SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
HỒNG MỸ NGỌC
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
HỒNG MỸ NGỌC
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý-Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN QUANG ĐỆ
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn và chương trình học, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đến Ban giám hiệu Trường đại học Tây Đô, phòng Đào tạo sau đại học đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận văn
này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Quang Đệ, người đã tận tình,
chu đáo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề cương và thực hiện luận văn tốt
nghiệp, đã giảng dạy, truyền thụ nhiều kiến thức quý báu cho tôi.
Xin cảm ơn Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình
hợp tác, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối lời, tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, đồng nghiệp
và các bạn học viên đã dành nhiều sự giúp đỡ chân tình, chia sẻ khó khăn với tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
HỒNG MỸ NGỌC
ii
TÓM TẮT
Theo WHO, có 422 triệu người lớn mắc ĐTĐ trên toàn cầu năm 2014.
Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 thường mắc nhiều bệnh và biến chứng kèm theo nên
phối hợp thuốc trong điều trị là điều tất yếu. Đây là nguyên nhân làm cho nguy
cơ TTT bất lợi dễ dàng xảy ra. Những TTT bất lợi này có thể phòng tránh được
bằng cách chú ý thận trọng hoặc tiến hành can thiệp để giảm thiểu nguy cơ.
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu: (1) Khảo sát tình hình sử dụng
thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2, (2) Xác định tỷ lệ TTT và tìm hiểu một số yếu
tố liên quan đến các loại TTT trong đơn thuốc.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang-hồi
cứu. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chúng tôi thu thập 600 đơn thuốc
bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ 01/10/2020 đến 30/04/2021.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong 600 đơn thuốc ở bệnh
nhân ĐTĐ tuýp 2: 47,5% đơn thuốc sử dụng phác đồ đơn trị liệu (chủ yếu là
Metformin chiếm 47,3% đơn thuốc), 52,5% đơn thuốc sử dụng phác đồ 2 thuốc
trong điều trị đái tháo đường (chủ yếu là phối hợp Metformin+Gliclazid chiếm
22,7%). Thuốc điều trị THA được sử dụng 58,5%, thuốc điều trị TMCBCT được
sử dụng 16,8%, thuốc điều trị RLLP được sử dụng 14,7%.
Có 53,5% đơn thuốc có TTT có ý nghĩa lâm sàng, 12,8% đơn thuốc có
TTT không có ý nghĩa lâm sàng và 33,7% đơn thuốc không có TTT. Các yếu tố
liên quan đến TTT có ý nghĩa lâm sàng gồm: Tuổi, số bệnh đi kèm, số thuốc
trong đơn.
Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu có thể sử dụng hướng dẫn quản lý 42 cặp
tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng mà chúng tôi đã xây dựng làm tài liệu tham
khảo về tương tác thuốc để đảm bảo việc tra cứu tương tác thuốc nhanh chóng
và hiệu quả.
Từ khóa: đái tháo đường tuýp 2, tương tác thuốc, Sóc Trăng
iii
ABSTRACT
According to the WHO, diabetes affected 422 million adults in 2014.
Patients with type 2 diabetes had a variety of diseases and complications,
necessitating the use of multiple medications in their treatment. This is why the
risk of adverse drug interactions is so high. These adverse drug interactions
could be avoided with careful monitoring or risk-reduction interventions. (1)
Surveying drug use in type 2 diabetes patients, (2) determining the rate of drug
interactions, and identifying factors related to drug interactions in type 2
diabetes prescription.
We conducted the study using a cross-sectional-retrospective descriptive
design. From October 2020 to April 2021, we collected 600 prescriptions for
type 2 diabetes patients attempting outpatient treatment at Vinh Chau Town
Medical Center in Soc Trang province using a convenient sampling method.
The findings revealed that 47.5% of 600 prescriptions in patients with type
2 diabetes used monotherapy regimens (mainly Metformin accounted for 47.3%
of prescriptions), while 52.5% of prescriptions used a 2-drug regimen in the
treatment of diabetes (mainly Metformin+Gliclazide accounting for 22.7% of
prescriptions). Drugs for hypertension were used in 58.5% of cases, drugs for
coronary artery disease in 16.8% of cases, and drugs for hypertension in 14.7%
of cases.
There were 53.5% of prescriptions that had clinically significant drug
interactions, 12.8% that had non-clinically significant drug interactions, and
33.7% that did not have a drug interaction. Age, number of comorbidities, and
number of drugs in prescription are all factors associated with clinically
significant drug interactions.
Vinh Chau Town Health Center can use the management guide of 42
clinically significant drug interaction pairs that we developed as a drug
interaction reference to ensure that drug interactions are looked up quickly and
effectively.
Key words: type 2 diabetes, drug interaction, Soc Trang province
iv
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ
một công trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
HỒNG MỸ NGỌC
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
TÓM TẮT ............................................................................................................ii
ABSTRACT ........................................................................................................iii
LỜI CAM KẾT...................................................................................................iv
MỤC LỤC............................................................................................................ v
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................viii
DANH SÁCH HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................ x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................xi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3
1.1 ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ........................................... 3
1.1.1 Định nghĩa............................................................................................ 3
1.1.2 Phân loại đái tháo đường...................................................................... 3
1.1.3 Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường tuýp 2.............................................. 4
1.1.4 Chẩn đoán đái tháo đường ................................................................... 5
1.1.5 Các biến chứng thường gặp ................................................................. 6
1.1.6 Các yếu tố nguy cơ............................................................................... 7
1.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2.................................. 8
1.2.1 Nguyên tắc và mục tiêu điều trị ........................................................... 8
1.2.2 Điều trị không dùng thuốc .................................................................10
1.2.3 Điều trị dùng thuốc ............................................................................11
1.3 PHỐI HỢP VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2..................................................................................19
1.3.1 Phối hợp thuốc điều trị đái tháo đường..............................................19
1.3.2 Tương tác thuốc và các công cụ tra cứu tương tác thuốc ..................20
1.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2.............................................................23
1.5 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH
SÓC TRĂNG .....................................................................................................25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............26
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU ................................................................26
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu .........................................................................26
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................26
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................................26
vi
2.2.2 Cỡ mẫu ...............................................................................................26
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin.........................................................27
2.2.4 Nội dung nghiên cứu..........................................................................27
2.2.5 Tiêu chuẩn được sử dụng xác định tương tác thuốc..........................29
2.2.6 Xử lý số liệu.......................................................................................30
2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.....................................................30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................32
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ...........................................32
3.1.1 Tuổi ....................................................................................................32
3.1.2 Giới tính .............................................................................................32
3.1.3 Thể trạng bệnh nhân...........................................................................33
3.1.4 Các bệnh lý kèm theo.........................................................................33
3.1.5 Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu bệnh nhân được chỉ định.........34
3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ....................................................................34
3.2.1 Số thuốc được sử dụng trong đơn......................................................34
3.2.2 Các nhóm thuốc và các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 được sử dụng.....35
3.2.3 Liều lượng các thuốc được sử dụng...................................................35
3.2.4 Các phác đồ phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2..............................36
3.2.5 Tỷ lệ thuốc điều trị bệnh lý kèm theo ................................................37
3.3 TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2.............................38
3.3.1 Tương tác thuốc .................................................................................38
3.3.2 Mức độ tương tác thuốc .....................................................................39
3.3.3 Tỷ lệ xuất hiện các cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ...........39
3.3.4 Phân loại tương tác thuốc theo cơ chế ...............................................41
3.3.5 Các đơn thuốc có tương tác thuốc......................................................41
3.3.6 Số tương tác thuốc trong đơn.............................................................41
3.3.7 Một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng....42
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN..................................................................................44
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ...........................................44
4.1.1 Tuổi ....................................................................................................44
4.1.2 Giới tính .............................................................................................45
4.1.3 Thể trạng bệnh nhân...........................................................................45
4.1.4 Các bệnh lý kèm theo.........................................................................46
vii
4.1.5 Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu bệnh nhân ......................................47
4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG....47
4.2.1 Số thuốc được sử dụng trong đơn ......................................................47
4.2.2 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 được sử dụng...................48
4.2.3 Các nhóm thuốc và các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 được sử dụng.....48
4.2.4 Liều lượng các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 được sử dụng..................49
4.2.5 Các phác đồ phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2..............................50
4.2.6 Các thuốc điều trị các bệnh lý kèm theo............................................51
4.2.7 Tỷ lệ thuốc điều trị bệnh lý kèm theo ................................................52
4.3 TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2.............................54
4.3.1 Tương tác thuốc .................................................................................54
4.3.2 Mức độ tương tác thuốc .....................................................................54
4.3.3 Tỷ lệ xuất hiện các cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng .....................54
4.3.4 Phân loại tương tác thuốc theo cơ chế ...............................................56
4.3.5 Các đơn thuốc có tương tác thuốc......................................................56
4.3.6 Số tương tác thuốc trong đơn.............................................................57
4.3.7 Một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng....57
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................61
5.1 KẾT LUẬN..............................................................................................61
5.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................xii
PHỤ LỤC 1 .....................................................................................................xvi
PHỤ LỤC 2.......................................................................................................xix
PHỤ LỤC 3.......................................................................................................xiv
viii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. 1 Phân biệt ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2 .......................................................... 4
Bảng 1. 2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường ................................................ 6
Bảng 1. 3 Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không
có thai .................................................................................................................... 9
Bảng 1. 4 Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già....................................... 9
Bảng 1. 5 Mục tiêu điều trị đái tháo đường theo ADA (2020)...........................10
Bảng 1. 6 Sinh khả dụng của các loại insulin ....................................................13
Bảng 1. 7 Tóm tắt ưu, nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose huyết đường
uống và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin...................................................18
Bảng 1. 8 Tương tác thuốc-thuốc thường gặp của các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ.. 22
Bảng 1. 9 Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu tương tác thuốc ......................23
Bảng 2. 1 Phân loại mức độ của tương tác thuốc trong Medscape ....................30
Bảng 2. 2 Phân loại mức độ của tương tác trong Drugs ....................................30
Bảng 3. 1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ....................................................32
Bảng 3. 2 Phân bố bệnh nhân theo BMI (kg/m2
)................................................33
Bảng 3. 3 Số lượng bệnh kèm theo của bệnh nhân.............................................34
Bảng 3. 4 Đường huyết lúc đói và các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu ............34
Bảng 3. 5 Số thuốc sử dụng trong đơn................................................................34
Bảng 3. 6 Tỷ lệ các nhóm thuốc và các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2....................35
Bảng 3. 7 Liều dùng hàng ngày cho các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 ..................35
Bảng 3. 8 Phác đồ điều trị ĐTĐ tuýp 2...............................................................36
Bảng 3. 9 Tỷ lệ các thuốc điều trị bệnh lý kèm theo ..........................................37
Bảng 3. 10 Phác đồ điều trị tăng huyết áp ..........................................................37
Bảng 3. 11 Phác đồ điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim .........................................38
Bảng 3. 12 Danh mục các thuốc điều trị rối loạn lipid máu kèm theo ...............38
Bảng 3. 13 Số lượt tương tác thuốc.....................................................................38
Bảng 3. 14 Tỷ lệ các mức độ tương tác thuốc.....................................................39
Bảng 3. 15 Tỷ lệ xuất hiện các cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng..........39
Bảng 3. 16 Tỷ lệ các loại tương tác thuốc...........................................................41
Bảng 3. 17 Số tương tác thuốc trong đơn............................................................41
Bảng 3. 18 Liên quan giữa tuổi và tương tác thuốc............................................42
Bảng 3. 19 Liên quan giữa giới tính và tương tác thuốc.....................................42
Bảng 3. 20 Liên quan giữa thể trạng bệnh nhân và tương tác thuốc ..................42
Bảng 3. 21 Liên quan giữa số lượng bệnh lý kèm theo và tương tác thuốc .......43
Bảng 3. 22 Liên quan giữa số thuốc được sử dụng trong đơn và tương tác thuốc.. 43
ix
Bảng 3. 23 Liên quan giữa các phác đồ phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 và
tương tác thuốc....................................................................................................43
x
DANH SÁCH HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2. 1 Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................31
Biểu đồ 3. 1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính ...................................................32
Biểu đồ 3. 2 Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân ............................................33
Biểu đồ 3. 3 Tỷ lệ lượt tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng .............................39
Biểu đồ 3. 4 Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng...............41
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
BN Bệnh nhân
ĐTĐ Đái tháo đường
HbA1c Glycosylated Hemoglobin (Hemoglobin gắn glucose)
HDL Hight Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao)
IDF International Diabetes Federation (Liên đoàn đái tháo đường
quốc tế)
IFG Impaired fasting glucose (Rối loạn glucose huyết đói)
IGT Impaired glucose tolerance (Rối loạn dung nạp glucose)
LDL Low Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp)
RLLM Rối loạn lipid máu
SD Sử dụng
THA Tăng huyết áp
TMCBCT Thiếu máu cục bộ cơ tim
TTT Tương tác thu ốc
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
1
MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính không lây có tốc độ phát triển
rất nhanh trên toàn thế giới, được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, trở
thành thách thức lớn với y tế và sự phát triển của các quốc gia trong thế kỷ XXI.
Bệnh đặc trưng bởi rối loạn chuyển hóa làm tăng glucose mạn tính dẫn đến
những tổn thương, rối loạn, suy yếu chức năng ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc
biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh (Bộ Y tế (2017)).
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 422 triệu người lớn
mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu vào năm 2014 và tập trung chủ yếu ở khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương (WHO (2016)). Dựa trên thống kê của Liên đoàn Đái
tháo đường quốc tế (IDF), người trong độ tuổi 20-79 mắc ĐTĐ sẽ tăng từ 463
triệu (2019) lên 578 triệu (2030) và đến năm 2045 sẽ chạm mức 70 triệu người
với 90% trong số đó là ĐTĐ tuýp 2 có thể phòng ngừa được (IDF (2019)). Việt
Nam là một quốc gia đang phát triển, đô thị hóa và sự thay đổi nhanh chóng
trong lối sống đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung của cả thế
giới. Theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do
Bộ Y tế thực hiện năm 2015 ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 4,1%,
tiền ĐTĐ là 3,6%. Có 31,1% người tăng đường huyết từng được phát hiện
bệnh và chỉ có 28,9% số người tăng đường huyết/đái tháo đường được quản lý
tại cơ sở y tế. ĐTĐ chiếm đến 3% nguyên nhân gây tử vong ở mọi lứa tuổi
(Ministry of health general-department of preventive medicine (2016)), (WHO
(2016)).
Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 hầu hết được điều trị ngoại trú với sự kết hợp giữa
chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc. Trong đó, dùng thuốc đóng vai trò rất
quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng và biến chứng do tăng glucose
máu gây ra (Association American Diabetes (2020)). Sự ổn định glucose máu và
HbA1c là một trong những mục tiêu chính về phương diện điều trị đối với bệnh
nhân ĐTĐ. Đặc biệt, việc phải uống thuốc suốt đời cùng với phối hơp thuốc sẽ
gây trở ngại cho cả bệnh nhân và thầy thuốc. Cùng với sự phát triển của ngành
công nghiệp dược, thuốc điều trị đái tháo đường hiện nay phong phú, đa dạng về
hoạt chất, dạng bào chế, bao bì và giá cả. Điều này mang lại nhiều thuận lợi
trong việc kê đơn nhưng cũng gây khó khăn không hề nhỏ trong việc lựa chọn
và phối hợp thuốc sao cho đảm bảo: An toàn, hiệu quả, hợp lý và kinh tế (Trần
Thanh Huy (2017)), (Phù Hạnh Nguyên (2017)). Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 thường
mắc nhiều bệnh và biến chứng kèm theo nên phối hợp thuốc trong điều trị là
điều tất yếu. Đây chính là nguyên nhân làm cho nguy cơ TTT bất lợi dễ dàng
2
xảy ra. Hậu quả làm thay đổi kết quả điều trị và chất lượng sống của bệnh nhân.
Tuy nhiên, những TTT bất lợi này có thể phòng tránh được bằng cách chú ý thận
trọng đặc biệt hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp để giảm thiểu nguy cơ. Vì
vậy, sàng lọc, phát hiện, đánh giá và quản lý TTT luôn là nhiệm vụ quan trọng
của người dược sĩ trong hoạt động dược lâm sàng (Trần Thanh Huy (2017)), (Lê
Đình Sáng (2010)).
Trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là đơn vị y tế tuyến
huyện tương đương bệnh viện hạng 3. Bên cạnh công tác dự phòng, trung tâm
còn đảm nhiệm việc quản lý và điều trị ngoại trú cho các bệnh nhân mắc ĐTĐ,
trong đó ĐTĐ tuýp 2 là chủ yếu. Việc cho thuốc và phối hợp thuốc trong điều trị
là một vấn đề phức tạp, luôn đặt ra cho người thầy thuốc phải cân nhắc và quan
tâm đến hiện tượng TTT có thể xảy ra. Do đó, nhận định về TTT để hướng dẫn
cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc và có những lời khuyên với bác sĩ khi gặp
những đơn thuốc phối hợp không đúng là thật sự cần thiết (Lê Đình Sáng
(2010)). Xuất phát từ thực tế trên và để góp phần cung cấp những thông tin về
sử dụng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 cũng như làm giảm các TTT bất lợi
trong công tác kê đơn, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng hệ thống y
tế, nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo
đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh
Sóc Trăng năm 2020-2021” được tiến hành vơi các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngọai
trú tại Trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
2. Xác định tỷ lệ tương tác thuốc và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến
các loại tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái
tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh
Sóc Trăng.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1 Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): ĐTĐ là một bệnh mạn tính do thiếu
sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng insulin không hiệu quả gây ra bởi
nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose huyết.
Tăng glucose huyết gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là
mạch máu và thần kinh (WHO (2016)).
Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) và Hiệp hội Đái tháo đường
Hoa Kỳ (ADA): ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng
glucose huyết do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc
cả hai. Tăng glucose huyết mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức
năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim mạch và mạch
máu (IDF (2019)), (Association American Diabetes (2020)).
Định nghĩa đái tháo đường tuýp 2: Được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi
hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể
bệnh này bao gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng
insulin (Bộ Y tế (2017)).
1.1.2 Phân loại đái tháo đường
Theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết-chuyển hóa" (Bộ Y
tế), ĐTĐ chia thành 4 loại tương tự như phân loại theo Hiệp hội Đái tháo đường
Hoa Kỳ (ADA), cụ thể (Bộ Y tế (2017)), (Association American Diabetes
(2020)), (Bộ Y Tế-Bệnh Viện Bạch Mai (2013)):
- Đái tháo đường tuýp 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): Tế bào  của đảo tụy bị
hủy hoại không thể sản xuất insulin thường dẫn tới thiếu insulin tuyệt đối. Gồm:
+ ĐTĐ tuýp 1 qua trung gian miễn dịch.
+ ĐTĐ tuýp 1 không qua trung gian miễn dịch (ĐTĐ vô căn).
- Đái tháo đường tuýp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): Là kết quả của sự
giảm bài tiết insulin tương đối của tiểu đảo tụy phối hợp với hiện tượng kháng
insulin ở mô.
- Đái tháo đường thai kỳ: Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được
phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Áp dụng với mọi mức độ rối loạn của dung
nạp glucose, đường huyết tiếp tục tăng sau khi sinh và không loại trừ trường hợp bệnh
nhân đã có ĐTĐ từ trước khi có thai nhưng chưa được chẩn đoán.
4
- Các tuýp đặc hiệu khác:
+ Giảm chức năng tế bào  hoặc giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết
gen.
+ Bệnh lý của tụy ngoại tiết, tụy nội tiết.
+ Bệnh lý tăng glucose huyết do thuốc (corticoid, hormon tuyến giáp,
thiazid...) hoặc hóa chất.
+ Bệnh nhiễm khuẩn.
+ Các thể ĐTĐ qua trung gian miễn dịch không phổ biến.
+ Một số bệnh gen cũng có thể gây ra ĐTĐ.
