SlideShare a Scribd company logo
1 of 161
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
LÊ ĐÔNG HIẾU
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, PHÂN BỐ VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA CÁC LOÀI TRONG
HỌ HỒ TIÊU (PIPERACEAE) Ở BẮC TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
LÊ ĐÔNG HIẾU
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, PHÂN BỐ VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA CÁC LOÀI TRONG
HỌ HỒ TIÊU (PIPERACEAE) Ở BẮC TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62.42.01.11
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Minh Hợi
2. GS. TS. Trần Đình Thắng
HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất những người thầy
PGS. TS. Trần Minh Hợi - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn
Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và GS. TS. Trần Đình Thắng - Viện
công nghệ Hóa, Sinh và Môi Trường trường Đại học Vinh đã tận tình hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Ngọc Đài, Trường Đại học Kinh tế
Nghệ An, PGS. TS. Trần Huy Thái, PGS. TS. Nguyễn Khắc Khôi - Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện Luận án; bày tỏ
lòng biết ơn TS. Isiaka A. Ogunwande, trường Đại học Lagos State, Nigeria.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo Sau đại học Học viện Khoa học và Công nghệ, Ban lãnh đạo, các thầy cô, cán
bộ, nhân viên Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam; Ban Giám hiệu trường Đại học Y khoa Vinh, Phòng Thí
nghiệm Trung Tâm trường Đại học Vinh; các Vườn Quốc gia: Bến En, Pù Mát,
Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã và các khu Bảo tồn Thiên nhiên:
Xuân Liên, Pù Huống, Pù Luông, Pù Hoạt, Kẻ Gỗ; các bạn đồng nghiệp, gia đình
và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Tác giả
Lê Đông Hiếu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ đã có lời cám ơn
Các trích dẫn trong luận án đã chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Tác giả
Lê Đông Hiếu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1. Nghiên cứu thực vật họ Hồ tiêu (Piperaceae) .......................................................3
1.1.1. Trên thế giới................................................................................................ 3
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 4
1.2. Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ........................... 5
1.3. Tinh dầu.......................................................................................................... 8
1.3.1. Khái niệm chung về cây tinh dầu................................................................ 8
1.3.2. Khái niệm về tinh dầu ................................................................................. 8
1.3.3. Phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam...................................... 11
1.4. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Hồ tiêu (Piperaceae)......... 12
1.4.1. Trên thế giới.............................................................................................. 12
1.4.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 18
1.5. Điều kiện tự nhiên xã hội ở Bắc Trung Bộ.................................................. 20
1.5.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 20
1.5.2. Địa hình, địa mạo....................................................................................... 20
1.5.3. Đặc điểm khí hậu ....................................................................................... 21
1.5.4. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 21
1.5.5. Đặc điểm hệ thực vật................................................................................. 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 24
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 24
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu sinh học............................................................ 24
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu ............................ 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 29
3.1. Đặc điểm sinh học của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ................... 29
3.1.1. Đặc điểm hình thái của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)................ 29
3.1.2. Đặc điểm sinh thái, mùa hoa, mùa quả của các loài trong họ Hồ tiêu
(Piperaceae).......................................................................................................... 30
3.1.3. Đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ ................................... 30
3.1.4. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận thêm vùng phân bố
cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ .................................................................... 33
3.1.5. Đa dạng về giá trị sử dụng ........................................................................ 37
3.1.6. Đặc điểm của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ........ 38
3.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)
ở Bắc Trung Bộ................................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 120
1. Kết luận ......................................................................................................... 120
2. Kiến nghị....................................................................................................... 121
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................
PHỤ LỤC .........................................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1.
Danh lục thành phần loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc
Trung Bộ …………………………………………………..
31
Bảng 3.2.
So sánh số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung
Bộ với tổng số loài đã biết ở Việt Nam …………………..
32
Bảng 3.3.
Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận vùng
phân bố cho Khu Hệ thực vật Bắc Trung Bộ………………
33
Bảng 3.4.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá gai (Piper
boehmeriifolium)…………………………………………
77
Bảng 3.5.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu thân ngắn (Piper
brevicaule) . . . . . . . . ……………………………………
79
Bảng 3.6.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu cam bốt (Piper
cambodianum) ………………………………………
82
Bảng 3.7. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu chó (Piper cf. caninum) 84
Bảng 3.8.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá hoa mập (Piper
carnibracteum)…………………………………………………….
87
Bảng 3.9.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu châu đốc (Piper
chaudocanum) …………………………………………….
89
Bảng 3.10.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié trần (Piper
gymnostachyum) ………………………………………..
91
Bảng 3.11.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu hải nam (Piper
hainanense) …………………………………………………
94
Bảng 3.12.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu harmand (Piper
harmandii) …………………………………………………
96
Bảng 3.13. Thành phần hóa học tinh dầu loàiTiêu lá tím (Piper longum) 97
Bảng 3.14.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu maclure (Piper cf.
maclurei) …………………………………………………..
100
Bảng 3.15. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu to (Piper majusculum) 101
Bảng 3.16.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu biến thể (Piper
mutabile) …………………………………………………..
103
Bảng 3.17.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié thòng (Piper
pendulispicum) …………………………………………….
105
Bảng 3.18. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu pierre (Piper pierrei) 108
Bảng 3.19.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu sóng có lông (Piper
pubicatulum) ……………………………………………….
110
Bảng 3.20.
Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu dội (Piper
retrofractum) ………………………………………………
112
Bảng 3.21. Thành phần hóa học tinh dầu loài Lốt (Piper sarmentosum) 114
Bảng 3.22.
Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác
nhau của một số loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc
Trung Bộ .................................................................................
115
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1.
Bản đồ các VQG, khu BTTN, khu Bảo tồn loài, khu Bảo tồn
Cảnh quan ở Bắc Trung Bộ ………………………………
23
Hình 3.1. Peperomia parcicilia C.DC. ………………………………. 39
Hình 3.2. Peperomia pellucida (L.) Kunth. ………………………. 40
Hình 3.3. Piper albispicum C. DC. ………………………………… 42
Hình 3.4. Piper arboricola C. DC. ……………………………….. 43
Hình 3.5. Piper baccatum Blume ………………………………….. 44
Hình 3.6. Piper bavinum C. DC. ………………………………….. 45
Hình 3.7. Piper betle L. ……………………………………………. 46
Hình 3.8. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. …………………. 48
Hình 3.9. Piper bonii C. DC. ………………………………………. 50
Hình 3.10. Piper brevicaule C. DC. …………………………………. 51
Hình 3.11. Pipercambodianum C.DC. ………………………………. 52
Hình 3.12. Piper cf. caninum Blume ………………………………… 53
Hình 3.13. Piper carnibracteum C.DC. ……………………………… 54
Hình 3.14. Piper chaudocanum C. DC. …………………………….. 55
Hình 3.15. Piper cubeba L. f. ………………………………………… 56
Hình 3.16. Piper griffithii C. DC. …………………………………… 57
Hình 3.17. Piper gymnostachyum C. DC. ……………………………. 58
Hình 2.18. Piper hainanense Hemsl. ………………………………… 59
Hình 3.19. Piper harmandii C. DC. …………………………………. 60
Hình 3.20. Piper laosanum C. DC. ………………………………….. 62
Hình 3.21. Piper lolot C. DC. ……………………………………….. 63
Hình 3.22. Piper longum L. ………………………………………….. 65
Hình 3.23. Piper cf. maclurei Merr. …………………………………… 66
Hình 3.24. Piper majusculum Blume …………………………………. 67
Hình 3.25. Piper mutabile C. DC. ……………………………………. 68
Hình 3.26. Piper nigrum L. ………………………………………….. 69
Hình 3.27. Piper pendulispicum C. DC. ……………………………… 70
Hình 3.28. Piper pierrei C. DC. …………………………………….. 71
Hình 3.29. Piper pubicatulum C. DC. ……………………………….. 72
Hình 3.30. Piper retrofractum Yahl …………………………………… 73
Hình 3.31. Piper sarmentosum Roxb. ……………………………….. 74
Hình 3.32. Piper saxicola C. DC. ……………………………………. 75
Hình 3.33. Zippelia begoniaefolia Blume ex Schult. & Schult. f. …. 76
DANH MỤC CÁC ẢNH
Trang
Ảnh 3.1. Peperomia parcicilia C.DC. ……………………………… 39
Ảnh 3.2. Peperomia pellucida (L.) Kunth. …………………………. 40
Ảnh 3.3. Piper acre Blume …………………………………………… 41
Ảnh 3.4. Piper albispicum C. DC. ………………………………….. 42
Ảnh 3.5. Piper arboricola C. DC. …………………………………… 43
Ảnh 3.6. Piper baccatum Blume …………………………………….. 44
Ảnh 3.7. Piper bavinum C. DC. ……………………………………… 45
Ảnh 3.8. Piper betle L. ………………………………………………... 46
Ảnh 3.9. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. …………………….. 48
Ảnh 3.10. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. var. tonkinense C. DC. 49
Ảnh 3.11. Piper bonii C. DC. …………………………………………. 50
Ảnh 3.12. Piper brevicaule C. DC. …………………………………… 51
Ảnh 3.13. Piper cambodianum C. DC. ………………………………… 52
Ảnh 3.14. Piper cf. caninum Blume …………………………………… 53
Ảnh 3.15. Piper carnibracteum C. DC. ……………………………….. 54
Ảnh 3.16. Piper chaudocanum C. DC. ……………………………….. 55
Ảnh 3.17. Piper cubeba L. f. ………………………………………….. 56
Ảnh 3.18. Piper griffithii C. DC. ……………………………………… 57
Ảnh 3.19. Piper gymnostachyum C. DC. ………………………………. 58
Ảnh 3.20. Piper hainanense Hemsl. ………………………………….. 59
Ảnh 3.21. Piper harmandii C. DC. …………………………………….. 60
Ảnh 3.22. Piper hymenophyllum Miq. ………………………………… 61
Ảnh 3.23. Piper laosanum C. DC. ……………………………………. 62
Ảnh 3.24. Piper lolot C. DC. …………………………………………. 63
Ảnh 3.25. Piper longum L. …………………………………………… 65
Ảnh 3.26. Piper cf. maclurei Merr. …………………………………… 66
Ảnh 3.27. Piper majusculum Blume …………………………………… 67
Ảnh 3.28. Piper mutabile C. DC. ……………………………………… 68
Ảnh 3.29. Piper nigrum L. …………………………………………….. 69
Ảnh 3.30. Piper pendulispicum C. DC. ……………………………….. 70
Ảnh 3.31. Piper pierrei C. DC. ………………………………………… 71
Ảnh 3.32. Piper pubicatulum C. DC. …………………………………. 72
Ảnh 3.33. Piper retrofractum Yahl ……………………………………. 73
Ảnh 3.34. Piper sarmentosum Roxb. …………………………………. 74
Ảnh 3.35. Piper saxicola C. DC. ……………………………………… 75
Ảnh 3.36. Zippelia begoniaefolia Blume ex Schult. & Schult. f. …….. 76
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĂNĐ: Cây ăn được
BTTN: Bảo tồn Thiên nhiên
CTD: Cây tinh dầu
GV: Cây gia vị
L: Thân leo
Th: Thân thảo
THU: Cây là thuốc
VQG: Vườn Quốc gia
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thực vật Việt Nam, nhóm các cây có tinh dầu rất phong phú và
đa dạng. Đến nay đã thống kê được khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ
(chiếm khoảng 6,3% tổng số loài; 15,8% tổng số chi và 37,8% số họ). Họ Hồ
tiêu (Piperaceae) có 4 chi, 50 loài (chi Lepianthes – Lân hoa có 01 loài:
Lepianthes umbellatum; chi Peperomia – Càng cua có 06 loài; chi Piper – Hồ
tiêu có 42 loài; chi Zippelia có 01 loài) [10]; thường là dây leo với lá đơn (mọc
cách hay mọc đối, ít khi mọc vòng) phần lớn có gân vòng cung. Hoa tạo thành
vòng nạc dày đặc (đôi khi có dạng như đuôi sóc); không có cánh hoa; bao phấn
ngoại hướng và lá bắc rất nhỏ. Tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là
vùng Đông Nam Á và nhiệt đới châu Mỹ. Xu hướng hiện nay của các nhà khoa
học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu không chỉ về mặt hình thái mà đặc
biệt là các hợp chất hóa học có ở trong họ này nhằm ứng dụng trong y dược học.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy có nhiều loài trong họ Hồ tiêu
(Piperaceae) được đồng bào các dân tộc sử dụng các bộ phận khác nhau để làm
thuốc, làm rau ăn,...[6]. Do vậy, nghiên cứu họ Hồ tiêu (Piperaceae) để có cơ sở
khoa học nhằm khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật đã và
đang là mối quan tâm lớn của nhân loại. Trong số các nhóm tài nguyên thực vật
thì nhóm cây chứa tinh dầu chiếm vị trí rất quan trọng. Đây là nguồn nguyên
liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược
phẩm... Hiện nay, hầu hết các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) đều có khả
năng sinh tổng hợp và tích luỹ các hợp chất tự nhiên, đặc biệt là tinh dầu.
Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm đa dạng sinh học không chỉ ở
Việt Nam mà còn của thế giới [32]. Nơi đây, có thể còn nhiều loài động, thực vật
mới; trong đó, họ Hồ tiêu (Piperaceae) có thể tiềm ẩn nhiều loài mới và là nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú và đa dạng.
Những kết quả điều tra, nghiên cứu, thu thập các dữ liệu về các đặc điểm
hình thái, sinh học, sinh thái, hóa học nhằm đánh giá đầy đủ tiềm năng về nguồn
2
tài nguyên đa dạng của họ Hồ tiêu (Piperaceae) là lý do mà tác giả luận án đã
chọn đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phân bố và thành phần
hoá học tinh dầu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ.
2. Mục tiêu
Đánh giá được tính đa dạng thành phần loài, một số đặc điểm sinh học,
phân bố và thành phần hóa học trong tinh dầu của một số loài trong họ Hồ tiêu
(Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu thực vật họ Hồ tiêu (Piperaceae)
1.1.1. Trên thế giới
Họ Hồ tiêu (Piperaceae) là 1 họ lớn của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta);
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới trên thế giới, có khoảng 10 chi và 2.000 loài.
Trong đó 2 chi Piper và Peperomia chiếm khoảng 90% tổng số loài [54], [68],
[79]. Sự phân nhóm đối với các loài và chi của họ này cho đến nay vẫn chưa đạt
được sự thống nhất. Tác giả Miquel (1843) chia họ này thành hai nhóm là
Piperneae gồm 15 chi với 304 loài và Peperomeae có 5 chi với 209 loài [72]. De
Candolle (1869) xác định họ này gồm 2 chi Piper và Peperomia với trên 1.000
loài [50]. Theo Rendle (1956), họ Hồ tiêu gồm 2 chi lớn là Piper với trên 700
loài và Peperomia với trên 600 loài, ngoài ra, còn thêm 7 chi nhỏ khác [80]. Tuy
nhiên, theo Lawrence (1957), họ này có 10 - 12 chi với 2 chi lớn là Piper và
Peperomia [62]. Tác giả Burger (1977) cũng đưa ra kết luận tương tự [45]. Theo
phân loại của Takhtajan (1987), họ Piperaceae gồm có 7 chi và trên 2.000 loài
[105].
Nghiên cứu phân loại họ Hồ tiêu (Piperaceae) bắt đầu với việc xuất bản
Các loài thực vật bởi Linnaeus (1753). Ông đã mô tả có 17 loài, tất cả đều được
bao gồm trong chi Piper [114]. Sau này Hooker (1885) mô tả có 45 loài trong
Thực vật chí Ấn Độ [57]. Quisumbing E. (1930) có 89 loài phân bố ở Philippine
[78]. Ở Java, Inđônexia có 23 loài [43]. Ridley (1967) đưa ra danh sách 73 loài
từ vùng Malay Peninsula [82]. Long (1984) đưa ra danh lục ở Bhutancó 12 loài
[65]. Huber (1987) đã công bố có 10 loài từ Ceylon [58].
Ở các vùng khác nhau có những công trình công bố đại diện cho khu vực
như: Năm 1999, Cheng và cộng sự đã công bố ở Trung Quốc có 60 loài, trong
đó có 34 loài đặc hữu [48]. Gần đây, Chaveerach và cộng sự (2005), đã công bố
ở Thái Lan có 37 loài [46]. Năm 2006 nâng tổng số loài được thừa nhận ở Thái
4
Lan lên 40 loài và 2 thứ [47]. Trong “Danh lục thực vật ở Lào” có 24 loài [74].
1.1.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Việt Nam chủ yếu người Pháp
với công trình đầu tiên đề cập đến họ này là J. Loureio (1793), Ông đã mô tả 3
chi với 13 loài có ở Nam Bộ [115]. Gagnepain (1908) trong “Thực vật chí đại
cương Đông Dương”, đã công bố 13 chi, 118 loài có mặt ở Đông Dương, trong
đó ghi nhận ở Việt Nam có 3 chi và 21 loài [111]. Sau công trình này còn có
một số công trình nghiên cứu về họ Hồ tiêu ở Việt Nam như trong công trình
“Cây cỏ thường thấy Việt Nam” của Lê Khả Kế và cộng sự (1975) [19]. Phạm
Hoàng Hộ (1972) trong “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” đã công bố 4 chi với 18
loài thuộc họ Hồ tiêu ở Miền Nam Việt Nam [12]. Đến năm 1993, trong “Cây cỏ
Việt Nam” được xuất bản ở Canada, ông đã xác định ở Việt Nam họ Piperaceae
có 5 chi, 48 loài và thứ. Công trình này được tái bản vào năm 1999 có bổ sung,
chỉnh sửa đã đưa tổng số các loài trong họ Hồ tiêu ở Việt Nam là 55 loài và thứ
thuộc 5 chi [13], [14]. Năm 1999, Lê Trần Chấn và cộng sự đã công bố họ Hồ
tiêu trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”, đã thống
kê ở Việt Nam có 49 loài và 5 chi [5]. Trong cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” đã
thống kê có 13 loài [3]. Gần đây, theo Nguyễn Kim Đào (2003) thì họ Hồ tiêu
phân bố ở Việt Nam có 5 chi gồm: Peperomia, Zippelis, Circaeocarpus, Piper,
Lepianthes, trong đó, chi Piper L. có 46 loài [10].
Ngoài những công trình đã được công bố theo dạng danh lục hoặc sách tra
cứu còn được công bố theo hướng các loài có giá trị sử dụng làm thuốc, làm gia
vị, làm cảnh,… điển hình là các công trình “1900 loài cây có ích ở Việt Nam”
của Trần Đình Lý và cộng sự (1993), đã ghi nhận họ Hồ tiêu có 8 loài thuộc 2
chi có giá trị sử dụng [24]. Đỗ Tất Lợi (1999) đã mô tả 16 loài thuộc 3 chi, được
sử dụng làm thuốc [21]. Lê Trần Đức (1997) đã giới thiệu 2 chi với 10 loài
được sử dụng làm thuốc [11][11]. Gần đây nhất là công trình của Võ Văn Chi
(2012) trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu 18 loài và thứ, thuộc 3
chi được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam [6].
5
Ngoài ra, còn có nhiều công trình công bố về tính đa dạng hệ thực vật ở các
khu vực trong cả nước như ở các VQG và Khu BTTN, trong đó có các kết quả
nghiên cứu về các taxon họ Hồ tiêu (Piperaceae) như của tác giả Phùng Ngọc
Lan và cộng sự (1996), khi nghiên cứu đa dạng thực vật ở Cúc Phương đã công
bố, họ Hồ tiêu (Piperaceae) có 10 loài thuộc 2 chi [20]. Năm 1998, khi nghiên
cứu hệ thực vật ở vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Phăng, Nguyễn Nghĩa Thìn và
cộng sự, công bố 2 chi, 7 loài thuộc họ Hồ tiêu [31]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai
Văn Phô và cộng sự (2003), khi nghiên cứu hệ thực vật VQG Bạch Mã ghi nhận
họ Hồ tiêu có 4 loài thuộc 01 chi [30]. Năm 2004, Nguyễn Nghĩa Thìn và
Nguyễn Thanh Nhàn đã ghi nhận họ Hồ tiêu ở VQG Pù Mát có 14 loài và thứ
thuộc 3 chi [29]. Năm 2008, Trần Minh Hợi và cộng sự đã công bố ở VQG
Xuân Sơn có 3 chi với 11 loài [15]. Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2010), công bố 2
chi, 8 loài có ở Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa [9]. Năm 2012, Lê Thị
Hương và cộng sự, khi nghiên cứu hệ thực vật Pù Hoạt, Nghệ An đã công bố 2
chi với 6 loài [18]. L. V. Averyanov và cộng sự (2012) đã công bố ở VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng có 2 chi, 9 loài [41]. Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016),
