SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN HEN PHẾ QUẢN Ở TẠI BỆNH VIỆN PHONG ĐIỀN
Lê Trọng Chiểu, Hà văn Tuần, Nguyễn thị Phương Lan
Bệnh Viện Trung Tâm Y Tế Phong Điền
TÓM TẮT
Hen phế quản (HPQ) là bệnh mãn tính đường hô hấp phổ biến nhất trên thế giới, là gánh
nặng của xã hội. Việc chẩn đoán và sử dụng các thuốc mới trong điều trị cắt cơn, kiểm soát dự
phòng hen và các yếu tố liên quan ở trẻ em chưa được cập nhật. Xuất phát từ những vấn đề
trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan của bệnh hen phế
quản ở trẻ em.
- Phân tích , đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị hen phế quản.
Nghiên cứu 71 trẻ bị HPQ được điều trị tại BV phong điền trong 1 năm (9/2008 đến
8/2009) theo phương pháp tiến cứu cắt ngang mô tả.
HPQ không phải là bệnh hiếm, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là nhóm dưới 2 tuổi
chiếm 50,7%, nam nhiều hơn nữ (1,73nam/nữ). các triệu chứng lâm sàng thường gặp ho(88,7),
sốt(53,5), thở nhanh(59,1), rút lõm lồng ngực(54,9%), ran rít ngáy(100%), cò cử khó thở
ra(85,9%)...có ít biển đổi về công thức máu và X quang phổi.
Thuốc được dùng nhiều để điều trị HPQ là nhóm thuốc đồng vận β2 tác dụng nhanh và
đồng vận β2 tác dụng ngắn đường uống(100%), Ventolin MDI là 67,6%, corticoid 100%, kháng
sinh 66,2%, tất cả đều đáp ứng với điều trị. Có 74,6% các trẻ có người thân mắc các bệnh có
liên quan dị ứng như: hen, chàm, viêm mũi dị ứng; 69% trẻ lên cơn hen khi thay đổi thời tiết.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HPQ) là bệnh mãn tính đường hô hấp phổ biến nhất trên thế giới. Đặc
biệt trong những thập niên gần đây số người mắc hen phế quản ngày càng có xu hướng tăng
lên[1][7][8].
Theo tổ chức y tế thế giới (1995) ở trẻ em là 10%. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc hen phế quản
tăng lên gấp đôi trong vòng 20 năm lại đây[7]. Ở Đông Nam Á, trong 20 năm từ 1974-1994, tỷ
lệ hen phế quản tăng 3-4 lần, nhất là trẻ em dưới 15 tuổi[2]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc hen khoảng
5%, tỷ lệ này ở trẻ em gia tăng từ 4% năm 1984 lên 11,6% năm 1994. Tại BV Nhi đồng I tỷ lệ
khò khè ở trẻ em 12-13 tuổi là 29,1%. Tại Hà nội, tỷ lệ hen ở trẻ em từ 5-11 tuổi là 13,9%[7].
Chẩn đoán hen ở trẻ em khó hơn ở người lớn vì triệu chứng lâm sàng không rõ ràng.
Nguyên nhân khò khè, ho ,khó thở ở lứa tuổi này rất phức tạp và việc tiến hành thăm dò các
chức năng hô hấp khó thực hiện được.
1
Trong tình hình gia tăng hen phế quản ở trẻ em như hiện nay, việc chẩn đoán và sử
dụng các thuốc mới trong điều trị cắt cơn, kiểm soát dự phòng hen ở trẻ em chưa được cập
nhật. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến hen phế quản ở trẻ em tại Bệnh Viện Phong
Điền” với các mục tiêu sau:
1- Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan của bệnh hen phế
quản ở trẻ em.
2- Phân tích , đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị hen phế quản.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu:
1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 16 tuổi điều trị tại BV Phong Điền với chẩn đoán Hen phế quản,
Viêm phế quản dạng hen tái diễn và biểu hiện lâm sàng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản.
* Triệu chứng thực thể (Ran phổi) trong bệnh lý HPQ chủ yếu là khò khè tái diễn, ran rít ran
ngáy và một vài âm bệnh lý khác như cò cử, tăng thông khí 2 trường phổi.
* Khò khè tái diễn và đáp ứng với thuốc giãn phế quản
* Xét nghiệm công thức máu, số lượng bạch cầu tăng khi tổng số bạch cầu > 10.000/mm3.
* Tất cả bệnh nhi được kiểm tra X-quang phổi thẳng để kiểm tra tổn thương phổi.
1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: Suy dinh dưỡng nặng,các dị tật bẩm sinh khác,Sinh non và nhẹ cân.
2. Chất liệu: Các thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế phân tuyến cho y tế
các cấp và phù hợp với khuyến cáo của GINA, WHO và Bộ y tế Việt Nam.
3.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu , cắt ngang mô tả có phân tích.
- Các bước tiến hành: Trẻ nhập viện, đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ, viêm phế quản dạng hen
tái diễn, đáp ứng điều trị với thuốc giãn phế quản và đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của
WHO, kiểm tra công thức máu và X-quang phổi, thông tin được thu thập trong một mẫu hồ sơ .
- Đáp ứng điều trị được đánh giá thông qua kết quả lâm sàng sau khi điều trị với các thuốc
khuyến cáo trong thời gian 1 giờ và sau 24 giờ.
4. Thu thập và xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê y học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
1.1.Phân bố độ tuổi và giới theo nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Phân bố độ tuổi và giới theo nhóm nghiên cứu
Nhóm
tuổi
Giới
Nhóm I
(2-<25th)
Nhóm II
(25-60th)
Nhóm III
(6-16t)
Tổng cộng
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
nam 26 72,2 15 62,5 4 36,4 45 63,4
Nữ 10 27,8 9 37,5 7 63,6 26 36,6
Tổng cộng 36 100 24 100 11 100 71 100
Nhận xét: HPQ gặp ở các lứa tuổi, nhiều là 2 nhóm trẻ < 5 tuổi, nhóm < 2 tuổi gặp
nhiều hơn các nhóm khác. Trẻ có tuổi nhỏ nhất có biểu hiện hen là 4 tháng tuổi. Trong tống số
BN nghiên cứu thấy trẻ nam mắc nhiều hơn nử, tỷ số chung nam/nử là 1,73 nam/1 nử, trong đó
nhóm dưới 2 tuổi có trẻ nam mắc nhiều hơn, 2,6 trẻ nam /1 nử.
1.2.Phân bổ thời gian vào viện theo tuyến
2
Bảng 2: Phân bổ bổ thời gian vào viện theo tuyến
nhóm
vv từ
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng
Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)
Số
lượng
Tỷ lệ(%)
Phòng khám 27 75 20 83,3 8 72,8 55 77,5
Cấp cứu 9 25 4 16,7 3 27,2 16 22,5
Tổng cộng 36 100 24 100 11 100 71 100
Nhận xét: Trong tổng số 71 bệnh nhi tham gia nghiên cứu, số trẻ vào viện từ phòng khám bệnh
là 55 trẻ chiếm 77,5%.
2.Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trẻ bị hen phế quản .
2.1. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng
Nhóm tuổi
Tr/ch lâm sàng
Nhóm I
n=36
Nhóm I
n=24
Nhóm III
n=11
Tổng cộng
n=71
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Sốt 19 52,8 17 70,8 2 18,2 38 53,5
Ho 33 91,6 20 83,3 10 90,9 63 88,7
Khó thở ra(cò cử) 28 77,7 22 91,6 11 100 61 85,9
Nhịp thở nhanh 23 63,9 12 50 7 63,6 42 59,15
Phập phồng cánh mũi 9 25 4 16,7 4 36,4 17 23,9
Rút lõm lồng ngực 19 52,8 13 54,2 7 63,6 39 54,9
Tím tái quanh môi 1 2,8 0 0 1 9,1 2 2,8
Ran rít, ngáy 36 100 24 100 11 100 71 100
Ran ẩm 12 33,3 11 45,8 5 45,5 28 39,4
Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng luôn gặp là ran rít và ngáy(100%), tiếp đến là ho, khó thở
ra(cò cử) nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, sốt; tím tái quanh môi là ít nhất (2,8%).Trong số
71 bệnh nhi vào viện có biểu hiện sốt là 38 chiếm tỷ lệ 53,5%, nhóm có biểu hiện sốt cao nhất
là nhóm II chiếm tỷ lệ 70,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,014
2.2. Dấu hiệu cận lâm sàng.
Bảng 4 : Tổn thương x quang phổi và biến đổi công thức bạch cầu
Nhóm tuổi
Dấu hiệu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Tổng cộng
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
tổn thương
Xquang
7 19,5 7 29,2 2 18,2 16 22,5
Có bạch cầu
tăng
5 13,9 7 29,2 1 9,1 13 18,3
Nhận xét: số trẻ có tổn thương phổi kết hợp trên Xquang phổi chiếm tỷ lệ 22,5%. số trẻ có số
lượng bạch cầu tăng chiếm tỷ lệ 18,3%, số trẻ có dấu hiệu công thức bạch cầu tăng cao nhất
29,2%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
2.3. Phân loại độ nặng cơn hen khi vào viện
Bảng 5: độ nặng cơn hen khi vào viện
Nhóm tuổi Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng
3
Độ nặng
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Độ 1 20 55,6 13 54,2 4 36,4 37 52,1
Độ 2 16 44,4 11 45,8 6 54,5 33 46,5
Độ 3 0 0 0 0 1 9,1 1 1,4
Độ 4 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 36 100 24 100 11 100 71 100
Nhận xét: Số trẻ bị hen ở lứa tuổi này tập trung độ I và II chiếm 98,6%, chỉ có 1 trường hơp
hen nặng. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
2.4. Phân loại bậc hen
Bảng 6: phân loại bậc hen
Nhóm tuổi
Bậc hen
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Bậc 1 33 91,7 23 95,8 9 81,8 65 91,5
Bậc 2 3 8,3 1 4,2 2 18,2 6 8,5
Bậc 3 0 0 0 0 0 0 0 0
Bậc 4 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 36 100 24 100 11 100 71 100
Nhận xét: Bậc hen theo độ kiểm soát ở độ tuổi này tập trung vào bậc 1 và 2, trong đó bậc 1
chiếm tỷ lệ 91,5%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p<0,5
3. Đặc điểm các thuốc được sử dụng điều trị hen phế quản
Bảng 7: Các thuốc đã dùng trong điều trị và quá trình đáp ứng điều trị
Nhóm tuổi
Thuốc điều trị
Nhóm I Nhóm I Nhóm III Tổng cộng
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Ventolin MDI 25 69,5 16 66,7 7 63,6 48 67,6
Salbutamol 36 100 24 100 11 100 71 100
Corticoid 36 100 24 100 11 100 71 100
Kháng sinh 24 66,7 19 71,2 4 36,4 47 66,2
Đáp ứng điều trị 36 100 24 100 11 100 71 100
Nhận xét : Tất cả các trẻ khi vào viện được dùng Thuốc đồng vận β2 tác dụng nhanh và đồng
vận β2 tác dụng ngắn đường uống và corticoid, trong đó Số trẻ vào viện được khí dung ventolin
dạng bình định liều chiếm 67,6%. Tất cả các trẻ đều được điều trị thành công-Số trẻ được sử
dụng kháng sinh trong quá trình điều trị là 66,2%, nhóm dùng kháng sinh ít nhất là nhóm từ 6-
16 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ = 6,18; p < 0,05,
4. Đặc điểm tiền sử bệnh nhân hen
Bảng 8: đặc điểm tiền sử bệnh nhân hen
Nhóm tuổi
Dấu hiệu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Tổng cộng
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Đã có khò khè
các lần trước
36 100 24 100 11 100 71 100
4
Khò khè lần
đầu<2 tuổi
27 75 20 83,3 6 54,5 53 74,6
Khò khe khi thay
đổi thời tiết
23 63,9 17 70,8 9 81,8 49 69
Đáp ứng điều trị 36 100 24 100 11 100 71 100
Điều trị dự phòng 0 0 0 0 0 0 0 0
Nhận xét:
- 71 trẻ đều có tiền sử khò khè nhiều lần trước
- Số trẻ có tiền sử khò khè lần đầu khi ≤ 2 tuổi là 53 trẻ chiếm tỷ lệ 74,6%
- Quá trình điều trị các lần trước đều đáp ứng 100%
- Tất cả các trẻ chưa được điều trị dự phòng.
5. Đặc điểm tiền sử gia đình bệnh nhi
Bảng 9 : tiền sử gia đình bệnh nhi
Nhóm tuổi
người thân
Nhóm I
n= 36
Nhóm I
n=24
Nhóm III
n=11
Tổng cộng n=71
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
Số
lượng
Tỷ
lệ(%)
bị khò khè 12 33,3 7 29,2 7 63,6 26 36,6
Bị mày đay 7 19,4 2 0,8 4 36,6 13 18,3
viêmmũi dị ứng 4 11,1 6 25 4 36,6 14 19,7
Nhận xét:
- Có 26 trong số 71 trẻ bị hen thì bố mẹ có tiền sử khò khè chiếm tỷ lệ 36,6%; nhóm trẻ > 6 tuổi
có bố mẹ bị khò khè chiếm tỷ lệ cáo nhất 63,6%
- Số trẻ có người nhà bị mày đay là 13 chiếm tỷ lệ 18,3%, trong đó nhóm trẻ > 6 tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất 36,6%
- Số trẻ có người thân bị viêm mũi dị ứng là 14 chiếm tỷ lệ 19,7%, số trẻ nhóm 3 có người nhà
bị viêm mũi dị ứng chiếm tỷ lệ cao nhất 36,6%.
IV. BÀN LUẬN
1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
1.1.Tuổi và giới
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, từ bảng 1 có thể nhận thấy : HPQ gặp ở mọi lứa
tuổi, tập trung nhiều ở nhóm trẻ > 5 tuổi và đã phát hiện các trường hợp hen ở trẻ dưới 1 tuổi. Ở
nhóm dưới 5 tuổi trẻ nam mắc nhiều hơn nữ, tỷ lệ 2,6 nam/nữ, tỷ lệ này có giảm chỉ còn
1,73nam/nữ trong số bệnh nhi nói chung. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn tiến
Dũng, Trần Quỵ, Tô văn Hải ở Hà nội[2][5] và Vũ thị Thủy ở Hải phòng[6].
1.2.Phân bổ thời gian vào viện theo tuyến
Từ bảng 2, chúng tôi nhận thấy có 22,5% số bệnh nhi vào viện ngoài giờ hành chánh,
điều này chứng tỏ tính khẩn cấp của khó thở làm cho trẻ, người nhà phải chú ý và đưa trẻ đi cấp
cứu; điều này cũng phù hợp với sinh lý bệnh là biểu hiện khó thở về đêm của các cơn hen cấp.
2.Đặc điểm dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng trẻ bị hen phế quản .
2.1. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện
Theo nhận xét tại bảng 3, triệu chứng lâm sàng đặc trưng, thường gặp nhất là nghe phổi
có ran rít ran ngáy là 100%, tiếp đến là dấu hiệu ho(88,7%), khó thở ra(85,9%), có nhịp thở
nhanh theo độ tuổi(59,15%), dấu rút lõm lồng ngực(54,9%) và dấu hiệu sốt(53,5%); các dấu
hiệu ít gặp hơn ran ẩm , phập phồng cánh mủi, tím tái quanh môi, so sánh với triệu chứng điển
5
hình của HPQ và các nghiên cứu của các tác giả ở Hà nội và Hải phòng thì không có sự khác
biệt lớn[5][6]. Trong đó dấu hiệu khó thở ra càng điển hình cho các trẻ lớn, dấu hiệu sốt chiếm
70,8% ở nhóm trẻ 2-5 tuổi, dấu hiệu này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, biểu
hiện này thường có liên quan đến dấu nhiễm trùng và dấu nhiễm trùng thường đi đôi với HPQ.
2.2. Dấu hiệu cận lâm sàng
Quan sát bảng 4, chúng tôi nhận thấy số trẻ có biểu hiện tổn thương phổi kèm theo như
huyết phế quản tăng đậm, mờ rải rác không đồng đều 2 trường phổi chiếm tỷ lệ 22,5%, nhóm
trẻ 2 – 5 tuổi có tổn thương trên X quang phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 29,2%, kết quả của nhóm
nghiên cứu chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả cua tác giả Tô văn Hải ở BV Thanh nhàn
Hà nội[5]
Tại bảng 4, số trẻ có số lượng bạch cầu tăng chiếm 18,3%, nhóm tăng nhiều nhất là
nhóm 2-5 tuổi, số lượng bạch cầu tăng chung là chủ yếu, số lượng bạch cầu ái toan tăng không
rõ, kết quả này còn thấp hơn so với kết quả của BV Thanh nhàn Hà nội[5], vì số lượng còn ít và
thời gian nghiên cứu còn ngắn nên kết quả còn hạn chế, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để làm rõ
thêm.
2.3. Phân loại độ nặng và bậc của hen phế quản
Độ nặng của HPQ, tại bảng 5, những trẻ bị hen vào viện đa số ở độ 1 (52,1%) và
2(46,5%) chiếm 98,6% không có trường hợp nguy kịch và chỉ có 1 trường hợp nặng chiếm tỷ lệ
1,4%. Ở độ tuổi thiếu niên bệnh HPQ diễn tiến chưa lâu dài nên bệnh cảnh lâm sàng chưa trầm
trọng và ngày nay công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm tận cơ sở khi có biểu
hiện của bệnh tật người dân đã tiếp cận nên đã hạn chế các trường hợp nặng. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của BV Thanh nhàn[5].
Ở điều kiện của chúng ta, đa số các bác sĩ điều trị mới quan tâm đến độ nặng cơn hen
chưa chú ý nhiều đến bậc hen để có chế độ điều trị dự phòng, chế độ điều trị hen tốt là kiểm
soát hen và hạn chế lên cơn hen, nên phân bậc hen là công việc phải đặt ra khi đủ tiêu chuẩn
đoán hen. Tại bảng 6, trong số 71 bệnh nhi của nhóm nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nhóm 1
chiếm 91,5%, 8,5% bậc 2, những trẻ bậc 1 dùng thuốc cắt cơn khi có biểu hiện lên cơn, còn
nhóm 2 phải có chế độ kiểm soát chi tiết và cụ thể để giảm tình trạng lên cơn. Kết quả của
nhóm nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả của BV Thanh nhàn và điều tra
cộng đồng tại Hải phòng[5][6].
3. Đặc điểm các thuốc được sử dụng điều trị hen phế quản
- Các thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản được dùng tại BV Phong Điền chủ yếu là
nhóm thuốc đồng vận β2 tác dụng nhanh và đồng vận β2 tác dụng ngắn đường uống, 100% các
trẻ đều được dùng đường uống và 48 trẻ chiếm tỷ lệ 67,6% được chỉ định sử dụng Ventolin