Bảng 1. 1 Phân biệt ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2 (Bộ Y tế (2017)), (IDF (2019))
Đặc điểm ĐTĐ tuýp 1 ĐTĐ tuýp 2
Tuổi khởi phát <40 >40
Thể trạng Gầy Béo hoặc bình thường
Tiền sử gia đình Thường không có Thường có
Insulin huyết Thấp hoặc không đo được Bình thường hoặc cao
Triệu chứng Khởi phát đột ngột, rầm rộ. Hội
chứng tăng glucose huyết: Ăn
nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy
sút nhanh
Khởi phát chậm, thường
không rõ các triệu chứng
Biến chứng cấp Nhiễm toan ceton Hôn mê do tăng áp lực thẩm
thấu máu
C-peptid Thấp Bình thường hoặc tăng
Kháng thể Kháng thể tiểu đảo (+)
Kháng thể kháng Glutamic acid
decarboxylase (+)
Kháng thể tiếu đảo (-)
Kháng thể kháng Glutamic
acid decarboxylase (-)
Bệnh tự miễn khác Thường mắc kèm Không
Insulin Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, thuốc
uống hoặc dùng insulin
1.1.3 Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường tuýp 2
Có 2 yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của
ĐTĐ tuýp 2 là kháng insulin và rối loạn tiết insulin kết hợp với nhau. Bình
thường, insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của glucose
huyết. Ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2, có hiện tượng rối loạn tiết insulin đồng thời
với đề kháng inssulin (Trần Thế Trung (2013)), (Đỗ Thị Minh Thìn (2015)).
- Rối loạn bài tiết insulin: Khi mới bị ĐTĐ tuýp 2, nồng độ insulin có thể
bình thường hoặc tăng lên, nhưng tốc độ tiết insulin chậm không tương xứng với
mức tăng của glucose huyết. Nếu glucose huyết vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn
sau tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ giảm sút hơn. Nguyên nhân là do ảnh
hưởng độc của việc tăng glucose huyết đối với tế bào .
- Kháng insulin: Là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan
đích với insulin. Insulin kiểm soát đường huyết thông qua ba cơ chế phối hợp,
5
mỗi cơ chế rối loạn có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đề kháng insulin.
Hình thức đề kháng bao gồm: giảm khả năng ức chế sản xuất glucose, giảm khả
năng thu nạp glucose tại mô ngoại vi và giảm khả năng sử dụng glucose ở các
cơ quan. Các vị trí kháng insulin chính gồm gan, cơ và mô mỡ. Sự đề kháng
insulin tại các tổ chức khiến cho tụy phải tăng cường sản xuất insulin, thêm vào
đó đường huyết tăng cao gây ngộ độc các tế bào  nên càng làm tăng nhanh sự
suy giảm chức năng bài tiết insulin của tụy.
1.1.4 Chẩn đoán đái tháo đường
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây (Bộ Y tế (2017)), (IDF
(2019)), (Association American Diabetes (2020)), (WHO (2006)):
a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥126 mg/dL
(hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống
nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ
8-14 giờ), hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75 gram (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥200 mg/dL
(hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện
theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75gram
glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước
đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gram carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức
glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn
đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời
gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và
hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói
2 lần ≥126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm
được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
6
Bảng 1. 2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (Bộ Y tế (2017)), (IDF (2019)),
(Association American Diabetes (2020))
Tiêu chí Bộ Y tế (2017) IDF (2019) ADA (2020)
Đường huyết lúc đói (sau ít
nhất 8 giờ không tiêu thụ thêm
calo)*
≥7 mmol/L
(126 mg/dL)
≥7 mmol/L
(126 mg/dL)
≥7 mmol/L
(126 mg/dL)
Đường huyết 2 giờ sau nghiệm
pháp dung nạp glucose (uống
75 gram glucose khan hòa tan
trong nước)*
≥11 mmol/L
(≥200 mg/dL)
≥11 mmol/L
(≥200 mg/dL)
≥11 mmol/L
(≥200 mg/dL)
Đường huyết bất kỳ (kèm các
triệu chứng điển hình củatăng
đường huyết hoặc có tăng
đường huyết cấp tính)
≥11 mmol/L
(≥200 mg/dL)
≥11 mmol/L
(≥200 mg/dL)
≥11 mmol/L
(≥200 mg/dL)
HbA1c được chuẩn hóa* ≥6,5%
(48 mmol/mol)
≥6,5%
(48 mmol/mol)
≥6,5%
(48 mmol/mol)
1.1.5 Các biến chứng thường gặp
Biến chứng cấp tính
- Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Do chuyển hoá không hoàn toàn protid, glucid, lipid vì thiếu insulin tạo ứ
đọng Ace-CoA, dẫn đến tăng tạo ra các thể cetonic trong máu. Nhiễm toan ceton
còn có thể do nhịn đói kéo dài, do rượu. Biến chứng này chủ yếu xảy ra ở bệnh
nhân ĐTĐ tuýp 1, khi mà nồng độ glucose huyết ≥13,9 mmol/L (≥250 mg/dL).
- Hạ glucose máu
Hạ glucose máu là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa hai quá trình
cung cấp glucose và tiêu thụ glucose trong vòng tuần hoàn. Triệu chứng hạ
glucose máu thường xảy ra khi lượng glucose máu chỉ còn ở mức 2,7-3,3
mmol/l, tùy theo mức glucose máu sẽ có những biểu hiện lâm sàng tương ứng.
Đây là một biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ. Phần lớn
nguyên nhân là do điều trị bằng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết dạng uống.
Khoảng 10% bệnh nhân bị xảy ra các cơn hạ đường huyết nghiêm trọng phải
điều trị cấp cứu.
- Hôn mê nhiễm toan acid lactic
Nhiễm toan acid lactic là một rối loạn chuyển hóa nặng thường gặp khi có
rối loạn cung cấp oxy tổ chức, acid lactic được sản xuất tăng lên ở các tổ chức
như cơ, xương và ở tất cả các tổ chức khi bị thiếu oxy trầm trọng. Bệnh thường
xảy ra trên người ĐTĐ lớn tuổi do hai tác động: Thiếu oxy do suy tim hoặc suy
hô hấp, lạm dụng Metformin.
- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính
Khi glucose tăng cao sẽ làm chậm khả năng di chuyển của các bạch cầu hạt
dẫn đến sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại nhiễm trùng lại là
7
nguy cơ gây tăng glucose huyết tạo vòng luẩn quẩn nhiễm trùng nặng hơn. Một
số nhiễm trùng hay gặp là nhiễm trùng da, lao phổi, viêm ống tai ngoài cấp tính,
viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm Mucor, viêm
hoại tử mô tế bào,… (Bộ Y Tế-Cục quản lý khám chữa bệnh (2019)), (Nguyễn
Khánh Ly (2014)), (Vũ Văn Linh (2015)), (Nguyễn Thị Nga (2013)).
Biến chứng mạn tính
- Biến chứng tim mạch
Hậu quả của tổn thương các mạch máu lớn do xơ vữa động mạch hoặc tổn
thương vi mạch gây ra. Ở người bệnh ĐTĐ nguy cơ mắc bệnh tim mạch như
nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, nhũn não cao gấp 2-3 lần người khồng bị
ĐTĐ.
- Bệnh lý bàn chân
Là một biến chứng thường gặp, gây nên chủ yếu bởi hai nguyên nhân có
ảnh hưởng tương hỗ nhau: Bệnh thần kinh và bệnh mạch máu. Các chấn thương
đóng vai trò như yếu tố thuận lợi cho loét xuất hiện. Nhiễm trùng làm trầm trọng
thêm loét, đây là yếu tố nguy cơ cao cho cắt cụt chi dưới và thậm chỉ tử vong do
nhiễm trùng huyết.
- Biến chứng mắt
Bao gồm bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể và glaucoma. Đa số các
nguyên nhân gây mù là do tổn thương võng mạc.
- Biến chứng thận
Bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ thường có tổn thương ở cầu thận. Tổn thương
sớm nhất ở cầu thận của người ĐTĐ là đái ra protein vi thể (microalbumin
niệu). Người mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 sau 20 năm có tỉ lệ mắc bệnh thận là 5-10%.
- Biến chứng thần kinh ngoại vi
Là một biến chứng mạn tính quan trọng. Tổn thương mô bệnh học là mất
bao myelin của sợi thần kinh lớn và nhỏ, tăng sinh của mô liên kết trong khi các
vi mạch có sự dày lên của màng có cơ bản gây hẹp khẩu kính mao mạch (Bộ Y
Tế-Bệnh Viện Bạch Mai (2013)), (Nguyễn Khánh Ly (2014)), (Nguyễn Thị Nga
(2013)).
1.1.6 Các yếu tố nguy cơ
- Phụ nữ có tiền sử sinh con nặng trên 4000g
Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ tuýp 2 cho cả mẹ và con. Các bà
mẹ này có nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 cao hơn so với phụ nữ bình thường. Những
trẻ này thường bị béo phì từ nhỏ, rối loạn dung nạp glucose và bị ĐTĐ tuýp 2
khi lớn tuổi.
8
- Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường
Khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 có bà con thân thuộc cũng
bị mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2. Tỷ lệ hai anh chị em sinh đôi cùng trứng cùng bị ĐTĐ
typ 2 là 90-100%.
- Béo phì, cuộc sống tĩnh tại, ít vận động, chế độ ăn
Béo phì trung tâm kết hợp với lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thúc đẩy nhanh
quá trình tiến triển, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2. Những người có thói
quen dùng nhiều đường sacarose, ăn nhiều chất béo và uống nhiều rượu có nguy
cơ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 lớn hơn những người uống ít rượu và ăn uống điều độ.
- Tuổi từ 40 trở lên
Nguy cơ ĐTĐ tăng theo dần theo quá trình lão hóa. Những thay đổi cấu
trúc cơ thể với tình trạng tích mỡ bụng, giảm vận động ở tuổi trung niên và già
làm giảm năng lượng tiêu hao dễ dẫn đến tích lũy mỡ bụng gây tình trạng đề
kháng Insulin.
- Rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) được coi là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ tuýp 2. Đa
số bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có THA và tỷ lệ ĐTĐ tuýp 2 ở người bệnh THA cũng
cao hơn rất nhiều so với người bình thường cùng lứa tuổi.
- Rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose lúc đói
Nếu tiền sử giảm dung nạp glucose, thì khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ
tuýp 2 rất cao. Những người bị rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose
huyết lúc đói nếu biết sớm chỉ cần can thiệp bằng chế độ ăn và luyện tập sẽ giảm
hẳn nguy cơ chuyển thành bệnh ĐTĐ tuýp 2 thực sự.
Những người có yếu tố nguy cơ cao mắc ĐTĐ cần phải được làm các xét
nghiệm để chẩn đoán sớm mắc ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ (Trần Thanh Huy (2017)),
(Hà Thanh Liêm (2013), (Nguyễn Khánh Ly (2014)).
1.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2
1.2.1 Nguyên tắc và mục tiêu điều trị
- Nguyên tắc
+ Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba điều trị bệnh
ĐTĐ.
+ Phải phối hợp điều trị hạ glucose huyết, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì
số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu....
+ Khi cần phải dùng insulin (ví dụ trong các đợt cấp của bệnh mạn tính,
bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật...) (Bộ Y tế (2017)), (Bộ Y
Tế-Cục quản lý khám chữa bệnh (2019)).
9
- Mục đích
+ Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose huyết sau ăn gần như mức độ
sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan,
giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ.
+ Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không
béo) (Bộ Y tế (2017)), (Bộ Y Tế-Cục quản lý khám chữa bệnh (2019)).
Bảng 1. 3 Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không
có thai (Bộ Y tế (2017))
Mục tiêu Chỉ số
HbA1c <7%*
Glucose huyết tương mao mạch
lúc đói, trước ăn
80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)*
Đỉnh glucose huyết tương mao
mạch sau ăn 1-2 giờ
<180 mg/dL (10,0 mmol/L)*
Huyết áp
Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg
Lipid máu
LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có
biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có
bệnh tim mạch.
Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50
mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
*Mục tiêu điều trị có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân.
Bảng 1. 4 Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già (Bộ Y tế (2017))
Tình trạng sức
khỏe
Cơ sở để
chọn lựa
HbA1c
(%)
Glucose
huyết lúc đói
hoặc trước ăn
(mg/dL)
Glucose
lúc đi ngủ
(mg/dL)
Huyết áp
mmHg
Mạnh khỏe Còn sống lâu <7,5% 90-130 90-150 <140/90
Phức tạp/ sức
khỏe trung bình
Kỳ vọng sống
trung bình
<8,0% 90-150 100-180 <140/90
Rất phức tạp/ sức
khỏe kém
Không còn
sống lâu
<8,5% 100-180 110-200 <150/90
Đánh giá về kiểm soát đường huyết:
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh đáp ứng mục tiêu điều trị (người
có đường huyết được kiểm soát ổn định).
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều trị hoặc những người
không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết.
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi
điều trị kịp thời hơn.
10
Bảng 1. 5 Mục tiêu điều trị đái tháo đường theo ADA (2020) (Association
American Diabetes (2020))
Chỉ tiêu Khuyến cáo
HbA1c <7% (53 mmol/mol)*
Glucose huyết tương mao mạch lúc
đói, trước ăn
80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)*
Đỉnh glucose huyết tương mao mạch
sau ăn 1-2 giờ
<180 mg/dL (10,0 mmol/L)*
*Mục tiêu điều trị tùy thuộc từng cá nhân dựa trên: thời gian ĐTĐ, tuổi/kỳ vọng sống, bệnh phối hợp,
bệnh tim mạch, biến chứng mạch máu nhỏ do ĐTĐ, nguy cơ hạ đường huyết.
1.2.2 Điều trị không dùng thuốc
Chế độ ăn uống
Các nguyên tắc chung về chế độ ăn được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân:
- Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng
nền. Lượng calo cho một ngày bao gồm: 45-65% dưới dạng
carbonhydrat, 25-35% dưới dạng chất béo (trong đó chất béo bão hóa ít hơn 7%)
và 10-35% ở dạng protein.
- Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà
xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ…
- Đạm khoảng 1-1,5 gram/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng
thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn
đạm từ các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu đỏ)
- Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi
hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ
trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ. Giảm
muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.
- Chất xơ ít nhất 15 gram mỗi ngày.
- Các yếu tố vi lượng: Nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí
dụ sắt ở bệnh nhân ăn chay trường. Dùng Metformin lâu ngày gây thiếu sinh tố
B12, chú ý tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng thần
kinh ngoại vi.
- Uống rượu điều độ: Một lon bia 330 ml/ngày, rượu vang đỏ khoảng 15-
200 ml/ngày.
- Ngưng hút thuốc.
- Các chất tạo vị ngọt: Như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng
chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu (Bộ Y
tế (2017)), (Stephen J. McPhee, Papadakis Maxine A. and Tierney Lawrence M.
(2008)).
11
Luyện tập thể lực
- Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước
khi luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi glucose
huyết>250-270 mg/dL và ceton dương tính.
- Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150
phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên
tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ).
- Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau
3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi
ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần (Bộ Y tế (2017)), (DiPiro Joseph T
(2008)).
Giáo dục bệnh nhân
Mỗi người bệnh phải được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng một phương
pháp điều trị phù hợp. Để đạt được mục tiêu điều trị, người bệnh phải được tư
vấn đầy đủ các vấn đề về chế độ ăn, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc, cách
phòng, phát hiện sớm, điều trị biến chứng một cách chi tiết, cập nhật thường
xuyên, với mong muốn chính đáng là mỗi bệnh nhân có kiến thức tốt về bệnh
của mình như một người thầy thuốc cho chính bản thân mình. Đặc biệt về thuốc,
cần cho bệnh nhân biết về thuốc được chỉ định, tác dụng điều trị, các phản ứng
bất lợi có thể gặp và cách khác phục, các khả năng TTT điều trị ĐTĐ với các
thuốc bán tự do không cần kê đơn, các thực phẩm chức năng có thể sử dụng,…
(Trần Thanh Huy (2017)), (Vũ Văn Linh (2015)).
1.2.3 Điều trị dùng thuốc
Hiện nay trong điều trị ĐTĐ cả tuýp 1 và tuýp 2 có hai nhóm cơ bản:
- Nhóm thuốc dạng tiêm: Insulin và chế phẩm.
- Nhóm thuốc dạng uống được chia thành các nhóm chính dựa trên cơ chế
tác dụng:
+ Nhóm kích thích bài tiết insulin: Sulfonyurea, meglitimid
+ Nhóm tăng tác dụng insulin tại cơ quan đích: Biguanid (metformin),
thiazolidinedione, benfluorex.
+ Nhóm ức chế hấp thu glucose tại ruột: Acarbose và miglitol
+ Nhóm có tác dụng giống incretin hoặc kéo dài tác dụng của incretin:
GLP-1 RA và các thuốc ức chế DPP-4.
Nhóm bào chế dạng uống trên (trừ nhóm ức chế -glucosidase) chỉ dùng cho
bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2. INSULIN dùng được cho cả bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 và
tuýp 2 (WHO (2006)), (Jane Nelson Bolin and Vicki B. Gaubeca Donna
Zazworsky (2006)).
12
a Insulin
Cơ chế tác dụng
Insulin là một hormon polypeptid do tế bào β của đảo Langerhans tuyến tụy
tiết ra. Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và do
đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nó còn ức chế sự phân giải mỡ và do
đó ngăn sự tạo thành các thể ceton. Ngoài ra, insulin còn có tác dụng đồng hóa
do ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid, lipid và protid. Insulin là liệu pháp hiệu
quả nhất để kiểm soát tăng glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 nội viện.
Insulin tác dụng nhanh, ngắn:
- Insulin người (regular insulin) là loại tinh thể insulin zinc hòa tan, tác
dụng 30 phút sau khi tiêm dưới da, và kéo dài 5-7 giờ với liều thường dùng, liều
càng cao thời gian tác dụng càng kéo dài. Thuốc có thể truyền tĩnh mạch khi
điều trị cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu máu, khi
phẫu thuật.
- Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn. Hiện tại có 3 loại insulin analog tác
dụng nhanh, ngắn là: Aspart, Lispro và Glulisine.
Insulin tác dụng trung bình, trung gian: NPH (Neutral Protamine Hagedorn
hoặc Isophane Insulin): Thuốc có tác dụng kéo dài nhờ phối hợp 2 phần insulin
zinc hòa tan với 1 phần protamine zinc insulin. Sau khi tiêm dưới da, thuốc bắt
dầu tác dụng sau 2-4 giờ, đỉnh tác dụng sau 6-7 giờ và thời gian kéo dài khoảng
10-20 giờ. Thường cần tiêm 2 lần một ngày để đạt hiệu quả kéo dài.
Insulin tác dụng chậm, kéo dài: Bao gồm insulin glargine, insulin analog
detemir, insulin degludec.
Insulin trộn, hỗn hợp:
- Insulin Mixtard 30: 70% insulin isophane/30% insulin hòa tan
- Novomix 30: Gồm 70% insulin aspart kết tinh với protamin/30% insulin
aspart hòa tan.
- Ryzodeg: Gồm 70% insulin degludec/30% insulin aspart.
- Humalog Mix 70/30: Gồm 70% NPL(neutral protamine lispro)/30%
Insulin Lispro.
- Humalog Mix 75/25: Gồm 75% NPL(neutral protamine lispro)/25%
Insulin Lispro.
- Humalog 50/50: Gồm 50% NPL(neutral protamine lispro)/50% Insulin Lispro.
13
Bảng 1. 6 Sinh khả dụng của các loại insulin (Bộ Y tế (2017))
Loại insulin Khởi đầu tác dụng Đỉnh tác dụng Thời gian kéo dài tác dụng
Insulin aspart, lispro,
glulisine
5-15 phút 30-90 phút 3-4 giờ
Human regular 30-60 phút 2 giờ 6-8 giờ
Human NPH 2-4 giờ 6-7 giờ 10-20 giờ
Insulin glargine 30-60 phút Không đỉnh 24 giờ
Insulin detemir 30-60 phút Không đỉnh 24 giờ
Insulin degludec 30-90 phút Không đỉnh 42 giờ
Chỉ định
- Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1c>9,0%
mà mức glucose lúc đói trên 15,0 mmol/l.
- Người bệnh ĐTĐ nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ nhiễm
trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Người bệnh ĐTĐ suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose
máu, người bệnh có tổn thương gan,…
- Người bệnh ĐTĐ mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ
- Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả;
người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu,…
- Người đang chuẩn bị phẫu thuật.
Cách dùng
- Dùng phối hợp với thuốc viên: liều khởi đầu của insulin nền (dùng insulin
tác dụng trung bình hay tác dụng dài) là 0,1-0,2 đơn vị/kg cân nặng, tiêm dưới
da vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào một giờ nhất định trong ngày.
- Điều trị chỉ bằng insulin (ĐTĐ tuýp 1- ĐTĐ tuýp 2) có biểu hiện thiếu
hụt insulin nặng: Liều khởi đầu insulin là: 0,25-0,5 đơn vị/kg cân nặng/ngày.
Tổng liều Insulin chia thành 1/2-1/3 dùng cho insulin nền (Glargine, Detemir
hoặc NPH), phần còn lại chia tiêm trước 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều (Regular
insulin hoặc Aspart, Lispro, Glulisine).
