SlideShare a Scribd company logo
1 of 206
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ KIM OANH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN-KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
NGUYỄNTHỊKIMOANHLUẬNÁNTIẾNSĨKINHTẾHÀNỘI-2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ KIM OANH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN-KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Nguyễn Bá Minh
2. PGS.TS Phạm Thị Kim Vân
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ lục
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
TỔNG QUAN ................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ
THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC TẬP
ĐOÀN KINH TẾ .......................................................................................... 12
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............................................. 12
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Tập đoàn kinh tế .......................................... 12
1.1.2. Một số loại hình Tập đoàn kinh tế ....................................................... 14
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ .................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính hợp nhất đối với
Tập đoàn kinh tế ............................................................................................. 17
1.2.2. Nội dung hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất .................................... 20
1.2.3. Các lý thuyết hợp nhất Báo cáo tài chính ............................................ 21
1.2.4. Phạm vi hợp nhất Báo cáo tài chính ..................................................... 27
1.2.5. Niên độ kế toán hợp nhất và sự hòa hợp chính sách kế toán giữa
công ty mẹ với công ty con ............................................................................ 31
1.2.6. Kế toán khoản đầu tƣ của công ty mẹ trong công ty con trên Báo
cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo tài chính riêng ......................................... 32
1.2.7. Kế toán lợi thế thƣơng mại và bất lợi thƣơng mại trên Báo cáo tài
chính hợp nhất ................................................................................................ 35
1.2.8. Kế toán các giao dịch nội bộ trên Báo cáo tài chính hợp nhất ............ 43
1.2.9. Kế toán lợi ích cổ đông thiểu số trên Báo cáo tài chính hợp nhất ...... 45
1.3. QUY TRÌNH HỢP NHẤT HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ .................................................................... 49
1.3.1.Thu thập, kiểm tra thông tin đầu vào của hệ thống Báo cáo tài
chính hợp nhất................................................................................................ 49
1.3.2. Vận dụng kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính .................................... 51
1.3.3. Cung cấp và phân tích thông tin của hệ thống Báo cáo tài chính
hợp nhất........................................................................................................... 53
1.4. KINH NGHIỆM VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRÊN
THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................... 54
1.4.1. Kinh nghiệm về Báo cáo tài chính hợp nhất trên thế giới ................... 54
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về Báo cáo tài chính hợp nhất cho Việt Nam .... 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 64
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN -KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM .......................................................................................... 65
2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN-
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ......................................................................... 65
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Tập đoàn ...................................... 65
2.1.2. Các đặc điểm ảnh hƣởng đến hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất
của Tập đoàn .................................................................................................. 67
2.1.3. Mô hình tổ chức, cơ chế và bộ máy quản lý của Tập đoàn ................. 72
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Tập đoàn phục vụ cho hợp
nhất Báo cáo tài chính .................................................................................... 76
2.2. THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ KẾ TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT CỦA VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN ............... 81
2.2.1. Khung pháp lý kế toán về Báo cáo tài chính hợp nhất của Việt
Nam giai đoạn trƣớc 2015 .............................................................................. 81
2.2.2. Khung pháp lý kế toán về Báo cáo tài chính hợp nhất của Việt
Nam giai đoạn sau 2015 ................................................................................. 93
2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT
NAM ........................................................................................................... 96
2.3.1. Xác định phạm vi hợp nhất và việc thống nhất chính sách kế toán,
niên độ kế toán của Tập đoàn ......................................................................... 96
2.3.2. Khái quát hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn ............ 99
2.3.3. Thực trạng quy trình hợp nhất hệ thống BCTC tại Tập đoàn ............ 101
2.3.3.1. Thực trạng thu thập và kiểm tra số liệu đầu vào phục vụ hợp
nhất hệ thống Báo cáo tài chính của Tập đoàn ............................................ 101
2.3.3.2. Thực trạng vận dụng kỹ thuật hợp nhất tại Tập đoàn ..................... 110
2.3.3.3 Thực trạng cung cấp và phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất tại
Tập đoàn....................................................................................................... 119
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM .......................................................................................... 120
2.4.1. Ƣu điểm .............................................................................................. 120
2.4.2. Những điểm còn hạn chế .................................................................... 122
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại trong hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của
Tập đoàn ....................................................................................................... 135
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................. 138
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ...................................................... 139
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN –
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ....................................................................... 139
3.2. NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN -
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM....................................................................... 142
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM ......................................................................................... 145
3.3.1. Hoàn thiện việc thu thập kiểm tra số liệu cho hợp nhất Báo cáo tài
chính............................................................................................................. 145
3.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính cho Tập đoàn ......... 157
3.3.3. Hoàn thiện việc cung cấp và phân tích số liệu Báo cáo tài chính
hợp nhất........................................................................................................ 175
3.4. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT
NAM 179
3.4.1. Về phía Nhà nƣớc .............................................................................. 179
3.4.2. Về phía Tập đoàn ............................................................................... 184
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................. 186
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................. 187
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BTMBCTCHN : Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCĐKTHN : Bảng cân đối kế toán hợp nhất
BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh
BCKQKDHN : Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất
BCLCTT : Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
BCLCTTHN : Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất
BCTC : Báo cáo tài chính
BCTCHN : Báo cáo tài chính hợp nhất
CGU : Cash generating unit ( Đơn vị tạo dòng tiền)
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
CĐTS : Cổ đông thiểu số
CNTKSVN : Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam
CP : Cổ phần
DN : Doanh nghiệp
DPĐTTCDH : Dự phòng đầu tƣ tài chính dài hạn
DTBH : Doanh thu bán hàng
DTTC : Doanh thu tài chính
DPĐTTCDH : Dự phòng đầu tƣ tài chính dài hạn
GVHB : Giá vốn hàng bán
HMTSCĐ : Hao mòn tài sản cố định
LDLK : Liên doanh liên kết
LICĐTS : Lợi ích cổ đông thiểu số
LNCPP : Lợi nhuận chƣa phân phối
LNST : Lợi nhuận sau thuế
LNSTCPP : Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối
LTTM : Lợi thế thƣơng mại
NG TSCĐ : Nguyên giá tài sản cố định
NTTTX : Nguồn tài trợ thƣờng xuyên
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TĐKT : Tập đoàn kinh tế
TKKT : Tài khoản kế toán
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TP : Thành phẩm
TSCĐ : Tài sản cố định
TSDH : Tài sản dài hạn
TSNH : Tài sản ngắn hạn
VCSH : Vốn chủ sở hữu
XNK : Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu Tên bảng Trang
Bảng 1-1 Bảng tóm tắt những luận điểm chính của 4 lý thuyết hợp
nhất
28
Bảng 2-1 Bảng tóm tắt các nội dung chính của khung pháp lý kế
toán về BCTCHN của Việt Nam giai đoạn trƣớc 2015
trong mối tƣơng quan với 4 lý thuyết hợp nhất
83
Bảng 2-2 Bảng thống kê kết quả khảo sát khung pháp lý kế toán về
BCTCHN của Việt Nam giai đoạn trƣớc 2015
86
Bảng 2-3 Bảng tóm tắt các nội dung chính của khung pháp lý kế
toán về BCTCHN của Việt Nam giai đoạn sau 2015
trong mối tƣơng quan với 4 lý thuyết hợp nhất
93
Bảng 2-4 Bảng tổng hợp thực trạng thu thập và kiểm tra số liệu,
thông tin đầu vào của hệ thống BCTCHN taị Tập đoàn
103
Bảng 2-5 Bảng tổng hợp thực trạng vận dụng kỹ thuật điều chỉnh
tại Tập đoàn
112
Bảng 2-6 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích BCTCHN của Tập
đoàn CNTKSVN
119
Bảng 3-1 Bảng phân bổ lãi chƣa thực hiện cuối năm 2012 cho
CĐTS theo cách của Tập đoàn đang làm và theo đề xuất
hoàn thiện của tác giả
154
Bảng 3-2 Bảng tóm tắt đề xuất sử dụng giá trị hợp lý cho Tập đoàn 155
Bảng 3-3 Bảng đề xuất sửa đổi và bổ sung một số chỉ tiêu trong
phân tích BCTCHN của Tập đoàn
177
Bảng 3-4 Bảng tổng hợp cách xác định mức lãi lỗ chƣa thực hiện
từ giao dịch giữa công ty mẹ, công ty con với công ty
LDLK
182
DANH MỤC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Kýhiệu Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1-1 Tập đoàn có cấu trúc giản đơn 15
Sơ đồ 1-2 Tập đoàn có cấu trúc đầu tƣ đa cấp 15
Sơ đồ 1-3 Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp 16
Sơ đồ 1-4 Tập đoàn có cấu trúc “Tập đoàn trong Tập đoàn” 16
Sơ đồ 1-5 Hợp nhất BCTC theo lý thuyết chủ sở hữu 22
Sơ đồ 1-6 Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ 23
Sơ đồ 1-7 Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ mở
rộng
24
Sơ đồ 1-8 Hợp nhất BCTC theo lý thuyết thực thể 26
Sơ đồ 1-9 Sơ đồ quy trình hợp nhất hệ thống BCTC 49
Sơ đồ 2-1 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn CNTKSVN 74
Sơ đồ 2-2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty mẹ Tập
đoàn CNTKSVN
80
Sơ đồ 2-3 Sơ đồ phạm vi hợp nhất BCTC của Tập đoàn
CNTKSVN
99
Sơ đồ 2-4 Quy trình cộng gộp khi lập BCTCHN tại Tập đoàn
CNTKSVN
110
Sơ đồ 3-1 Tổ chức bộ máy kế toán công ty mẹ theo hƣớng
chuyên môn hóa
147
Sơ đồ 3-2 Xây dựng quy trình cộng gộp BCTC tại Tập đoàn
CNTKSVN
157
1
TỔNG QUAN
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo quy định hiện nay bên cạnh BCTC riêng, TĐKTvà các Tổng công
ty có công ty trực thuộc đã cổ phần hoá phải lập BCTCHN. Để giúp các
TĐKT thực hiện tốt đƣợc quy định này, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã ban
hành khung pháp lý kế toán về BCTCHN gồm Luật kế toán (2003), các chuẩn
mực kế toán Việt Nam, các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế
toán về BCTCHN và chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC (đã đuợc thay thể bởi thông tƣ số 200/2014/TT-
BTC). Mặc dù khung pháp lý về BCTCHN đã đƣợc hình thành và đang đƣợc
dần hoàn thiện song qua kết quả khảo sát về khung pháp lý về BCTCHN mà tác
giả đã tiến hành, có thể nhận thấy rằng còn rất nhiều vấn đề nảy sinh trong thực
tiễn nhƣng chƣa đƣợc cụ thể hóa trong hệ thống văn bản pháp luật. Chính điều
này đã làm giảm chất lƣợng của hệ thống BCTCHN của các TĐKT nói chung
trong đó có Tập đoàn CNTKSVN nên ảnh hƣởng đáng kể đến việc cung cấp
thông tin một cách trung thực và khách quan cho các đối tƣợng quan tâm.
Tập đoàn CNTKSVN là một TĐKT lớn mạnh hoạt động đa ngành nghề
với việc đƣợc công ty cổ phần đánh giá Việt Nam (VNR 500) xếp hạng nằm
trong số 10 DNNN lớn nhất trong suốt giai đoạn từ 2005-2013. Để giữ vững
và phát huy hơn nữa các thành tích đã đạt đƣợc đó, các nhà quản lý rất cần sử
dụng các thông tin từ hệ thống BCTCHN để đánh giá về tình hình tài sản,
nguồn vốn, kết quả kinh doanh của Tập đoàn. Tuy nhiên BCTCHN vẫn là vấn
đề mới mẻ và phức tạp đối với đội ngũ quản lý và kế toán viên tại Tập đoàn
nên việc triển khai vận dụng còn nhiều vƣớng mắc. Do đó việc nghiên cứu
hoàn thiện hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN nhằm đáp ứng tốt
hơn yêu cầu quản lý kinh tế tài chính thực sự cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Công
nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
BCTCHN là vấn đề đã đƣợc đề cập từ rất lâu tại nhiều quốc gia nhƣ Mỹ,
Anh, Nhật Bản... Chính vì vậy nhiều nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới đã
đƣợc tiến hành, cụ thể:
-Advanced Financial Accounting (2008)[56] của các tác giả Richard E.
Baker, Valdean C. Lembke, Thomas E. King, Cynthia G. Jeffrey chủ yếu
nghiên cứu về BCTCHN tại thời điểm hợp nhất kinh doanh và sau thời điểm
quyền kiểm soát đƣợc thiết lập với đặc điểm phản ánh theo các chuẩn mực
của FASB và GASB. Với trƣờng hợp BCTCHN sau thời điểm quyền kiểm
soát đƣợc thiết lập nhóm tác giả tập trung nghiên cứu những kỹ thuật nhƣ hợp
nhất công ty con sở hữu toàn bộ, hợp nhất công ty con bị sở hữu một phần, cách
xử lý các giao dịch nội bộ liên quan đến hàng tồn kho, TSCĐ, các vấn đề liên
quan đến cổ phiếu ƣu đãi, thay đổi phần sở hữu của công ty mẹ...
- Consolidated financial statements (Malaysia) (2006) [53] của tác giả
Ng Eng Juan. Nội dung chủ yếu đề cập đến hợp nhất BCTC tại thời điểm thời
điểm hợp nhất kinh doanh và sau thời điểm quyền kiểm soát đƣợc thiết lập
theo chuẩn mực kế toán của Malaysia. Với BCTCHN sau thời điểm hợp nhất
kinh doanh, tác giả đề cập đến các vấn đề nhƣ loại trừ số dƣ, lãi lỗ chƣa thực
hiện, cổ tức chia nội bộ, vấn đề thay đổi trong phần sở hữu, công ty con có cổ
phiếu ƣu đãi hoặc trái phiếu, vấn đề Tập đoàn có cấu trúc phức tạp...
- Advanced Accounting (2013) [42] của nhóm tác giả Joe Ben Hoyle,
Thomas F. Schaefer, Timothy S. Doupnik có nội dung chủ yếu nghiên cứu
các vấn đề về kế toán tài chính nâng cao theo phù hợp với chuẩn mực của
FASB và IFRS nhƣ hợp nhất BCTC sau ngày hợp nhất kinh doanh, việc xử lý
đối với các giao dịch tài sản nội bộ, các khoản nợ nội bộ, BCLCTTHN, mô
hình sở hữu...
3
- Under control? A practical guide to IFRS 10 Consolidated Financial
Statement (2012) [39] của công ty kiểm toán Grant Thronton đã làm rõ việc
hợp nhất BCTC theo IFRS 10 với quy định mới về mô hình quyền kiểm soát,
mất quyền kiểm soát, giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ mà
không làm mất quyền kiểm soát…
- UK GAAP vs IFRS: The basic spring 2011 (2011) [35] của công ty
kiểm toán Enrnt and Young trong đó có đề cập đến việc hợp nhất BCTC theo
chuẩn mực của Anh và chuẩn mực quốc tế.
- IFRS compared to US GAAP: An overview (2012) [44] của công ty
kiểm toán KPMG đề cập những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong lập
BCTCHN theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Mỹ
Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo đƣợc đăng trên các tạp chí trong đó nghiên
cứu một nội dung cụ thể liên quan đến BCTCHN nhƣ vấn đề LTTM,
LICĐTS... và bao gồm:
- Accounting Treatment of Goodwill in IFRS and US GAAP [49] của
tác giả Mateja Jerman đăng trên tạp chí Organizacija số 6 (2008) đề cập đến
việc xử lý LTTM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và theo chuẩn
mực kế toán Mỹ.
- Recent Changes in Treatment of Goodwill [59] của tác giả Shinji
Nakamura đăng trên tạp chí Asialaw Japan Review (tháng 7/2006) so sánh
việc xử lý LTTM và bất lợi thƣơng mại theo quy định của IFRS và FASB với
quy định của chuẩn mực của Nhật Bản.
- Accounting for Noncontrolling Interests in Consolidated Financial
Statements: An Explanation of FASB Statement NO. 160 [58] của nhóm tác
giả Robert G. Morgan, Ph.D., CMA, Martha M. Pointer, Ph.D., CPA đăng
trên tạp chí Tennessee CPA Journal tháng 02/2010 đề cập đến việc kế toán
phần lợi ích CĐTS theo chuẩn mực của Mỹ số 160.
4
- Towards an understanding of the phases of goodwill accounting in
four Western capitalist countries: From stakeholder model to shareholder
model [33] của nhóm tác giả Ding Y., Richard J., Stolowy H. đƣợc đăng trên
tạp chí Accounting Organizations and Society, số 33 năm 2008 tổng kết lại
các quan điểm kế toán LTTM trên BCTCHN tại các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây
là Anh, Mỹ, Đức, Pháp
Tổng kết lại có thể thấy rằng các nghiên cứu nƣớc ngoài mới chỉ cung
cấp các kiến thức về BCTCHN trong điều kiện vận dụng theo chuẩn mực kế
toán quốc tế hoặc của một quốc gia cụ thể. Nhƣ vậy tất cả các tác giả nêu trên
đều chƣa nghiên cứu việc hợp nhất BCTC trong điều kiện kinh tế xã hội và
pháp luật của Việt Nam và đặc biệt không hề gắn liền các nghiên cứu này trực
tiếp cho Tập đoàn CNTKSVN. Do đó nhiều vấn đề thực tế tại Tập đoàn
CNTKSVN chƣa từng đƣợc giải quyết trong các nghiên cứu ở nƣớc ngoài đặc
biệt là những vấn đề liên quan đến quy trình hợp nhất hệ thống BCTC tại Tập
đoàn bao gồm việc thu thập, kiểm tra thông tin số liệu đầu vào, việc vận dụng
kỹ thuật hợp nhất, việc cung cấp và phân tích BCTCHN.
2.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Cho đến nay, các nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên giác độ các TĐKT
Việt Nam nói chung với nội dung hợp nhất BCTC tại ngày quyền kiểm soát
đƣợc thiết lập và hợp nhất BCTC sau ngày kiểm soát đƣợc thiết lập bao gồm:
- Vận dụng chuẩn mực BCTCHN và các khoản đầu tư vào công ty con và
chuẩn mực hợp nhất kinh doanh trong công tác kế toán của TĐKT Việt Nam
theo mô hình công ty mẹ công ty con – Kĩ thuật lập BCTCHN” (2006) [23] - đề
tài nghiên cứu khoa học cấp học viện của TS Trƣơng Thị Thuỷ và nhóm tác giả.
Nội dung chủ yếu đƣợc đề cập là những vấn đề lý luận chung về BCTCHN, lập
BCTCHNtheo VAS 25 và VAS 11. Ngoài ra đề tài còn làm rõ thực trạng về
BCTCHN của một số Tập đoàn, một số Tổng công ty. Tuy nhiên do vận dụng tại
thời điểm mà khung pháp lý về BCTCHN của Việt Nam mới ra đời nên nhiều kỹ
5
thuật hợp nhất chƣa đƣợc nhóm tác giả nghiên cứu ở trong đề tài này nhƣ vấn đề
Tập đoàn đa cấp, vấn đề xử lý các giao dịch với LICĐTS mà làm mất quyền
kiểm soát hoặc không làm mất quyền kiểm soát....
- Lập BCTCHN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS 25 (2005) [9]
