SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương i Lớp CQ49/15.07
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trên trong khóa luận/ đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả khóa luận/ đồ án tốt nghiệp
Hoàng Thu Hương
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương ii Lớp CQ49/15.07
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ.......................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 2
1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu:......................................................... 2
2. Mục đích nghiên cứu:................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................... 4
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: .................................................................... 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................................................................5
1.1 Ngân hàng thương mại...........................................................................5
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại .............................................5
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại .........................6
1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại...................................................8
1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn.................................................................8
1.2.2 Các loại nguồn vốn........................................................................9
1.2.3 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng
thương mại...........................................................................................12
1.2.4 Mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn...............................13
1.3 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại............................14
1.3.1 Khái niệm hoạt động huy động vốn..............................................14
1.3.2 Các hình thức huy động vốn ........................................................14
1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng huy động vốn.............................18
1.3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan........................................................18
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương iii Lớp CQ49/15.07
1.3.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan............................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
TÂY HÀ NỘI.............................................................................................................................................................22
2.1 Khái quát đơn vị...................................................................................22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..............................................22
2.1.2 Khái quátkếtquả hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội trong thời gian qua:.31
a.Hoạt động huy động vốn....................................................................31
b.Hoạt động cấp tín dụng......................................................................33
c.Các hoạt động sản phẩm và dịch vụ khác...........................................35
d.Kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................36
2.2 Thực trạng mởrộng huy động vốn củaVietinBank-ChinhánhTâyHà
Nội:............................................................................................................37
2.2.1 Tổng nguồn vốn huy động:..........................................................37
2.2.2 Phân loại các hình thức huy động vốn .........................................38
2.2.3 Tình hình cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn ..................50
2.3 Đánhgiá việc mởrộng huy động vốn của NHTMCP Công Thương–CN
Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014................................................................53
2.3.1 Những kết quả đạt được...............................................................53
a. Thành quả........................................................................................53
b. Những hạn chế còn tồn tại................................................................54
2.4.2 Nguyên nhân ...............................................................................54
a. Những nguyên nhân khách quan .....................................................54
b. Những nguyên nhân chủ quan .........................................................55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH TÂY HÀ NỘI.....................................................................................................................................56
3.1 Địnhhướng nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam CN Tây Hà Nội ....................................................56
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ..............................56
3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn..............................57
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương iv Lớp CQ49/15.07
3.2 Một số giải pháp mởrộng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ
phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội................................57
3.2.1 Mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn ..........57
3.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý ...............59
3.2.4 Thực hiện chính sách Marketing quảng bá sản phẩm ..................63
3.2.5 Nâng cao trình độ giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng….64
3.2.6 Tăng cường quản trị nguồn vốn huy động ...................................66
3.2.7 Nâng cao vị thế và uy tín của Ngân hàng .....................................67
3.2.8 Xâydựng trụ sở và trang bị hệ thống máymóc thiết bị để tạo ra
hình ảnh tốt về Ngân hàng ...................................................................68
3.2.9 Một số giải pháp khác..................................................................69
3.3 Một số kiến nghị.................................................................................. 70
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ........................................................70
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.......................................70
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam............72
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................75
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương v Lớp CQ49/15.07
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIETINBANK: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)
AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)
TMCP: Thương mại Cổ phần
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTW: Ngân hàng trung ương
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCKT: Tổ chức kinh tế
HĐV: Huy động vốn
TGTK: Tiền gửi tiết kiệm
KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương vi Lớp CQ49/15.07
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức NH TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà
Nội................................................................................................................26
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn qua các năm tại VIETINBANK Chi nhánh
Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014....................................................................31
Bảng 2.2: Diễn biến cơ cấu dư nợ qua các năm tại VIETINBANK Chi nhánh
Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014....................................................................33
Bảng 2.3: Tỷ trọng nợ quá hạn tại VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai
đoạn 2012-2014.............................................................................................34
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội
giai đoạn 2010-2014 ......................................................................................36
Bảng 2.5 Tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Công Thương-CN Tây Hà
Nội giai đoạn 2012-2014................................................................................37
Biểu đồ 2.1 Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh......................................37
Bảng 2.6: Kết quả huy động vốn theo cơ cấu ..................................................39
Bảng 2.7: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn..................................................41
Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn ..............................................42
Bảng 2.8 Kết quả huy động vốn theo loại tiền .................................................43
Bảng 2.9 Cân đối giữa họat động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng của
VIETINBANK CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014......................................50
BIỂU ĐỒ 2.4: Cân đối giữa họat động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng
của VIETINBANK CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014................................51
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 2 Lớp CQ49/15.07
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Ngày nay xã hội càng phát triển, khoa học xã hội càng hiện đại góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Đất nước cũng đang trong quá trình hội nhập, các thành phần trong nền kinh tế
không ngừng tham gia đầu tư và phát huy nguồn lực của mình. Trong nền kinh tế
thị trường, Ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển
kinh tế của một đất nước, hệ thống ngân hàng thương mại với tư cách là trung
gian tín dụng của nền kinh tế, là địa chỉ trung chuyển vốn từ nơi thừa về nơi
thiếu, có nhiệm vụ đảm bảo nguồn vốn trong nền kinh tế được điều hòa, đáp ứng
kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh, từ đó tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển.
Nền kinh tế của một đất nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có
chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạt động đủ mạnh,
hoạt động có hiệu quả cao, có khả năng thu hút, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi và
phân bố hợp lí vào các ngành sản xuất kinh doanh. Có thể nói hoạt động của hệ
thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát
triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là khi đất nước ta đang trong quá trình CNH –
HĐH và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện cam kết gia nhập cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC) cuối năm 2015, các hoạt động ngân hàng bán lẻ thực sự sôi
động và có tính cạnh tranh cao giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước
ngoài. Hòa với xu thế phát triển chung, ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam (VIETINBANK) được đánh giá là một trong những ngân hàng lớn trong hệ
thống các NHTM. Trong quá trình hoạt động của mình, VIETINBANK luôn chú
trọng nâng cao chất lượng nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại
hóa các chi nhánh.
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 3 Lớp CQ49/15.07
Hiện nay, hoạt động của ngân hàng rất phong phú và đa dạng. Trong đó
phải kể đến hoạt động huy động vốn, một trong những vấn đề quan trọng hàng
đầu của NHTM. Nguồn vốn giúp các NHTM thực hiện các hoạt động kinh
doanh đồng thời góp phần quan trọng trong đầu tư, phát triển sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhất là trong
giai đoạn hiện nay, các ngân hàng luôn phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và
phát triển. Để có được nguồn vốn này ngân hàng cần phải tiến hành các hoạt
động huy động, tuy nhiên việc huy động vốn của các ngân hàng hiện nay gặp rất
nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh một cách gay gắt từ các TCTD phi
ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế cùng tiến hành hoạt động huy
động (đặc biệt là vốn Tiền gửi).
Việc nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động huy động, tìm hiểu quá trình kinh doanh để
có những phương án huy động vốn linh hoạt mang tính cạnh nhất là hết sức cần
thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng nguồn vốn huy động với
ngân hàng và trải qua quá trình thực tập tại VietinBank chi nhánh Tây Hà Nội,
em đã chọn đề tài “Các giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp cho
mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa lại các lý thuyết về huy động vốn tại NHTM. Thực hiện phân
tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng VIETINBANK – chi nhánh Tây Hà
Nội. Từ đó rút ra vai trò của huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn
tại NHTM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 4 Lớp CQ49/15.07
- Không gian:Chuyên đề nghiên cứu tại Ngân hàng VIETINBANK – Chi
nhánh Tây Hà Nội.
- Thời gian: Chuyên đề nghiên cứu số liệu thu thập trong 3 năm: 2012, 2013,
2014.
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu hoạt động huy động vốn cũng
như giải pháp và đưa ra kiến nghị phát triển hoạt động huy động vốn trong thời
gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp: là phương pháp thu
thập thông tin, số liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu từ các văn bản có sẵn.
Ngoài ra phương pháp này cũng là thu thập thông tin từ những nguồn như tạp
chí, báo mạng, Internet…
 Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp sử dụng các bảng biểu, biểu đồ hoặc mô hình phân tích thực
trạng và đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng huy động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
chi nhánh Tây Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại VIETINBANK chi nhánh Tây
Hà Nội
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 5 Lớp CQ49/15.07
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
- Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nước
đang phát triển và phát triển hầu như không có một công dân nào là không có
quan hệ giao dịch với một NHTM nhất định nào đó. NHTM là một định chế tài
chính quen thuộc trong đời sống kinh tế. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì
hoạt động dịch vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của
nền kinh tế và đời sống con người.
Các loại hình của NHTM gồm:
- NHTM Quốc doanh: là NHTM được thành lập bằng 100% vốn của Nhà nước.
- NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.
- Chi nhánh NHTM nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo luật pháp
nước ngoài nhưng hoạt động theo luật pháp nước sở tại.
- Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên ngân
hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và hoạt
động theo luật pháp Việt Nam.
Hệ thống NHTM Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay đã dần khẳng định
được vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong việc thực thi chính
sách tài chính-tiền tệ nói riêng. Với chức năng nhận tiền gửi để cho vay đối với
nền kinh tế, với vai trò trung gian tài chính trong hoạt động của mình, NHTM
phải tuân theo sự quản lý của Ngân hàng Trung ương. Chính dưới sự quản lý
này, hệ thống NHTM đã thực hiện được chức năng của mình đối với nền kinh tế.
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 6 Lớp CQ49/15.07
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, với hoạt động
thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng
cho khách hàng trong nên kinh tế quốc dân. Luật các tổ chức tín dụng mới nhất
năm 2010 đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Điều 4, mục 3)
- Luật NHNN định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này
cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán”.
Ngân hàng thương mại có các đặc trưng cơ bản:
+ Là một tổ chức được phép nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả.
+ Sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay, chiết khấu, đầu tư, …
+ Thực hiện các khoản thanh toán và các dịch vụ ngân hàng cho khách
hàng.
Trong các ngân hàng trung gian, NHTM là loại hình kinh doanh điển hình.
Hệ thống các NHTM chiếm vị trí quan trọng nhất về quy mô tài sản và về thành
phần các nghiệp vụ. Hoạt động của NHTM bao gồm 3 lĩnh vực: nghiệp vụ nợ
(huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung
gian (dịch vụ thanh toán, đại lí, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ có giá…).
Ba loại nghiệp vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát
triển, tạo nên uy tín cho ngân hàng.
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản
xuất kinh doanh của nền kinh tế. NHTM hoạt động với ba hoạt động chính là
hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động khác (các hoạt
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 7 Lớp CQ49/15.07
động về dịch vụ ngân hàng như dịch vụ tư vấn, thanh toán hộ, giữ hộ, …). Các
hoạt động này có quan hệ mật thiết, đan xen lẫn nhau trong quá trình hoạt động
của ngân hàng, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và
thế mạnh cạnh tranh cho ngân hàng và tạo nên một chính thể thống nhất.
a. Hoạt động huy động vốn
Đây là nghiệp vụ tạo vốn, tạo cho NH có khả năng hoạt động và cạnh tranh
trên thị trường được. Các nghiệp vụ huy động vốn của NH bao gồm:
- Nghiệp vụ hoạt động tiền gửi: là nghiệp vụ quan trọng nhất trong nghiệp vụ
huy động vốn của NH và cũng là đối tượng chủ yếu trong hoạt động quản lý tài
sản nợ của NH bao gồm tiền gửi của các tổ chức cá nhân và tiền gửi dân cư.
- Nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức phát hành các phiếu vay nợ: mục
đích nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết như việc phát hành trái phiếu, các
chứng chỉ tiền gửi có thời hạn khác nhau.
- Vay trên thị trường liên ngân hàng là nhân tố quyết định việc tạo lập mới
vốn khả dụng cho NH, tạo điều kiện cho NH tăng khả năng sinh lời.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Những nghiệp vụ sử dụng vốn hình thành nên tài sản của ngân hàng mà khi
lên bản cân đối kế toán nó nằm bên phía tài sản có. Như vậy, tài sản chủ yếu của
ngân hàng là các tài sản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền (như cổ
phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay), thay vì tài sản thực như nhà cửa, công
cụ và nguyên vật liệu.
Huy động vốn được rồi, NHTM phải làm thể nào để hiệu quả hoá những
nguồn tài sản này. Hầu như tất cả các khoản mục bên tài sản nợ của ngân hàng
đều là vốn vay, nghĩa là ngân hàng phải trả lãi suất cho nó đến từng giờ. Do đó
để khỏi bị thiệt hại, ngân hàng luôn luôn phải cho vay hoặc đầu tư ngay số tài
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 8 Lớp CQ49/15.07
sản ấy vào những dịch vụ sinh lãi. Từ lãi thu được, ngân hàng sẽ dùng nó để trả
lãi suất cho vốn đã vay, thanh toán các chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là
lợi nhuận của ngân hàng. Nói cách khác, nghiệp vụ có của ngân hàng là những
nghiệp vụ thực hiện sử dụng những khoản vốn đã huy động (tập trung ở nghiệp
vụ nợ) nhằm mục đích sinh lợi.
c. Các hoạt động khác
Các hoạt động này không thể hiện trên bảng cân đối tài sản. Các hoạt động
này ít rủi ro hay không có rủi ro nhưng mang lại cho NH thu nhập cao và tạo
điều kiện cho hoạt động nhận tiền ký thác và cho vay của NH. Bên cạnh các hoạt
động kinh doanh được phép trực tiếp thực hiện, Luật các tổ chức tín dụng cũng
quy định các NHTM được phép thực hiện gián tiếp thông qua việc thành lập hay
mua lại công ty con, công ty liên kết, bao gồm: Bảo lãnh phát hành chứng khoán,
môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán;
cho thuê tài chính; bảo hiểm, …
1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn
Khi nói đến thuật ngữ “trung gian tài chính” ta thường hay nghĩ tới hai
loại hình tổ chức cơ bản đó là: các tổ chức nhận tiền gửi (bao gồm các ngân hàng
thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay) và các trung gian đầu tư (bao gồm
các Công ty tài chính, các Công ty bảo hiểm...). Nhưng cho dù có được hiểu thế
nào đi chăng nữa thì ngân hàng thương mại, xét về khối lượng tài sản cũng như
những đóng góp đối với nền kinh tế, vẫn luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu.
Các ngân hàng thương mại luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu và
để làm được điều đó, công cụ cơ bản đầu tiên phải có là vốn kinh doanh. Các nhà
kinh tế đưa ra định nghĩa về vốn kinh doanh của NHTM như sau: Vốn của ngân
hàng thương mại là những gía trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 9 Lớp CQ49/15.07
lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ
kinh doanh khác.
Như vậy, nguồn vốn là cơ sở, tiền đề để quyết định đến quy mô kinh
doanh, tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại. Do đó có thể khái
quát khái niệm về nguồn vốn của ngân hàng thương mại như sau: Nguồn vốn của
Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy
động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng.
