SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 1
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN APEC
MÃ TÀI LIỆU: 80596
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 2
LỜI CẢM ƠN
-------------------&------------------
Em xin trân trọng cám ơn thầy giáo PGS.TS Ngô Trí Tuệ và cô giáo Trương Minh
Hiền đã hướng dẫn và giúp đỡ, chỉ bảo em tận tình trong suốt thời gian viết và hoàn thiện báo
cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp .
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị kiểm toán viên trong
phòng Báo cáo tài chính nói riêng và trong Công ty TNHH Kiểm toán APEC nói chung đã
giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Quốc tế đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại
Công ty TNHH Kiểm toán APEC.
Tuy thời gian thực tập không nhiều, cùng vốn kiến thức còn giới hạn nên bài viết của
em vẫn có những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các
thầy cô trong Khoa và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán APEC, để có thể hoàn
thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Linh
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................................6
2. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................................7
3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................8
5. Bố cục đề tài ..........................................................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KIỂM TOÁN CÁC
KHOẢN PHẢI THU................................................................................................................9
1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC KHOẢN PHẢI THU ..........................................9
1.1.1 Khái niệm các khoản phải thu ..........................................................................................9
1.1.2 Phân loại các khoản phải thu ............................................................................................10
1.1.2.1 Phân loại khoản phải thu theo đối tượng .......................................................................10
1.1.2.2 Phân loại khoản phải thu theo thời gian ........................................................................12
1.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU ............................................................................13
1.3 VẤN ĐỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN PHẢI THU ..................................15
1.4 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC........................................18
A. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.....................................................18
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 4
I. Lập kế hoạch kiểm toán.......................................................................................................19
1. Tìm hiểu khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro......................................20
2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán................................................................................................25
II. Thực hiện kiểm toán...........................................................................................................26
1. Thử nghiệm kiểm soát............................................................................................................27
2. Thử nghiệm cơ bản.................................................................................................................28
III. Kết thúc kiểm toán.............................................................................................................30
B.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH.....................................................................................................................30
1. Mục tiêu chi tiết đối với kiểm toán các khoản phải thu........................................................31
2.Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu.........................................................32
3. Đánh giá rủi ro đối với các khoản phải thu...........................................................................33
4. Tài liệu thông tin cần thu thập................................................................................................34
5. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu.........................................................................34
5.1 Thủ tục phân tích tổng hợp...................................................................................................34
5.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết........................................................................................................36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI
THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN APEC.............................................................................................................................43
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC..................43
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 5
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán APEC ..............................................................43
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC ...................................44
2.1.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC ...............................48
2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC PHẢI THU TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG..............................51
2.2.1 Tìm hiểu thông tin về khách hàng ....................................................................................51
2.2.2 Tài liệu thông tin thu thập ................................................................................................52
2.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................................................57
2.2.4 Thủ tục phân tích tổng hợp ...............................................................................................59
2.2.5 Thủ tục kiểm tra chi tiết ....................................................................................................60
2.2.5.1 Khoản phải thu khách hàng .........................................................................................61
2.2.5.2 Phải thu khác ................................................................................................................64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN
PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN APEC.................................................................................................................66
3.1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN APEC.................................................................................................................66
3.1.1 Mối quan hệ của khách hàng và công ty kiểm toán ..........................................................66
3.1.2 Nâng cao đào tạo kỹ năng cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên....................67
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 6
3.1.3 Vấn đề áp dụng chương trình kiểm toán ..........................................................................67
3.2 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
APEC........................................................................................................................................68
3.2.1 Về lập kế hoạch kiểm toán................................................................................................68
3.2.2 Về thực hiện kiểm toán .....................................................................................................69
3.2.3 Về bằng chứng kiểm toán .................................................................................................71
3.2.4 Về công tác kiểm tra soát xét chất lượng kiểm toán .........................................................72
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hơn 15 năm hoạt động, ngành kiểm toán đã dần được khẳng định, và chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế xã hội. Ngành kiểm toán luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc
cung cấp các thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp và người sử dụng. Trong bối cảnh nền
kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, vai trò của hoạt động kiểm toán lại càng trở nên quan
trọng hơn. Chính vì vậy, các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam luôn phải không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ, để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mặt khác,các
công ty kiểm toán độc lập cũng luôn phải chấp hành tuân thủ các quy định pháp luật về chất
lượng kiểm toán, và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Thông tin tài chính đã được kiểm toán sẽ là những thông tin đảm bảo tính trung thực và
khách quan. Các thông tin này sẽ trở thành cơ sở quan trọng cho các cấp lãnh đạo của doanh
nghiệp ra quyết định đầu tư, quản lý kinh doanh. Đặc biệt, việc quản lý các khoản nợ phải thu,
nợ khó đòi của doanh nghiệp là một bài toán không đơn giản. Khi doanh nghiệp không quản lý
được các khoản phải thu, nợ khó đòi; thì vấn đề đặt ra là: thông tin về các khoản phải thu trên
báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp sẽ không đảm bảo tính trung thực và khách quan.
Người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ không được cung cấp những thông tin
đáng tin cậy. Chính vì vậy, cần phải có công cụ là hoạt động kiểm toán. Hoạt động kiểm toán
sẽ là yếu tố quan trọng để đảm bảo thông tin trên báo cáo tài chính trung thực và hợp lý nói
chung, và đối với khoản phải thu nói riêng.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 8
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty TNHH Kiểm toán APEC đã xây dựng quy trình
kiểm toán nói chung và chương trình kiểm toán từng phần hành nói riêng. Quy trình kiểm toán
hay chương trình kiểm toán các phần hành này được Công ty TNHH Kiểm toán APEC xây
dựng dựa trên những quy định pháp luật, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán hiện hành.
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu cũng được Công ty xây dựng thành một chương trình
kiểm toán cụ thể và chi tiết. Nhờ đó, khi tiến hành kiểm toán phần hành này, kiểm toán viên,
các trợ lý kiểm toán viên đều có những định hướng chính xác, tiến hành đầy đủ các thủ tục, có
như vậy, các kết luận về khoản phải thu đảm bảo tính trung thực, khách quan.
Từ những hiểu biết trên, em đã nhận thức được rõ vai trò của hoạt động kiểm toán,
nhận thức đúng đắn sự cần thiết của công tác kiểm toán đối với doanh nghiệp. Đồng thời, em
cũng hiểu sự ảnh hưởng của việc quản lý các khoản phải thu đến tình hình tài chính của một
doanh nghiệp. Việc quản lý khoản phải thu tác động mạnh mẽ đến việc lập ra báo cáo tài
chính, tác động lớn đến người sử dụng báo cáo tài chính. Với mong muốn tìm hiểu chi tiết và
cụ thể hơn quy trình kiểm toán khoản phải thu, kết hợp với điều kiện được thực tập thực tế tại
công ty TNHH Kiểm toán APEC, em đã lựa chọn đề tài “Quy trình kiểm toán các khoản phải
thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC” làm đề tài thực
tập tốt nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Kiểm toán APEC. Quy trình kiểm toán khoản phải thu tại đơn vị khách hàng.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 9
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về Công ty TNHH Kiểm toán APEC, tìm hiểu về quy trình kiểm toán các
khoản phải thu do Công ty tiến hành nói chung và ở thực tế tại một đơn vị khách hàng nói
riêng. Từ đó tìm hiểu cụ thể và chi tiết ưu nhược điểm của quy trình kiểm toán các khoản
phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện.
Đồng thời, xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình này.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Miêu tả quy trình chi tiết. Miêu tả cách áp dụng quy trình trong trường hợp cụ thể. Phân
tích ưu nhược điểm của quy trình. Nêu giải pháp hoàn thiện.
5. Bố cục đề tài:
Dựa trên các mục tiêu, phương pháp, và đối tượng đã được xác định như trên, trong
khuôn khổ của bài báo cáo này, em chia bố cục thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về khoản phải thu và kiểm toán và kiểm toán khoản phải
thu.
Chương 2: Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm
toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán APEC.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm
toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán APEC.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 10
CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC KHOẢN PHẢI THU:
1.1.1 Khái niệm các khoản phải thu:
Một bộ phận vốn lưu động quan trọng của các doanh nghiệp đó chính là các khoản phải
thu. Các khoản phải thu vận động không ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển rất cao. Vấn
đề đặt ra là quản lý các khoản phải thu. Chỉ khi quản lý chặt chẽ thì doanh nghiệp mới sử dụng
vốn lưu động một cách hiệu quả, bảo vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa được các hiện tượng lãng
phí và tham ô tài sản. Chính vì vậy, vấn đề quản lý các khoản phải thu luôn là bài toán không
hề đơn giản đối với các doanh nghiệp. Vậy trước tiên, cần phải hiểu khái niệm về các khoản
phải thu.
Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các khoản dịch vụ khác
chưa thanh toán cho doanh nghiệp.(*)
(*) Trích dẫn : Mục 2.4 Tr52 Giáo trình Kế toán tài chính NXB Học viện tài chính.
Theo khái niệm này, cần thiết phải quan tâm đến yếu tố sau khi nhắc đến khoản phải
thu:
- Đối tượng của khoản phải thu : Cá nhân, tổ chức đơn vị bên trong đơn vị, bên ngoài doanh
nghiệp. Cá nhân, tổ chức đơn vị bên trong đơn vị là nhân viên, cán bộ thuộc đơn vị trực thuộc,
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 11
công ty con, chi nhánh. Cá nhân, tổ chức bên ngoài đơn vị là người bán hàng, doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ, bán vật tư hàng hóa.
- Nội dung của khoản phải thu: Số tiền còn phải thu do mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và dịch
vụ.
1.1.2 Phân loại các khoản phải thu:
Việc phân loại các khoản phải thu là một yêu cầu trong kế toán các khoản phải thu.
Đồng thời, việc phân loại này rất quan trọng đối với việc hạch toán kế toán, và cả đối với kế
toán quản trị: Lãnh đạo của doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả việc phân loại, để nắm được
tình hình các loại đối tượng nợ, khoản nợ, ngắn hạn hay dài hạn, từ đó lãnh đạo của doanh
nghiệp mới có thể đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp. Đối với hoạt động kiểm toán,
việc phân loại khoản phải thu là một thủ tục mà kiểm toán viên cần phải kiểm tra và xem xét.
Như vậy, các khoản phải thu cần thiết phải được phân loại. Thông thường, có hai cách phân
loại sau: Phân loại theo đối tượng và phân loại theo thời gian.
1.1.2.1 Phân loại khoản phải thu theo đối tượng: Các khoản phải thu theo tiêu chí này được
chia thành các loại như sau:
Phải thu của khách hàng:
- Là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất
động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ.
- Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm,
hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 12
Phải thu nội bộ:
- Là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc,
hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong
Tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp
cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.
- Đối tượng phải thu là đơn vị cấp trên, hoặc đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ.
Phải thu khác:
- Là khoản phải thu ngoài phạm vi các khoản phải thu khách hàng, thu nội bộ. Các khoản thu
khác bao gồm:
• Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử
lý;
• Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) gây ra
như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường;
• Khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi;
• Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất,
kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi;
• Các khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu về phí ngân
hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác,
• Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính;
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 13
• Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước, như: Chi phí cổ phần hoá,
trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ
phần hoá,...
• Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
1.1.2.2 Phân loại khoản phải thu theo thời gian: Các khoản phải thu theo tiêu chí này được
chia thành các loại như sau:
Các khoản phải thu ngắn hạn:
- Là các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu
theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có
thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi
dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi).
Các khoản phải thu dài hạn:
- Là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, các khoản phải thu
dài hạn khác và số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc, tại thời điểm báo cáo có
thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự
phòng phải thu dài hạn khó đòi).
Thông thường, cả hai cách phân loại khoản phải thu trên cùng được áp dụng một lúc.
Doanh nghiệp phân loại chi tiết thành : Các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn, các khoản
phải thu dài hạn; các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn, phải thu nội bộ dài hạn; phải thu khác
ngắn hạn, phải thu khác dài hạn.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 14
Sơ đồ 1: Phân loại các khoản phải thu
Có thể nói, dù phân loại như thế nào, và doanh nghiệp áp dụng ra sao, thì việc phân loại
cụ thể các khoản phải thu vẫn có ý nghĩa to lớn đối với nhà quản lý trong việc kiểm tra, soát
xét, thu hồi vốn lưu động, và đưa ra quyết định phù hợp.
1.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU:
Các quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp được Nhà nước ban hành cụ thể và chi
tiết. Nhiệm vụ của kế toán viên là nắm chắc những quy định này để khi tiến hành làm kế toán
hạch toán không vi phạm các quy định trên. Riêng đối với kiểm toán viên, hiểu và nắm chắc
các quy định chế độ kế toán cũng là một yêu cầu bắt buộc. Có như vậy, kiểm toán viên mới có
thể tiến hành soát xét, kiểm tra một cách kỹ lưỡng, và đưa ra những ý kiến trung thực khách
Khoản mục
phải thu
Phân loại
theo đối
tượng
Phân loại
theo thời gian
Phải thu của kháchhàng
Phải thu nội bộ
Phải thu khác
Phải thu ngắn hạn
Phải thu dài hạn
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 15
quan. Ở nước ta, về chế độ kế toán, có hai quyết định được áp dụng, và trong hai quyết định
đó, cũng có những quy định chi tiết về các khoản phải thu.
Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC – chế
độ kế toán doanh nghiệp, ban hành ngày
20/03/2006 có quy định rõ về tài khoản các
khoản phải thu như sau:
Tài khoàn 131 – Phải thu của khách hàng;
Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ;
Tài khoản 138 – Phải thu khác;
Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc diện
doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì doanh nghiệp
cần áp dụng chế độ kế toán theo quyết định
số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
14/09/2006. Tài khoản sử dụng theo quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC như sau:
Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng
Tài khoản 138: Phải thu khác
Tài khoản 1592: Dự phòng phải thu khó đòi
Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, doanh nghiệp không sử dụng tài khoản phải thu
nội bộ, và có sự thay đổi trong sử dụng tài khoản dự phòng phải thu khó đòi. Đồng thời, từ sự
khác biệt trên dẫn đến cách lập Bảng cân đối kế toán đối với các khoản phải thu, theo từng
quyết định cũng có những điểm khác biệt. Đây cũng là những điều mà kiểm toán viên cần chú
ý khi kiểm toán các khoản phải thu đối với từng doanh nghiệp khác nhau, áp dụng từng chế độ
kế toán doanh nghiệp khác nhau.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 16
1.3 VẤN ĐỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN PHẢI THU:
Kinh tế suy thoái không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng
nợ khó đòi trong doanh nghiệp. Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, chỉ riêng
nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng năm 2008 đã vào khoảng 43.500 tỷ đồng. Nếu tính cả số
nợ giữa các doanh nghiệp với nhau thì con số nợ khó đòi còn lớn hơn nhiều lần. Vì thế, dự báo
tình hình về kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn thì nợ khó đòi sẽ trở thành mối lo hàng đầu đối với
doanh nghiệp. Nợ khó đòi có thể đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản, ngân hàng mất tài sản và
quan trọng hơn là nợ khó đòi gây ra xáo trộn trong nền kinh tế. Vậy, xử lý nợ khó đòi như thế
nào là bài toán không dễ, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn và có nhiều biến động. Tuy
nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp có thể khắc phục tình trạng nợ khó đòi nếu thực hiện
trích lập dự phòng. Đây là phương cách đầu tiên doanh nghiệp cần nghĩ tới khi có phát sinh
những khoản nợ xấu, nợ khó đòi.
