SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
------------------
NGUYỄN THỊ QUỲNH HƢƠNG
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ COSO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
------------------
NGUYỄN THỊ QUỲNH HƢƠNG
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ COSO
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ VĂN LUYỆN
2. TS. NGUYỄN QUANG THÁI
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình khoa học do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án hoàn toàn trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng. Luận án không trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu
nào đã được công bố.
Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2020
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
ii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO...........19
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO TIÊU
CHUẨN QUỐC TẾ COSO ............................................................................................19
1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO.................19
1.1.2 Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO....22
1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM
THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO....................................................................30
1.2.1 Sự cần thiết thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM..............................30
1.2.2 Đặc trưng của NHTM ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm
soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO .......................................................................31
1.2.3 Cơ sở thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế ......34
1.2.4 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong các NHTM theo tiêu chuẩn quốc
tế COSO .............................................................................................................................38
1.2.5 Điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế COSO khi thiết lập hệ thống kiểm soát
nội bộ cho NHTM ..............................................................................................................57
1.3 SỰ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHTM THEO
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO.................................................................................59
1.3.1 Quan niệm về sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM ......................59
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM...........60
1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VIỆC THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO - BÀI HỌC
CHO NHNo&PTNT VIỆT NAM..................................................................................63
1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế về việc thiết lập kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng theo tiêu
chuẩn quốc tế COSO..........................................................................................................63
1.4.2 Bài học rút ra cho NHNo&PTNT Việt Nam...........................................................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................................70
iii
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO ..71
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM.....................................71
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam ....................................71
2.1.2 Khái quát về hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam...........................................73
2.2 THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO..................76
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc thiết lập hệ thống Kiểm soát Nội bộ tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam. ......................................................................................................76
2.2.2 Thực trạng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam
theo tiêu chuẩn quốc tế COSO ..........................................................................................80
2.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI
SỰ HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo & PTNT
VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO .......................................... 117
2.3.1 Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu
của HTKSNB tại NHTM................................................................................................ 117
2.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hữu hiệu của
HTKSNB tại NHNo&PTNT Việt Nam......................................................................... 118
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ COSO.......................................................................................................... 135
2.4.1 Kết quả đạt được .................................................................................................... 135
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân........................................................................................ 136
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................. 142
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO ...... 143
3.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC
TẾ COSO........................................................................................................................ 143
iv
3.1.1 Những vấn đề đặt ra đối với quản lý và sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam.............................................................. 143
3.1.2 Định hướng hoạt động và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT
Việt Nam trong thời gian tới........................................................................................... 145
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO............... 148
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam ........ 148
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro tại NHNo&PTNT Việt Nam.................... 153
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam........... 157
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện thông tin và truyền thông tại NHNo&PTNT Việt Nam .. 161
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện giám sát các kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam....... 165
3.3 KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.................... 169
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.............................................................. 169
3.3.2 Đối với Hiệp hội ngân hàng .................................................................................. 171
3.3.3 Đối với các cơ sở đào tạo....................................................................................... 171
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................. 171
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................... 172
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
AICPA American Institute of Certified Public Accountants
Hiệp hội Kế toán viên công chứng Mỹ
BCTC Báo cáo tài chính
BĐH Ban điều hành
BGĐ Ban giám đốc
BKS Ban kiểm soát
CAP Committee on Accounting Procedure
Uỷ ban thủ tục kế toán
CNTT Công nghệ thông tin
COBIT Control Objectives for Information Technologies
Khuôn khổ kiểm soát và kiểm tra hệ thống thông tin
COSO Committee of Sponsoring Organizations
Uỷ ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo
quốc tế
CRO Chief Risk Officer - Giám đốc rủi ro
ERM Enterprise Risk Management - Quản trị rủi ro doanh
nghiệp
GDV Giao dịch viên
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐRR Hội đồng rủi ro
HĐTV Hội đồng thành viên
HSC Hội sở chính
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
IAASB International Auditing and Assurance Standards Board
