SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
  
NGUYỄN THỊ HỢP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 - 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
  
NGUYỄN THỊ HỢP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 - 2013
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS HÀ XUÂN THẠCH
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phân tích báo cáo tài chính
Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013” là công trình nghiên
cứu khoa học nghiêm túc của cá nhân tác giả, với sự hỗ trợ của thầy hướng dẫn. Các
nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được công bố.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Hợp
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phần mở đầu................................................................................................................... 1
1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan....................................................2
3 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................4
5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
6 Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................6
7 Kết cấu luận văn ...................................................................................................6
Chương 1 Cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính................................................7
1.1 Tổng quan phân tích báo cáo tài chính................................................................7
1.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính.............................................................7
1.1.2 Ý nghĩa việc phân tích báo cáo tài chính .........................................................7
1.1.3 Thu thập dữ liệu phân tích ...............................................................................8
1.1.4 Tầm quan trọng của việc phân tích các hệ số tài chính .................................11
1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính .......................................................12
1.2.1 Phân tích theo chiều ngang (phân tích theo quy mô chung) ..........................12
1.2.2 Phân tích xu hướng.........................................................................................12
1.2.3 Phân tích theo chiều dọc.................................................................................12
1.2.4 Phân tích tỷ số: ..............................................................................................13
1.2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn ................................................13
a) Hệ số thanh toán ngắn hạn .........................................................................13
b) Hệ số thanh toán nhanh ...............................................................................13
1.2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn..................................................14
a) Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ...................................................................14
b) Số lần hoàn trả lãi vay .................................................................................15
1.2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động..................................................................15
a) Các tỷ số về hang tồn kho.............................................................................15
b) Các tỷ số về khoản phải thu..........................................................................15
c) Số vòng quay của tài sản .............................................................................16
1.2.4.4 Đánh giá khả năng sinh lời.....................................................................16
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).......................................................16
b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) .......................................................16
c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)..............................................17
d) Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) ..............................................................17
e) Tỷ lệ chi trả cổ tức ........................................................................................18
1.2.4.5 Đánh giá năng lực dòng tiền...................................................................18
a) Tỷ suất dòng tiền/ lợi nhuận .........................................................................18
b) Tỷ suất dòng tiền/ doanh thu.........................................................................18
c) Tỷ suất dòng tiền/ tài sản ..............................................................................18
d) Dòng tiền tự do ............................................................................................18
1.2.4.6 Các tỷ số kiểm tra thị trường..................................................................18
a) Tỷ số giá cả trên lợi nhuận............................................................................18
b) Cổ tức mang lại.............................................................................................19
c) Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu..........................................................................19
1.2.5 Tổng hợp phân tích Dupont ................................................................................19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích BCTC trong doanh nghiệp ................21
1.3.1 Các nhân tố chủ quan ....................................................................................21
1.3.1.1 Nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác phân tích
báo cáo tài chính...........................................................................................................22
1.3.1.2 Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích BCTC ...................22
1.3.1.3 Nhân sự thực hiện phân tích báo cáo tài chính.........................................22
1.3.1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích báo cáo tài chính.................................23
1.3.2 Các nhân tố khách quan ................................................................................23
1.3.2.1 Lạm phát ..................................................................................................23
1.3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành ..........................................................23
1.3.2.3 Yếu tố mùa vụ trong kinh doanh ..............................................................24
Kết luận chương 1 ......................................................................................................25
Chương 2 Phân tích báo cáo tài chính của Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh
từ năm 2009 - 2013 .....................................................................................................26
2.1 Khái quát chung về thị trường nhựa ở Việt Nam .............................................26
2.2 Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh ................................26
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh...........26
2.2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh ...................................26
2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh26
2.2.2 Sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh........................................28
2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh.................................29
2.2.4 Vị thế của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh trong ngành...........................30
2.3 Phân tích tổng quát BCTC Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm
2009 – 2013..................................................................................................................30
2.3.1 Bảng cân đối kế toán.......................................................................................30
2.3.1.1 Cơ cấu và biến động tài sản của Nhựa Bình Minh..................................30
2.3.1.2 Cơ cấu và biến động nguồn vốn của Nhựa Bình Minh...........................34
2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................36
2.4.3 Lưu chuyển tiền tệ .........................................................................................39
2.4 Phân tích chỉ số tài chính Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009
– 2013...........................................................................................................................41
2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn ........................................................41
2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn............................................................42
2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động ..........................................................................42
2.4.4 Đánh giá khả năng sinh lời .............................................................................44
2.4.5 Các tỷ số kiểm tra thị trường ..........................................................................45
2.5 Phân tích Du Pont ................................................................................................46
2.6 So sánh với các công ty nhựa trên thị trường....................................................48
2.6.1 So sánh với Công Ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong................................48
2.6.2 So sánh với Công Ty CP Nhựa Đồng Nai......................................................53
2.6.3 So sánh với Nhựa Thái Lan ............................................................................54
2.7 Nhựa Bình Minh so với trung bình ngành nhựa Việt Nam .............................56
2.8 Đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh thông
qua phỏng vấn ban lãnh đạo .....................................................................................58
2.9. Những mặt làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại.......................59
2.9.1 Một số ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của Công ty..................................59
2.9.2 Một số hạn chế và vấn đề đặt ra .........................................................................61
2.9.3 Nguyên nhân tồn tại ...........................................................................................61
Kết luận chương 2 ......................................................................................................63
Chương 3 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công Ty CP Nhựa
Bình Minh ..................................................................................................................64
3.1 Chiến lược phát triển Công ty trong năm 2014 – 2018..........................................64
3.1.1 Chiến lược về sản phẩm ................................................................................64
3.1.2 Chiến lược về kinh doanh..............................................................................65
3.1.3 Chiến lược về tổ chức....................................................................................65
3.2 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công Ty CP Nhựa Bình Minh ...........66
3.2.1 Tạo vị thế vững chắc, tăng cường thị phần và tạo niềm tin khách hàng......66
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định ...............................................66
3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và điều chỉnh cơ cấu vốn ..........................67
3.2.4 Nâng cao khả năng sinh lợi ..........................................................................68
3.2.4.1 Tăng cường khả năng sinh lợi của doanh thu............................................68
3.2.4.2 Nâng cao khả năng sinh lợi của tài sản .....................................................69
3.2.4.3 Tăng cường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu...................................70
3.2.5 Tăng cường cải thiện công tác phân tích tài chính ở Công Ty Cổ Phần
Nhựa Bình Minh ..........................................................................................................71
3.4 Kiến nghị................................................................................................................72
3.4.1 Kiến nghị đối với chính phủ..........................................................................72
3.4.2 Kiến nghị đối với Nhựa Bình Minh...............................................................72
Kết luận chương 3 ......................................................................................................74
Kết luận chung............................................................................................................75
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
BMP: Nhựa Bình Minh
CP: Cổ phiếu
DNP: Nhựa Đồng Nai
DT: Doanh thu
GTSS: Gía trị sổ sách
GVHB: Gía vốn hàng bán
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
HĐĐT: Hoạt động đầu tư
HĐTC: Hoạt động tài chính
LN: Lợi nhuận
NPT: Nợ phải trả
NTP: Nhựa Tiền Phong
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
TPC: Công ty Thai Plastic & Chemicals PCL
TS: Tài sản
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TSDH: Tài sản dài hạn
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VCSH BQ: Vốn chủ sở hữu bình quân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Cơ cấu chí phí chính của Nhựa Bình Minh
Bảng 2.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013
Bảng 2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của BMP từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của BMP từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.5 Chỉ tiêu kiểm tra thị trường của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.6 Mô hình Dupont của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.7 Kết quả kinh doanh của BMP và NTP từ năm 2009 -2013
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu sinh lời của BMP và NTP từ năm 2009 – 2013
Bảng 2.9 Chỉ tiêu nợ phải trả trên VCSH của BMP và NTP từ 2009 - 2013
Bảng 2.10 Chỉ tiêu tài chính của DNP và BMP từ năm 2009 -2013
Bảng 2.11 chỉ tiêu tài chính của BMP và TPC từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.12 Chỉ số tài chính của BMP so với ngành
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.2 Kết cấu tài sản của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.3 Nợ ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013
Biểu đồ 2.5 Doanh thu thuần, GVHB và lợi nhuận gộp của BMP từ 2009 - 2013
Biểu đồ 2.6 Lưu chuyển tiền của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.7 Hệ số thanh toán ngắn hạn Nhựa Bình Minh năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.8 So sánh doanh thu BMP và NTP từ năm 2009 - 2013
Biểu đồ 2.9 Vốn chủ sở hữu của BMP và NTP qua các năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.10 Tỷ suất sinh lợi của BMP và TPC từ năm 2009 – 2013
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01 Bảng cân đối kế toán của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 02 Bảng cân đối kế toán loại trừ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 03 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 04 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh loại trừ lạm phát của BMP từ
năm 2009 - 2013
Phụ lục 05 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 06 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ loại trừ lạm phát của BMP từ năm 2009 -
2013
Phụ lục 07 Biến động tài sản loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 08 Cấu trúc nguồn vốn loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 09 Biến động nguồn vốn loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 10 Cơ cấu doanh thu, chi phí đã loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 -
2013
Phụ lục 11 Biến động doanh thu, chi phí đã loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009
- 2013
Hình 2.1 Phân tích mô hình Dupont 2013
Hình 2.2 Phân tích mô hình Dupont 2012
Hình 2.3 Phân tích mô hình Dupont 2011
Hình 2.4 Phân tích mô hình Dupont 2010
Hình 2.5 Phân tích mô hình Dupont 2009
1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp
thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Bởi tình
hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của
doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình. Tình hình tài chính
của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lượng của
toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân
tích báo cáo tài chính, các đối tượng sử dụng thông tin có thể biết được trạng thái tài
chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính,
mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả
năng thanh toán. Đồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính hiện tại,
cũng có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo
được những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Ngành công nghiệp nhựa là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu
công nghiệp quốc gia và hiện đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Là một trong
những doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín lớn trong ngành công nghiệp nhựa
Việt Nam với bề dày truyền thống và kinh nghiệm 36 năm. Liên tục trong nhiều
năm được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” duy trì vị
thế trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay
Nhựa Bình Minh cũng không tránh khỏi những khó khăn chung của ngành nhựa ở
Việt Nam như về nguồn nguyên liệu, vốn, kỹ thuật nên các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác liên doanh, chuyển giao
công nghệ sản xuất công nghệ cao…đòi hỏi Nhựa Bình Minh cũng cần phải có
những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cạnh
tranh của mình. Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp các nhà quản trị nội bộ
doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình tài chính, có thể đưa ra các chính sách thích
hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Bởi lẽ thông tin từ phân tích tài
2
chính là nền tảng của mọi quyết định, và xem đây là công việc tất yếu trong quản trị
công ty. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 – 2013”
2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan
Các vấn đề phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nói chung đã
được nhiều tác giả quan tâm. Tùy theo phương pháp tiếp cận, các nhà khoa học đã
trình bày những quan điểm khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các quan
điểm này đã được nghiên cứu và trình bày khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học,
luận văn thạc sĩ, cũng như luận án tiến sĩ dưới các góc độ khác nhau. Có thể điểm
qua một số tác giả với những đề tài có liên quan trong thời gian qua.
 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Henry W. Collier, University of Wollongong, “An example of the use of
financial ratio analysis: the case of Motorola”. Trong viết này, bằng cách sử dụng
phương pháp phân tích tỷ lệ, phân tích Dupont tác giả đã chỉ ra rằng phân tích tỷ lệ
tài chính của công ty không dễ dàng rơi vào một ngành công nghiệp duy nhất. Điển
hình là Motorola có sáu đơn vị hoạt động rơi vào một số ngành công nghiệp, có hai
ngành công nghiệp chiếm phần lớn doanh số bán hàng là viễn thông và bán dẫn. Sự
khác biệt về hai ngành công nghiệp này làm cho việc phân tích tỷ lệ tài chính của
Motorola trở lên phức tạp. Tuy nhiên để có một hình ảnh thích đáng hơn về các đặc
điểm hoạt động của Motorola đã đạt được bằng cách là tăng độ phức tạp của phân
tích, bằng việc so sánh Motorola cho cả ngành công nghiệp.
Mihaela Herciu, Claudia Ogrean and Lucian Belascu, Lucian Blaga
University of Sibiu, LBUS Sibiu, Romania, “A Du Pont Analysis of the 20 Most
Profitable Companies in the World”. Bài viết này nhằm mục đích chứng minh
rằng trong hầu hết các trường hợp, các công ty có lợi nhuận nhất không phải là hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư. Từ 20 công ty có lợi nhuận nhất vào năm 2009 và bằng
cách sử dụng phân tích Du Pont, đã cho thấy rằng kết quả xếp hạng không được duy
trì khi xem xét các chỉ tiêu ROS, ROA và ROE. Phân tích mối tương quan giữa thu
nhập ròng và ROS, ROA, ROE có kết quả là lợi nhuận cao không làm cho chỉ số
3
khả năng sinh lời cao. Và theo đó, các công ty có lợi nhuận cao thì tỷ lệ sinh lời
không cao, bởi vì các tỷ lệ này còn phụ thuộc vào mẫu số là tổng tài sản, doanh thu
và vốn chủ sở hữu của cổ đông.
Các công trình nghiên cứu trong nước
Luận văn thạc sĩ: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công Ty Cổ Phần PVI
năm 2010 - 2011” của Hồ Thị Khánh Vân do PGS.TS. Nguyễn Phú Giang hướng
dẫn. Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích so sánh, tỷ lệ và
phân tích Dupont để đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của Công
Ty Cổ Phần PVI trong năm 2010-2011. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị
nhằm hoàn thiện thực trạng tài chính của PVI.
Luận văn thạc sĩ: “ Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cổ Phần Lilama
10” của Phạm Ngọc Quế do TS. Trương Minh Đức hướng dẫn. Luận văn này, tác
giả đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của Công Ty Cổ Phần
Lilama 10 trong giai đoạn 2009 – 2011, bằng phương pháp phân tích so sánh kết
hợp với phương pháp phân tích tỷ lệ. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Lilama 10.
Luận văn thạc sĩ: “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Thực
Phẩm Đức Việt” của Đào Thị Bằng do PGS. TS. Phí Mạnh Hồng hướng dẫn. Bằng
các phương pháp phân tích truyền thống so sánh, tỷ lệ và phương pháp phân tích
Dupont, tác giả đã đánh đúng thực trạng tài chính của Công Ty Cổ Phần Thực
Phẩm Đức Việt. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của
Công ty.
Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty
chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Thị Cẩm Thúy do GS.TS. Nguyễn Văn Công
hướng dẫn. Trong luận án này, tác giả kết hợp phương pháp định tính và phương
pháp định lượng để đánh giá về tình hình tài chính của các công ty chứng khoán, từ
đó tìm ra giải pháp phù hợp đề hoàn thiện tổ chức, nội dung và phương pháp phân
tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán nhằm nâng cao chất lượng
4
thông tin tài chính công bố công khai trên thị trường cùa các công ty chứng khoán ở
Việt Nam.
Đặc điểm chung của các công trình khoa học trên là đều đề cập đến việc
phân tích, so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, và các nghiên cứu hầu hết giới
hạn phạm vi năm trước so năm nay, chưa có nghiên cứu nào phân tích báo cáo tài
chính cho một giai đoạn dài, và đề cập đến loại bỏ sự ảnh hưởng của lạm phát. Vì
vậy luận án này sẽ làm rõ thực trạng tài chính của một doanh nghiệp qua phân tích
báo tài chính cho một giai đoạn dài, một xu hướng và loại bỏ đi yếu tố lạm phát. Để
từ đó thấy rõ được tiềm lực tài chính thực sự cho một doanh nghiệp và đưa ra các
giải pháp hữu hiệu khắc phục những hạn chế mà doanh nghiệp đó vướng phải.