1.2.2 Các loại nguồn vốn
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần có
vốn. NHTM cũng vậy, NHTM thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên
đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn, đa dạng hơn các doanh nghiệp khác. Vốn đối
với NHTM rất quan trọng. Nó quyết định quy mô, khả năng sinh lời, xu hướng
hoạt động và phát triển của ngân hàng. Vốn nói chung của ngân hàng thương
mại bao gồm: vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, vốn khác. Mỗi loại vốn đều
có những đặc điểm, tính chất và vai trò riêng trong đối với hoạt động của ngân
hàng thương mại.
•Vốn tự có – vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu
của Ngân hàng thương mại, là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được.
Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu bổ sung, các quỹ dự trữ,
các tài sản nợ khác..
Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tiêu
tạo nên nguồn vốn nhưng nó có vai trò cực kì quan trọng đối với các Ngân hàng.
Vốn tự có chính là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép hoạt động
và là một tấm đệm chống lại rủi ro phá sản vì nó là nguồn trang trải những thua
lỗ trong hoạt động. Do tính chất thường xuyên ổn định nên Ngân hàng có thể sử
dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tài
sản cố định phục vụ cho bản thân Ngân hàng, có thể sử dụng cho vay, đặc biệt là
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 10 Lớp CQ49/15.07
đầu tư góp vốn liên doanh. Mặt khác với chức năng bảo vệ, vốn thuộc sở hữu
của ngân hàng được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tin với khách hàng, duy
trì khả năng thanh toán cho khách hàng khi ngân hàng hoạt động thua lỗ. Hơn
nữa, nó là một căn cứ quyết định đối với quy môt và khối lượng vốn huy động
cũng như hoạt động cho vay và bảo lãnh của ngân hàng. Quy mô và sự tăng
trưởng vốn thuộc chủ sở hữu của ngân hàng sẽ quyết định năng lực phát triển
của Ngân hàng thương mại. Khi đánh giá về quy mô của một Ngân hàng thương
mại thì tiêu chí đầu tiên được đề cập là vốn chủ sở hữu của Ngâ hàng đó.
Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm:
- Vốn điều lệ: là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập.
Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn
tối thiểu phải có khi thành lập một Ngân hàng do pháp luật quy định.
- Vốn chủ sở hữu bổ sung trong quá trình hoạt động:
Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại có thể tăng theo nhiều phương thức
khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh cụ thể của Ngân hàng thương mại
đó, bao gồm:
* Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận: Khi hoạt động kinh doanh tạo ra lợi
nhuận thì Ngân hàng thương mại có thể chuyển một phần lợi nhuận thành nguồn
vốn nhằm đầu tư. Lượng vốn tích tụ từ thu nhập tùy theo chiến lược kinh doanh
của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
* Nguồn vốn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phiếu góp thêm, cấp thêm:
Để mở rộng quy mô hoạt động, để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhu
cầu gia tăng vốn chủ sở hữu do ngân hàng trung ương quy định. Đặc điểm của
hình thức tạo vốn này là không thường xuyên, song giúp Ngân hàng thương mại
có được lượng vốn chủ sở hữu lớn vào lúc cần thiết.
* Các quỹ dự trữ của Ngân hàng: Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng có
nhiều quỹ. Các quỹ này được trích lập từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 11 Lớp CQ49/15.07
hàng và được sử dụng vào các mục đích nhất định. Mỗi quỹ có một mục đích
riêng: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc
lợi, quỹ khen thưởng…
* Các tài sản nợ khác: Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh
lệch tỷ giá, vốn đầu tư xây dựng mua sắm do Nhà nước cấp, trái phiếu chuyển
đổi hoặc cổ phần ưu đãi do Ngân hàng thương mại phát hành, đây là thành phần
khá đặc biệt trong nguồn vốn chủ sở hữu bởi nó được hình thành từ một khoản
vay trung và dài hạn của ngân hàng.
•Vốn huy động: Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các nhà Ngân
hàng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngoài nguốn vốn thuộc chủ sở hữu thì
tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn huy động. Như vậy, nguồn vốn
huy động của các NHTM chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn. Vì
vậy, các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ
nguồn vốn huy động này.
Nguồn vốn huy động không thuộc sở hữu của NHTM nhưng ngân hàng có
quyền sử dụng tạm thời khoản vốn này và cho vay đối với khách hàng, tổ chức
tín dụng. Đồng thời ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn huy động đó, dưới
dạng lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi kỳ phiếu… được tính trên thời gian huy động,
số tiền huy động, lãi suất thỏa thuận giữa khách hàng gửi tiền và ngân hàng.
Ngoài ra ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn khoản vốn
này.
Như vậy, Nguồn vốn huy động là khoản tiền tệ mà Ngân hàng thương mại
huy động được từ các doanh nghiệp, cá nhân, các ngân hàng và tổ chức kinh tế -
xã hội thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn hình thành nên
nguồn vốn chủ yếu trong kinh doanh.
Vốn huy động của NHTM bao gồm:
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 12 Lớp CQ49/15.07
- Nhận tiền gửi: là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân… trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền
gửi, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh
khác. Bản chất của tài khoản tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượng
khách hàng khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết
khấu, thanh toán…nhưng không có quyền sở hữu, Ngân hàng có trách nhiệm
phải hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền
để sử dụng. Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của
các NHTM.
- Vốn vay: Tiền gửi mà Ngân hàng nhận được là nguồn vốn mà Ngân hàng
có được một cách thụ động. Trong hoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì
Ngân hàng phải chủ động tìm kiếm vốn để thực hiện các hoạt động của mình.
Ngân hàng có thể tiến hành vay vốn từ: Ngân hàng Nhà nước (NHTW), các Tổ
chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn…nhằm đảm bảo khả năng thanh
toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc của Ngân hàng.
- Vốn khác: Ngoài hai nguồn đã nêu vốn huy động tại NHTM còn có nguồn
huy động khác như: Nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán, điều chuyển vốn...
1.2.3 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại
•Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh
được thì phải có: Công nghệ - Lao động – Tiền vốn trong đó vốn là nhân tố quan
trọng, nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng
đối với NHTM, vốn lại càng là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt độnh kinh doanh,
ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không có vốn.
•Vốn quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạch tranh của NH
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 13 Lớp CQ49/15.07
Trong nền kinh tế thị trưòng, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt
động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu.
Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả
cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì
vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn.
•Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh
khác của Ngân hàng
Vốn của Ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín
dụng. Thông thường, các Ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh, khoản
mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn. Do đó, ảnh hưởng đến
khả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí không
đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp. Nguồn vốn lớn còn giúp Ngân
hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau như: Liên doanh liên
kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh doanh chứng khoán… các hình thức kinh
doanh này nhằm phân tán rủi ro và tạo thêm vốn cho Ngân hàng.
•Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật
của ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng vốn
lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng
với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về
thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách
hàng.
1.2.4 Mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tập trung huy động từ
các tổ chức kinh tế, các cơ quan và các cá nhân trong xã hội.
Vốn huy động không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng nhưng ngân hàng
có quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó chiếm tỉ trọng lớn
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 14 Lớp CQ49/15.07
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng ( trên dưới 70%), nguồn vốn này luôn biến
động do vậy các ngân hàng phải đảm bảo dự trữ với mức độ thích hợp để đảm
bảo khả năng thanh toán.
Các NHTM kinh doanh đồng vốn với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận và
với điều kiện là phải đảm bảo tính thanh khoản cao và an toàn trong hoạt động
của mình. Trong thực tế, các khách hàng không bao giờ đặt ra câu hỏi về khả
năng trả nợ, thanh khoản hoặc tính liêm khiết của hệ thống ngân hàng, mà các
khách hàng phải có niềm tin hoàn toàn vào các ngân hàng. Một khi khách hàng
gửi tiền đã có sự tin tưởng và có mối quan hệ khăng khít với ngân hàng thì việc
thu hút tiền gửi sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
NHTM muốn tạo ra nhiều lợi nhuận thì phải huy động được nhiều vốn với
lãi suất thấp. Đồng thời cũng phải biết cách sử dụng đồng vốn huy động được
một cách hợp lý và linh hoạt với lãi suất cao hơn. Khoản chênh lệch giữa lãi suất
tiền gửi và lãi suất cho vay chính là lợi nhận mà NHTM tạo ra thông qua nghiệp
vụ này. Tuy nhiên, các NHTM lại luôn phải cạnh tranh với nhau trên thị trường
để đảm bảo được tính hợp lý giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho cho vay để
khách hàng có thể chấp nhận được.
1.3 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm hoạt động huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động có ý nghĩa đối với bản thân ngân
hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng
những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền
kinh tế. Hay có thể nói: Huy động vốn là việc Ngân hàng thương mại tổ chức
huy động, tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành
nguồn vốn kinh doanh.
1.3.2 Các hình thức huy động vốn
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 15 Lớp CQ49/15.07
•Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tiền gửi giao dịch. Đây là loại tiền ngân
hàng nhận giữ hộ và từ đó thực hiện thanh toán hộ cho các tổ chức, cá nhân
trong xã hội. Các khoản thu nhập bằng tiền được các tổ chức, cá nhân gửi vào
ngân hàng trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Trong phạm vi số dư trên tài khoản
đó ngân hàng thanh toán chi trả cho người được hưởng theo yêu cầu của chủ tài
khoản theo các cách khác nhau như phát hành séc, lệnh chi … Đặc điểm của loại
tiền gửi này là ngân hàng phải thanh toán ngay lập tức vào bất kỳ lúc nào theo
lệnh rút tiền của chủ tài khoản, cho nên đây là loại tiền gửi có sự biến động nhiều
nhất, thời gian duy trì ở ngân hàng ngắn nhất, ngân hàng rất khó có thể dự đoán
được. Tuy vậy, loại tiền gửi này vẫn tạo thành nguồn vốn kinh doanh cho ngân
hàng.
•Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm của dân cư
* Nguồn vốn từ dân cư: Là bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại
ngân hàng. Nguồn này bao gồm: Tiền tiết kiệm, tài khoản tiền gửi cá nhân, giấy
tờ có giá phát sinh.
-Tiền gửi tiết kiệm:
Là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng. Khi gửi tiền vào Ngân
hàng, người gửi tiền được nhận một sổ tiết kiệm, đó là chứng từ đảm bảo tiền
gửi, là giấy chứng nhận khách hàng đã gửi tiền vào ngân hàng và người có sổ tiết
kiệm có thể mang sổ này đến ngân hàng cầm cố để vay vốn.
Tiền gửi tiết kiệm cũng có 2 loại đó là: Tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm
không có kỳ hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền tiết kiệm mà khách hàng
có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo trước cho ngân
hàng với mục tiêu nhờ ngân hàng giữ hộ tiền là chủ yếu. Với tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn ngân hàng chỉ trả cho người gửi tiền lãi suất bằng lãi suất tiền gửi
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 16 Lớp CQ49/15.07
thanh toán. Nguồn vốn này mang lại cho ngân hàng nguồn lợi cao hơn vì lãi suất
thấp, tuy vậy nguồn vốn này không ổn định mà thường xuyên biến động.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là nguồn vốn mang tính ổn định cao
nên ngân hàng rất chú trọng huy động nguồn vốn theo hình thức này. Các
NHTM Nhà nước thường đưa ra nhiều loại sản phẩm với các loại kỳ hạn khác
nhau như loại 1, 2, 3 tháng đến 1, 2, 3 năm... nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn
nguồn vốn đầy tiềm năng này.
•Huy động vốn thông qua tiền gửi của các doanh nghiệp
* Nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Là số tiền tạm thời nhàn rỗi
phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh và nó được gửi tại ngân
hàng. Đây là lượng tiền tạm thời được giải phóng khỏi quá trình luân chuyển vốn
nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào
một thời điểm nhất định. Các loại tiền gửi thuộc loại này như sau: Tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn
* Tiền gửi không kỳ hạn: Là nguồn vốn huy động của ngân hàng có đặc
điểm là người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào trong phạm vi tài khoản.
Mặt khác là nguồn vốn huy động không kỳ hạn nên nó có mức lãi suất rất thấp.
Có các loại nguồn huy động không kỳ hạn như: tiền gửi thanh toán, tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn và một số loại tiền gửi không kỳ hạn khác.
* Tiền gửi có kỳ hạn: Là nguồn vốn huy động mà trong đó người gửi tiền
chỉ được lĩnh tiền khi đáo hạn. Đặc điểm của loại hình này là tạo nguồn vốn ổn
định cho NHTM nên được trả lãi suất cao hơn.
Có các loại nguồn vốn huy động có kỳ hạn như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn, giấy tờ có giá phát hành.
•Huy động vốn thông qua phát hành GTCG
Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các ngân hàng
thương mại. Trong quá trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 17 Lớp CQ49/15.07
thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn.
Điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động. Ngân hàng xác
định rõ quy mô vốn huy động và đưa ra các mức chi phí hợp lý làm cho việc tạo
vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng. Để vay trên thị trường, ngân hàng
có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu.
+Trái phiếu ngân hàng: Là một trong nhiều công cụ vay nợ dài hạn trên thị
trường vốn. Nguồn vốn này mang tính ổn định cao về thời gian sử dụng do đó nó
cho phép ngân hàng có được lượng vốn dài hạn để thức hiện các dự án đầu tư dài
hạn. Tuy vậy lãi suất lại phụ thuộc vào thời gian huy động trái phiếu, thời gian
huy động càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại.
+Kỳ phiếu ngân hàng: Là hình thức huy động vốn có ưu thế hơn so với
trái phiếu vì kỳ hạn ngắn hơn và thường có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm, nó
được sử dụng tùy vào tình hình cụ thể của vốn ngân hàng. Đây là công cụ có tính
lỏng cao, dễ chuyển nhượng thành tiền mặt khi cần cho nên nó được các nhà đầu
tư rất ưa thích.
+Chứng chỉ tiền gửi: Là một giấy biên nhận có hưởng lãi, xác nhận về
khoản vốn gửi tại ngân hàng. Khi NHTM phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm vay
tiền mặt trên thị trường, chứng chỉ là giấy xác nhận khoản vay này. Như thế, nó
là phiếu nợ, là phiếu vay tiền do các NHTM phát ra. Trước đây, lãi suất của
chứng chỉ tiền gửi là cố định, hiện nay nó mang lãi suất thỏa thuận tức là nó có
thể thay đổi theo điều kiện của thị trường. Đây cũng được coi như là một loại
tiền gửi của khách hàng nhưng khác ở chỗ nó chỉ có thể đổi thành tiền khi đến
hạn, nên nó tạo cho ngân hàng một nguồn vốn khá ổn định, giúp ngân hàng chủ
động hơn trong kinh doanh.
•Huy động qua các hình thức khác
+Vốn ủy thác: NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay,
ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ...
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 18 Lớp CQ49/15.07
+Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các
doanh nghiệp, các NHTM còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội: làm
dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối
trong hợp đồng tài trợ... Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng mang
lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thể kinh
doanh một cách an toàn và hiệu quả.
1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng huy động vốn
1.3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
Đây là nhóm nhân tố không nằm trong sự kiểm soát của NHTM, song nó
lại có tác động lớn tới hoạt động và kết quả kinh doanh của NHTM nói chung
cũng như công tác huy động vốn nói riêng. Và như vậy, sẽ ảnh hưởng tới chính
sách huy động vốn mà ngân hàng đang thực hiện.