Khi phát sinh các khoản phải thu khó đòi, công ty phải tiến hành trích lập dự phòng. Về
cơ bản, trích lập dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp khoản lỗ do không thu được nợ, ngăn
chặn nợ xấu có thể xuất hiện. Nguyên tắc để trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi đã
được quy định cụ thể trong thông tư số 13/2006/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày
27/02/2006. Thế nhưng, cho đến nay, rất ít doanh nghiệp tiến hành trích lập dự phòng các
khoản phải thu, vì điều này sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Tuy nhiên, trích
lập dự phòng các khoản phải thu vẫn luôn là việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm để quản lý nợ
xấu.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 17
Thông tư số 13/2006/TT-BTC: “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản
phẩm, hàng hoá , công trình xây lắp tại doanh nghiệp.” Thông tư có quy định những vấn đề
liên quan đến cách hạch toán, tính toán trích lập khoản dự phòng nợ khó đòi như sau:
Đối tượng và điều kiện:
Nợ khó đòi là các khoản nợ phải thu đảm bảo điều kiện sau:
- Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay, cam kết nợ
khác.
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng đối tượng phải thu đã lâm vào tình trạng phá
sản, hoặc giải thể, hoặc mất tích, bị truy tố...
- Nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi là nợ không có khả năng thu hồi.
Phương pháp lập dự phòng:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
Bảng 1: Phương pháp trích lập khoản nợ phải thu quá hạn
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 18
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá
sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật
truy tố thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ
khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý
của doanh nghiệp.
Cách xử lý khoản dự phòng: Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh
nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định.
- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp
không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh
nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì
doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.
Cách xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi: Tổn thất thực tế của từng khoản nợ
không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu
hồi được. Khoản tiền đã thu hồi được là do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản
của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan
có thẩm quyền khác.
- Doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có)
để bù đắp giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 19
- Phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
- Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi
nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng
trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có
các biện pháp để thu hồi nợ.
Trên đây là những điều cơ bản nhất đối với kiểm toán viên cần phải nắm bắt về kế toán
khoản phải thu khi tiến hành kiểm toán các khoản phải thu: khái niệm khoản phải thu, tài
khoản, phân loại, cách trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi, cũng như cách xử lý
chúng. Dựa trên những kiến thức đó, kết hợp các thủ tục chương trình cụ thể, kiểm toán viên
sẽ tiến hành kiểm toán các khoản phải thu một cách thuận tiện nhất, đầy đủ thủ tục, và có thể
đưa ra các kết luận trung thực khách quan.
1.4 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC
A. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
Thông thường, trình tự cơ bản của một cuộc kiểm toán được thực hiện như sau:
Sơ đồ 2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Lập kế hoạch
kiểm toán Thực hiện
kiểm toán
Kết thúc kiểm
toán
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 20
I. Lập kế hoạch kiểm toán :
Chuẩn mực số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” được xây dựng dựa trên các chuẩn mục
kiểm toán quốc tế, có quy định các yêu cầu thống nhất về việc lập kế hoạch kiểm toán báo cáo
tài chính. Lập kế hoạch kiểm toán là việc soạn thảo chiến lược chung, cách tiếp cận chi tiết cụ
thể tới đặc điểm , lịch trình, và phạm vi cuộc kiểm toán như đã dự kiến. Công ty kiểm toán và
các kiểm toán viên nhất thiết phải tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, để việc kiểm tra soát xét
được tiến hành một cách hiệu quả.
P
Sơ đồ 3: Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế
hoạch
kiểm
toán
Tìm hiểu khách hàng và đánh
giá rủi ro
Xây dựng kế hoạch kiểm
toán
Thông tin về
khách hàng
Hợp đồng
kiểm toán
KH chiến lược,
KH tổng thể,
Chương trình
kiểm toán.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 21
1. Tìm hiểu khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro:
1.1 Thu thập thông tin về khách hàng:
Mục đích của công việc trước khi kiểm toán là thực hiện các thủ tục nhằm đạt được sự
hiểu biết khái quát về hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của
khách hàng. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên đánh giá sơ bộ các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm
soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và Báo cáo tài chính của khách hàng. Từ đó, sẽ tiến
hành lập hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng.
Việc thu thập thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán là một phần quan trọng
trong việc lập kế hoạch kiểm toán, giúp cho kiểm toán viên làm rõ được các sự kiện, các
nghiệp vụ và các đặc điểm khác có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mực số 310 “ Hiểu biết về tình hình hình kinh doanh”, những nội dung cụ
thể kiểm toán viên phải hiểu biết khái quát về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
bao gồm:
A- Hiểu biết chung về nền kinh tế:
- Mức độ phát triển chung của nền kinh tế: Suy thoái, tăng trưởng kinh tế;
- Các tỷ lệ lãi suất và khả năng tài chính của các nguồn lực;
- Mức độ lạm phát và giá trị đơn vị tiền tệ;
- Các chính sách của Chính phủ:
+ Chính sách tiền tệ, ngân hàng (Ví dụ: Mức lãi suất, tỉ giá hối đoái, hạn mức tín dụng,...)
+ Chính sách tài chính;
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 22
+ Chính sách thuế (Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng; thuế xuất nhập khẩu; thuế thu nhập
doanh nghiệp,...);
+ Chính sách khuyến khích đầu tư (Ví dụ: Các chương trình trợ giúp của Chính phủ,...).
- Chính sách liên quan đến ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ.
B- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán:
- Các yêu cầu về môi trường và các vấn đề liên quan;
- Thị trường và cạnh tranh;
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh (liên tục hay theo thời vụ);
- Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh;
- Rủi ro kinh doanh;
- Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh;
- Các điều kiện bất lợi (Ví dụ: Cung, cầu tăng hoặc giảm, giá cả cạnh tranh,...);
- Các chỉ số kinh tế trong ngành;
C- Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán:
1- Các đặc điểm về cơ cấu và quản lý:
- Hội đồng quản trị, ban giám đốc: số lượng, thành phần, phân cấp phân quyên; các
cuộc họp, phạm vi hoạt động;
- Các chủ sở hữu vốn và các bên liên quan;
- Cơ cấu vốn;
- Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh; Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý;
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 23
- Các mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược;
- Các nguồn và biện pháp tài chính;
- Chức năng và chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ (nếu có);
- Quan niệm và thái độ của Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Công ty kiểm toán và kiểm toán viên các năm trước.
2- Tình hình kinh doanh của đơn vị:
- Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng;
- Các vấn đề về nhân lực;
- Sản phẩm, dịch vụ và thị trường (Ví dụ: Các khách hàng và hợp đồng chính, các điều
khoản về thanh toán, tỷ lệ lợi nhuận gộp, phần thị trường chiếm lĩnh, các đối thủ cạnh
tranh, xuất khẩu, các chính sách giá cả, danh tiếng các mặt hàng, bảo hành, đơn đặt
hàng, xu hướng, chiến lược và mục tiêu tiếp thị, quy trình sản xuất,...);
- Các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan trọng (Ví dụ: Các hợp đồng dài hạn, mức
độ ổn định của nhà cung cấp, các điều kiện thanh toán, các hình thức nhập khẩu, các
hình thức cung ứng,...);
- Các khoản chi phí liên quan hoạt động kinh doanh
- Các tài sản, công nợ, nghiệp vụ bằng ngoại tệ ;
- Luật pháp và các quy định có ảnh hưởng lớn đến đơn vị được kiểm toán;
3- Khả năng tài chính :
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 24
Các nhân tố liên quan đến tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của đơn vị được kiểm
toán; Các tỷ suất quan trọng và số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh; Xu hướng biến động
của kết quả tài chính.
4- Môi trường lập báo cáo: Các tác động khách quan có ảnh hưởng đến Giám đốc (hoặc
người đứng đầu) đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính
5- Yếu tố luật pháp:
- Các yêu cầu về văn bản pháp luật;
- Các yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán;
- Những người sử dụng báo cáo tài chính.
1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ:
Theo chuẩn mực số 400 “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” , Hệ thống kiểm soát nội
bộ : Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng ,
nhằm bảo đảm bảo độ tin cậy hợp lý trên mọi khía cạnh của báo cáo tài chính; đảm bảo sự hiệu
quả của các nghiệp vụ kinh tế; và đảm bảo hoạt động kinh doanh của đơn vị tuân thủ pháp luật
và các quy định. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán
và các thủ tục kiểm soát.
• Kiểm toán viên phải hiểu biết về môi trường kiểm soát của đơn vị để đánh giá nhận thức,
quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đối
với hệ thống kiểm soát nội bộ.
• Kiểm toán viên phải hiểu biết về hệ thống kế toán và việc thực hiện công việc kế toán của
đơn vị để xác định được:
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 25
- Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu;
- Nguồn gốc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu;
- Tổ chức bộ máy kế toán;
- Tổ chức công việc kế toán, gồm: Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế
toán và hệ thống báo cáo tài chính;
- Quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinh đến khi
lập và trình bày báo cáo tài chính.
• Kiểm toán viên phải hiểu biết các thủ tục kiểm soát của đơn vị để xây dựng kế hoạch kiểm
toán tổng thể và chương trình kiểm toán. Kiểm toán viên dựa vào hiểu biết của mình về môi
trường kiểm soát để xác định những thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thiết lập và những thủ
tục còn thiếu, cần thiết phải bổ sung thêm.
Các thủ tục kiểm soát chủ yếu bao gồm:
- Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị;
- Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán;
- Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học;
- Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;
- Kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán;
- Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài;
- So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán;
- Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài liệu kế toán;
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 26
- Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch.
1.3 Đánh giá về trọng yếu và rủi ro:
Theo chuẩn mực số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” , dựa trên những hiểu
biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Kiểm toán viên và công
ty kiểm toán phải để kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu
quả, và phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số
dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
Kiểm toán viên phải sử dụng những xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro
kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm hiểu biết về tình hình hoạt động của đơn vị
được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ.
2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán:
Trên cơ sở những hiểu biết và đánh giá trên, tiến hành tập trung vào việc đánh giá rủi ro
chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu trên Báo cáo tài chính của khách hàng và
lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch kiểm toán được xây dựng trên cơ sở đánh giá điểm
mạnh, yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá rủi ro và phân tích tổng quát tình hình, đặc
điểm của đơn vị. Kế hoạch kiểm toán được lập bởi các kiểm toán viên có kinh nghiệm, được
soát xét qua hai cấp là chủ nhiệm kiểm toán và thành viên Ban giám đốc trực tiếp phụ trách
cuộc kiểm toán.
2.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 27
Theo chuẩn mực số 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán”, kiểm toán viên nhất thiết phải lập
bằng văn bản kế hoạch kiểm toán tổng thể. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế
hoạch chiến lựơc và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến
của các thủ tục kiểm toán. Khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên cần phải đề cập
đến những vấn đề sau:
- Tình hình về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
- Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của kiểm toán viên
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán
- Sự phối hợp, chỉ đạo , giám sát và kiểm tra
2.2 Lập chương trình kiểm toán:
Theo chuẩn mực số 300, Kiểm toán viên nhất thiết phải lập chương trình kiểm toán
bằng văn bản, xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán theo như kế
hoạch đã lập. Chương trình kiểm toán được coi là công cụ chỉ dẫn cho kiểm toán viên thực
hiện công việc kiểm toán, đồng thời Chương trình kiểm toán cũng là công cụ để kiểm soát,
kiểm tra việc thực hiện tuân thủ các công việc kiểm toán.
II. Thực hiện kiểm toán:
Đây là quá trình sử dụng các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản để xác minh các
thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính. Việc thực hiện kiểm toán bao gồm các bước sau:
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 28
Sơ đồ 4:Thực hiện kiểm toán
1. Thử nghiệm kiểm soát:
Theo chuẩn mực số 500 “ Bằng chứng kiểm toán” , Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ
thống kiểm soát) : Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp
và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kiểm toán viênn có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán thông qua việc tiến hành thử
nghiệm kiểm soát. Các bằng chứng kiểm toán này liên quan đến hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ.
Để thu thập được các bằng chứng kiểm toán thông qua áp dụng thử nghiệm kiểm soát,
kiểm toán viên cần phải xem xét tính đầy đủ và thích hợp các các bằng chứng đó, nhằm mục
đích chấp nhận những đánh giá về mức độ rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bô.
Thực
hiện
kiểm
toán
Thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm cơ bản
Bằng chứng
kiểm toán
Thủ tục phân tích
tổng hợp
Thủ tục kiểm tra chi
tiết
Đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ
Sai sót trọng
yếu ảnh
hưởng đến
BCTC
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 29
Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng kiểm toán từ phạm vi đánh giá hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ về các phương diện sau:
- Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế sao cho có khả
năng ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trọng yếu;
- Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ tồn tại và hoạt động
một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.
Khi xem xét các thủ tục kiểm soát, phải xem các thủ tục này có được xây dựng trên cơ
sở nguyên tắc cơ bản, như: chế độ thủ trưởng, nguyên tắc phân công, phân nhiệm, nguyên tắc
tách biệt về trách nhiệm, nguyên tắc phân cấp, uỷ quyền,...
Thông qua tiến hành thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định xem: hệ thống
kiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm
soát hay không. Nếu có thay đổi lớn, thì kiểm toán viên phải xem xét lại mức độ rủi ro kiểm
soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến.
2. Thử nghiệm cơ bản:
Theo chuẩn mực số 500, Thử nghiệm cơ bản được tiền hành nhằm mục đích thu thập
bằng chứng kiểm toán liên quan đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính .Thử
nghiệm cơ bản thường ở dạng sau :
• Thủ tục kiểm tra chi tiết để đánh giá tính đúng đắn phản anhs trong các nghiệp vụ và
số dư của các tài khoản kế toán.
• Các thủ tục phân tích tổng hợp.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 30
Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên phải xem
xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các
bằng chứng thu được từ thử nghiệm kiểm soát nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài
chính.
2.1 Thủ tục phân tích tổng hợp:
Việc tiến hành các thủ tục phân tích tổng hợp giúp kiểm toán viên xác định được nội
dung cơ bản của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung, và đối với phần hành phải thu
nói riêng. Thủ tục phân tích tổng hợp hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xác định mức độ, phạm
vi và thời gian áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Theo chuẩn mực số 520 về “ Quy trình phân tích”, Thủ tục phân tích tổng hợp gồm hai loại:
• Phân tích ngang: phân tích dựa trên việc so sánh các trị số cùng một chỉ tiêu BCTC
• Phân tích dọc: Phân tích dựa trên cơ sở so sánh tương quan của các chỉ tiêu khác nhau trên
BCTC . Ví dụ: hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất sinh lời..
2.2 Thủ tục phân tích chi tiết:
Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm toán từng khoản
mục, nghiệp vụ. Việc kiểm tra chi tiết thường bám sát vào chương trình kiểm toán: thu thập
bằng chứng về sai phạm trọng yếu, kiểm tra khoản mục tổng thể, kiểm tra khoản mục chi tiết,
sử dụng các phương pháp kỹ thuật để kiểm tra, xử lý nếu có chênh lệch kiểm toán.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 31
III. Kết thúc kiểm toán:
Là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để kiểm
toán viên hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Công việc cụ thể như sau:
• Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối khẳng định các thông tin trên báo cáo tài chính
là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng
trong năm tài chính;
• Phân tích soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán;
• Tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành để lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý;
• Trao đổi với khách hàng về Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
B.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH.
Khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chinh, kiểm toán viên lần lượt tiến hành các thủ tục.
