi ngày, tương đương khoảng 480.000 trẻ em mỗi năm. Hầu hết các trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi sống ở Nam Á và châu Phi cận Sahara. Từ năm 2000 đến 2017, tổng số tử vong hàng năm do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm 60 %. Nhiều trẻ em hơn có thể được cứu thông qua các can thiệp cơ bản (Lancet, 2020; WHO, 2017; UNICEF, 2019). Dịch tả gây ra bởi các chủng vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh do sự xâm nhập của chúng trong môi trường ruột và bài tiết độc tố dịch tả. Hậu quả lâm sàng của bệnh tiêu chảy này bao gồm thải một lượng lớn phân nước, mất chất điện giải, mất nước nhanh có thể dẫn đến sốc giảm thể tích và nhiễm toan chuyển hóa. Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng tả được báo cáo là cao tới 70 %, chủ yếu là do sự chậm trễ trong việc bù nước cho bệnh nhân. Gánh nặng dịch tả toàn cầu được ước tính là từ 1,4 đến 4,3 triệu trường hợp với khoảng 21.000 đến 143.000 ca tử vong mỗi năm. Chỉ riêng năm 2017, 34 quốc gia đã báo cáo tổng cộng 1.227.391 trường hợp và 5.654 trường hợp tử vong. Tại Yemen từ 27 tháng 4 đến 19 tháng 6 năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính có 172.286 trường hợp bao gồm 1170 trường hợp tử vong. Vụ dịch tả gần đây tại Nigeria năm 2018, Có 43.996 trường hợp mắc bệnh tả và 836 trường hợp tử vong (WHO, 2019; Kelly Osezele Elimian et al, 2019; Rabaan AA, 2019). Trong nước Từ 2002-2011; Số ca mắc tiêu chảy là 9.408.345, cao nhất vào 2 năm 2002, 2005. (1.055.969 và 1.011.718 ca, tỷ suất mắc trung bình 1327,62 và 1220,98/100.000 dân), giảm dần theo năm, thấp nhất năm 2011 (853.714 ca, tỷ suất mắc trung bình 860,30/100.000 dân). Tổng số ca tử vong do tiêu chảy là 115, số ca tử vong do tiêu chảy
  • 16. 4 cao ở những năm 2002-2007, cao nhất vào năm 2007 (24 ca, tỷ suất tử vong trung bình 0,03/100.000 dân). Bốn tháng có số ca mắc tiêu chảy cao hàng năm từ tháng 4 đến tháng 7. Khu vực có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao nhất là vùng Tây Bắc bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ (Nguyễn thanh thảo và cộng sự, 2014). 1.1.3 Nguyên nhân Đường lây truyền Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng: thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do phân người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh cho cộng đồng (Phoebe C. M. Williams and James A. Berkley, 2018;bBMJ Publishing Group Ltd, 2017; Hans Linde Nielsen et al, 2016). Erica Kintz và cộng sự đã thực hiện đánh giá có hệ thống các đợt bùng phát STEC liên quan đến hạt nảy mầm, salad hoặc các sản phẩm lá xanh để xác định xem có các đặc điểm tái diễn hay không, chẳng hạn như có bằng chứng vi sinh hoặc xác định sự kiện ô nhiễm, có thể thông báo cho các cuộc điều tra và chiến lược phòng ngừa và kiểm soát trong tương lai. 35 vụ bùng phát STEC liên quan đến rau xanh bị ô nhiễm đã được xác định để đưa vào. Các đợt bùng phát xảy ra từ năm 1995 đến năm 2018 và dao động từ 8 đến hơn 8.500 trường hợp. Các cuộc điều tra trong tám vụ dịch cho thấy thực hành kém trong quá trình chế biến có thể đã góp phần làm bùng phát dịch, chẳng hạn như không khử trùng sản phẩm sau thu hoạch đầy đủ. Sáu cuộc điều tra ổ dịch đã có thể xác định chủng bùng phát trong phân động vật gần các cánh đồng trồng trọt; hai trong số này cũng có thể tìm thấy nó trong nước tưới tiêu ở các trang trại, cung cấp một con đường ô nhiễm có thể xảy ra. Những kết quả này nêu bật những hạn chế của việc dựa vào xác nhận vi sinh làm cơ sở để bắt đầu điều tra sản xuất thượng nguồn để tìm hiểu nguồn ô nhiễm. Đánh giá này cũng cho thấy tầm quan trọng và những khó khăn liên quan đến các nghiên cứu truy xuất nguồn gốc chuỗi thực phẩm để cung cấp thông tin về các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa trong tương lai (Kintz E, Byrne L, Jenkins C, McCARTHY N, Vivancos R, Hunter P, 2019). Một cuộc điều tra cắt ngang được thực hiện từ ngày 1 tháng 9 năm 2015 đến ngày 30 tháng 8 năm 2016 tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Một phương pháp lấy mẫu cụm phân tầng đa tầng được thiết kế để chọn đối tượng. Trong số 1516 đối tượng được đưa vào nghiên cứu, 165 người (10,9 %) báo cáo đã trải qua các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do thực phẩm trong 4 tuần qua. Những hành vi sau đây phổ biến hơn ở những người bị nhiễm trùng đường ruột cấp tính: (1) không thường xuyên đun kỹ sữa (75,6 %); (2) không thường xuyên đun kỹ thực phẩm đã nấu chín mua từ bên ngoài (71,3 %); (3) không thường xuyên hâm nóng kỹ thức ăn thừa cất trong tủ lạnh
  • 17. 5 (32,5 %), và (4) không thường xuyên bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh (41,6 %) (Chen Y, Wen Y, Song J, Chen B, Ding S, Ding L, Dai J, 2018). Yếu tố nguy cơ Mối liên quan Tuổi và giới tính đối với bệnh nhiễm trùng đường ruột Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi. Rotavirus là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng do RV là ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi và tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ (Lestari FB, Vongpunsawad S, Wanlapakorn N, Poovorawan Y, 2020). Theo ước tính tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và nguyên nhân tiêu chảy toàn cầu, khu vực và quốc gia ở 195 quốc gia của Lancet, Năm 2016, tiêu chảy là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tám ở mọi lứa tuổi và là nguyên nhân tử vong thứ 5 ở trẻ em dưới 5 tuổi. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi (Lancet, Estimates of the global, regional, and national morbidity, mortality, and aetiologies of diarrhoea in 195 countries: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016, 2018). Theo số liệu giám sát RV 2008 – 2018 ở Đông Nam Á, 40,78 % tổng số bệnh tiêu chảy ở trẻ em là do nhiễm RV, đây vẫn là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam có 46,66 % (4054/8689) từ năm 2012 – 2015 (Lestari FB, Vongpunsawad S, Wanlapakorn N, Poovorawan Y, 2020). Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng đối với nhiễm trùng đường ruột Ở Châu Phi, tiêu chảy đã được báo cáo là đã làm biến chứng 49 % trẻ nhập viện với suy dinh dưỡng cấp tính nặng, và 16 % tiếp theo phát triển tiêu chảy trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện. Tỷ lệ tử vong trong trường hợp nhập viện ở trẻ em mắc SAM do tiêu chảy là cao, 19 %, so với 9 % ở những trẻ không bị tiêu chảy, (χ 2 = 17,6 với p < 0,001). Xử trí trẻ bị sinh dinh dưỡng do tiêu chảy phức tạp tập trung vào việc bù nước hoàn toàn bằng đường uống hoặc đường mũi dạ dày, và hạn chế bù nước qua đường tĩnh mạch đối với những trẻ bị sốc giảm thể tích nặng hoặc những trẻ bị mất nước nặng không thể uống hoặc dung nạp được dịch uống. Các hướng dẫn điều trị thường không cho phép đánh giá mức độ mất nước nghiêm trọng ở trẻ em bị suy dinh dưỡng, chỉ ra rằng tình trạng mất nước thường khó chẩn đoán ở trẻ suy dinh dưỡng vì các dấu hiệu lâm sàng thường dựa vào để chẩn đoán mất nước tương tự như các dấu hiệu nhận thấy ở trẻ suy dinh dưỡng nặng mà không mất nước (Kirsty A. Houston et all, 2017). Tác nhân gây bệnh Nhằm tăng cường việc điều trị nhiễm trùng đường ruột đạt hiệu quả hơn. trước hết phải xác định đặc điểm sinh lý của sự hấp thu và bài tiết ở ruột và những thay đổi sinh lý bệnh từ các mầm bệnh đường ruột cụ thể và các yếu tố độc lực hoặc độc tố của chúng
