SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG
CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
Ngành: Kinh tế quốc tế
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
Họ tên: Phạm Thị Như Phượng
Giaó viên hướng dẫn: T.S Mai Nguyên Ngọc
Hà Nội - 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo
khoa Kinh tế quốc tế nói riêng và toàn thể các thầy cô giáo Đại học Ngoại Thương
nói chung, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm học tập, nghiên cứu cũng
như kỹ năng sống trong thời gian vừa qua.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Kiều Nguyễn Việt Hà - Chuyên viên
Vụ Khoa Học Công Nghệ - Bộ Công Thương và anh Hoàng Minh Lâm - Phó Giám
Đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng - Sở Công Thương Hà Nội đã cung cấp các số
liệu và tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả có thể tìm được những tài liệu cần thiết
để hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Mai Nguyên Ngọc,
người đã tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu,
triển khai và hoàn thiện Luận văn này. Tuy nhiên, đây là một đề tài còn mới mẻ tại
Việt Nam; đồng thời do hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu
cũng như tài liệu tham khảo, Luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tác giả
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người
quan tâm đến đề tài này để có thể hoàn thiện tốt hơn nữa Luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận
văn này.
Tác giả xin kính chúc các thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
công tác tốt.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Phạm Thị Như Phượng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện Luận văn
Phạm Thị Như Phượng
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ..................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI ............................................................................1
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN...................................................3
3.NHIỆMVỤNGHIÊN CỨUCỦALUẬNVĂN.......................................................3
4.TỔNGQUANTÌNHHÌNHNGHIÊNCỨU.............................................................3
5.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU............................................................................5
6.BỐCỤCLUẬNVĂN............................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN......................................6
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ....................................6
1.1.1. Lịch sử sản xuất sạch hơn .........................................................................6
1.1.2. Khái niệm sản suất sạch hơn.....................................................................8
1.1.3. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp .....................................9
1.1.4. Đánh giá sản suất sạch hơn trong công nghiệp.......................................13
1.1.5. Giải pháp sản suất sạch hơn trong công nghiệp......................................15
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản suất sạch hơn trong công nghiệp ...........19
1.2. SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG..........................................................................................................22
1.2.1. Mối liên hệ giữa sản suất sạch hơn trong công nghiệp và phát triển bền
vững...................................................................................................................22
1.2.2. Sản suất sạch hơn trong công nghiệp hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền
vững trên thế giới ..............................................................................................23
1.2.3. Triển vọng sản suất sạch hơn trong công nghiệp tại Việt Nam ..............25
1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN
THẾ GIỚI..............................................................................................................27
ii
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG
CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI .................................................................................30
2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM ...........................................................................................................30
2.1.1. Bối cảnh ra đời........................................................................................30
2.1.2. Tuyên ngôn quốc tế về sản suất sạch hơn...............................................31
2.1.3. Mục tiêu và chiến lược thực hiện sản suất sạch hơn trong công nghiệp
đến năm 2020 tại Việt Nam ..............................................................................32
2.1.4. Kinh phí thực hiện...................................................................................33
2.1.5. Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược sản suất sạch hơn trong công
nghiệp Việt Nam đến năm 2020 .......................................................................35
2.1.6. Rào cản trong áp dụng sản suất sạch hơn tại Việt Nam..........................40
2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI
HÀ NỘI.................................................................................................................43
2.2.1. Tiềm năng áp dụng sản suất sạch hơn trong công nghiệp tại Hà Nội.....43
2.2.2. Mục tiêu - nội dung thực hiện sản suất sạch hơn trong công nghiệp......45
2.2.3. Kinh phí...................................................................................................46
2.2.4. Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược sản suất sạch hơn trong công
nghiệp đến năm 2020, giai đoạn 2012 - 2015 tại Hà Nội .................................47
2.2.5. Một số doanh nghiệp tiêu biểu về triển khai và áp dụng sản suất sạch
hơn tại Hà Nội...................................................................................................57
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG
CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI .............................................................................62
2.3.1. Đánh giá kết quả triển khai SXSH tại doanh nghiệp ..............................62
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong quá trình triển khai sản suất sạch hơn
trong công nghiệp tại Hà Nội............................................................................64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI ..................................................................66
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC TRIỂN KHAI SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI .................................66
iii
3.1.1. Mục tiêu ..................................................................................................66
3.1.2. Kế hoạch thực hiện..................................................................................67
3.1.3. Định hướng từ UBND Thành phố Hà Nội..............................................68
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH
HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI.....................................................70
3.2.1. Về mặt quản lí Nhà nước ........................................................................71
3.2.2. Về mặt quản lý doanh nghiệp .................................................................75
3.2.3. Về mặt nâng cao nhận thức cộng đồng...................................................81
KẾT LUẬN...............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86
1. Tài liệu Tiếng Việt ............................................................................................86
2. Tài liệu Tiếng Anh ............................................................................................88
3. Tài liệu điện tử ..................................................................................................89
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Lịch sử tiếp cận SXSH...................................................................................7
Hình 2: Quy trình đánh giá SXSH ............................................................................13
Hình 3: Các nhóm giải pháp SXSH trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012-2015 .......55
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Một số kết quả áp dụng SXSH ở các nước..................................................29
Bảng 2: Chỉ tiêu của Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020..............32
Bảng 3: Các nguồn kinh phí cho hoạt động SXSH từ ngân sách địa phương (triệu
đồng)..........................................................................................................................34
Bảng 4: Tổng hợp các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại
chúng của các địa phương qua các năm....................................................................38
Bảng 5: Tổng hợp các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật thực hiện SXSH của các địa
phương qua các năm..................................................................................................39
Bảng 6: Tỷ lệ chất thải nguy hại của một số ngành công nghiệp tại Hà Nội............44
Bảng 7: Các nguồn kinh phí cho hoạt động SXSH tại Hà Nội.................................46
Bảng 8: Kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược SXSH trong công nghiệp giai đoạn
2012 - 2015 trên địa bàn Hà Nội...............................................................................47
Bảng 9: Thống kê hiệu quả SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn
2013 - 2015 ...............................................................................................................57
Bảng 10: Tổng hợp kết quả triển khai SXSH tại một số doanh nghiệp điển hình....61
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ
CPI
Hợp phần Sản Xuất Sạch Hơn trong công nghiệp
(Cleaner Production Industry)
ODA Viện trợ phát triển chính thức
SXSH Sản Xuất Sạch Hơn
TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
TT Thứ Tự
TW Trung Ương
UBND Ủy Ban Nhân Dân
UNEP
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
(The United Nations Environment Programme)
UNIDO
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc
(United Nations Industrial Development Orgnaisation)
USD Đơn vị tiền tệ Mỹ (Đô-la)
VNCPC
Trung tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam
(Vietnam Cleaner Production Centre)
VNĐ Đơn vị tiền tệ Việt Nam (Đồng)
vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Trong quá trình hội nhập quốc tế, sản xuất sạch hơn (SXSH) đã trở thành một
trong những xu thế của ngành công nghiệp hiện đại. Nhìn chung, các nghiên cứu về
SXSH đều cho thấy để nâng cao hiệu quả SXSH ở phạm vi toàn cầu. Áp dụng
SXSH sẽ mang lại cho rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và quốc gia. Để có cái
nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về SXSH trong công nghiệp, luận văn đã hệ thống hóa
hệ lý luận tổng quan về SXSH trong công nghiệp bao gồm lịch sử tiếp cận, các khái
niệm, lợi ích, quy trình đánh giá và các giải pháp thực hiện SXSH trong công
nghiệp, từ đó rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện SXSH trong công
nghiệp. Ngoài ra, luận văn còn phân tích mối quan hệ giữa SXSH và phát triển bền
vững và xu hướng phát triển SXSH trên thế giới, đồng thời chỉ ra tiềm năng triển
khai và áp dụng SXSH trong công nghiệp tại Việt Nam. Để giải quyết vấn đề làm
thế nào để tăng cường triển khai và hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp trên
địa bàn Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu thực tiễn áp dụng SXSH trong công nghiệp
trên địa bàn Hà Nội nhằm cung cấp những thông tin tổng quát nhất về SXSH trong
công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và những diễn biến mới nhất về chính sách chiến
lược, thực trạng triển khai, kết quả thực hiện SXSH trong công nghiệp tại một số
doanh nghiệp điển hình trên địa bàn Hà Nội, các rào cản khó khăn vướng mắc và
hiệu quả đã đạt được trong suốt quá trình thực hiện Chiến lược SXSH trong công
nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng trong giai đoạn 2012 - 2015.
Trên cơ sở kết hợp giữa hệ thống lý luận, thực tiễn triển khai và chính sách chiến
lược của chính phủ, luận văn đã đề xuất hệ thống nhóm các giải pháp bao gồm
nhóm giải pháp về mặt quản lý nhà nước, nhóm giải pháp về mặt quản lý doanh
nghiệp và nhóm giải pháp về mặt nâng cao nhận thức cộng đồng. Các nhóm giải
pháp này nhằm thúc đẩy và nhân rộng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội,
góp phần hoàn thiện hơn hệ thống các giải pháp cho cơ quan quản lí nhà nước,
doanh nghiệp và cộng đồng người tiêu dùng. Đồng thời tác giả hy vọng luận văn
này sẽ là một kênh tham khảo, đóng góp cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu hơn vể đối
với những người quan tâm đến lĩnh vực SXSH trong công nghiệp tại Việt Nam.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI
Với vị thế là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Hà Nội đã và đang đóng vai
trò quan trọng phát triển kinh tế của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội
liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên chất lượng phát triển của Hà Nội nhìn chung
còn một số hạn chế nhất định, tính bền vững và hiệu quả tăng trưởng của Hà Nội
còn thấp. Môi trường của Hà Nội ngày càng bị ô nhiễm bởi những tác động của
hoạt động phát triển kinh tế xã hội như chất thải gây ô nhiễm chưa được kiểm soát,
ô nhiễm làng nghề, khu cụm công nghiệp cũng như chưa có những biện pháp cần
thiết để xử lý được tốt các vấn đề này. Các nhà hoạch định chính sách bắt đầu nhận
ra rằng sự ô nhiễm công nghiệp đang ngày một tăng là một trong những rủi ro tiềm
tàng của quá trình phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra hiện nay là, làm sao vẫn đạt được
phát triển bền vững, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của xã hội, mà vẫn giữ gìn được
môi trường và tài nguyên. Đây là thách thức thực sự của không chỉ riêng Hà Nội mà
còn là vấn đề cần quan tâm trên toàn quốc.
Lịch sử đã chứng minh quá trình phát triển của thế giới công nghiệp hoá tập
trung vào sản lượng. Việc tối ưu hóa chi phí cho quá trình sản xuất chỉ tập trung vào
năng suất mà bỏ qua khả năng phát sinh chất thải. Điều đó vô tình dẫn đến sự gia
tăng chất thải và ảnh hưởng đến môi trường. Đầu thập niên 80, thuật ngữ “phát triển
bền vững” lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội
bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế
giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của
UNESCO và FAO. Tuy nhiên, từ sau báo cáo Brundrland (1987), khái niệm này
chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới. Phát triển bền vững trở thành khái niệm
chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gở bế
tắc trong các vấn đề trong phát triển. Suy thoái môi trường là một rào cản ảnh
hưởng đến quá trình phát triển. Bảo vệ môi trường cho đến nay đã trở thành mục
tiêu phát triển chính thứ ba trong tam giác Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Chiến
lược phát triển bền vững có đạt được hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự kết
hợp hài hòa giữa ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.
2
Trong bối cảnh đó, SXSH trong công nghiệp ra đời như một cách tiếp cận mới
nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên -
nhiên - vật liệu, hướng đến sản xuất bền vững thông qua việc tìm ra các giải pháp
tối ưu để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Trên thế giới, các kết quả áp dụng SXSH trong công nghiệp ở các nước phát triển
như Mỹ, Hà Lan, Canada,... cũng như ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung
Quốc,... và cả nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,... đều cho
thấy tính ưu việt của SXSH trong công nghiệp: vừa mang lại hiệu quả về môi
trường vừa mang lại lợi ích về kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu tính khả thi và hiệu
quả của SXSH trong công nghiệp tại Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói
riêng là điều cần thiết trong tiến trình hoạch định các Chiến lược phát triển bền
vững tại nước ta.
Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, các doanh nghiệp phải
phát triển sản xuất sao cho phù hợp để tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường, và đảm bảo sức khỏe của cộng đồng mới có thể hội nhập được với nền kinh
tế thế giới. Triển khai SXSH mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm chi
phí vận hành, góp phần đáp ứng yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo hình
ảnh tốt cho doanh nghiệp, giảm nguyên - nhiên - vật liệu, giảm chất thải và giảm rủi
ro, tăng an toàn đối với môi trường và xã hội. Áp dụng SXSH trong công nghiệp
được xem là một biện pháp toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện và môi trường làm
việc của người lao động, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm
môi trường; góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội theo hướng tăng
trưởng “xanh” và bền vững. Chính vì lẽ đó, “Thực trạng triển khai và giải pháp
tăng cường áp dụng SXSH trong công nghiệp tại Hà Nội” là đề tài mang tính
cấp thiết và có giá trị thực tiễn, không chỉ góp phần giải quyết vấn đề kinh tế và môi
trường mà còn giúp cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp tại Việt Nam nói
chung và tại Hà Nội nói riêng thích ứng được với xu thế cạnh tranh và toàn cầu hóa
hiện nay.
3
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng triển khai SXSH trong công nghiệp
trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
 Nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng triển khai thực tế SXSH
trong công nghiệp tại Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhân rộng
quy mô và nâng cao hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa
bàn Hà Nội.
 Thời gian nghiên cứu: Từ giai đoạn 2012 – 2015.
3.NHIỆMVỤ NGHIÊNCỨUCỦALUẬNVĂN
Với phạm vi nghiên cứu là SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai
đoạn 2012 - 2015, Luận văn tập trung chủ yếu vào 3 nhiệm vụ cụ thể như sau:
 Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến SXSH; tiềm năng, thực trạng, các
rào cản khó khăn trong quá trình triển khai và áp dụng SXSH trong
công nghiệp tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội
giai đoạn 2012 - 2015 nói riêng;
 Phân tích hiệu quả kinh tế - môi trường từ kết quả triển khai thực tế
SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và báo cáo SXSH tại một
số doanh nghiệp điển hình;
 Căn cứ vào thực trạng triển khai, các rào cản và chính sách của chính
phủ để đề xuất các giải pháp nhân rộng quy mô và nâng cao hiệu quả áp
dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
4.TỔNGQUANTÌNH HÌNHNGHIÊNCỨU
Kể từ khi khái niệm SXSH ra đời, các nghiên cứu liên quan đến SXSH không
ngừng gia tăng, cụ thể từ năm 1994 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu giới
thiệu về SXSH và hiệu quả của SXSH, có thể kể đến như: Johannes Fresner (1998) ,
Rene Van Berkel (1999), Frijns và cộng sự (1999), Enrico Cagno và cộng sự (2005),
Hans Dieleman (2007), Silva và cộng sự (2013), Ting Guan, Dieter Grunow, and
Jianxing Yu (2014).
4
Hầu hết các nghiên cứu đã công bố đều phân tích hiệu quả của SXSH trong
công nghệp. Bên cạnh đó, các rào cản trong quá trình triển khai SXSH trong công
nghiệp cũng được nhiều tác giả đề cập và phân tích như Cagno và cộng sự (2005);
Luken và cộng sự (2015). Các tác giả đều cho rằng kết quả từ các dự án SXSH đã
triển khai cho thấy nhận thức về SXSH có nâng cao. Tuy nhiên khái niệm SXSH
chưa được hiểu hết và hoàn toàn chính xác đối với tất cả các ngành công nghiệp do
gặp nhiều rào cản và một số lợi ích mong đợi của chương trình SXSH chưa đạt
được. Các rào cản phổ biến được đề cập đó là các cán bộ được tư vấn, đào tạo để
đánh giá SXSH tại nhà máy hạn chế về trình độ và kinh nghiệm; các cơ sở vừa và
nhỏ thì thiếu chính sách về kinh tế, chi phí đầu tư cao, nhận thức cộng đồng chưa
cao, thiếu các giải pháp đánh giá hiệu quả SXSH và cơ chế tài chính cho các cơ sở
vừa và nhỏ; không biết đánh giá và triển khai SXSH như thế nào; thiếu sự áp dụng
các kỹ thuật và công cụ phân tích hệ thống; khó định lượng hết các lợi ích của
SXSH cũng là một trong các rào cản. Các nghiên cứu này cho thấy một trong các
rào cản chính là rào cản về kỹ thuật mà cụ thể là quy trình thực hiện SXSH còn
thiếu công cụ và phương pháp đánh giá. Về các phương pháp triển khai SXSH,
Silva và cộng sự (2013) cho rằng các phương pháp luận SXSH chỉ mô tả công việc
cần thực hiện và mục đích chứ không mô tả sâu về cách thực hiện cũng như công cụ,
kỹ thuật áp dụng. Silva và cộng sự đã phân tích 9 phương pháp triển khai SXSH
khác nhau cho thấy chỉ có 1 công cụ được sử dụng đó là sơ đồ quy trình công nghệ.
Tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công SXSH và đạt
được lợi ích cao về kinh tế - xã hội - môi trường. Chính vì lẽ đó, có nhiều các
nghiên cứu nhằm đẩy mạnh SXSH trong công nghiệp và tìm kiếm các giải pháp
SXSH thích hợp và đạt hiệu quả cao hơn. Một số các nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào khảo sát đánh giá quy trình và điều kiện sản xuất để đề xuất giải pháp SXSH
cho một doanh nghiệp hoặc một ngành công nghiệp cụ thể, tiêu biểu như Nguyễn
Thị Truyền (2001), Lê Thanh Hải (2003). Một số các nghiên cứu khác tập trung vào
nghiên cứu thực trạng, các rào cản và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lí môi trường. Có thể kể đến như Ngô Thị Nga và cộng sự (2005), Trần Văn
Nhân và cộng sự (2005).
