SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
LA THANH HỮU
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNGĐẾN LỢI
NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNGMẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
LA THANH HỮU
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNGĐẾN LỢI
NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNGTHƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số : 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ MINH HẢI
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng
dẫn của TS. Ngô Minh Hải. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng thông
tin, dữ liệu được đăng tải trên các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh theo danh mục tài
liệu tham khảo
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình.
TP HCM, ngày tháng năm
Người cam đoan
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1
1.1 Lý do chọn lựa đề tài thực hiện luận văn ..................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................................... 1
1.3 Câu hỏi nghiên cứu đề tài cần giải quyết ..................................................................... 2
1.4 Đối tƣợng và phạm vi đề tài tiến hành nghiên cứu...................................................... 2
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện ............................................................... 2
1.5 Bố cục kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................... 2
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM.......................................................................................... 3
2.1 Lý thuyết về lợi nhuận của NHTM................................................................................ 3
2.1.1 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên tổng tài sản (ROA)................................................3
2.1.2 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên vốn chủ sở hữu (ROE)...........................................3
2.1.3 Chỉ số NIM.......................................................................................................3
2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NTHM........................................................ 4
2.3 Tình hình lợi nhuận của các NTHM nƣớc ta .............................................................. 5
2.4 Lƣợc khảo các đề tài về ngân hàng liên quan đến lợi nhuận...................................... 9
2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới................................................................................9
2.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................................11
2.4.3 Đề xuất hướng nghiên cứu và đóng góp của đề tài..............................................12
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 16
3.1 Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu đề tài................................................................. 16
3.1.1 Mẫu số liệu thực hiện trong bài nghiên cứu .......................................................16
3.1.2 Khung tiếp cận nội dung đề tài..........................................................................16
3.1.3 Giả thiết của đề tài tác giả thực hiện nghiên cứu.................................................17
3.1.4 Bảng mô tả nghiên cứu ....................................................................................19
3.1.5 Mô hình đề xuất...............................................................................................21
3.2 Quy trình thực hiện...................................................................................................... 21
CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................... 23
4.1 Kết quả nghiên cứu...................................................................................................... 23
4.1.1 Phân tích tổng quan số liệu ban đầu...................................................................23
4.1.2 Kiểm định tổng quát các khuyết tật mô hình ......................................................24
4.1.3 Phân tích kết quả hồi quy .................................................................................25
4.1.4 Kết quả nghiên cứu..........................................................................................32
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................................... 36
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH................................................................... 37
5.1 Kết luận......................................................................................................................... 37
5.2 Gợi ý rút ra từ kết quả nghiên cứu.............................................................................. 37
5.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu........................................................................................37
5.2.2 Tiết giảm các chi phí phát sinh không cần thiết..................................................38
5.2.3 Đảm bảo khả năng có tiền mặt đáp ứng thị trường..............................................39
5.2.4 Tăng dư nợ cho vay đồng thời giảm nợ xấu .......................................................40
5.2.5 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để tránh bị lệ thuộc lợi nhuận chỉ từ cho vay........40
TỔNG KẾT........................................................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 43
Phụ lục 1: Danh sách NHTM Việt Nam đƣợc chọn nghiên cứu
Phụ lục 2: Bảng dữ liệu
Phụ lục 3: Nhân tử VIF trong Mô hình
Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến
Phụ lục 5 : Kết quả với ROA là biến đƣợc hồi quy
Phụ lục 6: Kết quả với ROE là biến đƣợc hồi quy
Phụ lục 7: Kết quả với NIM là biến đƣợc hồi quy
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 Tiếng Việt
BCTC Báo cáo tài chính.
NHNN Ngân hàng Nhà nước.
NHTM Ngân hàng thương mại.
RRTD Rủi ro tín dụng
 Tiếng Anh
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng.
FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
REM Random Effects Model Mô hình tác động cố định
ROA Return On total Assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lởi trên vốn chủ sở
hữu
VIF Variance inflation factor Nhân tử phóng đại phương sai
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình................................................................................................................21
Bảng 4.2 Kết quả ma trận tự tương quan ............................................................................................................................22
Bảng 4.3 Kết quả kiểmtra đa cộng tuyến.............................................................................................................................23
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo OLS, REM, FEM với ROA là biến phụ
thuộc ..............................................................25
Bảng 4.5 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc
ROA ..................................................................................................27
Bảng 4 6 Kết quả hồi quy theo OLS, REM, FEM với ROE là biến phụ
thuộc… ............................................................28
Bảng 4.7 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc
ROE ..................................................................................................29
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy theo OLS, REM, FEM với NIM là biến phụ
thuộc… ......................................................30
Bảng 4.9 Kiểm định Hausman với biến phụ thuộc
NIM…............................................................................................31
TÓM TẮT
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Ngành ngân hàng cũng như các ngành khác trong nền kinh tế đều quan tâm đến
lợi nhuận. Đây là vấn đề được chính phủ các nước chú trọng quan tâm nhiều .Vỉ vậy
nội dung tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng là vô
cùng cần thiết.
Đề tài phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của 22 NHTM tại Việt Nam,
sau đó đó căn cứ vào nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận.
Trong điều kiện khả năng và thời gian có hạn, khuyết điểm của bài là không nghiên
cứu hết được số lượng lớn các ngân hàng nước ta, chỉ mới phân tích số lượng ít các
ngân hàng thương mại, chưa đưa vào nghiên cứu các yếu tố ngoại sinh tác động đến
lợi nhuận....
Từ báo cáo tài chính các ngân hàng công bố trên các phương tiện truyền thông, tác
giả phân tích dựa trên mô hình kinh tế lượng để nhìn rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng sinh lời từ đó đưa ra khuyến nghị giải pháp.
Kết luận tác động đến lợi nhuận là các chỉ tiêu như chi phí,dư nợ, vốn, thanh
khoản. Chiến lược tăng lợi nhuận riêng với từng ngân hàng đúc kết được từ đề tài là
các hành động sát sao ngân hàng cần thực hiện như giảm chi phí, tăng dư nợ, tăng
vốn..
Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thực tiễn giúp nhìn ra được mối liên hệ giữa các
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ đó có biện pháp cải thiện lợi nhuận.
Từ khóa: khả năng sinh lời; ngân hàng thương mại cổ phần; yếu tố ảnh hưởng
ABSTRACT
Factors affecting profitability at Vietnam Joint Stock
Commercial Banks
The banking industry as well as other sectors in the economy are interested in
profits. This is a matter of great concern to governments. Therefore, the content of
understanding about bank profits as well as the influence of factors on bank profits is
extremely necessary.
The thesis analyzes the factors affecting the profitability of 22 commercial banks
in Vietnam, then based on the research results proposing solutions to increase
profits. In terms of ability and limited time, limitations of the topic are not able to
fully research the large number of banks in our country, only analyzing a small
number of commercial banks, not included in the research Exogenous factors impact
on profit ....
From the financial statements of the banks published in the media, the author
analyzes based on the econometric model to see clearly the factors affecting
profitability and then propose solutions.
Research results indicate that the impact on profits such as costs, outstanding
loans, capital, liquidity Based on the relationship of the variables, it is possible to
draw conclusions about the strategy to increase profits separately for each bank. such
as reducing costs, increasing outstanding loans, increasing capital ..
Research has practical implications, which helps to see the relationship between
the factors affecting profit and then measures to improve profitability.
Keywords: profitability; joint-stock commercial bank; Factors affecting
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn lựa đề tài thực hiện luận văn
Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới, chính phủ rất quan
tâm đến hoạt động kinh doanh lợi nhuận của ngân hàng. Cũng như các ngành còn
lại trong nền kinh tế, lợi nhuận là vấn đề cấp thiết hàng đầu cần hướng đến. Để đạt
được lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh từ nhiều phía: từ các ngân hàng trong
nước đến các ngân hàng nước ngoài, từ cải thiện dịch vụ đến chuyên nghiệp hóa
quy trình, từ việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi cách dẫn đến tiêu cực gian lận
trong thẩm định vốn vay,… Ảnh hưởng của lợi nhuận và làm cách nào tăng trưởng
lợi nhuận bền vững là bài toán đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng ở các quốc gia
trên thế giới.
Đã có nhiều nghiên cứu về đề tài lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên đặc thù
kinh tế, chính trị, địa lý các ngân hàng nước ta có đặc thù riêng, chưa hẳn phù hợp
nếu áp dụng nghiên cứu trên thế giới vào các NHTM nước ta. Các đề tài tại Việt
Nam liên quan đến chủ đề này thì đã cách đây vài năm, thiết nghĩ cần có các đề tài
mới xoay quanh vấn đề lợi nhuận ngân hàng phù hợp với đặc điểm tình hình hiện
tại. Hơn nữa ngành ngân hàng với đặc tính thay đổi số liệu thống kê liên tục qua
nhiều giai đoạn tùy thuộc vào từng chu kỳ kinh tế nên việc phân tích các yếu tố tác
động đến mục tiêu sinh lời luôn mang tính thời sự cấp thiết.
Vì vậy, sau khi cân nhắc xem xét kỹ cùng với việc nhận thấy bản thân đang
công tác tại Hội sở NHTM nên tự tin có thể nắm bắt được khái quát thông tin số
liệu khách quan phù hợp với nghiên cứu, tôi lựa chọn “Các yếu tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam” làm đề tại luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêutổng quát: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM
tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể :
 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.
 Xem xét mức độ tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận của NHTM Việt
Nam.
 Từ kết quả nghiên cứu đưa ra nhận xét góp ý khuyến nghị để tăng khả năng
tạo ra lợi nhuận của NHTM Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu đề tài cần giải quyết
 Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam ?
 Ảnh hưởng của các yếu tố trong bài nghiên cứu đến lợi nhuận của các
NHTM Việt Nam như thế nào ?
 Giải pháp tăng khả năng sinh lời rút ra được từ kết quả nghiên cứu ?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi đề tài tiến hành nghiên cứu
 Đối tượng luận văn tiến hành nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến lợi nhuận
của NHTM tại Việt Nam.
 Phạm vi luận văn thực hiện nghiên cứu: 22 Ngân hàng TMCP Việt Nam
trong 11 11 năm từ 2007 đến 2017.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện
Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập, thống kê, phân tích thực trạng
các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Dựa trên BCTC các NHTM công bố
trên các phương tiện truyền thông, tác giả xử lý số liệu và tiến hành dùng kinh tế
lượng hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các NHTM tại
Việt Nam.
1.5 Bố cục kết cấu của đề tài nghiên cứu
 Chương 1: Giới thiệu đề tài.
 Chương 2: Tổng quan lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan đến
lợi nhuận NHTM
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu thảo luận.
 Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO
CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM
2.1 Lý thuyết về lợi nhuận của NHTM
Khả năng sinh lời là khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM trên một khoảng
thời gian nhất định. Lợi nhuận là doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí.
NHTM có khả năng sinh lời cao tương ứng với việc kinh doanh hiệu quả, có nhiều
vốn để đầu tư công nghệ nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhìn thấy NHTM có lợi
nhuận tốt cũng là tín hiệu để người tiêu dùng an tâm đầu tư gởi tiền. Tuy nhiên khả
năng sinh lời cao chưa hẳn là tốt trọn vẹn vì với các NHTM chấp nhận rủi ro cao, lợi
nhuận có thể cao trong giai đoạn này nhưng tiềm tàng các rủi ro dài hạn trong tương
lai mà không phải ai cũng thấy ngay. Vì vậy việc xem xét đánh giá khả năng sinh lời
của ngân hàng cần xem xét lợi nhuận trong mới quan hệ với các chỉ tiêu khác như
chi phí, tổng tài sản, vốn… Các chỉ số tài chính sau đây thường được dùng để đo
lường lợi nhuận.
2.1.1 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên tổng tài sản (ROA)
ROA là chỉ tiêu thể hiện 1 đồng tài sản sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROA cao cho thấy NHTM dùng tài sản tạo ra lợi nhuận một cách hiệu quả, tuy nhiên
rủi ro khi đó cũng cao theo. ROA được các nhà quản trị quan tâm do phản ánh lợi
nhuận mang lại từ hiệu quả quản lý tài sản.
ROA = [Lợi nhuận sau thuế / Tài sản ] * 100%
2.1.2 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là chỉ tiêu thể hiện lợi nhuận thu được từ 1 đồng vốn chủ sở hữu. ROE
thể hiện hiệu quả quản lý vốn chủ sở hữu trong việc tạo ra lợi nhuận nên là tiêu chí
được các nhà đầu tư, các cổ đông đặc biệt quan tâm.
ROE = [Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu ] * 100%
2.1.3 Chỉ số NIM
NIM =
Thu nhập lãi thuần
Tài sản có sinh lời
NIM hay còn được gọi là Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên hoặc Tỷ lệ thu nhập lãi
thuần. NIM được tính dựa trên chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Ở các
NHTM, tỷ lệ NIM có thể tính nhanh bằng cách lấy hiệu số giữa lãi suất cho vay và
lãi suất điều chuyển vốn.
2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NTHM
Tác động đến lợi nhuận ngân hàng có thể xét đến các yếu tố ngoại sinh từ bên
ngoài ngân hàng và nội sinh từ bên trong ngân hàng. Trong phạm vi bài nghiên cứu
này, tác giả chỉ tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đến từ chính bản
thân các ngân hàng :
2.2.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Theo Allen (2013), vốn nhiều giúp ngân hàng chủ động giảm được các rủi ro
khi gặp phải. Nghiên cứu của Bourke (1989) cho thấy càng có nhiều vốn thì ngân
hàng càng chủ động trong kế hoạch kinh doanh, không phải bị động chờ đủ vốn mới
đầu tư nên vốn nhiều là một lợi thế giúp ngân hàng tối ưu lợi nhuận. Tuy vậy theo
Berger (1995) tùy vào từng giai đoạn thời kỳ mới có thể kết luận vốn nhiều hay ít
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu của Berger cho
thấy tỷ lệ vốn cao chỉ có ý nghĩa tích cực trong thập niên 80 đối với các ngân hàng
Mỹ, đến thập niên 90 vốn càng nhiều càng làm trở ngại do bất ổn kinh tế chính trị và
khả năng tận dụng hiệu quả nguồn vốn không tối ưu.
2.2.2 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là tổn thất của ngân hàng từ hoạt động tín dụng. Cụ thể là thiệt
hại ngân hàng gặp phải khi khách hàng không trả nợ. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà
nước có quy định số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự
phòng những tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Căn cứ
theo thời gian trả nợ chậm của khách hàng, tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ khác nhau
(Thông tư 02/2013/TT-NHNN).
2.2.3 Tỷ lệ Chi phí
Không doanh nghiệp nào mong muốn chi phí tăng cả và ngân hàng cũng vậy.
Chi phí cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Dù vậy theo Molyneux và Thorton (1992)
khi chi phí trả lương cho cán bộ nhân viên tăng sẽ thúc đẩy ngân hàng sinh lời từ các
hoạt động đầu tư kinh doanh nhiều hơn. Lương cao làm tăng năng suất, năng suất
tăng làm lợi nhuận phát triển. Tương tự, San và Heng (2013) khi nghiên cứu cho
rằng chi phí lớn giúp ngân hàng tăng quy mô cũng là tín hiệu tích cực giúp ngân
hàng đạt lợi nhuận.
2.2.4 Tỷ lệ thanh khoản
Ngân hàng càng có tỷ lệ thanh khoản cao càng có nhiều tiềm năng đạt được
lợi nhuận mong muốn (Ong Tze San,2013). Các ngân hàng dù có tài sản nhiều
nhưng kém tính thanh khoản khó đạt được lợi nhuận mong đợi. Tuy vậy, dù thanh
khoản cao nhưng nếu các ngân hàng không nắm bắt được cơ hội đầu tư thì lợi nhuận
cũng khó tăng trưởng (Dawood, 2014).
2.2.5 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay
Hoạt động cấp tín dụng mang lại lợi nhuận nhiều nhất đối với đại đa số cac
ngân hàng nước ta là vay vốn. Ngân hàng cho vay để thông qua các món vay có thể
thu được lãi. Càng nhiều khách hàng vay, dư nợ tăng thì đạt được lợi nhuận nhiều
đồng thời rủi ro cũng xuất hiện tương ứng với sự tăng trưởng dư nợ theo nguyên tắc
lợi nhuận càng nhiều rủi ro càng cao (Abdullah, 2014). Nếu quá nhiều món vay có
rủi ro xuất hiện, khi ấy dù tỷ lệ dư nợ có lớn ngân hàng vẫn phải chịu thiệt hại vì
không thu được lợi nhuận từ nhóm khách hàng nợ xấu này (Miller và Noulas, 1997).
2.2.6 Tổng tài sản của ngân hàng
Ngân hàng có tài sản càng nhiều thì bộ máy quản lý sẽ cồng kềnh và chồng
chéo nên gây khó trong việc gặt hái lợi nhuận (Stiroh và Rumble, 2006). Kết quả
nghiên cứu của Emery (1971) thì lại thể hiện ngược lại rằng ngân hàng lớn có lợi thế
đạt được mục tiêu lợi nhuận nhiều hơn. Lý giải về điều này, Emery giải thích ngân
hàng có nhiều vốn nhiều tài sản nên chủ động được trong việc nắm bắt đầu tư, kèm
theo khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ hơn hẳn các ngân hàng quy mô
khiêm tốn.
2.2.7 Loại hình ngân hàng
Tác giả Trần Việt Dũng (2014) có đúc kết ngân hàng có sở hữu quốc doanh
thì khả năng có lợi nhuận sẽ không cao bằng các ngân hàng tư nhân. Lý giải cho điều
này Trần Việt Dũng (2014) cho rằng những ngân hàng có vốn nhà nước chịu ảnh
hưởng chính trị, không theo đuổi lợi nhuận và không bị giám sát chặt chẽ bởi thị
trường như ngân hàng tư nhân.
2.3 Tình hình lợi nhuận của các NTHM nƣớc ta
Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê)
Tỷ lệ bình quân Vốn CSH / Tổng tài sản có xu hướng giảm dần qua các năm,
cao nhất năm 2008 là 12,92% và giảm mạnh đến thời điểm hiện tại năm 2017 còn
7,88%. Đây là tín hiệu phản ánh rủi ro tăng khi vốn của các NHTM càng ngày càng
ít trong thập niên qua.
Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê)
2011-2013 là thời điểm nợ xấu bùng nổ tăng cao ở nước ta. Vì vậy đây cũng
là giai đoạn có trích lập dự phòng cao nhất thập niên qua với con số thời điểm cao
nhất lên đến trên 1.5%
Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 (tác giả thống kê).
Có thể thấy chi phí các ngân hàng thương mại Việt Nam tiêu tốn so với thu
nhập là rất cao từ 70 đến gần 90%. Có nghĩa là trung bình cứ tạo ra được 100 đồng
thu nhập thì ngân hàng chi tiêu hon 70 đồng rồi. Bài toán giảm chi phí hoạt động
nhưng vẫn bảo đảm bộ máy ngân hàng vận hành hoạt động trơn tru luôn là bài toán
đau đầu cho các nhà quản lý ngân hàng.
Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 (tác giả thống kê).
Trong thập kỷ qua, khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại
trong nước ta đã giảm một nửa từ 30,48% (năm 2007) xuống còn 14,81% (năm
2017) . Đây không phải là tín hiệu tích cực trong việc tăng trưởng lợi nhuận.
Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 (tác giả thống kê).
Giai đoạn 2007 -2017, số liệu cho vay khá ổn định dao động quanh mức 50%
-60%. Số tiền đem đi cho khách hàng vay chiếm tỷ trọng lớn đòi hỏi ngân hàng chú
trọng hơn vào đội ngũ quy trình khả năng thẩm định hồ sơ phòng ngừa rủi ro tín
dụng có thể xảy ra.
Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê).
Lợi nhuận từ vốn biến động mạnh thời gian quan và dần khởi sắc trong hơn 5
năm trở lại đây.Cho dến nay dù đang dần tăng trở lại nhưng cũng còn lâu lợi nhuận
mớt đạt đến thời hoàng kim những năm 2007 (đạt gần 14%).
1.29%
1.22%
0.89%
0.7
0.61%
0.54%
0.49%
Lợi nhuận trên tài sản cũng biến động tăng giảm thất thường và những năm
gần đây cũng thể hiện được tín hiệu tích cực khả quan hơn khi tăng đều đặn qua các
năm.
2.4 Lƣợc khảo các đề tài về ngân hàng liên quan đến lợi nhuận
2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Sử dụng mô hình FEM xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
các ngân hàng Hàn Quốc trước trong và sau cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997:
Sufian, F. (2011) đã tiến hành dùng ROA, ROE làm biến được hồi quy. Tác giả kết
luận rằng dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và diểm
thú vị của đề tài phát hiện rằng khi lạm phát càng cao thì ngân hàng nắm bắt được
thông tin và có kế hoạch hợp lý sẽ mau chóng đạt được kết quả tăng trưởng lợi
nhuận ấn tượng. Anbar, A. and D. Alper (2011) thì nghiên cứu nhiều biến ngoại sinh
hơn, tác giả dùng ước lượng FEM phân tích 10 NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng
thời gian từ 2002 đến 2010 và tuyên bố ngân hàng muốn có lời nhiều cần tăng tài
sản đồng thời hạn chế cho vay quá nhiều. Đề tài liên quan đến các ngân hàng Châu
Á có thể kể đến bài viết của Vong, P. I. and H. S. Chan (2009). Tác giả chỉ hồi quy
duy nhất biến tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản nhưng dùng đa dạng các chỉ tiêu
bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng để phân tích. Đề tài nhìn nhận ảnh hưởng của hầu
hết các chỉ tiêu tài chính nội tại ngân hàng tại Macau như vốn, dư nợ, huy động, trích
lậ dự phòng đến yếu tố kinh tế chính trị như thuế, lạm phát, lãi suất thực, lãi suất
danh nghĩa. Các tác giả nhận định muốn có lời thì cần tăng vốn chủ sỡ hữu càng
nhanh càng tốt; song song đó cần hoạch định giảm cho vay nợ xấu, giảm trích lập dự
phòng rủi ro xuống. Còn tại Hy Lạp, Spathis, Kosmidou et al. (2002) sau khi thu
thập dữ liệu từ 23 ngân hàng trong nước Hy Lạp đã thực hiện hồi quy nhằm trả lời
câu hỏi giữa ngân hàng tài sản nhiều và ngân hàng tài sản ít ngân hàng nào có khả
năng đạt được mục tiêu lợi nhận hơn. Nhóm tác giả chia 23 ngân hàng Hy Lạp ra
thành 7 ngân hàng lớn và 16 ngân hàng nhỏ với số liệu chỉ lấy trong thập niên 90
nên còn nhiều hạn chế về mẫu. Kết quả nghiên cứu nhận định rằng ngân hàng có
tổng tài sản nhỏ nhưng có thu nhập lãi thuần cao thì vẫn hoạt động hiệu quả hơn các
ngân hàng nhiều tài sản. San, O. T. and T. B. Heng (2013) nối tiếp đề tài nghiên cứu
các ngân hàng Châu Á thập niên 90 như Vong, P. I. and H. S. Chan (2009) nhưng có
mở rộng mẫu ra các ngân hàng ngoài biên giới quốc gia nghiên cứu. Đề tài chọn lọc
báo cáo tài chính của 20 ngân hàng Malaysia (9 ngân hàng nội địa và 11 ngân hàng
nước ngoài) để phân tích kinh tế lượng. Ở nghiên cứu này lạm phát chưa cho thấy
khả năng ảnh hưởng đến lời lỗ của ngân hàng. Các kết luận còn lại tương tự như
nghiên cứu của ong, P. I. and H. S. Chan (2009) rằng vốn và tài sản ngân hàng ảnh
hưởng tích cực đến sản sinh lợi nhuận trong khi nếu không kiểm soát chi phí và
trích lập dự phòng rủi ro thiếu hợp lý, ngân hàng sẽ mau chóng đối mặt với vấn đề
khủng hoảng. Khu vực Trung Đông biến động chính trị cao cũng đóng góp nhiều bài
báo khoa học giá trị liên quan đến lợi nhuận ngân hàng. Trong số đó phải kể đến các
bài viết của các tác giả Dawood, U. (2014) và Bashir, A.-H. M. (2001). Các đề tài
này có nội dung nghiên cứu đa dạng dù thời gian nghiên cứu vô cùng ngắn ngủi.