Uỷ ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo
vi
quốc tế
ICAI Institute of Chartered Accountant
Viện kế toán Chartered của Ấn Độ
IFAC International Federation of Accountants
Liên đoàn kế toán quốc tế
IIA The Institute of Internal Auditors
Uỷ ban kiểm toán nội bộ
ISA International Standard on Auditing
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTNB Kiểm toán nội bộ
MIS Management Information System
Hệ thống thông tin quản lý
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
SPDV Sản phẩm dịch vụ
TCTC Tổ chức tài chính
TCTD Tổ chức tín dụng
TGĐ Tổng giám đốc
TSC Trụ sở chính
UBKT Uỷ ban kiểm toán
UBQLRR Uỷ ban quản lý rủi ro
VSA Vietnamese Standards on Auditing
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 1. Khung nghiên cứu của Luận Án 17
Hình 1.1 Mô hình KSNB của COSO - Kim tự tháp HTKSNB 28
Hình 1.2 Mô hình quản lý rủi ro – Theo COSO (ERM) 29
Hình 1.3 Các rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng 43
Hình 1.4 Quy trình đánh giá rủi ro 44
Hình 1.5 Mô hình 03 tuyến phòng thủ theo Basel 49
Hình 1.6 Vị trí của quản lý rủi ro trong mô hình 03 (04) tuyến phòng thủ 51
Hình 2.1 Nội dung của Basel II và Thông tư 13/2018 của NHNN 77
Hình 2.2 Hệ thống Kiểm soát nội bộ theo Thông tư 13/2018 của NHNN 78
Hình 2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ với 03 (04) tuyến phòng thủ áp dụng
cho các NHTM Việt Nam
78
Hình 2.4 Mô hình 03 tuyến phòng thủ gắn với mô hình quản trị và cơ cấu
bộ máy quản lý tại Agribank
95
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu 119
Hình 2.6 Kiểm định về tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu
thập (KMO và Bartlett’s Test)
126
Hình 2.7 Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân
tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank
127
Hình 2.8 Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa)
129
Hình 2.9 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy 129
Hình 2.10 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summaryb
) 130
Hình 2.11 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai –
ANOVA)
130
Hình 2.12 Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hoá 132
Hình 2.13 Đồ thị giá trị dự đoán chuẩn hoá 134
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Cơ sở thiết lập Hệ thống kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế 35
Bảng 1.2 Khuôn mẫu KSNB được các quốc gia sử dụng 64
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính của Agribank từ 2015 - 2019 76
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát một số nhân tố thuộc Môi trường kiểm soát
của Agribank
81
Bảng 2.3 Số lượng nhân viên tính đến 31/12/2019 của một số ngân hàng 86
Bảng 2.4 Kết quả KTNB tại các chi nhánh Agribank về quản trị, điều
hành các năm 2017-2019
112
Bảng 2.5 Các loại tồn tại, sai sót tại các chi nhánh Agribank về quản trị,
điều hành được KTNB phát hiện các năm 2017-2019
112
Bảng 2.6 Kết quả KTNB tại các chi nhánh Agribank về hoạt động tín
dụng các năm 2017 - 2019
113
Bảng 2.7 Các loại tồn tại, sai sót tại các chi nhánh Agribank về hoạt động
tín dụng được KTNB phát hiện các năm 2017-2019
113
Bảng 2.8 Thống kê mẫu phiếu khảo sát định lượng 118
Bảng 2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB của
Agribank
120
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát mức độ hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank 124
Bảng 2.11 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB
125
Bảng 2.12 Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu
của HTKSNB tại Agribank
133
ix
DANH MỤC CÁC HỘP
Tên hộp Trang
Hộp 2.1 Mục tiêu của Agribank qua các năm 89
Hộp 2.2 Quy trình cho vay của Agribank 99
Hộp 2.3 Nội dung và phạm vi KTNB tại Agribank năm 2019 111
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản hợp nhất của Agribank từ 2015 - 2019 74
Biểu đồ 2.2 Tổng lợi nhuận trước thuế của Agribank từ 2015 - 2019 75
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 2.1 Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý của Agribank 72
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 10 năm trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được những thành tựu bước đầu. Môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống
ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận
về khung điều tiết, quản trị nội bộ, tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và
sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại ứng dụng những thành tựu của
khoa học công nghệ. Song hoạt động của hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương
trước những biến động của môi trường bên trong và bên ngoài. Để ngăn ngừa
những tổn thất và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài
các biện pháp thanh tra - kiểm tra - giám sát của các Cơ quan quản lý Nhà nước;
trước hết đòi hỏi bản thân các ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu. Mà
biện pháp quan trọng nhất là ngân hàng phải thiết lập được Hệ thống kiểm soát nội
bộ (HTKSNB) một cách đầy đủ và có hiệu quả vì trong mô hình quản trị doanh
nghiệp nói chung hay ngân hàng nói riêng thì HTKSNB luôn là yếu tố mang tính
sống còn.
Trước yêu cầu đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã
ban hành Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về HTKSNB và kiểm toán nội bộ
(KTNB) của tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng nước ngoài. Văn bản pháp lý này
đã góp phần nâng kiểm soát nội bộ (KSNB) lên đúng tầm và vai trò. Tuy nhiên,
thực tế triển khai và đánh giá mức độ ph hợp của HTKSNB cho thấy Thông tư
44/2011/TT-NHNN còn mang tính khái quát, chưa thực sự đầy đủ và đáp ứng được
quy định về vai trò thực sự của một HTKSNB trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy,
Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về
HTKSNB của ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các quy định trong Thông tư 13/2018/TT-NHNN khá cụ thể và rõ ràng, đặc biệt là
đã tiệm cận với các thông lệ quốc tế về xây dựng HTKSNB. Điều này cũng phù hợp
với thực tế triển khai Basel II tại Việt Nam. Theo đó, HTKSNB được quy định nổi
2
bật theo ba tuyến phòng thủ độc lập nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện và xử
lý kịp thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, Thông tư 13/2018/TT-
NHNN cũng quy định HTKSNB thực hiện năm chức năng là giám sát của quản lý
cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đầy đủ vốn và KTNB.
Có thể nói các nước phát triển đã đưa ra định nghĩa, cách thức tiến hành xây
dựng HTKSNB trong nhiều năm trước và đã hệ thống thành những chuẩn mực được
công nhận toàn cầu. Năm 1992, Uỷ ban Các tổ chức tài trợ (COSO - Committee of
Sponsoring Organizations) thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi
lập Báo cáo tài chính (BCTC) đã ban hành báo cáo về khuôn mẫu KSNB đầu tiên.
Cho đến nay, qua nhiều lần điều chỉnh và cập nhật, khuôn mẫu KSNB COSO thực
sự đã trở thành cơ sở nền tảng cho việc xây dựng HTKSNB của nhiều loại hình
doanh nghiệp trên thế giới. Việc áp dụng các chuẩn mực đã được quốc tế công nhận
sẽ giúp các ngân hàng tại Việt Nam đẩy nhanh tiến độ và đạt được hiệu quả trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện HTKSNB; từ đó tiết kiệm thời gian, kinh phí và
quan trọng hơn là nâng cao sự phù hợp của HTKSNB so với thông lệ quốc tế nhằm
tăng hiệu quả quản lý và đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập.
Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam (Agribank) là hệ thống ngân hàng lớn nhất cả về vốn, tài sản,
đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng… Tuy nhiên, đây
lại là hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém trong quản trị điều hành cũng như
những lỗ hổng kiểm soát. Từ những lý do trên, hoàn thiện HTKSNB tại Agribank
trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện
Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế
COSO” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu các
khía cạnh khác nhau về KSNB, HTKSNB. Vì vậy, luận án hệ thống hóa, phân tích
