SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Khóa Luận Tốt Nghiệp i GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
Ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : LÊ BÙI CHÍ HỮU
MSSV : 1154010356
Lớp : 11DQN03
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
Khóa Luận Tốt Nghiệp ii GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu
trong bài luận văn tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH PCSC, không sao
chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự
cam đoan này.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015
LÊ BÙI CHÍ HỮU
Khóa Luận Tốt Nghiệp iii GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại Khoa Quản trị Kinh Doanh của trường Đại học Công
Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, sinh viên tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích và đã vận
dụng những kiến thức đã học vào quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Nay sinh viên
xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
 Tất cả các quý thầy cô trong Khoa đã truyền dạy những kiến thức và kinh
nghiệm bổ ích trong suốt thời gian sinh viên học tại trường. Những kiến thức
mà thầy cô đã truyền đạt giúp cho sinh viên tự tin khi hòa nhập vào môi
trường làm việc thực tế.
 Thầy TS. Nguyễn Ngọc Dương đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý
kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự nhiệt tình của Thầy
đã giúp cho sinh viên nhiều niềm tin trong suốt thời gian thực hiện. Một lần
nữa xin cảm ơn thầy.
 Anh Trần Hoàng Quân – Giám đốc công ty TNHH PCSC và anh Huỳnh Văn
Lĩnh – Trưởng phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH PCSC đã tận tình giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm việc thực tế cũng như tìm
kiếm thông tin cho luận văn.
 Và cuối cùng, sinh viên xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ
và động viên trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Bùi Chí Hữu
Khóa Luận Tốt Nghiệp iv GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Hồ Chí Minh, ngày....... tháng.......năm 2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
Khóa Luận Tốt Nghiệp v GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................V
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ............................................8
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG...........................................................................9
CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.................................................................11
1.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN . 11
1.1.1 Khái niệm – vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển.................................................................................................................11
1.1.1.1 Khái niệm .................................................................................................11
1.1.1.2 Vai trò dịch vụ giao nhận trong thương mại quốc tế..........................11
1.1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu .............................12
1.1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển .......................................................................................................12
1.2 NGƯỜI GIAO NHẬN ................................................................................................13
1.2.1 Khái niệm – vai trò, đặc điểm người giao nhận......................................13
1.2.1.1 Khái niệm .................................................................................................13
1.2.1.2 Vai trò của người giao nhận..................................................................14
1.2.1.3 Đặc điểm người giao nhận.....................................................................14
1.2.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên trong hoạt động giao
nhận hàng hóa...........................................................................................................15
1.2.2.1 Doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hàng hoá .................................15
1.2.2.2 Quyền, nghĩa vụ của khách hàng ..........................................................15
1.2.2.3 Giới hạn trách nhiệm..............................................................................16
1.2.2.4 Các trường hợp miễn trách nhiệm........................................................16
1.2.2.5 Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá.................................................16
1.3 CÁC CHỨNG TỪ CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN..................................................................................................16
1.3.1 Phiếu đóng gói (Packing List – P/L)..........................................................16
1.3.2 Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)..............................................17
1.3.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – C/I)...................................18
1.3.4 Chứng từ bảo hiểm ......................................................................................18
1.3.5 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O).........................18
1.3.6 Tờ khai HQ....................................................................................................18
1.3.7 Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) ...............................................19
1.3.8 Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O)...................................................19
1.4 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.............................19
1.4.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển....................19
1.4.2 Các thao tác để chuẩn bị nhận hàng nhập khẩu .....................................20
1.4.2.1 Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng ...................................20
1.4.2.2 Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng ........................................20
1.4.3 Tổ chức nhận hàng ......................................................................................22
1.4.3.1 Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL).............................................................22
1.4.3.2 Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL).......................................................................22
Khóa Luận Tốt Nghiệp vi GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................................22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ “QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC”.................................23
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH PCSC...............................................................23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................................23
2.1.1.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................23
2.1.1.2 Quá trình phát triển ................................................................................23
2.1.2 Ngành nghề - Lĩnh Vực hoạt động Kinh Doanh ......................................23
2.1.3 Mạng lưới hoạt động...................................................................................24
2.1.4 Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức công ty ....................24
2.1.4.1 Chức năng của công ty ...........................................................................24
2.1.4.2 Mục tiêu, nhiệm vụ..................................................................................24
2.1.4.3 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................25
2.1.5 Tình hình hoạt động giao nhận của công ty từ năm 2012 đến 2014.....27
2.1.5.1 Giá trị NK hàng LCL...............................................................................27
2.1.1.1 Giá trị NK hàng FCL...............................................................................30
2.2 PHÂN TÍCH “QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC”................................................................................32
2.2.1 Quy trình Nhập Khẩu mặt hàng Đệm đá massage theo phương thức
LCL của công ty Kopulse Line................................................................................32
2.2.1.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu mặt hàng đệm đá massage theo phương
thức LCL của Công ty Kopulse Line..................................................................32
2.2.1.2 Các bước thực hiện quy trình ................................................................32
2.2.2 Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển tại công ty TNHH PCSC......................................................................33
2.2.2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty ............33
2.2.2.2 Các bước thực hiện quy trình ................................................................33
2.2.2.2.1 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ.......................................................33
2.2.2.2.2 Lấy D/O tại đại lý hãng tàu............................................................38
2.2.2.2.3 Khai HQ ...........................................................................................40
2.2.2.2.4 Nộp thuế Nhập khẩu........................................................................50
2.2.2.2.5 Nhận hàng tại cảng..........................................................................51
2.2.2.2.6 Quyết toán và bàn giao chứng từ cho khách hàng, lưu hồ sơ....58
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC ....................................................................59
2.3.1 Thành Công ..................................................................................................59
2.3.2 Tồn tại ...........................................................................................................60
2.3.3 Các yếu tố tác động.....................................................................................61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2...................................................................................................64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ CÁC KIẾN NGHỊ....65
3.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH.....................................................................65
3.1.1 Giải pháp trong việc kiểm tra và áp mã HS hàng hóa...........................65
3.1.1.1 Nội dung của giải pháp..........................................................................65
3.1.1.2 Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp.....................................................65
3.1.1.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp mang lại............................................65
3.1.2 Giảipháptrong việcchuẩnbị,kiểmtrachứng từ.........................................66
Khóa Luận Tốt Nghiệp vii GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
3.1.2.1 Nội dung của giải pháp ..........................................................................66
3.1.2.2 Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp.....................................................66
3.1.2.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp mang lại............................................66
3.1.3 Giải pháp để đầu tư phát triển phương tiện vận tải hiệu quả................66
3.1.3.1 Nội dung của giải pháp ..........................................................................66
3.1.3.2 Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp.....................................................66
3.1.3.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp mang lại............................................67
3.1.4 Giải pháp về chăm sóc khách hàng hiệu quả...........................................68
3.1.4.1 Nội dung của giải pháp ..........................................................................68
3.1.4.2 Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp.....................................................68
3.1.4.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp mang lại............................................69
3.2 CÁC KIẾN NGHỊ......................................................................................................70
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................75
PHỤ LỤC...........................................................................................................................77
Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTT – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, thị trường xuất – nhập khẩu
Việt Nam phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu; hàng hóa của Việt Nam xuất
khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 151 nước là thành viên của WTO. Năm 2014,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng
12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim
ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập
khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD. Cán
cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dư 2,14 tỷ USD. Tính từ đầu
năm đến hết ngày 15/6/2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt
144,34 tỷ USD, tăng 13,2% (tương ứng tăng 16,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm
2014. Một trong những dịch vụ phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu là
giao nhận vận tải quốc tế. Chính sách mở cửa hội nhập với nước ngoài đã tạo ra
những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra thị trường to lớn đầy tiềm năng
nhưng cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
Giao nhận hàng hoá là một trong những khâu vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy quá
trình dịch chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua diễn ra nhanh chóng hơn,
thuận tiện hơn, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả các hợp đồng
mua bán ngoại thương. Cho nên, tuy mới ra đời nhưng nó đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu được trong ngành vận tải và trong nền kinh tế quốc dân.
Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng
lợi nhuận tương đối ổn định. Ta có thể nhận định rằng việc phát triển kinh doanh
dịch vụ giao nhận kho vận ở nước ta đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực.
Người làm dịch vụ giao nhận đã kịp thời xâm nhập thị trường, mở rộng quan hệ hợp
tác với nước ngoài, tổ chức các tuyến đường vận tải, đưa hàng hoá đi và đến đáp
ứng yêu cầu của người xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, dù đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động
của ngành giao nhận Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển
nên vẫn còn tồn tại không ít bất cập, trong đó nổi lên vấn đề đối với các doanh
nghiệp trong ngành là việc quản lý và kiểm soát hoạt động giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu, hoàn thiện
Khóa Luận Tốt Nghiệp 2 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
nghiệp vụ và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu của Việt Nam là vấn đề cấp thiết cần phải được đưa ra nghiên cứu nhằm tìm ra