công bố 2 chi 12 loài của họ này ở khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa [28]. Năm
2015, Lê Thị Hương và cộng sự, đã công bố 1 chi và 6 loài thuộc họ Hồ tiêu ở
VQG Vũ Quang [17].
1.2. Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)
Rất nhiều loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) có chứa tinh dầu nên đã được
trồng để dùng làm gia vị, làm chất kích thích và làm thuốc trong y học dân gian.
Nhiều bộ phận của các loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) đều có thể được dùng để
làm thuốc. Tuy nhiên, giữa các quốc gia khác nhau có sự khác nhau về loài hoặc
bộ phận được sử dụng của cùng một loài. Công dụng phổ biến nhất của chi này
theo kinh nghiệm dân gian là để chữa các bệnh về đường tiêu hóa (bệnh dạ dày,
đầy hơi, tiêu chảy, táo bón), giảm đau (bệnh thấp khớp, đau lưng, đau răng) và
kháng khuẩn, chống viêm (viêm phế quản, vết thương phần mềm, viêm đường
tiêu hóa) [6].
6
Hồ tiêu (Piper nigrum) là loài có giá trị kinh tế lớn. Quả, hạt Hồ tiêu là
loại gia vị được ưa chuộng ở hầu khắp các khu vực trên thế giới dùng là gia vị
chế biến thực phẩm nói chung, cũng như trong các bữa ăn hàng ngày.
Chỉ với liều lượng nhỏ, Hồ tiêu cũng có tác dụng gây tiết dịch vị, dịch
tụy,… kích thích khả năng tiêu hóa ở người. Với liều lượng lớn chúng kích thích
niêm mạc dạ dày, gây sung huyết và viêm cục bộ [26].
Một số loài khác như Tiêu thất (Piper cubeba), Tiêu dài (Piper longum),
Tiêu dội (Piper refrofractum),… cũng được sử dụng làm gia vị của từng vùng,
từng địa phương [26].
Trong y học dân gian ở một số khu vực, loài Tiêu thất (Piper cubeba) đã
được làm thuốc kích thích, hoạt động tiết dịch nhờn ở niêm mạc của cơ quan tiết
niệu, cơ quan hô hấp, chữa ho và kích dục,… Tại đảo Java (Inđônêxia), người ta
thường sử dụng Tiêu thất và một số loài khác để làm thuốc kích thích tiêu hóa,
tráng dương, lợi tiểu, chữa kiết lỵ do amíp, viêm thấp khớp, trị bệnh lậu và sát
trùng [26].
Quả và hạt khô loài Tiêu thất (Piper cubeba) hiện vẫn còn là loại gia vị
được ưa chuộng ở nhiều nước châu Âu. Quả và hạt của Tiêu dài (Piper longum)
lại được sử dụng làm gia vị ở nhiều nước Địa Trung Hải; nhiều địa phương của
Lào, Campuchia, Việt Nam, Ấn Độ,… người ta vẫn thường dùng quả, thân, rễ
của loài Tiêu dài làm gia vị hoặc làm thuốc trong y học dân tộc để chữa ho, viêm
phế quản, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng và làm thuốc xổ. Tại Trung Quốc
người ta sử dụng rễ Tiêu dài giã nhỏ làm thuốc trợ giúp cho phụ nữ khi sinh đẻ
được dễ dàng [26].
Nhân dân ta vẫn dùng Lá lốt (Piper lolot) làm rau gia vị, làm thuốc chữa
chân tay đau nhức, thuốc giãn tĩnh mạch và thấp khớp…[6].
Loài tiêu dội (Piper refrofractum) cũng được sử dụng làm gia vị tương tự
như ở nhiều loài khác. Trong y học dân gian, đây là loài được sử dụng khá phổ
biến để chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh về đường ruột. Cư
dân tại nhiều nơi ở Đông Nam Á thường dùng tiêu dội ngâm rượu dùng để chữa
7
băng huyết và giúp cho nhau thai ra thuận lợi đối với phụ nữ sau khi sinh. Dịch
chiết từ lá tiêu dội được dùng làm nước súc miệng, làm thuốc chữa đau răng tại
nhiều địa phương ở Inđonexia; Người Philippin dùng rễ tiêu dội sắc lấy nước
hoặc nhai dùng chữa bệnh tải; Tại Malaixia, người ta dùng rễ tiêu dội như một
loại thuốc độc [26].
Tinh dầu cất từ Tiêu thất (P. cubeba) được dùng làm hương vị trong chế
biến thực phẩm và pha chế nước uống không chứa cồn tại nhiều nước Âu - Mỹ.
Tiêu thất được xếp vào mục GRAS 2338 và tinh dầu Tiêu thất vào mục
GRAS2339 trong danh mục các sản phẩm tự nhiên an toàn trong chế biến dược
phẩm và thực phẩm của Hoa Kỳ [26].
Nhân dân ta trước đây thường có tập quán “ăn trầu” khá phổ biến, đặc biệt
là vùng nông thôn. Trầu không (Piper betle L.) cũng được dùng làm thuốc chữa
mẫn ngứa, các vết loét, viêm mạch huyết, chàm mặt ở trẻ em, viêm kết mạc,
chữa ho hen,…[6].
Mặc dù đã có khá nhiều loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) được sử dụng
làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian, tuy nhiên, việc sử dụng chi này để chữa
bệnh trong thực tế hiện nay không nhiều. Hiện nay, có một số sản phẩm thực
phẩm chức năng trong thành phần có dịch chiết từ một vài loài thuộc chi Hồ tiêu
(Piper L.) hoặc chứa hoạt chất piperin. Trong đó, những sản phẩm có chứa
piperin phối hợp cùng curcumin là phong phú nhất, một số sản phẩm có chứa
đồng thời hai hoạt chất này như: Curcumin 2K, Curcumax, Biocurmin... Sự kết
hợp giữa hai thành phần hoạt chất này trong nhiều sản phẩm xuất phát từ kết quả
nghiên cứu của Shoba và cộng sự (1997), theo đó piperin có tác dụng làm tăng
sinh khả dụng của curcumin lên 20 lần. Cơ chế của tác dụng này là do piperin có
khả năng ức chế quá trình liên hợp giữa acid glucuronic và curcumin nên làm
giảm quá trình chuyển hóa và đào thải curcumin [84].
Những chế phẩm khác trong thành phần có chứa dịch chiết từ một số loài
thuộc chi Piper L. được sử dụng để chữa bệnh như: Eupolin (chứa cao đặc lá
Trầu không và cao đặc Cỏ lào có tác dụng chữa viêm lợi, viêm chân răng);
8
Sakantin có chứa dịch chiết từ quả của hai loài Piper nigrum L., Piper longum
L. và gừng giúp kích thích tiêu hóa; sản phẩm Armorex T (chứa hạt tiêu, tinh
dầu tỏi, tinh dầu mè…, có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm co thắt,
chữa tiêu chảy). Đặc biệt, một số sản phẩm chứa dịch chiết từ rễ loài Piper
methysticum G. Forst (có tên gọi khác là kava) có tác dụng an thần, giảm lo âu.
Tuy nhiên, gần đây có một số báo cáo về những tác dụng phụ trên gan khi sử
dụng những sản phẩm này, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng chúng [70].
1.3. Tinh dầu
1.3.1. Khái niệm chung về cây tinh dầu
Trước đây chưa có định nghĩa chính xác về cây tinh dầu. Khi phát hiện ra
một số hợp chất của tinh dầu có trong cơ thể mọi sinh vật (axít mật của động
vật, caroten trong hầu hết thực vật…). Như vậy, không có ranh giới rõ ràng giữa
cây tinh dầu và các cây khác. Từ quan điểm này Nicolaev (1968) đưa ra định
nghĩa: “Cây tinh dầu là những cây khác biệt với các cây khác ở chỗ có thể thu
được tinh dầu từ nó” [22].
Sau này, khi nghiên cứu cấu trúc và hoạt động chức năng các cơ quan tiết,
người ta đã thấy rõ sự khác biệt về bản chất của cây tinh dầu. Từ đó có thể định
nghĩa "Cây tinh dầu là những cây có chứa các cấu trúc chuyên biệt làm nhiệm
vụ tiết và tích luỹ tinh dầu".
1.3.2. Khái niệm về tinh dầu
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thỏa đáng về tinh dầu.
Theo dược điển Pháp (1965) thì tinh dầu là các sản phẩm nhìn chung có
thành phần khá phức tạp, bao gồm các chất dễ bay hơi có chứa trong thực vật, và
có khả năng thay đổi nhiều hay ít trong quá trình chế biến.
Tiêu chuẩn Pháp (1987), đưa ra định nghĩa về tinh dầu như sau: Sản phẩm
thu được từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, bằng cách cất kéo hơi nước hoặc
bằng các phương pháp cơ học đối với vỏ trái cây thuộc chi Citrus Tinh dầu được
tách ra khỏi nước bằng các phương pháp vật lý”. Định nghĩa này có hạn chế là
loại trừ các sản phẩm thu được bằng cách chiết xuất với dung môi cũng như các
9
sản phẩm thu được nhờ các phương pháp khác.
Tinh dầu được hiểu là những hỗn hợp của hợp chất hữu cơ, có cấu tạo phân
tử phức tạp và khác nhau về các đặc tính lý học cũng như hóa học. Tinh dầu có
một số đặc tính sau:
- Tất cả tinh dầu đều là hợp chất lỏng, sánh, có hoạt tính quang học, gây
hiện tượng quay cực của ánh sáng.
- Đa số tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước (d<1), một số có tỷ trọng lớn
hơn nước (d>1), không tan hoặc rất ít tan trong nước, nhưng lại tan trong các
dung môi hữu cơ.
- Có mùi thơm do thành phần tinh dầu có các cấu tử dạng tự do.
- Tinh dầu có khả năng bay hơi.
Căn cứ vào cấu tạo phân tử hóa học của tinh dầu được sắp xếp vào 4
nhóm chủ yếu sau [75]:
- Các hợp chất aliphatic.
- Các terpen và những dẫn xuất của chúng.
- Các dẫn xuất benzen.
- Các thành phần khác.
* Các hợp chất aliphatic
Các hợp chất aliphatic là các hợp chất acyclic. Mạch cacbon có thể là
mạch nhánh, thẳng và một số liên kết giữa các nguyên tử cacbon có thể không
no. Các hydrocacbon aliphatic thường có nhiều trong hoa quả, song chỉ góp
phần nhỏ vào mùi vị của chúng. Mùi thơm nhẹ của hầu hết các alcohol aliphatic
cũng giữ vai trò đáng kể và là bộ phận cấu thành trong các cấu trúc thơm. Các
aldehyd alphatic là những thành phần quan trọng trong các loại hương liệu và
nước hoa. Các ceton aliphatic thường gặp trong tự nhiên, đây là những hợp chất
tạo nên hương vị của thực phẩm. Ngoài ra các este alphatic thường được sử
dụng trong công nghệ thực phẩm.
* Các terpen và dẫn xuất của chúng
Đây là nhóm lớn, thường gặp trong các loài thực vật. Các terpen được cấu
10
tạo từ isopren (C5H8)n với n = 2 (monoterpen), n=3 (sesquiterpen) ...
- Các hydrocacbon terpen góp phần tạo nên một phần của mùi vị tinh dầu,
nhưng các dẫn xuất oxy hóa của chúng lại là những hợp chất thơm rất quan trọng.
- Các monotecpen (C10H16) có thể mạch thẳng như geraniol, 1 vòng như
limonen, 2 vòng hoặc 3 vòng như cyclofenchen và tricyclen. Các monoterpen
acyclic thường có các liên kết không bền, do chúng có cấu trúc không bão hòa.
Các monoterpen acyclic ít tham gia thành phần của mùi hoặc sản phẩm mang
hương vị ở thực phẩm song chúng lại được sử dụng làm nguyên liệu cho quá
trình sinh tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học để tạo thành các hương liệu có giá trị
trong thực phẩm và mỹ phẩm như: -terpinen, limonen, -terpinen,...
- Trong số các terpen bicyclic thì -pinen, -pinen là những hợp chất có
giá trị cao trong công nghệ hương liệu.
- Sesquiterpen là những hợp chất được hình thành từ 3 đơn vị isopren và
có công thức cấu tạo chung với 15 nguyên tử cacbon. Tuy vậy, hiện vẫn còn
nhiều hợp chất sesquiterpen chưa thể xác định được về cấu trúc phân tử. Nhiều
sesquiterpen là bicyclic có 2 vòng C6 hoặc 1 vòng C6 và 1 vòng C5. Các hợp chất
sesquitecpen cùng với monotecpen thường gặp trong thành phần của nhiều loài
thực vật. Trong tinh dầu, các sesquiterpen luôn là những thành phần quan trọng,
song chúng lại có nhiệt độ sôi cao (nhiệt độ sôi thường trên 200o
C) do đó
thường không thu được hoặc chỉ thu được rất ít.
Các hợp chất chứa oxy của các monotecpen và các sesquitecpen thường
có giá trị hơn các hydrocarbon tecpen. Sự kết hợp của các thành phần chứa oxy
thường tạo thành mùi thơm đặc trưng của nhiều loại tinh dầu. Các alcohol,
aldehyd, ether, ceton và este là những nhóm chức quan trọng của các thành phần
chứa oxy.
Các alcohol monotecpen acyclic và những alcohol sesquitecpen thường
góp phần tạo nên mùi đặc trưng và thường có thành phần đáng kể trong nhiều
loại tinh dầu.
Este của các alcohol tecpen và các axít béo thấp, đặc biệt là các acetat là
11
những chất thơm quan trọng trong công nghệ chế biến thực phẩm và hóa mỹ
phẩm. Các este của alcohol tecpen cyclic như α-terpinyl acetat, methyl acetat,
bornyl acetat và một số alcohol sesquitecpen như guaiyl acetat, cedryl acetat,...
là những hợp chất thơm có giá trị sử dụng cao trong công nghệ hương liệu.
* Các dẫn xuất benzen
Các dẫn xuất của benzen hoặc các benzoid là những hợp chất có chứa 1
vòng benzen đặc trưng và thường được biểu thị như 1 vòng C6 có 3 nối đôi luân
phiên với các nối đơn giữa các nguyên tử cacbon. Đây là nhóm hợp chất khá đa
dạng và được dùng nhiều trong công nghệ thực phẩm và hóa mỹ phẩm dưới dạng
tổng hợp hay tự nhiên. Các este của các alcohol thơm và các axít aliphatic có mùi
thơm đặc trưng nên được sử dụng trong công nghệ thực phẩm và mỹ phẩm.
* Các thành phần khác
Một vài hợp chất chứa nitrogen có những tính chất khá đặc trưng, tuy chỉ
với hàm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,1%, nhưng lại có tác dụng nâng cao
hương vị hấp dẫn của nhiều loại tinh dầu ngay cả ở dạng thô.
1.3.3. Phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam
Khi nghiên cứu thành phần các loài cây tinh dầu ở các khu vực khác nhau
trên thế giới, các nhà nghiên cứu nhận định rằng khu vực có khí hậu nhiệt đới là
nơi tập trung cây tinh dầu với số lượng lớn. Bên cạnh đó, một số loài cây tinh
dầu trong đai khí hậu này lại có sự đa dạng về thành phần hóa học.
Phân bố cây tinh dầu trong mỗi hệ thực vật nói chung theo 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc phổ biến (hay còn gọi là nguyên tắc có tính quy luật). Theo
nguyên tắc này, ở một số taxon thực vật, sự có mặt tinh dầu trong cây và trong
các bộ phận xác định là đặc tính phổ biến. Giới hạn của quy luật này thường xác
định ở các bậc họ (ngay trong 1 họ, có chi hầu như tất cả các loài đều chứa tinh
dầu, trong khi đó ở các chi khác hoàn toàn không có loài nào được coi là có tinh
dầu). Với những họ mà tích lũy tinh dầu là đặc tính chung của các loài trong cả
họ thì được gọi là họ cây tinh dầu.
- Nguyên tắc ngẫu nhiên: Theo nguyên tắc này, sự có mặt của tinh dầu ở
12
các cá thể trong taxon là một đặc tính ngẫu nhiên. Khi nghiên cứu phân bố cây
tinh dầu ở các họ khác nhau, dễ nhận thấy rằng trong đa số họ thực vật, đặc tính
tích lũy của tinh dầu chỉ có ở một số chi nhất định trong họ.
Phân tích và tìm hiểu quy luật phân bố của cây tinh dầu ở các họ thực vật
không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu tiến hóa sinh lý, sinh hóa mà còn có giá
trị rất lớn đối với công tác điều tra, phát hiện. Hiện nay, trong hệ thực vật Việt
Nam có khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ chứa tinh dầu [26]. Như vậy,
nguồn tài nguyên cây tinh dầu nói riêng và tài nguyên thực vật Việt Nam rất là
đa dạng và phong phú.
1.4. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Hồ tiêu (Piperaceae)
1.4.1. Trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần
hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học. Điển hình là các công trình như: Từ loài
Piper cubeba phân bố ở Inđônexia được Rein B. và cộng sự (2007) nghiên cứu
với sabinen (9,1%), β-elemen (9,4%), epi-cubebol (4,3%) và cubebol (5,6%) là
các thành phần chính của tinh dầu quả. Trans-sabinen hydrat (8,2%), β-
caryophyllen (5,0%), epi-cubebol (4,2%), γ-cadinen (16,6%) và cubebol (4,8%)
là các thành phần chính của lá [81].
Loài Piper permucmnatutum phân bố ở Braxin được H. S. Toquilho và
cộng sự (1999) công bố với các thành phần chính trong tinh dầu là δ-cadinen
(12,7%), γ-muurolen (7,4%), α-cadinol (6,9%), β-caryophyllen (6,8%) [108]. Từ
7 mẫu trên mặt đất của loài Piper anonifolium ở Braxin được E. H. A. Andrade
và cộng sự (2005) công bố với các thành phần chính của tinh dầu của các mẫu
5,6,7 là α-pinen (45,5%, 45,7% và 41,1%), β-pinen (17,7%, 17,2% và 17,8%) và
limonen (7,1%, 8,4% và 6,1%); mẫu 1 với α-pinen (53,1%) và β-pinen (22,9%)
là các thành phần chính; mẫu 2 và 4 được đặc trưng bởi α-pinen (40,9% và
41,8%), β-pinen (18,8% và 18,6%), limonen (7,4% và 8,5%) và δ-2-caren (7,7%
và 8,0%); mẫu 3 với α-eudesmol (33,5%), ishwaran (19,1%),germacren D
(9,6%), α-pinen (7,3%) và limonen (5,9%) là các thành phần chính trong tinh
13
dầu [35]. Nghiên cứu 4 loài thuộc họ Hồ tiêu ở Braxin, với β-elemen (11,6%) và
epi-cubebol (13,1%) là các thành phần chính của loài Piper cernuum; trong lá
loài Piper glabratum được đặc trưng bởi β-caryophyllen (14,6%) và
longiborneol (12,0%); ở loài Piper hispidum với β-pinen (12,0%), khusimen
(12,1%) và δ-cadinen (13,2%) là các thành phần chính. β-caryophyllen (11,2%)
và germacren D-4-ol (11,1%) là các thành phần chính của loài Piper madeiranum
[39]. Khi công bố 6 mẫu tinh dầu trên mặt đất của loài Piper cyrtopodon ở
Braxin, E. H. A. Andrade và cộng sự (2006) cho thấy, mẫu 1 được đặc trưng bởi
β-caryophyllen (19,2%), bicyclogermacren (13,0%), germacren D (10,0%),
spathulenol (8,4%); mẫu 2 gồm bicyclogermacren (23,3%), germacren D
(17,9%), spathulenol (6,9%); mẫu 3 là β-caryophyllen (34,6%), bicyclogermacren
(21,4%), germacren D (13,6%) và α-pinen (7,5%); mẫu 4 với elemicin (26,8%),
germacren D (14,8%), bicyclogermacren (14,0%) là các thành phần chính; mẫu 5
với β-caryophyllen (18,1%), bicyclogermacren (14,9%), germacren D (13,6%),
elemicin (10,1%) và mẫu 7 là epi-α-bisabolol (26,3%), α-cadinol (9,5%),
bicyclogermacren (8,3%) và germacren D (7,5%) [36].
Cũng từ phần trên mặt đất của 4 mẫu loài Piper demeraranum ở Braxin
với các thành phần chính là limonen (20,2%, 31,0%, 40,3% và 30,6%), sabinen
(12,9%, 17,0%, 22,7% và 18,2%), β-pinen (7,7%, 8,2%, 14,4% và 10,7%) và α-
pinen (7,3%, 6,1%, 12,3% và 7,6%) [38][38]. Từ lá và quả loài Piper
divaricatum ở Braxin với linalool (23,4–29,7%), β-pinen (19,9–25,3%) và α-
pinen (9,0–18,8%), là các thành phần chính; ở quả là β-pinen (18,0–12,0%), α-
pinen (6,3–17,6%) và β-caryophyllen (9,0–11,4%) [34]. Ở lá của loài Piper
dumosum với các thành phần chính là biclyclogermacren (16,2%), β-
caryophyllen (15,9%), β-pinen (16,0%) và α-pinen (12,1%). Đối với lá của loài
Piper aleyreanum được đặc trưng bởi β-pinen (14,4%), isocaryophyllen (17,5%)
và β-caryophyllen (18,6%) [55].
Ở lá của loài Piper gaudichaudianum, mẫu A là β-caryophyllen (12,1%),
α-humulen (13,3%), β-selinen (15,7%) và α-selinen(16,6%); mẫu B là β-
14
caryophyllen (19,3%), α-humulen (29,2%) và α-selinen (8,9%). Trong loài Piper
regnelii với β-caryophyllen (23,4%), (E)-nerolidol(13,7%) và spathulenol
(11,1%) là các thành phần chính trong tinh dầu [37]. Trong lá của loài Piper
hispidum phân bố ở CuBa được Pino A. và cộng sự (2004) công bố với các
thành phần chính của tinh dầu là β-eudesmol (17,5%), trans-6-vinyl-4,5,6,7-
tetrahydro-3,6-dimethyl-5-isopropenylbenzofuran (12,9%) [76]. Từ 4 mẫu tinh
dầu của loài Piper manausense ở vùng Amazon được công bố, với mẫu 1 và 2
được đặc trưng bởi bicyclogermacren (32,0% và 34,0%), gleenol (6,8% và
9,4%), β-caryophyllen (7,7% và 8,5%). Mẫu 3 với thành phần chủ yếu là
bicyclogermacren (41,0%), β-pinen (9,2%), α-pinen (9,1%). Spathulenol
(15,0%), globulol (9,4%), bicyclogermacren (7,8%) là các thành phần chính của
mẫu 4 [69]. Trong tinh dầu của loài Piper mikanianum với β-vetivon (33,0%),
(Z)-isoelemicin (21,5%) và (E)-asaron (11,6%) là các thành phần chính của tinh
dầu [63].
Trong lá của loài Piper peltata được J. A. Pino và cộng sự (2004) công bố
trong tinh dầu đặc trưng bởi caryophyllen oxit (22,9%), spathulenol (9,0%),
trans-calamenen (5,4%) và α-copaen (5,2%). Dillapiol (82,2%) là thành phần
chính của loài Piper aduncum [77]. Khi nghiên cứu 3 loài trong chi Piper ở
Costa Rica, B. Vogler và cộng sự (2006), đã công bố ở hoa của loài Piper
auritum với thành phần chính của tinh dầu là safrol (93,0%); ở loài Piper
marginatum với trans-anethol (46,0%), p-anisaldehyd (22,0%) và anisyl keton
(14,0%). β-caryophyllen (28,0%), germacren D (17,0%) và (E,E)-α-farnesen
(15,0%) là các thành phần chính của tinh dầu [104]. Từ tinh dầu lá, thân, rễ và
cụm hoa của loài Piper truncatum ở Braxin được A. P. F. Trindade (2010) công
bố với camphen (10,3%), germacren D (56,0%) là thành phần chính ở cụm hoa;
các thành phần đặc trưng trong lá là (Z)-3-hexenol (35,3%), β-caryophyllen
(24,2%), germacren D (11,1%) và (E)-nerolidol (10,5%); ở cành với 6(Z), 8(E)-
N-isobutyl-decadienamit (16,2%) là thành phần chính và ở rễ là 6(Z), 8(E)-N-
isobutyl-decadienamit (67,6%) [107]. Từ lá của thứ Piper tuberculatum var.
15
tuberculatum với các thành phần chính trong tinh dầu là β-caryophyllen (26,3%)
và α-cadinol (13,7%) [99]. Trong tinh dầu lá của loài Piper vicosanum với thành
phần chính là các monotecpen (56,0-62,6%); trong đó limonen (40,0-45,5%) và
1,8-cineol (10,4-15,0%) là các thành phần đặc trưng [61]. Trong lá của loài
Piper xylosteoides được đặc trưng bởi myrcen (31,0%) và γ-terpinen (26,0%)
[71]. Ở lá của loài Piper officinarum với β-caryophyllen (11,2%), α-pinen
(9,3%), sabinen (7,6%), β-selinen (5,3%) và limonen (4,6%) là các thành phần
chính; ở cành được đặc trưng bởi β-caryophyllen (10,9%), α-phellandren
(9,3%), linalool (6,9%), limonen (6,7%) và α-pinen (5,0%) [87]. Một số loài
thuộc chi Piper phân bố ở Braxin với dillapiol (64,4%) là thành phần chính của
loài Piper aduncum; p-mentha-1(7),8-dien (39,0%), 3,4-methylenedioxypropio
phenon (19,0%), và (E)-β-ocimen (9,8%) là các thành phần chính của loài Piper
marginatum. Các thành phần chủ yếu của loài Piper marginatum là (E)-
