SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Download to read offline
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ KIM YẾN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
NĂM 2018-2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
Cần Thơ, năm 2020
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ KIM YẾN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
NĂM 2018-2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
Chuyên ngành: Dƣợc lý và Dƣợc lâm sàng
Mã ngành: 8720205
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TSKH Bùi Tùng Hiệp
Cần Thơ, năm 2020
i
LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến tất cả sự giúp đỡ, động viên, quan tâm của quý Thầy Cô, gia đình,
bạn bè, anh chị và Ban lãnh đạo tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đã luôn giúp đỡ tạo
mọi điều kiện thuận lợi và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS. TSKH BÙI TÙNG HIỆP là
ngƣời Thầy trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã luôn dành thời gian quý báu, công sức
hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Tây Đô cùng toàn thể
các Thầy Cô công tác tại trƣờng đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các cán bộ tại bệnh viện Nhi
Đồng Cần Thơ, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành đề tài hoàn chỉnh.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè luôn tin tƣởng, giúp
đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận
văn đã có những ý kiến hết sức quý báu để tôi hoàn chỉnh luận văn này.
ii
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết là một trong những mối quan tâm hàng
đầu, tình hình kháng thuốc KS ngày càng gia tăng, vì vậy với mong muốn đánh giá
tính phù hợp trong điều trị nhiễm khuẩn huyết, để góp phần vào việc sử dụng kháng
sinh phù hợp, an toàn và hiệu quả trong điều trị cần đƣợc nghiên cứu. Xuất phát từ
thực tế đó, đã tiến hành nghiên cứu đề tài này: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh
trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2018-2019”
đƣợc thực hiện với các mục tiêu:
Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết.
Khảo sát thuốc điều trị bệnh, tính phù hợp của sử dụng kháng sinh.
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu quan sát, không can thiệp, thu thập thông tin qua hồi cứu dữ liệu hồ sơ
bệnh án của bệnh nhân trên đối tƣợng 106 HSBA đƣợc chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết
tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019, xử lý số liệu SPSS 20.0.
Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu có 106 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Gồm
nam (50,94%), nữ là (49,06%). Độ tuổi từ 4 tuần đến 2 tuổi chiếm cao nhất (33,97%).
Trẻ có 1 bệnh mắc kèm (47,17%). Không sinh non là (92,45%) và (7,55%) trẻ sinh
non. Cân nặng lúc sinh là đủ cân (86,79%). Hầu hết trẻ tăng thân nhiệt > 38o
C
(74,53%). Nhịp tim nhanh (8,49%). Đa số trẻ thở nhanh (58,49%). Biểu hiện lâm sàng
rất phong phú và đa dạng, hàng đầu là sốt (77,36%). Bệnh nhi bị vàng da (19,81%). Ổ
nhiễm trùng là từ đƣờng hô hấp (33,96%). Mức độ NKH (51,89%). Đa số trẻ điều trị
bệnh từ 7 đến 14 ngày (59,43%). Mối tƣơng quan giữa độ tuổi và thời gian điều trị
tƣơng quan với nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Bạch cầu tăng là (53,77%).
Trƣờng hợp CRP ≥ 10 mg/L (57,14%). Hầu hết trẻ không đƣợc thực hiện XN lactate
(91,51%), lactate tăng chiếm cao (77,78%). Bệnh nhân không thực hiện PCT (68,87%)
và PCT tăng (63,64%). Tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn huyết thƣờng gặp nhất là vi
khuẩn Gram dƣơng chiếm tỷ lệ cao hơn (57,55%), trong đó Staphylococcus
epidermidis chiếm tỷ lệ (16,98%). Vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ thấp hơn (42,45%)
trong đó Escherichia coli chiếm tỷ lệ cao nhất (12,26%). Vi khuẩn Gram âm và Gram
dƣơng nhạy với imipenem, ciprofloxacin, amikacin, kháng với đa số nhóm
cephalosporin và penicilin. Nhóm cephalosporin đƣợc sử dụng nhiều nhất trong điều
trị NKH (45,21%), hoạt chất chủ yếu là cefotaxim (33,00%), kháng sinh điều trị phối
hợp là chủ yếu (90,57%), cefotaxim phối hợp tobramycin cao nhất (32,00%). KS đơn
trị liệu ban đầu là cefotaxim (18,86%), phối hợp tobramycin và cefotaxim (32,10%).
KS tiếp theo lần 1 là imipenem/cilastatin phối hợp vancomycin đƣợc chỉ định nhiều
nhất (21,63%). Thay đổi KS lần 2 là imipenem/cilastatin sử dụng nhiều nhất (50%).
Phải thay đổi kháng sinh (69,81%). KS thay đổi 1 lần chiếm cao (64,15%). Cefotaxim
sử dụng liều phù hợp theo khuyến cáo nhất (31,00%). Cefotaxim đƣợc chỉ định với số
lần dùng KS phù hợp (28,39%). Tiêm tĩnh mạch là đƣờng dùng đƣợc chỉ định nhiều
nhất (71,29%). Thời gian sử dụng kháng sinh > 10 ngày cao nhất (48,11%). Trong
iii
điều trị NKH không xảy ra tƣơng tác (63,21%). Cặp tƣơng tác chủ yếu cefotaxim-
tobramycin gây tổn thƣơng thận, mức độ trung bình (89,74%). Chỉ định phù hợp trong
phác đồ điều trị ban đầu (55,66%). Sau khi có kết quả KSĐ kháng sinh chỉ định phù
hợp (80,49%). Liều dùng thực tế và liều dùng khuyến cáo có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Nhịp đƣa thuốc phù hợp (77,56%). Kết quả điều trị đỡ, giảm chiếm tỷ lệ cao
nhất (53,77%).
Kết luận: Cần tiếp tục nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh trong nƣớc cũng nhƣ
thế giới để nhằm hạn chế hiện tƣợng đề kháng KS và nâng cao hiệu quả điều trị.
Từ khóa: Kháng sinh, Nhiễm khuẩn huyết
iv
ABSTRACT
Objective: The incidence of sepsis is one of the top concerns, antibiotic resistance is
increasing, so with the desire to assess the suitability of sepsis treatment, to contribute
on the appropriate, safe and effective therapeutic use of antibiotics should be studied.
Stemming from that fact, conducted a study on this topic: "Survey of the use of
antibiotics in the treatment of sepsis at Can Tho Children's Hospital in 2018-2019" is
carried out with the goals. :
Describe the characteristics of patients with sepsis.
Investigation of drugs to treat disease, appropriateness of antibiotic use.
Materials and methods:
An observational, no-intervention, retrospective study of patient medical records data
on 106 medical record subjects diagnosed with sepsis at Can Tho Children's Hospital
in 2018-2019, handling SPSS data 20.0.
Results: Through the study, there were 106 septic patients. Including men (50.94%),
women (49.06%). Age from 4 weeks to 2 years old accounts for the highest (33.97%).
Children with 1 comorbid disease (47.17%). No preterm birth (92.45%) and (7.55%)
premature babies. Weight at birth is sufficient (86.79%). Most children have
hyperthermia > 38o
C (74.53%). Tachycardia (8.49%). Most children breathe rapidly
(58.49%). Clinical manifestations are plentiful and varied, leading by fever (77.36%).
Children with jaundice (19.81%). Infection is from the respiratory tract (33.96%). The
degree of respiratory infections (51.89%). The majority of children were treated for 7
to 14 days (59.43%). The correlation between the age and the treatment time
correlated with each other statistically significant (p <0.001). Leukocytosis is
increased (53.77%). In case of CRP ≥ 10 mg / L (57.14%). Most children did not
perform lactate testing (91.51%), increased lactate accounted for high (77.78%).
Patients did not perform PCT (68.87%) and PCT increased (63.64%). The most
common cause of sepsis is Gram-positive bacteria (57.55%), of which Staphylococcus
epidermidis (16.98%). Gram-negative bacteria accounted for a lower proportion
(42.45%) in which Escherichia coli accounted for the highest percentage (12.26%).
Gram-negative and Gram-positive bacteria sensitive to imipenem, ciprofloxacin,
amikacin, resistant to most groups of cephalosporin and penicillin. The cephalosporin
group is most used in the treatment of sepsis (45.21%), the main active ingredient is
cefotaxim (33.00%), the main combination of antibiotics (90.57%), combined with
cefotaxim the highest tobramycin (32.00%). The initial single-therapy antibiotic was
cefotaxim (18.86%), the combination of tobramycin and cefotaxim (32.10%). The first
next antibiotic was imipenem /cilastatin with vancomycin combination indicated the
most (21.63%). The second change of antibiotic was the most used imipenem/
cilastatin (50%). Must change antibiotics (69.81%). Antibiotic once changed accounts
for high (64.15%). Cefotaxim used the most suitable dose according to the
recommendation (31.00%). Cefotaxim is indicated with an appropriate number of
v
antibiotics (28.39%). Intravenous injection is the most commonly used route (71.29%).
Time of using antibiotics for > 10 days is the highest (48.11%). In the treatment of
sepsis, no interaction occurred (63.21%). The primary interaction between cefotaxim-
tobramycin has been shown to cause renal damage, with moderate levels (89.74%).
Assign appropriately in the initial treatment regimen (55.66%). After having antibiotic
antibiotic results, appropriate indication (80.49%). Actual dose and recommended dose
are statistically significant (p<0.05). Appropriate delivery rhythm (77.56%). Results of
better and reduced treatment accounted for the highest percentage (53.77%).
Conclusion: It is necessary to continue to study the situation of antibiotic resistance in
the country as well as in the world in order to limit antibiotic resistance and improve
treatment effectiveness.
Keywords: Antibiotics, Sepsis
vi
LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình khoa
học nào khác.
Cần Thơ, ngày 05 tháng 11 năm 2020
Ký tên
Nguyễn Thị Kim Yến
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................i
TÓM TẮT .............................................................................................................ii
ABSTRACT.........................................................................................................iv
LỜI CAM KẾT ....................................................................................................vi
MỤC LỤC...........................................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG ..........................................................................................xi
DANH SÁCH HÌNH..........................................................................................xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................xiv
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
1.1 SƠ LƢỢC VỀ NHIỄM KHUẨN HUYẾT..................................................... 3
1.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHIỄM
KHUẨN HUYẾT.................................................................................................. 7
1.3 ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT............................................................ 9
1.4 THUỐC ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT........ 13
1.5 TƢƠNG TÁC THUỐC................................................................................. 15
1.6 SƠ LƢỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ ................................. 16
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 17
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 17
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 17
2.3 CÁC BIẾN SỐ ............................................................................................. 24
2.4 KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 26
2.5 PHƢƠNG PHÁP HẠN CHẾ SAI SỐ .......................................................... 26
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .......................................................................... 26
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 28
3.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN BỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT ........... 28
3.1.1 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo giới tính................................................ 28
3.1.2 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo độ tuổi .................................................. 28
3.1.3 Tỷ lệ các bệnh mắc kèm............................................................................. 28
3.1.4 Tình trạng lúc sinh...................................................................................... 28
viii
3.1.5 Tỷ lệ cân nặng lúc sinh............................................................................... 29
3.1.6 Đặc điểm thân nhiệt ở bệnh nhân NKH..................................................... 29
3.1.7 Đặc điểm nhịp tim ở bệnh nhân NKH ....................................................... 29
3.1.8 Đặc điểm nhịp thở ở bệnh nhân NKH........................................................ 29
3.1.9 Triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân NKH.................................................... 29
3.1.10 Triệu chứng thực thể ở bệnh nhân NKH.................................................. 30
3.1.11 Ổ nhiễm trùng của bệnh nhân NKH......................................................... 30
3.1.12 Mức độ nhiễm khuẩn huyết...................................................................... 30
3.1.13 Thời gian điều trị bệnh NKH ................................................................... 31
3.1.14 Mối tƣơng quan giữ độ tuổi và thời gian điều trị bệnh NKH .................. 31
3.1.15 Đặc điểm bạch cầu ở bệnh nhân NKH..................................................... 31
3.1.16 Bệnh nhân thực hiện CRP........................................................................ 31
3.1.17 Tỷ lệ xét nghiệm lactate trong mẫu nghiên cứu....................................... 32
3.1.18 Tỷ lệ xét nghiệm procalcitonin của bệnh nhân ........................................ 32
3.1.19 Chủng vi khuẩn gây bệnh NKH............................................................... 32
3.2 KHẢO SÁT THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH, TÍNH PHÙ HỢP CỦA SỬ DỤNG
KHÁNG SINH .................................................................................................... 33
3.2.1 Mức độ nhạy và đề kháng của vi khuẩn..................................................... 33
3.2.2 Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị ................................... 34
3.2.3 Các hoạt chất kháng sinh sử dụng trong điều trị NKH.............................. 34
3.2.4 Tỷ lệ kháng sinh phối hợp và đơn trị liệu .................................................. 35
3.2.5 Các kiểu phối hợp kháng sinh điều trị NKH.............................................. 35
3.2.6 Tình hình sử dụng kháng sinh ban đầu ...................................................... 36
3.2.7 Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh lần 1................................ 36
3.2.8 Tình hình đổi kháng sinh lần 2................................................................... 37
3.2.9 Tỷ lệ thay đổi kháng sinh........................................................................... 37
3.2.10 Tỷ lệ số lần thay đổi kháng sinh............................................................... 38
3.2.11 Tỷ lệ liều dùng kháng sinh trong điều trị NKH ....................................... 38
3.2.12 Tỷ lệ nhịp đƣa thuốc của các kháng sinh trong mẫu nghiên cứu............. 39
3.2.13 Đƣờng dùng kháng sinh ........................................................................... 39
3.2.14 Thời gian điều trị kháng sinh ................................................................... 40
ix
3.2.15 Tỷ lệ tƣơng tác thuốc kháng sinh trong điều trị NKH ............................. 40
3.2.16 Đánh giá tƣơng tác thuốc trong điều trị ................................................... 40
3.2.17 HSBA chỉ định kháng sinh ban đầu phù hợp........................................... 40
3.2.18 HSBA có chỉ định kháng sinh phù hợp sau khi có kết quả KSĐ............. 41
3.2.19 Tỷ lệ HSBA có chỉ định liều kháng sinh phù hợp theo khuyến cáo........ 42
3.2.20 Tỷ lệ HSBA chỉ định phù hợp nhịp đƣa thuốc kháng sinh theo khuyến
cáo ....................................................................................................................... 42
3.2.21 Kết quả điều trị......................................................................................... 43
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN................................................................................... 44
4.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN BỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT ........... 44
4.1.1 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo giới tính................................................ 44
4.1.2 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo độ tuổi .................................................. 44
4.1.3 Tỷ lệ các bệnh mắc kèm............................................................................. 44
4.1.4 Tình trạng lúc sinh...................................................................................... 44
4.1.5 Tỷ lệ cân nặng lúc sinh............................................................................... 45
4.1.6 Đặc điểm thân nhiệt ở bệnh nhân NKH..................................................... 45
4.1.7 Đặc điểm nhịp tim ở bệnh nhân NKH ....................................................... 45
4.1.8 Đặc điểm nhịp thở ở bệnh nhân NKH........................................................ 46
4.1.9 Triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân NKH.................................................... 46
4.1.10 Triệu chứng thực thể ở bệnh nhân NKH.................................................. 46
4.1.11 Ổ nhiễm trùng của bệnh nhân NKH......................................................... 46
4.1.12 Mức độ nhiễm khuẩn huyết...................................................................... 47
4.1.13 Thời gian điều trị bệnh NKH ................................................................... 47
4.1.14 Mối tƣơng quan giữ độ tuổi và thời gian điều trị bệnh NKH .................. 47
4.1.15 Đặc điểm bạch cầu ở bệnh nhân NKH.................................................... 47
4.1.16 Bệnh nhân thực hiện CRP........................................................................ 48
4.1.17 Tỷ lệ xét nghiệm lactate trong mẫu nghiên cứu....................................... 48
4.1.18 Tỷ lệ xét nghiệm procalcitonin của bệnh nhân ........................................ 48
4.1.19 Chủng vi khuẩn gây bệnh NKH............................................................... 49
4.2 KHẢO SÁT THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH, TÍNH PHÙ HỢP CỦA SỬ DỤNG
KHÁNG SINH .................................................................................................... 49
x
4.2.1 Mức độ nhạy và đề kháng của vi khuẩn..................................................... 49
4.2.2 Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị ................................... 49
4.2.3 Các hoạt chất kháng sinh sử dụng trong điều trị NKH.............................. 50
4.2.4 Tỷ lệ kháng sinh phối hợp và đơn trị liệu .................................................. 50
4.2.5 Các kiểu phối hợp kháng sinh điều trị NKH.............................................. 51
4.2.6 Tình hình sử dụng kháng sinh ban đầu ...................................................... 51
4.2.7 Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh lần 1................................ 52
4.2.8 Tình hình đổi kháng sinh lần 2................................................................... 52
4.2.9 Tỷ lệ HSBA thay đổi kháng sinh ............................................................... 53
4.2.10 Tỷ lệ số lần thay đổi kháng sinh............................................................... 53
4.2.11 Tỷ lệ liều dùng kháng sinh trong điều trị NKH ....................................... 53
4.2.12 Tỷ lệ nhịp đƣa thuốc của các kháng sinh trong mẫu nghiên cứu............. 54
4.2.13 Đƣờng dùng kháng sinh ........................................................................... 54
4.2.14 Thời gian điều trị kháng sinh ................................................................... 54
4.2.15 Tỷ lệ tƣơng tác thuốc kháng sinh trong điều trị NKH ............................. 54
4.2.16 Đánh giá tƣơng tác thuốc trong điều trị ................................................... 55
4.2.17 HSBA chỉ định kháng sinh ban đầu phù hợp:.......................................... 55
4.2.18 HSBA có chỉ định kháng sinh phù hợp sau khi có kết quả KSĐ............. 56
4.2.19 Tỷ lệ HSBA có chỉ định liều kháng sinh phù hợp theo khuyến cáo........ 56
4.2.20 Tỷ lệ HSBA chỉ định phù hợp nhịp đƣa thuốc kháng sinh theo khuyến
cáo ....................................................................................................................... 57
4.2.21 Kết quả điều trị......................................................................................... 57
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 58
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................... 58
5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 60
PHỤ LỤC 1........................................................................................................xiv
PHỤ LỤC 2........................................................................................................xvi
xi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 Vi khuẩn thƣờng gặp theo nhóm tuổi.................................................... 7
Bảng 1.2. Ổ nhiễm khuẩn tìm thấy hoặc nghi ngờ ............................................. 10
Bảng 1.3 Các tác nhân, sử dụng kháng sinh ban đầu và kháng sinh thay thế..... 11
Bảng 1.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tƣơng tác thuốc........................................... 15
Bảng 2.1 Nhịp tim và huyết áp tâm thu theo tuổi ............................................... 19
Bảng 2.2 Nhịp thở bình thƣờng của bệnh nhân theo tuổi ................................... 19
Bảng 2.3 Đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết ........................................ 24
Bảng 2.4 Sử dụng kháng sinh, tính phù hợp trong điều trị................................. 25
Bảng 3.1.1 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo độ tuổi......................................... 28
Bảng 3.1.2 Tỷ lệ các bệnh mắc kèm ................................................................... 28
Bảng 3.1.3 Tình trạng lúc sinh............................................................................ 28
Bảng 3.1.4 Tỷ lệ cân nặng lúc sinh..................................................................... 29
Bảng 3.1.5 Đặc điểm thân nhiệt ở bệnh nhân NKH............................................ 29
Bảng 3.1.6 Đặc điểm nhịp tim ở bệnh nhân NKH.............................................. 29
Bảng 3.1.7 Đặc điểm nhịp thở ở bệnh nhân NKH.............................................. 29
Bảng 3.1.8 Triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân NKH........................................... 29
Bảng 3.1.9 Triệu chứng thực thể ở bệnh nhân NKH .......................................... 30
Bảng 3.1.10 Ổ nhiễm trùng của bệnh nhân NKH............................................... 30
Bảng 3.1.11 Thời gian điều trị bệnh NKH.......................................................... 31
Bảng 3.1.12 Mối tƣơng quan giữa độ tuổi và thời gian điều trị bệnh NKH....... 31
Bảng 3.1.13 Đặc điểm bạch cầu ở bệnh nhân NKH ........................................... 31
Bảng 3.1.14 Bệnh nhân thực hiện CRP............................................................... 31
Bảng 3.1.15 Tỷ lệ xét nghiệm lactate trong mẫu nghiên cứu ............................. 32
Bảng 3.1.16 Tỷ lệ xét nghiệm procalcitonin của bệnh nhân............................... 32
Bảng 3.1.17 Chủng vi khuẩn gây bệnh NKH ..................................................... 32
Bảng 3.2.1 Mức độ nhạy và đề kháng của từng vi khuẩn phổ biến.................... 33
Bảng 3.2.2 Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị.......................... 34
Bảng 3.2.3 Các hoạt chất kháng sinh sử dụng trong điều trị NKH..................... 34
Bảng 3.2.4 Tỷ lệ kháng sinh phối hợp và đơn trị liệu......................................... 35
xii
Bảng 3.2.5 Các kiểu phối hợp kháng sinh điều trị NKH .................................... 35
Bảng 3.2.6 Tình hình sử dụng kháng sinh ban đầu............................................. 36
Bảng 3.2.7 Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh lần 1 ...................... 36
Bảng 3.2.8 Tình hình đổi kháng sinh lần 2 ......................................................... 37
Bảng 3.2.9 Tỷ lệ thay đổi kháng sinh.................................................................. 37
Bảng 3.2.10 Tỷ lệ số lần thay đổi kháng sinh..................................................... 38
Bảng 3.2.11 Tỷ lệ liều dùng kháng sinh điều trị NKH ....................................... 38
Bảng 3.2.12 Tỷ lệ nhịp đƣa thuốc của các kháng sinh trong mẫu nghiên cứu ... 39
Bảng 3.2.13 Đƣờng dùng kháng sinh.................................................................. 39
Bảng 3.2.14 Thời gian điều trị kháng sinh.......................................................... 40
Bảng 3.2.15 Tỷ lệ tƣơng tác thuốc kháng sinh trong điều trị NKH.................... 40
Bảng 3.2.16 Đánh giá tƣơng tác thuốc trong điều trị.......................................... 40
Bảng 3.2.17 HSBA chỉ định kháng sinh ban đầu phù hợp ................................. 40
Bảng 3.2.18 HSBA có chỉ định kháng sinh phù hợp sau khi có kết quả KSĐ... 41
Bảng 3.2.19 Tỷ lệ HSBA có chỉ định liều kháng sinh phù hợp theo khuyến cáo
............................................................................................................................. 42
Bảng 3.2.20 Tỷ lệ HSBA chỉ định phù hợp nhịp đƣa thuốc kháng sinh theo
khuyến cáo........................................................................................................... 42
Bảng 3.2.21 Kết quả điều trị ............................................................................... 43
xiii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Phân loại bệnh nhân theo giới tính.................................................................28
Hình 3.1.2 Mức độ nhiễm khuẩn huyết.........................................................................30
xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
A6AD Acid 6-Aninopenicilanic
A7AC Acid 7-aminocephalosporanic
ADR Adverse Drug Reaction Tƣơng tác thuốc
ALT
(SGPT)
Alanin Amino Transferase. Chỉ số đặc hiệu, cảnh báo rõ nét
hơn những tổn thƣơng ở gan do
nằm chủ yếu trong bào tƣơng ở
gan (chỉ một số ít trong tế bào cơ
vân và tim).
APACHE
II
Acute Physiology And Chronic
Health Evaluation II
Hệ thống phân loại bệnh nghiêm
trọng
aPTT Activated Partial Thromboplastin
Time
Thời gian thromboplastin một
phần đƣợc hoạt hóa
AST
(SGOT)
Aspartate Amino Transferase. Tìm thấy ở cơ quan gan, tim, cơ,
thận và não. Men này không đặc
hiệu cho tình trạng tổn thƣơng
gan.
