SlideShare a Scribd company logo
1 of 163
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ NHẬT TÀI
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 62.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS LÊ HỒNG HẠNH
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
PHAN THỊ NHẬT TÀI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT NGHIÊN CỨU.........................................................................................5
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 5
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................16
1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp lý thuyết ....................................................18
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG
LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN .21
2.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức lao động cưỡng bức phổ biến ..........21
2.2. Quan điểm phát triển toàn diện và nguyên nhân lao động cưỡng bức
nhìn từ góc độ phát triển toàn diện ...............................................................31
2.3. Tác động tiêu cực của lao động cưỡng bức ..................................................45
2.4. Pháp luật về chống lao động cưỡng bức .......................................................48
2.5. Nguồn luật pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở một số quốc gia .......58
2.6. Vai trò của pháp luật về chống lao động cưỡng bức đối với sự phát triển Việt Nam ..59
2.7. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về chống lao động cưỡng bức trên thế giới...61
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG
BỨC Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ...............76
3.1. Thực trạng pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ
góc độ phát triển toàn diện ...........................................................................76
3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam
nhìn từ góc độ phát triển toàn diện ..............................................................85
3.3. Đánh giá pháp luật chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ
phát triển toàn diện .......................................................................................97
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ...............................................................................122
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật chống lao động cưỡng bức ....................122
4.2. Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp khác về chống
lao động cưỡng bức.................................................................................... 128
KẾT LUẬN ...........................................................................................................148
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT VÀ CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ............150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 151
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT Nội dung Trang
01 Số trẻ em tham gia lao động 90
02 Tỷ lệ trẻ em đi học khi tham gia hoạt động kinh tế (năm 2012) 90
03 Những vấn đề kinh tế - xã hội đáng quan ngại nhất năm 2015 91
04 Cách thức NLĐ xử lý khi có tranh chấp quyền lợi xảy ra 95
05
Mức độ thường xuyên của việc tương tác với chính quyền – Kết quả
khảo sát từ giai đoạn 2011 – 2015. 96
06
Mức độ hài lòng với việc tương tác với chính quyền – Kết quả khảo sát
từ giai đoạn 2011 – 2015. 96
07 Kết quả giải quyết tranh chấp 111
08 Trình độ học vấn của NLĐ 113
09 Khả năng trang trải cho giải quyết tranh chấp lao động 114
10
Kênh thông tin người dân sử dụng để biết tin tức – Kết quả khảo sát 5
năm liên tiếp từ 2011 - 2015 118
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
2 AANZFTA Hiệp định khu vực thương mại tự do Asean-Úc- Niu Dilan
3 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 BLLĐ Bộ luật Lao động
6 BLDS Bộ luật Dân sự
7 BLHS Bộ luật Hình sự
8 Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
9 BVCSTE Bảo vệ chăm sóc trẻ em
10 CAT
Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử,
trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ nhục con người
11 CDF Chương trình phát triển toàn diện của ngân hàng thế giới
14 CƯQT Công ước quốc tế
15 PRSP Đề cương chiến lược giảm nghèo đói
16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
17 GCNĐKKD Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
18 HDI Chỉ số phát triển con người
19 HĐBT Hội đồng bộ trưởng
20 MGD Mục tiêu thiên niên kỉ
23 NLĐ Người lao động
24 NSDLĐ Người sử dụng lao động
25 LĐCB Lao động cưỡng bức
26 LDN Luật Doanh nghiệp
28 LHQ Liên Hợp Quốc
29 LLLĐ Lực lượng lao động
30 PTTH Phổ thông trung học
31 PSI Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng
32 QHLĐ Quan hệ lao động
33 TGPL Trợ giúp pháp lý
34 TBT Hiệp định thương mại về hàng rào kỹ thuật
35 TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
36 THCS Trung học cơ sở
37 UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
38 UDHR Tuyên ngôn quốc tế/ thế giới về nhân quyền
39 ICCPR Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
40 ICESCR Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hóa
41 ILO Tổ chức Lao động thế giới
42 IUCN Chiến lược bảo tồn thế giới
43 WTO Tổ chức thương mại thế giới
44 WB Ngân hàng thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới muốn phát triển và tạo sự cạnh tranh, mỗi quốc gia phải biết khai
thác thế mạnh và phát huy nội lực. Việt Nam có dân số ở độ tuổi lao động đông và
trẻ [3, tr2], đây là một lợi thế cạnh tranh. Vì thế, có thể khẳng định LLLĐ là lực
lượng nòng cốt để hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xã hội ngày một phát triển nhanh chóng vượt bậc, để phát huy tối đa nguồn lực
Nhà nước cần có chính sách phù hợp, vì vậy thời gian qua nhiều văn bản sửa đổi, bổ
sung, những chính sách mới được ban hành. Trong đó, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt
hướng đến phát huy quyền “được làm việc của công dân” được duy trì từ Hiến pháp
1977, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, Luật Việc làm 2013;
quy định cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong BLLĐ 2012, Luật Công
đoàn 2012 và văn bản hướng dẫn thi hành; quy định pháp luật để bảo vệ và chống
việc “mua bán LLLĐ” tại Luật phòng, chống mua bán người 2011, Bộ Luật Hình sự
2015… hệ thống chính sách pháp luật này đã góp phần đáng kể vào việc bảo vệ
quyền lợi NLĐ.
Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên WTO, giúp NLĐ cơ hội tiếp cận
công việc thu nhập cao, phù hợp điều kiện bản thân trong và ngoài nước; nhưng tác
động của kinh tế thị trường khiến “thị trường lao động” xuất hiện mặt trái. Cụ thể:
mâu thuẫn, tranh chấp lao động gia tăng với quy mô và số lượng lớn. Trong 5 năm
(2008 – 2012) trở lại đây, ngừng việc tập thể, đình công là 3.016 cuộc [3, tr40]
(tăng so với năm 2008: 762 cuộc ngừng việc tập thể, đình công, gấp 3,95 lần). Đặc
biệt, qua phương tiện truyền thông cho thấy tình trạng lao động bị cưỡng bức vẫn
tồn tại và chưa được xóa bỏ.
Việt Nam nằm trong khu vực có LĐCB chiếm nhiều nhất trên thế giới. Theo số
liệu của ILO, thế giới hiện có ít nhất 12,3 triệu LĐCB, trong đó khu vực Châu Á và
Thái Bình Dương 9,49 triệu lao động cưỡng bức (chiếm hơn 77 ) [32, q1, tr15].
Khắc phục tình trạng này, bên cạnh giải pháp kinh tế, việc sử dụng pháp luật để hạn
chế hậu quả có ý nghĩa vô cùng lớn, nhất là đối với các nước chưa có một nền pháp
quyền đúng nghĩa như Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam có những quy định nào về chống LĐCB; nội dung có phù hợp với yêu
cầu phát triển xã hội, với pháp luật quốc tế; những quy định nào đã trở nên bất cập?
Giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về chống LĐCB và tạo khung pháp lý phù
2
hợp cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ ở Việt Nam? Để trả lời
cho những câu hỏi này cần có những công trình nghiên cứu về các mặt sau:
- Thứ 1: về phương diện lý luận, làm rõ nội dung lý luận định hướng về việc
phòng chống LĐCB trên cơ sở xác định, phân tích và so sánh nhằm làm rõ nội hàm
khái niệm theo pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế. Nghiên cứu quá trình hình
thành, phát triển vấn đề dưới sự điều chỉnh của pháp luật, trong mối quan hệ với
lịch sử phát triển xã hội. Trong đó, tập trung phân tích các yếu tố tác động đến hiện
tượng trên thông qua yếu tố chính trị, tâm lý xã hội, ý thức xã hội và đặc biệt là sự
tác động của nền kinh tế thị trường; từ đó định hướng cơ bản việc xác định đặc
trưng, đặc điểm nhận dạng hành vi vi phạm và nhóm đối tượng.
- Thứ 2: về thực tiễn, nghiên cứu thực trạng LĐCB để làm rõ bất cập, hạn chế
của pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó xây dựng đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ
thống pháp luật quốc gia trong việc bảo vệ “quyền được làm việc” và các lợi ích
hợp pháp khác của NLĐ trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc lựa chọn nội dung: “Pháp luật về chống LĐCB
nhìn từ góc độ phát triển toàn diện” làm đề tài nghiên cứu là cần thiết. Để nghiên
cứu thành công đề tài này, nghiên cứu sinh cần tổng quan các công trình nghiên cứu
liên quan đến pháp luật về chống LĐCB ở trong và ngoài nước, nhằm kế thừa
những luận điểm, những nội dung tốt đã đạt được trong các đề tài trước, đồng thời
bổ sung, phát triển những vấn đề chưa được làm rõ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn đối
với pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam, tìm hiểu và phân tích kinh nghiệm pháp
luật các quốc gia trên thế giới, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về chống LĐCB.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ tập trung các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Một là, khái quát tình hình nghiên cứu vấn đề pháp luật về chống LĐCB ở Việt
Nam;
- Hai là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chống LĐCB, pháp luật về chống
LĐCB ở Việt Nam, phân tích các quan điểm này từ nhiều góc độ nhằm bổ sung cho
khoa học pháp lý những góc nhìn và quan điểm mới về LĐCB;
3
- Ba là, phân tích thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về chống LĐCB ở
Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh và bất cập nhìn từ quan điểm phát triển toàn
diện trong mối quan hệ so sánh với pháp luật các nước. Luận án chú trọng đến thực
tiễn thực thi pháp luật chống LĐCB để xác định tính căn cứ thực tiễn cho những đề
xuất về hoàn thiện pháp luật;
- Bốn là, đề xuất quan điểm, nhóm giải pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm các vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ lao động cưỡng
bức, về thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật chống lao động cưỡng bức hiện
nay, lấy quan điểm phát triển toàn diện làm trọng tâm. Các văn bản pháp luật với tư
cách là nguồn điều chỉnh các quan hệ này sẽ được nghiên cứu với tư cách là đối
tượng chính. Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật quốc tế và một số quốc gia
cũng được nghiên cứu nhằm tạo thêm góc nhìn toàn diện.
LĐCB được nghiên cứu trong Luận án là những NLĐ bị cưỡng bức, bóc lột, đe
dọa về quyền và lợi ích. Những chủ thể bị áp dụng hình phạt do thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật không được xác định là nạn nhân của LĐCB đề cập trong Luận án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề LĐCB theo quan điểm
phát triển toàn diện với phạm vi nghiên cứu là các văn bản quy phạm pháp luật Việt
Nam hiện hành điều chỉnh, trong đó tập trung chủ yếu là các chế định luật điều
chỉnh về quan hệ lao động, chống LĐCB trong BLLĐ 2012, Luật phòng chống mua
bán người, Luật Công đoàn, BLHS 2015, Luật TM 2005 và được mở rộng đối với
pháp luật một số quốc gia có chọn lọc và các công ước quốc tế đang có hiệu lực trực
tiếp liên quan đến LĐCB.
Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu từ khi Hiến pháp 1992 được sửa đổi
(2001) đến thời điểm hiện nay.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về mặt khoa học: luận án làm sáng tỏ có hệ thống những lý luận về LĐCB, về
những khía cạnh xã hội, kinh tế, triết lý phát triển liên quan đến LĐCB; mức độ,
phạm vi và những thể chế cơ bản của pháp luật chống LĐCB ở các quốc gia và
quốc tế cũng như ở Việt Nam với góc nhìn đa dạng, toàn diện hơn.
4
- Về mặt thực tiễn: luận án đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng pháp
luật chống LĐCB và những vấn đề cấp thiết ở nước ta nhằm cung cấp cơ sở thực
tiễn cho hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật liên quan đến LĐCB.
- Luận án đã đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật như: làm rõ một số
khái niệm pháp lý, bổ sung và hoàn thiện một số quy định pháp luật trong việc thực
hiện HĐLĐ, chỉ ra các điểm cần sửa đổi và bổ sung trong quy định pháp luật về vai
trò tổ chức Công đoàn, bổ sung cơ chế chịu trách nhiệm và chế tài trong thương mại
đối với chủ thể sử dụng LĐCB, đưa ra giải pháp tuyên truyền pháp luật, trợ giúp
pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật…v.v.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất: Đóng góp về cách nhìn LĐCB từ góc độ phát triển toàn diện và từ đó
góp phần tạo nên hệ thống kiến thức lý luận, quá trình nhận thức đa chiều, đầy đủ
về LĐCB để hoàn thiện qui định pháp luật Việt Nam.
Thứ hai: Luận án sẽ mang lại những giá trị giúp cho NLĐ, chủ thể có liên quan
nâng cao nhận thức về LĐCB để chống nguy cơ bị cưỡng bức lao động, cung cấp
nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước, những
người nghiên cứu khoa học, những người tham gia công tác giảng dạy và học tập
pháp luật lao động nói chung và pháp luật về chống LĐCB nói riêng.
Thứ ba: Luận án đã bổ sung và đưa ra những kiến nghị, cũng như một vài giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật chống lao động cưỡng bức đối với một số
quy định pháp luật lao động, pháp luật công đoàn, pháp luật thương mại, pháp luật
hình sự … trên cơ sở phù hợp luật pháp quốc tế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội
đất nước giai đoạn 2011 – 2020.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được kết cấu bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận của pháp luật về chống lao động cưỡng bức
nhìn từ góc độ phát triển toàn diện
Chương 3: Thực trạng pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn
từ góc độ phát triển toàn diện
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống lao động
cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG
LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
QHLĐ là quan hệ ở đó NLĐ sử dụng khả năng của mình làm việc, còn NSDLĐ
sử dụng sức lao động của NLĐ. QHLĐ là quan hệ xã hội mang tính ý chí, được
pháp luật lao động điều chỉnh và thường xuyên thay đổi theo tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia trong từng giai đoạn.
QHLĐ luôn đề cao tính bình đẳng, nguyên tắc công bằng trong thỏa thuận khi
thiết lập (trừ nhóm QHLĐ giữa cán bộ công chức với nhà nước, vì đây là quan hệ
mệnh lệnh – hành chính), và là quan hệ pháp luật song phương nên các bên không
chỉ phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, mà có trách nhiệm tạo điều kiện cho
phía bên kia thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của họ trên cơ sở hài hòa lợi ích.
Thực tế QHLĐ mang tính bất bình đẳng vẫn được diễn ra, thậm chí hiện nay khá
phổ biến ở tất cả các quốc gia trên mọi lĩnh vực. Tác động của nền kinh tế thị
trường đã đẩy mối quan hệ vốn ngang quyền, bình đẳng trở nên phụ thuộc và tạo
nên vấn nạn đó chính là tình trạng LĐCB.
Theo báo cáo 4/2014 của ILO [2], LĐCB trong khu vực kinh tế tư nhân tạo ra
150 tỷ USD lợi nhuận bất hợp pháp mỗi năm trên toàn thế giới, với nguồn thu cao
nhất (hơn 1/3 lợi nhuận trên toàn cầu) đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Báo cáo cũng chỉ ra 2/3 trong tổng lợi nhuận 150 tỷ USD là từ bóc lột tình dục vì
mục đích thương mại, còn lại đến từ hình thức bóc lột lao động về kinh tế như giúp
việc gia đình, hoạt động liên quan đến nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả trong
và ngoài nước liên quan đến đề tài (tính đến thời điểm 9/2016), nghiên cứu sinh
tổng quát tình hình nghiên cứu theo nhóm vấn đề sau:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Một tác phẩm nghiên cứu về LĐCB đáng chú ý là “Human Rights and Migration:
Trafficking for Forced Labour”. Đây là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vấn
đề LĐCB tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng hầu như tập trung vào các quốc gia
Châu Âu như Thụy Điển, Đức, Ba Lan... Phương pháp nghiên cứu của các tác giả
trong tác phẩm này chủ yếu là phương pháp định tính với các tình huống (case
study) để khái quát vấn đề muốn đề cập. Đối tượng nghiên cứu là những người nhập
6
cư không theo quy định pháp luật nước sở tại, tức là nhập cư trái phép, với nhiều
quốc tịch khác nhau như từ Nga, Afakistan cho đến Mỹ Latin, thậm chí là Việt Nam
[78, tr 161-189]. Tuy nhiên, số lượng các đối tượng nghiên cứu tương đối hạn chế,
chỉ từ 11 đến 33 trường hợp được phỏng vấn và khảo sát nên chưa đủ khái quát hóa
vấn đề.
Một tác phẩm khác cũng viết về vấn đề LĐCB cần tham khảo là cuốn chuyên
khảo “Thị trường lao động toàn cầu - Từ toàn cầu hóa đến sự ứng biến” [102]. Các
tác giả khác trong tác phẩm đã tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
định lượng thông qua việc chỉ ra mối quan hệ giữa nguồn lực lao động và hiện
tượng LĐCB ngày nay. Ví dụ: Bài viết của tác giả Stefan Zagelmeyer trong cuốn
sách đã tận dụng rất hiệu quả cơ sở dữ liệu về nhân lực lớn để đánh giá tác động của
quá trình toàn cầu hóa đối với việc quản trị nguồn nhân lực. Tác giả Aviad Bar-
Haim áp dụng phương thức điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi và phân tích số
liệu từ các câu trả lời để đưa ra đánh giá về vấn đề quản trị nhân lực và sự phát triển
của tổ chức. Tuy nhiên, các bài viết trong tác phẩm có phạm vi rộng, lại có xu
hướng thiên về quản trị học nên tính chi tiết về mặt pháp lý và sự liên quan đến vấn
đề LĐCB không cao.
Hiện nay còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về LĐCB trên thế giới, nhưng
các nghiên cứu chính thức có tính quy mô nhất đều thuộc về ILO. Có thể kể đến báo
cáo của ILO về “Lợi nhuận và nghèo đói: Kinh tế học về LĐCB” [100] như một
bức tranh toàn cảnh về vấn đề LĐCB hiện tại. Cuốn sách này tập trung nghiên cứu
chỉ ra những nhân tố quan trọng điều chỉnh LĐCB, phần lớn xuất phát từ nhu cầu
thu lợi bất chính. Số liệu trong cuốn sách cung cấp gồm một phân tích thống kê về
lợi nhuận theo lĩnh vực mà LĐCB diễn ra và theo vùng địa lý.
Báo cáo của ILO “Stopping forced labour and slavery-like practices - The ILO
strategy” [87] đã chỉ ra cưỡng bức lao động ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn
thương nhất và ít bảo vệ. Phụ nữ, lao động nhập cư có tay nghề thấp, trẻ em, người
dân bản địa và các nhóm khác bị phân biệt đối xử trên cơ sở khác nhau có ảnh
