SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN THỊ BỘI CHÂU
KHẢO SÁT
TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC CORTICOID
TẠI BỆNHVIỆNĐA KHOATHÀNHPHỐCẦN THƠ
NĂM 2019-2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN THỊ BỘI CHÂU
KHẢO SÁT
TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC CORTICOID
TẠI BỆNHVIỆNĐA KHOATHÀNHPHỐCẦN THƠ
NĂM 2019-2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý Dược lâm sàng
M : 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN NGỌC DUNG
CẦN THƠ, 2021
i
LỜI CÁM ƠN
Lời nói đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy
cô trường đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện để em có điều kiện học tập và
tiếp thu được nhiều vốn kiến thức để em trang bị cho hành trang tương lai của
mình.
Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn Cô PGS. TS. Trần Ngọc
Dung là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn thạc
sĩ này.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn DS. Thạch Bảo Châu và các
anh chị nhân viên tại khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Thành phố đã tạo điều kiện
để em lấy mẫu nghiên cứu.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn của em còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bội Châu
ii
TÓM TẮT
Nhằm mục đích đánh giá việc kê đơn sử dụng corticoid theo quy định và
hướng dẫn của Bộ y tế tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, nhóm nghiên cứu
đã tiến hành đề tài “ Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa
thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình kê đơn thuốc corticoid đúng theo quy định của Bộ Y Tế ở
các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và
da liễu.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc kê đơn sử dụng corticoid chưa
đúng theo quy định của Bộ Y Tế ở các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3
phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu.
Đề tài đã khảo sát 400 mẫu nghiên cứu, thu được các kết quả như sau:
- Trung bình số lượng đơn thuốc có corticoid được kê đơn tại 3 phòng khám cơ
xương khớp, hô hấp và da liễu là 35,72%.
- Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ Y Tế
là 90,5%. Trong đó tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán là 92,5%,
tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về liều dùng theo quy định của Bộ Y tế là
98,5%, tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về dạng dùng theo quy định của Bộ
Y tế là 100%; tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về cách dùng theo quy định
của Bộ Y Tế là chiếm 99,5%; tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về thời gian
dùng theo quy định của Bộ Y Tế là 98,5%
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 giữa việc chỉ định corticoid
đúng quy định của Bộ Y Tế với bệnh lý của đối tượng được kê đơn, đặc điểm số ngày
dùng thuốc trong đơn và thâm niên công tác của người kê đơn.
iii
SUMMARY
In order to evaluate the prescription of corticosteroids at the of Can Tho
General Hospital, we conducted the thesis "Analyze corticosteroids prescriptions at the
Can Tho General Hospital in 2019 - 2020 ”with the following goals:
1. Surveying the prescription of corticosteroids at 3 clinics, musculoskeletal,
respiratory and dermatology.
2. Find out some factors related to the incorrect prescription of corticosteroid.
The thesis has surveyed 400 research samples, obtained the following results:
- On average, the number of prescription corticosteroids at 3 clinics,
musculoskeletal, respiratory and dermatology is 35.72%.
- The percentage of correct prescriptions is 90.5%. In which, the rate of correct
corticoid indications for diagnosis is 92.5%, the rate of correct corticosteroid
indications by dosage is 98.5%, the rate of correct indication by form of use is 100%;
the rate of correct indication by how tof use is 99.5%, the rate of correct indication by
time of use is 98.5%
- There is a statistically significant difference with p <0.05 between the right
prescription of corticosteroids and the pathology, the characteristics of the number of
days of drug use, and the longevity of the prescriber.
iv
CAM KẾT KẾT QUẢ
Em tên: Nguyễn Thị Bội Châu Lớp: Thạc sĩ Dược lý- Dược lâm sàng 6A
Tên đề tài: Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa
thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Ngọc Dung
Xin cam đoan đề tài của mình chưa từng được thực hiện trước đó và
không sao chép số liệu của bất cứ đề tài nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bội Châu
v
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ......................................................................................................................ii
SUMMARY.................................................................................................................. iii
CAM KẾT KẾT QUẢ..................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................xi
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1 THUỐC CORTICOID........................................................................................3
1.1.1. Nguồn gốc .....................................................................................................3
1.1.2. Vai trò của corticoid trong cơ thể..................................................................3
1.1.3. Chỉ định của corticoid ...................................................................................6
1.1.4. Tác dụng phụ của corticoid............................................................................7
1.1.5. Đặc tính dược động học, dược lựa học một số Corticoid..............................8
1.1.6 Cách sử dụng corticoid.................................................................................10
1.1.7. Một số Corticoid thường dùng ....................................................................11
1.2 CÁC QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CORTICOID CỦA BỘ Y
TẾ..................................................................................................................................12
1.2.1. Quy định về sử dụng corticoid tại các cơ sở có giường bệnh .....................12
1.2.2. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y Tế trong điều trị hen phế quản ....13
1.2.3. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính ......................................................................................................14
1.2.4. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị viêm khớp
dạng thấp ..............................................................................................................15
1.2.5. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong một số bệnh lý dị
ứng – tự miễn.......................................................................................................16
1.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC CÓ
CORTICOD CHƯA ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ...........................18
1.3.1. Các yếu tố liên quan đến kê đơn thuốc chưa đúng nói chung.....................18
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến kê đơn thuốc cortioid chưa đúng ........................19
vi
1.4 TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN CORTICOID TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT
NAM..............................................................................................................................19
1.4.1 Trên thế giới.................................................................................................19
1.4.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................20
1.5 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ.......20
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................22
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................22
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu....................................................................................22
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................................23
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................23
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................23
2.2.2 Cỡ mẫu.........................................................................................................23
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu................................................................................24
2.2.4 Nội dung nghiên cứu....................................................................................25
2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin...................................................................30
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................30
2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHI N CỨU ..............................................................30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................31
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU........................................31
3.1.1 Đặc điểm chung về đơn thuốc......................................................................31
3.1.2 Đặc điểm chung về bệnh nhân được kê đơn thuốc ......................................33
3.1.3 Đặc điểm chung về bác sĩ kê đơn.................................................................34
3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CORTICOID THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ Y TẾ Ở CÁC ĐƠN THUỐC NGHIÊN CỨU ....................................................36
3.2.1 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định Corticoid .........................................................36
3.2.2 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán...........................37
3.2.3 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid theo liều dùng ..................................37
3.2.4 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo dạng dùng .......................38
3.2.5 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo cách dùng........................38
3.2.6 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo thời gian dùng.................38
3.2.7 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ Y Tế.39
vii
3.3MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CORTICOID
CHƯA ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...........................................................................................40
3.3.1 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với
các yếu tố về đối tượng được kê đơn.....................................................................40
3.3.2 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với
yếu tố về đơn thuốc ...............................................................................................43
3.3.3 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với
yếu tố về đối tượng kê đơn....................................................................................45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................................49
4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ..................................................................49
4.1.1 Đặc điểm tham gia BHYT của đối tượng được kê đơn................................49
4.1.2 Đặc điểm về số thuốc được kê trong đơn.....................................................49
4.1.3 Đặc điểm về chẩn đoán của bác sĩ trong đơn thuốc .....................................50
4.1.4 Đặc điểm về nơi cư trú của bệnh nhân trong đơn thuốc...............................50
4.1.5 Đặc điểm về số ngày dùng thuốc trong đơn.................................................50
4.1.6 Đặc điểm về tuổi của bác sĩ kê đơn..............................................................51
4.1.7 Đặc điểm về giới tính của bác sĩ kê đơn.......................................................51
4.1.8 Đặc điểm về trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn...................................51
4.1.9 Đặc điểm về thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn......................................51
4.1.10 Đặc điểm về chuyên ngành của bác sĩ kê đơn............................................52
4.1.11 Đặc điểm về cập nhật hướng dẫn của Bộ Y Tế của Bác sĩ kê đơn ............52
4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CORTICOID THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ Y TẾ .......................................................................................................................52
4.2.1 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định Corticoid..........................................................52
4.2.2 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo chẩn đoán ........................53
4.2.3 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo liều dùng..........................57
4.2.4 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo dạng dùng........................58
4.2.5 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo cách dùng ........................59
4.2.6 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo thời gian dùng .................60
4.2.7 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ y tế ...61
viii
4.3 MỘT SỐ YÊU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KÊ ĐƠN SỬ DỤNG
CORTICOID CHƯA ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................61
4.3.1 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với
yếu tố về đối tượng được kê đơn...........................................................................61
4.3.2 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với
yếu tố về đơn thuốc ...............................................................................................62
4.3.3 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với
yếu tố về đối tượng kê đơn thuốc ..........................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................64
PHỤ LỤC .....................................................................................................................xii
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hiệu lực chống viêm giữ nước của một số Corticoid ......................................9
Bảng 1.2 Dạng dùng và thời gian tác dụng của nhóm thuốc corticoid trong điều trị hen......14
Bảng 1.3 Dạng dùng và liều dùng của corticoid trong điều trị COPD giai đoạn ổn định......15
Bảng 3.1 Đặc điểm về tham gia BHYT của đối tượng được kê đơn ............................31
Bảng 3.2 Đặc điểm về số thuốc được kê trong đơn ......................................................31
Bảng 3.3 Đặc điểm về chẩn đoán bệnh ghi nhận trong đơn thuốc nghiên cứu.............32
Bảng 3.4 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân được kê đơn thuốc nghiên cứu ..................33
Bảng 3.5 Đặc điểm về nơi cư trú của bệnh nhân được kê đơn......................................33
Bảng 3.7 Đặc điểm về tuổi của bác sĩ kê đơn ...............................................................34
Bảng 3.8 Đặc điểm về giới tính của Bác sĩ kê đơn .......................................................35
Bảng 3.9 Đặc điểm về trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn ....................................35
Bảng 3.10 Đặc điểm về thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn .....................................35
Bảng 3.11 Đặc điểm về chuyên khoa của bác sĩ kê đơn ...............................................36
Bảng 3.12 Đặc điểm về cập nhật các hướng dẫn điều trị của BYT của bác sĩ..............36
Bảng 3.13 Số liệu kê đơn tại tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu Bệnh
viện Đa khoa TP. Cần Thơ từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020.................................36
Bảng 3.14 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo chẩn đoán........................37
Bảng 3.15 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo liều dùng .........................37
Bảng 3.16 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo dạng dùng .......................38
Bảng 3.17 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo cách dùng........................38
Bảng 3.18 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo thời gian dùng.................39
Bảng 3.19 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ y tế...39
Bảng 3.20 Liên quan giữa chỉ định corticoid đúng quy định của Bộ Y Tế với giới tính
đối tượng được kê đơn...................................................................................................40
Bảng 3.21 Liên quan giữa chỉ định corticoid đúng quy định của Bộ Y Tế với nơi cư trú
đối tượng được kê đơn...................................................................................................40
Bảng 3.22 Liên quan giữa chỉ định corticoid đúng quy định của BYT với yếu tố tham
gia BHYT của đối tượng được kê đơn .........................................................................41
Bảng 3.23 Liên quan giữa chỉ định corticoid đúng quy định của BYT với yếu tố chẩn
đoán của bác sĩ...............................................................................................................42
x
Bảng 3.24 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y Tế với số
lượng thuốc trong đơn ...................................................................................................43
Bảng 3.25 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của BYT với số ngày
dùng thuốc .....................................................................................................................44
Bảng 3.26 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của BYT với yếu tố
về trình độ học vấn của người kê đơn ...........................................................................45
Bảng 3.27 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của BYT với yếu tố
về thâm niên công tác của người kê đơn .......................................................................46
Bảng 3.28 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của BYT với yếu tố
số lượng công việc phụ trách của người kê đơn............................................................47
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
ACTH Adrenocorticotropic hormone Hormone kích thích vỏ
thượng thận
ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
AMP Adenosine monophosphate Chất truyền tín hiệu nội
bào
BHYT Bảo hiểm y tế
BYT Bộ y tế
COPD Chronic Obstructive
Pulmonary Disease
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính
DPI Dry Power Inhaler Ống hít thuốc dạng bột
GM-CSF Granulocyte-macrophage
colony-stimulating factor
Yếu tố kích thích khuẩn lạc
2
ICS Inhaled corticosteroids Glucocorticoid dạng hít
LABA Long acting beta-2 agonist Thuốc kích thích β2 tác
dụng kéo dài
MCTD Mixed Connective Tissue
Disease
Bệnh mô liên kết hỗn hợp
MDI Metered-dose Inhaler Ống hít định liều
NSAIDs Non-steroidal anti-
inflammatory drugs
Thuốc chống viêm không
steroid
TM Tĩnh mạch
TNFα Tumor necrosis factor alpha Yếu tố hoại tử khối u alpha
TP Thành phố
HPA Hypothalamus - Pituitary –
Adrenal
Tuyến yên – Hạ đồi –
Thượng thận
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Corticoid là nhóm thuốc được sử dụng rất rộng rãi nhờ vào các tác dụng liên
quan đến đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, corticoid cũng nổi
bật với những phản ứng có hại của thuốc (ADR) và một số tương tác thuốc đáng chú ý
với thuốc dùng chung. Tác dụng phụ của corticoid có thể xảy ra ở khoảng liều điều trị
và thay đổi tùy theo đường dùng [45]. Sử dụng corticoid trong thời gian dài là một vấn
đề nghiêm trọng, có liên quan đến một loạt các bệnh lý kéo theo bao gồm loét dạ dày,
tăng huyết áp, tiểu đường, viêm khớp và loãng xương [61], mụn trứng cá, hội chứng
Cushing [62].