  • 18. 6 trước tiên (Das S, Jayaratne R, Barrett KE, 2018; Trường Đại học Y Hà Nội, 2012). Qua mô hình ruột nhân tạo hay còn được gọi là enteroids hoặc colonoids, có nguồn gốc từ tế bào gốc đường ruột được phân lập từ ruột non hoặc ruột già đã dẫn đến những khám phá về sinh lý học đường ruột nội môi và tương tác giữa mầm bệnh đường ruột và biểu mô ruột của vật chủ. Cách tiếp cận này cho phép nghiên cứu trực tiếp vật chủ - mầm bệnh ở các giai đoạn nhiễm trùng sớm nhất trong một mô hình người có liên quan về mặt chức năng và sinh lý (Thakur A, Mikkelsen H, Jungersen G, 2019). Việc sử dụng mô hình này có thể dẫn đến các tương tác sinh lý bệnh mới, điều này sẽ thúc đẩy các liệu pháp điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột (Sartor RB and Wu GD, 2017). Vi rút Nhiễm trùng đường ruột do vi rút thường gặp nhất ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Tỷ số giới tính xấp xỉ bằng nhau. Trẻ em dưới 5 tuổi trung bình trải qua 2,2 đợt tiêu chảy mỗi năm ở các nước công nghiệp phát triển, trong đó tỷ lệ này cao hơn đáng kể ở các nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút gây ra hơn 200.000 ca tử vong ở trẻ em mỗi năm, chủ yếu ở các nước đang phát triển (Alexander KC Leung and Kam Lun Hon, 2021). Các đợt bùng phát bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút xảy ra thường xuyên nhất vào mùa đông. Phần lớn mầm bệnh do vi rút lây truyền qua đường phân - miệng khi tiếp xúc giữa người với người và thức ăn, nước uống bị ô nhiễm (Margaret Mokomane et al, 2018). Sự lây truyền qua không khí của norovirus và rotavirus đã được gợi ý trong một số vụ dịch (Lin S, Pan H, Xiao WJ, Gong XH, Kuang XZ, Teng Z, Zhang X, Wu HY, 2019). Vi khuẩn - Escherichia Coli (E.Coli) Escherichia coli là một loài vi khuẩn đa năng có cấu trúc phụ phát sinh loài rộng lớn bao gồm tám nhóm thực vật (A, B1, B2, C, D, E, F và G) có liên quan gần đến lối sống của các chủng khác nhau. Các chủng E. coli xâm chiếm đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và cùng tồn tại trong tình trạng sức khỏe tốt với vật chủ, với các chủng mang lại lợi ích chung trong nhiều thập kỷ. Các chủng đồng loại này hiếm khi gây bệnh cho vật chủ khỏe mạnh, vì chúng thiếu các đặc điểm độc lực chuyên biệt; chúng thường có nguồn gốc từ phylogroup A. Tuy nhiên, các chủng E. coli khác có đặc tính độc lực khiến chúng có khả năng thích nghi với các nơi mới và gây ra các bệnh đường ruột và đường tiêu hóa. Do đó, các chủng vi khuẩn E. coli có thể được phân loại thành ba nhóm: chủng vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn), chủng gây bệnh đường ruột và chủng gây bệnh ngoài đường tiêu hóa (Mickaël Desvaux, Guillaume Dalmasso, Racha Beyrouthy, Nicolas Barnich, Julien Delmas and Richard Bonnet, 2020).
  • 19. 7 Tính chất linh hoạt trong bộ gen của các chủng E. coli là đáng chú ý, có thể thấy được bởi sự đa dạng của các chủng khác nhau, từ sinh vật sống chung trong đường tiêu hóa đến các loại mầm bệnh có khả năng thúc đẩy các bệnh đường ruột hoặc đường tiêu hóa với các hậu quả lâm sàng khác nhau. Do đó, điều quan trọng cần lưu ý là sự tiến hóa liên tục của bộ gen E. coli đã cản trở việc phân loại một số chủng E. coli nhất định thành một kiểu bệnh, bởi vì một số chủng phân lập kết hợp các đặc điểm độc lực chính của các kiểu bệnh khác nhau và do đó được coi là kiểu bệnh lai với khả năng cho phép sự gia tăng của các giống lai E. coli gây bệnh mới và độc lực hơn (Gomes TA et al, 2016; Yang SC, Lin CH, Aljuffali IA, and Fang JY, 2017). - Trực khuẩn lỵ (Shigella) Shigella là nguyên nhân thứ hai gây ra tỷ lệ mắc và tử vong do tiêu chảy ở trẻ em ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chiếm khoảng 60.000 ca tử vong trong năm 2016. Là loài vi khuẩn Gram âm xâm lấn, Shigella có khả năng lây nhiễm thấp, và có thể xảy ra cả lây truyền qua đường phân - miệng và lây truyền trực tiếp từ người sang người [53]. Shigella có liên quan chặt chẽ với bệnh kiết lỵ; tương ứng, hướng dẫn của WHO khuyến nghị điều trị tất cả các trường hợp trẻ em bị kiết lỵ bằng ciprofloxacin hoặc azithromycin do nhiễm Shigella (Khalil IA, Troeger C, Blacker BF, Rao PC, Brown A, Atherly DE, et al,, 2018). - Campylobacter jejuni Campylobacter đã trở thành một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất của cả bệnh tiêu chảy và bệnh toàn thân. Tỷ lệ nhiễm Campylobacter ở người đang gia tăng trên toàn thế giới . Hiện nay, nó là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm dạ dày ruột do vi khuẩn. Bệnh lây truyền qua đường miệng từ thức ăn, đồ uống hoặc tiếp xúc với động vật hoặc sản phẩm động vật bị nhiễm bệnh. Động vật, bao gồm gia cầm, thịt bò, thịt lợn, cừu và dê, là vật chủ chứa các loài Campylobacter tự nhiên. Các nghiên cứu gần đây báo cáo một loạt (5 – 49 %) Campylobacter tỷ lệ nhiễm ở cừu và dê khỏe mạnh. Sự tiếp xúc của con người có thể qua tiếp xúc trực tiếp với thức ăn động vật. Ruồi đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền các loài Campylobacter từ nguồn ô nhiễm sang gà thịt (Hudson T. Thames and Anuraj Theradiyil Sukumaran, 2020). - Salmonella enterocolitica Salmonellae không phải do thương hàn là nguyên nhân chính gây tiêu chảy nhiễm trùng trên toàn thế giới và có thể gây ra các bệnh xâm lấn, bao gồm vi khuẩn huyết, viêm màng não và viêm tủy xương. Trẻ nhỏ hoặc bị suy giảm miễn dịch và những người có các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh hồng cầu hình liềm đặc biệt dễ bị bệnh xâm lấn. Đã có sự gia tăng tỷ lệ Salmonella kháng thuốc không phải thương hàn, có liên quan đến bệnh xâm lấn và nhập viện. Bản chất nội bào của Salmonella không gây thương hàn bảo vệ
  • 20. 8 chống lại các kháng sinh ngoại bào và có thể tạo điều kiện cho bệnh tái phát, đặc biệt là viêm màng não (Bieke Tack et al, 2020). Salmonella enterica serovar Typhi, nguyên nhân gây bệnh thương hàn, là vật chủ hạn chế ở người. S. Typhi có cấu trúc quần thể đơn ngành, cho thấy bệnh thương hàn ở người là một bệnh tương đối mới. Việc sử dụng kháng sinh đang định hình lại dân số toàn cầu hiện tại của S. Typhi và có thể thúc đẩy sự xuất hiện của một haplotype cụ thể, H58, thích nghi tốt với sự lây truyền trong môi trường hiện đại và có thể chống lại sự tiêu diệt do vi khuẩn hiệu quả hơn các S. Typhi khác. Bằng chứng thu thập thông qua bộ gen và các nghiên cứu chức năng sử dụng chuột và hệ thống tế bào in vitro, cùng với các cuộc điều tra lâm sàng, đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về các cơ chế làm cơ sở cho bệnh sinh của bệnh thương hàn ở người và hạn chế vật chủ (Dougan G and Baker S, 2014). Từ năm 2011 đến năm 2017 ở tây nam thượng hải, nhiễm khuẩn Salmonella trở thành nguyên nhân chính gây tiêu chảy sau vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nhiễm khuẩn Salmonella gia tăng từ năm 2006 trở đi và đạt đỉnh điểm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 82,48% số ca nhiễm hàng năm. Bệnh nhân nhiễm Salmonella nhiễm trùng (90,5 %) có tiền sử ăn thức ăn không sạch, đau bụng (58,05 %), tiêu chảy ≥ 5 lần / ngày (50,44 %), sốt vừa (24,96 %) và tăng bạch cầu trong phân (41,42 %). Từ năm 1998 đến năm 2017, bệnh phẩm nhiễm từ các ca lâm sàng chủ yếu là Salmonella enterica serovar Typhimurium (21,59 %), tiếp theo là Salmonella enterica serovar Enteritis (16,81 %), Salmonella enterica serotype London (6,55 %) và Salmonella nhóm B (13,10 %) (Qi X, Li P, Xu X, Yuan Y, Bu S, Lin D, 2019). - Vi khuẩn tả (Vibrrio cholerae) Hơn 200 nhóm huyết thanh của V. cholerae đã được công nhận cho đến nay, và trong số đó, chỉ một số ít tạo ra độc tố tả, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh. Các nhóm huyết thanh phổ biến nhất là O1 và O139 gây ra bệnh dịch tả. Nhóm huyết thanh O1 được phân loại thành Ogawa, Inaba và Hikojima dựa trên đột biến trên gen wbeT và loại kháng nguyên O soma được hình thành. Nói chung, các chủng không phải O1 / không phải O139 không gây ra bệnh (Lekshmi N, Joseph I, Ramamurthy T, Thomas S, 2018). Cấu tạo di truyền độc đáo và khả năng vượt trội của Vibrio cholerae là những yếu tố then chốt giúp mầm bệnh tả thích nghi nhanh chóng với các điều kiện môi trường bất lợi và chống lại tác dụng bất lợi của các chất kháng khuẩn. Trong vài thập kỷ gần đây, V. cholerae gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính, bệnh tả đã nổi lên như một tác nhân gây bệnh đường ruột nổi tiếng đa kháng thuốc. Mặc dù đột biến nhiễm sắc thể có thể góp phần vào việc kháng thuốc kháng sinh, nhưng việc thu nhận thường xuyên các yếu tố di truyền ngoại nhiễm sắc thể từ các loài vi khuẩn có quan hệ họ hàng gần xa là những tác nhân
