SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------
VÕ ĐỨC THẮNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN
THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
VÕ ĐỨC THẮNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN
THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Hệ Điều Hành Cao Cấp)
Mã ngành: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ VIẾT TIẾN
TP. HỒ CHÍ MINH – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý Thầy/Cô, Tôi tên là: VÕ ĐỨC THẮNG, học viên cao học lớp
EMBA4, trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Tôi là tác giả của luận văn này, tôi xin
cam đoan: Luận văn Thạc Sĩ với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tuân thủ thuế: Nghiên cứu các Doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh” là do
bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của Thầy: PGS.
TS. Hồ Viết Tiến.
Các thông tin, số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin cam kết lời cam đoan này là hoàn toàn sự thật.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 08 năm 2019
Tác giả
Võ Đức Thắng
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu.........................................................................................1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4
1.6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
1.7. Cấu trúc nghiên cứu .........................................................................................5
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......6
2.1. Khái niệm tính tuân thủ thuế và phân loại tính tuân thủ thuế..........................6
2.2. Nguyên nhân gây thất thoát nguồn thu hoặc không kê khai............................8
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế...........................9
2.3.1. Các chỉ tiêu định tính................................................................................9
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng...........................................................................10
2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tổng quát về mức độ tuân thủ thuế .................10
2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế theo từng khía
cạnh cụ thể ...............................................................................................11
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.................14
2.4.1. Chính sách, pháp luật thuế......................................................................15
2.4.2. Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế...............................................15
2.4.2.1. Thủ tục hành chính thuế..............................................................15
2.4.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về các chức năng quản lý của cơ quan
thuế...........................................................................................................16
2.4.3. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế.......20
2.4.4. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của cơ quan thuế ..........................................21
2.4.5. Nhóm nhân tố thuộc về người nộp thuế .................................................21
2.4.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................22
2.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan .............................................................22
2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan.....................................................23
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan.....................................................24
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................28
3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................28
3.2. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế...............29
3.2.1. Phương pháp số liệu quản lý thuế...........................................................29
3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát...............................................................30
3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................32
3.3.1. Mô hình nghiên cứu................................................................................32
3.3.2. Khái niệm các yếu tố ..............................................................................34
3.3.3. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................36
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................36
3.4.1. Nghiên cứu định tính ..............................................................................36
3.4.2. Nghiên cứu định lượng ...........................................................................40
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................42
4.1. Tổng quan về thành phố Cam Ranh và Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh 42
4.1.1. Tổng quan về thành phố Cam Ranh .......................................................42
4.1.2. Tổng quan về Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh.................................42
4.2. Thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế đối tại Chi cục Thuế
thành phố Cam Ranh.............................................................................................43
4.2.1. Tổng quan về người nộp thuế ở Cam Ranh giai đoạn 2015-2018..........43
4.2.2. Thực trạng tuân thủ thuế của người nộp thuế thông qua các tiêu chí đánh
giá khảo sát của công chức thuế .......................................................................45
4.2.2.1. Đánh giá chỉ tiêu tổng quát về tính tuân thủ thuế của người nộp
thuế...........................................................................................................45
4.2.2.2. Tuân thủ về đăng ký thuế............................................................47
4.2.2.3. Tuân thủ về kê khai, tính thuế, kế toán thuế...............................50
4.2.2.4. Tuân thủ nộp thuế .......................................................................56
4.2.2.5. Công tác kiểm tra thuế ................................................................59
4.2.2.6. Tuân thủ các quy định khác về thuế ...........................................61
4.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh..............................................63
4.2.3.1. Phân tích độ tin cậy thang đo......................................................63
4.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá........................................................64
4.2.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình............................................68
4.2.3.4. Kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Cam Ranh..............68
4.3. Những hạn chế và nguyên nhân.....................................................................73
Tóm tắt chương 4 ................................................................................................77
CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH...................78
5.1. Hàm ý quản trị nâng cao hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi
cục Thuế thành phố Cam Ranh.............................................................................78
5.1.1. Đối với yếu tố thuế suất..........................................................................78
5.1.2. Đối với yếu tố tổ chức hoạt động kiểm tra .............................................79
5.1.3. Đối với yếu tố kỹ năng công chức thuế..................................................81
5.1.4. Đối với yếu tố niềm tin vào sự liêm chính của Chi cục Thuế ................82
5.1.5. Đối với hình thức cưỡng chế và hình phạt .............................................84
5.1.6. Đối với yếu tố tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế .............86
5.1.7. Đối với yếu tố tính đơn giản của thủ tục kê khai thuế............................87
5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Giải thích
CQT : Cơ quan thuế
CCT TPCR : Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh
DN : Doanh nghiệp
DG : Tính đơn giản của thủ tục kê khai
EFA : Phân tích nhân tố khám phá
FDI : Doanh nghiệp có vốn nước ngoài
GTGT : Giá trị gia tăng
HT : Hình thức cưỡng chế và hình phạt
KT : Tổ chức hoạt động kiểm tra
KN : Kỹ năng của công chức thuế
NSNN : Ngân sách nhà nước
NT : Niềm tin vào hoạt động của Chi cục Thuế
NNT : Người nộp thuế
NV : Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TK : Tờ khai
TS : Thuế suất
TTT : Tuân thủ thuế
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu..............................................33
Bảng 3.2. Kết quả ý kiến thành viên nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi tuân thủ thuế của người nộp thuế...................................................37
Bảng 3.3. Thang đo khảo sát Doanh nghiệp ......................................................38
Bảng 3.4. Thang đo khảo sát công chức thuế.....................................................40
Bảng 4.1. Thành phần công chức thuế trả lời khảo sát ......................................45
Bảng 4.2. Đánh giá chỉ tiêu tổng quát về tính TTT của NNT............................46
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi tuân thủ trong đăng ký thuế ..48
Bảng 4.4. Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ trong đăng ký thuế của
các loại hình NNT..............................................................................49
Bảng 4.5. Kết quả quản lý kê khai thuế .............................................................51
Bảng 4.6. Kết quả công tác kiểm tra, thanh tra của CCT TPCR giai đoạn 2016-
2018 .......................................................................................................53
Bảng 4.7 Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ trong kê khai thuế của
NNT ...................................................................................................54
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi không tuân thủ trong đăng ký
thuế.....................................................................................................55
Bảng 4.9 Số nợ thuế và tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu thuế năm 2015-2018 .....57
Bảng 4.10 Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ nộp thuế của các loại hình
NNT ...................................................................................................58
Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi không tuân thủ nộp thuế của
NNT ...................................................................................................59
Bảng 4.12 Kết quả công tác kiểm tra, thanh tra của Chi cục Thuế TP Cam Ranh
giai đoạn 2016-2018 ..........................................................................60
Bảng 4.13 Kết quả đánh giá về mức độ tuân thủ các nội dung khác của NNT...62
Bảng 4.14 Thành phần NNT trả lời khảo sát ......................................................63
Bảng 4.15 Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s Alpha....................64
Bảng 4.16 Giá trị KMO và Bartlett’s của các yếu tố độc lập..............................65
Bảng 4.17 Tổng phương sai trích của các biến độc lập ......................................65
Bảng 4.18 Hệ số tải nhân tố của các biến độc lập...............................................66
Bảng 4.19 Giá trị KMO của yếu tố hành vi TTT của NNT ................................67
Bảng 4.20 Hệ số tải nhân tố các biến hành vi tuân thủ thuế ...............................67
Bảng 4.21 Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy.................................68
Bảng 4.22 Mô hình đầy đủ ..................................................................................68
Bảng 4.23 Trọng số hồi quy................................................................................69
Bảng 4.24 Kiểm định các giả định thống kê .......................................................69
Bảng 4.25 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .............................................70
Bảng 4.26 Giá trị trung bình các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế......71
Bảng 4.27 Giá trị trung bình các thang đo thuộc các yếu tố tác động đến hành vi
tuân thủ thuế.......................................................................................71
Bảng 4.28 Số vụ khiếu nại của NNT tại CCT TPCR giai đoạn 2015-2018........73
Bảng 4.29 Các nguyên nhân khiến NNT có hành vi không tuân thủ thuế..........75
Bảng 5.1 Giá trị trung bình thang đo thuế suất .................................................78
Bảng 5.2 Giá trị trung bình thang đo tổ chức hoạt động kiểm tra.....................79
Bảng 5.3 Giá trị trung bình thang đo kỹ năng công chức thuế .........................81
Bảng 5.4 Giá trị trung bình thang đo sự liêm chính của chi cục thuế...............82
Bảng 5.5 Giá trị trung bình thang đo hình phạt, cưỡng chế..............................84
Bảng 5.6 Giá trị trung bình thang đo tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục
thuế.....................................................................................................86
Bảng 5.7 Giá trị trung bình thang đo tính đơn giản của thủ tục kê khai thuế ...87
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Chiến lược xử lý TTT của CQT theo các mức độ TTT của NNT.....7
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ hay thất thoát nguồn
thu. .....................................................................................................8
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .........................................................................28
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế của người nộp
thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh ......................................33
Hình 4.1 Số lượng DN thành lập và DN ngưng hoạt động...............................44
Hình 4.2 Tổng số Doanh nghiệp Chi cục Thuế TP Cam Ranh đang quản lý...44
Hình 4.3 Số tờ khai nộp trễ hạn và số tờ khai nộp đúng hạn giai đoạn 2015-
2018....................................................................................................50
Hình 4.4 Tình hình nộp tờ khai thuế giai đoạn 2015-2018...............................51
Hình 4.5 Tổng nợ thuế của các Doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2018.............56
Hình 4.6 Tỷ lệ nợ đọng thuế của NNT tại CCT TPCR giai đoạn 2015-2018 ..57
Hình 4.7 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh với hệ số chuẩn hoá ........................70
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích đánh giá các sự tác động của các nhân
tố đến hành vi tuân thủ thuế của các Doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua việc khảo sát 155 doanh nghiệp,
32 công chức thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh. Các phương pháp, kiểm
định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và kỹ thuật hồi quy tuyến tính
được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp là (1) Tổ chức hoạt động kiểm
tra (KT), (2) Hình thức cưỡng chế và hình phạt (HT), (3) Thuế suất (TS), (4) Tính
đơn giản của thủ tục kê khai (DG), (5) Niềm tin vào hoạt động của Chi cục Thuế
(NT), (6) Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế (NV), (7) Kỹ năng của
công chức thuế (KN) đều tác động dương đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp
thuế ở mức ý nghĩa 5%
Từ khóa: Hành vi tuân thủ thuế, Doanh nghiệp, Chi cục Thuế thành phố Cam
Ranh.
ABSTRACT
These thesis is to determine the factors influencing the Tax Compliance at
the Tax Department in Khanh Hoa Province. The research data was collected from
155 Companies and 32 Tax Civil servant. Cronbach’s Alpha test, exploratory factor
analysis (EFA) and linear regression analysis were used in the study. The research
results indicated that (1) Examine, (2) Punishment and coercion, (3) Tax rate, (4)
Simplicity of declaration procedures, (5) Confidence of taxpayers, (6) Tax
Department operations, (7) Skills of Tax Civil servant impact positively on the Tax
Compliance of companies in Cam Ranh city with sig under 5%.
Keyword: Tax Compliance, Tax Department in Cam Ranh City, Companies.
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Thuế là một trong các chính sách quan trọng để điều tiết kinh tế của mỗi
quốc gia và đó còn là nguồn thu của nhà nước (Nguyễn Thanh Sơn, 2010). Một
quốc gia có hệ thống thuế phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ngân
sách quốc gia, tạo môi trường thuận lợi, công bằng cho hoạt động của Doanh
nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý kinh tế
của Nhà nước thì việc nắm bắt hành vi tuân thủ thuế của Doanh nghiệp là điều rất
quan trọng.
Hiện nay, cơ chế quản lý của ngành thuế là NNT tự khai, tự tính, tự nộp
thuế; cơ quan thuế chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người
nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế theo quy
định pháp luật, đồng thời tăng cường chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm, chống thất
thu NSNN.
Với sự phát triển của nền kinh tế và với khối lượng công việc của công chức
thuế ngày càng tăng nhanh, NNT tại Chi cục Thuế Cam Ranh ngày càng tăng nhanh
quy mô và số lượng, nên cơ chế quản lý tự kê khai thuế đang gặp phải nhiều rủi ro
như số tiền nộp ít hơn số tiền kê khai, cố ý hay vô ý khai báo không trung thực số
thuế phải nộp cũng như không tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, vẫn còn không ít chủ
Doanh nghiệp có trình độ hiểu biết pháp luật thuế thấp, lợi dụng cơ chế trên để gian
lận thuế, trốn thuế, nợ đọng thuế hay cố tình tìm mọi thủ đoạn, mọi hình thức gian
lận các khoản tiền thuế phải nộp như khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ
NSNN, chuyển giá ngày càng tinh vi, phức tạp....Đây là thách thức cho Chi cục
Thuế Cam Ranh trong việc quản lý hiệu quả thu thuế từ các Doanh nghiệp, trong đó
vấn đề nắm bắt hành vi tuân thủ thuế của Doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng
được Chi cục Thuế Cam Ranh hết sức quan tâm. Đánh giá hành vi tuân thủ thuế của
các Doanh nghiệp để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều
hành quản lý thuế là nhiệm vụ cốt lõi của Chi cục Thuế TP Cam Ranh.
Bên cạnh những khó khăn về đối tượng quản lý, nguồn lực dành cho công
tác kiểm tra chưa đáp ứng về chất lượng và số lượng so với yêu cầu quản lý thuế
theo cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp thuế. Theo số liệu về nhân sự tại Chi cục Thuế,
2
số công chức kiểm tra chiếm 19,6% tổng số công chức người lao động toàn Chi cục,
chưa đạt bình quân chung 25-30% theo thông lệ quốc tế. Phương pháp, kỹ năng
kiểm tra còn chậm chuyển biến chưa theo kịp diễn biến nhanh chóng của các công
ty đơn vị. Công tác kiểm tra chưa tiến hành kịp thời khi có sai phạm xảy ra. Theo
Báo cáo hoạt động quản lý thuế của Chi cục Thuế TP Cam Ranh (2018), tỷ lệ doanh
nghiệp được kiểm tra tại trụ sở trên tổng số doanh nghiệp do Chi cục Thuế TP Cam
Ranh quản lý đạt 9,5% còn thấp so với yêu cầu.
Với những tồn tại trên, để thực hiện mục tiêu chiến lược cải cách công tác
kiểm tra đến năm 2020. Hoạt động kiểm tra rủi ro kê khai thuế của NNT đạt được
trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro,
phân loại NNT tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; đôn
đốc kịp thời, đầy đủ các khoản nợ thuế vào NSNN, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm pháp luật thuế, giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo
về thuế của NNT đòi hỏi công tác kiểm tra thuế cần chọn lọc đối tượng nộp thuế có