- Khi tăng liều insulin tới 0,3U/kg mà vẫn không làm hạ được đường máu.
- Điều chỉnh mức liều insulin cứ 3-4 ngày/lần hoặc 2 lần/ tuần.
Chống chỉ định
- Dị ứng với insulin bò hoặc lợn hoặc với các thành phần khác của chế
phẩm (metacresol/protamin/ methyl-parahydroxybenzoat).
- Dùng đơn thuần insulin tác dụng trung gian và tác dụng kéo dài trong
trường hợp toan máu hoặc hôn mê đái tháo đường.
Tác dụng không mong muốn: Hạ glucose máu, hiện tượng Somogyi (tăng
glucose huyết do phản ứng), dị ứng insulin, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân (Bộ Y
tế (2017)), (Lê Đình Sáng (2010)), (Bùi Tùng Hiệp (2016)).
14
b Các thuốc dạng uống và dạng tiêm không thuộc nhóm insulin
Nhóm Sulfonylurea
Cơ chế tác dụng
- Nhóm sulfonylurea kích thích tế bào beta tụy tiết insulin, gắn vào kênh
kali phụ thuộc ATP (KATP) nằm trên màng tế bào beta tụy làm đóng kênh này,
do đó làm phân cực màng tế bào. Khi màng tế bào beta phân cực, kênh calci phụ
thuộc điện thế sẽ mở ra, calci sẽ đi vào trong tế bào làm phóng thích insulin từ
các hạt dự trữ. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1-1,5%.
Phân loại
- Thuốc Sulfonylurea thuộc thế hệ thứ nhất như Tolbutamide,
Chlorpropamide, Tolazamide, hiện nay ít được dùng.
- Các thuốc thế hệ 2 (như Glyburide/glibenclamide, Gliclazide,
Glimepiride, Glipizide) được ưa dùng hơn các thuốc thế hệ 1.
Glyburide/glibenclamide: Viên 1,25-2,5-5 mg. Liều khởi đầu 2,5 mg/ngày,
liều trung bình thường dùng 5-10 mg/ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Không
khuyến cáo dùng đến liều 20 mg/ngày vì tác dụng hạ glucose huyết không tăng
hơn.Chống chỉ định: Suy thận, dị ứng thuốc.
Glimepiride: Thuốc có các hàm lượng 1 mg, 2 mg, 4mg. Liều thường được
khuyến cáo 1 mg-8 mg /ngày. Thuốc có tác dụng kéo dài, thời gian bán hủy 5
giờ, do đó có thể uống ngày 1 lần vào buổi sáng.
Gliclazide: Thuốc có hàm lượng 80 mg, tác dụng kéo dài 12 giờ. Liều khởi
đầu 40-80 mg/ngày. Liều tối đa 320 mg/ngày. Dạng phóng thích chậm có hàm
lượng 30-60 mg, liều khuyến cáo tối đa của dạng phóng thích chậm là 120
mg/ngày. Thuốc ít gây hạ glucose huyết hơn các loại sulfonylurea khác và được
chọn vào danh sách các thuốc thiết yếu để điều trị ĐTĐ của WHO.
Glipizide: Thuốc hiện không lưu hành tại Việt Nam. Thuốc có 2 hàm lượng
5-10 mg. Để thuốc phát huy tác dụng tối đa sau ăn, cần uống 30 phút trước khi
ăn. Liều khởi đầu 2,5-5 mg, liều tối đa có thể dùng là 40 mg/ngày nhưng liều tối
đa khuyên dùng là 20mg/ngày. Chống chỉ định khi có suy gan.
Glinides
Hiện có tại Việt Nam: Repaglinide hàm lượng 0,5-1-2 mg. Cơ chế tác dụng
tương tự như sulfonylurea. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1-1,5%. Liều thường
dùng là 0,5-1 mg uống trước các bữa ăn 15 phút. Liều tối đa 16 mg/ngày. Tác
dụng chủ yếu của thuốc là giảm glucose huyết sau ăn.
Thuốc cũng làm tăng cân và có nguy cơ hạ glucose huyết tuy thấp hơn
nhóm sulfonylurea. Do thời gian bán hủy ngắn, thuốc có thể dùng ở người già,
khi suy thận.
15
Metformin
Là thuốc duy nhất trong nhóm biguanide còn được sử dụng hiện nay.
Thuốc khác trong nhóm là phenformin đã bị cấm dùng vì tăng nguy cơ nhiễm
acid lactic.
Cơ chế tác dụng: Giảm sản xuất glucose ở gan. Có tác dụng yếu trên tăng
hiệu ứng incretin. Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 1-1,5%. Liều thường dùng
500-2000 mg/ngày. Ít khi cần dùng đến liều 2500mg/ngày, ở liều này tác dụng
giảm glucose huyết không tăng nhiều nhưng tác dụng phụ sẽ nhiều hơn.
Chống chỉ định: Bệnh nhân suy thận (độ lọc cầu thận ước tính<30
mL/phút, giảm liều khi độ lọc cầu thận ước tính trong khoảng 30-45 ml/phút),
suy tim nặng, choáng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thận trọng khi dùng
Metformin ở bệnh nhân >80 tuổi, những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm acid lactic
như suy thận, nghiện rượu mạn.
Tác dụng phụ: Thường gặp là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, có thể hạn
chế bằng cách dùng liều thấp tăng dần, uống sau bữa ăn hoặc dùng dạng phóng
thích chậm. Thuốc có thể làm giảm nguy cơ tim mạch và nguy cơ ung thư, tuy
nhiên bằng chứng chưa rõ ràng.
Cách dùng: Dùng trước hoặc sau ăn, nên khởi đầu ở liều thấp và tăng liều
từ từ mỗi 5-7 ngày để làm giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa Metformin
thường được lựa chọn là thuốc khởi đầu điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2.
Thiazolidinedione (TZD hay glitazone)
Cơ chế tác dụng: Hoạt hóa thụ thể PPARγ, tăng biểu lộ chất chuyên chở
glucose loại 1-4 làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan. Giảm
HbA1c từ 0.5-1,4%.
Hiện nay Bộ Tế Việt Nam vẫn cho phép sử dụng pioglitazone, tuy nhiên
khi sử dụng pioglitazone cần phải hỏi kỹ bệnh nhân về tiền sử ung thư, đặc biệt
là ung thư bàng quang, kiểm tra nước tiểu tìm hồng cầu trong nước tiểu, nên
dùng liều thấp và không nên dùng kéo dài.
Cách dùng: Dùng 1 lần mỗi ngày, không phụ thuộc bữa ăn. Liều khuyến
cáo Pioglitazone 15-45 mg/ngày. Cần theo dõi chức năng gan trước khi điều trị
và định kỳ sau đó.
Chống chỉ định: Suy tim độ III-IV theo Hiệp Hội Tim New York
(NYHA), bệnh gan đang hoạt động, enzyme gan ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên
của trị số bình thường.
Tác dụng phụ: Phù/tăng cân, suy tim, gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu.
Gần đây có mối lo ngại rằng pioglitazone có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng
quang.
16
Ức chế enzyme α-glucosidase
Cơ chế tác dụng: Thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzyme thủy
phân đường phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ
ruột. Giảm HbA1c từ 0,5-0,8%. Thuốc chủ yếu giảm glucose huyết sau ăn, dùng
đơn độc không gây hạ glucose huyết.
Tác dụng phụ: Chủ yếu ở đường tiêu hóa: Sình bụng, đầy hơi, đi ngoài
phân lỏng.
Cách dùng: Acarbose (Glucobay), hàm lượng 50 mg. Liều đầu có thể từ 25
mg uống ngay đầu bữa ăn, 3 lần/ngày.
Thuốc có tác dụng Incretin
Cơ chế tác dụng: Thuốc có tác dụng incretin làm tăng tiết insulin tùy thuộc
mức glucose và ít nguy cơ gây hạ glucose huyết. Ruột tiết ra nhiều loại incretin,
hormon ở ruột có tác dụng tăng tiết insulin sau ăn bao gồm glucagon like
peptide-1 (GLP-1) và glucose dependent insulinotropic polypeptide (GIP).
Phân loại: Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 dạng tiêm (glucagon like
peptide 1 receptor analog-GLP-1RA) và thuốc ức chế enzyme dipeptidyl
peptidase-4 (DPP-4).
o Ức chế enzyme DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4)
Sitagliptin: Viên uống 50-100mg uống. Liều thường dùng 100 mg/ngày
uống 1 lần, giảm đến 50 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ước tính còn 50-30ml/1
phút và 25 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm còn 30 ml/1 phút. Tác dụng phụ có
thể gặp là viêm hầu họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, dị ứng ngứa ngoài da, đau
khớp.
Saxagliptin: Viên 2,5-5 mg, uống 1 lần trong ngày. Liều giảm đến 2,5
mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm dưới 50 ml/1 phút. Thuốc giảm HbA1c
khoảng 0,5-0,9%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên,
mẩn ngứa, dị ứng, nhiễm trùng tiết niệu.
Vildagliptin: Viên 50 mg, uống 1-2 lần/ngày. Giảm HbA1c khoảng 0,5-1%.
Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, chóng mặt, nhức
đầu. Có 1 số báo cáo hiếm gặp về viêm gan khi dùng thuốc. Khuyến cáo theo
dõi chức năng gan mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên khi sử dụng và định kỳ sau
đó.
Linagliptin: Viên 5 mg uống 1 lần trong ngày. Thuốc giảm HbA1c khoảng
0,4-0,6% khi kết hợp với sulfonylurea, metformin, pioglitazone. Tác dụng phụ
có thể gặp: Ho, viêm hầu họng, mẩn ngứa, dị ứng, viêm tụy cấp.
Các thuốc ức chế DPP-4 là những lựa chọn điều trị rất hứa hẹn để khắc
phục những hạn chế của các thuốc điều trị cổ điển.
17
o Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1RA: GLP-1 Receptor Analog):
hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành Liraglutide.
Liraglutide là chất đồng vận hòa tan có acid béo acyl hóa (ở vị trí 34 của
phân tử, lysine được thay thế bằng arginine và gắn thêm 1 chuỗi C16 acyl vào
lysine ở vị trí 26). Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,6-1,5%.
Tác dụng phụ chính của thuốc là buồn nôn, nôn gặp khoảng 10% trường
hợp, tiêu chảy, viêm tụy cấp (hiếm). Liraglutide nên được sử dụng thận trọng ở
người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư giáp dạng tủy hoặc bệnh đa u
tuyến nội tiết loại 2.
Cách dùng: Liều sử dụng 0,6 mg tiêm dưới da mỗi ngày, sau 1 tuần có thể
tăng đến 1,2 mg/ngày. Liều tối đa 1,8 mg/ngày.
Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium
Glucose Transporter 2)
Cơ chế tác dụng: SGLT2 giúp tái hấp thu khoảng 90% glucose lọc qua cầu
thận, do đó ức chế tác dụng kênh này ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 sẽ làm tăng thải
glucose qua đường tiểu và giúp giảm glucose huyết. Hiện nay tại Việt Nam chỉ
lưu hành thuốc Dapagliflozin.
Dapagliflozin: Giảm HbA1c 0,5-0,8% khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với
thuốc viên khác hoặc insulin.
Cách dùng: Liều thường dùng là 10 mg, liều 5 mg được khuyến cáo khởi
đầu ở người suy gan nặng (Child Pugh C), nếu dung nạp tốt tăng lên 10 mg.
Thuốc sẽ giảm tác dụng khi độ lọc cầu thận suy giảm, thông tin kê toa cho biết
không khuyến cáo sử dụng Dapagliflozin cho bệnh nhân suy thận trung bình đến
suy thận nặng (độ thanh thải creatinin<60 ml/phút hoặc độ lọc cầu thận ước
tính<60 ml/phút/1,73 m2
).
Tác dụng phụ: Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu. Có thể
gặp nhiễm ceton acid với mức glucose huyết bình thường (do đó không sử dụng
thuốc này ở ĐTĐ típ 1 và thận trọng nếu nghi ngờ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 thiếu
insulin trầm trọng) là dapagliflozin tăng tỉ lệ các loại ung thư này.
Các loại thuốc viên phối hợp
Hiện nay tại Việt Nam có các thuốc viên phối hợp Glyburide/ Metformin
(glucovance), Amaryl/Metformin (coAmaryl), Sitagliptin/ Metformin (Janumet),
Vildagliptin/Metformin (Galvusmet), Saxagliptin/Metformin (Komboglyze)
dạng phóng thích chậm.Pioglitazone/Metformin (Bộ Y tế (2017)), (Lê Đình Sáng
(2010)), (Bộ Y Tế-Bệnh Viện Bạch Mai (2013)), (Bộ Y Tế-Cục quản lý khám
chữa bệnh (2019)).
18
Bảng 1. 7 Tóm tắt ưu, nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose huyết đường
uống và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin (Bộ Y tế (2017))
Nhóm
thuốc
Cơ chế tác dụng Ưu điểm Nhược điểm
Sulfonylurea
Kích thích tiết
insulin
Được sử dụng lâu năm
 nguy cơ mạch máu nhỏ 
nguy cơ tim mạch và tử
vong
Hạ glucose huyết
Tăng cân
Glinide
Kích thích tiết
insulin
 glucose huyết sau ăn
Hạ glucose huyết
Tăng cân
Dùng nhiều lần
Biguanide
Giảm sản xuất
glucose ở gan.
Có tác dụng
incretin yếu
Được sử dụng lâu năm
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose huyết
Không thay đổi cân nặng, có
thể giảm cân
LDL-cholesterol, 
triglyceride, nguy cơ tim
mạch và tử vong
Chống chỉ định ở bệnh
nhân suy thận (chống chỉ
định tuyệt đối khi eGFR
<30 ml/phút)
Rối loạn tiêu hóa: đau
bụng, tiêu chảy
Nhiễm acid lactic
Pioglitazone
(TZD)
Hoạt hóa thụ thể
PPAR
Tăng nhạy cảm
với insulin
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose huyết
triglycerides, tăng HDL
cholesterol
Tăng cân
Phù/Suy tim
Gãy xương
K bàng quang
Ức chế
enzyme-α
glucosidase
Làm chậm hấp
thu
carbohydrate ở
ruột
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose huyết
Tác dụng tại chỗ
 Glucose huyết sau ăn
Rối loạn tiêu hóa: sình
bụng, đầy hơi, tiêu phân
lỏng
Giảm HbA1c 0,5- 0.8%
Ức chế
enzym DPP-
4
Ức chế DPP-4
Làm tăng GLP-1
Dùng đơn độc không gây hạ
glucose huyết
Dung nạp tốt
Giảm HbA1c 0,5-1%
Có thể gây dị ứng, ngứa,
nổi mề đay, phù, viêm
hầu họng, nhiễm trùng
hô hấp trên, đau khớp
Chưa biết tính an toàn
lâu dài
Nhóm ức chế
kênh đồng
vận chuyển
Natri-glucose
SGLT2
Ức chế tác dụng
của kênh đồng
vận chuyển
SGLT2 tại ống
thận gần, tăng
thải glucose qua
đường tiểu
Dùng đơn độc ít gây hạ
glucose huyết
Giảm cân
Giảm huyết áp
Giảm tử vong liên quan
đến bệnh tim mạch ở BN
ĐTĐ tuýp 2 có nguy cơ tim
mạch cao
Giảm HbA1c 0,5-1%
Nhiễm nấm đường niệu
dục, nhiễm trùng tiết
niệu, nhiễm ceton acid.
Mất xương (với
canagliflozin).
Thuốc đồng
vận thụ thể
GLP-1
Thuốc tăng tiết
insulin khi
glucose tăng
đồng thời ức chế
sự tiết glucagon,
làm chậm nhu
động dạ dày và
giảm cảm giác
thèm ăn
Giảm glucose huyết sau
ăn, giảm cân. Dùng đơn
độc ít gây hạ glucose
Giảm tử vong liên quan
đến bệnh tim mạch ở BN
ĐTĐ tuýp 2 có nguy cơ tim
mạch cao
Giảm HbA1c 0,6-1,5%
Buồn nôn, nôn, viêm tụy
cấp.
Không dùng khi có tiền
sử gia đình ung thư giáp
dạng tủy, bệnh đa u
tuyến nội tiết loại 2
19
1.3 PHỐI HỢP VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TUÝP 2
1.3.1 Phối hợp thuốc điều trị đái tháo đường
Phối hợp insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng uống
- Insulin+Metformin: Sự kết hợp giữa Insulin và Metformin giúp kiểm
soát glucose huyết tốt hơn. Sự giảm liều Insulin có thể là cần thiết do dó sẽ giúp
hạn chế TDKMM là gây tăng cân và hạ glucose huyết của Insulin. Thường phối
hợp giữa Insulin tác dụng kéo dài dùng 1 lần/ngày trước khi đi ngủ hoặc Insulin
isophan 2 lần/ngày với Metformin dùng vào bữa ăn.
- Insulin+TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm liều Insulin và chỉ số
HbA1c tuy nhiên lại gây tăng cân. Thiazolidindion kết hợp với Insulin là một
chống chỉ định do sự kết hợp này làm gia tăng nguy cơ suy tim.
- Insulin+Acarbose: Với những bệnh nhân béo phì có chống chỉ định hoặc
không dung nạp với Metformin có thể điều trị phối hợp Metformin và Acarbose.
Sự phối hợp này sẽ góp phần cải thiện glucose máu sau ăn của những bệnh nhân
có chế độ ăn giàu carbonhydrat (Nguyễn Khánh Ly (2014)) , (Phù Hạnh Nguyên
(2017)).
Phối hợp giữa các thuốc dạng uống
- Metformin+Sulfonylure: Khi điều trị bằng Metformin không đạt hiệu
quả điều trị thì nên phối hợp với Sulfonylure. Đây là kiểu phối hợp phổ biến
nhất giúp tăng cường kiểm soát glucose huyết và hạ mỡ máu. Nhiều thử nghiệm
lâm sàng đã cho thấy khi phối hợp 2 thuốc này thì không có tác dụng phụ nào
xuấ hiện so với khi dùng từng thuốc đơn độc.
- Metformin+TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm HbA1c. Ưu điểm của
phối hợp này là Metformin hạn chế tác dụng gây tăng cân của TZD, đồng thời
tác dụng hiệp đồng làm giảm Triglycerid, tăng HDL-cholesterol. Phối hợp
Metformin và TZD ngày càng được sử dụng phổ biến do Metformin ức chế sự
tân tạo glucose tại gan và TZD chủ yếu làm tăng sự nhạy cảm của Insulin ở cơ.
- Metformin+Thuốc ức chế DPP-4: Thuốc dạng phối hợp giữa
Vildagliptin và Metformin được chỉ định cho những bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đã
dùng liều tối đa của Metformin nhưng vẫn không kiểm soát được glucose máu.
Sự phối hợp này góp phần cải thiện glucose máu và chức năng của tế bào β.
- Metformin+Acarbose: Acarbose có thể được phối hợp với Metformin
So với điều trị đơn độc bằng Acarbose, sự phối hợp này mang lại hiệu quả hạ
glucose máu tốt hơn, giúp đạt được mục tiêu HbA1c, làm giảm cân ở bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 mà không gây hạ glucose máu (Nguyễn Khánh Ly (2014)), (Phù
Hạnh Nguyên (2017)).
20
Hình 1. 1 Sơ đồ lựa chọn thuốc, phương pháp điều trị đái tháo đường tuýp 2 (Bộ
Y tế (2017))
1.3.2 Tương tác thuốc và các công cụ tra cứu tương tác thuốc
a Khái niệm tương tác thuốc
Là sự thay đổi tác dụng của một thuốc khi sử dụng cùng thuốc
khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc các tác nhân hóa học trong môi trường.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc-thuốc.
Tương tác thuốc-thuốc là hiện tượng xảy ra khi hai hay nhiều thuốc được sử
dụng đồng thời. Kết quả có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng và độc tính của một
thuốc hay cả hai, gây nguy hiểm cho bệnh nhân, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc
thay đổi kết quả xét nghiệm (Lê Đình Sáng (2010)), (Bộ Y tế (2006)), (Baxter
Karen (2010)).
b Phân loại tương tác thuốc
Chia thành hai nhóm dựa vào cơ chế, bao gồm tương tác dược dược động
học và tương tác dược lực học:
Tương tác dược lực học: Là loại tương tác đặc hiệu, có thể biết trước dựa
vào tác dụng dược lý và phản ứng có hại của thuốc. Đây là loại tương tác xảy ra
khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc phản ứng có hại của thuốc
tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ có
cùng kiểu tương tác dược lực học. Tương tác dược lực học chiếm phần lớn các
tương tác gặp phải trong điều trị.
