SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ LAN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG
CỔ VAI TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP ĐẮP PARAFIN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ LAN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG
CỔ VAI TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP ĐẮP PARAFIN
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 8720115
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. VŨ THƯỜNG SƠN
2. TS. PHẠM THANH TÙNG
HÀ NỘI - 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Y
dược học cổ truyền Việt Nam, Phòng đào tạo sau đại học, các Phòng ban, Bộ
môn của học viện, là nơi trực tiếp đào tạo và tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn khoa học PGS.TS. Vũ Thường Sơn, TS. Phạm Thanh Tùng, người đã tận
tình, hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn đến Hội đồng đề cương,
Hội đồng đạo đức đã đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Đốc, phòng Kế hoạch
tổng hợp, cùng toàn thể các cán bộ nhân viên Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
Hòa Bình , đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và tập thể
lớp cao học 12 niên khoá 2019-2021 chuyên ngành Y học cổ truyền đã động
viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và
hoàn thành luận văn này.
Luận văn hoàn thành có nhiều tâm huyết của người viết, nhưng không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng
góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
fgfgg Học viên
Nguyễn Thị Lan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Lan, học viên cao học khoá 12 Học viện Y dược
Học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Vũ Thường Sơn và TS.Phạm Thanh Tùng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên
cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2022
Tác giả
Nguyễn Thị Lan
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Tổng quan hội chứng cổ vai tay theo Y học hiện đại................................ 3
1.1.1. Định nghĩa............................................................................................ 3
1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ .................. 3
1.1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh...................................................... 7
1.1.3. Nguyên nhân gây hội chứng hội chứng cổ vai tay................................. 8
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ................................................. 9
1.1.5. Chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ.................. 12
1.1.6. Điều trị hội chứng cổ vai tay.............................................................. 13
1.1.7.Phòng bệnh.......................................................................................... 15
1.2. Quan niệm về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ theo Y học
Cổ truyền. .................................................................................................... 15
1.2.1. Bệnh danh .......................................................................................... 15
1.2.2. Nguyên nhân và phân thể .................................................................. 15
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị................................................................ 16
1.4. Tổng quan phương pháp nghiên cứu...................................................... 18
1.4.1. Điện châm .......................................................................................... 18
1.4.2. Phương pháp đắp parafin.................................................................. 23
1.5. Tình hình nghiên cứu về điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột
sống cổ trên thế giới và Việt Nam ................................................................ 26
1.5.1. Trên thế giới ....................................................................................... 26
1.5.1. Tại Việt nam....................................................................................... 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 31
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại ................................. 31
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền............................... 31
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân............................................................. 32
2.1.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu........................................................... 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 33
2.2.2. Cách chọn mẫu - cỡ mẫu : .................................................................. 33
2.2.3. Chất liệu nghiên cứu........................................................................... 33
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu:..................................................................... 36
2.4. Phương pháp tiến hành ......................................................................... 42
2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu.......................................................... 43
2.6. Tiêu chí đánh giá kết quả....................................................................... 44
2.6.1. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ............................. 44
2.6.2. Đánh giá mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ ......................... 44
2.6.3. Đánh giá mức độ cải thiện hội chứng rễ.............................................. 45
2.6.4. Đánh giá mức độ cải thiện hạn chế sinh hoạt hàng ngày theo bộ câu hỏi
Neck Disability Index (NDI)........................................................................ 48
2.7. Đánh giá hiệu quả chung ....................................................................... 48
2.8. Đánh giá sự thay đổi các triệu chứng YHCT trước sau điều trị.............. 50
2.9.Theo dõi các tác dụng không mong muốn .............................................. 50
2.10. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 50
2.9. Đạo đức nghiên cứu............................................................................... 51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 52
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................ 52
3.1.1. Đặc điểm về tuổi ................................................................................ 52
3.1.2. Đặc điểm về giới ................................................................................ 53
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp ................................................................... 53
3.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh trước điều trị ................................... 54
3.1.5. Đặc điểm tổn thương cột sống trên phim X –quang............................ 55
3.2. Kết quả điều trị...................................................................................... 56
3.2.1. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ............................. 56
3.2.2. Hội chứng rễ sau điều trị .................................................................... 59
3.2.3. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ...................................... 60
3.2.4. Kết quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày............................... 62
3.2.5. Sự thay đổi các triệu chứng Y học cổ truyền sau điều trị .................... 65
3.2.6. Kết quả điều trị chung ........................................................................ 66
3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị. ........................ 67
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 68
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ..................................................... 68
4.1.1. Tuổi.................................................................................................... 68
4.1.2. Giới .................................................................................................... 69
4.1.3. Nghề nghiệp ....................................................................................... 70
4.1.4. Thời gian mắc bệnh ........................................................................... 71
4.1.5. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X-quang. ............................ 71
4.2. Kết quả điều trị...................................................................................... 72
4.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ........................................... 72
4.2.2. Tác dụng cải thiện hội chứng rễ.......................................................... 75
4.2.3. Tác dụng cải thiện tầm vận động cột sống cổ...................................... 76
4.2.4. Tác dụng cải thiện những hạn chế sinh hoạt hàng ngày ...................... 78
4.3. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng của thể YHCT sau điều trị........... 80
4.4. Kết quả điều trị chung. .......................................................................... 82
4.5. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên lâm sàng. .. 84
KẾT LUẬN.................................................................................................. 85
1. Đặc điểm người bệnh hội chứng cổ vai tay do THCSC . .......................... 85
2. Phương pháp điện châm kết hợp đắp parafin có tác dụng giảm đau, cải
thiện tầm vận động cột sống cổ, giảm hội chứng rễ thần kinh, cải thiện hạn
chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày. .............................................................. 85
KIẾN NGHỊ................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN Bệnh nhân
CLS Cận lâm sàng
MRI Magnetic Resonance Imaging (hình ảnh cộng hưởng từ)
NDI Neck Disability Index
(Bộ câu hỏi NDI đánh giá hạn chế sinh hoạt hàng ngày do đau cổ)
D0 Trước điều trị
D10 Sau điều trị 10 ngày
D20 Sau điều trị 20 ngày
THCSC Thoái hoá cột sống cổ
TVĐ Tầm vận động
TVĐĐ Thoát vị đĩa đệm
VAS Visual Analogue Scale (thang điểm đánh giá mức độ đau
VAS)
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng quy ước đánh giá mức độ đau ............................................. 44
Bảng 2.2. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý ............................... 46
Bảng 2.3. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ................................... 47
Bảng 2.4. Đánh giá hội chứng rễ .................................................................. 45
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày............................. 48
Bảng 2.6. Đánh giá các triệu chứng thể phong hàn thấp kèm can thận hư..... 50
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ........................................... 53
Bảng 3.2. Đặc điểm hình ảnh tổn thương cột sống cổ trên phim X –quang... 55
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau theo thang điểm VAS trước và
sau điều trị.................................................................................................... 56
Bảng 3.4. Mức độ cải thiện hội chứng rễ...................................................... 59
Bảng 3.5. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ trước và sau điều trị... 60
Bảng 3.6. Mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày trước và sau điều trị theo bộ
câu hỏi NDI.................................................................................................. 62
Bảng 3.7. Sự thay đổi các triệu chứng Y học cổ truyền trước và sau điều trị 65
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi........................................... 52
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới .................................................... 53
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh trước điều trị ....... 54
Biểu đồ 3.4. Điểm cải thiện mức độ đau theo điểm VAS tại các thời điểm ... 57
Biểu đồ 3.5. Điểm điểm chênh VAS tại các thời điểm .................................. 58
Biểu đồ 3.6. Biều đồ điểm hạn chế TVĐ cột sống cổ qua từng thời điểm..... 61
Biểu đồ 3.7. Điểm trung bình bộ câu hỏi NDI ở các thời điểm. ................... 63
Biểu đồ 3.8. Điểm chênh chức năng sinh hoạt hàng ngày qua các thời điểm
điều trị.......................................................................................................... 64
Biểu đồ 3.9. Kết quả điều trị chung sau điều trị............................................ 66
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các đốt sống cổ................................................................................3
Hình 1.2 Hình ảnh cột sống cổ trên phim X quang thẳng nghiêng.................4
Hình 1.3 Hình ảnh các lỗ tiếp hợp trên phim X quang tư thế chếch 3/4.........5
Hình 1.4 Các động tác vận động của cột sống cổ............................................7
Hình 1.5 Hình ảnh phì đại mấu bán nguyệt trên phim chụp cổ thẳng............11
Hình 1.6 Hình ảnh gai xương ở tư thế chụp cột sống cổ nghiêng..................11
Hình 1.7 Hình ảnh méo và hẹp lỗ tiếp hợp C4 - C5.......................................12
Hình 2.1 Hình ảnh máy điện châm.................................................................36
Hình 2.2 Hình ảnh tủ tuần hoàn parafin, khay parafin ...............................37
Hình 2.3 Thước đo độ VAS............................................................................39
Hình 2.4 Thước đo tầm vận động đốt sống cổ...............................................40
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng cổ vai tay bao gồm nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan
đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần
kinh cột sống cổ và/ hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm[1]. Biểu
hiện lâm sàng là đau và rối loạn cảm giác và/ hoặc vận động vùng cổ vai cánh
tay tương ứng với rễ thần kinh bị ảnh hưởng[2,3].Tại Việt nam hội chứng cổ
vai tay chiếm tỷ lệ từ 70-80% trong các bệnh lý thoái hóa cột sống cổ[4].
Hiện nay, hội chứng cổ vai tay không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà còn
hay gặp trong độ tuổi lao động, liên quan đến tư thế lao động nghề nghiệp
như ngồi làm việc phải cúi cổ lâu hoặc động tác đơn điệu lặp đi lặp lại nhiều
lần của cổ và tay đòi hỏi sự chịu đựng và thích nghi của cột sống cổ. Các cơn
đau nhức, tê bì kéo dài vùng cổ vai tay là một trong những nguyên nhân hàng
đầu làm giảm hoặc mất hiệu quả công việc và khả năng lao động ở người
trưởng thành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy
việc điều trị bệnh lý này ngày càng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của
các thầy thuốc[5,6].
Theo y học cổ truyền, hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ
được xếp vào phạm vi chứng Tý. Tý có nghĩa là bế tắc, không thông. Chứng
tý là chứng kinh mạch bị ngoại tà xâm nhập làm bế tắc dẫn đến khí huyết vận
hành trở ngại, bì phu cân cốt nhục khớp xương đau tức ê ẩm tê bì, nặng thì
khớp sưng lên, co duỗi khó khăn[7,8].
Điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ có nhiều phương
pháp nhằm làm giảm triệu chứng do bệnh gây ra. Y học hiện đại dùng các
nhóm thuốc điều trị triệu chứng: giảm đau, chống viêm không steroid, giãn
cơ,…kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng như:
điện xung, nhiệt trị liệu, sóng ngắn, siêu âm điều trị…[9,10]. Bên cạnh đó y
học cổ truyền sử dụng các biện pháp dùng thuốc và/ hoặc không dùng thuốc
2
để điều trị cho bệnh nhân như: điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc
thang[8,11]…
Điện châm là phương pháp dùng dòng xung điện tác động lên các huyệt
qua các kim châm, châm là dùng kim châm vào huyệt để kích thích sự phản
ứng của cơ thể nhằm gây được tác dụng điều khí, làm thông kinh mạch, tạo
nên trạng thái cân bằng âm dương, phục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ trạng
thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động bình thường để đạt được mục đích
phòng bệnh và chữa bệnh[12,13].
Parafin là phương pháp nhiệt nóng trị liệu, được sử dụng trong vật lý trị
liệu để điều trị một số bệnh lý cơ xương khớp. Đây là một phương pháp đơn
giản và hiệu quả, nhờ các phản ứng vận mạch do nhiệt nóng gây ra có tác
dụng giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm giảm co thắt, giảm đau, tăng
cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ. Hơn nữa nhiệt do parafin cung cấp
là nhiệt ẩm nên làm cho da luôn ẩm, mềm mại, tăng tính đàn hồi, có nhiều ưu
điểm hơn so với các phương pháp điều trị nhiệt nóng khác[14,15].
Với mong muốn tối ưu hóa hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng
không mong muốn cho người bệnh mắc hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột
sống cổ, chúng tôi áp dụng phương pháp điều trị điện châm kết hợp đắp
parafin. Để đánh giá kết quả điều trị một cách khoa học, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá kết quả điều trị hội chứng cổ vai tay do
thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm kết hợp đắp parafin” với hai mục
tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng người bệnh hội chứng cổ vai
tay do thoái hóa cột sống cổ.
2. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ
bằng điện châm kết hợp đắp parafin.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan hội chứng cổ vai tay theo Y học hiện đại
1.1.1. Định nghĩa
Hội chứng cổ vai tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan
đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần
kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm. Biểu hiện
lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối
loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột
sống cổ bị ảnh hưởng[1,3].
Thoái hoá cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển
chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/ hoặc liên quan đến tư thế vận động.
Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hoá sụn khớp và đĩa đệm ở cột
sống cổ. Có thể gặp thoái hoá ở bất kỳ đoạn nào tuy nhiên đoạn C5-C6-C7 là
hay gặp nhất[16,17,18].
1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ
1.1.2.1. Cấu tạo giải phẫu
Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu cột sống cổ[19]
4
Cột sống cổ có 7 đốt sống, 5 đĩa đệm, và một đĩa chuyển đoạn.
-Từ C1 đến C7, có đường cong ưỡn ra trước, đốt C1 (đốt đội) không có
thân đốt, đốt C7 có mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ .
- Giữa C1 với xương chẩm và giữa C1- C2 không có đĩa đệm, vì vậy
giữa C1 và xương chẩm và C1 - C2 không có lỗ tiếp hợp.
Các đốt sống cổ kể từ C2 trở xuống liên kết với nhau bởi 3 khớp:
- Khớp đĩa đệm gian đốt: đĩa đệm gian đốt luôn phải chịu áp lực tải
trọng lớn. Khi có sự cố định lâu trong một tư thế (do nghề nghiệp) hoặc do áp
lực trọng tải, sẽ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm và hình thành các gai xương ở các
đĩa đệm cổ thấp.
- Khớp sống - sống (còn gọi là khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ): tạo
nên bởi các mấu sống trên và mấu sống dưới của hai thân đốt kế cận và được
nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng (Hình 1.2).
- Khớp bán nguyệt (còn gọi là khớp Luschka), chỉ có duy nhất ở cột
sống cổ. Mỗi thân đốt sống có 2 mấu bán nguyệt ở góc trên ngoài, hợp với 2
góc dưới ngoài của thân đốt trên để tạo nên 2 khớp bán nguyệt ở mỗi khe gian
đốt. Mấu bán nguyệt bình thường có hình gai hoa hồng dễ nhận biết trên phim
X quang tư thế thẳng(Hình 1.2). Khi khớp bán nguyệt bị thoái hóa dễ chèn ép
vào động mạch đốt sống thân nền.
Hình 1.2. Hình ảnh cột sống cổ trên phim X quang thẳng và nghiêng
Mấu bán nguyệt Khớp sống-sống
5
Lỗ tiếp hợp (còn gọi là lỗ ghép) (Hình 1.3): thành trong của lỗ tiếp hợp