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã cho thấy corticoid được chỉ định trong một
số bệnh lý cho bệnh nhân chưa hợp lý, như bệnh viêm khớp với tỷ lệ chỉ định corticoid
sai là 5,7% [40], hoặc chỉ định corticoid sai trong các bệnh tiêu chảy, sốt, vàng da và
đau lưng như nghiên cứu đã được báo cáo của Prakash [57].
Tại Việt Nam, việc kê đơn corticoid cho bệnh nhân tại các bệnh viện là rất phổ
biến. Nhiều nghiên cứu đánh giá tình hình kê đơn corticoid đã được thực hiện. Kết quả
cho thấy bên cạnh hiệu quả điều trị tốt, các phản ứng có hại của thuốc và một số tương
tác thuốc corticoid xảy ra trên bệnh nhân cũng chiếm tỷ lệ đáng chú ý. Cụ thể, theo
nghiên cứu của Phạm Thành Suôl tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Cần Thơ,
việc kê đơn corticoid chung tại bệnh viện chiếm 9,39% và tỷ lệ phản ứng có hại xảy ra
ở bệnh nhân là 15,81%, tỷ lệ tương tác thuốc là 12,76% [28]. Trên cơ sở đó, việc chỉ
định thuốc corticoid đúng theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế là vấn đề cần thiết
hiện nay.
Bộ Y tế đã có nhiều thông tư và quyết định hướng dẫn kê đơn thuốc có sử dụng
corticoid tại cơ sở y tế, như thông tư số 23/2011/TT/BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc
trong các cơ sở y tế có giường bệnh; quyết định số 361/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp; quyết định số 3942/QĐ-BYT hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng và miễn dịch lâm sàng. Tuy nhiên, việc kê
đơn sử dụng corticoid đúng theo quy định và hướng dẫn của Bộ y tế, vẫn chưa được
các bác sĩ kê đơn chú trọng. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài “ Khảo
sát tình hình kê đơn thu c Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành ph Cần Thơ
năm 2019 - 2020” với các mục tiêu sau:
2
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát tình hình kê đơn thuốc corticoid đúng theo quy định của Bộ Y Tế ở
các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và
da liễu.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc kê đơn sử dụng corticoid chưa
đúng theo quy định của Bộ Y Tế ở các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3
phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 THUỐC CORTICOID
1.1.1. Nguồn g c
Corticoid có tên gốc là corticosteroid là một nhóm các chất hóa học bao gồm các
hormon steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận của động vật có xương sống và các
chất tổng hợp tương tự các hormon đó [20]. Corticosteroid liên quan đến rất nhiều quá
trình sinh lý bao gồm đáp ứng stress, đáp ứng miễn dịch, viêm, chuyển hóa
carbohydrate, quá trình dị hóa protein, các mức chất điện giải trong máu, và hành vi.
Corticosteroid được phân loại thành glucocorticoid (glucocorticoid chính được
sản xuất bởi cơ thể là cortisol), khoáng chất (mineralcorticoid được sản xuất trong cơ
thể như aldosteron).
Glucocorticoid hay còn gọi tắt là Corticoid là một nhóm thuốc có cấu trúc và
dược lý tương tự như hormon cortisol nội sinh, thường gặp trong thành phần của thuốc
là: Hydrocortison, prednisolon, prednison, methylprednisolon, triamcinolon,
fluticason, beclomethason, betamethason, dexamethason, clobetason, budesonid...
1.1.2. Vai trò của corticoid trong cơ thể
1.1.2.1 Tham gia chuyển hóa các chất trong cơ thể
- Chuyển hóa Glucid
Corticoid làm tăng đường huyết lúc đói để đảm bảo cung cấp glucose cho não,
tim nhờ các tiến trình sau [18]:
+ Ở ngoại biên: Corticoid làm giảm sử dụng glucose (ngăn cản vận chuyển
glucose vào trong tế bào, do đó làm giảm sử dụng glucose ở mô ngoại biên, tăng
glucose huyết), làm tăng thoái hóa protein (ở cơ) và lipid (mô mỡ) lúc đói, qua đó
cung cấp acid amin và glycerol cho sự tân tạo glucose ở gan.
+ Ở gan: Kích thích gan thành lập glucose từ acid amin và glycerol, đồng thời
tích trữ glucose dạng glycozen từ các acid amin và glycerol.
Như vậy, corticoid đã giúp tiết kiệm năng lượng ở các mô ngoại biên để dành
năng lượng cho các cơ quan trung tâm như não và tim trong trường hợp cần tăng khẩn
cấp lượng glucose cho các cơ quan này.
4
Nhưng nếu điều trị lâu dài sẽ gây tăng đường huyết [38], [62] và thậm chí gây
ra bệnh đái tháo đường do thuốc [46].
- Chuyển hóa lipid
Ở mô mỡ, làm tăng thoái hóa triglycerid (thông qua tăng tác dụng của
catecholamin hoặc của AMP vòng) và tăng tổng hợp triglycerid (thông qua tác dụng
tăng insulin do tăng đường huyết) [26] nhưng tăng tổng hợp triglycerid ưu thế hơn nên
kết quả là tăng dự trữ mỡ, đồng thời có sự tái phân phối mỡ không đồng đều khiến mỡ
tích tụ ở xương đòn, sau cổ gọi là gù trâu (buffalo hump) và mặt làm mặt bệnh nhân
đầy đặn như mặt trăng tròn (moon face) nhưng lại mất mỡ ở chi. Sự tái phân phối mỡ
kiểu đó thấy rõ rệt ở người bệnh Cushing mà cơ chế hiện nay vẫn chưa được giải thích
rõ ràng.
Trên chuyển hóa nước và điện giải, các corticoid tác dụng lên cân bằng điện
giải thông qua ‘receptor’ của ‘mineralocorticoid’ (tăng giữ Na+
và H2O, tăng bài tiết
K+
) và receptor của glucocorticoid (tăng lọc cầu thận, ức chế tổng hợp và bài tiết
vasopressin làm tăng bài tiết muối và nước qua thận) [18], [62]. Các corticoid có chứa
fluor như dexamethason không tác dụng trên receptor mineralocorticoid nên không
gây giữ muối và nước. Hiệu quả tăng bài xuất K+
của corticoid có nhưng yếu hơn
nhiều so với aldosteron. Corticoid làm tăng đào thải Ca2+
qua thận, làm giảm hấp thu
Ca2+
ở ruột. Ca2+
huyết giảm nên kích thích tuyến cận giáp tăng huy động Ca2+
từ
xương gây ra loãng xương, trẻ em chậm lớn [54].
- Chuyển hóa protid
Trên chuyển hóa protein: Corticoid làm tăng thoái hóa protein để cung cấp cho
quá trình tân tạo glucose, dẫn đến teo cơ và ảnh hưởng đến nhiều mô trong cơ thể khiến
mô liên kết kém bền vững do giảm tổng hợp collagen gây rạn da, chậm liền sẹo.
1.1.2.2 Tham gia tạo máu
Corticoid ít ảnh hưởng trên sự tạo hồng cầu ở liều sinh lý nhưng lại làm tăng
hồng cầu ở liều cao (khi bị hội chứng Cushing) và giảm hồng cầu trong hội chứng
Addison [32]. Làm tăng bạch cầu, giảm sự tạo lympho bào và giảm hoạt động của
bạch cầu (giảm sự thoát bạch cầu ra khỏi mạch), giảm sự di chuyển của bạch cầu tới tổ
chức viêm.
Các tác dụng này được dùng để điều trị ung thư bạch cầu hoặc làm tăng nhanh
lượng hồng sau xạ trị hoặc hóa trị liệu ung thư.
5
1.1.2.3 Chống viêm và ức chế miễn dịch
Corticoid là thuốc kháng viêm mạnh nhất và thường được dùng nhất trong các
bệnh viêm cấp và mạn tính do bất kỳ nguyên nhân gì như hen, viêm mũi dị ứng, thấp
khớp, lupus ban đỏ. Khác với các thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) chỉ tác
động trên giai đoạn cuối của quá trình sinh tổng hợp prostaglandin, corticoid tác động
ở giai đoạn sớm hơn-ức chế phospholipase A2, ngăn tổng hợp acid arachidonic, do đó
làm giảm phóng thích leucotrien và prostaglandin [63]. Tác dụng này còn được tăng
cường nhờ corticoid làm giảm tiết các trung gian hóa học như serotonin, histamin từ tế
bào mast, giảm tính thấm thành mạch và ức chế sự di chuyển của bạch cầu đến tổ chức
viêm [29]. Các corticoid tổng hợp, đặt biệt là dexamethason, betamethason có hoạt
tính kháng viêm cao hơn cortisol tự nhiên. Giảm chức năng của nguyên bào sợi, nên
giảm sản xuất collagen và glycosaminglycan do đó làm giảm hình thành mô liên kết.
Điều này góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính nhưng cũng làm chậm lành vết
thương
Corticoid chống lại các biểu hiện của quá trình viêm dù do bất kỳ nguyên nhân
gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, tia xạ, miễn dịch) [58], [64] đó là do corticoid:
- Làm giảm tác dụng hoặc ức chế, ngăn chặn việc sản xuất các chất trung gian
gây viêm [35] như các cytokin (interleukin, TNFα, GM-CSF) ecosanoid
(Prostaglandin, leukotrien) giảm phóng thích histamin từ tế bào mast.
- Làm giảm sự tập trung của bạch cầu tại ổ viêm như neutrophil, đại thực bào và
giảm cả hoạt tính của các bạch cầu này.
- Corticoid còn làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, do đó làm giảm sản
xuất collagen và glycosaminglycan do đó giảm sự hình thành mô liên kết. Điều này
góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính nhưng cũng làm chậm lành vết thương.
Đối với tác dụng ức chế miễn dịch, corticoid làm:
- Giảm sản sinh kháng thể (immunoglobulin).
- Giảm các thành phần bổ thể trong máu.
Nhờ các tác dụng trên mà corticoid chữa đựơc phản ứng quá mẫn, kháng viêm,
nhưng điều đó làm mất đi đáp ứng viêm có tính chất bảo vệ, làm giảm khả năng đề
kháng nên dễ nhiểm khuẩn, nhiễm nấm [21].
Sự giảm tạo collagen được ứng dụng để trị sẹo lồi và ngăn cản sự phát triển của
tổ chức sừng trong một số bệnh về da nhưng làm chậm tiến trình lành vết thương.
6
1.1.2.4 Một số vai trò khác
- Trên thần kinh trung ương: làm thay đổi tính tình, gây thèm ăn.
- Trên hệ tạo máu: Corticoid ít ảnh hưởng đến sự tạo hồng cầu ở liều sinh lý
nhưng lại làm tăng hồng cầu khi dùng ở liều cao hoặc khi bị Cushing và ngược lại,
giảm hồng cầu trong hội chứng Addison. Với bạch cầu, corticoid làm tăng bạch cầu đa
nhân nhưng lại làm giảm số lượng lympho bào do hủy các cơ quan lympho, làm giảm
chức năng của bạch cầu (thoát mạch, di chuyển đến các tổ chức viêm).
- Trên hệ tim mạch: Ngoài tác dụng tương tự mineralocorticoid gây giữ muối
và nước, corticoid còn góp phần điều hòa huyết áp do làm tăng hoạt tính của các chất
gây co mạch như norepinephrin và angiotensin II.
- Trên tiêu hóa: Tăng tiết acid dịch vị và pepsin, giảm tiết chất nhầy, giảm tổng
hợp prostaglandin E1 , E2 (chất bảo vệ niêm mạc dạ dày).
- Glucocorticoid ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa xương bằng cách ức chế
sự hấp thụ canxi trong đường tiêu hóa và chuyển dịch sản xuất phân tử tín hiệu để
thuận lợi cho việc tái hấp thu xương [53].
- Tác dụng kháng dị ứng: Các phản ứng dị ứng xảy ra do sự gắn IgE hoạt hóa
trên các receptor đặc hiệu của tế bào mast và basophil dưới tác dụng của dị nguyên
làm phóng thích các chất trung gian hóa học [11]. Corticoid ngăn chặn phản ứng dị
ứng bằng cách ức chế phospholipase C dẫn đến phong tỏa sự phóng thích các chất
trung gian hóa học của phản ứng dị ứng. Như vậy, dù IgE đã gắn trên tế bào mast
nhưng không thể hoạt hóa được những tế bào đó. Vì vậy, corticoid là những chất
chống dị ứng mạnh.
1.1.3. Chỉ định của corticoid
- Điều trị thay thế khi thiếu hụt hormon
+ Suy vỏ thượng thận mạn tính (bệnh Addison): Dùng cortisol và fludrocortison
acetat. Liều: Hydrocortison 20-30 mg/ngày, fludrocortison 0,05-0,2 mg/ngày.
+ Suy vỏ thượng thận cấp tính: Cortisol hemisuccinat hoặc phosphat. Liều:
Cortisol hemisuccinat 100 mg mỗi 6 giờ, IV phối hợp với tiêm truyền nước muối sinh
lý và glucose để phục hồi thể tích mạch. Đồng thời, giảm liều từ từ khi tình trạng ổn
định rồi chuyển sang đường uống.
+ Tăng sản vỏ thượng thận bẩm sinh: Cortisol, fludrocortison. Liều: Hydrocortison
0,6 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần uống. Fludrocortison acetat 0,05-0,2 mg/ngày.
7
- Điều trị kháng viêm: Corticoid là thuốc chính để chữa nhiều bệnh có biểu hiện
viêm:
+ Bệnh về khớp: Viêm đa khớp dạng thấp, viêm xương khớp. Dùng prednison
(uống), triamcinolon acetat (tiêm vào khớp).
+ Viêm tim do thấp tim: Prednison.
+ Lupus ban đỏ: Prednison.
+ Các bệnh viêm ở mắt: Dexamethason (dạng nhỏ mắt).
- Điều trị các bệnh dị ứng
+ Sốc phản vệ, phối hợp với epinephrin vì corticoid khởi phát tác dụng chậm.
+ Các dị ứng nhẹ và vừa như sốt mùa, bệnh huyết thanh, mày đay, viêm da do
tiếp xúc, ong đốt…
+ Hen suyễn (hen suyễn dạng nặng cấp và mạn tính).
- Các chỉ định khác
+ Bệnh về hệ miễn dịch.
+ Bệnh collagen (lupus ban đỏ, viêm đa cơ, viêm đa khớp): liều khởi đầu cao để
kiểm soát nhanh bệnh, giảm thiểu sự hư hại mô. Sau đó dùng liều duy nhất/ngày rồi
giảm đến liều tối thiểu có hiệu lực.
+ Ghép cơ quan (chống thải ghép).
1.1.4. Tác dụng phụ của corticoid
`- Tác dụng phụ do dùng liều cao hoặc dùng kéo dài
+ Rối loạn nước-điện giải: Nhiễm kiềm, hạ K+ huyết, tăng giữ Na+ và gây phù,
tăng huyết áp.
+ Nhiễm khuẩn: Corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch nên làm tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn và làm bộc lộ một bệnh lao tiềm tàng.
+ Loét đường tiêu hóa.
+ Nhược cơ, teo cơ: Thường xảy ra với các cơ ở gần gốc chi. Đã có nhiều
trường hợp bệnh nhân gặp tai biến teo cơ đùi, phải chống nạng hoặc ngồi xe lăn.
+ Thay đổi tính tình: Corticoid có thể gây kích thích thần kinh trung ương gây
lạc quan nhưng về sau làm bứt rứt, bồn chồn, lo âu, khó ngủ. Không loại trừ khả năng
corticoid có thể làm bộc lộ một bệnh tâm thần tiềm ẩn.
+ Đục thủy tinh thể.
+ Loãng xương, hoại tử xương, chậm phát triển ở trẻ em.
8
+ Thừa corticoid và bệnh Cushing do thuốc.
- Tác dụng phụ do ngưng điều trị đột ngột
+ Ngưng corticoid đột ngột sau đợt điều trị kéo dài (hơn 2 tuần) có thể làm
bệnh bùng phát trở lại và gây suy thượng thận cấp do trục HPA đã bị ức chế.
+ Mức độ và độ dài của suy thượng thận sau khi điều trị bằng corticoid phụ
thuộc từng cá thể nên khó xác định. Nhiều bệnh nhân có thể phục hồi sau vài tuần, vài
tháng, nhưng có người phải mất đến 1 năm hoặc hơn.
- Tác dụng phụ do dùng corticoid tại chỗ
+ Corticoid đường xông hít có thể gây một số tác dụng phụ như khó phát âm;
nhiễm Candida họng.
+ Hiện tượng bội nhiễm nẫm, vi khuẩn, virus có thể xảy ra khi dùng corticoid
dưới dạng nhỏ mắt – nhỏ mũi.
+ Tai biến thường gặp khi dùng các chế phẩm ngoài da là teo da, xơ cứng bì,
chậm liền sẹo, mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm, vi khuẩn, virus nhất là khi điều trị
kéo dài với những chế phẩm corticoid có tác dụng mạnh.
+ Tai biến thường gặp khi tiêm corticoid vào mô mềm hay khớp tương tự như
khi sử dụng corticoid liều cao hay kéo dài.
+ Ngoài ra, tiêm corticoid vào khớp có thể gặp một số tai biến sau: tổn thương
mô liên kết do tiêm lặp đi lặp lại; mỏng sụn, lớp bọc mịn bảo vệ xương khớp; suy yếu
dây chằng ở khớp; nặng thêm tình trạng viêm khớp do corticoid kết tinh; làm trắng
hoặc mỏng da tại chỗ tiêm, nhiễm khuẩn.
1.1.5. Đặc tính dược động học, dược lựa học một s Corticoid
Khi kê đơn cocorticoid, cần lưu ý đến liều sử dụng, thời gian sử dụng. Cường
độ tác dụng của các loại corticoid được mô tả theo 2 cách, hoặc qui đổi theo cường độ
tương đối (ví dụ cường độ tương đối của cortison là 1, của prednisolon là 4…), hoặc
quy đổi theo liều tương đương của prednison (việc qui đổi này chỉ phù hợp khi dùng
với liều < 100 mg prednison) [31]
Hiệu lực chống viêm giữ nước của một số corticoid được tổng hợp và trình bày
trong bảng 1.1.
9
Bảng 1.1 Hiệu lực chống viêm giữ nước của một số Corticoid
Tên thu c Hoạt
lực
ch ng
viêm
Hiệu
lực
giữ
mu i
–
nước
Thời
gian
tác
dụng
Thời
gian
bán
thải
Liều
tương
đương
Liều
kháng
viêm
Chỉ định
Hydrocortison 1,0 1,0 8-12 1,5-
2,0
20 80 Suy
thượng
thận
Cortison 0,8 0,8 8-12 0,5 25 100
Prednison 4,0 0,8 12-36 1,0 5 20 Chống
viêm
Prednisolon 4,0 0,8 12-36 2,5-
3,5
5 20
Ức chế
miễn dịch
Methylprednisolon 5,0 0,5 12-36 3,3 4 15
Triamcinolon 5,0 0,0 12-36 3,5 4 15
Betamethason 25 0,0 36-72 5,0 0,75 3
Dexamethason 25 0,0 36-54 3,4-
4,0
0,75 3
Fludrocortison 10-15 125-
150
12-36 Điều trị
thay thế
aldosteron
- Liều thấp: Liều corticoid tương đương 7,5 mg prednison hàng ngày được gọi
là liều thấp. Liệu pháp này thường được dùng trong các bệnh mạn tính như viêm khớp
dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống giai đoạn ổn định, viêm da cơ hoặc là liệu pháp thay
thế trong điều trị suy tuyến thượng thận, mày đay, hen phế quản kháng thuốc, dị ứng
thuốc...
- Liều trung bình: Liều corticoid tương đương > 7,5 mg đến < 30 mg prednison
hàng ngày được gọi là liều trung bình, thường có hiệu quả khi dùng điều trị khởi đầu
trong các bệnh viêm khớp mạn tính, hen phế quản phụ thuộc corticoid, mày đay mạn,
lupus ban đỏ hệ thống giai đoạn ổn định, dị ứng thuốc …
- Liều cao: Liều hàng ngày của corticoid tương đương 30 - 100 mg prednison
được gọi là liều cao. Liều này được sử dụng thành công trong điều trị các bệnh bán
10
cấp, các đợt cấp không đe dọa tính mạng hoặc các biến chứng nội tạng của viêm khớp
dạng thấp, đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp (MCTD), viêm da
và đa cơ, viêm mạch hệ thống, mày đay cấp, phù Quincke do dị ứng thuốc, hội chứng
Stevens - Johnson do dị ứng thuốc, sốc phản vệ, không được dùng kéo dài do những
tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Liều rất cao: Liều hàng ngày tương đương >100 mg prednison được coi là
liều rất cao. Được sử dụng thành công trong điều trị khởi đầu các đợt cấp nặng hoặc đe
doạ tính mạng của các bệnh tự miễn như đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch hệ
thống, xuất huyết giảm tiểu cầu...
- Liều pulse: Liều pulse là một liệu pháp điều trị tấn công với liều rất cao của
corticoid, thường liều tương đương ≥ 250 mg prednison truyền tĩnh mạch nhanh một
lần mỗi ngày trong thời gian ngắn từ 1- 5 ngày, sau đó có thể giảm ngay về liều thông
thường, các tác dụng có lợi thường kéo dài trong vòng 6 tuần. Hai loại corticoid
thường được sử dụng trong liệu pháp pulse là methylprednisolon 500-1000 mg/ngày
hoặc dexamethason 200 mg/ngày. Thường được sử dụng trên lâm sàng trong điều trị
các đợt cấp nặng hoặc các biểu hiện nguy hiểm đe dọa tính mạng của các bệnh lý miễn
dịch như đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm mạch hệ thống,
viêm da cơ, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch …. Nói chung đây là một liệu pháp
điều trị tương đối an toàn, ít tác dụng phụ nguy hiểm, thường gặp nhất là biểu hiện
tăng đường huyết và rối loạn tâm thần.
1.1.6 Cách sử dụng corticoid
- Nên dùng corticoid vào buổi sáng. Khi dùng liều cao (>50 mg/ngày) có thể
chia 2/3 liều buổi sáng, 1/3 liều buổi chiều. Điều trị ngắn hạn < 15 ngày không cần
giảm dần liều, điều trị dài hạn > 15 ngày cần giảm dần liều để tránh nguy cơ suy tuyến
thượng thận.
- Đường tiêm (methylprednisolon, dexamethason): Thường được sử dụng trong
điều trị tấn công nhằm mục đích kiểm soát nhanh đợt cấp, tạo đáp ứng thuốc nhanh, đưa
lượng thuốc lớn trong thời gian ngắn, giảm tích lũy thuốc. Thường được dùng trong cơn
hen phế quản cấp, mày đay cấp, phù mạch, đợt lupus ban đỏ hệ thống, xuất huyết giảm
tiểu cấu, hội chứng Stevens - Johnson do dị ứng thuốc, sốc phản vệ…
- Đường uống (hydrocortison, prednison, prednisolon, betamethason,
dexamethason): Thường được dùng trong điều trị dài hạn như bệnh lupus ban đỏ hệ
11
thống, giai đoạn ổn định, viêm mạch, xuất huyết giảm tiểu cầu giai đoạn ổn định,
MCTD…
- Đường tại chỗ:
+ Khí dung (hydrocortison, budesonid): Được dùng trong cơn hen phế quản
cấp, viêm phế quản co thắt, khó thở thanh quản …..
+ Xịt và hít (budesonid, fluticason): Dùng trong dự phòng hen phế quản, Viêm
mũi dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
+ Bội ngoài da (betamethason, clobetasol propionat): Được dùng trong viêm da
dị ứng, viêm da tiếp xúc, hội chứng quá mẫn do thuốc, côn trùng đốt ….
- Giảm liều glucocoticoid
+ Sau điều trị tấn công 2-6 tuần, nếu đã kiểm soát bệnh trong nhiều tuần, cần
giảm liều theo bậc thang, mỗi bậc là 1-2 tuần theo tỷ lệ % (~ 10% liều trước đó) tới
liều nhỏ nhất có thể kiểm soát bệnh (5-20 mg/ngày) [36].
1.1.7. Một s Corticoid thường dùng
1.1.7.1. Hydrocortison (cortisol)
- Biệt dược: Hydrocortison acetat, hydrocortison hemisuccinat, cortef
- Chỉ định: Thuốc lựa chọn để điều trị thay thế và cấp cứu.
- Dạng dùng:
+ Viên nén 5 mg, 10 mg, 20 mg.
+ Hỗn dịch tiêm 125 mg/5 ml; 25 mg/1 ml.
+ Ống tiêm tĩnh mạch 100 mg.
+ Thuốc mỡ 1%; 2%.
- Cách dùng:
+ Uống, liều tấn công 100-300 mg/24h sau đó duy trì ở liều 20-50 mg/24h.
+ Tiêm quanh khớp: Hỗn dịch liều trung bình 100-150 mg/24h.
+ Tiêm tĩnh mạch trong trường hợp choáng phản vệ 100-500 mg/24h.
+ Tra mắt thuốc mỡ 1%; 2%.
1.1.7.2. Prednisolon
- Biệt dược: Hydrocortancyl.
- Chỉ định: Thuốc lựa chọn để kháng viêm và ức chế miễn dịch.
- Dạng thuốc:
+ Viên nén 5 mg.
12
+ Ống tiêm tĩnh mạch 25 mg/ml.
- Cách dùng: Uống, tiêm tĩnh mạch.
+ Người lớn: Liều tấn công 20-30 mg/24h. Liều duy trì 5-10 mg/24h.
+ Trẻ em: 1-2 mg/kg/24h
1.1.7.3. Dexamethason
- Biệt dược: Decadron