 Môi trường kinh tế - xã hội
Một nền kinh tế ổn định luôn là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân
hàng. Nền kinh tế được coi là ổn định khi lạm phát được kiểm soát, không có
dấu hiệu của khủng hoảng hay suy thoái, mức sống của người dân được bảo
đảm... Khi đó đời sống của người dân dần ổn định, hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, nguồn vốn sẽ chảy vào ngân hàng nhiều hơn.
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô như lạm phát hay suy thoái... hoạt động huy
động vốn còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mật độ dân cư trong địa bàn
hoạt động, thu nhập trung bình của dân cư, của các tổ chức kinh tế trong địa
bàn... Nếu ngân hàng có địa bàn hoạt động ở khu vực tập trung đông dân cư và
các tổ chức kinh tế thì sẽ có khả năng huy động được nhiều vốn hơn các ngân
hàng hoạt động ở địa bàn miền núi hay hải đảo xa xôi. Mức thu nhập dân cư
cũng là tác nhân quyết định đến quy mô của nguồn vốn huy động được.
 Môi trường pháp lý- chính trị
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 19 Lớp CQ49/15.07
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ nền kinh tế chứ không
phải chỉ riêng ngành ngân hàng. Chính trị và kinh tế là hai phạm trù có sự tác
động qua lại, ảnh hưởng đến nhau rõ rệt. Chính trị ảnh hưởng tới nền kinh tế và
các hoạt động chính trị cũng mang mục đích kinh tế và tạo ra những biến động
về chính trị. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính trị cũng có thể tạo ra một tác
động to lớn với nền kinh tế. Tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện cho kinh tế
vận hành trôi chảy và ổn định. Nếu tình hình chính trị bất ổn sẽ tạo ra tâm lý
hoang mang trong dân cư, việc họ rút tiền ồ ạt hoặc chuyển tiền ra các ngân hàng
nước ngoài là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài các yếu tố chính trị, hoạt động
ngân hàng còn chịu sự chi phối của hành lang pháp lý bao gồm thể chế trong và
ngoài quốc gia (đối với các ngân hàng có phạm vi hoạt động mở rộng ra ngoài
biên giới).
 Tâm lý thói quen tiêu dùng của người gửi tiền
Tập quán tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với
việc huy động vốn của ngân hàng. Rõ ràng ở những vùng, người dân thường có
thói quen gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ huy động được dễ dàng hơn
nhiều những vùng người dân thường hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất
động sản.
 Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng
Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, các NHTM đang phải
hoạt động kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Bởi
các NHTM sử dụng một loại nguyên liệu đặc biệt là tiền - loại nguyên liệu có
tính xã hội hóa cao và tính nhạy cảm cao. Bằng chứng là chỉ một sự thay đổi nhỏ
về lãi suất huy động cũng có thể có sự chuyển dịch của khách hàng từ ngân hàng
này sang ngân hàng khác. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, mỗi ngân hàng
cần phải nhận thức rõ môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, xác định thị
trường mục tiêu, phát huy lợi thế cạnh tranh, đồng thời cũng phải không ngừng
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 20 Lớp CQ49/15.07
nâng cao chất lượng dịch vụ... Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán, thị trường
bất động sản cũng là yếu tố cạnh tranh đối với hoạt động của ngân hàng nói
chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
1.3.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát của ngân
hàng, so với các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tất cả mọi
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong các hoạt động đó có hoạt động huy
động vốn và chính sách vốn của ngân hàng. Mặt khác, các nhân tố này mang tính
phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của ngân hàng hơn nhân tố khách quan.
 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể.
Chiến lược kinh doanh cần được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị
trí hiện tại của mình trong hệ thống ngân hàng, thấy được điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh
doanh trong tương lai. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn, các nguồn lực được
khai thác tối đa thì huy động vốn của ngân hàng sẽ phát huy hiệu quả cao nhất.
Hệ thống chính sách liên quan đến huy động vốn bao gồm:
- Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, chi phí dịch vụ được gọi chung là
chính sách giá cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính.
- Các chính sách liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tiền gửi của ngân hàng.
Nhóm chính sách này thể hiện chất lượng các loại sản phẩm dịch vụ cung ứng:
chất lượng tài khoản, kỳ hạn, các dịch vụ liên quan...
- Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp khách hàng để thấy được hình
ảnh của ngân hàng.
 Uy tín của ngân hàng
Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách
hàng đối với ngân hàng. Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 21 Lớp CQ49/15.07
trong cả một quá trình lâu dài. Người gửi tiền khi gửi thường lựa chọn những
ngân hàng lâu đời chứ không phải là những ngân hàng mới thành lập.
 Mạng lưới chi nhánh và các hình thức huy động vốn
Với những ngân hàng có vị trí ngay sát địa bàn dân cư hoặc gần trung tâm
thương mại thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi thu hút vốn. Mạng lưới huy động
của các ngân hàng thường được thể hiện thông qua việc tổ chức các quỹ tiết
kiệm, phòng giao dịch. Khi công chúng có tiền nhàn rỗi họ thường tới những
phòng giao dịch gần nhất, thuận tiện nhất để gửi tiền. Để thu hút tối đa các
nguồn lực trong nền kinh tế thì NHTM phải đa dạng hóa các hình thức huy động.
 Chính sách lãi suất
Điều đầu tiên mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức kinh tế nào cũng muốn tham
khảo khi gửi tiền vào ngân hàng chính là lãi suất. Ngân hàng sử dụng hệ thống
lãi suất như một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô
nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu
hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực
hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên.
 Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng
Một ngân hàng với một đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao với tác
phong làm việc vui vẻ, lịch sự, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo sẽ gây ấn tượng
tốt đẹp với khách hàng. Đặc biệt nhân viên giao dịch được coi là “bộ mặt” của
ngân hàng, hình ảnh của họ trong mắt khách hàng phản ánh hình ảnh của ngân
hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn, vì vậy họ sẽ chọn ngân hàng nào làm họ
hài lòng nhất để gửi tiền, vay tiền và sử dụng các dịch vụ khác do ngân hàng
cung ứng.
 Trình độ công nghệ ngân hàng
Cùng với việc đổi mới hoạt động ngân hàng, các NHTM ngày càng chú
trọng tới việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng đặc
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 22 Lớp CQ49/15.07
biệt là khâu thanh toán. Nhờ đó làm cho vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm
bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền, vay vốn. Hiện nay các
ngân hàng đang từng bước tiến hành trả lương qua tài khoản, vận động dân cư
mở tài khoản tiền gửi thanh toán, thực hiện quá trình thanh toán tiền hàng hóa
dịch vụ qua tài khoản tiền gửi trong đó ngân hàng đóng vai trò là người làm
trung gian thanh toán.
 Các dịch vụ ngân hàng cung ứng
Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so các
ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe,
ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng có giao dịch
mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm,
có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin cho khách hàng
cũng là lợi thế đáng quan tâm của các NHTM. Khác về cạnh tranh, về lãi suất,
cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không giới hạn, do vậy đây chính là điểm
mạnh để các ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.
 Chính sách quảng cáo
Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sách quảng cáo
trong thời đại ngày nay. Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn
được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời
ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình
mà nên dùng cả Pano, áp phích, tờ rơi nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
TÂY HÀ NỘI
2.1 Khái quát đơn vị
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 23 Lớp CQ49/15.07
a. Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương
Việt Nam
Ngânhàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
 Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
 Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Industry and Trade
 Tên thương hiệu: VIETINBANK
 Hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
 Vốn điều lệ: Đến ngày 31/12/2013, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Công Thương là 37.234 tỷ đồng (Ba mươi bảy nghìn hai tram ba
mươi tư tỷ đồng)
Sứ mệnh
Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch
vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
Tầm nhìn
Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng,
theo chuẩn quốc tế.
Giá trị cốt lõi
- Hướng đến khách hàng;
- Hướng đến sự hoàn hảo;
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại;
- Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp;
- Sự tôn trọng;
- Bảo vệ và phát triển thương hiệu;
- Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 24 Lớp CQ49/15.07
Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiệu quả và bền vững;
- Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổimới, trí tuệ, kỷ cương;
- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
Slogan:Nâng giá trị cuộc sống.
Đến với VietinBank, Quý khách sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và
phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với tiêu chí: Nâng giá trị cuộc
sống.
Lịch sử hình hành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VIETINBANK) được thành
lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành
Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở
Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Có 4 Công ty
hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng
khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo
hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung
tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
 Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có
quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới.
 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
 Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng
Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT),
Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 25 Lớp CQ49/15.07
 Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và
thương mại điện tử tại Việt Nam.
b. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam Chi nhánhTây Hà Nội (Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội)
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội
(Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội) tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt
Nam Chi nhánh Cầu Diễn, được thành lập vào ngày 24/02/2006 theo quyết định
số 054 QĐ/HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, trụ sở tại 72A, Hồ Tùng Mậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà
Nội. Đến cuối năm 2010, Chi nhánh chuyển về số 8, Hồ Tùng Mậu, Quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội và đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam
Chi nhánh Tây Hà Nội. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi Nhánh
Tây Hà Nội là chi nhánh trực thuộc của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam, hoạt động với mã Shift là ICBVVNVX146, là một trong những chi nhánh
có kết quả kinh doanh rất tốt trong nhiều năm qua của Ngân hàng TTMCP Công
thương Việt Nam.
Do đặc điểm dân cư trên địa bàn quận chủ yếu là cán bộ công nhân viên,
hưu trí và các thành phần tiểu thủ công nghiệp do vậy khách hàng của ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Hà Nội là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, các tổ chức sản xuất kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và các cá
nhân. Ngoài ra còn có các nhà máy, công ty trên địa bàn mở tài khoản và có
quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Hà Nội ra đời
là một sự nhận thức đúng đắn, một tất yếu khách quan nhằm huy động tối đa mọi
nguồn vốn trong dân cư bám sát nhu cầu về dịch vụ tài chính của khách hàng
trong quận và các địa bàn lân cận. Trong những năm qua, ngân hàng đã chú
trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng trong quận và
các địa bàn lân cận.
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 26 Lớp CQ49/15.07
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây
Hà Nội
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức NH TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây
Hà Nội
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Chức năng của các phòng ban
 Phòng khách hàng doanh nghiệp
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh
nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện
hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Trực tiếp
quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các
doanh nghiệp.
 Phòng bán lẻ
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai
thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Ban Giám đốc
Khối kinh
doanh
Phòng
Khách
hàng
DN
Phòng
bán lẻ
Khối tác
nghiệp
Phòng
Kế
toán
giao
dịch
Phòng
tiền tệ
kho
quỹ
Khối hỗ trợ
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
tổng
hợp
Phòng
điện
toán
Phòng giao
dịch
Phòng
giao
dịch
loại 1
Phòng
giao
dịch
loại 2
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 27 Lớp CQ49/15.07
Cung cấp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm tín dụng đối với
khách hàng cá nhân phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân và các đối tượng khác.
 Phòng Kế toán
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các
nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ
tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,
xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao
dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo quy định của Nhà
nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho
khách hàng về sử dụng sản phẩm Ngân hàng.
 Phòng Tiền tệ kho quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy
định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hang TMCP Công thương Việt Nam; ứng và
thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền
mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
 Phòng Tổ chức - Hành chính
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo chi nhánh
theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt
động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi
nhánh.
 Phòng Thông tin điện toán
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi
nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống
mạng, máy tính của chi nhánh.
 Phòng Tổng hợp
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 28 Lớp CQ49/15.07
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh dự kiến kế
hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,
thực hiện báo cáo và lưu trữ báo cáo, số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh
hàng năm của chi nhánh. Phòng đầu mối tham mưu về chính sách lãi suất, chính
sách khách hàng, công tác mạng lưới, công tác ISO chi nhánh.
 Phòng giao dịch
+Phòng giao dịch loại 1
Thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của
Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, uỷ quyền của
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, quy định của giám
đốc chi nhánh Tây Hà Nội.
+Phòng giao dịch loại 2
Thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của
Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, uỷ quyền của
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, quy định của giám
đốc Chi Nhánh Tây Hà Nội.
Hoạt động kinhdoanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Chi nhánh Tây Hà Nội
 Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các
tổ chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết
kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,
Tiết kiệm tích luỹ...
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 29 Lớp CQ49/15.07
 Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn
vốn dài
- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức
(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài
chính trong nước và quốc tế
 Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh
thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
 Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh
toán thư tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và
nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế
- Chuyển tiền nhanh Western Union
- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
- Chi trả Kiều hối …
 Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 30 Lớp CQ49/15.07
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,
thương phiếu…)
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng
phát minh sáng chế.
 Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,
MASTER CARD…)
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
 Hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
- Tư vấn đầu tư và tài chính
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn,
lưu ký chứng khoán
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ
và khai thác tài sản. Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội
nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3
lĩnh vực:
+ Phát triển nguồn nhân lực
+ Phát triển công nghệ
+ Phát triển kênh phân phối
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 31 Lớp CQ49/15.07
2.1.2 Khái quát kếtquả hoạt động kinhdoanhcủa Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánhTây Hà Nội trong thời gian qua:
a. Hoạt động huy động vốn
Trong 5 năm trở lại đây (2010-2014) nền kinh tế tiếp tục đối mặt với một
loạt khó khăn và thách thức: lạm phát trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn;
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tín dụng thu hẹp;
lãi suất tăng cao; giá vàng và tỷ giá biến động phức tạp. Thời kì 2010-2012, áp lực
về thanh khoản đã khiến các TCTD chạy đua tăng lãi suất khiến cho lãi suất có
lúc bị đẩy tới 19%, cạnh tranh không lành mạnh bằng cách phá rào lãi suất theo
quy định NHNN. Không những thế các NHTM khác liên tục mở thêm nhiều
phòng giao dịch nhằm thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động làm
mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và diễn ra trên diện rộng. Trước tình trạng
này, từ 2012 đến nay, NHNN đã sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ với mục
tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả đạt được chỉ tiêu tổng
phương tiện thanh toán năm 2014 tăng 15,65%; tăng trưởng tín dụng năm 2014 ở
mức khá đạt 12,62%. Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay liên tục
giảm; tình trạng đô la hóa, vàng hóa giảm đáng kể; dự trữ ngoại hối tăng nhanh;
niềm tin vào VNĐ tăng lên. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động
huy động vốn của VIETINBANK-CN Tây Hà Nội, cụ thể được thể hiện như sau:
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn qua các năm tại VIETINBANK Chi
nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 32 Lớp CQ49/15.07
% % %
1
Tổng huy động
vốn
3.972 100 4.189 100 3.560 100
1.1 Nhận tiền gửi 3.258 82,03 3.853 91,98 3.276 92,02
1.1.1
Tiền gửi của cá
nhân
1.066 26,84 1.708 40,77 1.452 40,79
1.1.2
Tiền gửi của
TCKT
2.192 55.19 2.145 51,21 1.824 51,23
1.1.3
Tiền gửi của
TCTD
621 15,63 286 6,40 242 6,80
1.3 Vốn khác 93 2,34 49 1,17 42 1,18
(Nguồn : Báo cáo tài chính của Ngân hàngTMCP Công ThươngViệt Nam - Chi
nhánh TâyHà Nội- Hà Nội 2012-2014)
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự
biến động không nhỏ. Năm 2013, tổng vốn huy động đạt 4.189 tỷ, tăng 5,46 %
so với năm 2012. Đó là nhờ sự khuyến khích, đẩy mạnh công tác huy động vốn
của Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội qua một số
chương trình như "Chung vai sát cánh", "Tiết kiệm cho con", "Tiết kiệm tích lũy
thông minh", "Tiết kiệm nhận quà", "Tiết kiệm, quay số trúng thưởng",.. Năm
2014, tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 3.560 tỷ, giảm tới 15,01% so với 2013.