Tuy nhiên, khi kiểm toán phần hành, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán chỉ đối
với khoản mục tách biệt đó. Kiểm toán các khoản phải thu cũng như vậy. Trong khuôn khổ
bài có giới hạn, em tập trung đi sâu vào các vấn đề quan trọng khi kiểm toán viên tiến hành
kiểm toán khoản phải thu, cụ thể như sau:
- Xác định mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với các khoản phải thu
- Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 32
- Đánh giá rủi ro đối với khoản phải thu
- Tài liệu về khoản phải thu cần thu thập
- Chương trình kiểm toán khoản phải thu
+ Thủ tục phân tích tổng hợp
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết
1. Mục tiêu chi tiết đối với kiểm toán các khoản phải thu:
Bảng 2: Mục tiêu đối với kiểm toán các khoản phải thu
Mục tiêu kiểm
toán chung
Mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với khoản phải thu
Hiện hữu
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại,
có thực, vào thời điểm lập báo cáo.
Quyền và nghĩa
vụ:
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền
sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Phát sinh
Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên
quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét
Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu đều
được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 33
Đánh giá
Một khoản phải thu được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được thừa nhận)
Chính xác
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu đều phải được
ghi chép theo đúng giá trị của nó, được ghi nhận đúng niên độ, đúng
khoản mục, đúng đối tượng, đúng tài khoản và đúng về toán học.
Trình bày và
công bố
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu được phân loại,
diễn đạt, và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
2. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu:
2.1 Môi trường kiểm soát:
Vấn đề cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu:
- Chính sách thủ tục liên quan đến công nợ phải thu
- Chính sách bán chịu: sự phê duyệt, đối tượng khách hàng, giá trị nợ, thời gian nợ
- Thủ tục chứng minh việc phát sinh các khoản nợ phải thu. Chứng từ liên quan khoản phải thu
có hợp pháp, hợp lệ
- Quy định định mức khoản bán chịu.
2.2 Hệ thống kế toán: Vấn đề cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu:
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 34
- Bộ máy kế toán của đơn vị khách hàng đối với khoản phải thu
- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải
thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.
- Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi
hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu
khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
- Kế toán thực hiện việc tổ chức kế toán: mở sổ, ghi sổ, khóa sổ để theo dõi công nợ phải thu.
- Kế toán các khoản phải thu phát sinh sau ngày khóa sổ.
2.3 Thủ tục kiểm soát:
- Phê duyệt chứng từ liên quan công nợ phải thu.
- Việc thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng.
- Việc đối chiếu số liệu sổ kế toán chi tiết với sổ tổng hợp.
- Việc tiến hành các thủ tục kiểm soát đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biên bản ghi chép, biên bản xử lý (nếu có).
3. Đánh giá rủi ro đối với các khoản phải thu:
Đối với các khoản phải thu, các rủi ro có thể xảy ra như sau:
- Rủi ro trong trình bày, phân loại các khoản phải thu : sai đối tượng thu nợ, sai thời hạn, sai
giá trị nợ phải thu.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 35
- Trích lập dự phòng sai quy định kế toán
- Sai phạm do kế toán hạch toán : hạch toán sai tài khoản, sai nội dung, sai giá trị, không hạch
toán các khoản phát sinh sau ngày khóa sổ, hạch toán sai kỳ...
- Chứng từ liên quan không đủ hợp lý, hợp lệ để xét là khoản phải thu.
4. Tài liệu thông tin cần thu thập:
Đối với khoản phải thu, cần thiết phải có các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính năm trước, năm nay
- Báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có)
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản, sổ tổng hợp, sổ cái, nhật ký chung ( chứng từ ghi sổ)
- Bảng kê chi tiết đối tượng công nợ
- Bảng phân tích tuổi nợ
- Biên bản xác nhận số dư công nợ
5. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu:
5.1 Thủ tục phân tích tổng hợp:
Đối với các khoản phải thu, khi kiểm toán, kiểm toán viên cũng tiến hành hai bước này. Cụ
thể như sau:
• Phân tích ngang:
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 36
Thủ tục tổng hợp - phân tích ngang Mục tiêu
So sánh số liệu về các khoản phải thu kỳ này
với số liệu kỳ trước; hoặc so sánh số liệu giữa
các kỳ với nhau.
Xác định được biến động bất thường
So sánh số liệu về khoản phải thu thực tế phát
sinh với số liệu dự toán, với định mức kế
hoạch của đơn vị, hoặc với số liệu ước tính của
kiểm toán viên.
Xác định sự biến động, sự bất thường, vượt
quá kế hoạch, hay thấp hơn kế hoạch.
So sánh số liệu của đơn vị với số liệu của
ngành (nếu có)
Xác định nếu đơn vị có những số liệu quá khác
biệt, bất thường so với số liệu chung của ngành
Bảng 3: Thủ tục phân tích tổng hợp các khoản phải thu
• Phân tích dọc :
Đối với các khoản phải thu, thủ tục tổng hợp phân tích theo chiều dọc cụ thể như sau:
So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước (toàn
bộ các khách hàng và từng khách hàng), nếu có biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về
nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh
toán của khách hàng...).
5.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết:
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 37
Khoản phải thu phát sinh đối với một doanh nghiệp cần phải được kiểm soát, để doanh
nghiệp có thể thu được tiền. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải theo dõi thường xuyên, theo dõi
từng đối tượng công nợ, theo dõi từng khoản phải thu dựa trên thời hạn. Do đó, khi kiểm toán
các khoản phải thu, kỹ thuật phương pháp được áp dụng triệt để chính là phương pháp chọn
mẫu và xác nhận; nhằm khẳng định quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán một cách
rõ ràng và sòng phẳng.
Các thủ tục kiểm tra chi tiết có thể được áp dụng như sau:
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 38
Bảng 4: Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản phải thu
Mục tiêu
chung
Mục tiêu cụ thể đối
với khoản phải thu
Phương pháp
áp dụng
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Hiện hữu Mọi khoản phải thu
phản ánh trên báo
cáo tài chính thực tế
phải tồn tại, có thực,
vào thời điểm lập
báo cáo.
Xác nhận - Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản đối tượng công nợ.
- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường
xuyên hoặc các khách hàng có số dư vượt quá .... (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá ...
(theo tuổi nợ).
- Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản
phải thu. Nếu có chênh lệch phải tìm lời giải thích.
- Nếu khoản phải thu không được xác nhận, thì tiến hành kiểm tra chi tiết khoản đó
bằng thủ tục thay thế.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 39
Quyền và
nghĩa vụ
Mọi khoản phải thu
phản ánh trên báo
cáo tài chính đơn vị
phải có quyền sở
hữu tại thời điểm lập
báo cáo tài chính.
Xác nhận
Xác minh tài
liệu
Chọn mẫu
- Việc gửi xác nhận cũng đã là cách thức để xác nhận quyền, nghĩa vụ thanh toán giữa
người mua, người bán.
- Xem xét chứng từ, hợp đồng, thỏa thuận bán hàng có đầy đủ yếu tố pháp lý, để xác
nhận các khoản phải thu là của đơn vị hay không.
Phát sinh Một nghiệp vụ hay
một sự kiện đã ghi
chép thì phải đã xảy
ra và có liên quan
đến đơn vị trong
thời kỳ xem xét.
Chọn mẫu
Xác minh số
liệu
- Xem sổ kế toán để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất
thường...).
- Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao dịch này, xác định giá trị, xem
xét yếu tố pháp lý..., và chỉ ra những điểm bất hợp lý, ảnh hưởng của nó.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 40
Đầy đủ Mọi nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến
các khoản công nợ
phải thu đều được
phản ánh trên sổ
sách kế toán một
cách đầy đủ.
Tính toán
Xác nhận
- Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa
thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng không có
khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận.
- Từ sổ chi tiết, kiểm tra một số số dư lớn có giá trị .... đối chiếu với các hợp đồng,
thỏa thuận bán hàng, đối chiếu lại với sổ tổng hợp, để xác định mọi khoản phải thu
đều hạch toán đầy đủ.
Đánh giá Một khoản phải thu
được ghi chép theo
giá trị thích hợp trên
cơ sở chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện
Tính toán
Chọn mẫu
Xác minh số
liệu
- Thu thập bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự
phòng trên tổng số dư các khoản phải thu. -> Đánh giá khả năng thu hồi của các công
nợ.
- Xem xét việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp. Số trích lập có
phù hợp với số phải thu hay không, có trích lập đúng theo quy định hay không.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 41
hành ( hoặc được
thừa nhận).
- Quy định về trích
lập dự phòng
- Quy định về đánh
giá khoản phải thu
có gốc ngoại tệ
- Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản
công nợ.
- Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Xác định chênh
lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư.
Chính
xác
Mọi nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến
công nợ phải thu đều
phải được ghi chép
theo đúng giá trị của
Đối chiếu số
liệu -> chính
xác về niên
độ.
- Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, để xác định viêc
kết chuyển số liệu.
- Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối chiếu công nợ tại thời
điểm khoá sổ (nếu có).
- Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 42
nó, được ghi nhận
đúng niên độ, đúng
khoản mục, đúng đối
tượng, đúng tài
khoản và đúng về
toán học.
thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ.
Đối chiếu số
liệu, chọn
mẫu -> tính
chính xác cơ
học
- Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công
nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong
kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với
số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và BCTC -> Mọi số liệu bảng tổng
hợp chi tiết công nợ khớp với số liệu trên sổ tổng hợp công nợ, và trên BCTC.
- Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng ... (phát sinh lớn, bất thường, số dư lớn...), kiểm tra
các định khoản trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm
bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác.
Trình bày
và công
bố
Các nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến
công nợ phải thu
- Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán.
- Kiểm tra viêc phân loại khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn; phân loại phải thu khách
hàng, nội bộ , phải thu khác có đúng theo quy định.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 43
được phân loại, diễn
đạt, và công bố phù
hợp với chuẩn mực
và chế độ kế toán
hiện hành.
- Kiểm tra các chứng từ liên quan có theo mẫu qui định, có đầy đủ yếu tố pháp lý, hợp
lệ.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 44
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC:
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán APEC:
Công ty TNHH Kiểm toán APEC (tên viết tắt APEC.AUDIT) được thành lập năm 2003
(tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Nam Việt), Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0102007554 ngày 07/01/2003.
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán APEC
Tên viết tắt: APEC.AUDIT
Lĩnh vực kinh doanh: Kiểm toán và thực hiện các dịch vụ tư vấn khác về tài chính, kế toán.
Chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Dương Đình Ngọc
Giám đốc : Ông Vũ Mạnh Hà
Địa chỉ trụ sở chính: P408 Nhà 17T4 Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính – Phường Nhân
Chính, Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: (04) 6281 8138 - Fax: (04) 6281 8139
Chất lượng dịch vụ, sự nhiệt tình, phong cách chuyên nghiệp và chi phí dịch vụ hợp lý
là những yếu tố cơ bản vun đắp niềm tin và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững giữa Công
ty với khách hàng. Vì vậy Công ty luôn xác định rằng : “APEC.AUDIT - đối tác tin cậy,
chuyên nghiệp”.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 45
Mục tiêu hoạt động của Công ty là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin
đáng tin cậy, giúp khách hàng đưa ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế có hiệu quả.
Hơn thế nữa, với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, với sự tận tình trong công việc, với
sự thông thạo nghiệp vụ và am hiểu các yêu cầu, các khó khăn mà khách hàng gặp phải trong
hoạt động kinh doanh; Công ty hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề vướng mắc một
cách có hiệu quả.
Sau 05 năm xây dựng, củng cố và phát triển từ 2003 đến nay, APEC.AUDIT đã tạo
dựng được cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững, trên nền tảng đội ngũ kiểm toán viên,
chuyên gia tư vấn có trình độ, kinh nghiệm, phong cách chuyên nghiệp, quy trình kiểm toán, tư
vấn và hệ thống kiểm soát chất lượng tốt, cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn, chính
sách nhân sự hợp lý và chính sách khách hàng thoả đáng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC:
Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC bao gồm: Hội đồng
thành viên Công ty, Ban Giám đốc, Trưởng Phòng các phòng ban.
Hội đồng thành viên quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Ban
Giám đốc, và các Trưởng Phòng.Trình tự và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trên
thực hiện theo đúng quy chế hoạt động của công ty.
Các vị trí và chức danh khác do Ban Giám đốc Công ty quyết định. Bốn phòng ban cơ
bản có Trưởng Phòng phụ trách và chịu trách nhiệm với mọi hoạt động và kết quả công việc
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 46
của Phòng. Đồng thời các Phòng ban cũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các cấp lãnh đạo như
Phó Giám đóc, Giám đốc, hay Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty.
Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC
2.1.2.1 Phòng Hành chính:
Phòng Hành chính là phòng chức năng của Công ty, có chức năng tham mưu và giúp
Ban Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác văn phòng, hành chính; công tác
đảm bảo an ninh, an toàn, lễ tân, đối ngoại, pháp chế và hoạt động của các đoàn thể trong
HỘI ĐỒNG THÀNH
VIÊN
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
Hành
chính
Phòng
Xây
dựng cơ
bản
Phòng
Báo cáo
tài
chính
Phòng
Tư vấn
Phòng
Kế toán
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 47
Công ty. Tổ chức bộ máy Phòng Hành chính gồm: Trưởng phòng, nhân viên hành chính, lễ
tân, lái xe.
2.1.2.2 Phòng Kế toán
Phòng Kế toán là phòng chức năng của Công ty, có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc
Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính và quản lý tài sản, vật tư của Công ty
theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật Nhà nước. Tổ chức bộ máy của phòng Tài chính –
Kế toán gồm: Kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ.
-Xây dựng và theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
- Thống kê, lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ và thời gian quy định.
- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty về tình
hình sử dụng vật tư, tiền vốn và các chi phí.
- Thanh toán lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và các chi phí khác theo đúng chế độ, chính
sách của Nhà nước và quy định của Công ty cho các đơn vị và cá nhân.
- Quản lý tài sản cố định và vật tư rẻ tiền mau hỏng của Công ty; tổ chức kiểm kê tài sản định
kỳ và bất thường.
- Tính thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức bảo quản và lưu trữ các chứng từ kế toán theo đúng quy định của pháp luật và của
Công ty.
2.1.2.3 Phòng Báo cáo tài chính
Phòng Báo cáo tài chính là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 48
Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán (trừ kiểm toán quyết toán
vốn đầu tư), định giá doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật và quy định tại Giấy
phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của Phòng Báo cáo tài chính gồm có:
Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán viên.
- Tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán và định giá doanh nghiệp theo hợp đồng do Ban Giám
đốc chỉ định. Lập và phát hành các báo cáo kiểm toán, báo cáo định giá doanh nghiệp và thư
quản lý (nếu có).
- Chuẩn bị File hồ sơ làm việc cho các cuộc kiểm toán, tư vấn.
2.1.3.4 Phòng Tư vấn
Phòng Tư vấn là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp Ban Giám đốc
Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn cổ phần hóa...cho
doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật và quy định tại Giấy phép đăng ký kinh doanh
của Công ty. Tổ chức bộ máy của Phòng Tư vấn gồm có: Trưởng phòng, các Phó trưởng
phòng, các nhân viên.
