SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP
KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI
TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
VÕ HỒNG NGỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP
KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI
TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Võ Hồng Ngọc
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Huyền Trân
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung và số liệu trong đề tài nghiên cứu là hoàn
toàn trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất cứ hình thức
nào. Kiến thức và kết quả nghiên cứu trong luận văn là quá trình nghiên cứu, phân
tích, tổng hợp lý luận và thực tiễn của cá nhân tôi. Trong quá trình tiến hành học
viên có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp
thiết của đề tài. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc thực hiện trích dẫn và
ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2022
Học viên
Võ Hồng Ngọc
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Panasonic AVC Việt Nam ...... 27
Sơ đồ 1.1. Mạng lƣới cung cấp nguyên vật liệu cho PAVCV............................. 31
Sơ đồ 2.1. Tổng hợp doanh thu Panasonic AVC Việt Nam trong giai đoạn
2010-2020............................................................................................................................... 34
Sơ đồ 2.2. Chi phí nhập khẩu bằng đƣờng biền và hàng không (2010-
2020)........................................................................................................................................ 40
Sơ đồ 2.3. Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu tại PAVCV............................. 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Kết quả Eview khi đánh giá mối quan hệ giữa chi phí nhập khẩu và
số sự cố.................................................................................................................................... 49
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu của công ty Panasonic AVC
Việt Nam (2010-2020)......................................................................................................... 36
Bảng 2.2: Tổng hợp chi phí xuất nhập khẩu công ty Panasonic AVC Việt
Nam (2010-2020).................................................................................................................. 38
Bảng 2.3. Thống kê số sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu
2010-2020............................................................................................................................... 42
Bảng 2.4. Dữ liệu tỷ lệ tổng CPNK/CBM và số sự cố 2010-2020..................... 47
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu chữ viết
tắt
Chữ viết đầy đủ
1 CPNK Chi phí nhập khẩu
2 CPTPP
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-
Pacific Partnership: Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng
3 DT Doanh thu
4 EVFTA
European – Vietnam Free Trade Agreement: Hiệp
định thƣơng mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt
Nam
5 FTA Free Trade Agreement: Hiệp định tự do thƣơng mại
6 LTL Less than truckload: vận chuyển chƣa đầy xe
7 NVL Nguyên vật liệu
8 PO Purchase order: Đơn đặt hàng
9 R&D
Research & Development: Hoạt động nghiên cứu và
phát triển
10 TL Truck load: vận chuyển đầy xe
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT
LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM..............................................................................5
1.1. Tổng quan về quy trình nhập khẩu hàng hóa ..........................................................5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quy trình.....................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm: ................................................................................................................. 5
1.1.1.2. Đặc điểm của quy trình........................................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu hàng hóa.................................................6
1.1.2.1. Khái niệm nhập khẩu............................................................................................... 6
1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu...................................................................... 7
1.1.3. Phân loại hình thức nhập khẩu.................................................................................9
1.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp................................................................................................. 9
1.1.3.2. Nhập khẩu uỷ thác ................................................................................................. 10
1.1.3.3. Tạm nhập tái xuất................................................................................................... 11
1.1.3.4. Nhập khẩu liên doanh............................................................................................ 11
1.1.3.5. Nhập khẩu giacông ............................................................................................... 12
1.1.4. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với quốc gia/ đối với ngành/ và đối
với doanh nghiệp ..................................................................................................................12
1.2. Tổng quan của linh kiện điện tử sử dụng cho sản xuất mặt hàng tivi..............14
1.2.1. Khái quát linhkiện điện tử......................................................................................14
1.2.2. Đặc điểm của linh kiện điện tử cho sản xuất mặt hàng tivi .............................15
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản
xuất mặt hàng tivi ................................................................................................................17
1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong ..........................................................................................17
1.3.1.1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................. 17
1.3.1.2. Văn hóa doanh nghiệp........................................................................................... 17
1.3.1.3. Nhân tố con ngƣời: ................................................................................................ 18
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài:.........................................................................................19
1.3.2.1. Yếu tố chính trị....................................................................................................... 19
1.3.2.2. Yếu tố kinh tế.......................................................................................................... 20
1.3.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội ............................................................................................ 21
1.3.2.4. Yếu tố công nghệ..................................................................................................... 22
1.4. Giới thiệu về Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam.....................................23
1.4.1. Quá trình hình thành ................................................................................................23
1.4.2. Tầm nhìn và sứ mệnh................................................................................................24
1.4.2.1. Tầm nhìn .................................................................................................................. 24
1.4.2.2. Sứ mệnh .................................................................................................................... 24
1.4.3. Triết lý kinh doanh của công ty..............................................................................25
1.4.4. Sản phẩm của công ty...............................................................................................26
1.4.5. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban.........................................................27
1.4.6. Mạng lƣới nhà cung cấp linh kiện cho Panasonic AVC Việt Nam.................30
1.4.7. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................................31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT
LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM..........................................................................................33
2.1. Tình hình kinh doanh và nhập khẩu nguyên vật liệutại công ty Panasonic
AVC Việt Nam.......................................................................................................................33
2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2020.........................................33
2.1.2. Chi phí nguyên vật liệu của công ty 2010-2020 ..................................................36
2.1.3. Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu giai đoạn 2010-2020.................................37
2.1.4. Thống kê các sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu và tác
động đến tổng chi phí nhập khẩu......................................................................................41
2.1.4.1. Thống kê các sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu................. 41
2.1.4.2. Tác động của số sự cố đến tổng chi phí nhập khẩu......................................... 46
2.2. Tổng quan về quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt hàng
tivi tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam ........................................................49
2.2.1. Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu...................................................................49
2.2.2. Xác định nhu cầu mua hàng ....................................................................................50
2.2.3. Yêu cầu báo giá..........................................................................................................52
2.2.4. Đánh giánhà cung cấp..............................................................................................52
2.2.5. Phê duyệt từ ban Tổng giám đốc............................................................................53
2.2.6. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics vàthuê phƣơng tiện vận tải ........54
2.2.7. Đàm phán với nhà cung cấp và lập hợp đồng mua hàng..................................55
2.2.8. Thực hiện thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu....................................................56
2.2.9. Hoàn thành thủ tục nhập khẩu và giao hàng đến kho PAVCV.......................57
2.3. Phân tíchcác nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu
cho sản xuất mặt hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam...............58
2.3.1. Khái niệm về hiệu quả của hoạt động nhập khẩu...............................................58
2.3.2. Nhóm nhân tố bên trong ..........................................................................................59
2.3.2.1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................. 59
2.3.2.2. Văn hóa doanh nghiệp........................................................................................... 60
2.3.2.3. Nhân tố con ngƣời.................................................................................................. 60
2.3.3. Nhóm nhân tố bên ngoài ..........................................................................................61
2.3.3.1. Yếu tố chính trị....................................................................................................... 61
2.3.3.2. Yếu tố kinh tế.......................................................................................................... 61
2.3.3.3. Yếu tố văn hóa xã hội ............................................................................................ 62
2.3.3.4. Yếu tố công nghệ..................................................................................................... 63
2.4. Nhận xét chung ..............................................................................................................63
2.4.1. Thành tựu....................................................................................................................63
2.4.2. Hạn chế ........................................................................................................................64
Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỀN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ
ĐỀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT
LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM..........................................................................................66
3.1. Triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai....................................66
3.1.1. So sánh thực trạng vận hành nhập khẩu nguyên vật liệu của Panasinic
AVC Việt Nam với ngành ...................................................................................................66
3.1.2. Quan điểm kinh doanh..............................................................................................67
3.1.3. Cơ hội ...........................................................................................................................68
3.1.4. Thách thức...................................................................................................................68
3.2. Định hƣớng giải pháp...................................................................................................69
3.2.1. Nhóm giải pháp về thị trƣờng nhập khẩu ............................................................70
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nhập khẩu ................71
3.2.2.1. Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng........................................................ 71
3.2.2.2. Tăng cƣờng liên kết liên doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu............... 71
3.2.3. Nhóm giải pháp về bộ máy tổ chức và nhân lực.................................................72
3.2.3.1. Về cơ cấu tố chức.................................................................................................... 72
3.2.3.2. Về tổ chức nhân sự................................................................................................. 72
3.2.4. Nhóm giải pháp cho việc tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu .................74
3.2.4.1. Lựa chọn thị trƣờng nhập khẩu và kí kết hợp đồng ...................................... 74
3.2.4.2. Giảm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu.......................................................... 74
3.2.4.3. Giảm thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu...................................................... 75
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................................76
3.3.1. Kiến nghị với công ty mẹ Panasonic – Japan.......................................................76
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc............................................................................................77
KẾT LUẬN.............................................................................................................................80
PHỤ LỤC 1: BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN THỂ HIỆN MỖI QUAN HỆ GIỮA SỐ SỰ
CỐ VÀ CHI PHÍ NHẬP KHẨU NĂM 2010-2020 ............................................................i
PHỤ LỤC 2: BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN THỂ HIỆN MỖI QUAN HỆ GIỮA SỐ SỰ
CỐ VÀ CHI PHÍ NHẬP KHẨU NĂM 2010-2019 ...........................................................ii
PHỤ LỤC 3: MẪU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
LOGISTICS.............................................................................................................................. iii
PHỤ LỤC 4: MẪU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ.................................................................................................iv
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đối với những doanh nghiệp sản xuất nói chung, cụ thể là doanh nghiệp
Panasonic AVC nói riêng, các nhà quản trị luôn đề cao việc quản trị chuỗi cung
ứng. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã đánh giá thấp việc quản lý quy trình nhập
khẩu nguyên vật liệu, một quy trình quan trọng tiên quyết cho hoạt động sản xuất
cốt lõi.
Nghiên cứu này đã đánh giá hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của
Panasonic AVC. Tác giả nhận thấy chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu có sự cải
thiện qua các năm, từ 0.5% doanh thu ở giai đoạn 2010-2012 cải thiện dần còn
0.2% doanh thu ở giai đoạn 2018-2020. Mức chi phí này, theo so sánh mà tác giả
tìm đƣợc, là rất cạnh tranh so với trung bình ngành (0.45%-0.65% doanh thu). Tuy
vậy, tác giả vẫn nhận thấy quy trình vần còn nhiều nhƣợc điểm, còn nhiều cơ hội để
tối ƣu mức chi phí và nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Từ đó, tác giả đề xuất các giải
pháp khả thi nhằm hạn chế các chi phí phụ trội phát sinh không mong muốn trong
quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu.
Nghiên cứu này giúp cho doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam nói riêng và
tập đoàn Panasonic nói chung có cái nhìn tổng quát về các khoản chi phí nhập khẩu
nguyên vật liệu. Tuy chi phí này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu,
nhƣng nhập khẩu nguyên vật liệu là hoạt động tiên quyết để sản xuất hiệu quả. Tác
giả đã đề xuất hai giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao, có thể mở rộng ứng
dụng cho các doanh nghiệp sản xuất khác trong tập đoàn hoặc các doanh nghiệp sản
xuất hàng điện tử có cùng đặc điểm. Về ý nghĩa lý thuyết, nghiên cứu này đã có
những nổ lực làm rõ định nghĩa hoạt động xuất nhập khẩu dƣới góc nhìn chuỗi cung
ứng và tổng hợp các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một doanh
nghiệp sản xuất.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trƣớc bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng đƣợc mở rộng, Việt Nam đã và
đang tích cực tham gia vào các xu hƣớng chung của thế giới thông qua các hoạt
động nhƣ tham gia và ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) chất lƣợng cao
nhƣ: CPTPP và EVFTA,…Bên cạnh đó, Việt Nam là một nƣớc có tình hình chính
trị-xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào nên đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) xây dựng những cở sở sản xuất tại Việt Nam. Đóng
góp một phần nhỏ bé vào nhịp phát triển kinh tế chung của đất nƣớc, công ty TNHH
Panasonic Việt Nam, một đơn vị 100% vốn nƣớc ngoài với trên năm mƣơi năm tồn
tại và phát triển đã và đang có những bƣớc tiến quan trọng, góp phần vào sự phát
triển ngành công nghiệp tại Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vừa mờ ra những cơ hội kinh doanh mới
cho doanh nghiệp đồng thời cũng chứa đựng trong nó rất nhiều rủi ro và thách thức.
Vì thế, nó đòi hỏi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trƣờng quốc tế này phải chủ
động, tự hoàn thiện mình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp tham gia
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì việc chủ động và luôn tự hoàn thiện mình càng
quan trọng và trờ nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Trong hoạt động ngoại thương: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ
cho nước ngoài, nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài. Mục
tiêu chính của ngoại thương là đê nhập khẩu chứ không phải xuất khẩu. Xuất khẩu
là để nhập khẩu, nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương. Nhà nƣớc thƣờng
chủ trƣơng khuyến khích nhập khẩu nguyên vật liệu thiết bị, máy móc để cải tiến
dây chuyền sản xuất, tăng năng lực sản xuất trong nƣớc và nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Để vận hành tốt một công ty sản xuất, mọi hoạt động cần phải thực hiện đúng
tiến độ, đặc biệt là quy trình sản xuất phải đƣợc diễn ra đúng kế hoạch và sản phẩm
đƣợc giao đến tay khách hàng đúng thời gian yêu cầu thì rất quan trọng. Để quá
2
trình đó đƣợc diễn ra đúng kế hoạch và kịp thời, thì quy trình nhập khẩu nguyên vật