- Chỉ định: Dùng trong kháng viêm và ức chế miễn dịch, đặc biệt khi ứ nước.
Là thuốc lựa chọn để ức chế tiết ACTH.
- Dạng thuốc:
+ Viên nén 0,5 mg.
+ Ống tiêm (tiêm bắp; tiêm tĩnh mạch) 4 mg/ml.
- Cách dùng:
+ Uống, tiêm bắp: Người lớn 0,5-20 mg/24h.
+ Cấp cứu: Tiêm tĩnh mạch 0,5-20 mg/24h
1.2 CÁC QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CORTICOID CỦA BỘ Y TẾ
1.2.1. Quy định về sử dụng corticoid tại các cơ sở có giường bệnh
Việc sử dụng corticoid tại các cơ sở có giường bệnh được Bộ Y tế hướng dẫn
bằng Thông tư số 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, có
hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2011 [2]. Thông tư số 23/2011/TT-BYT được sửa
đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bởi
thông tư số 50/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ y tế, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018 [9] và thông tư 52/2017/TT-BYT quy định
về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú [10].
Theo đó, việc sử dụng corticoid tại các cơ sở có giường bệnh phải tuân thủ các quy
định sau:
- Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm bảo đúng về chuyên môn:
+ Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
+ Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
+ Phù hợp với tuổi và cân nặng;
+ Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
- Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm bảo đúng về cách ghi chỉ định thuốc:
13
+ Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án,
không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào
phải ký xác nhận bên cạnh;
+ Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: Tên thuốc (viết theo tên chung quốc tế có
hoặc kèm tên thương mại), nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc
trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng
thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc, số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ
hơn 10) thì viết số 0 phía trước. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên
ngay bên cạnh nội dung sửa;
+ Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: Đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các
đường dùng khác. Nếu đơn thuốc có có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các
thuốc khác.
- Quy định về đánh số ngày dùng thuốc và thời gian dùng thuốc: Số lượng
thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc đủ sử dụng
nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày,
1.2.2. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y Tế trong điều trị hen phế quản
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lướn và trẻ em từ 12 tuổi
trở lên được Bộ Y tế hướng dẫn bằng quyết định số 1851/QĐ-BYT ban hành ngày 24
tháng 4 năm 2020, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 4 năm 2020
Hen phế quản (Asthma) là một bệnh viêm mạn tính đường thở do nhiều tế bào
và các thành phần tế bào tham gia [17], [30], [41]. Viêm đường thở mạn tính kết hợp
với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến những đợt thở rít, khó thở, nghẹt lồng ngực, ho tái
diễn; các triệu chứng thường xảy ra về đêm hoặc sáng sớm; những đợt này thường kết
hợp với tắc nghẽn đường thở lan toả và hồi phục tự phát hoặc sau điều trị [41], [47],
[48].
14
Bảng 1.2 Dạng dùng và thời gian tác dụng của nhóm thuốc corticoid trong điều trị hen
Thu c Dạng hít Dung dịch
khí dung
U ng Ống tiêm Thời gian
tác dụng
Glucocorticoid dạng hít (ICS)
Beclomethason 100, 250, 400
(MDI)
Budesonid 0,5
Fluticason 50, 500 (MDI)
Triamcinolon 40 40
Dạng phối hợp của Glucocorticoid dạng hít (ICS) với cường beta 2 tác dụng kéo dài
Formoterol/Budesonid 4,5/80, 160
(DPI)
Salmeterol +
Fluticason
50/100,250,500
(DPI)
25/50,125,250
(MDI)
Dạng corticoid toàn thân
Prednisolon 5-20 (viên) 40
Methylprednisolon 4,8,16
(viên)
40
1.2.3. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính
- Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính được Bộ Y tế hướng dẫn bằng quyết định số 3874/QĐ-BYT ban hành ngày
26 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2018.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự
phòng và điều trị được [11]. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không
hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến
phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong đó
khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu.
Trong giai đoạn ổn định của bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính, các thuốc có thể
được chỉ định bao gồm thuốc cai nghiện thuốc lá, thuốc giãn phế quản và corticoid.
15
Trong đó, thuốc giãn phế quản và corticoid được chỉ định với liều lượng được trình
bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3 Dạng dùng và liều dùng của corticoid trong điều trị COPD giai đoạn ổn định
Thu c Dạng dùng/Liều dùng
Glucocorticosteroid dạng phun hít
Chú ý: Cần xúc miệng sau sử dụng các thuốc dạng phun hít có chứa glucocorticosteroid
Beclomethason Dạng xịt chứa 100 mcg/liều. Xịt ngày 4 liều, chia 2 lần
Budesonid Nang khí dung 0,5 mg. Khí dung ngày 2-4 nang, chia 2 lần,
hoặc dạng hít, xịt, liều 200 mcg/liều. Dùng 2-4 liều/ngày,
chia 2 lần.
Fluticason Nang 5 mg, khí dung ngày 2-4 nang, chia 2 lần
Kết hợp cường beta-2 tác dụng kéo dài và glucocoticosteroid
Formoterol/Budesonid Dạng ống hít. Liều 160/4,5 cho 1 liều hít. Dùng 2-4
liều/ngày, chia 2 lần
Salmeterol/Fluticason Dạng xịt hoặc hít. Liều 50/250 hoặc 25/250 cho 1 liều.
Dùng ngày 2-4 liều, chia 2 lần.
Glucocorticosteroid đường toàn thân
Prednison Viên 5 mg. Uống ngày 6-8 viên, uống 1 lần sau ăn sáng.
Methylprednisolon Lọ 40 mg, tiêm tĩnh mạch. Ngày tiêm 1-2 lọ
1.2.4. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị viêm
khớp dạng thấp
- Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị viêm khớp dạng thấp
được Bộ Y tế hướng dẫn bằng quyết định số 361/QĐ-BYT về Hướng dẫn chản đoán
và điều trị các bệnh cơ xương khớp ban hành ngày 25 tháng 1 năm 2014, có hiệu lực
kể từ ngày 25 tháng 1 năm 2014.
- Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với
các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn
biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng
các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn
chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh [32].
- Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên.
16
+ Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease-
modifying antirheumatic drugs) kinh điển (methotrexat, sulfasalazin,
hydroxychloroquin...) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo
dài [42].
+ Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng
interleukin 6, kháng lympho B) được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs
kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng.
+ Khi chỉ định các thuốc sinh học, cần có ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa cơ
xương khớp và thực hiện đúng quy trình bao gồm làm các xét nghiệm tầm soát lao,
viêm gan (virus B, C), chức năng gan thận, đánh giá hoạt tính bệnh bằng chỉ số DAS
28, CDAI, SDAI… [43].
- Điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp bằng corticoid (prednisolon,
prednison, methylprednisolon) [3], [52].
+ Thường sử dụng ngắn hạn trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản có hiệu
lực. Chỉ định khi có đợt tiến triển.
+ Thể vừa: 16-32 mg methylprednisolon (hoặc tương đương), uống hàng ngày
vào 8 giờ sáng, sau ăn.
+ Thể nặng: 40 mg methylprednison TM mỗi ngày.
+ Thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài
khớp nặng): Bắt đầu từ 500-1.000 mg methylprednisolon truyền TM trong 30-45
phút/ngày, điều trị 3 ngày liên tục. Sau đó chuyển về liều thông thường. Liệu trình này
có thể lặp lại mỗi tháng nếu cần.
- Sử dụng dài hạn (thường ở những bệnh nhân nặng, phụ thuộc corticoid hoặc
có suy thượng thận do dùng corticoid kéo dài) bắt đầu ở liều uống 20 mg hàng ngày,
vào 8 giờ sáng. Khi đạt đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm, giảm dần liều, duy trì liều
thấp nhất (5 – 8 mg hàng ngày hoặc cách ngày) hoặc ngừng (nếu có thể) khi điều trị cơ
bản có hiệu lực (sau 6-8 tuần) [63].
1.2.5. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong một s bệnh lý
dị ứng – tự miễn
- Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị một số bệnh lý dị ứng
– tự miễn được Bộ Y tế hướng dẫn bằng quyết định số 3942/QĐ-BYT về Hướng dẫn
17
chản đoán và điều trị các bệnh dị ứng-miễn dịch ban hành ngày 2 tháng 10 năm 2014,
có hiệu lực kể từ ngày 2 tháng 10 năm 2014.
- Dị ứng thuốc là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho người bệnh khi
dùng hoặc tiếp xúc với thuốc (sự kết hợp dị nguyên với kháng thể dị ứng hoặc lymoho
bào mẫn cảm) do đã có giai đoạn mẫn cảm [16]. Dị ứng thuốc thường không phụ thuộc
vào liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, với một số triệu chứng và hội chứng lâm sàng
đặc trưng, thường có biểu hiện ngoài da và ngứa. Nếu dùng lại thuốc đã gây dị ứng thì
phản ứng dị ứng sẽ xảy ra nặng hơn và có thể tử vong. Điều trị dị ứng thuốc sử dụng
corticoid được Bộ Y tế hướng dẫn như sau [5]:
+ Corticoid là thuốc cơ bản trong điều trị dị ứng thuốc nói chung và hai hội
chứng Stevens-Johnson và Lyell. Cần sử dụng đúng liều, đúng chỉ định, đủ thời gian
và lưu ý đến tai biến của thuốc.
+ Liều lượng: Liều ban đầu tương đương prednisolon 1 - 2 mg/kg/24 giờ.
+ Nếu có tổn thương nặng nội tạng như tổn thương não, tim mạch, suy đa phủ
tạng... có thể dùng corticoid liều rất cao như methylprednisolon 500-1000 mg truyền
tĩnh mạch trong 3 ngày, sau đó chuyển sang liều thông thường.
- Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bởi sư xuất hiện
nhanh của các sẩn phù, sưng nề lan toả từ trung tâm với h nh dạng và kích thước khác
nhau, thường bao xung quanh bởi một quầng đỏ, ngứa hoặc đôi khi có cảm giác rát
bỏng và thường tự biến mất trong vòng 24 giờ. Điều trị mày đay, việc sử dụng
corticoid được Bộ Y tế hướng dẫn như sau [5]:
+ Các chế phẩm thường sử dụng: Prednisolon (viên 5 mg), methylprednisolon
(viên 4 mg, 16 mg, lọ tiêm 40 mg, 125 mg và 500 mg), prednison (viên 5 mg).
+ Chỉ định: Phối hợp với thuốc kháng H1 và H2 để giảm triệu chứng trong các
trường hợp mày đay, phù Quincke nặng không đáp ứng với các thuốc kể trên hoặc để
dự phòng triệu chứng tái phát.
+ Liều lượng, cách dùng: Nên dùng liều trung b nh, một đợt ngắn ngày để hạn
chế tác dụng phụ. Có thể dùng prednison hoặc prednisolon hoặc methylprednisolon
uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch 40 – 60 mg/ngày (ở người lớn) hoặc 1 mg/kg/ngày (ở
trẻ em) trong 5 -7 ngày.
- Viêm mũi dị ứng là bệnh lý viêm niêm mạc mũi qua trung gian của kháng thể
IgE (type 1 – theo phân loại của Gell – Coombs) do tiếp xúc với dị nguyên đừơng hô
18
hấp với tam chứng kinh điển trên lâm sàng: Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi. Điều
trị viêm mũi dị ứng, Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid xịt mũi (fluticason,
mometason, budesonid), đường uống (prednison, methylprednisolon - chỉ dùng ngắn
ngày, trong đợt cấp).
1.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC CÓ CORTICOD
CHƯA ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ
1.3.1. Các yếu t liên quan đến kê đơn thu c chưa đúng nói chung
Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc chưa đúng thường bắt nguồn từ các
nguyên nhân sau [55]:
- Cường độ làm việc cao và tình trạng mệt mỏi của nhân viên y tế.
- Nhân viên thiếu kinh nghiệm và được đào tạo chưa đầy đủ.
- Các yếu tố môi trường, ví dụ như ánh sáng yếu, nhiều tiếng ồn, bị gián đoạn
công việc thường xuyên.
- Tăng chủng loại hoặc số lượng thuốc sử dụng cho một bệnh nhân.
- Số lượng và mức độ phức tạp của các phép tính phải thực hiện để kê đơn, cấp
phát hoặc sử dụng thuốc (ví dụ đổi đơn vị, tính nồng độ dung dịch tiêm, tốc độ truyền,
tính liều theo cân nặng, theo diện tích da,...).
- Nhiều loại thuốc trong danh mục và một số dạng bào chế (ví dụ như thuốc
tiêm) có liên quan đến gia tăng sai sót.
- Nhầm lẫn về danh pháp, bao bì hoặc nhãn mác.
- Thiếu các chính sách, quy trình và hướng dẫn điều trị hiệu quả.
Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc chưa đúng liên quan đến thông tin
người bệnh có thể bao gồm thiếu các thông tin hành chánh, tiền sử, chẩn đoán, xét
nghiệm, tiền sử bệnh lý đi kèm, tiền sử sản khoa, dị ứng, cân nặng, chiều cao, các xét
nghiệm đã làm, kết quả điều trị các lần trước, ...[44].
Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc chưa đúng liên quan đến thông tin
thuốc như thiếu thông tin về liều tối đa, dạng thuốc, đường dùng, chú ý khi sử dụng,
cảnh báo đặc biệt, tương tác thuốc. Bên cạnh đó, các thuốc nhìn giống nhau, tên gọi
giống nhau, đóng gói giống nhau dễ bị nhầm lẫn dẫn đến kê đơn nhầm thuốc [65].
Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc chưa đúng liên quan đến năng lực
và đào tạo của cán Bộ Y tế bao gồm chuyên khoa đào tạo, bằng cấp, năng lực chuyên
môn, kỹ năng, các hoạt động chuyên môn đã tham gia, các bằng cấp khác...). Cán Bộ
19
Y tế được đào tạo đầy đủ đúng chuyên ngành và được đánh giá năng lực chuyên môn
và kỹ năng hàng năm có liên quan đến việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Cán Bộ Y
tế cần được đào tạo liên tục về phòng ngừa các sai sót có liên quan đến sử dụng thuốc
và an toàn trong sử dụng thuốc sẽ giúp làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn nếu xảy ra các
biến cố bất lợi [33].
1.3.2. Các yếu t liên quan đến kê đơn thu c cortioid chưa đúng
Phần lớn bác sĩ đều có suy nghĩ sai lầm khá phổ biến khi điều trị bệnh nhân có
các bệnh lý liên quan hoặc triệu chứng viêm là dùng corticoid liều cao và dài ngày với
mong muốn làm mất các dấu hiệu của bệnh. Đây là nguồn gốc của phần lớn người
bệnh bị Hội chứng Cushing sau thời gian điều trị với corticoid dài hạn.
Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nên chọn lựa thời điểm dùng
corticoid là buổi sáng, phù hợp sinh lý nội tiết cơ thể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường
hợp corticoid được kê với khoảng cách là 12 giờ (tương ứng 2 lần dùng trong ngày)
với mục tiêu tấn công, làm giảm nhanh chóng các triệu chứng viêm, mang lại cho
người bệnh cảm giác giả là bệnh đã thuyên giảm.
Đồng thời, một yếu tố liên quan đến kê đơn thuốc corticoid là bác sĩ đã không
cập nhật kiến thức hoặc có giới hạn về kiến thức về liều tương đương của corticoid. Ví
dụ, bác sĩ thường mặc định liều chống viêm của methylprednisolon là 16 mg tương
đương vưới prednisolon 5 mg. Tuy nhiên, đầy là nhận thức sai lầm về liều tối thiểu có
tác dụng kháng viêm của corticoid.
Các bệnh nhân có hội chứng cushing kèm viêm khớp dạng thấp, thường là đối
tượng khiến bác sĩ phân vân về việc có nên hay không giảm liều corticoid trong chỉ
định. Liệu trình điều trị quá dài là nguy cơ cao dẫn đến tình trạng nặng thêm của hội
chứng Cushing.
1.4 TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN CORTICOID TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.4.1 Trên thế giới
Corticoid là nhóm thuốc được sử dụng rất rộng rãi nhờ vào các tác dụng liên
quan đến đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, corticoid cũng nổi
bật với những phản ứng có hại của thuốc (ADR) và một số tương tác thuốc đáng chú ý
với thuốc dùng chung. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tình
hình sử dụng corticoid.
20
Trên thế giới, theo nghiên cứu của Pona, tỷ lệ kê đơn corticoid dạng dùng tại
chỗ lên đến 59% ở nhóm bệnh nhân được chẩn đoán viêm da dị ứng tại Mỹ, phổ biến
là triamcinolon chiếm tỷ lệ 25% trong các đơn thuốc, hydrocortison được kê đơn phổ
biến hơn cho đối tượng trẻ em <1 tuổi và trẻ em từ 8 đến 18 tuổi [56]. Theo 1 nghiên
cứu khác của McGregor SP, tỷ lệ kê đơn corticoid là 52% cho bệnh lý viêm da dị ứng
[50]. Nghiên cứu của Michailidis tại Mỹ năm 2018 chỉ ra rằng, đối với các bệnh nhân
bị tăng huyết áp thứ phát, nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng corticoid là 3,13%
[51]. Tại Malaysia, corticoid còn được kê đơn trên nhóm bệnh lupus ban đỏ hệ thống
với tỷ lệ 89% [37], và tỷ lệ tác dụng phụ do corticoid trên nhóm bệnh nhân này cũng
cao với 13% người bệnh phát triển bệnh đái tháo đường do steroid khi được điều trị
trung bình 8 năm [60].
1.4.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành để đánh giá tình hình
sử dụng corticoid như nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Bùi Đức Thành tại bệnh viện
Đa khoa Huyện Cẩm Giang tỉnh Hải Dương, tỷ lệ kê đơn thuốc ngoại trú có có chỉ
định corticoid là 11,5%. Trong đó, corticoid dạng thuốc uống được chỉ định nhiều nhất
là prednisolon 5 mg với tỷ lệ 35.7% [23].
Nghiên cứu khác tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2017 trên nhóm người
bệnh ngoại trú, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đơn thuốc ngoại trú có chỉ định
corticoid là 15,45%. Corticoid dạng thuốc uống được chỉ định nhiều ở nhóm đối tượng
từ 1 đến 6 tuổi với tỷ lệ chiếm đến 31,9% [13].
Nghiên cứu của Phạm Thành Suôl tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố
Cần Thơ, việc kê đơn corticoid chung tại bệnh viện chiếm 9,39% và tỷ lệ phản ứng có
hại xảy ra ở bệnh nhân là 15,81%, tỷ lệ tương tác thuốc là 12,76% [28]
1.5 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ tọa lạc tại số 04 đường Châu Văn Liêm,
phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Bệnh viện Đa khoa thành phố
Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, Bệnh viện được
xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với quy mô 700 giường bệnh kế hoạch.
Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là một trong 8 khoa chức
năng trực thuộc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Nhân sự khoa Dược gồm 32
21
nhân viên, trong đó có 02 dược sĩ chuyên khoa 1, 18 dược sĩ đại học và 04 dược sĩ
trung học/cao đẳng.
Năm 2018, tổng giá trị thuốc sử dụng trong năm gần 20 tỷ VNĐ. Việc sử dụng
thuốc tại bệnh viện đã được giám sát, theo dõi liên tục thông qua việc áp dụng các quy
trình giám sát sử dụng thuốc, quy trình giám sát sai sót trong sử dụng thuốc...do tổ
Dược lâm sàng phụ trách. Tuy nhiên do giới hạn về nhân lực và năng lực chuyên môn,
việc kiểm tra giám sát các đơn thuốc tại nhà thuốc còn nhiều hạn chế.
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đơn thuốc và bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Khoa
Khám bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
* Đ i với đơn thu c:
- Đơn thuốc có đầy đủ các thông tin cơ bản được quy định trong điều 6 của quy
chế kê đơn thuốc theo hướng dẫn của thông tư số 52/2017/TT – Bộ Y Tế của Bộ Y Tế,
trong đó:
+ Các mục trong đơn thuốc phải được ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in
trong đơn thuốc.
+ Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: Số nhà, đường phố, tổ
dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh,
tỉnh/thành phố.
+ Thuốc có một hoạt chất ghi theo tên chung quốc tế (INN, generic);
+ Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.
+ Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng,
thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc
trước khi ghi các thuốc khác.
+ Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
+ Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội
dung sửa.
+ Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên
chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi
(hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
- Đơn thuốc được kê đơn từ các phòng khám cơ xương khớp, phòng khám hô
hấp và phòng khám da liễu, có ít nhất 1 thành phần hoạt chất là corticoid.
* Đ i với c kê đơn:
- Bác sĩ có danh sách làm việc chính thức tại khoa khám ở Bệnh viện Đa khoa TP. Cần
Thơ.
- Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
23
- Bác sĩ được bệnh viện phân công khám chữa bệnh tại phòng khám cơ xương khớp,
phòng khám hô hấp và phòng khám da liễu của khoa khám, bệnh viện ĐK TP Cần Thơ.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Đơn thuốc có kê các thành phần thực phẩm chức năng, có thuốc đông y phối hợp.