Thực tế cho thấy việc tăng trưởng huy động đối với Chi nhánh đang là một bài
toán khó khi lãi suất tiền gửi thấp, kênh gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn đối
với các cá nhân và doanh nghiệp, các NHTM đều đứng trước nỗi lo người dân
rút tiền để chuyển sang các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ, bất động sản với kỳ
vọng mức đầu tư sinh lời cao hơn... Mặt khác trong giai đoạn cuối 2014 - đầu
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 33 Lớp CQ49/15.07
năm 2015, NHNN tiếp tục có công văn quy định đối với các NHTM về giảm lãi
suất huy động. Lãi suất giảm sẽ gây khó khăn cho các NHTM nói chung và
VIETINBANK – nói riêng, điều này yêu cầu ban lãnh đạo VIETINBANK cần
phải có những biện pháp, hướng đi đúng để đảm bảo khả năng tăng trưởng
nguồn vốn huy động trong thời gian tới.
b. Hoạt động cấp tín dụng
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt và những khó khăn của nền kinh
tế trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội đã tìm hướng đi cho đơn vị trong bối cảnh và
tình hình mới. Tập trung vào 3 sản phẩm cho vay: Cho vay mua nhà đất, cho vay
đầu tư sản xuất kinh doanh và cho vay mua ô tô. Ngoài ra, đã mở rộng và đa
dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề tài trợ, nhất là những ngành nghề được nhà
nước ưu tiên khuyến khích phát triển: Cho vay tiêu dùng có Tài sản đảm bảo,
cho vay du học, cho vay hạn mức thấu chi, cho vay chứng khoán, Sản xuất và
kinh doanh thiết bị y tế, giáo dục, sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử, bưu
chính viễn thông,…
Bảng 2.2:Diễn biến cơ cấu dư nợ qua các năm tại VIETINBANK Chi nhánh
Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư nợ ngắn hạn 1.996 65,36% 1.453 63,25% 1.162 63,22%
Dư nợ trung và dài
hạn
1.059 34,64% 845 36,75% 676 36,78%
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 34 Lớp CQ49/15.07
Tổng dư nợ 3.054 100% 2.297 100% 1.838 100%
Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội
Bảng 2.2 cho thấy dư nợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam -
Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014 liên tục giảm, dư nợ năm sau luôn
thấp hơn năm trước. Năm 2013, tổng dư nợ của là 2.297 tỷ đồng, giảm 24,78%
so với 2012 do nền kinh tế trong giai đoạn này được đánh giá là hết sức phức tạp
và khó khăn. Năm 2014, tuy nền kinh tế được đánh giá có dấu hiệu chuyển biến
nhưng trước sức ép cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng, tăng trưởng tín
dụng toàn ngành nhìn chung vẫn còn ì ạch. Năm 2014, tăng trưởng tín dụng của
chi nhánh giảm 19,98% so với năm 2013. Sở dĩ xảy ra điều này là do tình hình
chung của nền kinh tế mặc dù chi nhánh đã có những định hướng đúng đắn kết
hợp với chính sách đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín
dụng song bước đầu vẫn chưa đạt được hiệu quả. Từ bảng 2.2, ta có thể thấy dư
nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cụ thể năm 2012, dư nợ
ngắn hạn đạt 65,36% tổng dư nợ, sau đó giảm còn 63,23% năm 2013 và 63,22%
năm 2014. Đó là do Ban lãnh đạo chủ trương giữ vững tỷ trọng dư nợ cho vay
ngắn hạn giúp các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân bổ sung nguồn vốn phục
vụ sản xuất kinh doanh đồng thời giúp tăng vòng quay của vốn cho ngân hàng và
đảm bảo quản lý được vốn cho vay. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng bắt đầu mở
rộng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn.
Tuy hoạt động tín dụng khá ảm đạm trong giai đoạn vừa qua, song Ngân
hàng vẫn thực hiện khá tốt việc kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo tỷ
lệ nợ quá hạn của thường xuyên được duy trì ở mức thấp, cụ thể như sau:
Bảng 2.3:Tỷ trọng nợ quá hạn tại VIETINBANK Chi nhánhTây Hà Nội giai
đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 35 Lớp CQ49/15.07
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng dư nợ 3.054 2.297 1.838
Dư nợ quá hạn 72 58 50
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,4% 2,5% 2.7%
Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội
c. Các hoạt động sản phẩm và dịch vụ khác
Đáp ứng yêu cầu của thị trường đối với hoạt động của một Ngân hàng hiện
đại, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng với loại hình như:
dịch vụ chuyển tiền mặt, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thanh toán trong
nước, dịch vụ thanh toán thẻ,…
Dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh:
Hoạt động bảo lãnh: tính đến 31/12/2014, dư bảo lãnh là 5,2 tỷ đồng, đạt
118% kế hoạch và tăng 48,67% so với năm 2013.
Thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2014 đạt khoảng 35
triệu USD, tăng 17% so với kế hoạch. Chủ yếu hoạt động thanh toán của chi
nhánh cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ. Hiện tại Ngân hàng Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội chưa có những doanh nghiệp xuất
nhập khẩu quy mô lớn.
Dịch vụ phát hành thẻ ATM
Hiện tại, so với một số Ngân hàng TMCP đang hoạt động trên cùng địa bàn,
thẻ ATM của Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội chưa
có nhiều tính năng thực sự nổi trội. Tuy nhiên, chi nhánh đã tận dụng tối đa
những lợi thế của mình (địa bàn, mối quan hệ gắn bó với khách hàng, thái độ
phục vụ tận tình chu đáo,…) để từng bước mở rộng thị phần trong thị trường thẻ
ATM. Tổng số thẻ ATM do chi nhánh phát hành hiện đạt gần 60.000 thẻ và liên
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 36 Lớp CQ49/15.07
tục tăng từ 2010 đến nay. Đây thực sự là nỗ lực đáng ghi nhận của cán bộ nhân
viên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà
Nội giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng thu 264 325 994 786 668
Tổng chi 215 255 853 732 622
KQHĐKD 49 70 91 54 46
Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội được
coi là một trong những chi nhánh có kết quả hoạt động hiệu quả trong hệ thống
NHTM CP Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh
(KQHĐKD) của chi nhánh tăng trưởng không ổn định. Nếu như từ năm 2010-
2012, KQHĐKD của chi nhánh tăng mạnh từ 40 tỷ đồng vào năm 2010 lên 91 tỷ
đồng vào năm 2012. Nhưng từ 2013, KQHĐKD của chi nhánh lại có xu hướng
giảm xuống còn 54 tỷ đồng năm 2013 và 46 tỷ đồng vào năm 2014. Nhìn chung,
mặc dù trong điều kiện nền kinh tế đang gặp phải những khó khăn nhất định, ta
thấy thu nhập của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội qua các năm vẫn đều có
lãi, mặc dù mức lãi không lớn và chưa đạt được so với chỉ tiêu do Hội sở giao.
Kết quả này là do qua các năm chi nhánh bị giảm doanh thu của mình
đồng thời các khoản chi phí hoạt động tăng mạnh một phần là do VIETINBANK
chi nhánh Tây Hà Nội cũng chưa nâng cao được chất lượng khoản vay, quản lý
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 37 Lớp CQ49/15.07
tốt nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đến hạn kịp thời và xử lý chưa tốt các
khoản nợ quá hạn, nguồn thu từ các dịch vụ của ngân hàng giảm.
2.2 Thực trạng mởrộng huy động vốn củaVietinBank-ChinhánhTâyHà Nội:
2.2.1 Tổng nguồn vốn huy động:
Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như việc khủng hoảng tại
khu vực đồng tiền chung Châu Âu, tại Việt Nam thì nợ xấu vẫn còn tiềm tàng,
NHNN hạ trần lãi suất huy động, việc sát nhập các ngân hàng đều khiến cho hoạt
động của các ngân hàng đều gặp khó khăn. Trước những bất ổn của nền kinh tế,
công tác huy động vốn của VietinBank CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014
cũng gặp phải những biến động không nhỏ. Cụ thể được thể hiện như sau:
Bảng 2.5 Tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Công Thương-CN Tây Hà
Nội giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Tổng nguồn vốn huy động 3.972 4.189 3.560
2. Thay đổi so với năm
trước
Số tiền - +217 -629
Tỷ lệ % - +5,46% -15,02%
Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội
Biểu đồ 2.1 Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 38 Lớp CQ49/15.07
Trong giai đoạn hiện nay cùng với việc NHNN chủ trương giảm lãi suất
huy động trên toàn hệ thống, các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chức tài
chính phi ngân hàng (các công ty bảo hiểm, bưu điện) thì đưa ra các hình thức
dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi... hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách
hàng khiến hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động vốn bằng VNĐ của các
NHTM trong nước đã ảm đạm, nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Qua bảng
số liệu và biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy, tổng nguồn vốn huy động qua từng năm
biến động không ổn định, năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.972 tỷ đồng,
năm 2013 nguồn vốn huy động tăng lên 4.189 tỷ đồng thì đến năm 2014, con số
huy động giảm mạnh chỉ còn 3.560 tỷ đồng (giảm tới 15%). Nguồn vốn suy
giảm cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang gặp những khó khăn
và báo hiệu nguy cơ tiềm tàng không kịp đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng
và khó đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong hoạt động cho vay nếu hoạt động
tín dụng có những biến động lớn trong thời gian tới.
2.2.2 Phân loại các hình thức huy động vốn
3972
4189
3560
3200
3300
3400
3500
3600
3700
3800
3900
4000
4100
4200
4300
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng nguồn vốn huy động
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 39 Lớp CQ49/15.07
a. Theo cơ cấu:
Bảng 2.6: Kết quả huy động vốn theo cơ cấu
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
1
Tổng huy động
vốn
3.972 100 4.189 100 3.560 100
1.1 Nhận tiền gửi 3.258 97,66 3.853 98,83 3.276 98,82
1.1.1
Tiền gửi của cá
nhân
1.066 26,84 1.708 40,77 1.452 40,79
1.1.2
Tiền gửi của
TCKT
2.192 55.19 2.145 51,21 1.824 51,23
1.1.3
Tiền gửi của
TCTD
621 15,63 286 6,40 242 6,80
1.3 Vốn khác 93 2,34 49 1,17 42 1,18
(Nguồn : Báo cáo tài chính của Ngân hàngTMCP Công ThươngViệt Nam - Chi
nhánh Tây Hà Nội- Hà Nội 2012-2014)
Qua Bảng số liệu ta có thể thấy, nguồn vốn huy động từ Tiền gửi chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và tăng từ 2012-2014. Cụ thể, năm 2012
vốn từ Tiền gửi chiếm 97,66% và tăng lên tới 98,82% trong 2014. Trong khi vốn
khác (huy động thông qua việc phát hành GTCG như : kỳ phiếu, chứng chỉ tiền
gửi) chiếm tỷ trọng rất nhỏ và liên tục giảm (năm 2014 vốn khác chỉ còn chiếm
1,18%). Điều này rõ ràng đã chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn TG với hoạt
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 40 Lớp CQ49/15.07
động huy động vốn của NH Công Thương CN Tây Hà Nội. Tới năm 2014, huy
động vốn từ TG tuy tăng về tỷ trọng nhưng giảm mạnh về số lượng chỉ đạt 3.276
tỷ đồng, giảm tới 15% so với 2013. Sở dĩ nguồn vốn huy động từ tiền gửi trong
năm vừa qua giảm mạnh là do hai nguyên nhân chính. Một là do nguyên nhân
chủ quan từ chính sách giảm lãi suất của NHNN, các NHTM trên toàn hệ thống
đồng loạt giảm lãi suất huy động khiến cho hoạt động nhận tiền gửi trên thị
trường trở nên ảm đạm hơn rất nhiều. Hai là nguyên nhân chủ quan tại CN Công
Thương Tây Hà Nội, sau 2013, cùng với hậu quả nặng nề của nợ xấu, hoạt động
tín dụng liên tục giảm sút, tình hình cho vay ảm đạm. Trước nguy cơ mất cân đối
giữa hoạt động huy động và sử dụng vốn, kèm theo là gánh nặng chi phí sử dụng
vốn huy động lớn, NH Công Thương chi nhánh Hà Nội đã thực hiện giảm huy
động trong năm 2014. Tuy nhiêm, tỷ lện giảm vốn huy động khá lớn tới 15% là
con số đáng báo động đi ngược so với chủ trương của NH TMCP Công Thương
Việt Nam đưa ra đầu 2014 về tăng trưởng huy động vốn, việc giảm đột ngột vốn
huy động gây ra nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai về khả năng chủ động đáp ứng
nhu cầu cấp tín dụng khi thị trường và nền kinh tế có những dấu hiệu khởi sắc.
Trong nguồn vốn huy động từ TG có sự biến động giữa tỷ trọng TG của cá
nhân và TG của các TCKT và các TCTD. Năm 2012 tỷ trọng TG cá nhân chỉ
chiếm 26,84%/ tổng vốn huy động thì con số này đã tăng lên 40,8% trong 2014,
ngược lại thì TG của TCKT giảm từ 55% xuống còn 51% và tiền gửi của các
TCTD khác giảm mạnh từ 15,6% xuống chỉ còn 6,8%, nguyên nhân chủ yếu vẫn
là do tình hình nợ xấu cùng việc giảm lãi suất huy động của hệ thống NH. Hiện
nay, khi các doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay của NH ở mức 9-10% thì lãi
suất huy động phải giảm và chỉ đạt khoảng 5-6%. Dự đoán trong thời gian tới,
đầu 2015, con số này vẫn sẽ tiếp tục giảm và có thể giảm tới mức kỷ lục.Với lãi
suất thấp như vậy thì không ai có thể đảm bảo rằng người dân và các doanh
nghiệp đang gửi tiền sẽ không rút tiền ra để đầu tư vào những lĩnh vực khác như:
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 41 Lớp CQ49/15.07
vàng, đô la, bất động sản, chơi chứng khoán… Trước thực trạng này, để đương
đầu với những biến động trên thị trường, đòi hỏi Ban lãnh đạo NH Công Thương
CN Tây Hà Nội cần phải có những suy xét và chủ trương chiến lược mới trong
2015 trong công tác huy động vốn để đạt được mức tăng trưởng hợp lý và bền
vững.
b. Theo kỳ hạn huy động
Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các doanh nghiệp,
VIETINBANK - CN Tây Hà Nội đã liên tục đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền:
các kỳ hạn ngắn dưới 1 năm như: không kỳ hạn,1tuần,2 tuần, 3tuần, 1 tháng, 2
tháng… 12 tháng và các kỳ hạn từ trên 1 năm như: 18, 24, 36 tháng nhằm đảm
bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Kết cấu huy động theo kỳ hạn
gửi như sau:
Bảng 2.7: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
1. Ngắn hạn 2.596 65,36 2.856 68,18 2.427 68,17
2. Trung hạn 912 22,96 1003 23,94 853 23,96
3. Dài hạn 464 11,68 330 7,88 280 7,87
Tổng cộng 3.972 100 4.189 100 3.560 100
Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 42 Lớp CQ49/15.07
Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn
Qua bẳng số liệu và biểu đồ, ta có thể thấy, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ trọng này khá ổn định qua
các năm. Năm 2012 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 65,36% sang năm 2013 tăng lên
68,18% , năm 2014 giảm không đáng kể 68,17%. Theo đó, nguồn vốn trung dài
hạn giảm nhẹ trong cả giai đoạn từ 34,36% năm 2012 xuống 31,92% trong
năm 2014. Như đã nhận định ở trên, hoạt động huy động vốn tại chi nhánh trong
giai đoạn 2012-2014 được đánh giá là có những biến động lớn không chỉ về cơ
cấu mà còn thể hiện cả về kỳ hạn. Năm 2013, cùng với sự tăng của tổng vốn huy
động, cả nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn đều có sự tăng trưởng, sang năm
2014, cùng với sự giảm quy mô của tổng vốn huy động, hai loại nguồn vốn này
cũng đồng loạt giảm theo. Riêng nguồn vốn dài hạn liên tục giảm từ 2012 đến
nay khiến tỷ trọng của vốn dài hạn từ 11,7% chỉ còn chiếm 7,87% trong 2014.