của tác giả GS.TS Ngô Thế Chi và Kế toán hợp nhất kinh doanh và hợp nhất
BCTC [13] của tác giả TS. Nguyễn Phú Giang (2009). Nội dung chủ yếu đƣợc
đề cập trong 2 cuốn sách này là phƣơng pháp và kỹ thuật hợp nhất BCTC
(chủ yếu là BCĐKTHN và BCKQKDHN) tại ngày quyền kiểm soát đƣợc
thiết lập và sau ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam. Bên cạnh đó, đối với một số vấn đề mà chuẩn mực Việt Nam chƣa
có quy định thì nhóm tác giả có đƣa ra kinh nghiệm xử lý theo chuẩn mực kế
toán của Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên một số kỹ thuật hợp nhất còn chƣa
đƣợc các tác giả đề cập nhƣ Tập đoàn đa cấp, vấn đề xử lý các giao dịch với
LICĐTS mà làm mất quyền kiểm soát hoặc không làm mất quyền kiểm soát....
- Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Phú Giang “Hoàn thiện quy trình
hợp nhất BCTC của các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con”
(2008) [14]: về mặt lý luận, luận án đã nghiên cứu quy trình hợp nhất BCTC
(giai đoạn đồng hóa, giai đoạn kết hợp, giai đoạn loại trừ, giai đoạn phân bổ
VCSH), kỹ thuật hợp nhất, các phƣơng pháp hợp nhất BCTC theo chuẩn mực
quốc tế. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm lập BCTCHN tại các nƣớc Pháp,
Mỹ, Anh với các kinh nghiệm về phạm vi hợp nhất, miễn trừ hợp nhất, xử lý
LTTM, bất lợi thƣơng mại... Tác giả đã đề xuất quy trình hợp nhất BCTC cụ
thể cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam trong đó lập BCTC tổng hợp theo
từng khối nhƣ BCTC khối SXKD, BCTC khối XDCB...để làm cơ sở lập
BCTC hợp nhất toàn công ty. Tuy nhiên việc hợp nhất theo quy trình nhƣ vậy
chƣa phù hợp bởi việc hợp nhất không dựa trên cơ sở BCTC riêng của công
ty mẹ với các công ty con nên BCTCHN vẫn mang nặng tính chất của một
BCTC tổng hợp. Đối với việc Nhà xuất bản giáo dục, tác giả mới chỉ đề xuất
6
hoàn thiện việc loại trừ doanh thu, giá vốn, lãi (lỗ) và điều chỉnh ảnh hƣởng
thuế TNDN đối với các nghiệp vụ mua bán hàng tồn kho, khoản đầu tƣ vào
công ty liên kết, loại trừ khoản nhận ký quỹ nội bộ. Nhƣ vậy những vấn đề
hoàn thiện của tác giả Nguyễn Phú Giang không thể phù hợp Tập đoàn
CNTKSVN khi mà nhiều vấn đề thực tế có ở Tập đoàn CNTKSVN nhƣng chƣa
đƣợc giải quyết trong luận án này nhƣ vấn đề Tập đoàn đa cấp, vấn đề phát sinh
các giao dịch với CĐTS mà không làm mất quyền kiểm soát, vấn đề LTTM
- Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Anh Hiền “Xây dựng nội dung và
quy trình lập BCTCHN của các TĐKT đa ngành tại Việt Nam” (2011) [15].
Luận án đã tổng kết lý luận về BCTC, BCTHN, BCTCHN cho TĐKT đa ngành
đồng thời tổng kết kinh nghiệm thế giới nhƣng mới chỉ đề cập đến IAS 27. Tác
giả tiến hành khảo sát thực trạng lập BCTCHN tại một số TĐKT Nhà nƣớc nhƣ
Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn
CNTKSVN...Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng nội dung và quy trình lập
BCTCHN cho TĐKT đa ngành với mục đích lập BCTCHN riêng biệt cho từng
lĩnh vực hoạt động gồm BCTCHN khối SXKD, BCTCHN khối sự nghiệp,
BCTCHN khối đầu tƣ xây dựng, BCTCHN khối tài chính-chứng khoán- bảo
hiểm. Tuy nhiên, BCTCHN theo lĩnh vực hoạt động mà tác giả đề cập có bản
chất là BCTC bộ phận theo VAS 28 “BCTC bộ phận”
Bên cạnh đó, cũng có nhiều luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ đƣợc
thực hiện với phạm vi một TĐKT Nhà nƣớc, một Tổng công ty Nhà nƣớc
hoặc một TĐKT tƣ nhân cụ thể gồm:
- Luận án tiến sỹ của tác giả Chúc Anh Tú “Vận dụng chuẩn mực hợp
nhất báo cáo tài chính để tổ chức hệ thống báo cáo tài chính ở Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt nam” (2009) [25]. Về mặt lý luận trong chƣơng 1 tác
giả Chúc Anh Tú đã trình bày nguyên tắc, phƣơng pháp lập BCTCHN và tổ
chức hệ thống BCTCHN theo hƣớng dẫn của khung pháp lý Việt Nam, kinh
7
nghiệm về phƣơng pháp lập và trình bày BCTCHN của chuẩn mực quốc tế,
chuẩn mực kế toán Mỹ, chuẩn mực kế toán Nhật Bản, chuẩn mực kế toán Úc
và quy định của liên minh Châu Âu. Với thực trạng lập BCTCHN tại Tập
đoàn Bƣu chính Viễn thông dựa trên cơ sở BCTC tổng hợp theo khối, tác giả
đã đƣa ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên một số vấn đề không phát sinh
tại Tập đoàn này và chƣa đƣợc giải quyết trong luận án nhƣ LTTM, các giao
dịch hàng tồn kho, các giao dịch chuyển hàng tồn kho thành TSCĐ...
- Luận án tiến sỹ của tác giả Đoàn Thị Dung “Báo cáo tài chính hợp nhất
của TĐKT Hoàng Hà- Thực trạng và giải pháp” (2010) [12]. Tác giả đã hệ
thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về BCTCHN gồm phạm vi hợp nhất, kế toán
LTTM và bất lợi thƣơng mại, kế toán khoản đầu tƣ của công ty mẹ trong công
ty con, tổ chức hệ thống BCTCHN...Thực trạng BCTCHN của Tập đoàn
Hoàng Hà đã đƣợc làm rõ để làm cơ sở cho tác giả tiến hành hoàn thiện cả về
khung pháp lý và hoàn thiện cho chính Tập đoàn. Tuy nhiên do đây là TĐKT
tƣ nhân nên các vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp nhất chƣa thể đại diện
cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp nhất tại các TĐKT Nhà nƣớc.
- Luận văn thạc sỹ của chính tác giả “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài
chính hợp nhất của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam”
(2007). Tuy nhiên luận án thạc sỹ của tác giả mới chỉ đề cập việc hoàn thiện
một số kỹ thuật hợp nhất có hƣớng dẫn trong VAS 25 và thông tƣ 23 mà chƣa
nghiên cứu nhiều vấn đề của Tập đoàn nhƣ LTTM, Tập đoàn đa cấp và sở
hữu chéo, các giao dịch với LICĐTS mà không bị mất quyền kiểm soát...
Tóm lại, các công trình trong nƣớc chƣa thực hiện việc nghiên cứu tại
Tập đoàn CNTKSVN ngoại trừ luận văn thạc sỹ của chính tác giả trong khi
Tập đoàn CNTKSVN là Tập đoàn đa ngành đƣợc liên kết theo cả chiều ngang
và liên kết theo chiều dọc với đặc điểm phát sinh các giao dịch nội bộ vừa
phức tạp vừa đa dạng, đặc điểm hoạt động SXKD, đặc điểm công tác kế
toán... cũng rất khác biệt so với các TĐKT mà các tác giả trƣớc đây đã thực
8
hiện. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nƣớc lại chƣa tiếp cận với BCTCHN
theo khía cạnh hệ thống với 3 vấn đề là vấn đề thu thập, kiểm tra thông tin số
liệu đầu vào, vấn đề vận dụng kỹ thuật hợp nhất và vấn đề cung cấp phân tích
thông tin đầu ra của BCTCHN. Ngoài ra, trong việc vận dụng kỹ thuật hợp
nhất, các nghiên cứu trong nƣớc cũng chƣa hoàn toàn cập nhật với thay đổi
của xu thế vận dụng lý thuyết thực thể khi hợp nhất BCTC nhƣ xác định và
trình bày LICĐTS, việc phân bổ lỗ trong công ty con cho CĐTS, việc xử lý
các giao dịch với LICĐTS mà làm mất quyền kiểm soát và không làm mất
quyền kiểm soát... Xuất phát từ các lỗ hổng trong các công trình nghiên cứu
cả ở trong và ngoài nƣớc đã đƣợc phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài
cho luận án tiến sỹ của mình là “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp
nhất của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam”
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chung của đề tài là nghiên cứu hệ thống BCTCHN của Tập
đoàn CNTKSVN từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTCHN
của đơn vị đƣợc nghiên cứu.
Với mục đích chung nêu trên, luận án đã tiến hành thực hiện các mục
tiêu nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về BCTCHN của các
TĐKT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Đánh giá thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN để
từ đó chỉ ra những ƣu điểm và tồn tại trong hệ thống BCTCHN của Tập đoàn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống BCTCHN của Tập
đoàn CNTKSVN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án lấy đối tƣợng nghiên cứu là
hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: luận án nghiên cứu tại Tập đoàn
CNTKSVN.
9
Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu hệ thống BCTCHN của Tập
đoàn CNTKSVN trong giai đoạn 3 năm 2011, 2012, 2013 và lấy số liệu 2013
để minh họa
Phạm vi về đối tƣợng:
- Luận án chỉ giới hạn tập trung vào những vấn đề trong hệ thống
BCTCHN từ sau thời điểm quyền kiểm soát đƣợc thiết lập. Chính vì vậy luận án
không đi sâu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hệ thống BCTCHN tại ngày
quyền kiểm soát đƣợc thiết lập.
- Luận án nghiên cứu hệ thống BCTCHN gắn liến với việc thu thập
kiểm tra số liệu thông tin đầu vào, việc vận dụng kỹ thuật trong hợp nhất
BCTC, việc cung cấp và phân tích số liệu đầu ra của hệ thống BCTCHN
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn
CNTKSVN, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau
Phƣơng pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc sử dụng trong luận án là số liệu khảo sát về thực
trạng khung pháp lý kế toán về BCTCHN của Việt Nam. Để thu thập đƣợc
nguồn tài liệu này, tác giả đã chọn mẫu, phỏng vấn và phát phiếu điều tra hiện
trạng khung pháp lý kế toán về BCTCHN của Việt Nam.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu tài liệu thứ cấp gồm các tài liệu liên quan đến tổ chức lập và
trình bày BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN nhƣ chuẩn mực kế toán quốc
tế, tài liệu văn bản trong khung pháp lý hiện hành của Việt Nam hƣớng dẫn về
BCTCHN, tài liệu về hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, tổ chức công tác
kế toán của Tập đoàn, BCTC riêng, tài liệu các giao dịch trong nội bộ, số liệu
về LTTM, LICĐTS của các công ty mẹ và các đơn vị trong phạm vi hợp nhất,
10
BCTCHN của Tập đoàn… Các tài liệu, số liệu này đƣợc Tập đoàn cung cấp
hoặc đƣợc tác giả thu thập khai thác từ các công trình nghiên cứu trƣớc đó
nhƣ luận án, bài báo, trang web…
Phƣơng pháp xử lý số liệu
Dựa vào những thông tin, tài liệu thu thập đƣợc tác giả đã lựa chọn, phân
loại, sắp xếp một cách có hệ thống để sử dụng excel trong việc tính toán xử lý số
liệu phục vụ cho việc phân tích, khái quát các vấn đề nghiên cứu sau này.
Phƣơng pháp phân tích số liệu
Phƣơng pháp so sánh: tác giả đã tiến hành so sánh khung pháp lý về
BCTCHN của Việt Nam với quan điểm của các nhà nghiên cứu, ngƣời ban
hành chính sách chế độ đồng thời so sánh khung pháp lý về BCTCHN của
Việt Nam với thực trạng BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN. Trong quá trình
này, tác giả sử dụng các luận điểm của cá nhân để nhận định và đánh giá về thực
trạng nghiên cứu qua đó phát hiện tồn tại trong hệ thống BCTCHN của Tập đoàn
CNTKSVN trên 2 góc độ thực tế thực hiện và điều kiện thực hiện.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án nghiên cứu hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN
trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với việc tái cơ cấu các TĐKT
Nhà nƣớc nên đã có những đóng góp mới sau:
- Luận án đã hệ thống hoá đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản hệ thống
BCTCHN của các TĐKT.
- Tổng hợp kinh nghiệm BCTCHN của quốc tế và một số quốc gia trên
thế giới nhƣ Mỹ, Anh, Nhật Bản hiện nay theo xu hƣớng áp dụng lý thuyết
thực thể đối với các vấn đề nhƣ quyền kiểm soát, kế toán LTTM, LICĐTS…
- Luận án đã nghiên cứu thực trạng khung pháp lý về BCTCHN của
Việt Nam với những nội dung gồm quyền kiểm soát, kế toán LTTM, kế toán
giao dịch nội bộ, kế toán LICĐTS…Trên cơ sở phân tích đánh giá những hạn
11
chế, luận án khẳng định những vấn đề cần hoàn thiện và bổ sung trong khung
pháp lý về BCTCHN của Việt Nam theo hƣớng vận dụng lý thuyết thực thể
và hòa hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 10 (IFRS 10) và chuẩn
mực của các quốc gia khác.
- Luận án đã nghiên cứu thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn
CNTKSVN, cung cấp một bức tranh toàn diện về những tồn tại trong vấn đề
này tại Tập đoàn. Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN trong điều kiện hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận án có kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về hệ thống BCTCHN trong các
TĐKT.
Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTCHN của Tập đoàn
CNTKSVN
12
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Tập đoàn kinh tế
Tại Việt Nam, khái niệm về TĐKT (TĐKT) mới chỉ đƣợc nhắc đến
nhiều trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhƣng tại nhiều nƣớc trên thế
giới TĐKT đã có bề dầy phát triển từ trăm năm trƣớc. TĐKT có đặc điểm
thuộc sở hữu nhà nƣớc xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1830 tại một số
nƣớc Tây Âu trong giai đoạn công nghiệp hóa phát triển bùng nổ. Hiện nay ở
mỗi nƣớc khác nhau lại có những tên gọi khác nhau về TĐKT nhƣ Group,
Business group, Consortium, Conglomerate, Cartel, Trust, Syndicate,
Business houses (Ấn Độ), keiretsu (Nhật Bản), chaebol (Hàn Quốc), Jitual
Gongsi (Trung Quốc)…Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT (hay
còn gọi là Tập đoàn kinh doanh) nhƣng có thể hệ thống một số quan điểm chính
trong 2 nhóm nhƣ sau:
Nhóm quan điểm 1: TĐKT là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt
pháp lý
-” TĐKT là một tập hợp các công ty liên kết với nhau theo những cách
chính thức hoặc không chính thức” [45, tr.54]
- “TĐKT về bản chất là một liên minh các công ty cùng theo đuổi những
lợi ích chung thông qua một hệ thống điều phối các quyết định do các công ty
thành viên đưa ra” [25, tr.61]
Nhóm quan điểm 2: TĐKT là tổ hợp các công ty độc lập về mặt
pháp lý có nhấn mạnh đến quyền kiểm soát của công ty mẹ
- “TĐKT (Group hay Business group) được nhận thức như một tổ hợp
các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty hay
chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ”[32, tr.256].
- “TĐKT gồm một công ty mẹ và các công ty con mà công ty mẹ kiểm
13
soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty
khác hay tham gia các tổ hợp khác” (từ điển Anh – Pháp – Việt, Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội, 1998).
Nhật Bản xác định TĐKT là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt
pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập đƣợc mối quan hệ mật thiết về
nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ
sản phẩm. Đối với Trung Quốc, TĐKT đƣợc sử dụng để chỉ tổ chức kinh tế
có kết cấu tổ chức nhiều cấp liên kết với nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ
hợp tác ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ, lỏng lẻo thông qua việc nắm giữ cổ
phần chi phối, tham gia cổ phần, hợp tác của doanh nghiệp nòng cốt của Tập
đoàn. Tại Việt Nam, trong cuốn “Cơ chế tài chính trong mô hình Tổng công
ty, TĐKT”, các tác giả cho rằng TĐKT đƣợc hiểu là một pháp nhân bao gồm
nhiều công ty khác nhau có mối quan hệ sở hữu và khế ƣớc với nhau, hoạt
động trong cùng một ngành khác nhau hay nhiều ngành khác nhau trên một
hay nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới.
Mặc dù có nhiều cách quan niệm khác nhau về TĐKT nhƣng theo tác
giả các quan niệm này có thể đƣợc hiểu theo nghĩa chung: TĐKT là sự liên
kết kinh tế của các công ty, là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tƣ cách
pháp nhân hoạt động trong một hoặc một số ngành khác nhau có quan hệ với
nhau về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, thị trƣờng và các liên kết khác
xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết trong đó có công
ty mẹ nắm quyền chi phối hoạt động của công ty con.
Tuy có đa dạng và khác nhau về nhận thức, quan niệm, tên gọi nhƣng về
cơ bản các học giả đều thừa nhận TĐKT có một số đặc điểm nhƣ sau:
- TĐKT là tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau chủ yếu thông qua
quan hệ về đầu tƣ vốn và các quan hệ khác nhƣ về công nghệ, thông tin, thị
trƣờng… TĐKT đƣợc tổ chức theo mô hình công ty mẹ- công ty con
- TĐKT không có tƣ cách pháp nhân, mỗi thành viên trong Tập đoàn là
một pháp nhân độc lập. Nhƣ vậy các doanh nghiệp trong Tập đoàn kể cả công
ty mẹ và công ty thành viên đều bình đẳng với nhau trƣớc pháp luật.
14
- Đa dạng hóa về tính chất sở hữu dựa trên sở hữu vốn cổ phần gồm
nhiều chủ là chủ yếu nhƣng có công ty mẹ đóng vai trò chi phối với các công
ty con về mặt tài chính và chiến lƣợc phát triển.
- Có quy mô lớn về vốn, doanh thu và lao động, hoạt động đa dạng, đa
ngành và không đơn thuần bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia.
1.1.2. Một số loại hình Tập đoàn kinh tế
Mặc dù có một số quan niệm khác nhau về TĐKT nhƣng bản chất là sự
liên kết kinh tế của các công ty với nhau vì lợi ích của chính các đơn vị tham
gia liên kết. Hiện nay có nhiều cách phân loại của TĐKT, cụ thể:
 Phân loại TĐKT theo phƣơng thức liên kết
- Liên kết ngang: Các công ty trong cùng một ngành nghề kinh doanh
liên kết với nhau theo những mục tiêu đã xác định trƣớc nhƣ tập trung vốn,
công nghệ… để hình thành nên TĐKT.
- Liên kết dọc: là việc liên kết các công ty con theo cùng dây chuyền
công nghệ với công ty mẹ. TĐKT theo mô hình liên kết dọc hoạt động có
hiệu quả cao do nắm đƣợc cả khâu cung ứng đầu vào, khâu sản xuất, khâu tiêu
thụ sản phẩm nên tạo điều kiện kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm, chi phí.
- Liên kết hỗn hợp: đây là dạng kết hợp của cả liên kết ngang và liên kết dọc.
 Phân loại TĐKT theo bản chất liên kết
- Liên kết mềm: các công ty thành viên cùng SXKD một loại sản phẩm
hoặc dịch vụ liên kết với nhau thông qua ký kết hiệp định thỏa thuận thống
nhất với nhau về giá cả sản phẩm, phân chia thị trƣờng, hợp tác nghiên cứu.
- Liên kết cứng: các công ty thành viên trong TĐKT sẽ liên kết chặt
chẽ với nhau về vốn trong đó công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối để giữ
quyền lãnh đạo, ra quyết định cho các công ty khác và điều này tạo ra mô
hình công ty mẹ- công ty. TĐKT đƣợc tổ chức theo mô hình công ty mẹ-
công ty con có các dạng phổ biến nhƣ sau:
+ Mô hình 1: TĐKT có cấu trúc đơn giản
15
TĐKT có cấu trúc đơn giản bao gồm công ty mẹ đầu tƣ chi phối các
công ty con cấp 1 (công ty con) và đến lƣợt công ty con cấp 1 tiếp tục đầu tƣ
chi phối công ty con cấp 2 (công ty cháu). Ở đây không có sự đầu tƣ ngƣợc từ
công ty con cấp 1, công ty con cấp 2 vào công ty mẹ và không có sự đầu tƣ
giữa các công ty con đồng cấp với nhau (xem sơ đồ 1-1) [24]
Sơ đồ 1-1: Tập đoàn có cấu trúc giản đơn
+ Mô hình 2: TĐKT có sự đầu tƣ đa cấp trong đó công ty mẹ trực tiếp
đầu tƣ chi phối công ty con không thuộc cấp dƣới trực tiếp nhằm mục đích
kiểm soát một số lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt hoặc do các yêu cầu đầu
tƣ về vốn (xem sơ đồ 1-2) [24]
Sơ đồ 1-2: Tập đoàn có cấu trúc đầu tƣ đa cấp
+Mô hình 3: Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp
Mô hình này có đặc điểm công ty mẹ chi phối công ty con trực tiếp,
kiểm soát một số công ty thành viên thuộc cấp tiếp theo (công ty cháu) đồng
CÔNG TY MẸ
Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 1
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
3
Công ty
con cấp 2
CÔNG TY MẸ
Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 1
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
Côngty
concấp2
Công ty
con cấp 2
16
thời công ty con đầu tƣ ngƣợc trở lại công ty mẹ. Bên cạnh đó các công ty
cùng cấp và khác cấp nắm giữ cổ phần của nhau và có mối quan hệ đầu tƣ đan
xen lẫn nhau. (sơ đồ 1-3) [24]
Sơ đồ 1-3: Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp
+ Mô hình 4: Công ty mẹ là công ty con của một số công ty khác (mô
hình Tập đoàn trong Tập đoàn). Đây là mô hình mà công ty mẹ của Tập đoàn
lại là công ty con do một số công ty khác kiểm soát về vốn (sơ đồ 1-4) [11]
Sơ đồ 1-4: Tập đoàn có cấu trúc “Tập đoàn trong Tập đoàn”
CÔNG TY MẸ
Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 1
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
Công ty
con cấp 2
Công ty con
cấp 2
CÔNG TY MẸ 1 CÔNG TY
KHÁC
CÔNG TY MẸ 2
Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2
Công ty
con cấp 3
Công ty
con cấp 3
Công ty
con cấp
3
Công ty
con cấp 3
17
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG
TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính hợp nhất đối với
Tập đoàn kinh tế