Nghiên cứu của Dawood, U. (2014) thời gian rất ngắn chỉ trong 4 năm từ 2009 đến
2012 nhấn mạnh vai trò của khả năng thanh khoản đáp ứng nhu cầu dùng tiền mặt
trong nền kinh tế Pakistan. Bài viết của Bashir, A.-H. M. (2001) đặt câu hỏi điều gì
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hồi Giáo . Bashir, A.-H. M.
(2001) dùng tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản làm biến phụ thuộc, xoay quanh
dữ liệu lấy từ 14 ngân hàng giai đoạn từ 1993 đến 1998 ở tám quốc gia Hồi Giáo
Bahrain, Ai Cập, Jordan, Cô-oét, Quatar, Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc
Ả Rập Thống Nhất. Đề tài phát hiện sử dụng nhiều biến ngoại sinh vĩ mô, trong đó
có biến huy động tiền gởi so với tốc độ phát triển kinh tế để tìm kiếm mối tương
quan giữa các GDP, tiền gởi nhàn rỗi và lợi nhuận ngân hàng.
2.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Tại nước ta, trong 20 năm vừa qua có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học
liên quan đến lợi nhuận nhưng giá trị đóng góp trực quan rõ ràng nhất có thể kể đến
các bài báo nghiên cứu khoa học của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang
(2013); Trần Việt Dũng (2014); Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành, (2014) đăng
trên Tạp chí Công nghệ ngân hàng. Theo Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang
(2013) vốn ảnh hưởng tích cực đến tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản nhưng lại
tác động ngược chiều đến tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu; do càng có nhiều
vốn thì dù lợi nhuận tăng nhưng lợi nhuận trên vốn bị pha loãng ra, vốn tăng không
theo kịp tốc độ phát triển của lợi nhuận nên lợi nhuận tăng nhanh quá thì tỷ suất lợi
nhuận trên vốn giảm . Các tác giả cũng phát hiện ra sự liên quan giữa thị phần ngân
hàng và tổng tài sản đến lợi nhuận. Ngân hàng có thị phần cao (tài sản của bản thân
ngân hàng đó so với tổng các ngân hàng khác) và cho vay càng nhiều thì càng mau
có lợi nhuận. Nghiên cứu chỉ tìm thấy ý nghĩa các chỉ tiêu tín dụng đến lợi nhuận,
còn nội dung gởi tiền huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư chưa tìm thấy ý nghĩa
thống kê. Tương tự như nhiều bài báo khoa học của các đồng nghiệp quốc tế khác,
nhóm tác giả chỉ ra hai nhân tố kéo lợi nhuận sụt giảm đáng kể nhất là chi phí và nợ
xấu. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngân hàng thương mại hoạt động
hiệu quả hơn ngân hàng thuộc sở hữu quốc doanh. Điểm hạn chế của nghiên cứu là
chỉ sử dụng biến định lượng, trong mô hình nghiên cứu chưa có biến định tính.
Cùng chung mục tiêu tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận ngân hàng với Trịnh
Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013); tác giả Trần Việt Dũng (2014) có bài đăng
trên Tạp chí ngân hàng số 16 năm 2014 nội dung nghiên cứu khả năng tạo ra lợi
nhuận từ năm 2006 đến năm 2012 của 22 ngân hàng thương mại nước ta. Sử
dụng các định nghĩa mới như cấu trúc sở hữu chia ra tỷ lệ sở hữu liên tục của Nhà
nước, tỷ lệ sở hữu liên tục của cổ đông nước ngoài bài nghiên cứu mang đến cái
nhìn đa chiều về lợi nhuận ngân hàng những năm kinh tế khu vực không ổn định.
Tác giả rút ra kết luận ngân hàng thương mại cổ phần muốn cải thiện khả năng sinh
lời bằng cách điều chỉnh cơ cấu hợp lý như giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ sở
hữu nước ngoài; nâng cao năng lực giám sát của NHNN. Lạm phát được xem là tín
hiệu tích cực giúp ngân hàng thương mại nước ta tận dụng cơ hội đạt lợi nhuận là kết
luận bất ngờ của Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành, (2014). Các tác giả kiến
nghị biện pháp tăng lợi nhuận như đa dạng hóa kênh thu nhập ngoài cho vay ngân
hàng cần phát triển thêm các mảng dịch vụ khác như dịch vụ quản lý tiền mặt thu hộ,
chi hộ, thanh toán quốc tế, thu phí phát hành thư hứa cấp tín dụng…; giảm nợ xấu;
giảm chất chi phí hoạt động thông qua tinh gọn bộ máy nhân sự . Mẫu nghiên cứu
lấy từ 22 NHTM từ năm 2007 đến năm 2013 thông quan hồi quy kinh tế lượng dữ
liệu bảng GMM nên có ý nghĩa đóng góp chấp nhận được.
2.4.3 Đề xuất hƣớng nghiên cứu và đóng góp của đề tài.
Nhìn qua các nội dung đã tóm tắt ở trên, có thể thấy các nghiên cứu về lợi
nhuận có biến được hồi quy thường là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA,
tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE, dữ liệu lấy đến thời điểm nghiên
cứu khi đó đến nay đã không còn cập nhật, đối tượng nghiên cứu đa số là các ngân
hàng nước ngoài nên thiết nghĩ cần có nghiên cứu kế thừa sâu sát nội dung trên với
dữ liệu các ngân hàng trong nước ta cập nhật thời điểm hiện tại. Cụ thể các đề tài
liên quan về hiệu quả lợi nhuận nổi bật tại Châu Á trong 20 năm qua
Nghiên cứu của Sufian (2011) có biến được giải thích là ROA, ROE; số liệu
lấy từ 1992-2003 nghiên cứu các ngân hàng ở Hàn Quốc.
Nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) đối tượng nghiên cứu là các ngân
hàng Thổ Nhĩ Kỳ thập niên đầu thế kỷ 21. Biến phụ thuộc tác giả nghiên cứu là
ROA, ROE.
Nghiên cứu của Vong, P. I. and H. S. Chan (2009) các ngân hàng MaCao
giai đoạn 1993-2007; chỉ dùng một ước lượng với một biến được hồi quy ROA.
Nghiên cứu của San, O. T. and T. B. Heng (2013) lấy hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng Malaysia ra làm đối tượng nghiên cứu bên cạnh hai biến được dự
báo quen thuộc là ROA và ROE, tác giả đưa thêm biến phụ thuộc NIM. Tuy nhiên
thời gian nghiên cứu của bài lại hạn chế do chỉ thống kê số liệu trong bảy năm
2003-2009.
Khu vực Trung Đông đầy biến động chính trị cũng là mục tiêu tìm hiểu của
tác giả Usman Dawood (2014). Chỉ nghiên cứu ROA trong khoảng thời gian cực kỳ
ngắn ngủi từ 2009-2012, tác giả rút ra nhận xét về ảnh hưởng của các nhân tố đến
lợi nhuận 23 ngân hàng Pakistan
Cũng đề tài tìm hiểu về lợi nhuận tại Trung Đông đồng thời mở rộng ra các
quốc gia Hồi Giáo lớn ở Châu Phi, đề tài của Bashir có số lượng quan sát là khá ít
với 14 ngân hàng Hồi Giáo ở 8 quốc gia. Giai đoạn tác giả nghiên cứu trong bài vẻn
vẹn vài năm từ 1993-1998.
Châu Á là khu vực địa lý Việt Nam chúng ta đang ở. Dù vậy kinh tế Việt
Nam nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng có một khoảng cách rất lớn về
quy mô. Chưa có ngân hàng Việt Nam nào lọt vào xếp hạng top 100 Châu Á, vì vậy
các nghiên cứu liên quan đến nội dung này nêu trên chỉ mang yếu tố tham khảo. Do
đặc thù riêng kinh tế chính trị nước ta không giống các nước bạn, quy mô ngân
hàng, sự chuyên nghiệp của hệ thống ngân hàng trong nước ta còn nhiều khác biệt
khi so sánh trong mối tương quan với ngân hàng nước láng giềng nên không thể bê
nguyên xi công thức nghiên cứu từ các nội dung trên vào. Bên cạnh đó có thể nhận
thấy trong 20 năm trở lại đây, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học danh
tiếng nhắc đến lợi nhuận tại Châu Á thường gặp phải tình trạng hoặc là thời gian
nghiên cứu quá ít ( dưới 10 năm), công trình nghiên cứu diễn ra đã lâu (gần 6-7 năm
về trước), hoặc là số mẫu nghiên cứu không nhiều (dưới 20 ngân hàng), hay chỉ
dùng ROA và ROE làm các biến nội sinh.
Nghiên cứu ngân hàng ở Châu Âu có liên quan đến vấn đề này có thể kể đến
Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002) trong thập niên 1990 có điểm mới là xét xem
hiệu quả tạo ra lợi nhuận giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ tại Hy Lạp. Châu Âu
là khu vực kinh tế phát triển cao của thế giới, hoàn toàn khác so với nước ta. Ngoài
ra kinh tế Hy Lạp nói chung và bộ máy ngân hàng Hy Lạp nói riêng không phải là
nền kinh tế mạnh tiêu biểu (nổi tiếng với sự trì trệ khủng hoảng và gần nhất là vỡ
nợ), hiển nhiên nội dung nghiên cứu cũng không áp dụng hoàn toàn vào tình hình
nước ta được; chỉ mang ý nghĩa tham khảo học thuyết của các học giả phương tây về
vấn đề này.
Riêng ở Việt Nam, đề tài nhắc đến lợi nhuận của NHTM khá đa dạng:
Nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) với hai
biến được giải thích ROA và ROE, giai đoạn 2007 -2013 từ 22 NHTM Việt Nam.
Trần Việt Dũng (2014) bên cạnh ROA, ROE có đưa thêm NIM vào làm biến
nội sinh và đề xuất nhiều biến ngoại sinh mới như sở hữu vốn của cổ đông nước
ngoài. Thời gian nghiên cứu ngắn 2006-2012, dữ liệu lấy từ Bankscope báo cáo tài
chính 22 NHTM trong nước.
Trung, T. Q. and N. V. Sang (2013) tìm hiểu 39 NHTM nước ta từ 2005 đến
2012, bên cạnh các biến độc lập tỷ số tài chính quen thuộc nhóm tác giả đề xuất
thêm biến độc lập thị phần ngân hàng ( tính bằng cách lấy tài sản ngân hàng chia
cho tổng tài sản các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu). Biến được dự báo là ROA và
ROE.
Tóm lại các nghiên cứu của các tác giả dù ở Việt Nam, Châu Á hay Châu Âu tính
đến thời điểm hiện tại luôn cần cập nhật và hoàn thiện cho phù hợp với nền kinh tế
Việt Nam hiện nay, những nội dung hạn chế của nghiên cứu trước như
- Đa số chỉ dùng biến được dự báo ROA, ROE
- Số liệu lấy trong khoảng thời gian 5 năm
- Thời điểm công bố nghiên cứu chưa được cập nhật đến nay
- Các biến phụ thuộc là các tỷ số tài chính quen thuộc như: dư nợ, thanh
khoản, dự phòng rủi ro tín dụng …
Từ những nội dung trên, trong phạm vi luận văn thạc sĩ lần này, tôi kế thừa
các kiến thức từ những học giả đi trước để học hỏi tìm tòi, mở rộng kiến thức và cố
gắng cập nhật dữ liệu cho phù hợp với tình hình thực tại. Cụ thể nội dung nghiên cứu
trong bài dù vẫn kế thừa phần lớn nội dung của các nghiên cứu trước, bài luận văn
này có cố gắng đóng góp như sau:
- Bên cạnh biến phụ thuộc ROA và ROE như đa số đề tài của các tác giả đi
trước, tôi sẽ đưa thêm NIM vào làm biến được dự báo.
- Số liệu nghiên cứu sẽ được tác giả cập nhật trong 11 năm : từ 2007 đến 2017.
- Thời điểm nghiên cứu là vào năm 2018 nên tác giả không lấy được số liệu tài
chính năm 2018. Tuy nhiên, việc thêm mẫu số lượng rất nhỏ vào cũng không
mang lại giá trị nhiều về tính chính xác của nghiên cứu nên việc này không
phải là vấn đề đáng lưu tâm. Vì vậy nội dung nghiên giai đoạn 2007-2017 là
sát với thực tế đầu năm 2019 hiện nay.
- Bên cạnh các biến được hồi quy về tỷ số tài chính quen thuộc, ở nội dung lần
này, tác giả có đưa thêm vào biến Loại hình ngân hàng- đây là biến nhằm xem
xét hiệu quả sinh lời giữa ngân hàng có vốn Nhà nước và ngân hàng tư nhân.
Phù hợp với tính chất của một bài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, kế thừa nội
dung nghiên cứu từ các tác giả trong quá khứ và làm quen với việc nghiên cứu
khoa học, đề xuất tính mới trong phạm vị học viên cao học nắm bắt và hiểu được,
tôi đề xuất mô hình nghiên cứu:
Yit = β0 + β1CAPit + β2LLRit + β3CIRit + β4LIQit + β5LOANit + β6SIZEit +
β7loaihinhit + eit
Đây là mô hình nghiên cứu phù hợp phổ biến với các số liệu dễ cập nhật
thống kê trong môi trường ngân hàng ở nước ta hiện nay, song song đó cũng có
sự cập nhật về biến phụ thuộc NIM bên cạnh ROA, ROE như các đề tài trước; có
biến giải thích Loaihinh – loại hình ngân hàng xét theo tính chất có sở hữu từ vốn
quốc doanh hoặc sở hữu từ vốn tư nhân- đây là biến độc lập xuất hiện không
nhiều ở các nghiên cứu trước. Dữ liệu 11 năm gần với hiện tại nhất. Các biến nội
sinh còn lại : vốn; dự phòng rủi ro hoạt động tín dụng; chi phí; khả năng thanh
khoản tiền mặt ; tình hình dư nợ cho vay; tổng tài sản. Chi tiết cụ thể hơn về quy
trình phương pháp thực hiện sẽ được tác giả mô tả trong chương kế tiếp.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phƣơng pháp tiếnhành nghiên cứu đề tài
3.1.1 Mẫu số liệu thực hiện trong bài nghiên cứu
Từ BCTC được ngân hàng công bố trên các phương tiện truyền thông, tác giả
nhập liệu vào excel và dùng phần mềm stata chạy mô hình kiểm định để có kết luận
về ý nghĩa các biến đề xuất nghiên cứu. Dữ liệu được lấy từ 242 quan sát của 22
NHTM trong giai đoạn từ 2007-2017. Do nguồn lực thời gian và khả năng còn nhiều
hạn chế, trong thời gian quy định tác giả không nghiên cứu hết toàn bộ các ngân
hàng tại Việt Nam được. Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn lọc theo các tiêu chí như
sau:
- Các ngân hàng nước ta trong tỷ lệ nguồn vốn có sở hữu vốn từ tư nhân và các
ngân hàng vừa có vốn tư nhân vừa có vốn sở hữu nhà nước.
- Các ngân hàng có báo cáo tài chính hợp nhất công bố rõ ràng trên các phương
tiện truyền thông đại chúng giai đoạn 2007 -2017.
3.1.2 Khung tiếp cận nội dung đề tài
Các nhân tố tác động đến lợi nhuận tại
các NHTM
Chỉ tiêu đánh giá lợi
nhuận tại các NHTM
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong hoạt
động tín dụng tại các NHTM
- Tỷ lệ chi phí trên thu nhập
- Tỷ lệ phản ánh khả năng thanh khoản
- Tỷ lệ phản ánh dư nợ cho vay
- Tổng tài sản ngân hàng
- Loại hình ngân hàng
Tỷ suất lợi nhuận ròng
tính trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận ròng
tính trên vốn chủ sở
hữu
Tỷ lệ thu nhập lãi
thuần
3.1.3 Giảthiết của đề tài tác giả thực hiện nghiên cứu
 Vốn chủ sở hữu CAP
CAP =
Von chǔ sơ hữu
Tong nguon von
Theo San, O. T. and T. B. Heng (2013), Usman Dawood (2014) CAP có
tương quan cùng chiều đến hiệu suất lời lỗ trong hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả quốc tế cho rằng vốn càng nhiều thì lợi thế
ngân hàng đạt được là lòng tin của khách hàng, có thể tận dụng được cơ hội đầu tư
tạo ra lợi nhuận để nâng thương hiệu ngân hàng, vốn đẻ ra vốn, lợi nhuận tăng tiến.
Giảthiết 1 : Vốn chủ sở hữu tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận NHTM.
 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLR
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLR = D ph ng ǔi o tín dụng
Dư nợ tín dụng
Theo San, O. T. and T. B. Heng (2013) yếu tố trích lập dự phòng để phòng
ngừa rủi ro phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng cho vay có ảnh hưởng tiêu cực
đến lợi nhuận của ngân hàng .
Dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền ngân hàng trích ra để phòng ngừa rủi ro tín
dụng xảy ra. Càng ít dự phòng rủi ro ngân hàng càng có khả năng tăng lợi nhuận và
ngược lại nếu tỷ lệ này càng nhiều càng không tốt đến đà tăng trưởng của ngân hàng.
Giả thiết 2 : Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến khả
năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
 Chi phí CIR
CIR =
Tong chi phí hoạt đ®ng
Tong thu nh p hoạt đ®ng
Chi phí bao gồm chi phí trực tiếp (chi phí tạo ra lợi nhuận, phân phối hàng hóa
dịch vụ) và chi phí gián tiếp (chi phí trả lương cho nhân công, chi phí khấu hao tài
sản).
Doanh nghiệp hay ngân hàng cũng thế, nếu chi nhiều hơn thu thì lợi nhuận không
tiến triển được. Nghiên cứu của San, O. T. and T. B. Heng (2013) chỉ ra rằng chi phí
có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận.
Giả thiết 3 : Chi phí tƣơng quan âm đến hiệu quả đạt lợi nhuận của các
NHTM.
 Khả năng thanh khoản LIQ
LIQ=
Tài sǎn có tính thanh khoǎn
Tong tài sǎn
Tỷ lệ thanh khoản LIQ thể hiện ngân hàng có đủ tiền mặt cần thiết phục vụ
nhu cầu của thị trường hay không. Một ngân hàng mà khi cần phục vụ nhu cầu
khách hàng rút tiền rơi vào thế bị động do tiền gởi khách hàng đã đem đi cho vay
hết thì không thể gọi là ngân hàng lớn mạnh được.
San, O. T. and T. B. Heng (2013) chỉ ra rằng tỷ lệ thanh khoản LIQ có ảnh
hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có nhiều tiền mặt đáp ứng
nhu cầu rút tiền của khách hàng gởi tiền thì khách hàng an tâm và tin tưởng giao
dịch nhiều hơn, lợi nhuận cũng từ đó mà tăng trưởng.
Nghiên cứu của Usman Dawood (2014) thì kết luận ngược lại thanh khoản
ngân hàng cao thể hiện ngân hàng có nhiều tiền mặt quá, lượng tiền mặt có được
không được dùng để đầu tư hiệu quả, nên khả năng sinh lời cũng theo đó mà không
tăng trưởng .
Như vậy, ở nội dung thanh khoản này có nhiều ý kiến quan điểm khác nhau
giữa các nghiên cứu trên thế giới. Ở bài nghiên cứu này chúng ta sẽ đặt ra giả thuyết
tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng có thể tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều với
lợi nhuận ngân hàng.
Giả thiết 4 : Thanh khoản có thể tƣơng quan dƣơng hoặc âm đến hiệu quả
đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận của các NHTM nƣớc ta.
 Tỷ lệdƣ nợ LOAN
LOAN=
Dư nợ cho vay
Tong tài sǎn
Tỷ lệ dư nợ cho vay LOAN phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng. Cho
vay là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận của nhiều ngân hàng vì vậy càng cho vay
nhiều thì khả năng thu được lợi nhuận càng tươi sáng. Tất nhiên với điều kiện các
khoản vay trên đều được thẩm định kỹ càng và có khả năng thu hồi nợ.
Nghiên cứu của Bashir (2001) chỉ ra rằng cho vay nhiều là tiền đề để ngân
hàng gặt hái lợi nhuận. Ngân hàng càng có nhiều khách hàng vay tốt thì lợi nhận
ngân hàng thu về càng lớn.
Giả thiết 5 : Dƣ nợ ảnh hƣởng cùng chiều đến khả năng đạt đƣợc lợi nhuận
của các NHTM nƣớc ta.
 Tài sản ngân hàng SIZE
Quy mô ngân hàng được tính bằng cách lấy logarit tổng tài sản.