3. Mục tiêu của nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và giải quyết một số nội dung sau:
- Lý luận cơ bản về nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty Cổ Phần Nhựa Bình
Minh.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện thực trạng tài chính
tại công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình
Minh từ năm 2009 - 2013.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính từ các năm 2009 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng quát, phân tích tỷ lệ, so sánh các
hệ số, so sánh các doanh nghiệp cùng ngành và tổng hợp suy diễn, phương pháp
phân tích Dupont.
Luận văn sử dụng phương pháp tính toán và so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu
theo thời gian, so sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh
trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của
5
doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính
của doanh nghiệp.
So sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, so sánh, đối
chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, từng
báo cáo tài chính. Phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó xác định được mức biến động về quy
mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ
tiêu phân tích.
So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, sử dụng các tỷ lệ,
các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính,
giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phân tích theo chiều dọc trên các báo
cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các
chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp.
So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó
được thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài
chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và
chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển
của các hiện tượng kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của
ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.
Phương pháp tỷ lệ là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong
phân tích tài chính. Phương pháp này dựa trên việc phân tích ý nghĩa của các tỷ lệ
giữa một khoản mục nhất định trên báo cáo với một hoặc nhiều khoản mục khác.
Tùy theo mục tiêu phân tích mà quyết định lựa chọn các nhóm chỉ tiêu phân tích,
mức độ của nhóm chỉ tiêu, trong từng thời kỳ cụ thể. Ngoài ra khi thực hiện phương
pháp phân tích tỷ lệ, còn có thể áp dụng phương pháp Dupont, cho phép phân tích
sâu hơn về mối tương quan giữa các tỷ lệ đó ảnh hưởng tới vấn đề cần phân tích.
6. Đóng góp mới của đề tài
6
- Luận văn phân tích một cách khách quan, toàn diện hệ thống báo cáo tài
chính của Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh đặt trong những điều kiện thuận lợi
và khó khăn chung của nền kinh tế, của ngành bất động sản trong giai đoạn năm
2009 - 2013.
- Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế tình hình tài chính của
Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh qua sự biến động của các chỉ số tài chính.
- Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công
ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh.
7. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 – 2013.
Chương 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA BÌNH MINH.
7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan phân tích báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra các khái niệm khác nhau về phân tích báo cáo
tài chính doanh nghiệp, tuy khác nhau về hình thức, nhưng nhìn chung đều thống
nhất căn bản về bản chất của phân tích báo cáo tài chính. Theo đó, phân tích báo
cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin, xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về
tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình
quân ngành để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho
tương lai về xu hướng, tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xác lập một giải pháp
kinh tế, điều hành quản lý, khai thác có hiệu quả để được lợi nhuận mong muốn.
Hay nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là việc xem xét, kiểm tra về nội
dung, thực trạng, kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Từ đó, so sánh đối
chiếu tìm ra năng lực, nguồn tài chính tiềm tàng và xu hướng phát triển tài chính
của doanh nghiệp nhằm xác lập các giải pháp khai thác, sử dụng nguồn tài chính có
hiệu quả.
1.1.2 Ý nghĩa việc phân tích báo cáo tài chính
 Phân tích báo cáo tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản
trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh
doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt mục tiêu kinh doanh.
 Cung cấp đầy đủ kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở
hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty để họ có những quyết định
đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về
nguồn lực kinh tế.
 Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật
độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra sự tồn tại và nguyên
8
nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự toán để có những chính
sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đã đặt ra.
 Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn,
chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục
đích làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho
những mục đích khác nhau của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài
chính.
1.1.3 Thu thập dữ liệu phân tích
 Tài liệu sử dụng quan trọng nhất để sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính
của công ty đó là báo cáo tài chính, mà hệ thống báo cáo tài chính của công ty ở
các thời kỳ được quy định chủ yếu là:
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo kết quả kinh doanh
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Thuyết minh báo cáo tài chính
 Ngoài ra, khi phân tích cần lưu ý đến các chính sách, các định chế tài chính,
nguyên tắc, chuẩn mực và chính sách kế toán công ty khi tiến hành lập báo cáo tài
chính. Việc vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán có thể làm cho thông tin
trên báo cáo tài chính sau khi đã phân tích sẽ bị sai lệch trọng yếu và bị ảnh hưởng
đáng kể đến quyết định của các nhà đầu tư hiện tại cũng như tương lai. Bên cạnh
đó, những người phân tích báo cáo tài chính cũng nên dựa vào các chỉ số kinh tế -
tài chính bình quân ngành để có tham chiếu thuyết phục hơn đối với thông tin sau
khi đã phân tích báo cáo tài chính.
a) Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, bởi vì bảng cân đối kế
toán phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài
sản của công ty tại một thời điểm nhất định. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, sự biến
động các khoản mục trên bảng cân đối kế toán sẽ phác họa một cách đầy đủ tình
hình biến động của tài sản và nguồn hình thành nên tài sản của công ty, cho biết quy
9
mô hoạt động của công ty. Bất kỳ một số biến động nào của bất kỳ một khoản mục
nào trên bảng cân đối kế toán đều có ý nghĩa nhất định về tình hình tài chính của
công ty.
Như vậy, bảng cân đối kế toán là một tài liệu cực kỳ quan trọng trong việc
nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty tại một thời điểm trong kỳ kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty sẽ phản ánh rõ nét tình hình tài chính của công ty. Qua các chỉ tiêu trên
bảng cân đối kế toán, thể hiện trình độ sử dụng vốn và những triển vọng sử dụng
kinh doanh, và tình hình sức khỏe tài chính của công ty tại thời điểm mà nhà phân
tích cần xem xét, đánh giá.
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh
nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của công ty là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của
toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh dưới tác động của nhiều yếu tố nên nó được
các nhà phân tích quan tâm rất nhiều.
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình
thành và sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính. Là cơ sở để đánh giá khả
năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra như thế nào,
trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là đối với các nhà đầu
tư, các chủ nợ... Bởi vì một nhà quản trị tài chính giỏi là nhà quản trị biết và kiểm
soát được khi nào, ở đâu đồng tiền sẽ đến và khi nào, đồng tiền sẽ đi và đi đến đâu?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự thay đổi trong số dư tiền mặt của công ty
trong một kỳ kinh doanh bình thường. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích các
dòng tiền thu vào, dòng tiền chi ra trong một kỳ kinh doanh thông qua các hoạt
10
động gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính.
Để thấy được thực trạng tài chính của công ty, phân tích tài chính cần phải đi sâu
xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nhiệm vụ cũng như sự biến động của
từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản và nhiệm
vụ có hợp lý hay không và xu hướng biến động của nó (Phan Đức Dũng, 2008).
Tùy theo từng loại kinh doanh, từng loại doanh nghiệp mà sự phân bổ biến
động của tài sản và nhiệm vụ trong tổng tài sản là cao hay thấp.
• Nếu là công ty chuyên sản xuất thì tài sản dài hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao, chủ
yếu là tài sản cố định, trong tổng tài sản của công ty.
• Nếu là công ty kinh doanh thương mại thì tài sản ngắn hạn sẽ chiếm tỷ trọng
cao, chủ yếu là tài sản lưu động, trong tổng tài sản của công ty.
• Nếu là công ty xây lắp thì tài sản ngắn hạn cũng sẽ chiếm tỷ trọng cao trong
tổng tài sản.
Do đó ngoài việc so sánh giữa các năm thì cần phải so sánh với mật độ bình
quân chung của ngành để người đọc báo cáo tài chính thấy rõ hơn tình hình kinh
doanh và tình hình tài chính trong cùng ngành như thế nào.
Phân tích tài sản: phân tích tăng, giảm về số tương đối và số tuyệt đối của
khoản mục tài sản ngắn hạn và của khoản mục tài sản dài hạn.
Phần nguồn vốn: phân tích sự biến động tăng giảm của khoản mục nợ phải
trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Xem xét mối quan hệ trong sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn kết hợp với việc phân tích nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả để đánh giá tính
hợp lý trong xu hướng biến động. Tài liệu sử dụng làm tài liệu phân tích là báo cáo
tài chính chủ yếu như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh được lập
cho hai năm liên tục, năm nay và năm trước hoặc khi phân tích cần so sánh một
cách tổng quát kế hoạch kinh doanh đơn vị của các kỳ, sau đó đi sâu vào phân tích
các nội dung cấu thành nên kế hoạch kinh doanh để đánh giá xu hướng biến động
của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta
lập bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang (so sánh) và chiều
11
dọc (kết cấu). Từ đó tiến hành phân tích sự biến động của các khoản doanh thu
thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập
từ hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, hoạt động khác và thu nhập
trước thuế. Xem xét mối quan hệ đồng thời so sánh tăng, giảm giữa các khoản mục
để có kết luận chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Có nhiều kỹ
thuật phân tích báo cáo tài chính, trong đó phổ biến và có ý nghĩa nhiều nhất và
vượt trội nhất vẫn là kỹ thuật phân tích tỷ số. Tuy nhiên, kỹ thuật phân tích tỷ số chỉ
phát huy tác dụng khi kết hợp với các kỹ thuật phân tích khác như phân tích so
sánh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích mối quan hệ cân đối. Do đó, khi
phân tích ngoài việc áp dụng các kỹ thuật phân tích như so sánh, sẽ bắt đầu phân
tích tỷ số, kế đến là phân tích xu hướng, phân tích Du Pont và cuối cùng là phân
tích cơ cấu và phân tích chỉ số.
1.1.4 Tầm quan trọng của việc phân tích các hệ số tài chính
Qua quá trình phân tích sẽ giúp nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính
chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả
năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với
doanh nghiệp cùng ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh.
Việc sử dụng các hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường
chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việc này cũng đúng
trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp thông qua
cấp tín dụng. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát
quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và
hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt
hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp,
thì phải có giải pháp kiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm
trọng. Ngoài ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ
hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính.
12
1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
1.2.1 Phân tích theo chiều ngang (phân tích theo quy mô chung)
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính là việc xem xét, nhìn nhận
đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty. Tài liệu phân tích chủ yếu là bảng
cân đối kế toán.
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động
của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc phân tích này làm rõ tình hình đặc
điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích giúp đánh giá khái
quát biến động các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá từ
tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá cho ta liên kết các thông tin để đánh giá khả
năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản có biến động cần tập trung phân tích
xác định nguyên nhân.
1.2.2 Phân tích xu hướng
Xem xét biến động xu hướng, biến động qua thời gian là một biện pháp quan
trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt
đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm.
Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Khi phân tích xu hướng của báo cáo tài chính, thông thường phải dựa vào số
liệu quá khứ, tổng hợp theo năm, theo quý hay theo tháng tuỳ theo dữ liệu thu thập.
Trên cơ sở thu thập số liệu, ràng buộc giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập mới
có thể nhận dạng được xu hướng của biến phụ thuộc.
1.2.3 Phân tích theo chiều dọc
Phân tích theo chiều dọc là việc xác định tỷ lệ tương quan giữa các khoản
mục trên báo cáo tài chính qua đó xem xét đánh giá thực chất xu hướng biến động
một cách đúng đắn mà phân tích chiều ngang không thể thực hiện được.
Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục được thể hiện bằng một tỷ lệ kết
cấu so với khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Phân tích theo chiều dọc
giúp ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu
13
bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào, từ đó đánh giá tình hình
tài chính của doanh nghiệp.
1.2.4 Phân tích tỷ số
Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo, giúp
chúng ta hiểu rõ hơn bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Hơn
nữa, việc phân tích các tỷ số để thấy rõ hơn các thực trạng tài chính của doanh
nghiệp. Tỷ số tài chính là mối quan hệ giữa hai khoản mục trên bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Mỗi tỷ số tài chính phản ánh một nội dung khác
nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng sẽ được cung cấp nhiều thông
tin hơn khi được so sánh với các chỉ số liên quan.
Phân tích tỷ số còn là một công cụ quan trọng để đo lường quá trình kinh
doanh và để so sánh một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Bằng việc tính toán
các chỉ số ở cùng một thời gian chúng ta có thể thấy được xu hướng trong một
doanh nghiệp (O. Gill, 1999)
1.2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
a) Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn diễn tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ
ngắn hạn. Nó được sử dụng một cách rộng rãi như một tín hiệu rõ ràng về khả năng
thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp (Phạm Văn Dược, 2001). Hệ số thanh
toán ngắn hạn được tính như sau:
Hệ số này phản ánh hiện trạng khả năng thanh toán tại thời điểm lập bảng
cân đối kế toán, nó có thể bị móp méo do những sai sót trong ước tính kế toán hoặc
do nhà quản lý đã lựa chọn các thực hành kế toán nhằm đạt được mục tiêu của
mình
b) Hệ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty
trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được dựa trên những tài sản ngắn hạn có
14
thể thanh toán nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm các khoản mục
hàng tồn kho (O.Gill, 1999)
Tuy nhiên, thực tế cho rằng trong giá trị tài sản ngắn hạn còn bao gồm giá trị
tài sản ngắn hạn khác mà tài sản này còn kém thanh khoản cao hơn cả tồn kho. Do
đó, trên thực tế ở tử số của công thức tính tỷ số thanh khoản nhanh, chúng ta không
nên máy móc loại hàng tồn kho ra khỏi giá trị tài sản ngắn hạn như công thức lý
thuyết chỉ ra, mà nên cộng dồn các khoản tài sản ngắn hạn nào có tính thanh khoản
nhanh hơn tồn kho.
Hệ số
thanh
toán
nhanh
=
Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân
đối kế toán nhưng không kể giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém
thanh khoản khác vào trong giá trị tài sản ngắn hạn khi tính toán
Nếu tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán
của công ty tốt, có nhiều thuận lợi trong thanh toán. Nếu tỷ lệ thanh toán nhanh
bằng tiền mặt nhỏ hơn 0.5 thì tình hình thanh toán của công ty sẽ gặp khó khăn.
Xong nếu tỷ lệ này quá cao lại là điều không tốt vì nó thể hiện việc quay vòng vốn
chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao.
1.2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn
Khả năng thanh toán dài hạn gắn với khả năng sống còn của doanh nghiệp
qua nhiều năm. Mục đích của phân tích khả năng thanh toán dài hạn là để chỉ ra
sớm nếu doanh nghiệp đang trên con đường phá sản.
a) Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Tăng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp là sẽ có rủi
ro. Tỷ số nợ phải trả trên vốn sở hữu càng cao, doanh nghiệp có nghĩa vụ cố định
càng lớn, và do đó lâm vào tình thế rủi ro hơn.
15
b) Số lần hoàn trả lãi vay
1.2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động
a) Các tỷ số về hàng tồn kho
Hệ số quay vòng của hàng tồn kho thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng
hàng bán và hàng tồn kho. Sự luân chuyển hàng tồn kho của các doanh nghiệp ở các
ngành khác nhau và trong các bộ ngành có thể rất khác nhau.
Số vòng quay của hàng tồn kho cao cho thấy rằng đối với hàng tồn kho của
một doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, đầu tư vào hàng tồn kho được cắt
giảm, chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền được
rút ngắn và ít nguy cơ hàng tồn kho bị ứ đọng. Bên cạnh đó, số vòng quay hàng tồn
kho quá cao có thể cho thấy rằng doanh nghiệp không đủ hàng dự trữ để đáp ứng
nhu cầu bán ra dẫn đến tình trạng cạn kho và khách hàng không hài lòng.