1.2.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất
Theo các nhà kinh tế học nhƣ Hein L.W, Mumford… BCTCHN đã
xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ với việc một số công ty Mỹ công bố báo cáo
kiểu nhƣ vậy trƣớc khi bắt đầu thế kỷ XX gắn liền với sự ra đời của các
TĐKT. Mặc dù tại các nƣớc nhƣ Anh, Pháp… BCTCHN đầu tiên đƣợc phát
hành vào những thời điểm muộn hơn ở Mỹ nhƣng nhìn chung quan niệm về
BCTCHN của các nhà nghiên cứu ở các quốc gia này đều có sự tƣơng đồng
khi nhấn mạnh đến vấn đề “Báo cáo của thực thể kinh tế duy nhất”:
- Robert G.Walker quan niệm: “BCTCHN liên quan đến nhóm công
tytrong đó nó trình bày những vấn đề giữa công ty mẹ với công ty con như thể
công ty con chỉ là chi nhánh của công ty mẹ, nó mô tả các vấn đề của một
thực thể kinh tế mà gạt ranh giới pháp lý sang một bên” [57, tr.4];
- Choi và Mueller (1984) cho rằng “BCTCHN chủ yếu truyền tải kết
quả hoạt động và tình hình tài chính của nhóm các công ty mẹ công ty con
như thể là một thực thể kinh tế duy nhất không tính đến bất kỳ sự khác biệt
pháp lý nào đang tồn tại giữa các thực thể này”(32, tr.35);
- Theo Ng Eng Juan: “BCTCHN là BCTC của thực thể kinh tế mà được
hợp nhất từ ít nhất hai thực thể kinh doanh pháp lý trở lên” [53, tr.1]
Tuy nhiên theo tác giả cách hiểu của Ng Eng Juan chƣa thực sự thuyết
phục bởi việc hợp nhất từ ít nhất hai thực thể kinh doanh pháp lý trở lên có
thể dẫn đến hoặc không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con. Trƣờng hợp
hợp nhất không dẫn đến quan hệ công ty mẹ công ty con thì sẽ không có tồn tại
thực thể kinh tế duy nhất và do đó không cần phải lập BCTCHN. Quan điểm của
Robert G.Walker còn mơ hồ khi chỉ đề cập BCTCHN là liên quan đến nhóm
18
công ty và mô tả các vấn đề của nhóm công ty mà không chỉ rõ BCTCHN trình
bày những vấn đề cụ thể nào của nhóm công ty. Chính vì vậy quan điểm của
Choi và Muller có thể đƣợc coi là đầy đủ khi nhấn mạnh đến 2 khía cạnh
“BCTCHN được trình bày như là một thực thể kinh tế duy nhất” và “BCTCHN
phải trình bày các thông tin tài chính của cả công ty mẹ và công ty con”
Bên cạnh đó, trong các văn bản pháp lý về BCTCHN của quốc tế hay
các nƣớc đều có sự giải thích rõ ràng cho thuật ngữ “BCTCHN”:
- BCTCHN là BCTC của một nhóm thực thể hợp nhất bao gồm một
công ty mẹ và các công ty con được trình bày như là của một thực thể kinh tế
duy nhất.(SFAS số 160 của Mỹ);
- BCTCHN là BCTC của TĐKT được trình bày như là một thực thể
kinh tế duy nhất (IAS 27);
- BCTCHN là BCTC của TĐKT trong đó tài sản, nợ phải trả, VCSH, thu
nhập, chi phí, lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con được trình bày
như là của một thực thể kinh tế duy nhất (IFRS 10).
Trong cách giải thích của SFAS 160 có thể thấy rằng chuẩn mực kế toán
Mỹ chƣa đầy đủ do mới chỉ nhìn nhận BCTCHN chỉ liên quan đến nhóm công
ty mẹ công ty con đƣợc hình thành qua hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên trong
thực tế TĐKT với mô hình công ty mẹ-công ty con có thể đƣợc hình thành từ
nhiều con đƣờng khác không phải là hợp nhất nhƣ công ty con đƣợc thành lập
mới hoặc đƣợc tách từ các công ty trực thuộc khác. Và TĐKT gồm công ty mẹ
và các công ty con đƣợc hình thành theo con đƣờng này cũng cần thiết phải
đƣợc lập BCTCHN. Ngƣợc lại cách giải thích trong IAS 27 hợp lý hơn SFAS
160 do đã nhấn mạnh đến việc BCTCHN là BCTC của TĐKT (nhóm công ty
mẹ- công ty con) nói chung không phân biệt TĐKT đƣợc hình thành qua hợp
nhất hay bằng con đƣờng khác. Tuy nhiên IAS 27 lại chƣa chỉ rõ nội dung cụ
thể của BCTCHN. Chính vì vậy quan điểm của IFRS 10 đầy đủ và rõ ràng hơn
19
khi phản ánh đƣợc rõ nét 2 đặc trƣng của BCTCHN:“BCTCHN là BCTC của
TĐKT được trình bày như là một thực thể kinh tế duy nhất” và “BCTCHN phải
trình bày các thông tin tài chính như tài sản, nợ phải trả, VCSH, thu nhập, chi
phí lưu chuyển tiền tệ của cả công ty mẹ và công ty con”. Nhƣng theo tác giả,
tất cả các khái niệm ở trên đều chƣa chỉ rõ đƣợc một đặc điểm nổi bật của
BCTCHN là đƣợc lập không căn cứ vào sổ sách kế toán mà phải dựa trên
BCTC riêng của công ty mẹ và các công ty con. Do đo, kết các quan điểm của
các nhà làm luật hay các học giả và cách hiểu của bản thân mình mà tác giả có
thể đƣa ra cách tiếp cận tổng quát nhƣ sau: BCTCHN là BCTC của TĐKT được
lập dựa trên BCTC riêng của công ty mẹ và các công ty con trong đó tình hình
tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn được trình
bày như là của một thực thể kinh tế duy nhất.
1.2.1.2. Sự cần thiết của Báo cáo tài chính hợp nhất đối với Tập đoàn kinh tế
Về bản chất TĐKT là một tổ hợp các công ty có tƣ cách pháp nhân và mỗi
công ty thành viên của Tập đoàn đều là một đơn vị kế toán riêng. Chính vì vậy
công ty mẹ và các công ty con đều phải lập BCTC riêng theo đúng quy định.
Tuy nhiên bên cạnh BCTC riêng của mỗi công ty trong Tập đoàn, BCTCHN
của TĐKT cũng là sự cần thiết khách quan xuất phát từ lý do:
- Thứ nhất, công ty mẹ và các công ty con đều là những pháp nhân độc
lập, bình đẳng trƣớc pháp luật do đó giữa công ty mẹ và công ty con không có
quan hệ trên dƣới theo kiểu trật tự hành chính mà tồn tại các mối quan hệ nội bộ
trong đó mối quan hệ về đầu tƣ vốn là mối quan hệ nội bộ chính quyết định và
chi phối các mối quan hệ nội bộ khác. Với quan hệ về đầu tƣ vốn, công ty mẹ sở
hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty con hoặc sở hữu một phần đủ lớn để có
thể thực hiện quyền kiểm soát. Do nắm quyền kiểm soát tại công ty con nên
tổ hợp công ty mẹ - công ty con sẽ hoạt động nhƣ một thực thể kinh tế duy
nhất. Chính vì vậy cũng phải lập BCTCHN để trình bày đƣợc tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của đơn vị kinh tế duy nhất này.
20
- Thứ hai, dựa trên quyền kiểm soát của mình, công ty mẹ có thể gây
ảnh hƣởng, thậm chí quyết định các giao dịch phát sinh trong nội bộ Tập đoàn
nhƣ giao dịch về phân phối lợi ích từ khoản đầu tƣ vào công ty con, các giao
dịch về vay-cho vay, mua-bán, thuê- cho thuê… theo hƣớng có sự ƣu tiên
trong nội bộ với mức giá thấp hơn thị trƣờng hoặc có các điều khoản ƣu đãi.
Điều này làm ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của từng công ty thành viên
trong Tập đoàn. Chính vì vậy BCTC riêng của từng công ty đơn lẻ thuộc Tập
đoàn sẽ không có ý nghĩa trong bối cảnh các giao dịch nội bộ Tập đoàn phát
sinh đƣợc phân tích, đánh giá và thực hiện không chỉ bó hẹp trong từng đơn vị
riêng lẻ mà theo khuôn khổ “thực thể kinh tế duy nhất”.
1.2.2. Nội dung hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất
Về nguyên tắc BCTCHN đƣợc lập tại thời điểm quyền kiểm soát đƣợc
thiết lập và theo định kỳ sau ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập. Khi đƣợc
lập tại ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập hệ thống BCTCHN chỉ bao gồm
BCĐKTHN. Ngƣợc lại nếu đƣợc lập theo định kỳ sau khi đã đạt đƣợc quyền
kiểm soát, hệ thống BCTCHN bao gồm nhiều loại báo cáo khác nhau. Hiện
nay có 2 quan điểm khác nhau về số lƣợng, kết cấu và mối quan hệ của các
báo cáo trong hệ thống BCTCHN nhƣ sau:
- Thứ nhất, hệ thống BCTCHN gồm 04 báo cáo là BCĐKTHN,
BCKQKDHN, BCLCTTHN và báo cáo thay đổi phần vốn chủ sở hữu. Bốn
báo cáo này kèm theo 04 bản thuyết minh để giải thích rõ hơn các chỉ tiêu
đƣợc trình bày trên từng báo cáo.
- Quan điểm 2: hệ thống BCTCHN gồm 04 báo cáo là BCĐKTHN,
BCKQKDHN, BCLCTTHN, BTMBCTCHN. BTMBCTCHN sẽ cung cấp
các thông tin giải trình cho tất cả các chỉ tiêu đƣợc trình bày trong 03 báo cáo
đầu tiên đồng thời cung cấp các thông tin liên quan đến sự biến động của vốn
chủ sở hữu trong kỳ.
21
Nhƣ vậy dù đƣợc lập theo cách nào, hệ thống BCTCHN đều cung cấp
đƣợc các thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, các luồng tiền của
toàn Tập đoàn nhƣ là một thực thể duy nhất. Khi đó ngƣời sử dụng thông tin kế
toán có thể phân tích và đánh giá chính xác hơn về tình hình của Tập đoàn trên
các mặt sau:
- Đánh giá tình hình tài chính của Tập đoàn: tình hình tài chính của Tập
đoàn đƣợc thể hiện ở cấu trúc vốn, khả năng thanh toán, khả năng thích ứng
với môi trƣờng kinh doanh...
- Đánh giá hoạt động kinh doanh: Thông tin về kết quả hoạt động kinh
doanh, về tính sinh lợi, về sự phát triển của từng lĩnh vực... sẽ giúp đánh giá
đánh giá những thay đổi tiềm tàng các nguồn lực tài chính mà Tập đoàn có
thể kiểm soát hay khả năng tạo ra các nguồn tiền trong tƣơng lai...
1.2.3. Các lý thuyết hợp nhất Báo cáo tài chính
Trong những năm qua, tất cả các nghiên cứu về vấn đề chuẩn bị và
trình bày BCTCHN chủ yếu dựa trên hai nhóm lý thuyết: lý thuyết độc quyền
(lý thuyết chủ sở hữu) và lý thuyết thực thể. Bên cạnh đó các phƣơng pháp
tiếp cận khác nằm giữa 2 nhóm lý thuyết này đã đƣợc phát triển mà nổi tiếng
nhất là lý thuyết công ty mẹ và lý thuyết công ty mẹ mở rộng.
 Lý thuyết chủ sở hữu (Ownership Theory)
Lý thuyết này nhấn mạnh rằng quan điểm hợp nhất xuất phát từ góc độ
của chủ sở hữu- tức là từ góc độ của công ty mẹ. Khi đó mục đích của
BCTCHN là cung cấp thông tin về phần lợi ích kinh tế thuộc về chủ sở hữu
và đó chính là lợi ích kinh tế thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty
mẹ thông qua tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong công ty con. Phƣơng pháp
hợp nhất tỷ lệ đƣợc áp dụng nên tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của công ty con chỉ đƣợc hợp nhất theo tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ.
Các học giả cho rằng đây là phƣơng pháp tiếp cận bảo thủ bởi LICĐTS không
đƣợc trình bày trên BCTCHN. Những điểm chính của lý thuyết này đƣợc tóm
tắt trong bảng 1-1 và sơ đồ 1-5
22
Sơ đồ 1-5: Hợp nhất BCTC theo lý thuyết chủ sở hữu
Công ty mẹ Công ty con
+
Phạm vi hợp nhất Lợi ích của công ty mẹ (Không ghi nhận LICĐTS)
Giá trị ghi sổ của Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý LTTM
công ty con và giá trị ghi sổ của công ty con
 Lý thuyết công ty mẹ (Parent Company Theory)
Lý thuyết công ty mẹ là sự kết hợp giữa lý thuyết chủ sở hữu và lý
thuyết thực thể. Giống nhƣ lý thuyết chủ sở hữu, lý thuyết này cho rằng
BCTCHN là một phần mở rộng của BCTC công ty mẹ và đƣợc lập theo quan
điểm của cổ đông công ty mẹ. Những ngƣời ủng hộ lý thuyết này tin rằng
BCTCHN không cung cấp bất kỳ giá trị nào cho CĐTS của công ty con.
Ngƣợc lại cũng nhƣ quan điểm của lý thuyết thực thể, theo lý thuyết này mặc
dù công ty mẹ không có quyền sở hữu nhƣng có quyền kiểm soát đối với toàn
bộ tài sản thuần của công ty con nên cần thiết phải trình bày LICĐTS trên
BCTCHN. Chính vì sự lai ghép nhƣ vậy nên lý thuyết công ty mẹ có những
điểm chính đƣợc tóm tắt trong bảng 1-1 và sơ đồ 1-6.
TS, NPT, VCSH
của công ty mẹ
23
Sơ đồ 1-6: Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ
Công ty mẹ Công ty con
+
Phạm vi hợp nhất: Lợi ích công ty mẹ LICĐTSđƣợcghinhậnlàNPT
Giá trị ghi sổ của Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý LTTM
công ty con và giá trị ghi sổ của công ty con
 Công ty mẹ lý thuyết mở rộng (Parent Company Extension Theory)
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu cũng nhƣ của bản thân tác giả,
lý thuyết công ty mẹ nhƣ đã nêu trên có một số hạn chế nhƣ sau:
- Thứ nhất, đối chiếu với khái niệm về “nợ phải trả” và khái niệm về “chi
phí” đã đƣợc thừa nhận, có thể thấy phần lợi ích của cổ đông nói chung dù là lợi ích
của cổ đông kiểm soát hay LICĐTS đều không phải là nợ phải trả và lợi nhuận của
CĐTS không đáp ứng đƣợc yêu cầu để đƣợc ghi nhận là chi phí.
- Thứ hai, một điểm yếu khác của lý thuyết công ty mẹ là tài sản và nợ phải
trả đƣợc mua đƣợc trình bày trong BCTCHN không phản ánh đầy đủ theo giá trị
hợp lý. Do có sự xử lý không nhất quán giữa phần lợi ích công ty mẹ và LICĐTS
nên dẫn đến việc tài sản và nợ phải trả của công ty con trên BCTCHN không đƣợc
phản ánh theo giá gốc mà cũng không phản ánh theo giá trị hợp lý.
Xuất phát từ những nhƣợc điểm đó nên lý thuyết công ty mẹ mở rộng
đã đƣợc các học giả phát triển nhằm cung cấp các thông tin về tài sản, nợ phải
trả của công ty con theo giá hợp lý. Nhìn chung lý thuyết này giống lý thuyết
công ty mẹ ngoại trừ những điểm đƣợc tóm tắt trong bảng 1-1
TS, NPT, VCSH của
công ty mẹ
24
Sơ đồ 1-7: Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ mở rộng
Công ty mẹ Công ty con
Phạm vi hợp nhất Lợi ích của công ty mẹ LICĐTStrênBCTCHN
táchbiệtgiữaNPTvàVCSH
Giá trị ghi sổ của Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý LTTM
công ty con và giá trị ghi sổ của công ty con
 Lý thuyết thực thể (Entity Theory)
Lý thuyết thực thể nhấn mạnh đến việc TĐKT đƣợc xem nhƣ là một
thực thể kinh tế duy nhất và tách biệt với chủ sở hữu. Về cơ bản, BCTCHN
đƣợc lập nhằm tổng hợp các nguồn lực do Tập đoàn quản lý với mục đích
cung cấp thông tin hữu ích cho tất cả các bên liên quan đến Tập đoàn kể cả
CĐTS. Theo lý thuyết này, công ty mẹ, CĐTS và thực thể hợp nhất đƣợc coi
là bình đẳng mà không có ƣu đãi hoặc nhấn mạnh nào [52, tr.127]. Những
điểm chính của lý thuyết này gồm:
- BCTCHN dành cho tất cả các bên có lợi ích trong thực thể hợp nhất,
và xem thực thể hợp nhất nhƣ tách biệt với chủ sở hữu. Công ty mẹ và CĐTS
thực hiện cùng nhau để tạo nên thực thể hợp nhất. Tài sản hợp nhất thuộc về
thực thể hợp nhất và lợi nhuận có đƣợc do đầu tƣ vào những tài sản đó là lợi
nhuận của thực thể hợp nhất chứ không phải của công ty mẹ. Các số liệu hợp
nhất có kết quả từ sự tập hợp của tất cả các tài sản và nợ phải trả của mỗi thực
thể trong Tập đoàn mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong
công ty con (tức là coi nhƣ công ty mẹ đã mua lại 100% công ty con)
TS, NPT, VCSH của
công ty mẹ
25
- LTTM đƣợc tính là chênh lệch giữa giá trị hợp lý của công ty con đƣợc
mua và giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con nhƣ là công ty mẹ đã mua
lại 100% công ty con (phƣơng pháp tiếp cận LTTM đầy đủ) và do đó LTTM
đƣợc ghi nhận sẽ đại diện cho toàn bộ LTTM của giao dịch mua lại. LTTM đƣợc
phân bổ giữa cho cả công ty mẹ và CĐTS.
Khi xác định mức LTTM ban đầu, giá trị hợp lý của công ty con đƣợc
căn cứ vào giá mua đã trả cho một tỷ lệ phần trăm quyền sở hữu nhất định
trong công ty con. Điều này có nghĩa là giá mua của mỗi cổ phiếu do công ty
mẹ thanh toán sẽ đƣợc ngoại suy cho số cổ phiếu không đƣợc mua và qua đó
thiết lập một giá trị hợp lý quy đổi cho toàn bộ công ty con. Tuy nhiên cách
làm nhƣ vậy có những hạn chế sau:
+ Thứ nhất nếu công ty mẹ mua lại quyền kiểm soát thông qua nhiều
lần mua thì việc ngoại suy đơn giản nhƣ vậy sẽ khó thực hiện.
+ Thứ hai, các nhà phê bình nhƣ Chen, M. L và Chen, R. D trong bài viết
“Economic entity theory” trên tạp chí Journal of Finance and Accountancy năm
2009 [31, tr.61-69] cho rằng mức giá đã trả của công ty mẹ để có quyền kiểm
soát không phải là một cơ sở hợp lệ xác định giá trị của LICĐTS. Điều này có
thể giải thích bởi một nhà đầu tƣ có thể sẵn sàng trả một mức giá cao nhằm đạt
đƣợc quyền kiểm soát đối với một thực thể nhận đầu tƣ nhƣng nhà đầu tƣ này lại
không sẵn sàng mua với cùng một mức giá cao nhƣ vậy cho số cổ phiếu còn lại
– tức là mua phần lợi ích không kiểm soát. Phần lợi ích không kiểm soát không
có giá trị gia tăng quyền kiểm soát, và do đó, việc đo lƣờng phần LICĐTS bằng
cách sử dụng mức giá thanh toán cho phần lợi ích kiểm soát sẽ dẫn đến LICĐTS
sẽ bị đánh giá quá cao.
Trong trƣờng hợp phƣơng pháp ngoại suy không thể thực hiện và nếu
công ty con là công ty đại chúng có cổ phiếu đƣợc giao dịch trên thị trƣờng
thì việc định giá cho phần lợi ích mà công ty mẹ không kiểm soát sẽ căn cứ
vào số lƣợng cổ phiếu không kiểm soát theo giá giao dịch tại ngày mua.
26
- Lợi nhuận sau thuế hợp nhất: tổng lợi nhuận sau thuế theo lý thuyết
thực thể bao gồm số lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ và công ty con. Tổng
số lợi nhuận này thuộc về tất cả các chủ sở hữu của thực thể hợp nhất nên
CĐTS đƣợc phân bổ một phần lợi nhuận hợp nhất theo tỷ lệ lợi ích của
CĐTS trong lợi nhuận sau thuế của công ty con
- LICĐTS: đƣợc xác định trên cơ sở tỷ lệ LICĐTS trong giá trị hợp lý của
tài sản thuần của công ty con (không phải theo giá trị ghi sổ nhƣ trong lý thuyết
công ty mẹ) cộng với LTTM mua phân bổ cho CĐTS và tỷ lệ LICĐTS trong sự
thay đổi VCSH kể từ khi mua. Các doanh nghiệp hợp nhất đƣợc coi là một thực
thể kinh tế duy nhất và CĐTS đóng góp nguồn lực theo cách tƣơng tự nhƣ cổ
đông công ty mẹ. Chính vì vậy LICĐTSđƣợc báo cáo theo cách tƣơng tự với phần
lợi ích công ty mẹ và là một phần của VCSH.
Sơ đồ 1-8: Hợp nhất BCTC theo lý thuyết thực thể
Công ty mẹ Công ty con
Phạm vi hợp nhất Lợi ích của công ty mẹ LICĐTS là vốn chủ sở hữu
Giá trị ghi sổ của Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý LTTM
công ty con và giá trị ghi sổ của công ty con
Quá trình phát triển của 4 lý thuyếtnêu trên đƣợc diễn ra theo trình tự: (1)
Lý thuyết VCSH; (2) Lý thuyết công ty mẹ; (3) Lý thuyết công ty mẹ mở rộng;
(4) Lý thuyết thực thể. Quan điểm về hợp nhất BCTC trên thế giới hiện nay và
cũng chính là quan điểm của tác giả là vận dụng theo lý thuyết thực thể. Với lý
TS, NPT, VCSH của
công ty mẹ
27
thuyết này, LTTM sẽ đƣợc ghi nhận một cách đầy đủ gồm cả phần LTTM của
CĐTS. Điều này giúp cho LICĐTS ban đầu có bao gồm cả LTTM mua. Bên
cạnh đó, do tài sản và nợ phải trả của công ty con đƣợc đánh giá theo giá trị hợp
lý nên việc hạch toán tài sản thuần tƣơng ứng với lợi ích công ty mẹ và LICĐTS
đều đƣợc dựa theo giá trị hợp lý một cách nhất quán. Nhƣ vậy so với 3 lý thuyết
còn lại, lý thuyết thực thể sẽ cung cấp các thông tin trung thực và thích hợp cho
những ngƣời ra quyết định.
1.2.4. Phạm vi hợp nhất Báo cáo tài chính
Xác định phạm vi hợp nhất BCTC là một công việc quan trọng bởi đây
là điểm khởi đầu nhƣng có ảnh hƣởng quan trọng tới toàn bộ quy trình hợp
nhất BCTC. Theo quy định BCTCHN chỉ đƣợc lập cho TĐKT bao gồm công
ty mẹ là các công ty con. Nhƣ vậy phạm vi hợp nhất BCTC gồm công ty mẹ và
các công ty con và do đó thực thể đầu tƣ sẽ phải xác định xem liệu mình có phải là
công ty mẹ và thực thể nhận đầu tƣ có phải là công ty con không. Hiện nay về mặt
lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn của các nƣớc trên thế giới, cơ sở xác định công ty
con hoặc là tiêu chuẩn tỷ lệ quyền biểu quyết hoặc là tiêu chuẩn quyền kiểm soát.
Theo tiêu chí tỷ lệ quyền biểu quyết, khi thực thể đầu tƣ nắm giữ một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp hơn 50% quyền biểu quyết tại thực thể nhận đầu
tƣ thì thực thể nhận đầu tƣ là công ty con. Mặc dù việc xác định dựa trên tiêu
chí này khá đơn giản, dễ thực hiện nhƣng khi áp dụng để xác định phạm vi
hợp nhất trong một số trƣờng hợp là chƣa phù hợp:
+ Trƣờng hợp 1: thực thể đầu tƣ nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết tại
thực thể nhận đầu tƣ nhƣng vẫn không có khả năng kiểm soát vì các quy định
luật pháp ngăn cấm của nƣớc mà thực thể nhận đầu tƣ đóng trụ sở. Chính vì vậy
nếu hợp nhất cả thực thể nhận đầu tƣ trong trƣờng hợp này là không hợp lý.
Trƣờng hợp 2: Ngƣợc lại trong một số trƣờng hợp việc sở hữu đa số
quyền biểu quyết không phải là cần thiết để có đƣợc quyền kiểm soát hay nói
cách khác thực thể nhận đầu tƣ có thể nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết
28
Bảng 1-1: Bảng tóm tắt những luận điểm chính của 4 lý thuyết hợp nhất
Chỉ tiêu so sánh Lý thuyết chủ sở hữu Lý thuyết công ty mẹ Lýthuyếtcôngtymẹmởrộng Lý thuyết thực thể
Phƣơng pháp hợp
nhất
Phƣơng pháp hợp nhất tỷ lệ Phƣơng pháp hợp nhất toàn
bộ
Phƣơng pháp hợp nhất toàn
bộ
Phƣơng pháp hợp nhất
toàn bộ
Đối tƣợng chính mà
BCTCHN phục vụ
BCTCHN chỉ lập cho cổ
đông công ty mẹ
Giống lý thuyết chủ sở hữu Giống lý thuyết chủ sở hữu BCTCHN đƣợc lập cho
CĐTS và công ty mẹ
Quan điểm về thực
thể hợp nhất
Thực thể hợp nhất là một
phần mở rộng công ty mẹ.
Tài sản và nợ phải trả của
công ty con đƣợc ghi nhận
tƣơng ứng với phần sở hữu
của công ty mẹ
Thực thể hợp nhất là phần do
công ty mẹ kiểm soát. Tài sản
và nợ phải trả của công ty con