  • 21. 9 chính gây ra sự kháng thuốc của V. cholerae (Das B, Verma J, Kumar P, Ghosh A, Ramamurthy T, 2020). Ký sinh trùng Ba loại ký sinh trùng đều lây nhiễm sang vật chủ của chúng thông qua các nang ăn phải và xâm nhập vào đường tiêu hóa. Chúng bám vào bề mặt biểu mô của tá tràng hoặc hồi tràng (Cryptosporidium sp., Giardia lamblia ) hoặc ruột kết ( Entamoeba histolytica ) và gây ra phản ứng miễn dịch liên quan đến việc sản xuất interleukin-6 bởi tế bào T, tế bào đuôi gai và tế bào mast. Interleukin-6 kích thích khả năng bảo vệ vật chủ qua trung gian interleukin-17 (sản xuất Immunoglobulin A trong ruột và các peptit chống vi khuẩn). Hơn nữa, sự phân hủy tế bào mast sẽ thúc đẩy nhu động ruột. Các phản ứng viêm gặp nhiều hơn E. histolytica và ít hơn G. lamblia được phát hiện. Do đó, xét nghiệm miễn dịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp E. histolytica , nơi các phản ứng viêm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của thành đại tràng và sự lây lan toàn thân sau đó gây ra bệnh nhiễm trùng máu. Trong trường hợp nhiễm giardia và cryptosporidiosis, các phản ứng viêm ít rõ rệt hơn nhiều (Hemphill A, Müller N, Müller J, 2019). - Entamoeba histolytica (Amíp) Bệnh amip, hay bệnh lỵ amip, là một thuật ngữ dùng để mô tả một bệnh nhiễm trùng do đơn bào Entamoeba histolytica gây ra. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều không có triệu chứng, nhưng bệnh đường ruột xâm lấn có thể xảy ra với biểu hiện là chuột rút trong vài tuần, đau bụng, tiêu chảy ra nước hoặc có máu và sụt cân. Bệnh ngoài ruột lan tỏa như áp xe gan, viêm phổi, viêm màng ngoài tim có mủ, và thậm chí cả bệnh amip ăn não. Trên toàn thế giới, ước tính có tới 50 triệu người bị ảnh hưởng bởi E. histolytica , chủ yếu ở các nước đang phát triển, và nó là nguyên nhân gây ra hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm (Kantor M, Abrantes A, Estevez A, Schiller A, Torrent J, Gascon J, Hernandez R, Ochner C, 2018). Trong số các nghiên cứu của những người bị nhiễm trùng đường ruột trong giai đoạn 2000–2015 tại Lybia, bốn nghiên cứu trẻ em và bốn nghiên cứu khảo sát trẻ em và người lớn. Tám nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ lưu hành là 0,8 – 36,6 % (trung bình 19,9 %) đối với E. histolytica (Ghenghesh KS, Ghanghish K, BenDarif ET, Shembesh K, Franka E, 2016). - Giardia lamblia G . lamblia (syn. gutis , duodenalis) là một loài động vật ký sinh trùng có nguồn gốc từ động vật. Nó sinh sôi theo kiểu ngoại bào và không xâm lấn trong ruột non của vật chủ động vật có xương sống, gây ra bệnh tiêu chảy được gọi là bệnh giardia. Hầu như tất cả các động vật có vú có thể bị nhiễm G . lamblia , và dữ liệu dịch tễ học chỉ ra bệnh giardiasis như một bệnh động vật. Nhiễm trùng ở người có thể không có triệu
  • 22. 10 chứng hoặc liên quan đến tiêu chảy, kém hấp thu, đầy bụng, đau bụng, mệt mỏi và sụt cân (Ghenghesh KS, Ghanghish K, BenDarif ET, Shembesh K, Franka E, 2016). - Cryptosporidium Cryptosporidium spp. là một động vật nguyên sinh gây bệnh có trong đường tiêu hóa của một số vật chủ. Sinh vật đơn bào này ban đầu được phân loại trong Lớp Coccidia và gần đây đã được phân loại lại thành Gregarine dựa trên các nghiên cứu quan sát các giai đoạn tiến hóa từ quá trình cắt bỏ và giải trình tự gen 18S rRNA. Các kỹ thuật sinh học phân tử đã trở thành công cụ chẩn đoán và cũng được sử dụng để hiểu dịch tễ học của Cryptosporidium spp., vì một số loài thuộc giống này rất giống nhau về mặt hình thái và hình thái. Các kỹ thuật phân tử đã được sử dụng trong việc xác định ký sinh trùng, ở cấp độ loài và chủng loại phụ và để nghiên cứu sự lây truyền bệnh. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đối với bệnh cryptosporidiosis ở người có thể được thực hiện bằng các phương pháp phát hiện ký sinh trùng, chẳng hạn như kính hiển vi quang học, phát hiện kháng nguyên hoặc vật liệu di truyền, cũng như các kháng thể trong huyết thanh được nâng lên thành Cryptosporidium spp (Cunha FS, Peralta RHS, Peralta JM, 2019). 1.1.4 Chẩn đoán Nên thu thập tiền sử tiếp xúc và lâm sàng chi tiết từ những người bị tiêu chảy, trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả khi có tiền sử bệnh tương tự ở những người khác nhau. Những người bị tiêu chảy đến học hoặc làm việc tại các trung tâm chăm sóc trẻ em, cơ sở chăm sóc dài hạn, chăm sóc bệnh nhân, dịch vụ ăn uống hoặc các địa điểm giải trí dưới nước (ví dụ: hồ bơi) nên tuân theo các khuyến nghị pháp lý về báo cáo dịch bệnh và kiểm soát nhiễm trùng (Shane AL, Mody RK and etc, 2017). Bệnh sử Hỏi bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ các thông tin sau: - Trẻ bị đi ngoài từ bao giờ - Có máu trong phân không - Số lần tiêu chảy trong ngày - Số lần nôn và chất nôn - Các triệu chứng khác kèm theo: ho sốt, viêm phổi, sởi…. - Chế độ nuôi dưỡng trước khi mắc bệnh và trong khi bị bệnh - Các thuốc đã dùng - Các loại vaccine đã được tiêm chủng (Bộ Y Tế, 2016; Hoàng Thị Kim Huyền và Brouwers J.R.B.J, 2014; Lê Thanh Hải, 2009; Mai Hồng Bàng, 2018). Khám lâm sàng
  • 23. 11 Những người ở mọi lứa tuổi bị tiêu chảy cấp nên được đánh giá về tình trạng mất nước, điều này làm tăng nguy cơ bệnh tật đe dọa tính mạng và tử vong, đặc biệt là ở người trẻ và người lớn tuổi (Shane AL, Mody RK and etc, 2017). Tình trạng mất nước Mất nước là nguyên nhân gây ra tử vong khi mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột. Một nghiên cứu thuần tập tiền cứu, lồng ghép trong một thử nghiệm probiotic, được thực hiện ở trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng phức tạp. Trẻ được điều trị theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và quốc gia, và đánh giá tiêu chảy và mất nước hàng ngày ở Uganda cho thấy ỷ lệ tử vong tăng theo một yếu tố là 1,4 (95% CI, 1,2-1,6) tiêu chảy mõi ngày và 3,5 (95% CI, 2,2-6,0) trên mỗi đơn vị tăng điểm mất nước. Cải thiện quản lý tiêu chảy và phòng ngừa tiêu chảy mắc phải tại bệnh viện có thể rất quan trọng để giảm tỷ lệ tử vong (Benedikte Grenov, 2019). Vì vậy việc đánh giá tình trạng mất nước giúp cho việc điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột đạt hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định tình trạng mất nước và đánh giá theo mức độ mất nước còn gặp nhiều khó khăn và chưa được chính xác đối với phân biệt từng mức độ mất nước. Bằng chứng hạn chế cho thấy CDS chỉ có thể giúp xử lý tình trạng mất nước từ mức độ trung bình