SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂN MÂY
NGUYỄN THỊ LY
Huế, tháng 5 năm 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂN MÂY
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Ly TS. Hồ Thị Hương Lan
Lớp K46 QTKD Phân Hiệu Quảng Trị
Niên khóa: 2012-2016
Huế, tháng 5 năm 2016
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
1.1.Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................1
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
1.4.Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2
1.5.Bố cục của đề tài......................................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................4
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................4
1.1.1. Hoạt động dịch vụ logistics là gì?.......................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ Logistics. .........................................................................5
1.1.2.1.Logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khia
cạnh chính, đó là Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống...........5
1.1.2.2.Logistics là một dịch vụ.....................................................................................7
1.1.2.3.Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao nhận ......7
1.1.2.4.Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức ................8
1.1.2.5.Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp ........................9
1.1.3. Vai trò của dịch vụ logistics................................................................................9
1.1.3.1.Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản
xuất, lưu thông, phân phối và mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. ...............9
1.1.3.2.Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt
động sản xuất kinh doanh ............................................................................................10
1.1.3.3.Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận
tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm (Just in time- JIT). ..............11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly
1.1.3.4.Logictics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ
phong phú, đa dạng, phong phú hơn các nhà vận tải đơn thuần...................................11
1.1.4. Nội dung của hoạt động logistics......................................................................12
1.1.4.1.Mua sắm nguyên vật liệu:................................................................................12
1.1.4.2.Dịch vụ khách hàng: ........................................................................................12
1.1.4.3.Quản lý hoạt động dự trữ:................................................................................13
1.1.4.4.Dịch vụ vận tải:................................................................................................14
1.1.4.5.Hoạt động kho bãi:...........................................................................................16
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. ...........17
1.2.Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................19
1.2.1. Thực tiễn về hoạt động Logistics ở Việt Nam ...................................................19
1.2.2. Kinh nghiệm hoạt động Logistics của một số đơn vị điển hình .........................20
1.2.2.1. Tình hình phát triển dịch vụ logistics trong khu vực.......................................20
1.2.2.2. Kinh nghiệm đối với họat động dịch vụ Logistics cảng biển tại Singapore ....20
1.2.2.3. Kinh nghiệm với dịch vụ Logistics cảng biển của Trung Quốc ......................21
1.2.2.4. Kinh nghiệm đối với dịch vụ Logistics cảng biển của Nhật Bản ....................21
1.2.2.5. Một số bài học kinh nghiệm đối với dịch vụ Logistics cảng biển ...................21
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CHÂN MÂY GIAI ĐOẠN 2011-2015 ...............24
2.1.Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây.......................................24
2.1.1. Giới thiệu sơ lược Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây.......................................24
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................................24
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ................................................................25
2.1.4. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................26
2.1.5. Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng ......................................................................28
2.1.5.2.Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Cảng Chân Mây............30
2.1.5.3.Tình hình trang thiết bị của Công ty cổ phần Cảng Chân Mây ........................34
2.1.6. Đặc điểm sản phẩm của Công ty.......................................................................35
2.1.7. Đặc điểm thị trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh của Công ty .................35
2.1.7.1.Đặc điểm thị trường kinh doanh ......................................................................35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly
2.1.7.2.Đối thủ cạnh tranh ...........................................................................................37
2.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Chân Mây ..............39
2.2.Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics của Công ty Cổ phần Chân Mây...........40
2.2.1. Kết quả kinh doanh hoạt động Logistics của Công ty Cổ Phần Chân Mây.......40
2.2.1.1. Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding) .......................................................40
2.2.1.2. Dịch vụ vận tải..............................................................................................42
2.2.1.3. Dịch vụ kho bãi, bốc xếp và lưu kho. ...........................................................44
2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................................60
2.3.2. Những tồn tại trong công tác dịch vụ Logistics và nguyên nhân.......................60
3.1. Định hướng và chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn 2016-2020......62
3.1.1. Mục tiêu Công ty đặt ra trong thời gian tới.......................................................62
3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển Công ty trong thời gian tới. .........................62
3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics trong giai
đoạn 2011-2015 .........................................................................................................63
3.2.1. Đầu tư trang thiết bị, nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận bằng cách hạn chế
những rủi ro do sự bất cẩn của công nhân xếp dỡ........................................................63
3.2.2. Nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hệ thống khu kho hàng..........................65
3.2.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên.
.........................................................................................................68
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................70
1.KẾT LUẬN .........................................................................................................70
2.KIẾN NGHỊ .........................................................................................................71
2.1.Kiến nghị với Công ty CP Cảng Chân Mây...........................................................71
2.2.Kiến nghị đối với tỉnh TT Huế...............................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................73
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly
LỜI CẢM ƠN
Thời gian được đào tạo và rèn luyện tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học
Huế cũng như quãng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Cảng Chân
Mây đã giúp em học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm cho mình.
Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô khoa quản trị kinh doanh chuyên
ngành - trường Đại học Kinh Tế- Đại Học Huế cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình
của các anh chị cán bộ tại Xí nghiệp Cung ứng Dịch vụ hàng hải-Cảng Chân
Mây
Em xin chân thành cảm ơn:
 Quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huế
 Cô Hồ Thị Hương Lan– Giáo viên hướng dẫn;
 Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây
 Cùng các cán bộ viên chức các phòng ban tại Công ty Cổ phần Cảng
Chân Mây, đặc biệt là các anh, chị trong Xí nghiệp Cung ứng dịch vụ hàng hải
đã trực tiếp giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin kính chúc Quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế cùng
các cán bộ, nhân viên của Công ty Cổ Phần Cảng Chân Mây dồi dào sức khỏe
và công tác tốt.
Huế, ngày…… tháng…… năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ly
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCM Cảng Chân Mây
CBCVN Cán bộ công nhân viên
TEUS Đơn vị đo hàng hóa container
DWT Đơn vị đo năng lực vận tải của tàu thủy
GRT đơn vị tính dung tích các khu vực kín
IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế
BDI Chỉ số vận tải biển
KCN Khu công Nghiệp
FIATA Hiệp hội Giao nhận Quốc Tế
XNK Xuất nhập khẩu
MT Metric Ton
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 1
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành cảng biển Việt Nam
cũng đang trên bước đường hội nhập với ngành Cảng biển thế giới. Dịch vụ Logistics là
khâu kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với người tiêu dùng, từ vai trò cốt lõi thương
mại, Logistics được kỳ vọng đẩy nhanh tiến trình liên kết ở mỗi quốc gia, giữa các nước
trong khu vực và hơn nữa là trên phạm vi toàn cầu. Hiện tại Việt Nam là thành viên của
tổ chức thương mại Quốc tế (WTO), chính sách bảo trợ cho các doanh nghiệp trong
nước ngày càng bị hạn chế. Các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư tự do tại thị
trường Việt Nam, đây cũng là một thách thức lớn đối các Công ty trong nước. Chính vì
thế, nếu không có sự thay đổi trong hoạt động và chiến lược kinh doanh các Công ty
Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà. Trong bối cảnh chung đó, Công ty cổ phần Cảng
Chân Mây cũng không tránh khỏi những khó khăn trên. Trong suốt quá trình phát triển
của mình, Công ty đã có những kết quả đáng kể như phát triển về quy mô, đối tượng
khách hàng, dịch vụ ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên hoạt động Logistics tại Công ty
còn rời rạc, Công ty vẫn còn tập trung chủ yếu vào các dịch vụ giao nhận truyền thống
như khai thuể hải quan, vận chuyển nội địa, quốc tế các hoạt động này còn đơn lẻ, chưa
hình thành chuỗi Logistics cụ thể, do đó sức cạnh trạnh còn kém.
Nhằm khắc phục nhược điểm hiện tại và nâng cao khả năng cạnh tranh hơn tại
Công ty, chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động
Logistics tại Công ty cổ phần Chân Mây” làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu về những dịch vụ Logistics mà Công ty cổ phần Cảng Chân
Mây đã thực hiện trong thời gian qua để nhận ra những kết quả đạt được cũng như những
hạn chế mà Công ty đang gặp phải, khóa luận sẽ đưa ra những giải pháp giúp cho Công
ty cổ phần Cảng Chân Mây tăng cường chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa những vấn đề lý lý luận và thực tiễn về hoạt động Logistics
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 2
 Đánh giá thực trạng hoạt dộng logistics tại Công ty Cổ Phần Cảng Chân Mây để
chỉ ra những thành công, những tồn tại, hạn chế , nguyên nhân cần khắc phục trong quá
trình phát triễn chuỗi dịch vụ Logistics tại Công ty.
 Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ Logistic tại Công ty Cổ
phần Chân mây trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động logistics tại Công ty cổ phần Chân Mây
Các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc phát triển dịch vụ Logistics
tại Công ty
b. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến các
hoạt động logistics tại Công ty cổ phần Chân Mây trong đó đề tài tập trung nghiên cứu
sâu vào việc phát triển chuỗi dịch vụ Logistics cho dòng phân phối hàng hóa hơn là dòng
cung cấp vật liệu đầu vào.
 Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu tiến hành đánh giá hoạt động Logistics của Công ty giai đoạn 2013-
2015
 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty cổ phần Chân Mây trong mối quan hệ với
các thị trường chính mà Công ty đang hoạt động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Bài khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu
là:
 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, bảng cân đối hoạt động kinh doanh,
tình hình nhân sự của Công ty và phương hướng hoạt động của Công ty
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 3
+ Tìm kiếm tài liệu trên sách, internet, các khóa luận tại thư viện trường Đại học
kinh tế Huế.
 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả và so sánh: dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối và
bình quân để phân tích đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng,
nhận xét xu hướng biến động của các đối tượng sau đó so sánh, đánh giá và kết luận về
mối quan hệ tương quan của hiện tượng ở các thời kỳ khác nhau, từ đó đưa ra nhận xét
về hiệu quả kinh doanh của Công ty. Thông qua việc so sánh hệ thống các chỉ tiêu nghiên
cứu của các năm từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạt động Logistics của Công ty.
 Phương pháp xử lý số liệu: Từ những số liệu trong các báo cáo tài chính của Công
ty, tiến hành xử lý để có chỉ số tương đối giữa các kỳ, các năm hoạt động để có chính
sách điều chỉnh hợp lý.
 Phương pháp toán kinh tế
Từ kết quả của quá trình phân tích, cho biết được sự biến động trong hoạt động
Logistics của Công ty và rút ra, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó.
Cuối cùng đưa ra giải pháp giúp Công ty có những tác động thích hợp tới các yếu tố đó
để nâng cao hiệu quả kinh doanh Logistics của Công ty trong thời gian tới.
1.5. Bố cục của đề tài
Bố cục đề tài
Trên cơ sở giải quyết những mục tiêu đã đề ra ở trên, nội dung của đề tài bao gồm
3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cúu
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty cổ phần
Cảng Chân Mây giai đoạn 2013-2015
Chương III: : Định hướng và giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ
Logistics của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây giai đoạn 2016-2020
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1.Hoạt động dịch vụ logistics là gì?
Theo định nghĩa của Oxford thì Logistics được hiểu là một nhánh của khoa học
quân sự liên quan đến viêc tiến hành, duy trì và vận chuyển phương tiện thiết bị và nhân
sự. Theo từ điển Webters định nghĩa “ Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân
phối và thay thế con người và trang thiết bị”.
Cho đến nay vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất phù hợp để dịch từ Logistics
ra tiếng việt.
Một số khái niệm chủ yếu sau:
1. Liên hợp quốc (khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý
Logistics, Đại học ngoại thương tháng 10/2002). Logistics là hoạt động quản lý qua trình
lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu
dùng theo yêu cầu của khách hàng.
2. Ủy ban quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn
phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát tốt nhất.
3. Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình lên kế hoạch,
thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên
vật liệu.
4. Trong lĩnh vực quân sự: Logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế
hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng… các mặt trong chiến dịch
quân sự liên quan đến việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân
phối,…
5. Tạp chí logisticsword: Logistics là khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch,
tổ chức và quản lý các hoạt động quản lý hàng hóa, dịch vụ.
6. Theo giáo sư David Simchi-Levi (MIT-USA): Hệ thống Logistics (Logistics
network) là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà
sản xuất kho, cửa hàng, một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 5
số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm chi phí trên toàn hệ
thống đồng thời đáp ứng được yêu cầu ở mức độ phục vụ.
7. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 (điều 233): Trong luật Thương mại 2005,
lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được pháp điển hóa. “ Dịch vụ logstics là
hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,… các dịch vụ
khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hương thù lao”.
1.1.2.Đặc điểm của dịch vụ Logistics.
Khi nghiên cứu về Logistics, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản sau
đây:
1.1.2.1. Logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên
các khia cạnh chính, đó là Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ
thống.
Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Tại bất kỳ
thời điểm nào, trong bất cứ môi trường nào, Logistics cũng tương đối ổn định và có thể
dự đoán được. Con người có thể nhận định được về nhu cầu như: cần gì, cần bao nhiêu,
khi nào cần và cần ở đâu,… Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của xã hội sơ khai
và là thành phần thiết yếu trong một xã hội công nghiệp hóa. Logistics sinh tồn giúp
cung cấp nền tảng cho Logistics hoạt động.
Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các hệ thống
sản xuất sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanh nghiệp cần trong quá