nhiều rủi ro để ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, chống thất thu NSNN từ đó tạo
điều kiện quản lý tốt đối tượng nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Cam Ranh là một thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa thuộc khu vực
Duyên Hải Nam Trung Bộ; Cam Ranh nằm bên Quốc lộ 1A, tọa lạc bên bờ Vịnh
Cam Ranh, một vịnh biển tự nhiên được xem là vịnh tự nhiên tốt nhất Đông Nam
Á. Vịnh có đủ 3 yếu tố cơ bản là chiều rộng, độ sâu và được che chắn tốt, lại nằm
trong vùng ít bão, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát
triển dịch vụ cảng biển và du lịch, hoạt động kinh doanh các dịch vụ trên biển đảo
Cam Ranh rất phong phú. Theo số liệu thống kê thì năm 2016 thành phố Cam Ranh
đã thu NSNN gần 250 tỷ, năm 2017 thu NSNN gần 300 tỷ và năm 2018 thu NSNN
gần 335 tỷ (Báo cáo Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh 2018). So với số thu toàn
tỉnh thì con số này tuy không lớn nhưng đây chính là những nguồn thu tiềm năng
cho thành phố Cam Ranh. Mặc dù đạt được những thành công đáng kể trong thu
ngân sách nhà nước về thuế nhưng tỷ lệ NNT có hành vi không tuân thủ thuế tại Chi
cục Thuế thành phố Cam Ranh ngày càng tăng qua các năm, từ 20 trường hợp năm
2014 lên 33 trường hợp năm 2018.
3
Nhận định được tầm quan trọng của thuế đối với nguồn thu ngân sách của
tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP Cam Ranh nói riêng, tác giả quyết định thực hiện
nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế: Nghiên cứu các
Doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh” để từ đó giúp Chi cục Thuế TP Cam
Ranh có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng về hành vi tuân
thủ thuế của NNT và phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của
doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh. Qua đó đề xuất các hàm ý quản trị
giúp ban lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh có chính sách kiểm soát hành
vi tuân thủ thuế của NNT.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn
thành phố Cam Ranh.
- Xác định các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp
tại địa bàn thành phố Cam Ranh
- Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của
doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh.
- Đề xuất các hàm ý quản trị giúp ban lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Cam
Ranh có chính sách kiểm soát hành vi tuân thủ thuế của NNT.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố
Cam Ranh như thế nào?
- Các nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại
địa bàn thành phố Cam Ranh?
- Mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của doanh
nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh như thế nào?
- Những đề xuất hàm ý quản trị nào giúp ban lãnh đạo Chi cục Thuế TP Cam
Ranh có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế?
1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ
thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh”
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh
Phạm vi thời gian: Tháng 09/2018 – 03/2019
Phạm vi đối tượng khảo sát: Người nộp thuế là các doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn thành Phố Cam Ranh và công chức thuế đang làm việc tại Chi cục
Thuế thành phố Cam Ranh.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo
luận nhóm tập trung với 2 nhóm đối tượng (07 người nộp thuế đã sử dụng dịch vụ
Thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh và 07 công chức thuế làm việc tại Chi
cục Thuế thành phố Cam Ranh.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp lấy mẫu xác
suất dựa trên bộ dữ liệu về Doanh nghiệp hiện còn hoạt động trên địa bàn thành phố
Cam Ranh và có khai báo thuế ở kỳ đóng thế gần nhất. Tác giả khảo sát trực tiếp
người nộp thuế bằng bảng câu hỏi (được hoàn thiện thông qua nghiên cứu định
tính), với kích thước mẫu là 155 Doanh nghiệp. Mục đích của phương pháp nghiên
cứu định lượng nhằm kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân
thủ thuế của DN tại địa bàn thành phố Cam Ranh.
Để đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của NNT ở TP Cam Ranh và các nhân
tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT, tác giả sử dụng kết hợp 2 phương
pháp là: (1) Đánh giá bằng số liệu thứ cấp từ Chi cục Thuế TP Cam Ranh và (2)
Đánh giá qua số liệu sơ cấp, thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi.
Tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp, tài liệu, thông tin đã được Chi cục Thuế
TP Cam Ranh công bố qua các báo cáo tổng kết, sơ kết, thông tin báo chí.
Về số liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát: Luận văn sử dụng phương
pháp điều tra, khảo sát NNT và các công chức thuế để đánh giá thực trạng tuân thủ
thuế và các giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở TP Cam Ranh. Cuộc
5
khảo sát được tiến hành trên cơ sở đặt ra các câu hỏi, các nội dung đã chuẩn bị sẵn
để các đối tượng được khảo sát cho ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hỏi
trong phiếu khảo sát. Có 3 nhóm nội dung hỏi cơ bản là: (i) Nhóm câu hỏi nhằm
đánh giá thực trạng mức độ tuân thủ thuế theo các tiêu chí đánh giá tuân thủ; (ii)
Nhóm câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
tính tuân thủ thuế; (iii) Nhóm câu hỏi để lấy thông tin về NNT.
Đối với nhóm NNT, cuộc khảo sát đã thu được 155 phiếu trả lời của tất cả
loại hình NNT. Các câu trả lời được nhập liệu vào phần mềm SPSS và được sử
dụng làm dẫn chứng cho các phân tích, đánh giá, nhận xét của luận văn.
Tác giả tiến hành xử lý số liệu thứ tự như sau: (1) Kiểm định độ tin cậy
Cronbach Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA); (3) Kiểm định hồi quy; (4)
Sau khi phân tích mô hình hồi quy, tác giả tiến hành kiểm định các giả định thống
kê: Kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định liên hệ tuyến tính phần dư, kiểm định phân
phối chuẩn phần dư, kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Đề tài này sử dụng các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tham khảo và
phân tích phục vụ cho nghiên cứu.
1.7. Cấu trúc nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 5 chương
Chương 1 – Mở đầu
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5 – Hàm ý quản trị
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này trình bày khái quát về đề tài như là: Lý do chọn đề tài, tình
hình nghiên cứu liên quan từ đó tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đó. Chương này cũng trình bày về
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu là kết hợp giữa định
tính và định lượng. Tác giả cũng trình bày bố cục đề tài gồm 5 chương.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Khái niệm tính tuân thủ thuế và phân loại tính tuân thủ thuế
Jackson và Milliron (1986) cùng Alm (1991) cho rằng “tuân thủ thuế là báo
cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều
khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án”. Trong khi Hamm
(1995) thì cho rằng “tuân thủ thuế là người nộp thuế nộp tờ khai thuế vào thời điểm
thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các
quyết định của tòa án”. OECD (2004), thì định nghĩa “tuân thủ thuế là phạm vi mà
đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình”. Lê Minh Tuấn,
Phạm Minh Đức, Gregory Kisunko, và G.P. Shukla (2011) cho rằng, “mức độ tuân
thủ thuế được định nghĩa là tỉ lệ giữa số tiền thuế thực thu với số tiền thuế có thể
thu được tiềm năng”. Ngược lại, tỉ lệ không tuân thủ hay mức độ thất thoát nguồn
thu thuế được tính bằng 1 trừ đi tỉ lệ tuân thủ. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011) cho rằng
“tuân thủ thuế là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng
mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian”. Tác giả đồng ý
với Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), theo tác giả, “tuân thủ thuế là việc người nộp thuế
thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế đã được quy định trong luật thuế
hiện hành”. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) cho rằng, “để xem xét và đánh giá mức độ
tuân thủ của NNT, tùy theo mục đích nghiên cứu và vị trí nghiên cứu mà những
người nghiên cứu sử dụng những tiêu chí khác nhau”. Tùy theo tiêu chí phân loại
mà tuân thủ thuế được phân chia thành những nhóm khác nhau.
*Căn cứ vào tính chất tuân thủ
Theo OECD (2003), thì tính tuân thủ của NNT chia thành 2 nhóm chính
“Tuân thủ hành chính là việc NNT tuân thủ các quy định hành chính về việc
kê khai, nộp thuế đúng hạn”.
“Tuân thủ kỹ thuật là việc NNT thực hiện tính toán và nộp thuế đúng theo
quy định tại các điều của Luật thuế”. So với tuân thủ quy định hành chính, việc xác
định tuân thủ kỹ thuật lại khá phức tạp vì khi các luật thuế quy định không rõ ràng
và dễ hiểu thì việc xác định chính xác số thuế phải nộp sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt
khác, để đánh giá tính tuân thủ kỹ thuật, cần phải nắm bắt và có số liệu sát thực đối
với hoạt động chịu thuế của NNT.
7
* Căn cứ vào nội dung tuân thủ
Căn cứ theo nội dung các nghĩa vụ thuế mà NNT phải tuân thủ thì tuân thủ
thuế được phân loại thành: (1) Tuân thủ trong việc đăng ký thuế; (2) tuân thủ trong
việc nộp hồ sơ khai thuế; (3) tuân thủ trong việc báo cáo các thông tin đầy đủ và
chính xác; (4) tuân thủ trong việc nộp thuế.
Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một trong các nghĩa vụ này thì có thể coi là
không tuân thủ thuế theo một nghĩa vụ cụ thể.
* Căn cứ vào mức độ tuân thủ
Quản lý tuân thủ là quản lý dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của NNT.
Về cơ bản, nguyên tắc quản lý tuân thủ được thể hiện trên hai phương diện:
“(1) Nếu NNT sẵn sàng tuân thủ thì CQT tạo điều kiện thuận lợi tối đa để NNT tuân
thủ thông qua các cơ chế hỗ trợ và ưu đãi khác nhau; (2) Nếu NNT không muốn
tuân thủ thì CQT áp dụng các cơ chế và chế tài khác nhau để buộc NNT tuân thủ”.
Mô hình của Grabosky và Braithwaite (1986), chỉ ra rằng “toàn bộ NNT
được chia thành 4 nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ và cơ
quan quản lý thuế có các biện pháp tương ứng đối với từng nhóm NNT này để đảm
bảo sự tuân thủ thuế tốt nhất”. Mô hình này thể hiện qua sơ đồ 2.1 dưới đây.
Hình 2.1. Chiến lược xử lý TTT của CQT theo các mức độ TTT của NNT
Nguồn: Grabosky và Braithwaite (1986)
Cố tình không tuân thủ Áp dụng toàn bộ quyền
lực theo luật pháp
Đặc điểm của NNT Phương pháp xử lý của CQT
Hành vi của NNT
10
5
4
3
2
1
6
9
8
7
Không muốn tuân thủ
nhưng sẽ tuân thủ nếu
CQT quan tâm
Ngăn chặn thông qua
các biện pháp phát
hiện vi phạm
Cố gắng tuân thủ
nhưng không phải lúc
nào cũng thành công
Hỗ trợ để tuân
thủ
Sẵn sàng tuân thủ Tạo điều kiện
thuận lợi
Chiến lược KD Ngành nghề
NNT
Yếu tố xã hội Yếu tố kinh tế
Yếu tố tâm lý 0
Chiến lược của
CQT là tạo áp lực
để giảm số NNT
không tuân thủ
8
Hình kim tự tháp thể hiện chiến lược xử lý tuân thủ của CQT. Theo đó, cạnh
bên trái hình kim tự tháp biểu hiện hành vi TTT của NNT, còn cạnh bên phải hình
kim tự tháp thể hiện nguyên tắc xử lý của CQT đối với hành vi tuân thủ. Mũi tên
nằm trên đường trung tuyến cho thấy chiến lược xử lý của CQT với mục đích nâng
cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT.
Toàn bộ NNT được chia làm 4 nhóm, tương ứng với mức độ tuân thủ pháp
luật của họ. Bốn nhóm này tương ứng với 4 mức độ thể hiện hành vi tuân thủ bên
trái hình kim tự tháp. Tương ứng với 4 nhóm NNT này là 4 nguyên tắc xử lý khác
nhau của CQT, cụ thể là
- Nếu hành vi của NNT “sẵn sàng tuân thủ” thì CQT xử lý theo nguyên tắc
“tạo điều kiện thuận lợi nhất” để NNT tuân thủ.
- Nếu hành vi của NNT “cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng
thành công” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “hỗ trợ” để NNT tuân thủ.
- Nếu hành vi của NNT “không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu CQT
quan tâm” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “Ngăn chặn thông qua các biện pháp
phát hiện vi phạm” để NNT tuân thủ.
- Nếu hành vi của NNT “quyết tâm không tuân thủ” thì nguyên tắc xử lý của
CQT là “áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật” để buộc NNT tuân thủ
2.2. Nguyên nhân gây thất thoát nguồn thu hoặc không kê khai
Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ hay thất thoát nguồn
thu.
Nguồn: Lê Minh Tuấn và cộng sự (2011)
9
Lê Minh Tuấn và cộng sự (2011) cho rằng “việc trốn thuế và tránh thuế là
hai trong số các nguyên nhân quan trọng nhất của việc không tuân thủ và làm thất
thoát nguồn thu”. Những hành vi này của NNT lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
có liên quan lẫn nhau, nó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan (năng lực của cơ quan
thuế, chính sách thuế, chi phí tuân thủ, sự liêm chính và tính hiệu quả), lẫn nguyên
nhân khách quan (trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công, hệ thống khiếu nại, quy
mô của nền kinh tế phi chính thức và tham nhũng).
Hình 2.2 cho thấy khung lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc
không tuân thủ/ thất thoát nguồn thu.
Về lý thuyết, việc tránh thuế và trốn thuế là khác nhau, tuy nhiên cả hai hành
vi đều làm thất thoát nguồn thu thuế, khiến hệ thống thuế bị kém công bằng, và làm
mất đi sự cạnh tranh một cách lành mạnh của thị trường.
Những NNT được xem là trốn thuế khi NNT sử dụng các cách thức trái pháp
luật để tránh nộp đầy đủ số thuế của mình. NNT sẽ khai thiếu thu nhập, doanh thu,
hay tài sản của mình, hoặc không khai báo thuế, trong khi lại cố gắng khai khống
lên những khoản chi được khấu trừ và thậm chí còn tham gia buôn lậu hay âm mưu
rửa tiền. Còn trong trường hợp tránh thuế, NNT lạm dụng các khe hở trong chế độ
thuế hiện hành để giảm bớt các nghĩa vụ thuế của mình.
2.3. Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
2.3.1. Các tiêu chí định tính
Tính TTT của NNT được biểu hiện ra ngoài. Tuy nhiên, có những biểu hiện
có thể được định lượng và những biểu hiện không thể định lượng được. Các chỉ tiêu
không thể định lượng được thì đó là tiêu chí định tính.
(i) Mức độ am hiểu và quan tâm của NNT đối với các quy định của luật thuế,
đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NNT.
Mức độ quan tâm và am hiểu thể hiện NNT có các ý thức xử sự đối với các
quy định pháp luật về thuế. Họ phải tìm hiểu, áp dụng nhằm tuân thủ đúng những
quy định của pháp luật về thuế. Khi NNT không quan tâm đến những quy định pháp
luật về thuế hoặc không am hiểu tường tận các quy định này thì khả năng xảy ra
những hành vi không TTT là rất lớn.
10
Tiêu chí này bị ảnh hưởng bởi trình độ dân trí, mức độ đơn giản hay phức tạp
của những chính sách pháp luật về thuế, nội dung và hình thức tuyên truyền, hỗ trợ
NNT của CQT cũng như mức xử phạt những hành vi sai sót, gian lận của NNT.
Mặc dù không lượng hóa được mức độ quan tâm của NNT đối với các quy
định pháp luật thuế, nhưng có thể đánh giá NNT có quan tâm hay không và quan
tâm ít hay nhiều thông qua việc khảo sát bảng hỏi NNT.
(ii) Sự tự nguyện hay miễn cưỡng trong TTT.
Tiêu chí này cho thấy NNT tuân thủ một cách tự nguyện hay miễn cưỡng pháp
luật về thuế. Nếu NNT tự nguyện tuân thủ trên cơ sở tự hào về nghĩa vụ thuế sẽ là tín
hiệu tốt hơn là trường hợp NNT tuân thủ khi họ thấy rằng nếu không tuân thủ sẽ bị
phát hiện và sẽ bị xử phạt. Trong trường hợp NNT miễn cưỡng tuân thủ đúng quy
định pháp luật về thuế thì nguy cơ vi phạm khi hành vi vi phạm không bị phát hiện
tăng lên. Mức độ miễn cưỡng hay tự nguyện trong TTT của NNT mặc dù khó lượng
hóa nhưng có thể đánh giá thông qua khảo sát bằng cách quan sát trực tiếp hoặc
thông qua phỏng vấn NNT.
2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
Có nhiều cách phân loại mức độ TTT của NNT (như tuân thủ kỹ thuật và
tuân thủ hành chính; hay tuân thủ theo những nghĩa vụ của NNT: trong kê khai
thuế, trong đăng ký thuế, trong nộp thuế và trong thực hiện các quy định khác của
pháp luật về thuế). Các yếu tố trên có thể định lượng được bằng những con số cụ
thể, như có bao nhiêu NNT bị phát hiện có gian lận qua thanh tra, kiểm tra thuế, có
bao nhiêu NNT không đăng ký thuế… Đây là các chỉ tiêu định lượng đo lường mức
độ TTT của NNT.
2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tổng quát về mức độ tuân thủ thuế
Trong quá trình chấp hành và thực thi những quy định pháp luật về thuế, để
đánh giá thực trạng TTT của NNT, các tiêu chí chủ yếu được xem xét là số thuế thu
được có đầy đủ, chính xác, kịp thời hay không? Có tình trạng NNT không TTT hay
không? Do đó, trên phương diện tổng quát và khả thi trong đo lường, chỉ tiêu phản
ánh tổng quát mức độ TTT của NNT là
Chỉ tiêu 1: “Tỷ lệ giữa số NNT có hành vi vi phạm pháp luật về thuế so với
tổng số NNT đang quản lý hoặc được kiểm tra”.
11
Hành vi vi phạm pháp luật về thuế được sử dụng để đo lường chỉ tiêu này là
tất cả những hành vi vi phạm về thuế, từ vi phạm thủ tục đến vi phạm về kê khai,
tính thuế, nộp thuế… Chỉ tiêu này được xác định cho thời kỳ nhất định (tháng, quý,
năm) tùy theo mục đích nghiên cứu. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ TTT càng thấp
và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vừa phản ánh mức độ tuân thủ của NNT, vừa
phản ánh được tính hiệu quả trong công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện các
hành vi không tuân thủ của NNT.
2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế theo từng khía
cạnh cụ thể
(ii) Những chỉ tiêu về tuân thủ trong việc đăng ký thuế.
Mức độ TTT của NNT trong đăng ký thuế được thể hiện trong việc NNT
thực hiện kê khai đăng ký thuế đúng biểu mẫu, chính xác chỉ tiêu, nộp hồ sơ đăng
ký thuế cho cơ quan quản lý đúng địa điểm, đúng thời hạn. Do đó, chỉ tiêu định
lượng dùng để đánh giá tính tuân thủ trong hoạt động này dựa trên tỷ lệ hoặc số
lượng NNT chấp hành đầy đủ những yêu cầu trên. Tuy nhiên, trên thực tế, các tiêu
chí được sử dụng là tỷ lệ/số lượng NNT có hành vi không tuân thủ. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu 2: “Tỷ lệ NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối
tượng phải đăng ký thuế“.
Tỷ lệ này đo bằng tỷ lệ % giữa số NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế
(bao gồm cả số lượng NNT không đăng ký thuế, chưa đăng ký thuế hay đăng ký thuế
muộn so với quy định) so với tổng số đối tượng phải đăng ký thuế. Chỉ tiêu này càng
cao càng chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế chưa tốt.
Chỉ tiêu 3: “Tỷ lệ NNT khai đăng ký thuế có nhầm lẫn, sao sót so với tổng số
NNT đã thực hiện đăng ký thuế“.
Việc kê khai hồ sơ khai thuế được quy định theo các biểu mẫu và những chỉ
tiêu có sẵn. Các chỉ tiêu đó là các thông tin quan trọng của NNT mà CQT cần phải
nắm bắt nhằm phục vụ cho công tác quản lý thuế. Nếu NNT kê khai không chính
xác, không đúng theo biểu mẫu, theo chỉ tiêu sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý
thuế của CQT. Do đó việc kê khai không chính xác là một chỉ tiêu xem xét tính tuân
thủ của NNT. Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ mức độ TTT tốt và ngược lại.
12
(ii) Các chỉ tiêu về tuân thủ trong kê khai và tính thuế, gồm tuân thủ về nộp
tờ khai (hồ sơ, mẫu biểu, thời gian) và tuân thủ trong kê khai thuế (chính xác, đầy
đủ). Thuộc nhóm này gồm có các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu 4: “Tỷ lệ giữa số tờ khai được nộp so với tổng số tờ khai phải nộp.
Các tờ khai được nộp gồm cả tờ khai chậm nộp và tờ khai nộp đúng hạn. Nếu chỉ
tiêu này cao thì mức độ TTT tốt hơn“.
Chỉ tiêu 5: “Tỷ lệ giữa số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã được
nộp. Nếu chỉ tiêu này cao thì mức độ TTT tốt hơn“.
Chỉ tiêu 6: “Tỷ lệ số tờ khai có sai sót trên tổng số tờ khai thuế đã nộp. Chỉ