hình thành bởi phía ngoài là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi
đốt sống hình thành bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi
đốt sống dưới, khớp được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngoài.
Hình 1.3. Hình ảnh lỗ tiếp hợp trên phim X quang tư thế chếch ¾
Dây thần kinh hỗn hợp chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành 2
phần cảm giác và vận động riêng biệt. Phần vận động còn gọi là rễ trước tiếp
xúc với khớp bán nguyệt, rễ sau nằm ở phía bên trong mỏm khớp và bao
khớp. Rễ thần kinh bình thường chỉ chiếm khoảng 1/4 -1/5 lỗ tiếp hợp[20,21].
Đĩa đệm: được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng sợi và mâm
sụn.
- Nhân nhầy: được cấu tạo bởi một màng liên kết. Bình thường nhân
nhầy nằm ở trong vòng sợi, khi cột sống vận động về một phía thì nó bị đẩy
chuyển động dồn về phía đối diện.
- Vòng sợi: gồm những vòng sợi sụn (fibro-cartilage) rất chắc chắn và
đàn hồi đan vào nhau theo kiểu xoắn ốc. Ở phía sau và sau bên của vòng sợi
tương đối mỏng, nơi dễ xảy ra lồi và thoát vị đĩa đệm.
- Mâm sụn: gắn chặt vào tấm cùng của đốt sống, nên còn có thể coi là
một phần của đốt sống.
Lỗ tiếp hợp C3 - C4
Đĩa đệm C4 - C5
Cuống sống
Mấu khớp dưới C6
Mấu khớp trên C7
6
- Chiều cao của đĩa đệm: ở đoạn sống cổ khoảng 3mm.
Dây chằng:
- Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt ống và đĩa đệm.
- Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt và đĩa đệm.
- Ngoài ra còn dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên
ngang.
Mạch máu, thần kinh:
- Từ đốt C6 đến C2 có động mạch đốt sống thân nền, tĩnh mạch và một
số nhánh thần kinh giao cảm cổ chạy trong lỗ động mạch ở giữa mỏm ngang
của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc.
- Thần kinh vận động: các nhánh của đám rối cổ sâu: nhánh vận động
cho cơ ở cột sống, cơ thang, cơ ức đòn chũm. Nhánh C5 chi phối vận động cơ
delta, cơ tròn nhỏ, các cơ trên gai, dưới gai. Nhánh C6 chi phối vận động cơ
nhị đầu, cơ cánh tay trước. Nhánh C7 chi phối vận động cơ tam đầu. Nhánh
C8 chi phối vận động cơ gấp ngón tay.
- Cảm giác: nhánh C1, C2, C3 cho nửa sau đầu. Nhánh C4 cho vùng
vai. Nhánh C5,C6,C7 cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1, 2, 3. Nhánh
C8, D1 cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4,5.
- Phản xạ gân xương: nhánh C5 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu.
Nhánh C6 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay. Nhánh C7
chi phối phản xạ gân xương cơ tam đầu[20,21].
1.1.2.2. Chức năng cột sống cổ.
Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tuỷ
Ở cột sống cổ các thân đốt sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề
mặt thân đốt, do đó tải trọng tác động phần lớn lên đĩa đệm dẫn tới sự giảm
chiều cao gian đốt. Khoang gian đốt C5-C6, C2-C3 là những nơi chịu tải
trọng lớn nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hoá ở những đoạn đốt sống
7
cổ này. Cột sống cổ còn là nơi bảo vệ tủy và các thành phần khác trong ống
sống.
Chức năng vận động
- Cột sống cổ có phạm vi vận động rất lớn. Đoạn cổ trên (C1-C3) đáp
ứng cho chuyển động xoay, thường ít gặp thoái hóa ở đoạn này. Các khớp đốt
sống cổ cho phép chuyển động trượt giữa các thân đốt sống tạo nên vận động
duỗi và gấp cột sống cổ. Các cử động của cột sống cổ bao gồm:
- Cử động theo mặt phẳng trước sau: cúi và ngửa cổ. Động tác này
được thực hiện ở ba phần, đơn thuần chỉ xảy ra ở xương chẩm và đốt đội. Còn
lại là vai trò của các khớp đốt sống khác từ C2 đến C7.
- Cử động theo mặt phẳng ngang: nghiêng sang hai bên phải, trái.
- Cử động quay cổ: động tác này chủ yếu do khớp trục đội (C1 - C2)
đảm nhiệm còn lại là sự tham gia của các đốt sống từ C2 đến C7[6,22].
Hình 1.4. Các động tác vận động của cột sống cổ
1.1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.
Nguyên nhân
Sự lão hóa: Ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng
sinh sản và tái tạo, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng giảm
dần chức năng tổng hợp sợi Collagen và Mucopolysacarit, làm cho chất lượng
sụn kém đi nhất là tính đàn hồi và chịu lực.
8
Yếu tố cơ giới
Là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa, thể hiện bằng
sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp và đĩa đệm,
còn được gọi là hiện tượng quá tải, bao gồm:
- Các dị dạng khớp bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của
khớp và cột sống.
- Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, u, loạn sản, làm thay đổi mối
tương quan, hình thái của khớp và cột sống.
- Sự tăng tải trọng do tăng cân quá mức như béo phì.
Các yếu tố khác
Di truyền: cơ địa già sớm.
Nội tiết: tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết.
Chuyển hóa: bệnh gout, bệnh da sạm màu nâu.
- Tư thế bất động cột sống do đặc điểm nghề nghiệp (làm việc vi tính,
thợ may, lái xe...)[6,22].
Cơ chế bệnh sinh
Hai lý thuyết chính được nhiều tác giả ủng hộ trong cơ chế bệnh sinh
của THCSC là lý thuyết cơ học và lý thuyết tế bào.
- Lý thuyết cơ học mô tả các vi gãy xương do suy yếu các sợi Collagen
dẫn đến việc hư hỏng các chất Proteoglycan.
- Lý thuyết tế bào nêu nên cơ chế tăng áp lực làm tế bào sụn cứng lại,
giải phóng các enzym tiêu protein làm huỷ hoại dần dần các chất cơ
bản[6,22].
1.1.3. Nguyên nhân gây hội chứng hội chứng cổ vai tay.
- Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ,
thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, gây chèn ép
rễ/ dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
9
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc kết hợp với
thoái hóa cột sống cổ.
- Các nguyên nhân khác bao gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng,
loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống...
-Trong một số trường hợp, hội chứng cổ vai tay là do bản thân bệnh lý
cột sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ/ dây
thần kinh cổ1
.
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của HCCVT tùy thuộc nguyên nhân, mức độ, và
giai đoạn bệnh mà bệnh nhân có thể có những triệu chứng và hội chứng sau:
Hội chứng cột sống cổ
- Đau cổ gáy:
+ Đau cổ gáy cấp tính: hay vẹo cổ cấp xuất hiện sau một đêm ngủ dậy
do gối đầu lệch hoặc sau lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, lạnh...thấy đau
vùng cổ gáy một bên lan lên vùng chẩm.
+ Đau cổ gáy mạn tính: đau âm ỉ khi tăng khi giảm, khó vận động một
số động tác vì đau, đôi khi thấy lạo xạo khi quay cổ.
+ Có điểm đau cột sống cổ: ấn vào các gai sau cột sống cổ thấy đau.
- Hạn chế vận động cột sống cổ: đau làm đầu vẹo sang một bên không
quay về bên kia được do cơ bên đau bị co cứng phản xạ[1,6].
Hội chứng rễ thần kinh
Đặc điểm đau vùng gáy có tính chất cơ học: đau âm ỉ tăng từng cơn, lan
lên vùng chẩm và xuống bả vai, cánh tay, đau tăng khi tăng áp lực nội đĩa
đệm như khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ, tăng tải trọng lên cột sống
cổ như khi đứng, đi, ngồi lâu. Kèm theo có thể có các rối loạn vận động, cảm
10
giác kiểu rễ như: bại một số cơ chi trên, tê một vùng ở cánh tay, cẳng tay, bàn
ngón tay.
Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ:
(1) Dấu hiệu chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp
hợp thấy đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay.
(2) Nghiệm pháp Spurling (ép rễ thần kinh cổ): được đánh giá dương
tính khi ấn đầu xuống trong tư thế ngửa cổ và nghiêng đầu về phía đau thì tạo
ra đau từ cổ lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Đau xuất hiện là
do làm hẹp lỗ gian đốt sống và có thể làm tăng thể tích phần đĩa đệm lồi ra.
(3) Nghiệm pháp chùng rễ thần kinh cổ: BN ngồi, cánh tay bên đau đưa
lên trên đầu và ra sau, các triệu chứng rễ giảm hoặc mất.
(4) Nghiệm pháp kéo giãn cột sống cổ: BN nằm ngửa, thầy thuốc dùng
tay giữ chẩm và cằm và kéo từ từ theo trục dọc, làm giảm triệu chứng.
Hội chứng chèn ép tủy cổ:
Trên lâm sàng, có thể định hướng chẩn đoán bệnh nhân không phải
thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ hoặc THCSC có hội chứng tuỷ cổ nếu
không có dấu hiệu Spurling và Lhermitte.
- Nghiệm pháp Spurling: được đánh giá dương tính khi ấn đầu xuống
trong tư thế ngửa cổ và nghiêng đầu về phía đau thì tạo ra đau từ cổ lan xuống
vai, cánh tay, cẳng tay và ngón tay.
- Dấu hiệu Lhermitte: cảm giác như điện giật đột ngột lan từ cột sống
cổ xuống cột sống lưng khi cúi cổ. Trong THCSC, dấu hiệu này chỉ gặp ở
nhóm BN có hội chứng tuỷ cổ[1,6,18].
Hội chứng động mạch đốt sống
Các triệu chứng thường gặp là nhức đầu hoặc đau đầu vùng chẩm từng
cơn. Đau lan tới vùng đỉnh, thái dương, trán, hai hố mắt, thường đau một bên,
11
hay đau vào buổi sáng; chóng mặt, hoa mắt mờ mắt, giảm thị lực thoáng qua;
rung giật nhãn cầu; ù tai, tiếng ve kêu trong tai, đau tai, nuốt đau, dị cảm hầu
họng[1,10,17].
1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Chụp X quang cổ thường quy
- Hình ảnh X quang cổ tư thế thẳng cho thấy mờ đậm hoặc phì đại mấu
bán nguyệt (Hình 1.5), bên tổn thương khe khớp bán nguyệt hẹp hơn bên
lành.
Hình 1.5. Hình ảnh phì đại mấu bán nguyệt trên phim chụp cổ thẳng[23]
- Hình ảnh X quang cổ nghiêng thấy gai xương ở thân đốt và mấu bán
nguyệt, mỏ xương ở mấu bán nguyệt là lý do làm hẹp lỗ ghép và lỗ động mạch
gây chèn ép rễ thần kinh và động mạch sống (Hình 1.6)
Hình 1.6. Hình ảnh gai xương ở tư thế chụp cột sống cổ nghiêng[23]
12
- Trên phim chụp chếch 3/4 cột sống cổ thấy lỗ tiếp hợp méo và hẹp
(Hình 1.7).
Hình 1.7. Hình ảnh méo và hẹp lỗ tiếp hợp C4- C5[23]
- Trên phim X – quang có thể phát hiện các bất thường: mất đường
cong sinh lý; gai xương ở thân đốt sống, mặt khớp đốt sống, lỗ gian đốt sống;
hẹp gian khoang đốt sống ; hẹp lỗ tiếp hợp( tư thế chếch ¾); giảm chiều cao
đốt sống, đĩa đệm; đặc xương dưới sụn, phì đại mấu bán nguyệt[22]...
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: thường được chỉ định khi
bệnh nhân đau kéo dài ( trên 4-6 tuần), đau ngày càng tăng, có tổn thương
thần kinh tiến triển,có biểu hiện bệnh lý tủy cổ hoặc các dấu hiệu gợi ý bệnh
lý ác tính hay nhiễm trùng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) cho thấy nhiều mặt cắt của cột sống
cổ, giúp xác định rõ tổn thương, được chỉ định khi không có MRI hoặc chống
chỉ định chụp MRI.
- Xạ hình xương: Khi nghi ngờ ung thư di căn hoặc viêm đĩa đệm đốt
sống, cốt tủy viêm.
1.1.5. Chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ
Chẩn đoán xác định:
- Chẩn đoán lâm sàng:
+ Biểu hiện lâm sàng ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng cột sống: đau
cột sống cổ, điểm đau cạnh cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ.
13
+ Biểu hiện lâm sàng ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh:
đau dọc theo rễ thần kinh cổ, có 1 trong các dấu hiệu kích thích rễ: bấm
chuông, rối loạn cảm giác dọc theo rễ thần kinh, rối loạn phản xạ gân xương,
rối loạn dinh dưỡng cơ.
- Chẩn đoán cận lâm sàng:
+ Chụp X quang cột sống cổ 3 tư thế (thẳng, nghiêng, chếch ¾) có ít
nhất 1 trong 3 hình ảnh của THCSC: gai xương thân đốt, hẹp lỗ tiếp hợp, phì
đại mấu bán nguyệt.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: thường được chỉ định khi
bệnh nhân đau kéo dài ( trên 4-6 tuần), đau ngày càng tăng, có tổn thương
thần kinh tiến triển, có biểu hiện bệnh lý tủy cổ hoặc các dấu hiệu gợi ý bệnh
lý ác tính hay nhiễm trùng[1,7].
Chẩn đoán phân biệt:
- Các bệnh lý cột sống cổ như khối u cột sống cổ, viêm cột sống cổ
nhiễm khuẩn, chấn thương cột sống cổ..
- Các bệnh lý trong ống sống cổ như : u tủy, xơ cứng cột bên teo cơ, cơ
cứng rải rác.
- Các bệnh lý cột sống do viêm, nhiễm trùng, đa xơ cứng.
- Bệnh lý khớp vai và viêm quanh khớp vai.
- Hội chứng lối ta lồng ngực, viêm đám rối thần kinh cánh tay, hội
chứng đường hầm cổ tay.
- Các bệnh lý ngoài cột sống cổ như viêm đám rối thần kinh cánh tay,
bệnh lý tim mạch, hô hấp gây đau vùng cổ vai hoặc tay[3,5].
1.1.6. Điều trị hội chứng cổ vai tay
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết nguyên nhân nếu có
thể.
14
- Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức
năng và các biện pháp không dùng thuốc khác[1,5].
- Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết[24].
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Giáo dục bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc...
- tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp.
- Vật lý trị liệu: liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa
bóp, kéo giãn cột sống cổ[3,5].
Dùng thuốc:
- Thuốc giảm đau: tùy mức độ có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp với
các thuốc sau:
Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5- 0,65g x 2-4 viên/
24giờ ( không dùng quá 3g/ 24 giờ)
-Thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac 75 – 150mg/ ngày;
piroxicam 20mg/ ngày; Meloxicam 7,5 – 150mg/ ngày; Celecoxib 100 –
200mg/ ngày; Etoricoxib 30-60mg/ ngày.
-Thuốc giãn cơ thường dùng trong các đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình
trạng co cứng cơ. Các thuốc thường dùng là: Epirisone 150mg/ ngày,
Mephenesine 1500mg/ ngày, Tolperisone 50- 150mg/ ngày.
- Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin 600- 1200mg/ ngày, Pregabalin
150- 300mg/ ngày.
- Vitamin nhóm B hoặc dẫn chất B12 Mecobalamin...
- Corticosteroid( Prednisolone, Methylprednisolone
- Điều trị ngoại khoa: khi điều trị nội khoa không hiệu quả.
- Các phương pháp khác: tiêm corticosteroid ngoài màng cứng; phong
bế rễ thần kinh; đốt thần kinh cạnh hạnh giao cảm cổ bằng sóng cao tần[1,10].
15
1.1.7. Phòng bệnh
Những người có hội chứng cổ vai tay do THCSC cần lưu ý chống các
tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động; tránh các động tác quá mạnh, đột ngột,
sai tư thế mang vác, xách nâng các đồ vật…;giữ ấm vùng cổ vai, tránh nhiễm
mưa, gió, lạnh…và tránh giữ lâu cổ ở tư thế cúi cổ ra trước, ưỡn ra sau hay
nghiêng về một bên. Khi ngồi làm việc lâu hoặc ngồi xe đường dài, bệnh nhân
cần dùng ghế có tấm đỡ cổ và lưng hoặc đeo đai cổ để giữ tư thế sinh lý thích
hợp và tránh các vận động quá mức của cột sống cổ.
Đối với những người làm việc có liên quan tới tư thế bất lợi của cột
sống cổ, cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để thư giãn cột sống cổ, xoa bóp
và tập vận động cột sống cổ nhẹ nhàng; kiểm tra định kỳ phát hiện sớm các
biểu hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.
Để tránh thoái hóa khớp thứ phát, cần phát hiện sớm các dị dạng cột
sống cổ để có biện pháp chỉnh hình phù hợp[4,17].
1.2. Quan niệm về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ theo Y học
Cổ truyền.
1.2.1. Bệnh danh
Theo YHCT, hội chứng cổ vai cánh tay do THCSC được xếp vào
phạm vi chứng Tý. Tý có nghĩa là bế tắc không thông. Chứng tý là chứng
kinh mạch bị ngoại tà xâm nhập làm bế tắc dẫn đến khí huyết vận hành trở
ngại, bì phù cân cốt cơ nhục khớp xương đau tức ê ẩm tê bì, nặng thì khớp
sưng lên, co duỗi khó khăn[7,8].
1.2.2. Nguyên nhân
- Do phong tà xâm nhập:
Phong hàn thấp: Do vệ khí suy giảm, chỗ ở ướt át, dầm mưa, khí hậu
nóng lạnh biến đổi đột ngột làm cho phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể,
16
dồn vào kinh lạc, đọng lại ở các khớp, làm cho khí huyết tắc trở thành chứng
tý
Phong thấp nhiệt: Tà khí phong hàn thấp uất lại ở kinh lạc lâu ngày
hóa thành nhiệt, thấp uất hóa hỏa phát sinh chứng “nhiệt tý”. Hoặc do tạng
phủ kinh lạc đã có nhiệt lại gặp tà khí phong hàn thấp xâm lấn vào, nhiệt bị
uất thành chứng‘‘nhiệt tý”[7,25].
Khí trệ huyết ứ: do mang vác quá sức, bị chấn thương làm tổn hại kinh
mạch, khí huyết trở trệ không thông mà sinh đau nhức.
Do can thận hư: bẩm tố tiên thiên không đủ, lại thêm lao động nặng
nhọc, phòng dục quá độ hoặc bệnh lâu ngày, người già yếu dẫn đến thận tinh
suy tổn không chủ được cốt tủy, thận hư không dưỡng được can mộc làm cho
cân cơ không được nuôi dưỡng mà sinh ra bệnh[8,25].
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị
1.2.3.1.Thể phong hàn thấp
Triệu chứng: Đau nhức vùng đầu, cổ vai lan xuống tay, có điểm đau cố
định ở cổ. Co cứng cơ vùng cổ gáy, hạn chế vận động. Đau nhức tứ chi, có
thể có cảm giác nặng và yếu hai chi trên, thích ấm, sợ gió, sợ lạnh, lưỡi nhợt ,
rêu trắng mỏng. Mạch phù hoãn hoặc sáp.
Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.
Phương dược: Bài “Quế chi gia Cát căn thang” .
Châm cứu: Châm tả hoặc ôn châm các huyệt: Phong trì, Giáp tích C4 –
C7, Đại chùy, Kiên tỉnh, Khúc trì, Hợp cốc, hậu khê, Liệt khuyết, A thị huyệt.
Xoa bóp bấm huyệt: thực hiện các thủ thuật như: xoa, xát, day, lăn,
chặt, bóp, bấm, ấn, điểm, vận động cổ và chi trên, phát điều hòa[8,26].
17
1.2.3.2. Phong thấp nhiệt
Triệu chứng: Vùng cổ gáy sưng nóng đỏ, đau nhức đầu cổ,vai, chóng
mặt. Sốt cao, khát nước, tiểu đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,
mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp , thông lạc.
Phương dược: dùng bài “Bạch hổ gia quế chi thang hoặc bài “Quế chi
thược dược chi mẫu thang
Châm cứu: châm tả các huyệt Phong trì, Giáp tích C4 – C7,, Kiên tỉnh,
Kiên ngung, Thiên tông, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Hậu khê.
Xoa bóp bấm huyệt: không thực hiện xoa bóp với thể này[8,26]
1.2.3.3. Huyết ứ
Triệu chứng: Thường xuất hiện sau khi mang vác quá nặng, hoặc chấn
thương, vai gáy đau như dùi đâm, đau có điểm nhất định; vận động cổ khó
khăn, nặng thì không quay trở được, đau cự án, co cứng cơ tại chỗ. Miệng
khô, chất lưỡi tím có điểm ứ huyết, mạch huyền hoặc sáp.
Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh lạc chỉ thống.
Phương dược : bài “Đào hồng ẩm”.
Châm cứu: Châm tả các huyệt: Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên tông, Khúc
trì, Đại chùy, Hợp cốc, Huyết hải, A thị huyệt, Giáp tích C4 – C7.
Xoa bóp bấm huyệt: Các động tác từ nhẹ đến nặng như xoa, xát, day,
lăn, chặt, bóp, bấm, ấn , điểm, vận động cột sống cổ và chi trên tùy theo mức
độ đau và tình trạng bệnh của bệnh nhân[8,26].
1.2.3.4. Thể can thận hư
Triệu chứng: bệnh lâu ngày, chính khí hư, tà khí làm tổn thương tạng
phủ, can thận hư gây cân cơ co rút, xương khớp nhức đau, vận động khó
khăn. Bệnh nhân đau mỏi tê bì vùng cổ gáy lan ra vai, xuống cánh tay, kèm
18
theo đau đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ triều nhiệt, lưng gối đau mỏi,
tiểu đêm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch trầm tế sác.
Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận, hoạt huyết thông lạc.
Phương dược: bài “Quyên tý thang” hoặc “Hồ tiềm hoàn”.
Châm cứu: Châm tả: Phong trì, , Kiên tỉnh, Kiên ngung, Thiên tông,
Khúc trì, Hợp cốc. Châm bổ các huyệt: Can du, Thận du, Thái khê, đại trữ,
Huyền chung.
Xoa bóp bấm huyệt: Các động tác : Xoa, xát, day, lăn , bóp, bấm, chặt,
ấn, điểm, vận động cột sống cổ, chi trên tùy theo mức độ đau và tình trạng
bệnh của bệnh nhân[8,26].
Trong hội chứng cổ vai tay do khí huyết hư kém và can thận hư nên tà
khí xâm phạm vào xương cốt, cân cơ, nên có các triệu chứng cốt tý cân tý và
nhục tý[8.11]. do đó theo YHCT, hội chứng cổ vai cánh tay có các triệu
chứng sau: Đau vùng cổ gáy, đau đầu, đau tay, lưng gối đau mỏi, hoa mắt
chóng mặt, ù tai, tiểu đêm, mất ngủ, chất lưỡi nhợt, sợ lạnh .
1.4. Tổng quan phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Điện châm
1.4.1.1. Định nghĩa:
Châm là dùng kim châm vào huyệt, cứu là dùng sức nóng, trên huyệt để
gây kích thích, đạt tới phản ứng của cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh[27,28].
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm với
tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm, tạo ra các xung đều hay
không đều, có nhiều đầu kích thích, tính năng ổn định an toàn, điều chỉnh thao
tác dễ dàng và đơn giản.
Sau khi châm kim vào huyệt kích thích của xung điện có tác dụng làm
dịu đau, ức chế cơn đau, kích thích hoạt động của các cơ, tổ chức; tăng cường