đến nặng. WHO và Gorelick Scales không hữu ích để đánh giá tình trạng mất nước ở trẻ (Infectious Diseases Society of America, 2017). Đánh giá mức độ mất nước Hiện này, chia làm 3 mức độ để đánh giá tình trạng mất nước là chưa mất nước, mất nước nhẹ, mất nước nặng. Các phương pháp đánh giá mức độ mất nước Cách đo tình trạng mất nước tốt nhất là phần trăm trọng lượng cơ thể mất đi. Tuy nhiên, việc xác định trọng lượng cơ thể trước khi mất nước không phải là điều dễ dàng. Ngoài ra, ba dấu hiệu thăm khám cá nhân tốt nhất để đánh giá tình trạng mất nước là thời gian phục hồi mao mạch kéo dài, da rối loạn bất thường và kiểu hô hấp bất thường (WHO, 2017). Việc phân loại theo ba mức độ là không mất nước, có mất nước và mất nước nghiêm trọng là cần thiết trong quá trình điều trị. Có nhiều phương pháp để đánh giá mức độ mất nước. Tuy nhiên, vẫn chưa có một phương pháp nào cho thấy đạt hiệu quả mong muốn. Bảng 1.1 Dấu hiệu lâm sàng theo mức độ mất nước ở trẻ em (WHO, 2017) Triệu chứng Nhẹ Trung bình Nặng Mạch Bình thường Nhanh Rất nhanh, yếu hoặc không bắt được Huyết áp tâm thu Bình thường Bình thường hoặc giảm Giảm
  • 24. 12 Nhịp thở Bình thường Thở nhanh sâu Rối loạn nhịp thở/ngừng thở Niêm mạc miệng Ẩm Khô Khô Thóp Bình thường Trũng Trũng sâu Mắt Bình thường Trũng Trũng sâu Đàn hồi da Bình thường Kéo dài Kéo dài Da Bình thường Lạnh Lạnh ẩm tím tái Nước tiểu Bình thường hoặc giảm nhẹ Giảm Thiểu niệu/vô niệu Tinh thần Khát ít Khát nhiều, kích thích Li bì, hôn mê 1.1.5 Triệu trứng lâm sàng Vai trò của triệu chứng lâm sàng trong bệnh nhiễm trùng đường ruột giúp chẩn đoán nguyên nhân sơ bộ và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp như Tiêu chảy, phân có máu hay mũ, sốt, đau bụng, nôn hoặc buồn nôn (Lynne S. Garcia, M. A, 2018). Bảng 1.2 Trình bày lâm sàng gợi ý về nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột (Guarino A, Ashkenazi S and etc, 2014) Phát hiện Có khả năng gây bệnh Tiêu chảy dai dẳng hoặc mãn tính Cryptosporidium spp, Giardia lamblia, Cyclospora cayetanensis, Cystoisospora belli và Entamoeba histolytica Máu trong phân STEC, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Entamoeba histolytica, các loài Vibrio noncholera, Yersinia, Balantidium coli, Plesiomonas Sốt Không có tính phân biệt cao — nhiễm vi-rút, vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây sốt. Nói chung, nhiệt độ cao hơn gợi ý về căn nguyên vi khuẩn hoặc E. histolytica. Bệnh nhân nhiễm STEC thường không sốt tại thời điểm xuất hiện Đau bụng STEC, Salmonella, Shigella, Campylobacter, Yersinia, các loài Vibrio noncholera, Clostridium difficile Đau bụng dữ dội, thường phân có máu (đôi khi không có máu) và sốt nhẹ hoặc không STEC, Salmonella, Shigella, Campylobacter hoặc Yersinia enterocolitica
  • 25. 13 Phát hiện Có khả năng gây bệnh Đau bụng dai dẳng và sốt Y. enterocolitica hoặc Y. pseudotuber Buồn nôn và nôn mửa kéo dài ≤ 24 giờ Staphylococcus aureus enterotoxin hoặc Bacillus Tiêu chảy và đau quặn bụng kéo dài 1-2 ngày Clostridium perfringens hoặc B. cereus Nôn mửa và tiêu chảy không ra máu kéo dài 2-3 ngày hoặc ít hơn Norovirus (sốt nhẹ thường xuất hiện trong 24 giờ đầu trong 40 % nếu nhiễm trùng) Tiêu chảy nước mãn tính, thường kéo dài một năm hoặc hơn Tiêu chảy Brainerd (chưa xác định được tác nhân gây bệnh), hội chứng ruột kích thích truyền nhiễm 1.1.6 Đặc điểm cận lâm sàng a) Vi sinh Thường các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh rất ít sử dụng. một nghiên cứu đánh giá có hệ thống về hiệu quả lâm sàng và chi phi điều trị cho thấy Xét nghiệm nói chung sẽ xác định chính xác các tác nhân gây bệnh tạo ra các kết quả tích cực hổ trợ đáng kể cho lâm sàng giúp ích cho việc chẩn đoán. Chẩn đoán sớm có thể thay đổi việc xử trí bệnh nhân theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, về kinh tế vẫn còn chưa chắc chắn chúng mang lại lợi ích kinh tế. Khiến cho xét nghiệm không được phổ biến rộng rãi đối với bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt là các nước đang phát triển (Fajar Budi Lestari, Sompong Vongpunsawad, Nasamon Wanlapakorn and Yong Poovorawan, 2020; Ghenghesh KS, Ghanghish K, BenDarif ET, Shembesh K, Franka E, 2016; Schiller LR, Pardi DS, Sellin JH, 2017). Các xét nghiệm tìm virus thường sử dụng để tìm RV thường giúp cho việc điều tra dịch tễ và các chính sách tiêm chủng RV không có lợi ích trong quá trình điều trị (Infectious Diseases Society of America, 2017).
  • 26. 14 Xét nghiệm phân nên được thực hiện để tìm Salmonella, Shigella, Campylobacter, Yersinia, C. difficile và STEC ở những người bị tiêu chảy kèm theo sốt, phân có máu hoặc nhầy, đau quặn bụng dữ dội hoặc đau hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng huyết (mạnh, trung bình) . Phân có máu không phải là một biểu hiện dự kiến của nhiễm trùng C. difficile . STEC O157 nên được đánh giá bằng cách nuôi cấy và STEC không phải O157 nên được phát hiện bằng độc tố Shiga hoặc xét nghiệm bộ gen. Nên sử dụng thạch Sorbitol-MacConkey hoặc một chất thay thế thạch tạo màu thích hợp để sàng lọc O157: H7 STEC; phát hiện độc tố Shiga là cần thiết để phát hiện các type huyết thanh STEC khác. Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp cho quá trình lựa chọn phác đồ điều trị bằng kháng sinh hiệu quả (Infectious Diseases Society of America, 2017). Nên cấy máu từ trẻ nhỏ < 3 tháng tuổi, những người ở mọi lứa tuổi có dấu hiệu nhiễm trùng huyết hoặc khi nghi ngờ sốt ruột, những người có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân, những người bị suy giảm miễn dịch, những người có một số bệnh lý nguy cơ cao như như bệnh thiếu máu huyết tán, và những người đã đi du lịch hoặc tiếp xúc với khách du lịch đến từ các khu vực lưu hành bệnh sốt xuất huyết có bệnh sốt chưa rõ nguyên nhân (Infectious Diseases Society of America, 2017). Cần xem xét một loạt các tác nhân vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng rộng hơn bất kể sự hiện diện của sốt, phân có máu hoặc nhầy, hoặc các dấu hiệu khác của bệnh nặng hơn trong bối cảnh có thể bùng phát bệnh tiêu chảy (ví dụ: nhiều người bị tiêu chảy khi dùng chung một bữa ăn hoặc sự gia tăng đột ngột các trường hợp tiêu chảy được quan sát thấy). Việc lựa chọn các tác nhân để xét nghiệm phải dựa trên sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ dịch tễ và vật chủ và lý tưởng nhất là có sự phối hợp với các cơ quan y tế công cộng (Infectious Diseases Society of America, 2017). Khuyến cáo chẩn đoán phân biệt rộng rãi ở những người bị tiêu chảy bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát mức độ trung bình và nặng, để đánh giá mẫu phân bằng cách nuôi cấy, nghiên cứu virus và kiểm tra ký sinh trùng. Những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) bị tiêu chảy kéo dài nên tiến hành xét nghiệm bổ sung các vi sinh vật khác bao gồm nhưng không giới hạn ở Cryptosporidium, Cyclospora, Cystoisospora, microsporidia, Mycobacterium avium complex và cytomegalovirus (Schiller LR, Pardi DS, Sellin JH, 2017). Xét nghiệm chẩn đoán không được khuyến khích trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy du lịch không biến chứng trừ khi có chỉ định điều trị. Du khách bị tiêu chảy kéo dài 14 ngày hoặc lâu hơn nên được đánh giá về tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Xét nghiệm tìm C. difficile nên được thực hiện ở những khách du lịch được điều trị bằng các chất kháng khuẩn trong vòng 8-12 tuần trước đó (Shane AL, Mody RK and etc, 2017).