tiêu này phản ánh sự tuân thủ về hình thức biểu mẫu kê khai của NNT. Chỉ tiêu này
càng thấp càng tốt“.
Chỉ tiêu 7: “Tỷ lệ số NNT kê khai sai thuế được phát hiện so với tổng số
NNT được kiểm tra và thanh tra“.
Chỉ tiêu này vừa phản ánh tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra
của CQT, vừa phản ánh mức độ tuân thủ trong kê khai xác định số thuế phải nộp
của NNT. Giả định tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế không đổi
thì chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ rằng NNT tuân thủ tốt.
Chỉ tiêu 8: “Tỷ lệ số NNT bị phát hiện trốn thuế so với tổng số NNT được
thanh tra, kiểm tra“.
Tương tự như chỉ tiêu 7, chỉ tiêu này vừa phản ánh tính hiệu quả của hoạt
động thanh tra, kiểm tra của CQT vừa phản ánh mức độ tuân thủ trong tính toán
nghĩa vụ thuế phải nộp của NNT.
Sự khác biệt của chỉ tiêu 7 so với chỉ tiêu 8 là tính chất của hành vi khác
nhau. Với chỉ tiêu 7, NNT vẫn phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng kê khai sai căn
cứ tính thuế. Với chỉ tiêu 8, NNT cố tình gian lận thuế. Giả định tính hiệu quả của
hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế không đổi thì chỉ tiêu này có giá trị càng thấp thì
cchứng tỏ NNT càng tuân thủ tốt.
Những chỉ tiêu trong nhóm phản ánh tính TTT về kê khai, tính thuế này (từ
chỉ tiêu 4 đến chỉ tiêu 8) có thể tính toán cho từng sắc thuế hoặc có thể được tính
toán cho tất cả các sắc thuế. Tùy điều kiện, mục đích nghiên cứu mà sử dụng các
chỉ tiêu này nghiên cứu cho một sắc thuế hoặc nhiều sắc thuế.
13
(ii) Những chỉ tiêu về tuân thủ trong nộp thuế.
Mức độ tuân thủ trong nộp thuế là việc nộp đủ số thuế phải nộp và nộp thuế
đúng hạn.
Chỉ tiêu 9: “Tỷ lệ số NNT đúng hạn trên tổng số NNT có số thuế phải nộp
trong kỳ tính thuế“.
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ NNT tuân thủ tự giác trong việc đảm bảo thời hạn
nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nếu chỉ tiêu này cao càng chứng tỏ mức độ
TTT tốt hơn.
Chỉ tiêu 10: “Tỷ lệ giữa số thuế được nộp đúng hạn trên tổng số thuế phải
nộp theo nghĩa vụ thuế của NNT. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số thuế đã được NNT
đảm bảo thời hạn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nếu chỉ tiêu này cao thì càng chứng
tỏ mức độ TTT tốt hơn“.
Chỉ tiêu 11: “Tỷ lệ giữa số thuế nợ so với tổng số thuế phải nộp hoặc so với
tổng số thuế ghi thu trong kỳ tính thuế“.
Nếu chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ mức độ TTT càng tốt. Tương tự như các
chỉ tiêu thuộc nhóm tuân thủ về kê khai, tính thuế, các chỉ tiêu thuộc nhóm tuân thủ
nộp thuế (các chỉ tiêu 9, 10, 11) được tính toán áp dụng cho các sắc thuế hoặc từng
sắc thuế. Tùy theo từng đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu mà áp dụng
cho tất cả NNT hoặc cho từng NNT để đánh giá mức độ tuân thủ nộp thuế nói
chung hoặc từng sắc thuế, từng NNT nói riêng.
(iv) Những chỉ tiêu về tuân thủ trong việc chấp hành các quy định khác về
thuế. Bên cạnh các nghĩa vụ chính về thuế như kê khai thuế, đăng ký và nộp thuế,
thì trong quá trình TTT, NNT phải thực hiện những nội dung công việc theo các
quyết định của CQT. Các quyết định hành chính của CQT đối với NNT có thể kể
đến như quyết định về tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế; quyết định ấn định thuế;
quyết định xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra thuế; quyết định xử phạt về thuế; quyết
định cưỡng chế thuế... Ngoài ra, CQT có thể có các yêu cầu đối với NNT trong quá
trình quản lý thuế như yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa
vụ thuế; yêu cầu về sử dụng hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán; yêu cầu thực hiện
áp dụng CNTT trong quản lý thuế (nộp thuế điện tử, khai thuế điện tử...). Do đó,
các chỉ tiêu định lượng đánh giá mức độ TTT của NNT được xác định trên cơ sở
14
mức độ hay tỷ lệ tuân thủ của NNT đối với những quyết định, những yêu cầu nói
trên của CQT.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
Đã có nhiều công trình về các yếu tố ảnh hưởng đến tính TTT với các cách
tiếp cận chủ yếu sau.
Tiếp cận dựa trên các nhóm nhân tố chủ quan và khách quan. Cụ thể là:
Nhóm những yếu tố chủ quan, bao gồm: Tính phức tạp của hệ thống thuế (sự
phức tạp dẫn đến khó hiểu, khó tuân thủ dẫn đến các cách hiểu khác nhau và tranh
chấp trong quá trình thực hiện luật thuế); sự liêm chính của công chức thuế (sự liêm
chính của công chức thuế cao thì tính tuân thủ của NNT sẽ tốt hơn và ngược lại) và
tính hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát của CQT (hệ thống kiểm tra, kiểm
soát này có hiệu quả cao, việc xử phạt nghiêm minh sẽ nâng cao tính tuân thủ thuế
và ngược lại).
Nhóm những yếu tố khách quan: bao gồm:
Quy mô nền kinh tế phi chính thức (quy mô này dẫn tới thu hẹp diện chịu
thuế và gây thất thoát nguồn thu, những DN trong nền kinh tế phi chính thức
thường nhỏ hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, do đó họ thường có rủi
ro trốn thuế cao hơn và đặt ra các thách thức cho CQT).
Trình độ dân trí (trình độ dân trí cao thì mức độ tuân thủ pháp luật càng tốt)
Trách nhiệm giải trình chi tiêu công của chính phủ (nếu chính phủ làm tốt
trách nhiệm giải trình chi tiêu công thì sẽ góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế, và
ngược lại) (Schneider và Klinglmair (2004), WDI (2005))
Trong luận văn này, TTT được hiểu trên các góc độ: “Tuân thủ những quy
định về chính sách thuế, tuân thủ các nghĩa vụ thuế và tuân thủ các quy định về
quản lý thuế”.
Có thể thấy, dù tiếp cận tính TTT theo hướng nào, thì tính TTT của NNT
cũng chịu tác động của những nhóm nhân tố sau: (i) Chính sách, pháp luật về thuế;
(ii) Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế; (iii) Trình độ chuyên môn và Đạo đức
nghề nghiệp của công chức thuế; (iv) Cơ sở vật chất của CQT; (v) Người nộp thuế;
(vi) Sự phát triển của hệ thống đại lý thuế; và (vii) Đặc điểm kinh tế - xã hội.
15
2.4.1. Chính sách, pháp luật thuế
Lê Xuân Trường (2016), cho rằng Chính sách thuế là hệ thống những quan
điểm, đường lối, phương châm điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong
xã hội thông qua thuế. Theo đó, pháp luật về thuế là hệ thống những quy tắc xử sự
mang tính chất bắt buộc chung.
Hệ thống pháp luật, các chính sách về thuế được xây dựng đơn giản, rõ ràng,
đồng bộ, minh bạch và càng ít ngoại lệ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh
doanh phát triển, giảm rủi ro do tham nhũng, giảm chi phí tuân thủ và phiền hà cho
NNT, qua đó giúp việc thực hiện tuân thủ thuế tốt hơn.
Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật về thuế phức tạp, thiếu tính chặt chẽ, không
đồng bộ và chồng chéo sẽ làm tăng cơ hội cho NNT có những hành vi lợi dụng kẽ hở
của luật để trục lợi, làm giảm tác dụng quản lý và răn đe của luật pháp. Chính sách
thuế thể hiện rõ mức độ điều tiết thu nhập dân cư của nhà nước qua thuế.
Mức độ điều tiết phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế và thu nhập
dân cư có tác động thúc đẩy TTT. Nếu mức độ điều tiết quá thấp thì sẽ không đáp
ứng được các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Mức độ điều tiết mà quá cao sẽ làm
thúc đẩy hành vi gian lận thuế.
2.4.2. Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế
Quản lý thuế là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật về thuế trong
đời sống kinh tế và xã hội. Quá trình đó đòi hỏi tất cả những đối tượng liên quan
được quy định trong những văn bản pháp luật về thuế phải tuân thủ thực hiện, trong
đó có NNT.
Mục tiêu đặt ra là tất tổ chức, cá nhân thuộc NNT phải thi hành đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về thuế. Để đạt được mục
tiêu đó, CQT phải thực hiện những thủ tục hành chính thuế và tổ chức thực hiện các
chức năng quản lý thuế (hỗ trợ, tuyên truyền, quản lý đăng ký thuế, nộp thuế, khai
thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, cưỡng chế thuế…). Đây chính là các nhân tố cụ thể
của quản lý thuế có tác động đến tính tuân thủ của NNT. Cụ thể như sau:
2.4.2.1. Thủ tục hành chính thuế
Nội dung của thủ tục hành chính thuế liên quan trực tiếp đến NNT gồm: Thủ
tục đăng ký thuế; thủ tục kê khai thuế, thủ tục nộp thuế và những thủ tục về thanh
16
tra, kiểm tra thuế. Thủ tục hành chính thuế có tác động thúc đẩy/ kìm hãm sự tuân
thủ của NNT. Thủ tục hành chính thuế dễ hiểu, dễ thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận
lợi để NNT tuân thủ thuế và ngược lại. Tuy nhiên, thủ tục hành chính thuế còn là cơ
sở để CQT xác định nghĩa vụ thuế của NNT nên nó phải đảm bảo cung cấp thông
tin cho hoạt động quản lý thuế và quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa gian lận thuế. Bởi
vậy, khi xây dựng, hoàn thiện hoặc cải cách thủ tục hành chính thuế phải đảm bảo
cân bằng cả lợi ích và yêu cầu của CQT và NNT.
2.4.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về các chức năng quản lý của cơ quan thuế
Để quản lý thuế, CQT thực hiện hệ thống những hoạt động nghiệp vụ tác
động để NNT TTT. Đây là việc CQT thực hiện các chức năng quản lý thuế.
* Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Mục tiêu quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của NNT. Việc đưa ra
những chế tài xử phạt đối với những đối tượng trốn và tránh thuế chỉ nhằm cảnh
báo về hậu quả của việc không tuân thủ để NNT cân nhắc, chú ý thường xuyên.
Để thực hiện mục tiêu này, CQT không chỉ có nhiệm vụ theo dõi, giám sát,
kiểm tra, đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ thuế, mà còn có trách nhiệm tạo ra
những điều kiện tốt nhất để NNT tự giác, chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế của
mình. Việc thực hiện mục tiêu trên, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế
cho NNT đóng vai trò rất quan trọng.
Hoạt động tuyên truyền pháp luật về thuế là nhiệm vụ của công chức thuế,
bằng nhiều phương pháp phù hợp để tuyên truyền về chính sách thuế hiệu quả đến
NNT và những tầng lớp dân cư. Như vậy, tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm nâng cao
trách nhiệm và tính tự giác TTT của NNT, góp phần gắn kết giữa CQT và NNT
Hoạt động tuyên truyền pháp luật về thuế làm cho những cá nhân, tổ chức
hiểu biết hơn về các chính sách thuế để tự giác thực hiện, số lượng NNT chấp hành
tốt pháp luật về thuế đạt tỷ lệ ngày càng cao. Hoạt động hỗ trợ NNT sẽ giúp NNT
hiểu và chấp hành tốt hơn những quy định của pháp luật thuế, hạn chế những sai
sót, nhầm lẫn của NNT.
Có thể nói, hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế và hỗ trợ
NNT là hoạt động tác động trực tiếp góp phần nâng cao ý thức TTT của NNT; từng
bước giảm dần các sai sót và vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách thuế của
17
NNT. Thông qua hoạt động này, quan hệ giữa CQT và NNT ngày càng thân thiện
và là bạn đồng hành trong việc thực thi những chính sách, pháp luật thuế.
* Quản lý kê khai thuế
Việc kê khai, nộp hồ sơ khai thuế chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn là tiêu
chí đánh giá mức độ TTT của NNT và cũng là cơ sở để CQT đưa ra những chiến
lược, biện pháp quản lý phù hợp cho từng nhóm NNT, đảm bảo sự tuân thủ tự
nguyện tối đa của họ.
Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, thời hạn nộp tiền thuế là ngày cuối cùng của
thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Do đó, khi NNT nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế đúng
thời hạn thể hiện được NNT đã tuân thủ được thời hạn kê khai và ngược lại. Do đó,
việc quản lý thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là cơ sở quan trọng để CQT đánh giá mức
độ tuân thủ của NNT.
Ngoài ra, số liệu kê khai trong hồ sơ khai thuế được NNT tự xác định và tự
chịu trách nhiệm về tính chính xác của nó.
Tuy nhiên, trên góc độ quản lý, CQT cần theo dõi, kiểm tra tính chính xác để
kịp thời phát hiện những sai sót, nhầm lẫn hoặc gian lận của NNT và từ đó có biện
pháp xử lý nhằm đảm bảo sự tuân thủ tốt nhất. Hoạt động phát hiện, xử lý, ngăn
ngừa này được thực hiện thông qua việc kiểm tra, thanh tra thuế, nhưng nếu CQT
tập trung ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ khai thuế (trực tiếp tại CQT hay thông qua
giao dịch thuế điện tử) thì việc xử lý được kịp thời hơn.
Như vậy, thông qua hoạt động quản lý kê khai thuế, CQT nắm được tình
hình tuân thủ trong kê khai thuế của NNT như: số lượng NNT nộp chậm hồ sơ khai
thuế, số lượng NNT phải nộp hồ sơ khai thuế, số lượng NNT không nộp hồ sơ khai
thuế, số lượng NNT có các sai sót, nhầm lẫn hay gian lận trên hồ sơ khai thuế... Từ
đó, CQT có những biện pháp như nhắc nhở, đôn đốc , yêu cầu giải trình, bổ sung hồ
sơ hay đưa ra các quyết định ấn định thuế, kiểm tra tại trụ sở NNT, thanh tra thuế...
nhằm hạn chế các hành vi không tuân thủ nói trên.
Hoạt động quản lý kê khai thuế là hoạt động được triển khai liên tục, thường
xuyên của CQT, nó có tác động trực tiếp đến NNT trong lúc họ vận dụng những quy
định của pháp luật thuế, tính toán, xác định nghĩa vụ thuế của mình một cách đầy đủ,
chính xác và kịp thời, ngăn ngừa được các gian lận ở các khâu tuân thủ tiếp theo.
18
* Thanh tra, kiểm tra NNT
Mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm soát, đối chiếu, đánh
giá tính trung thực, đúng đắn trong hoạt động kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ
thuế của NNT; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi gian lận trong
TTT của NNT.
Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra đối với NNT bao gồm: (i) Thanh tra,
kiểm tra đăng ký thuế; (ii) Thanh tra, kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế;
(iii) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa đơn
Trong điều kiện thực hiện các cơ chế tự khai, tự nộp thuế, hoạt động thanh
tra, kiểm tra thuế là nội dung trong việc thực hiện các chức năng của CQT. CQT
không can thiệp trực tiếp vào quá trình kê khai, nộp thuế của NNT, trừ các trường
hợp phát hiện những sai sót, vi phạm hoặc những dấu hiệu không chấp hành pháp
luật về thuế. CQT có trách nhiệm hỗ trợ, tuyên truyền, hướng dẫn để NNT hiểu và
tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ
thuế của NNT và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời
những hành vi không tuân thủ thuế của NNT.
Các công trình nghiên cứu đều cho rằng, hoạt động kiểm tra thuế và thanh tra
thuế tác động mạnh đến tính TTT của NNT.
Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế (thanh tra, kiểm tra việc đăng
ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hóa đơn chứng từ...), các hành vi không TTT của
NNT sẽ bị phát hiện và xử lý kịp thời. Các hình thức xử lý tương ứng với mức vi
phạm được thực thi công bằng, nghiêm minh là công cụ ngăn ngừa, cảnh báo, răn
đe lớn, giúp ngăn ngừa sự tái phạm của NNT. Do đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra
thuế có hiệu quả và sử dụng các chế tài xử phạt thích đáng sẽ góp phần nâng cao
tính TTT của NNT.
* Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các
khoản thu khác do CQT quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế
nợ của NNT.
Công tác quản lý nợ thuế bao gồm các nội dung: “(i) Thống kê và nắm bắt
đầy đủ tình hình nợ thuế của NNT, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp của NNT; (ii)
19
Phân tích, đánh giá thực trạng nợ thuế thông qua phân loại nợ thuế, phân tích những
nguyên nhân nợ thuế; (iii) Thực hiện những biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền
thuế và những khoản thu khác do CQT quản lý”.
Với cách hiểu như trên thì quản lý nợ thuế sẽ tác động đến tính TTT của
NNT trên những phương diện sau:
- Thông qua hoạt động quản lý nợ thuế, CQT nắm bắt được chính xác tình
hình thực hiện nghĩa vụ của NNT, xác định được số thuế đã nộp vào NSNN, số thuế
còn nợ đọng của từng NNT. Từ đó có những biện pháp thúc đẩy NNT nộp những
khoản thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN; đảm bảo tuân thủ nghiêm túc pháp luật
thuế. Thông qua đó, hoạt động quản lý số thuế đã nộp và số thuế nợ của NNT đã
góp phần nâng cao ý thức TTT của NNT.
- Thông qua hoạt động quản lý nợ thuế, CQT đảm bảo tính hiệu lực, nghiêm
minh của pháp luật về thuế; hạn chế sự chiếm dụng tiền thuế, chống thất thoát thuế
và đảm bảo sự công bằng giữa những NNT. Quản lý nợ thuế tốt sẽ nâng cao hiệu
quả của quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả của CQT như: Quản lý kê
khai thuế, kiểm tra, thanh tra thuế vì thông qua quản lý kê khai thuế và kiểm tra,
thanh tra thuế xác định chính xác nghĩa vụ thuế nhưng điều quan trọng là nghĩa vụ
thuế được xác định đó phải thực hiện và điều này được thực hiện thông qua công
tác đôn đốc thu nộp thuế - một nội dung quan trọng của công tác quản lý nợ thuế.
Cưỡng chế nợ thuế là việc CQT và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng
những biện pháp có tính bặt buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế của họ.
Công tác cưỡng chế nợ thuế gồm các nội dung: “(i) Thông báo cho NNT biết
trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các hậu quả phải chịu nếu không thực
hiện nghĩa vụ thuế; (ii) Bằng các biện pháp cưỡng chế như dừng bán hóa đơn, đình
chỉ hoạt động kinh doanh… để buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ thuế”.
Cưỡng chế nợ thuế là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý thuế. Cưỡng
chế thuế thể hiện tính chất bắt buộc phải tuân thủ bởi quyền lực nhà nước của thuế.
Với tính chất như vậy, cưỡng chế thuế tác động lớn đến tính TTT của NNT. Hoạt
động này không những tác động trực tiếp bắt buộc NNT có hành vi chống đối phải
tuân thủ nghiêm túc mà còn tác động đến ý thức TTT của toàn thể NNT với pháp
luật thuế nói chung và các quyết định hành chính thuế nói riêng. Cụ thể như sau
20
- Hoạt động cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật về
thuế, chống thất thu thuế có hiệu quả. Bằng những hình thức và các biện pháp phù
hợp, hoạt động này có tác động đến lợi ích của NNT và buộc họ phải thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế, không để xảy ra tình trạng cố tình dây dưa, chây ỳ không nộp
thuế, hoạt động cưỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật thuế. Khi các
khoản thuế và thu khác thuộc NSNN được thu nộp vào NSNN có nghĩa là công tác
cưỡng chế thuế đã góp phần chống thất thu thuế cho NSNN.
- Hoạt động cưỡng chế nợ thuế có vai trò cảnh báo qua đó thúc đẩy sự tuân
thủ tự nguyện của NNT. Việc cưỡng chế thuế thành công đối với những đối tượng
cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ phát đi một tín hiệu cảnh báo với
chính những đối tượng này rằng, trong tương lai ý đồ cố tình không TTT của họ sẽ
không thực hiện được và sẽ bị thiệt hại nặng hơn là tuân thủ tự giác. Đồng thời, việc
cưỡng chế thuế có hiệu quả cũng phát đi một tín hiệu cho những NNT khác biết về
khả năng không thành công của sự cố tình không tuân thủ. Qua đó, cưỡng chế thuế
thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT.
- Hoạt động cưỡng chế nợ thuế hiệu quả sẽ đảm bảo tính công bằng trong
thực thi pháp luật về thuế. Công tác cưỡng chế thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo sự công
bằng đầy đủ được thực hiện bằng cách buộc người có nghĩa vụ thuế phải thực hiện
nghĩa vụ đó, nếu không sẽ chịu sự trừng phạt của pháp luật.
2.4.3. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế
Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức quản lý thuế sẽ
góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Trình độ chuyên môn và đạo
đức nghề nghiệp của công chức thuế tác động trên cả phương diện trực tiếp và gián
tiếp đến tính TTT của NNT.
Tác động trực tiếp của trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của
công chức thuế đến tính TTT của NNT thể hiện ở việc nếu trình độ chuyên môn của