BC Bạch cầu
BPS Best practice statement Báo cáo thực hành tốt
BSI Bloodstream infection Nhiễm khuẩn huyết
BV Bệnh viện
BYT Bộ Y tế
CA-BSI Communityassociated bloodstream
infection
Nhiễm khuẩn huyết liên quan tới
cộng đồng
CDC Centers
for Disease Control and Prevention
Trung tâm kiểm soát và phòng
ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
CLS Cận lâm sàng
CLSI Clinical and Laborary Standards
Institute
Viện tiêu chuẩn lâm sàng và
phòng thí nghiệm
CO-BSI Community-onset
bloodstream infection
Nhiễm khuẩn huyết khởi phát
cộng đồng
CRP C- Reactive Protein Protein phản ứng C
CSDL Cơ sở dữ liệu
CTM Complete Blood Count Công thức máu
CT Computed Tomography Chụp cắt lớp vi tính
CTV Cộng tác viên
CVP Central Vennous Press ure Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ESBL Extended Speatrum beta-lactame Men beta-lactamase phổ rộng
Garm (+) Gram dƣơng
Gram (-) Gram âm
HO-BSI (Hospital-onset bloodstream
infection
Nhiễm khuẩn huyết khởi phát
bệnh viện
INR International Normalized Ratio Tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế
xv
KS Kháng sinh
KSĐ Kháng sinh đồ
KSDP Kháng sinh dự phòng
LDH Lactate Dehydrogenase Enzym trong tế bào
MDR Multi Drug resistant Đa kháng
MRSA Methicillin-Resistant
Staphylococcus Aureus
Tụ cầu khuẩn Staphylococcus
aureus kháng Methicillin
NKH Nhiễm khuẩn huyết
NKHSS Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh
PBPs Penicillin binding proteins Protein gắn penicillin
PCT Procalcitonin Tiền hormon của calcitonin
PDR Pan-Drug Resistant Toàn kháng
PT Prothrombin Time Thời gian Prothrombin
RLCN Rối loạn chức năng
ScvO2 Central venous oxygen saturation Độ bão hóa oxy trung tâm
SEPSIS-3 The Third International Consensus
Definitions for Sepsis and Septic
Shock
Bản đồng thuận Quốc tế về
sepsis và sốc nhiễm khuẩn lần
thứ ba
SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn
SGMD Suy giảm miễn dịch Suy giảm miễn dịch
SGPT Serum glutamic pyruvic
transaminase
Enzyme có trong tế bào gan và
tim
SIRS Systemic Inflammotory Response
Syndrome
Hội chứng đáp ứng viêm hệ
thống
SNT Sốc nhiễm trùng
SOFA Sequential Organ Failure
Assessment
Thang điểm lƣợng giá trình tự
suy cơ quan
TBS Tim bẩm sinh
TKTW Thần kinh trung ƣơng
TM Tĩnh mạch
TMC Tiêm mạch chậm
TT Thứ tự
TTM Truyền tĩnh mạch
TP Thành phố
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VK Vi khuẩn
WHO World Health Organization Tổ chức y tế Thế giới
XDR Extensively Drug Resistant Kháng mở rộng
XN Xét nghiệm
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình lớn và phát triển của trẻ
em cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hóa sinh vật đi từ thấp lên cao từ đơn
giản đến phức tạp. Vì vậy, khi nói đến trẻ em không thể nói chung, mà mỗi lứa tuổi có
những đặc điểm sinh học riêng, chi phối đến sự phát triển bình thƣờng cũng nhƣ quá
trình bệnh lý của trẻ [43].
Bệnh lý về nhiễm khuẩn huyết là rất nguy hiểm ở trẻ em. Đây là nhóm bệnh có tỷ
lệ gây tử vong cao cho trẻ. Trong các giai đoạn diễn tiến của nhiễm khuẩn huyết thì
hội chứng nhiễm khuẩn huyết là giai đoạn trung gian để chuyển từ giai đoạn nhiễm
khuẩn huyết sang sốc nhiễm trùng và rối loạn chức năng đa cơ quan là giai đoạn nặng
nề của bệnh [15].
Trẻ em vốn rất nhạy cảm với các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng nhƣ tiếp xúc với
các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm môi trƣờng, thay đổi thời tiết… do hệ thống
miễn dịch của các em chƣa trƣởng thành. Nguyên nhân gây bệnh thƣờng gặp do một
số vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn huyết thƣờng gặp nhƣ vi khuẩn Gram âm
đƣờng ruột họ Enterobacteriacae: Bao gồm Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella,
Serratia và các vi khuẩn Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia
pseudomallei. Một số vi khuẩn Gram dƣơng gây bệnh thƣờng gặp: Streptococcus
pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis… Các khuẩn vi khuẩn kị khí
thƣờng gặp: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis [14].
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em cũng nhƣ không
ít khuyến cáo trong việc điều trị nhƣng tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn huyết đến nay vẫn
chƣa có chiều hƣớng suy giảm. Theo số liệu công bố tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn
huyết là 5,9 trong tổng số 100.000 trẻ, trong số đó tỷ lệ tử vong ở trẻ từ 1- 4 tuổi là
0.6/100.000 và 0.2/100.000 ở trẻ từ 5-14 tuổi [66].
Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm trùng nghiêm trọng hàng năm ở Hoa
Kỳ lên tới 300 trƣờng hợp trên 100.000 ngƣời. Nhiễm khuẩn huyết cũng là vấn đề
chăm sóc sức khỏe đắt đỏ nhất ở Hoa Kỳ, chiếm hơn 20 triệu đô la (khoảng 5.2% tổng
chi phí bệnh viện) chỉ riêng trong năm 2011 [69].
Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở sơ sinh. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết sơ sinh muộn gia tăng và có sự gia
tăng nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn Gram âm kháng với nhiều loại kháng sinh
[46]. Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết tăng đều vào khoảng 1,5%/năm. Thêm vào đó, việc
kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn cũng làm khó khăn hơn công tác điều trị [77].
Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong thƣờng
gặp, nghiên cứu của tác giả Trần Hận Trƣờng Nhân và Lê Hoàng Sơn tại bệnh viện
Nhi Đồng Cần Thơcho thấy có 53 trẻ bị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh điều trị tại khoa sơ
sinh bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ 4/2016-6/2017 tỷ lệ bệnh nhân tử vong là 15,1%.
Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Gram âm 64,2%, Gram dƣơng là 35,8%. Tỷ lệ tử
vong ở trẻ nhiễm trùng sơ sinh muộn cao hơn nhiễm trùng sơ sinh sớm là 18,5% [70].
2
Hiện nay tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng cao, do chúng ta sử
dụng nhầm, sử dụng kháng sinh không đủ liều lƣợng và lạm dụng kháng sinh. Xu
hƣớng kháng lại các thuốc kháng sinh thƣờng dùng làm cho thuốc đó không còn tác
dụng trên lâm sàng, không còn tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nƣớc có tỉ lệ kháng kháng
sinh cao nhất thế giới. Nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh, có tới 88%
kháng sinh tại thành thị đƣợc bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ lên đến
91%. Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng khi xuất hiện một
vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc. Các cơ sở khám chữa bệnh đang
phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều nhóm kháng sinh.
Trong đó tình hình kháng thuốc tại các tỉnh phía Nam nghiêm trọng hơn [32]. Vì vậy
nếu không phát hiện kịp thời các tác nhân gây nhiễm trùng và điều trị đúng cách sẽ
dẫn tới tỷ lệ tử vong rất cao [76]. Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ là bệnh viện đầu ngành
đồng bằng sông Cửu Long, thƣờng tiếp nhận các bệnh nhi nặng, nhiều bệnh nhi có
nhiễm khuẩn huyết ngày càng trở thành vấn đề lớn của các bác sĩ.
Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết là một trong những mối quan tâm hàng đầu,
tình hình kháng thuốc ngày càng gia tăng, vì vậy với mong muốn đánh giá thực tế sử
dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết, là một đề tài có ý nghĩa thực
tiễn và hết sức cần thiết để góp phần vào việc sử dụng thuốc sao cho phù hợp, an toàn
và hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn huyết. Xuất phát từ thực tế đó, tiến hành nghiên
cứu với đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị Nhiễm
khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2018-2019” đƣợc thực hiện với
các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết.
2. Khảo sát thuốc điều trị bệnh, tính phù hợp của sử dụng kháng sinh.
3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƢỢC VỀ NHIỄM KHUẨN HUYẾT
1.1.1 Định nghĩa về nhiễm khuẩn huyết
Hiện nay trong y văn có hai thuật ngữ tiếng Anh đều đƣợc phiên dịch trong các
tài liệu tiếng Việt dƣới tên “nhiễm khuẩn huyết”, đó là “sepsis” và “bloodstream
infection” (BSI) [13], [27]. Đôi khi, hai thuật ngữ này đƣợc sử dụng thay thế cho nhau
gây khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và
điều trị trên lâm sàng. Theo Bản đồng thuận Quốc tế về Sepsis và Septic Shock lần thứ
ba (SEPSIS-3), “sepsis” đƣợc định nghĩa là tình trạng đáp ứng của cơ thể (ký chủ) đối
với nhiễm trùng bị mất kiểm soát, gây nên rối loạn chức năng của các tạng đe dọa đến
tính mạng. Tình trạng rối loạn chức năng tạng có thể nhận biết thông qua việc tăng
tổng điểm SOFA từ 2 điểm trở lên, dự đoán tỷ lệ tử vong khoảng 10% ở bệnh nhân có
nghi ngờ nhiễm khuẩn [63]. Với thuật ngữ “bloodstream infection”, Trung tâm Kiểm
soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) định nghĩa là sự có mặt của vi sinh vật
gây bệnh trong mẫu máu nuôi cấy (sau khi loại trừ khả năng nhiễm tạp vào mẫu cấy)
hoặc cấy ra vi sinh vật không gây bệnh điển hình nhƣng có kèm theo các triệu chứng
của nhiễm trùng nhƣ sốt, rét run hoặc tụt huyết áp [40]. Nếu vi sinh vật là vi khuẩn,
BSI còn đƣợc gọi với thuật ngữ “bacteremia”. Mặc dù BSI có thể dẫn tới rối loạn đáp
ứng miễn dịch, sepsis không phải là kết quả tất yếu của BSI. Trong nhiều trƣờng hợp,
nhiễm khuẩn đƣợc kiểm soát tốt trƣớc khi tiến triển tới tình trạng mất kiểm soát đáp
ứng của cơ thể và rối loạn chứng năng tạng nên sepsis không xảy ra. Ngƣợc lại, không
phải mọi ca sepsis đều bắt nguồn từ BSI [28]. Trên thực tế, BSI chỉ chiếm khoảng 25%
- 30% số ca sepsis [2].
Trong khuôn khổ luận văn này, sử dụng thuật ngữ nhiễm khuẩn huyết theo định
nghĩa của Sepsis.
Nhiễm khuẩn huyết (Sepsis): Là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây ra do vi
khuẩn lƣu hành trong máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc
nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 - 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu
hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết [12], [14].
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS: Systemic inflammotory response
syndrome) SIRS đƣợc xác định khi có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Sốt cao > 38 o
C hoặc hạ thân nhiệt < 35 o
C
- Tim nhanh > 90 lần/phút
- Thở nhanh > 20 lần/phút
- Bạch cầu > 12 G/L hoặc < 4 G/L [12], [49].
Tình trạng nhiễm khuẩn (Sepsis): SIRS xảy ra do nhiễm khuẩn [49].
Tình trạng nhiễm khuẩn nặng (Severe sepsis): là tình trạng nhiễm khuẩn có ít
nhất một dấu hiệu giảm tƣới máu hoặc rối loạn chức năng cơ quan:
- Nổi vân tím trên da
- Nƣớc tiểu < 0,5 mL/kg/giờ
4
- Tăng lactate máu ≥ 2 mmol/L
- Tình trạng ý thức thay đổi
- Bất thƣờng điện tim
- Tiểu cầu máu < 100 giga/L (G/L)
- Đông máu nội mạch rải rác
- Rối loạn chức năng tim [49].
* Các yếu tố nguy cơ:
+ Ngƣời già, trẻ sơ sinh/đẻ non.
+ Ngƣời sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, nhƣ sử dụng corticoid kéo dài, các
thuốc chống thải ghép, hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ.
+ Ngƣời bệnh có bệnh lý mạn tính, nhƣ tiểu đƣờng, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van
tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn tính.
+ Ngƣời bệnh cắt lách, nghiện rƣợu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt.
+ Ngƣời bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập nhƣ đinh nội tủy,
catheter, đặt ống nội khí quản… [12], [14].
1.1.2 Tình hình dịch tễ
a) Thế giới
Tại Hoa Kỳ, hơn 75.000 trẻ em bị nhiễm khuẩn huyết nặng mỗi năm. Gần 7.000
trẻ em này tử vong, con số này nhiều hơn những trẻ tử vong vì ung thƣ nhi khoa.
Nhiễm khuẩn huyết ở các nƣớc đang phát triển thậm chí còn nghiêm trọng hơn, gây ra
nhiều cái chết hơn [80].
Gánh nặng dịch tễ học toàn cầu của nhiễm khuẩn huyết là khó xác định. Ƣớc tính
có hơn 30 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi nhiễm khuẩn huyết mỗi năm trên toàn thế giới,
dẫn đến nguy cơ tử vong hàng năm là 6 triệu. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết,
theo dữ liệu từ Chiến dịch nhiễm trùng sống sót 2012, là khoảng 41% ở Châu Âu so
với khoảng 28.3% ở Hoa Kỳ [35].
Một nghiên cứu quan sát tiềm năng về nhiễm khuẩn huyết cộng đồng và nhiễm
khuẩn huyết nặng ở 13 bệnh viện Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Tổng cộng có
4.736 bệnh trong suốt thời gian nghiên cứu có 1.582 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
mắc phải tại cộng đồng đã đƣợc ghi nhận [21].
Theo thống kê có 42.364 trƣờng hợp nhiễm khuẩn huyết nặng ở trẻ em mỗi năm
trên toàn quốc (0.56 trƣờng hợp trên 1.000 dân). Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ sơ sinh
(5.16 trên 1.000), giảm đáng kể ở trẻ lớn (0.20 trên 1.000 ở trẻ 10 đến 14 tuổi). Tỷ lệ
tử vong của bệnh viện là 10.3%, tƣơng đƣơng 4.383 ca tử vong trên toàn quốc (6.2
trên 100.000 dân) [74].
b) Tại Việt Nam
Từ tháng 07/2003 đến tháng 06/2004 nghiên cứu của tác giả Bùi Quốc Thắng ghi
nhận đƣợc 17 trƣờng hợp tử vong do nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức - cấp cứu
bệnh viện Nhi đồng I. Đa số trẻ tử vong đều dƣới 5 tuổi (64,79%) và đến từ các tỉnh
lân cận (76,47%). Phần lớn trẻ nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng [16].
5
Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/10/2006 đến
31/07/2008. Trong số 94 bệnh nhân NKHSS thỏa tiêu chí nhận vào có 9 bệnh nhân tử
vong (9,6%), nhiễm trùng bệnh viện có 27/94 bệnh nhân (chiếm 28,7%), trong đó có 7
bệnh nhân tử vong. Sốc nhiễm trùng có 19 bệnh nhân (chiếm 20,2%), trong đó có 8
bệnh nhân tử vong. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố sau ảnh hƣởng đến
nguy cơ tử vong trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết sơ sinh bao gồm: Có nh cân so với
tuổi thai, có dị tật bẩm sinh, có sốc nhiễm trùng, có nhiễm trùng bệnh viện [54].
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Hận Trƣờng Hân và Lê Hoàng Sơn từ tháng
4/2016- 6/2017 tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Trong 53 trẻ bị NKHSS, điều trị tại
khoa sơ sinh bệnh viện nam chiếm (54,7%), nữ (45,3%), có (28,3%) trẻ sơ sinh thiếu
tháng và nh cân, sốt cao chiếm (69,7%), hạ thân nhiệt (13,2%), thở nhanh (81,1%),
nhịp tim nhanh (20,8%), bạch cầu tăng (52,8%), CRP tăng (57,7%)... Vi khẩn Gram
âm chiếm (64,2%), vi khuẩn Gram dƣơng chiếm (35,8%). Tỷ lệ bệnh nhi NKHSS điều
trị khỏi là (84,9%), tử vong là (15,1%) [70].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Sáng và ctv có 203 trẻ nhiễm khuẩn huyết
sơ sinh muộn cấy máu dƣơng tính. Trong đó, yếu tố có liên quan đến tỷ lệ tử vong là
sanh ngạt, bụng chƣớng, giảm phản xạ nguyên phát, rối loạn trƣơng lực cơ, CRP > 20
mg/L, có rối loạn đông máu...Tỷ lệ vi khuẩn Gram âm chiếm (46,8%), nhiều nhất là
E.coli chiếm (31,5%), kế đến là Klebsiella. Vi khuẩn Gram kháng với ampicilin 84%,
cefotaxim 30%, ciprofloxacin 47%, gentamycin 47%, cefepim 57,5%, imipenem
29,2% [46].
1.1.3 Phân loại nhiễm khuẩn huyết
a) Theo nơi nhiễm khuẩn
Theo nơi nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết gồm hai loại: Nhiễm khuẩn huyết
khởi phát cộng đồng (community-onset bloodstream infection (CO-BSI)) và nhiễm
khuẩn huyết khởi phát bệnh viện (hospital-onset bloodstream infection (HO-BSI)).
HO-BSI là nhiễm khuẩn có mẫu cấy máu dƣơng tính đƣợc lấy ≥ 48 giờ sau nhập viện
hoặc trong vòng 48 giờ sau khi chuyển viện. Nhiễm khuẩn huyết khởi phát cộng đồng
là nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ngoại trú hoặc có mẫu cấy máu dƣơng tính đƣợc lấy dƣới
48 giờ sau khi nhập viện. Ngoài ra, nhiễm khuẩn khởi phát cộng đồng còn đƣợc chia
thành nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (healthcare-associated bloodstream
infection (HCABSI)) hoặc nhiễm khuẩn liên quan tới cộng đồng (community-
associated bloodstream infection (CA-BSI)), dựa trên sự phơi nhiễm trƣớc đó của bệnh
nhân với các hình thức chăm sóc y tế [30].
b) Theo nguồn nhiễm khuẩn
Theo nguồn nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết đƣợc chia thành nhiễm khuẩn
huyết tiên phát và nhiễm khuẩn huyết thứ phát. Nhiễm khuẩn huyết tiên phát là nhiễm
khuẩn huyết không liên quan tới nhiễm khuẩn tại vị trí khác trên cơ thể. Nhiễm khuẩn
huyết thứ phát là nhiễm khuẩn đƣợc cho là bắt nguồn từ một nhiễm khuẩn ở vị trí khác
trên cơ thể [40]. Có nhiều yếu tố nguy cơ để vi khuẩn xâm nhập vào máu nhƣ đặt các
6
thiết bị xâm lấn hay tổn thƣơng hàng rào niêm mạc ở những bệnh nhân ung thƣ điều trị
hóa chất. Do đó, nhiễm khuẩn huyết có thể là một nhiễm khuẩn thứ phát từ các vị trí
khác trong cơ thể nhƣ hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa hoặc da-mô mềm.
1.1.4 Tác nhân nhiễm khuẩn huyết
Căn nguyên gây bệnh sẽ bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là ổ nhiễm
khuẩn, bệnh mắc kèm (nhƣ suy giảm miễn dịch, bệnh thận hay bệnh gan mạn tính),
các yếu tố về kinh tế - xã hội, khí hậu và địa lý [38]. Nghiên cứu SENTRY thu thập dữ
liệu từ trên 200 cơ sở y tế tại 45 quốc gia trong vòng 20 năm (1997 – 2016) chỉ ra các
căn nguyên quan trọng nhất trong nhiễm khuẩn huyết gồm Staphylococcus aureus (S.
aureus) (20,7%), Escherichia coli (E. coli) (20,5%), Klebsiella pneumoniae (K.
pneumoniae) (7,7%), Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) (5,3%) và
Enterococcus faecalis (E. faecalis) (5,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ căn nguyên vi khuẩn thay
đổi theo thời gian, với sự dịch chuyển về phía họ vi khuẩn Gram âm. Khi so sánh giữa
2 giai đoạn 1997-2000 và 2013-2016, tỷ lệ vi khuẩn Gram âm tăng từ 33,5% lên
43,4%, trong đó tỷ lệ E. coli tăng từ 18,7% lên 24,0%, trong khi tỷ lệ S. aureus giảm
từ 33,5% xuống còn 18,7% [20]. Sự dịch chuyển này có thể do việc sử dụng rộng rãi
fluoroquinolon trong dự phòng, đặt catheter tĩnh mạch hoặc do tổn thƣơng niêm mạc
bảo vệ liên quan tới hóa trị liệu [24].
Tại Việt Nam, tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết có sự khác nhau giữa các
nghiên cứu. Trong một nghiên cứu kéo dài 15 năm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
Thành phố Hồ Chí Minh (1994-2008), Salmonella typhi (S. typhi) là căn nguyên chính,
chiếm tới 73,63% vào năm 1994, nhƣng giảm nhanh chóng xuống chỉ còn 6,22% vào
năm 2008. Ngƣợc lại, tỷ lệ E. coli và K. pneumoniae những năm đầu rất thấp, lần lƣợt
là 4,3% và 3,85% vào năm 1994 sau đó tăng dần lên vào những năm tiếp theo nhƣng
chững lại vào năm 2002 do sự bùng phát của dịch HIV vào thời điểm đó khiến tỷ lệ
những vi khuẩn nhƣ Cryptococcus neoformans, Penicillium marneffei (P. marneffei)
hay Candida spp. tăng lên nhanh chóng [41]. Ở khu vực miền Bắc Việt Nam, một
nghiên cứu tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ƣơng cho thấy tỷ lệ vi khuẩn Gram âm
chiếm 67,9%, riêng họ trực khuẩn đƣờng ruột Enterobacteriaceae chiếm 46,7%. Các
căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết chính gồm: K. pneumoniae (17,5%), E. coli
(17,3%), S. aureus (14,9%), Stenotrophomonas maltophilia (S. maltophilia) (9,6%)
[18]. Tại bệnh viện Bạch Mai, trong giai đoạn 2009 – 2012, tỷ lệ căn nguyên gây
nhiễm khuẩn huyết là vi khuẩn Gram âm và Gram dƣơng tƣơng đƣơng nhau (29,9% và
32,9%). Trong đó, các căn nguyên chính gồm Coagulase-negative Staphylococci
(CoNS) (16,7%), E. coli (6,8%), S. aureus (5,2%), K. pneumoniae (4,2%) [68].
Tóm lại, vi khuẩn gây nhiễm trùng máu rất đa dạng bao gồm vi khuẩn Gram âm,
vi khuẩn Gram dƣơng và vi khuẩn kỵ khí:
- Vi khuẩn Gram âm chủ yếu là vi khuẩn đƣờng ruột
họ Enterobacteriacae nhƣ: E.coli (Escherichia coli), Salmonella, Klebsiella,
7
Serratia và các vi khuẩn Enterobacter... Ngoài ra còn có trực khuẩn mủ
xanh (Pseudomonas aeruginosa), Burkholderia pseudomallei [14].
- Vi khuẩn Gram dƣơng thƣờng gặp là tụ cầu, liên cầu, não mô cầu, phế cầu...
nguy hiểm nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) ngoài ra còn có Streptococcus
pneumoniae, Streptococcus suis…đặc biệt là loại tụ cầu kháng methicilin (MRSA:
Staphylococcus aureus kháng methicillin). Loại tụ cầu vàng kháng methicilin ở trên
da, chúng thƣờng vô hại nếu chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết thƣơng, sẽ gây bệnh
và rất dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn máu [14].
- Vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis [14].
- Vi khuẩn thƣờng gặp theo nhóm tuổi đƣợc trình bày trong Bảng 1.1
[BVNĐCT], [BYT 2015 3312].
Bảng 1.1 Vi khuẩn thƣờng gặp theo nhóm tuổi
Sơ sinh Nhũ nhi Trẻ lớn
Group B Streptococcus
E.coli
Listeria monocytogene
Stapylococcus aureus
Hemophilus influenzae
Streptococcus pneumoniae
Stapylococcus aureus
Meningococcus
Streptococcus pneumoniae
Meningococcus
Stapylococcus aureus
Enterobacteriacae
1.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHIỄM
KHUẨN HUYẾT
1.2.1 Triệu chứng lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn huyết
Lâm sàng của bệnh nhiễm khuẩn huyết thƣờng không đặc hiệu, biểu hiện bởi hội
chứng đáp ứng viêm toàn thân và thƣờng nặng dần theo thời gian, bao gồm các dấu
hiệu phổ biến sau:
- Thay đổi dấu hiệu sinh tồn: Là những thay đổi thƣờng gặp và góp phần vào
việc chẩn đoán NKH
+ Rối loạn thân nhiệt: Sốt là triệu chứng thƣờng gặp có thể không rõ ràng hoặc
có thể không sốt trên trẻ sơ sinh. Khoảng 13% bệnh nhân không có biểu hiện sốt mà có
hạ thân nhiệt [33], [49].