- Đơn thuốc được chỉ định điều trị các bệnh lý chưa có Hướng dẫn điều trị cụ thể của
Bộ y tế.
- Đơn thuốc không được bệnh nhân sử dụng.
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020.
- Địa điểm: Khoa khám Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích
2.2.2 Cỡ mẫu
Áp dụng công tính tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ như sau:
Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần điều tra.
P: Tỷ lệ ước lượng số đơn thuốc được chỉ định corticoid. Theo nghiên cứu của
Đinh Thị Lan Chi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, cho kết quả tỷ lệ đơn thuốc
có chỉ định corticoid trong quá trình điều trị là 15,45% [13], nên chọn p=0,15.
d: Sai số mong muốn. Chọn d=0,05.
α: Với α là mức ý nghĩa thống kê. Chọn α = 0.01. Khi đó .
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu đã nêu trên, tính được cỡ mẫu tối thiểu cho
nghiên cứu là n= 340 mẫu
Để tránh trường hợp mẫu không đạt nên thu thập thêm 15% mẫu. Do đó, cỡ
mẫu là 340+15%*340=391 mẫu và làm tròn là 400 mẫu. Thực tế, số mẫu nghiên cứu
thu được là 400 mẫu.
24
2.2.3 Phương pháp chọn mẫu
Đ i với đơn thu c
Chọn mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
Tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, các đơn thuốc được kê đơn từ các
phòng khám cơ xương khớp, phòng khám hô hấp và phòng khám da liễu, được người
bệnh nhận thuốc tại phòng cấp phát thuốc Bảo Hiểm Y Tế của khoa Dược bệnh viện
hoặc mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện. Các bước thu thập đơn thuốc nghiên cứu cụ
thể như sau:
+ Thu thập tất cả các đơn thuốc được kê đơn cho bệnh nhân đến khám tại 3
phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu trong khoảng thời gian từ tháng
05/2019 đến tháng 06/2020 từ phòng cấp phát thuốc và nhà thuốc của bệnh viện. Tính
toán số lượng.
+ Kiểm tra các đơn thuốc có sử dung corticoid theo tiêu chuẩn chọn mẫu.
+ Lập danh sách các đơn thuốc có sử dung corticoid phù hợp theo tiêu chuẩn
chọn mẫu theo thứ tự ngày kê đơn.
+ Tính hệ số k
Từ tháng 5/2019 đến tháng 6/2020, số đơn thuốc được kê đơn cho bệnh nhân
đến khám tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu của Bệnh viện Đa khoa
thành phố Cần Thơ là 5160 đơn , theo đó k=12
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách mẫu là k=12 cho đến khi đủ số
lượng mẫu nghiên cứu là 400 mẫu.
+ Chọn đơn thuốc đầu tiên đưa vào nghiên cứu theo hệ số k: chọn một số ngẫu
nhiên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng k (chọn bằng cách rút tờ tiên và nhìn chữ số seri
cuối cùng). Tương ứng số ngẫu nhiên được chọn là đơn thuốc đầu tiên được đưa vào
nghiên cứu theo danh sách đơn thuốc đã lập. Đơn thuốc thứ hai chọn bằng cách lấy số
thứ tự của đơn thuốc thứ 1 + k = số thư tự đơn thuốc thứ 2 được chọn. Tiếp tục chọn
theo cách này cho đến khi đủ số mẫu cần thu thập (400 mẫu).
Đ i với c kê đơn
Chọn mẫu thuận tiện (n=10)
25
Tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, lập danh sách các bác sĩ tham gia
khám và kê đơn trong khoảng thời gian từ tháng 05/2020 đến tháng 06/2020.
- Lập kế hoạch liên hệ và lịch phỏng vấn bác sĩ theo phiếu thu thập thông tin đã
xây dựng.
- Sàng lọc, kiểm tra, tổng hợp phiếu thu thập thông tin đã thu thập. Loại trừ các
phiếu thu thập thiếu các dữ liệu cần thiết.
2.2.4 Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
* Đặc điểm về đơn thu c nghiên cứu
- Tham gia BHYT: Biến định tính_nhị giá
+ Có tham gia Bảo hiểm y tế: Đơn thuốc có chứa mã vạch và dãy số Bảo hiểm
y tế hoặc có thông tin ghi chú đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế trong đơn
+ Không tham gia Bảo hiểm y tế: đơn thuốc không có các chi tiết trên
- Số thuốc được kê trong đơn: Biến liên tục, gồm các giá trị.
+ Từ 1 - 2 thuốc
+ Từ 3 - 4 thuốc
+ Từ 5 thuốc trở lên
- Chẩn đoán bệnh của bác sĩ: Biến định danh. Căn cứ theo Mã ICD-10, bao gồm
+ Nhóm bệnh hô hấp: J00-J99
+ Nhóm bệnh của hệ cơ – xương khớp và mô liên kết: M00-M99
+ Nhóm bệnh nhiễm trùng da và tổ chức dưới da: L00-L99
+ Nhóm bệnh khác
* Đặc điểm ệnh nhân được kê đơn
- Tuổi: Biến định lượng, chia thành 4 nhóm.
+ Từ 0 đến ≤ 20 tuổi.
+ Từ 21 đến ≤ 40 tuổi.
+ Từ 41 tuổi đến ≤ 60 tuổi.
+ Từ 61 tuổi trở lên.
Ghi nhận tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất
- Nơi cư trú của bệnh nhân được kê đơn: Biến định danh, gồm các giá trị sau:
+ Cần thơ: Người bệnh có địa chỉ cư trú thuộc các quận huyện của TP. Cần Thơ.
26
+ Tỉnh thành khác: Người bệnh có địa chỉ cư trú thuộc các quận huyện của tỉnh,
thành phố khác.
- Số ngày dùng thuốc được chỉ định: Biến định lượng. Là tổng số ngày được chỉ định
dùng thuốc. Được chia làm 3 nhóm:
+ ≤ 7 ngày
+ Từ 8 đến 15 ngày
+ ≤ 30 ngày
* Bác kê đơn thu c
- Tuổi: Biến định lượng, chia thành 4 nhóm.
+ Từ 0 đến ≤ 20 tuổi.
+ Từ 21 đến ≤ 40 tuổi.
+ Từ 41 tuổi đến ≤ 60 tuổi.
+ Từ 61 tuổi trở lên.
Ghi nhận tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất
- Giới tính: Biến định danh, gồm 2 giá trị: Nam và Nữ
- Trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn: Biến định tính. Ghi nhận bằng cấp cao
nhất hiện có, gồm:
+ Đại học
+ Chuyên khoa 1/Thạc sĩ
+ Chuyên khoa 2/Tiến sĩ
+ Giáo sư/Phó Giáo sư tiến sĩ
- Thâm niên công tác: Biến định lượng. Ghi nhận số năm công tác tại các cơ sở y tế
tính của bác sĩ tính từ thời điểm sau tốt nghiệp bác sĩ.
+ Từ 1 đến dưới 5 năm
+ Từ 5 đến dưới 10 năm
+ Từ 10 đến 15 năm
+ Trên 15 năm
- Chuyên khoa khám chữa ệnh: Biến định tính. Ghi nhận theo chứng chỉ hành nghề
hiện có của bác sĩ, gồm:
+ Đa khoa
+ Chuyên khoa (ghi cụ thể): Nội hô hấp, cơ xương khớp, Da liễu, ...
- Được cập nhật các thông tư hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế: Biến định tính
27
+ Có
+ Không
2.2.4.2. Tỷ lệ sử dụng thuốc Corticoid đúng theo quy định của Bộ Y tế ở các
đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và
da liễu
- Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng corticoid
+ Đơn thuốc có sử dụng corticoid là đơn thuốc được kê có thành phần thuốc
thuộc các phân nhóm thuốc corticoid. Nhóm thuốc corticoid bao gồm các thuốc như
hydrocortison, prednisolon, prednison, methylprednisolon, triamcinolon, fluticason,
beclomethason, betamethason, dexamethason, clobetason, budesonid.
+ Đơn thuốc không có sử dụng corticoid là đơn thuốc được kê không có thành
phần thuốc thuộc các phân nhóm thuốc corticoid được nêu ở trên.
Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid được tính là số đơn thuốc được kê có chỉ
định thành phần thuộc các phân nhóm thuốc corticoid trên tổng số đơn thuốc được
nghiên cứu (n =400).
- Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán theo quy định của Bộ Y Tế.
Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán như sau:
+ Đúng chỉ định: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của BYT trong điều trị
bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa corticoid
được kê đơn điều trị các bệnh lý đã được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá là
đúng.
+ Không đúng chì định: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong
điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa
corticoid được kê đơn điều trị không được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá
là không đúng.
Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán theo quy định của Bộ
Y Tế: được tính là số trường hợp kê đơn đúng chỉ định trên tổng số đơn thuốc có sử
dụng corticoid được nghiên cứu.
- Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về dạng thuốc dùng theo quy định của BYT.
Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về dạng dùng như sau:
+ Đúng dạng dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong điều
trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa
28
corticoid được kê đơn điều trị các bệnh lý với dạng dùng đã được quy định theo hướng
dẫn thì được đánh giá là đúng.
+ Không đúng dạng dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế
trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có
chứa corticoid được kê đơn điều trị với dạng dùng không được quy định theo hướng
dẫn thì được đánh giá là không đúng.
Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về dạng dùng theo quy định của
BYT: được tính là số đơn thuốc được kê đúng về dạng dùng trên tổng số đơn thuốc có
chỉ định cortioid nghiên cứu.
- Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về liều dùng theo quy định của BYT
Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về liều dùng như sau:
+ Đúng liều dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong điều trị
bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa corticoid
được kê đơn điều trị các bệnh lý với liều dùng đã được quy định theo hướng dẫn thì
được đánh giá là đúng.
+ Không đúng liều dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong
điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa
corticoid được kê đơn điều trị với liều dùng không được quy định theo hướng dẫn thì
được đánh giá là không đúng.
Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về liều dùng theo quy định của
BYT: được tính là số đơn thuốc được kê đúng về liều dùng trên tổng số đơn thuốc có
chỉ định corticoid được nghiên cứu.
- Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về cách dùng theo quy định của Bộ Y Tế .
Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về cách dùng như sau:
+ Đúng cách dùng: Căn cứ vào tờ hướng dẫn của từng loại thuốc, các thuốc có
chứa corticoid được kê đơn điều trị các bệnh lý với cách dùng đã được quy định theo
tờ hướng dẫn thì được đánh giá là đúng.
+ Không đúng cách dùng: Căn cứ vào tờ hướng dẫn của từng loại thuốc, các
thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị các bệnh lý với cách dùng không được
quy định theo tờ hướng dẫn thì được đánh giá là không đúng.
29
Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về cách dùng theo quy định của Bộ
Y Tế: được tính là số đơn thuốc được kê đúng về cách dùng trên tổng số đơn thuốc có
chỉ định corticoid được nghiên cứu.
-TỷlệđơnthuốccóchỉđịnhcorticoidđúngvềthờigiandùngtheoquyđịnhcủaBYT.
Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về thời gian dùng như sau:
+ Đúng thời gian dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong
điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa
corticoid được kê đơn điều trị với thời gian dùng không được quy định theo hướng dẫn
thì được đánh giá là đúng.
+ Không đúng thời gian dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế
trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có
chứa corticoid được kê đơn điều trị với thời gian dùng không được quy định theo
hướng dẫn thì được đánh giá là không đúng.
Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về thời gian dùng theo quy định của
Bộ Y Tế: được tính là số đơn thuốc được kê đúng về thời gian dùng trên tổng số đơn
thuốc có chỉ định corticoid được nghiên cứu.
- Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ Y Tế:
Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung như sau:
+ Đúng: Thuốc có chứa corticoid được chỉ định đúng về cả chẩn đoán, liều
dùng, dạng dùng, cách dùng, thời gian dùng theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế thì
được đánh giá là đúng.
+ Không đúng: Thuốc có chứa corticoid được chỉ định không đúng về 1 trong
các yêu tố như chẩn đoán, liều dùng, dạng dùng cách dùng, thời gian dùng theo hướng
dẫn điều trị của Bộ Y Tế thì được đánh giá là không đúng.
Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung quy định của Bộ Y Tế: được
tính là số đơn thuốc được kê đúng về cả chẩn đoán, dạng dùng, cách dùng, liều dùng,
thời gian dùng trên tổng số đơn thuốc có chỉ định corticoid được nghiên cứu.
2.2.4.3 Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng corticoid chưa đúng theo quy
định của Bộ Y tế ở các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ
xương khớp, hô hấp và da liễu
- Các yếu tố về đơn thuốc: Khảo sát các yếu tố sau:
+ Số lượng thuốc được kê trong đơn;
30
+ Số ngày chỉ định dùng thuốc.
+ Đơn thuốc có tham gia Bảo Hiểm Y Tế/ không Bảo Hiểm Y Tế/
+ Bệnh lý được chẩn đoán ghi trong đơn
- Các yếu tố về bác sĩ kê đơn: Khảo sát các yếu tố sau:
+ Trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn;
+ Thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn;
+ Số lượng công việc phụ trách của bác sĩ kê đơn;
+ Chuyên khoa công tác phụ trách của bác sĩ kê đơn.
2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin
- Công cụ thu thập: Phiếu điều tra đã soạn sẵn.
- Người thu thập: Tác giả.
- Cách tiến hành thu thập: Tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, thu thập tất
cả đơn thuốc được kê đơn tháng 05/2019 đến tháng 06/2020. Sàng lọc các đơn thuốc
phù hợp tiêu chuẩn chọn mẫu. Thu thập các thông tin liên quan đến các nội N Nội
dung nghiên cứu của đề tài, nhập số liệu và xử lý thống kê các số liệu thu thập, ghi
nhận kết quả nghiên cứu.
2.2.6 Phương pháp xử lý liệu
Sử dụng phần mềm Excel 2016 để nhập liệu. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm
SPSS 20.
Sử dụng thuật toán thống kê mô tả, kiểm định Square test chi bình phương để
tính toán các số liệu.
2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHI N CỨU
- Quyền và lợi ích của các đối tượng nghiên cứu (bác sĩ trực tiếp kê đơn, bệnh
nhân) được đảm bảo theo “Hướng dẫn quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học” của Bộ y tế.
- Thông tin đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích
nghiên cứu. Trong trường hợp cần lấy thông tin chi tiết hay cần khảo sát dữ liệu vì
mục đích liên quan đến nội dung nghiên cứu chúng tôi cam kết sẽ trình bày lý do và
phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Bệnh viện.
31
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khảo sát 400 đơn thuốc có sử dung corticoid được kê cho các bệnh nhân đến
khám và điều trị ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu Bệnh
viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020, chúng tôi thu
được các kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm chung về đơn thu c
3.1.1.1 Đặc điểm về tham gia Bảo Hiểm Y Tế của đối tượng được kê đơn
Bảng 3.1 Đặc điểm về tham gia BHYT của đối tượng được kê đơn
Đặc điểm n %
Có tham gia BHYT 392 98,0
Không có tham gia BHYT 8 2,0
Tổng 400 100,0
Nhận xét: Số đơn thuốc có tham gia BHYT là 392 đơn, chiếm tỷ lệ 98%, số đơn
không tham gia BHYT là 8 đơn, chiếm 2%.
3.1.1.2 Đặc điểm về số thuốc được kê trong đơn
Bảng 3.2 Đặc điểm về số thuốc được kê trong đơn
S lượng thu c được kê / đơn n %
Từ 1-2 thuốc 8 2,0
Từ 3-4 thuốc 101 25,3
Từ 5 thuốc trở lên 291 72,8
Tổng 400 100,0
Nhận xét: Tỷ lệ đơn kê từ 1-2 thuốc là 2% (8 đơn); tỷ lệ đơn kê từ 3-4 thuốc là
25,3% (101 đơn), tỷ lệ đơn kê từ 5 thuốc trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (72,8%, 291
đơn).
32
3.1.1.3 Đặc điểm về chẩn đoán bệnh ghi nhận trong đơn thuốc
Bảng 3.3 Đặc điểm về chẩn đoán bệnh ghi nhận trong đơn thuốc nghiên cứu
Chẩn đo n ệnh của bác (theo mã ICD) n %
Nhóm ệnh hô hấp (n=242)
J44 Các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác 98 24,50
J45 Hen [suyễn] 67 16,75
J20 Viêm phế quản cấp 38 9,50
J02 Viêm họng cấp 13 3,25
J18 Viêm phổi do vi khuẩn, không phân loại 11 2,75
J15 Viêm họng cấp 10 2,50
J42 Viêm phế quản mãn tính không phân loại 5 1,25
Nhóm ệnh cơ xương khớp (n=118)
M13 Viêm khớp khác 62 15,50
M06 Viêm khớp dạng thấp khác 13 3,25
M15 Viêm đa khớp không đặc hiệu 11 2,75
M17 Thoái hóa khớp gối 9 2,25
M65 Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân 9 2,25
M51 Các bệnh đĩa đệm gian đốt sống khác 5 1,25
M05 Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính 5 1,25
M46 Các bệnh viêm cột sống khác 2 0,50
M10 Gút (thống phong) 2 0,50
Nhóm ệnh về da và mô dưới da (n=20)
L50 Lichen đơn dạng mãn tính và sẩn ngứa 9 2,25
L20 Viêm da cơ địa 7 1,75
L08 Viêm da mủ 2 0,50
L25 Viêm da tiếp xúc không đặc hiệu 2 0,50
Nhóm ệnh khác (n=20)
G70 Nhược cơ 10 2,50
E24 Hội chứng Cushing do thuốc 9 2,25
E78 Tăng lipid máu hỗn hợp 1 0,25
Tổng 400 100,0
Nhận xét: Số đơn thuốc có chẩn đoán là Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm tỷ
lệ cao nhất (24,5% với 98 đơn). Kế đó là các bệnh lý Hen suyễn (16,75%), Viêm khớp
(15,5%) và Viêm phế quản cấp (9,5%).
33
3.1.2 Đặc điểm chung về bệnh nhân được kê đơn thu c
3.1.2.1 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân được kê đơn
Bảng 3.4 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân được kê đơn thuốc nghiên cứu
Nhóm tuổi n %
Từ 0 đến ≤ 20 tuổi 7 1,75
Từ 21 đến ≤ 40 tuổi 45 11,25
Từ 41 tuổi đến ≤ 60 tuổi 134 33,50
Từ 61 tuổi trở lên 214 53,50
Tổng 400 100,0
GTTB ± ĐLC 59,90 ± 15,98
Min 17
Max 96
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi từ 0 đến ≤ 20 tuổi chiếm 1,75%, từ 21
đến ≤ 40 tuổi chiếm 11,25%, từ 41 đến ≤ 60 tuổi chiếm 33,50%, từ 61 tuổi trở lên
chiếm 53,5%.
Tuổi trung bình của người bệnh được kê đơn corticoid khi đến khám ngoại trú
tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Cần Thơ từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020 là 59,90 ± 15,98. Tuổi nhỏ nhất là 17
tuổi. Lớn nhất là 96 tuổi.
3.1.2.2. Đặc điểm về nơi cư trú của bệnh nhân trong đơn thuốc
Bảng 3.5 Đặc điểm về nơi cư trú của bệnh nhân được kê đơn
Nơi cư trú n %
Cần Thơ 351 87,75
Tỉnh thành khác 49 12,25
Tổng 400 100,0
Nhận xét: Trong 400 đơn thuốc nghiên cứu, số bệnh nhân cư trú chủ yếu là Cần
Thơ với 351 đơn thuốc, chiếm 87,75 %; bệnh nhân cư trú ở các tỉnh thành khác là 49
đơn, chiếm 12,25%.
34
3.1.2.3. Đặc điểm về số ngày dùng thuốc được ghi trong đơn
Bảng 3.6 Đặc điểm về số ngày dùng thuốc được ghi trong đơn
S ngày dùng thu c /đơn n %
≤ 7 ngày 132 33,0
Từ 8 đến 15 ngày 147 36,75
≤ 30 ngày 121 30,25
Tổng 400 100,0
Nhận xét: Tỷ lệ đơn thuốc được kê có số ngày dùng thuốc từ 8 đến 15 ngày
chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,75% (147 đơn), tỷ lệ đơn có số ngày dùng thuốc ≤ 7 ngày là
33% (132 đơn); tỷ lệ đơn có số ngày dùng thuốc từ >15 ngày nhưng ≤ 30 ngày chiếm
tỷ lệ thấp nhất là 30,25% (121 đơn).
3.1.3 Đặc điểm chung về bác kê đơn
Có 10 bác sĩ tham gia kê đơn trong các đơn thuốc nghiên cứu, chúng tôi mô tả
một số đặc điểm chung của các bác sĩ này như sau:
3.1.3.1. Đặc điểm về tuổi của bác sĩ kê đơn
Bảng 3.7 Đặc điểm về tuổi của bác sĩ kê đơn
Nhóm tuổi của BS kê đơn n %
Từ 21 đến ≤ 40 tuổi 10 100,0
Từ 41 tuổi đến ≤ 60 tuổi 0 0,0
Từ 61 tuổi trở lên 0 0,0
GTTB ± ĐLC 32,9 ± 4,21
Min 28
Max 39
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi từ 21 đến ≤ 40 tuổi chiếm
100%, tuổi trung bình của bác sĩ kê đơn các đơn thuốc có corticoid cho người bệnh khi
đến khám ngoại trú tại Khoa Khám bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng
05/2019 đến tháng 06/2020 là 32,9 ± 4,21. Tuổi nhỏ nhất là 28 tuổi. Lớn nhất là 39
tuổi.
35
3.1.3.2. Đặc điểm về giới tính của bác sĩ kê đơn
Bảng 3.8 Đặc điểm về giới tính của Bác sĩ kê đơn
Giới tính n %
Nữ 6 60,0
Nam 4 40,0
Tổng 10 100,0
Nhận xét: Có 6 Bác sĩ nữ tham gia kê đơn, chiếm 60 % và 4 Bác sĩ nam tham
gia kê đơn, chiếm 40%.
3.1.3.3. Đặc điểm về trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn
Bảng 3.9 Đặc điểm về trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn
Trình độ chuyên môn của Bác n %
Đại học 6 60,0
Chuyên khoa 1/Thạc sĩ 4 40,0
Chuyên khoa 2/Tiến sĩ 0 0,0
Giáo sư/Phó giáo sư tiến sĩ 0 0,0
Tổng 10 100,0
Nhận xét: Bác sĩ kê đơn chủ yếu có trình độ Đại học, chiếm tỷ lệ 60 % (6 BS),
trình độ bác sĩ chuyên khoa 1/ Thạc sĩ là 4 người, chiếm tỷ lệ 40%. Không ghi nhận
BS có trình độ cao hơn.
3.1.3.4. Đặc điểm về thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn
Bảng 3.10 Đặc điểm về thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn
Thâm niên công tác của Bác n %
Từ 1 đến dưới 5 năm 6 60,0
Từ 5 đến dưới 10 năm 4 40,0
Từ 10 đến 15 năm 0 0,0
Trên 15 năm 0 0,0
Tổng 10 100,0
Nhận xét: Bác sĩ có thâm niên công tác là từ 1 đến <5 năm là 6 BS, chiếm 60%.
Số BS có thâm niên công tác từ 5 đến dưới 10 năm là 4 BS, chiếm 40% . Không có BS
công tác lâu năm hơn.
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf

More Related Content

What's hot

Kháng sinh nhóm polypeptide và nhóm tetracylin
Kháng sinh nhóm polypeptide và nhóm tetracylinKháng sinh nhóm polypeptide và nhóm tetracylin
Kháng sinh nhóm polypeptide và nhóm tetracylin
Đức Hoàng
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Sven Warios
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!
 
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoaĐề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
 
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ
BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ emĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
 
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốcĐánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Bài giảng bình đơn thuốc
Bài giảng bình đơn thuốcBài giảng bình đơn thuốc
Bài giảng bình đơn thuốc
 
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sảnĐề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
 
Kháng sinh nhóm polypeptide và nhóm tetracylin
Kháng sinh nhóm polypeptide và nhóm tetracylinKháng sinh nhóm polypeptide và nhóm tetracylin
Kháng sinh nhóm polypeptide và nhóm tetracylin
 
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
 
Đề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAY
Đề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAYĐề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAY
Đề tài: Đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Đức, HAY
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
 
Chuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoidChuyên đề glucocorticoid
Chuyên đề glucocorticoid
 
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...
 
Dai cuong ve Duoc lam sang
Dai cuong ve Duoc lam sangDai cuong ve Duoc lam sang
Dai cuong ve Duoc lam sang
 
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấpĐề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
 

Similar to Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế A...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế A...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế A...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế A...
Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Man_Ebook
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf (20)