biện pháp để tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển của ngành. Và đó cũng là lý do
sinh viên đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển tại Công ty TNHH PCSC”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển.
- Tìm hiểu ưu và nhược điểm còn tồn tại trong quy trình đó.
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cho Công ty trong
quá trình thực hiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại
Công ty TNHH PCSC.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung tìm hiểu và phân tích quy trình giao nhận mặt hàng đệm đá
massage nhập khẩu bằng đường biển dưới góc độ là nhà giao nhận tại Công ty
TNHH PCSC.
- Thời gian thực hiện từ ngày 8/6/2015 đến ngày 30/8/2015.
- Được thực hiện tại Công ty TNHH PCSC, địa chỉ số 302/2 Nơ Trang Long,
Bình Thạnh, HCM và Tân Cảng - Cát Lái, địa chỉ Nguyễn Thị Định, Phường Cát
Lái, Quận 2, HCM.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tìm hiểu các sách, giáo trình của trường
Đại học; tài liệu do đơn vị thực tập cung cấp.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 3 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
- Phương pháp phân tích thống kê: So sánh các số liệu thu thập được để đánh
giá các hoạt động của công ty như: kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình kinh
doanh của công ty tại các thị trường.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của GVHD, đại diện đơn vị thực
tập.
5. Kết cấu của đề tài:
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Trình bày lý thuyết về quy trình giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển.
- Trong chương này sẽ đến lý thuyết liên quan đến hoạt động giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển cũng như là quy trình tổng quát để thực hiện quy
trình này.
Chương 2: Phân tích về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển tại Công ty TNHH PCSC.
- Trong chương này sẽ giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển,
tổng quan về Công ty, cơ cấu tổ chức của Công ty PCSC. Bên cạnh đó em sẽ phân
tích về thực trạng của quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu hàng lẻ của Công ty
và nêu lên những thành công cũng như tồn tại, các yếu tố tác động đến quy trình.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình và Kiến nghị.
- Trong chương này sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục các tồn tại đã nêu ra ở
chương 2 cũng như các kiến nghị để hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập
khẩu và phát triển Công ty hơn nữa.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 4 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Khóa Luận Tốt Nghiệp 5 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ
CÁI
CÁC KÝ HIỆU,
CHỮ VIẾT
TẮT
GIẢI NGHĨA CHÚ THÍCH
A AWB Air Way Bill Vận tải đơn đường hàng
không
B B/L Bill of lading Vận tải đơn đường biển
C CFS Container Freight Station Nơi thu gom hàng lẻ
CN Công Nghiệp
C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ
Cont Container
COR Cargo outum report Biên bản hàng hư hỏng
đổ bỡ
CSC Certificate of shortlanded
cargo
Biên bản kê khai hàng
thừa thiếu
CY Container Yard Bãi Container
D D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
E
F FCL Full Container Load Hàng nguyên Container
FIATA International Federation
of Freight Forwarders
Associations
Liên đoàn các hiệp hội
Giao nhận kho vận Quốc
tế
G GTGT Giá trị gia tăng
GVHD Giảng viên hướng dẫn
H HBL House Bill of Lading Vận đơn đường biển của
Đại lý hãng tàu
HDO House Delivery Order Lệnh giao hàng của Đại
lý hãng tàu.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 6 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
HS Harmonized Commodity
Description and Coding
System
Hệ thống hài hòa mô tả
và mã hóa hàng hóa. HS
Code là mã phân loại của
hàng hóa, dùng để xác
định thuế suất xuất khẩu
hoặc nhập khẩu. Nghĩa
là, khi xác định được mã
này sẽ tính được mức
thuế phải nộp đối với lô
hàng của mình.
I ICD Inland Clearance Depot Địa điểm thông quan
hàng hóa nội địa. Hay
còn gọi là Cảng
Cạn/Cảng khô.
J
K KGM Kilogram
L LBR Pound
LCL Less than a Container
Load
Hàng lẻ
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
LOR Letter of Reservation Thư dự kháng
M MBL Master Bill of Lading Vận tải đơn đường biển
của hãng tàu
MDO Master Delivery Order Lệnh giao hàng của Hãng
tàu
MTO Multimodal Transport
Operator
Vận tải đa phương thức
N NK Nhập khẩu
O
Khóa Luận Tốt Nghiệp 7 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
P P/L Packing List Phiếu đóng gói
Q
R ROROC Report on receipt of cargo Biên bản kết toán nhận
hàng với tàu
S Seal Dấu niêm phong
SVTH Sinh viên thực hiện
T THC Terminal Handling
Charge
Phí bốc dỡ hàng tại cảng
Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng
Thuế TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế NK Thuế nhập khẩu
TNE Tấn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TS Tiến Sĩ
TT Telegraphic Transfer Điện chuyển tiền
U
V VCCI Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng thương mại và
Công nghiệp Việt Nam
VNACCS Vietnam Automated
Cargo Clearance System
Hệ thống thông quan
hàng hóa tự động
W WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
X,Y,Z XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
Khóa Luận Tốt Nghiệp 8 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình Nội dung Trang
Hình 1.01 Quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển. 20
Hình 2.01 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH PCSC. 24
Hình 2.02 Giá trị NK hàng LCL theo từng loại mặt hàng từ 2012 đến 2014. 27
Hình 2.03 Giá trị NK hàng FCL theo từng loại mặt hàng từ 2012 đến 2014. 30
Hình 2.04 Quy trình nhập khẩu mặt hàng đệm đá massage của Công ty
Kopulse Line.
31
Hình 2.05 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty. 32
Hình 2.06 Đăng ký thông tin doanh nghiệp. 39
Hình 2.07 Thiết lập thông số khai báo VNACCS. 40
Hình 2.08 Thiết lập thông số khai báo VNACCS. 40
Hình 2.09 Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA). 41
Hình 2.10 Tờ khai nhập khẩu. 41
Hình 2.11 Nhập thông tin cơ bản của Tờ khai. 41
Hình 2.12 Thông tin về đơn vị XNK. 42
Hình 2.13 Thông tin vận đơn. 43
Hình 2.14 Thông tin về hóa đơn thương mại. 43
Hình 2.15 Phân loại hình thức hóa đơn. 44
Hình 2.16 Tờ khai trị giá. 44
Hình 2.17 Mã HS và tên hàng hóa. 45
Hình 2.18 Thông tin hàng tờ khai. 45
Hình 2.19 Mã HS và mô tả hàng hóa. 46
Hình 2.20 Khai báo tờ khai thành công. 46
Hình 2.21 Lấy phản hồi từ HQ. 47
Hình 2.22 Kết quả xử lý tờ khai. 48
Hình 2.23 Quy trình cơ bản thông quan hàng nhập khẩu tại cảng. 50
Hình 3.01 Hệ thống quản lý phương tiện vận tải. 67
Khóa Luận Tốt Nghiệp 9 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 2.01 Giá trị nhập khẩu hàng LCL theo từng loại mặt hàng từ năm
2012 đến 2014.
26
Bảng 2.02 Giá trị nhập khẩu hàng FCL theo từng loại mặt hàng từ năm
2012 đến năm 2014.
29
Bảng 2.03 Các loại phí của các hãng tàu đối với hàng hóa NK. 38
Bảng 2.04 Giá cước vận chuyển của công ty Victory Trading. 55
Khóa Luận Tốt Nghiệp 10 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Khóa Luận Tốt Nghiệp 11 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển
1.1.1 Khái niệm – vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển
1.1.1.1 Khái niệm
Giao nhận vận tải (hay Freight Forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ
nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận (Freight Forwarder) ký
hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người
vận tải để thực hiện dịch vụ.
Giao nhận được định nghĩa theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao
nhận quốc tế (FIATA): “Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ
loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói
hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ hoặc có liên quan đến các dịch vụ
trên kể cả các vấn đề HQ, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ
liên quan đến hàng hóa”.
Giao nhận được định nghĩa theo điều 163 Luật Thương Mại Việt Nam: Dịch vụ
giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác
của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung
là khách hàng).
1.1.1.2 Vai trò dịch vụ giao nhận trong thương mại quốc tế
Ngày nay, do sự phát triển của vận tải Container, vận tải đa phương thức, người
giao nhận không chỉ làm đại lý, người ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải
đóng vai trò như một bên chính – Người chuyên chở (Carrier).
Người giao nhận đã thể hiện vai trò của mình trong các hoạt động như:
 Môi giới HQ (Customs Broker)
Khi mới xuất hiện, người giao nhận chỉ hoạt động trong phạm vi trong nước.
Nhiệm vụ của người giao nhận là làm thủ tục HQ đối với hàng NK. Sau đó mở rộng
hoạt động dịch vụ ra cả hàng XK và dành chỗ chở hàng trong thương mại quốc tế
hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người XK hoặc người NK tùy
thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở nhà nước cho phép, người giao nhận thay
mặt người XK hoặc người NK để khai báo, làm thủ tục HQ như một môi giới HQ.
 Đại lý (Agent)
Trước đây người giao nhận không đảm nhận vai trò của người chuyên chở. Anh
ta chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như
một đại lý của người gửi hàng hoặc người chuyên chở. Người giao nhận nhận ủy
thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như:
Khóa Luận Tốt Nghiệp 12 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục HQ, lưu kho... trên cơ sở hợp đồng
ủy thác.
 Người gom hàng (Cargo Consolidator)
Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ
cho vận tải đường sắt. Đặc biệt, trong ngành vận tải hàng hóa bằng Container dịch
vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng
nguyên (FCL) để tận dụng sức chở của Container và giảm cước phí vận tải. Khi là
người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyển chở hoặc chỉ
là đại lý.
 Người chuyên chở (Carrier)
Ngày nay, người giao nhận trong một vài trường hợp lại đóng vai trò là người
chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và
chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Trong trường hợp
anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở thì anh ta đóng vai trò là người
thầu chuyên chở (Contracting Carrier), nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là
người chuyên chở thực tế (Actual Carrier).
 Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)
Trong trường hợp người vận tải cung cấp dịch vụ đi suốt hoặc còn gọi là vận tải
trọn gói từ cửa tới cửa “Door to Door”, thì người giao nhận đã đóng vai trò là MTO,
MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt
quá trình vận tải.
1.1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình
(người nhập khẩu) những công việc sau:
 Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người NK chịu trách
nhiệm về chi phí vận chuyển.
 Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng
hoá.
 Nhận hàng từ người vận tải.
 Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát HQ, cũng như các lệ phí khác
liên quan.
 Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).
 Giao hàng hoá cho người NK.
 Giúp người NK trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của hàng
hoá.
1.1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển
Hoạt động giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển chịu tác động lớn từ tình
hình quốc tế. Quá trình tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong tổ chức thương mại
Khóa Luận Tốt Nghiệp 13 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
quốc tế (WTO), trong hợp tác đa phương dịch vụ vận tải biển là một trong những
ngành dịch vụ nhảy cảm và được các quốc gia quan tâm, những tiến trình tự do hóa
ngành dịch vụ này lại gặp nhiều khó khăn do một số nước luôn đưa ra ý kiến phản
đối, họ muốn áp dụng luật riêng của mình nhằm bảo hộ ngành vận tải trong nước.
Mặc dù đã nhất trí kết thúc đàm phán vào năm 1996 nhưng các thành viên WTO
vẫn không thể thỏa thuận với nhau được về cách thức tiến hành tự do hóa ngành
dịch vụ này và các nỗ lực đàm phán bị ngưng lại vào năm 1997 . Tuy nhiên hiện
nay các nước cam kết sẽ không áp dụng thêm các hạn chế mới đối với ngành dịch
vụ này. Hiện nay cùng với tự do hóa thương mại, thì các diễn đàn khác cũng ra đời
như: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng
góp phần làm cho hoạt động giao nhận hàng hóa ngày càng thuận tiện và dễ dàng
hơn.
Về cơ chế quản lý nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao nhận vận
tải vì nhà nước đưa ra các chính sách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành
giao nhận vận tải nói riêng và các ngành khác nói chung, ngược lại thì nó sẽ kìm
hãm. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK. Ví dụ: Đổi mới luật HQ, luật thuế XNK,
luật thuế GTGT... Chính sách khuyến khích XK và hạn chế nhập khẩu bằng cách
đánh thuế cao đối với hàng nhập khẩu khiến lượng hàng hóa nhập khẩu hạn chế.
Còn đối với HQ, nếu như trước đây, bên HQ giúp đỡ chủ hàng khai HQ, thì bây
giờ chủ hàng có trách nhiệm khai HQ. Từ đó dịch vụ khai thuê HQ cũng ra đời tạo
điều kiện cho Công ty giao nhận cũng từ đó phát triển theo.
1.2 Người giao nhận
1.2.1 Khái niệm – vai trò, đặc điểm người giao nhận.
1.2.1.1 Khái niệm
Thực ra, không có một định nghĩa thống nhất về người giao nhận được quốc tế
chấp nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho
hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có đăng ký
kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá. Tại các nước khác nhau, người giao nhận
được biết đến với những tên gọi khác nhau, như “Đại lý hải quan” (Customs House
Agent), “Môi giới hải quan” (Customs Broker), “Đại lý thanh toán” (Clearing
Agent), hay “Đại lý gửi hàng và giao nhận” (Shipping and Forwarding Agent) và
trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò “Người chuyên chở chính”
(Principal Carrier). Nhưng dù được gọi dưới cái tên nào đi nữa thì một điểm chung
trong hoạt động của tất cả những người này là họ đều chỉ bán dịch vụ của mình,
cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là Người giao nhận quốc tế
(International Freight Forwarder), cùng làm một ngành nghề giao nhận.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 14 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Ban đầu, người giao nhận chỉ là đại lý hoa hồng thay mặt cho người xuất khẩu
hoặc người nhập khẩu thực hiện các công việc thông thường như bốc dỡ hàng hoá,
tổ chức vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng… Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển của thương mại quốc tế cũng như của các phương thức vận tải thì phạm vi
dịch vụ của người giao nhận cũng ngày càng được mở rộng. Ngày nay người giao
nhận đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Dịch
vụ mà người giao nhận cung cấp có thể bao gồm từ những công việc cơ bản và
thông thường như thuê tàu, làm thủ tục hải quan cho tới việc cung cấp dịch vụ trọn
gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá.
1.2.1.2 Vai trò của người giao nhận
Dịch vụ giao nhận mang tính chuyên môn hóa cao điều này giúp cho nhà NK và
XK tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tài chính để tập trung cho hoạt động kinh
doanh của mình.
Nhân viên dịch vụ giao nhận sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành nghề của mình