Số vòng quay hàng tồn kho quá thấp chứng tỏ hàng tồn kho được dự trữ quá
nhiều, tiêu thụ chậm, chi phí kèm theo hàng tồn kho cao, và triển vọng dòng tiền
chảy vào doanh nghiệp yếu. Số vòng quay thấp làm gia tăng những khó khăn về tài
chính tương lai của doanh nghiệp. Số vòng quay của hàng tồn kho giữa các doanh
nghiệp sẽ không hợp lý khi các doanh nghiệp sử dụng những phương pháp đánh giá
hàng tồn kho khác nhau.
b) Các tỷ số về khoản phải thu
Khả năng thu tiền bán chịu kịp thời của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán ngắn hạn của nó. Số vòng quay các khoản phải thu đo lường mối
quan hệ tương quan của các khoản phải thu với sự thành công của chính sách bán
chịu và thu tiền của doanh nghiệp
16
Trong giới hạn cho phép, số vòng quay các khoản phải thu càng cao càng tốt,
số vòng quay các khoản phải thu càng lớn, các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền
càng nhanh.
c) Số vòng quay của tài sản
1.2.4.4 Đánh giá khả năng sinh lời
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này phản ánh quan hệ lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng
doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản bình quân hay còn
gọi là tỷ số sức sinh lợi căn bản của công ty phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của
ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành như dịch vụ, du lịch, tư vấn, thương mại,
ngành hàng không, ngành đóng tàu… tỷ số này thường rất thấp. Do đó, để đánh giá
chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với công ty tương tự
trong cùng một ngành thì có cơ sở thuyết phục hơn.
b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi
đồng tài sản của công ty. Là chỉ số thể hiện khả năng của công ty để tạo ra lợi
nhuận, là một kết quả của việc sử dụng nguồn lực và quản lý hiệu quả, và nó được
sử dụng như là một biến phụ thuộc trong đánh giá hiệu quả kinh tế (Burja, 2010)
Đứng trên góc độ chủ doanh nghiệp, ở tử số thường sử dụng lợi nhuận ròng
dành cho cổ đông, trong khi đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận
trước thuế hơn là lợi nhuận ròng.
17
ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Giống như tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, ROA
phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể dễ dàng bị bóp méo bởi một doanh
nghiệp có chi phí khấu hao lớn, hay một số lượng lớn tài sản vô hình hoặc các
khoản thu nhập hay chi phí bất thường. Tỷ lệ này nên được sử dụng với các tỷ lệ
sinh lời khác để so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành có cùng kích cỡ.
(O.Gill. 1999)
c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhằm đo lường khả năng sinh lời trên
mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông.
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần là vấn đề rất quan trọng của việc sinh lời
mà các cổ đông đang nắm giữ các cổ phiếu đã phát hành quan tâm. ROE cho biết
bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận dành cho cổ đông.
Trong đó:
Mối quan hệ trên cho thấy thu nhập của một công ty rất nhạy cảm với phương
thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sỡ hữu hơn). Một
doanh nghiệp có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu sử dụng nhiều nợ và
sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá trình tài trợ tài sản.
d) Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
18
Các nhà đầu tư quan tâm đến chỉ số này do lợi nhuận là cơ sở để chi trả cổ
tức và gia tăng trong tương lai của các cổ phiếu thường.
e) Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức phân phối với lợi nhuận mỗi cổ
phiếu.
1.2.4.5 Đánh giá năng lực dòng tiền
a) Tỷ suất dòng tiền/ lợi nhuận
b) Tỷ suất dòng tiền/ doanh thu
c) Tỷ suất dòng tiền/ tài sản
d) Dòng tiền tự do
Tỷ số này đo lường số tiền còn lại từ hoạt động kinh doanh sau khi chi trả cổ
tức và các nhu cầu đầu tư.
Dòng
tiền tự do
=
Dòng tiền thuần từ
hoạt động kinh doanh
- Cổ tức -
Vốn đầu tư
bình quân
Dòng tiền tự do nếu là số dương chính là số tiền có thể sử dụng cho các hoạt
động kinh doanh sau khi chi trả cổ tức và các nhu cầu đầu tư để duy trì năng lực sản
xuất ở mức hiện hành. Khả năng linh hoạt tài chính và mức độ tăng trưởng của
doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đầy đủ của dòng tiền tự do.
1.2.4.6 Các tỷ số kiểm tra thị trường
a) Tỷ số giá cả trên lợi nhuận
19
Tỷ số giá cả trên lợi nhuận đo lường mối quan hệ giữa thị giá mỗi cổ phiếu
và lợi nhuận mỗi cổ phiếu của một doanh nghiệp. Tỷ số giá cả trên lợi nhuận được
tính theo công thức sau:
P/E rất có ích và nó được sử dụng rộng rãi vì nó cho phép so sánh giữa các
doanh nghiệp. Khi P/E của một doanh nghiệp cao hơn một doanh nghiệp khác, điều
đó thường có nghĩa là các nhà đầu tư cảm thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ
tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các doanh nghiệp khác và ngược lại.
b) Cổ tức mang lại
Cổ tức mang lại là một thước đo lợi nhuận thu được cho một nhà đầu tư vào
một cổ phiếu. Nó được xác định bằng cách chia cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu cho
thị giá mỗi cổ phiếu
c) Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu là tỷ số cho biết số tiền mỗi cổ đông nắm giữ
mỗi cổ phiếu thường được phân phối sau khi toàn bộ tài sản được bán với giá trị
trên bảng cân đối kế toán (giá trị sổ sách) và trả nợ cho tất cả các chủ nợ. Tỷ số này
hoàn toàn dựa vào giá trị lịch sử của cổ phiếu.
1.2.5 Tổng hợp phân tích Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của
một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont
tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân
tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các
chỉ tiêu tài chính. Nhờ đó, chúng ta có thể phát hiện những nhân tố đã ảnh hưởng
đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Công thức DuPont thường được
biểu diễn dưới hai dạng bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng.
Dạng cơ bản:
20
Chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi
nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ
bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả
năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia
tăng lợi nhuận ròng biên. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi
phí của doanh nghiệp.
Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử
dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói
một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài
sản sẵn có. Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh
nghiệp.
Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng
cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi
nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay
tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản
trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp (Đoàn Hương Quỳnh, Đoàn
Thục Quyên, 2013).
Dạng mở rộng:
Hay:
ROE=
Lợi nhuận từ HĐKD
Doanh thu thuần
X
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận từ HĐKD
X �1-
Thuế TNDN
Lợi nhuận trước thuế
� X
Doanh thu
Tổng tài sản BQ
X
Tổng tài sản BQ
Vốn chủ sở hữu BQ
21
ROE =
Tỷ suất lợi nhuận
kinh doanh trên
doanh thu
x
Ảnh hưởng từ
các lợi nhuận
khác
x
Ảnh hưởng của
thuế thu nhập
doanh nghiệp
X Hệ số đầu tư TSNH x
Dạng thức mở rộng của công thức Dupont cũng phân tích tương tự như dạng
thức cơ bản song qua dạng thức này có thể nhìn sâu hơn vào cơ cấu của lợi nhuận
sau thuế trên doanh thu thông qua việc xem xét ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận
khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và
ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá được mức tăng tỷ suất
lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến từ đâu. Nếu nó chủ yếu đến từ các khoản
lợi nhuận khác như thanh lý tài sản hay đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm
thuế tạm thời thì các nhà phân tích cần lưu ý đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự
của doanh nghiệp.
Cũng như vậy, đối với nhân tố vòng quay toàn bộ vốn có thể đánh giá thông
qua chính sách đầu tư tài sản cũng như tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn
hạn trong doanh nghiệp. Nếu số vòng quay toàn bộ vốn tăng lên là do tốc độ quay
vòng của các loại tài sản ngắn hạn như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng
lên thì hoàn toàn hợp lý. Nhưng nếu số vòng quay tổng vốn tăng lên là do thay đổi
cơ cấu đầu tư tài sản, thì điều này phải đảm bảo phù hợp với lĩnh vực ngành nghề
kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác của doanh nghiệp cũng như môi trường
kinh doanh. Như vậy, trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý
doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ
suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh
nghiệp.
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng tới phân tích BCTC trong doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
22
1.3.1.1 Nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác
phân tích báo cáo tài chính.
Phần lớn chủ thể phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là các đối tượng
ngoài doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp không xác định phân tích báo cáo tài
chính là một nhu cầu hay là một công cụ quản lý kinh doanh. Vì vậy mà hầu như
các doanh nghiệp không thực hiện phân tích báo cáo tài chính. Phần đông các chủ
doanh nghiệp thực hiện quản trị kinh doanh theo yếu tố kinh nghiệm và cảm tính
chứ không dựa trên các phân tích định lượng một cách có hệ thống. Chính điều này
dẫn tới nhiều sai lầm trong chiến lược kinh doanh, làm cho doanh nghiệp kinh
doanh thua lỗ, phải giải thể hoặc phá sản (Phạm Thành Long, 2008).
1.3.1.2 Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích BCTC.
Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên vô tác dụng nếu không đảm bảo
được độ tin cậy của báo cáo tài chính. Một số nhà quản trị lại rất nắm rõ các chuẩn
mực và chỉ số tài chính của chính doanh nghiệp họ đang điều hành, và khi đó doanh
nghiệp chủ động can thiệp vào các hoạt động kế toán để có các chỉ số tài chính tốt
nhất, khiến cho việc phân tích báo cáo tài chính không còn là công cụ đánh giá
khách quan. Một thực trạng đang tồn tại trong các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung là các doanh nghiệp có thể lập cùng lúc nhiều hệ thống sổ sách và báo cáo kế
toán khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau mặc dù điều này không
được pháp luật cho phép.
Việc sửa đổi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp làm sai lệch thông tin,
dẫn đến việc phân tích báo cáo tài chính chỉ còn là hình thức, các đánh giá về doanh
nghiệp được phân tích là không chính xác hoặc sai lầm.
Một số đơn vị thực hiện việc phân tích báo cáo khá thận trọng và chuyên
nghiệp luôn tiến hành điều tra và điều chỉnh lại số liệu trên báo cáo trước phân tích.
Tuy nhiên, việc làm này hoàn toàn không thể có các quy tắc định lượng cụ thể mà
chủ yếu dựa trên yếu tố kinh nghiệm.
1.3.1.3 Nhân sự thực hiện phân tích báo cáo tài chính.
23
Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó
như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều
không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích.
Hầu hết, kể cả các công ty có tiến hành phân tích báo cáo đều không có bộ
phận hay nhân lực chuyên môn hóa cho công tác kiểm tra, phân tích báo cáo tài
chính. Việc phân tích báo cáo tài chính chủ yếu được thực hiện đồng thời bởi người
lập báo cáo tài chính. Điều này khiến cho việc phân tích báo cáo thiếu tính khách
quan cần thiết.
1.3.1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích đơn giản và
chỉ sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đơn giản nhất để phân tích. Hơn nữa, quá trình
phân tích chỉ dừng lại ở mức đưa ra các kết quả thuần túy, thiếu hẳn những đánh giá
về mức độ, xu hướng hay tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Việc đánh giá kết quả phân
tích là không nhất quán, tùy thuộc vào quan điểm của người sử dụng báo cáo. Bản
thân người chịu trách nhiệm phân tích báo cáo không đưa ra bất cứ nhận định nào
trợ giúp cho đối tượng sử dụng thông tin.
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Lạm phát
Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận
trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng
hạn như lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền, làm cho dòng tiền ở
các năm khác nhau sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so
sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.
1.3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của
hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến
hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là
cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp
khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là
24
chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình
ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá
được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, thông thường đánh giá của người phân tích sẽ theo hướng tiêu
cực nếu các kết quả phân tích của doanh nghiệp được phân tích có sự khác biệt lớn
so với mức bình quân của ngành. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những đánh
giá hoàn toàn dựa trên căn cứ bình quân của ngành không hẳn đã chính xác, mỗi
doanh nghiệp đều có tiềm lực khác nhau và có những so sánh khác nhau. Ví dụ, sự
tăng lên của chu kỳ vòng quay hàng tồn kho so với bình quân của ngành chưa hẳn
đã là tín hiệu tiêu cực nếu như doanh nghiệp đang có dự phòng hoặc đầu cơ chờ
tăng giá.
1.3.2.3 Yếu tố mùa vụ trong kinh doanh
Hầu hết các chỉ tiêu phân tích được tính toán ở những thời điểm khác nhau
trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh
doanh mang tính mùa vụ, yếu tố mùa vụ có thể bóp méo nhiều chỉ số phân tích dẫn
đến đánh giá sai lệch. Các chỉ số được phân tích vào một thời điểm khó có thể so
sánh với bản thân các chỉ số đó vào thời điểm khác trong năm
25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nhìn chung qua chương 1 đề tài đã khái quát về cơ sở lý luận của phân tích
báo cáo tài chính: khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài
chính. Bên cạnh đó, phân tích báo cáo tài chính có thật sự hữu ích và đánh giá đúng
thực trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan như cần có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành chính xác để
có sự đối chiếu, so sánh; có cán bộ phân tích BCTC giỏi chuyên môn, có số liệu
trung thực đầy đủ và chính xác. Từ các thông tin thu thập được, doanh nghiệp sẽ
tính toán các chỉ số, lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu
chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì, nhiệm vụ của công tác
phân tích BCTC là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với
các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình
tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân
dẫn đến điểm yếu trên.
Qua nền tảng lý thuyết, chương tiếp theo tác giả phân tích thực trạng báo cáo
tài chính Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh, từ đó rút ra những ưu điểm cũng như
hạn chế trong hoạt động kinh doanh và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tình
hình tài chính của Nhựa Bình Minh.
26
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 - 2013
2.1 Khái quát chung về thị trường nhựa ở Việt Nam
Trong 10 năm trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng
khá tốt, riêng trong năm vừa qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm
nhựa đạt cao nhất do được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều khách
hàng đã chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Là một trong 10
ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển bởi có tỷ lệ tăng trưởng tốt và khả năng
cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu
của ngành nhựa đạt trên 2.2 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa
đạt trên 1.8 tỷ USD, tăng 13.3% so với năm 2012 (Chinhphu.vn)
2.2 Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh
2.2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh
Tên pháp định: Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh
Tên quốc tế: Binh Minh Plastics Joint-stock Company, viết tắt: BMPLASCO
Trụ sở chính: 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, Tp.Hồ Chí Minh
Website: www.binhminhplastic.com
Tổng vốn điều lệ: 454,784,800,000 đồng, tổng vốn sở hữu: 1,489,073,090,875 đồng
2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh
Theo Quyết định số 1488/QĐ-UB ngày 16/11/1977, Công ty Ống nhựa hóa
học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa Kiều Tinh được sáp nhập lấy tên là Nhà
máy Công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng công ty Công nghệ phẩm
- Bộ Công nghiệp nhẹ.
Ngày 08/02/1990 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 86/CNn-TCLĐ về
việc thành lập “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh” trên cơ sở thành lập
lại “Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh”. “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất
27
Nhựa Bình Minh” là đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp Sản xuất - Xuất Nhập
khẩu Nhựa - Bộ Công nghiệp nhẹ (tiền thân của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam -
VINAPLAST)
Ngày 24 tháng 03 năm 1994 Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra
quyết định số 842/QĐ-UB-CN về việc quốc hữu hoá Xí nghiệp Khoa học Sản xuất
Nhựa Bình Minh và chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước.
Ngày 03/11/1994 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 1434/CNn-TCLĐ về
việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Nhựa Bình Minh, tên giao dịch
là BMPLASCO trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.
Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà máy 2 với
tổng diện tích 20.000m2
tại khu Công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương, trang
bị hoàn toàn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu.
Ngày 28/01/2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 125/QĐ-TTg về
việc giải thể Tổng Công ty Nhựa Việt Nam (VINAPLAST) và chuyển Công ty
Nhựa Bình Minh về trực thuộc Bộ Công nghiệp, đồng thời tiến hành cổ phần hoá
Công ty Nhựa Bình Minh trong năm 2003.
Ngày 04/12/2003 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN về
việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh.
Đến ngày 02/01/2004 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chính thức đăng
ký kinh doanh và đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần với tên giao
dịch là Bình Minh Plastics Joint-Stock Company, viết tắt là BMPLASCO.
