SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN TRUNG THIỆN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2017
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN TRUNG THIỆN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THÀNH NHÂN
Thừa Thiên Huế, năm 2017
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Trung Thiện
iii
LỜI CẢM N
Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của quý thầy giáo, cô giáo, đồng
nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân, tôi đã tham gia học tập và hoàn thành luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. Bằng tấm lòng thành kính và tình cảm
chân thành, cho phép tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường ĐHSP - Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học,
Khoa Tâm lý Giáo dục cùng các nhà khoa học, quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp
giảng dạy đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Quảng Trị, cán bộ quản lý,
quý thầy cô giáo, học sinh các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị và các
bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện trong quá trình cung cấp thông tin, tư liệu để
giúp tôi hoàn chỉnh luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS.
Nguyễn Thành Nhân - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Trị đã tư vấn, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thường xuyên động
viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn chắc chắn vẫn không thể tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô
giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thừa Thiên Huế , ngày 01 tháng10 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Trung Thiện
1
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................II
LỜI CẢM N..........................................................................................................III
MỤC LỤC..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .....................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................................9
4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................9
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.....................................................................9
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................10
7. Những luận điểm bảo vệ.................................................................................12
8. Đóng góp mới của luận văn............................................................................13
9. Cấu trúc luận văn............................................................................................13
CHƯ NG 1. C SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C SỞ....................14
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề......................................................................14
1.1.1. Ở nước ngoài......................................................................................14
1.1.2. Ở trong nước ......................................................................................15
1.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ..........................19
1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản..............................................................19
1.2.2. Khái niệm giáo dục sức khỏe sinh sản...............................................19
1.2.3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.......................................20
1.2.4. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở27
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở....32
1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản.................32
1.3.2. Các chủ thể quản lý trong hệ thống phân cấp quản lý hoạt động giáo
dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ...................................36
2
1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở.............................................................................................36
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh trung học cơ sở.....................................................................................40
1.4.1. Yếu tố khách quan..............................................................................40
1.4.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................43
Tiểu kết chương 1....................................................................................................45
CHƯ NG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC
KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C SỞ Ở THỊ XÃ
QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................................46
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................46
2.1.1. Khái quát chung về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội.................................46
2.1.2. Khái quát về tình hình GD&ĐT........................................................48
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng.........................................................49
2.2.1. Giới thiệu bảng hỏi.............................................................................49
2.2.2. Mẫu khách thể khảo sát và cách thức khảo sát ..................................50
2.2.3. Phỏng vấn sâu ....................................................................................51
2.2.4. Giới thiệu việc phân tích và xử lý số liệu ..........................................52
2.3. Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học cơ sở ở
thị xã Quảng Trị..................................................................................................52
2.4. Thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị
xã Quảng Trị.......................................................................................................53
2.4.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..............................................................53
2.4.2. Thực trạng về mức độ và kết quả thực hiện nội dung giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị..................56
2.4.3. Thực trạng mức độ và kết quả thực hiện về phương pháp tổ chức giáo
dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.....57
2.4.4. Thực trạng mức độ và kết qủa thực hiện về hình thức giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị..................58
3
2.4.5. Thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ......................................................59
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.....................................................................60
2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..............................................................60
2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị..................61
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống ........................62
2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.........................................65
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.............................................................66
2.6.1. Những mặt mạnh................................................................................66
2.6.2. Những mặt yếu, hạn chế ....................................................................67
2.6.3. Nguyên nhân ......................................................................................68
Tiểu kết chương 2....................................................................................................70
CHƯ NG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C SỞ Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ,
TỈNH QUẢNG TRỊ.................................................................................................72
3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp ..............................................................72
3.1.1. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản của Chính phủ ..................72
3.1.2. Định hướng về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ
sở của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị ...........................................74
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .....................................................................74
3.2.1. Đảm bảo tính mục đích......................................................................74
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ....................................................74
3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển....................................................75
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi......................................................75
3.3. Các biện pháp đề xuất..................................................................................75
4
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và học sinh về vai trò,
tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe sinh sản trong bối cảnh hiện nay ..........75
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý
giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở............................78
3.3.3. Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình
thức tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở.......80
3.3.4. Tăng cường phối hợp giữa các trường trung học cơ sở và các lực
lượng ngoài trường đóng trên địa bàn trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh .................................................................................................86
3.3.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trung học cơ sở.............................................................................................88
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp..................................................................89
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp....................89
3.5.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết...........................................................90
3.5.2. Kết quả khảo sát tính khả thi..............................................................91
Tiểu kết chương 3....................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Cụm từ viết tắt
HS Học sinh
GDSKSS Giáo dục sức khỏe sinh sản
THCS Trung học cơ sở
CBQL Cán bộ quản lý
GV Giáo viên
SKSS Sức khỏe sinh sản
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
THPT Trung học phổ thông
GDDS Giáo dục dân số
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
6
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG:
Bảng 2.1. Thông tin về 111 CBQL, GV tham gia khảo sát ......................................50
Bảng 2.2. Thông tin về 450 học sinh tham gia khảo sát ...........................................51
Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung
học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.....................................................................................52
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của
giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị...................55
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện nội dung giáo dục sức khỏe sinh
sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị................................................56
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện về phương pháp tổ chức giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.........................57
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ và kết qủa thực hiện về hình thức giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị........................................58
Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.............................................................59
Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung
học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.....................................................................................60
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ...............................61
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị........................................62
Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị..........63
Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục
vụ giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị............64
Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.........................64
Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.............................................................65
Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ...............................90
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ ở ở thị xã Quảng Trị.................................91
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe
sinh sản cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị...............................................................54
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa Đông-
Tây tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với các nước trên thế giới. Những thay đổi này
đã ảnh hưởng không nhỏ đến con người trong đó có các em HS- những chủ nhân
tương lai của đất nước. Bên cạnh việc thừa hưởng những mặt tích cực, các em cần
phải được trang bị cho mình vốn kiến thức và kỹ năng để đối mặt với những thách
thức đặt ra như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, phân hóa mức sống giàu
nghèo... đặc biệt là vấn đề tình dục, tình yêu, SKSS.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, thanh niên nói chung và các em HS nói riêng
đang cảm thấy còn rất e ngại và lúng túng khi nói đến vấn đề SKSS. Nhiều em bắt
đầu quan hệ tình dục trong khi không hiểu biết đúng đắn về SKSS. Sự thiếu hiểu
biết này có thể dẫn các em gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, sinh
con khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa đủ khả năng làm mẹ, sinh con bệnh tật, dị dạng
hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như giang mai,
HIV/AIDS... ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe, tính mạng bản thân, gia đình và
kinh tế-chính trị xã hội.
Tình hình GDSKSS cho HS ở các trường phổ thông Việt Nam hiện nay là
một bài toán rất lớn mà chúng ta vẫn đang thiếu lời giải. Đây là kiến thức không
mới trong đời sống nhưng lại khá mới đối với văn hóa và giáo dục của Việt Nam.
Hiện nay có nhiều trường hợp nữ sinh trở thành mẹ hay những cái chết thương tâm
bởi bản thân vướng vào con đường tình yêu, tình dục quá sớm… không còn xa lạ.
Đó là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chương trình GDSKSS trong trường học.
Các bậc phụ huynh thường không quan tâm chương trình GDSKSS và cho rằng đó
là việc của nhà trường. Tuy nhiên một thực tế đang diễn ra là hoạt động GDSKSS ở
nhà trường đang có những lúng túng, bất cập nhất định. Chúng ta chưa có giải pháp
giáo dục đồng bộ, chưa xây dựng được một hệ thống kiến thức về sức khỏe khỏe
sinh sản cho HS mà mới chỉ ở mức độ tích hợp, lồng ghép nội dung GDSKSS qua
các môn Giáo dục công dân, Văn học, Địa lý, Sinh học. Việc GDSKSS vẫn chủ yếu
là do kế hoạch hoạt động của từng nhà trường và được thực hiện trong những phạm
vi rất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó nội dung GDSKSS còn mang tính hàn lâm, không thiết
8
thực, gây ra nhàm chán không thu hút được sự quan tâm và hứng thú của các em. Vì
thế HS đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”, hầu như các em chưa có
những hiểu biết đầy đủ, khoa học về sự phát triển của cơ thể mình. Do vậy HS cần
được quan tâm và GDSKSS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Với ý nghĩa đó nên trong Chiến lược dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-
2020, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tổ chức triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020
sau khi được phê duyệt; thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, SKSS,
bình đẳng giới cho HS, sinh viên; bồi dưỡng cho GV, giảng viên, cán bộ y tế trong
trường học về giới, giới tính, dân số, SKSS, bình đẳng giới, phòng chống HIV; lồng ghép
các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành” [18, tr.9].
GDSKSS nhằm trang bị kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, sức
khỏe tình dục, SKSS để giúp các em chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống
tương lai lành mạnh, hạnh phúc.
Thị xã QuảngTrị nằm trên trục giao thông chiến lược của quốc gia: quốc lộ
1, tuyến đường sắt Bắc- Nam. Với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy từ
trung tâm thị xã có thể mở rộng phát triển khắp các vùng, tiện lợi cho việc giao lưu
kinh tế, văn hóa với mọi vùng miền trong cả nước. Đó vừa là thuận lợi cũng như là
thách thức không ít đối với việc giáo dục HS. Bên cạnh đó một số gia đình chỉ lo
làm ăn kinh tế đầu tư cho con đi học nhưng lại ít quan tâm đến đời sống tinh thần
của các em nên HS dễ sa ngã vào con đường yêu đương trước tuổi, quan hệ tình dục
trước hôn nhân cùng với những hệ lụy của nó là điều tất yếu xảy ra.
Thực trạng nhức nhối ấy đã khiến cho công tác GDSKSS trở nên cấp bách hơn, thức
tỉnh ý thức trách nhiệm của các cấp ban ngành, của nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
Quản lý hoạt động GDSKSS đã được nhiều người nghiên cứu, đề cập đến trên
nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đặc biệt là thị xã
Quảng Trị vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách hợp lý.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với hứng thú của bản thân về vấn đề
thuộc lĩnh vực công tác, tác giả chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị” làm luận
văn nghiên cứu của mình.
9
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động GDSKSS cho
HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, luận văn đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động GDSKSS nhằm nâng cao chất lượng GDSKSS, đáp ứng mục tiêu đào
tạo của nhà trường và yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDSKSS cho HS THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS là một bộ phận quan
