SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
VƯƠNG QUỐC CHUYỂN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ GIANG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo :Chính quy
Chuyên nghành :Khoa học môi trường
Lớp : K48 LT-KHMT
Khoa :Môi trường
Khóa học :2016-2019
Giảng viên hướng dẫn :T.S Dư Ngọc Thành
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai
đoạn sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng
giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào
thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý
báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt,
trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên, được sự phân công của Khoa
Học Môi Trường đồng thời được sự tiếp nhận của Bệnh viện Đa khoa Hà
Giang. Em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác quản lý và xử lý
chất thải tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang ”.
Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành người đã hướng dẫn, chỉ
bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn các cán bộ chuyên trách môi trường trong Bệnh viện đa
khoa Hà Giang đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian
học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân
còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Giang, ngày 25 tháng 4 năm2019
Sinh Viên
Vương Quốc Chuyển
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần rác thải y tế ................................................................... 6
Bảng 2.2: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam...................................... 7
Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện ...................................................... 7
Bảng 2.4. Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện........... 9
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vệ sinh trong nước thải bệnh viện ................................ 9
trước và sau xử lý bằng phương pháp sinh học ................................................ 9
Bảng 2.6. Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới .................................13
Bảng 2.7: Tình hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.........................................15
ở một số nước trên thế giới................................................................................15
Bảng 2.8: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện.................18
Bảng 2.9 : Chất thải y tế phát sinh tại Hà Giang.............................................19
Bảng 2.10. Các bộ phận của một lò thiêu đốt CTYT......................................22
Bảng 2.11. Thông số yêu cầu đầu ra của trạm xử lý theo QCVN
28:2010/BTNMT.............................................................................................31
Bảng 3.1 . Chỉ tiêu và phương pháp phân tích................................................34
Bảng 4.1. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vực xung quanh
bệnh viện ........................................................................................................38
Bảng 4.5.Các loại hóa chất sử dụng trong hoạt động của bệnh viện..............40
Bảng 4.6. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc đợt 3 năm 2018...........43
Bảng 4.7. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc đợt 4 năm 2018...........43
Bảng 4.8. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc đợt 1 năm 2019...........44
Bảng 4.9: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại....................................45
bệnh viện Đa khoa Hà Giang ..........................................................................45
Bảng 4.10. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh Viện ...............46
Bảng 4.11. Danh sách nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá trình
hoạt động.........................................................................................................47
iii
Bảng 4.12. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình..............................48
trong 1 tháng tại bệnh viện..............................................................................48
Bảng 4.13. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình theo.....................48
tháng tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Giang..........................................................48
Bảng 4.14. Công tác thu gom chất thải rắn y tế tại Bệnh viện .......................50
Bảng 4.15. Công cụ thu gom và vận chuyển rác thải tại bệnh viện Đa Khoa
Hà Giang .........................................................................................................50
Bảng 4.16 Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế được tập huấn về ..............................51
quy chế quản lý chất thải y tế..........................................................................51
Bảng 3.17 Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và viên chức bệnh viện
tỉnh Hà Giang về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải.......................52
Bảng 3.18 Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh viện
tỉnh Hà Giang về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế...................................52
Bảng 3.19. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của Cán bộ, nhân viên y tế của
bệnh viện theo nhóm chất thải và theo mã màu..............................................53
Bảng 3.20 Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế...........................53
tại tỉnh Hà giang..............................................................................................53
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò đốt chất thải rắn y tế...................17
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong
điều kiện tự nhiên............................................................................................25
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng bể lọc
sinh học thông gió tự nhiên.............................................................................26
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp bể Aroten .......28
Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sử dụng thiết bị hợp khối.......Error!
Bookmark not defined.
Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa Hà Giang ................................37
v
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài................................................ 1
1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu..................................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3
2.1.1. Một số khái niêm..................................................................................... 3
2.2.2. Nguồn gốc phát sinh................................................................................ 3
2.2.3. Phân loại chất thải y tế. ........................................................................... 5
2.2.4. Thành phần của chất thải rắn y tế ........................................................... 6
2.2.5. Thành phần nước thải bệnh viện............................................................. 7
2.2. Cở sở pháp lý ............................................................................................. 9
2.3. Ảnh hưởng của CTYT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng..............10
2.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam........13
2.4.1 Thực trạng thu gom xử lý rác thải y tế trên Thế giới.............................13
2.4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế tại Việt Nam. ......................17
2.5. Tình hình quản lý chất thải tại Hà Giang.................................................19
2.6. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải y tế .....................................20
2.6.1. Xử lý chất thải rắn y tế..........................................................................20
2.6.2. Công nghệ xử lý nước thải bênh viện ...................................................24
2.7. Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp xử lý nước thải tại Bệnh viện.....30
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.......32
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................32
vi
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................32
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ...............................................................32
3.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................32
3.4.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Giang.............Error!
Bookmark not defined.
3.4.2. Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh Đa Khoa tỉnh Hà
Giang ...............................................................Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiểu quả công tác quản lý, xử lý chất
thải Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang .........Error! Bookmark not defined.
3.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................32
3.5.1. Phương pháp kế thừa..........................................................................32
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................32
3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp....................................................33
3.5.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................33
3.5.5. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra.....................34
2.4.6. Phương pháp tính ..................................................................................35
2.4.7. Phương pháp so sánh và đánh giá.........................................................35
2.4.8. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................35
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................36
4.1. Sơ lược về Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang ..............................................36
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang........37
4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại bệnh viện Đa Khoa Hà Giang....38
4.2.2. Đánh giá chất lượng và hiệu quả xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa
Hà Giang .........................................................................................................39
4.2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải và nước
thải tại Bệnh viện.............................................................................................45
4.3. Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong thực hiện quy chế
quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang..........................................51
vii
4.4. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý quản lý và xử lý chất thải tại
bệnh viện tỉnh Hà Giang .................................................................................54
4.4.1. Giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện.........54
4.4.2. Giải pháp đối với hệ thống quản lí và xử lý nước thải .........................58
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................59
5.1. Kết luận ....................................................................................................59
5.2. Kiến nghị..................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................61
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh viện Đa khoa Hà Giang được đầu tư xây dựng năm 1979, từ đó đến
nay đã được nâng cấp nhiều lần và đã trở thành một bệnh viện chính của tỉnh
có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc thuộc của
tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh của bệnh
viện ngày càng được nâng cao. Là một bệnh viện lớn, nơi luôn tập trung một
lượng lớn bệnh nhân khám chữa bệnh và những người thân chăm sóc. Hoạt
động khám chữa bệnh của bệnh viện đã phát sinh ra một lượng lớn nước
thải,các chất thải độc hại và nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của
con người.
Chất thải bệnh viện, đặc biệt là nước thải và chất thải rắn được phân vào
nhóm chất thải nguy hại do tính độc và tính lây nhiễm. Các loại chất thải này
nếu không được xử lý hoặc xử lý không triệt để mà thải thẳng ra môi trường
sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Hiện tại vấn đề nước
thải đang là vấn đề nổi cộm của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang. Với số lượng
giường bệnh là 500 giường, mỗi ngày bệnh viện thải ra một lượng lớn khoảng
250 m3
đến 450 m3
nước thải và lượng rác sinh hoạt cũng như rác y tế rất lớn.
Việc quản lý và xử lý chất thải của một bệnh viện lớn như bệnh viện tỉnh Hà
Giang là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo T.S Dư
Ngọc Thành, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá công tác quản lý và
xử lý chất thải tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang ”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu
- Tìm hiểu sơ lược về bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá hiện trạng môi trường bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
2
- Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong thực hiện quy chế
quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất cá giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp bản thân có thêm kiến thức về chất thải y tế.
- Đánh giá được công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện
Đa khoa Hà Giang.
- Có những biện pháp đề xuất hiệu quả trong công tác quản lý chất thải
bệnh viện.
- Kết quả của đề tài là căn cứ tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức của người dân về môi trường.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niêm
* Định nghĩa chất thải y tế
Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số
43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 quy định:
+ Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ
sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
+ Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy an toàn.
+ Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng
ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời,
vận chuyển và xử lý CTNH.
+ Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
2.2.2. Nguồn gốc phát sinh
- Hầu hết, các chất thải rắn y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang
tính đặc thù, nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các
loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể.
- Theo Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế) thì chất thải y tế là vật
chất ở thể rắn, lỏng và khí, được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y
tế nguy hại và chất thải thông thường.
4
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy hoàn toàn.
- Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây
truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và
các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc);
chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh
phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, rau thai,
bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất
không còn khả năng sử dụng, chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế), chất
thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ)…
- Chất thải lỏng y tế nguy hại:
+ Được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn (từ các phòng phẫu
thuật, thủ thuật, xét nghiệm, thí nghiệm...) và sinh hoạt của nhân viên bệnh viện,
bệnh nhân và người chăm nuôi (từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, từ việc làm vệ sinh
phòng bệnh). Đối với nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông
thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có
những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế
phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng
sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
- Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại):
Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng
xạ, dễ cháy nổ, bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
5
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai, lọ thủy
tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương
kín). Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại, chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy, báo, tài liệu,
túi nilon...), chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh).
(Nguồn Quy chế Quản lý CTYT Bộ Y tế, 2007)
2.2.3. Phân loại chất thải y tế.
Căn cứ vào Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định
số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và
tính chất nguy hại thì việc phân loại chất thải trong các cơ sở y tế ở đa số các
nước trên thế giới và của tổ chức WHO được phân thành 5 nhóm:
* Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt
hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của
dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong
phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách
ly;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số: 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh
học tại phòng xét nghiệm;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm.
* Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
6
b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại
từ nhà sản xuất;
c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các
kim loại nặng;
d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ
2.2.4. Thành phần của chất thải rắn y tế
* Thành phần vật lý:
+ Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải…
+ Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
+ Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm thủy tinh, ống nghiệm…
+ Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng dụng cụ mổ…
+ Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc…
+ Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng…
+ Rác, lá cây, đất đá…
* Thành phần hóa học:
+ Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất…
+ Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, bộ phận cơ thể, đồ nhựa…
+ Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro.
* Thành phần sinh học:
Máu, các loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và
các vi trùng gây bệnh.
Bảng 2.1: Thành phần rác thải y tế
STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%)
Thành phần chất
nguy hại
1 Các chất hữu cơ 52,9 Không
2 Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có
3 Bông bang 8,8 Có
4 Vỏ hộp kim loại 2,9 Không
5 Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh 2,3 Có
6 Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có
7 Giấy loại, catton 0.8 Không
7
8 Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 Có
9
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn
khác
20,9 Không
Tổng cộng 100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22,6
( Nguồn: Quản lý chất thải nguy hại- Nguyễn Đức Khiển)
Theo Nguyễn Đức Khiển, thành phần rác thải y tế gồm 09 loại cơ bản
như trên trong đó tỷ lệ CTNH chiếm 22,6%. Tuy chiếm ¼ thành phần nhưng
tính chất lại rất nguy hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không
được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
Theo kết quả điều tra trong dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và tổ chức WHO
thành phần một số rác thải ở bệnh viện Việt Nam như sau:
Bảng 2.2: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam
STT Thành phần rác thải bệnh viện Tỷ lệ (%)
1 Giấy các loại 3,5
2 Kim loại, vỏ hộp 0,8
3 Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa 3,3
4 Bông băng, bột bó gãy chân 8,8
5 Chai, túi nhựa các loại 10,1
6 Bệnh phẩm 0,8
7 Rác hữu cơ 55,8
8 Đất đá và các vật rắn khác 21,0
( Nguồn: Bộ Y tế, 2016 )
2.2.5. Thành phần nước thải bệnh viện
Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện
Nhóm Thành phần Nguồn phát sinh
Các chất ô
nhiễm hữu cơ,
các chất vô cơ
Cacbonhydrat, protein, chất béo
nguồn gốc động vật và thực vật,
các hợp chất nitơ, phốtpho
Nước thải sinh hoạt cyar
bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân, khách vãng lai và cán
bộ công nhân viên trong
bệnh viện
Cácchấttẩyrửa Muối của các axit béo bậc cao Xưởng giặt của bệnh viên
8
Các loại hóa
chất
- Formaldehyde
- Các chất quang hóa học
- Các dung môi gồm các hợp
chất Halogen như cloroform, các
thuốc mê sốc hơi như Halothan,
các hợp chất khác như xylen,
axeton
- Các chất hóa học hỗn hợp: gồm
các dịch làm sạch và khử khuẩn
- Thuốc sử dụng cho bệnh nhân
Sử dụng trong khoa giải
phẫu bệnh, tiệt khuẩn, ướp
xác và dùng bảo quản các
mẫu xét nghiệm ở một số
khoa
Có trong dung dịch dùng cố
định và tráng phim
Sử dụng trong quá trình điều
trị, chuẩn đoán bệnh
Các vi khuẩn,
virut, ký sinh
trùng gây
bệnh
Vi khuẩn: Salmonalla, Shigella,
Vibrio, Cholorae, Coliorm, tụ
cầu, liên cầu, Virus đường tiêu
hóa, virus bại liệt, nhiễm các loại
ký sinh trùng, amip và các loại nấm
Có trong máu, dịch, đờm,
phân của người mang
bệnh
(Nguồn : Bộ Y tế và ĐTM Dự án Xây dựng 2017)
Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường như nước thải sinh hoạt
của cán bộ viên chức, của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn nhà,
bể phốt của các khu điều trị (ô nhiễm hữu cơ), nước trong mùa mưa còn có
thể nhiễm những hóa chất phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị
bệnh như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các
khu xét nghiệm, phòng mổ. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện nguy hiểm về
phương diện vệ sinh dịch tễ bởi trong nước thải bệnh viện có chứa các loại vi
trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virut….từ máu, dịch, đờm,
phân của người mang bệnh.
Đánh giá chung về nước thải bệnh viện ở Việt Nam, các kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự (Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường) cho thấy đối với các bệnh viện tỉnh hàm
lượng cặn lơ lửng trong nước thải ở mức trung bình, oxy hòa tan cao, hàm
lượng nitơ amoni nhỏ. Tuy nghiên tổng số Coliform trong nước thải bệnh
viện lại rất cao. Phần lớn các chỉ tiêu của nước thải đều vượt tiêu chuẩn cho
phép, 1 số chỉ tiêu gấp nhiều lần. Nước thải y tế không được khử trùng trước
khi thải vào hệ thống cống thải chung. Nước thải bệnh viện chưa qua xử lý xả
9
vào các nguồn nước sẽ gây ô nhiễm và làm lan truyền dịch bệnh. Phần lớn các
bệnh viện tuyến tỉnh tập trung ở khu vực dân cư đông, do vậy dịch bệnh dễ
dàng phát tán nhanh chóng.
Bảng 2.4. Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện
TT Vi khuẩn gây bệnh Tỉ lệ phát hiện được (%)
1 Staphylococus aureus 82,54
2 Pseudomonas aeruginosa 14,20
3 E.coli 51,61
4 Enterobacter 19,36
5 K.pneumoniae 12,91
6 Citrobacer 1,93
7 Các vi khuẩn khác 10,96
(Nguồn: Phùng Thị Thanh Tú, 2016)
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vệ sinh trong nước thải bệnh viện
trước và sau xử lý bằng phương pháp sinh học
TT Chỉ tiêu
Trước
xử lý
Sau xử lý
Hiệu suất
(%)
1 Cl.perfringgen(KL/10ml) 1,7 x 103
103
37,29
2 Tổng coliform (MPN/100ml) 5,9 x107
1,3 x 107
78,37
3 Faecal 4,6 x 107
7,9 x 106
82,71
4 Enterococci (MPN/100ml) 4 x 106
7,3 x 105
81,85
5 Trứng giun (tr/1000ml) 77 7 91,45
(Nguồn: Phùng Thị Thanh Tú, 2016)
Từ bảng 2.5 có thể thấy nồng độ các chỉ tiêu vi sinh vật vệ sinh trong
nước thải bệnh viện rất cao. Việc xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi
trường giúp làm giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm, truyền bệnh trong nước thải
bệnh viện.
2.2. Cở sở pháp lý
- Nghị định Số: 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
10
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 2868/QĐ-BYT ngày 01/8/2007 về việc phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển bệnh viện Đa khoa Hà Giang đến năm 2020.
- Thông tư số 31/2013/TT-BYT của Bộ y tế quy định về quan trắc tác
động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
- Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT về hướng dẫn phối
hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế do Bộ
trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vể tiếng ồn
- QCVN 28:2010/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
y tế.
2.3. Ảnh hưởng của CTYT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Tác hại, nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe
cộng đồng
- Chất thải y tế là chất thải có chứa đựng các loại sinh vật gây bệnh, các
chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ… Các nghiên
cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải bệnh viện có ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng dân cư nếu CTYT
không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập
vào cơ thể người thông qua: da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên
da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô hấp (do xông, hít phải), đường tiêu
hóa, tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường, hoặc tiếp xúc với các tác nhân
trung gian như ruồi, muỗi, chuột… Tất cả những người tiếp xúc với CTYT
nguy hại đều là đối tượng có nguy cơ bị tác động bởi chất thải y tế, bao gồm:
bác sĩ, y tá, hộ lý, bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú, khách tới thăm
11
hoặc người nhà bệnh nhân, những người trực tiếp làm công việc xử lý rác thải
tại các bãi đổ rác thải hay các lò đốt rác, những người thu gom, bới rác .
- Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là các bệnh về đường tiêu hóa do các
vi khuẩn tả lỵ, thương hàn, trứng giun, nhiễm khuẩn đường hô hấp do lao, do
phế khuẩn cầu, tổn thương nghề nghiệp, nhiễm khuẩn da, bệnh thận;
HIV/AIDS, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan các loại, các bệnh thần kinh, gây
ngộ độc, ăn mòn, cháy nổ.
- Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ môi trường Mỹ có khoảng 162 - 321
trường hợp nhiễm virus viêm gan B có tiếp xúc với CTYT so với tổng số
30.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm. Trong số những nhân
viên tiếp xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề
nghiệp cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung là 180/1000 người trong mỗi năm, cao
hơn 2 lần so với tỷ lệ này của toàn bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại.
- Rác không được thu dọn kịp thời sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi,
chuột, gián, ô nhiễm môi trường không khí do phát sinh mùi hôi thối khó chịu.
Các trung gian truyền bệnh này sẽ tạo ra 1 nguy cơ lan tràn bệnh dịch nhanh
chóng từ các bệnh viện, từ CTYT không được xử lý đúng cách. Cũng như vậy,
nước thải bệnh viện không được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh cũng sẽ là nguồn
phát sinh các mầm bệnh vào các nguồn nước ( nước mặt, nước ngầm).
Tại Việt Nam
a) Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường
Các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi trường ở nước ta chủ yếu là môi
trường nước và không khí.
Theo tài liệu thu thập của Trần Thị Minh Tâm (2016) kết quả điều tra
quản lý CTYT tại một số Bệnh viện ngoại thành Hà Nội các chỉ tiêu trong
nước thải như COD, BOD5, Nh4, Coliform và Fecal coliform ở mức độ ô
nhiễm nặng so với tiêu chuẩn cho phép. Các vi khuẩn có khả năng gây bệnh
12
phân lập được từ nước sinh hoạt, nước thải, không khí và dụng cụ chuyên
khoa tại các bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn đường ruột.
b) Ảnh hưởng của chất thải tế đến sức khỏe cộng đồng
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy những ảnh hưởng lớn của chất thải
y tế đối với cộng đồng xung quanh bệnh viện nhưng chưa có nghiên cứu nào
đi sâu đánh giá thức trạng tác động của chất thải y tế đối với sức khỏe ở
những người tiếp xúc với chất thải y tế.
Đào Ngọc Phong và cộng sự (2016) nghiên cứu về ô nhiễm môi trường
và khả năng lây truyền do nước thải bệnh viện gây ra ở Hà nội cho thấy có
hiện tượng tăng trội nhiều bệnh ở các khu dân cư tiếp xúc với nước thải bệnh
viện nhất là các bệnh đường tiêu hóa.
Đối với sức khỏe: việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh
tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật
sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng
các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
Như vậy những vật sắc nhọn ở đây được coi là là chất thải rất nguy hiểm
bởi nó gây tổn thương kép (vừa gây tổn thương vừa gây bệnh truyền nhiễm
như viêm gan B, HIV…). Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác
nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, viêm gan B, HIV… Các tác nhân này
có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm
mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn
phải). Nước thải bệnh viện còn là nơi "cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất
là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong
các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong
những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan những bệnh truyền nhiễm thông
qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị lây nhiễm các vi khuẩn
gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử
dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống…
13
- Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại và xử lý các chất thải y tế không
bảo đảm đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của người
trực tiếp tiếp xúc với chất thải.
- Đối với môi trường: Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách
(chôn lấp, thiêu đốt không đúng qui định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ô nhiễm
môi trường, đất, nước và không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.
- Như vậy, để tránh được sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe
con người, môi trường, và để bảo vệ những người thường xuyên tiếp xúc với
chất thải y tế thì ngành y tế phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác xử lý
chất thải y tế. (Nguồn Bộ Y tế, 2016).
2.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Thực trạng thu gom xử lý rác thải y tế trên Thế giới
Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi tùy theo khu vực địa lý, theo mùa và
các yếu tố khác quan như cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, quy mô bệnh viện và thói
quen của nhân viên y tế trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân.
Bảng 2.6. Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới
Tuyến bệnh viện Tổng lượng CTYT (Kg/GB)
CTYT nguy hại
( Kg/GB)
Bệnh viện trung ương 4,1 – 8,7 0,4 – 1,6
Bệnh viện tỉnh 2,1 – 4,2 0,2 – 1,1
Bệnh viện huyện 0,5 – 1,8 0,1 – 0,4
Qua bảng 2.6 ta thấy tổng lượng CTYT giảm dần từ bệnh viện trung
ương xuống bệnh viện tuyến huyện nhưng chất lượng chất thải nguy hại tại
các bệnh viện huyện lại chiếm tới 21% còn tại bệnh viện trung ương chỉ
chiếm 13,9% tổng lượng chất thải y tế phát sinh.
14
Hiện nay, nền y học ở các nước phát triển trên thế giới đã đạt đến những
trình độ cao và nhiều thành tựu lớn trong công tác phòng và khám chữa bệnh
cũng như trong công tác quản lý, thu gom, vận chuyện và xử lý chất thải y tế.
Họ đã áp dụng thành công nhiều công nghệ giải pháp khoa học kỹ thuật tiên
tiến nhất để quản lý thu gom và xử lý chất thải y tế. Tại mỗi nước tùy thuộc
vào điều kiện địa lý,chất lượng phân loại, thu gom, vận chuyện mà lựa chọn
công nghệ xử lý chất thải rắn ý tế khác nhau.
15
Bảng 2.7: Tình hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
ở một số nước trên thế giới
Tên
nước
Malaysia Pháp
Hồng
Kông
Nhật Bản Thái Lan
Phương
pháp xử
lý
Thiêu đốt
Khử khuẩn
/ thiêu đốt
Thiêu đốt Thiêu đốt Thiêu đốt
Mô hình
xử lý
Xử lý bên
ngoài cơ sở y
tế/tập trung
Xử lý bên
ngoài cơ
sở y tế/tập
trung
Xử lý tại
chỗ/phân
tán
Xử lý bên
ngoài cơ
sở y tế/tập
trung
Xử lý bên
ngoài cơ
sở y tế/tập
trung
Thu gom và vận chuyển chất thải y tế nguy hại, đối với các nước phát
triển có hai mô hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế:
- Hệ thống hút chân không tự động thu gom và vận chuyển chất thải
- Thu gom và vận chuyển bằng các xe chuyên dụng, đối với các dụng
cụ, phương tiện thu gom đạt tiêu chuẩn quy định.
Theo tổ chức y tế thế giới, có 18% - 64% cơ sở y tế vẫn chưa có biện
pháp xử lý chất thải y tế đúng cách, 12,5% công nhân thu gom và xử lý chất
thải y tế bị tổn thương trong quá trình làm việc. Tổn thương này cũng là
nguồn phôi nhiễm nghề nghiệp, với máu là phổ biến nhất. Có khoảng 50% số
bệnh viện vận chuyển CTYT qua khu vực bệnh nhân mà không đựng trong
xe, thùng có nắp đậy.
 Xử lý chất thải y tế trên thế giới
Công nghệ xử lý CTRYT hiện hành trên thế giới bao gồm khử khuẩn và
thiêu đốt. tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước về khả năng tài chính, điều
kiện công nghệ, diện tích đất đai, chiến lược, quan điểm và các tiêu chuẩn về
bảo vệ môi trường mà điều kiện lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp
16
- Công nghệ khử khuẩn: Khử khuẩn có mục đích là biến chất thải thành
chất thải không nguy hại. Chất thải sau khi được khử khuẩn sẽ được đem về
nơi tiêu hủy cuối cùng.
Các công nghệ khử khuẩn chủ yếu hiện nay đang được áp dụng trên thế
giới hiện nay là :
+ Khử khuẩn bằng phản ứng hóa học
+ Khử khuẩn bằng nhiệt khô hoặc nhiệt ẩm
+ Khử khuẩn bằng vi song
Một số chất thải rắn y tế nguy hại không áp dụng khử khuẩn là: Muối
bạc, một số hóa chất, các chất phóng xạ… Những chất này cần phải được thu
gom riêng và có quy trình công nghệ xử lý riêng.
- Công nghệ thiêu đốt : là quá trình đốt ở nhiệt độ cao, kết quả là làm
giảm được phần lớn thể tích và khối lượng chất thải rắn, sơ đồ nguyên lý làm
việc của lò đốt chất thải rắn y tế như sau:
17
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò đốt chất thải rắn y tế.
2.4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế tại Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, tính đến năm 2018, cả nước
hiện có hơn 1.087 bệnh viện với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Tổng
lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào năm 2018 khoảng hơn 500
tấn/ngày, trong đó có 60 -70 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý.
Và cả nước chỉ có khoảng hơn 200 chiếc lò đốt chuyên dụng (nhiệt độ cao và
có hai buồng) nhưng chỉ có 80 lò đốt hai buồng đạt tiêu chuẩn môi trường,
với công suất từ 300 - 450 kg/ngày, trong đó có 02 xí nghiệp đốt rác tập trung
tại Hà Nội và TP.HCM. Theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, lượng rác thải rắn
Y tế từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội
trong năm 2013 là khoảng gần 3 triệu kg chất thải thông thường và 548.320
kg chất thải y tế nguy hại. Để xử lý lượng rác thải y tế trên địa bàn, thành phố
18
Hà Nội đã đầu tư xây dựng một lò đốt rác thải y tế công suất 35 tấn/ngày. Thế
nhưng, hiện nay lò đốt này mới sử dụng hết 1/7 công suất, tức tiêu hủy từ 5 -
6 tấn rác thải y tế/ngày. Còn lại là các lò đốt rác cỡ trung bình và cỡ nhỏ.
Bảng 2.8: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện
Loại bệnh viện Năm 2005 Năm 2010
BV Đa khoa TW 0.35 0.42
BV chuyên khoa TW 0.23- 0.29 0.28- 0.35
BV Đa khoa tỉnh 0.29 0.35
BV Chuyên khoa tỉnh 0.17- 0.29 0.21- 0.35
BV huyện, ngành 0.17- 0.22 0.21- 0.28
( Nguồn: Bộ Y tế, 2018 )
Hiện chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng hai phương án là đốt và
chôn lấp trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tế bằng lò đốt 1
buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện.
Tỷ lệ bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 45,6%.
Đa số các bệnh viện tuyến huyện các tỉnh miền núi, vùng đồng bằng đều
chưa có cơ sở hạ tầng để xử lý thải y tế nguy hại, vì vậy người ta chủ yếu tự
thiêu đốt bằng các lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện.
Qua thực tế kiểm tra, Bộ Y tế đã chỉ ra 6 bất cập đang tồn tại tại các bệnh viện
trong vấn đề quản lý chất thải đó là:
- Việc phân loại chất thải rắn y tế còn chưa đúng quy định
- Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa
đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn.
- Xử lý và tiêu huỷ chất thải gặp nhiều khó khăn.
- Thiếu các cơ sở tái chế chất thải.
- Thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất
thải rắn và nước thải bệnh viện.
19
- Vấn đề quản lý chất thải y tế thông thường có thể tái chế còn bất cập:
một số bệnh viện lơi lỏng công tác quản lý giám sát để nhân viên hợp đồng
cung cấp rác thải y tế cho các cơ sở tái chế tư nhân chưa qua xử lý (Theo
thống kê của Bộ y tế năm 2016)
2.5. Tình hình quản lý chất thải tại Hà Giang.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang năm 2016 – 2018 số
lượng y tế trên địa bàn tỉnh được phân loại thành bốn nhóm :
Nhóm 1 : Những nguồn chất thải y tế ở vùng đô thị. Nhóm này bao gồm
11 cơ sớ y tế là các bệnh viện, phòng khá và các trung tâm chuyên khoa tại
thành phố Hà Giang. Các cơ sở này chủ yếu điểu trị nội trú và là nơi sản sinh
khá nhiều chất thải y tế.
Những nguồn chất thải y tế chính ở vùng cận đô thị và vùng nông thôn.
Nhóm này bao gồm 9 trung tâm y tế tại 9 huyện.
Nhóm 3 : Những nguồn chất thải y tế nhỏ ở vùng đô thị. Nhóm này bao
gồm các trạm y tế của các xã/ phường trên địa bàn thành phố phòng khám xét
nghiệm tư nhân của kỹ thuật viên thành phố Hà Giang.
Nhóm 4: Nguồn chất thải y tế nhỏ ở vùng nông thôn. Nhóm này bao gồm
80 trung tâm y tế xã, những trạm y tế khu vực rải rác tại 9 huyện của tỉnh Hà
Giang.
Bảng 2.9 : Chất thải y tế phát sinh tại Hà Giang.
Loại chất thải và
vùng
CTYT có thể
đốt được
(kg/ngày)
CT sinh hoạt
( kg/ngày)
Tổng lượng
CTYT (kg/ngày)
Nguồn chính ở
đô thị
221 4.367 4.578
Nguồn chính ở
nông thôn
83 1.714 1.797
Nguồn nhỏ ở
vùng đô thị và
vùng nông thôn
52 1.070 1.122
Tổng số 346 7.151 7.497
20
( Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường Tỉnh Hà Giang .)
Theo tính toán trong tổng số CTYT phát sinh thì có tới 95% là chất thải
thông thường ( hay chất thải sinh hoạt ), 5% CTYT nguy hại thì trong đó có
2% CT là vật sắc nhọn, 1% CT là chất thải hóa học, chất phóng xạ, bình chứa
áp suất cao, 2% là CT lây nhiễm không sắc nhọn
Hầu hết các bệnh viện huyện, các trạm y tế xã, phường đều chưa có hệ
thống thu gom, phân loại CTYT. CTYT được thu gom chung với rác thải sinh
hoạt và đem chon lấp chỉ có một lượng nhỏ như kim tiêm, xi lanh, bệnh phẩm
được chôn lấp tại chỗ. Đối với bênh viện lớn và các cơ sở y tế lớn tại thành
phố Thái Nguyên, rác thải được phân loại tại nguồn và xử lý bằng phương
pháp đốt và chôn lấp hợp vệ sinh. Các cơ sở y tế, bệnh viện có hợp đồng với
công ty đô thị môi trường để xử lý triệt để với các rác thải không nguy hại.
2.6. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải y tế
2.6.1. Xử lý chất thải rắn y tế
a, phương pháp thiêu đốt.
Thiêu đốt là quá trình dùng nhiệt độ cao để phân hủy các hợp chất hữu
cơ trong rác thải và giảm nhỏ thể tích. Gồm ba loại lò đốt sau:
- Một là lò đốt công suất nhỏ có công suất xử lý khoảng 300kg/ngày.
- Hai là lò đốt công suất trung bình với công suất khoảng 300kg/ngày –
1000kg/ngày.
- Lò đốt công suất lớn có công suất trên 1000kg/ngày
Hiện nay công nghệ đốt đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới với
hiệu suất xử lý khá cao từ 70% - 90%. Tại Mỹ, các lò đốt chất thải gây nguy
hiểm được thiết kế theo quy định của đạo luật bảo tồn và thu hồi tài nguyên
chủ yếu là dạng lò đốt kiểu quay với công suất lớn tuân thủ các tiêu chuẩn
nghiêm ngặt về nhiệt độ đốt và thời gian lưu trong buồng đốt thứ cấp. ở Việt
Nam hiện cũng đang ứng dụng công nghệ này trong tiêu hủy CTNH đặc biệt
là CTYT. Hiện đã có hai lò đốt rác thải y tế theo quy mô tập trung là lò đốt
21
Del Mogeno 200 tại xí nghiệp đốt rác Tây Mỗ - Hà Nội và lò đốt Hoval GG –
24 tại xí ngiệp Bình Hưng Hòa – TP Hồ Chí Minh với công nghệ nhập khẩu
nước ngoài. Ngoài ra cũng có một số bệnh viện lắp đặt lò đốt rác thải do Việt
Nam sản xuất như lò đốt chất thải rắn độc hại VHI – 18B của Viện Công nghệ
môi trường Việt Nam thiết kế cũng đạt kết quả tốt đảm bảo an toàn vệ sinh
môi trường.
 Cấu tạo chung của lò đốt CTYT
Bao gồm lò đốt sơ cấp, buồng thứ cấp, nồi hơi, thiết bị kiểm soát ô
nhiễm không khí và ống khói.
 Nguyên lý hoạt động của lò đốt CTYT: Áp dụng nguyên lý lò đốt
đa vùng.
Rác thải được nạp vào buồng sơ cấp tại đây rác được đốt ở nhiệt độ
khoảng 700o
– 800o
C tạo thành các sản phẩm cháy không an toàn ( Chứa bụi
và khói độc hại) được hòa trộn với không khí và được đưa tiếp với buồng đốt
thứ cấp.
Tại buồng đốt thứ cấp các sản phẩm cháy chưa hoàn toàn tiếp tục được
đốt ở nhiệt độ 1050o
C – 1200O
C với thời gian lưu cháy đủ lớn. Khói từ buồng
đốt thứ cấp chưa được đưa qua hệ thống xử lý khí thải để loại trừ bụi, các kim
loại nặng, các chất khí gây ô nhiễm như HCL,HF, NOx,SOx …
 Ưu điểm của công nghệ đốt:
- Loại trừ các chất có thể gây ung thư, gây bệnh truyền nhiễm cho con người.
- Công nghệ này cho phép xử lý được hầu như toàn bộ chất thải mà
không cần diện tích lớn.
- Làm giảm thể tích rác thải xuống còn 10 – 30% sau xử lý.
- Một lượng lớn nhiệt lượng sinh ra có thể sử dụng mục đích khác
22
Bảng 2.10. Các bộ phận của một lò thiêu đốt CTYT
Các bộ phận Mục đích Vận hành
Buồng đốt sơ
cấp
Sấy khô, đốt nóng và
chuyển hóa chất thải thành
các chất khí và có diễn ra
một số quá trình oxy hóa
và nhiệt phân
Dung nhiên liệu phụ trợ để
tăng nhiệt độ buồng đốt sơ cấp
lên 1600o
F – 1800o
F để bắt
đầu đốt và duy trì quá trình
đốt.
Buống đốt thứ
cấp
Oxy hóa các chất thải dạng
khí thành CO2 và hơi nước
Có đủ lượng oxy, nhiệt độ đạt
1800o
F để chuyển hóa chất
thải thành CO2 và hơi nước.
Nồi hơi Thu hồi nhiệt từ các khí
thoát ra
Bộ trao đổi nhiệt chuyển hóa
nước thành hơi nước để sưởi
và làm mát
Thiết bị kiểm
soát ô nhiễm
không khí
Khử hydroclorua, các khí
axit và bụi
Ống khói Lan tỏa các khí thoát ra Phát tán các khí thoát ra từ
buồng đốt thứ cấp với chiều
cao và vị trí ống khói cho phép
pha loãng nồng độ khí thoát ra
nằm trong mức tiêu chuẩn cho
phép.
(Nguồn: Trần Đăng Anh, quản lý chất thải y tế tại Việt Nam) [10]
 Nhược điểm của công nghệ đốt:
- Vận hành công nghệ phức tạp, đòi hỏi tay nghề năng lực kỹ thuật cao.
- Giá thành đầu tư lớn, chi phí vận hành cao.
Những tiềm năng tác động tới con người có thể xảy ra.
- Một số chất ô nhiễm có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh đòi
hỏi phải có công nghệ cao để xử lý không khí của quá trình đốt.
 Xử lý tro sau quá trình đốt:
Bao gồm tro đáy và tro bay được đem đi chon lấp tại bãi trôn lấp hợp về sinh.
b, Tiêu trùng bằng hơi nước
Trong thập kỷ qua, hơi nước vẫn đang sử dụng có hiệu quả trong tiệt
trùng các vật tư, thiết bị và dụng cụ y tế và cách xử lý chất thải lây nhiễm
đáng tin cậy.
23
Xử lý tiệt trùng bằng hơi nước đòi hỏi một số điều kiện như các tác nhân
lây nhiễm trong chất thải phải tiếp xúc trực tiếp với nhiệt dộ cao trong thời
gian đủ tiệt trùng. Có 3 điều kiện bắt buộc phải đảm bảo tiệt trùng đạt điều
kiện hiệu quả cao là thời gian , nhiệt độ, mức độ tiếp xúc trực tiếp hơi nước
bão hòa với các tác nhân lây nhiễm. Có hai quy trình tiệt trùng là quy trình
tiệt trùng bằng hơi nước và quy trình đốt nong khô. Nếu so sánh về nhiệt độ
thì quy trình tiệt trùng bằng hơi nước nhanh hơn quy trình đốt nóng khô từ 30
– 200 lần tuy nhiên cần đảm bảo các thuộc tính tiệt trùng bằng hơi nước.
Hơi nước có chức năng kép trong quá trình tiệt trùng là độ nóng để phá
vỡ các tác nhân lây nhiễm và truyền nhiệt cho chất thải. Để đảm bảo tiệt
trùng hơi nước phải đạt mức bão hòa có chứa các hạt nước nhỏ lơ lửng.
Hầu hết các chất thải trong thực tế ướt hay có hơi nước khi hiện diện
trong chất thải, hơi nước có thể phát sinh trong tải lượng chất thải nếu được
đốt nóng tới đủ nhiệt độ, tạo ra hơi nước bão hòa trong tải lượng chất thải.
Nhiệt độ bổ sung cho hơi nước đã bão hòa, thì hơi nước lúc này gọi là thừa
nhiệt và không có khả năng tiệt trùng và cần phải tránh.
Nhiều phòng thí nghiệm vi sinh đặt các nồi hấp ngay gần phòng thí
nghiệm để xử lý chất thải có rủi ro cấp từ môt nguồn phát sinh duy nhất. Đối
với các bệnh viện lớn vị trí đặt nồi hấp nên chọn những dịa điểm tiện cho các
công ty môi trường tới thu gom.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp tiệt trủng bằng hơi nước là khó
kahwn trong khâu tiêu hủy cuối cùng, các chất thải sau khi xử lý trông vẫn
như các chất thải chưa xử lý cho nên khó thuyết phục các cơ sở thu gom và xử
lý tiếp nhận chung với rác thải thông thường.
Tiêu hủy cuối cùng bơm kim tiêm đã tiệt trùng là một vấn đề nan giải vì
vật sắc nhọn này có thể gây tổn thương cho các nhân viên xử lý rác. Mặc dù
tiệt trùng bằng nồi hơi là phương pháp hoàn hảo, nhưng các kiêm tiêm sau khi
tiệt trùng vẫn phải phá hủy hoặc bọc kín trước khi đi chôn lấp.
24
c, Chôn lấp chất thải y tế.
Đây được coi là giải pháp tốt cho các loại rác thải thông thường hay rác thải
không lây nhiễm. Các bãi chôn lấp hợp về sinh được sử dụng nhiều để tiêu hủy các
chất lây nhiễm đã qua xử lý và cặn lắng từ các quá trình xử lý khác.
- Tro lò thiêu đốt bao gồm tro cháy và bay, được chôn lấp tại bãi chôn
lấp, trừ các loại tro chứa các chất độc hại, phóng xạ thì phải chôn lấp tại bãi
chôn lấp chất thải nguy hại.
- Các đồ vật sắc nhọn ngoài tiềm năng lây nhiễm còn có nguy cơ gây
tổn thương đến cơ thể vì vậy trước khi đem đi chôn lấp ần phải tiệt trùng hoặc
đốt để tránh rủi ro về bệnh dịch và tổn thương trong quá trình xử lý.
Hiện trạng tại các bệnh viện việc chôn lấp chất thải đặc biệt là bệnh
phẩm và các vật sắc nhọn chưa bảo đảm vệ sinh chủ yếu là chứa trong hố và
lấp đất lên, đôi khi lớp đất phủ trên bề mặt quá mỏng chưa đảm bảo gây mất
mỹ quan của bệnh viện. Do diện tích tại bệnh viện có hạn nên việc quy hoạch
bãi chôn lấp chất thải còn gặp nhiều khó khăn. Các chất thải y tế, vật sắc nhọn
được thải chung với rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn
nguy cơ gây hại cho con người.
2.6.2. Công nghệ xử lý nước thải bênh viện
Do đặc tính của nước thải bệnh viện có thành phần ô nhiễm chính là các
chất hữu cơ, vi trùng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
a) Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên
(hệ thống xử lý nước thải phân tán Dewats).
Hệ thống gốm 4 bước xử lý cơ bản:
- Xử lý sơ bộ bậc một: Qúa trình lắng loại bỏ cặn lơ lửng có khả năng
lắng được, giảm tải cho công trình xử lý tiếp theo.
- Xử lý bậc hai: Qúa trình xử lý nhờ các vi sinh vật kỵ khí để loại bỏ
các chất rắn lơ lửng và hòa tan trong nước thải.
- Xử lý bậc ba: quá trình xử lý hiếu khí.
25
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
trong điều kiện tự nhiên
- Khử trùng: Hồ chỉ thị với độ sâu lớp dưới nước nông được thiết kế để
loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nhờ bức xạ mặt trời xuyên qua lớp nước trong
hồ. Tuy nhiên, đối với nước thải có chứa lượng vi sinh vật cao thì cần sử dụng
hóa chất cần thiết.
Ưu điểm: Đảm bảo các chỉ tiêu SS, BOD, các chất dinh dưỡng như Nitơ,
phôtpho, và colifrom trong nước thải ra môi trường. Mùi của nước thải sẽ hạn
chế nếu dung bãi lọc ngầm có cây trồng phái trên.
26
Ngoài chi phí vận hành tương đối thấp do công tác đào tạo vận hành và
chuyển giao công nghệ đơn giản.
Nhược điểm: do phải xây dựng bãi lọc trồng cây nên hệ thống này đòi
hỏi bệnh viện phải có diện tích lớn, khu đất xây dựng hệ thống phải có chất
lượng tốt không bị sụt lún.
Để công trình vận hành tốt cần thời gian 6 đến 9 tháng sau khi đưa vào
hoạt động. Mô hình này được sử dụng tại bệnh viện huyện Kim Bảng tỉnh Hà
Nam với công suất 125m3
/ngày.
b) Phương án hai: Xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng bể lọc
thông gió tự nhiên.
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng bể lọc
sinh học thông gió tự nhiên
Nước thải bệnh viện theo hệ thống thu gom chảy qua song chắn rác để
loại bỏ các rác có kích thước lớn rồi đi vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng
27
và nồng độ, đồng thời bổ sung hóa chất điều chỉnh độ pH của nước, tại bể
điều hòa có cấp khí để tránh quá trình xử lý yếm khí xảy ra. Sau đó nước thải
được được chuyển qua bể lắng sơ cấp, tại đây được bổ sung thêm hóa chất
keo tụ PACN-95 để lắng bớt một phần chất lơ lửng và chất khó tan trong
nước thải. Tiếp đó, nước thải bệnh viện được trộn đều, không khí được cấp từ
ngoài vào qua dàn ống phân phối đi vào bể Biophin. Nước trong được thu vào
máng qua bể lắng thứ cấp.
Bùn từ bể lắng đợt hai sẽ được thu gom vào bể chứa. Bùn sau xử lý sẽ
được định kỳ hút bằng xe vệ sinh. Nước tách ra từ bùn sẽ được bơm trở lại bể
Biophin tiếp tục xử lý.
Nước sau khi qua bể lắng, kết hợp với lượng nước tích lại trong bể chứa
bùn đi vào bể khử trùng. Cuối cùng nước được thải ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm:
- Chi phí vận hành hệ thống thấp, có khả năng kết hợp tự động hoặc
hoàn toàn bán tự động. chi phí đào tạo bồi dưỡng nhân lực vận hành thấp, ít
tốn nhân lực.Tiết kiệm được quỹ đất cho bệnh viện.
- Thiết bị theo mô hình hợp khối, có thể lắp ráp từng cụm hoặc xây
dựng ngầm tại chỗ mà không ảnh hưởng tới cấu trúc xung quanh.
Nhược điểm:
- Hiệu quả xử lý của vể Biophin chỉ đạt 60%
- Mùi nước thải và ruồi có thể xuất hiện
- Khó khăn trong việc tăng công suất xử lý khi mở rộng quy mô bệnh viện.
c, Phương án ba: Sử dụng bể Aroten
Nước thải từ các bể phốt của bệnh viện theo hệ thống thu gom chảy về
bể điều hòa của hệ thống xử lý. Trước bể điều hòa trên hệ thống thu gom
nước thải có đặt song chắn rác để tách cặn rác có kích thước lớn ( túi nilon, lá
cây) có lẫn trong dòng nước thải. Tại bể điều hòa có bổ sung hóa chất điều
chỉnh pH đạt tới mức tối ưu cho quá trình xử lý sinh học và có sục khí. Nước
28
thải từ bể điều hòa được đưa sang bể lắng sơ cấp, tại đây có bổ sung hóa chất
keo tụ PACN-95 để lắng một phần chất rắn lơ lửng khó phân hủy và hòa tan
trong nước thải.
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp bể Aroten
Nước thải chứa các chất hữu cơ
khó phân hủy
Song chắn rác
Bể điều hòa
Bể lắng sơ cấp
Bể UASB
Bể Aroten
Bể lắng thứ cấp
Bể khử trùng
Nguồn tiếp nhận
Chất điều chỉnh pH
Chất keo tụ
PACN-95
Chất dinh dưỡng
Máy cấp khí
Thùng chứa clorin
lỏng
Bể phân hủy
Sân phơi bùn
Chôn lấp
29
Nước thải tiếp tục qua bể xử lý yếm khí tại bể UASB và xử lý hiếu khí tại bể
Aroten. Tại bể UASB có bổ sung chất dinh dưỡng để đảm bảo điều kiện cho vi
sinh vật phát triển tốt. Tại bể Aroten có cung cấp oxy nhờ hệ thống thổi khí.
Nước thải tiếp tục vào bể lắng cấp hai, phần bùn cặn được chia làm hai phần:
+ Phần một cho tuần hoàn lại bể Aroten
+ Phần hai cùng với lượng bùn dư từ bể UASB sẽ được thu gom vào bể
chứa bùn.
Sau khi qua bể lắng kết hợp với lượng nước tích lại trong bể chứa bùn đi
vào bể khử trùng. Tại đây có bổ sung thêm Clo lỏng để làm sạch và khử
trùng. Cuối cùng nước thải được thải ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm:
- Chi phí đào tạo và bồi dưỡng cán bộ vận hành hệ thống ít.
- Dễ dàng tự động hóa hoặc bán tự động hóa.
- Hiệu quả xử lý đạt khoảng 70%.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều diện tích xây dựng.
- Trong quá trình hoạt động khó tránh được mùi hôi có thể phát sinh.
- Khó khăn trong việc thay đổi công suất xử lý khi mở rộng quy mô
bệnh viện.
Ưu điểm :
- Công nghệ xử lý hiện đại bao gồm đầy đủ các quá trình xử lý hóa học,
sinh học, hóa lý.
- Các thiết bị được chế tạo theo nguyên lý Modul hợp khối tự động gọn
nhẹ chiếm ít không gian diện tích, phù hợp với điều kiện cơ sở.
- Lắp đặt thiết bị đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện. Công suất xử lý tối
đa của mỗi thiết bị hợp khối là 120 – 150 m3
/ngày đêm, tùy thuộc vào tổng
lượng nước thải mà có số Modul thiết bị hợp khối phù hợp.
- Hiệu quả xử lý cao trên 80%.
30
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng cao ( do phải sử dụng hệ thống
cung cấp khí cưỡng bức).
- Chế độ vận hành nghiêm ngặt, đòi hỏi công nhân vận hành phải có
trình độ kỹ thuật cao.
2.7. Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp xử lý nước thải tại Bệnh viện
- Các Bệnh viện cấp tỉnh thường nằm ở khu vực đông dân cư, để đảm
bảo an toàn đối với khu vực xung quanh thì nước thải Bệnh viện trước khi
thải ra ngoài môi trường cần được xử lý cục bộ.
Dây chuyền công nghệ áp dụng cho trạm xử lý nước thải là tổ hợp các
công trình trong đó nước thải được làm sạch theo từng bước. Việc lựa chọn
dây chuyền công nghệ là một bài toán kinh tế phức tạp, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố :
- Thành phần tính chất của nước thải đầu vào, đặc điểm tính chất của
nguồn thải.
- Yêu cầu mức độ làm sạch
- Điều kiện địa hình, năng lượng, tính chất đất đai
- Diện tích khu vực xây dựng công trình
- Nguồn vốn đầu tư
Hệ thống xử lý nước thải tại các Bệnh viện cấp tỉnh phải đáp ứng được
các tiêu chí sau:
- Nước thải Bệnh viện xả vào môi trường phải được xử lý đạt các chỉ tiêu
nêu trong QCVN 28:2010/BTNMT(B).
- Hệ thống xử lý nước thải thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm
không khí, lan truyền dịch bệnh cũng như ảnh hưởng xấu đến cảnh quan bệnh viện.
- Công nghệ xử lý nước thải phải ổn định, công trình dễ quản lý, chi phí
vận hành và bảo dưỡng thấp, phù hợp điều kiện kinh tế.
- Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống phù hợp về công nghệ, xây dựng
và vận hành bảo dưỡng cho các bệnh viện cấp tỉnh.
31
Bảng 2.11. Thông số yêu cầu đầu ra của trạm xử lý theo QCVN
28:2010/BTNMT
TT Thông số Đơn vị QCVN 28:2010 Loại B
1 pH - 6,5 – 8,5
2 BOD5 (20o
C) Mg/l 50
3 COD Mg/l 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Mg/l 100
5 Sunfua ( tính theo H2S) Mg/l 4,0
6 Amoni (tính theo N) Mg/l 10
7 Nitrat (tính theo N) Mg/l 50
8 Photsphat (tính theo P) Mg/l 10
9 Dầu mỡ động thực vật Mg/l 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0
12 Tổng coliforms MPN/100ml 5000
(Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28/2010 về chất lượng
nước thải bệnh viện, quy chuẩn thải)
32
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Chất thải tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang.
- Công tác quản lý chất thải tại Bệnh Viện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa Hà Giang.
- Địa chỉ : Phường Minh Khai thành phố Hà Giang.
- Thời gian: Từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019.
3.4. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu sơ lược về bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá hiện trạng môi trường bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong thực hiện quy chế
quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất cá giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp kế thừa
Tham khảo các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn
báo cáo khoa học… có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu vể tổ chức hoạt động (quy mô, diện tích, cơ cấu tổ
chức, công nghệ thiết bị sử dụng) của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang.
- Thu thập các số liệu về công tác quản lý, xử lý chất thải y tế của
Bệnh viện.
33
- Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí của tỉnh và internet.
3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Trực tiếp xuống khu vực thị sát lấy số liệu.
3.5.3.1 : Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh
- Công việc xác định lượng rác thải tiến hành tại bộ phận thu gom rác
thải của bệnh viện…
- Số lần quan sát 3 lần.
- Tần số quan sát 1 tháng / lần.
- Thời gian tiến hành cuối giờ làm việc chiều ngày 15 hàng tháng.
- Dụng cụ : Cân định lượng 5kg, 30kg.
- Lượng rác thải được xác định theo ngày và ghi theo bảng thống kê.
3.5.3.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải
+ Miệng cống xả ra nguồn tiếp nhận của công trình xử lý nước thải của
bênh viện.
- Số lượng mẫu : 1 mẫu
- Cách lấy mẫu :
+ Mẫu được lấy trong điều kiện thời tiết tốt, nắng ráo, không mưa.
+ Mẫu được lấy 2 lần mỗi lần 250ml bằng ca định lượng sau đó bảo
quản trong chai dung tích 500ml
+ Thời gian và phương pháp bảo quản :
- Bảo quản trong tủ lạnh
- Lựa chọn các chỉ tiêu phân tích:
- Căn cứ theo QCVN 28/2010 về chất lượng nước thải bệnh viện, tiêu
chuẩn xả thải, lựa chọn các tiêu phân tích là pH, COD, Amoni, NO3
-
, PO4
-
,
coliform, SS, Nts
3.5.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Lọc thông tin và thống kê trên Excel. Đưa ra các nhận định nhận xét
đánh giá trên cơ sở số liệu đã xử lý với các QCVN 28/2010 hiện hành để đề
34
xuất một số phương pháp quản lý thu gom và xử lý phù hợp với điều kiện
thực tế tại bệnh viện.
Bảng 3.1 . Chỉ tiêu và phương pháp phân tích
TT Tên chỉ tiêu Phương pháp Đơnvị
QCVN
28:2010/BTNMT(B)
1 pH TCVN 6492:2011 - 6,5-8,5
2 BOD5 SMEWW 5210B-2012 mg/l 50
3 COD SMEWW 5220D-2012 mg/l 100
4 TSS SMEWW 2540D-2012 mg/l 100
5 NO3
-
-N SMEWW 4110:2012 mg/l 50
6 NO2
-
-N SMEWW 4110:2012 mg/l -
7 NH4+
-N
SMEWW
4500NH3:2012
mg/l 10
8 PO4
3-
-P SMEWW 4110:2012 mg/l 10
9 S2-
SMEWW 4500S2-
:2012
mg/l 4
10 Dầu mỡ SMEWW 5520:2012 mg/l 20
11 Coliform TCVN 6187-1:2009 MPN/100ml 5000
3.5.5. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về hiện trạng môi trường, số liệu
quan trắc môi trường có liên quan của bệnh viện.
- Thu thập các số liệu ở báo chí và trên internet.
- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan.
- Tổng số phiếu điều tra 60 phiếu, dựa vào quy mô của bệnh viện và đối
tượng phỏng vấn mà ta chia số phiếu điều tra như sau:
+ Nhóm 1: Nhân viên y tế 30 phiếu
+ Nhóm 2: Vệ sinh viên 18 phiếu
35
+ Nhóm 3: Cán bộ viên chức bệnh viện 12 phiếu
2.4.6. Phương pháp tính
- Đối với chất thải y tế thông thường (chất thải sinh hoạt): Khối lượng
chất thải phát sinh được tổng hợp và tính toán dựa trên kết quả điều tra, khảo
sát và phiếu phỏng vấn tại các cơ sở y tế.
- Đối với chất thải y tế nguy hại: Để tính toán lượng chất thải y tế nguy
hại phát sinh trong từng khoa của từng bệnh viện, nhóm tác giả sử dụng
phương pháp bình quân đơn giản
2.4.7. Phương pháp so sánh và đánh giá
So sánh số liệu với QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải y tế, từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá.
2.4.8. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, điền thông tin vào mẫu
phiếu in sẵn thống nhất.
- Quan sát trực tiếp quá trình xử lý chất thải y tế.
+ Chất thải lây nhiễm: Gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm
không sắc nhọn (chất thải thấm máu và các dịch sinh học của cơ thể từ các
buồng bệnh cách ly), chất thải lây nhiễm nguy cơ cao (phát sinh từ các phòng
xét nghiệm), chất thải giải phẫu.
+ Chất thải hóa học nguy hại: Gồm dược phẩm quá hạn, các hóa chất
trong y tế, chất gây độc tế bào, chất thải chứa kim loại nặng (từ nhiệt kế,
huyết áp kế...).
+ Chất thải thông thường: Gồm chất thải sinh hoạt, các chất thải từ hoạt
động khám chữa bệnh không dính máu và dịch sinh học và hóa chất độc hại,
chất thải sinh hoạt từ khu vực hành chính, lá cây.
- Cân định lượng toàn bộ chất thải y tế theo kế hoạch.
36
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sơ lược về Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang
*. Địa điểm xây dựng, quy mô bệnh viện Đa khoa Hà Giang
+ Địa điểm xây dựng:
Bệnh viện Đa khoa Hà Giang nằm ở giữa trung tâm thành phố Hà Giang,
ở trên khu đất thuộc phường Minh Khai thành phố Hà Giang, phía Đông-Bắc
giáp khu dân cư; phía Đông -Nam giáp đường dân sinh, phường Minh Khai;
phía Tây- Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học; phía Tây- Namgiáp đường Minh Khai.
Bệnh viện Đa khoa Hà Giang ở trung tâm thành phố, gồm các tuyến
đường chính, gần các đầu mối giao thông, thuận tiện lưu thông và giao dịch
của bệnh nhân đến khám, chữa bệnh và các bệnh viện khác trong khu vực
thành phố Hà Giang đến liên hệ về chuyên môn và hỗ trợ nhau trong công
tác chẩn trị bệnh.
- Hệ thống cấp nước: gồm 1 bể dự trữ 500m3
, một tháp nước cao 30 m
với thể tích 100m3
, và các bể nhỏ và các téc nước trên nóc nhà.
- Hệ thống thoát nước mặt: bệnh viện đã xây dựng hệ thống nước thải và
nước mặt tách riêng
- Hệ thống đường giao thông nội bộ với diện tích 2.500 m2
. Với diện tích
mặt bằng khá rộng, địa hình phức tạp không bằng phẳng. Hệ thống đường
giao thông nội bộ đã được trải nhựa toàn bộ.
- Cấp điện: bệnh viện có 1 trạm hạ thế (630-2000 kvA), 1 máy phát điện
550 kvA. Hệ thống lưới điện ngoài trời đảm bảo cung cấp điện cho các khoa
nhưng chưa có đường ưu tiên riêng khi mất điện.
- Hệ thống phóng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét và nhiều công
trình phụ trợ khác.
+ Quy mô bệnh viện Đa khoa Hà Giang
37
Bệnh viện Đa khoa Hà Giang hoạt động với quy mô hiện tại là 500
giường bệnh, là bệnh viện khu vực phục vụ cho cán bộ, nhân dân tỉnh Hà
Giang. Bệnh viện có nhiều cán bộ, y bác sỹ có năng lực về chuyên môn.
Bệnh viện có 16 khoa lâm sàng, 7 phòng chức năng và 6 khoa cận lâm
sàng. Tổng số cán bộ y bác sĩ là 360 người, với cơ cấu tổ chức bộ máy bệnh
viện như sau:
Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa Hà Giang
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang
C«ng ®oµn, ®oµn
thanh niªn
Gi¸m ®èc
§¶ng uû
C¸c khoa cËn l©msµng
- Khoa vi sinh
- Khoa gi¶i phÉu bÖnh
- Khoa th¨m dß chøc n¨ng
- Khoa X quang
- Khoa d-îc
- Khoa Lao
C¸c khoa l©m sµng
- Khoa kh¸m bÖnh
- Khoa håi søc cÊp cøu
- Khoa néi
- Khoa truyÒn nhiÔm
- Khoa da liÔu
- Khoa tâm, thÇn kinh
- Khoa ®«ng y
- Khoa nhi
- Khoa ngo¹i
- Khoa g©y mª håisøc
- Khoa chÊn th-¬ng
- Khoa s¶n
- Khoa tai mòi häng
- Khoa r¨ng hµm mÆt
- Khoa m¾t
- Khoa vËt lý trÞ liÖu
C¸c phßng chøc
n¨ng
- Phßng kÕ ho¹ch tæng
hîp
- Phßng hµnh chÝnh
qu¶n trÞ
- Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
- Phßng vËt t- TTBYT
- Phßng y t¸ ®iÒu d-ìng
- Phßng tæ chøc c¸n bé -
b¶o vÖ
- Phòng chỉ đạo tuyến –
NCKH - ĐN
38
4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại bệnh viện Đa Khoa Hà Giang
Tại các khoa có khả năng gây bệnh truyền nhiễm, phát tán mùi được
phân lập các khu riêng có hàng rào cây xanh xung quanh ngăn chặn sự phát
tán, cải thiện môi trường đồng thời làm đẹp cảnh quan môi trường khu vực.
Tại các phòng chiếu chụp có phóng xạ tia X được xây dựng theo đúng
quy định đồng thời lắp đặt điều hòa không khí và quạt hút cách sàn 20cm để
hút khí O3.
Các phòng chuyên môn có thiết bị kỹ thuật như: Tủ hút độc, ống thoát
hơi độc, thoát nước, chậu rửa, tủ quần áo phòng hộ….
Hiện nay bệnh viện phối hợp với Trung tâm quan trắc và Công nghệ Môi
trường Hà Giang lấy mẫu, phân tích, đo đạc nhằm đảm bảo tốt nhất cho công
tác kiểm soát ô nhiễm và có những đề án để giám sát, bảo vệ môi trường [10].
* Kết quả đo chất lượng môi trường không khí khu dân cư xung quanh:
Bảng 4.1. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vực xung
quanh bệnh viện
TT Vị trí lấy mẫu
Kết quả trung bình 2 lần đo
Ồn
(dBA)
Bụi TSP
(mg/m3
)
H2S
(mg/m3
)
NO2
(mg/m3
)
SO2
(mg/m3
)
1
Khu dân cư phía Tây
Bắc bệnh viện 75 0,128 <0,01 <0,025 <0,068
2
Khu dân cư phía Tây
– Nam bệnh viện 78 0,132 <0,01 <0,017 <0,066
3
Khu dân cư phía
Đông Bắc bệnh viện 55 0,103 <0,01 <0,036 0,089
4
Khu dân cư phía
Đông – Nam bệnh
viện
52 0,107 <0,01 <0,047 0,120
QCVN 05:2013/BTNMT
QCVN 26:2010/BTNMT
70 0,3 0,042 0,2 0,35
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Hà Giang, 2018)
Tiêu chuẩn so sánh:
39
+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh [6].
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu khí độc hại, bụi và ồn tại các khu dân cư
xung quanh bệnh viện cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong
giới hạn cho phép của quy chuẩn. Riêng chỉ tiêu tiếng ồn phía Tây-Nam cạnh
đường Minh Khai vượt quy chuẩn cho phép 8,0 dBA, phía Tây -Bắc giáp
đường Nguyễn Thái Học bệnh viện vượt 5,0 dBA. Nguyên nhân tiếng ồn vượt
quy chuẩn cho phép được xác định do các hoạt động giao thông vận tải và
hoạt động dân sinh gây ra.
4.2.2. Đánh giá chất lượng và hiệu quả xử lý nước thải tại bệnh viện Đa
khoa Hà Giang
4.2.2.1. Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang phát sinh từ hai nguồn chủ
yếu sau:
- Nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh, bao gồm dòng thải
từ nước sàn, lavabo, của các khu xét nghiệm và X-quang, phòng cấp cứu, khu
bào chế dược phẩm, phẫu thuật,... Nước thải từ nguồn này có chứa các chất
hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các hoá chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các
vi trùng gây bệnh.
- Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân và khách vãng lai bao gồm các dòng thải từ nước sàn, lavabo
và bể phốt của các khu điều trị, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn... Nước thải
loại này chứa chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ và chất tẩy rửa,...
Với quy mô giường bệnh hiện tại lên đến 500 giường, nước thải bệnh
viện bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải của phòng thí nghiệm có lượng
phát sinh là 250m3
/ ngày đêm.
40
Nước thải phát sinh tại phòng điều trị: Loại nước thải này có thể coi là
loại nước thải có mức độ gây ô nhiễm cao hơn hẳn nước thải sinh hoạt do các
chất hữu cơ và các loại vi trùng gây bệnh đặc thù. Nước thải loại này có thể
phát sinh từ nhiều khâu và các quá trình khác nhau như giặt tẩy quần áo bệnh
nhân, súc rửa dụng cụ y khoa, xét nghiệm, giải phẫu … tùy theo từng khâu mà
mức độ ô nhiễm khác nhau
Bảng 4.5.Các loại hóa chất sử dụng trong hoạt động của bệnh viện
TT Hóa chất Số lượng
(ml/tháng)
1 Dung dịch Phúc sin 30.000
2 Dung dịch Hóa chất rửa phim 63.000
3 Dung dịch Xanhmethylen 30.000
4 Dung dịch giem sa 500
5 Dung dịch Cồn tẩy 3.600
6 Dung dịch Phenol 5% 3.600
7 Dung dịch Giaven đậm đặc 4.100
8 Dung dịch Presept 25% 3.650.000
( Nguồn: Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang)
Qua bảng 4.5 ta thấy nguồn hóa chất do bệnh viện cung cấp dùng để làm
xét nghiệm cho người bệnh được thải ra từ khoa xét nghiệm. Các chất thải này
được thu gom đường ống ngầm chảy tập chung về khu xử lý chất thải lỏng và
được xử lý theo phương pháp keo tụ lắng. Sau khi sử dụng xong lượng nước này
sẽ được thải ra hồ của bệnh viện trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước mưa chảy tràn: Đây là lượng nước chảy tràn trên mặt đường và
chảy ra hệ thống thoát chung của đô thị. Do đó, loại nước thải này cũng có
những tính chất tương tự như hai loại nước thải nói trên.
Hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện:
41
Nước thải của các khoa, phòng chức năng toàn bệnh viện được thu gom
vào hệ thống thoát nước riêng và chảy về khu vực xử lý nước thải.
Hệ thống nước thải của bệnh viện hiện nay với công nghệ xử lý AAO
có công suất thiết kế 500m3
/ngàyđêm.Thời gian vận hành hệ thống là liên
tục 24/24. Đến nay hệ thống đang hoạt động bình thường, các chỉ số đều đạt
kết quả.
4.2.2.2. Tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện
* Nước thải phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh:
- Tính chất vật lý:
+ Màu: chủ yếu là màu của các hóa chất như các dung dịch thuốc dùng
để điều trị bệnh, đặc biệt trong khu vực phòng mổ và xét nghiệm, nước thải có
màu của máu phát sinh từ quá trình mổ và rửa các dụng cụ kỹ thuật.
+ Mùi: sinh ra trong quá trình thối rữa các loại bệnh phẩm có nguồn gốc
hữu cơ do việc thu gom chất thải chảy ra vào hệ thống nước thải.
- Thành phần hóa học:
+ Thành phần hữu cơ: thành phần hữu cơ chủ yếu có trong nước thải là
một số chất sinh ra trong quá trình phân rã tự nhiên các chất hữu cơ từ các
bệnh phẩm.
+ Thành phần vô cơ: chủ yếu là thành phần vô cơ có trong các dung dịch
thuốc dung trong quá trình điều trị.
- Thành phần sinh học:
Bao gồm các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Rất nhiều bệnh có thể lan
truyền qua các vi khuẩn gây bệnh trong nước thải.
* Nước thải sinh hoạt:
Cũng như nước thải sinh ra từ quá trình điều trị bệnh, nước thải sinh hoạt
trong bệnh viện cũng có những tính chất vật lý, hóa học, sinh học tương tự.
- Tính chất vật lý:
42
+ Màu: sự phân rã tự nhiên các chất hữu cơ trong quá trình hoạt động
của con người ( thức ăn, vệ sinh…)
+ Mùi: sinh ra do quá trình thối rữa các loại chất thải sinh hoạt.
- Thành phần hóa học:
+ Thành phần hữu cơ: trong nước thải có chứa các chất cặn bã, các chất
hữu cơ hòa tan phát sinh từ hoạt động của con người như: ăn uống, vệ sinh,…
+ Thành phần vô cơ: thành phần các chất vô cơ có trong nước thải bao
gồm độ kiềm, clorua, các kim loại nặng, Nitơ, Photpho, Lưu huỳnh, các chất
độc. Ngoài ra còn có các thành phần vô cơ khác như Canxi, Natri, Sunfat có
mặt trong nước thải sinh hoạt từ quá trình sử dụng nước.
- Thành phần sinh học:
Các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh tả như: tả, lỵ, thương hàn…
* Nước thải thoát ra từ khu giặt giũ của bệnh viện:
Chứa các hóa chất tẩy rửa, trong đó có 2 nguyên tố Nitơ và Photpho là
thành phần chính trong loại nước thải này. Chúng là nguồn cung cấp dưỡng
chất cho vi sinh vật trong quá trình xử lý. Tuy nhiên, nếu không được xử lý
đúng tiêu chuẩn thì chúng sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa cho nguồn
tiếp nhận.
4.2.2.3. Chất lượng nước thải y tế của bệnh viện Đa Khoa Hà Giang
Để đánh giá chất lượng nước thải cũng như khả năng xử lý của hệ thống
công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã thu thập
các số liệu 3 lần quan trắc nước thải bệnh viện, kết quả thu được ở bảng 4.6,
4.7, 4.8.
Kết quả bảng 4.6 cho thấy hầu hết các thông số môi trường nước trước
xử lý đều vượt quá quy chuẩn cho phép. Cụ thể COD là 122,6 mg/l vượt 22,6
mg/l so với quy chuẩn, BOD5 là 85,8 vượt 35,8 mg/l so với quy chuẩn, Amoni
là 15,3 mg/l vượt quy chuẩn 5,3 mg/l, coliform là 10.000 cao gấp hai lần quy chuẩn.
43
Bảng 4.6. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc tháng 8 năm 2018
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Trước xử
lý
Sau xử
lý
QCVN
28:2010/BTNMT
(Cột B)
1 pH - 7,2 6,6 6,5-8,5
2 BOD5 mg/l 85,8 35,4 50
3 COD mg/l 122,6 50,7 100
4 H2S mg/l 6,6 3,6 4,0
5 TSS mg/l 310,6 110,4 100
6 NO3
—
N mg/l 41,5 23,6 50
7 NH4+
-N mg/l 15,3 11,2 10
8 PO4
3-
-P mg/l 8,8 5,8 10
9
Dầu mỡ thực
vật
mg/l 11,6 6,5 20
10 Coliform MPN/100ml 10.000 4.500 5.000
(Nguồn: Trung tâm quan trắc tỉnh Hà Giang, 8/2018)
Các thông số môi trường nước thải sau xử lý hầu hết đạt quy chuẩn xả
thải, tuy nhiên vẫn còn TSS và amoni vượt quy chuẩn cho phép. Cụ thể TSS
sau xử lý là 110,4 mg/l, vượt quy chuẩn 10,4 mg/l, amoni sau xử lý là 11,2
mg/l, vượt quy chuẩn 1,2 mg/l. Qua đó cho chúng ta thấy hiệu quả xử lý chất
rắn lơ lửng và đạm dạng amoni của hệ thống công nghệ xử lý nước thải chưa tốt.
Bảng 4.7. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc tháng 11 năm 2018
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Trước xử
lý
Sau xử
lý
QCVN
28:2010/BTNMT
(Cột B)
1 pH - 7,1 6,8 6,5-8,5
2 BOD5 mg/l 94,8 36,5 50
3 COD mg/l 128,6 49,8 100
4 H2S mg/l 6,8 3,5 4,0
5 TSS mg/l 288,6 100,6 100
6 NO3
-
-N mg/l 43,5 28,6 50
7 NH4+
-N mg/l 18,3 10,0 10
8 PO4
3-
-P mg/l 10,8 6,8 10
9
Dầu mỡ thực
vật
mg/l 13,6 9,5 20
10 Coliform MPN/100ml 12.000 4.800 5.000
(Nguồn: Trung tâm quan trắc tỉnh Hà Giang, 11/2018)
44
Từ bảng kết quả phân tích nước thải đợt 4 năm 2018 ở bảng 4.7 cho thấy
hầu hết các thông số môi trường nước sau xử lý đều nằm trong giới hạn cho
phép của quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (B). Chỉ có chất rắn lơ lửng
(TSS = 100,6 mg/l) vượt quy chuẩn 0,6 mg/l.
Bảng 4.8. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc tháng 4 năm 2019
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Trước xử
lý
Sau xử
lý
QCVN
28:2010/BTNMT
(Cột B)
1 pH - 7,1 6,8 6,5-8,5
2 BOD5 mg/l 80,8 32,4 50
3 COD mg/l 102,6 40,6 100
4 H2S mg/l 5,6 3,0 4,0
5 TSS mg/l 280,6 90,8 100
6 NO3
-
-N mg/l 38,5 20,6 50
7 NH4+
-N mg/l 13,3 7,2 10
8 PO4
3-
-P mg/l 7,8 4,8 10
9
Dầu mỡ thực
vật
mg/l 9,6 5,5 20
10 Coliform MPN/100ml 9.500 3.500 5.000
(Nguồn: Kết quả phân tích tại viện kỹ thuật và công nghệ môi
trường, 4/2019)
Từ bảng kết quả 4.8 cho thấy các thông số môi trường nước chưa xử lý ở
tháng 2/2019 đếu thấp hơn so với nước thải chưa xử lý ở 2 quý cuối năm
2018. Nước thải sau xử lý có tất cả các thông số môi trường nước đều đạt quy
chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (B). Qua đó cho thấy hiệu quả xử lý nước thải
của hệ thống công nghệ xử lý tại bệnh viện tỉnh Hà Giang đã đạt hiệu quả tốt.
45
4.2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải và nước
thải tại Bệnh viện
4.2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
- Nguồn phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động hàng ngày của cán bộ công
nhân viên,bệnhnhânvàngườinhàbệnhnhânv.v....tạibệnhviệnĐakhoaHàGiang.
Bảng 4.9: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại
bệnh viện Đa khoa Hà Giang
TT Thành phần Chất thải rắn sinh hoạt Tỷ lệ %
1 Rác hữu cơ 72,65
1.1 Giấy, bìa caton 18,26
1.2 Thực phẩm, thức ăn thừa 10,19
1.2 Cành cây, lá cây khô 35,00
1.4 Bã chè, hoa quả 2,08
1.5 Nhựa, cao su 7,12
2 Rác vô cơ 19,50
2.1 Thủy tinh 17,80
2.2 Kim loại 1,70
3 Loại khác 7,85
Tổng 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Theo số liệu điều tra, quan sát thông qua bệnh nhân và cán bộ y tế làm
việc tại bệnh viện Đa khoa Hà Giang, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
từ hoạt động của cán bộ, công nhân viên và bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa
Hà Giang
Q1RSH3 = 2 kg/giường/ngày x 500 giường = 1 tấn/ngày
Q2RSH3 = 1,5 kg/người/ngày x 360 người = 540 kg/ngày
46
QRSH3 = 1000 kg/ngày + 540 kg/ngày = 1540 kg/ngày
Lượng rác phát sinh trong bệnh viện từ bệnh nhân và người chăm
sóc là 1000 kg/ngày. Lượng rác phát sinh trong bệnh viện từ cán bộ bác sĩ và
nhân viên là 540 kg/ngày. Tổng lượng rác phát sinh trong bệnh viện là 1540
kg/ngày. Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt trên được công ty môi trường thu
gom và đưa đi xử lý tại bãi rác tập trung của tỉnh.
4.2.3.2. Nguồn và loại rác phát sinh chất thải rắn trong bệnh viện
Bên cạnh rác sinh hoạt, do đặc thù của ngành y tế, trong quá trình làm
việc đã phát sinh một lượng lớn rác thải y tế, đây là loại rác thải nguy hại nên
được thu gom quản lý và xử lý theo quy trình đặc biệt.
Bảng 4.10. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh Viện
STT Chất thải Nguồn phát sinh
I Chất thải lây nhiễm
1 Chất thải sắc nhọn Các khoa lâm sàn cận lâm
dàn, khoa lây nhiễm, khoa
xét nghiệm
2 Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
3 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
II Chất thải hóa học nguy hại
1 Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất,
không còn khả năng sử dụng
Khoa dược
2 Chất thải chứa kim loại nặng
III Các loại chất thải nguy hại khác
1 Bóng đèn huỳnh quang Phòng hành chính, phòng
chụp X-Quang
2 Hóa chất rửa phim
3 Túi đựng thuốc rửa phim
IV Chất thải rắn thông thường
1 Chất thải sinh hoạt Phòng bệnh nhân, văn
phòng, các khoa, các phòng
điệu trị.
V Chất thải tái chế
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019)
Qua bảng 4.10 ta thấy rác thải bệnh viện được chia làm bốn nhóm
chính trong đó đáng chú ý nhất là chất thải nguy hại và chất thải rắn thông
47
thường vì đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Nguồn
phát sinh chất thải tùy thuộc vào từng khoa chức năng tại bệnh viện trong đó
chất thải lây nhiễm có nguồn phát sinh chủ yếu từ các khoa lâm sàng và cận
lâm sàng, khoa lây, khoa xét nghiệm. Chất thải sinh hoạt chủ yếu từ các
phòng bệnh điểu trị bệnh nhân, văn phòng, nhà ăn từ bệnh viện.
4.2.3.2. Lượng rác thải rắn phát sinh tại Bệnh viện
Nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình hoạt động của Bệnh viện.
Bảng 4.11. Danh sách nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá
trình hoạt động
STT Tên chất thải Đơn vị Số lượng
I Nguyên liệu
1 Nước m3
/tháng 2060
2 Điện Kw.h/tháng 1200
3 Bóng đèn Chiếc/tháng 85
4 Bông bang Kg/tháng 85
5 Chai lọ truyền Kg/tháng 14
6 Đồ cao su Kg/tháng 6,5
7 Đồ sắc nhọn Kg/tháng 125
8 Giấy văn phòng Kg/tháng 6,0
II Hóa chất
1 Dung dịch hóa chất xét nghiệm ml/tháng 40
2 Cồn 90o
ml/tháng 1.500
3 Xanhmetylen ml/tháng 2.000
4 Hóa chất rửa phim ml/tháng 750
5 Fhuc xin ml/tháng 1.700
6 Dùng khử khuẩn viên PRESPT 2,5g Viên/tháng 3.300
(Nguồn: Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang năm 2018)
48
Qua bảng 4.11 ta thấy thành phần nguyên liệu và hóa chất sử dụng tại bệnh
viện cũng rất đa dạng về thành phần và tính chất của chúng. Chính vì vậy tỷ lệ
chất thải tạo thành sau quá trình sử dụng cũng rất đa dạng về thành phần.
Bảng 4.12. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình
trong 1 tháng tại bệnh viện
STT Tên chất thải Số lượng (kg) Tỷ lệ (%)
1 Chất thải thông thường 450 56,3
2 Chất thải y tế 350 43,7
3 Chất thải tái chế 0 0
4 Tổng lượng rác thải 800 100
( Nguồn: Bệnh viện đa khoa Hà Giang năm 2018)
Theo số liệu bảng 4.12 ta thấy trung bình mỗi tháng tại bệnh viện phát
sinh ra khoảng 800 kg chất thải bao gồm 2 loại chính và chất thải thông
thường là 450 kg/tháng, chiếm 56,3% và chất thải y tế là 350 kg/tháng, chiếm
43,7%. Lượng rác thải này phát sinh không đồng đều giữa các tháng trong
năm do còn phụ thuộc vào số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.
Bảng 4.13. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình theo
tháng tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Giang
Thời điểm theo dõi Số lượng (kg/tháng)
Tháng 1/2019 543,0
Tháng 2/2019 640,0
Tháng 3/2019 655,0
Trung bình 612,7
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
Qua bảng 4.13 ta thấy lượng rác thải phát sinh trung bình một tháng tại
bệnh viện Đa khoa Hà Giang là 612,7 kg/tháng, trung bình phát sinh 20,4
kg/ngày. Trong thời gian tiến hành theo dõi, lượng phát sinh chất thải nguy
hại tại bệnh viện trong mỗi tháng cũng không giống nhau phụ thuộc cào nhiều
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang

More Related Content

What's hot

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...PinkHandmade
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngLuanvantot.com 0934.573.149
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấyLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
 
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đĐề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 

Similar to đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang

đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép lưu xá th...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép lưu xá th...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép lưu xá th...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép lưu xá th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh họcĐề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh họcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiđáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênNghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang (20)

đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép lưu xá th...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép lưu xá th...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép lưu xá th...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép lưu xá th...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước tại cá...
 
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêmHệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
 
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh họcĐề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học
 
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiđáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng xử lý môi trường tại công ty liên doanh
Đề tài: Đánh giá hiện trạng xử lý môi trường tại công ty liên doanhĐề tài: Đánh giá hiện trạng xử lý môi trường tại công ty liên doanh
Đề tài: Đánh giá hiện trạng xử lý môi trường tại công ty liên doanh
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
 
Chiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAY
Chiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAYChiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAY
Chiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAY
 
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênNghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
 
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh việnLuận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
 
Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội, HAY, 9đ
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- VƯƠNG QUỐC CHUYỂN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo :Chính quy Chuyên nghành :Khoa học môi trường Lớp : K48 LT-KHMT Khoa :Môi trường Khóa học :2016-2019 Giảng viên hướng dẫn :T.S Dư Ngọc Thành Thái Nguyên, năm 2019
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên, được sự phân công của Khoa Học Môi Trường đồng thời được sự tiếp nhận của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang. Em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang ”. Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành người đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin cảm ơn các cán bộ chuyên trách môi trường trong Bệnh viện đa khoa Hà Giang đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đây. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Giang, ngày 25 tháng 4 năm2019 Sinh Viên Vương Quốc Chuyển
  • 3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần rác thải y tế ................................................................... 6 Bảng 2.2: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam...................................... 7 Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện ...................................................... 7 Bảng 2.4. Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện........... 9 Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vệ sinh trong nước thải bệnh viện ................................ 9 trước và sau xử lý bằng phương pháp sinh học ................................................ 9 Bảng 2.6. Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới .................................13 Bảng 2.7: Tình hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.........................................15 ở một số nước trên thế giới................................................................................15 Bảng 2.8: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện.................18 Bảng 2.9 : Chất thải y tế phát sinh tại Hà Giang.............................................19 Bảng 2.10. Các bộ phận của một lò thiêu đốt CTYT......................................22 Bảng 2.11. Thông số yêu cầu đầu ra của trạm xử lý theo QCVN 28:2010/BTNMT.............................................................................................31 Bảng 3.1 . Chỉ tiêu và phương pháp phân tích................................................34 Bảng 4.1. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vực xung quanh bệnh viện ........................................................................................................38 Bảng 4.5.Các loại hóa chất sử dụng trong hoạt động của bệnh viện..............40 Bảng 4.6. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc đợt 3 năm 2018...........43 Bảng 4.7. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc đợt 4 năm 2018...........43 Bảng 4.8. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc đợt 1 năm 2019...........44 Bảng 4.9: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại....................................45 bệnh viện Đa khoa Hà Giang ..........................................................................45 Bảng 4.10. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh Viện ...............46 Bảng 4.11. Danh sách nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động.........................................................................................................47
  • 4. iii Bảng 4.12. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình..............................48 trong 1 tháng tại bệnh viện..............................................................................48 Bảng 4.13. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình theo.....................48 tháng tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Giang..........................................................48 Bảng 4.14. Công tác thu gom chất thải rắn y tế tại Bệnh viện .......................50 Bảng 4.15. Công cụ thu gom và vận chuyển rác thải tại bệnh viện Đa Khoa Hà Giang .........................................................................................................50 Bảng 4.16 Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế được tập huấn về ..............................51 quy chế quản lý chất thải y tế..........................................................................51 Bảng 3.17 Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và viên chức bệnh viện tỉnh Hà Giang về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải.......................52 Bảng 3.18 Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh viện tỉnh Hà Giang về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế...................................52 Bảng 3.19. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của Cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện theo nhóm chất thải và theo mã màu..............................................53 Bảng 3.20 Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế...........................53 tại tỉnh Hà giang..............................................................................................53
  • 5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò đốt chất thải rắn y tế...................17 Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên............................................................................................25 Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng bể lọc sinh học thông gió tự nhiên.............................................................................26 Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp bể Aroten .......28 Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sử dụng thiết bị hợp khối.......Error! Bookmark not defined. Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa Hà Giang ................................37
  • 6. v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài................................................ 1 1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................... 1 1.2.2. Yêu cầu..................................................Error! Bookmark not defined. 1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3 2.1.1. Một số khái niêm..................................................................................... 3 2.2.2. Nguồn gốc phát sinh................................................................................ 3 2.2.3. Phân loại chất thải y tế. ........................................................................... 5 2.2.4. Thành phần của chất thải rắn y tế ........................................................... 6 2.2.5. Thành phần nước thải bệnh viện............................................................. 7 2.2. Cở sở pháp lý ............................................................................................. 9 2.3. Ảnh hưởng của CTYT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng..............10 2.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam........13 2.4.1 Thực trạng thu gom xử lý rác thải y tế trên Thế giới.............................13 2.4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế tại Việt Nam. ......................17 2.5. Tình hình quản lý chất thải tại Hà Giang.................................................19 2.6. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải y tế .....................................20 2.6.1. Xử lý chất thải rắn y tế..........................................................................20 2.6.2. Công nghệ xử lý nước thải bênh viện ...................................................24 2.7. Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp xử lý nước thải tại Bệnh viện.....30 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.......32 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................32
  • 7. vi 3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................32 3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ...............................................................32 3.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................32 3.4.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Giang.............Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh Đa Khoa tỉnh Hà Giang ...............................................................Error! Bookmark not defined. 3.4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiểu quả công tác quản lý, xử lý chất thải Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang .........Error! Bookmark not defined. 3.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................32 3.5.1. Phương pháp kế thừa..........................................................................32 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................32 3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp....................................................33 3.5.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................33 3.5.5. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra.....................34 2.4.6. Phương pháp tính ..................................................................................35 2.4.7. Phương pháp so sánh và đánh giá.........................................................35 2.4.8. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................35 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................36 4.1. Sơ lược về Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang ..............................................36 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang........37 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại bệnh viện Đa Khoa Hà Giang....38 4.2.2. Đánh giá chất lượng và hiệu quả xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa Hà Giang .........................................................................................................39 4.2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải và nước thải tại Bệnh viện.............................................................................................45 4.3. Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang..........................................51
  • 8. vii 4.4. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện tỉnh Hà Giang .................................................................................54 4.4.1. Giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện.........54 4.4.2. Giải pháp đối với hệ thống quản lí và xử lý nước thải .........................58 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................59 5.1. Kết luận ....................................................................................................59 5.2. Kiến nghị..................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................61
  • 9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Bệnh viện Đa khoa Hà Giang được đầu tư xây dựng năm 1979, từ đó đến nay đã được nâng cấp nhiều lần và đã trở thành một bệnh viện chính của tỉnh có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc thuộc của tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh của bệnh viện ngày càng được nâng cao. Là một bệnh viện lớn, nơi luôn tập trung một lượng lớn bệnh nhân khám chữa bệnh và những người thân chăm sóc. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đã phát sinh ra một lượng lớn nước thải,các chất thải độc hại và nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Chất thải bệnh viện, đặc biệt là nước thải và chất thải rắn được phân vào nhóm chất thải nguy hại do tính độc và tính lây nhiễm. Các loại chất thải này nếu không được xử lý hoặc xử lý không triệt để mà thải thẳng ra môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Hiện tại vấn đề nước thải đang là vấn đề nổi cộm của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang. Với số lượng giường bệnh là 500 giường, mỗi ngày bệnh viện thải ra một lượng lớn khoảng 250 m3 đến 450 m3 nước thải và lượng rác sinh hoạt cũng như rác y tế rất lớn. Việc quản lý và xử lý chất thải của một bệnh viện lớn như bệnh viện tỉnh Hà Giang là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo T.S Dư Ngọc Thành, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu - Tìm hiểu sơ lược về bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang. - Đánh giá hiện trạng môi trường bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
  • 10. 2 - Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang. - Đề xuất cá giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp bản thân có thêm kiến thức về chất thải y tế. - Đánh giá được công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa khoa Hà Giang. - Có những biện pháp đề xuất hiệu quả trong công tác quản lý chất thải bệnh viện. - Kết quả của đề tài là căn cứ tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường.
  • 11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niêm * Định nghĩa chất thải y tế Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 quy định: + Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. + Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. + Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH. + Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. 2.2.2. Nguồn gốc phát sinh - Hầu hết, các chất thải rắn y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù, nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. - Theo Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế) thì chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí, được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
  • 12. 4 Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn. - Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: + Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, rau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ)… - Chất thải lỏng y tế nguy hại: + Được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn (từ các phòng phẫu thuật, thủ thuật, xét nghiệm, thí nghiệm...) và sinh hoạt của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người chăm nuôi (từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh). Đối với nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. - Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại): Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm: + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
  • 13. 5 + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai, lọ thủy tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín). Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại, chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy, báo, tài liệu, túi nilon...), chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh). (Nguồn Quy chế Quản lý CTYT Bộ Y tế, 2007) 2.2.3. Phân loại chất thải y tế. Căn cứ vào Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại thì việc phân loại chất thải trong các cơ sở y tế ở đa số các nước trên thế giới và của tổ chức WHO được phân thành 5 nhóm: * Chất thải lây nhiễm bao gồm: a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác; b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số: 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm. * Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm: a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
  • 14. 6 b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ 2.2.4. Thành phần của chất thải rắn y tế * Thành phần vật lý: + Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải… + Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh… + Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm thủy tinh, ống nghiệm… + Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng dụng cụ mổ… + Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc… + Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng… + Rác, lá cây, đất đá… * Thành phần hóa học: + Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất… + Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, bộ phận cơ thể, đồ nhựa… + Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro. * Thành phần sinh học: Máu, các loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và các vi trùng gây bệnh. Bảng 2.1: Thành phần rác thải y tế STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%) Thành phần chất nguy hại 1 Các chất hữu cơ 52,9 Không 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có 3 Bông bang 8,8 Có 4 Vỏ hộp kim loại 2,9 Không 5 Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh 2,3 Có 6 Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có 7 Giấy loại, catton 0.8 Không
  • 15. 7 8 Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 Có 9 Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác 20,9 Không Tổng cộng 100 Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22,6 ( Nguồn: Quản lý chất thải nguy hại- Nguyễn Đức Khiển) Theo Nguyễn Đức Khiển, thành phần rác thải y tế gồm 09 loại cơ bản như trên trong đó tỷ lệ CTNH chiếm 22,6%. Tuy chiếm ¼ thành phần nhưng tính chất lại rất nguy hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định. Theo kết quả điều tra trong dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và tổ chức WHO thành phần một số rác thải ở bệnh viện Việt Nam như sau: Bảng 2.2: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam STT Thành phần rác thải bệnh viện Tỷ lệ (%) 1 Giấy các loại 3,5 2 Kim loại, vỏ hộp 0,8 3 Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa 3,3 4 Bông băng, bột bó gãy chân 8,8 5 Chai, túi nhựa các loại 10,1 6 Bệnh phẩm 0,8 7 Rác hữu cơ 55,8 8 Đất đá và các vật rắn khác 21,0 ( Nguồn: Bộ Y tế, 2016 ) 2.2.5. Thành phần nước thải bệnh viện Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện Nhóm Thành phần Nguồn phát sinh Các chất ô nhiễm hữu cơ, các chất vô cơ Cacbonhydrat, protein, chất béo nguồn gốc động vật và thực vật, các hợp chất nitơ, phốtpho Nước thải sinh hoạt cyar bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách vãng lai và cán bộ công nhân viên trong bệnh viện Cácchấttẩyrửa Muối của các axit béo bậc cao Xưởng giặt của bệnh viên
  • 16. 8 Các loại hóa chất - Formaldehyde - Các chất quang hóa học - Các dung môi gồm các hợp chất Halogen như cloroform, các thuốc mê sốc hơi như Halothan, các hợp chất khác như xylen, axeton - Các chất hóa học hỗn hợp: gồm các dịch làm sạch và khử khuẩn - Thuốc sử dụng cho bệnh nhân Sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, tiệt khuẩn, ướp xác và dùng bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa Có trong dung dịch dùng cố định và tráng phim Sử dụng trong quá trình điều trị, chuẩn đoán bệnh Các vi khuẩn, virut, ký sinh trùng gây bệnh Vi khuẩn: Salmonalla, Shigella, Vibrio, Cholorae, Coliorm, tụ cầu, liên cầu, Virus đường tiêu hóa, virus bại liệt, nhiễm các loại ký sinh trùng, amip và các loại nấm Có trong máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh (Nguồn : Bộ Y tế và ĐTM Dự án Xây dựng 2017) Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường như nước thải sinh hoạt của cán bộ viên chức, của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn nhà, bể phốt của các khu điều trị (ô nhiễm hữu cơ), nước trong mùa mưa còn có thể nhiễm những hóa chất phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các khu xét nghiệm, phòng mổ. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ bởi trong nước thải bệnh viện có chứa các loại vi trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virut….từ máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh. Đánh giá chung về nước thải bệnh viện ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự (Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường) cho thấy đối với các bệnh viện tỉnh hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải ở mức trung bình, oxy hòa tan cao, hàm lượng nitơ amoni nhỏ. Tuy nghiên tổng số Coliform trong nước thải bệnh viện lại rất cao. Phần lớn các chỉ tiêu của nước thải đều vượt tiêu chuẩn cho phép, 1 số chỉ tiêu gấp nhiều lần. Nước thải y tế không được khử trùng trước khi thải vào hệ thống cống thải chung. Nước thải bệnh viện chưa qua xử lý xả
  • 17. 9 vào các nguồn nước sẽ gây ô nhiễm và làm lan truyền dịch bệnh. Phần lớn các bệnh viện tuyến tỉnh tập trung ở khu vực dân cư đông, do vậy dịch bệnh dễ dàng phát tán nhanh chóng. Bảng 2.4. Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện TT Vi khuẩn gây bệnh Tỉ lệ phát hiện được (%) 1 Staphylococus aureus 82,54 2 Pseudomonas aeruginosa 14,20 3 E.coli 51,61 4 Enterobacter 19,36 5 K.pneumoniae 12,91 6 Citrobacer 1,93 7 Các vi khuẩn khác 10,96 (Nguồn: Phùng Thị Thanh Tú, 2016) Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vệ sinh trong nước thải bệnh viện trước và sau xử lý bằng phương pháp sinh học TT Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất (%) 1 Cl.perfringgen(KL/10ml) 1,7 x 103 103 37,29 2 Tổng coliform (MPN/100ml) 5,9 x107 1,3 x 107 78,37 3 Faecal 4,6 x 107 7,9 x 106 82,71 4 Enterococci (MPN/100ml) 4 x 106 7,3 x 105 81,85 5 Trứng giun (tr/1000ml) 77 7 91,45 (Nguồn: Phùng Thị Thanh Tú, 2016) Từ bảng 2.5 có thể thấy nồng độ các chỉ tiêu vi sinh vật vệ sinh trong nước thải bệnh viện rất cao. Việc xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường giúp làm giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm, truyền bệnh trong nước thải bệnh viện. 2.2. Cở sở pháp lý - Nghị định Số: 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
  • 18. 10 - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 2868/QĐ-BYT ngày 01/8/2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bệnh viện Đa khoa Hà Giang đến năm 2020. - Thông tư số 31/2013/TT-BYT của Bộ y tế quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. - Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT về hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vể tiếng ồn - QCVN 28:2010/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. 2.3. Ảnh hưởng của CTYT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Tác hại, nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng - Chất thải y tế là chất thải có chứa đựng các loại sinh vật gây bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ… Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng dân cư nếu CTYT không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua: da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô hấp (do xông, hít phải), đường tiêu hóa, tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường, hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, chuột… Tất cả những người tiếp xúc với CTYT nguy hại đều là đối tượng có nguy cơ bị tác động bởi chất thải y tế, bao gồm: bác sĩ, y tá, hộ lý, bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú, khách tới thăm
  • 19. 11 hoặc người nhà bệnh nhân, những người trực tiếp làm công việc xử lý rác thải tại các bãi đổ rác thải hay các lò đốt rác, những người thu gom, bới rác . - Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là các bệnh về đường tiêu hóa do các vi khuẩn tả lỵ, thương hàn, trứng giun, nhiễm khuẩn đường hô hấp do lao, do phế khuẩn cầu, tổn thương nghề nghiệp, nhiễm khuẩn da, bệnh thận; HIV/AIDS, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan các loại, các bệnh thần kinh, gây ngộ độc, ăn mòn, cháy nổ. - Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ môi trường Mỹ có khoảng 162 - 321 trường hợp nhiễm virus viêm gan B có tiếp xúc với CTYT so với tổng số 30.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm. Trong số những nhân viên tiếp xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung là 180/1000 người trong mỗi năm, cao hơn 2 lần so với tỷ lệ này của toàn bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại. - Rác không được thu dọn kịp thời sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, chuột, gián, ô nhiễm môi trường không khí do phát sinh mùi hôi thối khó chịu. Các trung gian truyền bệnh này sẽ tạo ra 1 nguy cơ lan tràn bệnh dịch nhanh chóng từ các bệnh viện, từ CTYT không được xử lý đúng cách. Cũng như vậy, nước thải bệnh viện không được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh cũng sẽ là nguồn phát sinh các mầm bệnh vào các nguồn nước ( nước mặt, nước ngầm). Tại Việt Nam a) Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường Các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi trường ở nước ta chủ yếu là môi trường nước và không khí. Theo tài liệu thu thập của Trần Thị Minh Tâm (2016) kết quả điều tra quản lý CTYT tại một số Bệnh viện ngoại thành Hà Nội các chỉ tiêu trong nước thải như COD, BOD5, Nh4, Coliform và Fecal coliform ở mức độ ô nhiễm nặng so với tiêu chuẩn cho phép. Các vi khuẩn có khả năng gây bệnh
  • 20. 12 phân lập được từ nước sinh hoạt, nước thải, không khí và dụng cụ chuyên khoa tại các bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn đường ruột. b) Ảnh hưởng của chất thải tế đến sức khỏe cộng đồng Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy những ảnh hưởng lớn của chất thải y tế đối với cộng đồng xung quanh bệnh viện nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu đánh giá thức trạng tác động của chất thải y tế đối với sức khỏe ở những người tiếp xúc với chất thải y tế. Đào Ngọc Phong và cộng sự (2016) nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và khả năng lây truyền do nước thải bệnh viện gây ra ở Hà nội cho thấy có hiện tượng tăng trội nhiều bệnh ở các khu dân cư tiếp xúc với nước thải bệnh viện nhất là các bệnh đường tiêu hóa. Đối với sức khỏe: việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật sắc nhọn ở đây được coi là là chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thương kép (vừa gây tổn thương vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV…). Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, viêm gan B, HIV… Các tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Nước thải bệnh viện còn là nơi "cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan những bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị lây nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống…
  • 21. 13 - Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại và xử lý các chất thải y tế không bảo đảm đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của người trực tiếp tiếp xúc với chất thải. - Đối với môi trường: Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng qui định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, đất, nước và không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái. - Như vậy, để tránh được sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe con người, môi trường, và để bảo vệ những người thường xuyên tiếp xúc với chất thải y tế thì ngành y tế phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác xử lý chất thải y tế. (Nguồn Bộ Y tế, 2016). 2.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam 2.4.1 Thực trạng thu gom xử lý rác thải y tế trên Thế giới Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi tùy theo khu vực địa lý, theo mùa và các yếu tố khác quan như cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, quy mô bệnh viện và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân. Bảng 2.6. Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới Tuyến bệnh viện Tổng lượng CTYT (Kg/GB) CTYT nguy hại ( Kg/GB) Bệnh viện trung ương 4,1 – 8,7 0,4 – 1,6 Bệnh viện tỉnh 2,1 – 4,2 0,2 – 1,1 Bệnh viện huyện 0,5 – 1,8 0,1 – 0,4 Qua bảng 2.6 ta thấy tổng lượng CTYT giảm dần từ bệnh viện trung ương xuống bệnh viện tuyến huyện nhưng chất lượng chất thải nguy hại tại các bệnh viện huyện lại chiếm tới 21% còn tại bệnh viện trung ương chỉ chiếm 13,9% tổng lượng chất thải y tế phát sinh.
  • 22. 14 Hiện nay, nền y học ở các nước phát triển trên thế giới đã đạt đến những trình độ cao và nhiều thành tựu lớn trong công tác phòng và khám chữa bệnh cũng như trong công tác quản lý, thu gom, vận chuyện và xử lý chất thải y tế. Họ đã áp dụng thành công nhiều công nghệ giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất để quản lý thu gom và xử lý chất thải y tế. Tại mỗi nước tùy thuộc vào điều kiện địa lý,chất lượng phân loại, thu gom, vận chuyện mà lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn ý tế khác nhau.
  • 23. 15 Bảng 2.7: Tình hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở một số nước trên thế giới Tên nước Malaysia Pháp Hồng Kông Nhật Bản Thái Lan Phương pháp xử lý Thiêu đốt Khử khuẩn / thiêu đốt Thiêu đốt Thiêu đốt Thiêu đốt Mô hình xử lý Xử lý bên ngoài cơ sở y tế/tập trung Xử lý bên ngoài cơ sở y tế/tập trung Xử lý tại chỗ/phân tán Xử lý bên ngoài cơ sở y tế/tập trung Xử lý bên ngoài cơ sở y tế/tập trung Thu gom và vận chuyển chất thải y tế nguy hại, đối với các nước phát triển có hai mô hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế: - Hệ thống hút chân không tự động thu gom và vận chuyển chất thải - Thu gom và vận chuyển bằng các xe chuyên dụng, đối với các dụng cụ, phương tiện thu gom đạt tiêu chuẩn quy định. Theo tổ chức y tế thế giới, có 18% - 64% cơ sở y tế vẫn chưa có biện pháp xử lý chất thải y tế đúng cách, 12,5% công nhân thu gom và xử lý chất thải y tế bị tổn thương trong quá trình làm việc. Tổn thương này cũng là nguồn phôi nhiễm nghề nghiệp, với máu là phổ biến nhất. Có khoảng 50% số bệnh viện vận chuyển CTYT qua khu vực bệnh nhân mà không đựng trong xe, thùng có nắp đậy.  Xử lý chất thải y tế trên thế giới Công nghệ xử lý CTRYT hiện hành trên thế giới bao gồm khử khuẩn và thiêu đốt. tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước về khả năng tài chính, điều kiện công nghệ, diện tích đất đai, chiến lược, quan điểm và các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường mà điều kiện lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp
  • 24. 16 - Công nghệ khử khuẩn: Khử khuẩn có mục đích là biến chất thải thành chất thải không nguy hại. Chất thải sau khi được khử khuẩn sẽ được đem về nơi tiêu hủy cuối cùng. Các công nghệ khử khuẩn chủ yếu hiện nay đang được áp dụng trên thế giới hiện nay là : + Khử khuẩn bằng phản ứng hóa học + Khử khuẩn bằng nhiệt khô hoặc nhiệt ẩm + Khử khuẩn bằng vi song Một số chất thải rắn y tế nguy hại không áp dụng khử khuẩn là: Muối bạc, một số hóa chất, các chất phóng xạ… Những chất này cần phải được thu gom riêng và có quy trình công nghệ xử lý riêng. - Công nghệ thiêu đốt : là quá trình đốt ở nhiệt độ cao, kết quả là làm giảm được phần lớn thể tích và khối lượng chất thải rắn, sơ đồ nguyên lý làm việc của lò đốt chất thải rắn y tế như sau:
  • 25. 17 Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò đốt chất thải rắn y tế. 2.4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế tại Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, tính đến năm 2018, cả nước hiện có hơn 1.087 bệnh viện với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào năm 2018 khoảng hơn 500 tấn/ngày, trong đó có 60 -70 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý. Và cả nước chỉ có khoảng hơn 200 chiếc lò đốt chuyên dụng (nhiệt độ cao và có hai buồng) nhưng chỉ có 80 lò đốt hai buồng đạt tiêu chuẩn môi trường, với công suất từ 300 - 450 kg/ngày, trong đó có 02 xí nghiệp đốt rác tập trung tại Hà Nội và TP.HCM. Theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, lượng rác thải rắn Y tế từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội trong năm 2013 là khoảng gần 3 triệu kg chất thải thông thường và 548.320 kg chất thải y tế nguy hại. Để xử lý lượng rác thải y tế trên địa bàn, thành phố
  • 26. 18 Hà Nội đã đầu tư xây dựng một lò đốt rác thải y tế công suất 35 tấn/ngày. Thế nhưng, hiện nay lò đốt này mới sử dụng hết 1/7 công suất, tức tiêu hủy từ 5 - 6 tấn rác thải y tế/ngày. Còn lại là các lò đốt rác cỡ trung bình và cỡ nhỏ. Bảng 2.8: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện Loại bệnh viện Năm 2005 Năm 2010 BV Đa khoa TW 0.35 0.42 BV chuyên khoa TW 0.23- 0.29 0.28- 0.35 BV Đa khoa tỉnh 0.29 0.35 BV Chuyên khoa tỉnh 0.17- 0.29 0.21- 0.35 BV huyện, ngành 0.17- 0.22 0.21- 0.28 ( Nguồn: Bộ Y tế, 2018 ) Hiện chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng hai phương án là đốt và chôn lấp trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tế bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 45,6%. Đa số các bệnh viện tuyến huyện các tỉnh miền núi, vùng đồng bằng đều chưa có cơ sở hạ tầng để xử lý thải y tế nguy hại, vì vậy người ta chủ yếu tự thiêu đốt bằng các lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện. Qua thực tế kiểm tra, Bộ Y tế đã chỉ ra 6 bất cập đang tồn tại tại các bệnh viện trong vấn đề quản lý chất thải đó là: - Việc phân loại chất thải rắn y tế còn chưa đúng quy định - Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. - Xử lý và tiêu huỷ chất thải gặp nhiều khó khăn. - Thiếu các cơ sở tái chế chất thải. - Thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải bệnh viện.
  • 27. 19 - Vấn đề quản lý chất thải y tế thông thường có thể tái chế còn bất cập: một số bệnh viện lơi lỏng công tác quản lý giám sát để nhân viên hợp đồng cung cấp rác thải y tế cho các cơ sở tái chế tư nhân chưa qua xử lý (Theo thống kê của Bộ y tế năm 2016) 2.5. Tình hình quản lý chất thải tại Hà Giang. Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang năm 2016 – 2018 số lượng y tế trên địa bàn tỉnh được phân loại thành bốn nhóm : Nhóm 1 : Những nguồn chất thải y tế ở vùng đô thị. Nhóm này bao gồm 11 cơ sớ y tế là các bệnh viện, phòng khá và các trung tâm chuyên khoa tại thành phố Hà Giang. Các cơ sở này chủ yếu điểu trị nội trú và là nơi sản sinh khá nhiều chất thải y tế. Những nguồn chất thải y tế chính ở vùng cận đô thị và vùng nông thôn. Nhóm này bao gồm 9 trung tâm y tế tại 9 huyện. Nhóm 3 : Những nguồn chất thải y tế nhỏ ở vùng đô thị. Nhóm này bao gồm các trạm y tế của các xã/ phường trên địa bàn thành phố phòng khám xét nghiệm tư nhân của kỹ thuật viên thành phố Hà Giang. Nhóm 4: Nguồn chất thải y tế nhỏ ở vùng nông thôn. Nhóm này bao gồm 80 trung tâm y tế xã, những trạm y tế khu vực rải rác tại 9 huyện của tỉnh Hà Giang. Bảng 2.9 : Chất thải y tế phát sinh tại Hà Giang. Loại chất thải và vùng CTYT có thể đốt được (kg/ngày) CT sinh hoạt ( kg/ngày) Tổng lượng CTYT (kg/ngày) Nguồn chính ở đô thị 221 4.367 4.578 Nguồn chính ở nông thôn 83 1.714 1.797 Nguồn nhỏ ở vùng đô thị và vùng nông thôn 52 1.070 1.122 Tổng số 346 7.151 7.497
  • 28. 20 ( Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường Tỉnh Hà Giang .) Theo tính toán trong tổng số CTYT phát sinh thì có tới 95% là chất thải thông thường ( hay chất thải sinh hoạt ), 5% CTYT nguy hại thì trong đó có 2% CT là vật sắc nhọn, 1% CT là chất thải hóa học, chất phóng xạ, bình chứa áp suất cao, 2% là CT lây nhiễm không sắc nhọn Hầu hết các bệnh viện huyện, các trạm y tế xã, phường đều chưa có hệ thống thu gom, phân loại CTYT. CTYT được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và đem chon lấp chỉ có một lượng nhỏ như kim tiêm, xi lanh, bệnh phẩm được chôn lấp tại chỗ. Đối với bênh viện lớn và các cơ sở y tế lớn tại thành phố Thái Nguyên, rác thải được phân loại tại nguồn và xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp hợp vệ sinh. Các cơ sở y tế, bệnh viện có hợp đồng với công ty đô thị môi trường để xử lý triệt để với các rác thải không nguy hại. 2.6. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải y tế 2.6.1. Xử lý chất thải rắn y tế a, phương pháp thiêu đốt. Thiêu đốt là quá trình dùng nhiệt độ cao để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong rác thải và giảm nhỏ thể tích. Gồm ba loại lò đốt sau: - Một là lò đốt công suất nhỏ có công suất xử lý khoảng 300kg/ngày. - Hai là lò đốt công suất trung bình với công suất khoảng 300kg/ngày – 1000kg/ngày. - Lò đốt công suất lớn có công suất trên 1000kg/ngày Hiện nay công nghệ đốt đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới với hiệu suất xử lý khá cao từ 70% - 90%. Tại Mỹ, các lò đốt chất thải gây nguy hiểm được thiết kế theo quy định của đạo luật bảo tồn và thu hồi tài nguyên chủ yếu là dạng lò đốt kiểu quay với công suất lớn tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nhiệt độ đốt và thời gian lưu trong buồng đốt thứ cấp. ở Việt Nam hiện cũng đang ứng dụng công nghệ này trong tiêu hủy CTNH đặc biệt là CTYT. Hiện đã có hai lò đốt rác thải y tế theo quy mô tập trung là lò đốt
  • 29. 21 Del Mogeno 200 tại xí nghiệp đốt rác Tây Mỗ - Hà Nội và lò đốt Hoval GG – 24 tại xí ngiệp Bình Hưng Hòa – TP Hồ Chí Minh với công nghệ nhập khẩu nước ngoài. Ngoài ra cũng có một số bệnh viện lắp đặt lò đốt rác thải do Việt Nam sản xuất như lò đốt chất thải rắn độc hại VHI – 18B của Viện Công nghệ môi trường Việt Nam thiết kế cũng đạt kết quả tốt đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.  Cấu tạo chung của lò đốt CTYT Bao gồm lò đốt sơ cấp, buồng thứ cấp, nồi hơi, thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí và ống khói.  Nguyên lý hoạt động của lò đốt CTYT: Áp dụng nguyên lý lò đốt đa vùng. Rác thải được nạp vào buồng sơ cấp tại đây rác được đốt ở nhiệt độ khoảng 700o – 800o C tạo thành các sản phẩm cháy không an toàn ( Chứa bụi và khói độc hại) được hòa trộn với không khí và được đưa tiếp với buồng đốt thứ cấp. Tại buồng đốt thứ cấp các sản phẩm cháy chưa hoàn toàn tiếp tục được đốt ở nhiệt độ 1050o C – 1200O C với thời gian lưu cháy đủ lớn. Khói từ buồng đốt thứ cấp chưa được đưa qua hệ thống xử lý khí thải để loại trừ bụi, các kim loại nặng, các chất khí gây ô nhiễm như HCL,HF, NOx,SOx …  Ưu điểm của công nghệ đốt: - Loại trừ các chất có thể gây ung thư, gây bệnh truyền nhiễm cho con người. - Công nghệ này cho phép xử lý được hầu như toàn bộ chất thải mà không cần diện tích lớn. - Làm giảm thể tích rác thải xuống còn 10 – 30% sau xử lý. - Một lượng lớn nhiệt lượng sinh ra có thể sử dụng mục đích khác
  • 30. 22 Bảng 2.10. Các bộ phận của một lò thiêu đốt CTYT Các bộ phận Mục đích Vận hành Buồng đốt sơ cấp Sấy khô, đốt nóng và chuyển hóa chất thải thành các chất khí và có diễn ra một số quá trình oxy hóa và nhiệt phân Dung nhiên liệu phụ trợ để tăng nhiệt độ buồng đốt sơ cấp lên 1600o F – 1800o F để bắt đầu đốt và duy trì quá trình đốt. Buống đốt thứ cấp Oxy hóa các chất thải dạng khí thành CO2 và hơi nước Có đủ lượng oxy, nhiệt độ đạt 1800o F để chuyển hóa chất thải thành CO2 và hơi nước. Nồi hơi Thu hồi nhiệt từ các khí thoát ra Bộ trao đổi nhiệt chuyển hóa nước thành hơi nước để sưởi và làm mát Thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí Khử hydroclorua, các khí axit và bụi Ống khói Lan tỏa các khí thoát ra Phát tán các khí thoát ra từ buồng đốt thứ cấp với chiều cao và vị trí ống khói cho phép pha loãng nồng độ khí thoát ra nằm trong mức tiêu chuẩn cho phép. (Nguồn: Trần Đăng Anh, quản lý chất thải y tế tại Việt Nam) [10]  Nhược điểm của công nghệ đốt: - Vận hành công nghệ phức tạp, đòi hỏi tay nghề năng lực kỹ thuật cao. - Giá thành đầu tư lớn, chi phí vận hành cao. Những tiềm năng tác động tới con người có thể xảy ra. - Một số chất ô nhiễm có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh đòi hỏi phải có công nghệ cao để xử lý không khí của quá trình đốt.  Xử lý tro sau quá trình đốt: Bao gồm tro đáy và tro bay được đem đi chon lấp tại bãi trôn lấp hợp về sinh. b, Tiêu trùng bằng hơi nước Trong thập kỷ qua, hơi nước vẫn đang sử dụng có hiệu quả trong tiệt trùng các vật tư, thiết bị và dụng cụ y tế và cách xử lý chất thải lây nhiễm đáng tin cậy.
  • 31. 23 Xử lý tiệt trùng bằng hơi nước đòi hỏi một số điều kiện như các tác nhân lây nhiễm trong chất thải phải tiếp xúc trực tiếp với nhiệt dộ cao trong thời gian đủ tiệt trùng. Có 3 điều kiện bắt buộc phải đảm bảo tiệt trùng đạt điều kiện hiệu quả cao là thời gian , nhiệt độ, mức độ tiếp xúc trực tiếp hơi nước bão hòa với các tác nhân lây nhiễm. Có hai quy trình tiệt trùng là quy trình tiệt trùng bằng hơi nước và quy trình đốt nong khô. Nếu so sánh về nhiệt độ thì quy trình tiệt trùng bằng hơi nước nhanh hơn quy trình đốt nóng khô từ 30 – 200 lần tuy nhiên cần đảm bảo các thuộc tính tiệt trùng bằng hơi nước. Hơi nước có chức năng kép trong quá trình tiệt trùng là độ nóng để phá vỡ các tác nhân lây nhiễm và truyền nhiệt cho chất thải. Để đảm bảo tiệt trùng hơi nước phải đạt mức bão hòa có chứa các hạt nước nhỏ lơ lửng. Hầu hết các chất thải trong thực tế ướt hay có hơi nước khi hiện diện trong chất thải, hơi nước có thể phát sinh trong tải lượng chất thải nếu được đốt nóng tới đủ nhiệt độ, tạo ra hơi nước bão hòa trong tải lượng chất thải. Nhiệt độ bổ sung cho hơi nước đã bão hòa, thì hơi nước lúc này gọi là thừa nhiệt và không có khả năng tiệt trùng và cần phải tránh. Nhiều phòng thí nghiệm vi sinh đặt các nồi hấp ngay gần phòng thí nghiệm để xử lý chất thải có rủi ro cấp từ môt nguồn phát sinh duy nhất. Đối với các bệnh viện lớn vị trí đặt nồi hấp nên chọn những dịa điểm tiện cho các công ty môi trường tới thu gom. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp tiệt trủng bằng hơi nước là khó kahwn trong khâu tiêu hủy cuối cùng, các chất thải sau khi xử lý trông vẫn như các chất thải chưa xử lý cho nên khó thuyết phục các cơ sở thu gom và xử lý tiếp nhận chung với rác thải thông thường. Tiêu hủy cuối cùng bơm kim tiêm đã tiệt trùng là một vấn đề nan giải vì vật sắc nhọn này có thể gây tổn thương cho các nhân viên xử lý rác. Mặc dù tiệt trùng bằng nồi hơi là phương pháp hoàn hảo, nhưng các kiêm tiêm sau khi tiệt trùng vẫn phải phá hủy hoặc bọc kín trước khi đi chôn lấp.
  • 32. 24 c, Chôn lấp chất thải y tế. Đây được coi là giải pháp tốt cho các loại rác thải thông thường hay rác thải không lây nhiễm. Các bãi chôn lấp hợp về sinh được sử dụng nhiều để tiêu hủy các chất lây nhiễm đã qua xử lý và cặn lắng từ các quá trình xử lý khác. - Tro lò thiêu đốt bao gồm tro cháy và bay, được chôn lấp tại bãi chôn lấp, trừ các loại tro chứa các chất độc hại, phóng xạ thì phải chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại. - Các đồ vật sắc nhọn ngoài tiềm năng lây nhiễm còn có nguy cơ gây tổn thương đến cơ thể vì vậy trước khi đem đi chôn lấp ần phải tiệt trùng hoặc đốt để tránh rủi ro về bệnh dịch và tổn thương trong quá trình xử lý. Hiện trạng tại các bệnh viện việc chôn lấp chất thải đặc biệt là bệnh phẩm và các vật sắc nhọn chưa bảo đảm vệ sinh chủ yếu là chứa trong hố và lấp đất lên, đôi khi lớp đất phủ trên bề mặt quá mỏng chưa đảm bảo gây mất mỹ quan của bệnh viện. Do diện tích tại bệnh viện có hạn nên việc quy hoạch bãi chôn lấp chất thải còn gặp nhiều khó khăn. Các chất thải y tế, vật sắc nhọn được thải chung với rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho con người. 2.6.2. Công nghệ xử lý nước thải bênh viện Do đặc tính của nước thải bệnh viện có thành phần ô nhiễm chính là các chất hữu cơ, vi trùng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. a) Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên (hệ thống xử lý nước thải phân tán Dewats). Hệ thống gốm 4 bước xử lý cơ bản: - Xử lý sơ bộ bậc một: Qúa trình lắng loại bỏ cặn lơ lửng có khả năng lắng được, giảm tải cho công trình xử lý tiếp theo. - Xử lý bậc hai: Qúa trình xử lý nhờ các vi sinh vật kỵ khí để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và hòa tan trong nước thải. - Xử lý bậc ba: quá trình xử lý hiếu khí.
  • 33. 25 Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên - Khử trùng: Hồ chỉ thị với độ sâu lớp dưới nước nông được thiết kế để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nhờ bức xạ mặt trời xuyên qua lớp nước trong hồ. Tuy nhiên, đối với nước thải có chứa lượng vi sinh vật cao thì cần sử dụng hóa chất cần thiết. Ưu điểm: Đảm bảo các chỉ tiêu SS, BOD, các chất dinh dưỡng như Nitơ, phôtpho, và colifrom trong nước thải ra môi trường. Mùi của nước thải sẽ hạn chế nếu dung bãi lọc ngầm có cây trồng phái trên.
  • 34. 26 Ngoài chi phí vận hành tương đối thấp do công tác đào tạo vận hành và chuyển giao công nghệ đơn giản. Nhược điểm: do phải xây dựng bãi lọc trồng cây nên hệ thống này đòi hỏi bệnh viện phải có diện tích lớn, khu đất xây dựng hệ thống phải có chất lượng tốt không bị sụt lún. Để công trình vận hành tốt cần thời gian 6 đến 9 tháng sau khi đưa vào hoạt động. Mô hình này được sử dụng tại bệnh viện huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam với công suất 125m3 /ngày. b) Phương án hai: Xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng bể lọc thông gió tự nhiên. Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng bể lọc sinh học thông gió tự nhiên Nước thải bệnh viện theo hệ thống thu gom chảy qua song chắn rác để loại bỏ các rác có kích thước lớn rồi đi vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng
  • 35. 27 và nồng độ, đồng thời bổ sung hóa chất điều chỉnh độ pH của nước, tại bể điều hòa có cấp khí để tránh quá trình xử lý yếm khí xảy ra. Sau đó nước thải được được chuyển qua bể lắng sơ cấp, tại đây được bổ sung thêm hóa chất keo tụ PACN-95 để lắng bớt một phần chất lơ lửng và chất khó tan trong nước thải. Tiếp đó, nước thải bệnh viện được trộn đều, không khí được cấp từ ngoài vào qua dàn ống phân phối đi vào bể Biophin. Nước trong được thu vào máng qua bể lắng thứ cấp. Bùn từ bể lắng đợt hai sẽ được thu gom vào bể chứa. Bùn sau xử lý sẽ được định kỳ hút bằng xe vệ sinh. Nước tách ra từ bùn sẽ được bơm trở lại bể Biophin tiếp tục xử lý. Nước sau khi qua bể lắng, kết hợp với lượng nước tích lại trong bể chứa bùn đi vào bể khử trùng. Cuối cùng nước được thải ra nguồn tiếp nhận. Ưu điểm: - Chi phí vận hành hệ thống thấp, có khả năng kết hợp tự động hoặc hoàn toàn bán tự động. chi phí đào tạo bồi dưỡng nhân lực vận hành thấp, ít tốn nhân lực.Tiết kiệm được quỹ đất cho bệnh viện. - Thiết bị theo mô hình hợp khối, có thể lắp ráp từng cụm hoặc xây dựng ngầm tại chỗ mà không ảnh hưởng tới cấu trúc xung quanh. Nhược điểm: - Hiệu quả xử lý của vể Biophin chỉ đạt 60% - Mùi nước thải và ruồi có thể xuất hiện - Khó khăn trong việc tăng công suất xử lý khi mở rộng quy mô bệnh viện. c, Phương án ba: Sử dụng bể Aroten Nước thải từ các bể phốt của bệnh viện theo hệ thống thu gom chảy về bể điều hòa của hệ thống xử lý. Trước bể điều hòa trên hệ thống thu gom nước thải có đặt song chắn rác để tách cặn rác có kích thước lớn ( túi nilon, lá cây) có lẫn trong dòng nước thải. Tại bể điều hòa có bổ sung hóa chất điều chỉnh pH đạt tới mức tối ưu cho quá trình xử lý sinh học và có sục khí. Nước
  • 36. 28 thải từ bể điều hòa được đưa sang bể lắng sơ cấp, tại đây có bổ sung hóa chất keo tụ PACN-95 để lắng một phần chất rắn lơ lửng khó phân hủy và hòa tan trong nước thải. Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp bể Aroten Nước thải chứa các chất hữu cơ khó phân hủy Song chắn rác Bể điều hòa Bể lắng sơ cấp Bể UASB Bể Aroten Bể lắng thứ cấp Bể khử trùng Nguồn tiếp nhận Chất điều chỉnh pH Chất keo tụ PACN-95 Chất dinh dưỡng Máy cấp khí Thùng chứa clorin lỏng Bể phân hủy Sân phơi bùn Chôn lấp
  • 37. 29 Nước thải tiếp tục qua bể xử lý yếm khí tại bể UASB và xử lý hiếu khí tại bể Aroten. Tại bể UASB có bổ sung chất dinh dưỡng để đảm bảo điều kiện cho vi sinh vật phát triển tốt. Tại bể Aroten có cung cấp oxy nhờ hệ thống thổi khí. Nước thải tiếp tục vào bể lắng cấp hai, phần bùn cặn được chia làm hai phần: + Phần một cho tuần hoàn lại bể Aroten + Phần hai cùng với lượng bùn dư từ bể UASB sẽ được thu gom vào bể chứa bùn. Sau khi qua bể lắng kết hợp với lượng nước tích lại trong bể chứa bùn đi vào bể khử trùng. Tại đây có bổ sung thêm Clo lỏng để làm sạch và khử trùng. Cuối cùng nước thải được thải ra nguồn tiếp nhận. Ưu điểm: - Chi phí đào tạo và bồi dưỡng cán bộ vận hành hệ thống ít. - Dễ dàng tự động hóa hoặc bán tự động hóa. - Hiệu quả xử lý đạt khoảng 70%. Nhược điểm: - Tốn nhiều diện tích xây dựng. - Trong quá trình hoạt động khó tránh được mùi hôi có thể phát sinh. - Khó khăn trong việc thay đổi công suất xử lý khi mở rộng quy mô bệnh viện. Ưu điểm : - Công nghệ xử lý hiện đại bao gồm đầy đủ các quá trình xử lý hóa học, sinh học, hóa lý. - Các thiết bị được chế tạo theo nguyên lý Modul hợp khối tự động gọn nhẹ chiếm ít không gian diện tích, phù hợp với điều kiện cơ sở. - Lắp đặt thiết bị đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện. Công suất xử lý tối đa của mỗi thiết bị hợp khối là 120 – 150 m3 /ngày đêm, tùy thuộc vào tổng lượng nước thải mà có số Modul thiết bị hợp khối phù hợp. - Hiệu quả xử lý cao trên 80%.
  • 38. 30 Nhược điểm: - Chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng cao ( do phải sử dụng hệ thống cung cấp khí cưỡng bức). - Chế độ vận hành nghiêm ngặt, đòi hỏi công nhân vận hành phải có trình độ kỹ thuật cao. 2.7. Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp xử lý nước thải tại Bệnh viện - Các Bệnh viện cấp tỉnh thường nằm ở khu vực đông dân cư, để đảm bảo an toàn đối với khu vực xung quanh thì nước thải Bệnh viện trước khi thải ra ngoài môi trường cần được xử lý cục bộ. Dây chuyền công nghệ áp dụng cho trạm xử lý nước thải là tổ hợp các công trình trong đó nước thải được làm sạch theo từng bước. Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ là một bài toán kinh tế phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố : - Thành phần tính chất của nước thải đầu vào, đặc điểm tính chất của nguồn thải. - Yêu cầu mức độ làm sạch - Điều kiện địa hình, năng lượng, tính chất đất đai - Diện tích khu vực xây dựng công trình - Nguồn vốn đầu tư Hệ thống xử lý nước thải tại các Bệnh viện cấp tỉnh phải đáp ứng được các tiêu chí sau: - Nước thải Bệnh viện xả vào môi trường phải được xử lý đạt các chỉ tiêu nêu trong QCVN 28:2010/BTNMT(B). - Hệ thống xử lý nước thải thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm không khí, lan truyền dịch bệnh cũng như ảnh hưởng xấu đến cảnh quan bệnh viện. - Công nghệ xử lý nước thải phải ổn định, công trình dễ quản lý, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp, phù hợp điều kiện kinh tế. - Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống phù hợp về công nghệ, xây dựng và vận hành bảo dưỡng cho các bệnh viện cấp tỉnh.
  • 39. 31 Bảng 2.11. Thông số yêu cầu đầu ra của trạm xử lý theo QCVN 28:2010/BTNMT TT Thông số Đơn vị QCVN 28:2010 Loại B 1 pH - 6,5 – 8,5 2 BOD5 (20o C) Mg/l 50 3 COD Mg/l 100 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Mg/l 100 5 Sunfua ( tính theo H2S) Mg/l 4,0 6 Amoni (tính theo N) Mg/l 10 7 Nitrat (tính theo N) Mg/l 50 8 Photsphat (tính theo P) Mg/l 10 9 Dầu mỡ động thực vật Mg/l 20 10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 12 Tổng coliforms MPN/100ml 5000 (Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28/2010 về chất lượng nước thải bệnh viện, quy chuẩn thải)
  • 40. 32 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Chất thải tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang. - Công tác quản lý chất thải tại Bệnh Viện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. 3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa Hà Giang. - Địa chỉ : Phường Minh Khai thành phố Hà Giang. - Thời gian: Từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019. 3.4. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu sơ lược về bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang. - Đánh giá hiện trạng môi trường bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang. - Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang. - Đề xuất cá giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện. 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp kế thừa Tham khảo các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học… có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các số liệu vể tổ chức hoạt động (quy mô, diện tích, cơ cấu tổ chức, công nghệ thiết bị sử dụng) của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang. - Thu thập các số liệu về công tác quản lý, xử lý chất thải y tế của Bệnh viện.
  • 41. 33 - Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí của tỉnh và internet. 3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Trực tiếp xuống khu vực thị sát lấy số liệu. 3.5.3.1 : Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh - Công việc xác định lượng rác thải tiến hành tại bộ phận thu gom rác thải của bệnh viện… - Số lần quan sát 3 lần. - Tần số quan sát 1 tháng / lần. - Thời gian tiến hành cuối giờ làm việc chiều ngày 15 hàng tháng. - Dụng cụ : Cân định lượng 5kg, 30kg. - Lượng rác thải được xác định theo ngày và ghi theo bảng thống kê. 3.5.3.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải + Miệng cống xả ra nguồn tiếp nhận của công trình xử lý nước thải của bênh viện. - Số lượng mẫu : 1 mẫu - Cách lấy mẫu : + Mẫu được lấy trong điều kiện thời tiết tốt, nắng ráo, không mưa. + Mẫu được lấy 2 lần mỗi lần 250ml bằng ca định lượng sau đó bảo quản trong chai dung tích 500ml + Thời gian và phương pháp bảo quản : - Bảo quản trong tủ lạnh - Lựa chọn các chỉ tiêu phân tích: - Căn cứ theo QCVN 28/2010 về chất lượng nước thải bệnh viện, tiêu chuẩn xả thải, lựa chọn các tiêu phân tích là pH, COD, Amoni, NO3 - , PO4 - , coliform, SS, Nts 3.5.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Lọc thông tin và thống kê trên Excel. Đưa ra các nhận định nhận xét đánh giá trên cơ sở số liệu đã xử lý với các QCVN 28/2010 hiện hành để đề
  • 42. 34 xuất một số phương pháp quản lý thu gom và xử lý phù hợp với điều kiện thực tế tại bệnh viện. Bảng 3.1 . Chỉ tiêu và phương pháp phân tích TT Tên chỉ tiêu Phương pháp Đơnvị QCVN 28:2010/BTNMT(B) 1 pH TCVN 6492:2011 - 6,5-8,5 2 BOD5 SMEWW 5210B-2012 mg/l 50 3 COD SMEWW 5220D-2012 mg/l 100 4 TSS SMEWW 2540D-2012 mg/l 100 5 NO3 - -N SMEWW 4110:2012 mg/l 50 6 NO2 - -N SMEWW 4110:2012 mg/l - 7 NH4+ -N SMEWW 4500NH3:2012 mg/l 10 8 PO4 3- -P SMEWW 4110:2012 mg/l 10 9 S2- SMEWW 4500S2- :2012 mg/l 4 10 Dầu mỡ SMEWW 5520:2012 mg/l 20 11 Coliform TCVN 6187-1:2009 MPN/100ml 5000 3.5.5. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra - Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về hiện trạng môi trường, số liệu quan trắc môi trường có liên quan của bệnh viện. - Thu thập các số liệu ở báo chí và trên internet. - Thu thập tài liệu văn bản có liên quan. - Tổng số phiếu điều tra 60 phiếu, dựa vào quy mô của bệnh viện và đối tượng phỏng vấn mà ta chia số phiếu điều tra như sau: + Nhóm 1: Nhân viên y tế 30 phiếu + Nhóm 2: Vệ sinh viên 18 phiếu
  • 43. 35 + Nhóm 3: Cán bộ viên chức bệnh viện 12 phiếu 2.4.6. Phương pháp tính - Đối với chất thải y tế thông thường (chất thải sinh hoạt): Khối lượng chất thải phát sinh được tổng hợp và tính toán dựa trên kết quả điều tra, khảo sát và phiếu phỏng vấn tại các cơ sở y tế. - Đối với chất thải y tế nguy hại: Để tính toán lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trong từng khoa của từng bệnh viện, nhóm tác giả sử dụng phương pháp bình quân đơn giản 2.4.7. Phương pháp so sánh và đánh giá So sánh số liệu với QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá. 2.4.8. Kỹ thuật thu thập số liệu - Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, điền thông tin vào mẫu phiếu in sẵn thống nhất. - Quan sát trực tiếp quá trình xử lý chất thải y tế. + Chất thải lây nhiễm: Gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (chất thải thấm máu và các dịch sinh học của cơ thể từ các buồng bệnh cách ly), chất thải lây nhiễm nguy cơ cao (phát sinh từ các phòng xét nghiệm), chất thải giải phẫu. + Chất thải hóa học nguy hại: Gồm dược phẩm quá hạn, các hóa chất trong y tế, chất gây độc tế bào, chất thải chứa kim loại nặng (từ nhiệt kế, huyết áp kế...). + Chất thải thông thường: Gồm chất thải sinh hoạt, các chất thải từ hoạt động khám chữa bệnh không dính máu và dịch sinh học và hóa chất độc hại, chất thải sinh hoạt từ khu vực hành chính, lá cây. - Cân định lượng toàn bộ chất thải y tế theo kế hoạch.
  • 44. 36 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sơ lược về Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang *. Địa điểm xây dựng, quy mô bệnh viện Đa khoa Hà Giang + Địa điểm xây dựng: Bệnh viện Đa khoa Hà Giang nằm ở giữa trung tâm thành phố Hà Giang, ở trên khu đất thuộc phường Minh Khai thành phố Hà Giang, phía Đông-Bắc giáp khu dân cư; phía Đông -Nam giáp đường dân sinh, phường Minh Khai; phía Tây- Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học; phía Tây- Namgiáp đường Minh Khai. Bệnh viện Đa khoa Hà Giang ở trung tâm thành phố, gồm các tuyến đường chính, gần các đầu mối giao thông, thuận tiện lưu thông và giao dịch của bệnh nhân đến khám, chữa bệnh và các bệnh viện khác trong khu vực thành phố Hà Giang đến liên hệ về chuyên môn và hỗ trợ nhau trong công tác chẩn trị bệnh. - Hệ thống cấp nước: gồm 1 bể dự trữ 500m3 , một tháp nước cao 30 m với thể tích 100m3 , và các bể nhỏ và các téc nước trên nóc nhà. - Hệ thống thoát nước mặt: bệnh viện đã xây dựng hệ thống nước thải và nước mặt tách riêng - Hệ thống đường giao thông nội bộ với diện tích 2.500 m2 . Với diện tích mặt bằng khá rộng, địa hình phức tạp không bằng phẳng. Hệ thống đường giao thông nội bộ đã được trải nhựa toàn bộ. - Cấp điện: bệnh viện có 1 trạm hạ thế (630-2000 kvA), 1 máy phát điện 550 kvA. Hệ thống lưới điện ngoài trời đảm bảo cung cấp điện cho các khoa nhưng chưa có đường ưu tiên riêng khi mất điện. - Hệ thống phóng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét và nhiều công trình phụ trợ khác. + Quy mô bệnh viện Đa khoa Hà Giang
  • 45. 37 Bệnh viện Đa khoa Hà Giang hoạt động với quy mô hiện tại là 500 giường bệnh, là bệnh viện khu vực phục vụ cho cán bộ, nhân dân tỉnh Hà Giang. Bệnh viện có nhiều cán bộ, y bác sỹ có năng lực về chuyên môn. Bệnh viện có 16 khoa lâm sàng, 7 phòng chức năng và 6 khoa cận lâm sàng. Tổng số cán bộ y bác sĩ là 360 người, với cơ cấu tổ chức bộ máy bệnh viện như sau: Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa Hà Giang 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang C«ng ®oµn, ®oµn thanh niªn Gi¸m ®èc §¶ng uû C¸c khoa cËn l©msµng - Khoa vi sinh - Khoa gi¶i phÉu bÖnh - Khoa th¨m dß chøc n¨ng - Khoa X quang - Khoa d-îc - Khoa Lao C¸c khoa l©m sµng - Khoa kh¸m bÖnh - Khoa håi søc cÊp cøu - Khoa néi - Khoa truyÒn nhiÔm - Khoa da liÔu - Khoa tâm, thÇn kinh - Khoa ®«ng y - Khoa nhi - Khoa ngo¹i - Khoa g©y mª håisøc - Khoa chÊn th-¬ng - Khoa s¶n - Khoa tai mòi häng - Khoa r¨ng hµm mÆt - Khoa m¾t - Khoa vËt lý trÞ liÖu C¸c phßng chøc n¨ng - Phßng kÕ ho¹ch tæng hîp - Phßng hµnh chÝnh qu¶n trÞ - Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n - Phßng vËt t- TTBYT - Phßng y t¸ ®iÒu d-ìng - Phßng tæ chøc c¸n bé - b¶o vÖ - Phòng chỉ đạo tuyến – NCKH - ĐN
  • 46. 38 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại bệnh viện Đa Khoa Hà Giang Tại các khoa có khả năng gây bệnh truyền nhiễm, phát tán mùi được phân lập các khu riêng có hàng rào cây xanh xung quanh ngăn chặn sự phát tán, cải thiện môi trường đồng thời làm đẹp cảnh quan môi trường khu vực. Tại các phòng chiếu chụp có phóng xạ tia X được xây dựng theo đúng quy định đồng thời lắp đặt điều hòa không khí và quạt hút cách sàn 20cm để hút khí O3. Các phòng chuyên môn có thiết bị kỹ thuật như: Tủ hút độc, ống thoát hơi độc, thoát nước, chậu rửa, tủ quần áo phòng hộ…. Hiện nay bệnh viện phối hợp với Trung tâm quan trắc và Công nghệ Môi trường Hà Giang lấy mẫu, phân tích, đo đạc nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác kiểm soát ô nhiễm và có những đề án để giám sát, bảo vệ môi trường [10]. * Kết quả đo chất lượng môi trường không khí khu dân cư xung quanh: Bảng 4.1. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vực xung quanh bệnh viện TT Vị trí lấy mẫu Kết quả trung bình 2 lần đo Ồn (dBA) Bụi TSP (mg/m3 ) H2S (mg/m3 ) NO2 (mg/m3 ) SO2 (mg/m3 ) 1 Khu dân cư phía Tây Bắc bệnh viện 75 0,128 <0,01 <0,025 <0,068 2 Khu dân cư phía Tây – Nam bệnh viện 78 0,132 <0,01 <0,017 <0,066 3 Khu dân cư phía Đông Bắc bệnh viện 55 0,103 <0,01 <0,036 0,089 4 Khu dân cư phía Đông – Nam bệnh viện 52 0,107 <0,01 <0,047 0,120 QCVN 05:2013/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT 70 0,3 0,042 0,2 0,35 (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Hà Giang, 2018) Tiêu chuẩn so sánh:
  • 47. 39 + QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh [6]. + QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Kết quả phân tích các chỉ tiêu khí độc hại, bụi và ồn tại các khu dân cư xung quanh bệnh viện cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Riêng chỉ tiêu tiếng ồn phía Tây-Nam cạnh đường Minh Khai vượt quy chuẩn cho phép 8,0 dBA, phía Tây -Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học bệnh viện vượt 5,0 dBA. Nguyên nhân tiếng ồn vượt quy chuẩn cho phép được xác định do các hoạt động giao thông vận tải và hoạt động dân sinh gây ra. 4.2.2. Đánh giá chất lượng và hiệu quả xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa Hà Giang 4.2.2.1. Nguồn phát sinh nước thải Nước thải của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang phát sinh từ hai nguồn chủ yếu sau: - Nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh, bao gồm dòng thải từ nước sàn, lavabo, của các khu xét nghiệm và X-quang, phòng cấp cứu, khu bào chế dược phẩm, phẫu thuật,... Nước thải từ nguồn này có chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các hoá chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh. - Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai bao gồm các dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt của các khu điều trị, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn... Nước thải loại này chứa chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ và chất tẩy rửa,... Với quy mô giường bệnh hiện tại lên đến 500 giường, nước thải bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải của phòng thí nghiệm có lượng phát sinh là 250m3 / ngày đêm.
  • 48. 40 Nước thải phát sinh tại phòng điều trị: Loại nước thải này có thể coi là loại nước thải có mức độ gây ô nhiễm cao hơn hẳn nước thải sinh hoạt do các chất hữu cơ và các loại vi trùng gây bệnh đặc thù. Nước thải loại này có thể phát sinh từ nhiều khâu và các quá trình khác nhau như giặt tẩy quần áo bệnh nhân, súc rửa dụng cụ y khoa, xét nghiệm, giải phẫu … tùy theo từng khâu mà mức độ ô nhiễm khác nhau Bảng 4.5.Các loại hóa chất sử dụng trong hoạt động của bệnh viện TT Hóa chất Số lượng (ml/tháng) 1 Dung dịch Phúc sin 30.000 2 Dung dịch Hóa chất rửa phim 63.000 3 Dung dịch Xanhmethylen 30.000 4 Dung dịch giem sa 500 5 Dung dịch Cồn tẩy 3.600 6 Dung dịch Phenol 5% 3.600 7 Dung dịch Giaven đậm đặc 4.100 8 Dung dịch Presept 25% 3.650.000 ( Nguồn: Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang) Qua bảng 4.5 ta thấy nguồn hóa chất do bệnh viện cung cấp dùng để làm xét nghiệm cho người bệnh được thải ra từ khoa xét nghiệm. Các chất thải này được thu gom đường ống ngầm chảy tập chung về khu xử lý chất thải lỏng và được xử lý theo phương pháp keo tụ lắng. Sau khi sử dụng xong lượng nước này sẽ được thải ra hồ của bệnh viện trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước mưa chảy tràn: Đây là lượng nước chảy tràn trên mặt đường và chảy ra hệ thống thoát chung của đô thị. Do đó, loại nước thải này cũng có những tính chất tương tự như hai loại nước thải nói trên. Hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện:
  • 49. 41 Nước thải của các khoa, phòng chức năng toàn bệnh viện được thu gom vào hệ thống thoát nước riêng và chảy về khu vực xử lý nước thải. Hệ thống nước thải của bệnh viện hiện nay với công nghệ xử lý AAO có công suất thiết kế 500m3 /ngàyđêm.Thời gian vận hành hệ thống là liên tục 24/24. Đến nay hệ thống đang hoạt động bình thường, các chỉ số đều đạt kết quả. 4.2.2.2. Tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện * Nước thải phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh: - Tính chất vật lý: + Màu: chủ yếu là màu của các hóa chất như các dung dịch thuốc dùng để điều trị bệnh, đặc biệt trong khu vực phòng mổ và xét nghiệm, nước thải có màu của máu phát sinh từ quá trình mổ và rửa các dụng cụ kỹ thuật. + Mùi: sinh ra trong quá trình thối rữa các loại bệnh phẩm có nguồn gốc hữu cơ do việc thu gom chất thải chảy ra vào hệ thống nước thải. - Thành phần hóa học: + Thành phần hữu cơ: thành phần hữu cơ chủ yếu có trong nước thải là một số chất sinh ra trong quá trình phân rã tự nhiên các chất hữu cơ từ các bệnh phẩm. + Thành phần vô cơ: chủ yếu là thành phần vô cơ có trong các dung dịch thuốc dung trong quá trình điều trị. - Thành phần sinh học: Bao gồm các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Rất nhiều bệnh có thể lan truyền qua các vi khuẩn gây bệnh trong nước thải. * Nước thải sinh hoạt: Cũng như nước thải sinh ra từ quá trình điều trị bệnh, nước thải sinh hoạt trong bệnh viện cũng có những tính chất vật lý, hóa học, sinh học tương tự. - Tính chất vật lý:
  • 50. 42 + Màu: sự phân rã tự nhiên các chất hữu cơ trong quá trình hoạt động của con người ( thức ăn, vệ sinh…) + Mùi: sinh ra do quá trình thối rữa các loại chất thải sinh hoạt. - Thành phần hóa học: + Thành phần hữu cơ: trong nước thải có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan phát sinh từ hoạt động của con người như: ăn uống, vệ sinh,… + Thành phần vô cơ: thành phần các chất vô cơ có trong nước thải bao gồm độ kiềm, clorua, các kim loại nặng, Nitơ, Photpho, Lưu huỳnh, các chất độc. Ngoài ra còn có các thành phần vô cơ khác như Canxi, Natri, Sunfat có mặt trong nước thải sinh hoạt từ quá trình sử dụng nước. - Thành phần sinh học: Các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh tả như: tả, lỵ, thương hàn… * Nước thải thoát ra từ khu giặt giũ của bệnh viện: Chứa các hóa chất tẩy rửa, trong đó có 2 nguyên tố Nitơ và Photpho là thành phần chính trong loại nước thải này. Chúng là nguồn cung cấp dưỡng chất cho vi sinh vật trong quá trình xử lý. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng tiêu chuẩn thì chúng sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa cho nguồn tiếp nhận. 4.2.2.3. Chất lượng nước thải y tế của bệnh viện Đa Khoa Hà Giang Để đánh giá chất lượng nước thải cũng như khả năng xử lý của hệ thống công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã thu thập các số liệu 3 lần quan trắc nước thải bệnh viện, kết quả thu được ở bảng 4.6, 4.7, 4.8. Kết quả bảng 4.6 cho thấy hầu hết các thông số môi trường nước trước xử lý đều vượt quá quy chuẩn cho phép. Cụ thể COD là 122,6 mg/l vượt 22,6 mg/l so với quy chuẩn, BOD5 là 85,8 vượt 35,8 mg/l so với quy chuẩn, Amoni là 15,3 mg/l vượt quy chuẩn 5,3 mg/l, coliform là 10.000 cao gấp hai lần quy chuẩn.
  • 51. 43 Bảng 4.6. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc tháng 8 năm 2018 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Trước xử lý Sau xử lý QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B) 1 pH - 7,2 6,6 6,5-8,5 2 BOD5 mg/l 85,8 35,4 50 3 COD mg/l 122,6 50,7 100 4 H2S mg/l 6,6 3,6 4,0 5 TSS mg/l 310,6 110,4 100 6 NO3 — N mg/l 41,5 23,6 50 7 NH4+ -N mg/l 15,3 11,2 10 8 PO4 3- -P mg/l 8,8 5,8 10 9 Dầu mỡ thực vật mg/l 11,6 6,5 20 10 Coliform MPN/100ml 10.000 4.500 5.000 (Nguồn: Trung tâm quan trắc tỉnh Hà Giang, 8/2018) Các thông số môi trường nước thải sau xử lý hầu hết đạt quy chuẩn xả thải, tuy nhiên vẫn còn TSS và amoni vượt quy chuẩn cho phép. Cụ thể TSS sau xử lý là 110,4 mg/l, vượt quy chuẩn 10,4 mg/l, amoni sau xử lý là 11,2 mg/l, vượt quy chuẩn 1,2 mg/l. Qua đó cho chúng ta thấy hiệu quả xử lý chất rắn lơ lửng và đạm dạng amoni của hệ thống công nghệ xử lý nước thải chưa tốt. Bảng 4.7. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc tháng 11 năm 2018 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Trước xử lý Sau xử lý QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B) 1 pH - 7,1 6,8 6,5-8,5 2 BOD5 mg/l 94,8 36,5 50 3 COD mg/l 128,6 49,8 100 4 H2S mg/l 6,8 3,5 4,0 5 TSS mg/l 288,6 100,6 100 6 NO3 - -N mg/l 43,5 28,6 50 7 NH4+ -N mg/l 18,3 10,0 10 8 PO4 3- -P mg/l 10,8 6,8 10 9 Dầu mỡ thực vật mg/l 13,6 9,5 20 10 Coliform MPN/100ml 12.000 4.800 5.000 (Nguồn: Trung tâm quan trắc tỉnh Hà Giang, 11/2018)
  • 52. 44 Từ bảng kết quả phân tích nước thải đợt 4 năm 2018 ở bảng 4.7 cho thấy hầu hết các thông số môi trường nước sau xử lý đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (B). Chỉ có chất rắn lơ lửng (TSS = 100,6 mg/l) vượt quy chuẩn 0,6 mg/l. Bảng 4.8. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc tháng 4 năm 2019 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Trước xử lý Sau xử lý QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B) 1 pH - 7,1 6,8 6,5-8,5 2 BOD5 mg/l 80,8 32,4 50 3 COD mg/l 102,6 40,6 100 4 H2S mg/l 5,6 3,0 4,0 5 TSS mg/l 280,6 90,8 100 6 NO3 - -N mg/l 38,5 20,6 50 7 NH4+ -N mg/l 13,3 7,2 10 8 PO4 3- -P mg/l 7,8 4,8 10 9 Dầu mỡ thực vật mg/l 9,6 5,5 20 10 Coliform MPN/100ml 9.500 3.500 5.000 (Nguồn: Kết quả phân tích tại viện kỹ thuật và công nghệ môi trường, 4/2019) Từ bảng kết quả 4.8 cho thấy các thông số môi trường nước chưa xử lý ở tháng 2/2019 đếu thấp hơn so với nước thải chưa xử lý ở 2 quý cuối năm 2018. Nước thải sau xử lý có tất cả các thông số môi trường nước đều đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (B). Qua đó cho thấy hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống công nghệ xử lý tại bệnh viện tỉnh Hà Giang đã đạt hiệu quả tốt.
  • 53. 45 4.2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải và nước thải tại Bệnh viện 4.2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt - Nguồn phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động hàng ngày của cán bộ công nhân viên,bệnhnhânvàngườinhàbệnhnhânv.v....tạibệnhviệnĐakhoaHàGiang. Bảng 4.9: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bệnh viện Đa khoa Hà Giang TT Thành phần Chất thải rắn sinh hoạt Tỷ lệ % 1 Rác hữu cơ 72,65 1.1 Giấy, bìa caton 18,26 1.2 Thực phẩm, thức ăn thừa 10,19 1.2 Cành cây, lá cây khô 35,00 1.4 Bã chè, hoa quả 2,08 1.5 Nhựa, cao su 7,12 2 Rác vô cơ 19,50 2.1 Thủy tinh 17,80 2.2 Kim loại 1,70 3 Loại khác 7,85 Tổng 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Theo số liệu điều tra, quan sát thông qua bệnh nhân và cán bộ y tế làm việc tại bệnh viện Đa khoa Hà Giang, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân viên và bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa Hà Giang Q1RSH3 = 2 kg/giường/ngày x 500 giường = 1 tấn/ngày Q2RSH3 = 1,5 kg/người/ngày x 360 người = 540 kg/ngày
  • 54. 46 QRSH3 = 1000 kg/ngày + 540 kg/ngày = 1540 kg/ngày Lượng rác phát sinh trong bệnh viện từ bệnh nhân và người chăm sóc là 1000 kg/ngày. Lượng rác phát sinh trong bệnh viện từ cán bộ bác sĩ và nhân viên là 540 kg/ngày. Tổng lượng rác phát sinh trong bệnh viện là 1540 kg/ngày. Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt trên được công ty môi trường thu gom và đưa đi xử lý tại bãi rác tập trung của tỉnh. 4.2.3.2. Nguồn và loại rác phát sinh chất thải rắn trong bệnh viện Bên cạnh rác sinh hoạt, do đặc thù của ngành y tế, trong quá trình làm việc đã phát sinh một lượng lớn rác thải y tế, đây là loại rác thải nguy hại nên được thu gom quản lý và xử lý theo quy trình đặc biệt. Bảng 4.10. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh Viện STT Chất thải Nguồn phát sinh I Chất thải lây nhiễm 1 Chất thải sắc nhọn Các khoa lâm sàn cận lâm dàn, khoa lây nhiễm, khoa xét nghiệm 2 Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn 3 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao II Chất thải hóa học nguy hại 1 Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất, không còn khả năng sử dụng Khoa dược 2 Chất thải chứa kim loại nặng III Các loại chất thải nguy hại khác 1 Bóng đèn huỳnh quang Phòng hành chính, phòng chụp X-Quang 2 Hóa chất rửa phim 3 Túi đựng thuốc rửa phim IV Chất thải rắn thông thường 1 Chất thải sinh hoạt Phòng bệnh nhân, văn phòng, các khoa, các phòng điệu trị. V Chất thải tái chế (Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019) Qua bảng 4.10 ta thấy rác thải bệnh viện được chia làm bốn nhóm chính trong đó đáng chú ý nhất là chất thải nguy hại và chất thải rắn thông
  • 55. 47 thường vì đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Nguồn phát sinh chất thải tùy thuộc vào từng khoa chức năng tại bệnh viện trong đó chất thải lây nhiễm có nguồn phát sinh chủ yếu từ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, khoa lây, khoa xét nghiệm. Chất thải sinh hoạt chủ yếu từ các phòng bệnh điểu trị bệnh nhân, văn phòng, nhà ăn từ bệnh viện. 4.2.3.2. Lượng rác thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình hoạt động của Bệnh viện. Bảng 4.11. Danh sách nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động STT Tên chất thải Đơn vị Số lượng I Nguyên liệu 1 Nước m3 /tháng 2060 2 Điện Kw.h/tháng 1200 3 Bóng đèn Chiếc/tháng 85 4 Bông bang Kg/tháng 85 5 Chai lọ truyền Kg/tháng 14 6 Đồ cao su Kg/tháng 6,5 7 Đồ sắc nhọn Kg/tháng 125 8 Giấy văn phòng Kg/tháng 6,0 II Hóa chất 1 Dung dịch hóa chất xét nghiệm ml/tháng 40 2 Cồn 90o ml/tháng 1.500 3 Xanhmetylen ml/tháng 2.000 4 Hóa chất rửa phim ml/tháng 750 5 Fhuc xin ml/tháng 1.700 6 Dùng khử khuẩn viên PRESPT 2,5g Viên/tháng 3.300 (Nguồn: Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang năm 2018)
  • 56. 48 Qua bảng 4.11 ta thấy thành phần nguyên liệu và hóa chất sử dụng tại bệnh viện cũng rất đa dạng về thành phần và tính chất của chúng. Chính vì vậy tỷ lệ chất thải tạo thành sau quá trình sử dụng cũng rất đa dạng về thành phần. Bảng 4.12. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình trong 1 tháng tại bệnh viện STT Tên chất thải Số lượng (kg) Tỷ lệ (%) 1 Chất thải thông thường 450 56,3 2 Chất thải y tế 350 43,7 3 Chất thải tái chế 0 0 4 Tổng lượng rác thải 800 100 ( Nguồn: Bệnh viện đa khoa Hà Giang năm 2018) Theo số liệu bảng 4.12 ta thấy trung bình mỗi tháng tại bệnh viện phát sinh ra khoảng 800 kg chất thải bao gồm 2 loại chính và chất thải thông thường là 450 kg/tháng, chiếm 56,3% và chất thải y tế là 350 kg/tháng, chiếm 43,7%. Lượng rác thải này phát sinh không đồng đều giữa các tháng trong năm do còn phụ thuộc vào số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Bảng 4.13. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình theo tháng tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Giang Thời điểm theo dõi Số lượng (kg/tháng) Tháng 1/2019 543,0 Tháng 2/2019 640,0 Tháng 3/2019 655,0 Trung bình 612,7 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng 4.13 ta thấy lượng rác thải phát sinh trung bình một tháng tại bệnh viện Đa khoa Hà Giang là 612,7 kg/tháng, trung bình phát sinh 20,4 kg/ngày. Trong thời gian tiến hành theo dõi, lượng phát sinh chất thải nguy hại tại bệnh viện trong mỗi tháng cũng không giống nhau phụ thuộc cào nhiều