Ngày 11/7/2006 đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng khi cổ phiếu của
Công ty chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng
khoán BMP. Đến 11/2006 Công ty tăng vốn điều lệ lên 139.334.000.000 đồng. Năm
2007 Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc do Công ty đầu tư 100%
vốn đi vào hoạt động, ghi dấu thương hiệu Nhựa Bình Minh có mặt ở thị trường ống
nhựa phía Bắc.
Năm 2008, sản lượng tiêu thụ đạt mức 30.000 tấn, gấp 2 lần so với khi cổ
phần hóa. Vốn điều lệ tăng lên 175.989.560 đồng (tăng 19%). Năm 2009, sản phẩm
28
ống nhựa PP-R mang thương hiệu Nhựa Bình Minh chính thức có mặt trên thị
trường, góp phần đưa doanh thu Công ty lên mức 1.000 tỷ đồng, gấp 4 lần so với
trước khi cổ phần.
Năm 2010, Ống nhựa PE đường kính lớn nhất Việt Nam-1200 mm ra đời,
tạo điều kiện chấm dứt việc nhập khẩu ống nhựa. Dự án nhà máy 4 tại tỉnh Long An
với diện tích hơn 150.000 m2 được ký kết. Vốn điều lệ tăng 349.835.520.000 đồng
(tăng 100%), đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Công ty về quy mô và năng lực
sản xuất.
Năm 2012 Công ty được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14000 và triển khai dự án “Hệ thống công nghệ thông tin quản trị
tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP)”. Năm 2013 Công ty hoàn tất việc hợp quy
sản phẩm theo quy chuẩn của Bộ xây dựng. Doanh thu vượt mốc 2,000 tỷ đồng
(tăng 100% trong vòng 4 năm). Vốn điều lệ tăng lên 454,784,800,000 đồng (tăng
30%).
2.2.2 Sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh
Ngành nghề kinh doanh chính:
 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và
cao su.
 Thiết kế kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc.
 Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, cấp thoát nước.
 Quảng cáo.
 Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác.
Sản phẩm chính:
- Nhóm sản phẩm ống nhựa, phụ tùng ống nhựa các loại và keo dán ống
- Bình phun thuốc trừ sâu và mũ bảo hộ lao động.
29
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
TRƯỞNG
PHÒNG
TIẾP THỊ
TRƯỞNG
PHÒNG
KINH
DOANH
TRƯỞNG
PHÒNG
QA
GIÁM
ĐỐC
NHÀ
MÁY
1
GIÁM
ĐỐC
NHÀ
MÁY
2
GIÁM
ĐỐC
TRƯỞNG
BAN KIỂM
SOÁT
TRƯỞNG
PHÒNG
R&D
KẾ
TOÁN
TRƯỞNG
TRƯỞNG
PHÒNG
NHÂN
SỰ
TRƯỞNG
PHÒNG
QT HÀNH
CHÁNH
CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG THÀNH
VIÊN NHỰA BÌNH
MINH MIỀN BẮC
2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHỰA BÌNH MINH
30
2.2.4 Vị thế của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh trong ngành
Sản phẩm chủ lực của Công ty là sản phẩm ống nhựa. Với ưu thế về bề dày
thương hiệu trên 25 năm, tên tuổi đã được khẳng định, chất lượng sản phẩm cao,
máy móc thiết bị hiện đại luôn đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng lẫn chất
lượng, Nhựa Bình Minh hầu như đã chiếm vị thế độc tôn trong thị trường ống nhựa
từ khu vực Miền Trung trở vào.
Hiện tại có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa tương tự
như Bình Minh nhưng chỉ có không quá 10 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
với Bình Minh. Nhựa Bình Minh là một thương hiệu lớn, được nhiều người tiêu
dùng biết đến, hệ thống công nghệ sản xuất vào loại hiện đại nhất thị trường Việt
Nam hiện nay, chất lượng sản phẩm thuộc loại tốt nhất trên thị trường theo các tiêu
chuẩn ISO, JIS, ASTM nên khả năng cạnh tranh của Công ty là tương đối cao.
2.3 Phân tích tổng quát BCTC Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013
2.3.1 Bảng cân đối kế toán
2.3.1 Cơ cấu và biến động tài sản Nhựa Bình Minh
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013
Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy kết cấu tài sản của Nhựa Bình Minh nghiêng về tài
sản ngắn hạn. Trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ 27% thì tài sản ngắn hạn đã
31
chiếm tỷ lệ 73% trên tổng tài sản năm 2013. Đây là kết cấu khá phổ biến đối với
doanh nghiệp sản xuất thương mại
Về biến động, ở phụ lục 07 cho thấy quy mô tài sản của công ty qua các năm
2009 - 2013 tăng, giảm không đều. Tổng tài sản của công ty giai đoạn 2010- 2009,
2011- 2012 có xu hướng tăng, giai đoạn 2011 – 2010, 2012- 1013 có xu hướng
giảm. Và tình hình biến động này gắn liền với sự tăng, giảm của tài sản ngắn hạn và
tài sản dài hạn. Để hiểu rõ tình hình biến động tài sản của Nhựa Bình Minh ta đi sâu
vào phân tích.
Về tài sản ngắn hạn
TSNH tăng giảm không đều, năm 2010 so với năm 2009 tăng 74.89 tỷ đồng
(tương ứng 13.61%), năm 2011 so với 2010 giảm 55.66 tỷ đồng (tương ứng 8.9%),
năm 2012 so với 2011 tăng 139.06 tỷ đồng (tương ứng 24.42%) và năm 2013 so với
2012 tăng 66.05 tỷ đồng (tương ứng 9.32%). Nguyên nhân của sự biến động này
chủ yếu là do khoản mục tiền và tương đương tiền của Nhựa Bình Minh tăng đáng
kể từ năm 2012. Đồng thời cũng phải kế đến sự tăng giảm của các khoản phải thu
và hàng tồn kho cũng góp phần cho sự tăng giảm của TSNH.
 Đối với khoản mục tiền và tương đương tiền: Dựa vào biểu đồ 2.2 dễ nhận
thấy là lượng tiền giai đoạn 2009 – 2010 chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm.
Năm 2010 so với 2009 giảm 35.22 tỷ đồng (tương ứng giảm 37.33%). Lượng tiền
giảm do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do lượng hàng tồn kho và khoản phải
thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Công ty chưa thu được tiền từ các đơn vị
khác và có một số vốn bị ứ đọng từ hàng tồn kho. Chính vì vậy lượng tiền bị giảm
xuống, lượng tiền giảm sẽ làm cho tính linh hoạt của công ty kém hơn. Tuy nhiên,
lượng tiền giảm cũng có dấu hiệu tốt là công ty đã đưa tiền vào sản xuất kinh doanh,
chứng tỏ công ty đã đầu tư mở rộng quy mô, sản xuất hàng loạt sẽ là cơ hội tốt để
hạ thấp giá thành và gia tăng kết quả kinh doanh.
32
Biểu đồ 2.2 Kết cấu tài sản của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013
33
Giai đoạn năm 2011 - 2013 khoản mục tiền và tương đương tiền có xu hướng
tăng liên tục và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, dễ nhận thấy là khoản mục này
tăng nhiều trong năm 2012 và 2013. Năm 2011 so với 2010 tăng 4.95 tỷ đồng (tương
ứng 8.37%), năm 2012 so với 2011 tăng 168.42 tỷ đồng (tương ứng 262.89%), năm
2013 so với 2012 tăng 45.07 tỷ đồng (tương ứng 19.39%). Nguyên nhân là do các
khoản tiền gửi ngân hàng tăng lên quá nhiều. Bên cạnh đó có thể BMP luôn tăng
cường, chú trọng hơn trong công tác thu hồi công nợ, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn,
duy trì hình thức chiết khấu thanh toán ngay. Tuy nhiên, lượng tiền tồn quá nhiều cũng
là không tốt, điều đó cũng có nghĩa là công ty không đưa tiền vào sản xuất kinh doanh
để quay vòng vốn.
 Đối với khoản mục phải thu: Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu tài sản. Từ năm 2009 – 2010 các khoản phải thu có xu hướng tăng,
năm 2010 so với 2009 tăng 130.73 tỷ đồng (tương ứng 97.09%), nguyên nhân là do
BMP thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng nhằm mục tiêu gia tăng doanh số. Bên
cạnh đó, với chính sách hỗ trợ khách hàng, BMP đã tạo mọi điều kiện cho khách hàng
mua nợ với mức tối đa giá trị các tài sản mà họ thế chấp theo quy chế kiểm soát công
nợ. Với sự ưu đãi này, số tài sản thế chấp vào BMP ngày càng nhiều nên số dư nợ càng
phải tăng.
Giai đoạn 2010 – 2013 khoản phải thu giảm liên tục, năm 2011 so với 2010
giảm 10.83 tỷ đồng (tương ứng giảm 4.08%), năm 2012 so với 2011 giảm 18.11 tỷ
đồng (tương ứng giảm 7.12%), và năm 2013 so với 2012 giảm 4.59 tỷ đồng (tương ứng
giảm 1.94%). Chứng tỏ đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang cố gắng đẩy
nhanh quá trình thu hồi nợ.
Về tài sản dài hạn: chủ yếu là tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn bởi vì BMP
luôn chú trọng đầu tư chiều sâu lẫn việc đầu tư mở rộng máy móc thiết bị công nghệ
hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Tỷ
trọng tài sản cố định khá cao nhưng liên tục giảm từ 2009 đến 2013. Cụ thể ở phụ lục
07 ta thấy, trong năm 2010, tài sản cố định giảm 31.32 tỷ đồng tương ứng giảm
34
11.97% so với 2009, năm 2011 so với năm 2010 giảm 28.7 tỷ đồng tương ứng giảm
12.25%, năm 2012 so với 2011 giảm 16.64 tỷ đồng tương ứng giảm 8.09%, và năm
2013 so với năm 2012 giảm 46.52 tỷ đồng tương ứng giảm 24.63%. Công ty đã đi vào
giai đoạn hoạt động ổn định do vậy mà tài sản cố định hữu hình do xây dựng mới, mua
sắm tăng không đáng kể. Tài sản cố định giảm do hao mòn tài sản cố định và đang
trong thời kỳ tích lũy để đổi mới. Nhìn chung, là một doanh nghiệp sản xuất, thương
mại nên tỉ trọng tài sản cố định lớn là phù hợp và có như vậy mới đảm bảo khả năng
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Tóm lại, qua phân tích sơ bộ trên, tài sản của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 đến
năm 2013 có xu hướng tăng, trong đó tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn tài sản dài hạn.
Chủ yếu là là do khoản tiền và tương đương tiền tăng quá nhiều trong năm 2012 và
2013. Bên cạnh đó, các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng
tài sản. Do vậy mà kết cấu tài sản của BMP nghiêng về tài sản ngắn hạn.
2.3.1.2 Cơ cấu và biến động nguồn vốn Nhựa Bình Minh
Tương ứng với sự gia tăng của tài sản là sự gia tăng của nguồn vốn. Qua bảng
số liệu ở phụ lục 08 ta thấy, nguồn vốn giai đoạn 2009 đến năm 2013 có xu hướng tăng
mà nguyên nhân là do sự biến động của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Đối với khoản mục nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2009 là 152.34 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 18.48%, đến năm 2010 nợ phải trả giảm 37.12 tỷ đồng tương ứng 24.89%, năm
2011 nợ phải trả tiếp tục giảm thêm 29.78 tỷ đồng tương ứng 26.03%, qua năm 2012
nợ phải trả có dấu hiệu tăng lên 15.39 tỷ đồng tương ứng 10.44% và đến năm 2013 nợ
phải trả tiếp tục tăng lên 21.57 tỷ đồng tương ứng 21.56%. Tỷ trọng nợ phải trả có xu
hướng giảm sau đó tăng trở lại, góp phần làm tăng nguồn vốn.
Nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong nợ phải trả, năm 2012 và 2013 nợ phải trả
hoàn toàn là nợ ngắn hạn. Bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn là phải
trả người bán. Bên cạnh đó, các khoản thuế và các khoản nộp cho nhà nước có xu
hướng tăng qua các năm từ 2009 – 2013, từ đó cho thấy những năm trở lại đây gánh
nặng về thuế tăng làm ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu tài chính.
35
Biểu đồ 2.3: Nợ ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 - 2013
Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013
Biểu đồ 2.3, ta thấy nợ phải trả ngắn hạn từ năm 2009 – 2011 có xu hướng
giảm, và từ giai đoạn 2011 – 2013 thì có xu hướng tăng trở lại đó là do các khoản vay
nợ ngắn hạn và phải trả người bán có sự gia tăng.
Nợ dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nợ phải trả, chủ yếu là dự phòng trợ cấp
mất việc làm. Và đến năm 2012 và 2013 thì nợ dài hạn không còn làm cho nợ phải trả
hoàn toàn là nợ ngắn hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhưng tăng chủ yếu và nhiều nhất là quỹ đầu tư phát
triển, tiếp sau đó là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Từ đó cho thấy Nhựa Bình
Minh có hướng đầu tư mở rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở phụ lục 09 cho
thấy, năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 80.42 tỷ đồng tương đương 11.97% so với
năm 2009, năm 2011 tăng 5.82tỷ đồng tương ứng 0.77% so với năm 2010. Năm 2012
tăng 99.71 tỷ đồng tương ứng 13.15% so với năm 2011. Năm 2013 so với 2012 tăng
84.19 tỷ đồng tương ứng tăng 9.81%. Từ đó cho thấy vốn chủ sở hữu qua các năm
chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, vẫn duy trì cấu trúc vốn hoàn toàn bằng
vốn tự có. Nhựa Bình Minh phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững. Việc giữ
vững cơ cấu này giúp công ty kiểm soát rủi ro, đứng vững và vượt qua những khó khăn
hiện tại, đồng thời là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững
36
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013
Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013
Qua biểu đồ 2.4, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong nguồn
vốn của BMP gần 90% và có xu hướng tăng. Điều này làm cho tình hình tài chính của
BMP khá an toàn.
Nhận xét chung: Qua việc phân tích bảng cân đối, tổng tài sản và tổng nguồn
vốn của công ty tăng giảm không đều, nhưng tăng mạnh trong hai năm trở lại đây 2012
và 2013. Nguyên nhân là do khoản mục tiền và tương đương tiền, vay nợ ngắn hạn và
quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận chưa phân phối tăng lên đáng kể.
2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Qua phụ lục 10 ta có thể kết luận ban đầu như sau: Doanh thu thuần của Nhựa
Bình Minh có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2009 – 2011, 2012-2013, giảm ở
giai đoạn 2011 – 2012. Nguồn thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh thường xuyên đến
từ ống nhựa PVC là nguồn thu chính, mang lại nguồn lợi nhuận ổn định và lượng tiền
mặt lớn cho công ty, là cơ sở để phát triển các lĩnh vực kinh doanh khác. Lợi nhuận
thuần giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng tăng, giai đoạn 2009 – 2010, 2012 – 2013 lại
có xu hướng có xu hướng giảm. Nguyên nhân cụ thể vì sao, ta sẽ đi phân tích dưới đây.
A/ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tải bản FULL (106 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
37
Qua biểu đồ 2.5 ta thấy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giai
đoạn 2009 – 2012 có xu hướng tăng và giai đoạn 2012 – 2013 có xu hướng giảm. Cụ
thể ở phụ lục 11 ta thấy, năm 2010 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt
336.68 tỷ đồng, tăng 0.13 tỷ đồng so với năm 2009 (tương đương 0.04%), năm 2011
tăng 3.28 tỷ đồng so với năm 2010 (tương đương 0.97%), năm 2012 tăng 56.73 tỷ đồng
so với năm 2011 tương đương 16.69%, và năm 2013 giảm 3.17 tỷ đồng so với năm
2012 tương đương 0.8%.