2.1.2.5 Phòng Xây dựng cơ bản :
Phòng Xây dựng cơ bản là một trong ba bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng
giúp Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư
Xây dựng cơ bản hoàn thành, tư vấn về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đúng theo quy định
của Pháp luật và quy định tại Giấp phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 49
Bộ phận Kiểm toán vốn đầu tư gồm có: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Kỹ thuật viên và
các trợ lý kiểm toán viên.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC:
Với quan điểm phát triển "Kết tinh giá trị, vun đắp niềm tin", Công ty TNHH Kiểm toán
APEC đang tạo dựng giá trị doanh nghiệp, thương hiệu, hình ảnh APEC.AUDIT qua từng
ngày, từng công việc cụ thể, bằng lao động nghiêm túc, sáng tạo, nỗ lực của tất cả các thành
viên trong Công ty, được kết tinh trong chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Các dịch
vụ của Công ty cung cấp có thể được mô ta theo hình sau:
Sơ đồ 6: Hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC
Kiểm toán BCTC Kế toán
Tư vấn thuế, tài
chình, quản trị
Kiểm toán quyết
toán vốn đầu tư
hoàn thành
Thẩm định
tài sản
Các dịch vụ
chuyên ngành
của APEC
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 50
Trong các dịch vụ kể trên, dịch vụ chủ yếu khách hàng sử dụng là kiểm toán BCTC, kiểm toán
quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và các dịch vụ tư vấn tài chính.
Kiểm toán Báo cáo tài chính:
Công việc kiểm toán Báo cáo tài chính sẽ bao gồm những nội dung chính sau:
- Kiểm toán việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam và các
quy định về kế toán có liên quan trong lập và trình bày Báo cáo tài chính;
- Kiểm toán chính sách kế toán đơn vị lựa chọn, áp dụng so với quy định của từng chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán hiện hành trong trình bày Báo cáo tài chính;
- Kiểm toán các ước tính kế toán Công ty đã thực hiện khi lập Báo cáo tài chính;
- Kiểm toán việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên Báo cáo tài chính.
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
Công việc kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành sẽ bao gồm những nội dung chính sau:
(1). Kiểm toán hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư
(2). Kiểm toán nguồn vốn đầu tư
(3). Kiểm toán chi phí đầu tư
(4). Kiểm toán khối lượng thiết bị hoàn thành
(5). Kiểm toán các khoản chi phí khác
(6). Kiểm toán chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản bàn giao
(7). Kiểm toán giá trị tài sản bàn giao
(8). Kiểm toán tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 51
Tư vấn tài chính:
Công việc Tư vấn tài chính sẽ bao gồm những nội dung chính sau:
(1). Tư vấn quản trị doanh nghiệp
- Tư vấn xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh;
- Tư vấn thiết lập và vận hành tổ chức bộ máy, quy chế quy trình hoạt động của công ty;
- Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ;
- Tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn thiết lập hệ thống kế toán;
- Tư vấn quản trị chất lượng;
- Tư vấn quản trị nhân sự;
- Tư vấn quản trị thương hiệu, marketing.
(2). Tư vấn cổ phần hoá
(3). Tư vấn chuyển đổi, thành lập doanh nghiệp
(4). Tư vấn xây dựng lộ trình và hoàn thiện các điều kiện niêm yết chứng khoán
(5). Tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tăng vốn
(6). Tư vấn thuế
(7). Tư vấn dịch vụ kế toán
Hoạt động kiểm toán, tư vấn của APEC.AUDIT luôn được thực hiện theo quy trình phù
hợp với chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận, bảo đảm kiểm soát được hoạt động kiểm
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 52
toán, tư vấn và chất lượng của dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hệ thống quy trình này cũng
luôn được cập nhật, cải tiến, hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của ngành kiểm toán.
2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI MỘT ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG:
Trong khuôn khổ bài có giới hạn, em xin tập trung vào tiến trình kiểm toán các khoản
phải thu tại một đơn vị cụ thể, vì vậy trình tự các bước như công việc trước khi kiểm toán, lập
kế hoạch ban đầu có thể được rút gọn. Kết hợp với những kiến thức thu được trong quá trình
thực tập, em xin trình bày cụ thể quy trình kiểm toán các khoản phải thu tại một đơn vị khách
hàng của Công ty TNHH Kiểm toán APEC như sau:
- Tìm hiểu thông tin về đơn vị được kiểm toán
- Tài liệu thông tin thu thập
- Hệ thống kiểm soát nội bộ
- Thủ tục phân tích tổng hợp
- Thủ tục kiểm tra chi tiết
2.2.1. Tìm hiểu thông tin về khách hàng:
- Khách hàng: Đơn vị A trực thuộc của Tổng Công ty B – kiểm toán năm thứ 2
- Đặc điểm hoạt động: Đầu tư, quản lý, khai thác và kinh doanh cơ sở hạ tầng theo các dự án
được phê duyệt.
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 53
- Kỳ kế toán : từ 01/01/2008 đến 31/12/2008
- Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị: Nhật ký chung
- Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm chung với tổng Công ty.
- Các sổ kế toán áp dụng:các sổ kế toán được mở để theo dõi phải thu gồm : sổ cái, sổ chi tiết
công nợ ( mở cho từng tài khoản).
2.2.2. Tài liệu thông tin thu thập:
TỔNG CÔNG TY B Mẫu số B01-DN
ĐƠN VỊ A (Ban hành theo QĐ
số 15/2006/QĐ-BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/2008
Đơn vị: Đồng
TÀI SẢN Mã
Thuyết
minh 31/12/2008 1/1/2008
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 12,974,157,452 200,085,379,668
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 176,813,481 705,072,211
1. Tiền 111 V.01 176,813,481 705,072,211
Tiền mặt tại quỹ 78,535,229 310,876,531
Tiền gửi ngân hàng 98,278,252 394,195,680
2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 0 4,064,690,478
1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 4,064,690,478
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán
đầu tư ngắn hạn (*)
129
III. Các khoản phải thu 130 12,776,991,071 195,278,616,979
1. Phải thu của khách hàng 131 5,113,300,968 115,000,000
2. Trả trước cho người bán 132 0 0
3. Phải thu nội bộ 133 0 0
4. Phải thu theo tiến độ HĐXD 134 0 0
5. Các khoản phải thu khác 138 V.03 7,663,690,103 195,163,616,979
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 0 0
IV. Hàng tồn kho 140 0 0
1. Hàng tồn kho 141 V.04 0 0
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 54
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 20,352,900 37,000,000
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 18,000,000 37,000,000
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 2,352,900 0
3. Thuế và các khỏan khác phải thu Nhà Nước 154 V.05 0 0
4. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 0
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 104,381,536 168,267,866
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0
3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 0 0
4. Phải thu dài hạn khác 218 0 0
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0 0
II. Tài sản cố định 220 104,381,536 168,267,866
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 104,381,536 168,267,866
- Nguyên giá 222 989,755,730 989,755,730
- Giá trị hao mòn lũy kế 223 (885,374,194) (821,487,864)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 0 0
- Nguyên giá 225 0 0
- Giá trị hao mòn lũy kế 226 0 0
3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 0 0
- Nguyên giá 228 0 0
- Giá trị hao mòn lũy kế 229 0 0
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 0 0
III. Bất động sản đầu tư 240 0 0
- Nguyên giá 241 V.12 0 0
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 0 0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0
1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0
3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0 0
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài
hạn (*) 259
0 0
V. Tài sản dài hạn khác 260 287,276,507,222 82,890,620,784
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 287,276,507,222 82,890,620,784
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 0 0
3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 300,355,046,210 283,144,268,318
NGUỒN VỐN Код Пояснение 31/12/2008 1/1/2008
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 300,355,046,210 283,144,268,318
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 55
I. Nợ ngắn hạn 310 300,355,046,210 283,144,268,318
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 0 0
2. Phải trả người bán 313 0 0
3. Người mua trả tiền trước 314 V.16 4,299,514,868 4,061,997,650
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 0 0
5. Phải trả công nhân viên 316 V.17 11,450,000 0
6. Chi phí phải trả 317 0 0
7. Phải trả nội bộ 318 0 0
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 V.18 242,295,470,449 248,325,720,249
10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 53,748,610,893 30,756,550,419
II. Nợ dài hạn 330 0 0
1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 0 0
3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0
4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 0 0
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 0 0
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 0 0
I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 0 0
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 0 0
2. Thặng dư vố cổ phần 412 0 0
3. Vốn khác của chủ hữu 413 0 0
4. Cổ phiếu ngân quỹ 414 0 0
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0
10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 0 0
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0
II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 430 0 0
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 0 0
2. Nguồn kinh phí 432 0 0
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 439 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 300,355,046,210 283,144,268,318
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 56
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
SH Tên tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ
TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có
111 Tiền mặt tại quỹ 310,876,531 4,295,824,956 4,528,166,258 78,535,229
112 Tiền gửi Ngân hàng 394,195,680 7,010,208,930 7,306,126,358 98,278,252
128 Đầu tư ngắn hạn khác 4,064,690,478 1,859,042,360 5,923,732,838 -
131 Phải thu của khách hàng 115,000,000 25,231,821,968 20,233,521,000 5,113,300,968
133 Thuế GTGT được khấu trừ 255,752,367 253,399,467 2,352,900
138 Phải thu khác 195,163,616,979 6,702,206,781 194,202,133,657 7,663,690,103
141 Tạm ứng 37,000,000 41,000,000 60,000,000 18,000,000
211 Tài sản cố định 989,755,730 - - 989,755,730
214 Khấu hao tài sản cố định 821,487,864 63,886,330 885,374,194
241 Chi phí đầu tư xây dựng 82,890,620,784 204,385,886,438 - 287,276,507,222
331 Phải trả cho người bán 4,061,997,650 229,790,766 467,307,984 4,299,514,868
333 Thuế và các khoản phải nộp 2,304,834,156 2,316,284,156 11,450,000
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 57
334 Phải trả công nhân viên 2,496,996,534 2,496,996,534 -
336 Phải trả nội bộ 248,325,720,249 22,843,453,761 16,813,203,961 242,295,470,449
338 Phải trả, phải nộp khác 30,756,550,419 236,812,866 23,228,873,340 53,748,610,893
642 Chi phí quản lý 2,791,345,708 2,791,345,708
Tổng cộng 283,965,756,182 283,965,756,182 280,684,977,591 280,684,977,591 301,240,420,404 301,240,420,404
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 58
2.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ:
Bảng 5: Câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu
Câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
khoản mục phải thu
Có Không Không sử
dụng
1. Khoản phải thu được phân loại chi tiết theo từng đối
tượng, theo từng nội dung
X
2. Đối chiếu công nợ với khách hàng X
3. Bộ phấn khác quản lý các khoản công nợ Х
4. Quy định về đánh giá các khoản phải thu có gốc ngoại
tệ
Х
5. Tiến hành đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại
tệ vào thời điểm cuối kỳ
Х
6. Chính sách bán chịu X
7. Thủ tục chứng minh sự phát sinh các khoản phải thu X
8. Quy định về định mức các khoản phải thu X
9. Việc tiến hành phân loại các khoản nợ phải thu theo
tuổi nợ để xác định số cần trích lập dự phòng, và có
biện pháp xử lý đối với khoản nợ khó đòi
X
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 59
10. Trích lập dự phòng khoản phải thu theo đúng chế độ kế
toán
X
Môi trường kiểm soát:
- Đơn vị được kiểm toán có tién hành quản lý các khoản phải thu. Đơn vị có các quy định, thủ
tục liên quan đến khoản phải thu: chính sách bán chịu, quy định định mức khoản phải thu, các
thủ tục chứng minh việc phát sinh khoản phải thu. Như vậy, ban giám đốc của đơn vị có quan
tâm lớn đến hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu.
- Các khoản phải thu bao gồm : phải thu của khách hàng, và phải thu khác
• Đối tượng chính của các khoản phải thu của khách hàng:
+ Công ty liên doanh A
+ Công ty dược phẩm B
+ Công ty cổ phần thương mại C
+ Công ty TNHH sản xuất D
• Chủ yếu các khoản phải thu khác là tiền đền bù giải phóng mặt bằng tại địa phương, và chi
tiền tư vấn xây dựng công trình PC. Ngoài ra, các khoản phải thu khác còn là các khoản chi phí
điện nước, xăng xe, văn phòng phẩm mà Đơn vị A nộp hộ Tổng Công ty B và khoản nộp hộ
này Đơn vị A được thu lại.
Hệ thống kế toán:
- Bộ phận kế toán các khoản phải thu được tách riêng
- Đơn vị hạch toán chi tiết khoản phải thu theo từng đối tượng
- Kế toán chưa theo dỗi khoản nợ phải thu theo tuổi nợ
- Kế toán chưa tiến hành trích lập dự phòng đối với khoản phải thu
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 60
Thủ tục kiểm soát:
- Đơn vị có thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng
- Đơn vị có tiến hành đối chiếu số liệu kế toán chi tiết với sổ tổng hợp khoản phải thu.
2.2.4 Thủ tục phân tích tổng hợp:
Chọn phương pháp Phân tích ngang: So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước; hoặc so sánh
số liệu giữa các kỳ với nhau. Không tiến hành phân tích dọc : So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách
hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước (toàn bộ các khách hàng và từng
khách hàng) . Lí do : Đơn vị A là đơn vị trực thuộc không có doanh thu.
Bảng 6:So sánh số liệu khoản phải thu giữa các kỳ
KM
Dư cuối kỳ này
(1)
Dư cuối kỳ trước
(2)
Chênh lệch
(3)=(1)-(2)
TK131 5,113,300,968 115,000,000 4,998,300,968 (*)
TK138 7,663,690,103 195,163,616,979 187,499,926,876 (**)
(*) Có sự biến động lớn giữa số cuối kỳ năm trước và số cuối kỳ năm nay.
Nguyên nhân: Trong năm tài chính, Đơn vị cho thuê đất tại công trình PC. Số tiền từ việc cho
thuê đất chưa thu được thanh toán.
(**) Có sự biến động lớn giữa số cuối kỳ năm trước và số cuối kỳ năm nay.
Nguyên nhân: Phát sinh khoản đền bù giải phóng mặt bằng tại địa phương, khoản tiền huy
động vốn kỳ này thu được tiền. Chênh lệch trên TK 138 lớn, cần thiết phải có những thủ tục
chi tiết để kiểm tra đối chiếu nội dung, giá trị.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 61
2.2.5 Thủ tục kiểm tra chi tiết:
Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, trước tiên cần tiến hành thu thập số dư và đối chiếu số liệu :
- Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh:
Bảng 7: Bảng tổng hợp số liệu của các khoản phải thu
Khoản
mục
Đầu kỳ Số phát sinh Cuối kỳ
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
TK131
115,000,000
(1) 25,231,821,968 20,233,521,000
5,113,300,968
(3)
TK138
195,163,616,979
(3) 6,702,206,781 194,202,133,657
7,663,690,103
(4)
(1,3) Khớp với số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm trước, biên bản đối chiếu công nợ của
khách hàng, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước.
(2,4) Khớp với số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm nay, sổ chi tiết, số cái. Biên bản đối
chiếu công nợ của khách hàng tới thời điểm 31/12/2008
Số liệu số phát sinh khớp với sổ chi tiết tài khoản
Sau khi xem xét số liệu tổng hợp, bước tiếp theo là tiến hành kiểm tra chi tiết từng khoản mục.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 62
2.2.5.1 Khoản phải thu khách hàng:
TỔNG CÔNG TY B SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131
Đơn vị A Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số tiền
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
Số dư đầu kỳ 115,000,000
28/02 HT-02-004 2/28/2008 Cty liên doanh y học A chuyển trả 80% tiền thuê đất 1121 20,233,521,000
31/03 HT-03-004 3/31/2008 VAT phải nộp 33311 196,030,269
31/03 HT-03-004 3/31/2008 Tiền thuê đất tại công trình PC- công ty dược phẩm B 3387 1,960,302,699
31/03 HT-03-005 3/31/2008 VAT 33311 152,000,000
31/03 HT-03-005 3/31/2008
Tiền thuê đất tại công trình PC của công ty cổ phẩn
thương mại C
3387 1,520,000,000
31/03 HT-03-006 3/31/2008 VAT phải nộp 33311 1,945,771,727
31/03 HT-03-006 3/31/2008
Tiền thuê đất tại công trình PC của công ty TNHH
sản xuất D
3387 19,457,717,273
Cộng phát sinh 25,231,821,968 20,233,521,000
Số dư cuối kỳ 5,113,300,968
Hà Nội,ngày 31 tháng 12 năm 2008
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG
Lê Thị A Lê Văn C
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 63
• Kiểm tra nội dung từng khoản phải thu:
Theo sổ chi tiết tài khoản 131, nhận thấy nội dung tài khoản 131 là tiền thuê đất, và thuế
GTGT từ tiền thuê đất.