trình sản suất, các dụng cụ sử dụng nguyên liệu đó trong quá trình sản xuất và phân phối
sản phẩm có được từ sản xuất. Khía cạnh này của Logistics cũng tương đối ổn định và
có thể dự đoán được. Nhưng Logistics hoạt động lại không thể dự đoán được khi nào
máy móc có sự cố, để sửa chữa thì cần cái gì và cần thời gian sửa chữa,…. Như vậy,
Logistics hoạt động chỉ liên quan đến sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong,
qua và đi ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng cho Logistics hệ thống.
Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ thống hoạt
động. Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo, tài
liệu kỹ thuật, các thiệt bị kiểm tra, hỗ trợ và nhà xưởng,… các yếu tố này không thể
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 6
thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì sự hoạt động của một hệt thống
sản xuất hay lưu thông.
Logistics sinh tồn, Logictics hoạt động và Logistics hệ thống không tách rời nhau,
quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau tạo thành một chuỗi dây chuyền
Logistics. Chuỗi dây chuyền được tiếp cận theo hai hướng:
+ Chuỗi Logistics theo trục ngang
Hình1.3: Mô hình Logistics tiếp cận theo trục ngang
Theo cách tiếp cận Locistics theo trục ngang thì Logistics sinh tồn là nhân tố thứ
nhất. Tại đó, toàn bộ thời gian được sử dụng cho một cuộc đấu tranh sinh tồn không có
hồi kết. Trong điều kiện này, các cá nhân không sở hữu cả công cụ lẫn nhu cầu sản xuất
ra thành phẩm để trao đổi với nhau. Cho nên tất cả mọi nỗ lực được sử dụng nhằm đảm
bảo sự tồn tại của các cá nhân. Trong điều kiện đó, Logistics chỉ là sự tập trung các
nguyên liệu cuộc sống như lương thực, thực phẩm, quần áo, nơi cư trú để cung cấp cho
sự tiếp diễn của cuộc sống. Logistics sinh tồn được hoạt động như là một hoạt động độc
lập, tuy nhiên điều này chỉ là tạm thời. Bởi vì khi các điều kiện phát triển thì dễ nhận
thấy có khả năng đóng ghế sẽ bắt đầu sử dụng sức lực của mình để chuyên tâm vào việc
đó, sản xuất ra có thể vượt quá nhu cầu và các sản phẩm thừa đó sẽ được sử dụng để
trao đổi với người khác. Người đóng ghế có thể sẽ cần nguyên liệu thô để trao đổi với
người khác. Ghế có thể coi là nguyên vật liệu, bản thành phẩm đang trong quá trình chờ
để được chuyển thành các dạng lắp ghép khác hoặc cũng có thể coi là thành phẩm đang
trong quá trình chờ giao hàng. Như vậy, Logistics hoạt động đã được hinh thành.
Logistics hoạt động không thể hoạt động độc lập mà phải trên nền tảng Logistics sinh
tồn. Mọi việc đều phát triển và tiến tới một trình độ cao hơn. Và quá trình chuyên môn
hóa ngày càng sâu rộng hơn. Người sản suất ghế giờ đây chỉ tập trung vào sản xuất ghế
và dành phần sửa chữa cho một người chuyên môn hơn. Vậy là chuỗi Logistics hệ thống
là hệ quả của logistics sinh tồn và Logistics hoạt động. Và nó không thể tồn tại độc lập
với Logistics sinh tồn và Logistics hệ thống.
Logistics hoạt động
Logistics sinh tồn Logistics hệ thống
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 7
+ Logistics theo trục dọc
Ba khía cạnh logistics giờ đây được sắp xếp theo hình tháp, mỗi khía cạnh của
Logistics được các khía cạnh khác ở cấp độ cao hơn hỗ trợ.
Logistics hệ thống
Logistics hoạt động
Logistics sinh tồn
1.1.2.2. Logistics là một dịch vụ
Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của
doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được thông qua
việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là các bộ phận tạo thành chuỗi
Logistics.
Dịch vụ Logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên
vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy nhiên trong hoạt động của
doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu tố cơ bản mà dịch vụ Logistics
cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm các dịch vụ khác của Logistics.
1.1.2.3. Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao
nhận
Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao và hoàn thiện.
Qua các giai đoạn phát triển, Logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận truyền
thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách hàng để thực hiện
các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt như: Thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng
gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông quan…cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận
chuyển từ kho đến kho (Door to Door) đúng nơi, đúng lúc để phục vụ nhu cầu của khách
hàng. Từ chỗ đóng vai trò là đại lý, người ủy thác trở thành một bên chính trong các
hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn lực điều
chỉnh đối với những hành vi của mình. Không phải như trước kia chỉ cần dăm ba xe tải,
vài kho chứa hàng… là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách
hàng. Ngày nay, do yêu cầu về dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng,
phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao
nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 8
hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo
dõi, kiểm tra,…
1.1.2.4. Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức
Trước đây hàng hóa đi từ nước người bán sang nước người mua dưới nhiều hình
thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau,
vì vậy xác xuất rủi ro mất mát đối với hàng hóa rất lớn và người gửi hàng phải ký nhiều
hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau, trách nhiệm đối với người vận tải đó theo
đó chỉ giới hạn trong đoạn đường hay dịch vụ mà anh ta đảm nhiệm. Những năm 60-70
của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin
cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa
phương thức. Vận tải đa phương thức ra đời, bây giờ người gửi hàng chỉ cần ký hợp
đồng với một người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức-Multimodal
transport operator-MTO. MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận
chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ duy nhất
(chứng từ vận tải đa phương thức- Multimodal transport document) cho dù anh ta có thể
không phải là người chuyên chở thực tế. Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người
kinh doanh đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạch hoạch cung ứng,
mua hàng hóa, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hóa để đảm bảo đúng loại hàng, đến
đúng thời điểm và đúng thời hạn, từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Dịch vụ Logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa phương
thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợp đồng vận tải đa
phương thức do người tổ chức mọi dịch vụ Logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở
chỗ trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán người tổ chức dịch vụ Logistics sẽ nhận hàng
tại cơ sở của từng người bán, gồm hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi
xếp dỡ hàng trước khi chúng gửi đến nước người mua trên các phương tiện vận tải khác
nhau. Tại nước người mua người tổ chức dịch vụ Logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị
gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa điểm
cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.
Tóm lại, Logistics là sự phối hợp đồng bộ đồng bộ các hoạt động, là dịch vụ hỗ trợ
các hoạt động, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là sự
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 9
phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây chính là những đặc điểm cơ
bản của Logistics.
1.1.2.5. Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp
Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ
cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất, hỗ trợ sản
phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng.
Điều này không có nghĩa là quá trình sản xuất không bao gồm các yếu tố của Logistics
hệ thống hay hoạt động hỗ trợ sau khi chuyển quyền sở hữu sản phẩm không bao gồm
các yếu tố của Logistics hoạt động.
Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện: sản xuất được
Logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh
nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. Marketing được Logistics
được hỗ trợ thông qua quản lý việc di chuyển và lưu trữ hàng thành phẩm. Logistics hỗ
trợ sản xuất và marketing có thể sẽ dẫn đến yêu cầu phải đào tạo nhân lực, dự trữ phụ
tùng thay thế hay bất kỳ một yếu tố nào khác của Logistics.
1.1.3.Vai trò của dịch vụ logistics.
1.1.3.1. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung
cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối và mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh
tế.
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở
cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, Logistics được các nhà quản lý coi
như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh
nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của
doanh nghiệp, thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó
các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia chỉ là thứ 2 so với
họat động của doanh nghiệp.
Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản
xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện… tới sản phẩm cuối cùng
đến tay khách hàng sử dụng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 10
Lưu thông phân phối hàng hóa, trao đổi giao lưu thương mại giữa cácvùng trong
nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Nếu
những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành
sản xuất phát triển, còn nếu những hoạt động này bị ngừng trệ thì sẽ tác động xấu đến
toàn bộ sản xuất và đời sống.
Hệ thống Logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân
công lao động quốc tế do quá trình toàn cầu hóa tạo ra. Các Công ty xuyên quốc gia có
các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia
khác nhau, do đó các Công ty này đã áp dụng “ hệ thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo
hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian
và chi phí sản xuất.
Hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý
để đảo bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên
khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó cần phải
có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp các trung tâm kinh tế
sau cho phù hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các nguồn
nhân lực một cách hiệu quả nhất.
1.1.3.2. Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác
trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, muốn đạt được lợi nhuận như mong
muốn phải đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Nhưng quá trình thực
hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan cũng như
chủ quan để giải quyết được phải có cơ sở cho việc đưa ra những quyết định chính xác.
Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thời gian nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển, địa
điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hóa…tất cả những vấn đề này muốn giải quyết có hiệu
quả không thể thiếu vai trò của Logistics. Logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và
ra quyết định chính xác những vấn đề như vật liệu cung ứng, phương thức vận
chuyển…để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 11
1.1.3.3. Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện
dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm (Just in time-
JIT).
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng
phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch
vụ vận tải giao nhận, đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệp tìm cách duy trì
một lượng hàng trong kho nhỏ nhất, kết quả là hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và
lưu thông phân phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêu cầu giao hành kịp thời lúc
(JIT) mặt khác phải tăng cường vận chuyển thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho.
Để đáp ứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và
sự ăn khớp giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh
mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hành
hóa, tiêu thụ với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng
thời phức tạp hơn. Nó cho phép người giao nhận vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ
đối với khách hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống càng cao bao nhiêu, người vận
tải giao nhận càng có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường và mở rộng thị trường bấy
nhiêu.
1.1.3.4. Logictics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp
các dịch vụ phong phú, đa dạng, phong phú hơn các nhà vận tải đơn thuần.
Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưu chuyển
hàng hóa quá các giai đoạn cung ứng- sản xuất, lưu thông phân phối. Vì vậy lúc này
người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người giao nhận vận
chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu
liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông.
Tóm lại, Logistics có vai trò rất lớn. Đối với doanh nghiệp, Logistics không chỉ
giải quyết cả đầu ra lẫn vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả thông qua khả năng
thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc làm cho quá trình lưu thông, phân phối được
thông suốt, chuẩn xác và an toàn mà còn giảm được chi phí vận tải, tối ưu hóa quá trình
chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, đối với nền kinh tế nói chung thông qua
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 12
hoạt động Logistics mà hàng hóa được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp
thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn
nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện
thoại, gửi Fax, gửi Email hoặc giao dịch qua Internet… cho người bán hàng, thậm chí
cho hãng sản xuất hàng hóa là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được
vận chuyển đến tận nhà. Giúp cho việc kinh doanh nói chung đạt hiệu quả cao, mang lại
nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế.
1.1.4.Nội dung của hoạt động logistics
1.1.4.1. Mua sắm nguyên vật liệu:
Mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình Logistics. Mặc dù hoạt động này
không ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng nhưng mua sắm nguyên vật liệu có vai trò
quyết định đối với toàn bộ hoạt động Logistics. Bởi không có nguyên liệu tốt không thể
tạo ra sản phẩm tốt.
Các hoạt động của khâu mua sắm nguyên vật liệu bao gồm: Tìm nguồn cung cấp,
tiến hành mua sắm thu mua vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho, lưu kho, bảo quản và
cung cấp cho người sử dụng, quản lý hệ thống thông tin có liên quan, lập kế hoạch và
kiểm soát hàng tồn kho, tận dụng phế liệu phế phẩm.
1.1.4.2. Dịch vụ khách hàng:
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, thị trường được mở rộng, khi
cần mua một loại hàng hóa nào đó khách hàng có rất nhiều khả năng lựa chọn, nếu nhiều
tổ chức cùng đưa ra thị trường những sản phẩm có đặc điểm, chất lượng giá cả gần tương
đương như nhau thì sự khác biệt về dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng,
nếu được thực hiện tốt, chúng không chỉ giúp tổ chức giữ chân khách hàng cũ mà còn
có thể lôi kéo, thu hút thêm được khách hàng mới. Đây chính là điểm mấu chốt giúp
doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và thành công.
Dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết
các đơn đặt hàng của khách hàng. Mục đích của hoạt động dịch vụ khách hàng là tạo
cho quá trình buôn bán, trao đổi được thông suốt và đạt được kết quả của quá trình này
là làm tăng giá trị sản phẩm trao đổi. Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng
là: Tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường, xây dựng mục tiêu và kế hoạch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 13
dịch vụ khách hàng, giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy
trì uy tín với khách hàng, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa các dịch vụ khách, theo dõi sản
phẩm.
Nếu như khâu mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của hoạt động Logistics thì dịch
vụ khách hàng là đầu ra của hoạt động này. Dịch vụ khách hàng chính là các biện pháp
trong hệ thống Logistics nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa ở mức độ cao nhất
với tổng chi phí thấp nhất. Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng,
nó là hiệu số giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động
kinh tế có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng lớn
đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong chuỗi hoạt động Logistics thì dịch vụ khách hàng chính là đầu ra, là thước
đo chất lượng của hệ thống, do đó muốn phát triển Logistics phải có sự quan tâm thích
đáng đến dịch vụ khách hàng, doanh nghiệp phải có những phương pháp nghiên cứu,
xác định được nhu cầu thực của khách hàng, trên cơ sở đó xây dựng được mục tiêu và
cung cấp dịch vụ có mức độ phù hợp.
Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước, trong và sau khi giao dịch
với khách hàng. Muốn có các dịch vụ khách hàng tốt cần nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh
hưởng.
Tóm lại, dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động Logistics, hơn nữa
dịch vụ khách hàng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu và là yếu tố mang tính quyết định
trước tiên đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt. Hoạt động Logistics tích hợp có thành công hay không phụ thuộc
rất nhiều vào yếu tố dịch vụ khách hàng.
1.1.4.3. Quản lý hoạt động dự trữ:
Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động Logistics