định liều với sự hổ trợ của bầu hít. Đây là điều hợp lý vì thuốc có tác dụng giãn phế quản
nhanh, tốt và ít tác dụng phụ so với các nhóm thuốc giãn phế quản khác. Kết quả này phù hợp
với các tác giả ở Hà nội[2][5]. Trong các chỉ định thuốc, đường khí dung chưa được dùng,
đường này có kết quả tương đương đường định liều có hổ trợ bầu hít, có thể dùng hiệu quả cho
các trẻ nhỏ khi chưa phối hợp được.
- Corticoid: Tại kết quả của bảng 7, 71 trẻ đều được chỉ định kháng sinh chiếm tỷ lệ 100%, đây
là chỉ định hợp lý theo sinh lý bệnh hen, hơn nửa dưới sự hổ trợ của corticoid sẽ làm giảm tính
mẫn cảm của phế quản, tái tạo quá trình đáp ứng của receptor phế quản với đồng vận β2 tác
dụng nhanh làm giãn phế quản, thêm vào đó có thể ngăn ngừa cơn kịch phát tiến triển nặng.
Đường dùng thuốc corticoid thường là uống và tiêm, đường uống được ưa chuộng hơn và hiệu
quả tương đương đường tiêm[3][8]. Kết quả nay phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Tiến Dũng tại Bv Bạch mai và tác giả Tô văn Hải ở BV Thanh nhàn, Hà nội[2][5].
6
- Kháng sinh: Tại kết quả bảng 7, có 47 trẻ được chỉ định kháng sinh, chiếm tỷ lệ 66,2 %, chỉ
định nhiều nhất ở nhóm 2-5 tuổi (71,2%) và ít nhất ở nhóm 6-16 tuổi (36,4%). Kháng sinh
được sử dụng theo kinh nghiệm trong điều trị hen là một thực tế được chấp nhận, bên cạnh đó
còn căn cứ vào mức độ nặng và xét nghiệm công thức máu và X quang phổi thường quy giúp
các bác sĩ điều trị có chỉ định kháng sinh hợp lý. Kết quả sử dụng kháng sinh của nhóm nghiên
cứu thấp hơn nhiều so với kết quả BV Bạch mai và Thanh nhàn, Hà nội[2][5].
- Hiệu quả điều trị: Tất cả 71 bệnh nhi sau khi điều trị đều được ra viện (100%), không có bệnh
nhi nào nặng lên và phải chuyển tuyến, không có trường hợp nào tử vong.
4. Đặc điểm tiền sử bệnh nhi hen
Tại kết quả bảng 8, 71 trẻ (100%) đã có biểu hiện khò khè nhiều lần trước, đây là một
trong những tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán HPQ, tiền sử này phù hợp với các y văn và nhiều
nghiên cứu gần đây. Trong số đó có 53 trẻ chiếm tỷ lệ 74,6% có tiền sử khò khè trước 2 tuổi,
những trẻ khò khè ở độ tuổi này thì rất khó khăn cho chẩn đoán nếu không có sự khò khè tái
diển, những trẻ có khò khè biểu hiện sớm thì 20-30% sau này biến thành hen[7], 42% trẻ còn
rất bé bị nhiễm trùng hô hấp tái phát thì cũng sẽ biến thành hen[1], và cũng có tới 52% trẻ hen
được bình ổn khi đến tuổi trưởng thành[1].
Có 49/71 trẻ bị khò khè khi thay đổi thời tiết chiếm tỷ lệ 69%, kết quả này của nhóm
nghiên cứu cao hơn nhiều so với các tác giả khác, đặc biệt là nhóm trẻ càng lớn thì khò khè do
thay đổi thời tiết chiếm tỷ lệ càng cao, nhóm 1 là 63,9, nhóm 2 là 70,8 và nhóm 3 là 81,8%,
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Vai trò của các tình trạng khí tượng gây khò
khè qua trung gian tồn động các chất gây ô nhiễm của khí quyển, trong đó lạnh tác động theo
một cơ chế tự thân, ảnh hưởng của khí tượng đến hen được người bệnh hen biết rất rõ. Tình
trạng lặng gió, áp lực khí quyển thấp, thay đổi nhiệt độ đã ngăn cản sự phân tán các chất gây ô
nhiễm, nhất là khi địa hình lại tạo thuận lợi. Yếu tố lạnh và khô hanh có vai trò chính gây ra
những cơn kịch phát khó thở[1]. Ngoài yếu tố thời tiết làm xuất hiện cơn hen, các tác giả khác
đã ghi nhận có nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình hình thành bệnh hen như cơ
địa bệnh dị ứng: chàm, viêm mũi dị ứng, mề đay, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn...và có tới 60-
70% trẻ em viêm mũi dị ứng chuyển thành hen phế quản[1].
Tại kết quả của bảng 8, có 100% trẻ đã bị khò khè đã đáp ứng tốt với thuốc giãn phế
quản và đây cũng là một trong những tiêu chuẩn được áp dụng để chẩn đoán bệnh HPQ.
Tất cả các trẻ bị HPQ trong nhóm nghiên cứu chưa có trường hợp nào được bố mẹ quan
tâm đến điều trị dự phòng kiểm soát hen, đây là vấn đề cần được tuyên truyền giáo dục sớm để
các bậc phụ huynh tham gia các điều trị dự phòng vì được điều trị kiểm soát dự phòng đúng và
đầy đủ thì sẽ hạn chế xuất hiện các cơn hen kịch phát, dẫn đến hạ các bậc hen tiến tới kiểm soát
hoàn toàn, thậm chí điều trị khỏi HPQ[8].
5. Đặc điểm tiền sử gia đình bệnh nhi
Tại kết quả bảng 9, có 26 trẻ trong tổng số 71 trẻ tham gia nghiên cứu, chiếm tỷ lệ
36,6%, có người thân bị khò khè, đặc biệt là bố mẹ, theo tác giả Trần Quỵ, có bố hoặc mẹ bị
hen thì có 25% trẻ bị hen. So với kết quả của tác giả Vũ thị Thủy ở Hải Phòng là 28,9% [6]thì
kết quả của nhóm nghiên cứu có cao hơn, so sánh với các tác giả ở Hà nội thì kết quả của nhóm
nghiên cứu chúng tôi cao gấp 3 lần[2][5].
Ngoài ra người thân có các bệnh liên quan đến dị ứng như mề đay, viêm mũi dị ứng chiếm tỷ lệ
38%. Kết quả của nhóm nghiên cứu thấp hơn so với kết quả của Nguyễn tiến Dũng ở BV Bạch
mai[2] và cao hơn so với điều tra cộng đồng của Vũ thị Thủy ở hải phòng[6].
V. KẾT LUẬN
7
Qua nghiên cứu 71 bệnh nhi HPQ điều trị tại BV Phong điền, chúng tôi nhận thấy :
1. Hen phế quản không phải là bệnh hiếm gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nam gặp nhiều
hơn nữ(1,73nam/1nữ). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ho(88,7), sốt(53,5), thở
nhanh(59,1), rút lõm lồng ngực(54,9%), ran rít ngáy(100%), cò cử khó thở ra(85,9%)...có ít
biển đổi về công thức máu và X quang phổi. Có sự liên quan giữa tiền sử của bản thân và gia
đình với bệnh hen của trẻ, 74,6% các trẻ có người thân mắc các bệnh có liên quan dị ứng như:
hen, chàm, viêm mũi dị ứng; 69% trẻ lên cơn hen khi thay đổi thời tiết.
2. Thuốc được dùng nhiều để điều trị HPQ là nhóm thuốc đồng vận β2 tác dụng nhanh
và đồng vận β2 tác dụng ngắn đường uống(100%), Ventolin MDI là 67,6%, corticoid 100%,
kháng sinh 66,2%, tất cả đều đáp ứng với điều trị. Tất cả các trẻ bị HPQ chưa được điều trị
kiểm soát hen.
VI. KIẾN NGHỊ
Bệnh hen phế quản đang có xu hướng gia tăng, là gánh nặng cho toàn xã hội, là bệnh
mãn tính cần điều trị lâu dài, nên tổ chức đào tạo quản lý và dự phòng hen cho tất cả các bệnh
nhân hen và người nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Quốc Chinh, Nguyễn Quốc Tuấn (1999), Hen Phế Quản, Nxb Hà Nội.
2.Nguyễn Tiến Dũng, Trần Quỵ, Vũ Hồng Minh (2003) Dịch tễ học và sửdụng thuốc trong
điều trị hen phế quản ở trẻ em, Hội Nhi Khoa Việt Nam, tập 11, số 1-2003, tr 44-50.
3. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thanh Liêm (2006), Hen phế quản trẻ em. Hướng dẫn, điều
trị bệnh trẻ em, Nxb Y học, trang 122-125.
4. Đào Văn Phan (2008), Sử dụng thuốc trong điều trị hen phế quản, Y học Lâm Sàng, số
27(4/2008), tr 56-59.
5. Tô văn Hải, Vũ thị Việt(2006) Nhận xét về bệnh hen phế quản tại khoa Nhi bệnh viện Thanh
Nhàn trong 3 năm (2002-2004), Kỷ yếu công trình nhi khoa hội nghị nhi khoa khu vực miền
Trung mở rộng năm 2006, trang 89-96
6. Vũ Thị Thủy, Nguyễn Thị Lệ Hương (2002), Tình hình hen phế quản trẻ em tại cộng đồng
10 xã phường ở Hải Phòng, Nhi khoa tập 10, Hội Nhi khoa Việt Nam, trang 143-8.
7.Trần Quỵ (2008), Những hiểu biết cơ bản về hen trẻ em, Y Học Lâm sàng số 26(3/2008),
trang 6-17.
8 GINA(2008) Global Strategy for Asthma Management and Prevention 2008. Website:
GINA.org.com
9 Andrew H.Liu, Joseph D Spahn, Donald Y.M.Leung(2004) Chilhood asthma, Text Book of
Pediatrics 17th
edition, p: 760-74.
10. WORLD HEALTH ORGANIZATION (2000) Management of the child with a serious
infection or severe malnutrition. Guidelines for care at the first-referral level in developing
countries. Department of child and adolescent health and development , p.35-36 .
8