  • 27. 15 Các xét nghiệm tìm ký sinh trùng thường sử dụng để tìm Giardia, Cryptosporidium spp, E histolytica. Việc tìm ta nguyên nhân giúp điều trị hiệu quả trong trường hợp chịu chứng nghiêm trọng (Infectious Diseases Society of America, 2017). Xét nghiệm bạch cầu trong phân có thể được sử dụng để phân biệt tiêu chảy viêm với tiêu chảy xuất tiết, nhưng hiệu quả kém để xác định nguyên nhân nhiễm trùng của tiêu chảy, đặc biệt là ở bệnh nhân nội trú (Shane AL, Mody RK and etc, 2017). b) Huyết học Các chỉ số xét nghiệm huyết học giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và góp phần phân biệt nguyên nhân gây bệnh là vi khẩn, vi rút hoặc là do ký sinh trùng. Từ đó, cân nhắc việc sử có nên hay không sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm. Các xét nghiệm huyết thanh học không được khuyến nghị để xác định căn nguyên của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng hoặc sốt ruột, nhưng có thể được xem xét đối với những người bị HUS sau tiêu chảy trong đó cấy phân không tạo ra sinh vật sản sinh độc tố Shiga (Infectious Diseases Society of America, 2017). Nên theo dõi thường xuyên lượng hemoglobin và số lượng tiểu cầu, chất điện giải, nitơ urê máu và creatinine để phát hiện các bất thường về huyết học và chức năng thận là biểu hiện ban đầu của HUS và trước khi bị tổn thương thận đối với những người bị chẩn đoán E. coli O157 hoặc nhiễm trùng STEC khác ( đặc biệt là STEC sinh ra độc tố Shiga 2 hoặc có liên quan đến tiêu chảy ra máu). Kiểm tra lam máu ngoại vi để tìm sự hiện diện của mảnh hồng cầu là cần thiết khi nghi ngờ HUS (Infectious Diseases Society of America, 2017). c) Hoá sinh Các chỉ số hoá sinh góp phần đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự mất cân bằng điện giải và mất nước. Từ đó, có những điều chỉnh cần thiết để lập lại sự cân bằng tránh những trường hợp bổ sung chất điện giải thiếu hoặc thừa ảnh hưởng đến tình trạng bệnh nhân [10]. + Tăng Natri máu khi Natri máu ≥ 150 mEq/L + Hạ Natri máu khi Natri máu  135 mEq/l + Hạ Kali máu: khi kali máu < 3,5 mEq/L d) Miễn dịch CRP và PCT sử dụng để đánh giá, xác định tình trạng viêm của cơ thể, có ý nghĩa chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh. So với các marker khác, PCT có tính đặc hiệu cao khi đáp ứng với nhiễm khuẩn toàn thân nặng. Trong nhiễm khuẩn, nồng độ PCT sẽ gia tăng sau khoảng 2 giờ, trong khi đó CRP bắt đầu tăng sau khoảng 6 giờ. Với ưu điểm về động học như vậy nên PCT thích hợp được sử dụng để hướng dẫn điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh. Khi tình
  • 28. 16 trạng nhiễm khuẩn được hồi phục, PCT sẽ quay trở lại giá trị bình thường trong vài ngày. 1.2 ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM 1.2.1 Mục tiêu điều trị - Dự phòng mất nước nếu chưa có dấu hiệu mất nước - Điều trị mất nước khi có dấu hiệu mất nước - Dự phòng suy dinh dưỡng - Giảm thời gian, mức độ của tiêu chảy và các đợt tiêu chảy trong tương lai bằng bổ sung kẽm (Bệnh viện Nhi đồng 2, 2016; Hoàng Thị Kim Huyền và Brouwers J.R.B.J, 2014). 1.2.2 Các nhóm thuốc trong điều trị a) Bù nước ORESOL Trước đây, việc bù nước và điện giải thường sử dụng ORS có áp lực thẩm thấu là 311 mosm/L, tuy nhiên việc sử dụng này có thể gây tăng nồng độ Natri trong máu và làm tăng khối lượng phân thải ra. Vì vậy, để khắc phục nguy cơ trên người ta áp dụng phương pháp bù dịch bằng ORS có nồng độ thẩm thấu thấp (Bộ Y Tế, 2009). Bảng 1.8 Bảng so sánh giữa ORS củ và mới Thành phần ORS củ ORS mới Glucose (mmol/L) 11 75 Natri (mmol/L) 90 75 Clor (mmol/L) 80 65 Kali (mmol/L) 20 20 Citrat (mmol/L) 10 10 Độ thẩm thấu (mosm/L) 311 245 Tăng natri máu (Bộ Y Tế, 2009) Điều trị: Nguyên tắc - Bảo đảm hô hấp tuần hoàn theo thứ tự A,B,C - Điều chỉnh nồng độ Natri giảm từ từ - Điều trị nguyên nhân và triệu chứng Điều trị cụ thể
  • 29. 17 - Nếu người bệnh trong tình trạng sốc, truyền dung dịch Natri clorid 0,9% hoặc Ringer Lactat 20 ml/kg trong 30 phút có thể truyền nhắc lại, đánh giá sau mỗi lần truyền. - Tốc độ giảm Natri máu không quá 0,5 – 1 mmol/l/giờ hoặc không quá 10 – 15 mmol/l/24 giờ. - Dung dịch truyền gồm Natri clorid 0,45 % pha với dung dịch glucose 5 % - Cần kiểm tra điện giải đồ để điều chỉnh cho hợp lý. - Nếu Natri máu không giảm, dùng phương pháp thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu. Hạ Natri máu (Bộ Y Tế, 2009) Nguyên tắc - Bảo đảm chức năng hô hấp và tuần hoàn theo các bước A,B,C - Không nâng nồng độ Natri máu lên quá nhanh - Điều trị nguyên nhân và triệu chứng Điều trị cụ thể - Nếu người bệnh trong tình trạng sốc: truyền dịch Natri clorid 0,9 % hoặc Ringer Lactat hoặc Albumin 5 % 20 ml/kg, đánh giá lại tình trạng người bệnh sau mỗi lần truyền. - Đối với những trường hợp hạ Natri do ngộ độc nước cần hạn chế lượng dịch duy trì, khoảng 50 % hoặc ít hơn; dùng lợi tiểu. - Truyền dung dịch Natri ưu trương 3 % cho người bệnh hạ Natri nặng (120 mmol/l) hoặc có triệu chứng co giật, hôn mê. - Liều lượng 2-3 mmol/kg, truyền trong 30- 60 phút, chỉ đưa Natri máu lên 125 mmol/l, tốc độ không quá 2 mmol/l/giờ. Sau đó tiếp tục bù bằng dung dịch Natri clorid 0,9 % sao cho sau 48 giờ Natri máu trở lại trị số bình thường. - Trong trường hợp người bệnh chỉ có dấu hiệu li bì hay kích thích, nâng Natri máu lên 0,5 mmol/l/giờ tới khi Natri 125 mmol/l. Lượng Natri cần bù theo công thức: Natri thiếu (mmol)= (135 - Natri của người bệnh) x 0,6 x cân nặng của người bệnh (kg) - Cần kiểm tra điện giải đồ để điều chỉnh tốc độ truyền cho hợp lý - Nếu người bệnh co giật có thể tiêm Seduxen 0,2 mg/kg/lần Hạ Kali máu (Bộ Y Tế, 2009) - Duy trì hô hấp tuần hoàn theo các bước A, B, C. - Nếu hạ kali mức độ nhẹ và không có triệu chứng, chỉ cần bù qua đường uống. - Truyền kali: Chỉ định khi có các triệu chứng lâm sàng - Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu thần kinh cơ - Người bệnh không uống được
  • 30. 18 - Hoặc giảm kali máu nặng + Đường truyền qua tĩnh mạch trung tâm, không truyền chung với các dung dịch khác, để tránh tai biến. + Tốc độ 0,1 – 0,4 mmol/kg/giờ + Nồng độ dung dịch kali có thể tới 80 mmol/l, pha với dung dịch glucose 5 % + Cần kiểm tra thường xuyên nồng độ kali máu trong khi điều trị. b) Liệu pháp kháng sinh Kháng sinh (Bộ Y Tế, , 2015; Nguyễn Thị Xuyên, 2015; Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, 2018; Bộ Y Tế, 2018) Điều trị thường qui kháng sinh cho những trẻ bị nhiễm trùng đường ruột thường không có hiệu quả và không nên chỉ định. Tuy nhiên, một số trẻ bị nhiễm khuẩn ngoài ruột (hoặc tại ruột) đòi hỏi điều trị kháng sinh đặc hiệu. Tình trạng nhiễm khẩn ở những trẻ này chỉ cải thiện khi nhiễm khuẩn được chẩn đoán và điều trị đúng. Các hướng dẫn hiện hành của WHO hỗ trợ việc sử dụng fluoroquinolon (dòng đầu tiên), β-lactam (dòng thứ hai) và cephalosporin (dòng thứ hai) hợp lý với các bằng chứng hiện có và các hướng dẫn quốc tế khác, và không có bằng chứng chắc chắn cho việc thay đổi hướng dẫn này. Azithromycin thích hợp như một liệu pháp điều trị thứ hai ở những vùng có tỷ lệ không nhạy cảm với ciprofloxacin được biết là cao, và nghiên cứu cho thấy rằng, từ quan điểm tim mạch, azithromycin an toàn hơn các kháng sinh macrolid khác. Cefixime cũng là một lựa chọn thay thế hợp lý, mặc dù việc sử dụng nó phải được cân nhắc trước nguy cơ phổ biến của các sinh vật sản xuất β-lactamase phổ mở rộng (Williams PCM, Berkley JA, 2018 ). Nhiễm khuẩn ngoài ruột Tất cả trẻ bị nhiễm trùng đường ruột có mất nước nặng cần được khám toàn diện để phát hiện nhiễm khuẩn ngoài đường tiêu hoá như: Viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng đường tiểu và viêm tai giữa. Điều trị kháng sinh cho những bệnh lý này nên theo các hướng dẫn điều trị của các bệnh này. Nhiễm khuẩn tại ruột Tất cả trẻ bị nhiễm trùng đường ruột trong phân có máu nên điều trị với kháng sinh đường uống nhạy cảm với Shigella. Điều trị lỵ amip: Chỉ nên điều trị nếu có xác định chẩn đoán. Điều trị Giardia: Chỉ nên điều trị khi có kén hoặc thể hoạt động được tìm thấy ở trong phân.