nhằm quản lý việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hóa trong sản xuất
và lưu thông.
Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất,
lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phòng rủi ro, bất
trắc. Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động Logistics bao gồm:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 14
Dự trữ sản phẩm
trong lưu thông
Dự trữ sản phẩm
khâu sản suất
Dự trữ bán
thành phẩm
Thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, qui mô) thiết kế và lắp đặt
các thiết bị kho hàng, tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa, thực hiện các
công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng … Nhờ có dự trữ mà
chuỗi Logistics mới có thể hoạt động liên tục nhịp nhàng và hiệu quả.
Hình 1.1. Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống Logistics
Dự trữ là tất yếu khách quan, nó là tổng kết của quá trình tái sản xuất xã hội. nhờ
có dự trữ mà cuộc sống nói chung, hoạt động Logistics nói riêng, mới có thể diễn ra liên
tục, tuy nhiên phải biết lên kế hoạch dự trữ thế nào cho vừa, phù hợp với từng thời điểm
nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn. Quản trị dự trữ trong Logistics đòi hỏi phải có kiến
thức sâu rộng về chi phí dự trữ Logistics, nhất là kiến thức về tổng chi phí Logistics để
có thể đưa ra những quyết định về thiết kế hệ thống Logistics, các dịch vụ khách hàng,
số lượng và vị trí các kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải….
Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của chuỗi
Logistics, nên cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí Logistics khác.
Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống Logistics, do vậy cần sử
dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật, phân tích dự báo, mô hình dự trữ, hệ thống
giải quyết đơn hàng.
1.1.4.4. Dịch vụ vận tải:
Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động Logistics,
bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh, quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công tác vận
chuyển và phân phát hàng hóa đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất
lượng.
Công việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanh Logistics: chọn
người vận chuyển ( tự vận chuyển hay thuê), chọn tuyến đường, phương thức vận tải,
Dự trữ nguyên
vật liệu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 15
phương tiện vận tải, kiểm soát quá trình vận chuyển, công việc giao nhận và bốc xếp,
xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics thông thường là người kinh doanh dịch
vụ vận chuyển hàng hóa không có tàu (non-vessel – owning commom carriers –
NVOCC) hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức. Họ tiến hành các hoạt động
vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng cho đến nơi sản xuất, vận chuyển sản phẩm
từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu dùng có thể bằng phương tiện của chính mình hoặc do
thuê mướn, hay trên cơ sở một hợp đồng phụ (sub-contract) mà họ thay mặt cho chủ
hàng ký kết với người vận chuyển, khi thực hiện công việc vận chuyển, người kinh
doanh dịch vụ Logistics đóng vai trò là người được ủy thác của chủ hàng, điều này có
nghĩa là người kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ thay mặt khách hàng đứng ra ký kết hợp
đồng về vận chuyển hàng hóa trên danh nghĩa của mình và chịu trách nhiệm toán bộ
trước khách hàng về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hóa. Dù có
là người vận chuyển trực tiếp (tự mình tổ chức vận chuyển bằng chính phương tiện của
mình hoặc phương tiện do mình thuê mướn) hay là người vận chuyển gián tiếp (thực
hiện nghĩa vụ vận chuyển đã cam kết với khách hàng bằng cách ký hợp đồng phụ với
người kinh doanh vận tải khác) thì người kinh doanh dịch vụ Logistics vẫn phải chịu
trách nhiệm trước khách hàng đối với toàn bộ hàng bị mất mát, hư hỏng xảy ra đối với
hàng hóa đó, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển.
Người kinh doanh dịch vụ Logistics phải giải quyết các vấn đề này bằng những
phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thường sử
dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng.
-Chi phí vận tải
-Tốc độ vận chuyển
- Tính linh hoạt
-Khối lượng/ trọng lượng giới hạn
-Khả năng tiếp cận
Tất cả dịch vụ Logistics đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu của
khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung ứng gồm rất
nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: Giao nhận, xếp dỡ, lưu kho …
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 16
Nếu để hàng hóa phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản
xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này bằng những biện pháp khác nhau:
-Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ
-Chọn vị trí kho hàng
-Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm Logistics
-Quản lý quá trình vận chuyển
Có một số hãng đã được quy trình sản xuất, không lưu kho, đối với một số mặt
hàng nhất định và có được lợi nhuận cao.
Cùng với hoạt động Logistics khác, vận tải củng đóng góp một phần giá trị gia tăng
cho sản phẩm và dịch vụ. Trước hết giải quyết được vấn đề là đưa sản phẩm tới đúng
nơi người tiêu dùng yêu cầu tức là giá trị hàng hóa đã được tăng thêm. Kế nữa đáp ứng
yêu cầu về mặt thời gian. Việc chọn đúng phương tiện và phối hợp với các hình thức
vận tải khác nhau chỉ với mục đích cuối cùng sao cho vận chuyển càng nhanh hàng hóa
tới tay người tiêu dùng càng tốt. Như vậy giá trị gia tăng trong khâu vận tải chính là việc
khách hàng được hưởng dịch vụ hoặc sản phẩm đúng nơi, đúng lúc.
Để chuyên chở hàng hóa, người cung cấp dịch vụ Logistics có thể chọn một hoặc
nhiều phương thức vận tải sau: Đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường
hàng không.
1.1.4.5. Hoạt động kho bãi:
Hoạt động kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên vật
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho tới
điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng điều
kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.
Hoạt động Logistics này là một hoạt động chiến lược nó ảnh hưởng tới quá trình
vận chuyển, chất lượng dịch vụ khách hàng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tất nhiên
ảnh hưởng tới toàn bộ dây chuyền cung ứng. Cho nên trong hoạt động này cần phải xác
định tốt vị trí kho hàng. Vị trí kho hàng được quyết định dựa trên các điều kiện cơ bản
sau: Gần các trung tâm bán hàng lớn, có cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục đơn giản (đặc biệt là
thủ tục thông quan nếu là Logistics toàn cầu), có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp và
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 17
nhất là tình hình an ninh chính trị xã hội ổn định. Đây chính là nguyên nhân lý giải 60%
các trung tâm thành phố, các kho hàng lớn của châu Âu đều tập trung ở Hà Lan.
Người kinh doanh dịch vụ Logistics không nhất thiết là người phải có kho bãi. Họ
có thể tư vấn cho khách hàng những địa điểm lưu kho thuận lợi cho quá trình giao nhận,
chuyển chở, phân phối thậm chí thay mặt cả khách hàng để ký kết hợp đồng lưu kho
hàng hóa. Bên cạnh việc thực hiện các công tác lưu kho, lưu bãi, người kinh doanh dịch
vụ còn cung cấp cho khách hàng các hoạt động về quản lý kho, quản trị dự trữ và đây là
một bước tiến cao hơn so với công tác lưu trữ, lưu kho đơn thuần trong hoạt động giao
nhận truyền thống trước đây.
Người kinh doanh dịch vụ Logistics phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong
thời gian hàng hóa được lưu kho nằm trong sự quản lý của mình theo các quy định của
pháp luật.
Các hoạt động làm tăng giá trị của hàng hóa là các hoạt động về dán mác, dán nhãn,
kẻ ký mã hiệu, tải đóng gói, kiểm soát chất lượng, quản lý đơn đặt hàng, thực hiện việc
quản lý trả lại hàng cho nhà phân phối,…
Hoạt động lưu kho có quan hệ mật thiết với hoạt động vận tải trong chuỗi hệ thống
Logistics. Cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm của sản phẩm.
Thiết kế hệ thống cơ sở sản xuất và kho hàng khoa học, hợp lý cho phép tiết kiệm được
chi phí vận tải ở cả đầu vào lẫn đầu ra của hệ thống Logistics.
Một công việc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kho hàng là quản
lý hệ thống thông tin, phải thường xuyên cập nhật thông tin về mức độ dự trữ, lượng
hành nhập kho, xuất kho, thực có trong kho, vị trí, tình trạng, hàng hóa, các yêu cầu của
khách hàng… Thông tin ở đây cần phải kịp thời và chính xác. Muốn làm được như vậy
thì phải biết ứng dụng hệ thống chia sẻ và trao đổi thông tin điện tử (Electronic Data
Interchange – EDI) hệ thống mã vạch và phải vi tính hóa mọi hoạt động.
1.1.5.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics.
a.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đông doanh thu, nó được tính
bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 18
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
lợ i nhuậ nsau thuế
doanh thu thuần
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết vốn sau một kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
lợi nhuậnsau thuế
vô
́ n kinh doanh
 Sức sản suất của một đồng vốn
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra như thế nào
Sức sản xuất của một đồng vốn =
doanh thu
vô
́ n kinh doanh bìnhquân
b. Hiệu quả sử dụng chi phí
 Hiệu suất sử dụng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết bỏ một đồng chi phí thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh
thu
Hiệu suất sử dụng chi phí =
doanh thu
tổng chi phí
 Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương
Chi tiêu này phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra thì thu lại bao nhiêu đông doanh
thu
Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương =
doanh thu
tổ ng chi phi
́ tiê
̀ n lương
 Doanh lợi trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Doanh lợi trên chi phí =
lợ i nhuận
tổ ng chi phi
́
 Doanh lợi trên chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí tiền lương bỏ ra thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận
Doanh lợi trên chi phí tiền lương =
lợi nhuận
tổng chi phí tiê
̀n lương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 19
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn về hoạt động Logistics ở Việt Nam
Tuy chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng ngành Logistics đã và đang từng bước
góp phần rất lớn của mình vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Theo Bộ Công
Thương, tổng chi phí Logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP( khoảng 20 tỷ
USD trong năm 2010), trong khi đó các nước trên thế giới chỉ chiếm 8-15%, trong đó
vận tải chiếm 50-60%.
Tổng lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam khoảng 200 triệu tấn năm 2010,
tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm gần đây đạt trung bình 20-25%/ năm và
hiện tại ở Việt Nam số doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong ngành khá lớn gồm
nhiều thành phần, trong đó cả nước có khoảng 1200 (vượt qua cả Thái Lan và
Singapore). Trong số những doanh nghiệp này có 113 doanh nghiệp là hội viên của Hiệp
Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS). Trong đó có 100 hội viên chính thức và
có 13 hội viên liên kết (số liệu tính đến tháng 1/2010). Theo thống kê đăng ký doanh
nghiệp phát hành Vận đơn hàng không thứ cấp (HWAB) năm 2000 thì tại thành phố Hồ
Chí Minh có 600 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không.
Lộ trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ Logistics đến năm 2014 nhưng
các Công ty Logistics đa quốc gia hàng đầu thế giới ( top 25 hoặc 20) đã có mặt tại Việt
Nam. Dưới nhiều hình thức, các Công ty nước ngoài đã hoạt động đa dạng, đặc biệt
trong việc cung ứng dịch vụ 3PL (dịch vụ cung ứng bên thứ ba) với trình độ công nghệ
hiện đại, chuyên nghiệp như tại các nước phát triển.
Theo ngân hàng thế giới năm 2009 Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics Performance
Index) năm 2009 là trung bình – khá, đứng đầu các nước có thu nhập thấp, xếp hàng 53
trên thế giới và thứ 5 trong Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á về hiệu quả hoạt động
dịch vụ Logistics và được đánh giá có biểu hiện đặc biệt về hoạt động Logistics. Đây
cũng là lần thứ 2 liên tiếp Việt Nam giữ vị trí 53, thậm chí LPI của nước ta còn cao hơn
một số quốc gia có thu nhập trung bình.
Với tư cách chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong ASEAN
trong xây dựng hệ thống “ mềm” trong phát triển lĩnh vực Logistics.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 20
Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ. Nếu
chỉ tính riêng các Công ty thành viên Hiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân
viên khoảng 5000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính
có khoảng 4000-5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc
chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia Hiệp hội.
1.2.2. Kinh nghiệm hoạt động Logistics của một số đơn vị điển hình
1.2.2.1. Tình hình phát triển dịch vụ logistics trong khu vực
Theo kết quả khảo sát của tổ chức tư vấn quốc tế Frost Sullivan, thị phần dịch vụ
logistics (3PL) của khu vực ASEAN chiếm khoảng 10% toàn bộ thị trường dịch vụ
logistics Châu Á - Thái Bình Dương.
ASEAN được chia thành 3 nhóm nước xét theo chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics
(LPI) gồm: nhóm 1 có trình độ phát triển dịch vụ logistics cao nhất (Singapore); nhóm
2 có trình độ phát triển ở mức trung bình (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,
Philippines); nhóm 3 có trình độ phát triển thấp nhất (Campuchia, Lào, Myanmar, Đông
Timo).
Quản lý hiệu quả hệ thống dịch vụ Logistics thể hiện ở chi phí dịch vụ Logistics
thấp, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tỷ lệ chi phí dịch vụ Logistics/GDP của Việt Nam hiện nay là trên 20%, cao gấp
3 lần so với của những nước có dịch vụ Logistics phát triển nhất.
1.2.2.2. Kinh nghiệm đối với họat động dịch vụ Logistics cảng biển tại
Singapore
Singapore là nước đi đầu về quản lý và phát triển dịch vụ Logistics trong khu
vực Đông Nam Á và trên thế giới. Hiện nay, dịch vụ Logistics của đóng góp
khoảng 8% GDP Singapore. Điểm mạnh của dịch vụ Logistics Singapore là các
cấp lãnh đạo đã đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng đáng tin cậy và hiệu quả cao kết
hợp với chi phí rất cạnh tranh.
Singapore đã đầu tư xây dựng một hệ thống cảng biển được đánh giá là cảng thu
hút tàu thuyền qua lại nhiều nhất khu vực Châu Á, Singapore đã sớm ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong hầu hết các khâu của dịch vụ Logistics cảng biển, đổi mới với
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 21
dịch vụ Logistics cảng bằng cách đề ra chính sách “một cửa” nhằm đơn giản hoá các thủ
tục hành chính liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan và trung chuyển.
Nâng cao vai trò đặc biệt quan trọng của Hiệp hội dịch vụ Logistics Singapore (SLA -
Singapore Logistics Association).
1.2.2.3. Kinh nghiệm với dịch vụ Logistics cảng biển của Trung Quốc
Trong Bảng xếp hạng hiệu quả hoạt động dịch vụ Logistics (Logistics Performance
Index-LPI) của Ngân hàng thế giới, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 30, Hongkong đứng
thứ 8 trong tổng số 150 quốc gia, vùng lãnh thổ về dịch vụ Logistics.
Thành công của Trung Quốc là dựa trên sự đổi mới đối với dịch vụ Logistics cảng
một cách đúng đắn, đồng bộ từ các cấp và sự quan tâm đầu tư hợp lý của doanh nghiệp
đối với loại hình dịch vụ này. Chính phủ cho phép được thành lập Công ty 100% vốn
nước ngoài, tạo điều kiện cho Công ty nước ngoài có thể thâm nhập sâu vào thị trường
Logistics cảng. Tập trung xây dựng và phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông.
Chú trọng xây dựng hệ thống kho bãi và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, áp
dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới vào dịch vụ Logistics cảng biển. Trung Quốc
đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng các trung tâm Logistics quốc tế và cảng biển tại các
vị trí chiến lược.
1.2.2.4. Kinh nghiệm đối với dịch vụ Logistics cảng biển của Nhật Bản
Nhật Bản rất chú trọng đến việc đổi mới với dịch vụ Logistics cảng biển bằng việc
sửa đổi những chính sách, đường lối phát triển dịch vụ Logistics cảng với mục tiêu ủng
hộ công cuộc cải tổ cơ cấu thị trường dịch vụ Logistics và dịch vụ Logistics cảng biển.
Ưu tiên cho hệ thống phân phối hiệu quả, chính xác nhằm nâng cao tính cạnh tranh
quốc tế của dịch vụ Logistics cảng biển, chú trọng vào 2 chiến lược phát triển cơ bản là
tập trung hợp lý hóa dịch vụ Logistics thành phố, vùng, ngành chính phủ trực tiếp chỉ
đạo, dẫn dắt việc phát triển đối với dịch vụ Logistics cảng biển.
1.2.2.5. Một số bài học kinh nghiệm đối với dịch vụ Logistics cảng biển
Qua việc nghiên cứu về hoạt động dịch vụ Logistics ở một số nước trên thế giới có
thể rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo đối với dịch vụ logistics ở nước ta và
cảng biển Chân Mây như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 22
- Chúng ta nên nhận thức rõ vai trò của dịch vụ Logistics cảng biển với sự phát
triển của đất nước. Chính phủ đặt mục tiêu phát triển khu vực cảng trở thành trung tâm
dịch vụ Logistics tích hợp các kinh nghiệm từ các nước hàng đầu thế giới về năng lực
vận tải hàng hải, đường bộ, xếp dỡ, lưu kho, thủ tục hành chính và liên kết mạng kết
hợp với công nghệ thông tin vượt trội.
- Chính phủ cho phép xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất là điều kiện
quan trọng đối với dịch vụ Logistics cảng, cần có hệ thống pháp luật và chính sách
hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ Logistics cảng.
- Nhà nước cần thành lập Ủy ban quốc gia về dịch vụ Logistics để gắn kết, thống
nhất quản lý, tổ chức thực hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành
hiệu quả, trọng tâm hơn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho dịch vụ logistics cảng;
Hình thành Quỹ Hàng hải hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và phát triển kinh doanh cho
các Công ty dịch vụ logistics; Thành lập Hiệp hội dịch vụ Logistics cảng với nhiệm vụ
hỗ trợ và phát triển, đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển đội ngũ
lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Logistics cảng, coi đây là một trong
những mục tiêu chính có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ Logistics
cảng biển.
Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích các Công ty trong nước liên
doanh với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống dịch vụ Logistics toàn cầu, khuyến
khích các Công ty đa quốc gia, các nhà dịch vụ Logistics quốc tế đặt trụ sở tại khu vực
cảng cùng với việc đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng cho dịch vụ Logistics quan
trọng, có quy mô lớn, hiện đại.
- Chính phủ cho phép thành lập Công ty dịch vụ Logistics 100% vốn nước ngoài.
Sử dụng hệ thống các Công ty cung cấp dịch vụ Logistics nhằm chuyên môn hóa giúp
giảm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các Công ty dịch vụ Logistics
và các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài đầu tư vào kinh doanh tại khu vực cảng
biển.
- Chính phủ cần chú trọng hoàn thiện hệ thống đường xá, nâng cấp hệ thống giao
thông vận tải đường sông, biển, giảm tắc nghẽn giao thông đường bộ và phát triển mạng
lưới giao thông vận tải liên kết. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cả đường biển,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 23
đường bộ, đường sông, đường sắt và đường không cũng như hạ tầng công nghệ thông
tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ Logistics cảng biển. Đầu tư xây
dựng hệ thống cảng container tạo điều kiện thu hút tàu thuyền qua lại trong khu vực.
Đầu tư nhiều cho việc xây dựng các trung tâm dịch vụ Logistics quốc tế ở cảng biển tại
các vị trí chiến lược trên lãnh thổ. Xây dựng hệ thống quản lý các phương tiện vận tải
nhất là hệ thống ô tô chuyên chở container một cách có hiệu quả. Tập trung vào việc lập
quy hoạch sắp xếp kế hoạch phát triển các bãi kho vận hậu cần và các thiết bị trong
ngành dịch vụ logistics cảng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hầu hết các khâu
của dịch vụ Logistics cảng. Phát triển kinh doanh dịch vụ logistics điện tử (E-Logistics).
Ứng dụng mạng lưới cổng (Portnet) giúp ngành dịch vụ Logistics cảng quản lý thông
tin tốt hơn, đảm bảo thông tin thông suốt hơn từ các hãng tàu, các nhà vận tải đến các
nhà giao nhận hàng hoá và các cơ quan chính phủ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 24
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CHÂN MÂY GIAI ĐOẠN 2013-
2015
2.1. Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây
2.1.1.Giới thiệu sơ lược Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây
Tên doanh nghiệp, giám đốc hiện tại của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: CẢNG CHÂN MÂY
Giám đốc doanh nghiệp: Huỳnh Văn Toàn
 Trụ sở chính
Địa chỉ:Thôn Bình An, Xã Lộc Vĩnh, Huyện Phú lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: (84) 054.3876096
Fax: (84) 054.3891838
Website:www.chanmayport.com.vn
 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Ngày 28/9/2007 Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có Quyết định số
3128/QĐ-CNT-TCCB-LĐ về việc thành lập Công ty Cổ Phần Cảng Chân Mây.
Vốn điều lệ:211.370.000.000 đồng.
Vốn đầu tư thực tế đến thời điểm 25/6/2015: 211.370.000.000 đồng.
Công ty có 03 đơn vị trực thuộc và văn phòng đại diện: Xí nghiệp Xếp dỡ Cảng
Chân Mây; Xí nghiệp Cơ giới Cảng Chân Mây; Xí nghiệp Dịch vụ Cung ứng Tàu biển
Cảng Chân Mây; Văn phòng đại diện tại Thành phố Huế.
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Một Thành viên Cảng Chân Mây được thành lập trên cơ sở Cảng
Chân Mây - thuộc Ban quản lý dự án Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô Tỉnh Thừa Thiên
Huế theo Quyết định số 3128/QĐ-CNT-TCCB-LĐ ngày 28/9/2007 của Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300515171 ngày 28/11/2007 của Sở Kế hoạch
và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định
pháp lý hiện hành có liên quan.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 25
Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần kể từ ngày 26/6/2015, theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300515171 ngày 26/6/2015 của Sở Kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hiện nay, Cảng Chân Mây có Bến số 1 với chiều dài 420m, độ sâu trước bến
12,5m đủ khả năng đón tàu có trọng tải 50.000 DWT và tàu du lịch quốc tế cỡ lớn; bến
chuyên dùng cho tàu có trọng tải 20.000 DWT để xếp dỡ các cấu kiện siêu trường, siêu
trọng; thiết bị cẩu bờ di động Gottwald làm hàng đa năng như container, hàng siêu
trường, siêu trọng, đặc biệt là xếp dỡ hàng rời như than cám, cát silic, titan, clinker,...với
năng suất cao, có thể đạt 10.000 T/24 giờ. Năm 2006, Tập đoàn Alcan - nhà khai thác
và chế biến quặng nhôm hàng đầu thế giới - đã chọn Cảng Chân Mây để gia công, lắp
ráp xuất khẩu các cấu kiện siêu trường, siêu trọng.
2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.3.1. Chức năng
Thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, việc đầu tư
mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư phát triển cảng và các nhà máy đóng tàu có
dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ. Việc thành lập Công ty cổ phần Cảng Chân
Mây để phát triển du lịch, dịch vụ cảng tổng hợp và phát triển công nghiệp đóng tàu,
công nghiệp phụ trợ phục vụ cho nhu cầu bức thiết trong vùng kinh tế trọng điểm miền
trung, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển cơ sở sản xuất tạo ra nhiều
sản phẩm phục vụ cho ngành vận tải trong nước và quốc tế, tăng nguồn thu ngân sách,
tạo nhiều việc làm cho người lao động.
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây: Kinh doanh đúng ngành nghề
đăng kí; Chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên trực tiếp quản lí về kết quả kinh
doanh của cảng; Xây dựng chiến lược phát triển, lập kế hoạch kinh doanh toàn diện phù
hợp với mục tiêu đề ra; Mở rộng qui mô sản xuất tích lũy và phát triển vốn; Từng bước
cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên,thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ
luật nghiêm minh công bằng và hiệu quả; Thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công nhân viên; Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước; Đoàn kết phát
huy sức mạnh của tổ chức đoàn thể trong Công ty; Xác định và tổ chức thực hiện các kế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 26
hoạch kinh doanh của cảng theo Pháp Luật của nhà nước hiện hành; Quản lý và sử dụng
vốn theo đúng chế độ chính sánh, đạt hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn nhà
nước đảm bảo trang trải về tài chính, thực hiện với ngân sách nhà nước.
2.1.4.Cơ cấu tổ chức
2.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty;
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty;
chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và
trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó tổng giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu
trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch và Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được phân
công.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ thực hiện công tác liên quan đến tài chính, kế toán
của Công ty. Giúp chủ tịch, Giám đốc Công ty giám sát tài chính của Công ty theo quy
định của pháp luật tài chính, kế toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch và Giám
đốc Công ty về niệm vụ được giao.
Bộ máy giúp việc
Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ là đơn vị sản xuất có chức năng tham
mưu, giúp việc Chủ tịch, Giám đốc Công ty trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất
của Công ty; trình Giám đốc Công ty xây dựng và triển khai quy chế về quản lý nội bộ,
cơ cấu tổ chức, nhân sự chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ và
đơn vị sản xuất phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty đã được
duyệt.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 27
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây (Nguồn: http://www.chanmayport.com.vn/vi/)
Đội bảo vệ Đội bảo trì
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Kế toán
trưởng
Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám đốc
P. Kế
toán
tài vụ
Thủy
đội
XN
xếp
dò
P.
Hành
chính
Văn
phòng
đại
P. Kỹ
thuật
XN cơ
giới
P. Kế
hoạch
khai
thác
P.
thươn
g vụ
TT
XN cung
ứng DV
tàu biển
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 28
2.1.4. Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng
2.1.4.1. Đặc điểm lao động của Công ty CP Cảng Chân Mây giai đoạn 2013-
2015
 Nguồn nhân lực
Do đặc điểm của ngành Cảng biển nước ta còn sử dụng nhiều lao động phổ thông
và bán cơ giới trong hoạt động bốc xếp hàng hóa, lai dắt tàu, quản lý kho bãi, quản lý
cầu tàu, công tác sữa chữa…và hầu hết trong các hoạt động này đều cần những công
nhân có sức khỏe, do đó lao động tại Cảng Chân Mây có số lượng lớn và lao động nam
chiếm tỷ lệ cao nhất. Số lao động hiện tại của Cảng là 271 người.
Bảng 1. Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây
ĐVT: Người
Cơ cấu lao
động
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh
GT % GT % Gt %
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng số lao
động
261 100 266 100 271 100 5 1,92 5 1,87
-Trực tiếp 182 69,7 175 65,8 176 (7) (4,85) 1 0,57
-Gián tiếp 79 30,3 91 34,2 95 35,1 12 15,18 4 4,39
Trình độ
-Đại học-cao
đẳng
53 20,3 57 21,4 58 21,4 4 7,54 1 1,75
-Trung Cấp 74 28,4 76 28,6 79 29,2 2 2,70 3 3,95
-Lao động phổ
thông
134 51,3 133 50 134 49,4 (1) (0,74) 1 0,74
Giới tính
-Nam 218 83,5 225 84,6 229 84,5 7 3,21 4 1,78
-Nữ 43 16,5 41 15,4 42 15,5 (2) 5,66 1 2,44
Nguồn: Phòng Hành chính
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 29
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số lao động của Công ty qua các năm có
chiều hướng tăng, cụ thể năm 2014/2013 tăng lên 5 người tương ứng với mức tăng
1,92% và năm 2015/2014 tăng 5 người tương ứng với mức tăng 1,87%. Điều này chứng
tỏ tình hình kinh doanh có chiều hướng phát triển, Công ty mở rộng, công suất tăng nên
số lượng lao động cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu của Công ty.
Lao động của nhà máy được phân theo các tiêu thức sau:
Thứ nhất, phân theo tính chất sản suất: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động trực tiếp năm 2014/2013 giảm đi 7 người tương ứng giảm 4,85%; năm
2015/2014 tăng 5 người tương ứng tăng 1,87%. Lao động gián tiếp năm 2014/2013 đã
tăng lên con số 12 người tương ứng tăng 15,18%, năm 2015/2014 tăng lên 4 người tương
ứng tăng 4,39%. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do năm 2014, doanh nghiệp chấn
chỉnh về lực lượng trực tiếp nên đã tiến hành cắt giảm một số lao động làm việc chưa
tốt, đến năm 2015 thì doanh nghiệp Công ty lắp ráp thêm một số dây chuyền công nghệ
sản xuất nên đã tuyển thêm số lao động trực tiếp từ đó kéo theo một số nghiệp vụ quản
lý phát sinh thêm nên Công ty đã tuyển thêm một vài nhân sự làm công tác quản lý.
Thứ hai, phân theo trình độ học vấn: Để phù hợp với tình hình hoạt động của
Công ty nên trình độ học vấn chủ yếu của Công ty là lao động có trình độ phổ thông, số
lao động này cũng có chiều ổn định qua 3 năm, cụ thể:
Năm 2014/2013 giảm 1 người tương ứng giảm 1,75%, năm 2015/2014 lại tăng
thêm một người. Bên cạnh đó ban lãnh đạo và đội ngũ quản lý cũng cần có trình độ bằng
cấp để điều hành và giám sát hoạt động sản xuất cũng có xu hướng tăng.
Thứ ba, phân theo giới tính: Giới tính nam năm 2014/2013 tăng 7 người tương
ứng tăng 3,21%; năm 2015/2014 tăng 4 người tương ứng tăng 1,78%. Lao động chủ yếu
là nam giới chiếm đến 83,5% trong tống số lao động và có chiều hướng tăng qua các
năm. Điều này cho thấy sự phù hợp trong phân công lao động trong công việc của Công
ty. Đây là Công ty chuyên về hàng hải nên đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, tuyển
dụng lao động là nam giới sẽ phù hợp hơn nữ giới.
Tóm lại, ban lãnh đạo Công ty đã thực hiện tốt trong việc tuyển dụng lao động
cũng như đánh giá, phân loại nguồn lao động để thực hiện tốt việc sản xuất kinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 30
2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Cảng Chân Mây
Trong sản xuất kinh doanh, vốn hay tài sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng, được
xem là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nó giúp Công ty trang
trải trong việc thuê nhân công, mua sắm và sửa chữa trang thiết bi,… Vốn trong Công
ty thay đổi từ hình thái này đến hình thái khác một cách liên tục. Tùy vào mỗi Công ty
mà có cơ cấu vốn khác nhau. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 3 năm 2013-
2015 được thể hiện ở bảng: Tải bản FULL (80 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 31
Bảng 2. Tình hình biến động tài sản của Công ty qua 3 năm 2013-2015
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
năm So sánh
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Tổng tài sản 306 100 292 100 467 100 (14) (4,58) 175 59,93
-Tài sản
ngắn hạn
90 33,29 89 30,47 144 30,83 (1) (1,12) 55 61,79
+Tiền và
tương đương
tiền
72 80 68 76,40 113 78,47 (4) (5,56) 45 66,17
+Các khoản
DTTC ngắn
hạn
2 2,22 4 4,49 1 0,69 2 50 (3) (75)
+Các khoản
PT ngắn hạn
11 12,22 11 12,35 21 0,69 0 100 10 90,90
+Hàng tồn
kho
4 4,44 4 4,49 5 3,47 0 100 1 25
+Tài sản
ngắn hạn
khác
1 1,11 2 2,24 4 2,77 1 100 2 100
-tài sản dài
hạn
216 70,58 203 69,52 324 69,37 (13) (6,02) 121 59,60
+Tài sản cố
định
214 99,07 202 99,50 320 98,76 (12) (5,61) 118 58,41
+Tài sản dài
hạn khác
2 0,92 1 0,49 4 1,23 (1) (50) 3 400
Nguồn Phòng Kế toán-Tài vụ và xử lí của tác giả
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 32
Tài sản ngắn hạn( TSNH): chiếm 33,29% trong tổng số tài sản và có sự biến
động trong ba năm cụ thể như sau: năm 2014/2013 giảm nhẹ hơn 1 tỷ đồng tương ứng
giảm 1,12%; năm 2015/2014 tăng mạnh đó là tăng 55 tỷ đồng tương ứng với 61,79%.
Do mức tăng lớn hơn rất nhiều so với mức giảm cho nên TSNH có xu hướng tăng mạnh
trong 3 năm. Trong đó các khoản tiền và tương đương tiền năm 2014/2013 giảm 4 tỷ,
tương ứng giảm 5,56%; năm 2015/2014 tăng 45 tỷ tương ứng 66,17%, các khoản phải
thu ngắn hạn giữ nguyên ở năm 2014 và 2013, trong năm 2015/2014 thì có xu hướng
tăng 10 tỷ đồng tương ứng 90,90%. Hàng tồn kho năm 2014/2013 thì vẫn giữ nguyên
và năm 2015/2014 thì có xu hướng tăng 1 tỷ đồng tương ứng tăng 25%. Trong khi đó
tài sản ngắn hạn khác lại có xu hướng tăng qua các năm, năm 2014/2013 tăng 1 tỷ đồng
tương ứng với 100%; năm 2015/2014 tăng 2 tỷ đồng và và vẫn với mức tăng 100%. Như
vậy nhìn chung thì tài sản ngắn hạn ở năm 2014/2013 có xu hướng không tăng hoặc
giảm, nhưng giảm không nhiều và đến năm 2015/2014 thì TSNH có xu hướng tăng
mạnh, có năm tăng đến 100%, đó là một tín hiệu cho thấy năm 2015 là một năm thành
công đối với Công ty.
Tài sản dài hạn: Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản,
chiếm đến 70,58%. Cũng như tài sản ngắn hạn nhìn chung thì tài sản dài hạn có xu
hướng giảm ở năm 2014/2013, cụ thể mức giảm đó là 13 tỷ tương ứng 6,02% và tăng
mạnh vào năm 2015/2014 cụ thể với mức tăng là 121 tỷ tương ứng với 59,60%. Điều
đó chứng minh Công ty đã biết khắc phục những khó khăn, yếu kém trong kinh doanh
ở năm 2014 và hoàn thành tốt ở năm 2015.
Tải bản FULL (80 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan
SVTH: Nguyễn Thị Ly 33
Bảng 3.Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2013-2015
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
năm So sánh
2012 2013 2014 2014/2013 2015/2014
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Tổng
nguồn vốn
306 100 293 100 468 100 (13) (4,25) 175 59,72
-Nợ phải
trả
92 30,06 74 25,25 151 32,26 (18) (18,48) 77 95,95
Nợ ngắn
hạn
25 27,17 32 43,24 54 35,76 7 28 22 68,75
Nợ dài hạn 67 72,83 42 56,76 97 62,24 (25) (37,32) 55 133,33
-Vốn chủ
sở hữu
214 69,93 219 74,74 317 67,73 5 2,34 98 44,74
Nguồn Phòng Kế toán-Tài vụ và xử lí của tác giả
Tổng nguồn vốn: năm 2014/2013 giảm hơn 13 tỷ đồng tương ứng với mức giảm
4.25% ; năm 2015/2014 tăng mạnh hơn 175 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 59.72%
nguyên nhân tăng mạnh nguồn vốn là do lúc này Công ty đã chuyển sang hình thức
Công ty Cổ phần, cho nên nguồn vốn được bổ sung mới bằng việc khấu hao tài sản cố
định, đồng kêu gọi góp vốn từ nhân viên và nguồn vốn bên ngoài Công ty. Nguồn hình
thành của nó chủ yếu là Vốn chủ sở hữu. Nhờ lượng vốn này mà Công ty hoạt động hiệu
quả hơn.
Nợ phải trả: chiếm 30,06% trong tổng số nguồn vốn. Năm 2014/2013 nợ phải
trả của Công ty giảm hơn 18 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 18,48%; năm 2015/2014
đã tăng lên 77 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 95,95 %. Trong đó nợ ngắn hạn năm
2014/2013 tăng 7 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 28%; năm 2015/2014 nợ ngắn hạn
tiếp tục tăng lên 22 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 68,75%. Nợ dài hạn năm 2014/2013
giảm 25 tỷ tương ứng với mức giảm 37,32%; năm 2015/2014 nợ dài hạn lại có xu hướng
tăng lên 55 tỷ tương ứng với mức tăng 133,33%.
3974568