trọng trong nội dung giáo dục và quản lý giáo dục ở các trường THCS. Tuy nhiên, ở
các trường ở các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, các hoạt động
GDSKSS chưa thực sự được quan tâm, chưa được đầu tư đúng mức, điều này dẫn
đến sự hạn chế về kiến thức GDSKSS ở HS. Nếu nhà quản lý ở các cấp, ở các
trường THCS, các tổ chức Đoàn thể trong các trường THCS ở thị xã Quảng Trị thực
hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS theo hướng nâng cao
nhận thức và năng lực, kiện toàn bộ máy quản lý, chỉ đạo xây dựng nội dung và sử
dụng các phương pháp, hình thức tổ chức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm
của lứa tuổi THCS và nhà trường thì hoạt động giáo dục này sẽ được triển khai hiệu
quả, nhờ đó kiến thức về SKSS của HS THCS sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS.
Khảo sát, đánh giá thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS và
quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.
10
5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Giới hạn về nội dung
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu việc quản lý hoạt động GDSKSS theo tiếp cận
các chức năng quản lý.
Biện pháp đề xuất dành cho các chủ thể quản lý hoạt động GDSKSS theo
yêu cầu phân cấp quản lý.
5.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được giới hạn tại các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh
Quảng Trị.
5.2.3. Giới hạn đối tượng khảo sát
CBQL Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Trị; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các
trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
GV các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
HS các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Tiếp cận chức năng quản lý
Tiếp cận chức năng quản lý (4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo/
lãnh đạo; kiểm tra, đánh giá) sẽ là tiếp cận chính để xác định khung lý thuyết và nội dung
quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS; trong đó, chức năng lãnh đạo/ chỉ đạo sẽ tập
trung vào các nội dung chỉ đạo để vận hành các thành tố của quá trình GDSKSS (mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các điều kiện, môi trường giáo
dục,…); các chức năng quản lý khác vừa là tiền đề, vừa là phương thức hành động của
các chủ thể quản lý của trường THCS nhằm quản lý tốt quá trình GDSKSS cho HS.
6.1.2. Tiếp cận quá trình giáo dục
Xem xét vấn đề GDSKSS cho HS THCS theo tiếp cận các thành tố của quá
trình giáo dục, bao gồm từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo
dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ,… cho
quá trình GDSKSS đạt hiệu quả. Các thành tố này có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ, ảnh
hưởng lẫn nhau. Việc quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS sẽ tác động quản lý
trực tiếp các thành tố này của quá trình giáo dục.
11
6.1.3. Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể
Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể xem xét hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt
động GDSKSS cho HS THCS có mối quan hệ tương tác với các nội dung giáo dục
toàn diện khác nhằm đạt được mục đích của hệ thống là phát triển toàn diện HS.
Đồng thời, tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể cũng xem xét quản lý hoạt động GDSKSS
cho HS THCS trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khách quan và các
yếu tố chủ quan thuộc về các trường THCS.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động
GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS; phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước, những tư liệu, tài liệu lý luận về quản lý giáo
dục, quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS, những kết quả nghiên cứu lý
thuyết về hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS để xây
dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
- Tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
được đăng tải trong các chuyên khảo, các bài báo khoa học, các tạp chí chuyên
ngành… liên quan đến đề tài nghiên cứu để hình thành tổng quan nghiên cứu vấn
đề, hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra viết
Lập các phiếu hỏi với những nội dung cần khảo sát về thực trạng kiến thức về
SKSS, hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng
Trị, tỉnh Quảng Trị nhằm xác định, thu thập thông tin về thực trạng kiến thức về SKSS,
hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS. Các đối tượng điều
tra gồm CBQL, GV và HS các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
* Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các hoạt động điều hành lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá… để
đánh giá trình độ và năng lực quản lý hoạt động GDSKSS của đội ngũ CBQL các
trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
12
* Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với một số chuyên gia (các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên
cứu, các nhà khoa học am hiểu về đề tài nghiên cứu) nhằm làm sáng tỏ một số vấn
đề mà đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu và bổ sung đánh giá thực trạng,
nguyên nhân thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt
động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị và tìm hiểu quan
điểm của các đối tượng được phỏng vấn về hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt
động GDSKSS cho HS THCS.
Phương pháp được thực hiện chủ yếu với CBQL, GV và HS THCS trên địa
bản thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị trong
thực tiễn giáo dục và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS trong những năm qua.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lý kết quả nghiên cứu.
7. Những luận điểm bảo vệ
- Hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS là nội dung quan trọng
trong công tác giáo dục và quản lý ở trường THCS để thực hiện nhiệm vụ giáo dục
toàn diện cho HS.
- Quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị đã được
quan tâm, nhưng trách nhiệm quản lý công tác này vẫn chưa được các chủ thể quản
lý nhận thức đầy đủ và còn nhiều bất cập về nội dung, cách thức quản lý. Nghiên
cứu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS sẽ tạo cơ sở
thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất các biện pháp.
- Quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS theo hướng tiếp cận các chức
năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động, chỉ đạo thực hiện và
kiểm tra, đánh giá hoạt động GDSKSS cho HS sẽ có tác động quyết định đến kết
quả hoạt động GDSKSS cho HS trong bối cảnh hiện nay.
13
8. Đóng góp mới của luận văn
8.1. Về lí luận
Bổ sung và phát triển lý luận về hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động
GDSKSS áp dụng đối với các chủ thể quản lý ở các trường THCS và đối tượng
quản lý là HS có những nét đặc thù riêng so với các bậc học khác. Sử dụng tiếp cận
chức năng quản lý để xây dựng khung lý thuyết về nội dung quản lý hoạt động
GDSKSS phù hợp với đặc điểm HS THCS.
8.2. Về thực tiễn
Khảo sát đánh giá được thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS
và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị,
chỉ ra được những kết quả và tồn tại, những bất cập từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý tốt hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh trung học cơ sở.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
14
CHƯ NG 1. C SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Vấn đề giới tính và giáo dục giới tính đã được nghiên cứu từ lâu. Tại Phương
Đông, cùng với hai nền văn minh rực rỡ của Ấn Độ và Trung Hoa, hai bộ sách
Kamasutra (khoảng năm 200 đến 300) và Tố nữ kinh (khoảng hơn 2600 năm trước
công nguyên) là những tác phẩm cổ điển đề cập một cách sâu sắc về nhiều vấn đề
tình dục trên bình diện khoa học.
Tuy nhiên, cho đến thế kỷ XIX, tình dục vẫn là đề tài cấm kị. Ngay cả ở Anh và
Đức, người lớn không nói đến cuộc sống tình dục với trẻ em. Bên cạnh đó, người ta còn
xem xét giới tính và giáo dục giới tính theo quan điểm của tôn giáo và đạo đức thời đó.
Và chỉ qua thế kỷ XX, vấn đề giáo dục giới tính mới được nhiều nước Châu Âu
quan tâm. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Bộ Giáo dục Thụy
Điển đã quyết định thí điểm đưa giáo dục giới tính vào nhà trường từ năm 1942 và đến
năm 1956 chính thức dạy phổ cập trong toàn thể các trường từ tiểu học đến trung học.
Cũng như Thụy Điển, ở nhiều nước Phương Tây và sau đó ở Mỹ, nhu cầu
giáo dục giới tính cũng được chú ý và đề cao. Người ta cho rằng cần phải tiến hành
giáo dục giới tính trong nhà trường trên cơ sở khoa học và cần giáo dục giới tính
ngay từ tuổi mẫu giáo.
Ở các nước Phương Đông, giáo dục giới tính được xem là lĩnh vực cấm kị, do
ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến và tôn giáo. Trong quan hệ, nam nữ phải
tuân thủ nghiêm ngặt phương châm “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Việc giáo dục giới tính
hầu như bị né tránh, ít được chú trọng nghiên cứu và tổ chức giáo dục một cách hệ thống.
Bên cạnh giáo dục giới tính, thì GDDS đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới,
đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trước năm 1994, nội dung GDDS ở các nước
đều tập trung vào các vấn đề dân số phát triển (quymô dân số, di cư, KHHGĐ,…).
Năm 1994, Hội nghị ICPD (International Conference on Population
Development) với sự tham gia của 197 quốc gia tại Cairo (Ai Cập) đã đánh dấu một
mốc quan trọng trong sự thay đổi chính sách dân số ở các quốc gia. Nếu trước đây,
15
GDDS nhấn mạnh đến các nội dung dân số phát triển thì sau năm 1994, GDDS nhận
mạnh tới các nội dung SKSS vị thành niên như là một ưu tiên. Cũng trong Hội nghị
này, vấn đề GDSKSS và GDSKSS vị thành niên chính thức được thừa nhận. SKSS
được coi là định hướng chỉ đạo của hầu hết các chương trình dân số thế giới. Cũng
chính tại Hội nghị này, một khái niệm mới về SKSS bao gồm tất cả các nội dung liên
quan đến tình trạng sức khỏe, quá trình sinh sản và chất lượng cuộc sống được ra đời.
Sau Hội nghị này, nhiều nước trên thế giới cũng lần lượt tổ chức nhiều Hội
nghị bàn về SKSS như:
Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Quốc tế tại Bắc Kinh + 5 (1995), + 10 (2000),
+ 15 (2005), + 20 (2010).
Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tại The Hague, Hà Lan (1999).
Hội nghị Dân số cấp cao Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương
(ESCAP) và Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFNPA) tại Băng Cốc, Thái Lan.
Nghiên cứu về SKSS vị thành niên, Tiến sĩ Nasit Sadik (Giám đốc điều hành
Quỹ Dân số Liên hợp quốc) đã đưa ra một thông điệp rất tích cực: “Giới trẻ ngày
nay có ý thức về SKSS hơn và họ biết SKSS rất quan trọng. Họ đều muốn xử sự
một cách có trách nhiệm, muốn bảo vệ sức khỏe của chính mình và của cả người
mình yêu vì họ biết rằng đây là việc nên làm. Phần lớn trong số họ khát khao tìm
hiểu, họ muốn các thông tin về tình dục và sức khỏe tình dục. Họ muốn biết làm thế
nào để bản thân họ và người yêu họ không có thai ngoài ý muốn, tránh được các
bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/ AIDS”.
Nhân dịp Ngày Dân số thế giới 11/7/1998, UNFPA đã gửi thông điệp tới các
nước trên thế giới: “Những quan tâm hàng đầu hiện nay được tập trung vào các vấn
đề về SKSS vị thành niên”.
Như vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều đã hết sức quan tâm tới vấn đề
SKSS, coi đó là vấn đề mang tính chiến lược quốc gia.
1.1.2. Ở trong nước
Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến Phương Đông trước đây,
việc giáo dục giới tính ở Việt Nam chỉ được truyền miệng, ẩn dụ trong văn học dân
gian như “Yêu nhau cởi áo cho nhau”, “Cực chi da diết diết da; áo em hai vạt trải ra
anh nằm” hoặc “Trời mưa gió rét kìn kìn, đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông”.
16
SKSS chỉ được quan tâm ở khía cạnh đạo đức, hầu như mọi người không
dám nghiên cứu, né tránh, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra trong đời sống xã
hội Việt Nam như khi có thai ngoài giá thú, người phụ nữ bị khinh rẻ, bị cạo đầu bôi
vôi, đóng bè thả trôi sông, bị đuổi khỏi làng,… Nhận thức được tầm quan trọng của
việc thực hiện KHHGĐ, GDDS, Đảng và Nhà nước ta luôn coi GDDS là công tác
thuộc chiến lược con người, đặc biệt chú trọng tới việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
bà mẹ trẻ em, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Nghị định đầu tiên 216/CP của Chính phủ về vấn đề SKSS được Thủ tướng
Phạm Văn Đồng ký ngày 26/12/1961 (được lấy làm Ngày Dân số Việt Nam) có nội
dung: “Vì sức khỏe người mẹ, vì hạnh phúc và vì sự hòa thuận của gia đình để cho
việc nuôi dạy con cái được tốt. Việc sinh đẻ của nhân dân được quan tâm, hướng
dẫn một cách thích hợp”.
Ngày 24/12/1968, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có Chỉ thị số 176A với
nội dung chỉ đạo: “Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục
dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chương trình chính khóa
nhằm bồi dưỡng cho HS những kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân gia
đình, về nuôi dạy con cái”.
Sau khi có Nghị quyết Trung ương IV về Chính sách Dân số - KHHGĐ và
Chiến lược Dân số - KHHGĐ đến năm 2000, với sự tham gia của các ngành, đoàn
thể, công tác Dân số - KHHGĐ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đạt được nhiều kết
quả rất đáng khích lệ. Kết quả đó đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao điều kiện
sức khỏe, trong đó SKSS cho các cặp vợ chồng và tuổi vị thành niên.
Đến năm 1998, được sự tài trợ của Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA, cùng
với sự giúp đỡ của UNESCO, Bộ GD&ĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam thực hiện Đề án VIE/98/P09 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có
trình độ chuyên môn cao, thí điểm tập trung chủ yếu về Tâm lý học giáo dục và
Sinh học. Lần đầu tiên trong nhà trường phổ thông ở nước ta, HS được học một
cách hệ thống về “những điều khó nói” có liên quan đến đời sống tình dục và mối
quan hệ với người khác giới. Các nội dung SKSS được chính thức lồng ghép vào
nội dung một số môn học từ baach tiểu học đến THPT và khẳng định rằng trong giai
đoạn này trọng tâm của công tác GDDS phải là GDSKSS cho vị thành niên.
17
Tháng 5/1998, Ủy ban Quốc gia Dân số - KHHGĐ đã thông qua Dự án
“Tăng cường GDDS cho học sinh độ tuổi trung học, từ 12 đến 18 tuổi”. Dự án tập
trung vào việc nâng cao nhận thức cho HS về giới tính, đời sống gia đình, SKSS,
môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội và nâng cao chất lượng dân số. Từ đó
giúp HS có thái độ đúng, có lối sống lành mạnh, hình thành và phát triển nhân cách,
thực hiện tốt những quy định của Nhà nước về Dân số - KHHGĐ.
Ngày 28/11/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
136/2000/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS” giai đoạn
2001-2010. Chiến lược nêu rõ quan điểm: Bảo đảm sự công bằng, làm cho mọi
người đều được tiếp cận với các thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS; Công tác
chăm sóc SKSS cho đối tượng thanh niên được quy định rõ tại Mục tiêu 6 của
Chiến lược: “Cải thiện tình hình SKSS, sức khỏe tình dục vị thành niên thông qua
việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với lứa
tuổi”. Ngoài ra, Chiến lược còn yêu cầu: “Mở rộng nội dung và thực hiện đổi mới
phương pháp GDDS, SKSS, KHHGĐ, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường ở
mọi cấp học và ngành học của hệ thống giáo dục quốc dân với những hình thức
thích hợp theo hướng cung cấp kiến thức, tạo nhận thức và hành vi đúng đắn, xây
dựng kỹ năng sống phù hợp về dân số và phát triển bền vững, SKSS, KHHGĐ, giới
và giới tính. Khuyến khích các hình thức giáo dục đồng đẳng và mở rộng các hình
thức tư vấn về các vấn đề trên phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tuổi”.
Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số tại Điều 29 đã giao
trách nhiệm: “Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo
dục về dân số, SKSS, KHHGĐ, bình đẳng giới; chỉ đạo và tổ chức công tác giảng
dạy về dân số, SKSS, KHHGĐ, bình đẳng giới; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV về
nội dung GDDS, SKSS, KHHGĐ, bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu sư phạm của
từng ngành học, cấp học, bậc học” [4].
Năm 2004, Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em triển khai Đề án “Mô hình cung
cấp thông tin và dịch vụ SKSS, KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên” tại 10 tỉnh,
thành phố và mở rộng ra 28 tỉnh, thành phố trong cả nước vào năm 2006. Mục tiêu
18
chính của Đề án là nhằm nâng cao nhận thức về SKSS, KHHGĐ, bao gồm các vấn đề
liên quan về giới, giới tính, tình dục an toàn, bệnh lây truyền qua đường tình dục,
HIV/ AIDS góp phần làm giảm các hành vi gây tác hại đến SKSS vị thành niên.
Tiếp sau đó, “Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020”
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày
14/11/2011, trong đó công tác chăm sóc SKSS được quy định rõ tại Mục tiêu 8: “Cải
thiện SKSS của thanh niên và người chưa thành niên”, với mục tiêu cụ thể: “tăng số
điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện cho vị thành niên và thanh niên,
giảm tỉ lệ phá thai và tỉ lệ có thai ngoài ý muốn ở vị thành niên và thanh niên”.
Ngoài ra, có khá nhiều Luận văn nghiên cứu về GDSKSS vị thành niên và
quản lý hoạt động GDSKSS như:
Trần Mai Hương (2003): Một số biện pháp quản lý GDSKSS vị thành niên
cho HS THPT tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay [10].
Nguyễn Ngọc Thái (2006): Quản lý GDSKSS vị thành niên thông qua mô
hình giáo dục đồng đẳng tại tỉnh Quảng Nam [15].
Trần Thị Lan Dung (2008): Các biện pháp quản lý GDSKSS vị thành niên thông
qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh các trường THPT thành phố Nam Định [5].
Nguyễn Thị Phương Nhung (2009): Giáo dục SKSS vị thành niên cho HS
lớp 9 huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định [13].
Phan Hữu Dũng (2014): Quản lý công tác GDSKSS cho HS THCS huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng [6].
Nguyễn Mạnh Hùng (2015): Quản lý hoạt động GDSKSS vị thành niên cho
HS trường THPT Marie Curie Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh [9].