và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến KSNB, HTKSNB, sự hữu
3
hiệu của HTKSNB và các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB. Từ đó,
luận án xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra định hướng nghiên cứu.
2.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Các công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến KSNB, HTKSNB
được thực hiện ở nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau.
Nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp.
Năm 1992, trong báo cáo của mình dưới tiêu đề Internal Control-Intergrated
framework”, COSO đã nghiên cứu về hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM)
bao gồm 8 bộ phận: môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh
giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám
sát. Sau đó, năm 2004 COSO chính thức ban hành ERM làm nền tảng trong việc
quản trị rủi ro doanh nghiệp.
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây đều cho rằng KSNB có mối
quan hệ với công tác quản trị doanh nghiệp, cụ thể: KSNB có vai trò định hướng thị
trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm
mới của doanh nghiệp. Cụ thể là quan điểm của Merchant, K.A (1985) trong nghiên
cứu Kiểm soát trong tổ chức kinh doanh”; Anthony R.N và Dearden, Jbedford
(1989) trong nghiên cứu Kiểm soát quản lý”; Laura F.Spira và Micheal Page
(2002) trong nghiên cứu về quản trị rủi ro trong mối quan hệ với KSNB; Faudizah,
Hasnal và Muhamad (2005) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp với KSNB; Yuan Li, Yi Liu, Youngbin Zhao (2006) trong
nghiên cứu về vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và KSNB có tác
động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới...
Tiếp theo, Mawanda (2008) trong nghiên cứu về những ảnh hưởng của
KSNB với hoạt động tài chính tại các trường đại học ở Uganda đã chứng minh được
mối quan hệ giữa HTKSNB và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Varipin Mongkolsamai và Phapruke Ussahawanitchakit (2012) lại nghiên
cứu về ảnh hưởng của chiến lược KSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp niêm yết tại Thái Lan và xác định được các nhân tố tác động đến chiến lược
4
KSNB là tầm nhìn điều hành minh bạch, kiến thức của nhân viên, sự đa dạng của
các giao dịch kinh doanh và nhu cầu của các bên liên quan.
Sahabi Ibrahim, Gordon Diibuzie và Mohammed Abubakari (2017) trong
nghiên cứu về tác động của HTKSNB với hoạt động tài chính tại các cơ sở y tế ở
khu vực phía tây của Ghana đã cho thấy mối quan hệ giữa KSNB và hoạt động tài
chính của doanh nghiệp.
Nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với kiểm toán.
Các nghiên cứu ban đầu về KSNB chủ yếu trong mối liên hệ với KTNB và
từng bước bổ sung mục tiêu của KTNB.
Thuật ngữ KSNB bắt đầu xuất hiện từ việc Công ty Kiểm toán Price
Waterhouse khi thực hiện chức năng nhận xét báo cáo tài chính (BCTC) nhận thức
rằng không cần thiết cũng như không thực tế khi yêu cầu kiểm tra tất cả các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh mà chỉ cần chọn mẫu để kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng
HTKSNB của đơn vị được kiểm toán trong việc thu nhận, xử lý và tổng hợp các
thông tin để lập BCTC. Vì vậy, các kiểm toán viên bắt đầu quan tâm đến KSNB với
hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền.
Đến năm 1905, Robert H. Montgomery đã đưa ra ý kiến của mình về nội
dung của hệ thống kiểm tra nội bộ mà sau này đã phát triển lên thành KSNB trong
cuốn Auditing - Theory and Practice”. Tuy nhiên, quan điểm này đưa ra chủ yếu
để giúp cho kiểm toán viên trong việc nhận diện tác động của KSNB tới công việc
của kiểm toán nên còn tương đối đơn giản và mang tính sơ khai.
Năm 1929, công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System
- FED) lần đầu tiên đưa ra khái niệm về KSNB. Theo đó, KSNB được định nghĩa là
một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả
hoạt động và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm
toán viên.
Năm 1936, trong công bố của mình, Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ
(AICPA) cũng đưa ra khái niệm về KSNB, trong đó bổ sung thêm mục tiêu của
KSNB là bảo đảm số liệu kế toán chính xác.
5
Sau đó, trong quyển Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và
hệ thống kiểm soát” của Tác giả Victor . Brink và Herbert Witt (1941), KSNB
cũng đã được đề cập với những nhận định tương đối đầy đủ về KTNB. Theo đó,
KSNB được d ng để mô tả những phương pháp thực hành nội bộ có liên quan đến
việc nhằm đạt được tốt hơn các mục tiêu của tổ chức thực hiện”. KSNB bao gồm
KTNB tiến hành với cả hoạt động kế toán và các hoạt động khác. Quan điểm của
tác giả cũng cho rằng nên tập trung vào KSNB về kế toán trong đó tập trung trực
tiếp vào việc đảm bảo lập BCTC đáng tin cậy và tuân thủ luật pháp. Đến thời điểm
này, nghiên cứu đã mở rộng phạm vi của KSNB hơn nhưng các tác giả cũng chưa
đưa ra các thành phần đầy đủ của KSNB và vẫn tiếp cận KSNB từ vị trí của kiểm
toán viên nội bộ.
Năm 1949, trong công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB với nhan đề
KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp
và đối với kiểm toán viên độc lập”, AICPA đã bổ sung thêm mục tiêu thúc đẩy hoạt
động có hiệu quả và khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của nhà quản lý vào
khái niệm về KSNB.
Sau năm 1949, AICPA cũng đã ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán đề cập
đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB. Năm 1958, trong báo cáo
về thủ tục kiểm toán SAP 29 (SAP-Statement on Auditing Procedure) của Uỷ ban
thủ tục kiểm toán (CAP-Committee on Auditing Procedure) trực thuộc AICPA, lần
đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán và đưa ra được định nghĩa
cụ thể. Đến năm 1962, vẫn tổ chức này tiếp tục ban hành SAP33 lại tiếp tục làm rõ
hơn nữa khái niệm KSNB theo nghĩa rộng; từ đó xây dựng chuẩn mực kiểm toán,
trong đó yêu cầu công ty kiểm toán nên giới hạn nghiên cứu KSNB về kế toán. Đến
năm 1972, CAP ban hành SAP 54 Tìm hiểu và đánh giá KSNB”, trong đó đưa ra
bốn thủ tục kiểm soát kế toán, đó là đảm bảo nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã
được phê chuẩn, ghi nhận đúng đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp
cận tài sản và kiểm kê. Sau đó, AICPA đã ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS
- Statement on Auditing Standard) thay thế cho SAP, trong đó SAS1 (ra đời năm
6
1973) về trách nhiệm của kiểm toán viên đã soát x t lại SAP 54 và đưa ra một
khuôn khổ đầy đủ hơn về kiểm soát kế toán.
Năm 1976, Alvin A. Arens và James K. Loebbecke trong cuốn Auditing:
An integrated approach” đã đưa ra lý do để các công ty xây dựng một HTKSNB là
nhằm giúp các công ty thoả mãn các mục tiêu của mình và nội dung trọng tâm của
HTKSNB được kh ng định là các quá trình kiểm soát. Trong nghiên cứu này đã chỉ
ra các thành phần của HTKSNB nhưng nó chỉ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ
thống kế toán và các thể thức kiểm soát (chính sách và thủ tục kiểm soát).
Tiếp theo đó, dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển các nghiên cứu về
KSNB đó là năm 1992 với sự ra đời của Báo cáo COSO dưới tiêu đề Internal
Control-Intergrated framework”. Đây là lần đầu tiên khuôn mẫu lý luận về KSNB
được nghiên cứu và trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống. Báo cáo COSO đã
mở rộng phạm vi của KSNB. KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến
BCTC mà được mở rộng ra các phương diện hoạt động và tuân thủ.
Sau báo cáo COSO năm 1992, đã có hàng loạt nghiên cứu phát triển, mở
rộng các ứng dụng của Báo cáo COSO trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể
đến một số lĩnh vực như: ng dụng trong quản trị rủi ro doanh nghiệp; ng dụng
cho doanh nghiệp nhỏ; ng dụng trong lĩnh vực ngân hàng; ng dụng cho hoạt
động kiểm toán độc lập. Đối với lĩnh vực hoạt động kiểm toán độc lập, sau khi Báo
cáo COSO năm 1992 được phát hành, các chuẩn mực kiểm toán của Mỹ cũng như
hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA- International Standard on Auditing)
đã sử dụng Báo cáo COSO làm nền tảng khi yêu cầu xem x t HTKSNB trong kiểm
toán BCTC. Mỹ, các định nghĩa và nhân tố của KSNB trong Báo cáo COSO năm
1992 đã được đưa vào chuẩn mực kiểm toán SAS 78 Xem x t KSNB trong kiểm
toán BCTC”. y ban Chuẩn mực Kiểm toán và các Dịch vụ đảm bảo quốc tế
(IAASB - The International Auditing and Assurance Standard Board) thuộc Liên
đoàn Kế toán Quốc tế năm 2003, đã ban hành một số chuẩn mực kiểm toán mới
trong đó có ISA 315 Hiểu biết tình hình kinh doanh, môi trường của doanh nghiệp
và đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu”, trên cơ sở đề cập một cách toàn diện về
7
khái niệm rủi ro trong kiểm toán. Theo ISA 315, KSNB được hiểu là một quá trình
do bộ máy quản lý, Ban Giám đốc (BGĐ) và các nhân viên của đơn vị chi phối,
được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu
BCTC đáng tin cậy, pháp luật và các quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và
hiệu quả”. Như vậy, định nghĩa về KSNB theo ISA 315 đã dựa trên định nghĩa về
KSNB của Báo cáo COSO năm 1992.
Sau đó, lại tiếp tục các nghiên cứu được thực hiện đề cập đến KSNB trong
mối liên hệ với KTNB như nghiên cứu Kiểm toán nội bộ hiện đại kế thừa quan
điểm của Brink” của tác giả Robert R. Moller (2005).
Nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với chất lượng thông tin kế toán
tài chính của các công ty niêm yết.
Một số nghiên cứu tiêu biểu cho thấy KSNB là công cụ hữu ích trong việc
tạo ra BCTC chất lượng, trong đó các thành phần của KSNB có ảnh hưởng tới chất
lượng thông tin kế toán tài chính, cụ thể: Kết quả nghiên cứu của Uỷ ban tài trợ tại
Mỹ năm 1987 cho thấy nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gian lận về thông tin
tài chính của các công ty đó là sự vắng bóng hoặc yếu kém trong tổ chức KSNB.
Mối liên hệ giữa chất lượng thông tin BCTC và bộ phận KTNB của các công ty
niêm yết - một trong những yếu tố quan trọng của HTKSNB được xác định qua
nghiên của của Defond, M., Jiambalvo (1991). Theo Angella.A (2009) thì kết quả
nghiên cứu trong báo cáo của Uỷ ban tài trợ (Treadway Commission) năm 1987 tại
Mỹ đã cho thấy sự vắng bóng hoặc yếu kém của KSNB là nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến những gian lận về thông tin tài chính của các công ty. Sau đó, các thủ tục
KSNB có ảnh hưởng tới việc lập BCTC được kết luận trong nghiên cứu của
J.Altamuro (2010) khi kiểm chứng việc thực hiện KSNB bởi FDICIA (the Federal
Depository Insurance Corporation Improvement Act - USA) trong suốt thập niên
1990. Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng tăng cường KSNB về giám sát và lập báo
cáo dẫn đến việc gia tăng chất lượng lập BCTC trong lĩnh vực ngân hàng. N.Klai
(2011) lại kh ng định đặc điểm của BGĐ của công ty niêm yết có ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
8
chứng khoán Tunisi và đã đưa ra kết luận các công ty này có BGĐ thiếu tính độc
lập. BGĐ mạnh phải đặt lợi ích của các cổ đông trước tiên có thể ngăn chặn công ty
từ những việc đưa hối lộ cho quan chức. BGĐ công ty thực hiện kiểm soát tốt sẽ nỗ
lực cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho những người quan tâm và công
chúng. Năm 2012, nghiên cứu thực chứng của Alvin A.Arens (2012) cho thấy
những vấn đề liên quan đến việc lập và trình bày BCTC của Enron và WorldCom từ
những yếu kém trong KSNB của công ty.
Nghiên cứu về KSNB trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả tìm hiểu có một số nghiên cứu nhấn mạnh
sự cần thiết và tầm quan trọng của HTKSNB trong ngân hàng. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu cũng thực hiện cho mục đích xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB ngân hàng.
Vận dụng các quy định về KSNB của COSO vào các hoạt động ngân hàng
trong Báo cáo của Uỷ ban Basel (Basel 1998), Uỷ ban Basel ngày càng tập trung
vào tầm quan trọng của KSNB trong ngân hàng. Báo cáo Basel nhấn mạnh KSNB
là một quá trình bị ảnh hưởng bởi BGĐ, quản lý cấp cao và các cấp của nhân viên.
Nó không phải là chỉ duy nhất một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một
thời điểm nhất định mà là hoạt động liên tục ở tất cả các cấp trong ngân hàng. Hội
đồng quản trị (HĐQT) và quản lý cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập văn
hóa phù hợp để tạo điều kiện cho KSNB hiệu quả và theo dõi hiệu quả của nó trên
cơ sở liên tục. Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong một tổ chức đều phải tham gia vào quá
trình này.
Sau đó, các nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB trong hoạt
động của ngân hàng. Karagiorgos, Drogalas và Dimou (2008) đã kh ng định sự
tương tác giữa các thành phần của HTKSNB và hiệu quả của KSNB trong ngân
hàng ở Hy Lạp. Nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB trong việc
đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của các TCTD, hỗ trợ duy trì sự ổn
định trong hệ thống ngân hàng. C ng quan điểm, việc nhận định mỗi ngân hàng cần
tạo ra và thiết lập một HTKSNB tiêu chuẩn và đủ mạnh để giúp chống lại những âm
9
mưu gian lận nhằm thúc đẩy hoạt động liên tục và đảm bảo tính thanh khoản, khả
năng thanh toán được đưa ra trong nghiên cứu của Olatunji (2009). Amudo và
Inanga (2009) lại thực hiện nghiên cứu đánh giá HTKSNB từ Uganda với các nước
thành viên khu vực Ngân hàng Phát triển Châu Phi với mô hình được phát triển dựa
vào khuôn khổ KSNB của COSO và Khuôn khổ Kiểm soát và Kiểm tra hệ thống
thông tin (COBIT) và đi đến kết luận xác định sáu thành phần chủ yếu sau đây của
một HTKSNB hiệu quả bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát và công nghệ thông tin
(CNTT) trong nghiên cứu của họ. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của KSNB là có
liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của sáu thành phần chính được xác định bởi
mô hình. Nghiên cứu này mới thực hiện tại Uganda nên có thể chưa đúng với mọi
quốc gia cụ thể với hoàn cảnh và đặc điểm khác nhau. Trong nghiên cứu về các
ngân hàng ở Zimbabwe, Njanike, K và các cộng sự (2011) đã đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến KSNB để đảm bảo quản trị doanh nghiệp tốt trong ngân hàng ở
nước này. Nghiên cứu đã đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu: (1) KSNB đã hoạt động
hiệu quả như thế nào trong lĩnh vực ngân hàng của Zimbabwe (2) Làm thế nào
KSNB hiệu quả có thể được thực hiện để thúc đẩy quản trị doanh nghiệp. Tiếp sau
đó là nghiên cứu của Adeyemi et al (2011) với nhận định một HTKSNB không đầy
đủ dẫn đến không thể nhận biết những hoạt động gian lận và làm giảm hiệu suất của
ngân hàng. Nghiên cứu của Socol A (2011) lại nhấn mạnh việc HĐQT và Ban điều
hành (BĐH) cần thúc đẩy các tiêu chuẩn về đạo đức và tính trung thực, thiết lập văn
hóa làm nổi bật và thể hiện tầm quan trọng của KSNB trên tất cả các cấp tổ chức;
tất cả nhân viên của ngân hàng phải được nhận thức về vai trò mà họ có trong
HTKSNB và phải được chủ động tham gia vào quá trình này. Năm 2011, Sultana &
Haque đã đánh giá tính hiệu quả của HTKSNB đã phát triển trong sáu ngân hàng tư
nhân niêm yết ở Bangladesh. Nghiên cứu đã xây dựng các mô hình được phát triển
từ khuôn khổ KSNB của báo cáo COSO. Mô hình nghiên cứu đã đánh giá năm
thành phần của KSNB ảnh hưởng tới 03 mục tiêu kiểm soát, bao gồm: hiệu quả
hoạt động, độ tin cậy của BCTC và sự tuân thủ các quy định của pháp luật và các
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 52001
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng giải pháp hoàn thi...
Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính   ngân hàng giải pháp hoàn thi...Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính   ngân hàng giải pháp hoàn thi...
Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng giải pháp hoàn thi...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (26)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (26)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (26)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (26)
Nguyễn Công Huy
 