hưởng không cân xứng. Chiến lược ILO là tìm cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ
LĐCB bằng cách trao quyền NLĐ dễ bị tổn thương để chống lại áp bức tại nơi làm
việc và giải quyết các yếu tố cho phép NSDLĐ lợi dụng để khai thác, bóc lột lao
động. Báo cáo khẳng định loại bỏ LĐCB là đóng góp quan trọng để đạt được các
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trong đó, mục tiêu tổng thể của chiến lược của
ILO là giảm toàn cầu về LĐCB.
7
Trong báo cáo tháng 8/2015 “Internal Labour Migration in Myanmar: Building
an evidence-base on patterns in migration, human trafficking and forced labour”
[92], ILO đã cung cấp thông tin toàn diện và các công cụ cho phép thực hiện các
cuộc điều tra quốc gia về LĐCB và buôn bán người. Dựa trên một khung phân tích
thiết kế đặc biệt cho việc nghiên cứu Myanmar, báo cáo này trình bày vấn đề buôn
người và LĐCB trong số những người trả lời khảo sát, và mô tả đặc điểm và hành vi
của họ để xác định. Những phát hiện và khuyến nghị đã cung cấp cơ sở cho việc
xây dựng chính sách, kế hoạch và hoạt động của chính phủ, cộng đồng, tư nhân
ngăn chặn việc khai thác người di cư lao động tại Myanmar.
Bên cạnh đó còn có các bài viết thường xuyên đăng và cập nhật trên website của
các chuyên gia ILO như: Report I (B): A global alliance against forced labour; ILO
(2012), 21 million people are now victims of forced labour; ILO (2012), Behind the
figures: Faces of forced labour; ILO (2014), Questions and answers on forced
labour; ILO (2015), Forced labour, Human tracfficking and salvery; ILO (2015),
Flyer: Preventing the exploitation of workers during recruitment: Regulation and
enforcement models; ILO (2015), Indispensable yet unprotected: Working
conditions of Indian Domestic Workers at Home and Abroad…
Số liệu mới nhất của ILO gần đây cho thấy, hơn một nửa trên tổng số LĐCB toàn
cầu là phụ nữ và bé gái, chủ yếu trong hoạt động bóc lột tình dục với mục đích
thương mại và giúp việc gia đình, trong khi nam giới và bé trai thường bị bóc lột lao
động về kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng và khai thác mỏ. Khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ lớn nhất (56 trong tổng số LĐCB trên toàn cầu).
Lợi nhuận hàng năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (5.000
USD/người/năm); ở Châu Phi (3.900 USD/người/năm) [2].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
LĐCB đã được cộng đồng quốc tế quan tâm sâu rộng hơn thập kỷ qua. Việt
Nam, vấn đề LĐCB mới được các học giả và nhà nghiên cứu gần đây chú ý. Vì thế
sách in, đề tài, bài viết trực tiếp về LĐCB trong nước đến nay không nhiều, gồm:
- Thứ nhất: tài liệu lưu hành nội bộ của Vụ pháp chế Bộ LĐ-TB&XH (2007),
Một số vấn đề liên quan đến LĐCB và xóa bỏ LĐCB. Nội dung cơ bản của tài liệu
này giới thiệu quy định Công ước 29, Công ước 105 và Khuyến nghị số 35 của ILO
về LĐCB;
- Thứ hai: khóa luận tốt nghiệp năm 2009 của Phạm Nữ Thanh Huyền, về
“Pháp luật Việt Nam về vấn đề LĐCB và xóa bỏ LĐCB”. Trong khóa luận, tác giả
8
đã nói đến quy định và thực trạng của pháp luật Việt Nam về LĐCB, đối với lao
động trong doanh nghiệp, lao động người chưa thành niên, người nghiện ma túy,
người mại dâm. Trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định: “Ở nước ta hiện nay
không có dấu hiệu của LĐCB hoặc biểu hiện của LĐCB không rõ ràng. Các quy
định của pháp luật hiện hành liên quan đến LĐCB tương đối phù hợp với các quy
định của Công ước quốc tế” [29, tr60]. Tuy nhiên, nhận định trên là chưa bám sát
vào tình hình thực tiễn đã và đang diễn ra trong suốt thời gian qua.
- Thứ ba: công trình của Lê Thị Hoài Thu (2012) “Những quy định cơ bản của
ILO về xóa bỏ LĐCB (lao động bắt buộc) và các cam kết quốc tế của Việt Nam”,
đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 12/2012, trang 67 [67]. Tác giả của bài
viết này phân tích thuật ngữ pháp lý “LĐCB”, một số quy định trong Công ước 29
và đề cập đến ý nghĩa, bối cảnh ra đời của Công ước 105, chỉ ra điểm hạn chế của
pháp luật Việt Nam: việc nội luật hóa các Công ước chưa có khái niệm chính thức,
biện pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ LĐCB còn chưa hiệu quả. Tuy nhiên, trong
giới hạn một bài khoa học, tác giả chưa có điều kiện làm rõ những vấn đề sau: Vì
sao Việt Nam chưa thông qua Công ước 105? Tình trạng báo động của LĐCB ở
Việt Nam? Sự cần thiết tham gia của NSDLĐ đối với việc xóa bỏ LĐCB?
- Thứ 4: luận án tiến sĩ của Phan Thị Thanh Huyền (2016) “Điều chỉnh pháp
luật lao động Việt Nam đối với LĐCB”. Tác giả đã đưa ra khái niệm LĐCB của
riêng mình [30, tr 26], đã phân loại hành vi cưỡng bức lao động trực tiếp và gián
tiếp, hành vi cưỡng bức đặc thù và cưỡng bức trẻ em và xuyên suốt quá trình nghiên
cứu, tác giả nghiên cứu theo nhóm các vấn đề: trường hợp áp đặt lao động không
được coi là LĐCB, hành vi cưỡng bức lao động, hậu quả pháp lý đối với LĐCB,
thanh tra xử lý vi phạm đối với LĐCB, giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến
LĐCB. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong quy định pháp luật
lao động Việt Nam.
Trong khi đó, các công trình nghiên cứu gián tiếp về LĐCB khá nhiều như:
a. Các công trình nghiên cứu gián tiếp về chống LĐCB từ góc nhìn quyền
con ngƣời: các công trình này thường tập trung theo nhóm chủ thể lao động trẻ em,
lao động nữ, lao động giúp việc nhà, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài:
- Các công trình nghiên cứu về lao động trẻ em: Công trình nghiên cứu Bùi
Thị Quyên Quyên (2012), Pháp luật quốc tế về lao động trẻ em; Bùi Thị Hoàn
(2009), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ lao động trẻ em,… đã xác định và làm
rõ khái niệm lao động trẻ em. Cố gắng của các tác giả trong việc làm rõ khái niệm
9
này rất có ý nghĩa vì hiện chưa có khái niệm thống nhất. Các văn bản pháp luật đều
xác định lao động trẻ em căn cứ độ tuổi. Trong văn bản pháp luật quốc tế, lao động
trẻ em là người dưới 18 tuổi tham gia lao động; pháp luật lao động Việt Nam cũng
lấy mốc tuổi 18 để xác định nhưng khái niệm là “lao động chưa thành niên”. Có
mâu thuẫn giữa quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về việc xác định
độ tuổi được xem là lao động trẻ em? Vấn đề này chưa được trả lời thỏa đáng trong
các công trình trên.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Thị Hoàn nhận định rằng khái niệm lao
động chưa thành niên đã bao hàm lao động trẻ em và “các quy định pháp luật về
NLĐ chưa thành niên vẫn có ý nghĩa trong việc bảo vệ các quyền trẻ em” [24, tr7]].
Đây là vấn đề nghiên cứu sinh cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ. Bởi lẽ,
trẻ em và người chưa thành niên là những khái niệm pháp lý hiện còn nhiều tranh
luận vì thiếu nhất quán trong việc định nghĩa và xác định nội hàm. Cụ thể: Điều 1
Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004: “Trẻ em quy định trong Luật này
là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Tại Điều 112 Bộ Luật Hình sự “Tội hiếp dâm
trẻ em” khoản 1 quy định: “Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”. Điều 18 Bộ Luật Dân Sự 2005:
“Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người
chưa thành niên”.
Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ chế tổ chức và thực thi pháp luật
còn chưa hiệu quả; sự phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm tra với tổ chức Công
đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và NSDLĐ còn lỏng lẻo nên pháp luật lao
động có quy định bảo vệ các quyền của trẻ em như giới hạn sử dụng lao động trẻ em
dưới 15 tuổi, nhưng thực tế tình trạng vẫn tương đối phổ biến.
- Các công trình nghiên cứu về lao động nữ [54],[66]:Phụ nữ có vai trò quan
trọng vì không chỉ thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn bởi vai trò của họ trong xã
hội. Do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng về phân biệt giới, phụ nữ nói chung và lao
động nữ nói riêng vẫn đang bị đối xử bất bình đẳng. Khi tuyển dụng, trong ký kết
hợp đồng, NSDLĐ còn e ngại lao động nữ do họ thường mất một khoảng thời gian
gián đoạn để thực hiện thiên chức làm mẹ, thậm chí một số nơi thực hiện việc buộc
lao động nữ cam kết không sinh con trong một khoảng thời gian nhất định.
Vũ Thị Thảo (2013) trong luận văn thạc sỹ “Bảo vệ lao động nữ theo pháp luật
lao động Việt Nam” đã nhận định, lao động nữ có những đặc điểm riêng về thể chất
và tâm sinh lý và đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, có nguy cơ bị lạm dụng,
10
cần được quan tâm bảo vệ. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra quy định pháp luật quốc tế
bảo vệ quyền lợi người phụ nữ như: Tuyên bố về Công bằng xã hội vì một Toàn cầu
hóa công bằng năm 2008 của ILO; Công ước 100 về Trả công bình đẳng giữa lao
động nam và lao động nữ năm 1951 của ILO, quy định lao động nữ được trả công
bình đẳng như lao động nam; Công ước 111 về Phân biệt đối xử trong việc làm và
nghề nghiệp năm 1958 của ILO;
Công trình nghiên cứu Lê Thị Như Quỳnh (2010), Pháp luật về lao động nữ:
thực trạng và hướng hoàn thiện; Đỗ Thanh Hằng (2012), Cấm phân biệt đối xử
trong pháp luật lao động Việt Nam dưới độ tiểu chuẩn lao động, luận văn thạc sĩ
Luật học; LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm
cho NLĐ, Tham luận Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013, trang
207; Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ NLĐ
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học là những
công trình về lao động nữ cũng rất đáng chú ý. Các công trình này đã tập trung phân
tích quy định và việc thực thi các quy định pháp luật thực định Việt Nam.
Đặc biệt, tác giả của những công trình này chỉ ra được điểm tiến bộ của pháp luật
nước ta trong công tác bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ nói chung và lao động nữ
nói riêng như: Về việc làm phụ nữ bình đẳng với nam giới, phụ nữ được áp dụng
những điều kiện làm việc linh hoạt, giao việc làm tại nhà…v.v. Về học nghề và đào
tạo nghề: mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề
dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ
nữ (Điều 153 BLLĐ 2012). Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khi phụ nữ
mang thai hay đang nuôi con dưới 12 tháng thì không được bố trí làm việc ban đêm,
làm thêm giờ, đi công tác xa (Điều 153 BLLĐ 2012). Về chế độ thai sản Điều 157
BLLĐ 2012 đã nâng thời gian nghỉ thai sản lên 06 tháng so với quy định 04 tháng
trước đây…v.v. Bên cạnh đó cũng chỉ ra được những tồn tại trong việc bảo vệ
quyền lợi lao động nữ: vẫn còn việc phân biệt đối xử và bị cưỡng bức lao động, đặc
biệt liên quan đến tình dục.
- Các công trình nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình [40]: Ngày nay
loại hình lao động giúp việc gia đình đối với xã hội góp phần giải quyết một số việc
làm đáng kể cho NLĐ, đặc biệt là số lao động sức khỏe có hạn, trình độ thấp; đáp
ứng nhu cầu cho các gia đình cần người giúp việc; tạo sự phân công hợp lý trong xã
hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Báo cáo “Điều tra lao động và việc làm Việt
11
Nam 2011” của Bộ Kế hoạch đầu tư cho biết, trong tổng số NLĐ giúp việc gia đình
thì lao động nữ chiếm vai trò chủ đạo với tỷ lệ 65 .
Lao động giúp việc gia đình không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho NSDLĐ. NLĐ
là người làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia
đình (Khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2012). Trước đây, trong xã hội chiếm hữu nô lệ và
phong kiến, lao động giúp việc gia đình rất phổ biến trong các gia đình quan lại,
giàu có, họ được gọi là nô lệ/gia nô/đứa ở. Thời kỳ nô lệ, người giúp việc gia đình
gọi là nô lệ, họ không có bất kỳ quyền gì, sự sống chết phụ thuộc hoàn toàn chủ nô.
Thời phong kiến, gia nô so với nô lệ đã có quyền hơn, nhưng các quyền của họ cũng
rất hạn chế. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, ngày nay NLĐ giúp việc
gia đình có vị trí pháp lý bình đẳng như mọi người, công việc đó được xem như các
nghề nghiệp khác trong xã hội.
Về nguyên tắc, người giúp việc gia đình và NSDLĐ bình đẳng về địa vị pháp lý,
QHLĐ này được thiếp lập trên cơ sở thỏa thuận, tôn trọng danh dự và nhân phẩm
[BLLĐ 2012, khoản 2 Điều 131]. Thực tế, không ít người giúp việc gia đình bị đối
xử không công bằng, không khác gì nô lệ khi phải làm việc suốt ngày, không được
chăm sóc sức khỏe, không được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bị đối xử tàn
bạo cả thể xác lẫn tinh thần. Các vụ việc được truyền thông, báo chí phản ánh thời
gian qua là minh chứng sống động.
“Kết quả nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2011, có đến
20,3% số NLĐ đã từng bị các thành viên trong gia đình chủ lăng mạ, 0,7% bị tát và
0,7% số người bị đánh. Bên cạnh đó, có 2% số lao động từng bị nghe những lời tán
tỉnh từ những thành viên gia đình chủ; 1% đã từng bị đề nghị quan hệ tình dục và
0,3% bị ép quan hệ tình dục” [40, tr 56].
Điều này báo động tình trạng lao động bị cưỡng bức trong loại hình lao động
giúp việc gia đình không phải hiếm hoi, thậm chí là khá phổ biến. Các công trình
nghiên cứu [22],[54]… cũng đã chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu chuyên
môn NLĐ giúp việc gia đình; cơ chế quản lý không hiệu quả; nhận thức của xã hội
về loại hình lao động này còn hạn chế; quy định pháp luật với loại lao động này còn
nhiều thiếu xót.
- Các công trình nghiên cứu về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Trong quá
trình hội nhập quốc tế và khu vực, việc dịch chuyển lao động là cần thiết để giải
quyết vấn đề cung cầu về nguồn nhân lực. Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều
cơ hội đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, một trong những chính sách tạo việc
12
làm; làm giảm tỷ lệ và nạn thất nghiệp trong nước có điều kiện đào tạo đội ngũ lao
động có kinh nghiệm và tay nghề; ngoài ra ngoại tệ đưa về từ những NLĐ này góp
phần đáng kể cải thiện đời sống gia đình họ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội đất nước.
“Năm 1992, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 810 người. Tháng
11/2011, tổng số người đi làm việc ở nước ngoài là 6.556 người. Tỷ trọng việc làm
do xuất khẩu lao động tạo ra cũng tăng lên đều đặn hằng năm so với tạo việc làm
trong nước, từ 2,8% năm 2001 lên 4,78% năm 2006” [44, tr50].
Thế nhưng, không ít trường hợp NLĐ đi làm việc ở nước ngoài gặp những rủi ro,
bị phân biệt đối xử, bị đánh đập, bị bóc lột như: phải đóng những khoản phí, bị lừa
đảo phải các công việc trá hình, bị tịch thu các giấy tờ tùy thân, bị buộc ký hợp
đồng với những điều khoản vô lý, bị cưỡng bức lao động và làm việc trong các điều
kiện tồi tệ với mức lương thấp. Công trình nghiên cứu tác giả Triệu Thị Hồng Liễu
(2012) viện dẫn số liệu thống kê của Viện Khoa học xã hội Việt Nam về lao động
nước ngoài, theo đó lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử ở Hàn Quốc: 11,6
đánh, đá, phạt thể xác; 50 bị chửi bới, lăng mạ; 10,2 bị khám xét người; 17,9
không cho rời vị trí làm việc; 2,3 bị xâm hại tình dục, cưỡng bức.
NLĐ làm việc ở nước ngoài thường ít cơ hội tiếp cận thông tin tuyên truyền
chính thức về xuất khẩu lao động, thiếu kỹ năng sống nên khi ra nước ngoài dễ bị
lừa gạt. Đây là một trong những yếu tố đẩy họ thành nạn nhân LĐCB.
Những công trình nghiên cứu chống LĐCB từ góc nhìn quyền con người, tập
trung phân tích quy định pháp lý theo nhóm chủ thể. LĐCB được đề cập như nét
phác họa minh chứng việc xâm phạm quyền nhưng chưa đi sâu nghiên cứu LĐCB
là gì, và tác động đến các chủ thể - nạn nhân của cưỡng bức lao động như thế nào.
b. Các công trình nghiên cứu gián tiếp về LĐCB từ góc nhìn kinh tế - xã
hội
Dân số tăng nhanh từ 1997 – 2007 đã bổ sung thêm LLLĐ nhưng cũng gây áp
lực cho thị trường lao động Việt Nam. Vì thế, các công trình nghiên cứu về QHLĐ
từ góc độ kinh tế - xã hội gần đây hầu hết tập trung vấn đề việc làm. Bởi lẽ, việc
làm - tăng trưởng kinh tế - thất nghiệp là ba vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi
quốc gia.
Người cần việc thì nhiều hơn công việc đang cần, nhiều NLĐ muốn có việc làm
nuôi sống bản thân và gia đình, họ phải chấp nhận mức lương thấp, điều kiện lao
động không an toàn. Bên cạnh đó, NSDLĐ lợi dụng tình trạng yếu thế của NLĐ,
13
còn tước bỏ những quyền lợi cơ bản của NLĐ như chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội…v.v.
Khảo sát điều tra và phân tích của UNDP [122, tr 23] để đánh giá Chỉ số công lý
chỉ rõ, sự bất bình đẳng về việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ pháp lý cũng đang
là rào cản trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của người dân trên thực tế, trong đó
có quyền về việc làm. Căn cứ kết quả điều tra theo nhóm xã hội về việc tiếp cận
thông tin như sau: phụ nữ là 0,863; học vấn thấp là 0,306; nghèo là 0,838; có vị thế
xã hội là 1,843; như vậy khoảng cách bất bình đẳng về quyền và cơ hội thể hiện rõ
trong nhóm những người có học vấn thấp, nhóm những người nghèo và nhóm phụ
nữ.
Trong đó, nghèo được hiểu trước hết là sự thiếu thốn về vật chất, sống với mức
thu nhập và tiêu dùng thấp, điển hình là tình trạng dinh dưỡng kém, điều kiện sống
thiếu thốn. Nghèo về thu nhập luôn kéo theo tình trạng nghèo về xã hội, tức những
người nghèo thường dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất lợi, không có tiếng
nói trong hầu hết các thể chế xã hội và bất lực trong cải thiện đời sống cá nhân. Và
đói là biểu hiện cùng cực nhất của nghèo khó. Hiện nay, hầu hết người nghèo sống
ở Nam Á (40 ), Châu Phi Hạ XaHaRa (25 ), Đông Á (23 ). Chuẩn nghèo quốc
tế với mức thu nhập do Ngân hàng thế giới thiết lập nhằm xác định những ai trên
thế giới là người nghèo đặt ở mức 1 đôla/người tính theo sức mua tương đương năm
1985 (PPP) (tương đương 1,08 đôla theo PPP năm 1993). Một người được coi là
nghèo nếu người đó sống trong một gia đình mà thu nhập hoặc tiêu dùng hằng ngày
chưa đến 1 đôla/người. Tuy nhiên, chuẩn nghèo ở các quốc gia có thu nhập thấp so
với các nước có thu nhập trung bình và cao là khác nhau.
LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm cho NLĐ,
Tham luận tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013, trang 207 đã
chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến lao động bị cưỡng bức là do tình trạng
thất nghiệp, vấn đề tạo và giải quyết việc làm chưa tốt.
Các công trình, bài viết ILO - Những vấn đề lao động và xã hội trong các Hiệp
định Thương mại quốc tế, trang 190; Báo cáo “Tác động của khủng hoảng tài chính
– kinh tế đối với công nhân nữ nhập cư và những rủi ro về mua bán người”, Tổ
chức Action Aid Việt Nam, Hà Nội, 2009; Hồ Thế Hòe – Nguyễn Thị Thư (2012),
Đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức: Thực trạng và một số giải pháp, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, 7/2012, trang 75 cũng là những công trình tiếp cận vấn
đề LĐCB từ góc độ kinh tế - xã hội. Các tác giả công trình này đã chỉ ra nguyên
14
nhân từ sự chênh lệch về cung cầu lao động giữa thị trường lao động ở các quốc gia,