isoosmorhizol (32,0%), (E)-anethol (26,4%), isoosmorhizol (11,2%) và (Z)-
anethol (6,0%). Methyl eugenol (69,2%) và eugenol (16,2%) là các hợp chất
chính của loài Piper divaricatum. Safrol (69,2%), methyl eugenol (8,6%) và β-
pinen (6,2%) được đặc trưng của loài Piper callosum [40]. Ở loài Piper cernuum
với thành phần chính là β-elemen (11,6%) và epi-cubebol (13,1%). β-
caryophyllen (14,6%) và longiborneol (12,0%) là các hợp chất chính của loài
Piper glabratum. β-pinen (12,0%), khusimen (12,1%) và γ -cadinen (13,2%) là
các hợp chất đặc trưng của loài Piper hispidum. Đối với loài thì β-caryophyllen
(11,2%) và germacren D-4-ol (11,1%) là các hợp chất chính [90]. Trong lá của
loài Piper pellucidađược M. H. L. Silva và cộng sự (1999) công bố với các
thành phần chính của tinh dầu là dillapiol (39,7%) và trans-caryophyllen
(10,7%) [92].
Ở Phillipines lá của loài Piper betle với chavibetol (53,0%), acetat
(16,0%) và caryophyllen (4,0%) là các thành phần chính. Cũng lá của loài này
phân bố ở Malaysian với chavibetol (69,0%) là các thành phần chính; đối với
loài phân bố ở Campuchia thì được đặc trưng bởi -pinen (7,0%), sabinen
16
(8,0%), 1,8–cineol (10,0%), methyl chavicol (9,0%) và terpinyl acetat (19,0%).
Safrol (28,0%) và myrcen (26,0%) là các thành phần đặc trưng trong lá của loài
phân bố ở Đài Loan [53].
Khi nghiên cứu tinh dầu của một số loài thuộc chi Piper, M.A.
Sumathykutty và cộng sự (1999) cho thấy, elemol (11,5%) là thành phần chính
trong lá của loài Piper nigrum, β-caryophyllene (13,0%) là thành phần chính
trong lá của loài Piperattenuatum; trong thân là β-cubeben (10,0%). Cubebol
(23,6%) là thành phần chính của lá loài Piper cubeba [95].
Ở lá của 4 loài Piper cernuum, Piper glabratum, Piper hispidum và Piper
madeiranum được S.H. Soidrou và cộng sự (2013) công bố với β-elemen
(11,6%) và epi-cubebol (13,1%) là thành phần chính của Piper cernuum; β-
caryophyllen (14,6%) và longiborneol (12,0%) là các thành phần chính của
Piper glabratum; β-pinen (12,0%), khusimen (12,1%) và γ-cadinen (13,2%) là
các thành phần chính của P. hispidum; β-caryophyllen (11,2%) và germacren D-
4-ol (11,1%) là các hợp chất chính của P. madeiranum [93]. Năm 2001, M.
Mundina và cộng sự công bố lá của loài Piper lanceaefolium phân bố ở Costa
Rica; trong tinh dầu được đặc trưng bởi các sesquitecpen hydrocacbon với β-
caryophyllen và germacren D là các thành phần chính [73]. Trong lá của loài
Piper fulvescens phân bố ở Paraguay được R. Vila và cộng sự (2001) công bố
với trans-anethol (26,4%) và ishwaran (12,1%), là các thành phần chính của tinh
dầu [101]. Ở tinh dầu của lá loài Piper aduncum từ Panama và Bolivia. Trong đó
mẫu ở Panama với β-caryophyllen (17,4%) và aromadendren (13,4%) là các
thành phần chính. 1,8-cineol (40,5%) sarisan (1-allyl-2-methoxy-4,5-
methylenedioxybenzen (12,9%) là thành phần chính ở mẫu Bolivia [102].
Ở lá và hoa loài Piper friedrichsthalii phân bố Costa Rica và Panama.
Mẫu của loài Piper friedrichsthalii ở Costa Rica được đặc trưng bởi α-pinen,
camphen, β-phellandren, limonen. Trong lá của loài P. pseudolindenii với 11-
selinen-4α-ol, α-selinen, germacren D và β-selinen là các thành phần chính của
tinh dầu [103]. Từ lá của 5 loài trong chi Piper phân bố ở Malaysian được I. B.
17
Jantan và cộng sự (1994) công bố với dillapiol (64,5%) là thành phần chính của
loài P. aduncum. Chavibetol chiếm 69,0% và 42,7% của loài Piper betle và
Piper lanatum. Thành phần chính của loài Piper pedicellosum là β-phellandren
(21,9%) và eugenol (17,2%). (E)-Nerolidol (17,5%) và cedrol (14,8%) là các
hợp chất chính của loài Piper penangense [59]. Trong lá của loài Piper
corcovadensis với các thành phần chính là 1-butyl-3,4-methylenedioxybenzen
(30,6%), terpinolen (17,4%), trans-caryophyllen (6,3%), α-pinen (5,9%) [49].
Trong lá của loài Piper aduncum ở 3 mẫu tinh dầu được đặc trưng bởi dillapiol
(69,3%; 79,9% và 85,4%) [67]. Từ lá của loài Piper miniatum được Salleh W.
M. và cộng sự (2015) công bố với caryophyllen oxit (20,3%) và α-cubeben
(10,4%) là các thành phần chính của tinh dầu [85]. Ở lá của loài
Piper hongkongense phân bố Trung Quốc được đặc trưng bởi các hợp chất
caryophyllen, α-caryophyllen và nerolidol [113].
Từ phần trên mặt đất của 3 loài thuộc chi Piper phân bố ở Malaysia được
Salleh W. và cộng sự (2014) công bố với spathulenol (11,2%), (E)-nerolidol
(8,5%) và β-caryophyllen (7,8%) là các thành phần chính của tinh dầu loài Piper
abbreviatum. Loài Piper erecticaule được đặc trưng bởi β-caryophyllen (5,7%)
và spathulenol (5,1%). Borneol (7,5%), β-caryophyllen (6,6%) và α-amorphen
(5,6%) là các thành phần chính từ loài Piper lanatum [86].
Ở lá và cụm hoa của loài Piper subtomentosum được đặc trưng bởi α-
pinen (27,3% và 21,0%) và δ-cadinen; phần trên mặt đất của loài Piper
septuplinervium được đặc trưng bởi camphen và α-, β-pinen [42]. Trong lá của
loài Piper divaricatum với các thành phần chính của tinh dầu là methy leugenol
(75,0%) và eugenol (10,0%) [49]. Từ lá và cành loài Piper flaviflorum phân bố
ở Trung Quốc với các thành phần đặc trưng là (E)-nerolidol (16,7% và 40,5%),
β-caryophyllen (26,6% và 14,6%) và elixen (5,3% và 12,3%) [64]. Ở lá của loài
Piper nigrum được Bagheri H. và cộng sự (2014) công bố với các thành phần
chính từ tinh dầu là β-caryophyllen (25,4 ± 0,6%), limonen (15,6 ± 0,2%),
sabinen (13,6 ± 0,2%), 3-caren (9,3 ± 0,1%), β-pinen (7,3 ± 0,1%), và α-pinen
18
(4,3 ± 0,1%) [44]. Loài Piper capense phân bố ở phía Đông Cameroon với các
thành phần chính của tinh dầu là β-pinen (33,2%), sabinen (10,0%) và α-pinen
(8,9%) [110]. Từ 3 loài của chi Piper phân bố ở Cuba được xác định là piperiton
(34,0%), camphor (17,1%), camphen (10,9%), 1,8-cineol (8,7%) và viridiflorol
(7,4%) là các thành phần chính của loài Piper aduncum. Trong các loài Piper
auritum và Piper umbellatum được đặc trưng bởi safrol (71,8%và 26,4%) [83].
Ở lá của loài Piper aduncum phân bố từ Braxin với thành phần chính trong tinh
dầu là các monotecpen (90,4%) và sesquitecpen (7,0%). Thành phần đặc trưng
là 1,8-cineol (53,9%) [94]. Trong tinh dầu lá, rễ, thân và quả của loài Piper
klotzschianum được đặc trưng bởi 1-butyl-3,4-methylenedioxybenzen; 2,4,5-
trimethoxy-1-propenylbenzen, 1-butyl-3,4-methylenedioxybenzen, 1-butyl-3,4-
methylenedioxybenzen, limonen và α-phellandren [51].
Tinh dầu từ lá và cành của loài Piper officinarum được đặc trưng bởi β-
caryophyllen (11,2%), α-pinen (9,3%), sabinen (7,6%), β-selinen (5,3%) và
limonen (4,6%). Ở thân là β-caryophyllen (10,9%), α-phellandren (9,3%),
linalool (6,9%), limonen (6,7%) và α-pinen (5,0%) [87]. Từ tinh dầu lá của loài
Piper cubeba được đặc trưng bởi sabinen (20,0%), eucalyptol (11,9%), 4-
terpineol (6,4%), β-pinen (5,8%), camphor (5,6%) và δ-3-caren (5,3%) [66].
Trong lá và cành của loài Piper caninum phân bố ở Malaysia được Salleh W. M.
và cộng sự (2011) công bố với safrol (17,1%) trong lá và 25,5% trong cành [88].
Từ rễ, thân, quả và lá của loài Piper longum được Varughese T. và cộng sự
(2016) công bố với các thành phần chính là các monotecpen và các sesquitecpen
[100].
1.4.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về tinh dầu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở nước
ta mới diễn ra khoảng hơn 3 thập kỷ trở lại đây. Các tác giả cũng chủ yếu đề cập
đến các loài cây trồng như Tiêu (Piper nigrum), Trầu không (Piper betle), Lá lốt
(Piper lolot),...
Từ loài Piper bavinum phân bố ở Hương Sơn, Hà Tĩnh được D. Lesueur
19
và cộng sự (2009) công bố với các thành phần chính là bicyclogermacren
(10,6%), globulol (5,7%), leden (5,1%) và α-pinen (4,4%) [52]. Loài Trầu
không (Piper betle) phân bố ở Bạch Mã, Thừa Thiên Huế với thành phần chính
là isoeugenol (72,0%), isoeugenyl acetat (12,2%) [53]. Trong rễ được đặc trưng
bởi -cadinen (11,7%), -cadinol (26,2%) và T-muurolol (20,7%) [53]. Phần
trên mặt đất của loài Piper pierrei ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế với p-
methylbenzyl cinnamat (18,1%) và -methylbenzyl cinnamat (28,0%) [53]. Từ
lá, thân và rễ loài Piper lolot phân bố ở Việt Nam với các thành phần chính
trong tinh dầu là -caryophyllen (26,1%, 30,9% và 27,6%) tương ứng trong lá,
thân và rễ [53]. Đỗ Đình Rãng và cộng sự (2001), công bố từ phần trên mặt đất
của loài này ở Hà Nội với -asaron (21,8%), d–nerolidol (8,6%), trans-methyl
isoeugenol (5,5%) [27]. Loài Peperomia pellucida ở Thừa Thiên Huế được
Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (2005), công bố với các thành phần chính là
carotol (33,1%) và dill apiol (29,3%) [53]. Gần đây, Lưu Đàm Ngọc Anh và
cộng sự (2016), công bố ở lá của loài Piper arboricola với các thành phần chính
là spathulenol (27,5%), α-phellandren (20,3%), germacren D (14,6%), γ-terpinen
(6,2%) [1].
Khi nghiên cứu loài Trầu không (Piper betle) và Hồ tiêu (Piper nigrum) ở
các vùng khác nhau của Nghệ An, Hoàng Văn Lựu (2003) cho thấy thành phần
chính trong tinh dầu gồm α-pinen và D-limonen [23]. Ở loài Hồ tiêu (Piper
nigrum) được chiết xuất bằng CO2 lỏng siêu tới hạn tại các áp suất khác nhau thì
thành phần chính của tinh dầu là 3-caren, caryophyllen, β-selinen cũng có sự
biến đổi [25].
Từ lá Trầu không (Piper betle) ở Hải Dương được Phạm Thế Chính và cộng
sự (2009) công bố với các thành phần chính của tinh dầu là chavicol (7,6%),
eugenol (77,2%), eugenyl axetat (8,7%) [8]. Cũng từ lá của loài này phân bố ở Hậu
Giang được đặc trưng bởi phenol, 2-methoxy-3- (2-propenyl)- (19,8%),
acetyleugenol (20,1%) và 4-allyl-1,2- diacetoxybenzen (34,6%) [7]. Ở lá của loài
Piper longum được Đỗ Đình Rãng và cộng sự (2007), công bố với các thành phần
20
chính là β-caryophyllen (11,42%), β-pinen (8,0%), α-pinen (4,9%) và α-copaen
(4,0%) [27].
1.5. Điều kiện tự nhiên xã hội ở Bắc Trung Bộ
1.5.1. Vị trí địa lý
Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam
dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân, có tọa độ địa lý từ 16o
13' đến 19°18' vĩ
độ Bắc, 104°22' đến 108o
12' kinh độ Đông. Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6
tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-
Huế. Phía Tây là sườn Đông Trường Sơn, giáp nước Lào có đường biên giới dài
1.294 km với các cửa khẩu Quan Hoá, Lang Chánh (Thanh Hoá), Kỳ Sơn (Nghệ
An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị)…, tạo điều kiện giao lưu kinh
tế với Lào và các nước Đông Nam Á trên lục địa; Phía Đông hướng ra biển
Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700 km, biển có nhiều hải sản và nhiều
vùng nước sâu có thể hình thành các cảng biển. Vùng có nơi hẹp nhất là Quảng
Bình (khoảng 50 km), nằm trên trục giao thông xuyên Việt là điều kiện thuận lợi
giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
1.5.2. Địa hình, địa mạo
Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống
Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt
phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ
An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)... sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An),
sông Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu trúc địa hình của Bắc Trung Bộ gồm nhiều
dãy núi có độ cao từ 600 – 2.450m, đỉnh cao nhất là đỉnh núi Phacatun cao
2.450m, đỉnh Giăng màn thượng nguồn sông Ngàn Sâu cao 2.235m, Pù Huống
1.570m, Pù Kô Kô 1.124m, Pù Chó 1.500m, Bạch Mã cao 1.450m, với địa hình
bị chia cắt mạnh tạo nên độ dốc lớn 35 - 400
trước khi chuyển dần xuống đồng
bằng hay ven biển. Đây cũng là địa hình phức tạp tạo nên nhiều hệ sinh thái:
Rừng núi cao (chiếm gần 50% diện tích); vùng gò đồi (gần 30% diện tích); và
các dải đồng bằng nông nghiệp, đất cát ven biển, rừng ngập mặn, đảo ven bờ…
21
giữ vai trò quan trọng trong kinh tế biển và an ninh quốc phòng. Đặc biệt ở
Quảng Bình có hệ sinh thái núi đá vôi Carst rộng lớn, có nhiều hang động như
động Phong Nha (Bố Trạch) rộng và dài vào bậc nhất thế giới lại nằm tiếp giữa
hai vùng địa lý sinh học Bắc và Nam, là nơi có cấu tạo địa chất đặc biệt của
vùng Carst trẻ, là địa bàn có tính đa dạng sinh học cao.
1.5.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ mang tính chuyển tiếp giữa hai miền khí
hậu của nước ta là khí hậu cận nhiệt đới có mùa Đông lạnh ở phía Bắc và khí
hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Nằm trong sườn Đông của dãy Trường Sơn
Bắc lại nằm kề với biển. Khí hậu vùng Bắc Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng sâu
sắc của mối tương tác phức tạp của chế độ hoàn lưu khí quyển và các điều kiện
địa hình được thể hiện rõ qua chế độ mưa ẩm cũng như sự xuất hiện thường
xuyên của gió phơn Tây Nam vào nửa đầu mùa hè. Toàn vùng chịu ảnh hưởng
của thời tiết bất lợi, áp thấp nhiệt đới, bão lụt xảy ra hàng năm v.v… trung bình
có 6 cơn bão mỗi năm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều trận lụt lớn xảy
ra do rừng đầu nguồn bị phá hủy. Yếu tố khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ bởi các hiện tượng bốc hơi nước. Theo
lượng bốc hơi nước kể cả thảm thực vật, dao động trong khoảng 1.100 - 1259
mm/năm, bằng hơn ½ lượng mưa năm. Song song với đặc điểm bốc hơi nước,
hiện tượng gió phơn Tây Nam (gió Lào) gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng vật
nuôi trong khu vực. Với vị trí độc đáo của rừng núi Bắc Trung Bộ được các nhà
khoa học trong nước và quốc tế công nhận còn chứa đựng nguồn tài nguyên sinh
vật phong phú và đa dạng, là vùng duy nhất có sự giao lưu giữa các luồng sinh
vật Bắc và Nam, bao gồm các yếu tố Trung Hoa, yếu tố Ấn Độ - Malaysia, yếu
tố Hymalaia; Yếu tố phân bố toàn cầu và yếu tố đặc hữu.
1.5.4. Đặc điểm kinh tế xã hội
Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng trên 51.168 km2
, chiếm khoảng 15,5% diện
tích của cả nước, với tổng dân số là 10.500.000 người theo điều tra dân số
1/4/2009. Dân cư sống trong vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu là người Kinh, và nhiều
22
dân tộc khác như: Tày, Thái, Thổ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Mường, Dao
ở Thanh Hóa; H'
mông, Khơ Mú, Đan Lai ở Nghệ An, Hà Tĩnh; Bru-Vân Kiều, Cơ
Tu, Tà Ôi, Chưt ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Mật độ dân số
khoảng 200 người/km2
trong đó Thanh Hoá có mật độ cao nhất khoảng 310
người/km2
, thấp nhất là ở Quãng Bình chỉ có khoảng 95 người/km2
. Mật độ dân
số thay đổi mạnh mẽ giữa khu vực đồng bằng và miền núi, đô thị và nông thôn.
1.5.5. Đặc điểm hệ thực vật
Bắc Trung Bộ có 5 Vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong
Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã) và 9 khu Bảo tồn Thiên nhiên (Pù Luông, Pù Hu, Xuân
Liên, Pù Hoạt, Pù Huống, Kẻ Gỗ, Bắc Hướng Hóa, Đakrông, Phong Điền) toàn
vùng có 2.135.649 ha có rừng. Trong đó, rừng đặc dụng là 349.316 ha; rừng
phòng hộ 1.054.431 ha và rừng sản xuất là 731.902 ha. Hiện nay, đã biết 4.133
loài thuộc 1.211 chi của 224 họ thực vật bậc cao có mạch với đầy đủ các ngành
thực vật bậc cao có mạch của Việt Nam. Đơn vị địa lý sinh học Bắc Trung Bộ
chiếm 23,25% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước (tính bằng tổng diện tích
của hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam) nhưng hệ thực vật ở đây chiếm
tới 64,47% tổng số họ, 51,71% tổng số chi và 39,06% tổng số loài trong hệ thực
vật Việt Nam; hệ thực vật ở Bắc Trung Bộ đóng góp khoảng một nửa cho hệ
thực vật Việt Nam.
Thảm thực vật ở Bắc Trung Bộ rất đa dạng, có 38 kiểu thảm khác nhau
[34], được chia thành 2 nhóm chính là thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật
trồng. Thảm thực vật tự nhiên chia theo các vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở
vành đai nhiệt đới (<800m ở Quảng Bình trở ra và <900m ở Thừa Thiên - Huế),
trên đất địa đới (tầng dày, thoát nước tốt) có 5 kiểu thảm khác nhau. Trên đất phi
địa đới (tầng mỏng, thoát nước nhanh) có 5 kiểu thảm thực vật. Trên đất nội địa
đới ngập nước ngọt ở vùng đồng bằng, ven sông suối với nền đáy phù sa ngập
định kỳ có khoảng 14 kiểu thảm, trên than bùn và cát ẩm khá đặc sắc với 5 kiểu
thảm. Thảm thực vật ngập mặn có 5 kiểu thảm. Thảm thực vật trên vành đai nhiệt
đới gồm 3 kiểu. Còn lại là các thảm thực vật cây trồng.
23
Hình 1.1. Bản đồ các VQG, khu BTTN, khu Bảo tồn loài, khu Bảo tồn Cảnh quan
ở Bắc Trung Bộ
24
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc
Trung Bộ.
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là các Vườn Quốc Gia (Bến En, Pù Mát, Vũ
Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã) và các Khu Bảo tồn Thiên nhiên (Xuân
Liên, Pù Luông, Pù Hoạt, Pù Huống, Kẻ Gỗ, Đak Krông) ở Bắc Trung Bộ. Ngoài
ra còn thu mẫu ở một số địa điểm của các huyện có phân bố của họ này.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học (hình thái, sinh thái), phân bố và tính
đa dạng các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ.
- Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở
Bắc Trung Bộ.
- Xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong
trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật
2.3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu, các mẫu vật
lưu ở bảo tàng trong nước và nước ngoài, các công trình công bố liên quan.
2.3.1.2. Phương pháp điều tra thực địa
Ở mỗi địa điểm nghiên cứu tác giả chọn các tuyến điều tra chính để nghiên
cứu:
+ VQG Bến En: tuyến Sông Tràng - Bãi Trành; tuyến Đồng Mười – Hồ
Sông Mực - Điện Ngọc; tuyến Đồng Mười - Xuân Thái.
+ VQG Pù Mát: tuyến Môn Sơn - Sông Giăng; tuyến Chi Khê - Khe Bu;
tuyến Lâm Trường Con Cuông - Khe Kèm; tuyến Tam Đình - Tam Hợp; tuyến
25
Châu Khê - Khe Choang.
+ VQG Vũ Quang: tuyến Hương Quang - Dốc Dẻ; tuyến Hương Đại -
Hương Quang; tuyến Trạm chè - Sơn Kim II.
+ VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: tuyến ngã ba Đông – Vườn Thực vật và
Tây đường Trường Sơn - U Bò.
+ VQG Bạch Mã: tuyến Trung tâm Vườn - Thác Thủy Điện - thác Đá
Dựng; tuyến Trĩ Sao - Đỉnh Bạch Mã - Đỗ Quyên; tuyến Hương Phú - Thị trấn
Khe Tre, Thượng Nhật - Hưng Lộc).
+ Khu BTTN Xuân Liên: tuyến Xuân Liên - Vạn Xuân, tuyến Yên Nhân –
Bát Mọt.
+ Khu BTTN Pù Luông: tuyến Phú Lệ - Thung Hang; tuyến Cổ Lũng –
Lũng Cao.
+ Khu BTTN Pù Huống: tuyến Châu Thái - Nam Sơn – Bắc Sơn – Bình
Chuẩn; tuyến Châu Hoàn – Diên Lãm – Quang Phong.
+ Khu BTTN Pù Hoạt: Tri Lễ - Nậm Giải; Hạnh Dịch - Thông Thụ - Đồng
Văn.
+ Khu BTTN Kẻ Gỗ: Trung tâm du lịch đến các khu vực chạy theo phía
Nam – Bắc.
2.3.1.3. Phương pháp thu mẫu và định loại
Mỗi cây thu 2-3 mẫu tiêu bản ở cùng 1 địa điểm. Sau khi thu mẫu thì ghi số
hiệu. Khi thu mẫu thì ghi chép tỉ mỉ ngay những đặc điểm dễ bị mất khi mẫu khô
như: màu sắc, hình dạng tự nhiên của hoa, quả, lá ... Ngoải ra còn chụp ảnh tổng
thể và chi tiết từng bộ phận của cây bằng máy ảnh kỹ thuật số Canon.
Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại phòng
mẫu Dược liệu, Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Y Khoa Vinh.
Phương pháp dùng để nghiên cứu phân loại là phương pháp hình thái so
sánh. Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng vẫn là phương pháp
thông dụng được sử dụng hiện nay. Trong phương pháp này dựa trên các đặc
điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu trong đó chủ
26
yếu dựa vào cơ quan sinh sản như vị trí cụm hoa, cấu tạo của hoa, đặc điểm của
lá bắc, đài hoa, cấu tạo của nhị và núm nhụy khi tạo thành quả. Bởi vì đây là
những đặc điểm ít thay đổi dưới tác động của điều kiện sống.
Tổng số mẫu thu được là hơn 500 mẫu, số mẫu đã phân tích và xác định tên
khoa học hơn 300 mẫu. Mẫu hiện được lưu trữ ở phòng mẫu Dược liệu, bộ Môn
Dược liệu, Trường Đại học Y Khoa Vinh.
Các tài liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu mẫu là: Phạm
Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I [14]; Wu T. L (1981), Flora of
China [112]; Cheng Y., N. Xia & M.G. Gilbert (1999), Flora of China, Vol. 4,
Piperaceae [48].
2.3.1.4. Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu
(Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ
Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) qua
các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước về các loài nghiên cứu để bổ sung
vào giá trị sử dụng tài nguyên của họ này trong các tài liệu: Võ Văn Chi (2012)
[6], Đỗ Tất Lợi (1999) [21], Lê Trần Đức (1997) [11][11], Triệu Văn Hùng và
cộng sự (2007) [16], Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) [2], Chaveerach A.et al.,