Nguồn vốn dài hạn luôn là nguồn đảm bảo vững chắc an toàn cho các khoản tín
dụng trung và dài hạn, việc nguồn vốn này liên tục giảm chắc chắn không phải là
2596
2856
2427
912
1003
853
464
330 280
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn
SV: Hoàng Thu Hương 43 Lớp CQ49/15.07
một “tin vui” đối với chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này vẫn là
do sự biến động của lãi suất huy động trong thời gian vừa qua. Theo kết quả huy
động vốn theo cơ cấucủa chi nhánh, nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là
nguồn tiền gửi của các TCKT và cá nhân, với thực trạng lãi suất huy động liên
tục giảm trong cả giai đoạn khiến cho việc gửi tiết kiệm ngày càng kém hấp dẫn.
Thay vì gửi tiền trong dài hạn với lãi suất thấp, các doanh nghiệp và cá nhân có
xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư khác mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn
như vàng, chứng khoán hay bất động sản... Do đó, nguồn tiền gửi của các cá
nhân và TCKT tại CN chủ yếu là tiền gửi thanh toán, TGTK, đầu tư trong ngắn
hạn.
c. Theo loại tiền huy động
Bảng 2.8 Kết quả huy động vốn theo loại tiền
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Tổng cộng 3.972 100% 4.189 100% 3.560 100%
Huyđộngvốnbằng
đồngViệt Nam
2.974 78,87% 3.004 71,71% 2.553 71,7%
Huy động vốn
bằng ngoại tệ
998 25,13% 1.184 28,29% 1.007 28,3%
Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội
Qua bảng số liệu trên ta thấy khi phân loại số tiền huy động theo loại tiền
thì tiền huy động bằng đồng nội tệ vẫn chiếm tỷ lệ lớn (78%) tiền huy động bằng
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...NOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
 
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbankBáo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABankĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng VietcombankGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 

Similar to Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank (20)

Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ LongĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
 
Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Hàng Hải
Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Hàng HảiNâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Hàng Hải
Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Hàng Hải
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh HóaĐề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường PhúPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Trường Phú
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Đề tài hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Thẩm định giá máy, thiết bị làm tài sản đảm bảo tại VietBank
Đề tài: Thẩm định giá máy, thiết bị làm tài sản đảm bảo tại VietBankĐề tài: Thẩm định giá máy, thiết bị làm tài sản đảm bảo tại VietBank
Đề tài: Thẩm định giá máy, thiết bị làm tài sản đảm bảo tại VietBank
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
 
Nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank huyện Mỹ Đức
Nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank huyện Mỹ ĐứcNâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank huyện Mỹ Đức
Nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp tại Agribank huyện Mỹ Đức
 
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDVĐề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêmPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Đề tài: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank

  • 1. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương i Lớp CQ49/15.07 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trên trong khóa luận/ đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả khóa luận/ đồ án tốt nghiệp Hoàng Thu Hương
  • 2. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương ii Lớp CQ49/15.07 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ.......................................................vi LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 2 1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu:......................................................... 2 2. Mục đích nghiên cứu:................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................... 4 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: .................................................................... 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......................................................................................5 1.1 Ngân hàng thương mại...........................................................................5 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại .............................................5 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại .........................6 1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại...................................................8 1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn.................................................................8 1.2.2 Các loại nguồn vốn........................................................................9 1.2.3 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại...........................................................................................12 1.2.4 Mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn...............................13 1.3 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại............................14 1.3.1 Khái niệm hoạt động huy động vốn..............................................14 1.3.2 Các hình thức huy động vốn ........................................................14 1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng huy động vốn.............................18 1.3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan........................................................18
  • 3. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương iii Lớp CQ49/15.07 1.3.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan............................................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI.............................................................................................................................................................22 2.1 Khái quát đơn vị...................................................................................22 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..............................................22 2.1.2 Khái quátkếtquả hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội trong thời gian qua:.31 a.Hoạt động huy động vốn....................................................................31 b.Hoạt động cấp tín dụng......................................................................33 c.Các hoạt động sản phẩm và dịch vụ khác...........................................35 d.Kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................36 2.2 Thực trạng mởrộng huy động vốn củaVietinBank-ChinhánhTâyHà Nội:............................................................................................................37 2.2.1 Tổng nguồn vốn huy động:..........................................................37 2.2.2 Phân loại các hình thức huy động vốn .........................................38 2.2.3 Tình hình cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn ..................50 2.3 Đánhgiá việc mởrộng huy động vốn của NHTMCP Công Thương–CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014................................................................53 2.3.1 Những kết quả đạt được...............................................................53 a. Thành quả........................................................................................53 b. Những hạn chế còn tồn tại................................................................54 2.4.2 Nguyên nhân ...............................................................................54 a. Những nguyên nhân khách quan .....................................................54 b. Những nguyên nhân chủ quan .........................................................55 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI.....................................................................................................................................56 3.1 Địnhhướng nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN Tây Hà Nội ....................................................56 3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ..............................56 3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn..............................57
  • 4. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương iv Lớp CQ49/15.07 3.2 Một số giải pháp mởrộng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội................................57 3.2.1 Mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn ..........57 3.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý ...............59 3.2.4 Thực hiện chính sách Marketing quảng bá sản phẩm ..................63 3.2.5 Nâng cao trình độ giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng….64 3.2.6 Tăng cường quản trị nguồn vốn huy động ...................................66 3.2.7 Nâng cao vị thế và uy tín của Ngân hàng .....................................67 3.2.8 Xâydựng trụ sở và trang bị hệ thống máymóc thiết bị để tạo ra hình ảnh tốt về Ngân hàng ...................................................................68 3.2.9 Một số giải pháp khác..................................................................69 3.3 Một số kiến nghị.................................................................................. 70 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ........................................................70 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.......................................70 3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam............72 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................75
  • 5. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương v Lớp CQ49/15.07 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIETINBANK: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) TMCP: Thương mại Cổ phần NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTW: Ngân hàng trung ương TCTD: Tổ chức tín dụng TCKT: Tổ chức kinh tế HĐV: Huy động vốn TGTK: Tiền gửi tiết kiệm KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh
  • 6. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương vi Lớp CQ49/15.07 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức NH TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội................................................................................................................26 Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn qua các năm tại VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014....................................................................31 Bảng 2.2: Diễn biến cơ cấu dư nợ qua các năm tại VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014....................................................................33 Bảng 2.3: Tỷ trọng nợ quá hạn tại VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014.............................................................................................34 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2010-2014 ......................................................................................36 Bảng 2.5 Tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Công Thương-CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014................................................................................37 Biểu đồ 2.1 Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh......................................37 Bảng 2.6: Kết quả huy động vốn theo cơ cấu ..................................................39 Bảng 2.7: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn..................................................41 Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn ..............................................42 Bảng 2.8 Kết quả huy động vốn theo loại tiền .................................................43 Bảng 2.9 Cân đối giữa họat động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng của VIETINBANK CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014......................................50 BIỂU ĐỒ 2.4: Cân đối giữa họat động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng của VIETINBANK CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014................................51
  • 7. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 2 Lớp CQ49/15.07 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu: Ngày nay xã hội càng phát triển, khoa học xã hội càng hiện đại góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đất nước cũng đang trong quá trình hội nhập, các thành phần trong nền kinh tế không ngừng tham gia đầu tư và phát huy nguồn lực của mình. Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước, hệ thống ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian tín dụng của nền kinh tế, là địa chỉ trung chuyển vốn từ nơi thừa về nơi thiếu, có nhiệm vụ đảm bảo nguồn vốn trong nền kinh tế được điều hòa, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh, từ đó tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế của một đất nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạt động đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả cao, có khả năng thu hút, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi và phân bố hợp lí vào các ngành sản xuất kinh doanh. Có thể nói hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là khi đất nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện cam kết gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cuối năm 2015, các hoạt động ngân hàng bán lẻ thực sự sôi động và có tính cạnh tranh cao giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Hòa với xu thế phát triển chung, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VIETINBANK) được đánh giá là một trong những ngân hàng lớn trong hệ thống các NHTM. Trong quá trình hoạt động của mình, VIETINBANK luôn chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại hóa các chi nhánh.
  • 8. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 3 Lớp CQ49/15.07 Hiện nay, hoạt động của ngân hàng rất phong phú và đa dạng. Trong đó phải kể đến hoạt động huy động vốn, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của NHTM. Nguồn vốn giúp các NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh đồng thời góp phần quan trọng trong đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng luôn phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Để có được nguồn vốn này ngân hàng cần phải tiến hành các hoạt động huy động, tuy nhiên việc huy động vốn của các ngân hàng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh một cách gay gắt từ các TCTD phi ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế cùng tiến hành hoạt động huy động (đặc biệt là vốn Tiền gửi). Việc nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động huy động, tìm hiểu quá trình kinh doanh để có những phương án huy động vốn linh hoạt mang tính cạnh nhất là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng nguồn vốn huy động với ngân hàng và trải qua quá trình thực tập tại VietinBank chi nhánh Tây Hà Nội, em đã chọn đề tài “Các giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa lại các lý thuyết về huy động vốn tại NHTM. Thực hiện phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng VIETINBANK – chi nhánh Tây Hà Nội. Từ đó rút ra vai trò của huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tại NHTM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
  • 9. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 4 Lớp CQ49/15.07 - Không gian:Chuyên đề nghiên cứu tại Ngân hàng VIETINBANK – Chi nhánh Tây Hà Nội. - Thời gian: Chuyên đề nghiên cứu số liệu thu thập trong 3 năm: 2012, 2013, 2014. - Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu hoạt động huy động vốn cũng như giải pháp và đưa ra kiến nghị phát triển hoạt động huy động vốn trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp: là phương pháp thu thập thông tin, số liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu từ các văn bản có sẵn. Ngoài ra phương pháp này cũng là thu thập thông tin từ những nguồn như tạp chí, báo mạng, Internet…  Phương pháp phân tích dữ liệu: - Phương pháp so sánh. - Phương pháp sử dụng các bảng biểu, biểu đồ hoặc mô hình phân tích thực trạng và đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu. 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng huy động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội. Chương 3: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội
  • 10. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 5 Lớp CQ49/15.07 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại - Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nước đang phát triển và phát triển hầu như không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một NHTM nhất định nào đó. NHTM là một định chế tài chính quen thuộc trong đời sống kinh tế. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người. Các loại hình của NHTM gồm: - NHTM Quốc doanh: là NHTM được thành lập bằng 100% vốn của Nhà nước. - NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. - Chi nhánh NHTM nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo luật pháp nước ngoài nhưng hoạt động theo luật pháp nước sở tại. - Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Hệ thống NHTM Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay đã dần khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong việc thực thi chính sách tài chính-tiền tệ nói riêng. Với chức năng nhận tiền gửi để cho vay đối với nền kinh tế, với vai trò trung gian tài chính trong hoạt động của mình, NHTM phải tuân theo sự quản lý của Ngân hàng Trung ương. Chính dưới sự quản lý này, hệ thống NHTM đã thực hiện được chức năng của mình đối với nền kinh tế.