công chức thuế cao và đạo đức nghề nghiệp tốt thì sẽ có những tác động tích cực
sau: (i) Giải quyết nhanh chóng, thuận lợi các thủ tục về thuế cho NNT, qua đó, tạo
sự hài lòng cho NNT khiến NNT sẵn sàng TTT; (ii) Không gây phiền hà, sách
nhiễu nên không cản trở NNT TTT; (iii) Không thông đồng giúp NNT gian lận thuế
21
Tác động gián tiếp của nhân tố này đến tính TTT của NNT thể hiện ở việc:
Nếu đội ngũ công chức thuế giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi kế toán, thành thạo
kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc, có trình độ tin học và ngoại ngữ, với phẩm chất
đạo đức tốt sẽ thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế, góp phần nâng cao hiệu lực
và hiệu quả của quản lý thuế. Việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản
lý thuế sẽ có tác động nâng cao tính TTT, chẳng hạn như hỗ trợ NNT tốt hơn thì
NNT tuân thủ tốt hơn, thanh tra thuế hiệu quả hơn thì tác động ngăn ngừa gian lận
thuế cao hơn và ngược lại…
2.4.4. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của cơ quan thuế
Cơ sở vật chất và kỹ thuật của CQT càng hiện đại, càng tiên tiến thì việcTTT
của NNT càng thuận lợi và ngược lại. Chẳng hạn như, việc ứng dụng công nghệ
thông tin giúp việc kê khai, nộp thuế diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, giảm chi
phí tuân thủ, giảm thời gian thực hiện thủ tục thuế, làm NNT hài lòng hơn với sự trợ
giúp của CQT, giúp NNT TTT tốt hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống
máy vi tính điện tử và những phần mềm CNTT giúp nâng cao hiệu quả quản lý
thuế. Từ đó, giúp phát hiện, ngăn chặn và cảnh báo những đối tượng vi phạm thuế.
Đồng thời, giúp công chức thuế thực hiện nhanh chóng các thao tác nghiệp vụ để
phục vụ NNT tốt hơn. Qua đó, giúp thúc đẩy tính tuân thủ của NNT.
2.4.5. Nhóm yếu tố thuộc về người nộp thuế
Những yếu tố này bao gồm các yếu tố thuộc về đặc thù hoạt động của doanh
nghiệp, yếu tố hành vi, yếu tố kinh tế. Cụ thể:
- Đặc thù hoạt động của doanh nghiệp: Mức độ đa dạng và phức tạp trong cơ
cấu hoạt động của NNT, chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ (bao gồm chất
lượng các quy trình kiểm soát, sự hợp lý và chặt chẽ của hệ thống kế toán, trình độ
của nhân viên, mức độ tuân thủ các quy trình và hệ thống kế toán) hành vi của
những cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh và hành vi của người lãnh đạo
hoạt động kinh doanh… cũng có tác động không nhỏ đến mức độ TTT.
- Yếu tố kinh tế: Gồm các yếu tố cụ thể sau:
+ Gánh nặng về tài chính: Số thuế phải nộp và hành vi TTT có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Nếu phải nộp tiền thuế quá lớn thì NNT có thể tránh phải nộp
toàn bộ hoặc tìm cách điều chỉnh số liệu báo cáo nhằm làm giảm số thuế phải nộp.
22
+ Chi phí tuân thủ: Bao gồm thời gian phải bỏ ra để hoàn tất thủ tục thuế, chi
phí về kế toán thuế… và có thể bao gồm cả chi phí về mặt tâm lý. NNT phải bỏ ra
các chi phí trên để tuân thủ nghĩa vụ thuế, do đó tổng số tiền mà NNT phải chi ra
lớn hơn số thuế thực nộp vào NSNN. Nếu chi phí tuân thủ thấp sẽ dẫn đến mức độ
tuân thủ tự nguyện tăng lên và ngược lại.
- Yếu tố hành vi là yếu tố chi phối khá quan trọng đến thái độ TTT. Thuộc
nhóm này có thể kể đến như: Cảm nhận về sự công bằng trong TTT; sợ hãi, lo sợ về
khả năng vi phạm pháp luật thuế; thái độ của NNT đối với rủi ro khi trốn thuế... Cụ
thể như sau:
+ Sự khác biệt của từng cá nhân: Giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, đạo
đức, ngành nghề, tính cách, hoàn cảnh... luôn chứa đựng những rủi ro nhất định
trong việc tuân thủ thuế vì nó tác động đến hành vi của NNT. Nếu NNT hiểu rõ
pháp luật thuế, họ có thể tự giác chấp hành pháp luật thuế tốt hơn và ngược lại sẽ
dẫn đến tình trạng tránh thuế, trốn thuế.
+ Cảm nhận về rủi ro tối thiểu có tác động đến TTT. Nếu NNT có cơ hội
không tuân thủ và có ý nghĩ rằng rủi ro không đáng kể nếu không tuân thủ thì NNT
đó dễ dàng chấp nhận rủi ro này để đổi lấy sự không tuân thủ, do vậy có thể xuất
hiện tình trạng không kê khai hoặc kê khai số liệu tính thuế thấp hơn số liệu thực tế.
+ Cảm nhận về sự không công bằng là nhân tố ảnh hưởng đến mức độ TTT.
Nếu NNT cho rằng hệ thống pháp luật vềtthuế không đảm bảo sự công bằng hoặc
NNT bị đối xử không công bằng thì họ có thể ít tuân thủ hơn. Một khi NNT cảm
thấy bị đối xử không công bằng, thiếu sự tin tưởng thì nguy cơ hoạt động của nền
kinh tế ngầm có thể gia tăng, NNT cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên
cạnh đó, nhận thức về tính không công bằng trong tiếp cận thông tin và thủ tục hành
chính thuế có tác động không nhỏ đến tâm lý tuân thủ thuế, đặc biệt khi hệ thống
thủ tục thuế phức tạp, rườm rà.
2.4.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nhóm nhân tố này gồm các yếu tố như lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế,
lạm phát, ngoại giao… Đây là các yếu tố vĩ mô nên ảnh hưởng đến tính TTT của tất
cả các nhóm NNT. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế càng phát triển, kéo theo đó
là mức sống dân cư tăng thì mức độ TTT có chiều hướng tăng. Khi nền kinh tế phát
23
triển ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, tình hình chính trị ổn định sẽ có tác
động tích cực đến tính TTT. Ngược lại, sẽ có tác động bất lợi đến tính TTT. Lạm
phát cao ảnh hưởng đến thái độ TTT khi nó tác động đến mức sinh lợi của các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Khi lạm phát được ổn định ở mức độ hợp lý sẽ kích thích
sản xuất kinh doanh và tác động đến sự TTT thông qua hiệu ứng thu nhập.
Các yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng đến tính tính TTT. Thuộc nhóm này có
thể kể đến như: ảnh hưởng xã hội và trách nhiệm của từng chủ thể trong một cộng
đồng xã hội; Chuẩn mực xã hội, dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của
từng chủ thể trong một cộng đồng xã hội.
2.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan
Rio Widianto (2015) với nghiên cứu “sự ảnh hưởng của các nhân tố nhân
khẩu học lên hành vi TTT thu nhập cá nhân tại Duren Sawit, Indonesia
Nghiên cứu thực hiện với mục đích tìm ra sự ảnh hưởng của đặc điểm nhân
khẩu học lên hành vi TTT thu nhập cá nhân tại Duren Sawit. Nghiên cứu đánh giá
hành vi TTT thông qua ba phương pháp: Hồi quy OLS, Probit và Logictis. Nghiên
cứu được thực hiện trên bộ dữ liệu gồm 2.383 người đóng thuế năm 2013 tại huyện
Duren Sawit nhằm đo lường hành vi TTT thu nhập cá nhân. Các yếu tố đặc điểm
nhân khẩu học trong nghiên cứu gồm: Giới tính (nam, nữ), độ tuổi, thu nhập, trình
độ học vấn, nghề nghiệp (Nhận giá trị 1 nếu làm trong ngành dịch vụ, nhận giá trị 0
nếu làm ngành khác) ảnh hưởng đến hành vi TTT thu nhập cá nhân cùng các yếu tố
về kỳ kê khai thuế trước, tình trạng nộp thuế những kỳ trước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học và các kỳ
kê khai thuế trước và tình trạng kê khai thuế ở các kỳ nộp trước đều có ý nghĩa
thống kê trong việc giải thích sự ảnh hưởng đến hành vi TTT thu nhập cá nhân. Cả
3 phương pháp đều cho ra dấu hồi quy giống nhau. Điều này, cho thấy việc sử dụng
3 phương pháp là phù hợp, đáng tin cậy. Trong 3 phương pháp xử lý dữ liệu thì
phương pháp OLS cho chỉ số R2
hiệu chỉnh lớn nhất với 72,3%, kế đến là phương
pháp hồi quy Probit với R2
hiệu chỉnh là 68,6% và cuối cùng là phương pháp hồi
quy Logit với R2
hiệu chỉnh là 68,2%. Cả 3 mô hình đều cho thấy, biến kỳ hạn nộp
thuế năm 2012 tác động mạnh nhất và tác động cùng chiều đến hành vi TTT thu
24
nhập cá nhân, kế đến là biến tình trạng nộp thuế kỳ hạn nộp thuế năm 2011, tác
động mạnh thứ 3 và tác động ngược chiều đến tình trạng TTT là biến giới tính, biến
kỳ kê khai thuế trước tác động mạnh thứ tư và tác động ngược chiều đến hành vi
TTT. Tác động mạnh cuối cùng là biến độ tuổi. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra biện
pháp tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế tại CCT huyện Duren Sawit.
Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) với nghiên cứu “các yếu tố ảnh
hưởng đến TTT của người nộp thuế với hệ thống thuế: Nghiên cứu thực nghiệm tại
Thành phố Mekelle, Ethiopia
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích. Đây
là mô hình hồi quy phi tuyến sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng
xác suất một sự kiện sẽ xảy ra mà ta có được. Các biến nghiên cứu trong mô hình
gồm: (1) Xác suất kiểm toán; (2) nhận thức về chi tiêu của chính phủ; (3) nhận thức
về tính công bằng và dân chủ; (4) hình phạt; (5) thay đổi chính sách hiện hành của
chính phủ; (6) nhóm giới thiệu; (7) vai trò cơ quan thuế; và (8) kiến thức thuế; (9)
Hạn chế về tài chính.
Dữ liệu nghiên cứu được khảo sát từ 102 NNT tại Mekelle. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng việc TTT bị ảnh hưởng bởi xác suất kiểm toán, hạn chế về tài chính
và những thay đổi trong chính sách của chính phủ. Kết quả của nghiên cứu này giúp
cho các nhà hoạch định chính sách nhận thấy rõ thực trạng về các yếu tố quyết định
ảnh hưởng đến hành vi TTT như thế nào. Kết quả của nghiên cứu này cũng cung
cấp những hiểu biết cụ thể và cho phép các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn
về các biến chính yếu liên quan đến việc TTT và giúp họ thực hiện các chiến lược
phù hợp để giảm thiểu các yếu tố có thể gây tổn hại và cũng nên cho phép họ cải
thiện thu thuế của chính phủ. Hơn nữa, nghiên cứu này cố gắng làm phong phú
thêm lý thuyết TTT bằng cách cung cấp một hình ảnh rõ ràng hơn và quan điểm
toàn diện về hành vi tuân thủ của NNT từ quan điểm của một nước đang phát triển.
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan
Có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi TTT, điển hình như:
Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi TTT của DN tư nhân – Xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn.
25
Đề tài nghiên cứu đánh giá hành vi tuân thủ của các doanh nghiệp tư nhân
nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT qua hành vi nộp thuế đúng
hạn và từ đó khuyến nghị các giải pháp để hạn chế hành vi nộp thuế trễ hạn. Với
phương pháp nghiên cứu định lượng, mẫu dữ liệu gồm 170 doanh nghiệp tư nhân
đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009-2010. Nghiên cứu sử dụng mô
hình hồi quy Binary Logistic để phân tích. Đây là mô hình hồi quy phi tuyến sử
dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra mà
ta có được. Các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu gồm
Biến phụ thuộc (Y) đo lường khả năng nộp thuế đúng hạn của doanh nghiệp.
Y nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn và ngược lại nhận giá trị 0.
Biến độc lập gồm: REVENUE (doanh thu); EBT (lợi nhuận trước thuế);
ASSET (tổng tài sản); DEBT (Nợ); EQUITY (Tổng nguồn vốn); ROA (Lợi nhuận/
tổng tài sản); ROE (lợi nhuận/ vốn); ROS (Tỷ số lợi nhuận/ doanh thu); TAX
(Thuế); CR (Ngành nghề); AGE (Độ tuổi); SEX (Giới tính); RELIGION (Tôn giáo
của chủ doanh nghiệp); EDUC (trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp); EXPER
(kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp); EMP (số lao động)
Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi TTT thông qua khả năng nộp thuế đúng
hạn của các doanh nghiệp tư nhân bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể là lợi nhuận trước thuế, tổng số thuế
phải nộp, ngành nghề kinh doanh và giới tính.
Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu, (2015) với nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hưởng đến TTT của doanh nghiệp”.
Đánh giá mức độ TTT của NNT để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả
trong thực tiễn điều hành quản lý thuế là nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan quản lý thuế.
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng
yếu tố đến sự TTT của NNT. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiển góp phần giúp
CQT hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; cải cách thủ tục hành chính về thuế
theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho NNT trong việc thực hiện tuân thủ
pháp luật thuế, đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yêu cầu quản lý kinh tế
của Nhà nước, phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể trong nền kinh tế và
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh tăng trưởng. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát hơn
26
474 người là các nhà quản lý của các doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh tại
TP.HCM từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2014.
Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành đánh giá sơ bộ thang đo lường thông
qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích
nhân tố khẳng định (CFA), ước lượng và kiểm định mối quan hệ nhân quả trong mô
hình thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và cuối cùng, kiểm
định Bootstrap để đánh giá độ tin cậy của ước lượng của mô hình SEM.
Kết quả cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng được xây dựng từ mô hình lý thuyết,
tác giả đã khẳng định các yếu tố trong mô hình đều có ảnh hưởng cùng chiều đến
TTT của doanh nghiệp. Các nhân tố gồm (1) cấu trúc hệ thống thuế; (2) đặc điểm
doanh nghiệp; (3) chất lượng quản trị công; (4) chất lượng dịch vụ thuế; (5) ngành
nghề kinh doanh của doanh nghiệp; (6) các chuẩn mực xã hội; (7) các yếu tố kinh tế
Bùi Ngọc Toản, (2017) với nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
TTT thu nhập của doanh nghiệp – nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn TP.HCM”.
Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến hành vi TTT thu nhập của các
doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM thông qua khảo sát 198 doanh nghiệp.
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế, yếu tố pháp luật và chính
sách về thuế, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp, đặc điểm ngành, yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội tác động đến hành vi tuân thủ
thuế thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM.
Lê Chí Công, (2017) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách thuế
đối với hành vi TTT của các doanh nghiệp tại TP. Nha Trang,
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết
với doanh nghiệp tại TP. Nha Trang. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp
với 250/265 phiếu khảo sát doanh nghiệp. Sử dụng kỹ thật phân tích độ tin cậy
thang đo thông qua hệ số cronbachs Alpha và phân tích nhân tố khám phá. Bên
cạnh đó, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi TTT của các doanh nghiệp.
27
Kết quả ủng hộ các giả thuyết được đưa ra khi chỉ ra rằng ba yếu tố thuộc về
chính sách thuế: (i) thuế suất; (ii) tính đơn giản của việc kê khai thuế và (iii) công
tác kiểm tra thuế có tác động cùng chiều đến hành vi TTT của doanh nghiệp.
Kết luận: Các nghiên cứu trên đã nhận diện được những nhân tố tác động
đến hành vi TTT để xây dựng thành bộ tiêu chí đánh giá rủi ro tuân thủ nhằm lựa
chọn NNT có nhiều rủi ro đưa vào kế hoạch kiểm tra. Qua đó phát hiện, ngăn chặn
và xử lý kịp thời các tổ chức có hành vi gian lận thuế, trốn thuế. Các nghiên cứu
cung cấp cơ sở lý luận nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trên phân tích những số liệu thống kê đã xử lý, dựa trên thực trạng đăng ký, kê
khai nộp thuế của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nhận diện
Nghiên cứu này vẫn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu
trước đây tuy nhiên có điểm khác biết so với các nghiên cứu trước như sử dụng
phương pháp định lượng, phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường sự
tác động của các yếu tố đến hành vi TTT bằng cách phát bảng khảo sát NNT và các
cán bộ công chức thuế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương này trình bày các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu. Đó là
lý thuyết về thuế và những nghiên cứu về thuế, hành vi TTT; và các mô hình nghiên
cứu về hành vi TTT. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi TTT của NNT gồm các thành phần như Thuế suất (TS), Tính đơn giản của thủ
tục kê khai (DG); Niềm tin vào sự liêm chính của Chi cục Thuế (NT); Tổ chức hoạt
động nghiệp vụ của Chi cục Thuế (NV); Tổ chức hoạt động kiểm tra (KT); Hình
thức cưỡng chế và hình phạt (HT): Kỹ năng của công chức thuế (KN)
Chương tiếp theo sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để
kiểm định thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu để đo lường
những yếu tố tác động đến hành vi TTT của NNT tại Chi cục Thuế TP Cam Ranh.
28
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Giai đoạn 1: Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước về hành vi
TTT các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước để đề xuất mô hình nghiên cứu
và thang đo sơ bộ đo lường những khái niệm nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua kỹ thuật thảo
luận nhóm nhằm khẳng định lại mô hình nghiên cứu đã đề xuất và thang đo sơ bộ.
Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Phương pháp nghiên cứu
Phân tích dữ liệu thứ cấp từ các
báo cáo của Chi cục thuế thành
phố Cam Ranh
Phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua
khảo sát NNT tại Chi cục thuế
thành phố Cam Ranh
Đánh giá thực trạng tình hình
tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp tại Chi cục thuế thành
phố Cam Ranh
Phân tích sự tác động của các
yếu tố đến hành vi tuân thủ
thuế của NNT tại Chi cục
thuế thành phố Cam Ranh.
Đánh giá thành tựu và hạn
chế, nguyên nhân hạn chế
Đề xuất hướng giải quyết
29
Từ kết quả thảo luận, thang đo sơ bộ sẽ được điều chỉnh, bổ sung thành thang đo
chính thức. Trên cơ sở thang đo chính thức bổ sung thêm thông tin các đặc điểm
của doanh nghiệp để xây dựng bảng câu hỏi chính thức.
Giai đoạn 3: Thực hiện phỏng vấn chính thức 155 doanh nghiệp và 32 công
chức thuế. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS và sử dụng
các phương pháp sau để phân tích dữ liệu: Phân tích độ tin cậy của thang đo
(Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội để
kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
3.2. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
Đo lường mức độ TTT của NNT là việc xác định, tính toán các chỉ tiêu đánh
giá mức độ TTT của NNT. Có nhiều phương pháp để đo lường tính TTT của NNT,
Gangadhar. P. S và cộng sự (2011) cho rằng có 2 phương pháp được sử dụng là
phương pháp số liệu quản lý thuế và phương pháp khảo sát, điều tra.
3.2.1. Phương pháp số liệu quản lý thuế
Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) chỉ ra rằng ‘‘phương pháp số liệu
quản lý thuế là phương pháp phân tích thống kê trên cơ sở các số liệu về quản lý
thuế của CQT“. Theo đó, CQT xây dựng các chỉ tiêu thống kê, đánh giá và phân
tích số liệu thống kê đó trên cơ sở các số liệu báo cáo của CQT. Trên cơ sở số liệu
về quản lý thuế, mức độ TTT thường được ước tính cho 3 giai đoạn chính hay cho
những nội dung quản lý thuế chính (thu/nộp thuế, kê khai và tính thuế).
*Tuân thủ về kê khai thuế và thủ tục đăng ký thuế.
Mức độ tuân thủ về kê khai thuế và thủ tục đăng ký thuế thể hiện qua số liệu
quản lý thuế chính là những chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ TTT của NNT đã
trình bày tại chỉ tiêu 2 đến chỉ tiêu 6.
Việc tuân thủ trong nộp tờ khai chỉ phản ánh một phần trong TTT mà chưa
đo lường được chiều sâu về TTT.
*Tuân thủ về tính thuế
Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) cho thấy ‘‘nếu việc tuân thủ trong
thủ tục kê khai về thuế chỉ là xem xét đến, số tờ khai nộp đúng hạn, số tờ khai đã
được nộp cho cơ quan thuế thì tuân thủ về tính thuế đề cập đến việc kê khai trung
thực những căn cứ tính thuế“.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282