19
dinh dưỡng ở tổ chức, giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ
[13,29].
1.4.1.2. Cơ chế tác dụng của châm cứu
-Theo Y học hiện đại:
+ Cơ chế thần kinh
Điện châm giúp hình thành cung phản xạ mới: Châm hay cứu là một
kích thích gây ra cung phản xạ mới. Châm là kích thích cơ giới, cứu là kích
thích nhiệt, những kích thích này gây nên biến đổi tại nơi châm cứu như: thay
đổi nhiệt độ, phù nề, phản xạ đột trục( co giãn mạch), tăng tiết histamine, tập
trung bạch cầu, tập trung kháng thể … Những biến đổi tại chỗ tạo thành một
kích thích, khi kích thích tới ngưỡng tạo thành xung động, xung động được
truyền vào tủy, lên não, từ não chuyển tới cơ quan đáp ứng hình thành cung
phản xạ mới[28,29,30].
Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski: Trong cùng một thời gian, ở một nơi
nào đó của hệ thần kinh trung ương, có 2 luồng xung động của 2 kích thích
đưa tới, kích thích nào có luồng xung động mạnh và liên tục hơn sẽ kéo các
xung động của kích thích kia về nó và tiến tới dập tắt kích thích kia. Khi có
bệnh, biểu hiện bệnh lý tại cơ quan là một kích thích, xung động truyền vào
hệ thần kinh thành một cung phản xạ bệnh lý. Châm hay cứu là một kích thích
gây ra cung phản xạ mới. Nếu cường độ kích thích mạnh hơn sẽ ức chế ổ
hưng phấn do tổn thương bệnh lý, tiến tới phá vỡ và làm mất cung phản xạ
bệnh lý[28,29,30].
+ Cơ chế thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh
Từ năm 1973, nhiều thực nghiệm đã chứng minh được trong châm cứu
và đỉnh cao của nó là châm tê, ngoài vai trò của thần kinh ra còn có vai trò
của thể định tham gia trong quá trình làm giảm đau (trong châm cứu chữa
bệnh) và nâng cao ngưỡng chịu đau (trong châm tê phẫu thuật). Có nhiều thảo
20
luận về các chất này. Có thể là: Axetycholin, các chất Mono-min
(Cathecolamin, 5 Hydroxyplamin, các chất peptit, các chất monoaxit,
mocphine-like) (quan trọng là Endorphine) chất gây đau p (Subtice P)
Mocphinelike – những năm 1976, Guillemin (người gốc Pháp, quốc tịch Hoa
Kỳ) Chor HaoLi (người Hoa, quốc tịch Hoa Kỳ) đã phân tích được tuyến yên
của lạc đà, lợn, cừu… chất mocphine-like (gồm, Endorphine và …) trong đó
chất Endophine có tác dụng tương đương 200 lần mocphin (trên ống nghiệm).
Năm 1976, Mayer và cộng sự đã chứng minh tác dụng châm tê bị huỷ do tiêm
vào động vật thực nghiệm chất Naloxone (chất đối lập với số thực nghiệm về
châm tê): Bruce Pomeranz (Trường đại học Toronto Canada); năm 1976 đã
thành công trong một số thực nghiệm về châm tê:
Tiêm Naloxone vào mèo được châm tê thấy sự phóng điện của các tế
bào ở lớp V sừng sau tủy sống mèo không bị ức chế nữa. Cắt bỏ tuyến yên
mèo rồi châm tê, không thu được kết quả tê.
Người ta đã xác định được công thức của chất morphine-like là những
chất tiết của não chủ yếu do hậu yên tiết ra, ngoài ra còn thấy ở trên ruột và
nhiều cơ quan khác. Nó là một polypeptid gồm 91 axit amin từ số 61 đến số
91 có tác dụng morphine nhiều nhất, mạnh gấp 200 lần mocphine.
+ Cơ chế chống đau của Melzak và Wall (cửa kiểm soát – 1965)
Trong trạng thái bình thường các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau tủy
sống, ở các lớp thứ ba, thứ tư (gồm các tế bào của các chất keo và các tế bào
chuyển tiếp) làm cảm giác đau (hoặc không đau) được dẫn truyền. Tế bào như
cánh cửa kiểm soát, quyết định cho cảm giác nào đi qua. Ở trạng thái bình
thường luôn có những xung động, những xung động này phát huy ức chế, qua
tế bào chuyển tiếp và đi lên với kích thích vừa phải. Xung động được tăng
cường đến làm hưng phấn tế bào chất tạo keo làm khử cực dẫn truyền và đi
lên (Hình 3).
21
Trên cơ sở lý thuyết cửa kiểm soát của Melzak và Wall, năm 1971, Shealy
chế tạo được một máy luôn kích thích cột sau tủy sống để làm giảm đau trong
các bệnh ung thư.
-Theo Y học cổ truyền
Lý luận Y học cổ truyền với các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng
phủ kinh lạc, là cơ sở cho việc thực hành chữa bệnh bằng châm cứu
Châm cứu có tác dụng điều hòa khí huyết của kinh lạc qua đó điều hòa
khí huyết của tạng phủ và cơ thể. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo Y học
cổ truyền dựa vào các điểm chính sau:
Cơ chế điều hòa hoạt động của hệ kinh lạc: Trong hệ kinh lạc có kinh
khí và kinh huyết vận hành, tạo thành một hệ thống chằng chịt khắp cơ thể
làm cho cơ thể thành một khối thống nhất. Bệnh tật phát sinh có thể do ngoại
nhân hoặc nội nhân gây bế tắc sự vận hành kinh khí và kinh huyết, châm cứu
là để loại trừ nguyên nhân gây bệnh ra ngoài, nâng cao chính khí, điều hòa
hoạt động hệ kinh lạc[28,29,30].
Cơ chế điều hòa âm dương: Âm dương là thuộc tính của mọi sự vật.
Trong cơ thể con người, hai mặt âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với
nhau, mâu thuẫn nhau, thúc đẩy nhau, nhưng đồng thời cũng luôn giữ thế
quân bình để cùng tồn tại. Do chính khí hư, tà khí xâm nhập gây ra bệnh lập
tức làm mất thăng bằng âm dương. Chữa bệnh bằng châm cứu là nâng cao
chính khí, đuổi tà khí ra ngoài, lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
1.4.1.3. Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định:
+ Giảm đau trong các bệnh lý cơ xương khớp, đau răng, đau dây thần
kinh, cơn đau nội tạng.
+ Bệnh thần kinh: Các bệnh lý tổn thương dây thần kinh ngoại biên
hoặc trung ương: liệt ½ người, liệt các dây thần kinh ngoại biên( liệt dây VII
22
ngoại biên; liệt đám rối thần kinh cánh tay; liệt dây thần kinh ngoại biên, đau
đầu, ngủ kém.
+ Bệnh hệ tuần hoàn: Hồi hộp đánh trống ngực, tăng huyết áp vô căn.
+ Bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh như rối loạn thần kinh
tim, mất ngủ không thực tổn, ăn kém, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm cúm,
nấc..
+ Bệnh hệ tiết niệu sinh dục: bí đái cơ năng, đái dầm, rong kinh, rong
huyết, thống kinh, di tinh …
+ Châm tê để tiến hành phẫu thuật.
+ Một số bệnh viêm nhiễm: viêm màng tiếp hợp, viên tuyến vú, chắp
lẹo …
Chống chỉ định:
+ Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu, bệnh lý máu, nhiễm trùng,
động kinh, bệnh truyền nhiễm...
+ Các cơn đau bụng cần theo dõi về ngoại khoa
+ Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc đang mắc bệnh
tim, trạng thái tinh thần không ổn định.
+ Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói
quá, no quá…
+ Chống chỉ định châm vào các huyệt ở vị trí rốn, đầu vú, và không
được châm sâu vào các huyệt: Á môn, Liêm tuyền, Phong Phủ...[13,27,28]
1.4.1.4. Cách tiến hành điện châm
Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và tiến hành
châm kim đạt tới đắc khí, sau đó nối các huyệt cần được kích thích bằng xung
điện với máy điện châm
23
Trước khi điện châm cần lưu ý kiểm tra lại máy điện châm trước khi
vận hành để đảm bảo an toàn; tránh kích thích quá ngưỡng gây co giật mạnh
khiến bệnh nhân hoảng sợ.
Thời gian kích thích điện tùy thuộc yêu cầu chữa bệnh, có thể từ 15
phút đến 15 phút (như trong châm tê để mổ)[13,28].
1.4.1.5. Các tai biến khi sử dụng điện châm
Tai biến khi châm kim: choáng, chảy máu, gẫy kim, nhiễm trùng, châm
phải phủ tạng.
Tai biến của kích thích điện: đối với dòng cung điện của máy điện
châm thì hầu như ít tai biến. Nếu người bệnh thây khó chịu, chóng mặt... thì
ngừng kích thích điện, đồng thời rút kim ra ngay[27,28].
1.4.2. Phương pháp đắp parafin
1.4.2.1. Khái niệm trị liệu bằng Parafin
Parafin là tên gọi chung cho nhóm các hydrocacrbon dạng ankan với
phân tử lượng lớn có công thức tổng quát CnH2n+2, trong đó n lớn hơn 20.
Nhiệt nóng trị liệu là một phương thức trị liệu bao gồm nhiệt nông và
nhiệt sâu. Đắp parafin là phương pháp nhiệt trị liệu nông có tác dụng tối đa ở
da và lớp mỡ dưới da được sử dụng phổ biến trong vật lý trị liệu.
Parafin sử dụng trong vật lý trị liệu là hỗn hợp một phần dầu khoáng,
bẩy phần parafin được đun nóng đến 52- 540
C. Dầu khoáng hạ thấp điểm
nóng chảy của parafin và hỗn hợp đó với nhiệt độ đó với nhiệt độ đặc biệt cho
phép parafin có thể được chấp nhận ngay cả với nhiệt độ 47-54,50
C[15].
1.4.2.2. Đặc tính và tác dụng của parafin
- Đặc tính về nhiệt[14,15,31].
+ Parafin có nhiệt dung cao: khi 1g parafin nguội từ 52o
C xuống 45o
C
giải phóng ra (52-45) x 0,7=4,9calo (nhiệt dung riêng của parafin là 0,7), mặt
khác khi 1g parafin chuyển từ thể lỏng(52o
C) sang thể rắn(45o
C) thì giải
24
phóng thêm một lượng nhiệt là 39calo nữa, vì vậy tổng cộng lượng nhiệt mà
1g parafin giải phóng ra là 43,9 calo.
+Parafin dẫn truyền nhiệt độ chậm: khi parafin nóng ở bên ngoài tiếp
xúc trực tiếp với da, lớp ngoài cùng nguội trước đông lại tạo thành một lớp
màng ngăn làm cho nhiệt độ của cả khối parafin giảm rất chậm. Do vậy, đắp
parafin từ 55-560
C lên da vẫn chịu được mà không gây bỏng. Nhờ đặc tính
này mà số lượng nhiệt độ rất lớn được truyền vào cơ thể từ từ. Cảm giác ấm
và xung huyết được kéo dài lâu hơn các dạng nhiệt khác.
+ Nhiệt do parafin cung cấp là nhiệt ẩm: khi ép miếng parafin nóng vào
da sẽ kích thích tăng tiết mồ hôi, nhưng mồ hôi này vẫn còn đọng lại làm cho
da luôn ẩm, mềm mại và tăng tính đàn hồi (các phương pháp nhiệt khác gây
bốc hơi mồ hôi làm cho da khô).
- Parafin không độc: vì là hỗn hợp của các hydrocacbon no nên parafin
không gây ra các tác động hóa học do đó không độc trên da và ít khi gây dị
ứng.
- Parafin sử dụng tiện lợi: miếng parafin đông đặc, mềm dẻo nên có thể
áp sát mọi vùng da lồi lõm, sử dụng tiện lợi cho từng vùng cơ thể. Khi nguội
dần, parafin co lại và ép vào da, mặc dù da tại vị trí đắp parafin xung huyết
nhưng không bị ứ máu.
- Tác dụng của parafin: làm giãn mạch ngoại vi, tăng cường tuần hoàn
cục bộ, làm da mềm mại, giảm đau, giãn cơ, giảm co thắt, tăng ngưỡng kích
thích thần kinh, tăng chuyển hóa, ngừa thoái hóa sợ cơ[31,32].
1.4.2.3. Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định:
+ Giảm đau trong các bệnh lý ở đầu các chi, trong các bệnh lý khớp.
+ Điều trị các bệnh lý viêm bán cấp và viêm mạn tính: Đau thắt lưng,
đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau
cơ…
25
+ Tăng cường tuần hoàn, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ, khớp,
dinh dưỡng tại một vùng nào đó của cơ thể.
+ Co rút cơ, co rút khớp, giảm tầm vận động của khớp.
+ Chống xơ dính cơ khớp.
+ Làm mềm sẹo[15,32,33].
-Chống chỉ định:
+ Các khối u lành và u ác tính.
+ Các ổ viêm cấp, ổ viêm đã hóa mủ.
+ Các vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, vết loét, bệnh ngoài
da.
+ Các vùng lao đang tiến triển.
+ Rối loạn cảm giác.
+ Dị ứng sáp.
+Thận trọng da của người quá già hoặc trẻ con[15,32,33].
1.4.2.4. Cách tiến hành điều trị
- Đun parafin: Thường đun nóng chảy parafin ở nhiệt độ giới hạn
<100o
C. Có thể đun bằng nhiều cách: Dùng nồi điện chuyên dụng luôn duy trì
nhiệt độ ở khoảng 60o
C hoặc đun cách thuỷ miếng parafin, sử dụng tủ sấy
parafin, tủ tuần hoàn parafin.
- Đắp parafin: đổ parafin nóng chảy vào khay 20x30 hoặc 30x40cm ,
độ dày parafin 2-3cm, để cho nguội tự nhiên đến khi miếng parafin đông mềm
đều bên trong không còn lỏng, tách miếng parafin ra khỏi khay, lúc này nhiệt
độ bề mặt của miếng parafin khoảng 45-47o
C, trong ruột khoảng 52-55o
C.
Hoặc sử dụng khay parafin trong tủ tuần hoàn parafin tự động, nhiệt độ của
parafin sau khi tuần hoàn là 45o
C.
- Kỹ thuật đắp parafin: dùng nylon và khăn bọc xung quanh miếng
parafin để giữ nhiệt, sau đó đắp lên vùng bị bệnh. Thời gian điều tị 20- 30
26
phút thì bỏ miếng parafin ra, kiểm tra lại vùng da thấy đỏ đều nhưng không
bỏng rát, có lấm tấm mồ hôi[15,32].
1.4.2.5. Bảo đảm an toàn.
- Dự phòng cháy khi đun parafin.
- Bỏng: bỏng nhẹ ( vùng da mỏng, parafin có nước)
- Dị ứng parafin: có thể xảy ra ngay sau lần điều trị đầu tiên cũng có
khi sau vài lần điều trị. Triệu chứng chính là nổi nốt mẩn ngứa tại chỗ hoặc
toàn thân. Nếu phát hiện dị ứng thì dừng điều trị, xử lý bằng lau khô, xoa bột
tan, hoặc các thuốc chống dị ứng khác[32].
1.5. Tình hình nghiên cứu về điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột
sống cổ trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Blossfeld P (2004) đánh giá điều trị đau cổ mạn tính bừng châm cứu ở
153 bệnh nhân thấy hiệu quả điều trị đạt 68%. Theo dõi sau thời gian dài thấy
49% bệnh nhân duy trì hiệu quả điều trị sau 6 tháng và 40% duy trì sau 1
năm[34].
He D và cộng sự tại khoa Y, Đại học tổng hợp Oslo, Nauy đã nghiên
cứu tác dụng giảm đau cột sống cổ và đau mạn tính của châm cứu ở 24 phụ
nữ làm công việc văn phòng(47 ± 9 tuổi). Kết quả cho thấy châm cứu có tác
dụng giảm đau, giảm các triệu chứng lo lắng, trầm cảm và cải thiện chất
lượng cuộc sống. Theo dõi tiếp tục trong 6 tháng đến 3 năm các tác giả thấy
các triệu chứng này vẫn được cải thiện hơn ở nhóm nghiên cứu so với nhóm
chứng[35].
Quách Xuân Ái(2006) quan sát trên 30 bệnh nhân dùng châm cứu xoa
bóp điều trị triệu chứng hoa mắt chóng mặt do thoái hóa cột sống cổ thấy rằng
33,33% khỏi bệnh, 90% đỡ bệnh[36].
27
Vương Cảnh (2009) nghiên cứu các triệu chứng hẹp động mạch đốt
sống cổ do THCSC gây ra, bao gồm huyễn vựng, buồn nôn, thị lực giảm sút,
tê cánh tay hoặc có cảm giác dị cảm. Từ tháng 9/2005 tới 6/2009 tác giả dùng
châm cứu kết hợp thuốc đông y điều trị 74 bệnh nhân đạt hiệu quả
83,33%[37].
Nakajima và cộng sự (2013) trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâm
sàng của châm cứu đối với bệnh nhân THCSC. Kết quả 90% bệnh nhân tiến
triển tốt, giảm đáng kể VAS và NDI sau 4 tuần điều trị với p < 0,001[38].
Tăng Cảnh Chiêu (2014) nghiên cứu phương pháp điện châm kết hợp
với xoa bóp điều trị hội chứng rễ thần kinh do thoái hóa cột sống cổ cho 90
bệnh nhân, sử dụng các huyệt Giáp tích C4, C5, C6 Phong trì, Đại chùy, Hậu
khê, Hợp cốc, Ngoại quan thấy kết quả tốt 60%, khá 30%[39].
Mã Chúc Cao (2015) nghiên cứu bài thuốc Cát căn thang gia giảm điều
trị 69 bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ thấy khỏi bệnh 45,5%, đỡ bệnh
52,1%[40].
Trương Linh (2015) dùng châm cứu kết hợp bài Hoàng kỳ quế chi ngũ
vật thang điều trị 100 bênh nhân thoái hóa cột sống cổ, thấy khỏi 40,1%, đỡ
bệnh 52%[41].
Zhang S và cộng sự (2018) đã nghiên cứu cơ chế tác dụng của châm cứu
trong điều trị đau vai mạn tính trên 24 bệnh nhân tại khoa Châm cứu - Bệnh
viện Y học cổ truyền Bắc Kinh trực thuộc Đại học Y khoa Capital. Kết quả
cho thấy châm cứu có tác dụng làm giảm cường độ đau và tăng cường chức
năng khớp vai thông qua cơ chế tác dụng của vỏ não trước[42].
Gu và cộng sự (2019) đánh giá hiệu quả của phương pháp châm 7 kim
xuyên huyệt trên bệnh nhân THCSC. 60 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm:
nhóm nghiên cứu châm 7 kim xuyên huyệt kết hợp kéo giãn cột sống cổ,
nhóm chứng châm cứu các huyệt vùng cổ gáy kết hợp kéo giãn. Kết quả 90%
28
nhóm nghiên cứu và 76% nhóm chứng đạt kết quả tốt. Điểm VAS, NDI sau
điều trị sau điều trị cải thiện hơn so với trước điều trị[43].
1.5.1. Tại Việt nam
Nguyễn Hoài Linh( 2016) đánh giá tác dụng của bài thuốc “ Quyên tý
thang” kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ. Hiệu
quả rõ rệt trong giảm đau, điểm VAS trung bình giảm xuống còn 1,17 ± 0,9
điểm, cải thiện tầm vận động cột sống cổ, giảm co cứng cơ, giảm hạn chế sinh
hoạt hàng ngày, điểm NDI giảm xuống còn 3,60 ± 1,99 điểm[44].
Phạm Ngọc Hà (2018) đánh giá tác dụng của bài thuốc “Quyên tý
thang” và điện châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng cổ vai
cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Hiệu quả rõ tệt trong giảm đau từ
5,90 ± 1,38 điểm xuống còn 1,47± 1,36 điểm, cải thiện tầm vận động cột sống
cổ, giảm co cứng cơ, giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày, điểm NDI giảm
xuống còn 5,47± 4,99. Kết quả chung cho thấy: thể can thận hư 60,0% tốt;
30,0% khá, 10% trung bình và thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp là
56,7% tốt; 30,0% khá; 13,3 trung bình[45].
Trịnh Thị Hương Giang( 2019) đáng giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ
vai cánh tay do THCSC bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy
châm Núcleo C.M.P. Kết quả điều trị chung cho thấy tốt 30%; khá 46,7%;
trung bình 20,0%; kém 3,3%[46].
Trần Quốc Hiệp (2019) Đánh giá tác dụng của liệu pháp kinh cân trong
điều tị hội chứng cổ vai tay do THCSC, kết quả điểm VAS giảm còn
1,13 ± 1,04 điểm ở nhóm nghiên cứu và 1,17 ± 1,05 điểm, NDI giảm từ 17,47
± 8,11 điểm xuống còn 7,63 ± 6,26 điểm[47].
Mầu Tiến Dũng (2020) đánh giá kết quả điều trị của điện châm kết hợp
tác động cột sống trên bệnh nhân đau vai gáy do THCSC, kết quả điều trị
chung đạt 60% tốt, 35% khá, 5% trung bình[48].
29
Trần Thanh Phương (2020) đánh giá tác dụng của cát căn thang, điện
châm và vận động không xung lực điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái
hóa cột sống cổ, kết quả tốt 80%, khá 16,7%, trung bình 3,3[49].
Nghiên cứu về parafin trong thực hành lâm sàng
Mặc dù các nghiên cứu về parafin trong điều trị hội chứng cổ vai tay do
THCSC còn hạn chế. Tuy nhiên các nghiên cứu về parafin trong điều trị các
bệnh lý khác cho thấy parafin có tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động
khớp.
Gunnel Sandqvist và cộng sự (2004) nghiên cứu tác dụng của parafin
trên 17 bệnh nhân bị xơ cứng bì hệ thốn. Một bàn tay của bệnh nhân được
điều trị bằng parafin kết hợp tập luyện, một bàn tay chỉ được tập luyện. Kết
quả sau một tháng cho thấy bàn tay được điều trị bằng parafin kết hợp tập
luyện có sự cải thiện đáng kể về chức năng vận động, độ cứng và độ đàn hồi
của da so với bàn tay chỉ được tập luyện[50].
Banu Dilek và cộng sự (2013) “nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp
parafin trong thoái hóa khớp bàn tay” trên 60 bệnh nhân tại khoa vật lý trị liệu
và phục hồi chức năng của trường đại học Dokuz Eylul( Thổ Nhĩ Kỳ). Kết
quả cho thấy liệu pháp này có hiệu quả trong việc giảm đau, duy trì cơ lực và
cải thiện tầm vận động khớp với các bệnh nhân này. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm nghiên cứu với nhóm chứng p < 0,05[51].
Fozia sibtain và cộng sự (2013) nghiên cứu “ Hiệu quả của parafin kết
hợp tập vận động khớp trong phục hồi chức năng bàn tay sau chấn thương”.
Nghiên cứu thực hiện trên 71 bệnh nhân được chia thành hai nhóm, một nhóm
được điều trị bằng parafinkết hợp tạp vận động khớp, một nhóm chỉ được tập
vận động khớp trong 6 tuần. Kết quả cho thấy điều trị bằng parafin kết hợp
tạp vận động khớp làm giảm đau và cải thiện tâm vận động khớp hiệu quả
hơn so với chỉ điều trị tập vận động khớp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng p < 0,05[52].
30
Jing Wang và cộng sự ( 2016) nghiên cứu hiệu quả giảm co cứng ở
bệnh nhân đột quỵ với liệu pháp parafin. Nghiên cứu được tiến hành trên 52
bệnh nhân chia làm 2 nhóm, nhóm thử nghiệm với liệu pháp parafin( n= 27)
và nhóm đối chứng với liệu pháp giả dược ( n=25, trong 4 tuần. Sau điều trị
mức độ co cứng cải thiện đáng kể qua từng thời điểm. Tình trạng liệt giảm
dần theo thời gian ở vai, khủy tay, cổ tay và bàn tay[53].
Đinh Tăng Tuệ , Đỗ Thị Thanh Hiền(2018) đánh giá hiệu quả giảm đau
của điện châm kết hợp đắp parafin trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Tầm
vận động khớp ΔD0-D15 nhóm nghiên cứu 22,33± 7,58 cao hơn nhóm chứng
là 17,76 ± 8,5[54].
Ya Peng Li và cộng sự(2020) đánh giá hiệu quả của parafin làm giảm
độ cứng thị động của cơ bụng và gân Achille. 40 bệnh nhân được chia thành
hai nhóm, nhóm trị liệu được đắp parafin trong vòng 20 phút. Kết quả độ
cứng của cơ và gân giảm đáng kể. Độ cứng thụ động của cơ và gân có tương
quan thuận với mắt cá chân tùa gập bụng 300 gập lưng 100 đối với chân
thuận. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01[55].
Nguyễn Minh Thư (2020) nghiên cứu tác dụng của điện châm kết hợp
đắp parafin trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Sau nghiên
cứu tỷ lệ đạt tốt 83,4%, khá 13,3% trung bình 3,3%. Điểm VAS ở nhóm
nghiên cứu giảm từ 6,07 ± 1,44 điểm xuống 0,57 ± 0,68 điểm; ở nhóm chứng