  • 11. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 6 Lớp CQ49/15.07 - Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng trong nên kinh tế quốc dân. Luật các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2010 đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Điều 4, mục 3) - Luật NHNN định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán”. Ngân hàng thương mại có các đặc trưng cơ bản: + Là một tổ chức được phép nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả. + Sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay, chiết khấu, đầu tư, … + Thực hiện các khoản thanh toán và các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Trong các ngân hàng trung gian, NHTM là loại hình kinh doanh điển hình. Hệ thống các NHTM chiếm vị trí quan trọng nhất về quy mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Hoạt động của NHTM bao gồm 3 lĩnh vực: nghiệp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lí, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ có giá…). Ba loại nghiệp vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên uy tín cho ngân hàng. 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. NHTM hoạt động với ba hoạt động chính là hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động khác (các hoạt
  • 12. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 7 Lớp CQ49/15.07 động về dịch vụ ngân hàng như dịch vụ tư vấn, thanh toán hộ, giữ hộ, …). Các hoạt động này có quan hệ mật thiết, đan xen lẫn nhau trong quá trình hoạt động của ngân hàng, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho ngân hàng và tạo nên một chính thể thống nhất. a. Hoạt động huy động vốn Đây là nghiệp vụ tạo vốn, tạo cho NH có khả năng hoạt động và cạnh tranh trên thị trường được. Các nghiệp vụ huy động vốn của NH bao gồm: - Nghiệp vụ hoạt động tiền gửi: là nghiệp vụ quan trọng nhất trong nghiệp vụ huy động vốn của NH và cũng là đối tượng chủ yếu trong hoạt động quản lý tài sản nợ của NH bao gồm tiền gửi của các tổ chức cá nhân và tiền gửi dân cư. - Nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức phát hành các phiếu vay nợ: mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết như việc phát hành trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi có thời hạn khác nhau. - Vay trên thị trường liên ngân hàng là nhân tố quyết định việc tạo lập mới vốn khả dụng cho NH, tạo điều kiện cho NH tăng khả năng sinh lời. b. Hoạt động sử dụng vốn Những nghiệp vụ sử dụng vốn hình thành nên tài sản của ngân hàng mà khi lên bản cân đối kế toán nó nằm bên phía tài sản có. Như vậy, tài sản chủ yếu của ngân hàng là các tài sản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền (như cổ phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay), thay vì tài sản thực như nhà cửa, công cụ và nguyên vật liệu. Huy động vốn được rồi, NHTM phải làm thể nào để hiệu quả hoá những nguồn tài sản này. Hầu như tất cả các khoản mục bên tài sản nợ của ngân hàng đều là vốn vay, nghĩa là ngân hàng phải trả lãi suất cho nó đến từng giờ. Do đó để khỏi bị thiệt hại, ngân hàng luôn luôn phải cho vay hoặc đầu tư ngay số tài
  • 13. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 8 Lớp CQ49/15.07 sản ấy vào những dịch vụ sinh lãi. Từ lãi thu được, ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho vốn đã vay, thanh toán các chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của ngân hàng. Nói cách khác, nghiệp vụ có của ngân hàng là những nghiệp vụ thực hiện sử dụng những khoản vốn đã huy động (tập trung ở nghiệp vụ nợ) nhằm mục đích sinh lợi. c. Các hoạt động khác Các hoạt động này không thể hiện trên bảng cân đối tài sản. Các hoạt động này ít rủi ro hay không có rủi ro nhưng mang lại cho NH thu nhập cao và tạo điều kiện cho hoạt động nhận tiền ký thác và cho vay của NH. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh được phép trực tiếp thực hiện, Luật các tổ chức tín dụng cũng quy định các NHTM được phép thực hiện gián tiếp thông qua việc thành lập hay mua lại công ty con, công ty liên kết, bao gồm: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; cho thuê tài chính; bảo hiểm, … 1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn Khi nói đến thuật ngữ “trung gian tài chính” ta thường hay nghĩ tới hai loại hình tổ chức cơ bản đó là: các tổ chức nhận tiền gửi (bao gồm các ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay) và các trung gian đầu tư (bao gồm các Công ty tài chính, các Công ty bảo hiểm...). Nhưng cho dù có được hiểu thế nào đi chăng nữa thì ngân hàng thương mại, xét về khối lượng tài sản cũng như những đóng góp đối với nền kinh tế, vẫn luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Các ngân hàng thương mại luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu và để làm được điều đó, công cụ cơ bản đầu tiên phải có là vốn kinh doanh. Các nhà kinh tế đưa ra định nghĩa về vốn kinh doanh của NHTM như sau: Vốn của ngân hàng thương mại là những gía trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo
  • 14. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 9 Lớp CQ49/15.07 lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Như vậy, nguồn vốn là cơ sở, tiền đề để quyết định đến quy mô kinh doanh, tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại. Do đó có thể khái quát khái niệm về nguồn vốn của ngân hàng thương mại như sau: Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng. 1.2.2 Các loại nguồn vốn Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần có vốn. NHTM cũng vậy, NHTM thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn, đa dạng hơn các doanh nghiệp khác. Vốn đối với NHTM rất quan trọng. Nó quyết định quy mô, khả năng sinh lời, xu hướng hoạt động và phát triển của ngân hàng. Vốn nói chung của ngân hàng thương mại bao gồm: vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, vốn khác. Mỗi loại vốn đều có những đặc điểm, tính chất và vai trò riêng trong đối với hoạt động của ngân hàng thương mại. •Vốn tự có – vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng thương mại, là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu bổ sung, các quỹ dự trữ, các tài sản nợ khác.. Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tiêu tạo nên nguồn vốn nhưng nó có vai trò cực kì quan trọng đối với các Ngân hàng. Vốn tự có chính là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép hoạt động và là một tấm đệm chống lại rủi ro phá sản vì nó là nguồn trang trải những thua lỗ trong hoạt động. Do tính chất thường xuyên ổn định nên Ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tài sản cố định phục vụ cho bản thân Ngân hàng, có thể sử dụng cho vay, đặc biệt là
  • 15. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 10 Lớp CQ49/15.07 đầu tư góp vốn liên doanh. Mặt khác với chức năng bảo vệ, vốn thuộc sở hữu của ngân hàng được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán cho khách hàng khi ngân hàng hoạt động thua lỗ. Hơn nữa, nó là một căn cứ quyết định đối với quy môt và khối lượng vốn huy động cũng như hoạt động cho vay và bảo lãnh của ngân hàng. Quy mô và sự tăng trưởng vốn thuộc chủ sở hữu của ngân hàng sẽ quyết định năng lực phát triển của Ngân hàng thương mại. Khi đánh giá về quy mô của một Ngân hàng thương mại thì tiêu chí đầu tiên được đề cập là vốn chủ sở hữu của Ngâ hàng đó. Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm: - Vốn điều lệ: là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập. Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập một Ngân hàng do pháp luật quy định. - Vốn chủ sở hữu bổ sung trong quá trình hoạt động: Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại có thể tăng theo nhiều phương thức khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh cụ thể của Ngân hàng thương mại đó, bao gồm: * Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận: Khi hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận thì Ngân hàng thương mại có thể chuyển một phần lợi nhuận thành nguồn vốn nhằm đầu tư. Lượng vốn tích tụ từ thu nhập tùy theo chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ. * Nguồn vốn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phiếu góp thêm, cấp thêm: Để mở rộng quy mô hoạt động, để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu do ngân hàng trung ương quy định. Đặc điểm của hình thức tạo vốn này là không thường xuyên, song giúp Ngân hàng thương mại có được lượng vốn chủ sở hữu lớn vào lúc cần thiết. * Các quỹ dự trữ của Ngân hàng: Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng có nhiều quỹ. Các quỹ này được trích lập từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân
  • 16. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 11 Lớp CQ49/15.07 hàng và được sử dụng vào các mục đích nhất định. Mỗi quỹ có một mục đích riêng: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng… * Các tài sản nợ khác: Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, vốn đầu tư xây dựng mua sắm do Nhà nước cấp, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phần ưu đãi do Ngân hàng thương mại phát hành, đây là thành phần khá đặc biệt trong nguồn vốn chủ sở hữu bởi nó được hình thành từ một khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng. •Vốn huy động: Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các nhà Ngân hàng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngoài nguốn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn huy động. Như vậy, nguồn vốn huy động của các NHTM chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn. Vì vậy, các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này. Nguồn vốn huy động không thuộc sở hữu của NHTM nhưng ngân hàng có quyền sử dụng tạm thời khoản vốn này và cho vay đối với khách hàng, tổ chức tín dụng. Đồng thời ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn huy động đó, dưới dạng lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi kỳ phiếu… được tính trên thời gian huy động, số tiền huy động, lãi suất thỏa thuận giữa khách hàng gửi tiền và ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn khoản vốn này. Như vậy, Nguồn vốn huy động là khoản tiền tệ mà Ngân hàng thương mại huy động được từ các doanh nghiệp, cá nhân, các ngân hàng và tổ chức kinh tế - xã hội thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn hình thành nên nguồn vốn chủ yếu trong kinh doanh. Vốn huy động của NHTM bao gồm:
  • 17. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 12 Lớp CQ49/15.07 - Nhận tiền gửi: là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân… trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền gửi, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Bản chất của tài khoản tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượng khách hàng khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết khấu, thanh toán…nhưng không có quyền sở hữu, Ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng. Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của các NHTM. - Vốn vay: Tiền gửi mà Ngân hàng nhận được là nguồn vốn mà Ngân hàng có được một cách thụ động. Trong hoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì Ngân hàng phải chủ động tìm kiếm vốn để thực hiện các hoạt động của mình. Ngân hàng có thể tiến hành vay vốn từ: Ngân hàng Nhà nước (NHTW), các Tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn…nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc của Ngân hàng. - Vốn khác: Ngoài hai nguồn đã nêu vốn huy động tại NHTM còn có nguồn huy động khác như: Nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán, điều chuyển vốn... 1.2.3 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại •Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì phải có: Công nghệ - Lao động – Tiền vốn trong đó vốn là nhân tố quan trọng, nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với NHTM, vốn lại càng là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt độnh kinh doanh, ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không có vốn. •Vốn quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạch tranh của NH
  • 18. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 13 Lớp CQ49/15.07 Trong nền kinh tế thị trưòng, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. •Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Vốn của Ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Thông thường, các Ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh, khoản mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn. Do đó, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp. Nguồn vốn lớn còn giúp Ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh doanh chứng khoán… các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro và tạo thêm vốn cho Ngân hàng. •Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. 1.2.4 Mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tập trung huy động từ các tổ chức kinh tế, các cơ quan và các cá nhân trong xã hội. Vốn huy động không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng nhưng ngân hàng có quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó chiếm tỉ trọng lớn
  • 19. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 14 Lớp CQ49/15.07 trong tổng nguồn vốn của ngân hàng ( trên dưới 70%), nguồn vốn này luôn biến động do vậy các ngân hàng phải đảm bảo dự trữ với mức độ thích hợp để đảm bảo khả năng thanh toán. Các NHTM kinh doanh đồng vốn với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận và với điều kiện là phải đảm bảo tính thanh khoản cao và an toàn trong hoạt động của mình. Trong thực tế, các khách hàng không bao giờ đặt ra câu hỏi về khả năng trả nợ, thanh khoản hoặc tính liêm khiết của hệ thống ngân hàng, mà các khách hàng phải có niềm tin hoàn toàn vào các ngân hàng. Một khi khách hàng gửi tiền đã có sự tin tưởng và có mối quan hệ khăng khít với ngân hàng thì việc thu hút tiền gửi sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. NHTM muốn tạo ra nhiều lợi nhuận thì phải huy động được nhiều vốn với lãi suất thấp. Đồng thời cũng phải biết cách sử dụng đồng vốn huy động được một cách hợp lý và linh hoạt với lãi suất cao hơn. Khoản chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay chính là lợi nhận mà NHTM tạo ra thông qua nghiệp vụ này. Tuy nhiên, các NHTM lại luôn phải cạnh tranh với nhau trên thị trường để đảm bảo được tính hợp lý giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho cho vay để khách hàng có thể chấp nhận được. 1.3 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.3.1 Khái niệm hoạt động huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Hay có thể nói: Huy động vốn là việc Ngân hàng thương mại tổ chức huy động, tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn kinh doanh. 1.3.2 Các hình thức huy động vốn
  • 20. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 15 Lớp CQ49/15.07 •Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán hay còn gọi là tiền gửi giao dịch. Đây là loại tiền ngân hàng nhận giữ hộ và từ đó thực hiện thanh toán hộ cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Các khoản thu nhập bằng tiền được các tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Trong phạm vi số dư trên tài khoản đó ngân hàng thanh toán chi trả cho người được hưởng theo yêu cầu của chủ tài khoản theo các cách khác nhau như phát hành séc, lệnh chi … Đặc điểm của loại tiền gửi này là ngân hàng phải thanh toán ngay lập tức vào bất kỳ lúc nào theo lệnh rút tiền của chủ tài khoản, cho nên đây là loại tiền gửi có sự biến động nhiều nhất, thời gian duy trì ở ngân hàng ngắn nhất, ngân hàng rất khó có thể dự đoán được. Tuy vậy, loại tiền gửi này vẫn tạo thành nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. •Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm của dân cư * Nguồn vốn từ dân cư: Là bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân hàng. Nguồn này bao gồm: Tiền tiết kiệm, tài khoản tiền gửi cá nhân, giấy tờ có giá phát sinh. -Tiền gửi tiết kiệm: Là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng. Khi gửi tiền vào Ngân hàng, người gửi tiền được nhận một sổ tiết kiệm, đó là chứng từ đảm bảo tiền gửi, là giấy chứng nhận khách hàng đã gửi tiền vào ngân hàng và người có sổ tiết kiệm có thể mang sổ này đến ngân hàng cầm cố để vay vốn. Tiền gửi tiết kiệm cũng có 2 loại đó là: Tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không có kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền tiết kiệm mà khách hàng có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo trước cho ngân hàng với mục tiêu nhờ ngân hàng giữ hộ tiền là chủ yếu. Với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ngân hàng chỉ trả cho người gửi tiền lãi suất bằng lãi suất tiền gửi
  • 21. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 16 Lớp CQ49/15.07 thanh toán. Nguồn vốn này mang lại cho ngân hàng nguồn lợi cao hơn vì lãi suất thấp, tuy vậy nguồn vốn này không ổn định mà thường xuyên biến động. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là nguồn vốn mang tính ổn định cao nên ngân hàng rất chú trọng huy động nguồn vốn theo hình thức này. Các NHTM Nhà nước thường đưa ra nhiều loại sản phẩm với các loại kỳ hạn khác nhau như loại 1, 2, 3 tháng đến 1, 2, 3 năm... nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn đầy tiềm năng này. •Huy động vốn thông qua tiền gửi của các doanh nghiệp * Nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh và nó được gửi tại ngân hàng. Đây là lượng tiền tạm thời được giải phóng khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định. Các loại tiền gửi thuộc loại này như sau: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn * Tiền gửi không kỳ hạn: Là nguồn vốn huy động của ngân hàng có đặc điểm là người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào trong phạm vi tài khoản. Mặt khác là nguồn vốn huy động không kỳ hạn nên nó có mức lãi suất rất thấp. Có các loại nguồn huy động không kỳ hạn như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và một số loại tiền gửi không kỳ hạn khác. * Tiền gửi có kỳ hạn: Là nguồn vốn huy động mà trong đó người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền khi đáo hạn. Đặc điểm của loại hình này là tạo nguồn vốn ổn định cho NHTM nên được trả lãi suất cao hơn. Có các loại nguồn vốn huy động có kỳ hạn như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, giấy tờ có giá phát hành. •Huy động vốn thông qua phát hành GTCG Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các ngân hàng thương mại. Trong quá trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng
  • 22. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 17 Lớp CQ49/15.07 thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn. Điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động. Ngân hàng xác định rõ quy mô vốn huy động và đưa ra các mức chi phí hợp lý làm cho việc tạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng. Để vay trên thị trường, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu. +Trái phiếu ngân hàng: Là một trong nhiều công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn. Nguồn vốn này mang tính ổn định cao về thời gian sử dụng do đó nó cho phép ngân hàng có được lượng vốn dài hạn để thức hiện các dự án đầu tư dài hạn. Tuy vậy lãi suất lại phụ thuộc vào thời gian huy động trái phiếu, thời gian huy động càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại. +Kỳ phiếu ngân hàng: Là hình thức huy động vốn có ưu thế hơn so với trái phiếu vì kỳ hạn ngắn hơn và thường có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm, nó được sử dụng tùy vào tình hình cụ thể của vốn ngân hàng. Đây là công cụ có tính lỏng cao, dễ chuyển nhượng thành tiền mặt khi cần cho nên nó được các nhà đầu tư rất ưa thích. +Chứng chỉ tiền gửi: Là một giấy biên nhận có hưởng lãi, xác nhận về khoản vốn gửi tại ngân hàng. Khi NHTM phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm vay tiền mặt trên thị trường, chứng chỉ là giấy xác nhận khoản vay này. Như thế, nó là phiếu nợ, là phiếu vay tiền do các NHTM phát ra. Trước đây, lãi suất của chứng chỉ tiền gửi là cố định, hiện nay nó mang lãi suất thỏa thuận tức là nó có thể thay đổi theo điều kiện của thị trường. Đây cũng được coi như là một loại tiền gửi của khách hàng nhưng khác ở chỗ nó chỉ có thể đổi thành tiền khi đến hạn, nên nó tạo cho ngân hàng một nguồn vốn khá ổn định, giúp ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh. •Huy động qua các hình thức khác +Vốn ủy thác: NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ...