đƣợc ghi nhận với phần đang
đƣợc công ty mẹ kiểm soát
Giống lý thuyết công ty mẹ Thực thể hợp nhất đƣợc
xem là một phần tách
biệt với công ty mẹ và
chủ sở hữu của công ty
mẹ.
LICĐTS :
+ Tại ngày quyền
kiểm soát đƣợc thiết
lập
Không ghi nhận %LICĐTS x Giá trị ghi sổ
của tài sản thuần của công ty
con
%LICĐTS x Giá trị hợp lý
của tài sản thuần của công ty
con
Giống lý thuyết công ty
mẹ mở rộng + phần
LTTM phân bổ cho
LICĐTS tại ngày mua.
+ Sau ngày quyền
kiểm soát đƣợc thiết
lập
Không ghi nhận LICĐTS ban đầu +
%LICĐTS (x) sự biến đổi của
VCSH sau ngày quyền kiểm
soát đƣợc thiết lập
Giống lý thuyết công ty mẹ Giống lý thuyết công ty
mẹ
+ Ghi nhận LICĐTS
trongBCTCHN
Không ghi nhận và trình bày
LICĐTS trên BCTCHN
LICĐTS đƣợc ghi nhận và
trình bày nhƣ là một khoản nợ
phải trả theo quan điểm của
LICĐTS đƣợc ghi nhận và
trình bày thành một khoản
riêng biệt với nợ phải trả và
LICĐTS đƣợc ghi nhận
và trình bày thành một
phần VCSH.
29
công ty mẹ. VCSH.
Tài sản và nợ phải trả
của công ty con trên
BCTCHN
Tài sản và nợ phải trả đƣợc
đánh giá bằng tỷ lệ lợi ích
của công ty mẹ theo giá trị
hợp lý
Tài sản và nợ phải trả đƣợc
đánh giá bằng tỷ lệ lợi ích của
công ty mẹ theo giá trị hợp lý
cộng với tỷ lệ LICĐTS theo
giá trị ghi sổ.
Tài sản và nợ phải trả đƣợc
đánh giá 100% theo giá trị
hợp lý
Tài sản và nợ phải trả
đƣợc đánh giá 100%
theo giá trị hợp lý
Lợi nhuận thuần hợp
nhất
Công ty mẹ chỉ bao gồm
phần lợi nhuận của công ty
con tính theo tỷ lệ lợi ích
của công ty mẹ
Giống lý thuyết chủ sở hữu Giống lý thuyết chủ sở hữu Bao gồm tất cả lợi
nhuận thuần hợp nhất
(tính theo tỷ lệ lợi ích
công ty mẹ và tỷ lệ
LICĐTS)
Các khoản lãi lỗ nội
bộ chƣa thực hiện
Công ty mẹ loại bỏ theo tỷ
lệ lợi ích của mình cho cả
giao dịch xuôi chiều và giao
dịch ngƣợc chiều.
Giống lý thuyết chủ sở hữu Công ty mẹ loại bỏ 100% cho
các giao dịch xuôi chiều và
phân bổ cho công ty mẹ. Các
giao dịch ngƣợc chiều đƣợc
loại bỏ 100% nhƣng phân bổ
cho cả công ty mẹ và
LICĐTS,
Giống lý thuyết công ty
mẹ mở rộng
LTTM do mua công
ty con
Giá mua công ty con – (% tỷ
lệ lợi ích của công ty mẹ x
giá trị hợp lý của tài sản
thuẩn của công ty con)
Giống lý thuyết chủ sở hữu Giống lý thuyết công ty mẹ
hoặc tính giống lý thuyết thực
thể nhƣng chỉ theo tỷ lệ lợi ích
của công ty mẹ
(Giá trị hợp lý của toàn
bộ công ty con đƣợc
mua – Giá trị hợp lý của
tài sản thuần của công
ty con)
30
nhƣng vẫn có khả năng kiểm soát đƣợc thực thể nhận đầu tƣ. Với quyền kiểm
soát của mình, thực thể đầu tƣ có tạo ra những ảnh hƣởng đến các giao dịch nội
bộ với thực thể nhận đầu tƣ. Khi đó, nếu đƣa ra kết luận loại trừ thực thể nhận
đầu tƣ đó ra khỏi phạm vi hợp nhất sẽ khiến BCTCHN đƣợc lập trong trƣờng
hợp này không trung thực.
Về cơ bản việc sử dụng tiêu chí “quyền kiểm soát” cho mục đích xác định
thực thể nhận đầu tƣ là công ty con đã khắc phục những nhƣợc điểm nêu trên của
cách xác định dựa theo tiêu chí “tỷ lệ quyền biểu quyết”. Khi đó nếu thực thể đầu
tƣ kiểm soát đƣợc thực thể nhận đầu tƣ thì mối quan hệ công ty mẹ - công ty con
đang tồn tại. Có 2 quan điểm về việc khi nào quyền kiểm soát hiện hữu nhƣ sau:
- Quan điểm thứ nhất, 2 yếu tố cần và đủ để thực thể có quyền kiểm
soát đối với thực thể nhận đầu tƣ gồm “có quyền chi phối cả chính sách tài
chính và chính sách kinh doanh của thực thể nhận đầu tƣ” và “khả năng đạt
đƣợc lợi ích kinh tế từ thực thể nhận đầu tƣ”
- Quan điểm thứ hai, cấu thành quyền kiểm soát phải có 2 yếu tố đầu
tiên giống quan điểm thứ nhất nhƣng đồng thời thêm yếu tố thứ 3 “có khả
năng sử dụng quyền chi phối của mình đối với thực thể nhận đầu tƣ để tác
động đến lợi ích”.
Quan điểm của tác giả trong vấn đề này là cần thiết vận dụng theo tiêu
chí “quyền kiểm soát” khi xác định công ty con bởi trên thực tế hiện nay có
những trƣờng hợp công ty mẹ có thể nắm giữ tỷ lệ quyền biểu quyết dƣới 50%
(nhƣng đủ lớn) và hơn 50% quyền biểu quyết còn lại đƣợc phân tán cho một số
lƣợng lớn cổ đông nhỏ lẻ khác. Khi đó các quyết định chi phối đối với công ty
con trên thực tế vẫn thuộc về công ty mẹ trừ khi có đủ cổ đông đơn lẻ phân tán
còn lại cùng nhau hành động để phản đối các quyết định của công ty mẹ. Tuy
nhiên, hành động chung phối hợp nhƣ vậy của số lƣợng lớn các cổ đông nhỏ lẻ
không có liên quan với nhau là rất khó có thể thực hiện. Chính vì vậy trong
trƣờng hợp này việc nắm giữ quyền biểu quyết dƣới 50% nhƣng đủ lớn của
công ty mẹ có thể đủ để tồn tại quyền kiểm soát thực tế (de facto control). Và
31
khi dựa theo tiêu chí “quyền kiểm soát” tác giả cũng ủng hộ quan điểm cho
rằng quyền kiểm soát phải có đầy đủ 3 yếu tố cấu thành bởi nếu không có yếu
tố thứ 3 thì việc xác định quyền kiểm soát đối với các công ty nhận đầu tƣ là
các thực thể có mục đích đặc biệt (SPE) rất khó thực hiện.
Khi đã xác định đƣợc thực thể nhận đầu tƣ là công ty con nhƣng công ty
con vẫn bị loại trừ ra khỏi phạm vi hợp nhất trong một số trƣờng hợp cụ thể
nhƣ công ty con không trọng yếu; quyền kiểm soát của công ty mẹ là tạm thời
do công ty con đƣợc mua và nắm giữ với mục đích bán này trong tƣơng lai gần
(12 tháng); công ty con hoạt động ở nƣớc có chiến tranh hoặc có tỷ lệ lạm phát
quá cao nên bị hạn chế trong thời gian dài và ảnh hƣởng đến khả năng chu
chuyển vốn cho công ty mẹ.
1.2.5. Niên độ kế toán hợp nhất và sự hòa hợp chính sách kế toán giữa
công ty mẹ với công ty con
Tình huống lý tƣởng cho việc hợp nhất là BCTC của mỗi thực thể trong
Tập đoàn đƣợc sử dụng trong việc hợp nhất sẽ có ngày báo cáo giống nhau và
sẽ cùng sử dụng các chính sách kế toán của công ty mẹ hoặc của Tập đoàn.
Tuy nhiên trong thực tế điều này không phải lúc nào cũng xảy ra bởi có sự
khác biệt giữa các thực thể này về ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh
doanh, chính sách kế toán tại từng địa bàn hoạt động..... . Khi đó BCTCHN nếu
đƣợc lập dựa trên cơ sở BCTC riêng này sẽ không đảm bảo cung cấp đƣợc
thông tin hữu ích, trung thực về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của
Tập đoàn cho các đối tƣợng quan tâm. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải thống nhất
về kỳ kế toán và chính sách kế toán giữa các thực thể trong Tập đoàn.
Chính sách kế toán thống nhất
Nếu một công ty trong Tập đoàn sử dụng chính sách kế toán khác với
chính sách sử dụng trong BCTCHN cho những giao dịch và sự kiện giống
nhau trong những hoàn cảnh tƣơng tự thì việc điều chỉnh thích hợp nhất là
32
thống nhất chính sách kế toán của công ty đó ngay từ khi lập BCTC riêng để
đảm bảo sự phù hợp với chính sách kế toán của toàn Tập đoàn. Phạm vi và
tính phức tạp của việc điều chỉnh phụ thuộc vào bản chất của các hoạt động
của Tập đoàn và cơ sở chuẩn bị BCTC riêng của từng công ty trong Tập đoàn.
Trong trƣờng hợp không thể thực hiện đƣợc theo cách này, sẽ cần phải thống
nhất chính sách kế toán khi lập BCTCHN. Nhƣ vậy mỗi khi BCTCHN đƣợc
lập, việc điều chỉnh sẽ đƣợc thực hiện lại.
Niên độ kế toán thống nhất
Một trong những yêu cầu cơ bản của việc hợp nhất là BCTC của công
ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn phải đƣợc lập vào cùng ngày. Khi
ngày lập BCTC của công ty mẹ khác với công ty con thì ƣu việt nhất là thay
đổi niên độ kế toán của công ty con cho phù hợp với niên độ kế toán của công
ty mẹ ngay khi lập BCTC riêng. Trong trƣờng hợp không thể thực hiện đƣợc
nhƣ vậy công ty mẹ có thể lựa chọn cách xử lý sau theo thứ tự giảm dần về
tính chính xác trong công tác lập BCTCHN:
- Trƣớc khi hợp nhất, BCTC của công ty con phải đƣợc điều chỉnh và
lập mới bằng cách cộng thêm vào và khấu trừ đi những phần kết quả trong
khoảng thời gian chênh lệch giữa ngày lập BCTC riêng với ngày lập
BCTCHN
- Sử dụng BCTC riêng gần nhất của công ty con sau khi đã đƣợc điều
chỉnh ảnh hƣởng của các giao dịch hoặc sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày
của BCTC riêng với ngày lập BCTCHN nếu sự khác biệt giữa 2 ngày này
không đƣợc quá dài và thông thƣờng đƣợc ấn định ở con số 3 tháng.
1.2.6. Kế toán khoản đầu tƣ của công ty mẹ trong công ty con trên Báo
cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo tài chính riêng
Khi lập BCTCHN cần phải hợp cộng các khoản mục tƣơng đƣơng trên
BCTC riêng của các công ty trong phạm vi hợp nhất. Để việc tính trùng không
33
xảy ra, bắt buộc phải loại trừ khoản đầu tƣ của công ty mẹ vào công ty con đƣợc
trình bày trên BCTC riêng của công ty mẹ với phần VCSH của công ty con trên
BCTC riêng của công ty con. Nguyên nhân của việc loại trừ này nhƣ sau:
- Thứ nhất, khoản đầu tƣ vào công ty con đã đƣợc phản ánh trên BCTC
riêng của công ty mẹ trong khi khoản mục đầu tƣ vào công ty con đã đƣợc cụ
thể hóa thành TSNH, TSDH trên BCTC riêng của công ty con.
- Thứ hai, VCSH của công ty con là một phần VCSH của công ty mẹ
và đều đƣợc phản ánh trong BCTC riêng của cả công ty mẹ và công ty con.
Do vậy việc loại trừ là cần thiết và không có tranh luận nào về điều
này. Vấn đề cần phải quan tâm ở đây là trƣớc khi đƣợc loại bỏ, khoản đầu tƣ
của công ty mẹ đƣợc trình bày trên BCTC riêng sẽ đƣợc hạch toán theo
phƣơng pháp nào bởi phƣơng pháp khác nhau sẽ ảnh hƣởng đến cách điều
chỉnh và loại trừ trong quá trình hợp nhất. Về mặt lý luận có 2 phƣơng pháp
thông thƣờng đƣợc sử dụng gồm phƣơng pháp giá vốn, phƣơng pháp VCSH.
Theo phƣơng pháp giá vốn, các chi phí ban đầu của “khoản đầu tƣ vào
công ty con” đƣợc ghi trên sổ sách của công ty mẹ. Sau khi đã ghi nhận,
không có bất kỳ sự điều chỉnh nào đƣợc thực hiện để phản ánh những thay đổi
trong giá trị của khoản đầu tƣ trừ khi giá trị thị trƣờng hợp lý của khoản đầu
tƣ giảm xuống dƣới giá vốn mà khó có thể phục hồi. Trong trƣờng hợp nhƣ
vậy, việc ghi giảm vĩnh viễn đối với giá vốn khoản đầu tƣ xuống giá trị thị
trƣờng hợp lý sẽ đƣợc thực hiện. Khi công ty con công bố chia cổ tức, công ty
mẹ sẽ ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính từ khoản đầu tƣ vào công ty con
chỉ tƣơng ứng tỷ lệ lợi ích của mình trong số cổ tức đƣợc công bố. Do đó
phần lợi nhuận chƣa phân phối của công ty con cũng không ảnh hƣởng đến số
liệu trên sổ sách và BCTC riêng của công ty mẹ.
Theo phƣơng pháp VCSH, tại ngày mua, giá trị khoản đầu tƣ vào công
ty con đƣợc ghi nhận theo giá vốn hợp nhất kinh doanh. Sau đó, giá trị khoản
đầu tƣ vào công ty con đƣợc phản ánh trên sổ sách và BCTC riêng sẽ đƣợc
điều chỉnh nhƣ sau:
34
Khoản đầu tƣ vào
công ty con theo
phƣơng pháp
VCSH
=
Khoản đầu tƣ vào
công ty con theo
phƣơng pháp giá
gốc
±
Thay đổi của phần
VCSH của công ty mẹ
trong tài sản thuần của
công ty con
±
Phần lợi
nhuận hoặc lỗ
trong công ty
con
±
Phân bổ chênh lệch giá trị
hợp lý và giá trị ghi sổ của tài
sản và nợ phải trả công ty con
±
Phân bổ
LTTM
-
Cổ tức
đƣợc chia
(1-1)
Khác với phƣơng pháp giá vốn, doanh thu hoạt động tài chính từ khoản
đầu tƣ vào công ty con đƣợc công ty mẹ ghi nhận căn cứ theo toàn bộ số lợi
nhuận của công ty con thực hiện đƣợc chứ không phải chỉ là số lợi nhuận đƣợc
công ty con công bố phân phối. Ngoài ra, công ty mẹ còn phải phản ánh trên
BCTC riêng của mình các chi phí của hoạt động đầu tƣ vào công ty con nhƣ chi
phí phân bổ LTTM, chi phí phân bổ số chênh lệch giữa giá trị hợp lý với giá trị
ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty con… Khi đó lợi nhuận đƣợc phản
ánh trên BCKQKD riêng của công ty mẹ đúng bằng lợi nhuận trên BKQKDHN
và đây là cơ sở để kiểm tra tính chính xác của số liệu hợp nhất.
Phƣơng pháp giá vốn tuy đơn giản nhƣng lại không có tính tự kiểm tra
và không cung cấp các thông tin đầy đủ về khả năng sinh lời của khoản đầu tƣ
vào công ty con do số lợi nhuận hoặc lỗ thuần của công ty con không đƣợc
phản ánh đầy đủ trên BCTC riêng của công ty mẹ. Khi đó với quyền kiểm soát
công ty mẹ có thể phóng đại thu nhập từ hoạt động đầu tƣ vào công ty con bằng
cách tạo sức ép buộc công ty con phải phân phối số cổ tức lớn hoặc không phản
ánh số lỗ của công ty con trong kỳ. Ngƣợc lại phƣơng pháp VCSH sẽ khắc
phục đƣợc các nhƣợc điểm của phƣơng pháp giá vốn. Tuy nhiên phƣơng pháp
này đòi hỏi việc ghi chép phức tạp hơn trên sổ sách của công ty mẹ. Hơn thế
nữa số liệu về lợi nhuận của công ty con đƣợc phản ánh trên BCTC riêng của
công ty mẹ không chắc chắn sẽ có đƣợc nếu công ty con bị phá sản.
Quá trình hợp nhất BCTC riêng của công ty con với BCTC riêng của
công ty mẹ đòi hỏi phải loại trừ hoàn toàn “khoản đầu tƣ vào công ty con” cho
35
dù áp dụng phƣơng pháp giá vốn hay phƣơng pháp VCSH. Tuy nhiên việc điều
chỉnh doanh thu tài chính từ số cổ tức lợi nhuận đƣợc chia từ công ty con trên
BCTCHN sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng khi
lập BCTC riêng của công ty mẹ.
1.2.7. Kế toán lợi thế thƣơng mại và bất lợi thƣơng mại trên Báo cáo tài
chính hợp nhất
1.2.7.1. Kế toán lợi thế thương mại
Mặc dù trải qua khoảng thời gian dài nhƣng vẫn tồn tại những cuộc
tranh luận quyết liệt về LTTM liên quan đến 4 nội dung đƣợc đề cập sau đây.
Thứ nhất, định nghĩa về LTTM
Trong năm 1880, định nghĩa đầu tiên phản ánh LTTM là số chênh lệch
giữa giá mua và giá trị ghi sổ tài sản của một công ty bị mua lại. Bên cạnh đó
quan niệm LTTM nhƣ là “khả năng kiếm tiền vƣợt trội của công ty” đầu tiên
xuất hiện vào năm 1927. Các định nghĩa về LTTM đã phát triển kể từ thời
điểm đó và hiện nay có thể đƣợc tổng hợp lại trong hai nhóm khác nhau: định
nghĩa theo cách tiếp cận phần chênh lệch và định nghĩa theo cách tiếp cận lợi
nhuận vƣợt trội [43, tr.58-62].
Cách tiếp cận phần chênh lệch đƣợc sự đồng tình của các nhà kế toán
trong đó LTTM đƣợc định nghĩa là số chênh lệch giữa tổng số vốn đầu tƣ
mua và giá trị hợp lý của tài sản của một công ty bị mua.
Ngƣợc lại các nhà kinh tế ủng hộ cách tiếp cận lợi nhuận vƣợt trội
trong đó lợi nhuận vƣợt trội sự chênh lệch giữa lợi nhuận của công ty bị hợp
nhất vƣợt quá lợi nhuận thông thƣờng cho một doanh nghiệp tƣơng tự và giá
trị hiện tại của lợi nhuận vƣợt trội đƣợc xác định là LTTM.
LTTM có thể đƣợc hình thành theo hai con đƣờng khác nhau: đƣợc tạo
ra trong nội bộ hoặc do việc mua lại một công ty khác (gọi là LTTM mua). Tuy
nhiên việc xác định LTTM tự tạo là không dễ dàng nên mức LTTM đƣa ra
không có tính khách quan. Hơn thế nữa một số công ty có thể có sự lợi dụng
36
bất hợp pháp LTTM tự tạo bằng cách xác định giá trị tài sản của mình và thuận
lợi hơn. Chính vì vậy trong thực tế chỉ có LTTM mua mới đƣợc ghi nhận.
Thứ hai, ghi nhận LTTM
Một khía cạnh đƣợc thảo luận rộng rãi trong các nghiên cứu là LTTM
có thực sự là một tài sản với đầy đủ ý nghĩa của thuật ngữ “tài sản”
không. Đối với vấn đề này có 2 điểm trái ngƣợc nhau.
Quan điểm thứ nhất với đại diện là Lawrence R.Dicksee [46, tr35-37],
Hamilton, Walter P. Schuetze [62, tr.161-162]… cho rằng LTTM không đáp
ứng đƣợc định nghĩa về tài sản. Lý do bởi LTTM không thể đƣợc trao đổi cho
bất cứ hàng hóa dịch vụ nào, không thể đƣợc sử dụng để sản xuất bất cứ điều
gì có giá trị, không đƣợc sử dụng để thanh toán nợ nên LTTM không đem lại
lợi ích kinh tế trong tƣơng lai. Hơn thế nữa quyền kiểm soát đối với LTTM
không tồn tại do đơn vị nắm giữ nó không thể đem trao đổi, sử dụng để sản
xuất hàng hoá, dịch vụ, để giải quyết công nợ hoặc có thể phân phối cho các
chủ sở hữu.
Tuy nhiên không đồng ý với quan điểm nêu trên của các tác giả Scheutze,
Dicksee, Hamilton, nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ Paton, Walker…[61, tr.211-
216] cho rằng LTTM đem lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai trong sự kết hợp với
các tài sản khác. Bên cạnh đó đơn vị có quyền kiểm soát đối với LTTM vì công
ty mua lại có "khả năng chỉ đạo các hoạt động có liên quan của công ty đƣợc
mua". Chính vì vậy đối chiếu theo khái niệm “tài sản‟, quan điểm này cho rằng
LTTM đáp ứng đƣợc các yêu cầu để đƣợc ghi nhận là tài sản.
Theo quan điểm của tác giả, LTTM cần đƣợc ghi nhận là khoản mục tài
sản trên BCĐKT. Lý do bởi LTTM có thể đƣợc nhìn nhận nhƣ một tài sản
đƣợc kiểm soát bởi một thực thể công ty mẹ. Hơn thế nữa nó còn là kết quả của
một sự kiện trong quá khứ nhƣ hợp nhất kinh doanh và đƣợc xác định bằng
phƣơng pháp giá trị hợp lý có căn cứ nên có thể đảm bảo đƣợc đặc điểm “xác
37
định đƣợc giá trị một cách đáng tin cậy” đồng thời LTTM sẽ tạo ra lợi ích kinh
tế trong tƣơng lai trong sự tƣơng tác với các tài sản khác của doanh nghiệp.
Thứ ba, cách xác định mức LTTM
Hiện nay về mặt lý thuyết có 3 cách đo lƣờng mức LTTM nhƣ sau: [37,
tr.52-57]
- LTTM có thể đƣợc xác định một thủ tục phụ, bằng cách tổng hợp giá trị
của các thành phần nhƣ bằng sáng chế, giấy phép, thƣơng hiệu, mạng lƣới phân
phối, vv. Hạn chế chủ yếu là phƣơng pháp này là bỏ qua phụ thuộc lẫn nhau giữa
các thành phần của LTTM và ảnh hƣởng của nó đối với các hoạt động tài chính
của doanh nghiệp, do vậy đây là phƣơng pháp ít đƣợc sử dụng để tính toán.
- LTTM cũng có thể đƣợc xác định bằng giá trị hiện tại của mức lợi
nhuận vƣợt trội dự kiến trong tƣơng lai. Tuy nhiên việc xác định các dòng
tiền trong tƣơng lai là rất khó khăn nên mặc dù cách xác định này đƣợc các
nhà kinh tế ủng hộ nhƣng ít đƣợc vận dụng.
- LTTM đƣợc tính bằng phần chênh lệch giữa toàn bộ số đầu tƣ công ty
mẹ bỏ ra và giá trị hợp lý của các yếu tố mang tính chất định danh nhƣ tài sản
thuần. Tùy theo việc vận dụng lý thuyết hợp nhất nào mà mức LTTM đƣợc
xác định cụ thể và có thể tính cho công ty mẹ hoặc tính cho cả công ty mẹ và
cả CĐTS. Nội dung này đã đƣợc trình bày trong mục 1.2.3.
Quan điểm của tác giả đối với vấn đề này là mức LTTM ban đầu nên
đƣợc tính theo cách thứ 3 bởi đơn giản, dễ vận dụng và khắc phục đƣợc
nhƣợc điểm của 2 cách đầu tiên. Bên cạnh đó, tác giả ủng hộ vận dụng lý
thuyết thực thể trong hợp nhất BCTC đồng nghĩa với việc LTTM cần đƣợc
xác định cho cả công ty mẹ cũng nhƣ CĐTS. Khi đó, LTTM sẽ đƣợc tính
đúng, tính đủ bởi độ lớn của LTTM phụ thuộc vào 2 nhân tố là số vốn đầu tƣ
công ty mẹ bỏ ra và giá trị hợp lý tài sản thuần chứ không thể phụ thuộc vào
tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ
38
Thứ tƣ, phƣơng pháp xử lý LTTM sau ghi nhận ban đầu
Các nghiên cứu cho thấy trong lịch sử có nhiều phƣơng pháp kế toán áp
dụng đối với LTTM sau ghi nhận ban đầu đƣợc tổng kết lại nhƣ sau:
Xóa sổ LTTM
“LTTM không nên đƣợc ghi nhận nhƣ là một tài sản mà nhƣ là một sự
điều chỉnh đối với VCSH” là ý tƣởng của nhiều tác giả hàng đầu trong nửa
cuối của thế kỷ 19 nhƣ Dicksee Hamilton, Lancaster, Garke, Fells, vv. Những
ngƣời ủng hộ giải pháp này cho rằng LTTM là không thể đo lƣờng đƣợc và
không có giá trị tƣơng lai thật nên cần phải xóa sổ và trừ vào VCSH (thƣờng là
trừ vào phần lợi nhuận giữ lại) [46]. Một lý do nữa cho cách xử lý này là một
công ty chấp nhận trả một giá vƣợt quá giá trị của tài sản thuần của một doanh
nghiệp khi họ ƣớc tính sẽ đạt đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai. Vì thu nhập
tƣơng lai sẽ đƣợc ghi nhận là một phần của VCSH nên có thể đƣợc giảm trừ vào
số tiền thanh toán vƣợt quá.Trong một số quốc gia cách tiếp cận xóa sổ LTTM
đã đƣợc sử dụng thƣờng xuyên cho đến đầu những năm 1990 và đƣợc quy định
trong các văn bản pháp lý trong một khoảng thời gian dài (ví dụ, các biên bản
ghi nhớ mang tên "Kế toán thống nhất" do Viện Kế toán Mỹ- tiền thân của Viện
Kế toán viên công chứng Mỹ ban hành) và các biên bản này đƣợc chấp nhận bởi
Ủy ban Thƣơng mại Liên bang và Hội đồng Dự trữ Liên bang Mỹ và Tuyên bố
về thực hành chuẩn mực kế toán (SSAP) số 22, tại Vƣơng quốc Anh).
Ghi nhận là tài sản mà không tính khấu hao hoặc đánh giá giảm
Một số nhà nghiên cứu đồng ý với quan điểm này nhƣ Montgomery,
Hughes… ủng hộ việc duy trì vĩnh viễn LTTM với lý do là không thể tiên đoán
đƣợc thời hạn của tài sản này. Bên cạnh đó giá trị của LTTM không giảm theo
thời gian mà ngƣợc lại là không đổi hoặc thậm chí có thể tăng lên theo thời
gian. Nói cách khác, LTTM là một khoản đầu tƣ không có thiệt hại về giá trị sau
đó và cần đƣợc lƣu giữ trong BCĐKT [40, tr.128-132] [50, tr.310-312]. Tuy
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam

More Related Content

What's hot

Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Bình Minh
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Bình MinhHoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Bình Minh
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Bình Minhluanvantrust
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ HảoHoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảoluanvantrust
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...luanvantrust
 

What's hot (20)

Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh một thành viên vận tải thiên minh
 
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đChi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dệt may, HAY, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dệt may, HAY, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dệt may, HAY, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dệt may, HAY, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựaĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty may xuất khẩu Việt Thái
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty may xuất khẩu Việt TháiĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty may xuất khẩu Việt Thái
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty may xuất khẩu Việt Thái
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Bình Minh
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Bình MinhHoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Bình Minh
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Bình Minh
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ HảoHoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Mỹ Hảo
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
 
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOTCông tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOTĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa ThắngĐề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
 

Similar to Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam

Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...luanvantrust
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...mokoboo56
 
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019hanhha12
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng Thương Mại Của Ngân Hàng Nhà Nư...
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng Thương Mại Của Ngân Hàng Nhà Nư...Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng Thương Mại Của Ngân Hàng Nhà Nư...
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng Thương Mại Của Ngân Hàng Nhà Nư...tcoco3199
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp ...Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp ...nataliej4
 

Similar to Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam (20)

Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOTLuận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
 
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
 
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
 
Xây dựng hệ thống quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than
Xây dựng hệ thống quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác thanXây dựng hệ thống quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than
Xây dựng hệ thống quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
 
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
 
Luận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Luận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt NamLuận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Luận văn: Hiện đại hóa hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
 
Luận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển
Luận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biểnLuận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển
Luận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển
 
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
 
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOTLuận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng Thương Mại Của Ngân Hàng Nhà Nư...
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng Thương Mại Của Ngân Hàng Nhà Nư...Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng Thương Mại Của Ngân Hàng Nhà Nư...
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng Thương Mại Của Ngân Hàng Nhà Nư...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp ...Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp ...
 