- Tổng hợp số tiền thuê đất : 22,938,019,972
- Số thuế VAT từ tiền thuê đất : 2,293,801,996
Nhận thấy, Đơn vị A hạch toán khoản tiền thuê đất trên vào tài khoản 3387 là chưa
đúng bản chất nghiệp vụ. Do Đơn vị A sử dụng nguồn từ Tổng Công ty B, không hạch
toán doanh thu. Vì vậy kết luận của kiểm toán viên là Đơn vị A nên chuyển sang theo
dõi tại tài khoản 336
Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 3387 / Có TK 336 : 22,938,019,972
• Kiểm tra Phát sinh Nợ của TK 131:
Cần tiến hành kiểm tra chứng từ liên quan để xem xét tính hợp lý hợp lệ của chứng từ,
đồng thời tính toán lại số tiền phải thu để xác định tính chính xác về số học.
Kiểm tra chi tiết từng đối tượng công nợ có nghiệp vụ phát sinh Nợ TK 131.
a) Công ty dược phẩm B: Theo Hợp đồng kinh tế số 02 VC/HĐKT ngày 01/03/2008, Số
tiền thuê đất công ty dược phẩm B phải trả Đơn vị A là 123,226 USD. Tỷ giá đơn vị áp dụng
để hạch toán là 17499đ. Tuy nhiên , cuối kỳ Đơn vị A không tiến hành đánh giá lại chênh lệch
tỷ giá. Tỷ giá vào thời điểm 31/12/2008 : 17490đ. Số tiền do chênh lệch tỷ giá là :(17,499đ -
17,490đ)*123,226USD = 1,109,034đ
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương i ph...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương i   ph...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương i   ph...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương i ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dv trong...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dv trong...Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dv trong...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dv trong...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ HảoHoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảoluanvantrust
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAYLuận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương i ph...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương i   ph...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương i   ph...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương i ph...
 
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASCKiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
 
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...Đề tài  Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán ...
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAEĐề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công tyĐề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
 
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dv trong...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dv trong...Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dv trong...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dv trong...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ HảoHoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
 

Similar to Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC

Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNuioKila
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Vận tải ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Vận tải ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Vận tải ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Vận tải ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương m...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương m...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương m...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương m...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC (20)

Đề tài: Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ Cục hải quan, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ Cục hải quan, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ Cục hải quan, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ Cục hải quan, HOT
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty quản lý cầu đường, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty quản lý cầu đường, HOTĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty quản lý cầu đường, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty quản lý cầu đường, HOT
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Trường, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Đầu ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Đầu ...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Đầu ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Đầu ...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
 
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACAKiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Việt Trường, HAYĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Việt Trường, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Việt Trường, HAY
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại, HOT
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại, HOTĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại, HOT
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Vận tải ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Vận tải ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Vận tải ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Vận tải ...
 
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương m...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương m...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương m...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương m...
 
Kế toán tài sản cố định tại Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Kế toán tài sản cố định tại Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôiKế toán tài sản cố định tại Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Kế toán tài sản cố định tại Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điệnĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp điện Bắc Việt, HOT
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC

  • 1. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 1 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC MÃ TÀI LIỆU: 80596 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 2 LỜI CẢM ƠN -------------------&------------------ Em xin trân trọng cám ơn thầy giáo PGS.TS Ngô Trí Tuệ và cô giáo Trương Minh Hiền đã hướng dẫn và giúp đỡ, chỉ bảo em tận tình trong suốt thời gian viết và hoàn thiện báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp . Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị kiểm toán viên trong phòng Báo cáo tài chính nói riêng và trong Công ty TNHH Kiểm toán APEC nói chung đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Quốc tế đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán APEC. Tuy thời gian thực tập không nhiều, cùng vốn kiến thức còn giới hạn nên bài viết của em vẫn có những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô trong Khoa và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán APEC, để có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Ngọc Linh
  • 3. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................................6 2. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................................7 3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................8 5. Bố cục đề tài ..........................................................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU................................................................................................................9 1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC KHOẢN PHẢI THU ..........................................9 1.1.1 Khái niệm các khoản phải thu ..........................................................................................9 1.1.2 Phân loại các khoản phải thu ............................................................................................10 1.1.2.1 Phân loại khoản phải thu theo đối tượng .......................................................................10 1.1.2.2 Phân loại khoản phải thu theo thời gian ........................................................................12 1.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU ............................................................................13 1.3 VẤN ĐỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN PHẢI THU ..................................15 1.4 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC........................................18 A. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.....................................................18
  • 4. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 4 I. Lập kế hoạch kiểm toán.......................................................................................................19 1. Tìm hiểu khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro......................................20 2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán................................................................................................25 II. Thực hiện kiểm toán...........................................................................................................26 1. Thử nghiệm kiểm soát............................................................................................................27 2. Thử nghiệm cơ bản.................................................................................................................28 III. Kết thúc kiểm toán.............................................................................................................30 B.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.....................................................................................................................30 1. Mục tiêu chi tiết đối với kiểm toán các khoản phải thu........................................................31 2.Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu.........................................................32 3. Đánh giá rủi ro đối với các khoản phải thu...........................................................................33 4. Tài liệu thông tin cần thu thập................................................................................................34 5. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu.........................................................................34 5.1 Thủ tục phân tích tổng hợp...................................................................................................34 5.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết........................................................................................................36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC.............................................................................................................................43 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC..................43
  • 5. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 5 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán APEC ..............................................................43 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC ...................................44 2.1.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC ...............................48 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG..............................51 2.2.1 Tìm hiểu thông tin về khách hàng ....................................................................................51 2.2.2 Tài liệu thông tin thu thập ................................................................................................52 2.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................................................57 2.2.4 Thủ tục phân tích tổng hợp ...............................................................................................59 2.2.5 Thủ tục kiểm tra chi tiết ....................................................................................................60 2.2.5.1 Khoản phải thu khách hàng .........................................................................................61 2.2.5.2 Phải thu khác ................................................................................................................64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC.................................................................................................................66 3.1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC.................................................................................................................66 3.1.1 Mối quan hệ của khách hàng và công ty kiểm toán ..........................................................66 3.1.2 Nâng cao đào tạo kỹ năng cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên....................67
  • 6. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 6 3.1.3 Vấn đề áp dụng chương trình kiểm toán ..........................................................................67 3.2 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC........................................................................................................................................68 3.2.1 Về lập kế hoạch kiểm toán................................................................................................68 3.2.2 Về thực hiện kiểm toán .....................................................................................................69 3.2.3 Về bằng chứng kiểm toán .................................................................................................71 3.2.4 Về công tác kiểm tra soát xét chất lượng kiểm toán .........................................................72 PHẦN KẾT LUẬN PHỤ LỤC BẢNG BIỂU TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hơn 15 năm hoạt động, ngành kiểm toán đã dần được khẳng định, và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Ngành kiểm toán luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp các thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp và người sử dụng. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, vai trò của hoạt động kiểm toán lại càng trở nên quan trọng hơn. Chính vì vậy, các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam luôn phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mặt khác,các công ty kiểm toán độc lập cũng luôn phải chấp hành tuân thủ các quy định pháp luật về chất lượng kiểm toán, và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Thông tin tài chính đã được kiểm toán sẽ là những thông tin đảm bảo tính trung thực và khách quan. Các thông tin này sẽ trở thành cơ sở quan trọng cho các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư, quản lý kinh doanh. Đặc biệt, việc quản lý các khoản nợ phải thu, nợ khó đòi của doanh nghiệp là một bài toán không đơn giản. Khi doanh nghiệp không quản lý được các khoản phải thu, nợ khó đòi; thì vấn đề đặt ra là: thông tin về các khoản phải thu trên báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp sẽ không đảm bảo tính trung thực và khách quan. Người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ không được cung cấp những thông tin đáng tin cậy. Chính vì vậy, cần phải có công cụ là hoạt động kiểm toán. Hoạt động kiểm toán sẽ là yếu tố quan trọng để đảm bảo thông tin trên báo cáo tài chính trung thực và hợp lý nói chung, và đối với khoản phải thu nói riêng.
  • 8. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 8 Ngay từ khi mới thành lập, Công ty TNHH Kiểm toán APEC đã xây dựng quy trình kiểm toán nói chung và chương trình kiểm toán từng phần hành nói riêng. Quy trình kiểm toán hay chương trình kiểm toán các phần hành này được Công ty TNHH Kiểm toán APEC xây dựng dựa trên những quy định pháp luật, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Quy trình kiểm toán các khoản phải thu cũng được Công ty xây dựng thành một chương trình kiểm toán cụ thể và chi tiết. Nhờ đó, khi tiến hành kiểm toán phần hành này, kiểm toán viên, các trợ lý kiểm toán viên đều có những định hướng chính xác, tiến hành đầy đủ các thủ tục, có như vậy, các kết luận về khoản phải thu đảm bảo tính trung thực, khách quan. Từ những hiểu biết trên, em đã nhận thức được rõ vai trò của hoạt động kiểm toán, nhận thức đúng đắn sự cần thiết của công tác kiểm toán đối với doanh nghiệp. Đồng thời, em cũng hiểu sự ảnh hưởng của việc quản lý các khoản phải thu đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Việc quản lý khoản phải thu tác động mạnh mẽ đến việc lập ra báo cáo tài chính, tác động lớn đến người sử dụng báo cáo tài chính. Với mong muốn tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn quy trình kiểm toán khoản phải thu, kết hợp với điều kiện được thực tập thực tế tại công ty TNHH Kiểm toán APEC, em đã lựa chọn đề tài “Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán APEC” làm đề tài thực tập tốt nghiệp. 2. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán APEC. Quy trình kiểm toán khoản phải thu tại đơn vị khách hàng.
  • 9. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 9 3. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu về Công ty TNHH Kiểm toán APEC, tìm hiểu về quy trình kiểm toán các khoản phải thu do Công ty tiến hành nói chung và ở thực tế tại một đơn vị khách hàng nói riêng. Từ đó tìm hiểu cụ thể và chi tiết ưu nhược điểm của quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán APEC thực hiện. Đồng thời, xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình này. 4. Phương pháp nghiên cứu: Miêu tả quy trình chi tiết. Miêu tả cách áp dụng quy trình trong trường hợp cụ thể. Phân tích ưu nhược điểm của quy trình. Nêu giải pháp hoàn thiện. 5. Bố cục đề tài: Dựa trên các mục tiêu, phương pháp, và đối tượng đã được xác định như trên, trong khuôn khổ của bài báo cáo này, em chia bố cục thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về khoản phải thu và kiểm toán và kiểm toán khoản phải thu. Chương 2: Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán APEC. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán APEC.
  • 10. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 10 CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU 1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC KHOẢN PHẢI THU: 1.1.1 Khái niệm các khoản phải thu: Một bộ phận vốn lưu động quan trọng của các doanh nghiệp đó chính là các khoản phải thu. Các khoản phải thu vận động không ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển rất cao. Vấn đề đặt ra là quản lý các khoản phải thu. Chỉ khi quản lý chặt chẽ thì doanh nghiệp mới sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả, bảo vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa được các hiện tượng lãng phí và tham ô tài sản. Chính vì vậy, vấn đề quản lý các khoản phải thu luôn là bài toán không hề đơn giản đối với các doanh nghiệp. Vậy trước tiên, cần phải hiểu khái niệm về các khoản phải thu. Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp.(*) (*) Trích dẫn : Mục 2.4 Tr52 Giáo trình Kế toán tài chính NXB Học viện tài chính. Theo khái niệm này, cần thiết phải quan tâm đến yếu tố sau khi nhắc đến khoản phải thu: - Đối tượng của khoản phải thu : Cá nhân, tổ chức đơn vị bên trong đơn vị, bên ngoài doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức đơn vị bên trong đơn vị là nhân viên, cán bộ thuộc đơn vị trực thuộc,
  • 11. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 11 công ty con, chi nhánh. Cá nhân, tổ chức bên ngoài đơn vị là người bán hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, bán vật tư hàng hóa. - Nội dung của khoản phải thu: Số tiền còn phải thu do mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và dịch vụ. 1.1.2 Phân loại các khoản phải thu: Việc phân loại các khoản phải thu là một yêu cầu trong kế toán các khoản phải thu. Đồng thời, việc phân loại này rất quan trọng đối với việc hạch toán kế toán, và cả đối với kế toán quản trị: Lãnh đạo của doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả việc phân loại, để nắm được tình hình các loại đối tượng nợ, khoản nợ, ngắn hạn hay dài hạn, từ đó lãnh đạo của doanh nghiệp mới có thể đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp. Đối với hoạt động kiểm toán, việc phân loại khoản phải thu là một thủ tục mà kiểm toán viên cần phải kiểm tra và xem xét. Như vậy, các khoản phải thu cần thiết phải được phân loại. Thông thường, có hai cách phân loại sau: Phân loại theo đối tượng và phân loại theo thời gian. 1.1.2.1 Phân loại khoản phải thu theo đối tượng: Các khoản phải thu theo tiêu chí này được chia thành các loại như sau: Phải thu của khách hàng: - Là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. - Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư.
  • 12. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 12 Phải thu nội bộ: - Là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới. - Đối tượng phải thu là đơn vị cấp trên, hoặc đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ. Phải thu khác: - Là khoản phải thu ngoài phạm vi các khoản phải thu khách hàng, thu nội bộ. Các khoản thu khác bao gồm: • Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý; • Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường; • Khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi; • Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi; • Các khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác, • Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính;
  • 13. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 13 • Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước, như: Chi phí cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá,... • Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên. 1.1.2.2 Phân loại khoản phải thu theo thời gian: Các khoản phải thu theo tiêu chí này được chia thành các loại như sau: Các khoản phải thu ngắn hạn: - Là các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi). Các khoản phải thu dài hạn: - Là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, các khoản phải thu dài hạn khác và số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc, tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi). Thông thường, cả hai cách phân loại khoản phải thu trên cùng được áp dụng một lúc. Doanh nghiệp phân loại chi tiết thành : Các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn, các khoản phải thu dài hạn; các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn, phải thu nội bộ dài hạn; phải thu khác ngắn hạn, phải thu khác dài hạn.