5
Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam chủ yếu tập
trung vào phân tích các phương pháp SXSH, hiệu quả và rào cản của SXSH trong
công nghiệp. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nói về SXSH trong công nghiệp tại
Hà Nội, vì thế luận văn này sẽ nghiên cứu thực trạng triển khai và các rào cản thực
tế trong quá trình triển khai SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ
sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường áp dụng SXSH trong công nghiệp
trên địa bàn Hà Nội
5.PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng kết hợp phương pháp tổng hợp
thông tin từ các tài liệu có liên quan nhằm củng cố cơ sở lý thuyết và phương pháp
thống kê, so sánh và phân tích số liệu từ các báo cáo, tài liệu đã thu thập được nhằm
đánh giá kết quả triển khai thực tế. Từ đó đưa ra đề xuất các giải pháp nhân rộng
quy mô và nâng cao hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
6.BỐCỤCLUẬNVĂN
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn này
bao gồm 80 trang, được chia thành 3 chương:
 Chương I: Tổng quan về sản suất sạch hơn
 Chương II: Thực trạng triển khai sản suất sạch hơn trong công
nghiệp tại Hà Nội
 Chương III: Giải pháp tăng cường áp dụng sản suất sạch hơn
trong công nghiệp tại Hà Nội
.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1.1.1. Lịch sử sản xuất sạch hơn
Bất cứ một quá trình sản xuất nào cũng không thể đạt được hiệu suất tối đa
100%, điều đó có nghĩa là, trong quá trình sản xuất đã xảy ra hiện tượng thất thoát
nguyên liệu, nhiên liệu,... mất đi vào trong môi trường và không thể chuyển hóa
thành sản phẩm hữu ích.
Tỷ lệ chất thải phát sinh thường rất cao nhưng rất ít ngành công nghiệp nhận
ra điều đó. Chẳng hạn một nhà máy nhiệt điện than hiện đại chỉ đạt hiệu suất trung
khoảng 43%1
, như vậy sử dụng hết 2 đơn vị năng lượng nhiệt thì chỉ có 1 đơn vị
biến thành điện năng còn 1 đơn vị sẽ trở thành nguồn ô nhiễm cho môi trường, dẫn
tới phát thải lớn các chất thải ra môi trường, chi phí xử lý môi trường tốn kém.
Điều này làm nảy sinh hai vấn đề:
 Đối với doanh nghiệp: bị thất thoát nguyên liệu đầu vào, phát sinh chi
phí xử lí chất thải, dẫn đến ảnh hưởng về vấn đề kinh tế
 Đối với xã hội: phải tiếp nhận chất ô nhiễm dẫn đến hậu quả trước mắt
là gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống. Về dài hạn gây ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững.
Trong thực tế, việc tối ưu hóa chi phí cho quá trình sản xuất chỉ tập trung vào
năng suất mà bỏ qua khả năng phát sinh chất thải. Điều đó vô tình dẫn đến sự gia
tăng chất thải và ảnh hưởng đến môi trường.
Khoảng những năm 1950, con người trông chờ vào khả năng tự làm sạch của
thiên nhiên. Giai đoạn các năm 1960, để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm đối với sức
khỏe con người, một số các biện pháp như là nâng chiều cao ống khói, pha loãng
nước thải, đưa chất thải ra ngoài phạm vi sinh sống của con người,... đã được thực
hiện. Vào những năm 1970, con người bắt đầu tiếp cận với các giải pháp xử lí chất
thải như xây dựng các nhà máy xử lí nước thải, chôn lấp chất thải an toàn... Từ năm
1
Tập đoàn điện lực Việt Nam, “Nhiệt điện đốt than: Công nghệ có đảm bảo sản xuất sạch?”,
http://www.evn.com.vn/d6/news/Nhiet-dien-dot-than-Cong-nghe-co-dam-bao-san-xuat-sach-6-12-
19661.aspx.
7
1980 đến nay, con người đã chủ động hơn trong việc tiếp cận phòng ngừa ô nhiễm
và giảm thiểu chất thải ngay tại nơi phát sinh trong quá trình sản xuất.
Hình 1: Lịch sử tiếp cận SXSH
Nguồn: Tài liệu Giới thiệu về SXSH - Bộ Công Thương
Vào năm 1989, UNEP2
khởi xướng “Chương trình SXSH” nhằm phổ biến
khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược SXSH trong công nghiệp,
đặc biệt ở các nước đang phát triển. Hội nghị chuyên đề đầu tiên của UNEP về lĩnh
vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh). Sau đó các hội nghị tiếp theo đã được
tổ chức cứ 2 năm một: tại Paris (Pháp, 1992); Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh,
1996); Phoenix (Hàn Quốc, 1998); Montreal (Canada, 2000), Prague (Cộng hòa Séc,
2002),. . .
Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “Tuyên ngôn
Quốc tế về SXSH” (International Declaration on Cleaner Production) của UNEP.
Năm 1999, Việt Nam đã ký “Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH” khẳng định cam kết
của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.
2
UNEP là cơ quan môi trường của Liên hợp quốc. Trụ sở chính đặt tại Nairobi và có các Văn phòng khu vực
tại tất cả các châu lục. Nhiệm vụ của UNEP là “Cung cấp khả năng lãnh đạo và khuyến khích sự hợp tác
trong việc quan tâm đến môi trường bằng cách truyền cảm hứng, cung cấp thông tin, tạo khả năng để các
quốc gia và giúp mọi người có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của họ mà không làm tổn hại chất lượng
cuộc sống của các thế hệ sau.” (Nguồn: VNCPC chuyển ngữ theo bản quyền của UNEP, Hướng dẫn sử dụng
năng lượng hiệu quả trong các ngành công nghiệp ở Châu Á, 2006)
8
1.1.2. Khái niệm sản suất sạch hơn
Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 1994):
“SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng
hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác
động xấu đến con người và môi trường”
Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu,
nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc
tính của các chất thải vào nước và khí quyển.
Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả
các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai
thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường
vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
SXSH có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong phạm vi của
Luận văn này sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến SXSH trong các
quá trình sản xuất công nghiệp. SXSH trong công nghiệp là việc áp dụng liên tục
chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất nhằm
nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường trong
hoạt động sản xuất công nghiệp. SXSH trong công nghiệp đòi hỏi áp dụng các bí
quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ. Mục tiêu của SXSH trong công nghiệp
là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên - nhiên - vật liệu và năng
lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm
một tỷ lệ nguyên - nhiên - vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được
điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng
như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về SXSH. Như vậy, SXSH không
ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển phải bền vững về mặt
môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ là 1 chiến lược về môi trường
bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế. Trong khi xử lý cuối đường ống luôn tăng
chi phí sản xuất thì SXSH có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thông
qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc phòng ngừa và
9
giảm thiểu rác thải. Do vậy có thể khẳng định rằng SXSH là một chiến lược “một
mũi tên trúng hai đích”.
1.1.3. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp
Nói một cách tổng quát, SXSH nói chung vừa là công cụ quản lý, công cụ
kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các lợi ích nêu ra dưới đây là tiêu biểu cho SXSH trong công nghiệp nói riêng.
1.1.3.1. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp đối với doanh
nghiệp
a. Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng
Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, nhất là với các doanh nghiệp sử
dụng với khối lượng lớn. Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng
cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, chính phủ cũng như các doanh
nghiệp ngày càng chú trọng đến việc tái tạo nước và năng lượng từ chất thải và tái
sử dụng cho quá trình sản xuất.
b. Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn
Các tổ chức tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ
hoại môi trường và đang nghiên cứu các dự thảo - dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá
mà trong đó các khoản vay đều được xem xét đến cả góc độ môi trường. Các kế
hoạch hành động SXSH sẽ đem lại hình ảnh ý thức bảo vệ môi trường có lợi cho
doanh nghiệp tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với
các nguồn hỗ trợ tài chính.
c. Các cơ hội thị trường mới
Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn
đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi
doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhận thức về SXSH trong công nghiệp, doanh
nghiệp sẽ có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản
phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn. Các doanh nghiệp
thực hiện SXSH sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, hoặc các yêu cầu của thị
trường như nhãn sinh thái. Bên cạnh đó, thực hiện đánh giá SXSH sẽ giúp cho việc
thực hiện hệ thống quản lý môi trường dễ dàng hơn.
10
d. Tạo nên hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn
Xã hội đang đi theo quy luật phát triển tất yếu, nghĩa là người tiêu dùng không
chỉ muốn có hàng hóa tốt mà còn phải thân thiện với môi trường. Do đó, các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng không thể đi ra ngoài quy luật này.
SXSH trong công nghiệp phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của
bạn. Không cần phải nhắc lại, một doanh nghiệp với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã
hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
e. Môi trường làm việc tốt hơn
Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an
toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều
kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành SXSH, bạn có thể làm tăng ý thức của
các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy
sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được khả năng cạnh tranh.
f. Tuân thủ luật môi trường tốt hơn
Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải công nghiệp đang trở nên
ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp phải lắp
đặt các hệ thống kiểm soát và xử lý ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. SXSH trong công
nghiệp hỗ trợ cho việc xử lý các dòng chất thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ
các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và ít chi phí hơn. SXSH trong công
nghiệp dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố
thải ra môi trường.
1.1.3.2. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp đối với xã hội
a. Đảm bảo an toàn sức khỏe
Hoạt động sản xuất công nghiệp luôn tiềm ẩn các rủi ro về an toàn sức khỏe,
tai nạn lao động gây nguy hại và tổn thương đến con người. Các rủi ro này liên quan
trực tiếp tới các dòng thải như nhiệt độ cao, bụi, hóa chất, chất thải nguy hại… Ô
nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp còn tiềm ẩn các rủi ro an toàn sức khỏe
cho cộng đồng như nhiễm nguồn nước, đất, không khí; các chất độc hại chứa trong
sản phẩm. Áp dụng SXSH ngoài việc giúp doanh nghiệp giảm chi phí còn tránh
được các rủi ro về tai nạn lao động, nâng cao nhận thức của người lao động về bảo
11
vệ môi trường, cải thiện môi trường làm việc, góp phần bảo vệ sức khỏe của chính
người lao động. Không những vậy, SXSH trong công nghiệp còn gián tiếp cải thiện
điều kiện sống nhờ giảm nước thải thải, chất thải và ô nhiễm không khí xung quanh
khu vực sản xuất.
b. Tăng trưởng kinh tế “xanh”
Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch
hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này. Tăng
trưởng xanh được hiểu theo 3 định nghĩa: Thứ nhất là phát triển kinh tế nhưng sử
dụng công nghệ tốt để hạn chế tác hại đến môi trường. Thứ hai là chiến lược tìm
kiếm sự tối đa hóa sản lượng kinh tế trong khi giảm thiểu gánh nặng sinh thái. Thứ
ba là phát triển kinh tế không đồng nghĩa với việc phải trả giá về môi trường. SXSH
trong công nghiệp là một công cụ hữu hiệu góp phần tăng trưởng kinh tế “xanh”.
SXSH trong công nghiệp góp phần thực hiện các mục tiêu “tăng trưởng xanh” và
phát triển bền vững của quốc gia.
c. Phát triển cộng đồng và khu vực
Trên thực tế, một doanh nghiệp chỉ thực sự tăng trưởng bền vững khi cộng
đồng nơi họ hoạt động phát triển bền vững, một thương hiệu chỉ được tạo dựng khi
khách hàng tin vào lời hứa và được kiểm chứng qua những trải nghiệm thực tế.
SXSH giúp các doanh nghiệp tăng năng suất và năng lực cạnh tranh trên thị trường,
từ đó trực tiếp làm giảm đói nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách tăng
việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương.
d. Khuyến khích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trước đây các các doanh nghiệp thường nhìn nhận vấn đề trách nhiệm xã hội
và bảo vệ môi trường một cách đối phó và bị động. Đối với nhiều doanh nghiệp, chi
phí thực hiện các quy định về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường chỉ được
xem như chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí thực hiện sẽ tăng lên vì các quy
định ngày càng phức tạp, ngày càng nhiều và toàn diện.
Để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng
thương hiệu phát triển bền vững trên thị trường thì yêu cầu về đổi mới công nghệ,
cải thiện môi trường, bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động là một yêu
12
cầu tất yếu. Chính vì vậy nếu SXSH được xem là một phương thức kết hợp trách
nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường ngay trong khâu sản xuất.
1.1.3.3. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp đối với môi trường
a. Phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường
Các biện pháp mệnh lệnh và kiểm soát ô nhiễm truyền thống được các cơ quan
môi trường trên thế giới sử dụng rộng rãi cho đến khi chúng tỏ ra kém hiệu quả và
không thể thực hiện được nữa do sự phức tạp và tốn kém chi phí vì phải có một lực
lượng quản lý mạnh, có năng lực. SXSH là một cách tiếp cận mới, cho phép các
ngành công nghiệp, chính phủ, các nhà nghiên cứu môi trường cùng đề ra các giải
pháp bảo tồn nguồn lực, giảm nguy cơ và phòng ngừa ô nhiễm một cách linh hoạt
và sáng tạo hơn. Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên,
nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc giảm
thải tại nguồn bằng. Bằng những nỗ lực giảm thiểu, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn
chất thải, SXSH hỗ trợ hiệu quả cho việc phòng ngừa ô nhiễm và làm chậm sự suy
thoái môi trường.
b. Bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên
SXSH trong công nghiệp thúc đẩy tiến trình tăng trưởng và phát triển trở nên
hiệu quả hơn về mặt tài nguyên, tăng cường khả năng tự phục hồi và tự cân bằng
của môi trường tự nhiên. SXSH giúp con người hạn chế sự khai thác và phụ thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên bằng việc tuần hoàn, tái sinh và tái sử dụng chất thải.
Các quá trình này đưa đến kết quả bảo tồn môi trường tự nhiên và không triệt phá
nguồn tài nguyên sẵn có.
c. Giảm mức ô nhiễm do hiệu ứng nhà kính
SXSH trong công nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả
các nguồn năng lượng, tài nguyên; sử dụng các nguyên - nhiên - vật liệu thân thiện
với môi trường góp phần làm giảm thiểu chất thải, giảm lượng nguyên - nhiên - vật
liệu độc hại được đưa vào trong quá trình sản xuất. Từ đó tạo ra những cải thiện môi
trường như giảm phát thải ra môi trường các chất thải độc hại gây ảnh hưởng đến hệ
sinh quyển, chậm hóa quá trình suy thoái môi trường, giảm mức ô nhiễm do hiệu
ứng nhà kính, hạn chế các tác hại của biến đổi khí hậu.
13
1.1.4. Đánh giá sản suất sạch hơn trong công nghiệp
Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng
có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực hiện bởi bản thân doanh
nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ. Việc đánh giá SXSH thường tập trung vào trả
lời các câu hỏi:
 Các chất thải và phát thải Ở ĐÂU sinh ra ?
 Các chất thải và phát thải phát sinh do NGUYÊN NHÂN nào?
 Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp
NHƯ THẾ NÀO?
Đánh giá SXSH là một cách tiếp cận có hệ thống việc kiểm tra quá trình sản
xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc chất lượng sản phẩm.
Hình 2: Quy trình đánh giá SXSH
Nguồn: Tài liệu Giới thiệu về SXSH - Bộ Công Thương
Đánh giá SXSH là một quá trình liên tục. Sau khi kết thúc một đánh giá SXSH,
đánh giá tiếp theo cần được tiến hành để cải thiện hiện trạng tốt hơn hoặc bắt đầu
với phạm vi đánh giá mới. Theo Tài liệu Giới thiệu về SXSH - Bộ Công Thương,
quy trình đánh giá SXSH được chia thành 6 bước lớn với các nhiệm vụ như sau:
Bước 1: Khởi động
 Thành lập đội SXSH
 Liệt kê các bước của quy trình sản xuất
14
 Xác định các công đoạn phát sinh nhiều chất thải
Bước 2: Phân tích các bước của quy trình sản xuất
 Sơ đồ quy trình công nghệ
 Cân bằng Nguyên liệu và Năng lượng
 Xác định chi phí cho các dòng thải
 Xác định nguyên nhân tạo chất thải
Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH
 Xây dựng các cơ hội SXSH
 Lựa chọn các cơ hội khả thi
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
 Tính khả thi về mặt kỹ thuật
 Tính khả thi về mặt kinh tế
 Các khía cạnh môi trường
 Lựa chọn giải pháp
Bước 5: Thực hiện
 Chuẩn bị thực hiện
 Giám sát và Đánh giá kết quả
Buớc 6: Duy trì SXSH
 Duy trì tính bền vững của SXSH
 Quay trở lại bước Xác định các công đoạn phát sinh nhiều chất thải
Phân tích dòng nguyên liệu và năng lượng vào và ra của một quy trình là yếu
tố trọng tâm của đánh giá SXSH. Việc đánh giá SXSH phải được thực hiện theo
cách tiếp cận có phương pháp luận và logic giúp nhận diện được các cơ hội SXSH,
giải quyết các vấn đề về chất thải và phát thải ngay tại nguồn và đảm bảo tính liên
tục của các hoạt động SXSH tại nhà máy.
Mặc dù theo định nghĩa thì đánh giá SXSH bao gồm cả các vấn đề về nguyên
liệu và năng lượng, nhưng trong thực tế các vấn đề năng lượng đối với các quy trình
15
ít khi được xem xét một cách chi tiết trừ các vấn đề về bảo ôn, rò rỉ, thu hồi nước
ngưng,… nghĩa là chỉ đối với các tài nguyên hữu hình. Đây là điều đáng tiếc vì
SXSH và nâng cao hiệu quả năng lượng thường có tính bổ trợ cho nhau rất cao và
sự tích hợp giữa hai hoạt động này có thể tạo ra sức mạnh mở rộng phạm vi ứng
dụng và đem lại các kết quả có hiệu quả cao hơn - cả về môi trường và kinh tế.
Do SXSH trong công nghiệp thường được áp dụng đối với những lãng phí tài
nguyên hữu hình (ví dụ nguyên liệu), nên hiện tượng lãng phí ngẫu nhiên sẽ là rất ít.
Nhìn chung, có thể tính toán truy tìm được vật liệu đầu vào cho một công đoạn nào
đó thông qua các sản phẩm đầu ra định tính và định lượng được. Điều này không
phải lúc nào cũng đúng khi xem xét trong đánh giá sử dụng năng lượng. Về căn bản,
năng lượng “vào” phải bằng năng lượng “ra”, nhưng vấn đề gặp phải ở đây là các
dòng năng lượng đầu ra thường khó nhận biết hơn so với dòng vật liệu đầu vào. Vì
thế, việc xác định và đánh giá các dòng năng lượng lãng phí dạng ẩn và sử dụng
thiếu hiệu quả thường gặp nhiều khó khăn. Điều này đặc biệt đúng với các thiết bị
chạy điện như máy bơm, quạt, máy nén khí,… khi năng lượng đầu vào dưới dạng
điện năng có thể dễ dàng đo lường được, nhưng mức độ chuyển đổi hiệu quả sang
đầu ra hữu ích (ví dụ: nước được bơm, khí được nén,…) thì lại không thể định
lượng trực tiếp được.