(2006) [46] và thông qua phỏng vấn người dân bằng phương phương pháp có sự
tham gia PRA: Parcitipartory Rual Appraisal.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu
2.3.2.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu
Mẫu để chưng cất tinh dầu là các bộ phận riêng biệt của cây (lá, thân giả,
thân rễ, hoa, quả). Mỗi mẫu thu từ 0,5-3 kg tươi, mẫu được ghi số hiệu (số hiệu
này trùng với số hiệu mẫu thực vật để định loại) và ngày tháng được thu. Sau
khi thu hái, mẫu được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước
có hồi lưu trong thiết bị Clevenger trong thời gian 2-4 giờ ở áp suất thường theo
tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (2010) [4].
2.3.2.2. Phương pháp định lượng tinh dầu
Tinh dầu của các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương pháp I của
27
Dược điển Việt Nam IV (2010) [4]. Hàm lượng tinh dầu được tính theo công thức:
X(%) = (khi d<1)
Hoặc theo công thức
X(%) = (khi d>1)
Trong đó: a là thể tích của tinh dầu tính bằng ml
b là khối lượng của mẫu tính bằng gam.
Tinh dầu được làm khô bằng Na2SO4 khan, đựng trong các lọ tiêu chuẩn đậy
kín, bảo quản ở 0-5o
C trước khi đem phân tích.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu
Chuẩn bị mẫu phân tích cho sắc ký khí: Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được
làm khô bằng Na2SO4 khan trong 1ml hexan tinh khiết loại dùng cho phân tích
sắc ký.
Sắc ký khí (GC) với đầu dò FID: Được thực hiện trên máy Agilent
Technologies HP 6890N Plus với detectơ FID, cột mao quản HP-5MS chiều dài
30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25m với khí mang
là hydro. Nhiệt độ buồng bơm mẫu là 250o
C. Nhiệt độ Detectơ là 260o
C.
Chương trình nhiệt độ 60o
C (2 min), tăng 4o
C/phút cho đến 220o
C, dừng ở nhiệt
độ này trong 10 phút.
Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký
khí khối phổ liên hợp Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD với cột
tách và các điều kiện vận hành sắc ký như nêu ở trên và với Heli làm khí mang.
Việc xác định định tính các thành phần của tinh dầu được thực hiện bằng các
phương pháp sau:
- Dựa trên giá trị của chỉ số lưu giữ (Retention Index), xác định với một dãy
các đồng đẳng n-alkan trong cùng một điều kiện sắc ký.
a x 0,9
b
x 100%
a
b
x 100%
28
- Dựa trên sắc ký nội chuẩn (co-injection) với các chất chuẩn thương mại
(của hãng Sigma-Aldrich, St. Louis, MO, USA) hoặc với các thành phần tinh
dầu đã biết.
- Dựa trên phổ khối lượng, so sánh với phổ khối lượng tìm thấy trong các
ngân hàng dữ liệu (NIST 08 và Wiley 9th
Version) hoặc so sánh với các dữ liệu
của các tài liệu tham khảo.
Tỉ lệ % các thành phần trong tinh dầu được tính toán dựa trên diện tích hoặc
chiều cao của pic sắc ký (detector FID) mà không sử dụng các yếu tố điều chỉnh
[33], [56], [60], [97], [98].
Tinh dầu được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Trường Đại học
Vinh.
2.4. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lí trên phần mềm Microsoft Office Excel 2010.
29
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh học của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)
3.1.1. Đặc điểm hình thái của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)
+ Thân: Cây bụi đứng thẳng, cây leo với rễ mọc ở đốt; đôi khi có dạng thân
thảo bò trên mặt đất hoặc sống bì sinh; thường có mùi thơm.
+ Lá: Đơn, mép nguyên, mọc đối hoặc mọc cách, có thể có hoặc không có lá
kèm (rụng sớm để lại sẹo ở mấu khá rõ). Lá rất khác nhau về hình dạng và kích
thước giữa các loài. Lá có các dạng: hình mác, hình trứng, hình tim,... Trên
cùng một cây có thể có nhiều hình dạng lá khác nhau với đặc điểm lá già
thường to và nổi bật hơn so với những lá còn lại. Phiến lá có thể mỏng hoặc dày,
nhẵn bóng, nhăn nheo hoặc thô ráp, có thể có lông. Lông che chở màu nâu hoặc
trắng, có thể đơn bào hoặc đa bào, bao phủ bề mặt lá hoặc toàn thân cây. Gốc lá
cân đối hoặc lệch, hình tròn hoặc hình tim. Cuống lá ngắn hoặc dài khoảng vài
cm. Gân lá thường tạo thành các cặp xuất phát từ một số điểm như: gốc lá, điểm
sát gốc lá, điểm giữa hoặc điểm phía trên của gân giữa lá. Một số lá có hệ gân
thứ cấp chạy dọc theo gân giữa, có dạng đường cong từ gốc đến đỉnh của lá, có
hình chân vịt hoặc có một phần xẻ lông chim.
+ Hoa: Cụm hoa dạng bông, mọc đối diện với lá, ngoài nách lá hoặc ở nách lá;
hiếm khi mọc ở đỉnh cành và cũng hiếm khi tạo thành cụm gồm nhiều bông mọc
ở nách lá. Cụm hoa có dạng vươn thẳng hoặc uốn cong nhẹ và có thể bị rủ
xuống khi chín. Hoa trần, thường đơn tính (đa số khác gốc, ít khi cùng gốc) hoặc
lưỡng tính, không có cuống. Cánh hoa có thể có màu hồng, màu hạt dẻ, màu
xanh xám, màu vàng xanh, màu trắng đục… Lá bắc nhỏ; mọc đối diện với hoa,
đôi khi dính với trục cụm hoa; hình khiên, hình tam giác hoặc hình tròn; thường
nhẵn hoặc có lông mịn. Bộ nhị có 2-6 nhị, chỉ nhị ngắn; bao phấn 2, 2-4 thùy.
Bộ nhụy có bầu nhụy rời hoặc đôi khi ôm lấy trục, 1 ô, 1 lá noãn; đầu nhụy 2-5.
+ Quả: Hạch, có hoặc không có cuống; hình trứng, hình cầu, hình trứng ngược
hoặc có mặt cắt hình tam giác, hiếm khi hình bầu dục; khi chín thường có màu
30
đỏ hoặc vàng. Quả thường nhẵn hoặc đôi khi có lông tơ; mỗi quả có 1 hạt. Hạt
gần hình cầu, vỏ hạt mỏng; phôi nhỏ, ngoại nhũ dạng bột và cứng.
3.1.2. Đặc điểm sinh thái, mùa hoa, mùa quả của các loài trong họ Hồ tiêu
(Piperaceae)
+ Nơi sống: Các loài chủ yếu leo trườn trên đá hoặc bám lên các loài cây khác như:
Tiêu gắt (Piper acre Blume), Tiêu thượng mộc (Piper arboricola C. DC.), Tiêu ba
vì (Piper bavinum C. DC.), Trầu không (Piper betle L.), Tiêu cam bốt (Piper
cambodianum C. DC.), Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume), Tiêu châu đốc
(Piper chaudocanum C. DC.), Tiêu griffithi (Piper griffithii C. DC.), Tiêu
maclure (Piper cf. maclurei Merr.), Hồ tiêu (Piper nigrum L.),… Một số loài mọc
ở dưới đất hoặc trong hốc núi đá vôi như: Rau càng cua (Peperomia pellucida
(L.) Kunth.), Càng cua ba lá (Peperomia parcicilia C. DC.), Tiêu lá gai (Piper
boehmeriaefolium Wall. ex Miq.), Tiêu lá gai bắc bộ (Piper boehmeriaefolium
var. tonkinensis C. DC.), Lá lốt (Piper lolot L.), Lốt (Piper sarmentosum Roxb.),
Tiêu rận (Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.),…
+ Mùa ra hoa, mùa quả: Tùy vào từng loài mà có mùa ra hoa, mùa quả khác nhau
nhưng chủ yếu ra hoa từ tháng 2(3) - 5(6), có quả từ tháng 4 - 8, điển hình là các
loài Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth.), Càng cua ba lá
(Peperomia parcicilia C. DC.), Tiêu cam bốt (Piper cambodianum C. DC.),
Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume), Tiêu hải nam (Piper hainanense Hemsl.),
Tiêu lá mỏng (Piper hymenophyllum Miq.), Tiêu harmand (Piper harmandii C.
DC.), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei Merr.), Tiêu lào (Piper laosanum C.
DC.),… Một số loài ra hoa tháng 7 - 12, có quả tháng 10 đến 4 năm sau như:
Tiêu thất (Piper cubeba L. f.), Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.), Lốt
(Piper sarmentosum Roxb.),...
3.1.3. Đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ
Kết quả điều tra, thu thập mẫu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc
Trung Bộ đã xác định được 3 chi gồm 36 loài và thứ; ghi nhận vùng phân bố cho
khu vực Bắc Trung Bộ cho 28 loài. Kết quả được trình bày trong bảng 3.1.
31
Bảng 3.1. Danh lục thành phần loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Dạng
thân
Giá trị sử
dụng
1 Peperomia pellucida (L.) Kunth.*
Rau càng cua Th THU, ĂNĐ
2 Peperomia parcicilia C. DC. Càng cua ba lá Th ĂNĐ
3 Piper acre Blume*
Tiêu gắt L CTD
4 Piper albispicum C. DC.*
Tiêu gié trắng Th CTD
5 Piper arboricola C. DC.*
Tiêu thượng mộc L THU, CTD
6 Piper baccatum Blume*
Tiêu phì quả L CTD
7 Piper bavinum C. DC.*
Tiêu ba vì L CTD
8 Piper betle L. Trầu không L THU, CTD
9 Piper boehmeriifolium
(Miquel) Wallich ex C. de
Candolle in A. de Candolle
Tiêu lá gai Th THU, CTD
10 Piper boehmeriifolium var.
tonkinensis C. DC.
Tiêu lá gai bắc
bộ
Th THU, CTD
11 Piper bonii C. DC.*
Hàm ếch rừng L CTD
12 Piper brevicaule C. DC.*
Tiêu thân ngắn L CTD
13 Piper cambodianum C. DC.*
Tiêu cam bốt L CTD
14 Piper cf. caninum Blume*
Tiêu chó L CTD
15 Piper carnibracteum C. DC.*
Tiêu lá hoa mập L CTD
16 Piper chaudocanum C. DC. Tiêu châu đốc L THU, CTD
17 Piper cubeba L. f.*
Tiêu thất L THU, CTD
18 Piper griffithii C. DC.*
Tiêu griffith L CTD
19 Piper gymnostachyum C. DC.*
Tiêu gié trần L CTD
20 Piper hainanense Hemsl.*
Tiêu hải nam L CTD
21 Piper harmandii C. DC.*
Tiêu harmand L CTD
22 Piper hymenophyllum Miq.*
Tiêu lá mỏng L CTD
23 Piper laosanum C. DC.*
Tiêu lào L CTD
32
24 Piper lolot L. Lá lốt Th THU, CTD, ĂND
25 Piper longum L. Tiêu lá tím L THU, CTD
26 Piper cf. maclurei Merr.*
Tiêu maclure L CTD
27 Piper majusculum Blume*
Tiêu to L CTD
28 Piper mutabile C. DC.*
Tiêu biến thể L THU, CTD
29 Piper nigrum L. Hồ tiêu L THU, CTD,
ĂNĐ, GV
30 Piper pendulispicum C. DC.*
Tiêu gié thòng L CTD
31 Piper pierrei C. DC.*
Tiêu pierre Th CTD
32 Piper pubicatulum C. DC.*
Tiêu sóng có lông L CTD
33 Piper retrofractum Vahl*
Tiêu dội L THU, CTD
34 Piper sarmentosum Roxb.*
Lốt Th THU, CTD
35 Piper saxicola C. DC.*
Tiêu trên đá Th CTD
36 Zippelia begoniifolia Blume ex
Schult. & Schult. f.*
Tiêu rận Th THU, CTD
Ghi chú: *
loài ghi nhận phân bố ở Bắc Trung Bộ; L: thân leo; Th: thân thảo;
THU: cây làm thuốc; CTD: cây tinh dầu; GV: Cây gia vị; ĂNĐ: cây ăn được
Để thấy được tính đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ, kết
quả được so sánh với tổng số loài hiện biết ở Việt Nam (Nguyễn Kim Đào,
2003) (bảng 3.2) [10].
Bảng 3.2. So sánh số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ với
tổng số loài đã biết ở Việt Nam
Chi Bắc Trung Bộ (1) Việt Nam (2) Tỷ lệ % giữa (1) và (2)
Chi 3 4 75,00
Loài và thứ 36 50 72,00
(2)
theo Nguyễn Kim Đào (2003) [10].
Các kết quả trình bày trong bảng 3.2 cho thấy, thành phần loài của họ Hồ
tiêu ở Bắc Trung Bộ khá đa dạng. Trong đó, có 3 chi so với 4 chi, chiếm 75%
33
tổng số chi và 36 loài và thứ so với 50 loài và thứ chiếm 72,00% tổng số loài và
thứ hiện biết ở Việt Nam. Từ đây cho thấy, tuy chỉ ở trong một khu vực phân bố
với một diện tích khá khiêm tốn so với các khu vực khác trong cả nước, nhưng
thành phần loài trong họ này cũng khá đa dạng và phong phú.
3.1.4. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận thêm vùng phân
bố cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ.
So với danh lục các loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperraceae) ở Bắc Trung Bộ
của Nguyễn Kim Đào (2003) [10], kết quả nghiên cứu đã ghi nhận thêm vùng
phân bố của 28 loài cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận vùng phân bố
cho khu hệ thực vật Bắc Trung Bộ
TT Tên khoa học
Tên Việt
Nam
Phân bố ở Bắc Trung Bộ
Phân bố ở Việt Nam
[10]
1 Peperomia
parcicilia C. DC.
Càng cua
ba lá
Thanh Hóa (Pù Luông: Phú
Lệ, Lũng Cao), Quảng Bình
(Phong Nha-Kẻ Bàng)
Lâm Đồng (Lạc Dương,
Lang Bian), Đồng Nai
(Giá Rai)
2 Piper acre Blume Tiêu gắt Thanh Hóa (Bến En: Đảo
Thực vật), Hà Tĩnh (Sơn Kim:
Suối nước sốt), Thừa Thiên
Huế (Bạch Mã: K21 Đỉnh
Mạch Mã; Nam Đông: Hương
Phú)
3 Piper albispicum
C. DC.
Tiêu gié
trắng
Thanh Hóa (Bến En: Đảo Thực
vật; Pù Luông: Phú Lệ), Nghệ
An (Pù Mát: Khe Kèm, Khe
Bu; Pù Hoạt: Nậm Giải; Pù
Huống: Châu Hoàn, Bình
Chuẩn), Hà Tĩnh (Vũ Quang:
Thành Cụ Phan), Quảng Bình
(Phong Nha-Kẻ Bàng: U Bò),
Thừa Thiên Huế (Bạch Mã:
Thác Đá Dựng)
34
4 Piper arboricola
C. DC.
Tiêu
thượng
mộc
Thanh Hóa (Bến En: Đảo Tình
Yêu), Nghệ An (Pù Hoạt:
Nậm Giải), Hà Tĩnh (Vũ
Quang: Thành Cụ Phan), Thừa
Thiên Huế (Bạch Mã: Thác
Thủy Điện)
Lâm Đồng (Đà Lạt,
Đatanla)
5 Piper baccatum
Blume
Tiêu phì
quả
Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải)
6 Piper bavinum C.
DC.
Tiêu ba vì Nghệ An (Pù Hoạt: Châu Thôn),
Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ)
Hà Nội (Ba Vì, Làng
Cốc)
7 Piper bonii C. DC. Hàm ếch
rừng
Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm
Giải), Hà Tĩnh (Vũ Quang:
Thành Cụ Phan)
Hòa Bình, Ninh Bình
(Cúc Phương)
8 Piper brevicaule
C. DC.
Tiêu thân
ngắn
Thanh Hóa (Pù Luông: Phú
Lệ, Cổ Lũng), Nghệ An (Pù
Mát: Khe Kèm; Pù Huống:
Bình Chuẩn), Thừa Thiên Huế
(Bạch Mã; Nam Đông)
Hà Nội (Ba Vì)
9 Piper cambodianum
C. DC.
Tiêu cam
bốt
Nghệ An (Pù Hoạt: Châu
Thôn)
10 Piper cf. caninum
Blume
Tiêu chó Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ) Kon Tum (Đác Tung)
11 Piper
carnibracteum C.
DC.
Tiêu lá
hoa mập
Nghệ An (Pù Hoạt: Châu
Kim)
Cao Bằng (Nguyên
Bình), Ninh Bình
12 Piper cubeba L.f. Tiêu thất Nghệ An (Pù Mát: Khe kèm,
Khu Bu), Hà Tĩnh (Vũ Quang:
Dốc Dẻ), Quảng Bình (Phong
Nha-Kẻ Bàng: Động Thiên
Đường)
Lâm Đồng (Bảo Lộc),
Đồng Nai (Biên Hòa)
13 Piper griffithii C.
DC.
Tiêu
griffith
Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải)
14 Piper
gymnostachyum C.
DC.
Tiêu gié
trần
Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm) Ninh Binh (Cúc
Phương), Nam Bộ
15 Piper hainanense
Hemsl.
Tiêu hải
nam
Hà Tĩnh (Kẻ Gỗ) Ninh Bình (Cúc Phương),
35
Kon Tum (Đác Giây, Đác
Chong)
16 Piper harmandii C.
DC.
Tiêu
harmand
Thanh Hóa (Bến En: Xuân
Thái; Pù Luông: Thành Sơn),
Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm),
Thừa Thiên Huế (Bạch Mã:
K21 đỉnh Bạch Mã)
Kon Tum (Đác Giây,
Ngọc Linh)
17 Piper
hymenophyllum
Miq.
Tiêu lá
mỏng
Thanh Hóa (Pù Luông: Phú
Lệ), Nghệ An (Pù Hoạt: Châu
Kim, Hạnh Dịch; Pù Huống:
Nga My, Bình Chuẩn)
Gia Lai (đèo An Khê)
18 Piper laosanum C.
DC.
Tiêu lào Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ),
Quảng Trị (Đar Krông), Thừa
Thiên Huế (Bạch Mã, Nam
Đông: Thượng Nhật)
19 Piper cf. maclurei
Merr.
Tiêu
maclure
Thanh Hóa (Pù Luông: Lũng
Cao), Nghệ An (Kỳ Sơn: Na
Ngoi), Hà Tĩnh (Vũ Quang:
Sao La; Kẻ Gỗ), Thừa Thiên
Huế (Bạch Mã: Thác Đá Dựng)
Cao Bằng (Quàng Hòa,
Tiên Thành), Kon Tum
(Đác Giây, Ngọc Linh)
20 Piper majusculum
Blume
Tiêu to Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ,
Thành Cụ Phan)
21 Piper mutabile C.
DC.
Tiêu biến
thể
Hà Tĩnh (Vũ Quang: Trạm
Trè, Trạm Sao La)
Quảng Ninh, Ninh Bình,
22 Piper
pendulispicum C.
DC.
Tiêu gié
thòng
Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải) Hà Nội (Ba Vì, Làng
Cốc), Ninh Binh (Cúc
Phương)
23 Piper pierrei C.
DC.
Tiêu
pierre
Thanh Hóa (Bến En, Pù
Luông), Nghệ An (Pù Mát, Pù
Huống, Pù Hoạt), Hà Tĩnh (Vũ
Quang, Kẻ Gỗ), Quảng Bình
(Phong Nha), Quảng Trị
(Phong Điền), Thừa Thiên
Đác Lắc (Krông Pắc,
Khuê Ngọc Điền), Đồng
Nai (Biên Hòa, Bảo
Chánh)
36
Huế (Bạch Mã, Nam Đông)
24 Piper pubicatulum
C. DC.
Tiêu sóng
có lông
Hà Tĩnh (Kẻ Gỗ) Ninh Bình
25 Piper retrofractum
Vahl
Tiêu dội Nghệ An, Hà Tĩnh (KẻGỗ) Hòa Bình (Mai Châu),
Hà Nội (Ba Vì), Tp Hồ
Chí Minh
26 Piper saxicola C.
DC.
Tiêu trên
đá
Thanh Hóa (Pù Luông, Bến
En), Nghệ An (Pù Mát, Pù
Hoạt, Pù Huống), Quảng Bình
(Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa
Thiên Huế (Bạch Mã)
Quảng Ninh (Uông Bí),
Khánh Hòa (Nha Trang)
27 Piper sarmentosum
Roxb.
Lốt Nghệ An (Pù Huống)
28 Zipppelia
begoniifolia Blume
ex Schult. &
Schult.f.
Tiêu rận Thanh Hóa (Bến En: Sông
Tràng; Xuân Liên: Bát Mọt;
Pù Luông: Thành Sơn), Nghệ
An (Pù Huống: Diên Lãm; Pù
Hoạt: Nậm Giải; Pù Mát: Khe
Kèm), Hà Tĩnh (Vũ Quang:
Dốc Dẻ; Kẻ Gỗ), Quảng Bình
(Phong Nha-Kẻ Bàng: Động
Phong Nha), Thừa Thiên Huế
(Bạch Mã: Thác Thuỷ Điện;
Nam Đông: Hương Phú)
Bắc Giang, Hà Nội (Ba
vì), Ninh Bình (Cúc
Phương), Kiên Giang
(Phú Quốc)
Kết quả bảng trên cho thấy, trong 28 ghi nhận có phân bố mới ở vùng Bắc
Trung Bộ thì có 7 loài phân bố từ Gia Lai trở vào đến Kiên Giang là: Càng cua
ba lá (Peperomia parcicilia C. DC.), Tiêu thượng mộc (Piper arboricola C.
DC.), Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume), Tiêu thất (Piper cubeba L.f.), Tiêu
harmand (Piper harmandii C. DC.), Tiêu lá mỏng (Piper hymenophyllum Miq.),
Tiêu pierre (Piper pierrei C. DC.); có 7 loài phân bố từ Ninh Bình trở ra là Tiêu
ba vì (Piper bavinum C. DC.), Hàm ếch rừng (Piper bonii C. DC.), Tiêu thân
ngắn (Piper brevicaule C. DC.), Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum C. DC.),
37
Tiêu biến thể (Piper mutabile C. DC.), Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum C.
DC.) Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum C. DC.); Có 6 loài phân bố ở cả
Miền Bắc và Miền Nam là Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.), Tiêu
hải nam (Piper hainanense Hemsl.), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei Merr.),
Tiêu dội (Piper retrofractum Vahl), Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.), Tiêu
rận (Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.). Có 8 loài mới thấy
phân bố ở Bắc Trung Bộ là Tiêu gắt (Piper acer Blume), Tiêu gié trắng (Piper
albispicum C. DC.), Tiêu phì quả (Piper baccatum Blume), Tiêu cam bốt (Piper
cambodianum C. DC.), Tiêu griffithi (Piper griffithii C. DC.), Tiêu lào (Piper
laosanum C. DC.), Tiêu to (Piper majusculum Blume), Lốt (Piper sarmentosum
Roxb.).
3.1.5. Đa dạng về giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được xác định
dựa theo các tài liệu trong và ngoài nước. Trong số 36 loài và thứ được ghi nhận
có mặt ở Bắc Trung Bộ thì tất cả đều có giá trị sử dụng chiếm 100% tổng số loài
và thứ, thuộc 3 nhóm giá trị sử dụng khác nhau. Nhóm cây cho tinh dầu chiếm
tỷ lệ lớn nhất với 34 loài và thứ, chiếm tỷ lệ 94,4%; tiếp theo là nhóm làm thuốc
với 14 loài và thứ (chiếm 38,89%) so với tổng số loài nghiên cứu; nhóm cây ăn
được và làm gia vị với 4 loài (11,11%).
- Nhóm cây cho tinh dầu (CTD)
Hầu như tất cả các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) đều có chứa tinh dầu.
Tuy nhiên, tùy vào từng loài, từng chi mà sự tích lũy hàm lượng tinh dầu khác
nhau. Tinh dầu của các loài trong 2 chi Piper, Zippelia có giá trị cao nên được
ứng dụng làm mỹ phẩm, dược phẩm, y học,.... Đã thực hiện nghiên cứu tinh dầu
đối với 18 loài thuộc chi Hồ tiêu – Piper, chưng cất được 48 mẫu và phân tích
được 36 mẫu tinh dầu.
- Nhóm cây làm thuốc (THU)
Với 14 loài và thứ, các loài cây làm thuốc chủ yếu là chữa các bệnh thường
gặp trong đời sống người dân như về bồi bổ sức khỏe, bệnh tiêu hóa,... điển hình
38
như: Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth.), Tiêu thượng mộc (Piper
arboricola C. DC.), Trầu không (Piper betle L.), Tiêu lá gai (Piper
boehmeriifolium (Miquel) Wallich ex C. de Candolle in A. de Candolle), Tiêu
lá gai bắc bộ (Piper boehmeriifolium var. tonkinensis C. DC.), Tiêu châu đốc
(Piper chaudocanum C. DC.), Tiêu thất (Piper cubeba L. f.), Lá lốt (Piper lolot
L.), Tiêu lá tím (Piper longum L.), Tiêu biến thể (Piper mutabile C. DC.), Tiêu
(Piper nigrum L.), Tiêu dội (Piper retrofractum Yahl), Lốt (Piper sarmentosum
Roxb.), Tiêu rận (Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.).
- Nhóm cây ăn được và cây làm gia vị: (ĂNĐ & GV)
Với 4 loài được người dân sử dụng từ trước đến nay là Lá lốt (Piper
lolot), Tiêu (Piper nigrum), Rau càng cua (Peperomia pellucida.) và Càng cua
ba lá (Peperomia parcicilia). Đây là những loài đang được trồng rộng rãi ở các
vùng khác nhau trên cả nước. Đặc biệt loài Tiêu (Piper nigrum) hiện nay là cây
chủ lực được trồng ở nhiều vùng núi và vùng Tây Nguyên của Việt Nam và là
cây xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân.
3.1.6. Đặc điểm của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ
3.1.6.1. Chi Càng cua (Peperomia Ruiz. & Pav.)
Đặc điểm nhận dạng: Thân cỏ thẳng đứng, thân cây dày lên ở các nốt;
vết sẹo dạng vòng ở mỗi nốt, các gân đều xuất phát từ đáy. Hoa lưỡng tính, có
cuống ngắn. Cụm hoa mảnh, có lá mọc đối diện. Lá bắc hình trứng, gắn liền với
cuống cụm hoa. Nhị 6, chỉ nhị rời, dày, ngắn; bao phấn thẳng đứng, hình thuôn.
Bầu 4 ô. Noãn 2. Quả khô.
1. Càng cua ba lá (Peperomia parcicilia C.DC.) (Ảnh 3.1; Hình 3.1)
Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo, cao 20-30 cm; thân bò nằm rồi
đứng, mắt các thân thường nằm sát đất và có rễ phụ, phần non có lông. Lá
mọc vòng, có 3 lá; phiến lá có lông nâu ở mặt dưới. Cụm hoa ở ngọn hay
nách lá, dài 4-8 cm; hoa nhỏ. Nhị 2. Quả nhỏ, cỡ 0,05 cm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 5-8. Cây mọc ở
dưới tán rừng ẩm, trên hốc hay các thung lũng núi đá vôi, gặp mọc cùng với các
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Nhat Tam Nhat Tam
 