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhân ngoại tr...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế A...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế A...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế A...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế A...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem tại Bệnh viện Nhi đồng...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN THỊ BỘI CHÂU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC CORTICOID TẠI BỆNHVIỆNĐA KHOATHÀNHPHỐCẦN THƠ NĂM 2019-2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN THỊ BỘI CHÂU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC CORTICOID TẠI BỆNHVIỆNĐA KHOATHÀNHPHỐCẦN THƠ NĂM 2019-2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý Dược lâm sàng M : 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN NGỌC DUNG CẦN THƠ, 2021
  • 3. i LỜI CÁM ƠN Lời nói đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện để em có điều kiện học tập và tiếp thu được nhiều vốn kiến thức để em trang bị cho hành trang tương lai của mình. Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn Cô PGS. TS. Trần Ngọc Dung là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn DS. Thạch Bảo Châu và các anh chị nhân viên tại khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Thành phố đã tạo điều kiện để em lấy mẫu nghiên cứu. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bội Châu
  • 4. ii TÓM TẮT Nhằm mục đích đánh giá việc kê đơn sử dụng corticoid theo quy định và hướng dẫn của Bộ y tế tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề tài “ Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020” với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát tình hình kê đơn thuốc corticoid đúng theo quy định của Bộ Y Tế ở các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc kê đơn sử dụng corticoid chưa đúng theo quy định của Bộ Y Tế ở các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu. Đề tài đã khảo sát 400 mẫu nghiên cứu, thu được các kết quả như sau: - Trung bình số lượng đơn thuốc có corticoid được kê đơn tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu là 35,72%. - Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ Y Tế là 90,5%. Trong đó tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán là 92,5%, tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về liều dùng theo quy định của Bộ Y tế là 98,5%, tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về dạng dùng theo quy định của Bộ Y tế là 100%; tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về cách dùng theo quy định của Bộ Y Tế là chiếm 99,5%; tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về thời gian dùng theo quy định của Bộ Y Tế là 98,5% - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 giữa việc chỉ định corticoid đúng quy định của Bộ Y Tế với bệnh lý của đối tượng được kê đơn, đặc điểm số ngày dùng thuốc trong đơn và thâm niên công tác của người kê đơn.
  • 5. iii SUMMARY In order to evaluate the prescription of corticosteroids at the of Can Tho General Hospital, we conducted the thesis "Analyze corticosteroids prescriptions at the Can Tho General Hospital in 2019 - 2020 ”with the following goals: 1. Surveying the prescription of corticosteroids at 3 clinics, musculoskeletal, respiratory and dermatology. 2. Find out some factors related to the incorrect prescription of corticosteroid. The thesis has surveyed 400 research samples, obtained the following results: - On average, the number of prescription corticosteroids at 3 clinics, musculoskeletal, respiratory and dermatology is 35.72%. - The percentage of correct prescriptions is 90.5%. In which, the rate of correct corticoid indications for diagnosis is 92.5%, the rate of correct corticosteroid indications by dosage is 98.5%, the rate of correct indication by form of use is 100%; the rate of correct indication by how tof use is 99.5%, the rate of correct indication by time of use is 98.5% - There is a statistically significant difference with p <0.05 between the right prescription of corticosteroids and the pathology, the characteristics of the number of days of drug use, and the longevity of the prescriber.
  • 6. iv CAM KẾT KẾT QUẢ Em tên: Nguyễn Thị Bội Châu Lớp: Thạc sĩ Dược lý- Dược lâm sàng 6A Tên đề tài: Khảo sát tình hình kê đơn thuốc Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2020 Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Ngọc Dung Xin cam đoan đề tài của mình chưa từng được thực hiện trước đó và không sao chép số liệu của bất cứ đề tài nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bội Châu
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................i TÓM TẮT ......................................................................................................................ii SUMMARY.................................................................................................................. iii CAM KẾT KẾT QUẢ..................................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................xi ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1 THUỐC CORTICOID........................................................................................3 1.1.1. Nguồn gốc .....................................................................................................3 1.1.2. Vai trò của corticoid trong cơ thể..................................................................3 1.1.3. Chỉ định của corticoid ...................................................................................6 1.1.4. Tác dụng phụ của corticoid............................................................................7 1.1.5. Đặc tính dược động học, dược lựa học một số Corticoid..............................8 1.1.6 Cách sử dụng corticoid.................................................................................10 1.1.7. Một số Corticoid thường dùng ....................................................................11 1.2 CÁC QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CORTICOID CỦA BỘ Y TẾ..................................................................................................................................12 1.2.1. Quy định về sử dụng corticoid tại các cơ sở có giường bệnh .....................12 1.2.2. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y Tế trong điều trị hen phế quản ....13 1.2.3. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ......................................................................................................14 1.2.4. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị viêm khớp dạng thấp ..............................................................................................................15 1.2.5. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong một số bệnh lý dị ứng – tự miễn.......................................................................................................16 1.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC CÓ CORTICOD CHƯA ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ...........................18 1.3.1. Các yếu tố liên quan đến kê đơn thuốc chưa đúng nói chung.....................18 1.3.2. Các yếu tố liên quan đến kê đơn thuốc cortioid chưa đúng ........................19
  • 8. vi 1.4 TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN CORTICOID TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM..............................................................................................................................19 1.4.1 Trên thế giới.................................................................................................19 1.4.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................20 1.5 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ.......20 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................22 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................22 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu....................................................................................22 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................................23 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................23 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................23 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................23 2.2.2 Cỡ mẫu.........................................................................................................23 2.2.3 Phương pháp chọn mẫu................................................................................24 2.2.4 Nội dung nghiên cứu....................................................................................25 2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin...................................................................30 2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................30 2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHI N CỨU ..............................................................30 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................31 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU........................................31 3.1.1 Đặc điểm chung về đơn thuốc......................................................................31 3.1.2 Đặc điểm chung về bệnh nhân được kê đơn thuốc ......................................33 3.1.3 Đặc điểm chung về bác sĩ kê đơn.................................................................34 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CORTICOID THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ Ở CÁC ĐƠN THUỐC NGHIÊN CỨU ....................................................36 3.2.1 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định Corticoid .........................................................36 3.2.2 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán...........................37 3.2.3 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid theo liều dùng ..................................37 3.2.4 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo dạng dùng .......................38 3.2.5 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo cách dùng........................38 3.2.6 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo thời gian dùng.................38 3.2.7 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ Y Tế.39
  • 9. vii 3.3MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CORTICOID CHƯA ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...........................................................................................40 3.3.1 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với các yếu tố về đối tượng được kê đơn.....................................................................40 3.3.2 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với yếu tố về đơn thuốc ...............................................................................................43 3.3.3 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với yếu tố về đối tượng kê đơn....................................................................................45 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................................49 4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ..................................................................49 4.1.1 Đặc điểm tham gia BHYT của đối tượng được kê đơn................................49 4.1.2 Đặc điểm về số thuốc được kê trong đơn.....................................................49 4.1.3 Đặc điểm về chẩn đoán của bác sĩ trong đơn thuốc .....................................50 4.1.4 Đặc điểm về nơi cư trú của bệnh nhân trong đơn thuốc...............................50 4.1.5 Đặc điểm về số ngày dùng thuốc trong đơn.................................................50 4.1.6 Đặc điểm về tuổi của bác sĩ kê đơn..............................................................51 4.1.7 Đặc điểm về giới tính của bác sĩ kê đơn.......................................................51 4.1.8 Đặc điểm về trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn...................................51 4.1.9 Đặc điểm về thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn......................................51 4.1.10 Đặc điểm về chuyên ngành của bác sĩ kê đơn............................................52 4.1.11 Đặc điểm về cập nhật hướng dẫn của Bộ Y Tế của Bác sĩ kê đơn ............52 4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CORTICOID THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ .......................................................................................................................52 4.2.1 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định Corticoid..........................................................52 4.2.2 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo chẩn đoán ........................53 4.2.3 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo liều dùng..........................57 4.2.4 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo dạng dùng........................58 4.2.5 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo cách dùng ........................59 4.2.6 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo thời gian dùng .................60 4.2.7 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ y tế ...61
  • 10. viii 4.3 MỘT SỐ YÊU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KÊ ĐƠN SỬ DỤNG CORTICOID CHƯA ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................61 4.3.1 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với yếu tố về đối tượng được kê đơn...........................................................................61 4.3.2 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với yếu tố về đơn thuốc ...............................................................................................62 4.3.3 Liên quan giữa việc chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y tế với yếu tố về đối tượng kê đơn thuốc ..........................................................................62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................64 PHỤ LỤC .....................................................................................................................xii
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Hiệu lực chống viêm giữ nước của một số Corticoid ......................................9 Bảng 1.2 Dạng dùng và thời gian tác dụng của nhóm thuốc corticoid trong điều trị hen......14 Bảng 1.3 Dạng dùng và liều dùng của corticoid trong điều trị COPD giai đoạn ổn định......15 Bảng 3.1 Đặc điểm về tham gia BHYT của đối tượng được kê đơn ............................31 Bảng 3.2 Đặc điểm về số thuốc được kê trong đơn ......................................................31 Bảng 3.3 Đặc điểm về chẩn đoán bệnh ghi nhận trong đơn thuốc nghiên cứu.............32 Bảng 3.4 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân được kê đơn thuốc nghiên cứu ..................33 Bảng 3.5 Đặc điểm về nơi cư trú của bệnh nhân được kê đơn......................................33 Bảng 3.7 Đặc điểm về tuổi của bác sĩ kê đơn ...............................................................34 Bảng 3.8 Đặc điểm về giới tính của Bác sĩ kê đơn .......................................................35 Bảng 3.9 Đặc điểm về trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn ....................................35 Bảng 3.10 Đặc điểm về thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn .....................................35 Bảng 3.11 Đặc điểm về chuyên khoa của bác sĩ kê đơn ...............................................36 Bảng 3.12 Đặc điểm về cập nhật các hướng dẫn điều trị của BYT của bác sĩ..............36 Bảng 3.13 Số liệu kê đơn tại tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020.................................36 Bảng 3.14 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo chẩn đoán........................37 Bảng 3.15 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo liều dùng .........................37 Bảng 3.16 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo dạng dùng .......................38 Bảng 3.17 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo cách dùng........................38 Bảng 3.18 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng theo thời gian dùng.................39 Bảng 3.19 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ y tế...39 Bảng 3.20 Liên quan giữa chỉ định corticoid đúng quy định của Bộ Y Tế với giới tính đối tượng được kê đơn...................................................................................................40 Bảng 3.21 Liên quan giữa chỉ định corticoid đúng quy định của Bộ Y Tế với nơi cư trú đối tượng được kê đơn...................................................................................................40 Bảng 3.22 Liên quan giữa chỉ định corticoid đúng quy định của BYT với yếu tố tham gia BHYT của đối tượng được kê đơn .........................................................................41 Bảng 3.23 Liên quan giữa chỉ định corticoid đúng quy định của BYT với yếu tố chẩn đoán của bác sĩ...............................................................................................................42
  • 12. x Bảng 3.24 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của Bộ Y Tế với số lượng thuốc trong đơn ...................................................................................................43 Bảng 3.25 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của BYT với số ngày dùng thuốc .....................................................................................................................44 Bảng 3.26 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của BYT với yếu tố về trình độ học vấn của người kê đơn ...........................................................................45 Bảng 3.27 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của BYT với yếu tố về thâm niên công tác của người kê đơn .......................................................................46 Bảng 3.28 Liên quan giữa chỉ định corticoid chưa đúng quy định của BYT với yếu tố số lượng công việc phụ trách của người kê đơn............................................................47
  • 13. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACTH Adrenocorticotropic hormone Hormone kích thích vỏ thượng thận ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc AMP Adenosine monophosphate Chất truyền tín hiệu nội bào BHYT Bảo hiểm y tế BYT Bộ y tế COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính DPI Dry Power Inhaler Ống hít thuốc dạng bột GM-CSF Granulocyte-macrophage colony-stimulating factor Yếu tố kích thích khuẩn lạc 2 ICS Inhaled corticosteroids Glucocorticoid dạng hít LABA Long acting beta-2 agonist Thuốc kích thích β2 tác dụng kéo dài MCTD Mixed Connective Tissue Disease Bệnh mô liên kết hỗn hợp MDI Metered-dose Inhaler Ống hít định liều NSAIDs Non-steroidal anti- inflammatory drugs Thuốc chống viêm không steroid TM Tĩnh mạch TNFα Tumor necrosis factor alpha Yếu tố hoại tử khối u alpha TP Thành phố HPA Hypothalamus - Pituitary – Adrenal Tuyến yên – Hạ đồi – Thượng thận
  • 14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Corticoid là nhóm thuốc được sử dụng rất rộng rãi nhờ vào các tác dụng liên quan đến đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, corticoid cũng nổi bật với những phản ứng có hại của thuốc (ADR) và một số tương tác thuốc đáng chú ý với thuốc dùng chung. Tác dụng phụ của corticoid có thể xảy ra ở khoảng liều điều trị và thay đổi tùy theo đường dùng [45]. Sử dụng corticoid trong thời gian dài là một vấn đề nghiêm trọng, có liên quan đến một loạt các bệnh lý kéo theo bao gồm loét dạ dày, tăng huyết áp, tiểu đường, viêm khớp và loãng xương [61], mụn trứng cá, hội chứng Cushing [62]. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã cho thấy corticoid được chỉ định trong một số bệnh lý cho bệnh nhân chưa hợp lý, như bệnh viêm khớp với tỷ lệ chỉ định corticoid sai là 5,7% [40], hoặc chỉ định corticoid sai trong các bệnh tiêu chảy, sốt, vàng da và đau lưng như nghiên cứu đã được báo cáo của Prakash [57]. Tại Việt Nam, việc kê đơn corticoid cho bệnh nhân tại các bệnh viện là rất phổ biến. Nhiều nghiên cứu đánh giá tình hình kê đơn corticoid đã được thực hiện. Kết quả cho thấy bên cạnh hiệu quả điều trị tốt, các phản ứng có hại của thuốc và một số tương tác thuốc corticoid xảy ra trên bệnh nhân cũng chiếm tỷ lệ đáng chú ý. Cụ thể, theo nghiên cứu của Phạm Thành Suôl tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Cần Thơ, việc kê đơn corticoid chung tại bệnh viện chiếm 9,39% và tỷ lệ phản ứng có hại xảy ra ở bệnh nhân là 15,81%, tỷ lệ tương tác thuốc là 12,76% [28]. Trên cơ sở đó, việc chỉ định thuốc corticoid đúng theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế là vấn đề cần thiết hiện nay. Bộ Y tế đã có nhiều thông tư và quyết định hướng dẫn kê đơn thuốc có sử dụng corticoid tại cơ sở y tế, như thông tư số 23/2011/TT/BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh; quyết định số 361/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp; quyết định số 3942/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng và miễn dịch lâm sàng. Tuy nhiên, việc kê đơn sử dụng corticoid đúng theo quy định và hướng dẫn của Bộ y tế, vẫn chưa được các bác sĩ kê đơn chú trọng. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài “ Khảo sát tình hình kê đơn thu c Corticoid tại Bệnh viện Đa khoa thành ph Cần Thơ năm 2019 - 2020” với các mục tiêu sau:
  • 15. 2 Mục tiêu nghiên cứu 1. Khảo sát tình hình kê đơn thuốc corticoid đúng theo quy định của Bộ Y Tế ở các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc kê đơn sử dụng corticoid chưa đúng theo quy định của Bộ Y Tế ở các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu.
  • 16. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 THUỐC CORTICOID 1.1.1. Nguồn g c Corticoid có tên gốc là corticosteroid là một nhóm các chất hóa học bao gồm các hormon steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận của động vật có xương sống và các chất tổng hợp tương tự các hormon đó [20]. Corticosteroid liên quan đến rất nhiều quá trình sinh lý bao gồm đáp ứng stress, đáp ứng miễn dịch, viêm, chuyển hóa carbohydrate, quá trình dị hóa protein, các mức chất điện giải trong máu, và hành vi. Corticosteroid được phân loại thành glucocorticoid (glucocorticoid chính được sản xuất bởi cơ thể là cortisol), khoáng chất (mineralcorticoid được sản xuất trong cơ thể như aldosteron). Glucocorticoid hay còn gọi tắt là Corticoid là một nhóm thuốc có cấu trúc và dược lý tương tự như hormon cortisol nội sinh, thường gặp trong thành phần của thuốc là: Hydrocortison, prednisolon, prednison, methylprednisolon, triamcinolon, fluticason, beclomethason, betamethason, dexamethason, clobetason, budesonid... 1.1.2. Vai trò của corticoid trong cơ thể 1.1.2.1 Tham gia chuyển hóa các chất trong cơ thể - Chuyển hóa Glucid Corticoid làm tăng đường huyết lúc đói để đảm bảo cung cấp glucose cho não, tim nhờ các tiến trình sau [18]: + Ở ngoại biên: Corticoid làm giảm sử dụng glucose (ngăn cản vận chuyển glucose vào trong tế bào, do đó làm giảm sử dụng glucose ở mô ngoại biên, tăng glucose huyết), làm tăng thoái hóa protein (ở cơ) và lipid (mô mỡ) lúc đói, qua đó cung cấp acid amin và glycerol cho sự tân tạo glucose ở gan. + Ở gan: Kích thích gan thành lập glucose từ acid amin và glycerol, đồng thời tích trữ glucose dạng glycozen từ các acid amin và glycerol. Như vậy, corticoid đã giúp tiết kiệm năng lượng ở các mô ngoại biên để dành năng lượng cho các cơ quan trung tâm như não và tim trong trường hợp cần tăng khẩn cấp lượng glucose cho các cơ quan này.
  • 17. 4 Nhưng nếu điều trị lâu dài sẽ gây tăng đường huyết [38], [62] và thậm chí gây ra bệnh đái tháo đường do thuốc [46]. - Chuyển hóa lipid Ở mô mỡ, làm tăng thoái hóa triglycerid (thông qua tăng tác dụng của catecholamin hoặc của AMP vòng) và tăng tổng hợp triglycerid (thông qua tác dụng tăng insulin do tăng đường huyết) [26] nhưng tăng tổng hợp triglycerid ưu thế hơn nên kết quả là tăng dự trữ mỡ, đồng thời có sự tái phân phối mỡ không đồng đều khiến mỡ tích tụ ở xương đòn, sau cổ gọi là gù trâu (buffalo hump) và mặt làm mặt bệnh nhân đầy đặn như mặt trăng tròn (moon face) nhưng lại mất mỡ ở chi. Sự tái phân phối mỡ kiểu đó thấy rõ rệt ở người bệnh Cushing mà cơ chế hiện nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Trên chuyển hóa nước và điện giải, các corticoid tác dụng lên cân bằng điện giải thông qua ‘receptor’ của ‘mineralocorticoid’ (tăng giữ Na+ và H2O, tăng bài tiết K+ ) và receptor của glucocorticoid (tăng lọc cầu thận, ức chế tổng hợp và bài tiết vasopressin làm tăng bài tiết muối và nước qua thận) [18], [62]. Các corticoid có chứa fluor như dexamethason không tác dụng trên receptor mineralocorticoid nên không gây giữ muối và nước. Hiệu quả tăng bài xuất K+ của corticoid có nhưng yếu hơn nhiều so với aldosteron. Corticoid làm tăng đào thải Ca2+ qua thận, làm giảm hấp thu Ca2+ ở ruột. Ca2+ huyết giảm nên kích thích tuyến cận giáp tăng huy động Ca2+ từ xương gây ra loãng xương, trẻ em chậm lớn [54]. - Chuyển hóa protid Trên chuyển hóa protein: Corticoid làm tăng thoái hóa protein để cung cấp cho quá trình tân tạo glucose, dẫn đến teo cơ và ảnh hưởng đến nhiều mô trong cơ thể khiến mô liên kết kém bền vững do giảm tổng hợp collagen gây rạn da, chậm liền sẹo. 1.1.2.2 Tham gia tạo máu Corticoid ít ảnh hưởng trên sự tạo hồng cầu ở liều sinh lý nhưng lại làm tăng hồng cầu ở liều cao (khi bị hội chứng Cushing) và giảm hồng cầu trong hội chứng Addison [32]. Làm tăng bạch cầu, giảm sự tạo lympho bào và giảm hoạt động của bạch cầu (giảm sự thoát bạch cầu ra khỏi mạch), giảm sự di chuyển của bạch cầu tới tổ chức viêm. Các tác dụng này được dùng để điều trị ung thư bạch cầu hoặc làm tăng nhanh lượng hồng sau xạ trị hoặc hóa trị liệu ung thư.