  • 31. 19 Bảng 1.4 Kháng sinh được sử dụng để điều trị các nguyên nhân đặc biệt gây tiêu chảy (Bộ Y Tế, 2009). Nguyên nhân Kháng sinh nên lựa chọn (a) Kháng sinh thay thế Tả (b, c) Azithromycin 6-20 mg/kg/ x 1lần/ngày x 1-5 ngày (uống một lần duy nhất.) Erythromycin 1g (trẻ em 40 mg/kg cân nặng), uống 3 ngày. Doxycyclin 100 mg x 3 viên uống 1 liều (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm). Lị trực khuẩn (b) Ciprofloxacin 15 mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày (uống) Pivecillinam 20 mg/kg/lầnx4 lần/ngày x 5 ngày (uống) Ceftriaxon 50-100 mg/kg x1 lần/ngày x 2-5 ngày (tiêm tĩnh mạch hoặc bắp) Campylobacter Azithromycin 6-20 mg/kg/ x 1 lần/ngày x 1-5 ngày (uống) Lị Amip Metronidazol 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống) (Nếu bệnh nặng thì dùng trong 10 ngày) Giardia (đơn bào) Metronidazol (d) 5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống) a: Liều uống, nếu không có dạng sirô thì thay bằng thuốc viên với liều tương đương. b: Lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị tả týp 01, týp 0139 và lị phân lập được tại địa phương. c: Kháng sinh được khuyến cáo tại địa phương cho trẻ trên 2 tuổi nghi tả và có mất nước nặng. d: Tinidazol có thể dùng một lần 50 mg/kg theo đường uống. Lưu ý: Việc lựa chọn kháng sinh cần phải dựa vào độ nhạy cảm của Shigella đối với kháng sinh vào thời điểm đó và sự sẵn có ở địa phương, cũng như tình trạng của bệnh nhân. c) Thuốc hỗ trợ Thuốc chống tiêu chảy (Bộ Y Tế, 2009; Bộ Y Tế, 2018) Mặc dù một số thuốc đã được sử dụng phổ biến, nhưng không có hiệu quả và không nên sử dụng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em, một số thuốc có thể gây nguy hiểm. Những sản phẩm đó gồm:
  • 32. 20 Thuốc hấp phụ: Kaolin, Attapulgit, Smectit, than hoạt Cholestyramin,… Các thuốc này làm cải thiện việc điều trị tiêu chảy dựa trên khả năng làm săn gây táo và bất hoạt độc tố của vi khuẩn hoặc những chất khác gây ra tiêu chảy. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng lâm sàng nào trong chỉ định điều trị thường quy tiêu chảy cấp ở trẻ em. Thuốc giảm nhu động: Loperamid, Opium, Diphenoxilat, Atropin, Paregoric. Những thuốc này có thể làm giảm số lần đi tiêu chảy ở người lớn nhưng không làm giảm đáng kể mức độ tiêu chảy ở trẻ em, hơn thế nữa những thuốc này còn gây ra liệt ruột, làm cho thời gian bị tiêu chảy kéo dài. Thuốc còn có tác dụng an thần, làm cho trẻ khó uống dung dịch ORS và thậm chí gây các tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bismuth subsalicylat: Thuốc làm giảm lượng phân tiêu chảy trên người lớn bị tiêu chảy do ăn thức ăn lạ như khi đi du lịch. Trong thực tế, thuốc này ít có tác dụng với trẻ bị tiêu chảy. Các thuốc hỗn hợp: Những thuốc phối hợp các tính năng ở trên (hấp phụ, chống nhu động, kháng sinh và những thuốc khác) đều không hợp lý, giá đắt, nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, không nên dùng cho trẻ bị tiêu chảy. Racecadotril, tác nhân ức chế Enkephalinase, bảo tồn vai trò chống xuất tiết của Enkephalins tại ruột, do đó làm giảm lượng phân bài xuất, giảm nguy cơ mất nước mà không ảnh hưởng đến nhu động ruột, không gây táo bón thứ phát, không ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương. Racecadotril được sử dụng rộng rãi để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em tại các nước Châu Âu và một số nước khác (Lê Thanh Hải, 2015; Bệnh viện Nhi đồng 2, 2016). Thuốc chống nôn: Những thuốc thuộc nhóm này như Prochlorperzin và Chlorpromazin không được sử dụng cho trẻ nhỏ và trẻ bị tiêu chảy vì thuốc làm an thần, gây ngủ, hạn chế việc uống ORS của trẻ. Hơn nữa, khi trẻ được bù đủ dịch trẻ sẽ hết nôn (Lê Thanh Hải, 2015). Các thuốc kích thích tim mạch: Sốc xảy ra ở trẻ bị tiêu chảy do mất dịch và giảm khối lượng. Do vậy, việc điều trị sốc chủ yếu là truyền dịch tĩnh mạch nhanh và điều chỉnh rối loạn điện giải. Không được sử dụng các thuốc kích thích tim và vận mạch (như Adrenalin, Nicotinamid) (Hoàng Thị Kim Huyền và Brouwers J.R.B.J, 2014). Máu và Plasma: Máu, plasma hoặc Plasma tổng hợp không được chỉ định cho trẻ mất nước do tiêu chảy. Những trẻ này chỉ cần bù lại nhiều dịch và cân bằng điện giải. Tuy vậy, các chế phẩm của máu chỉ dùng khi trẻ bị giảm khối lượng do sốc nhiễm khuẩn (Bộ Y Tế, 2016). Kẽm Người ta vẫn chưa rõ cơ chế giảm tiêu chảy của kẽm. nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy kẽm có lợi trong việc làm giảm số ngày tiêu chảy so với nhóm chứng trong bệnh
  • 33. 21 nhiễm trùng đường ruột. vì vậy trong cả 3 phác đồ điều trị đều bổ sung kẽm là cần thiết. Nên cho trẻ uống kẽm lúc đói (Alexander KC Leung and Kam Lun Hon, 2021; Bệnh viện Nhi đồng 2, 2016) Trẻ < 6 tháng tuổi: 10 mg/ngày, trong vòng 10 - 14 ngày. Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20 mg/ngày, trong vòng 10 - 14 ngày. Probiotit Một số chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, khi sử dụng một lượng thích hợp sẽ có tác dụng giảm thời gian bị tiêu chảy. Hiện nay, các men vi sinh này rất được quan tâm bởi sự hiệu quả có thể thay thế kháng sinh trong điều trị và dự phòng nhiễm trùng đường ruột (Lê Thanh Hải, 2009). Paracetamol Trẻ tiêu chảy có thể có sốt do nhiễm khuẩn ngoài đường tiêu hoá (như viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hoặc viêm tai giữa). Trẻ nhỏ khi mất nước có thể bị sốt. Vì vậy khi trẻ tiêu chảy có sốt, cần phải phát hiện ngay các nhiễm khuẩn ngoài đường tiêu hoá, đặc biệt khi đã được bù đủ dịch mà trẻ vẫn sốt. Nếu trẻ ở vùng sốt rét lưu hành (Plasmodium falciparum) bị sốt (thân nhiệt từ 38o C trở lên), hoặc tiền sử có sốt trong vòng năm ngày trở lại thì cho trẻ dùng thuốc chống sốt rét theo phác đồ điều trị của chương trình sốt rét. Nếu trẻ sốt cao (thân nhiệt từ 39o C trở lên) thì bắt buộc phải điều trị ngay để hạ sốt. Việc điều trị này bao gồm điều trị ổ nhiễm khuẩn với kháng sinh thích hợp kết hợp với sử dụng thuốc hạ sốt. Hạ sốt sẽ làm cho trẻ bớt kích thích, khó chịu và sẽ ăn, uống tốt hơn (Bộ Y Tế, 2016). Vitamin A Tiêu chảy làm giảm hấp thu và làm tăng nhu cầu vitamin A. Dự trữ vitamin A ở cơ thể của trẻ em thấp, vì vậy khi bị tiêu chảy cấp hoặc tiêu chảy kéo dài trẻ rất dễ bị tổn thương mắt do bị thiếu vitamin A (khô giác mạc), thậm chí bị mù. Tình trạng này hay gặp ở trẻ bị tiêu chảy, trong hoặc ngay sau khi mắc sởi hay ở trẻ bị SUY DINH DƯỠNG. Vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy cần phải khám mắt thường qui để phát hiện mờ giác mạc hoặc tổn thương kết mạc. Nếu trẻ có các tổn thương này, phải cho uống ngay vitamin A và cho uống nhắc lại vào ngày hôm sau với liều: 200 000 đơn vị/liều cho trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi 100 000 đơn vị/liều cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng. 50 000 đơn vị/liều cho trẻ dưới 6 tháng. Đối với trẻ chưa có dấu hiệu tổn thương mắt nhưng đang bị SUY DINH DƯỠNG nặng hoặc bị sởi trong vòng một tháng trở lại thì cũng điều trị bổ sung vitamin A với liều tương tự. Phải thường xuyên hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn giàu carotene: hoa