từ đó đưa ra những tư vấn hay những giải quyết cho khách hàng một cách hiệu quả
nhằm giúp hàng hóa lưu thông một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm.
Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp giảm bớt các chi phí cho nhà XNK như: chi
phí đào tạo nhân viên, chi phí đi lại,... từ đó làm giảm giá thành sản phẩm giúp tăng
tính cạnh tranh.
1.2.1.3 Đặc điểm người giao nhận
Do người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau nên giao nhận hàng hoá
xuất nhập khẩu có những điểm khác so với vận chuyển và giao nhận hàng hoá nội
địa. Hàng hoá được vận chuyển trên những chặng đường dài và có thể phải thông
qua nhiều phương tiện khác nhau, qua nhiều nước khác nhau. Do đó, việc chuyên
chở hàng hoá xuất nhập khẩu phải được phép của Chính phủ của các bên buôn bán,
tuân thủ luật pháp của các quốc gia, các điều ước, công ước quốc tế và tập quán ở
các nước.
Trong thương mại quốc tế, người mua và người bán thường không trực tiếp giao
nhận hàng hoá với nhau mà phải giao nhận thông qua các đại lý hoặc người chuyên
chở. Đại lý giao nhận hoặc người chuyên chở chịu trách nhiệm nhận hàng hoặc giao
hàng trên cơ sở thực tế có kết hợp với các giấy tờ chứng từ có liên quan. Công việc
của người làm dịch vụ giao nhận đòi hỏi phải có kiến thức rộng rãi về nghiệp vụ
ngoại thương, về luật pháp và nhiều lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, bảo
hiểm, thanh toán quốc tế, thủ tục hải quan...
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá được gọi đơn giản là người giao nhận khi
đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật
chuyên ngành về vận tải, các quy định quốc tế về giao nhận vận chuyển hàng hoá
xuất nhập khẩu.
Do tính chất công việc và do phạm vi hoạt động ở quy mô thế giới nên người
Khóa Luận Tốt Nghiệp 15 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
giao nhận có quan hệ khá rộng cả trong và ngoài nước. Ở trong nước, người giao
nhận có quan hệ với chủ hàng (người gửi hàng hay người nhận hàng), các tổ chức
thuộc bên thứ ba (người chuyên chở đường biển, đường bộ, đường sông, đường sắt,
đường hàng không, người bốc xếp, tổ chức đóng gói, kho hàng, tổ chức bảo hiểm,
kiểm nghiệm, ngân hàng...); các cơ quan hữu quan như: hải quan, cảng vụ, cơ quan
kiểm dịch, phòng Thương mại, cơ quan giao thông vận tải, cơ quan lãnh sự nước
ngoài... Ở nước ngoài, người giao nhận thành lập các đại lý để lo liệu công việc giao
nhận ở cảng, sân bay, nhà ga xe lửa hay các địa điểm khác.
1.2.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên trong hoạt động giao
nhận hàng hóa
1.2.2.1 Doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
Ðược hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng
thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay
cho khách hàng.
Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực
hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo
ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện
nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn
hợp lý.
1.2.2.2 Quyền, nghĩa vụ của khách hàng
Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đáp ứng với yêu cầu của mình.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vi phạm
hợp đồng.
Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá.
Thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác về hàng hoá cho người làm dịch vụ giao
nhận hàng hoá.
Ðóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường
hợp người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đảm nhận công việc này.
Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao nhận
hàng hoá nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc do lỗi của
khách hàng gây ra.
Trả cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá mọi khoản tiền đã đến hạn thanh
toán.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 16 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
1.2.2.3 Giới hạn trách nhiệm
Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp
không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng.
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu không
chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi
của mình gây ra.
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm, khi họ
không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày giao
hàng, không tính ngày chủ nhật, ngày lễ; không nhận được thông báo bằng văn bản
về việc bị kiện tại Toà án hoặc Trọng tài trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao
hàng.
1.2.2.4 Các trường hợp miễn trách nhiệm
Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.
Ðã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách
hàng uỷ quyền.
Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.
Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp, dỡ
hàng hoá.
Do khuyết tật của hàng hoá.
Do có đình công hoặc các trường hợp khác bất khả kháng.
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá cũng không phải chịu trách nhiệm về việc
mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao hàng sai
địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.2.2.5 Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền cầm giữ số hàng hoá nhất định
và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách
hàng và thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
Sau 45 ngày kể từ ngày cầm giữ, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì người làm
dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo các
quy định của pháp luật, mọi chi phí cầm giữ và định đoạt hàng hoá do khách hàng
chịu.
1.3 Các chứng từ cơ bản sử dụng trong hoạt động giao nhận hàng hóa NK
bằng đường biển
1.3.1 Phiếu đóng gói (Packing List – P/L)
Chứng từ do chủ hàng lập kê khai số lượng, số khối và chủng loại hàng hóa đóng
gói trong bao, thùng... Căn cứ vào P/L người giao hàng hãng tàu lập bản lược khai
sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan).
 Nội dung P/L:
 Người bán hàng (Exporter)
Khóa Luận Tốt Nghiệp 17 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
 Người mua (Importer)
 Số hợp đồng ngoại thương
 Cảng xếp/ dỡ hàng.
 Tên hàng, ký mã hiệu, số bao kiện, số khối,...
1.3.2 Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
Vận đơn đường biển là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do
người chuyên chở (Carrier) hoặc người giao nhận (Forwarder) cấp cho người gửi
hàng (Shipper), sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc nhận để xếp. Đây là bộ
chứng từ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi
hàng và chuyên chở hoặc người giao nhận và người nhận hàng (Consignee).
Theo thông lệ quốc tế, vận đơn có 3 chức năng chủ yếu là:
 Làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải.
 Là biên lai xác nhận người gửi hàng đã giao hàng cho người chuyên chở.
 Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hóa có thể chuyển từ người gửi hàng sang
người nhận hàng hay người nào khác được quyền nhận hàng.
Đứng trên góc độ của nghiệp vụ giao nhận ta có hai vận đơn căn cứ theo người
phát hành vận đơn.
Vận đơn do người giao nhận phát hành, hay còn gọi là vận đơn đại lý (House Bill
of Lading – HB/L) là vận đơn do công ty giao nhận phát hành cho người gửi hàng
thực sự. HB/L chỉ có giá trị xuất trình với đại lý giao nhận mà không có giá trị xuất
trình với hãng tàu trừ khi trong B/L và Manifest (bảng lược khai hàng hóa) của hãng
tàu ghi rõ ở ô Consignee “TO ORDER OF THE HOLDER OF ORIGINAL HB/L
NO...” (Theo lệnh của người cầm HB/L gốc số...).
Vận đơn của người chuyên chở hoặc hãng tàu (Master Bill of Lading – MB/L) là
vận đơn do hãng tàu cấp cho người gửi hàng rằng hàng đã được xếp tàu hoặc đã
được nhận để xếp lên tàu.
 Nội dung vận đơn:
 Số B/L
 Shipper – Người gửi hàng.
 Consignee – Người nhận hàng.
 Notify party – Bên nhận thông báo (Chủ hàng thực sự).
 Loading/ Discharge Port – Cảng bốc/ dỡ hàng.
 Vessel/ Voyage – Tên tàu/ Số chuyến.
 Số Container, số Seal.
 Phương thức thanh toán cước (Prepaid/ Collect Freight : Trả trước/ sau)
 Ngày và nơi phát hành vận đơn.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 18 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
1.3.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – C/I)
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán yêu cầu người
mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong đó, hóa đơn phải ghi được đặc
điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, cảng đi cảng đến, tên người
bán và người mua.
Hóa đơn thường được lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau
như: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để
tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế...
1.3.4 Chứng từ bảo hiểm
Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức
hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và
người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường
cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất
định là phí bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo
hiểm.
Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp bao gồm
những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng
này. Đơn bảo hiểm gồm có:
 Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định
rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
 Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (Tên hàng, ký mã hiệu, tên phương
tiện chở hàng...) và việc tính toán phí bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): là chứng từ do tổ chức bảo
hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận một lô hàng nào đó đã được chứng
nhận bảo hiểm theo điều kiện của một hợp đồng bảo hiểm. Nội dung của giấy
chứng nhận bảo hiểm bao gồm những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm,
các chi tiết cần thiết cho việc tính toán bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm.
1.3.5 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền như Phòng Thương
Mại Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra
hàng hóa.
Nội dung của giấy này bao gồm tên và địa chỉ người mua/ bán, tên hàng hóa, số
lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác
nhận của cơ quan có thẩm quyền.
1.3.6 Tờ khai HQ
Là một văn bản do chủ hàng hoặc chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ
quan HQ trước khi hàng hoặc phương tiện nhập qua lãnh thổ quốc gia.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 19 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
CY
(Cảng)
Người
nhận
(LCL)
Bãi bốc xếp
Container
(Người giao nhận)
CFS
Hải Quan
Dỡ hàng
Container có
Container
Người
nhận
(FCL)
Bãi bốc xếp
Container
(Người giao nhận)
Kiểm tra
Container
Hải
quan
Tàu
Container
1.3.7 Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice)
Chứng từ này thường được gửi cho người nhận hàng sau khi tàu về đến cảng dỡ
hàng.
 Trên thông báo hàng đến cần ghi rõ:
- Tên người nhận hàng.
- Ngày tàu cập cảng.
- Tên tàu, số B/L.
- Tên hàng, khối lượng, số lượng, số container, số seal.
- Mức phí, cước phí mà người nhận hàng phải trả khi đến nhận D/O. Các phí này
thường bao gồm:
 Phí chứng từ
 Phụ phí làm hàng (THC-terminal handling charge).
 Phí nâng hạ container (LO/LO- lift on/lift of).
 Phí bốc xếp (CFS Charge).
1.3.8 Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O)
Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc (nếu có),
giấy thông báo hàng đến, giấy giới thiệu có dấu mộc và chữ kí của công ty đến hãng
tàu hoặc đại lý hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận
đơn gốc và trao 3 hoặc 4 bản D/O cho người nhận hàng.
1.4 Quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển
1.4.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển
Hình 1.01 – Quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển.
(Nguồn: Phòng XNK)
Khóa Luận Tốt Nghiệp 20 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
1.4.2 Các thao tác để chuẩn bị nhận hàng nhập khẩu
1.4.2.1 Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao
nhận trực tiếp với tàu.
Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng
phải trao cho cảng một số chứng từ:
 Bản lược khai hàng hoá (2 bản)
 Sơ đồ xếp hàng (2 bản)
 Chi tiết hầm hàng (2 bản)
 Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu
Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận
hàng như:
 Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho
tàu về những tổn thất xảy sau này.
 Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt.
 Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt.
 Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
 Biên bản giám định.
 Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)….
Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời HQ kiểm hoá
(nếu có). Nếu hàng không có niêm phong seal thì phải mời HQ áp tải về kho:
 Làm thủ tục hải quan.
 Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá.
1.4.2.2 Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
 Cảng nhận hàng từ tàu
 Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng đảm nhận)
 Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải
cùng lập)
 Ðưa hàng về kho bãi cảng.
 Cảng giao hàng cho các chủ hàng
Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới
thiệu của Công ty đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để lấy D/O. Hãng tàu hoặc đại
lý giữ lại giấy thông báo hàng đến và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng.
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai.
- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho.
Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 4 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 21 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
 Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
- Xuất trình và nộp các giấy tờ:
 Giấy giới thiệu Công ty.
 Tờ khai hàng NK.
 Giấy phép nhập khẩu (đối với Doanh nghiệp lần đầu mở tờ khai).
 Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
 Hợp đồng ngoại thương.
 P/L 1 bản gốc.
 C/I 1 bản gốc
 B/L 1 bản sao.
 C/O (nếu yêu cầu)
 Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch (nếu mặt hàng thuộc diện bắt
buộc).
- Tùy thuộc vào kết quả phân luồng mà HQ sẽ quyết định cho thông quan hàng
hóa ngay lập tức hay bắt buộc kiểm tra bộ chứng từ và kiểm tra hàng hóa thực
tế.
Bao gồm:
 Luồng xanh ( miễn kiểm tra):
Trách nhiệm khai báo trên tờ khai HQ do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, HQ
áp dụng hình thức miễn kiểm tra và cho vào thông quan ngay. Sau khi hoàn tất thủ
tục đăng ký tờ khai và được sự phê chuẩn đồng ý của lãnh đạo HQ. Doanh nghiệp
được đóng dầu miễn kiểm tra, nhận lại tờ khai được xác nhận đóng lệ phí HQ và
thông quan ngay lập tức.
 Luồng vàng ( kiểm tra bộ chứng từ):
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tờ khai thì hồ sơ sẽ được chuyển
sang bộ phận kiểm tra giá thuế để tiến hành kiểm tra tính hợp pháp về giá nhập khẩu
và mức thuế suất mà doanh nghiệp khai báo, công chức HQ phụ trách giá thuế ra
thông báo xác nhận số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào phía sau tờ khai. Nếu
qua quá trình kiểm tra việc quy giá thuế phù hợp với thực tế dữ liệu lưu trữ của cơ
quan HQ công chức HQ thuế sẽ ký xác nhận vào tờ khai tại ô số (36) của tờ khai và
ghi ý kiến của mình vào đó, trình lãnh đạo đội kiểm báo ký duyệt và chuyển lên
lãnh đạo HQ cửa khẩu xác nhận cho thông quan. Đại diện doanh nghiệp đóng phí