Tài sản ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời
nhuận. Quy mô ngân hàng lớn thì ngân hàng thu hút nhiều khách hàng hơn và khả
năng chống chịu rủi ro cũng cao hơn.
Theo San, O. T. and T. B. Heng (2013), ngân hàng có tài sản lớn sẽ mang đến
ảnh hưởng tích cực dễ dàng đầu tư kinh doanh có lời. Nghiên cứu của Spathis Ch.,
Kosmidou K. và Doumpos.M (2002) cũng kết luận tương tự.
Giả thiết 6 : Tổng tài sản tác động cùng chiều trong việc ngân hàng đạt đƣợc
lợi nhuận.
 Loại hình ngân hàng
Theo Trần Việt Dũng (2014), NHTM có vốn được sở hữu bởi các cá nhân/tập
đoàn nhà nước thường hiệu quả kinh doanh thấp hơn nếu đặt trên bàn cân so sánh
với các NHTM ngoài quốc doanh. Ở luận văn này, tôi sẽ kiểm chứng nội dung trên
bằng cách sử dụng biến giả.
Giả thiết 7 : Loại hình ngân hàng nhà nƣớc tác động ngƣợc chiều đến lợi
nhuận NHTM Việt Nam.
3.1.4 Bảng mô tả nghiên cứu
TT
Biến trong
mô hình
nghiên cứu
Ý nghĩa Định lƣợng
Chiều kỳ
vọng ảnh
hƣởng
Đề tài tham chiếu
Biến nội sinh
1
ROA
Tỷ suất lợi
nhuận ròng
trên tài sản
Lợi nhuận sau
thuế/ Tổng tài sản
2
ROE
Tỷ suất lợi
nhuận ròng
tính trên vốn
chủ sở hữu
Lợi nhuận sau
thuế/ Vốn chủ sở
hữu
3
NIM
Thu nhập lãi
cận biên
Thu nhập lãi
thuần/ Tài sản có
sinh lời
Biến ngoại sinh
1
CAP Vốn
Vốn chủ sở hữu/
Tổng nguồn vốn
+
O. T. and T. B.
Heng (2013).
Dawood,U.(2014)
2
LLR
Dự phòng rủi
ro trong hoạt
động cấp tín
dụng cho vay
Dự phòng rủi ro
tín dụng / Dư nợ
tín dụng
- O. T. and T. B.
Heng (2013)
3
CIR Chi phí
Tổng chi phí hoạt
động/ Tổng thu
nhập hoạt động
- O. T. and T. B.
Heng (2013)
4
LIQ
Khả năng
thanh khoản
Tài sản có tính
thanh khoản/ Tổng
tài sản
+/-
O. T. and T. B.
Heng(2013).
Dawood,U.(2014)
5
LOAN
Cho vay khách
hàng
Dư nợ cho vay /
Tổng tài sản
+ Bashir (2001)
6
SIZE Tổng tài sản
Logarit Tổng tài
sản
+
O. T. and T. B.
Heng(2013).
Spathis, C., K.
Kosmidou, et al.
(2002).
7
Loaihinh
Chịu sự sở hữu
quốc doanh
hoặc ngoài
quốc doanh
1: Ngân hàng vừa
có vốn góp của tư
nhân vừa có vốn
góp của Nhà Nước
- Dũng,T.V. (2014)
0: Ngân hàng có
vốn góp sở hữu bởi
100% tư nhân
3.1.5 Mô hình đề xuất
Dựa trên bảng mô tả các biến ở trên tác giả thiết lập mô hình nghiên cứu :
Yit = β0 + β1CAPit + β2LLRit + β3CIRit + β4LIQit + β5LOANit + β6SIZEit +
β7loaihinhit + eit
Trong đó:
Biến phụ thuộc Yit bao gồm:
- ROAit: tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên tài sản của ngân hàng i tại năm t
- ROEit: tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên vốn của ngân hàng i tại năm t
- NIMit: tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng i tại năm t
Biến độc lập bao gồm
- CAPit là tỷ lệ vốn tính dựa trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t.
- LLRit là tỷ lệ dự phòng hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng i tại thời điểm t.
- CIRit là tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng i tại thời điểm t.
- LIQit là tỷ lệ thanh khoản khả năng của ngân hàng i tại thời điểm t..
- LOANit là tỷ lệ cho vay của ngân hàng i tại thời điểm t.
- SIZEit là tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t.
- loaihinhit là loại hình hoạt động của ngân hàng i tại thời điểm t
3.2 Quy trình thực hiện
Tổng quát quy trình các bước tác giả tiến hành chạy Stata :
 Bước 1: Phân tích tổng quan số liệu ban đầu
Thống kê các biến để tổng quan phân tích các chỉ số: trung bình, giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn…
 Bước 2: Phân tích ma trận : dựa vào kết quả nhìn nhận giữa các
biến nội sinh, biến ngoại sinh có liên hệ nào với nhau để kiểm tra
có khuyết tật tự tương quan trong mô hình hay không.
 Bước 3: Kiểm tra VIF
Dựa trên hệ số VIF để kiểm tra sơ bộ giữa các biến trong mô hình có
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không.
 Bước 4: Thực hiện các ước lượng hồi quy FEM, REM, POOLED
OLS và chọn ra ước lượng thích hợp với đề tài.
 Bước 5: Tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình và khắc
phục.
 Bước 6: Phân tích kết quả.
CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.1 Phân tíchtổng quan số liệuban đầu
Bảng 4.1 Phân tích số liệu tổng quan
STT Các biến
Số quan
sát
Giá trị
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
1 ROA 242 .009049 .0059491 .000111 .047289
2 ROE 242 .0963727 .0628851 .000753 .284644
3 NIM 242 .0766626 .0533234 .000705 .235856
4 CAP 242 .1034445 .0498807 .010888 .356339
5 LLR 242 .0126376 .0058538 .001397 .037018
6 CỈR 242 .8464705 0939424 .421861 1.046083
7 LIQ 242 .2154242 .1073888 .045018 .610376
8 LOAN 242 .5374796 .1266478 .194288 .851683
9 SIZE 242 31.93161 1.618045 28.41987 45.88092
10 Loaihinh 242
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
4.1.2 Kiểm định tổng quát các khuyết tật mô hình
Bảng 4.2 Kết quả ma trận tự tƣơng quan
. corr ROA ROE NIM CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh
(obs=242)
ROA ROE NIM CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh
ROA 1.0000
ROE 0.7003 1.0000
NIM 0.6349 0.7215 1.0000
CAP 0.3542 -0.2925 -0.1299 1.0000
LLR -0.0861 0.0510 -0.0443 -0.1896 1.0000
CIR -0.6781 -0.5677 -0.5185 -0.1386 0.1756 1.0000
LIQ 0.1571 0.1748 0.1277 -0.0196 -0.0523 -0.1186 1.0000
LOAN 0.1194 0.0330 0.0227 0.1625 -0.1120 -0.1390 -0.6263 1.0000
SIZE -0.1117 0.2987 0.1229 -0.5471 0.3035 -0.0247 -0.1959 0.0612 1.0000
Loaihinh 0.0117 0.3270 0.0298 -0.3075 0.3109 -0.0716 -0.1279 0.3250 0.4808 1.0000
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng, chi phí, tài sản tác động ngược
chiều đến suất sinh lời tính trên tổng nguồn vốn ( hay tổng tài sản). Các biến giải
thích vốn, chi phí tương quan âm đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn. Các biến giải
thích vốn, dự phòng rủi ro, chi phí tương quan âm với biến nội sinh NIM.Hệ số
tương quan bé hơn 1 nên tác giả kết luận đa cộng tuyến không nghiêm trọng.
Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến
Biến VIF
LOAN 2.35
LIQ 2.00
SIZE 1.88
LOAIHINH 1.75
CAP 1.60
LLR 1.28
CIR 1.16
Mean VIF 1.72
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Do VIF thể hiện ở bảng trên đều thấp (cao nhất là 2.35) nên kết luận chưa
phát hiện đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình.
4.1.3 Phân tích kết quả hồi quy
ROA làbiến phụ thuộc
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo OLS, REM và FEM ( với ROA là biến phụ
thuộc)
Biến số Pool OLS REM FEM
CAP 0.0346*** 0.0352*** 0.0348***
LLR 0.0867* 0.106** 0.174***
CIR -0.0393*** -0.0381*** -0.0353***
LIQ 0.00861** 0.0103*** 0.0151***
LOAN 0.00416 0.00333 -0.000709
SIZE 0.0000993 0.0000616 -0.0000440
LOAIHINH 0.000145 0.000308 -0.000207
_cons 0.0304*** 0.0303*** 0.0317
(***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tác giả thống kê.
Theo kết quả hồi quy mô hình POOLED OLS với ROA là biến được giải
thích: vốn, chi phí, thanh khoản và dự phòng có độ tin cậy cao trên 90%. Tình hình
cho vay, tài sản và loại hình sở hữu chưa có ý nghĩa giải thích.
Ước lượng REM với biến được giải thích là ROA tương tự ta cũng có kết quả
vốn, chi phí, khả năng thanh khoản có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa p<0,01 . Dự
phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng có ý nghĩa thống kê ở
mức p<0,05. Tình hình cho vay, tài sản và loại hình sở hữu chưa có ý nghĩa giải
thích.
Ước lượng FEM với biến được giải thích là ROA : vốn, chi phí, khả năng
thanh khoản, dự phòng rủi ro có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa p<0,01.
Ta tiến hành lựa chọn ước lượng phù hợp
- Tiến hành dùng Hausman
Bảng 4.5 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROA
. hausman fe re
Coefficients
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 58.07
Prob>chi2 = 0.0000
(V_b-V_B is not positive definite)
Kết quả Pvalue < 0.05
 Lựa chọn phương pháp ước lượng FEM là hiệu quả nhất trong 03 mô hình
POOLED OLS, FEM, REM.
Ta tiến hành kiểm tra các khuyết tật mô hình khi dùng mô hình FEM
 Kiểm định phương sai thay đổi
. xttest3
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (22) = 1763.32
Prob>chi2 = 0.0000
Pvalue <0 nên đã xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi.
 Kiểm định tự tương quan
. xtserial ROA CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first order autocorrelation
F( 1, 21) = 27.636
Prob > F = 0.0000
Pvalue <0 nên đã có khuyết tật tự tương quan
Để khắc phục các khuyết tật trên ta dùng FGLS
ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
CAP .0270108 .0047944 5.63 0.000 .017614 .0364076
LLR .0344546 .0329737 1.04 0.296 -.0301727 .0990819
CIR -.0357967 .0021496 -16.65 0.000 -.0400097 -.0315836
LIQ .0049011 .0022831 2.15 0.032 .0004263 .0093759
LOAN -.0005744 .0024875 -0.23 0.817 -.0054498 .004301
SIZE .0001146 .000091 1.26 0.208 -.0000638 .0002931
Loaihinh .0006095 .0007544 0.81 0.419 -.000869 .002088
_cons .0314166 .0042125 7.46 0.000 .0231602 .0396729
Kết luận: Mô hình loại bỏ hết các khuyết tật có thể xảy ra với biến nội sinh là ROA
ROAit = 0.0314 + 0.0270xCAPit - 0.0358xCIRit + 0.0049xLIQit.
ROE làbiến phụ thuộc
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo OLS, REM và FEM (với ROE là biến phụ
thuộc)
Biến số Pool OLS REM FEM
CAP -0.356*** -0.305*** -0.252***
LLR 0.470 0.885 1.199**
CIR -0.383*** -0.346*** -0.309***
LIQ 0.102*** 0.153*** 0.198***
LOAN 0.0295 0.0231 0.00118
SIZE 0.00287 0.00225 0.00131
LOAIHINH 0.0288** 0.0294** -0.0156
_cons 0.319*** 0.288*** 0.286***
(***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tác giả thống kê
Với biến được giải thích ROE, khi dùng ước lượng POOLED OLS: vốn, chi
phí, khả năng thanh khoản có ý nghĩa giải thích cao với độ tin cậy 99%, nội dung
loại hình ngân hàng có độ tin cậy 95%. Ở các nội dung dự phòng rủi ro trong hoạt
động tín dụng, dư nợ và quy mô tài sản mô hình chưa giải thích được ý nghĩa tác
động đến lợi nhuận.
Ước lượng REM với biến được hồi quy là ROE cho kết quả tương tự như khi
hồi quy POOLE OLS.
Ước lượng FEM với ROE là biến được giải thích : thanh khoản, vốn, chi phí
có độ tin cậy 99%. Khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt thanh khoản của ngân hàng
có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05.
- Tiến hành chạy lệnh Hausman
Bảng 4.7 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROE
. hausman fe re
Coefficients
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 78.57
Prob>chi2 = 0.0000
(V_b-V_B is not positive definite)
Kiểm định Hausman cho kết quả p-value = 0.000<0.05
Kết luận: Lựa chọn phương pháp ước lượng FEM là hợp lý nhất trong 03 mô hình.
Ta tiến hành kiểm tra các khuyết tật mô hình khi dùng mô hình FEM
 Kiểm định phương sai thay đổi
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (22) = 613.27
Prob>chi2 = 0.0000
Pvalue <0 nên đã xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi.
 Kiểm định tự tương quan
. xtserial ROE CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first order autocorrelation
F( 1, 21) = 31.458
Prob > F = 0.0000
Pvalue <0 nên phát hiện tự tương quan.
Để khắc phục khuyết tật mô hình, ta dùng FGLS :
ROE Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
CAP -.2367165 .0494269 -4.79 0.000 -.3335914 -.1398415
LLR .8902963 .4236223 2.10 0.036 .0600119 1.720581
CIR -.3227448 .0242768 -13.29 0.000 -.3703265 -.2751631
LIQ .0740984 .0276177 2.68 0.007 .0199687 .128228
LOAN .0231241 .0265239 0.87 0.383 -.0288617 .07511
SIZE .0026097 .0007391 3.53 0.000 .0011612 .0040583
Loaihinh .0344388 .0109654 3.14 0.002 .012947 .0559306
_cons .2626816 .0421273 6.24 0.000 .1801136 .3452495
Kết luận: Mô hình loại trừ hết các khuyết tật có thể xảy ra với biến nội sinh ROE :
ROEit = 0.263 -0.237xCAPit+ 0.89xLLRit - 0.323xCIRit + 0.0741xLIQit +
0.00261xSIZE + 0.0344xLoaihinh.
NIM là biến phụ thuộc
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy theo OLS, REM và FEM ( với NIM là biến phụ
thuộc)
Biến số Pool OLS REM FEM
CAP -0.237*** -0.202*** -0.189***
LLR 0.485 0.719 0.703
CIR -0.305*** -0.252*** -0.237***
LIQ 0.0620 0.143*** 0.161***
LOAN 0.0465 0.0549* 0.0490
SIZE 0.00190 0.00247 0.00244
LOAIHINH -0.0225** -0.0295* -0.0579**
_cons 0.257*** 0.166* 0.156*
(***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tác giả thống kê.
- Chạy lệnh Hausman
Bảng 4.9 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc NIM
. hausman fem rem
Coefficients
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 173.60
Prob>chi2 = 0.0000
(V_b-V_B is not positive definite)
Kiểm định Hausman cho kết quả p-value = 0.000<0.05. Kết luận: Uớc lượng
FEM là hiệu quả nhất được chấp nhận.
Ta tiến hành kiểm tra các khuyết tật mô hình khi dùng mô hình FEM
 Xem có gặp phải phương sai thay đổi hay không
. xttest3
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (22) = 6975.30
Prob>chi2 = 0.0000
Pvalue <0 nên đã xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi.
 Kiểm định tự tương quan
. xtserial NIM CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first order autocorrelation
F( 1, 21) = 52.750
Prob > F = 0.0000
Pvalue <0 nên đã có tự tương quan.
Để xử lý các khuyết tật mô hình mắc phải, ta dùng FGLS
NIM Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
CAP -.1570803 .0430035 -3.65 0.000 -.2413656 -.0727951
LLR .6160976 .4166906 1.48 0.139 -.200601 1.432796
CIR -.2862782 .02162 -13.24 0.000 -.3286527 -.2439037
LIQ .0474257 .0252217 1.88 0.060 -.0020079 .0968594
LOAN .0206515 .0229817 0.90 0.369 -.0243918 .0656949
SIZE .0025516 .0005403 4.72 0.000 .0014927 .0036105
Loaihinh .0020267 .0154443 0.13 0.896 -.0282436 .032297
_cons .2256691 .0354786 6.36 0.000 .1561323 .2952058
Kết luận: Mô hình sau khi đã loại bỏ hết các khuyết tật có thể xảy ra với biến
phụ thuộc là NIM như sau :
NIMit = 0.226 - 0.157xCAPit - 0.286xCIRit + 0.0474xLIQit + 0.00255xSIZE.
4.1.4 Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đối với ROA
ROAit = 0.0314 + 0.0270xCAPit - 0.0358xCIRit + 0.0049xLIQit.
STT Biến Tên gọi
Kỳ
vọng
dấu
ảnh
hƣởng
Kết
quả
Mức ý nghĩa
Đề tài tƣơng tự
Biến phụ thuộc ROA
1
CAP Tỷ lệ vốn + + 1%
O. T. and T. B.
Heng (2013).
Dawood,U.(201
4)
2
LLR
Tỷ lệ dự phòng rủi
ro
- +
Chưa tìm thấy
ý nghĩa thống
kê
O. T. and T. B.
Heng (2013)
3
CIR Tỷ lệ chi phí - - 1%
O. T. and T. B.
Heng (2013)
4
LIQ Tỷ lệ thanh khoản +/- + 5%
O. T. and T. B.
Heng(2013).
Dawood,U.(201
4)
5
LOAN
Tỷ lệ cho vay
khách hàng
+ -
Chưa tìm thấy
ý nghĩa thống
kê
Bashir (2001)
6
SIZE Tài sản + +
Chưa tìm thấy
ý nghĩa thống
kê
O. T. and T. B.
Heng(2013).
Spathis, C., K.
Kosmidou, et al.
(2002).
7
Loaihinh
Loại hình sở hữu
quốc doanh hoặc
ngoài quốc doanh
- +
Chưa tìm
thấy ý nghĩa
thống kê
Dũng,T.V.
(2014)
Với biến được giải thích là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản :
 Vốn ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên tài sản. Hiểu nôm
na khi vốn tăng 01 đồng thì lợi nhuận trên tài sản tăng 0,0270 đồng. Để tăng
lợi nhuận cần tăng vốn nhiều do tỷ lệ vốn tương quan dương đến lợi nhuận.
Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả O. T. and T.
B. Heng (2013)., Usman Dawood (2014).
 Nghiên cứu cho độ tin cậy cao 99% : Nhìn vào kết quả, chi phí tương quan
âm đến lợi nhuận. Khi chi phí tăng 01 đồng thì lợi nhuận giảm 0.0358 đồng.
Kết quả này giống với kết luận của O. T. and T. B. Heng (2013)..
 Tỷ lệ thanh khoản tương quan dương với khả năng sinh lời với độ tin cậy
95%. Thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời càng cải thiện. Khi thanh
khoản tăng 1 đồng thì lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 0.0049 đồng. Kết quả
này tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả Ong Tze San và Teh
Boon Heng (2013), không tương đồng với nghiên cứu của Dawood,U.(2014).
 Các giả thiết còn lại như tình hình cho khách hàng vay vốn của ngân hàng, tài
sản, loại hình ngân hàng… chưa đủ cơ sở để kết luận ảnh hưởng đến lợi
nhuận.
Kết quả nghiên cứu đối với ROE
STT Biến Tên gọi
Kỳ
vọng
chiều
tác
động
Kết
quả
Mức ý nghĩa Đề tài tƣơng tự
Biến phụ thuộc ROE
1
CAP Tỷ lệ vốn + - 1%
O. T. and T. B.
Heng (2013).
Dawood,
U.(2014)
2
LLR
Tỷ lệ dự phòng rủi
ro
- + 5%
O. T. and T. B.
Heng (2013)
3
CIR Tỷ lệ chi phí - - 1%
O. T. and T. B.
Heng (2013)
4
LIQ Tỷ lệ thanh khoản +/- + 1%
O. T. and T. B.
Heng(2013).
Dawood,U.(201
4)
5
LOAN
Tỷ lệ cho vay
khách hàng
+ +
Chưa tìm thấy
ý nghĩa
thống kê
Bashir (2001)
6
SIZE Tài sản + +
1%
O. T. and T. B.
Heng(2013).
Spathis, C., K.
Kosmidou, et al.
(2002).
7
Loaihinh
Loại hình sở hữu
quốc doanh hoặc
ngoài quốc doanh
- + 1%
Dũng,T.V.
(2014)
ROEit = 0.263 -0.237xCAPit+ 0.89xLLRit - 0.323xCIRit + 0.0741xLIQit +
0.00261xSIZE + 0.0344xLoaihinh.
Với biến nội sinh là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
 Vốn tương quan âm với lợi nhuận. Điều này là điểm khác biệt so với mô hình
ROA ở trên. Với độ tin cậy 99%, khi vốn chủ sở hữu tăng 1 đồng thì tỷ suất
lợi nhuận ròng tính trên vốn giảm 0.237 đồng. Có thể lý giải điều này như
sau: hiện tại nhiều ngân hàng thông qua sáp nhập, thông qua gọi vốn đầu tư
hiệu quả từ các tập đoàn nước ngoài vốn ngân hàng có thể tăng đột biến gấp
2-3 lần. Sự tăng trưởng nóng quá nhanh của vốn dẫn đến việc dù lợi nhuận
cũng tăng nhưng tăng không kịp theo đà tăng của vốn nên giá trị lợi nhuận
giảm.
 Dự phòng các biến cố gặp phải trong hoạt động tín dụng cho vay ảnh hưởng
tích cực đến lợi nhuận (độ tin cậy 95%).
 Khi chi phí trong quá trình hoạt động của ngân hàng phát sinh bị đội lên cao
1 đồng thì lợi nhuận từ vốn sẽ giảm 0.323 đồng.
 Tỹ lệ thanh khoản tương quan dương đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở
mức ý nghĩa 1%. Tương tự kết quả nghiên cứu của O. T. and T. B. Heng
(2013): khi thanh khoản tăng 1 đồng thì lợi nhuận trên vốn tăng 0.0741 đồng.
 Với độ tin cậy 99%, quy mô tài sản ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận. Kết
quả nghiên cứu giống với kết quả của các tác giả O. T. and T. B. Heng
(2013), Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002) ngân hàng có quy mô càng
lớn, có tài sản càng nhiều thì càng dễ sinh lời.