More Related Content

What's hot

Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdfBài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩuxác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩuHae Mon
 
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp nataliej4
 
Giao trình thuế 1
Giao trình thuế 1Giao trình thuế 1
Giao trình thuế 1HngPhm862079
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.NetBài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.NetThùy Linh
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...nataliej4
 
Chuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for studentChuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for studentatulavt01
 
Bài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giảiBài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giảithaophuong4492
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng "Kế toán thuế"
Bài giảng "Kế toán thuế"Bài giảng "Kế toán thuế"
Bài giảng "Kế toán thuế"Tuấn Anh
 
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 

What's hot (20)

Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdfBài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
 
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩuxác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
 
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpLuận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
 
Thue TNDN hoan lai
Thue TNDN hoan laiThue TNDN hoan lai
Thue TNDN hoan lai
 
Giao trình thuế 1
Giao trình thuế 1Giao trình thuế 1
Giao trình thuế 1
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.NetBài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có đáp án - VipLam.Net
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
 
Chuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for studentChuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for student
 
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan...Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan...
 
Bài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giảiBài tập thuế có lời giải
Bài tập thuế có lời giải
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đòn bẩy tổng hợp ...
 
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục ThuếLuận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
 
Bài giảng "Kế toán thuế"
Bài giảng "Kế toán thuế"Bài giảng "Kế toán thuế"
Bài giảng "Kế toán thuế"
 
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Đề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Đề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩuĐề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Đề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
 

Similar to Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi  Tuân Thủ Thuế.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi  Tuân Thủ Thuế.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế.docxViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...nataliej4
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...mokoboo56
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh liên doanh sơn asc ve...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh liên doanh sơn asc ve...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh liên doanh sơn asc ve...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh liên doanh sơn asc ve...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282 (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi  Tuân Thủ Thuế.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi  Tuân Thủ Thuế.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế.docx
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ kế toán thuế Giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ kế toán thuế Giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ kế toán thuế Giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ kế toán thuế Giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại Chi c...
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
 
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
 
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế Huyện Quỳnh L...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế Huyện Quỳnh L...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế Huyện Quỳnh L...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế Huyện Quỳnh L...
 
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Mai Phương, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Mai Phương, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Mai Phương, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Mai Phương, 9đ
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty gia công cơ khí
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty gia công cơ khíĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty gia công cơ khí
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty gia công cơ khí
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH May, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH May, HAYĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH May, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH May, HAY
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị cô...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh liên doanh sơn asc ve...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh liên doanh sơn asc ve...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh liên doanh sơn asc ve...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh liên doanh sơn asc ve...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh 6673282