  • 14. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 14 Sơ đồ 1: Phân loại các khoản phải thu Có thể nói, dù phân loại như thế nào, và doanh nghiệp áp dụng ra sao, thì việc phân loại cụ thể các khoản phải thu vẫn có ý nghĩa to lớn đối với nhà quản lý trong việc kiểm tra, soát xét, thu hồi vốn lưu động, và đưa ra quyết định phù hợp. 1.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU: Các quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp được Nhà nước ban hành cụ thể và chi tiết. Nhiệm vụ của kế toán viên là nắm chắc những quy định này để khi tiến hành làm kế toán hạch toán không vi phạm các quy định trên. Riêng đối với kiểm toán viên, hiểu và nắm chắc các quy định chế độ kế toán cũng là một yêu cầu bắt buộc. Có như vậy, kiểm toán viên mới có thể tiến hành soát xét, kiểm tra một cách kỹ lưỡng, và đưa ra những ý kiến trung thực khách Khoản mục phải thu Phân loại theo đối tượng Phân loại theo thời gian Phải thu của kháchhàng Phải thu nội bộ Phải thu khác Phải thu ngắn hạn Phải thu dài hạn
  • 15. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 15 quan. Ở nước ta, về chế độ kế toán, có hai quyết định được áp dụng, và trong hai quyết định đó, cũng có những quy định chi tiết về các khoản phải thu. Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC – chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành ngày 20/03/2006 có quy định rõ về tài khoản các khoản phải thu như sau: Tài khoàn 131 – Phải thu của khách hàng; Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ; Tài khoản 138 – Phải thu khác; Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi. Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì doanh nghiệp cần áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006. Tài khoản sử dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC như sau: Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng Tài khoản 138: Phải thu khác Tài khoản 1592: Dự phòng phải thu khó đòi Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, doanh nghiệp không sử dụng tài khoản phải thu nội bộ, và có sự thay đổi trong sử dụng tài khoản dự phòng phải thu khó đòi. Đồng thời, từ sự khác biệt trên dẫn đến cách lập Bảng cân đối kế toán đối với các khoản phải thu, theo từng quyết định cũng có những điểm khác biệt. Đây cũng là những điều mà kiểm toán viên cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu đối với từng doanh nghiệp khác nhau, áp dụng từng chế độ kế toán doanh nghiệp khác nhau.
  • 16. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 16 1.3 VẤN ĐỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN PHẢI THU: Kinh tế suy thoái không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng nợ khó đòi trong doanh nghiệp. Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, chỉ riêng nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng năm 2008 đã vào khoảng 43.500 tỷ đồng. Nếu tính cả số nợ giữa các doanh nghiệp với nhau thì con số nợ khó đòi còn lớn hơn nhiều lần. Vì thế, dự báo tình hình về kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn thì nợ khó đòi sẽ trở thành mối lo hàng đầu đối với doanh nghiệp. Nợ khó đòi có thể đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản, ngân hàng mất tài sản và quan trọng hơn là nợ khó đòi gây ra xáo trộn trong nền kinh tế. Vậy, xử lý nợ khó đòi như thế nào là bài toán không dễ, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn và có nhiều biến động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp có thể khắc phục tình trạng nợ khó đòi nếu thực hiện trích lập dự phòng. Đây là phương cách đầu tiên doanh nghiệp cần nghĩ tới khi có phát sinh những khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Khi phát sinh các khoản phải thu khó đòi, công ty phải tiến hành trích lập dự phòng. Về cơ bản, trích lập dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp khoản lỗ do không thu được nợ, ngăn chặn nợ xấu có thể xuất hiện. Nguyên tắc để trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi đã được quy định cụ thể trong thông tư số 13/2006/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 27/02/2006. Thế nhưng, cho đến nay, rất ít doanh nghiệp tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu, vì điều này sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Tuy nhiên, trích lập dự phòng các khoản phải thu vẫn luôn là việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm để quản lý nợ xấu.
  • 17. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 17 Thông tư số 13/2006/TT-BTC: “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá , công trình xây lắp tại doanh nghiệp.” Thông tư có quy định những vấn đề liên quan đến cách hạch toán, tính toán trích lập khoản dự phòng nợ khó đòi như sau: Đối tượng và điều kiện: Nợ khó đòi là các khoản nợ phải thu đảm bảo điều kiện sau: - Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay, cam kết nợ khác. - Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng đối tượng phải thu đã lâm vào tình trạng phá sản, hoặc giải thể, hoặc mất tích, bị truy tố... - Nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi là nợ không có khả năng thu hồi. Phương pháp lập dự phòng: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: Bảng 1: Phương pháp trích lập khoản nợ phải thu quá hạn
  • 18. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 18 - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Cách xử lý khoản dự phòng: Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định. - Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập; - Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch; - Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác. Cách xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi: Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được. Khoản tiền đã thu hồi được là do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác. - Doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi.
  • 19. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 19 - Phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. - Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác. Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Trên đây là những điều cơ bản nhất đối với kiểm toán viên cần phải nắm bắt về kế toán khoản phải thu khi tiến hành kiểm toán các khoản phải thu: khái niệm khoản phải thu, tài khoản, phân loại, cách trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi, cũng như cách xử lý chúng. Dựa trên những kiến thức đó, kết hợp các thủ tục chương trình cụ thể, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm toán các khoản phải thu một cách thuận tiện nhất, đầy đủ thủ tục, và có thể đưa ra các kết luận trung thực khách quan. 1.4 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC A. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Thông thường, trình tự cơ bản của một cuộc kiểm toán được thực hiện như sau: Sơ đồ 2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Kết thúc kiểm toán
  • 20. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 20 I. Lập kế hoạch kiểm toán : Chuẩn mực số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” được xây dựng dựa trên các chuẩn mục kiểm toán quốc tế, có quy định các yêu cầu thống nhất về việc lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính. Lập kế hoạch kiểm toán là việc soạn thảo chiến lược chung, cách tiếp cận chi tiết cụ thể tới đặc điểm , lịch trình, và phạm vi cuộc kiểm toán như đã dự kiến. Công ty kiểm toán và các kiểm toán viên nhất thiết phải tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, để việc kiểm tra soát xét được tiến hành một cách hiệu quả. P Sơ đồ 3: Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán Tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro Xây dựng kế hoạch kiểm toán Thông tin về khách hàng Hợp đồng kiểm toán KH chiến lược, KH tổng thể, Chương trình kiểm toán.
  • 21. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 21 1. Tìm hiểu khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro: 1.1 Thu thập thông tin về khách hàng: Mục đích của công việc trước khi kiểm toán là thực hiện các thủ tục nhằm đạt được sự hiểu biết khái quát về hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên đánh giá sơ bộ các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và Báo cáo tài chính của khách hàng. Từ đó, sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng. Việc thu thập thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán, giúp cho kiểm toán viên làm rõ được các sự kiện, các nghiệp vụ và các đặc điểm khác có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực số 310 “ Hiểu biết về tình hình hình kinh doanh”, những nội dung cụ thể kiểm toán viên phải hiểu biết khái quát về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán bao gồm: A- Hiểu biết chung về nền kinh tế: - Mức độ phát triển chung của nền kinh tế: Suy thoái, tăng trưởng kinh tế; - Các tỷ lệ lãi suất và khả năng tài chính của các nguồn lực; - Mức độ lạm phát và giá trị đơn vị tiền tệ; - Các chính sách của Chính phủ: + Chính sách tiền tệ, ngân hàng (Ví dụ: Mức lãi suất, tỉ giá hối đoái, hạn mức tín dụng,...) + Chính sách tài chính;
  • 22. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 22 + Chính sách thuế (Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng; thuế xuất nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp,...); + Chính sách khuyến khích đầu tư (Ví dụ: Các chương trình trợ giúp của Chính phủ,...). - Chính sách liên quan đến ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ. B- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán: - Các yêu cầu về môi trường và các vấn đề liên quan; - Thị trường và cạnh tranh; - Đặc điểm hoạt động kinh doanh (liên tục hay theo thời vụ); - Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh; - Rủi ro kinh doanh; - Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh; - Các điều kiện bất lợi (Ví dụ: Cung, cầu tăng hoặc giảm, giá cả cạnh tranh,...); - Các chỉ số kinh tế trong ngành; C- Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán: 1- Các đặc điểm về cơ cấu và quản lý: - Hội đồng quản trị, ban giám đốc: số lượng, thành phần, phân cấp phân quyên; các cuộc họp, phạm vi hoạt động; - Các chủ sở hữu vốn và các bên liên quan; - Cơ cấu vốn; - Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh; Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý;
  • 23. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 23 - Các mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược; - Các nguồn và biện pháp tài chính; - Chức năng và chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ (nếu có); - Quan niệm và thái độ của Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; - Công ty kiểm toán và kiểm toán viên các năm trước. 2- Tình hình kinh doanh của đơn vị: - Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh; - Các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng; - Các vấn đề về nhân lực; - Sản phẩm, dịch vụ và thị trường (Ví dụ: Các khách hàng và hợp đồng chính, các điều khoản về thanh toán, tỷ lệ lợi nhuận gộp, phần thị trường chiếm lĩnh, các đối thủ cạnh tranh, xuất khẩu, các chính sách giá cả, danh tiếng các mặt hàng, bảo hành, đơn đặt hàng, xu hướng, chiến lược và mục tiêu tiếp thị, quy trình sản xuất,...); - Các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan trọng (Ví dụ: Các hợp đồng dài hạn, mức độ ổn định của nhà cung cấp, các điều kiện thanh toán, các hình thức nhập khẩu, các hình thức cung ứng,...); - Các khoản chi phí liên quan hoạt động kinh doanh - Các tài sản, công nợ, nghiệp vụ bằng ngoại tệ ; - Luật pháp và các quy định có ảnh hưởng lớn đến đơn vị được kiểm toán; 3- Khả năng tài chính :
  • 24. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 24 Các nhân tố liên quan đến tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của đơn vị được kiểm toán; Các tỷ suất quan trọng và số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh; Xu hướng biến động của kết quả tài chính. 4- Môi trường lập báo cáo: Các tác động khách quan có ảnh hưởng đến Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính 5- Yếu tố luật pháp: - Các yêu cầu về văn bản pháp luật; - Các yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán; - Những người sử dụng báo cáo tài chính. 1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ: Theo chuẩn mực số 400 “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” , Hệ thống kiểm soát nội bộ : Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng , nhằm bảo đảm bảo độ tin cậy hợp lý trên mọi khía cạnh của báo cáo tài chính; đảm bảo sự hiệu quả của các nghiệp vụ kinh tế; và đảm bảo hoạt động kinh doanh của đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. • Kiểm toán viên phải hiểu biết về môi trường kiểm soát của đơn vị để đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ. • Kiểm toán viên phải hiểu biết về hệ thống kế toán và việc thực hiện công việc kế toán của đơn vị để xác định được:
  • 25. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 25 - Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu; - Nguồn gốc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu; - Tổ chức bộ máy kế toán; - Tổ chức công việc kế toán, gồm: Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính; - Quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinh đến khi lập và trình bày báo cáo tài chính. • Kiểm toán viên phải hiểu biết các thủ tục kiểm soát của đơn vị để xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. Kiểm toán viên dựa vào hiểu biết của mình về môi trường kiểm soát để xác định những thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thiết lập và những thủ tục còn thiếu, cần thiết phải bổ sung thêm. Các thủ tục kiểm soát chủ yếu bao gồm: - Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị; - Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán; - Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học; - Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết; - Kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán; - Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài; - So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán; - Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài liệu kế toán;
  • 26. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 26 - Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch. 1.3 Đánh giá về trọng yếu và rủi ro: Theo chuẩn mực số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” , dựa trên những hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải để kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả, và phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Kiểm toán viên phải sử dụng những xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm hiểu biết về tình hình hoạt động của đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ. 2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán: Trên cơ sở những hiểu biết và đánh giá trên, tiến hành tập trung vào việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu trên Báo cáo tài chính của khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch kiểm toán được xây dựng trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá rủi ro và phân tích tổng quát tình hình, đặc điểm của đơn vị. Kế hoạch kiểm toán được lập bởi các kiểm toán viên có kinh nghiệm, được soát xét qua hai cấp là chủ nhiệm kiểm toán và thành viên Ban giám đốc trực tiếp phụ trách cuộc kiểm toán. 2.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:
  • 27. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 27 Theo chuẩn mực số 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán”, kiểm toán viên nhất thiết phải lập bằng văn bản kế hoạch kiểm toán tổng thể. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lựơc và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên cần phải đề cập đến những vấn đề sau: - Tình hình về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán - Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ - Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của kiểm toán viên - Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán - Sự phối hợp, chỉ đạo , giám sát và kiểm tra 2.2 Lập chương trình kiểm toán: Theo chuẩn mực số 300, Kiểm toán viên nhất thiết phải lập chương trình kiểm toán bằng văn bản, xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán theo như kế hoạch đã lập. Chương trình kiểm toán được coi là công cụ chỉ dẫn cho kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán, đồng thời Chương trình kiểm toán cũng là công cụ để kiểm soát, kiểm tra việc thực hiện tuân thủ các công việc kiểm toán. II. Thực hiện kiểm toán: Đây là quá trình sử dụng các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản để xác minh các thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính. Việc thực hiện kiểm toán bao gồm các bước sau:
  • 28. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 28 Sơ đồ 4:Thực hiện kiểm toán 1. Thử nghiệm kiểm soát: Theo chuẩn mực số 500 “ Bằng chứng kiểm toán” , Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) : Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viênn có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán thông qua việc tiến hành thử nghiệm kiểm soát. Các bằng chứng kiểm toán này liên quan đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Để thu thập được các bằng chứng kiểm toán thông qua áp dụng thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên cần phải xem xét tính đầy đủ và thích hợp các các bằng chứng đó, nhằm mục đích chấp nhận những đánh giá về mức độ rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bô. Thực hiện kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm cơ bản Bằng chứng kiểm toán Thủ tục phân tích tổng hợp Thủ tục kiểm tra chi tiết Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC
  • 29. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 29 Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng kiểm toán từ phạm vi đánh giá hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ về các phương diện sau: - Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế sao cho có khả năng ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trọng yếu; - Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét. Khi xem xét các thủ tục kiểm soát, phải xem các thủ tục này có được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc cơ bản, như: chế độ thủ trưởng, nguyên tắc phân công, phân nhiệm, nguyên tắc tách biệt về trách nhiệm, nguyên tắc phân cấp, uỷ quyền,... Thông qua tiến hành thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định xem: hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát hay không. Nếu có thay đổi lớn, thì kiểm toán viên phải xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến. 2. Thử nghiệm cơ bản: Theo chuẩn mực số 500, Thử nghiệm cơ bản được tiền hành nhằm mục đích thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính .Thử nghiệm cơ bản thường ở dạng sau : • Thủ tục kiểm tra chi tiết để đánh giá tính đúng đắn phản anhs trong các nghiệp vụ và số dư của các tài khoản kế toán. • Các thủ tục phân tích tổng hợp.
  • 30. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 30 Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các bằng chứng thu được từ thử nghiệm kiểm soát nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. 2.1 Thủ tục phân tích tổng hợp: Việc tiến hành các thủ tục phân tích tổng hợp giúp kiểm toán viên xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung, và đối với phần hành phải thu nói riêng. Thủ tục phân tích tổng hợp hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xác định mức độ, phạm vi và thời gian áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết. Theo chuẩn mực số 520 về “ Quy trình phân tích”, Thủ tục phân tích tổng hợp gồm hai loại: • Phân tích ngang: phân tích dựa trên việc so sánh các trị số cùng một chỉ tiêu BCTC • Phân tích dọc: Phân tích dựa trên cơ sở so sánh tương quan của các chỉ tiêu khác nhau trên BCTC . Ví dụ: hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất sinh lời.. 2.2 Thủ tục phân tích chi tiết: Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm toán từng khoản mục, nghiệp vụ. Việc kiểm tra chi tiết thường bám sát vào chương trình kiểm toán: thu thập bằng chứng về sai phạm trọng yếu, kiểm tra khoản mục tổng thể, kiểm tra khoản mục chi tiết, sử dụng các phương pháp kỹ thuật để kiểm tra, xử lý nếu có chênh lệch kiểm toán.