dẫn đến tình trạng tội phạm lừa đảo, mua bán người… mà hệ quả là các nạn nhân
trở thành LĐCB.
Hoạt động của các trung tâm hỗ trợ việc làm, và một phần vai trò của tổ chức
công đoàn trong việc bình ổn, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định để việc hạn chế sự
gia tăng LĐCB trên thị trường chưa thật hiệu quả, được đề cập ở bài viết Nguyễn
Hữu Chí, Công đoàn Việt Nam và pháp luật điều chỉnh hoạt động của đại diện công
đoàn trong QHLĐ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 6/2010, trang 37.
c. Các công trình nghiên cứu gián tiếp về LĐCB từ góc nhìn phát triển
toàn diện
Phát triển như thế nào là toàn diện? Mục tiêu phát triển toàn diện là gì? Là một
khái niệm và vấn đề khá mới được đặt ra đầu thế kỷ XXI. Do đó, các công trình
nghiên cứu về quan điểm và xu hướng phát triển toàn diện ở Việt Nam hầu như rất
ít, việc nghiên cứu lồng ghép trực tiếp quan điểm phát triển toàn diện với vấn nạn
LĐCB ở Việt Nam thời gian qua hạn chế. Các công trình nghiên cứu phần lớn đề
cập và xem xét ở khía cạnh kinh tế - xã hội, quyền con người, quyền có việc làm vì
mục tiêu phát triển xã hội bền vững như:
- Công trình nghiên cứu về việc làm Nguyễn Văn Quynh (2003), Việc làm và quy
định của pháp luật về việc làm ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tác
giả đã nhắc đến vai trò và ý nghĩa của việc làm như là một điều kiện để NLĐ có
cuộc sống tốt hơn; tạo việc làm và giải quyết tốt việc làm cho người dân chính là
thúc đẩy sự phát triển. Với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan
trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, là nhân tố tạo nên tăng
trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Nền kinh tế luôn phải đảm bảo việc làm cho
từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hòa giữa việc làm và kinh tế,
tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó
cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của NLĐ [55].
- Lê Thị Mỹ Hằng (2012), Những vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc
làm qua thực tiễn ở tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ Luật học. công trình nghiên
cứu này, tác giả đã chỉ ra đối với từng cá nhân có việc làm đi đôi với có thu nhập để
nuôi sống bản thân mình, ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của họ.
Công trình cũng chỉ ra rằng, việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình
độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm
thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều
15
kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng…), vào nhóm người nhất định (lao động không có trình
độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp); việc không có việc làm trong dài hạn còn dẫn
tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp làm hao
mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có [22].
- Nguyễn Thị Thu Hương (2010), Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam đối với
lao động di cư trong nước. Theo tác giả, hệ thống an sinh xã hội góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Phân phối trong an sinh xã hội là sự phân
phối lại theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu
nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người
ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống.
Vì vậy, an sinh xã hội góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và
người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội, xã hội phát triển bền vững.
Khi thực hiện tốt an sinh xã hội thì các vấn đề liên quan đến lao động nói chung, lao
động di cư trong nước nói riêng sẽ được giải quyết là một trong các khía cạnh được
đề cập trong công trình nghiên cứu trên [31].
- Nguyễn Mạnh Cường (2009), Dự báo tác động của việc gia nhập WTO đối với
vấn đề lao động và xã hội của Việt Nam; Phạm Thị Thúy Nga, Thách thức đối với
pháp luật lao động Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật… chỉ rõ việc gia nhập WTO sẽ đem lại nhiều cơ hội để Việt Nam phát
triển nhưng đồng thời cũng phải đối đầu nhiều thách thức. Theo đó, WTO cho phép
các nước thành viên can thiệp vào quá trình trao đổi hàng hóa nhằm mục đích bảo
vệ sức khỏe của con người và động vật hoặc bảo tồn các loài thực vật, nhưng với
điều kiện là nước đó không được phân biệt đối xử và không được lạm dụng bảo hộ
trá hình. Vấn đề pháp luật lao động Việt Nam cần lưu ý quan tâm chính là phải xử
lý vấn đề tiêu chuẩn lao động. Những tiêu chuẩn lao động không nằm trong cam kết
của WTO cũng như trong những cam kết thương mại song phương, đa phương
nhưng do lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên tiêu chuẩn lao
động luôn đi cùng thương mại quốc tế và được các nước quan tâm. Các tiêu chuẩn
lao động quốc tế được đưa ra với mục đích là để xây dựng một môi trường làm việc
lành mạnh hơn, có lợi hơn cho NLĐ, chống tình trạng bóc lột, cưỡng bức trong lao
động.
16
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án kế thừa
Từ tình hình nghiên cứu đề tài trong nước (mục 1.1.2) cho thấy, ở Việt Nam
LĐCB đã được tiếp cận, đánh giá. Các công trình trên đã khai thác, đề cập đến vấn
đề LĐCB ở một góc nhìn, phạm vi và nhóm đối tượng nhất định. Dù chưa có nhiều
công trình nghiên cứu nhắc đến mục tiêu phát triển toàn diện, mối quan hệ giữa xóa
bỏ LĐCB và phát triển toàn diện; tuy nhiên có thể khẳng định rằng những công
trình, bài báo trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh.
- Về mặt lý luận: các công trình nghiên cứu trên ít nhiều đã đề cập và phân tích
một số vấn đề có liên quan đến LĐCB như: khái niệm LĐCB, phân loại hành vi
LĐCB với tiêu chí trực tiếp và gián tiếp trên cơ sở trọng tâm phân tích quy định
Công ước 29 và Pháp luật lao động Việt Nam.
- Về mặt thực trạng pháp luật về chống LĐCB: được đề cập chủ yếu trong các
báo cáo và công trình nghiên cứu của ILO. Việt Nam được đề cập đến với vị trí
quốc gia trong khu vực hiện có tỷ lệ LĐCB nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, hầu hết
ở Việt Nam, vấn đề LĐCB mới được nhìn nhận gián tiếp trong các công trình
nghiên cứu có liên quan. Đến nay, có rất ít công trình trong nước nghiên cứu trực
tiếp về LĐCB; trong số ít đó, chỉ có một chỉ công trình nghiên cứu chuyên sâu, có
quy mô gần đây nhất (2015) là luận án Tiến sĩ “Điều chỉnh pháp luật lao động Việt
Nam đối với lao động cưỡng bức” của tác giả Phan Thị Thanh Huyền. Công trình
này đã chỉ ra được một số chế định và văn bản quy định chi tiết thi hành BLLĐ
2012 điều chỉnh về vấn đề LĐCB, và cho thấy về cơ bản nội dung điều chỉnh của
pháp luật lao động Việt Nam không xung đột với các quy định pháp luật quốc tế.
- Về giải pháp: trong các công trình gián tiếp nghiên cứu về LĐCB, cũng đã góp
phần phác họa sự đa dạng về hình thái, biểu hiện của LĐCB trong thực tiễn và đưa
ra một số giải pháp cho một số trường hợp cụ thể. công trình nghiên cứu “Điều
chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối với lao động cưỡng bức”, tác giả cũng đưa
ra được một số kiến nghị, một số giải pháp về chính sách, giải pháp nhằm tổ chức
thực hiện pháp luật nhưng chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật lao động. Các kiến
nghị này sẽ tiếp tục được luận án nghiên cứu kế thừa, đánh giá và trên cơ sở đó bổ
sung, đưa ra những giải pháp đầy đủ và toàn diện hơn.
1.2.1. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa, nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu và tiếp tục làm rõ
những vấn đề chưa được lý giải đầy đủ hoặc chưa được nghiên cứu sau:
17
- Pháp luật Việt Nam chưa đưa định nghĩa về LĐCB mà định nghĩa về hành vi
cưỡng bức lao động; khái niệm này có nội hàm pháp lý hẹp hơn khái niệm “LĐCB”
trong Công ước 29. Cần phân tích và làm rõ hơn vì khái niệm LĐCB hiện nay vẫn
chưa thực sự được thừa nhận trong pháp luật Việt Nam mà chỉ mới được thảo luận
ở một số tài liệu, bài báo nghiên cứu khoa học. Từ quan điểm khoa học đến định
nghĩa trong pháp luật là một bước đi dài cần được tiến hành.
- Xác định và làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân, quá trình hình thành LĐCB ở Việt
Nam, tội phạm liên quan đến LĐCB. Hiện nay, chế tài hình sự áp dụng cho tội
phạm buôn người để bóc lột tình dục vì mục đích thương mại. LĐCB cũng là nạn
nhân của hành vi buôn bán người trong các khu vực kinh tế, tại sao lại không bị truy
tố với tội danh này? Qua tìm hiểu thực tiễn chưa có tài liệu nào nghiên cứu và giải
quyết vấn đề vừa đặt ra.
- Tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về chống
LĐCB ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng, LĐCB là việc một người bị ép buộc làm
việc không phù hợp với ý chí của họ. Do đó, “ý chí của NLĐ” là dấu hiệu bắt buộc
để xác định hành vi. Vậy có không LĐCB có sự đồng thuận NLĐ? Những lao động
bất hợp pháp và không chính thức bị cưỡng bức có là đối tượng điều chỉnh và được
pháp luật về chống LĐCB bảo vệ?
- Các công trình nghiên cứu vừa qua phần lớn chỉ tiếp cận ở mức độ nhất định.
Trong khi đó, vấn đề LĐCB cần nghiên cứu thấu đáo, toàn diện để nêu bật tính
nghiêm trọng, phức tạp của vấn đề và sự cần thiết điều chỉnh bằng hệ thống pháp
luật. Vì vậy, luận án tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy
định pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam ở nội dung: Việc NLĐ tự nguyện có là
dấu hiện miễn truy cứu trách nhiệm đối với người cưỡng bức lao động? Buôn bán
người là một trong những hoạt động dẫn đến LĐCB, vậy buôn bán người di cư theo
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia với
buôn bán người trong Nghị định thư Palermo có điểm khác biệt gì? Mức độ nghiêm
trọng và tỷ lệ tội phạm có liên quan đến LĐCB hiện nay?
- LĐCB bị cấm trong pháp luật Việt Nam nhưng các chế tài, đặc biệt là chế tài
hình sự, chưa được đề cập đầy đủ, thỏa đáng và hiệu quả. Chủ thể sử dụng LĐCB
có vi phạm pháp luật không? Tội danh là gì?…v.v. cần được nghiên cứu để trả lời
các câu hỏi này.
- Xu hướng quốc tế ngày nay tăng cường trao đổi hợp tác lao động giữa các
nước. Việt Nam lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, nhưng thiếu
18
hiểu biết về di cư an toàn khiến NLĐ có nguy cơ thành nạn nhân LĐCB. Làm thế
nào để NLĐ tiếp nhận được thông tin đầy đủ? Biện pháp và cơ chế để bảo vệ lợi ích
công dân ở nước ngoài? Chủ thể chịu trách nhiệm liên quan, mức độ và hình thức
xử phạt? Đây là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đề xuất phương hướng,
giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
về chống LĐCB. Thực tế, có một số tác giả đã đề xuất giải pháp, nhưng không xuất
phát từ góc độ đảm bảo tính hệ thống, chưa đi vào phân tích cụ thể từng giải pháp
để xem xét và cân nhắc trình tự và hiệu quả áp dụng giải pháp nào trước sau cho
từng giai đoạn.
- Cho đến nay, đã có hai Công ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh về LĐCB là Công
ước về LĐCB năm 1930 và Công ước về Xóa bỏ LĐCB năm 1957 của ILO. Việt
Nam đã phê chuẩn công ước năm 1930 vào năm 2007. Vì sao Việt Nam chưa thông
qua Công ước 1957? Việt Nam sẽ làm gì trong thời gian tới? Đây cũng là vấn đề
cần nghiên cứu dưới góc nhìn toàn diện để tìm được câu trả lời thỏa đáng.
1.3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Cở sở lý thuyết
Luận án được dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về quyền con người, quyền được làm việc và lao động; các chủ trương, đường
lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Ngoài ra, luận án cũng dựa trên quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế - xã
hội, nguồn nhân lực quốc gia, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây
dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó có pháp luật về chống LĐCB phù hợp
với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, phê duyệt.
Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên các học thuyết về quyền con người, quyền tự
do thân thể, quyền được lao động, làm việc và học tập… trong các tuyên ngôn,
tuyên bố, công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam; cơ chế pháp lý của quốc tế, khu
vực và quốc gia liên quan đến vấn đề LĐCB.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài chính là những vấn đề mấu chốt mà đề tài cần phải
nghiên cứu và giải đáp. Việc xác định đúng câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu là bước
đi đầu tiên vô cùng quan trọng đối với việc khởi đầu của hoạt động nghiên cứu. Khi
đặt ra được câu hỏi nghiên cứu, người nghiên cứu có thể xác định được phương
hướng nghiên cứu. Với đề tài trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần được đặt ra:
19
1. Câu hỏi nghiên cứu đầu tiên là lý luận về lao động về LĐCB: Định nghĩa
LĐCB? Đặc điểm, dấu hiệu LĐCB và tác động của LĐCB đối với sự phát triển xã
hội?
2. Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Quan điểm phát triển toàn diện? Việc áp dụng
quan điểm phát triển toàn diện vào việc nghiên cứu vấn đề LĐCB và chống LĐCB
như thế nào?
3. Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng của LĐCB? Có
phải mọi lao động quá mức đều là LĐCB?
4. Câu hỏi nghiên cứu thứ tư liên quan đến thực trạng pháp luật và thực thi pháp
luật về LĐCB ở Việt Nam, hướng đến các vấn đề sau: Quy định pháp luật về chống
LĐCB ở Việt Nam hiện nay như thế nào, có phù hợp và tương thích với các đòi hỏi
của pháp luật quốc tế và thực tiễn phát triển đất nước không?
5. Câu hỏi nghiên cứu thứ năm là định hướng phát triển và giải pháp cho sự phát
triển của pháp luật về chống LĐCB: Những đánh giá về bối cảnh và những giải
pháp nào cần hướng đến và luật hóa để đạt được hiệu quả của cuộc đấu tranh chống
LĐCB ở Việt Nam?
1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu (1): Hiện nay, khái niệm LĐCB trong pháp luật Việt Nam
chưa được định nghĩa. Một số khái niệm liên quan đến LĐCB thì chưa tạo được sự
tương thích với cách tiếp cận của pháp luật quốc tế, đặc biệt là của ILO. Do đó, Việt
Nam nên ghi nhận khái niệm về LĐCB trong công ước 29, thay vì đưa ra định nghĩa
mới.
Giả thuyết nghiên cứu (2): Hiện nay LĐCB được diễn ra trên diện rộng, trong tất
cả các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Phân loại LĐCB căn cứ vào ý chí của nạn
nhân, xác định theo 02 trường hợp: LĐCB do thiếu sự đồng ý; LĐCB có sự đồng ý
do bị đe dọa trừng phạt.
Giả thuyết nghiên cứu (3): Các văn bản pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam
hiện nay chưa mang tính hệ thống và kém hiệu lực. Những quy định pháp luật về
chống LĐCB còn tản mạn ở các văn bản khác nhau và đang bộc lộ những bất cập
khi áp dụng vào điều kiện kinh tế xã hội đất nước hiện nay và giai đoạn tới.
Giả thuyết nghiên cứu (4). Việt Nam, do nhiều lý do khác nhau chưa thực sự
quan tâm đến LĐCB ở khía cạnh xây dựng thể chế. Hạn chế này có khả năng bắt
nguồn từ nhận thức về độ phát triển toàn diện, về cơ chế xây dựng pháp luật và
chính sách hiện nay.
20
Giả thuyết nghiên cứu thứ (5) là việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống
LĐCB hiện đang được tiếp cận và xử lý một cách thiếu toàn diện, mang tính cục bộ,
chưa quán triệt được quan điểm phát triển toàn diện hiện đang là nguyên tắc phát
triển cơ bản ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển.
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu
“Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện”
là đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý. Đề tài được nghiên cứu trên
cơ sở quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
Sản Việt Nam về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Trong đó, quyền con người là
tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng và xuyên suốt. Đề tài còn về nghiên cứu các sự vật,
hiện tượng trong đời sống xã hội bằng nhiều phương pháp, trong đó các phương
pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích đa chiều: được sử dụng khi đánh giá, bình luận các
quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết luận khoa
học. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương và xuyên suốt quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu; trên căn cứ pháp luật quốc tế không chỉ liên quan
đến LĐCB mà còn trong các Công ước quốc tế về nhân quyền, các Hiệp định
thương mại thế giới;
- Phương pháp tổng hợp: được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận
tổng quan trong các tiểu mục, các mục, các chương và khi đưa ra những quan điểm,
đề xuất và kiến nghị ở chương nội dung chương 4;
- Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng ở chương 2, phần 2.1, 2.6 và 3.1
của đề tài khi so sánh khái niệm, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện
hành của Việt Nam trong mối tương quan với quy định pháp luật các nước nhằm
làm sáng tỏ những điểm chung và điểm khác biệt. Phương pháp này còn được sử
dụng khi làm rõ những vấn đề tổng quan về mô hình và nội dung pháp luật về
chống LĐCB;
- Phương pháp thống kê: được vận dụng ở chương 3: “Thực trạng pháp luật về
chống LĐCB ở Việt Nam” nhằm tiến hành đánh giá mức độ và tình trạng lao động
bị cưỡng bức hiện nay, sự cần thiết của pháp luật trong việc chống LĐCB; tác động
của pháp luật về chống LĐCB đối với các chủ thể có liên quan;
- Phương pháp phân tích logic được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật,
xem xét tính thống nhất hoặc phát hiện những bất cập, mâu thuẫn còn tồn tại đối với
pháp luật về chống LĐCB ở nội dung 3.2 và 3.3.2 của chương 3.
21
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG
CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
2.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức lao động cƣỡng bức phổ biến
2.1.1. Khái niệm về lao động cưỡng bức
Tác giả cuốn sách “International Labour Law” [99] cho rằng LĐCB đề cập lần
đầu vào đầu thế kỷ 19 ở Hội nghị Vienna (Congress of Vienna), bắt đầu được quan
tâm có hệ thống từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất với quy định đầu tiên trong
Công ước về nô lệ 1926 của Hội quốc liên (tổ chức tiền thân của Liên Hợp Quốc).
Cũng trong thời gian này, trên thế giới xuất hiện một cơ quan quốc tế chuyên trách
về vấn đề LĐCB và bắt buộc, là Ủy ban chuyên gia do Cơ quan điều hành của ILO
chỉ định. Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình thực tiễn vấn đề LĐCB trên
bình diện quốc tế, đặc biệt tập trung những quốc gia đang bị lệ thuộc vào nước
ngoài, hoặc đang bị đô hộ bởi một quốc gia khác. Công ước về LĐCB 1930 và hai
Khuyến nghị (35, 36) là sản phẩm của Ủy ban chuyên gia. LĐCB được nghiên cứu
giai đoạn này chủ yếu xung quanh vấn đề về nhu cầu kinh tế của các nước thực dân
đối với các nước thuộc địa.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyên gia quan tâm hơn đến "LĐCB” với
góc nhìn mang tính chính trị. Trong thời gian này, Liên Hợp Quốc thành lập một Ủy
ban ad-hoc về LĐCB, bên cạnh Ủy ban chuyên gia của ILO. Nhiệm vụ chính của
Ủy ban ad-hoc là điều tra những cáo buộc liên quan đến những hình thức LĐCB
theo yêu cầu các quốc gia thành viên. ILO đã thông qua hàng loạt công ước, trong
đó trực tiếp điều chỉnh về vấn đề này gồm: Công ước 29 và Công ước 105. Đến nay
hai công ước này đã được nhiều quốc gia phê chuẩn, nhưng sự vận dụng, áp dụng