Tương tác dược động học: Là tương tác tác động lên các quá trình hấp
thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể. Hậu quả của tương tác
dược động học là sự thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, dẫn đến thay
đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính của thuốc. Tương tác dược động học là loại
21
tương tác xảy ra trong suốt quá trình tuần hoàn của thuốc trong cơ thể, khó đoán
trước và không liên quan đến cơ chế tác dụng của thuốc (Bộ Y tế (2006)), (Lê
Đình Sáng (2010)).
c Các yếu tố nguy cơ tương tác thuốc
Yếu tố thuộc về thuốc
Số lượng thuốc sử dụng: Càng tăng thì bệnh nhân càng có nguy cơ gặp
phải tương tác thuốc bất lợi.
Thuốc có kho ng điều trị hẹp: TTT có thể xảy ra với những thuốc có
khoảng điều trị hẹp làm tăng nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí
đe dọa tính mạng người bệnh. Những thuốc có thể kể đến là: kháng sinh
aminoglycosid, cyclosporin, một số thuốc điều trị HIV, thuốc chống đông, thuốc
điều trị rối loạn nhịp tim (quinidin, lidocain, procainamid), thuốc điều trị động
kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic) và thuốc điều trị đái tháo đường
(insulin, dẫn chất sulfonylure đường uống).
Yếu tố thuộc về bệnh nhân
ếu tố di truyền: Có vai trò quyết định tốc độ của enzym trong quá trình
chuyển hóa thuốc, trong đó hệ chuyển hóa quan trọng nhất là cytocrom P450.
Bệnh nhân có enzym chuyển hóa thuốc chậm ít có nguy cơ gặp TTT hơn bệnh
nhân có enzym chuyển hóa thuốc nhanh.
ếu tố liên quan đến bệnh lý: Nhiều bệnh lý đòi hỏi bệnh nhân buộc phải
dùng phối hợp nhiều thuốc để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.
Tình trạng sinh lý: Tuổi, giới tính, tình trạng mang thai, tập thể dục, đói
và nhịp sinh học góp phần đáng kể vào sự khác nhau giữa các cá thể về đặc tính
dược động học và dược lực học của thuốc sử dụng.
Yếu tố thuộc về cán bộ y tế
Trong trường hợp bệnh nhân được điều trị bởi nhiều bác sĩ cùng lúc, mỗi
người có thể không nắm bắt được đầy đủ thông tin về những thuốc bệnh nhân đã
được kê đơn và đang sử dụng. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến những TTT
nghiêm trọng không được kiểm soát (Nguyễn Thị Thái Hà (2019)), (Đàm Văn
Nông (2019)), (Dương Thị Thuý Quỳnh (2020)).
22
d Tương tác thuốc trong điều trị đái tháo đường
Bảng 1. 8 Tương tác thuốc-thuốc thường gặp của các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ
(Tạ Văn Bình (2016))
Thuốc/nhóm thuốc điều trị
ĐTĐ
Thuốc tương tác Mức độ*
Metformin
Cimetidin Mức độ: Nặng
Thuốc c n quang chứa iod Mức độ: Nặng
Các thuốc SU (glipizid,
glyburid, gliclazid,
glimepirid)
Thuốc ức chế C P2C9:
fluconazol, ức chế thụ thể H2,
fluoxetin...
Mức độ: Trung bình-nặng,
kiểm tra lại từng cặp tương
tác.
Chất ức chế P-glycoprotein:
verapamil, clarithromycin
Mức độ: Trung bình
Bosentan Mức độ: Chống chỉ định
Thuốc c m ứng C P2C9:
rifampicin, carbamazepin,
ritonavir...
Mức độ: Trung bình-nặng,
kiểm tra lại từng cặp tương
tác.
Nhóm thuốc TZD
Rifampicin Mức độ: Trung bình
Gemfibrozil, trimethoprim Mức độ: Nặng (gemfibrozil),
trung bình (trimethoprim)
Nhóm thuốc ức chế DPP-4
(sitagliptin, saxagliptin,
vildagliptin, linagliptin)
Digoxin Mức độ: Trung bình
Các thuốc ức chế C P3A4
mạnh: ketoconazol,
itraconazol, clarithromycin,
ritonavir...
Mức độ: Nặng
Nhóm glinid (repaglinid,
nateglinid)
Gemfibrozil, itraconazol,
clarithromycin, trimethoprim,
cyclosporin
Mức độ: Tùy theo cặp tương
tác
Rifampicin Mức độ: Nặng
*Mức độ TTT được xác định theo Lexicomp-Interact: tránh kết hợp (avoid combination), nặng
(major), trung bình (moderate), nhẹ (minor).
e Các công cụ tra cứu tương tác thuốc
Ngày nay, có rất nhiều nguồn hay cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu TTT đã
được xây dựng và phát triển. Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ và dược sĩ
trong phát hiện và xử trí tương tác. Một số CSDL tra cứu TTT thường dùng trên
thế giới và tại Việt Nam, được trình bày trong bảng 1.8, như sau:
23
Bảng 1. 9 Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu tương tác thuốc (Tô Thị Hoài
(2017)), (Nguyễn Thị Hiền (2018))
Tên CSDL Loại CSDL Ngôn ngữ Nhà xuất bản
Drug interactions -
Micromedex® Solutions
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Truven Health
Analytics/Mỹ
British National Formulary
(Phụ lục 1-Dược thư Quốc
gia Anh
Sách/phần
mềm tra cứu
trực tuyến
Tiếng Anh
Hiệp hội Y khoa
Anh và Hiệp hội
Dược sĩ Hoàng
gia Anh/Anh
Drug Interaction Facts
Sách/phần
mềm tra cứu
trực tuyến
Tiếng Anh
Wolters Kluwer
Health/Mỹ
Hansten and Horn’s Drug
Interactions: Analysis and
Management
Sách Tiếng Anh
Wolters Kluwer
Health/Mỹ
Stockley’s Drug Interactions
và Stockley’s Interactions
Alerts
Sách/phần
mềm tra cứu
trực tuyến
Tiếng Anh
Pharmaceutical
Press/Anh
MIMS Drug Interactions
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
/ngoại tuyến
Tiếng Anh UBM Medical/Úc
Drug Interactions Checker
(www.drugs.com)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh
DrugSite Trust/
New Zealand
Multi-drug Interaction
Checker
(www.medscape.com)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Medscape
LLC/Mỹ
Tương tác thuốc và chú ý khi
chỉ định
Sách Tiếng Việt
Nhà xuất bản Y
học/Việt Nam
Dược thư Quốc gia Việt Nam Sách Tiếng Việt
Nhà xuất bản Y
học/Việt Nam
Kết quả từ các công cụ tra cứu TTT có thể giải thích khác nhau. Sự khác
biệt này không phải do công cụ tra cứu TTT đúng hay sai mà do các mức tương
tác được các công cụ tra cứu dựa trên nhiều yếu tố và mỗi công cụ sử dụng
những tài liệu tham khảo riêng (Trần Thanh Huy (2017)).
1.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2
Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Ly (2014) về các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2
trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai cho kết quả danh mục các
thuốc điều trị gồm Insulin dạng tiêm và các thuốc dạng uống (Metformin,
Sulfonylure, Ức chế α-glucosidase, Ức chế DPP-4). Trong đó các thuốc được sử
dụng nhiều nhất là Metformin (chiếm 45,74%) và Insulin (chiếm 22,34%).
Không có trường hợp nào có cặp tương tác chống chỉ định hay ở mức độ nghiêm
trọng. Phần lớn là các cặp tương tác cần thận trọng hoặc cân nhắc lợi ích nguy
cơ không có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng (Nguyễn Khánh Ly (2014)).
24
Nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo
đường tuýp 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A
tỉnh Hậu Giang năm 2016” của Trần Thanh Huy (2016), cho thấy phác đồ kết
hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao (Metformin+Glibenclamid, 66,58%), nhóm thuốc
dùng nhiều nhất là Biguanid (Metformin >90%), các thuốc điều trị tăng huyết áp
được dùng với tỷ lệ khá cao (54,14%). Có đến 60,79% đơn thuốc có TTT, trong
đó cặp có tương tác ở mức độ trung bình Amlodipin+Metformin chiếm cao nhất
45,7%. Đơn thuốc từ 3-5 thuốc có tỷ lệ tương tác cao nhất 52,24%. Số lượng cặp
TTT đucợ ghi nhận nhiều trong đơn thuốc phối hợp từ 3-7 thuốc chiếm đến trên
98% (Trần Thanh Huy (2017)).
Tác giả Phù Hạnh Nguyên khi khảo sát việc sủ dụng thuốc điều trị ĐTĐ
tuýp 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa Thành phố
Cần Thơ năm 2016, danh mục thuốc được sử dụng bao gồm Metformin,
Sulfonylure, Isulin chủ yếu chiếm 62%. Có 7 kiểu phác đồ được sử dụng, trong
đó có 3 kiểu đơn trị liệu và 4 kiểu đa trị liệu. Thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm
80,7%, bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm 36,7%. Không gặp trường hợp nào có
tương tác ở mức độ chống chỉ định hoặc nghiêm trọng, phần lớn là các cặp
tương tác cần thận trọng, giám sát theo dõi nồng độ glucose huyết để cân nhắc
hiệu chỉnh liều phù hợp với đáp ứng trên lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2
(Phù Hạnh Nguyên (2017)).
Nguyễn Thụy Hồng Thảo (2018) trong nghiên cứu “Đánh giá tình hình sử
dụng thuốc dạng uống trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 trên bệnh nhân ngoại
trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang”, Metformin chiếm tỷ lệ cao
nhất 58,54%. Trong phác đồ 2 thuốc, phối hợp Metformin+Sulfonylurea chiếm
tỷ lệ 49,1%. Phối hợp 3 thuốc Metformin+Sulfonylurea+Ức chế men DPP-4
được sử dụng thứ 2 chiếm 16,69% trong phác đồ phối hợp thuốc. Trong số các
đơn thuốc được khảo sát có xảy ra tương tác thuốc. Tuy nhiên, đa số các tương
tác ở mức độ trung bình (Nguyễn Thụy Hồng Thảo (2018)).
Márcio Flávio Moura de Araújo và cộng sự nghiên cứu trên 579 bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 từ 12 cơ sở y tế ở Fortaleza, Brazil vào năm 2009 về sử dụng thuốc,
bệnh đi kèm, lối sống, chỉ số khối cơ thể và glucose mao mạch ngẫu nhiên. Kết
quả cho thấy 26,7% đã sử dụng 5 hoặc nhiều loại thuốc khác nhau và hàng ngày.
Tương tác thuốc có ý nghĩa thống kê xảy ra giữa antidiabéticos và thuốc lợi tiểu,
thuốc ức chế men chuyển, thuốc giảm lipid máu và corticoid (Márcio Flávio
Moura de Araújo (2013)).
Bela Patel và cộng sự (2013) nghiên cứu về mô hình sử dụng thuốc ở bệnh
nhân ĐTĐ tuýp 2 tại phòng khám ngoại trú cho thấy tuổi trung bình (±độ lệch
25
chuẩn) và thời gian mắc bệnh ĐTĐ lần lượt là 56,8±10,5 và 8,3±9,4 năm. Tỷ lệ
nam:nữ là 0,72:1. Mức đường huyết trung bình lúc đói và sau ăn lần lượt là
147,5±73,1 và 215,6±97,3 mg/dl. Tăng huyết áp (70,2%) là bệnh kèm theo phổ
biến nhất. Số thuốc được kê trung bình là 7,8±2,5. Tổng số bệnh nhân được
dùng trên 5 loại thuốc là 89,5%. Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất là
biguanides (87,7%), sau đó là sulphonylureas (68,4%) (Bela Patel (2013)).
Nghiên cứu của Nova Hasani Furdiyanti và cộng sự (2017), phân tích tỷ lệ
tương tác thuốc và độ chính xác trong liều lượng thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2. Kết
quả nghiên cứu trên 86 đối tượng cho thấy liệu pháp đơn lẻ được sử dụng rộng
rãi nhất là metformin (50,98%) trong khi liệu pháp phối hợp được sử dụng nhiều
nhất là metformin và glimepiride (57,14%). Tỷ lệ tương tác thuốc là 5%, giữa
glimepiride và aspirin theo cơ chế dược động học. Tỷ lệ liều lượng không chính
xác của thuốc trị đái tháo đường uống là 3,5%, xảy ra ở bệnh nhân dùng
metformin và acarbose (Nova Hasani Furdiyanti (2017)).
1.5 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC
TRĂNG
Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là đơn vị y tế tuyến huyện
tương đương bệnh viện hạng 3 trực thuộc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng. Trung tâm có 4
phòng chức năng và 12 khoa với hơn 400 giường bệnh. Nhằm phục vụ tốt cho công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân, đồng thời góp phần giảm tải cho bệnh viện
tuyến trên, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân, Trung tâm luôn chú trọng
trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chính vì vậy số lượng người bệnh
đến khám, điều trị ngày càng tăng lên với trung bình mỗi ngày khoảng 400-500 bệnh
ngoại trú và 250 bệnh nội trú. Mặc dù năng lực chuyên môn của cán bộ y tế càng được
nâng cao nhưng đây chính là thách thức lớn trong việc quản lý và điều trị số lượng lớn
bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính không lây, trong đó có ĐTĐ (tuýp 2 là chủ yếu).
Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 thường mắc nhiều bệnh và biến chứng kèm theo nên phối hợp
thuốc trong điều trị là điều tất yếu. Việc cho thuốc và phối hợp thuốc trong điều trị
là một vấn đề phức tạp, luôn đặt ra cho người thầy thuốc phải cân nhắc và quan
tâm đến hiện tượng TTT có thể xảy ra. Do đó, nhận định về TTT để hướng dẫn
cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc và có những lời khuyên với bác sĩ khi gặp
những đơn thuốc phối hợp không đúng là thật sự cần thiết.
26
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU
Đối tượng nghiên cứu là đơn thuốc bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại
trú tại trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ
01/10/2020 đến 30/04/2021.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Đơn thuốc bệnh nhân chẩn đoán xác định ĐTĐ tuýp 2 có xét nghiệm
HbA1c, được bác sỹ chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc điều trị ĐTĐ.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có biến chứng, phải điều trị nội trú trong thời gian nghiên cứu.
Bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh nhân bị HIV/AIDS.
Phụ nữ có thai.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang-hồi cứu.
2.2.2 Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng theo một tỷ lệ:
2
2
α/2
1
d
p)
(1
p
Z
n

 
n: Cỡ mẫu nghiên cứu
Z: Hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa (α=0,05) độ tin cậy 95% thì Z=1,96.
d: Độ sai số cho phép, chọn d=0,04.
p: Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Huy năm 2016 tại Trung tâm Y
tế huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho thấy tỷ lệ đơn thuốc điều trị ngoại
trú của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có tương tác thuốc là 60,79% (Trần Thanh Huy
(2017)).
Vậy:
2
2
)
04
,
0
(
3921
,
0
*
6079
,
0
*
)
96
,
1
(

n = 572
Tuy nhiên, để tránh những trường hợp mẫu không đạt yêu cầu, chúng tôi
thu thập thêm 5% mẫu. Do đó, cỡ mẫu ước tính là 600.
Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất các đơn thuốc
ngoại trú bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
27
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
- Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ đơn thuốc ngoại trú của bệnh
nhân, sổ khám bệnh và sổ xét nghiệm tại Khoa khám bệnh Trung tâm Y tế Thị
xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Thu thập dữ liệu vào "Phiếu thu thập thông tin
bệnh nhân" (Phụ lục).
- Các xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện tại Khoa xét nghiệm của TTYT
Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng bằng máy sinh hóa tự động AU 480 vận hành
theo nguyên lý đo quang với hóa chất của các hãng tùy theo từng loại xét
nghiệm. Bảo quản ở 2-8 độ C và nhiệt độ phòng tùy loại hóa chất (Lê Đức Trình
(2009)).
+ Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Glucose máu lúc đói là lượng glucose
được định lượng sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Trên thực tế, người bệnh thường
được thực hiện xét nghiệm vào sáng sớm, khi chưa ăn gì. Thời điểm sau nhịn ăn
ít nhất 8 giờ được chọn là thời điểm lý tưởng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường
vì lúc này, ở người bệnh thường, nồng độ glucose máu sẽ giảm khi cơ thể không
còn được cung cấp năng lượng từ bên ngoài, nồng độ glucose của bệnh nhân cao
ở thời điểm này là bằng chứng cho sự rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể.
+ Xét nghiệm định lượng HbA1c: HbA1c là thông số phản ánh nồng độ
đường máu trung bình trong khoảng 3 tháng gần đây. HbA1c có vai trò đánh giá
lượng glucose gắn vào hồng cầu trong máu người bệnh. Đây là xét nghiệm
thường được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị ở những bệnh
nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 (Bộ Y tế (2017)).
2.2.4 Nội dung nghiên cứu
a Đặc điểm chung của bệnh nhân
- Tuổi: Biến định lượng, được tính dựa vào lấy năm thực hiện nghiên cứu
trừ đi năm sinh của bệnh nhân. Tuổi được chia làm 4 nhóm: 26-39 tuổi, 40-59
tuổi, 60-79 tuổi, 80-86 tuổi.
- Giới tính: Nam, nữ.
- Thể trạng bệnh nhân (BMI): Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo
công thức: (cân nặng (kg))/(chiều cao (m2
)). Thu thập thông tin về cân nặng và
chiều cao bệnh nhân dựa vào thông tin được ghi trên đơn thuốc. BMI được chia
thành 4 nhóm dựa trên BMI theo tiêu chuẩn của WHO (WHO (2006)): Gầy
(<18,5), bình thường (18,5-22,9), thừa cân (23-25), béo phì (>25).
- Các bệnh lý kèm theo: Là các bệnh lý được chẩn đoán kèm theo, ngoài
bệnh ĐTĐ tuýp 2 được ghi trong đơn thuốc của bệnh nhân. Bệnh lý kèm theo có
các giá trị: Tăng huyết áp, cơ xương khớp, tâm thần kinh, thiếu yếu tố dinh
dưỡng, hô hấp, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, da liễu, tiêu hóa, chấn
28
thương.
- Số lượng bệnh kèm theo của bệnh nhân: Dựa vào chẩn đoán trong đơn
thuốc, số lượng bệnh kèm được phân thành 2 nhóm: 0-1 bệnh kèm theo,>1 bệnh
kèm theo.
- Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu: Dựa vào kết quả của các xét nghiệm
sinh hóa sau: Đường huyết lúc đói, HbA1C, Cholesterol toàn phần, Triglycerid
vào ngày khám bệnh của bệnh nhân.
b Tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngọai trú
- Số thuốc được sử dụng trong đơn thuốc: Biến định tính, gồm 3 giá trị: 1
thuốc, 2-4 thuốc, 5-7 thuốc.
- Các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2: Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 bao
gồm: Insulin, Biguanid, Sulfonylure, Khác. Mô tả tỷ lệ từng hoạt chất được
dùng trong đơn thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 trên bệnh nhân.
- Liều dùng hàng ngày cho các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2: Với từng hoạt
chất thuốc: Mô tả tỷ lệ liều dùng thuốc.
- Phác đồ phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2: Gồm 2 giá trị phác đồ đơn,
phát đồ đôi. Trong phát đồ đơn mô tả tỷ lệ từng loại phác đồ sau: Insulin aspart,
Metformin. Trong phát đồ đôi, mô tả tỷ lệ từng loại phác đồ sau:
Metformin+Glibenclamid, Metformin+Gliclazid, Metformin+Glimepirid,
Metformin+Insulin aspart, Metformin+Glipizid
- Tỷ lệ các thuốc điều trị bệnh lý THA, thiếu máu cục bộ cơ tim, rối loạn
lipid kèm theo.
c Tỷ lệ tương tác thuốc và một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác
thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường tuýp
2
- Tương tác thuốc: Xác định tương tác thuốc trong đơn thuốc của bệnh
nhân thông qua công cụ Drug Interactions Checker (bao gồm
www.medscape.com và www.drugs.com).
- Loại tương tác thuốc: Dựa vào công cụ xác định TTT, tính tỷ lệ lượt TTT
theo 3 nhóm: tương tác giữa thuốc điều trị ĐTĐ và thuốc điều trị bệnh khác,
tương tác trong phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ, tương tác giữa các nhóm thuốc
khác.
- Mức độ tương tác thuốc: Dựa trên công cụ xác định TTT, các cặp thuốc
tương tác được chia làm 3 mức độ: Nhẹ, theo dõi, nghiêm trọng.
- Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng: Có 2 giá trị có ý nghĩa lâm sàng
(khi các cặp tương tác thuốc có mức độ tương tác theo dõi, nghiêm trọng),
không có ý nghĩa lâm sàng.
29
- Tỷ lệ xuất hiện các cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng: được tính dựa trên
tần số xuất hiện cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng/số lượt tương tác thuốc
có ý nghĩa lâm sàng.
- Phân loại tương tác thuốc theo cơ chế: Có 2 loại tương tác thuốc theo cơ
chế: dược động động, dược lực học.
- Đơn thuốc có tương tác thuốc: Mỗi đơn thuốc được chia làm 3 loại: tương
tác có ý nghĩa lâm sàng, tương tác không có ý nghĩa lâm sàng, không tương tác
thuốc.
- Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác có ý nghĩa lâm sàng: Lấy số đơn thuốc có
tương tác có ý nghĩa lâm sàng/tổng số đơn thuốc.
- Số lượng tương tác thuốc trong đơn: Được phân thành các nhóm: không
tương tác, 1 tương tác, 2 tương tác, 3 tương tác, 4 tương tác, 5 tương tác.
- Số lượng tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong đơn: Được phân
thành các nhóm: Không tương tác, 1 tương tác, 2 tương tác, 3 tương tác, 4 tương
tác, 5 tương tác.
- Một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng: Nhóm
tuổi, giới tính, thể trạng bệnh nhân, số lượng bệnh lý kèm theo, số thuốc được sử
dụng trong bệnh án, các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2, các phác đồ phối hợp
thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2.
2.2.5 Tiêu chuẩn được sử dụng xác định tương tác thuốc
Trong nghiên cứu, công cụ tra cứu TTT được sử dụng là Drug Interactions
Checker (bao gồm www.medscape.com và www.drugs.com). Đây là các cơ sở
dữ liệu cung cấp các thông tin chuyên ngành cho cán bộ y tế bao gồm các bài
viết y khoa, các cảnh báo lâm sàng, thông tin về kê đơn và sử dụng thuốc an
toàn, kiểm tra TTT, các chuyên mục như sinh lý bệnh, dịch tễ học, chẩn đoán
phân biệt, theo dõi, điều trị hỗ trợ cho quá trình đào tạo liên tục. Cho biết các
thông tin tóm tắt về mức độ nặng, cơ chế tương tác, hướng dẫn xử trí và các tài
liệu tham khảo. Các công cụ này có ưu điểm là đa dạng, được cập nhật từ khắp
nơi trên thế giới, tra cứu dễ dàng và nhanh chóng [34), [14).
Cách tra cứu:
Bước 1: Truy cập giao diện tra cứu TTT trên trang web: www.medscape.com, vào
mục Drugs & Diseases  Drug Interaction Checker.
Bước 2: Nhập tên hoạt chất trong đơn thuốc cần tra cứu  các TTT sẽ tự động
hiện ra.
Đối với www.drugs.com, thêm Bước 3: Nhấp vào mục Check for interactions 
các TTT sẽ tự động hiện ra.
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf

More Related Content

What's hot

Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Man_Ebook
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Man_Ebook
 
Khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái...
Khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái...Khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái...
Khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh việnĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
đáNh giá kết quả kiểm soát đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
 
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đKiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, 9đ
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Sai sót trong sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốcSai sót trong sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốc
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc điều trị đái tháo đường...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
 
Khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái...
Khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái...Khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái...
Khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dânĐề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
 
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAYĐề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
Đề tài: Thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng, HAY
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Man_Ebook
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Man_Ebook
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
Man_Ebook
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf (20)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị nội tr...
 
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
Khảo sát tình hình tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bện...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
Nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc có ý nghĩa trong thực hành lâm s...
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
 
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ N...
 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
Khảo sát hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp tạ...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HỒNG MỸ NGỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ HỒNG MỸ NGỌC KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020-2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý-Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN QUANG ĐỆ CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn và chương trình học, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường đại học Tây Đô, phòng Đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Quang Đệ, người đã tận tình, chu đáo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề cương và thực hiện luận văn tốt nghiệp, đã giảng dạy, truyền thụ nhiều kiến thức quý báu cho tôi. Xin cảm ơn Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối lời, tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, đồng nghiệp và các bạn học viên đã dành nhiều sự giúp đỡ chân tình, chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn HỒNG MỸ NGỌC
  • 4. ii TÓM TẮT Theo WHO, có 422 triệu người lớn mắc ĐTĐ trên toàn cầu năm 2014. Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 thường mắc nhiều bệnh và biến chứng kèm theo nên phối hợp thuốc trong điều trị là điều tất yếu. Đây là nguyên nhân làm cho nguy cơ TTT bất lợi dễ dàng xảy ra. Những TTT bất lợi này có thể phòng tránh được bằng cách chú ý thận trọng hoặc tiến hành can thiệp để giảm thiểu nguy cơ. Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu: (1) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2, (2) Xác định tỷ lệ TTT và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các loại TTT trong đơn thuốc. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang-hồi cứu. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chúng tôi thu thập 600 đơn thuốc bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ 01/10/2020 đến 30/04/2021. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong 600 đơn thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2: 47,5% đơn thuốc sử dụng phác đồ đơn trị liệu (chủ yếu là Metformin chiếm 47,3% đơn thuốc), 52,5% đơn thuốc sử dụng phác đồ 2 thuốc trong điều trị đái tháo đường (chủ yếu là phối hợp Metformin+Gliclazid chiếm 22,7%). Thuốc điều trị THA được sử dụng 58,5%, thuốc điều trị TMCBCT được sử dụng 16,8%, thuốc điều trị RLLP được sử dụng 14,7%. Có 53,5% đơn thuốc có TTT có ý nghĩa lâm sàng, 12,8% đơn thuốc có TTT không có ý nghĩa lâm sàng và 33,7% đơn thuốc không có TTT. Các yếu tố liên quan đến TTT có ý nghĩa lâm sàng gồm: Tuổi, số bệnh đi kèm, số thuốc trong đơn. Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu có thể sử dụng hướng dẫn quản lý 42 cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng mà chúng tôi đã xây dựng làm tài liệu tham khảo về tương tác thuốc để đảm bảo việc tra cứu tương tác thuốc nhanh chóng và hiệu quả. Từ khóa: đái tháo đường tuýp 2, tương tác thuốc, Sóc Trăng
  • 5. iii ABSTRACT According to the WHO, diabetes affected 422 million adults in 2014. Patients with type 2 diabetes had a variety of diseases and complications, necessitating the use of multiple medications in their treatment. This is why the risk of adverse drug interactions is so high. These adverse drug interactions could be avoided with careful monitoring or risk-reduction interventions. (1) Surveying drug use in type 2 diabetes patients, (2) determining the rate of drug interactions, and identifying factors related to drug interactions in type 2 diabetes prescription. We conducted the study using a cross-sectional-retrospective descriptive design. From October 2020 to April 2021, we collected 600 prescriptions for type 2 diabetes patients attempting outpatient treatment at Vinh Chau Town Medical Center in Soc Trang province using a convenient sampling method. The findings revealed that 47.5% of 600 prescriptions in patients with type 2 diabetes used monotherapy regimens (mainly Metformin accounted for 47.3% of prescriptions), while 52.5% of prescriptions used a 2-drug regimen in the treatment of diabetes (mainly Metformin+Gliclazide accounting for 22.7% of prescriptions). Drugs for hypertension were used in 58.5% of cases, drugs for coronary artery disease in 16.8% of cases, and drugs for hypertension in 14.7% of cases. There were 53.5% of prescriptions that had clinically significant drug interactions, 12.8% that had non-clinically significant drug interactions, and 33.7% that did not have a drug interaction. Age, number of comorbidities, and number of drugs in prescription are all factors associated with clinically significant drug interactions. Vinh Chau Town Health Center can use the management guide of 42 clinically significant drug interaction pairs that we developed as a drug interaction reference to ensure that drug interactions are looked up quickly and effectively. Key words: type 2 diabetes, drug interaction, Soc Trang province
  • 6. iv LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn HỒNG MỸ NGỌC
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i TÓM TẮT ............................................................................................................ii ABSTRACT ........................................................................................................iii LỜI CAM KẾT...................................................................................................iv MỤC LỤC............................................................................................................ v DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................viii DANH SÁCH HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................ x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................xi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3 1.1 ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ........................................... 3 1.1.1 Định nghĩa............................................................................................ 3 1.1.2 Phân loại đái tháo đường...................................................................... 3 1.1.3 Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường tuýp 2.............................................. 4 1.1.4 Chẩn đoán đái tháo đường ................................................................... 5 1.1.5 Các biến chứng thường gặp ................................................................. 6 1.1.6 Các yếu tố nguy cơ............................................................................... 7 1.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2.................................. 8 1.2.1 Nguyên tắc và mục tiêu điều trị ........................................................... 8 1.2.2 Điều trị không dùng thuốc .................................................................10 1.2.3 Điều trị dùng thuốc ............................................................................11 1.3 PHỐI HỢP VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2..................................................................................19 1.3.1 Phối hợp thuốc điều trị đái tháo đường..............................................19 1.3.2 Tương tác thuốc và các công cụ tra cứu tương tác thuốc ..................20 1.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2.............................................................23 1.5 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG .....................................................................................................25 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............26 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU ................................................................26 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu .........................................................................26 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................26 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................26 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................................26
  • 8. vi 2.2.2 Cỡ mẫu ...............................................................................................26 2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin.........................................................27 2.2.4 Nội dung nghiên cứu..........................................................................27 2.2.5 Tiêu chuẩn được sử dụng xác định tương tác thuốc..........................29 2.2.6 Xử lý số liệu.......................................................................................30 2.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.....................................................30 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................32 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ...........................................32 3.1.1 Tuổi ....................................................................................................32 3.1.2 Giới tính .............................................................................................32 3.1.3 Thể trạng bệnh nhân...........................................................................33 3.1.4 Các bệnh lý kèm theo.........................................................................33 3.1.5 Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu bệnh nhân được chỉ định.........34 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ....................................................................34 3.2.1 Số thuốc được sử dụng trong đơn......................................................34 3.2.2 Các nhóm thuốc và các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 được sử dụng.....35 3.2.3 Liều lượng các thuốc được sử dụng...................................................35 3.2.4 Các phác đồ phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2..............................36 3.2.5 Tỷ lệ thuốc điều trị bệnh lý kèm theo ................................................37 3.3 TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2.............................38 3.3.1 Tương tác thuốc .................................................................................38 3.3.2 Mức độ tương tác thuốc .....................................................................39 3.3.3 Tỷ lệ xuất hiện các cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ...........39 3.3.4 Phân loại tương tác thuốc theo cơ chế ...............................................41 3.3.5 Các đơn thuốc có tương tác thuốc......................................................41 3.3.6 Số tương tác thuốc trong đơn.............................................................41 3.3.7 Một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng....42 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN..................................................................................44 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN ...........................................44 4.1.1 Tuổi ....................................................................................................44 4.1.2 Giới tính .............................................................................................45 4.1.3 Thể trạng bệnh nhân...........................................................................45 4.1.4 Các bệnh lý kèm theo.........................................................................46
  • 9. vii 4.1.5 Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu bệnh nhân ......................................47 4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG....47 4.2.1 Số thuốc được sử dụng trong đơn ......................................................47 4.2.2 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 được sử dụng...................48 4.2.3 Các nhóm thuốc và các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 được sử dụng.....48 4.2.4 Liều lượng các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 được sử dụng..................49 4.2.5 Các phác đồ phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2..............................50 4.2.6 Các thuốc điều trị các bệnh lý kèm theo............................................51 4.2.7 Tỷ lệ thuốc điều trị bệnh lý kèm theo ................................................52 4.3 TỶ LỆ TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2.............................54 4.3.1 Tương tác thuốc .................................................................................54 4.3.2 Mức độ tương tác thuốc .....................................................................54 4.3.3 Tỷ lệ xuất hiện các cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng .....................54 4.3.4 Phân loại tương tác thuốc theo cơ chế ...............................................56 4.3.5 Các đơn thuốc có tương tác thuốc......................................................56 4.3.6 Số tương tác thuốc trong đơn.............................................................57 4.3.7 Một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng....57 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................61 5.1 KẾT LUẬN..............................................................................................61 5.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................xii PHỤ LỤC 1 .....................................................................................................xvi PHỤ LỤC 2.......................................................................................................xix PHỤ LỤC 3.......................................................................................................xiv
  • 10. viii DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. 1 Phân biệt ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2 .......................................................... 4 Bảng 1. 2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường ................................................ 6 Bảng 1. 3 Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai .................................................................................................................... 9 Bảng 1. 4 Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già....................................... 9 Bảng 1. 5 Mục tiêu điều trị đái tháo đường theo ADA (2020)...........................10 Bảng 1. 6 Sinh khả dụng của các loại insulin ....................................................13 Bảng 1. 7 Tóm tắt ưu, nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose huyết đường uống và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin...................................................18 Bảng 1. 8 Tương tác thuốc-thuốc thường gặp của các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ.. 22 Bảng 1. 9 Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu tương tác thuốc ......................23 Bảng 2. 1 Phân loại mức độ của tương tác thuốc trong Medscape ....................30 Bảng 2. 2 Phân loại mức độ của tương tác trong Drugs ....................................30 Bảng 3. 1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ....................................................32 Bảng 3. 2 Phân bố bệnh nhân theo BMI (kg/m2 )................................................33 Bảng 3. 3 Số lượng bệnh kèm theo của bệnh nhân.............................................34 Bảng 3. 4 Đường huyết lúc đói và các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu ............34 Bảng 3. 5 Số thuốc sử dụng trong đơn................................................................34 Bảng 3. 6 Tỷ lệ các nhóm thuốc và các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2....................35 Bảng 3. 7 Liều dùng hàng ngày cho các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 ..................35 Bảng 3. 8 Phác đồ điều trị ĐTĐ tuýp 2...............................................................36 Bảng 3. 9 Tỷ lệ các thuốc điều trị bệnh lý kèm theo ..........................................37 Bảng 3. 10 Phác đồ điều trị tăng huyết áp ..........................................................37 Bảng 3. 11 Phác đồ điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim .........................................38 Bảng 3. 12 Danh mục các thuốc điều trị rối loạn lipid máu kèm theo ...............38 Bảng 3. 13 Số lượt tương tác thuốc.....................................................................38 Bảng 3. 14 Tỷ lệ các mức độ tương tác thuốc.....................................................39 Bảng 3. 15 Tỷ lệ xuất hiện các cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng..........39 Bảng 3. 16 Tỷ lệ các loại tương tác thuốc...........................................................41 Bảng 3. 17 Số tương tác thuốc trong đơn............................................................41 Bảng 3. 18 Liên quan giữa tuổi và tương tác thuốc............................................42 Bảng 3. 19 Liên quan giữa giới tính và tương tác thuốc.....................................42 Bảng 3. 20 Liên quan giữa thể trạng bệnh nhân và tương tác thuốc ..................42 Bảng 3. 21 Liên quan giữa số lượng bệnh lý kèm theo và tương tác thuốc .......43 Bảng 3. 22 Liên quan giữa số thuốc được sử dụng trong đơn và tương tác thuốc.. 43
  • 11. ix Bảng 3. 23 Liên quan giữa các phác đồ phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 và tương tác thuốc....................................................................................................43
  • 12. x DANH SÁCH HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2. 1 Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................31 Biểu đồ 3. 1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính ...................................................32 Biểu đồ 3. 2 Các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân ............................................33 Biểu đồ 3. 3 Tỷ lệ lượt tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng .............................39 Biểu đồ 3. 4 Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng...............41
  • 13. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BN Bệnh nhân ĐTĐ Đái tháo đường HbA1c Glycosylated Hemoglobin (Hemoglobin gắn glucose) HDL Hight Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao) IDF International Diabetes Federation (Liên đoàn đái tháo đường quốc tế) IFG Impaired fasting glucose (Rối loạn glucose huyết đói) IGT Impaired glucose tolerance (Rối loạn dung nạp glucose) LDL Low Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp) RLLM Rối loạn lipid máu SD Sử dụng THA Tăng huyết áp TMCBCT Thiếu máu cục bộ cơ tim TTT Tương tác thu ốc WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  • 14. 1 MỞ ĐẦU Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính không lây có tốc độ phát triển rất nhanh trên toàn thế giới, được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, trở thành thách thức lớn với y tế và sự phát triển của các quốc gia trong thế kỷ XXI. Bệnh đặc trưng bởi rối loạn chuyển hóa làm tăng glucose mạn tính dẫn đến những tổn thương, rối loạn, suy yếu chức năng ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh (Bộ Y tế (2017)). Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 422 triệu người lớn mắc bệnh ĐTĐ trên toàn cầu vào năm 2014 và tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (WHO (2016)). Dựa trên thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), người trong độ tuổi 20-79 mắc ĐTĐ sẽ tăng từ 463 triệu (2019) lên 578 triệu (2030) và đến năm 2045 sẽ chạm mức 70 triệu người với 90% trong số đó là ĐTĐ tuýp 2 có thể phòng ngừa được (IDF (2019)). Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đô thị hóa và sự thay đổi nhanh chóng trong lối sống đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung của cả thế giới. Theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015 ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%. Có 31,1% người tăng đường huyết từng được phát hiện bệnh và chỉ có 28,9% số người tăng đường huyết/đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế. ĐTĐ chiếm đến 3% nguyên nhân gây tử vong ở mọi lứa tuổi (Ministry of health general-department of preventive medicine (2016)), (WHO (2016)). Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 hầu hết được điều trị ngoại trú với sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc. Trong đó, dùng thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng và biến chứng do tăng glucose máu gây ra (Association American Diabetes (2020)). Sự ổn định glucose máu và HbA1c là một trong những mục tiêu chính về phương diện điều trị đối với bệnh nhân ĐTĐ. Đặc biệt, việc phải uống thuốc suốt đời cùng với phối hơp thuốc sẽ gây trở ngại cho cả bệnh nhân và thầy thuốc. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dược, thuốc điều trị đái tháo đường hiện nay phong phú, đa dạng về hoạt chất, dạng bào chế, bao bì và giá cả. Điều này mang lại nhiều thuận lợi trong việc kê đơn nhưng cũng gây khó khăn không hề nhỏ trong việc lựa chọn và phối hợp thuốc sao cho đảm bảo: An toàn, hiệu quả, hợp lý và kinh tế (Trần Thanh Huy (2017)), (Phù Hạnh Nguyên (2017)). Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 thường mắc nhiều bệnh và biến chứng kèm theo nên phối hợp thuốc trong điều trị là điều tất yếu. Đây chính là nguyên nhân làm cho nguy cơ TTT bất lợi dễ dàng
  • 15. 2 xảy ra. Hậu quả làm thay đổi kết quả điều trị và chất lượng sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, những TTT bất lợi này có thể phòng tránh được bằng cách chú ý thận trọng đặc biệt hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp để giảm thiểu nguy cơ. Vì vậy, sàng lọc, phát hiện, đánh giá và quản lý TTT luôn là nhiệm vụ quan trọng của người dược sĩ trong hoạt động dược lâm sàng (Trần Thanh Huy (2017)), (Lê Đình Sáng (2010)). Trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là đơn vị y tế tuyến huyện tương đương bệnh viện hạng 3. Bên cạnh công tác dự phòng, trung tâm còn đảm nhiệm việc quản lý và điều trị ngoại trú cho các bệnh nhân mắc ĐTĐ, trong đó ĐTĐ tuýp 2 là chủ yếu. Việc cho thuốc và phối hợp thuốc trong điều trị là một vấn đề phức tạp, luôn đặt ra cho người thầy thuốc phải cân nhắc và quan tâm đến hiện tượng TTT có thể xảy ra. Do đó, nhận định về TTT để hướng dẫn cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc và có những lời khuyên với bác sĩ khi gặp những đơn thuốc phối hợp không đúng là thật sự cần thiết (Lê Đình Sáng (2010)). Xuất phát từ thực tế trên và để góp phần cung cấp những thông tin về sử dụng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 cũng như làm giảm các TTT bất lợi trong công tác kê đơn, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng hệ thống y tế, nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021” được tiến hành vơi các mục tiêu sau: 1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngọai trú tại Trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. 2. Xác định tỷ lệ tương tác thuốc và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
  • 16. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1 Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): ĐTĐ là một bệnh mạn tính do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng insulin không hiệu quả gây ra bởi nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose huyết. Tăng glucose huyết gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là mạch máu và thần kinh (WHO (2016)). Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA): ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose huyết do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose huyết mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim mạch và mạch máu (IDF (2019)), (Association American Diabetes (2020)). Định nghĩa đái tháo đường tuýp 2: Được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này bao gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin (Bộ Y tế (2017)). 1.1.2 Phân loại đái tháo đường Theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết-chuyển hóa" (Bộ Y tế), ĐTĐ chia thành 4 loại tương tự như phân loại theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), cụ thể (Bộ Y tế (2017)), (Association American Diabetes (2020)), (Bộ Y Tế-Bệnh Viện Bạch Mai (2013)): - Đái tháo đường tuýp 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): Tế bào  của đảo tụy bị hủy hoại không thể sản xuất insulin thường dẫn tới thiếu insulin tuyệt đối. Gồm: + ĐTĐ tuýp 1 qua trung gian miễn dịch. + ĐTĐ tuýp 1 không qua trung gian miễn dịch (ĐTĐ vô căn). - Đái tháo đường tuýp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): Là kết quả của sự giảm bài tiết insulin tương đối của tiểu đảo tụy phối hợp với hiện tượng kháng insulin ở mô. - Đái tháo đường thai kỳ: Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Áp dụng với mọi mức độ rối loạn của dung nạp glucose, đường huyết tiếp tục tăng sau khi sinh và không loại trừ trường hợp bệnh nhân đã có ĐTĐ từ trước khi có thai nhưng chưa được chẩn đoán.