More Related Content

What's hot

Kien thuc, thai do ve kiem soat nhiem khuan cua dieu duong tai mot so khoa la...
Kien thuc, thai do ve kiem soat nhiem khuan cua dieu duong tai mot so khoa la...Kien thuc, thai do ve kiem soat nhiem khuan cua dieu duong tai mot so khoa la...
Kien thuc, thai do ve kiem soat nhiem khuan cua dieu duong tai mot so khoa la...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19 2022
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19   2022PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19   2022
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19 2022SoM
 
Nhan xet dac diem lam sang, can lam sang, nguyen nhan cac ngo doc cap gay roi...
Nhan xet dac diem lam sang, can lam sang, nguyen nhan cac ngo doc cap gay roi...Nhan xet dac diem lam sang, can lam sang, nguyen nhan cac ngo doc cap gay roi...
Nhan xet dac diem lam sang, can lam sang, nguyen nhan cac ngo doc cap gay roi...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem lam sang, can lam sang cua hen phe quan co viem mui di ung tai trung...
Dac diem lam sang, can lam sang cua hen phe quan co viem mui di ung tai trung...Dac diem lam sang, can lam sang cua hen phe quan co viem mui di ung tai trung...
Dac diem lam sang, can lam sang cua hen phe quan co viem mui di ung tai trung...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
7. vân bac thang long
7. vân bac thang long7. vân bac thang long
7. vân bac thang longvinhvd12
 
Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệ...
Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệ...Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệ...
Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệ...nataliej4
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongThanh Liem Vo
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri lao cot song o...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri lao cot song o...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri lao cot song o...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri lao cot song o...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HENĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HENSoM
 
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyChon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyHoàng Lan
 
KHẢO SÁT CHỨC NĂNG NỘI MẠC MẠCH MÁU BẰNG KỸ THUẬT EndoPAT Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤ...
KHẢO SÁT CHỨC NĂNG NỘI MẠC MẠCH MÁU BẰNG KỸ THUẬT EndoPAT Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤ...KHẢO SÁT CHỨC NĂNG NỘI MẠC MẠCH MÁU BẰNG KỸ THUẬT EndoPAT Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤ...
KHẢO SÁT CHỨC NĂNG NỘI MẠC MẠCH MÁU BẰNG KỸ THUẬT EndoPAT Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤ...SoM
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMSoM
 
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sgaDanh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sgaLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (20)

Kien thuc, thai do ve kiem soat nhiem khuan cua dieu duong tai mot so khoa la...
Kien thuc, thai do ve kiem soat nhiem khuan cua dieu duong tai mot so khoa la...Kien thuc, thai do ve kiem soat nhiem khuan cua dieu duong tai mot so khoa la...
Kien thuc, thai do ve kiem soat nhiem khuan cua dieu duong tai mot so khoa la...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
 
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19 2022
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19   2022PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19   2022
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ COVID 19 2022
 
[Noitiethoc.com]danh sachdetaidathuchien bomonnhi_dhydtphcm
[Noitiethoc.com]danh sachdetaidathuchien  bomonnhi_dhydtphcm[Noitiethoc.com]danh sachdetaidathuchien  bomonnhi_dhydtphcm
[Noitiethoc.com]danh sachdetaidathuchien bomonnhi_dhydtphcm
 
Nhan xet dac diem lam sang, can lam sang, nguyen nhan cac ngo doc cap gay roi...
Nhan xet dac diem lam sang, can lam sang, nguyen nhan cac ngo doc cap gay roi...Nhan xet dac diem lam sang, can lam sang, nguyen nhan cac ngo doc cap gay roi...
Nhan xet dac diem lam sang, can lam sang, nguyen nhan cac ngo doc cap gay roi...
 
Nghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi cap
Nghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi capNghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi cap
Nghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi cap
 
Dac diem lam sang, can lam sang cua hen phe quan co viem mui di ung tai trung...
Dac diem lam sang, can lam sang cua hen phe quan co viem mui di ung tai trung...Dac diem lam sang, can lam sang cua hen phe quan co viem mui di ung tai trung...
Dac diem lam sang, can lam sang cua hen phe quan co viem mui di ung tai trung...
 
7. vân bac thang long
7. vân bac thang long7. vân bac thang long
7. vân bac thang long
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
 
Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệ...
Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệ...Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệ...
Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệ...
 
Bai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phongBai 27 cham soc du phong
Bai 27 cham soc du phong
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri lao cot song o...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri lao cot song o...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri lao cot song o...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri lao cot song o...
 
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
 
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
 
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HENĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
 
Kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp
Kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấpKháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp
Kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp
 
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyChon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
 
KHẢO SÁT CHỨC NĂNG NỘI MẠC MẠCH MÁU BẰNG KỸ THUẬT EndoPAT Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤ...
KHẢO SÁT CHỨC NĂNG NỘI MẠC MẠCH MÁU BẰNG KỸ THUẬT EndoPAT Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤ...KHẢO SÁT CHỨC NĂNG NỘI MẠC MẠCH MÁU BẰNG KỸ THUẬT EndoPAT Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤ...
KHẢO SÁT CHỨC NĂNG NỘI MẠC MẠCH MÁU BẰNG KỸ THUẬT EndoPAT Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤ...
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EM
 
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sgaDanh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
 

Similar to 068

Nghien cuu ket qua test lay da voi mot so di nguyen ho hap tren benh nhan hen...
Nghien cuu ket qua test lay da voi mot so di nguyen ho hap tren benh nhan hen...Nghien cuu ket qua test lay da voi mot so di nguyen ho hap tren benh nhan hen...
Nghien cuu ket qua test lay da voi mot so di nguyen ho hap tren benh nhan hen...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMSoM
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Man_Ebook
 
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre emDanh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre emLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcPhác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ SoM
 
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổiXét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổiThanhTNDoan
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMSoM
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...Man_Ebook
 
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớnĐối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớnLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...SoM
 
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP
SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤPSỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP
SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤPSoM
 
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấp
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấpSử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấp
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấpLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNHVIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNHSoM
 
Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6 – 36 tháng tuổi suy d...
Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6 – 36 tháng tuổi suy d...Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6 – 36 tháng tuổi suy d...
Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6 – 36 tháng tuổi suy d...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxLAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxTrnMinhng4
 
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuanKet qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuanLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to 068 (20)

Nghien cuu ket qua test lay da voi mot so di nguyen ho hap tren benh nhan hen...
Nghien cuu ket qua test lay da voi mot so di nguyen ho hap tren benh nhan hen...Nghien cuu ket qua test lay da voi mot so di nguyen ho hap tren benh nhan hen...
Nghien cuu ket qua test lay da voi mot so di nguyen ho hap tren benh nhan hen...
 
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EM
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
 
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre emDanh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
 
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcPhác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
 
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
Nghiên cứu ngộ độc thuốc trừ sâu phopho hữu cơ
 
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổiXét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
Xét nghiệm genexpert mtb/rif đờm trong chẩn đoán la phổi
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EM
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
 
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớnĐối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
 
3. ban tin
3. ban tin3. ban tin
3. ban tin
 
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRONG TIỆT TRỪ HELICOBATER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ ...
 
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
 
SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP
SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤPSỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP
SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP
 
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấp
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấpSử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấp
Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm trùng hô hấp
 
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNHVIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
VIÊM PHỔI THÙY Ở TRẺ EM VÀ TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY BỆNH
 
Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6 – 36 tháng tuổi suy d...
Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6 – 36 tháng tuổi suy d...Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6 – 36 tháng tuổi suy d...
Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6 – 36 tháng tuổi suy d...
 
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxLAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
 
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuanKet qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
Ket qua cua lieu phap dieu tri som theo muc tieu o benh nhan soc nhiem khuan
 