vào mỗi quốc gia còn rất nhiều vấn đề.
Khái niệm “LĐCB” được định nghĩa lần đầu tiên trong Công ước về LĐCB 1930
(Công ước 29). Điều 2.1.1 Công ước định nghĩa “LĐCB và bắt buộc” như sau “mọi
công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một
hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm”. Như vậy yếu tố “ép
buộc” và “không tự nguyện” là dấu hiệu cấu thành bắt buộc để xác định nạn nhân,
đối tượng của LĐCB.
Ép buộc là dùng áp lực, gây sức ép về thể xác hoặc tinh thần để buộc một người
phải làm điều người đó không mong muốn. Không tự nguyện là việc một người bản
22
thân không muốn làm một việc, nhưng vì lý do nào đó họ miễn cưỡng phải làm. Tác
giả cho rằng, chỉ cần một trong hai dấu hiệu trên thì đã có thể xem là LĐCB, vì “bị
ép buộc” và “không tự nguyện” là các khái niệm khác nhau nhưng có chung nội
hàm và nó được diễn ra trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giao kết hợp đồng.
Công ước 29 cũng đưa ra một số ngoại lệ về “LĐCB và bắt buộc” tại Điều 2.1.2,
cụ thể thuật ngữ “LĐCB hoặc bắt buộc” không bao gồm:
a) Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc phải làm theo các đạo luật về nghĩa vụ quân
sự bắt buộc và trong những công việc có tính chất quân sự thuần túy; việc sử dụng
LĐCB trong trường hợp này vì mục đích an ninh quốc phòng, ví dụ: đi nghĩa vụ
quân sự. Như vậy, nếu sử dụng vì mục đích kinh tế thì không được chấp nhận;
b) Mọi công việc hoặc dịch vụ thuộc những nghĩa vụ công dân bình thường của
các công dân trong một nước tự quản hoàn toàn. Việc sử dụng LĐCB trong trường
hợp này vì mục đích an ninh quốc phòng, ví dụ: đi nghĩa vụ quân sự. Như vậy, nếu
sử dụng vì mục đích kinh tế thì không được chấp nhận;
c) Mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người buộc phải làm do một quyết định
của tòa án, với điều kiện là công việc hoặc dịch vụ đó phải được tiến hành dưới sự
giám sát và kiểm tra của những cơ quan công quyền, và người đó không bị chuyển
nhượng hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của những tư nhân, công ty hoặc hiệp hội
tư nhân;
d) Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc phải làm trong những trường hợp khẩn cấp,
nghĩa là trong những trường hợp có chiến tranh, xảy ra tai họa hoặc có nguy cơ xảy
ra tai họa như cháy, lụt, đói, động đất, dịch bệnh dữ dội của người và gia súc, sự
xâm hại của thú vật, côn trùng hoặc ký sinh trùng, và nói chung là mọi tình thế gây
nguy hiểm cho đời sống hoặc cho sự bình yên của toàn thể hoặc một phần dân cư;
đ) Những công việc của thôn xã vì lợi ích trực tiếp của tập thể và do những
thành viên của tập thể đó thực hiện, và vì vậy có thể coi như là những nghĩa vụ công
dân bình thường của các thành viên tập thể, với điều kiện là những thành viên trong
tập thể đó hoặc những người đại diện trực tiếp của họ có quyền được tham khảo ý
kiến về sự cần thiết của những công việc ấy.
Năm 1957, Công ước 105 về xóa bỏ LĐCB đã thêm vào định nghĩa trước đó
ngoại lệ hoàn toàn mới là “LĐCB và bắt buộc” không bao gồm “biện pháp cưỡng
chế hay giáo dục chính trị, hoặc một sự trừng phạt đối với những ai đang có hoặc
đang phát biểu chính kiến; biện pháp huy động và sử dụng nhân công vào mục đích
phát triển kinh tế; biện pháp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động; sự trừng phạt đối
23
với việc đã tham gia đình công; biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội,
dân tộc hoặc tôn giáo”.
Cũng trong thời gian này, Ủy ban chuyên gia của ILO tiếp tục diễn giải khái
niệm “LĐCB và bắt buộc” gồm cả nạn buôn người để bóc lột lao động hoặc tình
dục theo định nghĩa Nghị định thư Palermo về ngăn chặn, cấm và trừng phạt buôn
bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000 của Liên Hợp Quốc. Điều 3 Nghị
định thư Palermo định nghĩa tội phạm buôn người như sau: “Buôn bán người có
nghĩa là tuyển chọn, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận người bằng
cách đe dọa hoặc sử dụng bạo lực hay các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man
trá, lạm dụng quyền lực hay vị thế dễ bị tổn thương hoặc bằng việc cho hoặc nhận
tiền hay những lợi ích khác để đạt được sự đồng ý của một người kiểm soát đối với
người khác vì mục đích bóc lột”. Nghị định thư Palermo còn diễn giải khái niệm
“bóc lột” bao gồm ở mức tối thiểu việc bóc lột tình dục, LĐCB, nô lệ và các hành vi
nô lệ, trừ trường hợp buôn người để lấy nội tạng nêu trong Nghị định thư Palermo
nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh Công ước 29 của ILO. Như vậy, Nghị định
thư Palermo và Công ước 29 của ILO có mối liên hệ rất chặt chẽ trong việc xác
định phạm vi của tội phạm buôn người và LĐCB, điều này được thể hiện qua ba
yếu tố cơ bản sau đây:
- Đe dọa: “Tội phạm buôn người” và “LĐCB” đều có yếu tố đe dọa để tác động
vào tâm lý của nạn nhân;
- Bóc lột: đều vì mục đích tình dục hoặc kinh tế, trừ một số trường hợp “LĐCB”
được áp đặt bởi nhà nước;
- Tính chất liên quốc gia: đều có thể xảy ra giữa các khu vực trong lãnh thổ của
cùng một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau.
Mặc dù có những điểm giống nhau nhưng giữa khái niệm “tội phạm buôn người”
và “LĐCB” có điểm khác nhau rất quan trọng đó là “sự đồng tình”. Đối với tội
phạm buôn người, nạn nhân không bao giờ đồng ý và nếu ban đầu họ có đồng ý thì
sự đồng ý này vô nghĩa vì nó đạt được bằng sự “ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá,
lạm dụng”. Đối với LĐCB, các nạn nhân trong một số trường hợp có thể đồng ý với
nội dung lao động vì sợ bị trừng phạt (tức là trước đó họ vẫn có quyền từ chối,
quyền chọn lựa nhất định).
Khái niệm LĐCB áp dụng cho mọi độ tuổi (gồm người lớn và trẻ em), đồng
nghĩa mọi trường hợp Công ước 29 của ILO đều được áp dụng. Tuy nhiên, Công
ước 29 của ILO không định nghĩa cụ thể “trẻ em” khi xem xét vấn đề “LĐCB”. Để
24
xác định trẻ em là đối tượng nào theo quy định ILO, chúng ta cần dẫn chiếu đến
Công ước 182 về những điều kiện lao động tồi tệ nhất đối với trẻ em 1999. Căn cứ
Điều 2 Công ước 182, “trẻ em” là những người dưới 18 tuổi. Trong Công ước 182
còn đưa ra khái niệm về điều kiện lao động tồi tệ nhất gồm việc “tuyển lựa một cách
cưỡng bức hoặc bắt buộc trẻ em để tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang”,
nhưng không đưa ra thêm bất kỳ một giải thích nào khác về những yếu tố cấu thành
“LĐCB đối với trẻ em”. Chính vì vậy, trong trường hợp cần tìm hiểu về “LĐCB đối
với trẻ em” là như thế nào thì Công ước 29 của ILO sẽ được dẫn chiếu và áp dụng.
Trong luận án tiến sĩ, Điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối với LĐCB, tác
giả Phan Thị Thanh Huyền cho rằng thuật ngữ “cưỡng bức lao động” về bản chất
giống khái niệm “LĐCB”, bản chất bao gồm các hành vi cưỡng bức lao động và cho
rằng “cưỡng bức lao động” mang tính khái quát hơn, khi xây dựng định nghĩa
chung nên dùng thuật ngữ này [30, tr23]. Tuy nhiên, tác giả không đồng tình luận
điểm đó, tác giả cho rằng LĐCB là khái niệm hướng đến xác định đối tượng là nạn
nhân trên cơ sở dấu hiệu “bị ép buộc/không tự nguyện”, còn cưỡng bức lao động là
khái niệm hướng đến xác định hành vi phạm tội, khái quát hành vi phạm tội sẽ khó,
còn nếu liệt kê hành vi khái niệm sẽ phức tạp hơn, vì thế tác giả đồng tình và cho
rằng khái niệm LĐCB tại Công ước 29 là phù hợp.
Trên cơ sở đó, “chống lao động cưỡng bức” theo tác giả có thể định nghĩa như
sau: “chống lao động cưỡng bức là việc cấm mọi công việc hoặc dịch vụ mà một
người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân
người đó không tự nguyện làm” và “chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát
triển toàn diện là việc cấm mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc
phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự
nguyện làm nhằm hướng đến sự chuyển đổi toàn bộ các mặt xã hội, hướng đến việc
bảo đảm đời sống ấm no, hạnh phúc của con người”.
2.1.2. Đặc điểm về lao động cưỡng bức
Cùng với sức phát triển của những chuẩn mực quốc tế mới đối với vấn nạn buôn
người, năm 2000, những nhà lập pháp quốc tế đã có những tranh luận về sử dụng
thuật ngữ nào là phù hợp: “buôn người”, “buôn người nhằm mục đích LĐCB” hay
chỉ đơn giản là “LĐCB”? Tranh luận được đưa ra vì có ý kiến cho rằng không nhất
thiết phải có sự “di chuyển” đối với các nạn nhân trước khi bị bóc lột. Nói cách
khác, “buôn người” đang được định nghĩa không rõ ràng. Những nhà lập pháp quốc
tế cho rằng, chỉ cần loại bỏ được “LĐCB” thì đương nhiên loại bỏ được “tội phạm
25
buôn người” [94].
2.1.2.1 Dấu hiệu lao động cưỡng bức
Gần đây ILO đã đưa ra một bảng thống kê gồm 11 dấu hiệu để cụ thể hóa khái
niệm LĐCB, căn cứ vào dấu hiệu [94][110] sẽ giúp xác nhận LĐCB có tồn tại hay
không đối với đối tượng đang nghi vấn.
1. Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động: Bất kỳ một người nào
đều có thể trở thành nạn nhân của cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, người thiếu trình
độ, kiến thức luật pháp, có ít lựa chọn trong việc mưu sinh, thuộc về một nhóm dân
tộc hoặc tôn giáo thiểu số, bị khuyết tật hoặc có những đặc ơn khác mà vì đó, họ bị
cô lập khỏi cộng đồng dân cư là những người dễ bị rơi vào tình trạng bị lạm dụng
và thường là nạn nhân của cưỡng bức lao động. Khi lâm vào tình trạng khó khăn,
thiếu sự chọn lựa về cách mưu sinh, không nhất thiết đẩy một người nào đó vào tình
trạng LĐCB, nhưng khi NSDLĐ lợi dụng tình trạng khó khăn của NLĐ, áp đặt thời
gian làm việc quá nhiều hoặc giữ tiền lương thì khi đó mới phát sinh tình trạng
LĐCB. LĐCB cũng phát sinh từ trường hợp NLĐ bị lệ thuộc nhiều mặt vào
NSDLĐ như công việc, nhà ở, ăn uống và vì công ăn việc làm của người thân.
2. Lừa gạt: là tình trạng không thực hiện những gì đã hứa, bằng lời nói hoặc trên
giấy tờ với NLĐ. Nạn nhân tình trạng này thường được tuyển chọn với lời hứa hấp
dẫn về việc làm và thu nhập, nhưng khi họ làm việc thì điều kiện làm việc như đã
hứa không được thực hiện, và còn bị rơi vào tình trạng điều kiện sống, làm việc bị
lạm dụng mà không có khả năng thoát khỏi. Trong những trường hợp này, NLĐ đã
không có đầy đủ thông tin khi đồng ý thực hiện công việc, vì nếu mà họ biết, họ sẽ
không bao giờ nhận lời.
Việc lừa đảo trong tuyển chọn lao động có thể bao gồm lời hứa về điều kiện làm
việc, mức lương bổng, loại hình công việc, điều kiện sinh hoạt và làm việc, tư cách
di cư hợp pháp, địa điểm nơi làm việc...v.v. Trẻ em cũng có thể được tuyển chọn
thông qua các lời hứa hấp dẫn với bản thân các em hoặc cha mẹ các em, liên quan
đến việc tiếp tục được đi học hoặc thường xuyên được bố mẹ tới thăm hoặc được về
thăm bố mẹ.
3. Hạn chế đi lại: NLĐ không có sự tự do đi đến và rời khỏi nơi làm việc, phải
chịu những sự hạn chế đáng kể nào đó là dấu hiệu của tình trạng cưỡng bức lao
động, ví dụ bị kiểm soát khi đi lại tại nơi làm việc, thông qua các ca-me-ra giám sát
hoặc nhân viên bảo vệ, hoặc tại bên ngoài nơi làm việc bởi các thám tử hoặc chủ sử
dụng lao động thường xuyên đi cùng họ mỗi khi họ rời khỏi nhà máy. Theo quy
26
định của pháp luật, sự hạn chế đối với NLĐ gồm cả quy định về việc bảo đảm an
toàn đối với NLĐ tại những nơi làm việc độc hại, quy định NLĐ phải xin phép và
được sự đồng ý của quản đốc phân xưởng trước khi đi khám bệnh.
4. Bị cô lập: NLĐ có thể không biết họ đang ở đâu, nơi làm việc có thể cách rất
xa khu dân cư và không sẵn có bất kỳ phương tiện giao thông nào, nhưng cũng có
thể bị cô lập ngay tại khu đông dân cư khi bị nhốt sau những cánh cửa luôn đóng
kín hoặc bị tịch thu điện thoại di động/phương tiện liên lạc khác để không thể liên
hệ với gia đình và tìm sự giúp đỡ. Tình trạng bị cô lập cũng có thể liên quan tới
thực tế cơ sở kinh doanh nơi NLĐ làm việc không hợp pháp/không được đăng ký,
do vậy rất khó để cho các cơ quan thực thi pháp luật xác định địa điểm và giám sát
những gì xảy ra đối với NLĐ.
5. Bạo lực thân thể và tình dục: có thể bao gồm việc bắt ép NLĐ phải dùng ma
tuý hoặc rượu nhằm kiểm soát họ hoặc có thể được sử dụng để ép buộc NLĐ thực
hiện công việc không có trong thỏa thuận ban đầu như làm tình với chủ sử dụng
hoặc thành viên gia đình chủ sử dụng hoặc ở mức độ thấp hơn, thực hiện công việc
bắt buộc thay vì những việc thông thường. Việc bắt cóc cũng là một hình thức của
bạo lực, được sử dụng để giam một người nào đó rồi sau đó ép buộc họ làm việc.
6. Dọa nạt, đe dọa: NLĐ phải chịu đựng sự đe dọa, những lời dọa dẫm khi họ có
ý kiến về điều kiện ăn ở và sinh hoạt hoặc muốn thôi việc. Ngoài những lời dọa dẫm
hoặc hành động bạo lực, những sự đe dọa phổ biến đối với NLĐ bao gồm việc tố
cáo với cơ quan xuất nhập cảnh, bị mất tiềnlương hoặc tiếpcận nhà cửa, đất đai, sa
thải người nhà, điều kiện làm việc tồi hơn hoặc không được hưởng những “đặc ân”
như quyền rời khỏi nơi làm việc. Thường xuyên lăng mạ và nói xấu NLĐ cũng là
một hình thức ép buộc về mặt tâm lý khiến NLĐ rơi vào tình cảnh khó khăn.
7. Giữ giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, hộ chiếu… Trong
nhiều trường hợp nếu không có giấy tờ tuỳ thân, NLĐ không thể tìm được một việc
làm khác hoặc tiếp cận các dịch vụ cần thiết. Việc chủ sử dụng giữ giấy tờ tùy thân
hoặc các tài sản cá nhân có giá trị khác là một dấu hiệu cưỡng bức lao động nếu
NLĐ không thể tiếp cận được những tài sản này khi có yêu cầu và nếu họ nhận thấy
rằng họ không thể rời khỏi nơi làm việc vì không muốn tài sản bị mất mát.
8. Giữ tiền lương: Việc chủ sử dụng trả tiền lương vào thời gian không cố định
hoặc chậm trả lương không mặc nhiên có nghĩa là NLĐ rơi vào tình trạng cưỡng
bức lao động. Nhưng khi tiền lương bị giữ một cách có hệ thống và chủ ý như là
một biện pháp nhằm buộc NLĐ phải ở lại, và từ chối NLĐ cơ hội chuyển chủ sử
27
dụng để chờ nhận được tiền lương, đây chính là cấu thành của việc cưỡng bức lao
động.
9. Lệ thuộc vì nợ: NLĐ bị cưỡng bức thường làm việc với mong muốn trả được
hết số nợ phát sinh hoặc thậm chí nợ luỹ kế. Tiền nợ có thể phát sinh từ việc ứng
trước tiền lương hoặc tiền vay để trang trải chi phí tuyển dụng, chi phí giao thông
hoặc cho các chi tiêu cấp thiết trong sinh hoạt của NLĐ như là viện phí. Lệ thuộc vì
nợ có thể xảy ra khi trẻ em được tuyển dụng làm việc để đổi lại một khoản tiền vay
trước đó của bố mẹ hoặc thân nhân. Người sử dụng hoặc tuyển dụng lao động làm
cho NLĐ khó có thể thoát khỏi cảnh nợ nần bằng việc đánh giá thấp kết quả công
việc của NLĐ, tăng mức lãi suất, chi phí ăn ở và sinh hoạt đối với NLĐ. Khoản nợ
này có tác dụng trói buộc NLĐ làm việc trong một thời gian không xác định, trong
một mùa vụ, trong hàng năm trời, thậm chí từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc này
không giống như khi NLĐ vay một khoản vay từ ngân hàng/cá nhân cho vay tiền
với những điều khoản hoàn trả khoản vay hợp lý, hai bên cùng thống nhất.
10. Điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng: nạn nhân LĐCB phải thực hiện
công việc trong điều kiện không đảm bảo (ẩm thấp hoặc bẩn thỉu) hoặc độc hại
(khó, nguy hiểm mà không có thiết bị bảo hộ), cũng như sự vi phạm nghiêm trọng
luật pháp lao động, phải chấp nhận điều kiện sinh hoạt thấp kém, sinh hoạt trong
những khu nhà đông đúc, chật chội (điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh,
không có khu vực riêng tư).
Điều kiện làm việc và sinh hoạt cực kỳ kém chưa phải là dấu hiệu của LĐCB vì
nhiều khi lao động có thể “tự nguyện”, chấp nhận điều kiện làm việc thấp kém do
họ không có sự chọn lựa về công việc khác. Tuy nhiên, điều kiện làm việc bị lạm
dụng phải được xem là “hồi chuông cảnh báo” về dấu hiệu của sự ép buộc, nó ngăn
cản NLĐ chuyển đổi nơi làm việc.
11.Làm thêm giờ quá quy định: NLĐ bị buộc làm việc ngoài giờ liên tục hoặc
làm việc nhiều ngày ngoài thời gian được quy định bởi luật pháp quốc gia hoặc thỏa
thuận lao động tập thể. Họ không được bố trí thời gian nghỉ giải lao hoặc ngày nghỉ
trong tuần, phải đảm nhiệm ca kíp và thời gian làm việc của đồng nghiệp khác nghỉ
việc, hoặc thường xuyên phải trực 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
Việc xác định liệu làm thêm giờ có hay không tạo thành tội cưỡng bức lao động
có thể tương đối phức tạp, nếu NLĐ buộc phải làm thêm nhiều hơn thời gian cho
phép theo quy định của luật pháp quốc gia, dưới một số hình thức đe dọa (ví dụ dọa
bị sa thải) hoặc để có được mức tiền lương tối thiểu, đó là cấu thành LĐCB.
28
2.1.2.2. Lĩnh vực bị lao động cưỡng bức
Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các nô lệ làm rất nhiều công việc, từ việc khai thác mỏ
cho đến những nghề nghiệp đô thị như thợ thủ công, người bán hàng rong và người
giúp việc nhà. Nói ngắn gọn, hầu như không có nghề nào không có nô lệ. Vì không
khác gì nô lệ thời xưa, nên LĐCB còn được các học giả nghiên cứu gọi là “nô lệ
thời hiện đại”.
Lĩnh vực LĐCB trong khái niệm có nêu rõ “mọi công việc hoặc dịch vụ”. Theo
thống kê của tổ chức ILO, hầu hết LĐCB tập trung vào nhóm/lĩnh vực công việc:
(1) Công việc nặng nhọc, những công việc đòi hỏi sức lao động quá nhiều so với
khả năng và thể chất, tinh thần của NLĐ; (2) Công việc độc hại, những công việc
làm ở trong điều kiện nguy hiểm, môi trường làm việc độc hại, ô nhiễm. NLĐ làm
những công việc độc hại đòi hỏi phải được hưởng các chế độ và điều kiện an toàn
lao động, vệ sinh lao động cao. Trên thực tế, những người bị LĐCB hoàn toàn
không được đảm bảo tính mạng, sức khỏe khi làm việc; (3) Công việc có thu nhập
thấp, theo mùa vụ: nông nghiệp và làm vườn là công việc ít lợi nhuận do phụ thuộc
các điều kiện khách quan thời tiết. Một số công việc không tạo ra lợi nhuận cho
NSDLĐ (giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh,…), NLĐ làm trong lĩnh vực này
hầu hết hạn chế về trình độ, chính vì vậy họ phải chấp nhận công việc có thu nhập
thấp, ngắn ngày và chịu sự bóc lột, cưỡng bức; (4) Lĩnh vực vui chơi và giải trí, môi
trường xã hội ở nơi làm việc không lành mạnh, dễ bị lạm dụng thể xác, tình cảm
hoặc tha hóa về đạo đức, tinh thần.
2.1.2.3. Đối tượng bị lao động cưỡng bức
Đối tượng bị LĐCB là bất kì ai, bao gồm người trưởng thành cũng như trẻ em,
không phân biệt quốc tịch dù là công dân của quốc gia nào.
Xét về đặc điểm giới tính
- Đối với nam giới: LĐCB thường gắn với các công việc nặng nhọc, nguy hiểm
và độc hại ở công trường xây dựng, các hầm mỏ, nông nghiệp làm vườn…v.v
- Đối với nữ giới: LĐCB chủ yếu là những người làm công việc gia đình, nhà
máy, xí nghiệp dệt may hoặc bị cưỡng bức tham gia hoạt động mại dâm…v.v
Rõ ràng, đối tượng LĐCB ở các lĩnh vực có sự khác biệt rõ nét về giới. So với
người nô lệ ở thời chiếm hữu nô lệ, LĐCB và nô lệ có điểm giống nhau là có sự
phân tách giới tính theo lĩnh vực để phù hợp với chủ đích của NSDLĐ. Thời kỳ
chiếm hữu nô lệ, đối tượng của việc mua bán nô lệ xuyên Sahara thường là phụ nữ
để sử dụng làm thê thiếp, làm người phục vụ trong nhà. Việc buôn bán nô lệ ở Địa
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp lu...
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp lu...Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp lu...
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp lu...hieu anh
 