Các công trình trên khai thác vấn đề GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS
vị thành niên dưới góc độ quản lý, thông qua thực trạng tìm hiểu nhận thức của HS
và đề xuất biện pháp GDSKSS, quản lý GDSKSS cho HS. Tuy nhiên, chưa có đề tài
nào nghiên cứu về quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS tại thị xã Quảng Trị,
tỉnh Quảng Trị.
19
1.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở
1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Vấn đề SKSS được quan tâm nhiều từ khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX, do
yêu cầu của việc GDDS, sự phát triển của các khoa học nghiên cứu về giới tính, đặc
biệt là do tình hình phức tạp của đời sống xã hội về các tệ nạn xã hội, về sự bùng nổ
dân số, về sự phát triển của những lối sống không lành mạnh trong thanh thiếu niên.
Trước đây, người ta cho rằng SKSS chỉ là những vấn đề về tình trạng sức
khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ, về KHHGĐ với việc thực hiện các
biện pháp tránh thai và một số vấn đề liên quan tới việc thụ thai và sinh nở.
Tuy nhiên, ngày nay mọi người đều nhận thấy, nội dung của khái niệm SKSS
rộng hơn nhiều. Nó còn liên quan đến hoạt động tình dục, những quan niệm về lối
sống, về thái độ và cảm xúc yêu đương trong đời sống tình dục của cả nam lẫn nữ,
những vấn đề bệnh lý về mặt tình dục, hoạt động của các cơ quan sinh dục, về quá
trình thụ thai và mang thai, về tri thức và nghệ thuật sinh nở,…
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: SKSS là tình trạng khỏe mạnh về thể
chất, tinh thần và xã hội, của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng
của bộ máy sinh sản chứ không phải chỉ có bệnh tật hoặc là ốm yếu [14, tr.135].
Như vậy, khi nói đến SKSS, cần phải chú ý đến toàn bộ những vấn đề về cấu
tạo, về chức năng, về tình trạng hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, về nhiều vấn đề
tâm sinh lý nảy sinh trong đời sống sinh lý giới tính và cả một số vấn đề về tâm lý
xã hội giới tính, trong đó có đời sống tình dục và nếp sống sinh hoạt liên quan đến
vấn đề tình dục, thái độ và trách nhiệm của người nam và người nữ trong đời sống
giới tính, trong việc thụ thai, khả năng sinh nở, kế hoạch hóa sinh nở và nuôi con,
về mối quan hệ giới tính giữa hai giới,…
1.2.2. Khái niệm giáo dục sức khỏe sinh sản
GDSKSS là quá trình cung cấp các thông tin thích hợp bằng tất cả phương
tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của mọi người kể
cả nam và nữ đối với một số vấn đề về sức khỏe sinh sản, các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản, các biện pháp KHHGĐ an toàn nhằm động viên họ chấp nhận các
hành vi lành mạnh để ngăn chặn các nguy cơ như: có thai ngoài ý muốn, các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, bảo đảm cho người mẹ được chăm sóc tốt khi mang
20
thai, khi được sinh đẻ an toàn, được chăm sóc tốt trong và sau khi sinh nở, tạo cho
các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh [7, tr.17].
GDSKSS trong nhà trường là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân
cách nhằm phát triển cân đối và toàn diện ở học sinh; nhằm trang bị cho các em
kiến thức về giới, về hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, về đời sống tình
dục lành mạnh, an toàn, giúp các em hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong các
mối quan hệ khác giới, biết cách giải quyết các vấn đề liên quan đến tình bạn, tình
yêu, hôn nhân, biết chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục và kiểm soát tốt hơn đời
sống của bản thân.
1.2.3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
1.2.3.1. Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
 Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lý ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
- Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể.
Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Trung bình một năm các em cao lên được 5,
6 cm. Các em nữ ở độ tuổi 12, 13 phát riển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng
độ tuổi, nhưng đến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao lại dừng lại. Các em nam ở
độ tuổi 15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt các em nữ và đến 24, 25 tuổi mới dừng lại.
Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4 đến 6 kg. Sự phát triển hệ xương như các
xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển
chậm. Vì vậy ở lứa tuổi này các em không mập béo, mà cao, gây thiếu cân đối, các
em có long ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm
đổ vỡ … Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu.
- Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể tích của tim
tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thích của mạch máu lại
phát triển chậm. Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp,
tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi khi làm việc.
- Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn hoạt động
hệ thần kinh. Do đó dễ xúc động, dễ bực tực tức. Vì thế các em thường có những
phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động.
- Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích
mạnh, đơn địu, kéo dài. Do tác động như thế làm cho một số em bị ức chế, uể oải, thờ ơ,
21
lơ đễnh, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em. Lứa tuổi này là
lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao có nhiều dự định lớn lao.
- Cần lưu ý ở lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục. Sự phát dục ở lứa tuổi HS
THCS là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học, chịu ảnh
hưởng của mội trường tư nhiên và xã hội. Sự phát dục ở các em trai vào khoảng
15,16 tuổi, các em gái khoảng 13,14 tuổi. Đến 15, 16 tuổi giai đoạn phát dục đã kết
thúc, có thể sinh đẻ được, tuy nhiên các em chưa trưởng thành về mặt cơ thể và đặc
biệt là sự trưởng thành về mặt xã hội. Chính vì thế các nhà khoa học cho rằng ở lứa
tuổi HS THCS không có sự cân đối giữa sự phát dục, giữa bản năng tương ứng,
những tình cảm và ham muốn đợm màu sắc tình dục với mức độ trưởng thành về
mặt xã hội và tâm lý. Nhiều khó khăn trở ngại ở lứa tuổi này chính là các em chưa
biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng, ham muốn của mình một
cách đúng đắn, chưa biết kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối
quan hệ đúng đắn giữa người bạn khác giới. Vì thế các nhà giáo dục cần phải giúp
đỡ các em một cách tế nhị, khéo léo để các em hiểu đúng vấn đề, đừng làm cho các
em băn khoan, lo ngại.
 Sự thay đổi của điều kiện sống
- Đời sống gia đình của các em HS THCS
Ở lứa tuổi này địa vị các em trong gia đình đã được thay đổi, được gia đình
thừa nhận như một thành viên tích cực, được cha mẹ, anh chị giao cho những những
nhiệm vụ cụ thể như chăm sóc em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia
súc …, các em ý thức được các nhiệm vụ và thực hiện tích cực. Các em được tham
gia bàn bạc một số công việc của gia đình. Những thay đổi đó đã động viên, kích
thích HS THCS hoạt động tích cực, độc lập tự chủ.
- Đời sống trong nhà trường của HS THCS
Hoạt động học tập và các hoạt động khác của HS THCS có nhiều thay đổi,
có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS
THCS như: Sự thay đổi về nội dung dạy học, thay đổi về phương pháp dạy học và
hình thức học tập. Tất cả những thay đổi đó là điều kiện rất quan trọng làm cho
hoạt động nhận thức và nhân cách của HS THCS có sự thay đổi về chất so với các
lứa tuổi trước.
22
Đời sống của HS THCS trong xã hội
Ở lứa tuổi này các em đã được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực,
được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tuyên
tuyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, tham gia chăm
sóc gia súc … Ở lứa tuổi này các em thích làm công tác xã hội vì: Các em có sức
lực, đã hiểu biết nhiều, muốn được mọi người thừa nhận; các em cho rằng công tác
xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao; lứa tuổi này các em thích
làm những công việc mang tính tập thể, những công việc có lien quan đến nhiều
người và được nhiều người cùng tham gia. Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ
của HS THCS được mở rộng, các em được tiếp xúc với nhiều người, nhiều vấn đề
của xã hội, do đó tầm hiểu biết được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú
lên, nhân cách của các em được hình thành và phát triển.
1.2.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở
 Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường trung học cơ sở
Động cơ học tập của HS THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền
vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẩn của nó.
Thái độ đối với học tập của HS THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều
ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ sự biểu hiện
rất khác nhau, được thể hiện như sau:
Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười
biếng, thơ ơ thiếu trách nhiệm trong học tập.
Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều
lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát
triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế.
Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: từ chỗ có kỹ năng học tập độc
lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết
học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ.
Trong hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri
thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có
hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò ép, bắt buộc.
23
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để giúp các em có thái độ đúng đắn
với việc học tập thì phải:
Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học.
Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý
nghĩa của tài liệu học.
Tài liệu phải gợi cảm, gây cho HS hứng thú học tập.
Trình bày tài liệu, phải gợi cho HS có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó.
Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp.
 Sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học cơ sở
- HS THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự
vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự
và hoàn thiện hơn.
- Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất. Trí nhớ dần dần mang tính chất của
những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. HS THCS có nhiều tiến
bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em bắt đầu biết sử dụng những
phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành
các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài
liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ
logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn, các em không muốn
thuộc lòng mà muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Vì thế giáo viên cần phải:
+ Dạy cho HS phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic.
+ Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết của ghi nhớ chính xác các định
nghĩa, những quy luật không được thiếu hoặc sai một từ nào.
+ Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học
theo cách diễn đạt của mình.
+ Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, giáo viên cần làm rõ cho HS biết là hiệu quả
của ghi nhớ không phải đo bằng sự nhận lại, mà bằng sự tái hiện.
- Sự phát triển chú ý của HS THCS diễn ra rất phức tạp, vừa có chú ý chủ
định bền vững, vừa có sự chú ý không bền vững. Ở lứa tuổi này tính lựa chọn chú ý
phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối tượng học tập và mức độ hứng thú của các
em với đối tượng đó. Vì thế trong giờ học này thì các em không tập trung chú ý,
nhưng giờ học khác thì lại làm việc rất nghiêm túc, tập trung chú ý cao độ.
24
Biện pháp tốt nhất để tổ chức sự chú ý của HS THCS là tổ chức hoạt động
học tập sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi như không có ý muốn và khả năng bị
thu hút vào một đối tượng nào đó trong thời gian lâu dài.
- Hoạt động tư duy của HS THCS cũng có những biến đổi cơ bản, ngoài tư
duy trực quan – hình tượng, các em cần đến sự phát triển tư duy trừu tượng.
 Sự hình thành kiểu quan hệ mới
HS THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn
quan hệ với nó một cách bình đẳng, không muốn người lớn coi nó như trẻ con mà phải
tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em.
Để duy trì sự thay đổi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có
những hình thức chống cự, không phục tùng. Tuy nhiên không phải mọi người lớn
đều nhận thức được nhu cầu này của các em, nên điều này là nguyên nhân dẫn đến
sự xung đột giữa các em với người lớn.
Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là
vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp của các em với người lớn và
trong sự giáo dục các em ở lứa tuổi này.
Những khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây
dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng,
tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí
mới – vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn
bản than người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em.
 Hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với bạn bè
Sự giao tiếp ở lứa tuổi HS THCS là một hoạt động đặc biệt, mà đối tượng
của hoạt động này là người khác – người bạn, người đồng chí. Nội dung của hoạt
động là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó.
Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản than mình;
đồng thời qua đó làm phát triển mộtsố kỹ năng như kỹ năng so sánh, phân tích, khái
quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về
nhân cách của bạn và của bản thân.
Đó chính là ý nghĩa to lớn của sự giao tiếp ở lứa tuổi này đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách. Vì thế làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để
25
các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình
trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này.
Về đặc điểm quan hệ giữa các em trai và các em gái ở lứa tuổi này: Có sự
thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước, các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích
nhau và do đó quan tâm đến bề ngoài của mình. Lúc đầu sự quan tâm tới giới khác,
các em nam có tính chất tản mạn và biểu hiện còn trẻ con như xô đẩy, trêu chọc các
em gái … Các em gái rất bực và không hài long. Về sau những quan hệ này được
thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùng, nhút nhát, e thẹn, ở một
số em điều đó được bộc lộ trực tiếp còn số khác thì được che dấu bằng thái độ thơ
ơ, giả tạo “khinh bỉ” đối với khác giới. Hành vi này mang tính chất hai mặt: sự quan
tâm đến nhau cùng tồn tại với sự phân biệt nam nữ.
Có nhiều HS lớp 8, 9, đặc biệt là em gái hay để ý đến vấn đề ai yêu ai, nhưng
điều này rất bí mật, chỉ kể cho những người bạn rất thân thiết và tin cậy.
Ở HS lớp 6,7 tình bạn nam nữ ít nẩy sinh, nhưng các học sinh lớp 8, 9 thì nẩy
sinh thường xuyên, sự gắn bó hai bên rất thân thiết và nó giữ một vị trí lớn trong
cuộc sống của các em. Tất nhiên quan hệ nam nữ ở lứa tuổi này cũng có thể lệch
lạc. Quan hệ về bạn khác giới không đúng mực, đưa đến chỗ đua đòi chơi bời, bỏ
việc học tập và những công việc khác. Vì thế công tác giáo dục phải thấy được điều
đó, để hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ thật lành mạnh, trong sáng
và nó là động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng.
 Sự hình thành tự ý thức của học sinh trung học cơ sở
HS THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất
nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình
với người khác. Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương
lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.
Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc
đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình
thành quan hệ qua lại với mọi người.
Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình,
từ những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những
phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình.
26
Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẩn giữa nhu cầu tìm
hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách.
Ý nghĩa quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi HS THCS là cuộc sống
tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ
hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình.
Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ sở
yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã làm
nẩy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản than những nét tính
cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm, sai lầm của mình.
 Sự hình thành tình cảm ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Tình cảm các em HS THCS sâu sắc và phức tạp. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này
là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hoá dễ dàng, tình cảm còn mang
tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số
cơ quan nội tạng gây nên.. Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần kinh không cân
bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, đã khiến các em
không tự kiềm chế được. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các
em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Đặc biệt những lúc xem phim, xem
kịch … các em có biểu hiện những xúc cảm rất đa dạng, khi thì hồi hộp cảm động,
khi thì phấn khởi vui tươi, có khi lại om sòm la hét. Vì thế các nghệ sĩ cho rằng, các
em lứa tuổi này là những khan giả ồn ào nhất và cũng đáng biết ơn nhất.
Tính dễ kích động dẫn đến các em xúc động rất mạnh mẽ như vui quá trớn,
buồn ủ rủ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản. Nhiều em thay đổi rất nhanh
chóng và dễ dàng, có lúc đang vui chỉ vì một cái gì đó lại sinh ra buồn ngay, hoặc
đang buồn bực nhưng gặp một điều gì đó thích thú thì lại tươi cười ngay. Do sự thay
đổi tình cảm dễ dàng, nên trong tình cảm của của các em đôi lúc mâu thuẫn.
Tóm lại, có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị
kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Tuy vậy, tình cảm các em đã bắt đầu
biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh. Do vốn kinh nghiệm