More Related Content

What's hot

Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...luanvantrust
 
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân MâyKhóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân MâyDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Man_Ebook
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyBáo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuLuận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuHuynh Loc
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
 
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân MâyKhóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.docLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAYChất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAY
Luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAYLuận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAY
Luận văn: Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, HAY
 
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 ĐiểmBáo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
 
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
 
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyBáo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
 
Khóa luận: giải pháp phát triển dịch vụ logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: giải pháp phát triển dịch vụ logistics, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: giải pháp phát triển dịch vụ logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: giải pháp phát triển dịch vụ logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuLuận văn  quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Luận văn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân mây 3974568

Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...luanvantrust
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Luanvantot.com 0934.573.149
 
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...nataliej4
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...hieu anh
 
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...Long Nguyen
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Oocl Logis...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Oocl Logis...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Oocl Logis...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Oocl Logis...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS  TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS  TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦ...OnTimeVitThu
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân mây 3974568 (20)

Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
 
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công tyLuận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
 
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
 
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAYQuy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH MTV Ph...
 
12013
1201312013
12013
 
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
Giiphpnhmnngcaohiuquhotngkinhdoanhdchvlogisticsticngtytnhhthngmivvntihngpht 1...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Oocl Logis...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Oocl Logis...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Oocl Logis...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Oocl Logis...
 
20358
2035820358
20358
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty công nghệ Khánh quý, HOT
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty công nghệ Khánh quý, HOTĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty công nghệ Khánh quý, HOT
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty công nghệ Khánh quý, HOT
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty buôn bán máy tính, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty buôn bán máy tính, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty buôn bán máy tính, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty buôn bán máy tính, HAY
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS  TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS  TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thiên Minh, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thiên Minh, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thiên Minh, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thiên Minh, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tảiĐề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty vận tải thương mại
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty vận tải thương mạiĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty vận tải thương mại
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty vận tải thương mại
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân mây 3974568