liệu đầu vào chiếm một phần quan trọng không kém. Trong suốt nhiều năm hoạt
động, công ty đã có những hành đồng để cải thiện quy trình nhập khẩu với mong
muốn đạt đƣợc thời gian nhập khẩu ngắn nhất với chi phí tối thiểu nhất. Tuy vậy,
trong quá trình nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, rủi ro xảy ra khiến cho kế hoạch
nhập khẩu không diễn ra đƣợc đúng tiến độ quy trình. Vì vậy để nâng cao hiệu quả
sản xuất, việc cải thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cần phải đƣợc
chú trọng và ứng dụng kịp thời. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp cải thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt hàng tivi tại
công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích của nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu
cho sản xuất mặt hàng tivi dƣới góc độ ngành hàng nói chung và doanh nghiệp
nói riêng
Thứ hai, tìm hiểu và phân tích về quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu và phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty
TNHH Panasonic AVC Việt Nam, từ đó bài nghiên cứu phát hiện ra các vấn đề còn
hạn chế trong quy trình nhập khẩu.
Cuối cùng, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện quy trình nhập khẩu
nguyên vật liệu tại công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt
hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3
Phạm vi về không gian: nghiên cứu đƣợc thực hiện tại công ty TNHH
Panasonic AVC Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Lấy số liệu từ kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí
logistics từ quý 1 năm 2010 đến hết quý 4 năm tài chính 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp mô tả (mô tả hiện trạng quy trình nhập khẩu
nguyên vật liệu của Công ty); phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh với các
thông tin và số liệu tổng hợp từ các nguồn khác nhau để đánh giá hiệu quả quy trình
nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty; dữ liệu sơ cấp là kết quả hoạt động kinh
doanh và chi phí logistics từ quý 1 năm 2010 đên hết quý 4 năm 2020 đánh giá, so
sánh vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu
Đối với doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam, dựa trên phân tích hoạt động
kinh doanh cũng nhƣ chi phí logistic để đánh giá hiệu quả quy trình nhập khẩu
nguyên vật liệu cho sản xuất của mặt hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC
Việt Nam. Từ đó đề ra những khuyết điểm, những hạn chế trong quy trình nhập
khẩu của doanh nghiệp. Cuối cùng là đề xuất những giải pháp khả thi giúp doanh
nghiệp có thể (i) giảm đƣợc tối đa chi phí logistics về nhập khẩu nguyên liệu cho
sản xuất mặt hàng tivi, (ii) vận hành quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu hiệu quả
hơn, từ đó hạn chế tình trạng nguyên vật liệu nhập khẩu trễ so với lịch sản xuất.
Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghệ nói chung, bài nghiên cứu giúp các
doanh nghiệp sản xuất có cái nhìn tổng quan về cách đánh giá chi phí nhập khẩu
nguyên vật liệu cũng nhƣ những khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình vận
hành nhập khẩu. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng hoặc cải thiện quy trình
nhập khẩu của công ty đƣợc vận hành một cách có hiệu quả hơn.
sau:
6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Tác giả sẽ tổ chức nghiên cứu này theo cấu trúc ba chƣơng, với chi tiết nhƣ
4
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN
VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG
TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN
VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN
VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM
KẾT LUẬN
5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU
NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI VÀ TỔNG
QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về quy trình nhập khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quy trình
1.1.1.1. Khái niệm:
Quy trình đƣợc định nghĩa là "cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động
hoặc quá trình" (theo định nghĩa trong ISO 9000). Quy trình là trình tự (thứ tự, cách
thức) thực hiện một hoạt động đã đƣợc quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng
những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị. Những hoạt động này bao gồm tất cả
các dạng thức hoạt động (hoặc quá trình) trong đời sống xã hội của con ngƣời.
1.1.1.2. Đặc điểm của quy trình
Một phƣơng pháp cụ thể để tiến hành một hoạt động hoặc một quá trình. Quy
trình thƣờng đƣợc thể hiện trên văn bản. Quy trình là công cụ của quản lý. Một quy
trình có thể quản lý nhiều quá trình.
Quy trình có tính bó buộc tuân thủ. Quy trình xác định và đặt ra đầu vào, đầu
ra cho quá trình. Quy trình thƣờng không thay đổi thƣờng đƣợc thực hiện theo một
thứ tự nhất định.
Bằng cách thực hiện quản lý theo quy trình, doanh nghiệp có thể củng cố các
chức năng quản lý. Đi vào quy trình thƣờng xuyên, lặp lại và cố định cho phép
ngƣời quản lý sẽ có nhiều thời gian hơn.
Trong một tổ chức, chuyện các cá nhân có kiến thức và kỹ năng khác nhau sẽ
dẫn đến cách làm việc và hiệu quả khác nhau. Vì vậy nên mới cần có quy trình để
giúp cho ngƣời thực hiện các công việc biết rằng muốn hoàn thành công việc đó
phải thực nhƣ thế nào và kết quả cần đạt là gì? Tránh tình trạng nhân viên chậm chỉ
thị của cấp trên hay thực hiện các công việc thừa gây lãng phí thời gian.
6
Trong quá trình hoạt động sản xuất ngƣời lao động có thể bị xao nhãng. Nếu
có quy trình làm việc nhắc nhở, họ sẽ hoàn thành kịp thời tất cả các mắt xích trong
quy trình. Quy trình giúp quản lí tiêu chuẩn, sản xuất tinh gọn.
Trên thực tế, xây dựng quy trình chỉ là bƣớc đầu tiên đảm bảo tiến độ công
việc trôi chảy. Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý tƣơng ứng, biện pháp quản
trị linh hoạt. Thêm vào đó, kế hoạch khuyến khích khoa học, không khí văn hóa tốt
cũng giúp công ty bắt nhịp với thời đại. Chỉ bằng cách này, việc quản lý quy trình
mới thực sự đƣợc thực hiện và hiệu quả
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu hàng hóa
1.1.2.1. Khái niệm nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán giữa các quốc gia, là quá trình
trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên các nguyên tắc trao đổi ngang giá và
lấy tiền tệ là môi giới. Nhập khẩu không phải là hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là
một hệ thống các quan hệ buôn bán trao đổi hàng hóa, công nghệ, và dịch vụ trong
một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc một quốc gia mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác đây chính là việc nhà sản xuất nƣớc
ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trƣờng nội địa. Khi thống kê và đánh
giá hoạt động nhập khẩu, ngƣời ta thƣờng dùng đơn vị tiền tệ và thƣờng đƣợc đặt
trong một khoảng thời gian xác định. Hay hoạt động nhập khẩu đƣợc định nghĩa
nhƣ sau: "Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật" (theo khoản 1 Điều 28 Luật
Thƣơng Mại 2005).
Theo nghĩa thông thƣờng, đối tƣợng nhập khẩu thƣờng là những hàng hóa
trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc sản lƣợng, chất lƣợng sản xuất chƣa đủ đáp
ứng nhu cầu trong nƣớc. Hoạt động nhập khẩu (nhập khẩu nguyên vật liệu) còn là
cầu nối cho hoạt động sản xuất nhằm kéo dài chuỗi giá trị, từ đó tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nội địa. Mục tiêu của hoạt động kinh
7
doanh nhập khẩu là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn ngoại tệ vào việc mua sắm
thiết bị vật tƣ, máy móc kĩ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở
rộng, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp một cách
kịp thời. Từ đó, doanh nghiệp có thể giải quyết đƣợc vấn đề khan hiếm vật tƣ, hàng
hóa trên thị trƣờng nội địa. Mặt khác, hoạt động này góp phần phát triển ổn định
những ngành kinh tế mũi nhọn trong nƣớc mà nguồn vật tƣ trong nƣớc chƣa đủ đáp
ứng nhu cầu sản xuất, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh quốc gia, góp phần chuyên
môn hóa trong phân công lao động quốc tế, từ đó gia tăng thặng dƣ tổng thể cho nền
kinh tế nội địa và thế giới.
1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
So với các loại hình kinh doanh thƣơng mại khác, tác giả tổng hợp hoạt động
kinh doanh nhập khẩu có sáu đặc điểm chính. Các đặc điểm này tác động đến việc
xây dựng quy trình nhập khẩu của các doanh nghiệp (Tạ Văn Lợi, Giáo trình
Nghiệp vụ Ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2019). Do vậy, để xây
dựng một quy trình nhập khẩu hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ các đặc điểm
này.
Bản chất hoạt động kinh doanh nhập khẩu là việc thực hiện nhập khẩu hàng
hóa từ nƣớc ngoài để tiêu thụ hoặc làm đầu vào cho sản xuất kinh doanh ở thị
trƣờng trong nƣớc. Do đó, hoạt động nhập khẩu bao gồm nhiều bên liên quan, đối
tác, chủ doanh nghiệp, công ty ở các nƣớc khác nhau. Mỗi quốc gia có những quy
định pháp luật riêng về kinh tế, chính sách nhập khẩu khác nhau. Vì thế, hoạt động
nhập khẩu bị chi phối mạnh bởi các hệ thống pháp luật, các thủ tục hồ sơ liên quan
đến các nƣớc khác nhau. Các doanh nghiệp lớn, hoạt động đa quốc gia, đôi khi còn
tự xây dựng các nguyên tắc riêng để giảm thiểu rủi ro pháp lý.
Chính phủ các nƣớc luôn quan tâm kiểm soát chủng loại hàng hóa trong kinh
doanh nhập khẩu. Cụ thể, một số loại hàng hóa đƣợc khuyến khích nhập khẩu và
ngƣợc lại, một số hàng hóa bị cấm nhập khẩu hoặc bị quản lý bằng các chính sách
thuế quan, hạn ngạch, chính sách quản lý tỷ giá… Danh mục hàng hóa đƣợc phép
nhập khẩu và cấm nhập khẩu cũng thay đổi và cập nhật ở từng thời điểm, phụ thuộc
8
vào chính sách quy hoạch kinh tế của chính phủ mỗi quốc gia. Việc rà soát danh
mục hàng hóa này là cần thiết khi doanh nghiệp muốn xây dựng quy trình nhập
khẩu.
Thị trƣờng của hoạt động nhập khẩu bao gồm thị trƣờng trong nƣớc và thị
trƣờng quốc tế. Thị trƣờng quốc tế đóng vai trò nhƣ là thị trƣờng đầu vào - là đầu
mối cung cấp hàng hóa cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thị
trƣờng trong nƣớc đóng vai trò là thị trƣờng đầu ra - là nơi tiêu thụ sản phẩm. Thị
trƣờng của hoạt động nhập khẩu rất phong phú, đa dạng từ vật tƣ, hàng hoá và dịch
vụ đƣợc nhập khẩu từ nhiều nƣớc khác nhau với mức giá cả và chất lƣợng khác
nhau. Dựa trên những tiêu chí về chất lƣợng, giá cả, mẫu mã, sự thuận lợi về nhập
khẩu của mỗi quốc gia khác nhau mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh hoạt động nhập
khẩu có thể thay đổi, mở rộng hay thu hẹp phạm vi thị trƣờng nhập khẩu của mình.
Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguồn nhập khẩu), đầu ra (khách hàng) của
doanh ngiệp rất đa dạng, thông thƣờng hay đổi theo nhu cầu của ngƣời tiêu dùng
trong nƣớc. Nguồn đầu ra ổn định, đa dạng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của
công ty, khả năng thích nghi và đáp ứng cầu thị trƣờng cũng nhƣ biến động của
nguồn cung ứng.
Phƣơng thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu cũng rất quan trọng. Hiện
nay, hình thức thanh toán trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu cũng đa dạng. Các
bên có thể lựa chọn sử dụng nhiều phƣơng thức thanh toán khác nhau và việc sử
dụng phƣơng thức thanh toán nào là do hai bên tự thỏa thuận và đƣợc quy định
trong điều khoản của hợp đồng. Các ngoại tệ nhƣ USD, EUR, Yên thƣờng đƣợc lựa
chọn để thanh toán. Vì vậy, việc thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào
tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền nội tệ (VND) và ngoại tệ.
Việc trao đổi thông tin với đối tác phải đƣợc tiến hành nhanh chóng thông qua
các phƣơng tiện công nghệ hiện đại nhƣ email, telex, fax... Đặc biệt, trong thời đại
thông tin hiện nay giao dịch qua thƣ điện tử, qua hệ thống mạng internet là công cụ
phục vụ đắc lực cho kinh doanh. Một số doanh nghiệp còn phát triển riêng hệ thống
quản lý nội bộ nhằm lƣu trữ, quản lý, và kiểm soát hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
9
Phƣơng thức vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhập
khẩu. Do hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến yếu tố nƣớc ngoài, hàng
hóa đƣợc vận chuyển qua biên giới các quốc gia, tùy theo các loại mặt hàng hóa nhƣ
vật tƣ, thiết bị, những thỏa thuận của đôi bên mà có những phƣơng thức vận chuyển
khác nhau. Một số phƣơng thức vận chuyển chủ yếu hiện nay là vận chuyển bằng
đƣờng không, đƣờng thủy, đƣờng bộ… hoặc vận chuyển vào nội bộ bằng các xe có
trọng tải lớn. Các chi phí vận chuyển và phát sinh khác cũng cần đƣợc nêu rõ trong
những hợp đồng, để tránh làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp.
1.1.3. Phân loại hình thức nhập khẩu
Nhà nƣớc ta hiện nay ban hành nhiều văn bản pháp quy hƣớng dẫn về thủ tục
hải quan. Trên thị trƣờng cũng có rất nhiều tác giả tóm tắt về các quy định, hƣớng
dẫn về nghiệp vụ nhập khẩu. Tác giả phân loại các hình thức nhập khẩu nhƣ sau
(căn cứ theo Luật Thƣơng Mại 2005)
1.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu trong đó ngƣời mua và ngƣời bán
hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn
nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngƣợc lại. Nhập khẩu trực tiếp đƣợc
tiến hành khá đơn giản. Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc
lập của một doanh nghiệp nhập khẩu dựa trên việc nghiên cứu thị trƣờng, yêu cầu
chất lƣợng kĩ thuật, và cân nhắc các chi phí liên quan để đảm bảo kinh doanh hiệu
quả. Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp còn phải đảm bảo hoạt động đúng
chính sách luật pháp và quy định của nhà nƣớc nội địa và quốc tế. Trong hoạt động
nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và phải tự tiến
hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trƣờng, lựa chọn bạn
hàng, lựa chọn phƣơng thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Doanh nghiệp phải tự đầu tƣ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong suốt hoạt
động kinh doanh và đƣợc hƣởng toàn bộ lợi nhuận thu đƣợc, cũng nhƣ rủi ro thua
lỗ. Khi nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp đƣợc phép trích kim ngạch nhập khẩu,
10
khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu và thuế lợi tức
theo quy định của luật pháp hiện hành. Thông thƣờng, doanh nghiệp có thể chỉ cần
lập một hợp đồng nhập khẩu với đối tác nhập khẩu nƣớc ngoài, còn hợp đồng tiêu
thụ hàng hoá trong nƣớc có thể đƣợc lập sau khi hàng hóa đã đƣợc nhập khẩu.
1.1.3.2. Nhập khẩu uỷ thác
Hoạt động ủy thác nhập khẩu đƣợc quy định trong chƣơng 4 của Văn bản hợp
nhất 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hƣớng dẫn luật thƣơng mại về
hoạt động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh
hàng hóa với nƣớc ngoài. Theo đó, hoạt động nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập
khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nƣớc có ngành hàng kinh
doanh một số mặt hàng nhập khẩu nhƣng không đủ điều kiện về khả năng tài chính,
về đối tác kinh doanh... nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp
giao dịch ngoại thƣơng tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên
nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với doanh nghiệp nƣớc ngoài để làm thủ tục
nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và đƣợc hƣởng phí uỷ thác. Quan hệ giữa
doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác cần đƣợc quy định đầy đủ trong
hợp đồng uỷ thác.
Do bản chất ủy thác của loại hình này, khi nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu
(nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch, không phải nghiên cứu
thị trƣờng tiêu thụ vì không phải tiêu thụ hàng nhập mà chỉ đứng ra đại diện cho bên
uỷ thác để giao dịch với bạn hàng nƣớc ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục nhập
hàng cũng nhƣ thay mặt cho bên uỷ thác khiếu nại đòi bồi thƣờng với đối tác nhập
khẩu từ nƣớc ngoài khi có tổn thất phát sinh trong suốt quá trình nhập khẩu hoặc
với mức trách nhiệm đƣợc thống nhất trong hợp đồng ủy thác.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, đại diện của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu chỉ đƣợc tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không đƣợc tính doanh số, và do
vậy mà không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nhận uỷ thác, các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu này (nhận uỷ thác) phải lập hai hợp đồng bao gồm một hợp
11
đồng mua bán hàng hoá với nƣớc ngoài và một hợp đồng nhận uỷ thác với bên uỷ
thác.
1.1.3.3. Tạm nhập tái xuất
Hình thức nhập khẩu thứ ba là tạm nhập tái xuất. Đây là hình thức mà doanh
nghiệp nội địa nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào nƣớc nhập khẩu, nhƣng sau đó lại
xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi nƣớc này để chuyển sang một nƣớc khác.
Hàng hóa nhập khẩu ở hình thức này không đƣợc phép tiêu thụ nội địa mà phải xuất
khẩu sang một nƣớc thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Loại hình này bao gồm hoạt động
nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu, từ đó thu lại lƣợng ngoại tệ lớn hơn số chi phí
bỏ ra ban đầu. Doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt khi
tạm nhập tái xuất, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thƣơng nhân xuất khẩu và hợp
đồng bán hàng ký với thƣơng nhân nhập khẩu.
Doanh nghiệp cũng cần lƣu ý rằng, trƣờng hợp gần giống nhƣ tạm nhập tái
xuất là chuyển khẩu. Với phƣơng thức chuyển khẩu, hàng hóa đƣợc chuyển thẳng
từ nƣớc bán hàng sang nƣớc mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
1.1.3.4. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kỹ
thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm kết hợp và khai thác năng lực để cùng giao
dịch và đề ra các chủ trƣơng biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc
đẩy hoạt động này phát triển theo hƣớng có lợi nhất cho các bên tham gia. Doanh
nghiệp tham gia liên doanh nhập khẩu cùng nhau chia sẻ lợi luận và rủi ro.
Trong nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhận hàng sẽ đƣợc tính
kim ngạch xuất nhập khẩu. Khi đƣa hàng về tiêu thụ thì chỉ đƣợc tính doanh số trên
số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên doanh số tƣơng ứng.
Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng bao
gồm một hợp đồng mua hàng với nƣớc ngoà và một hợp đồng liên doanh với doanh
nghiệp khác.
12
Khác với tự doanh, nhập khẩu liên doanh giúp các doanh nghiệp tham gia chia
sẻ rủi ro vì theo cơ chế, mỗi doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp một
phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên tƣơng ứng với số vốn
góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu thƣờng theo tỷ lệ góp vốn, lãi lỗ hai bên
phân chia tuỳ theo thoả thuận dựa trên tỉ lệ góp vốn và trách nhiệm các bên.
1.1.3.5. Nhập khẩu gia công
Hoạt động gia công đƣợc quy định tại chƣơng 6 của Văn bản hợp nhất
09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hƣớng dẫn luật thƣơng mại về hoạt
động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nƣớc ngoài. Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập
khẩu (là bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía ngƣời xuất
khẩu (bên đặt gia công) về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp
đồng ký kết giữa hai bên.
1.1.4. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với quốc gia/ đối với ngành/ và
đối với doanh nghiệp
Nhập khẩu là hoạt động bắt buộc trong thƣơng mại quốc tế vì việc vận chuyển
hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác là cần thiết (Nguyễn Xuân Thiên,
Giáo trình Thương mại Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Linh kiện sản
xuất và nguyên vật liệu đầu vào đƣợc vận chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất,
thành phẩm đƣợc vận chuyển từ nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng khách hàng. Hoạt
động nhập khẩu do vậy ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định quá trình sản xuất và
nâng cao đời sống ngƣời dân trong nƣớc. Tác giả tổng hợp vai trò của nhập khẩu
đối với đời sống nhân dân và nền kinh tế đƣợc thể hiện ở ba mức độ, với quốc gia,
với doanh nghiệp, và với ngƣời tiêu dùng.
Đối với quốc gia
Cũng giống nhƣ xuất khẩu, nhập khẩu cũng có vai trò tăng hợp tác quốc tế với
các nƣớc, tạo tiền đề cho quan hệ xuất khẩu. Nhập khẩu và xuất khẩu là những yếu
tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền
kinh tế nhƣ: vốn, kỹ thuật, lao động, thị trƣờng tiêu thụ...
13
Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, nhập khẩu
những trang thiết bị, máy móc hiện đại thay thế, bổ sung dây chuyền máy móc cũ,
thay thế sức ngƣời, tiết kiệm đƣợc thời gian chuyển hóa thành sản phẩm, tăng năng
suất lao động... là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, nhập khẩu còn giúp bổ sung kịp thời những mặt mất cân đổi của nền
kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Việc nhập khẩu những
trang thiết bị nguyên liệu đầu vào mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc, giúp liên tục
quá trình sản xuất,...là ví dụ tiêu biểu về lợi ích của việc nhập khẩu.
Đối với doanh nghiệp
Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu
giúp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đƣợc liên tục và hiệu quả. Từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và tái đầu tƣ mở rộng doanh nghiệp. Quá trình
nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội cọ sát với cách doanh nghiệp quốc tế,
học hỏi và phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tiếp cận đƣợc nhiều nguồn cung
hơn, từ đó cũng cố đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc nhập khẩu, cũng nhƣ các hoạt động mở rộng giao thƣơng khác giúp
doanh nghiệp mở rộng đƣợc mạng lƣới đối tác. Có mạng lƣới đối tác hiệu quả là
chất xúc tác để doanh nghiệp tiếp cận đƣợc khoa học và kĩ thuật, bên cạnh lợi ích
kinh tế mà hoạt động này mang lại.
Quy hoạch tốt hoạt động nhập khẩu còn giúp thúc đẩy cạnh tranh cho doanh
nghiệp nội địa. Để có thể cạnh tranh với nhà cung ứng nƣớc ngoài, các doanh
nghiệp nội địa cần phát triển và nâng cao chất lƣợng và hiệu quả. Động lực cạnh
tranh mà hoạt động nhập khẩu mang lại sẽ đem lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh
tế.
Đối với người tiêu dùng
Nhập khẩu làm gia tăng mức thặng dƣ ngƣời tiêu dùng, góp phần cải thiện và
nâng cao mức sống của ngƣời dân. Nhập khẩu có thể giúp đáp ứng nhu cầu trực tiếp
của ngƣời dân về hàng tiêu dùng - những loại hàng hóa mà trong nƣớc không sản
14
xuất đƣợc hoặc sản xuất không đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng, ví dụ nhƣ thuốc
chữa bệnh, đồ gia dụng, đồ điện tử, đồ xa xỉ phẩm...
Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục những ngành nghề cũ, tạo việc làm,
thu nhập ổn định cho ngƣời dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập bình quân
đầu ngƣời, từ đó tăng khả năng thanh toán, tăng tiêu dùng. Kích thích sự phát triển
của thƣơng mại. Thƣơng mại phát triển quay trở lại phục vụ đời sống ngƣời dân.
Nhập khẩu cũng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho ngành nghề
sản xuất hàng tiêu dùng, làm cho hàng hóa tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú ngƣời dân càng có nhiều lựa chọn hơn.
1.2. Tổng quan của linh kiện điện tử sử dụng cho sản xuất mặt hàng tivi
1.2.1. Khái quát linh kiện điện tử
Linh kiện điện tử là một phần tử độc lập cơ bản có những chức năng xác định;
cùng với các linh kiện điện tử khác, nó đƣợc dùng để ghép nối thành mạch điện
hoặc thiết bị điện tử (Tăng Văn Mùi và Trần Duy Nam, Sổ Ta hu ên ngành điện,
NXB Khoa học và Kỹ thuật). Theo đó, linh kiện điện tử là tập hợp tất cả các vật
liệu, linh kiện cần thiết để tạo nên các mạch điện tử, bằng cách ghép nối các linh
kiện trong một mạch điện tử và làm cho nó hoạt động. Mỗi linh kiện điện tử có
những vai trò riêng biệt. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ,
linh kiện điện tử khá phổ biến và dễ tiếp cận. Tuy nhiên, kiểm soát chất lƣợng linh
kiện điện tử là quá trình nan giải. Linh kiện điện tử đƣợc phân loại dựa trên nhiều
cách khác nhau, nhƣng cách phân loại sau là phổ biến nhất với ba loại cơ bản:
Linh kiện điện tử chủ động: loại linh kiện này dựa vào một nguồn năng
lƣợng và thƣờng có khả năng truyền tải điện năng vào mạch điện. Linh kiện bán
dẫn: Điốt (Điốt chỉnh lƣu, điốt schottky, điốt Zener, điốt TVS, varicap, LED, laser,
photodiode, DIAC,…), Transistor, mạch tích hợp, quang điện tử, hiển thị .Neon,
CRT, màn hình plasma,…), Đèn điện tử chân không (đèn vi sóng, đèn quang điện,
đèn nhân quang điện,…); Nguồn điện
15
Linh kiện bị động (thụ động): linh kiện này là loại không thể đƣa năng lƣợng
vào trong mạch điện mà chúng đƣợc lắp vào. Vì vậy, loại linh kiện này không thể
khuếch đại mặc dù chúng cũng có thể làm tăng điện áp hoặc dòng điện bởi một máy
biến áp hoặc mạch cộng hƣởng. Đa số các linh kiện thụ động là linh kiện có hai
cổng kết nối: Điện trở, Tụ điện, Cảm ứng từ điện
Linh kiện điện cơ: có tác động điện liên kết với cơ học nhƣ đầu nối, chuyển
mạch, công tắc, cầu chì,…
1.2.2. Đặc điểm của linh kiện điện tử cho sản xuất mặt hàng tivi
Giống nhƣ các linh kiện điện tử khác, linh kiện điện tử để lắp ráp sản xuất mặt
hàng tivi có nhiều đặc điểm đáng lƣu ý và có tác động đến hoạt động nhập khẩu của
các doanh nghiệp. Một số đặc điểm tiêu biểu của các linh kiện điện tử ảnh hƣởng
đến nhập khẩu bao gồm: thuế và hàm lƣợng công nghệ cao, đa dạng và trọng lƣợng
nhẹ, linh kiện điện tử mềm.
Thuế và hàm lượng công nghệ cao: Hiện nay thuế nhập khẩu linh kiện điện
tử thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất linh kiện. Do đó, các doanh
nghiệp trong nƣớc thiếu vốn và công nghệ tiên tiến sẽ có xu hƣớng nhập khẩu linh
kiện điện tử hơn là nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất linh kiện. Ngoài ra linh
kiện điện tử nói chung thƣờng là chìa khóa công nghệ của một doanh nghiệp. Đặc
biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đảm bảo bí
mật công nghệ là điều then chốt song song với việc nghiên cứu và phát triển. Các
doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng công nghệ cao thƣờng phải đầu tƣ lớn về cơ
sở vật chất, đẩy cao định phí sản xuất. Công tác hoạch định chuỗi cung ứng đã cân
nhắc yếu tố chi phí đầu tƣ ban đầu lớn và muốn tận dụng lợi thế kinh tế theo quy
mô nên giới hạn số lƣợng nhà máy sản xuất linh kiện quan trọng. Việc giới hạn này
còn có tác dụng đảm bảo bí mật công nghệ và cạnh tranh. Chính vì hai yếu tố trên
mà giá sản phẩm linh kiện điện tử trong nƣớc thƣờng cao hơn giá linh kiện điện tử
từ các doanh nghiệp sản xuất nƣớc ngoài. Vì vậy khi muốn tổi thiểu chi phí đầu vào
của thảnh phẩm, các doanh nghiệp thƣờng ƣu tiên nhập khẩu linh kiện điện tử để
16
sản xuất vì đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi và công nghệ tiên tiến phù hợp với tiêu
chuẩn chất lƣợng của doanh nghiệp.
Đa dạng và kích thước nhỏ: do đặc tính phức tạp của ngành điện - điện tử và
công nghệ cao. Hầu hết các sản phẩm đều đƣợc lắp ráp từ hàng trăm chi tiết với các
yêu cầu kĩ thuật khác nhau. Do đó, các linh kiện điện tử tham gia vào quá trình sản
xuất tivi rất là đa dạng về mặt số lƣợng và chủng loại. Hơn nữa, linh kiện điện tử
thƣờng trọng lƣợng nhẹ và kích thƣớc nhỏ, cùng với số lƣợng nhà máy sản xuất giới
hạn nên thƣờng các sản phẩm linh kiện đƣợc tử đƣợc tập trung sản xuất tại một nhà
máy chuyên sản xuất với số lƣợng rất lớn rồi từ đó mới phân phối lại cho các nhà
máy ở các công đoạn kế tiếp. Doanh nghiệp muốn tối ƣu hiệu quả về thời gian nhập
khẩu thƣờng sẽ đặt hàng một số lƣợng lớn với nhiều chủng loại khác nhau. Tuy việc
gom số lƣợng đơn hàng sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhập khẩu, nhƣng khối lƣợng
hàng quá lớn sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp và tăng chi phí quản
lý.
Linh kiện điện tử mềm: Trong tiêu chuẩn sản xuất của doanh nghiệp, linh
kiện điện tử đƣợc đƣa vào sử dụng trong quá trình sản xuất phải đảm bảo chất
lƣợng. Tuy nhiên linh kiện điện tử mềm sẽ dễ xảy ra hƣ hại nếu va chạm mạnh. Để
hạn chế rủi ro hƣ hại xảy ra trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp thƣờng sẽ đề
ra những yêu cầu về đóng gói hàng hóa nhƣ phải sắp xếp từng linh kiện điện tử trên
khay chứa và chèn thêm mút xốp để bao bọc và cố định vị trí của linh kiện trong
thùng hàng; đồng thời yêu cầu nhà cung cấp phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đóng
hàng của doanh nghiệp trong suốt quá trình hợp tác. Ngoài các quy định về quy
cách đóng gói, thì các yêu cầu trong quá trình vận chuyển quốc tế cũng đƣợc đƣa ra
nhƣ vị trí để các kiện hàng của doanh nghiệp phải ở nơi riêng biệt, phải đặt ở vị trí
cao trong container và không đƣợc để những kiện hàng khác chồng lên. Chính vì
những quy định về đóng gói hàng hóa và các yêu cầu vận chuyển cao buộc doanh
nghiệp phải đƣa ra những tiêu chuẩn quản lý nhà cung cấp cũng nhƣ hoạt động nhập
khẩu trong quy trình, đồng thời những quy định này sẽ làm tăng giá mua linh kiện
điện tử và tăng chi phí nhập khẩu.
17
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để
sản xuất mặt hàng tivi
Sự biến đổi của mọi sự vật hiện tƣợng đều có các nguyên nhân trực tiếp hoặc
gián tiếp đặt trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hoạt động nhập khẩu cũng vậy, nó
luôn thay đối tùy theo diễn biến của tình hình kinh tế thế giới nói chung và của từng
quốc gia nói riêng, do tác động của tổng hợp nhiều nhân tố trong những giai đoạn
nhất định. Để cụ thể những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu, tác giả
chia ra làm hai nhóm nhân tố:
1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong
1.3.1.1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp thể hiện ở tiềm năng tài chính và doanh thu hàng
năm của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng
mại trong nƣớc. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở để xem xét
việc kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là có thể thực hiện đƣợc hay không và kinh
doanh có hiệu quả hay không. Đồng thời, quy mô kinh doanh ảnh hƣởng đến loại
hình kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để phù hợp với những
nguồn lực hiện có của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.
1.3.1.2. Văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiêu định nghĩa khác nhau vê văn hóa. Theo E.Heriot thì “Cái gì còn
lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hóa". Còn UNESCO lại có
một định nghĩa khác về văn hóa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát,
sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn
ra trong quá khứ, cũng nhƣ đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ
nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thông, thâm mỹ và lối sống, dựa
trên đó từng dân tẦc khẳng định bản sắc riêng của mình". Vậy văn hóa doanh
nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại
và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán,
truyền thông ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tinh cảm, nếp suy
18
nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực
hiện các mục đích.
Văn hóa doanh nghiệp quy định và chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Do đó, nhìn vào hiệu quả kinh doanh ngƣời ta có thể thấy đƣợc "bộ mặt" của doanh
nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tốt nghĩa là có cam kết chất lƣợng minh bạch giữa
doanh nghiệp và xã hội, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải theo pháp luật,
có lƣơng tâm và đạo đức trong kinh doanh; làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các
hoạt động xã hội; môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp là
môi trƣờng "xanh", mọi thành viên đều hăng say lao động và cùng cố gắng hƣớng
tới mục đích chung, đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên hàng đầu. Trong hoạt động
nhập khẩu, văn hóa doanh nghiệp mạnh yếu cũng tác động phần nào đến nhận thức
của các thành viên công ty và từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động. Văn hóa
mạnh, hệ thống quan niệm giá trị vững chắc, nếp suy nghĩ tích cực... hoạt động của
doanh nghiệp sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, và ngƣợc lại.
1.3.1.3. Nhân tố con người:
Đối với tất cả các công ty, dù là công ty trong nƣớc hay nƣớc ngoài, con ngƣời
luôn là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp luôn là
vấn đề bức thiết. Đó cũng chính là lý do mà ngày nay càng nhiều doanh nghiệp đề
cao công tác đào tạo và tuyển dụng. Đây là nhân tố chủ quan quan trọng nhất vì con
ngƣời sẽ quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện
doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh nhập khẩu nên đội ngũ cán bộ nắm chắc đƣợc
chuyên môn nghiệp vụ nhập khẩu sẽ đem lại tác dụng rất lớn trong sự thành công
trong kinh doanh. Nó giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợp đồng
nhập khẩu thuận tiện, tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu tránh để đọng vốn... Khi mọi
nhân viên trong doanh nghiệp đều có tinh thần trách nhiệm, đều có tác phong làm
việc nghiêm túc thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Và ngƣợc lại, khi hiệu quả hoạt
động nhập khẩu đƣợc nâng cao thì nguồn nhân lực trong công ty đó lại có điều kiện
tốt hơn để hoàn thiện và nâng cao trình độ.
19
Con ngƣời, với các áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép sử dụng các
nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác tổ chức quản lý diễn ra một cách chính xác, đúng đắn. Điều này cho phép doanh
nghiệp có khả năng lựa chọn những phƣơng án nhập khẩu, sản xuất kinh doanh tối
ƣu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả nhập khẩu cao
nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất.
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài:
1.3.2.1. Yếu tố chính trị
Qu định, chính sách, luật pháp trong nước cũng như quốc tế: Thông qua Bộ
Thƣơng mại, Nhà nƣớc quản lý thống nhất các thành phần kinh tế, trong đó có hoạt
động nhập khẩu bằng hệ thống luật pháp, chính sách các công cụ kinh tế, hành
chính hữu hiệu. Nhà nƣớc ban hành hàng loạt những biện pháp chính sách, thông tƣ
nghị định nhằm hƣớng các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
theo một hƣớng đi chung. Những công cụ điều chỉnh của nhà nƣớc ảnh hƣờng rất
lớn đến các hoạt động kinh tế, nhất là đối với hoạt động ngoại thƣơng. Tuy nhiên, từ
thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tới nay, các quy định chính sách cũng liên tục đƣợc đổi
mới, ngày càng phù hợp hơn với điều kiện kinh tế hiện đại, phù hợp hơn với nền
kinh tế thế giới hội nhập. Đây là nhóm nhân tố mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
buộc phải nắm vững và tuân theo một cách vô điều kiện, bởi nó thể hiện ý chí của
giai cấp cầm quyền ờ mỗi nƣớc và sự thống nhất của luật pháp quốc tế. Nó bảo vệ
lợi ích chung của các giai cấp trong xã hội cũng nhƣ lợi ích của từng nƣớc trên
thƣơng trƣờng quốc tế. Ở Việt Nam, thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoạt
động của mọi tổ chức kinh tế đều thông qua nhà nƣớc. Nhà nƣớc đóng vai trò là
một chủ thể trong hoạt động này. Nhà nƣớc đề ra mục tiêu, nhà nƣớc bao tiêu sản
phẩm, bù lô cho những tô chức làm ăn không hiệu quả..., kế cả hoạt động nhập -
xuất khẩu cũng thực hiện thông qua nhà nƣớc. Ngày 10/06/1989 nghị định số
64/HĐBT đƣợc ban hành đã đánh dấu bƣớc chuyển biến đầu tiên trong lĩnh vực
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, mở rộng quyền vay vốn, cả
nguồn vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài với các thủ tục đơn giản hơn rất nhiều nhầm
khuyến khích và đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Đồng thời, nhà nƣớc cho phép các
20
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đƣợc quyền trực tiếp giao dịch, ký kết, đặt
đại diện của mình ờ nƣớc ngoài tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng. Từ đây, các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu chính thức trờ thành chủ thể trong hoạt động của
mình. Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò quản lý vĩ mô.
Hàng rào nhập khẩu: Trong xuất khẩu, ngƣời làm kinh doanh cần phải chú
trọng đến thị trƣờng nƣớc ngoài, coi sát tình hình và biến động tại thị trƣờng đó,
nghiên cứu xem với sản phẩm của mình sẽ bán đƣợc tại thị trƣờng nào với mẫu mã,
giá cả bao nhiêu. Còn trong nhập khẩu, ngƣời ta cần chú trọng đến thị trƣờng trong
nƣớc. Ngƣời làm công tác nhập khẩu cần biết, tại thị trƣờng nội địa (hay trong
ngành sản xuất của mình) thiếu những nguyên vật liệu, sản phẩm nào. Những
nguyên vật liệu ấy đặc tính ra sao? Có đƣợc phép nhập khẩu hay không? Cũng có
thể hiểu hàng rào nhập khẩu chính là những quy định chính sách của nhà nƣớc đối
với những mặt hàng nhập khẩu. Cũng giống với xuất khẩu, hàng rào nhập khẩu có
hai loại: hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Đối với biện pháp thuế
quan, nhà nƣớc sẽ đƣa ra biểu thuế cho tùy từng loại mặt hàng, những mặt hàng
đƣợc khuyến khích nhập khấu, phục vụ cho đời sống nhân dân sẽ áp mức thuế suất
0% hoặc đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Những mặt hàng xa xỉ phẩm, những mặt hàng
nhà nƣớc không khuyên khích sẽ bị áp mức thuế cao hơn rất nhiều. Đối với các biện
pháp phi thuế quan hay hàng rào kỹ thuật: nhà nƣớc quy định tỷ lệ nội địa hàng hóa,
đƣa ra các tiêu chuẩn về sản phẩm.
1.3.2.2. Yếu tố kinh tế
Trong ngoại thƣơng nói chung và nhập khẩu nói riêng, vấn đề về tỷ giá hối
đoái luôn đƣợc quan tâm. Tỷ giá hối đoái (thƣờng gọi là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa
hai đồng tiền của hai nƣớc. Cũng có thể coi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền
này tính bằng một đồng tiền khác.
Thông thƣờng tỷ giá hối đoái đƣợc biểu hiện thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị
đồng tiền nƣớc này bằng một đơn vị đồng tiền nƣớc kia.
Công thức khái quát:
21
Ty giá hoi đoái cǔa đong tien X so với đong tien Y = 𝐺iá 𝑡𝑟 đo𝑛g 𝑡ie𝑛 K
Giá tr đong tien Y
Trong đó: Đồng tiền Y là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở
Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với đô la Mỹ là VNĐ/USD
=23.100 đồng (có nghĩa là 23.100 đồng Việt Nam mới đổi đƣợc 1 đô la Mỹ).
Thông thƣờng trong mua bán quốc tế, ngƣời ta sử dụng đồng tiền mạnh, có
khả năng tự do chuyển đổi nhƣ USD, Euro,... làm đồng tiền thanh toán. Do đó, để
thấy đƣợc hiệu quả ngoại tệ nhập khẩu ta phải so sánh giá trị đồng nội tệ với giá trị
của các đồng tiền đƣợc dùng là công cụ thanh toán. Nếu gọi đồng nội tệ là X, đồng
ngoại tệ (tiền định danh) là Y, khi đồng tiền X lên giá so với đồng tiền Y (đồng
nghĩa với đồng tiền Y mất giá so với đồng tiền X) thì tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng
ngoại hối đƣợc định danh bằng Y sẽ giảm đi, nhƣng tỷ giá hối đoái giữa X và Y trên
thị trƣờng định danh bằng X sẽ tăng lên.
Khi đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và USD giảm
xuống, các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam sẽ có lợi về giá, và ngƣợc lại. Do đó,
khi làm hợp đồng nhập khẩu cần dự đoán trƣớc tình hình biến động của tỷ giá, và
ghi rõ trong hợp đồng tỷ giá tính tại thời điểm nào. Dự đoán tốt tình hình biến động
của tỷ giá giúp các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ.
1.3.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội
Mỗi nƣớc đều có những tập tục, quy tắc, điều kiêng kị riêng. Chúng đƣợc hình
thành theo truyền thống văn hóa của mỗi nƣớc và có ảnh hƣởng to lớn đến tập tính
tiêu dùng, cũng nhƣ tập tính sản xuất của nƣớc đó. Tuy sự giao lƣu văn hóa giữa các
nƣớc đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiêu dùng chung cho các dân tộc, song
những yếu tố văn hóa thuộc về truyền thống vẫn tồn tại, rất bền vừng có sức ảnh
hƣởng rất mạnh đến thói quen tâm lý tiêu dùng. Đặc biệt, chúng thể hiện rất rõ
trong sự khác biệt giữa truyền thống của các nƣớc phƣơng Đông và các nƣớc
phƣơng Tây, giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, chủng tộc này với chủng tộc
khác...
22
Trong hoạt động xuất khẩu, một doanh nghiệp không hiểu đƣợc văn hóa, thị
hiếu của thị trƣờng mình nhắm đến, họ bị thị trƣờng "từ chối". Những sản phẩm
xuất khẩu không phù hợp, thị trƣờng sẽ đào thải, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu
đó rất dễ bị hiểu là "coi thƣờng" văn hóa của nƣớc nhập khẩu, từ đó ngƣời kinh
doanh xuất khẩu không những bị mất thị trƣờng mà còn ảnh hƣởng đến uy tín và
chỗ đứng trên trƣờng quốc tế. Giống nhƣ xuất khẩu, yếu tố văn hóa thị hiếu của
từng quốc gia cũng ảnh hƣờng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu nhƣng trên một
khía cạnh khác. Thông qua việc tìm hiếu về thị hiếu, văn hóa bạn có thế tìm đƣợc