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcHạnh Hiền
 
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cdkimqui91
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên tính chất vật lý của bột nho sấy phun
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên tính chất vật lý của bột nho sấy phunảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên tính chất vật lý của bột nho sấy phun
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên tính chất vật lý của bột nho sấy phunTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamLinh Linpine
 
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbiến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbanhmi19
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnTử Dương Xanh
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhThao Truong
 
Bai 18 sản xuất acid lactic
Bai 18 sản xuất acid lacticBai 18 sản xuất acid lactic
Bai 18 sản xuất acid lacticChu Kien
 

What's hot (20)

HPLC - MS
HPLC - MSHPLC - MS
HPLC - MS
 
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
 
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
 
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên tính chất vật lý của bột nho sấy phun
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên tính chất vật lý của bột nho sấy phunảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên tính chất vật lý của bột nho sấy phun
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên tính chất vật lý của bột nho sấy phun
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Đề tài: Quy trình định lượng Paracetamol 650mg phóng thích, 9đ
Đề tài: Quy trình định lượng Paracetamol 650mg phóng thích, 9đĐề tài: Quy trình định lượng Paracetamol 650mg phóng thích, 9đ
Đề tài: Quy trình định lượng Paracetamol 650mg phóng thích, 9đ
 
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenolLuận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
 
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm mứt nhuyễn bí đỏ đón...
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
 
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vậtKỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
 
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbiến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
 
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đLuận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinh
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
 
Bai 18 sản xuất acid lactic
Bai 18 sản xuất acid lacticBai 18 sản xuất acid lactic
Bai 18 sản xuất acid lactic
 

Similar to Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...nataliej4
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...nataliej4
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...nataliej4
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...Man_Ebook
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAYLuận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hồng hại sắn, HAY
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
Nghiên Cứu Sử Dụng Multi - Enzymevà Probiotic Trong Nuôi Dưỡng Lợn Con Sau Ca...
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA SÂM B...
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Luận án: Giải pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng cây Sến trung, HAY
Luận án: Giải pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng cây Sến trung, HAYLuận án: Giải pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng cây Sến trung, HAY
Luận án: Giải pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng cây Sến trung, HAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hươngLuận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
 