trong cuộc sống của các em ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc hoạt động
trong tập thể, trong xã hội, mà tính bộc phát trong tình cảm của các em dần bị mất
đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển.
27
Hoàn cảnh xã hội cũng đã ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển ting cảm của
các em. Tình cảm bạn bè, tình đồng chí, tình tập thể ở lứa tuổi này cũng được phát
triển mạnh. Tình bạn của các em được hình thành trên cơ sở cùng học tập, cùng sinh
hoạt, cùng có hứng thú, sở thích như nhau. Các em đối với nhau chân thành, cởi
mở, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, cứu bạn lúc nguy hiểm. Các em tin
tưởng nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện thầm kín của mình. Các em sống
không thể xa bạn, thiếu bạn. Vì thế khi bị bạn phê bình, các em cảm thấy khổ tâm,
buồn phiền, đặc biệt những em bị bạn bè không chơi, tẩy chay thì đó là một đòn tâm
lý rất nặng, là một hình phạt rất nặng nề với các em.
1.2.4. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở
1.2.4.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh trung học cơ sở
GDSKSS cho HS THCS góp phần hình thành cho HS những hành vi văn hoá
ứng xử tốt đẹp; hiểu biết những đặc điểm tâm sinh lý của người khác giới để có cách ứng
xử thích hợp.
GDSKSS cho HS THCS tạo ra môi trường thuận lợi cho HS nâng cao nhận thức
về SKSS để phát triển toàn diện nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội, đáp ứng những
quy luật phát triển về tâm sinh lý của con người nói chung và HS THCS nói riêng.
GDSKSS cho HS THCS góp phần ngăn ngừa hiện tượng có thai ngoài ý
muốn, quan hệ tình dục không an toàn.
1.2.4.2. Nội dung hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung
học cơ sở
Tuổi của các em HS THCS là một giai đoạn đặc biệt của đời sống con người.
Đây là giai đoạn dậy thì, chín muồi giới tính, những chức năng sinh sản của hệ cơ
quan sinh dục bắt đầu hoạt động và ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển cơ thể và
nhân cách. Đây cũng là lứa tuổi có nhiều biến động mạnh về tâm sinh lý, bắt đầu có
những biểu hiện quan trọng và điển hình của đời sống tình dục, đã xuất hiện những
rung cảm yêu đương, bắt đầu hình thành tình yêu,… đồng thời có những biến đổi
đặc biệt về tâm lý, nhất là những biểu hiện tâm lý giới tính, tính xúc động mạnh của
28
thời kỳ dậy thì, sự biến động mạnh và thất thường trong đời sống tâm lý, thậm chí
có sự khủng hoảng tâm lý trong mối quan hệ với người lớn, với bạn bè khác giới,…
Ở lứa tuổi này, các em quan tâm nhiều đến những vấn đề về tình dục, về sinh
nở, về kinh nguyệt, về tình yêu,… nhưng lại rất ít hiểu biết về những vấn đề này.
Các em dễ bị kích thích bởi những rung cảm về tình dục và những biểu hiện
sớm của đời sống tình dục (bắt đầu có kinh nguyệt, bắt đầu có biểu hiện mộng tinh,
có nhu cầu thủ dâm,…), ngoài ra còn có nhiều những biến đổi khác về tâm sinh lý.
Những yếu tố trên ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã
hội và sự phát triển nhân cách. Đặc biệt, các em dễ bị lôi cuốn và bị sa ngã bởi văn
hóa phẩm đồi trụy, bởi những nếp sinh hoạt không lành mạnh, ăn chơi, nghiện hút,
ma túy và thuốc lắc, dễ bị xâm hại tình dục,…
Trên cơ sở khái niệm SKSS, GDSKSS và đặc điểm lứa tuổi của HS THCS,
trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất nội dung GDSKSS cho HS THCS bao gồm
05 nội dung sau:
Giáo dục những tri thức về sự dậy thì, về hệ cơ quan sinh dục: hiện tượng kinh
nguyệt, hiện tượng mộng tinh và di tinh, hiện tượng thủ dâm, giữ gìn vệ sinh cho hệ cơ
quan sinh sản, cấu trúc và chức năng hoạt động của hệ cơ quan sinh dục,…
Giáo dục các kiến thức liên quan đến hoạt động tình dục: tác hại của hoạt
động tình dục sớm, những bệnh lý tình dục, những dấu hiệu của hiện tượng lạm
dụng tình dục và các hành vi cưỡng dâm,…
Giáo dục KHHGĐ: các kiến thức về các biện pháp tránh thai, hậu quả của
việc có thai sớm, hậu quả của nạo phá thai,…
Giáo dục về nếp sống lành mạnh, văn hóa, văn minh: sự nguy hiểm của việc
ăn chơi đua đòi, đọc các sách báo văn hóa phẩm đồi trụy, tác hại của ma túy, thuốc
lắc, bia rượu,…
Giáo dục về tình bạn khác giới, về tình yêu trong sáng, về sự tôn trọng đối
với người khác giới, về đời sống gia đình: sự trân trọng đối với tình bạn khác giới,
tình yêu nam nữ, thái độ tôn trọng và bảo vệ các bạn nữ, quan hệ giữa con cái với
cha mẹ, ý thức trách nhiệm đối với việc xây dựng gia đình hạnh phúc,…
29
1.2.4.3. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục sức khỏe sinh
sản cho học sinh trung học cơ sở
Phương pháp tổ chức hoạt động GDSKSS cho HS THCS:
Phương pháp GDSKSS cho HS là những hình thức hoạt động được nhà giáo
dục lựa chọn, thực hiện một cách thống nhất để chuyển tải nội dung GDSKSS đến
cho HS nhằm đạt được mục đích đề ra.
Các phương pháp GDSKSS cho HS có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân. Bao gồm:
Phương pháp đàm thoại: Sử dụng các đề tài, chủ đề có liên quan đến nội
dung SKSS để giúp HS có cơ hội trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến của bản thân
nhằm nâng cao kiến thức, hình thành thái độ, có hành vi đúng đắn trong lĩnh vực
chăm sóc SKSS.
Phương pháp giảng giải và khuyên răn: Là phương pháp mà nhà giáo dục
dùng lời nói đề giải thích, chứng minh các chuẩn mực xã hội nhằm giúp cho người
được giáo dục nắm vững nội dung, ý nghĩa các chuẩn mực từ đó hình thành tình
cảm, niềm tin và có thể tự giác thực hiện các chuẩn mực này.
Phương pháp kể chuyện: Là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói, cử chỉ,
điệu bộ để kể lại một câu chuyện nào đó, qua nội dung câu chuyện có thể hình thành
cho HS những kinh nghiệm, niềm tin và hành vi đúng đắn. Những câu chuyện trong
GDSKSS có thể là những vấn đề xảy ra trong thực tiễn để từ đó, HS có thể rút ra
những kinh nghiệm hữu ích cho mình.
- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh
nghiệm xã hội. Bao gồm:
Phương pháp giao việc: Đây là phương pháp chú trọng việc tổ chức các hoạt
động nhằm lôi cuốn HS vào các hoạt động đa dạng và phong phú của tập thể, qua
đó giúp HS ý thức đầy đủ ý nghĩa công việc mình làm và tích cực tham gia hoạt
động tuyên truyền GDSKSS.
Phương pháp tập luyện: Là phương pháp tổ chức cho HS thể hiện ý thức tình
cảm của mình qua đó có thể hình thành và củng cố cho HS các hành vi phù hợp
trong lĩnh vực SKSS.
30
Phương pháp tập thói quen: Đây là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện
đều đặn và có kế hoạch các hành động đúng đắn nhất định, nhằm biến những hành
động đó thành thói quen ứng xử, thành kỹ năng và kỹ xảo.
- Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng
xử của học sinh. Bao gồm:
Phương pháp nêu gương: Sử dụng những tấm gương sáng (hoặc xấu) của cá
nhân, tập thể kích thích HS, khiến họ được giáo dục, học tập và làm theo những cái
đúng, cái tốt (hoặc tránh những hành vi xấu tương tự).
Phương pháp trách phạt: Đây là phương pháp biểu thị thái độ phản đối, phê phán
những hành vi sai trái trong vấn đề SKSS của HS so với các chuẩn mực mà xã hội quy định.
Phương pháp thi đua: Là phương pháp kích thích khuynh hướng tự
khẳng định mình của người được giáo dục, thúc đẩy các em cố gắng hăng hái
vươn lên và lôi cuốn người khác để giành được những thành tích xuất sắc cho
cá nhân và tập thể.
Tùy vào từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể mà nhà giáo dục có thể lựa chọn
và sử dụng linh hoạt các phương pháp để đạt được mục đích đề ra.
Hình thức tổ chức hoạt động GDSKSS cho HS THCS:
Hoạt động GDSKSS cho HS có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức
khác nhau. Ở trường THCS, GDSKSS cho HS được thực hiện thông qua một số
hình thức cơ bản sau:
- Tích hợp qua các môn học chính khóa của trường: GDSKSS có thể được
lồng ghép tích hợp qua các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công
dân, Sinh học… Đây là con đường thuận lợi nhất giúp HS nắm bắt kiến thức về
SKSS một cách đầy đủ và có hệ thống. Hình thức này yêu cầu phải thực hiện đúng
phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa: Hoạt động GDSKSS không chỉ thực
hiện trong các giờ dạy chính khóa mà còn phải thực hiện thông qua các hoạt động
ngoại khóa và các phong trào của nhà trường. Thông qua các hoạt động ngoại khóa,
HS có cơ hội để củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng thực hành. Hình thức
này nhằm thu hút đông đảo các lực lượng xã hội khác tham gia cùng HS. Hình thức
này gồm các hoạt động sau:
31
Tổ chức thi viết, sáng tác thơ văn, vẽ tranh biếm họa, các hoạt động văn
nghệ, thể dục thể thao có nội dung về SKSS.
Tổ chức câu lạc bộ, chiếu phim về giới tính, tình bạn, tình yêu
Tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn để các chuyên gia về SKSS nói chuyện,
trao đổi với HS nhằm giúp các em tháo gỡ thắc mắc và chia sẻ những suy nghĩ của
mình, tổ chức giao lưu với những người bị nhiễm HIV/AIDS,  để tạo ra cho HS
thái độ đối xử thân thiện với những người này. Từ đó giúp các em rút ra bài học cho
chính bản thân.
- Thông qua các hoạt động xã hội, các hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp, sinh
hoạt đoàn thể, tham gia văn nghệ HS sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi nhằm
nâng cao kiến thức về SKSS.
- Thông qua các buổi sinh hoạt văn hóa gia đình: HS đuợc tiếp thu những chuẩn
mực về đạo đức, hành vi ứng xử đúng đắn về những vấn đề có liên quan đến SKSS.
- Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân HS: Các em phải tích cực,
chủ động, có ý thức tự giáo dục thì mới đạt được hiệu quả cao.
1.2.4.4. Các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học cơ sở
Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho người học theo
các mục tiêu mà xã hội đặt ra. Do vậy, hoạt động giáo dục đòi hỏi có sự chia sẻ và
tham gia của nhiều lực lượng nhằm huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện hiệu
quả lộ trình, kế hoạch được xác định. Vấn đề đặt ra ngày nay là phải xã hội hóa giáo
dục, tức là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo
dục- đào tạo, tham gia vào quá trình giáo dục dưới sự quản lý của nhà nước. Xã hội
hóa giáo dục cũng chính là tạo tiền đề để mọi người dân được hưởng thụ các thành
quả do hoạt động giáo dục đem lại; trong đó kết hợp tăng cường đầu tư cho giáo
dục của nhà nước với đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp, phát triển
mạnh các trường ngoài công lập và tổ chức tốt sự phối hợp giữa gia đình - nhà
trường - xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục.
32
Các lực lượng tham gia giáo dục bao gồm các chủ thể bên trong lẫn bên
ngoài nhà trường. Cụ thể là:
Các chủ thể trong trường tham gia hoạt động GDSKSS cho HS THCS:
- Thầy, cô giáo trong nhà trường.
- Đoàn trường, các chi đoàn, Liên đội, Chi đội.
- Bạn bè.
Các chủ thể ngoài trường tham gia hoạt động GDSKSS cho HS THCS:
- Ban GDSKSS vị thành niên.
- Trung tâm tư vấn, cán bộ tư vấn.
- Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em.
- Bố, mẹ, người thân của HS.
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung
học cơ sở
1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
1.3.1.1. Quản lý
Lịch sử tiến hóa của nhân loại khẳng định: nhu cầu quản lý nảy sinh từ các mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với xã hội và con người với con
người. Quản lý là khái niệm được sử dụng từ lâu trong xã hội, bởi nó là một hoạt động
mà bất cứ tổ chức nào từ phạm vi như gia đình đến chính phủ, các tổ chức quốc tế đều
phải có. Thực vậy, quản lý tồn tại ở nhiều cấp độ, hiện diện khắp các lĩnh vực với mục
đích giải quyết những vấn đề chung như dân số, lao động, môi trường, y tế… Được
hình thành bởi 5 yếu tố là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát, do vậy,
quản lý trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội cũng là nhân tố
cơ bản đảm bảo sự công bằng trong phân công lao động giữa các thành viên trong một
tổ chức nhằm đạt được mục đích, mục tiêu đã đề ra.
Tùy cách tiếp cận, xoay quanh thuật ngữ quản lý có nhiều ý kiến khác nhau:
Theo cách hiểu của tác giả Đặng Quốc Bảo, thì quản lý bao gồm “hai quá
trình tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn để duy trì tổ chức
ở trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ thống
vào phát triển” [1, tr.31].
33
Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, quản lý là quá trình đạt đến
mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá,
tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [3, tr.9].
Theo Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự, các đặc điểm
chung của khái niệm quản lý thường được đề cập đến bao gồm:
- Quản lý bao giờ cũng là quản lý một tổ chức, quản lý con người.
- Quản lý luôn nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định của tổ chức.
- Quản lý phải bao hàm hai yếu tố chủ thể quản lý và đối tượng quản lý (con
người hoặc một tổ chức, một bộ máy).
- Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống, có kế
hoạch của chủ thể quả lý đến đối tượng quản lý.
- Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống, có cấu trúc và vận hành trong
một môi trường xác định [8, tr.31].
Từ các quan điểm trên, theo chúng tôi, quản lý là quá trình tác động có mục
đích, có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng việc vận dụng các
chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của tổ
chức để đạt được mục đích đề ra.
1.3.1.2. Quản lí giáo dục
Theo UNESCO quản lý giáo dục “là cách thức điều hành hệ thống giáo dục,
nhất là cách thức mà chúng ta áp dụng quyết định sự vận hành của hệ thống giáo
dục và tất cả các cấu phần và hoạt động của hệ thống” [21, tr.102]. Theo cách hiểu
này, một mặt đây là cách tiếp cận ở tầm vĩ mô, áp dụng cho tất cả các quốc gia trên
thế giới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Mặt khác, cũng cho thấy, tính chủ động
lựa chọn cách thức của mỗi quốc gia sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất
được coi trọng.
Quản lý giáo dục cũng được xem là một hiện tượng giáo dục, là quá trình tác
động có định hướng của chủ thể tới khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm đạt
được mục đích của tổ chức. Cách hiểu này có sự tương đồng với cách tiếp cận khái
niệm của tác giả Trần Kiểm. Trong công trình của mình [11, tr.10], Trần Kiểm còn
nhấn mạnh tới hai khía cạnh. Theo đó:
34
- Ở cấp vĩ mô, đó là tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có
hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế
hệ trẻ mà xã hội giao cho ngành giáo dục.
- Ở cấp độ vi mô, đó là hệ thống những tác động tự giác có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể CBQL,
GV, HS và các lực lượng xã hội khác nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả
mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành,
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển của xã hội… Quản lý giáo dục còn được hiểu là sự điều hành hệ
thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân” [1, tr.110].
Theo M.I.Kônđacôp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và
hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ
Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ
sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của
quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em [11, tr.124].
Từ những cách tiếp cận trên, cho thấy các định nghĩa đều quan tâm đến bản
chất, tính mục đích, mối quan hệ giữa giáo dục với các lĩnh vực khác của xã hội,
vừa quan tâm đến các cấp độ của quản lý giáo dục ở một quốc gia.
Tóm lại, quản lý giáo dục là hiện tượng xã hội, là hệ thống những tác động
có mục đích, có ý thức, có kế hoạch, phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, ở các cấp độ (vi mô và vĩ mô)
quản lý giáo dục đều hướng tới hiệu quả cao nhất về chất và số lượng.
1.3.1.3. Quản lí nhà trường
Trong thời đại ngày nay, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như là một thiết
chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội
cần thiết cho mọi nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Khác với các thiết chế khác,
nhà trường có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, được cung ứng các nguồn lực
cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình mà không một thiết chế nào có thể
35
thay thế được. Nhiệm vụ của nhà trường ngày nay cũng được phản ánh trên nhiều
khía cạnh khác nhau. Do đó, việc quản lý nhà trường cũng có nhiều cách để tiếp cận.
Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy – học, tức là làm
sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu
giáo dục. Thực tế, quản lý trong nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trong
nhà trường và các tương tác giữa nhà trường với các hoạt động ngoài xã hội. Hệ thống
thuộc quyền quản lý của nhà trường bao gồm các thành tố sau:
- Thành tố tinh thần: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các kế hoạch,
biện pháp giáo dục.
- Thành tố con người: CBQL, GV, nhân viên và người học.
- Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương tiện
phục vụ giảng dạy và học tập.
Theo Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền: “Quản lý nhà trường là quá
trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lý
(đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lý (GV, CB nhân
viên, người học, các bên liên quan…) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu
quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống
GD&ĐT với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định
trong một môi trường luôn luôn biến động” [8, tr.31].
1.3.1.4. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
Quản lý hoạt động GDSKSS là hoạt động của người quản lý nhằm tập hợp
và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối
đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng GDSKSS trong nhà trường.
Quản lý hoạt động GDSKSS chính là những công việc của nhà trường mà
người quản lý các cơ sở đào tạo thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức,
triển khai công tác GDSKSS. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch
và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động GDSKSS trong nhà
trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục
và giảng dạy các kiến thức về SKSS cho HS.
Như vậy, quản lý hoạt động GDSKSS trong nhà trường được hiểu như là
một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