  • 18. 5 1.1.2.3 Chống viêm và ức chế miễn dịch Corticoid là thuốc kháng viêm mạnh nhất và thường được dùng nhất trong các bệnh viêm cấp và mạn tính do bất kỳ nguyên nhân gì như hen, viêm mũi dị ứng, thấp khớp, lupus ban đỏ. Khác với các thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) chỉ tác động trên giai đoạn cuối của quá trình sinh tổng hợp prostaglandin, corticoid tác động ở giai đoạn sớm hơn-ức chế phospholipase A2, ngăn tổng hợp acid arachidonic, do đó làm giảm phóng thích leucotrien và prostaglandin [63]. Tác dụng này còn được tăng cường nhờ corticoid làm giảm tiết các trung gian hóa học như serotonin, histamin từ tế bào mast, giảm tính thấm thành mạch và ức chế sự di chuyển của bạch cầu đến tổ chức viêm [29]. Các corticoid tổng hợp, đặt biệt là dexamethason, betamethason có hoạt tính kháng viêm cao hơn cortisol tự nhiên. Giảm chức năng của nguyên bào sợi, nên giảm sản xuất collagen và glycosaminglycan do đó làm giảm hình thành mô liên kết. Điều này góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính nhưng cũng làm chậm lành vết thương Corticoid chống lại các biểu hiện của quá trình viêm dù do bất kỳ nguyên nhân gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, tia xạ, miễn dịch) [58], [64] đó là do corticoid: - Làm giảm tác dụng hoặc ức chế, ngăn chặn việc sản xuất các chất trung gian gây viêm [35] như các cytokin (interleukin, TNFα, GM-CSF) ecosanoid (Prostaglandin, leukotrien) giảm phóng thích histamin từ tế bào mast. - Làm giảm sự tập trung của bạch cầu tại ổ viêm như neutrophil, đại thực bào và giảm cả hoạt tính của các bạch cầu này. - Corticoid còn làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, do đó làm giảm sản xuất collagen và glycosaminglycan do đó giảm sự hình thành mô liên kết. Điều này góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính nhưng cũng làm chậm lành vết thương. Đối với tác dụng ức chế miễn dịch, corticoid làm: - Giảm sản sinh kháng thể (immunoglobulin). - Giảm các thành phần bổ thể trong máu. Nhờ các tác dụng trên mà corticoid chữa đựơc phản ứng quá mẫn, kháng viêm, nhưng điều đó làm mất đi đáp ứng viêm có tính chất bảo vệ, làm giảm khả năng đề kháng nên dễ nhiểm khuẩn, nhiễm nấm [21]. Sự giảm tạo collagen được ứng dụng để trị sẹo lồi và ngăn cản sự phát triển của tổ chức sừng trong một số bệnh về da nhưng làm chậm tiến trình lành vết thương.
  • 19. 6 1.1.2.4 Một số vai trò khác - Trên thần kinh trung ương: làm thay đổi tính tình, gây thèm ăn. - Trên hệ tạo máu: Corticoid ít ảnh hưởng đến sự tạo hồng cầu ở liều sinh lý nhưng lại làm tăng hồng cầu khi dùng ở liều cao hoặc khi bị Cushing và ngược lại, giảm hồng cầu trong hội chứng Addison. Với bạch cầu, corticoid làm tăng bạch cầu đa nhân nhưng lại làm giảm số lượng lympho bào do hủy các cơ quan lympho, làm giảm chức năng của bạch cầu (thoát mạch, di chuyển đến các tổ chức viêm). - Trên hệ tim mạch: Ngoài tác dụng tương tự mineralocorticoid gây giữ muối và nước, corticoid còn góp phần điều hòa huyết áp do làm tăng hoạt tính của các chất gây co mạch như norepinephrin và angiotensin II. - Trên tiêu hóa: Tăng tiết acid dịch vị và pepsin, giảm tiết chất nhầy, giảm tổng hợp prostaglandin E1 , E2 (chất bảo vệ niêm mạc dạ dày). - Glucocorticoid ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa xương bằng cách ức chế sự hấp thụ canxi trong đường tiêu hóa và chuyển dịch sản xuất phân tử tín hiệu để thuận lợi cho việc tái hấp thu xương [53]. - Tác dụng kháng dị ứng: Các phản ứng dị ứng xảy ra do sự gắn IgE hoạt hóa trên các receptor đặc hiệu của tế bào mast và basophil dưới tác dụng của dị nguyên làm phóng thích các chất trung gian hóa học [11]. Corticoid ngăn chặn phản ứng dị ứng bằng cách ức chế phospholipase C dẫn đến phong tỏa sự phóng thích các chất trung gian hóa học của phản ứng dị ứng. Như vậy, dù IgE đã gắn trên tế bào mast nhưng không thể hoạt hóa được những tế bào đó. Vì vậy, corticoid là những chất chống dị ứng mạnh. 1.1.3. Chỉ định của corticoid - Điều trị thay thế khi thiếu hụt hormon + Suy vỏ thượng thận mạn tính (bệnh Addison): Dùng cortisol và fludrocortison acetat. Liều: Hydrocortison 20-30 mg/ngày, fludrocortison 0,05-0,2 mg/ngày. + Suy vỏ thượng thận cấp tính: Cortisol hemisuccinat hoặc phosphat. Liều: Cortisol hemisuccinat 100 mg mỗi 6 giờ, IV phối hợp với tiêm truyền nước muối sinh lý và glucose để phục hồi thể tích mạch. Đồng thời, giảm liều từ từ khi tình trạng ổn định rồi chuyển sang đường uống. + Tăng sản vỏ thượng thận bẩm sinh: Cortisol, fludrocortison. Liều: Hydrocortison 0,6 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần uống. Fludrocortison acetat 0,05-0,2 mg/ngày.
  • 20. 7 - Điều trị kháng viêm: Corticoid là thuốc chính để chữa nhiều bệnh có biểu hiện viêm: + Bệnh về khớp: Viêm đa khớp dạng thấp, viêm xương khớp. Dùng prednison (uống), triamcinolon acetat (tiêm vào khớp). + Viêm tim do thấp tim: Prednison. + Lupus ban đỏ: Prednison. + Các bệnh viêm ở mắt: Dexamethason (dạng nhỏ mắt). - Điều trị các bệnh dị ứng + Sốc phản vệ, phối hợp với epinephrin vì corticoid khởi phát tác dụng chậm. + Các dị ứng nhẹ và vừa như sốt mùa, bệnh huyết thanh, mày đay, viêm da do tiếp xúc, ong đốt… + Hen suyễn (hen suyễn dạng nặng cấp và mạn tính). - Các chỉ định khác + Bệnh về hệ miễn dịch. + Bệnh collagen (lupus ban đỏ, viêm đa cơ, viêm đa khớp): liều khởi đầu cao để kiểm soát nhanh bệnh, giảm thiểu sự hư hại mô. Sau đó dùng liều duy nhất/ngày rồi giảm đến liều tối thiểu có hiệu lực. + Ghép cơ quan (chống thải ghép). 1.1.4. Tác dụng phụ của corticoid `- Tác dụng phụ do dùng liều cao hoặc dùng kéo dài + Rối loạn nước-điện giải: Nhiễm kiềm, hạ K+ huyết, tăng giữ Na+ và gây phù, tăng huyết áp. + Nhiễm khuẩn: Corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch nên làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và làm bộc lộ một bệnh lao tiềm tàng. + Loét đường tiêu hóa. + Nhược cơ, teo cơ: Thường xảy ra với các cơ ở gần gốc chi. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân gặp tai biến teo cơ đùi, phải chống nạng hoặc ngồi xe lăn. + Thay đổi tính tình: Corticoid có thể gây kích thích thần kinh trung ương gây lạc quan nhưng về sau làm bứt rứt, bồn chồn, lo âu, khó ngủ. Không loại trừ khả năng corticoid có thể làm bộc lộ một bệnh tâm thần tiềm ẩn. + Đục thủy tinh thể. + Loãng xương, hoại tử xương, chậm phát triển ở trẻ em.
  • 21. 8 + Thừa corticoid và bệnh Cushing do thuốc. - Tác dụng phụ do ngưng điều trị đột ngột + Ngưng corticoid đột ngột sau đợt điều trị kéo dài (hơn 2 tuần) có thể làm bệnh bùng phát trở lại và gây suy thượng thận cấp do trục HPA đã bị ức chế. + Mức độ và độ dài của suy thượng thận sau khi điều trị bằng corticoid phụ thuộc từng cá thể nên khó xác định. Nhiều bệnh nhân có thể phục hồi sau vài tuần, vài tháng, nhưng có người phải mất đến 1 năm hoặc hơn. - Tác dụng phụ do dùng corticoid tại chỗ + Corticoid đường xông hít có thể gây một số tác dụng phụ như khó phát âm; nhiễm Candida họng. + Hiện tượng bội nhiễm nẫm, vi khuẩn, virus có thể xảy ra khi dùng corticoid dưới dạng nhỏ mắt – nhỏ mũi. + Tai biến thường gặp khi dùng các chế phẩm ngoài da là teo da, xơ cứng bì, chậm liền sẹo, mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm, vi khuẩn, virus nhất là khi điều trị kéo dài với những chế phẩm corticoid có tác dụng mạnh. + Tai biến thường gặp khi tiêm corticoid vào mô mềm hay khớp tương tự như khi sử dụng corticoid liều cao hay kéo dài. + Ngoài ra, tiêm corticoid vào khớp có thể gặp một số tai biến sau: tổn thương mô liên kết do tiêm lặp đi lặp lại; mỏng sụn, lớp bọc mịn bảo vệ xương khớp; suy yếu dây chằng ở khớp; nặng thêm tình trạng viêm khớp do corticoid kết tinh; làm trắng hoặc mỏng da tại chỗ tiêm, nhiễm khuẩn. 1.1.5. Đặc tính dược động học, dược lựa học một s Corticoid Khi kê đơn cocorticoid, cần lưu ý đến liều sử dụng, thời gian sử dụng. Cường độ tác dụng của các loại corticoid được mô tả theo 2 cách, hoặc qui đổi theo cường độ tương đối (ví dụ cường độ tương đối của cortison là 1, của prednisolon là 4…), hoặc quy đổi theo liều tương đương của prednison (việc qui đổi này chỉ phù hợp khi dùng với liều < 100 mg prednison) [31] Hiệu lực chống viêm giữ nước của một số corticoid được tổng hợp và trình bày trong bảng 1.1.
  • 22. 9 Bảng 1.1 Hiệu lực chống viêm giữ nước của một số Corticoid Tên thu c Hoạt lực ch ng viêm Hiệu lực giữ mu i – nước Thời gian tác dụng Thời gian bán thải Liều tương đương Liều kháng viêm Chỉ định Hydrocortison 1,0 1,0 8-12 1,5- 2,0 20 80 Suy thượng thận Cortison 0,8 0,8 8-12 0,5 25 100 Prednison 4,0 0,8 12-36 1,0 5 20 Chống viêm Prednisolon 4,0 0,8 12-36 2,5- 3,5 5 20 Ức chế miễn dịch Methylprednisolon 5,0 0,5 12-36 3,3 4 15 Triamcinolon 5,0 0,0 12-36 3,5 4 15 Betamethason 25 0,0 36-72 5,0 0,75 3 Dexamethason 25 0,0 36-54 3,4- 4,0 0,75 3 Fludrocortison 10-15 125- 150 12-36 Điều trị thay thế aldosteron - Liều thấp: Liều corticoid tương đương 7,5 mg prednison hàng ngày được gọi là liều thấp. Liệu pháp này thường được dùng trong các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống giai đoạn ổn định, viêm da cơ hoặc là liệu pháp thay thế trong điều trị suy tuyến thượng thận, mày đay, hen phế quản kháng thuốc, dị ứng thuốc... - Liều trung bình: Liều corticoid tương đương > 7,5 mg đến < 30 mg prednison hàng ngày được gọi là liều trung bình, thường có hiệu quả khi dùng điều trị khởi đầu trong các bệnh viêm khớp mạn tính, hen phế quản phụ thuộc corticoid, mày đay mạn, lupus ban đỏ hệ thống giai đoạn ổn định, dị ứng thuốc … - Liều cao: Liều hàng ngày của corticoid tương đương 30 - 100 mg prednison được gọi là liều cao. Liều này được sử dụng thành công trong điều trị các bệnh bán
  • 23. 10 cấp, các đợt cấp không đe dọa tính mạng hoặc các biến chứng nội tạng của viêm khớp dạng thấp, đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp (MCTD), viêm da và đa cơ, viêm mạch hệ thống, mày đay cấp, phù Quincke do dị ứng thuốc, hội chứng Stevens - Johnson do dị ứng thuốc, sốc phản vệ, không được dùng kéo dài do những tác dụng phụ nghiêm trọng. - Liều rất cao: Liều hàng ngày tương đương >100 mg prednison được coi là liều rất cao. Được sử dụng thành công trong điều trị khởi đầu các đợt cấp nặng hoặc đe doạ tính mạng của các bệnh tự miễn như đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch hệ thống, xuất huyết giảm tiểu cầu... - Liều pulse: Liều pulse là một liệu pháp điều trị tấn công với liều rất cao của corticoid, thường liều tương đương ≥ 250 mg prednison truyền tĩnh mạch nhanh một lần mỗi ngày trong thời gian ngắn từ 1- 5 ngày, sau đó có thể giảm ngay về liều thông thường, các tác dụng có lợi thường kéo dài trong vòng 6 tuần. Hai loại corticoid thường được sử dụng trong liệu pháp pulse là methylprednisolon 500-1000 mg/ngày hoặc dexamethason 200 mg/ngày. Thường được sử dụng trên lâm sàng trong điều trị các đợt cấp nặng hoặc các biểu hiện nguy hiểm đe dọa tính mạng của các bệnh lý miễn dịch như đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm mạch hệ thống, viêm da cơ, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch …. Nói chung đây là một liệu pháp điều trị tương đối an toàn, ít tác dụng phụ nguy hiểm, thường gặp nhất là biểu hiện tăng đường huyết và rối loạn tâm thần. 1.1.6 Cách sử dụng corticoid - Nên dùng corticoid vào buổi sáng. Khi dùng liều cao (>50 mg/ngày) có thể chia 2/3 liều buổi sáng, 1/3 liều buổi chiều. Điều trị ngắn hạn < 15 ngày không cần giảm dần liều, điều trị dài hạn > 15 ngày cần giảm dần liều để tránh nguy cơ suy tuyến thượng thận. - Đường tiêm (methylprednisolon, dexamethason): Thường được sử dụng trong điều trị tấn công nhằm mục đích kiểm soát nhanh đợt cấp, tạo đáp ứng thuốc nhanh, đưa lượng thuốc lớn trong thời gian ngắn, giảm tích lũy thuốc. Thường được dùng trong cơn hen phế quản cấp, mày đay cấp, phù mạch, đợt lupus ban đỏ hệ thống, xuất huyết giảm tiểu cấu, hội chứng Stevens - Johnson do dị ứng thuốc, sốc phản vệ… - Đường uống (hydrocortison, prednison, prednisolon, betamethason, dexamethason): Thường được dùng trong điều trị dài hạn như bệnh lupus ban đỏ hệ
  • 24. 11 thống, giai đoạn ổn định, viêm mạch, xuất huyết giảm tiểu cầu giai đoạn ổn định, MCTD… - Đường tại chỗ: + Khí dung (hydrocortison, budesonid): Được dùng trong cơn hen phế quản cấp, viêm phế quản co thắt, khó thở thanh quản ….. + Xịt và hít (budesonid, fluticason): Dùng trong dự phòng hen phế quản, Viêm mũi dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. + Bội ngoài da (betamethason, clobetasol propionat): Được dùng trong viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, hội chứng quá mẫn do thuốc, côn trùng đốt …. - Giảm liều glucocoticoid + Sau điều trị tấn công 2-6 tuần, nếu đã kiểm soát bệnh trong nhiều tuần, cần giảm liều theo bậc thang, mỗi bậc là 1-2 tuần theo tỷ lệ % (~ 10% liều trước đó) tới liều nhỏ nhất có thể kiểm soát bệnh (5-20 mg/ngày) [36]. 1.1.7. Một s Corticoid thường dùng 1.1.7.1. Hydrocortison (cortisol) - Biệt dược: Hydrocortison acetat, hydrocortison hemisuccinat, cortef - Chỉ định: Thuốc lựa chọn để điều trị thay thế và cấp cứu. - Dạng dùng: + Viên nén 5 mg, 10 mg, 20 mg. + Hỗn dịch tiêm 125 mg/5 ml; 25 mg/1 ml. + Ống tiêm tĩnh mạch 100 mg. + Thuốc mỡ 1%; 2%. - Cách dùng: + Uống, liều tấn công 100-300 mg/24h sau đó duy trì ở liều 20-50 mg/24h. + Tiêm quanh khớp: Hỗn dịch liều trung bình 100-150 mg/24h. + Tiêm tĩnh mạch trong trường hợp choáng phản vệ 100-500 mg/24h. + Tra mắt thuốc mỡ 1%; 2%. 1.1.7.2. Prednisolon - Biệt dược: Hydrocortancyl. - Chỉ định: Thuốc lựa chọn để kháng viêm và ức chế miễn dịch. - Dạng thuốc: + Viên nén 5 mg.
  • 25. 12 + Ống tiêm tĩnh mạch 25 mg/ml. - Cách dùng: Uống, tiêm tĩnh mạch. + Người lớn: Liều tấn công 20-30 mg/24h. Liều duy trì 5-10 mg/24h. + Trẻ em: 1-2 mg/kg/24h 1.1.7.3. Dexamethason - Biệt dược: Decadron - Chỉ định: Dùng trong kháng viêm và ức chế miễn dịch, đặc biệt khi ứ nước. Là thuốc lựa chọn để ức chế tiết ACTH. - Dạng thuốc: + Viên nén 0,5 mg. + Ống tiêm (tiêm bắp; tiêm tĩnh mạch) 4 mg/ml. - Cách dùng: + Uống, tiêm bắp: Người lớn 0,5-20 mg/24h. + Cấp cứu: Tiêm tĩnh mạch 0,5-20 mg/24h 1.2 CÁC QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CORTICOID CỦA BỘ Y TẾ 1.2.1. Quy định về sử dụng corticoid tại các cơ sở có giường bệnh Việc sử dụng corticoid tại các cơ sở có giường bệnh được Bộ Y tế hướng dẫn bằng Thông tư số 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2011 [2]. Thông tư số 23/2011/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bởi thông tư số 50/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ y tế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018 [9] và thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú [10]. Theo đó, việc sử dụng corticoid tại các cơ sở có giường bệnh phải tuân thủ các quy định sau: - Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm bảo đúng về chuyên môn: + Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh; + Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh; + Phù hợp với tuổi và cân nặng; + Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có); - Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm bảo đúng về cách ghi chỉ định thuốc:
  • 26. 13 + Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh; + Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: Tên thuốc (viết theo tên chung quốc tế có hoặc kèm tên thương mại), nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc, số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa; + Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: Đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác. Nếu đơn thuốc có có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác. - Quy định về đánh số ngày dùng thuốc và thời gian dùng thuốc: Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, 1.2.2. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y Tế trong điều trị hen phế quản Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lướn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên được Bộ Y tế hướng dẫn bằng quyết định số 1851/QĐ-BYT ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2020, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 4 năm 2020 Hen phế quản (Asthma) là một bệnh viêm mạn tính đường thở do nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia [17], [30], [41]. Viêm đường thở mạn tính kết hợp với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến những đợt thở rít, khó thở, nghẹt lồng ngực, ho tái diễn; các triệu chứng thường xảy ra về đêm hoặc sáng sớm; những đợt này thường kết hợp với tắc nghẽn đường thở lan toả và hồi phục tự phát hoặc sau điều trị [41], [47], [48].
  • 27. 14 Bảng 1.2 Dạng dùng và thời gian tác dụng của nhóm thuốc corticoid trong điều trị hen Thu c Dạng hít Dung dịch khí dung U ng Ống tiêm Thời gian tác dụng Glucocorticoid dạng hít (ICS) Beclomethason 100, 250, 400 (MDI) Budesonid 0,5 Fluticason 50, 500 (MDI) Triamcinolon 40 40 Dạng phối hợp của Glucocorticoid dạng hít (ICS) với cường beta 2 tác dụng kéo dài Formoterol/Budesonid 4,5/80, 160 (DPI) Salmeterol + Fluticason 50/100,250,500 (DPI) 25/50,125,250 (MDI) Dạng corticoid toàn thân Prednisolon 5-20 (viên) 40 Methylprednisolon 4,8,16 (viên) 40 1.2.3. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được Bộ Y tế hướng dẫn bằng quyết định số 3874/QĐ-BYT ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2018. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được [11]. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu. Trong giai đoạn ổn định của bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính, các thuốc có thể được chỉ định bao gồm thuốc cai nghiện thuốc lá, thuốc giãn phế quản và corticoid.
  • 28. 15 Trong đó, thuốc giãn phế quản và corticoid được chỉ định với liều lượng được trình bày trong bảng 1.3. Bảng 1.3 Dạng dùng và liều dùng của corticoid trong điều trị COPD giai đoạn ổn định Thu c Dạng dùng/Liều dùng Glucocorticosteroid dạng phun hít Chú ý: Cần xúc miệng sau sử dụng các thuốc dạng phun hít có chứa glucocorticosteroid Beclomethason Dạng xịt chứa 100 mcg/liều. Xịt ngày 4 liều, chia 2 lần Budesonid Nang khí dung 0,5 mg. Khí dung ngày 2-4 nang, chia 2 lần, hoặc dạng hít, xịt, liều 200 mcg/liều. Dùng 2-4 liều/ngày, chia 2 lần. Fluticason Nang 5 mg, khí dung ngày 2-4 nang, chia 2 lần Kết hợp cường beta-2 tác dụng kéo dài và glucocoticosteroid Formoterol/Budesonid Dạng ống hít. Liều 160/4,5 cho 1 liều hít. Dùng 2-4 liều/ngày, chia 2 lần Salmeterol/Fluticason Dạng xịt hoặc hít. Liều 50/250 hoặc 25/250 cho 1 liều. Dùng ngày 2-4 liều, chia 2 lần. Glucocorticosteroid đường toàn thân Prednison Viên 5 mg. Uống ngày 6-8 viên, uống 1 lần sau ăn sáng. Methylprednisolon Lọ 40 mg, tiêm tĩnh mạch. Ngày tiêm 1-2 lọ 1.2.4. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị viêm khớp dạng thấp - Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị viêm khớp dạng thấp được Bộ Y tế hướng dẫn bằng quyết định số 361/QĐ-BYT về Hướng dẫn chản đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp ban hành ngày 25 tháng 1 năm 2014, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 1 năm 2014. - Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh [32]. - Nguyên tắc điều trị: + Điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên.
  • 29. 16 + Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease- modifying antirheumatic drugs) kinh điển (methotrexat, sulfasalazin, hydroxychloroquin...) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài [42]. + Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng interleukin 6, kháng lympho B) được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng. + Khi chỉ định các thuốc sinh học, cần có ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp và thực hiện đúng quy trình bao gồm làm các xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan (virus B, C), chức năng gan thận, đánh giá hoạt tính bệnh bằng chỉ số DAS 28, CDAI, SDAI… [43]. - Điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp bằng corticoid (prednisolon, prednison, methylprednisolon) [3], [52]. + Thường sử dụng ngắn hạn trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản có hiệu lực. Chỉ định khi có đợt tiến triển. + Thể vừa: 16-32 mg methylprednisolon (hoặc tương đương), uống hàng ngày vào 8 giờ sáng, sau ăn. + Thể nặng: 40 mg methylprednison TM mỗi ngày. + Thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài khớp nặng): Bắt đầu từ 500-1.000 mg methylprednisolon truyền TM trong 30-45 phút/ngày, điều trị 3 ngày liên tục. Sau đó chuyển về liều thông thường. Liệu trình này có thể lặp lại mỗi tháng nếu cần. - Sử dụng dài hạn (thường ở những bệnh nhân nặng, phụ thuộc corticoid hoặc có suy thượng thận do dùng corticoid kéo dài) bắt đầu ở liều uống 20 mg hàng ngày, vào 8 giờ sáng. Khi đạt đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm, giảm dần liều, duy trì liều thấp nhất (5 – 8 mg hàng ngày hoặc cách ngày) hoặc ngừng (nếu có thể) khi điều trị cơ bản có hiệu lực (sau 6-8 tuần) [63]. 1.2.5. Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong một s bệnh lý dị ứng – tự miễn - Hướng dẫn sử dụng corticoid của Bộ Y tế trong điều trị một số bệnh lý dị ứng – tự miễn được Bộ Y tế hướng dẫn bằng quyết định số 3942/QĐ-BYT về Hướng dẫn
  • 30. 17 chản đoán và điều trị các bệnh dị ứng-miễn dịch ban hành ngày 2 tháng 10 năm 2014, có hiệu lực kể từ ngày 2 tháng 10 năm 2014. - Dị ứng thuốc là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc (sự kết hợp dị nguyên với kháng thể dị ứng hoặc lymoho bào mẫn cảm) do đã có giai đoạn mẫn cảm [16]. Dị ứng thuốc thường không phụ thuộc vào liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, với một số triệu chứng và hội chứng lâm sàng đặc trưng, thường có biểu hiện ngoài da và ngứa. Nếu dùng lại thuốc đã gây dị ứng thì phản ứng dị ứng sẽ xảy ra nặng hơn và có thể tử vong. Điều trị dị ứng thuốc sử dụng corticoid được Bộ Y tế hướng dẫn như sau [5]: + Corticoid là thuốc cơ bản trong điều trị dị ứng thuốc nói chung và hai hội chứng Stevens-Johnson và Lyell. Cần sử dụng đúng liều, đúng chỉ định, đủ thời gian và lưu ý đến tai biến của thuốc. + Liều lượng: Liều ban đầu tương đương prednisolon 1 - 2 mg/kg/24 giờ. + Nếu có tổn thương nặng nội tạng như tổn thương não, tim mạch, suy đa phủ tạng... có thể dùng corticoid liều rất cao như methylprednisolon 500-1000 mg truyền tĩnh mạch trong 3 ngày, sau đó chuyển sang liều thông thường. - Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bởi sư xuất hiện nhanh của các sẩn phù, sưng nề lan toả từ trung tâm với h nh dạng và kích thước khác nhau, thường bao xung quanh bởi một quầng đỏ, ngứa hoặc đôi khi có cảm giác rát bỏng và thường tự biến mất trong vòng 24 giờ. Điều trị mày đay, việc sử dụng corticoid được Bộ Y tế hướng dẫn như sau [5]: + Các chế phẩm thường sử dụng: Prednisolon (viên 5 mg), methylprednisolon (viên 4 mg, 16 mg, lọ tiêm 40 mg, 125 mg và 500 mg), prednison (viên 5 mg). + Chỉ định: Phối hợp với thuốc kháng H1 và H2 để giảm triệu chứng trong các trường hợp mày đay, phù Quincke nặng không đáp ứng với các thuốc kể trên hoặc để dự phòng triệu chứng tái phát. + Liều lượng, cách dùng: Nên dùng liều trung b nh, một đợt ngắn ngày để hạn chế tác dụng phụ. Có thể dùng prednison hoặc prednisolon hoặc methylprednisolon uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch 40 – 60 mg/ngày (ở người lớn) hoặc 1 mg/kg/ngày (ở trẻ em) trong 5 -7 ngày. - Viêm mũi dị ứng là bệnh lý viêm niêm mạc mũi qua trung gian của kháng thể IgE (type 1 – theo phân loại của Gell – Coombs) do tiếp xúc với dị nguyên đừơng hô
  • 31. 18 hấp với tam chứng kinh điển trên lâm sàng: Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi. Điều trị viêm mũi dị ứng, Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid xịt mũi (fluticason, mometason, budesonid), đường uống (prednison, methylprednisolon - chỉ dùng ngắn ngày, trong đợt cấp). 1.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC CÓ CORTICOD CHƯA ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ 1.3.1. Các yếu t liên quan đến kê đơn thu c chưa đúng nói chung Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc chưa đúng thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau [55]: - Cường độ làm việc cao và tình trạng mệt mỏi của nhân viên y tế. - Nhân viên thiếu kinh nghiệm và được đào tạo chưa đầy đủ. - Các yếu tố môi trường, ví dụ như ánh sáng yếu, nhiều tiếng ồn, bị gián đoạn công việc thường xuyên. - Tăng chủng loại hoặc số lượng thuốc sử dụng cho một bệnh nhân. - Số lượng và mức độ phức tạp của các phép tính phải thực hiện để kê đơn, cấp phát hoặc sử dụng thuốc (ví dụ đổi đơn vị, tính nồng độ dung dịch tiêm, tốc độ truyền, tính liều theo cân nặng, theo diện tích da,...). - Nhiều loại thuốc trong danh mục và một số dạng bào chế (ví dụ như thuốc tiêm) có liên quan đến gia tăng sai sót. - Nhầm lẫn về danh pháp, bao bì hoặc nhãn mác. - Thiếu các chính sách, quy trình và hướng dẫn điều trị hiệu quả. Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc chưa đúng liên quan đến thông tin người bệnh có thể bao gồm thiếu các thông tin hành chánh, tiền sử, chẩn đoán, xét nghiệm, tiền sử bệnh lý đi kèm, tiền sử sản khoa, dị ứng, cân nặng, chiều cao, các xét nghiệm đã làm, kết quả điều trị các lần trước, ...[44]. Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc chưa đúng liên quan đến thông tin thuốc như thiếu thông tin về liều tối đa, dạng thuốc, đường dùng, chú ý khi sử dụng, cảnh báo đặc biệt, tương tác thuốc. Bên cạnh đó, các thuốc nhìn giống nhau, tên gọi giống nhau, đóng gói giống nhau dễ bị nhầm lẫn dẫn đến kê đơn nhầm thuốc [65]. Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc chưa đúng liên quan đến năng lực và đào tạo của cán Bộ Y tế bao gồm chuyên khoa đào tạo, bằng cấp, năng lực chuyên môn, kỹ năng, các hoạt động chuyên môn đã tham gia, các bằng cấp khác...). Cán Bộ