  • 31. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 31 III. Kết thúc kiểm toán: Là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để kiểm toán viên hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. Công việc cụ thể như sau: • Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối khẳng định các thông tin trên báo cáo tài chính là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng trong năm tài chính; • Phân tích soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán; • Tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành để lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý; • Trao đổi với khách hàng về Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý B.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. Khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chinh, kiểm toán viên lần lượt tiến hành các thủ tục. Tuy nhiên, khi kiểm toán phần hành, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán chỉ đối với khoản mục tách biệt đó. Kiểm toán các khoản phải thu cũng như vậy. Trong khuôn khổ bài có giới hạn, em tập trung đi sâu vào các vấn đề quan trọng khi kiểm toán viên tiến hành kiểm toán khoản phải thu, cụ thể như sau: - Xác định mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với các khoản phải thu - Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu
  • 32. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 32 - Đánh giá rủi ro đối với khoản phải thu - Tài liệu về khoản phải thu cần thu thập - Chương trình kiểm toán khoản phải thu + Thủ tục phân tích tổng hợp + Thủ tục kiểm tra chi tiết 1. Mục tiêu chi tiết đối với kiểm toán các khoản phải thu: Bảng 2: Mục tiêu đối với kiểm toán các khoản phải thu Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với khoản phải thu Hiện hữu Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại, có thực, vào thời điểm lập báo cáo. Quyền và nghĩa vụ: Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Phát sinh Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét Đầy đủ Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ.
  • 33. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 33 Đánh giá Một khoản phải thu được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được thừa nhận) Chính xác Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu đều phải được ghi chép theo đúng giá trị của nó, được ghi nhận đúng niên độ, đúng khoản mục, đúng đối tượng, đúng tài khoản và đúng về toán học. Trình bày và công bố Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu được phân loại, diễn đạt, và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành 2. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu: 2.1 Môi trường kiểm soát: Vấn đề cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu: - Chính sách thủ tục liên quan đến công nợ phải thu - Chính sách bán chịu: sự phê duyệt, đối tượng khách hàng, giá trị nợ, thời gian nợ - Thủ tục chứng minh việc phát sinh các khoản nợ phải thu. Chứng từ liên quan khoản phải thu có hợp pháp, hợp lệ - Quy định định mức khoản bán chịu. 2.2 Hệ thống kế toán: Vấn đề cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu:
  • 34. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 34 - Bộ máy kế toán của đơn vị khách hàng đối với khoản phải thu - Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. - Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. - Kế toán thực hiện việc tổ chức kế toán: mở sổ, ghi sổ, khóa sổ để theo dõi công nợ phải thu. - Kế toán các khoản phải thu phát sinh sau ngày khóa sổ. 2.3 Thủ tục kiểm soát: - Phê duyệt chứng từ liên quan công nợ phải thu. - Việc thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng. - Việc đối chiếu số liệu sổ kế toán chi tiết với sổ tổng hợp. - Việc tiến hành các thủ tục kiểm soát đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ - Biên bản ghi chép, biên bản xử lý (nếu có). 3. Đánh giá rủi ro đối với các khoản phải thu: Đối với các khoản phải thu, các rủi ro có thể xảy ra như sau: - Rủi ro trong trình bày, phân loại các khoản phải thu : sai đối tượng thu nợ, sai thời hạn, sai giá trị nợ phải thu.
  • 35. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 35 - Trích lập dự phòng sai quy định kế toán - Sai phạm do kế toán hạch toán : hạch toán sai tài khoản, sai nội dung, sai giá trị, không hạch toán các khoản phát sinh sau ngày khóa sổ, hạch toán sai kỳ... - Chứng từ liên quan không đủ hợp lý, hợp lệ để xét là khoản phải thu. 4. Tài liệu thông tin cần thu thập: Đối với khoản phải thu, cần thiết phải có các tài liệu sau: - Báo cáo tài chính năm trước, năm nay - Báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có) - Sổ kế toán chi tiết tài khoản, sổ tổng hợp, sổ cái, nhật ký chung ( chứng từ ghi sổ) - Bảng kê chi tiết đối tượng công nợ - Bảng phân tích tuổi nợ - Biên bản xác nhận số dư công nợ 5. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu: 5.1 Thủ tục phân tích tổng hợp: Đối với các khoản phải thu, khi kiểm toán, kiểm toán viên cũng tiến hành hai bước này. Cụ thể như sau: • Phân tích ngang:
  • 36. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 36 Thủ tục tổng hợp - phân tích ngang Mục tiêu So sánh số liệu về các khoản phải thu kỳ này với số liệu kỳ trước; hoặc so sánh số liệu giữa các kỳ với nhau. Xác định được biến động bất thường So sánh số liệu về khoản phải thu thực tế phát sinh với số liệu dự toán, với định mức kế hoạch của đơn vị, hoặc với số liệu ước tính của kiểm toán viên. Xác định sự biến động, sự bất thường, vượt quá kế hoạch, hay thấp hơn kế hoạch. So sánh số liệu của đơn vị với số liệu của ngành (nếu có) Xác định nếu đơn vị có những số liệu quá khác biệt, bất thường so với số liệu chung của ngành Bảng 3: Thủ tục phân tích tổng hợp các khoản phải thu • Phân tích dọc : Đối với các khoản phải thu, thủ tục tổng hợp phân tích theo chiều dọc cụ thể như sau: So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước (toàn bộ các khách hàng và từng khách hàng), nếu có biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán của khách hàng...). 5.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết:
  • 37. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 37 Khoản phải thu phát sinh đối với một doanh nghiệp cần phải được kiểm soát, để doanh nghiệp có thể thu được tiền. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải theo dõi thường xuyên, theo dõi từng đối tượng công nợ, theo dõi từng khoản phải thu dựa trên thời hạn. Do đó, khi kiểm toán các khoản phải thu, kỹ thuật phương pháp được áp dụng triệt để chính là phương pháp chọn mẫu và xác nhận; nhằm khẳng định quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán một cách rõ ràng và sòng phẳng. Các thủ tục kiểm tra chi tiết có thể được áp dụng như sau:
  • 38. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 38 Bảng 4: Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản phải thu Mục tiêu chung Mục tiêu cụ thể đối với khoản phải thu Phương pháp áp dụng Thủ tục kiểm tra chi tiết Hiện hữu Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại, có thực, vào thời điểm lập báo cáo. Xác nhận - Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản đối tượng công nợ. - Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư vượt quá .... (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá ... (theo tuổi nợ). - Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu. Nếu có chênh lệch phải tìm lời giải thích. - Nếu khoản phải thu không được xác nhận, thì tiến hành kiểm tra chi tiết khoản đó bằng thủ tục thay thế.
  • 39. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 39 Quyền và nghĩa vụ Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Xác nhận Xác minh tài liệu Chọn mẫu - Việc gửi xác nhận cũng đã là cách thức để xác nhận quyền, nghĩa vụ thanh toán giữa người mua, người bán. - Xem xét chứng từ, hợp đồng, thỏa thuận bán hàng có đầy đủ yếu tố pháp lý, để xác nhận các khoản phải thu là của đơn vị hay không. Phát sinh Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét. Chọn mẫu Xác minh số liệu - Xem sổ kế toán để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường...). - Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao dịch này, xác định giá trị, xem xét yếu tố pháp lý..., và chỉ ra những điểm bất hợp lý, ảnh hưởng của nó.
  • 40. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 40 Đầy đủ Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ. Tính toán Xác nhận - Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng không có khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận. - Từ sổ chi tiết, kiểm tra một số số dư lớn có giá trị .... đối chiếu với các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng, đối chiếu lại với sổ tổng hợp, để xác định mọi khoản phải thu đều hạch toán đầy đủ. Đánh giá Một khoản phải thu được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện Tính toán Chọn mẫu Xác minh số liệu - Thu thập bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản phải thu. -> Đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ. - Xem xét việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp. Số trích lập có phù hợp với số phải thu hay không, có trích lập đúng theo quy định hay không.
  • 41. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 41 hành ( hoặc được thừa nhận). - Quy định về trích lập dự phòng - Quy định về đánh giá khoản phải thu có gốc ngoại tệ - Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản công nợ. - Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư. Chính xác Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu đều phải được ghi chép theo đúng giá trị của Đối chiếu số liệu -> chính xác về niên độ. - Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, để xác định viêc kết chuyển số liệu. - Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khoá sổ (nếu có). - Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của
  • 42. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 42 nó, được ghi nhận đúng niên độ, đúng khoản mục, đúng đối tượng, đúng tài khoản và đúng về toán học. thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ. Đối chiếu số liệu, chọn mẫu -> tính chính xác cơ học - Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và BCTC -> Mọi số liệu bảng tổng hợp chi tiết công nợ khớp với số liệu trên sổ tổng hợp công nợ, và trên BCTC. - Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng ... (phát sinh lớn, bất thường, số dư lớn...), kiểm tra các định khoản trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác. Trình bày và công bố Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu - Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. - Kiểm tra viêc phân loại khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn; phân loại phải thu khách hàng, nội bộ , phải thu khác có đúng theo quy định.
  • 43. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 43 được phân loại, diễn đạt, và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Kiểm tra các chứng từ liên quan có theo mẫu qui định, có đầy đủ yếu tố pháp lý, hợp lệ.
  • 44. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 44 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN APEC: 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán APEC: Công ty TNHH Kiểm toán APEC (tên viết tắt APEC.AUDIT) được thành lập năm 2003 (tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Nam Việt), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102007554 ngày 07/01/2003. Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán APEC Tên viết tắt: APEC.AUDIT Lĩnh vực kinh doanh: Kiểm toán và thực hiện các dịch vụ tư vấn khác về tài chính, kế toán. Chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Dương Đình Ngọc Giám đốc : Ông Vũ Mạnh Hà Địa chỉ trụ sở chính: P408 Nhà 17T4 Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính – Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại: (04) 6281 8138 - Fax: (04) 6281 8139 Chất lượng dịch vụ, sự nhiệt tình, phong cách chuyên nghiệp và chi phí dịch vụ hợp lý là những yếu tố cơ bản vun đắp niềm tin và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững giữa Công ty với khách hàng. Vì vậy Công ty luôn xác định rằng : “APEC.AUDIT - đối tác tin cậy, chuyên nghiệp”.
  • 45. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 45 Mục tiêu hoạt động của Công ty là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin đáng tin cậy, giúp khách hàng đưa ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế có hiệu quả. Hơn thế nữa, với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, với sự tận tình trong công việc, với sự thông thạo nghiệp vụ và am hiểu các yêu cầu, các khó khăn mà khách hàng gặp phải trong hoạt động kinh doanh; Công ty hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề vướng mắc một cách có hiệu quả. Sau 05 năm xây dựng, củng cố và phát triển từ 2003 đến nay, APEC.AUDIT đã tạo dựng được cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững, trên nền tảng đội ngũ kiểm toán viên, chuyên gia tư vấn có trình độ, kinh nghiệm, phong cách chuyên nghiệp, quy trình kiểm toán, tư vấn và hệ thống kiểm soát chất lượng tốt, cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn, chính sách nhân sự hợp lý và chính sách khách hàng thoả đáng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC bao gồm: Hội đồng thành viên Công ty, Ban Giám đốc, Trưởng Phòng các phòng ban. Hội đồng thành viên quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Ban Giám đốc, và các Trưởng Phòng.Trình tự và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trên thực hiện theo đúng quy chế hoạt động của công ty. Các vị trí và chức danh khác do Ban Giám đốc Công ty quyết định. Bốn phòng ban cơ bản có Trưởng Phòng phụ trách và chịu trách nhiệm với mọi hoạt động và kết quả công việc
  • 46. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 46 của Phòng. Đồng thời các Phòng ban cũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các cấp lãnh đạo như Phó Giám đóc, Giám đốc, hay Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty. Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán APEC 2.1.2.1 Phòng Hành chính: Phòng Hành chính là phòng chức năng của Công ty, có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác văn phòng, hành chính; công tác đảm bảo an ninh, an toàn, lễ tân, đối ngoại, pháp chế và hoạt động của các đoàn thể trong HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN GIÁM ĐỐC Phòng Hành chính Phòng Xây dựng cơ bản Phòng Báo cáo tài chính Phòng Tư vấn Phòng Kế toán
  • 47. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 47 Công ty. Tổ chức bộ máy Phòng Hành chính gồm: Trưởng phòng, nhân viên hành chính, lễ tân, lái xe. 2.1.2.2 Phòng Kế toán Phòng Kế toán là phòng chức năng của Công ty, có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính và quản lý tài sản, vật tư của Công ty theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật Nhà nước. Tổ chức bộ máy của phòng Tài chính – Kế toán gồm: Kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ. -Xây dựng và theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty. - Thống kê, lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ và thời gian quy định. - Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty về tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn và các chi phí. - Thanh toán lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và các chi phí khác theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty cho các đơn vị và cá nhân. - Quản lý tài sản cố định và vật tư rẻ tiền mau hỏng của Công ty; tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ và bất thường. - Tính thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Tổ chức bảo quản và lưu trữ các chứng từ kế toán theo đúng quy định của pháp luật và của Công ty. 2.1.2.3 Phòng Báo cáo tài chính Phòng Báo cáo tài chính là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp
  • 48. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 48 Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán (trừ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư), định giá doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật và quy định tại Giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của Phòng Báo cáo tài chính gồm có: Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán viên. - Tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán và định giá doanh nghiệp theo hợp đồng do Ban Giám đốc chỉ định. Lập và phát hành các báo cáo kiểm toán, báo cáo định giá doanh nghiệp và thư quản lý (nếu có). - Chuẩn bị File hồ sơ làm việc cho các cuộc kiểm toán, tư vấn. 2.1.3.4 Phòng Tư vấn Phòng Tư vấn là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn cổ phần hóa...cho doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật và quy định tại Giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của Phòng Tư vấn gồm có: Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các nhân viên. 2.1.2.5 Phòng Xây dựng cơ bản : Phòng Xây dựng cơ bản là một trong ba bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng giúp Ban Giám đốc Công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản hoàn thành, tư vấn về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đúng theo quy định của Pháp luật và quy định tại Giấp phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy của
