SlideShare a Scribd company logo
1 of 249
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
NGUYỄN THỊ NGA
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
NGUYỄN THỊ NGA
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. CHÚC ANH TÚ
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Nga
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ....................................................................... 15
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ...............................................15
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Tập đoàn kinh tế...............................................15
1.1.2. Vai trò của Tập đoàn trong nền kinh tế.........................................................20
1.1.3. Mô hình tổ chức quản lý kinh tế trong Tập đoàn kinh tế..............................21
1.1.4. Mối quan hệ giữa các thành viên trong Tập đoàn kinh tế.............................24
1.2. THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ............................................................................26
1.2.1. Khái quát thông tin kế toán và vai trò của thông tin kế toán trong
Tập đoàn kinh tế...........................................................................................26
1.2.2. Khái quát về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn kinh tế.....................30
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN
KINH TẾ ................................................................................................................36
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán................................................................................37
1.3.2. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán...............................................................44
1.3.3. Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán..............................................52
1.3.4. Tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán..........................................56
1.3.5. Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán và công tác kiểm tra kế toán.......................62
1.4. KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ LỚN TẠI
VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TẬP ĐOÀN CÔNG
NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...................................................64
1.4.1. Kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của một số nước trên
thế giới .........................................................................................................64
1.4.2. Kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của một số Tập đoàn kinh
tế lớn tại Việt Nam .......................................................................................69
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán cho Tập đoàn
công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................75
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...................76
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM....................................................................................................76
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................76
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam ......................................................................................................77
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn
công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..................................................79
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn công nghiệp Than -
Khoáng sản...................................................................................................82
2.1.5. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động ảnh hưởng đến tổ chức
công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam ......................................................................................................89
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP
ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .........................91
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán................................................................................93
2.2.2. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán.............................................................105
2.2.3. Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán............................................107
2.2.4. Tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán........................................113
2.2.5. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán ..............................................................129
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM ..........................................................................................................130
2.3.1. Những ưu điểm............................................................................................130
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................132
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................139
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TRONGTẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM.................................................................................................................140
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN -
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...............................................................................140
3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN -
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...............................................................................141
3.2.1. Yêu cầu cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn
công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam................................................141
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn
công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam................................................145
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM...........................................................................................................147
3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán.............................................................147
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin kế toán ...........................................152
3.3.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán ..........................154
3.3.4. Hoàn thiện tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán ......................159
3.3.5. Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra kế toán.............................................166
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP......................................................168
3.4.1. Điều kiện về phía Nhà nước........................................................................168
3.4.2. Điều kiện về phía Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam ...................................................................................................170
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................172
KẾT LUẬN.................................................................................................................173
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................174
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................175
PHỤ LỤC....................................................................................................................180
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾTTẮT
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCĐKTHN : Bảng cân đối kế toán hợp nhất
BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCKQHĐKDHN : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCLCTTHN : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
BCTC : Báo cáo tài chính
BCTCHN : Báo cáo tài chính hợp nhất
BTC : Bộ Tài chính
BTMBCTCHN : Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
CP : Cổ phần
CPBH : Chi phí bán hàng
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
CTC : Công ty con
CTM : Công ty mẹ
HĐQT : Hội đồng quản trị
HMLK : Hao mòn lũy kế
KTQT : Kế toán quản trị
KTTC : Kế toán tài chính
MTV : Một thành viên
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TSCĐ : Tài sản cố định
TSDH : Tài sản dài hạn
TĐKT : Tập đoàn kinh tế
TP : Thành phố
TX : Thị xã
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VCSH : Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hình thức sổ kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam..............................................................112
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất
của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ..........128
Bảng 3.1: Bảng đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu trong phân tích
BCTCHN tại Tập đoàn ............................................................164
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung.......................................................40
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán .......................................................41
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán .........................42
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..............83
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý và điều hành của Tập đoàn công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam......................................................................................85
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại CTM Tập đoàn công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam....................................................................................100
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc
CTM Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ........................101
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ bộ máy kế toán tại các Tổng công ty trong Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam............................................................102
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các CTC trong Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam............................................................103
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu trong
Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ..................................104
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ quy trình lập BCTCHN ........................................................................123
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại CTM theo hướng chuyên môn hóa...................148
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các
Tổng công ty Nhà nước từng bước xây dựng, củng cố để hình thành các TĐKT lớn
mạnh, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo chủ trương
này, một số TCT Nhà nước trong những ngành then chốt sau khi được cổ phần hoá,
sắp xếp lại đã hoạt động rất có hiệu quả và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của
nền kinh tế quốc dân tạo tiền đề cho sự ra đời của một số TĐKT Nhà nước.
Việc hình thành các TĐKT theo mô hình CTM - CTC đã bước đầu được hình
thành và phát triển, từ đó vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý đối với các TĐKT được
đặt ra như một tất yếu khách quan. Trong đó, sử dụng công cụ kế toán - một công cụ
quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế cần phải được nghiên cứu, tổ chức hợp lý
và khoa học, vận dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trên thực tế,
bên cạnh các kết quả đạt được, việc quản lý các TĐKT ở nước ta thông qua công cụ
kế toán còn nhiều bất cập, chưa đi vào nề nếp. Đặc biệt là vấn đề tổ chức công tác kế
toán, vấn đề cung cấp thông tin KTTC và KTQT phục vụ cho công tác quản trị trong
các TĐKT. Tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT là vấn đề mới mẻ còn có nhiều
quan điểm chưa thống nhất cần được nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống.
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới phương thức tổ chức
SXKD; cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển
của các doanh nghiệp, công tác kế toán được quan tâm, đổi mới và hoàn thiện. Với
việc ban hành Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực và sửa đổi Chế độ kế toán theo
hướng tiếp cận với các thông lệ chuẩn mực kế toán quốc tế đã từng bước đáp ứng yêu
cầu quản lý.
Hơn 20 năm qua, kể từ khi hoạt động theo mô hình Tập đoàn (từ tháng 10 năm
1994 đến nay), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đạt sản lượng
khai thác trên 500 triệu tấn, trở thành một trong những TĐKT mạnh của đất nước,
được Nhà nước giao trọng trách chính trong việc thực hiện quy hoạch phát triển
ngành Than, ngành công nghiệp khai thác Bauxit - alumin - nhôm, ngành công
nghiệp Titan và một số ngành công nghiệp khai thác khoáng sản khác. Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là một TĐKT đa ngành, đa lĩnh vực được xếp
hạng trong 10 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất trong giai đoạn 2005-2015. Do vậy,
2
ban lãnh đạo Tập đoàn rất cần các thông tin khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt
động của Tập đoàn, trong đó có thông tin kế toán cung cấp. Tập đoàn công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam với số lượng lớn đơn vị thành viên với cơ cấu tổ chức
đa dạng, phức tạp, với quy mô hoạt động đa dạng, do vậy đòi hỏi tổ chức công tác kế
toán không chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp một đơn vị mà phải được tổ chức khoa học,
hợp lý trên toàn hệ thống trong Tập đoàn. Tuy nhiên việc tổ chức công tác kế toán
trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam còn những hạn chế cần
phải nghiên cứu hoàn thiện. Do đó việc nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam là vấn đề vô cùng cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ vấn
đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:“Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là một khâu của công tác tổ
chức, quản lý và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý
của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở; luận án tiến sĩ; bài báo đăng tạp chí kỷ yếu hội thảo
khoa học quan tâm đến vấn đề tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp.
2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Mô hình CTM - CTC ở các nước phát triển trên thế giới đã có từ lâu nhưng
chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. Do đặc điểm về tổ chức quản lý kinh doanh
khác biệt đã chi phối đến đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
hoạt động theo mô hình này, mà cụ thể là chi phối đến tổ chức bộ máy kế toán và
công tác kế toán phục vụ cho việc lập và trình bày BCTCHN. Do đó, có nhiều nghiên
cứu ở các nước tập trung vào hai nội dung này của tổ chức công tác kế toán trong các
CTM - CTC.
Có thể kể đến một số nghiên cứu trên thế giới như sau:
Nghiên cứu của Christine Windbichler (2000), "Corporate Group Law for
Europe": Comments on the Forum Europaeum’s Principles and Proposals for a
European Corporate Group Law, European Business Organization Law Review 1:
265-286 (“Luật Tập đoàn kinh tế châu Âu”: Các nguyên tắc và đề xuất về Luật Tập
3
đoàn kinh tế và các tổ chức kinh doanh tại Châu Âu, tóm tắt số 265- 286). Trong
nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các quy định của Liên minh Châu Âu về tổ
chức hoạt động trong các TĐKT. Trong đó, có đề cập đến các quy định về tổ chức
công tác kế toán trong các tập đoàn.
Nghiên cứu của Colpan A. M. and Hikino T. (2010), "Foundations of Business
Groups: Towards an Integrated Framework" in The Oxford Handbook of Business
Groups, Colpan et al. (eds.). Oxford University Press. Tạm dịch là Colpan A.M. và
Hikino T (2010) "Cơ sở của Tập đoàn kinh tế: Hướng tới một cơ cấu thống nhất".
Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở hình thành các TĐKT, đồng thời đề
xuất một số kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý trong các TĐKT trong đó có đề
xuất về tổ chức bộ máy kế toán và các quy định về kế toán.
Nghiên cứu của Belenzon, Patacconi, Zelner (2013), "Identifying archetypes:
an empirical study of business group structure in 16 developed countries" (Nghiên
cứu thực nghiệm về cấu trúc Tập đoàn kinh tế tại 16 quốc gia phát triển). Trong công
trình này, các tác giả có đề cập đến cấu trúc thường thấy của các tập đoàn ở 16 quốc
gia phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật, Úc… trong đó có đề cập đến những ảnh hưởng
của cấu trúc tập đoàn đến tổ chức bộ máy quản lý của tập đoàn.
Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
Trên thế giới không có quy định chính thức về tổ chức bộ máy kế toán. Tùy
thuộc vào quy mô của từng tập đoàn, yêu cầu về tổ chức thông tin tài chính theo lĩnh
vực, bộ phận, khu vực địa lý mà có tổ chức bộ máy kế toán phù hợp. Nhưng nhìn
chung, tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình CTM - CTC tại hầu hết các nước trên
thế giới đều có đặc điểm sau:
- Do CTM và CTC chỉ có quan hệ về vốn, CTM và các CTC là các pháp
nhân độc lập, nên thông thường, kế toán của CTM và CTC chỉ có quan hệ nghiệp
vụ và giám sát lẫn nhau mà không có quan hệ chi phối theo hình thức mệnh lệnh
hành chính.
- Việc lập BCTCHN rất phức tạp nên bộ máy kế toán phục vụ cho việc lập và
trình bày BCTCHN trong nhiều tập đoàn còn lớn hơn bộ máy kế toán phục vụ cho
công tác lập BCTC của riêng CTM.
BCTCHN phản ánh tình hình biến động tài sản và nguồn vốn tại một thời
điểm và tình hình kết quả hoạt động trong kỳ của một nhóm các công ty có quan hệ
4
sở hữu vốn lẫn nhau và trình bày chúng như thể là BCTC của một thực thể pháp lý
duy nhất. Do việc lập và trình bày BCTCHN chỉ nhằm mục đích quản lý trong nội bộ
doanh nghiệp và phục vụ các cổ đông nên BCTCHN không mang tính pháp lý và
phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTCHN cũng bị thu hẹp hơn.
Các nước trên thế giới có quy định khác nhau về phạm vi các công ty phải lập
và trình bày BCTCHN. Nhưng nhìn chung phần lớn các quốc gia đều tuân thủ các
quy định về lập và trình bày BCTCHN của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế. Một
số nước không áp dụng toàn bộ hoặc một phần các quy định của Ủy ban chuẩn mực
kế toán quốc tế thì phạm vi các công ty phải lập BCTCHN có thể khác biệt.
Về nội dung hệ thống BCTCHN thì hiện nay theo thông lệ quốc tế và hầu hết
các quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Nhật… BCTCHN bao gồm 05 báo
cáo chính, đó là: BCĐKTHN, BCKQKDHN, BCLCTTHN, BTMBCTCHN, Báo cáo
biến động VCSH.
Nguyên tắc, thủ tục và quy trình lập BCTC nhìn chung được các nước tuân thủ
thống nhất theo quy định của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong
doanh nghiệp
Trước năm 2000 đã có những công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vấn
đề lý luận vào thực tiễn và đã đạt được hiệu quả nhất định. Như đề tài “Tổ chức công
tác kế toán ở công ty xây dựng 405 Thành phố Việt Trì” của GS,TS Ngô Thế Chi và
nhóm tác giả. Nội dung chủ yếu được đề cập là vận dụng lý luận chung về tổ chức
công tác kế toán để tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng 405. Đề tài nghiên
cứu đã được Công ty xây dựng 405 triển khai thực hiện và đem lại những hiệu quả
nhất định song vẫn chưa khắc phục được vấn đề về KTQT.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp” của tác giả
Ngô Thị Thu Hồng (2007). Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản trị
doanh nghiệp và tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua thực trạng về đặc điểm tổ chức SXKD và thực trạng tổ
chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ vừa tại Việt Nam, tác giả đã phân
tích đánh giá thực trạng đó trên cả hai phương diện là KTTC và KTQT; để đề xuất
5
các giải pháp cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ
vừa tại Việt Nam. Luận án của tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa thuộc các loại hình thuộc các loại hình SXKD khác nhau.
“Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp” của tác giả Lưu Đức Tuyên và
Ngô Thị Thu Hồng (2011). Nội dung cuốn sách đề cập đến nội dung tổ chức công tác
kế toán trong doanh nghiệp theo quy trình kế toán. Bên cạnh đó, các tác giả có đưa ra
các quy định pháp lý về kế toán ở Việt Nam hiện nay để tổ chức công tác kế toán
trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập đến tổ chức công tác kế toán
nói chung, chứ chưa giải quyết được tổ chức công tác kế toán trong TĐKT đặc biệt là
tổ chức lập BCTCHN để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong Tập đoàn.
Luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Thiều (2011). Tác giả đã hệ thống hoá và phân tích
những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán,
trong đó nêu bật những nghiệp vụ mới phát sinh trên thị trường chứng khoán. Trên cơ
sở thực trạng tổ chức công tác kế toán tại một số công ty chứng khoán Việt Nam, tác
giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các
công ty chứng khoán hiện nay theo các nội dung mới chủ yếu: Hoàn thiện mô hình
công ty chứng khoán; nâng cao vai trò của tổ chức công tác kế toán; hoàn thiện theo
từng nội dung tổ chức công tác kế toán.
“Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp” của nhóm tác giả Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh (2012), do tác giả Nguyễn Phước Bảo Ấn chủ biên. Cuốn
sách chủ yếu đề cập đến nội dung tổ chức công tác trong doanh nghiệp trong điều
kiện ứng dụng công nghệ thông tin như tổ chức thu thập dữ liệu, xây dựng quy trình
lập và luân chuyển chứng từ kế toán theo chu trình kinh doanh, tổ chức cung cấp
thông tin kế toán, tổ chức bộ máy kế toán.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty
cổ phần sản xuất Xi măng Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Thu Hương (2012) đã hệ
thống hoá được các vấn đề lý luận về công ty cổ phần và tổ chức công tác kế toán
trong các công ty cổ phần. Thông qua khảo sát thực tế về tổ chức công tác kế toán
trong một số công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam, luận án đã phân tích những
ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong tổ chức
công tác kế toán; từ đó đề xuất hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty
6
cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cho các nhà
quản trị doanh nghiệp.
2.2.2. Các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong Tập
đoàn kinh tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các TĐKT, các TCT hoạt động theo
mô hình CTM - CTC ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của
mình trong nền kinh tế. Yêu cầu về cung cấp thông tin kế toán phục vụ quản trị doanh
nghiệp và các đối tượng có liên quan đòi hỏi các nghiên cứu khoa học đi sâu và nhiều
lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả
trong hoạt động quản lý kinh tế đó là phải quan tâm nghiên cứu hoàn thiện công cụ kế
toán, đặc biệt là về tổ chức công tác kế toán trong TĐKT. Vì vậy, đã có nhiều tác giả
quan tâm, đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TĐKT, mô hình CTM - CTC,
tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT.
“Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp theo loại hình công
ty mẹ, công ty con ở Việt Nam” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của nhóm tác giả
Học viện Tài chính (2004), do PGS.TS Đoàn Xuân Tiên chủ biên. Ngoài thực trạng
vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp từ mô hình Liên hiệp xí nghiệp sang mô hình Tổng
công ty Nhà nước tiến tới mô hình TĐKT đề tài tập trung nên ra thực trạng tổ chức
công tác ở các TCT tại Việt Nam. Ngoài những nội dung về kinh nghiệm quốc tế về
tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình CTM - CTC đồng thời làm rõ mối quan hệ tài
chính, hạch toán và kiểm soát, chi phối trong nội bộ TCT hoặc trong một TĐKT. Đề
tài đã góp phần trong việc xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán cho các doanh
nghiệp theo loại hình CTM - CTC, đặc biệt trong việc tổ chức BCTC và BCTCHN.
“Lập báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS25”
của nhóm các tác giả Ngô Thế Chi, Trương Thị Thuỷ, Lê Văn Liên, Nguyễn Thị
Hồng Vân (2006). Cuốn sách chỉ ra các phương pháp cụ thể lập BCTCHN theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 25, quy trình, phương pháp lập BCTCHN trong TĐKT, các
CTM - CTC trên các khía cạnh cụ thể như phạm vi hợp nhất BCTC, niên độ hợp
nhất, sự hoà hợp chính sách hợp kế toán giữa CTM và CTC. Tuy nhiên, còn một số
vấn đề chưa được giải quyết trong cuốn sách như các vấn đề về lập BCLCTTHN, các
vấn đề về CTC ở nước ngoài…
7
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” của tác giả Trần Hải Long
(2011). Luận án đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về TĐKT và tổ chức công
tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc TĐKT tuy nhiên chưa chỉ rõ điểm khác biệt
giữa tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thông thường so với các doanh
nghiệp thuộc TĐKT. Luận án đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam. Tuy nhiên luận án mới chỉ đề cập đến tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam mà chưa đề cập đến việc tổ chức
công tác kế toán trong CTM cũng như việc thu thập, xử lý thông tin kế toán để lập
BCTCHN của toàn Tập đoàn.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các Tập đoàn kinh tế
Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh
(2011). Tác giả đã làm rõ tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển
các TĐKT theo mô hình CTM - CTC, cũng như ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán
trong các TĐKT theo mô hình CTM - CTC. Thông qua thực trạng về tổ chức công
tác kế toán trong các TĐKT, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán trong các TĐKT Việt Nam. Trong luận án, tác giả đề cập về tổ chức
công tác KTTC chung cho các TĐKT Việt Nam như Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam…
mà chưa đi sâu nghiên cứu cho một TĐKT cụ thể.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Minh Tuệ (2015). Tác giả
tập trung phân tích đặc điểm của mô hình quản lý trong các TĐKT và sự ảnh hưởng
của nó đến tổ chức công tác kế toán, từ đó chỉ ra sự khác biệt của tổ chức công tác kế
toán trong doanh nghiệp thông thường với các doanh nghiệp thuộc TĐKT. Trên cơ sở
khảo sát thực trạng tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tác giả
đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Luận án của tác giả mới chỉ nghiên cứu tổ chức
công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng hàng dệt may thuộc
Tập đoàn Dệt May Việt Nam, chứ chưa nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong
toàn Tập đoàn.
8
Kế toán trong các TĐKT được nhiều tác giả nghiên cứu, lựa chọn làm Luận
án tiến sĩ, đặc biệt là hợp nhất BCTC trong các TĐKT, TCT hoạt động theo mô
hình CTM - CTC là vấn đề được nhiều tác giả khai thác nghiên cứu, như luận án
tiến sĩ kinh tế “Vận dụng chuẩn mực hợp nhất báo cáo tài chính để tổ chức hệ
thống báo cáo tài chính ở Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam” của tác giả
Chúc Anh Tú (2009); “Hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh tại Tập đoàn Dầu
khí quốc gia Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Ngọc (2012); “Báo cáo tài chính hợp
nhất - Những vấn đề lý luận thực trạng và giải pháp cho Tập đoàn kinh tế Hồng
Hà” của tác giả Đoàn Thị Dung (2012). Bên cạnh đó đầu tư tài chính trong các
doanh nghiệp theo mô hình CTM - CTC ở Việt Nam cũng được nghiên cứu với
Luận án “Hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp
theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đặng
Ngọc Hùng (2011).
2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Tập đoàn công nghiệp Than
- Khoáng sản Việt Nam
Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi hoạt động theo mô hình Tập đoàn, Tập đoàn
công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đạt sản lượng khai thác trên 500 triệu
tấn, trở thành một trong những TĐKT mạnh của đất nước. Do vậy Tập đoàn đã thu
hút được sự quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu, với một số công trình Luận án
tiến sĩ.
Luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than” của tác giả Trần Văn Hợi
(2007). Tác giả đi sâu nghiên cứu nội dung KTQT chi phí và giá thành trong doanh
nghiệp khai thác than. Tác giả tiếp cận KTQTchi phí dưới góc độ KTTC, chủ yếu
phục vụ ghi nhận thông tin chi tiết chi phí hỗ trợ thực hiện phần hành kế toán chi phí
và giá thành trong doanh nghiệp khai thác than.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm trong
các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hồng Hạnh (2008). Công trình nghiên cứu vấn đề lý
luận cơ bản về KTQT chi phí, giá thành trong doanh nghiệp. Thông qua thực trạng
KTQT chi phí, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập
9
đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện các nội dung tổ chức KTQT chi phí và tính giá thành.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập
đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh
(2015) đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về TĐKT, hệ thống BCTCHN
của các TĐKT. Luận án đã khái quát quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm
hoạt động SXKD ảnh hưởng đến hệ thống BCTCHN của Tập đoàn. Trên cơ sở
nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện về cơ sở
pháp lý và BCTCHN của Tập đoàn.
2.2.4. Tổng hợp đánh giá các công trình nghiên cứu đã tiếp cận
Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu đề cập ở trên đi sâu nghiên cứu tổ
chức công tác kế toán nói chung tại doanh nghiệp hoặc tại các doanh nghiệp thuộc
các lĩnh vực khác nhau như xi măng, chứng khoán.
Về TĐKT, đã có các nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán như lập
BCTCHN, kế toán hoạt động đầu tư tài chính.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT,
nhưng những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới, tái cơ cấu TĐKT, hoạt động
SXKD của các TĐKT có nhiều thay đổi. Do vậy nhiều nội dung của các công trình
nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT không còn phù hợp với
thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đó, các đặc điểm trong hoạt động SXKD, tổ chức quản
lý của các TĐKT ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán cần phải được nghiên cứu
làm rõ.
Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là TĐKT đa ngành, được
liên kết theo cả chiều dọc và chiều ngang, có đặc điểm tổ chức SXKD, tổ chức quản
lý vừa phức tạp vừa đa dạng, có đặc điểm tổ chức công tác kế toán rất khác biệt so
với các TĐKT mà các tác giả trước đây đã thực hiện nhưng chưa có công trình
nghiên cứu trong nước về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than
- Khoáng sản Việt Nam.
Xuất phát từ khoảng trống trong các công trình nghiên cứu đã phân tích ở trên,
tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ là “Hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”.
10
Từ quá trình tìm hiểu về đề tài nghiên cứu, Luận án sẽ tập trung vào các vấn đề
chính như sau:
- Khái quát về TĐKT, thông tin kế toán trong TĐKT, phân tích những đặc
trưng của TĐKT ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán. Luận án tập trung nghiên
cứu nội dung tổ chức công tác kế toán trong TĐKT.
- Trên cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Luận án đưa ra những đánh giá về ưu điểm,
hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó từ đó đề xuất những giải pháp
cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong trong Tập đoàn công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Về mặt lý luận: Đề tài tập trung hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ thêm
những vấn đề lý luận về TĐKT; làm rõ những đặc trưng của TĐKT ảnh hưởng đến tổ
chức công tác kế toán trong TĐKT; nghiên cứu các nội dung tổ chức công tác kế toán
trong TĐKT.
- Về mặt thực tiễn: Từ khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng về tổ
chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;
luận án chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ
sở đó, luận án đề xuất giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập
đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; cũng như tổ chức thu nhận, xử lý thông tin kế
toán giữa công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn nhằm phục vụ cho việc lập
báo cáo toàn Tập đoàn. Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán cả trên góc độ
kế toán tài chính và kế toán quản trị.
11
- Về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu trong Tập đoàn công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập
thông tin, số liệu về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, và lấy số liệu năm
2015 để minh hoạ.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Quá trình nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong các
Tập đoàn kinh tế
Giai đoạn 2: Khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn
công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Giai đoạn 3: Phân tích, xử lý số liệu từ đó rút ra những kết luận về những nội
dung nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu vừa mang tính lý luận, vừa mang tính ứng dụng, do đó để
đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khác nhau như:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu lý luận kết
hợp với điều tra khảo sát thực tế để phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê.
- Phương pháp quy nạp, phương pháp suy luận logic, phương pháp tổng hợp
để tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án, tổng
hợp các quan điểm cũng như kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của các nước
phát triển.
- Phương pháp tra cứu tài liệu:
Tác giả sử dụng phương pháp tra cứu tài liệu để nghiên cứu lý luận về vấn
đề liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các nguồn: Hệ thống sách chuyên môn,
chuyên khảo được biên dịch, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các công
trình nghiên cứu khoa học khác như: Luận án, đề tài khoa học… để có thể khẳng
định và khái quát lại những mặt đạt được của các công trình từ đó tìm ra điểm
trống nghiên cứu.
12
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề ra và trả lời được các câu hỏi
nghiên cứu, luận án tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
+ Đối với dữ liệu sơ cấp:
Nguồn dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua các phiếu điều tra, khảo
sát, lấy ý kiến chuyên gia tại 33 đơn vị trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng
sản Việt Nam (Phụ lục 1.3). Để phù hợp với mục tiêu thu thập thông tin, Phiếu điều
tra khảo sát được thiết kế thành 2 dạng:
Dạng 1 (Phụ lục 1.1a): Phiếu điều tra khảo sát dành cho bộ phận kế toán. Tác
giả gửi tổng số 66 phiếu khảo sát tới 33 đơn vị trong Tập đoàn (mỗi đơn vị gửi 2
phiếu điều tra khảo sát), kết quả thu về 58 phiếu, đạt tỷ lệ 87,9%
Dạng 2 (Phụ lục 1.1b): Phiếu điều tra khảo sát dành cho nhà quản trị doanh
nghiệp (Lãnh đạo đơn vị, cán bộ công nhân viên các phòng ban chức năng: Phòng kế
hoạch, phòng vật tư, phòng kỹ thuật...). Tác giả gửi 66 phiếu khảo sát tới 33 đơn vị
trong Tập đoàn (mỗi đơn vị gửi 2 phiếu), kết quả thu về 50 phiếu, đạt tỷ lệ 75,8%
Bên cạnh đó, tác giả tập trung trao đổi trực tiếp, phỏng vấn và lấy ý kiến các
nhà quản trị, các giám đốc tài chính, các kế toán trưởng tại CTM Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, các kế toán viên tại một số đơn vị hạch toán
phụ thuộc và các CTC trong Tập đoàn.
Với phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đối tượng phỏng vấn được tác giả chia
thành những nhóm chính: Nhà quản trị (bên cần thông tin kế toán) và nhóm nhân viên
kế toán (cung cấp thông tin kế toán).
+ Đối với dữ liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp gồm các tài liệu liệu liên quan đến tổ chức công tác kế toán
trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam như:
Tài liệu văn bản trong khung pháp lý hiện hành của Việt Nam: Luật kế toán
Việt Nam, hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán hướng dẫn về tổ chức công tác kế
toán trong doanh nghiệp.
Tài liệu về hoạt động SXKD, tổ chức quản lý của Tập đoàn
Tài liệu về tổ chức công tác kế toán tại CTM Tập đoàn, các đơn vị hạch toán
phụ thuộc, các CTC: hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ
thống BCTC riêng, hệ thống Báo cáo quản trị, BCTCHN...
13
Các tài liệu, số liệu này được các đơn vị cung cấp hoặc được nghiên cứu sinh
thu thập khai thác từ các công trình nghiên cứu trước, website...
- Phương pháp xử lý dữ liệu:
Sau mỗi cuộc phỏng vấn và phiếu điều tra thu về, thông tin được tác giả lựa
chọn, phân loại sắp xếp một cách có hệ thống dưới dạng văn bản theo từng chủ đề.
Bên cạnh đó, kết hợp với số liệu từ việc điều tra quan sát, phỏng vấn trực tiếp, tác giả
sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp các phiếu điều tra, xử lý, phân tích số liệu. Kết
quả điều tra được trình bày trên bảng tính Excel dưới dạng bảng biểu.
- Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng nhằm đánh giá các tài liệu, kiểm
chứng để nghiên cứu, tổng kết thực trạng, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề
nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng, yêu
cầu, nguyên tắc và các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn
công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả sử dụng các các phương pháp khác như phương pháp quy
nạp, phương pháp suy luận logic, phương pháp tổng hợp để tổng hợp các công trình
nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án, tổng hợp các quan điểm cũng như
kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của quốc tế. Những phương pháp này còn
được sử dụng ở chương 2 nhằm tổng hợp các kết quả điều tra và đưa ra các phân tích,
đánh giá, nhận định về thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, qua đó tìm ra những tồn tại để đề xuất các giải
pháp hoàn thiện.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa về mặt khoa học:
Luận án là tài liệu nghiên cứu khoa học cho các vấn đề lý luận về tổ chức công
tác kế toán trong các doanh nghiệp nói chung và trong các TĐKT hoạt động theo mô
hình CTM - CTC nói riêng. Lý luận trong luận án có thể là tiền đề và cơ sở để hoàn
thiện và bổ sung lý luận về tổ chức công tác trong các loại hình doanh nghiệp khác.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Luận án đã nghiên cứu các đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động đặc trưng
của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ảnh hưởng đến tổ chức công
tác kế toán
14
Luận án đã khảo sát, phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập
đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo các nội dung: tổ chức bộ máy kế
toán, tổ chức thu nhận thông tin kế toán, tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế
toán, tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán
và công tác kiểm tra kế toán. Kết quả đánh giá chỉ ra được những ưu điểm cũng như
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận án đề xuất
những phương hướng, các giải pháp thiết thực để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Hơn nữa, luận án cũng cung cấp thông tin để các tổ chức đào tạo tư vấn, thiết kế
chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức cho các cán bộ kế toán, các nhà quản lý
doanh nghiệp sao cho phù hợp với thực tế tổ chức công tác kế toán trong giai đoạn
hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn
kinh tế
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam
15
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Tập đoàn kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm Tập đoàn kinh tế
Hiện nay, mô hình TĐKT đang dần trở nên phổ biến và đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam và nhiều
nước trên thế giới, TĐKT được hiểu theo nhiều cách khác nhau
Quan niệm về TĐKT có sự thay đổi và khác nhau theo thời gian, điều kiện,
trình độ phát triển kinh tế, sự phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá giữa các doanh
nghiệp, cách tiếp cận và mục tiêu quản lý ở mỗi nước. Điều đó lý giải vì sao cho đến
nay không có định nghĩa thống nhất về TĐKT.
Tại Châu Âu và Hoa Kỳ, các TĐKT được hình thành một cách chính thức từ
sau cuộc cách mạng công nghiệp. Trước hết có thể kể đến hình thức “Cartel”. Đây là
hình thức TĐKT theo một ngành chuyên môn hóa, nó chỉ bao gồm các công ty sản
xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh nhằm mục đích hạn chế sự cạnh
tranh bằng thỏa thuận thống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, nguyên liệu,
thống nhất về chuẩn mực, mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ sản phẩm, dịch vụ. Trong
Cartel, các công ty tham gia vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân và tính độc lập về
kinh tế bị hạn chế bởi các hợp đồng kinh tế [Vũ Duy Từ, 2002].
Một dạng đặc biệt của Cartel là Syndicate và Trust. Điểm khác biệt căn bản
của so với Cartel là trong Syndicate có một văn phòng chung do một ban quản trị
điều hành và tất cả các công ty phải tiêu thụ hàng hóa của họ qua kênh văn phòng
này. Điều này làm cho các đơn vị thành viên vân giữ nguyên tính độc lập về sản xuất
nhưng mất tính độc lập về thương mại. Với hình thức Trust, liên kết trong tập đoàn
không chỉ ở khâu tiêu thụ mà còn ở khâu sản xuất. Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp
công nghiệp do một ban quản trị thống nhất điều khiển. Khác với Cartel và Syndicate,
các đơn vị thành viên trong Trust đều mất quyền độc lập cả về sản xuất và thương
mại [Vũ Duy Từ, 2002].
16
Một hình thức tập đoàn cũng được hình thành rất sớm là “Consordium”,
Consordium là từ gốc Latinh có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội” được sử dụng để
chỉ một tập hợp của hai hay nhiều thực thể kinh tế nhằm mục đích tham gia hoạt động
chung hoặc đóng góp nguồn lực để đạt được mục tiêu chung. Consordium được xác
lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công ty thành
viên tham gia [Vũ Duy Từ, 2002].
Tại khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu, đầu thế kỷ XX đã hình thành mô hình tập
đoàn theo hình thức “Concern”. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến hiện nay ở
nhiều nước dưới hình thức CTM đầu tư vào CTC. Mục tiêu của việc thành lập
Concern là tạo thế lực tài chính mạnh để phát triển kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro
đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới,
phương pháp quản lý hiện đại. Các CTC là thành viên của Concern hoạt động trên
nhiều lĩnh vực. Các CTC chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn kinh doanh của
mình và giữ tính độc lập về pháp lý, nhưng phụ thuộc vào Concern về mục tiêu hoạt
động nhằm thực hiện lợi ích chung giữa CTM và CTC thông qua các hợp đồng kinh
tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư. Đây là một mô hình có nhiều tác dụng tích
cực, có nhiều khả năng hoạt động tốt, thúc đẩy sự phát triển và liên kết giữa các công
ty [Vũ Duy Từ, 2002].
Sự phát triển cao hơn của các liên kết trong TĐKT dẫn đến sự mở rộng về
phạm vi liên kết. Liên kết trong các tập đoàn trước đây chỉ là các liên kết đơn giản
theo từng khâu của quá trình kinh doanh thì ngày nay đã phát triển thành các liên kết
phức tạp bao gồm cả liên kết về hoạt động SXKD và liên kết về tài chính. Đây là cơ
sở hình thành các TĐKT theo hình thức “Conglomerate”. Conglomerate là tập đoàn
kinh doanh được hình thành bằng cách thu hút những công ty có lợi nhuận cao nhất
và các ngành có hiệu quả hoạt động cao nhất thông qua thị trường chứng khoán. Khác
với concern, mô hình Conglomerate là tập đoàn đa ngành, các công ty thành viên có
ít mối quan hệ về công nghệ sản xuất và khâu tiêu thụ nhưng lại có mối liên hệ chặt
chẽ về mặt tài chính. Chính vì thế mà mô hình tập đoàn này thường gắn bó chặt chẽ
với ngân hàng và tổ chức tài chính [Vũ Duy Từ, 2002].
Tại một số quốc gia phát triển ở Châu Á, các TĐKT cũng hình thành và phát
triển từ rất sớm. Ở Nhật Bản, “Keiretsu” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các TĐKT.
Keiretsu là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của
17
nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, về nhân lực, công nghệ,
cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Ở Hàn Quốc, tập đoàn thường được gọi
là “Chaebol”. Chaebol được sử dụng để chỉ liên kết gồm nhiều công ty hình thành
quanh một CTM. Trong Chaebol, các công ty thành viên trong tập đoàn thường nắm
giữ cổ phần hoặc vốn góp của nhau và do một gia đình điều hành. Còn theo quan
điểm của các nhà kinh tế Trung Quốc, Tập đoàn doanh nghiệp là một tổ hợp kinh
doanh tập hợp các doanh nghiệp có liên quan với nhau bởi một CTM. CTM của mỗi
tập đoàn doanh nghiệp sẽ hoạt động như là hạt nhân của tập đoàn, còn các CTC và
các doanh nghiệp có liên quan khác đều là các pháp nhân được pháp luật công nhận,
chia sẻ tất cả các quyền dân sự có liên quan và chịu trách nhiệm dân sự phát sinh.
Những công ty trực thuộc hoặc các đơn vị không phải là pháp nhân sẽ không phải là
các thành viên độc lập của tập đoàn. Bản thân tập đoàn không phải là các pháp nhân
[Nguyễn Thị Hồng Thuý, 2010].
Ở Việt Nam, mô hình TĐKT mới được ứng dụng và đang trong giai đoạn thí
điểm thành lập, song khái niệm về TĐKT đã được ghi nhận tại Điều 188 Luật Doanh
nghiệp năm 2014 “Tập đoàn kinh tế, TCT thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công
ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết
khác. TĐKT, TCT không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp
nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này”.
Như vậy, TĐKT là một thực thể kinh tế có quy mô lớn, bao gồm các tổ chức
thành viên hoạt động trong cùng một ngành hoặc nhiều ngành khác nhau trong một
phạm vi quốc gia hoặc nhiều quốc gia, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về lợi ích
kinh tế, tài chính, kỹ thuật - công nghệ, nghiên cứu phát triển, đào tạo thông tin và thị
trường. Mục tiêu chính của các TĐKT là tối đa hóa lợi nhuận và không ngừng nâng
cao khả năng cạnh tranh của TĐKT trên cơ sở phối hợp, sử dụng hợp lý mọi nguồn
lực của các đơn vị thành viên đặc biệt là nguồn lực tài chính.
Từ các phân tích trên đây có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về TĐKT
như sau: TĐKT là một tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những
ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một CTM nắm
quyền kiểm soát, chi phối hoạt động của các CTC về tài chính và chiến lược phát
triển. TĐKT vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm
tạo nên sức mạnh lớn hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.
18
1.1.1.2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế
Dù là tên gọi khác nhau với hình thức tổ chức và nội dung liên kết hoạt
động không giống nhau, nhưng TĐKT có chung một số đặc điểm và vai trò cơ bản
như sau:
- Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân
TĐKT là một tổ hợp các công ty hoạt động trong một hay nhiều ngành khác
nhau trong phạm vi một hay nhiều nước không có tư cách pháp nhân. Mỗi đơn vị
thành viên của tập đoàn là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, các doanh nghiệp trong tập
đoàn, kể cả CTM và các công ty thành viên bình đẳng với nhau trước pháp luật. Do
không có tư cách pháp nhân nên Tập đoàn không phải chịu trách nhiệm liên đới trước
trách nhiệm và nghĩa vụ của các công ty khác. CTM và các doanh nghiệp thành viên
tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư, kinh doanh trong giới hạn của khoản vốn do mình
bỏ ra.
- Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp có quy mô lớn.
TĐKT có quy mô lớn về vốn, lao động và doanh thu và thường hoạt động kinh
doanh trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, ở nhiều quốc gia, nhiều
khu vực khác nhau. Đặc điểm này vừa tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh
nhưng cũng là một trong những khó khăn, thách thức cho Tập đoàn. Với lợi thế về
vốn và nhân lực, TĐKT sẽ có điều kiện tổ chức SXKD đa dạng về sản phẩm, đổi mới
quy trình công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tập đoàn kinh tế đa dạng về cơ cấu tổ chức
TĐKT bao gồm các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân, trong đó
thường có một số doanh nghiệp có tiềm lực nhất giữ vai trò nòng cốt, trụ cột được gọi
là CTM, các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn chịu sự chi phối của CTM về
vốn, phương hướng, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, chính sách, giá cả,
thị trường... CTM trong tập đoàn có thể thực hiện một trong hai chức năng là chức
năng SXKD và chức năng đầu tư tài chính hay kinh doanh vốn đầu tư vào các doanh
nghiệp khác. Việc đầu tư vốn phải lập cơ chế CTM - CTC với sự liên kết quan trọng
là vốn và thiết lập cơ cấu quản lý pháp nhân trong nội bộ Tập đoàn. Mối liên kết được
duy trì hoặc chấm dứt thông qua việc CTM đầu tư hoặc rút vốn CTC. Quyền lợi của
CTM và CTC được đảm bảo thông qua cơ chế phân chia lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ
vốn góp của các bên.
19
- Tập đoàn kinh tế đa dạng về hình thức sở hữu
Thông thường các TĐKT thuộc sở hữu hỗn hợp của nhiều chủ sở hữu và
được tổ chức dưới nhiều hình thức công ty cổ phần hoặc của gia đình, nhưng cũng có
thể là một chủ sở hữu ở CTM. Phần lớn các TĐKT trên thế giới hiện nay có nguồn
gốc từ những công ty thuộc sở hữu tư nhân hoặc gia đình. Trong quá trình phát triển
và mở rộng quy mô sản xuất, các công ty đó dần dần trở thành các TĐKT. Đồng thời,
quá trình mở rộng quy mô của Tập đoàn cũng gắn liền với quá trình thay đổi cơ cấu
sở hữu và chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển thị trường.
- Tập đoàn kinh tế đa dạng về hình thức liên kết.
Hình thức liên kết của TĐKT thể hiện có TĐKT liên kết theo chiều ngang, có
TĐKT liên kết theo chiều dọc, có TĐKT liên kết hỗn hợp, có TĐKT liên kết chặt chẽ
và có TĐKT liên kết không chặt chẽ... Mỗi hình thức liên kết đều có ý nghĩa riêng
nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ của TĐKT.
- Tập đoàn kinh tế đa dạng về phương thức điều hành.
Với các TĐKT hình thành do liên kết không chặt chẽ thì việc điều hành Tập
đoàn chủ yếu thông qua hiệp thương, qua các thỏa ước hoặc hợp đồng kinh tế, cơ
quan đầu não Tập đoàn có tư cách pháp nhân. Với các TĐKT được hình thành do
liên kết chặt chẽ thì việc điều hành ở mức độ chặt chẽ hơn. Cơ quan đầu não của
Tập đoàn được đặt tại một công ty có quyền kiểm soát, chi phối các công ty khác
trong Tập đoàn. Cơ quan quyền lực cao nhất của Tập đoàn là Hội đồng thành viên -
CTM. CTM là công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên hoặc Đại hội đồng cổ
đông của CTM nếu CTM được tổ chức theo công ty cổ phần. Quyền kiểm soát của
CTM được ghi nhận trong điều lệ của các CTC trong Tập đoàn và quản lý tập trung
một số mặt quan trọng như huy động vốn, sử dụng vốn, bảo toàn và mức sinh lời
của vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược đầu tư,
chiến lược đào tạo...
- Tập đoàn kinh tế có chức năng đa dạng
TĐKT vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa thực hiện chức năng liên kết
kinh tế nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung sản xuất và khả năng cạnh tranh, tối đa
hóa lợi nhuận của cả Tập đoàn. Về ngành và lĩnh vực kinh doanh, hầu hết các TĐKT
đều hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có một số Tập đoàn hoạt động trong một
ngành, một lĩnh vực nhất định. Mặc dù kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, song
20
TĐKT vẫn thường xoay quanh một hoặc một số ít các ngành hàng hoặc công nghệ
chủ chốt. Trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn, ngoài các công ty sản xuất ra,
một điều khá phổ biến là thường có các đơn vị thành viên phi sản xuất như các công
ty tài chính, cho thuê tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty thương mại,
các cơ sở nghiên cứu phát triển.
1.1.2. Vai trò của Tập đoàn trong nền kinh tế
Sự hình thành và phát triển của TĐKT là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập
và phát triển, có vai trò quan trò quan trọng việc phát triển kinh tế của đất nước, đặc
biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế Thế giới và khu vực hiện nay. Vai trò đó thể
hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:
- Tập đoàn kinh tế làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của cả
Tập đoàn cũng như của từng công ty thành viên
TĐKT cho phép huy động được nguồn lực vật chất cũng như con người vào
quá trình SXKD tạo ra sự hỗ trợ tích cực trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành
những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế mạnh.
TĐKT được hình thành và phát triển sẽ tạo điều kiện huy động và tập trung
được nguồn lực bền vững về vốn, về nhân lực và cách thức quản lý, từ đó sẽ tạo điều
kiện cho việc nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường, bởi Tập đoàn có đủ sức
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới sản phẩm và
phương pháp quản lý SXKD.
- Tập đoàn kinh tế giúp điều hòa vốn
Thành lập TĐKT là một đòi hỏi thực tế và khách quan nhằm khắc phục khả
năng hạn chế về vốn của từng công ty cá biệt. Đối với TĐKT, nguồn vốn được huy
động từ các công ty thành viên và được tập trung vào những công ty những dự án
hiệu quả nhất, khắc phục tình trạng vốn bị phân tán nằm ở từng công ty nhỏ. TĐKT
với khả năng điều hành và quản lý tốt, giúp nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu
quả, đem lại lợi nhuận cho công ty thành viên cũng như trong Tập đoàn.
- Tập đoàn kinh tế thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ
TĐKT với quy mô hoạt động lớn, khả năng huy động nguồn lực thuận lợi,
chính là giải pháp hữu hiệu, tích cực cho đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng
khoa học công nghệ mới vào SXKD của các công ty thành viên. TĐKT có cơ sở vật
chất đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu cho việc triển khai các hoạt động nghiên cứu
21
hoa học. Mặt khác TĐKT với nguồn vốn lớn có khả năng trích lập các quỹ nghiên
cứu khoa học từ nhiều nguồn khác theo quy định của pháp luật. Chính những điều đó
sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ.
- Tập đoàn kinh tế có lợi thế trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ
TĐKT với đặc điểm có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng giúp chuyển giao
công nghệ từ nước ngoài một cách có hiệu quả. Trong điều kiện đa dạng hóa, đa
phương hóa các quan hệ quốc tế hiện nay, TĐKT có lợi thế trong việc áp dụng tiến
bộ khoa học tiên tiến của thế giới, đặc biệt là việc ứng dụng và chuyển giao công
nghệ, đổi mới quy trình quản lý theo phương thức hiện đại. Sự phối hợp và thống
nhất giữa các công ty thành viên trong TĐKT tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển
giao công nghệ với chi phí thấp nhất, giảm lãng phí về vốn, tập trung được nguồn lực
vào thực hiện những mục tiêu chiến lược có lợi cho toàn Tập đoàn. Sự hợp tác trong
ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ trong TĐKT tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp thành viên có điều kiện đưa nhanh những kết quả của nghiên cứu khoa
học vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của bản thân các doanh nghiệp
thành viên cũng như cả TĐKT.
- Tập đoàn kinh tế có sức mạnh thống trị khi tham gia cạnh tranh quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề cạnh tranh quốc tế được nhiều
quốc gia quan tâm với mục tiêu chiếm lĩnh được lợi thế trên trường quốc tế. Chính
TĐKT của tất cả các nước đóng vai trò hàng đầu trong cạnh tranh quốc tế, bởi vì, chỉ
TĐKT mới có đầy đủ năng lực tạo ra sản phẩm mới mà thị trường quốc tế đòi hỏi,
giới thiệu công nghệ và sản phẩm mới tiên tiến nhất của đất nước đó cho toàn thế
giới, thiết lập các doanh nghiệp hoặc tổ chức thành viên hoạt động ở nước ngoài dưới
dạng công ty đa quốc gia.
1.1.3. Mô hình tổ chức quản lý kinh tế trong Tập đoàn kinh tế
Trong TĐKT, quản lý kinh tế là một chức năng quan trọng trong hoạt động
quản lý và điều hành chung của Tập đoàn như: quản lý nhân sự, quản lý marketing,
quản lý chiến lược... Quản lý kinh tế trong TĐKT xét về bản chất chính là quản lý các
hoạt động tài chính của TĐKT. Do đó, tương ứng với các hoạt động tài chính của
TĐKT thì quản lý tài chính của TĐKT bao gồm các nội dung sau:
- Quản lý huy động sử dụng vốn của TĐKT
- Quản lý doanh thu của TĐKT
22
- Quản lý chi phí của TĐKT
- Quản lý lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của TĐKT
Các nội dung quản lý tài chính này được tổ chức quản lý tập trung tại CTM
hoặc từng đơn vị thành viên, từng CTC tùy theo mô hình tổ chức và cấu trúc của
từng TĐKT. Mô hình tổ chức quản lý tài chính của TĐKT có thể theo các hình thức
dưới đây:
 Mô hình tổ chức quản lý tài chính theo cấu trúc nhất nguyên và tập
trung quyền lực
Trung tâm của cấu trúc này là văn phòng của Tập đoàn với cơ cấu bao gồm
Ủy ban điều hành và một số phòng ban chức năng phụ trách những lĩnh vực chuyên
biệt như SXKD, tài chính. Văn phòng của Tập đoàn là cơ quan quản lý của Tập đoàn
được tổ chức tại CTM. Văn phòng này không có tư cách pháp nhân độc lập. Tính
chất nhất nguyên của mô hình này thể hiện ở chỗ toàn bộ hoạt động của văn phòng và
hoạt động SXKD của Tập đoàn đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Tổng
giám đốc. Văn phòng là trung tâm đầu tư và trung tâm lợi nhuận của Tập đoàn, thể
hiện sự quản lý tập trung đối với các đơn vị kinh doanh cấp dưới, thông qua các
phòng, ban chức năng để phục vụ cho công tác quản lý các hoạt động của Tập đoàn.
Phạm vi áp dụng tổ chức quản lý tài chính theo mô hình này phù hợp với
những Tập đoàn có quy mô không lớn, có hoạt động SXKD tương đối đồng nhất
(hoặc nếu có đa dạng hóa thì cũng là sự kéo dài cơ học của ngành chủ đạo).
Tổ chức quản lý tài chính mô hình này có ưu điểm là đảm bảo cho sự quản lý
điều hành tập trung, thống nhất và kịp thời của lãnh đạo Tập đoàn (văn phòng Tập
đoàn) đối với việc xây dựng, thực thi và điều chỉnh kế hoạch tài chính, kế hoạch
SXKD cũng như các hoạt động hàng ngày của Tập đoàn. Đồng thời, tổ chức quản lý
tài chính theo mô hình này cũng đảm bảo sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất
và kịp thời các hạng mục đầu tư quan trọng, các hoạt động tài chính chủ yếu của Tập
đoàn và tạo sự linh hoạt và chủ động trong việc phân phối các nguồn lực tài chính
giữa các bộ phận trong Tập đoàn.
Tuy nhiên, tổ chức quản lý tài chính theo mô hình này thường có nguy cơ tập
trung quá nhiều vào công việc quản lý tài chính mang tính sự vụ dẫn đến việc xem
nhẹ vai trò của công tác hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch tài chính, kế
hoạch kinh doanh dài hạn do việc hợp nhất giữa các chức năng xây dựng chiến lược,
23
ra quyết định đầu tư với chức năng chỉ đạo các hoạt động hàng ngày của ban lãnh đạo
Tập đoàn. Bên cạnh đó thì việc phân bổ các nguồn tài chính và phân phối lợi nhuận
giữa các bộ phận trong Tập đoàn hoàn toàn do văn phòng Tập đoàn quyết định bằng
biện pháp mệnh lệnh hành chính, do đó, rất có thể làm hạn chế tính năng động và
động lực phấn đấu của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Do vậy, trên thế giới
hầu như các Tập đoàn không áp dụng mô hình quản lý kinh tế này.
 Mô hình tổ chức quản lý tài chính theo cấu trúc không tập trung
Theo mô hình này, cơ cầu tổ chức bao gồm một văn phòng và các doanh
nghiệp thành viên. Văn phòng chịu trách nhiệm tiến hành thực hiện quản lý và điều
phối chung của cả Tập đoàn, không thực hiện quản lý trực tiếp hoạt động của các
doanh nghiệp thành viên. Mỗi doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân, đều có quyền
tự chủ khá cao về tài chính và được quyền chủ động tổ chức thực hiện quản lý tài
chính của đơn vị mình. Dạng phổ biến nhất theo cấu trúc “holding” là mô hình CTM
- Con. Theo mô hình này, các CTC đề có bộ máy quản lý tài chính riêng. CTM sở
hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các CTC và chỉ thực hiện
quản lý tài chính thông qua đánh giá chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần của CTC
không thực hiện quản lý tài chính trực tiếp từng nội dung hoạt động tài chính của các
CTC. Trong mô hình tổ chức quản lý này, tùy theo tình chất của CTM là công ty nắm
vốn hay là công ty vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh để có thể tổ chức bộ phận
quản lý tài chính riêng và quản lý trực tiếp theo từng nội dung và quản lý cụ thể đối
với hoạt động SXKD của CTM.
 Mô hình tổ chức quản lý tài chính theo cấu trúc hỗn hợp
Mô hình quản lý này là sự kết hợp của hai mô hình trên, phù hợp với những
Tập đoàn có quy mô lớn, đòi hỏi vừa tập trung vừa phân quyền nhưng phải nhằm tới
hiệu quả tổng thể.
Tính chất tập trung thể hiện ở việc tổ chức quản lý tập trung tại cơ quan văn
phòng Tập đoàn đối với chiến lược, kế hoạch hoặc quyết định đầu tư mới hoặc rút
khỏi thị trường, phân bổ nguồn tài chính và điều hành các giao dịch trong nội bộ Tập
đoàn. Công tác quản lý tài chính tập trung này không chỉ dựa trên việc quản lý những
hoạt động tài chính mà quan trọng hơn nó gắn kết những hoạt động mày với việc thực
hiện chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.
24
Tính chất phân quyền thể hiện ở chỗ các CTC hoặc chi nhánh của Tập đoàn có
quyền tổ chức bộ máy quản lý tài chính của mình và có quyền tự chủ về tài chính. Có
thể coi đây là các trung tâm lợi nhuận và là trung tâm giá thành. Cơ cấu bộ máy tổ
chức tài chính của Tập đoàn theo mô hình này gồm 3 cấp:
- Cấp thứ nhất là HĐQT và cơ quan điều hành của Tập đoàn. Đây là cơ quan
đầu não ra quyết định cao nhất trong Tập đoàn, chịu trách nhiệm xây dựng các chiến
lược, kế hoạch tài chính, điều phối các giao dịch nội bộ Tập đoàn.
- Cấp thứ hai là các ban chức năng về kế hoạch tài chính, kiểm soát, kiểm
toán... giúp HĐQT xây dựng chiến lược, điều hành các giao dịch nội bộ và giám sát
tài chính đối với công ty con.
- Cấp thứ ba là bộ phận quản lý tài chính của các CTC trong Tập đoàn. Bộ
phận này trực tiếp thực hiện quản lý từng hoạt động tài chính cụ thể của đơn vị mình.
Mô hình này hiện nay đang được áp dụng phổ biến tại các TĐKT trên thế giới
và tại các TĐKT ở Việt Nam.
1.1.4. Mối quan hệ giữa các thành viên trong Tập đoàn kinh tế
Quan hệ giữa các thành viên trong TĐKT thông thường bao gồm các quan hệ
giao dịch kinh doanh, tài chính, phân phối lợi ích, trao đổi thông tin, nhân sự, văn hóa
Tập đoàn... Đó là mối quan hệ giữa CTM và các CTC, giữa các doanh nghiệp trong
Tập đoàn.
- Quan hệ giao dịch kinh doanh: Trong nội bộ Tập đoàn có các loại giao dịch
kinh doanh như mua bán hàng hóa, quyền sở hữu và các loại tài sản khác, cung cấp
và nhận các dịch vụ, thanh toán các khoản nợ thay mặt một đơn vị hoặc một bên
khác... CTM và các doanh nghiệp thành viên đều là chủ thể độc lập trong thị trường,
hoạt động theo mục tiêu của thị trường. Các giao dịch kinh doanh trong nội bộ Tập
đoàn cũng cần phải tuân thủ các quy tắc của thị trường, đảm bảo nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng và cùng có lợi, song cũng cần có những bảo hộ, ưu đãi theo những
nguyên tắc nhất định.
- Quan hệ tài chính: Tương tự như quan hệ kinh doanh, các giao dịch tài chính
giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn phải được báo cáo đầy đủ và công khai hoàn
toàn. CTM chịu trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo, giám sát hiệu quả kinh tế và tình hình
đảm báo giá trị, giá trị gia tăng. Về chế độ kê khai tài chính, CTM và các doanh
nghiệp thành viên của Tập đoàn phải kê khai quyết toán tài chính dựa theo mối quan
25
hệ về tài chính giữa các đơn vị này. Đối với Tập đoàn có CTM hoàn toàn vốn Nhà
nước thì CTM phải tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính của các CTC hoàn toàn vốn
của CTM và CTC có cổ phần chi phối của CTM và báo cáo lên cơ quan đại diện chủ
sở hữu (BTC hoặc bộ ngành chủ quản).
- Quan hệ đầu tư: Để đáp ứng nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp trong Tập
đoàn phải tự tìm nguồn vốn bằng cách giao dịch với các ngân hàng hoặc thị trường
vốn bởi vì CTM không có đủ lượng tài chính để thỏa mãn tất cả các nhu cầu của các
công ty thành viên. Trong quan hệ đầu tư CTM xác định các chỉ tiêu mang tính vĩ mô
như: Mức vay vốn thích hợp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chính để vay
vốn... CTM chỉ giám sát hiệu quả hoạt động còn lãnh đạo CTC chịu trách nhiệm hoàn
toàn việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu này.
Để đảm bảo cho Tập đoàn sử dụng vốn có hiệu quả, CTM có thể chú ý đến
việc cơ cấu lại khoản vay vốn tồn đọng bằng cách rút bớt khoản vốn không hiệu quả
để tập trung vào những khoản vốn mang lại hiệu quả theo cách thức:
+ Tập trung vốn cho các doanh nghiệp thành viên có khả năng phát triển
+ Hỗ trợ hoặc một số doanh nghiệp chủ chốt trong Tập đoàn đạt được yêu cầu
của thị trường và thỏa mãn điều kiện lưu thông tiền tệ.
+ Đầu tư dây chuyền kỹ thuật cao, sản phẩm tốt.
- Quan hệ về tài sản và quản lý kinh tế: CTM và CTC là những pháp nhân
kinh tế độc lập, đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Giữa CTM và CTC là quan
hệ giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp được đầu tư. Giữa các doanh nghiệp này tồn tại
quyền tài sản. Giữa các CTM và các CTC dựa vào quản trị tài chính, hình thức đầu
tư và góp vốn của CTM vào CTC. Ngoài ra, CTM còn có thể hỗ trợ kỹ thuật cho
các CTC.
- Quan hệ hạch toán: CTM và các CTC đều là những pháp nhân kinh tế, thực
hiện hạch toán độc lập, đều phải lập BCTC theo luật định. Tùy thuộc vào hình thức
cụ thể của từng đơn vị thành viên trong tập đoàn (Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ
phần, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn...) mà đơn vị kế toán sẽ hoạt
động theo luật và phải tuân thủ quy chế tài chính tương ứng. Bộ máy kế toán tại mỗi
công ty thành viên chịu trách nhiệm tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung
cấp thông tin hoạt động SXKD độc lập, cung cấp thông tin phục vụ lập báo cáo hợp
nhất của Tập đoàn.
26
1.2. THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.2.1. Khái quát thông tin kế toán và vai trò của thông tin kế toán trong
Tập đoàn kinh tế
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Do vậy, kế toán là
công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý của doanh nghiệp, kế
toán còn là khoa học thu nhận, xử lý và cung cập thông tin về tài sản, sự vận động
của tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, nhằm kiểm tra, giám
sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Chức năng của nhà quản trị là lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra đánh
giá và ra quyết định. Các nhà quản trị phải sử dụng các loại thông tin khác nhau để
thực hiện chức năng của mình, như: Thông tin kế hoạch, thông tin về môi trường
xung quanh doanh nghiệp và thông tin thực hiện. Để quản lý, nhà quản trị phải sử
dụng hệ thống thông tin kế hoạch, thông tin môi trường xung quanh và thông tin thực
hiện. Thông tin thực hiện bao gồm các tài liệu kế toán, thống kê. Muốn chỉ đạo, giám
sát, kiểm tra, phân tích, đánh giá một cách đúng mức tình hình hoạt động SXKD, nhà
quản trị phải dựa vào tài liệu thực hiện, đặc biệt là các thông tin do kế toán cung cấp,
là thông tin về sự vận động của các đối tượng kế toán. Đó là thông tin được hình
thành từ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá
trình hoạt động của đơn vị.
Như Các Mác đã nhấn mạnh: kế toán như là một phương tiện kiểm soát và
tổng kết quá trình sản xuất, trên ý niệm càng trở nên cần thiết chừng nào mà quá trình
sản xuất càng có quy mô xã hội, càng mất tính chất thuần túy cá thể. Như vậy, có thể
khẳng định rằng, kế toán có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý, chức năng
của kế toán là cung cấp thông tin cho quản lý, nếu thiếu thông tin kế toán, nhà quản lý
không thể điều hành được hoạt động SXKD của mình. Giữa quản trị doanh nghiệp và
thông tin kế toán có mối quan hệ chặt chẽ, đó là:
- Thông tin kế toán phục vụ cho việc lập kế hoạch của doanh nghiệp: Lập kế
hoạch là việc thiết lập những việc cần làm, những nguồn lực cần huy động, thời gian
làm hực hiện, những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính cần đạt được. Kế hoạch có thể
chia thành kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn. Để lập kế hoạch
27
hợp lý, khoa học, nhà quản trị phải sử dụng những chỉ tiêu định mức kỹ thuật đã có,
sử dụng thông tin kế toán để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch của những kỳ
trước, phân tích những thay đổi hiện tại, trên cơ sở đó mới lập kế hoạch tương lai.
- Với chức năng tổ chức và điều hành: nhà quản trị cần một lượng thông tin
rất lớn, đặc biệt là những thông tin phát sinh hàng ngày để kịp thời điều chỉnh, tổ
chức hoạt động, như: thông tin về giá thành, thông tin về giá bán, thông tin về lợi
nhuận... Những thông tin này phải do kế toán chịu trách nhiệm thu thập hàng ngày
hoặc định kỳ.
- Với chức năng kiểm tra: để đảm bảo tính khả thi khi lập kế hoạch thì phải so
sánh giữa kế hoạch với thực tế kỳ trước, hoặc để đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch phải so sánh với thực tế kế hoạch. Kế toán cung cấp cho các nhà quản trị
những thông tin thực tế, mức chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch, giúp nhà quản trị
điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch.
- Với chức năng ra quyết định: thông tin kế toán thường là nhân tố chính trong
việc ra quyết định của nhà quản trị, điều này được thể hiện rất rõ qua bản chất của
thông tin kế toán. Thông tin kế toán là nguồn thông tin mang tính chính xác cao, kịp
thời và hữu ích nhất so với thông tin từ những lĩnh vực, chuyên ngành khác. Và đồng
thời nó luôn phản ánh tình hình thực tế theo những tiêu chuẩn, phương pháp quy định
mang tính thống nhất cao, đồng nhất và được thực hiện khá linh hoạt, phổ biến. Đặc
biệt, trong môi trường kinh doanh hiện nay khi mà toàn cầu hóa về kinh tế ngày càng
phát triển và lan rộng, sự mở rộng đầu tư, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, sự cạnh
tranh giũa các doanh nghiệp ngày ngày càng khốc liệt, sự ra đời ngày càng nhiều các
công cụ quản lý, hỗ trợ công tác quản lý thì nhu cầu về thông tin kế toán phải linh
hoạt, kịp thời, đơn giản, hữu ích giúp nhà quản trị có quyết định đúng đắn cho hoạt
động SXKD càng trở nên cần thiết.
Như vậy, chức năng của kế toán là cung cấp và truyền đạt thông tin kinh tế về
tổ chức cho các đối tượng sử dụng khác nhau; mục đích của kế toán nhằm cung cấp
các thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh tế, cho việc đánh giá hiệu quả
SXKD của tổ chức. Thông tin kế toán phục vụ cho cả trong và ngoài doanh nghiệp.
Dựa trên đặc điểm này, kế toán được chia thành hai loại chính: Loại kế toán cung cấp
thông tin cho nhà quản lý, điều hành hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, gọi là
28
KTQT, kế toán cung cấp thông tin cho đối tượng chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp
được gọi là KTTC.
Kế toán tài chính: KTTC là công cụ của quản lý nhằm thực hiện quá trình
tổng hợp, đo lường, truyền đạt tình hình tài chính của doanh nghiệp. Quá trình tổng
hợp và đo lường này được thực hiện theo một trình tự do chế độ kế toán quy định.
Các chế độ kế toán được xây dựng căn cứ trên Chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia
có hướng tới sự hoà hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các
khâu công việc từ tổ chức thu thập thông tin kế toán, tổ chức hệ thống hoá và xử lý
thông tin kế toán, tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng
cần sử dụng phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Các đối tượng sử dụng thông
tin kế toán, bao gồm: chủ sở hữu, nhà quản lý, khách hàng và các cơ quan quản lý
Nhà nước.
- Chủ sở hữu: là nguời có quyền sở hữu đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp (như các cổ đông, nguời góp vốn liên doanh, Nhà nước trong các doanh
nghiệp có 100% vốn Nhà nước và các công ty cổ phần…), họ quan tâm tới lợi ích
sinh ra từ vốn kinh doanh và đây là căn cứ để họ đề ra các quyết định kinh doanh cần
thiết, bao gồm cả quyết định phân chia lợi tức cho họ. Đồng thời qua việc phân tích
thông tin của KTTC họ có thể đánh giá được năng lực, trách nhiệm của các bộ phận
quản lý ở doanh nghiệp.
- Ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng: Mối quan tâm của họ hướng chủ
yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới số tiền và các
tài sản khác để có thể chuyển thành tiền nhanh. Từ đó, phân tích khả năng thanh toán
tức thời của doanh nghiệp. Đồng thời các chủ ngân hàng và các nhà tín dụng cũng rất
quan tâm tới tổng số vốn của doanh nghiệp. Bởi vì, đây là khoản bảo hiểm cho họ
trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Chủ ngân hàng và các nhà tín dụng sẽ
không cho doanh nghiệp vay, nếu thấy doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.
Muốn biết tình hình thanh toán của doanh nghiệp phải phân tích thông tin từ KTTC
của doanh nghiệp.
- Nhà cung cấp vật tư, hàng hoá: Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá,
dịch vụ… họ quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng
hoá, dịch vụ của họ hay không. Nhóm người này cũng như chủ ngân hàng, họ cần
biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và tương lai.
29
- Các nhà đầu tư: mối quan tâm của họ hướng tới các yếu tố như sự rủi ro, thời
gian hoàn vốn, mức sinh lợi, khả năng thanh toán vốn… Vì vậy, họ cần những thông
tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và khả năng tăng
trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều
hành hoạt động và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. Với lý do trên, họ phải sử dụng
thông tin kế toán của doanh nghiệp để phân tích và ra quyết định.
- Các cơ quan Nhà nước: cần số liệu kế toán để tổng hợp cho ngành và địa
phương. Trên cơ sở đó, phát triển và đánh giá nhằm định ra các chính sách kinh tế
thích hợp để thúc đẩy SXKD phát triển. Đặc biệt, các cơ quan thuế địa phương và
trung ương đều dựa vào thông tin của kế toán để tính thuế, đặc biệt là thuế thu nhập.
Các cơ quan này thường lấy số liệu thu nhập chưa phân phối được thể hiện trên
BCTC trừ đi các khoản miễn giảm thuế theo luật định để xác định mức thu nhập chịu
thuế. Thông tin KTTC cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin qua hệ thống
BCTC như: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, BTMBCTC.
Kế toán quản trị: KTQT là một phân hệ của hạch toán kế toán, nó ra đời và
phát triển là kết quả tất yếu của quá trình phát triển hệ thống hạch toán kế toán gắn
với sự phát triển của hệ thống quản lý ở các tổ chức trong nền kinh tế xã hội. Có
nhiều quan điểm khác nhau về KTQT, tuy nhiên có thể chia thành hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: KTQT là hệ thống đo lường, thu thập, tổng hợp,
xử lý, cung cấp thông tin (thông tin tài chính và thông tin phi tài chính) phục vụ cho
Ban lãnh đạo trong việc lập kế hoạch, điều hành, theo dõi thực hiện kế hoạch, quản lý
hoạt động kinh doanh trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp.
Quan điểm thứ hai cho rằng: KTQT là việc ghi chép kế toán nhằm thu thập,
tổng hợp, xử lý, truyền đạt các thông tin chi tiết, cụ thể về hoạt động kinh tế tài chính
của doanh nghiệp để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động SXKD. Theo
quan điểm này, KTQT trước hết phải là kế toán, có liên hệ mật thiết với hệ thống
KTTC, ghi chép phản ánh những số liệu chi tiết cả về chỉ tiêu số lượng và giá trị,
nhằm cung cấp các thông tin chi tiết hơn cho quản lý mà KTTC chưa cung cấp được.
KTQT đồng nghĩa với kế toán chi tiết, là một bộ phận của KTTC ở doanh nghiệp. Để
phục vụ quản trị kinh doanh ở doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại thông tin khác
nhau như thông tin của hạch toán thống kê, của hạch toán nghiệp vụ hoặc còn bao
gồm nhiều công việc như lập kế hoạch, định mức, dự toán, kiểm soát chi phí, xác
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT
Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánHoài Molly
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệ
 
Luận văn: Kế toán thanh toán tại Công ty giao nhận vận tải, HAY
Luận văn: Kế toán thanh toán tại Công ty giao nhận vận tải, HAYLuận văn: Kế toán thanh toán tại Công ty giao nhận vận tải, HAY
Luận văn: Kế toán thanh toán tại Công ty giao nhận vận tải, HAY
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
 
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAYBÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểmKế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 

Similar to Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT

Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than ...
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than ...Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than ...
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính Tập đoàn Công nghiệp Than Kho...
Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính Tập đoàn Công nghiệp Than Kho...Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính Tập đoàn Công nghiệp Than Kho...
Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính Tập đoàn Công nghiệp Than Kho...luanvantrust
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...mokoboo56
 
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...luanvantrust
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019hanhha12
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam nataliej4
 

Similar to Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT (20)

Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than ...
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than ...Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than ...
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công nghiệp than ...
 
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh n...
 
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOTLuận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
Luận văn: Công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất giày, HOT
 
Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính Tập đoàn Công nghiệp Than Kho...
Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính Tập đoàn Công nghiệp Than Kho...Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính Tập đoàn Công nghiệp Than Kho...
Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính Tập đoàn Công nghiệp Than Kho...
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần...
 
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại ICC, HAY
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại ICC, HAYĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại ICC, HAY
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại ICC, HAY
 
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
Luận án tiến sĩ kinh tế tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh ngh...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAYLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
 
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
 
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
 
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOTLuận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
Luận văn: Kế toán tại các doanh nghiệp ngành may mặc, HOT
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Ô tô, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Ô tô, HAYĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Ô tô, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Ô tô, HAY
 
Công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Ô tô
Công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Ô tôCông tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Ô tô
Công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Ô tô
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại Ô tô
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại Ô tôĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại Ô tô
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại Ô tô
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Luận văn: Công tác kế toán trong công nghiệp Khoáng sản, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THỊ NGA HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THỊ NGA HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. CHÚC ANH TÚ 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Nga
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ....................................................................... 15 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ...............................................15 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Tập đoàn kinh tế...............................................15 1.1.2. Vai trò của Tập đoàn trong nền kinh tế.........................................................20 1.1.3. Mô hình tổ chức quản lý kinh tế trong Tập đoàn kinh tế..............................21 1.1.4. Mối quan hệ giữa các thành viên trong Tập đoàn kinh tế.............................24 1.2. THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ............................................................................26 1.2.1. Khái quát thông tin kế toán và vai trò của thông tin kế toán trong Tập đoàn kinh tế...........................................................................................26 1.2.2. Khái quát về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn kinh tế.....................30 1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ ................................................................................................................36 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán................................................................................37 1.3.2. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán...............................................................44 1.3.3. Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán..............................................52 1.3.4. Tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán..........................................56 1.3.5. Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán và công tác kiểm tra kế toán.......................62 1.4. KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ LỚN TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...................................................64 1.4.1. Kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của một số nước trên thế giới .........................................................................................................64
  • 5. 1.4.2. Kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của một số Tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam .......................................................................................69 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán cho Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................75 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...................76 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM....................................................................................................76 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................76 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ......................................................................................................77 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..................................................79 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản...................................................................................................82 2.1.5. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ......................................................................................................89 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .........................91 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán................................................................................93 2.2.2. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán.............................................................105 2.2.3. Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán............................................107 2.2.4. Tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán........................................113 2.2.5. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán ..............................................................129 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ..........................................................................................................130 2.3.1. Những ưu điểm............................................................................................130 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................132 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................139
  • 6. Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONGTẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.................................................................................................................140 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...............................................................................140 3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...............................................................................141 3.2.1. Yêu cầu cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam................................................141 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam................................................145 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...........................................................................................................147 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán.............................................................147 3.3.2. Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin kế toán ...........................................152 3.3.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán ..........................154 3.3.4. Hoàn thiện tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán ......................159 3.3.5. Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra kế toán.............................................166 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP......................................................168 3.4.1. Điều kiện về phía Nhà nước........................................................................168 3.4.2. Điều kiện về phía Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ...................................................................................................170 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................172 KẾT LUẬN.................................................................................................................173 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................175 PHỤ LỤC....................................................................................................................180
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾTTẮT BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCĐKTHN : Bảng cân đối kế toán hợp nhất BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKQHĐKDHN : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCLCTTHN : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất BCTC : Báo cáo tài chính BCTCHN : Báo cáo tài chính hợp nhất BTC : Bộ Tài chính BTMBCTCHN : Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất CP : Cổ phần CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp CTC : Công ty con CTM : Công ty mẹ HĐQT : Hội đồng quản trị HMLK : Hao mòn lũy kế KTQT : Kế toán quản trị KTTC : Kế toán tài chính MTV : Một thành viên SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TĐKT : Tập đoàn kinh tế TP : Thành phố TX : Thị xã TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Hình thức sổ kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..............................................................112 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ..........128 Bảng 3.1: Bảng đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu trong phân tích BCTCHN tại Tập đoàn ............................................................164
  • 9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung.......................................................40 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán .......................................................41 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán .........................42 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..............83 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý và điều hành của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam......................................................................................85 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại CTM Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam....................................................................................100 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc CTM Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ........................101 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ bộ máy kế toán tại các Tổng công ty trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam............................................................102 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các CTC trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam............................................................103 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ..................................104 Sơ đồ 2.8: Sơ đồ quy trình lập BCTCHN ........................................................................123 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại CTM theo hướng chuyên môn hóa...................148
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các Tổng công ty Nhà nước từng bước xây dựng, củng cố để hình thành các TĐKT lớn mạnh, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo chủ trương này, một số TCT Nhà nước trong những ngành then chốt sau khi được cổ phần hoá, sắp xếp lại đã hoạt động rất có hiệu quả và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân tạo tiền đề cho sự ra đời của một số TĐKT Nhà nước. Việc hình thành các TĐKT theo mô hình CTM - CTC đã bước đầu được hình thành và phát triển, từ đó vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý đối với các TĐKT được đặt ra như một tất yếu khách quan. Trong đó, sử dụng công cụ kế toán - một công cụ quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế cần phải được nghiên cứu, tổ chức hợp lý và khoa học, vận dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh các kết quả đạt được, việc quản lý các TĐKT ở nước ta thông qua công cụ kế toán còn nhiều bất cập, chưa đi vào nề nếp. Đặc biệt là vấn đề tổ chức công tác kế toán, vấn đề cung cấp thông tin KTTC và KTQT phục vụ cho công tác quản trị trong các TĐKT. Tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT là vấn đề mới mẻ còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất cần được nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống. Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới phương thức tổ chức SXKD; cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển của các doanh nghiệp, công tác kế toán được quan tâm, đổi mới và hoàn thiện. Với việc ban hành Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực và sửa đổi Chế độ kế toán theo hướng tiếp cận với các thông lệ chuẩn mực kế toán quốc tế đã từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý. Hơn 20 năm qua, kể từ khi hoạt động theo mô hình Tập đoàn (từ tháng 10 năm 1994 đến nay), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đạt sản lượng khai thác trên 500 triệu tấn, trở thành một trong những TĐKT mạnh của đất nước, được Nhà nước giao trọng trách chính trong việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành Than, ngành công nghiệp khai thác Bauxit - alumin - nhôm, ngành công nghiệp Titan và một số ngành công nghiệp khai thác khoáng sản khác. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là một TĐKT đa ngành, đa lĩnh vực được xếp hạng trong 10 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất trong giai đoạn 2005-2015. Do vậy,
  • 11. 2 ban lãnh đạo Tập đoàn rất cần các thông tin khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn, trong đó có thông tin kế toán cung cấp. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với số lượng lớn đơn vị thành viên với cơ cấu tổ chức đa dạng, phức tạp, với quy mô hoạt động đa dạng, do vậy đòi hỏi tổ chức công tác kế toán không chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp một đơn vị mà phải được tổ chức khoa học, hợp lý trên toàn hệ thống trong Tập đoàn. Tuy nhiên việc tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam còn những hạn chế cần phải nghiên cứu hoàn thiện. Do đó việc nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là vấn đề vô cùng cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:“Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là một khâu của công tác tổ chức, quản lý và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở; luận án tiến sĩ; bài báo đăng tạp chí kỷ yếu hội thảo khoa học quan tâm đến vấn đề tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp. 2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Mô hình CTM - CTC ở các nước phát triển trên thế giới đã có từ lâu nhưng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. Do đặc điểm về tổ chức quản lý kinh doanh khác biệt đã chi phối đến đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này, mà cụ thể là chi phối đến tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán phục vụ cho việc lập và trình bày BCTCHN. Do đó, có nhiều nghiên cứu ở các nước tập trung vào hai nội dung này của tổ chức công tác kế toán trong các CTM - CTC. Có thể kể đến một số nghiên cứu trên thế giới như sau: Nghiên cứu của Christine Windbichler (2000), "Corporate Group Law for Europe": Comments on the Forum Europaeum’s Principles and Proposals for a European Corporate Group Law, European Business Organization Law Review 1: 265-286 (“Luật Tập đoàn kinh tế châu Âu”: Các nguyên tắc và đề xuất về Luật Tập
  • 12. 3 đoàn kinh tế và các tổ chức kinh doanh tại Châu Âu, tóm tắt số 265- 286). Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các quy định của Liên minh Châu Âu về tổ chức hoạt động trong các TĐKT. Trong đó, có đề cập đến các quy định về tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn. Nghiên cứu của Colpan A. M. and Hikino T. (2010), "Foundations of Business Groups: Towards an Integrated Framework" in The Oxford Handbook of Business Groups, Colpan et al. (eds.). Oxford University Press. Tạm dịch là Colpan A.M. và Hikino T (2010) "Cơ sở của Tập đoàn kinh tế: Hướng tới một cơ cấu thống nhất". Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở hình thành các TĐKT, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý trong các TĐKT trong đó có đề xuất về tổ chức bộ máy kế toán và các quy định về kế toán. Nghiên cứu của Belenzon, Patacconi, Zelner (2013), "Identifying archetypes: an empirical study of business group structure in 16 developed countries" (Nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc Tập đoàn kinh tế tại 16 quốc gia phát triển). Trong công trình này, các tác giả có đề cập đến cấu trúc thường thấy của các tập đoàn ở 16 quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật, Úc… trong đó có đề cập đến những ảnh hưởng của cấu trúc tập đoàn đến tổ chức bộ máy quản lý của tập đoàn. Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra một số nhận xét sau: Trên thế giới không có quy định chính thức về tổ chức bộ máy kế toán. Tùy thuộc vào quy mô của từng tập đoàn, yêu cầu về tổ chức thông tin tài chính theo lĩnh vực, bộ phận, khu vực địa lý mà có tổ chức bộ máy kế toán phù hợp. Nhưng nhìn chung, tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình CTM - CTC tại hầu hết các nước trên thế giới đều có đặc điểm sau: - Do CTM và CTC chỉ có quan hệ về vốn, CTM và các CTC là các pháp nhân độc lập, nên thông thường, kế toán của CTM và CTC chỉ có quan hệ nghiệp vụ và giám sát lẫn nhau mà không có quan hệ chi phối theo hình thức mệnh lệnh hành chính. - Việc lập BCTCHN rất phức tạp nên bộ máy kế toán phục vụ cho việc lập và trình bày BCTCHN trong nhiều tập đoàn còn lớn hơn bộ máy kế toán phục vụ cho công tác lập BCTC của riêng CTM. BCTCHN phản ánh tình hình biến động tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm và tình hình kết quả hoạt động trong kỳ của một nhóm các công ty có quan hệ
  • 13. 4 sở hữu vốn lẫn nhau và trình bày chúng như thể là BCTC của một thực thể pháp lý duy nhất. Do việc lập và trình bày BCTCHN chỉ nhằm mục đích quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và phục vụ các cổ đông nên BCTCHN không mang tính pháp lý và phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTCHN cũng bị thu hẹp hơn. Các nước trên thế giới có quy định khác nhau về phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTCHN. Nhưng nhìn chung phần lớn các quốc gia đều tuân thủ các quy định về lập và trình bày BCTCHN của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế. Một số nước không áp dụng toàn bộ hoặc một phần các quy định của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế thì phạm vi các công ty phải lập BCTCHN có thể khác biệt. Về nội dung hệ thống BCTCHN thì hiện nay theo thông lệ quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Nhật… BCTCHN bao gồm 05 báo cáo chính, đó là: BCĐKTHN, BCKQKDHN, BCLCTTHN, BTMBCTCHN, Báo cáo biến động VCSH. Nguyên tắc, thủ tục và quy trình lập BCTC nhìn chung được các nước tuân thủ thống nhất theo quy định của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp Trước năm 2000 đã có những công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vấn đề lý luận vào thực tiễn và đã đạt được hiệu quả nhất định. Như đề tài “Tổ chức công tác kế toán ở công ty xây dựng 405 Thành phố Việt Trì” của GS,TS Ngô Thế Chi và nhóm tác giả. Nội dung chủ yếu được đề cập là vận dụng lý luận chung về tổ chức công tác kế toán để tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng 405. Đề tài nghiên cứu đã được Công ty xây dựng 405 triển khai thực hiện và đem lại những hiệu quả nhất định song vẫn chưa khắc phục được vấn đề về KTQT. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp” của tác giả Ngô Thị Thu Hồng (2007). Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản trị doanh nghiệp và tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua thực trạng về đặc điểm tổ chức SXKD và thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ vừa tại Việt Nam, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng đó trên cả hai phương diện là KTTC và KTQT; để đề xuất
  • 14. 5 các giải pháp cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ vừa tại Việt Nam. Luận án của tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các loại hình thuộc các loại hình SXKD khác nhau. “Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp” của tác giả Lưu Đức Tuyên và Ngô Thị Thu Hồng (2011). Nội dung cuốn sách đề cập đến nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp theo quy trình kế toán. Bên cạnh đó, các tác giả có đưa ra các quy định pháp lý về kế toán ở Việt Nam hiện nay để tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập đến tổ chức công tác kế toán nói chung, chứ chưa giải quyết được tổ chức công tác kế toán trong TĐKT đặc biệt là tổ chức lập BCTCHN để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong Tập đoàn. Luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Thiều (2011). Tác giả đã hệ thống hoá và phân tích những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán, trong đó nêu bật những nghiệp vụ mới phát sinh trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở thực trạng tổ chức công tác kế toán tại một số công ty chứng khoán Việt Nam, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán hiện nay theo các nội dung mới chủ yếu: Hoàn thiện mô hình công ty chứng khoán; nâng cao vai trò của tổ chức công tác kế toán; hoàn thiện theo từng nội dung tổ chức công tác kế toán. “Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp” của nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2012), do tác giả Nguyễn Phước Bảo Ấn chủ biên. Cuốn sách chủ yếu đề cập đến nội dung tổ chức công tác trong doanh nghiệp trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin như tổ chức thu thập dữ liệu, xây dựng quy trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán theo chu trình kinh doanh, tổ chức cung cấp thông tin kế toán, tổ chức bộ máy kế toán. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản xuất Xi măng Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Thu Hương (2012) đã hệ thống hoá được các vấn đề lý luận về công ty cổ phần và tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần. Thông qua khảo sát thực tế về tổ chức công tác kế toán trong một số công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam, luận án đã phân tích những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán; từ đó đề xuất hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty
  • 15. 6 cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp. 2.2.2. Các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các TĐKT, các TCT hoạt động theo mô hình CTM - CTC ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Yêu cầu về cung cấp thông tin kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đòi hỏi các nghiên cứu khoa học đi sâu và nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý kinh tế đó là phải quan tâm nghiên cứu hoàn thiện công cụ kế toán, đặc biệt là về tổ chức công tác kế toán trong TĐKT. Vì vậy, đã có nhiều tác giả quan tâm, đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TĐKT, mô hình CTM - CTC, tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT. “Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp theo loại hình công ty mẹ, công ty con ở Việt Nam” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của nhóm tác giả Học viện Tài chính (2004), do PGS.TS Đoàn Xuân Tiên chủ biên. Ngoài thực trạng vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp từ mô hình Liên hiệp xí nghiệp sang mô hình Tổng công ty Nhà nước tiến tới mô hình TĐKT đề tài tập trung nên ra thực trạng tổ chức công tác ở các TCT tại Việt Nam. Ngoài những nội dung về kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình CTM - CTC đồng thời làm rõ mối quan hệ tài chính, hạch toán và kiểm soát, chi phối trong nội bộ TCT hoặc trong một TĐKT. Đề tài đã góp phần trong việc xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp theo loại hình CTM - CTC, đặc biệt trong việc tổ chức BCTC và BCTCHN. “Lập báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS25” của nhóm các tác giả Ngô Thế Chi, Trương Thị Thuỷ, Lê Văn Liên, Nguyễn Thị Hồng Vân (2006). Cuốn sách chỉ ra các phương pháp cụ thể lập BCTCHN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25, quy trình, phương pháp lập BCTCHN trong TĐKT, các CTM - CTC trên các khía cạnh cụ thể như phạm vi hợp nhất BCTC, niên độ hợp nhất, sự hoà hợp chính sách hợp kế toán giữa CTM và CTC. Tuy nhiên, còn một số vấn đề chưa được giải quyết trong cuốn sách như các vấn đề về lập BCLCTTHN, các vấn đề về CTC ở nước ngoài…
  • 16. 7 Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” của tác giả Trần Hải Long (2011). Luận án đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về TĐKT và tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc TĐKT tuy nhiên chưa chỉ rõ điểm khác biệt giữa tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thông thường so với các doanh nghiệp thuộc TĐKT. Luận án đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên luận án mới chỉ đề cập đến tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam mà chưa đề cập đến việc tổ chức công tác kế toán trong CTM cũng như việc thu thập, xử lý thông tin kế toán để lập BCTCHN của toàn Tập đoàn. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các Tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2011). Tác giả đã làm rõ tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển các TĐKT theo mô hình CTM - CTC, cũng như ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT theo mô hình CTM - CTC. Thông qua thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT Việt Nam. Trong luận án, tác giả đề cập về tổ chức công tác KTTC chung cho các TĐKT Việt Nam như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam… mà chưa đi sâu nghiên cứu cho một TĐKT cụ thể. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Minh Tuệ (2015). Tác giả tập trung phân tích đặc điểm của mô hình quản lý trong các TĐKT và sự ảnh hưởng của nó đến tổ chức công tác kế toán, từ đó chỉ ra sự khác biệt của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp thông thường với các doanh nghiệp thuộc TĐKT. Trên cơ sở khảo sát thực trạng tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Luận án của tác giả mới chỉ nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng hàng dệt may thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, chứ chưa nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong toàn Tập đoàn.
  • 17. 8 Kế toán trong các TĐKT được nhiều tác giả nghiên cứu, lựa chọn làm Luận án tiến sĩ, đặc biệt là hợp nhất BCTC trong các TĐKT, TCT hoạt động theo mô hình CTM - CTC là vấn đề được nhiều tác giả khai thác nghiên cứu, như luận án tiến sĩ kinh tế “Vận dụng chuẩn mực hợp nhất báo cáo tài chính để tổ chức hệ thống báo cáo tài chính ở Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam” của tác giả Chúc Anh Tú (2009); “Hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Ngọc (2012); “Báo cáo tài chính hợp nhất - Những vấn đề lý luận thực trạng và giải pháp cho Tập đoàn kinh tế Hồng Hà” của tác giả Đoàn Thị Dung (2012). Bên cạnh đó đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp theo mô hình CTM - CTC ở Việt Nam cũng được nghiên cứu với Luận án “Hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đặng Ngọc Hùng (2011). 2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi hoạt động theo mô hình Tập đoàn, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đạt sản lượng khai thác trên 500 triệu tấn, trở thành một trong những TĐKT mạnh của đất nước. Do vậy Tập đoàn đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu, với một số công trình Luận án tiến sĩ. Luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than” của tác giả Trần Văn Hợi (2007). Tác giả đi sâu nghiên cứu nội dung KTQT chi phí và giá thành trong doanh nghiệp khai thác than. Tác giả tiếp cận KTQTchi phí dưới góc độ KTTC, chủ yếu phục vụ ghi nhận thông tin chi tiết chi phí hỗ trợ thực hiện phần hành kế toán chi phí và giá thành trong doanh nghiệp khai thác than. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hồng Hạnh (2008). Công trình nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về KTQT chi phí, giá thành trong doanh nghiệp. Thông qua thực trạng KTQT chi phí, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập
  • 18. 9 đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các nội dung tổ chức KTQT chi phí và tính giá thành. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (2015) đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về TĐKT, hệ thống BCTCHN của các TĐKT. Luận án đã khái quát quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm hoạt động SXKD ảnh hưởng đến hệ thống BCTCHN của Tập đoàn. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện về cơ sở pháp lý và BCTCHN của Tập đoàn. 2.2.4. Tổng hợp đánh giá các công trình nghiên cứu đã tiếp cận Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu đề cập ở trên đi sâu nghiên cứu tổ chức công tác kế toán nói chung tại doanh nghiệp hoặc tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như xi măng, chứng khoán. Về TĐKT, đã có các nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán như lập BCTCHN, kế toán hoạt động đầu tư tài chính. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT, nhưng những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới, tái cơ cấu TĐKT, hoạt động SXKD của các TĐKT có nhiều thay đổi. Do vậy nhiều nội dung của các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đó, các đặc điểm trong hoạt động SXKD, tổ chức quản lý của các TĐKT ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán cần phải được nghiên cứu làm rõ. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là TĐKT đa ngành, được liên kết theo cả chiều dọc và chiều ngang, có đặc điểm tổ chức SXKD, tổ chức quản lý vừa phức tạp vừa đa dạng, có đặc điểm tổ chức công tác kế toán rất khác biệt so với các TĐKT mà các tác giả trước đây đã thực hiện nhưng chưa có công trình nghiên cứu trong nước về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Xuất phát từ khoảng trống trong các công trình nghiên cứu đã phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ là “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”.
  • 19. 10 Từ quá trình tìm hiểu về đề tài nghiên cứu, Luận án sẽ tập trung vào các vấn đề chính như sau: - Khái quát về TĐKT, thông tin kế toán trong TĐKT, phân tích những đặc trưng của TĐKT ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán. Luận án tập trung nghiên cứu nội dung tổ chức công tác kế toán trong TĐKT. - Trên cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Luận án đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án - Về mặt lý luận: Đề tài tập trung hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về TĐKT; làm rõ những đặc trưng của TĐKT ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong TĐKT; nghiên cứu các nội dung tổ chức công tác kế toán trong TĐKT. - Về mặt thực tiễn: Từ khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; luận án chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; cũng như tổ chức thu nhận, xử lý thông tin kế toán giữa công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo toàn Tập đoàn. Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán cả trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.
  • 20. 11 - Về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, và lấy số liệu năm 2015 để minh hoạ. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận án Quá trình nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế Giai đoạn 2: Khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Giai đoạn 3: Phân tích, xử lý số liệu từ đó rút ra những kết luận về những nội dung nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu vừa mang tính lý luận, vừa mang tính ứng dụng, do đó để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu lý luận kết hợp với điều tra khảo sát thực tế để phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê. - Phương pháp quy nạp, phương pháp suy luận logic, phương pháp tổng hợp để tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án, tổng hợp các quan điểm cũng như kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của các nước phát triển. - Phương pháp tra cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương pháp tra cứu tài liệu để nghiên cứu lý luận về vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các nguồn: Hệ thống sách chuyên môn, chuyên khảo được biên dịch, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu khoa học khác như: Luận án, đề tài khoa học… để có thể khẳng định và khái quát lại những mặt đạt được của các công trình từ đó tìm ra điểm trống nghiên cứu.
  • 21. 12 - Phương pháp thu thập dữ liệu: Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề ra và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, luận án tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. + Đối với dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua các phiếu điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia tại 33 đơn vị trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Phụ lục 1.3). Để phù hợp với mục tiêu thu thập thông tin, Phiếu điều tra khảo sát được thiết kế thành 2 dạng: Dạng 1 (Phụ lục 1.1a): Phiếu điều tra khảo sát dành cho bộ phận kế toán. Tác giả gửi tổng số 66 phiếu khảo sát tới 33 đơn vị trong Tập đoàn (mỗi đơn vị gửi 2 phiếu điều tra khảo sát), kết quả thu về 58 phiếu, đạt tỷ lệ 87,9% Dạng 2 (Phụ lục 1.1b): Phiếu điều tra khảo sát dành cho nhà quản trị doanh nghiệp (Lãnh đạo đơn vị, cán bộ công nhân viên các phòng ban chức năng: Phòng kế hoạch, phòng vật tư, phòng kỹ thuật...). Tác giả gửi 66 phiếu khảo sát tới 33 đơn vị trong Tập đoàn (mỗi đơn vị gửi 2 phiếu), kết quả thu về 50 phiếu, đạt tỷ lệ 75,8% Bên cạnh đó, tác giả tập trung trao đổi trực tiếp, phỏng vấn và lấy ý kiến các nhà quản trị, các giám đốc tài chính, các kế toán trưởng tại CTM Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, các kế toán viên tại một số đơn vị hạch toán phụ thuộc và các CTC trong Tập đoàn. Với phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đối tượng phỏng vấn được tác giả chia thành những nhóm chính: Nhà quản trị (bên cần thông tin kế toán) và nhóm nhân viên kế toán (cung cấp thông tin kế toán). + Đối với dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp gồm các tài liệu liệu liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam như: Tài liệu văn bản trong khung pháp lý hiện hành của Việt Nam: Luật kế toán Việt Nam, hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán hướng dẫn về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Tài liệu về hoạt động SXKD, tổ chức quản lý của Tập đoàn Tài liệu về tổ chức công tác kế toán tại CTM Tập đoàn, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các CTC: hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống BCTC riêng, hệ thống Báo cáo quản trị, BCTCHN...
  • 22. 13 Các tài liệu, số liệu này được các đơn vị cung cấp hoặc được nghiên cứu sinh thu thập khai thác từ các công trình nghiên cứu trước, website... - Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau mỗi cuộc phỏng vấn và phiếu điều tra thu về, thông tin được tác giả lựa chọn, phân loại sắp xếp một cách có hệ thống dưới dạng văn bản theo từng chủ đề. Bên cạnh đó, kết hợp với số liệu từ việc điều tra quan sát, phỏng vấn trực tiếp, tác giả sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp các phiếu điều tra, xử lý, phân tích số liệu. Kết quả điều tra được trình bày trên bảng tính Excel dưới dạng bảng biểu. - Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng nhằm đánh giá các tài liệu, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết thực trạng, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng, yêu cầu, nguyên tắc và các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Ngoài ra, tác giả sử dụng các các phương pháp khác như phương pháp quy nạp, phương pháp suy luận logic, phương pháp tổng hợp để tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án, tổng hợp các quan điểm cũng như kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của quốc tế. Những phương pháp này còn được sử dụng ở chương 2 nhằm tổng hợp các kết quả điều tra và đưa ra các phân tích, đánh giá, nhận định về thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, qua đó tìm ra những tồn tại để đề xuất các giải pháp hoàn thiện. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận án là tài liệu nghiên cứu khoa học cho các vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nói chung và trong các TĐKT hoạt động theo mô hình CTM - CTC nói riêng. Lý luận trong luận án có thể là tiền đề và cơ sở để hoàn thiện và bổ sung lý luận về tổ chức công tác trong các loại hình doanh nghiệp khác. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án đã nghiên cứu các đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động đặc trưng của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán
  • 23. 14 Luận án đã khảo sát, phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo các nội dung: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức thu nhận thông tin kế toán, tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán, tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán và công tác kiểm tra kế toán. Kết quả đánh giá chỉ ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận án đề xuất những phương hướng, các giải pháp thiết thực để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Hơn nữa, luận án cũng cung cấp thông tin để các tổ chức đào tạo tư vấn, thiết kế chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức cho các cán bộ kế toán, các nhà quản lý doanh nghiệp sao cho phù hợp với thực tế tổ chức công tác kế toán trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
  • 24. 15 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Tập đoàn kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm Tập đoàn kinh tế Hiện nay, mô hình TĐKT đang dần trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, TĐKT được hiểu theo nhiều cách khác nhau Quan niệm về TĐKT có sự thay đổi và khác nhau theo thời gian, điều kiện, trình độ phát triển kinh tế, sự phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá giữa các doanh nghiệp, cách tiếp cận và mục tiêu quản lý ở mỗi nước. Điều đó lý giải vì sao cho đến nay không có định nghĩa thống nhất về TĐKT. Tại Châu Âu và Hoa Kỳ, các TĐKT được hình thành một cách chính thức từ sau cuộc cách mạng công nghiệp. Trước hết có thể kể đến hình thức “Cartel”. Đây là hình thức TĐKT theo một ngành chuyên môn hóa, nó chỉ bao gồm các công ty sản xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh bằng thỏa thuận thống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, thống nhất về chuẩn mực, mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ sản phẩm, dịch vụ. Trong Cartel, các công ty tham gia vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân và tính độc lập về kinh tế bị hạn chế bởi các hợp đồng kinh tế [Vũ Duy Từ, 2002]. Một dạng đặc biệt của Cartel là Syndicate và Trust. Điểm khác biệt căn bản của so với Cartel là trong Syndicate có một văn phòng chung do một ban quản trị điều hành và tất cả các công ty phải tiêu thụ hàng hóa của họ qua kênh văn phòng này. Điều này làm cho các đơn vị thành viên vân giữ nguyên tính độc lập về sản xuất nhưng mất tính độc lập về thương mại. Với hình thức Trust, liên kết trong tập đoàn không chỉ ở khâu tiêu thụ mà còn ở khâu sản xuất. Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban quản trị thống nhất điều khiển. Khác với Cartel và Syndicate, các đơn vị thành viên trong Trust đều mất quyền độc lập cả về sản xuất và thương mại [Vũ Duy Từ, 2002].
  • 25. 16 Một hình thức tập đoàn cũng được hình thành rất sớm là “Consordium”, Consordium là từ gốc Latinh có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội” được sử dụng để chỉ một tập hợp của hai hay nhiều thực thể kinh tế nhằm mục đích tham gia hoạt động chung hoặc đóng góp nguồn lực để đạt được mục tiêu chung. Consordium được xác lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công ty thành viên tham gia [Vũ Duy Từ, 2002]. Tại khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu, đầu thế kỷ XX đã hình thành mô hình tập đoàn theo hình thức “Concern”. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến hiện nay ở nhiều nước dưới hình thức CTM đầu tư vào CTC. Mục tiêu của việc thành lập Concern là tạo thế lực tài chính mạnh để phát triển kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, phương pháp quản lý hiện đại. Các CTC là thành viên của Concern hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Các CTC chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn kinh doanh của mình và giữ tính độc lập về pháp lý, nhưng phụ thuộc vào Concern về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung giữa CTM và CTC thông qua các hợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư. Đây là một mô hình có nhiều tác dụng tích cực, có nhiều khả năng hoạt động tốt, thúc đẩy sự phát triển và liên kết giữa các công ty [Vũ Duy Từ, 2002]. Sự phát triển cao hơn của các liên kết trong TĐKT dẫn đến sự mở rộng về phạm vi liên kết. Liên kết trong các tập đoàn trước đây chỉ là các liên kết đơn giản theo từng khâu của quá trình kinh doanh thì ngày nay đã phát triển thành các liên kết phức tạp bao gồm cả liên kết về hoạt động SXKD và liên kết về tài chính. Đây là cơ sở hình thành các TĐKT theo hình thức “Conglomerate”. Conglomerate là tập đoàn kinh doanh được hình thành bằng cách thu hút những công ty có lợi nhuận cao nhất và các ngành có hiệu quả hoạt động cao nhất thông qua thị trường chứng khoán. Khác với concern, mô hình Conglomerate là tập đoàn đa ngành, các công ty thành viên có ít mối quan hệ về công nghệ sản xuất và khâu tiêu thụ nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ về mặt tài chính. Chính vì thế mà mô hình tập đoàn này thường gắn bó chặt chẽ với ngân hàng và tổ chức tài chính [Vũ Duy Từ, 2002]. Tại một số quốc gia phát triển ở Châu Á, các TĐKT cũng hình thành và phát triển từ rất sớm. Ở Nhật Bản, “Keiretsu” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các TĐKT. Keiretsu là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của
  • 26. 17 nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, về nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Ở Hàn Quốc, tập đoàn thường được gọi là “Chaebol”. Chaebol được sử dụng để chỉ liên kết gồm nhiều công ty hình thành quanh một CTM. Trong Chaebol, các công ty thành viên trong tập đoàn thường nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp của nhau và do một gia đình điều hành. Còn theo quan điểm của các nhà kinh tế Trung Quốc, Tập đoàn doanh nghiệp là một tổ hợp kinh doanh tập hợp các doanh nghiệp có liên quan với nhau bởi một CTM. CTM của mỗi tập đoàn doanh nghiệp sẽ hoạt động như là hạt nhân của tập đoàn, còn các CTC và các doanh nghiệp có liên quan khác đều là các pháp nhân được pháp luật công nhận, chia sẻ tất cả các quyền dân sự có liên quan và chịu trách nhiệm dân sự phát sinh. Những công ty trực thuộc hoặc các đơn vị không phải là pháp nhân sẽ không phải là các thành viên độc lập của tập đoàn. Bản thân tập đoàn không phải là các pháp nhân [Nguyễn Thị Hồng Thuý, 2010]. Ở Việt Nam, mô hình TĐKT mới được ứng dụng và đang trong giai đoạn thí điểm thành lập, song khái niệm về TĐKT đã được ghi nhận tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2014 “Tập đoàn kinh tế, TCT thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. TĐKT, TCT không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này”. Như vậy, TĐKT là một thực thể kinh tế có quy mô lớn, bao gồm các tổ chức thành viên hoạt động trong cùng một ngành hoặc nhiều ngành khác nhau trong một phạm vi quốc gia hoặc nhiều quốc gia, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, kỹ thuật - công nghệ, nghiên cứu phát triển, đào tạo thông tin và thị trường. Mục tiêu chính của các TĐKT là tối đa hóa lợi nhuận và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của TĐKT trên cơ sở phối hợp, sử dụng hợp lý mọi nguồn lực của các đơn vị thành viên đặc biệt là nguồn lực tài chính. Từ các phân tích trên đây có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về TĐKT như sau: TĐKT là một tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một CTM nắm quyền kiểm soát, chi phối hoạt động của các CTC về tài chính và chiến lược phát triển. TĐKT vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tạo nên sức mạnh lớn hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.
  • 27. 18 1.1.1.2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Dù là tên gọi khác nhau với hình thức tổ chức và nội dung liên kết hoạt động không giống nhau, nhưng TĐKT có chung một số đặc điểm và vai trò cơ bản như sau: - Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân TĐKT là một tổ hợp các công ty hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau trong phạm vi một hay nhiều nước không có tư cách pháp nhân. Mỗi đơn vị thành viên của tập đoàn là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, các doanh nghiệp trong tập đoàn, kể cả CTM và các công ty thành viên bình đẳng với nhau trước pháp luật. Do không có tư cách pháp nhân nên Tập đoàn không phải chịu trách nhiệm liên đới trước trách nhiệm và nghĩa vụ của các công ty khác. CTM và các doanh nghiệp thành viên tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư, kinh doanh trong giới hạn của khoản vốn do mình bỏ ra. - Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp có quy mô lớn. TĐKT có quy mô lớn về vốn, lao động và doanh thu và thường hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau. Đặc điểm này vừa tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh nhưng cũng là một trong những khó khăn, thách thức cho Tập đoàn. Với lợi thế về vốn và nhân lực, TĐKT sẽ có điều kiện tổ chức SXKD đa dạng về sản phẩm, đổi mới quy trình công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học và nâng cao năng lực cạnh tranh. - Tập đoàn kinh tế đa dạng về cơ cấu tổ chức TĐKT bao gồm các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân, trong đó thường có một số doanh nghiệp có tiềm lực nhất giữ vai trò nòng cốt, trụ cột được gọi là CTM, các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn chịu sự chi phối của CTM về vốn, phương hướng, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, chính sách, giá cả, thị trường... CTM trong tập đoàn có thể thực hiện một trong hai chức năng là chức năng SXKD và chức năng đầu tư tài chính hay kinh doanh vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Việc đầu tư vốn phải lập cơ chế CTM - CTC với sự liên kết quan trọng là vốn và thiết lập cơ cấu quản lý pháp nhân trong nội bộ Tập đoàn. Mối liên kết được duy trì hoặc chấm dứt thông qua việc CTM đầu tư hoặc rút vốn CTC. Quyền lợi của CTM và CTC được đảm bảo thông qua cơ chế phân chia lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ vốn góp của các bên.
  • 28. 19 - Tập đoàn kinh tế đa dạng về hình thức sở hữu Thông thường các TĐKT thuộc sở hữu hỗn hợp của nhiều chủ sở hữu và được tổ chức dưới nhiều hình thức công ty cổ phần hoặc của gia đình, nhưng cũng có thể là một chủ sở hữu ở CTM. Phần lớn các TĐKT trên thế giới hiện nay có nguồn gốc từ những công ty thuộc sở hữu tư nhân hoặc gia đình. Trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, các công ty đó dần dần trở thành các TĐKT. Đồng thời, quá trình mở rộng quy mô của Tập đoàn cũng gắn liền với quá trình thay đổi cơ cấu sở hữu và chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển thị trường. - Tập đoàn kinh tế đa dạng về hình thức liên kết. Hình thức liên kết của TĐKT thể hiện có TĐKT liên kết theo chiều ngang, có TĐKT liên kết theo chiều dọc, có TĐKT liên kết hỗn hợp, có TĐKT liên kết chặt chẽ và có TĐKT liên kết không chặt chẽ... Mỗi hình thức liên kết đều có ý nghĩa riêng nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ của TĐKT. - Tập đoàn kinh tế đa dạng về phương thức điều hành. Với các TĐKT hình thành do liên kết không chặt chẽ thì việc điều hành Tập đoàn chủ yếu thông qua hiệp thương, qua các thỏa ước hoặc hợp đồng kinh tế, cơ quan đầu não Tập đoàn có tư cách pháp nhân. Với các TĐKT được hình thành do liên kết chặt chẽ thì việc điều hành ở mức độ chặt chẽ hơn. Cơ quan đầu não của Tập đoàn được đặt tại một công ty có quyền kiểm soát, chi phối các công ty khác trong Tập đoàn. Cơ quan quyền lực cao nhất của Tập đoàn là Hội đồng thành viên - CTM. CTM là công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên hoặc Đại hội đồng cổ đông của CTM nếu CTM được tổ chức theo công ty cổ phần. Quyền kiểm soát của CTM được ghi nhận trong điều lệ của các CTC trong Tập đoàn và quản lý tập trung một số mặt quan trọng như huy động vốn, sử dụng vốn, bảo toàn và mức sinh lời của vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược đầu tư, chiến lược đào tạo... - Tập đoàn kinh tế có chức năng đa dạng TĐKT vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa thực hiện chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung sản xuất và khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận của cả Tập đoàn. Về ngành và lĩnh vực kinh doanh, hầu hết các TĐKT đều hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có một số Tập đoàn hoạt động trong một ngành, một lĩnh vực nhất định. Mặc dù kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, song
  • 29. 20 TĐKT vẫn thường xoay quanh một hoặc một số ít các ngành hàng hoặc công nghệ chủ chốt. Trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn, ngoài các công ty sản xuất ra, một điều khá phổ biến là thường có các đơn vị thành viên phi sản xuất như các công ty tài chính, cho thuê tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty thương mại, các cơ sở nghiên cứu phát triển. 1.1.2. Vai trò của Tập đoàn trong nền kinh tế Sự hình thành và phát triển của TĐKT là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập và phát triển, có vai trò quan trò quan trọng việc phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế Thế giới và khu vực hiện nay. Vai trò đó thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây: - Tập đoàn kinh tế làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của cả Tập đoàn cũng như của từng công ty thành viên TĐKT cho phép huy động được nguồn lực vật chất cũng như con người vào quá trình SXKD tạo ra sự hỗ trợ tích cực trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế mạnh. TĐKT được hình thành và phát triển sẽ tạo điều kiện huy động và tập trung được nguồn lực bền vững về vốn, về nhân lực và cách thức quản lý, từ đó sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường, bởi Tập đoàn có đủ sức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới sản phẩm và phương pháp quản lý SXKD. - Tập đoàn kinh tế giúp điều hòa vốn Thành lập TĐKT là một đòi hỏi thực tế và khách quan nhằm khắc phục khả năng hạn chế về vốn của từng công ty cá biệt. Đối với TĐKT, nguồn vốn được huy động từ các công ty thành viên và được tập trung vào những công ty những dự án hiệu quả nhất, khắc phục tình trạng vốn bị phân tán nằm ở từng công ty nhỏ. TĐKT với khả năng điều hành và quản lý tốt, giúp nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho công ty thành viên cũng như trong Tập đoàn. - Tập đoàn kinh tế thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ TĐKT với quy mô hoạt động lớn, khả năng huy động nguồn lực thuận lợi, chính là giải pháp hữu hiệu, tích cực cho đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào SXKD của các công ty thành viên. TĐKT có cơ sở vật chất đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu cho việc triển khai các hoạt động nghiên cứu
  • 30. 21 hoa học. Mặt khác TĐKT với nguồn vốn lớn có khả năng trích lập các quỹ nghiên cứu khoa học từ nhiều nguồn khác theo quy định của pháp luật. Chính những điều đó sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ. - Tập đoàn kinh tế có lợi thế trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ TĐKT với đặc điểm có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng giúp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài một cách có hiệu quả. Trong điều kiện đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế hiện nay, TĐKT có lợi thế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học tiên tiến của thế giới, đặc biệt là việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đổi mới quy trình quản lý theo phương thức hiện đại. Sự phối hợp và thống nhất giữa các công ty thành viên trong TĐKT tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển giao công nghệ với chi phí thấp nhất, giảm lãng phí về vốn, tập trung được nguồn lực vào thực hiện những mục tiêu chiến lược có lợi cho toàn Tập đoàn. Sự hợp tác trong ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ trong TĐKT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên có điều kiện đưa nhanh những kết quả của nghiên cứu khoa học vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của bản thân các doanh nghiệp thành viên cũng như cả TĐKT. - Tập đoàn kinh tế có sức mạnh thống trị khi tham gia cạnh tranh quốc tế Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề cạnh tranh quốc tế được nhiều quốc gia quan tâm với mục tiêu chiếm lĩnh được lợi thế trên trường quốc tế. Chính TĐKT của tất cả các nước đóng vai trò hàng đầu trong cạnh tranh quốc tế, bởi vì, chỉ TĐKT mới có đầy đủ năng lực tạo ra sản phẩm mới mà thị trường quốc tế đòi hỏi, giới thiệu công nghệ và sản phẩm mới tiên tiến nhất của đất nước đó cho toàn thế giới, thiết lập các doanh nghiệp hoặc tổ chức thành viên hoạt động ở nước ngoài dưới dạng công ty đa quốc gia. 1.1.3. Mô hình tổ chức quản lý kinh tế trong Tập đoàn kinh tế Trong TĐKT, quản lý kinh tế là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý và điều hành chung của Tập đoàn như: quản lý nhân sự, quản lý marketing, quản lý chiến lược... Quản lý kinh tế trong TĐKT xét về bản chất chính là quản lý các hoạt động tài chính của TĐKT. Do đó, tương ứng với các hoạt động tài chính của TĐKT thì quản lý tài chính của TĐKT bao gồm các nội dung sau: - Quản lý huy động sử dụng vốn của TĐKT - Quản lý doanh thu của TĐKT
  • 31. 22 - Quản lý chi phí của TĐKT - Quản lý lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của TĐKT Các nội dung quản lý tài chính này được tổ chức quản lý tập trung tại CTM hoặc từng đơn vị thành viên, từng CTC tùy theo mô hình tổ chức và cấu trúc của từng TĐKT. Mô hình tổ chức quản lý tài chính của TĐKT có thể theo các hình thức dưới đây:  Mô hình tổ chức quản lý tài chính theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực Trung tâm của cấu trúc này là văn phòng của Tập đoàn với cơ cấu bao gồm Ủy ban điều hành và một số phòng ban chức năng phụ trách những lĩnh vực chuyên biệt như SXKD, tài chính. Văn phòng của Tập đoàn là cơ quan quản lý của Tập đoàn được tổ chức tại CTM. Văn phòng này không có tư cách pháp nhân độc lập. Tính chất nhất nguyên của mô hình này thể hiện ở chỗ toàn bộ hoạt động của văn phòng và hoạt động SXKD của Tập đoàn đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Văn phòng là trung tâm đầu tư và trung tâm lợi nhuận của Tập đoàn, thể hiện sự quản lý tập trung đối với các đơn vị kinh doanh cấp dưới, thông qua các phòng, ban chức năng để phục vụ cho công tác quản lý các hoạt động của Tập đoàn. Phạm vi áp dụng tổ chức quản lý tài chính theo mô hình này phù hợp với những Tập đoàn có quy mô không lớn, có hoạt động SXKD tương đối đồng nhất (hoặc nếu có đa dạng hóa thì cũng là sự kéo dài cơ học của ngành chủ đạo). Tổ chức quản lý tài chính mô hình này có ưu điểm là đảm bảo cho sự quản lý điều hành tập trung, thống nhất và kịp thời của lãnh đạo Tập đoàn (văn phòng Tập đoàn) đối với việc xây dựng, thực thi và điều chỉnh kế hoạch tài chính, kế hoạch SXKD cũng như các hoạt động hàng ngày của Tập đoàn. Đồng thời, tổ chức quản lý tài chính theo mô hình này cũng đảm bảo sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất và kịp thời các hạng mục đầu tư quan trọng, các hoạt động tài chính chủ yếu của Tập đoàn và tạo sự linh hoạt và chủ động trong việc phân phối các nguồn lực tài chính giữa các bộ phận trong Tập đoàn. Tuy nhiên, tổ chức quản lý tài chính theo mô hình này thường có nguy cơ tập trung quá nhiều vào công việc quản lý tài chính mang tính sự vụ dẫn đến việc xem nhẹ vai trò của công tác hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch kinh doanh dài hạn do việc hợp nhất giữa các chức năng xây dựng chiến lược,
  • 32. 23 ra quyết định đầu tư với chức năng chỉ đạo các hoạt động hàng ngày của ban lãnh đạo Tập đoàn. Bên cạnh đó thì việc phân bổ các nguồn tài chính và phân phối lợi nhuận giữa các bộ phận trong Tập đoàn hoàn toàn do văn phòng Tập đoàn quyết định bằng biện pháp mệnh lệnh hành chính, do đó, rất có thể làm hạn chế tính năng động và động lực phấn đấu của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Do vậy, trên thế giới hầu như các Tập đoàn không áp dụng mô hình quản lý kinh tế này.  Mô hình tổ chức quản lý tài chính theo cấu trúc không tập trung Theo mô hình này, cơ cầu tổ chức bao gồm một văn phòng và các doanh nghiệp thành viên. Văn phòng chịu trách nhiệm tiến hành thực hiện quản lý và điều phối chung của cả Tập đoàn, không thực hiện quản lý trực tiếp hoạt động của các doanh nghiệp thành viên. Mỗi doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân, đều có quyền tự chủ khá cao về tài chính và được quyền chủ động tổ chức thực hiện quản lý tài chính của đơn vị mình. Dạng phổ biến nhất theo cấu trúc “holding” là mô hình CTM - Con. Theo mô hình này, các CTC đề có bộ máy quản lý tài chính riêng. CTM sở hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các CTC và chỉ thực hiện quản lý tài chính thông qua đánh giá chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần của CTC không thực hiện quản lý tài chính trực tiếp từng nội dung hoạt động tài chính của các CTC. Trong mô hình tổ chức quản lý này, tùy theo tình chất của CTM là công ty nắm vốn hay là công ty vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh để có thể tổ chức bộ phận quản lý tài chính riêng và quản lý trực tiếp theo từng nội dung và quản lý cụ thể đối với hoạt động SXKD của CTM.  Mô hình tổ chức quản lý tài chính theo cấu trúc hỗn hợp Mô hình quản lý này là sự kết hợp của hai mô hình trên, phù hợp với những Tập đoàn có quy mô lớn, đòi hỏi vừa tập trung vừa phân quyền nhưng phải nhằm tới hiệu quả tổng thể. Tính chất tập trung thể hiện ở việc tổ chức quản lý tập trung tại cơ quan văn phòng Tập đoàn đối với chiến lược, kế hoạch hoặc quyết định đầu tư mới hoặc rút khỏi thị trường, phân bổ nguồn tài chính và điều hành các giao dịch trong nội bộ Tập đoàn. Công tác quản lý tài chính tập trung này không chỉ dựa trên việc quản lý những hoạt động tài chính mà quan trọng hơn nó gắn kết những hoạt động mày với việc thực hiện chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.
  • 33. 24 Tính chất phân quyền thể hiện ở chỗ các CTC hoặc chi nhánh của Tập đoàn có quyền tổ chức bộ máy quản lý tài chính của mình và có quyền tự chủ về tài chính. Có thể coi đây là các trung tâm lợi nhuận và là trung tâm giá thành. Cơ cấu bộ máy tổ chức tài chính của Tập đoàn theo mô hình này gồm 3 cấp: - Cấp thứ nhất là HĐQT và cơ quan điều hành của Tập đoàn. Đây là cơ quan đầu não ra quyết định cao nhất trong Tập đoàn, chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược, kế hoạch tài chính, điều phối các giao dịch nội bộ Tập đoàn. - Cấp thứ hai là các ban chức năng về kế hoạch tài chính, kiểm soát, kiểm toán... giúp HĐQT xây dựng chiến lược, điều hành các giao dịch nội bộ và giám sát tài chính đối với công ty con. - Cấp thứ ba là bộ phận quản lý tài chính của các CTC trong Tập đoàn. Bộ phận này trực tiếp thực hiện quản lý từng hoạt động tài chính cụ thể của đơn vị mình. Mô hình này hiện nay đang được áp dụng phổ biến tại các TĐKT trên thế giới và tại các TĐKT ở Việt Nam. 1.1.4. Mối quan hệ giữa các thành viên trong Tập đoàn kinh tế Quan hệ giữa các thành viên trong TĐKT thông thường bao gồm các quan hệ giao dịch kinh doanh, tài chính, phân phối lợi ích, trao đổi thông tin, nhân sự, văn hóa Tập đoàn... Đó là mối quan hệ giữa CTM và các CTC, giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn. - Quan hệ giao dịch kinh doanh: Trong nội bộ Tập đoàn có các loại giao dịch kinh doanh như mua bán hàng hóa, quyền sở hữu và các loại tài sản khác, cung cấp và nhận các dịch vụ, thanh toán các khoản nợ thay mặt một đơn vị hoặc một bên khác... CTM và các doanh nghiệp thành viên đều là chủ thể độc lập trong thị trường, hoạt động theo mục tiêu của thị trường. Các giao dịch kinh doanh trong nội bộ Tập đoàn cũng cần phải tuân thủ các quy tắc của thị trường, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi, song cũng cần có những bảo hộ, ưu đãi theo những nguyên tắc nhất định. - Quan hệ tài chính: Tương tự như quan hệ kinh doanh, các giao dịch tài chính giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn phải được báo cáo đầy đủ và công khai hoàn toàn. CTM chịu trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo, giám sát hiệu quả kinh tế và tình hình đảm báo giá trị, giá trị gia tăng. Về chế độ kê khai tài chính, CTM và các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn phải kê khai quyết toán tài chính dựa theo mối quan
  • 34. 25 hệ về tài chính giữa các đơn vị này. Đối với Tập đoàn có CTM hoàn toàn vốn Nhà nước thì CTM phải tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính của các CTC hoàn toàn vốn của CTM và CTC có cổ phần chi phối của CTM và báo cáo lên cơ quan đại diện chủ sở hữu (BTC hoặc bộ ngành chủ quản). - Quan hệ đầu tư: Để đáp ứng nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp trong Tập đoàn phải tự tìm nguồn vốn bằng cách giao dịch với các ngân hàng hoặc thị trường vốn bởi vì CTM không có đủ lượng tài chính để thỏa mãn tất cả các nhu cầu của các công ty thành viên. Trong quan hệ đầu tư CTM xác định các chỉ tiêu mang tính vĩ mô như: Mức vay vốn thích hợp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chính để vay vốn... CTM chỉ giám sát hiệu quả hoạt động còn lãnh đạo CTC chịu trách nhiệm hoàn toàn việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu này. Để đảm bảo cho Tập đoàn sử dụng vốn có hiệu quả, CTM có thể chú ý đến việc cơ cấu lại khoản vay vốn tồn đọng bằng cách rút bớt khoản vốn không hiệu quả để tập trung vào những khoản vốn mang lại hiệu quả theo cách thức: + Tập trung vốn cho các doanh nghiệp thành viên có khả năng phát triển + Hỗ trợ hoặc một số doanh nghiệp chủ chốt trong Tập đoàn đạt được yêu cầu của thị trường và thỏa mãn điều kiện lưu thông tiền tệ. + Đầu tư dây chuyền kỹ thuật cao, sản phẩm tốt. - Quan hệ về tài sản và quản lý kinh tế: CTM và CTC là những pháp nhân kinh tế độc lập, đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Giữa CTM và CTC là quan hệ giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp được đầu tư. Giữa các doanh nghiệp này tồn tại quyền tài sản. Giữa các CTM và các CTC dựa vào quản trị tài chính, hình thức đầu tư và góp vốn của CTM vào CTC. Ngoài ra, CTM còn có thể hỗ trợ kỹ thuật cho các CTC. - Quan hệ hạch toán: CTM và các CTC đều là những pháp nhân kinh tế, thực hiện hạch toán độc lập, đều phải lập BCTC theo luật định. Tùy thuộc vào hình thức cụ thể của từng đơn vị thành viên trong tập đoàn (Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn...) mà đơn vị kế toán sẽ hoạt động theo luật và phải tuân thủ quy chế tài chính tương ứng. Bộ máy kế toán tại mỗi công ty thành viên chịu trách nhiệm tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin hoạt động SXKD độc lập, cung cấp thông tin phục vụ lập báo cáo hợp nhất của Tập đoàn.
  • 35. 26 1.2. THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.2.1. Khái quát thông tin kế toán và vai trò của thông tin kế toán trong Tập đoàn kinh tế Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Do vậy, kế toán là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý của doanh nghiệp, kế toán còn là khoa học thu nhận, xử lý và cung cập thông tin về tài sản, sự vận động của tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Chức năng của nhà quản trị là lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Các nhà quản trị phải sử dụng các loại thông tin khác nhau để thực hiện chức năng của mình, như: Thông tin kế hoạch, thông tin về môi trường xung quanh doanh nghiệp và thông tin thực hiện. Để quản lý, nhà quản trị phải sử dụng hệ thống thông tin kế hoạch, thông tin môi trường xung quanh và thông tin thực hiện. Thông tin thực hiện bao gồm các tài liệu kế toán, thống kê. Muốn chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, phân tích, đánh giá một cách đúng mức tình hình hoạt động SXKD, nhà quản trị phải dựa vào tài liệu thực hiện, đặc biệt là các thông tin do kế toán cung cấp, là thông tin về sự vận động của các đối tượng kế toán. Đó là thông tin được hình thành từ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình hoạt động của đơn vị. Như Các Mác đã nhấn mạnh: kế toán như là một phương tiện kiểm soát và tổng kết quá trình sản xuất, trên ý niệm càng trở nên cần thiết chừng nào mà quá trình sản xuất càng có quy mô xã hội, càng mất tính chất thuần túy cá thể. Như vậy, có thể khẳng định rằng, kế toán có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý, chức năng của kế toán là cung cấp thông tin cho quản lý, nếu thiếu thông tin kế toán, nhà quản lý không thể điều hành được hoạt động SXKD của mình. Giữa quản trị doanh nghiệp và thông tin kế toán có mối quan hệ chặt chẽ, đó là: - Thông tin kế toán phục vụ cho việc lập kế hoạch của doanh nghiệp: Lập kế hoạch là việc thiết lập những việc cần làm, những nguồn lực cần huy động, thời gian làm hực hiện, những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính cần đạt được. Kế hoạch có thể chia thành kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn. Để lập kế hoạch
  • 36. 27 hợp lý, khoa học, nhà quản trị phải sử dụng những chỉ tiêu định mức kỹ thuật đã có, sử dụng thông tin kế toán để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch của những kỳ trước, phân tích những thay đổi hiện tại, trên cơ sở đó mới lập kế hoạch tương lai. - Với chức năng tổ chức và điều hành: nhà quản trị cần một lượng thông tin rất lớn, đặc biệt là những thông tin phát sinh hàng ngày để kịp thời điều chỉnh, tổ chức hoạt động, như: thông tin về giá thành, thông tin về giá bán, thông tin về lợi nhuận... Những thông tin này phải do kế toán chịu trách nhiệm thu thập hàng ngày hoặc định kỳ. - Với chức năng kiểm tra: để đảm bảo tính khả thi khi lập kế hoạch thì phải so sánh giữa kế hoạch với thực tế kỳ trước, hoặc để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phải so sánh với thực tế kế hoạch. Kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin thực tế, mức chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch, giúp nhà quản trị điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch. - Với chức năng ra quyết định: thông tin kế toán thường là nhân tố chính trong việc ra quyết định của nhà quản trị, điều này được thể hiện rất rõ qua bản chất của thông tin kế toán. Thông tin kế toán là nguồn thông tin mang tính chính xác cao, kịp thời và hữu ích nhất so với thông tin từ những lĩnh vực, chuyên ngành khác. Và đồng thời nó luôn phản ánh tình hình thực tế theo những tiêu chuẩn, phương pháp quy định mang tính thống nhất cao, đồng nhất và được thực hiện khá linh hoạt, phổ biến. Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh hiện nay khi mà toàn cầu hóa về kinh tế ngày càng phát triển và lan rộng, sự mở rộng đầu tư, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, sự cạnh tranh giũa các doanh nghiệp ngày ngày càng khốc liệt, sự ra đời ngày càng nhiều các công cụ quản lý, hỗ trợ công tác quản lý thì nhu cầu về thông tin kế toán phải linh hoạt, kịp thời, đơn giản, hữu ích giúp nhà quản trị có quyết định đúng đắn cho hoạt động SXKD càng trở nên cần thiết. Như vậy, chức năng của kế toán là cung cấp và truyền đạt thông tin kinh tế về tổ chức cho các đối tượng sử dụng khác nhau; mục đích của kế toán nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh tế, cho việc đánh giá hiệu quả SXKD của tổ chức. Thông tin kế toán phục vụ cho cả trong và ngoài doanh nghiệp. Dựa trên đặc điểm này, kế toán được chia thành hai loại chính: Loại kế toán cung cấp thông tin cho nhà quản lý, điều hành hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, gọi là
  • 37. 28 KTQT, kế toán cung cấp thông tin cho đối tượng chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp được gọi là KTTC. Kế toán tài chính: KTTC là công cụ của quản lý nhằm thực hiện quá trình tổng hợp, đo lường, truyền đạt tình hình tài chính của doanh nghiệp. Quá trình tổng hợp và đo lường này được thực hiện theo một trình tự do chế độ kế toán quy định. Các chế độ kế toán được xây dựng căn cứ trên Chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia có hướng tới sự hoà hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các khâu công việc từ tổ chức thu thập thông tin kế toán, tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán, tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng cần sử dụng phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán, bao gồm: chủ sở hữu, nhà quản lý, khách hàng và các cơ quan quản lý Nhà nước. - Chủ sở hữu: là nguời có quyền sở hữu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (như các cổ đông, nguời góp vốn liên doanh, Nhà nước trong các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước và các công ty cổ phần…), họ quan tâm tới lợi ích sinh ra từ vốn kinh doanh và đây là căn cứ để họ đề ra các quyết định kinh doanh cần thiết, bao gồm cả quyết định phân chia lợi tức cho họ. Đồng thời qua việc phân tích thông tin của KTTC họ có thể đánh giá được năng lực, trách nhiệm của các bộ phận quản lý ở doanh nghiệp. - Ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng: Mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới số tiền và các tài sản khác để có thể chuyển thành tiền nhanh. Từ đó, phân tích khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Đồng thời các chủ ngân hàng và các nhà tín dụng cũng rất quan tâm tới tổng số vốn của doanh nghiệp. Bởi vì, đây là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Chủ ngân hàng và các nhà tín dụng sẽ không cho doanh nghiệp vay, nếu thấy doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Muốn biết tình hình thanh toán của doanh nghiệp phải phân tích thông tin từ KTTC của doanh nghiệp. - Nhà cung cấp vật tư, hàng hoá: Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ… họ quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hoá, dịch vụ của họ hay không. Nhóm người này cũng như chủ ngân hàng, họ cần biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và tương lai.
  • 38. 29 - Các nhà đầu tư: mối quan tâm của họ hướng tới các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lợi, khả năng thanh toán vốn… Vì vậy, họ cần những thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. Với lý do trên, họ phải sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp để phân tích và ra quyết định. - Các cơ quan Nhà nước: cần số liệu kế toán để tổng hợp cho ngành và địa phương. Trên cơ sở đó, phát triển và đánh giá nhằm định ra các chính sách kinh tế thích hợp để thúc đẩy SXKD phát triển. Đặc biệt, các cơ quan thuế địa phương và trung ương đều dựa vào thông tin của kế toán để tính thuế, đặc biệt là thuế thu nhập. Các cơ quan này thường lấy số liệu thu nhập chưa phân phối được thể hiện trên BCTC trừ đi các khoản miễn giảm thuế theo luật định để xác định mức thu nhập chịu thuế. Thông tin KTTC cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin qua hệ thống BCTC như: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, BTMBCTC. Kế toán quản trị: KTQT là một phân hệ của hạch toán kế toán, nó ra đời và phát triển là kết quả tất yếu của quá trình phát triển hệ thống hạch toán kế toán gắn với sự phát triển của hệ thống quản lý ở các tổ chức trong nền kinh tế xã hội. Có nhiều quan điểm khác nhau về KTQT, tuy nhiên có thể chia thành hai quan điểm: Quan điểm thứ nhất cho rằng: KTQT là hệ thống đo lường, thu thập, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin (thông tin tài chính và thông tin phi tài chính) phục vụ cho Ban lãnh đạo trong việc lập kế hoạch, điều hành, theo dõi thực hiện kế hoạch, quản lý hoạt động kinh doanh trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai cho rằng: KTQT là việc ghi chép kế toán nhằm thu thập, tổng hợp, xử lý, truyền đạt các thông tin chi tiết, cụ thể về hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động SXKD. Theo quan điểm này, KTQT trước hết phải là kế toán, có liên hệ mật thiết với hệ thống KTTC, ghi chép phản ánh những số liệu chi tiết cả về chỉ tiêu số lượng và giá trị, nhằm cung cấp các thông tin chi tiết hơn cho quản lý mà KTTC chưa cung cấp được. KTQT đồng nghĩa với kế toán chi tiết, là một bộ phận của KTTC ở doanh nghiệp. Để phục vụ quản trị kinh doanh ở doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại thông tin khác nhau như thông tin của hạch toán thống kê, của hạch toán nghiệp vụ hoặc còn bao gồm nhiều công việc như lập kế hoạch, định mức, dự toán, kiểm soát chi phí, xác