  • 32. 19 Y tế được đào tạo đầy đủ đúng chuyên ngành và được đánh giá năng lực chuyên môn và kỹ năng hàng năm có liên quan đến việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Cán Bộ Y tế cần được đào tạo liên tục về phòng ngừa các sai sót có liên quan đến sử dụng thuốc và an toàn trong sử dụng thuốc sẽ giúp làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn nếu xảy ra các biến cố bất lợi [33]. 1.3.2. Các yếu t liên quan đến kê đơn thu c cortioid chưa đúng Phần lớn bác sĩ đều có suy nghĩ sai lầm khá phổ biến khi điều trị bệnh nhân có các bệnh lý liên quan hoặc triệu chứng viêm là dùng corticoid liều cao và dài ngày với mong muốn làm mất các dấu hiệu của bệnh. Đây là nguồn gốc của phần lớn người bệnh bị Hội chứng Cushing sau thời gian điều trị với corticoid dài hạn. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nên chọn lựa thời điểm dùng corticoid là buổi sáng, phù hợp sinh lý nội tiết cơ thể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp corticoid được kê với khoảng cách là 12 giờ (tương ứng 2 lần dùng trong ngày) với mục tiêu tấn công, làm giảm nhanh chóng các triệu chứng viêm, mang lại cho người bệnh cảm giác giả là bệnh đã thuyên giảm. Đồng thời, một yếu tố liên quan đến kê đơn thuốc corticoid là bác sĩ đã không cập nhật kiến thức hoặc có giới hạn về kiến thức về liều tương đương của corticoid. Ví dụ, bác sĩ thường mặc định liều chống viêm của methylprednisolon là 16 mg tương đương vưới prednisolon 5 mg. Tuy nhiên, đầy là nhận thức sai lầm về liều tối thiểu có tác dụng kháng viêm của corticoid. Các bệnh nhân có hội chứng cushing kèm viêm khớp dạng thấp, thường là đối tượng khiến bác sĩ phân vân về việc có nên hay không giảm liều corticoid trong chỉ định. Liệu trình điều trị quá dài là nguy cơ cao dẫn đến tình trạng nặng thêm của hội chứng Cushing. 1.4 TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN CORTICOID TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.4.1 Trên thế giới Corticoid là nhóm thuốc được sử dụng rất rộng rãi nhờ vào các tác dụng liên quan đến đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, corticoid cũng nổi bật với những phản ứng có hại của thuốc (ADR) và một số tương tác thuốc đáng chú ý với thuốc dùng chung. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tình hình sử dụng corticoid.
  • 33. 20 Trên thế giới, theo nghiên cứu của Pona, tỷ lệ kê đơn corticoid dạng dùng tại chỗ lên đến 59% ở nhóm bệnh nhân được chẩn đoán viêm da dị ứng tại Mỹ, phổ biến là triamcinolon chiếm tỷ lệ 25% trong các đơn thuốc, hydrocortison được kê đơn phổ biến hơn cho đối tượng trẻ em <1 tuổi và trẻ em từ 8 đến 18 tuổi [56]. Theo 1 nghiên cứu khác của McGregor SP, tỷ lệ kê đơn corticoid là 52% cho bệnh lý viêm da dị ứng [50]. Nghiên cứu của Michailidis tại Mỹ năm 2018 chỉ ra rằng, đối với các bệnh nhân bị tăng huyết áp thứ phát, nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng corticoid là 3,13% [51]. Tại Malaysia, corticoid còn được kê đơn trên nhóm bệnh lupus ban đỏ hệ thống với tỷ lệ 89% [37], và tỷ lệ tác dụng phụ do corticoid trên nhóm bệnh nhân này cũng cao với 13% người bệnh phát triển bệnh đái tháo đường do steroid khi được điều trị trung bình 8 năm [60]. 1.4.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành để đánh giá tình hình sử dụng corticoid như nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Bùi Đức Thành tại bệnh viện Đa khoa Huyện Cẩm Giang tỉnh Hải Dương, tỷ lệ kê đơn thuốc ngoại trú có có chỉ định corticoid là 11,5%. Trong đó, corticoid dạng thuốc uống được chỉ định nhiều nhất là prednisolon 5 mg với tỷ lệ 35.7% [23]. Nghiên cứu khác tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2017 trên nhóm người bệnh ngoại trú, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đơn thuốc ngoại trú có chỉ định corticoid là 15,45%. Corticoid dạng thuốc uống được chỉ định nhiều ở nhóm đối tượng từ 1 đến 6 tuổi với tỷ lệ chiếm đến 31,9% [13]. Nghiên cứu của Phạm Thành Suôl tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Cần Thơ, việc kê đơn corticoid chung tại bệnh viện chiếm 9,39% và tỷ lệ phản ứng có hại xảy ra ở bệnh nhân là 15,81%, tỷ lệ tương tác thuốc là 12,76% [28] 1.5 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ tọa lạc tại số 04 đường Châu Văn Liêm, phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, Bệnh viện được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với quy mô 700 giường bệnh kế hoạch. Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là một trong 8 khoa chức năng trực thuộc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Nhân sự khoa Dược gồm 32
  • 34. 21 nhân viên, trong đó có 02 dược sĩ chuyên khoa 1, 18 dược sĩ đại học và 04 dược sĩ trung học/cao đẳng. Năm 2018, tổng giá trị thuốc sử dụng trong năm gần 20 tỷ VNĐ. Việc sử dụng thuốc tại bệnh viện đã được giám sát, theo dõi liên tục thông qua việc áp dụng các quy trình giám sát sử dụng thuốc, quy trình giám sát sai sót trong sử dụng thuốc...do tổ Dược lâm sàng phụ trách. Tuy nhiên do giới hạn về nhân lực và năng lực chuyên môn, việc kiểm tra giám sát các đơn thuốc tại nhà thuốc còn nhiều hạn chế.
  • 35. 22 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đơn thuốc và bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Khoa Khám bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020. 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu * Đ i với đơn thu c: - Đơn thuốc có đầy đủ các thông tin cơ bản được quy định trong điều 6 của quy chế kê đơn thuốc theo hướng dẫn của thông tư số 52/2017/TT – Bộ Y Tế của Bộ Y Tế, trong đó: + Các mục trong đơn thuốc phải được ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc. + Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: Số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố. + Thuốc có một hoạt chất ghi theo tên chung quốc tế (INN, generic); + Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại. + Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác. + Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước. + Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa. + Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn. - Đơn thuốc được kê đơn từ các phòng khám cơ xương khớp, phòng khám hô hấp và phòng khám da liễu, có ít nhất 1 thành phần hoạt chất là corticoid. * Đ i với c kê đơn: - Bác sĩ có danh sách làm việc chính thức tại khoa khám ở Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ. - Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
  • 36. 23 - Bác sĩ được bệnh viện phân công khám chữa bệnh tại phòng khám cơ xương khớp, phòng khám hô hấp và phòng khám da liễu của khoa khám, bệnh viện ĐK TP Cần Thơ. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Đơn thuốc có kê các thành phần thực phẩm chức năng, có thuốc đông y phối hợp. - Đơn thuốc được chỉ định điều trị các bệnh lý chưa có Hướng dẫn điều trị cụ thể của Bộ y tế. - Đơn thuốc không được bệnh nhân sử dụng. 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020. - Địa điểm: Khoa khám Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích 2.2.2 Cỡ mẫu Áp dụng công tính tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ như sau: Trong đó: n: Cỡ mẫu cần điều tra. P: Tỷ lệ ước lượng số đơn thuốc được chỉ định corticoid. Theo nghiên cứu của Đinh Thị Lan Chi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, cho kết quả tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid trong quá trình điều trị là 15,45% [13], nên chọn p=0,15. d: Sai số mong muốn. Chọn d=0,05. α: Với α là mức ý nghĩa thống kê. Chọn α = 0.01. Khi đó . Áp dụng công thức tính cỡ mẫu đã nêu trên, tính được cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là n= 340 mẫu Để tránh trường hợp mẫu không đạt nên thu thập thêm 15% mẫu. Do đó, cỡ mẫu là 340+15%*340=391 mẫu và làm tròn là 400 mẫu. Thực tế, số mẫu nghiên cứu thu được là 400 mẫu.
  • 37. 24 2.2.3 Phương pháp chọn mẫu Đ i với đơn thu c Chọn mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống Tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, các đơn thuốc được kê đơn từ các phòng khám cơ xương khớp, phòng khám hô hấp và phòng khám da liễu, được người bệnh nhận thuốc tại phòng cấp phát thuốc Bảo Hiểm Y Tế của khoa Dược bệnh viện hoặc mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện. Các bước thu thập đơn thuốc nghiên cứu cụ thể như sau: + Thu thập tất cả các đơn thuốc được kê đơn cho bệnh nhân đến khám tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu trong khoảng thời gian từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020 từ phòng cấp phát thuốc và nhà thuốc của bệnh viện. Tính toán số lượng. + Kiểm tra các đơn thuốc có sử dung corticoid theo tiêu chuẩn chọn mẫu. + Lập danh sách các đơn thuốc có sử dung corticoid phù hợp theo tiêu chuẩn chọn mẫu theo thứ tự ngày kê đơn. + Tính hệ số k Từ tháng 5/2019 đến tháng 6/2020, số đơn thuốc được kê đơn cho bệnh nhân đến khám tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu của Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là 5160 đơn , theo đó k=12 Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách mẫu là k=12 cho đến khi đủ số lượng mẫu nghiên cứu là 400 mẫu. + Chọn đơn thuốc đầu tiên đưa vào nghiên cứu theo hệ số k: chọn một số ngẫu nhiên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng k (chọn bằng cách rút tờ tiên và nhìn chữ số seri cuối cùng). Tương ứng số ngẫu nhiên được chọn là đơn thuốc đầu tiên được đưa vào nghiên cứu theo danh sách đơn thuốc đã lập. Đơn thuốc thứ hai chọn bằng cách lấy số thứ tự của đơn thuốc thứ 1 + k = số thư tự đơn thuốc thứ 2 được chọn. Tiếp tục chọn theo cách này cho đến khi đủ số mẫu cần thu thập (400 mẫu). Đ i với c kê đơn Chọn mẫu thuận tiện (n=10)
  • 38. 25 Tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, lập danh sách các bác sĩ tham gia khám và kê đơn trong khoảng thời gian từ tháng 05/2020 đến tháng 06/2020. - Lập kế hoạch liên hệ và lịch phỏng vấn bác sĩ theo phiếu thu thập thông tin đã xây dựng. - Sàng lọc, kiểm tra, tổng hợp phiếu thu thập thông tin đã thu thập. Loại trừ các phiếu thu thập thiếu các dữ liệu cần thiết. 2.2.4 Nội dung nghiên cứu 2.2.4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: * Đặc điểm về đơn thu c nghiên cứu - Tham gia BHYT: Biến định tính_nhị giá + Có tham gia Bảo hiểm y tế: Đơn thuốc có chứa mã vạch và dãy số Bảo hiểm y tế hoặc có thông tin ghi chú đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế trong đơn + Không tham gia Bảo hiểm y tế: đơn thuốc không có các chi tiết trên - Số thuốc được kê trong đơn: Biến liên tục, gồm các giá trị. + Từ 1 - 2 thuốc + Từ 3 - 4 thuốc + Từ 5 thuốc trở lên - Chẩn đoán bệnh của bác sĩ: Biến định danh. Căn cứ theo Mã ICD-10, bao gồm + Nhóm bệnh hô hấp: J00-J99 + Nhóm bệnh của hệ cơ – xương khớp và mô liên kết: M00-M99 + Nhóm bệnh nhiễm trùng da và tổ chức dưới da: L00-L99 + Nhóm bệnh khác * Đặc điểm ệnh nhân được kê đơn - Tuổi: Biến định lượng, chia thành 4 nhóm. + Từ 0 đến ≤ 20 tuổi. + Từ 21 đến ≤ 40 tuổi. + Từ 41 tuổi đến ≤ 60 tuổi. + Từ 61 tuổi trở lên. Ghi nhận tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất - Nơi cư trú của bệnh nhân được kê đơn: Biến định danh, gồm các giá trị sau: + Cần thơ: Người bệnh có địa chỉ cư trú thuộc các quận huyện của TP. Cần Thơ.
  • 39. 26 + Tỉnh thành khác: Người bệnh có địa chỉ cư trú thuộc các quận huyện của tỉnh, thành phố khác. - Số ngày dùng thuốc được chỉ định: Biến định lượng. Là tổng số ngày được chỉ định dùng thuốc. Được chia làm 3 nhóm: + ≤ 7 ngày + Từ 8 đến 15 ngày + ≤ 30 ngày * Bác kê đơn thu c - Tuổi: Biến định lượng, chia thành 4 nhóm. + Từ 0 đến ≤ 20 tuổi. + Từ 21 đến ≤ 40 tuổi. + Từ 41 tuổi đến ≤ 60 tuổi. + Từ 61 tuổi trở lên. Ghi nhận tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất - Giới tính: Biến định danh, gồm 2 giá trị: Nam và Nữ - Trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn: Biến định tính. Ghi nhận bằng cấp cao nhất hiện có, gồm: + Đại học + Chuyên khoa 1/Thạc sĩ + Chuyên khoa 2/Tiến sĩ + Giáo sư/Phó Giáo sư tiến sĩ - Thâm niên công tác: Biến định lượng. Ghi nhận số năm công tác tại các cơ sở y tế tính của bác sĩ tính từ thời điểm sau tốt nghiệp bác sĩ. + Từ 1 đến dưới 5 năm + Từ 5 đến dưới 10 năm + Từ 10 đến 15 năm + Trên 15 năm - Chuyên khoa khám chữa ệnh: Biến định tính. Ghi nhận theo chứng chỉ hành nghề hiện có của bác sĩ, gồm: + Đa khoa + Chuyên khoa (ghi cụ thể): Nội hô hấp, cơ xương khớp, Da liễu, ... - Được cập nhật các thông tư hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế: Biến định tính
  • 40. 27 + Có + Không 2.2.4.2. Tỷ lệ sử dụng thuốc Corticoid đúng theo quy định của Bộ Y tế ở các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu - Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng corticoid + Đơn thuốc có sử dụng corticoid là đơn thuốc được kê có thành phần thuốc thuộc các phân nhóm thuốc corticoid. Nhóm thuốc corticoid bao gồm các thuốc như hydrocortison, prednisolon, prednison, methylprednisolon, triamcinolon, fluticason, beclomethason, betamethason, dexamethason, clobetason, budesonid. + Đơn thuốc không có sử dụng corticoid là đơn thuốc được kê không có thành phần thuốc thuộc các phân nhóm thuốc corticoid được nêu ở trên. Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid được tính là số đơn thuốc được kê có chỉ định thành phần thuộc các phân nhóm thuốc corticoid trên tổng số đơn thuốc được nghiên cứu (n =400). - Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán theo quy định của Bộ Y Tế. Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán như sau: + Đúng chỉ định: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của BYT trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị các bệnh lý đã được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá là đúng. + Không đúng chì định: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị không được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá là không đúng. Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về chẩn đoán theo quy định của Bộ Y Tế: được tính là số trường hợp kê đơn đúng chỉ định trên tổng số đơn thuốc có sử dụng corticoid được nghiên cứu. - Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về dạng thuốc dùng theo quy định của BYT. Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về dạng dùng như sau: + Đúng dạng dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa
  • 41. 28 corticoid được kê đơn điều trị các bệnh lý với dạng dùng đã được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá là đúng. + Không đúng dạng dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị với dạng dùng không được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá là không đúng. Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về dạng dùng theo quy định của BYT: được tính là số đơn thuốc được kê đúng về dạng dùng trên tổng số đơn thuốc có chỉ định cortioid nghiên cứu. - Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về liều dùng theo quy định của BYT Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về liều dùng như sau: + Đúng liều dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị các bệnh lý với liều dùng đã được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá là đúng. + Không đúng liều dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị với liều dùng không được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá là không đúng. Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về liều dùng theo quy định của BYT: được tính là số đơn thuốc được kê đúng về liều dùng trên tổng số đơn thuốc có chỉ định corticoid được nghiên cứu. - Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về cách dùng theo quy định của Bộ Y Tế . Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về cách dùng như sau: + Đúng cách dùng: Căn cứ vào tờ hướng dẫn của từng loại thuốc, các thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị các bệnh lý với cách dùng đã được quy định theo tờ hướng dẫn thì được đánh giá là đúng. + Không đúng cách dùng: Căn cứ vào tờ hướng dẫn của từng loại thuốc, các thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị các bệnh lý với cách dùng không được quy định theo tờ hướng dẫn thì được đánh giá là không đúng.
  • 42. 29 Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về cách dùng theo quy định của Bộ Y Tế: được tính là số đơn thuốc được kê đúng về cách dùng trên tổng số đơn thuốc có chỉ định corticoid được nghiên cứu. -TỷlệđơnthuốccóchỉđịnhcorticoidđúngvềthờigiandùngtheoquyđịnhcủaBYT. Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về thời gian dùng như sau: + Đúng thời gian dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị với thời gian dùng không được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá là đúng. + Không đúng thời gian dùng: Căn cứ vào các hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế trong điều trị bệnh lý có liên quan đã được chẩn đoán trong đơn thuốc, các thuốc có chứa corticoid được kê đơn điều trị với thời gian dùng không được quy định theo hướng dẫn thì được đánh giá là không đúng. Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng về thời gian dùng theo quy định của Bộ Y Tế: được tính là số đơn thuốc được kê đúng về thời gian dùng trên tổng số đơn thuốc có chỉ định corticoid được nghiên cứu. - Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung theo quy định của Bộ Y Tế: Đánh giá đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung như sau: + Đúng: Thuốc có chứa corticoid được chỉ định đúng về cả chẩn đoán, liều dùng, dạng dùng, cách dùng, thời gian dùng theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế thì được đánh giá là đúng. + Không đúng: Thuốc có chứa corticoid được chỉ định không đúng về 1 trong các yêu tố như chẩn đoán, liều dùng, dạng dùng cách dùng, thời gian dùng theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế thì được đánh giá là không đúng. Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định corticoid đúng chung quy định của Bộ Y Tế: được tính là số đơn thuốc được kê đúng về cả chẩn đoán, dạng dùng, cách dùng, liều dùng, thời gian dùng trên tổng số đơn thuốc có chỉ định corticoid được nghiên cứu. 2.2.4.3 Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng corticoid chưa đúng theo quy định của Bộ Y tế ở các đơn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu - Các yếu tố về đơn thuốc: Khảo sát các yếu tố sau: + Số lượng thuốc được kê trong đơn;
  • 43. 30 + Số ngày chỉ định dùng thuốc. + Đơn thuốc có tham gia Bảo Hiểm Y Tế/ không Bảo Hiểm Y Tế/ + Bệnh lý được chẩn đoán ghi trong đơn - Các yếu tố về bác sĩ kê đơn: Khảo sát các yếu tố sau: + Trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn; + Thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn; + Số lượng công việc phụ trách của bác sĩ kê đơn; + Chuyên khoa công tác phụ trách của bác sĩ kê đơn. 2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin - Công cụ thu thập: Phiếu điều tra đã soạn sẵn. - Người thu thập: Tác giả. - Cách tiến hành thu thập: Tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, thu thập tất cả đơn thuốc được kê đơn tháng 05/2019 đến tháng 06/2020. Sàng lọc các đơn thuốc phù hợp tiêu chuẩn chọn mẫu. Thu thập các thông tin liên quan đến các nội N Nội dung nghiên cứu của đề tài, nhập số liệu và xử lý thống kê các số liệu thu thập, ghi nhận kết quả nghiên cứu. 2.2.6 Phương pháp xử lý liệu Sử dụng phần mềm Excel 2016 để nhập liệu. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. Sử dụng thuật toán thống kê mô tả, kiểm định Square test chi bình phương để tính toán các số liệu. 2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHI N CỨU - Quyền và lợi ích của các đối tượng nghiên cứu (bác sĩ trực tiếp kê đơn, bệnh nhân) được đảm bảo theo “Hướng dẫn quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học” của Bộ y tế. - Thông tin đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Trong trường hợp cần lấy thông tin chi tiết hay cần khảo sát dữ liệu vì mục đích liên quan đến nội dung nghiên cứu chúng tôi cam kết sẽ trình bày lý do và phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Bệnh viện.
  • 44. 31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khảo sát 400 đơn thuốc có sử dung corticoid được kê cho các bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020, chúng tôi thu được các kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 3.1.1 Đặc điểm chung về đơn thu c 3.1.1.1 Đặc điểm về tham gia Bảo Hiểm Y Tế của đối tượng được kê đơn Bảng 3.1 Đặc điểm về tham gia BHYT của đối tượng được kê đơn Đặc điểm n % Có tham gia BHYT 392 98,0 Không có tham gia BHYT 8 2,0 Tổng 400 100,0 Nhận xét: Số đơn thuốc có tham gia BHYT là 392 đơn, chiếm tỷ lệ 98%, số đơn không tham gia BHYT là 8 đơn, chiếm 2%. 3.1.1.2 Đặc điểm về số thuốc được kê trong đơn Bảng 3.2 Đặc điểm về số thuốc được kê trong đơn S lượng thu c được kê / đơn n % Từ 1-2 thuốc 8 2,0 Từ 3-4 thuốc 101 25,3 Từ 5 thuốc trở lên 291 72,8 Tổng 400 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ đơn kê từ 1-2 thuốc là 2% (8 đơn); tỷ lệ đơn kê từ 3-4 thuốc là 25,3% (101 đơn), tỷ lệ đơn kê từ 5 thuốc trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (72,8%, 291 đơn).
  • 45. 32 3.1.1.3 Đặc điểm về chẩn đoán bệnh ghi nhận trong đơn thuốc Bảng 3.3 Đặc điểm về chẩn đoán bệnh ghi nhận trong đơn thuốc nghiên cứu Chẩn đo n ệnh của bác (theo mã ICD) n % Nhóm ệnh hô hấp (n=242) J44 Các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác 98 24,50 J45 Hen [suyễn] 67 16,75 J20 Viêm phế quản cấp 38 9,50 J02 Viêm họng cấp 13 3,25 J18 Viêm phổi do vi khuẩn, không phân loại 11 2,75 J15 Viêm họng cấp 10 2,50 J42 Viêm phế quản mãn tính không phân loại 5 1,25 Nhóm ệnh cơ xương khớp (n=118) M13 Viêm khớp khác 62 15,50 M06 Viêm khớp dạng thấp khác 13 3,25 M15 Viêm đa khớp không đặc hiệu 11 2,75 M17 Thoái hóa khớp gối 9 2,25 M65 Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân 9 2,25 M51 Các bệnh đĩa đệm gian đốt sống khác 5 1,25 M05 Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính 5 1,25 M46 Các bệnh viêm cột sống khác 2 0,50 M10 Gút (thống phong) 2 0,50 Nhóm ệnh về da và mô dưới da (n=20) L50 Lichen đơn dạng mãn tính và sẩn ngứa 9 2,25 L20 Viêm da cơ địa 7 1,75 L08 Viêm da mủ 2 0,50 L25 Viêm da tiếp xúc không đặc hiệu 2 0,50 Nhóm ệnh khác (n=20) G70 Nhược cơ 10 2,50 E24 Hội chứng Cushing do thuốc 9 2,25 E78 Tăng lipid máu hỗn hợp 1 0,25 Tổng 400 100,0 Nhận xét: Số đơn thuốc có chẩn đoán là Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm tỷ lệ cao nhất (24,5% với 98 đơn). Kế đó là các bệnh lý Hen suyễn (16,75%), Viêm khớp (15,5%) và Viêm phế quản cấp (9,5%).
  • 46. 33 3.1.2 Đặc điểm chung về bệnh nhân được kê đơn thu c 3.1.2.1 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân được kê đơn Bảng 3.4 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân được kê đơn thuốc nghiên cứu Nhóm tuổi n % Từ 0 đến ≤ 20 tuổi 7 1,75 Từ 21 đến ≤ 40 tuổi 45 11,25 Từ 41 tuổi đến ≤ 60 tuổi 134 33,50 Từ 61 tuổi trở lên 214 53,50 Tổng 400 100,0 GTTB ± ĐLC 59,90 ± 15,98 Min 17 Max 96 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi từ 0 đến ≤ 20 tuổi chiếm 1,75%, từ 21 đến ≤ 40 tuổi chiếm 11,25%, từ 41 đến ≤ 60 tuổi chiếm 33,50%, từ 61 tuổi trở lên chiếm 53,5%. Tuổi trung bình của người bệnh được kê đơn corticoid khi đến khám ngoại trú tại 3 phòng khám cơ xương khớp, hô hấp và da liễu Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020 là 59,90 ± 15,98. Tuổi nhỏ nhất là 17 tuổi. Lớn nhất là 96 tuổi. 3.1.2.2. Đặc điểm về nơi cư trú của bệnh nhân trong đơn thuốc Bảng 3.5 Đặc điểm về nơi cư trú của bệnh nhân được kê đơn Nơi cư trú n % Cần Thơ 351 87,75 Tỉnh thành khác 49 12,25 Tổng 400 100,0 Nhận xét: Trong 400 đơn thuốc nghiên cứu, số bệnh nhân cư trú chủ yếu là Cần Thơ với 351 đơn thuốc, chiếm 87,75 %; bệnh nhân cư trú ở các tỉnh thành khác là 49 đơn, chiếm 12,25%.
  • 47. 34 3.1.2.3. Đặc điểm về số ngày dùng thuốc được ghi trong đơn Bảng 3.6 Đặc điểm về số ngày dùng thuốc được ghi trong đơn S ngày dùng thu c /đơn n % ≤ 7 ngày 132 33,0 Từ 8 đến 15 ngày 147 36,75 ≤ 30 ngày 121 30,25 Tổng 400 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ đơn thuốc được kê có số ngày dùng thuốc từ 8 đến 15 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,75% (147 đơn), tỷ lệ đơn có số ngày dùng thuốc ≤ 7 ngày là 33% (132 đơn); tỷ lệ đơn có số ngày dùng thuốc từ >15 ngày nhưng ≤ 30 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất là 30,25% (121 đơn). 3.1.3 Đặc điểm chung về bác kê đơn Có 10 bác sĩ tham gia kê đơn trong các đơn thuốc nghiên cứu, chúng tôi mô tả một số đặc điểm chung của các bác sĩ này như sau: 3.1.3.1. Đặc điểm về tuổi của bác sĩ kê đơn Bảng 3.7 Đặc điểm về tuổi của bác sĩ kê đơn Nhóm tuổi của BS kê đơn n % Từ 21 đến ≤ 40 tuổi 10 100,0 Từ 41 tuổi đến ≤ 60 tuổi 0 0,0 Từ 61 tuổi trở lên 0 0,0 GTTB ± ĐLC 32,9 ± 4,21 Min 28 Max 39 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi từ 21 đến ≤ 40 tuổi chiếm 100%, tuổi trung bình của bác sĩ kê đơn các đơn thuốc có corticoid cho người bệnh khi đến khám ngoại trú tại Khoa Khám bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 05/2019 đến tháng 06/2020 là 32,9 ± 4,21. Tuổi nhỏ nhất là 28 tuổi. Lớn nhất là 39 tuổi.
  • 48. 35 3.1.3.2. Đặc điểm về giới tính của bác sĩ kê đơn Bảng 3.8 Đặc điểm về giới tính của Bác sĩ kê đơn Giới tính n % Nữ 6 60,0 Nam 4 40,0 Tổng 10 100,0 Nhận xét: Có 6 Bác sĩ nữ tham gia kê đơn, chiếm 60 % và 4 Bác sĩ nam tham gia kê đơn, chiếm 40%. 3.1.3.3. Đặc điểm về trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn Bảng 3.9 Đặc điểm về trình độ chuyên môn của bác sĩ kê đơn Trình độ chuyên môn của Bác n % Đại học 6 60,0 Chuyên khoa 1/Thạc sĩ 4 40,0 Chuyên khoa 2/Tiến sĩ 0 0,0 Giáo sư/Phó giáo sư tiến sĩ 0 0,0 Tổng 10 100,0 Nhận xét: Bác sĩ kê đơn chủ yếu có trình độ Đại học, chiếm tỷ lệ 60 % (6 BS), trình độ bác sĩ chuyên khoa 1/ Thạc sĩ là 4 người, chiếm tỷ lệ 40%. Không ghi nhận BS có trình độ cao hơn. 3.1.3.4. Đặc điểm về thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn Bảng 3.10 Đặc điểm về thâm niên công tác của bác sĩ kê đơn Thâm niên công tác của Bác n % Từ 1 đến dưới 5 năm 6 60,0 Từ 5 đến dưới 10 năm 4 40,0 Từ 10 đến 15 năm 0 0,0 Trên 15 năm 0 0,0 Tổng 10 100,0 Nhận xét: Bác sĩ có thâm niên công tác là từ 1 đến <5 năm là 6 BS, chiếm 60%. Số BS có thâm niên công tác từ 5 đến dưới 10 năm là 4 BS, chiếm 40% . Không có BS công tác lâu năm hơn.