 Biến giả Loaihinh được sử dụng để xét xem giữa 02 nhóm ngân hàng: thuần
tư nhân và vừa tư nhân vừa nhà nước có điểm gì giống nhau/khác nhau khi
xét trên góc nhìn hiệu quả đạt được mục tiêu lợi nhuận hay không. Nhóm
ngân hàng vừa có vốn tư nhân vừa có vốn nhà nước bao gồm Vietcombank,
BIDV và Vietinbank. Đây cũng là các ngân hàng lớn nổi tiếng thường đạt
được lợi nhuận rất cao. Do vậy không khó lý giải khi mô hình cho ra kết quả
nhóm ngân hàng nhà nước có sự góp mặt của 03 ông lớn này thể hiện sinh lời
cao hơn nhóm ngân hàng tư nhân còn lại.
Kết quả nghiên cứu đối với NIM
STT Biến Tên gọi
Kỳ
vọng
chiều
tác
động
Kết
quả
Mức ý nghĩa Đề tài tƣơng tự
Biến phụ thuộc NIM
1
CAP Tỷ lệ vốn + - 1%
O. T. and T. B.
Heng (2013).
Dawood,U.(201
4)
2
LLR
Tỷ lệ dự phòng rủi
ro
- +
Chưa tìm thấy
ý nghĩa thống
kê
O. T. and T. B.
Heng (2013)
3
CIR Tỷ lệ chi phí - - 1%
O. T. and T. B.
Heng (2013)
4
LIQ Tỷ lệ thanh khoản +/- + 10%
O. T. and T. B.
Heng(2013).
Dawood,U.(201
4)
5
LOAN
Tỷ lệ cho vay
khách hàng
+ +
Chưa tìm thấy
ý nghĩa
thống kê
Bashir (2001)
6
SIZE Tài sản + + 1%
O. T. and T. B.
Heng(2013).
Spathis, C., K.
Kosmidou, et al.
(2002).
7
Loaihinh
Loại hình sở hữu
quốc doanh hoặc
ngoài quốc doanh
- +
Chưa tìm thấy
ý nghĩa thống
kê
Dũng,T.V.
(2014)
NIMit = 0.226 - 0.157xCAPit - 0.286xCIRit + 0.0474xLIQit + 0.00255xSIZE.
Với biến được hồi quy là NIM :
 Với độ tin cậy 99%, vốn ngân hàng tác động tiêu cực với thu nhập lãi cận
biên. Khi vốn chủ sở hữu tăng 1 đồng thì NIM giảm 0.157 đồng .
 Chi phí ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM ở mức ý nghĩa
1%. Càng khẳng định để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thì cắt
giảm chi phí là điều cần thiết.
 Khi tỷ lệ thanh khoản tăng 1 đồng thì NIM tăng 0.0474. Khả năng thanh
khoản có ảnh hưởng khả quan đến thu nhập lãi thuần NIM.
 Quy mô ngân hảng càng lớn thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao,
điều này được thể hiện ở các ước lượng hồi quy với biến nội sinh ROA, ROE
và đến NIM thì cũng có kết quả tương tự. Khi tài sản ngân hàng tăng 1 đồng
thì NIM tăng 0.00255 đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Tổng hợp kết quả ở cả 03 mô hình ROA, ROE, NIM cho ta thấy ảnh hưởng
đáng kể nhất đến lợi nhuận trong phạm vi bài nghiên cứu này có thể kể đến chi phí,
khả năng thanh khoản và quy mô tổng tài sản. Trong đó chi phí tác động ngược
chiều, còn tính thanh khoản và tài sản có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân
hàng thương mại. Ngân hàng thương mại Việt Nam để tăng trưởng lợi nhuận cần có
các kế hoạc dự án lộ trình tiết hạ thấp chi phí và cải thiện khả năng cung ứng tiền
mặt thanh khoản, tăng tài sản lên càng nhiều càng tốt. Gợi ý rút ra từ kết quả nghiên
cứu này sẽ được thể hiện rõ hơn ở chương sau.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về lợi nhuận của NHTM và
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Dựa trên những cơ sở lý thuyết này cùng các
nghiên cứu trước trong và ngoài nước tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm
đánh giá tác động của các biến độc lập: vốn (CAP), dự phòng rủi ro trong hoạt động
tín dụng cho vay (LLR), chi phí (CIR), thanh khoản (LIQ), tài sản (SIZE), cho vay
khách hàng (LOAN), loại hình ngân hàng (loaihinh) đến lợi nhuận của NHTM (đo
lường bằng ROA, ROE và NIM). Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu nhằm đánh giá
về tác động của các yếu tố đến lợi nhuận từ năm 2007 đế năm 2017 và chỉ ra được
các mặt tồn đọng tiêu cực cần giải quyết nhằm nâng cao khả năng sinh lời và hiệu
quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Mô hình hồi quy đánh giá tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của
NHTM Việt Nam
ROAit = 0.0314 + 0.0270xCAPit - 0.0358xCIRit + 0.0049xLIQit.
ROEit = 0.263 -0.237xCAPit+ 0.89xLLRit - 0.323xCIRit + 0.0741xLIQit +
0.00261xSIZE + 0.0344xLoaihinh
NIMit = 0.226 - 0.157xCAPit - 0.286xCIRit + 0.0474xLIQit + 0.00255xSIZE
Kết quả trên đã được lọc các khuyết tật mô hình nên có độ tin cậy cao. Ảnh
hưởng nhiều nhất có thể kể đến chi phí, tổng tài sản và khả năng thanh khoản. Để
tăng lợi nhuận cần có kế hoạch hợp lý hạ thấp các chi phí phát sinh không cần thiết,
tăng tài sản và tăng thanh khoản
5.2 Gợi ý rút ra từ kết quả nghiên cứu
Qua kết quả nghiên cứu có thể rút ra được một số biện pháp cải thiện khả
năng sinh lợi tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam :
5.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu
Hiển nhiên với vốn nhiều thì giúp doanh nghiệp/ ngân hàng có nhiều điểm mạnh
so với các đối thủ khác trong việc định vị thương hiệu thu hút khách hàng giao dịch.
Vốn lớn cũng giúp ngân hàng có lợi thế tài chính để đổi mới, cải tiến công nghệ… so
với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên tăng vốn phải đi kèm với tăng trưởng bền
vững, vốn tăng quá lớn vượt quá khả năng quản trị của ngân hàng thì lại không tốt.
Các chiến lược ngân hàng thường áp dụng để thu hút vốn đầu tư :
 Thu hút nhà đầu tư nước ngoài :
Việc có sự đầu tư hùng hậu từ nguồn vốn ngoại giúp ngân hàng tăng vốn nhanh
chóng. Mục tiêu thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính
hùng hậu, kinh nghiệm quản trị chuyên nghiệp từ nhiều năm là nền tảng quan trọng
hàng đầu trong chiến lược tăng trưởng. Có thể kể đến các cổ đông ngoài nước lớn ở
các NHTM nước ta như : Alp Asia Finance Limited (cổ đông của ACB), Credit
Saison ( cổ đông của HDBank Warburg Pincus (cổ đông của Techcombank)…..
 Tăng cường phát hành giấy tờ có giá như cổ phiếu:
Một kênh khác các ngân hàng thương mại thường áp dụng để thu hút vốn là phát
hành rộng rãi ra công chúng lượng lớn cổ phiếu. Tất nhiên việc phát hành cổ phiếu
phải có chiến lược đảm bảo đạt được lợi nhuận cam kết ban đầu cho các cổ đông
đầu tư, tạo niềm tin vào thương hiệu ngân hàng.
 Sáp nhập:
Các ngân hàng tiềm lực không lớn nếu muốn đứng vững trước làn sóng cạnh
tranh cần hợp nhất, sáp nhập lại với nhau. Đây cũng là đề án trọng tâm Chính phủ
khuyến khích để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, giảm thiểu loại bớt các ngân hàng
yếu kém trong nền kinh tế.
5.2.2 Tiết giảm các chi phí phát sinh không cần thiết
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu lợi
nhuận mà các ngân hàng mong muốn đạt đến. Chi phí hoạt động của ngân hàng bao
gồm : tiền lương, tiền thuê mặt bằng, tiền sửa chữa máy móc thiết bị, …Hiển nhiên
để nâng cao lợi nhuận có nhiều cách giảm lượng tiền chi ra không cần thiết nhưng
giảm đến mức nào sẽ hợp lý là bài toán ban lãnh đạo ngân hàng đau đầu. Nếu giảm
tiền lương, chi phí giảm nhưng chất lượng lao động và khả năng thu hút lao động
cũng giảm; người lao động không mặn mà làm việc do cơ chế đãi ngộ thiếu hấp dẫn
ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ chung của cả hệ thống. Giảm chi phí quảng cáo
marketing quá mức thì các sự kiện chương trình của ngân hàng không được công
chúng biết đến rộng rãi… Vì vậy nếu chỉ chăm chăm vào giảm chi phí mà không xét
kỹ các hệ quả thì lợi bất cập hại, bản thân mỗi ngân hàng thương mại cần xác định rõ
đặc thù của ngân hàng mình chi phí nào không thể giảm, chi phí nào có thể linh hoạt
tăng giảm theo từng thời điểm và chi phí nào bắt buộc phải tăng. Ví dụ đối với tài
sản cố định máy móc thiết bị của ngân hàng, các máy móc đã cũ không đạt được
hiệu suất thì cần thay mới ngay để giảm gánh nặng khấu hao. Đối với các chi phí lễ
tân, tiếp khác, giấy in, văn phòng phẩm,… là các chi phí không lớn nhưng toàn hệ
thống ngân hàng với hàng trăm chi nhánh trên cả nước thì con số chi phí lãng phí
cho các hạng mục này cũng không hề nhỏ. Chính sách nhân sự cũng thế: tránh tình
trạng nơi thừa người nơi thiếu người, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong công tác
tín dụng thì NHTM nước ta cần có chính sách thưởng phạt phân minh hợp lý, đãi
ngộ xứng đáng dù chi phí có tăng nhưng sẽ thu hút được nhiều nhân viên có trách
nhiệm đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng.
5.2.3 Đảm bảo khả năng có tiền mặt đáp ứng thị trƣờng
Từ phân tích mô hình ở trên cho thấy ngân hàng càng có tỷ lệ thanh khoản cao
thì lợi nhuận của ngân hàng cũng càng lớn. Ngân hàng nắm giữ quá ít tài sản có tính
thanh khoản sẽ rơi vào rủi ro thanh khoản. Như vậy ngân hàng thương mại tại Việt
Nam cần có nhiều tài sản có thể mau chóng chuyển đổi thành tiền đáp ứng nhu cầu
thị trường để đảm bảo khả năng thanh khoản. Ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao
nghĩa là ngân hàng có nhiều tài sản có thể đem bán đổi lấy tiền mặt nhanh chóng.
Các tài sản thanh khoản cao ngân hàng nắm giữ có thể là chứng khoán, tiền mặt,
cổ phiếu, khoản phải thu trong ngắn hạn….Lưu ý hiện nay nhiều ngân hàng dùng
quá nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn nhằm kiếm lời ( do lãi suất cho vay
trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn), tuy nhiên nếu không cân đối tỷ lệ
hợp lý sẽ dẫn đến mất khả năng thanh khoản: khi khách hàng có nhu cầu rút tiền ồ ạt
thì ngân hàng không có lượng tiền mặt thanh khoản đủ để trả cho khách hàng dễ dẫn
đến khủng hoảng dây chuyền đến các NHTM khác ( khách hàng không rút được tiền
mặt thì phàn nàn và mất niềm tin vào ngân hàng rồi chia sẻ với vợ chồng gia đình
bạn bè người thân…Các người thân đó lại lo lắng và cũng đổ xô đi rút tiền làm tình
hình càng thêm tệ)
Vì vậy để cải thiện khả năng thanh khoản thì ngân hàng cần kiểm soát và sử
dụng hiệu quả nguồn tiền gởi của khách hàng đem đi cho vay này. Bản thân các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng cần phát triểu thương hiệu uy tín có chính
sách huy động vốn hấp dẫn nhiều kỳ hạn phù hợp, dịch vụ tiện ích internet gởi tiền
điện tử đa dạng để trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng gởi tiền.
5.2.4 Tăng dƣ nợ cho vay đồng thời giảm nợ xấu
Cho vay khách hàng tỷ lệ thuận với lợi nhuận theo kết quả nghiên cứu. Tăng dư
nợ cho vay là điều ngân hàng nào cũng muốn, nhưng lợi nhuận càng nhiều rủi ro
càng lớn, ngân hàng càng cho vay nhiều thì khả năng nợ xấu xuất hiện cũng cao
theo. Vì vậy hai công việc song song làm cùng lúc của ngân hàng để cải thiện lợi
nhuận bao gồm tăng cường cho vay và giảm nợ xấu tối đa có thể
 Tăng dư nợ cho vay : ngân hàng muốn thu hút khách hàng đến vay tiền thì
trước hết cần có chính sách ưu đãi hấp dẫn với lãi suất cho vay thấp hợp lý,
kế đó là chất lượng của cả một thương hiệu: từ hình ảnh phục vụ chu đáo
chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên đến cơ chế nhanh chóng nhờ áp dụng
quy trình công nghệ hiện đại giảm bớt thủ tục phiền hà rườm rà không cần
thiết cho khách hàng. Đấy là bài toán nâng cao hiệu quả hoạt động chung
không chỉ cho vay mà còn ở các khía cạnh toàn diện khác của ngân hàng.
 Giảm nợ xấu, xử lý nợ xấu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay vì để có nợ xấu
rồi mới tiến hành giải quyết thì ngay từ đầu ở khâu thẩm định chọn lọc khách
hàng cho vay cần chặt chẽ. Nợ xấu phát sinh quá nhiều thì ngân hàng cần xem
lại hệ thống xếp hạng tín dụng của mình; kế đến là chất lượng đội ngũ cán bộ
nhân viên ngân hàng từ nhân viên tín dụng đến cán bộ thẩm định, phê
duyệt…Nói đến việc xử lý khi nợ xấu phát sinh nguyên tắc cơ bản là thu hồi
được số tiền cho vay tối đa có thể. Nghiệp vụ thu hồi nợ xấu của ngân hàng
có nhiều hướng: bán lại những hồ sơ nợ xấu (có thể bán được) cho VAMC
nhằm giảm gánh nặng một phần; thanh lý tài sản bảo đảm, nếu cần có thể nhờ
pháp luật can thiệp để thu hồi nợ… Đặc thù trong 5 năm gần đây, nợ xấu xuất
hiện nhiều ở mảng bất động sản do khách hàng hoặc chủ đầu tư không bán
được nhà, vấn đề này mang tính vĩ mô cần có sự vào cuộc tháo gỡ từ các cơ
quan nhà nước để thị trường bất động sản sôi động trở lại, khi đó nợ xấu cũng
giảm theo.
5.2.5 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để tránh bị lệ thuộc lợi nhuận chỉ
từ cho vay
Ngân hàng kinh doanh và có lợi nhuận truyền thống từ cho vay. Hầu hết tất cả
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều thu được hiệu quả kinh doanh có lời từ
hoạt động vay vốn. Trong khi đó, nguồn sinh lời của ngân hàng nước bạn đến từ đa
dạng rất nhiều nguồn: đầu tư, tư vấn tài chính, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối…
Không nằm ngoài xu thế chung của ngành ngân hàng thế giới, NHTM nước ta cần
nắm bắt và phát triển thêm nhiều nguồn thu lợi nhuận từ các hoạt động phi tín dụng
này. Vì càng đa dạng hoạt động, lợi nhuận đến từ nhiều nguồn khác nhau ngân hàng
càng chủ động trong việc kiểm soát lợi nhuận, tránh bị phụ thuộc quá mức vào chỉ
mỗi hoạt động cho vay thu tiền lãi truyền thống.
TỔNG KẾT
Bài nghiên cứu đã có sơ lược tổng quan về lý thuyết, thực trạng và các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả rút ra được kết luận chi phí hoạt động thấp giúp
tăng cao khả năng sinh lời. Ngoài ra lợi nhuận cũng được cải thiện tích cực nếu các
chỉ số thanh khoản, tài sản tăng trưởng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả cũng có
một vài góp ý tăng cường khả năng sinh lời bao gồm: phát triển quy mô ngân hàng
thông qua tăng trưởng vốn chủ sở hữu bền vững, điều chỉnh chi phí hoạt động phù
hợp với thực trạng của ngân hàng mình, đảm bảo khả năng thanh khoản tránh để
ngân hàng rơi vào thế bị động khi khách hàng đổ xô rút tiền ồ ạt trong ngắn hạn,
tăng trưởng tỷ lệ dư nợ cho vay đồng thời đi kèm với kiểm soát nợ xấu, đa dạng hóa
sản phẩm dịch vụ để tránh bị lệ thuộc lợi nhuận chỉ từ cho vay.
Tác giả đã nỗ lực nghiên cứu và trên số lượng mẫu quan sát nhiều nhất có thể
trong phạm vi nguồn lực của bản thân thời gian qua. Mẫu nghiên cứu bao gồm 242
quan sát từ 22 ngân hàng thương mại trong nước giai đoạn 11 năm 2007-2017. Dẫu
vậy, trong thời gian và nguồn lực có hạn vì nhiều lý do khách quan và chủ quan như
các ngân hàng sáp nhập, ngân hàng nhỏ có số liệu tài chính chưa rõ ràng tác giả chưa
thể thống kê nghiên cứu được tất cả mẫu của các ngân hàng thương mại cổ phần
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô khác có thể mở
ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho tác giả trong tương lai liên quan đến khả năng
sinh lời của ngân hàng như : thuế, tỷ giá, năng suất lao động, … Đấy là những hạn
chế của luận văn tác giả nhìn nhận được để hoàn thiện hơn trong các đề tài nghiên
cứu sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anbar, A. and D. Alper (2011). "Bank specific and macroeconomic
determinants of commercial bank profitability: Empirical evidence from Turkey."
2. Abdullah, M.N., Parvez, K., Ayreen, S., 2014. Bank Specific, Industry
Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: A
case of Bangladesh. World Journal of Social Sciences, 3, 82-96.
3. Allen, F., Carletti, E., & Valenzuela, P. (2013). Financial intermediation,
markets, and alternative financial sectors. In Handbook of the Economics of
Finance (Vol. 2, pp. 759-798).
4. Bashir, A.-H. M. (2001). "Assessing the performance of Islamic banks: Some
evidence from the Middle East." Topics in Middle Eastern and North African
Economies 3.
5. Berger, A. N. (1995). The relationship between capital and earnings in
banking. Journal of money, credit and Banking, 27(2), 432-456.
6. Bourke, P. (1989). Concentration and other determinants of bank profitability
in Europe, North America and Australia. Journal of Banking & Finance, 13(1),
65-79.
7. Dawood, U. (2014). "Factors impacting profitability of commercial banks in
Pakistan for the period of (2009-2012)." International Journal of Scientific and
Research Publications 4(3): 1-7.
8. Dũng, T. V. (2014). "Xác định các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam." Tạp chí ngân hàng 16.
9. Emery, J. T. (1971). Risk, return, and the morphology of commercial
banking. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 6(2), 763-776.
10. Minh, H. T. H. and N. T. Cành "Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động
đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam." Tạp chí Công
nghệ Ngân hàng(106+ 107): 13.
11. Molyneux, P., J. Thorton, 1992. Determinants of European Bank Profitability:
A note. Journal of Banking & Finance, 16, 1173 -1178.
12. Miller, S.M., Noulas, A., 1997. Portfolio mix and large bank profitability in
the USA. Applied Economics, 29, 505-512.
13. San, O. T. and T. B. Heng (2013). "Factors affecting the profitability of
Malaysian commercial banks." African Journal of Business Management 7(8):
649-660.
14. Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002). "Assessing profitability factors in the
Greek banking system: A multicriteria methodology." International Transactions
in operational research 9(5): 517-530.
15. Sufian, F. (2011). "Profitability of the Korean banking sector: Panel evidence
on bank-specific and macroeconomic determinants." Journal of economics and
management 7(1): 43-72.
16. Stiroh, K. J., & Rumble, A. (2006). The dark side of diversification: The case
of US financial holding companies. Journal of banking & finance, 30(8), 2131-
2161.
17. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quy
định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
18. Trung, T. Q. and N. V. Sang (2013). "Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam." Tạp chí Công nghệ Ngân
hàng(85).