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong MaiNghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
Hung Pham Thai
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty VINATRANS trong bối cảnh h...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty VINATRANS trong bối cảnh h...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty VINATRANS trong bối cảnh h...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty VINATRANS trong bối cảnh h...
 
Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng giải pháp hoàn thi...
Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính   ngân hàng giải pháp hoàn thi...Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính   ngân hàng giải pháp hoàn thi...
Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng giải pháp hoàn thi...
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
 
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
Luận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
Luận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt NamLuận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
Luận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
 
La01.018 xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may việt nam
La01.018 xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may việt namLa01.018 xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may việt nam
La01.018 xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may việt nam
 
Quảng cáo nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU
Quảng cáo nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EUQuảng cáo nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU
Quảng cáo nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU
 
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (26)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (26)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (26)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (26)
 
Luận án: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở V...
Luận án: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở V...Luận án: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở V...
Luận án: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở V...
 
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong MaiNghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
Nghiep Vu Ngan Hang Thuong Mai
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
 
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc VinatexLuận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
 
Luận án: Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam
Luận án: Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt NamLuận án: Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam
Luận án: Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam
 
Tai lieu
Tai lieuTai lieu
Tai lieu
 
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...
 

Similar to Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO

Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO (20)

Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Tai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdfTai lieu_luan van ts.pdf
Tai lieu_luan van ts.pdf
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng Công t...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng Công t...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng Công t...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng Công t...
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
 
Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...
Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...
Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...
 
Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...
Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...
Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ------------------ NGUYỄN THỊ QUỲNH HƢƠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ------------------ NGUYỄN THỊ QUỲNH HƢƠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ VĂN LUYỆN 2. TS. NGUYỄN QUANG THÁI HÀ NỘI - 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình khoa học do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Luận án không trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố. Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2020 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Quỳnh Hương
  • 4. ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO...........19 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO ............................................................................................19 1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO.................19 1.1.2 Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO....22 1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO....................................................................30 1.2.1 Sự cần thiết thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM..............................30 1.2.2 Đặc trưng của NHTM ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO .......................................................................31 1.2.3 Cơ sở thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế ......34 1.2.4 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong các NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế COSO .............................................................................................................................38 1.2.5 Điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế COSO khi thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ cho NHTM ..............................................................................................................57 1.3 SỰ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHTM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO.................................................................................59 1.3.1 Quan niệm về sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM ......................59 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM...........60 1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VIỆC THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO - BÀI HỌC CHO NHNo&PTNT VIỆT NAM..................................................................................63 1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế về việc thiết lập kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế COSO..........................................................................................................63 1.4.2 Bài học rút ra cho NHNo&PTNT Việt Nam...........................................................68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................................70
  • 5. iii CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO ..71 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM.....................................71 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam ....................................71 2.1.2 Khái quát về hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam...........................................73 2.2 THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO..................76 2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc thiết lập hệ thống Kiểm soát Nội bộ tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. ......................................................................................................76 2.2.2 Thực trạng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO ..........................................................................................80 2.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI SỰ HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO .......................................... 117 2.3.1 Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHTM................................................................................................ 117 2.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHNo&PTNT Việt Nam......................................................................... 118 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO.......................................................................................................... 135 2.4.1 Kết quả đạt được .................................................................................................... 135 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân........................................................................................ 136 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................. 142 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO ...... 143 3.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO........................................................................................................................ 143
  • 6. iv 3.1.1 Những vấn đề đặt ra đối với quản lý và sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam.............................................................. 143 3.1.2 Định hướng hoạt động và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới........................................................................................... 145 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO............... 148 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam ........ 148 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro tại NHNo&PTNT Việt Nam.................... 153 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam........... 157 3.2.4 Giải pháp hoàn thiện thông tin và truyền thông tại NHNo&PTNT Việt Nam .. 161 3.2.5 Giải pháp hoàn thiện giám sát các kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam....... 165 3.3 KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.................... 169 3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.............................................................. 169 3.3.2 Đối với Hiệp hội ngân hàng .................................................................................. 171 3.3.3 Đối với các cơ sở đào tạo....................................................................................... 171 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................. 171 KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................... 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa AICPA American Institute of Certified Public Accountants Hiệp hội Kế toán viên công chứng Mỹ BCTC Báo cáo tài chính BĐH Ban điều hành BGĐ Ban giám đốc BKS Ban kiểm soát CAP Committee on Accounting Procedure Uỷ ban thủ tục kế toán CNTT Công nghệ thông tin COBIT Control Objectives for Information Technologies Khuôn khổ kiểm soát và kiểm tra hệ thống thông tin COSO Committee of Sponsoring Organizations Uỷ ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế CRO Chief Risk Officer - Giám đốc rủi ro ERM Enterprise Risk Management - Quản trị rủi ro doanh nghiệp GDV Giao dịch viên HĐQT Hội đồng quản trị HĐRR Hội đồng rủi ro HĐTV Hội đồng thành viên HSC Hội sở chính HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ IAASB International Auditing and Assurance Standards Board Uỷ ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo
  • 8. vi quốc tế ICAI Institute of Chartered Accountant Viện kế toán Chartered của Ấn Độ IFAC International Federation of Accountants Liên đoàn kế toán quốc tế IIA The Institute of Internal Auditors Uỷ ban kiểm toán nội bộ ISA International Standard on Auditing Chuẩn mực kiểm toán quốc tế KSNB Kiểm soát nội bộ KTNB Kiểm toán nội bộ MIS Management Information System Hệ thống thông tin quản lý NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch SPDV Sản phẩm dịch vụ TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TGĐ Tổng giám đốc TSC Trụ sở chính UBKT Uỷ ban kiểm toán UBQLRR Uỷ ban quản lý rủi ro VSA Vietnamese Standards on Auditing Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
  • 9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 1. Khung nghiên cứu của Luận Án 17 Hình 1.1 Mô hình KSNB của COSO - Kim tự tháp HTKSNB 28 Hình 1.2 Mô hình quản lý rủi ro – Theo COSO (ERM) 29 Hình 1.3 Các rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng 43 Hình 1.4 Quy trình đánh giá rủi ro 44 Hình 1.5 Mô hình 03 tuyến phòng thủ theo Basel 49 Hình 1.6 Vị trí của quản lý rủi ro trong mô hình 03 (04) tuyến phòng thủ 51 Hình 2.1 Nội dung của Basel II và Thông tư 13/2018 của NHNN 77 Hình 2.2 Hệ thống Kiểm soát nội bộ theo Thông tư 13/2018 của NHNN 78 Hình 2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ với 03 (04) tuyến phòng thủ áp dụng cho các NHTM Việt Nam 78 Hình 2.4 Mô hình 03 tuyến phòng thủ gắn với mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý tại Agribank 95 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu 119 Hình 2.6 Kiểm định về tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập (KMO và Bartlett’s Test) 126 Hình 2.7 Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank 127 Hình 2.8 Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) 129 Hình 2.9 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy 129 Hình 2.10 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summaryb ) 130 Hình 2.11 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA) 130 Hình 2.12 Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hoá 132 Hình 2.13 Đồ thị giá trị dự đoán chuẩn hoá 134