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂN MÂY NGUYỄN THỊ LY Huế, tháng 5 năm 2016
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂN MÂY Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ly TS. Hồ Thị Hương Lan Lớp K46 QTKD Phân Hiệu Quảng Trị Niên khóa: 2012-2016 Huế, tháng 5 năm 2016
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1 1.1.Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................1 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................1 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 1.4.Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 1.5.Bố cục của đề tài......................................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................4 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................4 1.1.1. Hoạt động dịch vụ logistics là gì?.......................................................................4 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ Logistics. .........................................................................5 1.1.2.1.Logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khia cạnh chính, đó là Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống...........5 1.1.2.2.Logistics là một dịch vụ.....................................................................................7 1.1.2.3.Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao nhận ......7 1.1.2.4.Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức ................8 1.1.2.5.Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp ........................9 1.1.3. Vai trò của dịch vụ logistics................................................................................9 1.1.3.1.Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối và mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. ...............9 1.1.3.2.Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................................................10 1.1.3.3.Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm (Just in time- JIT). ..............11
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 1.1.3.4.Logictics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ phong phú, đa dạng, phong phú hơn các nhà vận tải đơn thuần...................................11 1.1.4. Nội dung của hoạt động logistics......................................................................12 1.1.4.1.Mua sắm nguyên vật liệu:................................................................................12 1.1.4.2.Dịch vụ khách hàng: ........................................................................................12 1.1.4.3.Quản lý hoạt động dự trữ:................................................................................13 1.1.4.4.Dịch vụ vận tải:................................................................................................14 1.1.4.5.Hoạt động kho bãi:...........................................................................................16 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. ...........17 1.2.Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................19 1.2.1. Thực tiễn về hoạt động Logistics ở Việt Nam ...................................................19 1.2.2. Kinh nghiệm hoạt động Logistics của một số đơn vị điển hình .........................20 1.2.2.1. Tình hình phát triển dịch vụ logistics trong khu vực.......................................20 1.2.2.2. Kinh nghiệm đối với họat động dịch vụ Logistics cảng biển tại Singapore ....20 1.2.2.3. Kinh nghiệm với dịch vụ Logistics cảng biển của Trung Quốc ......................21 1.2.2.4. Kinh nghiệm đối với dịch vụ Logistics cảng biển của Nhật Bản ....................21 1.2.2.5. Một số bài học kinh nghiệm đối với dịch vụ Logistics cảng biển ...................21 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CHÂN MÂY GIAI ĐOẠN 2011-2015 ...............24 2.1.Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây.......................................24 2.1.1. Giới thiệu sơ lược Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây.......................................24 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................................24 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ................................................................25 2.1.4. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................26 2.1.5. Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng ......................................................................28 2.1.5.2.Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Cảng Chân Mây............30 2.1.5.3.Tình hình trang thiết bị của Công ty cổ phần Cảng Chân Mây ........................34 2.1.6. Đặc điểm sản phẩm của Công ty.......................................................................35 2.1.7. Đặc điểm thị trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh của Công ty .................35 2.1.7.1.Đặc điểm thị trường kinh doanh ......................................................................35
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 2.1.7.2.Đối thủ cạnh tranh ...........................................................................................37 2.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Chân Mây ..............39 2.2.Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics của Công ty Cổ phần Chân Mây...........40 2.2.1. Kết quả kinh doanh hoạt động Logistics của Công ty Cổ Phần Chân Mây.......40 2.2.1.1. Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding) .......................................................40 2.2.1.2. Dịch vụ vận tải..............................................................................................42 2.2.1.3. Dịch vụ kho bãi, bốc xếp và lưu kho. ...........................................................44 2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................................60 2.3.2. Những tồn tại trong công tác dịch vụ Logistics và nguyên nhân.......................60 3.1. Định hướng và chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn 2016-2020......62 3.1.1. Mục tiêu Công ty đặt ra trong thời gian tới.......................................................62 3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển Công ty trong thời gian tới. .........................62 3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics trong giai đoạn 2011-2015 .........................................................................................................63 3.2.1. Đầu tư trang thiết bị, nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận bằng cách hạn chế những rủi ro do sự bất cẩn của công nhân xếp dỡ........................................................63 3.2.2. Nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hệ thống khu kho hàng..........................65 3.2.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên. .........................................................................................................68 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................70 1.KẾT LUẬN .........................................................................................................70 2.KIẾN NGHỊ .........................................................................................................71 2.1.Kiến nghị với Công ty CP Cảng Chân Mây...........................................................71 2.2.Kiến nghị đối với tỉnh TT Huế...............................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................73
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly LỜI CẢM ƠN Thời gian được đào tạo và rèn luyện tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế cũng như quãng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây đã giúp em học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm cho mình. Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô khoa quản trị kinh doanh chuyên ngành - trường Đại học Kinh Tế- Đại Học Huế cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị cán bộ tại Xí nghiệp Cung ứng Dịch vụ hàng hải-Cảng Chân Mây Em xin chân thành cảm ơn:  Quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huế  Cô Hồ Thị Hương Lan– Giáo viên hướng dẫn;  Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây  Cùng các cán bộ viên chức các phòng ban tại Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây, đặc biệt là các anh, chị trong Xí nghiệp Cung ứng dịch vụ hàng hải đã trực tiếp giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin kính chúc Quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế cùng các cán bộ, nhân viên của Công ty Cổ Phần Cảng Chân Mây dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Huế, ngày…… tháng…… năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ly
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCM Cảng Chân Mây CBCVN Cán bộ công nhân viên TEUS Đơn vị đo hàng hóa container DWT Đơn vị đo năng lực vận tải của tàu thủy GRT đơn vị tính dung tích các khu vực kín IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế BDI Chỉ số vận tải biển KCN Khu công Nghiệp FIATA Hiệp hội Giao nhận Quốc Tế XNK Xuất nhập khẩu MT Metric Ton
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 1 CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài. Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành cảng biển Việt Nam cũng đang trên bước đường hội nhập với ngành Cảng biển thế giới. Dịch vụ Logistics là khâu kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với người tiêu dùng, từ vai trò cốt lõi thương mại, Logistics được kỳ vọng đẩy nhanh tiến trình liên kết ở mỗi quốc gia, giữa các nước trong khu vực và hơn nữa là trên phạm vi toàn cầu. Hiện tại Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại Quốc tế (WTO), chính sách bảo trợ cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng bị hạn chế. Các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư tự do tại thị trường Việt Nam, đây cũng là một thách thức lớn đối các Công ty trong nước. Chính vì thế, nếu không có sự thay đổi trong hoạt động và chiến lược kinh doanh các Công ty Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà. Trong bối cảnh chung đó, Công ty cổ phần Cảng Chân Mây cũng không tránh khỏi những khó khăn trên. Trong suốt quá trình phát triển của mình, Công ty đã có những kết quả đáng kể như phát triển về quy mô, đối tượng khách hàng, dịch vụ ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên hoạt động Logistics tại Công ty còn rời rạc, Công ty vẫn còn tập trung chủ yếu vào các dịch vụ giao nhận truyền thống như khai thuể hải quan, vận chuyển nội địa, quốc tế các hoạt động này còn đơn lẻ, chưa hình thành chuỗi Logistics cụ thể, do đó sức cạnh trạnh còn kém. Nhằm khắc phục nhược điểm hiện tại và nâng cao khả năng cạnh tranh hơn tại Công ty, chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động Logistics tại Công ty cổ phần Chân Mây” làm khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu về những dịch vụ Logistics mà Công ty cổ phần Cảng Chân Mây đã thực hiện trong thời gian qua để nhận ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế mà Công ty đang gặp phải, khóa luận sẽ đưa ra những giải pháp giúp cho Công ty cổ phần Cảng Chân Mây tăng cường chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa những vấn đề lý lý luận và thực tiễn về hoạt động Logistics
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 2  Đánh giá thực trạng hoạt dộng logistics tại Công ty Cổ Phần Cảng Chân Mây để chỉ ra những thành công, những tồn tại, hạn chế , nguyên nhân cần khắc phục trong quá trình phát triễn chuỗi dịch vụ Logistics tại Công ty.  Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ Logistic tại Công ty Cổ phần Chân mây trong những năm tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động logistics tại Công ty cổ phần Chân Mây Các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty b. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về nội dung Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến các hoạt động logistics tại Công ty cổ phần Chân Mây trong đó đề tài tập trung nghiên cứu sâu vào việc phát triển chuỗi dịch vụ Logistics cho dòng phân phối hàng hóa hơn là dòng cung cấp vật liệu đầu vào.  Phạm vi về thời gian Nghiên cứu tiến hành đánh giá hoạt động Logistics của Công ty giai đoạn 2013- 2015  Phạm vi về không gian Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty cổ phần Chân Mây trong mối quan hệ với các thị trường chính mà Công ty đang hoạt động. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Bài khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là:  Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp: + Từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, bảng cân đối hoạt động kinh doanh, tình hình nhân sự của Công ty và phương hướng hoạt động của Công ty
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 3 + Tìm kiếm tài liệu trên sách, internet, các khóa luận tại thư viện trường Đại học kinh tế Huế.  Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả và so sánh: dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối và bình quân để phân tích đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng, nhận xét xu hướng biến động của các đối tượng sau đó so sánh, đánh giá và kết luận về mối quan hệ tương quan của hiện tượng ở các thời kỳ khác nhau, từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả kinh doanh của Công ty. Thông qua việc so sánh hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của các năm từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạt động Logistics của Công ty.  Phương pháp xử lý số liệu: Từ những số liệu trong các báo cáo tài chính của Công ty, tiến hành xử lý để có chỉ số tương đối giữa các kỳ, các năm hoạt động để có chính sách điều chỉnh hợp lý.  Phương pháp toán kinh tế Từ kết quả của quá trình phân tích, cho biết được sự biến động trong hoạt động Logistics của Công ty và rút ra, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó. Cuối cùng đưa ra giải pháp giúp Công ty có những tác động thích hợp tới các yếu tố đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh Logistics của Công ty trong thời gian tới. 1.5. Bố cục của đề tài Bố cục đề tài Trên cơ sở giải quyết những mục tiêu đã đề ra ở trên, nội dung của đề tài bao gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cúu Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty cổ phần Cảng Chân Mây giai đoạn 2013-2015 Chương III: : Định hướng và giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây giai đoạn 2016-2020 Phần III: Kết luận và kiến nghị
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1.Hoạt động dịch vụ logistics là gì? Theo định nghĩa của Oxford thì Logistics được hiểu là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến viêc tiến hành, duy trì và vận chuyển phương tiện thiết bị và nhân sự. Theo từ điển Webters định nghĩa “ Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị”. Cho đến nay vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất phù hợp để dịch từ Logistics ra tiếng việt. Một số khái niệm chủ yếu sau: 1. Liên hợp quốc (khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học ngoại thương tháng 10/2002). Logistics là hoạt động quản lý qua trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng. 2. Ủy ban quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát tốt nhất. 3. Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu. 4. Trong lĩnh vực quân sự: Logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng… các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan đến việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối,… 5. Tạp chí logisticsword: Logistics là khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động quản lý hàng hóa, dịch vụ. 6. Theo giáo sư David Simchi-Levi (MIT-USA): Hệ thống Logistics (Logistics network) là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất kho, cửa hàng, một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 5 số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được yêu cầu ở mức độ phục vụ. 7. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 (điều 233): Trong luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được pháp điển hóa. “ Dịch vụ logstics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,… các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hương thù lao”. 1.1.2.Đặc điểm của dịch vụ Logistics. Khi nghiên cứu về Logistics, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản sau đây: 1.1.2.1. Logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khia cạnh chính, đó là Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống. Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Tại bất kỳ thời điểm nào, trong bất cứ môi trường nào, Logistics cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Con người có thể nhận định được về nhu cầu như: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu,… Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của xã hội sơ khai và là thành phần thiết yếu trong một xã hội công nghiệp hóa. Logistics sinh tồn giúp cung cấp nền tảng cho Logistics hoạt động. Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các hệ thống sản xuất sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanh nghiệp cần trong quá trình sản suất, các dụng cụ sử dụng nguyên liệu đó trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có được từ sản xuất. Khía cạnh này của Logistics cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Nhưng Logistics hoạt động lại không thể dự đoán được khi nào máy móc có sự cố, để sửa chữa thì cần cái gì và cần thời gian sửa chữa,…. Như vậy, Logistics hoạt động chỉ liên quan đến sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong, qua và đi ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng cho Logistics hệ thống. Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ thống hoạt động. Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiệt bị kiểm tra, hỗ trợ và nhà xưởng,… các yếu tố này không thể
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 6 thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì sự hoạt động của một hệt thống sản xuất hay lưu thông. Logistics sinh tồn, Logictics hoạt động và Logistics hệ thống không tách rời nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau tạo thành một chuỗi dây chuyền Logistics. Chuỗi dây chuyền được tiếp cận theo hai hướng: + Chuỗi Logistics theo trục ngang Hình1.3: Mô hình Logistics tiếp cận theo trục ngang Theo cách tiếp cận Locistics theo trục ngang thì Logistics sinh tồn là nhân tố thứ nhất. Tại đó, toàn bộ thời gian được sử dụng cho một cuộc đấu tranh sinh tồn không có hồi kết. Trong điều kiện này, các cá nhân không sở hữu cả công cụ lẫn nhu cầu sản xuất ra thành phẩm để trao đổi với nhau. Cho nên tất cả mọi nỗ lực được sử dụng nhằm đảm bảo sự tồn tại của các cá nhân. Trong điều kiện đó, Logistics chỉ là sự tập trung các nguyên liệu cuộc sống như lương thực, thực phẩm, quần áo, nơi cư trú để cung cấp cho sự tiếp diễn của cuộc sống. Logistics sinh tồn được hoạt động như là một hoạt động độc lập, tuy nhiên điều này chỉ là tạm thời. Bởi vì khi các điều kiện phát triển thì dễ nhận thấy có khả năng đóng ghế sẽ bắt đầu sử dụng sức lực của mình để chuyên tâm vào việc đó, sản xuất ra có thể vượt quá nhu cầu và các sản phẩm thừa đó sẽ được sử dụng để trao đổi với người khác. Người đóng ghế có thể sẽ cần nguyên liệu thô để trao đổi với người khác. Ghế có thể coi là nguyên vật liệu, bản thành phẩm đang trong quá trình chờ để được chuyển thành các dạng lắp ghép khác hoặc cũng có thể coi là thành phẩm đang trong quá trình chờ giao hàng. Như vậy, Logistics hoạt động đã được hinh thành. Logistics hoạt động không thể hoạt động độc lập mà phải trên nền tảng Logistics sinh tồn. Mọi việc đều phát triển và tiến tới một trình độ cao hơn. Và quá trình chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng hơn. Người sản suất ghế giờ đây chỉ tập trung vào sản xuất ghế và dành phần sửa chữa cho một người chuyên môn hơn. Vậy là chuỗi Logistics hệ thống là hệ quả của logistics sinh tồn và Logistics hoạt động. Và nó không thể tồn tại độc lập với Logistics sinh tồn và Logistics hệ thống. Logistics hoạt động Logistics sinh tồn Logistics hệ thống