đúng bạn hàng, nguồn hàng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra thuận lợi, tránh tình trạng lãng phí nguồn đầu tƣ.
1.3.2.4. Yếu tố công nghệ
Công nghệ sản xuất đóng vai trò quan trọng khi định hình hoạt động xuất nhập
khẩu. Trong một số trƣờng hợp, công nghệ sản xuất buộc doanh nghiệp phải sản
xuất ở nƣớc ngoài rồi nhập khẩu về hay buộc doanh nghiệp phải xuất khẩu bán
thành phẩm đi nƣớc ngoài để xử lý bƣớc kế tiếp. Do vậy yếu tố công nghệ tác động
trực tiếp cƣờng độ nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp. Trong hoạt động
nhập khẩu, với quyết định số lƣợng nhà máy sản xuất, các yêu cầu về việc nhập
khẩu cũng từ đó đƣợc hoạch định. Doanh nghiệp đƣợc lựa chọn những phƣơng án
nhập khẩu, sản xuất kinh doanh tối ƣu.
Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng quyết định đến hiệu quả hoạt động nhập
khẩu của doanh nghiệp. Hoạt động nhập khẩu cần sự trao đổi thông tin xuyên quốc
gia. Một quốc gia có hệ thống công nghệ thông tin phát triển, giúp doanh nghiệp dễ
dàng trong việc tiếp nhận, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện các công việc
thuận lợi hơn. Doanh nghiệp có thể kiểm soát mọi hoạt động của mình, thông tin
của đối tác và thông tin về hàng hóa thông qua các hệ thống công nghệ thông
tin.Việc nắm bắt thông tin nhanh hay chậm quyết định rất lớn đến hiệu quả về thời
gian và chi phí của hoạt động nhập khẩu. Vì vậy khi hoạch định hoạt động nhập
khẩu, doanh nghiệp cần đƣa ra sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp
hiệu quả nhập khẩu cao nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất.
23
1.4. Giới thiệuvề Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam
1.4.1. Quá trình hình thành
Năm 1960, Panasonic bắt đầu mở rộng kinh doanh tại thị trƣờng Việt Nam,
khởi điểm là tại niềm Nam. Vào năm 1971, hơn 10 năm sau, thƣơng hiệu Panasonic
xuất hiện với tên gọi công ty Vietnam National hay NAVINACO. Văn phòng đại
diện đầu tiên thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994. Đến năm 1996,
Panasonic thành lập nhà máy đầu tiên với tên Công ty TNHH Panasonic AVC Việt
Nam (PAVCV) - tại thành phố Hồ Chí Minh dƣới hình thức công ty cổ phần liên
doanh giữa Công ty Cổ phần Điện tử Thủ Đức và công ty TNHH Panasonic Việt
Nam trực thuộc Tổng công ty Panasonic Nhật Bản. Từ ngày 01/08/2014, Công ty đã
chuyển hình thức đầu tƣ sang công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Công ty chuyên sản
xuất và kinh doanh các thiết bị điện tử dân dụng nhƣ các sản phẩm tivi màu và thiết
bị nghe - nhìn khác với chất lƣợng đảm bảo tiêu chuẩn và công nghệ Nhật Bản.
Một số thông tin chính của công ty nhƣ sau:
Tên công ty: Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam
Địa chỉ: Lô 73-75, đƣờng D, Khu Chế Xuất Sài Gòn - Linh Trung, Phƣờng
Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày thành lập: Ngày 1 tháng 11 năm 1996
Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh tivi màu và thiết bị nghe
nhìn
Ngày 1/11/2021 là ngày đánh mốc cột mốc kỉ niệm 50 năm thành lập thƣơng
hiệu Panasonic tại Việt Nam, cũng là ngày kỉ niệm 25 năm thành lập Công ty
TNHH Panasonic AVC Việt Nam. Có thể nói PAVCV chính là công ty xây dựng
nền tảng cho thƣơng hiệu Panasonic tại thị trƣờng Việt Nam.
24
1.4.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
1.4.2.1. Tầm nhìn
Tập đoàn Panasonic nói chung và PAVCV nói riêng đã thiết lập tầm nhìn đến
năm 2050 nhƣ một chiến lƣợc dài hạn về quản lý kinh doanh và môi trƣờng bền
vững, hƣớng tới mục tiêu nguồn năng lƣợng tạo ra lớn hơn nguồn năng lƣợng tiêu
thụ. Panasonic AVC Việt Nam không ngừng phát triển công nghệ, cải tiến sản
phẩm để tăng khả năng tiết kiệm điện, nâng cao lợi ích của ngƣời tiêu dùng, cũng
nhƣ hạn chế khí thải CO2 và các tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đến
môi trƣờng. Song son g với định hƣớng phát triển quản lý về môi trƣờng, định
hƣớng kinh doanh trong những năm tới của tập đoàn Panasonic chính thức chuyển
đổi từ công ty sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng thành công ty cung cấp các
giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, dẫn đầu xu hƣớng phát triển công nghệ xoay
quanh yếu tố con ngƣời.
1.4.2.2. Sứ mệnh
Theo ông Konosuke Matsushita – ngƣời sáng lập tập đoàn Panasonic, sứ mệnh
của tập đoàn là “Công ty là một thành viên của xã hội”. Có ba nguyên tắc sau để
PAVCV duy trì đƣợc sứ mệnh qua nhiều năm.
Thứ nhất, cống hiến cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội, sự phồn vinh của
nhân dân thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với Panasonic, kinh
doanh là để cống hiến cho xã hội chứ không phải tại lợi nhuận cho riêng doanh
nghiệp. Vì vậy khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh nào thì doanh nghiệp sẽ luôn
xem xét về tính đóng góp, những ảnh hƣởng tích cực và sẽ đem lại lợi ích gì cho xã
hội.
Thứ hai, mang lại lợi nhuận thích hợp thông qua các hoạt động kinh doanh, sử
dụng một phần lợi nhuận cho quốc gia và xã hội. Mọi hoạt động kinh doanh đều
phải gắn liền với lợi ích xã hội. Theo quan điểm của doanh nghiệp, xã hội tạo dựng
môi trƣờng thuận lợi để doanh nghiệp đƣợc phát triển, vì vậy có thể nói lợi nhuận
mà doanh nghiệp có đƣợc là do xã hội đem lại. Do đó ban lãnh đạo của doanh
nghiệp sẽ góp một phần của lợi nhuận cho quốc gia và xã hội.
25
Thứ ba, đảm bảo quá trình của hoạt động sản xuất kinh doanh hài hòa với môi
trƣờng tự nhiên. Với tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp là phát triển môi trƣờng
bền vững, ban lãnh đạo của doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp để giảm
thiểu tối đa tác động của hoạt động sản xuất đối với môi trƣờng. Doanh nghiệp luôn
tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng và xử lý chất
thải để không gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống của mọi ngƣời.
Với 50 năm hoạt động tại Việt Nam, PAVCV luôn giữ sứ mệnh này trong mọi
hoạt động để xây dựng một thƣơng hiệu ngày càng vững mạnh và góp phần vào xã
hội tốt hơn.
1.4.3. Triết lý kinh doanh của công ty
Khẩu hiệu của doanh nghiệp là “A better life, a better world”, Panasonic cam
kết từng bƣớc mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn và một thế giới tƣơi đẹp hơn, tiếp tục
đóng góp vào sự phát triển của xã hội và hạnh phúc của ngƣời dân trên khắp thế
giới. Với khẩu hiệu này, ông Konosuke Matsushita - nhà sáng lập thƣơng hiệu
Panasonic đã xây dựng triết lý kinh doanh cơ bản cho doanh nghiệp ngay từ những
ngày đầu thành lập “Mục đích chính của sản xuất là làm ra những mặt hàng chất
lƣợng cao cho sinh hoạt hàng ngày, cung cấp với số lƣợng lớn, để qua đó nâng cao
chất lƣợng cuộc sống cho mọi ngƣời, và đó chính là mục tiêu mà chúng tôi cống
hiến. Đạt đƣợc sứ mệnh này là mục đích tối thƣợng của Matsushita Electric, và
chúng tôi sẽ nỗ lực không mệt mỏi cho mục tiêu đó”. Triết lý kinh doanh đóng vai
trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó có vai trò định hƣớng mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp xuyên suốt thời kì phát triển. Từ đó hình thành nên mục tiêu quản
trị cơ bản cho doanh nghiệp Panasonic “Với tƣ cách là các nhà sản xuất công
nghiệp, chúng ta phải đóng góp sức lực của mình vào sự tiến bộ của xã hội, sự phồn
thịnh của nhân loại vào thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao chất
lƣợng cuộc sống trên toàn thế giới”. Mục tiêu quản trị này đúc kết những ý nghĩa
mà ông Konosuke Matsushita muốn đem lại.
Thứ nhất là đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội thông qua hoạt động chuyển
giao công nghệ bằng hình thức đầu tƣ xây dựng nhà máy tại nƣớc ngoài, mang công
26
nghệ Nhật Bản vào sản xuất và đào tạo đội ngũ công nhân viên tại nƣớc ngoài cách
vận hành công nghệ. Hoạt động R&D của Panasonic đóng góp ở nƣớc sở tại cũng là
lời khẳng định cho tiến bộ kỹ thuật với sự hợp tác không ngừng của các thành viên.
Ý thức đƣợc sự chia sẻ tài nguyên trí tuệ đấy cũng chính là kỹ năng nhằm cải tiến
sản phẩm, nâng cao công nghệ sản xuất nhằm gia tăng năng suất và tạo nên chất
lƣợng vƣợt bậc cho những sản phẩm của Panasonic.
Thứ hai là đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động cộng đồng và tài trợ ở
Việt Nam. Panasonic luôn tạo cơ hội việc làm cho mọi ngƣời dân ở Việt Nam và
luôn có những chƣơng trình đào tạo về nghiệp vụ cũng nhƣ những kĩ năng mềm cho
cán bộ, công nhân viên làm việc tại đây thông qua các khóa học đƣợc tổ chức
thƣờng xuyên. Ngoài việc vận hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn chú
trọng vào việc đào tạo con ngƣời từ ý thức, thái độ tích cực trong công việc và các
kĩ năng mềm tới đào tạo kĩ năng nghiệp vụ trong công việc. Ngoài ra, Panasonic
còn phát triển và xây dựng với quy mô chƣơng trình đào tạo phát triển kỹ năng
nghiệp vụ nhƣ tài trợ lớp đào tạo kỹ năng phần mềm tại Đại học Bách khoa Hà Nội
với mong muốn cung cấp cho sinh viên những kiến thức giá trị phục vụ cho nghề
nghiệp của họ.
Với ý thức kinh doanh là để đóng góp và cống hiến, Panasonic luôn mong
muốn đem đến những lợi ích cho xã hội và xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn,
đời sống của mọi ngƣời sẽ ngày càng đƣợc nâng cao.
1.4.4. Sản phẩm của công ty
Panasonic AVC Việt Nam chuyên về sản xuất và kinh doanh hàng loạt các
thiết bị điện tử gia dụng bao gồm tivi màu, thiết bị nghe- nhìn khác. Tivi Panasonic
phát triển các dòng nhƣ LED tivi, OLED tivi và đời mới nhất hiện nay là tivi 4K.
Tivi Panasonic ứng dụng công nghệ IPS (In-Plane Switching – cấu trúc tinh thể
lỏng chuyển hƣớng trong mặt phẳng). Cấu trúc tinh thể này đƣợc sắp xếp theo chiều
ngang (thay vì chiều dọc nhƣ các công nghệ màn hình trƣớc đây) giúp tivi luôn hiển
thị hình ảnh với góc nhìn rộng và có độ tƣơng phản cao hơn và màu sắc khá trung
thực, không bị biến đổi khi xem ở nhiều vị trí khác nhau. Tivi đƣợc trang bị công
27
Phòng
kĩ thuật
Phòng
quản lý
sản xuất
Phòng tài
chính kế toán
Phòng chất
lƣợng – bảo
hành
Phòng
mua hàng
– kho bãi
Phòng
logistics
Phòng
sản xuất
Phòng kế
hoạch bán
hàng và
sản xuất
Phòng
hành chính
– nhân sự
Ban lãnh đạo
nghệ chèn khung hình đen, chia một khung hình thành nhiều khung giúp cải thiện
đƣợc các vệt mờ, bóng đen trong các cảnh chuyển động nhanh nhất trên tivi, cho
phép mô tả các hình ảnh chuyển động đƣợc chi tiết và mƣợt mà hơn. Công nghệ
khử nhiễu tăng khả năng phát hiện và giúp loại bỏ tối đa đƣợc tình trạng nhoè,
nhiễu, hạt mè…trên hình ảnh, giúp nhiều nội dung phong phú đƣợc thể hiện rõ ràng.
Công nghệ 3D thụ động và 4K trang bị trên dòng smart tivi Panasonic cho phép
trình chiếu các hình ảnh 3 chiều một cách đẹp mắt. Ngoài ra tivi Panasonic còn
cung cấp cho ngƣời nghe những âm thanh vòm đa kênh với 2 công nghệ V-audio và
VR-Audio Surround 2.1, cho phép mang đến các âm thanh trung thực chỉ với 2 loa
tivi. Thêm vào đó, công nghệ Econavi màn hình LED thế hệ mới cho phép tiêu thụ
nguồn năng lƣợng giảm hơn 30% so với dòng tivi trƣớc đây.
1.4.5. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Panasonic AVC Việt Nam
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
28
Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo bao gồm một Tổng giám đốc là ngƣời đại diện tƣ
cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trƣớc Lãnh đạo Tổng công ty và hội đồng quản trị
về việc quản lý điều hành chung tại công ty; một Phó giám đốc phụ trách quản lý về
mặt tài chính của công ty, chịu trách nhiệm phân tích các kế hoạch về mặt tài chính
cũng nhƣ các báo cáo tài chính cho Tổng công ty, một Phó giám đốc phụ trách về
việc sản xuất, hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc truyền đạt nhiệm vụ, trách nhiệm cụ
thể cho các phòng ban chức năng, thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra đôn đốc thực hiện
mọi hoạt động.
Phòng hành chính – nhân sự: thực hiện quản lý, sắp xếp, bố trí và tuyển
dụng nhân sự, đề xuất với cấp trên các ý tƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng công việc
của nhân viên, xây dựng các phƣơng án về chế độ, chính sách lao động, đào tạo
nhân viên.
Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận làm việc trực tiếp dƣới sự hƣớng dẫn
của Phó giám đốc tài chính, chịu trách nhiệm quản lý tất cả về nguồn vốn và tài
chính của công ty để đảm bảo cho sự sản xuất và quá trình thƣơng mại đƣợc diễn ra
một cách thuận lợi, thực hiện các báo cáo, thống kê tài chính và phân tích tài chính
trong công ty để báo cáo cho Phó giám đốc tài chính, đồng thời thực hiện các công
việc về kiểm toán – quyết toán tài chính mỗi năm tài chính của công ty.
Phòng kế hoạch bán hàng và sản xuất:
Đối với kế hoạch bán hàng: Làm việc với khách hàng, trực tiếp đàm phán và
tiếp nhận các đơn đặt hàng (PO), đàm phán kế hoạch giao hàng với khách hàng
nƣớc ngoài. Nhận kế hoạch đơn hàng trong tƣơng lai và dự đoán kế hoạch giao
hàng cho khách hàng.
Đối với kế hoạch sản xuất: Bộ phận sẽ lập kế hoạch sản xuất phù hợp (ít nhất
là trƣớc 1 tháng) để đảm bảo hàng hóa sẵn sàng để giao cho khách hàng đúng kế
hoạch, chịu trách nhiệm điều chỉnh lịch sản xuất dựa vào tình hình thực tế của linh
kiện nhƣng vẫn đảm bảo đúng kế hoạch giao hàng cho khách hàng.
Phòng quản lý sản xuất: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm làm giá bán cho
sản phẩm, phân tích để cho thấy mức độ phù hợp của giá bán đó và báo cáo cho Ban
29
lãnh đạo để đƣợc phê duyệt. Đồng thời chịu trách nhiệm tính toán hiệu suất làm
việc và mức hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất của công ty. Bộ phận
này sẽ hỗ trợ Phó giám đốc sản xuất trong việc quản lý nhân công.
Phòng sản xuất: Bộ phận này chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất chung
của công ty. Sau khi nhận kế hoạch sản xuất từ phòng Kế hoạch bán hàng và sản
xuất, bộ phận sẽ có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh kế hoạch sản xuất trong tháng
dựa trên hiệu suất làm việc cho phù hợp và phân bổ lại cho các trƣởng bộ phận tại
dây chuyền quản lý. Đồng thời quản lý quá trình sản xuất đƣợc diễn ra thuận lợi.
Phòng kĩ thuật: Bộ phận kĩ thuật có nhiệm vụ lập kế hoạch, phƣơng án kỹ
thuật, danh mục, hạng mục cung cấp cho cho các Phòng ban liên quan. Quản lý,
kiểm tra, hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn.
Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các công việc, các
công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất. Đồng thời xử lý các sự cố, rủi ro phát
sinh. Đảm bảo công tác kỹ thuật luôn tuân thủ quy tắc, tiêu chuẩn.
Phòng mua hàng – kho bãi:
Đối với bộ phận mua hàng: Bộ phận này phụ trách các vấn đề liên quan đến
nhập liệu các nguyên vật liệu đầu vào, tính toán về số lƣợng nguyên vật liệu cần sử
dụng cho sản xuất cũng nhƣ thời gian nhà cung cấp có thể đáp ứng ứng đƣợc để có
kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu phù hợp. Chịu trách nhiệm quản lý hợp đồng,
đánh giá hàng năm các nhà cung cấp hiện tại, đồng thời tìm kiếm các nhà cung cấp
mới nhằm mang lại lợi ích cho công ty.
Đối với bộ phận kho bãi: Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động
kho bãi nhƣ sắp xếp kho bãi để nhập kho hàng hóa, dãn nhãn và đóng gói hàng hóa,
chuẩn bị cho việc xuất hàng hóa theo kế hoạch, thực hiện đóng hàng lên container
theo đúng quy định về an toàn và đảm bảo không xảy ra rủi ro trong quá trình đóng
hàng. Quản lý hàng hóa trong kho luôn ở điều kiện tốt, gọn gàng, sạch sẽ và an
toàn, quản lý các chứng từ liên quan nhƣ phiếu giao nhận hàng hóa, phiếu chuyển
hàng, nhập liệu các dữ liệu liên quan đến hàng hóa vào máy tính để theo dõi báo
cáo; kiểm kho và đối chiếu chênh lệch hàng tồn mỗi tháng.
30
Phòng logistics: Đây là phòng ban chịu trách nhiệm quản lý về vận hành xuất
khẩu thành phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu. Sau khi nhận kế hoạch xuất khẩu
thành phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu, bộ phận logistics có nhiệm vụ sắp xếp và
kiểm tra lịch giao hàng, lên kế hoạch và quản lý các hoạt động xuất – nhập khẩu để
đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Thƣờng xuyên kiểm tra lịch tàu nếu khi có phát sinh
nhƣ tàu không khởi hành đúng lịch, theo dõi lộ trình của lô hàng để kịp thông báo
tới những phòng ban liên quan và có kế hoạch ứng phó kịp thời, hạn chế ảnh hƣởng
đến kế hoạch sản xuất cũng nhƣ kế hoạch bán hàng. Ngoài ra, bộ phận còn có trách
nhiệm hoàn thành những thủ tục hải quan liên quan đến thanh lý nguyên vật liệu dƣ
thừa hoặc báo cáo quyết toán về tình hình nguyên vật liệu nhập khẩu và thành phẩm
xuất khẩu mỗi năm tài chính.
Phòng chất lƣợng – bảo hành: Nhiệm vụ chính của phòng quản lý chất lƣợng
là đảm bảo chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đáp ứng đƣợc
các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lƣợng theo quy định của doanh nghiệp. Xây dựng và
kiểm soát hệ thống các tiêu chuẩn về chất lƣợng của từng loại sản phẩm; kiểm soát
các phƣơng tiện, công cụ, thiết bị đo lƣờng phục vụ cho quá trình kiểm tra và
nghiệm thu chất lƣợng sản phẩm. Xác định nguyên nhân gây ra lỗi thành phẩm và
xây dựng phƣơng án khắc phục. Tiến hành việc truyền thông và hƣớng dẫn nhân
viên trong phòng thực hiện theo các quy định quản lý của phòng
1.4.6. Mạng lƣới nhà cung cấp linh kiện cho Panasonic AVC Việt Nam
Trong cơ chế thị trƣờng bất kỳ loại hoạt động kinh doanh nào cũng cần phải
gắn với thị trƣờng. Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với sự nắm vững thị
trƣờng. Đối với các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu thì việc nghiên cứu
thị trƣờng trong và ngoài nƣớc rất quan trọng và cần có đƣợc sự quan tâm thỏa
đáng. Chủ thể kinh doanh nào hiểu đƣợc thị trƣờng của mình thì cũng có nghĩa đã
nắm đƣợc chìa khóa cho sự phát triển của công ty.
Đối với công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam, hầu hết các nguyên liệu
sản xuất của công ty đƣợc cung cấp bởi những nhà cung cấp truyền thống. Tuy thị
trƣờng nhập khẩu của công ty chỉ bó hẹp trong phạm vi một vài nƣớc ở châu Á,
31
Trung Quốc Nhật Bản Hong Kong Malaysia Thái Lan
Tụ điện
gốm, điện
trở
Thành phần vỏ
ngoài tivi và một
số linh kiện cho
bo mạch nguồn
Phần linh
kiện chính
cho bo mạch
nguồn
Phần linh
kiện chính
cho bo mạch
nguồn
Phần linh
kiện chính
cho bo mạch
nguồn
Panasonic AVC Việt Nam
nhƣng không có nghĩa hiệu quả hoạt động nhập khẩu cũng bị bó hẹp. Thị trƣờng
nhập khẩu linh kiện chủ yếu là từ các nhà cung cấp linh kiện ở Trung Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan, Malaysia, Hong Kong đƣợc mô tả cụ thể ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2. Mạng lƣới cung cấp nguyên vật liệu cho PAVCV
Nguồn: Phòng mua hàng
Panasonic AVC Việt Nam nhập về những nguyên liệu phục vụ cho công tác
sản xuất kinh doanh của mình thông qua công ty mẹ ờ Nhập Bản và nhập từ những
đối tác của công ty mẹ. Nguyên vật liệu đƣợc sử dụng cho sản xuất tại PAVCV chủ
yếu nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Các linh kiện nhập khẩu là những thành phần chính
để cấu tạo nên chiếc tivi gồm thành phần cấu tạo bo mạch nguồn nhƣ diode,
transistor, mạch in, tụ điện, cọc cắm, … và thành phần vỏ ngoài của tivi nhƣ công
tắc nguồn, tấm đèn nền, chân đế,…
1.4.7. Đối thủ cạnh tranh
Nhìn chung tại thị trƣờng Việt Nam, các đối thủ của Panasonic trong cùng
ngành có thể nói đến những thƣơng hiệu lớn nhƣ Sony, LG, HP, SamSung, Acatel,
TCL Brother, Casper, Sanco …Các thƣơng hiệu này không chỉ cạnh tranh nhau về
giá mà còn có chính sách chăm sóc khách hàng nhƣ chính sách hậu mãi, ví dụ
32
Casper, Sanco chấp nhận cho khách hàng đổi trả trong 100 ngày sử dụng hoặc TCL
tăng thời gian bảo hành từ 2 năm lên 3 năm. Các thƣơng hiệu này còn tăng cƣờng
chăm sóc khách hàng bằng chính sách bảo hành, bảo dƣỡng tận nhà hoàn toàn miễn
phí. Vì vậy công ty cần phải có những chính sách phân phối, chăm sóc khách hàng
hợp lý bên cạnh cơ chế kinh doanh phù hợp vừa có hiệu quả cao lại vừa đáp ứng
nhu cầu và lợi ích của trung gian phân phối.
Ngoài thị trƣờng Việt Nam, thì việc xuất khẩu sản phẩm của công ty còn gặp
phải sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ nổi tiếng khác. Chính vì vậy việc tận dụng
khai thác các thế mạnh của mình và nâng cao hiệu quả làm việc của từng cá nhân,
bộ phận trong công ty là điều rất cần thiết, khuyến khích sự sáng tạo trong thiết kế
nhằm tạo ra các sản phẩm mới, nổi bật hơn so với đối thủ là một điều kiện để công
ty giữ vững vị thế hiện nay.
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi
Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi

More Related Content

What's hot

Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpBuu Dang
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiDương Hà
 
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...luanvantrust
 
Tiểu Luận Quá Cảnh Hàng Hóa Qua Lãnh Thổ Việt Nam Và Dịch Vụ Quá Cảnh Hàng Hóa
Tiểu Luận Quá Cảnh Hàng Hóa Qua Lãnh Thổ Việt Nam Và Dịch Vụ Quá Cảnh Hàng Hóa Tiểu Luận Quá Cảnh Hàng Hóa Qua Lãnh Thổ Việt Nam Và Dịch Vụ Quá Cảnh Hàng Hóa
Tiểu Luận Quá Cảnh Hàng Hóa Qua Lãnh Thổ Việt Nam Và Dịch Vụ Quá Cảnh Hàng Hóa nataliej4
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAYĐề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOTLuận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
 
Khóa Luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển t...
Khóa Luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển t...Khóa Luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển t...
Khóa Luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển t...
 
Đề tài: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xếp dỡ vận tải
Đề tài: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xếp dỡ vận tảiĐề tài: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xếp dỡ vận tải
Đề tài: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xếp dỡ vận tải
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
 
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
 
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOTChính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
 
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tảiBáo cáo thực tập tại công ty vận tải
Báo cáo thực tập tại công ty vận tải
 
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
 
Tiểu Luận Quá Cảnh Hàng Hóa Qua Lãnh Thổ Việt Nam Và Dịch Vụ Quá Cảnh Hàng Hóa
Tiểu Luận Quá Cảnh Hàng Hóa Qua Lãnh Thổ Việt Nam Và Dịch Vụ Quá Cảnh Hàng Hóa Tiểu Luận Quá Cảnh Hàng Hóa Qua Lãnh Thổ Việt Nam Và Dịch Vụ Quá Cảnh Hàng Hóa
Tiểu Luận Quá Cảnh Hàng Hóa Qua Lãnh Thổ Việt Nam Và Dịch Vụ Quá Cảnh Hàng Hóa
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng NamLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
 
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công tyLuận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
 
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoạt động công tác văn thư, lưu trữ tại trường Đại học Y DƯỢC
Đề tài: Hoạt động công tác văn thư, lưu trữ tại trường Đại học Y DƯỢCĐề tài: Hoạt động công tác văn thư, lưu trữ tại trường Đại học Y DƯỢC
Đề tài: Hoạt động công tác văn thư, lưu trữ tại trường Đại học Y DƯỢC
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...
 
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Analysis the process of importing in forwarding operation of tra-sas ...
Đề tài: Analysis the process of importing in forwarding operation of tra-sas ...Đề tài: Analysis the process of importing in forwarding operation of tra-sas ...
Đề tài: Analysis the process of importing in forwarding operation of tra-sas ...
 
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAYĐề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
Đề tài: Hoạt động logistic trong dịch vụ kho công ty Tân Cảng, HAY
 

Similar to Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi

Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối Logistics
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối LogisticsLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối Logistics
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối LogisticsHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty trách nhiệm hữu Hạn Kim Lợi Đ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty trách nhiệm hữu Hạn Kim Lợi Đ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty trách nhiệm hữu Hạn Kim Lợi Đ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty trách nhiệm hữu Hạn Kim Lợi Đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamMorton Greenholt
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minhluanvantrust
 

Similar to Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi (20)

Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
Kế Toán Tiêu Thụ Thành Phẩm Và Xác Định Kết Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại D...
 
Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
 
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối Logistics
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối LogisticsLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối Logistics
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Của Nhân Viên Tại Khối Logistics
 
Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty trách nhiệm hữu Hạn Kim Lợi Đ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty trách nhiệm hữu Hạn Kim Lợi Đ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty trách nhiệm hữu Hạn Kim Lợi Đ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty trách nhiệm hữu Hạn Kim Lợi Đ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
 
Luận án: Phát triển các doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào trong quá trình xâ...
Luận án: Phát triển các doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào trong quá trình xâ...Luận án: Phát triển các doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào trong quá trình xâ...
Luận án: Phát triển các doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào trong quá trình xâ...
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đĐề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng Bidv
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng BidvLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng Bidv
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng Bidv
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Quy Trình Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Sản Xuất Mặt Hàng Tivi