Thực trạng giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty TNHH ứng dụng và...
Thực trạng giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty TNHH ứng dụng và...Thực trạng giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty TNHH ứng dụng và...
Thực trạng giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty TNHH ứng dụng và...luanvantrust
 

What's hot (20)

Luận văn: Cho thuê lại lao động theo luật lao động Việt Nam, HOT
Luận văn: Cho thuê lại lao động theo luật lao động Việt Nam, HOTLuận văn: Cho thuê lại lao động theo luật lao động Việt Nam, HOT
Luận văn: Cho thuê lại lao động theo luật lao động Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng danh dự
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng danh dựLuận văn: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng danh dự
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng danh dự
 
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
 
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp lu...
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp lu...Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp lu...
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp lu...
 
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngLuận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
 
Luận án: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động, HAY
Luận án: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động, HAYLuận án: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động, HAY
Luận án: Hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động, HAY
 
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DNĐề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
 
Luận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luật
Luận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luậtLuận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luật
Luận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luật
 
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAYĐề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOTLuận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
Luận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luậtLuận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
Luận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
 
Thực trạng giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty TNHH ứng dụng và...
Thực trạng giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty TNHH ứng dụng và...Thực trạng giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty TNHH ứng dụng và...
Thực trạng giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty TNHH ứng dụng và...
 
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo luật lao động
Luận văn: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo luật lao độngLuận văn: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo luật lao động
Luận văn: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo luật lao động
 
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAYLuận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY

Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfPháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfNuioKila
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docxLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docxNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịPháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịhieu anh
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY (20)

Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfPháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
 
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoàiQuyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Luận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọ
Luận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọLuận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọ
Luận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docxLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
 
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịPháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
 
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
 
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAYLuận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOTLuận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động, HOT
 
Pháp Luật Về Ngăn Ngừa Và Xóa Bỏ Lao Động Trẻ Em, HOT
Pháp Luật Về Ngăn Ngừa Và Xóa Bỏ Lao Động Trẻ Em, HOTPháp Luật Về Ngăn Ngừa Và Xóa Bỏ Lao Động Trẻ Em, HOT
Pháp Luật Về Ngăn Ngừa Và Xóa Bỏ Lao Động Trẻ Em, HOT
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhânLuận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhânLuận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhânLuận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOTĐề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao độngLuận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
 