1.1.5. Giải pháp sản suất sạch hơn trong công nghiệp
1.1.5.1. Quản lý nội vi tốt
Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì
thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm. Các ví dụ của
quản lý nội vi có thể là phát hiện rò rỉ, tránh các rơi vãi; bảo ôn tốt đường ống để
tránh rò rỉ; đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất
nguyên liệu, năng lượng, tài nguyên...
Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH trong công
nghiệp. Quản lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư cao và có thể được thực
hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH nhưng hoàn toàn có khả năng
mang lại những lợi nhuận cao trong việc đầu tư và thường mang lại những kết quả
16
tốt một cách nhanh chóng. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự
quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
1.1.5.2. Thay thế nguyên vật liệu
Các chất nguy hại có thể được đưa vào trong một quá trình mà ở đó các vật
liệu đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Các vật chất nguy hại đó có thể
hiện diện cả trong các vật liệu sơ cấp (vật liệu thô) được sử dụng để sản xuất ra một
sản phẩm và cả trong các vật liệu thứ cấp. Các vật liệu thứ cấp không phải là một
thành phần của sản phẩm nhưng lại được sử dụng trong quá trình sản xuất (ví dụ
như dung môi được sử dụng trong việc làm sạch các thiết bị công nghệ). Những
thay đổi về nguyên vật liệu đầu vào rơi vào hai dạng chủ yếu.
 Thay đổi hẳn nguyên vật liệu có tính độc hại cao bằng những nguyên
vật liệu có tính độc hại thấp hơn hoặc không đôc hại, ví dụ như có thể
sử dụng các tác nhân tẩy rửa có khả năng hòa tan trong nước để thay
thế cho các dung môi độc hại.
 Làm sạch nguyên vật liệu thô trước khi sử dụng để giảm thiểu lượng
chất thải sản sinh ra. Ví dụ như loại bỏ các hạt lạc bị sâu mọt hay bị lép
trước khi chiên trong dầu để hạn chế lượng dầu khét phải thải bỏ,...
1.1.5.3. Bảo toàn năng lượng
Năng lượng tiêu thụ ở các nhà máy sản xuất về cơ bản có thể chia thành hai
loại: điện năng và nhiệt năng. Sự đốt cháy các nhiên liệu mỏ (than, dầu, gas,...)
trong các nguồn nhiệt sơ cấp (nguồn sinh nhiệt) như lò hơi hoặc các lò đốt trực tiếp
cung cấp một nguồn nhiệt chính cho các quá trình sản xuất công nghiệp. Năng
lượng nhiệt có thể được bảo toàn bằng cách quan tâm đến việc ngăn ngừa các thất
thoát nhiệt năng trong quá trình vận chuyển từ nguồn cưng cấp đến nơi tiêu thụ.
Cũng có thể phục hồi và sử dụng nhiệt được sinh ra bởi chính các quá trình
sản xuất. Các nhà máy sản xuất tiêu thụ một khối lượng khổng lồ điện năng cho các
quá trình sản xuất và cho cả các hoạt động sinh hoạt trong nhà máy. Một số biện
pháp mà nó có thể được sử dụng để tiết kiệm năng lượng (nhiệt năng và điện năng)
trong quá trình vận chuyển và sử dụng như sau: cải thiện hoặc tăng cường cách ly
giữa các dòng nóng và dòng lạnh; tiến hành bảo trì định kỳ nhằm giảm sự thất thoát;
17
cải thiện việc tra dầu bôi trơn cho các thiết bị có gắn motor; đặt chế độ giờ và nhiệt
nhằm kiểm soát tốt hơn nhiệt và độ mát;...
1.1.5.4. Tối ưu hóa quá trình sản xuất
Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên
liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt
độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng
gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao
nhất, có năng suất tốt nhất. Ví dụ cho giải pháp này là tối ưu hóa tốc độ băng
chuyền và hiệu chỉnh nhiệt độ thích hợp của máy màng co; tối ưu hóa quá trình đốt
nồi hơi...
Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm
của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
1.1.5.5. Cải tiến thiết bị và tự động hóa
Những cải tiến về trang thiết bị có thể giảm sự phát sinh các chất ô nhiễm
bằng việc giảm sử dụng các trang thiết bị không hiệu quả. Trang thiết bị được cải
tiến trong khi quá trình vẫn giữ nguyên không thay đổi. Ví dụ như lắp đặt máy ly
tâm để tận dụng bia cặn; lắp đặt các thiết bị cảm biến (sensor) để tiết kiệm nước,
năng lượng và nguyên - nhiên - vật liệu.
Một hệ thống cài đặt tự động nhằm giám sát và điều chỉnh các thông số vận
hành quá trình sẽ cho phép đạt được các chế độ vận hành hiệu quả nhất. Hệ thống
này có thể được cài đặt ở chế độ đơn giản hoặc phức tạp. Tự động hóa có thể giảm
thiểu các sai sót của nhân viên và như vậy sẽ giảm thiểu các khả năng làm tràn và
thất thóat nguyên vật liệu. Ngoài ra, việc tự động hóa được cải thiện nói chung có
thể làm tăng năng suất (và giảm bớt chất thải hoặc sản phẩm) bằng cách duy trì các
độ lệch nhỏ nhất so với các chế độ tối ưu đã được cài đặt.
1.1.5.6. Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ
Các chất thải sinh ra từ một quá trình sản xuất trong nhiều trường hợp có thể
được tận dụng để tái sử dụng trong quy trình gốc hoặc được xử lý loại bỏ các tạp
chất để sử dụng cho một mục đích khác. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử
dụng lại nước từ các nước giặt cuối của quá trình này cho các bước giặt đầu của quá
18
trình khác. Một ví dụ khác là các dung môi hữu cơ đã được sử dụng trong quá trình
làm sạch các chi tiết và các quá trình sản xuất dược phẩm thường được thu gom lại,
chưng cất và tái sử dụng trong quá trình gốc.
1.1.5.7. Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích
Tận dụng chất thải để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các
cơ sở sản xuất khác. Chẳng hạn như lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng
làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm; sản xuất cồn từ rỉ
đường phế thải của nhà máy đường; hay bùn thải sau quá trình xử lí nước thải được
nung thành tro và tái chế làm vật liệu xây dựng.
1.1.5.8. Thiết kế sản phẩm mới
Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu
cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại. Chẳng hạn nếu có thể thay một cái nắp đậy
kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất
định thì đã tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn
thiện nắp đậy đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ
nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng.
1.1.5.9. Thay đổi công nghệ
Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ
tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Nhìn chung, những thay đổi
về công nghệ liên quan đến những khoản đầu tư về vốn và nhân lực hơn là những
thay đổi về quy trình sản xuất, do đó những kết quả đạt được thường phải mất thời
gian lâu hơn. Điều này dẫn đến các giải pháp về công nghệ được ít được ưu tiên.
Mặc dù một số công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm có thể chỉ được áp dụng đối với
các quá trình đặc thù nào đó, nhưng nhìn chung các kiểu thay đổi công nghệ có thể
áp dụng trong kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là:
 Những cải tiến về quy trình sản xuất
 Điều chỉnh các thông số vận hành quá trình
 Những cải tiến về máy móc, thiết bị
 Những cải tiến về tự động hóa
19
Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác, do đó
cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện
chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản suất sạch hơn trong công nghiệp
1.1.6.1. Nhận thức của doanh nghiệp
Quản lý doanh nghiệp và các cấp ra quyết định khác còn nhiều hạn chế trong
nhận thức về nguyên lý SXSH và những lợi thế của nó so với các chiến lược đơn
thuần kiểm soát ô nhiễm. Tại các nhà máy lớn, đôi khi giám đốc sản xuất hoặc kĩ sư
trưởng nhận thức được tiềm năng giá trị của SXSH, nhưng họ không thể thuyết
phục cấp quản lý cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung nhận thức và kiến thức của các
doanh nghiệp còn yếu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thay đổi nhận thức
của doanh nghiệp là một con đường đầy khó khăn, cần bắt đầu bằng cách giúp họ
hiểu tại sao tầm quan trọng và lợi ích của SXSH đối với doanh nghiệp và quốc gia.
1.1.6.2. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo
SXSH trong công nghiệp là một khái niệm còn khá mới mẻ ở nhiều quốc gia.
Quá trình triển khai SXSH gặp phải không ít khó khăn do tình trạng không đủ
nguồn nhân lực có hiểu biết về SXSH trong công nghiệp để đánh giá, áp dụng, xúc
tiến, tuyên truyền thông tin về công nghệ thực tiễn về SXSH. Ở một số quốc gia, có
rất ít giảng viên chuyên ngành về SXSH, các doanh nghiệp khó có thể tuyển được
cán bộ đã qua đào tạo về SXSH, và khả năng của các tổ chức tư vấn SXSH trong
việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cũng còn rất hạn chế.
1.1.6.3. Mạng lưới thông tin
Chưa có đủ một mạng lưới thông tin tốt để tuyên truyền về các công nghệ sinh
học và sự ứng dụng, về khuynh hướng công nghệ, thị trường sản phẩm, và các nhà
cung cấp hay bán công nghệ. Nhiều ấn phẩm và trang Web có đưa ra những công
trình nghiên cứu hữu ích và thông tin kỹ thuật về công nghệ sinh học. Tuy nhiên
hầu hết các thông tin này được soạn thảo bởi các dự án, và khi dự án kết thúc, các
trang Web không được cập nhật. Thông tin mới nhất thường được các nhà cung cấp
thiết bị đưa ra, nhưng đôi khi họ lại đưa một cách thiên vị và có lợi cho bản thân
nhằm mục đích bán công nghệ hoặc thiết bị.
20
1.1.6.4. Giá cả các nguồn tài nguyên
Các nguồn tài nguyên cơ bản như nước, gỗ và khoáng sản vẫn được coi là
không hoặc gần như không phải trả tiền. Thậm chí ở những nơi phải chi phí đáng kể
cho việc khai thác, như trường hợp khoáng sản và sản phẩm khoáng, thì sự cho
phép khai thác đã làm cho chi phí khai thác chỉ là phần nhỏ của toàn bộ chi phí đầu
vào cho sản xuất. Do đó, trong chi phí thị trường hầu như coi nguồn tài nguyên
thiên nhiên nguyên khai là không mất tiền, và chủ yếu chỉ phản ánh quá trình gia
tăng trị giá. Cũng tương tự đối với vấn đề sử dụng nước, nhìn chung nước được coi
là một loại hàng hoá tự do tại nguồn của nó. Do đó, các chi phí thị trường mà nhà
sản xuất chọn trong các loại đầu vào hầu như chỉ phản ánh chi phí xử lý và phân
phối, có lẽ chỉ tính một chút chi phí cho những khó khăn tìm kiếm nguồn tài nguyên,
và hầu như không một chút nào cho các tác động đến môi trường hoặc kho dự trữ
nguồn tài nguyên thiên nhiên do khai thác và xử lý gây ra.
1.1.6.5. Chính sách giám sát và thực thi các quy định môi trường
Nhiều nước đang phát triển còn yếu trong việc tuân thủ và thực thi các quy
định môi trường. Sự yếu kém này một phần là do thiếu nguồn nhân lực, nhưng một
lý do quan trọng là chính phủ có thái độ miễn cưỡng không muốn đối đầu với các
doanh nghiệp có thế lực hoặc không muốn tỏ ra là có thái độ cản trở về kinh tế và
đầu tư vốn nước ngoài vào trong nước. SXSH là sự thay đổi hành vi một cách tự
nguyện của các doanh nghiệp, kết quả của việc kết hợp các động lực thị trường và
các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích trực tiếp. Do đó SXSH trong
công nghiệp là một giải pháp lựa chọn ít mang tính chính trị và là một giải pháp ít
tốn kém chi phí nhằm tuân thủ các quy định về môi trường vì các quy định chuẩn
này đang ngày càng trở nên chặt chẽ hơn.
Nhiều tiêu chuẩn và quy định môi trường hiện tại đang khuyến khích giải pháp
cuối đường ống hơn là SXSH. Hầu hết các quy định được phát triển với giả thiết
rằng chất thải công nghiệp đương nhiên phải có và phải được xử lý, tiêu huỷ. Do đó
đôi khi bản chất của các quy định này là ra lệnh, yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng
cụ thể ví dụ phải có nhà máy xử lý chất thải và thậm chí một công nghệ xử lý đặc
biệt. Các biện pháp tài chính như tăng khấu hao chi phí nhà máy xử lý thậm chí lại
21
làm cho giải pháp cuối đường ống mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Các quy định cũng
thường bó hẹp cho một môi trường cụ thể hơn là tính đến tổng tác động từ một hoạt
động. Chúng ngẫu nhiên công nhận sự hoán đảo giữa các môi trường để đạt từng tác
động là thấp nhất. Kết quả là doanh nghiệp đã bỏ qua sự cần thiết sử dụng các
nguyên lý SXSH để tìm các giải pháp chi có phí thấp nhất để đạt giới hạn theo quy
định và vượt giới hạn cho phép.
1.1.6.6. Thể chế chính trị và chính sách thuế
Hiện tượng này tồn tại vì những lý do đôi khi là chính trị, hiếm khi là lý do kỹ
thuật, và thường là lý do thể chế và tài chính. Nhiều nhà hoạch định chính sách và
ra quyết định không quen các chiến lược phòng ngừa, điều này thấy rõ trong nhiều
trường hợp họ chỉ phản ứng, giải quyết khủng hoảng, và tìm giải pháp khi vấn đề đã
trở nên nguy cấp và rõ ràng. Trong tình hình không ổn định chính trị, họ có thể dàn
xếp, hướng vào những hành động để có kết quả trước mắt. Kết quả là các quyết
định sẽ thiên về giải pháp xử lí ô nhiễm cuối đường ống. Và do vậy, các quyết định
nay cũng không hỗ trợ việc lập các kế hoạch chiến lược và chiến lược dài hạn cần
thiết nhằm đạt được SXSH.
Những cơ quan và cá nhân thật sự quan tâm đến vấn đề giảm ô nhiễm công
nghiệp cảm thấy e ngại khi đề xuất các công cụ thị trường phức tạp hơn như giấy
phép kinh doanh do sự phức tạp trong vấn đề thủ tục hành chính. Các công cụ ít
phức tạp hơn như phí khí thải, thường được đặt ra chỉ để đạt mức quy định và
không khuyến khích việc liên tục cải thiện - điều cốt lõi của tiếp cận SXSH. Các
biện pháp khuyến khích như bãi bỏ thuế và quan thuế nhằm xúc tiến SXSH thường
bị các cơ quan tài chính phản đối. Họ không muốn từ bỏ bất kỳ một khoản thu nào,
trong khi các cơ quan quản lý các biện pháp này lại thiếu nguồn lực để đánh giá sự
hợp lý của các dự án.
1.1.6.7. Nguồn tài chính và khả năng đầu tư
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khó tiếp cận với nguồn tài chính, mặc dù
nguồn tài chính tại các nước phát triển công nghiệp không phải là thiếu. Các doanh
nghiệp này thiếu các dự án vay vốn khả thi để được ngân hàng chấp nhận, và các tổ
chức tài chính cũng không muốn chịu những rủi ro lớn thường xảy ra với các doanh
22
nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt những vấn đề họ không hiểu rõ như SXSH. Do đó, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được giúp đỡ lập dự án vay vốn, trong khi đó các
ngân hàng cần được đào tạo và trải nghiệm để hiểu rõ về SXSH và làm sao giảm
thiểu các rủi ro khi cho vay, thậm chí là khi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay.
1.2. SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
1.2.1. Mối liên hệ giữa sản suất sạch hơn trong công nghiệp và phát triển
bền vững
Vấn đề phát triển bền vững có tới hơn 70 định nghĩa, trong đó các định nghĩa
căn bản đều xuất phát từ Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới cũng được gọi
là Ủy Ban Brundtand (Elliott, 1994). Định nghĩa đó như sau:
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai”
Phát triển bền vững nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục và lâu
dài mà không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác,
nhất là thiên nhiên và chất lượng cuộc sống. Phát triển bền vững về mặt xã hội có
nghĩa là đảm bảo con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh.
Phát triển bền vững về mặt môi trường đòi hỏi khả năng bảo đảm khả năng hồi phục
của hệ sinh thái, việc sử dụng tài nguyên không tái tạo phải tùy thuộc vào khả năng
tìm ra được các nguyên - nhiên - vật liệu thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải
thấp hơn khả năng phục hồi và tái tạo tự nhiên của môi trường. Kinh tế chỉ là một
bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng sinh thái.
Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển
mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt, không tái tạo được là một
phát triển không bền vững. Trong khi đó, SXSH trong công nghiệp có thể giảm
thiểu hay loại bỏ nhu cầu cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường. Hiện nay,
SXSH đặc biệt quan trọng đối với các nước đang trên con đường chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. SXSH tạo ra cơ hội “bước nhảy vọt” vượt qua các công nghệ cũ được
sử dụng lâu nay mà vẫn còn tốn nhiều chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm do các
công nghệ này gây ra.
23
SXSH trong công nghiệp không chỉ là một chương trình nhằm đổi mới công
nghệ thiết bị, cắt giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện môi trường mà còn là
công cụ quản lí để doanh nghiệp kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn, sử dụng hiệu
quả nguyên vật liệu và năng lượng, ngăn ngừa và giảm ô nhiễm ngay từ đầu nguồn.
Các doanh nghiệp áp dụng SXSH đã giảm thiểu được các tổn thất nguyên - nhiên -
vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định hơn,
tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh trên thị trường cao hơn. Kinh
nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng SXSH trong công nghiệp giúp hài hòa lợi ích kinh tế -
môi trường - xã hội. Như vậy có thể nói rằng SXSH trong công nghiệp là một trong
những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho sự phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, SXSH trong công nghiệp áp dụng được cho mọi quy mô từ
doanh nghiệp gia đình cho tới tập đoàn đa quốc gia. SXSH trong công nghiệp
không đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền. Chỉ cần thực hiện các biện pháp quản lý nội vi
(chi phí thấp) đã có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể các chi phí. Thực hiện
SXSH trong công nghiệp không khó, chỉ cần doanh nghiệp có cam kết, quyết tâm
và sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi người trong doanh nghiệp; thực
hiện đúng trình tự/phương pháp; duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục các giải
pháp SXSH.