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 VÕ HỒNG NGỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Võ Hồng Ngọc Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Huyền Trân Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2021
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung và số liệu trong đề tài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất cứ hình thức nào. Kiến thức và kết quả nghiên cứu trong luận văn là quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp lý luận và thực tiễn của cá nhân tôi. Trong quá trình tiến hành học viên có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2022 Học viên Võ Hồng Ngọc
  • 4. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Panasonic AVC Việt Nam ...... 27 Sơ đồ 1.1. Mạng lƣới cung cấp nguyên vật liệu cho PAVCV............................. 31 Sơ đồ 2.1. Tổng hợp doanh thu Panasonic AVC Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020............................................................................................................................... 34 Sơ đồ 2.2. Chi phí nhập khẩu bằng đƣờng biền và hàng không (2010- 2020)........................................................................................................................................ 40 Sơ đồ 2.3. Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu tại PAVCV............................. 50
  • 5. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Kết quả Eview khi đánh giá mối quan hệ giữa chi phí nhập khẩu và số sự cố.................................................................................................................................... 49
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu của công ty Panasonic AVC Việt Nam (2010-2020)......................................................................................................... 36 Bảng 2.2: Tổng hợp chi phí xuất nhập khẩu công ty Panasonic AVC Việt Nam (2010-2020).................................................................................................................. 38 Bảng 2.3. Thống kê số sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu 2010-2020............................................................................................................................... 42 Bảng 2.4. Dữ liệu tỷ lệ tổng CPNK/CBM và số sự cố 2010-2020..................... 47
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CPNK Chi phí nhập khẩu 2 CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng 3 DT Doanh thu 4 EVFTA European – Vietnam Free Trade Agreement: Hiệp định thƣơng mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam 5 FTA Free Trade Agreement: Hiệp định tự do thƣơng mại 6 LTL Less than truckload: vận chuyển chƣa đầy xe 7 NVL Nguyên vật liệu 8 PO Purchase order: Đơn đặt hàng 9 R&D Research & Development: Hoạt động nghiên cứu và phát triển 10 TL Truck load: vận chuyển đầy xe 11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  • 8. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM..............................................................................5 1.1. Tổng quan về quy trình nhập khẩu hàng hóa ..........................................................5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quy trình.....................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm: ................................................................................................................. 5 1.1.1.2. Đặc điểm của quy trình........................................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu hàng hóa.................................................6 1.1.2.1. Khái niệm nhập khẩu............................................................................................... 6 1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu...................................................................... 7 1.1.3. Phân loại hình thức nhập khẩu.................................................................................9 1.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp................................................................................................. 9 1.1.3.2. Nhập khẩu uỷ thác ................................................................................................. 10 1.1.3.3. Tạm nhập tái xuất................................................................................................... 11 1.1.3.4. Nhập khẩu liên doanh............................................................................................ 11 1.1.3.5. Nhập khẩu giacông ............................................................................................... 12 1.1.4. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với quốc gia/ đối với ngành/ và đối với doanh nghiệp ..................................................................................................................12 1.2. Tổng quan của linh kiện điện tử sử dụng cho sản xuất mặt hàng tivi..............14 1.2.1. Khái quát linhkiện điện tử......................................................................................14 1.2.2. Đặc điểm của linh kiện điện tử cho sản xuất mặt hàng tivi .............................15 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng tivi ................................................................................................................17
  • 9. 1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong ..........................................................................................17 1.3.1.1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................. 17 1.3.1.2. Văn hóa doanh nghiệp........................................................................................... 17 1.3.1.3. Nhân tố con ngƣời: ................................................................................................ 18 1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài:.........................................................................................19 1.3.2.1. Yếu tố chính trị....................................................................................................... 19 1.3.2.2. Yếu tố kinh tế.......................................................................................................... 20 1.3.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội ............................................................................................ 21 1.3.2.4. Yếu tố công nghệ..................................................................................................... 22 1.4. Giới thiệu về Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam.....................................23 1.4.1. Quá trình hình thành ................................................................................................23 1.4.2. Tầm nhìn và sứ mệnh................................................................................................24 1.4.2.1. Tầm nhìn .................................................................................................................. 24 1.4.2.2. Sứ mệnh .................................................................................................................... 24 1.4.3. Triết lý kinh doanh của công ty..............................................................................25 1.4.4. Sản phẩm của công ty...............................................................................................26 1.4.5. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban.........................................................27 1.4.6. Mạng lƣới nhà cung cấp linh kiện cho Panasonic AVC Việt Nam.................30 1.4.7. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................................31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM..........................................................................................33 2.1. Tình hình kinh doanh và nhập khẩu nguyên vật liệutại công ty Panasonic AVC Việt Nam.......................................................................................................................33 2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2020.........................................33
  • 10. 2.1.2. Chi phí nguyên vật liệu của công ty 2010-2020 ..................................................36 2.1.3. Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu giai đoạn 2010-2020.................................37 2.1.4. Thống kê các sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu và tác động đến tổng chi phí nhập khẩu......................................................................................41 2.1.4.1. Thống kê các sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu................. 41 2.1.4.2. Tác động của số sự cố đến tổng chi phí nhập khẩu......................................... 46 2.2. Tổng quan về quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt hàng tivi tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam ........................................................49 2.2.1. Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu...................................................................49 2.2.2. Xác định nhu cầu mua hàng ....................................................................................50 2.2.3. Yêu cầu báo giá..........................................................................................................52 2.2.4. Đánh giánhà cung cấp..............................................................................................52 2.2.5. Phê duyệt từ ban Tổng giám đốc............................................................................53 2.2.6. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics vàthuê phƣơng tiện vận tải ........54 2.2.7. Đàm phán với nhà cung cấp và lập hợp đồng mua hàng..................................55 2.2.8. Thực hiện thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu....................................................56 2.2.9. Hoàn thành thủ tục nhập khẩu và giao hàng đến kho PAVCV.......................57 2.3. Phân tíchcác nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam...............58 2.3.1. Khái niệm về hiệu quả của hoạt động nhập khẩu...............................................58 2.3.2. Nhóm nhân tố bên trong ..........................................................................................59 2.3.2.1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................. 59 2.3.2.2. Văn hóa doanh nghiệp........................................................................................... 60 2.3.2.3. Nhân tố con ngƣời.................................................................................................. 60 2.3.3. Nhóm nhân tố bên ngoài ..........................................................................................61
  • 11. 2.3.3.1. Yếu tố chính trị....................................................................................................... 61 2.3.3.2. Yếu tố kinh tế.......................................................................................................... 61 2.3.3.3. Yếu tố văn hóa xã hội ............................................................................................ 62 2.3.3.4. Yếu tố công nghệ..................................................................................................... 63 2.4. Nhận xét chung ..............................................................................................................63 2.4.1. Thành tựu....................................................................................................................63 2.4.2. Hạn chế ........................................................................................................................64 Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỀN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM..........................................................................................66 3.1. Triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai....................................66 3.1.1. So sánh thực trạng vận hành nhập khẩu nguyên vật liệu của Panasinic AVC Việt Nam với ngành ...................................................................................................66 3.1.2. Quan điểm kinh doanh..............................................................................................67 3.1.3. Cơ hội ...........................................................................................................................68 3.1.4. Thách thức...................................................................................................................68 3.2. Định hƣớng giải pháp...................................................................................................69 3.2.1. Nhóm giải pháp về thị trƣờng nhập khẩu ............................................................70 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nhập khẩu ................71 3.2.2.1. Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng........................................................ 71 3.2.2.2. Tăng cƣờng liên kết liên doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu............... 71 3.2.3. Nhóm giải pháp về bộ máy tổ chức và nhân lực.................................................72 3.2.3.1. Về cơ cấu tố chức.................................................................................................... 72 3.2.3.2. Về tổ chức nhân sự................................................................................................. 72
  • 12. 3.2.4. Nhóm giải pháp cho việc tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu .................74 3.2.4.1. Lựa chọn thị trƣờng nhập khẩu và kí kết hợp đồng ...................................... 74 3.2.4.2. Giảm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu.......................................................... 74 3.2.4.3. Giảm thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu...................................................... 75 3.3. Một số kiến nghị............................................................................................................76 3.3.1. Kiến nghị với công ty mẹ Panasonic – Japan.......................................................76 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc............................................................................................77 KẾT LUẬN.............................................................................................................................80 PHỤ LỤC 1: BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN THỂ HIỆN MỖI QUAN HỆ GIỮA SỐ SỰ CỐ VÀ CHI PHÍ NHẬP KHẨU NĂM 2010-2020 ............................................................i PHỤ LỤC 2: BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN THỂ HIỆN MỖI QUAN HỆ GIỮA SỐ SỰ CỐ VÀ CHI PHÍ NHẬP KHẨU NĂM 2010-2019 ...........................................................ii PHỤ LỤC 3: MẪU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS.............................................................................................................................. iii PHỤ LỤC 4: MẪU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ.................................................................................................iv
  • 13. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đối với những doanh nghiệp sản xuất nói chung, cụ thể là doanh nghiệp Panasonic AVC nói riêng, các nhà quản trị luôn đề cao việc quản trị chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã đánh giá thấp việc quản lý quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu, một quy trình quan trọng tiên quyết cho hoạt động sản xuất cốt lõi. Nghiên cứu này đã đánh giá hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của Panasonic AVC. Tác giả nhận thấy chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu có sự cải thiện qua các năm, từ 0.5% doanh thu ở giai đoạn 2010-2012 cải thiện dần còn 0.2% doanh thu ở giai đoạn 2018-2020. Mức chi phí này, theo so sánh mà tác giả tìm đƣợc, là rất cạnh tranh so với trung bình ngành (0.45%-0.65% doanh thu). Tuy vậy, tác giả vẫn nhận thấy quy trình vần còn nhiều nhƣợc điểm, còn nhiều cơ hội để tối ƣu mức chi phí và nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hạn chế các chi phí phụ trội phát sinh không mong muốn trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu. Nghiên cứu này giúp cho doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam nói riêng và tập đoàn Panasonic nói chung có cái nhìn tổng quát về các khoản chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu. Tuy chi phí này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu, nhƣng nhập khẩu nguyên vật liệu là hoạt động tiên quyết để sản xuất hiệu quả. Tác giả đã đề xuất hai giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao, có thể mở rộng ứng dụng cho các doanh nghiệp sản xuất khác trong tập đoàn hoặc các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử có cùng đặc điểm. Về ý nghĩa lý thuyết, nghiên cứu này đã có những nổ lực làm rõ định nghĩa hoạt động xuất nhập khẩu dƣới góc nhìn chuỗi cung ứng và tổng hợp các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một doanh nghiệp sản xuất.
  • 14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trƣớc bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng đƣợc mở rộng, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào các xu hƣớng chung của thế giới thông qua các hoạt động nhƣ tham gia và ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) chất lƣợng cao nhƣ: CPTPP và EVFTA,…Bên cạnh đó, Việt Nam là một nƣớc có tình hình chính trị-xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào nên đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) xây dựng những cở sở sản xuất tại Việt Nam. Đóng góp một phần nhỏ bé vào nhịp phát triển kinh tế chung của đất nƣớc, công ty TNHH Panasonic Việt Nam, một đơn vị 100% vốn nƣớc ngoài với trên năm mƣơi năm tồn tại và phát triển đã và đang có những bƣớc tiến quan trọng, góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp tại Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vừa mờ ra những cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp đồng thời cũng chứa đựng trong nó rất nhiều rủi ro và thách thức. Vì thế, nó đòi hỏi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trƣờng quốc tế này phải chủ động, tự hoàn thiện mình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì việc chủ động và luôn tự hoàn thiện mình càng quan trọng và trờ nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong hoạt động ngoại thương: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài. Mục tiêu chính của ngoại thương là đê nhập khẩu chứ không phải xuất khẩu. Xuất khẩu là để nhập khẩu, nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương. Nhà nƣớc thƣờng chủ trƣơng khuyến khích nhập khẩu nguyên vật liệu thiết bị, máy móc để cải tiến dây chuyền sản xuất, tăng năng lực sản xuất trong nƣớc và nâng cao năng lực cạnh tranh. Để vận hành tốt một công ty sản xuất, mọi hoạt động cần phải thực hiện đúng tiến độ, đặc biệt là quy trình sản xuất phải đƣợc diễn ra đúng kế hoạch và sản phẩm đƣợc giao đến tay khách hàng đúng thời gian yêu cầu thì rất quan trọng. Để quá
  • 15. 2 trình đó đƣợc diễn ra đúng kế hoạch và kịp thời, thì quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào chiếm một phần quan trọng không kém. Trong suốt nhiều năm hoạt động, công ty đã có những hành đồng để cải thiện quy trình nhập khẩu với mong muốn đạt đƣợc thời gian nhập khẩu ngắn nhất với chi phí tối thiểu nhất. Tuy vậy, trong quá trình nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, rủi ro xảy ra khiến cho kế hoạch nhập khẩu không diễn ra đƣợc đúng tiến độ quy trình. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất, việc cải thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cần phải đƣợc chú trọng và ứng dụng kịp thời. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp cải thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích của nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt hàng tivi dƣới góc độ ngành hàng nói chung và doanh nghiệp nói riêng Thứ hai, tìm hiểu và phân tích về quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam, từ đó bài nghiên cứu phát hiện ra các vấn đề còn hạn chế trong quy trình nhập khẩu. Cuối cùng, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
  • 16. 3 Phạm vi về không gian: nghiên cứu đƣợc thực hiện tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Lấy số liệu từ kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí logistics từ quý 1 năm 2010 đến hết quý 4 năm tài chính 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phƣơng pháp mô tả (mô tả hiện trạng quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty); phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh với các thông tin và số liệu tổng hợp từ các nguồn khác nhau để đánh giá hiệu quả quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty; dữ liệu sơ cấp là kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí logistics từ quý 1 năm 2010 đên hết quý 4 năm 2020 đánh giá, so sánh vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu Đối với doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam, dựa trên phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ chi phí logistic để đánh giá hiệu quả quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất của mặt hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam. Từ đó đề ra những khuyết điểm, những hạn chế trong quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp. Cuối cùng là đề xuất những giải pháp khả thi giúp doanh nghiệp có thể (i) giảm đƣợc tối đa chi phí logistics về nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất mặt hàng tivi, (ii) vận hành quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu hiệu quả hơn, từ đó hạn chế tình trạng nguyên vật liệu nhập khẩu trễ so với lịch sản xuất. Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghệ nói chung, bài nghiên cứu giúp các doanh nghiệp sản xuất có cái nhìn tổng quan về cách đánh giá chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu cũng nhƣ những khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình vận hành nhập khẩu. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng hoặc cải thiện quy trình nhập khẩu của công ty đƣợc vận hành một cách có hiệu quả hơn. sau: 6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp Tác giả sẽ tổ chức nghiên cứu này theo cấu trúc ba chƣơng, với chi tiết nhƣ
  • 17. 4 LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM KẾT LUẬN
  • 18. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về quy trình nhập khẩu hàng hóa 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quy trình 1.1.1.1. Khái niệm: Quy trình đƣợc định nghĩa là "cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hoặc quá trình" (theo định nghĩa trong ISO 9000). Quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã đƣợc quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị. Những hoạt động này bao gồm tất cả các dạng thức hoạt động (hoặc quá trình) trong đời sống xã hội của con ngƣời. 1.1.1.2. Đặc điểm của quy trình Một phƣơng pháp cụ thể để tiến hành một hoạt động hoặc một quá trình. Quy trình thƣờng đƣợc thể hiện trên văn bản. Quy trình là công cụ của quản lý. Một quy trình có thể quản lý nhiều quá trình. Quy trình có tính bó buộc tuân thủ. Quy trình xác định và đặt ra đầu vào, đầu ra cho quá trình. Quy trình thƣờng không thay đổi thƣờng đƣợc thực hiện theo một thứ tự nhất định. Bằng cách thực hiện quản lý theo quy trình, doanh nghiệp có thể củng cố các chức năng quản lý. Đi vào quy trình thƣờng xuyên, lặp lại và cố định cho phép ngƣời quản lý sẽ có nhiều thời gian hơn. Trong một tổ chức, chuyện các cá nhân có kiến thức và kỹ năng khác nhau sẽ dẫn đến cách làm việc và hiệu quả khác nhau. Vì vậy nên mới cần có quy trình để giúp cho ngƣời thực hiện các công việc biết rằng muốn hoàn thành công việc đó phải thực nhƣ thế nào và kết quả cần đạt là gì? Tránh tình trạng nhân viên chậm chỉ thị của cấp trên hay thực hiện các công việc thừa gây lãng phí thời gian.
  • 19. 6 Trong quá trình hoạt động sản xuất ngƣời lao động có thể bị xao nhãng. Nếu có quy trình làm việc nhắc nhở, họ sẽ hoàn thành kịp thời tất cả các mắt xích trong quy trình. Quy trình giúp quản lí tiêu chuẩn, sản xuất tinh gọn. Trên thực tế, xây dựng quy trình chỉ là bƣớc đầu tiên đảm bảo tiến độ công việc trôi chảy. Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý tƣơng ứng, biện pháp quản trị linh hoạt. Thêm vào đó, kế hoạch khuyến khích khoa học, không khí văn hóa tốt cũng giúp công ty bắt nhịp với thời đại. Chỉ bằng cách này, việc quản lý quy trình mới thực sự đƣợc thực hiện và hiệu quả 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu hàng hóa 1.1.2.1. Khái niệm nhập khẩu Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán giữa các quốc gia, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên các nguyên tắc trao đổi ngang giá và lấy tiền tệ là môi giới. Nhập khẩu không phải là hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trao đổi hàng hóa, công nghệ, và dịch vụ trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài. Nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc một quốc gia mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác đây chính là việc nhà sản xuất nƣớc ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trƣờng nội địa. Khi thống kê và đánh giá hoạt động nhập khẩu, ngƣời ta thƣờng dùng đơn vị tiền tệ và thƣờng đƣợc đặt trong một khoảng thời gian xác định. Hay hoạt động nhập khẩu đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật" (theo khoản 1 Điều 28 Luật Thƣơng Mại 2005). Theo nghĩa thông thƣờng, đối tƣợng nhập khẩu thƣờng là những hàng hóa trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc sản lƣợng, chất lƣợng sản xuất chƣa đủ đáp ứng nhu cầu trong nƣớc. Hoạt động nhập khẩu (nhập khẩu nguyên vật liệu) còn là cầu nối cho hoạt động sản xuất nhằm kéo dài chuỗi giá trị, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nội địa. Mục tiêu của hoạt động kinh