  • 49. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 49 Bộ phận Kiểm toán vốn đầu tư gồm có: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Kỹ thuật viên và các trợ lý kiểm toán viên. 2.1.3 Đặc điểm hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC: Với quan điểm phát triển "Kết tinh giá trị, vun đắp niềm tin", Công ty TNHH Kiểm toán APEC đang tạo dựng giá trị doanh nghiệp, thương hiệu, hình ảnh APEC.AUDIT qua từng ngày, từng công việc cụ thể, bằng lao động nghiêm túc, sáng tạo, nỗ lực của tất cả các thành viên trong Công ty, được kết tinh trong chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Các dịch vụ của Công ty cung cấp có thể được mô ta theo hình sau: Sơ đồ 6: Hoạt động dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán APEC Kiểm toán BCTC Kế toán Tư vấn thuế, tài chình, quản trị Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Thẩm định tài sản Các dịch vụ chuyên ngành của APEC
  • 50. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 50 Trong các dịch vụ kể trên, dịch vụ chủ yếu khách hàng sử dụng là kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và các dịch vụ tư vấn tài chính. Kiểm toán Báo cáo tài chính: Công việc kiểm toán Báo cáo tài chính sẽ bao gồm những nội dung chính sau: - Kiểm toán việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán có liên quan trong lập và trình bày Báo cáo tài chính; - Kiểm toán chính sách kế toán đơn vị lựa chọn, áp dụng so với quy định của từng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành trong trình bày Báo cáo tài chính; - Kiểm toán các ước tính kế toán Công ty đã thực hiện khi lập Báo cáo tài chính; - Kiểm toán việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên Báo cáo tài chính. Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Công việc kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành sẽ bao gồm những nội dung chính sau: (1). Kiểm toán hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư (2). Kiểm toán nguồn vốn đầu tư (3). Kiểm toán chi phí đầu tư (4). Kiểm toán khối lượng thiết bị hoàn thành (5). Kiểm toán các khoản chi phí khác (6). Kiểm toán chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản bàn giao (7). Kiểm toán giá trị tài sản bàn giao (8). Kiểm toán tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng
  • 51. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 51 Tư vấn tài chính: Công việc Tư vấn tài chính sẽ bao gồm những nội dung chính sau: (1). Tư vấn quản trị doanh nghiệp - Tư vấn xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh; - Tư vấn thiết lập và vận hành tổ chức bộ máy, quy chế quy trình hoạt động của công ty; - Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; - Tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp; - Tư vấn thiết lập hệ thống kế toán; - Tư vấn quản trị chất lượng; - Tư vấn quản trị nhân sự; - Tư vấn quản trị thương hiệu, marketing. (2). Tư vấn cổ phần hoá (3). Tư vấn chuyển đổi, thành lập doanh nghiệp (4). Tư vấn xây dựng lộ trình và hoàn thiện các điều kiện niêm yết chứng khoán (5). Tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tăng vốn (6). Tư vấn thuế (7). Tư vấn dịch vụ kế toán Hoạt động kiểm toán, tư vấn của APEC.AUDIT luôn được thực hiện theo quy trình phù hợp với chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận, bảo đảm kiểm soát được hoạt động kiểm
  • 52. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 52 toán, tư vấn và chất lượng của dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hệ thống quy trình này cũng luôn được cập nhật, cải tiến, hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của ngành kiểm toán. 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI MỘT ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG: Trong khuôn khổ bài có giới hạn, em xin tập trung vào tiến trình kiểm toán các khoản phải thu tại một đơn vị cụ thể, vì vậy trình tự các bước như công việc trước khi kiểm toán, lập kế hoạch ban đầu có thể được rút gọn. Kết hợp với những kiến thức thu được trong quá trình thực tập, em xin trình bày cụ thể quy trình kiểm toán các khoản phải thu tại một đơn vị khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán APEC như sau: - Tìm hiểu thông tin về đơn vị được kiểm toán - Tài liệu thông tin thu thập - Hệ thống kiểm soát nội bộ - Thủ tục phân tích tổng hợp - Thủ tục kiểm tra chi tiết 2.2.1. Tìm hiểu thông tin về khách hàng: - Khách hàng: Đơn vị A trực thuộc của Tổng Công ty B – kiểm toán năm thứ 2 - Đặc điểm hoạt động: Đầu tư, quản lý, khai thác và kinh doanh cơ sở hạ tầng theo các dự án được phê duyệt. - Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
  • 53. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 53 - Kỳ kế toán : từ 01/01/2008 đến 31/12/2008 - Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị: Nhật ký chung - Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm chung với tổng Công ty. - Các sổ kế toán áp dụng:các sổ kế toán được mở để theo dõi phải thu gồm : sổ cái, sổ chi tiết công nợ ( mở cho từng tài khoản). 2.2.2. Tài liệu thông tin thu thập: TỔNG CÔNG TY B Mẫu số B01-DN ĐƠN VỊ A (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2008 Đơn vị: Đồng TÀI SẢN Mã Thuyết minh 31/12/2008 1/1/2008 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 12,974,157,452 200,085,379,668 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 176,813,481 705,072,211 1. Tiền 111 V.01 176,813,481 705,072,211 Tiền mặt tại quỹ 78,535,229 310,876,531 Tiền gửi ngân hàng 98,278,252 394,195,680 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 0 4,064,690,478 1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 4,064,690,478 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu 130 12,776,991,071 195,278,616,979 1. Phải thu của khách hàng 131 5,113,300,968 115,000,000 2. Trả trước cho người bán 132 0 0 3. Phải thu nội bộ 133 0 0 4. Phải thu theo tiến độ HĐXD 134 0 0 5. Các khoản phải thu khác 138 V.03 7,663,690,103 195,163,616,979 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 0 0 IV. Hàng tồn kho 140 0 0 1. Hàng tồn kho 141 V.04 0 0
  • 54. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 54 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 20,352,900 37,000,000 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 18,000,000 37,000,000 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 2,352,900 0 3. Thuế và các khỏan khác phải thu Nhà Nước 154 V.05 0 0 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 0 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 104,381,536 168,267,866 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 0 0 4. Phải thu dài hạn khác 218 0 0 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0 0 II. Tài sản cố định 220 104,381,536 168,267,866 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 104,381,536 168,267,866 - Nguyên giá 222 989,755,730 989,755,730 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (885,374,194) (821,487,864) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 0 0 - Nguyên giá 225 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 226 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 0 0 - Nguyên giá 228 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 0 0 III. Bất động sản đầu tư 240 0 0 - Nguyên giá 241 V.12 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0 0 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (*) 259 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 260 287,276,507,222 82,890,620,784 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 287,276,507,222 82,890,620,784 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 300,355,046,210 283,144,268,318 NGUỒN VỐN Код Пояснение 31/12/2008 1/1/2008 A. NỢ PHẢI TRẢ 300 300,355,046,210 283,144,268,318
  • 55. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 55 I. Nợ ngắn hạn 310 300,355,046,210 283,144,268,318 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 0 0 2. Phải trả người bán 313 0 0 3. Người mua trả tiền trước 314 V.16 4,299,514,868 4,061,997,650 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 0 0 5. Phải trả công nhân viên 316 V.17 11,450,000 0 6. Chi phí phải trả 317 0 0 7. Phải trả nội bộ 318 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 V.18 242,295,470,449 248,325,720,249 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 53,748,610,893 30,756,550,419 II. Nợ dài hạn 330 0 0 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 0 0 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 0 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 0 0 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 0 0 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 0 0 2. Thặng dư vố cổ phần 412 0 0 3. Vốn khác của chủ hữu 413 0 0 4. Cổ phiếu ngân quỹ 414 0 0 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0 10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 0 0 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 430 0 0 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 0 0 2. Nguồn kinh phí 432 0 0 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 439 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 300,355,046,210 283,144,268,318
  • 56. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 56 BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH SH Tên tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 Tiền mặt tại quỹ 310,876,531 4,295,824,956 4,528,166,258 78,535,229 112 Tiền gửi Ngân hàng 394,195,680 7,010,208,930 7,306,126,358 98,278,252 128 Đầu tư ngắn hạn khác 4,064,690,478 1,859,042,360 5,923,732,838 - 131 Phải thu của khách hàng 115,000,000 25,231,821,968 20,233,521,000 5,113,300,968 133 Thuế GTGT được khấu trừ 255,752,367 253,399,467 2,352,900 138 Phải thu khác 195,163,616,979 6,702,206,781 194,202,133,657 7,663,690,103 141 Tạm ứng 37,000,000 41,000,000 60,000,000 18,000,000 211 Tài sản cố định 989,755,730 - - 989,755,730 214 Khấu hao tài sản cố định 821,487,864 63,886,330 885,374,194 241 Chi phí đầu tư xây dựng 82,890,620,784 204,385,886,438 - 287,276,507,222 331 Phải trả cho người bán 4,061,997,650 229,790,766 467,307,984 4,299,514,868 333 Thuế và các khoản phải nộp 2,304,834,156 2,316,284,156 11,450,000
  • 57. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 57 334 Phải trả công nhân viên 2,496,996,534 2,496,996,534 - 336 Phải trả nội bộ 248,325,720,249 22,843,453,761 16,813,203,961 242,295,470,449 338 Phải trả, phải nộp khác 30,756,550,419 236,812,866 23,228,873,340 53,748,610,893 642 Chi phí quản lý 2,791,345,708 2,791,345,708 Tổng cộng 283,965,756,182 283,965,756,182 280,684,977,591 280,684,977,591 301,240,420,404 301,240,420,404
  • 58. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 58 2.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ: Bảng 5: Câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu Câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu Có Không Không sử dụng 1. Khoản phải thu được phân loại chi tiết theo từng đối tượng, theo từng nội dung X 2. Đối chiếu công nợ với khách hàng X 3. Bộ phấn khác quản lý các khoản công nợ Х 4. Quy định về đánh giá các khoản phải thu có gốc ngoại tệ Х 5. Tiến hành đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ vào thời điểm cuối kỳ Х 6. Chính sách bán chịu X 7. Thủ tục chứng minh sự phát sinh các khoản phải thu X 8. Quy định về định mức các khoản phải thu X 9. Việc tiến hành phân loại các khoản nợ phải thu theo tuổi nợ để xác định số cần trích lập dự phòng, và có biện pháp xử lý đối với khoản nợ khó đòi X
  • 59. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 59 10. Trích lập dự phòng khoản phải thu theo đúng chế độ kế toán X Môi trường kiểm soát: - Đơn vị được kiểm toán có tién hành quản lý các khoản phải thu. Đơn vị có các quy định, thủ tục liên quan đến khoản phải thu: chính sách bán chịu, quy định định mức khoản phải thu, các thủ tục chứng minh việc phát sinh khoản phải thu. Như vậy, ban giám đốc của đơn vị có quan tâm lớn đến hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu. - Các khoản phải thu bao gồm : phải thu của khách hàng, và phải thu khác • Đối tượng chính của các khoản phải thu của khách hàng: + Công ty liên doanh A + Công ty dược phẩm B + Công ty cổ phần thương mại C + Công ty TNHH sản xuất D • Chủ yếu các khoản phải thu khác là tiền đền bù giải phóng mặt bằng tại địa phương, và chi tiền tư vấn xây dựng công trình PC. Ngoài ra, các khoản phải thu khác còn là các khoản chi phí điện nước, xăng xe, văn phòng phẩm mà Đơn vị A nộp hộ Tổng Công ty B và khoản nộp hộ này Đơn vị A được thu lại. Hệ thống kế toán: - Bộ phận kế toán các khoản phải thu được tách riêng - Đơn vị hạch toán chi tiết khoản phải thu theo từng đối tượng - Kế toán chưa theo dỗi khoản nợ phải thu theo tuổi nợ - Kế toán chưa tiến hành trích lập dự phòng đối với khoản phải thu
  • 60. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 60 Thủ tục kiểm soát: - Đơn vị có thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng - Đơn vị có tiến hành đối chiếu số liệu kế toán chi tiết với sổ tổng hợp khoản phải thu. 2.2.4 Thủ tục phân tích tổng hợp: Chọn phương pháp Phân tích ngang: So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước; hoặc so sánh số liệu giữa các kỳ với nhau. Không tiến hành phân tích dọc : So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước (toàn bộ các khách hàng và từng khách hàng) . Lí do : Đơn vị A là đơn vị trực thuộc không có doanh thu. Bảng 6:So sánh số liệu khoản phải thu giữa các kỳ KM Dư cuối kỳ này (1) Dư cuối kỳ trước (2) Chênh lệch (3)=(1)-(2) TK131 5,113,300,968 115,000,000 4,998,300,968 (*) TK138 7,663,690,103 195,163,616,979 187,499,926,876 (**) (*) Có sự biến động lớn giữa số cuối kỳ năm trước và số cuối kỳ năm nay. Nguyên nhân: Trong năm tài chính, Đơn vị cho thuê đất tại công trình PC. Số tiền từ việc cho thuê đất chưa thu được thanh toán. (**) Có sự biến động lớn giữa số cuối kỳ năm trước và số cuối kỳ năm nay. Nguyên nhân: Phát sinh khoản đền bù giải phóng mặt bằng tại địa phương, khoản tiền huy động vốn kỳ này thu được tiền. Chênh lệch trên TK 138 lớn, cần thiết phải có những thủ tục chi tiết để kiểm tra đối chiếu nội dung, giá trị.
  • 61. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 61 2.2.5 Thủ tục kiểm tra chi tiết: Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, trước tiên cần tiến hành thu thập số dư và đối chiếu số liệu : - Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh: Bảng 7: Bảng tổng hợp số liệu của các khoản phải thu Khoản mục Đầu kỳ Số phát sinh Cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có TK131 115,000,000 (1) 25,231,821,968 20,233,521,000 5,113,300,968 (3) TK138 195,163,616,979 (3) 6,702,206,781 194,202,133,657 7,663,690,103 (4) (1,3) Khớp với số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm trước, biên bản đối chiếu công nợ của khách hàng, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước. (2,4) Khớp với số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm nay, sổ chi tiết, số cái. Biên bản đối chiếu công nợ của khách hàng tới thời điểm 31/12/2008 Số liệu số phát sinh khớp với sổ chi tiết tài khoản Sau khi xem xét số liệu tổng hợp, bước tiếp theo là tiến hành kiểm tra chi tiết từng khoản mục.
  • 62. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 62 2.2.5.1 Khoản phải thu khách hàng: TỔNG CÔNG TY B SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131 Đơn vị A Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 115,000,000 28/02 HT-02-004 2/28/2008 Cty liên doanh y học A chuyển trả 80% tiền thuê đất 1121 20,233,521,000 31/03 HT-03-004 3/31/2008 VAT phải nộp 33311 196,030,269 31/03 HT-03-004 3/31/2008 Tiền thuê đất tại công trình PC- công ty dược phẩm B 3387 1,960,302,699 31/03 HT-03-005 3/31/2008 VAT 33311 152,000,000 31/03 HT-03-005 3/31/2008 Tiền thuê đất tại công trình PC của công ty cổ phẩn thương mại C 3387 1,520,000,000 31/03 HT-03-006 3/31/2008 VAT phải nộp 33311 1,945,771,727 31/03 HT-03-006 3/31/2008 Tiền thuê đất tại công trình PC của công ty TNHH sản xuất D 3387 19,457,717,273 Cộng phát sinh 25,231,821,968 20,233,521,000 Số dư cuối kỳ 5,113,300,968 Hà Nội,ngày 31 tháng 12 năm 2008 NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG Lê Thị A Lê Văn C
  • 63. Báo cáo khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 63 • Kiểm tra nội dung từng khoản phải thu: Theo sổ chi tiết tài khoản 131, nhận thấy nội dung tài khoản 131 là tiền thuê đất, và thuế GTGT từ tiền thuê đất. - Tổng hợp số tiền thuê đất : 22,938,019,972 - Số thuế VAT từ tiền thuê đất : 2,293,801,996 Nhận thấy, Đơn vị A hạch toán khoản tiền thuê đất trên vào tài khoản 3387 là chưa đúng bản chất nghiệp vụ. Do Đơn vị A sử dụng nguồn từ Tổng Công ty B, không hạch toán doanh thu. Vì vậy kết luận của kiểm toán viên là Đơn vị A nên chuyển sang theo dõi tại tài khoản 336 Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 3387 / Có TK 336 : 22,938,019,972 • Kiểm tra Phát sinh Nợ của TK 131: Cần tiến hành kiểm tra chứng từ liên quan để xem xét tính hợp lý hợp lệ của chứng từ, đồng thời tính toán lại số tiền phải thu để xác định tính chính xác về số học. Kiểm tra chi tiết từng đối tượng công nợ có nghiệp vụ phát sinh Nợ TK 131. a) Công ty dược phẩm B: Theo Hợp đồng kinh tế số 02 VC/HĐKT ngày 01/03/2008, Số tiền thuê đất công ty dược phẩm B phải trả Đơn vị A là 123,226 USD. Tỷ giá đơn vị áp dụng để hạch toán là 17499đ. Tuy nhiên , cuối kỳ Đơn vị A không tiến hành đánh giá lại chênh lệch tỷ giá. Tỷ giá vào thời điểm 31/12/2008 : 17490đ. Số tiền do chênh lệch tỷ giá là :(17,499đ - 17,490đ)*123,226USD = 1,109,034đ