+ Rối loạn tim mạch: Thƣờng thấy mạch nhanh, tiếng tim mờ, huyết áp hạ, đôi
khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu trong trƣờng hợp thiếu máu, suy tim hoặc đông máu
nội mạch lan tỏa ở những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn huyết nặng hay
sốc nhiễm trùng [33], [49].
+ Tăng thông khí: Là triệu chứng thƣờng gặp và biểu hiện sớm của bệnh NKH
(có thể gặp trƣớc khi sốt). Triệu chứng đƣợc xác định khi: Nhịp thở nhanh. Khí máu
động mạch có thể gặp kiềm hô hấp trong giai đoạn sớm của bệnh và sẽ thay đổi sau đó
tùy theo diễn tiến lâm sàng và đáp ứng điều trị [33], [49].
- Thay đổi tri giác: Thay đổi tri giác thƣờng đƣợc tình trạng bệnh nhân sắp vào
SNT. Các dấu hiệu thƣờng là ngủ gà, lơ mơ hoặc hôn mê (không có dấu hiệu thần kinh
8
khu trú đi kèm). Ít gặp hơn là kích động hay có hành vi bất thƣờng. Rối loạn tri giác có
thể xảy ra trên 10-70% bệnh nhân NKH [49].
- Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhƣ có thể có
ớn lạnh tức là cảm giác bên trong cơ thể lạnh hơn bình thƣờng; nôn ói là phản xạ bệnh
nhân tống xuất các chất trong dạ dày ra bên ngoài theo đƣờng miệng, đau bụng là đau
ở bất kì vị trí nào ở vùng bùng. Tiêu chảy là bệnh nhân đi tiêu trên 3 lần/ngày và phân
> 80% là nƣớc. Ho là một phản xạ hô hấp giúp loại bỏ chất bài tiết. Tiểu gắt là tình
trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, ngƣời bệnh mới đi tiểu xong lại muốn đi nữa, mỗi
lần đi tiểu có cảm giác khó đi [33], [49].
- Triệu chứng thực thể:
+ Dấu xuất huyết da niêm: Dấu xuất huyết dƣới da đƣợc ghi nhận là những nốt,
chấm, mảng bầm trên da mà khi căng da không bị mất. Dấu xuất huyết niêm mạc:
chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn máu, đi tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu
âm đạo... [49].
+ Phù: Là sự tích lũy dịch dƣới da, trong một hay nhiều khoang của cơ thể.
+ Vàng da: Là tình trạng vàng ở da niêm và kết mạc mắt do bilirubin tăng vƣợt
quá giới hạn bình thƣờng trong máu.
+ Hạch ngoại vi: Có thể sờ thấy đƣợc hạch ngoại vi khi có tình trạng viêm
nhiễm, tùy theo vị trí nhiễm trùng tiên phát mà vị trí hạch ngoại vi sẽ khác nhau,
thƣờng phân bố gần với ổ nhiễm trùng tiên phát [33].
- Đƣờng vào của vi khuẩn (ổ nhiễm trùng tiên phát):
Việc xác định đâu là ổ nhiễm trùng tiên phát hoặc thứ phát trên lâm sàng không
phải lúc nào cũng dễ dàng với những bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Mặc dù
vậy những biểu hiện của các ổ nhiễm khuẩn này chỉ khác nhau về thời điểm xuất hiện
và cùng có những biểu hiện sau: [14], [60]
+ Hệ hô hấp: Là vị trí thƣờng gặp nhất của của bệnh NKH, trong tiền sử của
bệnh nhân có thể ho, sốt, lạnh run. Khám lâm sàng có thể có ran phổi, thay đổi tính
chất đờm. Chụp X-quang có thể quan sát đƣợc hình ảnh viêm phổi.
+ Tiêu hóa: Thƣờng có triệu chứng đau bụng, chƣớng bụng, tiêu chảy, viêm
ruột, viêm ruột thừa, viêm túi mật, gan và lách có thể có ổ áp xe.
+ Tiết niệu: Có rối loạn đi tiểu, có triệu chứng viêm đài bể thận, viêm quanh
thận, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, thƣờng có đặt ống thông tiểu.
+ Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ƣơng: Thay đổi tri giác, hội chứng não -
màng não (áp xe não, viêm màng não).
+ Không tìm đƣợc đƣờng vào của vi khuẩn chiếm tỷ lệ khá cao [14], [60], [65].
1.2.2 Triệu chứng cận lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn huyết
- Cấy máu
Cấy máu dƣơng tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Tuy
nhiên, cần lƣu ý là kết quả cấy máu âm tính cũng không loại trừ đƣợc nhiễm khuẩn
9
huyết, có khoảng 60% nhiễm khuẩn huyết có kết quả cấy máu âm tính. Cấy máu đƣợc
thực hiện trƣớc khi dùng kháng sinh. Thời điểm tốt nhất là khi bệnh nhân bị ớn lạnh,
đang lạnh run trƣớc khi sốt hay đang lên cơn sốt. Khi phân lập đƣợc vi khuẩn phải làm
kháng sinh đồ đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. Tuy nhiên,
trong trƣờng hợp bệnh nhân đang điều trị KS nhƣng lâm sàng vẫn không thuyên giảm
thì nên cấy máu để phát hiện tác nhân gây bệnh [14], [56].
- Công thức máu
Công thức máu toàn bộ: Là một xét nghiệm máu phổ biến. Nó đo có bao nhiêu tế
bào bạch cầu đang lƣu thông trong máu của bạn, trong số những thứ khác.
Tế bào bạch cầu (còn gọi là bạch cầu) chống lại vi khuẩn, vi rút và các sinh vật
khác mà cơ thể bạn xác định là mối nguy hiểm. Lƣợng bạch cầu trong máu cao hơn
bình thƣờng có thể có nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng. Số lƣợng bạch cầu máu ngoại vi
> 12 G/l hoặc < 4 G/l hoặc tỉ lệ bạch cầu non > 10%, giảm tiểu cầu (< 100 G/L), rối
loạn đông máu (INR > 1.5 hoặc aPTT > 60 giây) [80].
- C-reactive protein (CRP)
Là một protein phản ứng trong giai đoạn viêm cấp, đƣợc sản xuất từ các tế bào gan sau
khi bị kích thích bởi các chất gây viêm nhƣ IL-6, IL-8. CRP là dấu ấn sinh học thƣờng
đƣợc sử dụng để đánh giá sự hiện diện của vi khuẩn và bệnh NKH [3], [59]. Protein
phản ứng C (CRP) thƣờng > 150 mg/l
- Procalcitonin (PCT): Là một dấu ấn sinh học đặc hiệu cho nhiễm trùng và
NKH. Những nghiên cứu về lâm sàng cho thấy PCT giúp phân biệt đƣợc có nhiễm
trùng hay không nhiễm trùng. Nồng độ PCT thấp có giá trị tiên lƣợng âm tính cao để
loại trừ bệnh NKH và ngƣợc lại, PCT cao có giá trị chẩn đoán quá trình nhiễm trùng,
bệnh NKH, SNT nhất là khi có RLCN đa cơ quan, hậu quả của quá trình viêm toàn
thân, suy đa tạng. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy PCT có thể rút ngắn thời gian chẩn
đoán bệnh, phân biệt nhiễm khuẩn do vi khuẩn hay siêu vi, theo dõi đáp ứng với điều
trị kháng sinh và kiểm soát ổ nhiễm trùng tốt hơn các dấu ấn sinh học khác [52], [62].
- Lactate máu: Đƣợc sản xuất bởi sự trao đổi chất kỵ khí và là một dấu hiệu
quan trọng của giảm tƣới máu mô. Lactate giúp xác định tình trạng giảm cung cấp oxy
mô và tiên lƣợng bệnh nhân SNT. Lactate tiên lƣợng tử vong sớm trong nhiễm khuẩn
huyết [7], [12], [23].
- Kháng sinh đồ: Kháng sinh đồ là kỹ thuật xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn
với kháng sinh in vitro. Thực hiện kháng sinh đồ nhằm hai mục đích: Định tính và
định lƣợng mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. Tuy kết quả nuôi cấy và
kháng sinh đồ có thể là chậm nhƣng đó là bằng chứng giúp nhà lâm sàng tích lũy kinh
nghiệm cho việc điều trị sau đó và đặc biệt là nó có ý nghĩa quan trọng cho công tác
phòng bệnh/phòng dịch, nhất là nhiễm khuẩn bệnh viện [13].
1.3 ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT
1.3.1 Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sốc nếu có.
10
- Điều trị kháng sinh ban đầu sớm và phù hợp, tiếp theo tùy đáp ứng lâm sàng và
kết quả vi sinh.
- Cấy máu trƣớc khi cho kháng sinh
- Điều trị biến chứng [7], [12].
1.3.2 Điều trị cụ thể
a) Kháng sinh ban đầu trƣớc khi có kết quả phân lập vi khuẩn
Cần dùng kháng sinh đƣờng tĩnh mạch sớm ngay sau khi cấy máu. Chọn lựa
kháng sinh tốt nhất là tùy theo tác nhân. Nhƣng kết quả cấy máu cho kết quả chậm, do
đó trên thực tế chọn kháng sinh ban đầu dựa vào kinh nghiệm.
Các yếu tố để chọn lựa kháng sinh ban đầu:
- Ổ nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ
- Tuổi
- Nhiễm khuẩn cộng đồng hay bệnh viện (nhiễm khuẩn bệnh viện thƣờng do vi
khuẩn đa kháng).
- Kết quả soi và nhuộm Gram mẫu bệnh phẩm.
- Mức độ đề kháng kháng sinh tại địa phƣơng, bệnh viện, khoa [7], [12], [65].
b) Dựa vào ổ nhiễm khuẩn tìm thấy hoặc nghi ngờ
Bảng 1.2. Ổ nhiễm khuẩn tìm thấy hoặc nghi ngờ
Ổ nhiễm khuẩn Tác nhân Kháng sinh ban đầu
Nhiễm trùng tiểu Vi khuẩn gr (_
),
Enterococcus
Cefotaxim
Nhiễm trùng tiêu hóa
gan mật
Vi khuẩn gr (_
),
Enterbacteriacea
Cefotaxim/ceftriaxon
hoặc fluoroquinolon (ciprofloxacin hoặc
pefloxacin)
hoặc carbapenem (imipenem/
meropenem) khi có sốc nhiễm khuẩn
- cần phối hợp aminoglycosid
(gentamycin/amikacin)
có thể thêm metronidazol nếu nghi vi
khuẩn kỵ khí
Nhọt da, áp xe, viêm
phổi có bóng khí
Tụ cầu Oxacilin hoặc clindamycin hoặc
cephalosporin thế hệ 1 + gentamycin
dùng vancomycin nếu nghi ngờ MRSA
hoặc đang sốc
Viêm phổi
cộng đồng
H.influenzae,
S.pneumoniae
Cefotaxim/ceftriaxon +
Aminoglycosid
Nhiễm khuẩn huyết
não mô cầu
N. meningitidis Cefotaxim/ceftriaxon
Nhiễm trùng ổ bụng
sau phẫu thuật
VK Gram âm
VK kỵ khí
Cefotaxim/ceftriaxon hoặc
fluoroquinolon hoặc ertapenem khi có
sốc nhiễm khuẩn phối hợp với
aminoglycosid thêm metronidazol khi
nghi ngờ vk kỵ khí
11
c) Không tìm thấy ổ nhiễm trùng nghi ngờ: Thƣờng căn cứ theo tuổi
Trẻ trước đó bình thường:
*Trẻ < 2 tháng tuổi:
- Ampicilin + gentamycin + cefotaxim.
- Nếu có kèm sốc: Quinolon hoặc ceftazidim hoặc cefepim hoặc
imipenem/meropenem.
- Nếu nghi tụ cầu: Cefotaxim + oxacilin ± gentamycin. Nếu có sốc thay oxacilin
bằng vancomycin [7], [12].
*Trẻ > 2 tháng tuổi:
- Cefotaxim hoặc ceftriaxon hoặc quinolon ± gentamycin.
- Nếu có kèm sốc: Quinolon hoặc ceftazidim hoặc cefepim hoặc
imipenem/meropenem.
- Nếu nghi tụ cầu: Thêm oxacilin hoặc vancomycin khi có sốc [7], [12], [65].
Trên cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc giảm bạch cầu hạt:
- Cefotaxim hoặc ceftriaxon hoặc ceftazidim hoặc fluoroquinolon ± amikacin.
- Nếu có kèm sốc: Dùng imipenem/meropenem ± amikacin
- Nghi tụ cầu: Thêm oxacilin hoặc vancomycin khi có sốc [7], [12].
d) Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh
- Sau 48-72 giờ đánh giá lại đáp ứng KS dựa vào lâm sàng và kết quả vi sinh.
- Phần lớn kết hợp kháng sinh chỉ cần thiết ở 3-5 ngày đầu điều trị để tăng khả
năng diệt khuẩn, giảm đề kháng.
- Thời gian điều trị kháng sinh trung bình 10-14 ngày hoặc kéo dài hơn tùy ổ
nhiễm khuẩn, tác nhân gây bệnh hoặc đáp ứng lâm sàng.
- Ngƣng kháng sinh sau khi đủ ngày điều trị kèm bệnh nhân hết sốt, tổng trạng
tốt, chỉ số xét nghiệm nhiễm khuẩn trở về bình thƣờng [12].
*Cấy máu dương tính:
- Việc tiếp tục kháng sinh đang dùng hay thay đổi kháng sinh tùy thuộc vào đáp
ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ, trong đó đáp ứng lâm sàng là quan trọng nhất.
- Đáp ứng lâm sàng tốt: Tiếp tục kháng sinh đang dùng đủ 10-14 ngày.
- Lâm sàng không cải thiện: Đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ [12].
Bảng 1.3 Các tác nhân, sử dụng kháng sinh ban đầu và kháng sinh thay thế
Tác nhân Kháng sinh ban đầu Kháng sinh thay thế
Nhiễm khuẩn
cộng đồng
Hemophilus influenza Cefotaxim/cetriaxon
N meningitidis Cefotaxim/ ceftriaxon
S. pneumoniae Cefotaxim/ceftriaxon Vancomycin
Salmonella Cefotaxim/ cetriaxon Choramphenicol hoặc
ciprofloxacin
Shigella Ciprofloxacin
Staphylococcus aureus Oxacilin Vancomycin
12
Nhiễm khuẩn BV
Enterobacter
Pseudomonas
Cefotaxim/ceftazidim/
ciprofloxacin/pefloxacin/
ticarcilin – clavuclinic
acid/ cefoperazon - subactam
phối hợp với amikacin
Imipenem/cefepim
hoặc ticarcilin –
clavuclinic acid phối
hợp với amikacin
Enterococcus Ampicilin hoặc
penicilin phối hợp với amikacin
Vancomycin + amikacin
Escherichia coli Cefotaxim hoặc ceftazidim hoặc
ticarcilin - clavuclinic acid hoặc
cefoperazon - sulbactam hoặc
ciprofloxacin phối hợp với
amikacin
Imipenem/meropenem/
ertapenem  amikacin
phối hợp với ciprofloxacin
Klebsiella Cefotaxim hoặc
ceftazidim hoặc
ticarcilin – clavuclinic
acid hoặc cefoperazon-sulbactam
hoặc ciprofloxacin
Imipenem/meropenem/
ertapenem ± amikacin
Enterobacter Imipenem/meropenem/
ertapenem hoặc
ticarcilin – clavuclinic
acid/ cefoperazon sulbactam kèm
amikacin
Imipenem/meropenem/
ertapenem kèm
ciprofloxacin
hoặc ciprofloxacin kèm
amikacin
Acinetobacter Imipenem/meropenem/
ertapenem hoặc
cefoperazon sulbactam/ ticarcilin
– clavuclinic acid
Imipenem/meropenem/
ertapenem hoặc
cefoperazon sulbactam/
ticarcilin –clavuclinic acid
phối hợp với colistin
Staphylococcus aureus
- Nhạy methicilin
( MSSA)
- Kháng methicilin
( MRSA )
Oxacilin
Vancomycin
Cefazolin/clindamycin
vancomycin + rifampicin
hoặc clindamycin
Staphylococcus
coagulase negative
Vancomycin
*Cấy máu âm tính:
- Đáp ứng lâm sàng tốt: Tiếp tục kháng sinh đang dùng đủ 10-14 ngày.
- Lâm sàng không tốt: Đổi KS tùy theo ổ nhiễm trùng nguyên phát nghi ngờ.
- Từ nhiễm trùng tiểu: Ciprofloxacin/pefloxacin + amikacin
- Từ viêm phổi: Ceftazidim/pefloxacin/ciprofloxacin + amikacin. Nếu không đáp
ứng: Cefepim/imipenem/meropenem + amikacin. Nếu nghi tụ cầu kháng thuốc: Thêm
vancomycin
- Từ nhiễm trùng da: Vancomycin
- Nếu có ban xuất huyết: Ciprofloxacin/pefloxacin
- Liên quan đặt catheter tĩnh mạch: Vancomycin
13
- Nghi nhiễm trùng bệnh viện
- Nghi do Gr (-): Cefepim/imipenem/meropenem ± amikacin
- Cơ địa suy giảm miễn dịch: Ciprofloxacin/pefloxacin (nếu chƣa dùng) hoặc
cefepim/ meropenem + amikacin [7], [12].
1.3.3 Điều trị biến chứng
- Rối loạn đông máu: Truyền tiểu cầu và huyết tƣơng đông lạnh, kết tủa
- Toan chuyển hóa: Thƣờng là hậu quả của sốc nên cần điều trị tích cực sốc
nhiễm trùng tránh để sốc kéo dài. Trong trƣờng hợp toan hóa máu nặng cần điều chỉnh
bằng Bicarbonate [12].
1.3.4 Lọc máu liên tục
- Khi bệnh nhân thiểu niệu > 24 giờ hoặc Creatinin > 0,4 mmol/L hoặc tăng 0,1
mmol/L/ ngày.
- Corticoides liều cao tĩnh mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả chƣa rõ
ràng và có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, xuất huyết [7].
1.3.5 Phẫu thuật
- Dẫn lƣu ổ mủ
- Phẫu thuật loại bỏ ổ nhiễm trùng [7].
1.4 THUỐC ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT
1.4.1 Kháng sinh
- KS đƣờng tĩnh mạch nên đƣợc bắt đầu càng sớm càng tốt trong vòng 1 giờ sau
khi chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm trùng [19].
- Sử dụng theo kinh nghiệm một hoặc nhiều hơn KS phổ rộng để bao phủ hết các
tác nhân gây bệnh có thể có (gồm cả vi khuẩn, nấm, siêu vi)
- Sử dụng theo kinh nghiệm kháng sinh phổ h p chỉ khi đã xác định đƣợc tác
nhân gây bệnh và kháng sinh đồ (BPS)
- Không nên dùng KS toàn thân để dự phòng ở bệnh nhân có tình trạng viêm
không do nhiễm trùng (viêm tụy cấp, bỏng) (BPS)
- Nên chỉnh liều KS dựa vào dƣợc động, dƣợc lực, tính chất đặc biệt của thuốc.
- Phối hợp KS theo kinh nghiệm có thể chọn hai KS thuộc 2 nhóm khác nhau phù
hợp với tác nhân gây bệnh có thể có [19].
- Phối hợp KS không nên xem là điều trị thƣờng qui ở bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết mà không có sốc.
- Không nên thƣờng qui phối hợp KS ở bệnh nhân NKH có giảm bạch cầu.
- Nếu dùng kháng sinh phối hợp, nên xuống thang KS bằng cách giảm số loại KS
trong vòng vài ngày khi lâm sàng cải thiện hoặc có bằng chứng nhiễm trùng đã giảm,
áp dụng cho bệnh nhân có kết quả cấy dƣơng tính lẫn âm tính (BPS).
- Thời gian dùng KS có thể là 7-10 ngày
- Thời gian dùng KS dài hơn ở bệnh nhân đáp ứng chậm, ổ nhiễm không dẫn lƣu
đƣợc, tác nhân gây bệnh là tụ cầu, vài loại nấm và siêu vi, bệnh nhân suy giảm miễn
dịch bao gồm giảm bạch cầu.
14
- Procalcitonin có thể dùng để hỗ trợ việc ngƣng KS ở bệnh nhân lúc đầu nghĩ
đến nhiễm khuẩn huyết, nhƣng sau đó bằng chứng nhiễm trùng không rõ [19].
1.4.2 Bù dịch
- Trong khi có một số loại dịch truyền tĩnh mạch, một số loại là tiêu chuẩn trong
điều trị nhiễm khuẩn huyết. Nƣớc muối bình thƣờng là một trong những chất lỏng
thƣờng đƣợc truyền. Nó là một chất lỏng kết tinh. Đây là những chất lỏng có chứa các
khoáng chất, chẳng hạn nhƣ natri, và hòa tan trong nƣớc hoặc hòa tan trong nƣớc.
Chúng bổ sung chất lỏng cho hệ thống máu.
- Chất keo, một loại chất lỏng khác, là chất lỏng đặc hơn. Chất keo đƣợc truyền
qua tĩnh mạch. Chất keo không tan nhanh nhƣ chất kết tinh. Cần nhiều dịch tinh thể
hơn dịch keo để đạt đƣợc cùng mục tiêu là tăng thể tích dịch cơ thể, nhƣng dịch tinh
thể ít tốn kém hơn [80].
1.4.3 Thuốc vận mạch
- Norepinephrin là thuốc vận mạch đƣợc chọn đầu tiên.
- Có thể phối hợp vasopressin (lên đến 0,03 đơn vị/phút hoặc với norepinephrin
để đạt mục tiêu huyết áp trung bình, hoặc phối hợp với vasopressin (lên đến 0,03 đơn
vị/phút) để giảm liều norepinephrin.
- Dopamin chỉ dùng nhƣ thuốc vận mạch thay thế cho norepinephrin ở nhóm BN
đƣợc chọn lọc kỹ: Nguy cơ loạn nhịp thấp, nhịp chậm tƣơng đối hoặc tuyệt đối.
- Không nên dùng dopamin liều thấp với mục đích bảo vệ thận
- Nên dùng dobutamin ở bệnh nhân có bằng chứng giảm tƣới máu dai dẳng dù đã
bù dịch đủ và dùng thuốc vận mạch
- Nên đặt catheter động mạch ở tất cả bệnh nhân dùng thuốc vận mạch [19], [49].
1.4.4 Corticosteroid
Không nên dùng hydrocortison tĩnh mạch ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng đã ổn
định huyết động với dịch và thuốc vận mạch. Nếu huyết động chƣa ổn định với dịch và
thuốc vận mạch, có thể dùng hydrocortison tĩnh mạch 200 mg/ngày [19], [49].
1.4.5 Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu
Sử dụng heparine không phân đoạn liều thấp 2-3 lần/ngày, hoặc heparine trọng
lƣợng phân tử thấp 1 lần/ngày, nếu không có chống chỉ định [19], [49].
Ở bệnh nhân có chống chỉ định với heparine, dùng thiết bị cơ học nhƣ với áp lực
hoặc dụng cụ phòng ngừa huyết khối. Ở BN có nguy cơ rất cao, có thể phối hợp
heparine và biện pháp cơ học [19], [49].
1.4.6 Dự phòng loét tiêu hóa do stress
Loét do stress và xuất huyết dạ dày là vấn đề nghiêm trọng và dù chƣa có bằng
chứng mạnh mẽ, dùng kháng acid, hầu hết bệnh nhi ICU cần ức chế H2 và ức chế bơm
proton, đặc biệt khi không ăn qua đƣờng miệng [7], [19].
1.4.7 Truyền các chế mẫu của máu
Truyền máu là truyền chế phẩm máu có nguy cơ, do đó nên thực hiện cẩn thận.
Cần truyền hồng cầu lắng để duy trì Hct > 30% [7], [19].
15
1.4.8 Kiểm soát đƣờng huyết
Kiểm soát đƣờng huyết: Dù thiếu bằng chứng ở trẻ em, đồng thuận điều trị tăng
đƣờng huyết ở trẻ em nặng. Ghi nhận trẻ có nguy cơ cao hạ đƣờng huyết, khoảng mục
tiêu cho phép cao hơn ở ngƣời lớn 100-150 mg/dL [7].