  • 23. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 18 Lớp CQ49/15.07 +Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các NHTM còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợp đồng tài trợ... Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng mang lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thể kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả. 1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng huy động vốn 1.3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan Đây là nhóm nhân tố không nằm trong sự kiểm soát của NHTM, song nó lại có tác động lớn tới hoạt động và kết quả kinh doanh của NHTM nói chung cũng như công tác huy động vốn nói riêng. Và như vậy, sẽ ảnh hưởng tới chính sách huy động vốn mà ngân hàng đang thực hiện.  Môi trường kinh tế - xã hội Một nền kinh tế ổn định luôn là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Nền kinh tế được coi là ổn định khi lạm phát được kiểm soát, không có dấu hiệu của khủng hoảng hay suy thoái, mức sống của người dân được bảo đảm... Khi đó đời sống của người dân dần ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn sẽ chảy vào ngân hàng nhiều hơn. Bên cạnh các yếu tố vĩ mô như lạm phát hay suy thoái... hoạt động huy động vốn còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mật độ dân cư trong địa bàn hoạt động, thu nhập trung bình của dân cư, của các tổ chức kinh tế trong địa bàn... Nếu ngân hàng có địa bàn hoạt động ở khu vực tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế thì sẽ có khả năng huy động được nhiều vốn hơn các ngân hàng hoạt động ở địa bàn miền núi hay hải đảo xa xôi. Mức thu nhập dân cư cũng là tác nhân quyết định đến quy mô của nguồn vốn huy động được.  Môi trường pháp lý- chính trị
  • 24. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 19 Lớp CQ49/15.07 Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ nền kinh tế chứ không phải chỉ riêng ngành ngân hàng. Chính trị và kinh tế là hai phạm trù có sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau rõ rệt. Chính trị ảnh hưởng tới nền kinh tế và các hoạt động chính trị cũng mang mục đích kinh tế và tạo ra những biến động về chính trị. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính trị cũng có thể tạo ra một tác động to lớn với nền kinh tế. Tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện cho kinh tế vận hành trôi chảy và ổn định. Nếu tình hình chính trị bất ổn sẽ tạo ra tâm lý hoang mang trong dân cư, việc họ rút tiền ồ ạt hoặc chuyển tiền ra các ngân hàng nước ngoài là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài các yếu tố chính trị, hoạt động ngân hàng còn chịu sự chi phối của hành lang pháp lý bao gồm thể chế trong và ngoài quốc gia (đối với các ngân hàng có phạm vi hoạt động mở rộng ra ngoài biên giới).  Tâm lý thói quen tiêu dùng của người gửi tiền Tập quán tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc huy động vốn của ngân hàng. Rõ ràng ở những vùng, người dân thường có thói quen gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ huy động được dễ dàng hơn nhiều những vùng người dân thường hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản.  Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, các NHTM đang phải hoạt động kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Bởi các NHTM sử dụng một loại nguyên liệu đặc biệt là tiền - loại nguyên liệu có tính xã hội hóa cao và tính nhạy cảm cao. Bằng chứng là chỉ một sự thay đổi nhỏ về lãi suất huy động cũng có thể có sự chuyển dịch của khách hàng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, mỗi ngân hàng cần phải nhận thức rõ môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, xác định thị trường mục tiêu, phát huy lợi thế cạnh tranh, đồng thời cũng phải không ngừng
  • 25. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 20 Lớp CQ49/15.07 nâng cao chất lượng dịch vụ... Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng là yếu tố cạnh tranh đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. 1.3.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan Là nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát của ngân hàng, so với các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong các hoạt động đó có hoạt động huy động vốn và chính sách vốn của ngân hàng. Mặt khác, các nhân tố này mang tính phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của ngân hàng hơn nhân tố khách quan.  Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh cần được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống ngân hàng, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn, các nguồn lực được khai thác tối đa thì huy động vốn của ngân hàng sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Hệ thống chính sách liên quan đến huy động vốn bao gồm: - Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, chi phí dịch vụ được gọi chung là chính sách giá cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính. - Các chính sách liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tiền gửi của ngân hàng. Nhóm chính sách này thể hiện chất lượng các loại sản phẩm dịch vụ cung ứng: chất lượng tài khoản, kỳ hạn, các dịch vụ liên quan... - Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp khách hàng để thấy được hình ảnh của ngân hàng.  Uy tín của ngân hàng Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành
  • 26. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 21 Lớp CQ49/15.07 trong cả một quá trình lâu dài. Người gửi tiền khi gửi thường lựa chọn những ngân hàng lâu đời chứ không phải là những ngân hàng mới thành lập.  Mạng lưới chi nhánh và các hình thức huy động vốn Với những ngân hàng có vị trí ngay sát địa bàn dân cư hoặc gần trung tâm thương mại thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi thu hút vốn. Mạng lưới huy động của các ngân hàng thường được thể hiện thông qua việc tổ chức các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch. Khi công chúng có tiền nhàn rỗi họ thường tới những phòng giao dịch gần nhất, thuận tiện nhất để gửi tiền. Để thu hút tối đa các nguồn lực trong nền kinh tế thì NHTM phải đa dạng hóa các hình thức huy động.  Chính sách lãi suất Điều đầu tiên mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức kinh tế nào cũng muốn tham khảo khi gửi tiền vào ngân hàng chính là lãi suất. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên.  Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng Một ngân hàng với một đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao với tác phong làm việc vui vẻ, lịch sự, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo sẽ gây ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Đặc biệt nhân viên giao dịch được coi là “bộ mặt” của ngân hàng, hình ảnh của họ trong mắt khách hàng phản ánh hình ảnh của ngân hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn, vì vậy họ sẽ chọn ngân hàng nào làm họ hài lòng nhất để gửi tiền, vay tiền và sử dụng các dịch vụ khác do ngân hàng cung ứng.  Trình độ công nghệ ngân hàng Cùng với việc đổi mới hoạt động ngân hàng, các NHTM ngày càng chú trọng tới việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng đặc
  • 27. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 22 Lớp CQ49/15.07 biệt là khâu thanh toán. Nhờ đó làm cho vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền, vay vốn. Hiện nay các ngân hàng đang từng bước tiến hành trả lương qua tài khoản, vận động dân cư mở tài khoản tiền gửi thanh toán, thực hiện quá trình thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ qua tài khoản tiền gửi trong đó ngân hàng đóng vai trò là người làm trung gian thanh toán.  Các dịch vụ ngân hàng cung ứng Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin cho khách hàng cũng là lợi thế đáng quan tâm của các NHTM. Khác về cạnh tranh, về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không giới hạn, do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.  Chính sách quảng cáo Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sách quảng cáo trong thời đại ngày nay. Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả Pano, áp phích, tờ rơi nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 2.1 Khái quát đơn vị 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
  • 28. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 23 Lớp CQ49/15.07 a. Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam Ngânhàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam  Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam  Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Industry and Trade  Tên thương hiệu: VIETINBANK  Hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội  Vốn điều lệ: Đến ngày 31/12/2013, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương là 37.234 tỷ đồng (Ba mươi bảy nghìn hai tram ba mươi tư tỷ đồng) Sứ mệnh Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế. Tầm nhìn Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế. Giá trị cốt lõi - Hướng đến khách hàng; - Hướng đến sự hoàn hảo; - Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại; - Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp; - Sự tôn trọng; - Bảo vệ và phát triển thương hiệu; - Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
  • 29. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 24 Lớp CQ49/15.07 Triết lý kinh doanh - An toàn, hiệu quả và bền vững; - Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổimới, trí tuệ, kỷ cương; - Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank. Slogan:Nâng giá trị cuộc sống. Đến với VietinBank, Quý khách sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với tiêu chí: Nâng giá trị cuộc sống. Lịch sử hình hành và phát triển Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VIETINBANK) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.  Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.  Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới.  Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.  Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
  • 30. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 25 Lớp CQ49/15.07  Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. b. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánhTây Hà Nội (Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội) tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Cầu Diễn, được thành lập vào ngày 24/02/2006 theo quyết định số 054 QĐ/HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, trụ sở tại 72A, Hồ Tùng Mậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Đến cuối năm 2010, Chi nhánh chuyển về số 8, Hồ Tùng Mậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội và đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Hà Nội là chi nhánh trực thuộc của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động với mã Shift là ICBVVNVX146, là một trong những chi nhánh có kết quả kinh doanh rất tốt trong nhiều năm qua của Ngân hàng TTMCP Công thương Việt Nam. Do đặc điểm dân cư trên địa bàn quận chủ yếu là cán bộ công nhân viên, hưu trí và các thành phần tiểu thủ công nghiệp do vậy khách hàng của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Hà Nội là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức sản xuất kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và các cá nhân. Ngoài ra còn có các nhà máy, công ty trên địa bàn mở tài khoản và có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Hà Nội ra đời là một sự nhận thức đúng đắn, một tất yếu khách quan nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân cư bám sát nhu cầu về dịch vụ tài chính của khách hàng trong quận và các địa bàn lân cận. Trong những năm qua, ngân hàng đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng trong quận và các địa bàn lân cận.
  • 31. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 26 Lớp CQ49/15.07 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức NH TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Chức năng của các phòng ban  Phòng khách hàng doanh nghiệp Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.  Phòng bán lẻ Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ban Giám đốc Khối kinh doanh Phòng Khách hàng DN Phòng bán lẻ Khối tác nghiệp Phòng Kế toán giao dịch Phòng tiền tệ kho quỹ Khối hỗ trợ Phòng tổ chức hành chính Phòng tổng hợp Phòng điện toán Phòng giao dịch Phòng giao dịch loại 1 Phòng giao dịch loại 2
  • 32. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 27 Lớp CQ49/15.07 Cung cấp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân và các đối tượng khác.  Phòng Kế toán Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng sản phẩm Ngân hàng.  Phòng Tiền tệ kho quỹ Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hang TMCP Công thương Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.  Phòng Tổ chức - Hành chính Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.  Phòng Thông tin điện toán Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.  Phòng Tổng hợp
  • 33. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 28 Lớp CQ49/15.07 Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo và lưu trữ báo cáo, số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng năm của chi nhánh. Phòng đầu mối tham mưu về chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, công tác mạng lưới, công tác ISO chi nhánh.  Phòng giao dịch +Phòng giao dịch loại 1 Thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, quy định của giám đốc chi nhánh Tây Hà Nội. +Phòng giao dịch loại 2 Thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, quy định của giám đốc Chi Nhánh Tây Hà Nội. Hoạt động kinhdoanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội  Huy động vốn - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ... - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
  • 34. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 29 Lớp CQ49/15.07  Cho vay, đầu tư - Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài - Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung - Thấu chi, cho vay tiêu dùng. - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế  Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.  Thanh toán và Tài trợ thương mại - Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). - Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union - Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả Kiều hối …  Ngân quỹ - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
  • 35. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 30 Lớp CQ49/15.07 - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... - Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.  Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking  Hoạt động khác - Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ - Tư vấn đầu tư và tài chính - Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán - Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: + Phát triển nguồn nhân lực + Phát triển công nghệ + Phát triển kênh phân phối
  • 36. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 31 Lớp CQ49/15.07 2.1.2 Khái quát kếtquả hoạt động kinhdoanhcủa Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánhTây Hà Nội trong thời gian qua: a. Hoạt động huy động vốn Trong 5 năm trở lại đây (2010-2014) nền kinh tế tiếp tục đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức: lạm phát trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tín dụng thu hẹp; lãi suất tăng cao; giá vàng và tỷ giá biến động phức tạp. Thời kì 2010-2012, áp lực về thanh khoản đã khiến các TCTD chạy đua tăng lãi suất khiến cho lãi suất có lúc bị đẩy tới 19%, cạnh tranh không lành mạnh bằng cách phá rào lãi suất theo quy định NHNN. Không những thế các NHTM khác liên tục mở thêm nhiều phòng giao dịch nhằm thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động làm mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và diễn ra trên diện rộng. Trước tình trạng này, từ 2012 đến nay, NHNN đã sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả đạt được chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán năm 2014 tăng 15,65%; tăng trưởng tín dụng năm 2014 ở mức khá đạt 12,62%. Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay liên tục giảm; tình trạng đô la hóa, vàng hóa giảm đáng kể; dự trữ ngoại hối tăng nhanh; niềm tin vào VNĐ tăng lên. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động huy động vốn của VIETINBANK-CN Tây Hà Nội, cụ thể được thể hiện như sau: Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn qua các năm tại VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