HQ, thuế NK, GTGT nếu có và nhận lại tờ khai để thông quan hàng.
 Luồng đỏ (Kiểm tra hồ sơ và hàng hóa thực tế ):
Hồ sơ sau khi được đăng ký xong sẽ chuyển qua làm tiếp phần kiểm tra thuế như
luồng vàng, sau đó sẽ trình lãnh đạo cửa khẩu để duyệt tỷ lệ kiểm tra hàng hóa (Ví
dụ: kiểm tra 5%, 10% hoặc toàn bộ ) nếu hàng hóa thuộc những mặt hàng có tỷ lệ
gian lận thương mại cao thì lãnh đạo HQ có quyền đề xuất kết hợp kiểm tra hàng
hóa giữa 2 công chức kiểm hóa với tổ kiểm soát cửa khẩu để kiểm tra.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 22 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
- Sau khi hải quan xác nhận hàng hóa đã được thông quan chủ hàng có thể
mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng.
1.4.3 Tổ chức nhận hàng
1.4.3.1 Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)
Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.
Chủ hàng mang D/O đến HQ làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể
đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả
vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt).
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng
cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.
Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
1.4.3.2 Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL)
Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp,
phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới
cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.
Chủ hàng mang MB/L hoặc HB/L (nếu là người gom hàng) đến hãng tàu hoặc
đại lý hãng tàu để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục
như trên.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của bài đã trình bày về khái niệm tổng quan về giao nhận hàng hóa, cơ
sở lý luận và các nguyên tắc của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bao gồm
các khái niệm, vai trò, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên, các chứng từ cơ
bản sử dụng trong hoạt động giao nhận hàng NK. Đồng thời, chương 1 cũng giới
thiệu khái quát chung về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển theo hai
trường hợp là nhận hàng lẻ và hàng nhận nguyên container. Cùng với phân tích quy
trình giao nhận ở chương 2 để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao
nhận nhập khẩu hàng hóa nói riêng và các dịch vụ khác tại công ty PCSC nói chung
ở chương 3 nhằm mục tiêu trở thành một trong những công ty phát triển mạnh mẽ
và bền vững trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận tại Việt Nam.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 23 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ “QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC”
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH PCSC
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
 Công ty TNHH PCSC được thành lập năm 2006 là một công ty tư nhân với
100% vốn trong nước.
 Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA PACIFIC.
 Tên giao dịch quốc tế : PCSC CO., LTD
 Tên viết tắt: PCSC CO.,LTD
 Địa chỉ: 302/2 NƠ TRANG LONG, PHƯỜNG 2, QUẬN BÌNH THẠNH,
TP.HCM.
 Mã số thuế: 0312604092
 Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ
 Điện thoại: (84-8) 37661349
 Fax: (84-8) 37661349
 Hotlines: 0917 385 276 / 090 999 5391
 Website: www.pcsc-cargo.com
 Email: PCSCCO@hcm.vnn.vn
2.1.1.2 Quá trình phát triển
Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific là một công ty tư nhân, có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Với nhiều năm kinh nghiệm trong
vận chuyển hàng hóa đa phương thức đã giúp PCSC giữ vững thế mạnh trong thị
trường cạnh tranh hiện nay. PCSC có hệ thống đại lý mạnh trên toàn thế giới. Đặc
biệt tại các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc. PCSC luôn trung thành
khách hàng với phương châm “An toàn, Nhanh chóng, Hiệu quả và Tiết kiệm”.
Chính vì thế trong hơn chín năm hoạt động , công ty đã tạo dựng cho mình một
vị thế khá vững chắc trong ngành dịch vụ giao nhận và đã được nhiều khách hàng
lớn cả trong, ngoài nước tin cậy và chọn lựa. Công ty không những mở rộng được
mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các loại hình kinh doanh như: đại lý vận tải
quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ khai thuế HQ, XNK ủy thác, dịch vụ gom hàng…
2.1.2 Ngành nghề - Lĩnh Vực hoạt động Kinh Doanh
 Vận chuyển hàng hóa quốc tế.
 Vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài.
 Dịch vụ khai thuê HQ.
 Vận tải đa phương thức Sea/Air.
 Dịch vụ bốc xếp và đóng hàng.
 Đại lý chuyển phát nhanh.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 24 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
 Dịch vụ xin giấy phép XNK.
 Dịch vụ giao nhận hàng tận nơi.
 Khai thác hàng dự án và hàng triển lãm.
 Dịch vụ kết hợp và phân phát hàng lẻ.
2.1.3 Mạng lưới hoạt động
 Châu Á:
Bangladesh, HongKong, Campuchia, Trung quốc, Guam, Ấn Độ, Indonesia, Iran,
Israrel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kuwait, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Philippines,
Saudi Arabia, Sigapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, U.A.E.
 Châu Âu:
Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp,
Hungary, Ý, Hà Lan, Na Uy, Balan, Bồ Đào Nha, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển,
Thụy Sĩ, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Vương quốc Anh.
 Bắc Mỹ:
Mỹ, Canada.
 Châu Phi:
Bắc Nam và Tây Châu Phi
 Châu Đại Dương:
Úc, New Zealand, Samoa.
2.1.4 Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức công ty
2.1.4.1 Chức năng của công ty
Công ty thực hiện một số công việc liên quan đến quá trình vận tải và giao nhận
hàng hóa như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục HQ, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho
người nhận tại nơi quy định, họat động ủy thác XNK.
Ngoài chức năng chính là giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển và đường
hàng không. Công ty còn đảm nhận thêm những dịch vụ khác như: thu gom và chia
lẻ hàng, khai thuê HQ, tư vấn về hợp tác đầu tư, gia công, kinh doanh hàng XNK...
2.1.4.2 Mục tiêu, nhiệm vụ
Mục tiêu của chúng tôi là giúp khách hàng an tâm, tập trung tốt nhất vào công
việc kinh doanh của mình.
Nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động chính sách về XNK hàng hóa, vận tải, bảo hiểm
và các dịch vụ khác… cho tất cả các sản phẩm, hàng hóa của các công ty từ nước
ngoài về Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 25 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
GIÁM ĐỐC
PHÒNG XNK PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG KẾ
TOÁN
BỘ PHẬN
GIAO NHẬN
BỘ PHẬN
CHỨNG TỪ
2.1.4.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.4.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Hình 2.01- Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH PCSC.
(Nguồn: Giám Đốc)
2.1.4.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Như sơ đồ trên, đứng đầu công ty là giám đốc, dưới giám đốc là các phòng ban.
Nhìn chung công ty được tổ chức theo mô hình kinh doanh rộng.
Giám đốc: Là người đưa ra phương hướng giải quyết cuối cùng và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Giám đốc sẽ điều hành, đôn đốc thực thi
các hoạt động kinh doanh, quản lí và hoạch định chiến lược, quyết định về giá cả
dịch vụ của công ty theo sự đề xuất của phòng kinh doanh.
Phòng XNK: Bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng từ, đây là phòng có
vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực tiếp nhận các hợp đồng
XNK, hợp đồng ủy thác, phân công cho các nhân viên thực hiện công việc một cách
hiệu quả và nhanh chóng.
 Bộ phận giao nhận: Bộ phận này trực tiếp tham gia hoạt động giao nhận,
chịu trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai đến khâu giao hàng cho
khách hàng của công ty. Với đội ngũ nhân viên năng động, được đào tạo thành thạo
nghiệp vụ chuyên môn. Có thể nói phòng giao nhận giữ vai trò trọng yếu trong việc
tạo uy tín với khách hàng.
 Bộ phận chứng từ : Bộ phận này theo dõi, quản lý lưu trữ hồ sơ chứng từ và
các công văn. Soạn thảo bộ hồ sơ HQ, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao
nhận hoàn thành tốt công việc được giao. Thường xuyên theo dõi quá trình làm
hàng, liên lạc tiếp xúc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho lô
hàng.
Phòng kinh doanh: Tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty,
đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách
Khóa Luận Tốt Nghiệp 26 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
hàng mới. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của công ty,
góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty.
Phòng kế toán: Hoạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáo các
số liệu chính xác định kỳ, theo dõi và tổ chức cho hoạt động kinh doanh liên tục và
hiệu quả, chi tạm ứng cho nhân viên giao nhận hoàn thành công tác.
2.1.4.3.3 Tình hình nhân sự:
Hiện nay công ty có 8 nhân viên năng động và nhiều kinh nghiệm, thích ứng
nhanh với môi trường, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách
hàng.
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Khóa Luận Tốt Nghiệp 27 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
2.1.5 Tình hình hoạt động giao nhận của công ty từ năm 2012 đến 2014
2.1.5.1 Giá trị NK hàng LCL
Bảng 2.01 – Giátrị nhập khẩu hàng LCL theo từng loại mặt hàng
từ năm 2012 đến 2014.
Đơn vị tính: VNĐ
Mặt hàng
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012
Chênh lệch
2014/2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ
May mặc 443.825.650 25,49 568.874.302 34,60 620.069.889 33,10 125.048.652 28,18 51.195.587 9,00
Dụng cụ bảo
hộ LĐ
221.302.135 12,39 224.558.293 12,34 271.894.770 15,07 3.256.158 1,47 47.336.477 21,08
Khung tranh 219.321.846 11.24 223.541.449 11,83 326.398.131 12,47 4.219.603 1,92 102.856.682 46,01
Đệm đá
Massage
336.540.129 21,25 439.055.028 19,62 542.441.313 20,05 102.514.899 30,46 103.386.285 23,55
Hạt nhựa 116.362.865 9,52 117.369.264 7,72 191.498.255 5,43 1.006.399 0,86 74.128.991 63,16
Loại khác 334.592.802 20,11 337.651.193 13,89 339.364.900 13,88 3.058.391 0,91 1.713.707 0,51
Tổng cộng 1.671.945.427 100 1.911.049.529 100 2.291.667.258 100 239.104.102 14,30 380.617.729 19,92
(Nguồn: Phòng XNK)
Khóa Luận Tốt Nghiệp 28 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Hình 2.02 – Giátrị NK hàng LCL theo từng loại mặt hàng
từ năm 2012 đến 2014.
Đơn vị tính: VNĐ
Nhìn vào bảng 2.01 và hình 2.02 ta thấy tổng giá trị NK hàng LCL tăng qua 3
năm. Tổng giá trị NK hàng LCL của năm 2013 đạt 1.911.049.529 đồng tăng
239.104.102 đồng tương đương tốc độ tăng trưởng 14,30% so với năm 2012 là
1.671.945.427 đồng. Năm 2014 tổng giá trị NK hàng LCL đạt 2.291.667.258 đồng
tăng 380.617.729 đồng tương đương tốc độ tăng trưởng 19,92% so với năm 2013 là
1.911.049.529 đồng.
Số liệu bảng 2.01 cho ta thấy rằng mặt hàng may mặc tăng qua các năm, giá trị
NK năm 2013 là 568.874.302 đồng tăng mạnh so với năm 2012 là 443.825.650
đồng với mức tăng 125.048.652 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng 28,18%.
Sang năm 2014, giá trị NK mặt hàng này là 620.069.889 đồng tăng so với năm 2013
là 51.195.587 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng là 9% tuy nhiên tỷ lệ tăng
trưởng không thể cao bằng năm trước (2013). Ở mặt hàng đệm đá massage cũng có
sự tăng trưởng mạnh, cụ thể năm 2013 đạt 439.055.028 đồng tăng so với năm 2012
là 336.540.129 đồng với mức tăng 102.514.899 đồng tương đương với tốc độ tăng
trưởng 30,46%. Sang năm 2014, giá trị NK mặt hàng này là 542.441.313 đồng tăng
so với năm 2013 là 103.386.285 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng là
23,55%...
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng giá trị NK hàng LCL tăng đều qua 3
năm. Trong đó, mặt hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị NK hàng
LCL của công ty. Dù rằng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng kinh tế song công ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp 29 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho hoạt động của mình. Điều này chứng minh tầm
nhìn, chiến lược và hoạch định mà ban lãnh đạo của công ty vạch ra là đúng đắn.
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Khóa Luận Tốt Nghiệp 30 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
2.1.1.1Giá trị NK hàng FCL
Bảng 2.02 – Giátrị nhập khẩu hàng FCL theo từng loại mặt hàng
từ năm 2012 đến năm 2014.
Đơn vị tính: VNĐ
Mặt hàng
2012 2013 2014
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2014/2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Máy móc 1.125.638.557 26,61 1.155.448.259 28,45 1.199.395.007 29,62 29.809.702 2,65 43.946.748 3,80
Bàn ghế 673.451.109 15,56 776.885.901 14,07 782.525.400 12,26 103.434.792 15,36 5.639.499 0,73
Vải CN 991.936.482 19,47 923.520.226 22,6 1.115.901.645 23,16 -68.416.256 -6,90 192.381.419 20,83
Gốm sứ 889.667.102 18,99 799.548.248 18,22 795.256.659 14,15 -90.118.854 -10,13 -4.291.589 -0,54
Giày dép 552.257.898 11,07 443.689.926 7,99 559.415.887 8,84 -108.567.972 -19,66 115.725.961 26,08
Loại khác 439.127.254 8,3 547.359.145 8,67 650.562.278 11,97 108.231.891 24,65 103.203.133 18,85
Tổng cộng 4.672.078.402 100 4.446.451.705 100 5.988.786.876 100 -225.626.697 -4,83 1.542.335.171 34,69
(Nguồn: Phòng XNK)
Khóa Luận Tốt Nghiệp 31 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Hình 2.03 – Giátrị NK hàng FCL theo từng loại mặt hàng
từ năm 2012 đến năm 2014
Nhìn vào bảng 2.02 và hình 2.03 ta thấy tổng giá trị NK hàng FCL có sự biến
động qua 3 năm. Tổng giá trị NK hàng FCL của năm 2013 đạt 4.446.451.705 đồng
giảm 225.626.697 đồng tương đương tốc độ tăng trưởng âm 4,83% so với năm 2012
là 4.672.078.402 đồng. Năm 2014 thành công hơn với tổng giá trị NK hàng FCL đạt
5.988.786.876 đồng tăng 1.542.335.171 đồng tương đương tốc độ tăng trưởng 34,69%
so với năm 2013 là 4.446.451.705 đồng. Nguyên nhân có có sự giảm mạnh trong
năm 2013 là do nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, các nhà máy xí nghiệp cắt
giảm sản xuất và đến năm 2014 sau khi nền kinh tế hồi phục trở lại thì kéo theo các
doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất giúp giá trị NK hàng FCL của Công ty tăng vọt.
Mặt hàng máy móc chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá trị NK hàng FCL của công
ty. Giá trị NK năm 2013 là 1.155.448.259 đồng tăng so với năm 2012 là
1.125.638.557 đồng với mức tăng 29.809.702 đồng tương đương với tốc độ tăng
trưởng 2,65 %. Sang năm 2014, giá trị NK mặt hàng này là 1.199.395.007 đồng tăng
so với năm 2013 là 43.946.748 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng là 3,8%.
Nhìn chung các giá trị NK hàng FCL ở các mặt hàng khác cũng có sự tăng
trưởng mạnh ở năm 2014 sau giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế ở năm 2013.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 32 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
2.2 Phân tích“quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
tại công ty TNHH PCSC”
2.2.1 Quy trình Nhập Khẩu mặt hàng Đệm đá massage theo phương thức
LCL của công ty Kopulse Line
2.2.1.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu mặt hàng đệm đá massage theo phương
thức LCL của Công ty Kopulse Line