068

  • 1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HEN PHẾ QUẢN Ở TẠI BỆNH VIỆN PHONG ĐIỀN Lê Trọng Chiểu, Hà văn Tuần, Nguyễn thị Phương Lan Bệnh Viện Trung Tâm Y Tế Phong Điền TÓM TẮT Hen phế quản (HPQ) là bệnh mãn tính đường hô hấp phổ biến nhất trên thế giới, là gánh nặng của xã hội. Việc chẩn đoán và sử dụng các thuốc mới trong điều trị cắt cơn, kiểm soát dự phòng hen và các yếu tố liên quan ở trẻ em chưa được cập nhật. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau: - Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan của bệnh hen phế quản ở trẻ em. - Phân tích , đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị hen phế quản. Nghiên cứu 71 trẻ bị HPQ được điều trị tại BV phong điền trong 1 năm (9/2008 đến 8/2009) theo phương pháp tiến cứu cắt ngang mô tả. HPQ không phải là bệnh hiếm, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là nhóm dưới 2 tuổi chiếm 50,7%, nam nhiều hơn nữ (1,73nam/nữ). các triệu chứng lâm sàng thường gặp ho(88,7), sốt(53,5), thở nhanh(59,1), rút lõm lồng ngực(54,9%), ran rít ngáy(100%), cò cử khó thở ra(85,9%)...có ít biển đổi về công thức máu và X quang phổi. Thuốc được dùng nhiều để điều trị HPQ là nhóm thuốc đồng vận β2 tác dụng nhanh và đồng vận β2 tác dụng ngắn đường uống(100%), Ventolin MDI là 67,6%, corticoid 100%, kháng sinh 66,2%, tất cả đều đáp ứng với điều trị. Có 74,6% các trẻ có người thân mắc các bệnh có liên quan dị ứng như: hen, chàm, viêm mũi dị ứng; 69% trẻ lên cơn hen khi thay đổi thời tiết. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản (HPQ) là bệnh mãn tính đường hô hấp phổ biến nhất trên thế giới. Đặc biệt trong những thập niên gần đây số người mắc hen phế quản ngày càng có xu hướng tăng lên[1][7][8]. Theo tổ chức y tế thế giới (1995) ở trẻ em là 10%. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc hen phế quản tăng lên gấp đôi trong vòng 20 năm lại đây[7]. Ở Đông Nam Á, trong 20 năm từ 1974-1994, tỷ lệ hen phế quản tăng 3-4 lần, nhất là trẻ em dưới 15 tuổi[2]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc hen khoảng 5%, tỷ lệ này ở trẻ em gia tăng từ 4% năm 1984 lên 11,6% năm 1994. Tại BV Nhi đồng I tỷ lệ khò khè ở trẻ em 12-13 tuổi là 29,1%. Tại Hà nội, tỷ lệ hen ở trẻ em từ 5-11 tuổi là 13,9%[7]. Chẩn đoán hen ở trẻ em khó hơn ở người lớn vì triệu chứng lâm sàng không rõ ràng. Nguyên nhân khò khè, ho ,khó thở ở lứa tuổi này rất phức tạp và việc tiến hành thăm dò các chức năng hô hấp khó thực hiện được. 1
  • 2. Trong tình hình gia tăng hen phế quản ở trẻ em như hiện nay, việc chẩn đoán và sử dụng các thuốc mới trong điều trị cắt cơn, kiểm soát dự phòng hen ở trẻ em chưa được cập nhật. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến hen phế quản ở trẻ em tại Bệnh Viện Phong Điền” với các mục tiêu sau: 1- Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan của bệnh hen phế quản ở trẻ em. 2- Phân tích , đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị hen phế quản. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Đối tượng nghiên cứu: 1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh: Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 16 tuổi điều trị tại BV Phong Điền với chẩn đoán Hen phế quản, Viêm phế quản dạng hen tái diễn và biểu hiện lâm sàng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản. * Triệu chứng thực thể (Ran phổi) trong bệnh lý HPQ chủ yếu là khò khè tái diễn, ran rít ran ngáy và một vài âm bệnh lý khác như cò cử, tăng thông khí 2 trường phổi. * Khò khè tái diễn và đáp ứng với thuốc giãn phế quản * Xét nghiệm công thức máu, số lượng bạch cầu tăng khi tổng số bạch cầu > 10.000/mm3. * Tất cả bệnh nhi được kiểm tra X-quang phổi thẳng để kiểm tra tổn thương phổi. 1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: Suy dinh dưỡng nặng,các dị tật bẩm sinh khác,Sinh non và nhẹ cân. 2. Chất liệu: Các thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế phân tuyến cho y tế các cấp và phù hợp với khuyến cáo của GINA, WHO và Bộ y tế Việt Nam. 3.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu , cắt ngang mô tả có phân tích. - Các bước tiến hành: Trẻ nhập viện, đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ, viêm phế quản dạng hen tái diễn, đáp ứng điều trị với thuốc giãn phế quản và đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, kiểm tra công thức máu và X-quang phổi, thông tin được thu thập trong một mẫu hồ sơ . - Đáp ứng điều trị được đánh giá thông qua kết quả lâm sàng sau khi điều trị với các thuốc khuyến cáo trong thời gian 1 giờ và sau 24 giờ. 4. Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê y học. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 1.1.Phân bố độ tuổi và giới theo nhóm nghiên cứu Bảng 1: Phân bố độ tuổi và giới theo nhóm nghiên cứu Nhóm tuổi Giới Nhóm I (2-<25th) Nhóm II (25-60th) Nhóm III (6-16t) Tổng cộng Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) nam 26 72,2 15 62,5 4 36,4 45 63,4 Nữ 10 27,8 9 37,5 7 63,6 26 36,6 Tổng cộng 36 100 24 100 11 100 71 100 Nhận xét: HPQ gặp ở các lứa tuổi, nhiều là 2 nhóm trẻ < 5 tuổi, nhóm < 2 tuổi gặp nhiều hơn các nhóm khác. Trẻ có tuổi nhỏ nhất có biểu hiện hen là 4 tháng tuổi. Trong tống số BN nghiên cứu thấy trẻ nam mắc nhiều hơn nử, tỷ số chung nam/nử là 1,73 nam/1 nử, trong đó nhóm dưới 2 tuổi có trẻ nam mắc nhiều hơn, 2,6 trẻ nam /1 nử. 1.2.Phân bổ thời gian vào viện theo tuyến 2
  • 3. Bảng 2: Phân bổ bổ thời gian vào viện theo tuyến nhóm vv từ Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Phòng khám 27 75 20 83,3 8 72,8 55 77,5 Cấp cứu 9 25 4 16,7 3 27,2 16 22,5 Tổng cộng 36 100 24 100 11 100 71 100 Nhận xét: Trong tổng số 71 bệnh nhi tham gia nghiên cứu, số trẻ vào viện từ phòng khám bệnh là 55 trẻ chiếm 77,5%. 2.Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trẻ bị hen phế quản . 2.1. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng Nhóm tuổi Tr/ch lâm sàng Nhóm I n=36 Nhóm I n=24 Nhóm III n=11 Tổng cộng n=71 Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Sốt 19 52,8 17 70,8 2 18,2 38 53,5 Ho 33 91,6 20 83,3 10 90,9 63 88,7 Khó thở ra(cò cử) 28 77,7 22 91,6 11 100 61 85,9 Nhịp thở nhanh 23 63,9 12 50 7 63,6 42 59,15 Phập phồng cánh mũi 9 25 4 16,7 4 36,4 17 23,9 Rút lõm lồng ngực 19 52,8 13 54,2 7 63,6 39 54,9 Tím tái quanh môi 1 2,8 0 0 1 9,1 2 2,8 Ran rít, ngáy 36 100 24 100 11 100 71 100 Ran ẩm 12 33,3 11 45,8 5 45,5 28 39,4 Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng luôn gặp là ran rít và ngáy(100%), tiếp đến là ho, khó thở ra(cò cử) nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, sốt; tím tái quanh môi là ít nhất (2,8%).Trong số 71 bệnh nhi vào viện có biểu hiện sốt là 38 chiếm tỷ lệ 53,5%, nhóm có biểu hiện sốt cao nhất là nhóm II chiếm tỷ lệ 70,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,014 2.2. Dấu hiệu cận lâm sàng. Bảng 4 : Tổn thương x quang phổi và biến đổi công thức bạch cầu Nhóm tuổi Dấu hiệu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) tổn thương Xquang 7 19,5 7 29,2 2 18,2 16 22,5 Có bạch cầu tăng 5 13,9 7 29,2 1 9,1 13 18,3 Nhận xét: số trẻ có tổn thương phổi kết hợp trên Xquang phổi chiếm tỷ lệ 22,5%. số trẻ có số lượng bạch cầu tăng chiếm tỷ lệ 18,3%, số trẻ có dấu hiệu công thức bạch cầu tăng cao nhất 29,2%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 2.3. Phân loại độ nặng cơn hen khi vào viện Bảng 5: độ nặng cơn hen khi vào viện Nhóm tuổi Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng 3