More Related Content

What's hot

What's hot (15)

Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...
 
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệpLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
 
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lapLuan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
 
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
 
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
 

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (20)

Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCSLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề ngh...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề ngh...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề ngh...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề ngh...
 
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...
Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trun...
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
 
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
 
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻQuản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
 
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
 
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đQuản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN TRUNG THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN TRUNG THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH NHÂN Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Trần Trung Thiện
  • 4. iii LỜI CẢM N Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của quý thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân, tôi đã tham gia học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. Bằng tấm lòng thành kính và tình cảm chân thành, cho phép tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu trường ĐHSP - Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục cùng các nhà khoa học, quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Quảng Trị, cán bộ quản lý, quý thầy cô giáo, học sinh các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện trong quá trình cung cấp thông tin, tư liệu để giúp tôi hoàn chỉnh luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Thành Nhân - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Trị đã tư vấn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thường xuyên động viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thừa Thiên Huế , ngày 01 tháng10 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Trung Thiện
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA......................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................II LỜI CẢM N..........................................................................................................III MỤC LỤC..................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .....................................................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................9 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................................9 4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................9 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.....................................................................9 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................10 7. Những luận điểm bảo vệ.................................................................................12 8. Đóng góp mới của luận văn............................................................................13 9. Cấu trúc luận văn............................................................................................13 CHƯ NG 1. C SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C SỞ....................14 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề......................................................................14 1.1.1. Ở nước ngoài......................................................................................14 1.1.2. Ở trong nước ......................................................................................15 1.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ..........................19 1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản..............................................................19 1.2.2. Khái niệm giáo dục sức khỏe sinh sản...............................................19 1.2.3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.......................................20 1.2.4. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở27 1.3. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở....32 1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản.................32 1.3.2. Các chủ thể quản lý trong hệ thống phân cấp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ...................................36
  • 6. 2 1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.............................................................................................36 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở.....................................................................................40 1.4.1. Yếu tố khách quan..............................................................................40 1.4.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................43 Tiểu kết chương 1....................................................................................................45 CHƯ NG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C SỞ Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................................46 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................46 2.1.1. Khái quát chung về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội.................................46 2.1.2. Khái quát về tình hình GD&ĐT........................................................48 2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng.........................................................49 2.2.1. Giới thiệu bảng hỏi.............................................................................49 2.2.2. Mẫu khách thể khảo sát và cách thức khảo sát ..................................50 2.2.3. Phỏng vấn sâu ....................................................................................51 2.2.4. Giới thiệu việc phân tích và xử lý số liệu ..........................................52 2.3. Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị..................................................................................................52 2.4. Thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.......................................................................................................53 2.4.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..............................................................53 2.4.2. Thực trạng về mức độ và kết quả thực hiện nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị..................56 2.4.3. Thực trạng mức độ và kết quả thực hiện về phương pháp tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.....57 2.4.4. Thực trạng mức độ và kết qủa thực hiện về hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị..................58
  • 7. 3 2.4.5. Thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ......................................................59 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.....................................................................60 2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ..............................................................60 2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị..................61 2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống ........................62 2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.........................................65 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.............................................................66 2.6.1. Những mặt mạnh................................................................................66 2.6.2. Những mặt yếu, hạn chế ....................................................................67 2.6.3. Nguyên nhân ......................................................................................68 Tiểu kết chương 2....................................................................................................70 CHƯ NG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C SỞ Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ.................................................................................................72 3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp ..............................................................72 3.1.1. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản của Chính phủ ..................72 3.1.2. Định hướng về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị ...........................................74 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .....................................................................74 3.2.1. Đảm bảo tính mục đích......................................................................74 3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ....................................................74 3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển....................................................75 3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi......................................................75 3.3. Các biện pháp đề xuất..................................................................................75
  • 8. 4 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và học sinh về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe sinh sản trong bối cảnh hiện nay ..........75 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở............................78 3.3.3. Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình thức tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở.......80 3.3.4. Tăng cường phối hợp giữa các trường trung học cơ sở và các lực lượng ngoài trường đóng trên địa bàn trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh .................................................................................................86 3.3.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở.............................................................................................88 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp..................................................................89 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp....................89 3.5.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết...........................................................90 3.5.2. Kết quả khảo sát tính khả thi..............................................................91 Tiểu kết chương 3....................................................................................................92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95 PHỤ LỤC
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ viết tắt HS Học sinh GDSKSS Giáo dục sức khỏe sinh sản THCS Trung học cơ sở CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên SKSS Sức khỏe sinh sản KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình THPT Trung học phổ thông GDDS Giáo dục dân số GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
  • 10. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG: Bảng 2.1. Thông tin về 111 CBQL, GV tham gia khảo sát ......................................50 Bảng 2.2. Thông tin về 450 học sinh tham gia khảo sát ...........................................51 Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.....................................................................................52 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị...................55 Bảng 2.5. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị................................................56 Bảng 2.6. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện về phương pháp tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.........................57 Bảng 2.7. Đánh giá mức độ và kết qủa thực hiện về hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị........................................58 Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.............................................................59 Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.....................................................................................60 Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ...............................61 Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị........................................62 Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị..........63 Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị............64 Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.........................64 Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị.............................................................65 Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị ...............................90 Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ ở ở thị xã Quảng Trị.................................91 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị...............................................................54
  • 11. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa Đông- Tây tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với các nước trên thế giới. Những thay đổi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến con người trong đó có các em HS- những chủ nhân tương lai của đất nước. Bên cạnh việc thừa hưởng những mặt tích cực, các em cần phải được trang bị cho mình vốn kiến thức và kỹ năng để đối mặt với những thách thức đặt ra như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, phân hóa mức sống giàu nghèo... đặc biệt là vấn đề tình dục, tình yêu, SKSS. Thực tế hiện nay ở Việt Nam, thanh niên nói chung và các em HS nói riêng đang cảm thấy còn rất e ngại và lúng túng khi nói đến vấn đề SKSS. Nhiều em bắt đầu quan hệ tình dục trong khi không hiểu biết đúng đắn về SKSS. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn các em gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa đủ khả năng làm mẹ, sinh con bệnh tật, dị dạng hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như giang mai, HIV/AIDS... ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe, tính mạng bản thân, gia đình và kinh tế-chính trị xã hội. Tình hình GDSKSS cho HS ở các trường phổ thông Việt Nam hiện nay là một bài toán rất lớn mà chúng ta vẫn đang thiếu lời giải. Đây là kiến thức không mới trong đời sống nhưng lại khá mới đối với văn hóa và giáo dục của Việt Nam. Hiện nay có nhiều trường hợp nữ sinh trở thành mẹ hay những cái chết thương tâm bởi bản thân vướng vào con đường tình yêu, tình dục quá sớm… không còn xa lạ. Đó là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chương trình GDSKSS trong trường học. Các bậc phụ huynh thường không quan tâm chương trình GDSKSS và cho rằng đó là việc của nhà trường. Tuy nhiên một thực tế đang diễn ra là hoạt động GDSKSS ở nhà trường đang có những lúng túng, bất cập nhất định. Chúng ta chưa có giải pháp giáo dục đồng bộ, chưa xây dựng được một hệ thống kiến thức về sức khỏe khỏe sinh sản cho HS mà mới chỉ ở mức độ tích hợp, lồng ghép nội dung GDSKSS qua các môn Giáo dục công dân, Văn học, Địa lý, Sinh học. Việc GDSKSS vẫn chủ yếu là do kế hoạch hoạt động của từng nhà trường và được thực hiện trong những phạm vi rất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó nội dung GDSKSS còn mang tính hàn lâm, không thiết
  • 12. 8 thực, gây ra nhàm chán không thu hút được sự quan tâm và hứng thú của các em. Vì thế HS đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”, hầu như các em chưa có những hiểu biết đầy đủ, khoa học về sự phát triển của cơ thể mình. Do vậy HS cần được quan tâm và GDSKSS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với ý nghĩa đó nên trong Chiến lược dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 sau khi được phê duyệt; thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, SKSS, bình đẳng giới cho HS, sinh viên; bồi dưỡng cho GV, giảng viên, cán bộ y tế trong trường học về giới, giới tính, dân số, SKSS, bình đẳng giới, phòng chống HIV; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành” [18, tr.9]. GDSKSS nhằm trang bị kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, sức khỏe tình dục, SKSS để giúp các em chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống tương lai lành mạnh, hạnh phúc. Thị xã QuảngTrị nằm trên trục giao thông chiến lược của quốc gia: quốc lộ 1, tuyến đường sắt Bắc- Nam. Với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy từ trung tâm thị xã có thể mở rộng phát triển khắp các vùng, tiện lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với mọi vùng miền trong cả nước. Đó vừa là thuận lợi cũng như là thách thức không ít đối với việc giáo dục HS. Bên cạnh đó một số gia đình chỉ lo làm ăn kinh tế đầu tư cho con đi học nhưng lại ít quan tâm đến đời sống tinh thần của các em nên HS dễ sa ngã vào con đường yêu đương trước tuổi, quan hệ tình dục trước hôn nhân cùng với những hệ lụy của nó là điều tất yếu xảy ra. Thực trạng nhức nhối ấy đã khiến cho công tác GDSKSS trở nên cấp bách hơn, thức tỉnh ý thức trách nhiệm của các cấp ban ngành, của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Quản lý hoạt động GDSKSS đã được nhiều người nghiên cứu, đề cập đến trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đặc biệt là thị xã Quảng Trị vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách hợp lý. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với hứng thú của bản thân về vấn đề thuộc lĩnh vực công tác, tác giả chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn nghiên cứu của mình.