1.5 TƢƠNG TÁC THUỐC
- Việc phối hợp thuốc là không thể tránh khỏi, nhất là trong điều kiện đa bệnh
lý, đa triệu chứng. Đó chính là lý do làm cho nguy cơ tƣơng tác thuốc bất lợi dễ dàng
xảy ra. Hậu quả của tƣơng tác thuốc ảnh hƣởng đến chất lƣợng điều trị và sức khỏe
của ngƣời bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong [25].
- Tƣơng tác thuốc-thuốc bao gồm:
+ Tƣơng tác dƣợc động học: Thuốc đƣợc đƣa vào cơ thể bằng nhiều đƣờng. Sau
khi đƣợc hấp thu để phát huy tác dụng dƣợc lý, thuốc đƣợc coi là vật lạ, cơ thể sẽ tìm
mọi cách để thải trừ.
+ Tƣơng tác dƣợc lực học: Tƣơng tác dƣợc lực học là khi thuốc A gây ảnh
hƣởng tới đáp ứng sinh học của thuốc B hoặc tới độ nhạy cảm của mô trong cơ thể khi
dùng cùng thuốc B. Những thuốc gặp tƣơng tác này sẽ có tác dụng đối kháng hoặc
hiệp đồng với nhau, nhiều khi có hậu quả lâm sàng tai hại [10].
Các cơ sở dữ liệu tra cứu tƣơng tác thuốc
Bảng 1.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tƣơng tác thuốc
STT Tên CSDL Loại CSDL
Ngôn
ngữ
Nhà xuất bản/
Quốc gia
1
Multi-drug Interaction Checker
(http://www.medscape.com/)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng
Anh
Medscape
LLC/Mỹ
2
Drug Interaction Checker
(http://www.drugs.com/)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng
Anh
Drugsite Trust
New Zealand
Công cụ tra tƣơng tác thuốc tại trang web Medscape.com.
Là CSDL cung cấp các thông tin chuyên ngành cho cán bộ y tế bao gồm các bài
viết y khoa, các cảnh báo lâm sàng, thông tin về kê đơn và sử dụng thuốc an toàn,
kiểm tra tƣơng tác thuốc, các chuyên mục nhƣ sinh lý bệnh, dịch tễ học, chẩn đoán
phân biệt, theo dõi, điều trị...hỗ trợ cho quá trình đào tạo liên tục [31], [45].
Phần mềm tra cứu trực tuyến Multi-drug Interaction Checker đƣợc cung cấp
miễn phí bởi Medscape LLC/Mỹ. Phần mềm này cung cấp các thông tin về tƣơng tác
thuốc-thuốc, thuốc-thực phẩm chức năng. Kết quả tra cứu cho biết các thông tin tóm
tắt về mức độ nặng của tƣơng tác. Có 4 mức độ tƣơng tác thuốc:
- Chống chỉ định: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng. Nguy cơ thƣờng lớn hơn lợi ích
khi sử dụng kết hợp. Nhìn chung, chống chỉ định kết hợp.
- Nghiêm trọng: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng. Cần đánh giá bệnh nhân cân nhắc
giữa nguy cơ và lợi ích. Cần có các biện pháp can thiệp để tối thiểu hóa độc tính
16
do sử dụng kết hợp 2 thuốc, bao gồm: Theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh liều hoặc sử
dụng thuốc khác thay thế.
- Theo dõi chặt chẽ: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng. Lợi ích thƣờng lớn hơn nguy
cơ khi sử dụng kết hợp. Tuy nhiên, cần có kế hoạch theo dõi thích hợp để phát
hiện các tác hại tiềm ẩn. Điều chỉnh liều 1 hoặc 2 thuốc có thể cần thiết.
- Nh : Tƣơng tác không có ý nghĩa lâm sàng [31], [45].
Công cụ tra tƣơng tác tại trang web Drugs.com:
Phần mềm tra cứu trực tuyến Drug Interactions Checker đƣợc cung cấp miễn phí
bởi Drugsite Trust/New Zealand. Phần mềm này cung cấp các thông tin về tƣơng tác
thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn.Tra cứu theo từ khoá tên biệt dƣợc, tên hoạt chất hay nhóm
thuốc, cung cấp một cách khái quát các thông tin về cơ chế, hậu quả, biện pháp xử trí
của tƣơng tác. Các tƣơng tác thuốc đƣợc chia làm 3 mức độ:
- Nguy hiểm: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng cao. Tránh phối hợp, nguy cơ tƣơng
tác cao hơn lợi ích.
- Trung bình: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng trung bình. Thƣờng tránh phối hợp, chỉ
sử dụng trong những tình huống đặc biệt.
- Nh : Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng thấp. Nguy cơ thấp, đánh giá nguy cơ và xem
xét một thuốc thay thế, thực hiện các biện pháp để tránh tƣơng tác hoặc lập kế
hoạch giám sát [31], [45], [79].
1.6 SƠ LƢỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đƣợc thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1979 (tiền
thân là khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang cũ), với quy mô 200 giƣờng là
Bệnh viện chuyên khoa Nhi duy nhất trong khu vực. Tọa lạc tại số 240, đƣờng Trần
Hƣng Đạo, phƣờng An Nghiệp, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ [8].
Đến tháng 9 năm 2011, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đƣợc công nhận là Bệnh
viện công lập, hạng I, chuyên khoa Nhi, trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ. Có
chức năng khám và điều trị cho trẻ từ 0 đến dƣới 16 tuổi. Trong 6 tháng đầu năm
2019, công suất sử dụng giƣờng bệnh đạt 93%, tăng 11,2% so với năm 2018; tỉ lệ hài
lòng của ngƣời dân với dịch vụ y tế đạt 88,3%, tăng 0,7%; kết quả đánh giá chất lƣợng
bệnh viện đạt 80/83 tiêu chí, chiếm 95% tỷ lệ áp dụng. Bệnh viện đang từng bƣớc thực
hiện các kỹ thuật mới đã đƣợc chuyển giao nhƣ: Chụp CT 128 lá cắt, lọc máu liên tục,
điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non, đo nhĩ lƣợng, đo âm ốc tai…
Không chỉ nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, đề cao tinh thần trách nhiệm
trong công việc mà đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ còn quan tâm
nhiều đến vấn đề nâng cao y đức, quy tắc ứng xử để xứng đáng với thƣơng hiệu Bệnh
viện đầu tuyến vùng ĐBSCL và tiếp tục thực hiện đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2
của Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ mang sứ mệnh “Cho trẻ sức
khỏe-Cho trẻ tƣơng lai” đã liên tục phát triển về mọi mặt và có những bƣớc đi khá
vững chắc, nhanh chóng trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của ngƣời dân trên
toàn khu vực ĐBSCL [8].
17
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu gồm những bệnh án nội trú của bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong thời gian từ tháng 01/2018 đến hết tháng
12/2019. Hồ sơ bệnh án nội trú đƣợc lƣu trữ tại phòng Kế hoạch tổng hợp.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
- HSBA đã hoàn chỉnh và nộp lƣu trữ phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh nhân
điều trị nhiễm khuẩn huyết.
- Bệnh án của bệnh nhân đƣợc chẩn đoán vào viện và ra viện là Nhiễm khuẩn
huyết (theo chẩn đoán của bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án nội trú).
- Bệnh án của bệnh nhân đã có tiền sử bệnh tiếp tục đƣợc điều trị. Bệnh nhân
đƣợc thăm khám lâm sàng toàn diện, làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Các HSBA không đủ thông tin khảo sát.
- Bệnh án bệnh nhân có mắc các nhiễm khuẩn khác.
- Các HSBA chẩn đoán sốc nhiễm trùng.
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2018 đến 30/12/2019
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu dữ liệu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa
chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Thông tin trong bệnh án đƣợc lấy theo mẫu phiếu thu thập
thông tin bệnh nhân (phụ lục 1) để khảo sát các tiêu chí đã định trƣớc.
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
Ta có công thức tính cỡ mẫu:
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu.
: Là hệ số tin cậy, với độ tin cậy là 95%, chọn = 0,05, tra bảng Student
có trị số = 1,96.
P: Là tỷ lệ tử vong của nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn tại khoa
HSTC-CĐ bệnh viện Nhân Dân Gia Định nghiên cứu năm 2011 với P = 0,44 [58].
d: Là sai số ƣớc lƣợng, chọn sai số 10%
Từ công thức trên, cỡ mẫu cần có là = 96 bệnh án.
Nhƣ vậy cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 96 hồ sơ bệnh án. Trong thực tế
chúng tôi đã thu thập đƣợc 106 hồ sơ bệnh án đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn để đƣa vào
nghiên cứu.
18
2.2.3. Quy trình thu thập dữ liệu
Từ dữ liệu Khoa Vi sinh, trích xuất danh sách bệnh nhân có kết quả cấy máu
dƣơng tính trong khoảng thời gian nghiên cứu. Từ mã bệnh án và khoảng thời gian
nằm viện tƣơng ứng mỗi bệnh nhân, xác định mã lƣu trữ hồ sơ và tiến hành tìm kiếm
bệnh án tƣơng ứng tại Kho lƣu trữ bệnh án theo mã này. Các bệnh án không tiếp cận
đƣợc tại kho bệnh án sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Bệnh án thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và
tiêu chí loại trừ đƣợc thu thập dữ liệu từ bệnh án, tra cứu tiền sử dùng thuốc, tiền sử
nhập viện, rồi điền thông tin vào phiếu thu thập thông tin bệnh nhân (phụ lục 1)
Chọn mẫu thuận tiện. Chọn tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu cho đến
khi đủ cỡ mẫu ƣớc lƣợng trong thời gian 01/01/2018 -30/12/2019.
2.2.4 Nội dung nghiên cứu
a) Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết
- Giới tính đƣợc phân làm 2 nhóm:
+ Nam
+ Nữ
- Tuổi chia thành 4 nhóm:
Bệnh nhân đƣợc chia thành các lớp tuổi đã phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học
qua từng giai đoạn:
+ Sơ sinh (dƣới 4 tuần tuổi) là giai đoạn thay đổi điển hình sau khi sinh.
+ Trẻ nhỏ (4 tuần đến 2 tuổi) là giai đoạn cơ thể phát triển rất nhanh.
+ Trẻ em (từ 2 đến 11 tuổi) là giai đoạn phát triển từ từ.
+ Thiếu niên (từ 12 đến 15 tuổi) là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh [25].
- Bệnh mắc kèm:
Bệnh nhiễm khuẩn huyết kèm theo bệnh rối loạn tiêu hóa, suy dinh dƣỡng, vàng
da sơ sinh, viêm phổi, dị ứng da, thiếu calci...
- Tình trạng lúc sinh:
+ Sinh non: Là những trẻ sinh ra < 37 tuần thai [42].
+ Không sinh non: Khi tuổi thai trong khoảng 37 - 42 tuần, trung bình là 40 tuần
hay 280 ngày.
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã định nghĩa dựa trên tuổi thai, nếu trẻ sanh
trƣớc tuần 37 (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) là trẻ non tháng [42].
- Cân nặng lúc sinh:
+ Nh cân: Trẻ có cân nặng lúc sanh dƣới 2.500 g
+ Đủ cân: Trẻ có cân nặng lúc sanh ≥ 2.500 g [44].
- Đặc điểm thân nhiệt:
Thân nhiệt chia làm 3 nhóm theo chẩn đoán hội chứng đáp ứng viêm toàn thân:
+ Thân nhiệt < 35 o
C
+ Thân nhiệt 35-38 o
C
+ Thân nhiệt > 38 o
C
19
- Đặc điểm nhịp tim:
Nhịp tim chia theo nhóm theo độ tuổi: Dựa vào bảng 2.1 [12].
+ Nhịp tim nhanh: Trên mức bình thƣờng quy định theo bảng 2.1
+ Nhịp tim bình thƣờng: Dựa vào chỉ số của bảng 2.1
+ Nhịp tim chậm: Dƣới mức bình thƣờng quy định theo bảng 2.1
Bảng 2.1 Nhịp tim và huyết áp tâm thu theo tuổi
Tuổi (năm) Nhịp tim (lần/phút)
<1 110 – 160
1 – 2 100 – 150
2 – 5 95 – 140
5 – 12 80 – 120
>12 60 – 100
- Đặc điểm nhịp thở:
Nhịp thở chia theo nhóm theo độ tuổi: Dựa vào bảng 2.2 [12].
+ Nhịp thở nhanh: Trên mức bình thƣờng quy định theo bảng 2.2
+ Nhịp thở bình thƣờng: Dựa vào chỉ số của bảng 2.2
+ Nhịp thở chậm: Dƣới mức bình thƣờng quy định theo bảng 2.2
Bảng 2.2 Nhịp thở bình thƣờng của bệnh nhân theo tuổi
Tuổi Nhịp thở (lần/phút)
<1 30 – 40
1 – 2 25 – 35
2 – 5 25 – 30
5 – 12 20 – 25
>12 15 – 20
- Triệu chứng cơ năng
+ Sốt
+ Nôn ói
+ Bụng chƣớng
+ Tiêu chảy
+ Bú kém
+ Ho (khò khè)
+ Tiểu gắt
- Triệu chứng thực thể
+ Vàng da
+ Xuất huyết da niêm
+ Hạch ngoại vi
+ Phù
20
- Ổ nhiễm trùng:
+ Hô hấp: Viêm phổi cộng đồng
+ Da, niêm: Nhọt da, áp xe
+ Tiêu hóa: Nhiễm trùng tiêu hóa-gan mật
+ Tiết niệu: Nhiễm trùng tiểu
+ Thần kinh: Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu
+ Không rõ: Không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn [12].
- Mức độ nhiễm khuẩn huyết:
+ Nhiễm khuẩn huyết: Có bằng chứng nhiễm trùng còn nghi ngờ hoặc đã xác
định và có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn của hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.
+ Nhiễm khuẩn huyết nặng: Bệnh nhân NKH có kèm rối loạn chức năng cơ
quan, giảm tƣới máu mô hoặc hạ huyết áp... [33], [49].
- Thời gian điều trị NKH:
Không có quy định về độ dài đợt điều trị với mỗi loại nhiễm khuẩn [13]. Phụ
thuộc tình trạng kháng thuốc, diễn biến bệnh phức tạp nên quá trình điều trị cần có
nhiều lần đổi kháng sinh làm kéo dài thời gian điều trị.
Chia thành 3 nhóm:
+ < 7 ngày
+ 7 – 14 ngày
+ > 14 ngày.
- Số lƣợng bạch cầu:
Chia 3 nhóm dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng đáp ứng viêm toàn thân:
+ Bạch cầu giảm: < 4 G/L
+ Bạch cầu bình thƣờng: 4-12 G/L
+ Bạch cầu tăng: > 12 G/L
- Xét nghiệm CRP:
+ Không thực hiện XN
+ Có thực hiện XN: Thử nghiệm đo lƣợng CRP trong máu có giá trị trong việc
phát hiện viêm nhiễm cấp tính, theo dõi cơn bùng phát của các bệnh mãn tính [57].
Chia thành 2 nhóm:
+ CRP < 10 mg/L
+ CRP ≥ 10 mg/L [47].
- Xét nghiệm lactate:
+ Không thực hiện xét nghiệm
+ Có thực hiện xét nghiệm: Lactate là chỉ số tiên lƣợng độc lập mức độ nặng nh
của bệnh. Cải thiện lactate làm tăng tỉ lệ sống của bệnh nhân [23].
Chia thành 3 nhóm:
+ Giảm: < 0.5 mmol/L
21
+ Bình thƣờng: 0.5- 2.22 mmol/L
+ Tăng: > 2.22 mmol/L [49].
- Xét nghiệm Procalcitonin:
+ Không thực hiện XN
+ Có thực hiện XN: Theo dõi tình trạng viêm do nhiễm khuẩn, phát hiện các
nhiễm khuẩn ảnh hƣởng hệ thống hoặc các biến chứng của nhiễm khuẩn, đánh giá tiên
lƣợng và diễn biến của các bệnh viêm nặng nhƣ viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn, hội
chứng đáp ứng viêm hệ thống và hội chứng suy đa tạng [62].
Chia 2 nhóm: + Tăng : ≥ 0.5 ng/mL: Nhiễm khuẩn do đáp ứng viêm hệ thống
+ Thấp: < 0.5 ng/mL [34].
- Chủng vi khuẩn gây bệnh:
+ Vi khuẩn Gram âm: Achromobacter xylosoxidans, Citrobacter freundii,
Delftia aciclovorans, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae,
Salmonella group, Stenotrophomonas maltophilia [14].
+ Vi khuẩn Gram dƣơng: Enterobacter farcium, Staphylococcus aureus,
Staphylococcus caprae, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus haemolyticus,
Staphylococcus hominis, Staphylococcus preuditemedius, Staphylococcus
saprophyticus, Staphylococcus simulans, Staphylococcus warneri, Streptococcus
oralis, Streptococcus parasanguinis [14].
b) Khảo sát thuốc điều trị bệnh, tính phù hợp của sử dụng kháng sinh
- Mức độ nhạy cảm (S) và đề kháng (R) kháng sinh của vi khuẩn phổ biến:
Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn thử nghiệm đánh giá
qua sự phát triển của VK sẽ bị ức chế khi kháng sinh đạt đến một nồng độ nhất định.
Kháng kháng sinh là khả năng của các vi khuẩn sinh trƣởng với sự hiện diện của một
loại thuốc, kết quả điều trị của thuốc đó trở nên không hiệu quả [81].
- Các nhóm kháng sinh và hoạt chất sử dụng trong điều trị NKH
+ Cephalosporin: Cefuroxim, cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim, cefepim
+ Aminoglycosid: Tobramycin, amikacin
+ Glycopeptid: Vancomycin
+ Penicillin: Oxacilin, cloxacilin, ampicilin, amoxicilin/a. clavulanic, amoxicilin
+ Carbapenem: Imipenem/cilastatin, meropenem
+ Quinolon: Ciprofloxacin [13].
- Kháng sinh phối hợp:
+ Đơn trị liệu: Chỉ sử dụng 1 thuốc kháng sinh điều trị
+ Phối hợp kháng sinh: Theo nguyên tắc sau:
Sử dụng các phối hợp đã có chứng cứ y học là có hiệu quả hiệp đồng.
Không phối hợp kháng sinh trong cùng họ vì có chung cơ chế và đích tác động.
Lựa chọn các phối hợp mà trên cơ chế tác dụng có thể hiệp đồng với nhau [51].
22
- Các kiểu phối hợp kháng sinh:
+ Phối hợp kháng sinh cho những trƣờng hợp: Bệnh nặng mà không có chẩn
đoán vi sinh hoặc không chờ đƣợc kết quả xét nghiệm; ngƣời suy giảm sức đề kháng;
nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
+ Khi phối hợp, cần dùng đủ liều và nên lựa chọn những kháng sinh có tính chất
dƣợc động học gần nhau hoặc có tác dụng hiệp đồng. Tác dụng kháng khuẩn in vivo
(trong cơ thể) thay đổi tùy theo số lƣợng và tuổi (non - đang sinh sản mạnh hay già)
của vi khuẩn gây bệnh cũng nhƣ các thông số dƣợc động học của các kháng sinh [13].
- Kháng sinh ban đầu:
Trƣớc khi cấy máu: Cần dùng kháng sinh ban đầu càng sớm càng tốt, do kết quả
cấy máu cho kết quả chậm, do đó trên thực tế chọn kháng sinh ban đầu dựa vào kinh
nghiệm.Cần dùng kháng sinh đƣờng tĩnh mạch sớm ngay sau khi cấy máu. Chọn lựa
kháng sinh tốt nhất là tùy theo tác nhân [64].
- Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh
Kháng sinh tiếp theo đƣợc sử dụng do mỗi một lần điều trị bằng kháng sinh là
một lần tác động vào sự cân bằng của vi hệ bình thƣờng: Vi khuẩn nhạy cảm bị tiêu
diệt, dƣới áp lực chọn lọc, những vi sinh vật đề kháng kháng sinh (đang sử dụng) đƣợc
giữ lại, sinh sản mạnh (quá sản) thay thế những vi khuẩn đã bị tiêu diệt, làm mất cân
bằng cho đại sinh vật-cơ thể ngƣời [13].
- Tỷ lệ đổi kháng sinh
+ Đổi kháng sinh
+ Không đổi kháng sinh
- Tỷ lệ số lần thay đổi kháng sinh
+ 0 đổi: Không có sự thay đổi kháng sinh
+ 1 lần: Thay đổi 1 lần kháng sinh
+ 2 lần: Thay đổi 2 lần kháng sinh
- Liều dùng kháng sinh
Cách quy đổi liều kê đơn trong bệnh án sang liều quy chuẩn (mg/kg/24h)
Liều dùng của thuốc đƣợc đánh giá dựa trên tài liệu Dƣợc thƣ Quốc gia 2015 [4], [11].
- Nhịp đƣa thuốc: Số lần dùng KS đƣợc đánh giá theo khuyến cáo Dƣợc thƣ
Quốc gia 2015 [4], [11], [13].
- Đƣờng dùng thuốc
+ Đƣờng tĩnh mạch: Thƣờng đƣợc lựa chọn do nhanh đạt nồng độ thuốc trong
máu và mô tế bào
+ Đƣờng uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng [13].
Liều dùng (mg/kg/24h) = (liều dùng kê trong bệnh án/24h x hàm lƣợng thuốc
kháng sinh đóng gói)/trọng lƣợng trẻ (kg)
23
- Thời gian điều trị kháng sinh
+ Không có quy định cụ thể về độ dài đợt điều trị với mỗi loại nhiễm khuẩn
+ Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn
và sức đề kháng của ngƣời bệnh. Các trƣờng hợp nhiễm khuẩn nh và trung bình
thƣờng đạt kết quả sau 7 - 10 ngày nhƣng những trƣờng hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm
khuẩn ở những tổ chức mà KS khó thâm nhập thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều [13].
- Tỷ lệ tƣơng tác thuốc
+ Có tƣơng tác
+ Không tƣơng tác
- Đánh giá tƣơng tác kháng sinh với kháng sinh
Tra cứu từ 2 phần mềm Drugs.com và Medscape.com [78], [79].
+ Cặp tƣơng tác
+ Kiểu tƣơng tác
+ Cảnh báo
+ Mức độ
- HSBA chỉ định kháng sinh ban đầu phù hợp
Phác đồ ban đầu là điều trị theo kinh nghiệm đƣợc đánh giá là phù hợp khi ít nhất
một kháng sinh đƣợc dùng phù hợp theo khuyến cáo “Hƣớng dẫn về điều trị bệnh trẻ
em năm 2015” [4], [13].
Có ít nhất 1 thuốc không nằm trong phác đồ điều trị NKH của “Hƣớng dẫn về
điều trị bệnh trẻ em năm 2015”.
Có sự phối hợp kháng sinh không nằm trong phác đồ điều trị của “Hƣớng dẫn về
điều trị bệnh trẻ em năm 2015” [13].
- HSBA chỉ định kháng sinh phù hợp sau khi có kết quả KSĐ
Đánh giá đƣợc thực hiện khi có xét nghiệm cho kết quả vi sinh dƣơng tính, có
kèm theo kháng sinh đồ tƣơng ứng [13].
- Phù hợp về liều dùng kháng sinh
Căn cứ theo dƣợc thƣ Quốc gia 2015 và Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 của bệnh
viện Nhi Đồng 1. Thuốc có liều dùng thấp hơn hoặc cao hơn khuyến cáo đƣợc coi là
chƣa phù hợp về liều dùng [4], [11].
- Phù hợp về nhịp đƣa thuốc
Thuốc có số lần sử dụng trong ngày (24h) ít hơn hoặc cao hơn khuyến cáo là
chƣa phù hợp [4], [11].
- Kết quả điều trị
+ Khỏi bệnh: Là bệnh nhân phục hồi sức khỏe, dấu hiệu sinh tồn trở về bình
thƣờng, các triệu chứng không còn và đƣợc xuất viện
+ Đỡ, giảm: Triệu chứng bệnh giảm một phần
+ Không đổi: Triệu chứng bệnh không giảm
+ Nặng: Triệu chứng bệnh không giảm, diễn biến nặng hơn.