  • 4. Độ nặng Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Độ 1 20 55,6 13 54,2 4 36,4 37 52,1 Độ 2 16 44,4 11 45,8 6 54,5 33 46,5 Độ 3 0 0 0 0 1 9,1 1 1,4 Độ 4 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 36 100 24 100 11 100 71 100 Nhận xét: Số trẻ bị hen ở lứa tuổi này tập trung độ I và II chiếm 98,6%, chỉ có 1 trường hơp hen nặng. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 2.4. Phân loại bậc hen Bảng 6: phân loại bậc hen Nhóm tuổi Bậc hen Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Bậc 1 33 91,7 23 95,8 9 81,8 65 91,5 Bậc 2 3 8,3 1 4,2 2 18,2 6 8,5 Bậc 3 0 0 0 0 0 0 0 0 Bậc 4 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 36 100 24 100 11 100 71 100 Nhận xét: Bậc hen theo độ kiểm soát ở độ tuổi này tập trung vào bậc 1 và 2, trong đó bậc 1 chiếm tỷ lệ 91,5%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p<0,5 3. Đặc điểm các thuốc được sử dụng điều trị hen phế quản Bảng 7: Các thuốc đã dùng trong điều trị và quá trình đáp ứng điều trị Nhóm tuổi Thuốc điều trị Nhóm I Nhóm I Nhóm III Tổng cộng Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Ventolin MDI 25 69,5 16 66,7 7 63,6 48 67,6 Salbutamol 36 100 24 100 11 100 71 100 Corticoid 36 100 24 100 11 100 71 100 Kháng sinh 24 66,7 19 71,2 4 36,4 47 66,2 Đáp ứng điều trị 36 100 24 100 11 100 71 100 Nhận xét : Tất cả các trẻ khi vào viện được dùng Thuốc đồng vận β2 tác dụng nhanh và đồng vận β2 tác dụng ngắn đường uống và corticoid, trong đó Số trẻ vào viện được khí dung ventolin dạng bình định liều chiếm 67,6%. Tất cả các trẻ đều được điều trị thành công-Số trẻ được sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị là 66,2%, nhóm dùng kháng sinh ít nhất là nhóm từ 6- 16 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ = 6,18; p < 0,05, 4. Đặc điểm tiền sử bệnh nhân hen Bảng 8: đặc điểm tiền sử bệnh nhân hen Nhóm tuổi Dấu hiệu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Đã có khò khè các lần trước 36 100 24 100 11 100 71 100 4
  • 5. Khò khè lần đầu<2 tuổi 27 75 20 83,3 6 54,5 53 74,6 Khò khe khi thay đổi thời tiết 23 63,9 17 70,8 9 81,8 49 69 Đáp ứng điều trị 36 100 24 100 11 100 71 100 Điều trị dự phòng 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhận xét: - 71 trẻ đều có tiền sử khò khè nhiều lần trước - Số trẻ có tiền sử khò khè lần đầu khi ≤ 2 tuổi là 53 trẻ chiếm tỷ lệ 74,6% - Quá trình điều trị các lần trước đều đáp ứng 100% - Tất cả các trẻ chưa được điều trị dự phòng. 5. Đặc điểm tiền sử gia đình bệnh nhi Bảng 9 : tiền sử gia đình bệnh nhi Nhóm tuổi người thân Nhóm I n= 36 Nhóm I n=24 Nhóm III n=11 Tổng cộng n=71 Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) bị khò khè 12 33,3 7 29,2 7 63,6 26 36,6 Bị mày đay 7 19,4 2 0,8 4 36,6 13 18,3 viêmmũi dị ứng 4 11,1 6 25 4 36,6 14 19,7 Nhận xét: - Có 26 trong số 71 trẻ bị hen thì bố mẹ có tiền sử khò khè chiếm tỷ lệ 36,6%; nhóm trẻ > 6 tuổi có bố mẹ bị khò khè chiếm tỷ lệ cáo nhất 63,6% - Số trẻ có người nhà bị mày đay là 13 chiếm tỷ lệ 18,3%, trong đó nhóm trẻ > 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 36,6% - Số trẻ có người thân bị viêm mũi dị ứng là 14 chiếm tỷ lệ 19,7%, số trẻ nhóm 3 có người nhà bị viêm mũi dị ứng chiếm tỷ lệ cao nhất 36,6%. IV. BÀN LUẬN 1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 1.1.Tuổi và giới Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, từ bảng 1 có thể nhận thấy : HPQ gặp ở mọi lứa tuổi, tập trung nhiều ở nhóm trẻ > 5 tuổi và đã phát hiện các trường hợp hen ở trẻ dưới 1 tuổi. Ở nhóm dưới 5 tuổi trẻ nam mắc nhiều hơn nữ, tỷ lệ 2,6 nam/nữ, tỷ lệ này có giảm chỉ còn 1,73nam/nữ trong số bệnh nhi nói chung. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn tiến Dũng, Trần Quỵ, Tô văn Hải ở Hà nội[2][5] và Vũ thị Thủy ở Hải phòng[6]. 1.2.Phân bổ thời gian vào viện theo tuyến Từ bảng 2, chúng tôi nhận thấy có 22,5% số bệnh nhi vào viện ngoài giờ hành chánh, điều này chứng tỏ tính khẩn cấp của khó thở làm cho trẻ, người nhà phải chú ý và đưa trẻ đi cấp cứu; điều này cũng phù hợp với sinh lý bệnh là biểu hiện khó thở về đêm của các cơn hen cấp. 2.Đặc điểm dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng trẻ bị hen phế quản . 2.1. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện Theo nhận xét tại bảng 3, triệu chứng lâm sàng đặc trưng, thường gặp nhất là nghe phổi có ran rít ran ngáy là 100%, tiếp đến là dấu hiệu ho(88,7%), khó thở ra(85,9%), có nhịp thở nhanh theo độ tuổi(59,15%), dấu rút lõm lồng ngực(54,9%) và dấu hiệu sốt(53,5%); các dấu hiệu ít gặp hơn ran ẩm , phập phồng cánh mủi, tím tái quanh môi, so sánh với triệu chứng điển 5
  • 6. hình của HPQ và các nghiên cứu của các tác giả ở Hà nội và Hải phòng thì không có sự khác biệt lớn[5][6]. Trong đó dấu hiệu khó thở ra càng điển hình cho các trẻ lớn, dấu hiệu sốt chiếm 70,8% ở nhóm trẻ 2-5 tuổi, dấu hiệu này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, biểu hiện này thường có liên quan đến dấu nhiễm trùng và dấu nhiễm trùng thường đi đôi với HPQ. 2.2. Dấu hiệu cận lâm sàng Quan sát bảng 4, chúng tôi nhận thấy số trẻ có biểu hiện tổn thương phổi kèm theo như huyết phế quản tăng đậm, mờ rải rác không đồng đều 2 trường phổi chiếm tỷ lệ 22,5%, nhóm trẻ 2 – 5 tuổi có tổn thương trên X quang phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 29,2%, kết quả của nhóm nghiên cứu chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả cua tác giả Tô văn Hải ở BV Thanh nhàn Hà nội[5] Tại bảng 4, số trẻ có số lượng bạch cầu tăng chiếm 18,3%, nhóm tăng nhiều nhất là nhóm 2-5 tuổi, số lượng bạch cầu tăng chung là chủ yếu, số lượng bạch cầu ái toan tăng không rõ, kết quả này còn thấp hơn so với kết quả của BV Thanh nhàn Hà nội[5], vì số lượng còn ít và thời gian nghiên cứu còn ngắn nên kết quả còn hạn chế, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để làm rõ thêm. 2.3. Phân loại độ nặng và bậc của hen phế quản Độ nặng của HPQ, tại bảng 5, những trẻ bị hen vào viện đa số ở độ 1 (52,1%) và 2(46,5%) chiếm 98,6% không có trường hợp nguy kịch và chỉ có 1 trường hợp nặng chiếm tỷ lệ 1,4%. Ở độ tuổi thiếu niên bệnh HPQ diễn tiến chưa lâu dài nên bệnh cảnh lâm sàng chưa trầm trọng và ngày nay công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm tận cơ sở khi có biểu hiện của bệnh tật người dân đã tiếp cận nên đã hạn chế các trường hợp nặng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của BV Thanh nhàn[5]. Ở điều kiện của chúng ta, đa số các bác sĩ điều trị mới quan tâm đến độ nặng cơn hen chưa chú ý nhiều đến bậc hen để có chế độ điều trị dự phòng, chế độ điều trị hen tốt là kiểm soát hen và hạn chế lên cơn hen, nên phân bậc hen là công việc phải đặt ra khi đủ tiêu chuẩn đoán hen. Tại bảng 6, trong số 71 bệnh nhi của nhóm nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nhóm 1 chiếm 91,5%, 8,5% bậc 2, những trẻ bậc 1 dùng thuốc cắt cơn khi có biểu hiện lên cơn, còn nhóm 2 phải có chế độ kiểm soát chi tiết và cụ thể để giảm tình trạng lên cơn. Kết quả của nhóm nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả của BV Thanh nhàn và điều tra cộng đồng tại Hải phòng[5][6]. 3. Đặc điểm các thuốc được sử dụng điều trị hen phế quản - Các thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản được dùng tại BV Phong Điền chủ yếu là nhóm thuốc đồng vận β2 tác dụng nhanh và đồng vận β2 tác dụng ngắn đường uống, 100% các trẻ đều được dùng đường uống và 48 trẻ chiếm tỷ lệ 67,6% được chỉ định sử dụng Ventolin định liều với sự hổ trợ của bầu hít. Đây là điều hợp lý vì thuốc có tác dụng giãn phế quản nhanh, tốt và ít tác dụng phụ so với các nhóm thuốc giãn phế quản khác. Kết quả này phù hợp với các tác giả ở Hà nội[2][5]. Trong các chỉ định thuốc, đường khí dung chưa được dùng, đường này có kết quả tương đương đường định liều có hổ trợ bầu hít, có thể dùng hiệu quả cho các trẻ nhỏ khi chưa phối hợp được. - Corticoid: Tại kết quả của bảng 7, 71 trẻ đều được chỉ định kháng sinh chiếm tỷ lệ 100%, đây là chỉ định hợp lý theo sinh lý bệnh hen, hơn nửa dưới sự hổ trợ của corticoid sẽ làm giảm tính mẫn cảm của phế quản, tái tạo quá trình đáp ứng của receptor phế quản với đồng vận β2 tác dụng nhanh làm giãn phế quản, thêm vào đó có thể ngăn ngừa cơn kịch phát tiến triển nặng. Đường dùng thuốc corticoid thường là uống và tiêm, đường uống được ưa chuộng hơn và hiệu quả tương đương đường tiêm[3][8]. Kết quả nay phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng tại Bv Bạch mai và tác giả Tô văn Hải ở BV Thanh nhàn, Hà nội[2][5]. 6