19. Vong, P. I. and H. S. Chan (2009). "Determinants of bank profitability in
Macao." Macau Monetary Research Bulletin 12(6): 93-113.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách NHTM Việt Nam đƣợc chọn nghiên cứu
STT TÊN NGÂN HÀNG TÊN VIẾT TẮT
1 NHTMCP Á Châu ACB
2 NHTMCP Đông Nam Á SEABANK
3 NHTMCP An Bình ABBANK
4 NHTMCP Hàng Hải Việt Nam MSB
5 NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank
6 NHTMCP Kiên Long Kienlongbank
7 NHTMCP Nam Á Nam A Bank
8 NHTMCP Quốc Dân NCB
9 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
10 NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh HDBank
11 NHTMCP Quân Đội MBBank
12 NHTMCP Quốc Tế Việt Nam VIB
13 NHTMCP Sài Gòn Công Thương SAIGONBANK
14 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank
15 NHTMCP Việt Á VietA Bank
16 NHTMCP Xăng dầu Petrolimex PGBank
17 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank
18 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank
19 NHTMCP Công Thương Việt Nam VietinBank
20 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
21 NHTMCP Sài Gòn Hà Nội SHB
22 NHTMCP Phương Đông OCB
Phụ lục 2: Bảng dữ liệu
BANK NĂM ROA ROE NIM CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE
Loaihin
h
ACB 2007 0.020611 0.281248 0.026700 0.073284 0.004229 0.640300 0.459500 0.459500 28.991700 0
ACB 2008 0.020993 0.284644 0.025900 0.073751 0.006563 0.788627 0.357222 0.330700 32.287890 0
ACB 2009 0.013112 0.217805 0.027500 0.060199 0.008050 0.761400 0.269224 0.371440 32.754280 0
ACB 2010 0.011384 0.205225 0.034600 0.055469 0.008219 0.812800 0.232800 0.425120 32.954530 0
ACB 2011 0.011415 0.268234 0.038000 0.042556 0.009595 0.845400 0.338200 0.365800 33.269440 0
ACB 2012 0.004447 0.062105 0.030400 0.071605 0.014610 0.955800 0.196400 0.583156 32.803250 0
ACB 2013 0.004961 0.066097 0.030600 0.075056 0.014441 0.936600 0.073900 0.643401 32.746610 0
ACB 2014 0.005299 0.076775 0.033800 0.069024 0.013572 0.925400 0.057900 0.647649 32.821810 0
ACB 2015 0.005104 0.080409 0.034000 0.063475 0.011496 0.903700 0.087000 0.665312 32.936600 0
ACB 2016 0.005671 0.094233 0.035200 0.060179 0.010996 0.806800 0.071900 0.699200 33.085000 0
ACB 2017 0.007450 0.132128 0.034000 0.056384 0.009292 0.816600 0.077800 0.698200 33.281100 0
SEABANK 2007 0.011389 0.013065 0.012229 0.128290 0.004191 0.739659 0.351206 0.418992 30.898348 0
SEABANK 2008 0.007767 0.042929 0.040182 0.180929 0.010403 0.923666 0.422891 0.340658 30.734180 0
SEABANK 2009 0.015028 0.083883 0.078514 0.179150 0.016730 0.681467 0.525427 0.314603 31.051920 0
SEABANK 2010 0.011389 0.109547 0.102536 0.103968 0.015758 0.788145 0.269636 0.371318 31.642740 0
SEABANK 2011 0.001247 0.022771 0.021314 0.010888 0.016703 0.979024 0.610376 0.194288 32.247060 0
SEABANK 2012 0.000703 0.009449 0.008844 0.074362 0.027816 0.992145 0.520964 0.222395 31.949400 0
SEABANK 2013 0.001899 0.026491 0.024796 0.071701 0.024168 0.956899 0.414847 0.262054 32.011350 0
SEABANK 2014 0.001083 0.015290 0.014311 0.070863 0.015524 1.046083 0.374814 0.399908 32.015340 0
SEABANK 2015 0.001084 0.015928 0.014909 0.068064 0.008556 0.973193 0.218755 0.505040 32.070810 0
SEABANK 2016 0.001130 0.019863 0.018592 0.056884 0.009215 0.862667 0.176930 0.570686 32.269287 0
SEABANK 2017 0.002439 0.049373 0.046213 0.049393 0.008571 0.842624 0.170985 0.564164 32.459407 0
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng

More Related Content

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
 
Luận Văn High Workload At G6 Enter In Bien Hoa - Vietnam
Luận Văn High Workload At G6  Enter In Bien Hoa - VietnamLuận Văn High Workload At G6  Enter In Bien Hoa - Vietnam
Luận Văn High Workload At G6 Enter In Bien Hoa - Vietnam
 
Luận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co Ltd
Luận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co LtdLuận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co Ltd
Luận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co Ltd
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại OcbLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
 
Luận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI
Luận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀILuận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI
Luận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI
 
Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...
Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...
Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...
 
Luận Văn Factors Influencing Service Innovative Behavior
Luận Văn Factors Influencing Service Innovative BehaviorLuận Văn Factors Influencing Service Innovative Behavior
Luận Văn Factors Influencing Service Innovative Behavior
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Đến Sự Hài Lòng Của Người DânLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân
 

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng

  • 1. LA THANH HỮU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNGĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNGMẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
  • 2. LA THANH HỮU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNGĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNGTHƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ MINH HẢI TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn của TS. Ngô Minh Hải. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng thông tin, dữ liệu được đăng tải trên các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh theo danh mục tài liệu tham khảo Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình. TP HCM, ngày tháng năm Người cam đoan
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn lựa đề tài thực hiện luận văn ..................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................................... 1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu đề tài cần giải quyết ..................................................................... 2 1.4 Đối tƣợng và phạm vi đề tài tiến hành nghiên cứu...................................................... 2 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện ............................................................... 2 1.5 Bố cục kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................... 2 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM.......................................................................................... 3 2.1 Lý thuyết về lợi nhuận của NHTM................................................................................ 3 2.1.1 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên tổng tài sản (ROA)................................................3 2.1.2 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên vốn chủ sở hữu (ROE)...........................................3 2.1.3 Chỉ số NIM.......................................................................................................3 2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NTHM........................................................ 4 2.3 Tình hình lợi nhuận của các NTHM nƣớc ta .............................................................. 5 2.4 Lƣợc khảo các đề tài về ngân hàng liên quan đến lợi nhuận...................................... 9 2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới................................................................................9 2.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................................11 2.4.3 Đề xuất hướng nghiên cứu và đóng góp của đề tài..............................................12 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 16 3.1 Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu đề tài................................................................. 16
  • 5. 3.1.1 Mẫu số liệu thực hiện trong bài nghiên cứu .......................................................16 3.1.2 Khung tiếp cận nội dung đề tài..........................................................................16 3.1.3 Giả thiết của đề tài tác giả thực hiện nghiên cứu.................................................17 3.1.4 Bảng mô tả nghiên cứu ....................................................................................19 3.1.5 Mô hình đề xuất...............................................................................................21 3.2 Quy trình thực hiện...................................................................................................... 21 CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................... 23 4.1 Kết quả nghiên cứu...................................................................................................... 23 4.1.1 Phân tích tổng quan số liệu ban đầu...................................................................23 4.1.2 Kiểm định tổng quát các khuyết tật mô hình ......................................................24 4.1.3 Phân tích kết quả hồi quy .................................................................................25 4.1.4 Kết quả nghiên cứu..........................................................................................32 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................................... 36 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH................................................................... 37 5.1 Kết luận......................................................................................................................... 37 5.2 Gợi ý rút ra từ kết quả nghiên cứu.............................................................................. 37 5.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu........................................................................................37 5.2.2 Tiết giảm các chi phí phát sinh không cần thiết..................................................38 5.2.3 Đảm bảo khả năng có tiền mặt đáp ứng thị trường..............................................39 5.2.4 Tăng dư nợ cho vay đồng thời giảm nợ xấu .......................................................40 5.2.5 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để tránh bị lệ thuộc lợi nhuận chỉ từ cho vay........40 TỔNG KẾT........................................................................................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 43 Phụ lục 1: Danh sách NHTM Việt Nam đƣợc chọn nghiên cứu Phụ lục 2: Bảng dữ liệu Phụ lục 3: Nhân tử VIF trong Mô hình Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến Phụ lục 5 : Kết quả với ROA là biến đƣợc hồi quy Phụ lục 6: Kết quả với ROE là biến đƣợc hồi quy
  • 6. Phụ lục 7: Kết quả với NIM là biến đƣợc hồi quy
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT  Tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính. NHNN Ngân hàng Nhà nước. NHTM Ngân hàng thương mại. RRTD Rủi ro tín dụng  Tiếng Anh CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng. FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên REM Random Effects Model Mô hình tác động cố định ROA Return On total Assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lởi trên vốn chủ sở hữu VIF Variance inflation factor Nhân tử phóng đại phương sai
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình................................................................................................................21 Bảng 4.2 Kết quả ma trận tự tương quan ............................................................................................................................22 Bảng 4.3 Kết quả kiểmtra đa cộng tuyến.............................................................................................................................23 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo OLS, REM, FEM với ROA là biến phụ thuộc ..............................................................25 Bảng 4.5 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROA ..................................................................................................27 Bảng 4 6 Kết quả hồi quy theo OLS, REM, FEM với ROE là biến phụ thuộc… ............................................................28 Bảng 4.7 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROE ..................................................................................................29 Bảng 4.8 Kết quả hồi quy theo OLS, REM, FEM với NIM là biến phụ thuộc… ......................................................30 Bảng 4.9 Kiểm định Hausman với biến phụ thuộc NIM…............................................................................................31
  • 9. TÓM TẮT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Ngành ngân hàng cũng như các ngành khác trong nền kinh tế đều quan tâm đến lợi nhuận. Đây là vấn đề được chính phủ các nước chú trọng quan tâm nhiều .Vỉ vậy nội dung tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng là vô cùng cần thiết. Đề tài phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của 22 NHTM tại Việt Nam, sau đó đó căn cứ vào nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận. Trong điều kiện khả năng và thời gian có hạn, khuyết điểm của bài là không nghiên cứu hết được số lượng lớn các ngân hàng nước ta, chỉ mới phân tích số lượng ít các ngân hàng thương mại, chưa đưa vào nghiên cứu các yếu tố ngoại sinh tác động đến lợi nhuận.... Từ báo cáo tài chính các ngân hàng công bố trên các phương tiện truyền thông, tác giả phân tích dựa trên mô hình kinh tế lượng để nhìn rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời từ đó đưa ra khuyến nghị giải pháp. Kết luận tác động đến lợi nhuận là các chỉ tiêu như chi phí,dư nợ, vốn, thanh khoản. Chiến lược tăng lợi nhuận riêng với từng ngân hàng đúc kết được từ đề tài là các hành động sát sao ngân hàng cần thực hiện như giảm chi phí, tăng dư nợ, tăng vốn.. Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thực tiễn giúp nhìn ra được mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ đó có biện pháp cải thiện lợi nhuận. Từ khóa: khả năng sinh lời; ngân hàng thương mại cổ phần; yếu tố ảnh hưởng
  • 10. ABSTRACT Factors affecting profitability at Vietnam Joint Stock Commercial Banks The banking industry as well as other sectors in the economy are interested in profits. This is a matter of great concern to governments. Therefore, the content of understanding about bank profits as well as the influence of factors on bank profits is extremely necessary. The thesis analyzes the factors affecting the profitability of 22 commercial banks in Vietnam, then based on the research results proposing solutions to increase profits. In terms of ability and limited time, limitations of the topic are not able to fully research the large number of banks in our country, only analyzing a small number of commercial banks, not included in the research Exogenous factors impact on profit .... From the financial statements of the banks published in the media, the author analyzes based on the econometric model to see clearly the factors affecting profitability and then propose solutions. Research results indicate that the impact on profits such as costs, outstanding loans, capital, liquidity Based on the relationship of the variables, it is possible to draw conclusions about the strategy to increase profits separately for each bank. such as reducing costs, increasing outstanding loans, increasing capital .. Research has practical implications, which helps to see the relationship between the factors affecting profit and then measures to improve profitability. Keywords: profitability; joint-stock commercial bank; Factors affecting
  • 11. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn lựa đề tài thực hiện luận văn Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới, chính phủ rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh lợi nhuận của ngân hàng. Cũng như các ngành còn lại trong nền kinh tế, lợi nhuận là vấn đề cấp thiết hàng đầu cần hướng đến. Để đạt được lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh từ nhiều phía: từ các ngân hàng trong nước đến các ngân hàng nước ngoài, từ cải thiện dịch vụ đến chuyên nghiệp hóa quy trình, từ việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi cách dẫn đến tiêu cực gian lận trong thẩm định vốn vay,… Ảnh hưởng của lợi nhuận và làm cách nào tăng trưởng lợi nhuận bền vững là bài toán đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu về đề tài lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên đặc thù kinh tế, chính trị, địa lý các ngân hàng nước ta có đặc thù riêng, chưa hẳn phù hợp nếu áp dụng nghiên cứu trên thế giới vào các NHTM nước ta. Các đề tài tại Việt Nam liên quan đến chủ đề này thì đã cách đây vài năm, thiết nghĩ cần có các đề tài mới xoay quanh vấn đề lợi nhuận ngân hàng phù hợp với đặc điểm tình hình hiện tại. Hơn nữa ngành ngân hàng với đặc tính thay đổi số liệu thống kê liên tục qua nhiều giai đoạn tùy thuộc vào từng chu kỳ kinh tế nên việc phân tích các yếu tố tác động đến mục tiêu sinh lời luôn mang tính thời sự cấp thiết. Vì vậy, sau khi cân nhắc xem xét kỹ cùng với việc nhận thấy bản thân đang công tác tại Hội sở NHTM nên tự tin có thể nắm bắt được khái quát thông tin số liệu khách quan phù hợp với nghiên cứu, tôi lựa chọn “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam” làm đề tại luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêutổng quát: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể :  Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.  Xem xét mức độ tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam.
  • 12.  Từ kết quả nghiên cứu đưa ra nhận xét góp ý khuyến nghị để tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu đề tài cần giải quyết  Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam ?  Ảnh hưởng của các yếu tố trong bài nghiên cứu đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam như thế nào ?  Giải pháp tăng khả năng sinh lời rút ra được từ kết quả nghiên cứu ? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi đề tài tiến hành nghiên cứu  Đối tượng luận văn tiến hành nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM tại Việt Nam.  Phạm vi luận văn thực hiện nghiên cứu: 22 Ngân hàng TMCP Việt Nam trong 11 11 năm từ 2007 đến 2017. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập, thống kê, phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Dựa trên BCTC các NHTM công bố trên các phương tiện truyền thông, tác giả xử lý số liệu và tiến hành dùng kinh tế lượng hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các NHTM tại Việt Nam. 1.5 Bố cục kết cấu của đề tài nghiên cứu  Chương 1: Giới thiệu đề tài.  Chương 2: Tổng quan lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan đến lợi nhuận NHTM  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài.  Chương 4: Kết quả nghiên cứu thảo luận.  Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
  • 13. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM 2.1 Lý thuyết về lợi nhuận của NHTM Khả năng sinh lời là khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM trên một khoảng thời gian nhất định. Lợi nhuận là doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí. NHTM có khả năng sinh lời cao tương ứng với việc kinh doanh hiệu quả, có nhiều vốn để đầu tư công nghệ nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhìn thấy NHTM có lợi nhuận tốt cũng là tín hiệu để người tiêu dùng an tâm đầu tư gởi tiền. Tuy nhiên khả năng sinh lời cao chưa hẳn là tốt trọn vẹn vì với các NHTM chấp nhận rủi ro cao, lợi nhuận có thể cao trong giai đoạn này nhưng tiềm tàng các rủi ro dài hạn trong tương lai mà không phải ai cũng thấy ngay. Vì vậy việc xem xét đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng cần xem xét lợi nhuận trong mới quan hệ với các chỉ tiêu khác như chi phí, tổng tài sản, vốn… Các chỉ số tài chính sau đây thường được dùng để đo lường lợi nhuận. 2.1.1 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên tổng tài sản (ROA) ROA là chỉ tiêu thể hiện 1 đồng tài sản sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA cao cho thấy NHTM dùng tài sản tạo ra lợi nhuận một cách hiệu quả, tuy nhiên rủi ro khi đó cũng cao theo. ROA được các nhà quản trị quan tâm do phản ánh lợi nhuận mang lại từ hiệu quả quản lý tài sản. ROA = [Lợi nhuận sau thuế / Tài sản ] * 100% 2.1.2 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE là chỉ tiêu thể hiện lợi nhuận thu được từ 1 đồng vốn chủ sở hữu. ROE thể hiện hiệu quả quản lý vốn chủ sở hữu trong việc tạo ra lợi nhuận nên là tiêu chí được các nhà đầu tư, các cổ đông đặc biệt quan tâm. ROE = [Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu ] * 100% 2.1.3 Chỉ số NIM NIM = Thu nhập lãi thuần Tài sản có sinh lời NIM hay còn được gọi là Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên hoặc Tỷ lệ thu nhập lãi
  • 14. thuần. NIM được tính dựa trên chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Ở các NHTM, tỷ lệ NIM có thể tính nhanh bằng cách lấy hiệu số giữa lãi suất cho vay và lãi suất điều chuyển vốn. 2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NTHM Tác động đến lợi nhuận ngân hàng có thể xét đến các yếu tố ngoại sinh từ bên ngoài ngân hàng và nội sinh từ bên trong ngân hàng. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả chỉ tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đến từ chính bản thân các ngân hàng : 2.2.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Theo Allen (2013), vốn nhiều giúp ngân hàng chủ động giảm được các rủi ro khi gặp phải. Nghiên cứu của Bourke (1989) cho thấy càng có nhiều vốn thì ngân hàng càng chủ động trong kế hoạch kinh doanh, không phải bị động chờ đủ vốn mới đầu tư nên vốn nhiều là một lợi thế giúp ngân hàng tối ưu lợi nhuận. Tuy vậy theo Berger (1995) tùy vào từng giai đoạn thời kỳ mới có thể kết luận vốn nhiều hay ít ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu của Berger cho thấy tỷ lệ vốn cao chỉ có ý nghĩa tích cực trong thập niên 80 đối với các ngân hàng Mỹ, đến thập niên 90 vốn càng nhiều càng làm trở ngại do bất ổn kinh tế chính trị và khả năng tận dụng hiệu quả nguồn vốn không tối ưu. 2.2.2 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là tổn thất của ngân hàng từ hoạt động tín dụng. Cụ thể là thiệt hại ngân hàng gặp phải khi khách hàng không trả nợ. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có quy định số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng những tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Căn cứ theo thời gian trả nợ chậm của khách hàng, tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ khác nhau (Thông tư 02/2013/TT-NHNN). 2.2.3 Tỷ lệ Chi phí Không doanh nghiệp nào mong muốn chi phí tăng cả và ngân hàng cũng vậy. Chi phí cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Dù vậy theo Molyneux và Thorton (1992) khi chi phí trả lương cho cán bộ nhân viên tăng sẽ thúc đẩy ngân hàng sinh lời từ các hoạt động đầu tư kinh doanh nhiều hơn. Lương cao làm tăng năng suất, năng suất tăng làm lợi nhuận phát triển. Tương tự, San và Heng (2013) khi nghiên cứu cho rằng chi phí lớn giúp ngân hàng tăng quy mô cũng là tín hiệu tích cực giúp ngân
  • 15. hàng đạt lợi nhuận. 2.2.4 Tỷ lệ thanh khoản Ngân hàng càng có tỷ lệ thanh khoản cao càng có nhiều tiềm năng đạt được lợi nhuận mong muốn (Ong Tze San,2013). Các ngân hàng dù có tài sản nhiều nhưng kém tính thanh khoản khó đạt được lợi nhuận mong đợi. Tuy vậy, dù thanh khoản cao nhưng nếu các ngân hàng không nắm bắt được cơ hội đầu tư thì lợi nhuận cũng khó tăng trưởng (Dawood, 2014). 2.2.5 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay Hoạt động cấp tín dụng mang lại lợi nhuận nhiều nhất đối với đại đa số cac ngân hàng nước ta là vay vốn. Ngân hàng cho vay để thông qua các món vay có thể thu được lãi. Càng nhiều khách hàng vay, dư nợ tăng thì đạt được lợi nhuận nhiều đồng thời rủi ro cũng xuất hiện tương ứng với sự tăng trưởng dư nợ theo nguyên tắc lợi nhuận càng nhiều rủi ro càng cao (Abdullah, 2014). Nếu quá nhiều món vay có rủi ro xuất hiện, khi ấy dù tỷ lệ dư nợ có lớn ngân hàng vẫn phải chịu thiệt hại vì không thu được lợi nhuận từ nhóm khách hàng nợ xấu này (Miller và Noulas, 1997). 2.2.6 Tổng tài sản của ngân hàng Ngân hàng có tài sản càng nhiều thì bộ máy quản lý sẽ cồng kềnh và chồng chéo nên gây khó trong việc gặt hái lợi nhuận (Stiroh và Rumble, 2006). Kết quả nghiên cứu của Emery (1971) thì lại thể hiện ngược lại rằng ngân hàng lớn có lợi thế đạt được mục tiêu lợi nhuận nhiều hơn. Lý giải về điều này, Emery giải thích ngân hàng có nhiều vốn nhiều tài sản nên chủ động được trong việc nắm bắt đầu tư, kèm theo khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ hơn hẳn các ngân hàng quy mô khiêm tốn. 2.2.7 Loại hình ngân hàng Tác giả Trần Việt Dũng (2014) có đúc kết ngân hàng có sở hữu quốc doanh thì khả năng có lợi nhuận sẽ không cao bằng các ngân hàng tư nhân. Lý giải cho điều này Trần Việt Dũng (2014) cho rằng những ngân hàng có vốn nhà nước chịu ảnh hưởng chính trị, không theo đuổi lợi nhuận và không bị giám sát chặt chẽ bởi thị trường như ngân hàng tư nhân. 2.3 Tình hình lợi nhuận của các NTHM nƣớc ta Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê)
  • 16. Tỷ lệ bình quân Vốn CSH / Tổng tài sản có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất năm 2008 là 12,92% và giảm mạnh đến thời điểm hiện tại năm 2017 còn 7,88%. Đây là tín hiệu phản ánh rủi ro tăng khi vốn của các NHTM càng ngày càng ít trong thập niên qua. Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê) 2011-2013 là thời điểm nợ xấu bùng nổ tăng cao ở nước ta. Vì vậy đây cũng là giai đoạn có trích lập dự phòng cao nhất thập niên qua với con số thời điểm cao nhất lên đến trên 1.5%
  • 17. Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 (tác giả thống kê). Có thể thấy chi phí các ngân hàng thương mại Việt Nam tiêu tốn so với thu nhập là rất cao từ 70 đến gần 90%. Có nghĩa là trung bình cứ tạo ra được 100 đồng thu nhập thì ngân hàng chi tiêu hon 70 đồng rồi. Bài toán giảm chi phí hoạt động nhưng vẫn bảo đảm bộ máy ngân hàng vận hành hoạt động trơn tru luôn là bài toán đau đầu cho các nhà quản lý ngân hàng. Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 (tác giả thống kê). Trong thập kỷ qua, khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong nước ta đã giảm một nửa từ 30,48% (năm 2007) xuống còn 14,81% (năm
  • 18. 2017) . Đây không phải là tín hiệu tích cực trong việc tăng trưởng lợi nhuận. Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 (tác giả thống kê). Giai đoạn 2007 -2017, số liệu cho vay khá ổn định dao động quanh mức 50% -60%. Số tiền đem đi cho khách hàng vay chiếm tỷ trọng lớn đòi hỏi ngân hàng chú trọng hơn vào đội ngũ quy trình khả năng thẩm định hồ sơ phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê).