Lợi nhuận gộp chịu tác động trực tiếp bởi doanh thu thuần và giá vốn hàng bán,
cả hai chỉ tiêu này tác động trái chiều nhau. Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của
công ty giai đoạn 2009 - 2011, 2012 - 2013 cả hai đều có xu hướng tăng, trong giai
đoạn 2011 – 2012 cả hai đều có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2.5: Doanh thu thuần, GVHB và lợi nhuận gộp của BMP từ 2009 - 2013
Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013
Doanh thu thuần năm 2010 tăng 107.23 tỷ đồng so với năm 2009, tăng 9.38%,
trong khi đó, giá vốn hàng bán (GVHB) 107. 09 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng
13.24%. Về quy mô, doanh thu thuần tăng nhiều hơn GVHB, về tốc độ doanh thu
Tải bản FULL (106 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
38
thuần tăng chậm hơn GVHB, đó cũng là nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lợi trên
doanh thu có xu hướng giảm đi.
Năm 2011 Doanh thu thuần tăng 69.22 tỷ đồng so với năm 2010, tăng 5.54%,
trong khi đó GVHB tăng 65,939trđ tăng 7.22%
Năm 2012 Doanh thu thuần giảm 46.56 tỷ đồng, giảm 3.53%, trong khi đó
GVHB bán giảm 103,285trđ giảm 10.54% so với năm 2011.
Năm 2013 Doanh thu thuần tăng 47.99 tỷ đông tăng 3.77%. Trong khi đó
GVHB tăng 51,162trđ tăng 5.84% so với năm 2012.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 – 2013, về biến động doanh thu thuần tăng,
giá vốn hàng bán tăng từ đó làm lợi nhuận gộp tăng và ngược lại.
B/ Cơ cấu chi phí hoạt động của Nhựa Bình Minh
Qua bảng 2.1 Ta thấy, gía vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn từ 67.64% đến
73.19% doanh thu thuần là phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất thương mại. Chi
phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong cơ cấu chi phí khoảng từ 4.94% đến 7.19%.
Bảng 2.1 Cơ cấu chí phí chính của Nhựa Bình Minh
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013
Gía vốn hàng bán 69.77% 71.82% 73.19% 67.64% 68.77%
Chi phí tài chính 0.29% 0.50% 0.47% 0.35% 0.82%
Chi phí bán hàng 2.19% 2.73% 2.82% 3.33% 3.22%
Chi phí QLDN 2.46% 2.29% 2.23% 3.11% 3.15%
Cộng 74.70% 77.34% 78.71% 74.44% 75.96%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2013 trên website http://www.binhminhplastic.com.vn
Nhìn chung cơ cấu chi phí của Nhựa Bình Minh năm 2009 – 2013 tương đối ổn
định, ít biến động, điều đó chứng tỏ BMP có một chính sách quản lý, kiểm soát chi phí
tốt, biết tận dụng lúc giá nguyên liệu xuống để mua vào dự trữ làm cho chi phí sản xuất
giảm đi đáng kể. Từ đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đồng bộ về
tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm
bảo sự phát triển bền vững tại công ty.
C/ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhựa Bình Minh
6681213

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Man_Ebook
 
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Nhí Minh
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tảiĐề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
 

Similar to Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013

Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiNOT
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...NOT
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...HanaTiti
 
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...nataliej4
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TRÁCH NHIỆM ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TRÁCH NHIỆM ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TRÁCH NHIỆM ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TRÁCH NHIỆM ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013 (20)

Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đLuận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Mở Rộng Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Mở Rộng Sản Xuất Kinh Doanh Của Công TyBáo Cáo Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Mở Rộng Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Xây Dựng Kế Hoạch Mở Rộng Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
 
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TRÁCH NHIỆM ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TRÁCH NHIỆM ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TRÁCH NHIỆM ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TRÁCH NHIỆM ...
 
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần SonadeziLuận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAYBÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAYLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh từ năm 2009 2013

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH    NGUYỄN THỊ HỢP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 - 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH    NGUYỄN THỊ HỢP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 - 2013 Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS HÀ XUÂN THẠCH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013” là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của cá nhân tác giả, với sự hỗ trợ của thầy hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Hợp
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ DANH MỤC PHỤ LỤC Phần mở đầu................................................................................................................... 1 1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan....................................................2 3 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................4 5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 6 Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................6 7 Kết cấu luận văn ...................................................................................................6 Chương 1 Cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính................................................7 1.1 Tổng quan phân tích báo cáo tài chính................................................................7 1.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính.............................................................7 1.1.2 Ý nghĩa việc phân tích báo cáo tài chính .........................................................7 1.1.3 Thu thập dữ liệu phân tích ...............................................................................8 1.1.4 Tầm quan trọng của việc phân tích các hệ số tài chính .................................11 1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính .......................................................12 1.2.1 Phân tích theo chiều ngang (phân tích theo quy mô chung) ..........................12 1.2.2 Phân tích xu hướng.........................................................................................12 1.2.3 Phân tích theo chiều dọc.................................................................................12 1.2.4 Phân tích tỷ số: ..............................................................................................13 1.2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn ................................................13 a) Hệ số thanh toán ngắn hạn .........................................................................13
  • 5. b) Hệ số thanh toán nhanh ...............................................................................13 1.2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn..................................................14 a) Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ...................................................................14 b) Số lần hoàn trả lãi vay .................................................................................15 1.2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động..................................................................15 a) Các tỷ số về hang tồn kho.............................................................................15 b) Các tỷ số về khoản phải thu..........................................................................15 c) Số vòng quay của tài sản .............................................................................16 1.2.4.4 Đánh giá khả năng sinh lời.....................................................................16 a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).......................................................16 b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) .......................................................16 c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)..............................................17 d) Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) ..............................................................17 e) Tỷ lệ chi trả cổ tức ........................................................................................18 1.2.4.5 Đánh giá năng lực dòng tiền...................................................................18 a) Tỷ suất dòng tiền/ lợi nhuận .........................................................................18 b) Tỷ suất dòng tiền/ doanh thu.........................................................................18 c) Tỷ suất dòng tiền/ tài sản ..............................................................................18 d) Dòng tiền tự do ............................................................................................18 1.2.4.6 Các tỷ số kiểm tra thị trường..................................................................18 a) Tỷ số giá cả trên lợi nhuận............................................................................18 b) Cổ tức mang lại.............................................................................................19 c) Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu..........................................................................19 1.2.5 Tổng hợp phân tích Dupont ................................................................................19 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích BCTC trong doanh nghiệp ................21 1.3.1 Các nhân tố chủ quan ....................................................................................21 1.3.1.1 Nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính...........................................................................................................22 1.3.1.2 Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích BCTC ...................22
  • 6. 1.3.1.3 Nhân sự thực hiện phân tích báo cáo tài chính.........................................22 1.3.1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích báo cáo tài chính.................................23 1.3.2 Các nhân tố khách quan ................................................................................23 1.3.2.1 Lạm phát ..................................................................................................23 1.3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành ..........................................................23 1.3.2.3 Yếu tố mùa vụ trong kinh doanh ..............................................................24 Kết luận chương 1 ......................................................................................................25 Chương 2 Phân tích báo cáo tài chính của Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013 .....................................................................................................26 2.1 Khái quát chung về thị trường nhựa ở Việt Nam .............................................26 2.2 Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh ................................26 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh...........26 2.2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh ...................................26 2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh26 2.2.2 Sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh........................................28 2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh.................................29 2.2.4 Vị thế của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh trong ngành...........................30 2.3 Phân tích tổng quát BCTC Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013..................................................................................................................30 2.3.1 Bảng cân đối kế toán.......................................................................................30 2.3.1.1 Cơ cấu và biến động tài sản của Nhựa Bình Minh..................................30 2.3.1.2 Cơ cấu và biến động nguồn vốn của Nhựa Bình Minh...........................34 2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................36 2.4.3 Lưu chuyển tiền tệ .........................................................................................39 2.4 Phân tích chỉ số tài chính Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013...........................................................................................................................41 2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn ........................................................41 2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn............................................................42 2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động ..........................................................................42
  • 7. 2.4.4 Đánh giá khả năng sinh lời .............................................................................44 2.4.5 Các tỷ số kiểm tra thị trường ..........................................................................45 2.5 Phân tích Du Pont ................................................................................................46 2.6 So sánh với các công ty nhựa trên thị trường....................................................48 2.6.1 So sánh với Công Ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong................................48 2.6.2 So sánh với Công Ty CP Nhựa Đồng Nai......................................................53 2.6.3 So sánh với Nhựa Thái Lan ............................................................................54 2.7 Nhựa Bình Minh so với trung bình ngành nhựa Việt Nam .............................56 2.8 Đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh thông qua phỏng vấn ban lãnh đạo .....................................................................................58 2.9. Những mặt làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại.......................59 2.9.1 Một số ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của Công ty..................................59 2.9.2 Một số hạn chế và vấn đề đặt ra .........................................................................61 2.9.3 Nguyên nhân tồn tại ...........................................................................................61 Kết luận chương 2 ......................................................................................................63 Chương 3 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công Ty CP Nhựa Bình Minh ..................................................................................................................64 3.1 Chiến lược phát triển Công ty trong năm 2014 – 2018..........................................64 3.1.1 Chiến lược về sản phẩm ................................................................................64 3.1.2 Chiến lược về kinh doanh..............................................................................65 3.1.3 Chiến lược về tổ chức....................................................................................65 3.2 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công Ty CP Nhựa Bình Minh ...........66 3.2.1 Tạo vị thế vững chắc, tăng cường thị phần và tạo niềm tin khách hàng......66 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định ...............................................66 3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và điều chỉnh cơ cấu vốn ..........................67 3.2.4 Nâng cao khả năng sinh lợi ..........................................................................68 3.2.4.1 Tăng cường khả năng sinh lợi của doanh thu............................................68 3.2.4.2 Nâng cao khả năng sinh lợi của tài sản .....................................................69 3.2.4.3 Tăng cường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu...................................70
  • 8. 3.2.5 Tăng cường cải thiện công tác phân tích tài chính ở Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh ..........................................................................................................71 3.4 Kiến nghị................................................................................................................72 3.4.1 Kiến nghị đối với chính phủ..........................................................................72 3.4.2 Kiến nghị đối với Nhựa Bình Minh...............................................................72 Kết luận chương 3 ......................................................................................................74 Kết luận chung............................................................................................................75 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BMP: Nhựa Bình Minh CP: Cổ phiếu DNP: Nhựa Đồng Nai DT: Doanh thu GTSS: Gía trị sổ sách GVHB: Gía vốn hàng bán HĐKD: Hoạt động kinh doanh HĐĐT: Hoạt động đầu tư HĐTC: Hoạt động tài chính LN: Lợi nhuận NPT: Nợ phải trả NTP: Nhựa Tiền Phong QLDN: Quản lý doanh nghiệp TPC: Công ty Thai Plastic & Chemicals PCL TS: Tài sản TSNH: Tài sản ngắn hạn TSDH: Tài sản dài hạn VCSH: Vốn chủ sở hữu VCSH BQ: Vốn chủ sở hữu bình quân
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Cơ cấu chí phí chính của Nhựa Bình Minh Bảng 2.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013 Bảng 2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của BMP từ năm 2009 - 2013 Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của BMP từ năm 2009 - 2013 Bảng 2.5 Chỉ tiêu kiểm tra thị trường của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013 Bảng 2.6 Mô hình Dupont của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013 Bảng 2.7 Kết quả kinh doanh của BMP và NTP từ năm 2009 -2013 Bảng 2.8 Các chỉ tiêu sinh lời của BMP và NTP từ năm 2009 – 2013 Bảng 2.9 Chỉ tiêu nợ phải trả trên VCSH của BMP và NTP từ 2009 - 2013 Bảng 2.10 Chỉ tiêu tài chính của DNP và BMP từ năm 2009 -2013 Bảng 2.11 chỉ tiêu tài chính của BMP và TPC từ năm 2009 - 2013 Bảng 2.12 Chỉ số tài chính của BMP so với ngành
  • 11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013 Biểu đồ 2.2 Kết cấu tài sản của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013 Biểu đồ 2.3 Nợ ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013 Biểu đồ 2.5 Doanh thu thuần, GVHB và lợi nhuận gộp của BMP từ 2009 - 2013 Biểu đồ 2.6 Lưu chuyển tiền của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013 Biểu đồ 2.7 Hệ số thanh toán ngắn hạn Nhựa Bình Minh năm 2009 – 2013 Biểu đồ 2.8 So sánh doanh thu BMP và NTP từ năm 2009 - 2013 Biểu đồ 2.9 Vốn chủ sở hữu của BMP và NTP qua các năm 2009 – 2013 Biểu đồ 2.10 Tỷ suất sinh lợi của BMP và TPC từ năm 2009 – 2013
  • 12. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 01 Bảng cân đối kế toán của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 02 Bảng cân đối kế toán loại trừ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 03 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 04 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh loại trừ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 05 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 06 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ loại trừ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 07 Biến động tài sản loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 08 Cấu trúc nguồn vốn loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 09 Biến động nguồn vốn loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 10 Cơ cấu doanh thu, chi phí đã loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013 Phụ lục 11 Biến động doanh thu, chi phí đã loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013 Hình 2.1 Phân tích mô hình Dupont 2013 Hình 2.2 Phân tích mô hình Dupont 2012 Hình 2.3 Phân tích mô hình Dupont 2011 Hình 2.4 Phân tích mô hình Dupont 2010 Hình 2.5 Phân tích mô hình Dupont 2009
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU  1. Tính cấp thiết của đề tài Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Bởi tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lượng của toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân tích báo cáo tài chính, các đối tượng sử dụng thông tin có thể biết được trạng thái tài chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán. Đồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính hiện tại, cũng có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo được những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Ngành công nghiệp nhựa là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu công nghiệp quốc gia và hiện đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Là một trong những doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín lớn trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam với bề dày truyền thống và kinh nghiệm 36 năm. Liên tục trong nhiều năm được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” duy trì vị thế trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Nhựa Bình Minh cũng không tránh khỏi những khó khăn chung của ngành nhựa ở Việt Nam như về nguồn nguyên liệu, vốn, kỹ thuật nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác liên doanh, chuyển giao công nghệ sản xuất công nghệ cao…đòi hỏi Nhựa Bình Minh cũng cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của mình. Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình tài chính, có thể đưa ra các chính sách thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Bởi lẽ thông tin từ phân tích tài
  • 14. 2 chính là nền tảng của mọi quyết định, và xem đây là công việc tất yếu trong quản trị công ty. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 – 2013” 2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan Các vấn đề phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nói chung đã được nhiều tác giả quan tâm. Tùy theo phương pháp tiếp cận, các nhà khoa học đã trình bày những quan điểm khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các quan điểm này đã được nghiên cứu và trình bày khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, cũng như luận án tiến sĩ dưới các góc độ khác nhau. Có thể điểm qua một số tác giả với những đề tài có liên quan trong thời gian qua.  Các công trình nghiên cứu nước ngoài Henry W. Collier, University of Wollongong, “An example of the use of financial ratio analysis: the case of Motorola”. Trong viết này, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ, phân tích Dupont tác giả đã chỉ ra rằng phân tích tỷ lệ tài chính của công ty không dễ dàng rơi vào một ngành công nghiệp duy nhất. Điển hình là Motorola có sáu đơn vị hoạt động rơi vào một số ngành công nghiệp, có hai ngành công nghiệp chiếm phần lớn doanh số bán hàng là viễn thông và bán dẫn. Sự khác biệt về hai ngành công nghiệp này làm cho việc phân tích tỷ lệ tài chính của Motorola trở lên phức tạp. Tuy nhiên để có một hình ảnh thích đáng hơn về các đặc điểm hoạt động của Motorola đã đạt được bằng cách là tăng độ phức tạp của phân tích, bằng việc so sánh Motorola cho cả ngành công nghiệp. Mihaela Herciu, Claudia Ogrean and Lucian Belascu, Lucian Blaga University of Sibiu, LBUS Sibiu, Romania, “A Du Pont Analysis of the 20 Most Profitable Companies in the World”. Bài viết này nhằm mục đích chứng minh rằng trong hầu hết các trường hợp, các công ty có lợi nhuận nhất không phải là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Từ 20 công ty có lợi nhuận nhất vào năm 2009 và bằng cách sử dụng phân tích Du Pont, đã cho thấy rằng kết quả xếp hạng không được duy trì khi xem xét các chỉ tiêu ROS, ROA và ROE. Phân tích mối tương quan giữa thu nhập ròng và ROS, ROA, ROE có kết quả là lợi nhuận cao không làm cho chỉ số
  • 15. 3 khả năng sinh lời cao. Và theo đó, các công ty có lợi nhuận cao thì tỷ lệ sinh lời không cao, bởi vì các tỷ lệ này còn phụ thuộc vào mẫu số là tổng tài sản, doanh thu và vốn chủ sở hữu của cổ đông. Các công trình nghiên cứu trong nước Luận văn thạc sĩ: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công Ty Cổ Phần PVI năm 2010 - 2011” của Hồ Thị Khánh Vân do PGS.TS. Nguyễn Phú Giang hướng dẫn. Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích so sánh, tỷ lệ và phân tích Dupont để đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của Công Ty Cổ Phần PVI trong năm 2010-2011. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện thực trạng tài chính của PVI. Luận văn thạc sĩ: “ Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cổ Phần Lilama 10” của Phạm Ngọc Quế do TS. Trương Minh Đức hướng dẫn. Luận văn này, tác giả đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của Công Ty Cổ Phần Lilama 10 trong giai đoạn 2009 – 2011, bằng phương pháp phân tích so sánh kết hợp với phương pháp phân tích tỷ lệ. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Lilama 10. Luận văn thạc sĩ: “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Đức Việt” của Đào Thị Bằng do PGS. TS. Phí Mạnh Hồng hướng dẫn. Bằng các phương pháp phân tích truyền thống so sánh, tỷ lệ và phương pháp phân tích Dupont, tác giả đã đánh đúng thực trạng tài chính của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Đức Việt. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty. Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Thị Cẩm Thúy do GS.TS. Nguyễn Văn Công hướng dẫn. Trong luận án này, tác giả kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng để đánh giá về tình hình tài chính của các công ty chứng khoán, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp đề hoàn thiện tổ chức, nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán nhằm nâng cao chất lượng
  • 16. 4 thông tin tài chính công bố công khai trên thị trường cùa các công ty chứng khoán ở Việt Nam. Đặc điểm chung của các công trình khoa học trên là đều đề cập đến việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, và các nghiên cứu hầu hết giới hạn phạm vi năm trước so năm nay, chưa có nghiên cứu nào phân tích báo cáo tài chính cho một giai đoạn dài, và đề cập đến loại bỏ sự ảnh hưởng của lạm phát. Vì vậy luận án này sẽ làm rõ thực trạng tài chính của một doanh nghiệp qua phân tích báo tài chính cho một giai đoạn dài, một xu hướng và loại bỏ đi yếu tố lạm phát. Để từ đó thấy rõ được tiềm lực tài chính thực sự cho một doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp hữu hiệu khắc phục những hạn chế mà doanh nghiệp đó vướng phải. 3. Mục tiêu của nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và giải quyết một số nội dung sau: - Lý luận cơ bản về nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích và đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện thực trạng tài chính tại công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính từ các năm 2009 – 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng quát, phân tích tỷ lệ, so sánh các hệ số, so sánh các doanh nghiệp cùng ngành và tổng hợp suy diễn, phương pháp phân tích Dupont. Luận văn sử dụng phương pháp tính toán và so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, so sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của
  • 17. 5 doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. So sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, từng báo cáo tài chính. Phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó xác định được mức biến động về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phân tích theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó được thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan. Phương pháp tỷ lệ là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Phương pháp này dựa trên việc phân tích ý nghĩa của các tỷ lệ giữa một khoản mục nhất định trên báo cáo với một hoặc nhiều khoản mục khác. Tùy theo mục tiêu phân tích mà quyết định lựa chọn các nhóm chỉ tiêu phân tích, mức độ của nhóm chỉ tiêu, trong từng thời kỳ cụ thể. Ngoài ra khi thực hiện phương pháp phân tích tỷ lệ, còn có thể áp dụng phương pháp Dupont, cho phép phân tích sâu hơn về mối tương quan giữa các tỷ lệ đó ảnh hưởng tới vấn đề cần phân tích. 6. Đóng góp mới của đề tài
  • 18. 6 - Luận văn phân tích một cách khách quan, toàn diện hệ thống báo cáo tài chính của Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh đặt trong những điều kiện thuận lợi và khó khăn chung của nền kinh tế, của ngành bất động sản trong giai đoạn năm 2009 - 2013. - Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh qua sự biến động của các chỉ số tài chính. - Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh. 7. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 – 2013. Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH.