1.2.2. Sản suất sạch hơn trong công nghiệp hướng tới sản xuất và tiêu
dùng bền vững trên thế giới
Cho đến nay, tính phổ cập trong phát triển kinh tế, đặc biệt ở những nước đang
phát triển còn theo phương thức sản xuất và tiêu dùng chưa bền vững. Quá trình
toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, được thúc đẩy bởi tiến bộ công nghệ đã làm
thay đổi nhanh chóng diện mạo thế giới cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tổ
chức Liên Hợp Quốc khẳng định “Tiêu dùng bền vững là việc sử dụng hàng hóa và
dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong
khi sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải
và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ mai sau” (UN, 1995).
24
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg năm
2002 đã kêu gọi khuyến khích và phát triển một Khung hành động 10 năm của
Chương trình Sản xuất và Tiêu thụ bền vững nhằm hỗ trợ các sáng kiến khu vực và
quốc gia. Tiếp theo đó, Hội nghị quốc tế đầu tiên bàn về Sản xuất và Tiêu thụ bền
vững họp tại Marrakech, Morocco vào tháng 6 năm 2003 đã xác định tiến trình phải
được hỗ trợ bởi các nhóm công tác phi chính thức hoặc các hội nghị bàn tròn về sản
xuất và tiêu thụ bền vững với sự tham gia của các chuyên gia từ cả các nước đã và
đang phát triển. Trong bối cảnh hội nhập, nhân loại ngày càng quan tâm hơn về biến
đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, giảm sút đa dạng sinh học và những vấn đề xã hội
liên quan đến đói nghèo, sức khỏe con người, điều kiện làm việc, an toàn và bất
bình đẳng xã hội. Mối quan tâm này đã thúc đẩy mạnh mẽ cách tiếp cận phát triển
bền vững và tiêu chí phát triển sản phẩm bền vững đã trở thành một trong những
công cụ đánh giá hữu hiệu.
Sản phẩm bền vững được định nghĩa theo nhiều cách, song về bản chất đó là
những vật dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản và đem lại chất lượng cuộc sống tốt
hơn trong khi vẫn duy trì được tiện ích của nền tảng sản xuất. Từ nhu cầu tối ưu hóa
sử dụng nguồn lực trong chuỗi cung ứng và giá trị sản phẩm toàn cầu, thiết kế
hướng tới phát triển bền vững có phạm vi ngày càng mở rộng. Do những quy định
nghiêm ngặt về loại bỏ sản phẩm sau sử dụng, các nhà kinh doanh buộc phải tìm
cách sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả đồng thời với việc quan tâm giảm thiểu
tác động môi trường. Thông qua SXSH trong công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã
tạo sự bứt phá, đạt trình độ cao hơn so với phương thức sản xuất dựa vào tài nguyên
thiên nhiên và lao động rẻ dễ gây tổn thương, ô nhiễm môi trường trong bước đầu
công nghiệp hóa diễn ra ở nhiều nước đang phát triển.
Sử dụng tài nguyên hiệu quả và SXSH là quá trình liên quan đến việc áp dụng
và thực hành quản lý môi trường mang tính phòng ngừa đối với sản phẩm, quy trình
và dịch vụ công nghiệp với mục đích hướng tới cả 3 bình diện nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên, tăng cường quản lý môi trường và xúc tiến phát triển con người.
UNEP xác định, SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về
môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
25
suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Quá trình SXSH
trong công nghiệp bao gồm: bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các
nguyên - nhiên - vật liệu độc hại; giảm cả về lượng và tính độc hại của mọi chất thải
tại nguồn; giảm những ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm (từ
thiết kế đến thải bỏ); giảm thiểu rủi ro tác động đến con người và hỗ trợ phát triển
bền vững cộng đồng. Giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần thay đổi thiết bị, mà
còn là những thay đổi về vận hành và quản lý.
1.2.3. Triển vọng sản suất sạch hơn trong công nghiệp tại Việt Nam
Sau chủ trương đổi mới, bắt từ thập niên 1990, kinh tế Việt Nam đã phát triển
mạnh trong trào lưu hội nhập toàn cầu. Phát triển kinh tế nhanh cùng với quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa và khai thác tài nguyên gia tăng đã gây nhiều hệ lụy
cho môi trường. Trong khi trồng trọt mở rộng đi cùng phá rừng, làm thoái hóa đất
đai; quá trình công nghiệp hóa lại là nguyên nhân dẫn đến gia tăng ô nhiễm không
khí và nguồn nước. Mặt khác, phát triển nhanh các trung tâm đô thị khiến nguồn
nước ngầm bị cạn kiệt, phát sinh nhiều chất thải mà việc quản lý, xử lý còn gặp
nhiều nan giải.
Nhằm hỗ trợ kịp thời kiến thức và kinh nghiệm về phòng ngừa ô nhiễm môi
trường trong công nghiệp hóa theo hướng phát triển bền vững, năm 1998 tổ chức
Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã giúp Việt Nam thành lập
Trung tâm SXSH3
(VNCPC). Với mục tiêu phổ biến rộng rãi khái niệm SXSH và
xây dựng một tổ chức đầy đủ tư cách pháp nhân, có khả năng xúc tác nâng cao năng
lực; tạo thuận lợi để vận dụng SXSH trong các ngành công nghiệp, đồng thời làm
đầu mối trong mạng lưới các Trung tâm quốc gia SXSH trên thế giới; UNIDO,
UNEP và nhiều tổ chức toàn cầu đã hỗ trợ cho VNCPC thực hiện một số dự án
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp, hội nhập vào mạng lưới cung ứng
và xúc tiến các phương thức sản xuất bền vững.
3
Năm 1998, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) được thành lập theo khuôn khổ dự án
US/VIE/96/063 do Chính phủ Thụy Sĩ ttài trợ. Dự án này do Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNIDO)
điều hành và Trường Đại học Bách Khoa thực hiện. Mục tiêu hoạt động cốt yếu của VNCPC lúc đó là phổ
biến rộng rãi khái niệm SXSH và xúc tiến việc áp dụng tiếp cận chủ động phòng ngừa ô nhiễm này vào các
doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam. (Nguồn: VNCPC, http://vncpc.org/gioi-thieu/lich-su-phat-trien/ )
26
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, người tiêu dùng, nhà cung cấp, các cơ quan
chính phủ và thị trường đang ngày càng quan tâm đến khía cạnh môi trường của quá
trình sản xuất vả trách nhiệm của các doanh nghiệp về vẩn để nảy. Nếu các doanh
nghiệp bỏ qua xu thế này, từ chối các cơ hội cải thiện hoạt động môi trường của họ
thì có thể nhận thấy rằng họ đang bị bỏ lại phía sau trong thị trường cạnh tranh toàn
cầu đang ngày càng gay gắt. Tầm quan trọng của SXSH trong công nghiệp đối với
cạnh tranh đã được trên 83% doanh nghiệp khảo sát đánh giá từ quan trọng đến đặc
biệt quan trọng, không có đơn vị nào coi là không quan trọng. Theo báo cáo của
UNIDO4
, SXSH do VNCPC đề xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tiết kiệm
được 7% lượng điện, 9% lượng than, 7% lượng nhiên liệu, 7% lượng dầu diesel, 20%
lượng khí hóa lỏng, 18% lượng nước, và 25% lượng hóa chất tiêu thụ và giúp tăng
mạnh lợi nhuận ròng, trung bình một doanh nghiệp tiết kiệm được 75.000 USD/năm.
Điều đó có nghĩa là những doanh nghiệp đã chi trả xấp xỉ 110.000 USD để thực
hiện các phương án SXSH có khả năng thu hồi đầu tư này của mình chỉ trong vòng
một năm rưỡi (không tính chi phí vốn). Việc kết hợp khuyến nghị chính sách trong
xây dựng mạng lưới và mở rộng các dự án trình diễn cho thấy, đây là một chiến
lược đúng đắn để có được thành công đưa SXSH trong công nghiệp vào các chương
trình nghị sự của giới doanh nghiệp và lãnh đạo nhà nước; góp phần quan trọng giải
quyết ô nhiễm môi trường công nghiệp. Tổn thương môi trường đã được lãnh đạo
nhà nước thừa nhận; Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và công cụ pháp lý
hướng tới mục tiêu sản xuất và tiêu thụ bền vững. Chiến lược Quốc gia về tăng
trưởng xanh đã nhấn mạnh đến tái cấu trúc nền kinh tế và thay đổi thể chế nhằm sử
dụng tài nguyên hiệu quả; kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu thụ bền
vững đang được khẩn trương chuẩn bị để sớm ban hành.
Từ những nỗ lực đáng ghi nhận trong thúc đẩy hoạt động SXSH trong công
nghiệp, cam kết của Chính phủ thông qua chiến lược SXSH trong công nghiệp đã
được phê duyệt trong năm 2009. Trong quá trình triển khai chiến lược SXSH trong
công nghiệp, đã có trên 50 tỉnh/ thành phố tham gia thực hiện. Ở cấp TW, nhà nước
đã ban hành khung chiến lược, những hướng dẫn chung, hướng dẫn SXSH cho
4 UNIDO, Hướng tới tăng trưởng xanh từ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam, 2012
27
doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng dẫn lồng ghép SXSH với hệ thống ISO 14.001
trong quản lý, hướng dẫn xây dựng đơn vị SXSH cấp tỉnh đồng thời với 18 bộ tài
liệu hướng dẫn SXSH cho các ngành công nghiệp. Ngoài văn phòng giúp việc Ban
điều hành chiến lược SXSH trong công nghiệp thuộc bộ Công Thương, đến năm
2015, ở nhiều địa phương đã thành lập tổ chức SXSH; các kế hoạch hành động đã
được xây dựng ở các tỉnh mục tiêu và trên 40 tỉnh/ thành phố khác đã khởi động các
hoạt động thúc đẩy SXSH, mạng lưới SXSH đã mở rộng đáng kể so với trước khi
ban hành chiến lược SXSH.
1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI
Năm 1989, UNEP đã đưa ra sáng kiến về SXSH trong công nghiệp. Năm 1994
có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đến
nay, SXSH trong công nghiệp được triển khai thành công ở các nhiều nước và mang
lại hiệu quả cao cả về kinh tế lẫn môi trường.
Ở Newzealand các doanh nghiệp đã tiết kiệm được từ 50 - 100% chi phí hàng
năm nhờ giảm thiểu chất thải và thậm chí một số nơi tái sử dụng chất thải còn thu
được lợi nhuận. Thời gian thu hồi vốn trong một số trường hợp chỉ vài ngày hoặc
vài tuần.
Các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập cũng đang bắt đầu
quan tâm nghiêm chỉnh tới SXSH trong công nghiệp. Ở Lithuania, vào những năm
1950 chỉ có 4% các doanh nghiệp triển khai SXSH, con số này đã tăng lên 35% vào
những năm 1990. Ở Cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH cho
thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả
10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000 m3/năm. Lợi ích kinh tế
ước tính khoảng 2,4 tỷ USD/năm.
Ngày nay, SXSH trong công nghiệp đã được áp dụng thành công ở cả các
nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Tanzania,... và đang được các nước
công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công
nghiệp.
28
Một nhà máy xi măng ở In-đô-nê-xi-a bằng việc áp dụng SXSH trong công
nghiệp đã tiết kiệm một khoản 35.000 USD/năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư
không đến một năm.
Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại 51 doanh nghiệp trong 11 ngành
công nghiệp đã cho thấy sản xuất sạch đã giảm được ô nhiễm 15 - 31% và có hiệu
quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống.
Ở Ấn Độ, công ty liên doanh Hero Honda Motor với công ty Tehri Pulp and
Perper limited, sau khi áp dụng SXSH đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26%
năng lượng tiêu thụ, giảm 10% lượng hơi tiêu thụ... với tổng số tiền tiết kiệm lên
đến hơn 500.000 USD.
Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến SXSH là rất cao đối với nhiều
doanh nghiệp công nghiệp ở châu Á. Đơn cử, theo tài liệu hướng dẫn SXSH của Bộ
Công Thương, trong ngành sản xuất bột giấy có thể tiết kiệm lên tới 35 USD/tấn
giấy. Bên cạnh đó, chi phí xử lý nước thải trong nhiều nhà máy có thể giảm đi 10 -
16,5 USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thể giảm khoảng 50 - 100
KWh/tấn giấy ở các nhà máy qui mô nhỏ thông qua việc nâng cao hiệu suất, giảm
thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế. Không chỉ ngành giấy mà các ngành hóa chất, chế
biến thực phẩm, dệt nhuộm, dược phẩm, xi măng... cũng đạt được các kết quả tương
tự. Đương nhiên, các tiềm năng này thay đổi tùy theo hiện trạng và qui mô sản xuất
của từng nhà máy.
Như vậy, các kết quả áp dụng SXSH trong công nghiệp ở các nước phát triển
như Mỹ, Hà Lan, Canada,... cũng như ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung
Quốc, In-đô-nê-xi-a... đều cho thấy tính ưu việt của SXSH trong công nghiệp: vừa
mang lại hiệu quả về môi trường vừa mang lại lợi ích về kinh tế.
Bảng 1 thống kê một số ví dụ cụ thể về hiệu quả kinh tế của SXSH trong công
nghiệp tại một số doanh nghiệp điển hình ở các nước theo báo cáo SXSH của
UNEP (1995).
29
Bảng 1: Một số kết quả áp dụng SXSH ở các nước
Nước Ngành Doanh nghiệp
Tiết kiệm
(USD)
Đầu tư
(USD)
Thời gian
hoàn vốn
Áo Da Hirsch GmbH 450.000 700.000 1,6 năm
Chi-lê Dệt nhuộm
Hilados y Tejidos
Garib S.A
7.000 10.950 2 năm
Trung
Quốc
Đồ uống có
cồn
Yantai Second
Distillery
670.000 625.000 4,4 năm
Ấn Độ Giấy
Mls Ashoka Pulp
and Paper Mills
118.000 25.000 3 tháng
Ấn Độ Ô-xít chì
Sagar Surgicals
Private
34.600 10.000 3 tháng
Phần
Lan
Gia công ống
thép
Ferrum steelworks 3.500.000 6.200.000 1,75 năm
Thụy
Điển
Mạ điện
Landskrona
Galvanoverk
80.300 421.700 5,5 năm
Tanzania
Gia công kim
loại
Galco 700 1.547 2 năm
Tunisia Ắc-quy
La
SocieteTunisienne
de I’Accumulateur
NOURf battery
1.276.712 401.500 1 năm
Mỹ
Mạ và gia
công kim loại
Robbins 117.000 240.000 2 năm
Nguồn: Cleaner Production Worldwide (UNEP, 1995)
30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG
CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Bối cảnh ra đời
Từ giữa những năm 80, Chính phủ Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh công cuộc
“công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, đem lại những chuyển biến quan trọng cho nền
kinh tế và hệ thống xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp
và đô thị hóa đang có khuynh hướng tác động xấu đến môi trường. Nước thải, khí
thải và chất thải rắn đã đang làm ô nhiễm thành phố và các khu vực tập trung công
nghiệp. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã giúp chúng ta rút ra được
những bài học bổ ích, đó là các hoạt động bảo vệ môi trường cần được xem xét
ngay ở giai đoạn đầu tiên của sự hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
cấp Trung ương. Vì vậy cần sớm có các giải pháp nghiêm túc để bảo vệ môi trường,
trong đó bao gồm cả việc ban hành các chính sách về thuế, tín dụng và đặc biệt là
sự tăng cường và khuyến khích áp dụng SXSH trong công nghiệp.
Ngày 25 tháng 06 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 36-CT/TW về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước. Chỉ thị đã được xây dựng trên các nguyên tắc của Chương trình nghị sự
21 áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó phòng ngừa và ngăn chặn ô
nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo trong quản lý môi trường công nghiệp.
Khái niệm SXSH đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công nghiệp
đầu tiên ở nước ta từ năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ là “SXSH trong
công nghiệp giấy” (1995 - 1997) và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt” ở
Hà Nội (1995 - 1996) do UNEP/NIEM tại Bangkok (Thái Lan) và CIDA-IDRC
(Canada) tài trợ. Hai dự án này mới dừng ở mức giới thiệu khái niệm và xác định
tiềm năng giảm thiểu chất thải của SXSH trong công nghiệp. Tiếp đó, các khái niệm
“Phòng ngừa ô nhiễm”, “Hiệu suất sinh thái”, “Sản xuất không phế thải” và “Năng
suất xanh” cũng được giới thiệu vào nước ta. Mặc dù dưới các tên gọi khác nhau,
31
song bản chất của các khái niệm trên hoàn toàn tương tự nhau với mục đích: “Nâng
cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng và chủ động ngăn chặn sự tạo thành
chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng, giảm thiểu chất ô nhiễm đi vào môi
trường”.
Vào ngày 22 tháng 09 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi
Trường (trước đây) Chu Tuấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, khẳng định
cam kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.
Khái niệm về SXSH đã được biết đến rộng rãi hơn từ những năm đầu thập
niên 2000, sau đó từng bước được triển khai và nhân rộng với sự giúp đỡ của
UNIDO, đến năm 2009 việc triển khai biện pháp SXSH trong công nghiệp đã chính
thức trở thành một chính sách khuyến khích thực sự ở Việt Nam sau Quyết định
1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07 tháng 09 năm 2009 về
“Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”.
2.1.2. Tuyên ngôn quốc tế về sản suất sạch hơn 5
VNCPC đã hỗ trợ Cục Môi trường, thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường trong việc phổ biến và đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH ngày 22 tháng
09 năm 1999. Thay mặt chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường Chu Tuấn Nhạ đã ký vào tuyên ngôn này.
Chúng tôi nhận thức được rằng đạt được sự phát triển bền vững là trách
nhiệm chung của cộng đồng. Hành động để bảo vệ môi trường toàn cầu phải bao
gồm việc áp dụng hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững đã được cải thiện.
Chúng tôi tin tưởng rằng SXSH và các chiến lược phòng ngừa như Hiệu suất
Sinh thái, Năng suất Xanh và Phòng ngừa Ô nhiễm là những lựa chọn được ưu tiên.
Các chiến lược này đòi hỏi sự phát triển, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp phù hợp.
Chúng tôi hiểu rằng SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa
tổng hợp đối với các quá trình, các sản phẩm và dịch vụ vì lợi ích kinh tế, xã hội,
sức khoẻ, an toàn và môi trường.
5 SXSH tại Việt Nam - Bộ Công Thương, “Tuyên ngôn quốc tế về SXSH”, http://sxsh.vn/vi-
VN/Home/tongquansanxuatsachhon-14/2011/Tuyen-ngon-quoc-te-ve-san-xuat-sach-hon-894.aspx.