Hình 2.04 – Quy trình nhập khẩu mặt hàng đệm đá massage theo phương thức
LCL của công ty Kopulse Line.
(Nguồn: Phòng XNK)
2.2.1.2 Các bước thực hiện quy trình
(1) Nhà XK Kwon Hon Min gửi LCL mặt hàng đệm đá Massage cho đại lý hãng
tàu MiDas Shipping theo yêu cầu của nhà NK. Đại lý hãng tàu Misdas Shipping sẽ
gửi lại HB/L cho nhà XK.
(2) Nhà công ty MiDas Shipping giao FCL cho hãng tàu CP World và nhận
MB/L đồng thời chuyển MB/L đó cho đại lý tại Việt Nam là đại lý hãng tàu KL
Express để có thể nhận hàng. Hãng tàu CP World có trách nhiệm vận chuyển hàng
hoá về cảng tại Việt Nam.
(3) Khi tàu cập cảng Cát Lái, hãng tàu sẽ thông báo cho đại lý hãng tàu KL
Express, KL Express sẽ xuất trình MB/L cho CP world để nhận cont.
SVTT – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Đệm đá
(1)
cont
(2)
HB/L
MB/L
HB/L MB/L cont
(4)
(3)
Đệm đá
MB/L
(5)
HB/L
Đường đi của hàng hoá :
Đường đi của chứng từ :
KL
EXPRESS
KOPULSE
LINE
CP
WORLD
MIDAS
SHIPPING
KWON HON
MIN
Khóa Luận Tốt Nghiệp 33 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Thanh lýHQ
cổng
Bàn giao chứng từ và hàng hóa cho
khách hàng, lưu hồ sơ
Nhận và
kiểm tra
hàng
Nộp Thuế
Nhập Khẩu
Lấy D/O tại
hãng tàu
Làm thủ tục
HQ
Truyền và
nhận kết
quả tờ khai
Lập tờ
khai HQ
Nhận và
kiểm tra bộ
chứng từ
(4) Trong thời gian hàng hoá được vận chuyển từ cảng đi ở nước ngoài đến Việt
Nam thì nhà XK sẽ gửi cho nhà NK tại Việt Nam các chứng từ hàng hoá kèm theo
HB/L.
(5) Nhà NK xuất trình HB/L, giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice), giấy
giới thiệu có chữ kí và con dấu mộc của công ty cho KL Express. Sau đó tiến hành
các thủ tục tiếp theo để nhận lô hàng của mình.
2.2.2 Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển tại công ty TNHH PCSC
2.2.2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty
Hình 2.05 – Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty.
(Nguồn: Phòng XNK)
2.2.2.2 Các bước thực hiện quy trình
2.2.2.2.1 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
 Nhận yêu cầu giao nhận.
Công ty TNHH XNK Kopulse Line muốn nhập một lô hàng từ công ty Kwan
Hon Min thông qua công ty TNHH PCSC làm dịch vụ.
Trước tiên công ty TNHH XNK Kopulse Line thông báo chi tiết về lô hàng như:
tên hàng, số kiện, số ký, số vận tải…để công ty TNHH PCSC xem xét báo giá (giá
dịch vụ giao nhận).
Khi hai bên đã thoả thuận về giá cả dịch vụ lô hàng này xong thì bên công ty
TNHH XNK Kopulse Line sẽ gửi các chứng từ qua Email hoặc Fax cho bên công ty
TNHH PCSC bao gồm như sau:
 Hợp đồng (Sales Contract ) .
Khóa Luận Tốt Nghiệp 34 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
 Hoá đơn thương mại (Commercial invoice_CI).
 Bảng kê chi tiết hàng hoá ( Packing list _PL) .
 Vận đơn đường biển (Bill of Lading_BL) .
 Giấy báo hàng đến .
 Giấy giới thiệu.
 Công văn xin chậm nộp chứng từ C/O.
Nghiên cứu Hợp đồng ngoại thương.
Nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra xem hàng hóa đó có thuộc diện được phép nhập
khẩu vào Việt Nam hay không, đồng thời kiểm tra các điều khoản về thanh toán,
thời gian thanh toán trên hợp đồng đã quy định, đối tượng chịu thuế hay không chịu
thuế.
 Cụ thể:
- Tên mặt hàng:
 Ceramic Mat Massage (Đệm đá Massage) (kích thước 75cm x 40cm).
 Hàng chính hãng sản phẩm y tế nhập từ Hàn Quốc.
 Điều khoản thanh toán.
- Áp dụng theo giá FOB Hồ Chí Minh, Việt Nam (Incoterm 2000)
- Hình thức thanh toán: TT
- Thời gian giao hàng: được xác định sau.
Nhận xét:
Căn cứ vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số
187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 20/2/2014,
thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 thì mặt hàng đệm đá
massage không thuộc trong diện cấm nhập khẩu.
Và theo điều 1, 2, 3, 4 nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu
thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo
lãnh và nộp thay thuế, áp dụng điều ước quốc tế thì mặt hàng này thuộc đối tượng
chịu thuế, và người nhập khẩu có trách nhiệm nộp thuế cho mặt hàng này.
Tại mục 1 điều khoản 2 trong hợp đồng, có viết giá bán được đề cập bên trên
được hiểu là FOB Hồ Chí Minh Việt Nam (INCOTERM 2000). Điều này không
đúng, vì nếu là người bán tại Hàn Quốc bán với giá FOB thì phải là FOB Busan
Korea. Nhân viên chứng từ nên yêu cầu bên người xuất khẩu điều chỉnh cho đúng vì
khi làm thủ tục đăng ký mở tờ khai HQ quan có thể bắt lỗi sửa chữa gây chậm trễ,
hàng hóa có thể lưu kho lâu hơn dự kiến, doanh nghiệp phải chi trả thêm chi phí
này.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 35 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Kiểm tra bộ chứng từ.
Khi nhận được chứng từ của khách hàng cung cấp, nhân viên chứng từ phải kiểm
tra kỹ tính chính xác và thống nhất giữa các chứng từ như: hoá đơn thương mại với
hợp đồng, vận đơn với P/L, kiểm tra tên hàng, số lượng, trọng lượng, giấy thông
báo hàng đến để nhận D/O.
Nếu có sai sót thì yêu cầu điều chỉnh lại ngay vì chứng từ không hợp lệ sẽ không
làm thủ tục thông quan hàng hóa được đồng nghĩa với việc không nhận được hàng,
việc này kéo dài sẽ tốn kém.
Vì có rất nhiều tên hàng đặc biệt và thuộc vào thuật ngữ chuyên môn vì vậy để
không tốn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị chứng từ khai HQ.
Nhân viên chứng từ sẽ đề nghị khách hàng hỗ trợ cung cấp thông tin chi tiết lô hàng
bằng Tiếng Việt.
 Hóa đơn thương mại.
Cần kiểm tra các nội dung thông tin trên hợp đồng và hoá đơn xem có phù hợp
hay không.
 Cụ thể khi kiểm tra C/I cần kiểm tra các mục sau:
 Số và ngày của hoá đơn: ngày trên hợp đồng phải bằng hoặc sau ngày ký hợp
đồng.
- Số C/I: 05
- Ngày hợp đồng là 15/04/2015.
- Ngày C/I là 20/04/2015.
 Phù hợp.
 Kiểm tra tên và địa chỉ người xuất khẩu:
- Trên hợp đồng:Kwan Hon Min.
- Trên C/I: Nul Purun Saram Dur.
 Nếu có sự khác biệt này thì trên hợp đồng ngoại thương ở điều khoản thanh
toán phải nêu rõ “Chứng từ do bên thứ 3 cấp được chấp nhận thanh toán- third
party’s shipping document acceptable”, có nghĩa là người mua phải yêu cầu người
bán chỉnh sửa sao cho hợp lý. Nhưng trên thực tế lô hàng này vẫn được thông quan
vì HQ thường sẽ ít bắt những lỗi này vì trong thông tư 38/2015/TT-BTC tại điều 24
đến điều 29 về kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa HQ chỉ kiểm tra tên
hàng, mã số hàng hóa, mức thuế, xuất xứ...
 Kiểm tra tên và địa chỉ người nhập khẩu:
- Trên hợp đồng: Kopulse Line Co., Ldt
- Trên C/I: Kopulse Line IE Co., Ldt.
 Phù hợp
 Kiểm tra việc mô tả hàng hóa có chính xác và đầy đủ như trong hợp đồng.
- Trên hợp đồng:
 Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage
Khóa Luận Tốt Nghiệp 36 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
 Size: 75cm x 40cm
 Đơn giá: 35 USD
 Số lượng: 210 cái
 Tổng : 7,350.0 USD
- Trên C/I:
 Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage
 Size: 75cm x 40cm
 Đơn giá: 35 USD
 Số lượng: 210 cái
 Tổng : 7,350.0 USD
 Phù hợp
 Kiểm tra kiểu (loại) giao hàng:
- Trên hợp đồng: FOB
- Trên C/I: FOB
 Phù hợp
 Vận đơn đường biển ( B/L ):
 Cụ thể
 Số B/L: MDSAHCP1504003
 Ngày B/L: 23/04/2015
 Tên tàu, số hiệu: HEUNG-A VENUS 0048S
 Cảng đi: Cảng BUSAN
 Cảng đến: TP.HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
 Người gửi hàng: NUL PURUN SARAM DUR
 Người nhận hàng: Công ty TNHH XNK KOPULSE LINE
 Phí thể hiện trên vận đơn: Trả sau (Freight Collect).
 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List).
Các bước kiểm tra phiếu đóng gói hàng hóa:
 Kiểm tra tên và địa chỉ người nhận hàng trên P/L có đúng với các chứng từ
khác.
- Trên P/L: Công ty TNHH XNK KOPULSE LINE (đường 38, Phường Tân Quý,
Quận 7, HCM, Việt Nam)
- Trên C/I: Công ty TNHH XNK KOPULSE LINE (Phòng 10, lầu 2, đường 38,
Phường Tân Quý, Quận 7, HCM, Việt Nam)
- Trên Hợp đồng: Công ty TNHH XNK KOPULSE LINE (Phòng 10, lầu 2, đường
38, Phường Tân Quý, Quận 7, HCM, Việt Nam)
 Phù hợp
 Kiểm tra hàng hóa được mô tả ở P/L giống với loại hàng ghi trên C/I và hợp
đồng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 37 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
- Trên P/L: Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage. (760KG)
- Trên C/I: Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage. (760 KG)
- Trên Hợp đồng: Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage. (760KG)
 Phù hợp
 Kiểm tra cảng bốc hàng, cảng dở hàng thể hiện trên P/L có khớp với cảng
bốc, dở hàng trên các chứng từ khác.
- Trên C/I:
 Cảng đi Pusan, Hàn Quốc.
 Cảng đến: Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Trên P/L:
 Cảng đi Pusan, Hàn Quốc.
 Cảng đến: Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Trên B/L:
 Cảng đi Pusan, Hàn Quốc.
 Cảng đến: Hồ Chí Minh, Việt Nam.
 Phù hợp.
 Kiểm tra ngày lập P/L phải trước hoặc trùng với ngày giao hàng thể hiện trên
B/L.
- Trên P/L: 20/04/2015
- Trên B/L: 23/04/2015
 Phù hợp
 Nhận xét:
Trong bộ chứng từ, người soạn thảo hợp đồng đã mắc những lỗi cơ bản và nhân
viên chứng từ bên nước NK phải yêu cầu nhà XK điều chỉnh lại các lỗi này để khi
thông quan hàng hóa HQ sẽ không bắt lỗi tránh gây chậm trễ. Nhưng trên thực tế lô
hàng vẫn được thông quan bình thường.
 Ưu điểm trong quá trình thực hiện quy trình này:
- Nhà XK gửi đầy đủ các chứng từ cần thiết.
- Nhận chứng từ qua fax, giúp tiết kiệm thời gian.
 Nhược điểm trong quá trình thực hiện quy trình này:
- Có sự chênh lệnh múi giờ giữa bên nước XK và nước NK gây khó khăn trong
thời gian làm việc cũng như trao đổi thông tin của hai bên đối tác.
- Nhân viên chứng từ kiểm tra chưa kĩ các chứng từ mà bên nhà XK gửi sang.
- Nhân viên giao nhận không được gặp trực tiếp khách hàng để trao đổi cụ thể về
thông tin hàng hóa, hàng mẫu, cũng như các thông tin liên quan để khi làm việc
với HQ sẽ dễ dàng hơn.
- Ban giám đốc giao cho phòng XNK bố trí Nhân viên chứng từ vừa phụ trách
chứng từ nhập khẩu và xuất khẩu.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 38 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
2.2.2.2.2 Lấy D/O tại đại lý hãng tàu
 Hồ sơ nhận D/O
 Giấy giới thiệu của công ty 1 bản.
 Giấy thông báo hàng đến (Notice of Arrival hoặc Arrival Notice) 1 bản.
 Vận tải đơn (nếu có) 1 bản gốc.
 Cách thực hiện:
Khi nhận được giấy thông báo hàng đến (do chủ hàng fax qua) nhân viên giao
nhận mang bộ hồ sơ đến đại lý hãng tàu KL EXPRESS CORP để nhận D/O theo tên
và địa chỉ đại lý hãng tàu ghi trên thông báo hàng đến (Phòng 202 tòa nhà Hoa Lâm,
02 Thi Sách, Quận 1, Tp.HCM, VN).
Nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ đến xuất trình tại bộ phận hàng nhập. Tại
đây, nhân viên đại lý hãng tàu sẽ ra hóa đơn dựa vào tên và mã số thuế Công ty, đưa
hóa đơn cho nhân viên giao nhận qua Bộ phận Thu ngân để đóng tiền, có biên lai
“Đã thu tiền” Nhân viên đại lý hãng tàu sẽ căn cứ vào B/L hoặc Giấy Thông báo
hàng đến để cấp D/O, tùy theo hãng tàu mà số Lệnh khác nhau, ở đây đại lý hãng
tàu cấp 5 D/O (3 HD/O và 2 MD/O) cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận
nhận D/O và đóng phí cho đại lý hãng tàu:
 Gồm các phí sau:
 Phí chứng từ (D/O): 649.500 vnđ
 Phí bốc xếp (CFS): 389.700 vnđ
 Phí đại lý (Handling): 541.250 vnđ
 Phí cập cầu cảng (THC): 151.550 vnđ
 Phí phụ trội hàng nhập (CIC): 86.600 vnđ
 Khi nhận được D/O, nhân viên giao nhận cần kiểm tra kỹ các nội dung
trên D/O như:
 Tên tàu, số hiệu: HEUNG A VENUS
 Cảng bốc: BUSAN, HÀN QUỐC
 Cảng dỡ : CÁT LÁI KHO 3
 Tên hàng: CERAMIC MAT MASSAGE
 Số B/L chính: CPHM0830
 Số B/L phụ: MDSAHCP1504003
 Số Cont: BMOU5208365/405384
 Thời hạn của D/O quy định trong vòng 7 ngày kể từ ngày tàu đến.
Xem có trùng khớp với B/L không. Nếu có sai sót thì đề nghị đại lý hãng tàu điều
chỉnh ngay cho phù hợp. Nếu Lệnh hết hạn thì xin gia hạn, nhân viên đại lý hãng
tàu sẽ đóng dấu gia hạn lên lệnh.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 39 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
 Nhận xét:
Khi làm dịch vụ Forwarder chi phí cước vận tải ảnh hưởng rất nhiều đến giá cước
dịch vụ làm hàng mà công ty cung cấp cho khách hàng. Mỗi hãng tàu sẽ có một
mức phí khác nhau. Để có được mức giá tốt nhất cạnh tranh nhất công ty nên
nghiên cứu kỹ các loại phí ở từng hãng tàu.
Bảng 2.03 – Các loại phí của các hãng tàu đối với hàng hóa NK.
Đơn vị tính: VNĐ
Các loại phí
Tên Hãng tàu
KL EXPRESS KMTC SANCO
D/O 649.500 760.900 652.200
CFS 389.000 347.840 347.840
THC 151.550 130.440 130.440
CIC 86.600 86.960 65.220
HANDLING 541.250 543.500 326.100
TÔNG CỘNG 1.817.900 1.869.640 1.521.800
(Nguồn: Từ các hãng tàu cung cấp)
Nhìn bảng trên cho ta thấy được sự chênh lệch giữa các mức phí của các hãng tàu
đối với hàng hóa nhập khẩu, tuy sự chênh lệch đó không cao nhưng có những phân
khúc khách hàng họ sẽ mong muốn tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh của
họ. Mỗi hàng tàu sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng của họ. Đối với những hãng
tàu giá cước cao như KL Express, KMTC.. đổi lại thời gian vận chuyển hàng hóa
của các hãng tàu này nhanh. Cụ thể hành trình trực tiếp từ cảng Busan tới cảng Cát
Lái mất khoảng 5 ngày đối với KL Express, KTMC. Còn đối với SanCo thì giá có
thấp hơn nhưng thời gian hành trình tàu của họ là 6 ngày, chậm hơn 1 ngày. Vậy thì
Công ty sẽ phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng như thế nào cần nhận hàng
nhanh hay chậm để đưa ra giá cước hợp lý cho họ để tạo lợi thế cạnh tranh tối ưu
nhất.
 Ưu điểm trong quy trình này:
- Nhân viên giao nhận thông thuộc đường xá.
- Nhân viên đại lý hãng tàu làm việc chuyên nghiệp nhanh chóng và không phải
chờ đợi lâu.
- Thủ tục lấy lệnh đơn giản.
 Nhược điểm trong quy trình này:
- Địa điểm của đại lý hãng tàu nằm cách xa cảng, đi lại tốn kém.
- Chi phí của đại lý hãng tàu KL Express vẫn còn cao hơn so với một số đại lý
khác.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 40 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
2.2.2.2.3 Khai HQ
Khi hàng về đến cảng, đại lý tàu biển tại Việt Nam gọi điện và gửi giấy thông
báo giao hàng đến công ty. Đầu tiên nhân viên phòng kinh doanh của công ty chuẩn
bị bộ hồ sơ bao gồm các loại chứng từ chủ yếu sau:
+ Hợp đồng ngoại thương.
+ 1 bản sao C/I.
+ 1 bản sao P/L.
+ B/L gốc .
+ Công văn xin chậm nộp chứng từ C/O.
Điền thông tin HQ được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Đăng ký và sử dụng chương trình.
Hình 2.06 – Đăng ký thông tin doanh nghiệp
(Nguồn: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thái Sơn)
 Cụ thể:
 Mã XNK:0312536558
 Tên DN: Công Ty TNHH XNK Kopulse Line.
 Địa chỉ: Số 10 đường 38, Phường Tân Quý, Quận 7, HCM
 Điện Thoại/Fax: 0837717497
 Người Liên Hệ: Huỳnh Văn Lĩnh
 Điện thoại người liên hệ: 0906712386
 Email: linhvantd@gmail.com
Khóa Luận Tốt Nghiệp 41 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương
SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
Bước 2: Thiết lập hệ thống trước khi khai báo.
Hình 2.07 – Thiết lập thông số khai báo VNACCS.
(Nguồn: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thái Sơn)
Hình 2.08 – Thiết lập thông số khai báo VNACCS
(Nguồn: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thái Sơn)
 Cụ thể:
 Chi cục HQ (VNACCS): Chi cục HQ Cửa Khẩu Cảng SG KVI
 Bộ phận xử lý tờ khai nhập: Chi cục HQ Cửa Khẩu Cảng SG KVI
 Bộ phận xử lý tờ khai xuất: Chi cục HQ Cửa Khẩu Cảng SG KVI
 Địa chỉ khai báo (VNACCS): http://intrctv.vnaccs.customs.gov.vn/
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.