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ VÕ ĐỨC THẮNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- VÕ ĐỨC THẮNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Hệ Điều Hành Cao Cấp) Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ VIẾT TIẾN TP. HỒ CHÍ MINH – 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý Thầy/Cô, Tôi tên là: VÕ ĐỨC THẮNG, học viên cao học lớp EMBA4, trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Tôi là tác giả của luận văn này, tôi xin cam đoan: Luận văn Thạc Sĩ với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế: Nghiên cứu các Doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh” là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của Thầy: PGS. TS. Hồ Viết Tiến. Các thông tin, số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin cam kết lời cam đoan này là hoàn toàn sự thật. TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 08 năm 2019 Tác giả Võ Đức Thắng
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ABSTRACT CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu.........................................................................................1 1.2. Vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4 1.6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4 1.7. Cấu trúc nghiên cứu .........................................................................................5 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......6 2.1. Khái niệm tính tuân thủ thuế và phân loại tính tuân thủ thuế..........................6 2.2. Nguyên nhân gây thất thoát nguồn thu hoặc không kê khai............................8 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế...........................9 2.3.1. Các chỉ tiêu định tính................................................................................9 2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng...........................................................................10 2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tổng quát về mức độ tuân thủ thuế .................10 2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế theo từng khía cạnh cụ thể ...............................................................................................11 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.................14 2.4.1. Chính sách, pháp luật thuế......................................................................15
  • 5. 2.4.2. Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế...............................................15 2.4.2.1. Thủ tục hành chính thuế..............................................................15 2.4.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về các chức năng quản lý của cơ quan thuế...........................................................................................................16 2.4.3. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế.......20 2.4.4. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của cơ quan thuế ..........................................21 2.4.5. Nhóm nhân tố thuộc về người nộp thuế .................................................21 2.4.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................22 2.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan .............................................................22 2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan.....................................................23 2.5.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan.....................................................24 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................28 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................28 3.2. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế...............29 3.2.1. Phương pháp số liệu quản lý thuế...........................................................29 3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát...............................................................30 3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................32 3.3.1. Mô hình nghiên cứu................................................................................32 3.3.2. Khái niệm các yếu tố ..............................................................................34 3.3.3. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................36 3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................36 3.4.1. Nghiên cứu định tính ..............................................................................36 3.4.2. Nghiên cứu định lượng ...........................................................................40 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................42 4.1. Tổng quan về thành phố Cam Ranh và Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh 42 4.1.1. Tổng quan về thành phố Cam Ranh .......................................................42 4.1.2. Tổng quan về Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh.................................42 4.2. Thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế đối tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh.............................................................................................43
  • 6. 4.2.1. Tổng quan về người nộp thuế ở Cam Ranh giai đoạn 2015-2018..........43 4.2.2. Thực trạng tuân thủ thuế của người nộp thuế thông qua các tiêu chí đánh giá khảo sát của công chức thuế .......................................................................45 4.2.2.1. Đánh giá chỉ tiêu tổng quát về tính tuân thủ thuế của người nộp thuế...........................................................................................................45 4.2.2.2. Tuân thủ về đăng ký thuế............................................................47 4.2.2.3. Tuân thủ về kê khai, tính thuế, kế toán thuế...............................50 4.2.2.4. Tuân thủ nộp thuế .......................................................................56 4.2.2.5. Công tác kiểm tra thuế ................................................................59 4.2.2.6. Tuân thủ các quy định khác về thuế ...........................................61 4.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh..............................................63 4.2.3.1. Phân tích độ tin cậy thang đo......................................................63 4.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá........................................................64 4.2.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình............................................68 4.2.3.4. Kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Cam Ranh..............68 4.3. Những hạn chế và nguyên nhân.....................................................................73 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................77 CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH...................78 5.1. Hàm ý quản trị nâng cao hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh.............................................................................78 5.1.1. Đối với yếu tố thuế suất..........................................................................78 5.1.2. Đối với yếu tố tổ chức hoạt động kiểm tra .............................................79 5.1.3. Đối với yếu tố kỹ năng công chức thuế..................................................81 5.1.4. Đối với yếu tố niềm tin vào sự liêm chính của Chi cục Thuế ................82 5.1.5. Đối với hình thức cưỡng chế và hình phạt .............................................84 5.1.6. Đối với yếu tố tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế .............86 5.1.7. Đối với yếu tố tính đơn giản của thủ tục kê khai thuế............................87 5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................88
  • 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Giải thích CQT : Cơ quan thuế CCT TPCR : Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh DN : Doanh nghiệp DG : Tính đơn giản của thủ tục kê khai EFA : Phân tích nhân tố khám phá FDI : Doanh nghiệp có vốn nước ngoài GTGT : Giá trị gia tăng HT : Hình thức cưỡng chế và hình phạt KT : Tổ chức hoạt động kiểm tra KN : Kỹ năng của công chức thuế NSNN : Ngân sách nhà nước NT : Niềm tin vào hoạt động của Chi cục Thuế NNT : Người nộp thuế NV : Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TK : Tờ khai TS : Thuế suất TTT : Tuân thủ thuế TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu..............................................33 Bảng 3.2. Kết quả ý kiến thành viên nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế...................................................37 Bảng 3.3. Thang đo khảo sát Doanh nghiệp ......................................................38 Bảng 3.4. Thang đo khảo sát công chức thuế.....................................................40 Bảng 4.1. Thành phần công chức thuế trả lời khảo sát ......................................45 Bảng 4.2. Đánh giá chỉ tiêu tổng quát về tính TTT của NNT............................46 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi tuân thủ trong đăng ký thuế ..48 Bảng 4.4. Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ trong đăng ký thuế của các loại hình NNT..............................................................................49 Bảng 4.5. Kết quả quản lý kê khai thuế .............................................................51 Bảng 4.6. Kết quả công tác kiểm tra, thanh tra của CCT TPCR giai đoạn 2016- 2018 .......................................................................................................53 Bảng 4.7 Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ trong kê khai thuế của NNT ...................................................................................................54 Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi không tuân thủ trong đăng ký thuế.....................................................................................................55 Bảng 4.9 Số nợ thuế và tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu thuế năm 2015-2018 .....57 Bảng 4.10 Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ nộp thuế của các loại hình NNT ...................................................................................................58 Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi không tuân thủ nộp thuế của NNT ...................................................................................................59 Bảng 4.12 Kết quả công tác kiểm tra, thanh tra của Chi cục Thuế TP Cam Ranh giai đoạn 2016-2018 ..........................................................................60 Bảng 4.13 Kết quả đánh giá về mức độ tuân thủ các nội dung khác của NNT...62 Bảng 4.14 Thành phần NNT trả lời khảo sát ......................................................63 Bảng 4.15 Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s Alpha....................64 Bảng 4.16 Giá trị KMO và Bartlett’s của các yếu tố độc lập..............................65 Bảng 4.17 Tổng phương sai trích của các biến độc lập ......................................65 Bảng 4.18 Hệ số tải nhân tố của các biến độc lập...............................................66
  • 10. Bảng 4.19 Giá trị KMO của yếu tố hành vi TTT của NNT ................................67 Bảng 4.20 Hệ số tải nhân tố các biến hành vi tuân thủ thuế ...............................67 Bảng 4.21 Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy.................................68 Bảng 4.22 Mô hình đầy đủ ..................................................................................68 Bảng 4.23 Trọng số hồi quy................................................................................69 Bảng 4.24 Kiểm định các giả định thống kê .......................................................69 Bảng 4.25 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .............................................70 Bảng 4.26 Giá trị trung bình các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế......71 Bảng 4.27 Giá trị trung bình các thang đo thuộc các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế.......................................................................................71 Bảng 4.28 Số vụ khiếu nại của NNT tại CCT TPCR giai đoạn 2015-2018........73 Bảng 4.29 Các nguyên nhân khiến NNT có hành vi không tuân thủ thuế..........75 Bảng 5.1 Giá trị trung bình thang đo thuế suất .................................................78 Bảng 5.2 Giá trị trung bình thang đo tổ chức hoạt động kiểm tra.....................79 Bảng 5.3 Giá trị trung bình thang đo kỹ năng công chức thuế .........................81 Bảng 5.4 Giá trị trung bình thang đo sự liêm chính của chi cục thuế...............82 Bảng 5.5 Giá trị trung bình thang đo hình phạt, cưỡng chế..............................84 Bảng 5.6 Giá trị trung bình thang đo tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục thuế.....................................................................................................86 Bảng 5.7 Giá trị trung bình thang đo tính đơn giản của thủ tục kê khai thuế ...87
  • 11. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Chiến lược xử lý TTT của CQT theo các mức độ TTT của NNT.....7 Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ hay thất thoát nguồn thu. .....................................................................................................8 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .........................................................................28 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh ......................................33 Hình 4.1 Số lượng DN thành lập và DN ngưng hoạt động...............................44 Hình 4.2 Tổng số Doanh nghiệp Chi cục Thuế TP Cam Ranh đang quản lý...44 Hình 4.3 Số tờ khai nộp trễ hạn và số tờ khai nộp đúng hạn giai đoạn 2015- 2018....................................................................................................50 Hình 4.4 Tình hình nộp tờ khai thuế giai đoạn 2015-2018...............................51 Hình 4.5 Tổng nợ thuế của các Doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2018.............56 Hình 4.6 Tỷ lệ nợ đọng thuế của NNT tại CCT TPCR giai đoạn 2015-2018 ..57 Hình 4.7 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh với hệ số chuẩn hoá ........................70
  • 12. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích đánh giá các sự tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của các Doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua việc khảo sát 155 doanh nghiệp, 32 công chức thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh. Các phương pháp, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và kỹ thuật hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp là (1) Tổ chức hoạt động kiểm tra (KT), (2) Hình thức cưỡng chế và hình phạt (HT), (3) Thuế suất (TS), (4) Tính đơn giản của thủ tục kê khai (DG), (5) Niềm tin vào hoạt động của Chi cục Thuế (NT), (6) Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế (NV), (7) Kỹ năng của công chức thuế (KN) đều tác động dương đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ở mức ý nghĩa 5% Từ khóa: Hành vi tuân thủ thuế, Doanh nghiệp, Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh.
  • 13. ABSTRACT These thesis is to determine the factors influencing the Tax Compliance at the Tax Department in Khanh Hoa Province. The research data was collected from 155 Companies and 32 Tax Civil servant. Cronbach’s Alpha test, exploratory factor analysis (EFA) and linear regression analysis were used in the study. The research results indicated that (1) Examine, (2) Punishment and coercion, (3) Tax rate, (4) Simplicity of declaration procedures, (5) Confidence of taxpayers, (6) Tax Department operations, (7) Skills of Tax Civil servant impact positively on the Tax Compliance of companies in Cam Ranh city with sig under 5%. Keyword: Tax Compliance, Tax Department in Cam Ranh City, Companies.
  • 14. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Thuế là một trong các chính sách quan trọng để điều tiết kinh tế của mỗi quốc gia và đó còn là nguồn thu của nhà nước (Nguyễn Thanh Sơn, 2010). Một quốc gia có hệ thống thuế phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ngân sách quốc gia, tạo môi trường thuận lợi, công bằng cho hoạt động của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý kinh tế của Nhà nước thì việc nắm bắt hành vi tuân thủ thuế của Doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Hiện nay, cơ chế quản lý của ngành thuế là NNT tự khai, tự tính, tự nộp thuế; cơ quan thuế chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật, đồng thời tăng cường chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm, chống thất thu NSNN. Với sự phát triển của nền kinh tế và với khối lượng công việc của công chức thuế ngày càng tăng nhanh, NNT tại Chi cục Thuế Cam Ranh ngày càng tăng nhanh quy mô và số lượng, nên cơ chế quản lý tự kê khai thuế đang gặp phải nhiều rủi ro như số tiền nộp ít hơn số tiền kê khai, cố ý hay vô ý khai báo không trung thực số thuế phải nộp cũng như không tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, vẫn còn không ít chủ Doanh nghiệp có trình độ hiểu biết pháp luật thuế thấp, lợi dụng cơ chế trên để gian lận thuế, trốn thuế, nợ đọng thuế hay cố tình tìm mọi thủ đoạn, mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ NSNN, chuyển giá ngày càng tinh vi, phức tạp....Đây là thách thức cho Chi cục Thuế Cam Ranh trong việc quản lý hiệu quả thu thuế từ các Doanh nghiệp, trong đó vấn đề nắm bắt hành vi tuân thủ thuế của Doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng được Chi cục Thuế Cam Ranh hết sức quan tâm. Đánh giá hành vi tuân thủ thuế của các Doanh nghiệp để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế là nhiệm vụ cốt lõi của Chi cục Thuế TP Cam Ranh. Bên cạnh những khó khăn về đối tượng quản lý, nguồn lực dành cho công tác kiểm tra chưa đáp ứng về chất lượng và số lượng so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp thuế. Theo số liệu về nhân sự tại Chi cục Thuế,
  • 15. 2 số công chức kiểm tra chiếm 19,6% tổng số công chức người lao động toàn Chi cục, chưa đạt bình quân chung 25-30% theo thông lệ quốc tế. Phương pháp, kỹ năng kiểm tra còn chậm chuyển biến chưa theo kịp diễn biến nhanh chóng của các công ty đơn vị. Công tác kiểm tra chưa tiến hành kịp thời khi có sai phạm xảy ra. Theo Báo cáo hoạt động quản lý thuế của Chi cục Thuế TP Cam Ranh (2018), tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra tại trụ sở trên tổng số doanh nghiệp do Chi cục Thuế TP Cam Ranh quản lý đạt 9,5% còn thấp so với yêu cầu. Với những tồn tại trên, để thực hiện mục tiêu chiến lược cải cách công tác kiểm tra đến năm 2020. Hoạt động kiểm tra rủi ro kê khai thuế của NNT đạt được trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại NNT tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; đôn đốc kịp thời, đầy đủ các khoản nợ thuế vào NSNN, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo về thuế của NNT đòi hỏi công tác kiểm tra thuế cần chọn lọc đối tượng nộp thuế có nhiều rủi ro để ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, chống thất thu NSNN từ đó tạo điều kiện quản lý tốt đối tượng nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra. 1.2. Vấn đề nghiên cứu Cam Ranh là một thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa thuộc khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ; Cam Ranh nằm bên Quốc lộ 1A, tọa lạc bên bờ Vịnh Cam Ranh, một vịnh biển tự nhiên được xem là vịnh tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á. Vịnh có đủ 3 yếu tố cơ bản là chiều rộng, độ sâu và được che chắn tốt, lại nằm trong vùng ít bão, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển và du lịch, hoạt động kinh doanh các dịch vụ trên biển đảo Cam Ranh rất phong phú. Theo số liệu thống kê thì năm 2016 thành phố Cam Ranh đã thu NSNN gần 250 tỷ, năm 2017 thu NSNN gần 300 tỷ và năm 2018 thu NSNN gần 335 tỷ (Báo cáo Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh 2018). So với số thu toàn tỉnh thì con số này tuy không lớn nhưng đây chính là những nguồn thu tiềm năng cho thành phố Cam Ranh. Mặc dù đạt được những thành công đáng kể trong thu ngân sách nhà nước về thuế nhưng tỷ lệ NNT có hành vi không tuân thủ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh ngày càng tăng qua các năm, từ 20 trường hợp năm 2014 lên 33 trường hợp năm 2018.
  • 16. 3 Nhận định được tầm quan trọng của thuế đối với nguồn thu ngân sách của tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP Cam Ranh nói riêng, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế: Nghiên cứu các Doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh” để từ đó giúp Chi cục Thuế TP Cam Ranh có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của NNT và phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh. Qua đó đề xuất các hàm ý quản trị giúp ban lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh có chính sách kiểm soát hành vi tuân thủ thuế của NNT. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh. - Xác định các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh - Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh. - Đề xuất các hàm ý quản trị giúp ban lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh có chính sách kiểm soát hành vi tuân thủ thuế của NNT. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh như thế nào? - Các nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh? - Mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh như thế nào? - Những đề xuất hàm ý quản trị nào giúp ban lãnh đạo Chi cục Thuế TP Cam Ranh có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế? 1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
  • 17. 4 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cam Ranh” 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh Phạm vi thời gian: Tháng 09/2018 – 03/2019 Phạm vi đối tượng khảo sát: Người nộp thuế là các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành Phố Cam Ranh và công chức thuế đang làm việc tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với 2 nhóm đối tượng (07 người nộp thuế đã sử dụng dịch vụ Thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh và 07 công chức thuế làm việc tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp lấy mẫu xác suất dựa trên bộ dữ liệu về Doanh nghiệp hiện còn hoạt động trên địa bàn thành phố Cam Ranh và có khai báo thuế ở kỳ đóng thế gần nhất. Tác giả khảo sát trực tiếp người nộp thuế bằng bảng câu hỏi (được hoàn thiện thông qua nghiên cứu định tính), với kích thước mẫu là 155 Doanh nghiệp. Mục đích của phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của DN tại địa bàn thành phố Cam Ranh. Để đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của NNT ở TP Cam Ranh và các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT, tác giả sử dụng kết hợp 2 phương pháp là: (1) Đánh giá bằng số liệu thứ cấp từ Chi cục Thuế TP Cam Ranh và (2) Đánh giá qua số liệu sơ cấp, thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi. Tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp, tài liệu, thông tin đã được Chi cục Thuế TP Cam Ranh công bố qua các báo cáo tổng kết, sơ kết, thông tin báo chí. Về số liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát NNT và các công chức thuế để đánh giá thực trạng tuân thủ thuế và các giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở TP Cam Ranh. Cuộc
  • 18. 5 khảo sát được tiến hành trên cơ sở đặt ra các câu hỏi, các nội dung đã chuẩn bị sẵn để các đối tượng được khảo sát cho ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Có 3 nhóm nội dung hỏi cơ bản là: (i) Nhóm câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng mức độ tuân thủ thuế theo các tiêu chí đánh giá tuân thủ; (ii) Nhóm câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế; (iii) Nhóm câu hỏi để lấy thông tin về NNT. Đối với nhóm NNT, cuộc khảo sát đã thu được 155 phiếu trả lời của tất cả loại hình NNT. Các câu trả lời được nhập liệu vào phần mềm SPSS và được sử dụng làm dẫn chứng cho các phân tích, đánh giá, nhận xét của luận văn. Tác giả tiến hành xử lý số liệu thứ tự như sau: (1) Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA); (3) Kiểm định hồi quy; (4) Sau khi phân tích mô hình hồi quy, tác giả tiến hành kiểm định các giả định thống kê: Kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định liên hệ tuyến tính phần dư, kiểm định phân phối chuẩn phần dư, kiểm định sự phù hợp của mô hình. Đề tài này sử dụng các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tham khảo và phân tích phục vụ cho nghiên cứu. 1.7. Cấu trúc nghiên cứu Nghiên cứu gồm 5 chương Chương 1 – Mở đầu Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5 – Hàm ý quản trị TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này trình bày khái quát về đề tài như là: Lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu liên quan từ đó tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đó. Chương này cũng trình bày về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu là kết hợp giữa định tính và định lượng. Tác giả cũng trình bày bố cục đề tài gồm 5 chương.