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 7 + Logistics theo trục dọc Ba khía cạnh logistics giờ đây được sắp xếp theo hình tháp, mỗi khía cạnh của Logistics được các khía cạnh khác ở cấp độ cao hơn hỗ trợ. Logistics hệ thống Logistics hoạt động Logistics sinh tồn 1.1.2.2. Logistics là một dịch vụ Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là các bộ phận tạo thành chuỗi Logistics. Dịch vụ Logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy nhiên trong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu tố cơ bản mà dịch vụ Logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm các dịch vụ khác của Logistics. 1.1.2.3. Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao nhận Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao và hoàn thiện. Qua các giai đoạn phát triển, Logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt như: Thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông quan…cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho (Door to Door) đúng nơi, đúng lúc để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Từ chỗ đóng vai trò là đại lý, người ủy thác trở thành một bên chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn lực điều chỉnh đối với những hành vi của mình. Không phải như trước kia chỉ cần dăm ba xe tải, vài kho chứa hàng… là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng. Ngày nay, do yêu cầu về dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 8 hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,… 1.1.2.4. Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức Trước đây hàng hóa đi từ nước người bán sang nước người mua dưới nhiều hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau, vì vậy xác xuất rủi ro mất mát đối với hàng hóa rất lớn và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau, trách nhiệm đối với người vận tải đó theo đó chỉ giới hạn trong đoạn đường hay dịch vụ mà anh ta đảm nhiệm. Những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương thức ra đời, bây giờ người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng với một người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức-Multimodal transport operator-MTO. MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ duy nhất (chứng từ vận tải đa phương thức- Multimodal transport document) cho dù anh ta có thể không phải là người chuyên chở thực tế. Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh doanh đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạch hoạch cung ứng, mua hàng hóa, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hóa để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng thời điểm và đúng thời hạn, từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Dịch vụ Logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa phương thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợp đồng vận tải đa phương thức do người tổ chức mọi dịch vụ Logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán người tổ chức dịch vụ Logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng người bán, gồm hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trước khi chúng gửi đến nước người mua trên các phương tiện vận tải khác nhau. Tại nước người mua người tổ chức dịch vụ Logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa điểm cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Tóm lại, Logistics là sự phối hợp đồng bộ đồng bộ các hoạt động, là dịch vụ hỗ trợ các hoạt động, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là sự
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 9 phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của Logistics. 1.1.2.5. Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất, hỗ trợ sản phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng. Điều này không có nghĩa là quá trình sản xuất không bao gồm các yếu tố của Logistics hệ thống hay hoạt động hỗ trợ sau khi chuyển quyền sở hữu sản phẩm không bao gồm các yếu tố của Logistics hoạt động. Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện: sản xuất được Logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. Marketing được Logistics được hỗ trợ thông qua quản lý việc di chuyển và lưu trữ hàng thành phẩm. Logistics hỗ trợ sản xuất và marketing có thể sẽ dẫn đến yêu cầu phải đào tạo nhân lực, dự trữ phụ tùng thay thế hay bất kỳ một yếu tố nào khác của Logistics. 1.1.3.Vai trò của dịch vụ logistics. 1.1.3.1. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối và mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, Logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp, thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia chỉ là thứ 2 so với họat động của doanh nghiệp. Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện… tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 10 Lưu thông phân phối hàng hóa, trao đổi giao lưu thương mại giữa cácvùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Nếu những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành sản xuất phát triển, còn nếu những hoạt động này bị ngừng trệ thì sẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất và đời sống. Hệ thống Logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế do quá trình toàn cầu hóa tạo ra. Các Công ty xuyên quốc gia có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các Công ty này đã áp dụng “ hệ thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất. Hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảo bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó cần phải có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp các trung tâm kinh tế sau cho phù hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. 1.1.3.2. Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Nhưng quá trình thực hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan để giải quyết được phải có cơ sở cho việc đưa ra những quyết định chính xác. Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thời gian nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển, địa điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hóa…tất cả những vấn đề này muốn giải quyết có hiệu quả không thể thiếu vai trò của Logistics. Logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác những vấn đề như vật liệu cung ứng, phương thức vận chuyển…để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 11 1.1.3.3. Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm (Just in time- JIT). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận, đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệp tìm cách duy trì một lượng hàng trong kho nhỏ nhất, kết quả là hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông phân phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêu cầu giao hành kịp thời lúc (JIT) mặt khác phải tăng cường vận chuyển thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho. Để đáp ứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và sự ăn khớp giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hành hóa, tiêu thụ với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn. Nó cho phép người giao nhận vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống càng cao bao nhiêu, người vận tải giao nhận càng có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường và mở rộng thị trường bấy nhiêu. 1.1.3.4. Logictics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ phong phú, đa dạng, phong phú hơn các nhà vận tải đơn thuần. Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưu chuyển hàng hóa quá các giai đoạn cung ứng- sản xuất, lưu thông phân phối. Vì vậy lúc này người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người giao nhận vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông. Tóm lại, Logistics có vai trò rất lớn. Đối với doanh nghiệp, Logistics không chỉ giải quyết cả đầu ra lẫn vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả thông qua khả năng thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn mà còn giảm được chi phí vận tải, tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, đối với nền kinh tế nói chung thông qua
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 12 hoạt động Logistics mà hàng hóa được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi Fax, gửi Email hoặc giao dịch qua Internet… cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hóa là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà. Giúp cho việc kinh doanh nói chung đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế. 1.1.4.Nội dung của hoạt động logistics 1.1.4.1. Mua sắm nguyên vật liệu: Mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình Logistics. Mặc dù hoạt động này không ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng nhưng mua sắm nguyên vật liệu có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động Logistics. Bởi không có nguyên liệu tốt không thể tạo ra sản phẩm tốt. Các hoạt động của khâu mua sắm nguyên vật liệu bao gồm: Tìm nguồn cung cấp, tiến hành mua sắm thu mua vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho, lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng, quản lý hệ thống thông tin có liên quan, lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho, tận dụng phế liệu phế phẩm. 1.1.4.2. Dịch vụ khách hàng: Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, thị trường được mở rộng, khi cần mua một loại hàng hóa nào đó khách hàng có rất nhiều khả năng lựa chọn, nếu nhiều tổ chức cùng đưa ra thị trường những sản phẩm có đặc điểm, chất lượng giá cả gần tương đương như nhau thì sự khác biệt về dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt, chúng không chỉ giúp tổ chức giữ chân khách hàng cũ mà còn có thể lôi kéo, thu hút thêm được khách hàng mới. Đây chính là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và thành công. Dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng. Mục đích của hoạt động dịch vụ khách hàng là tạo cho quá trình buôn bán, trao đổi được thông suốt và đạt được kết quả của quá trình này là làm tăng giá trị sản phẩm trao đổi. Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng là: Tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường, xây dựng mục tiêu và kế hoạch
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 13 dịch vụ khách hàng, giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa các dịch vụ khách, theo dõi sản phẩm. Nếu như khâu mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của hoạt động Logistics thì dịch vụ khách hàng là đầu ra của hoạt động này. Dịch vụ khách hàng chính là các biện pháp trong hệ thống Logistics nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa ở mức độ cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, nó là hiệu số giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong chuỗi hoạt động Logistics thì dịch vụ khách hàng chính là đầu ra, là thước đo chất lượng của hệ thống, do đó muốn phát triển Logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng, doanh nghiệp phải có những phương pháp nghiên cứu, xác định được nhu cầu thực của khách hàng, trên cơ sở đó xây dựng được mục tiêu và cung cấp dịch vụ có mức độ phù hợp. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước, trong và sau khi giao dịch với khách hàng. Muốn có các dịch vụ khách hàng tốt cần nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng. Tóm lại, dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động Logistics, hơn nữa dịch vụ khách hàng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu và là yếu tố mang tính quyết định trước tiên đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hoạt động Logistics tích hợp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch vụ khách hàng. 1.1.4.3. Quản lý hoạt động dự trữ: Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động Logistics nhằm quản lý việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hóa trong sản xuất và lưu thông. Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất, lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phòng rủi ro, bất trắc. Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động Logistics bao gồm:
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 14 Dự trữ sản phẩm trong lưu thông Dự trữ sản phẩm khâu sản suất Dự trữ bán thành phẩm Thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, qui mô) thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng, tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa, thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng … Nhờ có dự trữ mà chuỗi Logistics mới có thể hoạt động liên tục nhịp nhàng và hiệu quả. Hình 1.1. Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống Logistics Dự trữ là tất yếu khách quan, nó là tổng kết của quá trình tái sản xuất xã hội. nhờ có dự trữ mà cuộc sống nói chung, hoạt động Logistics nói riêng, mới có thể diễn ra liên tục, tuy nhiên phải biết lên kế hoạch dự trữ thế nào cho vừa, phù hợp với từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn. Quản trị dự trữ trong Logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ Logistics, nhất là kiến thức về tổng chi phí Logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiết kế hệ thống Logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí các kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải…. Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của chuỗi Logistics, nên cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí Logistics khác. Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống Logistics, do vậy cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật, phân tích dự báo, mô hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng. 1.1.4.4. Dịch vụ vận tải: Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động Logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hóa đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng. Công việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanh Logistics: chọn người vận chuyển ( tự vận chuyển hay thuê), chọn tuyến đường, phương thức vận tải, Dự trữ nguyên vật liệu
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 15 phương tiện vận tải, kiểm soát quá trình vận chuyển, công việc giao nhận và bốc xếp, xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics thông thường là người kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa không có tàu (non-vessel – owning commom carriers – NVOCC) hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức. Họ tiến hành các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng cho đến nơi sản xuất, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu dùng có thể bằng phương tiện của chính mình hoặc do thuê mướn, hay trên cơ sở một hợp đồng phụ (sub-contract) mà họ thay mặt cho chủ hàng ký kết với người vận chuyển, khi thực hiện công việc vận chuyển, người kinh doanh dịch vụ Logistics đóng vai trò là người được ủy thác của chủ hàng, điều này có nghĩa là người kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ thay mặt khách hàng đứng ra ký kết hợp đồng về vận chuyển hàng hóa trên danh nghĩa của mình và chịu trách nhiệm toán bộ trước khách hàng về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hóa. Dù có là người vận chuyển trực tiếp (tự mình tổ chức vận chuyển bằng chính phương tiện của mình hoặc phương tiện do mình thuê mướn) hay là người vận chuyển gián tiếp (thực hiện nghĩa vụ vận chuyển đã cam kết với khách hàng bằng cách ký hợp đồng phụ với người kinh doanh vận tải khác) thì người kinh doanh dịch vụ Logistics vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng đối với toàn bộ hàng bị mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa đó, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển. Người kinh doanh dịch vụ Logistics phải giải quyết các vấn đề này bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng. -Chi phí vận tải -Tốc độ vận chuyển - Tính linh hoạt -Khối lượng/ trọng lượng giới hạn -Khả năng tiếp cận Tất cả dịch vụ Logistics đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung ứng gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: Giao nhận, xếp dỡ, lưu kho …
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 16 Nếu để hàng hóa phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này bằng những biện pháp khác nhau: -Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ -Chọn vị trí kho hàng -Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm Logistics -Quản lý quá trình vận chuyển Có một số hãng đã được quy trình sản xuất, không lưu kho, đối với một số mặt hàng nhất định và có được lợi nhuận cao. Cùng với hoạt động Logistics khác, vận tải củng đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ. Trước hết giải quyết được vấn đề là đưa sản phẩm tới đúng nơi người tiêu dùng yêu cầu tức là giá trị hàng hóa đã được tăng thêm. Kế nữa đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Việc chọn đúng phương tiện và phối hợp với các hình thức vận tải khác nhau chỉ với mục đích cuối cùng sao cho vận chuyển càng nhanh hàng hóa tới tay người tiêu dùng càng tốt. Như vậy giá trị gia tăng trong khâu vận tải chính là việc khách hàng được hưởng dịch vụ hoặc sản phẩm đúng nơi, đúng lúc. Để chuyên chở hàng hóa, người cung cấp dịch vụ Logistics có thể chọn một hoặc nhiều phương thức vận tải sau: Đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không. 1.1.4.5. Hoạt động kho bãi: Hoạt động kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho. Hoạt động Logistics này là một hoạt động chiến lược nó ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển, chất lượng dịch vụ khách hàng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tất nhiên ảnh hưởng tới toàn bộ dây chuyền cung ứng. Cho nên trong hoạt động này cần phải xác định tốt vị trí kho hàng. Vị trí kho hàng được quyết định dựa trên các điều kiện cơ bản sau: Gần các trung tâm bán hàng lớn, có cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục đơn giản (đặc biệt là thủ tục thông quan nếu là Logistics toàn cầu), có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp và
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 17 nhất là tình hình an ninh chính trị xã hội ổn định. Đây chính là nguyên nhân lý giải 60% các trung tâm thành phố, các kho hàng lớn của châu Âu đều tập trung ở Hà Lan. Người kinh doanh dịch vụ Logistics không nhất thiết là người phải có kho bãi. Họ có thể tư vấn cho khách hàng những địa điểm lưu kho thuận lợi cho quá trình giao nhận, chuyển chở, phân phối thậm chí thay mặt cả khách hàng để ký kết hợp đồng lưu kho hàng hóa. Bên cạnh việc thực hiện các công tác lưu kho, lưu bãi, người kinh doanh dịch vụ còn cung cấp cho khách hàng các hoạt động về quản lý kho, quản trị dự trữ và đây là một bước tiến cao hơn so với công tác lưu trữ, lưu kho đơn thuần trong hoạt động giao nhận truyền thống trước đây. Người kinh doanh dịch vụ Logistics phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong thời gian hàng hóa được lưu kho nằm trong sự quản lý của mình theo các quy định của pháp luật. Các hoạt động làm tăng giá trị của hàng hóa là các hoạt động về dán mác, dán nhãn, kẻ ký mã hiệu, tải đóng gói, kiểm soát chất lượng, quản lý đơn đặt hàng, thực hiện việc quản lý trả lại hàng cho nhà phân phối,… Hoạt động lưu kho có quan hệ mật thiết với hoạt động vận tải trong chuỗi hệ thống Logistics. Cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm của sản phẩm. Thiết kế hệ thống cơ sở sản xuất và kho hàng khoa học, hợp lý cho phép tiết kiệm được chi phí vận tải ở cả đầu vào lẫn đầu ra của hệ thống Logistics. Một công việc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kho hàng là quản lý hệ thống thông tin, phải thường xuyên cập nhật thông tin về mức độ dự trữ, lượng hành nhập kho, xuất kho, thực có trong kho, vị trí, tình trạng, hàng hóa, các yêu cầu của khách hàng… Thông tin ở đây cần phải kịp thời và chính xác. Muốn làm được như vậy thì phải biết ứng dụng hệ thống chia sẻ và trao đổi thông tin điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) hệ thống mã vạch và phải vi tính hóa mọi hoạt động. 1.1.5.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. a.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đông doanh thu, nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 18 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = lợ i nhuậ nsau thuế doanh thu thuần  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết vốn sau một kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = lợi nhuậnsau thuế vô ́ n kinh doanh  Sức sản suất của một đồng vốn Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra như thế nào Sức sản xuất của một đồng vốn = doanh thu vô ́ n kinh doanh bìnhquân b. Hiệu quả sử dụng chi phí  Hiệu suất sử dụng chi phí Chỉ tiêu này cho biết bỏ một đồng chi phí thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu Hiệu suất sử dụng chi phí = doanh thu tổng chi phí  Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương Chi tiêu này phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra thì thu lại bao nhiêu đông doanh thu Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương = doanh thu tổ ng chi phi ́ tiê ̀ n lương  Doanh lợi trên chi phí Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì được bao nhiêu đồng lợi nhuận Doanh lợi trên chi phí = lợ i nhuận tổ ng chi phi ́  Doanh lợi trên chi phí tiền lương Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí tiền lương bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Doanh lợi trên chi phí tiền lương = lợi nhuận tổng chi phí tiê ̀n lương
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 19 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực tiễn về hoạt động Logistics ở Việt Nam Tuy chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng ngành Logistics đã và đang từng bước góp phần rất lớn của mình vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Theo Bộ Công Thương, tổng chi phí Logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP( khoảng 20 tỷ USD trong năm 2010), trong khi đó các nước trên thế giới chỉ chiếm 8-15%, trong đó vận tải chiếm 50-60%. Tổng lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam khoảng 200 triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm gần đây đạt trung bình 20-25%/ năm và hiện tại ở Việt Nam số doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong ngành khá lớn gồm nhiều thành phần, trong đó cả nước có khoảng 1200 (vượt qua cả Thái Lan và Singapore). Trong số những doanh nghiệp này có 113 doanh nghiệp là hội viên của Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS). Trong đó có 100 hội viên chính thức và có 13 hội viên liên kết (số liệu tính đến tháng 1/2010). Theo thống kê đăng ký doanh nghiệp phát hành Vận đơn hàng không thứ cấp (HWAB) năm 2000 thì tại thành phố Hồ Chí Minh có 600 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. Lộ trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ Logistics đến năm 2014 nhưng các Công ty Logistics đa quốc gia hàng đầu thế giới ( top 25 hoặc 20) đã có mặt tại Việt Nam. Dưới nhiều hình thức, các Công ty nước ngoài đã hoạt động đa dạng, đặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ 3PL (dịch vụ cung ứng bên thứ ba) với trình độ công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp như tại các nước phát triển. Theo ngân hàng thế giới năm 2009 Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics Performance Index) năm 2009 là trung bình – khá, đứng đầu các nước có thu nhập thấp, xếp hàng 53 trên thế giới và thứ 5 trong Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á về hiệu quả hoạt động dịch vụ Logistics và được đánh giá có biểu hiện đặc biệt về hoạt động Logistics. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp Việt Nam giữ vị trí 53, thậm chí LPI của nước ta còn cao hơn một số quốc gia có thu nhập trung bình. Với tư cách chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong ASEAN trong xây dựng hệ thống “ mềm” trong phát triển lĩnh vực Logistics.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 20 Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ. Nếu chỉ tính riêng các Công ty thành viên Hiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên khoảng 5000 người. Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000-5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia Hiệp hội. 1.2.2. Kinh nghiệm hoạt động Logistics của một số đơn vị điển hình 1.2.2.1. Tình hình phát triển dịch vụ logistics trong khu vực Theo kết quả khảo sát của tổ chức tư vấn quốc tế Frost Sullivan, thị phần dịch vụ logistics (3PL) của khu vực ASEAN chiếm khoảng 10% toàn bộ thị trường dịch vụ logistics Châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN được chia thành 3 nhóm nước xét theo chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics (LPI) gồm: nhóm 1 có trình độ phát triển dịch vụ logistics cao nhất (Singapore); nhóm 2 có trình độ phát triển ở mức trung bình (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines); nhóm 3 có trình độ phát triển thấp nhất (Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timo). Quản lý hiệu quả hệ thống dịch vụ Logistics thể hiện ở chi phí dịch vụ Logistics thấp, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tỷ lệ chi phí dịch vụ Logistics/GDP của Việt Nam hiện nay là trên 20%, cao gấp 3 lần so với của những nước có dịch vụ Logistics phát triển nhất. 1.2.2.2. Kinh nghiệm đối với họat động dịch vụ Logistics cảng biển tại Singapore Singapore là nước đi đầu về quản lý và phát triển dịch vụ Logistics trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Hiện nay, dịch vụ Logistics của đóng góp khoảng 8% GDP Singapore. Điểm mạnh của dịch vụ Logistics Singapore là các cấp lãnh đạo đã đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng đáng tin cậy và hiệu quả cao kết hợp với chi phí rất cạnh tranh. Singapore đã đầu tư xây dựng một hệ thống cảng biển được đánh giá là cảng thu hút tàu thuyền qua lại nhiều nhất khu vực Châu Á, Singapore đã sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hầu hết các khâu của dịch vụ Logistics cảng biển, đổi mới với