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1 Cơ sở thiết lập Hệ thống kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế 35 Bảng 1.2 Khuôn mẫu KSNB được các quốc gia sử dụng 64 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính của Agribank từ 2015 - 2019 76 Bảng 2.2 Kết quả khảo sát một số nhân tố thuộc Môi trường kiểm soát của Agribank 81 Bảng 2.3 Số lượng nhân viên tính đến 31/12/2019 của một số ngân hàng 86 Bảng 2.4 Kết quả KTNB tại các chi nhánh Agribank về quản trị, điều hành các năm 2017-2019 112 Bảng 2.5 Các loại tồn tại, sai sót tại các chi nhánh Agribank về quản trị, điều hành được KTNB phát hiện các năm 2017-2019 112 Bảng 2.6 Kết quả KTNB tại các chi nhánh Agribank về hoạt động tín dụng các năm 2017 - 2019 113 Bảng 2.7 Các loại tồn tại, sai sót tại các chi nhánh Agribank về hoạt động tín dụng được KTNB phát hiện các năm 2017-2019 113 Bảng 2.8 Thống kê mẫu phiếu khảo sát định lượng 118 Bảng 2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB của Agribank 120 Bảng 2.10 Kết quả khảo sát mức độ hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank 124 Bảng 2.11 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB 125 Bảng 2.12 Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank 133
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HỘP Tên hộp Trang Hộp 2.1 Mục tiêu của Agribank qua các năm 89 Hộp 2.2 Quy trình cho vay của Agribank 99 Hộp 2.3 Nội dung và phạm vi KTNB tại Agribank năm 2019 111 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản hợp nhất của Agribank từ 2015 - 2019 74 Biểu đồ 2.2 Tổng lợi nhuận trước thuế của Agribank từ 2015 - 2019 75 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1 Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý của Agribank 72
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau hơn 10 năm trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu. Môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết, quản trị nội bộ, tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ. Song hoạt động của hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương trước những biến động của môi trường bên trong và bên ngoài. Để ngăn ngừa những tổn thất và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài các biện pháp thanh tra - kiểm tra - giám sát của các Cơ quan quản lý Nhà nước; trước hết đòi hỏi bản thân các ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu. Mà biện pháp quan trọng nhất là ngân hàng phải thiết lập được Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) một cách đầy đủ và có hiệu quả vì trong mô hình quản trị doanh nghiệp nói chung hay ngân hàng nói riêng thì HTKSNB luôn là yếu tố mang tính sống còn. Trước yêu cầu đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về HTKSNB và kiểm toán nội bộ (KTNB) của tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng nước ngoài. Văn bản pháp lý này đã góp phần nâng kiểm soát nội bộ (KSNB) lên đúng tầm và vai trò. Tuy nhiên, thực tế triển khai và đánh giá mức độ ph hợp của HTKSNB cho thấy Thông tư 44/2011/TT-NHNN còn mang tính khái quát, chưa thực sự đầy đủ và đáp ứng được quy định về vai trò thực sự của một HTKSNB trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về HTKSNB của ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các quy định trong Thông tư 13/2018/TT-NHNN khá cụ thể và rõ ràng, đặc biệt là đã tiệm cận với các thông lệ quốc tế về xây dựng HTKSNB. Điều này cũng phù hợp với thực tế triển khai Basel II tại Việt Nam. Theo đó, HTKSNB được quy định nổi
  • 13. 2 bật theo ba tuyến phòng thủ độc lập nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, Thông tư 13/2018/TT- NHNN cũng quy định HTKSNB thực hiện năm chức năng là giám sát của quản lý cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đầy đủ vốn và KTNB. Có thể nói các nước phát triển đã đưa ra định nghĩa, cách thức tiến hành xây dựng HTKSNB trong nhiều năm trước và đã hệ thống thành những chuẩn mực được công nhận toàn cầu. Năm 1992, Uỷ ban Các tổ chức tài trợ (COSO - Committee of Sponsoring Organizations) thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính (BCTC) đã ban hành báo cáo về khuôn mẫu KSNB đầu tiên. Cho đến nay, qua nhiều lần điều chỉnh và cập nhật, khuôn mẫu KSNB COSO thực sự đã trở thành cơ sở nền tảng cho việc xây dựng HTKSNB của nhiều loại hình doanh nghiệp trên thế giới. Việc áp dụng các chuẩn mực đã được quốc tế công nhận sẽ giúp các ngân hàng tại Việt Nam đẩy nhanh tiến độ và đạt được hiệu quả trong quá trình xây dựng và hoàn thiện HTKSNB; từ đó tiết kiệm thời gian, kinh phí và quan trọng hơn là nâng cao sự phù hợp của HTKSNB so với thông lệ quốc tế nhằm tăng hiệu quả quản lý và đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập. Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là hệ thống ngân hàng lớn nhất cả về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng… Tuy nhiên, đây lại là hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém trong quản trị điều hành cũng như những lỗ hổng kiểm soát. Từ những lý do trên, hoàn thiện HTKSNB tại Agribank trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về KSNB, HTKSNB. Vì vậy, luận án hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến KSNB, HTKSNB, sự hữu
  • 14. 3 hiệu của HTKSNB và các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB. Từ đó, luận án xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra định hướng nghiên cứu. 2.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Các công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến KSNB, HTKSNB được thực hiện ở nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp. Năm 1992, trong báo cáo của mình dưới tiêu đề Internal Control-Intergrated framework”, COSO đã nghiên cứu về hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) bao gồm 8 bộ phận: môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Sau đó, năm 2004 COSO chính thức ban hành ERM làm nền tảng trong việc quản trị rủi ro doanh nghiệp. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây đều cho rằng KSNB có mối quan hệ với công tác quản trị doanh nghiệp, cụ thể: KSNB có vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp. Cụ thể là quan điểm của Merchant, K.A (1985) trong nghiên cứu Kiểm soát trong tổ chức kinh doanh”; Anthony R.N và Dearden, Jbedford (1989) trong nghiên cứu Kiểm soát quản lý”; Laura F.Spira và Micheal Page (2002) trong nghiên cứu về quản trị rủi ro trong mối quan hệ với KSNB; Faudizah, Hasnal và Muhamad (2005) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với KSNB; Yuan Li, Yi Liu, Youngbin Zhao (2006) trong nghiên cứu về vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới... Tiếp theo, Mawanda (2008) trong nghiên cứu về những ảnh hưởng của KSNB với hoạt động tài chính tại các trường đại học ở Uganda đã chứng minh được mối quan hệ giữa HTKSNB và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Varipin Mongkolsamai và Phapruke Ussahawanitchakit (2012) lại nghiên cứu về ảnh hưởng của chiến lược KSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Thái Lan và xác định được các nhân tố tác động đến chiến lược
  • 15. 4 KSNB là tầm nhìn điều hành minh bạch, kiến thức của nhân viên, sự đa dạng của các giao dịch kinh doanh và nhu cầu của các bên liên quan. Sahabi Ibrahim, Gordon Diibuzie và Mohammed Abubakari (2017) trong nghiên cứu về tác động của HTKSNB với hoạt động tài chính tại các cơ sở y tế ở khu vực phía tây của Ghana đã cho thấy mối quan hệ giữa KSNB và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với kiểm toán. Các nghiên cứu ban đầu về KSNB chủ yếu trong mối liên hệ với KTNB và từng bước bổ sung mục tiêu của KTNB. Thuật ngữ KSNB bắt đầu xuất hiện từ việc Công ty Kiểm toán Price Waterhouse khi thực hiện chức năng nhận xét báo cáo tài chính (BCTC) nhận thức rằng không cần thiết cũng như không thực tế khi yêu cầu kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ cần chọn mẫu để kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng HTKSNB của đơn vị được kiểm toán trong việc thu nhận, xử lý và tổng hợp các thông tin để lập BCTC. Vì vậy, các kiểm toán viên bắt đầu quan tâm đến KSNB với hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền. Đến năm 1905, Robert H. Montgomery đã đưa ra ý kiến của mình về nội dung của hệ thống kiểm tra nội bộ mà sau này đã phát triển lên thành KSNB trong cuốn Auditing - Theory and Practice”. Tuy nhiên, quan điểm này đưa ra chủ yếu để giúp cho kiểm toán viên trong việc nhận diện tác động của KSNB tới công việc của kiểm toán nên còn tương đối đơn giản và mang tính sơ khai. Năm 1929, công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System - FED) lần đầu tiên đưa ra khái niệm về KSNB. Theo đó, KSNB được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên. Năm 1936, trong công bố của mình, Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA) cũng đưa ra khái niệm về KSNB, trong đó bổ sung thêm mục tiêu của KSNB là bảo đảm số liệu kế toán chính xác.
  • 16. 5 Sau đó, trong quyển Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” của Tác giả Victor . Brink và Herbert Witt (1941), KSNB cũng đã được đề cập với những nhận định tương đối đầy đủ về KTNB. Theo đó, KSNB được d ng để mô tả những phương pháp thực hành nội bộ có liên quan đến việc nhằm đạt được tốt hơn các mục tiêu của tổ chức thực hiện”. KSNB bao gồm KTNB tiến hành với cả hoạt động kế toán và các hoạt động khác. Quan điểm của tác giả cũng cho rằng nên tập trung vào KSNB về kế toán trong đó tập trung trực tiếp vào việc đảm bảo lập BCTC đáng tin cậy và tuân thủ luật pháp. Đến thời điểm này, nghiên cứu đã mở rộng phạm vi của KSNB hơn nhưng các tác giả cũng chưa đưa ra các thành phần đầy đủ của KSNB và vẫn tiếp cận KSNB từ vị trí của kiểm toán viên nội bộ. Năm 1949, trong công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB với nhan đề KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”, AICPA đã bổ sung thêm mục tiêu thúc đẩy hoạt động có hiệu quả và khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của nhà quản lý vào khái niệm về KSNB. Sau năm 1949, AICPA cũng đã ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB. Năm 1958, trong báo cáo về thủ tục kiểm toán SAP 29 (SAP-Statement on Auditing Procedure) của Uỷ ban thủ tục kiểm toán (CAP-Committee on Auditing Procedure) trực thuộc AICPA, lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán và đưa ra được định nghĩa cụ thể. Đến năm 1962, vẫn tổ chức này tiếp tục ban hành SAP33 lại tiếp tục làm rõ hơn nữa khái niệm KSNB theo nghĩa rộng; từ đó xây dựng chuẩn mực kiểm toán, trong đó yêu cầu công ty kiểm toán nên giới hạn nghiên cứu KSNB về kế toán. Đến năm 1972, CAP ban hành SAP 54 Tìm hiểu và đánh giá KSNB”, trong đó đưa ra bốn thủ tục kiểm soát kế toán, đó là đảm bảo nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê chuẩn, ghi nhận đúng đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm kê. Sau đó, AICPA đã ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS - Statement on Auditing Standard) thay thế cho SAP, trong đó SAS1 (ra đời năm