  • 37. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 32 Lớp CQ49/15.07 % % % 1 Tổng huy động vốn 3.972 100 4.189 100 3.560 100 1.1 Nhận tiền gửi 3.258 82,03 3.853 91,98 3.276 92,02 1.1.1 Tiền gửi của cá nhân 1.066 26,84 1.708 40,77 1.452 40,79 1.1.2 Tiền gửi của TCKT 2.192 55.19 2.145 51,21 1.824 51,23 1.1.3 Tiền gửi của TCTD 621 15,63 286 6,40 242 6,80 1.3 Vốn khác 93 2,34 49 1,17 42 1,18 (Nguồn : Báo cáo tài chính của Ngân hàngTMCP Công ThươngViệt Nam - Chi nhánh TâyHà Nội- Hà Nội 2012-2014) Qua bảng số liệu, ta có thể thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự biến động không nhỏ. Năm 2013, tổng vốn huy động đạt 4.189 tỷ, tăng 5,46 % so với năm 2012. Đó là nhờ sự khuyến khích, đẩy mạnh công tác huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội qua một số chương trình như "Chung vai sát cánh", "Tiết kiệm cho con", "Tiết kiệm tích lũy thông minh", "Tiết kiệm nhận quà", "Tiết kiệm, quay số trúng thưởng",.. Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 3.560 tỷ, giảm tới 15,01% so với 2013. Thực tế cho thấy việc tăng trưởng huy động đối với Chi nhánh đang là một bài toán khó khi lãi suất tiền gửi thấp, kênh gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn đối với các cá nhân và doanh nghiệp, các NHTM đều đứng trước nỗi lo người dân rút tiền để chuyển sang các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ, bất động sản với kỳ vọng mức đầu tư sinh lời cao hơn... Mặt khác trong giai đoạn cuối 2014 - đầu
  • 38. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 33 Lớp CQ49/15.07 năm 2015, NHNN tiếp tục có công văn quy định đối với các NHTM về giảm lãi suất huy động. Lãi suất giảm sẽ gây khó khăn cho các NHTM nói chung và VIETINBANK – nói riêng, điều này yêu cầu ban lãnh đạo VIETINBANK cần phải có những biện pháp, hướng đi đúng để đảm bảo khả năng tăng trưởng nguồn vốn huy động trong thời gian tới. b. Hoạt động cấp tín dụng Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt và những khó khăn của nền kinh tế trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội đã tìm hướng đi cho đơn vị trong bối cảnh và tình hình mới. Tập trung vào 3 sản phẩm cho vay: Cho vay mua nhà đất, cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh và cho vay mua ô tô. Ngoài ra, đã mở rộng và đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề tài trợ, nhất là những ngành nghề được nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển: Cho vay tiêu dùng có Tài sản đảm bảo, cho vay du học, cho vay hạn mức thấu chi, cho vay chứng khoán, Sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế, giáo dục, sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử, bưu chính viễn thông,… Bảng 2.2:Diễn biến cơ cấu dư nợ qua các năm tại VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 1.996 65,36% 1.453 63,25% 1.162 63,22% Dư nợ trung và dài hạn 1.059 34,64% 845 36,75% 676 36,78%
  • 39. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 34 Lớp CQ49/15.07 Tổng dư nợ 3.054 100% 2.297 100% 1.838 100% Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội Bảng 2.2 cho thấy dư nợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014 liên tục giảm, dư nợ năm sau luôn thấp hơn năm trước. Năm 2013, tổng dư nợ của là 2.297 tỷ đồng, giảm 24,78% so với 2012 do nền kinh tế trong giai đoạn này được đánh giá là hết sức phức tạp và khó khăn. Năm 2014, tuy nền kinh tế được đánh giá có dấu hiệu chuyển biến nhưng trước sức ép cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng, tăng trưởng tín dụng toàn ngành nhìn chung vẫn còn ì ạch. Năm 2014, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh giảm 19,98% so với năm 2013. Sở dĩ xảy ra điều này là do tình hình chung của nền kinh tế mặc dù chi nhánh đã có những định hướng đúng đắn kết hợp với chính sách đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng song bước đầu vẫn chưa đạt được hiệu quả. Từ bảng 2.2, ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cụ thể năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 65,36% tổng dư nợ, sau đó giảm còn 63,23% năm 2013 và 63,22% năm 2014. Đó là do Ban lãnh đạo chủ trương giữ vững tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giúp các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân bổ sung nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đồng thời giúp tăng vòng quay của vốn cho ngân hàng và đảm bảo quản lý được vốn cho vay. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng bắt đầu mở rộng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Tuy hoạt động tín dụng khá ảm đạm trong giai đoạn vừa qua, song Ngân hàng vẫn thực hiện khá tốt việc kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn của thường xuyên được duy trì ở mức thấp, cụ thể như sau: Bảng 2.3:Tỷ trọng nợ quá hạn tại VIETINBANK Chi nhánhTây Hà Nội giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Tỷ đồng
  • 40. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 35 Lớp CQ49/15.07 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng dư nợ 3.054 2.297 1.838 Dư nợ quá hạn 72 58 50 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,4% 2,5% 2.7% Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội c. Các hoạt động sản phẩm và dịch vụ khác Đáp ứng yêu cầu của thị trường đối với hoạt động của một Ngân hàng hiện đại, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng với loại hình như: dịch vụ chuyển tiền mặt, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán thẻ,… Dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh: tính đến 31/12/2014, dư bảo lãnh là 5,2 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch và tăng 48,67% so với năm 2013. Thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2014 đạt khoảng 35 triệu USD, tăng 17% so với kế hoạch. Chủ yếu hoạt động thanh toán của chi nhánh cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ. Hiện tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội chưa có những doanh nghiệp xuất nhập khẩu quy mô lớn. Dịch vụ phát hành thẻ ATM Hiện tại, so với một số Ngân hàng TMCP đang hoạt động trên cùng địa bàn, thẻ ATM của Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội chưa có nhiều tính năng thực sự nổi trội. Tuy nhiên, chi nhánh đã tận dụng tối đa những lợi thế của mình (địa bàn, mối quan hệ gắn bó với khách hàng, thái độ phục vụ tận tình chu đáo,…) để từng bước mở rộng thị phần trong thị trường thẻ ATM. Tổng số thẻ ATM do chi nhánh phát hành hiện đạt gần 60.000 thẻ và liên
  • 41. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 36 Lớp CQ49/15.07 tục tăng từ 2010 đến nay. Đây thực sự là nỗ lực đáng ghi nhận của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội. d. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VIETINBANK Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2010-2014 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu 264 325 994 786 668 Tổng chi 215 255 853 732 622 KQHĐKD 49 70 91 54 46 Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội được coi là một trong những chi nhánh có kết quả hoạt động hiệu quả trong hệ thống NHTM CP Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) của chi nhánh tăng trưởng không ổn định. Nếu như từ năm 2010- 2012, KQHĐKD của chi nhánh tăng mạnh từ 40 tỷ đồng vào năm 2010 lên 91 tỷ đồng vào năm 2012. Nhưng từ 2013, KQHĐKD của chi nhánh lại có xu hướng giảm xuống còn 54 tỷ đồng năm 2013 và 46 tỷ đồng vào năm 2014. Nhìn chung, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế đang gặp phải những khó khăn nhất định, ta thấy thu nhập của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội qua các năm vẫn đều có lãi, mặc dù mức lãi không lớn và chưa đạt được so với chỉ tiêu do Hội sở giao. Kết quả này là do qua các năm chi nhánh bị giảm doanh thu của mình đồng thời các khoản chi phí hoạt động tăng mạnh một phần là do VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội cũng chưa nâng cao được chất lượng khoản vay, quản lý
  • 42. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 37 Lớp CQ49/15.07 tốt nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đến hạn kịp thời và xử lý chưa tốt các khoản nợ quá hạn, nguồn thu từ các dịch vụ của ngân hàng giảm. 2.2 Thực trạng mởrộng huy động vốn củaVietinBank-ChinhánhTâyHà Nội: 2.2.1 Tổng nguồn vốn huy động: Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như việc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu, tại Việt Nam thì nợ xấu vẫn còn tiềm tàng, NHNN hạ trần lãi suất huy động, việc sát nhập các ngân hàng đều khiến cho hoạt động của các ngân hàng đều gặp khó khăn. Trước những bất ổn của nền kinh tế, công tác huy động vốn của VietinBank CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014 cũng gặp phải những biến động không nhỏ. Cụ thể được thể hiện như sau: Bảng 2.5 Tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Công Thương-CN Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Tổng nguồn vốn huy động 3.972 4.189 3.560 2. Thay đổi so với năm trước Số tiền - +217 -629 Tỷ lệ % - +5,46% -15,02% Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội Biểu đồ 2.1 Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh
  • 43. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 38 Lớp CQ49/15.07 Trong giai đoạn hiện nay cùng với việc NHNN chủ trương giảm lãi suất huy động trên toàn hệ thống, các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính phi ngân hàng (các công ty bảo hiểm, bưu điện) thì đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi... hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng khiến hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động vốn bằng VNĐ của các NHTM trong nước đã ảm đạm, nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy, tổng nguồn vốn huy động qua từng năm biến động không ổn định, năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.972 tỷ đồng, năm 2013 nguồn vốn huy động tăng lên 4.189 tỷ đồng thì đến năm 2014, con số huy động giảm mạnh chỉ còn 3.560 tỷ đồng (giảm tới 15%). Nguồn vốn suy giảm cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang gặp những khó khăn và báo hiệu nguy cơ tiềm tàng không kịp đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và khó đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong hoạt động cho vay nếu hoạt động tín dụng có những biến động lớn trong thời gian tới. 2.2.2 Phân loại các hình thức huy động vốn 3972 4189 3560 3200 3300 3400 3500 3600 3700 3800 3900 4000 4100 4200 4300 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng nguồn vốn huy động
  • 44. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 39 Lớp CQ49/15.07 a. Theo cơ cấu: Bảng 2.6: Kết quả huy động vốn theo cơ cấu Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng % 1 Tổng huy động vốn 3.972 100 4.189 100 3.560 100 1.1 Nhận tiền gửi 3.258 97,66 3.853 98,83 3.276 98,82 1.1.1 Tiền gửi của cá nhân 1.066 26,84 1.708 40,77 1.452 40,79 1.1.2 Tiền gửi của TCKT 2.192 55.19 2.145 51,21 1.824 51,23 1.1.3 Tiền gửi của TCTD 621 15,63 286 6,40 242 6,80 1.3 Vốn khác 93 2,34 49 1,17 42 1,18 (Nguồn : Báo cáo tài chính của Ngân hàngTMCP Công ThươngViệt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội- Hà Nội 2012-2014) Qua Bảng số liệu ta có thể thấy, nguồn vốn huy động từ Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và tăng từ 2012-2014. Cụ thể, năm 2012 vốn từ Tiền gửi chiếm 97,66% và tăng lên tới 98,82% trong 2014. Trong khi vốn khác (huy động thông qua việc phát hành GTCG như : kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi) chiếm tỷ trọng rất nhỏ và liên tục giảm (năm 2014 vốn khác chỉ còn chiếm 1,18%). Điều này rõ ràng đã chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn TG với hoạt
  • 45. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 40 Lớp CQ49/15.07 động huy động vốn của NH Công Thương CN Tây Hà Nội. Tới năm 2014, huy động vốn từ TG tuy tăng về tỷ trọng nhưng giảm mạnh về số lượng chỉ đạt 3.276 tỷ đồng, giảm tới 15% so với 2013. Sở dĩ nguồn vốn huy động từ tiền gửi trong năm vừa qua giảm mạnh là do hai nguyên nhân chính. Một là do nguyên nhân chủ quan từ chính sách giảm lãi suất của NHNN, các NHTM trên toàn hệ thống đồng loạt giảm lãi suất huy động khiến cho hoạt động nhận tiền gửi trên thị trường trở nên ảm đạm hơn rất nhiều. Hai là nguyên nhân chủ quan tại CN Công Thương Tây Hà Nội, sau 2013, cùng với hậu quả nặng nề của nợ xấu, hoạt động tín dụng liên tục giảm sút, tình hình cho vay ảm đạm. Trước nguy cơ mất cân đối giữa hoạt động huy động và sử dụng vốn, kèm theo là gánh nặng chi phí sử dụng vốn huy động lớn, NH Công Thương chi nhánh Hà Nội đã thực hiện giảm huy động trong năm 2014. Tuy nhiêm, tỷ lện giảm vốn huy động khá lớn tới 15% là con số đáng báo động đi ngược so với chủ trương của NH TMCP Công Thương Việt Nam đưa ra đầu 2014 về tăng trưởng huy động vốn, việc giảm đột ngột vốn huy động gây ra nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai về khả năng chủ động đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng khi thị trường và nền kinh tế có những dấu hiệu khởi sắc. Trong nguồn vốn huy động từ TG có sự biến động giữa tỷ trọng TG của cá nhân và TG của các TCKT và các TCTD. Năm 2012 tỷ trọng TG cá nhân chỉ chiếm 26,84%/ tổng vốn huy động thì con số này đã tăng lên 40,8% trong 2014, ngược lại thì TG của TCKT giảm từ 55% xuống còn 51% và tiền gửi của các TCTD khác giảm mạnh từ 15,6% xuống chỉ còn 6,8%, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tình hình nợ xấu cùng việc giảm lãi suất huy động của hệ thống NH. Hiện nay, khi các doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay của NH ở mức 9-10% thì lãi suất huy động phải giảm và chỉ đạt khoảng 5-6%. Dự đoán trong thời gian tới, đầu 2015, con số này vẫn sẽ tiếp tục giảm và có thể giảm tới mức kỷ lục.Với lãi suất thấp như vậy thì không ai có thể đảm bảo rằng người dân và các doanh nghiệp đang gửi tiền sẽ không rút tiền ra để đầu tư vào những lĩnh vực khác như:
  • 46. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 41 Lớp CQ49/15.07 vàng, đô la, bất động sản, chơi chứng khoán… Trước thực trạng này, để đương đầu với những biến động trên thị trường, đòi hỏi Ban lãnh đạo NH Công Thương CN Tây Hà Nội cần phải có những suy xét và chủ trương chiến lược mới trong 2015 trong công tác huy động vốn để đạt được mức tăng trưởng hợp lý và bền vững. b. Theo kỳ hạn huy động Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các doanh nghiệp, VIETINBANK - CN Tây Hà Nội đã liên tục đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền: các kỳ hạn ngắn dưới 1 năm như: không kỳ hạn,1tuần,2 tuần, 3tuần, 1 tháng, 2 tháng… 12 tháng và các kỳ hạn từ trên 1 năm như: 18, 24, 36 tháng nhằm đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Kết cấu huy động theo kỳ hạn gửi như sau: Bảng 2.7: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Ngắn hạn 2.596 65,36 2.856 68,18 2.427 68,17 2. Trung hạn 912 22,96 1003 23,94 853 23,96 3. Dài hạn 464 11,68 330 7,88 280 7,87 Tổng cộng 3.972 100 4.189 100 3.560 100 Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội
  • 47. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 42 Lớp CQ49/15.07 Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn Qua bẳng số liệu và biểu đồ, ta có thể thấy, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ trọng này khá ổn định qua các năm. Năm 2012 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 65,36% sang năm 2013 tăng lên 68,18% , năm 2014 giảm không đáng kể 68,17%. Theo đó, nguồn vốn trung dài hạn giảm nhẹ trong cả giai đoạn từ 34,36% năm 2012 xuống 31,92% trong năm 2014. Như đã nhận định ở trên, hoạt động huy động vốn tại chi nhánh trong giai đoạn 2012-2014 được đánh giá là có những biến động lớn không chỉ về cơ cấu mà còn thể hiện cả về kỳ hạn. Năm 2013, cùng với sự tăng của tổng vốn huy động, cả nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn đều có sự tăng trưởng, sang năm 2014, cùng với sự giảm quy mô của tổng vốn huy động, hai loại nguồn vốn này cũng đồng loạt giảm theo. Riêng nguồn vốn dài hạn liên tục giảm từ 2012 đến nay khiến tỷ trọng của vốn dài hạn từ 11,7% chỉ còn chiếm 7,87% trong 2014. Nguồn vốn dài hạn luôn là nguồn đảm bảo vững chắc an toàn cho các khoản tín dụng trung và dài hạn, việc nguồn vốn này liên tục giảm chắc chắn không phải là 2596 2856 2427 912 1003 853 464 330 280 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
  • 48. Học viện tài chính GVHD:Th.S Trần Cảnh Toàn SV: Hoàng Thu Hương 43 Lớp CQ49/15.07 một “tin vui” đối với chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này vẫn là do sự biến động của lãi suất huy động trong thời gian vừa qua. Theo kết quả huy động vốn theo cơ cấucủa chi nhánh, nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là nguồn tiền gửi của các TCKT và cá nhân, với thực trạng lãi suất huy động liên tục giảm trong cả giai đoạn khiến cho việc gửi tiết kiệm ngày càng kém hấp dẫn. Thay vì gửi tiền trong dài hạn với lãi suất thấp, các doanh nghiệp và cá nhân có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư khác mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn như vàng, chứng khoán hay bất động sản... Do đó, nguồn tiền gửi của các cá nhân và TCKT tại CN chủ yếu là tiền gửi thanh toán, TGTK, đầu tư trong ngắn hạn. c. Theo loại tiền huy động Bảng 2.8 Kết quả huy động vốn theo loại tiền Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng cộng 3.972 100% 4.189 100% 3.560 100% Huyđộngvốnbằng đồngViệt Nam 2.974 78,87% 3.004 71,71% 2.553 71,7% Huy động vốn bằng ngoại tệ 998 25,13% 1.184 28,29% 1.007 28,3% Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của VIETINBANK chi nhánh Tây Hà Nội Qua bảng số liệu trên ta thấy khi phân loại số tiền huy động theo loại tiền thì tiền huy động bằng đồng nội tệ vẫn chiếm tỷ lệ lớn (78%) tiền huy động bằng