giảm từ 5,73 ± 1,14 điểm xuống 2,70 ± 1,20 điểm[56].
31
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột
sống cổ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
- Bệnh nhân tỉnh, giao tiếp tốt.
- Bệnh nhân từ 40 đến 59 tuổi không phân biệt giới tính, nghề nghiệp,
được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do THCSC theo hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị bệnh cơ xương khớp của Bộ y tế năm 2016[1].
+ Biểu hiện lâm sàng ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng cột sống: đau
cột sống cổ, điểm đau cạnh cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ.
+ Biểu hiện lâm sàng ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh:
đau dọc theo rễ thần kinh cổ, có 1 trong các dấu hiệu kích thích rễ: bấm
chuông, rối loạn cảm giác dọc theo rễ thần kinh, rối loạn phản xạ gân xương,
rối loạn dinh dưỡng cơ.
+ Chụp X quang cột sống cổ 3 tư thế (thẳng, nghiêng, chếch ¾) có ít
nhất 1 trong 3 hình ảnh của THCSC: gai xương thân đốt, hẹp lỗ tiếp hợp, phì
đại mấu bán nguyệt.
- Người bệnh có điểm VAS ≤ 6.
- BN tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều
trị, không áp dụng các phương pháp điều trị khác trong thời gian nghiên cứu.
2.1.3.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền.
BN có các biểu hiện của chứng tý ở cổ, vai, cánh tay thể can thận hư
kết hợp phong hàn thấp[7,8].
32
Vọng: Vẹo hoặc cứng cổ, quay cổ khó khăn, sắc mặt nhợt. Rêu lưỡi
trắng mỏng hoặc vàng mỏng, chất lưỡi bình thường hoặc nhợt bệu.
Văn: Tiếng nói hơi thở bình thường.
Vấn: Đau vùng cổ gáy có thể lan lên đầu vùng chẩm hoặc lan xuống
vai và tay, tay có cảm giác nặng và tê bì. Đau tăng khi gặp thời tiết lạnh ẩm,
chườm ấm dễ chịu. Đau tăng khi vận động thay đổi tư thế. Kèm lưng gối đau
mỏi, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, tiểu tiện nhiều lần, thích ăn nóng, uống
nước ấm.
Thiết: Có điểm đau cạnh sống, vận động cổ thụ động đau tăng. Mạch
trầm tế.
2.1.4.Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- BN được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay không do THCSC như: các
chấn thương cột sống cổ, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm cột sống dính
khớp, bệnh lý của tổ chức phần mềm trong ống tuỷ, thoát vị đĩa đệm cột sống
cổ.
BN hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ có hội chứng chèn ép
tủy: yếu liệt chi trên, phù hoặc teo cơ chi trên, mất cảm giác...
- BN có các bệnh ngoài da, viêm loét vùng cổ vai gáy.
- Loãng xương nặng.
- Thiểu năng động mạch sống nền, xơ vữa động mạch cổ, não.
- BN có chỉ định can thiệp phẫu thuật.
- BN mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, lao, ung thư, suy gan, suy
thận, suy giảm trí tuệ…
- Các bệnh viêm nhiễm cấp tính như viêm phổi, nhiễm trùng huyết…
- BN không tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị.
33
2.1.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa
Bình.
Thời gian: Từ tháng 4/2021 đến tháng 11/2021.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp can thiệp lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng.
2.2.2. Cách chọn mẫu - cỡ mẫu :
Chọn cỡ mẫu thuận tiện gồm 70 bệnh nhân chia làm 2 nhóm: Nhóm
chứng và nhóm nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu (NNC) 35 bệnh nhân: Điều trị bằng phương pháp
điện châm kết hợp đắp parafin.
Nhóm chứng (NC) 35 bệnh nhân: Điều trị bằng điện châm.
2.2.3. Chất liệu nghiên cứu
- Công thức huyệt trong nghiên cứu được lựa chọn theo: Quy trình
khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu (Phụ lục 2)[57].
CÁC HUYỆT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
Tên huyệt Đường kinh Vị trí Cách châm
Giáp tích
(C4-C7)
Huyệt ngoài
đường kinh
Từ mỏm gai đốt sống ngang ra
0,5 thốn
Châm thẳng
0,3- 0,5 thốn
Phong trì
XI.20
Túc thiếu dương
Đởm
Từ giữa xương chẩm (C1) đo
ngang ra 2 thốn, huyệt ở chỗ
trũng phía ngoài cơ thang, phía
trong cơ ức đòn chũm.
Hướng mũi
kim về nhãn
cầu đối diện
0,5– 0.8 thốn
34
Kiên tỉnh
XI.21
Túc thiếu dương
Đởm
Huyệt ở giữa con đường từ C7-
D1 đến mỏm cùng vai.
Châm thẳng
0,5 thốn
Kiên ngung
II.15
Thủ dương
minh Đại trường
Hõm dưới mỏm cùng vai đòn,
nơi bắt đầu của cơ delta.
Châm thẳng
0,5 – 1 thốn
Khúc Trì
II.11
Thủ dương
minh Đại trường
Huyệt ở đầu nếp gấp khuỷu,
nơi bám của cơ ngửa dài.
Châm thẳng
0,5 – 1 thốn
Hợp cốc
II.4
Thủ dương
minh Đại trường
Ở kẽ xương đốt bàn tay 1 và 2,
về phía xương đốt bàn 2.
Châm thẳng
0,5 – 0,8
thốn
Ngoại quan
X.5
Thủ thiếu dương
Tam tiêu
Từ chính giữa cổ tay đo lên 2
thốn về phía mu tay, giữa
xương quay và xương trụ
Châm thẳng
0,5 – 0,8
thốn
Đại chùy
XIII.14
Mạch Đốc Giữa liên đốt sống C7 – D1
Châm chếch
0,5 thốn
Đại trữ
VII.11
Túc thái dương
Bàng quang
Từ giữa khe D1 – D2 đo ngang
ra 1,5 thốn.
Châm chếch
0,5 thốn
Can du
VII.18
Túc thái dương
Bàng quang
Từ giữa khe D9 – D10 đo
ngang ra 1,5 thốn
Châm chếch
0,5 thốn
Thận du
VII.23
Túc thái dương
Bàng quang
Từ giữa khe L2 – L3 đo ngang
ra 1,5 thốn.
Châm thẳng
0.5 – 1 thốn
+ Châm tả các huyệt: Phong trì, Đại chùy, Giáp tích C4-C7, Kiên tỉnh,
Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc.
+ Châm bổ: Can du, Thận du.
- Phác đồ điều trị đắp parafin: Được lựa chọn theo quy trình “Hưỡng
dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”của Bộ Y tế [58].
35
QUY TRÌNH SỐ 16: ĐIỀU TRỊ BẰNG PARAFIN
Là phương pháp điều trị truyền nhiệt trực tiếp bằng Parafin nóng.
Parafin sử dụng trong y học phải trung tính, không lẫn hóa chất khác, độ nóng
chảy 55-60 độC
+ Chỉ định:
Giảm đau giãn cơ
Viêm mạn tính
Giãn mạch ngoại vi, tăng tuần hoàn cục bộ
+ Chống chỉ định:
Chấn thương cấp, nhiễm trùng cấp
Đang truyền máu, đe dọa chảy máu
Sốt cao, quá suy kiệt
Di ứng với parafin, bệnh ngoài da
Mất cảm giác
+ Chuẩn bị:
Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật
viện vật lý trị liệu
Vật liệu: Parafin, Nồi nấu parafin, Khay đựng
Các phụ kiện khác (khăn, nilon, nhiệt kế, chổi quét)
Giường hoặc ghế ngồi
Người bệnh: Giải thích để người bệnh yên tâm
Tư thế người bệnh thoải mái, phù hợp
Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị chuyên khoa
+ Các bước tiến hành:
Đun parafin nóng chảy đổ vào khay, ủ nóng để đắp theo quy định
Bộc lộ vùng điều trị kiểm tra da, đặt miếng parafin phủ nilon, đắp khăn
ủ và cố định bằng.
36
Kỹ thuật quét hoặc nhúng parafin nóng chảy cho các vùng theo chỉ định
nhiều lần đến khi lớp parafin bọc ngoài dày 1 hoặc 2 mm theo chỉ đinh và
quấn ủ khăn:
Thời gian theo chỉ định
Kết thúc điều trị: gỡ parafin kiểm tra lau khô, dặn dò người bệnh, ghi phiếu
điều trị
+ Theo dõi:
Cảm giác và phản ứng người bệnh
Sau điều trị dị ứng mẩn ngứa
+ Tai biến và xử trí:
Bỏng nhẹ (vùng da mỏng, trong parafin có nước): xử trí theo phác đồ
Dị ứng với parafin: ngừng điều trị, xử trí theo phác đồ, kiểm tra parafin
(có lẫn hóa chất không) cần làm sạch tuân theo quy định.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu:
Máy điện châm:
- Máy điện châm Model 04 – 05 JH của công ty đầu tư phát triển và
xây lắp K&N Hà Nội, sản xuất năm 2016. Máy gồm hai kênh tần số: K1 phát
dạng xung đa hài, K2 phát dạng xung blocking được sử dụng cả phần âm và
dương, trên cơ sở phối hợp kỹ thuật bổ tả trong châm cứu.
Hình 2.1. Hình ảnh máy điện châm
37
- Thông số kỹ thuật chính:
+ Kênh bổ
Dạng xung: Blocking
Dải tần số xung: 1Hz - 4 Hz (30 xung/p - 240 xung/p)
Biên độ xung: Vpp = 0 - 120V + 10%
+ Kênh tả
Dạng xung: Đa hài
Dải tần số xung: >5 Hz (> 300 xung/p)
Biên độ xung: Vpp = 0 - 140V + 10%
+ Nguồn: 6V (4 pin đại x 1.5V)
- Công dụng:
Dùng để kích thích các huyệt.
Châm tê trong phẫu thuật, châm giảm đau
Điều trị hỗ trợ cai nghiện và massage bằng xung điện.
Máy được sử dụng thuận tiện trong lĩnh vực châm cứu: Thể châm, điện
châm và nhĩ châm.
Tủ tuần hoàn parafin
Hình 2.2. Hình ảnh tủ tuần hoàn parafin, khay parafin
38
Tủ tuần hoàn parafin Model: MD – 25TSP, xuất xứ Việt nam của công
ty Sơn Phát JSC, sản xuất năm 2018.
Thông số kỹ thật chính:
Chất liệu inox 304
Nhiệt độ sấy 100
C - 1000
C.
Thời gian sấy: từ 0-6h.
Nguyên lý sấy: Thông gió tuần hoàn bằng quạt ly tâm chịu nhiệt( quạt
đối lưu).
Số lượng khay nến: 60 khay
Công suất: 2-4KW
Điện áp sử dụng: 220V - 50Hz hoặc 380V. Tự động điều khiển cấp
nguồn điện và ngắt nguồn theo hẹn giờ cài đặt sẵn.
- Parafin, khay đựng parafin cao 4cm x rộng 23cm x dài 32cm, nylon
bọc, khăn bông.
Các dụng cụ, phương tiện khác:
Kim châm cứu làm bằng thép không gỉ, đầu nhọn, dài 5cm, đường kính
0.25 – 400 mm, Kim châm cứu Đông Á.
Pince vô khuẩn.
Bông, ống nghiệm đựng kim vô khuẩn.
Cồn 70o
.
Bệnh án nghiên cứu được xây dựng theo một mẫu thống nhất( phụ lục
số 1)
Thước đo điểm đau VAS (Visual analogue scale)(phụ lục số3).
Thước đo: Mức độ đau của bệnh nhân được đánh giá theo thang điểm
VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo của hãng Astra - Zeneca.
Thang điểm đánh giá mức độ đau VAS là một thước có hai mặt:
Một mặt: Chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm, trong đó mức
độ đau tăng dần từ 0 cho đến 10 điểm, 10 điểm là đau nhất.
39
Một mặt: Có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức độ đau
tăng dần.
Chọn số từ 0 đến 10 phù hợp với mức độ đau của bác/ cô/ chú…
Hình 2.3. Thước đo độ đau VAS
- Hình tượng thứ nhất (tương ứng 0 điểm): Bệnh nhân không cảm thấy
bất kỳ một đau đớn khó chịu nào.
- Hình tượng thứ 2 (tương ứng 1 – 2,5 điểm): Bệnh nhân thấy hơi đau,
khó chịu, không mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường.
- Hình tượng thứ 3 (tương ứng > 2,5 – 5 điểm): Bệnh nhân đau khó
chịu, mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, không dám cử động hoặc kêu rên.
- Hình tượng thứ 4 (tương ứng > 5 –7,5 điểm): Đau nhiều, đau liên tục,
không thể vận động, luôn kêu rên.
- Hình tượng thứ 5 (tương ứng > 7,5 điểm): Đau liên tục, toát mồ hôi,
có thể choáng ngất.
40
Thước đo tầm vận động cột sống cổ (phụ lục số 4).
Hình 2.4. Thước đo tầm vận động cột sống cổ
Đo độ gấp duỗi: Người đo đứng phía bên bệnh nhân, hai cành cổ thước
đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất ( đứng hay ngồi) ,
bệnh nhân cúi ngửa cổ lần lượt, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động
theo hướng đi của đỉnh đầu. Bình thường gấp có thể chạm vào ngực, duỗi đến
mức ngang ụ chẩm.
Đo độ nghiêng bên: Người đo đứng ở phía sau bệnh nhân, gốc thước
đặt ở mỏ gai C7, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di
động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định
nằm ngang và cành di động nằm theo hướng đường nối từ điểm gốc C7 đến
đỉnh đầu bệnh nhân.
Đo cử động xoay: Nguời đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm
của đường nối đỉnh của vành tai hai bên cắt đường giữa thân, hai cành của
thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Bệnh nhân xoay
đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh của
mũi trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ.
Bộ câu hỏi đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày NDI (phụ lục số5)
41
- Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do THCSC, đáp ứng
các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân được lựa chọn vào đối tượng nghiên cứu.
- Đánh giá các triệu chứng lâm sàng trước điều trị (thời điểm D0)
- Cận lâm sàng: Chụp X – quang cột sống cổ 3 tư thế thẳng, nghiêng,
chếch ¾; xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng sau 1 giờ và 2 giờ.
- Thực hiện phương pháp điều trị với từng nhóm :
+ Nhóm nghiên cứu: Điện châm kết hợp đắp parafin.
+ Nhóm chứng: Điều trị bằng điện châm .
- Liệu trình điều trị: 20 ngày, đánh giá lại sau 10 ngày và 20 ngày
- Đánh giá kết quả điều trị chung.
Sơ đồ thiết kế nghiên cứu:
BN được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do THCSC
(n=70)
NHÓM I
(Nhóm chứng) n=35
Điệnchâm
NHÓM II
(Nhóm nghiên cứu) n=35
Điện châm, đắp paraffin.
SO SÁNH
Đánh giá D0, D10, D20
KẾT LUẬN
42
2.4. Phương pháp tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2021 đến tháng 11/2021.
- Số lượng bệnh nhân: 70 bệnh nhân
- Bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng
Quy trình điều trị:
Chuẩn bị bệnh nhân:
Bệnh nhân ở tư thế thoải mái, bộc lộ vùng bị bệnh, da khô, sạch sẽ.
Tiếp xúc giải thích động viên về quá trình điều trị, nói rõ cảm giác
nóng ấm khi điều trị.
Chuẩn bị dụng cụ:
+ Khay đựng parafin
+ Máy tuần hoàn parafin
+ Nylon, khăn bông.
+ Máy châm cứu, kim châm cứu, pince vô khuẩn, bông, cồn 700
- Liệu trình thực hiện thủ thuật: Đắp parafin 30 phút/ lần x 1 lần / ngày
x 7 ngày/tuần x 20 ngày. Điện châm 30 phút/ lần x 1 lần/ ngày x 7 ngày/ tuần
x 20 ngày.
Thủ thuật 1: Thực hiện kỹ thuật điện châm
Bước 1: Xác định huyệt đạo và sát trùng da vùng huyệt, chọn kim có độ
dài tùy thuộc độ dày của cơ vùng châm.
Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
Thì 1: Tay trái dùng ngón cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; tay
phải châm kinh nhanh qua da vùng huyệt.
Thì 2: đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, đi theo hướng đã được xác định,
kích thích kim cho đến khi đạt “đắc khí”
43
Bước 3: Kích thích huyệt bằng máy điện châm. Nối cặp dây của máy
điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ tả của máy điện châm.
Cường độ nâng theo mức chịu đựng của bệnh nhân.
- Áp dụng phương pháp điều trị với từng nhóm:
Nhóm nghiên cứu: Đắp parraffin + Điện châm.
Nhóm đối chứng: Điện châm.
Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và các tác dụng không mong muốn
trong thời gian điều trị.
Thủ thuật 2: Thực hiện kỹ thuật đắp parafin
Bước 1: Tách miếng parafin ra khỏi khay, bọc bằng miếng nylon rồi
phủ khăn ra ngoài để giữ nhiệt.
Bước 2: Cho bệnh nhân nằm sấp, bộc lộ vùng cổ vai , đắp miếng
parafin lên da vùng cổ vai cánh tay.
Bước 3: Sau 30 phút, kết thúc điều trị, gỡ miếng parafin, kiểm tra, lau
khô.
Bệnh nhân nghỉ ngơi 5- 10 phút, sau đó thực hiện kỹ thuật thể châm.
2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
Các bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi và ghi chép theo một mẫu
bệnh án thống nhất.
2.5.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi: Phân thành các nhóm tuổi: 40-49 tuổi, 50-59 tuổi.
- Giới tính: nam, nữ.
- Nghề nghiệp: Lao động chân tay, lao động trí óc.
- Thời gian đau trước điều trị: < 3 tháng, 3-6 tháng.
- Cận lâm sàng : X-quang cột sống cổ
44
2.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi trước - sau điều trị
- Mức độ đau đánh giá theo thang điểm VAS.
- Mức độ cải thiện hội chứng rễ.
- Mức độ cải thiện tầm vận động (TVĐ) cột sống cổ (6 động tác).
- Mức độ cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm
NDI.
- Sự thay đổi các triệu chứng Y học cổ truyền sau điều trị.
- Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị (gồm các tác
dụng không mong muốn của điện châm, đắp parafin đối với BN)
2.6. Tiêu chí đánh giá kết quả
2.6.1. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS
Mức độ đau chủ quan của BN được lượng giá bằng thang VAS (Visual
Analog Scale) là thang điểm đánh giá cường độ đau bằng trực quan (phụ lục
3). Mức độ đau theo thang VAS được chia thành 4 mức và quy đổi ra các mức
điểm như sau.
Bảng 2.1:Bảng quy ước đánh giá mức độ đau
Điểm VAS Mức độ Điểm ngiên cứu
0 = VAS ≤ 1 Không đau 0 điểm
1 < VAS ≤ 3 Đau nhẹ 1 điểm
4 ≤ VAS ≤ 6 Đau vừa 2 điểm
7 ≤ VAS ≤ 10 Đau nặng 3 điểm
2.6.2.Đánh giá mức độ cải thiện hội chứng rễ
Hội chứng rễ thần kinh được theo dõi bằng các triệu chứng đau âm ỉ
tăng từng cơn, từ vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay,
bang tay; rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ; hoặc có các dấu hiệu tổn
45
thương rễ thần kinh khi làm các nghiệm pháp Spurling, nghiệm pháp dạng
vai, nghiệm pháp kéo giãn cổ, dấu hiệu bâm chuông.
Bảng 2.4. Đánh giá hội chứng rễ
Không có triệu chứng của hội chứng rễ 0 điểm
Có ít nhất một triệu chứng của hội chứng rễ 1 điểm
2.6.3. Đánh giá mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ
Tầm vận động của cột sống cổ:
Phương pháp đo TVĐ cột sống cổ dựa trên phương pháp đo TVĐ khớp
do Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra năm 1965[33].
Phương pháp này quy định mọi cử động khớp đều được đo từ vị trí khởi đầu
Zero, trong đó vị trí Zero là tư thế thẳng của người được khám, gồm đầu
thẳng, mắt nhìn ra phía trước, hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn
chân song song với nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau. Vị trí giải
phẫu duỗi của chi và thân thể được quy ước là 0º.
TVĐ khớp được đo chủ động hoặc thụ động. Vận động chủ động là
chuyển động khớp của BN qua TVĐ góc quy định của khớp. Vận động thụ
động là chuyển động khớp của người khám qua TVĐ quy định của khớp.
TVĐ khớp được đo bằng thước có gốc là mặt phẳng hình tròn, chia độ
từ 0º - 360º, một cành di động và một cành cố định, dài 30cm. BN được ngồi
thẳng, tựa lưng ngang vai, khớp gối và háng gập vuông góc, hai bàn chân đặt
trên sàn nhà, hai tay xuôi khép dọc thân người. TVĐ của cột sống cổ được đo
ở các động tác gấp duỗi (cúi ngửa), nghiêng bên và quay.
Đo độ gấp duỗi: người đo đứng phía bên BN, hai cành của thước đi qua
đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay ngồi), lần lượt
cúi ngửa cổ, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng đi của
46
đỉnh đầu. Bình thường gấp có thể đạt đến cằm chạm vào ngực, duỗi đến mức
ụ chẩm nằm ngang.
Đo độ nghiêng bên: người đo đứng phía sau BN, gốc thước đặt ở mỏm
gai C7, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùng
với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định và cành di
động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc C7 đến đỉnh đầu BN.
Đo cử động quay: người đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm
của đường nối đỉnh vành tai hai bên cắt giữa thân. Hai cành của thước chập
lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Khi BN xoay đầu lần lượt
sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trong khi
cành cố định ở lại vị trí cũ.
Mức độ chính xác và yếu tố ảnh hưởng phụ thuộc vào trình độ và sự
thận trọng của người đo, hiểu biết và sự hợp tác của đối tượng.
Bảng các giá trị TVĐ bình thường của các động tác cột sống cổ được
trình bày trong bảng 2.2. Điểm vận động của một động tác bằng 0 khi TVĐ
trong giới hạn bình thường, hạn chế từ 1 – 5 được tính 1 điểm, hạn chế 6 – 10
được tính 2 điểm, hạn chế 11 – 15 được tính 3 điểm, trên 15 được tính 4 điểm.
Cách cho điểm chi tiết của từng động tác trong nghiên cứu được trình bày
trong bảng 2.2 và 2.3. Điểm TVĐ chung được tính bằng tổng các điểm vận
động cả 6 động tác cúi, ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải, quay trái, quay phải.
Đánh giá mức độ hạn chế tầm vận động của từng nhóm và so sánh hai
nhóm ở các thời điểm lúc vào viện, sau 10 ngày và sau 20 ngày điều trị.
47
Bảng 2.2. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý
TVĐ
Động tác
Bình
thường
Bệnh lý
Điểm 0 1 2 3 4
Cúi 45º – 55º 40º – 44º 35º - 39º 30º – 34º < 30º
Ngửa 60º – 70º 55º – 59º 50º – 54º 45º – 49º < 45º
Nghiêng phải 40º – 50º 35º – 39º 30º – 34º 25º – 29º < 25º
Nghiêng trái 40º – 50º 35º – 39º 30º – 34º 25º – 29º < 25º
Quay phải 60º – 70º 55º – 59º 50º – 54º 45º – 49º < 45º
Quay trái 60º – 70º 55º - 59º 50º – 54º 45º – 49º < 45º
Đánh giá chung về tầm vận động CSC tại các thời điểm D0, D10, D20 là
tổng số điểm của 6 tư thế vận động (cúi, ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải,
quay trái, quay phải) được phân chia thành 4 mức độ và quy đổi ra các mức
điểm nghiên cứu như sau:
Bảng 2.3. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ
Mức độ
Điểm tầm vận động
chung
Điểm nghiên cứu
Không hạn chế 0 điểm 0 điểm
Hạn chế ít 1 – 6 điểm 1 điểm
Hạn chế vừa 7 – 12 điểm 2 điểm
Hạn chế nhiều 13 – 18 điểm 3 điểm
Hạn chế rất nhiều 19 – 24 điểm 4 điểm
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.