  • 34. 22 quả màu vàng, đỏ (cam, cà rốt, gấc...), các loại rau, đậu màu xanh sẫm (rau cải, rau ngót, đậu xanh, đậu hà lan...), các thực phẩm có nguồn gốc động vật (trứng, gan, sữa không tách bơ...) (Bộ Y Tế, 2009). Glucose Tình trạng này đôi khi gặp ở trẻ bị tiêu chảy do quá trình tạo glucose không đủ. Nếu nghi ngờ trẻ bị hôn mê hoặc co giật do hạ đường máu thì tiêm chậm tĩnh mạch (> 5 phút) dung dịch glucose 10 % với liều 5 ml/kg. Nếu do hạ đường máu, trẻ thường nhanh chóng hồi phục, trong những tình huống như vậy cần tiếp tục cho trẻ uống dung dịch ORS (hoặc truyền dung dịch có 5 % Glucose) cho đến khi trẻ ăn được trở lại để tránh tình trạng hạ đường máu tái diễn (Bộ Y Tế, 2009). 1.3 TƯƠNG TÁC THUỐC Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc khi sử dụng đồng thời với thuốc khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc hóa chất khác.Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc - thuốc. Tương tác thuốc - thuốc là tương tác xảy ra khi nhiều thuốc được sử dụng đồng thời (Bộ Y tế, 2011). Tương tác thuốc được phân loại thành hai nhóm dựa trên cơ chế của tương tác, bao gồm tương tác dược dược động học và tương tác dược lực học: Tương tác dược động học là tương tác tác động lên các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, làm thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính của thuốc. Tương tác dược động học là loại tương tác xảy ra trong suốt quá trình tuần hoàn của thuốc trong cơ thể, khó đoán trước và không liên quan đến cơ chế tác dụng của thuốc (Bộ Y tế, 2011). Tương tác dược lực học là loại tương tác đặc hiệu, có thể biết trước dựa vào tác dụng dược lý và phản ứng có hại của thuốc. Đây là loại tương tác xảy ra khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc phản ứng có hại tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ có cùng kiểu tương tác dược lực học (Bộ Y tế, 2011). Nhiều cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng và phát triển trên thế giới. Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ và dược sĩ trong việc phát hiện và xử trí tương tác. Do đó, nghiên cứu cũng áp dụng một số công cụ để tra cứu tương tác, bao gồm:
  • 35. 23 Bảng 1.5 Công cụ tra tương tác thuốc STT Tên CSDL Loại CSDL Ngôn ngữ Nhà xuất bản/ Quốc gia 1 Drug interactions – Micromedex® Solutions Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Truven Health Analytics/ Mỹ 2 British National Formulary(BNF)/BNF Legacy (Phụ lục 1 – Dược thư Quốc gia Anh) Sách/phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp hội Dược sĩ Hoàng gia Anh/Anh 3 Drug Interaction Checker (http://www.drugs.com/) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Drugsite Trust New Zealand 4 Dược thư quốc gia Việt nam sách Tiếng việt Việt nam Drug interactions – Micromedex® Solutions: Công cụ này cung cấp thông tin về tất cả các dạng tương tác, bao gồm: tương tác thuốc - thuốc, tương tác thuốc - thức ăn, tương tác thuốc - ethanol, tương tác thuốc - thuốc lá, tương tác thuốc - bệnh lý, tương tác thuốc - thời kỳ mang thai, tương tác thuốc - thời kỳ cho con bú, tương tác thuốc - xét nghiệm, tương tác thuốc - phản ứng dị ứng. Trong đó, mức độ nghiêm trọng của tương tác được chia làm 5 mức độ: chống chỉ định, nghiêm trọng, trung bình, nhẹ và không rõ. British National Formulary (BNF)/BNF Legacy (Phụ lục 1 – Dược thư Quốc gia Anh): BNF không phải là một tài liệu chuyên khảo về tương tác thuốc nhưng có phụ lục 1 dành riêng cho tương tác thuốc. Mô tả tương tác thuốc ở đây đơn giản, gồm tên hai thuốc (hoặc nhóm thuốc) tương tác và hậu quả tương tác một cách ngắn gọn. Tương tác thuốc nghiêm trọng được kí hiệu bằng dấu chấm tròn (•) và có thể kèm theo cảnh bảo “tránh sử dụng phối hợp”. Drug interaction Checker: Công cụ này cung cấp các dạng tương tác như Micromedex. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của tương tác chỉ được chia làm 4 mức độ, bao gồm: nghiêm trọng, trung bình, nhẹ và không rõ. Dược thư quốc gia Việt nam Đây là nguồn thông tin cung cấp thông tin dễ tra cứu và đáng tin cậy ở Việt nam. Tuy nhiên, mô tả tương tác thuốc ở đây đơn giản, gồm tên hai thuốc (hoặc nhóm thuốc)
  • 36. 24 tương tác và hậu quả tương tác một cách ngắn gọn. một số tương tác có kèm theo cách xử trí nhưng khá đơn giản. 1.4 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ được thành lập năm 1979, là bệnh viện hạng I chuyên ngành nhi khoa trực thuộc Sở Y tế, có chức năng khám và điều trị bệnh cho trẻ em ở thành phố Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vào năm 2016, bệnh viện được khánh thành tại cơ sở mới số 345 Nguyễn Văn Cừ, phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đến nay, quy mô Bệnh viện đã được nâng lên 600 giường bệnh kế hoạch, thực kê 907 giường. Với 17 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng, 9 phòng chức năng. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận gần 2 000 lượt khám bệnh ngoại trú và số bệnh nhi điều trị nội trú từ 700 – 1 200 bệnh nhi. Trong 6 tháng đầu năm 2019, công suất sử dụng giường bệnh đạt 93 %. Trong đó, bệnh viên tiếp nhận hàng ngàn lượt bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột và điều trị nội trú cho bệnh nhi mắc nhiễm trùng đường ruột từ 900 – 1200 bệnh nhi.