  • 19. Lợi nhuận từ vốn biến động mạnh thời gian quan và dần khởi sắc trong hơn 5 năm trở lại đây.Cho dến nay dù đang dần tăng trở lại nhưng cũng còn lâu lợi nhuận mớt đạt đến thời hoàng kim những năm 2007 (đạt gần 14%). 1.29% 1.22% 0.89% 0.7 0.61% 0.54% 0.49% Lợi nhuận trên tài sản cũng biến động tăng giảm thất thường và những năm gần đây cũng thể hiện được tín hiệu tích cực khả quan hơn khi tăng đều đặn qua các năm. 2.4 Lƣợc khảo các đề tài về ngân hàng liên quan đến lợi nhuận 2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới Sử dụng mô hình FEM xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Hàn Quốc trước trong và sau cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997: Sufian, F. (2011) đã tiến hành dùng ROA, ROE làm biến được hồi quy. Tác giả kết luận rằng dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và diểm thú vị của đề tài phát hiện rằng khi lạm phát càng cao thì ngân hàng nắm bắt được thông tin và có kế hoạch hợp lý sẽ mau chóng đạt được kết quả tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Anbar, A. and D. Alper (2011) thì nghiên cứu nhiều biến ngoại sinh hơn, tác giả dùng ước lượng FEM phân tích 10 NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2010 và tuyên bố ngân hàng muốn có lời nhiều cần tăng tài sản đồng thời hạn chế cho vay quá nhiều. Đề tài liên quan đến các ngân hàng Châu Á có thể kể đến bài viết của Vong, P. I. and H. S. Chan (2009). Tác giả chỉ hồi quy duy nhất biến tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản nhưng dùng đa dạng các chỉ tiêu bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng để phân tích. Đề tài nhìn nhận ảnh hưởng của hầu
  • 20. hết các chỉ tiêu tài chính nội tại ngân hàng tại Macau như vốn, dư nợ, huy động, trích lậ dự phòng đến yếu tố kinh tế chính trị như thuế, lạm phát, lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa. Các tác giả nhận định muốn có lời thì cần tăng vốn chủ sỡ hữu càng nhanh càng tốt; song song đó cần hoạch định giảm cho vay nợ xấu, giảm trích lập dự phòng rủi ro xuống. Còn tại Hy Lạp, Spathis, Kosmidou et al. (2002) sau khi thu thập dữ liệu từ 23 ngân hàng trong nước Hy Lạp đã thực hiện hồi quy nhằm trả lời câu hỏi giữa ngân hàng tài sản nhiều và ngân hàng tài sản ít ngân hàng nào có khả năng đạt được mục tiêu lợi nhận hơn. Nhóm tác giả chia 23 ngân hàng Hy Lạp ra thành 7 ngân hàng lớn và 16 ngân hàng nhỏ với số liệu chỉ lấy trong thập niên 90 nên còn nhiều hạn chế về mẫu. Kết quả nghiên cứu nhận định rằng ngân hàng có tổng tài sản nhỏ nhưng có thu nhập lãi thuần cao thì vẫn hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nhiều tài sản. San, O. T. and T. B. Heng (2013) nối tiếp đề tài nghiên cứu các ngân hàng Châu Á thập niên 90 như Vong, P. I. and H. S. Chan (2009) nhưng có mở rộng mẫu ra các ngân hàng ngoài biên giới quốc gia nghiên cứu. Đề tài chọn lọc báo cáo tài chính của 20 ngân hàng Malaysia (9 ngân hàng nội địa và 11 ngân hàng nước ngoài) để phân tích kinh tế lượng. Ở nghiên cứu này lạm phát chưa cho thấy khả năng ảnh hưởng đến lời lỗ của ngân hàng. Các kết luận còn lại tương tự như nghiên cứu của ong, P. I. and H. S. Chan (2009) rằng vốn và tài sản ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến sản sinh lợi nhuận trong khi nếu không kiểm soát chi phí và trích lập dự phòng rủi ro thiếu hợp lý, ngân hàng sẽ mau chóng đối mặt với vấn đề khủng hoảng. Khu vực Trung Đông biến động chính trị cao cũng đóng góp nhiều bài báo khoa học giá trị liên quan đến lợi nhuận ngân hàng. Trong số đó phải kể đến các bài viết của các tác giả Dawood, U. (2014) và Bashir, A.-H. M. (2001). Các đề tài này có nội dung nghiên cứu đa dạng dù thời gian nghiên cứu vô cùng ngắn ngủi. Nghiên cứu của Dawood, U. (2014) thời gian rất ngắn chỉ trong 4 năm từ 2009 đến 2012 nhấn mạnh vai trò của khả năng thanh khoản đáp ứng nhu cầu dùng tiền mặt trong nền kinh tế Pakistan. Bài viết của Bashir, A.-H. M. (2001) đặt câu hỏi điều gì ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hồi Giáo . Bashir, A.-H. M. (2001) dùng tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản làm biến phụ thuộc, xoay quanh dữ liệu lấy từ 14 ngân hàng giai đoạn từ 1993 đến 1998 ở tám quốc gia Hồi Giáo Bahrain, Ai Cập, Jordan, Cô-oét, Quatar, Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Đề tài phát hiện sử dụng nhiều biến ngoại sinh vĩ mô, trong đó
  • 21. có biến huy động tiền gởi so với tốc độ phát triển kinh tế để tìm kiếm mối tương quan giữa các GDP, tiền gởi nhàn rỗi và lợi nhuận ngân hàng. 2.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam Tại nước ta, trong 20 năm vừa qua có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lợi nhuận nhưng giá trị đóng góp trực quan rõ ràng nhất có thể kể đến các bài báo nghiên cứu khoa học của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013); Trần Việt Dũng (2014); Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành, (2014) đăng trên Tạp chí Công nghệ ngân hàng. Theo Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) vốn ảnh hưởng tích cực đến tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản nhưng lại tác động ngược chiều đến tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu; do càng có nhiều vốn thì dù lợi nhuận tăng nhưng lợi nhuận trên vốn bị pha loãng ra, vốn tăng không theo kịp tốc độ phát triển của lợi nhuận nên lợi nhuận tăng nhanh quá thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm . Các tác giả cũng phát hiện ra sự liên quan giữa thị phần ngân hàng và tổng tài sản đến lợi nhuận. Ngân hàng có thị phần cao (tài sản của bản thân ngân hàng đó so với tổng các ngân hàng khác) và cho vay càng nhiều thì càng mau có lợi nhuận. Nghiên cứu chỉ tìm thấy ý nghĩa các chỉ tiêu tín dụng đến lợi nhuận, còn nội dung gởi tiền huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê. Tương tự như nhiều bài báo khoa học của các đồng nghiệp quốc tế khác, nhóm tác giả chỉ ra hai nhân tố kéo lợi nhuận sụt giảm đáng kể nhất là chi phí và nợ xấu. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng thuộc sở hữu quốc doanh. Điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ sử dụng biến định lượng, trong mô hình nghiên cứu chưa có biến định tính. Cùng chung mục tiêu tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận ngân hàng với Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013); tác giả Trần Việt Dũng (2014) có bài đăng trên Tạp chí ngân hàng số 16 năm 2014 nội dung nghiên cứu khả năng tạo ra lợi nhuận từ năm 2006 đến năm 2012 của 22 ngân hàng thương mại nước ta. Sử dụng các định nghĩa mới như cấu trúc sở hữu chia ra tỷ lệ sở hữu liên tục của Nhà nước, tỷ lệ sở hữu liên tục của cổ đông nước ngoài bài nghiên cứu mang đến cái nhìn đa chiều về lợi nhuận ngân hàng những năm kinh tế khu vực không ổn định. Tác giả rút ra kết luận ngân hàng thương mại cổ phần muốn cải thiện khả năng sinh lời bằng cách điều chỉnh cơ cấu hợp lý như giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ sở
  • 22. hữu nước ngoài; nâng cao năng lực giám sát của NHNN. Lạm phát được xem là tín hiệu tích cực giúp ngân hàng thương mại nước ta tận dụng cơ hội đạt lợi nhuận là kết luận bất ngờ của Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành, (2014). Các tác giả kiến nghị biện pháp tăng lợi nhuận như đa dạng hóa kênh thu nhập ngoài cho vay ngân hàng cần phát triển thêm các mảng dịch vụ khác như dịch vụ quản lý tiền mặt thu hộ, chi hộ, thanh toán quốc tế, thu phí phát hành thư hứa cấp tín dụng…; giảm nợ xấu; giảm chất chi phí hoạt động thông qua tinh gọn bộ máy nhân sự . Mẫu nghiên cứu lấy từ 22 NHTM từ năm 2007 đến năm 2013 thông quan hồi quy kinh tế lượng dữ liệu bảng GMM nên có ý nghĩa đóng góp chấp nhận được. 2.4.3 Đề xuất hƣớng nghiên cứu và đóng góp của đề tài. Nhìn qua các nội dung đã tóm tắt ở trên, có thể thấy các nghiên cứu về lợi nhuận có biến được hồi quy thường là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE, dữ liệu lấy đến thời điểm nghiên cứu khi đó đến nay đã không còn cập nhật, đối tượng nghiên cứu đa số là các ngân hàng nước ngoài nên thiết nghĩ cần có nghiên cứu kế thừa sâu sát nội dung trên với dữ liệu các ngân hàng trong nước ta cập nhật thời điểm hiện tại. Cụ thể các đề tài liên quan về hiệu quả lợi nhuận nổi bật tại Châu Á trong 20 năm qua Nghiên cứu của Sufian (2011) có biến được giải thích là ROA, ROE; số liệu lấy từ 1992-2003 nghiên cứu các ngân hàng ở Hàn Quốc. Nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ thập niên đầu thế kỷ 21. Biến phụ thuộc tác giả nghiên cứu là ROA, ROE. Nghiên cứu của Vong, P. I. and H. S. Chan (2009) các ngân hàng MaCao giai đoạn 1993-2007; chỉ dùng một ước lượng với một biến được hồi quy ROA. Nghiên cứu của San, O. T. and T. B. Heng (2013) lấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Malaysia ra làm đối tượng nghiên cứu bên cạnh hai biến được dự báo quen thuộc là ROA và ROE, tác giả đưa thêm biến phụ thuộc NIM. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu của bài lại hạn chế do chỉ thống kê số liệu trong bảy năm 2003-2009. Khu vực Trung Đông đầy biến động chính trị cũng là mục tiêu tìm hiểu của tác giả Usman Dawood (2014). Chỉ nghiên cứu ROA trong khoảng thời gian cực kỳ
  • 23. ngắn ngủi từ 2009-2012, tác giả rút ra nhận xét về ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận 23 ngân hàng Pakistan Cũng đề tài tìm hiểu về lợi nhuận tại Trung Đông đồng thời mở rộng ra các quốc gia Hồi Giáo lớn ở Châu Phi, đề tài của Bashir có số lượng quan sát là khá ít với 14 ngân hàng Hồi Giáo ở 8 quốc gia. Giai đoạn tác giả nghiên cứu trong bài vẻn vẹn vài năm từ 1993-1998. Châu Á là khu vực địa lý Việt Nam chúng ta đang ở. Dù vậy kinh tế Việt Nam nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng có một khoảng cách rất lớn về quy mô. Chưa có ngân hàng Việt Nam nào lọt vào xếp hạng top 100 Châu Á, vì vậy các nghiên cứu liên quan đến nội dung này nêu trên chỉ mang yếu tố tham khảo. Do đặc thù riêng kinh tế chính trị nước ta không giống các nước bạn, quy mô ngân hàng, sự chuyên nghiệp của hệ thống ngân hàng trong nước ta còn nhiều khác biệt khi so sánh trong mối tương quan với ngân hàng nước láng giềng nên không thể bê nguyên xi công thức nghiên cứu từ các nội dung trên vào. Bên cạnh đó có thể nhận thấy trong 20 năm trở lại đây, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng nhắc đến lợi nhuận tại Châu Á thường gặp phải tình trạng hoặc là thời gian nghiên cứu quá ít ( dưới 10 năm), công trình nghiên cứu diễn ra đã lâu (gần 6-7 năm về trước), hoặc là số mẫu nghiên cứu không nhiều (dưới 20 ngân hàng), hay chỉ dùng ROA và ROE làm các biến nội sinh. Nghiên cứu ngân hàng ở Châu Âu có liên quan đến vấn đề này có thể kể đến Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002) trong thập niên 1990 có điểm mới là xét xem hiệu quả tạo ra lợi nhuận giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ tại Hy Lạp. Châu Âu là khu vực kinh tế phát triển cao của thế giới, hoàn toàn khác so với nước ta. Ngoài ra kinh tế Hy Lạp nói chung và bộ máy ngân hàng Hy Lạp nói riêng không phải là nền kinh tế mạnh tiêu biểu (nổi tiếng với sự trì trệ khủng hoảng và gần nhất là vỡ nợ), hiển nhiên nội dung nghiên cứu cũng không áp dụng hoàn toàn vào tình hình nước ta được; chỉ mang ý nghĩa tham khảo học thuyết của các học giả phương tây về vấn đề này. Riêng ở Việt Nam, đề tài nhắc đến lợi nhuận của NHTM khá đa dạng: Nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) với hai biến được giải thích ROA và ROE, giai đoạn 2007 -2013 từ 22 NHTM Việt Nam. Trần Việt Dũng (2014) bên cạnh ROA, ROE có đưa thêm NIM vào làm biến
  • 24. nội sinh và đề xuất nhiều biến ngoại sinh mới như sở hữu vốn của cổ đông nước ngoài. Thời gian nghiên cứu ngắn 2006-2012, dữ liệu lấy từ Bankscope báo cáo tài chính 22 NHTM trong nước. Trung, T. Q. and N. V. Sang (2013) tìm hiểu 39 NHTM nước ta từ 2005 đến 2012, bên cạnh các biến độc lập tỷ số tài chính quen thuộc nhóm tác giả đề xuất thêm biến độc lập thị phần ngân hàng ( tính bằng cách lấy tài sản ngân hàng chia cho tổng tài sản các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu). Biến được dự báo là ROA và ROE. Tóm lại các nghiên cứu của các tác giả dù ở Việt Nam, Châu Á hay Châu Âu tính đến thời điểm hiện tại luôn cần cập nhật và hoàn thiện cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, những nội dung hạn chế của nghiên cứu trước như - Đa số chỉ dùng biến được dự báo ROA, ROE - Số liệu lấy trong khoảng thời gian 5 năm - Thời điểm công bố nghiên cứu chưa được cập nhật đến nay - Các biến phụ thuộc là các tỷ số tài chính quen thuộc như: dư nợ, thanh khoản, dự phòng rủi ro tín dụng … Từ những nội dung trên, trong phạm vi luận văn thạc sĩ lần này, tôi kế thừa các kiến thức từ những học giả đi trước để học hỏi tìm tòi, mở rộng kiến thức và cố gắng cập nhật dữ liệu cho phù hợp với tình hình thực tại. Cụ thể nội dung nghiên cứu trong bài dù vẫn kế thừa phần lớn nội dung của các nghiên cứu trước, bài luận văn này có cố gắng đóng góp như sau: - Bên cạnh biến phụ thuộc ROA và ROE như đa số đề tài của các tác giả đi trước, tôi sẽ đưa thêm NIM vào làm biến được dự báo. - Số liệu nghiên cứu sẽ được tác giả cập nhật trong 11 năm : từ 2007 đến 2017. - Thời điểm nghiên cứu là vào năm 2018 nên tác giả không lấy được số liệu tài chính năm 2018. Tuy nhiên, việc thêm mẫu số lượng rất nhỏ vào cũng không mang lại giá trị nhiều về tính chính xác của nghiên cứu nên việc này không phải là vấn đề đáng lưu tâm. Vì vậy nội dung nghiên giai đoạn 2007-2017 là sát với thực tế đầu năm 2019 hiện nay. - Bên cạnh các biến được hồi quy về tỷ số tài chính quen thuộc, ở nội dung lần này, tác giả có đưa thêm vào biến Loại hình ngân hàng- đây là biến nhằm xem xét hiệu quả sinh lời giữa ngân hàng có vốn Nhà nước và ngân hàng tư nhân.
  • 25. Phù hợp với tính chất của một bài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, kế thừa nội dung nghiên cứu từ các tác giả trong quá khứ và làm quen với việc nghiên cứu khoa học, đề xuất tính mới trong phạm vị học viên cao học nắm bắt và hiểu được, tôi đề xuất mô hình nghiên cứu: Yit = β0 + β1CAPit + β2LLRit + β3CIRit + β4LIQit + β5LOANit + β6SIZEit + β7loaihinhit + eit Đây là mô hình nghiên cứu phù hợp phổ biến với các số liệu dễ cập nhật thống kê trong môi trường ngân hàng ở nước ta hiện nay, song song đó cũng có sự cập nhật về biến phụ thuộc NIM bên cạnh ROA, ROE như các đề tài trước; có biến giải thích Loaihinh – loại hình ngân hàng xét theo tính chất có sở hữu từ vốn quốc doanh hoặc sở hữu từ vốn tư nhân- đây là biến độc lập xuất hiện không nhiều ở các nghiên cứu trước. Dữ liệu 11 năm gần với hiện tại nhất. Các biến nội sinh còn lại : vốn; dự phòng rủi ro hoạt động tín dụng; chi phí; khả năng thanh khoản tiền mặt ; tình hình dư nợ cho vay; tổng tài sản. Chi tiết cụ thể hơn về quy trình phương pháp thực hiện sẽ được tác giả mô tả trong chương kế tiếp.
  • 26. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phƣơng pháp tiếnhành nghiên cứu đề tài 3.1.1 Mẫu số liệu thực hiện trong bài nghiên cứu Từ BCTC được ngân hàng công bố trên các phương tiện truyền thông, tác giả nhập liệu vào excel và dùng phần mềm stata chạy mô hình kiểm định để có kết luận về ý nghĩa các biến đề xuất nghiên cứu. Dữ liệu được lấy từ 242 quan sát của 22 NHTM trong giai đoạn từ 2007-2017. Do nguồn lực thời gian và khả năng còn nhiều hạn chế, trong thời gian quy định tác giả không nghiên cứu hết toàn bộ các ngân hàng tại Việt Nam được. Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn lọc theo các tiêu chí như sau: - Các ngân hàng nước ta trong tỷ lệ nguồn vốn có sở hữu vốn từ tư nhân và các ngân hàng vừa có vốn tư nhân vừa có vốn sở hữu nhà nước. - Các ngân hàng có báo cáo tài chính hợp nhất công bố rõ ràng trên các phương tiện truyền thông đại chúng giai đoạn 2007 -2017. 3.1.2 Khung tiếp cận nội dung đề tài Các nhân tố tác động đến lợi nhuận tại các NHTM Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận tại các NHTM - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu - Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM - Tỷ lệ chi phí trên thu nhập - Tỷ lệ phản ánh khả năng thanh khoản - Tỷ lệ phản ánh dư nợ cho vay - Tổng tài sản ngân hàng - Loại hình ngân hàng Tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên vốn chủ sở hữu Tỷ lệ thu nhập lãi thuần
  • 27. 3.1.3 Giảthiết của đề tài tác giả thực hiện nghiên cứu  Vốn chủ sở hữu CAP CAP = Von chǔ sơ hữu Tong nguon von Theo San, O. T. and T. B. Heng (2013), Usman Dawood (2014) CAP có tương quan cùng chiều đến hiệu suất lời lỗ trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của các tác giả quốc tế cho rằng vốn càng nhiều thì lợi thế ngân hàng đạt được là lòng tin của khách hàng, có thể tận dụng được cơ hội đầu tư tạo ra lợi nhuận để nâng thương hiệu ngân hàng, vốn đẻ ra vốn, lợi nhuận tăng tiến. Giảthiết 1 : Vốn chủ sở hữu tƣơng quan dƣơng với lợi nhuận NHTM.  Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLR = D ph ng ǔi o tín dụng Dư nợ tín dụng Theo San, O. T. and T. B. Heng (2013) yếu tố trích lập dự phòng để phòng ngừa rủi ro phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng cho vay có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng . Dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền ngân hàng trích ra để phòng ngừa rủi ro tín dụng xảy ra. Càng ít dự phòng rủi ro ngân hàng càng có khả năng tăng lợi nhuận và ngược lại nếu tỷ lệ này càng nhiều càng không tốt đến đà tăng trưởng của ngân hàng. Giả thiết 2 : Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.  Chi phí CIR CIR = Tong chi phí hoạt đ®ng Tong thu nh p hoạt đ®ng Chi phí bao gồm chi phí trực tiếp (chi phí tạo ra lợi nhuận, phân phối hàng hóa dịch vụ) và chi phí gián tiếp (chi phí trả lương cho nhân công, chi phí khấu hao tài sản). Doanh nghiệp hay ngân hàng cũng thế, nếu chi nhiều hơn thu thì lợi nhuận không tiến triển được. Nghiên cứu của San, O. T. and T. B. Heng (2013) chỉ ra rằng chi phí
  • 28. có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Giả thiết 3 : Chi phí tƣơng quan âm đến hiệu quả đạt lợi nhuận của các NHTM.  Khả năng thanh khoản LIQ LIQ= Tài sǎn có tính thanh khoǎn Tong tài sǎn Tỷ lệ thanh khoản LIQ thể hiện ngân hàng có đủ tiền mặt cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường hay không. Một ngân hàng mà khi cần phục vụ nhu cầu khách hàng rút tiền rơi vào thế bị động do tiền gởi khách hàng đã đem đi cho vay hết thì không thể gọi là ngân hàng lớn mạnh được. San, O. T. and T. B. Heng (2013) chỉ ra rằng tỷ lệ thanh khoản LIQ có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có nhiều tiền mặt đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng gởi tiền thì khách hàng an tâm và tin tưởng giao dịch nhiều hơn, lợi nhuận cũng từ đó mà tăng trưởng. Nghiên cứu của Usman Dawood (2014) thì kết luận ngược lại thanh khoản ngân hàng cao thể hiện ngân hàng có nhiều tiền mặt quá, lượng tiền mặt có được không được dùng để đầu tư hiệu quả, nên khả năng sinh lời cũng theo đó mà không tăng trưởng . Như vậy, ở nội dung thanh khoản này có nhiều ý kiến quan điểm khác nhau giữa các nghiên cứu trên thế giới. Ở bài nghiên cứu này chúng ta sẽ đặt ra giả thuyết tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng có thể tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng. Giả thiết 4 : Thanh khoản có thể tƣơng quan dƣơng hoặc âm đến hiệu quả đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận của các NHTM nƣớc ta.  Tỷ lệdƣ nợ LOAN LOAN= Dư nợ cho vay Tong tài sǎn Tỷ lệ dư nợ cho vay LOAN phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng. Cho vay là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận của nhiều ngân hàng vì vậy càng cho vay nhiều thì khả năng thu được lợi nhuận càng tươi sáng. Tất nhiên với điều kiện các khoản vay trên đều được thẩm định kỹ càng và có khả năng thu hồi nợ.