  • 17. 6 1973) về trách nhiệm của kiểm toán viên đã soát x t lại SAP 54 và đưa ra một khuôn khổ đầy đủ hơn về kiểm soát kế toán. Năm 1976, Alvin A. Arens và James K. Loebbecke trong cuốn Auditing: An integrated approach” đã đưa ra lý do để các công ty xây dựng một HTKSNB là nhằm giúp các công ty thoả mãn các mục tiêu của mình và nội dung trọng tâm của HTKSNB được kh ng định là các quá trình kiểm soát. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra các thành phần của HTKSNB nhưng nó chỉ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thể thức kiểm soát (chính sách và thủ tục kiểm soát). Tiếp theo đó, dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển các nghiên cứu về KSNB đó là năm 1992 với sự ra đời của Báo cáo COSO dưới tiêu đề Internal Control-Intergrated framework”. Đây là lần đầu tiên khuôn mẫu lý luận về KSNB được nghiên cứu và trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống. Báo cáo COSO đã mở rộng phạm vi của KSNB. KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra các phương diện hoạt động và tuân thủ. Sau báo cáo COSO năm 1992, đã có hàng loạt nghiên cứu phát triển, mở rộng các ứng dụng của Báo cáo COSO trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến một số lĩnh vực như: ng dụng trong quản trị rủi ro doanh nghiệp; ng dụng cho doanh nghiệp nhỏ; ng dụng trong lĩnh vực ngân hàng; ng dụng cho hoạt động kiểm toán độc lập. Đối với lĩnh vực hoạt động kiểm toán độc lập, sau khi Báo cáo COSO năm 1992 được phát hành, các chuẩn mực kiểm toán của Mỹ cũng như hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA- International Standard on Auditing) đã sử dụng Báo cáo COSO làm nền tảng khi yêu cầu xem x t HTKSNB trong kiểm toán BCTC. Mỹ, các định nghĩa và nhân tố của KSNB trong Báo cáo COSO năm 1992 đã được đưa vào chuẩn mực kiểm toán SAS 78 Xem x t KSNB trong kiểm toán BCTC”. y ban Chuẩn mực Kiểm toán và các Dịch vụ đảm bảo quốc tế (IAASB - The International Auditing and Assurance Standard Board) thuộc Liên đoàn Kế toán Quốc tế năm 2003, đã ban hành một số chuẩn mực kiểm toán mới trong đó có ISA 315 Hiểu biết tình hình kinh doanh, môi trường của doanh nghiệp và đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu”, trên cơ sở đề cập một cách toàn diện về
  • 18. 7 khái niệm rủi ro trong kiểm toán. Theo ISA 315, KSNB được hiểu là một quá trình do bộ máy quản lý, Ban Giám đốc (BGĐ) và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu BCTC đáng tin cậy, pháp luật và các quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả”. Như vậy, định nghĩa về KSNB theo ISA 315 đã dựa trên định nghĩa về KSNB của Báo cáo COSO năm 1992. Sau đó, lại tiếp tục các nghiên cứu được thực hiện đề cập đến KSNB trong mối liên hệ với KTNB như nghiên cứu Kiểm toán nội bộ hiện đại kế thừa quan điểm của Brink” của tác giả Robert R. Moller (2005). Nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết. Một số nghiên cứu tiêu biểu cho thấy KSNB là công cụ hữu ích trong việc tạo ra BCTC chất lượng, trong đó các thành phần của KSNB có ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán tài chính, cụ thể: Kết quả nghiên cứu của Uỷ ban tài trợ tại Mỹ năm 1987 cho thấy nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gian lận về thông tin tài chính của các công ty đó là sự vắng bóng hoặc yếu kém trong tổ chức KSNB. Mối liên hệ giữa chất lượng thông tin BCTC và bộ phận KTNB của các công ty niêm yết - một trong những yếu tố quan trọng của HTKSNB được xác định qua nghiên của của Defond, M., Jiambalvo (1991). Theo Angella.A (2009) thì kết quả nghiên cứu trong báo cáo của Uỷ ban tài trợ (Treadway Commission) năm 1987 tại Mỹ đã cho thấy sự vắng bóng hoặc yếu kém của KSNB là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gian lận về thông tin tài chính của các công ty. Sau đó, các thủ tục KSNB có ảnh hưởng tới việc lập BCTC được kết luận trong nghiên cứu của J.Altamuro (2010) khi kiểm chứng việc thực hiện KSNB bởi FDICIA (the Federal Depository Insurance Corporation Improvement Act - USA) trong suốt thập niên 1990. Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng tăng cường KSNB về giám sát và lập báo cáo dẫn đến việc gia tăng chất lượng lập BCTC trong lĩnh vực ngân hàng. N.Klai (2011) lại kh ng định đặc điểm của BGĐ của công ty niêm yết có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
  • 19. 8 chứng khoán Tunisi và đã đưa ra kết luận các công ty này có BGĐ thiếu tính độc lập. BGĐ mạnh phải đặt lợi ích của các cổ đông trước tiên có thể ngăn chặn công ty từ những việc đưa hối lộ cho quan chức. BGĐ công ty thực hiện kiểm soát tốt sẽ nỗ lực cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho những người quan tâm và công chúng. Năm 2012, nghiên cứu thực chứng của Alvin A.Arens (2012) cho thấy những vấn đề liên quan đến việc lập và trình bày BCTC của Enron và WorldCom từ những yếu kém trong KSNB của công ty. Nghiên cứu về KSNB trong lĩnh vực ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả tìm hiểu có một số nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của HTKSNB trong ngân hàng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng thực hiện cho mục đích xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB ngân hàng. Vận dụng các quy định về KSNB của COSO vào các hoạt động ngân hàng trong Báo cáo của Uỷ ban Basel (Basel 1998), Uỷ ban Basel ngày càng tập trung vào tầm quan trọng của KSNB trong ngân hàng. Báo cáo Basel nhấn mạnh KSNB là một quá trình bị ảnh hưởng bởi BGĐ, quản lý cấp cao và các cấp của nhân viên. Nó không phải là chỉ duy nhất một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm nhất định mà là hoạt động liên tục ở tất cả các cấp trong ngân hàng. Hội đồng quản trị (HĐQT) và quản lý cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập văn hóa phù hợp để tạo điều kiện cho KSNB hiệu quả và theo dõi hiệu quả của nó trên cơ sở liên tục. Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong một tổ chức đều phải tham gia vào quá trình này. Sau đó, các nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB trong hoạt động của ngân hàng. Karagiorgos, Drogalas và Dimou (2008) đã kh ng định sự tương tác giữa các thành phần của HTKSNB và hiệu quả của KSNB trong ngân hàng ở Hy Lạp. Nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB trong việc đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của các TCTD, hỗ trợ duy trì sự ổn định trong hệ thống ngân hàng. C ng quan điểm, việc nhận định mỗi ngân hàng cần tạo ra và thiết lập một HTKSNB tiêu chuẩn và đủ mạnh để giúp chống lại những âm
  • 20. 9 mưu gian lận nhằm thúc đẩy hoạt động liên tục và đảm bảo tính thanh khoản, khả năng thanh toán được đưa ra trong nghiên cứu của Olatunji (2009). Amudo và Inanga (2009) lại thực hiện nghiên cứu đánh giá HTKSNB từ Uganda với các nước thành viên khu vực Ngân hàng Phát triển Châu Phi với mô hình được phát triển dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và Khuôn khổ Kiểm soát và Kiểm tra hệ thống thông tin (COBIT) và đi đến kết luận xác định sáu thành phần chủ yếu sau đây của một HTKSNB hiệu quả bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát và công nghệ thông tin (CNTT) trong nghiên cứu của họ. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của KSNB là có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của sáu thành phần chính được xác định bởi mô hình. Nghiên cứu này mới thực hiện tại Uganda nên có thể chưa đúng với mọi quốc gia cụ thể với hoàn cảnh và đặc điểm khác nhau. Trong nghiên cứu về các ngân hàng ở Zimbabwe, Njanike, K và các cộng sự (2011) đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến KSNB để đảm bảo quản trị doanh nghiệp tốt trong ngân hàng ở nước này. Nghiên cứu đã đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu: (1) KSNB đã hoạt động hiệu quả như thế nào trong lĩnh vực ngân hàng của Zimbabwe (2) Làm thế nào KSNB hiệu quả có thể được thực hiện để thúc đẩy quản trị doanh nghiệp. Tiếp sau đó là nghiên cứu của Adeyemi et al (2011) với nhận định một HTKSNB không đầy đủ dẫn đến không thể nhận biết những hoạt động gian lận và làm giảm hiệu suất của ngân hàng. Nghiên cứu của Socol A (2011) lại nhấn mạnh việc HĐQT và Ban điều hành (BĐH) cần thúc đẩy các tiêu chuẩn về đạo đức và tính trung thực, thiết lập văn hóa làm nổi bật và thể hiện tầm quan trọng của KSNB trên tất cả các cấp tổ chức; tất cả nhân viên của ngân hàng phải được nhận thức về vai trò mà họ có trong HTKSNB và phải được chủ động tham gia vào quá trình này. Năm 2011, Sultana & Haque đã đánh giá tính hiệu quả của HTKSNB đã phát triển trong sáu ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh. Nghiên cứu đã xây dựng các mô hình được phát triển từ khuôn khổ KSNB của báo cáo COSO. Mô hình nghiên cứu đã đánh giá năm thành phần của KSNB ảnh hưởng tới 03 mục tiêu kiểm soát, bao gồm: hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của BCTC và sự tuân thủ các quy định của pháp luật và các
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 52001 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562