32
2.1.3. Mục tiêu và chiến lược thực hiện sản suất sạch hơn trong công
nghiệp đến năm 2020 tại Việt Nam
Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 09 năm 2009 với mục
tiêu “SXSH được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên - nhiên - vật liệu; giảm thiểu
phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi
trường, sức khoẻ con người và bảo đảm phát triển bền vững” trên quan điểm “Nhà
nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng SXSH trên cơ sở tự nguyện và phát
huy nội lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu môi
trường và lợi ích kinh tế”. Nhằm cụ thể hóa mục tiêu, Chiến lược đã đưa ra một số
chỉ tiêu chính và chia thành 2 giai đoạn thực hiện như được mô tả trong bảng 2.
Bảng 2: Chỉ tiêu của Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020
Nội dung mục tiêu
Chỉ tiêu đến
năm 2015
Chỉ tiêu đến
năm 2020
Tỷ lệ cơ sở sản xuất nhận thức được
lợi ích của SXSH
50 90
Tỷ lệ cơ sở sản xuất áp dụng SXSH 25 50
Tỷ lệ tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu
đối với các cơ sở áp dụng
5-8 8-13
Tỷ lệ Sở Công Thương có cán bộ đủ
năng lực hướng dẫn SXSH
70 90
Nguồn: Bộ Công Thương - Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược SXSH
trong công nghiệp đến năm 2020 (2009 - 2015)
Văn bản Chiến lược cũng đưa ra các giải pháp thực hiện như truyền thông,
nâng cao nhận thức; tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách; hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo
nguồn lực và hợp tác quốc tế; đầu tư và tài chính nhằm thực hiện 4 nhiệm vụ của
Chiến lược bao gồm: (1) tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về SXSH trong
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI

More Related Content

Similar to THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI

Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
huyendv
 

Similar to THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI (20)

Luận văn: Thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời, HAY
Luận văn: Thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời, HAYLuận văn: Thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời, HAY
Luận văn: Thiết kế robot làm sạch tấm pin mặt trời, HAY
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đãi Ngộ Nhân Sự Tại Công Ty Du Lịch Huế.docx
Hoàn Thiện Công Tác Đãi Ngộ Nhân Sự Tại Công Ty Du Lịch Huế.docxHoàn Thiện Công Tác Đãi Ngộ Nhân Sự Tại Công Ty Du Lịch Huế.docx
Hoàn Thiện Công Tác Đãi Ngộ Nhân Sự Tại Công Ty Du Lịch Huế.docx
 
Đề tài độc lực chủng và LD50 của chủng E. ictaluri hoang dại bằng phương pháp...
Đề tài độc lực chủng và LD50 của chủng E. ictaluri hoang dại bằng phương pháp...Đề tài độc lực chủng và LD50 của chủng E. ictaluri hoang dại bằng phương pháp...
Đề tài độc lực chủng và LD50 của chủng E. ictaluri hoang dại bằng phương pháp...
 
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đLuận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
 
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbonLuận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...
Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành phân hữu cơ của giu...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng The White
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng The WhiteĐề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng The White
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng The White
 
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà NộiQuản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
 
Đề tài: Hệ thống giúp tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THPT, HAY
Đề tài: Hệ thống giúp tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THPT, HAYĐề tài: Hệ thống giúp tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THPT, HAY
Đề tài: Hệ thống giúp tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THPT, HAY
 
Hệ thống trợ giúp ra quyết định trong tư vấn nghề nghiệp cho học sinh
Hệ thống trợ giúp ra quyết định trong tư vấn nghề nghiệp cho học sinhHệ thống trợ giúp ra quyết định trong tư vấn nghề nghiệp cho học sinh
Hệ thống trợ giúp ra quyết định trong tư vấn nghề nghiệp cho học sinh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-LYếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
 
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpLuận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn ...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động...
Báo cáo tốt nghiệp Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động...Báo cáo tốt nghiệp Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động...
Báo cáo tốt nghiệp Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường c...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường c...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường c...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng đ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng đ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng đ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng đ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro sức khỏe người lao động ngành gỗ, nghiên c...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro sức khỏe người lao động ngành gỗ, nghiên c...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro sức khỏe người lao động ngành gỗ, nghiên c...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro sức khỏe người lao động ngành gỗ, nghiên c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro sức khỏe do nhiệt tại tỉnh Bình Dương
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro sức khỏe do nhiệt tại tỉnh Bình DươngBáo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro sức khỏe do nhiệt tại tỉnh Bình Dương
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro sức khỏe do nhiệt tại tỉnh Bình Dương
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hoạt động marketing mix cho sản phẩm gốm sứ của c...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hoạt động marketing mix cho sản phẩm gốm sứ của c...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hoạt động marketing mix cho sản phẩm gốm sứ của c...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hoạt động marketing mix cho sản phẩm gốm sứ của c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả và nâng cao hoạt động bán hàng đối với k...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả và nâng cao hoạt động bán hàng đối với k...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả và nâng cao hoạt động bán hàng đối với k...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả và nâng cao hoạt động bán hàng đối với k...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing cho sản phẩm gỗ - vá...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing cho sản phẩm gỗ - vá...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing cho sản phẩm gỗ - vá...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing cho sản phẩm gỗ - vá...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại Công ty TNHH C...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại Công ty TNHH C...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại Công ty TNHH C...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại Công ty TNHH C...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng an toàn và tác động đến sức khỏe người...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty TN...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty TN...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty TN...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty TN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI Ngành: Kinh tế quốc tế Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Họ tên: Phạm Thị Như Phượng Giaó viên hướng dẫn: T.S Mai Nguyên Ngọc
  • 2. Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo khoa Kinh tế quốc tế nói riêng và toàn thể các thầy cô giáo Đại học Ngoại Thương nói chung, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm học tập, nghiên cứu cũng như kỹ năng sống trong thời gian vừa qua. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Kiều Nguyễn Việt Hà - Chuyên viên Vụ Khoa Học Công Nghệ - Bộ Công Thương và anh Hoàng Minh Lâm - Phó Giám Đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng - Sở Công Thương Hà Nội đã cung cấp các số liệu và tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả có thể tìm được những tài liệu cần thiết để hoàn thành Luận văn. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Mai Nguyên Ngọc, người đã tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu, triển khai và hoàn thiện Luận văn này. Tuy nhiên, đây là một đề tài còn mới mẻ tại Việt Nam; đồng thời do hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu cũng như tài liệu tham khảo, Luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến đề tài này để có thể hoàn thiện tốt hơn nữa Luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Tác giả xin kính chúc các thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Phạm Thị Như Phượng
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Sinh viên thực hiện Luận văn Phạm Thị Như Phượng
  • 4. i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ..................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1.TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI ............................................................................1 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN...................................................3 3.NHIỆMVỤNGHIÊN CỨUCỦALUẬNVĂN.......................................................3 4.TỔNGQUANTÌNHHÌNHNGHIÊNCỨU.............................................................3 5.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU............................................................................5 6.BỐCỤCLUẬNVĂN............................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN......................................6 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ....................................6 1.1.1. Lịch sử sản xuất sạch hơn .........................................................................6 1.1.2. Khái niệm sản suất sạch hơn.....................................................................8 1.1.3. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp .....................................9 1.1.4. Đánh giá sản suất sạch hơn trong công nghiệp.......................................13 1.1.5. Giải pháp sản suất sạch hơn trong công nghiệp......................................15 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản suất sạch hơn trong công nghiệp ...........19 1.2. SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG..........................................................................................................22 1.2.1. Mối liên hệ giữa sản suất sạch hơn trong công nghiệp và phát triển bền vững...................................................................................................................22 1.2.2. Sản suất sạch hơn trong công nghiệp hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững trên thế giới ..............................................................................................23 1.2.3. Triển vọng sản suất sạch hơn trong công nghiệp tại Việt Nam ..............25 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI..............................................................................................................27
  • 5. ii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI .................................................................................30 2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ...........................................................................................................30 2.1.1. Bối cảnh ra đời........................................................................................30 2.1.2. Tuyên ngôn quốc tế về sản suất sạch hơn...............................................31 2.1.3. Mục tiêu và chiến lược thực hiện sản suất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 tại Việt Nam ..............................................................................32 2.1.4. Kinh phí thực hiện...................................................................................33 2.1.5. Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược sản suất sạch hơn trong công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 .......................................................................35 2.1.6. Rào cản trong áp dụng sản suất sạch hơn tại Việt Nam..........................40 2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI.................................................................................................................43 2.2.1. Tiềm năng áp dụng sản suất sạch hơn trong công nghiệp tại Hà Nội.....43 2.2.2. Mục tiêu - nội dung thực hiện sản suất sạch hơn trong công nghiệp......45 2.2.3. Kinh phí...................................................................................................46 2.2.4. Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược sản suất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, giai đoạn 2012 - 2015 tại Hà Nội .................................47 2.2.5. Một số doanh nghiệp tiêu biểu về triển khai và áp dụng sản suất sạch hơn tại Hà Nội...................................................................................................57 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI .............................................................................62 2.3.1. Đánh giá kết quả triển khai SXSH tại doanh nghiệp ..............................62 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong quá trình triển khai sản suất sạch hơn trong công nghiệp tại Hà Nội............................................................................64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI ..................................................................66 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC TRIỂN KHAI SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI .................................66
  • 6. iii 3.1.1. Mục tiêu ..................................................................................................66 3.1.2. Kế hoạch thực hiện..................................................................................67 3.1.3. Định hướng từ UBND Thành phố Hà Nội..............................................68 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI.....................................................70 3.2.1. Về mặt quản lí Nhà nước ........................................................................71 3.2.2. Về mặt quản lý doanh nghiệp .................................................................75 3.2.3. Về mặt nâng cao nhận thức cộng đồng...................................................81 KẾT LUẬN...............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................86 1. Tài liệu Tiếng Việt ............................................................................................86 2. Tài liệu Tiếng Anh ............................................................................................88 3. Tài liệu điện tử ..................................................................................................89
  • 7. iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Lịch sử tiếp cận SXSH...................................................................................7 Hình 2: Quy trình đánh giá SXSH ............................................................................13 Hình 3: Các nhóm giải pháp SXSH trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012-2015 .......55 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Một số kết quả áp dụng SXSH ở các nước..................................................29 Bảng 2: Chỉ tiêu của Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020..............32 Bảng 3: Các nguồn kinh phí cho hoạt động SXSH từ ngân sách địa phương (triệu đồng)..........................................................................................................................34 Bảng 4: Tổng hợp các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng của các địa phương qua các năm....................................................................38 Bảng 5: Tổng hợp các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật thực hiện SXSH của các địa phương qua các năm..................................................................................................39 Bảng 6: Tỷ lệ chất thải nguy hại của một số ngành công nghiệp tại Hà Nội............44 Bảng 7: Các nguồn kinh phí cho hoạt động SXSH tại Hà Nội.................................46 Bảng 8: Kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược SXSH trong công nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn Hà Nội...............................................................................47 Bảng 9: Thống kê hiệu quả SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 ...............................................................................................................57 Bảng 10: Tổng hợp kết quả triển khai SXSH tại một số doanh nghiệp điển hình....61
  • 8. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ CPI Hợp phần Sản Xuất Sạch Hơn trong công nghiệp (Cleaner Production Industry) ODA Viện trợ phát triển chính thức SXSH Sản Xuất Sạch Hơn TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn TT Thứ Tự TW Trung Ương UBND Ủy Ban Nhân Dân UNEP Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (The United Nations Environment Programme) UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (United Nations Industrial Development Orgnaisation) USD Đơn vị tiền tệ Mỹ (Đô-la) VNCPC Trung tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam (Vietnam Cleaner Production Centre) VNĐ Đơn vị tiền tệ Việt Nam (Đồng)
  • 9. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Trong quá trình hội nhập quốc tế, sản xuất sạch hơn (SXSH) đã trở thành một trong những xu thế của ngành công nghiệp hiện đại. Nhìn chung, các nghiên cứu về SXSH đều cho thấy để nâng cao hiệu quả SXSH ở phạm vi toàn cầu. Áp dụng SXSH sẽ mang lại cho rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và quốc gia. Để có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về SXSH trong công nghiệp, luận văn đã hệ thống hóa hệ lý luận tổng quan về SXSH trong công nghiệp bao gồm lịch sử tiếp cận, các khái niệm, lợi ích, quy trình đánh giá và các giải pháp thực hiện SXSH trong công nghiệp, từ đó rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện SXSH trong công nghiệp. Ngoài ra, luận văn còn phân tích mối quan hệ giữa SXSH và phát triển bền vững và xu hướng phát triển SXSH trên thế giới, đồng thời chỉ ra tiềm năng triển khai và áp dụng SXSH trong công nghiệp tại Việt Nam. Để giải quyết vấn đề làm thế nào để tăng cường triển khai và hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu thực tiễn áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhằm cung cấp những thông tin tổng quát nhất về SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và những diễn biến mới nhất về chính sách chiến lược, thực trạng triển khai, kết quả thực hiện SXSH trong công nghiệp tại một số doanh nghiệp điển hình trên địa bàn Hà Nội, các rào cản khó khăn vướng mắc và hiệu quả đã đạt được trong suốt quá trình thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng trong giai đoạn 2012 - 2015. Trên cơ sở kết hợp giữa hệ thống lý luận, thực tiễn triển khai và chính sách chiến lược của chính phủ, luận văn đã đề xuất hệ thống nhóm các giải pháp bao gồm nhóm giải pháp về mặt quản lý nhà nước, nhóm giải pháp về mặt quản lý doanh nghiệp và nhóm giải pháp về mặt nâng cao nhận thức cộng đồng. Các nhóm giải pháp này nhằm thúc đẩy và nhân rộng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống các giải pháp cho cơ quan quản lí nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng người tiêu dùng. Đồng thời tác giả hy vọng luận văn này sẽ là một kênh tham khảo, đóng góp cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu hơn vể đối với những người quan tâm đến lĩnh vực SXSH trong công nghiệp tại Việt Nam.
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI Với vị thế là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Hà Nội đã và đang đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên chất lượng phát triển của Hà Nội nhìn chung còn một số hạn chế nhất định, tính bền vững và hiệu quả tăng trưởng của Hà Nội còn thấp. Môi trường của Hà Nội ngày càng bị ô nhiễm bởi những tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội như chất thải gây ô nhiễm chưa được kiểm soát, ô nhiễm làng nghề, khu cụm công nghiệp cũng như chưa có những biện pháp cần thiết để xử lý được tốt các vấn đề này. Các nhà hoạch định chính sách bắt đầu nhận ra rằng sự ô nhiễm công nghiệp đang ngày một tăng là một trong những rủi ro tiềm tàng của quá trình phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra hiện nay là, làm sao vẫn đạt được phát triển bền vững, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của xã hội, mà vẫn giữ gìn được môi trường và tài nguyên. Đây là thách thức thực sự của không chỉ riêng Hà Nội mà còn là vấn đề cần quan tâm trên toàn quốc. Lịch sử đã chứng minh quá trình phát triển của thế giới công nghiệp hoá tập trung vào sản lượng. Việc tối ưu hóa chi phí cho quá trình sản xuất chỉ tập trung vào năng suất mà bỏ qua khả năng phát sinh chất thải. Điều đó vô tình dẫn đến sự gia tăng chất thải và ảnh hưởng đến môi trường. Đầu thập niên 80, thuật ngữ “phát triển bền vững” lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO. Tuy nhiên, từ sau báo cáo Brundrland (1987), khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới. Phát triển bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gở bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Suy thoái môi trường là một rào cản ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Bảo vệ môi trường cho đến nay đã trở thành mục tiêu phát triển chính thứ ba trong tam giác Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Chiến lược phát triển bền vững có đạt được hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.
  • 11. 2 Trong bối cảnh đó, SXSH trong công nghiệp ra đời như một cách tiếp cận mới nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên - nhiên - vật liệu, hướng đến sản xuất bền vững thông qua việc tìm ra các giải pháp tối ưu để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Trên thế giới, các kết quả áp dụng SXSH trong công nghiệp ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Canada,... cũng như ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc,... và cả nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,... đều cho thấy tính ưu việt của SXSH trong công nghiệp: vừa mang lại hiệu quả về môi trường vừa mang lại lợi ích về kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của SXSH trong công nghiệp tại Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng là điều cần thiết trong tiến trình hoạch định các Chiến lược phát triển bền vững tại nước ta. Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, các doanh nghiệp phải phát triển sản xuất sao cho phù hợp để tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, và đảm bảo sức khỏe của cộng đồng mới có thể hội nhập được với nền kinh tế thế giới. Triển khai SXSH mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm chi phí vận hành, góp phần đáp ứng yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo hình ảnh tốt cho doanh nghiệp, giảm nguyên - nhiên - vật liệu, giảm chất thải và giảm rủi ro, tăng an toàn đối với môi trường và xã hội. Áp dụng SXSH trong công nghiệp được xem là một biện pháp toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc của người lao động, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường; góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội theo hướng tăng trưởng “xanh” và bền vững. Chính vì lẽ đó, “Thực trạng triển khai và giải pháp tăng cường áp dụng SXSH trong công nghiệp tại Hà Nội” là đề tài mang tính cấp thiết và có giá trị thực tiễn, không chỉ góp phần giải quyết vấn đề kinh tế và môi trường mà còn giúp cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng thích ứng được với xu thế cạnh tranh và toàn cầu hóa hiện nay.
  • 12. 3 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:  Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng triển khai SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.  Nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng triển khai thực tế SXSH trong công nghiệp tại Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhân rộng quy mô và nâng cao hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.  Thời gian nghiên cứu: Từ giai đoạn 2012 – 2015. 3.NHIỆMVỤ NGHIÊNCỨUCỦALUẬNVĂN Với phạm vi nghiên cứu là SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015, Luận văn tập trung chủ yếu vào 3 nhiệm vụ cụ thể như sau:  Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến SXSH; tiềm năng, thực trạng, các rào cản khó khăn trong quá trình triển khai và áp dụng SXSH trong công nghiệp tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015 nói riêng;  Phân tích hiệu quả kinh tế - môi trường từ kết quả triển khai thực tế SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và báo cáo SXSH tại một số doanh nghiệp điển hình;  Căn cứ vào thực trạng triển khai, các rào cản và chính sách của chính phủ để đề xuất các giải pháp nhân rộng quy mô và nâng cao hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. 4.TỔNGQUANTÌNH HÌNHNGHIÊNCỨU Kể từ khi khái niệm SXSH ra đời, các nghiên cứu liên quan đến SXSH không ngừng gia tăng, cụ thể từ năm 1994 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu giới thiệu về SXSH và hiệu quả của SXSH, có thể kể đến như: Johannes Fresner (1998) , Rene Van Berkel (1999), Frijns và cộng sự (1999), Enrico Cagno và cộng sự (2005), Hans Dieleman (2007), Silva và cộng sự (2013), Ting Guan, Dieter Grunow, and Jianxing Yu (2014).