  • 17. 4 - Các tuýp đặc hiệu khác: + Giảm chức năng tế bào  hoặc giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen. + Bệnh lý của tụy ngoại tiết, tụy nội tiết. + Bệnh lý tăng glucose huyết do thuốc (corticoid, hormon tuyến giáp, thiazid...) hoặc hóa chất. + Bệnh nhiễm khuẩn. + Các thể ĐTĐ qua trung gian miễn dịch không phổ biến. + Một số bệnh gen cũng có thể gây ra ĐTĐ. Bảng 1. 1 Phân biệt ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2 (Bộ Y tế (2017)), (IDF (2019)) Đặc điểm ĐTĐ tuýp 1 ĐTĐ tuýp 2 Tuổi khởi phát <40 >40 Thể trạng Gầy Béo hoặc bình thường Tiền sử gia đình Thường không có Thường có Insulin huyết Thấp hoặc không đo được Bình thường hoặc cao Triệu chứng Khởi phát đột ngột, rầm rộ. Hội chứng tăng glucose huyết: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút nhanh Khởi phát chậm, thường không rõ các triệu chứng Biến chứng cấp Nhiễm toan ceton Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu C-peptid Thấp Bình thường hoặc tăng Kháng thể Kháng thể tiểu đảo (+) Kháng thể kháng Glutamic acid decarboxylase (+) Kháng thể tiếu đảo (-) Kháng thể kháng Glutamic acid decarboxylase (-) Bệnh tự miễn khác Thường mắc kèm Không Insulin Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, thuốc uống hoặc dùng insulin 1.1.3 Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường tuýp 2 Có 2 yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ tuýp 2 là kháng insulin và rối loạn tiết insulin kết hợp với nhau. Bình thường, insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của glucose huyết. Ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2, có hiện tượng rối loạn tiết insulin đồng thời với đề kháng inssulin (Trần Thế Trung (2013)), (Đỗ Thị Minh Thìn (2015)). - Rối loạn bài tiết insulin: Khi mới bị ĐTĐ tuýp 2, nồng độ insulin có thể bình thường hoặc tăng lên, nhưng tốc độ tiết insulin chậm không tương xứng với mức tăng của glucose huyết. Nếu glucose huyết vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ giảm sút hơn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng độc của việc tăng glucose huyết đối với tế bào . - Kháng insulin: Là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin. Insulin kiểm soát đường huyết thông qua ba cơ chế phối hợp,
  • 18. 5 mỗi cơ chế rối loạn có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đề kháng insulin. Hình thức đề kháng bao gồm: giảm khả năng ức chế sản xuất glucose, giảm khả năng thu nạp glucose tại mô ngoại vi và giảm khả năng sử dụng glucose ở các cơ quan. Các vị trí kháng insulin chính gồm gan, cơ và mô mỡ. Sự đề kháng insulin tại các tổ chức khiến cho tụy phải tăng cường sản xuất insulin, thêm vào đó đường huyết tăng cao gây ngộ độc các tế bào  nên càng làm tăng nhanh sự suy giảm chức năng bài tiết insulin của tụy. 1.1.4 Chẩn đoán đái tháo đường Chẩn đoán xác định Chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây (Bộ Y tế (2017)), (IDF (2019)), (Association American Diabetes (2020)), (WHO (2006)): a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8-14 giờ), hoặc: b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75 gram (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75gram glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gram carbohydrat mỗi ngày. c) HbA1c ≥6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày. Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
  • 19. 6 Bảng 1. 2 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (Bộ Y tế (2017)), (IDF (2019)), (Association American Diabetes (2020)) Tiêu chí Bộ Y tế (2017) IDF (2019) ADA (2020) Đường huyết lúc đói (sau ít nhất 8 giờ không tiêu thụ thêm calo)* ≥7 mmol/L (126 mg/dL) ≥7 mmol/L (126 mg/dL) ≥7 mmol/L (126 mg/dL) Đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75 gram glucose khan hòa tan trong nước)* ≥11 mmol/L (≥200 mg/dL) ≥11 mmol/L (≥200 mg/dL) ≥11 mmol/L (≥200 mg/dL) Đường huyết bất kỳ (kèm các triệu chứng điển hình củatăng đường huyết hoặc có tăng đường huyết cấp tính) ≥11 mmol/L (≥200 mg/dL) ≥11 mmol/L (≥200 mg/dL) ≥11 mmol/L (≥200 mg/dL) HbA1c được chuẩn hóa* ≥6,5% (48 mmol/mol) ≥6,5% (48 mmol/mol) ≥6,5% (48 mmol/mol) 1.1.5 Các biến chứng thường gặp Biến chứng cấp tính - Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường Do chuyển hoá không hoàn toàn protid, glucid, lipid vì thiếu insulin tạo ứ đọng Ace-CoA, dẫn đến tăng tạo ra các thể cetonic trong máu. Nhiễm toan ceton còn có thể do nhịn đói kéo dài, do rượu. Biến chứng này chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1, khi mà nồng độ glucose huyết ≥13,9 mmol/L (≥250 mg/dL). - Hạ glucose máu Hạ glucose máu là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa hai quá trình cung cấp glucose và tiêu thụ glucose trong vòng tuần hoàn. Triệu chứng hạ glucose máu thường xảy ra khi lượng glucose máu chỉ còn ở mức 2,7-3,3 mmol/l, tùy theo mức glucose máu sẽ có những biểu hiện lâm sàng tương ứng. Đây là một biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ. Phần lớn nguyên nhân là do điều trị bằng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết dạng uống. Khoảng 10% bệnh nhân bị xảy ra các cơn hạ đường huyết nghiêm trọng phải điều trị cấp cứu. - Hôn mê nhiễm toan acid lactic Nhiễm toan acid lactic là một rối loạn chuyển hóa nặng thường gặp khi có rối loạn cung cấp oxy tổ chức, acid lactic được sản xuất tăng lên ở các tổ chức như cơ, xương và ở tất cả các tổ chức khi bị thiếu oxy trầm trọng. Bệnh thường xảy ra trên người ĐTĐ lớn tuổi do hai tác động: Thiếu oxy do suy tim hoặc suy hô hấp, lạm dụng Metformin. - Các bệnh nhiễm trùng cấp tính Khi glucose tăng cao sẽ làm chậm khả năng di chuyển của các bạch cầu hạt dẫn đến sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại nhiễm trùng lại là
  • 20. 7 nguy cơ gây tăng glucose huyết tạo vòng luẩn quẩn nhiễm trùng nặng hơn. Một số nhiễm trùng hay gặp là nhiễm trùng da, lao phổi, viêm ống tai ngoài cấp tính, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm Mucor, viêm hoại tử mô tế bào,… (Bộ Y Tế-Cục quản lý khám chữa bệnh (2019)), (Nguyễn Khánh Ly (2014)), (Vũ Văn Linh (2015)), (Nguyễn Thị Nga (2013)). Biến chứng mạn tính - Biến chứng tim mạch Hậu quả của tổn thương các mạch máu lớn do xơ vữa động mạch hoặc tổn thương vi mạch gây ra. Ở người bệnh ĐTĐ nguy cơ mắc bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, nhũn não cao gấp 2-3 lần người khồng bị ĐTĐ. - Bệnh lý bàn chân Là một biến chứng thường gặp, gây nên chủ yếu bởi hai nguyên nhân có ảnh hưởng tương hỗ nhau: Bệnh thần kinh và bệnh mạch máu. Các chấn thương đóng vai trò như yếu tố thuận lợi cho loét xuất hiện. Nhiễm trùng làm trầm trọng thêm loét, đây là yếu tố nguy cơ cao cho cắt cụt chi dưới và thậm chỉ tử vong do nhiễm trùng huyết. - Biến chứng mắt Bao gồm bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể và glaucoma. Đa số các nguyên nhân gây mù là do tổn thương võng mạc. - Biến chứng thận Bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ thường có tổn thương ở cầu thận. Tổn thương sớm nhất ở cầu thận của người ĐTĐ là đái ra protein vi thể (microalbumin niệu). Người mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 sau 20 năm có tỉ lệ mắc bệnh thận là 5-10%. - Biến chứng thần kinh ngoại vi Là một biến chứng mạn tính quan trọng. Tổn thương mô bệnh học là mất bao myelin của sợi thần kinh lớn và nhỏ, tăng sinh của mô liên kết trong khi các vi mạch có sự dày lên của màng có cơ bản gây hẹp khẩu kính mao mạch (Bộ Y Tế-Bệnh Viện Bạch Mai (2013)), (Nguyễn Khánh Ly (2014)), (Nguyễn Thị Nga (2013)). 1.1.6 Các yếu tố nguy cơ - Phụ nữ có tiền sử sinh con nặng trên 4000g Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ tuýp 2 cho cả mẹ và con. Các bà mẹ này có nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 cao hơn so với phụ nữ bình thường. Những trẻ này thường bị béo phì từ nhỏ, rối loạn dung nạp glucose và bị ĐTĐ tuýp 2 khi lớn tuổi.
  • 21. 8 - Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường Khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 có bà con thân thuộc cũng bị mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2. Tỷ lệ hai anh chị em sinh đôi cùng trứng cùng bị ĐTĐ typ 2 là 90-100%. - Béo phì, cuộc sống tĩnh tại, ít vận động, chế độ ăn Béo phì trung tâm kết hợp với lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2. Những người có thói quen dùng nhiều đường sacarose, ăn nhiều chất béo và uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 lớn hơn những người uống ít rượu và ăn uống điều độ. - Tuổi từ 40 trở lên Nguy cơ ĐTĐ tăng theo dần theo quá trình lão hóa. Những thay đổi cấu trúc cơ thể với tình trạng tích mỡ bụng, giảm vận động ở tuổi trung niên và già làm giảm năng lượng tiêu hao dễ dẫn đến tích lũy mỡ bụng gây tình trạng đề kháng Insulin. - Rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) được coi là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ tuýp 2. Đa số bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có THA và tỷ lệ ĐTĐ tuýp 2 ở người bệnh THA cũng cao hơn rất nhiều so với người bình thường cùng lứa tuổi. - Rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose lúc đói Nếu tiền sử giảm dung nạp glucose, thì khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ tuýp 2 rất cao. Những người bị rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose huyết lúc đói nếu biết sớm chỉ cần can thiệp bằng chế độ ăn và luyện tập sẽ giảm hẳn nguy cơ chuyển thành bệnh ĐTĐ tuýp 2 thực sự. Những người có yếu tố nguy cơ cao mắc ĐTĐ cần phải được làm các xét nghiệm để chẩn đoán sớm mắc ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ (Trần Thanh Huy (2017)), (Hà Thanh Liêm (2013), (Nguyễn Khánh Ly (2014)). 1.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 1.2.1 Nguyên tắc và mục tiêu điều trị - Nguyên tắc + Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba điều trị bệnh ĐTĐ. + Phải phối hợp điều trị hạ glucose huyết, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu.... + Khi cần phải dùng insulin (ví dụ trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật...) (Bộ Y tế (2017)), (Bộ Y Tế-Cục quản lý khám chữa bệnh (2019)).
  • 22. 9 - Mục đích + Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose huyết sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ. + Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không béo) (Bộ Y tế (2017)), (Bộ Y Tế-Cục quản lý khám chữa bệnh (2019)). Bảng 1. 3 Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai (Bộ Y tế (2017)) Mục tiêu Chỉ số HbA1c <7%* Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn 80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)* Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ <180 mg/dL (10,0 mmol/L)* Huyết áp Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg Lipid máu LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch. LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch. Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L) HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ. *Mục tiêu điều trị có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân. Bảng 1. 4 Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già (Bộ Y tế (2017)) Tình trạng sức khỏe Cơ sở để chọn lựa HbA1c (%) Glucose huyết lúc đói hoặc trước ăn (mg/dL) Glucose lúc đi ngủ (mg/dL) Huyết áp mmHg Mạnh khỏe Còn sống lâu <7,5% 90-130 90-150 <140/90 Phức tạp/ sức khỏe trung bình Kỳ vọng sống trung bình <8,0% 90-150 100-180 <140/90 Rất phức tạp/ sức khỏe kém Không còn sống lâu <8,5% 100-180 110-200 <150/90 Đánh giá về kiểm soát đường huyết: - Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh đáp ứng mục tiêu điều trị (người có đường huyết được kiểm soát ổn định). - Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết. - Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.
  • 23. 10 Bảng 1. 5 Mục tiêu điều trị đái tháo đường theo ADA (2020) (Association American Diabetes (2020)) Chỉ tiêu Khuyến cáo HbA1c <7% (53 mmol/mol)* Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn 80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)* Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ <180 mg/dL (10,0 mmol/L)* *Mục tiêu điều trị tùy thuộc từng cá nhân dựa trên: thời gian ĐTĐ, tuổi/kỳ vọng sống, bệnh phối hợp, bệnh tim mạch, biến chứng mạch máu nhỏ do ĐTĐ, nguy cơ hạ đường huyết. 1.2.2 Điều trị không dùng thuốc Chế độ ăn uống Các nguyên tắc chung về chế độ ăn được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân: - Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng nền. Lượng calo cho một ngày bao gồm: 45-65% dưới dạng carbonhydrat, 25-35% dưới dạng chất béo (trong đó chất béo bão hóa ít hơn 7%) và 10-35% ở dạng protein. - Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ… - Đạm khoảng 1-1,5 gram/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu đỏ) - Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ. Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày. - Chất xơ ít nhất 15 gram mỗi ngày. - Các yếu tố vi lượng: Nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ sắt ở bệnh nhân ăn chay trường. Dùng Metformin lâu ngày gây thiếu sinh tố B12, chú ý tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng thần kinh ngoại vi. - Uống rượu điều độ: Một lon bia 330 ml/ngày, rượu vang đỏ khoảng 15- 200 ml/ngày. - Ngưng hút thuốc. - Các chất tạo vị ngọt: Như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu (Bộ Y tế (2017)), (Stephen J. McPhee, Papadakis Maxine A. and Tierney Lawrence M. (2008)).
  • 24. 11 Luyện tập thể lực - Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết>250-270 mg/dL và ceton dương tính. - Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ). - Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần (Bộ Y tế (2017)), (DiPiro Joseph T (2008)). Giáo dục bệnh nhân Mỗi người bệnh phải được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng một phương pháp điều trị phù hợp. Để đạt được mục tiêu điều trị, người bệnh phải được tư vấn đầy đủ các vấn đề về chế độ ăn, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc, cách phòng, phát hiện sớm, điều trị biến chứng một cách chi tiết, cập nhật thường xuyên, với mong muốn chính đáng là mỗi bệnh nhân có kiến thức tốt về bệnh của mình như một người thầy thuốc cho chính bản thân mình. Đặc biệt về thuốc, cần cho bệnh nhân biết về thuốc được chỉ định, tác dụng điều trị, các phản ứng bất lợi có thể gặp và cách khác phục, các khả năng TTT điều trị ĐTĐ với các thuốc bán tự do không cần kê đơn, các thực phẩm chức năng có thể sử dụng,… (Trần Thanh Huy (2017)), (Vũ Văn Linh (2015)). 1.2.3 Điều trị dùng thuốc Hiện nay trong điều trị ĐTĐ cả tuýp 1 và tuýp 2 có hai nhóm cơ bản: - Nhóm thuốc dạng tiêm: Insulin và chế phẩm. - Nhóm thuốc dạng uống được chia thành các nhóm chính dựa trên cơ chế tác dụng: + Nhóm kích thích bài tiết insulin: Sulfonyurea, meglitimid + Nhóm tăng tác dụng insulin tại cơ quan đích: Biguanid (metformin), thiazolidinedione, benfluorex. + Nhóm ức chế hấp thu glucose tại ruột: Acarbose và miglitol + Nhóm có tác dụng giống incretin hoặc kéo dài tác dụng của incretin: GLP-1 RA và các thuốc ức chế DPP-4. Nhóm bào chế dạng uống trên (trừ nhóm ức chế -glucosidase) chỉ dùng cho bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2. INSULIN dùng được cho cả bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 và tuýp 2 (WHO (2006)), (Jane Nelson Bolin and Vicki B. Gaubeca Donna Zazworsky (2006)).
  • 25. 12 a Insulin Cơ chế tác dụng Insulin là một hormon polypeptid do tế bào β của đảo Langerhans tuyến tụy tiết ra. Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và do đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nó còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn sự tạo thành các thể ceton. Ngoài ra, insulin còn có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid, lipid và protid. Insulin là liệu pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tăng glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 nội viện. Insulin tác dụng nhanh, ngắn: - Insulin người (regular insulin) là loại tinh thể insulin zinc hòa tan, tác dụng 30 phút sau khi tiêm dưới da, và kéo dài 5-7 giờ với liều thường dùng, liều càng cao thời gian tác dụng càng kéo dài. Thuốc có thể truyền tĩnh mạch khi điều trị cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu máu, khi phẫu thuật. - Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn. Hiện tại có 3 loại insulin analog tác dụng nhanh, ngắn là: Aspart, Lispro và Glulisine. Insulin tác dụng trung bình, trung gian: NPH (Neutral Protamine Hagedorn hoặc Isophane Insulin): Thuốc có tác dụng kéo dài nhờ phối hợp 2 phần insulin zinc hòa tan với 1 phần protamine zinc insulin. Sau khi tiêm dưới da, thuốc bắt dầu tác dụng sau 2-4 giờ, đỉnh tác dụng sau 6-7 giờ và thời gian kéo dài khoảng 10-20 giờ. Thường cần tiêm 2 lần một ngày để đạt hiệu quả kéo dài. Insulin tác dụng chậm, kéo dài: Bao gồm insulin glargine, insulin analog detemir, insulin degludec. Insulin trộn, hỗn hợp: - Insulin Mixtard 30: 70% insulin isophane/30% insulin hòa tan - Novomix 30: Gồm 70% insulin aspart kết tinh với protamin/30% insulin aspart hòa tan. - Ryzodeg: Gồm 70% insulin degludec/30% insulin aspart. - Humalog Mix 70/30: Gồm 70% NPL(neutral protamine lispro)/30% Insulin Lispro. - Humalog Mix 75/25: Gồm 75% NPL(neutral protamine lispro)/25% Insulin Lispro. - Humalog 50/50: Gồm 50% NPL(neutral protamine lispro)/50% Insulin Lispro.