  • 13. 9 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDSKSS nhằm nâng cao chất lượng GDSKSS, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động GDSKSS cho HS THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dục và quản lý giáo dục ở các trường THCS. Tuy nhiên, ở các trường ở các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, các hoạt động GDSKSS chưa thực sự được quan tâm, chưa được đầu tư đúng mức, điều này dẫn đến sự hạn chế về kiến thức GDSKSS ở HS. Nếu nhà quản lý ở các cấp, ở các trường THCS, các tổ chức Đoàn thể trong các trường THCS ở thị xã Quảng Trị thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS theo hướng nâng cao nhận thức và năng lực, kiện toàn bộ máy quản lý, chỉ đạo xây dựng nội dung và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi THCS và nhà trường thì hoạt động giáo dục này sẽ được triển khai hiệu quả, nhờ đó kiến thức về SKSS của HS THCS sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS. Khảo sát, đánh giá thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.
  • 14. 10 5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Giới hạn về nội dung Nghiên cứu tập trung tìm hiểu việc quản lý hoạt động GDSKSS theo tiếp cận các chức năng quản lý. Biện pháp đề xuất dành cho các chủ thể quản lý hoạt động GDSKSS theo yêu cầu phân cấp quản lý. 5.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được giới hạn tại các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. 5.2.3. Giới hạn đối tượng khảo sát CBQL Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Trị; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. GV các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. HS các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận 6.1.1. Tiếp cận chức năng quản lý Tiếp cận chức năng quản lý (4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo/ lãnh đạo; kiểm tra, đánh giá) sẽ là tiếp cận chính để xác định khung lý thuyết và nội dung quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS; trong đó, chức năng lãnh đạo/ chỉ đạo sẽ tập trung vào các nội dung chỉ đạo để vận hành các thành tố của quá trình GDSKSS (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các điều kiện, môi trường giáo dục,…); các chức năng quản lý khác vừa là tiền đề, vừa là phương thức hành động của các chủ thể quản lý của trường THCS nhằm quản lý tốt quá trình GDSKSS cho HS. 6.1.2. Tiếp cận quá trình giáo dục Xem xét vấn đề GDSKSS cho HS THCS theo tiếp cận các thành tố của quá trình giáo dục, bao gồm từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ,… cho quá trình GDSKSS đạt hiệu quả. Các thành tố này có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau. Việc quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS sẽ tác động quản lý trực tiếp các thành tố này của quá trình giáo dục.
  • 15. 11 6.1.3. Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể xem xét hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS có mối quan hệ tương tác với các nội dung giáo dục toàn diện khác nhằm đạt được mục đích của hệ thống là phát triển toàn diện HS. Đồng thời, tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể cũng xem xét quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan thuộc về các trường THCS. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS; phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, những tư liệu, tài liệu lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS, những kết quả nghiên cứu lý thuyết về hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. - Tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trong các chuyên khảo, các bài báo khoa học, các tạp chí chuyên ngành… liên quan đến đề tài nghiên cứu để hình thành tổng quan nghiên cứu vấn đề, hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài. 6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra viết Lập các phiếu hỏi với những nội dung cần khảo sát về thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị nhằm xác định, thu thập thông tin về thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS. Các đối tượng điều tra gồm CBQL, GV và HS các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. * Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát các hoạt động điều hành lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá… để đánh giá trình độ và năng lực quản lý hoạt động GDSKSS của đội ngũ CBQL các trường THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
  • 16. 12 * Phương pháp chuyên gia Trao đổi với một số chuyên gia (các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học am hiểu về đề tài nghiên cứu) nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu. * Phương pháp phỏng vấn Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu và bổ sung đánh giá thực trạng, nguyên nhân thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị và tìm hiểu quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn về hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS. Phương pháp được thực hiện chủ yếu với CBQL, GV và HS THCS trên địa bản thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm của các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Trị trong thực tiễn giáo dục và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS trong những năm qua. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lý kết quả nghiên cứu. 7. Những luận điểm bảo vệ - Hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS là nội dung quan trọng trong công tác giáo dục và quản lý ở trường THCS để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho HS. - Quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị đã được quan tâm, nhưng trách nhiệm quản lý công tác này vẫn chưa được các chủ thể quản lý nhận thức đầy đủ và còn nhiều bất cập về nội dung, cách thức quản lý. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS sẽ tạo cơ sở thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất các biện pháp. - Quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS theo hướng tiếp cận các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động GDSKSS cho HS sẽ có tác động quyết định đến kết quả hoạt động GDSKSS cho HS trong bối cảnh hiện nay.
  • 17. 13 8. Đóng góp mới của luận văn 8.1. Về lí luận Bổ sung và phát triển lý luận về hoạt động GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS áp dụng đối với các chủ thể quản lý ở các trường THCS và đối tượng quản lý là HS có những nét đặc thù riêng so với các bậc học khác. Sử dụng tiếp cận chức năng quản lý để xây dựng khung lý thuyết về nội dung quản lý hoạt động GDSKSS phù hợp với đặc điểm HS THCS. 8.2. Về thực tiễn Khảo sát đánh giá được thực trạng kiến thức về SKSS, hoạt động GDSKSS và quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, chỉ ra được những kết quả và tồn tại, những bất cập từ đó đề xuất các biện pháp quản lý tốt hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
  • 18. 14 CHƯ NG 1. C SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC C SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Vấn đề giới tính và giáo dục giới tính đã được nghiên cứu từ lâu. Tại Phương Đông, cùng với hai nền văn minh rực rỡ của Ấn Độ và Trung Hoa, hai bộ sách Kamasutra (khoảng năm 200 đến 300) và Tố nữ kinh (khoảng hơn 2600 năm trước công nguyên) là những tác phẩm cổ điển đề cập một cách sâu sắc về nhiều vấn đề tình dục trên bình diện khoa học. Tuy nhiên, cho đến thế kỷ XIX, tình dục vẫn là đề tài cấm kị. Ngay cả ở Anh và Đức, người lớn không nói đến cuộc sống tình dục với trẻ em. Bên cạnh đó, người ta còn xem xét giới tính và giáo dục giới tính theo quan điểm của tôn giáo và đạo đức thời đó. Và chỉ qua thế kỷ XX, vấn đề giáo dục giới tính mới được nhiều nước Châu Âu quan tâm. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Bộ Giáo dục Thụy Điển đã quyết định thí điểm đưa giáo dục giới tính vào nhà trường từ năm 1942 và đến năm 1956 chính thức dạy phổ cập trong toàn thể các trường từ tiểu học đến trung học. Cũng như Thụy Điển, ở nhiều nước Phương Tây và sau đó ở Mỹ, nhu cầu giáo dục giới tính cũng được chú ý và đề cao. Người ta cho rằng cần phải tiến hành giáo dục giới tính trong nhà trường trên cơ sở khoa học và cần giáo dục giới tính ngay từ tuổi mẫu giáo. Ở các nước Phương Đông, giáo dục giới tính được xem là lĩnh vực cấm kị, do ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến và tôn giáo. Trong quan hệ, nam nữ phải tuân thủ nghiêm ngặt phương châm “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Việc giáo dục giới tính hầu như bị né tránh, ít được chú trọng nghiên cứu và tổ chức giáo dục một cách hệ thống. Bên cạnh giáo dục giới tính, thì GDDS đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trước năm 1994, nội dung GDDS ở các nước đều tập trung vào các vấn đề dân số phát triển (quymô dân số, di cư, KHHGĐ,…). Năm 1994, Hội nghị ICPD (International Conference on Population Development) với sự tham gia của 197 quốc gia tại Cairo (Ai Cập) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự thay đổi chính sách dân số ở các quốc gia. Nếu trước đây,
  • 19. 15 GDDS nhấn mạnh đến các nội dung dân số phát triển thì sau năm 1994, GDDS nhận mạnh tới các nội dung SKSS vị thành niên như là một ưu tiên. Cũng trong Hội nghị này, vấn đề GDSKSS và GDSKSS vị thành niên chính thức được thừa nhận. SKSS được coi là định hướng chỉ đạo của hầu hết các chương trình dân số thế giới. Cũng chính tại Hội nghị này, một khái niệm mới về SKSS bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến tình trạng sức khỏe, quá trình sinh sản và chất lượng cuộc sống được ra đời. Sau Hội nghị này, nhiều nước trên thế giới cũng lần lượt tổ chức nhiều Hội nghị bàn về SKSS như: Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Quốc tế tại Bắc Kinh + 5 (1995), + 10 (2000), + 15 (2005), + 20 (2010). Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tại The Hague, Hà Lan (1999). Hội nghị Dân số cấp cao Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) và Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFNPA) tại Băng Cốc, Thái Lan. Nghiên cứu về SKSS vị thành niên, Tiến sĩ Nasit Sadik (Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc) đã đưa ra một thông điệp rất tích cực: “Giới trẻ ngày nay có ý thức về SKSS hơn và họ biết SKSS rất quan trọng. Họ đều muốn xử sự một cách có trách nhiệm, muốn bảo vệ sức khỏe của chính mình và của cả người mình yêu vì họ biết rằng đây là việc nên làm. Phần lớn trong số họ khát khao tìm hiểu, họ muốn các thông tin về tình dục và sức khỏe tình dục. Họ muốn biết làm thế nào để bản thân họ và người yêu họ không có thai ngoài ý muốn, tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/ AIDS”. Nhân dịp Ngày Dân số thế giới 11/7/1998, UNFPA đã gửi thông điệp tới các nước trên thế giới: “Những quan tâm hàng đầu hiện nay được tập trung vào các vấn đề về SKSS vị thành niên”. Như vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều đã hết sức quan tâm tới vấn đề SKSS, coi đó là vấn đề mang tính chiến lược quốc gia. 1.1.2. Ở trong nước Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến Phương Đông trước đây, việc giáo dục giới tính ở Việt Nam chỉ được truyền miệng, ẩn dụ trong văn học dân gian như “Yêu nhau cởi áo cho nhau”, “Cực chi da diết diết da; áo em hai vạt trải ra anh nằm” hoặc “Trời mưa gió rét kìn kìn, đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông”.
  • 20. 16 SKSS chỉ được quan tâm ở khía cạnh đạo đức, hầu như mọi người không dám nghiên cứu, né tránh, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra trong đời sống xã hội Việt Nam như khi có thai ngoài giá thú, người phụ nữ bị khinh rẻ, bị cạo đầu bôi vôi, đóng bè thả trôi sông, bị đuổi khỏi làng,… Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện KHHGĐ, GDDS, Đảng và Nhà nước ta luôn coi GDDS là công tác thuộc chiến lược con người, đặc biệt chú trọng tới việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Nghị định đầu tiên 216/CP của Chính phủ về vấn đề SKSS được Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 26/12/1961 (được lấy làm Ngày Dân số Việt Nam) có nội dung: “Vì sức khỏe người mẹ, vì hạnh phúc và vì sự hòa thuận của gia đình để cho việc nuôi dạy con cái được tốt. Việc sinh đẻ của nhân dân được quan tâm, hướng dẫn một cách thích hợp”. Ngày 24/12/1968, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có Chỉ thị số 176A với nội dung chỉ đạo: “Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chương trình chính khóa nhằm bồi dưỡng cho HS những kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân gia đình, về nuôi dạy con cái”. Sau khi có Nghị quyết Trung ương IV về Chính sách Dân số - KHHGĐ và Chiến lược Dân số - KHHGĐ đến năm 2000, với sự tham gia của các ngành, đoàn thể, công tác Dân số - KHHGĐ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Kết quả đó đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao điều kiện sức khỏe, trong đó SKSS cho các cặp vợ chồng và tuổi vị thành niên. Đến năm 1998, được sự tài trợ của Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA, cùng với sự giúp đỡ của UNESCO, Bộ GD&ĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện Đề án VIE/98/P09 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, thí điểm tập trung chủ yếu về Tâm lý học giáo dục và Sinh học. Lần đầu tiên trong nhà trường phổ thông ở nước ta, HS được học một cách hệ thống về “những điều khó nói” có liên quan đến đời sống tình dục và mối quan hệ với người khác giới. Các nội dung SKSS được chính thức lồng ghép vào nội dung một số môn học từ baach tiểu học đến THPT và khẳng định rằng trong giai đoạn này trọng tâm của công tác GDDS phải là GDSKSS cho vị thành niên.
  • 21. 17 Tháng 5/1998, Ủy ban Quốc gia Dân số - KHHGĐ đã thông qua Dự án “Tăng cường GDDS cho học sinh độ tuổi trung học, từ 12 đến 18 tuổi”. Dự án tập trung vào việc nâng cao nhận thức cho HS về giới tính, đời sống gia đình, SKSS, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội và nâng cao chất lượng dân số. Từ đó giúp HS có thái độ đúng, có lối sống lành mạnh, hình thành và phát triển nhân cách, thực hiện tốt những quy định của Nhà nước về Dân số - KHHGĐ. Ngày 28/11/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2000/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS” giai đoạn 2001-2010. Chiến lược nêu rõ quan điểm: Bảo đảm sự công bằng, làm cho mọi người đều được tiếp cận với các thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS; Công tác chăm sóc SKSS cho đối tượng thanh niên được quy định rõ tại Mục tiêu 6 của Chiến lược: “Cải thiện tình hình SKSS, sức khỏe tình dục vị thành niên thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với lứa tuổi”. Ngoài ra, Chiến lược còn yêu cầu: “Mở rộng nội dung và thực hiện đổi mới phương pháp GDDS, SKSS, KHHGĐ, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường ở mọi cấp học và ngành học của hệ thống giáo dục quốc dân với những hình thức thích hợp theo hướng cung cấp kiến thức, tạo nhận thức và hành vi đúng đắn, xây dựng kỹ năng sống phù hợp về dân số và phát triển bền vững, SKSS, KHHGĐ, giới và giới tính. Khuyến khích các hình thức giáo dục đồng đẳng và mở rộng các hình thức tư vấn về các vấn đề trên phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tuổi”. Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số tại Điều 29 đã giao trách nhiệm: “Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục về dân số, SKSS, KHHGĐ, bình đẳng giới; chỉ đạo và tổ chức công tác giảng dạy về dân số, SKSS, KHHGĐ, bình đẳng giới; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV về nội dung GDDS, SKSS, KHHGĐ, bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu sư phạm của từng ngành học, cấp học, bậc học” [4]. Năm 2004, Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em triển khai Đề án “Mô hình cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS, KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên” tại 10 tỉnh, thành phố và mở rộng ra 28 tỉnh, thành phố trong cả nước vào năm 2006. Mục tiêu