24
2.3 CÁC BIẾN SỐ
2.3.1 Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết
Bảng 2.3 Đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết
Tên biến số Loại biến số Số giá trị Giá trị
Giới tính Nhị giá 2 Nam
Nữ
Tuổi Định danh 4 Sơ sinh (dƣới 4 tuần)
Trẻ nhỏ (4 tuần đến 2 tuổi)
Trẻ em (từ 2 đến 11 tuổi)
Thiếu niên (từ 12 đến 15 tuổi)
Bệnh mắc kèm Định danh 3 0 bệnh mắc kèm
1 bệnh mắc kèm
2 bệnh mắc kèm
Tình trạng
lúc sinh
Nhị giá 2 Sinh non
Không sinh non
Cân nặng
lúc sinh
Nhị giá 2 Nh cân
Đủ cân
Thân nhiệt Định danh 3 < 35 o
C
35-38 o
C
> 38 o
C
Nhịp tim Định danh Nhanh
Bình thƣờng
Chậm
Nhịp thở Định danh Nhanh
Bình thƣờng
Chậm
Triệu chứng
cơ năng
Định danh Sốt
Nôn ói
Bụng chƣớng
Tiêu chảy
Bú kém
Ho (khò khè)
Tiểu gắt
Triệu chứng
thực thể
Định danh 4 Vàng da
Xuất huyết da niêm
Hạch ngoại vi
Phù
Ổ nhiễm trùng Định danh 6 Hô hấp
Da, niêm
Tiêu hóa
Tiết niệu
Thần kinh
Không rõ
Mức độ NKH Nhị giá 2 Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết nặng
Thời gian điều trị NKH Định danh 3 < 7 ngày
7-14 ngày
> 14 ngày
Bạch cầu Định danh 3 Bạch cầu giảm: < 4 G/L
BC bình thƣờng: 4-12 G/L
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf

More Related Content

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Man_Ebook
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf (20)

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcPhác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
 
SU DUNG KS GS HOANG ANH.pptx
SU DUNG KS GS HOANG ANH.pptxSU DUNG KS GS HOANG ANH.pptx
SU DUNG KS GS HOANG ANH.pptx
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ emĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, 9đ - Gửi miễn p...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
 
Khang sinh du phong va dieu tri lien quan den phau thuat BV Da nang 05 2018.pptx
Khang sinh du phong va dieu tri lien quan den phau thuat BV Da nang 05 2018.pptxKhang sinh du phong va dieu tri lien quan den phau thuat BV Da nang 05 2018.pptx
Khang sinh du phong va dieu tri lien quan den phau thuat BV Da nang 05 2018.pptx
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
 
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổiXét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
 
3. ban tin
3. ban tin3. ban tin
3. ban tin
 
068
068068
068
 
Danh gia-kien-thuc-ve-soc-phan-ve
Danh gia-kien-thuc-ve-soc-phan-veDanh gia-kien-thuc-ve-soc-phan-ve
Danh gia-kien-thuc-ve-soc-phan-ve
 
PGS NGOC-DE KHANG KS.pdf
PGS NGOC-DE KHANG KS.pdfPGS NGOC-DE KHANG KS.pdf
PGS NGOC-DE KHANG KS.pdf
 
Kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp
Kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấpKháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp
Kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp
 
SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP
SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤPSỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP
SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP
 
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấp
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấpSử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấp
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấp
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019.pdf

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ KIM YẾN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2018-2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC Cần Thơ, năm 2020
  • 2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ KIM YẾN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2018-2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC Chuyên ngành: Dƣợc lý và Dƣợc lâm sàng Mã ngành: 8720205 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TSKH Bùi Tùng Hiệp Cần Thơ, năm 2020
  • 3. i LỜI CẢM ƠN  Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả sự giúp đỡ, động viên, quan tâm của quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè, anh chị và Ban lãnh đạo tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đã luôn giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS. TSKH BÙI TÙNG HIỆP là ngƣời Thầy trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã luôn dành thời gian quý báu, công sức hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Tây Đô cùng toàn thể các Thầy Cô công tác tại trƣờng đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các cán bộ tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành đề tài hoàn chỉnh. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè luôn tin tƣởng, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những ý kiến hết sức quý báu để tôi hoàn chỉnh luận văn này.
  • 4. ii TÓM TẮT Mục tiêu: Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết là một trong những mối quan tâm hàng đầu, tình hình kháng thuốc KS ngày càng gia tăng, vì vậy với mong muốn đánh giá tính phù hợp trong điều trị nhiễm khuẩn huyết, để góp phần vào việc sử dụng kháng sinh phù hợp, an toàn và hiệu quả trong điều trị cần đƣợc nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế đó, đã tiến hành nghiên cứu đề tài này: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2018-2019” đƣợc thực hiện với các mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết. Khảo sát thuốc điều trị bệnh, tính phù hợp của sử dụng kháng sinh. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, không can thiệp, thu thập thông tin qua hồi cứu dữ liệu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên đối tƣợng 106 HSBA đƣợc chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019, xử lý số liệu SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu có 106 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Gồm nam (50,94%), nữ là (49,06%). Độ tuổi từ 4 tuần đến 2 tuổi chiếm cao nhất (33,97%). Trẻ có 1 bệnh mắc kèm (47,17%). Không sinh non là (92,45%) và (7,55%) trẻ sinh non. Cân nặng lúc sinh là đủ cân (86,79%). Hầu hết trẻ tăng thân nhiệt > 38o C (74,53%). Nhịp tim nhanh (8,49%). Đa số trẻ thở nhanh (58,49%). Biểu hiện lâm sàng rất phong phú và đa dạng, hàng đầu là sốt (77,36%). Bệnh nhi bị vàng da (19,81%). Ổ nhiễm trùng là từ đƣờng hô hấp (33,96%). Mức độ NKH (51,89%). Đa số trẻ điều trị bệnh từ 7 đến 14 ngày (59,43%). Mối tƣơng quan giữa độ tuổi và thời gian điều trị tƣơng quan với nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Bạch cầu tăng là (53,77%). Trƣờng hợp CRP ≥ 10 mg/L (57,14%). Hầu hết trẻ không đƣợc thực hiện XN lactate (91,51%), lactate tăng chiếm cao (77,78%). Bệnh nhân không thực hiện PCT (68,87%) và PCT tăng (63,64%). Tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn huyết thƣờng gặp nhất là vi khuẩn Gram dƣơng chiếm tỷ lệ cao hơn (57,55%), trong đó Staphylococcus epidermidis chiếm tỷ lệ (16,98%). Vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ thấp hơn (42,45%) trong đó Escherichia coli chiếm tỷ lệ cao nhất (12,26%). Vi khuẩn Gram âm và Gram dƣơng nhạy với imipenem, ciprofloxacin, amikacin, kháng với đa số nhóm cephalosporin và penicilin. Nhóm cephalosporin đƣợc sử dụng nhiều nhất trong điều trị NKH (45,21%), hoạt chất chủ yếu là cefotaxim (33,00%), kháng sinh điều trị phối hợp là chủ yếu (90,57%), cefotaxim phối hợp tobramycin cao nhất (32,00%). KS đơn trị liệu ban đầu là cefotaxim (18,86%), phối hợp tobramycin và cefotaxim (32,10%). KS tiếp theo lần 1 là imipenem/cilastatin phối hợp vancomycin đƣợc chỉ định nhiều nhất (21,63%). Thay đổi KS lần 2 là imipenem/cilastatin sử dụng nhiều nhất (50%). Phải thay đổi kháng sinh (69,81%). KS thay đổi 1 lần chiếm cao (64,15%). Cefotaxim sử dụng liều phù hợp theo khuyến cáo nhất (31,00%). Cefotaxim đƣợc chỉ định với số lần dùng KS phù hợp (28,39%). Tiêm tĩnh mạch là đƣờng dùng đƣợc chỉ định nhiều nhất (71,29%). Thời gian sử dụng kháng sinh > 10 ngày cao nhất (48,11%). Trong
  • 5. iii điều trị NKH không xảy ra tƣơng tác (63,21%). Cặp tƣơng tác chủ yếu cefotaxim- tobramycin gây tổn thƣơng thận, mức độ trung bình (89,74%). Chỉ định phù hợp trong phác đồ điều trị ban đầu (55,66%). Sau khi có kết quả KSĐ kháng sinh chỉ định phù hợp (80,49%). Liều dùng thực tế và liều dùng khuyến cáo có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhịp đƣa thuốc phù hợp (77,56%). Kết quả điều trị đỡ, giảm chiếm tỷ lệ cao nhất (53,77%). Kết luận: Cần tiếp tục nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh trong nƣớc cũng nhƣ thế giới để nhằm hạn chế hiện tƣợng đề kháng KS và nâng cao hiệu quả điều trị. Từ khóa: Kháng sinh, Nhiễm khuẩn huyết
  • 6. iv ABSTRACT Objective: The incidence of sepsis is one of the top concerns, antibiotic resistance is increasing, so with the desire to assess the suitability of sepsis treatment, to contribute on the appropriate, safe and effective therapeutic use of antibiotics should be studied. Stemming from that fact, conducted a study on this topic: "Survey of the use of antibiotics in the treatment of sepsis at Can Tho Children's Hospital in 2018-2019" is carried out with the goals. : Describe the characteristics of patients with sepsis. Investigation of drugs to treat disease, appropriateness of antibiotic use. Materials and methods: An observational, no-intervention, retrospective study of patient medical records data on 106 medical record subjects diagnosed with sepsis at Can Tho Children's Hospital in 2018-2019, handling SPSS data 20.0. Results: Through the study, there were 106 septic patients. Including men (50.94%), women (49.06%). Age from 4 weeks to 2 years old accounts for the highest (33.97%). Children with 1 comorbid disease (47.17%). No preterm birth (92.45%) and (7.55%) premature babies. Weight at birth is sufficient (86.79%). Most children have hyperthermia > 38o C (74.53%). Tachycardia (8.49%). Most children breathe rapidly (58.49%). Clinical manifestations are plentiful and varied, leading by fever (77.36%). Children with jaundice (19.81%). Infection is from the respiratory tract (33.96%). The degree of respiratory infections (51.89%). The majority of children were treated for 7 to 14 days (59.43%). The correlation between the age and the treatment time correlated with each other statistically significant (p <0.001). Leukocytosis is increased (53.77%). In case of CRP ≥ 10 mg / L (57.14%). Most children did not perform lactate testing (91.51%), increased lactate accounted for high (77.78%). Patients did not perform PCT (68.87%) and PCT increased (63.64%). The most common cause of sepsis is Gram-positive bacteria (57.55%), of which Staphylococcus epidermidis (16.98%). Gram-negative bacteria accounted for a lower proportion (42.45%) in which Escherichia coli accounted for the highest percentage (12.26%). Gram-negative and Gram-positive bacteria sensitive to imipenem, ciprofloxacin, amikacin, resistant to most groups of cephalosporin and penicillin. The cephalosporin group is most used in the treatment of sepsis (45.21%), the main active ingredient is cefotaxim (33.00%), the main combination of antibiotics (90.57%), combined with cefotaxim the highest tobramycin (32.00%). The initial single-therapy antibiotic was cefotaxim (18.86%), the combination of tobramycin and cefotaxim (32.10%). The first next antibiotic was imipenem /cilastatin with vancomycin combination indicated the most (21.63%). The second change of antibiotic was the most used imipenem/ cilastatin (50%). Must change antibiotics (69.81%). Antibiotic once changed accounts for high (64.15%). Cefotaxim used the most suitable dose according to the recommendation (31.00%). Cefotaxim is indicated with an appropriate number of
  • 7. v antibiotics (28.39%). Intravenous injection is the most commonly used route (71.29%). Time of using antibiotics for > 10 days is the highest (48.11%). In the treatment of sepsis, no interaction occurred (63.21%). The primary interaction between cefotaxim- tobramycin has been shown to cause renal damage, with moderate levels (89.74%). Assign appropriately in the initial treatment regimen (55.66%). After having antibiotic antibiotic results, appropriate indication (80.49%). Actual dose and recommended dose are statistically significant (p<0.05). Appropriate delivery rhythm (77.56%). Results of better and reduced treatment accounted for the highest percentage (53.77%). Conclusion: It is necessary to continue to study the situation of antibiotic resistance in the country as well as in the world in order to limit antibiotic resistance and improve treatment effectiveness. Keywords: Antibiotics, Sepsis
  • 8. vi LỜI CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày 05 tháng 11 năm 2020 Ký tên Nguyễn Thị Kim Yến
  • 9. vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................i TÓM TẮT .............................................................................................................ii ABSTRACT.........................................................................................................iv LỜI CAM KẾT ....................................................................................................vi MỤC LỤC...........................................................................................................vii DANH SÁCH BẢNG ..........................................................................................xi DANH SÁCH HÌNH..........................................................................................xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................xiv ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3 1.1 SƠ LƢỢC VỀ NHIỄM KHUẨN HUYẾT..................................................... 3 1.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT.................................................................................................. 7 1.3 ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT............................................................ 9 1.4 THUỐC ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT........ 13 1.5 TƢƠNG TÁC THUỐC................................................................................. 15 1.6 SƠ LƢỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ ................................. 16 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 17 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 17 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 17 2.3 CÁC BIẾN SỐ ............................................................................................. 24 2.4 KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 26 2.5 PHƢƠNG PHÁP HẠN CHẾ SAI SỐ .......................................................... 26 2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .......................................................................... 26 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 28 3.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN BỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT ........... 28 3.1.1 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo giới tính................................................ 28 3.1.2 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo độ tuổi .................................................. 28 3.1.3 Tỷ lệ các bệnh mắc kèm............................................................................. 28 3.1.4 Tình trạng lúc sinh...................................................................................... 28
  • 10. viii 3.1.5 Tỷ lệ cân nặng lúc sinh............................................................................... 29 3.1.6 Đặc điểm thân nhiệt ở bệnh nhân NKH..................................................... 29 3.1.7 Đặc điểm nhịp tim ở bệnh nhân NKH ....................................................... 29 3.1.8 Đặc điểm nhịp thở ở bệnh nhân NKH........................................................ 29 3.1.9 Triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân NKH.................................................... 29 3.1.10 Triệu chứng thực thể ở bệnh nhân NKH.................................................. 30 3.1.11 Ổ nhiễm trùng của bệnh nhân NKH......................................................... 30 3.1.12 Mức độ nhiễm khuẩn huyết...................................................................... 30 3.1.13 Thời gian điều trị bệnh NKH ................................................................... 31 3.1.14 Mối tƣơng quan giữ độ tuổi và thời gian điều trị bệnh NKH .................. 31 3.1.15 Đặc điểm bạch cầu ở bệnh nhân NKH..................................................... 31 3.1.16 Bệnh nhân thực hiện CRP........................................................................ 31 3.1.17 Tỷ lệ xét nghiệm lactate trong mẫu nghiên cứu....................................... 32 3.1.18 Tỷ lệ xét nghiệm procalcitonin của bệnh nhân ........................................ 32 3.1.19 Chủng vi khuẩn gây bệnh NKH............................................................... 32 3.2 KHẢO SÁT THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH, TÍNH PHÙ HỢP CỦA SỬ DỤNG KHÁNG SINH .................................................................................................... 33 3.2.1 Mức độ nhạy và đề kháng của vi khuẩn..................................................... 33 3.2.2 Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị ................................... 34 3.2.3 Các hoạt chất kháng sinh sử dụng trong điều trị NKH.............................. 34 3.2.4 Tỷ lệ kháng sinh phối hợp và đơn trị liệu .................................................. 35 3.2.5 Các kiểu phối hợp kháng sinh điều trị NKH.............................................. 35 3.2.6 Tình hình sử dụng kháng sinh ban đầu ...................................................... 36 3.2.7 Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh lần 1................................ 36 3.2.8 Tình hình đổi kháng sinh lần 2................................................................... 37 3.2.9 Tỷ lệ thay đổi kháng sinh........................................................................... 37 3.2.10 Tỷ lệ số lần thay đổi kháng sinh............................................................... 38 3.2.11 Tỷ lệ liều dùng kháng sinh trong điều trị NKH ....................................... 38 3.2.12 Tỷ lệ nhịp đƣa thuốc của các kháng sinh trong mẫu nghiên cứu............. 39 3.2.13 Đƣờng dùng kháng sinh ........................................................................... 39 3.2.14 Thời gian điều trị kháng sinh ................................................................... 40
  • 11. ix 3.2.15 Tỷ lệ tƣơng tác thuốc kháng sinh trong điều trị NKH ............................. 40 3.2.16 Đánh giá tƣơng tác thuốc trong điều trị ................................................... 40 3.2.17 HSBA chỉ định kháng sinh ban đầu phù hợp........................................... 40 3.2.18 HSBA có chỉ định kháng sinh phù hợp sau khi có kết quả KSĐ............. 41 3.2.19 Tỷ lệ HSBA có chỉ định liều kháng sinh phù hợp theo khuyến cáo........ 42 3.2.20 Tỷ lệ HSBA chỉ định phù hợp nhịp đƣa thuốc kháng sinh theo khuyến cáo ....................................................................................................................... 42 3.2.21 Kết quả điều trị......................................................................................... 43 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN................................................................................... 44 4.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN BỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT ........... 44 4.1.1 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo giới tính................................................ 44 4.1.2 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo độ tuổi .................................................. 44 4.1.3 Tỷ lệ các bệnh mắc kèm............................................................................. 44 4.1.4 Tình trạng lúc sinh...................................................................................... 44 4.1.5 Tỷ lệ cân nặng lúc sinh............................................................................... 45 4.1.6 Đặc điểm thân nhiệt ở bệnh nhân NKH..................................................... 45 4.1.7 Đặc điểm nhịp tim ở bệnh nhân NKH ....................................................... 45 4.1.8 Đặc điểm nhịp thở ở bệnh nhân NKH........................................................ 46 4.1.9 Triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân NKH.................................................... 46 4.1.10 Triệu chứng thực thể ở bệnh nhân NKH.................................................. 46 4.1.11 Ổ nhiễm trùng của bệnh nhân NKH......................................................... 46 4.1.12 Mức độ nhiễm khuẩn huyết...................................................................... 47 4.1.13 Thời gian điều trị bệnh NKH ................................................................... 47 4.1.14 Mối tƣơng quan giữ độ tuổi và thời gian điều trị bệnh NKH .................. 47 4.1.15 Đặc điểm bạch cầu ở bệnh nhân NKH.................................................... 47 4.1.16 Bệnh nhân thực hiện CRP........................................................................ 48 4.1.17 Tỷ lệ xét nghiệm lactate trong mẫu nghiên cứu....................................... 48 4.1.18 Tỷ lệ xét nghiệm procalcitonin của bệnh nhân ........................................ 48 4.1.19 Chủng vi khuẩn gây bệnh NKH............................................................... 49 4.2 KHẢO SÁT THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH, TÍNH PHÙ HỢP CỦA SỬ DỤNG KHÁNG SINH .................................................................................................... 49