  • 26. 13 Bảng 1. 6 Sinh khả dụng của các loại insulin (Bộ Y tế (2017)) Loại insulin Khởi đầu tác dụng Đỉnh tác dụng Thời gian kéo dài tác dụng Insulin aspart, lispro, glulisine 5-15 phút 30-90 phút 3-4 giờ Human regular 30-60 phút 2 giờ 6-8 giờ Human NPH 2-4 giờ 6-7 giờ 10-20 giờ Insulin glargine 30-60 phút Không đỉnh 24 giờ Insulin detemir 30-60 phút Không đỉnh 24 giờ Insulin degludec 30-90 phút Không đỉnh 42 giờ Chỉ định - Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1c>9,0% mà mức glucose lúc đói trên 15,0 mmol/l. - Người bệnh ĐTĐ nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… - Người bệnh ĐTĐ suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu, người bệnh có tổn thương gan,… - Người bệnh ĐTĐ mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ - Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả; người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu,… - Người đang chuẩn bị phẫu thuật. Cách dùng - Dùng phối hợp với thuốc viên: liều khởi đầu của insulin nền (dùng insulin tác dụng trung bình hay tác dụng dài) là 0,1-0,2 đơn vị/kg cân nặng, tiêm dưới da vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào một giờ nhất định trong ngày. - Điều trị chỉ bằng insulin (ĐTĐ tuýp 1- ĐTĐ tuýp 2) có biểu hiện thiếu hụt insulin nặng: Liều khởi đầu insulin là: 0,25-0,5 đơn vị/kg cân nặng/ngày. Tổng liều Insulin chia thành 1/2-1/3 dùng cho insulin nền (Glargine, Detemir hoặc NPH), phần còn lại chia tiêm trước 3 bữa ăn sáng, trưa, chiều (Regular insulin hoặc Aspart, Lispro, Glulisine). - Khi tăng liều insulin tới 0,3U/kg mà vẫn không làm hạ được đường máu. - Điều chỉnh mức liều insulin cứ 3-4 ngày/lần hoặc 2 lần/ tuần. Chống chỉ định - Dị ứng với insulin bò hoặc lợn hoặc với các thành phần khác của chế phẩm (metacresol/protamin/ methyl-parahydroxybenzoat). - Dùng đơn thuần insulin tác dụng trung gian và tác dụng kéo dài trong trường hợp toan máu hoặc hôn mê đái tháo đường. Tác dụng không mong muốn: Hạ glucose máu, hiện tượng Somogyi (tăng glucose huyết do phản ứng), dị ứng insulin, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân (Bộ Y tế (2017)), (Lê Đình Sáng (2010)), (Bùi Tùng Hiệp (2016)).
  • 27. 14 b Các thuốc dạng uống và dạng tiêm không thuộc nhóm insulin Nhóm Sulfonylurea Cơ chế tác dụng - Nhóm sulfonylurea kích thích tế bào beta tụy tiết insulin, gắn vào kênh kali phụ thuộc ATP (KATP) nằm trên màng tế bào beta tụy làm đóng kênh này, do đó làm phân cực màng tế bào. Khi màng tế bào beta phân cực, kênh calci phụ thuộc điện thế sẽ mở ra, calci sẽ đi vào trong tế bào làm phóng thích insulin từ các hạt dự trữ. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1-1,5%. Phân loại - Thuốc Sulfonylurea thuộc thế hệ thứ nhất như Tolbutamide, Chlorpropamide, Tolazamide, hiện nay ít được dùng. - Các thuốc thế hệ 2 (như Glyburide/glibenclamide, Gliclazide, Glimepiride, Glipizide) được ưa dùng hơn các thuốc thế hệ 1. Glyburide/glibenclamide: Viên 1,25-2,5-5 mg. Liều khởi đầu 2,5 mg/ngày, liều trung bình thường dùng 5-10 mg/ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Không khuyến cáo dùng đến liều 20 mg/ngày vì tác dụng hạ glucose huyết không tăng hơn.Chống chỉ định: Suy thận, dị ứng thuốc. Glimepiride: Thuốc có các hàm lượng 1 mg, 2 mg, 4mg. Liều thường được khuyến cáo 1 mg-8 mg /ngày. Thuốc có tác dụng kéo dài, thời gian bán hủy 5 giờ, do đó có thể uống ngày 1 lần vào buổi sáng. Gliclazide: Thuốc có hàm lượng 80 mg, tác dụng kéo dài 12 giờ. Liều khởi đầu 40-80 mg/ngày. Liều tối đa 320 mg/ngày. Dạng phóng thích chậm có hàm lượng 30-60 mg, liều khuyến cáo tối đa của dạng phóng thích chậm là 120 mg/ngày. Thuốc ít gây hạ glucose huyết hơn các loại sulfonylurea khác và được chọn vào danh sách các thuốc thiết yếu để điều trị ĐTĐ của WHO. Glipizide: Thuốc hiện không lưu hành tại Việt Nam. Thuốc có 2 hàm lượng 5-10 mg. Để thuốc phát huy tác dụng tối đa sau ăn, cần uống 30 phút trước khi ăn. Liều khởi đầu 2,5-5 mg, liều tối đa có thể dùng là 40 mg/ngày nhưng liều tối đa khuyên dùng là 20mg/ngày. Chống chỉ định khi có suy gan. Glinides Hiện có tại Việt Nam: Repaglinide hàm lượng 0,5-1-2 mg. Cơ chế tác dụng tương tự như sulfonylurea. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1-1,5%. Liều thường dùng là 0,5-1 mg uống trước các bữa ăn 15 phút. Liều tối đa 16 mg/ngày. Tác dụng chủ yếu của thuốc là giảm glucose huyết sau ăn. Thuốc cũng làm tăng cân và có nguy cơ hạ glucose huyết tuy thấp hơn nhóm sulfonylurea. Do thời gian bán hủy ngắn, thuốc có thể dùng ở người già, khi suy thận.
  • 28. 15 Metformin Là thuốc duy nhất trong nhóm biguanide còn được sử dụng hiện nay. Thuốc khác trong nhóm là phenformin đã bị cấm dùng vì tăng nguy cơ nhiễm acid lactic. Cơ chế tác dụng: Giảm sản xuất glucose ở gan. Có tác dụng yếu trên tăng hiệu ứng incretin. Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 1-1,5%. Liều thường dùng 500-2000 mg/ngày. Ít khi cần dùng đến liều 2500mg/ngày, ở liều này tác dụng giảm glucose huyết không tăng nhiều nhưng tác dụng phụ sẽ nhiều hơn. Chống chỉ định: Bệnh nhân suy thận (độ lọc cầu thận ước tính<30 mL/phút, giảm liều khi độ lọc cầu thận ước tính trong khoảng 30-45 ml/phút), suy tim nặng, choáng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thận trọng khi dùng Metformin ở bệnh nhân >80 tuổi, những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm acid lactic như suy thận, nghiện rượu mạn. Tác dụng phụ: Thường gặp là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, có thể hạn chế bằng cách dùng liều thấp tăng dần, uống sau bữa ăn hoặc dùng dạng phóng thích chậm. Thuốc có thể làm giảm nguy cơ tim mạch và nguy cơ ung thư, tuy nhiên bằng chứng chưa rõ ràng. Cách dùng: Dùng trước hoặc sau ăn, nên khởi đầu ở liều thấp và tăng liều từ từ mỗi 5-7 ngày để làm giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa Metformin thường được lựa chọn là thuốc khởi đầu điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2. Thiazolidinedione (TZD hay glitazone) Cơ chế tác dụng: Hoạt hóa thụ thể PPARγ, tăng biểu lộ chất chuyên chở glucose loại 1-4 làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan. Giảm HbA1c từ 0.5-1,4%. Hiện nay Bộ Tế Việt Nam vẫn cho phép sử dụng pioglitazone, tuy nhiên khi sử dụng pioglitazone cần phải hỏi kỹ bệnh nhân về tiền sử ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang, kiểm tra nước tiểu tìm hồng cầu trong nước tiểu, nên dùng liều thấp và không nên dùng kéo dài. Cách dùng: Dùng 1 lần mỗi ngày, không phụ thuộc bữa ăn. Liều khuyến cáo Pioglitazone 15-45 mg/ngày. Cần theo dõi chức năng gan trước khi điều trị và định kỳ sau đó. Chống chỉ định: Suy tim độ III-IV theo Hiệp Hội Tim New York (NYHA), bệnh gan đang hoạt động, enzyme gan ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của trị số bình thường. Tác dụng phụ: Phù/tăng cân, suy tim, gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu. Gần đây có mối lo ngại rằng pioglitazone có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
  • 29. 16 Ức chế enzyme α-glucosidase Cơ chế tác dụng: Thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzyme thủy phân đường phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột. Giảm HbA1c từ 0,5-0,8%. Thuốc chủ yếu giảm glucose huyết sau ăn, dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết. Tác dụng phụ: Chủ yếu ở đường tiêu hóa: Sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng. Cách dùng: Acarbose (Glucobay), hàm lượng 50 mg. Liều đầu có thể từ 25 mg uống ngay đầu bữa ăn, 3 lần/ngày. Thuốc có tác dụng Incretin Cơ chế tác dụng: Thuốc có tác dụng incretin làm tăng tiết insulin tùy thuộc mức glucose và ít nguy cơ gây hạ glucose huyết. Ruột tiết ra nhiều loại incretin, hormon ở ruột có tác dụng tăng tiết insulin sau ăn bao gồm glucagon like peptide-1 (GLP-1) và glucose dependent insulinotropic polypeptide (GIP). Phân loại: Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 dạng tiêm (glucagon like peptide 1 receptor analog-GLP-1RA) và thuốc ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4). o Ức chế enzyme DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4) Sitagliptin: Viên uống 50-100mg uống. Liều thường dùng 100 mg/ngày uống 1 lần, giảm đến 50 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ước tính còn 50-30ml/1 phút và 25 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm còn 30 ml/1 phút. Tác dụng phụ có thể gặp là viêm hầu họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, dị ứng ngứa ngoài da, đau khớp. Saxagliptin: Viên 2,5-5 mg, uống 1 lần trong ngày. Liều giảm đến 2,5 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm dưới 50 ml/1 phút. Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,5-0,9%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, mẩn ngứa, dị ứng, nhiễm trùng tiết niệu. Vildagliptin: Viên 50 mg, uống 1-2 lần/ngày. Giảm HbA1c khoảng 0,5-1%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, chóng mặt, nhức đầu. Có 1 số báo cáo hiếm gặp về viêm gan khi dùng thuốc. Khuyến cáo theo dõi chức năng gan mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên khi sử dụng và định kỳ sau đó. Linagliptin: Viên 5 mg uống 1 lần trong ngày. Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,4-0,6% khi kết hợp với sulfonylurea, metformin, pioglitazone. Tác dụng phụ có thể gặp: Ho, viêm hầu họng, mẩn ngứa, dị ứng, viêm tụy cấp. Các thuốc ức chế DPP-4 là những lựa chọn điều trị rất hứa hẹn để khắc phục những hạn chế của các thuốc điều trị cổ điển.
  • 30. 17 o Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1RA: GLP-1 Receptor Analog): hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành Liraglutide. Liraglutide là chất đồng vận hòa tan có acid béo acyl hóa (ở vị trí 34 của phân tử, lysine được thay thế bằng arginine và gắn thêm 1 chuỗi C16 acyl vào lysine ở vị trí 26). Thuốc giảm HbA1c khoảng 0,6-1,5%. Tác dụng phụ chính của thuốc là buồn nôn, nôn gặp khoảng 10% trường hợp, tiêu chảy, viêm tụy cấp (hiếm). Liraglutide nên được sử dụng thận trọng ở người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư giáp dạng tủy hoặc bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2. Cách dùng: Liều sử dụng 0,6 mg tiêm dưới da mỗi ngày, sau 1 tuần có thể tăng đến 1,2 mg/ngày. Liều tối đa 1,8 mg/ngày. Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium Glucose Transporter 2) Cơ chế tác dụng: SGLT2 giúp tái hấp thu khoảng 90% glucose lọc qua cầu thận, do đó ức chế tác dụng kênh này ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 sẽ làm tăng thải glucose qua đường tiểu và giúp giảm glucose huyết. Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành thuốc Dapagliflozin. Dapagliflozin: Giảm HbA1c 0,5-0,8% khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc viên khác hoặc insulin. Cách dùng: Liều thường dùng là 10 mg, liều 5 mg được khuyến cáo khởi đầu ở người suy gan nặng (Child Pugh C), nếu dung nạp tốt tăng lên 10 mg. Thuốc sẽ giảm tác dụng khi độ lọc cầu thận suy giảm, thông tin kê toa cho biết không khuyến cáo sử dụng Dapagliflozin cho bệnh nhân suy thận trung bình đến suy thận nặng (độ thanh thải creatinin<60 ml/phút hoặc độ lọc cầu thận ước tính<60 ml/phút/1,73 m2 ). Tác dụng phụ: Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu. Có thể gặp nhiễm ceton acid với mức glucose huyết bình thường (do đó không sử dụng thuốc này ở ĐTĐ típ 1 và thận trọng nếu nghi ngờ bệnh nhân ĐTĐ típ 2 thiếu insulin trầm trọng) là dapagliflozin tăng tỉ lệ các loại ung thư này. Các loại thuốc viên phối hợp Hiện nay tại Việt Nam có các thuốc viên phối hợp Glyburide/ Metformin (glucovance), Amaryl/Metformin (coAmaryl), Sitagliptin/ Metformin (Janumet), Vildagliptin/Metformin (Galvusmet), Saxagliptin/Metformin (Komboglyze) dạng phóng thích chậm.Pioglitazone/Metformin (Bộ Y tế (2017)), (Lê Đình Sáng (2010)), (Bộ Y Tế-Bệnh Viện Bạch Mai (2013)), (Bộ Y Tế-Cục quản lý khám chữa bệnh (2019)).
  • 31. 18 Bảng 1. 7 Tóm tắt ưu, nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose huyết đường uống và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin (Bộ Y tế (2017)) Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Ưu điểm Nhược điểm Sulfonylurea Kích thích tiết insulin Được sử dụng lâu năm  nguy cơ mạch máu nhỏ  nguy cơ tim mạch và tử vong Hạ glucose huyết Tăng cân Glinide Kích thích tiết insulin  glucose huyết sau ăn Hạ glucose huyết Tăng cân Dùng nhiều lần Biguanide Giảm sản xuất glucose ở gan. Có tác dụng incretin yếu Được sử dụng lâu năm Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết Không thay đổi cân nặng, có thể giảm cân LDL-cholesterol,  triglyceride, nguy cơ tim mạch và tử vong Chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận (chống chỉ định tuyệt đối khi eGFR <30 ml/phút) Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy Nhiễm acid lactic Pioglitazone (TZD) Hoạt hóa thụ thể PPAR Tăng nhạy cảm với insulin Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết triglycerides, tăng HDL cholesterol Tăng cân Phù/Suy tim Gãy xương K bàng quang Ức chế enzyme-α glucosidase Làm chậm hấp thu carbohydrate ở ruột Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết Tác dụng tại chỗ  Glucose huyết sau ăn Rối loạn tiêu hóa: sình bụng, đầy hơi, tiêu phân lỏng Giảm HbA1c 0,5- 0.8% Ức chế enzym DPP- 4 Ức chế DPP-4 Làm tăng GLP-1 Dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết Dung nạp tốt Giảm HbA1c 0,5-1% Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, đau khớp Chưa biết tính an toàn lâu dài Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển SGLT2 tại ống thận gần, tăng thải glucose qua đường tiểu Dùng đơn độc ít gây hạ glucose huyết Giảm cân Giảm huyết áp Giảm tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở BN ĐTĐ tuýp 2 có nguy cơ tim mạch cao Giảm HbA1c 0,5-1% Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm ceton acid. Mất xương (với canagliflozin). Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 Thuốc tăng tiết insulin khi glucose tăng đồng thời ức chế sự tiết glucagon, làm chậm nhu động dạ dày và giảm cảm giác thèm ăn Giảm glucose huyết sau ăn, giảm cân. Dùng đơn độc ít gây hạ glucose Giảm tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở BN ĐTĐ tuýp 2 có nguy cơ tim mạch cao Giảm HbA1c 0,6-1,5% Buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp. Không dùng khi có tiền sử gia đình ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2
  • 32. 19 1.3 PHỐI HỢP VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 1.3.1 Phối hợp thuốc điều trị đái tháo đường Phối hợp insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng uống - Insulin+Metformin: Sự kết hợp giữa Insulin và Metformin giúp kiểm soát glucose huyết tốt hơn. Sự giảm liều Insulin có thể là cần thiết do dó sẽ giúp hạn chế TDKMM là gây tăng cân và hạ glucose huyết của Insulin. Thường phối hợp giữa Insulin tác dụng kéo dài dùng 1 lần/ngày trước khi đi ngủ hoặc Insulin isophan 2 lần/ngày với Metformin dùng vào bữa ăn. - Insulin+TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm liều Insulin và chỉ số HbA1c tuy nhiên lại gây tăng cân. Thiazolidindion kết hợp với Insulin là một chống chỉ định do sự kết hợp này làm gia tăng nguy cơ suy tim. - Insulin+Acarbose: Với những bệnh nhân béo phì có chống chỉ định hoặc không dung nạp với Metformin có thể điều trị phối hợp Metformin và Acarbose. Sự phối hợp này sẽ góp phần cải thiện glucose máu sau ăn của những bệnh nhân có chế độ ăn giàu carbonhydrat (Nguyễn Khánh Ly (2014)) , (Phù Hạnh Nguyên (2017)). Phối hợp giữa các thuốc dạng uống - Metformin+Sulfonylure: Khi điều trị bằng Metformin không đạt hiệu quả điều trị thì nên phối hợp với Sulfonylure. Đây là kiểu phối hợp phổ biến nhất giúp tăng cường kiểm soát glucose huyết và hạ mỡ máu. Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy khi phối hợp 2 thuốc này thì không có tác dụng phụ nào xuấ hiện so với khi dùng từng thuốc đơn độc. - Metformin+TZD: Sự phối hợp này giúp làm giảm HbA1c. Ưu điểm của phối hợp này là Metformin hạn chế tác dụng gây tăng cân của TZD, đồng thời tác dụng hiệp đồng làm giảm Triglycerid, tăng HDL-cholesterol. Phối hợp Metformin và TZD ngày càng được sử dụng phổ biến do Metformin ức chế sự tân tạo glucose tại gan và TZD chủ yếu làm tăng sự nhạy cảm của Insulin ở cơ. - Metformin+Thuốc ức chế DPP-4: Thuốc dạng phối hợp giữa Vildagliptin và Metformin được chỉ định cho những bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đã dùng liều tối đa của Metformin nhưng vẫn không kiểm soát được glucose máu. Sự phối hợp này góp phần cải thiện glucose máu và chức năng của tế bào β. - Metformin+Acarbose: Acarbose có thể được phối hợp với Metformin So với điều trị đơn độc bằng Acarbose, sự phối hợp này mang lại hiệu quả hạ glucose máu tốt hơn, giúp đạt được mục tiêu HbA1c, làm giảm cân ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mà không gây hạ glucose máu (Nguyễn Khánh Ly (2014)), (Phù Hạnh Nguyên (2017)).
  • 33. 20 Hình 1. 1 Sơ đồ lựa chọn thuốc, phương pháp điều trị đái tháo đường tuýp 2 (Bộ Y tế (2017)) 1.3.2 Tương tác thuốc và các công cụ tra cứu tương tác thuốc a Khái niệm tương tác thuốc Là sự thay đổi tác dụng của một thuốc khi sử dụng cùng thuốc khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc các tác nhân hóa học trong môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc-thuốc. Tương tác thuốc-thuốc là hiện tượng xảy ra khi hai hay nhiều thuốc được sử dụng đồng thời. Kết quả có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng và độc tính của một thuốc hay cả hai, gây nguy hiểm cho bệnh nhân, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc thay đổi kết quả xét nghiệm (Lê Đình Sáng (2010)), (Bộ Y tế (2006)), (Baxter Karen (2010)). b Phân loại tương tác thuốc Chia thành hai nhóm dựa vào cơ chế, bao gồm tương tác dược dược động học và tương tác dược lực học: Tương tác dược lực học: Là loại tương tác đặc hiệu, có thể biết trước dựa vào tác dụng dược lý và phản ứng có hại của thuốc. Đây là loại tương tác xảy ra khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc phản ứng có hại của thuốc tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ có cùng kiểu tương tác dược lực học. Tương tác dược lực học chiếm phần lớn các tương tác gặp phải trong điều trị. Tương tác dược động học: Là tương tác tác động lên các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể. Hậu quả của tương tác dược động học là sự thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, dẫn đến thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính của thuốc. Tương tác dược động học là loại
  • 34. 21 tương tác xảy ra trong suốt quá trình tuần hoàn của thuốc trong cơ thể, khó đoán trước và không liên quan đến cơ chế tác dụng của thuốc (Bộ Y tế (2006)), (Lê Đình Sáng (2010)). c Các yếu tố nguy cơ tương tác thuốc Yếu tố thuộc về thuốc Số lượng thuốc sử dụng: Càng tăng thì bệnh nhân càng có nguy cơ gặp phải tương tác thuốc bất lợi. Thuốc có kho ng điều trị hẹp: TTT có thể xảy ra với những thuốc có khoảng điều trị hẹp làm tăng nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Những thuốc có thể kể đến là: kháng sinh aminoglycosid, cyclosporin, một số thuốc điều trị HIV, thuốc chống đông, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim (quinidin, lidocain, procainamid), thuốc điều trị động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic) và thuốc điều trị đái tháo đường (insulin, dẫn chất sulfonylure đường uống). Yếu tố thuộc về bệnh nhân ếu tố di truyền: Có vai trò quyết định tốc độ của enzym trong quá trình chuyển hóa thuốc, trong đó hệ chuyển hóa quan trọng nhất là cytocrom P450. Bệnh nhân có enzym chuyển hóa thuốc chậm ít có nguy cơ gặp TTT hơn bệnh nhân có enzym chuyển hóa thuốc nhanh. ếu tố liên quan đến bệnh lý: Nhiều bệnh lý đòi hỏi bệnh nhân buộc phải dùng phối hợp nhiều thuốc để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Tình trạng sinh lý: Tuổi, giới tính, tình trạng mang thai, tập thể dục, đói và nhịp sinh học góp phần đáng kể vào sự khác nhau giữa các cá thể về đặc tính dược động học và dược lực học của thuốc sử dụng. Yếu tố thuộc về cán bộ y tế Trong trường hợp bệnh nhân được điều trị bởi nhiều bác sĩ cùng lúc, mỗi người có thể không nắm bắt được đầy đủ thông tin về những thuốc bệnh nhân đã được kê đơn và đang sử dụng. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến những TTT nghiêm trọng không được kiểm soát (Nguyễn Thị Thái Hà (2019)), (Đàm Văn Nông (2019)), (Dương Thị Thuý Quỳnh (2020)).