Luận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao độngLuận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ NHẬT TÀI PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 62.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS LÊ HỒNG HẠNH HÀ NỘI - 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả PHAN THỊ NHẬT TÀI
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU.........................................................................................5 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 5 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................16 1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp lý thuyết ....................................................18 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN .21 2.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức lao động cưỡng bức phổ biến ..........21 2.2. Quan điểm phát triển toàn diện và nguyên nhân lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện ...............................................................31 2.3. Tác động tiêu cực của lao động cưỡng bức ..................................................45 2.4. Pháp luật về chống lao động cưỡng bức .......................................................48 2.5. Nguồn luật pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở một số quốc gia .......58 2.6. Vai trò của pháp luật về chống lao động cưỡng bức đối với sự phát triển Việt Nam ..59 2.7. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về chống lao động cưỡng bức trên thế giới...61 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ...............76 3.1. Thực trạng pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện ...........................................................................76 3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện ..............................................................85 3.3. Đánh giá pháp luật chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện .......................................................................................97 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ...............................................................................122 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật chống lao động cưỡng bức ....................122 4.2. Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp khác về chống lao động cưỡng bức.................................................................................... 128 KẾT LUẬN ...........................................................................................................148 DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT VÀ CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ............150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 151
  • 4. DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Nội dung Trang 01 Số trẻ em tham gia lao động 90 02 Tỷ lệ trẻ em đi học khi tham gia hoạt động kinh tế (năm 2012) 90 03 Những vấn đề kinh tế - xã hội đáng quan ngại nhất năm 2015 91 04 Cách thức NLĐ xử lý khi có tranh chấp quyền lợi xảy ra 95 05 Mức độ thường xuyên của việc tương tác với chính quyền – Kết quả khảo sát từ giai đoạn 2011 – 2015. 96 06 Mức độ hài lòng với việc tương tác với chính quyền – Kết quả khảo sát từ giai đoạn 2011 – 2015. 96 07 Kết quả giải quyết tranh chấp 111 08 Trình độ học vấn của NLĐ 113 09 Khả năng trang trải cho giải quyết tranh chấp lao động 114 10 Kênh thông tin người dân sử dụng để biết tin tức – Kết quả khảo sát 5 năm liên tiếp từ 2011 - 2015 118
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 AANZFTA Hiệp định khu vực thương mại tự do Asean-Úc- Niu Dilan 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 BLLĐ Bộ luật Lao động 6 BLDS Bộ luật Dân sự 7 BLHS Bộ luật Hình sự 8 Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 9 BVCSTE Bảo vệ chăm sóc trẻ em 10 CAT Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ nhục con người 11 CDF Chương trình phát triển toàn diện của ngân hàng thế giới 14 CƯQT Công ước quốc tế 15 PRSP Đề cương chiến lược giảm nghèo đói 16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 17 GCNĐKKD Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh 18 HDI Chỉ số phát triển con người 19 HĐBT Hội đồng bộ trưởng 20 MGD Mục tiêu thiên niên kỉ 23 NLĐ Người lao động 24 NSDLĐ Người sử dụng lao động 25 LĐCB Lao động cưỡng bức 26 LDN Luật Doanh nghiệp 28 LHQ Liên Hợp Quốc 29 LLLĐ Lực lượng lao động 30 PTTH Phổ thông trung học 31 PSI Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng
  • 6. 32 QHLĐ Quan hệ lao động 33 TGPL Trợ giúp pháp lý 34 TBT Hiệp định thương mại về hàng rào kỹ thuật 35 TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương 36 THCS Trung học cơ sở 37 UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc 38 UDHR Tuyên ngôn quốc tế/ thế giới về nhân quyền 39 ICCPR Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 40 ICESCR Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hóa 41 ILO Tổ chức Lao động thế giới 42 IUCN Chiến lược bảo tồn thế giới 43 WTO Tổ chức thương mại thế giới 44 WB Ngân hàng thế giới
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới muốn phát triển và tạo sự cạnh tranh, mỗi quốc gia phải biết khai thác thế mạnh và phát huy nội lực. Việt Nam có dân số ở độ tuổi lao động đông và trẻ [3, tr2], đây là một lợi thế cạnh tranh. Vì thế, có thể khẳng định LLLĐ là lực lượng nòng cốt để hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Xã hội ngày một phát triển nhanh chóng vượt bậc, để phát huy tối đa nguồn lực Nhà nước cần có chính sách phù hợp, vì vậy thời gian qua nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, những chính sách mới được ban hành. Trong đó, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt hướng đến phát huy quyền “được làm việc của công dân” được duy trì từ Hiến pháp 1977, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, Luật Việc làm 2013; quy định cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong BLLĐ 2012, Luật Công đoàn 2012 và văn bản hướng dẫn thi hành; quy định pháp luật để bảo vệ và chống việc “mua bán LLLĐ” tại Luật phòng, chống mua bán người 2011, Bộ Luật Hình sự 2015… hệ thống chính sách pháp luật này đã góp phần đáng kể vào việc bảo vệ quyền lợi NLĐ. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên WTO, giúp NLĐ cơ hội tiếp cận công việc thu nhập cao, phù hợp điều kiện bản thân trong và ngoài nước; nhưng tác động của kinh tế thị trường khiến “thị trường lao động” xuất hiện mặt trái. Cụ thể: mâu thuẫn, tranh chấp lao động gia tăng với quy mô và số lượng lớn. Trong 5 năm (2008 – 2012) trở lại đây, ngừng việc tập thể, đình công là 3.016 cuộc [3, tr40] (tăng so với năm 2008: 762 cuộc ngừng việc tập thể, đình công, gấp 3,95 lần). Đặc biệt, qua phương tiện truyền thông cho thấy tình trạng lao động bị cưỡng bức vẫn tồn tại và chưa được xóa bỏ. Việt Nam nằm trong khu vực có LĐCB chiếm nhiều nhất trên thế giới. Theo số liệu của ILO, thế giới hiện có ít nhất 12,3 triệu LĐCB, trong đó khu vực Châu Á và Thái Bình Dương 9,49 triệu lao động cưỡng bức (chiếm hơn 77 ) [32, q1, tr15]. Khắc phục tình trạng này, bên cạnh giải pháp kinh tế, việc sử dụng pháp luật để hạn chế hậu quả có ý nghĩa vô cùng lớn, nhất là đối với các nước chưa có một nền pháp quyền đúng nghĩa như Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam có những quy định nào về chống LĐCB; nội dung có phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội, với pháp luật quốc tế; những quy định nào đã trở nên bất cập? Giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về chống LĐCB và tạo khung pháp lý phù
  • 8. 2 hợp cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ ở Việt Nam? Để trả lời cho những câu hỏi này cần có những công trình nghiên cứu về các mặt sau: - Thứ 1: về phương diện lý luận, làm rõ nội dung lý luận định hướng về việc phòng chống LĐCB trên cơ sở xác định, phân tích và so sánh nhằm làm rõ nội hàm khái niệm theo pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển vấn đề dưới sự điều chỉnh của pháp luật, trong mối quan hệ với lịch sử phát triển xã hội. Trong đó, tập trung phân tích các yếu tố tác động đến hiện tượng trên thông qua yếu tố chính trị, tâm lý xã hội, ý thức xã hội và đặc biệt là sự tác động của nền kinh tế thị trường; từ đó định hướng cơ bản việc xác định đặc trưng, đặc điểm nhận dạng hành vi vi phạm và nhóm đối tượng. - Thứ 2: về thực tiễn, nghiên cứu thực trạng LĐCB để làm rõ bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó xây dựng đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia trong việc bảo vệ “quyền được làm việc” và các lợi ích hợp pháp khác của NLĐ trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc lựa chọn nội dung: “Pháp luật về chống LĐCB nhìn từ góc độ phát triển toàn diện” làm đề tài nghiên cứu là cần thiết. Để nghiên cứu thành công đề tài này, nghiên cứu sinh cần tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về chống LĐCB ở trong và ngoài nước, nhằm kế thừa những luận điểm, những nội dung tốt đã đạt được trong các đề tài trước, đồng thời bổ sung, phát triển những vấn đề chưa được làm rõ. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn đối với pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam, tìm hiểu và phân tích kinh nghiệm pháp luật các quốc gia trên thế giới, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống LĐCB. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ tập trung các nhiệm vụ cơ bản sau: - Một là, khái quát tình hình nghiên cứu vấn đề pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam; - Hai là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chống LĐCB, pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam, phân tích các quan điểm này từ nhiều góc độ nhằm bổ sung cho khoa học pháp lý những góc nhìn và quan điểm mới về LĐCB;
  • 9. 3 - Ba là, phân tích thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh và bất cập nhìn từ quan điểm phát triển toàn diện trong mối quan hệ so sánh với pháp luật các nước. Luận án chú trọng đến thực tiễn thực thi pháp luật chống LĐCB để xác định tính căn cứ thực tiễn cho những đề xuất về hoàn thiện pháp luật; - Bốn là, đề xuất quan điểm, nhóm giải pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm các vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ lao động cưỡng bức, về thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật chống lao động cưỡng bức hiện nay, lấy quan điểm phát triển toàn diện làm trọng tâm. Các văn bản pháp luật với tư cách là nguồn điều chỉnh các quan hệ này sẽ được nghiên cứu với tư cách là đối tượng chính. Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật quốc tế và một số quốc gia cũng được nghiên cứu nhằm tạo thêm góc nhìn toàn diện. LĐCB được nghiên cứu trong Luận án là những NLĐ bị cưỡng bức, bóc lột, đe dọa về quyền và lợi ích. Những chủ thể bị áp dụng hình phạt do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không được xác định là nạn nhân của LĐCB đề cập trong Luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề LĐCB theo quan điểm phát triển toàn diện với phạm vi nghiên cứu là các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh, trong đó tập trung chủ yếu là các chế định luật điều chỉnh về quan hệ lao động, chống LĐCB trong BLLĐ 2012, Luật phòng chống mua bán người, Luật Công đoàn, BLHS 2015, Luật TM 2005 và được mở rộng đối với pháp luật một số quốc gia có chọn lọc và các công ước quốc tế đang có hiệu lực trực tiếp liên quan đến LĐCB. Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu từ khi Hiến pháp 1992 được sửa đổi (2001) đến thời điểm hiện nay. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về mặt khoa học: luận án làm sáng tỏ có hệ thống những lý luận về LĐCB, về những khía cạnh xã hội, kinh tế, triết lý phát triển liên quan đến LĐCB; mức độ, phạm vi và những thể chế cơ bản của pháp luật chống LĐCB ở các quốc gia và quốc tế cũng như ở Việt Nam với góc nhìn đa dạng, toàn diện hơn.
  • 10. 4 - Về mặt thực tiễn: luận án đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng pháp luật chống LĐCB và những vấn đề cấp thiết ở nước ta nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật liên quan đến LĐCB. - Luận án đã đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật như: làm rõ một số khái niệm pháp lý, bổ sung và hoàn thiện một số quy định pháp luật trong việc thực hiện HĐLĐ, chỉ ra các điểm cần sửa đổi và bổ sung trong quy định pháp luật về vai trò tổ chức Công đoàn, bổ sung cơ chế chịu trách nhiệm và chế tài trong thương mại đối với chủ thể sử dụng LĐCB, đưa ra giải pháp tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật…v.v. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất: Đóng góp về cách nhìn LĐCB từ góc độ phát triển toàn diện và từ đó góp phần tạo nên hệ thống kiến thức lý luận, quá trình nhận thức đa chiều, đầy đủ về LĐCB để hoàn thiện qui định pháp luật Việt Nam. Thứ hai: Luận án sẽ mang lại những giá trị giúp cho NLĐ, chủ thể có liên quan nâng cao nhận thức về LĐCB để chống nguy cơ bị cưỡng bức lao động, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước, những người nghiên cứu khoa học, những người tham gia công tác giảng dạy và học tập pháp luật lao động nói chung và pháp luật về chống LĐCB nói riêng. Thứ ba: Luận án đã bổ sung và đưa ra những kiến nghị, cũng như một vài giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật chống lao động cưỡng bức đối với một số quy định pháp luật lao động, pháp luật công đoàn, pháp luật thương mại, pháp luật hình sự … trên cơ sở phù hợp luật pháp quốc tế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2011 – 2020. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được kết cấu bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề lý luận của pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện Chương 3: Thực trạng pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống lao động cưỡng bức ở Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển toàn diện.
  • 11. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài QHLĐ là quan hệ ở đó NLĐ sử dụng khả năng của mình làm việc, còn NSDLĐ sử dụng sức lao động của NLĐ. QHLĐ là quan hệ xã hội mang tính ý chí, được pháp luật lao động điều chỉnh và thường xuyên thay đổi theo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng giai đoạn. QHLĐ luôn đề cao tính bình đẳng, nguyên tắc công bằng trong thỏa thuận khi thiết lập (trừ nhóm QHLĐ giữa cán bộ công chức với nhà nước, vì đây là quan hệ mệnh lệnh – hành chính), và là quan hệ pháp luật song phương nên các bên không chỉ phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, mà có trách nhiệm tạo điều kiện cho phía bên kia thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của họ trên cơ sở hài hòa lợi ích. Thực tế QHLĐ mang tính bất bình đẳng vẫn được diễn ra, thậm chí hiện nay khá phổ biến ở tất cả các quốc gia trên mọi lĩnh vực. Tác động của nền kinh tế thị trường đã đẩy mối quan hệ vốn ngang quyền, bình đẳng trở nên phụ thuộc và tạo nên vấn nạn đó chính là tình trạng LĐCB. Theo báo cáo 4/2014 của ILO [2], LĐCB trong khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 150 tỷ USD lợi nhuận bất hợp pháp mỗi năm trên toàn thế giới, với nguồn thu cao nhất (hơn 1/3 lợi nhuận trên toàn cầu) đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Báo cáo cũng chỉ ra 2/3 trong tổng lợi nhuận 150 tỷ USD là từ bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, còn lại đến từ hình thức bóc lột lao động về kinh tế như giúp việc gia đình, hoạt động liên quan đến nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài (tính đến thời điểm 9/2016), nghiên cứu sinh tổng quát tình hình nghiên cứu theo nhóm vấn đề sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Một tác phẩm nghiên cứu về LĐCB đáng chú ý là “Human Rights and Migration: Trafficking for Forced Labour”. Đây là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vấn đề LĐCB tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng hầu như tập trung vào các quốc gia Châu Âu như Thụy Điển, Đức, Ba Lan... Phương pháp nghiên cứu của các tác giả trong tác phẩm này chủ yếu là phương pháp định tính với các tình huống (case study) để khái quát vấn đề muốn đề cập. Đối tượng nghiên cứu là những người nhập
  • 12. 6 cư không theo quy định pháp luật nước sở tại, tức là nhập cư trái phép, với nhiều quốc tịch khác nhau như từ Nga, Afakistan cho đến Mỹ Latin, thậm chí là Việt Nam [78, tr 161-189]. Tuy nhiên, số lượng các đối tượng nghiên cứu tương đối hạn chế, chỉ từ 11 đến 33 trường hợp được phỏng vấn và khảo sát nên chưa đủ khái quát hóa vấn đề. Một tác phẩm khác cũng viết về vấn đề LĐCB cần tham khảo là cuốn chuyên khảo “Thị trường lao động toàn cầu - Từ toàn cầu hóa đến sự ứng biến” [102]. Các tác giả khác trong tác phẩm đã tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp định lượng thông qua việc chỉ ra mối quan hệ giữa nguồn lực lao động và hiện tượng LĐCB ngày nay. Ví dụ: Bài viết của tác giả Stefan Zagelmeyer trong cuốn sách đã tận dụng rất hiệu quả cơ sở dữ liệu về nhân lực lớn để đánh giá tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với việc quản trị nguồn nhân lực. Tác giả Aviad Bar- Haim áp dụng phương thức điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi và phân tích số liệu từ các câu trả lời để đưa ra đánh giá về vấn đề quản trị nhân lực và sự phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, các bài viết trong tác phẩm có phạm vi rộng, lại có xu hướng thiên về quản trị học nên tính chi tiết về mặt pháp lý và sự liên quan đến vấn đề LĐCB không cao. Hiện nay còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về LĐCB trên thế giới, nhưng các nghiên cứu chính thức có tính quy mô nhất đều thuộc về ILO. Có thể kể đến báo cáo của ILO về “Lợi nhuận và nghèo đói: Kinh tế học về LĐCB” [100] như một bức tranh toàn cảnh về vấn đề LĐCB hiện tại. Cuốn sách này tập trung nghiên cứu chỉ ra những nhân tố quan trọng điều chỉnh LĐCB, phần lớn xuất phát từ nhu cầu thu lợi bất chính. Số liệu trong cuốn sách cung cấp gồm một phân tích thống kê về lợi nhuận theo lĩnh vực mà LĐCB diễn ra và theo vùng địa lý. Báo cáo của ILO “Stopping forced labour and slavery-like practices - The ILO strategy” [87] đã chỉ ra cưỡng bức lao động ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất và ít bảo vệ. Phụ nữ, lao động nhập cư có tay nghề thấp, trẻ em, người dân bản địa và các nhóm khác bị phân biệt đối xử trên cơ sở khác nhau có ảnh hưởng không cân xứng. Chiến lược ILO là tìm cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ LĐCB bằng cách trao quyền NLĐ dễ bị tổn thương để chống lại áp bức tại nơi làm việc và giải quyết các yếu tố cho phép NSDLĐ lợi dụng để khai thác, bóc lột lao động. Báo cáo khẳng định loại bỏ LĐCB là đóng góp quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trong đó, mục tiêu tổng thể của chiến lược của ILO là giảm toàn cầu về LĐCB.
  • 13. 7 Trong báo cáo tháng 8/2015 “Internal Labour Migration in Myanmar: Building an evidence-base on patterns in migration, human trafficking and forced labour” [92], ILO đã cung cấp thông tin toàn diện và các công cụ cho phép thực hiện các cuộc điều tra quốc gia về LĐCB và buôn bán người. Dựa trên một khung phân tích thiết kế đặc biệt cho việc nghiên cứu Myanmar, báo cáo này trình bày vấn đề buôn người và LĐCB trong số những người trả lời khảo sát, và mô tả đặc điểm và hành vi của họ để xác định. Những phát hiện và khuyến nghị đã cung cấp cơ sở cho việc xây dựng chính sách, kế hoạch và hoạt động của chính phủ, cộng đồng, tư nhân ngăn chặn việc khai thác người di cư lao động tại Myanmar. Bên cạnh đó còn có các bài viết thường xuyên đăng và cập nhật trên website của các chuyên gia ILO như: Report I (B): A global alliance against forced labour; ILO (2012), 21 million people are now victims of forced labour; ILO (2012), Behind the figures: Faces of forced labour; ILO (2014), Questions and answers on forced labour; ILO (2015), Forced labour, Human tracfficking and salvery; ILO (2015), Flyer: Preventing the exploitation of workers during recruitment: Regulation and enforcement models; ILO (2015), Indispensable yet unprotected: Working conditions of Indian Domestic Workers at Home and Abroad… Số liệu mới nhất của ILO gần đây cho thấy, hơn một nửa trên tổng số LĐCB toàn cầu là phụ nữ và bé gái, chủ yếu trong hoạt động bóc lột tình dục với mục đích thương mại và giúp việc gia đình, trong khi nam giới và bé trai thường bị bóc lột lao động về kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng và khai thác mỏ. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ lớn nhất (56 trong tổng số LĐCB trên toàn cầu). Lợi nhuận hàng năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (5.000 USD/người/năm); ở Châu Phi (3.900 USD/người/năm) [2]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước LĐCB đã được cộng đồng quốc tế quan tâm sâu rộng hơn thập kỷ qua. Việt Nam, vấn đề LĐCB mới được các học giả và nhà nghiên cứu gần đây chú ý. Vì thế sách in, đề tài, bài viết trực tiếp về LĐCB trong nước đến nay không nhiều, gồm: - Thứ nhất: tài liệu lưu hành nội bộ của Vụ pháp chế Bộ LĐ-TB&XH (2007), Một số vấn đề liên quan đến LĐCB và xóa bỏ LĐCB. Nội dung cơ bản của tài liệu này giới thiệu quy định Công ước 29, Công ước 105 và Khuyến nghị số 35 của ILO về LĐCB; - Thứ hai: khóa luận tốt nghiệp năm 2009 của Phạm Nữ Thanh Huyền, về “Pháp luật Việt Nam về vấn đề LĐCB và xóa bỏ LĐCB”. Trong khóa luận, tác giả
  • 14. 8 đã nói đến quy định và thực trạng của pháp luật Việt Nam về LĐCB, đối với lao động trong doanh nghiệp, lao động người chưa thành niên, người nghiện ma túy, người mại dâm. Trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định: “Ở nước ta hiện nay không có dấu hiệu của LĐCB hoặc biểu hiện của LĐCB không rõ ràng. Các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến LĐCB tương đối phù hợp với các quy định của Công ước quốc tế” [29, tr60]. Tuy nhiên, nhận định trên là chưa bám sát vào tình hình thực tiễn đã và đang diễn ra trong suốt thời gian qua. - Thứ ba: công trình của Lê Thị Hoài Thu (2012) “Những quy định cơ bản của ILO về xóa bỏ LĐCB (lao động bắt buộc) và các cam kết quốc tế của Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 12/2012, trang 67 [67]. Tác giả của bài viết này phân tích thuật ngữ pháp lý “LĐCB”, một số quy định trong Công ước 29 và đề cập đến ý nghĩa, bối cảnh ra đời của Công ước 105, chỉ ra điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam: việc nội luật hóa các Công ước chưa có khái niệm chính thức, biện pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ LĐCB còn chưa hiệu quả. Tuy nhiên, trong giới hạn một bài khoa học, tác giả chưa có điều kiện làm rõ những vấn đề sau: Vì sao Việt Nam chưa thông qua Công ước 105? Tình trạng báo động của LĐCB ở Việt Nam? Sự cần thiết tham gia của NSDLĐ đối với việc xóa bỏ LĐCB? - Thứ 4: luận án tiến sĩ của Phan Thị Thanh Huyền (2016) “Điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối với LĐCB”. Tác giả đã đưa ra khái niệm LĐCB của riêng mình [30, tr 26], đã phân loại hành vi cưỡng bức lao động trực tiếp và gián tiếp, hành vi cưỡng bức đặc thù và cưỡng bức trẻ em và xuyên suốt quá trình nghiên cứu, tác giả nghiên cứu theo nhóm các vấn đề: trường hợp áp đặt lao động không được coi là LĐCB, hành vi cưỡng bức lao động, hậu quả pháp lý đối với LĐCB, thanh tra xử lý vi phạm đối với LĐCB, giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến LĐCB. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong quy định pháp luật lao động Việt Nam. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu gián tiếp về LĐCB khá nhiều như: a. Các công trình nghiên cứu gián tiếp về chống LĐCB từ góc nhìn quyền con ngƣời: các công trình này thường tập trung theo nhóm chủ thể lao động trẻ em, lao động nữ, lao động giúp việc nhà, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: - Các công trình nghiên cứu về lao động trẻ em: Công trình nghiên cứu Bùi Thị Quyên Quyên (2012), Pháp luật quốc tế về lao động trẻ em; Bùi Thị Hoàn (2009), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ lao động trẻ em,… đã xác định và làm rõ khái niệm lao động trẻ em. Cố gắng của các tác giả trong việc làm rõ khái niệm