  • 22. 18 chính của Đề án là nhằm nâng cao nhận thức về SKSS, KHHGĐ, bao gồm các vấn đề liên quan về giới, giới tính, tình dục an toàn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/ AIDS góp phần làm giảm các hành vi gây tác hại đến SKSS vị thành niên. Tiếp sau đó, “Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011, trong đó công tác chăm sóc SKSS được quy định rõ tại Mục tiêu 8: “Cải thiện SKSS của thanh niên và người chưa thành niên”, với mục tiêu cụ thể: “tăng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện cho vị thành niên và thanh niên, giảm tỉ lệ phá thai và tỉ lệ có thai ngoài ý muốn ở vị thành niên và thanh niên”. Ngoài ra, có khá nhiều Luận văn nghiên cứu về GDSKSS vị thành niên và quản lý hoạt động GDSKSS như: Trần Mai Hương (2003): Một số biện pháp quản lý GDSKSS vị thành niên cho HS THPT tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay [10]. Nguyễn Ngọc Thái (2006): Quản lý GDSKSS vị thành niên thông qua mô hình giáo dục đồng đẳng tại tỉnh Quảng Nam [15]. Trần Thị Lan Dung (2008): Các biện pháp quản lý GDSKSS vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh các trường THPT thành phố Nam Định [5]. Nguyễn Thị Phương Nhung (2009): Giáo dục SKSS vị thành niên cho HS lớp 9 huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định [13]. Phan Hữu Dũng (2014): Quản lý công tác GDSKSS cho HS THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng [6]. Nguyễn Mạnh Hùng (2015): Quản lý hoạt động GDSKSS vị thành niên cho HS trường THPT Marie Curie Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh [9]. Các công trình trên khai thác vấn đề GDSKSS, quản lý hoạt động GDSKSS vị thành niên dưới góc độ quản lý, thông qua thực trạng tìm hiểu nhận thức của HS và đề xuất biện pháp GDSKSS, quản lý GDSKSS cho HS. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động GDSKSS cho HS THCS tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
  • 23. 19 1.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở 1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản Vấn đề SKSS được quan tâm nhiều từ khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX, do yêu cầu của việc GDDS, sự phát triển của các khoa học nghiên cứu về giới tính, đặc biệt là do tình hình phức tạp của đời sống xã hội về các tệ nạn xã hội, về sự bùng nổ dân số, về sự phát triển của những lối sống không lành mạnh trong thanh thiếu niên. Trước đây, người ta cho rằng SKSS chỉ là những vấn đề về tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ, về KHHGĐ với việc thực hiện các biện pháp tránh thai và một số vấn đề liên quan tới việc thụ thai và sinh nở. Tuy nhiên, ngày nay mọi người đều nhận thấy, nội dung của khái niệm SKSS rộng hơn nhiều. Nó còn liên quan đến hoạt động tình dục, những quan niệm về lối sống, về thái độ và cảm xúc yêu đương trong đời sống tình dục của cả nam lẫn nữ, những vấn đề bệnh lý về mặt tình dục, hoạt động của các cơ quan sinh dục, về quá trình thụ thai và mang thai, về tri thức và nghệ thuật sinh nở,… Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: SKSS là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải chỉ có bệnh tật hoặc là ốm yếu [14, tr.135]. Như vậy, khi nói đến SKSS, cần phải chú ý đến toàn bộ những vấn đề về cấu tạo, về chức năng, về tình trạng hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, về nhiều vấn đề tâm sinh lý nảy sinh trong đời sống sinh lý giới tính và cả một số vấn đề về tâm lý xã hội giới tính, trong đó có đời sống tình dục và nếp sống sinh hoạt liên quan đến vấn đề tình dục, thái độ và trách nhiệm của người nam và người nữ trong đời sống giới tính, trong việc thụ thai, khả năng sinh nở, kế hoạch hóa sinh nở và nuôi con, về mối quan hệ giới tính giữa hai giới,… 1.2.2. Khái niệm giáo dục sức khỏe sinh sản GDSKSS là quá trình cung cấp các thông tin thích hợp bằng tất cả phương tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của mọi người kể cả nam và nữ đối với một số vấn đề về sức khỏe sinh sản, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp KHHGĐ an toàn nhằm động viên họ chấp nhận các hành vi lành mạnh để ngăn chặn các nguy cơ như: có thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bảo đảm cho người mẹ được chăm sóc tốt khi mang
  • 24. 20 thai, khi được sinh đẻ an toàn, được chăm sóc tốt trong và sau khi sinh nở, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh [7, tr.17]. GDSKSS trong nhà trường là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân cách nhằm phát triển cân đối và toàn diện ở học sinh; nhằm trang bị cho các em kiến thức về giới, về hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, về đời sống tình dục lành mạnh, an toàn, giúp các em hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong các mối quan hệ khác giới, biết cách giải quyết các vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu, hôn nhân, biết chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục và kiểm soát tốt hơn đời sống của bản thân. 1.2.3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 1.2.3.1. Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở  Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lý ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở - Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Trung bình một năm các em cao lên được 5, 6 cm. Các em nữ ở độ tuổi 12, 13 phát riển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, nhưng đến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao lại dừng lại. Các em nam ở độ tuổi 15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt các em nữ và đến 24, 25 tuổi mới dừng lại. Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4 đến 6 kg. Sự phát triển hệ xương như các xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì vậy ở lứa tuổi này các em không mập béo, mà cao, gây thiếu cân đối, các em có long ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ … Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu. - Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thích của mạch máu lại phát triển chậm. Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi khi làm việc. - Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn hoạt động hệ thần kinh. Do đó dễ xúc động, dễ bực tực tức. Vì thế các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động. - Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn địu, kéo dài. Do tác động như thế làm cho một số em bị ức chế, uể oải, thờ ơ,
  • 25. 21 lơ đễnh, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em. Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao có nhiều dự định lớn lao. - Cần lưu ý ở lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục. Sự phát dục ở lứa tuổi HS THCS là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học, chịu ảnh hưởng của mội trường tư nhiên và xã hội. Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15,16 tuổi, các em gái khoảng 13,14 tuổi. Đến 15, 16 tuổi giai đoạn phát dục đã kết thúc, có thể sinh đẻ được, tuy nhiên các em chưa trưởng thành về mặt cơ thể và đặc biệt là sự trưởng thành về mặt xã hội. Chính vì thế các nhà khoa học cho rằng ở lứa tuổi HS THCS không có sự cân đối giữa sự phát dục, giữa bản năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn đợm màu sắc tình dục với mức độ trưởng thành về mặt xã hội và tâm lý. Nhiều khó khăn trở ngại ở lứa tuổi này chính là các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng, ham muốn của mình một cách đúng đắn, chưa biết kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa người bạn khác giới. Vì thế các nhà giáo dục cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị, khéo léo để các em hiểu đúng vấn đề, đừng làm cho các em băn khoan, lo ngại.  Sự thay đổi của điều kiện sống - Đời sống gia đình của các em HS THCS Ở lứa tuổi này địa vị các em trong gia đình đã được thay đổi, được gia đình thừa nhận như một thành viên tích cực, được cha mẹ, anh chị giao cho những những nhiệm vụ cụ thể như chăm sóc em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăn nuôi gia súc …, các em ý thức được các nhiệm vụ và thực hiện tích cực. Các em được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình. Những thay đổi đó đã động viên, kích thích HS THCS hoạt động tích cực, độc lập tự chủ. - Đời sống trong nhà trường của HS THCS Hoạt động học tập và các hoạt động khác của HS THCS có nhiều thay đổi, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS như: Sự thay đổi về nội dung dạy học, thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập. Tất cả những thay đổi đó là điều kiện rất quan trọng làm cho hoạt động nhận thức và nhân cách của HS THCS có sự thay đổi về chất so với các lứa tuổi trước.
  • 26. 22 Đời sống của HS THCS trong xã hội Ở lứa tuổi này các em đã được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực, được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tuyên tuyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, tham gia chăm sóc gia súc … Ở lứa tuổi này các em thích làm công tác xã hội vì: Các em có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn được mọi người thừa nhận; các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao; lứa tuổi này các em thích làm những công việc mang tính tập thể, những công việc có lien quan đến nhiều người và được nhiều người cùng tham gia. Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của HS THCS được mở rộng, các em được tiếp xúc với nhiều người, nhiều vấn đề của xã hội, do đó tầm hiểu biết được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của các em được hình thành và phát triển. 1.2.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở  Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường trung học cơ sở Động cơ học tập của HS THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẩn của nó. Thái độ đối với học tập của HS THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ sự biểu hiện rất khác nhau, được thể hiện như sau: Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười biếng, thơ ơ thiếu trách nhiệm trong học tập. Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế. Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: từ chỗ có kỹ năng học tập độc lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ. Trong hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò ép, bắt buộc.
  • 27. 23 Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để giúp các em có thái độ đúng đắn với việc học tập thì phải: Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học. Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học. Tài liệu phải gợi cảm, gây cho HS hứng thú học tập. Trình bày tài liệu, phải gợi cho HS có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó. Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp.  Sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học cơ sở - HS THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn. - Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất. Trí nhớ dần dần mang tính chất của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. HS THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn, các em không muốn thuộc lòng mà muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Vì thế giáo viên cần phải: + Dạy cho HS phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic. + Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết của ghi nhớ chính xác các định nghĩa, những quy luật không được thiếu hoặc sai một từ nào. + Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình. + Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, giáo viên cần làm rõ cho HS biết là hiệu quả của ghi nhớ không phải đo bằng sự nhận lại, mà bằng sự tái hiện. - Sự phát triển chú ý của HS THCS diễn ra rất phức tạp, vừa có chú ý chủ định bền vững, vừa có sự chú ý không bền vững. Ở lứa tuổi này tính lựa chọn chú ý phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối tượng học tập và mức độ hứng thú của các em với đối tượng đó. Vì thế trong giờ học này thì các em không tập trung chú ý, nhưng giờ học khác thì lại làm việc rất nghiêm túc, tập trung chú ý cao độ.
  • 28. 24 Biện pháp tốt nhất để tổ chức sự chú ý của HS THCS là tổ chức hoạt động học tập sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi như không có ý muốn và khả năng bị thu hút vào một đối tượng nào đó trong thời gian lâu dài. - Hoạt động tư duy của HS THCS cũng có những biến đổi cơ bản, ngoài tư duy trực quan – hình tượng, các em cần đến sự phát triển tư duy trừu tượng.  Sự hình thành kiểu quan hệ mới HS THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với nó một cách bình đẳng, không muốn người lớn coi nó như trẻ con mà phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em. Để duy trì sự thay đổi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có những hình thức chống cự, không phục tùng. Tuy nhiên không phải mọi người lớn đều nhận thức được nhu cầu này của các em, nên điều này là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột giữa các em với người lớn. Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp của các em với người lớn và trong sự giáo dục các em ở lứa tuổi này. Những khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới – vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản than người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em.  Hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với bạn bè Sự giao tiếp ở lứa tuổi HS THCS là một hoạt động đặc biệt, mà đối tượng của hoạt động này là người khác – người bạn, người đồng chí. Nội dung của hoạt động là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản than mình; đồng thời qua đó làm phát triển mộtsố kỹ năng như kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân. Đó chính là ý nghĩa to lớn của sự giao tiếp ở lứa tuổi này đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì thế làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để
  • 29. 25 các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này. Về đặc điểm quan hệ giữa các em trai và các em gái ở lứa tuổi này: Có sự thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước, các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau và do đó quan tâm đến bề ngoài của mình. Lúc đầu sự quan tâm tới giới khác, các em nam có tính chất tản mạn và biểu hiện còn trẻ con như xô đẩy, trêu chọc các em gái … Các em gái rất bực và không hài long. Về sau những quan hệ này được thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùng, nhút nhát, e thẹn, ở một số em điều đó được bộc lộ trực tiếp còn số khác thì được che dấu bằng thái độ thơ ơ, giả tạo “khinh bỉ” đối với khác giới. Hành vi này mang tính chất hai mặt: sự quan tâm đến nhau cùng tồn tại với sự phân biệt nam nữ. Có nhiều HS lớp 8, 9, đặc biệt là em gái hay để ý đến vấn đề ai yêu ai, nhưng điều này rất bí mật, chỉ kể cho những người bạn rất thân thiết và tin cậy. Ở HS lớp 6,7 tình bạn nam nữ ít nẩy sinh, nhưng các học sinh lớp 8, 9 thì nẩy sinh thường xuyên, sự gắn bó hai bên rất thân thiết và nó giữ một vị trí lớn trong cuộc sống của các em. Tất nhiên quan hệ nam nữ ở lứa tuổi này cũng có thể lệch lạc. Quan hệ về bạn khác giới không đúng mực, đưa đến chỗ đua đòi chơi bời, bỏ việc học tập và những công việc khác. Vì thế công tác giáo dục phải thấy được điều đó, để hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ thật lành mạnh, trong sáng và nó là động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng.  Sự hình thành tự ý thức của học sinh trung học cơ sở HS THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình. Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành quan hệ qua lại với mọi người. Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình, từ những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình.
  • 30. 26 Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẩn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Ý nghĩa quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi HS THCS là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình. Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã làm nẩy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản than những nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm, sai lầm của mình.  Sự hình thành tình cảm ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở Tình cảm các em HS THCS sâu sắc và phức tạp. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hoá dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên.. Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần kinh không cân bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, đã khiến các em không tự kiềm chế được. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Đặc biệt những lúc xem phim, xem kịch … các em có biểu hiện những xúc cảm rất đa dạng, khi thì hồi hộp cảm động, khi thì phấn khởi vui tươi, có khi lại om sòm la hét. Vì thế các nghệ sĩ cho rằng, các em lứa tuổi này là những khan giả ồn ào nhất và cũng đáng biết ơn nhất. Tính dễ kích động dẫn đến các em xúc động rất mạnh mẽ như vui quá trớn, buồn ủ rủ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản. Nhiều em thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng, có lúc đang vui chỉ vì một cái gì đó lại sinh ra buồn ngay, hoặc đang buồn bực nhưng gặp một điều gì đó thích thú thì lại tươi cười ngay. Do sự thay đổi tình cảm dễ dàng, nên trong tình cảm của của các em đôi lúc mâu thuẫn. Tóm lại, có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Tuy vậy, tình cảm các em đã bắt đầu biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh. Do vốn kinh nghiệm trong cuộc sống của các em ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc hoạt động trong tập thể, trong xã hội, mà tính bộc phát trong tình cảm của các em dần bị mất đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển.