  • 13. 4 Hầu hết các nghiên cứu đã công bố đều phân tích hiệu quả của SXSH trong công nghệp. Bên cạnh đó, các rào cản trong quá trình triển khai SXSH trong công nghiệp cũng được nhiều tác giả đề cập và phân tích như Cagno và cộng sự (2005); Luken và cộng sự (2015). Các tác giả đều cho rằng kết quả từ các dự án SXSH đã triển khai cho thấy nhận thức về SXSH có nâng cao. Tuy nhiên khái niệm SXSH chưa được hiểu hết và hoàn toàn chính xác đối với tất cả các ngành công nghiệp do gặp nhiều rào cản và một số lợi ích mong đợi của chương trình SXSH chưa đạt được. Các rào cản phổ biến được đề cập đó là các cán bộ được tư vấn, đào tạo để đánh giá SXSH tại nhà máy hạn chế về trình độ và kinh nghiệm; các cơ sở vừa và nhỏ thì thiếu chính sách về kinh tế, chi phí đầu tư cao, nhận thức cộng đồng chưa cao, thiếu các giải pháp đánh giá hiệu quả SXSH và cơ chế tài chính cho các cơ sở vừa và nhỏ; không biết đánh giá và triển khai SXSH như thế nào; thiếu sự áp dụng các kỹ thuật và công cụ phân tích hệ thống; khó định lượng hết các lợi ích của SXSH cũng là một trong các rào cản. Các nghiên cứu này cho thấy một trong các rào cản chính là rào cản về kỹ thuật mà cụ thể là quy trình thực hiện SXSH còn thiếu công cụ và phương pháp đánh giá. Về các phương pháp triển khai SXSH, Silva và cộng sự (2013) cho rằng các phương pháp luận SXSH chỉ mô tả công việc cần thực hiện và mục đích chứ không mô tả sâu về cách thực hiện cũng như công cụ, kỹ thuật áp dụng. Silva và cộng sự đã phân tích 9 phương pháp triển khai SXSH khác nhau cho thấy chỉ có 1 công cụ được sử dụng đó là sơ đồ quy trình công nghệ. Tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công SXSH và đạt được lợi ích cao về kinh tế - xã hội - môi trường. Chính vì lẽ đó, có nhiều các nghiên cứu nhằm đẩy mạnh SXSH trong công nghiệp và tìm kiếm các giải pháp SXSH thích hợp và đạt hiệu quả cao hơn. Một số các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khảo sát đánh giá quy trình và điều kiện sản xuất để đề xuất giải pháp SXSH cho một doanh nghiệp hoặc một ngành công nghiệp cụ thể, tiêu biểu như Nguyễn Thị Truyền (2001), Lê Thanh Hải (2003). Một số các nghiên cứu khác tập trung vào nghiên cứu thực trạng, các rào cản và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí môi trường. Có thể kể đến như Ngô Thị Nga và cộng sự (2005), Trần Văn Nhân và cộng sự (2005).
  • 14. 5 Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam chủ yếu tập trung vào phân tích các phương pháp SXSH, hiệu quả và rào cản của SXSH trong công nghiệp. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nói về SXSH trong công nghiệp tại Hà Nội, vì thế luận văn này sẽ nghiên cứu thực trạng triển khai và các rào cản thực tế trong quá trình triển khai SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 5.PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng kết hợp phương pháp tổng hợp thông tin từ các tài liệu có liên quan nhằm củng cố cơ sở lý thuyết và phương pháp thống kê, so sánh và phân tích số liệu từ các báo cáo, tài liệu đã thu thập được nhằm đánh giá kết quả triển khai thực tế. Từ đó đưa ra đề xuất các giải pháp nhân rộng quy mô và nâng cao hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. 6.BỐCỤCLUẬNVĂN Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn này bao gồm 80 trang, được chia thành 3 chương:  Chương I: Tổng quan về sản suất sạch hơn  Chương II: Thực trạng triển khai sản suất sạch hơn trong công nghiệp tại Hà Nội  Chương III: Giải pháp tăng cường áp dụng sản suất sạch hơn trong công nghiệp tại Hà Nội .
  • 15. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.1.1. Lịch sử sản xuất sạch hơn Bất cứ một quá trình sản xuất nào cũng không thể đạt được hiệu suất tối đa 100%, điều đó có nghĩa là, trong quá trình sản xuất đã xảy ra hiện tượng thất thoát nguyên liệu, nhiên liệu,... mất đi vào trong môi trường và không thể chuyển hóa thành sản phẩm hữu ích. Tỷ lệ chất thải phát sinh thường rất cao nhưng rất ít ngành công nghiệp nhận ra điều đó. Chẳng hạn một nhà máy nhiệt điện than hiện đại chỉ đạt hiệu suất trung khoảng 43%1 , như vậy sử dụng hết 2 đơn vị năng lượng nhiệt thì chỉ có 1 đơn vị biến thành điện năng còn 1 đơn vị sẽ trở thành nguồn ô nhiễm cho môi trường, dẫn tới phát thải lớn các chất thải ra môi trường, chi phí xử lý môi trường tốn kém. Điều này làm nảy sinh hai vấn đề:  Đối với doanh nghiệp: bị thất thoát nguyên liệu đầu vào, phát sinh chi phí xử lí chất thải, dẫn đến ảnh hưởng về vấn đề kinh tế  Đối với xã hội: phải tiếp nhận chất ô nhiễm dẫn đến hậu quả trước mắt là gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống. Về dài hạn gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Trong thực tế, việc tối ưu hóa chi phí cho quá trình sản xuất chỉ tập trung vào năng suất mà bỏ qua khả năng phát sinh chất thải. Điều đó vô tình dẫn đến sự gia tăng chất thải và ảnh hưởng đến môi trường. Khoảng những năm 1950, con người trông chờ vào khả năng tự làm sạch của thiên nhiên. Giai đoạn các năm 1960, để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm đối với sức khỏe con người, một số các biện pháp như là nâng chiều cao ống khói, pha loãng nước thải, đưa chất thải ra ngoài phạm vi sinh sống của con người,... đã được thực hiện. Vào những năm 1970, con người bắt đầu tiếp cận với các giải pháp xử lí chất thải như xây dựng các nhà máy xử lí nước thải, chôn lấp chất thải an toàn... Từ năm 1 Tập đoàn điện lực Việt Nam, “Nhiệt điện đốt than: Công nghệ có đảm bảo sản xuất sạch?”, http://www.evn.com.vn/d6/news/Nhiet-dien-dot-than-Cong-nghe-co-dam-bao-san-xuat-sach-6-12- 19661.aspx.
  • 16. 7 1980 đến nay, con người đã chủ động hơn trong việc tiếp cận phòng ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải ngay tại nơi phát sinh trong quá trình sản xuất. Hình 1: Lịch sử tiếp cận SXSH Nguồn: Tài liệu Giới thiệu về SXSH - Bộ Công Thương Vào năm 1989, UNEP2 khởi xướng “Chương trình SXSH” nhằm phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược SXSH trong công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Hội nghị chuyên đề đầu tiên của UNEP về lĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh). Sau đó các hội nghị tiếp theo đã được tổ chức cứ 2 năm một: tại Paris (Pháp, 1992); Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn Quốc, 1998); Montreal (Canada, 2000), Prague (Cộng hòa Séc, 2002),. . . Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH” (International Declaration on Cleaner Production) của UNEP. Năm 1999, Việt Nam đã ký “Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH” khẳng định cam kết của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững. 2 UNEP là cơ quan môi trường của Liên hợp quốc. Trụ sở chính đặt tại Nairobi và có các Văn phòng khu vực tại tất cả các châu lục. Nhiệm vụ của UNEP là “Cung cấp khả năng lãnh đạo và khuyến khích sự hợp tác trong việc quan tâm đến môi trường bằng cách truyền cảm hứng, cung cấp thông tin, tạo khả năng để các quốc gia và giúp mọi người có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của họ mà không làm tổn hại chất lượng cuộc sống của các thế hệ sau.” (Nguồn: VNCPC chuyển ngữ theo bản quyền của UNEP, Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành công nghiệp ở Châu Á, 2006)
  • 17. 8 1.1.2. Khái niệm sản suất sạch hơn Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 1994): “SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường” Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các chất thải vào nước và khí quyển. Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ. SXSH có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong phạm vi của Luận văn này sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến SXSH trong các quá trình sản xuất công nghiệp. SXSH trong công nghiệp là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp. SXSH trong công nghiệp đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ. Mục tiêu của SXSH trong công nghiệp là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên - nhiên - vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên - nhiên - vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về SXSH. Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ là 1 chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế. Trong khi xử lý cuối đường ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc phòng ngừa và
  • 18. 9 giảm thiểu rác thải. Do vậy có thể khẳng định rằng SXSH là một chiến lược “một mũi tên trúng hai đích”. 1.1.3. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp Nói một cách tổng quát, SXSH nói chung vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm. Các lợi ích nêu ra dưới đây là tiêu biểu cho SXSH trong công nghiệp nói riêng. 1.1.3.1. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp đối với doanh nghiệp a. Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn. Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, chính phủ cũng như các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc tái tạo nước và năng lượng từ chất thải và tái sử dụng cho quá trình sản xuất. b. Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn Các tổ chức tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và đang nghiên cứu các dự thảo - dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được xem xét đến cả góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động SXSH sẽ đem lại hình ảnh ý thức bảo vệ môi trường có lợi cho doanh nghiệp tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính. c. Các cơ hội thị trường mới Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhận thức về SXSH trong công nghiệp, doanh nghiệp sẽ có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn. Các doanh nghiệp thực hiện SXSH sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái. Bên cạnh đó, thực hiện đánh giá SXSH sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường dễ dàng hơn.
  • 19. 10 d. Tạo nên hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn Xã hội đang đi theo quy luật phát triển tất yếu, nghĩa là người tiêu dùng không chỉ muốn có hàng hóa tốt mà còn phải thân thiện với môi trường. Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng không thể đi ra ngoài quy luật này. SXSH trong công nghiệp phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Không cần phải nhắc lại, một doanh nghiệp với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn. e. Môi trường làm việc tốt hơn Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành SXSH, bạn có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được khả năng cạnh tranh. f. Tuân thủ luật môi trường tốt hơn Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải công nghiệp đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp phải lắp đặt các hệ thống kiểm soát và xử lý ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. SXSH trong công nghiệp hỗ trợ cho việc xử lý các dòng chất thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và ít chi phí hơn. SXSH trong công nghiệp dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố thải ra môi trường. 1.1.3.2. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp đối với xã hội a. Đảm bảo an toàn sức khỏe Hoạt động sản xuất công nghiệp luôn tiềm ẩn các rủi ro về an toàn sức khỏe, tai nạn lao động gây nguy hại và tổn thương đến con người. Các rủi ro này liên quan trực tiếp tới các dòng thải như nhiệt độ cao, bụi, hóa chất, chất thải nguy hại… Ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp còn tiềm ẩn các rủi ro an toàn sức khỏe cho cộng đồng như nhiễm nguồn nước, đất, không khí; các chất độc hại chứa trong sản phẩm. Áp dụng SXSH ngoài việc giúp doanh nghiệp giảm chi phí còn tránh được các rủi ro về tai nạn lao động, nâng cao nhận thức của người lao động về bảo
  • 20. 11 vệ môi trường, cải thiện môi trường làm việc, góp phần bảo vệ sức khỏe của chính người lao động. Không những vậy, SXSH trong công nghiệp còn gián tiếp cải thiện điều kiện sống nhờ giảm nước thải thải, chất thải và ô nhiễm không khí xung quanh khu vực sản xuất. b. Tăng trưởng kinh tế “xanh” Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này. Tăng trưởng xanh được hiểu theo 3 định nghĩa: Thứ nhất là phát triển kinh tế nhưng sử dụng công nghệ tốt để hạn chế tác hại đến môi trường. Thứ hai là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa sản lượng kinh tế trong khi giảm thiểu gánh nặng sinh thái. Thứ ba là phát triển kinh tế không đồng nghĩa với việc phải trả giá về môi trường. SXSH trong công nghiệp là một công cụ hữu hiệu góp phần tăng trưởng kinh tế “xanh”. SXSH trong công nghiệp góp phần thực hiện các mục tiêu “tăng trưởng xanh” và phát triển bền vững của quốc gia. c. Phát triển cộng đồng và khu vực Trên thực tế, một doanh nghiệp chỉ thực sự tăng trưởng bền vững khi cộng đồng nơi họ hoạt động phát triển bền vững, một thương hiệu chỉ được tạo dựng khi khách hàng tin vào lời hứa và được kiểm chứng qua những trải nghiệm thực tế. SXSH giúp các doanh nghiệp tăng năng suất và năng lực cạnh tranh trên thị trường, từ đó trực tiếp làm giảm đói nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách tăng việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương. d. Khuyến khích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trước đây các các doanh nghiệp thường nhìn nhận vấn đề trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường một cách đối phó và bị động. Đối với nhiều doanh nghiệp, chi phí thực hiện các quy định về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường chỉ được xem như chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí thực hiện sẽ tăng lên vì các quy định ngày càng phức tạp, ngày càng nhiều và toàn diện. Để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu phát triển bền vững trên thị trường thì yêu cầu về đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường, bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động là một yêu
  • 21. 12 cầu tất yếu. Chính vì vậy nếu SXSH được xem là một phương thức kết hợp trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường ngay trong khâu sản xuất. 1.1.3.3. Lợi ích của sản suất sạch hơn trong công nghiệp đối với môi trường a. Phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường Các biện pháp mệnh lệnh và kiểm soát ô nhiễm truyền thống được các cơ quan môi trường trên thế giới sử dụng rộng rãi cho đến khi chúng tỏ ra kém hiệu quả và không thể thực hiện được nữa do sự phức tạp và tốn kém chi phí vì phải có một lực lượng quản lý mạnh, có năng lực. SXSH là một cách tiếp cận mới, cho phép các ngành công nghiệp, chính phủ, các nhà nghiên cứu môi trường cùng đề ra các giải pháp bảo tồn nguồn lực, giảm nguy cơ và phòng ngừa ô nhiễm một cách linh hoạt và sáng tạo hơn. Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc giảm thải tại nguồn bằng. Bằng những nỗ lực giảm thiểu, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn chất thải, SXSH hỗ trợ hiệu quả cho việc phòng ngừa ô nhiễm và làm chậm sự suy thoái môi trường. b. Bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên SXSH trong công nghiệp thúc đẩy tiến trình tăng trưởng và phát triển trở nên hiệu quả hơn về mặt tài nguyên, tăng cường khả năng tự phục hồi và tự cân bằng của môi trường tự nhiên. SXSH giúp con người hạn chế sự khai thác và phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên bằng việc tuần hoàn, tái sinh và tái sử dụng chất thải. Các quá trình này đưa đến kết quả bảo tồn môi trường tự nhiên và không triệt phá nguồn tài nguyên sẵn có. c. Giảm mức ô nhiễm do hiệu ứng nhà kính SXSH trong công nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên; sử dụng các nguyên - nhiên - vật liệu thân thiện với môi trường góp phần làm giảm thiểu chất thải, giảm lượng nguyên - nhiên - vật liệu độc hại được đưa vào trong quá trình sản xuất. Từ đó tạo ra những cải thiện môi trường như giảm phát thải ra môi trường các chất thải độc hại gây ảnh hưởng đến hệ sinh quyển, chậm hóa quá trình suy thoái môi trường, giảm mức ô nhiễm do hiệu ứng nhà kính, hạn chế các tác hại của biến đổi khí hậu.