  • 15. 9 này rất có ý nghĩa vì hiện chưa có khái niệm thống nhất. Các văn bản pháp luật đều xác định lao động trẻ em căn cứ độ tuổi. Trong văn bản pháp luật quốc tế, lao động trẻ em là người dưới 18 tuổi tham gia lao động; pháp luật lao động Việt Nam cũng lấy mốc tuổi 18 để xác định nhưng khái niệm là “lao động chưa thành niên”. Có mâu thuẫn giữa quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về việc xác định độ tuổi được xem là lao động trẻ em? Vấn đề này chưa được trả lời thỏa đáng trong các công trình trên. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Thị Hoàn nhận định rằng khái niệm lao động chưa thành niên đã bao hàm lao động trẻ em và “các quy định pháp luật về NLĐ chưa thành niên vẫn có ý nghĩa trong việc bảo vệ các quyền trẻ em” [24, tr7]]. Đây là vấn đề nghiên cứu sinh cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ. Bởi lẽ, trẻ em và người chưa thành niên là những khái niệm pháp lý hiện còn nhiều tranh luận vì thiếu nhất quán trong việc định nghĩa và xác định nội hàm. Cụ thể: Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Tại Điều 112 Bộ Luật Hình sự “Tội hiếp dâm trẻ em” khoản 1 quy định: “Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”. Điều 18 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ chế tổ chức và thực thi pháp luật còn chưa hiệu quả; sự phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm tra với tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và NSDLĐ còn lỏng lẻo nên pháp luật lao động có quy định bảo vệ các quyền của trẻ em như giới hạn sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng thực tế tình trạng vẫn tương đối phổ biến. - Các công trình nghiên cứu về lao động nữ [54],[66]:Phụ nữ có vai trò quan trọng vì không chỉ thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn bởi vai trò của họ trong xã hội. Do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng về phân biệt giới, phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng vẫn đang bị đối xử bất bình đẳng. Khi tuyển dụng, trong ký kết hợp đồng, NSDLĐ còn e ngại lao động nữ do họ thường mất một khoảng thời gian gián đoạn để thực hiện thiên chức làm mẹ, thậm chí một số nơi thực hiện việc buộc lao động nữ cam kết không sinh con trong một khoảng thời gian nhất định. Vũ Thị Thảo (2013) trong luận văn thạc sỹ “Bảo vệ lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam” đã nhận định, lao động nữ có những đặc điểm riêng về thể chất và tâm sinh lý và đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, có nguy cơ bị lạm dụng,
  • 16. 10 cần được quan tâm bảo vệ. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra quy định pháp luật quốc tế bảo vệ quyền lợi người phụ nữ như: Tuyên bố về Công bằng xã hội vì một Toàn cầu hóa công bằng năm 2008 của ILO; Công ước 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ năm 1951 của ILO, quy định lao động nữ được trả công bình đẳng như lao động nam; Công ước 111 về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp năm 1958 của ILO; Công trình nghiên cứu Lê Thị Như Quỳnh (2010), Pháp luật về lao động nữ: thực trạng và hướng hoàn thiện; Đỗ Thanh Hằng (2012), Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt Nam dưới độ tiểu chuẩn lao động, luận văn thạc sĩ Luật học; LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm cho NLĐ, Tham luận Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013, trang 207; Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ NLĐ trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học là những công trình về lao động nữ cũng rất đáng chú ý. Các công trình này đã tập trung phân tích quy định và việc thực thi các quy định pháp luật thực định Việt Nam. Đặc biệt, tác giả của những công trình này chỉ ra được điểm tiến bộ của pháp luật nước ta trong công tác bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng như: Về việc làm phụ nữ bình đẳng với nam giới, phụ nữ được áp dụng những điều kiện làm việc linh hoạt, giao việc làm tại nhà…v.v. Về học nghề và đào tạo nghề: mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ (Điều 153 BLLĐ 2012). Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khi phụ nữ mang thai hay đang nuôi con dưới 12 tháng thì không được bố trí làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa (Điều 153 BLLĐ 2012). Về chế độ thai sản Điều 157 BLLĐ 2012 đã nâng thời gian nghỉ thai sản lên 06 tháng so với quy định 04 tháng trước đây…v.v. Bên cạnh đó cũng chỉ ra được những tồn tại trong việc bảo vệ quyền lợi lao động nữ: vẫn còn việc phân biệt đối xử và bị cưỡng bức lao động, đặc biệt liên quan đến tình dục. - Các công trình nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình [40]: Ngày nay loại hình lao động giúp việc gia đình đối với xã hội góp phần giải quyết một số việc làm đáng kể cho NLĐ, đặc biệt là số lao động sức khỏe có hạn, trình độ thấp; đáp ứng nhu cầu cho các gia đình cần người giúp việc; tạo sự phân công hợp lý trong xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Báo cáo “Điều tra lao động và việc làm Việt
  • 17. 11 Nam 2011” của Bộ Kế hoạch đầu tư cho biết, trong tổng số NLĐ giúp việc gia đình thì lao động nữ chiếm vai trò chủ đạo với tỷ lệ 65 . Lao động giúp việc gia đình không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho NSDLĐ. NLĐ là người làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình (Khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2012). Trước đây, trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, lao động giúp việc gia đình rất phổ biến trong các gia đình quan lại, giàu có, họ được gọi là nô lệ/gia nô/đứa ở. Thời kỳ nô lệ, người giúp việc gia đình gọi là nô lệ, họ không có bất kỳ quyền gì, sự sống chết phụ thuộc hoàn toàn chủ nô. Thời phong kiến, gia nô so với nô lệ đã có quyền hơn, nhưng các quyền của họ cũng rất hạn chế. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, ngày nay NLĐ giúp việc gia đình có vị trí pháp lý bình đẳng như mọi người, công việc đó được xem như các nghề nghiệp khác trong xã hội. Về nguyên tắc, người giúp việc gia đình và NSDLĐ bình đẳng về địa vị pháp lý, QHLĐ này được thiếp lập trên cơ sở thỏa thuận, tôn trọng danh dự và nhân phẩm [BLLĐ 2012, khoản 2 Điều 131]. Thực tế, không ít người giúp việc gia đình bị đối xử không công bằng, không khác gì nô lệ khi phải làm việc suốt ngày, không được chăm sóc sức khỏe, không được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bị đối xử tàn bạo cả thể xác lẫn tinh thần. Các vụ việc được truyền thông, báo chí phản ánh thời gian qua là minh chứng sống động. “Kết quả nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2011, có đến 20,3% số NLĐ đã từng bị các thành viên trong gia đình chủ lăng mạ, 0,7% bị tát và 0,7% số người bị đánh. Bên cạnh đó, có 2% số lao động từng bị nghe những lời tán tỉnh từ những thành viên gia đình chủ; 1% đã từng bị đề nghị quan hệ tình dục và 0,3% bị ép quan hệ tình dục” [40, tr 56]. Điều này báo động tình trạng lao động bị cưỡng bức trong loại hình lao động giúp việc gia đình không phải hiếm hoi, thậm chí là khá phổ biến. Các công trình nghiên cứu [22],[54]… cũng đã chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu chuyên môn NLĐ giúp việc gia đình; cơ chế quản lý không hiệu quả; nhận thức của xã hội về loại hình lao động này còn hạn chế; quy định pháp luật với loại lao động này còn nhiều thiếu xót. - Các công trình nghiên cứu về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, việc dịch chuyển lao động là cần thiết để giải quyết vấn đề cung cầu về nguồn nhân lực. Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, một trong những chính sách tạo việc
  • 18. 12 làm; làm giảm tỷ lệ và nạn thất nghiệp trong nước có điều kiện đào tạo đội ngũ lao động có kinh nghiệm và tay nghề; ngoài ra ngoại tệ đưa về từ những NLĐ này góp phần đáng kể cải thiện đời sống gia đình họ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. “Năm 1992, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 810 người. Tháng 11/2011, tổng số người đi làm việc ở nước ngoài là 6.556 người. Tỷ trọng việc làm do xuất khẩu lao động tạo ra cũng tăng lên đều đặn hằng năm so với tạo việc làm trong nước, từ 2,8% năm 2001 lên 4,78% năm 2006” [44, tr50]. Thế nhưng, không ít trường hợp NLĐ đi làm việc ở nước ngoài gặp những rủi ro, bị phân biệt đối xử, bị đánh đập, bị bóc lột như: phải đóng những khoản phí, bị lừa đảo phải các công việc trá hình, bị tịch thu các giấy tờ tùy thân, bị buộc ký hợp đồng với những điều khoản vô lý, bị cưỡng bức lao động và làm việc trong các điều kiện tồi tệ với mức lương thấp. Công trình nghiên cứu tác giả Triệu Thị Hồng Liễu (2012) viện dẫn số liệu thống kê của Viện Khoa học xã hội Việt Nam về lao động nước ngoài, theo đó lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử ở Hàn Quốc: 11,6 đánh, đá, phạt thể xác; 50 bị chửi bới, lăng mạ; 10,2 bị khám xét người; 17,9 không cho rời vị trí làm việc; 2,3 bị xâm hại tình dục, cưỡng bức. NLĐ làm việc ở nước ngoài thường ít cơ hội tiếp cận thông tin tuyên truyền chính thức về xuất khẩu lao động, thiếu kỹ năng sống nên khi ra nước ngoài dễ bị lừa gạt. Đây là một trong những yếu tố đẩy họ thành nạn nhân LĐCB. Những công trình nghiên cứu chống LĐCB từ góc nhìn quyền con người, tập trung phân tích quy định pháp lý theo nhóm chủ thể. LĐCB được đề cập như nét phác họa minh chứng việc xâm phạm quyền nhưng chưa đi sâu nghiên cứu LĐCB là gì, và tác động đến các chủ thể - nạn nhân của cưỡng bức lao động như thế nào. b. Các công trình nghiên cứu gián tiếp về LĐCB từ góc nhìn kinh tế - xã hội Dân số tăng nhanh từ 1997 – 2007 đã bổ sung thêm LLLĐ nhưng cũng gây áp lực cho thị trường lao động Việt Nam. Vì thế, các công trình nghiên cứu về QHLĐ từ góc độ kinh tế - xã hội gần đây hầu hết tập trung vấn đề việc làm. Bởi lẽ, việc làm - tăng trưởng kinh tế - thất nghiệp là ba vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Người cần việc thì nhiều hơn công việc đang cần, nhiều NLĐ muốn có việc làm nuôi sống bản thân và gia đình, họ phải chấp nhận mức lương thấp, điều kiện lao động không an toàn. Bên cạnh đó, NSDLĐ lợi dụng tình trạng yếu thế của NLĐ,
  • 19. 13 còn tước bỏ những quyền lợi cơ bản của NLĐ như chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…v.v. Khảo sát điều tra và phân tích của UNDP [122, tr 23] để đánh giá Chỉ số công lý chỉ rõ, sự bất bình đẳng về việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ pháp lý cũng đang là rào cản trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của người dân trên thực tế, trong đó có quyền về việc làm. Căn cứ kết quả điều tra theo nhóm xã hội về việc tiếp cận thông tin như sau: phụ nữ là 0,863; học vấn thấp là 0,306; nghèo là 0,838; có vị thế xã hội là 1,843; như vậy khoảng cách bất bình đẳng về quyền và cơ hội thể hiện rõ trong nhóm những người có học vấn thấp, nhóm những người nghèo và nhóm phụ nữ. Trong đó, nghèo được hiểu trước hết là sự thiếu thốn về vật chất, sống với mức thu nhập và tiêu dùng thấp, điển hình là tình trạng dinh dưỡng kém, điều kiện sống thiếu thốn. Nghèo về thu nhập luôn kéo theo tình trạng nghèo về xã hội, tức những người nghèo thường dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất lợi, không có tiếng nói trong hầu hết các thể chế xã hội và bất lực trong cải thiện đời sống cá nhân. Và đói là biểu hiện cùng cực nhất của nghèo khó. Hiện nay, hầu hết người nghèo sống ở Nam Á (40 ), Châu Phi Hạ XaHaRa (25 ), Đông Á (23 ). Chuẩn nghèo quốc tế với mức thu nhập do Ngân hàng thế giới thiết lập nhằm xác định những ai trên thế giới là người nghèo đặt ở mức 1 đôla/người tính theo sức mua tương đương năm 1985 (PPP) (tương đương 1,08 đôla theo PPP năm 1993). Một người được coi là nghèo nếu người đó sống trong một gia đình mà thu nhập hoặc tiêu dùng hằng ngày chưa đến 1 đôla/người. Tuy nhiên, chuẩn nghèo ở các quốc gia có thu nhập thấp so với các nước có thu nhập trung bình và cao là khác nhau. LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Công đoàn với việc tham gia giải quyết việc làm cho NLĐ, Tham luận tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội, 2013, trang 207 đã chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến lao động bị cưỡng bức là do tình trạng thất nghiệp, vấn đề tạo và giải quyết việc làm chưa tốt. Các công trình, bài viết ILO - Những vấn đề lao động và xã hội trong các Hiệp định Thương mại quốc tế, trang 190; Báo cáo “Tác động của khủng hoảng tài chính – kinh tế đối với công nhân nữ nhập cư và những rủi ro về mua bán người”, Tổ chức Action Aid Việt Nam, Hà Nội, 2009; Hồ Thế Hòe – Nguyễn Thị Thư (2012), Đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức: Thực trạng và một số giải pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 7/2012, trang 75 cũng là những công trình tiếp cận vấn đề LĐCB từ góc độ kinh tế - xã hội. Các tác giả công trình này đã chỉ ra nguyên
  • 20. 14 nhân từ sự chênh lệch về cung cầu lao động giữa thị trường lao động ở các quốc gia, dẫn đến tình trạng tội phạm lừa đảo, mua bán người… mà hệ quả là các nạn nhân trở thành LĐCB. Hoạt động của các trung tâm hỗ trợ việc làm, và một phần vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bình ổn, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định để việc hạn chế sự gia tăng LĐCB trên thị trường chưa thật hiệu quả, được đề cập ở bài viết Nguyễn Hữu Chí, Công đoàn Việt Nam và pháp luật điều chỉnh hoạt động của đại diện công đoàn trong QHLĐ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 6/2010, trang 37. c. Các công trình nghiên cứu gián tiếp về LĐCB từ góc nhìn phát triển toàn diện Phát triển như thế nào là toàn diện? Mục tiêu phát triển toàn diện là gì? Là một khái niệm và vấn đề khá mới được đặt ra đầu thế kỷ XXI. Do đó, các công trình nghiên cứu về quan điểm và xu hướng phát triển toàn diện ở Việt Nam hầu như rất ít, việc nghiên cứu lồng ghép trực tiếp quan điểm phát triển toàn diện với vấn nạn LĐCB ở Việt Nam thời gian qua hạn chế. Các công trình nghiên cứu phần lớn đề cập và xem xét ở khía cạnh kinh tế - xã hội, quyền con người, quyền có việc làm vì mục tiêu phát triển xã hội bền vững như: - Công trình nghiên cứu về việc làm Nguyễn Văn Quynh (2003), Việc làm và quy định của pháp luật về việc làm ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tác giả đã nhắc đến vai trò và ý nghĩa của việc làm như là một điều kiện để NLĐ có cuộc sống tốt hơn; tạo việc làm và giải quyết tốt việc làm cho người dân chính là thúc đẩy sự phát triển. Với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Nền kinh tế luôn phải đảm bảo việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hòa giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của NLĐ [55]. - Lê Thị Mỹ Hằng (2012), Những vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm qua thực tiễn ở tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ Luật học. công trình nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra đối với từng cá nhân có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của họ. Công trình cũng chỉ ra rằng, việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều
  • 21. 15 kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng…), vào nhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp); việc không có việc làm trong dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có [22]. - Nguyễn Thị Thu Hương (2010), Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam đối với lao động di cư trong nước. Theo tác giả, hệ thống an sinh xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Phân phối trong an sinh xã hội là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, an sinh xã hội góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội, xã hội phát triển bền vững. Khi thực hiện tốt an sinh xã hội thì các vấn đề liên quan đến lao động nói chung, lao động di cư trong nước nói riêng sẽ được giải quyết là một trong các khía cạnh được đề cập trong công trình nghiên cứu trên [31]. - Nguyễn Mạnh Cường (2009), Dự báo tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn đề lao động và xã hội của Việt Nam; Phạm Thị Thúy Nga, Thách thức đối với pháp luật lao động Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí Nhà nước và pháp luật… chỉ rõ việc gia nhập WTO sẽ đem lại nhiều cơ hội để Việt Nam phát triển nhưng đồng thời cũng phải đối đầu nhiều thách thức. Theo đó, WTO cho phép các nước thành viên can thiệp vào quá trình trao đổi hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của con người và động vật hoặc bảo tồn các loài thực vật, nhưng với điều kiện là nước đó không được phân biệt đối xử và không được lạm dụng bảo hộ trá hình. Vấn đề pháp luật lao động Việt Nam cần lưu ý quan tâm chính là phải xử lý vấn đề tiêu chuẩn lao động. Những tiêu chuẩn lao động không nằm trong cam kết của WTO cũng như trong những cam kết thương mại song phương, đa phương nhưng do lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên tiêu chuẩn lao động luôn đi cùng thương mại quốc tế và được các nước quan tâm. Các tiêu chuẩn lao động quốc tế được đưa ra với mục đích là để xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh hơn, có lợi hơn cho NLĐ, chống tình trạng bóc lột, cưỡng bức trong lao động.
  • 22. 16 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án kế thừa Từ tình hình nghiên cứu đề tài trong nước (mục 1.1.2) cho thấy, ở Việt Nam LĐCB đã được tiếp cận, đánh giá. Các công trình trên đã khai thác, đề cập đến vấn đề LĐCB ở một góc nhìn, phạm vi và nhóm đối tượng nhất định. Dù chưa có nhiều công trình nghiên cứu nhắc đến mục tiêu phát triển toàn diện, mối quan hệ giữa xóa bỏ LĐCB và phát triển toàn diện; tuy nhiên có thể khẳng định rằng những công trình, bài báo trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh. - Về mặt lý luận: các công trình nghiên cứu trên ít nhiều đã đề cập và phân tích một số vấn đề có liên quan đến LĐCB như: khái niệm LĐCB, phân loại hành vi LĐCB với tiêu chí trực tiếp và gián tiếp trên cơ sở trọng tâm phân tích quy định Công ước 29 và Pháp luật lao động Việt Nam. - Về mặt thực trạng pháp luật về chống LĐCB: được đề cập chủ yếu trong các báo cáo và công trình nghiên cứu của ILO. Việt Nam được đề cập đến với vị trí quốc gia trong khu vực hiện có tỷ lệ LĐCB nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, hầu hết ở Việt Nam, vấn đề LĐCB mới được nhìn nhận gián tiếp trong các công trình nghiên cứu có liên quan. Đến nay, có rất ít công trình trong nước nghiên cứu trực tiếp về LĐCB; trong số ít đó, chỉ có một chỉ công trình nghiên cứu chuyên sâu, có quy mô gần đây nhất (2015) là luận án Tiến sĩ “Điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối với lao động cưỡng bức” của tác giả Phan Thị Thanh Huyền. Công trình này đã chỉ ra được một số chế định và văn bản quy định chi tiết thi hành BLLĐ 2012 điều chỉnh về vấn đề LĐCB, và cho thấy về cơ bản nội dung điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam không xung đột với các quy định pháp luật quốc tế. - Về giải pháp: trong các công trình gián tiếp nghiên cứu về LĐCB, cũng đã góp phần phác họa sự đa dạng về hình thái, biểu hiện của LĐCB trong thực tiễn và đưa ra một số giải pháp cho một số trường hợp cụ thể. công trình nghiên cứu “Điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối với lao động cưỡng bức”, tác giả cũng đưa ra được một số kiến nghị, một số giải pháp về chính sách, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện pháp luật nhưng chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật lao động. Các kiến nghị này sẽ tiếp tục được luận án nghiên cứu kế thừa, đánh giá và trên cơ sở đó bổ sung, đưa ra những giải pháp đầy đủ và toàn diện hơn. 1.2.1. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa, nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu và tiếp tục làm rõ những vấn đề chưa được lý giải đầy đủ hoặc chưa được nghiên cứu sau:
  • 23. 17 - Pháp luật Việt Nam chưa đưa định nghĩa về LĐCB mà định nghĩa về hành vi cưỡng bức lao động; khái niệm này có nội hàm pháp lý hẹp hơn khái niệm “LĐCB” trong Công ước 29. Cần phân tích và làm rõ hơn vì khái niệm LĐCB hiện nay vẫn chưa thực sự được thừa nhận trong pháp luật Việt Nam mà chỉ mới được thảo luận ở một số tài liệu, bài báo nghiên cứu khoa học. Từ quan điểm khoa học đến định nghĩa trong pháp luật là một bước đi dài cần được tiến hành. - Xác định và làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân, quá trình hình thành LĐCB ở Việt Nam, tội phạm liên quan đến LĐCB. Hiện nay, chế tài hình sự áp dụng cho tội phạm buôn người để bóc lột tình dục vì mục đích thương mại. LĐCB cũng là nạn nhân của hành vi buôn bán người trong các khu vực kinh tế, tại sao lại không bị truy tố với tội danh này? Qua tìm hiểu thực tiễn chưa có tài liệu nào nghiên cứu và giải quyết vấn đề vừa đặt ra. - Tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng, LĐCB là việc một người bị ép buộc làm việc không phù hợp với ý chí của họ. Do đó, “ý chí của NLĐ” là dấu hiệu bắt buộc để xác định hành vi. Vậy có không LĐCB có sự đồng thuận NLĐ? Những lao động bất hợp pháp và không chính thức bị cưỡng bức có là đối tượng điều chỉnh và được pháp luật về chống LĐCB bảo vệ? - Các công trình nghiên cứu vừa qua phần lớn chỉ tiếp cận ở mức độ nhất định. Trong khi đó, vấn đề LĐCB cần nghiên cứu thấu đáo, toàn diện để nêu bật tính nghiêm trọng, phức tạp của vấn đề và sự cần thiết điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật. Vì vậy, luận án tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy định pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam ở nội dung: Việc NLĐ tự nguyện có là dấu hiện miễn truy cứu trách nhiệm đối với người cưỡng bức lao động? Buôn bán người là một trong những hoạt động dẫn đến LĐCB, vậy buôn bán người di cư theo Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia với buôn bán người trong Nghị định thư Palermo có điểm khác biệt gì? Mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tội phạm có liên quan đến LĐCB hiện nay? - LĐCB bị cấm trong pháp luật Việt Nam nhưng các chế tài, đặc biệt là chế tài hình sự, chưa được đề cập đầy đủ, thỏa đáng và hiệu quả. Chủ thể sử dụng LĐCB có vi phạm pháp luật không? Tội danh là gì?…v.v. cần được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi này. - Xu hướng quốc tế ngày nay tăng cường trao đổi hợp tác lao động giữa các nước. Việt Nam lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, nhưng thiếu
  • 24. 18 hiểu biết về di cư an toàn khiến NLĐ có nguy cơ thành nạn nhân LĐCB. Làm thế nào để NLĐ tiếp nhận được thông tin đầy đủ? Biện pháp và cơ chế để bảo vệ lợi ích công dân ở nước ngoài? Chủ thể chịu trách nhiệm liên quan, mức độ và hình thức xử phạt? Đây là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đề xuất phương hướng, giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chống LĐCB. Thực tế, có một số tác giả đã đề xuất giải pháp, nhưng không xuất phát từ góc độ đảm bảo tính hệ thống, chưa đi vào phân tích cụ thể từng giải pháp để xem xét và cân nhắc trình tự và hiệu quả áp dụng giải pháp nào trước sau cho từng giai đoạn. - Cho đến nay, đã có hai Công ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh về LĐCB là Công ước về LĐCB năm 1930 và Công ước về Xóa bỏ LĐCB năm 1957 của ILO. Việt Nam đã phê chuẩn công ước năm 1930 vào năm 2007. Vì sao Việt Nam chưa thông qua Công ước 1957? Việt Nam sẽ làm gì trong thời gian tới? Đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu dưới góc nhìn toàn diện để tìm được câu trả lời thỏa đáng. 1.3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Cở sở lý thuyết Luận án được dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, quyền được làm việc và lao động; các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Ngoài ra, luận án cũng dựa trên quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực quốc gia, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó có pháp luật về chống LĐCB phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, phê duyệt. Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên các học thuyết về quyền con người, quyền tự do thân thể, quyền được lao động, làm việc và học tập… trong các tuyên ngôn, tuyên bố, công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam; cơ chế pháp lý của quốc tế, khu vực và quốc gia liên quan đến vấn đề LĐCB. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu của đề tài chính là những vấn đề mấu chốt mà đề tài cần phải nghiên cứu và giải đáp. Việc xác định đúng câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu là bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng đối với việc khởi đầu của hoạt động nghiên cứu. Khi đặt ra được câu hỏi nghiên cứu, người nghiên cứu có thể xác định được phương hướng nghiên cứu. Với đề tài trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần được đặt ra:
  • 25. 19 1. Câu hỏi nghiên cứu đầu tiên là lý luận về lao động về LĐCB: Định nghĩa LĐCB? Đặc điểm, dấu hiệu LĐCB và tác động của LĐCB đối với sự phát triển xã hội? 2. Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Quan điểm phát triển toàn diện? Việc áp dụng quan điểm phát triển toàn diện vào việc nghiên cứu vấn đề LĐCB và chống LĐCB như thế nào? 3. Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng của LĐCB? Có phải mọi lao động quá mức đều là LĐCB? 4. Câu hỏi nghiên cứu thứ tư liên quan đến thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về LĐCB ở Việt Nam, hướng đến các vấn đề sau: Quy định pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam hiện nay như thế nào, có phù hợp và tương thích với các đòi hỏi của pháp luật quốc tế và thực tiễn phát triển đất nước không? 5. Câu hỏi nghiên cứu thứ năm là định hướng phát triển và giải pháp cho sự phát triển của pháp luật về chống LĐCB: Những đánh giá về bối cảnh và những giải pháp nào cần hướng đến và luật hóa để đạt được hiệu quả của cuộc đấu tranh chống LĐCB ở Việt Nam? 1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu (1): Hiện nay, khái niệm LĐCB trong pháp luật Việt Nam chưa được định nghĩa. Một số khái niệm liên quan đến LĐCB thì chưa tạo được sự tương thích với cách tiếp cận của pháp luật quốc tế, đặc biệt là của ILO. Do đó, Việt Nam nên ghi nhận khái niệm về LĐCB trong công ước 29, thay vì đưa ra định nghĩa mới. Giả thuyết nghiên cứu (2): Hiện nay LĐCB được diễn ra trên diện rộng, trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Phân loại LĐCB căn cứ vào ý chí của nạn nhân, xác định theo 02 trường hợp: LĐCB do thiếu sự đồng ý; LĐCB có sự đồng ý do bị đe dọa trừng phạt. Giả thuyết nghiên cứu (3): Các văn bản pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam hiện nay chưa mang tính hệ thống và kém hiệu lực. Những quy định pháp luật về chống LĐCB còn tản mạn ở các văn bản khác nhau và đang bộc lộ những bất cập khi áp dụng vào điều kiện kinh tế xã hội đất nước hiện nay và giai đoạn tới. Giả thuyết nghiên cứu (4). Việt Nam, do nhiều lý do khác nhau chưa thực sự quan tâm đến LĐCB ở khía cạnh xây dựng thể chế. Hạn chế này có khả năng bắt nguồn từ nhận thức về độ phát triển toàn diện, về cơ chế xây dựng pháp luật và chính sách hiện nay.
  • 26. 20 Giả thuyết nghiên cứu thứ (5) là việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống LĐCB hiện đang được tiếp cận và xử lý một cách thiếu toàn diện, mang tính cục bộ, chưa quán triệt được quan điểm phát triển toàn diện hiện đang là nguyên tắc phát triển cơ bản ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. 1.3.4. Phương pháp nghiên cứu “Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện” là đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Trong đó, quyền con người là tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng và xuyên suốt. Đề tài còn về nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội bằng nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp phân tích đa chiều: được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết luận khoa học. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương và xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu; trên căn cứ pháp luật quốc tế không chỉ liên quan đến LĐCB mà còn trong các Công ước quốc tế về nhân quyền, các Hiệp định thương mại thế giới; - Phương pháp tổng hợp: được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan trong các tiểu mục, các mục, các chương và khi đưa ra những quan điểm, đề xuất và kiến nghị ở chương nội dung chương 4; - Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng ở chương 2, phần 2.1, 2.6 và 3.1 của đề tài khi so sánh khái niệm, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam trong mối tương quan với quy định pháp luật các nước nhằm làm sáng tỏ những điểm chung và điểm khác biệt. Phương pháp này còn được sử dụng khi làm rõ những vấn đề tổng quan về mô hình và nội dung pháp luật về chống LĐCB; - Phương pháp thống kê: được vận dụng ở chương 3: “Thực trạng pháp luật về chống LĐCB ở Việt Nam” nhằm tiến hành đánh giá mức độ và tình trạng lao động bị cưỡng bức hiện nay, sự cần thiết của pháp luật trong việc chống LĐCB; tác động của pháp luật về chống LĐCB đối với các chủ thể có liên quan; - Phương pháp phân tích logic được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật, xem xét tính thống nhất hoặc phát hiện những bất cập, mâu thuẫn còn tồn tại đối với pháp luật về chống LĐCB ở nội dung 3.2 và 3.3.2 của chương 3.
  • 27. 21 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN 2.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức lao động cƣỡng bức phổ biến 2.1.1. Khái niệm về lao động cưỡng bức Tác giả cuốn sách “International Labour Law” [99] cho rằng LĐCB đề cập lần đầu vào đầu thế kỷ 19 ở Hội nghị Vienna (Congress of Vienna), bắt đầu được quan tâm có hệ thống từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất với quy định đầu tiên trong Công ước về nô lệ 1926 của Hội quốc liên (tổ chức tiền thân của Liên Hợp Quốc). Cũng trong thời gian này, trên thế giới xuất hiện một cơ quan quốc tế chuyên trách về vấn đề LĐCB và bắt buộc, là Ủy ban chuyên gia do Cơ quan điều hành của ILO chỉ định. Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình thực tiễn vấn đề LĐCB trên bình diện quốc tế, đặc biệt tập trung những quốc gia đang bị lệ thuộc vào nước ngoài, hoặc đang bị đô hộ bởi một quốc gia khác. Công ước về LĐCB 1930 và hai Khuyến nghị (35, 36) là sản phẩm của Ủy ban chuyên gia. LĐCB được nghiên cứu giai đoạn này chủ yếu xung quanh vấn đề về nhu cầu kinh tế của các nước thực dân đối với các nước thuộc địa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyên gia quan tâm hơn đến "LĐCB” với góc nhìn mang tính chính trị. Trong thời gian này, Liên Hợp Quốc thành lập một Ủy ban ad-hoc về LĐCB, bên cạnh Ủy ban chuyên gia của ILO. Nhiệm vụ chính của Ủy ban ad-hoc là điều tra những cáo buộc liên quan đến những hình thức LĐCB theo yêu cầu các quốc gia thành viên. ILO đã thông qua hàng loạt công ước, trong đó trực tiếp điều chỉnh về vấn đề này gồm: Công ước 29 và Công ước 105. Đến nay hai công ước này đã được nhiều quốc gia phê chuẩn, nhưng sự vận dụng, áp dụng vào mỗi quốc gia còn rất nhiều vấn đề. Khái niệm “LĐCB” được định nghĩa lần đầu tiên trong Công ước về LĐCB 1930 (Công ước 29). Điều 2.1.1 Công ước định nghĩa “LĐCB và bắt buộc” như sau “mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm”. Như vậy yếu tố “ép buộc” và “không tự nguyện” là dấu hiệu cấu thành bắt buộc để xác định nạn nhân, đối tượng của LĐCB. Ép buộc là dùng áp lực, gây sức ép về thể xác hoặc tinh thần để buộc một người phải làm điều người đó không mong muốn. Không tự nguyện là việc một người bản
  • 28. 22 thân không muốn làm một việc, nhưng vì lý do nào đó họ miễn cưỡng phải làm. Tác giả cho rằng, chỉ cần một trong hai dấu hiệu trên thì đã có thể xem là LĐCB, vì “bị ép buộc” và “không tự nguyện” là các khái niệm khác nhau nhưng có chung nội hàm và nó được diễn ra trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giao kết hợp đồng. Công ước 29 cũng đưa ra một số ngoại lệ về “LĐCB và bắt buộc” tại Điều 2.1.2, cụ thể thuật ngữ “LĐCB hoặc bắt buộc” không bao gồm: a) Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc phải làm theo các đạo luật về nghĩa vụ quân sự bắt buộc và trong những công việc có tính chất quân sự thuần túy; việc sử dụng LĐCB trong trường hợp này vì mục đích an ninh quốc phòng, ví dụ: đi nghĩa vụ quân sự. Như vậy, nếu sử dụng vì mục đích kinh tế thì không được chấp nhận; b) Mọi công việc hoặc dịch vụ thuộc những nghĩa vụ công dân bình thường của các công dân trong một nước tự quản hoàn toàn. Việc sử dụng LĐCB trong trường hợp này vì mục đích an ninh quốc phòng, ví dụ: đi nghĩa vụ quân sự. Như vậy, nếu sử dụng vì mục đích kinh tế thì không được chấp nhận; c) Mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người buộc phải làm do một quyết định của tòa án, với điều kiện là công việc hoặc dịch vụ đó phải được tiến hành dưới sự giám sát và kiểm tra của những cơ quan công quyền, và người đó không bị chuyển nhượng hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của những tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân; d) Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc phải làm trong những trường hợp khẩn cấp, nghĩa là trong những trường hợp có chiến tranh, xảy ra tai họa hoặc có nguy cơ xảy ra tai họa như cháy, lụt, đói, động đất, dịch bệnh dữ dội của người và gia súc, sự xâm hại của thú vật, côn trùng hoặc ký sinh trùng, và nói chung là mọi tình thế gây nguy hiểm cho đời sống hoặc cho sự bình yên của toàn thể hoặc một phần dân cư; đ) Những công việc của thôn xã vì lợi ích trực tiếp của tập thể và do những thành viên của tập thể đó thực hiện, và vì vậy có thể coi như là những nghĩa vụ công dân bình thường của các thành viên tập thể, với điều kiện là những thành viên trong tập thể đó hoặc những người đại diện trực tiếp của họ có quyền được tham khảo ý kiến về sự cần thiết của những công việc ấy. Năm 1957, Công ước 105 về xóa bỏ LĐCB đã thêm vào định nghĩa trước đó ngoại lệ hoàn toàn mới là “LĐCB và bắt buộc” không bao gồm “biện pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị, hoặc một sự trừng phạt đối với những ai đang có hoặc đang phát biểu chính kiến; biện pháp huy động và sử dụng nhân công vào mục đích phát triển kinh tế; biện pháp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động; sự trừng phạt đối
  • 29. 23 với việc đã tham gia đình công; biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo”. Cũng trong thời gian này, Ủy ban chuyên gia của ILO tiếp tục diễn giải khái niệm “LĐCB và bắt buộc” gồm cả nạn buôn người để bóc lột lao động hoặc tình dục theo định nghĩa Nghị định thư Palermo về ngăn chặn, cấm và trừng phạt buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000 của Liên Hợp Quốc. Điều 3 Nghị định thư Palermo định nghĩa tội phạm buôn người như sau: “Buôn bán người có nghĩa là tuyển chọn, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận người bằng cách đe dọa hoặc sử dụng bạo lực hay các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng quyền lực hay vị thế dễ bị tổn thương hoặc bằng việc cho hoặc nhận tiền hay những lợi ích khác để đạt được sự đồng ý của một người kiểm soát đối với người khác vì mục đích bóc lột”. Nghị định thư Palermo còn diễn giải khái niệm “bóc lột” bao gồm ở mức tối thiểu việc bóc lột tình dục, LĐCB, nô lệ và các hành vi nô lệ, trừ trường hợp buôn người để lấy nội tạng nêu trong Nghị định thư Palermo nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh Công ước 29 của ILO. Như vậy, Nghị định thư Palermo và Công ước 29 của ILO có mối liên hệ rất chặt chẽ trong việc xác định phạm vi của tội phạm buôn người và LĐCB, điều này được thể hiện qua ba yếu tố cơ bản sau đây: - Đe dọa: “Tội phạm buôn người” và “LĐCB” đều có yếu tố đe dọa để tác động vào tâm lý của nạn nhân; - Bóc lột: đều vì mục đích tình dục hoặc kinh tế, trừ một số trường hợp “LĐCB” được áp đặt bởi nhà nước; - Tính chất liên quốc gia: đều có thể xảy ra giữa các khu vực trong lãnh thổ của cùng một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau. Mặc dù có những điểm giống nhau nhưng giữa khái niệm “tội phạm buôn người” và “LĐCB” có điểm khác nhau rất quan trọng đó là “sự đồng tình”. Đối với tội phạm buôn người, nạn nhân không bao giờ đồng ý và nếu ban đầu họ có đồng ý thì sự đồng ý này vô nghĩa vì nó đạt được bằng sự “ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng”. Đối với LĐCB, các nạn nhân trong một số trường hợp có thể đồng ý với nội dung lao động vì sợ bị trừng phạt (tức là trước đó họ vẫn có quyền từ chối, quyền chọn lựa nhất định). Khái niệm LĐCB áp dụng cho mọi độ tuổi (gồm người lớn và trẻ em), đồng nghĩa mọi trường hợp Công ước 29 của ILO đều được áp dụng. Tuy nhiên, Công ước 29 của ILO không định nghĩa cụ thể “trẻ em” khi xem xét vấn đề “LĐCB”. Để
  • 30. 24 xác định trẻ em là đối tượng nào theo quy định ILO, chúng ta cần dẫn chiếu đến Công ước 182 về những điều kiện lao động tồi tệ nhất đối với trẻ em 1999. Căn cứ Điều 2 Công ước 182, “trẻ em” là những người dưới 18 tuổi. Trong Công ước 182 còn đưa ra khái niệm về điều kiện lao động tồi tệ nhất gồm việc “tuyển lựa một cách cưỡng bức hoặc bắt buộc trẻ em để tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang”, nhưng không đưa ra thêm bất kỳ một giải thích nào khác về những yếu tố cấu thành “LĐCB đối với trẻ em”. Chính vì vậy, trong trường hợp cần tìm hiểu về “LĐCB đối với trẻ em” là như thế nào thì Công ước 29 của ILO sẽ được dẫn chiếu và áp dụng. Trong luận án tiến sĩ, Điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam đối với LĐCB, tác giả Phan Thị Thanh Huyền cho rằng thuật ngữ “cưỡng bức lao động” về bản chất giống khái niệm “LĐCB”, bản chất bao gồm các hành vi cưỡng bức lao động và cho rằng “cưỡng bức lao động” mang tính khái quát hơn, khi xây dựng định nghĩa chung nên dùng thuật ngữ này [30, tr23]. Tuy nhiên, tác giả không đồng tình luận điểm đó, tác giả cho rằng LĐCB là khái niệm hướng đến xác định đối tượng là nạn nhân trên cơ sở dấu hiệu “bị ép buộc/không tự nguyện”, còn cưỡng bức lao động là khái niệm hướng đến xác định hành vi phạm tội, khái quát hành vi phạm tội sẽ khó, còn nếu liệt kê hành vi khái niệm sẽ phức tạp hơn, vì thế tác giả đồng tình và cho rằng khái niệm LĐCB tại Công ước 29 là phù hợp. Trên cơ sở đó, “chống lao động cưỡng bức” theo tác giả có thể định nghĩa như sau: “chống lao động cưỡng bức là việc cấm mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm” và “chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện là việc cấm mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm nhằm hướng đến sự chuyển đổi toàn bộ các mặt xã hội, hướng đến việc bảo đảm đời sống ấm no, hạnh phúc của con người”. 2.1.2. Đặc điểm về lao động cưỡng bức Cùng với sức phát triển của những chuẩn mực quốc tế mới đối với vấn nạn buôn người, năm 2000, những nhà lập pháp quốc tế đã có những tranh luận về sử dụng thuật ngữ nào là phù hợp: “buôn người”, “buôn người nhằm mục đích LĐCB” hay chỉ đơn giản là “LĐCB”? Tranh luận được đưa ra vì có ý kiến cho rằng không nhất thiết phải có sự “di chuyển” đối với các nạn nhân trước khi bị bóc lột. Nói cách khác, “buôn người” đang được định nghĩa không rõ ràng. Những nhà lập pháp quốc tế cho rằng, chỉ cần loại bỏ được “LĐCB” thì đương nhiên loại bỏ được “tội phạm
  • 31. 25 buôn người” [94]. 2.1.2.1 Dấu hiệu lao động cưỡng bức Gần đây ILO đã đưa ra một bảng thống kê gồm 11 dấu hiệu để cụ thể hóa khái niệm LĐCB, căn cứ vào dấu hiệu [94][110] sẽ giúp xác nhận LĐCB có tồn tại hay không đối với đối tượng đang nghi vấn. 1. Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động: Bất kỳ một người nào đều có thể trở thành nạn nhân của cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, người thiếu trình độ, kiến thức luật pháp, có ít lựa chọn trong việc mưu sinh, thuộc về một nhóm dân tộc hoặc tôn giáo thiểu số, bị khuyết tật hoặc có những đặc ơn khác mà vì đó, họ bị cô lập khỏi cộng đồng dân cư là những người dễ bị rơi vào tình trạng bị lạm dụng và thường là nạn nhân của cưỡng bức lao động. Khi lâm vào tình trạng khó khăn, thiếu sự chọn lựa về cách mưu sinh, không nhất thiết đẩy một người nào đó vào tình trạng LĐCB, nhưng khi NSDLĐ lợi dụng tình trạng khó khăn của NLĐ, áp đặt thời gian làm việc quá nhiều hoặc giữ tiền lương thì khi đó mới phát sinh tình trạng LĐCB. LĐCB cũng phát sinh từ trường hợp NLĐ bị lệ thuộc nhiều mặt vào NSDLĐ như công việc, nhà ở, ăn uống và vì công ăn việc làm của người thân. 2. Lừa gạt: là tình trạng không thực hiện những gì đã hứa, bằng lời nói hoặc trên giấy tờ với NLĐ. Nạn nhân tình trạng này thường được tuyển chọn với lời hứa hấp dẫn về việc làm và thu nhập, nhưng khi họ làm việc thì điều kiện làm việc như đã hứa không được thực hiện, và còn bị rơi vào tình trạng điều kiện sống, làm việc bị lạm dụng mà không có khả năng thoát khỏi. Trong những trường hợp này, NLĐ đã không có đầy đủ thông tin khi đồng ý thực hiện công việc, vì nếu mà họ biết, họ sẽ không bao giờ nhận lời. Việc lừa đảo trong tuyển chọn lao động có thể bao gồm lời hứa về điều kiện làm việc, mức lương bổng, loại hình công việc, điều kiện sinh hoạt và làm việc, tư cách di cư hợp pháp, địa điểm nơi làm việc...v.v. Trẻ em cũng có thể được tuyển chọn thông qua các lời hứa hấp dẫn với bản thân các em hoặc cha mẹ các em, liên quan đến việc tiếp tục được đi học hoặc thường xuyên được bố mẹ tới thăm hoặc được về thăm bố mẹ. 3. Hạn chế đi lại: NLĐ không có sự tự do đi đến và rời khỏi nơi làm việc, phải chịu những sự hạn chế đáng kể nào đó là dấu hiệu của tình trạng cưỡng bức lao động, ví dụ bị kiểm soát khi đi lại tại nơi làm việc, thông qua các ca-me-ra giám sát hoặc nhân viên bảo vệ, hoặc tại bên ngoài nơi làm việc bởi các thám tử hoặc chủ sử dụng lao động thường xuyên đi cùng họ mỗi khi họ rời khỏi nhà máy. Theo quy
  • 32. 26 định của pháp luật, sự hạn chế đối với NLĐ gồm cả quy định về việc bảo đảm an toàn đối với NLĐ tại những nơi làm việc độc hại, quy định NLĐ phải xin phép và được sự đồng ý của quản đốc phân xưởng trước khi đi khám bệnh. 4. Bị cô lập: NLĐ có thể không biết họ đang ở đâu, nơi làm việc có thể cách rất xa khu dân cư và không sẵn có bất kỳ phương tiện giao thông nào, nhưng cũng có thể bị cô lập ngay tại khu đông dân cư khi bị nhốt sau những cánh cửa luôn đóng kín hoặc bị tịch thu điện thoại di động/phương tiện liên lạc khác để không thể liên hệ với gia đình và tìm sự giúp đỡ. Tình trạng bị cô lập cũng có thể liên quan tới thực tế cơ sở kinh doanh nơi NLĐ làm việc không hợp pháp/không được đăng ký, do vậy rất khó để cho các cơ quan thực thi pháp luật xác định địa điểm và giám sát những gì xảy ra đối với NLĐ. 5. Bạo lực thân thể và tình dục: có thể bao gồm việc bắt ép NLĐ phải dùng ma tuý hoặc rượu nhằm kiểm soát họ hoặc có thể được sử dụng để ép buộc NLĐ thực hiện công việc không có trong thỏa thuận ban đầu như làm tình với chủ sử dụng hoặc thành viên gia đình chủ sử dụng hoặc ở mức độ thấp hơn, thực hiện công việc bắt buộc thay vì những việc thông thường. Việc bắt cóc cũng là một hình thức của bạo lực, được sử dụng để giam một người nào đó rồi sau đó ép buộc họ làm việc. 6. Dọa nạt, đe dọa: NLĐ phải chịu đựng sự đe dọa, những lời dọa dẫm khi họ có ý kiến về điều kiện ăn ở và sinh hoạt hoặc muốn thôi việc. Ngoài những lời dọa dẫm hoặc hành động bạo lực, những sự đe dọa phổ biến đối với NLĐ bao gồm việc tố cáo với cơ quan xuất nhập cảnh, bị mất tiềnlương hoặc tiếpcận nhà cửa, đất đai, sa thải người nhà, điều kiện làm việc tồi hơn hoặc không được hưởng những “đặc ân” như quyền rời khỏi nơi làm việc. Thường xuyên lăng mạ và nói xấu NLĐ cũng là một hình thức ép buộc về mặt tâm lý khiến NLĐ rơi vào tình cảnh khó khăn. 7. Giữ giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, hộ chiếu… Trong nhiều trường hợp nếu không có giấy tờ tuỳ thân, NLĐ không thể tìm được một việc làm khác hoặc tiếp cận các dịch vụ cần thiết. Việc chủ sử dụng giữ giấy tờ tùy thân hoặc các tài sản cá nhân có giá trị khác là một dấu hiệu cưỡng bức lao động nếu NLĐ không thể tiếp cận được những tài sản này khi có yêu cầu và nếu họ nhận thấy rằng họ không thể rời khỏi nơi làm việc vì không muốn tài sản bị mất mát. 8. Giữ tiền lương: Việc chủ sử dụng trả tiền lương vào thời gian không cố định hoặc chậm trả lương không mặc nhiên có nghĩa là NLĐ rơi vào tình trạng cưỡng bức lao động. Nhưng khi tiền lương bị giữ một cách có hệ thống và chủ ý như là một biện pháp nhằm buộc NLĐ phải ở lại, và từ chối NLĐ cơ hội chuyển chủ sử
  • 33. 27 dụng để chờ nhận được tiền lương, đây chính là cấu thành của việc cưỡng bức lao động. 9. Lệ thuộc vì nợ: NLĐ bị cưỡng bức thường làm việc với mong muốn trả được hết số nợ phát sinh hoặc thậm chí nợ luỹ kế. Tiền nợ có thể phát sinh từ việc ứng trước tiền lương hoặc tiền vay để trang trải chi phí tuyển dụng, chi phí giao thông hoặc cho các chi tiêu cấp thiết trong sinh hoạt của NLĐ như là viện phí. Lệ thuộc vì nợ có thể xảy ra khi trẻ em được tuyển dụng làm việc để đổi lại một khoản tiền vay trước đó của bố mẹ hoặc thân nhân. Người sử dụng hoặc tuyển dụng lao động làm cho NLĐ khó có thể thoát khỏi cảnh nợ nần bằng việc đánh giá thấp kết quả công việc của NLĐ, tăng mức lãi suất, chi phí ăn ở và sinh hoạt đối với NLĐ. Khoản nợ này có tác dụng trói buộc NLĐ làm việc trong một thời gian không xác định, trong một mùa vụ, trong hàng năm trời, thậm chí từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc này không giống như khi NLĐ vay một khoản vay từ ngân hàng/cá nhân cho vay tiền với những điều khoản hoàn trả khoản vay hợp lý, hai bên cùng thống nhất. 10. Điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng: nạn nhân LĐCB phải thực hiện công việc trong điều kiện không đảm bảo (ẩm thấp hoặc bẩn thỉu) hoặc độc hại (khó, nguy hiểm mà không có thiết bị bảo hộ), cũng như sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp lao động, phải chấp nhận điều kiện sinh hoạt thấp kém, sinh hoạt trong những khu nhà đông đúc, chật chội (điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, không có khu vực riêng tư). Điều kiện làm việc và sinh hoạt cực kỳ kém chưa phải là dấu hiệu của LĐCB vì nhiều khi lao động có thể “tự nguyện”, chấp nhận điều kiện làm việc thấp kém do họ không có sự chọn lựa về công việc khác. Tuy nhiên, điều kiện làm việc bị lạm dụng phải được xem là “hồi chuông cảnh báo” về dấu hiệu của sự ép buộc, nó ngăn cản NLĐ chuyển đổi nơi làm việc. 11.Làm thêm giờ quá quy định: NLĐ bị buộc làm việc ngoài giờ liên tục hoặc làm việc nhiều ngày ngoài thời gian được quy định bởi luật pháp quốc gia hoặc thỏa thuận lao động tập thể. Họ không được bố trí thời gian nghỉ giải lao hoặc ngày nghỉ trong tuần, phải đảm nhiệm ca kíp và thời gian làm việc của đồng nghiệp khác nghỉ việc, hoặc thường xuyên phải trực 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Việc xác định liệu làm thêm giờ có hay không tạo thành tội cưỡng bức lao động có thể tương đối phức tạp, nếu NLĐ buộc phải làm thêm nhiều hơn thời gian cho phép theo quy định của luật pháp quốc gia, dưới một số hình thức đe dọa (ví dụ dọa bị sa thải) hoặc để có được mức tiền lương tối thiểu, đó là cấu thành LĐCB.
  • 34. 28 2.1.2.2. Lĩnh vực bị lao động cưỡng bức Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các nô lệ làm rất nhiều công việc, từ việc khai thác mỏ cho đến những nghề nghiệp đô thị như thợ thủ công, người bán hàng rong và người giúp việc nhà. Nói ngắn gọn, hầu như không có nghề nào không có nô lệ. Vì không khác gì nô lệ thời xưa, nên LĐCB còn được các học giả nghiên cứu gọi là “nô lệ thời hiện đại”. Lĩnh vực LĐCB trong khái niệm có nêu rõ “mọi công việc hoặc dịch vụ”. Theo thống kê của tổ chức ILO, hầu hết LĐCB tập trung vào nhóm/lĩnh vực công việc: (1) Công việc nặng nhọc, những công việc đòi hỏi sức lao động quá nhiều so với khả năng và thể chất, tinh thần của NLĐ; (2) Công việc độc hại, những công việc làm ở trong điều kiện nguy hiểm, môi trường làm việc độc hại, ô nhiễm. NLĐ làm những công việc độc hại đòi hỏi phải được hưởng các chế độ và điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động cao. Trên thực tế, những người bị LĐCB hoàn toàn không được đảm bảo tính mạng, sức khỏe khi làm việc; (3) Công việc có thu nhập thấp, theo mùa vụ: nông nghiệp và làm vườn là công việc ít lợi nhuận do phụ thuộc các điều kiện khách quan thời tiết. Một số công việc không tạo ra lợi nhuận cho NSDLĐ (giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh,…), NLĐ làm trong lĩnh vực này hầu hết hạn chế về trình độ, chính vì vậy họ phải chấp nhận công việc có thu nhập thấp, ngắn ngày và chịu sự bóc lột, cưỡng bức; (4) Lĩnh vực vui chơi và giải trí, môi trường xã hội ở nơi làm việc không lành mạnh, dễ bị lạm dụng thể xác, tình cảm hoặc tha hóa về đạo đức, tinh thần. 2.1.2.3. Đối tượng bị lao động cưỡng bức Đối tượng bị LĐCB là bất kì ai, bao gồm người trưởng thành cũng như trẻ em, không phân biệt quốc tịch dù là công dân của quốc gia nào. Xét về đặc điểm giới tính - Đối với nam giới: LĐCB thường gắn với các công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại ở công trường xây dựng, các hầm mỏ, nông nghiệp làm vườn…v.v - Đối với nữ giới: LĐCB chủ yếu là những người làm công việc gia đình, nhà máy, xí nghiệp dệt may hoặc bị cưỡng bức tham gia hoạt động mại dâm…v.v Rõ ràng, đối tượng LĐCB ở các lĩnh vực có sự khác biệt rõ nét về giới. So với người nô lệ ở thời chiếm hữu nô lệ, LĐCB và nô lệ có điểm giống nhau là có sự phân tách giới tính theo lĩnh vực để phù hợp với chủ đích của NSDLĐ. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, đối tượng của việc mua bán nô lệ xuyên Sahara thường là phụ nữ để sử dụng làm thê thiếp, làm người phục vụ trong nhà. Việc buôn bán nô lệ ở Địa