More Related Content

What's hot

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...hanhha12
 
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfMan_Ebook
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến nước ao nuôi tôm - Gửi miễn phí...
Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến nước ao nuôi tôm - Gửi miễn phí...Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến nước ao nuôi tôm - Gửi miễn phí...
Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến nước ao nuôi tôm - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Tiếp cận công nghệ sạch, nghiên cứu xử lý, tái chế bùn thải sinh học ...
Đề tài: Tiếp cận công nghệ sạch, nghiên cứu xử lý, tái chế bùn thải sinh học ...Đề tài: Tiếp cận công nghệ sạch, nghiên cứu xử lý, tái chế bùn thải sinh học ...
Đề tài: Tiếp cận công nghệ sạch, nghiên cứu xử lý, tái chế bùn thải sinh học ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...nataliej4
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
 
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.
 
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
 
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằmĐề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
 
Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8
 
Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến nước ao nuôi tôm - Gửi miễn phí...
Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến nước ao nuôi tôm - Gửi miễn phí...Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến nước ao nuôi tôm - Gửi miễn phí...
Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến nước ao nuôi tôm - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng ThápĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
 
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đLuận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
 
Đề tài: Tiếp cận công nghệ sạch, nghiên cứu xử lý, tái chế bùn thải sinh học ...
Đề tài: Tiếp cận công nghệ sạch, nghiên cứu xử lý, tái chế bùn thải sinh học ...Đề tài: Tiếp cận công nghệ sạch, nghiên cứu xử lý, tái chế bùn thải sinh học ...
Đề tài: Tiếp cận công nghệ sạch, nghiên cứu xử lý, tái chế bùn thải sinh học ...
 
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừngTác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ si...
 
Dự án Bệnh viện Đa khoa - Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông tỉnh Bạc Liêu - 0918...
Dự án Bệnh viện Đa khoa - Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông tỉnh Bạc Liêu - 0918...Dự án Bệnh viện Đa khoa - Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông tỉnh Bạc Liêu - 0918...
Dự án Bệnh viện Đa khoa - Nghỉ dưỡng Quốc tế Phương Đông tỉnh Bạc Liêu - 0918...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhómLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
 

Similar to Luận văn thạc sĩ y học.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thánghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn thạc sĩ y học. (20)

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
 
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
 
Luận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAYLuận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAY
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc MônĐánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
 
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc MônSự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Luận văn thạc sĩ y học.