  • 22. 13 1.1.4. Đánh giá sản suất sạch hơn trong công nghiệp Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ. Việc đánh giá SXSH thường tập trung vào trả lời các câu hỏi:  Các chất thải và phát thải Ở ĐÂU sinh ra ?  Các chất thải và phát thải phát sinh do NGUYÊN NHÂN nào?  Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp NHƯ THẾ NÀO? Đánh giá SXSH là một cách tiếp cận có hệ thống việc kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc chất lượng sản phẩm. Hình 2: Quy trình đánh giá SXSH Nguồn: Tài liệu Giới thiệu về SXSH - Bộ Công Thương Đánh giá SXSH là một quá trình liên tục. Sau khi kết thúc một đánh giá SXSH, đánh giá tiếp theo cần được tiến hành để cải thiện hiện trạng tốt hơn hoặc bắt đầu với phạm vi đánh giá mới. Theo Tài liệu Giới thiệu về SXSH - Bộ Công Thương, quy trình đánh giá SXSH được chia thành 6 bước lớn với các nhiệm vụ như sau: Bước 1: Khởi động  Thành lập đội SXSH  Liệt kê các bước của quy trình sản xuất
  • 23. 14  Xác định các công đoạn phát sinh nhiều chất thải Bước 2: Phân tích các bước của quy trình sản xuất  Sơ đồ quy trình công nghệ  Cân bằng Nguyên liệu và Năng lượng  Xác định chi phí cho các dòng thải  Xác định nguyên nhân tạo chất thải Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH  Xây dựng các cơ hội SXSH  Lựa chọn các cơ hội khả thi Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH  Tính khả thi về mặt kỹ thuật  Tính khả thi về mặt kinh tế  Các khía cạnh môi trường  Lựa chọn giải pháp Bước 5: Thực hiện  Chuẩn bị thực hiện  Giám sát và Đánh giá kết quả Buớc 6: Duy trì SXSH  Duy trì tính bền vững của SXSH  Quay trở lại bước Xác định các công đoạn phát sinh nhiều chất thải Phân tích dòng nguyên liệu và năng lượng vào và ra của một quy trình là yếu tố trọng tâm của đánh giá SXSH. Việc đánh giá SXSH phải được thực hiện theo cách tiếp cận có phương pháp luận và logic giúp nhận diện được các cơ hội SXSH, giải quyết các vấn đề về chất thải và phát thải ngay tại nguồn và đảm bảo tính liên tục của các hoạt động SXSH tại nhà máy. Mặc dù theo định nghĩa thì đánh giá SXSH bao gồm cả các vấn đề về nguyên liệu và năng lượng, nhưng trong thực tế các vấn đề năng lượng đối với các quy trình
  • 24. 15 ít khi được xem xét một cách chi tiết trừ các vấn đề về bảo ôn, rò rỉ, thu hồi nước ngưng,… nghĩa là chỉ đối với các tài nguyên hữu hình. Đây là điều đáng tiếc vì SXSH và nâng cao hiệu quả năng lượng thường có tính bổ trợ cho nhau rất cao và sự tích hợp giữa hai hoạt động này có thể tạo ra sức mạnh mở rộng phạm vi ứng dụng và đem lại các kết quả có hiệu quả cao hơn - cả về môi trường và kinh tế. Do SXSH trong công nghiệp thường được áp dụng đối với những lãng phí tài nguyên hữu hình (ví dụ nguyên liệu), nên hiện tượng lãng phí ngẫu nhiên sẽ là rất ít. Nhìn chung, có thể tính toán truy tìm được vật liệu đầu vào cho một công đoạn nào đó thông qua các sản phẩm đầu ra định tính và định lượng được. Điều này không phải lúc nào cũng đúng khi xem xét trong đánh giá sử dụng năng lượng. Về căn bản, năng lượng “vào” phải bằng năng lượng “ra”, nhưng vấn đề gặp phải ở đây là các dòng năng lượng đầu ra thường khó nhận biết hơn so với dòng vật liệu đầu vào. Vì thế, việc xác định và đánh giá các dòng năng lượng lãng phí dạng ẩn và sử dụng thiếu hiệu quả thường gặp nhiều khó khăn. Điều này đặc biệt đúng với các thiết bị chạy điện như máy bơm, quạt, máy nén khí,… khi năng lượng đầu vào dưới dạng điện năng có thể dễ dàng đo lường được, nhưng mức độ chuyển đổi hiệu quả sang đầu ra hữu ích (ví dụ: nước được bơm, khí được nén,…) thì lại không thể định lượng trực tiếp được. 1.1.5. Giải pháp sản suất sạch hơn trong công nghiệp 1.1.5.1. Quản lý nội vi tốt Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là phát hiện rò rỉ, tránh các rơi vãi; bảo ôn tốt đường ống để tránh rò rỉ; đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất nguyên liệu, năng lượng, tài nguyên... Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH trong công nghiệp. Quản lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư cao và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH nhưng hoàn toàn có khả năng mang lại những lợi nhuận cao trong việc đầu tư và thường mang lại những kết quả
  • 25. 16 tốt một cách nhanh chóng. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên. 1.1.5.2. Thay thế nguyên vật liệu Các chất nguy hại có thể được đưa vào trong một quá trình mà ở đó các vật liệu đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Các vật chất nguy hại đó có thể hiện diện cả trong các vật liệu sơ cấp (vật liệu thô) được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm và cả trong các vật liệu thứ cấp. Các vật liệu thứ cấp không phải là một thành phần của sản phẩm nhưng lại được sử dụng trong quá trình sản xuất (ví dụ như dung môi được sử dụng trong việc làm sạch các thiết bị công nghệ). Những thay đổi về nguyên vật liệu đầu vào rơi vào hai dạng chủ yếu.  Thay đổi hẳn nguyên vật liệu có tính độc hại cao bằng những nguyên vật liệu có tính độc hại thấp hơn hoặc không đôc hại, ví dụ như có thể sử dụng các tác nhân tẩy rửa có khả năng hòa tan trong nước để thay thế cho các dung môi độc hại.  Làm sạch nguyên vật liệu thô trước khi sử dụng để giảm thiểu lượng chất thải sản sinh ra. Ví dụ như loại bỏ các hạt lạc bị sâu mọt hay bị lép trước khi chiên trong dầu để hạn chế lượng dầu khét phải thải bỏ,... 1.1.5.3. Bảo toàn năng lượng Năng lượng tiêu thụ ở các nhà máy sản xuất về cơ bản có thể chia thành hai loại: điện năng và nhiệt năng. Sự đốt cháy các nhiên liệu mỏ (than, dầu, gas,...) trong các nguồn nhiệt sơ cấp (nguồn sinh nhiệt) như lò hơi hoặc các lò đốt trực tiếp cung cấp một nguồn nhiệt chính cho các quá trình sản xuất công nghiệp. Năng lượng nhiệt có thể được bảo toàn bằng cách quan tâm đến việc ngăn ngừa các thất thoát nhiệt năng trong quá trình vận chuyển từ nguồn cưng cấp đến nơi tiêu thụ. Cũng có thể phục hồi và sử dụng nhiệt được sinh ra bởi chính các quá trình sản xuất. Các nhà máy sản xuất tiêu thụ một khối lượng khổng lồ điện năng cho các quá trình sản xuất và cho cả các hoạt động sinh hoạt trong nhà máy. Một số biện pháp mà nó có thể được sử dụng để tiết kiệm năng lượng (nhiệt năng và điện năng) trong quá trình vận chuyển và sử dụng như sau: cải thiện hoặc tăng cường cách ly giữa các dòng nóng và dòng lạnh; tiến hành bảo trì định kỳ nhằm giảm sự thất thoát;
  • 26. 17 cải thiện việc tra dầu bôi trơn cho các thiết bị có gắn motor; đặt chế độ giờ và nhiệt nhằm kiểm soát tốt hơn nhiệt và độ mát;... 1.1.5.4. Tối ưu hóa quá trình sản xuất Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất. Ví dụ cho giải pháp này là tối ưu hóa tốc độ băng chuyền và hiệu chỉnh nhiệt độ thích hợp của máy màng co; tối ưu hóa quá trình đốt nồi hơi... Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn. 1.1.5.5. Cải tiến thiết bị và tự động hóa Những cải tiến về trang thiết bị có thể giảm sự phát sinh các chất ô nhiễm bằng việc giảm sử dụng các trang thiết bị không hiệu quả. Trang thiết bị được cải tiến trong khi quá trình vẫn giữ nguyên không thay đổi. Ví dụ như lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn; lắp đặt các thiết bị cảm biến (sensor) để tiết kiệm nước, năng lượng và nguyên - nhiên - vật liệu. Một hệ thống cài đặt tự động nhằm giám sát và điều chỉnh các thông số vận hành quá trình sẽ cho phép đạt được các chế độ vận hành hiệu quả nhất. Hệ thống này có thể được cài đặt ở chế độ đơn giản hoặc phức tạp. Tự động hóa có thể giảm thiểu các sai sót của nhân viên và như vậy sẽ giảm thiểu các khả năng làm tràn và thất thóat nguyên vật liệu. Ngoài ra, việc tự động hóa được cải thiện nói chung có thể làm tăng năng suất (và giảm bớt chất thải hoặc sản phẩm) bằng cách duy trì các độ lệch nhỏ nhất so với các chế độ tối ưu đã được cài đặt. 1.1.5.6. Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ Các chất thải sinh ra từ một quá trình sản xuất trong nhiều trường hợp có thể được tận dụng để tái sử dụng trong quy trình gốc hoặc được xử lý loại bỏ các tạp chất để sử dụng cho một mục đích khác. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước từ các nước giặt cuối của quá trình này cho các bước giặt đầu của quá
  • 27. 18 trình khác. Một ví dụ khác là các dung môi hữu cơ đã được sử dụng trong quá trình làm sạch các chi tiết và các quá trình sản xuất dược phẩm thường được thu gom lại, chưng cất và tái sử dụng trong quá trình gốc. 1.1.5.7. Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích Tận dụng chất thải để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Chẳng hạn như lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm; sản xuất cồn từ rỉ đường phế thải của nhà máy đường; hay bùn thải sau quá trình xử lí nước thải được nung thành tro và tái chế làm vật liệu xây dựng. 1.1.5.8. Thiết kế sản phẩm mới Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại. Chẳng hạn nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng. 1.1.5.9. Thay đổi công nghệ Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Nhìn chung, những thay đổi về công nghệ liên quan đến những khoản đầu tư về vốn và nhân lực hơn là những thay đổi về quy trình sản xuất, do đó những kết quả đạt được thường phải mất thời gian lâu hơn. Điều này dẫn đến các giải pháp về công nghệ được ít được ưu tiên. Mặc dù một số công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm có thể chỉ được áp dụng đối với các quá trình đặc thù nào đó, nhưng nhìn chung các kiểu thay đổi công nghệ có thể áp dụng trong kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là:  Những cải tiến về quy trình sản xuất  Điều chỉnh các thông số vận hành quá trình  Những cải tiến về máy móc, thiết bị  Những cải tiến về tự động hóa
  • 28. 19 Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác. 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản suất sạch hơn trong công nghiệp 1.1.6.1. Nhận thức của doanh nghiệp Quản lý doanh nghiệp và các cấp ra quyết định khác còn nhiều hạn chế trong nhận thức về nguyên lý SXSH và những lợi thế của nó so với các chiến lược đơn thuần kiểm soát ô nhiễm. Tại các nhà máy lớn, đôi khi giám đốc sản xuất hoặc kĩ sư trưởng nhận thức được tiềm năng giá trị của SXSH, nhưng họ không thể thuyết phục cấp quản lý cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung nhận thức và kiến thức của các doanh nghiệp còn yếu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thay đổi nhận thức của doanh nghiệp là một con đường đầy khó khăn, cần bắt đầu bằng cách giúp họ hiểu tại sao tầm quan trọng và lợi ích của SXSH đối với doanh nghiệp và quốc gia. 1.1.6.2. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo SXSH trong công nghiệp là một khái niệm còn khá mới mẻ ở nhiều quốc gia. Quá trình triển khai SXSH gặp phải không ít khó khăn do tình trạng không đủ nguồn nhân lực có hiểu biết về SXSH trong công nghiệp để đánh giá, áp dụng, xúc tiến, tuyên truyền thông tin về công nghệ thực tiễn về SXSH. Ở một số quốc gia, có rất ít giảng viên chuyên ngành về SXSH, các doanh nghiệp khó có thể tuyển được cán bộ đã qua đào tạo về SXSH, và khả năng của các tổ chức tư vấn SXSH trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cũng còn rất hạn chế. 1.1.6.3. Mạng lưới thông tin Chưa có đủ một mạng lưới thông tin tốt để tuyên truyền về các công nghệ sinh học và sự ứng dụng, về khuynh hướng công nghệ, thị trường sản phẩm, và các nhà cung cấp hay bán công nghệ. Nhiều ấn phẩm và trang Web có đưa ra những công trình nghiên cứu hữu ích và thông tin kỹ thuật về công nghệ sinh học. Tuy nhiên hầu hết các thông tin này được soạn thảo bởi các dự án, và khi dự án kết thúc, các trang Web không được cập nhật. Thông tin mới nhất thường được các nhà cung cấp thiết bị đưa ra, nhưng đôi khi họ lại đưa một cách thiên vị và có lợi cho bản thân nhằm mục đích bán công nghệ hoặc thiết bị.
  • 29. 20 1.1.6.4. Giá cả các nguồn tài nguyên Các nguồn tài nguyên cơ bản như nước, gỗ và khoáng sản vẫn được coi là không hoặc gần như không phải trả tiền. Thậm chí ở những nơi phải chi phí đáng kể cho việc khai thác, như trường hợp khoáng sản và sản phẩm khoáng, thì sự cho phép khai thác đã làm cho chi phí khai thác chỉ là phần nhỏ của toàn bộ chi phí đầu vào cho sản xuất. Do đó, trong chi phí thị trường hầu như coi nguồn tài nguyên thiên nhiên nguyên khai là không mất tiền, và chủ yếu chỉ phản ánh quá trình gia tăng trị giá. Cũng tương tự đối với vấn đề sử dụng nước, nhìn chung nước được coi là một loại hàng hoá tự do tại nguồn của nó. Do đó, các chi phí thị trường mà nhà sản xuất chọn trong các loại đầu vào hầu như chỉ phản ánh chi phí xử lý và phân phối, có lẽ chỉ tính một chút chi phí cho những khó khăn tìm kiếm nguồn tài nguyên, và hầu như không một chút nào cho các tác động đến môi trường hoặc kho dự trữ nguồn tài nguyên thiên nhiên do khai thác và xử lý gây ra. 1.1.6.5. Chính sách giám sát và thực thi các quy định môi trường Nhiều nước đang phát triển còn yếu trong việc tuân thủ và thực thi các quy định môi trường. Sự yếu kém này một phần là do thiếu nguồn nhân lực, nhưng một lý do quan trọng là chính phủ có thái độ miễn cưỡng không muốn đối đầu với các doanh nghiệp có thế lực hoặc không muốn tỏ ra là có thái độ cản trở về kinh tế và đầu tư vốn nước ngoài vào trong nước. SXSH là sự thay đổi hành vi một cách tự nguyện của các doanh nghiệp, kết quả của việc kết hợp các động lực thị trường và các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích trực tiếp. Do đó SXSH trong công nghiệp là một giải pháp lựa chọn ít mang tính chính trị và là một giải pháp ít tốn kém chi phí nhằm tuân thủ các quy định về môi trường vì các quy định chuẩn này đang ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Nhiều tiêu chuẩn và quy định môi trường hiện tại đang khuyến khích giải pháp cuối đường ống hơn là SXSH. Hầu hết các quy định được phát triển với giả thiết rằng chất thải công nghiệp đương nhiên phải có và phải được xử lý, tiêu huỷ. Do đó đôi khi bản chất của các quy định này là ra lệnh, yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng cụ thể ví dụ phải có nhà máy xử lý chất thải và thậm chí một công nghệ xử lý đặc biệt. Các biện pháp tài chính như tăng khấu hao chi phí nhà máy xử lý thậm chí lại
  • 30. 21 làm cho giải pháp cuối đường ống mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Các quy định cũng thường bó hẹp cho một môi trường cụ thể hơn là tính đến tổng tác động từ một hoạt động. Chúng ngẫu nhiên công nhận sự hoán đảo giữa các môi trường để đạt từng tác động là thấp nhất. Kết quả là doanh nghiệp đã bỏ qua sự cần thiết sử dụng các nguyên lý SXSH để tìm các giải pháp chi có phí thấp nhất để đạt giới hạn theo quy định và vượt giới hạn cho phép. 1.1.6.6. Thể chế chính trị và chính sách thuế Hiện tượng này tồn tại vì những lý do đôi khi là chính trị, hiếm khi là lý do kỹ thuật, và thường là lý do thể chế và tài chính. Nhiều nhà hoạch định chính sách và ra quyết định không quen các chiến lược phòng ngừa, điều này thấy rõ trong nhiều trường hợp họ chỉ phản ứng, giải quyết khủng hoảng, và tìm giải pháp khi vấn đề đã trở nên nguy cấp và rõ ràng. Trong tình hình không ổn định chính trị, họ có thể dàn xếp, hướng vào những hành động để có kết quả trước mắt. Kết quả là các quyết định sẽ thiên về giải pháp xử lí ô nhiễm cuối đường ống. Và do vậy, các quyết định nay cũng không hỗ trợ việc lập các kế hoạch chiến lược và chiến lược dài hạn cần thiết nhằm đạt được SXSH. Những cơ quan và cá nhân thật sự quan tâm đến vấn đề giảm ô nhiễm công nghiệp cảm thấy e ngại khi đề xuất các công cụ thị trường phức tạp hơn như giấy phép kinh doanh do sự phức tạp trong vấn đề thủ tục hành chính. Các công cụ ít phức tạp hơn như phí khí thải, thường được đặt ra chỉ để đạt mức quy định và không khuyến khích việc liên tục cải thiện - điều cốt lõi của tiếp cận SXSH. Các biện pháp khuyến khích như bãi bỏ thuế và quan thuế nhằm xúc tiến SXSH thường bị các cơ quan tài chính phản đối. Họ không muốn từ bỏ bất kỳ một khoản thu nào, trong khi các cơ quan quản lý các biện pháp này lại thiếu nguồn lực để đánh giá sự hợp lý của các dự án. 1.1.6.7. Nguồn tài chính và khả năng đầu tư Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khó tiếp cận với nguồn tài chính, mặc dù nguồn tài chính tại các nước phát triển công nghiệp không phải là thiếu. Các doanh nghiệp này thiếu các dự án vay vốn khả thi để được ngân hàng chấp nhận, và các tổ chức tài chính cũng không muốn chịu những rủi ro lớn thường xảy ra với các doanh
  • 31. 22 nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt những vấn đề họ không hiểu rõ như SXSH. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được giúp đỡ lập dự án vay vốn, trong khi đó các ngân hàng cần được đào tạo và trải nghiệm để hiểu rõ về SXSH và làm sao giảm thiểu các rủi ro khi cho vay, thậm chí là khi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay. 1.2. SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.2.1. Mối liên hệ giữa sản suất sạch hơn trong công nghiệp và phát triển bền vững Vấn đề phát triển bền vững có tới hơn 70 định nghĩa, trong đó các định nghĩa căn bản đều xuất phát từ Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới cũng được gọi là Ủy Ban Brundtand (Elliott, 1994). Định nghĩa đó như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai” Phát triển bền vững nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục và lâu dài mà không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên và chất lượng cuộc sống. Phát triển bền vững về mặt xã hội có nghĩa là đảm bảo con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh. Phát triển bền vững về mặt môi trường đòi hỏi khả năng bảo đảm khả năng hồi phục của hệ sinh thái, việc sử dụng tài nguyên không tái tạo phải tùy thuộc vào khả năng tìm ra được các nguyên - nhiên - vật liệu thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng phục hồi và tái tạo tự nhiên của môi trường. Kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng sinh thái. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt, không tái tạo được là một phát triển không bền vững. Trong khi đó, SXSH trong công nghiệp có thể giảm thiểu hay loại bỏ nhu cầu cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường. Hiện nay, SXSH đặc biệt quan trọng đối với các nước đang trên con đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế. SXSH tạo ra cơ hội “bước nhảy vọt” vượt qua các công nghệ cũ được sử dụng lâu nay mà vẫn còn tốn nhiều chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm do các công nghệ này gây ra.
  • 32. 23 SXSH trong công nghiệp không chỉ là một chương trình nhằm đổi mới công nghệ thiết bị, cắt giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện môi trường mà còn là công cụ quản lí để doanh nghiệp kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng, ngăn ngừa và giảm ô nhiễm ngay từ đầu nguồn. Các doanh nghiệp áp dụng SXSH đã giảm thiểu được các tổn thất nguyên - nhiên - vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định hơn, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh trên thị trường cao hơn. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng SXSH trong công nghiệp giúp hài hòa lợi ích kinh tế - môi trường - xã hội. Như vậy có thể nói rằng SXSH trong công nghiệp là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, SXSH trong công nghiệp áp dụng được cho mọi quy mô từ doanh nghiệp gia đình cho tới tập đoàn đa quốc gia. SXSH trong công nghiệp không đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền. Chỉ cần thực hiện các biện pháp quản lý nội vi (chi phí thấp) đã có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể các chi phí. Thực hiện SXSH trong công nghiệp không khó, chỉ cần doanh nghiệp có cam kết, quyết tâm và sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi người trong doanh nghiệp; thực hiện đúng trình tự/phương pháp; duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục các giải pháp SXSH. 1.2.2. Sản suất sạch hơn trong công nghiệp hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững trên thế giới Cho đến nay, tính phổ cập trong phát triển kinh tế, đặc biệt ở những nước đang phát triển còn theo phương thức sản xuất và tiêu dùng chưa bền vững. Quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, được thúc đẩy bởi tiến bộ công nghệ đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo thế giới cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tổ chức Liên Hợp Quốc khẳng định “Tiêu dùng bền vững là việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” (UN, 1995).