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÊ ĐÔNG HIẾU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, PHÂN BỐ VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA CÁC LOÀI TRONG HỌ HỒ TIÊU (PIPERACEAE) Ở BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÊ ĐÔNG HIẾU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, PHÂN BỐ VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA CÁC LOÀI TRONG HỌ HỒ TIÊU (PIPERACEAE) Ở BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62.42.01.11 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Minh Hợi 2. GS. TS. Trần Đình Thắng HÀ NỘI – 2017
  • 3. LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất những người thầy PGS. TS. Trần Minh Hợi - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và GS. TS. Trần Đình Thắng - Viện công nghệ Hóa, Sinh và Môi Trường trường Đại học Vinh đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Ngọc Đài, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, PGS. TS. Trần Huy Thái, PGS. TS. Nguyễn Khắc Khôi - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện Luận án; bày tỏ lòng biết ơn TS. Isiaka A. Ogunwande, trường Đại học Lagos State, Nigeria. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Học viện Khoa học và Công nghệ, Ban lãnh đạo, các thầy cô, cán bộ, nhân viên Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Ban Giám hiệu trường Đại học Y khoa Vinh, Phòng Thí nghiệm Trung Tâm trường Đại học Vinh; các Vườn Quốc gia: Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã và các khu Bảo tồn Thiên nhiên: Xuân Liên, Pù Huống, Pù Luông, Pù Hoạt, Kẻ Gỗ; các bạn đồng nghiệp, gia đình và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017 Tác giả Lê Đông Hiếu
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ đã có lời cám ơn Các trích dẫn trong luận án đã chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017 Tác giả Lê Đông Hiếu
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu............................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3 1.1. Nghiên cứu thực vật họ Hồ tiêu (Piperaceae) .......................................................3 1.1.1. Trên thế giới................................................................................................ 3 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 4 1.2. Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ........................... 5 1.3. Tinh dầu.......................................................................................................... 8 1.3.1. Khái niệm chung về cây tinh dầu................................................................ 8 1.3.2. Khái niệm về tinh dầu ................................................................................. 8 1.3.3. Phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam...................................... 11 1.4. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Hồ tiêu (Piperaceae)......... 12 1.4.1. Trên thế giới.............................................................................................. 12 1.4.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 18 1.5. Điều kiện tự nhiên xã hội ở Bắc Trung Bộ.................................................. 20 1.5.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 20 1.5.2. Địa hình, địa mạo....................................................................................... 20 1.5.3. Đặc điểm khí hậu ....................................................................................... 21 1.5.4. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 21 1.5.5. Đặc điểm hệ thực vật................................................................................. 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 24 2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 24 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu sinh học............................................................ 24
  • 6. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu ............................ 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 29 3.1. Đặc điểm sinh học của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ................... 29 3.1.1. Đặc điểm hình thái của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)................ 29 3.1.2. Đặc điểm sinh thái, mùa hoa, mùa quả của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae).......................................................................................................... 30 3.1.3. Đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ ................................... 30 3.1.4. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận thêm vùng phân bố cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ .................................................................... 33 3.1.5. Đa dạng về giá trị sử dụng ........................................................................ 37 3.1.6. Đặc điểm của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ........ 38 3.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ................................................................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 120 1. Kết luận ......................................................................................................... 120 2. Kiến nghị....................................................................................................... 121 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... PHỤ LỤC .........................................................................................................................
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Danh lục thành phần loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ ………………………………………………….. 31 Bảng 3.2. So sánh số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ với tổng số loài đã biết ở Việt Nam ………………….. 32 Bảng 3.3. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận vùng phân bố cho Khu Hệ thực vật Bắc Trung Bộ……………… 33 Bảng 3.4. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá gai (Piper boehmeriifolium)………………………………………… 77 Bảng 3.5. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule) . . . . . . . . …………………………………… 79 Bảng 3.6. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu cam bốt (Piper cambodianum) ……………………………………… 82 Bảng 3.7. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu chó (Piper cf. caninum) 84 Bảng 3.8. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum)……………………………………………………. 87 Bảng 3.9. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum) ……………………………………………. 89 Bảng 3.10. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum) ……………………………………….. 91 Bảng 3.11. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu hải nam (Piper hainanense) ………………………………………………… 94 Bảng 3.12. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu harmand (Piper harmandii) ………………………………………………… 96 Bảng 3.13. Thành phần hóa học tinh dầu loàiTiêu lá tím (Piper longum) 97 Bảng 3.14. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu maclure (Piper cf. maclurei) ………………………………………………….. 100 Bảng 3.15. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu to (Piper majusculum) 101
  • 8. Bảng 3.16. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu biến thể (Piper mutabile) ………………………………………………….. 103 Bảng 3.17. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum) ……………………………………………. 105 Bảng 3.18. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu pierre (Piper pierrei) 108 Bảng 3.19. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum) ………………………………………………. 110 Bảng 3.20. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu dội (Piper retrofractum) ……………………………………………… 112 Bảng 3.21. Thành phần hóa học tinh dầu loài Lốt (Piper sarmentosum) 114 Bảng 3.22. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của một số loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ ................................................................................. 115
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Bản đồ các VQG, khu BTTN, khu Bảo tồn loài, khu Bảo tồn Cảnh quan ở Bắc Trung Bộ ……………………………… 23 Hình 3.1. Peperomia parcicilia C.DC. ………………………………. 39 Hình 3.2. Peperomia pellucida (L.) Kunth. ………………………. 40 Hình 3.3. Piper albispicum C. DC. ………………………………… 42 Hình 3.4. Piper arboricola C. DC. ……………………………….. 43 Hình 3.5. Piper baccatum Blume ………………………………….. 44 Hình 3.6. Piper bavinum C. DC. ………………………………….. 45 Hình 3.7. Piper betle L. ……………………………………………. 46 Hình 3.8. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. …………………. 48 Hình 3.9. Piper bonii C. DC. ………………………………………. 50 Hình 3.10. Piper brevicaule C. DC. …………………………………. 51 Hình 3.11. Pipercambodianum C.DC. ………………………………. 52 Hình 3.12. Piper cf. caninum Blume ………………………………… 53 Hình 3.13. Piper carnibracteum C.DC. ……………………………… 54 Hình 3.14. Piper chaudocanum C. DC. …………………………….. 55 Hình 3.15. Piper cubeba L. f. ………………………………………… 56 Hình 3.16. Piper griffithii C. DC. …………………………………… 57 Hình 3.17. Piper gymnostachyum C. DC. ……………………………. 58 Hình 2.18. Piper hainanense Hemsl. ………………………………… 59 Hình 3.19. Piper harmandii C. DC. …………………………………. 60 Hình 3.20. Piper laosanum C. DC. ………………………………….. 62 Hình 3.21. Piper lolot C. DC. ……………………………………….. 63 Hình 3.22. Piper longum L. ………………………………………….. 65 Hình 3.23. Piper cf. maclurei Merr. …………………………………… 66 Hình 3.24. Piper majusculum Blume …………………………………. 67 Hình 3.25. Piper mutabile C. DC. ……………………………………. 68
  • 10. Hình 3.26. Piper nigrum L. ………………………………………….. 69 Hình 3.27. Piper pendulispicum C. DC. ……………………………… 70 Hình 3.28. Piper pierrei C. DC. …………………………………….. 71 Hình 3.29. Piper pubicatulum C. DC. ……………………………….. 72 Hình 3.30. Piper retrofractum Yahl …………………………………… 73 Hình 3.31. Piper sarmentosum Roxb. ……………………………….. 74 Hình 3.32. Piper saxicola C. DC. ……………………………………. 75 Hình 3.33. Zippelia begoniaefolia Blume ex Schult. & Schult. f. …. 76
  • 11. DANH MỤC CÁC ẢNH Trang Ảnh 3.1. Peperomia parcicilia C.DC. ……………………………… 39 Ảnh 3.2. Peperomia pellucida (L.) Kunth. …………………………. 40 Ảnh 3.3. Piper acre Blume …………………………………………… 41 Ảnh 3.4. Piper albispicum C. DC. ………………………………….. 42 Ảnh 3.5. Piper arboricola C. DC. …………………………………… 43 Ảnh 3.6. Piper baccatum Blume …………………………………….. 44 Ảnh 3.7. Piper bavinum C. DC. ……………………………………… 45 Ảnh 3.8. Piper betle L. ………………………………………………... 46 Ảnh 3.9. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. …………………….. 48 Ảnh 3.10. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. var. tonkinense C. DC. 49 Ảnh 3.11. Piper bonii C. DC. …………………………………………. 50 Ảnh 3.12. Piper brevicaule C. DC. …………………………………… 51 Ảnh 3.13. Piper cambodianum C. DC. ………………………………… 52 Ảnh 3.14. Piper cf. caninum Blume …………………………………… 53 Ảnh 3.15. Piper carnibracteum C. DC. ……………………………….. 54 Ảnh 3.16. Piper chaudocanum C. DC. ……………………………….. 55 Ảnh 3.17. Piper cubeba L. f. ………………………………………….. 56 Ảnh 3.18. Piper griffithii C. DC. ……………………………………… 57 Ảnh 3.19. Piper gymnostachyum C. DC. ………………………………. 58 Ảnh 3.20. Piper hainanense Hemsl. ………………………………….. 59 Ảnh 3.21. Piper harmandii C. DC. …………………………………….. 60 Ảnh 3.22. Piper hymenophyllum Miq. ………………………………… 61 Ảnh 3.23. Piper laosanum C. DC. ……………………………………. 62 Ảnh 3.24. Piper lolot C. DC. …………………………………………. 63 Ảnh 3.25. Piper longum L. …………………………………………… 65 Ảnh 3.26. Piper cf. maclurei Merr. …………………………………… 66 Ảnh 3.27. Piper majusculum Blume …………………………………… 67
  • 12. Ảnh 3.28. Piper mutabile C. DC. ……………………………………… 68 Ảnh 3.29. Piper nigrum L. …………………………………………….. 69 Ảnh 3.30. Piper pendulispicum C. DC. ……………………………….. 70 Ảnh 3.31. Piper pierrei C. DC. ………………………………………… 71 Ảnh 3.32. Piper pubicatulum C. DC. …………………………………. 72 Ảnh 3.33. Piper retrofractum Yahl ……………………………………. 73 Ảnh 3.34. Piper sarmentosum Roxb. …………………………………. 74 Ảnh 3.35. Piper saxicola C. DC. ……………………………………… 75 Ảnh 3.36. Zippelia begoniaefolia Blume ex Schult. & Schult. f. …….. 76
  • 13. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĂNĐ: Cây ăn được BTTN: Bảo tồn Thiên nhiên CTD: Cây tinh dầu GV: Cây gia vị L: Thân leo Th: Thân thảo THU: Cây là thuốc VQG: Vườn Quốc gia
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thực vật Việt Nam, nhóm các cây có tinh dầu rất phong phú và đa dạng. Đến nay đã thống kê được khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ (chiếm khoảng 6,3% tổng số loài; 15,8% tổng số chi và 37,8% số họ). Họ Hồ tiêu (Piperaceae) có 4 chi, 50 loài (chi Lepianthes – Lân hoa có 01 loài: Lepianthes umbellatum; chi Peperomia – Càng cua có 06 loài; chi Piper – Hồ tiêu có 42 loài; chi Zippelia có 01 loài) [10]; thường là dây leo với lá đơn (mọc cách hay mọc đối, ít khi mọc vòng) phần lớn có gân vòng cung. Hoa tạo thành vòng nạc dày đặc (đôi khi có dạng như đuôi sóc); không có cánh hoa; bao phấn ngoại hướng và lá bắc rất nhỏ. Tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á và nhiệt đới châu Mỹ. Xu hướng hiện nay của các nhà khoa học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu không chỉ về mặt hình thái mà đặc biệt là các hợp chất hóa học có ở trong họ này nhằm ứng dụng trong y dược học. Kinh nghiệm dân gian cho thấy có nhiều loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được đồng bào các dân tộc sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thuốc, làm rau ăn,...[6]. Do vậy, nghiên cứu họ Hồ tiêu (Piperaceae) để có cơ sở khoa học nhằm khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật đã và đang là mối quan tâm lớn của nhân loại. Trong số các nhóm tài nguyên thực vật thì nhóm cây chứa tinh dầu chiếm vị trí rất quan trọng. Đây là nguồn nguyên liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm... Hiện nay, hầu hết các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) đều có khả năng sinh tổng hợp và tích luỹ các hợp chất tự nhiên, đặc biệt là tinh dầu. Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm đa dạng sinh học không chỉ ở Việt Nam mà còn của thế giới [32]. Nơi đây, có thể còn nhiều loài động, thực vật mới; trong đó, họ Hồ tiêu (Piperaceae) có thể tiềm ẩn nhiều loài mới và là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng. Những kết quả điều tra, nghiên cứu, thu thập các dữ liệu về các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, hóa học nhằm đánh giá đầy đủ tiềm năng về nguồn
  • 15. 2 tài nguyên đa dạng của họ Hồ tiêu (Piperaceae) là lý do mà tác giả luận án đã chọn đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phân bố và thành phần hoá học tinh dầu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ. 2. Mục tiêu Đánh giá được tính đa dạng thành phần loài, một số đặc điểm sinh học, phân bố và thành phần hóa học trong tinh dầu của một số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ.
  • 16. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nghiên cứu thực vật họ Hồ tiêu (Piperaceae) 1.1.1. Trên thế giới Họ Hồ tiêu (Piperaceae) là 1 họ lớn của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới trên thế giới, có khoảng 10 chi và 2.000 loài. Trong đó 2 chi Piper và Peperomia chiếm khoảng 90% tổng số loài [54], [68], [79]. Sự phân nhóm đối với các loài và chi của họ này cho đến nay vẫn chưa đạt được sự thống nhất. Tác giả Miquel (1843) chia họ này thành hai nhóm là Piperneae gồm 15 chi với 304 loài và Peperomeae có 5 chi với 209 loài [72]. De Candolle (1869) xác định họ này gồm 2 chi Piper và Peperomia với trên 1.000 loài [50]. Theo Rendle (1956), họ Hồ tiêu gồm 2 chi lớn là Piper với trên 700 loài và Peperomia với trên 600 loài, ngoài ra, còn thêm 7 chi nhỏ khác [80]. Tuy nhiên, theo Lawrence (1957), họ này có 10 - 12 chi với 2 chi lớn là Piper và Peperomia [62]. Tác giả Burger (1977) cũng đưa ra kết luận tương tự [45]. Theo phân loại của Takhtajan (1987), họ Piperaceae gồm có 7 chi và trên 2.000 loài [105]. Nghiên cứu phân loại họ Hồ tiêu (Piperaceae) bắt đầu với việc xuất bản Các loài thực vật bởi Linnaeus (1753). Ông đã mô tả có 17 loài, tất cả đều được bao gồm trong chi Piper [114]. Sau này Hooker (1885) mô tả có 45 loài trong Thực vật chí Ấn Độ [57]. Quisumbing E. (1930) có 89 loài phân bố ở Philippine [78]. Ở Java, Inđônexia có 23 loài [43]. Ridley (1967) đưa ra danh sách 73 loài từ vùng Malay Peninsula [82]. Long (1984) đưa ra danh lục ở Bhutancó 12 loài [65]. Huber (1987) đã công bố có 10 loài từ Ceylon [58]. Ở các vùng khác nhau có những công trình công bố đại diện cho khu vực như: Năm 1999, Cheng và cộng sự đã công bố ở Trung Quốc có 60 loài, trong đó có 34 loài đặc hữu [48]. Gần đây, Chaveerach và cộng sự (2005), đã công bố ở Thái Lan có 37 loài [46]. Năm 2006 nâng tổng số loài được thừa nhận ở Thái
  • 17. 4 Lan lên 40 loài và 2 thứ [47]. Trong “Danh lục thực vật ở Lào” có 24 loài [74]. 1.1.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu về họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Việt Nam chủ yếu người Pháp với công trình đầu tiên đề cập đến họ này là J. Loureio (1793), Ông đã mô tả 3 chi với 13 loài có ở Nam Bộ [115]. Gagnepain (1908) trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương”, đã công bố 13 chi, 118 loài có mặt ở Đông Dương, trong đó ghi nhận ở Việt Nam có 3 chi và 21 loài [111]. Sau công trình này còn có một số công trình nghiên cứu về họ Hồ tiêu ở Việt Nam như trong công trình “Cây cỏ thường thấy Việt Nam” của Lê Khả Kế và cộng sự (1975) [19]. Phạm Hoàng Hộ (1972) trong “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” đã công bố 4 chi với 18 loài thuộc họ Hồ tiêu ở Miền Nam Việt Nam [12]. Đến năm 1993, trong “Cây cỏ Việt Nam” được xuất bản ở Canada, ông đã xác định ở Việt Nam họ Piperaceae có 5 chi, 48 loài và thứ. Công trình này được tái bản vào năm 1999 có bổ sung, chỉnh sửa đã đưa tổng số các loài trong họ Hồ tiêu ở Việt Nam là 55 loài và thứ thuộc 5 chi [13], [14]. Năm 1999, Lê Trần Chấn và cộng sự đã công bố họ Hồ tiêu trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”, đã thống kê ở Việt Nam có 49 loài và 5 chi [5]. Trong cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” đã thống kê có 13 loài [3]. Gần đây, theo Nguyễn Kim Đào (2003) thì họ Hồ tiêu phân bố ở Việt Nam có 5 chi gồm: Peperomia, Zippelis, Circaeocarpus, Piper, Lepianthes, trong đó, chi Piper L. có 46 loài [10]. Ngoài những công trình đã được công bố theo dạng danh lục hoặc sách tra cứu còn được công bố theo hướng các loài có giá trị sử dụng làm thuốc, làm gia vị, làm cảnh,… điển hình là các công trình “1900 loài cây có ích ở Việt Nam” của Trần Đình Lý và cộng sự (1993), đã ghi nhận họ Hồ tiêu có 8 loài thuộc 2 chi có giá trị sử dụng [24]. Đỗ Tất Lợi (1999) đã mô tả 16 loài thuộc 3 chi, được sử dụng làm thuốc [21]. Lê Trần Đức (1997) đã giới thiệu 2 chi với 10 loài được sử dụng làm thuốc [11][11]. Gần đây nhất là công trình của Võ Văn Chi (2012) trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu 18 loài và thứ, thuộc 3 chi được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam [6].
  • 18. 5 Ngoài ra, còn có nhiều công trình công bố về tính đa dạng hệ thực vật ở các khu vực trong cả nước như ở các VQG và Khu BTTN, trong đó có các kết quả nghiên cứu về các taxon họ Hồ tiêu (Piperaceae) như của tác giả Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996), khi nghiên cứu đa dạng thực vật ở Cúc Phương đã công bố, họ Hồ tiêu (Piperaceae) có 10 loài thuộc 2 chi [20]. Năm 1998, khi nghiên cứu hệ thực vật ở vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Phăng, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự, công bố 2 chi, 7 loài thuộc họ Hồ tiêu [31]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô và cộng sự (2003), khi nghiên cứu hệ thực vật VQG Bạch Mã ghi nhận họ Hồ tiêu có 4 loài thuộc 01 chi [30]. Năm 2004, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn đã ghi nhận họ Hồ tiêu ở VQG Pù Mát có 14 loài và thứ thuộc 3 chi [29]. Năm 2008, Trần Minh Hợi và cộng sự đã công bố ở VQG Xuân Sơn có 3 chi với 11 loài [15]. Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2010), công bố 2 chi, 8 loài có ở Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa [9]. Năm 2012, Lê Thị Hương và cộng sự, khi nghiên cứu hệ thực vật Pù Hoạt, Nghệ An đã công bố 2 chi với 6 loài [18]. L. V. Averyanov và cộng sự (2012) đã công bố ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có 2 chi, 9 loài [41]. Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016), công bố 2 chi 12 loài của họ này ở khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa [28]. Năm 2015, Lê Thị Hương và cộng sự, đã công bố 1 chi và 6 loài thuộc họ Hồ tiêu ở VQG Vũ Quang [17]. 1.2. Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) Rất nhiều loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) có chứa tinh dầu nên đã được trồng để dùng làm gia vị, làm chất kích thích và làm thuốc trong y học dân gian. Nhiều bộ phận của các loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) đều có thể được dùng để làm thuốc. Tuy nhiên, giữa các quốc gia khác nhau có sự khác nhau về loài hoặc bộ phận được sử dụng của cùng một loài. Công dụng phổ biến nhất của chi này theo kinh nghiệm dân gian là để chữa các bệnh về đường tiêu hóa (bệnh dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón), giảm đau (bệnh thấp khớp, đau lưng, đau răng) và kháng khuẩn, chống viêm (viêm phế quản, vết thương phần mềm, viêm đường tiêu hóa) [6].
  • 19. 6 Hồ tiêu (Piper nigrum) là loài có giá trị kinh tế lớn. Quả, hạt Hồ tiêu là loại gia vị được ưa chuộng ở hầu khắp các khu vực trên thế giới dùng là gia vị chế biến thực phẩm nói chung, cũng như trong các bữa ăn hàng ngày. Chỉ với liều lượng nhỏ, Hồ tiêu cũng có tác dụng gây tiết dịch vị, dịch tụy,… kích thích khả năng tiêu hóa ở người. Với liều lượng lớn chúng kích thích niêm mạc dạ dày, gây sung huyết và viêm cục bộ [26]. Một số loài khác như Tiêu thất (Piper cubeba), Tiêu dài (Piper longum), Tiêu dội (Piper refrofractum),… cũng được sử dụng làm gia vị của từng vùng, từng địa phương [26]. Trong y học dân gian ở một số khu vực, loài Tiêu thất (Piper cubeba) đã được làm thuốc kích thích, hoạt động tiết dịch nhờn ở niêm mạc của cơ quan tiết niệu, cơ quan hô hấp, chữa ho và kích dục,… Tại đảo Java (Inđônêxia), người ta thường sử dụng Tiêu thất và một số loài khác để làm thuốc kích thích tiêu hóa, tráng dương, lợi tiểu, chữa kiết lỵ do amíp, viêm thấp khớp, trị bệnh lậu và sát trùng [26]. Quả và hạt khô loài Tiêu thất (Piper cubeba) hiện vẫn còn là loại gia vị được ưa chuộng ở nhiều nước châu Âu. Quả và hạt của Tiêu dài (Piper longum) lại được sử dụng làm gia vị ở nhiều nước Địa Trung Hải; nhiều địa phương của Lào, Campuchia, Việt Nam, Ấn Độ,… người ta vẫn thường dùng quả, thân, rễ của loài Tiêu dài làm gia vị hoặc làm thuốc trong y học dân tộc để chữa ho, viêm phế quản, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng và làm thuốc xổ. Tại Trung Quốc người ta sử dụng rễ Tiêu dài giã nhỏ làm thuốc trợ giúp cho phụ nữ khi sinh đẻ được dễ dàng [26]. Nhân dân ta vẫn dùng Lá lốt (Piper lolot) làm rau gia vị, làm thuốc chữa chân tay đau nhức, thuốc giãn tĩnh mạch và thấp khớp…[6]. Loài tiêu dội (Piper refrofractum) cũng được sử dụng làm gia vị tương tự như ở nhiều loài khác. Trong y học dân gian, đây là loài được sử dụng khá phổ biến để chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh về đường ruột. Cư dân tại nhiều nơi ở Đông Nam Á thường dùng tiêu dội ngâm rượu dùng để chữa
  • 20. 7 băng huyết và giúp cho nhau thai ra thuận lợi đối với phụ nữ sau khi sinh. Dịch chiết từ lá tiêu dội được dùng làm nước súc miệng, làm thuốc chữa đau răng tại nhiều địa phương ở Inđonexia; Người Philippin dùng rễ tiêu dội sắc lấy nước hoặc nhai dùng chữa bệnh tải; Tại Malaixia, người ta dùng rễ tiêu dội như một loại thuốc độc [26]. Tinh dầu cất từ Tiêu thất (P. cubeba) được dùng làm hương vị trong chế biến thực phẩm và pha chế nước uống không chứa cồn tại nhiều nước Âu - Mỹ. Tiêu thất được xếp vào mục GRAS 2338 và tinh dầu Tiêu thất vào mục GRAS2339 trong danh mục các sản phẩm tự nhiên an toàn trong chế biến dược phẩm và thực phẩm của Hoa Kỳ [26]. Nhân dân ta trước đây thường có tập quán “ăn trầu” khá phổ biến, đặc biệt là vùng nông thôn. Trầu không (Piper betle L.) cũng được dùng làm thuốc chữa mẫn ngứa, các vết loét, viêm mạch huyết, chàm mặt ở trẻ em, viêm kết mạc, chữa ho hen,…[6]. Mặc dù đã có khá nhiều loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian, tuy nhiên, việc sử dụng chi này để chữa bệnh trong thực tế hiện nay không nhiều. Hiện nay, có một số sản phẩm thực phẩm chức năng trong thành phần có dịch chiết từ một vài loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) hoặc chứa hoạt chất piperin. Trong đó, những sản phẩm có chứa piperin phối hợp cùng curcumin là phong phú nhất, một số sản phẩm có chứa đồng thời hai hoạt chất này như: Curcumin 2K, Curcumax, Biocurmin... Sự kết hợp giữa hai thành phần hoạt chất này trong nhiều sản phẩm xuất phát từ kết quả nghiên cứu của Shoba và cộng sự (1997), theo đó piperin có tác dụng làm tăng sinh khả dụng của curcumin lên 20 lần. Cơ chế của tác dụng này là do piperin có khả năng ức chế quá trình liên hợp giữa acid glucuronic và curcumin nên làm giảm quá trình chuyển hóa và đào thải curcumin [84]. Những chế phẩm khác trong thành phần có chứa dịch chiết từ một số loài thuộc chi Piper L. được sử dụng để chữa bệnh như: Eupolin (chứa cao đặc lá Trầu không và cao đặc Cỏ lào có tác dụng chữa viêm lợi, viêm chân răng);
  • 21. 8 Sakantin có chứa dịch chiết từ quả của hai loài Piper nigrum L., Piper longum L. và gừng giúp kích thích tiêu hóa; sản phẩm Armorex T (chứa hạt tiêu, tinh dầu tỏi, tinh dầu mè…, có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm co thắt, chữa tiêu chảy). Đặc biệt, một số sản phẩm chứa dịch chiết từ rễ loài Piper methysticum G. Forst (có tên gọi khác là kava) có tác dụng an thần, giảm lo âu. Tuy nhiên, gần đây có một số báo cáo về những tác dụng phụ trên gan khi sử dụng những sản phẩm này, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng chúng [70]. 1.3. Tinh dầu 1.3.1. Khái niệm chung về cây tinh dầu Trước đây chưa có định nghĩa chính xác về cây tinh dầu. Khi phát hiện ra một số hợp chất của tinh dầu có trong cơ thể mọi sinh vật (axít mật của động vật, caroten trong hầu hết thực vật…). Như vậy, không có ranh giới rõ ràng giữa cây tinh dầu và các cây khác. Từ quan điểm này Nicolaev (1968) đưa ra định nghĩa: “Cây tinh dầu là những cây khác biệt với các cây khác ở chỗ có thể thu được tinh dầu từ nó” [22]. Sau này, khi nghiên cứu cấu trúc và hoạt động chức năng các cơ quan tiết, người ta đã thấy rõ sự khác biệt về bản chất của cây tinh dầu. Từ đó có thể định nghĩa "Cây tinh dầu là những cây có chứa các cấu trúc chuyên biệt làm nhiệm vụ tiết và tích luỹ tinh dầu". 1.3.2. Khái niệm về tinh dầu Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thỏa đáng về tinh dầu. Theo dược điển Pháp (1965) thì tinh dầu là các sản phẩm nhìn chung có thành phần khá phức tạp, bao gồm các chất dễ bay hơi có chứa trong thực vật, và có khả năng thay đổi nhiều hay ít trong quá trình chế biến. Tiêu chuẩn Pháp (1987), đưa ra định nghĩa về tinh dầu như sau: Sản phẩm thu được từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, bằng cách cất kéo hơi nước hoặc bằng các phương pháp cơ học đối với vỏ trái cây thuộc chi Citrus Tinh dầu được tách ra khỏi nước bằng các phương pháp vật lý”. Định nghĩa này có hạn chế là loại trừ các sản phẩm thu được bằng cách chiết xuất với dung môi cũng như các