  • 29. Nghiên cứu của Bashir (2001) chỉ ra rằng cho vay nhiều là tiền đề để ngân hàng gặt hái lợi nhuận. Ngân hàng càng có nhiều khách hàng vay tốt thì lợi nhận ngân hàng thu về càng lớn. Giả thiết 5 : Dƣ nợ ảnh hƣởng cùng chiều đến khả năng đạt đƣợc lợi nhuận của các NHTM nƣớc ta.  Tài sản ngân hàng SIZE Quy mô ngân hàng được tính bằng cách lấy logarit tổng tài sản. Tài sản ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời nhuận. Quy mô ngân hàng lớn thì ngân hàng thu hút nhiều khách hàng hơn và khả năng chống chịu rủi ro cũng cao hơn. Theo San, O. T. and T. B. Heng (2013), ngân hàng có tài sản lớn sẽ mang đến ảnh hưởng tích cực dễ dàng đầu tư kinh doanh có lời. Nghiên cứu của Spathis Ch., Kosmidou K. và Doumpos.M (2002) cũng kết luận tương tự. Giả thiết 6 : Tổng tài sản tác động cùng chiều trong việc ngân hàng đạt đƣợc lợi nhuận.  Loại hình ngân hàng Theo Trần Việt Dũng (2014), NHTM có vốn được sở hữu bởi các cá nhân/tập đoàn nhà nước thường hiệu quả kinh doanh thấp hơn nếu đặt trên bàn cân so sánh với các NHTM ngoài quốc doanh. Ở luận văn này, tôi sẽ kiểm chứng nội dung trên bằng cách sử dụng biến giả. Giả thiết 7 : Loại hình ngân hàng nhà nƣớc tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận NHTM Việt Nam. 3.1.4 Bảng mô tả nghiên cứu TT Biến trong mô hình nghiên cứu Ý nghĩa Định lƣợng Chiều kỳ vọng ảnh hƣởng Đề tài tham chiếu Biến nội sinh 1 ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
  • 30. 2 ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 3 NIM Thu nhập lãi cận biên Thu nhập lãi thuần/ Tài sản có sinh lời Biến ngoại sinh 1 CAP Vốn Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn + O. T. and T. B. Heng (2013). Dawood,U.(2014) 2 LLR Dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cho vay Dự phòng rủi ro tín dụng / Dư nợ tín dụng - O. T. and T. B. Heng (2013) 3 CIR Chi phí Tổng chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập hoạt động - O. T. and T. B. Heng (2013) 4 LIQ Khả năng thanh khoản Tài sản có tính thanh khoản/ Tổng tài sản +/- O. T. and T. B. Heng(2013). Dawood,U.(2014) 5 LOAN Cho vay khách hàng Dư nợ cho vay / Tổng tài sản + Bashir (2001) 6 SIZE Tổng tài sản Logarit Tổng tài sản + O. T. and T. B. Heng(2013). Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002). 7 Loaihinh Chịu sự sở hữu quốc doanh hoặc ngoài quốc doanh 1: Ngân hàng vừa có vốn góp của tư nhân vừa có vốn góp của Nhà Nước - Dũng,T.V. (2014)
  • 31. 0: Ngân hàng có vốn góp sở hữu bởi 100% tư nhân 3.1.5 Mô hình đề xuất Dựa trên bảng mô tả các biến ở trên tác giả thiết lập mô hình nghiên cứu : Yit = β0 + β1CAPit + β2LLRit + β3CIRit + β4LIQit + β5LOANit + β6SIZEit + β7loaihinhit + eit Trong đó: Biến phụ thuộc Yit bao gồm: - ROAit: tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên tài sản của ngân hàng i tại năm t - ROEit: tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên vốn của ngân hàng i tại năm t - NIMit: tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng i tại năm t Biến độc lập bao gồm - CAPit là tỷ lệ vốn tính dựa trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t. - LLRit là tỷ lệ dự phòng hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t. - CIRit là tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng i tại thời điểm t. - LIQit là tỷ lệ thanh khoản khả năng của ngân hàng i tại thời điểm t.. - LOANit là tỷ lệ cho vay của ngân hàng i tại thời điểm t. - SIZEit là tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t. - loaihinhit là loại hình hoạt động của ngân hàng i tại thời điểm t 3.2 Quy trình thực hiện Tổng quát quy trình các bước tác giả tiến hành chạy Stata :  Bước 1: Phân tích tổng quan số liệu ban đầu Thống kê các biến để tổng quan phân tích các chỉ số: trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn…  Bước 2: Phân tích ma trận : dựa vào kết quả nhìn nhận giữa các biến nội sinh, biến ngoại sinh có liên hệ nào với nhau để kiểm tra có khuyết tật tự tương quan trong mô hình hay không.
  • 32.  Bước 3: Kiểm tra VIF Dựa trên hệ số VIF để kiểm tra sơ bộ giữa các biến trong mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không.  Bước 4: Thực hiện các ước lượng hồi quy FEM, REM, POOLED OLS và chọn ra ước lượng thích hợp với đề tài.  Bước 5: Tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình và khắc phục.  Bước 6: Phân tích kết quả.
  • 33. CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả nghiên cứu 4.1.1 Phân tíchtổng quan số liệuban đầu Bảng 4.1 Phân tích số liệu tổng quan STT Các biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1 ROA 242 .009049 .0059491 .000111 .047289 2 ROE 242 .0963727 .0628851 .000753 .284644 3 NIM 242 .0766626 .0533234 .000705 .235856 4 CAP 242 .1034445 .0498807 .010888 .356339 5 LLR 242 .0126376 .0058538 .001397 .037018 6 CỈR 242 .8464705 0939424 .421861 1.046083 7 LIQ 242 .2154242 .1073888 .045018 .610376 8 LOAN 242 .5374796 .1266478 .194288 .851683 9 SIZE 242 31.93161 1.618045 28.41987 45.88092 10 Loaihinh 242 Nguồn: Tác giả tổng hợp.
  • 34. 4.1.2 Kiểm định tổng quát các khuyết tật mô hình Bảng 4.2 Kết quả ma trận tự tƣơng quan . corr ROA ROE NIM CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh (obs=242) ROA ROE NIM CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh ROA 1.0000 ROE 0.7003 1.0000 NIM 0.6349 0.7215 1.0000 CAP 0.3542 -0.2925 -0.1299 1.0000 LLR -0.0861 0.0510 -0.0443 -0.1896 1.0000 CIR -0.6781 -0.5677 -0.5185 -0.1386 0.1756 1.0000 LIQ 0.1571 0.1748 0.1277 -0.0196 -0.0523 -0.1186 1.0000 LOAN 0.1194 0.0330 0.0227 0.1625 -0.1120 -0.1390 -0.6263 1.0000 SIZE -0.1117 0.2987 0.1229 -0.5471 0.3035 -0.0247 -0.1959 0.0612 1.0000 Loaihinh 0.0117 0.3270 0.0298 -0.3075 0.3109 -0.0716 -0.1279 0.3250 0.4808 1.0000 Nguồn: Tác giả tổng hợp. Dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng, chi phí, tài sản tác động ngược chiều đến suất sinh lời tính trên tổng nguồn vốn ( hay tổng tài sản). Các biến giải thích vốn, chi phí tương quan âm đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn. Các biến giải thích vốn, dự phòng rủi ro, chi phí tương quan âm với biến nội sinh NIM.Hệ số tương quan bé hơn 1 nên tác giả kết luận đa cộng tuyến không nghiêm trọng. Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến Biến VIF LOAN 2.35 LIQ 2.00 SIZE 1.88 LOAIHINH 1.75 CAP 1.60 LLR 1.28 CIR 1.16 Mean VIF 1.72 Nguồn: Tác giả tổng hợp. Do VIF thể hiện ở bảng trên đều thấp (cao nhất là 2.35) nên kết luận chưa phát hiện đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình.
  • 35. 4.1.3 Phân tích kết quả hồi quy ROA làbiến phụ thuộc Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo OLS, REM và FEM ( với ROA là biến phụ thuộc) Biến số Pool OLS REM FEM CAP 0.0346*** 0.0352*** 0.0348*** LLR 0.0867* 0.106** 0.174*** CIR -0.0393*** -0.0381*** -0.0353*** LIQ 0.00861** 0.0103*** 0.0151*** LOAN 0.00416 0.00333 -0.000709 SIZE 0.0000993 0.0000616 -0.0000440 LOAIHINH 0.000145 0.000308 -0.000207 _cons 0.0304*** 0.0303*** 0.0317 (***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10% Nguồn: Tác giả thống kê. Theo kết quả hồi quy mô hình POOLED OLS với ROA là biến được giải thích: vốn, chi phí, thanh khoản và dự phòng có độ tin cậy cao trên 90%. Tình hình cho vay, tài sản và loại hình sở hữu chưa có ý nghĩa giải thích. Ước lượng REM với biến được giải thích là ROA tương tự ta cũng có kết quả vốn, chi phí, khả năng thanh khoản có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa p<0,01 . Dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05. Tình hình cho vay, tài sản và loại hình sở hữu chưa có ý nghĩa giải thích. Ước lượng FEM với biến được giải thích là ROA : vốn, chi phí, khả năng thanh khoản, dự phòng rủi ro có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa p<0,01. Ta tiến hành lựa chọn ước lượng phù hợp - Tiến hành dùng Hausman
  • 36. Bảng 4.5 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROA . hausman fe re Coefficients B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 58.07 Prob>chi2 = 0.0000 (V_b-V_B is not positive definite) Kết quả Pvalue < 0.05  Lựa chọn phương pháp ước lượng FEM là hiệu quả nhất trong 03 mô hình POOLED OLS, FEM, REM. Ta tiến hành kiểm tra các khuyết tật mô hình khi dùng mô hình FEM  Kiểm định phương sai thay đổi . xttest3 Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (22) = 1763.32 Prob>chi2 = 0.0000 Pvalue <0 nên đã xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi.
  • 37.  Kiểm định tự tương quan . xtserial ROA CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first order autocorrelation F( 1, 21) = 27.636 Prob > F = 0.0000 Pvalue <0 nên đã có khuyết tật tự tương quan Để khắc phục các khuyết tật trên ta dùng FGLS ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] CAP .0270108 .0047944 5.63 0.000 .017614 .0364076 LLR .0344546 .0329737 1.04 0.296 -.0301727 .0990819 CIR -.0357967 .0021496 -16.65 0.000 -.0400097 -.0315836 LIQ .0049011 .0022831 2.15 0.032 .0004263 .0093759 LOAN -.0005744 .0024875 -0.23 0.817 -.0054498 .004301 SIZE .0001146 .000091 1.26 0.208 -.0000638 .0002931 Loaihinh .0006095 .0007544 0.81 0.419 -.000869 .002088 _cons .0314166 .0042125 7.46 0.000 .0231602 .0396729 Kết luận: Mô hình loại bỏ hết các khuyết tật có thể xảy ra với biến nội sinh là ROA ROAit = 0.0314 + 0.0270xCAPit - 0.0358xCIRit + 0.0049xLIQit. ROE làbiến phụ thuộc Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo OLS, REM và FEM (với ROE là biến phụ thuộc) Biến số Pool OLS REM FEM CAP -0.356*** -0.305*** -0.252*** LLR 0.470 0.885 1.199** CIR -0.383*** -0.346*** -0.309*** LIQ 0.102*** 0.153*** 0.198*** LOAN 0.0295 0.0231 0.00118 SIZE 0.00287 0.00225 0.00131 LOAIHINH 0.0288** 0.0294** -0.0156 _cons 0.319*** 0.288*** 0.286*** (***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10% Nguồn: Tác giả thống kê Với biến được giải thích ROE, khi dùng ước lượng POOLED OLS: vốn, chi
  • 38. phí, khả năng thanh khoản có ý nghĩa giải thích cao với độ tin cậy 99%, nội dung loại hình ngân hàng có độ tin cậy 95%. Ở các nội dung dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng, dư nợ và quy mô tài sản mô hình chưa giải thích được ý nghĩa tác động đến lợi nhuận. Ước lượng REM với biến được hồi quy là ROE cho kết quả tương tự như khi hồi quy POOLE OLS. Ước lượng FEM với ROE là biến được giải thích : thanh khoản, vốn, chi phí có độ tin cậy 99%. Khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt thanh khoản của ngân hàng có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05. - Tiến hành chạy lệnh Hausman Bảng 4.7 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROE . hausman fe re Coefficients b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 78.57 Prob>chi2 = 0.0000 (V_b-V_B is not positive definite) Kiểm định Hausman cho kết quả p-value = 0.000<0.05 Kết luận: Lựa chọn phương pháp ước lượng FEM là hợp lý nhất trong 03 mô hình. Ta tiến hành kiểm tra các khuyết tật mô hình khi dùng mô hình FEM
  • 39.  Kiểm định phương sai thay đổi Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (22) = 613.27 Prob>chi2 = 0.0000 Pvalue <0 nên đã xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi.  Kiểm định tự tương quan . xtserial ROE CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first order autocorrelation F( 1, 21) = 31.458 Prob > F = 0.0000 Pvalue <0 nên phát hiện tự tương quan. Để khắc phục khuyết tật mô hình, ta dùng FGLS : ROE Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] CAP -.2367165 .0494269 -4.79 0.000 -.3335914 -.1398415 LLR .8902963 .4236223 2.10 0.036 .0600119 1.720581 CIR -.3227448 .0242768 -13.29 0.000 -.3703265 -.2751631 LIQ .0740984 .0276177 2.68 0.007 .0199687 .128228 LOAN .0231241 .0265239 0.87 0.383 -.0288617 .07511 SIZE .0026097 .0007391 3.53 0.000 .0011612 .0040583 Loaihinh .0344388 .0109654 3.14 0.002 .012947 .0559306 _cons .2626816 .0421273 6.24 0.000 .1801136 .3452495 Kết luận: Mô hình loại trừ hết các khuyết tật có thể xảy ra với biến nội sinh ROE : ROEit = 0.263 -0.237xCAPit+ 0.89xLLRit - 0.323xCIRit + 0.0741xLIQit + 0.00261xSIZE + 0.0344xLoaihinh.
  • 40. NIM là biến phụ thuộc Bảng 4.8 Kết quả hồi quy theo OLS, REM và FEM ( với NIM là biến phụ thuộc) Biến số Pool OLS REM FEM CAP -0.237*** -0.202*** -0.189*** LLR 0.485 0.719 0.703 CIR -0.305*** -0.252*** -0.237*** LIQ 0.0620 0.143*** 0.161*** LOAN 0.0465 0.0549* 0.0490 SIZE 0.00190 0.00247 0.00244 LOAIHINH -0.0225** -0.0295* -0.0579** _cons 0.257*** 0.166* 0.156* (***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10% Nguồn: Tác giả thống kê. - Chạy lệnh Hausman Bảng 4.9 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc NIM . hausman fem rem Coefficients b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 173.60 Prob>chi2 = 0.0000 (V_b-V_B is not positive definite) Kiểm định Hausman cho kết quả p-value = 0.000<0.05. Kết luận: Uớc lượng
  • 41. FEM là hiệu quả nhất được chấp nhận. Ta tiến hành kiểm tra các khuyết tật mô hình khi dùng mô hình FEM  Xem có gặp phải phương sai thay đổi hay không . xttest3 Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (22) = 6975.30 Prob>chi2 = 0.0000 Pvalue <0 nên đã xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi.  Kiểm định tự tương quan . xtserial NIM CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihinh Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first order autocorrelation F( 1, 21) = 52.750 Prob > F = 0.0000 Pvalue <0 nên đã có tự tương quan. Để xử lý các khuyết tật mô hình mắc phải, ta dùng FGLS NIM Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] CAP -.1570803 .0430035 -3.65 0.000 -.2413656 -.0727951 LLR .6160976 .4166906 1.48 0.139 -.200601 1.432796 CIR -.2862782 .02162 -13.24 0.000 -.3286527 -.2439037 LIQ .0474257 .0252217 1.88 0.060 -.0020079 .0968594 LOAN .0206515 .0229817 0.90 0.369 -.0243918 .0656949 SIZE .0025516 .0005403 4.72 0.000 .0014927 .0036105 Loaihinh .0020267 .0154443 0.13 0.896 -.0282436 .032297 _cons .2256691 .0354786 6.36 0.000 .1561323 .2952058 Kết luận: Mô hình sau khi đã loại bỏ hết các khuyết tật có thể xảy ra với biến phụ thuộc là NIM như sau : NIMit = 0.226 - 0.157xCAPit - 0.286xCIRit + 0.0474xLIQit + 0.00255xSIZE.
  • 42. 4.1.4 Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đối với ROA ROAit = 0.0314 + 0.0270xCAPit - 0.0358xCIRit + 0.0049xLIQit. STT Biến Tên gọi Kỳ vọng dấu ảnh hƣởng Kết quả Mức ý nghĩa Đề tài tƣơng tự Biến phụ thuộc ROA 1 CAP Tỷ lệ vốn + + 1% O. T. and T. B. Heng (2013). Dawood,U.(201 4) 2 LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro - + Chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê O. T. and T. B. Heng (2013) 3 CIR Tỷ lệ chi phí - - 1% O. T. and T. B. Heng (2013) 4 LIQ Tỷ lệ thanh khoản +/- + 5% O. T. and T. B. Heng(2013). Dawood,U.(201 4) 5 LOAN Tỷ lệ cho vay khách hàng + - Chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê Bashir (2001) 6 SIZE Tài sản + + Chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê O. T. and T. B. Heng(2013). Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002). 7 Loaihinh Loại hình sở hữu quốc doanh hoặc ngoài quốc doanh - + Chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê Dũng,T.V. (2014) Với biến được giải thích là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản :  Vốn ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên tài sản. Hiểu nôm na khi vốn tăng 01 đồng thì lợi nhuận trên tài sản tăng 0,0270 đồng. Để tăng lợi nhuận cần tăng vốn nhiều do tỷ lệ vốn tương quan dương đến lợi nhuận. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả O. T. and T. B. Heng (2013)., Usman Dawood (2014).  Nghiên cứu cho độ tin cậy cao 99% : Nhìn vào kết quả, chi phí tương quan
  • 43. âm đến lợi nhuận. Khi chi phí tăng 01 đồng thì lợi nhuận giảm 0.0358 đồng. Kết quả này giống với kết luận của O. T. and T. B. Heng (2013)..  Tỷ lệ thanh khoản tương quan dương với khả năng sinh lời với độ tin cậy 95%. Thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời càng cải thiện. Khi thanh khoản tăng 1 đồng thì lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 0.0049 đồng. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013), không tương đồng với nghiên cứu của Dawood,U.(2014).  Các giả thiết còn lại như tình hình cho khách hàng vay vốn của ngân hàng, tài sản, loại hình ngân hàng… chưa đủ cơ sở để kết luận ảnh hưởng đến lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu đối với ROE STT Biến Tên gọi Kỳ vọng chiều tác động Kết quả Mức ý nghĩa Đề tài tƣơng tự Biến phụ thuộc ROE 1 CAP Tỷ lệ vốn + - 1% O. T. and T. B. Heng (2013). Dawood, U.(2014) 2 LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro - + 5% O. T. and T. B. Heng (2013) 3 CIR Tỷ lệ chi phí - - 1% O. T. and T. B. Heng (2013) 4 LIQ Tỷ lệ thanh khoản +/- + 1% O. T. and T. B. Heng(2013). Dawood,U.(201 4) 5 LOAN Tỷ lệ cho vay khách hàng + + Chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê Bashir (2001) 6 SIZE Tài sản + + 1% O. T. and T. B. Heng(2013). Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002). 7 Loaihinh Loại hình sở hữu quốc doanh hoặc ngoài quốc doanh - + 1% Dũng,T.V. (2014)
  • 44. ROEit = 0.263 -0.237xCAPit+ 0.89xLLRit - 0.323xCIRit + 0.0741xLIQit + 0.00261xSIZE + 0.0344xLoaihinh. Với biến nội sinh là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE  Vốn tương quan âm với lợi nhuận. Điều này là điểm khác biệt so với mô hình ROA ở trên. Với độ tin cậy 99%, khi vốn chủ sở hữu tăng 1 đồng thì tỷ suất lợi nhuận ròng tính trên vốn giảm 0.237 đồng. Có thể lý giải điều này như sau: hiện tại nhiều ngân hàng thông qua sáp nhập, thông qua gọi vốn đầu tư hiệu quả từ các tập đoàn nước ngoài vốn ngân hàng có thể tăng đột biến gấp 2-3 lần. Sự tăng trưởng nóng quá nhanh của vốn dẫn đến việc dù lợi nhuận cũng tăng nhưng tăng không kịp theo đà tăng của vốn nên giá trị lợi nhuận giảm.  Dự phòng các biến cố gặp phải trong hoạt động tín dụng cho vay ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận (độ tin cậy 95%).  Khi chi phí trong quá trình hoạt động của ngân hàng phát sinh bị đội lên cao 1 đồng thì lợi nhuận từ vốn sẽ giảm 0.323 đồng.  Tỹ lệ thanh khoản tương quan dương đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở mức ý nghĩa 1%. Tương tự kết quả nghiên cứu của O. T. and T. B. Heng (2013): khi thanh khoản tăng 1 đồng thì lợi nhuận trên vốn tăng 0.0741 đồng.  Với độ tin cậy 99%, quy mô tài sản ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu giống với kết quả của các tác giả O. T. and T. B. Heng (2013), Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002) ngân hàng có quy mô càng lớn, có tài sản càng nhiều thì càng dễ sinh lời.  Biến giả Loaihinh được sử dụng để xét xem giữa 02 nhóm ngân hàng: thuần tư nhân và vừa tư nhân vừa nhà nước có điểm gì giống nhau/khác nhau khi xét trên góc nhìn hiệu quả đạt được mục tiêu lợi nhuận hay không. Nhóm ngân hàng vừa có vốn tư nhân vừa có vốn nhà nước bao gồm Vietcombank, BIDV và Vietinbank. Đây cũng là các ngân hàng lớn nổi tiếng thường đạt được lợi nhuận rất cao. Do vậy không khó lý giải khi mô hình cho ra kết quả nhóm ngân hàng nhà nước có sự góp mặt của 03 ông lớn này thể hiện sinh lời cao hơn nhóm ngân hàng tư nhân còn lại.