  • 20. 7 doanh nhập khẩu là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn ngoại tệ vào việc mua sắm thiết bị vật tƣ, máy móc kĩ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp một cách kịp thời. Từ đó, doanh nghiệp có thể giải quyết đƣợc vấn đề khan hiếm vật tƣ, hàng hóa trên thị trƣờng nội địa. Mặt khác, hoạt động này góp phần phát triển ổn định những ngành kinh tế mũi nhọn trong nƣớc mà nguồn vật tƣ trong nƣớc chƣa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh quốc gia, góp phần chuyên môn hóa trong phân công lao động quốc tế, từ đó gia tăng thặng dƣ tổng thể cho nền kinh tế nội địa và thế giới. 1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu So với các loại hình kinh doanh thƣơng mại khác, tác giả tổng hợp hoạt động kinh doanh nhập khẩu có sáu đặc điểm chính. Các đặc điểm này tác động đến việc xây dựng quy trình nhập khẩu của các doanh nghiệp (Tạ Văn Lợi, Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2019). Do vậy, để xây dựng một quy trình nhập khẩu hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ các đặc điểm này. Bản chất hoạt động kinh doanh nhập khẩu là việc thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ nƣớc ngoài để tiêu thụ hoặc làm đầu vào cho sản xuất kinh doanh ở thị trƣờng trong nƣớc. Do đó, hoạt động nhập khẩu bao gồm nhiều bên liên quan, đối tác, chủ doanh nghiệp, công ty ở các nƣớc khác nhau. Mỗi quốc gia có những quy định pháp luật riêng về kinh tế, chính sách nhập khẩu khác nhau. Vì thế, hoạt động nhập khẩu bị chi phối mạnh bởi các hệ thống pháp luật, các thủ tục hồ sơ liên quan đến các nƣớc khác nhau. Các doanh nghiệp lớn, hoạt động đa quốc gia, đôi khi còn tự xây dựng các nguyên tắc riêng để giảm thiểu rủi ro pháp lý. Chính phủ các nƣớc luôn quan tâm kiểm soát chủng loại hàng hóa trong kinh doanh nhập khẩu. Cụ thể, một số loại hàng hóa đƣợc khuyến khích nhập khẩu và ngƣợc lại, một số hàng hóa bị cấm nhập khẩu hoặc bị quản lý bằng các chính sách thuế quan, hạn ngạch, chính sách quản lý tỷ giá… Danh mục hàng hóa đƣợc phép nhập khẩu và cấm nhập khẩu cũng thay đổi và cập nhật ở từng thời điểm, phụ thuộc
  • 21. 8 vào chính sách quy hoạch kinh tế của chính phủ mỗi quốc gia. Việc rà soát danh mục hàng hóa này là cần thiết khi doanh nghiệp muốn xây dựng quy trình nhập khẩu. Thị trƣờng của hoạt động nhập khẩu bao gồm thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế. Thị trƣờng quốc tế đóng vai trò nhƣ là thị trƣờng đầu vào - là đầu mối cung cấp hàng hóa cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thị trƣờng trong nƣớc đóng vai trò là thị trƣờng đầu ra - là nơi tiêu thụ sản phẩm. Thị trƣờng của hoạt động nhập khẩu rất phong phú, đa dạng từ vật tƣ, hàng hoá và dịch vụ đƣợc nhập khẩu từ nhiều nƣớc khác nhau với mức giá cả và chất lƣợng khác nhau. Dựa trên những tiêu chí về chất lƣợng, giá cả, mẫu mã, sự thuận lợi về nhập khẩu của mỗi quốc gia khác nhau mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh hoạt động nhập khẩu có thể thay đổi, mở rộng hay thu hẹp phạm vi thị trƣờng nhập khẩu của mình. Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguồn nhập khẩu), đầu ra (khách hàng) của doanh ngiệp rất đa dạng, thông thƣờng hay đổi theo nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Nguồn đầu ra ổn định, đa dạng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi và đáp ứng cầu thị trƣờng cũng nhƣ biến động của nguồn cung ứng. Phƣơng thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu cũng rất quan trọng. Hiện nay, hình thức thanh toán trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu cũng đa dạng. Các bên có thể lựa chọn sử dụng nhiều phƣơng thức thanh toán khác nhau và việc sử dụng phƣơng thức thanh toán nào là do hai bên tự thỏa thuận và đƣợc quy định trong điều khoản của hợp đồng. Các ngoại tệ nhƣ USD, EUR, Yên thƣờng đƣợc lựa chọn để thanh toán. Vì vậy, việc thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền nội tệ (VND) và ngoại tệ. Việc trao đổi thông tin với đối tác phải đƣợc tiến hành nhanh chóng thông qua các phƣơng tiện công nghệ hiện đại nhƣ email, telex, fax... Đặc biệt, trong thời đại thông tin hiện nay giao dịch qua thƣ điện tử, qua hệ thống mạng internet là công cụ phục vụ đắc lực cho kinh doanh. Một số doanh nghiệp còn phát triển riêng hệ thống quản lý nội bộ nhằm lƣu trữ, quản lý, và kiểm soát hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
  • 22. 9 Phƣơng thức vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhập khẩu. Do hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến yếu tố nƣớc ngoài, hàng hóa đƣợc vận chuyển qua biên giới các quốc gia, tùy theo các loại mặt hàng hóa nhƣ vật tƣ, thiết bị, những thỏa thuận của đôi bên mà có những phƣơng thức vận chuyển khác nhau. Một số phƣơng thức vận chuyển chủ yếu hiện nay là vận chuyển bằng đƣờng không, đƣờng thủy, đƣờng bộ… hoặc vận chuyển vào nội bộ bằng các xe có trọng tải lớn. Các chi phí vận chuyển và phát sinh khác cũng cần đƣợc nêu rõ trong những hợp đồng, để tránh làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.1.3. Phân loại hình thức nhập khẩu Nhà nƣớc ta hiện nay ban hành nhiều văn bản pháp quy hƣớng dẫn về thủ tục hải quan. Trên thị trƣờng cũng có rất nhiều tác giả tóm tắt về các quy định, hƣớng dẫn về nghiệp vụ nhập khẩu. Tác giả phân loại các hình thức nhập khẩu nhƣ sau (căn cứ theo Luật Thƣơng Mại 2005) 1.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu trong đó ngƣời mua và ngƣời bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngƣợc lại. Nhập khẩu trực tiếp đƣợc tiến hành khá đơn giản. Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp nhập khẩu dựa trên việc nghiên cứu thị trƣờng, yêu cầu chất lƣợng kĩ thuật, và cân nhắc các chi phí liên quan để đảm bảo kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp còn phải đảm bảo hoạt động đúng chính sách luật pháp và quy định của nhà nƣớc nội địa và quốc tế. Trong hoạt động nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trƣờng, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phƣơng thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp phải tự đầu tƣ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong suốt hoạt động kinh doanh và đƣợc hƣởng toàn bộ lợi nhuận thu đƣợc, cũng nhƣ rủi ro thua lỗ. Khi nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp đƣợc phép trích kim ngạch nhập khẩu,
  • 23. 10 khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu và thuế lợi tức theo quy định của luật pháp hiện hành. Thông thƣờng, doanh nghiệp có thể chỉ cần lập một hợp đồng nhập khẩu với đối tác nhập khẩu nƣớc ngoài, còn hợp đồng tiêu thụ hàng hoá trong nƣớc có thể đƣợc lập sau khi hàng hóa đã đƣợc nhập khẩu. 1.1.3.2. Nhập khẩu uỷ thác Hoạt động ủy thác nhập khẩu đƣợc quy định trong chƣơng 4 của Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hƣớng dẫn luật thƣơng mại về hoạt động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài. Theo đó, hoạt động nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nƣớc có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng nhập khẩu nhƣng không đủ điều kiện về khả năng tài chính, về đối tác kinh doanh... nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thƣơng tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với doanh nghiệp nƣớc ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và đƣợc hƣởng phí uỷ thác. Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác cần đƣợc quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác. Do bản chất ủy thác của loại hình này, khi nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu (nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch, không phải nghiên cứu thị trƣờng tiêu thụ vì không phải tiêu thụ hàng nhập mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch với bạn hàng nƣớc ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục nhập hàng cũng nhƣ thay mặt cho bên uỷ thác khiếu nại đòi bồi thƣờng với đối tác nhập khẩu từ nƣớc ngoài khi có tổn thất phát sinh trong suốt quá trình nhập khẩu hoặc với mức trách nhiệm đƣợc thống nhất trong hợp đồng ủy thác. Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, đại diện của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ đƣợc tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không đƣợc tính doanh số, và do vậy mà không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nhận uỷ thác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu này (nhận uỷ thác) phải lập hai hợp đồng bao gồm một hợp
  • 24. 11 đồng mua bán hàng hoá với nƣớc ngoài và một hợp đồng nhận uỷ thác với bên uỷ thác. 1.1.3.3. Tạm nhập tái xuất Hình thức nhập khẩu thứ ba là tạm nhập tái xuất. Đây là hình thức mà doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào nƣớc nhập khẩu, nhƣng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi nƣớc này để chuyển sang một nƣớc khác. Hàng hóa nhập khẩu ở hình thức này không đƣợc phép tiêu thụ nội địa mà phải xuất khẩu sang một nƣớc thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Loại hình này bao gồm hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu, từ đó thu lại lƣợng ngoại tệ lớn hơn số chi phí bỏ ra ban đầu. Doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt khi tạm nhập tái xuất, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thƣơng nhân xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thƣơng nhân nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng cần lƣu ý rằng, trƣờng hợp gần giống nhƣ tạm nhập tái xuất là chuyển khẩu. Với phƣơng thức chuyển khẩu, hàng hóa đƣợc chuyển thẳng từ nƣớc bán hàng sang nƣớc mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 1.1.3.4. Nhập khẩu liên doanh Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm kết hợp và khai thác năng lực để cùng giao dịch và đề ra các chủ trƣơng biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hƣớng có lợi nhất cho các bên tham gia. Doanh nghiệp tham gia liên doanh nhập khẩu cùng nhau chia sẻ lợi luận và rủi ro. Trong nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhận hàng sẽ đƣợc tính kim ngạch xuất nhập khẩu. Khi đƣa hàng về tiêu thụ thì chỉ đƣợc tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên doanh số tƣơng ứng. Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng bao gồm một hợp đồng mua hàng với nƣớc ngoà và một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác.
  • 25. 12 Khác với tự doanh, nhập khẩu liên doanh giúp các doanh nghiệp tham gia chia sẻ rủi ro vì theo cơ chế, mỗi doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên tƣơng ứng với số vốn góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu thƣờng theo tỷ lệ góp vốn, lãi lỗ hai bên phân chia tuỳ theo thoả thuận dựa trên tỉ lệ góp vốn và trách nhiệm các bên. 1.1.3.5. Nhập khẩu gia công Hoạt động gia công đƣợc quy định tại chƣơng 6 của Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hƣớng dẫn luật thƣơng mại về hoạt động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài. Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía ngƣời xuất khẩu (bên đặt gia công) về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên. 1.1.4. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với quốc gia/ đối với ngành/ và đối với doanh nghiệp Nhập khẩu là hoạt động bắt buộc trong thƣơng mại quốc tế vì việc vận chuyển hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác là cần thiết (Nguyễn Xuân Thiên, Giáo trình Thương mại Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Linh kiện sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào đƣợc vận chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, thành phẩm đƣợc vận chuyển từ nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng khách hàng. Hoạt động nhập khẩu do vậy ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định quá trình sản xuất và nâng cao đời sống ngƣời dân trong nƣớc. Tác giả tổng hợp vai trò của nhập khẩu đối với đời sống nhân dân và nền kinh tế đƣợc thể hiện ở ba mức độ, với quốc gia, với doanh nghiệp, và với ngƣời tiêu dùng. Đối với quốc gia Cũng giống nhƣ xuất khẩu, nhập khẩu cũng có vai trò tăng hợp tác quốc tế với các nƣớc, tạo tiền đề cho quan hệ xuất khẩu. Nhập khẩu và xuất khẩu là những yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế nhƣ: vốn, kỹ thuật, lao động, thị trƣờng tiêu thụ...
  • 26. 13 Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, nhập khẩu những trang thiết bị, máy móc hiện đại thay thế, bổ sung dây chuyền máy móc cũ, thay thế sức ngƣời, tiết kiệm đƣợc thời gian chuyển hóa thành sản phẩm, tăng năng suất lao động... là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, nhập khẩu còn giúp bổ sung kịp thời những mặt mất cân đổi của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Việc nhập khẩu những trang thiết bị nguyên liệu đầu vào mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc, giúp liên tục quá trình sản xuất,...là ví dụ tiêu biểu về lợi ích của việc nhập khẩu. Đối với doanh nghiệp Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu giúp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đƣợc liên tục và hiệu quả. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và tái đầu tƣ mở rộng doanh nghiệp. Quá trình nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội cọ sát với cách doanh nghiệp quốc tế, học hỏi và phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tiếp cận đƣợc nhiều nguồn cung hơn, từ đó cũng cố đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc nhập khẩu, cũng nhƣ các hoạt động mở rộng giao thƣơng khác giúp doanh nghiệp mở rộng đƣợc mạng lƣới đối tác. Có mạng lƣới đối tác hiệu quả là chất xúc tác để doanh nghiệp tiếp cận đƣợc khoa học và kĩ thuật, bên cạnh lợi ích kinh tế mà hoạt động này mang lại. Quy hoạch tốt hoạt động nhập khẩu còn giúp thúc đẩy cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa. Để có thể cạnh tranh với nhà cung ứng nƣớc ngoài, các doanh nghiệp nội địa cần phát triển và nâng cao chất lƣợng và hiệu quả. Động lực cạnh tranh mà hoạt động nhập khẩu mang lại sẽ đem lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế. Đối với người tiêu dùng Nhập khẩu làm gia tăng mức thặng dƣ ngƣời tiêu dùng, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của ngƣời dân. Nhập khẩu có thể giúp đáp ứng nhu cầu trực tiếp của ngƣời dân về hàng tiêu dùng - những loại hàng hóa mà trong nƣớc không sản
  • 27. 14 xuất đƣợc hoặc sản xuất không đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng, ví dụ nhƣ thuốc chữa bệnh, đồ gia dụng, đồ điện tử, đồ xa xỉ phẩm... Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục những ngành nghề cũ, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho ngƣời dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời, từ đó tăng khả năng thanh toán, tăng tiêu dùng. Kích thích sự phát triển của thƣơng mại. Thƣơng mại phát triển quay trở lại phục vụ đời sống ngƣời dân. Nhập khẩu cũng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, làm cho hàng hóa tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú ngƣời dân càng có nhiều lựa chọn hơn. 1.2. Tổng quan của linh kiện điện tử sử dụng cho sản xuất mặt hàng tivi 1.2.1. Khái quát linh kiện điện tử Linh kiện điện tử là một phần tử độc lập cơ bản có những chức năng xác định; cùng với các linh kiện điện tử khác, nó đƣợc dùng để ghép nối thành mạch điện hoặc thiết bị điện tử (Tăng Văn Mùi và Trần Duy Nam, Sổ Ta hu ên ngành điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật). Theo đó, linh kiện điện tử là tập hợp tất cả các vật liệu, linh kiện cần thiết để tạo nên các mạch điện tử, bằng cách ghép nối các linh kiện trong một mạch điện tử và làm cho nó hoạt động. Mỗi linh kiện điện tử có những vai trò riêng biệt. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, linh kiện điện tử khá phổ biến và dễ tiếp cận. Tuy nhiên, kiểm soát chất lƣợng linh kiện điện tử là quá trình nan giải. Linh kiện điện tử đƣợc phân loại dựa trên nhiều cách khác nhau, nhƣng cách phân loại sau là phổ biến nhất với ba loại cơ bản: Linh kiện điện tử chủ động: loại linh kiện này dựa vào một nguồn năng lƣợng và thƣờng có khả năng truyền tải điện năng vào mạch điện. Linh kiện bán dẫn: Điốt (Điốt chỉnh lƣu, điốt schottky, điốt Zener, điốt TVS, varicap, LED, laser, photodiode, DIAC,…), Transistor, mạch tích hợp, quang điện tử, hiển thị .Neon, CRT, màn hình plasma,…), Đèn điện tử chân không (đèn vi sóng, đèn quang điện, đèn nhân quang điện,…); Nguồn điện
  • 28. 15 Linh kiện bị động (thụ động): linh kiện này là loại không thể đƣa năng lƣợng vào trong mạch điện mà chúng đƣợc lắp vào. Vì vậy, loại linh kiện này không thể khuếch đại mặc dù chúng cũng có thể làm tăng điện áp hoặc dòng điện bởi một máy biến áp hoặc mạch cộng hƣởng. Đa số các linh kiện thụ động là linh kiện có hai cổng kết nối: Điện trở, Tụ điện, Cảm ứng từ điện Linh kiện điện cơ: có tác động điện liên kết với cơ học nhƣ đầu nối, chuyển mạch, công tắc, cầu chì,… 1.2.2. Đặc điểm của linh kiện điện tử cho sản xuất mặt hàng tivi Giống nhƣ các linh kiện điện tử khác, linh kiện điện tử để lắp ráp sản xuất mặt hàng tivi có nhiều đặc điểm đáng lƣu ý và có tác động đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Một số đặc điểm tiêu biểu của các linh kiện điện tử ảnh hƣởng đến nhập khẩu bao gồm: thuế và hàm lƣợng công nghệ cao, đa dạng và trọng lƣợng nhẹ, linh kiện điện tử mềm. Thuế và hàm lượng công nghệ cao: Hiện nay thuế nhập khẩu linh kiện điện tử thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất linh kiện. Do đó, các doanh nghiệp trong nƣớc thiếu vốn và công nghệ tiên tiến sẽ có xu hƣớng nhập khẩu linh kiện điện tử hơn là nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất linh kiện. Ngoài ra linh kiện điện tử nói chung thƣờng là chìa khóa công nghệ của một doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đảm bảo bí mật công nghệ là điều then chốt song song với việc nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng công nghệ cao thƣờng phải đầu tƣ lớn về cơ sở vật chất, đẩy cao định phí sản xuất. Công tác hoạch định chuỗi cung ứng đã cân nhắc yếu tố chi phí đầu tƣ ban đầu lớn và muốn tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô nên giới hạn số lƣợng nhà máy sản xuất linh kiện quan trọng. Việc giới hạn này còn có tác dụng đảm bảo bí mật công nghệ và cạnh tranh. Chính vì hai yếu tố trên mà giá sản phẩm linh kiện điện tử trong nƣớc thƣờng cao hơn giá linh kiện điện tử từ các doanh nghiệp sản xuất nƣớc ngoài. Vì vậy khi muốn tổi thiểu chi phí đầu vào của thảnh phẩm, các doanh nghiệp thƣờng ƣu tiên nhập khẩu linh kiện điện tử để
  • 29. 16 sản xuất vì đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi và công nghệ tiên tiến phù hợp với tiêu chuẩn chất lƣợng của doanh nghiệp. Đa dạng và kích thước nhỏ: do đặc tính phức tạp của ngành điện - điện tử và công nghệ cao. Hầu hết các sản phẩm đều đƣợc lắp ráp từ hàng trăm chi tiết với các yêu cầu kĩ thuật khác nhau. Do đó, các linh kiện điện tử tham gia vào quá trình sản xuất tivi rất là đa dạng về mặt số lƣợng và chủng loại. Hơn nữa, linh kiện điện tử thƣờng trọng lƣợng nhẹ và kích thƣớc nhỏ, cùng với số lƣợng nhà máy sản xuất giới hạn nên thƣờng các sản phẩm linh kiện đƣợc tử đƣợc tập trung sản xuất tại một nhà máy chuyên sản xuất với số lƣợng rất lớn rồi từ đó mới phân phối lại cho các nhà máy ở các công đoạn kế tiếp. Doanh nghiệp muốn tối ƣu hiệu quả về thời gian nhập khẩu thƣờng sẽ đặt hàng một số lƣợng lớn với nhiều chủng loại khác nhau. Tuy việc gom số lƣợng đơn hàng sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhập khẩu, nhƣng khối lƣợng hàng quá lớn sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp và tăng chi phí quản lý. Linh kiện điện tử mềm: Trong tiêu chuẩn sản xuất của doanh nghiệp, linh kiện điện tử đƣợc đƣa vào sử dụng trong quá trình sản xuất phải đảm bảo chất lƣợng. Tuy nhiên linh kiện điện tử mềm sẽ dễ xảy ra hƣ hại nếu va chạm mạnh. Để hạn chế rủi ro hƣ hại xảy ra trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp thƣờng sẽ đề ra những yêu cầu về đóng gói hàng hóa nhƣ phải sắp xếp từng linh kiện điện tử trên khay chứa và chèn thêm mút xốp để bao bọc và cố định vị trí của linh kiện trong thùng hàng; đồng thời yêu cầu nhà cung cấp phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đóng hàng của doanh nghiệp trong suốt quá trình hợp tác. Ngoài các quy định về quy cách đóng gói, thì các yêu cầu trong quá trình vận chuyển quốc tế cũng đƣợc đƣa ra nhƣ vị trí để các kiện hàng của doanh nghiệp phải ở nơi riêng biệt, phải đặt ở vị trí cao trong container và không đƣợc để những kiện hàng khác chồng lên. Chính vì những quy định về đóng gói hàng hóa và các yêu cầu vận chuyển cao buộc doanh nghiệp phải đƣa ra những tiêu chuẩn quản lý nhà cung cấp cũng nhƣ hoạt động nhập khẩu trong quy trình, đồng thời những quy định này sẽ làm tăng giá mua linh kiện điện tử và tăng chi phí nhập khẩu.
  • 30. 17 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng tivi Sự biến đổi của mọi sự vật hiện tƣợng đều có các nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đặt trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hoạt động nhập khẩu cũng vậy, nó luôn thay đối tùy theo diễn biến của tình hình kinh tế thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng, do tác động của tổng hợp nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định. Để cụ thể những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu, tác giả chia ra làm hai nhóm nhân tố: 1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong 1.3.1.1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp thể hiện ở tiềm năng tài chính và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại trong nƣớc. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở để xem xét việc kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là có thể thực hiện đƣợc hay không và kinh doanh có hiệu quả hay không. Đồng thời, quy mô kinh doanh ảnh hƣởng đến loại hình kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để phù hợp với những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất. 1.3.1.2. Văn hóa doanh nghiệp Có rất nhiêu định nghĩa khác nhau vê văn hóa. Theo E.Heriot thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hóa". Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hóa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng nhƣ đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thông, thâm mỹ và lối sống, dựa trên đó từng dân tẦc khẳng định bản sắc riêng của mình". Vậy văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thông ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tinh cảm, nếp suy
  • 31. 18 nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Văn hóa doanh nghiệp quy định và chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, nhìn vào hiệu quả kinh doanh ngƣời ta có thể thấy đƣợc "bộ mặt" của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tốt nghĩa là có cam kết chất lƣợng minh bạch giữa doanh nghiệp và xã hội, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải theo pháp luật, có lƣơng tâm và đạo đức trong kinh doanh; làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội; môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp là môi trƣờng "xanh", mọi thành viên đều hăng say lao động và cùng cố gắng hƣớng tới mục đích chung, đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên hàng đầu. Trong hoạt động nhập khẩu, văn hóa doanh nghiệp mạnh yếu cũng tác động phần nào đến nhận thức của các thành viên công ty và từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động. Văn hóa mạnh, hệ thống quan niệm giá trị vững chắc, nếp suy nghĩ tích cực... hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, và ngƣợc lại. 1.3.1.3. Nhân tố con người: Đối với tất cả các công ty, dù là công ty trong nƣớc hay nƣớc ngoài, con ngƣời luôn là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp luôn là vấn đề bức thiết. Đó cũng chính là lý do mà ngày nay càng nhiều doanh nghiệp đề cao công tác đào tạo và tuyển dụng. Đây là nhân tố chủ quan quan trọng nhất vì con ngƣời sẽ quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh nhập khẩu nên đội ngũ cán bộ nắm chắc đƣợc chuyên môn nghiệp vụ nhập khẩu sẽ đem lại tác dụng rất lớn trong sự thành công trong kinh doanh. Nó giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuận tiện, tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu tránh để đọng vốn... Khi mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có tinh thần trách nhiệm, đều có tác phong làm việc nghiêm túc thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Và ngƣợc lại, khi hiệu quả hoạt động nhập khẩu đƣợc nâng cao thì nguồn nhân lực trong công ty đó lại có điều kiện tốt hơn để hoàn thiện và nâng cao trình độ.
  • 32. 19 Con ngƣời, với các áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép sử dụng các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức quản lý diễn ra một cách chính xác, đúng đắn. Điều này cho phép doanh nghiệp có khả năng lựa chọn những phƣơng án nhập khẩu, sản xuất kinh doanh tối ƣu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả nhập khẩu cao nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất. 1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài: 1.3.2.1. Yếu tố chính trị Qu định, chính sách, luật pháp trong nước cũng như quốc tế: Thông qua Bộ Thƣơng mại, Nhà nƣớc quản lý thống nhất các thành phần kinh tế, trong đó có hoạt động nhập khẩu bằng hệ thống luật pháp, chính sách các công cụ kinh tế, hành chính hữu hiệu. Nhà nƣớc ban hành hàng loạt những biện pháp chính sách, thông tƣ nghị định nhằm hƣớng các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu theo một hƣớng đi chung. Những công cụ điều chỉnh của nhà nƣớc ảnh hƣờng rất lớn đến các hoạt động kinh tế, nhất là đối với hoạt động ngoại thƣơng. Tuy nhiên, từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tới nay, các quy định chính sách cũng liên tục đƣợc đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với điều kiện kinh tế hiện đại, phù hợp hơn với nền kinh tế thế giới hội nhập. Đây là nhóm nhân tố mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu buộc phải nắm vững và tuân theo một cách vô điều kiện, bởi nó thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ờ mỗi nƣớc và sự thống nhất của luật pháp quốc tế. Nó bảo vệ lợi ích chung của các giai cấp trong xã hội cũng nhƣ lợi ích của từng nƣớc trên thƣơng trƣờng quốc tế. Ở Việt Nam, thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động của mọi tổ chức kinh tế đều thông qua nhà nƣớc. Nhà nƣớc đóng vai trò là một chủ thể trong hoạt động này. Nhà nƣớc đề ra mục tiêu, nhà nƣớc bao tiêu sản phẩm, bù lô cho những tô chức làm ăn không hiệu quả..., kế cả hoạt động nhập - xuất khẩu cũng thực hiện thông qua nhà nƣớc. Ngày 10/06/1989 nghị định số 64/HĐBT đƣợc ban hành đã đánh dấu bƣớc chuyển biến đầu tiên trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, mở rộng quyền vay vốn, cả nguồn vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài với các thủ tục đơn giản hơn rất nhiều nhầm khuyến khích và đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Đồng thời, nhà nƣớc cho phép các