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về kế toán, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về kế toán, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về kế toán, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về kế toán, HAY
 
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng SảnXây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
 
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAYLuận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
 
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sảnLuận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản
 
Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiê...
Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiê...Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiê...
Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiê...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN THỊ KIM OANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN-KHOÁNG SẢN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 NGUYỄNTHỊKIMOANHLUẬNÁNTIẾNSĨKINHTẾHÀNỘI-2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN THỊ KIM OANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN-KHOÁNG SẢN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Nguyễn Bá Minh 2. PGS.TS Phạm Thị Kim Vân HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ lục Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ TỔNG QUAN ................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ .......................................................................................... 12 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............................................. 12 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Tập đoàn kinh tế .......................................... 12 1.1.2. Một số loại hình Tập đoàn kinh tế ....................................................... 14 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ .................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính hợp nhất đối với Tập đoàn kinh tế ............................................................................................. 17 1.2.2. Nội dung hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất .................................... 20 1.2.3. Các lý thuyết hợp nhất Báo cáo tài chính ............................................ 21 1.2.4. Phạm vi hợp nhất Báo cáo tài chính ..................................................... 27 1.2.5. Niên độ kế toán hợp nhất và sự hòa hợp chính sách kế toán giữa công ty mẹ với công ty con ............................................................................ 31 1.2.6. Kế toán khoản đầu tƣ của công ty mẹ trong công ty con trên Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo tài chính riêng ......................................... 32 1.2.7. Kế toán lợi thế thƣơng mại và bất lợi thƣơng mại trên Báo cáo tài chính hợp nhất ................................................................................................ 35 1.2.8. Kế toán các giao dịch nội bộ trên Báo cáo tài chính hợp nhất ............ 43
  • 5. 1.2.9. Kế toán lợi ích cổ đông thiểu số trên Báo cáo tài chính hợp nhất ...... 45 1.3. QUY TRÌNH HỢP NHẤT HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ .................................................................... 49 1.3.1.Thu thập, kiểm tra thông tin đầu vào của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất................................................................................................ 49 1.3.2. Vận dụng kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính .................................... 51 1.3.3. Cung cấp và phân tích thông tin của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất........................................................................................................... 53 1.4. KINH NGHIỆM VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................... 54 1.4.1. Kinh nghiệm về Báo cáo tài chính hợp nhất trên thế giới ................... 54 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về Báo cáo tài chính hợp nhất cho Việt Nam .... 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 64 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN -KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .......................................................................................... 65 2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN- KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ......................................................................... 65 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Tập đoàn ...................................... 65 2.1.2. Các đặc điểm ảnh hƣởng đến hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn .................................................................................................. 67 2.1.3. Mô hình tổ chức, cơ chế và bộ máy quản lý của Tập đoàn ................. 72 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Tập đoàn phục vụ cho hợp nhất Báo cáo tài chính .................................................................................... 76 2.2. THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ KẾ TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN ............... 81 2.2.1. Khung pháp lý kế toán về Báo cáo tài chính hợp nhất của Việt Nam giai đoạn trƣớc 2015 .............................................................................. 81 2.2.2. Khung pháp lý kế toán về Báo cáo tài chính hợp nhất của Việt Nam giai đoạn sau 2015 ................................................................................. 93
  • 6. 2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ........................................................................................................... 96 2.3.1. Xác định phạm vi hợp nhất và việc thống nhất chính sách kế toán, niên độ kế toán của Tập đoàn ......................................................................... 96 2.3.2. Khái quát hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn ............ 99 2.3.3. Thực trạng quy trình hợp nhất hệ thống BCTC tại Tập đoàn ............ 101 2.3.3.1. Thực trạng thu thập và kiểm tra số liệu đầu vào phục vụ hợp nhất hệ thống Báo cáo tài chính của Tập đoàn ............................................ 101 2.3.3.2. Thực trạng vận dụng kỹ thuật hợp nhất tại Tập đoàn ..................... 110 2.3.3.3 Thực trạng cung cấp và phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn....................................................................................................... 119 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .......................................................................................... 120 2.4.1. Ƣu điểm .............................................................................................. 120 2.4.2. Những điểm còn hạn chế .................................................................... 122 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại trong hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn ....................................................................................................... 135 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................. 138 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ...................................................... 139 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ....................................................................... 139 3.2. NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM....................................................................... 142
  • 7. 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ......................................................................................... 145 3.3.1. Hoàn thiện việc thu thập kiểm tra số liệu cho hợp nhất Báo cáo tài chính............................................................................................................. 145 3.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính cho Tập đoàn ......... 157 3.3.3. Hoàn thiện việc cung cấp và phân tích số liệu Báo cáo tài chính hợp nhất........................................................................................................ 175 3.4. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 179 3.4.1. Về phía Nhà nƣớc .............................................................................. 179 3.4.2. Về phía Tập đoàn ............................................................................... 184 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................. 186 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................. 187 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BTMBCTCHN : Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCĐKTHN : Bảng cân đối kế toán hợp nhất BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh BCKQKDHN : Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất BCLCTT : Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ BCLCTTHN : Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất BCTC : Báo cáo tài chính BCTCHN : Báo cáo tài chính hợp nhất CGU : Cash generating unit ( Đơn vị tạo dòng tiền) CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp CĐTS : Cổ đông thiểu số CNTKSVN : Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp DPĐTTCDH : Dự phòng đầu tƣ tài chính dài hạn DTBH : Doanh thu bán hàng DTTC : Doanh thu tài chính DPĐTTCDH : Dự phòng đầu tƣ tài chính dài hạn GVHB : Giá vốn hàng bán HMTSCĐ : Hao mòn tài sản cố định LDLK : Liên doanh liên kết LICĐTS : Lợi ích cổ đông thiểu số LNCPP : Lợi nhuận chƣa phân phối LNST : Lợi nhuận sau thuế LNSTCPP : Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối
  • 9. LTTM : Lợi thế thƣơng mại NG TSCĐ : Nguyên giá tài sản cố định NTTTX : Nguồn tài trợ thƣờng xuyên SXKD : Sản xuất kinh doanh TĐKT : Tập đoàn kinh tế TKKT : Tài khoản kế toán TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TP : Thành phẩm TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu XNK : Xuất nhập khẩu
  • 10. DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Ký hiệu Tên bảng Trang Bảng 1-1 Bảng tóm tắt những luận điểm chính của 4 lý thuyết hợp nhất 28 Bảng 2-1 Bảng tóm tắt các nội dung chính của khung pháp lý kế toán về BCTCHN của Việt Nam giai đoạn trƣớc 2015 trong mối tƣơng quan với 4 lý thuyết hợp nhất 83 Bảng 2-2 Bảng thống kê kết quả khảo sát khung pháp lý kế toán về BCTCHN của Việt Nam giai đoạn trƣớc 2015 86 Bảng 2-3 Bảng tóm tắt các nội dung chính của khung pháp lý kế toán về BCTCHN của Việt Nam giai đoạn sau 2015 trong mối tƣơng quan với 4 lý thuyết hợp nhất 93 Bảng 2-4 Bảng tổng hợp thực trạng thu thập và kiểm tra số liệu, thông tin đầu vào của hệ thống BCTCHN taị Tập đoàn 103 Bảng 2-5 Bảng tổng hợp thực trạng vận dụng kỹ thuật điều chỉnh tại Tập đoàn 112 Bảng 2-6 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN 119 Bảng 3-1 Bảng phân bổ lãi chƣa thực hiện cuối năm 2012 cho CĐTS theo cách của Tập đoàn đang làm và theo đề xuất hoàn thiện của tác giả 154 Bảng 3-2 Bảng tóm tắt đề xuất sử dụng giá trị hợp lý cho Tập đoàn 155 Bảng 3-3 Bảng đề xuất sửa đổi và bổ sung một số chỉ tiêu trong phân tích BCTCHN của Tập đoàn 177 Bảng 3-4 Bảng tổng hợp cách xác định mức lãi lỗ chƣa thực hiện từ giao dịch giữa công ty mẹ, công ty con với công ty LDLK 182
  • 11. DANH MỤC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Kýhiệu Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1-1 Tập đoàn có cấu trúc giản đơn 15 Sơ đồ 1-2 Tập đoàn có cấu trúc đầu tƣ đa cấp 15 Sơ đồ 1-3 Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp 16 Sơ đồ 1-4 Tập đoàn có cấu trúc “Tập đoàn trong Tập đoàn” 16 Sơ đồ 1-5 Hợp nhất BCTC theo lý thuyết chủ sở hữu 22 Sơ đồ 1-6 Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ 23 Sơ đồ 1-7 Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ mở rộng 24 Sơ đồ 1-8 Hợp nhất BCTC theo lý thuyết thực thể 26 Sơ đồ 1-9 Sơ đồ quy trình hợp nhất hệ thống BCTC 49 Sơ đồ 2-1 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn CNTKSVN 74 Sơ đồ 2-2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty mẹ Tập đoàn CNTKSVN 80 Sơ đồ 2-3 Sơ đồ phạm vi hợp nhất BCTC của Tập đoàn CNTKSVN 99 Sơ đồ 2-4 Quy trình cộng gộp khi lập BCTCHN tại Tập đoàn CNTKSVN 110 Sơ đồ 3-1 Tổ chức bộ máy kế toán công ty mẹ theo hƣớng chuyên môn hóa 147 Sơ đồ 3-2 Xây dựng quy trình cộng gộp BCTC tại Tập đoàn CNTKSVN 157
  • 12. 1 TỔNG QUAN 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo quy định hiện nay bên cạnh BCTC riêng, TĐKTvà các Tổng công ty có công ty trực thuộc đã cổ phần hoá phải lập BCTCHN. Để giúp các TĐKT thực hiện tốt đƣợc quy định này, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã ban hành khung pháp lý kế toán về BCTCHN gồm Luật kế toán (2003), các chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán về BCTCHN và chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC (đã đuợc thay thể bởi thông tƣ số 200/2014/TT- BTC). Mặc dù khung pháp lý về BCTCHN đã đƣợc hình thành và đang đƣợc dần hoàn thiện song qua kết quả khảo sát về khung pháp lý về BCTCHN mà tác giả đã tiến hành, có thể nhận thấy rằng còn rất nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nhƣng chƣa đƣợc cụ thể hóa trong hệ thống văn bản pháp luật. Chính điều này đã làm giảm chất lƣợng của hệ thống BCTCHN của các TĐKT nói chung trong đó có Tập đoàn CNTKSVN nên ảnh hƣởng đáng kể đến việc cung cấp thông tin một cách trung thực và khách quan cho các đối tƣợng quan tâm. Tập đoàn CNTKSVN là một TĐKT lớn mạnh hoạt động đa ngành nghề với việc đƣợc công ty cổ phần đánh giá Việt Nam (VNR 500) xếp hạng nằm trong số 10 DNNN lớn nhất trong suốt giai đoạn từ 2005-2013. Để giữ vững và phát huy hơn nữa các thành tích đã đạt đƣợc đó, các nhà quản lý rất cần sử dụng các thông tin từ hệ thống BCTCHN để đánh giá về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh của Tập đoàn. Tuy nhiên BCTCHN vẫn là vấn đề mới mẻ và phức tạp đối với đội ngũ quản lý và kế toán viên tại Tập đoàn nên việc triển khai vận dụng còn nhiều vƣớng mắc. Do đó việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý kinh tế tài chính thực sự cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
  • 13. 2 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài BCTCHN là vấn đề đã đƣợc đề cập từ rất lâu tại nhiều quốc gia nhƣ Mỹ, Anh, Nhật Bản... Chính vì vậy nhiều nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới đã đƣợc tiến hành, cụ thể: -Advanced Financial Accounting (2008)[56] của các tác giả Richard E. Baker, Valdean C. Lembke, Thomas E. King, Cynthia G. Jeffrey chủ yếu nghiên cứu về BCTCHN tại thời điểm hợp nhất kinh doanh và sau thời điểm quyền kiểm soát đƣợc thiết lập với đặc điểm phản ánh theo các chuẩn mực của FASB và GASB. Với trƣờng hợp BCTCHN sau thời điểm quyền kiểm soát đƣợc thiết lập nhóm tác giả tập trung nghiên cứu những kỹ thuật nhƣ hợp nhất công ty con sở hữu toàn bộ, hợp nhất công ty con bị sở hữu một phần, cách xử lý các giao dịch nội bộ liên quan đến hàng tồn kho, TSCĐ, các vấn đề liên quan đến cổ phiếu ƣu đãi, thay đổi phần sở hữu của công ty mẹ... - Consolidated financial statements (Malaysia) (2006) [53] của tác giả Ng Eng Juan. Nội dung chủ yếu đề cập đến hợp nhất BCTC tại thời điểm thời điểm hợp nhất kinh doanh và sau thời điểm quyền kiểm soát đƣợc thiết lập theo chuẩn mực kế toán của Malaysia. Với BCTCHN sau thời điểm hợp nhất kinh doanh, tác giả đề cập đến các vấn đề nhƣ loại trừ số dƣ, lãi lỗ chƣa thực hiện, cổ tức chia nội bộ, vấn đề thay đổi trong phần sở hữu, công ty con có cổ phiếu ƣu đãi hoặc trái phiếu, vấn đề Tập đoàn có cấu trúc phức tạp... - Advanced Accounting (2013) [42] của nhóm tác giả Joe Ben Hoyle, Thomas F. Schaefer, Timothy S. Doupnik có nội dung chủ yếu nghiên cứu các vấn đề về kế toán tài chính nâng cao theo phù hợp với chuẩn mực của FASB và IFRS nhƣ hợp nhất BCTC sau ngày hợp nhất kinh doanh, việc xử lý đối với các giao dịch tài sản nội bộ, các khoản nợ nội bộ, BCLCTTHN, mô hình sở hữu...
  • 14. 3 - Under control? A practical guide to IFRS 10 Consolidated Financial Statement (2012) [39] của công ty kiểm toán Grant Thronton đã làm rõ việc hợp nhất BCTC theo IFRS 10 với quy định mới về mô hình quyền kiểm soát, mất quyền kiểm soát, giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ mà không làm mất quyền kiểm soát… - UK GAAP vs IFRS: The basic spring 2011 (2011) [35] của công ty kiểm toán Enrnt and Young trong đó có đề cập đến việc hợp nhất BCTC theo chuẩn mực của Anh và chuẩn mực quốc tế. - IFRS compared to US GAAP: An overview (2012) [44] của công ty kiểm toán KPMG đề cập những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong lập BCTCHN theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Mỹ Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo đƣợc đăng trên các tạp chí trong đó nghiên cứu một nội dung cụ thể liên quan đến BCTCHN nhƣ vấn đề LTTM, LICĐTS... và bao gồm: - Accounting Treatment of Goodwill in IFRS and US GAAP [49] của tác giả Mateja Jerman đăng trên tạp chí Organizacija số 6 (2008) đề cập đến việc xử lý LTTM theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và theo chuẩn mực kế toán Mỹ. - Recent Changes in Treatment of Goodwill [59] của tác giả Shinji Nakamura đăng trên tạp chí Asialaw Japan Review (tháng 7/2006) so sánh việc xử lý LTTM và bất lợi thƣơng mại theo quy định của IFRS và FASB với quy định của chuẩn mực của Nhật Bản. - Accounting for Noncontrolling Interests in Consolidated Financial Statements: An Explanation of FASB Statement NO. 160 [58] của nhóm tác giả Robert G. Morgan, Ph.D., CMA, Martha M. Pointer, Ph.D., CPA đăng trên tạp chí Tennessee CPA Journal tháng 02/2010 đề cập đến việc kế toán phần lợi ích CĐTS theo chuẩn mực của Mỹ số 160.
  • 15. 4 - Towards an understanding of the phases of goodwill accounting in four Western capitalist countries: From stakeholder model to shareholder model [33] của nhóm tác giả Ding Y., Richard J., Stolowy H. đƣợc đăng trên tạp chí Accounting Organizations and Society, số 33 năm 2008 tổng kết lại các quan điểm kế toán LTTM trên BCTCHN tại các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây là Anh, Mỹ, Đức, Pháp Tổng kết lại có thể thấy rằng các nghiên cứu nƣớc ngoài mới chỉ cung cấp các kiến thức về BCTCHN trong điều kiện vận dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc của một quốc gia cụ thể. Nhƣ vậy tất cả các tác giả nêu trên đều chƣa nghiên cứu việc hợp nhất BCTC trong điều kiện kinh tế xã hội và pháp luật của Việt Nam và đặc biệt không hề gắn liền các nghiên cứu này trực tiếp cho Tập đoàn CNTKSVN. Do đó nhiều vấn đề thực tế tại Tập đoàn CNTKSVN chƣa từng đƣợc giải quyết trong các nghiên cứu ở nƣớc ngoài đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quy trình hợp nhất hệ thống BCTC tại Tập đoàn bao gồm việc thu thập, kiểm tra thông tin số liệu đầu vào, việc vận dụng kỹ thuật hợp nhất, việc cung cấp và phân tích BCTCHN. 2.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc Cho đến nay, các nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên giác độ các TĐKT Việt Nam nói chung với nội dung hợp nhất BCTC tại ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập và hợp nhất BCTC sau ngày kiểm soát đƣợc thiết lập bao gồm: - Vận dụng chuẩn mực BCTCHN và các khoản đầu tư vào công ty con và chuẩn mực hợp nhất kinh doanh trong công tác kế toán của TĐKT Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con – Kĩ thuật lập BCTCHN” (2006) [23] - đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện của TS Trƣơng Thị Thuỷ và nhóm tác giả. Nội dung chủ yếu đƣợc đề cập là những vấn đề lý luận chung về BCTCHN, lập BCTCHNtheo VAS 25 và VAS 11. Ngoài ra đề tài còn làm rõ thực trạng về BCTCHN của một số Tập đoàn, một số Tổng công ty. Tuy nhiên do vận dụng tại thời điểm mà khung pháp lý về BCTCHN của Việt Nam mới ra đời nên nhiều kỹ
  • 16. 5 thuật hợp nhất chƣa đƣợc nhóm tác giả nghiên cứu ở trong đề tài này nhƣ vấn đề Tập đoàn đa cấp, vấn đề xử lý các giao dịch với LICĐTS mà làm mất quyền kiểm soát hoặc không làm mất quyền kiểm soát.... - Lập BCTCHN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS 25 (2005) [9] của tác giả GS.TS Ngô Thế Chi và Kế toán hợp nhất kinh doanh và hợp nhất BCTC [13] của tác giả TS. Nguyễn Phú Giang (2009). Nội dung chủ yếu đƣợc đề cập trong 2 cuốn sách này là phƣơng pháp và kỹ thuật hợp nhất BCTC (chủ yếu là BCĐKTHN và BCKQKDHN) tại ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập và sau ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Bên cạnh đó, đối với một số vấn đề mà chuẩn mực Việt Nam chƣa có quy định thì nhóm tác giả có đƣa ra kinh nghiệm xử lý theo chuẩn mực kế toán của Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên một số kỹ thuật hợp nhất còn chƣa đƣợc các tác giả đề cập nhƣ Tập đoàn đa cấp, vấn đề xử lý các giao dịch với LICĐTS mà làm mất quyền kiểm soát hoặc không làm mất quyền kiểm soát.... - Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Phú Giang “Hoàn thiện quy trình hợp nhất BCTC của các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con” (2008) [14]: về mặt lý luận, luận án đã nghiên cứu quy trình hợp nhất BCTC (giai đoạn đồng hóa, giai đoạn kết hợp, giai đoạn loại trừ, giai đoạn phân bổ VCSH), kỹ thuật hợp nhất, các phƣơng pháp hợp nhất BCTC theo chuẩn mực quốc tế. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm lập BCTCHN tại các nƣớc Pháp, Mỹ, Anh với các kinh nghiệm về phạm vi hợp nhất, miễn trừ hợp nhất, xử lý LTTM, bất lợi thƣơng mại... Tác giả đã đề xuất quy trình hợp nhất BCTC cụ thể cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam trong đó lập BCTC tổng hợp theo từng khối nhƣ BCTC khối SXKD, BCTC khối XDCB...để làm cơ sở lập BCTC hợp nhất toàn công ty. Tuy nhiên việc hợp nhất theo quy trình nhƣ vậy chƣa phù hợp bởi việc hợp nhất không dựa trên cơ sở BCTC riêng của công ty mẹ với các công ty con nên BCTCHN vẫn mang nặng tính chất của một BCTC tổng hợp. Đối với việc Nhà xuất bản giáo dục, tác giả mới chỉ đề xuất
  • 17. 6 hoàn thiện việc loại trừ doanh thu, giá vốn, lãi (lỗ) và điều chỉnh ảnh hƣởng thuế TNDN đối với các nghiệp vụ mua bán hàng tồn kho, khoản đầu tƣ vào công ty liên kết, loại trừ khoản nhận ký quỹ nội bộ. Nhƣ vậy những vấn đề hoàn thiện của tác giả Nguyễn Phú Giang không thể phù hợp Tập đoàn CNTKSVN khi mà nhiều vấn đề thực tế có ở Tập đoàn CNTKSVN nhƣng chƣa đƣợc giải quyết trong luận án này nhƣ vấn đề Tập đoàn đa cấp, vấn đề phát sinh các giao dịch với CĐTS mà không làm mất quyền kiểm soát, vấn đề LTTM - Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Anh Hiền “Xây dựng nội dung và quy trình lập BCTCHN của các TĐKT đa ngành tại Việt Nam” (2011) [15]. Luận án đã tổng kết lý luận về BCTC, BCTHN, BCTCHN cho TĐKT đa ngành đồng thời tổng kết kinh nghiệm thế giới nhƣng mới chỉ đề cập đến IAS 27. Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng lập BCTCHN tại một số TĐKT Nhà nƣớc nhƣ Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn CNTKSVN...Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng nội dung và quy trình lập BCTCHN cho TĐKT đa ngành với mục đích lập BCTCHN riêng biệt cho từng lĩnh vực hoạt động gồm BCTCHN khối SXKD, BCTCHN khối sự nghiệp, BCTCHN khối đầu tƣ xây dựng, BCTCHN khối tài chính-chứng khoán- bảo hiểm. Tuy nhiên, BCTCHN theo lĩnh vực hoạt động mà tác giả đề cập có bản chất là BCTC bộ phận theo VAS 28 “BCTC bộ phận” Bên cạnh đó, cũng có nhiều luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ đƣợc thực hiện với phạm vi một TĐKT Nhà nƣớc, một Tổng công ty Nhà nƣớc hoặc một TĐKT tƣ nhân cụ thể gồm: - Luận án tiến sỹ của tác giả Chúc Anh Tú “Vận dụng chuẩn mực hợp nhất báo cáo tài chính để tổ chức hệ thống báo cáo tài chính ở Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam” (2009) [25]. Về mặt lý luận trong chƣơng 1 tác giả Chúc Anh Tú đã trình bày nguyên tắc, phƣơng pháp lập BCTCHN và tổ chức hệ thống BCTCHN theo hƣớng dẫn của khung pháp lý Việt Nam, kinh
  • 18. 7 nghiệm về phƣơng pháp lập và trình bày BCTCHN của chuẩn mực quốc tế, chuẩn mực kế toán Mỹ, chuẩn mực kế toán Nhật Bản, chuẩn mực kế toán Úc và quy định của liên minh Châu Âu. Với thực trạng lập BCTCHN tại Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông dựa trên cơ sở BCTC tổng hợp theo khối, tác giả đã đƣa ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên một số vấn đề không phát sinh tại Tập đoàn này và chƣa đƣợc giải quyết trong luận án nhƣ LTTM, các giao dịch hàng tồn kho, các giao dịch chuyển hàng tồn kho thành TSCĐ... - Luận án tiến sỹ của tác giả Đoàn Thị Dung “Báo cáo tài chính hợp nhất của TĐKT Hoàng Hà- Thực trạng và giải pháp” (2010) [12]. Tác giả đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về BCTCHN gồm phạm vi hợp nhất, kế toán LTTM và bất lợi thƣơng mại, kế toán khoản đầu tƣ của công ty mẹ trong công ty con, tổ chức hệ thống BCTCHN...Thực trạng BCTCHN của Tập đoàn Hoàng Hà đã đƣợc làm rõ để làm cơ sở cho tác giả tiến hành hoàn thiện cả về khung pháp lý và hoàn thiện cho chính Tập đoàn. Tuy nhiên do đây là TĐKT tƣ nhân nên các vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp nhất chƣa thể đại diện cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp nhất tại các TĐKT Nhà nƣớc. - Luận văn thạc sỹ của chính tác giả “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam” (2007). Tuy nhiên luận án thạc sỹ của tác giả mới chỉ đề cập việc hoàn thiện một số kỹ thuật hợp nhất có hƣớng dẫn trong VAS 25 và thông tƣ 23 mà chƣa nghiên cứu nhiều vấn đề của Tập đoàn nhƣ LTTM, Tập đoàn đa cấp và sở hữu chéo, các giao dịch với LICĐTS mà không bị mất quyền kiểm soát... Tóm lại, các công trình trong nƣớc chƣa thực hiện việc nghiên cứu tại Tập đoàn CNTKSVN ngoại trừ luận văn thạc sỹ của chính tác giả trong khi Tập đoàn CNTKSVN là Tập đoàn đa ngành đƣợc liên kết theo cả chiều ngang và liên kết theo chiều dọc với đặc điểm phát sinh các giao dịch nội bộ vừa phức tạp vừa đa dạng, đặc điểm hoạt động SXKD, đặc điểm công tác kế toán... cũng rất khác biệt so với các TĐKT mà các tác giả trƣớc đây đã thực