  • 45. Kết quả nghiên cứu đối với NIM STT Biến Tên gọi Kỳ vọng chiều tác động Kết quả Mức ý nghĩa Đề tài tƣơng tự Biến phụ thuộc NIM 1 CAP Tỷ lệ vốn + - 1% O. T. and T. B. Heng (2013). Dawood,U.(201 4) 2 LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro - + Chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê O. T. and T. B. Heng (2013) 3 CIR Tỷ lệ chi phí - - 1% O. T. and T. B. Heng (2013) 4 LIQ Tỷ lệ thanh khoản +/- + 10% O. T. and T. B. Heng(2013). Dawood,U.(201 4) 5 LOAN Tỷ lệ cho vay khách hàng + + Chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê Bashir (2001) 6 SIZE Tài sản + + 1% O. T. and T. B. Heng(2013). Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002). 7 Loaihinh Loại hình sở hữu quốc doanh hoặc ngoài quốc doanh - + Chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê Dũng,T.V. (2014) NIMit = 0.226 - 0.157xCAPit - 0.286xCIRit + 0.0474xLIQit + 0.00255xSIZE. Với biến được hồi quy là NIM :  Với độ tin cậy 99%, vốn ngân hàng tác động tiêu cực với thu nhập lãi cận biên. Khi vốn chủ sở hữu tăng 1 đồng thì NIM giảm 0.157 đồng .  Chi phí ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM ở mức ý nghĩa 1%. Càng khẳng định để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thì cắt giảm chi phí là điều cần thiết.  Khi tỷ lệ thanh khoản tăng 1 đồng thì NIM tăng 0.0474. Khả năng thanh khoản có ảnh hưởng khả quan đến thu nhập lãi thuần NIM.
  • 46.  Quy mô ngân hảng càng lớn thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao, điều này được thể hiện ở các ước lượng hồi quy với biến nội sinh ROA, ROE và đến NIM thì cũng có kết quả tương tự. Khi tài sản ngân hàng tăng 1 đồng thì NIM tăng 0.00255 đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu Tổng hợp kết quả ở cả 03 mô hình ROA, ROE, NIM cho ta thấy ảnh hưởng đáng kể nhất đến lợi nhuận trong phạm vi bài nghiên cứu này có thể kể đến chi phí, khả năng thanh khoản và quy mô tổng tài sản. Trong đó chi phí tác động ngược chiều, còn tính thanh khoản và tài sản có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại Việt Nam để tăng trưởng lợi nhuận cần có các kế hoạc dự án lộ trình tiết hạ thấp chi phí và cải thiện khả năng cung ứng tiền mặt thanh khoản, tăng tài sản lên càng nhiều càng tốt. Gợi ý rút ra từ kết quả nghiên cứu này sẽ được thể hiện rõ hơn ở chương sau.
  • 47. CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về lợi nhuận của NHTM và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Dựa trên những cơ sở lý thuyết này cùng các nghiên cứu trước trong và ngoài nước tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập: vốn (CAP), dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng cho vay (LLR), chi phí (CIR), thanh khoản (LIQ), tài sản (SIZE), cho vay khách hàng (LOAN), loại hình ngân hàng (loaihinh) đến lợi nhuận của NHTM (đo lường bằng ROA, ROE và NIM). Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu nhằm đánh giá về tác động của các yếu tố đến lợi nhuận từ năm 2007 đế năm 2017 và chỉ ra được các mặt tồn đọng tiêu cực cần giải quyết nhằm nâng cao khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Mô hình hồi quy đánh giá tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam ROAit = 0.0314 + 0.0270xCAPit - 0.0358xCIRit + 0.0049xLIQit. ROEit = 0.263 -0.237xCAPit+ 0.89xLLRit - 0.323xCIRit + 0.0741xLIQit + 0.00261xSIZE + 0.0344xLoaihinh NIMit = 0.226 - 0.157xCAPit - 0.286xCIRit + 0.0474xLIQit + 0.00255xSIZE Kết quả trên đã được lọc các khuyết tật mô hình nên có độ tin cậy cao. Ảnh hưởng nhiều nhất có thể kể đến chi phí, tổng tài sản và khả năng thanh khoản. Để tăng lợi nhuận cần có kế hoạch hợp lý hạ thấp các chi phí phát sinh không cần thiết, tăng tài sản và tăng thanh khoản 5.2 Gợi ý rút ra từ kết quả nghiên cứu Qua kết quả nghiên cứu có thể rút ra được một số biện pháp cải thiện khả năng sinh lợi tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam : 5.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu Hiển nhiên với vốn nhiều thì giúp doanh nghiệp/ ngân hàng có nhiều điểm mạnh so với các đối thủ khác trong việc định vị thương hiệu thu hút khách hàng giao dịch. Vốn lớn cũng giúp ngân hàng có lợi thế tài chính để đổi mới, cải tiến công nghệ… so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên tăng vốn phải đi kèm với tăng trưởng bền vững, vốn tăng quá lớn vượt quá khả năng quản trị của ngân hàng thì lại không tốt.
  • 48. Các chiến lược ngân hàng thường áp dụng để thu hút vốn đầu tư :  Thu hút nhà đầu tư nước ngoài : Việc có sự đầu tư hùng hậu từ nguồn vốn ngoại giúp ngân hàng tăng vốn nhanh chóng. Mục tiêu thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính hùng hậu, kinh nghiệm quản trị chuyên nghiệp từ nhiều năm là nền tảng quan trọng hàng đầu trong chiến lược tăng trưởng. Có thể kể đến các cổ đông ngoài nước lớn ở các NHTM nước ta như : Alp Asia Finance Limited (cổ đông của ACB), Credit Saison ( cổ đông của HDBank Warburg Pincus (cổ đông của Techcombank)…..  Tăng cường phát hành giấy tờ có giá như cổ phiếu: Một kênh khác các ngân hàng thương mại thường áp dụng để thu hút vốn là phát hành rộng rãi ra công chúng lượng lớn cổ phiếu. Tất nhiên việc phát hành cổ phiếu phải có chiến lược đảm bảo đạt được lợi nhuận cam kết ban đầu cho các cổ đông đầu tư, tạo niềm tin vào thương hiệu ngân hàng.  Sáp nhập: Các ngân hàng tiềm lực không lớn nếu muốn đứng vững trước làn sóng cạnh tranh cần hợp nhất, sáp nhập lại với nhau. Đây cũng là đề án trọng tâm Chính phủ khuyến khích để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, giảm thiểu loại bớt các ngân hàng yếu kém trong nền kinh tế. 5.2.2 Tiết giảm các chi phí phát sinh không cần thiết Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu lợi nhuận mà các ngân hàng mong muốn đạt đến. Chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm : tiền lương, tiền thuê mặt bằng, tiền sửa chữa máy móc thiết bị, …Hiển nhiên để nâng cao lợi nhuận có nhiều cách giảm lượng tiền chi ra không cần thiết nhưng giảm đến mức nào sẽ hợp lý là bài toán ban lãnh đạo ngân hàng đau đầu. Nếu giảm tiền lương, chi phí giảm nhưng chất lượng lao động và khả năng thu hút lao động cũng giảm; người lao động không mặn mà làm việc do cơ chế đãi ngộ thiếu hấp dẫn ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ chung của cả hệ thống. Giảm chi phí quảng cáo marketing quá mức thì các sự kiện chương trình của ngân hàng không được công chúng biết đến rộng rãi… Vì vậy nếu chỉ chăm chăm vào giảm chi phí mà không xét kỹ các hệ quả thì lợi bất cập hại, bản thân mỗi ngân hàng thương mại cần xác định rõ đặc thù của ngân hàng mình chi phí nào không thể giảm, chi phí nào có thể linh hoạt
  • 49. tăng giảm theo từng thời điểm và chi phí nào bắt buộc phải tăng. Ví dụ đối với tài sản cố định máy móc thiết bị của ngân hàng, các máy móc đã cũ không đạt được hiệu suất thì cần thay mới ngay để giảm gánh nặng khấu hao. Đối với các chi phí lễ tân, tiếp khác, giấy in, văn phòng phẩm,… là các chi phí không lớn nhưng toàn hệ thống ngân hàng với hàng trăm chi nhánh trên cả nước thì con số chi phí lãng phí cho các hạng mục này cũng không hề nhỏ. Chính sách nhân sự cũng thế: tránh tình trạng nơi thừa người nơi thiếu người, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong công tác tín dụng thì NHTM nước ta cần có chính sách thưởng phạt phân minh hợp lý, đãi ngộ xứng đáng dù chi phí có tăng nhưng sẽ thu hút được nhiều nhân viên có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng. 5.2.3 Đảm bảo khả năng có tiền mặt đáp ứng thị trƣờng Từ phân tích mô hình ở trên cho thấy ngân hàng càng có tỷ lệ thanh khoản cao thì lợi nhuận của ngân hàng cũng càng lớn. Ngân hàng nắm giữ quá ít tài sản có tính thanh khoản sẽ rơi vào rủi ro thanh khoản. Như vậy ngân hàng thương mại tại Việt Nam cần có nhiều tài sản có thể mau chóng chuyển đổi thành tiền đáp ứng nhu cầu thị trường để đảm bảo khả năng thanh khoản. Ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao nghĩa là ngân hàng có nhiều tài sản có thể đem bán đổi lấy tiền mặt nhanh chóng. Các tài sản thanh khoản cao ngân hàng nắm giữ có thể là chứng khoán, tiền mặt, cổ phiếu, khoản phải thu trong ngắn hạn….Lưu ý hiện nay nhiều ngân hàng dùng quá nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn nhằm kiếm lời ( do lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn), tuy nhiên nếu không cân đối tỷ lệ hợp lý sẽ dẫn đến mất khả năng thanh khoản: khi khách hàng có nhu cầu rút tiền ồ ạt thì ngân hàng không có lượng tiền mặt thanh khoản đủ để trả cho khách hàng dễ dẫn đến khủng hoảng dây chuyền đến các NHTM khác ( khách hàng không rút được tiền mặt thì phàn nàn và mất niềm tin vào ngân hàng rồi chia sẻ với vợ chồng gia đình bạn bè người thân…Các người thân đó lại lo lắng và cũng đổ xô đi rút tiền làm tình hình càng thêm tệ) Vì vậy để cải thiện khả năng thanh khoản thì ngân hàng cần kiểm soát và sử dụng hiệu quả nguồn tiền gởi của khách hàng đem đi cho vay này. Bản thân các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng cần phát triểu thương hiệu uy tín có chính sách huy động vốn hấp dẫn nhiều kỳ hạn phù hợp, dịch vụ tiện ích internet gởi tiền
  • 50. điện tử đa dạng để trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng gởi tiền. 5.2.4 Tăng dƣ nợ cho vay đồng thời giảm nợ xấu Cho vay khách hàng tỷ lệ thuận với lợi nhuận theo kết quả nghiên cứu. Tăng dư nợ cho vay là điều ngân hàng nào cũng muốn, nhưng lợi nhuận càng nhiều rủi ro càng lớn, ngân hàng càng cho vay nhiều thì khả năng nợ xấu xuất hiện cũng cao theo. Vì vậy hai công việc song song làm cùng lúc của ngân hàng để cải thiện lợi nhuận bao gồm tăng cường cho vay và giảm nợ xấu tối đa có thể  Tăng dư nợ cho vay : ngân hàng muốn thu hút khách hàng đến vay tiền thì trước hết cần có chính sách ưu đãi hấp dẫn với lãi suất cho vay thấp hợp lý, kế đó là chất lượng của cả một thương hiệu: từ hình ảnh phục vụ chu đáo chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên đến cơ chế nhanh chóng nhờ áp dụng quy trình công nghệ hiện đại giảm bớt thủ tục phiền hà rườm rà không cần thiết cho khách hàng. Đấy là bài toán nâng cao hiệu quả hoạt động chung không chỉ cho vay mà còn ở các khía cạnh toàn diện khác của ngân hàng.  Giảm nợ xấu, xử lý nợ xấu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay vì để có nợ xấu rồi mới tiến hành giải quyết thì ngay từ đầu ở khâu thẩm định chọn lọc khách hàng cho vay cần chặt chẽ. Nợ xấu phát sinh quá nhiều thì ngân hàng cần xem lại hệ thống xếp hạng tín dụng của mình; kế đến là chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng từ nhân viên tín dụng đến cán bộ thẩm định, phê duyệt…Nói đến việc xử lý khi nợ xấu phát sinh nguyên tắc cơ bản là thu hồi được số tiền cho vay tối đa có thể. Nghiệp vụ thu hồi nợ xấu của ngân hàng có nhiều hướng: bán lại những hồ sơ nợ xấu (có thể bán được) cho VAMC nhằm giảm gánh nặng một phần; thanh lý tài sản bảo đảm, nếu cần có thể nhờ pháp luật can thiệp để thu hồi nợ… Đặc thù trong 5 năm gần đây, nợ xấu xuất hiện nhiều ở mảng bất động sản do khách hàng hoặc chủ đầu tư không bán được nhà, vấn đề này mang tính vĩ mô cần có sự vào cuộc tháo gỡ từ các cơ quan nhà nước để thị trường bất động sản sôi động trở lại, khi đó nợ xấu cũng giảm theo. 5.2.5 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để tránh bị lệ thuộc lợi nhuận chỉ từ cho vay Ngân hàng kinh doanh và có lợi nhuận truyền thống từ cho vay. Hầu hết tất cả
  • 51. các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều thu được hiệu quả kinh doanh có lời từ hoạt động vay vốn. Trong khi đó, nguồn sinh lời của ngân hàng nước bạn đến từ đa dạng rất nhiều nguồn: đầu tư, tư vấn tài chính, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối… Không nằm ngoài xu thế chung của ngành ngân hàng thế giới, NHTM nước ta cần nắm bắt và phát triển thêm nhiều nguồn thu lợi nhuận từ các hoạt động phi tín dụng này. Vì càng đa dạng hoạt động, lợi nhuận đến từ nhiều nguồn khác nhau ngân hàng càng chủ động trong việc kiểm soát lợi nhuận, tránh bị phụ thuộc quá mức vào chỉ mỗi hoạt động cho vay thu tiền lãi truyền thống.
  • 52. TỔNG KẾT Bài nghiên cứu đã có sơ lược tổng quan về lý thuyết, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả rút ra được kết luận chi phí hoạt động thấp giúp tăng cao khả năng sinh lời. Ngoài ra lợi nhuận cũng được cải thiện tích cực nếu các chỉ số thanh khoản, tài sản tăng trưởng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả cũng có một vài góp ý tăng cường khả năng sinh lời bao gồm: phát triển quy mô ngân hàng thông qua tăng trưởng vốn chủ sở hữu bền vững, điều chỉnh chi phí hoạt động phù hợp với thực trạng của ngân hàng mình, đảm bảo khả năng thanh khoản tránh để ngân hàng rơi vào thế bị động khi khách hàng đổ xô rút tiền ồ ạt trong ngắn hạn, tăng trưởng tỷ lệ dư nợ cho vay đồng thời đi kèm với kiểm soát nợ xấu, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để tránh bị lệ thuộc lợi nhuận chỉ từ cho vay. Tác giả đã nỗ lực nghiên cứu và trên số lượng mẫu quan sát nhiều nhất có thể trong phạm vi nguồn lực của bản thân thời gian qua. Mẫu nghiên cứu bao gồm 242 quan sát từ 22 ngân hàng thương mại trong nước giai đoạn 11 năm 2007-2017. Dẫu vậy, trong thời gian và nguồn lực có hạn vì nhiều lý do khách quan và chủ quan như các ngân hàng sáp nhập, ngân hàng nhỏ có số liệu tài chính chưa rõ ràng tác giả chưa thể thống kê nghiên cứu được tất cả mẫu của các ngân hàng thương mại cổ phần trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô khác có thể mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho tác giả trong tương lai liên quan đến khả năng sinh lời của ngân hàng như : thuế, tỷ giá, năng suất lao động, … Đấy là những hạn chế của luận văn tác giả nhìn nhận được để hoàn thiện hơn trong các đề tài nghiên cứu sau.
  • 53. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anbar, A. and D. Alper (2011). "Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank profitability: Empirical evidence from Turkey." 2. Abdullah, M.N., Parvez, K., Ayreen, S., 2014. Bank Specific, Industry Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: A case of Bangladesh. World Journal of Social Sciences, 3, 82-96. 3. Allen, F., Carletti, E., & Valenzuela, P. (2013). Financial intermediation, markets, and alternative financial sectors. In Handbook of the Economics of Finance (Vol. 2, pp. 759-798). 4. Bashir, A.-H. M. (2001). "Assessing the performance of Islamic banks: Some evidence from the Middle East." Topics in Middle Eastern and North African Economies 3. 5. Berger, A. N. (1995). The relationship between capital and earnings in banking. Journal of money, credit and Banking, 27(2), 432-456. 6. Bourke, P. (1989). Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, North America and Australia. Journal of Banking & Finance, 13(1), 65-79. 7. Dawood, U. (2014). "Factors impacting profitability of commercial banks in Pakistan for the period of (2009-2012)." International Journal of Scientific and Research Publications 4(3): 1-7. 8. Dũng, T. V. (2014). "Xác định các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam." Tạp chí ngân hàng 16. 9. Emery, J. T. (1971). Risk, return, and the morphology of commercial banking. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 6(2), 763-776. 10. Minh, H. T. H. and N. T. Cành "Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam." Tạp chí Công nghệ Ngân hàng(106+ 107): 13. 11. Molyneux, P., J. Thorton, 1992. Determinants of European Bank Profitability: A note. Journal of Banking & Finance, 16, 1173 -1178. 12. Miller, S.M., Noulas, A., 1997. Portfolio mix and large bank profitability in the USA. Applied Economics, 29, 505-512.
  • 54. 13. San, O. T. and T. B. Heng (2013). "Factors affecting the profitability of Malaysian commercial banks." African Journal of Business Management 7(8): 649-660. 14. Spathis, C., K. Kosmidou, et al. (2002). "Assessing profitability factors in the Greek banking system: A multicriteria methodology." International Transactions in operational research 9(5): 517-530. 15. Sufian, F. (2011). "Profitability of the Korean banking sector: Panel evidence on bank-specific and macroeconomic determinants." Journal of economics and management 7(1): 43-72. 16. Stiroh, K. J., & Rumble, A. (2006). The dark side of diversification: The case of US financial holding companies. Journal of banking & finance, 30(8), 2131- 2161. 17. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 18. Trung, T. Q. and N. V. Sang (2013). "Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam." Tạp chí Công nghệ Ngân hàng(85). 19. Vong, P. I. and H. S. Chan (2009). "Determinants of bank profitability in Macao." Macau Monetary Research Bulletin 12(6): 93-113.
  • 55. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách NHTM Việt Nam đƣợc chọn nghiên cứu STT TÊN NGÂN HÀNG TÊN VIẾT TẮT 1 NHTMCP Á Châu ACB 2 NHTMCP Đông Nam Á SEABANK 3 NHTMCP An Bình ABBANK 4 NHTMCP Hàng Hải Việt Nam MSB 5 NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank 6 NHTMCP Kiên Long Kienlongbank 7 NHTMCP Nam Á Nam A Bank 8 NHTMCP Quốc Dân NCB 9 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank 10 NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh HDBank 11 NHTMCP Quân Đội MBBank 12 NHTMCP Quốc Tế Việt Nam VIB 13 NHTMCP Sài Gòn Công Thương SAIGONBANK 14 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank 15 NHTMCP Việt Á VietA Bank 16 NHTMCP Xăng dầu Petrolimex PGBank 17 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank 18 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank 19 NHTMCP Công Thương Việt Nam VietinBank 20 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 21 NHTMCP Sài Gòn Hà Nội SHB 22 NHTMCP Phương Đông OCB
  • 56. Phụ lục 2: Bảng dữ liệu BANK NĂM ROA ROE NIM CAP LLR CIR LIQ LOAN SIZE Loaihin h ACB 2007 0.020611 0.281248 0.026700 0.073284 0.004229 0.640300 0.459500 0.459500 28.991700 0 ACB 2008 0.020993 0.284644 0.025900 0.073751 0.006563 0.788627 0.357222 0.330700 32.287890 0 ACB 2009 0.013112 0.217805 0.027500 0.060199 0.008050 0.761400 0.269224 0.371440 32.754280 0 ACB 2010 0.011384 0.205225 0.034600 0.055469 0.008219 0.812800 0.232800 0.425120 32.954530 0 ACB 2011 0.011415 0.268234 0.038000 0.042556 0.009595 0.845400 0.338200 0.365800 33.269440 0 ACB 2012 0.004447 0.062105 0.030400 0.071605 0.014610 0.955800 0.196400 0.583156 32.803250 0 ACB 2013 0.004961 0.066097 0.030600 0.075056 0.014441 0.936600 0.073900 0.643401 32.746610 0 ACB 2014 0.005299 0.076775 0.033800 0.069024 0.013572 0.925400 0.057900 0.647649 32.821810 0 ACB 2015 0.005104 0.080409 0.034000 0.063475 0.011496 0.903700 0.087000 0.665312 32.936600 0 ACB 2016 0.005671 0.094233 0.035200 0.060179 0.010996 0.806800 0.071900 0.699200 33.085000 0 ACB 2017 0.007450 0.132128 0.034000 0.056384 0.009292 0.816600 0.077800 0.698200 33.281100 0 SEABANK 2007 0.011389 0.013065 0.012229 0.128290 0.004191 0.739659 0.351206 0.418992 30.898348 0 SEABANK 2008 0.007767 0.042929 0.040182 0.180929 0.010403 0.923666 0.422891 0.340658 30.734180 0 SEABANK 2009 0.015028 0.083883 0.078514 0.179150 0.016730 0.681467 0.525427 0.314603 31.051920 0 SEABANK 2010 0.011389 0.109547 0.102536 0.103968 0.015758 0.788145 0.269636 0.371318 31.642740 0 SEABANK 2011 0.001247 0.022771 0.021314 0.010888 0.016703 0.979024 0.610376 0.194288 32.247060 0 SEABANK 2012 0.000703 0.009449 0.008844 0.074362 0.027816 0.992145 0.520964 0.222395 31.949400 0 SEABANK 2013 0.001899 0.026491 0.024796 0.071701 0.024168 0.956899 0.414847 0.262054 32.011350 0 SEABANK 2014 0.001083 0.015290 0.014311 0.070863 0.015524 1.046083 0.374814 0.399908 32.015340 0 SEABANK 2015 0.001084 0.015928 0.014909 0.068064 0.008556 0.973193 0.218755 0.505040 32.070810 0 SEABANK 2016 0.001130 0.019863 0.018592 0.056884 0.009215 0.862667 0.176930 0.570686 32.269287 0 SEABANK 2017 0.002439 0.049373 0.046213 0.049393 0.008571 0.842624 0.170985 0.564164 32.459407 0