  • 33. 20 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đƣợc quyền trực tiếp giao dịch, ký kết, đặt đại diện của mình ờ nƣớc ngoài tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng. Từ đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chính thức trờ thành chủ thể trong hoạt động của mình. Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò quản lý vĩ mô. Hàng rào nhập khẩu: Trong xuất khẩu, ngƣời làm kinh doanh cần phải chú trọng đến thị trƣờng nƣớc ngoài, coi sát tình hình và biến động tại thị trƣờng đó, nghiên cứu xem với sản phẩm của mình sẽ bán đƣợc tại thị trƣờng nào với mẫu mã, giá cả bao nhiêu. Còn trong nhập khẩu, ngƣời ta cần chú trọng đến thị trƣờng trong nƣớc. Ngƣời làm công tác nhập khẩu cần biết, tại thị trƣờng nội địa (hay trong ngành sản xuất của mình) thiếu những nguyên vật liệu, sản phẩm nào. Những nguyên vật liệu ấy đặc tính ra sao? Có đƣợc phép nhập khẩu hay không? Cũng có thể hiểu hàng rào nhập khẩu chính là những quy định chính sách của nhà nƣớc đối với những mặt hàng nhập khẩu. Cũng giống với xuất khẩu, hàng rào nhập khẩu có hai loại: hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Đối với biện pháp thuế quan, nhà nƣớc sẽ đƣa ra biểu thuế cho tùy từng loại mặt hàng, những mặt hàng đƣợc khuyến khích nhập khấu, phục vụ cho đời sống nhân dân sẽ áp mức thuế suất 0% hoặc đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Những mặt hàng xa xỉ phẩm, những mặt hàng nhà nƣớc không khuyên khích sẽ bị áp mức thuế cao hơn rất nhiều. Đối với các biện pháp phi thuế quan hay hàng rào kỹ thuật: nhà nƣớc quy định tỷ lệ nội địa hàng hóa, đƣa ra các tiêu chuẩn về sản phẩm. 1.3.2.2. Yếu tố kinh tế Trong ngoại thƣơng nói chung và nhập khẩu nói riêng, vấn đề về tỷ giá hối đoái luôn đƣợc quan tâm. Tỷ giá hối đoái (thƣờng gọi là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nƣớc. Cũng có thể coi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác. Thông thƣờng tỷ giá hối đoái đƣợc biểu hiện thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nƣớc này bằng một đơn vị đồng tiền nƣớc kia. Công thức khái quát:
  • 34. 21 Ty giá hoi đoái cǔa đong tien X so với đong tien Y = 𝐺iá 𝑡𝑟 đo𝑛g 𝑡ie𝑛 K Giá tr đong tien Y Trong đó: Đồng tiền Y là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với đô la Mỹ là VNĐ/USD =23.100 đồng (có nghĩa là 23.100 đồng Việt Nam mới đổi đƣợc 1 đô la Mỹ). Thông thƣờng trong mua bán quốc tế, ngƣời ta sử dụng đồng tiền mạnh, có khả năng tự do chuyển đổi nhƣ USD, Euro,... làm đồng tiền thanh toán. Do đó, để thấy đƣợc hiệu quả ngoại tệ nhập khẩu ta phải so sánh giá trị đồng nội tệ với giá trị của các đồng tiền đƣợc dùng là công cụ thanh toán. Nếu gọi đồng nội tệ là X, đồng ngoại tệ (tiền định danh) là Y, khi đồng tiền X lên giá so với đồng tiền Y (đồng nghĩa với đồng tiền Y mất giá so với đồng tiền X) thì tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng ngoại hối đƣợc định danh bằng Y sẽ giảm đi, nhƣng tỷ giá hối đoái giữa X và Y trên thị trƣờng định danh bằng X sẽ tăng lên. Khi đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và USD giảm xuống, các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam sẽ có lợi về giá, và ngƣợc lại. Do đó, khi làm hợp đồng nhập khẩu cần dự đoán trƣớc tình hình biến động của tỷ giá, và ghi rõ trong hợp đồng tỷ giá tính tại thời điểm nào. Dự đoán tốt tình hình biến động của tỷ giá giúp các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ. 1.3.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội Mỗi nƣớc đều có những tập tục, quy tắc, điều kiêng kị riêng. Chúng đƣợc hình thành theo truyền thống văn hóa của mỗi nƣớc và có ảnh hƣởng to lớn đến tập tính tiêu dùng, cũng nhƣ tập tính sản xuất của nƣớc đó. Tuy sự giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiêu dùng chung cho các dân tộc, song những yếu tố văn hóa thuộc về truyền thống vẫn tồn tại, rất bền vừng có sức ảnh hƣởng rất mạnh đến thói quen tâm lý tiêu dùng. Đặc biệt, chúng thể hiện rất rõ trong sự khác biệt giữa truyền thống của các nƣớc phƣơng Đông và các nƣớc phƣơng Tây, giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, chủng tộc này với chủng tộc khác...
  • 35. 22 Trong hoạt động xuất khẩu, một doanh nghiệp không hiểu đƣợc văn hóa, thị hiếu của thị trƣờng mình nhắm đến, họ bị thị trƣờng "từ chối". Những sản phẩm xuất khẩu không phù hợp, thị trƣờng sẽ đào thải, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu đó rất dễ bị hiểu là "coi thƣờng" văn hóa của nƣớc nhập khẩu, từ đó ngƣời kinh doanh xuất khẩu không những bị mất thị trƣờng mà còn ảnh hƣởng đến uy tín và chỗ đứng trên trƣờng quốc tế. Giống nhƣ xuất khẩu, yếu tố văn hóa thị hiếu của từng quốc gia cũng ảnh hƣờng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu nhƣng trên một khía cạnh khác. Thông qua việc tìm hiếu về thị hiếu, văn hóa bạn có thế tìm đƣợc đúng bạn hàng, nguồn hàng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, tránh tình trạng lãng phí nguồn đầu tƣ. 1.3.2.4. Yếu tố công nghệ Công nghệ sản xuất đóng vai trò quan trọng khi định hình hoạt động xuất nhập khẩu. Trong một số trƣờng hợp, công nghệ sản xuất buộc doanh nghiệp phải sản xuất ở nƣớc ngoài rồi nhập khẩu về hay buộc doanh nghiệp phải xuất khẩu bán thành phẩm đi nƣớc ngoài để xử lý bƣớc kế tiếp. Do vậy yếu tố công nghệ tác động trực tiếp cƣờng độ nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp. Trong hoạt động nhập khẩu, với quyết định số lƣợng nhà máy sản xuất, các yêu cầu về việc nhập khẩu cũng từ đó đƣợc hoạch định. Doanh nghiệp đƣợc lựa chọn những phƣơng án nhập khẩu, sản xuất kinh doanh tối ƣu. Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng quyết định đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Hoạt động nhập khẩu cần sự trao đổi thông tin xuyên quốc gia. Một quốc gia có hệ thống công nghệ thông tin phát triển, giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp nhận, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện các công việc thuận lợi hơn. Doanh nghiệp có thể kiểm soát mọi hoạt động của mình, thông tin của đối tác và thông tin về hàng hóa thông qua các hệ thống công nghệ thông tin.Việc nắm bắt thông tin nhanh hay chậm quyết định rất lớn đến hiệu quả về thời gian và chi phí của hoạt động nhập khẩu. Vì vậy khi hoạch định hoạt động nhập khẩu, doanh nghiệp cần đƣa ra sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả nhập khẩu cao nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất.
  • 36. 23 1.4. Giới thiệuvề Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam 1.4.1. Quá trình hình thành Năm 1960, Panasonic bắt đầu mở rộng kinh doanh tại thị trƣờng Việt Nam, khởi điểm là tại niềm Nam. Vào năm 1971, hơn 10 năm sau, thƣơng hiệu Panasonic xuất hiện với tên gọi công ty Vietnam National hay NAVINACO. Văn phòng đại diện đầu tiên thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994. Đến năm 1996, Panasonic thành lập nhà máy đầu tiên với tên Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam (PAVCV) - tại thành phố Hồ Chí Minh dƣới hình thức công ty cổ phần liên doanh giữa Công ty Cổ phần Điện tử Thủ Đức và công ty TNHH Panasonic Việt Nam trực thuộc Tổng công ty Panasonic Nhật Bản. Từ ngày 01/08/2014, Công ty đã chuyển hình thức đầu tƣ sang công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị điện tử dân dụng nhƣ các sản phẩm tivi màu và thiết bị nghe - nhìn khác với chất lƣợng đảm bảo tiêu chuẩn và công nghệ Nhật Bản. Một số thông tin chính của công ty nhƣ sau: Tên công ty: Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam Địa chỉ: Lô 73-75, đƣờng D, Khu Chế Xuất Sài Gòn - Linh Trung, Phƣờng Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngày thành lập: Ngày 1 tháng 11 năm 1996 Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh tivi màu và thiết bị nghe nhìn Ngày 1/11/2021 là ngày đánh mốc cột mốc kỉ niệm 50 năm thành lập thƣơng hiệu Panasonic tại Việt Nam, cũng là ngày kỉ niệm 25 năm thành lập Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam. Có thể nói PAVCV chính là công ty xây dựng nền tảng cho thƣơng hiệu Panasonic tại thị trƣờng Việt Nam.
  • 37. 24 1.4.2. Tầm nhìn và sứ mệnh 1.4.2.1. Tầm nhìn Tập đoàn Panasonic nói chung và PAVCV nói riêng đã thiết lập tầm nhìn đến năm 2050 nhƣ một chiến lƣợc dài hạn về quản lý kinh doanh và môi trƣờng bền vững, hƣớng tới mục tiêu nguồn năng lƣợng tạo ra lớn hơn nguồn năng lƣợng tiêu thụ. Panasonic AVC Việt Nam không ngừng phát triển công nghệ, cải tiến sản phẩm để tăng khả năng tiết kiệm điện, nâng cao lợi ích của ngƣời tiêu dùng, cũng nhƣ hạn chế khí thải CO2 và các tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đến môi trƣờng. Song son g với định hƣớng phát triển quản lý về môi trƣờng, định hƣớng kinh doanh trong những năm tới của tập đoàn Panasonic chính thức chuyển đổi từ công ty sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng thành công ty cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, dẫn đầu xu hƣớng phát triển công nghệ xoay quanh yếu tố con ngƣời. 1.4.2.2. Sứ mệnh Theo ông Konosuke Matsushita – ngƣời sáng lập tập đoàn Panasonic, sứ mệnh của tập đoàn là “Công ty là một thành viên của xã hội”. Có ba nguyên tắc sau để PAVCV duy trì đƣợc sứ mệnh qua nhiều năm. Thứ nhất, cống hiến cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội, sự phồn vinh của nhân dân thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với Panasonic, kinh doanh là để cống hiến cho xã hội chứ không phải tại lợi nhuận cho riêng doanh nghiệp. Vì vậy khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh nào thì doanh nghiệp sẽ luôn xem xét về tính đóng góp, những ảnh hƣởng tích cực và sẽ đem lại lợi ích gì cho xã hội. Thứ hai, mang lại lợi nhuận thích hợp thông qua các hoạt động kinh doanh, sử dụng một phần lợi nhuận cho quốc gia và xã hội. Mọi hoạt động kinh doanh đều phải gắn liền với lợi ích xã hội. Theo quan điểm của doanh nghiệp, xã hội tạo dựng môi trƣờng thuận lợi để doanh nghiệp đƣợc phát triển, vì vậy có thể nói lợi nhuận mà doanh nghiệp có đƣợc là do xã hội đem lại. Do đó ban lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ góp một phần của lợi nhuận cho quốc gia và xã hội.
  • 38. 25 Thứ ba, đảm bảo quá trình của hoạt động sản xuất kinh doanh hài hòa với môi trƣờng tự nhiên. Với tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp là phát triển môi trƣờng bền vững, ban lãnh đạo của doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp để giảm thiểu tối đa tác động của hoạt động sản xuất đối với môi trƣờng. Doanh nghiệp luôn tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng và xử lý chất thải để không gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống của mọi ngƣời. Với 50 năm hoạt động tại Việt Nam, PAVCV luôn giữ sứ mệnh này trong mọi hoạt động để xây dựng một thƣơng hiệu ngày càng vững mạnh và góp phần vào xã hội tốt hơn. 1.4.3. Triết lý kinh doanh của công ty Khẩu hiệu của doanh nghiệp là “A better life, a better world”, Panasonic cam kết từng bƣớc mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn và một thế giới tƣơi đẹp hơn, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của xã hội và hạnh phúc của ngƣời dân trên khắp thế giới. Với khẩu hiệu này, ông Konosuke Matsushita - nhà sáng lập thƣơng hiệu Panasonic đã xây dựng triết lý kinh doanh cơ bản cho doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập “Mục đích chính của sản xuất là làm ra những mặt hàng chất lƣợng cao cho sinh hoạt hàng ngày, cung cấp với số lƣợng lớn, để qua đó nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho mọi ngƣời, và đó chính là mục tiêu mà chúng tôi cống hiến. Đạt đƣợc sứ mệnh này là mục đích tối thƣợng của Matsushita Electric, và chúng tôi sẽ nỗ lực không mệt mỏi cho mục tiêu đó”. Triết lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó có vai trò định hƣớng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp xuyên suốt thời kì phát triển. Từ đó hình thành nên mục tiêu quản trị cơ bản cho doanh nghiệp Panasonic “Với tƣ cách là các nhà sản xuất công nghiệp, chúng ta phải đóng góp sức lực của mình vào sự tiến bộ của xã hội, sự phồn thịnh của nhân loại vào thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao chất lƣợng cuộc sống trên toàn thế giới”. Mục tiêu quản trị này đúc kết những ý nghĩa mà ông Konosuke Matsushita muốn đem lại. Thứ nhất là đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ bằng hình thức đầu tƣ xây dựng nhà máy tại nƣớc ngoài, mang công
  • 39. 26 nghệ Nhật Bản vào sản xuất và đào tạo đội ngũ công nhân viên tại nƣớc ngoài cách vận hành công nghệ. Hoạt động R&D của Panasonic đóng góp ở nƣớc sở tại cũng là lời khẳng định cho tiến bộ kỹ thuật với sự hợp tác không ngừng của các thành viên. Ý thức đƣợc sự chia sẻ tài nguyên trí tuệ đấy cũng chính là kỹ năng nhằm cải tiến sản phẩm, nâng cao công nghệ sản xuất nhằm gia tăng năng suất và tạo nên chất lƣợng vƣợt bậc cho những sản phẩm của Panasonic. Thứ hai là đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động cộng đồng và tài trợ ở Việt Nam. Panasonic luôn tạo cơ hội việc làm cho mọi ngƣời dân ở Việt Nam và luôn có những chƣơng trình đào tạo về nghiệp vụ cũng nhƣ những kĩ năng mềm cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại đây thông qua các khóa học đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Ngoài việc vận hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn chú trọng vào việc đào tạo con ngƣời từ ý thức, thái độ tích cực trong công việc và các kĩ năng mềm tới đào tạo kĩ năng nghiệp vụ trong công việc. Ngoài ra, Panasonic còn phát triển và xây dựng với quy mô chƣơng trình đào tạo phát triển kỹ năng nghiệp vụ nhƣ tài trợ lớp đào tạo kỹ năng phần mềm tại Đại học Bách khoa Hà Nội với mong muốn cung cấp cho sinh viên những kiến thức giá trị phục vụ cho nghề nghiệp của họ. Với ý thức kinh doanh là để đóng góp và cống hiến, Panasonic luôn mong muốn đem đến những lợi ích cho xã hội và xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đời sống của mọi ngƣời sẽ ngày càng đƣợc nâng cao. 1.4.4. Sản phẩm của công ty Panasonic AVC Việt Nam chuyên về sản xuất và kinh doanh hàng loạt các thiết bị điện tử gia dụng bao gồm tivi màu, thiết bị nghe- nhìn khác. Tivi Panasonic phát triển các dòng nhƣ LED tivi, OLED tivi và đời mới nhất hiện nay là tivi 4K. Tivi Panasonic ứng dụng công nghệ IPS (In-Plane Switching – cấu trúc tinh thể lỏng chuyển hƣớng trong mặt phẳng). Cấu trúc tinh thể này đƣợc sắp xếp theo chiều ngang (thay vì chiều dọc nhƣ các công nghệ màn hình trƣớc đây) giúp tivi luôn hiển thị hình ảnh với góc nhìn rộng và có độ tƣơng phản cao hơn và màu sắc khá trung thực, không bị biến đổi khi xem ở nhiều vị trí khác nhau. Tivi đƣợc trang bị công
  • 40. 27 Phòng kĩ thuật Phòng quản lý sản xuất Phòng tài chính kế toán Phòng chất lƣợng – bảo hành Phòng mua hàng – kho bãi Phòng logistics Phòng sản xuất Phòng kế hoạch bán hàng và sản xuất Phòng hành chính – nhân sự Ban lãnh đạo nghệ chèn khung hình đen, chia một khung hình thành nhiều khung giúp cải thiện đƣợc các vệt mờ, bóng đen trong các cảnh chuyển động nhanh nhất trên tivi, cho phép mô tả các hình ảnh chuyển động đƣợc chi tiết và mƣợt mà hơn. Công nghệ khử nhiễu tăng khả năng phát hiện và giúp loại bỏ tối đa đƣợc tình trạng nhoè, nhiễu, hạt mè…trên hình ảnh, giúp nhiều nội dung phong phú đƣợc thể hiện rõ ràng. Công nghệ 3D thụ động và 4K trang bị trên dòng smart tivi Panasonic cho phép trình chiếu các hình ảnh 3 chiều một cách đẹp mắt. Ngoài ra tivi Panasonic còn cung cấp cho ngƣời nghe những âm thanh vòm đa kênh với 2 công nghệ V-audio và VR-Audio Surround 2.1, cho phép mang đến các âm thanh trung thực chỉ với 2 loa tivi. Thêm vào đó, công nghệ Econavi màn hình LED thế hệ mới cho phép tiêu thụ nguồn năng lƣợng giảm hơn 30% so với dòng tivi trƣớc đây. 1.4.5. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Panasonic AVC Việt Nam Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
  • 41. 28 Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo bao gồm một Tổng giám đốc là ngƣời đại diện tƣ cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trƣớc Lãnh đạo Tổng công ty và hội đồng quản trị về việc quản lý điều hành chung tại công ty; một Phó giám đốc phụ trách quản lý về mặt tài chính của công ty, chịu trách nhiệm phân tích các kế hoạch về mặt tài chính cũng nhƣ các báo cáo tài chính cho Tổng công ty, một Phó giám đốc phụ trách về việc sản xuất, hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc truyền đạt nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các phòng ban chức năng, thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra đôn đốc thực hiện mọi hoạt động. Phòng hành chính – nhân sự: thực hiện quản lý, sắp xếp, bố trí và tuyển dụng nhân sự, đề xuất với cấp trên các ý tƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng công việc của nhân viên, xây dựng các phƣơng án về chế độ, chính sách lao động, đào tạo nhân viên. Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận làm việc trực tiếp dƣới sự hƣớng dẫn của Phó giám đốc tài chính, chịu trách nhiệm quản lý tất cả về nguồn vốn và tài chính của công ty để đảm bảo cho sự sản xuất và quá trình thƣơng mại đƣợc diễn ra một cách thuận lợi, thực hiện các báo cáo, thống kê tài chính và phân tích tài chính trong công ty để báo cáo cho Phó giám đốc tài chính, đồng thời thực hiện các công việc về kiểm toán – quyết toán tài chính mỗi năm tài chính của công ty. Phòng kế hoạch bán hàng và sản xuất: Đối với kế hoạch bán hàng: Làm việc với khách hàng, trực tiếp đàm phán và tiếp nhận các đơn đặt hàng (PO), đàm phán kế hoạch giao hàng với khách hàng nƣớc ngoài. Nhận kế hoạch đơn hàng trong tƣơng lai và dự đoán kế hoạch giao hàng cho khách hàng. Đối với kế hoạch sản xuất: Bộ phận sẽ lập kế hoạch sản xuất phù hợp (ít nhất là trƣớc 1 tháng) để đảm bảo hàng hóa sẵn sàng để giao cho khách hàng đúng kế hoạch, chịu trách nhiệm điều chỉnh lịch sản xuất dựa vào tình hình thực tế của linh kiện nhƣng vẫn đảm bảo đúng kế hoạch giao hàng cho khách hàng. Phòng quản lý sản xuất: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm làm giá bán cho sản phẩm, phân tích để cho thấy mức độ phù hợp của giá bán đó và báo cáo cho Ban
  • 42. 29 lãnh đạo để đƣợc phê duyệt. Đồng thời chịu trách nhiệm tính toán hiệu suất làm việc và mức hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất của công ty. Bộ phận này sẽ hỗ trợ Phó giám đốc sản xuất trong việc quản lý nhân công. Phòng sản xuất: Bộ phận này chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất chung của công ty. Sau khi nhận kế hoạch sản xuất từ phòng Kế hoạch bán hàng và sản xuất, bộ phận sẽ có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh kế hoạch sản xuất trong tháng dựa trên hiệu suất làm việc cho phù hợp và phân bổ lại cho các trƣởng bộ phận tại dây chuyền quản lý. Đồng thời quản lý quá trình sản xuất đƣợc diễn ra thuận lợi. Phòng kĩ thuật: Bộ phận kĩ thuật có nhiệm vụ lập kế hoạch, phƣơng án kỹ thuật, danh mục, hạng mục cung cấp cho cho các Phòng ban liên quan. Quản lý, kiểm tra, hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn. Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các công việc, các công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất. Đồng thời xử lý các sự cố, rủi ro phát sinh. Đảm bảo công tác kỹ thuật luôn tuân thủ quy tắc, tiêu chuẩn. Phòng mua hàng – kho bãi: Đối với bộ phận mua hàng: Bộ phận này phụ trách các vấn đề liên quan đến nhập liệu các nguyên vật liệu đầu vào, tính toán về số lƣợng nguyên vật liệu cần sử dụng cho sản xuất cũng nhƣ thời gian nhà cung cấp có thể đáp ứng ứng đƣợc để có kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu phù hợp. Chịu trách nhiệm quản lý hợp đồng, đánh giá hàng năm các nhà cung cấp hiện tại, đồng thời tìm kiếm các nhà cung cấp mới nhằm mang lại lợi ích cho công ty. Đối với bộ phận kho bãi: Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động kho bãi nhƣ sắp xếp kho bãi để nhập kho hàng hóa, dãn nhãn và đóng gói hàng hóa, chuẩn bị cho việc xuất hàng hóa theo kế hoạch, thực hiện đóng hàng lên container theo đúng quy định về an toàn và đảm bảo không xảy ra rủi ro trong quá trình đóng hàng. Quản lý hàng hóa trong kho luôn ở điều kiện tốt, gọn gàng, sạch sẽ và an toàn, quản lý các chứng từ liên quan nhƣ phiếu giao nhận hàng hóa, phiếu chuyển hàng, nhập liệu các dữ liệu liên quan đến hàng hóa vào máy tính để theo dõi báo cáo; kiểm kho và đối chiếu chênh lệch hàng tồn mỗi tháng.
  • 43. 30 Phòng logistics: Đây là phòng ban chịu trách nhiệm quản lý về vận hành xuất khẩu thành phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu. Sau khi nhận kế hoạch xuất khẩu thành phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu, bộ phận logistics có nhiệm vụ sắp xếp và kiểm tra lịch giao hàng, lên kế hoạch và quản lý các hoạt động xuất – nhập khẩu để đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Thƣờng xuyên kiểm tra lịch tàu nếu khi có phát sinh nhƣ tàu không khởi hành đúng lịch, theo dõi lộ trình của lô hàng để kịp thông báo tới những phòng ban liên quan và có kế hoạch ứng phó kịp thời, hạn chế ảnh hƣởng đến kế hoạch sản xuất cũng nhƣ kế hoạch bán hàng. Ngoài ra, bộ phận còn có trách nhiệm hoàn thành những thủ tục hải quan liên quan đến thanh lý nguyên vật liệu dƣ thừa hoặc báo cáo quyết toán về tình hình nguyên vật liệu nhập khẩu và thành phẩm xuất khẩu mỗi năm tài chính. Phòng chất lƣợng – bảo hành: Nhiệm vụ chính của phòng quản lý chất lƣợng là đảm bảo chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đáp ứng đƣợc các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lƣợng theo quy định của doanh nghiệp. Xây dựng và kiểm soát hệ thống các tiêu chuẩn về chất lƣợng của từng loại sản phẩm; kiểm soát các phƣơng tiện, công cụ, thiết bị đo lƣờng phục vụ cho quá trình kiểm tra và nghiệm thu chất lƣợng sản phẩm. Xác định nguyên nhân gây ra lỗi thành phẩm và xây dựng phƣơng án khắc phục. Tiến hành việc truyền thông và hƣớng dẫn nhân viên trong phòng thực hiện theo các quy định quản lý của phòng 1.4.6. Mạng lƣới nhà cung cấp linh kiện cho Panasonic AVC Việt Nam Trong cơ chế thị trƣờng bất kỳ loại hoạt động kinh doanh nào cũng cần phải gắn với thị trƣờng. Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với sự nắm vững thị trƣờng. Đối với các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu thì việc nghiên cứu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc rất quan trọng và cần có đƣợc sự quan tâm thỏa đáng. Chủ thể kinh doanh nào hiểu đƣợc thị trƣờng của mình thì cũng có nghĩa đã nắm đƣợc chìa khóa cho sự phát triển của công ty. Đối với công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam, hầu hết các nguyên liệu sản xuất của công ty đƣợc cung cấp bởi những nhà cung cấp truyền thống. Tuy thị trƣờng nhập khẩu của công ty chỉ bó hẹp trong phạm vi một vài nƣớc ở châu Á,
  • 44. 31 Trung Quốc Nhật Bản Hong Kong Malaysia Thái Lan Tụ điện gốm, điện trở Thành phần vỏ ngoài tivi và một số linh kiện cho bo mạch nguồn Phần linh kiện chính cho bo mạch nguồn Phần linh kiện chính cho bo mạch nguồn Phần linh kiện chính cho bo mạch nguồn Panasonic AVC Việt Nam nhƣng không có nghĩa hiệu quả hoạt động nhập khẩu cũng bị bó hẹp. Thị trƣờng nhập khẩu linh kiện chủ yếu là từ các nhà cung cấp linh kiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hong Kong đƣợc mô tả cụ thể ở sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Mạng lƣới cung cấp nguyên vật liệu cho PAVCV Nguồn: Phòng mua hàng Panasonic AVC Việt Nam nhập về những nguyên liệu phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của mình thông qua công ty mẹ ờ Nhập Bản và nhập từ những đối tác của công ty mẹ. Nguyên vật liệu đƣợc sử dụng cho sản xuất tại PAVCV chủ yếu nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Các linh kiện nhập khẩu là những thành phần chính để cấu tạo nên chiếc tivi gồm thành phần cấu tạo bo mạch nguồn nhƣ diode, transistor, mạch in, tụ điện, cọc cắm, … và thành phần vỏ ngoài của tivi nhƣ công tắc nguồn, tấm đèn nền, chân đế,… 1.4.7. Đối thủ cạnh tranh Nhìn chung tại thị trƣờng Việt Nam, các đối thủ của Panasonic trong cùng ngành có thể nói đến những thƣơng hiệu lớn nhƣ Sony, LG, HP, SamSung, Acatel, TCL Brother, Casper, Sanco …Các thƣơng hiệu này không chỉ cạnh tranh nhau về giá mà còn có chính sách chăm sóc khách hàng nhƣ chính sách hậu mãi, ví dụ
  • 45. 32 Casper, Sanco chấp nhận cho khách hàng đổi trả trong 100 ngày sử dụng hoặc TCL tăng thời gian bảo hành từ 2 năm lên 3 năm. Các thƣơng hiệu này còn tăng cƣờng chăm sóc khách hàng bằng chính sách bảo hành, bảo dƣỡng tận nhà hoàn toàn miễn phí. Vì vậy công ty cần phải có những chính sách phân phối, chăm sóc khách hàng hợp lý bên cạnh cơ chế kinh doanh phù hợp vừa có hiệu quả cao lại vừa đáp ứng nhu cầu và lợi ích của trung gian phân phối. Ngoài thị trƣờng Việt Nam, thì việc xuất khẩu sản phẩm của công ty còn gặp phải sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ nổi tiếng khác. Chính vì vậy việc tận dụng khai thác các thế mạnh của mình và nâng cao hiệu quả làm việc của từng cá nhân, bộ phận trong công ty là điều rất cần thiết, khuyến khích sự sáng tạo trong thiết kế nhằm tạo ra các sản phẩm mới, nổi bật hơn so với đối thủ là một điều kiện để công ty giữ vững vị thế hiện nay.