  • 12. x 4.2.1 Mức độ nhạy và đề kháng của vi khuẩn..................................................... 49 4.2.2 Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị ................................... 49 4.2.3 Các hoạt chất kháng sinh sử dụng trong điều trị NKH.............................. 50 4.2.4 Tỷ lệ kháng sinh phối hợp và đơn trị liệu .................................................. 50 4.2.5 Các kiểu phối hợp kháng sinh điều trị NKH.............................................. 51 4.2.6 Tình hình sử dụng kháng sinh ban đầu ...................................................... 51 4.2.7 Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh lần 1................................ 52 4.2.8 Tình hình đổi kháng sinh lần 2................................................................... 52 4.2.9 Tỷ lệ HSBA thay đổi kháng sinh ............................................................... 53 4.2.10 Tỷ lệ số lần thay đổi kháng sinh............................................................... 53 4.2.11 Tỷ lệ liều dùng kháng sinh trong điều trị NKH ....................................... 53 4.2.12 Tỷ lệ nhịp đƣa thuốc của các kháng sinh trong mẫu nghiên cứu............. 54 4.2.13 Đƣờng dùng kháng sinh ........................................................................... 54 4.2.14 Thời gian điều trị kháng sinh ................................................................... 54 4.2.15 Tỷ lệ tƣơng tác thuốc kháng sinh trong điều trị NKH ............................. 54 4.2.16 Đánh giá tƣơng tác thuốc trong điều trị ................................................... 55 4.2.17 HSBA chỉ định kháng sinh ban đầu phù hợp:.......................................... 55 4.2.18 HSBA có chỉ định kháng sinh phù hợp sau khi có kết quả KSĐ............. 56 4.2.19 Tỷ lệ HSBA có chỉ định liều kháng sinh phù hợp theo khuyến cáo........ 56 4.2.20 Tỷ lệ HSBA chỉ định phù hợp nhịp đƣa thuốc kháng sinh theo khuyến cáo ....................................................................................................................... 57 4.2.21 Kết quả điều trị......................................................................................... 57 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 58 5.1 KẾT LUẬN................................................................................................... 58 5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 60 PHỤ LỤC 1........................................................................................................xiv PHỤ LỤC 2........................................................................................................xvi
  • 13. xi DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 Vi khuẩn thƣờng gặp theo nhóm tuổi.................................................... 7 Bảng 1.2. Ổ nhiễm khuẩn tìm thấy hoặc nghi ngờ ............................................. 10 Bảng 1.3 Các tác nhân, sử dụng kháng sinh ban đầu và kháng sinh thay thế..... 11 Bảng 1.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tƣơng tác thuốc........................................... 15 Bảng 2.1 Nhịp tim và huyết áp tâm thu theo tuổi ............................................... 19 Bảng 2.2 Nhịp thở bình thƣờng của bệnh nhân theo tuổi ................................... 19 Bảng 2.3 Đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết ........................................ 24 Bảng 2.4 Sử dụng kháng sinh, tính phù hợp trong điều trị................................. 25 Bảng 3.1.1 Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn huyết theo độ tuổi......................................... 28 Bảng 3.1.2 Tỷ lệ các bệnh mắc kèm ................................................................... 28 Bảng 3.1.3 Tình trạng lúc sinh............................................................................ 28 Bảng 3.1.4 Tỷ lệ cân nặng lúc sinh..................................................................... 29 Bảng 3.1.5 Đặc điểm thân nhiệt ở bệnh nhân NKH............................................ 29 Bảng 3.1.6 Đặc điểm nhịp tim ở bệnh nhân NKH.............................................. 29 Bảng 3.1.7 Đặc điểm nhịp thở ở bệnh nhân NKH.............................................. 29 Bảng 3.1.8 Triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân NKH........................................... 29 Bảng 3.1.9 Triệu chứng thực thể ở bệnh nhân NKH .......................................... 30 Bảng 3.1.10 Ổ nhiễm trùng của bệnh nhân NKH............................................... 30 Bảng 3.1.11 Thời gian điều trị bệnh NKH.......................................................... 31 Bảng 3.1.12 Mối tƣơng quan giữa độ tuổi và thời gian điều trị bệnh NKH....... 31 Bảng 3.1.13 Đặc điểm bạch cầu ở bệnh nhân NKH ........................................... 31 Bảng 3.1.14 Bệnh nhân thực hiện CRP............................................................... 31 Bảng 3.1.15 Tỷ lệ xét nghiệm lactate trong mẫu nghiên cứu ............................. 32 Bảng 3.1.16 Tỷ lệ xét nghiệm procalcitonin của bệnh nhân............................... 32 Bảng 3.1.17 Chủng vi khuẩn gây bệnh NKH ..................................................... 32 Bảng 3.2.1 Mức độ nhạy và đề kháng của từng vi khuẩn phổ biến.................... 33 Bảng 3.2.2 Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị.......................... 34 Bảng 3.2.3 Các hoạt chất kháng sinh sử dụng trong điều trị NKH..................... 34 Bảng 3.2.4 Tỷ lệ kháng sinh phối hợp và đơn trị liệu......................................... 35
  • 14. xii Bảng 3.2.5 Các kiểu phối hợp kháng sinh điều trị NKH .................................... 35 Bảng 3.2.6 Tình hình sử dụng kháng sinh ban đầu............................................. 36 Bảng 3.2.7 Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh lần 1 ...................... 36 Bảng 3.2.8 Tình hình đổi kháng sinh lần 2 ......................................................... 37 Bảng 3.2.9 Tỷ lệ thay đổi kháng sinh.................................................................. 37 Bảng 3.2.10 Tỷ lệ số lần thay đổi kháng sinh..................................................... 38 Bảng 3.2.11 Tỷ lệ liều dùng kháng sinh điều trị NKH ....................................... 38 Bảng 3.2.12 Tỷ lệ nhịp đƣa thuốc của các kháng sinh trong mẫu nghiên cứu ... 39 Bảng 3.2.13 Đƣờng dùng kháng sinh.................................................................. 39 Bảng 3.2.14 Thời gian điều trị kháng sinh.......................................................... 40 Bảng 3.2.15 Tỷ lệ tƣơng tác thuốc kháng sinh trong điều trị NKH.................... 40 Bảng 3.2.16 Đánh giá tƣơng tác thuốc trong điều trị.......................................... 40 Bảng 3.2.17 HSBA chỉ định kháng sinh ban đầu phù hợp ................................. 40 Bảng 3.2.18 HSBA có chỉ định kháng sinh phù hợp sau khi có kết quả KSĐ... 41 Bảng 3.2.19 Tỷ lệ HSBA có chỉ định liều kháng sinh phù hợp theo khuyến cáo ............................................................................................................................. 42 Bảng 3.2.20 Tỷ lệ HSBA chỉ định phù hợp nhịp đƣa thuốc kháng sinh theo khuyến cáo........................................................................................................... 42 Bảng 3.2.21 Kết quả điều trị ............................................................................... 43
  • 15. xiii DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1 Phân loại bệnh nhân theo giới tính.................................................................28 Hình 3.1.2 Mức độ nhiễm khuẩn huyết.........................................................................30
  • 16. xiv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt A6AD Acid 6-Aninopenicilanic A7AC Acid 7-aminocephalosporanic ADR Adverse Drug Reaction Tƣơng tác thuốc ALT (SGPT) Alanin Amino Transferase. Chỉ số đặc hiệu, cảnh báo rõ nét hơn những tổn thƣơng ở gan do nằm chủ yếu trong bào tƣơng ở gan (chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim). APACHE II Acute Physiology And Chronic Health Evaluation II Hệ thống phân loại bệnh nghiêm trọng aPTT Activated Partial Thromboplastin Time Thời gian thromboplastin một phần đƣợc hoạt hóa AST (SGOT) Aspartate Amino Transferase. Tìm thấy ở cơ quan gan, tim, cơ, thận và não. Men này không đặc hiệu cho tình trạng tổn thƣơng gan. BC Bạch cầu BPS Best practice statement Báo cáo thực hành tốt BSI Bloodstream infection Nhiễm khuẩn huyết BV Bệnh viện BYT Bộ Y tế CA-BSI Communityassociated bloodstream infection Nhiễm khuẩn huyết liên quan tới cộng đồng CDC Centers for Disease Control and Prevention Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CLS Cận lâm sàng CLSI Clinical and Laborary Standards Institute Viện tiêu chuẩn lâm sàng và phòng thí nghiệm CO-BSI Community-onset bloodstream infection Nhiễm khuẩn huyết khởi phát cộng đồng CRP C- Reactive Protein Protein phản ứng C CSDL Cơ sở dữ liệu CTM Complete Blood Count Công thức máu CT Computed Tomography Chụp cắt lớp vi tính CTV Cộng tác viên CVP Central Vennous Press ure Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ESBL Extended Speatrum beta-lactame Men beta-lactamase phổ rộng Garm (+) Gram dƣơng Gram (-) Gram âm HO-BSI (Hospital-onset bloodstream infection Nhiễm khuẩn huyết khởi phát bệnh viện INR International Normalized Ratio Tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế
  • 17. xv KS Kháng sinh KSĐ Kháng sinh đồ KSDP Kháng sinh dự phòng LDH Lactate Dehydrogenase Enzym trong tế bào MDR Multi Drug resistant Đa kháng MRSA Methicillin-Resistant Staphylococcus Aureus Tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus kháng Methicillin NKH Nhiễm khuẩn huyết NKHSS Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh PBPs Penicillin binding proteins Protein gắn penicillin PCT Procalcitonin Tiền hormon của calcitonin PDR Pan-Drug Resistant Toàn kháng PT Prothrombin Time Thời gian Prothrombin RLCN Rối loạn chức năng ScvO2 Central venous oxygen saturation Độ bão hóa oxy trung tâm SEPSIS-3 The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock Bản đồng thuận Quốc tế về sepsis và sốc nhiễm khuẩn lần thứ ba SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn SGMD Suy giảm miễn dịch Suy giảm miễn dịch SGPT Serum glutamic pyruvic transaminase Enzyme có trong tế bào gan và tim SIRS Systemic Inflammotory Response Syndrome Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống SNT Sốc nhiễm trùng SOFA Sequential Organ Failure Assessment Thang điểm lƣợng giá trình tự suy cơ quan TBS Tim bẩm sinh TKTW Thần kinh trung ƣơng TM Tĩnh mạch TMC Tiêm mạch chậm TT Thứ tự TTM Truyền tĩnh mạch TP Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VK Vi khuẩn WHO World Health Organization Tổ chức y tế Thế giới XDR Extensively Drug Resistant Kháng mở rộng XN Xét nghiệm
  • 18. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình lớn và phát triển của trẻ em cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hóa sinh vật đi từ thấp lên cao từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy, khi nói đến trẻ em không thể nói chung, mà mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh học riêng, chi phối đến sự phát triển bình thƣờng cũng nhƣ quá trình bệnh lý của trẻ [43]. Bệnh lý về nhiễm khuẩn huyết là rất nguy hiểm ở trẻ em. Đây là nhóm bệnh có tỷ lệ gây tử vong cao cho trẻ. Trong các giai đoạn diễn tiến của nhiễm khuẩn huyết thì hội chứng nhiễm khuẩn huyết là giai đoạn trung gian để chuyển từ giai đoạn nhiễm khuẩn huyết sang sốc nhiễm trùng và rối loạn chức năng đa cơ quan là giai đoạn nặng nề của bệnh [15]. Trẻ em vốn rất nhạy cảm với các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng nhƣ tiếp xúc với các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm môi trƣờng, thay đổi thời tiết… do hệ thống miễn dịch của các em chƣa trƣởng thành. Nguyên nhân gây bệnh thƣờng gặp do một số vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn huyết thƣờng gặp nhƣ vi khuẩn Gram âm đƣờng ruột họ Enterobacteriacae: Bao gồm Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei. Một số vi khuẩn Gram dƣơng gây bệnh thƣờng gặp: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis… Các khuẩn vi khuẩn kị khí thƣờng gặp: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis [14]. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em cũng nhƣ không ít khuyến cáo trong việc điều trị nhƣng tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn huyết đến nay vẫn chƣa có chiều hƣớng suy giảm. Theo số liệu công bố tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết là 5,9 trong tổng số 100.000 trẻ, trong số đó tỷ lệ tử vong ở trẻ từ 1- 4 tuổi là 0.6/100.000 và 0.2/100.000 ở trẻ từ 5-14 tuổi [66]. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm trùng nghiêm trọng hàng năm ở Hoa Kỳ lên tới 300 trƣờng hợp trên 100.000 ngƣời. Nhiễm khuẩn huyết cũng là vấn đề chăm sóc sức khỏe đắt đỏ nhất ở Hoa Kỳ, chiếm hơn 20 triệu đô la (khoảng 5.2% tổng chi phí bệnh viện) chỉ riêng trong năm 2011 [69]. Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sơ sinh. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết sơ sinh muộn gia tăng và có sự gia tăng nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn Gram âm kháng với nhiều loại kháng sinh [46]. Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết tăng đều vào khoảng 1,5%/năm. Thêm vào đó, việc kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn cũng làm khó khăn hơn công tác điều trị [77]. Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong thƣờng gặp, nghiên cứu của tác giả Trần Hận Trƣờng Nhân và Lê Hoàng Sơn tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơcho thấy có 53 trẻ bị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ 4/2016-6/2017 tỷ lệ bệnh nhân tử vong là 15,1%. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Gram âm 64,2%, Gram dƣơng là 35,8%. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhiễm trùng sơ sinh muộn cao hơn nhiễm trùng sơ sinh sớm là 18,5% [70].
  • 19. 2 Hiện nay tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng cao, do chúng ta sử dụng nhầm, sử dụng kháng sinh không đủ liều lƣợng và lạm dụng kháng sinh. Xu hƣớng kháng lại các thuốc kháng sinh thƣờng dùng làm cho thuốc đó không còn tác dụng trên lâm sàng, không còn tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nƣớc có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh, có tới 88% kháng sinh tại thành thị đƣợc bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%. Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng khi xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc. Các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều nhóm kháng sinh. Trong đó tình hình kháng thuốc tại các tỉnh phía Nam nghiêm trọng hơn [32]. Vì vậy nếu không phát hiện kịp thời các tác nhân gây nhiễm trùng và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới tỷ lệ tử vong rất cao [76]. Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ là bệnh viện đầu ngành đồng bằng sông Cửu Long, thƣờng tiếp nhận các bệnh nhi nặng, nhiều bệnh nhi có nhiễm khuẩn huyết ngày càng trở thành vấn đề lớn của các bác sĩ. Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết là một trong những mối quan tâm hàng đầu, tình hình kháng thuốc ngày càng gia tăng, vì vậy với mong muốn đánh giá thực tế sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết, là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn và hết sức cần thiết để góp phần vào việc sử dụng thuốc sao cho phù hợp, an toàn và hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn huyết. Xuất phát từ thực tế đó, tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị Nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2018-2019” đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết. 2. Khảo sát thuốc điều trị bệnh, tính phù hợp của sử dụng kháng sinh.
  • 20. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƢỢC VỀ NHIỄM KHUẨN HUYẾT 1.1.1 Định nghĩa về nhiễm khuẩn huyết Hiện nay trong y văn có hai thuật ngữ tiếng Anh đều đƣợc phiên dịch trong các tài liệu tiếng Việt dƣới tên “nhiễm khuẩn huyết”, đó là “sepsis” và “bloodstream infection” (BSI) [13], [27]. Đôi khi, hai thuật ngữ này đƣợc sử dụng thay thế cho nhau gây khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và điều trị trên lâm sàng. Theo Bản đồng thuận Quốc tế về Sepsis và Septic Shock lần thứ ba (SEPSIS-3), “sepsis” đƣợc định nghĩa là tình trạng đáp ứng của cơ thể (ký chủ) đối với nhiễm trùng bị mất kiểm soát, gây nên rối loạn chức năng của các tạng đe dọa đến tính mạng. Tình trạng rối loạn chức năng tạng có thể nhận biết thông qua việc tăng tổng điểm SOFA từ 2 điểm trở lên, dự đoán tỷ lệ tử vong khoảng 10% ở bệnh nhân có nghi ngờ nhiễm khuẩn [63]. Với thuật ngữ “bloodstream infection”, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) định nghĩa là sự có mặt của vi sinh vật gây bệnh trong mẫu máu nuôi cấy (sau khi loại trừ khả năng nhiễm tạp vào mẫu cấy) hoặc cấy ra vi sinh vật không gây bệnh điển hình nhƣng có kèm theo các triệu chứng của nhiễm trùng nhƣ sốt, rét run hoặc tụt huyết áp [40]. Nếu vi sinh vật là vi khuẩn, BSI còn đƣợc gọi với thuật ngữ “bacteremia”. Mặc dù BSI có thể dẫn tới rối loạn đáp ứng miễn dịch, sepsis không phải là kết quả tất yếu của BSI. Trong nhiều trƣờng hợp, nhiễm khuẩn đƣợc kiểm soát tốt trƣớc khi tiến triển tới tình trạng mất kiểm soát đáp ứng của cơ thể và rối loạn chứng năng tạng nên sepsis không xảy ra. Ngƣợc lại, không phải mọi ca sepsis đều bắt nguồn từ BSI [28]. Trên thực tế, BSI chỉ chiếm khoảng 25% - 30% số ca sepsis [2]. Trong khuôn khổ luận văn này, sử dụng thuật ngữ nhiễm khuẩn huyết theo định nghĩa của Sepsis. Nhiễm khuẩn huyết (Sepsis): Là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây ra do vi khuẩn lƣu hành trong máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 - 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết [12], [14]. Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS: Systemic inflammotory response syndrome) SIRS đƣợc xác định khi có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: - Sốt cao > 38 o C hoặc hạ thân nhiệt < 35 o C - Tim nhanh > 90 lần/phút - Thở nhanh > 20 lần/phút - Bạch cầu > 12 G/L hoặc < 4 G/L [12], [49]. Tình trạng nhiễm khuẩn (Sepsis): SIRS xảy ra do nhiễm khuẩn [49]. Tình trạng nhiễm khuẩn nặng (Severe sepsis): là tình trạng nhiễm khuẩn có ít nhất một dấu hiệu giảm tƣới máu hoặc rối loạn chức năng cơ quan: - Nổi vân tím trên da - Nƣớc tiểu < 0,5 mL/kg/giờ
  • 21. 4 - Tăng lactate máu ≥ 2 mmol/L - Tình trạng ý thức thay đổi - Bất thƣờng điện tim - Tiểu cầu máu < 100 giga/L (G/L) - Đông máu nội mạch rải rác - Rối loạn chức năng tim [49]. * Các yếu tố nguy cơ: + Ngƣời già, trẻ sơ sinh/đẻ non. + Ngƣời sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, nhƣ sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép, hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ. + Ngƣời bệnh có bệnh lý mạn tính, nhƣ tiểu đƣờng, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn tính. + Ngƣời bệnh cắt lách, nghiện rƣợu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt. + Ngƣời bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập nhƣ đinh nội tủy, catheter, đặt ống nội khí quản… [12], [14]. 1.1.2 Tình hình dịch tễ a) Thế giới Tại Hoa Kỳ, hơn 75.000 trẻ em bị nhiễm khuẩn huyết nặng mỗi năm. Gần 7.000 trẻ em này tử vong, con số này nhiều hơn những trẻ tử vong vì ung thƣ nhi khoa. Nhiễm khuẩn huyết ở các nƣớc đang phát triển thậm chí còn nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều cái chết hơn [80]. Gánh nặng dịch tễ học toàn cầu của nhiễm khuẩn huyết là khó xác định. Ƣớc tính có hơn 30 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi nhiễm khuẩn huyết mỗi năm trên toàn thế giới, dẫn đến nguy cơ tử vong hàng năm là 6 triệu. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết, theo dữ liệu từ Chiến dịch nhiễm trùng sống sót 2012, là khoảng 41% ở Châu Âu so với khoảng 28.3% ở Hoa Kỳ [35]. Một nghiên cứu quan sát tiềm năng về nhiễm khuẩn huyết cộng đồng và nhiễm khuẩn huyết nặng ở 13 bệnh viện Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Tổng cộng có 4.736 bệnh trong suốt thời gian nghiên cứu có 1.582 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết mắc phải tại cộng đồng đã đƣợc ghi nhận [21]. Theo thống kê có 42.364 trƣờng hợp nhiễm khuẩn huyết nặng ở trẻ em mỗi năm trên toàn quốc (0.56 trƣờng hợp trên 1.000 dân). Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ sơ sinh (5.16 trên 1.000), giảm đáng kể ở trẻ lớn (0.20 trên 1.000 ở trẻ 10 đến 14 tuổi). Tỷ lệ tử vong của bệnh viện là 10.3%, tƣơng đƣơng 4.383 ca tử vong trên toàn quốc (6.2 trên 100.000 dân) [74]. b) Tại Việt Nam Từ tháng 07/2003 đến tháng 06/2004 nghiên cứu của tác giả Bùi Quốc Thắng ghi nhận đƣợc 17 trƣờng hợp tử vong do nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức - cấp cứu bệnh viện Nhi đồng I. Đa số trẻ tử vong đều dƣới 5 tuổi (64,79%) và đến từ các tỉnh lân cận (76,47%). Phần lớn trẻ nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng [16].
  • 22. 5 Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/10/2006 đến 31/07/2008. Trong số 94 bệnh nhân NKHSS thỏa tiêu chí nhận vào có 9 bệnh nhân tử vong (9,6%), nhiễm trùng bệnh viện có 27/94 bệnh nhân (chiếm 28,7%), trong đó có 7 bệnh nhân tử vong. Sốc nhiễm trùng có 19 bệnh nhân (chiếm 20,2%), trong đó có 8 bệnh nhân tử vong. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố sau ảnh hƣởng đến nguy cơ tử vong trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết sơ sinh bao gồm: Có nh cân so với tuổi thai, có dị tật bẩm sinh, có sốc nhiễm trùng, có nhiễm trùng bệnh viện [54]. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Hận Trƣờng Hân và Lê Hoàng Sơn từ tháng 4/2016- 6/2017 tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Trong 53 trẻ bị NKHSS, điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện nam chiếm (54,7%), nữ (45,3%), có (28,3%) trẻ sơ sinh thiếu tháng và nh cân, sốt cao chiếm (69,7%), hạ thân nhiệt (13,2%), thở nhanh (81,1%), nhịp tim nhanh (20,8%), bạch cầu tăng (52,8%), CRP tăng (57,7%)... Vi khẩn Gram âm chiếm (64,2%), vi khuẩn Gram dƣơng chiếm (35,8%). Tỷ lệ bệnh nhi NKHSS điều trị khỏi là (84,9%), tử vong là (15,1%) [70]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Sáng và ctv có 203 trẻ nhiễm khuẩn huyết sơ sinh muộn cấy máu dƣơng tính. Trong đó, yếu tố có liên quan đến tỷ lệ tử vong là sanh ngạt, bụng chƣớng, giảm phản xạ nguyên phát, rối loạn trƣơng lực cơ, CRP > 20 mg/L, có rối loạn đông máu...Tỷ lệ vi khuẩn Gram âm chiếm (46,8%), nhiều nhất là E.coli chiếm (31,5%), kế đến là Klebsiella. Vi khuẩn Gram kháng với ampicilin 84%, cefotaxim 30%, ciprofloxacin 47%, gentamycin 47%, cefepim 57,5%, imipenem 29,2% [46]. 1.1.3 Phân loại nhiễm khuẩn huyết a) Theo nơi nhiễm khuẩn Theo nơi nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết gồm hai loại: Nhiễm khuẩn huyết khởi phát cộng đồng (community-onset bloodstream infection (CO-BSI)) và nhiễm khuẩn huyết khởi phát bệnh viện (hospital-onset bloodstream infection (HO-BSI)). HO-BSI là nhiễm khuẩn có mẫu cấy máu dƣơng tính đƣợc lấy ≥ 48 giờ sau nhập viện hoặc trong vòng 48 giờ sau khi chuyển viện. Nhiễm khuẩn huyết khởi phát cộng đồng là nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ngoại trú hoặc có mẫu cấy máu dƣơng tính đƣợc lấy dƣới 48 giờ sau khi nhập viện. Ngoài ra, nhiễm khuẩn khởi phát cộng đồng còn đƣợc chia thành nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (healthcare-associated bloodstream infection (HCABSI)) hoặc nhiễm khuẩn liên quan tới cộng đồng (community- associated bloodstream infection (CA-BSI)), dựa trên sự phơi nhiễm trƣớc đó của bệnh nhân với các hình thức chăm sóc y tế [30]. b) Theo nguồn nhiễm khuẩn Theo nguồn nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết đƣợc chia thành nhiễm khuẩn huyết tiên phát và nhiễm khuẩn huyết thứ phát. Nhiễm khuẩn huyết tiên phát là nhiễm khuẩn huyết không liên quan tới nhiễm khuẩn tại vị trí khác trên cơ thể. Nhiễm khuẩn huyết thứ phát là nhiễm khuẩn đƣợc cho là bắt nguồn từ một nhiễm khuẩn ở vị trí khác trên cơ thể [40]. Có nhiều yếu tố nguy cơ để vi khuẩn xâm nhập vào máu nhƣ đặt các