  • 35. 22 d Tương tác thuốc trong điều trị đái tháo đường Bảng 1. 8 Tương tác thuốc-thuốc thường gặp của các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ (Tạ Văn Bình (2016)) Thuốc/nhóm thuốc điều trị ĐTĐ Thuốc tương tác Mức độ* Metformin Cimetidin Mức độ: Nặng Thuốc c n quang chứa iod Mức độ: Nặng Các thuốc SU (glipizid, glyburid, gliclazid, glimepirid) Thuốc ức chế C P2C9: fluconazol, ức chế thụ thể H2, fluoxetin... Mức độ: Trung bình-nặng, kiểm tra lại từng cặp tương tác. Chất ức chế P-glycoprotein: verapamil, clarithromycin Mức độ: Trung bình Bosentan Mức độ: Chống chỉ định Thuốc c m ứng C P2C9: rifampicin, carbamazepin, ritonavir... Mức độ: Trung bình-nặng, kiểm tra lại từng cặp tương tác. Nhóm thuốc TZD Rifampicin Mức độ: Trung bình Gemfibrozil, trimethoprim Mức độ: Nặng (gemfibrozil), trung bình (trimethoprim) Nhóm thuốc ức chế DPP-4 (sitagliptin, saxagliptin, vildagliptin, linagliptin) Digoxin Mức độ: Trung bình Các thuốc ức chế C P3A4 mạnh: ketoconazol, itraconazol, clarithromycin, ritonavir... Mức độ: Nặng Nhóm glinid (repaglinid, nateglinid) Gemfibrozil, itraconazol, clarithromycin, trimethoprim, cyclosporin Mức độ: Tùy theo cặp tương tác Rifampicin Mức độ: Nặng *Mức độ TTT được xác định theo Lexicomp-Interact: tránh kết hợp (avoid combination), nặng (major), trung bình (moderate), nhẹ (minor). e Các công cụ tra cứu tương tác thuốc Ngày nay, có rất nhiều nguồn hay cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu TTT đã được xây dựng và phát triển. Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ và dược sĩ trong phát hiện và xử trí tương tác. Một số CSDL tra cứu TTT thường dùng trên thế giới và tại Việt Nam, được trình bày trong bảng 1.8, như sau:
  • 36. 23 Bảng 1. 9 Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu tương tác thuốc (Tô Thị Hoài (2017)), (Nguyễn Thị Hiền (2018)) Tên CSDL Loại CSDL Ngôn ngữ Nhà xuất bản Drug interactions - Micromedex® Solutions Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Truven Health Analytics/Mỹ British National Formulary (Phụ lục 1-Dược thư Quốc gia Anh Sách/phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp hội Dược sĩ Hoàng gia Anh/Anh Drug Interaction Facts Sách/phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Wolters Kluwer Health/Mỹ Hansten and Horn’s Drug Interactions: Analysis and Management Sách Tiếng Anh Wolters Kluwer Health/Mỹ Stockley’s Drug Interactions và Stockley’s Interactions Alerts Sách/phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Pharmaceutical Press/Anh MIMS Drug Interactions Phần mềm tra cứu trực tuyến /ngoại tuyến Tiếng Anh UBM Medical/Úc Drug Interactions Checker (www.drugs.com) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh DrugSite Trust/ New Zealand Multi-drug Interaction Checker (www.medscape.com) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Medscape LLC/Mỹ Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định Sách Tiếng Việt Nhà xuất bản Y học/Việt Nam Dược thư Quốc gia Việt Nam Sách Tiếng Việt Nhà xuất bản Y học/Việt Nam Kết quả từ các công cụ tra cứu TTT có thể giải thích khác nhau. Sự khác biệt này không phải do công cụ tra cứu TTT đúng hay sai mà do các mức tương tác được các công cụ tra cứu dựa trên nhiều yếu tố và mỗi công cụ sử dụng những tài liệu tham khảo riêng (Trần Thanh Huy (2017)). 1.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Ly (2014) về các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai cho kết quả danh mục các thuốc điều trị gồm Insulin dạng tiêm và các thuốc dạng uống (Metformin, Sulfonylure, Ức chế α-glucosidase, Ức chế DPP-4). Trong đó các thuốc được sử dụng nhiều nhất là Metformin (chiếm 45,74%) và Insulin (chiếm 22,34%). Không có trường hợp nào có cặp tương tác chống chỉ định hay ở mức độ nghiêm trọng. Phần lớn là các cặp tương tác cần thận trọng hoặc cân nhắc lợi ích nguy cơ không có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng (Nguyễn Khánh Ly (2014)).
  • 37. 24 Nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang năm 2016” của Trần Thanh Huy (2016), cho thấy phác đồ kết hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao (Metformin+Glibenclamid, 66,58%), nhóm thuốc dùng nhiều nhất là Biguanid (Metformin >90%), các thuốc điều trị tăng huyết áp được dùng với tỷ lệ khá cao (54,14%). Có đến 60,79% đơn thuốc có TTT, trong đó cặp có tương tác ở mức độ trung bình Amlodipin+Metformin chiếm cao nhất 45,7%. Đơn thuốc từ 3-5 thuốc có tỷ lệ tương tác cao nhất 52,24%. Số lượng cặp TTT đucợ ghi nhận nhiều trong đơn thuốc phối hợp từ 3-7 thuốc chiếm đến trên 98% (Trần Thanh Huy (2017)). Tác giả Phù Hạnh Nguyên khi khảo sát việc sủ dụng thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2016, danh mục thuốc được sử dụng bao gồm Metformin, Sulfonylure, Isulin chủ yếu chiếm 62%. Có 7 kiểu phác đồ được sử dụng, trong đó có 3 kiểu đơn trị liệu và 4 kiểu đa trị liệu. Thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm 80,7%, bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm 36,7%. Không gặp trường hợp nào có tương tác ở mức độ chống chỉ định hoặc nghiêm trọng, phần lớn là các cặp tương tác cần thận trọng, giám sát theo dõi nồng độ glucose huyết để cân nhắc hiệu chỉnh liều phù hợp với đáp ứng trên lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 (Phù Hạnh Nguyên (2017)). Nguyễn Thụy Hồng Thảo (2018) trong nghiên cứu “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc dạng uống trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang”, Metformin chiếm tỷ lệ cao nhất 58,54%. Trong phác đồ 2 thuốc, phối hợp Metformin+Sulfonylurea chiếm tỷ lệ 49,1%. Phối hợp 3 thuốc Metformin+Sulfonylurea+Ức chế men DPP-4 được sử dụng thứ 2 chiếm 16,69% trong phác đồ phối hợp thuốc. Trong số các đơn thuốc được khảo sát có xảy ra tương tác thuốc. Tuy nhiên, đa số các tương tác ở mức độ trung bình (Nguyễn Thụy Hồng Thảo (2018)). Márcio Flávio Moura de Araújo và cộng sự nghiên cứu trên 579 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 từ 12 cơ sở y tế ở Fortaleza, Brazil vào năm 2009 về sử dụng thuốc, bệnh đi kèm, lối sống, chỉ số khối cơ thể và glucose mao mạch ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy 26,7% đã sử dụng 5 hoặc nhiều loại thuốc khác nhau và hàng ngày. Tương tác thuốc có ý nghĩa thống kê xảy ra giữa antidiabéticos và thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giảm lipid máu và corticoid (Márcio Flávio Moura de Araújo (2013)). Bela Patel và cộng sự (2013) nghiên cứu về mô hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 tại phòng khám ngoại trú cho thấy tuổi trung bình (±độ lệch
  • 38. 25 chuẩn) và thời gian mắc bệnh ĐTĐ lần lượt là 56,8±10,5 và 8,3±9,4 năm. Tỷ lệ nam:nữ là 0,72:1. Mức đường huyết trung bình lúc đói và sau ăn lần lượt là 147,5±73,1 và 215,6±97,3 mg/dl. Tăng huyết áp (70,2%) là bệnh kèm theo phổ biến nhất. Số thuốc được kê trung bình là 7,8±2,5. Tổng số bệnh nhân được dùng trên 5 loại thuốc là 89,5%. Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất là biguanides (87,7%), sau đó là sulphonylureas (68,4%) (Bela Patel (2013)). Nghiên cứu của Nova Hasani Furdiyanti và cộng sự (2017), phân tích tỷ lệ tương tác thuốc và độ chính xác trong liều lượng thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2. Kết quả nghiên cứu trên 86 đối tượng cho thấy liệu pháp đơn lẻ được sử dụng rộng rãi nhất là metformin (50,98%) trong khi liệu pháp phối hợp được sử dụng nhiều nhất là metformin và glimepiride (57,14%). Tỷ lệ tương tác thuốc là 5%, giữa glimepiride và aspirin theo cơ chế dược động học. Tỷ lệ liều lượng không chính xác của thuốc trị đái tháo đường uống là 3,5%, xảy ra ở bệnh nhân dùng metformin và acarbose (Nova Hasani Furdiyanti (2017)). 1.5 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là đơn vị y tế tuyến huyện tương đương bệnh viện hạng 3 trực thuộc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng. Trung tâm có 4 phòng chức năng và 12 khoa với hơn 400 giường bệnh. Nhằm phục vụ tốt cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân, đồng thời góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân, Trung tâm luôn chú trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chính vì vậy số lượng người bệnh đến khám, điều trị ngày càng tăng lên với trung bình mỗi ngày khoảng 400-500 bệnh ngoại trú và 250 bệnh nội trú. Mặc dù năng lực chuyên môn của cán bộ y tế càng được nâng cao nhưng đây chính là thách thức lớn trong việc quản lý và điều trị số lượng lớn bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính không lây, trong đó có ĐTĐ (tuýp 2 là chủ yếu). Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 thường mắc nhiều bệnh và biến chứng kèm theo nên phối hợp thuốc trong điều trị là điều tất yếu. Việc cho thuốc và phối hợp thuốc trong điều trị là một vấn đề phức tạp, luôn đặt ra cho người thầy thuốc phải cân nhắc và quan tâm đến hiện tượng TTT có thể xảy ra. Do đó, nhận định về TTT để hướng dẫn cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc và có những lời khuyên với bác sĩ khi gặp những đơn thuốc phối hợp không đúng là thật sự cần thiết.
  • 39. 26 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU Đối tượng nghiên cứu là đơn thuốc bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ 01/10/2020 đến 30/04/2021. 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu Đơn thuốc bệnh nhân chẩn đoán xác định ĐTĐ tuýp 2 có xét nghiệm HbA1c, được bác sỹ chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc điều trị ĐTĐ. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có biến chứng, phải điều trị nội trú trong thời gian nghiên cứu. Bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh nhân bị HIV/AIDS. Phụ nữ có thai. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang-hồi cứu. 2.2.2 Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng theo một tỷ lệ: 2 2 α/2 1 d p) (1 p Z n    n: Cỡ mẫu nghiên cứu Z: Hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa (α=0,05) độ tin cậy 95% thì Z=1,96. d: Độ sai số cho phép, chọn d=0,04. p: Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Huy năm 2016 tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho thấy tỷ lệ đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có tương tác thuốc là 60,79% (Trần Thanh Huy (2017)). Vậy: 2 2 ) 04 , 0 ( 3921 , 0 * 6079 , 0 * ) 96 , 1 (  n = 572 Tuy nhiên, để tránh những trường hợp mẫu không đạt yêu cầu, chúng tôi thu thập thêm 5% mẫu. Do đó, cỡ mẫu ước tính là 600. Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất các đơn thuốc ngoại trú bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
  • 40. 27 2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin - Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân, sổ khám bệnh và sổ xét nghiệm tại Khoa khám bệnh Trung tâm Y tế Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Thu thập dữ liệu vào "Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân" (Phụ lục). - Các xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện tại Khoa xét nghiệm của TTYT Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng bằng máy sinh hóa tự động AU 480 vận hành theo nguyên lý đo quang với hóa chất của các hãng tùy theo từng loại xét nghiệm. Bảo quản ở 2-8 độ C và nhiệt độ phòng tùy loại hóa chất (Lê Đức Trình (2009)). + Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Glucose máu lúc đói là lượng glucose được định lượng sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Trên thực tế, người bệnh thường được thực hiện xét nghiệm vào sáng sớm, khi chưa ăn gì. Thời điểm sau nhịn ăn ít nhất 8 giờ được chọn là thời điểm lý tưởng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường vì lúc này, ở người bệnh thường, nồng độ glucose máu sẽ giảm khi cơ thể không còn được cung cấp năng lượng từ bên ngoài, nồng độ glucose của bệnh nhân cao ở thời điểm này là bằng chứng cho sự rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể. + Xét nghiệm định lượng HbA1c: HbA1c là thông số phản ánh nồng độ đường máu trung bình trong khoảng 3 tháng gần đây. HbA1c có vai trò đánh giá lượng glucose gắn vào hồng cầu trong máu người bệnh. Đây là xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 (Bộ Y tế (2017)). 2.2.4 Nội dung nghiên cứu a Đặc điểm chung của bệnh nhân - Tuổi: Biến định lượng, được tính dựa vào lấy năm thực hiện nghiên cứu trừ đi năm sinh của bệnh nhân. Tuổi được chia làm 4 nhóm: 26-39 tuổi, 40-59 tuổi, 60-79 tuổi, 80-86 tuổi. - Giới tính: Nam, nữ. - Thể trạng bệnh nhân (BMI): Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo công thức: (cân nặng (kg))/(chiều cao (m2 )). Thu thập thông tin về cân nặng và chiều cao bệnh nhân dựa vào thông tin được ghi trên đơn thuốc. BMI được chia thành 4 nhóm dựa trên BMI theo tiêu chuẩn của WHO (WHO (2006)): Gầy (<18,5), bình thường (18,5-22,9), thừa cân (23-25), béo phì (>25). - Các bệnh lý kèm theo: Là các bệnh lý được chẩn đoán kèm theo, ngoài bệnh ĐTĐ tuýp 2 được ghi trong đơn thuốc của bệnh nhân. Bệnh lý kèm theo có các giá trị: Tăng huyết áp, cơ xương khớp, tâm thần kinh, thiếu yếu tố dinh dưỡng, hô hấp, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, da liễu, tiêu hóa, chấn
  • 41. 28 thương. - Số lượng bệnh kèm theo của bệnh nhân: Dựa vào chẩn đoán trong đơn thuốc, số lượng bệnh kèm được phân thành 2 nhóm: 0-1 bệnh kèm theo,>1 bệnh kèm theo. - Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu: Dựa vào kết quả của các xét nghiệm sinh hóa sau: Đường huyết lúc đói, HbA1C, Cholesterol toàn phần, Triglycerid vào ngày khám bệnh của bệnh nhân. b Tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngọai trú - Số thuốc được sử dụng trong đơn thuốc: Biến định tính, gồm 3 giá trị: 1 thuốc, 2-4 thuốc, 5-7 thuốc. - Các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2: Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 bao gồm: Insulin, Biguanid, Sulfonylure, Khác. Mô tả tỷ lệ từng hoạt chất được dùng trong đơn thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 trên bệnh nhân. - Liều dùng hàng ngày cho các thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2: Với từng hoạt chất thuốc: Mô tả tỷ lệ liều dùng thuốc. - Phác đồ phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2: Gồm 2 giá trị phác đồ đơn, phát đồ đôi. Trong phát đồ đơn mô tả tỷ lệ từng loại phác đồ sau: Insulin aspart, Metformin. Trong phát đồ đôi, mô tả tỷ lệ từng loại phác đồ sau: Metformin+Glibenclamid, Metformin+Gliclazid, Metformin+Glimepirid, Metformin+Insulin aspart, Metformin+Glipizid - Tỷ lệ các thuốc điều trị bệnh lý THA, thiếu máu cục bộ cơ tim, rối loạn lipid kèm theo. c Tỷ lệ tương tác thuốc và một số yếu tố liên quan đến các loại tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 - Tương tác thuốc: Xác định tương tác thuốc trong đơn thuốc của bệnh nhân thông qua công cụ Drug Interactions Checker (bao gồm www.medscape.com và www.drugs.com). - Loại tương tác thuốc: Dựa vào công cụ xác định TTT, tính tỷ lệ lượt TTT theo 3 nhóm: tương tác giữa thuốc điều trị ĐTĐ và thuốc điều trị bệnh khác, tương tác trong phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ, tương tác giữa các nhóm thuốc khác. - Mức độ tương tác thuốc: Dựa trên công cụ xác định TTT, các cặp thuốc tương tác được chia làm 3 mức độ: Nhẹ, theo dõi, nghiêm trọng. - Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng: Có 2 giá trị có ý nghĩa lâm sàng (khi các cặp tương tác thuốc có mức độ tương tác theo dõi, nghiêm trọng), không có ý nghĩa lâm sàng.
  • 42. 29 - Tỷ lệ xuất hiện các cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng: được tính dựa trên tần số xuất hiện cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng/số lượt tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng. - Phân loại tương tác thuốc theo cơ chế: Có 2 loại tương tác thuốc theo cơ chế: dược động động, dược lực học. - Đơn thuốc có tương tác thuốc: Mỗi đơn thuốc được chia làm 3 loại: tương tác có ý nghĩa lâm sàng, tương tác không có ý nghĩa lâm sàng, không tương tác thuốc. - Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác có ý nghĩa lâm sàng: Lấy số đơn thuốc có tương tác có ý nghĩa lâm sàng/tổng số đơn thuốc. - Số lượng tương tác thuốc trong đơn: Được phân thành các nhóm: không tương tác, 1 tương tác, 2 tương tác, 3 tương tác, 4 tương tác, 5 tương tác. - Số lượng tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong đơn: Được phân thành các nhóm: Không tương tác, 1 tương tác, 2 tương tác, 3 tương tác, 4 tương tác, 5 tương tác. - Một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng: Nhóm tuổi, giới tính, thể trạng bệnh nhân, số lượng bệnh lý kèm theo, số thuốc được sử dụng trong bệnh án, các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2, các phác đồ phối hợp thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2. 2.2.5 Tiêu chuẩn được sử dụng xác định tương tác thuốc Trong nghiên cứu, công cụ tra cứu TTT được sử dụng là Drug Interactions Checker (bao gồm www.medscape.com và www.drugs.com). Đây là các cơ sở dữ liệu cung cấp các thông tin chuyên ngành cho cán bộ y tế bao gồm các bài viết y khoa, các cảnh báo lâm sàng, thông tin về kê đơn và sử dụng thuốc an toàn, kiểm tra TTT, các chuyên mục như sinh lý bệnh, dịch tễ học, chẩn đoán phân biệt, theo dõi, điều trị hỗ trợ cho quá trình đào tạo liên tục. Cho biết các thông tin tóm tắt về mức độ nặng, cơ chế tương tác, hướng dẫn xử trí và các tài liệu tham khảo. Các công cụ này có ưu điểm là đa dạng, được cập nhật từ khắp nơi trên thế giới, tra cứu dễ dàng và nhanh chóng [34), [14). Cách tra cứu: Bước 1: Truy cập giao diện tra cứu TTT trên trang web: www.medscape.com, vào mục Drugs & Diseases  Drug Interaction Checker. Bước 2: Nhập tên hoạt chất trong đơn thuốc cần tra cứu  các TTT sẽ tự động hiện ra. Đối với www.drugs.com, thêm Bước 3: Nhấp vào mục Check for interactions  các TTT sẽ tự động hiện ra.