  • 37. 25 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nhi được chuẩn đoán nhiễm trùng đường ruột tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019. 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu Các hồ sơ bệnh án của bệnh nhi được chẩn đoán ban đầu xác định nhiễm trùng đường ruột. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Hồ sơ bệnh án của bệnh nhi trên 16 tuổi. Hồ sơ bệnh án trước đó có điều trị bằng kháng sinh. Hồ sơ bệnh án được chẩn đoán ban đầu không phải nhiễm trùng đường ruột. Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin khảo sát. 2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thời gian thu thập Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019. 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu Theo phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu. 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu Khảo sát được tiến hành tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.2 Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nhi được chuẩn đoán nhiễm trùng đường ruột tại phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm trong giai đoạn Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019. Cỡ mẫu nghiên cứu: n = (Z1-a/2)2 p(1-p) d2 Trong đó: n: là cỡ mẫu cần nghiên cứu (Z1-a/2)2 : hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, chọn 𝛼 = 0,05 thì được Z1-a/2 = 1,96; p = tỷ lệ giữa hồ sơ bệnh án nhiễm trùng đường ruột và tổng số hồ sơ bệnh án của bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019, chọn p = 0,5 là cỡ mẫu lớn nhất vì bệnh nhiễm trùng đường ruột có tỷ lệ mắc bệnh cao và chưa có nghiên cứu tương tự với đề tài này gần đây; với d: sai số ước lượng, chọn sai số 5%.
  • 38. 26 Từ công thức trên, cỡ mẫu cần có là n = 1,962 0,5(1 – 0,5) = 385 bệnh án 0,052 Lấy 400 bệnh án vì dự phòng sai sót và làm tròn số. 2.3.3 Phương pháp chọn mẫu Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 chọn các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân từ phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. 2.3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Phương pháp thu thập số liệu - Sử dụng phiếu khảo sát thông tin tương ứng với nội dung nghiên cứu. - Điền đầy đủ thông tin trong phiếu khảo sát từ hồ sơ bệnh án được chọn theo phương pháp chọn mẫu và lấy bằng 400 hồ sơ bệnh án. Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ dữ liệu được nhập, xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2013 và SPSS 23.0. Các biến không liên tục được thống kê theo tần suất và tỷ lệ phần trăm. Các biến liên tục, mẫu được đại diện bởi giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn nếu mẫu tuân theo phân phối chuẩn hoặc đại diện bằng giá trị trung vị và khoảng tứ phân vị nếu mẫu không tuân theo phân phối chuẩn. Kiểm chuẩn bằng kiểm định Kolmogorov – Smirnov trong trường hợp cỡ mẫu trên 50, sử dụng kiểm định Shapiro – Wilk trong trường hợp cỡ mẫu dưới 50, biến được coi là phân phối chuẩn khi mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05. 2.3.5 phương pháp kiểm soát sai sót - Thiết kế nghiên cứu phải hợp lý với điều kiện thực tế tại các cơ sở. - Đảm bảo luôn thực hiện đúng theo tiêu chuẩn chọn mẫu. - Đối chiếu và kiểm tra lại trong quá trình nhập và xử lý số liệu. - Sử dụng phần mềm thích hợp, có độ tin cậy cao, chuẩn hóa cao. 2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.4.1 Khảo sát đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu - Tuổi: Độ tuổi trung bình và phân bố khoảng tuổi theo 4 mức là dưới 1 tháng, từ 1 đến 12 tháng, trên 1 đến 5 tuổi và trên 5 tuổi đến 16 tuổi. - Giới tính: Tỷ lệ bệnh nhân giữa nam và nữ. - Cân nặng: Cân nặng trung bình của mẫu nghiên cứu - Bệnh mắc kèm: Tỷ lệ % số lượng bệnh mắc kèm và tỷ lệ % các loại bệnh mắc kèm. - Triệu chứng lâm sàng: Tỷ lệ % số lượng bệnh nhân mắc các triệu chứng, tỷ lệ % các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân như tiêu lỏng, phân có nhày hoặc máu, ói, đau bụng và mất nước.
  • 39. 27 - Cận lâm sàng: + Đặc điểm xét nghiệm vi sinh: Tỷ lệ % các xét nghiệm vi sinh như soi phân tươi, Xét nghiệm Rotavirus và nuôi cấy định danh. Tỷ lệ % cho kết quả xét nghiệm dương tính trong các từng xét nghiệm được thực hiện. Tỷ lệ % các vi khuẩn được định danh. Tỷ lệ số lần nhạy cảm của kháng sinh với số lần thực hiện kháng sinh đồ. + Đặc điểm xét nghiệm huyết học: Tỷ lệ % các chỉ số huyết học như số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, số lượng bạch cầu, % bạch cầu đa nhân trung tính, lympho, số lượng tiểu cầu được đánh giá theo 3 mức là tăng, giảm và bình thường. + Đặc điểm xét nghiệm sinh hoá: Tỷ lệ % xét nghiệm sinh hoá được thực hiện và tỷ lệ % chỉ số natri và kali được đánh giá theo 3 mức độ là tăng, giảm và bình thường. + Đặc điểm xét nghiệm miễn dịch: Tỷ lệ % xét nghiệm miễn dịch được thực hiện và tỷ lệ % chỉ số CRP và PCT đánh giá theo 2 mức độ là tăng và bình thường. Tiêu chuẩn đánh giá Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá các trị số cận lâm sàng (Mai Hồng Bàng, 2018; Bộ Y Tế, 2016) STT Đặc điểm Đánh giá Trị số Đơn vị 1 Số lượng hồng cầu Tăng Nam: > 5,8 1012 /l Nữ: > 5,4 Giảm Nam: < 4 Nữ: < 3,9 Bình thường Nam: 4 - 5,8 Nữ: 3,9 - 5,4 2 Huyết sắc tố Tăng Nam: > 160 g/l Nữ: >145 Giảm Nam: < 140 Nữ: < 125 Bình thường Nam: 140 - 160 Nữ: 125 - 145 3 Số lượng bạch cầu Tăng > 10 g/l Giảm < 4 Bình thường 4 - 10 4 Bạch cầu đa nhân trung tính Tăng > 66 % Giảm < 60
  • 40. 28 Bình thường 60 - 66 5 Lympho Tăng > 48 % Giảm < 19 Bình thường 19 - 48 6 Số lượng tiểu cầu Tăng > 400 109 /l Giảm < 150 Bình thường 150 - 400 7 Natri Tăng > 145 Mmol/l Giảm < 135 Bình thường 135 - 145 8 Kali Tăng > 5 Mmol/l Giảm < 3,5 Bình thường 3,5 - 5 9 CRP Tăng > 5 Mg/l Bình thường < 5 10 PCT Tăng > 0,5 Ng/ml Bình thường < 0.05 2.4.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc - Tên hoạt chất được sử dụng điều trị nhiễm trùng đường ruột và các triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải. - Liều dùng là nồng độ hoặc hàm lượng thuốc được chỉ định trong 1 lần dùng thuốc và số lần dùng thuốc trong 24 giờ. - Đường dùng là đường đưa thuốc vào cơ thể. - Thời gian dùng: Thời gian dùng là khoảng thời gian bất đầu sử dụng thuốc đến khi ngưng không sử dụng trong một liệu trình. Đánh giá tính hợp lý sử dụng thuốc - Thuốc sử dụng được coi là hợp lý nếu các thuốc được sử dụng tuân theo phác đồ điều trị tiêu chảy và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân về tất cả các tiêu chí sau: + Chỉ định hoạt chất, đường dùng, liều dùng, thời gian dùng. - Thuốc được coi là chưa hợp lý nếu có ít nhất một trong những tiêu chí sau: + Nếu có hơn hoặc thiếu thuốc điều trị. + Đường dùng hợp lý với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. + Liều dùng, thời gian dùng không tuân theo phác đồ điều trị. Tiêu chuẩn đánh giá
  • 41. 29 Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lý sử dụng thuốc (Melkamu Molla Ferede, 2020; Bộ Y Tế, 2018; Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, 2018) STT Tên thuốc Đường dùng Tuổi khuyến cáo Liều khuyến cáo Nhịp đưa thuốc (lần/ 24 giờ) Thời gian dùng 1 Bacillus claussii Uống Trên 6 tuổi 1 gói 3 - 2 Saccharomyces boulardii Uống - 1 gói 2 - 3 Bacillus suBình thườngilis + L acidophilus Uống - 1 gói 2 - 4 - 4 Kẽm sulphat Uống - Trẻ < 6 tháng tuổi: 10 mg/ngày 1 - 2 - Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20 mg/ngày 5 Racecadotril Uống Từ 3 tháng trở lên < 9 kg: 10 mg/kg ngày 3 Tối đa 7 ngày 9 - 12 kg: 20 mg/kg ngày 13 – 27 kg: 30 mg/kg ngày > 28 kg: 60 mg/kg ngày 6 Diotahedral smetide Uống - < 2 tuổi: 1 – 2 gói/ ngày 2 - 3 - > 2 tuổi: 2 – 3 gói/ ngày 7 Domperidon Uống - Dưới 35 kg: Tối đa 2.4 mg/kg/ ngày 3 - 4 - 35 kg trở lên: Tối đa 80 mg/ ngày 8 Simeticon Uống Dưới 2 tuổi: 0,3 ml/ lần 2 - 4 -