More Related Content

What's hot

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...luanvantrust
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineBáo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩuBáo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩuDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Man_Ebook
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Marine Sky ...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineBáo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Khóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.doc
Khóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.docKhóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.doc
Khóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.doc
 
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩuBáo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
Báo cáo thực tập ngành logistics quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty In
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty InBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty In
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty In
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
 
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biểnĐề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
 

Similar to Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.

báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGhuucong
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T... Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóaKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầngKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdfluan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdfNguyễn Công Huy
 
Khóa Luận Phân Tích Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Khóa Luận Phân Tích Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công TyKhóa Luận Phân Tích Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Khóa Luận Phân Tích Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công TyDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc. (20)

Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng quân đội.docx
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng quân đội.docxHoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng quân đội.docx
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng quân đội.docx
 
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
 
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
 
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T... Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
 
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóaKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
 
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty...
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty...Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty...
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty Hiệp Thành - Huế.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty Hiệp Thành - Huế.docNâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty Hiệp Thành - Huế.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty Hiệp Thành - Huế.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầngKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty phát triển hạ tầng
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chứn...
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.docPhân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
 
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdfluan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
 
Khóa Luận Phân Tích Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Khóa Luận Phân Tích Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công TyKhóa Luận Phân Tích Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Khóa Luận Phân Tích Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
 
Luan van nop thay
Luan van nop thayLuan van nop thay
Luan van nop thay
 
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Pcsc.