  • 19. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan phân tích báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính Nhiều nhà khoa học đã đưa ra các khái niệm khác nhau về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, tuy khác nhau về hình thức, nhưng nhìn chung đều thống nhất căn bản về bản chất của phân tích báo cáo tài chính. Theo đó, phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin, xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng, tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành quản lý, khai thác có hiệu quả để được lợi nhuận mong muốn. Hay nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là việc xem xét, kiểm tra về nội dung, thực trạng, kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Từ đó, so sánh đối chiếu tìm ra năng lực, nguồn tài chính tiềm tàng và xu hướng phát triển tài chính của doanh nghiệp nhằm xác lập các giải pháp khai thác, sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả. 1.1.2 Ý nghĩa việc phân tích báo cáo tài chính  Phân tích báo cáo tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt mục tiêu kinh doanh.  Cung cấp đầy đủ kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty để họ có những quyết định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực kinh tế.  Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra sự tồn tại và nguyên
  • 20. 8 nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự toán để có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đã đặt ra.  Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. 1.1.3 Thu thập dữ liệu phân tích  Tài liệu sử dụng quan trọng nhất để sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính của công ty đó là báo cáo tài chính, mà hệ thống báo cáo tài chính của công ty ở các thời kỳ được quy định chủ yếu là:  Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kết quả kinh doanh  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Thuyết minh báo cáo tài chính  Ngoài ra, khi phân tích cần lưu ý đến các chính sách, các định chế tài chính, nguyên tắc, chuẩn mực và chính sách kế toán công ty khi tiến hành lập báo cáo tài chính. Việc vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán có thể làm cho thông tin trên báo cáo tài chính sau khi đã phân tích sẽ bị sai lệch trọng yếu và bị ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của các nhà đầu tư hiện tại cũng như tương lai. Bên cạnh đó, những người phân tích báo cáo tài chính cũng nên dựa vào các chỉ số kinh tế - tài chính bình quân ngành để có tham chiếu thuyết phục hơn đối với thông tin sau khi đã phân tích báo cáo tài chính. a) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, bởi vì bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản của công ty tại một thời điểm nhất định. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, sự biến động các khoản mục trên bảng cân đối kế toán sẽ phác họa một cách đầy đủ tình hình biến động của tài sản và nguồn hình thành nên tài sản của công ty, cho biết quy
  • 21. 9 mô hoạt động của công ty. Bất kỳ một số biến động nào của bất kỳ một khoản mục nào trên bảng cân đối kế toán đều có ý nghĩa nhất định về tình hình tài chính của công ty. Như vậy, bảng cân đối kế toán là một tài liệu cực kỳ quan trọng trong việc nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại một thời điểm trong kỳ kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ phản ánh rõ nét tình hình tài chính của công ty. Qua các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, thể hiện trình độ sử dụng vốn và những triển vọng sử dụng kinh doanh, và tình hình sức khỏe tài chính của công ty tại thời điểm mà nhà phân tích cần xem xét, đánh giá. b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của công ty là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh dưới tác động của nhiều yếu tố nên nó được các nhà phân tích quan tâm rất nhiều. c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính. Là cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra như thế nào, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ... Bởi vì một nhà quản trị tài chính giỏi là nhà quản trị biết và kiểm soát được khi nào, ở đâu đồng tiền sẽ đến và khi nào, đồng tiền sẽ đi và đi đến đâu? Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự thay đổi trong số dư tiền mặt của công ty trong một kỳ kinh doanh bình thường. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích các dòng tiền thu vào, dòng tiền chi ra trong một kỳ kinh doanh thông qua các hoạt
  • 22. 10 động gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính. Để thấy được thực trạng tài chính của công ty, phân tích tài chính cần phải đi sâu xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nhiệm vụ cũng như sự biến động của từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản và nhiệm vụ có hợp lý hay không và xu hướng biến động của nó (Phan Đức Dũng, 2008). Tùy theo từng loại kinh doanh, từng loại doanh nghiệp mà sự phân bổ biến động của tài sản và nhiệm vụ trong tổng tài sản là cao hay thấp. • Nếu là công ty chuyên sản xuất thì tài sản dài hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu là tài sản cố định, trong tổng tài sản của công ty. • Nếu là công ty kinh doanh thương mại thì tài sản ngắn hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu là tài sản lưu động, trong tổng tài sản của công ty. • Nếu là công ty xây lắp thì tài sản ngắn hạn cũng sẽ chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Do đó ngoài việc so sánh giữa các năm thì cần phải so sánh với mật độ bình quân chung của ngành để người đọc báo cáo tài chính thấy rõ hơn tình hình kinh doanh và tình hình tài chính trong cùng ngành như thế nào. Phân tích tài sản: phân tích tăng, giảm về số tương đối và số tuyệt đối của khoản mục tài sản ngắn hạn và của khoản mục tài sản dài hạn. Phần nguồn vốn: phân tích sự biến động tăng giảm của khoản mục nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Xem xét mối quan hệ trong sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn kết hợp với việc phân tích nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả để đánh giá tính hợp lý trong xu hướng biến động. Tài liệu sử dụng làm tài liệu phân tích là báo cáo tài chính chủ yếu như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh được lập cho hai năm liên tục, năm nay và năm trước hoặc khi phân tích cần so sánh một cách tổng quát kế hoạch kinh doanh đơn vị của các kỳ, sau đó đi sâu vào phân tích các nội dung cấu thành nên kế hoạch kinh doanh để đánh giá xu hướng biến động của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta lập bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang (so sánh) và chiều
  • 23. 11 dọc (kết cấu). Từ đó tiến hành phân tích sự biến động của các khoản doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, hoạt động khác và thu nhập trước thuế. Xem xét mối quan hệ đồng thời so sánh tăng, giảm giữa các khoản mục để có kết luận chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Có nhiều kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính, trong đó phổ biến và có ý nghĩa nhiều nhất và vượt trội nhất vẫn là kỹ thuật phân tích tỷ số. Tuy nhiên, kỹ thuật phân tích tỷ số chỉ phát huy tác dụng khi kết hợp với các kỹ thuật phân tích khác như phân tích so sánh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích mối quan hệ cân đối. Do đó, khi phân tích ngoài việc áp dụng các kỹ thuật phân tích như so sánh, sẽ bắt đầu phân tích tỷ số, kế đến là phân tích xu hướng, phân tích Du Pont và cuối cùng là phân tích cơ cấu và phân tích chỉ số. 1.1.4 Tầm quan trọng của việc phân tích các hệ số tài chính Qua quá trình phân tích sẽ giúp nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với doanh nghiệp cùng ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh. Việc sử dụng các hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việc này cũng đúng trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp, thì phải có giải pháp kiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính.
  • 24. 12 1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 1.2.1 Phân tích theo chiều ngang (phân tích theo quy mô chung) Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính là việc xem xét, nhìn nhận đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty. Tài liệu phân tích chủ yếu là bảng cân đối kế toán. Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc phân tích này làm rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích giúp đánh giá khái quát biến động các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá cho ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. 1.2.2 Phân tích xu hướng Xem xét biến động xu hướng, biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư. Khi phân tích xu hướng của báo cáo tài chính, thông thường phải dựa vào số liệu quá khứ, tổng hợp theo năm, theo quý hay theo tháng tuỳ theo dữ liệu thu thập. Trên cơ sở thu thập số liệu, ràng buộc giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập mới có thể nhận dạng được xu hướng của biến phụ thuộc. 1.2.3 Phân tích theo chiều dọc Phân tích theo chiều dọc là việc xác định tỷ lệ tương quan giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính qua đó xem xét đánh giá thực chất xu hướng biến động một cách đúng đắn mà phân tích chiều ngang không thể thực hiện được. Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Phân tích theo chiều dọc giúp ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu
  • 25. 13 bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào, từ đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.2.4 Phân tích tỷ số Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo, giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phân tích các tỷ số để thấy rõ hơn các thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số tài chính là mối quan hệ giữa hai khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Mỗi tỷ số tài chính phản ánh một nội dung khác nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng sẽ được cung cấp nhiều thông tin hơn khi được so sánh với các chỉ số liên quan. Phân tích tỷ số còn là một công cụ quan trọng để đo lường quá trình kinh doanh và để so sánh một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Bằng việc tính toán các chỉ số ở cùng một thời gian chúng ta có thể thấy được xu hướng trong một doanh nghiệp (O. Gill, 1999) 1.2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn a) Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn diễn tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nó được sử dụng một cách rộng rãi như một tín hiệu rõ ràng về khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp (Phạm Văn Dược, 2001). Hệ số thanh toán ngắn hạn được tính như sau: Hệ số này phản ánh hiện trạng khả năng thanh toán tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán, nó có thể bị móp méo do những sai sót trong ước tính kế toán hoặc do nhà quản lý đã lựa chọn các thực hành kế toán nhằm đạt được mục tiêu của mình b) Hệ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được dựa trên những tài sản ngắn hạn có
  • 26. 14 thể thanh toán nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm các khoản mục hàng tồn kho (O.Gill, 1999) Tuy nhiên, thực tế cho rằng trong giá trị tài sản ngắn hạn còn bao gồm giá trị tài sản ngắn hạn khác mà tài sản này còn kém thanh khoản cao hơn cả tồn kho. Do đó, trên thực tế ở tử số của công thức tính tỷ số thanh khoản nhanh, chúng ta không nên máy móc loại hàng tồn kho ra khỏi giá trị tài sản ngắn hạn như công thức lý thuyết chỉ ra, mà nên cộng dồn các khoản tài sản ngắn hạn nào có tính thanh khoản nhanh hơn tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối kế toán nhưng không kể giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanh khoản khác vào trong giá trị tài sản ngắn hạn khi tính toán Nếu tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán của công ty tốt, có nhiều thuận lợi trong thanh toán. Nếu tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt nhỏ hơn 0.5 thì tình hình thanh toán của công ty sẽ gặp khó khăn. Xong nếu tỷ lệ này quá cao lại là điều không tốt vì nó thể hiện việc quay vòng vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. 1.2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn Khả năng thanh toán dài hạn gắn với khả năng sống còn của doanh nghiệp qua nhiều năm. Mục đích của phân tích khả năng thanh toán dài hạn là để chỉ ra sớm nếu doanh nghiệp đang trên con đường phá sản. a) Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Tăng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp là sẽ có rủi ro. Tỷ số nợ phải trả trên vốn sở hữu càng cao, doanh nghiệp có nghĩa vụ cố định càng lớn, và do đó lâm vào tình thế rủi ro hơn.