  • 7. - Kháng sinh: Tại kết quả bảng 7, có 47 trẻ được chỉ định kháng sinh, chiếm tỷ lệ 66,2 %, chỉ định nhiều nhất ở nhóm 2-5 tuổi (71,2%) và ít nhất ở nhóm 6-16 tuổi (36,4%). Kháng sinh được sử dụng theo kinh nghiệm trong điều trị hen là một thực tế được chấp nhận, bên cạnh đó còn căn cứ vào mức độ nặng và xét nghiệm công thức máu và X quang phổi thường quy giúp các bác sĩ điều trị có chỉ định kháng sinh hợp lý. Kết quả sử dụng kháng sinh của nhóm nghiên cứu thấp hơn nhiều so với kết quả BV Bạch mai và Thanh nhàn, Hà nội[2][5]. - Hiệu quả điều trị: Tất cả 71 bệnh nhi sau khi điều trị đều được ra viện (100%), không có bệnh nhi nào nặng lên và phải chuyển tuyến, không có trường hợp nào tử vong. 4. Đặc điểm tiền sử bệnh nhi hen Tại kết quả bảng 8, 71 trẻ (100%) đã có biểu hiện khò khè nhiều lần trước, đây là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán HPQ, tiền sử này phù hợp với các y văn và nhiều nghiên cứu gần đây. Trong số đó có 53 trẻ chiếm tỷ lệ 74,6% có tiền sử khò khè trước 2 tuổi, những trẻ khò khè ở độ tuổi này thì rất khó khăn cho chẩn đoán nếu không có sự khò khè tái diển, những trẻ có khò khè biểu hiện sớm thì 20-30% sau này biến thành hen[7], 42% trẻ còn rất bé bị nhiễm trùng hô hấp tái phát thì cũng sẽ biến thành hen[1], và cũng có tới 52% trẻ hen được bình ổn khi đến tuổi trưởng thành[1]. Có 49/71 trẻ bị khò khè khi thay đổi thời tiết chiếm tỷ lệ 69%, kết quả này của nhóm nghiên cứu cao hơn nhiều so với các tác giả khác, đặc biệt là nhóm trẻ càng lớn thì khò khè do thay đổi thời tiết chiếm tỷ lệ càng cao, nhóm 1 là 63,9, nhóm 2 là 70,8 và nhóm 3 là 81,8%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Vai trò của các tình trạng khí tượng gây khò khè qua trung gian tồn động các chất gây ô nhiễm của khí quyển, trong đó lạnh tác động theo một cơ chế tự thân, ảnh hưởng của khí tượng đến hen được người bệnh hen biết rất rõ. Tình trạng lặng gió, áp lực khí quyển thấp, thay đổi nhiệt độ đã ngăn cản sự phân tán các chất gây ô nhiễm, nhất là khi địa hình lại tạo thuận lợi. Yếu tố lạnh và khô hanh có vai trò chính gây ra những cơn kịch phát khó thở[1]. Ngoài yếu tố thời tiết làm xuất hiện cơn hen, các tác giả khác đã ghi nhận có nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình hình thành bệnh hen như cơ địa bệnh dị ứng: chàm, viêm mũi dị ứng, mề đay, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn...và có tới 60- 70% trẻ em viêm mũi dị ứng chuyển thành hen phế quản[1]. Tại kết quả của bảng 8, có 100% trẻ đã bị khò khè đã đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản và đây cũng là một trong những tiêu chuẩn được áp dụng để chẩn đoán bệnh HPQ. Tất cả các trẻ bị HPQ trong nhóm nghiên cứu chưa có trường hợp nào được bố mẹ quan tâm đến điều trị dự phòng kiểm soát hen, đây là vấn đề cần được tuyên truyền giáo dục sớm để các bậc phụ huynh tham gia các điều trị dự phòng vì được điều trị kiểm soát dự phòng đúng và đầy đủ thì sẽ hạn chế xuất hiện các cơn hen kịch phát, dẫn đến hạ các bậc hen tiến tới kiểm soát hoàn toàn, thậm chí điều trị khỏi HPQ[8]. 5. Đặc điểm tiền sử gia đình bệnh nhi Tại kết quả bảng 9, có 26 trẻ trong tổng số 71 trẻ tham gia nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 36,6%, có người thân bị khò khè, đặc biệt là bố mẹ, theo tác giả Trần Quỵ, có bố hoặc mẹ bị hen thì có 25% trẻ bị hen. So với kết quả của tác giả Vũ thị Thủy ở Hải Phòng là 28,9% [6]thì kết quả của nhóm nghiên cứu có cao hơn, so sánh với các tác giả ở Hà nội thì kết quả của nhóm nghiên cứu chúng tôi cao gấp 3 lần[2][5]. Ngoài ra người thân có các bệnh liên quan đến dị ứng như mề đay, viêm mũi dị ứng chiếm tỷ lệ 38%. Kết quả của nhóm nghiên cứu thấp hơn so với kết quả của Nguyễn tiến Dũng ở BV Bạch mai[2] và cao hơn so với điều tra cộng đồng của Vũ thị Thủy ở hải phòng[6]. V. KẾT LUẬN 7
  • 8. Qua nghiên cứu 71 bệnh nhi HPQ điều trị tại BV Phong điền, chúng tôi nhận thấy : 1. Hen phế quản không phải là bệnh hiếm gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ(1,73nam/1nữ). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ho(88,7), sốt(53,5), thở nhanh(59,1), rút lõm lồng ngực(54,9%), ran rít ngáy(100%), cò cử khó thở ra(85,9%)...có ít biển đổi về công thức máu và X quang phổi. Có sự liên quan giữa tiền sử của bản thân và gia đình với bệnh hen của trẻ, 74,6% các trẻ có người thân mắc các bệnh có liên quan dị ứng như: hen, chàm, viêm mũi dị ứng; 69% trẻ lên cơn hen khi thay đổi thời tiết. 2. Thuốc được dùng nhiều để điều trị HPQ là nhóm thuốc đồng vận β2 tác dụng nhanh và đồng vận β2 tác dụng ngắn đường uống(100%), Ventolin MDI là 67,6%, corticoid 100%, kháng sinh 66,2%, tất cả đều đáp ứng với điều trị. Tất cả các trẻ bị HPQ chưa được điều trị kiểm soát hen. VI. KIẾN NGHỊ Bệnh hen phế quản đang có xu hướng gia tăng, là gánh nặng cho toàn xã hội, là bệnh mãn tính cần điều trị lâu dài, nên tổ chức đào tạo quản lý và dự phòng hen cho tất cả các bệnh nhân hen và người nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Quốc Chinh, Nguyễn Quốc Tuấn (1999), Hen Phế Quản, Nxb Hà Nội. 2.Nguyễn Tiến Dũng, Trần Quỵ, Vũ Hồng Minh (2003) Dịch tễ học và sửdụng thuốc trong điều trị hen phế quản ở trẻ em, Hội Nhi Khoa Việt Nam, tập 11, số 1-2003, tr 44-50. 3. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Thanh Liêm (2006), Hen phế quản trẻ em. Hướng dẫn, điều trị bệnh trẻ em, Nxb Y học, trang 122-125. 4. Đào Văn Phan (2008), Sử dụng thuốc trong điều trị hen phế quản, Y học Lâm Sàng, số 27(4/2008), tr 56-59. 5. Tô văn Hải, Vũ thị Việt(2006) Nhận xét về bệnh hen phế quản tại khoa Nhi bệnh viện Thanh Nhàn trong 3 năm (2002-2004), Kỷ yếu công trình nhi khoa hội nghị nhi khoa khu vực miền Trung mở rộng năm 2006, trang 89-96 6. Vũ Thị Thủy, Nguyễn Thị Lệ Hương (2002), Tình hình hen phế quản trẻ em tại cộng đồng 10 xã phường ở Hải Phòng, Nhi khoa tập 10, Hội Nhi khoa Việt Nam, trang 143-8. 7.Trần Quỵ (2008), Những hiểu biết cơ bản về hen trẻ em, Y Học Lâm sàng số 26(3/2008), trang 6-17. 8 GINA(2008) Global Strategy for Asthma Management and Prevention 2008. Website: GINA.org.com 9 Andrew H.Liu, Joseph D Spahn, Donald Y.M.Leung(2004) Chilhood asthma, Text Book of Pediatrics 17th edition, p: 760-74. 10. WORLD HEALTH ORGANIZATION (2000) Management of the child with a serious infection or severe malnutrition. Guidelines for care at the first-referral level in developing countries. Department of child and adolescent health and development , p.35-36 . 8