  • 23. 6 thiết bị xâm lấn hay tổn thƣơng hàng rào niêm mạc ở những bệnh nhân ung thƣ điều trị hóa chất. Do đó, nhiễm khuẩn huyết có thể là một nhiễm khuẩn thứ phát từ các vị trí khác trong cơ thể nhƣ hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa hoặc da-mô mềm. 1.1.4 Tác nhân nhiễm khuẩn huyết Căn nguyên gây bệnh sẽ bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là ổ nhiễm khuẩn, bệnh mắc kèm (nhƣ suy giảm miễn dịch, bệnh thận hay bệnh gan mạn tính), các yếu tố về kinh tế - xã hội, khí hậu và địa lý [38]. Nghiên cứu SENTRY thu thập dữ liệu từ trên 200 cơ sở y tế tại 45 quốc gia trong vòng 20 năm (1997 – 2016) chỉ ra các căn nguyên quan trọng nhất trong nhiễm khuẩn huyết gồm Staphylococcus aureus (S. aureus) (20,7%), Escherichia coli (E. coli) (20,5%), Klebsiella pneumoniae (K. pneumoniae) (7,7%), Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) (5,3%) và Enterococcus faecalis (E. faecalis) (5,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ căn nguyên vi khuẩn thay đổi theo thời gian, với sự dịch chuyển về phía họ vi khuẩn Gram âm. Khi so sánh giữa 2 giai đoạn 1997-2000 và 2013-2016, tỷ lệ vi khuẩn Gram âm tăng từ 33,5% lên 43,4%, trong đó tỷ lệ E. coli tăng từ 18,7% lên 24,0%, trong khi tỷ lệ S. aureus giảm từ 33,5% xuống còn 18,7% [20]. Sự dịch chuyển này có thể do việc sử dụng rộng rãi fluoroquinolon trong dự phòng, đặt catheter tĩnh mạch hoặc do tổn thƣơng niêm mạc bảo vệ liên quan tới hóa trị liệu [24]. Tại Việt Nam, tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết có sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Trong một nghiên cứu kéo dài 15 năm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh (1994-2008), Salmonella typhi (S. typhi) là căn nguyên chính, chiếm tới 73,63% vào năm 1994, nhƣng giảm nhanh chóng xuống chỉ còn 6,22% vào năm 2008. Ngƣợc lại, tỷ lệ E. coli và K. pneumoniae những năm đầu rất thấp, lần lƣợt là 4,3% và 3,85% vào năm 1994 sau đó tăng dần lên vào những năm tiếp theo nhƣng chững lại vào năm 2002 do sự bùng phát của dịch HIV vào thời điểm đó khiến tỷ lệ những vi khuẩn nhƣ Cryptococcus neoformans, Penicillium marneffei (P. marneffei) hay Candida spp. tăng lên nhanh chóng [41]. Ở khu vực miền Bắc Việt Nam, một nghiên cứu tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ƣơng cho thấy tỷ lệ vi khuẩn Gram âm chiếm 67,9%, riêng họ trực khuẩn đƣờng ruột Enterobacteriaceae chiếm 46,7%. Các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết chính gồm: K. pneumoniae (17,5%), E. coli (17,3%), S. aureus (14,9%), Stenotrophomonas maltophilia (S. maltophilia) (9,6%) [18]. Tại bệnh viện Bạch Mai, trong giai đoạn 2009 – 2012, tỷ lệ căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết là vi khuẩn Gram âm và Gram dƣơng tƣơng đƣơng nhau (29,9% và 32,9%). Trong đó, các căn nguyên chính gồm Coagulase-negative Staphylococci (CoNS) (16,7%), E. coli (6,8%), S. aureus (5,2%), K. pneumoniae (4,2%) [68]. Tóm lại, vi khuẩn gây nhiễm trùng máu rất đa dạng bao gồm vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dƣơng và vi khuẩn kỵ khí: - Vi khuẩn Gram âm chủ yếu là vi khuẩn đƣờng ruột họ Enterobacteriacae nhƣ: E.coli (Escherichia coli), Salmonella, Klebsiella,
  • 24. 7 Serratia và các vi khuẩn Enterobacter... Ngoài ra còn có trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), Burkholderia pseudomallei [14]. - Vi khuẩn Gram dƣơng thƣờng gặp là tụ cầu, liên cầu, não mô cầu, phế cầu... nguy hiểm nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) ngoài ra còn có Streptococcus pneumoniae, Streptococcus suis…đặc biệt là loại tụ cầu kháng methicilin (MRSA: Staphylococcus aureus kháng methicillin). Loại tụ cầu vàng kháng methicilin ở trên da, chúng thƣờng vô hại nếu chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết thƣơng, sẽ gây bệnh và rất dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn máu [14]. - Vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis [14]. - Vi khuẩn thƣờng gặp theo nhóm tuổi đƣợc trình bày trong Bảng 1.1 [BVNĐCT], [BYT 2015 3312]. Bảng 1.1 Vi khuẩn thƣờng gặp theo nhóm tuổi Sơ sinh Nhũ nhi Trẻ lớn Group B Streptococcus E.coli Listeria monocytogene Stapylococcus aureus Hemophilus influenzae Streptococcus pneumoniae Stapylococcus aureus Meningococcus Streptococcus pneumoniae Meningococcus Stapylococcus aureus Enterobacteriacae 1.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT 1.2.1 Triệu chứng lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn huyết Lâm sàng của bệnh nhiễm khuẩn huyết thƣờng không đặc hiệu, biểu hiện bởi hội chứng đáp ứng viêm toàn thân và thƣờng nặng dần theo thời gian, bao gồm các dấu hiệu phổ biến sau: - Thay đổi dấu hiệu sinh tồn: Là những thay đổi thƣờng gặp và góp phần vào việc chẩn đoán NKH + Rối loạn thân nhiệt: Sốt là triệu chứng thƣờng gặp có thể không rõ ràng hoặc có thể không sốt trên trẻ sơ sinh. Khoảng 13% bệnh nhân không có biểu hiện sốt mà có hạ thân nhiệt [33], [49]. + Rối loạn tim mạch: Thƣờng thấy mạch nhanh, tiếng tim mờ, huyết áp hạ, đôi khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu trong trƣờng hợp thiếu máu, suy tim hoặc đông máu nội mạch lan tỏa ở những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn huyết nặng hay sốc nhiễm trùng [33], [49]. + Tăng thông khí: Là triệu chứng thƣờng gặp và biểu hiện sớm của bệnh NKH (có thể gặp trƣớc khi sốt). Triệu chứng đƣợc xác định khi: Nhịp thở nhanh. Khí máu động mạch có thể gặp kiềm hô hấp trong giai đoạn sớm của bệnh và sẽ thay đổi sau đó tùy theo diễn tiến lâm sàng và đáp ứng điều trị [33], [49]. - Thay đổi tri giác: Thay đổi tri giác thƣờng đƣợc tình trạng bệnh nhân sắp vào SNT. Các dấu hiệu thƣờng là ngủ gà, lơ mơ hoặc hôn mê (không có dấu hiệu thần kinh
  • 25. 8 khu trú đi kèm). Ít gặp hơn là kích động hay có hành vi bất thƣờng. Rối loạn tri giác có thể xảy ra trên 10-70% bệnh nhân NKH [49]. - Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhƣ có thể có ớn lạnh tức là cảm giác bên trong cơ thể lạnh hơn bình thƣờng; nôn ói là phản xạ bệnh nhân tống xuất các chất trong dạ dày ra bên ngoài theo đƣờng miệng, đau bụng là đau ở bất kì vị trí nào ở vùng bùng. Tiêu chảy là bệnh nhân đi tiêu trên 3 lần/ngày và phân > 80% là nƣớc. Ho là một phản xạ hô hấp giúp loại bỏ chất bài tiết. Tiểu gắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, ngƣời bệnh mới đi tiểu xong lại muốn đi nữa, mỗi lần đi tiểu có cảm giác khó đi [33], [49]. - Triệu chứng thực thể: + Dấu xuất huyết da niêm: Dấu xuất huyết dƣới da đƣợc ghi nhận là những nốt, chấm, mảng bầm trên da mà khi căng da không bị mất. Dấu xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn máu, đi tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu âm đạo... [49]. + Phù: Là sự tích lũy dịch dƣới da, trong một hay nhiều khoang của cơ thể. + Vàng da: Là tình trạng vàng ở da niêm và kết mạc mắt do bilirubin tăng vƣợt quá giới hạn bình thƣờng trong máu. + Hạch ngoại vi: Có thể sờ thấy đƣợc hạch ngoại vi khi có tình trạng viêm nhiễm, tùy theo vị trí nhiễm trùng tiên phát mà vị trí hạch ngoại vi sẽ khác nhau, thƣờng phân bố gần với ổ nhiễm trùng tiên phát [33]. - Đƣờng vào của vi khuẩn (ổ nhiễm trùng tiên phát): Việc xác định đâu là ổ nhiễm trùng tiên phát hoặc thứ phát trên lâm sàng không phải lúc nào cũng dễ dàng với những bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Mặc dù vậy những biểu hiện của các ổ nhiễm khuẩn này chỉ khác nhau về thời điểm xuất hiện và cùng có những biểu hiện sau: [14], [60] + Hệ hô hấp: Là vị trí thƣờng gặp nhất của của bệnh NKH, trong tiền sử của bệnh nhân có thể ho, sốt, lạnh run. Khám lâm sàng có thể có ran phổi, thay đổi tính chất đờm. Chụp X-quang có thể quan sát đƣợc hình ảnh viêm phổi. + Tiêu hóa: Thƣờng có triệu chứng đau bụng, chƣớng bụng, tiêu chảy, viêm ruột, viêm ruột thừa, viêm túi mật, gan và lách có thể có ổ áp xe. + Tiết niệu: Có rối loạn đi tiểu, có triệu chứng viêm đài bể thận, viêm quanh thận, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, thƣờng có đặt ống thông tiểu. + Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ƣơng: Thay đổi tri giác, hội chứng não - màng não (áp xe não, viêm màng não). + Không tìm đƣợc đƣờng vào của vi khuẩn chiếm tỷ lệ khá cao [14], [60], [65]. 1.2.2 Triệu chứng cận lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn huyết - Cấy máu Cấy máu dƣơng tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, cần lƣu ý là kết quả cấy máu âm tính cũng không loại trừ đƣợc nhiễm khuẩn
  • 26. 9 huyết, có khoảng 60% nhiễm khuẩn huyết có kết quả cấy máu âm tính. Cấy máu đƣợc thực hiện trƣớc khi dùng kháng sinh. Thời điểm tốt nhất là khi bệnh nhân bị ớn lạnh, đang lạnh run trƣớc khi sốt hay đang lên cơn sốt. Khi phân lập đƣợc vi khuẩn phải làm kháng sinh đồ đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp bệnh nhân đang điều trị KS nhƣng lâm sàng vẫn không thuyên giảm thì nên cấy máu để phát hiện tác nhân gây bệnh [14], [56]. - Công thức máu Công thức máu toàn bộ: Là một xét nghiệm máu phổ biến. Nó đo có bao nhiêu tế bào bạch cầu đang lƣu thông trong máu của bạn, trong số những thứ khác. Tế bào bạch cầu (còn gọi là bạch cầu) chống lại vi khuẩn, vi rút và các sinh vật khác mà cơ thể bạn xác định là mối nguy hiểm. Lƣợng bạch cầu trong máu cao hơn bình thƣờng có thể có nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng. Số lƣợng bạch cầu máu ngoại vi > 12 G/l hoặc < 4 G/l hoặc tỉ lệ bạch cầu non > 10%, giảm tiểu cầu (< 100 G/L), rối loạn đông máu (INR > 1.5 hoặc aPTT > 60 giây) [80]. - C-reactive protein (CRP) Là một protein phản ứng trong giai đoạn viêm cấp, đƣợc sản xuất từ các tế bào gan sau khi bị kích thích bởi các chất gây viêm nhƣ IL-6, IL-8. CRP là dấu ấn sinh học thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá sự hiện diện của vi khuẩn và bệnh NKH [3], [59]. Protein phản ứng C (CRP) thƣờng > 150 mg/l - Procalcitonin (PCT): Là một dấu ấn sinh học đặc hiệu cho nhiễm trùng và NKH. Những nghiên cứu về lâm sàng cho thấy PCT giúp phân biệt đƣợc có nhiễm trùng hay không nhiễm trùng. Nồng độ PCT thấp có giá trị tiên lƣợng âm tính cao để loại trừ bệnh NKH và ngƣợc lại, PCT cao có giá trị chẩn đoán quá trình nhiễm trùng, bệnh NKH, SNT nhất là khi có RLCN đa cơ quan, hậu quả của quá trình viêm toàn thân, suy đa tạng. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy PCT có thể rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh, phân biệt nhiễm khuẩn do vi khuẩn hay siêu vi, theo dõi đáp ứng với điều trị kháng sinh và kiểm soát ổ nhiễm trùng tốt hơn các dấu ấn sinh học khác [52], [62]. - Lactate máu: Đƣợc sản xuất bởi sự trao đổi chất kỵ khí và là một dấu hiệu quan trọng của giảm tƣới máu mô. Lactate giúp xác định tình trạng giảm cung cấp oxy mô và tiên lƣợng bệnh nhân SNT. Lactate tiên lƣợng tử vong sớm trong nhiễm khuẩn huyết [7], [12], [23]. - Kháng sinh đồ: Kháng sinh đồ là kỹ thuật xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh in vitro. Thực hiện kháng sinh đồ nhằm hai mục đích: Định tính và định lƣợng mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. Tuy kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ có thể là chậm nhƣng đó là bằng chứng giúp nhà lâm sàng tích lũy kinh nghiệm cho việc điều trị sau đó và đặc biệt là nó có ý nghĩa quan trọng cho công tác phòng bệnh/phòng dịch, nhất là nhiễm khuẩn bệnh viện [13]. 1.3 ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT 1.3.1 Nguyên tắc điều trị - Điều trị sốc nếu có.
  • 27. 10 - Điều trị kháng sinh ban đầu sớm và phù hợp, tiếp theo tùy đáp ứng lâm sàng và kết quả vi sinh. - Cấy máu trƣớc khi cho kháng sinh - Điều trị biến chứng [7], [12]. 1.3.2 Điều trị cụ thể a) Kháng sinh ban đầu trƣớc khi có kết quả phân lập vi khuẩn Cần dùng kháng sinh đƣờng tĩnh mạch sớm ngay sau khi cấy máu. Chọn lựa kháng sinh tốt nhất là tùy theo tác nhân. Nhƣng kết quả cấy máu cho kết quả chậm, do đó trên thực tế chọn kháng sinh ban đầu dựa vào kinh nghiệm. Các yếu tố để chọn lựa kháng sinh ban đầu: - Ổ nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ - Tuổi - Nhiễm khuẩn cộng đồng hay bệnh viện (nhiễm khuẩn bệnh viện thƣờng do vi khuẩn đa kháng). - Kết quả soi và nhuộm Gram mẫu bệnh phẩm. - Mức độ đề kháng kháng sinh tại địa phƣơng, bệnh viện, khoa [7], [12], [65]. b) Dựa vào ổ nhiễm khuẩn tìm thấy hoặc nghi ngờ Bảng 1.2. Ổ nhiễm khuẩn tìm thấy hoặc nghi ngờ Ổ nhiễm khuẩn Tác nhân Kháng sinh ban đầu Nhiễm trùng tiểu Vi khuẩn gr (_ ), Enterococcus Cefotaxim Nhiễm trùng tiêu hóa gan mật Vi khuẩn gr (_ ), Enterbacteriacea Cefotaxim/ceftriaxon hoặc fluoroquinolon (ciprofloxacin hoặc pefloxacin) hoặc carbapenem (imipenem/ meropenem) khi có sốc nhiễm khuẩn - cần phối hợp aminoglycosid (gentamycin/amikacin) có thể thêm metronidazol nếu nghi vi khuẩn kỵ khí Nhọt da, áp xe, viêm phổi có bóng khí Tụ cầu Oxacilin hoặc clindamycin hoặc cephalosporin thế hệ 1 + gentamycin dùng vancomycin nếu nghi ngờ MRSA hoặc đang sốc Viêm phổi cộng đồng H.influenzae, S.pneumoniae Cefotaxim/ceftriaxon + Aminoglycosid Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu N. meningitidis Cefotaxim/ceftriaxon Nhiễm trùng ổ bụng sau phẫu thuật VK Gram âm VK kỵ khí Cefotaxim/ceftriaxon hoặc fluoroquinolon hoặc ertapenem khi có sốc nhiễm khuẩn phối hợp với aminoglycosid thêm metronidazol khi nghi ngờ vk kỵ khí
  • 28. 11 c) Không tìm thấy ổ nhiễm trùng nghi ngờ: Thƣờng căn cứ theo tuổi Trẻ trước đó bình thường: *Trẻ < 2 tháng tuổi: - Ampicilin + gentamycin + cefotaxim. - Nếu có kèm sốc: Quinolon hoặc ceftazidim hoặc cefepim hoặc imipenem/meropenem. - Nếu nghi tụ cầu: Cefotaxim + oxacilin ± gentamycin. Nếu có sốc thay oxacilin bằng vancomycin [7], [12]. *Trẻ > 2 tháng tuổi: - Cefotaxim hoặc ceftriaxon hoặc quinolon ± gentamycin. - Nếu có kèm sốc: Quinolon hoặc ceftazidim hoặc cefepim hoặc imipenem/meropenem. - Nếu nghi tụ cầu: Thêm oxacilin hoặc vancomycin khi có sốc [7], [12], [65]. Trên cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc giảm bạch cầu hạt: - Cefotaxim hoặc ceftriaxon hoặc ceftazidim hoặc fluoroquinolon ± amikacin. - Nếu có kèm sốc: Dùng imipenem/meropenem ± amikacin - Nghi tụ cầu: Thêm oxacilin hoặc vancomycin khi có sốc [7], [12]. d) Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh - Sau 48-72 giờ đánh giá lại đáp ứng KS dựa vào lâm sàng và kết quả vi sinh. - Phần lớn kết hợp kháng sinh chỉ cần thiết ở 3-5 ngày đầu điều trị để tăng khả năng diệt khuẩn, giảm đề kháng. - Thời gian điều trị kháng sinh trung bình 10-14 ngày hoặc kéo dài hơn tùy ổ nhiễm khuẩn, tác nhân gây bệnh hoặc đáp ứng lâm sàng. - Ngƣng kháng sinh sau khi đủ ngày điều trị kèm bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt, chỉ số xét nghiệm nhiễm khuẩn trở về bình thƣờng [12]. *Cấy máu dương tính: - Việc tiếp tục kháng sinh đang dùng hay thay đổi kháng sinh tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ, trong đó đáp ứng lâm sàng là quan trọng nhất. - Đáp ứng lâm sàng tốt: Tiếp tục kháng sinh đang dùng đủ 10-14 ngày. - Lâm sàng không cải thiện: Đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ [12]. Bảng 1.3 Các tác nhân, sử dụng kháng sinh ban đầu và kháng sinh thay thế Tác nhân Kháng sinh ban đầu Kháng sinh thay thế Nhiễm khuẩn cộng đồng Hemophilus influenza Cefotaxim/cetriaxon N meningitidis Cefotaxim/ ceftriaxon S. pneumoniae Cefotaxim/ceftriaxon Vancomycin Salmonella Cefotaxim/ cetriaxon Choramphenicol hoặc ciprofloxacin Shigella Ciprofloxacin Staphylococcus aureus Oxacilin Vancomycin
  • 29. 12 Nhiễm khuẩn BV Enterobacter Pseudomonas Cefotaxim/ceftazidim/ ciprofloxacin/pefloxacin/ ticarcilin – clavuclinic acid/ cefoperazon - subactam phối hợp với amikacin Imipenem/cefepim hoặc ticarcilin – clavuclinic acid phối hợp với amikacin Enterococcus Ampicilin hoặc penicilin phối hợp với amikacin Vancomycin + amikacin Escherichia coli Cefotaxim hoặc ceftazidim hoặc ticarcilin - clavuclinic acid hoặc cefoperazon - sulbactam hoặc ciprofloxacin phối hợp với amikacin Imipenem/meropenem/ ertapenem  amikacin phối hợp với ciprofloxacin Klebsiella Cefotaxim hoặc ceftazidim hoặc ticarcilin – clavuclinic acid hoặc cefoperazon-sulbactam hoặc ciprofloxacin Imipenem/meropenem/ ertapenem ± amikacin Enterobacter Imipenem/meropenem/ ertapenem hoặc ticarcilin – clavuclinic acid/ cefoperazon sulbactam kèm amikacin Imipenem/meropenem/ ertapenem kèm ciprofloxacin hoặc ciprofloxacin kèm amikacin Acinetobacter Imipenem/meropenem/ ertapenem hoặc cefoperazon sulbactam/ ticarcilin – clavuclinic acid Imipenem/meropenem/ ertapenem hoặc cefoperazon sulbactam/ ticarcilin –clavuclinic acid phối hợp với colistin Staphylococcus aureus - Nhạy methicilin ( MSSA) - Kháng methicilin ( MRSA ) Oxacilin Vancomycin Cefazolin/clindamycin vancomycin + rifampicin hoặc clindamycin Staphylococcus coagulase negative Vancomycin *Cấy máu âm tính: - Đáp ứng lâm sàng tốt: Tiếp tục kháng sinh đang dùng đủ 10-14 ngày. - Lâm sàng không tốt: Đổi KS tùy theo ổ nhiễm trùng nguyên phát nghi ngờ. - Từ nhiễm trùng tiểu: Ciprofloxacin/pefloxacin + amikacin - Từ viêm phổi: Ceftazidim/pefloxacin/ciprofloxacin + amikacin. Nếu không đáp ứng: Cefepim/imipenem/meropenem + amikacin. Nếu nghi tụ cầu kháng thuốc: Thêm vancomycin - Từ nhiễm trùng da: Vancomycin - Nếu có ban xuất huyết: Ciprofloxacin/pefloxacin - Liên quan đặt catheter tĩnh mạch: Vancomycin
  • 30. 13 - Nghi nhiễm trùng bệnh viện - Nghi do Gr (-): Cefepim/imipenem/meropenem ± amikacin - Cơ địa suy giảm miễn dịch: Ciprofloxacin/pefloxacin (nếu chƣa dùng) hoặc cefepim/ meropenem + amikacin [7], [12]. 1.3.3 Điều trị biến chứng - Rối loạn đông máu: Truyền tiểu cầu và huyết tƣơng đông lạnh, kết tủa - Toan chuyển hóa: Thƣờng là hậu quả của sốc nên cần điều trị tích cực sốc nhiễm trùng tránh để sốc kéo dài. Trong trƣờng hợp toan hóa máu nặng cần điều chỉnh bằng Bicarbonate [12]. 1.3.4 Lọc máu liên tục - Khi bệnh nhân thiểu niệu > 24 giờ hoặc Creatinin > 0,4 mmol/L hoặc tăng 0,1 mmol/L/ ngày. - Corticoides liều cao tĩnh mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả chƣa rõ ràng và có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, xuất huyết [7]. 1.3.5 Phẫu thuật - Dẫn lƣu ổ mủ - Phẫu thuật loại bỏ ổ nhiễm trùng [7]. 1.4 THUỐC ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT 1.4.1 Kháng sinh - KS đƣờng tĩnh mạch nên đƣợc bắt đầu càng sớm càng tốt trong vòng 1 giờ sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm trùng [19]. - Sử dụng theo kinh nghiệm một hoặc nhiều hơn KS phổ rộng để bao phủ hết các tác nhân gây bệnh có thể có (gồm cả vi khuẩn, nấm, siêu vi) - Sử dụng theo kinh nghiệm kháng sinh phổ h p chỉ khi đã xác định đƣợc tác nhân gây bệnh và kháng sinh đồ (BPS) - Không nên dùng KS toàn thân để dự phòng ở bệnh nhân có tình trạng viêm không do nhiễm trùng (viêm tụy cấp, bỏng) (BPS) - Nên chỉnh liều KS dựa vào dƣợc động, dƣợc lực, tính chất đặc biệt của thuốc. - Phối hợp KS theo kinh nghiệm có thể chọn hai KS thuộc 2 nhóm khác nhau phù hợp với tác nhân gây bệnh có thể có [19]. - Phối hợp KS không nên xem là điều trị thƣờng qui ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết mà không có sốc. - Không nên thƣờng qui phối hợp KS ở bệnh nhân NKH có giảm bạch cầu. - Nếu dùng kháng sinh phối hợp, nên xuống thang KS bằng cách giảm số loại KS trong vòng vài ngày khi lâm sàng cải thiện hoặc có bằng chứng nhiễm trùng đã giảm, áp dụng cho bệnh nhân có kết quả cấy dƣơng tính lẫn âm tính (BPS). - Thời gian dùng KS có thể là 7-10 ngày - Thời gian dùng KS dài hơn ở bệnh nhân đáp ứng chậm, ổ nhiễm không dẫn lƣu đƣợc, tác nhân gây bệnh là tụ cầu, vài loại nấm và siêu vi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch bao gồm giảm bạch cầu.
  • 31. 14 - Procalcitonin có thể dùng để hỗ trợ việc ngƣng KS ở bệnh nhân lúc đầu nghĩ đến nhiễm khuẩn huyết, nhƣng sau đó bằng chứng nhiễm trùng không rõ [19]. 1.4.2 Bù dịch - Trong khi có một số loại dịch truyền tĩnh mạch, một số loại là tiêu chuẩn trong điều trị nhiễm khuẩn huyết. Nƣớc muối bình thƣờng là một trong những chất lỏng thƣờng đƣợc truyền. Nó là một chất lỏng kết tinh. Đây là những chất lỏng có chứa các khoáng chất, chẳng hạn nhƣ natri, và hòa tan trong nƣớc hoặc hòa tan trong nƣớc. Chúng bổ sung chất lỏng cho hệ thống máu. - Chất keo, một loại chất lỏng khác, là chất lỏng đặc hơn. Chất keo đƣợc truyền qua tĩnh mạch. Chất keo không tan nhanh nhƣ chất kết tinh. Cần nhiều dịch tinh thể hơn dịch keo để đạt đƣợc cùng mục tiêu là tăng thể tích dịch cơ thể, nhƣng dịch tinh thể ít tốn kém hơn [80]. 1.4.3 Thuốc vận mạch - Norepinephrin là thuốc vận mạch đƣợc chọn đầu tiên. - Có thể phối hợp vasopressin (lên đến 0,03 đơn vị/phút hoặc với norepinephrin để đạt mục tiêu huyết áp trung bình, hoặc phối hợp với vasopressin (lên đến 0,03 đơn vị/phút) để giảm liều norepinephrin. - Dopamin chỉ dùng nhƣ thuốc vận mạch thay thế cho norepinephrin ở nhóm BN đƣợc chọn lọc kỹ: Nguy cơ loạn nhịp thấp, nhịp chậm tƣơng đối hoặc tuyệt đối. - Không nên dùng dopamin liều thấp với mục đích bảo vệ thận - Nên dùng dobutamin ở bệnh nhân có bằng chứng giảm tƣới máu dai dẳng dù đã bù dịch đủ và dùng thuốc vận mạch - Nên đặt catheter động mạch ở tất cả bệnh nhân dùng thuốc vận mạch [19], [49]. 1.4.4 Corticosteroid Không nên dùng hydrocortison tĩnh mạch ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng đã ổn định huyết động với dịch và thuốc vận mạch. Nếu huyết động chƣa ổn định với dịch và thuốc vận mạch, có thể dùng hydrocortison tĩnh mạch 200 mg/ngày [19], [49]. 1.4.5 Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu Sử dụng heparine không phân đoạn liều thấp 2-3 lần/ngày, hoặc heparine trọng lƣợng phân tử thấp 1 lần/ngày, nếu không có chống chỉ định [19], [49]. Ở bệnh nhân có chống chỉ định với heparine, dùng thiết bị cơ học nhƣ với áp lực hoặc dụng cụ phòng ngừa huyết khối. Ở BN có nguy cơ rất cao, có thể phối hợp heparine và biện pháp cơ học [19], [49]. 1.4.6 Dự phòng loét tiêu hóa do stress Loét do stress và xuất huyết dạ dày là vấn đề nghiêm trọng và dù chƣa có bằng chứng mạnh mẽ, dùng kháng acid, hầu hết bệnh nhi ICU cần ức chế H2 và ức chế bơm proton, đặc biệt khi không ăn qua đƣờng miệng [7], [19]. 1.4.7 Truyền các chế mẫu của máu Truyền máu là truyền chế phẩm máu có nguy cơ, do đó nên thực hiện cẩn thận. Cần truyền hồng cầu lắng để duy trì Hct > 30% [7], [19].