  • 27. 15 b) Số lần hoàn trả lãi vay 1.2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động a) Các tỷ số về hàng tồn kho Hệ số quay vòng của hàng tồn kho thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng bán và hàng tồn kho. Sự luân chuyển hàng tồn kho của các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau và trong các bộ ngành có thể rất khác nhau. Số vòng quay của hàng tồn kho cao cho thấy rằng đối với hàng tồn kho của một doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, đầu tư vào hàng tồn kho được cắt giảm, chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền được rút ngắn và ít nguy cơ hàng tồn kho bị ứ đọng. Bên cạnh đó, số vòng quay hàng tồn kho quá cao có thể cho thấy rằng doanh nghiệp không đủ hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu bán ra dẫn đến tình trạng cạn kho và khách hàng không hài lòng. Số vòng quay hàng tồn kho quá thấp chứng tỏ hàng tồn kho được dự trữ quá nhiều, tiêu thụ chậm, chi phí kèm theo hàng tồn kho cao, và triển vọng dòng tiền chảy vào doanh nghiệp yếu. Số vòng quay thấp làm gia tăng những khó khăn về tài chính tương lai của doanh nghiệp. Số vòng quay của hàng tồn kho giữa các doanh nghiệp sẽ không hợp lý khi các doanh nghiệp sử dụng những phương pháp đánh giá hàng tồn kho khác nhau. b) Các tỷ số về khoản phải thu Khả năng thu tiền bán chịu kịp thời của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngắn hạn của nó. Số vòng quay các khoản phải thu đo lường mối quan hệ tương quan của các khoản phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và thu tiền của doanh nghiệp
  • 28. 16 Trong giới hạn cho phép, số vòng quay các khoản phải thu càng cao càng tốt, số vòng quay các khoản phải thu càng lớn, các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền càng nhanh. c) Số vòng quay của tài sản 1.2.4.4 Đánh giá khả năng sinh lời a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ số này phản ánh quan hệ lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản bình quân hay còn gọi là tỷ số sức sinh lợi căn bản của công ty phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành như dịch vụ, du lịch, tư vấn, thương mại, ngành hàng không, ngành đóng tàu… tỷ số này thường rất thấp. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với công ty tương tự trong cùng một ngành thì có cơ sở thuyết phục hơn. b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Là chỉ số thể hiện khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận, là một kết quả của việc sử dụng nguồn lực và quản lý hiệu quả, và nó được sử dụng như là một biến phụ thuộc trong đánh giá hiệu quả kinh tế (Burja, 2010) Đứng trên góc độ chủ doanh nghiệp, ở tử số thường sử dụng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, trong khi đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận trước thuế hơn là lợi nhuận ròng.
  • 29. 17 ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Giống như tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể dễ dàng bị bóp méo bởi một doanh nghiệp có chi phí khấu hao lớn, hay một số lượng lớn tài sản vô hình hoặc các khoản thu nhập hay chi phí bất thường. Tỷ lệ này nên được sử dụng với các tỷ lệ sinh lời khác để so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành có cùng kích cỡ. (O.Gill. 1999) c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhằm đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần là vấn đề rất quan trọng của việc sinh lời mà các cổ đông đang nắm giữ các cổ phiếu đã phát hành quan tâm. ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Trong đó: Mối quan hệ trên cho thấy thu nhập của một công ty rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sỡ hữu hơn). Một doanh nghiệp có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu sử dụng nhiều nợ và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá trình tài trợ tài sản. d) Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
  • 30. 18 Các nhà đầu tư quan tâm đến chỉ số này do lợi nhuận là cơ sở để chi trả cổ tức và gia tăng trong tương lai của các cổ phiếu thường. e) Tỷ lệ chi trả cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức phân phối với lợi nhuận mỗi cổ phiếu. 1.2.4.5 Đánh giá năng lực dòng tiền a) Tỷ suất dòng tiền/ lợi nhuận b) Tỷ suất dòng tiền/ doanh thu c) Tỷ suất dòng tiền/ tài sản d) Dòng tiền tự do Tỷ số này đo lường số tiền còn lại từ hoạt động kinh doanh sau khi chi trả cổ tức và các nhu cầu đầu tư. Dòng tiền tự do = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - Cổ tức - Vốn đầu tư bình quân Dòng tiền tự do nếu là số dương chính là số tiền có thể sử dụng cho các hoạt động kinh doanh sau khi chi trả cổ tức và các nhu cầu đầu tư để duy trì năng lực sản xuất ở mức hiện hành. Khả năng linh hoạt tài chính và mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đầy đủ của dòng tiền tự do. 1.2.4.6 Các tỷ số kiểm tra thị trường a) Tỷ số giá cả trên lợi nhuận
  • 31. 19 Tỷ số giá cả trên lợi nhuận đo lường mối quan hệ giữa thị giá mỗi cổ phiếu và lợi nhuận mỗi cổ phiếu của một doanh nghiệp. Tỷ số giá cả trên lợi nhuận được tính theo công thức sau: P/E rất có ích và nó được sử dụng rộng rãi vì nó cho phép so sánh giữa các doanh nghiệp. Khi P/E của một doanh nghiệp cao hơn một doanh nghiệp khác, điều đó thường có nghĩa là các nhà đầu tư cảm thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các doanh nghiệp khác và ngược lại. b) Cổ tức mang lại Cổ tức mang lại là một thước đo lợi nhuận thu được cho một nhà đầu tư vào một cổ phiếu. Nó được xác định bằng cách chia cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu cho thị giá mỗi cổ phiếu c) Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu là tỷ số cho biết số tiền mỗi cổ đông nắm giữ mỗi cổ phiếu thường được phân phối sau khi toàn bộ tài sản được bán với giá trị trên bảng cân đối kế toán (giá trị sổ sách) và trả nợ cho tất cả các chủ nợ. Tỷ số này hoàn toàn dựa vào giá trị lịch sử của cổ phiếu. 1.2.5 Tổng hợp phân tích Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Nhờ đó, chúng ta có thể phát hiện những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Công thức DuPont thường được biểu diễn dưới hai dạng bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng. Dạng cơ bản:
  • 32. 20 Chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp (Đoàn Hương Quỳnh, Đoàn Thục Quyên, 2013). Dạng mở rộng: Hay: ROE= Lợi nhuận từ HĐKD Doanh thu thuần X Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận từ HĐKD X �1- Thuế TNDN Lợi nhuận trước thuế � X Doanh thu Tổng tài sản BQ X Tổng tài sản BQ Vốn chủ sở hữu BQ
  • 33. 21 ROE = Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên doanh thu x Ảnh hưởng từ các lợi nhuận khác x Ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp X Hệ số đầu tư TSNH x Dạng thức mở rộng của công thức Dupont cũng phân tích tương tự như dạng thức cơ bản song qua dạng thức này có thể nhìn sâu hơn vào cơ cấu của lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thông qua việc xem xét ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá được mức tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến từ đâu. Nếu nó chủ yếu đến từ các khoản lợi nhuận khác như thanh lý tài sản hay đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời thì các nhà phân tích cần lưu ý đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của doanh nghiệp. Cũng như vậy, đối với nhân tố vòng quay toàn bộ vốn có thể đánh giá thông qua chính sách đầu tư tài sản cũng như tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. Nếu số vòng quay toàn bộ vốn tăng lên là do tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn hạn như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng lên thì hoàn toàn hợp lý. Nhưng nếu số vòng quay tổng vốn tăng lên là do thay đổi cơ cấu đầu tư tài sản, thì điều này phải đảm bảo phù hợp với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh. Như vậy, trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng tới phân tích BCTC trong doanh nghiệp 1.3.1 Các nhân tố chủ quan
  • 34. 22 1.3.1.1 Nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính. Phần lớn chủ thể phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là các đối tượng ngoài doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp không xác định phân tích báo cáo tài chính là một nhu cầu hay là một công cụ quản lý kinh doanh. Vì vậy mà hầu như các doanh nghiệp không thực hiện phân tích báo cáo tài chính. Phần đông các chủ doanh nghiệp thực hiện quản trị kinh doanh theo yếu tố kinh nghiệm và cảm tính chứ không dựa trên các phân tích định lượng một cách có hệ thống. Chính điều này dẫn tới nhiều sai lầm trong chiến lược kinh doanh, làm cho doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phải giải thể hoặc phá sản (Phạm Thành Long, 2008). 1.3.1.2 Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích BCTC. Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên vô tác dụng nếu không đảm bảo được độ tin cậy của báo cáo tài chính. Một số nhà quản trị lại rất nắm rõ các chuẩn mực và chỉ số tài chính của chính doanh nghiệp họ đang điều hành, và khi đó doanh nghiệp chủ động can thiệp vào các hoạt động kế toán để có các chỉ số tài chính tốt nhất, khiến cho việc phân tích báo cáo tài chính không còn là công cụ đánh giá khách quan. Một thực trạng đang tồn tại trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là các doanh nghiệp có thể lập cùng lúc nhiều hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau mặc dù điều này không được pháp luật cho phép. Việc sửa đổi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp làm sai lệch thông tin, dẫn đến việc phân tích báo cáo tài chính chỉ còn là hình thức, các đánh giá về doanh nghiệp được phân tích là không chính xác hoặc sai lầm. Một số đơn vị thực hiện việc phân tích báo cáo khá thận trọng và chuyên nghiệp luôn tiến hành điều tra và điều chỉnh lại số liệu trên báo cáo trước phân tích. Tuy nhiên, việc làm này hoàn toàn không thể có các quy tắc định lượng cụ thể mà chủ yếu dựa trên yếu tố kinh nghiệm. 1.3.1.3 Nhân sự thực hiện phân tích báo cáo tài chính.
  • 35. 23 Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Hầu hết, kể cả các công ty có tiến hành phân tích báo cáo đều không có bộ phận hay nhân lực chuyên môn hóa cho công tác kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính. Việc phân tích báo cáo tài chính chủ yếu được thực hiện đồng thời bởi người lập báo cáo tài chính. Điều này khiến cho việc phân tích báo cáo thiếu tính khách quan cần thiết. 1.3.1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích báo cáo tài chính Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích đơn giản và chỉ sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đơn giản nhất để phân tích. Hơn nữa, quá trình phân tích chỉ dừng lại ở mức đưa ra các kết quả thuần túy, thiếu hẳn những đánh giá về mức độ, xu hướng hay tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Việc đánh giá kết quả phân tích là không nhất quán, tùy thuộc vào quan điểm của người sử dụng báo cáo. Bản thân người chịu trách nhiệm phân tích báo cáo không đưa ra bất cứ nhận định nào trợ giúp cho đối tượng sử dụng thông tin. 1.3.2 Các nhân tố khách quan 1.3.2.1 Lạm phát Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng hạn như lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền, làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch. 1.3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là
  • 36. 24 chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, thông thường đánh giá của người phân tích sẽ theo hướng tiêu cực nếu các kết quả phân tích của doanh nghiệp được phân tích có sự khác biệt lớn so với mức bình quân của ngành. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những đánh giá hoàn toàn dựa trên căn cứ bình quân của ngành không hẳn đã chính xác, mỗi doanh nghiệp đều có tiềm lực khác nhau và có những so sánh khác nhau. Ví dụ, sự tăng lên của chu kỳ vòng quay hàng tồn kho so với bình quân của ngành chưa hẳn đã là tín hiệu tiêu cực nếu như doanh nghiệp đang có dự phòng hoặc đầu cơ chờ tăng giá. 1.3.2.3 Yếu tố mùa vụ trong kinh doanh Hầu hết các chỉ tiêu phân tích được tính toán ở những thời điểm khác nhau trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính mùa vụ, yếu tố mùa vụ có thể bóp méo nhiều chỉ số phân tích dẫn đến đánh giá sai lệch. Các chỉ số được phân tích vào một thời điểm khó có thể so sánh với bản thân các chỉ số đó vào thời điểm khác trong năm
  • 37. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nhìn chung qua chương 1 đề tài đã khái quát về cơ sở lý luận của phân tích báo cáo tài chính: khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, phân tích báo cáo tài chính có thật sự hữu ích và đánh giá đúng thực trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như cần có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành chính xác để có sự đối chiếu, so sánh; có cán bộ phân tích BCTC giỏi chuyên môn, có số liệu trung thực đầy đủ và chính xác. Từ các thông tin thu thập được, doanh nghiệp sẽ tính toán các chỉ số, lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì, nhiệm vụ của công tác phân tích BCTC là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Qua nền tảng lý thuyết, chương tiếp theo tác giả phân tích thực trạng báo cáo tài chính Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh, từ đó rút ra những ưu điểm cũng như hạn chế trong hoạt động kinh doanh và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Nhựa Bình Minh.
  • 38. 26 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 - 2013 2.1 Khái quát chung về thị trường nhựa ở Việt Nam Trong 10 năm trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, riêng trong năm vừa qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt cao nhất do được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều khách hàng đã chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển bởi có tỷ lệ tăng trưởng tốt và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa đạt trên 2.2 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt trên 1.8 tỷ USD, tăng 13.3% so với năm 2012 (Chinhphu.vn) 2.2 Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh 2.2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh Tên pháp định: Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh Tên quốc tế: Binh Minh Plastics Joint-stock Company, viết tắt: BMPLASCO Trụ sở chính: 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, Tp.Hồ Chí Minh Website: www.binhminhplastic.com Tổng vốn điều lệ: 454,784,800,000 đồng, tổng vốn sở hữu: 1,489,073,090,875 đồng 2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh Theo Quyết định số 1488/QĐ-UB ngày 16/11/1977, Công ty Ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa Kiều Tinh được sáp nhập lấy tên là Nhà máy Công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ. Ngày 08/02/1990 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 86/CNn-TCLĐ về việc thành lập “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh” trên cơ sở thành lập lại “Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh”. “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất
  • 39. 27 Nhựa Bình Minh” là đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp Sản xuất - Xuất Nhập khẩu Nhựa - Bộ Công nghiệp nhẹ (tiền thân của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam - VINAPLAST) Ngày 24 tháng 03 năm 1994 Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 842/QĐ-UB-CN về việc quốc hữu hoá Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh và chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 03/11/1994 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 1434/CNn-TCLĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Nhựa Bình Minh, tên giao dịch là BMPLASCO trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam. Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà máy 2 với tổng diện tích 20.000m2 tại khu Công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương, trang bị hoàn toàn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu. Ngày 28/01/2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 125/QĐ-TTg về việc giải thể Tổng Công ty Nhựa Việt Nam (VINAPLAST) và chuyển Công ty Nhựa Bình Minh về trực thuộc Bộ Công nghiệp, đồng thời tiến hành cổ phần hoá Công ty Nhựa Bình Minh trong năm 2003. Ngày 04/12/2003 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 209/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Đến ngày 02/01/2004 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chính thức đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần với tên giao dịch là Bình Minh Plastics Joint-Stock Company, viết tắt là BMPLASCO. Ngày 11/7/2006 đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng khi cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán BMP. Đến 11/2006 Công ty tăng vốn điều lệ lên 139.334.000.000 đồng. Năm 2007 Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc do Công ty đầu tư 100% vốn đi vào hoạt động, ghi dấu thương hiệu Nhựa Bình Minh có mặt ở thị trường ống nhựa phía Bắc. Năm 2008, sản lượng tiêu thụ đạt mức 30.000 tấn, gấp 2 lần so với khi cổ phần hóa. Vốn điều lệ tăng lên 175.989.560 đồng (tăng 19%). Năm 2009, sản phẩm
  • 40. 28 ống nhựa PP-R mang thương hiệu Nhựa Bình Minh chính thức có mặt trên thị trường, góp phần đưa doanh thu Công ty lên mức 1.000 tỷ đồng, gấp 4 lần so với trước khi cổ phần. Năm 2010, Ống nhựa PE đường kính lớn nhất Việt Nam-1200 mm ra đời, tạo điều kiện chấm dứt việc nhập khẩu ống nhựa. Dự án nhà máy 4 tại tỉnh Long An với diện tích hơn 150.000 m2 được ký kết. Vốn điều lệ tăng 349.835.520.000 đồng (tăng 100%), đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Công ty về quy mô và năng lực sản xuất. Năm 2012 Công ty được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 và triển khai dự án “Hệ thống công nghệ thông tin quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP)”. Năm 2013 Công ty hoàn tất việc hợp quy sản phẩm theo quy chuẩn của Bộ xây dựng. Doanh thu vượt mốc 2,000 tỷ đồng (tăng 100% trong vòng 4 năm). Vốn điều lệ tăng lên 454,784,800,000 đồng (tăng 30%). 2.2.2 Sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh Ngành nghề kinh doanh chính:  Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su.  Thiết kế kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc.  Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, cấp thoát nước.  Quảng cáo.  Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác. Sản phẩm chính: - Nhóm sản phẩm ống nhựa, phụ tùng ống nhựa các loại và keo dán ống - Bình phun thuốc trừ sâu và mũ bảo hộ lao động.