  • 19. 8 hiện. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nƣớc lại chƣa tiếp cận với BCTCHN theo khía cạnh hệ thống với 3 vấn đề là vấn đề thu thập, kiểm tra thông tin số liệu đầu vào, vấn đề vận dụng kỹ thuật hợp nhất và vấn đề cung cấp phân tích thông tin đầu ra của BCTCHN. Ngoài ra, trong việc vận dụng kỹ thuật hợp nhất, các nghiên cứu trong nƣớc cũng chƣa hoàn toàn cập nhật với thay đổi của xu thế vận dụng lý thuyết thực thể khi hợp nhất BCTC nhƣ xác định và trình bày LICĐTS, việc phân bổ lỗ trong công ty con cho CĐTS, việc xử lý các giao dịch với LICĐTS mà làm mất quyền kiểm soát và không làm mất quyền kiểm soát... Xuất phát từ các lỗ hổng trong các công trình nghiên cứu cả ở trong và ngoài nƣớc đã đƣợc phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài cho luận án tiến sỹ của mình là “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam” 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích chung của đề tài là nghiên cứu hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTCHN của đơn vị đƣợc nghiên cứu. Với mục đích chung nêu trên, luận án đã tiến hành thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về BCTCHN của các TĐKT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. - Đánh giá thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN để từ đó chỉ ra những ƣu điểm và tồn tại trong hệ thống BCTCHN của Tập đoàn. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án lấy đối tƣợng nghiên cứu là hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN. Phạm vi nghiên cứu về không gian: luận án nghiên cứu tại Tập đoàn CNTKSVN.
  • 20. 9 Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN trong giai đoạn 3 năm 2011, 2012, 2013 và lấy số liệu 2013 để minh họa Phạm vi về đối tƣợng: - Luận án chỉ giới hạn tập trung vào những vấn đề trong hệ thống BCTCHN từ sau thời điểm quyền kiểm soát đƣợc thiết lập. Chính vì vậy luận án không đi sâu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hệ thống BCTCHN tại ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập. - Luận án nghiên cứu hệ thống BCTCHN gắn liến với việc thu thập kiểm tra số liệu thông tin đầu vào, việc vận dụng kỹ thuật trong hợp nhất BCTC, việc cung cấp và phân tích số liệu đầu ra của hệ thống BCTCHN 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau Phƣơng pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp đƣợc sử dụng trong luận án là số liệu khảo sát về thực trạng khung pháp lý kế toán về BCTCHN của Việt Nam. Để thu thập đƣợc nguồn tài liệu này, tác giả đã chọn mẫu, phỏng vấn và phát phiếu điều tra hiện trạng khung pháp lý kế toán về BCTCHN của Việt Nam. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu tài liệu thứ cấp gồm các tài liệu liên quan đến tổ chức lập và trình bày BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN nhƣ chuẩn mực kế toán quốc tế, tài liệu văn bản trong khung pháp lý hiện hành của Việt Nam hƣớng dẫn về BCTCHN, tài liệu về hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, tổ chức công tác kế toán của Tập đoàn, BCTC riêng, tài liệu các giao dịch trong nội bộ, số liệu về LTTM, LICĐTS của các công ty mẹ và các đơn vị trong phạm vi hợp nhất,
  • 21. 10 BCTCHN của Tập đoàn… Các tài liệu, số liệu này đƣợc Tập đoàn cung cấp hoặc đƣợc tác giả thu thập khai thác từ các công trình nghiên cứu trƣớc đó nhƣ luận án, bài báo, trang web… Phƣơng pháp xử lý số liệu Dựa vào những thông tin, tài liệu thu thập đƣợc tác giả đã lựa chọn, phân loại, sắp xếp một cách có hệ thống để sử dụng excel trong việc tính toán xử lý số liệu phục vụ cho việc phân tích, khái quát các vấn đề nghiên cứu sau này. Phƣơng pháp phân tích số liệu Phƣơng pháp so sánh: tác giả đã tiến hành so sánh khung pháp lý về BCTCHN của Việt Nam với quan điểm của các nhà nghiên cứu, ngƣời ban hành chính sách chế độ đồng thời so sánh khung pháp lý về BCTCHN của Việt Nam với thực trạng BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN. Trong quá trình này, tác giả sử dụng các luận điểm của cá nhân để nhận định và đánh giá về thực trạng nghiên cứu qua đó phát hiện tồn tại trong hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN trên 2 góc độ thực tế thực hiện và điều kiện thực hiện. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án nghiên cứu hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với việc tái cơ cấu các TĐKT Nhà nƣớc nên đã có những đóng góp mới sau: - Luận án đã hệ thống hoá đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản hệ thống BCTCHN của các TĐKT. - Tổng hợp kinh nghiệm BCTCHN của quốc tế và một số quốc gia trên thế giới nhƣ Mỹ, Anh, Nhật Bản hiện nay theo xu hƣớng áp dụng lý thuyết thực thể đối với các vấn đề nhƣ quyền kiểm soát, kế toán LTTM, LICĐTS… - Luận án đã nghiên cứu thực trạng khung pháp lý về BCTCHN của Việt Nam với những nội dung gồm quyền kiểm soát, kế toán LTTM, kế toán giao dịch nội bộ, kế toán LICĐTS…Trên cơ sở phân tích đánh giá những hạn
  • 22. 11 chế, luận án khẳng định những vấn đề cần hoàn thiện và bổ sung trong khung pháp lý về BCTCHN của Việt Nam theo hƣớng vận dụng lý thuyết thực thể và hòa hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 10 (IFRS 10) và chuẩn mực của các quốc gia khác. - Luận án đã nghiên cứu thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN, cung cấp một bức tranh toàn diện về những tồn tại trong vấn đề này tại Tập đoàn. Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN trong điều kiện hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án có kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về hệ thống BCTCHN trong các TĐKT. Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTCHN của Tập đoàn CNTKSVN
  • 23. 12 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Tại Việt Nam, khái niệm về TĐKT (TĐKT) mới chỉ đƣợc nhắc đến nhiều trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhƣng tại nhiều nƣớc trên thế giới TĐKT đã có bề dầy phát triển từ trăm năm trƣớc. TĐKT có đặc điểm thuộc sở hữu nhà nƣớc xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1830 tại một số nƣớc Tây Âu trong giai đoạn công nghiệp hóa phát triển bùng nổ. Hiện nay ở mỗi nƣớc khác nhau lại có những tên gọi khác nhau về TĐKT nhƣ Group, Business group, Consortium, Conglomerate, Cartel, Trust, Syndicate, Business houses (Ấn Độ), keiretsu (Nhật Bản), chaebol (Hàn Quốc), Jitual Gongsi (Trung Quốc)…Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT (hay còn gọi là Tập đoàn kinh doanh) nhƣng có thể hệ thống một số quan điểm chính trong 2 nhóm nhƣ sau: Nhóm quan điểm 1: TĐKT là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý -” TĐKT là một tập hợp các công ty liên kết với nhau theo những cách chính thức hoặc không chính thức” [45, tr.54] - “TĐKT về bản chất là một liên minh các công ty cùng theo đuổi những lợi ích chung thông qua một hệ thống điều phối các quyết định do các công ty thành viên đưa ra” [25, tr.61] Nhóm quan điểm 2: TĐKT là tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý có nhấn mạnh đến quyền kiểm soát của công ty mẹ - “TĐKT (Group hay Business group) được nhận thức như một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ”[32, tr.256]. - “TĐKT gồm một công ty mẹ và các công ty con mà công ty mẹ kiểm
  • 24. 13 soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác” (từ điển Anh – Pháp – Việt, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 1998). Nhật Bản xác định TĐKT là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập đƣợc mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Đối với Trung Quốc, TĐKT đƣợc sử dụng để chỉ tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp liên kết với nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ, lỏng lẻo thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối, tham gia cổ phần, hợp tác của doanh nghiệp nòng cốt của Tập đoàn. Tại Việt Nam, trong cuốn “Cơ chế tài chính trong mô hình Tổng công ty, TĐKT”, các tác giả cho rằng TĐKT đƣợc hiểu là một pháp nhân bao gồm nhiều công ty khác nhau có mối quan hệ sở hữu và khế ƣớc với nhau, hoạt động trong cùng một ngành khác nhau hay nhiều ngành khác nhau trên một hay nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới. Mặc dù có nhiều cách quan niệm khác nhau về TĐKT nhƣng theo tác giả các quan niệm này có thể đƣợc hiểu theo nghĩa chung: TĐKT là sự liên kết kinh tế của các công ty, là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân hoạt động trong một hoặc một số ngành khác nhau có quan hệ với nhau về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, thị trƣờng và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết trong đó có công ty mẹ nắm quyền chi phối hoạt động của công ty con. Tuy có đa dạng và khác nhau về nhận thức, quan niệm, tên gọi nhƣng về cơ bản các học giả đều thừa nhận TĐKT có một số đặc điểm nhƣ sau: - TĐKT là tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau chủ yếu thông qua quan hệ về đầu tƣ vốn và các quan hệ khác nhƣ về công nghệ, thông tin, thị trƣờng… TĐKT đƣợc tổ chức theo mô hình công ty mẹ- công ty con - TĐKT không có tƣ cách pháp nhân, mỗi thành viên trong Tập đoàn là một pháp nhân độc lập. Nhƣ vậy các doanh nghiệp trong Tập đoàn kể cả công ty mẹ và công ty thành viên đều bình đẳng với nhau trƣớc pháp luật.
  • 25. 14 - Đa dạng hóa về tính chất sở hữu dựa trên sở hữu vốn cổ phần gồm nhiều chủ là chủ yếu nhƣng có công ty mẹ đóng vai trò chi phối với các công ty con về mặt tài chính và chiến lƣợc phát triển. - Có quy mô lớn về vốn, doanh thu và lao động, hoạt động đa dạng, đa ngành và không đơn thuần bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia. 1.1.2. Một số loại hình Tập đoàn kinh tế Mặc dù có một số quan niệm khác nhau về TĐKT nhƣng bản chất là sự liên kết kinh tế của các công ty với nhau vì lợi ích của chính các đơn vị tham gia liên kết. Hiện nay có nhiều cách phân loại của TĐKT, cụ thể:  Phân loại TĐKT theo phƣơng thức liên kết - Liên kết ngang: Các công ty trong cùng một ngành nghề kinh doanh liên kết với nhau theo những mục tiêu đã xác định trƣớc nhƣ tập trung vốn, công nghệ… để hình thành nên TĐKT. - Liên kết dọc: là việc liên kết các công ty con theo cùng dây chuyền công nghệ với công ty mẹ. TĐKT theo mô hình liên kết dọc hoạt động có hiệu quả cao do nắm đƣợc cả khâu cung ứng đầu vào, khâu sản xuất, khâu tiêu thụ sản phẩm nên tạo điều kiện kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm, chi phí. - Liên kết hỗn hợp: đây là dạng kết hợp của cả liên kết ngang và liên kết dọc.  Phân loại TĐKT theo bản chất liên kết - Liên kết mềm: các công ty thành viên cùng SXKD một loại sản phẩm hoặc dịch vụ liên kết với nhau thông qua ký kết hiệp định thỏa thuận thống nhất với nhau về giá cả sản phẩm, phân chia thị trƣờng, hợp tác nghiên cứu. - Liên kết cứng: các công ty thành viên trong TĐKT sẽ liên kết chặt chẽ với nhau về vốn trong đó công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối để giữ quyền lãnh đạo, ra quyết định cho các công ty khác và điều này tạo ra mô hình công ty mẹ- công ty. TĐKT đƣợc tổ chức theo mô hình công ty mẹ- công ty con có các dạng phổ biến nhƣ sau: + Mô hình 1: TĐKT có cấu trúc đơn giản
  • 26. 15 TĐKT có cấu trúc đơn giản bao gồm công ty mẹ đầu tƣ chi phối các công ty con cấp 1 (công ty con) và đến lƣợt công ty con cấp 1 tiếp tục đầu tƣ chi phối công ty con cấp 2 (công ty cháu). Ở đây không có sự đầu tƣ ngƣợc từ công ty con cấp 1, công ty con cấp 2 vào công ty mẹ và không có sự đầu tƣ giữa các công ty con đồng cấp với nhau (xem sơ đồ 1-1) [24] Sơ đồ 1-1: Tập đoàn có cấu trúc giản đơn + Mô hình 2: TĐKT có sự đầu tƣ đa cấp trong đó công ty mẹ trực tiếp đầu tƣ chi phối công ty con không thuộc cấp dƣới trực tiếp nhằm mục đích kiểm soát một số lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt hoặc do các yêu cầu đầu tƣ về vốn (xem sơ đồ 1-2) [24] Sơ đồ 1-2: Tập đoàn có cấu trúc đầu tƣ đa cấp +Mô hình 3: Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp Mô hình này có đặc điểm công ty mẹ chi phối công ty con trực tiếp, kiểm soát một số công ty thành viên thuộc cấp tiếp theo (công ty cháu) đồng CÔNG TY MẸ Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2 3 Công ty con cấp 2 CÔNG TY MẸ Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2 Côngty concấp2 Công ty con cấp 2
  • 27. 16 thời công ty con đầu tƣ ngƣợc trở lại công ty mẹ. Bên cạnh đó các công ty cùng cấp và khác cấp nắm giữ cổ phần của nhau và có mối quan hệ đầu tƣ đan xen lẫn nhau. (sơ đồ 1-3) [24] Sơ đồ 1-3: Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp + Mô hình 4: Công ty mẹ là công ty con của một số công ty khác (mô hình Tập đoàn trong Tập đoàn). Đây là mô hình mà công ty mẹ của Tập đoàn lại là công ty con do một số công ty khác kiểm soát về vốn (sơ đồ 1-4) [11] Sơ đồ 1-4: Tập đoàn có cấu trúc “Tập đoàn trong Tập đoàn” CÔNG TY MẸ Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2 CÔNG TY MẸ 1 CÔNG TY KHÁC CÔNG TY MẸ 2 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3
  • 28. 17 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính hợp nhất đối với Tập đoàn kinh tế 1.2.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất Theo các nhà kinh tế học nhƣ Hein L.W, Mumford… BCTCHN đã xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ với việc một số công ty Mỹ công bố báo cáo kiểu nhƣ vậy trƣớc khi bắt đầu thế kỷ XX gắn liền với sự ra đời của các TĐKT. Mặc dù tại các nƣớc nhƣ Anh, Pháp… BCTCHN đầu tiên đƣợc phát hành vào những thời điểm muộn hơn ở Mỹ nhƣng nhìn chung quan niệm về BCTCHN của các nhà nghiên cứu ở các quốc gia này đều có sự tƣơng đồng khi nhấn mạnh đến vấn đề “Báo cáo của thực thể kinh tế duy nhất”: - Robert G.Walker quan niệm: “BCTCHN liên quan đến nhóm công tytrong đó nó trình bày những vấn đề giữa công ty mẹ với công ty con như thể công ty con chỉ là chi nhánh của công ty mẹ, nó mô tả các vấn đề của một thực thể kinh tế mà gạt ranh giới pháp lý sang một bên” [57, tr.4]; - Choi và Mueller (1984) cho rằng “BCTCHN chủ yếu truyền tải kết quả hoạt động và tình hình tài chính của nhóm các công ty mẹ công ty con như thể là một thực thể kinh tế duy nhất không tính đến bất kỳ sự khác biệt pháp lý nào đang tồn tại giữa các thực thể này”(32, tr.35); - Theo Ng Eng Juan: “BCTCHN là BCTC của thực thể kinh tế mà được hợp nhất từ ít nhất hai thực thể kinh doanh pháp lý trở lên” [53, tr.1] Tuy nhiên theo tác giả cách hiểu của Ng Eng Juan chƣa thực sự thuyết phục bởi việc hợp nhất từ ít nhất hai thực thể kinh doanh pháp lý trở lên có thể dẫn đến hoặc không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con. Trƣờng hợp hợp nhất không dẫn đến quan hệ công ty mẹ công ty con thì sẽ không có tồn tại thực thể kinh tế duy nhất và do đó không cần phải lập BCTCHN. Quan điểm của Robert G.Walker còn mơ hồ khi chỉ đề cập BCTCHN là liên quan đến nhóm
  • 29. 18 công ty và mô tả các vấn đề của nhóm công ty mà không chỉ rõ BCTCHN trình bày những vấn đề cụ thể nào của nhóm công ty. Chính vì vậy quan điểm của Choi và Muller có thể đƣợc coi là đầy đủ khi nhấn mạnh đến 2 khía cạnh “BCTCHN được trình bày như là một thực thể kinh tế duy nhất” và “BCTCHN phải trình bày các thông tin tài chính của cả công ty mẹ và công ty con” Bên cạnh đó, trong các văn bản pháp lý về BCTCHN của quốc tế hay các nƣớc đều có sự giải thích rõ ràng cho thuật ngữ “BCTCHN”: - BCTCHN là BCTC của một nhóm thực thể hợp nhất bao gồm một công ty mẹ và các công ty con được trình bày như là của một thực thể kinh tế duy nhất.(SFAS số 160 của Mỹ); - BCTCHN là BCTC của TĐKT được trình bày như là một thực thể kinh tế duy nhất (IAS 27); - BCTCHN là BCTC của TĐKT trong đó tài sản, nợ phải trả, VCSH, thu nhập, chi phí, lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con được trình bày như là của một thực thể kinh tế duy nhất (IFRS 10). Trong cách giải thích của SFAS 160 có thể thấy rằng chuẩn mực kế toán Mỹ chƣa đầy đủ do mới chỉ nhìn nhận BCTCHN chỉ liên quan đến nhóm công ty mẹ công ty con đƣợc hình thành qua hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên trong thực tế TĐKT với mô hình công ty mẹ-công ty con có thể đƣợc hình thành từ nhiều con đƣờng khác không phải là hợp nhất nhƣ công ty con đƣợc thành lập mới hoặc đƣợc tách từ các công ty trực thuộc khác. Và TĐKT gồm công ty mẹ và các công ty con đƣợc hình thành theo con đƣờng này cũng cần thiết phải đƣợc lập BCTCHN. Ngƣợc lại cách giải thích trong IAS 27 hợp lý hơn SFAS 160 do đã nhấn mạnh đến việc BCTCHN là BCTC của TĐKT (nhóm công ty mẹ- công ty con) nói chung không phân biệt TĐKT đƣợc hình thành qua hợp nhất hay bằng con đƣờng khác. Tuy nhiên IAS 27 lại chƣa chỉ rõ nội dung cụ thể của BCTCHN. Chính vì vậy quan điểm của IFRS 10 đầy đủ và rõ ràng hơn
  • 30. 19 khi phản ánh đƣợc rõ nét 2 đặc trƣng của BCTCHN:“BCTCHN là BCTC của TĐKT được trình bày như là một thực thể kinh tế duy nhất” và “BCTCHN phải trình bày các thông tin tài chính như tài sản, nợ phải trả, VCSH, thu nhập, chi phí lưu chuyển tiền tệ của cả công ty mẹ và công ty con”. Nhƣng theo tác giả, tất cả các khái niệm ở trên đều chƣa chỉ rõ đƣợc một đặc điểm nổi bật của BCTCHN là đƣợc lập không căn cứ vào sổ sách kế toán mà phải dựa trên BCTC riêng của công ty mẹ và các công ty con. Do đo, kết các quan điểm của các nhà làm luật hay các học giả và cách hiểu của bản thân mình mà tác giả có thể đƣa ra cách tiếp cận tổng quát nhƣ sau: BCTCHN là BCTC của TĐKT được lập dựa trên BCTC riêng của công ty mẹ và các công ty con trong đó tình hình tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn được trình bày như là của một thực thể kinh tế duy nhất. 1.2.1.2. Sự cần thiết của Báo cáo tài chính hợp nhất đối với Tập đoàn kinh tế Về bản chất TĐKT là một tổ hợp các công ty có tƣ cách pháp nhân và mỗi công ty thành viên của Tập đoàn đều là một đơn vị kế toán riêng. Chính vì vậy công ty mẹ và các công ty con đều phải lập BCTC riêng theo đúng quy định. Tuy nhiên bên cạnh BCTC riêng của mỗi công ty trong Tập đoàn, BCTCHN của TĐKT cũng là sự cần thiết khách quan xuất phát từ lý do: - Thứ nhất, công ty mẹ và các công ty con đều là những pháp nhân độc lập, bình đẳng trƣớc pháp luật do đó giữa công ty mẹ và công ty con không có quan hệ trên dƣới theo kiểu trật tự hành chính mà tồn tại các mối quan hệ nội bộ trong đó mối quan hệ về đầu tƣ vốn là mối quan hệ nội bộ chính quyết định và chi phối các mối quan hệ nội bộ khác. Với quan hệ về đầu tƣ vốn, công ty mẹ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty con hoặc sở hữu một phần đủ lớn để có thể thực hiện quyền kiểm soát. Do nắm quyền kiểm soát tại công ty con nên tổ hợp công ty mẹ - công ty con sẽ hoạt động nhƣ một thực thể kinh tế duy nhất. Chính vì vậy cũng phải lập BCTCHN để trình bày đƣợc tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của đơn vị kinh tế duy nhất này.
  • 31. 20 - Thứ hai, dựa trên quyền kiểm soát của mình, công ty mẹ có thể gây ảnh hƣởng, thậm chí quyết định các giao dịch phát sinh trong nội bộ Tập đoàn nhƣ giao dịch về phân phối lợi ích từ khoản đầu tƣ vào công ty con, các giao dịch về vay-cho vay, mua-bán, thuê- cho thuê… theo hƣớng có sự ƣu tiên trong nội bộ với mức giá thấp hơn thị trƣờng hoặc có các điều khoản ƣu đãi. Điều này làm ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của từng công ty thành viên trong Tập đoàn. Chính vì vậy BCTC riêng của từng công ty đơn lẻ thuộc Tập đoàn sẽ không có ý nghĩa trong bối cảnh các giao dịch nội bộ Tập đoàn phát sinh đƣợc phân tích, đánh giá và thực hiện không chỉ bó hẹp trong từng đơn vị riêng lẻ mà theo khuôn khổ “thực thể kinh tế duy nhất”. 1.2.2. Nội dung hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất Về nguyên tắc BCTCHN đƣợc lập tại thời điểm quyền kiểm soát đƣợc thiết lập và theo định kỳ sau ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập. Khi đƣợc lập tại ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập hệ thống BCTCHN chỉ bao gồm BCĐKTHN. Ngƣợc lại nếu đƣợc lập theo định kỳ sau khi đã đạt đƣợc quyền kiểm soát, hệ thống BCTCHN bao gồm nhiều loại báo cáo khác nhau. Hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về số lƣợng, kết cấu và mối quan hệ của các báo cáo trong hệ thống BCTCHN nhƣ sau: - Thứ nhất, hệ thống BCTCHN gồm 04 báo cáo là BCĐKTHN, BCKQKDHN, BCLCTTHN và báo cáo thay đổi phần vốn chủ sở hữu. Bốn báo cáo này kèm theo 04 bản thuyết minh để giải thích rõ hơn các chỉ tiêu đƣợc trình bày trên từng báo cáo. - Quan điểm 2: hệ thống BCTCHN gồm 04 báo cáo là BCĐKTHN, BCKQKDHN, BCLCTTHN, BTMBCTCHN. BTMBCTCHN sẽ cung cấp các thông tin giải trình cho tất cả các chỉ tiêu đƣợc trình bày trong 03 báo cáo đầu tiên đồng thời cung cấp các thông tin liên quan đến sự biến động của vốn chủ sở hữu trong kỳ.
  • 32. 21 Nhƣ vậy dù đƣợc lập theo cách nào, hệ thống BCTCHN đều cung cấp đƣợc các thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, các luồng tiền của toàn Tập đoàn nhƣ là một thực thể duy nhất. Khi đó ngƣời sử dụng thông tin kế toán có thể phân tích và đánh giá chính xác hơn về tình hình của Tập đoàn trên các mặt sau: - Đánh giá tình hình tài chính của Tập đoàn: tình hình tài chính của Tập đoàn đƣợc thể hiện ở cấu trúc vốn, khả năng thanh toán, khả năng thích ứng với môi trƣờng kinh doanh... - Đánh giá hoạt động kinh doanh: Thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, về tính sinh lợi, về sự phát triển của từng lĩnh vực... sẽ giúp đánh giá đánh giá những thay đổi tiềm tàng các nguồn lực tài chính mà Tập đoàn có thể kiểm soát hay khả năng tạo ra các nguồn tiền trong tƣơng lai... 1.2.3. Các lý thuyết hợp nhất Báo cáo tài chính Trong những năm qua, tất cả các nghiên cứu về vấn đề chuẩn bị và trình bày BCTCHN chủ yếu dựa trên hai nhóm lý thuyết: lý thuyết độc quyền (lý thuyết chủ sở hữu) và lý thuyết thực thể. Bên cạnh đó các phƣơng pháp tiếp cận khác nằm giữa 2 nhóm lý thuyết này đã đƣợc phát triển mà nổi tiếng nhất là lý thuyết công ty mẹ và lý thuyết công ty mẹ mở rộng.  Lý thuyết chủ sở hữu (Ownership Theory) Lý thuyết này nhấn mạnh rằng quan điểm hợp nhất xuất phát từ góc độ của chủ sở hữu- tức là từ góc độ của công ty mẹ. Khi đó mục đích của BCTCHN là cung cấp thông tin về phần lợi ích kinh tế thuộc về chủ sở hữu và đó chính là lợi ích kinh tế thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty mẹ thông qua tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong công ty con. Phƣơng pháp hợp nhất tỷ lệ đƣợc áp dụng nên tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty con chỉ đƣợc hợp nhất theo tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ. Các học giả cho rằng đây là phƣơng pháp tiếp cận bảo thủ bởi LICĐTS không đƣợc trình bày trên BCTCHN. Những điểm chính của lý thuyết này đƣợc tóm tắt trong bảng 1-1 và sơ đồ 1-5
  • 33. 22 Sơ đồ 1-5: Hợp nhất BCTC theo lý thuyết chủ sở hữu Công ty mẹ Công ty con + Phạm vi hợp nhất Lợi ích của công ty mẹ (Không ghi nhận LICĐTS) Giá trị ghi sổ của Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý LTTM công ty con và giá trị ghi sổ của công ty con  Lý thuyết công ty mẹ (Parent Company Theory) Lý thuyết công ty mẹ là sự kết hợp giữa lý thuyết chủ sở hữu và lý thuyết thực thể. Giống nhƣ lý thuyết chủ sở hữu, lý thuyết này cho rằng BCTCHN là một phần mở rộng của BCTC công ty mẹ và đƣợc lập theo quan điểm của cổ đông công ty mẹ. Những ngƣời ủng hộ lý thuyết này tin rằng BCTCHN không cung cấp bất kỳ giá trị nào cho CĐTS của công ty con. Ngƣợc lại cũng nhƣ quan điểm của lý thuyết thực thể, theo lý thuyết này mặc dù công ty mẹ không có quyền sở hữu nhƣng có quyền kiểm soát đối với toàn bộ tài sản thuần của công ty con nên cần thiết phải trình bày LICĐTS trên BCTCHN. Chính vì sự lai ghép nhƣ vậy nên lý thuyết công ty mẹ có những điểm chính đƣợc tóm tắt trong bảng 1-1 và sơ đồ 1-6. TS, NPT, VCSH của công ty mẹ
  • 34. 23 Sơ đồ 1-6: Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ Công ty mẹ Công ty con + Phạm vi hợp nhất: Lợi ích công ty mẹ LICĐTSđƣợcghinhậnlàNPT Giá trị ghi sổ của Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý LTTM công ty con và giá trị ghi sổ của công ty con  Công ty mẹ lý thuyết mở rộng (Parent Company Extension Theory) Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu cũng nhƣ của bản thân tác giả, lý thuyết công ty mẹ nhƣ đã nêu trên có một số hạn chế nhƣ sau: - Thứ nhất, đối chiếu với khái niệm về “nợ phải trả” và khái niệm về “chi phí” đã đƣợc thừa nhận, có thể thấy phần lợi ích của cổ đông nói chung dù là lợi ích của cổ đông kiểm soát hay LICĐTS đều không phải là nợ phải trả và lợi nhuận của CĐTS không đáp ứng đƣợc yêu cầu để đƣợc ghi nhận là chi phí. - Thứ hai, một điểm yếu khác của lý thuyết công ty mẹ là tài sản và nợ phải trả đƣợc mua đƣợc trình bày trong BCTCHN không phản ánh đầy đủ theo giá trị hợp lý. Do có sự xử lý không nhất quán giữa phần lợi ích công ty mẹ và LICĐTS nên dẫn đến việc tài sản và nợ phải trả của công ty con trên BCTCHN không đƣợc phản ánh theo giá gốc mà cũng không phản ánh theo giá trị hợp lý. Xuất phát từ những nhƣợc điểm đó nên lý thuyết công ty mẹ mở rộng đã đƣợc các học giả phát triển nhằm cung cấp các thông tin về tài sản, nợ phải trả của công ty con theo giá hợp lý. Nhìn chung lý thuyết này giống lý thuyết công ty mẹ ngoại trừ những điểm đƣợc tóm tắt trong bảng 1-1 TS, NPT, VCSH của công ty mẹ
  • 35. 24 Sơ đồ 1-7: Hợp nhất BCTC theo lý thuyết công ty mẹ mở rộng Công ty mẹ Công ty con Phạm vi hợp nhất Lợi ích của công ty mẹ LICĐTStrênBCTCHN táchbiệtgiữaNPTvàVCSH Giá trị ghi sổ của Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý LTTM công ty con và giá trị ghi sổ của công ty con  Lý thuyết thực thể (Entity Theory) Lý thuyết thực thể nhấn mạnh đến việc TĐKT đƣợc xem nhƣ là một thực thể kinh tế duy nhất và tách biệt với chủ sở hữu. Về cơ bản, BCTCHN đƣợc lập nhằm tổng hợp các nguồn lực do Tập đoàn quản lý với mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho tất cả các bên liên quan đến Tập đoàn kể cả CĐTS. Theo lý thuyết này, công ty mẹ, CĐTS và thực thể hợp nhất đƣợc coi là bình đẳng mà không có ƣu đãi hoặc nhấn mạnh nào [52, tr.127]. Những điểm chính của lý thuyết này gồm: - BCTCHN dành cho tất cả các bên có lợi ích trong thực thể hợp nhất, và xem thực thể hợp nhất nhƣ tách biệt với chủ sở hữu. Công ty mẹ và CĐTS thực hiện cùng nhau để tạo nên thực thể hợp nhất. Tài sản hợp nhất thuộc về thực thể hợp nhất và lợi nhuận có đƣợc do đầu tƣ vào những tài sản đó là lợi nhuận của thực thể hợp nhất chứ không phải của công ty mẹ. Các số liệu hợp nhất có kết quả từ sự tập hợp của tất cả các tài sản và nợ phải trả của mỗi thực thể trong Tập đoàn mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong công ty con (tức là coi nhƣ công ty mẹ đã mua lại 100% công ty con) TS, NPT, VCSH của công ty mẹ