  • 32. 15 1.4.8 Kiểm soát đƣờng huyết Kiểm soát đƣờng huyết: Dù thiếu bằng chứng ở trẻ em, đồng thuận điều trị tăng đƣờng huyết ở trẻ em nặng. Ghi nhận trẻ có nguy cơ cao hạ đƣờng huyết, khoảng mục tiêu cho phép cao hơn ở ngƣời lớn 100-150 mg/dL [7]. 1.5 TƢƠNG TÁC THUỐC - Việc phối hợp thuốc là không thể tránh khỏi, nhất là trong điều kiện đa bệnh lý, đa triệu chứng. Đó chính là lý do làm cho nguy cơ tƣơng tác thuốc bất lợi dễ dàng xảy ra. Hậu quả của tƣơng tác thuốc ảnh hƣởng đến chất lƣợng điều trị và sức khỏe của ngƣời bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong [25]. - Tƣơng tác thuốc-thuốc bao gồm: + Tƣơng tác dƣợc động học: Thuốc đƣợc đƣa vào cơ thể bằng nhiều đƣờng. Sau khi đƣợc hấp thu để phát huy tác dụng dƣợc lý, thuốc đƣợc coi là vật lạ, cơ thể sẽ tìm mọi cách để thải trừ. + Tƣơng tác dƣợc lực học: Tƣơng tác dƣợc lực học là khi thuốc A gây ảnh hƣởng tới đáp ứng sinh học của thuốc B hoặc tới độ nhạy cảm của mô trong cơ thể khi dùng cùng thuốc B. Những thuốc gặp tƣơng tác này sẽ có tác dụng đối kháng hoặc hiệp đồng với nhau, nhiều khi có hậu quả lâm sàng tai hại [10]. Các cơ sở dữ liệu tra cứu tƣơng tác thuốc Bảng 1.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tƣơng tác thuốc STT Tên CSDL Loại CSDL Ngôn ngữ Nhà xuất bản/ Quốc gia 1 Multi-drug Interaction Checker (http://www.medscape.com/) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Medscape LLC/Mỹ 2 Drug Interaction Checker (http://www.drugs.com/) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Drugsite Trust New Zealand Công cụ tra tƣơng tác thuốc tại trang web Medscape.com. Là CSDL cung cấp các thông tin chuyên ngành cho cán bộ y tế bao gồm các bài viết y khoa, các cảnh báo lâm sàng, thông tin về kê đơn và sử dụng thuốc an toàn, kiểm tra tƣơng tác thuốc, các chuyên mục nhƣ sinh lý bệnh, dịch tễ học, chẩn đoán phân biệt, theo dõi, điều trị...hỗ trợ cho quá trình đào tạo liên tục [31], [45]. Phần mềm tra cứu trực tuyến Multi-drug Interaction Checker đƣợc cung cấp miễn phí bởi Medscape LLC/Mỹ. Phần mềm này cung cấp các thông tin về tƣơng tác thuốc-thuốc, thuốc-thực phẩm chức năng. Kết quả tra cứu cho biết các thông tin tóm tắt về mức độ nặng của tƣơng tác. Có 4 mức độ tƣơng tác thuốc: - Chống chỉ định: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng. Nguy cơ thƣờng lớn hơn lợi ích khi sử dụng kết hợp. Nhìn chung, chống chỉ định kết hợp. - Nghiêm trọng: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng. Cần đánh giá bệnh nhân cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích. Cần có các biện pháp can thiệp để tối thiểu hóa độc tính
  • 33. 16 do sử dụng kết hợp 2 thuốc, bao gồm: Theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc khác thay thế. - Theo dõi chặt chẽ: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng. Lợi ích thƣờng lớn hơn nguy cơ khi sử dụng kết hợp. Tuy nhiên, cần có kế hoạch theo dõi thích hợp để phát hiện các tác hại tiềm ẩn. Điều chỉnh liều 1 hoặc 2 thuốc có thể cần thiết. - Nh : Tƣơng tác không có ý nghĩa lâm sàng [31], [45]. Công cụ tra tƣơng tác tại trang web Drugs.com: Phần mềm tra cứu trực tuyến Drug Interactions Checker đƣợc cung cấp miễn phí bởi Drugsite Trust/New Zealand. Phần mềm này cung cấp các thông tin về tƣơng tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn.Tra cứu theo từ khoá tên biệt dƣợc, tên hoạt chất hay nhóm thuốc, cung cấp một cách khái quát các thông tin về cơ chế, hậu quả, biện pháp xử trí của tƣơng tác. Các tƣơng tác thuốc đƣợc chia làm 3 mức độ: - Nguy hiểm: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng cao. Tránh phối hợp, nguy cơ tƣơng tác cao hơn lợi ích. - Trung bình: Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng trung bình. Thƣờng tránh phối hợp, chỉ sử dụng trong những tình huống đặc biệt. - Nh : Tƣơng tác có ý nghĩa lâm sàng thấp. Nguy cơ thấp, đánh giá nguy cơ và xem xét một thuốc thay thế, thực hiện các biện pháp để tránh tƣơng tác hoặc lập kế hoạch giám sát [31], [45], [79]. 1.6 SƠ LƢỢC VỀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đƣợc thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1979 (tiền thân là khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang cũ), với quy mô 200 giƣờng là Bệnh viện chuyên khoa Nhi duy nhất trong khu vực. Tọa lạc tại số 240, đƣờng Trần Hƣng Đạo, phƣờng An Nghiệp, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ [8]. Đến tháng 9 năm 2011, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đƣợc công nhận là Bệnh viện công lập, hạng I, chuyên khoa Nhi, trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ. Có chức năng khám và điều trị cho trẻ từ 0 đến dƣới 16 tuổi. Trong 6 tháng đầu năm 2019, công suất sử dụng giƣờng bệnh đạt 93%, tăng 11,2% so với năm 2018; tỉ lệ hài lòng của ngƣời dân với dịch vụ y tế đạt 88,3%, tăng 0,7%; kết quả đánh giá chất lƣợng bệnh viện đạt 80/83 tiêu chí, chiếm 95% tỷ lệ áp dụng. Bệnh viện đang từng bƣớc thực hiện các kỹ thuật mới đã đƣợc chuyển giao nhƣ: Chụp CT 128 lá cắt, lọc máu liên tục, điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non, đo nhĩ lƣợng, đo âm ốc tai… Không chỉ nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc mà đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ còn quan tâm nhiều đến vấn đề nâng cao y đức, quy tắc ứng xử để xứng đáng với thƣơng hiệu Bệnh viện đầu tuyến vùng ĐBSCL và tiếp tục thực hiện đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2 của Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ mang sứ mệnh “Cho trẻ sức khỏe-Cho trẻ tƣơng lai” đã liên tục phát triển về mọi mặt và có những bƣớc đi khá vững chắc, nhanh chóng trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của ngƣời dân trên toàn khu vực ĐBSCL [8].
  • 34. 17 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu gồm những bệnh án nội trú của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong thời gian từ tháng 01/2018 đến hết tháng 12/2019. Hồ sơ bệnh án nội trú đƣợc lƣu trữ tại phòng Kế hoạch tổng hợp. 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu - HSBA đã hoàn chỉnh và nộp lƣu trữ phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh nhân điều trị nhiễm khuẩn huyết. - Bệnh án của bệnh nhân đƣợc chẩn đoán vào viện và ra viện là Nhiễm khuẩn huyết (theo chẩn đoán của bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án nội trú). - Bệnh án của bệnh nhân đã có tiền sử bệnh tiếp tục đƣợc điều trị. Bệnh nhân đƣợc thăm khám lâm sàng toàn diện, làm các xét nghiệm cận lâm sàng. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Các HSBA không đủ thông tin khảo sát. - Bệnh án bệnh nhân có mắc các nhiễm khuẩn khác. - Các HSBA chẩn đoán sốc nhiễm trùng. 2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2018 đến 30/12/2019 - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu dữ liệu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Thông tin trong bệnh án đƣợc lấy theo mẫu phiếu thu thập thông tin bệnh nhân (phụ lục 1) để khảo sát các tiêu chí đã định trƣớc. 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu Ta có công thức tính cỡ mẫu: Trong đó: n: Là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu. : Là hệ số tin cậy, với độ tin cậy là 95%, chọn = 0,05, tra bảng Student có trị số = 1,96. P: Là tỷ lệ tử vong của nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn tại khoa HSTC-CĐ bệnh viện Nhân Dân Gia Định nghiên cứu năm 2011 với P = 0,44 [58]. d: Là sai số ƣớc lƣợng, chọn sai số 10% Từ công thức trên, cỡ mẫu cần có là = 96 bệnh án. Nhƣ vậy cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 96 hồ sơ bệnh án. Trong thực tế chúng tôi đã thu thập đƣợc 106 hồ sơ bệnh án đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn để đƣa vào nghiên cứu.
  • 35. 18 2.2.3. Quy trình thu thập dữ liệu Từ dữ liệu Khoa Vi sinh, trích xuất danh sách bệnh nhân có kết quả cấy máu dƣơng tính trong khoảng thời gian nghiên cứu. Từ mã bệnh án và khoảng thời gian nằm viện tƣơng ứng mỗi bệnh nhân, xác định mã lƣu trữ hồ sơ và tiến hành tìm kiếm bệnh án tƣơng ứng tại Kho lƣu trữ bệnh án theo mã này. Các bệnh án không tiếp cận đƣợc tại kho bệnh án sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Bệnh án thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ đƣợc thu thập dữ liệu từ bệnh án, tra cứu tiền sử dùng thuốc, tiền sử nhập viện, rồi điền thông tin vào phiếu thu thập thông tin bệnh nhân (phụ lục 1) Chọn mẫu thuận tiện. Chọn tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu cho đến khi đủ cỡ mẫu ƣớc lƣợng trong thời gian 01/01/2018 -30/12/2019. 2.2.4 Nội dung nghiên cứu a) Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết - Giới tính đƣợc phân làm 2 nhóm: + Nam + Nữ - Tuổi chia thành 4 nhóm: Bệnh nhân đƣợc chia thành các lớp tuổi đã phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn: + Sơ sinh (dƣới 4 tuần tuổi) là giai đoạn thay đổi điển hình sau khi sinh. + Trẻ nhỏ (4 tuần đến 2 tuổi) là giai đoạn cơ thể phát triển rất nhanh. + Trẻ em (từ 2 đến 11 tuổi) là giai đoạn phát triển từ từ. + Thiếu niên (từ 12 đến 15 tuổi) là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh [25]. - Bệnh mắc kèm: Bệnh nhiễm khuẩn huyết kèm theo bệnh rối loạn tiêu hóa, suy dinh dƣỡng, vàng da sơ sinh, viêm phổi, dị ứng da, thiếu calci... - Tình trạng lúc sinh: + Sinh non: Là những trẻ sinh ra < 37 tuần thai [42]. + Không sinh non: Khi tuổi thai trong khoảng 37 - 42 tuần, trung bình là 40 tuần hay 280 ngày. Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã định nghĩa dựa trên tuổi thai, nếu trẻ sanh trƣớc tuần 37 (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) là trẻ non tháng [42]. - Cân nặng lúc sinh: + Nh cân: Trẻ có cân nặng lúc sanh dƣới 2.500 g + Đủ cân: Trẻ có cân nặng lúc sanh ≥ 2.500 g [44]. - Đặc điểm thân nhiệt: Thân nhiệt chia làm 3 nhóm theo chẩn đoán hội chứng đáp ứng viêm toàn thân: + Thân nhiệt < 35 o C + Thân nhiệt 35-38 o C + Thân nhiệt > 38 o C
  • 36. 19 - Đặc điểm nhịp tim: Nhịp tim chia theo nhóm theo độ tuổi: Dựa vào bảng 2.1 [12]. + Nhịp tim nhanh: Trên mức bình thƣờng quy định theo bảng 2.1 + Nhịp tim bình thƣờng: Dựa vào chỉ số của bảng 2.1 + Nhịp tim chậm: Dƣới mức bình thƣờng quy định theo bảng 2.1 Bảng 2.1 Nhịp tim và huyết áp tâm thu theo tuổi Tuổi (năm) Nhịp tim (lần/phút) <1 110 – 160 1 – 2 100 – 150 2 – 5 95 – 140 5 – 12 80 – 120 >12 60 – 100 - Đặc điểm nhịp thở: Nhịp thở chia theo nhóm theo độ tuổi: Dựa vào bảng 2.2 [12]. + Nhịp thở nhanh: Trên mức bình thƣờng quy định theo bảng 2.2 + Nhịp thở bình thƣờng: Dựa vào chỉ số của bảng 2.2 + Nhịp thở chậm: Dƣới mức bình thƣờng quy định theo bảng 2.2 Bảng 2.2 Nhịp thở bình thƣờng của bệnh nhân theo tuổi Tuổi Nhịp thở (lần/phút) <1 30 – 40 1 – 2 25 – 35 2 – 5 25 – 30 5 – 12 20 – 25 >12 15 – 20 - Triệu chứng cơ năng + Sốt + Nôn ói + Bụng chƣớng + Tiêu chảy + Bú kém + Ho (khò khè) + Tiểu gắt - Triệu chứng thực thể + Vàng da + Xuất huyết da niêm + Hạch ngoại vi + Phù
  • 37. 20 - Ổ nhiễm trùng: + Hô hấp: Viêm phổi cộng đồng + Da, niêm: Nhọt da, áp xe + Tiêu hóa: Nhiễm trùng tiêu hóa-gan mật + Tiết niệu: Nhiễm trùng tiểu + Thần kinh: Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu + Không rõ: Không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn [12]. - Mức độ nhiễm khuẩn huyết: + Nhiễm khuẩn huyết: Có bằng chứng nhiễm trùng còn nghi ngờ hoặc đã xác định và có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn của hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. + Nhiễm khuẩn huyết nặng: Bệnh nhân NKH có kèm rối loạn chức năng cơ quan, giảm tƣới máu mô hoặc hạ huyết áp... [33], [49]. - Thời gian điều trị NKH: Không có quy định về độ dài đợt điều trị với mỗi loại nhiễm khuẩn [13]. Phụ thuộc tình trạng kháng thuốc, diễn biến bệnh phức tạp nên quá trình điều trị cần có nhiều lần đổi kháng sinh làm kéo dài thời gian điều trị. Chia thành 3 nhóm: + < 7 ngày + 7 – 14 ngày + > 14 ngày. - Số lƣợng bạch cầu: Chia 3 nhóm dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng đáp ứng viêm toàn thân: + Bạch cầu giảm: < 4 G/L + Bạch cầu bình thƣờng: 4-12 G/L + Bạch cầu tăng: > 12 G/L - Xét nghiệm CRP: + Không thực hiện XN + Có thực hiện XN: Thử nghiệm đo lƣợng CRP trong máu có giá trị trong việc phát hiện viêm nhiễm cấp tính, theo dõi cơn bùng phát của các bệnh mãn tính [57]. Chia thành 2 nhóm: + CRP < 10 mg/L + CRP ≥ 10 mg/L [47]. - Xét nghiệm lactate: + Không thực hiện xét nghiệm + Có thực hiện xét nghiệm: Lactate là chỉ số tiên lƣợng độc lập mức độ nặng nh của bệnh. Cải thiện lactate làm tăng tỉ lệ sống của bệnh nhân [23]. Chia thành 3 nhóm: + Giảm: < 0.5 mmol/L
  • 38. 21 + Bình thƣờng: 0.5- 2.22 mmol/L + Tăng: > 2.22 mmol/L [49]. - Xét nghiệm Procalcitonin: + Không thực hiện XN + Có thực hiện XN: Theo dõi tình trạng viêm do nhiễm khuẩn, phát hiện các nhiễm khuẩn ảnh hƣởng hệ thống hoặc các biến chứng của nhiễm khuẩn, đánh giá tiên lƣợng và diễn biến của các bệnh viêm nặng nhƣ viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống và hội chứng suy đa tạng [62]. Chia 2 nhóm: + Tăng : ≥ 0.5 ng/mL: Nhiễm khuẩn do đáp ứng viêm hệ thống + Thấp: < 0.5 ng/mL [34]. - Chủng vi khuẩn gây bệnh: + Vi khuẩn Gram âm: Achromobacter xylosoxidans, Citrobacter freundii, Delftia aciclovorans, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Salmonella group, Stenotrophomonas maltophilia [14]. + Vi khuẩn Gram dƣơng: Enterobacter farcium, Staphylococcus aureus, Staphylococcus caprae, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus haemolyticus, Staphylococcus hominis, Staphylococcus preuditemedius, Staphylococcus saprophyticus, Staphylococcus simulans, Staphylococcus warneri, Streptococcus oralis, Streptococcus parasanguinis [14]. b) Khảo sát thuốc điều trị bệnh, tính phù hợp của sử dụng kháng sinh - Mức độ nhạy cảm (S) và đề kháng (R) kháng sinh của vi khuẩn phổ biến: Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn thử nghiệm đánh giá qua sự phát triển của VK sẽ bị ức chế khi kháng sinh đạt đến một nồng độ nhất định. Kháng kháng sinh là khả năng của các vi khuẩn sinh trƣởng với sự hiện diện của một loại thuốc, kết quả điều trị của thuốc đó trở nên không hiệu quả [81]. - Các nhóm kháng sinh và hoạt chất sử dụng trong điều trị NKH + Cephalosporin: Cefuroxim, cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim, cefepim + Aminoglycosid: Tobramycin, amikacin + Glycopeptid: Vancomycin + Penicillin: Oxacilin, cloxacilin, ampicilin, amoxicilin/a. clavulanic, amoxicilin + Carbapenem: Imipenem/cilastatin, meropenem + Quinolon: Ciprofloxacin [13]. - Kháng sinh phối hợp: + Đơn trị liệu: Chỉ sử dụng 1 thuốc kháng sinh điều trị + Phối hợp kháng sinh: Theo nguyên tắc sau: Sử dụng các phối hợp đã có chứng cứ y học là có hiệu quả hiệp đồng. Không phối hợp kháng sinh trong cùng họ vì có chung cơ chế và đích tác động. Lựa chọn các phối hợp mà trên cơ chế tác dụng có thể hiệp đồng với nhau [51].
  • 39. 22 - Các kiểu phối hợp kháng sinh: + Phối hợp kháng sinh cho những trƣờng hợp: Bệnh nặng mà không có chẩn đoán vi sinh hoặc không chờ đƣợc kết quả xét nghiệm; ngƣời suy giảm sức đề kháng; nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau. + Khi phối hợp, cần dùng đủ liều và nên lựa chọn những kháng sinh có tính chất dƣợc động học gần nhau hoặc có tác dụng hiệp đồng. Tác dụng kháng khuẩn in vivo (trong cơ thể) thay đổi tùy theo số lƣợng và tuổi (non - đang sinh sản mạnh hay già) của vi khuẩn gây bệnh cũng nhƣ các thông số dƣợc động học của các kháng sinh [13]. - Kháng sinh ban đầu: Trƣớc khi cấy máu: Cần dùng kháng sinh ban đầu càng sớm càng tốt, do kết quả cấy máu cho kết quả chậm, do đó trên thực tế chọn kháng sinh ban đầu dựa vào kinh nghiệm.Cần dùng kháng sinh đƣờng tĩnh mạch sớm ngay sau khi cấy máu. Chọn lựa kháng sinh tốt nhất là tùy theo tác nhân [64]. - Kháng sinh tiếp theo sau khi có kết quả vi sinh Kháng sinh tiếp theo đƣợc sử dụng do mỗi một lần điều trị bằng kháng sinh là một lần tác động vào sự cân bằng của vi hệ bình thƣờng: Vi khuẩn nhạy cảm bị tiêu diệt, dƣới áp lực chọn lọc, những vi sinh vật đề kháng kháng sinh (đang sử dụng) đƣợc giữ lại, sinh sản mạnh (quá sản) thay thế những vi khuẩn đã bị tiêu diệt, làm mất cân bằng cho đại sinh vật-cơ thể ngƣời [13]. - Tỷ lệ đổi kháng sinh + Đổi kháng sinh + Không đổi kháng sinh - Tỷ lệ số lần thay đổi kháng sinh + 0 đổi: Không có sự thay đổi kháng sinh + 1 lần: Thay đổi 1 lần kháng sinh + 2 lần: Thay đổi 2 lần kháng sinh - Liều dùng kháng sinh Cách quy đổi liều kê đơn trong bệnh án sang liều quy chuẩn (mg/kg/24h) Liều dùng của thuốc đƣợc đánh giá dựa trên tài liệu Dƣợc thƣ Quốc gia 2015 [4], [11]. - Nhịp đƣa thuốc: Số lần dùng KS đƣợc đánh giá theo khuyến cáo Dƣợc thƣ Quốc gia 2015 [4], [11], [13]. - Đƣờng dùng thuốc + Đƣờng tĩnh mạch: Thƣờng đƣợc lựa chọn do nhanh đạt nồng độ thuốc trong máu và mô tế bào + Đƣờng uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng [13]. Liều dùng (mg/kg/24h) = (liều dùng kê trong bệnh án/24h x hàm lƣợng thuốc kháng sinh đóng gói)/trọng lƣợng trẻ (kg)
  • 40. 23 - Thời gian điều trị kháng sinh + Không có quy định cụ thể về độ dài đợt điều trị với mỗi loại nhiễm khuẩn + Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của ngƣời bệnh. Các trƣờng hợp nhiễm khuẩn nh và trung bình thƣờng đạt kết quả sau 7 - 10 ngày nhƣng những trƣờng hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà KS khó thâm nhập thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều [13]. - Tỷ lệ tƣơng tác thuốc + Có tƣơng tác + Không tƣơng tác - Đánh giá tƣơng tác kháng sinh với kháng sinh Tra cứu từ 2 phần mềm Drugs.com và Medscape.com [78], [79]. + Cặp tƣơng tác + Kiểu tƣơng tác + Cảnh báo + Mức độ - HSBA chỉ định kháng sinh ban đầu phù hợp Phác đồ ban đầu là điều trị theo kinh nghiệm đƣợc đánh giá là phù hợp khi ít nhất một kháng sinh đƣợc dùng phù hợp theo khuyến cáo “Hƣớng dẫn về điều trị bệnh trẻ em năm 2015” [4], [13]. Có ít nhất 1 thuốc không nằm trong phác đồ điều trị NKH của “Hƣớng dẫn về điều trị bệnh trẻ em năm 2015”. Có sự phối hợp kháng sinh không nằm trong phác đồ điều trị của “Hƣớng dẫn về điều trị bệnh trẻ em năm 2015” [13]. - HSBA chỉ định kháng sinh phù hợp sau khi có kết quả KSĐ Đánh giá đƣợc thực hiện khi có xét nghiệm cho kết quả vi sinh dƣơng tính, có kèm theo kháng sinh đồ tƣơng ứng [13]. - Phù hợp về liều dùng kháng sinh Căn cứ theo dƣợc thƣ Quốc gia 2015 và Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 của bệnh viện Nhi Đồng 1. Thuốc có liều dùng thấp hơn hoặc cao hơn khuyến cáo đƣợc coi là chƣa phù hợp về liều dùng [4], [11]. - Phù hợp về nhịp đƣa thuốc Thuốc có số lần sử dụng trong ngày (24h) ít hơn hoặc cao hơn khuyến cáo là chƣa phù hợp [4], [11]. - Kết quả điều trị + Khỏi bệnh: Là bệnh nhân phục hồi sức khỏe, dấu hiệu sinh tồn trở về bình thƣờng, các triệu chứng không còn và đƣợc xuất viện + Đỡ, giảm: Triệu chứng bệnh giảm một phần + Không đổi: Triệu chứng bệnh không giảm + Nặng: Triệu chứng bệnh không giảm, diễn biến nặng hơn.
  • 41. 24 2.3 CÁC BIẾN SỐ 2.3.1 Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết Bảng 2.3 Đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết Tên biến số Loại biến số Số giá trị Giá trị Giới tính Nhị giá 2 Nam Nữ Tuổi Định danh 4 Sơ sinh (dƣới 4 tuần) Trẻ nhỏ (4 tuần đến 2 tuổi) Trẻ em (từ 2 đến 11 tuổi) Thiếu niên (từ 12 đến 15 tuổi) Bệnh mắc kèm Định danh 3 0 bệnh mắc kèm 1 bệnh mắc kèm 2 bệnh mắc kèm Tình trạng lúc sinh Nhị giá 2 Sinh non Không sinh non Cân nặng lúc sinh Nhị giá 2 Nh cân Đủ cân Thân nhiệt Định danh 3 < 35 o C 35-38 o C > 38 o C Nhịp tim Định danh Nhanh Bình thƣờng Chậm Nhịp thở Định danh Nhanh Bình thƣờng Chậm Triệu chứng cơ năng Định danh Sốt Nôn ói Bụng chƣớng Tiêu chảy Bú kém Ho (khò khè) Tiểu gắt Triệu chứng thực thể Định danh 4 Vàng da Xuất huyết da niêm Hạch ngoại vi Phù Ổ nhiễm trùng Định danh 6 Hô hấp Da, niêm Tiêu hóa Tiết niệu Thần kinh Không rõ Mức độ NKH Nhị giá 2 Nhiễm khuẩn huyết Nhiễm khuẩn huyết nặng Thời gian điều trị NKH Định danh 3 < 7 ngày 7-14 ngày > 14 ngày Bạch cầu Định danh 3 Bạch cầu giảm: < 4 G/L BC bình thƣờng: 4-12 G/L