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 21 dịch vụ Logistics cảng bằng cách đề ra chính sách “một cửa” nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan và trung chuyển. Nâng cao vai trò đặc biệt quan trọng của Hiệp hội dịch vụ Logistics Singapore (SLA - Singapore Logistics Association). 1.2.2.3. Kinh nghiệm với dịch vụ Logistics cảng biển của Trung Quốc Trong Bảng xếp hạng hiệu quả hoạt động dịch vụ Logistics (Logistics Performance Index-LPI) của Ngân hàng thế giới, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 30, Hongkong đứng thứ 8 trong tổng số 150 quốc gia, vùng lãnh thổ về dịch vụ Logistics. Thành công của Trung Quốc là dựa trên sự đổi mới đối với dịch vụ Logistics cảng một cách đúng đắn, đồng bộ từ các cấp và sự quan tâm đầu tư hợp lý của doanh nghiệp đối với loại hình dịch vụ này. Chính phủ cho phép được thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài, tạo điều kiện cho Công ty nước ngoài có thể thâm nhập sâu vào thị trường Logistics cảng. Tập trung xây dựng và phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông. Chú trọng xây dựng hệ thống kho bãi và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới vào dịch vụ Logistics cảng biển. Trung Quốc đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng các trung tâm Logistics quốc tế và cảng biển tại các vị trí chiến lược. 1.2.2.4. Kinh nghiệm đối với dịch vụ Logistics cảng biển của Nhật Bản Nhật Bản rất chú trọng đến việc đổi mới với dịch vụ Logistics cảng biển bằng việc sửa đổi những chính sách, đường lối phát triển dịch vụ Logistics cảng với mục tiêu ủng hộ công cuộc cải tổ cơ cấu thị trường dịch vụ Logistics và dịch vụ Logistics cảng biển. Ưu tiên cho hệ thống phân phối hiệu quả, chính xác nhằm nâng cao tính cạnh tranh quốc tế của dịch vụ Logistics cảng biển, chú trọng vào 2 chiến lược phát triển cơ bản là tập trung hợp lý hóa dịch vụ Logistics thành phố, vùng, ngành chính phủ trực tiếp chỉ đạo, dẫn dắt việc phát triển đối với dịch vụ Logistics cảng biển. 1.2.2.5. Một số bài học kinh nghiệm đối với dịch vụ Logistics cảng biển Qua việc nghiên cứu về hoạt động dịch vụ Logistics ở một số nước trên thế giới có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo đối với dịch vụ logistics ở nước ta và cảng biển Chân Mây như sau:
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 22 - Chúng ta nên nhận thức rõ vai trò của dịch vụ Logistics cảng biển với sự phát triển của đất nước. Chính phủ đặt mục tiêu phát triển khu vực cảng trở thành trung tâm dịch vụ Logistics tích hợp các kinh nghiệm từ các nước hàng đầu thế giới về năng lực vận tải hàng hải, đường bộ, xếp dỡ, lưu kho, thủ tục hành chính và liên kết mạng kết hợp với công nghệ thông tin vượt trội. - Chính phủ cho phép xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất là điều kiện quan trọng đối với dịch vụ Logistics cảng, cần có hệ thống pháp luật và chính sách hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ Logistics cảng. - Nhà nước cần thành lập Ủy ban quốc gia về dịch vụ Logistics để gắn kết, thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành hiệu quả, trọng tâm hơn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho dịch vụ logistics cảng; Hình thành Quỹ Hàng hải hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và phát triển kinh doanh cho các Công ty dịch vụ logistics; Thành lập Hiệp hội dịch vụ Logistics cảng với nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển, đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Logistics cảng, coi đây là một trong những mục tiêu chính có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ Logistics cảng biển. Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích các Công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống dịch vụ Logistics toàn cầu, khuyến khích các Công ty đa quốc gia, các nhà dịch vụ Logistics quốc tế đặt trụ sở tại khu vực cảng cùng với việc đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng cho dịch vụ Logistics quan trọng, có quy mô lớn, hiện đại. - Chính phủ cho phép thành lập Công ty dịch vụ Logistics 100% vốn nước ngoài. Sử dụng hệ thống các Công ty cung cấp dịch vụ Logistics nhằm chuyên môn hóa giúp giảm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các Công ty dịch vụ Logistics và các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài đầu tư vào kinh doanh tại khu vực cảng biển. - Chính phủ cần chú trọng hoàn thiện hệ thống đường xá, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đường sông, biển, giảm tắc nghẽn giao thông đường bộ và phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cả đường biển,
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 23 đường bộ, đường sông, đường sắt và đường không cũng như hạ tầng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ Logistics cảng biển. Đầu tư xây dựng hệ thống cảng container tạo điều kiện thu hút tàu thuyền qua lại trong khu vực. Đầu tư nhiều cho việc xây dựng các trung tâm dịch vụ Logistics quốc tế ở cảng biển tại các vị trí chiến lược trên lãnh thổ. Xây dựng hệ thống quản lý các phương tiện vận tải nhất là hệ thống ô tô chuyên chở container một cách có hiệu quả. Tập trung vào việc lập quy hoạch sắp xếp kế hoạch phát triển các bãi kho vận hậu cần và các thiết bị trong ngành dịch vụ logistics cảng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hầu hết các khâu của dịch vụ Logistics cảng. Phát triển kinh doanh dịch vụ logistics điện tử (E-Logistics). Ứng dụng mạng lưới cổng (Portnet) giúp ngành dịch vụ Logistics cảng quản lý thông tin tốt hơn, đảm bảo thông tin thông suốt hơn từ các hãng tàu, các nhà vận tải đến các nhà giao nhận hàng hoá và các cơ quan chính phủ.
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 24 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CHÂN MÂY GIAI ĐOẠN 2013- 2015 2.1. Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây 2.1.1.Giới thiệu sơ lược Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây Tên doanh nghiệp, giám đốc hiện tại của doanh nghiệp Tên doanh nghiệp: CẢNG CHÂN MÂY Giám đốc doanh nghiệp: Huỳnh Văn Toàn  Trụ sở chính Địa chỉ:Thôn Bình An, Xã Lộc Vĩnh, Huyện Phú lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (84) 054.3876096 Fax: (84) 054.3891838 Website:www.chanmayport.com.vn  Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp Ngày 28/9/2007 Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có Quyết định số 3128/QĐ-CNT-TCCB-LĐ về việc thành lập Công ty Cổ Phần Cảng Chân Mây. Vốn điều lệ:211.370.000.000 đồng. Vốn đầu tư thực tế đến thời điểm 25/6/2015: 211.370.000.000 đồng. Công ty có 03 đơn vị trực thuộc và văn phòng đại diện: Xí nghiệp Xếp dỡ Cảng Chân Mây; Xí nghiệp Cơ giới Cảng Chân Mây; Xí nghiệp Dịch vụ Cung ứng Tàu biển Cảng Chân Mây; Văn phòng đại diện tại Thành phố Huế. 2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Một Thành viên Cảng Chân Mây được thành lập trên cơ sở Cảng Chân Mây - thuộc Ban quản lý dự án Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô Tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 3128/QĐ-CNT-TCCB-LĐ ngày 28/9/2007 của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300515171 ngày 28/11/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 25 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần kể từ ngày 26/6/2015, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300515171 ngày 26/6/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, Cảng Chân Mây có Bến số 1 với chiều dài 420m, độ sâu trước bến 12,5m đủ khả năng đón tàu có trọng tải 50.000 DWT và tàu du lịch quốc tế cỡ lớn; bến chuyên dùng cho tàu có trọng tải 20.000 DWT để xếp dỡ các cấu kiện siêu trường, siêu trọng; thiết bị cẩu bờ di động Gottwald làm hàng đa năng như container, hàng siêu trường, siêu trọng, đặc biệt là xếp dỡ hàng rời như than cám, cát silic, titan, clinker,...với năng suất cao, có thể đạt 10.000 T/24 giờ. Năm 2006, Tập đoàn Alcan - nhà khai thác và chế biến quặng nhôm hàng đầu thế giới - đã chọn Cảng Chân Mây để gia công, lắp ráp xuất khẩu các cấu kiện siêu trường, siêu trọng. 2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.3.1. Chức năng Thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư phát triển cảng và các nhà máy đóng tàu có dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ. Việc thành lập Công ty cổ phần Cảng Chân Mây để phát triển du lịch, dịch vụ cảng tổng hợp và phát triển công nghiệp đóng tàu, công nghiệp phụ trợ phục vụ cho nhu cầu bức thiết trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển cơ sở sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho ngành vận tải trong nước và quốc tế, tăng nguồn thu ngân sách, tạo nhiều việc làm cho người lao động. 2.1.3.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây: Kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí; Chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên trực tiếp quản lí về kết quả kinh doanh của cảng; Xây dựng chiến lược phát triển, lập kế hoạch kinh doanh toàn diện phù hợp với mục tiêu đề ra; Mở rộng qui mô sản xuất tích lũy và phát triển vốn; Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên,thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh công bằng và hiệu quả; Thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên; Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước; Đoàn kết phát huy sức mạnh của tổ chức đoàn thể trong Công ty; Xác định và tổ chức thực hiện các kế
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 26 hoạch kinh doanh của cảng theo Pháp Luật của nhà nước hiện hành; Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ chính sánh, đạt hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đảm bảo trang trải về tài chính, thực hiện với ngân sách nhà nước. 2.1.4.Cơ cấu tổ chức 2.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty; Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch và Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được phân công. Kế toán trưởng có nhiệm vụ thực hiện công tác liên quan đến tài chính, kế toán của Công ty. Giúp chủ tịch, Giám đốc Công ty giám sát tài chính của Công ty theo quy định của pháp luật tài chính, kế toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch và Giám đốc Công ty về niệm vụ được giao. Bộ máy giúp việc Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ là đơn vị sản xuất có chức năng tham mưu, giúp việc Chủ tịch, Giám đốc Công ty trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất của Công ty; trình Giám đốc Công ty xây dựng và triển khai quy chế về quản lý nội bộ, cơ cấu tổ chức, nhân sự chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sản xuất phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty đã được duyệt.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 27 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây (Nguồn: http://www.chanmayport.com.vn/vi/) Đội bảo vệ Đội bảo trì ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Kế toán trưởng Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc P. Kế toán tài vụ Thủy đội XN xếp dò P. Hành chính Văn phòng đại P. Kỹ thuật XN cơ giới P. Kế hoạch khai thác P. thươn g vụ TT XN cung ứng DV tàu biển
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 28 2.1.4. Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng 2.1.4.1. Đặc điểm lao động của Công ty CP Cảng Chân Mây giai đoạn 2013- 2015  Nguồn nhân lực Do đặc điểm của ngành Cảng biển nước ta còn sử dụng nhiều lao động phổ thông và bán cơ giới trong hoạt động bốc xếp hàng hóa, lai dắt tàu, quản lý kho bãi, quản lý cầu tàu, công tác sữa chữa…và hầu hết trong các hoạt động này đều cần những công nhân có sức khỏe, do đó lao động tại Cảng Chân Mây có số lượng lớn và lao động nam chiếm tỷ lệ cao nhất. Số lao động hiện tại của Cảng là 271 người. Bảng 1. Cơ cấu lao động Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây ĐVT: Người Cơ cấu lao động Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh GT % GT % Gt % 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng số lao động 261 100 266 100 271 100 5 1,92 5 1,87 -Trực tiếp 182 69,7 175 65,8 176 (7) (4,85) 1 0,57 -Gián tiếp 79 30,3 91 34,2 95 35,1 12 15,18 4 4,39 Trình độ -Đại học-cao đẳng 53 20,3 57 21,4 58 21,4 4 7,54 1 1,75 -Trung Cấp 74 28,4 76 28,6 79 29,2 2 2,70 3 3,95 -Lao động phổ thông 134 51,3 133 50 134 49,4 (1) (0,74) 1 0,74 Giới tính -Nam 218 83,5 225 84,6 229 84,5 7 3,21 4 1,78 -Nữ 43 16,5 41 15,4 42 15,5 (2) 5,66 1 2,44 Nguồn: Phòng Hành chính
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 29 Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số lao động của Công ty qua các năm có chiều hướng tăng, cụ thể năm 2014/2013 tăng lên 5 người tương ứng với mức tăng 1,92% và năm 2015/2014 tăng 5 người tương ứng với mức tăng 1,87%. Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh có chiều hướng phát triển, Công ty mở rộng, công suất tăng nên số lượng lao động cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu của Công ty. Lao động của nhà máy được phân theo các tiêu thức sau: Thứ nhất, phân theo tính chất sản suất: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp năm 2014/2013 giảm đi 7 người tương ứng giảm 4,85%; năm 2015/2014 tăng 5 người tương ứng tăng 1,87%. Lao động gián tiếp năm 2014/2013 đã tăng lên con số 12 người tương ứng tăng 15,18%, năm 2015/2014 tăng lên 4 người tương ứng tăng 4,39%. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do năm 2014, doanh nghiệp chấn chỉnh về lực lượng trực tiếp nên đã tiến hành cắt giảm một số lao động làm việc chưa tốt, đến năm 2015 thì doanh nghiệp Công ty lắp ráp thêm một số dây chuyền công nghệ sản xuất nên đã tuyển thêm số lao động trực tiếp từ đó kéo theo một số nghiệp vụ quản lý phát sinh thêm nên Công ty đã tuyển thêm một vài nhân sự làm công tác quản lý. Thứ hai, phân theo trình độ học vấn: Để phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty nên trình độ học vấn chủ yếu của Công ty là lao động có trình độ phổ thông, số lao động này cũng có chiều ổn định qua 3 năm, cụ thể: Năm 2014/2013 giảm 1 người tương ứng giảm 1,75%, năm 2015/2014 lại tăng thêm một người. Bên cạnh đó ban lãnh đạo và đội ngũ quản lý cũng cần có trình độ bằng cấp để điều hành và giám sát hoạt động sản xuất cũng có xu hướng tăng. Thứ ba, phân theo giới tính: Giới tính nam năm 2014/2013 tăng 7 người tương ứng tăng 3,21%; năm 2015/2014 tăng 4 người tương ứng tăng 1,78%. Lao động chủ yếu là nam giới chiếm đến 83,5% trong tống số lao động và có chiều hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy sự phù hợp trong phân công lao động trong công việc của Công ty. Đây là Công ty chuyên về hàng hải nên đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, tuyển dụng lao động là nam giới sẽ phù hợp hơn nữ giới. Tóm lại, ban lãnh đạo Công ty đã thực hiện tốt trong việc tuyển dụng lao động cũng như đánh giá, phân loại nguồn lao động để thực hiện tốt việc sản xuất kinh doanh.
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 30 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Cảng Chân Mây Trong sản xuất kinh doanh, vốn hay tài sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng, được xem là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nó giúp Công ty trang trải trong việc thuê nhân công, mua sắm và sửa chữa trang thiết bi,… Vốn trong Công ty thay đổi từ hình thái này đến hình thái khác một cách liên tục. Tùy vào mỗi Công ty mà có cơ cấu vốn khác nhau. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 3 năm 2013- 2015 được thể hiện ở bảng: Tải bản FULL (80 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 31 Bảng 2. Tình hình biến động tài sản của Công ty qua 3 năm 2013-2015 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu năm So sánh 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng tài sản 306 100 292 100 467 100 (14) (4,58) 175 59,93 -Tài sản ngắn hạn 90 33,29 89 30,47 144 30,83 (1) (1,12) 55 61,79 +Tiền và tương đương tiền 72 80 68 76,40 113 78,47 (4) (5,56) 45 66,17 +Các khoản DTTC ngắn hạn 2 2,22 4 4,49 1 0,69 2 50 (3) (75) +Các khoản PT ngắn hạn 11 12,22 11 12,35 21 0,69 0 100 10 90,90 +Hàng tồn kho 4 4,44 4 4,49 5 3,47 0 100 1 25 +Tài sản ngắn hạn khác 1 1,11 2 2,24 4 2,77 1 100 2 100 -tài sản dài hạn 216 70,58 203 69,52 324 69,37 (13) (6,02) 121 59,60 +Tài sản cố định 214 99,07 202 99,50 320 98,76 (12) (5,61) 118 58,41 +Tài sản dài hạn khác 2 0,92 1 0,49 4 1,23 (1) (50) 3 400 Nguồn Phòng Kế toán-Tài vụ và xử lí của tác giả
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 32 Tài sản ngắn hạn( TSNH): chiếm 33,29% trong tổng số tài sản và có sự biến động trong ba năm cụ thể như sau: năm 2014/2013 giảm nhẹ hơn 1 tỷ đồng tương ứng giảm 1,12%; năm 2015/2014 tăng mạnh đó là tăng 55 tỷ đồng tương ứng với 61,79%. Do mức tăng lớn hơn rất nhiều so với mức giảm cho nên TSNH có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm. Trong đó các khoản tiền và tương đương tiền năm 2014/2013 giảm 4 tỷ, tương ứng giảm 5,56%; năm 2015/2014 tăng 45 tỷ tương ứng 66,17%, các khoản phải thu ngắn hạn giữ nguyên ở năm 2014 và 2013, trong năm 2015/2014 thì có xu hướng tăng 10 tỷ đồng tương ứng 90,90%. Hàng tồn kho năm 2014/2013 thì vẫn giữ nguyên và năm 2015/2014 thì có xu hướng tăng 1 tỷ đồng tương ứng tăng 25%. Trong khi đó tài sản ngắn hạn khác lại có xu hướng tăng qua các năm, năm 2014/2013 tăng 1 tỷ đồng tương ứng với 100%; năm 2015/2014 tăng 2 tỷ đồng và và vẫn với mức tăng 100%. Như vậy nhìn chung thì tài sản ngắn hạn ở năm 2014/2013 có xu hướng không tăng hoặc giảm, nhưng giảm không nhiều và đến năm 2015/2014 thì TSNH có xu hướng tăng mạnh, có năm tăng đến 100%, đó là một tín hiệu cho thấy năm 2015 là một năm thành công đối với Công ty. Tài sản dài hạn: Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản, chiếm đến 70,58%. Cũng như tài sản ngắn hạn nhìn chung thì tài sản dài hạn có xu hướng giảm ở năm 2014/2013, cụ thể mức giảm đó là 13 tỷ tương ứng 6,02% và tăng mạnh vào năm 2015/2014 cụ thể với mức tăng là 121 tỷ tương ứng với 59,60%. Điều đó chứng minh Công ty đã biết khắc phục những khó khăn, yếu kém trong kinh doanh ở năm 2014 và hoàn thành tốt ở năm 2015. Tải bản FULL (80 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan SVTH: Nguyễn Thị Ly 33 Bảng 3.Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2013-2015 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu năm So sánh 2012 2013 2014 2014/2013 2015/2014 GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 306 100 293 100 468 100 (13) (4,25) 175 59,72 -Nợ phải trả 92 30,06 74 25,25 151 32,26 (18) (18,48) 77 95,95 Nợ ngắn hạn 25 27,17 32 43,24 54 35,76 7 28 22 68,75 Nợ dài hạn 67 72,83 42 56,76 97 62,24 (25) (37,32) 55 133,33 -Vốn chủ sở hữu 214 69,93 219 74,74 317 67,73 5 2,34 98 44,74 Nguồn Phòng Kế toán-Tài vụ và xử lí của tác giả Tổng nguồn vốn: năm 2014/2013 giảm hơn 13 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 4.25% ; năm 2015/2014 tăng mạnh hơn 175 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 59.72% nguyên nhân tăng mạnh nguồn vốn là do lúc này Công ty đã chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần, cho nên nguồn vốn được bổ sung mới bằng việc khấu hao tài sản cố định, đồng kêu gọi góp vốn từ nhân viên và nguồn vốn bên ngoài Công ty. Nguồn hình thành của nó chủ yếu là Vốn chủ sở hữu. Nhờ lượng vốn này mà Công ty hoạt động hiệu quả hơn. Nợ phải trả: chiếm 30,06% trong tổng số nguồn vốn. Năm 2014/2013 nợ phải trả của Công ty giảm hơn 18 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 18,48%; năm 2015/2014 đã tăng lên 77 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 95,95 %. Trong đó nợ ngắn hạn năm 2014/2013 tăng 7 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 28%; năm 2015/2014 nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên 22 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 68,75%. Nợ dài hạn năm 2014/2013 giảm 25 tỷ tương ứng với mức giảm 37,32%; năm 2015/2014 nợ dài hạn lại có xu hướng tăng lên 55 tỷ tương ứng với mức tăng 133,33%. 3974568