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LAN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP ĐẮP PARAFIN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LAN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP ĐẮP PARAFIN Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 8720115 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ THƯỜNG SƠN 2. TS. PHẠM THANH TÙNG HÀ NỘI - 2022
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Phòng đào tạo sau đại học, các Phòng ban, Bộ môn của học viện, là nơi trực tiếp đào tạo và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Vũ Thường Sơn, TS. Phạm Thanh Tùng, người đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn đến Hội đồng đề cương, Hội đồng đạo đức đã đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, cùng toàn thể các cán bộ nhân viên Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình , đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và tập thể lớp cao học 12 niên khoá 2019-2021 chuyên ngành Y học cổ truyền đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn này. Luận văn hoàn thành có nhiều tâm huyết của người viết, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! fgfgg Học viên Nguyễn Thị Lan
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Lan, học viên cao học khoá 12 Học viện Y dược Học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Thường Sơn và TS.Phạm Thanh Tùng. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Lan
  • 5. MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Tổng quan hội chứng cổ vai tay theo Y học hiện đại................................ 3 1.1.1. Định nghĩa............................................................................................ 3 1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ .................. 3 1.1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh...................................................... 7 1.1.3. Nguyên nhân gây hội chứng hội chứng cổ vai tay................................. 8 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ................................................. 9 1.1.5. Chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ.................. 12 1.1.6. Điều trị hội chứng cổ vai tay.............................................................. 13 1.1.7.Phòng bệnh.......................................................................................... 15 1.2. Quan niệm về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ theo Y học Cổ truyền. .................................................................................................... 15 1.2.1. Bệnh danh .......................................................................................... 15 1.2.2. Nguyên nhân và phân thể .................................................................. 15 1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị................................................................ 16 1.4. Tổng quan phương pháp nghiên cứu...................................................... 18 1.4.1. Điện châm .......................................................................................... 18 1.4.2. Phương pháp đắp parafin.................................................................. 23 1.5. Tình hình nghiên cứu về điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ trên thế giới và Việt Nam ................................................................ 26 1.5.1. Trên thế giới ....................................................................................... 26 1.5.1. Tại Việt nam....................................................................................... 28 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 31
  • 6. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại ................................. 31 2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền............................... 31 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân............................................................. 32 2.1.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu........................................................... 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 33 2.2.2. Cách chọn mẫu - cỡ mẫu : .................................................................. 33 2.2.3. Chất liệu nghiên cứu........................................................................... 33 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu:..................................................................... 36 2.4. Phương pháp tiến hành ......................................................................... 42 2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu.......................................................... 43 2.6. Tiêu chí đánh giá kết quả....................................................................... 44 2.6.1. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ............................. 44 2.6.2. Đánh giá mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ ......................... 44 2.6.3. Đánh giá mức độ cải thiện hội chứng rễ.............................................. 45 2.6.4. Đánh giá mức độ cải thiện hạn chế sinh hoạt hàng ngày theo bộ câu hỏi Neck Disability Index (NDI)........................................................................ 48 2.7. Đánh giá hiệu quả chung ....................................................................... 48 2.8. Đánh giá sự thay đổi các triệu chứng YHCT trước sau điều trị.............. 50 2.9.Theo dõi các tác dụng không mong muốn .............................................. 50 2.10. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 50 2.9. Đạo đức nghiên cứu............................................................................... 51 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 52 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................ 52 3.1.1. Đặc điểm về tuổi ................................................................................ 52 3.1.2. Đặc điểm về giới ................................................................................ 53 3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp ................................................................... 53 3.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh trước điều trị ................................... 54
  • 7. 3.1.5. Đặc điểm tổn thương cột sống trên phim X –quang............................ 55 3.2. Kết quả điều trị...................................................................................... 56 3.2.1. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ............................. 56 3.2.2. Hội chứng rễ sau điều trị .................................................................... 59 3.2.3. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ...................................... 60 3.2.4. Kết quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày............................... 62 3.2.5. Sự thay đổi các triệu chứng Y học cổ truyền sau điều trị .................... 65 3.2.6. Kết quả điều trị chung ........................................................................ 66 3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị. ........................ 67 Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 68 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ..................................................... 68 4.1.1. Tuổi.................................................................................................... 68 4.1.2. Giới .................................................................................................... 69 4.1.3. Nghề nghiệp ....................................................................................... 70 4.1.4. Thời gian mắc bệnh ........................................................................... 71 4.1.5. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X-quang. ............................ 71 4.2. Kết quả điều trị...................................................................................... 72 4.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ........................................... 72 4.2.2. Tác dụng cải thiện hội chứng rễ.......................................................... 75 4.2.3. Tác dụng cải thiện tầm vận động cột sống cổ...................................... 76 4.2.4. Tác dụng cải thiện những hạn chế sinh hoạt hàng ngày ...................... 78 4.3. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng của thể YHCT sau điều trị........... 80 4.4. Kết quả điều trị chung. .......................................................................... 82 4.5. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên lâm sàng. .. 84 KẾT LUẬN.................................................................................................. 85 1. Đặc điểm người bệnh hội chứng cổ vai tay do THCSC . .......................... 85 2. Phương pháp điện châm kết hợp đắp parafin có tác dụng giảm đau, cải thiện tầm vận động cột sống cổ, giảm hội chứng rễ thần kinh, cải thiện hạn
  • 8. chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày. .............................................................. 85 KIẾN NGHỊ................................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân CLS Cận lâm sàng MRI Magnetic Resonance Imaging (hình ảnh cộng hưởng từ) NDI Neck Disability Index (Bộ câu hỏi NDI đánh giá hạn chế sinh hoạt hàng ngày do đau cổ) D0 Trước điều trị D10 Sau điều trị 10 ngày D20 Sau điều trị 20 ngày THCSC Thoái hoá cột sống cổ TVĐ Tầm vận động TVĐĐ Thoát vị đĩa đệm VAS Visual Analogue Scale (thang điểm đánh giá mức độ đau VAS) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại
  • 10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng quy ước đánh giá mức độ đau ............................................. 44 Bảng 2.2. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý ............................... 46 Bảng 2.3. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ................................... 47 Bảng 2.4. Đánh giá hội chứng rễ .................................................................. 45 Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày............................. 48 Bảng 2.6. Đánh giá các triệu chứng thể phong hàn thấp kèm can thận hư..... 50 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ........................................... 53 Bảng 3.2. Đặc điểm hình ảnh tổn thương cột sống cổ trên phim X –quang... 55 Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị.................................................................................................... 56 Bảng 3.4. Mức độ cải thiện hội chứng rễ...................................................... 59 Bảng 3.5. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ trước và sau điều trị... 60 Bảng 3.6. Mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày trước và sau điều trị theo bộ câu hỏi NDI.................................................................................................. 62 Bảng 3.7. Sự thay đổi các triệu chứng Y học cổ truyền trước và sau điều trị 65
  • 11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi........................................... 52 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới .................................................... 53 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh trước điều trị ....... 54 Biểu đồ 3.4. Điểm cải thiện mức độ đau theo điểm VAS tại các thời điểm ... 57 Biểu đồ 3.5. Điểm điểm chênh VAS tại các thời điểm .................................. 58 Biểu đồ 3.6. Biều đồ điểm hạn chế TVĐ cột sống cổ qua từng thời điểm..... 61 Biểu đồ 3.7. Điểm trung bình bộ câu hỏi NDI ở các thời điểm. ................... 63 Biểu đồ 3.8. Điểm chênh chức năng sinh hoạt hàng ngày qua các thời điểm điều trị.......................................................................................................... 64 Biểu đồ 3.9. Kết quả điều trị chung sau điều trị............................................ 66
  • 12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Các đốt sống cổ................................................................................3 Hình 1.2 Hình ảnh cột sống cổ trên phim X quang thẳng nghiêng.................4 Hình 1.3 Hình ảnh các lỗ tiếp hợp trên phim X quang tư thế chếch 3/4.........5 Hình 1.4 Các động tác vận động của cột sống cổ............................................7 Hình 1.5 Hình ảnh phì đại mấu bán nguyệt trên phim chụp cổ thẳng............11 Hình 1.6 Hình ảnh gai xương ở tư thế chụp cột sống cổ nghiêng..................11 Hình 1.7 Hình ảnh méo và hẹp lỗ tiếp hợp C4 - C5.......................................12 Hình 2.1 Hình ảnh máy điện châm.................................................................36 Hình 2.2 Hình ảnh tủ tuần hoàn parafin, khay parafin ...............................37 Hình 2.3 Thước đo độ VAS............................................................................39 Hình 2.4 Thước đo tầm vận động đốt sống cổ...............................................40
  • 13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng cổ vai tay bao gồm nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/ hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm[1]. Biểu hiện lâm sàng là đau và rối loạn cảm giác và/ hoặc vận động vùng cổ vai cánh tay tương ứng với rễ thần kinh bị ảnh hưởng[2,3].Tại Việt nam hội chứng cổ vai tay chiếm tỷ lệ từ 70-80% trong các bệnh lý thoái hóa cột sống cổ[4]. Hiện nay, hội chứng cổ vai tay không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà còn hay gặp trong độ tuổi lao động, liên quan đến tư thế lao động nghề nghiệp như ngồi làm việc phải cúi cổ lâu hoặc động tác đơn điệu lặp đi lặp lại nhiều lần của cổ và tay đòi hỏi sự chịu đựng và thích nghi của cột sống cổ. Các cơn đau nhức, tê bì kéo dài vùng cổ vai tay là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoặc mất hiệu quả công việc và khả năng lao động ở người trưởng thành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy việc điều trị bệnh lý này ngày càng thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của các thầy thuốc[5,6]. Theo y học cổ truyền, hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ được xếp vào phạm vi chứng Tý. Tý có nghĩa là bế tắc, không thông. Chứng tý là chứng kinh mạch bị ngoại tà xâm nhập làm bế tắc dẫn đến khí huyết vận hành trở ngại, bì phu cân cốt nhục khớp xương đau tức ê ẩm tê bì, nặng thì khớp sưng lên, co duỗi khó khăn[7,8]. Điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ có nhiều phương pháp nhằm làm giảm triệu chứng do bệnh gây ra. Y học hiện đại dùng các nhóm thuốc điều trị triệu chứng: giảm đau, chống viêm không steroid, giãn cơ,…kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng như: điện xung, nhiệt trị liệu, sóng ngắn, siêu âm điều trị…[9,10]. Bên cạnh đó y học cổ truyền sử dụng các biện pháp dùng thuốc và/ hoặc không dùng thuốc
  • 14. 2 để điều trị cho bệnh nhân như: điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc thang[8,11]… Điện châm là phương pháp dùng dòng xung điện tác động lên các huyệt qua các kim châm, châm là dùng kim châm vào huyệt để kích thích sự phản ứng của cơ thể nhằm gây được tác dụng điều khí, làm thông kinh mạch, tạo nên trạng thái cân bằng âm dương, phục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ trạng thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động bình thường để đạt được mục đích phòng bệnh và chữa bệnh[12,13]. Parafin là phương pháp nhiệt nóng trị liệu, được sử dụng trong vật lý trị liệu để điều trị một số bệnh lý cơ xương khớp. Đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả, nhờ các phản ứng vận mạch do nhiệt nóng gây ra có tác dụng giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm giảm co thắt, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ. Hơn nữa nhiệt do parafin cung cấp là nhiệt ẩm nên làm cho da luôn ẩm, mềm mại, tăng tính đàn hồi, có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp điều trị nhiệt nóng khác[14,15]. Với mong muốn tối ưu hóa hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng không mong muốn cho người bệnh mắc hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ, chúng tôi áp dụng phương pháp điều trị điện châm kết hợp đắp parafin. Để đánh giá kết quả điều trị một cách khoa học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá kết quả điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm kết hợp đắp parafin” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng người bệnh hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ. 2. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm kết hợp đắp parafin.
  • 15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan hội chứng cổ vai tay theo Y học hiện đại 1.1.1. Định nghĩa Hội chứng cổ vai tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng[1,3]. Thoái hoá cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/ hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hoá sụn khớp và đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hoá ở bất kỳ đoạn nào tuy nhiên đoạn C5-C6-C7 là hay gặp nhất[16,17,18]. 1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ 1.1.2.1. Cấu tạo giải phẫu Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu cột sống cổ[19]
  • 16. 4 Cột sống cổ có 7 đốt sống, 5 đĩa đệm, và một đĩa chuyển đoạn. -Từ C1 đến C7, có đường cong ưỡn ra trước, đốt C1 (đốt đội) không có thân đốt, đốt C7 có mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ . - Giữa C1 với xương chẩm và giữa C1- C2 không có đĩa đệm, vì vậy giữa C1 và xương chẩm và C1 - C2 không có lỗ tiếp hợp. Các đốt sống cổ kể từ C2 trở xuống liên kết với nhau bởi 3 khớp: - Khớp đĩa đệm gian đốt: đĩa đệm gian đốt luôn phải chịu áp lực tải trọng lớn. Khi có sự cố định lâu trong một tư thế (do nghề nghiệp) hoặc do áp lực trọng tải, sẽ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm và hình thành các gai xương ở các đĩa đệm cổ thấp. - Khớp sống - sống (còn gọi là khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ): tạo nên bởi các mấu sống trên và mấu sống dưới của hai thân đốt kế cận và được nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng (Hình 1.2). - Khớp bán nguyệt (còn gọi là khớp Luschka), chỉ có duy nhất ở cột sống cổ. Mỗi thân đốt sống có 2 mấu bán nguyệt ở góc trên ngoài, hợp với 2 góc dưới ngoài của thân đốt trên để tạo nên 2 khớp bán nguyệt ở mỗi khe gian đốt. Mấu bán nguyệt bình thường có hình gai hoa hồng dễ nhận biết trên phim X quang tư thế thẳng(Hình 1.2). Khi khớp bán nguyệt bị thoái hóa dễ chèn ép vào động mạch đốt sống thân nền. Hình 1.2. Hình ảnh cột sống cổ trên phim X quang thẳng và nghiêng Mấu bán nguyệt Khớp sống-sống
  • 17. 5 Lỗ tiếp hợp (còn gọi là lỗ ghép) (Hình 1.3): thành trong của lỗ tiếp hợp hình thành bởi phía ngoài là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi đốt sống hình thành bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi đốt sống dưới, khớp được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngoài. Hình 1.3. Hình ảnh lỗ tiếp hợp trên phim X quang tư thế chếch ¾ Dây thần kinh hỗn hợp chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành 2 phần cảm giác và vận động riêng biệt. Phần vận động còn gọi là rễ trước tiếp xúc với khớp bán nguyệt, rễ sau nằm ở phía bên trong mỏm khớp và bao khớp. Rễ thần kinh bình thường chỉ chiếm khoảng 1/4 -1/5 lỗ tiếp hợp[20,21]. Đĩa đệm: được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. - Nhân nhầy: được cấu tạo bởi một màng liên kết. Bình thường nhân nhầy nằm ở trong vòng sợi, khi cột sống vận động về một phía thì nó bị đẩy chuyển động dồn về phía đối diện. - Vòng sợi: gồm những vòng sợi sụn (fibro-cartilage) rất chắc chắn và đàn hồi đan vào nhau theo kiểu xoắn ốc. Ở phía sau và sau bên của vòng sợi tương đối mỏng, nơi dễ xảy ra lồi và thoát vị đĩa đệm. - Mâm sụn: gắn chặt vào tấm cùng của đốt sống, nên còn có thể coi là một phần của đốt sống. Lỗ tiếp hợp C3 - C4 Đĩa đệm C4 - C5 Cuống sống Mấu khớp dưới C6 Mấu khớp trên C7
  • 18. 6 - Chiều cao của đĩa đệm: ở đoạn sống cổ khoảng 3mm. Dây chằng: - Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt ống và đĩa đệm. - Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt và đĩa đệm. - Ngoài ra còn dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên ngang. Mạch máu, thần kinh: - Từ đốt C6 đến C2 có động mạch đốt sống thân nền, tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ chạy trong lỗ động mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc. - Thần kinh vận động: các nhánh của đám rối cổ sâu: nhánh vận động cho cơ ở cột sống, cơ thang, cơ ức đòn chũm. Nhánh C5 chi phối vận động cơ delta, cơ tròn nhỏ, các cơ trên gai, dưới gai. Nhánh C6 chi phối vận động cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước. Nhánh C7 chi phối vận động cơ tam đầu. Nhánh C8 chi phối vận động cơ gấp ngón tay. - Cảm giác: nhánh C1, C2, C3 cho nửa sau đầu. Nhánh C4 cho vùng vai. Nhánh C5,C6,C7 cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1, 2, 3. Nhánh C8, D1 cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4,5. - Phản xạ gân xương: nhánh C5 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu. Nhánh C6 chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay. Nhánh C7 chi phối phản xạ gân xương cơ tam đầu[20,21]. 1.1.2.2. Chức năng cột sống cổ. Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tuỷ Ở cột sống cổ các thân đốt sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt thân đốt, do đó tải trọng tác động phần lớn lên đĩa đệm dẫn tới sự giảm chiều cao gian đốt. Khoang gian đốt C5-C6, C2-C3 là những nơi chịu tải trọng lớn nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hoá ở những đoạn đốt sống
  • 19. 7 cổ này. Cột sống cổ còn là nơi bảo vệ tủy và các thành phần khác trong ống sống. Chức năng vận động - Cột sống cổ có phạm vi vận động rất lớn. Đoạn cổ trên (C1-C3) đáp ứng cho chuyển động xoay, thường ít gặp thoái hóa ở đoạn này. Các khớp đốt sống cổ cho phép chuyển động trượt giữa các thân đốt sống tạo nên vận động duỗi và gấp cột sống cổ. Các cử động của cột sống cổ bao gồm: - Cử động theo mặt phẳng trước sau: cúi và ngửa cổ. Động tác này được thực hiện ở ba phần, đơn thuần chỉ xảy ra ở xương chẩm và đốt đội. Còn lại là vai trò của các khớp đốt sống khác từ C2 đến C7. - Cử động theo mặt phẳng ngang: nghiêng sang hai bên phải, trái. - Cử động quay cổ: động tác này chủ yếu do khớp trục đội (C1 - C2) đảm nhiệm còn lại là sự tham gia của các đốt sống từ C2 đến C7[6,22]. Hình 1.4. Các động tác vận động của cột sống cổ 1.1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. Nguyên nhân Sự lão hóa: Ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng giảm dần chức năng tổng hợp sợi Collagen và Mucopolysacarit, làm cho chất lượng sụn kém đi nhất là tính đàn hồi và chịu lực.
  • 20. 8 Yếu tố cơ giới Là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa, thể hiện bằng sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp và đĩa đệm, còn được gọi là hiện tượng quá tải, bao gồm: - Các dị dạng khớp bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của khớp và cột sống. - Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, u, loạn sản, làm thay đổi mối tương quan, hình thái của khớp và cột sống. - Sự tăng tải trọng do tăng cân quá mức như béo phì. Các yếu tố khác Di truyền: cơ địa già sớm. Nội tiết: tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết. Chuyển hóa: bệnh gout, bệnh da sạm màu nâu. - Tư thế bất động cột sống do đặc điểm nghề nghiệp (làm việc vi tính, thợ may, lái xe...)[6,22]. Cơ chế bệnh sinh Hai lý thuyết chính được nhiều tác giả ủng hộ trong cơ chế bệnh sinh của THCSC là lý thuyết cơ học và lý thuyết tế bào. - Lý thuyết cơ học mô tả các vi gãy xương do suy yếu các sợi Collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất Proteoglycan. - Lý thuyết tế bào nêu nên cơ chế tăng áp lực làm tế bào sụn cứng lại, giải phóng các enzym tiêu protein làm huỷ hoại dần dần các chất cơ bản[6,22]. 1.1.3. Nguyên nhân gây hội chứng hội chứng cổ vai tay. - Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, gây chèn ép rễ/ dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
  • 21. 9 - Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc kết hợp với thoái hóa cột sống cổ. - Các nguyên nhân khác bao gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống... -Trong một số trường hợp, hội chứng cổ vai tay là do bản thân bệnh lý cột sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ/ dây thần kinh cổ1 . 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng của HCCVT tùy thuộc nguyên nhân, mức độ, và giai đoạn bệnh mà bệnh nhân có thể có những triệu chứng và hội chứng sau: Hội chứng cột sống cổ - Đau cổ gáy: + Đau cổ gáy cấp tính: hay vẹo cổ cấp xuất hiện sau một đêm ngủ dậy do gối đầu lệch hoặc sau lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, lạnh...thấy đau vùng cổ gáy một bên lan lên vùng chẩm. + Đau cổ gáy mạn tính: đau âm ỉ khi tăng khi giảm, khó vận động một số động tác vì đau, đôi khi thấy lạo xạo khi quay cổ. + Có điểm đau cột sống cổ: ấn vào các gai sau cột sống cổ thấy đau. - Hạn chế vận động cột sống cổ: đau làm đầu vẹo sang một bên không quay về bên kia được do cơ bên đau bị co cứng phản xạ[1,6]. Hội chứng rễ thần kinh Đặc điểm đau vùng gáy có tính chất cơ học: đau âm ỉ tăng từng cơn, lan lên vùng chẩm và xuống bả vai, cánh tay, đau tăng khi tăng áp lực nội đĩa đệm như khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ, tăng tải trọng lên cột sống cổ như khi đứng, đi, ngồi lâu. Kèm theo có thể có các rối loạn vận động, cảm