  • 22. 9 sản phẩm thu được nhờ các phương pháp khác. Tinh dầu được hiểu là những hỗn hợp của hợp chất hữu cơ, có cấu tạo phân tử phức tạp và khác nhau về các đặc tính lý học cũng như hóa học. Tinh dầu có một số đặc tính sau: - Tất cả tinh dầu đều là hợp chất lỏng, sánh, có hoạt tính quang học, gây hiện tượng quay cực của ánh sáng. - Đa số tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước (d<1), một số có tỷ trọng lớn hơn nước (d>1), không tan hoặc rất ít tan trong nước, nhưng lại tan trong các dung môi hữu cơ. - Có mùi thơm do thành phần tinh dầu có các cấu tử dạng tự do. - Tinh dầu có khả năng bay hơi. Căn cứ vào cấu tạo phân tử hóa học của tinh dầu được sắp xếp vào 4 nhóm chủ yếu sau [75]: - Các hợp chất aliphatic. - Các terpen và những dẫn xuất của chúng. - Các dẫn xuất benzen. - Các thành phần khác. * Các hợp chất aliphatic Các hợp chất aliphatic là các hợp chất acyclic. Mạch cacbon có thể là mạch nhánh, thẳng và một số liên kết giữa các nguyên tử cacbon có thể không no. Các hydrocacbon aliphatic thường có nhiều trong hoa quả, song chỉ góp phần nhỏ vào mùi vị của chúng. Mùi thơm nhẹ của hầu hết các alcohol aliphatic cũng giữ vai trò đáng kể và là bộ phận cấu thành trong các cấu trúc thơm. Các aldehyd alphatic là những thành phần quan trọng trong các loại hương liệu và nước hoa. Các ceton aliphatic thường gặp trong tự nhiên, đây là những hợp chất tạo nên hương vị của thực phẩm. Ngoài ra các este alphatic thường được sử dụng trong công nghệ thực phẩm. * Các terpen và dẫn xuất của chúng Đây là nhóm lớn, thường gặp trong các loài thực vật. Các terpen được cấu
  • 23. 10 tạo từ isopren (C5H8)n với n = 2 (monoterpen), n=3 (sesquiterpen) ... - Các hydrocacbon terpen góp phần tạo nên một phần của mùi vị tinh dầu, nhưng các dẫn xuất oxy hóa của chúng lại là những hợp chất thơm rất quan trọng. - Các monotecpen (C10H16) có thể mạch thẳng như geraniol, 1 vòng như limonen, 2 vòng hoặc 3 vòng như cyclofenchen và tricyclen. Các monoterpen acyclic thường có các liên kết không bền, do chúng có cấu trúc không bão hòa. Các monoterpen acyclic ít tham gia thành phần của mùi hoặc sản phẩm mang hương vị ở thực phẩm song chúng lại được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học để tạo thành các hương liệu có giá trị trong thực phẩm và mỹ phẩm như: -terpinen, limonen, -terpinen,... - Trong số các terpen bicyclic thì -pinen, -pinen là những hợp chất có giá trị cao trong công nghệ hương liệu. - Sesquiterpen là những hợp chất được hình thành từ 3 đơn vị isopren và có công thức cấu tạo chung với 15 nguyên tử cacbon. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều hợp chất sesquiterpen chưa thể xác định được về cấu trúc phân tử. Nhiều sesquiterpen là bicyclic có 2 vòng C6 hoặc 1 vòng C6 và 1 vòng C5. Các hợp chất sesquitecpen cùng với monotecpen thường gặp trong thành phần của nhiều loài thực vật. Trong tinh dầu, các sesquiterpen luôn là những thành phần quan trọng, song chúng lại có nhiệt độ sôi cao (nhiệt độ sôi thường trên 200o C) do đó thường không thu được hoặc chỉ thu được rất ít. Các hợp chất chứa oxy của các monotecpen và các sesquitecpen thường có giá trị hơn các hydrocarbon tecpen. Sự kết hợp của các thành phần chứa oxy thường tạo thành mùi thơm đặc trưng của nhiều loại tinh dầu. Các alcohol, aldehyd, ether, ceton và este là những nhóm chức quan trọng của các thành phần chứa oxy. Các alcohol monotecpen acyclic và những alcohol sesquitecpen thường góp phần tạo nên mùi đặc trưng và thường có thành phần đáng kể trong nhiều loại tinh dầu. Este của các alcohol tecpen và các axít béo thấp, đặc biệt là các acetat là
  • 24. 11 những chất thơm quan trọng trong công nghệ chế biến thực phẩm và hóa mỹ phẩm. Các este của alcohol tecpen cyclic như α-terpinyl acetat, methyl acetat, bornyl acetat và một số alcohol sesquitecpen như guaiyl acetat, cedryl acetat,... là những hợp chất thơm có giá trị sử dụng cao trong công nghệ hương liệu. * Các dẫn xuất benzen Các dẫn xuất của benzen hoặc các benzoid là những hợp chất có chứa 1 vòng benzen đặc trưng và thường được biểu thị như 1 vòng C6 có 3 nối đôi luân phiên với các nối đơn giữa các nguyên tử cacbon. Đây là nhóm hợp chất khá đa dạng và được dùng nhiều trong công nghệ thực phẩm và hóa mỹ phẩm dưới dạng tổng hợp hay tự nhiên. Các este của các alcohol thơm và các axít aliphatic có mùi thơm đặc trưng nên được sử dụng trong công nghệ thực phẩm và mỹ phẩm. * Các thành phần khác Một vài hợp chất chứa nitrogen có những tính chất khá đặc trưng, tuy chỉ với hàm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,1%, nhưng lại có tác dụng nâng cao hương vị hấp dẫn của nhiều loại tinh dầu ngay cả ở dạng thô. 1.3.3. Phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam Khi nghiên cứu thành phần các loài cây tinh dầu ở các khu vực khác nhau trên thế giới, các nhà nghiên cứu nhận định rằng khu vực có khí hậu nhiệt đới là nơi tập trung cây tinh dầu với số lượng lớn. Bên cạnh đó, một số loài cây tinh dầu trong đai khí hậu này lại có sự đa dạng về thành phần hóa học. Phân bố cây tinh dầu trong mỗi hệ thực vật nói chung theo 2 nguyên tắc: - Nguyên tắc phổ biến (hay còn gọi là nguyên tắc có tính quy luật). Theo nguyên tắc này, ở một số taxon thực vật, sự có mặt tinh dầu trong cây và trong các bộ phận xác định là đặc tính phổ biến. Giới hạn của quy luật này thường xác định ở các bậc họ (ngay trong 1 họ, có chi hầu như tất cả các loài đều chứa tinh dầu, trong khi đó ở các chi khác hoàn toàn không có loài nào được coi là có tinh dầu). Với những họ mà tích lũy tinh dầu là đặc tính chung của các loài trong cả họ thì được gọi là họ cây tinh dầu. - Nguyên tắc ngẫu nhiên: Theo nguyên tắc này, sự có mặt của tinh dầu ở
  • 25. 12 các cá thể trong taxon là một đặc tính ngẫu nhiên. Khi nghiên cứu phân bố cây tinh dầu ở các họ khác nhau, dễ nhận thấy rằng trong đa số họ thực vật, đặc tính tích lũy của tinh dầu chỉ có ở một số chi nhất định trong họ. Phân tích và tìm hiểu quy luật phân bố của cây tinh dầu ở các họ thực vật không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu tiến hóa sinh lý, sinh hóa mà còn có giá trị rất lớn đối với công tác điều tra, phát hiện. Hiện nay, trong hệ thực vật Việt Nam có khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ chứa tinh dầu [26]. Như vậy, nguồn tài nguyên cây tinh dầu nói riêng và tài nguyên thực vật Việt Nam rất là đa dạng và phong phú. 1.4. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Hồ tiêu (Piperaceae) 1.4.1. Trên thế giới Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học. Điển hình là các công trình như: Từ loài Piper cubeba phân bố ở Inđônexia được Rein B. và cộng sự (2007) nghiên cứu với sabinen (9,1%), β-elemen (9,4%), epi-cubebol (4,3%) và cubebol (5,6%) là các thành phần chính của tinh dầu quả. Trans-sabinen hydrat (8,2%), β- caryophyllen (5,0%), epi-cubebol (4,2%), γ-cadinen (16,6%) và cubebol (4,8%) là các thành phần chính của lá [81]. Loài Piper permucmnatutum phân bố ở Braxin được H. S. Toquilho và cộng sự (1999) công bố với các thành phần chính trong tinh dầu là δ-cadinen (12,7%), γ-muurolen (7,4%), α-cadinol (6,9%), β-caryophyllen (6,8%) [108]. Từ 7 mẫu trên mặt đất của loài Piper anonifolium ở Braxin được E. H. A. Andrade và cộng sự (2005) công bố với các thành phần chính của tinh dầu của các mẫu 5,6,7 là α-pinen (45,5%, 45,7% và 41,1%), β-pinen (17,7%, 17,2% và 17,8%) và limonen (7,1%, 8,4% và 6,1%); mẫu 1 với α-pinen (53,1%) và β-pinen (22,9%) là các thành phần chính; mẫu 2 và 4 được đặc trưng bởi α-pinen (40,9% và 41,8%), β-pinen (18,8% và 18,6%), limonen (7,4% và 8,5%) và δ-2-caren (7,7% và 8,0%); mẫu 3 với α-eudesmol (33,5%), ishwaran (19,1%),germacren D (9,6%), α-pinen (7,3%) và limonen (5,9%) là các thành phần chính trong tinh
  • 26. 13 dầu [35]. Nghiên cứu 4 loài thuộc họ Hồ tiêu ở Braxin, với β-elemen (11,6%) và epi-cubebol (13,1%) là các thành phần chính của loài Piper cernuum; trong lá loài Piper glabratum được đặc trưng bởi β-caryophyllen (14,6%) và longiborneol (12,0%); ở loài Piper hispidum với β-pinen (12,0%), khusimen (12,1%) và δ-cadinen (13,2%) là các thành phần chính. β-caryophyllen (11,2%) và germacren D-4-ol (11,1%) là các thành phần chính của loài Piper madeiranum [39]. Khi công bố 6 mẫu tinh dầu trên mặt đất của loài Piper cyrtopodon ở Braxin, E. H. A. Andrade và cộng sự (2006) cho thấy, mẫu 1 được đặc trưng bởi β-caryophyllen (19,2%), bicyclogermacren (13,0%), germacren D (10,0%), spathulenol (8,4%); mẫu 2 gồm bicyclogermacren (23,3%), germacren D (17,9%), spathulenol (6,9%); mẫu 3 là β-caryophyllen (34,6%), bicyclogermacren (21,4%), germacren D (13,6%) và α-pinen (7,5%); mẫu 4 với elemicin (26,8%), germacren D (14,8%), bicyclogermacren (14,0%) là các thành phần chính; mẫu 5 với β-caryophyllen (18,1%), bicyclogermacren (14,9%), germacren D (13,6%), elemicin (10,1%) và mẫu 7 là epi-α-bisabolol (26,3%), α-cadinol (9,5%), bicyclogermacren (8,3%) và germacren D (7,5%) [36]. Cũng từ phần trên mặt đất của 4 mẫu loài Piper demeraranum ở Braxin với các thành phần chính là limonen (20,2%, 31,0%, 40,3% và 30,6%), sabinen (12,9%, 17,0%, 22,7% và 18,2%), β-pinen (7,7%, 8,2%, 14,4% và 10,7%) và α- pinen (7,3%, 6,1%, 12,3% và 7,6%) [38][38]. Từ lá và quả loài Piper divaricatum ở Braxin với linalool (23,4–29,7%), β-pinen (19,9–25,3%) và α- pinen (9,0–18,8%), là các thành phần chính; ở quả là β-pinen (18,0–12,0%), α- pinen (6,3–17,6%) và β-caryophyllen (9,0–11,4%) [34]. Ở lá của loài Piper dumosum với các thành phần chính là biclyclogermacren (16,2%), β- caryophyllen (15,9%), β-pinen (16,0%) và α-pinen (12,1%). Đối với lá của loài Piper aleyreanum được đặc trưng bởi β-pinen (14,4%), isocaryophyllen (17,5%) và β-caryophyllen (18,6%) [55]. Ở lá của loài Piper gaudichaudianum, mẫu A là β-caryophyllen (12,1%), α-humulen (13,3%), β-selinen (15,7%) và α-selinen(16,6%); mẫu B là β-
  • 27. 14 caryophyllen (19,3%), α-humulen (29,2%) và α-selinen (8,9%). Trong loài Piper regnelii với β-caryophyllen (23,4%), (E)-nerolidol(13,7%) và spathulenol (11,1%) là các thành phần chính trong tinh dầu [37]. Trong lá của loài Piper hispidum phân bố ở CuBa được Pino A. và cộng sự (2004) công bố với các thành phần chính của tinh dầu là β-eudesmol (17,5%), trans-6-vinyl-4,5,6,7- tetrahydro-3,6-dimethyl-5-isopropenylbenzofuran (12,9%) [76]. Từ 4 mẫu tinh dầu của loài Piper manausense ở vùng Amazon được công bố, với mẫu 1 và 2 được đặc trưng bởi bicyclogermacren (32,0% và 34,0%), gleenol (6,8% và 9,4%), β-caryophyllen (7,7% và 8,5%). Mẫu 3 với thành phần chủ yếu là bicyclogermacren (41,0%), β-pinen (9,2%), α-pinen (9,1%). Spathulenol (15,0%), globulol (9,4%), bicyclogermacren (7,8%) là các thành phần chính của mẫu 4 [69]. Trong tinh dầu của loài Piper mikanianum với β-vetivon (33,0%), (Z)-isoelemicin (21,5%) và (E)-asaron (11,6%) là các thành phần chính của tinh dầu [63]. Trong lá của loài Piper peltata được J. A. Pino và cộng sự (2004) công bố trong tinh dầu đặc trưng bởi caryophyllen oxit (22,9%), spathulenol (9,0%), trans-calamenen (5,4%) và α-copaen (5,2%). Dillapiol (82,2%) là thành phần chính của loài Piper aduncum [77]. Khi nghiên cứu 3 loài trong chi Piper ở Costa Rica, B. Vogler và cộng sự (2006), đã công bố ở hoa của loài Piper auritum với thành phần chính của tinh dầu là safrol (93,0%); ở loài Piper marginatum với trans-anethol (46,0%), p-anisaldehyd (22,0%) và anisyl keton (14,0%). β-caryophyllen (28,0%), germacren D (17,0%) và (E,E)-α-farnesen (15,0%) là các thành phần chính của tinh dầu [104]. Từ tinh dầu lá, thân, rễ và cụm hoa của loài Piper truncatum ở Braxin được A. P. F. Trindade (2010) công bố với camphen (10,3%), germacren D (56,0%) là thành phần chính ở cụm hoa; các thành phần đặc trưng trong lá là (Z)-3-hexenol (35,3%), β-caryophyllen (24,2%), germacren D (11,1%) và (E)-nerolidol (10,5%); ở cành với 6(Z), 8(E)- N-isobutyl-decadienamit (16,2%) là thành phần chính và ở rễ là 6(Z), 8(E)-N- isobutyl-decadienamit (67,6%) [107]. Từ lá của thứ Piper tuberculatum var.
  • 28. 15 tuberculatum với các thành phần chính trong tinh dầu là β-caryophyllen (26,3%) và α-cadinol (13,7%) [99]. Trong tinh dầu lá của loài Piper vicosanum với thành phần chính là các monotecpen (56,0-62,6%); trong đó limonen (40,0-45,5%) và 1,8-cineol (10,4-15,0%) là các thành phần đặc trưng [61]. Trong lá của loài Piper xylosteoides được đặc trưng bởi myrcen (31,0%) và γ-terpinen (26,0%) [71]. Ở lá của loài Piper officinarum với β-caryophyllen (11,2%), α-pinen (9,3%), sabinen (7,6%), β-selinen (5,3%) và limonen (4,6%) là các thành phần chính; ở cành được đặc trưng bởi β-caryophyllen (10,9%), α-phellandren (9,3%), linalool (6,9%), limonen (6,7%) và α-pinen (5,0%) [87]. Một số loài thuộc chi Piper phân bố ở Braxin với dillapiol (64,4%) là thành phần chính của loài Piper aduncum; p-mentha-1(7),8-dien (39,0%), 3,4-methylenedioxypropio phenon (19,0%), và (E)-β-ocimen (9,8%) là các thành phần chính của loài Piper marginatum. Các thành phần chủ yếu của loài Piper marginatum là (E)- isoosmorhizol (32,0%), (E)-anethol (26,4%), isoosmorhizol (11,2%) và (Z)- anethol (6,0%). Methyl eugenol (69,2%) và eugenol (16,2%) là các hợp chất chính của loài Piper divaricatum. Safrol (69,2%), methyl eugenol (8,6%) và β- pinen (6,2%) được đặc trưng của loài Piper callosum [40]. Ở loài Piper cernuum với thành phần chính là β-elemen (11,6%) và epi-cubebol (13,1%). β- caryophyllen (14,6%) và longiborneol (12,0%) là các hợp chất chính của loài Piper glabratum. β-pinen (12,0%), khusimen (12,1%) và γ -cadinen (13,2%) là các hợp chất đặc trưng của loài Piper hispidum. Đối với loài thì β-caryophyllen (11,2%) và germacren D-4-ol (11,1%) là các hợp chất chính [90]. Trong lá của loài Piper pellucidađược M. H. L. Silva và cộng sự (1999) công bố với các thành phần chính của tinh dầu là dillapiol (39,7%) và trans-caryophyllen (10,7%) [92]. Ở Phillipines lá của loài Piper betle với chavibetol (53,0%), acetat (16,0%) và caryophyllen (4,0%) là các thành phần chính. Cũng lá của loài này phân bố ở Malaysian với chavibetol (69,0%) là các thành phần chính; đối với loài phân bố ở Campuchia thì được đặc trưng bởi -pinen (7,0%), sabinen
  • 29. 16 (8,0%), 1,8–cineol (10,0%), methyl chavicol (9,0%) và terpinyl acetat (19,0%). Safrol (28,0%) và myrcen (26,0%) là các thành phần đặc trưng trong lá của loài phân bố ở Đài Loan [53]. Khi nghiên cứu tinh dầu của một số loài thuộc chi Piper, M.A. Sumathykutty và cộng sự (1999) cho thấy, elemol (11,5%) là thành phần chính trong lá của loài Piper nigrum, β-caryophyllene (13,0%) là thành phần chính trong lá của loài Piperattenuatum; trong thân là β-cubeben (10,0%). Cubebol (23,6%) là thành phần chính của lá loài Piper cubeba [95]. Ở lá của 4 loài Piper cernuum, Piper glabratum, Piper hispidum và Piper madeiranum được S.H. Soidrou và cộng sự (2013) công bố với β-elemen (11,6%) và epi-cubebol (13,1%) là thành phần chính của Piper cernuum; β- caryophyllen (14,6%) và longiborneol (12,0%) là các thành phần chính của Piper glabratum; β-pinen (12,0%), khusimen (12,1%) và γ-cadinen (13,2%) là các thành phần chính của P. hispidum; β-caryophyllen (11,2%) và germacren D- 4-ol (11,1%) là các hợp chất chính của P. madeiranum [93]. Năm 2001, M. Mundina và cộng sự công bố lá của loài Piper lanceaefolium phân bố ở Costa Rica; trong tinh dầu được đặc trưng bởi các sesquitecpen hydrocacbon với β- caryophyllen và germacren D là các thành phần chính [73]. Trong lá của loài Piper fulvescens phân bố ở Paraguay được R. Vila và cộng sự (2001) công bố với trans-anethol (26,4%) và ishwaran (12,1%), là các thành phần chính của tinh dầu [101]. Ở tinh dầu của lá loài Piper aduncum từ Panama và Bolivia. Trong đó mẫu ở Panama với β-caryophyllen (17,4%) và aromadendren (13,4%) là các thành phần chính. 1,8-cineol (40,5%) sarisan (1-allyl-2-methoxy-4,5- methylenedioxybenzen (12,9%) là thành phần chính ở mẫu Bolivia [102]. Ở lá và hoa loài Piper friedrichsthalii phân bố Costa Rica và Panama. Mẫu của loài Piper friedrichsthalii ở Costa Rica được đặc trưng bởi α-pinen, camphen, β-phellandren, limonen. Trong lá của loài P. pseudolindenii với 11- selinen-4α-ol, α-selinen, germacren D và β-selinen là các thành phần chính của tinh dầu [103]. Từ lá của 5 loài trong chi Piper phân bố ở Malaysian được I. B.
  • 30. 17 Jantan và cộng sự (1994) công bố với dillapiol (64,5%) là thành phần chính của loài P. aduncum. Chavibetol chiếm 69,0% và 42,7% của loài Piper betle và Piper lanatum. Thành phần chính của loài Piper pedicellosum là β-phellandren (21,9%) và eugenol (17,2%). (E)-Nerolidol (17,5%) và cedrol (14,8%) là các hợp chất chính của loài Piper penangense [59]. Trong lá của loài Piper corcovadensis với các thành phần chính là 1-butyl-3,4-methylenedioxybenzen (30,6%), terpinolen (17,4%), trans-caryophyllen (6,3%), α-pinen (5,9%) [49]. Trong lá của loài Piper aduncum ở 3 mẫu tinh dầu được đặc trưng bởi dillapiol (69,3%; 79,9% và 85,4%) [67]. Từ lá của loài Piper miniatum được Salleh W. M. và cộng sự (2015) công bố với caryophyllen oxit (20,3%) và α-cubeben (10,4%) là các thành phần chính của tinh dầu [85]. Ở lá của loài Piper hongkongense phân bố Trung Quốc được đặc trưng bởi các hợp chất caryophyllen, α-caryophyllen và nerolidol [113]. Từ phần trên mặt đất của 3 loài thuộc chi Piper phân bố ở Malaysia được Salleh W. và cộng sự (2014) công bố với spathulenol (11,2%), (E)-nerolidol (8,5%) và β-caryophyllen (7,8%) là các thành phần chính của tinh dầu loài Piper abbreviatum. Loài Piper erecticaule được đặc trưng bởi β-caryophyllen (5,7%) và spathulenol (5,1%). Borneol (7,5%), β-caryophyllen (6,6%) và α-amorphen (5,6%) là các thành phần chính từ loài Piper lanatum [86]. Ở lá và cụm hoa của loài Piper subtomentosum được đặc trưng bởi α- pinen (27,3% và 21,0%) và δ-cadinen; phần trên mặt đất của loài Piper septuplinervium được đặc trưng bởi camphen và α-, β-pinen [42]. Trong lá của loài Piper divaricatum với các thành phần chính của tinh dầu là methy leugenol (75,0%) và eugenol (10,0%) [49]. Từ lá và cành loài Piper flaviflorum phân bố ở Trung Quốc với các thành phần đặc trưng là (E)-nerolidol (16,7% và 40,5%), β-caryophyllen (26,6% và 14,6%) và elixen (5,3% và 12,3%) [64]. Ở lá của loài Piper nigrum được Bagheri H. và cộng sự (2014) công bố với các thành phần chính từ tinh dầu là β-caryophyllen (25,4 ± 0,6%), limonen (15,6 ± 0,2%), sabinen (13,6 ± 0,2%), 3-caren (9,3 ± 0,1%), β-pinen (7,3 ± 0,1%), và α-pinen
  • 31. 18 (4,3 ± 0,1%) [44]. Loài Piper capense phân bố ở phía Đông Cameroon với các thành phần chính của tinh dầu là β-pinen (33,2%), sabinen (10,0%) và α-pinen (8,9%) [110]. Từ 3 loài của chi Piper phân bố ở Cuba được xác định là piperiton (34,0%), camphor (17,1%), camphen (10,9%), 1,8-cineol (8,7%) và viridiflorol (7,4%) là các thành phần chính của loài Piper aduncum. Trong các loài Piper auritum và Piper umbellatum được đặc trưng bởi safrol (71,8%và 26,4%) [83]. Ở lá của loài Piper aduncum phân bố từ Braxin với thành phần chính trong tinh dầu là các monotecpen (90,4%) và sesquitecpen (7,0%). Thành phần đặc trưng là 1,8-cineol (53,9%) [94]. Trong tinh dầu lá, rễ, thân và quả của loài Piper klotzschianum được đặc trưng bởi 1-butyl-3,4-methylenedioxybenzen; 2,4,5- trimethoxy-1-propenylbenzen, 1-butyl-3,4-methylenedioxybenzen, 1-butyl-3,4- methylenedioxybenzen, limonen và α-phellandren [51]. Tinh dầu từ lá và cành của loài Piper officinarum được đặc trưng bởi β- caryophyllen (11,2%), α-pinen (9,3%), sabinen (7,6%), β-selinen (5,3%) và limonen (4,6%). Ở thân là β-caryophyllen (10,9%), α-phellandren (9,3%), linalool (6,9%), limonen (6,7%) và α-pinen (5,0%) [87]. Từ tinh dầu lá của loài Piper cubeba được đặc trưng bởi sabinen (20,0%), eucalyptol (11,9%), 4- terpineol (6,4%), β-pinen (5,8%), camphor (5,6%) và δ-3-caren (5,3%) [66]. Trong lá và cành của loài Piper caninum phân bố ở Malaysia được Salleh W. M. và cộng sự (2011) công bố với safrol (17,1%) trong lá và 25,5% trong cành [88]. Từ rễ, thân, quả và lá của loài Piper longum được Varughese T. và cộng sự (2016) công bố với các thành phần chính là các monotecpen và các sesquitecpen [100]. 1.4.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu về tinh dầu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở nước ta mới diễn ra khoảng hơn 3 thập kỷ trở lại đây. Các tác giả cũng chủ yếu đề cập đến các loài cây trồng như Tiêu (Piper nigrum), Trầu không (Piper betle), Lá lốt (Piper lolot),... Từ loài Piper bavinum phân bố ở Hương Sơn, Hà Tĩnh được D. Lesueur
  • 32. 19 và cộng sự (2009) công bố với các thành phần chính là bicyclogermacren (10,6%), globulol (5,7%), leden (5,1%) và α-pinen (4,4%) [52]. Loài Trầu không (Piper betle) phân bố ở Bạch Mã, Thừa Thiên Huế với thành phần chính là isoeugenol (72,0%), isoeugenyl acetat (12,2%) [53]. Trong rễ được đặc trưng bởi -cadinen (11,7%), -cadinol (26,2%) và T-muurolol (20,7%) [53]. Phần trên mặt đất của loài Piper pierrei ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế với p- methylbenzyl cinnamat (18,1%) và -methylbenzyl cinnamat (28,0%) [53]. Từ lá, thân và rễ loài Piper lolot phân bố ở Việt Nam với các thành phần chính trong tinh dầu là -caryophyllen (26,1%, 30,9% và 27,6%) tương ứng trong lá, thân và rễ [53]. Đỗ Đình Rãng và cộng sự (2001), công bố từ phần trên mặt đất của loài này ở Hà Nội với -asaron (21,8%), d–nerolidol (8,6%), trans-methyl isoeugenol (5,5%) [27]. Loài Peperomia pellucida ở Thừa Thiên Huế được Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (2005), công bố với các thành phần chính là carotol (33,1%) và dill apiol (29,3%) [53]. Gần đây, Lưu Đàm Ngọc Anh và cộng sự (2016), công bố ở lá của loài Piper arboricola với các thành phần chính là spathulenol (27,5%), α-phellandren (20,3%), germacren D (14,6%), γ-terpinen (6,2%) [1]. Khi nghiên cứu loài Trầu không (Piper betle) và Hồ tiêu (Piper nigrum) ở các vùng khác nhau của Nghệ An, Hoàng Văn Lựu (2003) cho thấy thành phần chính trong tinh dầu gồm α-pinen và D-limonen [23]. Ở loài Hồ tiêu (Piper nigrum) được chiết xuất bằng CO2 lỏng siêu tới hạn tại các áp suất khác nhau thì thành phần chính của tinh dầu là 3-caren, caryophyllen, β-selinen cũng có sự biến đổi [25]. Từ lá Trầu không (Piper betle) ở Hải Dương được Phạm Thế Chính và cộng sự (2009) công bố với các thành phần chính của tinh dầu là chavicol (7,6%), eugenol (77,2%), eugenyl axetat (8,7%) [8]. Cũng từ lá của loài này phân bố ở Hậu Giang được đặc trưng bởi phenol, 2-methoxy-3- (2-propenyl)- (19,8%), acetyleugenol (20,1%) và 4-allyl-1,2- diacetoxybenzen (34,6%) [7]. Ở lá của loài Piper longum được Đỗ Đình Rãng và cộng sự (2007), công bố với các thành phần
  • 33. 20 chính là β-caryophyllen (11,42%), β-pinen (8,0%), α-pinen (4,9%) và α-copaen (4,0%) [27]. 1.5. Điều kiện tự nhiên xã hội ở Bắc Trung Bộ 1.5.1. Vị trí địa lý Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân, có tọa độ địa lý từ 16o 13' đến 19°18' vĩ độ Bắc, 104°22' đến 108o 12' kinh độ Đông. Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế. Phía Tây là sườn Đông Trường Sơn, giáp nước Lào có đường biên giới dài 1.294 km với các cửa khẩu Quan Hoá, Lang Chánh (Thanh Hoá), Kỳ Sơn (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị)…, tạo điều kiện giao lưu kinh tế với Lào và các nước Đông Nam Á trên lục địa; Phía Đông hướng ra biển Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700 km, biển có nhiều hải sản và nhiều vùng nước sâu có thể hình thành các cảng biển. Vùng có nơi hẹp nhất là Quảng Bình (khoảng 50 km), nằm trên trục giao thông xuyên Việt là điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. 1.5.2. Địa hình, địa mạo Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)... sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu trúc địa hình của Bắc Trung Bộ gồm nhiều dãy núi có độ cao từ 600 – 2.450m, đỉnh cao nhất là đỉnh núi Phacatun cao 2.450m, đỉnh Giăng màn thượng nguồn sông Ngàn Sâu cao 2.235m, Pù Huống 1.570m, Pù Kô Kô 1.124m, Pù Chó 1.500m, Bạch Mã cao 1.450m, với địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên độ dốc lớn 35 - 400 trước khi chuyển dần xuống đồng bằng hay ven biển. Đây cũng là địa hình phức tạp tạo nên nhiều hệ sinh thái: Rừng núi cao (chiếm gần 50% diện tích); vùng gò đồi (gần 30% diện tích); và các dải đồng bằng nông nghiệp, đất cát ven biển, rừng ngập mặn, đảo ven bờ…
  • 34. 21 giữ vai trò quan trọng trong kinh tế biển và an ninh quốc phòng. Đặc biệt ở Quảng Bình có hệ sinh thái núi đá vôi Carst rộng lớn, có nhiều hang động như động Phong Nha (Bố Trạch) rộng và dài vào bậc nhất thế giới lại nằm tiếp giữa hai vùng địa lý sinh học Bắc và Nam, là nơi có cấu tạo địa chất đặc biệt của vùng Carst trẻ, là địa bàn có tính đa dạng sinh học cao. 1.5.3. Đặc điểm khí hậu Khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ mang tính chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu của nước ta là khí hậu cận nhiệt đới có mùa Đông lạnh ở phía Bắc và khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Nằm trong sườn Đông của dãy Trường Sơn Bắc lại nằm kề với biển. Khí hậu vùng Bắc Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của mối tương tác phức tạp của chế độ hoàn lưu khí quyển và các điều kiện địa hình được thể hiện rõ qua chế độ mưa ẩm cũng như sự xuất hiện thường xuyên của gió phơn Tây Nam vào nửa đầu mùa hè. Toàn vùng chịu ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, áp thấp nhiệt đới, bão lụt xảy ra hàng năm v.v… trung bình có 6 cơn bão mỗi năm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều trận lụt lớn xảy ra do rừng đầu nguồn bị phá hủy. Yếu tố khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ bởi các hiện tượng bốc hơi nước. Theo lượng bốc hơi nước kể cả thảm thực vật, dao động trong khoảng 1.100 - 1259 mm/năm, bằng hơn ½ lượng mưa năm. Song song với đặc điểm bốc hơi nước, hiện tượng gió phơn Tây Nam (gió Lào) gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng vật nuôi trong khu vực. Với vị trí độc đáo của rừng núi Bắc Trung Bộ được các nhà khoa học trong nước và quốc tế công nhận còn chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, là vùng duy nhất có sự giao lưu giữa các luồng sinh vật Bắc và Nam, bao gồm các yếu tố Trung Hoa, yếu tố Ấn Độ - Malaysia, yếu tố Hymalaia; Yếu tố phân bố toàn cầu và yếu tố đặc hữu. 1.5.4. Đặc điểm kinh tế xã hội Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng trên 51.168 km2 , chiếm khoảng 15,5% diện tích của cả nước, với tổng dân số là 10.500.000 người theo điều tra dân số 1/4/2009. Dân cư sống trong vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu là người Kinh, và nhiều