  • 19. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Khái niệm tính tuân thủ thuế và phân loại tính tuân thủ thuế Jackson và Milliron (1986) cùng Alm (1991) cho rằng “tuân thủ thuế là báo cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án”. Trong khi Hamm (1995) thì cho rằng “tuân thủ thuế là người nộp thuế nộp tờ khai thuế vào thời điểm thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các quyết định của tòa án”. OECD (2004), thì định nghĩa “tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình”. Lê Minh Tuấn, Phạm Minh Đức, Gregory Kisunko, và G.P. Shukla (2011) cho rằng, “mức độ tuân thủ thuế được định nghĩa là tỉ lệ giữa số tiền thuế thực thu với số tiền thuế có thể thu được tiềm năng”. Ngược lại, tỉ lệ không tuân thủ hay mức độ thất thoát nguồn thu thuế được tính bằng 1 trừ đi tỉ lệ tuân thủ. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011) cho rằng “tuân thủ thuế là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian”. Tác giả đồng ý với Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), theo tác giả, “tuân thủ thuế là việc người nộp thuế thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế đã được quy định trong luật thuế hiện hành”. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) cho rằng, “để xem xét và đánh giá mức độ tuân thủ của NNT, tùy theo mục đích nghiên cứu và vị trí nghiên cứu mà những người nghiên cứu sử dụng những tiêu chí khác nhau”. Tùy theo tiêu chí phân loại mà tuân thủ thuế được phân chia thành những nhóm khác nhau. *Căn cứ vào tính chất tuân thủ Theo OECD (2003), thì tính tuân thủ của NNT chia thành 2 nhóm chính “Tuân thủ hành chính là việc NNT tuân thủ các quy định hành chính về việc kê khai, nộp thuế đúng hạn”. “Tuân thủ kỹ thuật là việc NNT thực hiện tính toán và nộp thuế đúng theo quy định tại các điều của Luật thuế”. So với tuân thủ quy định hành chính, việc xác định tuân thủ kỹ thuật lại khá phức tạp vì khi các luật thuế quy định không rõ ràng và dễ hiểu thì việc xác định chính xác số thuế phải nộp sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, để đánh giá tính tuân thủ kỹ thuật, cần phải nắm bắt và có số liệu sát thực đối với hoạt động chịu thuế của NNT.
  • 20. 7 * Căn cứ vào nội dung tuân thủ Căn cứ theo nội dung các nghĩa vụ thuế mà NNT phải tuân thủ thì tuân thủ thuế được phân loại thành: (1) Tuân thủ trong việc đăng ký thuế; (2) tuân thủ trong việc nộp hồ sơ khai thuế; (3) tuân thủ trong việc báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác; (4) tuân thủ trong việc nộp thuế. Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một trong các nghĩa vụ này thì có thể coi là không tuân thủ thuế theo một nghĩa vụ cụ thể. * Căn cứ vào mức độ tuân thủ Quản lý tuân thủ là quản lý dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của NNT. Về cơ bản, nguyên tắc quản lý tuân thủ được thể hiện trên hai phương diện: “(1) Nếu NNT sẵn sàng tuân thủ thì CQT tạo điều kiện thuận lợi tối đa để NNT tuân thủ thông qua các cơ chế hỗ trợ và ưu đãi khác nhau; (2) Nếu NNT không muốn tuân thủ thì CQT áp dụng các cơ chế và chế tài khác nhau để buộc NNT tuân thủ”. Mô hình của Grabosky và Braithwaite (1986), chỉ ra rằng “toàn bộ NNT được chia thành 4 nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ và cơ quan quản lý thuế có các biện pháp tương ứng đối với từng nhóm NNT này để đảm bảo sự tuân thủ thuế tốt nhất”. Mô hình này thể hiện qua sơ đồ 2.1 dưới đây. Hình 2.1. Chiến lược xử lý TTT của CQT theo các mức độ TTT của NNT Nguồn: Grabosky và Braithwaite (1986) Cố tình không tuân thủ Áp dụng toàn bộ quyền lực theo luật pháp Đặc điểm của NNT Phương pháp xử lý của CQT Hành vi của NNT 10 5 4 3 2 1 6 9 8 7 Không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu CQT quan tâm Ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm Cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng thành công Hỗ trợ để tuân thủ Sẵn sàng tuân thủ Tạo điều kiện thuận lợi Chiến lược KD Ngành nghề NNT Yếu tố xã hội Yếu tố kinh tế Yếu tố tâm lý 0 Chiến lược của CQT là tạo áp lực để giảm số NNT không tuân thủ
  • 21. 8 Hình kim tự tháp thể hiện chiến lược xử lý tuân thủ của CQT. Theo đó, cạnh bên trái hình kim tự tháp biểu hiện hành vi TTT của NNT, còn cạnh bên phải hình kim tự tháp thể hiện nguyên tắc xử lý của CQT đối với hành vi tuân thủ. Mũi tên nằm trên đường trung tuyến cho thấy chiến lược xử lý của CQT với mục đích nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT. Toàn bộ NNT được chia làm 4 nhóm, tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ. Bốn nhóm này tương ứng với 4 mức độ thể hiện hành vi tuân thủ bên trái hình kim tự tháp. Tương ứng với 4 nhóm NNT này là 4 nguyên tắc xử lý khác nhau của CQT, cụ thể là - Nếu hành vi của NNT “sẵn sàng tuân thủ” thì CQT xử lý theo nguyên tắc “tạo điều kiện thuận lợi nhất” để NNT tuân thủ. - Nếu hành vi của NNT “cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng thành công” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “hỗ trợ” để NNT tuân thủ. - Nếu hành vi của NNT “không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu CQT quan tâm” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “Ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm” để NNT tuân thủ. - Nếu hành vi của NNT “quyết tâm không tuân thủ” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật” để buộc NNT tuân thủ 2.2. Nguyên nhân gây thất thoát nguồn thu hoặc không kê khai Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ hay thất thoát nguồn thu. Nguồn: Lê Minh Tuấn và cộng sự (2011)
  • 22. 9 Lê Minh Tuấn và cộng sự (2011) cho rằng “việc trốn thuế và tránh thuế là hai trong số các nguyên nhân quan trọng nhất của việc không tuân thủ và làm thất thoát nguồn thu”. Những hành vi này của NNT lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố có liên quan lẫn nhau, nó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan (năng lực của cơ quan thuế, chính sách thuế, chi phí tuân thủ, sự liêm chính và tính hiệu quả), lẫn nguyên nhân khách quan (trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công, hệ thống khiếu nại, quy mô của nền kinh tế phi chính thức và tham nhũng). Hình 2.2 cho thấy khung lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ/ thất thoát nguồn thu. Về lý thuyết, việc tránh thuế và trốn thuế là khác nhau, tuy nhiên cả hai hành vi đều làm thất thoát nguồn thu thuế, khiến hệ thống thuế bị kém công bằng, và làm mất đi sự cạnh tranh một cách lành mạnh của thị trường. Những NNT được xem là trốn thuế khi NNT sử dụng các cách thức trái pháp luật để tránh nộp đầy đủ số thuế của mình. NNT sẽ khai thiếu thu nhập, doanh thu, hay tài sản của mình, hoặc không khai báo thuế, trong khi lại cố gắng khai khống lên những khoản chi được khấu trừ và thậm chí còn tham gia buôn lậu hay âm mưu rửa tiền. Còn trong trường hợp tránh thuế, NNT lạm dụng các khe hở trong chế độ thuế hiện hành để giảm bớt các nghĩa vụ thuế của mình. 2.3. Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế 2.3.1. Các tiêu chí định tính Tính TTT của NNT được biểu hiện ra ngoài. Tuy nhiên, có những biểu hiện có thể được định lượng và những biểu hiện không thể định lượng được. Các chỉ tiêu không thể định lượng được thì đó là tiêu chí định tính. (i) Mức độ am hiểu và quan tâm của NNT đối với các quy định của luật thuế, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NNT. Mức độ quan tâm và am hiểu thể hiện NNT có các ý thức xử sự đối với các quy định pháp luật về thuế. Họ phải tìm hiểu, áp dụng nhằm tuân thủ đúng những quy định của pháp luật về thuế. Khi NNT không quan tâm đến những quy định pháp luật về thuế hoặc không am hiểu tường tận các quy định này thì khả năng xảy ra những hành vi không TTT là rất lớn.
  • 23. 10 Tiêu chí này bị ảnh hưởng bởi trình độ dân trí, mức độ đơn giản hay phức tạp của những chính sách pháp luật về thuế, nội dung và hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT của CQT cũng như mức xử phạt những hành vi sai sót, gian lận của NNT. Mặc dù không lượng hóa được mức độ quan tâm của NNT đối với các quy định pháp luật thuế, nhưng có thể đánh giá NNT có quan tâm hay không và quan tâm ít hay nhiều thông qua việc khảo sát bảng hỏi NNT. (ii) Sự tự nguyện hay miễn cưỡng trong TTT. Tiêu chí này cho thấy NNT tuân thủ một cách tự nguyện hay miễn cưỡng pháp luật về thuế. Nếu NNT tự nguyện tuân thủ trên cơ sở tự hào về nghĩa vụ thuế sẽ là tín hiệu tốt hơn là trường hợp NNT tuân thủ khi họ thấy rằng nếu không tuân thủ sẽ bị phát hiện và sẽ bị xử phạt. Trong trường hợp NNT miễn cưỡng tuân thủ đúng quy định pháp luật về thuế thì nguy cơ vi phạm khi hành vi vi phạm không bị phát hiện tăng lên. Mức độ miễn cưỡng hay tự nguyện trong TTT của NNT mặc dù khó lượng hóa nhưng có thể đánh giá thông qua khảo sát bằng cách quan sát trực tiếp hoặc thông qua phỏng vấn NNT. 2.3.2. Chỉ tiêu định lượng Có nhiều cách phân loại mức độ TTT của NNT (như tuân thủ kỹ thuật và tuân thủ hành chính; hay tuân thủ theo những nghĩa vụ của NNT: trong kê khai thuế, trong đăng ký thuế, trong nộp thuế và trong thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế). Các yếu tố trên có thể định lượng được bằng những con số cụ thể, như có bao nhiêu NNT bị phát hiện có gian lận qua thanh tra, kiểm tra thuế, có bao nhiêu NNT không đăng ký thuế… Đây là các chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ TTT của NNT. 2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tổng quát về mức độ tuân thủ thuế Trong quá trình chấp hành và thực thi những quy định pháp luật về thuế, để đánh giá thực trạng TTT của NNT, các tiêu chí chủ yếu được xem xét là số thuế thu được có đầy đủ, chính xác, kịp thời hay không? Có tình trạng NNT không TTT hay không? Do đó, trên phương diện tổng quát và khả thi trong đo lường, chỉ tiêu phản ánh tổng quát mức độ TTT của NNT là Chỉ tiêu 1: “Tỷ lệ giữa số NNT có hành vi vi phạm pháp luật về thuế so với tổng số NNT đang quản lý hoặc được kiểm tra”.
  • 24. 11 Hành vi vi phạm pháp luật về thuế được sử dụng để đo lường chỉ tiêu này là tất cả những hành vi vi phạm về thuế, từ vi phạm thủ tục đến vi phạm về kê khai, tính thuế, nộp thuế… Chỉ tiêu này được xác định cho thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) tùy theo mục đích nghiên cứu. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ TTT càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vừa phản ánh mức độ tuân thủ của NNT, vừa phản ánh được tính hiệu quả trong công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện các hành vi không tuân thủ của NNT. 2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế theo từng khía cạnh cụ thể (ii) Những chỉ tiêu về tuân thủ trong việc đăng ký thuế. Mức độ TTT của NNT trong đăng ký thuế được thể hiện trong việc NNT thực hiện kê khai đăng ký thuế đúng biểu mẫu, chính xác chỉ tiêu, nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan quản lý đúng địa điểm, đúng thời hạn. Do đó, chỉ tiêu định lượng dùng để đánh giá tính tuân thủ trong hoạt động này dựa trên tỷ lệ hoặc số lượng NNT chấp hành đầy đủ những yêu cầu trên. Tuy nhiên, trên thực tế, các tiêu chí được sử dụng là tỷ lệ/số lượng NNT có hành vi không tuân thủ. Cụ thể như sau: Chỉ tiêu 2: “Tỷ lệ NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối tượng phải đăng ký thuế“. Tỷ lệ này đo bằng tỷ lệ % giữa số NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế (bao gồm cả số lượng NNT không đăng ký thuế, chưa đăng ký thuế hay đăng ký thuế muộn so với quy định) so với tổng số đối tượng phải đăng ký thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế chưa tốt. Chỉ tiêu 3: “Tỷ lệ NNT khai đăng ký thuế có nhầm lẫn, sao sót so với tổng số NNT đã thực hiện đăng ký thuế“. Việc kê khai hồ sơ khai thuế được quy định theo các biểu mẫu và những chỉ tiêu có sẵn. Các chỉ tiêu đó là các thông tin quan trọng của NNT mà CQT cần phải nắm bắt nhằm phục vụ cho công tác quản lý thuế. Nếu NNT kê khai không chính xác, không đúng theo biểu mẫu, theo chỉ tiêu sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý thuế của CQT. Do đó việc kê khai không chính xác là một chỉ tiêu xem xét tính tuân thủ của NNT. Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ mức độ TTT tốt và ngược lại.
  • 25. 12 (ii) Các chỉ tiêu về tuân thủ trong kê khai và tính thuế, gồm tuân thủ về nộp tờ khai (hồ sơ, mẫu biểu, thời gian) và tuân thủ trong kê khai thuế (chính xác, đầy đủ). Thuộc nhóm này gồm có các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu 4: “Tỷ lệ giữa số tờ khai được nộp so với tổng số tờ khai phải nộp. Các tờ khai được nộp gồm cả tờ khai chậm nộp và tờ khai nộp đúng hạn. Nếu chỉ tiêu này cao thì mức độ TTT tốt hơn“. Chỉ tiêu 5: “Tỷ lệ giữa số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã được nộp. Nếu chỉ tiêu này cao thì mức độ TTT tốt hơn“. Chỉ tiêu 6: “Tỷ lệ số tờ khai có sai sót trên tổng số tờ khai thuế đã nộp. Chỉ tiêu này phản ánh sự tuân thủ về hình thức biểu mẫu kê khai của NNT. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt“. Chỉ tiêu 7: “Tỷ lệ số NNT kê khai sai thuế được phát hiện so với tổng số NNT được kiểm tra và thanh tra“. Chỉ tiêu này vừa phản ánh tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra của CQT, vừa phản ánh mức độ tuân thủ trong kê khai xác định số thuế phải nộp của NNT. Giả định tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế không đổi thì chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ rằng NNT tuân thủ tốt. Chỉ tiêu 8: “Tỷ lệ số NNT bị phát hiện trốn thuế so với tổng số NNT được thanh tra, kiểm tra“. Tương tự như chỉ tiêu 7, chỉ tiêu này vừa phản ánh tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra của CQT vừa phản ánh mức độ tuân thủ trong tính toán nghĩa vụ thuế phải nộp của NNT. Sự khác biệt của chỉ tiêu 7 so với chỉ tiêu 8 là tính chất của hành vi khác nhau. Với chỉ tiêu 7, NNT vẫn phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng kê khai sai căn cứ tính thuế. Với chỉ tiêu 8, NNT cố tình gian lận thuế. Giả định tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế không đổi thì chỉ tiêu này có giá trị càng thấp thì cchứng tỏ NNT càng tuân thủ tốt. Những chỉ tiêu trong nhóm phản ánh tính TTT về kê khai, tính thuế này (từ chỉ tiêu 4 đến chỉ tiêu 8) có thể tính toán cho từng sắc thuế hoặc có thể được tính toán cho tất cả các sắc thuế. Tùy điều kiện, mục đích nghiên cứu mà sử dụng các chỉ tiêu này nghiên cứu cho một sắc thuế hoặc nhiều sắc thuế.
  • 26. 13 (ii) Những chỉ tiêu về tuân thủ trong nộp thuế. Mức độ tuân thủ trong nộp thuế là việc nộp đủ số thuế phải nộp và nộp thuế đúng hạn. Chỉ tiêu 9: “Tỷ lệ số NNT đúng hạn trên tổng số NNT có số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế“. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ NNT tuân thủ tự giác trong việc đảm bảo thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nếu chỉ tiêu này cao càng chứng tỏ mức độ TTT tốt hơn. Chỉ tiêu 10: “Tỷ lệ giữa số thuế được nộp đúng hạn trên tổng số thuế phải nộp theo nghĩa vụ thuế của NNT. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số thuế đã được NNT đảm bảo thời hạn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nếu chỉ tiêu này cao thì càng chứng tỏ mức độ TTT tốt hơn“. Chỉ tiêu 11: “Tỷ lệ giữa số thuế nợ so với tổng số thuế phải nộp hoặc so với tổng số thuế ghi thu trong kỳ tính thuế“. Nếu chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ mức độ TTT càng tốt. Tương tự như các chỉ tiêu thuộc nhóm tuân thủ về kê khai, tính thuế, các chỉ tiêu thuộc nhóm tuân thủ nộp thuế (các chỉ tiêu 9, 10, 11) được tính toán áp dụng cho các sắc thuế hoặc từng sắc thuế. Tùy theo từng đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu mà áp dụng cho tất cả NNT hoặc cho từng NNT để đánh giá mức độ tuân thủ nộp thuế nói chung hoặc từng sắc thuế, từng NNT nói riêng. (iv) Những chỉ tiêu về tuân thủ trong việc chấp hành các quy định khác về thuế. Bên cạnh các nghĩa vụ chính về thuế như kê khai thuế, đăng ký và nộp thuế, thì trong quá trình TTT, NNT phải thực hiện những nội dung công việc theo các quyết định của CQT. Các quyết định hành chính của CQT đối với NNT có thể kể đến như quyết định về tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế; quyết định ấn định thuế; quyết định xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra thuế; quyết định xử phạt về thuế; quyết định cưỡng chế thuế... Ngoài ra, CQT có thể có các yêu cầu đối với NNT trong quá trình quản lý thuế như yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; yêu cầu về sử dụng hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán; yêu cầu thực hiện áp dụng CNTT trong quản lý thuế (nộp thuế điện tử, khai thuế điện tử...). Do đó, các chỉ tiêu định lượng đánh giá mức độ TTT của NNT được xác định trên cơ sở
  • 27. 14 mức độ hay tỷ lệ tuân thủ của NNT đối với những quyết định, những yêu cầu nói trên của CQT. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế Đã có nhiều công trình về các yếu tố ảnh hưởng đến tính TTT với các cách tiếp cận chủ yếu sau. Tiếp cận dựa trên các nhóm nhân tố chủ quan và khách quan. Cụ thể là: Nhóm những yếu tố chủ quan, bao gồm: Tính phức tạp của hệ thống thuế (sự phức tạp dẫn đến khó hiểu, khó tuân thủ dẫn đến các cách hiểu khác nhau và tranh chấp trong quá trình thực hiện luật thuế); sự liêm chính của công chức thuế (sự liêm chính của công chức thuế cao thì tính tuân thủ của NNT sẽ tốt hơn và ngược lại) và tính hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát của CQT (hệ thống kiểm tra, kiểm soát này có hiệu quả cao, việc xử phạt nghiêm minh sẽ nâng cao tính tuân thủ thuế và ngược lại). Nhóm những yếu tố khách quan: bao gồm: Quy mô nền kinh tế phi chính thức (quy mô này dẫn tới thu hẹp diện chịu thuế và gây thất thoát nguồn thu, những DN trong nền kinh tế phi chính thức thường nhỏ hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, do đó họ thường có rủi ro trốn thuế cao hơn và đặt ra các thách thức cho CQT). Trình độ dân trí (trình độ dân trí cao thì mức độ tuân thủ pháp luật càng tốt) Trách nhiệm giải trình chi tiêu công của chính phủ (nếu chính phủ làm tốt trách nhiệm giải trình chi tiêu công thì sẽ góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế, và ngược lại) (Schneider và Klinglmair (2004), WDI (2005)) Trong luận văn này, TTT được hiểu trên các góc độ: “Tuân thủ những quy định về chính sách thuế, tuân thủ các nghĩa vụ thuế và tuân thủ các quy định về quản lý thuế”. Có thể thấy, dù tiếp cận tính TTT theo hướng nào, thì tính TTT của NNT cũng chịu tác động của những nhóm nhân tố sau: (i) Chính sách, pháp luật về thuế; (ii) Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế; (iii) Trình độ chuyên môn và Đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế; (iv) Cơ sở vật chất của CQT; (v) Người nộp thuế; (vi) Sự phát triển của hệ thống đại lý thuế; và (vii) Đặc điểm kinh tế - xã hội.
  • 28. 15 2.4.1. Chính sách, pháp luật thuế Lê Xuân Trường (2016), cho rằng Chính sách thuế là hệ thống những quan điểm, đường lối, phương châm điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua thuế. Theo đó, pháp luật về thuế là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung. Hệ thống pháp luật, các chính sách về thuế được xây dựng đơn giản, rõ ràng, đồng bộ, minh bạch và càng ít ngoại lệ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giảm rủi ro do tham nhũng, giảm chi phí tuân thủ và phiền hà cho NNT, qua đó giúp việc thực hiện tuân thủ thuế tốt hơn. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật về thuế phức tạp, thiếu tính chặt chẽ, không đồng bộ và chồng chéo sẽ làm tăng cơ hội cho NNT có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật để trục lợi, làm giảm tác dụng quản lý và răn đe của luật pháp. Chính sách thuế thể hiện rõ mức độ điều tiết thu nhập dân cư của nhà nước qua thuế. Mức độ điều tiết phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế và thu nhập dân cư có tác động thúc đẩy TTT. Nếu mức độ điều tiết quá thấp thì sẽ không đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Mức độ điều tiết mà quá cao sẽ làm thúc đẩy hành vi gian lận thuế. 2.4.2. Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế Quản lý thuế là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật về thuế trong đời sống kinh tế và xã hội. Quá trình đó đòi hỏi tất cả những đối tượng liên quan được quy định trong những văn bản pháp luật về thuế phải tuân thủ thực hiện, trong đó có NNT. Mục tiêu đặt ra là tất tổ chức, cá nhân thuộc NNT phải thi hành đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về thuế. Để đạt được mục tiêu đó, CQT phải thực hiện những thủ tục hành chính thuế và tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế (hỗ trợ, tuyên truyền, quản lý đăng ký thuế, nộp thuế, khai thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, cưỡng chế thuế…). Đây chính là các nhân tố cụ thể của quản lý thuế có tác động đến tính tuân thủ của NNT. Cụ thể như sau: 2.4.2.1. Thủ tục hành chính thuế Nội dung của thủ tục hành chính thuế liên quan trực tiếp đến NNT gồm: Thủ tục đăng ký thuế; thủ tục kê khai thuế, thủ tục nộp thuế và những thủ tục về thanh
  • 29. 16 tra, kiểm tra thuế. Thủ tục hành chính thuế có tác động thúc đẩy/ kìm hãm sự tuân thủ của NNT. Thủ tục hành chính thuế dễ hiểu, dễ thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để NNT tuân thủ thuế và ngược lại. Tuy nhiên, thủ tục hành chính thuế còn là cơ sở để CQT xác định nghĩa vụ thuế của NNT nên nó phải đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý thuế và quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa gian lận thuế. Bởi vậy, khi xây dựng, hoàn thiện hoặc cải cách thủ tục hành chính thuế phải đảm bảo cân bằng cả lợi ích và yêu cầu của CQT và NNT. 2.4.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về các chức năng quản lý của cơ quan thuế Để quản lý thuế, CQT thực hiện hệ thống những hoạt động nghiệp vụ tác động để NNT TTT. Đây là việc CQT thực hiện các chức năng quản lý thuế. * Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế Mục tiêu quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của NNT. Việc đưa ra những chế tài xử phạt đối với những đối tượng trốn và tránh thuế chỉ nhằm cảnh báo về hậu quả của việc không tuân thủ để NNT cân nhắc, chú ý thường xuyên. Để thực hiện mục tiêu này, CQT không chỉ có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ thuế, mà còn có trách nhiệm tạo ra những điều kiện tốt nhất để NNT tự giác, chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Việc thực hiện mục tiêu trên, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho NNT đóng vai trò rất quan trọng. Hoạt động tuyên truyền pháp luật về thuế là nhiệm vụ của công chức thuế, bằng nhiều phương pháp phù hợp để tuyên truyền về chính sách thuế hiệu quả đến NNT và những tầng lớp dân cư. Như vậy, tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm nâng cao trách nhiệm và tính tự giác TTT của NNT, góp phần gắn kết giữa CQT và NNT Hoạt động tuyên truyền pháp luật về thuế làm cho những cá nhân, tổ chức hiểu biết hơn về các chính sách thuế để tự giác thực hiện, số lượng NNT chấp hành tốt pháp luật về thuế đạt tỷ lệ ngày càng cao. Hoạt động hỗ trợ NNT sẽ giúp NNT hiểu và chấp hành tốt hơn những quy định của pháp luật thuế, hạn chế những sai sót, nhầm lẫn của NNT. Có thể nói, hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế và hỗ trợ NNT là hoạt động tác động trực tiếp góp phần nâng cao ý thức TTT của NNT; từng bước giảm dần các sai sót và vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách thuế của
  • 30. 17 NNT. Thông qua hoạt động này, quan hệ giữa CQT và NNT ngày càng thân thiện và là bạn đồng hành trong việc thực thi những chính sách, pháp luật thuế. * Quản lý kê khai thuế Việc kê khai, nộp hồ sơ khai thuế chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn là tiêu chí đánh giá mức độ TTT của NNT và cũng là cơ sở để CQT đưa ra những chiến lược, biện pháp quản lý phù hợp cho từng nhóm NNT, đảm bảo sự tuân thủ tự nguyện tối đa của họ. Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, thời hạn nộp tiền thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Do đó, khi NNT nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế đúng thời hạn thể hiện được NNT đã tuân thủ được thời hạn kê khai và ngược lại. Do đó, việc quản lý thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là cơ sở quan trọng để CQT đánh giá mức độ tuân thủ của NNT. Ngoài ra, số liệu kê khai trong hồ sơ khai thuế được NNT tự xác định và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nó. Tuy nhiên, trên góc độ quản lý, CQT cần theo dõi, kiểm tra tính chính xác để kịp thời phát hiện những sai sót, nhầm lẫn hoặc gian lận của NNT và từ đó có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo sự tuân thủ tốt nhất. Hoạt động phát hiện, xử lý, ngăn ngừa này được thực hiện thông qua việc kiểm tra, thanh tra thuế, nhưng nếu CQT tập trung ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ khai thuế (trực tiếp tại CQT hay thông qua giao dịch thuế điện tử) thì việc xử lý được kịp thời hơn. Như vậy, thông qua hoạt động quản lý kê khai thuế, CQT nắm được tình hình tuân thủ trong kê khai thuế của NNT như: số lượng NNT nộp chậm hồ sơ khai thuế, số lượng NNT phải nộp hồ sơ khai thuế, số lượng NNT không nộp hồ sơ khai thuế, số lượng NNT có các sai sót, nhầm lẫn hay gian lận trên hồ sơ khai thuế... Từ đó, CQT có những biện pháp như nhắc nhở, đôn đốc , yêu cầu giải trình, bổ sung hồ sơ hay đưa ra các quyết định ấn định thuế, kiểm tra tại trụ sở NNT, thanh tra thuế... nhằm hạn chế các hành vi không tuân thủ nói trên. Hoạt động quản lý kê khai thuế là hoạt động được triển khai liên tục, thường xuyên của CQT, nó có tác động trực tiếp đến NNT trong lúc họ vận dụng những quy định của pháp luật thuế, tính toán, xác định nghĩa vụ thuế của mình một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, ngăn ngừa được các gian lận ở các khâu tuân thủ tiếp theo.
  • 31. 18 * Thanh tra, kiểm tra NNT Mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm soát, đối chiếu, đánh giá tính trung thực, đúng đắn trong hoạt động kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi gian lận trong TTT của NNT. Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra đối với NNT bao gồm: (i) Thanh tra, kiểm tra đăng ký thuế; (ii) Thanh tra, kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế; (iii) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa đơn Trong điều kiện thực hiện các cơ chế tự khai, tự nộp thuế, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là nội dung trong việc thực hiện các chức năng của CQT. CQT không can thiệp trực tiếp vào quá trình kê khai, nộp thuế của NNT, trừ các trường hợp phát hiện những sai sót, vi phạm hoặc những dấu hiệu không chấp hành pháp luật về thuế. CQT có trách nhiệm hỗ trợ, tuyên truyền, hướng dẫn để NNT hiểu và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi không tuân thủ thuế của NNT. Các công trình nghiên cứu đều cho rằng, hoạt động kiểm tra thuế và thanh tra thuế tác động mạnh đến tính TTT của NNT. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế (thanh tra, kiểm tra việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hóa đơn chứng từ...), các hành vi không TTT của NNT sẽ bị phát hiện và xử lý kịp thời. Các hình thức xử lý tương ứng với mức vi phạm được thực thi công bằng, nghiêm minh là công cụ ngăn ngừa, cảnh báo, răn đe lớn, giúp ngăn ngừa sự tái phạm của NNT. Do đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có hiệu quả và sử dụng các chế tài xử phạt thích đáng sẽ góp phần nâng cao tính TTT của NNT. * Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do CQT quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của NNT. Công tác quản lý nợ thuế bao gồm các nội dung: “(i) Thống kê và nắm bắt đầy đủ tình hình nợ thuế của NNT, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp của NNT; (ii)
  • 32. 19 Phân tích, đánh giá thực trạng nợ thuế thông qua phân loại nợ thuế, phân tích những nguyên nhân nợ thuế; (iii) Thực hiện những biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế và những khoản thu khác do CQT quản lý”. Với cách hiểu như trên thì quản lý nợ thuế sẽ tác động đến tính TTT của NNT trên những phương diện sau: - Thông qua hoạt động quản lý nợ thuế, CQT nắm bắt được chính xác tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT, xác định được số thuế đã nộp vào NSNN, số thuế còn nợ đọng của từng NNT. Từ đó có những biện pháp thúc đẩy NNT nộp những khoản thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN; đảm bảo tuân thủ nghiêm túc pháp luật thuế. Thông qua đó, hoạt động quản lý số thuế đã nộp và số thuế nợ của NNT đã góp phần nâng cao ý thức TTT của NNT. - Thông qua hoạt động quản lý nợ thuế, CQT đảm bảo tính hiệu lực, nghiêm minh của pháp luật về thuế; hạn chế sự chiếm dụng tiền thuế, chống thất thoát thuế và đảm bảo sự công bằng giữa những NNT. Quản lý nợ thuế tốt sẽ nâng cao hiệu quả của quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả của CQT như: Quản lý kê khai thuế, kiểm tra, thanh tra thuế vì thông qua quản lý kê khai thuế và kiểm tra, thanh tra thuế xác định chính xác nghĩa vụ thuế nhưng điều quan trọng là nghĩa vụ thuế được xác định đó phải thực hiện và điều này được thực hiện thông qua công tác đôn đốc thu nộp thuế - một nội dung quan trọng của công tác quản lý nợ thuế. Cưỡng chế nợ thuế là việc CQT và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng những biện pháp có tính bặt buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế của họ. Công tác cưỡng chế nợ thuế gồm các nội dung: “(i) Thông báo cho NNT biết trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các hậu quả phải chịu nếu không thực hiện nghĩa vụ thuế; (ii) Bằng các biện pháp cưỡng chế như dừng bán hóa đơn, đình chỉ hoạt động kinh doanh… để buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ thuế”. Cưỡng chế nợ thuế là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý thuế. Cưỡng chế thuế thể hiện tính chất bắt buộc phải tuân thủ bởi quyền lực nhà nước của thuế. Với tính chất như vậy, cưỡng chế thuế tác động lớn đến tính TTT của NNT. Hoạt động này không những tác động trực tiếp bắt buộc NNT có hành vi chống đối phải tuân thủ nghiêm túc mà còn tác động đến ý thức TTT của toàn thể NNT với pháp luật thuế nói chung và các quyết định hành chính thuế nói riêng. Cụ thể như sau
  • 33. 20 - Hoạt động cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật về thuế, chống thất thu thuế có hiệu quả. Bằng những hình thức và các biện pháp phù hợp, hoạt động này có tác động đến lợi ích của NNT và buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, không để xảy ra tình trạng cố tình dây dưa, chây ỳ không nộp thuế, hoạt động cưỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật thuế. Khi các khoản thuế và thu khác thuộc NSNN được thu nộp vào NSNN có nghĩa là công tác cưỡng chế thuế đã góp phần chống thất thu thuế cho NSNN. - Hoạt động cưỡng chế nợ thuế có vai trò cảnh báo qua đó thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT. Việc cưỡng chế thuế thành công đối với những đối tượng cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ phát đi một tín hiệu cảnh báo với chính những đối tượng này rằng, trong tương lai ý đồ cố tình không TTT của họ sẽ không thực hiện được và sẽ bị thiệt hại nặng hơn là tuân thủ tự giác. Đồng thời, việc cưỡng chế thuế có hiệu quả cũng phát đi một tín hiệu cho những NNT khác biết về khả năng không thành công của sự cố tình không tuân thủ. Qua đó, cưỡng chế thuế thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT. - Hoạt động cưỡng chế nợ thuế hiệu quả sẽ đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật về thuế. Công tác cưỡng chế thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo sự công bằng đầy đủ được thực hiện bằng cách buộc người có nghĩa vụ thuế phải thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không sẽ chịu sự trừng phạt của pháp luật. 2.4.3. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức quản lý thuế sẽ góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế tác động trên cả phương diện trực tiếp và gián tiếp đến tính TTT của NNT. Tác động trực tiếp của trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế đến tính TTT của NNT thể hiện ở việc nếu trình độ chuyên môn của công chức thuế cao và đạo đức nghề nghiệp tốt thì sẽ có những tác động tích cực sau: (i) Giải quyết nhanh chóng, thuận lợi các thủ tục về thuế cho NNT, qua đó, tạo sự hài lòng cho NNT khiến NNT sẵn sàng TTT; (ii) Không gây phiền hà, sách nhiễu nên không cản trở NNT TTT; (iii) Không thông đồng giúp NNT gian lận thuế
  • 34. 21 Tác động gián tiếp của nhân tố này đến tính TTT của NNT thể hiện ở việc: Nếu đội ngũ công chức thuế giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi kế toán, thành thạo kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc, có trình độ tin học và ngoại ngữ, với phẩm chất đạo đức tốt sẽ thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý thuế. Việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý thuế sẽ có tác động nâng cao tính TTT, chẳng hạn như hỗ trợ NNT tốt hơn thì NNT tuân thủ tốt hơn, thanh tra thuế hiệu quả hơn thì tác động ngăn ngừa gian lận thuế cao hơn và ngược lại… 2.4.4. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của cơ quan thuế Cơ sở vật chất và kỹ thuật của CQT càng hiện đại, càng tiên tiến thì việcTTT của NNT càng thuận lợi và ngược lại. Chẳng hạn như, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp việc kê khai, nộp thuế diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, giảm chi phí tuân thủ, giảm thời gian thực hiện thủ tục thuế, làm NNT hài lòng hơn với sự trợ giúp của CQT, giúp NNT TTT tốt hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống máy vi tính điện tử và những phần mềm CNTT giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Từ đó, giúp phát hiện, ngăn chặn và cảnh báo những đối tượng vi phạm thuế. Đồng thời, giúp công chức thuế thực hiện nhanh chóng các thao tác nghiệp vụ để phục vụ NNT tốt hơn. Qua đó, giúp thúc đẩy tính tuân thủ của NNT. 2.4.5. Nhóm yếu tố thuộc về người nộp thuế Những yếu tố này bao gồm các yếu tố thuộc về đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, yếu tố hành vi, yếu tố kinh tế. Cụ thể: - Đặc thù hoạt động của doanh nghiệp: Mức độ đa dạng và phức tạp trong cơ cấu hoạt động của NNT, chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ (bao gồm chất lượng các quy trình kiểm soát, sự hợp lý và chặt chẽ của hệ thống kế toán, trình độ của nhân viên, mức độ tuân thủ các quy trình và hệ thống kế toán) hành vi của những cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh và hành vi của người lãnh đạo hoạt động kinh doanh… cũng có tác động không nhỏ đến mức độ TTT. - Yếu tố kinh tế: Gồm các yếu tố cụ thể sau: + Gánh nặng về tài chính: Số thuế phải nộp và hành vi TTT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu phải nộp tiền thuế quá lớn thì NNT có thể tránh phải nộp toàn bộ hoặc tìm cách điều chỉnh số liệu báo cáo nhằm làm giảm số thuế phải nộp.
  • 35. 22 + Chi phí tuân thủ: Bao gồm thời gian phải bỏ ra để hoàn tất thủ tục thuế, chi phí về kế toán thuế… và có thể bao gồm cả chi phí về mặt tâm lý. NNT phải bỏ ra các chi phí trên để tuân thủ nghĩa vụ thuế, do đó tổng số tiền mà NNT phải chi ra lớn hơn số thuế thực nộp vào NSNN. Nếu chi phí tuân thủ thấp sẽ dẫn đến mức độ tuân thủ tự nguyện tăng lên và ngược lại. - Yếu tố hành vi là yếu tố chi phối khá quan trọng đến thái độ TTT. Thuộc nhóm này có thể kể đến như: Cảm nhận về sự công bằng trong TTT; sợ hãi, lo sợ về khả năng vi phạm pháp luật thuế; thái độ của NNT đối với rủi ro khi trốn thuế... Cụ thể như sau: + Sự khác biệt của từng cá nhân: Giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, đạo đức, ngành nghề, tính cách, hoàn cảnh... luôn chứa đựng những rủi ro nhất định trong việc tuân thủ thuế vì nó tác động đến hành vi của NNT. Nếu NNT hiểu rõ pháp luật thuế, họ có thể tự giác chấp hành pháp luật thuế tốt hơn và ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng tránh thuế, trốn thuế. + Cảm nhận về rủi ro tối thiểu có tác động đến TTT. Nếu NNT có cơ hội không tuân thủ và có ý nghĩ rằng rủi ro không đáng kể nếu không tuân thủ thì NNT đó dễ dàng chấp nhận rủi ro này để đổi lấy sự không tuân thủ, do vậy có thể xuất hiện tình trạng không kê khai hoặc kê khai số liệu tính thuế thấp hơn số liệu thực tế. + Cảm nhận về sự không công bằng là nhân tố ảnh hưởng đến mức độ TTT. Nếu NNT cho rằng hệ thống pháp luật vềtthuế không đảm bảo sự công bằng hoặc NNT bị đối xử không công bằng thì họ có thể ít tuân thủ hơn. Một khi NNT cảm thấy bị đối xử không công bằng, thiếu sự tin tưởng thì nguy cơ hoạt động của nền kinh tế ngầm có thể gia tăng, NNT cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó, nhận thức về tính không công bằng trong tiếp cận thông tin và thủ tục hành chính thuế có tác động không nhỏ đến tâm lý tuân thủ thuế, đặc biệt khi hệ thống thủ tục thuế phức tạp, rườm rà. 2.4.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội Nhóm nhân tố này gồm các yếu tố như lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, ngoại giao… Đây là các yếu tố vĩ mô nên ảnh hưởng đến tính TTT của tất cả các nhóm NNT. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế càng phát triển, kéo theo đó là mức sống dân cư tăng thì mức độ TTT có chiều hướng tăng. Khi nền kinh tế phát
  • 36. 23 triển ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, tình hình chính trị ổn định sẽ có tác động tích cực đến tính TTT. Ngược lại, sẽ có tác động bất lợi đến tính TTT. Lạm phát cao ảnh hưởng đến thái độ TTT khi nó tác động đến mức sinh lợi của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi lạm phát được ổn định ở mức độ hợp lý sẽ kích thích sản xuất kinh doanh và tác động đến sự TTT thông qua hiệu ứng thu nhập. Các yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng đến tính tính TTT. Thuộc nhóm này có thể kể đến như: ảnh hưởng xã hội và trách nhiệm của từng chủ thể trong một cộng đồng xã hội; Chuẩn mực xã hội, dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của từng chủ thể trong một cộng đồng xã hội. 2.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan 2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan Rio Widianto (2015) với nghiên cứu “sự ảnh hưởng của các nhân tố nhân khẩu học lên hành vi TTT thu nhập cá nhân tại Duren Sawit, Indonesia Nghiên cứu thực hiện với mục đích tìm ra sự ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học lên hành vi TTT thu nhập cá nhân tại Duren Sawit. Nghiên cứu đánh giá hành vi TTT thông qua ba phương pháp: Hồi quy OLS, Probit và Logictis. Nghiên cứu được thực hiện trên bộ dữ liệu gồm 2.383 người đóng thuế năm 2013 tại huyện Duren Sawit nhằm đo lường hành vi TTT thu nhập cá nhân. Các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học trong nghiên cứu gồm: Giới tính (nam, nữ), độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp (Nhận giá trị 1 nếu làm trong ngành dịch vụ, nhận giá trị 0 nếu làm ngành khác) ảnh hưởng đến hành vi TTT thu nhập cá nhân cùng các yếu tố về kỳ kê khai thuế trước, tình trạng nộp thuế những kỳ trước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học và các kỳ kê khai thuế trước và tình trạng kê khai thuế ở các kỳ nộp trước đều có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự ảnh hưởng đến hành vi TTT thu nhập cá nhân. Cả 3 phương pháp đều cho ra dấu hồi quy giống nhau. Điều này, cho thấy việc sử dụng 3 phương pháp là phù hợp, đáng tin cậy. Trong 3 phương pháp xử lý dữ liệu thì phương pháp OLS cho chỉ số R2 hiệu chỉnh lớn nhất với 72,3%, kế đến là phương pháp hồi quy Probit với R2 hiệu chỉnh là 68,6% và cuối cùng là phương pháp hồi quy Logit với R2 hiệu chỉnh là 68,2%. Cả 3 mô hình đều cho thấy, biến kỳ hạn nộp thuế năm 2012 tác động mạnh nhất và tác động cùng chiều đến hành vi TTT thu
  • 37. 24 nhập cá nhân, kế đến là biến tình trạng nộp thuế kỳ hạn nộp thuế năm 2011, tác động mạnh thứ 3 và tác động ngược chiều đến tình trạng TTT là biến giới tính, biến kỳ kê khai thuế trước tác động mạnh thứ tư và tác động ngược chiều đến hành vi TTT. Tác động mạnh cuối cùng là biến độ tuổi. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra biện pháp tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế tại CCT huyện Duren Sawit. Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) với nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến TTT của người nộp thuế với hệ thống thuế: Nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phố Mekelle, Ethiopia Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích. Đây là mô hình hồi quy phi tuyến sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra mà ta có được. Các biến nghiên cứu trong mô hình gồm: (1) Xác suất kiểm toán; (2) nhận thức về chi tiêu của chính phủ; (3) nhận thức về tính công bằng và dân chủ; (4) hình phạt; (5) thay đổi chính sách hiện hành của chính phủ; (6) nhóm giới thiệu; (7) vai trò cơ quan thuế; và (8) kiến thức thuế; (9) Hạn chế về tài chính. Dữ liệu nghiên cứu được khảo sát từ 102 NNT tại Mekelle. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc TTT bị ảnh hưởng bởi xác suất kiểm toán, hạn chế về tài chính và những thay đổi trong chính sách của chính phủ. Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các nhà hoạch định chính sách nhận thấy rõ thực trạng về các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hành vi TTT như thế nào. Kết quả của nghiên cứu này cũng cung cấp những hiểu biết cụ thể và cho phép các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về các biến chính yếu liên quan đến việc TTT và giúp họ thực hiện các chiến lược phù hợp để giảm thiểu các yếu tố có thể gây tổn hại và cũng nên cho phép họ cải thiện thu thuế của chính phủ. Hơn nữa, nghiên cứu này cố gắng làm phong phú thêm lý thuyết TTT bằng cách cung cấp một hình ảnh rõ ràng hơn và quan điểm toàn diện về hành vi tuân thủ của NNT từ quan điểm của một nước đang phát triển. 2.5.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan Có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi TTT, điển hình như: Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của DN tư nhân – Xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn.
  • 38. 25 Đề tài nghiên cứu đánh giá hành vi tuân thủ của các doanh nghiệp tư nhân nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT qua hành vi nộp thuế đúng hạn và từ đó khuyến nghị các giải pháp để hạn chế hành vi nộp thuế trễ hạn. Với phương pháp nghiên cứu định lượng, mẫu dữ liệu gồm 170 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009-2010. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích. Đây là mô hình hồi quy phi tuyến sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra mà ta có được. Các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu gồm Biến phụ thuộc (Y) đo lường khả năng nộp thuế đúng hạn của doanh nghiệp. Y nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn và ngược lại nhận giá trị 0. Biến độc lập gồm: REVENUE (doanh thu); EBT (lợi nhuận trước thuế); ASSET (tổng tài sản); DEBT (Nợ); EQUITY (Tổng nguồn vốn); ROA (Lợi nhuận/ tổng tài sản); ROE (lợi nhuận/ vốn); ROS (Tỷ số lợi nhuận/ doanh thu); TAX (Thuế); CR (Ngành nghề); AGE (Độ tuổi); SEX (Giới tính); RELIGION (Tôn giáo của chủ doanh nghiệp); EDUC (trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp); EXPER (kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp); EMP (số lao động) Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi TTT thông qua khả năng nộp thuế đúng hạn của các doanh nghiệp tư nhân bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể là lợi nhuận trước thuế, tổng số thuế phải nộp, ngành nghề kinh doanh và giới tính. Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu, (2015) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến TTT của doanh nghiệp”. Đánh giá mức độ TTT của NNT để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế là nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan quản lý thuế. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự TTT của NNT. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiển góp phần giúp CQT hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho NNT trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế, đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước, phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể trong nền kinh tế và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh tăng trưởng. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát hơn
  • 39. 26 474 người là các nhà quản lý của các doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh tại TP.HCM từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2014. Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành đánh giá sơ bộ thang đo lường thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), ước lượng và kiểm định mối quan hệ nhân quả trong mô hình thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và cuối cùng, kiểm định Bootstrap để đánh giá độ tin cậy của ước lượng của mô hình SEM. Kết quả cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng được xây dựng từ mô hình lý thuyết, tác giả đã khẳng định các yếu tố trong mô hình đều có ảnh hưởng cùng chiều đến TTT của doanh nghiệp. Các nhân tố gồm (1) cấu trúc hệ thống thuế; (2) đặc điểm doanh nghiệp; (3) chất lượng quản trị công; (4) chất lượng dịch vụ thuế; (5) ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; (6) các chuẩn mực xã hội; (7) các yếu tố kinh tế Bùi Ngọc Toản, (2017) với nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT thu nhập của doanh nghiệp – nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn TP.HCM”. Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến hành vi TTT thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM thông qua khảo sát 198 doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy: yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế, yếu tố pháp luật và chính sách về thuế, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm ngành, yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội tác động đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Lê Chí Công, (2017) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách thuế đối với hành vi TTT của các doanh nghiệp tại TP. Nha Trang, Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết với doanh nghiệp tại TP. Nha Trang. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp với 250/265 phiếu khảo sát doanh nghiệp. Sử dụng kỹ thật phân tích độ tin cậy thang đo thông qua hệ số cronbachs Alpha và phân tích nhân tố khám phá. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của các doanh nghiệp.
  • 40. 27 Kết quả ủng hộ các giả thuyết được đưa ra khi chỉ ra rằng ba yếu tố thuộc về chính sách thuế: (i) thuế suất; (ii) tính đơn giản của việc kê khai thuế và (iii) công tác kiểm tra thuế có tác động cùng chiều đến hành vi TTT của doanh nghiệp. Kết luận: Các nghiên cứu trên đã nhận diện được những nhân tố tác động đến hành vi TTT để xây dựng thành bộ tiêu chí đánh giá rủi ro tuân thủ nhằm lựa chọn NNT có nhiều rủi ro đưa vào kế hoạch kiểm tra. Qua đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức có hành vi gian lận thuế, trốn thuế. Các nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên phân tích những số liệu thống kê đã xử lý, dựa trên thực trạng đăng ký, kê khai nộp thuế của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nhận diện Nghiên cứu này vẫn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước đây tuy nhiên có điểm khác biết so với các nghiên cứu trước như sử dụng phương pháp định lượng, phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường sự tác động của các yếu tố đến hành vi TTT bằng cách phát bảng khảo sát NNT và các cán bộ công chức thuế. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Nội dung chương này trình bày các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu. Đó là lý thuyết về thuế và những nghiên cứu về thuế, hành vi TTT; và các mô hình nghiên cứu về hành vi TTT. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của NNT gồm các thành phần như Thuế suất (TS), Tính đơn giản của thủ tục kê khai (DG); Niềm tin vào sự liêm chính của Chi cục Thuế (NT); Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế (NV); Tổ chức hoạt động kiểm tra (KT); Hình thức cưỡng chế và hình phạt (HT): Kỹ năng của công chức thuế (KN) Chương tiếp theo sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu để đo lường những yếu tố tác động đến hành vi TTT của NNT tại Chi cục Thuế TP Cam Ranh.
  • 41. 28 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu Giai đoạn 1: Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước về hành vi TTT các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước để đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ đo lường những khái niệm nghiên cứu. Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khẳng định lại mô hình nghiên cứu đã đề xuất và thang đo sơ bộ. Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý luận Phương pháp nghiên cứu Phân tích dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Chi cục thuế thành phố Cam Ranh Phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát NNT tại Chi cục thuế thành phố Cam Ranh Đánh giá thực trạng tình hình tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Cam Ranh Phân tích sự tác động của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của NNT tại Chi cục thuế thành phố Cam Ranh. Đánh giá thành tựu và hạn chế, nguyên nhân hạn chế Đề xuất hướng giải quyết
  • 42. 29 Từ kết quả thảo luận, thang đo sơ bộ sẽ được điều chỉnh, bổ sung thành thang đo chính thức. Trên cơ sở thang đo chính thức bổ sung thêm thông tin các đặc điểm của doanh nghiệp để xây dựng bảng câu hỏi chính thức. Giai đoạn 3: Thực hiện phỏng vấn chính thức 155 doanh nghiệp và 32 công chức thuế. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS và sử dụng các phương pháp sau để phân tích dữ liệu: Phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 3.2. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế Đo lường mức độ TTT của NNT là việc xác định, tính toán các chỉ tiêu đánh giá mức độ TTT của NNT. Có nhiều phương pháp để đo lường tính TTT của NNT, Gangadhar. P. S và cộng sự (2011) cho rằng có 2 phương pháp được sử dụng là phương pháp số liệu quản lý thuế và phương pháp khảo sát, điều tra. 3.2.1. Phương pháp số liệu quản lý thuế Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) chỉ ra rằng ‘‘phương pháp số liệu quản lý thuế là phương pháp phân tích thống kê trên cơ sở các số liệu về quản lý thuế của CQT“. Theo đó, CQT xây dựng các chỉ tiêu thống kê, đánh giá và phân tích số liệu thống kê đó trên cơ sở các số liệu báo cáo của CQT. Trên cơ sở số liệu về quản lý thuế, mức độ TTT thường được ước tính cho 3 giai đoạn chính hay cho những nội dung quản lý thuế chính (thu/nộp thuế, kê khai và tính thuế). *Tuân thủ về kê khai thuế và thủ tục đăng ký thuế. Mức độ tuân thủ về kê khai thuế và thủ tục đăng ký thuế thể hiện qua số liệu quản lý thuế chính là những chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ TTT của NNT đã trình bày tại chỉ tiêu 2 đến chỉ tiêu 6. Việc tuân thủ trong nộp tờ khai chỉ phản ánh một phần trong TTT mà chưa đo lường được chiều sâu về TTT. *Tuân thủ về tính thuế Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) cho thấy ‘‘nếu việc tuân thủ trong thủ tục kê khai về thuế chỉ là xem xét đến, số tờ khai nộp đúng hạn, số tờ khai đã được nộp cho cơ quan thuế thì tuân thủ về tính thuế đề cập đến việc kê khai trung thực những căn cứ tính thuế“.