  • 22. 10 giác kiểu rễ như: bại một số cơ chi trên, tê một vùng ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay. Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ: (1) Dấu hiệu chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp thấy đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay. (2) Nghiệm pháp Spurling (ép rễ thần kinh cổ): được đánh giá dương tính khi ấn đầu xuống trong tư thế ngửa cổ và nghiêng đầu về phía đau thì tạo ra đau từ cổ lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Đau xuất hiện là do làm hẹp lỗ gian đốt sống và có thể làm tăng thể tích phần đĩa đệm lồi ra. (3) Nghiệm pháp chùng rễ thần kinh cổ: BN ngồi, cánh tay bên đau đưa lên trên đầu và ra sau, các triệu chứng rễ giảm hoặc mất. (4) Nghiệm pháp kéo giãn cột sống cổ: BN nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay giữ chẩm và cằm và kéo từ từ theo trục dọc, làm giảm triệu chứng. Hội chứng chèn ép tủy cổ: Trên lâm sàng, có thể định hướng chẩn đoán bệnh nhân không phải thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ hoặc THCSC có hội chứng tuỷ cổ nếu không có dấu hiệu Spurling và Lhermitte. - Nghiệm pháp Spurling: được đánh giá dương tính khi ấn đầu xuống trong tư thế ngửa cổ và nghiêng đầu về phía đau thì tạo ra đau từ cổ lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay và ngón tay. - Dấu hiệu Lhermitte: cảm giác như điện giật đột ngột lan từ cột sống cổ xuống cột sống lưng khi cúi cổ. Trong THCSC, dấu hiệu này chỉ gặp ở nhóm BN có hội chứng tuỷ cổ[1,6,18]. Hội chứng động mạch đốt sống Các triệu chứng thường gặp là nhức đầu hoặc đau đầu vùng chẩm từng cơn. Đau lan tới vùng đỉnh, thái dương, trán, hai hố mắt, thường đau một bên,
  • 23. 11 hay đau vào buổi sáng; chóng mặt, hoa mắt mờ mắt, giảm thị lực thoáng qua; rung giật nhãn cầu; ù tai, tiếng ve kêu trong tai, đau tai, nuốt đau, dị cảm hầu họng[1,10,17]. 1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng Chụp X quang cổ thường quy - Hình ảnh X quang cổ tư thế thẳng cho thấy mờ đậm hoặc phì đại mấu bán nguyệt (Hình 1.5), bên tổn thương khe khớp bán nguyệt hẹp hơn bên lành. Hình 1.5. Hình ảnh phì đại mấu bán nguyệt trên phim chụp cổ thẳng[23] - Hình ảnh X quang cổ nghiêng thấy gai xương ở thân đốt và mấu bán nguyệt, mỏ xương ở mấu bán nguyệt là lý do làm hẹp lỗ ghép và lỗ động mạch gây chèn ép rễ thần kinh và động mạch sống (Hình 1.6) Hình 1.6. Hình ảnh gai xương ở tư thế chụp cột sống cổ nghiêng[23]
  • 24. 12 - Trên phim chụp chếch 3/4 cột sống cổ thấy lỗ tiếp hợp méo và hẹp (Hình 1.7). Hình 1.7. Hình ảnh méo và hẹp lỗ tiếp hợp C4- C5[23] - Trên phim X – quang có thể phát hiện các bất thường: mất đường cong sinh lý; gai xương ở thân đốt sống, mặt khớp đốt sống, lỗ gian đốt sống; hẹp gian khoang đốt sống ; hẹp lỗ tiếp hợp( tư thế chếch ¾); giảm chiều cao đốt sống, đĩa đệm; đặc xương dưới sụn, phì đại mấu bán nguyệt[22]... - Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: thường được chỉ định khi bệnh nhân đau kéo dài ( trên 4-6 tuần), đau ngày càng tăng, có tổn thương thần kinh tiến triển,có biểu hiện bệnh lý tủy cổ hoặc các dấu hiệu gợi ý bệnh lý ác tính hay nhiễm trùng. - Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) cho thấy nhiều mặt cắt của cột sống cổ, giúp xác định rõ tổn thương, được chỉ định khi không có MRI hoặc chống chỉ định chụp MRI. - Xạ hình xương: Khi nghi ngờ ung thư di căn hoặc viêm đĩa đệm đốt sống, cốt tủy viêm. 1.1.5. Chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ Chẩn đoán xác định: - Chẩn đoán lâm sàng: + Biểu hiện lâm sàng ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng cột sống: đau cột sống cổ, điểm đau cạnh cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ.
  • 25. 13 + Biểu hiện lâm sàng ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh: đau dọc theo rễ thần kinh cổ, có 1 trong các dấu hiệu kích thích rễ: bấm chuông, rối loạn cảm giác dọc theo rễ thần kinh, rối loạn phản xạ gân xương, rối loạn dinh dưỡng cơ. - Chẩn đoán cận lâm sàng: + Chụp X quang cột sống cổ 3 tư thế (thẳng, nghiêng, chếch ¾) có ít nhất 1 trong 3 hình ảnh của THCSC: gai xương thân đốt, hẹp lỗ tiếp hợp, phì đại mấu bán nguyệt. + Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: thường được chỉ định khi bệnh nhân đau kéo dài ( trên 4-6 tuần), đau ngày càng tăng, có tổn thương thần kinh tiến triển, có biểu hiện bệnh lý tủy cổ hoặc các dấu hiệu gợi ý bệnh lý ác tính hay nhiễm trùng[1,7]. Chẩn đoán phân biệt: - Các bệnh lý cột sống cổ như khối u cột sống cổ, viêm cột sống cổ nhiễm khuẩn, chấn thương cột sống cổ.. - Các bệnh lý trong ống sống cổ như : u tủy, xơ cứng cột bên teo cơ, cơ cứng rải rác. - Các bệnh lý cột sống do viêm, nhiễm trùng, đa xơ cứng. - Bệnh lý khớp vai và viêm quanh khớp vai. - Hội chứng lối ta lồng ngực, viêm đám rối thần kinh cánh tay, hội chứng đường hầm cổ tay. - Các bệnh lý ngoài cột sống cổ như viêm đám rối thần kinh cánh tay, bệnh lý tim mạch, hô hấp gây đau vùng cổ vai hoặc tay[3,5]. 1.1.6. Điều trị hội chứng cổ vai tay Nguyên tắc điều trị - Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết nguyên nhân nếu có thể.
  • 26. 14 - Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và các biện pháp không dùng thuốc khác[1,5]. - Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết[24]. Các biện pháp không dùng thuốc: - Giáo dục bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc... - tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp. - Vật lý trị liệu: liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa bóp, kéo giãn cột sống cổ[3,5]. Dùng thuốc: - Thuốc giảm đau: tùy mức độ có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp với các thuốc sau: Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5- 0,65g x 2-4 viên/ 24giờ ( không dùng quá 3g/ 24 giờ) -Thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac 75 – 150mg/ ngày; piroxicam 20mg/ ngày; Meloxicam 7,5 – 150mg/ ngày; Celecoxib 100 – 200mg/ ngày; Etoricoxib 30-60mg/ ngày. -Thuốc giãn cơ thường dùng trong các đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ. Các thuốc thường dùng là: Epirisone 150mg/ ngày, Mephenesine 1500mg/ ngày, Tolperisone 50- 150mg/ ngày. - Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin 600- 1200mg/ ngày, Pregabalin 150- 300mg/ ngày. - Vitamin nhóm B hoặc dẫn chất B12 Mecobalamin... - Corticosteroid( Prednisolone, Methylprednisolone - Điều trị ngoại khoa: khi điều trị nội khoa không hiệu quả. - Các phương pháp khác: tiêm corticosteroid ngoài màng cứng; phong bế rễ thần kinh; đốt thần kinh cạnh hạnh giao cảm cổ bằng sóng cao tần[1,10].
  • 27. 15 1.1.7. Phòng bệnh Những người có hội chứng cổ vai tay do THCSC cần lưu ý chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động; tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế mang vác, xách nâng các đồ vật…;giữ ấm vùng cổ vai, tránh nhiễm mưa, gió, lạnh…và tránh giữ lâu cổ ở tư thế cúi cổ ra trước, ưỡn ra sau hay nghiêng về một bên. Khi ngồi làm việc lâu hoặc ngồi xe đường dài, bệnh nhân cần dùng ghế có tấm đỡ cổ và lưng hoặc đeo đai cổ để giữ tư thế sinh lý thích hợp và tránh các vận động quá mức của cột sống cổ. Đối với những người làm việc có liên quan tới tư thế bất lợi của cột sống cổ, cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để thư giãn cột sống cổ, xoa bóp và tập vận động cột sống cổ nhẹ nhàng; kiểm tra định kỳ phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý và điều trị kịp thời. Để tránh thoái hóa khớp thứ phát, cần phát hiện sớm các dị dạng cột sống cổ để có biện pháp chỉnh hình phù hợp[4,17]. 1.2. Quan niệm về hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ theo Y học Cổ truyền. 1.2.1. Bệnh danh Theo YHCT, hội chứng cổ vai cánh tay do THCSC được xếp vào phạm vi chứng Tý. Tý có nghĩa là bế tắc không thông. Chứng tý là chứng kinh mạch bị ngoại tà xâm nhập làm bế tắc dẫn đến khí huyết vận hành trở ngại, bì phù cân cốt cơ nhục khớp xương đau tức ê ẩm tê bì, nặng thì khớp sưng lên, co duỗi khó khăn[7,8]. 1.2.2. Nguyên nhân - Do phong tà xâm nhập: Phong hàn thấp: Do vệ khí suy giảm, chỗ ở ướt át, dầm mưa, khí hậu nóng lạnh biến đổi đột ngột làm cho phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể,
  • 28. 16 dồn vào kinh lạc, đọng lại ở các khớp, làm cho khí huyết tắc trở thành chứng tý Phong thấp nhiệt: Tà khí phong hàn thấp uất lại ở kinh lạc lâu ngày hóa thành nhiệt, thấp uất hóa hỏa phát sinh chứng “nhiệt tý”. Hoặc do tạng phủ kinh lạc đã có nhiệt lại gặp tà khí phong hàn thấp xâm lấn vào, nhiệt bị uất thành chứng‘‘nhiệt tý”[7,25]. Khí trệ huyết ứ: do mang vác quá sức, bị chấn thương làm tổn hại kinh mạch, khí huyết trở trệ không thông mà sinh đau nhức. Do can thận hư: bẩm tố tiên thiên không đủ, lại thêm lao động nặng nhọc, phòng dục quá độ hoặc bệnh lâu ngày, người già yếu dẫn đến thận tinh suy tổn không chủ được cốt tủy, thận hư không dưỡng được can mộc làm cho cân cơ không được nuôi dưỡng mà sinh ra bệnh[8,25]. 1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị 1.2.3.1.Thể phong hàn thấp Triệu chứng: Đau nhức vùng đầu, cổ vai lan xuống tay, có điểm đau cố định ở cổ. Co cứng cơ vùng cổ gáy, hạn chế vận động. Đau nhức tứ chi, có thể có cảm giác nặng và yếu hai chi trên, thích ấm, sợ gió, sợ lạnh, lưỡi nhợt , rêu trắng mỏng. Mạch phù hoãn hoặc sáp. Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc. Phương dược: Bài “Quế chi gia Cát căn thang” . Châm cứu: Châm tả hoặc ôn châm các huyệt: Phong trì, Giáp tích C4 – C7, Đại chùy, Kiên tỉnh, Khúc trì, Hợp cốc, hậu khê, Liệt khuyết, A thị huyệt. Xoa bóp bấm huyệt: thực hiện các thủ thuật như: xoa, xát, day, lăn, chặt, bóp, bấm, ấn, điểm, vận động cổ và chi trên, phát điều hòa[8,26].
  • 29. 17 1.2.3.2. Phong thấp nhiệt Triệu chứng: Vùng cổ gáy sưng nóng đỏ, đau nhức đầu cổ,vai, chóng mặt. Sốt cao, khát nước, tiểu đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp , thông lạc. Phương dược: dùng bài “Bạch hổ gia quế chi thang hoặc bài “Quế chi thược dược chi mẫu thang Châm cứu: châm tả các huyệt Phong trì, Giáp tích C4 – C7,, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Thiên tông, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Hậu khê. Xoa bóp bấm huyệt: không thực hiện xoa bóp với thể này[8,26] 1.2.3.3. Huyết ứ Triệu chứng: Thường xuất hiện sau khi mang vác quá nặng, hoặc chấn thương, vai gáy đau như dùi đâm, đau có điểm nhất định; vận động cổ khó khăn, nặng thì không quay trở được, đau cự án, co cứng cơ tại chỗ. Miệng khô, chất lưỡi tím có điểm ứ huyết, mạch huyền hoặc sáp. Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh lạc chỉ thống. Phương dược : bài “Đào hồng ẩm”. Châm cứu: Châm tả các huyệt: Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên tông, Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc, Huyết hải, A thị huyệt, Giáp tích C4 – C7. Xoa bóp bấm huyệt: Các động tác từ nhẹ đến nặng như xoa, xát, day, lăn, chặt, bóp, bấm, ấn , điểm, vận động cột sống cổ và chi trên tùy theo mức độ đau và tình trạng bệnh của bệnh nhân[8,26]. 1.2.3.4. Thể can thận hư Triệu chứng: bệnh lâu ngày, chính khí hư, tà khí làm tổn thương tạng phủ, can thận hư gây cân cơ co rút, xương khớp nhức đau, vận động khó khăn. Bệnh nhân đau mỏi tê bì vùng cổ gáy lan ra vai, xuống cánh tay, kèm
  • 30. 18 theo đau đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ triều nhiệt, lưng gối đau mỏi, tiểu đêm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch trầm tế sác. Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận, hoạt huyết thông lạc. Phương dược: bài “Quyên tý thang” hoặc “Hồ tiềm hoàn”. Châm cứu: Châm tả: Phong trì, , Kiên tỉnh, Kiên ngung, Thiên tông, Khúc trì, Hợp cốc. Châm bổ các huyệt: Can du, Thận du, Thái khê, đại trữ, Huyền chung. Xoa bóp bấm huyệt: Các động tác : Xoa, xát, day, lăn , bóp, bấm, chặt, ấn, điểm, vận động cột sống cổ, chi trên tùy theo mức độ đau và tình trạng bệnh của bệnh nhân[8,26]. Trong hội chứng cổ vai tay do khí huyết hư kém và can thận hư nên tà khí xâm phạm vào xương cốt, cân cơ, nên có các triệu chứng cốt tý cân tý và nhục tý[8.11]. do đó theo YHCT, hội chứng cổ vai cánh tay có các triệu chứng sau: Đau vùng cổ gáy, đau đầu, đau tay, lưng gối đau mỏi, hoa mắt chóng mặt, ù tai, tiểu đêm, mất ngủ, chất lưỡi nhợt, sợ lạnh . 1.4. Tổng quan phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Điện châm 1.4.1.1. Định nghĩa: Châm là dùng kim châm vào huyệt, cứu là dùng sức nóng, trên huyệt để gây kích thích, đạt tới phản ứng của cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh[27,28]. Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm, tạo ra các xung đều hay không đều, có nhiều đầu kích thích, tính năng ổn định an toàn, điều chỉnh thao tác dễ dàng và đơn giản. Sau khi châm kim vào huyệt kích thích của xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau, kích thích hoạt động của các cơ, tổ chức; tăng cường
  • 31. 19 dinh dưỡng ở tổ chức, giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ [13,29]. 1.4.1.2. Cơ chế tác dụng của châm cứu -Theo Y học hiện đại: + Cơ chế thần kinh Điện châm giúp hình thành cung phản xạ mới: Châm hay cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới. Châm là kích thích cơ giới, cứu là kích thích nhiệt, những kích thích này gây nên biến đổi tại nơi châm cứu như: thay đổi nhiệt độ, phù nề, phản xạ đột trục( co giãn mạch), tăng tiết histamine, tập trung bạch cầu, tập trung kháng thể … Những biến đổi tại chỗ tạo thành một kích thích, khi kích thích tới ngưỡng tạo thành xung động, xung động được truyền vào tủy, lên não, từ não chuyển tới cơ quan đáp ứng hình thành cung phản xạ mới[28,29,30]. Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski: Trong cùng một thời gian, ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương, có 2 luồng xung động của 2 kích thích đưa tới, kích thích nào có luồng xung động mạnh và liên tục hơn sẽ kéo các xung động của kích thích kia về nó và tiến tới dập tắt kích thích kia. Khi có bệnh, biểu hiện bệnh lý tại cơ quan là một kích thích, xung động truyền vào hệ thần kinh thành một cung phản xạ bệnh lý. Châm hay cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới. Nếu cường độ kích thích mạnh hơn sẽ ức chế ổ hưng phấn do tổn thương bệnh lý, tiến tới phá vỡ và làm mất cung phản xạ bệnh lý[28,29,30]. + Cơ chế thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh Từ năm 1973, nhiều thực nghiệm đã chứng minh được trong châm cứu và đỉnh cao của nó là châm tê, ngoài vai trò của thần kinh ra còn có vai trò của thể định tham gia trong quá trình làm giảm đau (trong châm cứu chữa bệnh) và nâng cao ngưỡng chịu đau (trong châm tê phẫu thuật). Có nhiều thảo
  • 32. 20 luận về các chất này. Có thể là: Axetycholin, các chất Mono-min (Cathecolamin, 5 Hydroxyplamin, các chất peptit, các chất monoaxit, mocphine-like) (quan trọng là Endorphine) chất gây đau p (Subtice P) Mocphinelike – những năm 1976, Guillemin (người gốc Pháp, quốc tịch Hoa Kỳ) Chor HaoLi (người Hoa, quốc tịch Hoa Kỳ) đã phân tích được tuyến yên của lạc đà, lợn, cừu… chất mocphine-like (gồm, Endorphine và …) trong đó chất Endophine có tác dụng tương đương 200 lần mocphin (trên ống nghiệm). Năm 1976, Mayer và cộng sự đã chứng minh tác dụng châm tê bị huỷ do tiêm vào động vật thực nghiệm chất Naloxone (chất đối lập với số thực nghiệm về châm tê): Bruce Pomeranz (Trường đại học Toronto Canada); năm 1976 đã thành công trong một số thực nghiệm về châm tê: Tiêm Naloxone vào mèo được châm tê thấy sự phóng điện của các tế bào ở lớp V sừng sau tủy sống mèo không bị ức chế nữa. Cắt bỏ tuyến yên mèo rồi châm tê, không thu được kết quả tê. Người ta đã xác định được công thức của chất morphine-like là những chất tiết của não chủ yếu do hậu yên tiết ra, ngoài ra còn thấy ở trên ruột và nhiều cơ quan khác. Nó là một polypeptid gồm 91 axit amin từ số 61 đến số 91 có tác dụng morphine nhiều nhất, mạnh gấp 200 lần mocphine. + Cơ chế chống đau của Melzak và Wall (cửa kiểm soát – 1965) Trong trạng thái bình thường các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau tủy sống, ở các lớp thứ ba, thứ tư (gồm các tế bào của các chất keo và các tế bào chuyển tiếp) làm cảm giác đau (hoặc không đau) được dẫn truyền. Tế bào như cánh cửa kiểm soát, quyết định cho cảm giác nào đi qua. Ở trạng thái bình thường luôn có những xung động, những xung động này phát huy ức chế, qua tế bào chuyển tiếp và đi lên với kích thích vừa phải. Xung động được tăng cường đến làm hưng phấn tế bào chất tạo keo làm khử cực dẫn truyền và đi lên (Hình 3).
  • 33. 21 Trên cơ sở lý thuyết cửa kiểm soát của Melzak và Wall, năm 1971, Shealy chế tạo được một máy luôn kích thích cột sau tủy sống để làm giảm đau trong các bệnh ung thư. -Theo Y học cổ truyền Lý luận Y học cổ truyền với các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng phủ kinh lạc, là cơ sở cho việc thực hành chữa bệnh bằng châm cứu Châm cứu có tác dụng điều hòa khí huyết của kinh lạc qua đó điều hòa khí huyết của tạng phủ và cơ thể. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo Y học cổ truyền dựa vào các điểm chính sau: Cơ chế điều hòa hoạt động của hệ kinh lạc: Trong hệ kinh lạc có kinh khí và kinh huyết vận hành, tạo thành một hệ thống chằng chịt khắp cơ thể làm cho cơ thể thành một khối thống nhất. Bệnh tật phát sinh có thể do ngoại nhân hoặc nội nhân gây bế tắc sự vận hành kinh khí và kinh huyết, châm cứu là để loại trừ nguyên nhân gây bệnh ra ngoài, nâng cao chính khí, điều hòa hoạt động hệ kinh lạc[28,29,30]. Cơ chế điều hòa âm dương: Âm dương là thuộc tính của mọi sự vật. Trong cơ thể con người, hai mặt âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, mâu thuẫn nhau, thúc đẩy nhau, nhưng đồng thời cũng luôn giữ thế quân bình để cùng tồn tại. Do chính khí hư, tà khí xâm nhập gây ra bệnh lập tức làm mất thăng bằng âm dương. Chữa bệnh bằng châm cứu là nâng cao chính khí, đuổi tà khí ra ngoài, lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể. 1.4.1.3. Chỉ định và chống chỉ định - Chỉ định: + Giảm đau trong các bệnh lý cơ xương khớp, đau răng, đau dây thần kinh, cơn đau nội tạng. + Bệnh thần kinh: Các bệnh lý tổn thương dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương: liệt ½ người, liệt các dây thần kinh ngoại biên( liệt dây VII
  • 34. 22 ngoại biên; liệt đám rối thần kinh cánh tay; liệt dây thần kinh ngoại biên, đau đầu, ngủ kém. + Bệnh hệ tuần hoàn: Hồi hộp đánh trống ngực, tăng huyết áp vô căn. + Bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh như rối loạn thần kinh tim, mất ngủ không thực tổn, ăn kém, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm cúm, nấc.. + Bệnh hệ tiết niệu sinh dục: bí đái cơ năng, đái dầm, rong kinh, rong huyết, thống kinh, di tinh … + Châm tê để tiến hành phẫu thuật. + Một số bệnh viêm nhiễm: viêm màng tiếp hợp, viên tuyến vú, chắp lẹo … Chống chỉ định: + Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu, bệnh lý máu, nhiễm trùng, động kinh, bệnh truyền nhiễm... + Các cơn đau bụng cần theo dõi về ngoại khoa + Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim, trạng thái tinh thần không ổn định. + Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói quá, no quá… + Chống chỉ định châm vào các huyệt ở vị trí rốn, đầu vú, và không được châm sâu vào các huyệt: Á môn, Liêm tuyền, Phong Phủ...[13,27,28] 1.4.1.4. Cách tiến hành điện châm Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và tiến hành châm kim đạt tới đắc khí, sau đó nối các huyệt cần được kích thích bằng xung điện với máy điện châm
  • 35. 23 Trước khi điện châm cần lưu ý kiểm tra lại máy điện châm trước khi vận hành để đảm bảo an toàn; tránh kích thích quá ngưỡng gây co giật mạnh khiến bệnh nhân hoảng sợ. Thời gian kích thích điện tùy thuộc yêu cầu chữa bệnh, có thể từ 15 phút đến 15 phút (như trong châm tê để mổ)[13,28]. 1.4.1.5. Các tai biến khi sử dụng điện châm Tai biến khi châm kim: choáng, chảy máu, gẫy kim, nhiễm trùng, châm phải phủ tạng. Tai biến của kích thích điện: đối với dòng cung điện của máy điện châm thì hầu như ít tai biến. Nếu người bệnh thây khó chịu, chóng mặt... thì ngừng kích thích điện, đồng thời rút kim ra ngay[27,28]. 1.4.2. Phương pháp đắp parafin 1.4.2.1. Khái niệm trị liệu bằng Parafin Parafin là tên gọi chung cho nhóm các hydrocacrbon dạng ankan với phân tử lượng lớn có công thức tổng quát CnH2n+2, trong đó n lớn hơn 20. Nhiệt nóng trị liệu là một phương thức trị liệu bao gồm nhiệt nông và nhiệt sâu. Đắp parafin là phương pháp nhiệt trị liệu nông có tác dụng tối đa ở da và lớp mỡ dưới da được sử dụng phổ biến trong vật lý trị liệu. Parafin sử dụng trong vật lý trị liệu là hỗn hợp một phần dầu khoáng, bẩy phần parafin được đun nóng đến 52- 540 C. Dầu khoáng hạ thấp điểm nóng chảy của parafin và hỗn hợp đó với nhiệt độ đó với nhiệt độ đặc biệt cho phép parafin có thể được chấp nhận ngay cả với nhiệt độ 47-54,50 C[15]. 1.4.2.2. Đặc tính và tác dụng của parafin - Đặc tính về nhiệt[14,15,31]. + Parafin có nhiệt dung cao: khi 1g parafin nguội từ 52o C xuống 45o C giải phóng ra (52-45) x 0,7=4,9calo (nhiệt dung riêng của parafin là 0,7), mặt khác khi 1g parafin chuyển từ thể lỏng(52o C) sang thể rắn(45o C) thì giải
  • 36. 24 phóng thêm một lượng nhiệt là 39calo nữa, vì vậy tổng cộng lượng nhiệt mà 1g parafin giải phóng ra là 43,9 calo. +Parafin dẫn truyền nhiệt độ chậm: khi parafin nóng ở bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với da, lớp ngoài cùng nguội trước đông lại tạo thành một lớp màng ngăn làm cho nhiệt độ của cả khối parafin giảm rất chậm. Do vậy, đắp parafin từ 55-560 C lên da vẫn chịu được mà không gây bỏng. Nhờ đặc tính này mà số lượng nhiệt độ rất lớn được truyền vào cơ thể từ từ. Cảm giác ấm và xung huyết được kéo dài lâu hơn các dạng nhiệt khác. + Nhiệt do parafin cung cấp là nhiệt ẩm: khi ép miếng parafin nóng vào da sẽ kích thích tăng tiết mồ hôi, nhưng mồ hôi này vẫn còn đọng lại làm cho da luôn ẩm, mềm mại và tăng tính đàn hồi (các phương pháp nhiệt khác gây bốc hơi mồ hôi làm cho da khô). - Parafin không độc: vì là hỗn hợp của các hydrocacbon no nên parafin không gây ra các tác động hóa học do đó không độc trên da và ít khi gây dị ứng. - Parafin sử dụng tiện lợi: miếng parafin đông đặc, mềm dẻo nên có thể áp sát mọi vùng da lồi lõm, sử dụng tiện lợi cho từng vùng cơ thể. Khi nguội dần, parafin co lại và ép vào da, mặc dù da tại vị trí đắp parafin xung huyết nhưng không bị ứ máu. - Tác dụng của parafin: làm giãn mạch ngoại vi, tăng cường tuần hoàn cục bộ, làm da mềm mại, giảm đau, giãn cơ, giảm co thắt, tăng ngưỡng kích thích thần kinh, tăng chuyển hóa, ngừa thoái hóa sợ cơ[31,32]. 1.4.2.3. Chỉ định và chống chỉ định - Chỉ định: + Giảm đau trong các bệnh lý ở đầu các chi, trong các bệnh lý khớp. + Điều trị các bệnh lý viêm bán cấp và viêm mạn tính: Đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ…
  • 37. 25 + Tăng cường tuần hoàn, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ, khớp, dinh dưỡng tại một vùng nào đó của cơ thể. + Co rút cơ, co rút khớp, giảm tầm vận động của khớp. + Chống xơ dính cơ khớp. + Làm mềm sẹo[15,32,33]. -Chống chỉ định: + Các khối u lành và u ác tính. + Các ổ viêm cấp, ổ viêm đã hóa mủ. + Các vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, vết loét, bệnh ngoài da. + Các vùng lao đang tiến triển. + Rối loạn cảm giác. + Dị ứng sáp. +Thận trọng da của người quá già hoặc trẻ con[15,32,33]. 1.4.2.4. Cách tiến hành điều trị - Đun parafin: Thường đun nóng chảy parafin ở nhiệt độ giới hạn <100o C. Có thể đun bằng nhiều cách: Dùng nồi điện chuyên dụng luôn duy trì nhiệt độ ở khoảng 60o C hoặc đun cách thuỷ miếng parafin, sử dụng tủ sấy parafin, tủ tuần hoàn parafin. - Đắp parafin: đổ parafin nóng chảy vào khay 20x30 hoặc 30x40cm , độ dày parafin 2-3cm, để cho nguội tự nhiên đến khi miếng parafin đông mềm đều bên trong không còn lỏng, tách miếng parafin ra khỏi khay, lúc này nhiệt độ bề mặt của miếng parafin khoảng 45-47o C, trong ruột khoảng 52-55o C. Hoặc sử dụng khay parafin trong tủ tuần hoàn parafin tự động, nhiệt độ của parafin sau khi tuần hoàn là 45o C. - Kỹ thuật đắp parafin: dùng nylon và khăn bọc xung quanh miếng parafin để giữ nhiệt, sau đó đắp lên vùng bị bệnh. Thời gian điều tị 20- 30
  • 38. 26 phút thì bỏ miếng parafin ra, kiểm tra lại vùng da thấy đỏ đều nhưng không bỏng rát, có lấm tấm mồ hôi[15,32]. 1.4.2.5. Bảo đảm an toàn. - Dự phòng cháy khi đun parafin. - Bỏng: bỏng nhẹ ( vùng da mỏng, parafin có nước) - Dị ứng parafin: có thể xảy ra ngay sau lần điều trị đầu tiên cũng có khi sau vài lần điều trị. Triệu chứng chính là nổi nốt mẩn ngứa tại chỗ hoặc toàn thân. Nếu phát hiện dị ứng thì dừng điều trị, xử lý bằng lau khô, xoa bột tan, hoặc các thuốc chống dị ứng khác[32]. 1.5. Tình hình nghiên cứu về điều trị hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ trên thế giới và Việt Nam 1.5.1. Trên thế giới Blossfeld P (2004) đánh giá điều trị đau cổ mạn tính bừng châm cứu ở 153 bệnh nhân thấy hiệu quả điều trị đạt 68%. Theo dõi sau thời gian dài thấy 49% bệnh nhân duy trì hiệu quả điều trị sau 6 tháng và 40% duy trì sau 1 năm[34]. He D và cộng sự tại khoa Y, Đại học tổng hợp Oslo, Nauy đã nghiên cứu tác dụng giảm đau cột sống cổ và đau mạn tính của châm cứu ở 24 phụ nữ làm công việc văn phòng(47 ± 9 tuổi). Kết quả cho thấy châm cứu có tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng lo lắng, trầm cảm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo dõi tiếp tục trong 6 tháng đến 3 năm các tác giả thấy các triệu chứng này vẫn được cải thiện hơn ở nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng[35]. Quách Xuân Ái(2006) quan sát trên 30 bệnh nhân dùng châm cứu xoa bóp điều trị triệu chứng hoa mắt chóng mặt do thoái hóa cột sống cổ thấy rằng 33,33% khỏi bệnh, 90% đỡ bệnh[36].