  • 35. 22 dân tộc khác như: Tày, Thái, Thổ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Mường, Dao ở Thanh Hóa; H' mông, Khơ Mú, Đan Lai ở Nghệ An, Hà Tĩnh; Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi, Chưt ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Mật độ dân số khoảng 200 người/km2 trong đó Thanh Hoá có mật độ cao nhất khoảng 310 người/km2 , thấp nhất là ở Quãng Bình chỉ có khoảng 95 người/km2 . Mật độ dân số thay đổi mạnh mẽ giữa khu vực đồng bằng và miền núi, đô thị và nông thôn. 1.5.5. Đặc điểm hệ thực vật Bắc Trung Bộ có 5 Vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã) và 9 khu Bảo tồn Thiên nhiên (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Pù Hoạt, Pù Huống, Kẻ Gỗ, Bắc Hướng Hóa, Đakrông, Phong Điền) toàn vùng có 2.135.649 ha có rừng. Trong đó, rừng đặc dụng là 349.316 ha; rừng phòng hộ 1.054.431 ha và rừng sản xuất là 731.902 ha. Hiện nay, đã biết 4.133 loài thuộc 1.211 chi của 224 họ thực vật bậc cao có mạch với đầy đủ các ngành thực vật bậc cao có mạch của Việt Nam. Đơn vị địa lý sinh học Bắc Trung Bộ chiếm 23,25% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước (tính bằng tổng diện tích của hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam) nhưng hệ thực vật ở đây chiếm tới 64,47% tổng số họ, 51,71% tổng số chi và 39,06% tổng số loài trong hệ thực vật Việt Nam; hệ thực vật ở Bắc Trung Bộ đóng góp khoảng một nửa cho hệ thực vật Việt Nam. Thảm thực vật ở Bắc Trung Bộ rất đa dạng, có 38 kiểu thảm khác nhau [34], được chia thành 2 nhóm chính là thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật trồng. Thảm thực vật tự nhiên chia theo các vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở vành đai nhiệt đới (<800m ở Quảng Bình trở ra và <900m ở Thừa Thiên - Huế), trên đất địa đới (tầng dày, thoát nước tốt) có 5 kiểu thảm khác nhau. Trên đất phi địa đới (tầng mỏng, thoát nước nhanh) có 5 kiểu thảm thực vật. Trên đất nội địa đới ngập nước ngọt ở vùng đồng bằng, ven sông suối với nền đáy phù sa ngập định kỳ có khoảng 14 kiểu thảm, trên than bùn và cát ẩm khá đặc sắc với 5 kiểu thảm. Thảm thực vật ngập mặn có 5 kiểu thảm. Thảm thực vật trên vành đai nhiệt đới gồm 3 kiểu. Còn lại là các thảm thực vật cây trồng.
  • 36. 23 Hình 1.1. Bản đồ các VQG, khu BTTN, khu Bảo tồn loài, khu Bảo tồn Cảnh quan ở Bắc Trung Bộ
  • 37. 24 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ. Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là các Vườn Quốc Gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã) và các Khu Bảo tồn Thiên nhiên (Xuân Liên, Pù Luông, Pù Hoạt, Pù Huống, Kẻ Gỗ, Đak Krông) ở Bắc Trung Bộ. Ngoài ra còn thu mẫu ở một số địa điểm của các huyện có phân bố của họ này. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm sinh học (hình thái, sinh thái), phân bố và tính đa dạng các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ. - Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ. - Xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật 2.3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu Các số liệu về điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu, các mẫu vật lưu ở bảo tàng trong nước và nước ngoài, các công trình công bố liên quan. 2.3.1.2. Phương pháp điều tra thực địa Ở mỗi địa điểm nghiên cứu tác giả chọn các tuyến điều tra chính để nghiên cứu: + VQG Bến En: tuyến Sông Tràng - Bãi Trành; tuyến Đồng Mười – Hồ Sông Mực - Điện Ngọc; tuyến Đồng Mười - Xuân Thái. + VQG Pù Mát: tuyến Môn Sơn - Sông Giăng; tuyến Chi Khê - Khe Bu; tuyến Lâm Trường Con Cuông - Khe Kèm; tuyến Tam Đình - Tam Hợp; tuyến
  • 38. 25 Châu Khê - Khe Choang. + VQG Vũ Quang: tuyến Hương Quang - Dốc Dẻ; tuyến Hương Đại - Hương Quang; tuyến Trạm chè - Sơn Kim II. + VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: tuyến ngã ba Đông – Vườn Thực vật và Tây đường Trường Sơn - U Bò. + VQG Bạch Mã: tuyến Trung tâm Vườn - Thác Thủy Điện - thác Đá Dựng; tuyến Trĩ Sao - Đỉnh Bạch Mã - Đỗ Quyên; tuyến Hương Phú - Thị trấn Khe Tre, Thượng Nhật - Hưng Lộc). + Khu BTTN Xuân Liên: tuyến Xuân Liên - Vạn Xuân, tuyến Yên Nhân – Bát Mọt. + Khu BTTN Pù Luông: tuyến Phú Lệ - Thung Hang; tuyến Cổ Lũng – Lũng Cao. + Khu BTTN Pù Huống: tuyến Châu Thái - Nam Sơn – Bắc Sơn – Bình Chuẩn; tuyến Châu Hoàn – Diên Lãm – Quang Phong. + Khu BTTN Pù Hoạt: Tri Lễ - Nậm Giải; Hạnh Dịch - Thông Thụ - Đồng Văn. + Khu BTTN Kẻ Gỗ: Trung tâm du lịch đến các khu vực chạy theo phía Nam – Bắc. 2.3.1.3. Phương pháp thu mẫu và định loại Mỗi cây thu 2-3 mẫu tiêu bản ở cùng 1 địa điểm. Sau khi thu mẫu thì ghi số hiệu. Khi thu mẫu thì ghi chép tỉ mỉ ngay những đặc điểm dễ bị mất khi mẫu khô như: màu sắc, hình dạng tự nhiên của hoa, quả, lá ... Ngoải ra còn chụp ảnh tổng thể và chi tiết từng bộ phận của cây bằng máy ảnh kỹ thuật số Canon. Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại phòng mẫu Dược liệu, Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Y Khoa Vinh. Phương pháp dùng để nghiên cứu phân loại là phương pháp hình thái so sánh. Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng vẫn là phương pháp thông dụng được sử dụng hiện nay. Trong phương pháp này dựa trên các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu trong đó chủ
  • 39. 26 yếu dựa vào cơ quan sinh sản như vị trí cụm hoa, cấu tạo của hoa, đặc điểm của lá bắc, đài hoa, cấu tạo của nhị và núm nhụy khi tạo thành quả. Bởi vì đây là những đặc điểm ít thay đổi dưới tác động của điều kiện sống. Tổng số mẫu thu được là hơn 500 mẫu, số mẫu đã phân tích và xác định tên khoa học hơn 300 mẫu. Mẫu hiện được lưu trữ ở phòng mẫu Dược liệu, bộ Môn Dược liệu, Trường Đại học Y Khoa Vinh. Các tài liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu mẫu là: Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I [14]; Wu T. L (1981), Flora of China [112]; Cheng Y., N. Xia & M.G. Gilbert (1999), Flora of China, Vol. 4, Piperaceae [48]. 2.3.1.4. Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) qua các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước về các loài nghiên cứu để bổ sung vào giá trị sử dụng tài nguyên của họ này trong các tài liệu: Võ Văn Chi (2012) [6], Đỗ Tất Lợi (1999) [21], Lê Trần Đức (1997) [11][11], Triệu Văn Hùng và cộng sự (2007) [16], Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) [2], Chaveerach A.et al., (2006) [46] và thông qua phỏng vấn người dân bằng phương phương pháp có sự tham gia PRA: Parcitipartory Rual Appraisal. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu 2.3.2.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu Mẫu để chưng cất tinh dầu là các bộ phận riêng biệt của cây (lá, thân giả, thân rễ, hoa, quả). Mỗi mẫu thu từ 0,5-3 kg tươi, mẫu được ghi số hiệu (số hiệu này trùng với số hiệu mẫu thực vật để định loại) và ngày tháng được thu. Sau khi thu hái, mẫu được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger trong thời gian 2-4 giờ ở áp suất thường theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (2010) [4]. 2.3.2.2. Phương pháp định lượng tinh dầu Tinh dầu của các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương pháp I của
  • 40. 27 Dược điển Việt Nam IV (2010) [4]. Hàm lượng tinh dầu được tính theo công thức: X(%) = (khi d<1) Hoặc theo công thức X(%) = (khi d>1) Trong đó: a là thể tích của tinh dầu tính bằng ml b là khối lượng của mẫu tính bằng gam. Tinh dầu được làm khô bằng Na2SO4 khan, đựng trong các lọ tiêu chuẩn đậy kín, bảo quản ở 0-5o C trước khi đem phân tích. 2.3.2.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu Chuẩn bị mẫu phân tích cho sắc ký khí: Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm khô bằng Na2SO4 khan trong 1ml hexan tinh khiết loại dùng cho phân tích sắc ký. Sắc ký khí (GC) với đầu dò FID: Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus với detectơ FID, cột mao quản HP-5MS chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25m với khí mang là hydro. Nhiệt độ buồng bơm mẫu là 250o C. Nhiệt độ Detectơ là 260o C. Chương trình nhiệt độ 60o C (2 min), tăng 4o C/phút cho đến 220o C, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút. Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí khối phổ liên hợp Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD với cột tách và các điều kiện vận hành sắc ký như nêu ở trên và với Heli làm khí mang. Việc xác định định tính các thành phần của tinh dầu được thực hiện bằng các phương pháp sau: - Dựa trên giá trị của chỉ số lưu giữ (Retention Index), xác định với một dãy các đồng đẳng n-alkan trong cùng một điều kiện sắc ký. a x 0,9 b x 100% a b x 100%
  • 41. 28 - Dựa trên sắc ký nội chuẩn (co-injection) với các chất chuẩn thương mại (của hãng Sigma-Aldrich, St. Louis, MO, USA) hoặc với các thành phần tinh dầu đã biết. - Dựa trên phổ khối lượng, so sánh với phổ khối lượng tìm thấy trong các ngân hàng dữ liệu (NIST 08 và Wiley 9th Version) hoặc so sánh với các dữ liệu của các tài liệu tham khảo. Tỉ lệ % các thành phần trong tinh dầu được tính toán dựa trên diện tích hoặc chiều cao của pic sắc ký (detector FID) mà không sử dụng các yếu tố điều chỉnh [33], [56], [60], [97], [98]. Tinh dầu được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Trường Đại học Vinh. 2.4. Phương pháp xử lí số liệu Số liệu được xử lí trên phần mềm Microsoft Office Excel 2010.
  • 42. 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh học của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) 3.1.1. Đặc điểm hình thái của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) + Thân: Cây bụi đứng thẳng, cây leo với rễ mọc ở đốt; đôi khi có dạng thân thảo bò trên mặt đất hoặc sống bì sinh; thường có mùi thơm. + Lá: Đơn, mép nguyên, mọc đối hoặc mọc cách, có thể có hoặc không có lá kèm (rụng sớm để lại sẹo ở mấu khá rõ). Lá rất khác nhau về hình dạng và kích thước giữa các loài. Lá có các dạng: hình mác, hình trứng, hình tim,... Trên cùng một cây có thể có nhiều hình dạng lá khác nhau với đặc điểm lá già thường to và nổi bật hơn so với những lá còn lại. Phiến lá có thể mỏng hoặc dày, nhẵn bóng, nhăn nheo hoặc thô ráp, có thể có lông. Lông che chở màu nâu hoặc trắng, có thể đơn bào hoặc đa bào, bao phủ bề mặt lá hoặc toàn thân cây. Gốc lá cân đối hoặc lệch, hình tròn hoặc hình tim. Cuống lá ngắn hoặc dài khoảng vài cm. Gân lá thường tạo thành các cặp xuất phát từ một số điểm như: gốc lá, điểm sát gốc lá, điểm giữa hoặc điểm phía trên của gân giữa lá. Một số lá có hệ gân thứ cấp chạy dọc theo gân giữa, có dạng đường cong từ gốc đến đỉnh của lá, có hình chân vịt hoặc có một phần xẻ lông chim. + Hoa: Cụm hoa dạng bông, mọc đối diện với lá, ngoài nách lá hoặc ở nách lá; hiếm khi mọc ở đỉnh cành và cũng hiếm khi tạo thành cụm gồm nhiều bông mọc ở nách lá. Cụm hoa có dạng vươn thẳng hoặc uốn cong nhẹ và có thể bị rủ xuống khi chín. Hoa trần, thường đơn tính (đa số khác gốc, ít khi cùng gốc) hoặc lưỡng tính, không có cuống. Cánh hoa có thể có màu hồng, màu hạt dẻ, màu xanh xám, màu vàng xanh, màu trắng đục… Lá bắc nhỏ; mọc đối diện với hoa, đôi khi dính với trục cụm hoa; hình khiên, hình tam giác hoặc hình tròn; thường nhẵn hoặc có lông mịn. Bộ nhị có 2-6 nhị, chỉ nhị ngắn; bao phấn 2, 2-4 thùy. Bộ nhụy có bầu nhụy rời hoặc đôi khi ôm lấy trục, 1 ô, 1 lá noãn; đầu nhụy 2-5. + Quả: Hạch, có hoặc không có cuống; hình trứng, hình cầu, hình trứng ngược hoặc có mặt cắt hình tam giác, hiếm khi hình bầu dục; khi chín thường có màu
  • 43. 30 đỏ hoặc vàng. Quả thường nhẵn hoặc đôi khi có lông tơ; mỗi quả có 1 hạt. Hạt gần hình cầu, vỏ hạt mỏng; phôi nhỏ, ngoại nhũ dạng bột và cứng. 3.1.2. Đặc điểm sinh thái, mùa hoa, mùa quả của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) + Nơi sống: Các loài chủ yếu leo trườn trên đá hoặc bám lên các loài cây khác như: Tiêu gắt (Piper acre Blume), Tiêu thượng mộc (Piper arboricola C. DC.), Tiêu ba vì (Piper bavinum C. DC.), Trầu không (Piper betle L.), Tiêu cam bốt (Piper cambodianum C. DC.), Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume), Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum C. DC.), Tiêu griffithi (Piper griffithii C. DC.), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei Merr.), Hồ tiêu (Piper nigrum L.),… Một số loài mọc ở dưới đất hoặc trong hốc núi đá vôi như: Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth.), Càng cua ba lá (Peperomia parcicilia C. DC.), Tiêu lá gai (Piper boehmeriaefolium Wall. ex Miq.), Tiêu lá gai bắc bộ (Piper boehmeriaefolium var. tonkinensis C. DC.), Lá lốt (Piper lolot L.), Lốt (Piper sarmentosum Roxb.), Tiêu rận (Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.),… + Mùa ra hoa, mùa quả: Tùy vào từng loài mà có mùa ra hoa, mùa quả khác nhau nhưng chủ yếu ra hoa từ tháng 2(3) - 5(6), có quả từ tháng 4 - 8, điển hình là các loài Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth.), Càng cua ba lá (Peperomia parcicilia C. DC.), Tiêu cam bốt (Piper cambodianum C. DC.), Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume), Tiêu hải nam (Piper hainanense Hemsl.), Tiêu lá mỏng (Piper hymenophyllum Miq.), Tiêu harmand (Piper harmandii C. DC.), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei Merr.), Tiêu lào (Piper laosanum C. DC.),… Một số loài ra hoa tháng 7 - 12, có quả tháng 10 đến 4 năm sau như: Tiêu thất (Piper cubeba L. f.), Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.), Lốt (Piper sarmentosum Roxb.),... 3.1.3. Đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ Kết quả điều tra, thu thập mẫu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ đã xác định được 3 chi gồm 36 loài và thứ; ghi nhận vùng phân bố cho khu vực Bắc Trung Bộ cho 28 loài. Kết quả được trình bày trong bảng 3.1.
  • 44. 31 Bảng 3.1. Danh lục thành phần loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng thân Giá trị sử dụng 1 Peperomia pellucida (L.) Kunth.* Rau càng cua Th THU, ĂNĐ 2 Peperomia parcicilia C. DC. Càng cua ba lá Th ĂNĐ 3 Piper acre Blume* Tiêu gắt L CTD 4 Piper albispicum C. DC.* Tiêu gié trắng Th CTD 5 Piper arboricola C. DC.* Tiêu thượng mộc L THU, CTD 6 Piper baccatum Blume* Tiêu phì quả L CTD 7 Piper bavinum C. DC.* Tiêu ba vì L CTD 8 Piper betle L. Trầu không L THU, CTD 9 Piper boehmeriifolium (Miquel) Wallich ex C. de Candolle in A. de Candolle Tiêu lá gai Th THU, CTD 10 Piper boehmeriifolium var. tonkinensis C. DC. Tiêu lá gai bắc bộ Th THU, CTD 11 Piper bonii C. DC.* Hàm ếch rừng L CTD 12 Piper brevicaule C. DC.* Tiêu thân ngắn L CTD 13 Piper cambodianum C. DC.* Tiêu cam bốt L CTD 14 Piper cf. caninum Blume* Tiêu chó L CTD 15 Piper carnibracteum C. DC.* Tiêu lá hoa mập L CTD 16 Piper chaudocanum C. DC. Tiêu châu đốc L THU, CTD 17 Piper cubeba L. f.* Tiêu thất L THU, CTD 18 Piper griffithii C. DC.* Tiêu griffith L CTD 19 Piper gymnostachyum C. DC.* Tiêu gié trần L CTD 20 Piper hainanense Hemsl.* Tiêu hải nam L CTD 21 Piper harmandii C. DC.* Tiêu harmand L CTD 22 Piper hymenophyllum Miq.* Tiêu lá mỏng L CTD 23 Piper laosanum C. DC.* Tiêu lào L CTD
  • 45. 32 24 Piper lolot L. Lá lốt Th THU, CTD, ĂND 25 Piper longum L. Tiêu lá tím L THU, CTD 26 Piper cf. maclurei Merr.* Tiêu maclure L CTD 27 Piper majusculum Blume* Tiêu to L CTD 28 Piper mutabile C. DC.* Tiêu biến thể L THU, CTD 29 Piper nigrum L. Hồ tiêu L THU, CTD, ĂNĐ, GV 30 Piper pendulispicum C. DC.* Tiêu gié thòng L CTD 31 Piper pierrei C. DC.* Tiêu pierre Th CTD 32 Piper pubicatulum C. DC.* Tiêu sóng có lông L CTD 33 Piper retrofractum Vahl* Tiêu dội L THU, CTD 34 Piper sarmentosum Roxb.* Lốt Th THU, CTD 35 Piper saxicola C. DC.* Tiêu trên đá Th CTD 36 Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.* Tiêu rận Th THU, CTD Ghi chú: * loài ghi nhận phân bố ở Bắc Trung Bộ; L: thân leo; Th: thân thảo; THU: cây làm thuốc; CTD: cây tinh dầu; GV: Cây gia vị; ĂNĐ: cây ăn được Để thấy được tính đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ, kết quả được so sánh với tổng số loài hiện biết ở Việt Nam (Nguyễn Kim Đào, 2003) (bảng 3.2) [10]. Bảng 3.2. So sánh số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ với tổng số loài đã biết ở Việt Nam Chi Bắc Trung Bộ (1) Việt Nam (2) Tỷ lệ % giữa (1) và (2) Chi 3 4 75,00 Loài và thứ 36 50 72,00 (2) theo Nguyễn Kim Đào (2003) [10]. Các kết quả trình bày trong bảng 3.2 cho thấy, thành phần loài của họ Hồ tiêu ở Bắc Trung Bộ khá đa dạng. Trong đó, có 3 chi so với 4 chi, chiếm 75%
  • 46. 33 tổng số chi và 36 loài và thứ so với 50 loài và thứ chiếm 72,00% tổng số loài và thứ hiện biết ở Việt Nam. Từ đây cho thấy, tuy chỉ ở trong một khu vực phân bố với một diện tích khá khiêm tốn so với các khu vực khác trong cả nước, nhưng thành phần loài trong họ này cũng khá đa dạng và phong phú. 3.1.4. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận thêm vùng phân bố cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ. So với danh lục các loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperraceae) ở Bắc Trung Bộ của Nguyễn Kim Đào (2003) [10], kết quả nghiên cứu đã ghi nhận thêm vùng phân bố của 28 loài cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ (bảng 3.3). Bảng 3.3. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận vùng phân bố cho khu hệ thực vật Bắc Trung Bộ TT Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố ở Bắc Trung Bộ Phân bố ở Việt Nam [10] 1 Peperomia parcicilia C. DC. Càng cua ba lá Thanh Hóa (Pù Luông: Phú Lệ, Lũng Cao), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng) Lâm Đồng (Lạc Dương, Lang Bian), Đồng Nai (Giá Rai) 2 Piper acre Blume Tiêu gắt Thanh Hóa (Bến En: Đảo Thực vật), Hà Tĩnh (Sơn Kim: Suối nước sốt), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã: K21 Đỉnh Mạch Mã; Nam Đông: Hương Phú) 3 Piper albispicum C. DC. Tiêu gié trắng Thanh Hóa (Bến En: Đảo Thực vật; Pù Luông: Phú Lệ), Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm, Khe Bu; Pù Hoạt: Nậm Giải; Pù Huống: Châu Hoàn, Bình Chuẩn), Hà Tĩnh (Vũ Quang: Thành Cụ Phan), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng: U Bò), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã: Thác Đá Dựng)
  • 47. 34 4 Piper arboricola C. DC. Tiêu thượng mộc Thanh Hóa (Bến En: Đảo Tình Yêu), Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải), Hà Tĩnh (Vũ Quang: Thành Cụ Phan), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã: Thác Thủy Điện) Lâm Đồng (Đà Lạt, Đatanla) 5 Piper baccatum Blume Tiêu phì quả Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải) 6 Piper bavinum C. DC. Tiêu ba vì Nghệ An (Pù Hoạt: Châu Thôn), Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ) Hà Nội (Ba Vì, Làng Cốc) 7 Piper bonii C. DC. Hàm ếch rừng Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải), Hà Tĩnh (Vũ Quang: Thành Cụ Phan) Hòa Bình, Ninh Bình (Cúc Phương) 8 Piper brevicaule C. DC. Tiêu thân ngắn Thanh Hóa (Pù Luông: Phú Lệ, Cổ Lũng), Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm; Pù Huống: Bình Chuẩn), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã; Nam Đông) Hà Nội (Ba Vì) 9 Piper cambodianum C. DC. Tiêu cam bốt Nghệ An (Pù Hoạt: Châu Thôn) 10 Piper cf. caninum Blume Tiêu chó Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ) Kon Tum (Đác Tung) 11 Piper carnibracteum C. DC. Tiêu lá hoa mập Nghệ An (Pù Hoạt: Châu Kim) Cao Bằng (Nguyên Bình), Ninh Bình 12 Piper cubeba L.f. Tiêu thất Nghệ An (Pù Mát: Khe kèm, Khu Bu), Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng: Động Thiên Đường) Lâm Đồng (Bảo Lộc), Đồng Nai (Biên Hòa) 13 Piper griffithii C. DC. Tiêu griffith Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải) 14 Piper gymnostachyum C. DC. Tiêu gié trần Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm) Ninh Binh (Cúc Phương), Nam Bộ 15 Piper hainanense Hemsl. Tiêu hải nam Hà Tĩnh (Kẻ Gỗ) Ninh Bình (Cúc Phương),
  • 48. 35 Kon Tum (Đác Giây, Đác Chong) 16 Piper harmandii C. DC. Tiêu harmand Thanh Hóa (Bến En: Xuân Thái; Pù Luông: Thành Sơn), Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã: K21 đỉnh Bạch Mã) Kon Tum (Đác Giây, Ngọc Linh) 17 Piper hymenophyllum Miq. Tiêu lá mỏng Thanh Hóa (Pù Luông: Phú Lệ), Nghệ An (Pù Hoạt: Châu Kim, Hạnh Dịch; Pù Huống: Nga My, Bình Chuẩn) Gia Lai (đèo An Khê) 18 Piper laosanum C. DC. Tiêu lào Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ), Quảng Trị (Đar Krông), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã, Nam Đông: Thượng Nhật) 19 Piper cf. maclurei Merr. Tiêu maclure Thanh Hóa (Pù Luông: Lũng Cao), Nghệ An (Kỳ Sơn: Na Ngoi), Hà Tĩnh (Vũ Quang: Sao La; Kẻ Gỗ), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã: Thác Đá Dựng) Cao Bằng (Quàng Hòa, Tiên Thành), Kon Tum (Đác Giây, Ngọc Linh) 20 Piper majusculum Blume Tiêu to Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ, Thành Cụ Phan) 21 Piper mutabile C. DC. Tiêu biến thể Hà Tĩnh (Vũ Quang: Trạm Trè, Trạm Sao La) Quảng Ninh, Ninh Bình, 22 Piper pendulispicum C. DC. Tiêu gié thòng Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải) Hà Nội (Ba Vì, Làng Cốc), Ninh Binh (Cúc Phương) 23 Piper pierrei C. DC. Tiêu pierre Thanh Hóa (Bến En, Pù Luông), Nghệ An (Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt), Hà Tĩnh (Vũ Quang, Kẻ Gỗ), Quảng Bình (Phong Nha), Quảng Trị (Phong Điền), Thừa Thiên Đác Lắc (Krông Pắc, Khuê Ngọc Điền), Đồng Nai (Biên Hòa, Bảo Chánh)
  • 49. 36 Huế (Bạch Mã, Nam Đông) 24 Piper pubicatulum C. DC. Tiêu sóng có lông Hà Tĩnh (Kẻ Gỗ) Ninh Bình 25 Piper retrofractum Vahl Tiêu dội Nghệ An, Hà Tĩnh (KẻGỗ) Hòa Bình (Mai Châu), Hà Nội (Ba Vì), Tp Hồ Chí Minh 26 Piper saxicola C. DC. Tiêu trên đá Thanh Hóa (Pù Luông, Bến En), Nghệ An (Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã) Quảng Ninh (Uông Bí), Khánh Hòa (Nha Trang) 27 Piper sarmentosum Roxb. Lốt Nghệ An (Pù Huống) 28 Zipppelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult.f. Tiêu rận Thanh Hóa (Bến En: Sông Tràng; Xuân Liên: Bát Mọt; Pù Luông: Thành Sơn), Nghệ An (Pù Huống: Diên Lãm; Pù Hoạt: Nậm Giải; Pù Mát: Khe Kèm), Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ; Kẻ Gỗ), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng: Động Phong Nha), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã: Thác Thuỷ Điện; Nam Đông: Hương Phú) Bắc Giang, Hà Nội (Ba vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Kiên Giang (Phú Quốc) Kết quả bảng trên cho thấy, trong 28 ghi nhận có phân bố mới ở vùng Bắc Trung Bộ thì có 7 loài phân bố từ Gia Lai trở vào đến Kiên Giang là: Càng cua ba lá (Peperomia parcicilia C. DC.), Tiêu thượng mộc (Piper arboricola C. DC.), Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume), Tiêu thất (Piper cubeba L.f.), Tiêu harmand (Piper harmandii C. DC.), Tiêu lá mỏng (Piper hymenophyllum Miq.), Tiêu pierre (Piper pierrei C. DC.); có 7 loài phân bố từ Ninh Bình trở ra là Tiêu ba vì (Piper bavinum C. DC.), Hàm ếch rừng (Piper bonii C. DC.), Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule C. DC.), Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum C. DC.),
  • 50. 37 Tiêu biến thể (Piper mutabile C. DC.), Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum C. DC.) Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum C. DC.); Có 6 loài phân bố ở cả Miền Bắc và Miền Nam là Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.), Tiêu hải nam (Piper hainanense Hemsl.), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei Merr.), Tiêu dội (Piper retrofractum Vahl), Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.), Tiêu rận (Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.). Có 8 loài mới thấy phân bố ở Bắc Trung Bộ là Tiêu gắt (Piper acer Blume), Tiêu gié trắng (Piper albispicum C. DC.), Tiêu phì quả (Piper baccatum Blume), Tiêu cam bốt (Piper cambodianum C. DC.), Tiêu griffithi (Piper griffithii C. DC.), Tiêu lào (Piper laosanum C. DC.), Tiêu to (Piper majusculum Blume), Lốt (Piper sarmentosum Roxb.). 3.1.5. Đa dạng về giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được xác định dựa theo các tài liệu trong và ngoài nước. Trong số 36 loài và thứ được ghi nhận có mặt ở Bắc Trung Bộ thì tất cả đều có giá trị sử dụng chiếm 100% tổng số loài và thứ, thuộc 3 nhóm giá trị sử dụng khác nhau. Nhóm cây cho tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 34 loài và thứ, chiếm tỷ lệ 94,4%; tiếp theo là nhóm làm thuốc với 14 loài và thứ (chiếm 38,89%) so với tổng số loài nghiên cứu; nhóm cây ăn được và làm gia vị với 4 loài (11,11%). - Nhóm cây cho tinh dầu (CTD) Hầu như tất cả các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) đều có chứa tinh dầu. Tuy nhiên, tùy vào từng loài, từng chi mà sự tích lũy hàm lượng tinh dầu khác nhau. Tinh dầu của các loài trong 2 chi Piper, Zippelia có giá trị cao nên được ứng dụng làm mỹ phẩm, dược phẩm, y học,.... Đã thực hiện nghiên cứu tinh dầu đối với 18 loài thuộc chi Hồ tiêu – Piper, chưng cất được 48 mẫu và phân tích được 36 mẫu tinh dầu. - Nhóm cây làm thuốc (THU) Với 14 loài và thứ, các loài cây làm thuốc chủ yếu là chữa các bệnh thường gặp trong đời sống người dân như về bồi bổ sức khỏe, bệnh tiêu hóa,... điển hình
  • 51. 38 như: Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth.), Tiêu thượng mộc (Piper arboricola C. DC.), Trầu không (Piper betle L.), Tiêu lá gai (Piper boehmeriifolium (Miquel) Wallich ex C. de Candolle in A. de Candolle), Tiêu lá gai bắc bộ (Piper boehmeriifolium var. tonkinensis C. DC.), Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum C. DC.), Tiêu thất (Piper cubeba L. f.), Lá lốt (Piper lolot L.), Tiêu lá tím (Piper longum L.), Tiêu biến thể (Piper mutabile C. DC.), Tiêu (Piper nigrum L.), Tiêu dội (Piper retrofractum Yahl), Lốt (Piper sarmentosum Roxb.), Tiêu rận (Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.). - Nhóm cây ăn được và cây làm gia vị: (ĂNĐ & GV) Với 4 loài được người dân sử dụng từ trước đến nay là Lá lốt (Piper lolot), Tiêu (Piper nigrum), Rau càng cua (Peperomia pellucida.) và Càng cua ba lá (Peperomia parcicilia). Đây là những loài đang được trồng rộng rãi ở các vùng khác nhau trên cả nước. Đặc biệt loài Tiêu (Piper nigrum) hiện nay là cây chủ lực được trồng ở nhiều vùng núi và vùng Tây Nguyên của Việt Nam và là cây xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân. 3.1.6. Đặc điểm của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ 3.1.6.1. Chi Càng cua (Peperomia Ruiz. & Pav.) Đặc điểm nhận dạng: Thân cỏ thẳng đứng, thân cây dày lên ở các nốt; vết sẹo dạng vòng ở mỗi nốt, các gân đều xuất phát từ đáy. Hoa lưỡng tính, có cuống ngắn. Cụm hoa mảnh, có lá mọc đối diện. Lá bắc hình trứng, gắn liền với cuống cụm hoa. Nhị 6, chỉ nhị rời, dày, ngắn; bao phấn thẳng đứng, hình thuôn. Bầu 4 ô. Noãn 2. Quả khô. 1. Càng cua ba lá (Peperomia parcicilia C.DC.) (Ảnh 3.1; Hình 3.1) Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo, cao 20-30 cm; thân bò nằm rồi đứng, mắt các thân thường nằm sát đất và có rễ phụ, phần non có lông. Lá mọc vòng, có 3 lá; phiến lá có lông nâu ở mặt dưới. Cụm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 4-8 cm; hoa nhỏ. Nhị 2. Quả nhỏ, cỡ 0,05 cm. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 5-8. Cây mọc ở dưới tán rừng ẩm, trên hốc hay các thung lũng núi đá vôi, gặp mọc cùng với các