  • 31. 27 Hoàn cảnh xã hội cũng đã ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển ting cảm của các em. Tình cảm bạn bè, tình đồng chí, tình tập thể ở lứa tuổi này cũng được phát triển mạnh. Tình bạn của các em được hình thành trên cơ sở cùng học tập, cùng sinh hoạt, cùng có hứng thú, sở thích như nhau. Các em đối với nhau chân thành, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, cứu bạn lúc nguy hiểm. Các em tin tưởng nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện thầm kín của mình. Các em sống không thể xa bạn, thiếu bạn. Vì thế khi bị bạn phê bình, các em cảm thấy khổ tâm, buồn phiền, đặc biệt những em bị bạn bè không chơi, tẩy chay thì đó là một đòn tâm lý rất nặng, là một hình phạt rất nặng nề với các em. 1.2.4. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở 1.2.4.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở GDSKSS cho HS THCS góp phần hình thành cho HS những hành vi văn hoá ứng xử tốt đẹp; hiểu biết những đặc điểm tâm sinh lý của người khác giới để có cách ứng xử thích hợp. GDSKSS cho HS THCS tạo ra môi trường thuận lợi cho HS nâng cao nhận thức về SKSS để phát triển toàn diện nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội, đáp ứng những quy luật phát triển về tâm sinh lý của con người nói chung và HS THCS nói riêng. GDSKSS cho HS THCS góp phần ngăn ngừa hiện tượng có thai ngoài ý muốn, quan hệ tình dục không an toàn. 1.2.4.2. Nội dung hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở Tuổi của các em HS THCS là một giai đoạn đặc biệt của đời sống con người. Đây là giai đoạn dậy thì, chín muồi giới tính, những chức năng sinh sản của hệ cơ quan sinh dục bắt đầu hoạt động và ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển cơ thể và nhân cách. Đây cũng là lứa tuổi có nhiều biến động mạnh về tâm sinh lý, bắt đầu có những biểu hiện quan trọng và điển hình của đời sống tình dục, đã xuất hiện những rung cảm yêu đương, bắt đầu hình thành tình yêu,… đồng thời có những biến đổi đặc biệt về tâm lý, nhất là những biểu hiện tâm lý giới tính, tính xúc động mạnh của
  • 32. 28 thời kỳ dậy thì, sự biến động mạnh và thất thường trong đời sống tâm lý, thậm chí có sự khủng hoảng tâm lý trong mối quan hệ với người lớn, với bạn bè khác giới,… Ở lứa tuổi này, các em quan tâm nhiều đến những vấn đề về tình dục, về sinh nở, về kinh nguyệt, về tình yêu,… nhưng lại rất ít hiểu biết về những vấn đề này. Các em dễ bị kích thích bởi những rung cảm về tình dục và những biểu hiện sớm của đời sống tình dục (bắt đầu có kinh nguyệt, bắt đầu có biểu hiện mộng tinh, có nhu cầu thủ dâm,…), ngoài ra còn có nhiều những biến đổi khác về tâm sinh lý. Những yếu tố trên ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách. Đặc biệt, các em dễ bị lôi cuốn và bị sa ngã bởi văn hóa phẩm đồi trụy, bởi những nếp sinh hoạt không lành mạnh, ăn chơi, nghiện hút, ma túy và thuốc lắc, dễ bị xâm hại tình dục,… Trên cơ sở khái niệm SKSS, GDSKSS và đặc điểm lứa tuổi của HS THCS, trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất nội dung GDSKSS cho HS THCS bao gồm 05 nội dung sau: Giáo dục những tri thức về sự dậy thì, về hệ cơ quan sinh dục: hiện tượng kinh nguyệt, hiện tượng mộng tinh và di tinh, hiện tượng thủ dâm, giữ gìn vệ sinh cho hệ cơ quan sinh sản, cấu trúc và chức năng hoạt động của hệ cơ quan sinh dục,… Giáo dục các kiến thức liên quan đến hoạt động tình dục: tác hại của hoạt động tình dục sớm, những bệnh lý tình dục, những dấu hiệu của hiện tượng lạm dụng tình dục và các hành vi cưỡng dâm,… Giáo dục KHHGĐ: các kiến thức về các biện pháp tránh thai, hậu quả của việc có thai sớm, hậu quả của nạo phá thai,… Giáo dục về nếp sống lành mạnh, văn hóa, văn minh: sự nguy hiểm của việc ăn chơi đua đòi, đọc các sách báo văn hóa phẩm đồi trụy, tác hại của ma túy, thuốc lắc, bia rượu,… Giáo dục về tình bạn khác giới, về tình yêu trong sáng, về sự tôn trọng đối với người khác giới, về đời sống gia đình: sự trân trọng đối với tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ, thái độ tôn trọng và bảo vệ các bạn nữ, quan hệ giữa con cái với cha mẹ, ý thức trách nhiệm đối với việc xây dựng gia đình hạnh phúc,…
  • 33. 29 1.2.4.3. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở Phương pháp tổ chức hoạt động GDSKSS cho HS THCS: Phương pháp GDSKSS cho HS là những hình thức hoạt động được nhà giáo dục lựa chọn, thực hiện một cách thống nhất để chuyển tải nội dung GDSKSS đến cho HS nhằm đạt được mục đích đề ra. Các phương pháp GDSKSS cho HS có thể chia thành 3 nhóm: - Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân. Bao gồm: Phương pháp đàm thoại: Sử dụng các đề tài, chủ đề có liên quan đến nội dung SKSS để giúp HS có cơ hội trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến của bản thân nhằm nâng cao kiến thức, hình thành thái độ, có hành vi đúng đắn trong lĩnh vực chăm sóc SKSS. Phương pháp giảng giải và khuyên răn: Là phương pháp mà nhà giáo dục dùng lời nói đề giải thích, chứng minh các chuẩn mực xã hội nhằm giúp cho người được giáo dục nắm vững nội dung, ý nghĩa các chuẩn mực từ đó hình thành tình cảm, niềm tin và có thể tự giác thực hiện các chuẩn mực này. Phương pháp kể chuyện: Là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để kể lại một câu chuyện nào đó, qua nội dung câu chuyện có thể hình thành cho HS những kinh nghiệm, niềm tin và hành vi đúng đắn. Những câu chuyện trong GDSKSS có thể là những vấn đề xảy ra trong thực tiễn để từ đó, HS có thể rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho mình. - Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm xã hội. Bao gồm: Phương pháp giao việc: Đây là phương pháp chú trọng việc tổ chức các hoạt động nhằm lôi cuốn HS vào các hoạt động đa dạng và phong phú của tập thể, qua đó giúp HS ý thức đầy đủ ý nghĩa công việc mình làm và tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền GDSKSS. Phương pháp tập luyện: Là phương pháp tổ chức cho HS thể hiện ý thức tình cảm của mình qua đó có thể hình thành và củng cố cho HS các hành vi phù hợp trong lĩnh vực SKSS.
  • 34. 30 Phương pháp tập thói quen: Đây là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện đều đặn và có kế hoạch các hành động đúng đắn nhất định, nhằm biến những hành động đó thành thói quen ứng xử, thành kỹ năng và kỹ xảo. - Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh. Bao gồm: Phương pháp nêu gương: Sử dụng những tấm gương sáng (hoặc xấu) của cá nhân, tập thể kích thích HS, khiến họ được giáo dục, học tập và làm theo những cái đúng, cái tốt (hoặc tránh những hành vi xấu tương tự). Phương pháp trách phạt: Đây là phương pháp biểu thị thái độ phản đối, phê phán những hành vi sai trái trong vấn đề SKSS của HS so với các chuẩn mực mà xã hội quy định. Phương pháp thi đua: Là phương pháp kích thích khuynh hướng tự khẳng định mình của người được giáo dục, thúc đẩy các em cố gắng hăng hái vươn lên và lôi cuốn người khác để giành được những thành tích xuất sắc cho cá nhân và tập thể. Tùy vào từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể mà nhà giáo dục có thể lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp để đạt được mục đích đề ra. Hình thức tổ chức hoạt động GDSKSS cho HS THCS: Hoạt động GDSKSS cho HS có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Ở trường THCS, GDSKSS cho HS được thực hiện thông qua một số hình thức cơ bản sau: - Tích hợp qua các môn học chính khóa của trường: GDSKSS có thể được lồng ghép tích hợp qua các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học… Đây là con đường thuận lợi nhất giúp HS nắm bắt kiến thức về SKSS một cách đầy đủ và có hệ thống. Hình thức này yêu cầu phải thực hiện đúng phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. - Thông qua các hoạt động ngoại khóa: Hoạt động GDSKSS không chỉ thực hiện trong các giờ dạy chính khóa mà còn phải thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa và các phong trào của nhà trường. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, HS có cơ hội để củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng thực hành. Hình thức này nhằm thu hút đông đảo các lực lượng xã hội khác tham gia cùng HS. Hình thức này gồm các hoạt động sau:
  • 35. 31 Tổ chức thi viết, sáng tác thơ văn, vẽ tranh biếm họa, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao có nội dung về SKSS. Tổ chức câu lạc bộ, chiếu phim về giới tính, tình bạn, tình yêu Tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn để các chuyên gia về SKSS nói chuyện, trao đổi với HS nhằm giúp các em tháo gỡ thắc mắc và chia sẻ những suy nghĩ của mình, tổ chức giao lưu với những người bị nhiễm HIV/AIDS,  để tạo ra cho HS thái độ đối xử thân thiện với những người này. Từ đó giúp các em rút ra bài học cho chính bản thân. - Thông qua các hoạt động xã hội, các hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thể, tham gia văn nghệ HS sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi nhằm nâng cao kiến thức về SKSS. - Thông qua các buổi sinh hoạt văn hóa gia đình: HS đuợc tiếp thu những chuẩn mực về đạo đức, hành vi ứng xử đúng đắn về những vấn đề có liên quan đến SKSS. - Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân HS: Các em phải tích cực, chủ động, có ý thức tự giáo dục thì mới đạt được hiệu quả cao. 1.2.4.4. Các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho người học theo các mục tiêu mà xã hội đặt ra. Do vậy, hoạt động giáo dục đòi hỏi có sự chia sẻ và tham gia của nhiều lực lượng nhằm huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện hiệu quả lộ trình, kế hoạch được xác định. Vấn đề đặt ra ngày nay là phải xã hội hóa giáo dục, tức là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, tham gia vào quá trình giáo dục dưới sự quản lý của nhà nước. Xã hội hóa giáo dục cũng chính là tạo tiền đề để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại; trong đó kết hợp tăng cường đầu tư cho giáo dục của nhà nước với đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp, phát triển mạnh các trường ngoài công lập và tổ chức tốt sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục.
  • 36. 32 Các lực lượng tham gia giáo dục bao gồm các chủ thể bên trong lẫn bên ngoài nhà trường. Cụ thể là: Các chủ thể trong trường tham gia hoạt động GDSKSS cho HS THCS: - Thầy, cô giáo trong nhà trường. - Đoàn trường, các chi đoàn, Liên đội, Chi đội. - Bạn bè. Các chủ thể ngoài trường tham gia hoạt động GDSKSS cho HS THCS: - Ban GDSKSS vị thành niên. - Trung tâm tư vấn, cán bộ tư vấn. - Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em. - Bố, mẹ, người thân của HS. 1.3. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở 1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản 1.3.1.1. Quản lý Lịch sử tiến hóa của nhân loại khẳng định: nhu cầu quản lý nảy sinh từ các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với xã hội và con người với con người. Quản lý là khái niệm được sử dụng từ lâu trong xã hội, bởi nó là một hoạt động mà bất cứ tổ chức nào từ phạm vi như gia đình đến chính phủ, các tổ chức quốc tế đều phải có. Thực vậy, quản lý tồn tại ở nhiều cấp độ, hiện diện khắp các lĩnh vực với mục đích giải quyết những vấn đề chung như dân số, lao động, môi trường, y tế… Được hình thành bởi 5 yếu tố là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát, do vậy, quản lý trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội cũng là nhân tố cơ bản đảm bảo sự công bằng trong phân công lao động giữa các thành viên trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích, mục tiêu đã đề ra. Tùy cách tiếp cận, xoay quanh thuật ngữ quản lý có nhiều ý kiến khác nhau: Theo cách hiểu của tác giả Đặng Quốc Bảo, thì quản lý bao gồm “hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ thống vào phát triển” [1, tr.31].
  • 37. 33 Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [3, tr.9]. Theo Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự, các đặc điểm chung của khái niệm quản lý thường được đề cập đến bao gồm: - Quản lý bao giờ cũng là quản lý một tổ chức, quản lý con người. - Quản lý luôn nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định của tổ chức. - Quản lý phải bao hàm hai yếu tố chủ thể quản lý và đối tượng quản lý (con người hoặc một tổ chức, một bộ máy). - Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch của chủ thể quả lý đến đối tượng quản lý. - Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống, có cấu trúc và vận hành trong một môi trường xác định [8, tr.31]. Từ các quan điểm trên, theo chúng tôi, quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của tổ chức để đạt được mục đích đề ra. 1.3.1.2. Quản lí giáo dục Theo UNESCO quản lý giáo dục “là cách thức điều hành hệ thống giáo dục, nhất là cách thức mà chúng ta áp dụng quyết định sự vận hành của hệ thống giáo dục và tất cả các cấu phần và hoạt động của hệ thống” [21, tr.102]. Theo cách hiểu này, một mặt đây là cách tiếp cận ở tầm vĩ mô, áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Mặt khác, cũng cho thấy, tính chủ động lựa chọn cách thức của mỗi quốc gia sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất được coi trọng. Quản lý giáo dục cũng được xem là một hiện tượng giáo dục, là quá trình tác động có định hướng của chủ thể tới khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức. Cách hiểu này có sự tương đồng với cách tiếp cận khái niệm của tác giả Trần Kiểm. Trong công trình của mình [11, tr.10], Trần Kiểm còn nhấn mạnh tới hai khía cạnh. Theo đó:
  • 38. 34 - Ở cấp vĩ mô, đó là tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội giao cho ngành giáo dục. - Ở cấp độ vi mô, đó là hệ thống những tác động tự giác có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể CBQL, GV, HS và các lực lượng xã hội khác nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội… Quản lý giáo dục còn được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân” [1, tr.110]. Theo M.I.Kônđacôp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em [11, tr.124]. Từ những cách tiếp cận trên, cho thấy các định nghĩa đều quan tâm đến bản chất, tính mục đích, mối quan hệ giữa giáo dục với các lĩnh vực khác của xã hội, vừa quan tâm đến các cấp độ của quản lý giáo dục ở một quốc gia. Tóm lại, quản lý giáo dục là hiện tượng xã hội, là hệ thống những tác động có mục đích, có ý thức, có kế hoạch, phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, ở các cấp độ (vi mô và vĩ mô) quản lý giáo dục đều hướng tới hiệu quả cao nhất về chất và số lượng. 1.3.1.3. Quản lí nhà trường Trong thời đại ngày nay, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho mọi nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Khác với các thiết chế khác, nhà trường có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình mà không một thiết chế nào có thể
  • 39. 35 thay thế được. Nhiệm vụ của nhà trường ngày nay cũng được phản ánh trên nhiều khía cạnh khác nhau. Do đó, việc quản lý nhà trường cũng có nhiều cách để tiếp cận. Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy – học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục. Thực tế, quản lý trong nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trong nhà trường và các tương tác giữa nhà trường với các hoạt động ngoài xã hội. Hệ thống thuộc quyền quản lý của nhà trường bao gồm các thành tố sau: - Thành tố tinh thần: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các kế hoạch, biện pháp giáo dục. - Thành tố con người: CBQL, GV, nhân viên và người học. - Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập. Theo Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền: “Quản lý nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lý (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lý (GV, CB nhân viên, người học, các bên liên quan…) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống GD&ĐT với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động” [8, tr.31]. 1.3.1.4. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản Quản lý hoạt động GDSKSS là hoạt động của người quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng GDSKSS trong nhà trường. Quản lý hoạt động GDSKSS chính là những công việc của nhà trường mà người quản lý các cơ sở đào tạo thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, triển khai công tác GDSKSS. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động GDSKSS trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và giảng dạy các kiến thức về SKSS cho HS. Như vậy, quản lý hoạt động GDSKSS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý