SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận i 
 
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin phép được bày tỏ lòng cảm ơn và cảm kích chân thành đến
quý Thầy Cô trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, ban giám hiệu
Chương trình Đào tạo Đặc biệt nói chung và các Thầy Cô mà em đã có cơ hội
tiếp xúc nói riêng. Quý Thầy Cô ngoài những bài giảng thú vị, bổ ích trên lớp
còn hỗ trợ em rất nhiều trên con đường học tập dài bốn năm vừa qua. Đặc biệt,
em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Thuận, người Thầy đáng kính
mà em may mắn được học trong suốt một thời gian dài lại vừa là Giảng viên
hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp của em. Xin cám ơn Thầy về khoảng thời gian
quý báu mà Thầy đã dành để hướng dẫn, góp ý kiến, hỗ trợ em từ lúc mở đầu đến
khi em hoàn thành quyển Khóa luận này. Đó là những bài học không chỉ về kiến
thức uyên bác rộng lớn, mà cả sự ủng hộ về tinh thần của Thầy dành cho một
người học trò là em.
Được nhà trường tạo điều kiện để tham gia bảo vệ khóa luận Tốt nghiệp, em đã
cố gắng tận dụng những kiến thức được tích lũy, đúc kết trong suốt bốn năm học
qua để áp dụng vào hoàn thành quyển Khóa luận này. Với những nỗ lực trong
việc nghiên cứu tài liệu, báo cáo cũng như vận dụng các lý thuyết đã được học,
tuy nhiên do thiếu bề dày kinh nghiệm và thời gian không cho phép, Khóa luận
này không tránh khỏi các sai sót. Kính mong Thầy Thuận cùng quý Thầy Cô
thông cảm và góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 6 năm 2013
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận ii 
 
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …… tháng 6 năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận iii 
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
TMCP Thương mại Cổ phần
NH Ngân hàng
TCTD Tổ chức tín dụng
CTG Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
MBB Ngân hàng TMCP Quân đội
NVB Ngân hàng TMCP Nam Việt
IPO Initial Public Offer – phát hành cổ phần lần đầu
ra công chúng
TTCK Thị trường chứng khoán
TG Tiền gửi
TGTT Tiền gửi thanh toán
KH Khách hàng
TM Tiền mặt
NR Ngân hàng Northern Rock (Anh)
NHNNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam
 
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận iv 
 
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..............................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... iii
MỤC LỤC...........................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................vi
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................2
1.4. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU KHÓA LUẬN ......................................................3
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.......................................................................4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .................................................................................4
2.1.1. Hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM)...................................................4
2.1.2 Vấn đề thanh khoản của các NHTM ...............................................................6
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá.......................................................................................8
2.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THANH KHOẢN CÁC NƯỚC KHÁC TRÊN
THẾ GIỚI...................................................................................................................10
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thanh khoản tại Mỹ....................................................10
2.2.2. Các trường hợp căng thẳng thanh khoản nổi bật trên thế giới......................11
2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam........................................................13
CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH THANH KHOẢN NHÓM CÁC
NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT....................................................................................15
3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NHTM
VIỆT NAM ................................................................................................................15
3.2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT ....26
3.2.1. Vốn điều lệ....................................................................................................27
3.2.2. Hệ số an toàn vốn CAR ................................................................................29
3.2.3. Hệ số giới hạn huy động vốn H1..................................................................31
3.2.4. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản H2.........................................32
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận v 
 
3.2.5. Chỉ số trạng thái tiền mặt H3........................................................................33
3.2.6. Chỉ số năng lực cho vay H4..........................................................................34
3.2.7. Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5....................................................36
3.2.8. Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6............................................................37
3.2.9. Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 ...............................................39
3.2.10. Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi các TCTD khác trên tiền gửi khách hàng H8....40
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG NIÊM YẾT ....................................................................................................43
CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH THANH KHOẢN CÁC NGÂN
HÀNG TMCP NIÊM YẾT VIỆT NAM ............................................................................43
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM...........43
4.1.1. Định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam................................43
4.1.2. Những thành quả ban đầu trong lộ trình cơ cấu lại hệ thống NHTM...........44
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH THANH KHOẢN NHÓM CÁC NGÂN
HÀNG TMCP NIÊM YẾT ........................................................................................46
4.2.1. Tăng cường năng lực tài chính ....................................................................46
4.2.2. Thực thiện cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có..........................................47
4.2.3. Đẩy lùi nợ xấu..............................................................................................48
4.2.4. Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ .............................48
4.3. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHNN ĐỂ CẢI THIỆN TÍNH THANH
KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM .....................................................49
4.3.1. Tiếp tục phát huy đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng...............................49
4.3.2. Quy định chặt chẽ về đảm bảo thanh khoản NHTM....................................50
4.3.3. Sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt, vừa đủ................................................51
4.4.4. Củng cố, phát triển thị trường liên ngân hàng.............................................53
KẾT LUẬN .......................................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................55
PHỤ LỤC A – BẢNG CÁC CHỈ SỐ THANH KHOẢN..................................................56
PHỤ LỤC B – BẢNG SỐ LIỆU TÍNH TOÁN TỪ 2008-2012 ........................................43
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận vi 
 
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 3.1 – Tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 2008-2012
Biểu đồ 3.2 – Chỉ số CPI từ 2008-2012
Biểu đồ 3.3 – Tình hình biến động lãi suất 2008
Biểu đồ 3.4 – Tình hình biến động lãi suất liên ngân hàng năm 2012
Biểu đồ 3.5 – Tỷ lệ nợ xấu từ 2007-2012
Biểu đồ 3.6 – Vốn điều lệ từ 2008-2012
Biểu đồ 3.7 – Hệ số an toàn vốn CAR từ 2008-2012
Biểu đồ 3.8 – Hệ số giới hạn huy động vốn H1
Biểu đồ 3.9 – Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản H2
Biểu đồ 3.10 – Chỉ số trạng thái tiền mặt H3
Biểu đồ 3.11 – Chỉ số năng lực cho vay H4
Biểu đồ 3.12 – Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5
Biểu đồ 3.13 – Chỉ số chứng khoán thanh khoản của CTG, VCB, STB, SHB
và MBB
Biểu đồ 3.14 – Chỉ số chứng khoán thanh khoản của EIB, ACB và NVB
Biểu đồ 3.15 – Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD khác H7
Biểu đồ 3.16 – Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD trên tiền gửi của khách
hàng H8
Bảng 3.1 – Quá trình điều chỉnh lãi suất năm 2012
Bảng 3.2 – Cơ cấu tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD năm 2012
Bảng 3.3 – Cơ cấu dư nợ các ngân hàng năm 2012
Bảng 3.4 – Tăng trưởng trong tiền gửi của khách hàng 2008-2012
Bảng 3.5 – Hệ số H3 và H6
Bảng 3.6 – Hệ số H4 và H5
Bảng 3.7 – Hệ số H3 và H8
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 1 
 
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong
hoạt động của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Trên thế giới ngày nay,
nhiều ngân hàng phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản (liquidity
strains), khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng
phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Nhiều cuộc khủng hoảng thanh khoản (như
Argentina năm 2001-2002, ngân hàng Northern Rock tại Anh năm 2007, …) trên
thế giới đã càng khẳng định hơn tầm quan trọng, thiết yếu của quản trị thanh
khoản tại ngân hàng.
Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về
tài chính – là mối rủi ro có thể gây sụp đổ cả một hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên,
lượng vốn dự trữ quá lớn sẽ tác đọng trực tiếp làm giảm khả năng đầu tư, sinh lời
của ngân hàng. Thị trường tài chính càng phát triển, các cơ hội và rủi ro trong
quản trị thanh khoản cũng gia tăng tương ứng. Từ đó, tầm quan trọng của việc
hoạch định, quản lý thanh khoản càng được nâng cao hơn. Trong đó, các nhà
quản trị phải tìm câu trả lời cho các vấn đề về nơi cung cấp các nguồn tài trợ ổn
định với chi phí rẻ, hợp lý, làm thế nào để cân bằng cung – cầu thanh khoản, …
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên
trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều dòng vốn đầu tư nước
ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng,
được xem là “mạch máu của nền kinh tế”. Trong thời gian vừa qua, trước những
tác động tiêu cực cả sự bất ổn nền kinh tế vĩ nô (lạm phát) và các chính sách của
Nhà nước (kiềm chế làm phát) thanh khoản của hệ thống NHTM bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, cá biệt có trường hợp ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh
khoản.
Xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với
những gì diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam những cuối 2007 và đầu năm
2008 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân
hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách về cả lý luận thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng
những lý thuyết được học, bài Khóa luận bàn luận về việc ”Phân tích tính thanh
khoản của nhóm các Ngân hàng TMCP niêm yết”.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 2 
 
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu: Bài khóa luận được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi
về:
+ Thực trạng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam, cụ thể là các
ngân hàng TMCP niêm yết như thế nào?
+ Những yếu tố, nguyên nhân chính nào đã dẫn đến căng thẳng thanh
khoản cho hệ thống NHTM Việt Nam?
+ Có những giải pháp nào để giải quyết khó khăn thanh khoản đó?
Mục tiêu nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về NHTM và vấn đề thanh
khoản;
+ Phân tích và đánh giá các nguyên nhân gây căng thẳng thanh khoản trong
thời gian qua;
+ Phân tích tính thanh khoản của một số NHTM Việt Nam thông qua các
chỉ số;
+ Những tồn tại và hạn chế trong lĩnh vực này và một số giải pháp để hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng
TMCP niêm yết tại Việt Nam.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Đến cuối 2012, có tất cả 8 ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã thực hiện việc
cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Để thuận lợi cho việc thu
thập số liệu và có được kết quả chính xác khách quan, Khóa luận này tập trung
vào phân tích, đánh giá tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng đã niêm
yết bao gồm:
+ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG);
+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB);
+ Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB);
+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB);
+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB);
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 3 
 
+ Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB);
+ Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB);
+ Ngân hàng TMCP Nam Việt (NVB);
Các số liệu để phân tích được thu thập từ báo cáo thường niên của mỗi ngân hàng
trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm gần nhất là 2012.
Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào các kiến thức và phương pháp đã được học, Khóa luận sử dụng:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch thông tin số liệu từ các nguồn báo
chí, báo mạng và báo cáo thường niên của các ngân hàng;
+ Phương pháp so sánh ngang – dọc, đối chiếu phân tích đối với các chỉ số thanh
khoản tính toán được của các ngân hàng.
Ngoài ra, để thực hiện đánh giá tốt hơn, khóa luận còn sử dụng phương pháp mô
tả - giải thích, tổng hợp thông tin, …
1.4. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần kết luận, phụ lục bảng biểu và tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm có
bốn chương chính như sau:
_Chương 1 – Giới thiệu chung;
_Chương 2 – Tổng quan lý thuyết và cơ sở lý luận;
_Chương 3 – Phân tích và đánh giá tính thanh khoản nhóm các ngân hàng
TMCP niêm yết;
_Chương 4 – Giải pháp hoàn thiện tính thanh khoản các NHTMCP niêm
yết tại Việt Nam.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 4 
 
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
2.1.1. Hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM)
2.1.1.1. Khái niệm, định nghĩa NHTM
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12
năm 1997 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình tổ chức
tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có
liên quan. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng (TCTD) là loại hình doanh
nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận
tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán
toán (Nguyễn Minh Kiều, 2011).
NHTM là một trung gian tài chính đóng vai trò trong việc đảm bảo nền kinh tế
hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. NHTM là loại hình ngân hàng giao dịch trực
tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi
sử dụng vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và
dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nêu trên. NHTM là loại hình ngân hàng có
số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. sự có mặt của loại hình
ngân hàng này trong hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội chứng tỏ rằng: ở đâu có
một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc
độ cao của nền kinh tế.
Như vậy NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh
tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền
nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội được huy động, tập trung lại, đồng thời số vốn
đó được sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân với mục đích
phát triển kinh tế xã hội.
2.1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng, vai trò cơ bản
Nhìn chung, NHTM có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tín dụng, chức
năng tạo tiền và chức năng sản xuất. Chức năng trung gian tài chính và tạo tiền là
hai chức năng cơ bản của NHTM. Trong những năm gần đây, nhiều nhà quản trị
ngân hàng còn đề cập đến chức năng sản xuất của NHTM, bao gồm việc huy
động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung
cấp cho nền kinh tế.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 5 
 
Dựa vào các chức năng kể trên của NHTM, có thể nhận ra các vai trò chính của
NHTM trong nền kinh tế thị trường như sau:
_ Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế: NHTM là trung gian kết nối giữa những
người có nguồn tiền nhàn rỗi muốn sinh lời trong xã hội (cá nhân, tổ chức kinh
doanh, đơn vị kinh tế, …) đến những người có nhu cầu sử dụng vốn nhằm mục
đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Qua quá trình này, NHTM là thành phần đầu
mối quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, NHTM còn có thể làm
trung gian giữa các công ty và nhà đầu tư trong việc chuyển giao mệnh lệnh trên
thị trường chứng khoán, mua trái phiếu công ty.
_ Vai trò làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán:
NHTM hỗ trợ các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện thanh toán, cất giữ tiền một
cách an toàn, tiện lợi hơn. Để thực hiện vai trò này, ngân hàng sử dụng những
công cụ lưu thông và độc quyền quản lý chúng (séc, giấy chuyển tiền, thẻ thanh
toán, …), thông qua đó đã tiết kiệm nhiều chi phí đã có thể phát sinh trong xã
hội, đẩy nhanh tốc độc luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa.
Ngày nay, với việc thực hiện thanh toán thông qua hệ thống bù trừ của và hình
thức chuyển tiền điện tử được hỗ trợ bởi công nghệ cao sẽ hỗ trợ tối đa các dịch
vụ ngân hàng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn hơn.
_ Vai trò tạo ra tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp: Quá trình này được thực
hiện thông qua tín dụng và thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối liên
hệ chặt chẽ với NHTW mỗi nước. Đây là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần
gia tăng khối luợng tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chuyển và phát triển nền kinh tế.
Theo quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (International Monetary Fund), khối tiền tệ của
một quốc gia bao gồm: tiền giấy, tiền kim loại và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân
hàng. Còn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ không đụơc xem là bộ phận của
khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chuẩn tiền” do tính chất kém thanh khoản của
bộ phận này. Tuy nhiên kể từ năm 1980 trở đi, nhiều nhà kinh tế học bắt đầu xem
“chuẩn tiền” là một phần của khối tiền tệ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hang Thế
giới (WB) gần như chấp nhận quan điểm này nhưng còn ngần ngại nên phân biệt
thành nhiều khối tiền tệ như M1, M2, M3 và L. Trong đó:
+ M1: tiền mặt phát hành bao gồm tiền giấy và tiền kim loại + tiền gửi
không kỳ hạn;
+ M2: M1 + tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ tại ngân hàng;
+ M3: M2 + tất cả các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác;
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 6 
 
+ L: M3 + các loại trái phiếu, thương phiếu và các công cụ khác của thị
trường tiền tệ.
2.1.2 Vấn đề thanh khoản của các NHTM
2.1.2.1. Định nghĩa thanh khoản
Tính thanh khoản của NHTM được xem như khả năng tức thời (the short-run
ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam
kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng
cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung
ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong
trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài
sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng
thanh toán.
Thanh khoản của một ngân hàng có vấn đề có thể do các nguyên nhân cơ bản
sau:
_ Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và
định chế tài chính khác; sau đó chuyển hóa chúng thành các tài sản đầu tư dài
hạn. Cho nên, tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn,
mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng chi ra để trả
các khoản tiền gửi đến hạn.
_ Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn.
Khi lãi suât giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi
có tỷ suất sinh lời cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản
tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh
hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán nhằm
tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn
trên thị trường tiền tệ.
_ Do chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả như:
các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng
không đủ cho nhu cầu chi trả, …
2.1.2.2. Cung – cầu thanh khoản và đánh giá trạng thái thanh khoản
Nhu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mô hình cung
– cầu về thanh khoản.
_ Cung thanh khoản: là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng,
là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm:
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 7 
 
+ Các khoản tiền gửi đến;
+ Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi;
+ Thu hồi các khoản tín dụng đã cấp;
+ Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng;
+ Vay mượn trên thị trường tiền tệ.
_ Cầu thanh khoản: là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng,
các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh vực kinh
doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm:
+ Khách hàng rút tiền từ tài khoản;
+ Yêu cầu vay vốn từ các khách hàng có chất lượng tín dụng cao;
+ Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi;
+ Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ;
+ Thanh toán cổ tức bằng tiền.
Trạng thái thanh khoản ròng NPL (Net Liquidity Position) của một ngân hàng
được xác định như sau:
NPL = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
Có ba khả năng có thể xảy ra như sau:
_Thặng dư thanh khoản: khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NPL >
0) thì ngân hàng đang ở trong trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân
hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho
tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
_Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NPL <
0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị
phải xem xét, quyết định tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí
là bao nhiêu.
_Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản bằng với cầu thanh khoản (NPL =
0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên đây là tình trạng
rất khó xảy ra trên thực tế, hoặc nếu có cũng không tồn tại lâu dài.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 8 
 
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá
2.1.3.1. CAR – tỷ lệ an toàn tối thiểu
CAR
vốn tự có
tổng tài sản có rủi ro quy đổi
x 100%
Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) – hệ số Cooke phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối
thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi.
CAR biểu thị cho mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong
việc sử dụng vốn cao thấp tùy thuộc vào vốn tự có của ngân hàng. Cụ thể là,
những ngân hàng có vốn tự có lớn thì được phép sử dụng vốn với mức độ liều
lĩnh lớn với hy vọng đạt được lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro sẽ cao hơn và
ngược lại.
2.1.3.2. Hệ số giới hạn huy động vốn
H1
vốn tự có
tổng nguồn vốn huy động
x 100%
Hệ số này được đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân
hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức
bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Để tạo một
khoản cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng trong mối tương quan giữa
vốn tự có và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của
ngân hàng sẽ càng thấp.
Trong đó:
+ Vốn tự có của ngân hàng gồm: vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,
quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia.
+ Tổng nguồn vốn huy động gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiêm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiềng gửi để
huy động vốn, các khoản tiền giữ hộ và đợi thanh toán, tiền gửi của Kho bạc Nhà
nước (nếu có).
2.1.3.3. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có H2
H2
vốn tự có
tổng tài sản có
x 100%
Hệ số H2 đưa ra nhằm mục đích đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của
một ngân hàng. Thông thường, ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản (do
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 9 
 
rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm thấp. Vì vậy, hệ
số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với
vốn tự có của ngân hàng.
2.1.3.4. Chỉ số trạng thái tiền mặt H3
H3
tiền mặt TGTT tại NHNN TGKKH tại các TCTD
tổng tài sản có
x 100%
Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là giá trị H3 cao, đảm bảo cho ngân
hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời.
2.1.3.5. Chỉ số năng lực cho vay H4
H4
dư nợ
tổng tài sản có
x 100%
Chỉ số năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm vì cho vay là tài sản có
tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.
2.1.3.6. Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5
H5
dư nợ
tiền gửi khách hàng
x 100%
Hệ số H5 đánh giá ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng cho
tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Hệ số càng cao thì tính thanh khoản ngân
hàng càng thấp.
2.1.3.7. Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6
H6
chứng khoán kinh doanh chứng khoán sẵn sàng bán
tổng tài sản có
x 100%
Phản ánh tỷ lệ nắm giữa các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền
mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản Có của ngân hàng. Tỷ số này
cao biểu hiện tính thanh khoản tốt của ngân hàng.
2.1.3.8. Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7
H7
tiền gửi tại và cho vay TCTD
tiền gửi và vay từ TCTD
x 100%
Chỉ số H7 đo lường mối tương quan giữa ngân hàng với các TCTD khác thông
qua hai lại tài sản: tài sản có (tiền gửi tại và cho vay TCTD), tài sản nợ (tiền gửi
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 10 
 
và vay từ các TCTD). Với hệ số H7, ta có thể đánh giá mức độ chủ động của
ngân hàng trong giải quyết các vấn đề thanh khoản.
2.1.3.9. Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi các TCTD khác trên tiền gửi khách hàng H8
H8
tiền mặt tiền gửi tại TCTD
tiền gửi của khách hàng
x 100%
Hệ số này đo lường mối tương quan giữa tài sản có (tiền mặt và tiền gửi tại
TCTD khác) với tài sản nợ (tiền gửi của khách hàng) của một ngân hàng. H8 có
giá trị càng lớn càng thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng trong việc giải
quyết nhu cầu rút vốn đột xuất của khách hàng.
2.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THANH KHOẢN CÁC NƯỚC
KHÁC TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thanh khoản tại Mỹ
Một trong những nguyên nhân nổi bật gây ra tình hình căng thẳng thanh khoản hiện
nay là do nợ xấu. Các ngân hàng không thể thu hồi khoản nợ mình đã cho vay trước
đây. Chính các rủi ro tiềm ẩn sâu xa này có thể gây ra những hậu quả khôn lường
cho toàn hệ thống. Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á
thời kỳ 1997-1998, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ gần
đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khỏan
nợ xấu và thua lỗ kỷ lục. Trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế
giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bề dày hoạt động
hàng trăm năm. Điều này cho thấy, công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng đặc biệt
là vấn đề thanh khoản cần được sự chú ý, quan tâm nhiều hơn.
Vốn đã có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác quản lý ngân hàng, Mỹ đưa ra các
chính sách vô cùng chặt chẽ để phòng ngừa những nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro
thanh khỏan cho ngân hàng như sau:
_ Nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay. Kết quả là những
người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hang, đồng thời
thu đuợc lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng.
_ Xem trọng việc thẩm định khoản vay hơn là kiểm soát khoản vay. Công tác
“phòng bệnh hơn chữa bệnh” thể hiện sự khôn ngoan vì nếu quá trình thẩm định
lỏng lẻo, bịt cắt giảm hoặc làm tắt sẽ có khả năng dẫn đến các khoản nợ xấu vì đánh
giá không chính xác khoản vay. Thêm vào đó, nó có thể phát sinh ra them các loại
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 11 
 
rủi ro không đáng nếu tính đến các khối lượng công việc phải thực hiện khi giải
quyết khỏan vay quá hạn.
_ Không sử dụng bên thứ ba làm môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ
quan tâm đến chất lượng khoản vay.
_ “Thực chứng hơn thực cung” yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm
trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp tài sản thế chấp cho dù không cần thiết
có tài sản đảm bảo. việc này sẽ tạo ra động lực tâm lý cho bên vay đối với khỏan
vay của mình.
_ Yêu cầu cán bộ cho vay phải chịu trách nhiệm với khỏan vay họ cho vay.
_ Áp dụng hệ số tín dụng cho vay mới và thẩm định lại hệ số này định kỳ trong suốt
thời hạn của khỏan vay.
_ Xác định sớm nợ xấu và tăng cường nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi
để xác định sớm những dẫu hiệu của khỏan vay xấu trong tương lai, không đợi đến
khi khỏan vay trở nên quá hạn.
Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khỏan nợ chỉ trong vài ngày
kể từ khi khỏan vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các tác động
thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết
các vấn đề khác của bên vay sớm.
_ Thực tế tại các ngân hàng ở Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối ra cho các khỏan
nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ. vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thong qua
việc tiếp tục trả nợ hơn là phải dùng hình thức tất toán tài sản.
2.2.2. Các trường hợp căng thẳng thanh khoản nổi bật trên thế
giới
Với bề dày hoạt động hàng trăm năm, nhiều nước trên thế giới đã tích lũy được kinh
nghiệm dày dạn trong công tác quản lý thanh khoản thông qua những biến cố xảy ra
trong lịch sử ngành ngân hàng. Nổi bật trong thời gian một thập kỷ trở lại, các bất
trắc thanh khoản tại Argentina (2001), Anh (2007) và tại Nga (2004) là những bài
học quý giá cho các quốc gia rút kinh nghiệm.
2.2.2.1. Thảm họa Northern Rock (2007)
Sau thông tin dự báo lợi nhuận trước thuế giảm so với dự kiến ban đầu, báo chí Anh
đã giật tít nhiều thông tin bất lợi cho ngân hàng Northern Rock (NR) về việc thiếu
hụt tiền mặt, hay những hậu quả mà ngân hàng đang đối mặt do cho vay thế chấp
tràn lan… Chỉ trong 3 ngày sau đó (từ 14 đến 17/9/2007), 3 tỷ bảng Anh tiền mặt đã
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 12 
 
được rút ra khỏi NR do phản ứng của người dân trước tin đồn. Mặc dù đã được
ngân hàng Anh BOE hỗ trợ về tiền mặt nhưng lượng dân cư đến rút tiền không hề
suy giảm. Chính phủ Anh quyết định sẽ mua lại NR để có phương án xử lý thích
hợp.
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng này là việc chấp nhận cho vay tràn lan
đối với đối tượng thu nhập thấp. Ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp
125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo
trước đó về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động
sản đang tut dốc. Việc cho vay thế chấp sai lầm với chất lượng tín dụng thấp đã
khiến cho tài sản bong bong xà phòng của NR tồn tại trong một thời gian dài và liên
tục được thổi căng phồng lên. Ngoài ra NR cũng là một nạn nhân từ ảnh hưởng to
lớn của các thông tin bị “thổi phồng” từ báo chí, do thiếu kinh nghiệm trong xử lý
khủng hoảng; công tác PR còn yếu.
2.2.2.2. Rủi ro thanh khoản của các NHTM tại Argentina (2001)
Sau động thái thông báo của chính phủ Argentina về kế hoạch cắt giảm chi tiêu và
tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF năm 2000, người dân mang mối hoài nghi đã rút 1,2 tỷ
USD từ hệ thống ngân hàng (11/2001). Mặc cho những nỗ lực của chính phủ nhiều
lần đặt ra hạn mức rút tiền hàng tháng, tâm lý rút tiền của người dân vì mục đích an
toàn không thay đổi. đồng peso trước sức ép phải thả nổi giá trị, sau đó mất giá chỉ
còn USD/peso=2,6 (2/2002). Tình đến 2/2003, các ngân hàng tại Argentina đã lỗ
khoản 10-20 tỷ USD, tỷ giá bấy giờ là 3,75, khan hiếm thanh khoản trong ngân
hàng bắt đầu xuất hiện. Không cầm cự được lâu, 4/2002 các ngân hàng được yêu
cầu phải đóng cửa vô thời hạn.
Giám đốc ngân hàng HSBC tại Argentina nhận xét “điều này giống như chết đi
sống lại cả ngàn lần” khi cho biết cuộc khủng hoảng này đã làm mất đi 1,85 tỷ USD
trong năm tài chính 2001. Scotia Bank còn có dự định rút chi nhánh của mình tại
quốc gia này do không kham nổi rủi ro.
Nguyên nhân khủng hoảng bắt nguồn từ sự thiếu tín nhiệm của người dân vào chính
phủ Argentina và hệ thống ngân hàng. Khi thông tin về yêu cầu cứu trợ của chính
phủ được phát đi cũng là lúc người dân nhen nhóm trong mình ý nghĩ phải rút tiền
mặt từ ngân hàng ra. Ngoài ra sự kéo dài kiểm soát ngoại tệ của Chính phủ cũng
gián tiếp làm căng thẳng thanh khoản trong thời gian này.
2.2.2.3. Rủi ro thanh khoản năm 2004 tại Nga
Tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro thanh khoản trước đó, nhưng tình trạng thanh khoản
của các ngân hàng tại Nga mới thực sự rơi vào khủng hoảng sau ngày 9/7/2004, khi
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 13 
 
Guta Bank – một đại gia ngân hàng tại đất nước này thông báo tạm khóa các tài
khoản tiền gửi, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM của
mình. Người dân đổ xô đi rút tiền ở các ngân hàng do mối lo sợ các ngân hàng khác
cũng sẽ hành động tương tự như Guta. Ngày 16/7/2004 các ngân hàng thậm chí từ
chối cấp tín dụng cho nhau, lãi suât tiền gửi được nâng lên, một số ngân hàng (Alfa)
còn áp cả phí phạt khi rút trước hạn song khách hàng vẫn ồ ạt xếp hàng rổng tắn bên
ngoài các ngân hàng để chở lượt rút tiền. NHTW quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền
mặt xuống 3,5% để hỗ trợ cùng nhiều biện pháp khác để cứu Guta. Đến 20/7, nhiều
ngân hàng sụp đổ, chính phủ ra kế hoạch mua lại Guta và nhiều ngân hàng lớn khác
với giá cực rẻ.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng theo các chuyên gia là do tại Nga có quá
nhiều ngân hàng, mà phần lớn là các tổ chức tài chính nhỏ tồn tại bằng các hoạt
động bất hợp pháp. 90% ngân hàng tại Nga thời điểm bấy giờ có vốn sở hữu dưới
10 triệu USD. Ngoài ra, các cơ quan quản lý tài chính chưa đưa ra được các biện
pháp giải quyết hiệu quả ngoài việc giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt chỉ mang tính tạm
thời.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ những kinh nghiệm thực tiễn mà các nước trên thế giới đã đi trước trải nghiệm,
hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể ứng dụng các bài học như sau:
_ Kiểm soát hoạt động cho vay bằng các chuẩn mực cụ thể, tránh tình trạng cho vay
tràn lan với quy trình thẩm định lỏng lẻo. Đặc biệt với các nhóm ngành như bất
động sản, dù là khoản vay cho mục đích đầu tư bất động sản hay sử dụng bất động
sản như tài sản thế chấp/ đảm bảo cho khoản vay thì TCTD cũng cần có các quy
định nghiêm ngặt để giám sát cả trước và sau khi giải ngân, luôn đề cao tinh thần
“phòng cháy hơn chữa cháy”.
_ Luôn xem trọng tầm ảnh hưởng của nguồn thông tin từ báo chí. Sau khủng hoảng
tại ngân hàng Northern Rock tại Anh năm 2007, có thể nhận thấy thông tin thổi
phồng từ phía nhà báo đã góp phần làm nên “nạn đói thanh khoản” cho NR. Mặt
khác, do công tác PR còn yếu kém của ngân hàng đã không thể ra tay dập tắt tin đồn
ấy, cũng như có các biện pháp gây dựng niềm tin với ngân hàng trong công chúng.
Vì khi dân cư tin tưởng vào chất lượng hoạt động của NR, họ đã không dễ dàng bị
tác động bởi luồng thông tin dẫn đến cảnh lũ lượt kéo đến rút tiền mặt khỏi ngân
hàng.
_ Về phía chính phủ, gây dựng niềm tin từ công chúng là vô cùng quan trọng. Có
như thế thì Nhà nước mới có thể dễ dàng quản lý các hoạt động quốc gia hiệu quả
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 14 
 
thông qua các chính sách tài khóa – tiền tệ mà không bị nhiễu bởi các yếu tố khác
như trường hợp Argentina (2004). Công tác quản lý thông tin nhạy cảm cũng cần sự
hỗ trợ từ các cơ quan có thẩm quyền quốc gia.
_ Xây dựng một hệ thống NHTM lành mạnh, quan tâm đến “chất lượng” hơn là “số
lượng” ngân hàng. Vì hệ thống ngân hàng là một chuỗi mắc xích liên quan đến
nhau, hoạt động yếu kém đến từ một cá thể trong đó có thể dẫn đến căn bệnh cho
toàn hệ thống, thậm chí là phá sản hàng loạt. NHNN nên dự trù sẵn các chính sách
cứu trợ kinh hoạt trong giải quyết khủng hoảng, tránh tình trạng lây lan theo dây
chuyền không kiểm soát được.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 15 
 
CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH
THANH KHOẢN NHÓM CÁC NGÂN HÀNG
TMCP NIÊM YẾT
3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA HỆ
THỐNG NHTM VIỆT NAM
Giai đoạn 2008-2012, nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều biến động. Đặc biệt là
sau sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chúng ta đã chứng kiến
và trải qua những diễn biến phức tạp trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu mà Việt Nam cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng sâu sắc.
Chúng tôi xin điểm lại một số nét nổi bật kinh tế Việt Nam 5 năm qua như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,3% năm 2008 xuống còn 5,2 % năm 2012. Tốc
độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,9%/năm là mức thấp nhấttrong thập kỷ
qua.
+ Lạm phát ở Việt Nam gần như vượt qua mức 20% vào năm 2008, hạ nhiệt
năm 2009 với 6,5% nhưng sau đó lại bậc cao trở lại mức 2 con số vào năm
2010- 2011.
+ Thị trường tài chính trong nước biến động khó lường: Thị trường chứng khoán
Việt Nam năm 2012 là năm khó khăn lớn nhất sau hơn 12 năm phát triển; Tỷ
giá ngoại tệ thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng gần 25% từ 16.500 vào
2008 lên 20.600 vào năm 2012, lãi suất lên cao kỷ lục đến 21% vào năm 2008
và giảm mạnh còn 13% năm 2012. Việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp rất khó
khăn tuy được sự hỗ trợ của Chính phủ từ năm 2009, và các doanh nghiệp đã
phải trải qua nhiều thử thách do tác động của hậu khủng hoảng và các chính
sách kiểm soát, điều chỉnh vĩ mô liên tục của nhà nước.
+ Bên cạnh những khó khăn vẫn có những thuận lợi cơ bản: An sinh xã hội,
quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo, mức sống người
dân được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe
tốt hơn. Mặt khác, Chính phủ và Bộ Y tế cũng có nhiều chính sách khuyến
khích sử dụng thuốc nội trong bệnh viện và Bảo hiểm Y tế.
Kinh tế thế giới năm 2012 vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể
từ đại khùng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và được đánh giá là chỉ mới đi
được khoảng một nửa chặng đường dẫn đến hồi phục hoàn toàn. Các tổ chức quốc
tế và tài chính phải liên tục hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với các dự
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 16 
 
báo trước đó, song dự báo cuối cùng đều cao hơn mức thực tế đạt được khi kết thúc
năm tài chính 2012.
Kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới, lại
vừa phải đối phó với những thách thức bên trong tích tụ từ nhiều năm trước. Lạm
phát 2011 lên đến 18,53% so với 2010 trong khi tăng trưởng chỉ còn 5,81%.
Trước tình hình đó, chính phủ phải chuyển hướng phất triển sang phương châm “ưu
tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý” đồng thời nỗ lực cơ cấu
toàn diện nền kinh tế với 3 đối tượng chính là hệ thống ngân hàng, đầu tư công và
các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, sự suy giảm mạnh của cầu trong nước và
quốc tế, cùng với bất ổn của môi trường kinh doanh đã làm suy yếu sức cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam, giảm cả mức độ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước,
giảm lòng tin người tiêu dùng, dẫn đến tình trạng trì trệ, mức tăng trưởng không
như kỳ vọng ban đầu.
a) Tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2008 thể hiện sự sụt giảm khi chỉ đạt 6,23%
so với mức tăng 8,48% năm 2007. Tốc độ này thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra là
7%. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế nhiều
nước suy giảm mà nước ra vẫn đạt được tốc độ tăng tương đối cao là một cố gắng
rất lớn.
Biểu đồ 3.1 – Tổng sản phẩm trong nước từ 2008-2012
Nguồn: Tự tổng hợp thông tin của Tổng cục Thống kê
Trên đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng GDP đầu năm
2009 diễn ra chậm chạp, đạt quý có mức thấp nhất trong các năm trở lại (chỉ đạt
3,14%). Gần về đến cuối năm tình hình đã được cải thiện lên đạt mức trung bình
năm là 5,32%. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp do ảnh hưởng khủng hoảng
kinh tế thế giới.
006%
005%
007%
006%
005%
004%
005%
005%
006%
006%
007%
007%
2008 2009 2010 2011 2012
GDP
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 17 
 
Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước
sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Tổng sản phẩm trong nước năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với 2009. Kết
quả này khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệu quả các biện pháp
ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ban hành. Đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài cũng khả quan với mức tăng 10% so với 2009, giá trị giải
ngân đạt 8 tỷ USD.
Tổng vốn đầu tư xã hội/ GDP chỉ bằng 34,6% trong năm 2011 do thực hiện chính
sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này khiến cho GDP của Việt
Nam chỉ tăng 5,89% trong năm 2011, thấp hơn mức của 2010. Tuy nhiên đây là
mức tăng trưởng tương đối cao so với các quốc gia khác trong khu vực.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012
theo giá so sánh với 1994 ước tăng 5,03% so với 2011. Con số này thấp hơn dự báo
được đưa ra trước đó là 5,2-5,5% và càng thấp hơn mục tiêu đặt ra là 6,4%. Xét
trong bối cảnh kinh tế hiện tại, với mục tiêu trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô thì việc tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt hơn 5% là điều hợp lý,
khẳng định tính kịp thời đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp của Chính phủ.
b) Lạm phát
Năm 2008 là năm đã trải qua những biến động lớn về giá cả. Nguyên nhân tăng
trưởng tín dụng và cung tiền quá mạnh trước đó đã làm cho lạm phát bùng nổ, ngoài
ra giá lương thực, nguyên nhiên liệu trên thể giới tăng cũng góp phần làm cho giá cả
tăng tại Việt Nam. Trong 2 tháng đầu, CPI tăng 6,02% và liên tục 4 tháng sau đó
CPI đều tăng 2% mỗi tháng..
Lạm phát bùng nổ dữ dội vào cuối năm đẩy chỉ số CPI 2010 lên đến 11,75% và vẫn
giữ mức độ đó sang những tháng đầu năm 2011. Nguyên do các chính sách nới lỏng
tiền tệ trước đó của chính phủ. Các gói kích cầu và hỗ trợ lãi suất đã bơm một lượng
tiền lớn vào nền kinh tế.
Chỉ số CPI của Việt Nam tăng 18,58% trong năm 2011. Với việc hai lần
tăng giá xăng dầu vào 24/2 và 29/3/2011, tăng giá điện bình quân 15,28%
đã khiến lạm phát kỳ vọng tăng cao. Ngoài ra, sự gia tăng của giá thực
phẩm cũng là lý do chính khiến cho lạm phát của Việt Nam tăng mạnh
trong 2011.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 18 
 
Biểu đồ 3.2 – Chỉ số CPI từ 2008-2012
 
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Có nhiều điểm tương đồng giữa lạm phát năm 2008 và 2011 về nguyên nhân như sự
tăng giá cả hàng hóa thế giới (lương thực và nguyên nhiên liệu).
Tháng 12/2012, chỉ số CPI của cả nước tiếp tục giảm so với tháng trước và cùng kỳ
năm 2011, chỉ tăng 6,81%. Như vậy mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định CPI ở
mức một con số đã được thực hiện thành công.
Việc tăng giá điện thêm 5% vào cuối năm 2012 sẽ có những ảnh hưởng nhất định
đến chi phí đầu vào của ngành sản xuất và từ đó đến chỉ số CPI những tháng đầu
năm 2013. Ngoài ra việc nới lỏng cung tiền cũng làm cho giá tiêu dùng chịu tác
động và có xu hướng đi lên. Áp lực lạm phát gia tăng là hoàn toàn có thể.
c) Tỷ giá
Ngày 17/8/2010, NHNN đột ngột tăng tỷ giá USD/VND lên 2,1%. Động thái này
được nhìn nhận là một bước đi chủ động của ban điều hành nhằm giải phóng áp lực
tăng tỷ giá thường dồn về cuối năm. Từ tháng 9/2010, lạm phát tại Việt Nam bắt
đầu tăng nhanh đi cùng với tín dụng ngoại tệ bùng nổ, giá vàng thế giới tăng tác
động bất lợi ở nhiều mặt, cầu ngoại tệ lớn cho nhập khấu và mối quan ngại về nhập
siêu cao. Đến Tháng 10, thị trường ngoại hối đón nhận một cơn sốt ngoại tệ trên thị
trường tự do kéo dài đến cuối năm. Trước yêu cầu về bình ổn thị trường, nguy cơ
chảy máu của dự trữ ngoại hối trở nên căng thẳng.
Trước những căng thẳng tỷ giá năm 2010 như vậy, 2011 bắt đầu bằng sự leo thang
của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do. Cho đến 11/2/2011, thị trường ngoại tệ
Việt Nam được chấn động với “cú” phá giá chưa từng có trong lịch sử. Tỷ giá được
điều chỉnh tăng 9,3% đi kèm với cam kết của Thống đốc NHNN rằng nếu có điều
013%
020%
007%
012%
018%
007%
000%
005%
010%
015%
020%
025%
2007 2008 2009 2010 2011 2012
CPI
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 19 
 
chỉnh thì chỉ trong biên độ 1%. Chính sách điều chỉnh này là sự giải phóng áp lực
dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài, làm xóa đi kỳ vọng phá giá ở giới
đầu cơ và ở cả tâm lý thị trường.
Nếu như đầu 2011, tỷ giá được nhắc đến nhiều khi NHNN có một bước phá giá
mạnh, (từ 13.932 năm 2010 lên 20.828) thì trong suốt 2012, tỷ giá đã có một năm
ổn định dựa trên cam kết của Thống đốc đưa ra từ đầu năm. Trong bối cảnh nền
kinh tế khó khăn như năm vừa qua thì đây được xem là một thành công của NHNN.
d) Lãi suất
Biểu đồ 3.3 – Tình hình biến động lãi suất năm 2008
Nguồn: SBV
Với nỗ lực kiềm chế lạm phát, NHNN buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền
tệ năm 2008. Lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu liên tục được điều chỉnh tăng, có
khi lên đến 14-15%. Các chính sách này đã thể hiện tác dụng của nó nhưng cũng
đồng thời khiến các NHTM rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Gặp khó khăn
nhiều nhất là các NHTM có quy mô nhỏ, phải đi vay mượn liên tục từ các NHTM
khác hoặc vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng. Việc phải huy động nguồn
vốn với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng như vậy chính là một trong
những biểu hiện của rủi ro thanh khoản.
Không những thế, NHNN còn phát hành trái phiếu bắt buộc 20.300 tỷ đồng và nâng
mức dự trữ bắt buộc thêm 1% (tương ứng thu về 10 nghìn tỷ đồng dự trữ bắt buộc).
Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong thời gian này, các NHTM không ngừng tăng
lãi suất huy động để thu hút tiền gửi về đã dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất khá
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 20 
 
rầm rộ giữa các ngân hàng. Lãi suất huy động trên thị trường tăng vọt lên gần 20%,
lãi suất cho vay có lúc lên đến 30%.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, NHNN đã rút khỏi lưu thông gần 45.000 tỷ đồng. Tuy
nhiên, cũng trong thời gian này, NHNN làm giảm căng thẳng thanh khoản bằng
cách cho vay ngắn hạn, nhiều lần bơm vào các NHTM khoản vay ngắn hạn tổng giá
trị khoảng 30.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với việc hàng loạt các nước trên thế giới hạ lãi suất cơ bản để đối phó
với suy thoái, NHNN đã điều chỉnh kịp thời các mức lãi suất để kết thúc năm 2008,
lãi suất trở về mức gần như lãi suất đầu năm (8,5%), nới lỏng và tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng dễ dàng với lãi suất thấp.
Bảng 3.1 – Quá trình điều chỉnh lãi suất năm 2012
Thời gian 24/12 1/7 11/6 28/5 10/4 13/3
Đầu
2012
Lãi suất cơ bản 9% 9%
Lãi suất điều hành
Lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất chiết khấu
9%
7%
10%
8%
11%
9%
12%
10%
13%
11%
14%
12%
15%
13%
Trần lãi suất huy động VND
Tiền gửi có kỳ hạn (1-12 tháng)
Tiền gửi không kỳ hạn
8%
2%
9%
2%
9%
2%
11%
3%
12%
4%
13%
5%
14%
6%
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND (áp dụng cho 4 lĩnh vực ưu đãi)
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn
VND
12% 13% 13% 14% 15%
Chênh lệch cho vay và huy
động
4% 4% 4% 3% 3%
Nguồn: SBV
Năm 2011: NHNN công bố một loạt các biện pháp về chính sách tiền tệ khác: tăng
trưởng tín dụng ở mức 20%, tỷ lệ tín dụng cho khu vực phi sản xuất giới hạn tối đa
là 16% vào cuối 2011. Lãi suất tái chiết khấu và cho vay qua đêm được điều chỉnh
tăng lên 12%. Lãi suất vẫn nằm ở mức cao vào thời điểm cuối năm 2011, nhiều
ngân hàng đang huy động ngầm 16-17%, và cho vay trung bình 19%/năm.
Với trọng tâm là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, NHNN đã thực hiện điều
chỉnh mức lãi suất xuống đến 6 lần đối với lãi suất điều hành và 5 lần đối với lãi
suất huy động trần. Đồng thời các biện pháp hành chính như đưa ra mức lãi suất cho
vay về dưới 15% trước ngày 15/7/2012 cũng được áp dụng để hỗ trợ cho doanh
nghiệp tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 21 
 
Về cơ bản, tính đến cuối năm 2012, mức lãi suất cho vay đã tương đối ổn định, đối
với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức lãi suất được cố định ở 13% đối với các khoản vay
ngắn hạn.
Thanh khoản tốt thể hiện ở mức lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm dần
và ổn định
Biểu đồ 3.4 – Tình hình biến động lãi suất liên ngân hàng năm 2012
 
Do ảnh hưởng từ năm 2011, những tháng đầu năm 2012 thanh khoản trên thị trường
liên ngân hàng vẫn còn khá căng thẳng thì càng vào sâu trong năm, tình trạng này
đã được giải quyết khá tốt. Mức lãi suất qua đêm, 1 tháng và 6 tháng những tháng
đầu năm dao động trong khoảng 14-16% thì đến cuối năm, mức lãi suất này giảm
xuống chỉ còn 4-7% . Mặc dù có những thời điểm trên thị trường xảy ra những biến
cố trầm trọng liên quan trực tiếp đến một số ngân hàng lớn thì thanh khoản vẫn
được đảm bảo tốt. NHNN đã có những động thái bơm hút tiền trên thị trường liên
ngân hàng một cách hợp lý vào đúng thời điểm nên hệ thống vẫn hoạt động an toàn.
Tuy nhiên, nhìn lại những tháng cuối quý III khi có thời điểm lãi suất liên ngân
hàng tăng mạnh tới 12%/năm, có thể nhận thấy đang có sự phân hóa thanh khoản
giữa các nhóm ngân hàng trong hệ thống. Nếu như những ngân hàng lớn luôn dư dả
nguồn vốn để mua một lượng lớn trái phiếu và tín phiếu thì các ngân hàng nhỏ vẫn
phải vay mượn với lãi suất cao trên cả thị trường 1 và thị trường 2.
e) Tăng trưởng tín dụng
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 22 
 
Tín dụng và cung tiền bắt đầu bùng nổ từ 2007, kết thúc năm, tín dụng tăng vọt lên
49,79% và cung tiền M2 ở mức 49,11%. Tiếp theo các tháng năm 208, cung tiền
luôn ở mức trên 50% so với cùng kỳ năm trước. Áp dụng các chính sách thắt chặt
tiefn tệ mạnh mẽ, cuối năm 2008 tăng trưởng ín dụng còn 27,6%. Cung tiền M2
củng giảm khá nhanh từ 48,19% (1/2008) còn 25,83% vào tháng 6, kết thúc năm ở
20,7%.
Nới lỏng tiền tệ năm 2009 đã làm cho tín dụng tăng mạnh trong 2010. Mặc dù
NHNN đặt mục tiêu kiểm soát ở tầm 25% nhưng cả năm tín dụng vẫn đạt 30%.
Trước tình hình lạm phát cao 2010, NHNN thực hiện chính sach kiểm soát
còn chặt chẽ hơn năm 2008 trước đó. Nhờ vậy mà tăng trưởng tín dụng ở
mức 12% và tăng trưởng tổng phương diện thanh toán đạt mức 10% trong
năm 2011.
Tín dụng tăng trưởng thấp nhất trong 20 năm trở lại đây và đi ngược với tốc độ tăng
trưởng huy động
Theo số liệu của NHNN, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng 4,85% trong 11 tháng
đầu năm và ước tính sẽ tăng từ 5 – 5,5% trong năm 2012. Đây là lần đầu tiên kể từ
năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. So với mức trung bình của 10
năm trở lại đây 28%) thì mức tăng trưởng tín dụng năm nay rất thấp.
Tình trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là nền kinh tế đang
trong tình trạng khó khăn, tổng cầu suy giảm dẫn đến doanh nghiệp không bán được
hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh và ưu tiên cho mục tiêu giải phóng hàng tồn
kho. Thứ hai, trong một năm quá nhiều biến động đối với ngành ngân hàng, nợ xấu
có xu hướng tăng cao và nhanh, các ngân hàng thương mại có xu hướng thắt chặt
tín dụng, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền để hạn chế rủi ro.
Trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức thấp thì ngược lại, tốc độ huy động vẫn cao.
Trong 11 tháng đầu năm 2012, vốn huy động tăng 15,98% so với cuối năm 2011 và
ước tính cả năm 2012, con số này là 17%.
Thực trạng trên cho thấy dòng tiền vẫn đang tồn đọng trong hệ thống ngân hàng mà
không được đẩy ra nền kinh tế. Việc 5 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hành từ
đầu năm 2012 mặc dù có tác dụng nhưng hiệu quả không lớn do vấn đề chính của
doanh nghiệp là giải phóng hàng tồn kho thay vì phải chịu mức lãi suất cao hay
thấp.
Xét trên phương diện dài hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động và GDP làm tăng rủi ro thanh khoản. Tín
dụng tăng trung bình 32% trong 2000-2010, huy động tăng 29% tỏng khi GDP chỉ
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 23 
 
tăng trung bình 7,15% trong giai đoạn này. Theo ý kiến chuyên gia kinh tế, GDP
tăng khoảng 7%, mức tăng trưởng tín dụng có thể đạt được 14-20% mà không gây
ra bong bong tín dụng. tuy nhiên khi tỷ lệ vượt mức nêu trên sẽ ảnh hưởng không
tốt đến sức khỏe nền kinh tế.
f) Nợ xấu có xu hướng tăng cao và nhanh
Biểu đồ 3.5 – Tỷ lệ nợ xấu từ 2007-2012
 
Nguồn: SBV
Song song với cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng năm 2011, lãi
suất cho vay cũng vì thế mà chịu áp lực tăng lên. Điều này khiến cho chính các
ngân hàng lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan bới các doanh nghiệp sản xuất cần
vốn nhưng không thể tiếp cận được do chi phí quá cao, còn các hoạt động chịu được
lãi suất cao như đầu tư ngắn hạn, phi sản xuất lại thuộc diện mà các ngân hàng phải
giảm tỷ trọng theo chỉ thị của Chính phủ. Hậu quả cuối cùng là nợ xấu gia tăng dẫn
đến rủi ro cho ngân hàng và cả hệ thống.
Trong cả năm 2012, nợ xấu đã trở thành vấn đề nổi cộm của ngành ngân hàng. Tăng
trưởng tín dụng quá nóng và sự quản lý yếu kém trong hệ thống ngân hàng là những
nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến tình trạng này. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm
2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011. Đến cuối
tháng 9, nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 8,82% và ước cả năm sẽ dao động từ 8,5 –
10%.
Tính đến nay, trong tổng dư nợ thì dư nợ bất động sản chiếm hơn một nửa. Nợ xấu
có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai
chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu. Thị trường này lại đang ở trạng thái đóng băng
nên vấn đề nợ xấu của ngành ngân hàng càng trở nên trầm trọng.
002%
004%
002% 003%
003%
009%
000%
002%
004%
006%
008%
010%
2007 2008 2009 2010 2011 2012
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 24 
 
Để chuẩn hóa các quy định gần hơn với chuẩn mực quốc tế, NHNN đã ban hành
thông tư 02/2013/TT-NHNN theo hướng nâng cao rất nhiều các tiêu chuẩn, thể hiện
đúng đắn, đầy đủ hơn bản chất, chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo đó, sẽ có
nhiều nhóm tín dụng bị đưa vào nợ xấu để kiểm soát chặt chẽ hơn. Thông tư này có
hiệu lực từ ngày 1/6/2013. Trong bối cảnh tái cơ cấu các ngân hàng Việt Nam thì
điều này là rất cần thiết.
Tuy nhiên, bốn ngày trước khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực, NHNN đã
quyết định lùi thực thi quyết định này một năm. Với quyết định này, doanh nghiệp
và ngân hàng tạm thời thoát khỏi khó khăn trước mắt nhưng nợ xấu không mất đi
mà vẫn treo lơ lửng, chờ ngày dội xuống. Tuân thủ theo thông tư 02/2012, các
NHTMCP niêm yết phải thực hiện phân loại lại nợ và dự đoán nhiều nhóm nợ sẽ bị
đưa vào nợ xấu để kiểm soát chặt chẽ hơn. Đặc biệt, NHNN đã yêu cầu hệ thống
hóa thông tin tín dụng thông qua việc tổng hợp thông tin của Trung tâm Tín dụng
CIC. Điều này nghĩa là, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng sẽ còn tăng lên nhiều
trong thời gian tới nếu các ngân hàng không có biện pháp xử lý nợ thích hợp.
g) Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra chậm; cơ cấu cổ đông ngân hàng lớn
thay đổi mạnh mẽ
Sau khi Thủ tướng phế duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vào đầu tháng
3/2012, tính đến thời điểm này, với mục tiêu sẽ tiến hành hợp nhất 5-8 NHTM ngay
trong quý I/2012 thì tốc độ tái cơ cấu đang diễn ra khá chậm chạp. Trong năm 2011,
có 3 ngân hàng đã tiến hành hợp nhất là SCB – Đệ Nhất và Tín Nghĩa. Năm 2012,
thêm một thương vụ sáp nhập giữa Habubank và SHB đã diễn ra thành công vào
tháng 8.
So với mục tiêu năm 2013 là thời gian đề hoàn thành căn bản cơ cấu lại tổ chức tín
dụng thì tốc độ đang khá chậm. Công cuộc sắp xếp lại các tổ chức tín dụng sẽ còn
tiếp diễn mạnh trong năm 2013.
Tuy nhiên, trong năm 2012 lại là năm đánh dấu sự thay đổi hàng loạt nhân sự cao
cấp thuộc hệ thống ngân hàng. Lý do thay đổi, một là do sự ‘đổi chủ’ và hai là sự
thoái vốn của cổ đông lớn khỏi một số ngân hàng.
Sự ‘đổi chủ’ đầy bất ngờ trong năm 2012 là NH Phương Nam, một ngân hàng khá
nhỏ và ít có vị thế trên thị trường đã âm thầm mua cổ phần và chi phối Sacombank
khi trong cơ cấu HĐQT mới có đến 4 người từ ngân hàng Phương Nam chuyển
sang. Ngoài ra tại TienPhong Bank, ông Đỗ Minh Phú cũng trở thành chủ tịch mới
của TienPhong Bank khi mua lại 20% cổ phần của ngân hàng này.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 25 
 
Trong năm, ACB cũng thoái vốn khỏi Eximbank và KienLong Bank, Vietcombank
bán 15% cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật.
h) Hoạt động doanh nghiệp
Tính trong riêng năm 2012, có tất cả khoảng 55.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản.
Đặc biệt những tổ chức liên quan đến ngành nghề bất động sản vì khi thị trường bất
động sản đóng băng thì những công ty thuộc ngành này (như vật liệu xây dựng)
cũng lâm vào khó khăn. Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và phá sản đem lại
khá nhiều vấn đề cho ngân hàng phải giải quyết, mà nổi bật nhất là tình trạng nợ
xấu tiếp diễn. Trong bối cảnh kinh tế không sáng sủa, các doanh nghiệp liên tục
khai báo thua lỗ hoặc sụt giảm lợi nhuận đã ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động ngân
hàng khi mà các khoản tiền bung ra cho vay trước đây không thu hồi được.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trong quá khứ, hệ thống NHTM Việt Nam đã từng đối mặt với tình trạng căng
thăng thanh khoản. Điển hình là năm 2008 và 2010, khan hiếm thanh khoản diễn ra
trong nỗ lực thắt chặt tiền tệ quá đà của NHNN. Nguyên nhân chính là do tăng
trưởng tín dụng quá nóng trong giai đoạn trước 2008 mà không bền vững.
Ngay sau đó, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn bằng nhiều
lần bơm tiền vào hệ thống cũng như điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình
thực tế, đảm bảo lạm phát vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, do mức độ áp dụng và
chính sách đưa ra chưa chặt chẽ đã tạo điều kiện cho các ngân hàng lách luật như
tình trạng chạy đua lãi suất nóng vào năm 2008. Mặc dù vậy, trước sự hành động
quyết liệt của NHNN, chính sách trân lãi suất đã phát huy tác dụng theo đúng bản
chất của nó. Giúp hệ thống ngân hàng xác định rõ những NHTM hoạt động không
hiệu quả, sử dụng biện pháp cạnh tranh lãi suất huy động nhằm đầu tư vào lĩnh vực
bất động sản.
Mặc cho những cố gắng quản lý, mối lo thanh khoản vẫn chưa được giải quyết triệt
để và vẫn là vấn đề nhức nhối của hệ thống ngân hàng Việt Nam cho đến năm 2012.
Có chuyên gia đã nhận xét rằng vấn đề nổi bật trong kinh tế vĩ mô năm 2012 không
gì khác ngoài việc khắc phục thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Vì nếu không
khắc phục được thì không hạ được lãi suất, Lãi suất không giảm đồng nghĩa thị
trường chứng khoán và bất động sản không hồi phục được. Viễn cảnh nợ xấu không
được xử lý diễn ra, khiến cho chi phí hoạt động của các ngân hàng tăng cao do phải
trích lập các chi phí dự phòng. Từ đó, dù lạm phát có giảm cũng không hạ được lãi
suất, các doanh nghiệp lại tiếp tục khó khăn, sản xuất bị đình trệ.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 26 
 
Năm 2012 vừa qua, thanh khoản được đảm bảo do huy động vốn tăng cao qua các
tháng trong khi tín dụng VND tăng chậm. Ngoài ra các dấu hiệu khả quan còn được
thể hiện thông qua lãi suất thị trường liên ngân hàng. Nếu như trước đây mức lãi
suất kỳ hạn dài (trên 12 tháng) thường cao hơn đối với kỳ ngấn hạn, thì trong năm
2012, diễn biến là ngược lại. Ngoài ra, lãi suất chung trên thị trường liên ngân hàng
cúng có xu hướng giảm từ đầu năm.
Mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn trên 12 tháng thậm chí còn thấp hơn
mức lãi suất kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng.
Đặc biệt vào tháng 9/2012, lãi suất huy động, cho vay và các lãi suất chính sách đều
giảm xuống mạnh mẽ như mong đợi, cho thấy thanh khoản đang có khởi sắc. Tăng
trưởng tín dụng hết tháng 8 là 2% so với 10% tăng trưởng trong huy động vốn. Lãi
suất cho vay các kỳ hạn từ 12 tháng trớ lên mặc dù được NHNN cho phép thỏa
thuận giữa NHTM với khách hàng, nhưng vẫn không có hiện tượng vượt rào lãi
suất, lãi suất nằm trong khuôn khổ 11%-12%. Mặt bằng lãi suất hạ nhiệt tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, mở rộng sản xuất vượt qua khó
khăn.
3.2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
NIÊM YẾT
Với nguồn dữ liệu thu thập được từ báo cáo thường niên, tài chính trong 5 năm từ
2008 đến 2012 của bảy ngân hàng TMCP đã niêm yết kể trên, báo cáo này chọn
cách tiếp cận thông qua các tiêu chí và chỉ tiêu thanh khoản sau đây để phân tích,
đánh giá tính thanh khoản của các ngân hàng:
+ Vốn điều lệ và hệ số CAR;
+ Hệ số H1 và H2;
+ Chỉ số trạng thái tiền mặt H3;
+ Chỉ số năng lực cho vay H4;
+ Chỉ số tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5;
+ Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6;
+ Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7;
+ Chỉ số tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi các TCTD khác trên tiền gửi khách
hàng H8.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 27 
 
3.2.1. Vốn điều lệ
Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành về danh mục vốn
pháp định đối với các ngân hàng đến năm 2008 và 2010 là phải đạt được 3.000 tỷ
đồng đối với các NHTM, các NH đầu tư, các NH liên doanh liên kết, 5.000 tỷ đối
với các NH phát triển và chi nhánh các NH nước ngoài tại Việt Nam là 15 triệu
USD.
Theo nghị định này, các NHTM buộc phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ
đồng áp dụng từ ngày 31/12/2010.
Đến cuối năm 2008, phần lớn các ngân hàng đạt được mức vốn điều lệ lớn hơn vốn
pháp định cần thiết. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số trường hợp ngân hàng chưa đạt
được yêu cầu trên, phải tiếp tục xây dựng phương án tăng vốn điều lệ trong khi thời
điểm quy định đã hết.
Các ngân hàng chủ yếu hoạt động qua kênh chứng khoán: niêm yết hoặc phát hành
thêm cổ phiếu. Đối với nhóm các ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng
khoán như: ACB, EIB,… thì việc huy động, tăng cường vốn điều lệ lên 3.000 tỷ
đồng không phải là một điệp vụ quá khó khi thị trường chứng khoán là một kênh
thu hút vốn hiệu quả.
Tính đến 31/12/2012, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng tăng
11,42% so với năm 2011 trước đó.
Có thể thấy rằng, các ngân hàng ACB, CTG, EIB, STB và VCB là những ngân hàng
có mức vốn điều lệ vượt xa ngưỡng yêu cầu của NHNN từ năm 2008. Nhưng không
vì vậy mà nhóm ngân hàng này không đề ra kế hoạch tăng cường mở rộng thêm
nguồn vốn của mình. Việc này góp phần cạnh tranh, gây khó khăn không nhỏ cho
các ngân hàng yếu kém hơn trong tiến trình huy động vốn đạt mức tối thiểu cần
thiết.
Trong số các ngân hàng được xem xét, NVB là ngân hàng có quy mô “khiêm tốn”
nhất với vỏn vẹn chỉ 3.010 tỷ đồng. Mặc dù có tốc độ tăng cao nhất 3,01 lần, ngân
hàng chỉ đạt được mức yêu cầu theo nghị định khi bước vào năm 2011, trễ hơn một
năm so với quy định của NHNN. Tuy nhiên, một khúc mắc xuất hiện vào khoảng
cuối năm 2012 khi Navibank rơi vào danh sách các ngân hàng có vốn điều lệ dưới
mức quy định tối thiểu. Cụ thể theo kết quả thanh tra từ NHNN, sau khi yêu cầu
Navibank phải trích lập dự phòng bổ sung vì nợ xấu tăng, tài sản đảm bảo chưa
hoàn tất thủ tục pháp lý, dự phòng các khoản tiền gửi liên ngân hàng thì vốn chủ sở
hữu thực của Navibank chỉ còn 2.513 tỷ dồng, nghĩa là thấp hơn mức quy định.
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 28 
 
Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng
Một chi tiết có thể nhận ra dễ dàng từ biểu đồ trên, trừ CTG, VCB và SHB là ba
ngân hàng vẫn tiếp tục huy động được thêm vốn, ba ngân hàng còn lại đều dậm
chân tại mức vốn điều lệ của năm 2011.
Trong năm 2012, vốn điều lệ và tổng tài sản của SHB tăng đột biến như vậy là do
thương vụ sáp nhập với ngân hàng HBB (ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội) theo lộ
trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của nhà nước.
Ngoài sử dụng thị trường chứng khoán như một kênh thu hút đầu tư, một số ngân
hàng hướng tới một giải pháp khác là tìm đối tác chiến lược cho mình. Có thể là các
nhà đầu tư (NĐT) tổ chức, các đối tác nước ngoài, những đơn vị có thể mua lượng
cổ phần lớn.
Không dừng lại ở mức vốn hơn 12.000 tỷ đồng, VCB vẫn xúc tiến công cuộc tìm
kiếm đối tác ngoại ngay sau khi cổ phần hóa năm 2008. Ngày 30/9/2011,
Vietcombank thông báo ra công chúng về việc bán 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã
phát hành đang lưu hành cho ngân hàng TNHH Mizuho (“MHCB”), một thành viên
của tập đoàn tài chính Mizuho để tăng vốn 11,8 nghìn tỷ VND (tương đương 567,3
triệu đô la Mỹ).
Trong năm 2012 vừa rồi đã diễn ra vụ M&A được xem là lớn nhất trong lịch sử
ngành ngân hàng Việt Nam. Thương vụ chính thức hoàn tất trong lễ ký kết giữa
ngân hàng Vietinbank và ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ vào ngày 27/12 vừa
qua. Theo đó, Vietinbank bán 20% cổ phần cho ngân hàng Nhật Bản BTMU tương
đương giá trị 743 triệu USD (15.465 tỷ đồng). Như vậy, sau giao dịch này,
.0
5000.0
10000.0
15000.0
20000.0
25000.0
30000.0
CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB NVB
Biểu đồ 3.6 - Vốn điều lệ từ 2008-2012
2008
2009
2010
2011
2012
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 29 
 
Vietinbank là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh
nhất ở Việt Nam hiện nay.
Một số ngân hàng trong nhóm có đối tác chiến lược nước ngoài trước đó như:
+ Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB và ngân hàng Standard Chartered (SCB) trở
thành đối tác chiến lược của nhau từ tháng 7/2005. Đến 5/2008, SCB lại công bố
thỏa thuận mua thêm cổ phần của ACB, nâng tổng vốn đầu tư lên 12% cổ phần và
15,86% trái phiếu chuyển đổi tại ACB.
+ Năm 2007, Deutsche Bank cũng trở thành đối tác chiến lược của Habubank trong
đợt tăng vốn điều lệ lên 2,000 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu là 10% cho ngân
hàng đến từ Đức.
3.2.2. Hệ số an toàn vốn CAR
Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) - hệ số Cooke phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối
thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc phản ánh năng lực tài chính của các ngân
hàng. Tỷ lệ này được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân
hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. bằng
tỷ lệ này người ta có thể xéc định được khả năng của ngân hàng trong việc thanh
toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín
dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức
là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ
mình, vừa bảo vệ người gửi tiền.
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng luôn xác định rõ và giám sát
các ngân hàng phải luôn duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Trước đây, ở Việt
Nam tỷ lệ này được yêu cầu là 8% - giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống
ngân hàng trên thế giới vẫn áp dụng. Tuy nhiên trong bối cảnh đặc biệt là gia nhập
WTO, quy mô về vốn của các NHTM Việt Nam chắc chắn phải được tăng hơn nữa
nhằm đảm bảo hệ số hoạt động an toàn và đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh,
đáp ứng nhu cầu mới từ thị trường. Vào năm 2010, NHNN Việt Nam đã nâng mức
yêu cầu của tỷ lệ này lên 9%.
Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, NHNN quy định các
TCTD phải đảm bảo chỉ số an toàn vốn CAR ở mức tối thiểu là 9%.
CAR biểu thị cho mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong việc
sử dụng vốn cao thấp tùy thuộc vào vốn tự có của ngân hàng. Cụ thể là, những ngân
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 30 
 
hàng có vốn tự có lớn thì được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn với hy
vọng đạt được lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro sẽ cao hơn và ngược lại.
Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng
Theo số liệu thu thập được từ báo cáo thường niên cung cấp bởi chính tổ chức tài
chính, không ngân hàng nào có hệ số CAR không đạt yêu cầu vào thời điểm cuối
năm 2012. Tuy cũng có thời gian CTG, NVB, VCB rơi vào tình trạng CAR < 9%,
nhưng sau đó cũng nhanh chóng được ban lãnh đạo điều hành để ngân hàng đi vào
vòng quỹ đạo an toàn.
Có thể dễ dàng nhận ra ngân hàng Vietcombank (VCB) đã có 2 năm 2008 và 2009
chật vât với hệ số CAR trong việc đảm bảo yêu cầu của NHNN (xem phụ lục A,
bảng 3.3), hệ số lần lượt là 8,9% và 8,11%. Tuy nhiên, tường hợp được xem xét do
ngân hàng vướng vào rào cản “thí điểm” cổ phần hóa, trong đó có ràng buộc về việc
lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi thực hiện tăng vốn. Ngân hàng phải thực
hiện theo hướng dẫn mới của ngân hàng về xác định vốn tự có, cụ thể là điều chỉnh
về chỉ tiêu và giới hạn xác định vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
Sau khi thực hiện sáp nhập chính thức với HBB ngày 28/8, SHB phải tiến hành rà
soát lại các khoản nợ thuộc đơn vị cũ để thực hiện phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Các nỗ lực tiến hành thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu
và khẳng định sẽ đưa nợ xấu của các đơn vị kinh doanh thuộc Habubank cũ xuống
dưới 10% vào cuối năm 2012 đã phần nào giúp SHB giữ vững giá trị hệ số CAR
vào cuối năm tài chính ở mức 13,9%.
000%
005%
010%
015%
020%
025%
030%
035%
040%
045%
050%
CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB
Biểu đồ 3.7 - Hệ số an toàn vốn CAR từ 2008-2012
2008
2009
2010
2011
2012
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 31 
 
Tổng dự phòng rủi ro trích lập đến ngầy 30/9/2012 là 2.103 tỷ đồng. Nhưng
sau đó đã phần nào được hoàn nhập lại nhờ công tác đẩy mạnh thu hồi nợ của
SHB.
EIB và SHB là hai ngân hàng luôn đi đầu trong việc vượt xa mức yêu cầu của Basel
II, hệ số trung bình 5 năm tương ứng lần lượt là 23,97% và 16,79%.
Theo chuẩn mực Basel II, các ngân hàng có CAR >10% là có mức vốn tốt nhất.
3.2.3. Hệ số giới hạn huy động vốn H1
Tiêu chuẩn chung cho hệ số H1 này là lớn hơn 5%, nghĩa là vốn tự có phải chiếm
tối thiểu là 5% tổng nguồn vốn huy động. Về tiêu chuẩn này, tất cả các ngân hàng
đang khảo sát đều đạt được.
Ngân hàng EIB có chỉ số H1 khá cao vào khoảng 39,78% năm 2008. Chỉ số cao như
vậy là do trong năm 2007-2008, mức tăng trưởng của vốn điều lệ quá cao nhưng
ngân hàng lại chưa có kế hoạch sử dụng mở rộng quy mô (vốn điều lệ tăng từ 2.800
tỷ lên mức 7.220 tỷ đồng - tăng hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng tài sản cũng
trong thời gian này là 43%). Tuy nhiên các năm sau đó, ngân hàng đầu tư mạnh mẽ
vào tài sản song song với tăng trưởng nhanh trong nguồn vốn huy động đã góp phần
điều chỉnh ổn định lại hệ số H1 của ngân hàng.
Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng
So với mức trung bình trong nhóm là 12,39% năm 2012, CTG, ACB và SHB là ba
ngân hàng có chỉ số H1 thấp hơn (xem bảng 3 – Phụ lục A). Việc này chứng tỏ các
ngân hàng này đang vận dụng tối đa cơ hội huy động vốn của mình, ngân hàng đang
000%
005%
010%
015%
020%
025%
030%
035%
040%
045%
CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB NVB
Biểu đồ 3.8 - Hệ số giới hạn huy động vốn
2008
2009
2010
2011
2012
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 32 
 
hoạt động với hiệu suất cao nhằm mục đích sinh lợi tối đa. Mặc dù vậy, tỷ số H1
cũng được đảm bảo ở mức an toàn trên 5%. Còn đối với ngân hàng NVB có H1 cao
(25,94%) thì tiềm lực để thực hiện huy động vốn trong mối tương quan với vốn tự
có vẫn còn rất lớn.
Nhìn chung, hệ số H1vào cuối năm 2012 của các ngân hàng trong nhóm ở mức tốt,
không quá cao hay quá thấp. Việc duy trì tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động
như vậy đảm bảo ngân hàng vẫn thực hiện tốt thanh khoản của mình mà vẫn không
làm lãng phí nguồn vốn của mình.
3.2.4. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản H2
Chỉ số H2 trung bình của các ngân hàng hội tụ chủ yếu ở mức quanh quẩn 8% trừ
VCB (10,03%) và NVB (14,75%) vào cuối năm 2012.
Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng
Cũng giống như H1, mức chỉ tiêu của H2 cũng là 5%. Trong năm 2011, duy chỉ có
ngân hàng ACB có H2 sụt giảm xuống dưới mức 5%. Nguyên nhân là từ 2010 đến
2011, VCB không hề tăng trưởng trong vốn tự có của mình, trong khi đó, các tài sản
có lại tăng mạnh, cụ thể là các khoản mục tiền gửi tại và cho vay TCTD khác, cho
vay khách hàng… điều này dẫn đến sự mất cân đối trong tỷ số.
Các ngân hàng còn lại đều có tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn huy động cao hơn
5% vào năm 2012. Dẫn đầu là NVB với 14,75%. Nghĩa là có đến 14,75% tài sản có
thể được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
000%
005%
010%
015%
020%
025%
030%
CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB NVB
Biểu đồ 3.9 - Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản
2008
2009
2010
2011
2012
2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết
 
| GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 33 
 
Xem xét 2 chỉ tiêu H1 và H2, nhóm ngân hàng có chỉ số cao chưa hẳn đã là tốt xét
theo khía cạnh lợi nhuận. Không loại trừ trường hợp ngân hàng không chủ ý duy trì
tỷ lệ cao như vậy, mà là do huy động vốn gặp khó khăn.
3.2.5. Chỉ số trạng thái tiền mặt H3
Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là giá trị H3 cao, đảm bảo cho ngân hàng
có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời.
Dựa vào bảng phân tích 3.7 về cơ cấu tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD, có thể thấy
các ngân hàng có những chiến lược về phòng bị thanh khoản cho ngân hàng mình
dưới nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết các ngân hàng đều chọn gửi tiền tại các
ngân hàng khác hoặc các TCTD, điển hình là trường hợp ngân hàng SHB với 85,7%
trong năm 2012. Cách làm như vậy giúp ngân hàng vẫn đảm bảo thanh khoản bằng
cách rút tiền về trong thời gian ngắn khi có nhu cầu, mà vẫn đảm bảo vốn vẫn sinh
lợi mặc dù lợi nhuận không cao.
Bảng 3.2 – Cơ cấu tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD năm 2012
Tổng TM và Tiền
gửi tại các TCTD
Tiền mặt
Tiền gửi
tại NHNN
Tiền gửi tại
các TCTD
CTG  36.242.967 7,0% 33,8% 59,2% 
VCB  81.868.486 6,9% 19,2% 73,91% 
EIB  51.821.304 25,5% 4,4% 70,1% 
STB  17.333.443 55,1% 25,5% 19,3% 
MBB  25.449.652 3,4% 24,5% 72,1% 
ACB  32.979.586 21,5% 16,8% 61,6% 
SHB  24.513.364 2,0% 12,4% 85,7% 
NVB  1.535.270 13,1% 84,0% 2,9% 
Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng
Đối với ngân hàng STB, do có sự giảm sút khá lớn trong tiền gửi tại các TCTD
khác (giảm hơn 17.733 tỷ đồng – tương ứng 84%) trong giai đoạn 2010-2012 nên
trong 2012, tiền mặt trở thành khoản mục chiếm vị trí lớn trong cơ cấu (chiếm
55,1%). Tuy nhiên khi xét về giá trị tuyệt đối, tiền mặt chỉ giữ ở mức xấp xỉ 9.500
tỷ đồng – không chênh lệch nhiều so với các năm trước đó.
Trong nhóm các ngân hàng nhỏ, ngoại trừ SHB có dự trữ thanh khoản khá tốt, NVB
có tổng tiền mặt và tương đương tiền không dồi dào lắm. Hệ số H3 cũng giảm dần
qua các năm từ 2008-2011 cho thấy ngân hàng đã đầu tư vào tài sản với tốc độ cao
so với tiền mặt nắm giữ. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng thanh khoản như
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf

More Related Content

What's hot

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...MiNhon Nguyễn
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013jackjohn45
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcletuananh1368
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay nataliej4
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh BắcPhân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh BắcGin Lavender
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009   2013
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Tình Hình Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
 
Đề tài: Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán MB
Đề tài: Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán MBĐề tài: Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán MB
Đề tài: Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán MB
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh BắcPhân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty chứng khoán MB -
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty chứng khoán MB -Đề tài: Nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty chứng khoán MB -
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty chứng khoán MB -
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh chứng khoán của công ty
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh chứng khoán của công tyĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh chứng khoán của công ty
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh chứng khoán của công ty
 
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng, HAY
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng, HAYNâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng, HAY
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng, HAY
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...
Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...NOT
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh linh...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh linh...Đề tài: Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh linh...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh linh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf (20)

Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại VietinbankPhân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
 
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...
Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ thông tin di động, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP, HAY!
Luận văn:  Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP, HAY!Luận văn:  Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP, HAY!
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP, HAY!
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAY
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn TrãiLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
 
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo...
 
Luận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự học
Luận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự họcLuận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự học
Luận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự học
 
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự ...
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh linh...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh linh...Đề tài: Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh linh...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vĩnh linh...
 
Đề tài mức độ hài lòng của nhân viên, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài mức độ hài lòng của nhân viên, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài mức độ hài lòng của nhân viên, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài mức độ hài lòng của nhân viên, HOT, ĐIỂM CAO
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.pdf

  • 1. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận i    LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin phép được bày tỏ lòng cảm ơn và cảm kích chân thành đến quý Thầy Cô trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, ban giám hiệu Chương trình Đào tạo Đặc biệt nói chung và các Thầy Cô mà em đã có cơ hội tiếp xúc nói riêng. Quý Thầy Cô ngoài những bài giảng thú vị, bổ ích trên lớp còn hỗ trợ em rất nhiều trên con đường học tập dài bốn năm vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Thuận, người Thầy đáng kính mà em may mắn được học trong suốt một thời gian dài lại vừa là Giảng viên hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp của em. Xin cám ơn Thầy về khoảng thời gian quý báu mà Thầy đã dành để hướng dẫn, góp ý kiến, hỗ trợ em từ lúc mở đầu đến khi em hoàn thành quyển Khóa luận này. Đó là những bài học không chỉ về kiến thức uyên bác rộng lớn, mà cả sự ủng hộ về tinh thần của Thầy dành cho một người học trò là em. Được nhà trường tạo điều kiện để tham gia bảo vệ khóa luận Tốt nghiệp, em đã cố gắng tận dụng những kiến thức được tích lũy, đúc kết trong suốt bốn năm học qua để áp dụng vào hoàn thành quyển Khóa luận này. Với những nỗ lực trong việc nghiên cứu tài liệu, báo cáo cũng như vận dụng các lý thuyết đã được học, tuy nhiên do thiếu bề dày kinh nghiệm và thời gian không cho phép, Khóa luận này không tránh khỏi các sai sót. Kính mong Thầy Thuận cùng quý Thầy Cô thông cảm và góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 6 năm 2013
  • 2. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận ii    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …… tháng 6 năm 2013 Giảng viên hướng dẫn
  • 3. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận iii    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại TMCP Thương mại Cổ phần NH Ngân hàng TCTD Tổ chức tín dụng CTG Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ACB Ngân hàng TMCP Á Châu SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội MBB Ngân hàng TMCP Quân đội NVB Ngân hàng TMCP Nam Việt IPO Initial Public Offer – phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng TTCK Thị trường chứng khoán TG Tiền gửi TGTT Tiền gửi thanh toán KH Khách hàng TM Tiền mặt NR Ngân hàng Northern Rock (Anh) NHNNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam  
  • 4. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận iv    MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..............................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... iii MỤC LỤC...........................................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................vi CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ................................................................................................1 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................2 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................2 1.4. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU KHÓA LUẬN ......................................................3 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.......................................................................4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .................................................................................4 2.1.1. Hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM)...................................................4 2.1.2 Vấn đề thanh khoản của các NHTM ...............................................................6 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá.......................................................................................8 2.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THANH KHOẢN CÁC NƯỚC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI...................................................................................................................10 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thanh khoản tại Mỹ....................................................10 2.2.2. Các trường hợp căng thẳng thanh khoản nổi bật trên thế giới......................11 2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam........................................................13 CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH THANH KHOẢN NHÓM CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT....................................................................................15 3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ................................................................................................................15 3.2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT ....26 3.2.1. Vốn điều lệ....................................................................................................27 3.2.2. Hệ số an toàn vốn CAR ................................................................................29 3.2.3. Hệ số giới hạn huy động vốn H1..................................................................31 3.2.4. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản H2.........................................32
  • 5. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận v    3.2.5. Chỉ số trạng thái tiền mặt H3........................................................................33 3.2.6. Chỉ số năng lực cho vay H4..........................................................................34 3.2.7. Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5....................................................36 3.2.8. Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6............................................................37 3.2.9. Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 ...............................................39 3.2.10. Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi các TCTD khác trên tiền gửi khách hàng H8....40 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT ....................................................................................................43 CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH THANH KHOẢN CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT VIỆT NAM ............................................................................43 4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM...........43 4.1.1. Định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam................................43 4.1.2. Những thành quả ban đầu trong lộ trình cơ cấu lại hệ thống NHTM...........44 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH THANH KHOẢN NHÓM CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT ........................................................................................46 4.2.1. Tăng cường năng lực tài chính ....................................................................46 4.2.2. Thực thiện cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có..........................................47 4.2.3. Đẩy lùi nợ xấu..............................................................................................48 4.2.4. Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ .............................48 4.3. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHNN ĐỂ CẢI THIỆN TÍNH THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM .....................................................49 4.3.1. Tiếp tục phát huy đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng...............................49 4.3.2. Quy định chặt chẽ về đảm bảo thanh khoản NHTM....................................50 4.3.3. Sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt, vừa đủ................................................51 4.4.4. Củng cố, phát triển thị trường liên ngân hàng.............................................53 KẾT LUẬN .......................................................................................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................55 PHỤ LỤC A – BẢNG CÁC CHỈ SỐ THANH KHOẢN..................................................56 PHỤ LỤC B – BẢNG SỐ LIỆU TÍNH TOÁN TỪ 2008-2012 ........................................43
  • 6. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận vi    DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 3.1 – Tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 2008-2012 Biểu đồ 3.2 – Chỉ số CPI từ 2008-2012 Biểu đồ 3.3 – Tình hình biến động lãi suất 2008 Biểu đồ 3.4 – Tình hình biến động lãi suất liên ngân hàng năm 2012 Biểu đồ 3.5 – Tỷ lệ nợ xấu từ 2007-2012 Biểu đồ 3.6 – Vốn điều lệ từ 2008-2012 Biểu đồ 3.7 – Hệ số an toàn vốn CAR từ 2008-2012 Biểu đồ 3.8 – Hệ số giới hạn huy động vốn H1 Biểu đồ 3.9 – Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản H2 Biểu đồ 3.10 – Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 Biểu đồ 3.11 – Chỉ số năng lực cho vay H4 Biểu đồ 3.12 – Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5 Biểu đồ 3.13 – Chỉ số chứng khoán thanh khoản của CTG, VCB, STB, SHB và MBB Biểu đồ 3.14 – Chỉ số chứng khoán thanh khoản của EIB, ACB và NVB Biểu đồ 3.15 – Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD khác H7 Biểu đồ 3.16 – Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD trên tiền gửi của khách hàng H8 Bảng 3.1 – Quá trình điều chỉnh lãi suất năm 2012 Bảng 3.2 – Cơ cấu tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD năm 2012 Bảng 3.3 – Cơ cấu dư nợ các ngân hàng năm 2012 Bảng 3.4 – Tăng trưởng trong tiền gửi của khách hàng 2008-2012 Bảng 3.5 – Hệ số H3 và H6 Bảng 3.6 – Hệ số H4 và H5 Bảng 3.7 – Hệ số H3 và H8
  • 7. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 1    CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Trên thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản (liquidity strains), khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Nhiều cuộc khủng hoảng thanh khoản (như Argentina năm 2001-2002, ngân hàng Northern Rock tại Anh năm 2007, …) trên thế giới đã càng khẳng định hơn tầm quan trọng, thiết yếu của quản trị thanh khoản tại ngân hàng. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính – là mối rủi ro có thể gây sụp đổ cả một hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, lượng vốn dự trữ quá lớn sẽ tác đọng trực tiếp làm giảm khả năng đầu tư, sinh lời của ngân hàng. Thị trường tài chính càng phát triển, các cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản cũng gia tăng tương ứng. Từ đó, tầm quan trọng của việc hoạch định, quản lý thanh khoản càng được nâng cao hơn. Trong đó, các nhà quản trị phải tìm câu trả lời cho các vấn đề về nơi cung cấp các nguồn tài trợ ổn định với chi phí rẻ, hợp lý, làm thế nào để cân bằng cung – cầu thanh khoản, … Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem là “mạch máu của nền kinh tế”. Trong thời gian vừa qua, trước những tác động tiêu cực cả sự bất ổn nền kinh tế vĩ nô (lạm phát) và các chính sách của Nhà nước (kiềm chế làm phát) thanh khoản của hệ thống NHTM bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cá biệt có trường hợp ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam những cuối 2007 và đầu năm 2008 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách về cả lý luận thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết được học, bài Khóa luận bàn luận về việc ”Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng TMCP niêm yết”.
  • 8. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 2    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Câu hỏi nghiên cứu: Bài khóa luận được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi về: + Thực trạng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam, cụ thể là các ngân hàng TMCP niêm yết như thế nào? + Những yếu tố, nguyên nhân chính nào đã dẫn đến căng thẳng thanh khoản cho hệ thống NHTM Việt Nam? + Có những giải pháp nào để giải quyết khó khăn thanh khoản đó? Mục tiêu nghiên cứu: + Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về NHTM và vấn đề thanh khoản; + Phân tích và đánh giá các nguyên nhân gây căng thẳng thanh khoản trong thời gian qua; + Phân tích tính thanh khoản của một số NHTM Việt Nam thông qua các chỉ số; + Những tồn tại và hạn chế trong lĩnh vực này và một số giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đến cuối 2012, có tất cả 8 ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã thực hiện việc cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Để thuận lợi cho việc thu thập số liệu và có được kết quả chính xác khách quan, Khóa luận này tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng đã niêm yết bao gồm: + Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG); + Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB); + Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB); + Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB); + Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB);
  • 9. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 3    + Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); + Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB); + Ngân hàng TMCP Nam Việt (NVB); Các số liệu để phân tích được thu thập từ báo cáo thường niên của mỗi ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm gần nhất là 2012. Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào các kiến thức và phương pháp đã được học, Khóa luận sử dụng: + Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch thông tin số liệu từ các nguồn báo chí, báo mạng và báo cáo thường niên của các ngân hàng; + Phương pháp so sánh ngang – dọc, đối chiếu phân tích đối với các chỉ số thanh khoản tính toán được của các ngân hàng. Ngoài ra, để thực hiện đánh giá tốt hơn, khóa luận còn sử dụng phương pháp mô tả - giải thích, tổng hợp thông tin, … 1.4. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU KHÓA LUẬN Ngoài phần kết luận, phụ lục bảng biểu và tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm có bốn chương chính như sau: _Chương 1 – Giới thiệu chung; _Chương 2 – Tổng quan lý thuyết và cơ sở lý luận; _Chương 3 – Phân tích và đánh giá tính thanh khoản nhóm các ngân hàng TMCP niêm yết; _Chương 4 – Giải pháp hoàn thiện tính thanh khoản các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam.
  • 10. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 4    CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2.1.1. Hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) 2.1.1.1. Khái niệm, định nghĩa NHTM Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng (TCTD) là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán toán (Nguyễn Minh Kiều, 2011). NHTM là một trung gian tài chính đóng vai trò trong việc đảm bảo nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. NHTM là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nêu trên. NHTM là loại hình ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. sự có mặt của loại hình ngân hàng này trong hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội chứng tỏ rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế. Như vậy NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội được huy động, tập trung lại, đồng thời số vốn đó được sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân với mục đích phát triển kinh tế xã hội. 2.1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng, vai trò cơ bản Nhìn chung, NHTM có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tín dụng, chức năng tạo tiền và chức năng sản xuất. Chức năng trung gian tài chính và tạo tiền là hai chức năng cơ bản của NHTM. Trong những năm gần đây, nhiều nhà quản trị ngân hàng còn đề cập đến chức năng sản xuất của NHTM, bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
  • 11. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 5    Dựa vào các chức năng kể trên của NHTM, có thể nhận ra các vai trò chính của NHTM trong nền kinh tế thị trường như sau: _ Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế: NHTM là trung gian kết nối giữa những người có nguồn tiền nhàn rỗi muốn sinh lời trong xã hội (cá nhân, tổ chức kinh doanh, đơn vị kinh tế, …) đến những người có nhu cầu sử dụng vốn nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Qua quá trình này, NHTM là thành phần đầu mối quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, NHTM còn có thể làm trung gian giữa các công ty và nhà đầu tư trong việc chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán, mua trái phiếu công ty. _ Vai trò làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: NHTM hỗ trợ các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện thanh toán, cất giữ tiền một cách an toàn, tiện lợi hơn. Để thực hiện vai trò này, ngân hàng sử dụng những công cụ lưu thông và độc quyền quản lý chúng (séc, giấy chuyển tiền, thẻ thanh toán, …), thông qua đó đã tiết kiệm nhiều chi phí đã có thể phát sinh trong xã hội, đẩy nhanh tốc độc luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ngày nay, với việc thực hiện thanh toán thông qua hệ thống bù trừ của và hình thức chuyển tiền điện tử được hỗ trợ bởi công nghệ cao sẽ hỗ trợ tối đa các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn hơn. _ Vai trò tạo ra tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp: Quá trình này được thực hiện thông qua tín dụng và thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với NHTW mỗi nước. Đây là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối luợng tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (International Monetary Fund), khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: tiền giấy, tiền kim loại và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Còn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ không đụơc xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chuẩn tiền” do tính chất kém thanh khoản của bộ phận này. Tuy nhiên kể từ năm 1980 trở đi, nhiều nhà kinh tế học bắt đầu xem “chuẩn tiền” là một phần của khối tiền tệ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hang Thế giới (WB) gần như chấp nhận quan điểm này nhưng còn ngần ngại nên phân biệt thành nhiều khối tiền tệ như M1, M2, M3 và L. Trong đó: + M1: tiền mặt phát hành bao gồm tiền giấy và tiền kim loại + tiền gửi không kỳ hạn; + M2: M1 + tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ tại ngân hàng; + M3: M2 + tất cả các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác;
  • 12. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 6    + L: M3 + các loại trái phiếu, thương phiếu và các công cụ khác của thị trường tiền tệ. 2.1.2 Vấn đề thanh khoản của các NHTM 2.1.2.1. Định nghĩa thanh khoản Tính thanh khoản của NHTM được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Thanh khoản của một ngân hàng có vấn đề có thể do các nguyên nhân cơ bản sau: _ Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hóa chúng thành các tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên, tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn. _ Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn. Khi lãi suât giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lời cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán nhằm tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. _ Do chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả, … 2.1.2.2. Cung – cầu thanh khoản và đánh giá trạng thái thanh khoản Nhu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mô hình cung – cầu về thanh khoản. _ Cung thanh khoản: là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm:
  • 13. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 7    + Các khoản tiền gửi đến; + Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi; + Thu hồi các khoản tín dụng đã cấp; + Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng; + Vay mượn trên thị trường tiền tệ. _ Cầu thanh khoản: là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm: + Khách hàng rút tiền từ tài khoản; + Yêu cầu vay vốn từ các khách hàng có chất lượng tín dụng cao; + Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi; + Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ; + Thanh toán cổ tức bằng tiền. Trạng thái thanh khoản ròng NPL (Net Liquidity Position) của một ngân hàng được xác định như sau: NPL = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản Có ba khả năng có thể xảy ra như sau: _Thặng dư thanh khoản: khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NPL > 0) thì ngân hàng đang ở trong trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai. _Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NPL < 0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí là bao nhiêu. _Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản bằng với cầu thanh khoản (NPL = 0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế, hoặc nếu có cũng không tồn tại lâu dài.
  • 14. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 8    2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá 2.1.3.1. CAR – tỷ lệ an toàn tối thiểu CAR vốn tự có tổng tài sản có rủi ro quy đổi x 100% Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) – hệ số Cooke phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi. CAR biểu thị cho mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn cao thấp tùy thuộc vào vốn tự có của ngân hàng. Cụ thể là, những ngân hàng có vốn tự có lớn thì được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn với hy vọng đạt được lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro sẽ cao hơn và ngược lại. 2.1.3.2. Hệ số giới hạn huy động vốn H1 vốn tự có tổng nguồn vốn huy động x 100% Hệ số này được đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Để tạo một khoản cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng trong mối tương quan giữa vốn tự có và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ càng thấp. Trong đó: + Vốn tự có của ngân hàng gồm: vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia. + Tổng nguồn vốn huy động gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiêm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiềng gửi để huy động vốn, các khoản tiền giữ hộ và đợi thanh toán, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (nếu có). 2.1.3.3. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có H2 H2 vốn tự có tổng tài sản có x 100% Hệ số H2 đưa ra nhằm mục đích đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Thông thường, ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản (do
  • 15. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 9    rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm thấp. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng. 2.1.3.4. Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 H3 tiền mặt TGTT tại NHNN TGKKH tại các TCTD tổng tài sản có x 100% Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là giá trị H3 cao, đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. 2.1.3.5. Chỉ số năng lực cho vay H4 H4 dư nợ tổng tài sản có x 100% Chỉ số năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. 2.1.3.6. Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5 H5 dư nợ tiền gửi khách hàng x 100% Hệ số H5 đánh giá ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng cho tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Hệ số càng cao thì tính thanh khoản ngân hàng càng thấp. 2.1.3.7. Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 H6 chứng khoán kinh doanh chứng khoán sẵn sàng bán tổng tài sản có x 100% Phản ánh tỷ lệ nắm giữa các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản Có của ngân hàng. Tỷ số này cao biểu hiện tính thanh khoản tốt của ngân hàng. 2.1.3.8. Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 H7 tiền gửi tại và cho vay TCTD tiền gửi và vay từ TCTD x 100% Chỉ số H7 đo lường mối tương quan giữa ngân hàng với các TCTD khác thông qua hai lại tài sản: tài sản có (tiền gửi tại và cho vay TCTD), tài sản nợ (tiền gửi
  • 16. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 10    và vay từ các TCTD). Với hệ số H7, ta có thể đánh giá mức độ chủ động của ngân hàng trong giải quyết các vấn đề thanh khoản. 2.1.3.9. Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi các TCTD khác trên tiền gửi khách hàng H8 H8 tiền mặt tiền gửi tại TCTD tiền gửi của khách hàng x 100% Hệ số này đo lường mối tương quan giữa tài sản có (tiền mặt và tiền gửi tại TCTD khác) với tài sản nợ (tiền gửi của khách hàng) của một ngân hàng. H8 có giá trị càng lớn càng thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng trong việc giải quyết nhu cầu rút vốn đột xuất của khách hàng. 2.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THANH KHOẢN CÁC NƯỚC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thanh khoản tại Mỹ Một trong những nguyên nhân nổi bật gây ra tình hình căng thẳng thanh khoản hiện nay là do nợ xấu. Các ngân hàng không thể thu hồi khoản nợ mình đã cho vay trước đây. Chính các rủi ro tiềm ẩn sâu xa này có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho toàn hệ thống. Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997-1998, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khỏan nợ xấu và thua lỗ kỷ lục. Trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bề dày hoạt động hàng trăm năm. Điều này cho thấy, công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng đặc biệt là vấn đề thanh khoản cần được sự chú ý, quan tâm nhiều hơn. Vốn đã có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác quản lý ngân hàng, Mỹ đưa ra các chính sách vô cùng chặt chẽ để phòng ngừa những nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro thanh khỏan cho ngân hàng như sau: _ Nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hang, đồng thời thu đuợc lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng. _ Xem trọng việc thẩm định khoản vay hơn là kiểm soát khoản vay. Công tác “phòng bệnh hơn chữa bệnh” thể hiện sự khôn ngoan vì nếu quá trình thẩm định lỏng lẻo, bịt cắt giảm hoặc làm tắt sẽ có khả năng dẫn đến các khoản nợ xấu vì đánh giá không chính xác khoản vay. Thêm vào đó, nó có thể phát sinh ra them các loại
  • 17. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 11    rủi ro không đáng nếu tính đến các khối lượng công việc phải thực hiện khi giải quyết khỏan vay quá hạn. _ Không sử dụng bên thứ ba làm môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ quan tâm đến chất lượng khoản vay. _ “Thực chứng hơn thực cung” yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp tài sản thế chấp cho dù không cần thiết có tài sản đảm bảo. việc này sẽ tạo ra động lực tâm lý cho bên vay đối với khỏan vay của mình. _ Yêu cầu cán bộ cho vay phải chịu trách nhiệm với khỏan vay họ cho vay. _ Áp dụng hệ số tín dụng cho vay mới và thẩm định lại hệ số này định kỳ trong suốt thời hạn của khỏan vay. _ Xác định sớm nợ xấu và tăng cường nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dẫu hiệu của khỏan vay xấu trong tương lai, không đợi đến khi khỏan vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khỏan nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khỏan vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các tác động thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm. _ Thực tế tại các ngân hàng ở Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối ra cho các khỏan nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ. vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thong qua việc tiếp tục trả nợ hơn là phải dùng hình thức tất toán tài sản. 2.2.2. Các trường hợp căng thẳng thanh khoản nổi bật trên thế giới Với bề dày hoạt động hàng trăm năm, nhiều nước trên thế giới đã tích lũy được kinh nghiệm dày dạn trong công tác quản lý thanh khoản thông qua những biến cố xảy ra trong lịch sử ngành ngân hàng. Nổi bật trong thời gian một thập kỷ trở lại, các bất trắc thanh khoản tại Argentina (2001), Anh (2007) và tại Nga (2004) là những bài học quý giá cho các quốc gia rút kinh nghiệm. 2.2.2.1. Thảm họa Northern Rock (2007) Sau thông tin dự báo lợi nhuận trước thuế giảm so với dự kiến ban đầu, báo chí Anh đã giật tít nhiều thông tin bất lợi cho ngân hàng Northern Rock (NR) về việc thiếu hụt tiền mặt, hay những hậu quả mà ngân hàng đang đối mặt do cho vay thế chấp tràn lan… Chỉ trong 3 ngày sau đó (từ 14 đến 17/9/2007), 3 tỷ bảng Anh tiền mặt đã
  • 18. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 12    được rút ra khỏi NR do phản ứng của người dân trước tin đồn. Mặc dù đã được ngân hàng Anh BOE hỗ trợ về tiền mặt nhưng lượng dân cư đến rút tiền không hề suy giảm. Chính phủ Anh quyết định sẽ mua lại NR để có phương án xử lý thích hợp. Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng này là việc chấp nhận cho vay tràn lan đối với đối tượng thu nhập thấp. Ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo trước đó về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản đang tut dốc. Việc cho vay thế chấp sai lầm với chất lượng tín dụng thấp đã khiến cho tài sản bong bong xà phòng của NR tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Ngoài ra NR cũng là một nạn nhân từ ảnh hưởng to lớn của các thông tin bị “thổi phồng” từ báo chí, do thiếu kinh nghiệm trong xử lý khủng hoảng; công tác PR còn yếu. 2.2.2.2. Rủi ro thanh khoản của các NHTM tại Argentina (2001) Sau động thái thông báo của chính phủ Argentina về kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF năm 2000, người dân mang mối hoài nghi đã rút 1,2 tỷ USD từ hệ thống ngân hàng (11/2001). Mặc cho những nỗ lực của chính phủ nhiều lần đặt ra hạn mức rút tiền hàng tháng, tâm lý rút tiền của người dân vì mục đích an toàn không thay đổi. đồng peso trước sức ép phải thả nổi giá trị, sau đó mất giá chỉ còn USD/peso=2,6 (2/2002). Tình đến 2/2003, các ngân hàng tại Argentina đã lỗ khoản 10-20 tỷ USD, tỷ giá bấy giờ là 3,75, khan hiếm thanh khoản trong ngân hàng bắt đầu xuất hiện. Không cầm cự được lâu, 4/2002 các ngân hàng được yêu cầu phải đóng cửa vô thời hạn. Giám đốc ngân hàng HSBC tại Argentina nhận xét “điều này giống như chết đi sống lại cả ngàn lần” khi cho biết cuộc khủng hoảng này đã làm mất đi 1,85 tỷ USD trong năm tài chính 2001. Scotia Bank còn có dự định rút chi nhánh của mình tại quốc gia này do không kham nổi rủi ro. Nguyên nhân khủng hoảng bắt nguồn từ sự thiếu tín nhiệm của người dân vào chính phủ Argentina và hệ thống ngân hàng. Khi thông tin về yêu cầu cứu trợ của chính phủ được phát đi cũng là lúc người dân nhen nhóm trong mình ý nghĩ phải rút tiền mặt từ ngân hàng ra. Ngoài ra sự kéo dài kiểm soát ngoại tệ của Chính phủ cũng gián tiếp làm căng thẳng thanh khoản trong thời gian này. 2.2.2.3. Rủi ro thanh khoản năm 2004 tại Nga Tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro thanh khoản trước đó, nhưng tình trạng thanh khoản của các ngân hàng tại Nga mới thực sự rơi vào khủng hoảng sau ngày 9/7/2004, khi
  • 19. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 13    Guta Bank – một đại gia ngân hàng tại đất nước này thông báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM của mình. Người dân đổ xô đi rút tiền ở các ngân hàng do mối lo sợ các ngân hàng khác cũng sẽ hành động tương tự như Guta. Ngày 16/7/2004 các ngân hàng thậm chí từ chối cấp tín dụng cho nhau, lãi suât tiền gửi được nâng lên, một số ngân hàng (Alfa) còn áp cả phí phạt khi rút trước hạn song khách hàng vẫn ồ ạt xếp hàng rổng tắn bên ngoài các ngân hàng để chở lượt rút tiền. NHTW quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt xuống 3,5% để hỗ trợ cùng nhiều biện pháp khác để cứu Guta. Đến 20/7, nhiều ngân hàng sụp đổ, chính phủ ra kế hoạch mua lại Guta và nhiều ngân hàng lớn khác với giá cực rẻ. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng theo các chuyên gia là do tại Nga có quá nhiều ngân hàng, mà phần lớn là các tổ chức tài chính nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp. 90% ngân hàng tại Nga thời điểm bấy giờ có vốn sở hữu dưới 10 triệu USD. Ngoài ra, các cơ quan quản lý tài chính chưa đưa ra được các biện pháp giải quyết hiệu quả ngoài việc giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt chỉ mang tính tạm thời. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Từ những kinh nghiệm thực tiễn mà các nước trên thế giới đã đi trước trải nghiệm, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể ứng dụng các bài học như sau: _ Kiểm soát hoạt động cho vay bằng các chuẩn mực cụ thể, tránh tình trạng cho vay tràn lan với quy trình thẩm định lỏng lẻo. Đặc biệt với các nhóm ngành như bất động sản, dù là khoản vay cho mục đích đầu tư bất động sản hay sử dụng bất động sản như tài sản thế chấp/ đảm bảo cho khoản vay thì TCTD cũng cần có các quy định nghiêm ngặt để giám sát cả trước và sau khi giải ngân, luôn đề cao tinh thần “phòng cháy hơn chữa cháy”. _ Luôn xem trọng tầm ảnh hưởng của nguồn thông tin từ báo chí. Sau khủng hoảng tại ngân hàng Northern Rock tại Anh năm 2007, có thể nhận thấy thông tin thổi phồng từ phía nhà báo đã góp phần làm nên “nạn đói thanh khoản” cho NR. Mặt khác, do công tác PR còn yếu kém của ngân hàng đã không thể ra tay dập tắt tin đồn ấy, cũng như có các biện pháp gây dựng niềm tin với ngân hàng trong công chúng. Vì khi dân cư tin tưởng vào chất lượng hoạt động của NR, họ đã không dễ dàng bị tác động bởi luồng thông tin dẫn đến cảnh lũ lượt kéo đến rút tiền mặt khỏi ngân hàng. _ Về phía chính phủ, gây dựng niềm tin từ công chúng là vô cùng quan trọng. Có như thế thì Nhà nước mới có thể dễ dàng quản lý các hoạt động quốc gia hiệu quả
  • 20. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 14    thông qua các chính sách tài khóa – tiền tệ mà không bị nhiễu bởi các yếu tố khác như trường hợp Argentina (2004). Công tác quản lý thông tin nhạy cảm cũng cần sự hỗ trợ từ các cơ quan có thẩm quyền quốc gia. _ Xây dựng một hệ thống NHTM lành mạnh, quan tâm đến “chất lượng” hơn là “số lượng” ngân hàng. Vì hệ thống ngân hàng là một chuỗi mắc xích liên quan đến nhau, hoạt động yếu kém đến từ một cá thể trong đó có thể dẫn đến căn bệnh cho toàn hệ thống, thậm chí là phá sản hàng loạt. NHNN nên dự trù sẵn các chính sách cứu trợ kinh hoạt trong giải quyết khủng hoảng, tránh tình trạng lây lan theo dây chuyền không kiểm soát được.
  • 21. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 15    CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH THANH KHOẢN NHÓM CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT 3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM Giai đoạn 2008-2012, nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều biến động. Đặc biệt là sau sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chúng ta đã chứng kiến và trải qua những diễn biến phức tạp trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu mà Việt Nam cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng sâu sắc. Chúng tôi xin điểm lại một số nét nổi bật kinh tế Việt Nam 5 năm qua như sau: + Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,3% năm 2008 xuống còn 5,2 % năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,9%/năm là mức thấp nhấttrong thập kỷ qua. + Lạm phát ở Việt Nam gần như vượt qua mức 20% vào năm 2008, hạ nhiệt năm 2009 với 6,5% nhưng sau đó lại bậc cao trở lại mức 2 con số vào năm 2010- 2011. + Thị trường tài chính trong nước biến động khó lường: Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 là năm khó khăn lớn nhất sau hơn 12 năm phát triển; Tỷ giá ngoại tệ thay đổi liên tục theo chiều hướng tăng gần 25% từ 16.500 vào 2008 lên 20.600 vào năm 2012, lãi suất lên cao kỷ lục đến 21% vào năm 2008 và giảm mạnh còn 13% năm 2012. Việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp rất khó khăn tuy được sự hỗ trợ của Chính phủ từ năm 2009, và các doanh nghiệp đã phải trải qua nhiều thử thách do tác động của hậu khủng hoảng và các chính sách kiểm soát, điều chỉnh vĩ mô liên tục của nhà nước. + Bên cạnh những khó khăn vẫn có những thuận lợi cơ bản: An sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo, mức sống người dân được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Mặt khác, Chính phủ và Bộ Y tế cũng có nhiều chính sách khuyến khích sử dụng thuốc nội trong bệnh viện và Bảo hiểm Y tế. Kinh tế thế giới năm 2012 vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể từ đại khùng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và được đánh giá là chỉ mới đi được khoảng một nửa chặng đường dẫn đến hồi phục hoàn toàn. Các tổ chức quốc tế và tài chính phải liên tục hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với các dự
  • 22. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 16    báo trước đó, song dự báo cuối cùng đều cao hơn mức thực tế đạt được khi kết thúc năm tài chính 2012. Kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới, lại vừa phải đối phó với những thách thức bên trong tích tụ từ nhiều năm trước. Lạm phát 2011 lên đến 18,53% so với 2010 trong khi tăng trưởng chỉ còn 5,81%. Trước tình hình đó, chính phủ phải chuyển hướng phất triển sang phương châm “ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý” đồng thời nỗ lực cơ cấu toàn diện nền kinh tế với 3 đối tượng chính là hệ thống ngân hàng, đầu tư công và các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, sự suy giảm mạnh của cầu trong nước và quốc tế, cùng với bất ổn của môi trường kinh doanh đã làm suy yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, giảm cả mức độ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, giảm lòng tin người tiêu dùng, dẫn đến tình trạng trì trệ, mức tăng trưởng không như kỳ vọng ban đầu. a) Tăng trưởng GDP Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2008 thể hiện sự sụt giảm khi chỉ đạt 6,23% so với mức tăng 8,48% năm 2007. Tốc độ này thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra là 7%. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế nhiều nước suy giảm mà nước ra vẫn đạt được tốc độ tăng tương đối cao là một cố gắng rất lớn. Biểu đồ 3.1 – Tổng sản phẩm trong nước từ 2008-2012 Nguồn: Tự tổng hợp thông tin của Tổng cục Thống kê Trên đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng GDP đầu năm 2009 diễn ra chậm chạp, đạt quý có mức thấp nhất trong các năm trở lại (chỉ đạt 3,14%). Gần về đến cuối năm tình hình đã được cải thiện lên đạt mức trung bình năm là 5,32%. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới. 006% 005% 007% 006% 005% 004% 005% 005% 006% 006% 007% 007% 2008 2009 2010 2011 2012 GDP
  • 23. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 17    Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với 2009. Kết quả này khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệu quả các biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ban hành. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng khả quan với mức tăng 10% so với 2009, giá trị giải ngân đạt 8 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư xã hội/ GDP chỉ bằng 34,6% trong năm 2011 do thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này khiến cho GDP của Việt Nam chỉ tăng 5,89% trong năm 2011, thấp hơn mức của 2010. Tuy nhiên đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh với 1994 ước tăng 5,03% so với 2011. Con số này thấp hơn dự báo được đưa ra trước đó là 5,2-5,5% và càng thấp hơn mục tiêu đặt ra là 6,4%. Xét trong bối cảnh kinh tế hiện tại, với mục tiêu trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì việc tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt hơn 5% là điều hợp lý, khẳng định tính kịp thời đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp của Chính phủ. b) Lạm phát Năm 2008 là năm đã trải qua những biến động lớn về giá cả. Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng và cung tiền quá mạnh trước đó đã làm cho lạm phát bùng nổ, ngoài ra giá lương thực, nguyên nhiên liệu trên thể giới tăng cũng góp phần làm cho giá cả tăng tại Việt Nam. Trong 2 tháng đầu, CPI tăng 6,02% và liên tục 4 tháng sau đó CPI đều tăng 2% mỗi tháng.. Lạm phát bùng nổ dữ dội vào cuối năm đẩy chỉ số CPI 2010 lên đến 11,75% và vẫn giữ mức độ đó sang những tháng đầu năm 2011. Nguyên do các chính sách nới lỏng tiền tệ trước đó của chính phủ. Các gói kích cầu và hỗ trợ lãi suất đã bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế. Chỉ số CPI của Việt Nam tăng 18,58% trong năm 2011. Với việc hai lần tăng giá xăng dầu vào 24/2 và 29/3/2011, tăng giá điện bình quân 15,28% đã khiến lạm phát kỳ vọng tăng cao. Ngoài ra, sự gia tăng của giá thực phẩm cũng là lý do chính khiến cho lạm phát của Việt Nam tăng mạnh trong 2011.
  • 24. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 18    Biểu đồ 3.2 – Chỉ số CPI từ 2008-2012   Nguồn: Tổng Cục thống kê Có nhiều điểm tương đồng giữa lạm phát năm 2008 và 2011 về nguyên nhân như sự tăng giá cả hàng hóa thế giới (lương thực và nguyên nhiên liệu). Tháng 12/2012, chỉ số CPI của cả nước tiếp tục giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm 2011, chỉ tăng 6,81%. Như vậy mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định CPI ở mức một con số đã được thực hiện thành công. Việc tăng giá điện thêm 5% vào cuối năm 2012 sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chi phí đầu vào của ngành sản xuất và từ đó đến chỉ số CPI những tháng đầu năm 2013. Ngoài ra việc nới lỏng cung tiền cũng làm cho giá tiêu dùng chịu tác động và có xu hướng đi lên. Áp lực lạm phát gia tăng là hoàn toàn có thể. c) Tỷ giá Ngày 17/8/2010, NHNN đột ngột tăng tỷ giá USD/VND lên 2,1%. Động thái này được nhìn nhận là một bước đi chủ động của ban điều hành nhằm giải phóng áp lực tăng tỷ giá thường dồn về cuối năm. Từ tháng 9/2010, lạm phát tại Việt Nam bắt đầu tăng nhanh đi cùng với tín dụng ngoại tệ bùng nổ, giá vàng thế giới tăng tác động bất lợi ở nhiều mặt, cầu ngoại tệ lớn cho nhập khấu và mối quan ngại về nhập siêu cao. Đến Tháng 10, thị trường ngoại hối đón nhận một cơn sốt ngoại tệ trên thị trường tự do kéo dài đến cuối năm. Trước yêu cầu về bình ổn thị trường, nguy cơ chảy máu của dự trữ ngoại hối trở nên căng thẳng. Trước những căng thẳng tỷ giá năm 2010 như vậy, 2011 bắt đầu bằng sự leo thang của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do. Cho đến 11/2/2011, thị trường ngoại tệ Việt Nam được chấn động với “cú” phá giá chưa từng có trong lịch sử. Tỷ giá được điều chỉnh tăng 9,3% đi kèm với cam kết của Thống đốc NHNN rằng nếu có điều 013% 020% 007% 012% 018% 007% 000% 005% 010% 015% 020% 025% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 CPI
  • 25. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 19    chỉnh thì chỉ trong biên độ 1%. Chính sách điều chỉnh này là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài, làm xóa đi kỳ vọng phá giá ở giới đầu cơ và ở cả tâm lý thị trường. Nếu như đầu 2011, tỷ giá được nhắc đến nhiều khi NHNN có một bước phá giá mạnh, (từ 13.932 năm 2010 lên 20.828) thì trong suốt 2012, tỷ giá đã có một năm ổn định dựa trên cam kết của Thống đốc đưa ra từ đầu năm. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như năm vừa qua thì đây được xem là một thành công của NHNN. d) Lãi suất Biểu đồ 3.3 – Tình hình biến động lãi suất năm 2008 Nguồn: SBV Với nỗ lực kiềm chế lạm phát, NHNN buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ năm 2008. Lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu liên tục được điều chỉnh tăng, có khi lên đến 14-15%. Các chính sách này đã thể hiện tác dụng của nó nhưng cũng đồng thời khiến các NHTM rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Gặp khó khăn nhiều nhất là các NHTM có quy mô nhỏ, phải đi vay mượn liên tục từ các NHTM khác hoặc vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng. Việc phải huy động nguồn vốn với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng như vậy chính là một trong những biểu hiện của rủi ro thanh khoản. Không những thế, NHNN còn phát hành trái phiếu bắt buộc 20.300 tỷ đồng và nâng mức dự trữ bắt buộc thêm 1% (tương ứng thu về 10 nghìn tỷ đồng dự trữ bắt buộc). Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong thời gian này, các NHTM không ngừng tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi về đã dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất khá
  • 26. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 20    rầm rộ giữa các ngân hàng. Lãi suất huy động trên thị trường tăng vọt lên gần 20%, lãi suất cho vay có lúc lên đến 30%. Trong 6 tháng đầu năm 2008, NHNN đã rút khỏi lưu thông gần 45.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, NHNN làm giảm căng thẳng thanh khoản bằng cách cho vay ngắn hạn, nhiều lần bơm vào các NHTM khoản vay ngắn hạn tổng giá trị khoảng 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, với việc hàng loạt các nước trên thế giới hạ lãi suất cơ bản để đối phó với suy thoái, NHNN đã điều chỉnh kịp thời các mức lãi suất để kết thúc năm 2008, lãi suất trở về mức gần như lãi suất đầu năm (8,5%), nới lỏng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng dễ dàng với lãi suất thấp. Bảng 3.1 – Quá trình điều chỉnh lãi suất năm 2012 Thời gian 24/12 1/7 11/6 28/5 10/4 13/3 Đầu 2012 Lãi suất cơ bản 9% 9% Lãi suất điều hành Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu 9% 7% 10% 8% 11% 9% 12% 10% 13% 11% 14% 12% 15% 13% Trần lãi suất huy động VND Tiền gửi có kỳ hạn (1-12 tháng) Tiền gửi không kỳ hạn 8% 2% 9% 2% 9% 2% 11% 3% 12% 4% 13% 5% 14% 6% Trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND (áp dụng cho 4 lĩnh vực ưu đãi) Trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND 12% 13% 13% 14% 15% Chênh lệch cho vay và huy động 4% 4% 4% 3% 3% Nguồn: SBV Năm 2011: NHNN công bố một loạt các biện pháp về chính sách tiền tệ khác: tăng trưởng tín dụng ở mức 20%, tỷ lệ tín dụng cho khu vực phi sản xuất giới hạn tối đa là 16% vào cuối 2011. Lãi suất tái chiết khấu và cho vay qua đêm được điều chỉnh tăng lên 12%. Lãi suất vẫn nằm ở mức cao vào thời điểm cuối năm 2011, nhiều ngân hàng đang huy động ngầm 16-17%, và cho vay trung bình 19%/năm. Với trọng tâm là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, NHNN đã thực hiện điều chỉnh mức lãi suất xuống đến 6 lần đối với lãi suất điều hành và 5 lần đối với lãi suất huy động trần. Đồng thời các biện pháp hành chính như đưa ra mức lãi suất cho vay về dưới 15% trước ngày 15/7/2012 cũng được áp dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 27. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 21    Về cơ bản, tính đến cuối năm 2012, mức lãi suất cho vay đã tương đối ổn định, đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức lãi suất được cố định ở 13% đối với các khoản vay ngắn hạn. Thanh khoản tốt thể hiện ở mức lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm dần và ổn định Biểu đồ 3.4 – Tình hình biến động lãi suất liên ngân hàng năm 2012   Do ảnh hưởng từ năm 2011, những tháng đầu năm 2012 thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng vẫn còn khá căng thẳng thì càng vào sâu trong năm, tình trạng này đã được giải quyết khá tốt. Mức lãi suất qua đêm, 1 tháng và 6 tháng những tháng đầu năm dao động trong khoảng 14-16% thì đến cuối năm, mức lãi suất này giảm xuống chỉ còn 4-7% . Mặc dù có những thời điểm trên thị trường xảy ra những biến cố trầm trọng liên quan trực tiếp đến một số ngân hàng lớn thì thanh khoản vẫn được đảm bảo tốt. NHNN đã có những động thái bơm hút tiền trên thị trường liên ngân hàng một cách hợp lý vào đúng thời điểm nên hệ thống vẫn hoạt động an toàn. Tuy nhiên, nhìn lại những tháng cuối quý III khi có thời điểm lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh tới 12%/năm, có thể nhận thấy đang có sự phân hóa thanh khoản giữa các nhóm ngân hàng trong hệ thống. Nếu như những ngân hàng lớn luôn dư dả nguồn vốn để mua một lượng lớn trái phiếu và tín phiếu thì các ngân hàng nhỏ vẫn phải vay mượn với lãi suất cao trên cả thị trường 1 và thị trường 2. e) Tăng trưởng tín dụng
  • 28. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 22    Tín dụng và cung tiền bắt đầu bùng nổ từ 2007, kết thúc năm, tín dụng tăng vọt lên 49,79% và cung tiền M2 ở mức 49,11%. Tiếp theo các tháng năm 208, cung tiền luôn ở mức trên 50% so với cùng kỳ năm trước. Áp dụng các chính sách thắt chặt tiefn tệ mạnh mẽ, cuối năm 2008 tăng trưởng ín dụng còn 27,6%. Cung tiền M2 củng giảm khá nhanh từ 48,19% (1/2008) còn 25,83% vào tháng 6, kết thúc năm ở 20,7%. Nới lỏng tiền tệ năm 2009 đã làm cho tín dụng tăng mạnh trong 2010. Mặc dù NHNN đặt mục tiêu kiểm soát ở tầm 25% nhưng cả năm tín dụng vẫn đạt 30%. Trước tình hình lạm phát cao 2010, NHNN thực hiện chính sach kiểm soát còn chặt chẽ hơn năm 2008 trước đó. Nhờ vậy mà tăng trưởng tín dụng ở mức 12% và tăng trưởng tổng phương diện thanh toán đạt mức 10% trong năm 2011. Tín dụng tăng trưởng thấp nhất trong 20 năm trở lại đây và đi ngược với tốc độ tăng trưởng huy động Theo số liệu của NHNN, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng 4,85% trong 11 tháng đầu năm và ước tính sẽ tăng từ 5 – 5,5% trong năm 2012. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. So với mức trung bình của 10 năm trở lại đây 28%) thì mức tăng trưởng tín dụng năm nay rất thấp. Tình trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn, tổng cầu suy giảm dẫn đến doanh nghiệp không bán được hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh và ưu tiên cho mục tiêu giải phóng hàng tồn kho. Thứ hai, trong một năm quá nhiều biến động đối với ngành ngân hàng, nợ xấu có xu hướng tăng cao và nhanh, các ngân hàng thương mại có xu hướng thắt chặt tín dụng, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền để hạn chế rủi ro. Trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức thấp thì ngược lại, tốc độ huy động vẫn cao. Trong 11 tháng đầu năm 2012, vốn huy động tăng 15,98% so với cuối năm 2011 và ước tính cả năm 2012, con số này là 17%. Thực trạng trên cho thấy dòng tiền vẫn đang tồn đọng trong hệ thống ngân hàng mà không được đẩy ra nền kinh tế. Việc 5 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hành từ đầu năm 2012 mặc dù có tác dụng nhưng hiệu quả không lớn do vấn đề chính của doanh nghiệp là giải phóng hàng tồn kho thay vì phải chịu mức lãi suất cao hay thấp. Xét trên phương diện dài hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động và GDP làm tăng rủi ro thanh khoản. Tín dụng tăng trung bình 32% trong 2000-2010, huy động tăng 29% tỏng khi GDP chỉ
  • 29. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 23    tăng trung bình 7,15% trong giai đoạn này. Theo ý kiến chuyên gia kinh tế, GDP tăng khoảng 7%, mức tăng trưởng tín dụng có thể đạt được 14-20% mà không gây ra bong bong tín dụng. tuy nhiên khi tỷ lệ vượt mức nêu trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nền kinh tế. f) Nợ xấu có xu hướng tăng cao và nhanh Biểu đồ 3.5 – Tỷ lệ nợ xấu từ 2007-2012   Nguồn: SBV Song song với cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng năm 2011, lãi suất cho vay cũng vì thế mà chịu áp lực tăng lên. Điều này khiến cho chính các ngân hàng lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan bới các doanh nghiệp sản xuất cần vốn nhưng không thể tiếp cận được do chi phí quá cao, còn các hoạt động chịu được lãi suất cao như đầu tư ngắn hạn, phi sản xuất lại thuộc diện mà các ngân hàng phải giảm tỷ trọng theo chỉ thị của Chính phủ. Hậu quả cuối cùng là nợ xấu gia tăng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và cả hệ thống. Trong cả năm 2012, nợ xấu đã trở thành vấn đề nổi cộm của ngành ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng quá nóng và sự quản lý yếu kém trong hệ thống ngân hàng là những nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến tình trạng này. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011. Đến cuối tháng 9, nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 8,82% và ước cả năm sẽ dao động từ 8,5 – 10%. Tính đến nay, trong tổng dư nợ thì dư nợ bất động sản chiếm hơn một nửa. Nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu. Thị trường này lại đang ở trạng thái đóng băng nên vấn đề nợ xấu của ngành ngân hàng càng trở nên trầm trọng. 002% 004% 002% 003% 003% 009% 000% 002% 004% 006% 008% 010% 2007 2008 2009 2010 2011 2012
  • 30. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 24    Để chuẩn hóa các quy định gần hơn với chuẩn mực quốc tế, NHNN đã ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN theo hướng nâng cao rất nhiều các tiêu chuẩn, thể hiện đúng đắn, đầy đủ hơn bản chất, chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo đó, sẽ có nhiều nhóm tín dụng bị đưa vào nợ xấu để kiểm soát chặt chẽ hơn. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/6/2013. Trong bối cảnh tái cơ cấu các ngân hàng Việt Nam thì điều này là rất cần thiết. Tuy nhiên, bốn ngày trước khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực, NHNN đã quyết định lùi thực thi quyết định này một năm. Với quyết định này, doanh nghiệp và ngân hàng tạm thời thoát khỏi khó khăn trước mắt nhưng nợ xấu không mất đi mà vẫn treo lơ lửng, chờ ngày dội xuống. Tuân thủ theo thông tư 02/2012, các NHTMCP niêm yết phải thực hiện phân loại lại nợ và dự đoán nhiều nhóm nợ sẽ bị đưa vào nợ xấu để kiểm soát chặt chẽ hơn. Đặc biệt, NHNN đã yêu cầu hệ thống hóa thông tin tín dụng thông qua việc tổng hợp thông tin của Trung tâm Tín dụng CIC. Điều này nghĩa là, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng sẽ còn tăng lên nhiều trong thời gian tới nếu các ngân hàng không có biện pháp xử lý nợ thích hợp. g) Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra chậm; cơ cấu cổ đông ngân hàng lớn thay đổi mạnh mẽ Sau khi Thủ tướng phế duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vào đầu tháng 3/2012, tính đến thời điểm này, với mục tiêu sẽ tiến hành hợp nhất 5-8 NHTM ngay trong quý I/2012 thì tốc độ tái cơ cấu đang diễn ra khá chậm chạp. Trong năm 2011, có 3 ngân hàng đã tiến hành hợp nhất là SCB – Đệ Nhất và Tín Nghĩa. Năm 2012, thêm một thương vụ sáp nhập giữa Habubank và SHB đã diễn ra thành công vào tháng 8. So với mục tiêu năm 2013 là thời gian đề hoàn thành căn bản cơ cấu lại tổ chức tín dụng thì tốc độ đang khá chậm. Công cuộc sắp xếp lại các tổ chức tín dụng sẽ còn tiếp diễn mạnh trong năm 2013. Tuy nhiên, trong năm 2012 lại là năm đánh dấu sự thay đổi hàng loạt nhân sự cao cấp thuộc hệ thống ngân hàng. Lý do thay đổi, một là do sự ‘đổi chủ’ và hai là sự thoái vốn của cổ đông lớn khỏi một số ngân hàng. Sự ‘đổi chủ’ đầy bất ngờ trong năm 2012 là NH Phương Nam, một ngân hàng khá nhỏ và ít có vị thế trên thị trường đã âm thầm mua cổ phần và chi phối Sacombank khi trong cơ cấu HĐQT mới có đến 4 người từ ngân hàng Phương Nam chuyển sang. Ngoài ra tại TienPhong Bank, ông Đỗ Minh Phú cũng trở thành chủ tịch mới của TienPhong Bank khi mua lại 20% cổ phần của ngân hàng này.
  • 31. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 25    Trong năm, ACB cũng thoái vốn khỏi Eximbank và KienLong Bank, Vietcombank bán 15% cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật. h) Hoạt động doanh nghiệp Tính trong riêng năm 2012, có tất cả khoảng 55.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Đặc biệt những tổ chức liên quan đến ngành nghề bất động sản vì khi thị trường bất động sản đóng băng thì những công ty thuộc ngành này (như vật liệu xây dựng) cũng lâm vào khó khăn. Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và phá sản đem lại khá nhiều vấn đề cho ngân hàng phải giải quyết, mà nổi bật nhất là tình trạng nợ xấu tiếp diễn. Trong bối cảnh kinh tế không sáng sủa, các doanh nghiệp liên tục khai báo thua lỗ hoặc sụt giảm lợi nhuận đã ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động ngân hàng khi mà các khoản tiền bung ra cho vay trước đây không thu hồi được. ĐÁNH GIÁ CHUNG Trong quá khứ, hệ thống NHTM Việt Nam đã từng đối mặt với tình trạng căng thăng thanh khoản. Điển hình là năm 2008 và 2010, khan hiếm thanh khoản diễn ra trong nỗ lực thắt chặt tiền tệ quá đà của NHNN. Nguyên nhân chính là do tăng trưởng tín dụng quá nóng trong giai đoạn trước 2008 mà không bền vững. Ngay sau đó, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn bằng nhiều lần bơm tiền vào hệ thống cũng như điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo lạm phát vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, do mức độ áp dụng và chính sách đưa ra chưa chặt chẽ đã tạo điều kiện cho các ngân hàng lách luật như tình trạng chạy đua lãi suất nóng vào năm 2008. Mặc dù vậy, trước sự hành động quyết liệt của NHNN, chính sách trân lãi suất đã phát huy tác dụng theo đúng bản chất của nó. Giúp hệ thống ngân hàng xác định rõ những NHTM hoạt động không hiệu quả, sử dụng biện pháp cạnh tranh lãi suất huy động nhằm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Mặc cho những cố gắng quản lý, mối lo thanh khoản vẫn chưa được giải quyết triệt để và vẫn là vấn đề nhức nhối của hệ thống ngân hàng Việt Nam cho đến năm 2012. Có chuyên gia đã nhận xét rằng vấn đề nổi bật trong kinh tế vĩ mô năm 2012 không gì khác ngoài việc khắc phục thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Vì nếu không khắc phục được thì không hạ được lãi suất, Lãi suất không giảm đồng nghĩa thị trường chứng khoán và bất động sản không hồi phục được. Viễn cảnh nợ xấu không được xử lý diễn ra, khiến cho chi phí hoạt động của các ngân hàng tăng cao do phải trích lập các chi phí dự phòng. Từ đó, dù lạm phát có giảm cũng không hạ được lãi suất, các doanh nghiệp lại tiếp tục khó khăn, sản xuất bị đình trệ.
  • 32. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 26    Năm 2012 vừa qua, thanh khoản được đảm bảo do huy động vốn tăng cao qua các tháng trong khi tín dụng VND tăng chậm. Ngoài ra các dấu hiệu khả quan còn được thể hiện thông qua lãi suất thị trường liên ngân hàng. Nếu như trước đây mức lãi suất kỳ hạn dài (trên 12 tháng) thường cao hơn đối với kỳ ngấn hạn, thì trong năm 2012, diễn biến là ngược lại. Ngoài ra, lãi suất chung trên thị trường liên ngân hàng cúng có xu hướng giảm từ đầu năm. Mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn trên 12 tháng thậm chí còn thấp hơn mức lãi suất kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng. Đặc biệt vào tháng 9/2012, lãi suất huy động, cho vay và các lãi suất chính sách đều giảm xuống mạnh mẽ như mong đợi, cho thấy thanh khoản đang có khởi sắc. Tăng trưởng tín dụng hết tháng 8 là 2% so với 10% tăng trưởng trong huy động vốn. Lãi suất cho vay các kỳ hạn từ 12 tháng trớ lên mặc dù được NHNN cho phép thỏa thuận giữa NHTM với khách hàng, nhưng vẫn không có hiện tượng vượt rào lãi suất, lãi suất nằm trong khuôn khổ 11%-12%. Mặt bằng lãi suất hạ nhiệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, mở rộng sản xuất vượt qua khó khăn. 3.2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT Với nguồn dữ liệu thu thập được từ báo cáo thường niên, tài chính trong 5 năm từ 2008 đến 2012 của bảy ngân hàng TMCP đã niêm yết kể trên, báo cáo này chọn cách tiếp cận thông qua các tiêu chí và chỉ tiêu thanh khoản sau đây để phân tích, đánh giá tính thanh khoản của các ngân hàng: + Vốn điều lệ và hệ số CAR; + Hệ số H1 và H2; + Chỉ số trạng thái tiền mặt H3; + Chỉ số năng lực cho vay H4; + Chỉ số tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5; + Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6; + Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7; + Chỉ số tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi các TCTD khác trên tiền gửi khách hàng H8.
  • 33. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 27    3.2.1. Vốn điều lệ Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành về danh mục vốn pháp định đối với các ngân hàng đến năm 2008 và 2010 là phải đạt được 3.000 tỷ đồng đối với các NHTM, các NH đầu tư, các NH liên doanh liên kết, 5.000 tỷ đối với các NH phát triển và chi nhánh các NH nước ngoài tại Việt Nam là 15 triệu USD. Theo nghị định này, các NHTM buộc phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng áp dụng từ ngày 31/12/2010. Đến cuối năm 2008, phần lớn các ngân hàng đạt được mức vốn điều lệ lớn hơn vốn pháp định cần thiết. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số trường hợp ngân hàng chưa đạt được yêu cầu trên, phải tiếp tục xây dựng phương án tăng vốn điều lệ trong khi thời điểm quy định đã hết. Các ngân hàng chủ yếu hoạt động qua kênh chứng khoán: niêm yết hoặc phát hành thêm cổ phiếu. Đối với nhóm các ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán như: ACB, EIB,… thì việc huy động, tăng cường vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng không phải là một điệp vụ quá khó khi thị trường chứng khoán là một kênh thu hút vốn hiệu quả. Tính đến 31/12/2012, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng tăng 11,42% so với năm 2011 trước đó. Có thể thấy rằng, các ngân hàng ACB, CTG, EIB, STB và VCB là những ngân hàng có mức vốn điều lệ vượt xa ngưỡng yêu cầu của NHNN từ năm 2008. Nhưng không vì vậy mà nhóm ngân hàng này không đề ra kế hoạch tăng cường mở rộng thêm nguồn vốn của mình. Việc này góp phần cạnh tranh, gây khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng yếu kém hơn trong tiến trình huy động vốn đạt mức tối thiểu cần thiết. Trong số các ngân hàng được xem xét, NVB là ngân hàng có quy mô “khiêm tốn” nhất với vỏn vẹn chỉ 3.010 tỷ đồng. Mặc dù có tốc độ tăng cao nhất 3,01 lần, ngân hàng chỉ đạt được mức yêu cầu theo nghị định khi bước vào năm 2011, trễ hơn một năm so với quy định của NHNN. Tuy nhiên, một khúc mắc xuất hiện vào khoảng cuối năm 2012 khi Navibank rơi vào danh sách các ngân hàng có vốn điều lệ dưới mức quy định tối thiểu. Cụ thể theo kết quả thanh tra từ NHNN, sau khi yêu cầu Navibank phải trích lập dự phòng bổ sung vì nợ xấu tăng, tài sản đảm bảo chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, dự phòng các khoản tiền gửi liên ngân hàng thì vốn chủ sở hữu thực của Navibank chỉ còn 2.513 tỷ dồng, nghĩa là thấp hơn mức quy định.
  • 34. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 28    Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng Một chi tiết có thể nhận ra dễ dàng từ biểu đồ trên, trừ CTG, VCB và SHB là ba ngân hàng vẫn tiếp tục huy động được thêm vốn, ba ngân hàng còn lại đều dậm chân tại mức vốn điều lệ của năm 2011. Trong năm 2012, vốn điều lệ và tổng tài sản của SHB tăng đột biến như vậy là do thương vụ sáp nhập với ngân hàng HBB (ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội) theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của nhà nước. Ngoài sử dụng thị trường chứng khoán như một kênh thu hút đầu tư, một số ngân hàng hướng tới một giải pháp khác là tìm đối tác chiến lược cho mình. Có thể là các nhà đầu tư (NĐT) tổ chức, các đối tác nước ngoài, những đơn vị có thể mua lượng cổ phần lớn. Không dừng lại ở mức vốn hơn 12.000 tỷ đồng, VCB vẫn xúc tiến công cuộc tìm kiếm đối tác ngoại ngay sau khi cổ phần hóa năm 2008. Ngày 30/9/2011, Vietcombank thông báo ra công chúng về việc bán 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành đang lưu hành cho ngân hàng TNHH Mizuho (“MHCB”), một thành viên của tập đoàn tài chính Mizuho để tăng vốn 11,8 nghìn tỷ VND (tương đương 567,3 triệu đô la Mỹ). Trong năm 2012 vừa rồi đã diễn ra vụ M&A được xem là lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Thương vụ chính thức hoàn tất trong lễ ký kết giữa ngân hàng Vietinbank và ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ vào ngày 27/12 vừa qua. Theo đó, Vietinbank bán 20% cổ phần cho ngân hàng Nhật Bản BTMU tương đương giá trị 743 triệu USD (15.465 tỷ đồng). Như vậy, sau giao dịch này, .0 5000.0 10000.0 15000.0 20000.0 25000.0 30000.0 CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB NVB Biểu đồ 3.6 - Vốn điều lệ từ 2008-2012 2008 2009 2010 2011 2012
  • 35. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 29    Vietinbank là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay. Một số ngân hàng trong nhóm có đối tác chiến lược nước ngoài trước đó như: + Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB và ngân hàng Standard Chartered (SCB) trở thành đối tác chiến lược của nhau từ tháng 7/2005. Đến 5/2008, SCB lại công bố thỏa thuận mua thêm cổ phần của ACB, nâng tổng vốn đầu tư lên 12% cổ phần và 15,86% trái phiếu chuyển đổi tại ACB. + Năm 2007, Deutsche Bank cũng trở thành đối tác chiến lược của Habubank trong đợt tăng vốn điều lệ lên 2,000 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu là 10% cho ngân hàng đến từ Đức. 3.2.2. Hệ số an toàn vốn CAR Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) - hệ số Cooke phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Tỷ lệ này được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. bằng tỷ lệ này người ta có thể xéc định được khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ người gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải luôn duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Trước đây, ở Việt Nam tỷ lệ này được yêu cầu là 8% - giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới vẫn áp dụng. Tuy nhiên trong bối cảnh đặc biệt là gia nhập WTO, quy mô về vốn của các NHTM Việt Nam chắc chắn phải được tăng hơn nữa nhằm đảm bảo hệ số hoạt động an toàn và đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu mới từ thị trường. Vào năm 2010, NHNN Việt Nam đã nâng mức yêu cầu của tỷ lệ này lên 9%. Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, NHNN quy định các TCTD phải đảm bảo chỉ số an toàn vốn CAR ở mức tối thiểu là 9%. CAR biểu thị cho mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn cao thấp tùy thuộc vào vốn tự có của ngân hàng. Cụ thể là, những ngân
  • 36. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 30    hàng có vốn tự có lớn thì được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn với hy vọng đạt được lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro sẽ cao hơn và ngược lại. Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng Theo số liệu thu thập được từ báo cáo thường niên cung cấp bởi chính tổ chức tài chính, không ngân hàng nào có hệ số CAR không đạt yêu cầu vào thời điểm cuối năm 2012. Tuy cũng có thời gian CTG, NVB, VCB rơi vào tình trạng CAR < 9%, nhưng sau đó cũng nhanh chóng được ban lãnh đạo điều hành để ngân hàng đi vào vòng quỹ đạo an toàn. Có thể dễ dàng nhận ra ngân hàng Vietcombank (VCB) đã có 2 năm 2008 và 2009 chật vât với hệ số CAR trong việc đảm bảo yêu cầu của NHNN (xem phụ lục A, bảng 3.3), hệ số lần lượt là 8,9% và 8,11%. Tuy nhiên, tường hợp được xem xét do ngân hàng vướng vào rào cản “thí điểm” cổ phần hóa, trong đó có ràng buộc về việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi thực hiện tăng vốn. Ngân hàng phải thực hiện theo hướng dẫn mới của ngân hàng về xác định vốn tự có, cụ thể là điều chỉnh về chỉ tiêu và giới hạn xác định vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Sau khi thực hiện sáp nhập chính thức với HBB ngày 28/8, SHB phải tiến hành rà soát lại các khoản nợ thuộc đơn vị cũ để thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Các nỗ lực tiến hành thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu và khẳng định sẽ đưa nợ xấu của các đơn vị kinh doanh thuộc Habubank cũ xuống dưới 10% vào cuối năm 2012 đã phần nào giúp SHB giữ vững giá trị hệ số CAR vào cuối năm tài chính ở mức 13,9%. 000% 005% 010% 015% 020% 025% 030% 035% 040% 045% 050% CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB Biểu đồ 3.7 - Hệ số an toàn vốn CAR từ 2008-2012 2008 2009 2010 2011 2012
  • 37. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 31    Tổng dự phòng rủi ro trích lập đến ngầy 30/9/2012 là 2.103 tỷ đồng. Nhưng sau đó đã phần nào được hoàn nhập lại nhờ công tác đẩy mạnh thu hồi nợ của SHB. EIB và SHB là hai ngân hàng luôn đi đầu trong việc vượt xa mức yêu cầu của Basel II, hệ số trung bình 5 năm tương ứng lần lượt là 23,97% và 16,79%. Theo chuẩn mực Basel II, các ngân hàng có CAR >10% là có mức vốn tốt nhất. 3.2.3. Hệ số giới hạn huy động vốn H1 Tiêu chuẩn chung cho hệ số H1 này là lớn hơn 5%, nghĩa là vốn tự có phải chiếm tối thiểu là 5% tổng nguồn vốn huy động. Về tiêu chuẩn này, tất cả các ngân hàng đang khảo sát đều đạt được. Ngân hàng EIB có chỉ số H1 khá cao vào khoảng 39,78% năm 2008. Chỉ số cao như vậy là do trong năm 2007-2008, mức tăng trưởng của vốn điều lệ quá cao nhưng ngân hàng lại chưa có kế hoạch sử dụng mở rộng quy mô (vốn điều lệ tăng từ 2.800 tỷ lên mức 7.220 tỷ đồng - tăng hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng tài sản cũng trong thời gian này là 43%). Tuy nhiên các năm sau đó, ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào tài sản song song với tăng trưởng nhanh trong nguồn vốn huy động đã góp phần điều chỉnh ổn định lại hệ số H1 của ngân hàng. Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng So với mức trung bình trong nhóm là 12,39% năm 2012, CTG, ACB và SHB là ba ngân hàng có chỉ số H1 thấp hơn (xem bảng 3 – Phụ lục A). Việc này chứng tỏ các ngân hàng này đang vận dụng tối đa cơ hội huy động vốn của mình, ngân hàng đang 000% 005% 010% 015% 020% 025% 030% 035% 040% 045% CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB NVB Biểu đồ 3.8 - Hệ số giới hạn huy động vốn 2008 2009 2010 2011 2012
  • 38. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 32    hoạt động với hiệu suất cao nhằm mục đích sinh lợi tối đa. Mặc dù vậy, tỷ số H1 cũng được đảm bảo ở mức an toàn trên 5%. Còn đối với ngân hàng NVB có H1 cao (25,94%) thì tiềm lực để thực hiện huy động vốn trong mối tương quan với vốn tự có vẫn còn rất lớn. Nhìn chung, hệ số H1vào cuối năm 2012 của các ngân hàng trong nhóm ở mức tốt, không quá cao hay quá thấp. Việc duy trì tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động như vậy đảm bảo ngân hàng vẫn thực hiện tốt thanh khoản của mình mà vẫn không làm lãng phí nguồn vốn của mình. 3.2.4. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản H2 Chỉ số H2 trung bình của các ngân hàng hội tụ chủ yếu ở mức quanh quẩn 8% trừ VCB (10,03%) và NVB (14,75%) vào cuối năm 2012. Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng Cũng giống như H1, mức chỉ tiêu của H2 cũng là 5%. Trong năm 2011, duy chỉ có ngân hàng ACB có H2 sụt giảm xuống dưới mức 5%. Nguyên nhân là từ 2010 đến 2011, VCB không hề tăng trưởng trong vốn tự có của mình, trong khi đó, các tài sản có lại tăng mạnh, cụ thể là các khoản mục tiền gửi tại và cho vay TCTD khác, cho vay khách hàng… điều này dẫn đến sự mất cân đối trong tỷ số. Các ngân hàng còn lại đều có tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn huy động cao hơn 5% vào năm 2012. Dẫn đầu là NVB với 14,75%. Nghĩa là có đến 14,75% tài sản có thể được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. 000% 005% 010% 015% 020% 025% 030% CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB NVB Biểu đồ 3.9 - Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản 2008 2009 2010 2011 2012
  • 39. 2013  Phân tích tình hình thanh khoản nhóm các NHTMCP niêm yết   | GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận 33    Xem xét 2 chỉ tiêu H1 và H2, nhóm ngân hàng có chỉ số cao chưa hẳn đã là tốt xét theo khía cạnh lợi nhuận. Không loại trừ trường hợp ngân hàng không chủ ý duy trì tỷ lệ cao như vậy, mà là do huy động vốn gặp khó khăn. 3.2.5. Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là giá trị H3 cao, đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Dựa vào bảng phân tích 3.7 về cơ cấu tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD, có thể thấy các ngân hàng có những chiến lược về phòng bị thanh khoản cho ngân hàng mình dưới nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết các ngân hàng đều chọn gửi tiền tại các ngân hàng khác hoặc các TCTD, điển hình là trường hợp ngân hàng SHB với 85,7% trong năm 2012. Cách làm như vậy giúp ngân hàng vẫn đảm bảo thanh khoản bằng cách rút tiền về trong thời gian ngắn khi có nhu cầu, mà vẫn đảm bảo vốn vẫn sinh lợi mặc dù lợi nhuận không cao. Bảng 3.2 – Cơ cấu tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD năm 2012 Tổng TM và Tiền gửi tại các TCTD Tiền mặt Tiền gửi tại NHNN Tiền gửi tại các TCTD CTG  36.242.967 7,0% 33,8% 59,2%  VCB  81.868.486 6,9% 19,2% 73,91%  EIB  51.821.304 25,5% 4,4% 70,1%  STB  17.333.443 55,1% 25,5% 19,3%  MBB  25.449.652 3,4% 24,5% 72,1%  ACB  32.979.586 21,5% 16,8% 61,6%  SHB  24.513.364 2,0% 12,4% 85,7%  NVB  1.535.270 13,1% 84,0% 2,9%  Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng Đối với ngân hàng STB, do có sự giảm sút khá lớn trong tiền gửi tại các TCTD khác (giảm hơn 17.733 tỷ đồng – tương ứng 84%) trong giai đoạn 2010-2012 nên trong 2012, tiền mặt trở thành khoản mục chiếm vị trí lớn trong cơ cấu (chiếm 55,1%). Tuy nhiên khi xét về giá trị tuyệt đối, tiền mặt chỉ giữ ở mức xấp xỉ 9.500 tỷ đồng – không chênh lệch nhiều so với các năm trước đó. Trong nhóm các ngân hàng nhỏ, ngoại trừ SHB có dự trữ thanh khoản khá tốt, NVB có tổng tiền mặt và tương đương tiền không dồi dào lắm. Hệ số H3 cũng giảm dần qua các năm từ 2008-2011 cho thấy ngân hàng đã đầu tư vào tài sản với tốc độ cao so với tiền mặt nắm giữ. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng thanh khoản như