  • 41. 29 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH TRƯỞNG PHÒNG TIẾP THỊ TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH TRƯỞNG PHÒNG QA GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY 1 GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY 2 GIÁM ĐỐC TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT TRƯỞNG PHÒNG R&D KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ TRƯỞNG PHÒNG QT HÀNH CHÁNH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN NHỰA BÌNH MINH MIỀN BẮC 2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHỰA BÌNH MINH
  • 42. 30 2.2.4 Vị thế của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh trong ngành Sản phẩm chủ lực của Công ty là sản phẩm ống nhựa. Với ưu thế về bề dày thương hiệu trên 25 năm, tên tuổi đã được khẳng định, chất lượng sản phẩm cao, máy móc thiết bị hiện đại luôn đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng lẫn chất lượng, Nhựa Bình Minh hầu như đã chiếm vị thế độc tôn trong thị trường ống nhựa từ khu vực Miền Trung trở vào. Hiện tại có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa tương tự như Bình Minh nhưng chỉ có không quá 10 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với Bình Minh. Nhựa Bình Minh là một thương hiệu lớn, được nhiều người tiêu dùng biết đến, hệ thống công nghệ sản xuất vào loại hiện đại nhất thị trường Việt Nam hiện nay, chất lượng sản phẩm thuộc loại tốt nhất trên thị trường theo các tiêu chuẩn ISO, JIS, ASTM nên khả năng cạnh tranh của Công ty là tương đối cao. 2.3 Phân tích tổng quát BCTC Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013 2.3.1 Bảng cân đối kế toán 2.3.1 Cơ cấu và biến động tài sản Nhựa Bình Minh Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013 Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013 Qua biểu đồ 2.1 ta thấy kết cấu tài sản của Nhựa Bình Minh nghiêng về tài sản ngắn hạn. Trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ 27% thì tài sản ngắn hạn đã
  • 43. 31 chiếm tỷ lệ 73% trên tổng tài sản năm 2013. Đây là kết cấu khá phổ biến đối với doanh nghiệp sản xuất thương mại Về biến động, ở phụ lục 07 cho thấy quy mô tài sản của công ty qua các năm 2009 - 2013 tăng, giảm không đều. Tổng tài sản của công ty giai đoạn 2010- 2009, 2011- 2012 có xu hướng tăng, giai đoạn 2011 – 2010, 2012- 1013 có xu hướng giảm. Và tình hình biến động này gắn liền với sự tăng, giảm của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Để hiểu rõ tình hình biến động tài sản của Nhựa Bình Minh ta đi sâu vào phân tích. Về tài sản ngắn hạn TSNH tăng giảm không đều, năm 2010 so với năm 2009 tăng 74.89 tỷ đồng (tương ứng 13.61%), năm 2011 so với 2010 giảm 55.66 tỷ đồng (tương ứng 8.9%), năm 2012 so với 2011 tăng 139.06 tỷ đồng (tương ứng 24.42%) và năm 2013 so với 2012 tăng 66.05 tỷ đồng (tương ứng 9.32%). Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do khoản mục tiền và tương đương tiền của Nhựa Bình Minh tăng đáng kể từ năm 2012. Đồng thời cũng phải kế đến sự tăng giảm của các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng góp phần cho sự tăng giảm của TSNH.  Đối với khoản mục tiền và tương đương tiền: Dựa vào biểu đồ 2.2 dễ nhận thấy là lượng tiền giai đoạn 2009 – 2010 chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2010 so với 2009 giảm 35.22 tỷ đồng (tương ứng giảm 37.33%). Lượng tiền giảm do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do lượng hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Công ty chưa thu được tiền từ các đơn vị khác và có một số vốn bị ứ đọng từ hàng tồn kho. Chính vì vậy lượng tiền bị giảm xuống, lượng tiền giảm sẽ làm cho tính linh hoạt của công ty kém hơn. Tuy nhiên, lượng tiền giảm cũng có dấu hiệu tốt là công ty đã đưa tiền vào sản xuất kinh doanh, chứng tỏ công ty đã đầu tư mở rộng quy mô, sản xuất hàng loạt sẽ là cơ hội tốt để hạ thấp giá thành và gia tăng kết quả kinh doanh.
  • 44. 32 Biểu đồ 2.2 Kết cấu tài sản của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013
  • 45. 33 Giai đoạn năm 2011 - 2013 khoản mục tiền và tương đương tiền có xu hướng tăng liên tục và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, dễ nhận thấy là khoản mục này tăng nhiều trong năm 2012 và 2013. Năm 2011 so với 2010 tăng 4.95 tỷ đồng (tương ứng 8.37%), năm 2012 so với 2011 tăng 168.42 tỷ đồng (tương ứng 262.89%), năm 2013 so với 2012 tăng 45.07 tỷ đồng (tương ứng 19.39%). Nguyên nhân là do các khoản tiền gửi ngân hàng tăng lên quá nhiều. Bên cạnh đó có thể BMP luôn tăng cường, chú trọng hơn trong công tác thu hồi công nợ, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, duy trì hình thức chiết khấu thanh toán ngay. Tuy nhiên, lượng tiền tồn quá nhiều cũng là không tốt, điều đó cũng có nghĩa là công ty không đưa tiền vào sản xuất kinh doanh để quay vòng vốn.  Đối với khoản mục phải thu: Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Từ năm 2009 – 2010 các khoản phải thu có xu hướng tăng, năm 2010 so với 2009 tăng 130.73 tỷ đồng (tương ứng 97.09%), nguyên nhân là do BMP thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng nhằm mục tiêu gia tăng doanh số. Bên cạnh đó, với chính sách hỗ trợ khách hàng, BMP đã tạo mọi điều kiện cho khách hàng mua nợ với mức tối đa giá trị các tài sản mà họ thế chấp theo quy chế kiểm soát công nợ. Với sự ưu đãi này, số tài sản thế chấp vào BMP ngày càng nhiều nên số dư nợ càng phải tăng. Giai đoạn 2010 – 2013 khoản phải thu giảm liên tục, năm 2011 so với 2010 giảm 10.83 tỷ đồng (tương ứng giảm 4.08%), năm 2012 so với 2011 giảm 18.11 tỷ đồng (tương ứng giảm 7.12%), và năm 2013 so với 2012 giảm 4.59 tỷ đồng (tương ứng giảm 1.94%). Chứng tỏ đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang cố gắng đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ. Về tài sản dài hạn: chủ yếu là tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn bởi vì BMP luôn chú trọng đầu tư chiều sâu lẫn việc đầu tư mở rộng máy móc thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Tỷ trọng tài sản cố định khá cao nhưng liên tục giảm từ 2009 đến 2013. Cụ thể ở phụ lục 07 ta thấy, trong năm 2010, tài sản cố định giảm 31.32 tỷ đồng tương ứng giảm
  • 46. 34 11.97% so với 2009, năm 2011 so với năm 2010 giảm 28.7 tỷ đồng tương ứng giảm 12.25%, năm 2012 so với 2011 giảm 16.64 tỷ đồng tương ứng giảm 8.09%, và năm 2013 so với năm 2012 giảm 46.52 tỷ đồng tương ứng giảm 24.63%. Công ty đã đi vào giai đoạn hoạt động ổn định do vậy mà tài sản cố định hữu hình do xây dựng mới, mua sắm tăng không đáng kể. Tài sản cố định giảm do hao mòn tài sản cố định và đang trong thời kỳ tích lũy để đổi mới. Nhìn chung, là một doanh nghiệp sản xuất, thương mại nên tỉ trọng tài sản cố định lớn là phù hợp và có như vậy mới đảm bảo khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Tóm lại, qua phân tích sơ bộ trên, tài sản của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 đến năm 2013 có xu hướng tăng, trong đó tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn tài sản dài hạn. Chủ yếu là là do khoản tiền và tương đương tiền tăng quá nhiều trong năm 2012 và 2013. Bên cạnh đó, các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Do vậy mà kết cấu tài sản của BMP nghiêng về tài sản ngắn hạn. 2.3.1.2 Cơ cấu và biến động nguồn vốn Nhựa Bình Minh Tương ứng với sự gia tăng của tài sản là sự gia tăng của nguồn vốn. Qua bảng số liệu ở phụ lục 08 ta thấy, nguồn vốn giai đoạn 2009 đến năm 2013 có xu hướng tăng mà nguyên nhân là do sự biến động của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với khoản mục nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2009 là 152.34 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18.48%, đến năm 2010 nợ phải trả giảm 37.12 tỷ đồng tương ứng 24.89%, năm 2011 nợ phải trả tiếp tục giảm thêm 29.78 tỷ đồng tương ứng 26.03%, qua năm 2012 nợ phải trả có dấu hiệu tăng lên 15.39 tỷ đồng tương ứng 10.44% và đến năm 2013 nợ phải trả tiếp tục tăng lên 21.57 tỷ đồng tương ứng 21.56%. Tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm sau đó tăng trở lại, góp phần làm tăng nguồn vốn. Nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong nợ phải trả, năm 2012 và 2013 nợ phải trả hoàn toàn là nợ ngắn hạn. Bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn là phải trả người bán. Bên cạnh đó, các khoản thuế và các khoản nộp cho nhà nước có xu hướng tăng qua các năm từ 2009 – 2013, từ đó cho thấy những năm trở lại đây gánh nặng về thuế tăng làm ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu tài chính.
  • 47. 35 Biểu đồ 2.3: Nợ ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 - 2013 Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013 Biểu đồ 2.3, ta thấy nợ phải trả ngắn hạn từ năm 2009 – 2011 có xu hướng giảm, và từ giai đoạn 2011 – 2013 thì có xu hướng tăng trở lại đó là do các khoản vay nợ ngắn hạn và phải trả người bán có sự gia tăng. Nợ dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nợ phải trả, chủ yếu là dự phòng trợ cấp mất việc làm. Và đến năm 2012 và 2013 thì nợ dài hạn không còn làm cho nợ phải trả hoàn toàn là nợ ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhưng tăng chủ yếu và nhiều nhất là quỹ đầu tư phát triển, tiếp sau đó là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Từ đó cho thấy Nhựa Bình Minh có hướng đầu tư mở rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở phụ lục 09 cho thấy, năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 80.42 tỷ đồng tương đương 11.97% so với năm 2009, năm 2011 tăng 5.82tỷ đồng tương ứng 0.77% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 99.71 tỷ đồng tương ứng 13.15% so với năm 2011. Năm 2013 so với 2012 tăng 84.19 tỷ đồng tương ứng tăng 9.81%. Từ đó cho thấy vốn chủ sở hữu qua các năm chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, vẫn duy trì cấu trúc vốn hoàn toàn bằng vốn tự có. Nhựa Bình Minh phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững. Việc giữ vững cơ cấu này giúp công ty kiểm soát rủi ro, đứng vững và vượt qua những khó khăn hiện tại, đồng thời là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững
  • 48. 36 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013 Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013 Qua biểu đồ 2.4, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn của BMP gần 90% và có xu hướng tăng. Điều này làm cho tình hình tài chính của BMP khá an toàn. Nhận xét chung: Qua việc phân tích bảng cân đối, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng giảm không đều, nhưng tăng mạnh trong hai năm trở lại đây 2012 và 2013. Nguyên nhân là do khoản mục tiền và tương đương tiền, vay nợ ngắn hạn và quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận chưa phân phối tăng lên đáng kể. 2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Qua phụ lục 10 ta có thể kết luận ban đầu như sau: Doanh thu thuần của Nhựa Bình Minh có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2009 – 2011, 2012-2013, giảm ở giai đoạn 2011 – 2012. Nguồn thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh thường xuyên đến từ ống nhựa PVC là nguồn thu chính, mang lại nguồn lợi nhuận ổn định và lượng tiền mặt lớn cho công ty, là cơ sở để phát triển các lĩnh vực kinh doanh khác. Lợi nhuận thuần giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng tăng, giai đoạn 2009 – 2010, 2012 – 2013 lại có xu hướng có xu hướng giảm. Nguyên nhân cụ thể vì sao, ta sẽ đi phân tích dưới đây. A/ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Tải bản FULL (106 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 49. 37 Qua biểu đồ 2.5 ta thấy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2009 – 2012 có xu hướng tăng và giai đoạn 2012 – 2013 có xu hướng giảm. Cụ thể ở phụ lục 11 ta thấy, năm 2010 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 336.68 tỷ đồng, tăng 0.13 tỷ đồng so với năm 2009 (tương đương 0.04%), năm 2011 tăng 3.28 tỷ đồng so với năm 2010 (tương đương 0.97%), năm 2012 tăng 56.73 tỷ đồng so với năm 2011 tương đương 16.69%, và năm 2013 giảm 3.17 tỷ đồng so với năm 2012 tương đương 0.8%. Lợi nhuận gộp chịu tác động trực tiếp bởi doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, cả hai chỉ tiêu này tác động trái chiều nhau. Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của công ty giai đoạn 2009 - 2011, 2012 - 2013 cả hai đều có xu hướng tăng, trong giai đoạn 2011 – 2012 cả hai đều có xu hướng giảm. Biểu đồ 2.5: Doanh thu thuần, GVHB và lợi nhuận gộp của BMP từ 2009 - 2013 Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo thường niên năm 2009 - 2013 Doanh thu thuần năm 2010 tăng 107.23 tỷ đồng so với năm 2009, tăng 9.38%, trong khi đó, giá vốn hàng bán (GVHB) 107. 09 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng 13.24%. Về quy mô, doanh thu thuần tăng nhiều hơn GVHB, về tốc độ doanh thu Tải bản FULL (106 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 50. 38 thuần tăng chậm hơn GVHB, đó cũng là nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu có xu hướng giảm đi. Năm 2011 Doanh thu thuần tăng 69.22 tỷ đồng so với năm 2010, tăng 5.54%, trong khi đó GVHB tăng 65,939trđ tăng 7.22% Năm 2012 Doanh thu thuần giảm 46.56 tỷ đồng, giảm 3.53%, trong khi đó GVHB bán giảm 103,285trđ giảm 10.54% so với năm 2011. Năm 2013 Doanh thu thuần tăng 47.99 tỷ đông tăng 3.77%. Trong khi đó GVHB tăng 51,162trđ tăng 5.84% so với năm 2012. Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 – 2013, về biến động doanh thu thuần tăng, giá vốn hàng bán tăng từ đó làm lợi nhuận gộp tăng và ngược lại. B/ Cơ cấu chi phí hoạt động của Nhựa Bình Minh Qua bảng 2.1 Ta thấy, gía vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn từ 67.64% đến 73.19% doanh thu thuần là phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất thương mại. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí khoảng từ 4.94% đến 7.19%. Bảng 2.1 Cơ cấu chí phí chính của Nhựa Bình Minh CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013 Gía vốn hàng bán 69.77% 71.82% 73.19% 67.64% 68.77% Chi phí tài chính 0.29% 0.50% 0.47% 0.35% 0.82% Chi phí bán hàng 2.19% 2.73% 2.82% 3.33% 3.22% Chi phí QLDN 2.46% 2.29% 2.23% 3.11% 3.15% Cộng 74.70% 77.34% 78.71% 74.44% 75.96% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 - 2013 trên website http://www.binhminhplastic.com.vn Nhìn chung cơ cấu chi phí của Nhựa Bình Minh năm 2009 – 2013 tương đối ổn định, ít biến động, điều đó chứng tỏ BMP có một chính sách quản lý, kiểm soát chi phí tốt, biết tận dụng lúc giá nguyên liệu xuống để mua vào dự trữ làm cho chi phí sản xuất giảm đi đáng kể. Từ đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đồng bộ về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững tại công ty. C/ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhựa Bình Minh 6681213