  • 39. 27 Vương Cảnh (2009) nghiên cứu các triệu chứng hẹp động mạch đốt sống cổ do THCSC gây ra, bao gồm huyễn vựng, buồn nôn, thị lực giảm sút, tê cánh tay hoặc có cảm giác dị cảm. Từ tháng 9/2005 tới 6/2009 tác giả dùng châm cứu kết hợp thuốc đông y điều trị 74 bệnh nhân đạt hiệu quả 83,33%[37]. Nakajima và cộng sự (2013) trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâm sàng của châm cứu đối với bệnh nhân THCSC. Kết quả 90% bệnh nhân tiến triển tốt, giảm đáng kể VAS và NDI sau 4 tuần điều trị với p < 0,001[38]. Tăng Cảnh Chiêu (2014) nghiên cứu phương pháp điện châm kết hợp với xoa bóp điều trị hội chứng rễ thần kinh do thoái hóa cột sống cổ cho 90 bệnh nhân, sử dụng các huyệt Giáp tích C4, C5, C6 Phong trì, Đại chùy, Hậu khê, Hợp cốc, Ngoại quan thấy kết quả tốt 60%, khá 30%[39]. Mã Chúc Cao (2015) nghiên cứu bài thuốc Cát căn thang gia giảm điều trị 69 bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ thấy khỏi bệnh 45,5%, đỡ bệnh 52,1%[40]. Trương Linh (2015) dùng châm cứu kết hợp bài Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang điều trị 100 bênh nhân thoái hóa cột sống cổ, thấy khỏi 40,1%, đỡ bệnh 52%[41]. Zhang S và cộng sự (2018) đã nghiên cứu cơ chế tác dụng của châm cứu trong điều trị đau vai mạn tính trên 24 bệnh nhân tại khoa Châm cứu - Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh trực thuộc Đại học Y khoa Capital. Kết quả cho thấy châm cứu có tác dụng làm giảm cường độ đau và tăng cường chức năng khớp vai thông qua cơ chế tác dụng của vỏ não trước[42]. Gu và cộng sự (2019) đánh giá hiệu quả của phương pháp châm 7 kim xuyên huyệt trên bệnh nhân THCSC. 60 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu châm 7 kim xuyên huyệt kết hợp kéo giãn cột sống cổ, nhóm chứng châm cứu các huyệt vùng cổ gáy kết hợp kéo giãn. Kết quả 90%
  • 40. 28 nhóm nghiên cứu và 76% nhóm chứng đạt kết quả tốt. Điểm VAS, NDI sau điều trị sau điều trị cải thiện hơn so với trước điều trị[43]. 1.5.1. Tại Việt nam Nguyễn Hoài Linh( 2016) đánh giá tác dụng của bài thuốc “ Quyên tý thang” kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ. Hiệu quả rõ rệt trong giảm đau, điểm VAS trung bình giảm xuống còn 1,17 ± 0,9 điểm, cải thiện tầm vận động cột sống cổ, giảm co cứng cơ, giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày, điểm NDI giảm xuống còn 3,60 ± 1,99 điểm[44]. Phạm Ngọc Hà (2018) đánh giá tác dụng của bài thuốc “Quyên tý thang” và điện châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Hiệu quả rõ tệt trong giảm đau từ 5,90 ± 1,38 điểm xuống còn 1,47± 1,36 điểm, cải thiện tầm vận động cột sống cổ, giảm co cứng cơ, giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày, điểm NDI giảm xuống còn 5,47± 4,99. Kết quả chung cho thấy: thể can thận hư 60,0% tốt; 30,0% khá, 10% trung bình và thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp là 56,7% tốt; 30,0% khá; 13,3 trung bình[45]. Trịnh Thị Hương Giang( 2019) đáng giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do THCSC bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Núcleo C.M.P. Kết quả điều trị chung cho thấy tốt 30%; khá 46,7%; trung bình 20,0%; kém 3,3%[46]. Trần Quốc Hiệp (2019) Đánh giá tác dụng của liệu pháp kinh cân trong điều tị hội chứng cổ vai tay do THCSC, kết quả điểm VAS giảm còn 1,13 ± 1,04 điểm ở nhóm nghiên cứu và 1,17 ± 1,05 điểm, NDI giảm từ 17,47 ± 8,11 điểm xuống còn 7,63 ± 6,26 điểm[47]. Mầu Tiến Dũng (2020) đánh giá kết quả điều trị của điện châm kết hợp tác động cột sống trên bệnh nhân đau vai gáy do THCSC, kết quả điều trị chung đạt 60% tốt, 35% khá, 5% trung bình[48].
  • 41. 29 Trần Thanh Phương (2020) đánh giá tác dụng của cát căn thang, điện châm và vận động không xung lực điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ, kết quả tốt 80%, khá 16,7%, trung bình 3,3[49]. Nghiên cứu về parafin trong thực hành lâm sàng Mặc dù các nghiên cứu về parafin trong điều trị hội chứng cổ vai tay do THCSC còn hạn chế. Tuy nhiên các nghiên cứu về parafin trong điều trị các bệnh lý khác cho thấy parafin có tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động khớp. Gunnel Sandqvist và cộng sự (2004) nghiên cứu tác dụng của parafin trên 17 bệnh nhân bị xơ cứng bì hệ thốn. Một bàn tay của bệnh nhân được điều trị bằng parafin kết hợp tập luyện, một bàn tay chỉ được tập luyện. Kết quả sau một tháng cho thấy bàn tay được điều trị bằng parafin kết hợp tập luyện có sự cải thiện đáng kể về chức năng vận động, độ cứng và độ đàn hồi của da so với bàn tay chỉ được tập luyện[50]. Banu Dilek và cộng sự (2013) “nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp parafin trong thoái hóa khớp bàn tay” trên 60 bệnh nhân tại khoa vật lý trị liệu và phục hồi chức năng của trường đại học Dokuz Eylul( Thổ Nhĩ Kỳ). Kết quả cho thấy liệu pháp này có hiệu quả trong việc giảm đau, duy trì cơ lực và cải thiện tầm vận động khớp với các bệnh nhân này. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nghiên cứu với nhóm chứng p < 0,05[51]. Fozia sibtain và cộng sự (2013) nghiên cứu “ Hiệu quả của parafin kết hợp tập vận động khớp trong phục hồi chức năng bàn tay sau chấn thương”. Nghiên cứu thực hiện trên 71 bệnh nhân được chia thành hai nhóm, một nhóm được điều trị bằng parafinkết hợp tạp vận động khớp, một nhóm chỉ được tập vận động khớp trong 6 tuần. Kết quả cho thấy điều trị bằng parafin kết hợp tạp vận động khớp làm giảm đau và cải thiện tâm vận động khớp hiệu quả hơn so với chỉ điều trị tập vận động khớp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng p < 0,05[52].
  • 42. 30 Jing Wang và cộng sự ( 2016) nghiên cứu hiệu quả giảm co cứng ở bệnh nhân đột quỵ với liệu pháp parafin. Nghiên cứu được tiến hành trên 52 bệnh nhân chia làm 2 nhóm, nhóm thử nghiệm với liệu pháp parafin( n= 27) và nhóm đối chứng với liệu pháp giả dược ( n=25, trong 4 tuần. Sau điều trị mức độ co cứng cải thiện đáng kể qua từng thời điểm. Tình trạng liệt giảm dần theo thời gian ở vai, khủy tay, cổ tay và bàn tay[53]. Đinh Tăng Tuệ , Đỗ Thị Thanh Hiền(2018) đánh giá hiệu quả giảm đau của điện châm kết hợp đắp parafin trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Tầm vận động khớp ΔD0-D15 nhóm nghiên cứu 22,33± 7,58 cao hơn nhóm chứng là 17,76 ± 8,5[54]. Ya Peng Li và cộng sự(2020) đánh giá hiệu quả của parafin làm giảm độ cứng thị động của cơ bụng và gân Achille. 40 bệnh nhân được chia thành hai nhóm, nhóm trị liệu được đắp parafin trong vòng 20 phút. Kết quả độ cứng của cơ và gân giảm đáng kể. Độ cứng thụ động của cơ và gân có tương quan thuận với mắt cá chân tùa gập bụng 300 gập lưng 100 đối với chân thuận. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01[55]. Nguyễn Minh Thư (2020) nghiên cứu tác dụng của điện châm kết hợp đắp parafin trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Sau nghiên cứu tỷ lệ đạt tốt 83,4%, khá 13,3% trung bình 3,3%. Điểm VAS ở nhóm nghiên cứu giảm từ 6,07 ± 1,44 điểm xuống 0,57 ± 0,68 điểm; ở nhóm chứng giảm từ 5,73 ± 1,14 điểm xuống 2,70 ± 1,20 điểm[56].
  • 43. 31 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại - Bệnh nhân tỉnh, giao tiếp tốt. - Bệnh nhân từ 40 đến 59 tuổi không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do THCSC theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp của Bộ y tế năm 2016[1]. + Biểu hiện lâm sàng ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng cột sống: đau cột sống cổ, điểm đau cạnh cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ. + Biểu hiện lâm sàng ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh: đau dọc theo rễ thần kinh cổ, có 1 trong các dấu hiệu kích thích rễ: bấm chuông, rối loạn cảm giác dọc theo rễ thần kinh, rối loạn phản xạ gân xương, rối loạn dinh dưỡng cơ. + Chụp X quang cột sống cổ 3 tư thế (thẳng, nghiêng, chếch ¾) có ít nhất 1 trong 3 hình ảnh của THCSC: gai xương thân đốt, hẹp lỗ tiếp hợp, phì đại mấu bán nguyệt. - Người bệnh có điểm VAS ≤ 6. - BN tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều trị, không áp dụng các phương pháp điều trị khác trong thời gian nghiên cứu. 2.1.3.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền. BN có các biểu hiện của chứng tý ở cổ, vai, cánh tay thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp[7,8].
  • 44. 32 Vọng: Vẹo hoặc cứng cổ, quay cổ khó khăn, sắc mặt nhợt. Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, chất lưỡi bình thường hoặc nhợt bệu. Văn: Tiếng nói hơi thở bình thường. Vấn: Đau vùng cổ gáy có thể lan lên đầu vùng chẩm hoặc lan xuống vai và tay, tay có cảm giác nặng và tê bì. Đau tăng khi gặp thời tiết lạnh ẩm, chườm ấm dễ chịu. Đau tăng khi vận động thay đổi tư thế. Kèm lưng gối đau mỏi, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, tiểu tiện nhiều lần, thích ăn nóng, uống nước ấm. Thiết: Có điểm đau cạnh sống, vận động cổ thụ động đau tăng. Mạch trầm tế. 2.1.4.Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân - BN được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay không do THCSC như: các chấn thương cột sống cổ, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm cột sống dính khớp, bệnh lý của tổ chức phần mềm trong ống tuỷ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. BN hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống cổ có hội chứng chèn ép tủy: yếu liệt chi trên, phù hoặc teo cơ chi trên, mất cảm giác... - BN có các bệnh ngoài da, viêm loét vùng cổ vai gáy. - Loãng xương nặng. - Thiểu năng động mạch sống nền, xơ vữa động mạch cổ, não. - BN có chỉ định can thiệp phẫu thuật. - BN mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, lao, ung thư, suy gan, suy thận, suy giảm trí tuệ… - Các bệnh viêm nhiễm cấp tính như viêm phổi, nhiễm trùng huyết… - BN không tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị.
  • 45. 33 2.1.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình. Thời gian: Từ tháng 4/2021 đến tháng 11/2021. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. 2.2.2. Cách chọn mẫu - cỡ mẫu : Chọn cỡ mẫu thuận tiện gồm 70 bệnh nhân chia làm 2 nhóm: Nhóm chứng và nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu (NNC) 35 bệnh nhân: Điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp đắp parafin. Nhóm chứng (NC) 35 bệnh nhân: Điều trị bằng điện châm. 2.2.3. Chất liệu nghiên cứu - Công thức huyệt trong nghiên cứu được lựa chọn theo: Quy trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu (Phụ lục 2)[57]. CÁC HUYỆT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU Tên huyệt Đường kinh Vị trí Cách châm Giáp tích (C4-C7) Huyệt ngoài đường kinh Từ mỏm gai đốt sống ngang ra 0,5 thốn Châm thẳng 0,3- 0,5 thốn Phong trì XI.20 Túc thiếu dương Đởm Từ giữa xương chẩm (C1) đo ngang ra 2 thốn, huyệt ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm. Hướng mũi kim về nhãn cầu đối diện 0,5– 0.8 thốn
  • 46. 34 Kiên tỉnh XI.21 Túc thiếu dương Đởm Huyệt ở giữa con đường từ C7- D1 đến mỏm cùng vai. Châm thẳng 0,5 thốn Kiên ngung II.15 Thủ dương minh Đại trường Hõm dưới mỏm cùng vai đòn, nơi bắt đầu của cơ delta. Châm thẳng 0,5 – 1 thốn Khúc Trì II.11 Thủ dương minh Đại trường Huyệt ở đầu nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài. Châm thẳng 0,5 – 1 thốn Hợp cốc II.4 Thủ dương minh Đại trường Ở kẽ xương đốt bàn tay 1 và 2, về phía xương đốt bàn 2. Châm thẳng 0,5 – 0,8 thốn Ngoại quan X.5 Thủ thiếu dương Tam tiêu Từ chính giữa cổ tay đo lên 2 thốn về phía mu tay, giữa xương quay và xương trụ Châm thẳng 0,5 – 0,8 thốn Đại chùy XIII.14 Mạch Đốc Giữa liên đốt sống C7 – D1 Châm chếch 0,5 thốn Đại trữ VII.11 Túc thái dương Bàng quang Từ giữa khe D1 – D2 đo ngang ra 1,5 thốn. Châm chếch 0,5 thốn Can du VII.18 Túc thái dương Bàng quang Từ giữa khe D9 – D10 đo ngang ra 1,5 thốn Châm chếch 0,5 thốn Thận du VII.23 Túc thái dương Bàng quang Từ giữa khe L2 – L3 đo ngang ra 1,5 thốn. Châm thẳng 0.5 – 1 thốn + Châm tả các huyệt: Phong trì, Đại chùy, Giáp tích C4-C7, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc. + Châm bổ: Can du, Thận du. - Phác đồ điều trị đắp parafin: Được lựa chọn theo quy trình “Hưỡng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”của Bộ Y tế [58].
  • 47. 35 QUY TRÌNH SỐ 16: ĐIỀU TRỊ BẰNG PARAFIN Là phương pháp điều trị truyền nhiệt trực tiếp bằng Parafin nóng. Parafin sử dụng trong y học phải trung tính, không lẫn hóa chất khác, độ nóng chảy 55-60 độC + Chỉ định: Giảm đau giãn cơ Viêm mạn tính Giãn mạch ngoại vi, tăng tuần hoàn cục bộ + Chống chỉ định: Chấn thương cấp, nhiễm trùng cấp Đang truyền máu, đe dọa chảy máu Sốt cao, quá suy kiệt Di ứng với parafin, bệnh ngoài da Mất cảm giác + Chuẩn bị: Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viện vật lý trị liệu Vật liệu: Parafin, Nồi nấu parafin, Khay đựng Các phụ kiện khác (khăn, nilon, nhiệt kế, chổi quét) Giường hoặc ghế ngồi Người bệnh: Giải thích để người bệnh yên tâm Tư thế người bệnh thoải mái, phù hợp Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị chuyên khoa + Các bước tiến hành: Đun parafin nóng chảy đổ vào khay, ủ nóng để đắp theo quy định Bộc lộ vùng điều trị kiểm tra da, đặt miếng parafin phủ nilon, đắp khăn ủ và cố định bằng.
  • 48. 36 Kỹ thuật quét hoặc nhúng parafin nóng chảy cho các vùng theo chỉ định nhiều lần đến khi lớp parafin bọc ngoài dày 1 hoặc 2 mm theo chỉ đinh và quấn ủ khăn: Thời gian theo chỉ định Kết thúc điều trị: gỡ parafin kiểm tra lau khô, dặn dò người bệnh, ghi phiếu điều trị + Theo dõi: Cảm giác và phản ứng người bệnh Sau điều trị dị ứng mẩn ngứa + Tai biến và xử trí: Bỏng nhẹ (vùng da mỏng, trong parafin có nước): xử trí theo phác đồ Dị ứng với parafin: ngừng điều trị, xử trí theo phác đồ, kiểm tra parafin (có lẫn hóa chất không) cần làm sạch tuân theo quy định. 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu: Máy điện châm: - Máy điện châm Model 04 – 05 JH của công ty đầu tư phát triển và xây lắp K&N Hà Nội, sản xuất năm 2016. Máy gồm hai kênh tần số: K1 phát dạng xung đa hài, K2 phát dạng xung blocking được sử dụng cả phần âm và dương, trên cơ sở phối hợp kỹ thuật bổ tả trong châm cứu. Hình 2.1. Hình ảnh máy điện châm
  • 49. 37 - Thông số kỹ thuật chính: + Kênh bổ Dạng xung: Blocking Dải tần số xung: 1Hz - 4 Hz (30 xung/p - 240 xung/p) Biên độ xung: Vpp = 0 - 120V + 10% + Kênh tả Dạng xung: Đa hài Dải tần số xung: >5 Hz (> 300 xung/p) Biên độ xung: Vpp = 0 - 140V + 10% + Nguồn: 6V (4 pin đại x 1.5V) - Công dụng: Dùng để kích thích các huyệt. Châm tê trong phẫu thuật, châm giảm đau Điều trị hỗ trợ cai nghiện và massage bằng xung điện. Máy được sử dụng thuận tiện trong lĩnh vực châm cứu: Thể châm, điện châm và nhĩ châm. Tủ tuần hoàn parafin Hình 2.2. Hình ảnh tủ tuần hoàn parafin, khay parafin
  • 50. 38 Tủ tuần hoàn parafin Model: MD – 25TSP, xuất xứ Việt nam của công ty Sơn Phát JSC, sản xuất năm 2018. Thông số kỹ thật chính: Chất liệu inox 304 Nhiệt độ sấy 100 C - 1000 C. Thời gian sấy: từ 0-6h. Nguyên lý sấy: Thông gió tuần hoàn bằng quạt ly tâm chịu nhiệt( quạt đối lưu). Số lượng khay nến: 60 khay Công suất: 2-4KW Điện áp sử dụng: 220V - 50Hz hoặc 380V. Tự động điều khiển cấp nguồn điện và ngắt nguồn theo hẹn giờ cài đặt sẵn. - Parafin, khay đựng parafin cao 4cm x rộng 23cm x dài 32cm, nylon bọc, khăn bông. Các dụng cụ, phương tiện khác: Kim châm cứu làm bằng thép không gỉ, đầu nhọn, dài 5cm, đường kính 0.25 – 400 mm, Kim châm cứu Đông Á. Pince vô khuẩn. Bông, ống nghiệm đựng kim vô khuẩn. Cồn 70o . Bệnh án nghiên cứu được xây dựng theo một mẫu thống nhất( phụ lục số 1) Thước đo điểm đau VAS (Visual analogue scale)(phụ lục số3). Thước đo: Mức độ đau của bệnh nhân được đánh giá theo thang điểm VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo của hãng Astra - Zeneca. Thang điểm đánh giá mức độ đau VAS là một thước có hai mặt: Một mặt: Chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm, trong đó mức độ đau tăng dần từ 0 cho đến 10 điểm, 10 điểm là đau nhất.
  • 51. 39 Một mặt: Có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức độ đau tăng dần. Chọn số từ 0 đến 10 phù hợp với mức độ đau của bác/ cô/ chú… Hình 2.3. Thước đo độ đau VAS - Hình tượng thứ nhất (tương ứng 0 điểm): Bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ một đau đớn khó chịu nào. - Hình tượng thứ 2 (tương ứng 1 – 2,5 điểm): Bệnh nhân thấy hơi đau, khó chịu, không mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường. - Hình tượng thứ 3 (tương ứng > 2,5 – 5 điểm): Bệnh nhân đau khó chịu, mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, không dám cử động hoặc kêu rên. - Hình tượng thứ 4 (tương ứng > 5 –7,5 điểm): Đau nhiều, đau liên tục, không thể vận động, luôn kêu rên. - Hình tượng thứ 5 (tương ứng > 7,5 điểm): Đau liên tục, toát mồ hôi, có thể choáng ngất.
  • 52. 40 Thước đo tầm vận động cột sống cổ (phụ lục số 4). Hình 2.4. Thước đo tầm vận động cột sống cổ Đo độ gấp duỗi: Người đo đứng phía bên bệnh nhân, hai cành cổ thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất ( đứng hay ngồi) , bệnh nhân cúi ngửa cổ lần lượt, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng đi của đỉnh đầu. Bình thường gấp có thể chạm vào ngực, duỗi đến mức ngang ụ chẩm. Đo độ nghiêng bên: Người đo đứng ở phía sau bệnh nhân, gốc thước đặt ở mỏ gai C7, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định nằm ngang và cành di động nằm theo hướng đường nối từ điểm gốc C7 đến đỉnh đầu bệnh nhân. Đo cử động xoay: Nguời đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm của đường nối đỉnh của vành tai hai bên cắt đường giữa thân, hai cành của thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Bệnh nhân xoay đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh của mũi trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ. Bộ câu hỏi đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày NDI (phụ lục số5)
  • 53. 41 - Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do THCSC, đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân được lựa chọn vào đối tượng nghiên cứu. - Đánh giá các triệu chứng lâm sàng trước điều trị (thời điểm D0) - Cận lâm sàng: Chụp X – quang cột sống cổ 3 tư thế thẳng, nghiêng, chếch ¾; xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng sau 1 giờ và 2 giờ. - Thực hiện phương pháp điều trị với từng nhóm : + Nhóm nghiên cứu: Điện châm kết hợp đắp parafin. + Nhóm chứng: Điều trị bằng điện châm . - Liệu trình điều trị: 20 ngày, đánh giá lại sau 10 ngày và 20 ngày - Đánh giá kết quả điều trị chung. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu: BN được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do THCSC (n=70) NHÓM I (Nhóm chứng) n=35 Điệnchâm NHÓM II (Nhóm nghiên cứu) n=35 Điện châm, đắp paraffin. SO SÁNH Đánh giá D0, D10, D20 KẾT LUẬN
  • 54. 42 2.4. Phương pháp tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2021 đến tháng 11/2021. - Số lượng bệnh nhân: 70 bệnh nhân - Bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng Quy trình điều trị: Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân ở tư thế thoải mái, bộc lộ vùng bị bệnh, da khô, sạch sẽ. Tiếp xúc giải thích động viên về quá trình điều trị, nói rõ cảm giác nóng ấm khi điều trị. Chuẩn bị dụng cụ: + Khay đựng parafin + Máy tuần hoàn parafin + Nylon, khăn bông. + Máy châm cứu, kim châm cứu, pince vô khuẩn, bông, cồn 700 - Liệu trình thực hiện thủ thuật: Đắp parafin 30 phút/ lần x 1 lần / ngày x 7 ngày/tuần x 20 ngày. Điện châm 30 phút/ lần x 1 lần/ ngày x 7 ngày/ tuần x 20 ngày. Thủ thuật 1: Thực hiện kỹ thuật điện châm Bước 1: Xác định huyệt đạo và sát trùng da vùng huyệt, chọn kim có độ dài tùy thuộc độ dày của cơ vùng châm. Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau: Thì 1: Tay trái dùng ngón cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; tay phải châm kinh nhanh qua da vùng huyệt. Thì 2: đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, đi theo hướng đã được xác định, kích thích kim cho đến khi đạt “đắc khí”
  • 55. 43 Bước 3: Kích thích huyệt bằng máy điện châm. Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ tả của máy điện châm. Cường độ nâng theo mức chịu đựng của bệnh nhân. - Áp dụng phương pháp điều trị với từng nhóm: Nhóm nghiên cứu: Đắp parraffin + Điện châm. Nhóm đối chứng: Điện châm. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và các tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị. Thủ thuật 2: Thực hiện kỹ thuật đắp parafin Bước 1: Tách miếng parafin ra khỏi khay, bọc bằng miếng nylon rồi phủ khăn ra ngoài để giữ nhiệt. Bước 2: Cho bệnh nhân nằm sấp, bộc lộ vùng cổ vai , đắp miếng parafin lên da vùng cổ vai cánh tay. Bước 3: Sau 30 phút, kết thúc điều trị, gỡ miếng parafin, kiểm tra, lau khô. Bệnh nhân nghỉ ngơi 5- 10 phút, sau đó thực hiện kỹ thuật thể châm. 2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu Các bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi và ghi chép theo một mẫu bệnh án thống nhất. 2.5.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: - Tuổi: Phân thành các nhóm tuổi: 40-49 tuổi, 50-59 tuổi. - Giới tính: nam, nữ. - Nghề nghiệp: Lao động chân tay, lao động trí óc. - Thời gian đau trước điều trị: < 3 tháng, 3-6 tháng. - Cận lâm sàng : X-quang cột sống cổ
  • 56. 44 2.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi trước - sau điều trị - Mức độ đau đánh giá theo thang điểm VAS. - Mức độ cải thiện hội chứng rễ. - Mức độ cải thiện tầm vận động (TVĐ) cột sống cổ (6 động tác). - Mức độ cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm NDI. - Sự thay đổi các triệu chứng Y học cổ truyền sau điều trị. - Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị (gồm các tác dụng không mong muốn của điện châm, đắp parafin đối với BN) 2.6. Tiêu chí đánh giá kết quả 2.6.1. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS Mức độ đau chủ quan của BN được lượng giá bằng thang VAS (Visual Analog Scale) là thang điểm đánh giá cường độ đau bằng trực quan (phụ lục 3). Mức độ đau theo thang VAS được chia thành 4 mức và quy đổi ra các mức điểm như sau. Bảng 2.1:Bảng quy ước đánh giá mức độ đau Điểm VAS Mức độ Điểm ngiên cứu 0 = VAS ≤ 1 Không đau 0 điểm 1 < VAS ≤ 3 Đau nhẹ 1 điểm 4 ≤ VAS ≤ 6 Đau vừa 2 điểm 7 ≤ VAS ≤ 10 Đau nặng 3 điểm 2.6.2.Đánh giá mức độ cải thiện hội chứng rễ Hội chứng rễ thần kinh được theo dõi bằng các triệu chứng đau âm ỉ tăng từng cơn, từ vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bang tay; rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ; hoặc có các dấu hiệu tổn
  • 57. 45 thương rễ thần kinh khi làm các nghiệm pháp Spurling, nghiệm pháp dạng vai, nghiệm pháp kéo giãn cổ, dấu hiệu bâm chuông. Bảng 2.4. Đánh giá hội chứng rễ Không có triệu chứng của hội chứng rễ 0 điểm Có ít nhất một triệu chứng của hội chứng rễ 1 điểm 2.6.3. Đánh giá mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ Tầm vận động của cột sống cổ: Phương pháp đo TVĐ cột sống cổ dựa trên phương pháp đo TVĐ khớp do Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra năm 1965[33]. Phương pháp này quy định mọi cử động khớp đều được đo từ vị trí khởi đầu Zero, trong đó vị trí Zero là tư thế thẳng của người được khám, gồm đầu thẳng, mắt nhìn ra phía trước, hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song song với nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau. Vị trí giải phẫu duỗi của chi và thân thể được quy ước là 0º. TVĐ khớp được đo chủ động hoặc thụ động. Vận động chủ động là chuyển động khớp của BN qua TVĐ góc quy định của khớp. Vận động thụ động là chuyển động khớp của người khám qua TVĐ quy định của khớp. TVĐ khớp được đo bằng thước có gốc là mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0º - 360º, một cành di động và một cành cố định, dài 30cm. BN được ngồi thẳng, tựa lưng ngang vai, khớp gối và háng gập vuông góc, hai bàn chân đặt trên sàn nhà, hai tay xuôi khép dọc thân người. TVĐ của cột sống cổ được đo ở các động tác gấp duỗi (cúi ngửa), nghiêng bên và quay. Đo độ gấp duỗi: người đo đứng phía bên BN, hai cành của thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay ngồi), lần lượt cúi ngửa cổ, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng đi của
  • 58. 46 đỉnh đầu. Bình thường gấp có thể đạt đến cằm chạm vào ngực, duỗi đến mức ụ chẩm nằm ngang. Đo độ nghiêng bên: người đo đứng phía sau BN, gốc thước đặt ở mỏm gai C7, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định và cành di động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc C7 đến đỉnh đầu BN. Đo cử động quay: người đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm của đường nối đỉnh vành tai hai bên cắt giữa thân. Hai cành của thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Khi BN xoay đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ. Mức độ chính xác và yếu tố ảnh hưởng phụ thuộc vào trình độ và sự thận trọng của người đo, hiểu biết và sự hợp tác của đối tượng. Bảng các giá trị TVĐ bình thường của các động tác cột sống cổ được trình bày trong bảng 2.2. Điểm vận động của một động tác bằng 0 khi TVĐ trong giới hạn bình thường, hạn chế từ 1 – 5 được tính 1 điểm, hạn chế 6 – 10 được tính 2 điểm, hạn chế 11 – 15 được tính 3 điểm, trên 15 được tính 4 điểm. Cách cho điểm chi tiết của từng động tác trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2 và 2.3. Điểm TVĐ chung được tính bằng tổng các điểm vận động cả 6 động tác cúi, ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải, quay trái, quay phải. Đánh giá mức độ hạn chế tầm vận động của từng nhóm và so sánh hai nhóm ở các thời điểm lúc vào viện, sau 10 ngày và sau 20 ngày điều trị.
  • 59. 47 Bảng 2.2. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý TVĐ Động tác Bình thường Bệnh lý Điểm 0 1 2 3 4 Cúi 45º – 55º 40º – 44º 35º - 39º 30º – 34º < 30º Ngửa 60º – 70º 55º – 59º 50º – 54º 45º – 49º < 45º Nghiêng phải 40º – 50º 35º – 39º 30º – 34º 25º – 29º < 25º Nghiêng trái 40º – 50º 35º – 39º 30º – 34º 25º – 29º < 25º Quay phải 60º – 70º 55º – 59º 50º – 54º 45º – 49º < 45º Quay trái 60º – 70º 55º - 59º 50º – 54º 45º – 49º < 45º Đánh giá chung về tầm vận động CSC tại các thời điểm D0, D10, D20 là tổng số điểm của 6 tư thế vận động (cúi, ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải, quay trái, quay phải) được phân chia thành 4 mức độ và quy đổi ra các mức điểm nghiên cứu như sau: Bảng 2.3. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ Mức độ Điểm tầm vận động chung Điểm nghiên cứu Không hạn chế 0 điểm 0 điểm Hạn chế ít 1 – 6 điểm 1 điểm Hạn chế vừa 7 – 12 điểm 2 điểm Hạn chế nhiều 13 – 18 điểm 3 điểm Hạn chế rất nhiều 19 – 24 điểm 4 điểm