  • 33. 24 Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg năm 2002 đã kêu gọi khuyến khích và phát triển một Khung hành động 10 năm của Chương trình Sản xuất và Tiêu thụ bền vững nhằm hỗ trợ các sáng kiến khu vực và quốc gia. Tiếp theo đó, Hội nghị quốc tế đầu tiên bàn về Sản xuất và Tiêu thụ bền vững họp tại Marrakech, Morocco vào tháng 6 năm 2003 đã xác định tiến trình phải được hỗ trợ bởi các nhóm công tác phi chính thức hoặc các hội nghị bàn tròn về sản xuất và tiêu thụ bền vững với sự tham gia của các chuyên gia từ cả các nước đã và đang phát triển. Trong bối cảnh hội nhập, nhân loại ngày càng quan tâm hơn về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, giảm sút đa dạng sinh học và những vấn đề xã hội liên quan đến đói nghèo, sức khỏe con người, điều kiện làm việc, an toàn và bất bình đẳng xã hội. Mối quan tâm này đã thúc đẩy mạnh mẽ cách tiếp cận phát triển bền vững và tiêu chí phát triển sản phẩm bền vững đã trở thành một trong những công cụ đánh giá hữu hiệu. Sản phẩm bền vững được định nghĩa theo nhiều cách, song về bản chất đó là những vật dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn trong khi vẫn duy trì được tiện ích của nền tảng sản xuất. Từ nhu cầu tối ưu hóa sử dụng nguồn lực trong chuỗi cung ứng và giá trị sản phẩm toàn cầu, thiết kế hướng tới phát triển bền vững có phạm vi ngày càng mở rộng. Do những quy định nghiêm ngặt về loại bỏ sản phẩm sau sử dụng, các nhà kinh doanh buộc phải tìm cách sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả đồng thời với việc quan tâm giảm thiểu tác động môi trường. Thông qua SXSH trong công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã tạo sự bứt phá, đạt trình độ cao hơn so với phương thức sản xuất dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ dễ gây tổn thương, ô nhiễm môi trường trong bước đầu công nghiệp hóa diễn ra ở nhiều nước đang phát triển. Sử dụng tài nguyên hiệu quả và SXSH là quá trình liên quan đến việc áp dụng và thực hành quản lý môi trường mang tính phòng ngừa đối với sản phẩm, quy trình và dịch vụ công nghiệp với mục đích hướng tới cả 3 bình diện nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng cường quản lý môi trường và xúc tiến phát triển con người. UNEP xác định, SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
  • 34. 25 suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Quá trình SXSH trong công nghiệp bao gồm: bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên - nhiên - vật liệu độc hại; giảm cả về lượng và tính độc hại của mọi chất thải tại nguồn; giảm những ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm (từ thiết kế đến thải bỏ); giảm thiểu rủi ro tác động đến con người và hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng. Giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần thay đổi thiết bị, mà còn là những thay đổi về vận hành và quản lý. 1.2.3. Triển vọng sản suất sạch hơn trong công nghiệp tại Việt Nam Sau chủ trương đổi mới, bắt từ thập niên 1990, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh trong trào lưu hội nhập toàn cầu. Phát triển kinh tế nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và khai thác tài nguyên gia tăng đã gây nhiều hệ lụy cho môi trường. Trong khi trồng trọt mở rộng đi cùng phá rừng, làm thoái hóa đất đai; quá trình công nghiệp hóa lại là nguyên nhân dẫn đến gia tăng ô nhiễm không khí và nguồn nước. Mặt khác, phát triển nhanh các trung tâm đô thị khiến nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, phát sinh nhiều chất thải mà việc quản lý, xử lý còn gặp nhiều nan giải. Nhằm hỗ trợ kịp thời kiến thức và kinh nghiệm về phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong công nghiệp hóa theo hướng phát triển bền vững, năm 1998 tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã giúp Việt Nam thành lập Trung tâm SXSH3 (VNCPC). Với mục tiêu phổ biến rộng rãi khái niệm SXSH và xây dựng một tổ chức đầy đủ tư cách pháp nhân, có khả năng xúc tác nâng cao năng lực; tạo thuận lợi để vận dụng SXSH trong các ngành công nghiệp, đồng thời làm đầu mối trong mạng lưới các Trung tâm quốc gia SXSH trên thế giới; UNIDO, UNEP và nhiều tổ chức toàn cầu đã hỗ trợ cho VNCPC thực hiện một số dự án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp, hội nhập vào mạng lưới cung ứng và xúc tiến các phương thức sản xuất bền vững. 3 Năm 1998, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) được thành lập theo khuôn khổ dự án US/VIE/96/063 do Chính phủ Thụy Sĩ ttài trợ. Dự án này do Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNIDO) điều hành và Trường Đại học Bách Khoa thực hiện. Mục tiêu hoạt động cốt yếu của VNCPC lúc đó là phổ biến rộng rãi khái niệm SXSH và xúc tiến việc áp dụng tiếp cận chủ động phòng ngừa ô nhiễm này vào các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam. (Nguồn: VNCPC, http://vncpc.org/gioi-thieu/lich-su-phat-trien/ )
  • 35. 26 Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, người tiêu dùng, nhà cung cấp, các cơ quan chính phủ và thị trường đang ngày càng quan tâm đến khía cạnh môi trường của quá trình sản xuất vả trách nhiệm của các doanh nghiệp về vẩn để nảy. Nếu các doanh nghiệp bỏ qua xu thế này, từ chối các cơ hội cải thiện hoạt động môi trường của họ thì có thể nhận thấy rằng họ đang bị bỏ lại phía sau trong thị trường cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng gay gắt. Tầm quan trọng của SXSH trong công nghiệp đối với cạnh tranh đã được trên 83% doanh nghiệp khảo sát đánh giá từ quan trọng đến đặc biệt quan trọng, không có đơn vị nào coi là không quan trọng. Theo báo cáo của UNIDO4 , SXSH do VNCPC đề xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tiết kiệm được 7% lượng điện, 9% lượng than, 7% lượng nhiên liệu, 7% lượng dầu diesel, 20% lượng khí hóa lỏng, 18% lượng nước, và 25% lượng hóa chất tiêu thụ và giúp tăng mạnh lợi nhuận ròng, trung bình một doanh nghiệp tiết kiệm được 75.000 USD/năm. Điều đó có nghĩa là những doanh nghiệp đã chi trả xấp xỉ 110.000 USD để thực hiện các phương án SXSH có khả năng thu hồi đầu tư này của mình chỉ trong vòng một năm rưỡi (không tính chi phí vốn). Việc kết hợp khuyến nghị chính sách trong xây dựng mạng lưới và mở rộng các dự án trình diễn cho thấy, đây là một chiến lược đúng đắn để có được thành công đưa SXSH trong công nghiệp vào các chương trình nghị sự của giới doanh nghiệp và lãnh đạo nhà nước; góp phần quan trọng giải quyết ô nhiễm môi trường công nghiệp. Tổn thương môi trường đã được lãnh đạo nhà nước thừa nhận; Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và công cụ pháp lý hướng tới mục tiêu sản xuất và tiêu thụ bền vững. Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đã nhấn mạnh đến tái cấu trúc nền kinh tế và thay đổi thể chế nhằm sử dụng tài nguyên hiệu quả; kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu thụ bền vững đang được khẩn trương chuẩn bị để sớm ban hành. Từ những nỗ lực đáng ghi nhận trong thúc đẩy hoạt động SXSH trong công nghiệp, cam kết của Chính phủ thông qua chiến lược SXSH trong công nghiệp đã được phê duyệt trong năm 2009. Trong quá trình triển khai chiến lược SXSH trong công nghiệp, đã có trên 50 tỉnh/ thành phố tham gia thực hiện. Ở cấp TW, nhà nước đã ban hành khung chiến lược, những hướng dẫn chung, hướng dẫn SXSH cho 4 UNIDO, Hướng tới tăng trưởng xanh từ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam, 2012
  • 36. 27 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng dẫn lồng ghép SXSH với hệ thống ISO 14.001 trong quản lý, hướng dẫn xây dựng đơn vị SXSH cấp tỉnh đồng thời với 18 bộ tài liệu hướng dẫn SXSH cho các ngành công nghiệp. Ngoài văn phòng giúp việc Ban điều hành chiến lược SXSH trong công nghiệp thuộc bộ Công Thương, đến năm 2015, ở nhiều địa phương đã thành lập tổ chức SXSH; các kế hoạch hành động đã được xây dựng ở các tỉnh mục tiêu và trên 40 tỉnh/ thành phố khác đã khởi động các hoạt động thúc đẩy SXSH, mạng lưới SXSH đã mở rộng đáng kể so với trước khi ban hành chiến lược SXSH. 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI Năm 1989, UNEP đã đưa ra sáng kiến về SXSH trong công nghiệp. Năm 1994 có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đến nay, SXSH trong công nghiệp được triển khai thành công ở các nhiều nước và mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế lẫn môi trường. Ở Newzealand các doanh nghiệp đã tiết kiệm được từ 50 - 100% chi phí hàng năm nhờ giảm thiểu chất thải và thậm chí một số nơi tái sử dụng chất thải còn thu được lợi nhuận. Thời gian thu hồi vốn trong một số trường hợp chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập cũng đang bắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới SXSH trong công nghiệp. Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các doanh nghiệp triển khai SXSH, con số này đã tăng lên 35% vào những năm 1990. Ở Cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000 m3/năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4 tỷ USD/năm. Ngày nay, SXSH trong công nghiệp đã được áp dụng thành công ở cả các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Tanzania,... và đang được các nước công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp.
  • 37. 28 Một nhà máy xi măng ở In-đô-nê-xi-a bằng việc áp dụng SXSH trong công nghiệp đã tiết kiệm một khoản 35.000 USD/năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư không đến một năm. Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại 51 doanh nghiệp trong 11 ngành công nghiệp đã cho thấy sản xuất sạch đã giảm được ô nhiễm 15 - 31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống. Ở Ấn Độ, công ty liên doanh Hero Honda Motor với công ty Tehri Pulp and Perper limited, sau khi áp dụng SXSH đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thụ, giảm 10% lượng hơi tiêu thụ... với tổng số tiền tiết kiệm lên đến hơn 500.000 USD. Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến SXSH là rất cao đối với nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở châu Á. Đơn cử, theo tài liệu hướng dẫn SXSH của Bộ Công Thương, trong ngành sản xuất bột giấy có thể tiết kiệm lên tới 35 USD/tấn giấy. Bên cạnh đó, chi phí xử lý nước thải trong nhiều nhà máy có thể giảm đi 10 - 16,5 USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thể giảm khoảng 50 - 100 KWh/tấn giấy ở các nhà máy qui mô nhỏ thông qua việc nâng cao hiệu suất, giảm thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế. Không chỉ ngành giấy mà các ngành hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, dược phẩm, xi măng... cũng đạt được các kết quả tương tự. Đương nhiên, các tiềm năng này thay đổi tùy theo hiện trạng và qui mô sản xuất của từng nhà máy. Như vậy, các kết quả áp dụng SXSH trong công nghiệp ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Canada,... cũng như ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a... đều cho thấy tính ưu việt của SXSH trong công nghiệp: vừa mang lại hiệu quả về môi trường vừa mang lại lợi ích về kinh tế. Bảng 1 thống kê một số ví dụ cụ thể về hiệu quả kinh tế của SXSH trong công nghiệp tại một số doanh nghiệp điển hình ở các nước theo báo cáo SXSH của UNEP (1995).
  • 38. 29 Bảng 1: Một số kết quả áp dụng SXSH ở các nước Nước Ngành Doanh nghiệp Tiết kiệm (USD) Đầu tư (USD) Thời gian hoàn vốn Áo Da Hirsch GmbH 450.000 700.000 1,6 năm Chi-lê Dệt nhuộm Hilados y Tejidos Garib S.A 7.000 10.950 2 năm Trung Quốc Đồ uống có cồn Yantai Second Distillery 670.000 625.000 4,4 năm Ấn Độ Giấy Mls Ashoka Pulp and Paper Mills 118.000 25.000 3 tháng Ấn Độ Ô-xít chì Sagar Surgicals Private 34.600 10.000 3 tháng Phần Lan Gia công ống thép Ferrum steelworks 3.500.000 6.200.000 1,75 năm Thụy Điển Mạ điện Landskrona Galvanoverk 80.300 421.700 5,5 năm Tanzania Gia công kim loại Galco 700 1.547 2 năm Tunisia Ắc-quy La SocieteTunisienne de I’Accumulateur NOURf battery 1.276.712 401.500 1 năm Mỹ Mạ và gia công kim loại Robbins 117.000 240.000 2 năm Nguồn: Cleaner Production Worldwide (UNEP, 1995)
  • 39. 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI 2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 2.1.1. Bối cảnh ra đời Từ giữa những năm 80, Chính phủ Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh công cuộc “công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, đem lại những chuyển biến quan trọng cho nền kinh tế và hệ thống xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và đô thị hóa đang có khuynh hướng tác động xấu đến môi trường. Nước thải, khí thải và chất thải rắn đã đang làm ô nhiễm thành phố và các khu vực tập trung công nghiệp. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã giúp chúng ta rút ra được những bài học bổ ích, đó là các hoạt động bảo vệ môi trường cần được xem xét ngay ở giai đoạn đầu tiên của sự hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp Trung ương. Vì vậy cần sớm có các giải pháp nghiêm túc để bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm cả việc ban hành các chính sách về thuế, tín dụng và đặc biệt là sự tăng cường và khuyến khích áp dụng SXSH trong công nghiệp. Ngày 25 tháng 06 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị đã được xây dựng trên các nguyên tắc của Chương trình nghị sự 21 áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo trong quản lý môi trường công nghiệp. Khái niệm SXSH đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công nghiệp đầu tiên ở nước ta từ năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ là “SXSH trong công nghiệp giấy” (1995 - 1997) và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt” ở Hà Nội (1995 - 1996) do UNEP/NIEM tại Bangkok (Thái Lan) và CIDA-IDRC (Canada) tài trợ. Hai dự án này mới dừng ở mức giới thiệu khái niệm và xác định tiềm năng giảm thiểu chất thải của SXSH trong công nghiệp. Tiếp đó, các khái niệm “Phòng ngừa ô nhiễm”, “Hiệu suất sinh thái”, “Sản xuất không phế thải” và “Năng suất xanh” cũng được giới thiệu vào nước ta. Mặc dù dưới các tên gọi khác nhau,
  • 40. 31 song bản chất của các khái niệm trên hoàn toàn tương tự nhau với mục đích: “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng và chủ động ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng, giảm thiểu chất ô nhiễm đi vào môi trường”. Vào ngày 22 tháng 09 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường (trước đây) Chu Tuấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững. Khái niệm về SXSH đã được biết đến rộng rãi hơn từ những năm đầu thập niên 2000, sau đó từng bước được triển khai và nhân rộng với sự giúp đỡ của UNIDO, đến năm 2009 việc triển khai biện pháp SXSH trong công nghiệp đã chính thức trở thành một chính sách khuyến khích thực sự ở Việt Nam sau Quyết định 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07 tháng 09 năm 2009 về “Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”. 2.1.2. Tuyên ngôn quốc tế về sản suất sạch hơn 5 VNCPC đã hỗ trợ Cục Môi trường, thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong việc phổ biến và đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH ngày 22 tháng 09 năm 1999. Thay mặt chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Tuấn Nhạ đã ký vào tuyên ngôn này. Chúng tôi nhận thức được rằng đạt được sự phát triển bền vững là trách nhiệm chung của cộng đồng. Hành động để bảo vệ môi trường toàn cầu phải bao gồm việc áp dụng hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững đã được cải thiện. Chúng tôi tin tưởng rằng SXSH và các chiến lược phòng ngừa như Hiệu suất Sinh thái, Năng suất Xanh và Phòng ngừa Ô nhiễm là những lựa chọn được ưu tiên. Các chiến lược này đòi hỏi sự phát triển, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp phù hợp. Chúng tôi hiểu rằng SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với các quá trình, các sản phẩm và dịch vụ vì lợi ích kinh tế, xã hội, sức khoẻ, an toàn và môi trường. 5 SXSH tại Việt Nam - Bộ Công Thương, “Tuyên ngôn quốc tế về SXSH”, http://sxsh.vn/vi- VN/Home/tongquansanxuatsachhon-14/2011/Tuyen-ngon-quoc-te-ve-san-xuat-sach-hon-894.aspx.
  • 41. 32 2.1.3. Mục tiêu và chiến lược thực hiện sản suất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 tại Việt Nam Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 09 năm 2009 với mục tiêu “SXSH được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên - nhiên - vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khoẻ con người và bảo đảm phát triển bền vững” trên quan điểm “Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng SXSH trên cơ sở tự nguyện và phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu môi trường và lợi ích kinh tế”. Nhằm cụ thể hóa mục tiêu, Chiến lược đã đưa ra một số chỉ tiêu chính và chia thành 2 giai đoạn thực hiện như được mô tả trong bảng 2. Bảng 2: Chỉ tiêu của Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 Nội dung mục tiêu Chỉ tiêu đến năm 2015 Chỉ tiêu đến năm 2020 Tỷ lệ cơ sở sản xuất nhận thức được lợi ích của SXSH 50 90 Tỷ lệ cơ sở sản xuất áp dụng SXSH 25 50 Tỷ lệ tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu đối với các cơ sở áp dụng 5-8 8-13 Tỷ lệ Sở Công Thương có cán bộ đủ năng lực hướng dẫn SXSH 70 90 Nguồn: Bộ Công Thương - Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 (2009 - 2015) Văn bản Chiến lược cũng đưa ra các giải pháp thực hiện như truyền thông, nâng cao nhận thức; tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách; hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn lực và hợp tác quốc tế; đầu tư và tài chính nhằm thực hiện 4 nhiệm vụ của Chiến lược bao gồm: (1) tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về SXSH trong