  • 36. 25 - LTTM đƣợc tính là chênh lệch giữa giá trị hợp lý của công ty con đƣợc mua và giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con nhƣ là công ty mẹ đã mua lại 100% công ty con (phƣơng pháp tiếp cận LTTM đầy đủ) và do đó LTTM đƣợc ghi nhận sẽ đại diện cho toàn bộ LTTM của giao dịch mua lại. LTTM đƣợc phân bổ giữa cho cả công ty mẹ và CĐTS. Khi xác định mức LTTM ban đầu, giá trị hợp lý của công ty con đƣợc căn cứ vào giá mua đã trả cho một tỷ lệ phần trăm quyền sở hữu nhất định trong công ty con. Điều này có nghĩa là giá mua của mỗi cổ phiếu do công ty mẹ thanh toán sẽ đƣợc ngoại suy cho số cổ phiếu không đƣợc mua và qua đó thiết lập một giá trị hợp lý quy đổi cho toàn bộ công ty con. Tuy nhiên cách làm nhƣ vậy có những hạn chế sau: + Thứ nhất nếu công ty mẹ mua lại quyền kiểm soát thông qua nhiều lần mua thì việc ngoại suy đơn giản nhƣ vậy sẽ khó thực hiện. + Thứ hai, các nhà phê bình nhƣ Chen, M. L và Chen, R. D trong bài viết “Economic entity theory” trên tạp chí Journal of Finance and Accountancy năm 2009 [31, tr.61-69] cho rằng mức giá đã trả của công ty mẹ để có quyền kiểm soát không phải là một cơ sở hợp lệ xác định giá trị của LICĐTS. Điều này có thể giải thích bởi một nhà đầu tƣ có thể sẵn sàng trả một mức giá cao nhằm đạt đƣợc quyền kiểm soát đối với một thực thể nhận đầu tƣ nhƣng nhà đầu tƣ này lại không sẵn sàng mua với cùng một mức giá cao nhƣ vậy cho số cổ phiếu còn lại – tức là mua phần lợi ích không kiểm soát. Phần lợi ích không kiểm soát không có giá trị gia tăng quyền kiểm soát, và do đó, việc đo lƣờng phần LICĐTS bằng cách sử dụng mức giá thanh toán cho phần lợi ích kiểm soát sẽ dẫn đến LICĐTS sẽ bị đánh giá quá cao. Trong trƣờng hợp phƣơng pháp ngoại suy không thể thực hiện và nếu công ty con là công ty đại chúng có cổ phiếu đƣợc giao dịch trên thị trƣờng thì việc định giá cho phần lợi ích mà công ty mẹ không kiểm soát sẽ căn cứ vào số lƣợng cổ phiếu không kiểm soát theo giá giao dịch tại ngày mua.
  • 37. 26 - Lợi nhuận sau thuế hợp nhất: tổng lợi nhuận sau thuế theo lý thuyết thực thể bao gồm số lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ và công ty con. Tổng số lợi nhuận này thuộc về tất cả các chủ sở hữu của thực thể hợp nhất nên CĐTS đƣợc phân bổ một phần lợi nhuận hợp nhất theo tỷ lệ lợi ích của CĐTS trong lợi nhuận sau thuế của công ty con - LICĐTS: đƣợc xác định trên cơ sở tỷ lệ LICĐTS trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con (không phải theo giá trị ghi sổ nhƣ trong lý thuyết công ty mẹ) cộng với LTTM mua phân bổ cho CĐTS và tỷ lệ LICĐTS trong sự thay đổi VCSH kể từ khi mua. Các doanh nghiệp hợp nhất đƣợc coi là một thực thể kinh tế duy nhất và CĐTS đóng góp nguồn lực theo cách tƣơng tự nhƣ cổ đông công ty mẹ. Chính vì vậy LICĐTSđƣợc báo cáo theo cách tƣơng tự với phần lợi ích công ty mẹ và là một phần của VCSH. Sơ đồ 1-8: Hợp nhất BCTC theo lý thuyết thực thể Công ty mẹ Công ty con Phạm vi hợp nhất Lợi ích của công ty mẹ LICĐTS là vốn chủ sở hữu Giá trị ghi sổ của Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý LTTM công ty con và giá trị ghi sổ của công ty con Quá trình phát triển của 4 lý thuyếtnêu trên đƣợc diễn ra theo trình tự: (1) Lý thuyết VCSH; (2) Lý thuyết công ty mẹ; (3) Lý thuyết công ty mẹ mở rộng; (4) Lý thuyết thực thể. Quan điểm về hợp nhất BCTC trên thế giới hiện nay và cũng chính là quan điểm của tác giả là vận dụng theo lý thuyết thực thể. Với lý TS, NPT, VCSH của công ty mẹ
  • 38. 27 thuyết này, LTTM sẽ đƣợc ghi nhận một cách đầy đủ gồm cả phần LTTM của CĐTS. Điều này giúp cho LICĐTS ban đầu có bao gồm cả LTTM mua. Bên cạnh đó, do tài sản và nợ phải trả của công ty con đƣợc đánh giá theo giá trị hợp lý nên việc hạch toán tài sản thuần tƣơng ứng với lợi ích công ty mẹ và LICĐTS đều đƣợc dựa theo giá trị hợp lý một cách nhất quán. Nhƣ vậy so với 3 lý thuyết còn lại, lý thuyết thực thể sẽ cung cấp các thông tin trung thực và thích hợp cho những ngƣời ra quyết định. 1.2.4. Phạm vi hợp nhất Báo cáo tài chính Xác định phạm vi hợp nhất BCTC là một công việc quan trọng bởi đây là điểm khởi đầu nhƣng có ảnh hƣởng quan trọng tới toàn bộ quy trình hợp nhất BCTC. Theo quy định BCTCHN chỉ đƣợc lập cho TĐKT bao gồm công ty mẹ là các công ty con. Nhƣ vậy phạm vi hợp nhất BCTC gồm công ty mẹ và các công ty con và do đó thực thể đầu tƣ sẽ phải xác định xem liệu mình có phải là công ty mẹ và thực thể nhận đầu tƣ có phải là công ty con không. Hiện nay về mặt lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn của các nƣớc trên thế giới, cơ sở xác định công ty con hoặc là tiêu chuẩn tỷ lệ quyền biểu quyết hoặc là tiêu chuẩn quyền kiểm soát. Theo tiêu chí tỷ lệ quyền biểu quyết, khi thực thể đầu tƣ nắm giữ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hơn 50% quyền biểu quyết tại thực thể nhận đầu tƣ thì thực thể nhận đầu tƣ là công ty con. Mặc dù việc xác định dựa trên tiêu chí này khá đơn giản, dễ thực hiện nhƣng khi áp dụng để xác định phạm vi hợp nhất trong một số trƣờng hợp là chƣa phù hợp: + Trƣờng hợp 1: thực thể đầu tƣ nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết tại thực thể nhận đầu tƣ nhƣng vẫn không có khả năng kiểm soát vì các quy định luật pháp ngăn cấm của nƣớc mà thực thể nhận đầu tƣ đóng trụ sở. Chính vì vậy nếu hợp nhất cả thực thể nhận đầu tƣ trong trƣờng hợp này là không hợp lý. Trƣờng hợp 2: Ngƣợc lại trong một số trƣờng hợp việc sở hữu đa số quyền biểu quyết không phải là cần thiết để có đƣợc quyền kiểm soát hay nói cách khác thực thể nhận đầu tƣ có thể nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết
  • 39. 28 Bảng 1-1: Bảng tóm tắt những luận điểm chính của 4 lý thuyết hợp nhất Chỉ tiêu so sánh Lý thuyết chủ sở hữu Lý thuyết công ty mẹ Lýthuyếtcôngtymẹmởrộng Lý thuyết thực thể Phƣơng pháp hợp nhất Phƣơng pháp hợp nhất tỷ lệ Phƣơng pháp hợp nhất toàn bộ Phƣơng pháp hợp nhất toàn bộ Phƣơng pháp hợp nhất toàn bộ Đối tƣợng chính mà BCTCHN phục vụ BCTCHN chỉ lập cho cổ đông công ty mẹ Giống lý thuyết chủ sở hữu Giống lý thuyết chủ sở hữu BCTCHN đƣợc lập cho CĐTS và công ty mẹ Quan điểm về thực thể hợp nhất Thực thể hợp nhất là một phần mở rộng công ty mẹ. Tài sản và nợ phải trả của công ty con đƣợc ghi nhận tƣơng ứng với phần sở hữu của công ty mẹ Thực thể hợp nhất là phần do công ty mẹ kiểm soát. Tài sản và nợ phải trả của công ty con đƣợc ghi nhận với phần đang đƣợc công ty mẹ kiểm soát Giống lý thuyết công ty mẹ Thực thể hợp nhất đƣợc xem là một phần tách biệt với công ty mẹ và chủ sở hữu của công ty mẹ. LICĐTS : + Tại ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập Không ghi nhận %LICĐTS x Giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con %LICĐTS x Giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con Giống lý thuyết công ty mẹ mở rộng + phần LTTM phân bổ cho LICĐTS tại ngày mua. + Sau ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập Không ghi nhận LICĐTS ban đầu + %LICĐTS (x) sự biến đổi của VCSH sau ngày quyền kiểm soát đƣợc thiết lập Giống lý thuyết công ty mẹ Giống lý thuyết công ty mẹ + Ghi nhận LICĐTS trongBCTCHN Không ghi nhận và trình bày LICĐTS trên BCTCHN LICĐTS đƣợc ghi nhận và trình bày nhƣ là một khoản nợ phải trả theo quan điểm của LICĐTS đƣợc ghi nhận và trình bày thành một khoản riêng biệt với nợ phải trả và LICĐTS đƣợc ghi nhận và trình bày thành một phần VCSH.
  • 40. 29 công ty mẹ. VCSH. Tài sản và nợ phải trả của công ty con trên BCTCHN Tài sản và nợ phải trả đƣợc đánh giá bằng tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ theo giá trị hợp lý Tài sản và nợ phải trả đƣợc đánh giá bằng tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ theo giá trị hợp lý cộng với tỷ lệ LICĐTS theo giá trị ghi sổ. Tài sản và nợ phải trả đƣợc đánh giá 100% theo giá trị hợp lý Tài sản và nợ phải trả đƣợc đánh giá 100% theo giá trị hợp lý Lợi nhuận thuần hợp nhất Công ty mẹ chỉ bao gồm phần lợi nhuận của công ty con tính theo tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ Giống lý thuyết chủ sở hữu Giống lý thuyết chủ sở hữu Bao gồm tất cả lợi nhuận thuần hợp nhất (tính theo tỷ lệ lợi ích công ty mẹ và tỷ lệ LICĐTS) Các khoản lãi lỗ nội bộ chƣa thực hiện Công ty mẹ loại bỏ theo tỷ lệ lợi ích của mình cho cả giao dịch xuôi chiều và giao dịch ngƣợc chiều. Giống lý thuyết chủ sở hữu Công ty mẹ loại bỏ 100% cho các giao dịch xuôi chiều và phân bổ cho công ty mẹ. Các giao dịch ngƣợc chiều đƣợc loại bỏ 100% nhƣng phân bổ cho cả công ty mẹ và LICĐTS, Giống lý thuyết công ty mẹ mở rộng LTTM do mua công ty con Giá mua công ty con – (% tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ x giá trị hợp lý của tài sản thuẩn của công ty con) Giống lý thuyết chủ sở hữu Giống lý thuyết công ty mẹ hoặc tính giống lý thuyết thực thể nhƣng chỉ theo tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ (Giá trị hợp lý của toàn bộ công ty con đƣợc mua – Giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con)
  • 41. 30 nhƣng vẫn có khả năng kiểm soát đƣợc thực thể nhận đầu tƣ. Với quyền kiểm soát của mình, thực thể đầu tƣ có tạo ra những ảnh hƣởng đến các giao dịch nội bộ với thực thể nhận đầu tƣ. Khi đó, nếu đƣa ra kết luận loại trừ thực thể nhận đầu tƣ đó ra khỏi phạm vi hợp nhất sẽ khiến BCTCHN đƣợc lập trong trƣờng hợp này không trung thực. Về cơ bản việc sử dụng tiêu chí “quyền kiểm soát” cho mục đích xác định thực thể nhận đầu tƣ là công ty con đã khắc phục những nhƣợc điểm nêu trên của cách xác định dựa theo tiêu chí “tỷ lệ quyền biểu quyết”. Khi đó nếu thực thể đầu tƣ kiểm soát đƣợc thực thể nhận đầu tƣ thì mối quan hệ công ty mẹ - công ty con đang tồn tại. Có 2 quan điểm về việc khi nào quyền kiểm soát hiện hữu nhƣ sau: - Quan điểm thứ nhất, 2 yếu tố cần và đủ để thực thể có quyền kiểm soát đối với thực thể nhận đầu tƣ gồm “có quyền chi phối cả chính sách tài chính và chính sách kinh doanh của thực thể nhận đầu tƣ” và “khả năng đạt đƣợc lợi ích kinh tế từ thực thể nhận đầu tƣ” - Quan điểm thứ hai, cấu thành quyền kiểm soát phải có 2 yếu tố đầu tiên giống quan điểm thứ nhất nhƣng đồng thời thêm yếu tố thứ 3 “có khả năng sử dụng quyền chi phối của mình đối với thực thể nhận đầu tƣ để tác động đến lợi ích”. Quan điểm của tác giả trong vấn đề này là cần thiết vận dụng theo tiêu chí “quyền kiểm soát” khi xác định công ty con bởi trên thực tế hiện nay có những trƣờng hợp công ty mẹ có thể nắm giữ tỷ lệ quyền biểu quyết dƣới 50% (nhƣng đủ lớn) và hơn 50% quyền biểu quyết còn lại đƣợc phân tán cho một số lƣợng lớn cổ đông nhỏ lẻ khác. Khi đó các quyết định chi phối đối với công ty con trên thực tế vẫn thuộc về công ty mẹ trừ khi có đủ cổ đông đơn lẻ phân tán còn lại cùng nhau hành động để phản đối các quyết định của công ty mẹ. Tuy nhiên, hành động chung phối hợp nhƣ vậy của số lƣợng lớn các cổ đông nhỏ lẻ không có liên quan với nhau là rất khó có thể thực hiện. Chính vì vậy trong trƣờng hợp này việc nắm giữ quyền biểu quyết dƣới 50% nhƣng đủ lớn của công ty mẹ có thể đủ để tồn tại quyền kiểm soát thực tế (de facto control). Và
  • 42. 31 khi dựa theo tiêu chí “quyền kiểm soát” tác giả cũng ủng hộ quan điểm cho rằng quyền kiểm soát phải có đầy đủ 3 yếu tố cấu thành bởi nếu không có yếu tố thứ 3 thì việc xác định quyền kiểm soát đối với các công ty nhận đầu tƣ là các thực thể có mục đích đặc biệt (SPE) rất khó thực hiện. Khi đã xác định đƣợc thực thể nhận đầu tƣ là công ty con nhƣng công ty con vẫn bị loại trừ ra khỏi phạm vi hợp nhất trong một số trƣờng hợp cụ thể nhƣ công ty con không trọng yếu; quyền kiểm soát của công ty mẹ là tạm thời do công ty con đƣợc mua và nắm giữ với mục đích bán này trong tƣơng lai gần (12 tháng); công ty con hoạt động ở nƣớc có chiến tranh hoặc có tỷ lệ lạm phát quá cao nên bị hạn chế trong thời gian dài và ảnh hƣởng đến khả năng chu chuyển vốn cho công ty mẹ. 1.2.5. Niên độ kế toán hợp nhất và sự hòa hợp chính sách kế toán giữa công ty mẹ với công ty con Tình huống lý tƣởng cho việc hợp nhất là BCTC của mỗi thực thể trong Tập đoàn đƣợc sử dụng trong việc hợp nhất sẽ có ngày báo cáo giống nhau và sẽ cùng sử dụng các chính sách kế toán của công ty mẹ hoặc của Tập đoàn. Tuy nhiên trong thực tế điều này không phải lúc nào cũng xảy ra bởi có sự khác biệt giữa các thực thể này về ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, chính sách kế toán tại từng địa bàn hoạt động..... . Khi đó BCTCHN nếu đƣợc lập dựa trên cơ sở BCTC riêng này sẽ không đảm bảo cung cấp đƣợc thông tin hữu ích, trung thực về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Tập đoàn cho các đối tƣợng quan tâm. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải thống nhất về kỳ kế toán và chính sách kế toán giữa các thực thể trong Tập đoàn. Chính sách kế toán thống nhất Nếu một công ty trong Tập đoàn sử dụng chính sách kế toán khác với chính sách sử dụng trong BCTCHN cho những giao dịch và sự kiện giống nhau trong những hoàn cảnh tƣơng tự thì việc điều chỉnh thích hợp nhất là
  • 43. 32 thống nhất chính sách kế toán của công ty đó ngay từ khi lập BCTC riêng để đảm bảo sự phù hợp với chính sách kế toán của toàn Tập đoàn. Phạm vi và tính phức tạp của việc điều chỉnh phụ thuộc vào bản chất của các hoạt động của Tập đoàn và cơ sở chuẩn bị BCTC riêng của từng công ty trong Tập đoàn. Trong trƣờng hợp không thể thực hiện đƣợc theo cách này, sẽ cần phải thống nhất chính sách kế toán khi lập BCTCHN. Nhƣ vậy mỗi khi BCTCHN đƣợc lập, việc điều chỉnh sẽ đƣợc thực hiện lại. Niên độ kế toán thống nhất Một trong những yêu cầu cơ bản của việc hợp nhất là BCTC của công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn phải đƣợc lập vào cùng ngày. Khi ngày lập BCTC của công ty mẹ khác với công ty con thì ƣu việt nhất là thay đổi niên độ kế toán của công ty con cho phù hợp với niên độ kế toán của công ty mẹ ngay khi lập BCTC riêng. Trong trƣờng hợp không thể thực hiện đƣợc nhƣ vậy công ty mẹ có thể lựa chọn cách xử lý sau theo thứ tự giảm dần về tính chính xác trong công tác lập BCTCHN: - Trƣớc khi hợp nhất, BCTC của công ty con phải đƣợc điều chỉnh và lập mới bằng cách cộng thêm vào và khấu trừ đi những phần kết quả trong khoảng thời gian chênh lệch giữa ngày lập BCTC riêng với ngày lập BCTCHN - Sử dụng BCTC riêng gần nhất của công ty con sau khi đã đƣợc điều chỉnh ảnh hƣởng của các giao dịch hoặc sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày của BCTC riêng với ngày lập BCTCHN nếu sự khác biệt giữa 2 ngày này không đƣợc quá dài và thông thƣờng đƣợc ấn định ở con số 3 tháng. 1.2.6. Kế toán khoản đầu tƣ của công ty mẹ trong công ty con trên Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo tài chính riêng Khi lập BCTCHN cần phải hợp cộng các khoản mục tƣơng đƣơng trên BCTC riêng của các công ty trong phạm vi hợp nhất. Để việc tính trùng không
  • 44. 33 xảy ra, bắt buộc phải loại trừ khoản đầu tƣ của công ty mẹ vào công ty con đƣợc trình bày trên BCTC riêng của công ty mẹ với phần VCSH của công ty con trên BCTC riêng của công ty con. Nguyên nhân của việc loại trừ này nhƣ sau: - Thứ nhất, khoản đầu tƣ vào công ty con đã đƣợc phản ánh trên BCTC riêng của công ty mẹ trong khi khoản mục đầu tƣ vào công ty con đã đƣợc cụ thể hóa thành TSNH, TSDH trên BCTC riêng của công ty con. - Thứ hai, VCSH của công ty con là một phần VCSH của công ty mẹ và đều đƣợc phản ánh trong BCTC riêng của cả công ty mẹ và công ty con. Do vậy việc loại trừ là cần thiết và không có tranh luận nào về điều này. Vấn đề cần phải quan tâm ở đây là trƣớc khi đƣợc loại bỏ, khoản đầu tƣ của công ty mẹ đƣợc trình bày trên BCTC riêng sẽ đƣợc hạch toán theo phƣơng pháp nào bởi phƣơng pháp khác nhau sẽ ảnh hƣởng đến cách điều chỉnh và loại trừ trong quá trình hợp nhất. Về mặt lý luận có 2 phƣơng pháp thông thƣờng đƣợc sử dụng gồm phƣơng pháp giá vốn, phƣơng pháp VCSH. Theo phƣơng pháp giá vốn, các chi phí ban đầu của “khoản đầu tƣ vào công ty con” đƣợc ghi trên sổ sách của công ty mẹ. Sau khi đã ghi nhận, không có bất kỳ sự điều chỉnh nào đƣợc thực hiện để phản ánh những thay đổi trong giá trị của khoản đầu tƣ trừ khi giá trị thị trƣờng hợp lý của khoản đầu tƣ giảm xuống dƣới giá vốn mà khó có thể phục hồi. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, việc ghi giảm vĩnh viễn đối với giá vốn khoản đầu tƣ xuống giá trị thị trƣờng hợp lý sẽ đƣợc thực hiện. Khi công ty con công bố chia cổ tức, công ty mẹ sẽ ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính từ khoản đầu tƣ vào công ty con chỉ tƣơng ứng tỷ lệ lợi ích của mình trong số cổ tức đƣợc công bố. Do đó phần lợi nhuận chƣa phân phối của công ty con cũng không ảnh hƣởng đến số liệu trên sổ sách và BCTC riêng của công ty mẹ. Theo phƣơng pháp VCSH, tại ngày mua, giá trị khoản đầu tƣ vào công ty con đƣợc ghi nhận theo giá vốn hợp nhất kinh doanh. Sau đó, giá trị khoản đầu tƣ vào công ty con đƣợc phản ánh trên sổ sách và BCTC riêng sẽ đƣợc điều chỉnh nhƣ sau:
  • 45. 34 Khoản đầu tƣ vào công ty con theo phƣơng pháp VCSH = Khoản đầu tƣ vào công ty con theo phƣơng pháp giá gốc ± Thay đổi của phần VCSH của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con ± Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty con ± Phân bổ chênh lệch giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả công ty con ± Phân bổ LTTM - Cổ tức đƣợc chia (1-1) Khác với phƣơng pháp giá vốn, doanh thu hoạt động tài chính từ khoản đầu tƣ vào công ty con đƣợc công ty mẹ ghi nhận căn cứ theo toàn bộ số lợi nhuận của công ty con thực hiện đƣợc chứ không phải chỉ là số lợi nhuận đƣợc công ty con công bố phân phối. Ngoài ra, công ty mẹ còn phải phản ánh trên BCTC riêng của mình các chi phí của hoạt động đầu tƣ vào công ty con nhƣ chi phí phân bổ LTTM, chi phí phân bổ số chênh lệch giữa giá trị hợp lý với giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty con… Khi đó lợi nhuận đƣợc phản ánh trên BCKQKD riêng của công ty mẹ đúng bằng lợi nhuận trên BKQKDHN và đây là cơ sở để kiểm tra tính chính xác của số liệu hợp nhất. Phƣơng pháp giá vốn tuy đơn giản nhƣng lại không có tính tự kiểm tra và không cung cấp các thông tin đầy đủ về khả năng sinh lời của khoản đầu tƣ vào công ty con do số lợi nhuận hoặc lỗ thuần của công ty con không đƣợc phản ánh đầy đủ trên BCTC riêng của công ty mẹ. Khi đó với quyền kiểm soát công ty mẹ có thể phóng đại thu nhập từ hoạt động đầu tƣ vào công ty con bằng cách tạo sức ép buộc công ty con phải phân phối số cổ tức lớn hoặc không phản ánh số lỗ của công ty con trong kỳ. Ngƣợc lại phƣơng pháp VCSH sẽ khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của phƣơng pháp giá vốn. Tuy nhiên phƣơng pháp này đòi hỏi việc ghi chép phức tạp hơn trên sổ sách của công ty mẹ. Hơn thế nữa số liệu về lợi nhuận của công ty con đƣợc phản ánh trên BCTC riêng của công ty mẹ không chắc chắn sẽ có đƣợc nếu công ty con bị phá sản. Quá trình hợp nhất BCTC riêng của công ty con với BCTC riêng của công ty mẹ đòi hỏi phải loại trừ hoàn toàn “khoản đầu tƣ vào công ty con” cho
  • 46. 35 dù áp dụng phƣơng pháp giá vốn hay phƣơng pháp VCSH. Tuy nhiên việc điều chỉnh doanh thu tài chính từ số cổ tức lợi nhuận đƣợc chia từ công ty con trên BCTCHN sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng khi lập BCTC riêng của công ty mẹ. 1.2.7. Kế toán lợi thế thƣơng mại và bất lợi thƣơng mại trên Báo cáo tài chính hợp nhất 1.2.7.1. Kế toán lợi thế thương mại Mặc dù trải qua khoảng thời gian dài nhƣng vẫn tồn tại những cuộc tranh luận quyết liệt về LTTM liên quan đến 4 nội dung đƣợc đề cập sau đây. Thứ nhất, định nghĩa về LTTM Trong năm 1880, định nghĩa đầu tiên phản ánh LTTM là số chênh lệch giữa giá mua và giá trị ghi sổ tài sản của một công ty bị mua lại. Bên cạnh đó quan niệm LTTM nhƣ là “khả năng kiếm tiền vƣợt trội của công ty” đầu tiên xuất hiện vào năm 1927. Các định nghĩa về LTTM đã phát triển kể từ thời điểm đó và hiện nay có thể đƣợc tổng hợp lại trong hai nhóm khác nhau: định nghĩa theo cách tiếp cận phần chênh lệch và định nghĩa theo cách tiếp cận lợi nhuận vƣợt trội [43, tr.58-62]. Cách tiếp cận phần chênh lệch đƣợc sự đồng tình của các nhà kế toán trong đó LTTM đƣợc định nghĩa là số chênh lệch giữa tổng số vốn đầu tƣ mua và giá trị hợp lý của tài sản của một công ty bị mua. Ngƣợc lại các nhà kinh tế ủng hộ cách tiếp cận lợi nhuận vƣợt trội trong đó lợi nhuận vƣợt trội sự chênh lệch giữa lợi nhuận của công ty bị hợp nhất vƣợt quá lợi nhuận thông thƣờng cho một doanh nghiệp tƣơng tự và giá trị hiện tại của lợi nhuận vƣợt trội đƣợc xác định là LTTM. LTTM có thể đƣợc hình thành theo hai con đƣờng khác nhau: đƣợc tạo ra trong nội bộ hoặc do việc mua lại một công ty khác (gọi là LTTM mua). Tuy nhiên việc xác định LTTM tự tạo là không dễ dàng nên mức LTTM đƣa ra không có tính khách quan. Hơn thế nữa một số công ty có thể có sự lợi dụng
  • 47. 36 bất hợp pháp LTTM tự tạo bằng cách xác định giá trị tài sản của mình và thuận lợi hơn. Chính vì vậy trong thực tế chỉ có LTTM mua mới đƣợc ghi nhận. Thứ hai, ghi nhận LTTM Một khía cạnh đƣợc thảo luận rộng rãi trong các nghiên cứu là LTTM có thực sự là một tài sản với đầy đủ ý nghĩa của thuật ngữ “tài sản” không. Đối với vấn đề này có 2 điểm trái ngƣợc nhau. Quan điểm thứ nhất với đại diện là Lawrence R.Dicksee [46, tr35-37], Hamilton, Walter P. Schuetze [62, tr.161-162]… cho rằng LTTM không đáp ứng đƣợc định nghĩa về tài sản. Lý do bởi LTTM không thể đƣợc trao đổi cho bất cứ hàng hóa dịch vụ nào, không thể đƣợc sử dụng để sản xuất bất cứ điều gì có giá trị, không đƣợc sử dụng để thanh toán nợ nên LTTM không đem lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai. Hơn thế nữa quyền kiểm soát đối với LTTM không tồn tại do đơn vị nắm giữ nó không thể đem trao đổi, sử dụng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ, để giải quyết công nợ hoặc có thể phân phối cho các chủ sở hữu. Tuy nhiên không đồng ý với quan điểm nêu trên của các tác giả Scheutze, Dicksee, Hamilton, nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ Paton, Walker…[61, tr.211- 216] cho rằng LTTM đem lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai trong sự kết hợp với các tài sản khác. Bên cạnh đó đơn vị có quyền kiểm soát đối với LTTM vì công ty mua lại có "khả năng chỉ đạo các hoạt động có liên quan của công ty đƣợc mua". Chính vì vậy đối chiếu theo khái niệm “tài sản‟, quan điểm này cho rằng LTTM đáp ứng đƣợc các yêu cầu để đƣợc ghi nhận là tài sản. Theo quan điểm của tác giả, LTTM cần đƣợc ghi nhận là khoản mục tài sản trên BCĐKT. Lý do bởi LTTM có thể đƣợc nhìn nhận nhƣ một tài sản đƣợc kiểm soát bởi một thực thể công ty mẹ. Hơn thế nữa nó còn là kết quả của một sự kiện trong quá khứ nhƣ hợp nhất kinh doanh và đƣợc xác định bằng phƣơng pháp giá trị hợp lý có căn cứ nên có thể đảm bảo đƣợc đặc điểm “xác
  • 48. 37 định đƣợc giá trị một cách đáng tin cậy” đồng thời LTTM sẽ tạo ra lợi ích kinh tế trong tƣơng lai trong sự tƣơng tác với các tài sản khác của doanh nghiệp. Thứ ba, cách xác định mức LTTM Hiện nay về mặt lý thuyết có 3 cách đo lƣờng mức LTTM nhƣ sau: [37, tr.52-57] - LTTM có thể đƣợc xác định một thủ tục phụ, bằng cách tổng hợp giá trị của các thành phần nhƣ bằng sáng chế, giấy phép, thƣơng hiệu, mạng lƣới phân phối, vv. Hạn chế chủ yếu là phƣơng pháp này là bỏ qua phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của LTTM và ảnh hƣởng của nó đối với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, do vậy đây là phƣơng pháp ít đƣợc sử dụng để tính toán. - LTTM cũng có thể đƣợc xác định bằng giá trị hiện tại của mức lợi nhuận vƣợt trội dự kiến trong tƣơng lai. Tuy nhiên việc xác định các dòng tiền trong tƣơng lai là rất khó khăn nên mặc dù cách xác định này đƣợc các nhà kinh tế ủng hộ nhƣng ít đƣợc vận dụng. - LTTM đƣợc tính bằng phần chênh lệch giữa toàn bộ số đầu tƣ công ty mẹ bỏ ra và giá trị hợp lý của các yếu tố mang tính chất định danh nhƣ tài sản thuần. Tùy theo việc vận dụng lý thuyết hợp nhất nào mà mức LTTM đƣợc xác định cụ thể và có thể tính cho công ty mẹ hoặc tính cho cả công ty mẹ và cả CĐTS. Nội dung này đã đƣợc trình bày trong mục 1.2.3. Quan điểm của tác giả đối với vấn đề này là mức LTTM ban đầu nên đƣợc tính theo cách thứ 3 bởi đơn giản, dễ vận dụng và khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của 2 cách đầu tiên. Bên cạnh đó, tác giả ủng hộ vận dụng lý thuyết thực thể trong hợp nhất BCTC đồng nghĩa với việc LTTM cần đƣợc xác định cho cả công ty mẹ cũng nhƣ CĐTS. Khi đó, LTTM sẽ đƣợc tính đúng, tính đủ bởi độ lớn của LTTM phụ thuộc vào 2 nhân tố là số vốn đầu tƣ công ty mẹ bỏ ra và giá trị hợp lý tài sản thuần chứ không thể phụ thuộc vào tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ
  • 49. 38 Thứ tƣ, phƣơng pháp xử lý LTTM sau ghi nhận ban đầu Các nghiên cứu cho thấy trong lịch sử có nhiều phƣơng pháp kế toán áp dụng đối với LTTM sau ghi nhận ban đầu đƣợc tổng kết lại nhƣ sau: Xóa sổ LTTM “LTTM không nên đƣợc ghi nhận nhƣ là một tài sản mà nhƣ là một sự điều chỉnh đối với VCSH” là ý tƣởng của nhiều tác giả hàng đầu trong nửa cuối của thế kỷ 19 nhƣ Dicksee Hamilton, Lancaster, Garke, Fells, vv. Những ngƣời ủng hộ giải pháp này cho rằng LTTM là không thể đo lƣờng đƣợc và không có giá trị tƣơng lai thật nên cần phải xóa sổ và trừ vào VCSH (thƣờng là trừ vào phần lợi nhuận giữ lại) [46]. Một lý do nữa cho cách xử lý này là một công ty chấp nhận trả một giá vƣợt quá giá trị của tài sản thuần của một doanh nghiệp khi họ ƣớc tính sẽ đạt đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai. Vì thu nhập tƣơng lai sẽ đƣợc ghi nhận là một phần của VCSH nên có thể đƣợc giảm trừ vào số tiền thanh toán vƣợt quá.Trong một số quốc gia cách tiếp cận xóa sổ LTTM đã đƣợc sử dụng thƣờng xuyên cho đến đầu những năm 1990 và đƣợc quy định trong các văn bản pháp lý trong một khoảng thời gian dài (ví dụ, các biên bản ghi nhớ mang tên "Kế toán thống nhất" do Viện Kế toán Mỹ- tiền thân của Viện Kế toán viên công chứng Mỹ ban hành) và các biên bản này đƣợc chấp nhận bởi Ủy ban Thƣơng mại Liên bang và Hội đồng Dự trữ Liên bang Mỹ và Tuyên bố về thực hành chuẩn mực kế toán (SSAP) số 22, tại Vƣơng quốc Anh). Ghi nhận là tài sản mà không tính khấu hao hoặc đánh giá giảm Một số nhà nghiên cứu đồng ý với quan điểm này nhƣ Montgomery, Hughes… ủng hộ việc duy trì vĩnh viễn LTTM với lý do là không thể tiên đoán đƣợc thời hạn của tài sản này. Bên cạnh đó giá trị của LTTM không giảm theo thời gian mà ngƣợc lại là không đổi hoặc thậm chí có thể tăng lên theo thời gian. Nói cách khác, LTTM là một khoản đầu tƣ không có thiệt hại về giá trị sau đó và cần đƣợc lƣu giữ trong BCĐKT [40, tr.128-132] [50, tr.310-312]. Tuy