  • 1. Khóa Luận Tốt Nghiệp i GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 Ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành : QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG Sinh viên thực hiện : LÊ BÙI CHÍ HỮU MSSV : 1154010356 Lớp : 11DQN03 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
  • 2. Khóa Luận Tốt Nghiệp ii GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong bài luận văn tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH PCSC, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015 LÊ BÙI CHÍ HỮU
  • 3. Khóa Luận Tốt Nghiệp iii GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập tại Khoa Quản trị Kinh Doanh của trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, sinh viên tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích và đã vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Nay sinh viên xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:  Tất cả các quý thầy cô trong Khoa đã truyền dạy những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong suốt thời gian sinh viên học tại trường. Những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt giúp cho sinh viên tự tin khi hòa nhập vào môi trường làm việc thực tế.  Thầy TS. Nguyễn Ngọc Dương đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự nhiệt tình của Thầy đã giúp cho sinh viên nhiều niềm tin trong suốt thời gian thực hiện. Một lần nữa xin cảm ơn thầy.  Anh Trần Hoàng Quân – Giám đốc công ty TNHH PCSC và anh Huỳnh Văn Lĩnh – Trưởng phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH PCSC đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm việc thực tế cũng như tìm kiếm thông tin cho luận văn.  Và cuối cùng, sinh viên xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Bùi Chí Hữu
  • 4. Khóa Luận Tốt Nghiệp iv GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Hồ Chí Minh, ngày....... tháng.......năm 2015 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
  • 5. Khóa Luận Tốt Nghiệp v GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh MỤC LỤC MỤC LỤC...........................................................................................................................V LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ............................................8 DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG...........................................................................9 CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.................................................................11 1.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN . 11 1.1.1 Khái niệm – vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.................................................................................................................11 1.1.1.1 Khái niệm .................................................................................................11 1.1.1.2 Vai trò dịch vụ giao nhận trong thương mại quốc tế..........................11 1.1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu .............................12 1.1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển .......................................................................................................12 1.2 NGƯỜI GIAO NHẬN ................................................................................................13 1.2.1 Khái niệm – vai trò, đặc điểm người giao nhận......................................13 1.2.1.1 Khái niệm .................................................................................................13 1.2.1.2 Vai trò của người giao nhận..................................................................14 1.2.1.3 Đặc điểm người giao nhận.....................................................................14 1.2.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên trong hoạt động giao nhận hàng hóa...........................................................................................................15 1.2.2.1 Doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hàng hoá .................................15 1.2.2.2 Quyền, nghĩa vụ của khách hàng ..........................................................15 1.2.2.3 Giới hạn trách nhiệm..............................................................................16 1.2.2.4 Các trường hợp miễn trách nhiệm........................................................16 1.2.2.5 Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá.................................................16 1.3 CÁC CHỨNG TỪ CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN..................................................................................................16 1.3.1 Phiếu đóng gói (Packing List – P/L)..........................................................16 1.3.2 Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)..............................................17 1.3.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – C/I)...................................18 1.3.4 Chứng từ bảo hiểm ......................................................................................18 1.3.5 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O).........................18 1.3.6 Tờ khai HQ....................................................................................................18 1.3.7 Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) ...............................................19 1.3.8 Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O)...................................................19 1.4 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.............................19 1.4.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển....................19 1.4.2 Các thao tác để chuẩn bị nhận hàng nhập khẩu .....................................20 1.4.2.1 Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng ...................................20 1.4.2.2 Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng ........................................20 1.4.3 Tổ chức nhận hàng ......................................................................................22 1.4.3.1 Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL).............................................................22 1.4.3.2 Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL).......................................................................22
  • 6. Khóa Luận Tốt Nghiệp vi GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................................22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ “QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC”.................................23 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH PCSC...............................................................23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................................23 2.1.1.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................23 2.1.1.2 Quá trình phát triển ................................................................................23 2.1.2 Ngành nghề - Lĩnh Vực hoạt động Kinh Doanh ......................................23 2.1.3 Mạng lưới hoạt động...................................................................................24 2.1.4 Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức công ty ....................24 2.1.4.1 Chức năng của công ty ...........................................................................24 2.1.4.2 Mục tiêu, nhiệm vụ..................................................................................24 2.1.4.3 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................25 2.1.5 Tình hình hoạt động giao nhận của công ty từ năm 2012 đến 2014.....27 2.1.5.1 Giá trị NK hàng LCL...............................................................................27 2.1.1.1 Giá trị NK hàng FCL...............................................................................30 2.2 PHÂN TÍCH “QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC”................................................................................32 2.2.1 Quy trình Nhập Khẩu mặt hàng Đệm đá massage theo phương thức LCL của công ty Kopulse Line................................................................................32 2.2.1.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu mặt hàng đệm đá massage theo phương thức LCL của Công ty Kopulse Line..................................................................32 2.2.1.2 Các bước thực hiện quy trình ................................................................32 2.2.2 Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC......................................................................33 2.2.2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty ............33 2.2.2.2 Các bước thực hiện quy trình ................................................................33 2.2.2.2.1 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ.......................................................33 2.2.2.2.2 Lấy D/O tại đại lý hãng tàu............................................................38 2.2.2.2.3 Khai HQ ...........................................................................................40 2.2.2.2.4 Nộp thuế Nhập khẩu........................................................................50 2.2.2.2.5 Nhận hàng tại cảng..........................................................................51 2.2.2.2.6 Quyết toán và bàn giao chứng từ cho khách hàng, lưu hồ sơ....58 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC ....................................................................59 2.3.1 Thành Công ..................................................................................................59 2.3.2 Tồn tại ...........................................................................................................60 2.3.3 Các yếu tố tác động.....................................................................................61 TÓM TẮT CHƯƠNG 2...................................................................................................64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ CÁC KIẾN NGHỊ....65 3.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH.....................................................................65 3.1.1 Giải pháp trong việc kiểm tra và áp mã HS hàng hóa...........................65 3.1.1.1 Nội dung của giải pháp..........................................................................65 3.1.1.2 Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp.....................................................65 3.1.1.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp mang lại............................................65 3.1.2 Giảipháptrong việcchuẩnbị,kiểmtrachứng từ.........................................66
  • 7. Khóa Luận Tốt Nghiệp vii GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh 3.1.2.1 Nội dung của giải pháp ..........................................................................66 3.1.2.2 Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp.....................................................66 3.1.2.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp mang lại............................................66 3.1.3 Giải pháp để đầu tư phát triển phương tiện vận tải hiệu quả................66 3.1.3.1 Nội dung của giải pháp ..........................................................................66 3.1.3.2 Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp.....................................................66 3.1.3.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp mang lại............................................67 3.1.4 Giải pháp về chăm sóc khách hàng hiệu quả...........................................68 3.1.4.1 Nội dung của giải pháp ..........................................................................68 3.1.4.2 Điều kiện để thực hiện tốt giải pháp.....................................................68 3.1.4.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp mang lại............................................69 3.2 CÁC KIẾN NGHỊ......................................................................................................70 TÓM TẮT CHƯƠNG 3...................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................75 PHỤ LỤC...........................................................................................................................77
  • 8. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTT – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, thị trường xuất – nhập khẩu Việt Nam phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu; hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 151 nước là thành viên của WTO. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dư 2,14 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 144,34 tỷ USD, tăng 13,2% (tương ứng tăng 16,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014. Một trong những dịch vụ phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu là giao nhận vận tải quốc tế. Chính sách mở cửa hội nhập với nước ngoài đã tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra thị trường to lớn đầy tiềm năng nhưng cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Giao nhận hàng hoá là một trong những khâu vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy quá trình dịch chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua diễn ra nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả các hợp đồng mua bán ngoại thương. Cho nên, tuy mới ra đời nhưng nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong ngành vận tải và trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi nhuận tương đối ổn định. Ta có thể nhận định rằng việc phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận ở nước ta đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực. Người làm dịch vụ giao nhận đã kịp thời xâm nhập thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, tổ chức các tuyến đường vận tải, đưa hàng hoá đi và đến đáp ứng yêu cầu của người xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, dù đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động của ngành giao nhận Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển nên vẫn còn tồn tại không ít bất cập, trong đó nổi lên vấn đề đối với các doanh nghiệp trong ngành là việc quản lý và kiểm soát hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu, hoàn thiện
  • 9. Khóa Luận Tốt Nghiệp 2 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh nghiệp vụ và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam là vấn đề cấp thiết cần phải được đưa ra nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp để tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển của ngành. Và đó cũng là lý do sinh viên đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH PCSC”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển. - Tìm hiểu ưu và nhược điểm còn tồn tại trong quy trình đó. - Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cho Công ty trong quá trình thực hiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài : a. Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH PCSC. b. Phạm vi nghiên cứu: - Tập trung tìm hiểu và phân tích quy trình giao nhận mặt hàng đệm đá massage nhập khẩu bằng đường biển dưới góc độ là nhà giao nhận tại Công ty TNHH PCSC. - Thời gian thực hiện từ ngày 8/6/2015 đến ngày 30/8/2015. - Được thực hiện tại Công ty TNHH PCSC, địa chỉ số 302/2 Nơ Trang Long, Bình Thạnh, HCM và Tân Cảng - Cát Lái, địa chỉ Nguyễn Thị Định, Phường Cát Lái, Quận 2, HCM. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tìm hiểu các sách, giáo trình của trường Đại học; tài liệu do đơn vị thực tập cung cấp.
  • 10. Khóa Luận Tốt Nghiệp 3 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh - Phương pháp phân tích thống kê: So sánh các số liệu thu thập được để đánh giá các hoạt động của công ty như: kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình kinh doanh của công ty tại các thị trường. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của GVHD, đại diện đơn vị thực tập. 5. Kết cấu của đề tài: Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Chương 1: Trình bày lý thuyết về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển. - Trong chương này sẽ đến lý thuyết liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cũng như là quy trình tổng quát để thực hiện quy trình này. Chương 2: Phân tích về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH PCSC. - Trong chương này sẽ giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, tổng quan về Công ty, cơ cấu tổ chức của Công ty PCSC. Bên cạnh đó em sẽ phân tích về thực trạng của quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu hàng lẻ của Công ty và nêu lên những thành công cũng như tồn tại, các yếu tố tác động đến quy trình. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình và Kiến nghị. - Trong chương này sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục các tồn tại đã nêu ra ở chương 2 cũng như các kiến nghị để hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu và phát triển Công ty hơn nữa.
  • 11. Khóa Luận Tốt Nghiệp 4 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
  • 12. Khóa Luận Tốt Nghiệp 5 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHỮ CÁI CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA CHÚ THÍCH A AWB Air Way Bill Vận tải đơn đường hàng không B B/L Bill of lading Vận tải đơn đường biển C CFS Container Freight Station Nơi thu gom hàng lẻ CN Công Nghiệp C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ Cont Container COR Cargo outum report Biên bản hàng hư hỏng đổ bỡ CSC Certificate of shortlanded cargo Biên bản kê khai hàng thừa thiếu CY Container Yard Bãi Container D D/O Delivery Order Lệnh giao hàng E F FCL Full Container Load Hàng nguyên Container FIATA International Federation of Freight Forwarders Associations Liên đoàn các hiệp hội Giao nhận kho vận Quốc tế G GTGT Giá trị gia tăng GVHD Giảng viên hướng dẫn H HBL House Bill of Lading Vận đơn đường biển của Đại lý hãng tàu HDO House Delivery Order Lệnh giao hàng của Đại lý hãng tàu.
  • 13. Khóa Luận Tốt Nghiệp 6 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh HS Harmonized Commodity Description and Coding System Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. HS Code là mã phân loại của hàng hóa, dùng để xác định thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Nghĩa là, khi xác định được mã này sẽ tính được mức thuế phải nộp đối với lô hàng của mình. I ICD Inland Clearance Depot Địa điểm thông quan hàng hóa nội địa. Hay còn gọi là Cảng Cạn/Cảng khô. J K KGM Kilogram L LBR Pound LCL Less than a Container Load Hàng lẻ L/C Letter of Credit Thư tín dụng LOR Letter of Reservation Thư dự kháng M MBL Master Bill of Lading Vận tải đơn đường biển của hãng tàu MDO Master Delivery Order Lệnh giao hàng của Hãng tàu MTO Multimodal Transport Operator Vận tải đa phương thức N NK Nhập khẩu O
  • 14. Khóa Luận Tốt Nghiệp 7 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh P P/L Packing List Phiếu đóng gói Q R ROROC Report on receipt of cargo Biên bản kết toán nhận hàng với tàu S Seal Dấu niêm phong SVTH Sinh viên thực hiện T THC Terminal Handling Charge Phí bốc dỡ hàng tại cảng Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng Thuế TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế NK Thuế nhập khẩu TNE Tấn TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tiến Sĩ TT Telegraphic Transfer Điện chuyển tiền U V VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VNACCS Vietnam Automated Cargo Clearance System Hệ thống thông quan hàng hóa tự động W WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới X,Y,Z XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  • 15. Khóa Luận Tốt Nghiệp 8 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Hình Nội dung Trang Hình 1.01 Quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển. 20 Hình 2.01 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH PCSC. 24 Hình 2.02 Giá trị NK hàng LCL theo từng loại mặt hàng từ 2012 đến 2014. 27 Hình 2.03 Giá trị NK hàng FCL theo từng loại mặt hàng từ 2012 đến 2014. 30 Hình 2.04 Quy trình nhập khẩu mặt hàng đệm đá massage của Công ty Kopulse Line. 31 Hình 2.05 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty. 32 Hình 2.06 Đăng ký thông tin doanh nghiệp. 39 Hình 2.07 Thiết lập thông số khai báo VNACCS. 40 Hình 2.08 Thiết lập thông số khai báo VNACCS. 40 Hình 2.09 Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA). 41 Hình 2.10 Tờ khai nhập khẩu. 41 Hình 2.11 Nhập thông tin cơ bản của Tờ khai. 41 Hình 2.12 Thông tin về đơn vị XNK. 42 Hình 2.13 Thông tin vận đơn. 43 Hình 2.14 Thông tin về hóa đơn thương mại. 43 Hình 2.15 Phân loại hình thức hóa đơn. 44 Hình 2.16 Tờ khai trị giá. 44 Hình 2.17 Mã HS và tên hàng hóa. 45 Hình 2.18 Thông tin hàng tờ khai. 45 Hình 2.19 Mã HS và mô tả hàng hóa. 46 Hình 2.20 Khai báo tờ khai thành công. 46 Hình 2.21 Lấy phản hồi từ HQ. 47 Hình 2.22 Kết quả xử lý tờ khai. 48 Hình 2.23 Quy trình cơ bản thông quan hàng nhập khẩu tại cảng. 50 Hình 3.01 Hệ thống quản lý phương tiện vận tải. 67
  • 16. Khóa Luận Tốt Nghiệp 9 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng Nội dung Trang Bảng 2.01 Giá trị nhập khẩu hàng LCL theo từng loại mặt hàng từ năm 2012 đến 2014. 26 Bảng 2.02 Giá trị nhập khẩu hàng FCL theo từng loại mặt hàng từ năm 2012 đến năm 2014. 29 Bảng 2.03 Các loại phí của các hãng tàu đối với hàng hóa NK. 38 Bảng 2.04 Giá cước vận chuyển của công ty Victory Trading. 55
  • 17. Khóa Luận Tốt Nghiệp 10 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh
  • 18. Khóa Luận Tốt Nghiệp 11 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển 1.1.1 Khái niệm – vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển 1.1.1.1 Khái niệm Giao nhận vận tải (hay Freight Forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận (Freight Forwarder) ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ. Giao nhận được định nghĩa theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA): “Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề HQ, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”. Giao nhận được định nghĩa theo điều 163 Luật Thương Mại Việt Nam: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). 1.1.1.2 Vai trò dịch vụ giao nhận trong thương mại quốc tế Ngày nay, do sự phát triển của vận tải Container, vận tải đa phương thức, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải đóng vai trò như một bên chính – Người chuyên chở (Carrier). Người giao nhận đã thể hiện vai trò của mình trong các hoạt động như:  Môi giới HQ (Customs Broker) Khi mới xuất hiện, người giao nhận chỉ hoạt động trong phạm vi trong nước. Nhiệm vụ của người giao nhận là làm thủ tục HQ đối với hàng NK. Sau đó mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng XK và dành chỗ chở hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người XK hoặc người NK tùy thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người XK hoặc người NK để khai báo, làm thủ tục HQ như một môi giới HQ.  Đại lý (Agent) Trước đây người giao nhận không đảm nhận vai trò của người chuyên chở. Anh ta chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như một đại lý của người gửi hàng hoặc người chuyên chở. Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như:
  • 19. Khóa Luận Tốt Nghiệp 12 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục HQ, lưu kho... trên cơ sở hợp đồng ủy thác.  Người gom hàng (Cargo Consolidator) Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt. Đặc biệt, trong ngành vận tải hàng hóa bằng Container dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chở của Container và giảm cước phí vận tải. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyển chở hoặc chỉ là đại lý.  Người chuyên chở (Carrier) Ngày nay, người giao nhận trong một vài trường hợp lại đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Trong trường hợp anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở thì anh ta đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier), nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (Actual Carrier).  Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO) Trong trường hợp người vận tải cung cấp dịch vụ đi suốt hoặc còn gọi là vận tải trọn gói từ cửa tới cửa “Door to Door”, thì người giao nhận đã đóng vai trò là MTO, MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận tải. 1.1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người nhập khẩu) những công việc sau:  Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người NK chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.  Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá.  Nhận hàng từ người vận tải.  Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát HQ, cũng như các lệ phí khác liên quan.  Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).  Giao hàng hoá cho người NK.  Giúp người NK trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của hàng hoá. 1.1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển Hoạt động giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển chịu tác động lớn từ tình hình quốc tế. Quá trình tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong tổ chức thương mại
  • 20. Khóa Luận Tốt Nghiệp 13 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh quốc tế (WTO), trong hợp tác đa phương dịch vụ vận tải biển là một trong những ngành dịch vụ nhảy cảm và được các quốc gia quan tâm, những tiến trình tự do hóa ngành dịch vụ này lại gặp nhiều khó khăn do một số nước luôn đưa ra ý kiến phản đối, họ muốn áp dụng luật riêng của mình nhằm bảo hộ ngành vận tải trong nước. Mặc dù đã nhất trí kết thúc đàm phán vào năm 1996 nhưng các thành viên WTO vẫn không thể thỏa thuận với nhau được về cách thức tiến hành tự do hóa ngành dịch vụ này và các nỗ lực đàm phán bị ngưng lại vào năm 1997 . Tuy nhiên hiện nay các nước cam kết sẽ không áp dụng thêm các hạn chế mới đối với ngành dịch vụ này. Hiện nay cùng với tự do hóa thương mại, thì các diễn đàn khác cũng ra đời như: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng góp phần làm cho hoạt động giao nhận hàng hóa ngày càng thuận tiện và dễ dàng hơn. Về cơ chế quản lý nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao nhận vận tải vì nhà nước đưa ra các chính sách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành giao nhận vận tải nói riêng và các ngành khác nói chung, ngược lại thì nó sẽ kìm hãm. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK. Ví dụ: Đổi mới luật HQ, luật thuế XNK, luật thuế GTGT... Chính sách khuyến khích XK và hạn chế nhập khẩu bằng cách đánh thuế cao đối với hàng nhập khẩu khiến lượng hàng hóa nhập khẩu hạn chế. Còn đối với HQ, nếu như trước đây, bên HQ giúp đỡ chủ hàng khai HQ, thì bây giờ chủ hàng có trách nhiệm khai HQ. Từ đó dịch vụ khai thuê HQ cũng ra đời tạo điều kiện cho Công ty giao nhận cũng từ đó phát triển theo. 1.2 Người giao nhận 1.2.1 Khái niệm – vai trò, đặc điểm người giao nhận. 1.2.1.1 Khái niệm Thực ra, không có một định nghĩa thống nhất về người giao nhận được quốc tế chấp nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá. Tại các nước khác nhau, người giao nhận được biết đến với những tên gọi khác nhau, như “Đại lý hải quan” (Customs House Agent), “Môi giới hải quan” (Customs Broker), “Đại lý thanh toán” (Clearing Agent), hay “Đại lý gửi hàng và giao nhận” (Shipping and Forwarding Agent) và trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò “Người chuyên chở chính” (Principal Carrier). Nhưng dù được gọi dưới cái tên nào đi nữa thì một điểm chung trong hoạt động của tất cả những người này là họ đều chỉ bán dịch vụ của mình, cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là Người giao nhận quốc tế (International Freight Forwarder), cùng làm một ngành nghề giao nhận.
  • 21. Khóa Luận Tốt Nghiệp 14 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Ban đầu, người giao nhận chỉ là đại lý hoa hồng thay mặt cho người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu thực hiện các công việc thông thường như bốc dỡ hàng hoá, tổ chức vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế cũng như của các phương thức vận tải thì phạm vi dịch vụ của người giao nhận cũng ngày càng được mở rộng. Ngày nay người giao nhận đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Dịch vụ mà người giao nhận cung cấp có thể bao gồm từ những công việc cơ bản và thông thường như thuê tàu, làm thủ tục hải quan cho tới việc cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. 1.2.1.2 Vai trò của người giao nhận Dịch vụ giao nhận mang tính chuyên môn hóa cao điều này giúp cho nhà NK và XK tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tài chính để tập trung cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhân viên dịch vụ giao nhận sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành nghề của mình từ đó đưa ra những tư vấn hay những giải quyết cho khách hàng một cách hiệu quả nhằm giúp hàng hóa lưu thông một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm. Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp giảm bớt các chi phí cho nhà XNK như: chi phí đào tạo nhân viên, chi phí đi lại,... từ đó làm giảm giá thành sản phẩm giúp tăng tính cạnh tranh. 1.2.1.3 Đặc điểm người giao nhận Do người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau nên giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu có những điểm khác so với vận chuyển và giao nhận hàng hoá nội địa. Hàng hoá được vận chuyển trên những chặng đường dài và có thể phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau, qua nhiều nước khác nhau. Do đó, việc chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu phải được phép của Chính phủ của các bên buôn bán, tuân thủ luật pháp của các quốc gia, các điều ước, công ước quốc tế và tập quán ở các nước. Trong thương mại quốc tế, người mua và người bán thường không trực tiếp giao nhận hàng hoá với nhau mà phải giao nhận thông qua các đại lý hoặc người chuyên chở. Đại lý giao nhận hoặc người chuyên chở chịu trách nhiệm nhận hàng hoặc giao hàng trên cơ sở thực tế có kết hợp với các giấy tờ chứng từ có liên quan. Công việc của người làm dịch vụ giao nhận đòi hỏi phải có kiến thức rộng rãi về nghiệp vụ ngoại thương, về luật pháp và nhiều lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, thủ tục hải quan... Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá được gọi đơn giản là người giao nhận khi đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải, các quy định quốc tế về giao nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Do tính chất công việc và do phạm vi hoạt động ở quy mô thế giới nên người
  • 22. Khóa Luận Tốt Nghiệp 15 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh giao nhận có quan hệ khá rộng cả trong và ngoài nước. Ở trong nước, người giao nhận có quan hệ với chủ hàng (người gửi hàng hay người nhận hàng), các tổ chức thuộc bên thứ ba (người chuyên chở đường biển, đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không, người bốc xếp, tổ chức đóng gói, kho hàng, tổ chức bảo hiểm, kiểm nghiệm, ngân hàng...); các cơ quan hữu quan như: hải quan, cảng vụ, cơ quan kiểm dịch, phòng Thương mại, cơ quan giao thông vận tải, cơ quan lãnh sự nước ngoài... Ở nước ngoài, người giao nhận thành lập các đại lý để lo liệu công việc giao nhận ở cảng, sân bay, nhà ga xe lửa hay các địa điểm khác. 1.2.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên trong hoạt động giao nhận hàng hóa 1.2.2.1 Doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hàng hoá Ðược hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm. Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. 1.2.2.2 Quyền, nghĩa vụ của khách hàng Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đáp ứng với yêu cầu của mình. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng. Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vi phạm hợp đồng. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá. Thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác về hàng hoá cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá. Ðóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đảm nhận công việc này. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc do lỗi của khách hàng gây ra. Trả cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.
  • 23. Khóa Luận Tốt Nghiệp 16 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh 1.2.2.3 Giới hạn trách nhiệm Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi của mình gây ra. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm, khi họ không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày giao hàng, không tính ngày chủ nhật, ngày lễ; không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Toà án hoặc Trọng tài trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao hàng. 1.2.2.4 Các trường hợp miễn trách nhiệm Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. Ðã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp. Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp, dỡ hàng hoá. Do khuyết tật của hàng hoá. Do có đình công hoặc các trường hợp khác bất khả kháng. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá cũng không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 1.2.2.5 Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền cầm giữ số hàng hoá nhất định và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng và thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. Sau 45 ngày kể từ ngày cầm giữ, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo các quy định của pháp luật, mọi chi phí cầm giữ và định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu. 1.3 Các chứng từ cơ bản sử dụng trong hoạt động giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển 1.3.1 Phiếu đóng gói (Packing List – P/L) Chứng từ do chủ hàng lập kê khai số lượng, số khối và chủng loại hàng hóa đóng gói trong bao, thùng... Căn cứ vào P/L người giao hàng hãng tàu lập bản lược khai sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan).  Nội dung P/L:  Người bán hàng (Exporter)
  • 24. Khóa Luận Tốt Nghiệp 17 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh  Người mua (Importer)  Số hợp đồng ngoại thương  Cảng xếp/ dỡ hàng.  Tên hàng, ký mã hiệu, số bao kiện, số khối,... 1.3.2 Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) Vận đơn đường biển là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người giao nhận (Forwarder) cấp cho người gửi hàng (Shipper), sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc nhận để xếp. Đây là bộ chứng từ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng và chuyên chở hoặc người giao nhận và người nhận hàng (Consignee). Theo thông lệ quốc tế, vận đơn có 3 chức năng chủ yếu là:  Làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải.  Là biên lai xác nhận người gửi hàng đã giao hàng cho người chuyên chở.  Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hóa có thể chuyển từ người gửi hàng sang người nhận hàng hay người nào khác được quyền nhận hàng. Đứng trên góc độ của nghiệp vụ giao nhận ta có hai vận đơn căn cứ theo người phát hành vận đơn. Vận đơn do người giao nhận phát hành, hay còn gọi là vận đơn đại lý (House Bill of Lading – HB/L) là vận đơn do công ty giao nhận phát hành cho người gửi hàng thực sự. HB/L chỉ có giá trị xuất trình với đại lý giao nhận mà không có giá trị xuất trình với hãng tàu trừ khi trong B/L và Manifest (bảng lược khai hàng hóa) của hãng tàu ghi rõ ở ô Consignee “TO ORDER OF THE HOLDER OF ORIGINAL HB/L NO...” (Theo lệnh của người cầm HB/L gốc số...). Vận đơn của người chuyên chở hoặc hãng tàu (Master Bill of Lading – MB/L) là vận đơn do hãng tàu cấp cho người gửi hàng rằng hàng đã được xếp tàu hoặc đã được nhận để xếp lên tàu.  Nội dung vận đơn:  Số B/L  Shipper – Người gửi hàng.  Consignee – Người nhận hàng.  Notify party – Bên nhận thông báo (Chủ hàng thực sự).  Loading/ Discharge Port – Cảng bốc/ dỡ hàng.  Vessel/ Voyage – Tên tàu/ Số chuyến.  Số Container, số Seal.  Phương thức thanh toán cước (Prepaid/ Collect Freight : Trả trước/ sau)  Ngày và nơi phát hành vận đơn.
  • 25. Khóa Luận Tốt Nghiệp 18 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh 1.3.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – C/I) Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong đó, hóa đơn phải ghi được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, cảng đi cảng đến, tên người bán và người mua. Hóa đơn thường được lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau như: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế... 1.3.4 Chứng từ bảo hiểm Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Đơn bảo hiểm gồm có:  Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.  Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (Tên hàng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng...) và việc tính toán phí bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận một lô hàng nào đó đã được chứng nhận bảo hiểm theo điều kiện của một hợp đồng bảo hiểm. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm. 1.3.5 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền như Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. Nội dung của giấy này bao gồm tên và địa chỉ người mua/ bán, tên hàng hóa, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. 1.3.6 Tờ khai HQ Là một văn bản do chủ hàng hoặc chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan HQ trước khi hàng hoặc phương tiện nhập qua lãnh thổ quốc gia.
  • 26. Khóa Luận Tốt Nghiệp 19 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh CY (Cảng) Người nhận (LCL) Bãi bốc xếp Container (Người giao nhận) CFS Hải Quan Dỡ hàng Container có Container Người nhận (FCL) Bãi bốc xếp Container (Người giao nhận) Kiểm tra Container Hải quan Tàu Container 1.3.7 Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) Chứng từ này thường được gửi cho người nhận hàng sau khi tàu về đến cảng dỡ hàng.  Trên thông báo hàng đến cần ghi rõ: - Tên người nhận hàng. - Ngày tàu cập cảng. - Tên tàu, số B/L. - Tên hàng, khối lượng, số lượng, số container, số seal. - Mức phí, cước phí mà người nhận hàng phải trả khi đến nhận D/O. Các phí này thường bao gồm:  Phí chứng từ  Phụ phí làm hàng (THC-terminal handling charge).  Phí nâng hạ container (LO/LO- lift on/lift of).  Phí bốc xếp (CFS Charge). 1.3.8 Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc (nếu có), giấy thông báo hàng đến, giấy giới thiệu có dấu mộc và chữ kí của công ty đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 hoặc 4 bản D/O cho người nhận hàng. 1.4 Quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển 1.4.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển Hình 1.01 – Quy trình giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển. (Nguồn: Phòng XNK)
  • 27. Khóa Luận Tốt Nghiệp 20 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh 1.4.2 Các thao tác để chuẩn bị nhận hàng nhập khẩu 1.4.2.1 Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:  Bản lược khai hàng hoá (2 bản)  Sơ đồ xếp hàng (2 bản)  Chi tiết hầm hàng (2 bản)  Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có) Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:  Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tàu về những tổn thất xảy sau này.  Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt.  Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt.  Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)  Biên bản giám định.  Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)…. Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời HQ kiểm hoá (nếu có). Nếu hàng không có niêm phong seal thì phải mời HQ áp tải về kho:  Làm thủ tục hải quan.  Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá. 1.4.2.2 Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng  Cảng nhận hàng từ tàu  Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng đảm nhận)  Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng lập)  Ðưa hàng về kho bãi cảng.  Cảng giao hàng cho các chủ hàng Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của Công ty đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để lấy D/O. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại giấy thông báo hàng đến và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng. - Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai. - Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 4 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
  • 28. Khóa Luận Tốt Nghiệp 21 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh  Làm thủ tục hải quan qua các bước sau: - Xuất trình và nộp các giấy tờ:  Giấy giới thiệu Công ty.  Tờ khai hàng NK.  Giấy phép nhập khẩu (đối với Doanh nghiệp lần đầu mở tờ khai).  Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.  Hợp đồng ngoại thương.  P/L 1 bản gốc.  C/I 1 bản gốc  B/L 1 bản sao.  C/O (nếu yêu cầu)  Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch (nếu mặt hàng thuộc diện bắt buộc). - Tùy thuộc vào kết quả phân luồng mà HQ sẽ quyết định cho thông quan hàng hóa ngay lập tức hay bắt buộc kiểm tra bộ chứng từ và kiểm tra hàng hóa thực tế. Bao gồm:  Luồng xanh ( miễn kiểm tra): Trách nhiệm khai báo trên tờ khai HQ do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, HQ áp dụng hình thức miễn kiểm tra và cho vào thông quan ngay. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tờ khai và được sự phê chuẩn đồng ý của lãnh đạo HQ. Doanh nghiệp được đóng dầu miễn kiểm tra, nhận lại tờ khai được xác nhận đóng lệ phí HQ và thông quan ngay lập tức.  Luồng vàng ( kiểm tra bộ chứng từ): Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tờ khai thì hồ sơ sẽ được chuyển sang bộ phận kiểm tra giá thuế để tiến hành kiểm tra tính hợp pháp về giá nhập khẩu và mức thuế suất mà doanh nghiệp khai báo, công chức HQ phụ trách giá thuế ra thông báo xác nhận số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào phía sau tờ khai. Nếu qua quá trình kiểm tra việc quy giá thuế phù hợp với thực tế dữ liệu lưu trữ của cơ quan HQ công chức HQ thuế sẽ ký xác nhận vào tờ khai tại ô số (36) của tờ khai và ghi ý kiến của mình vào đó, trình lãnh đạo đội kiểm báo ký duyệt và chuyển lên lãnh đạo HQ cửa khẩu xác nhận cho thông quan. Đại diện doanh nghiệp đóng phí HQ, thuế NK, GTGT nếu có và nhận lại tờ khai để thông quan hàng.  Luồng đỏ (Kiểm tra hồ sơ và hàng hóa thực tế ): Hồ sơ sau khi được đăng ký xong sẽ chuyển qua làm tiếp phần kiểm tra thuế như luồng vàng, sau đó sẽ trình lãnh đạo cửa khẩu để duyệt tỷ lệ kiểm tra hàng hóa (Ví dụ: kiểm tra 5%, 10% hoặc toàn bộ ) nếu hàng hóa thuộc những mặt hàng có tỷ lệ gian lận thương mại cao thì lãnh đạo HQ có quyền đề xuất kết hợp kiểm tra hàng hóa giữa 2 công chức kiểm hóa với tổ kiểm soát cửa khẩu để kiểm tra.
  • 29. Khóa Luận Tốt Nghiệp 22 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh - Sau khi hải quan xác nhận hàng hóa đã được thông quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng. 1.4.3 Tổ chức nhận hàng 1.4.3.1 Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL) Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O. Chủ hàng mang D/O đến HQ làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt). Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O. Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng. 1.4.3.2 Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL) Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. Chủ hàng mang MB/L hoặc HB/L (nếu là người gom hàng) đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 của bài đã trình bày về khái niệm tổng quan về giao nhận hàng hóa, cơ sở lý luận và các nguyên tắc của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bao gồm các khái niệm, vai trò, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên, các chứng từ cơ bản sử dụng trong hoạt động giao nhận hàng NK. Đồng thời, chương 1 cũng giới thiệu khái quát chung về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển theo hai trường hợp là nhận hàng lẻ và hàng nhận nguyên container. Cùng với phân tích quy trình giao nhận ở chương 2 để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận nhập khẩu hàng hóa nói riêng và các dịch vụ khác tại công ty PCSC nói chung ở chương 3 nhằm mục tiêu trở thành một trong những công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận tại Việt Nam.
  • 30. Khóa Luận Tốt Nghiệp 23 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ “QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PCSC” 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH PCSC 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Lịch sử hình thành  Công ty TNHH PCSC được thành lập năm 2006 là một công ty tư nhân với 100% vốn trong nước.  Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA PACIFIC.  Tên giao dịch quốc tế : PCSC CO., LTD  Tên viết tắt: PCSC CO.,LTD  Địa chỉ: 302/2 NƠ TRANG LONG, PHƯỜNG 2, QUẬN BÌNH THẠNH, TP.HCM.  Mã số thuế: 0312604092  Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ  Điện thoại: (84-8) 37661349  Fax: (84-8) 37661349  Hotlines: 0917 385 276 / 090 999 5391  Website: www.pcsc-cargo.com  Email: PCSCCO@hcm.vnn.vn 2.1.1.2 Quá trình phát triển Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Pacific là một công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Với nhiều năm kinh nghiệm trong vận chuyển hàng hóa đa phương thức đã giúp PCSC giữ vững thế mạnh trong thị trường cạnh tranh hiện nay. PCSC có hệ thống đại lý mạnh trên toàn thế giới. Đặc biệt tại các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc. PCSC luôn trung thành khách hàng với phương châm “An toàn, Nhanh chóng, Hiệu quả và Tiết kiệm”. Chính vì thế trong hơn chín năm hoạt động , công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững chắc trong ngành dịch vụ giao nhận và đã được nhiều khách hàng lớn cả trong, ngoài nước tin cậy và chọn lựa. Công ty không những mở rộng được mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các loại hình kinh doanh như: đại lý vận tải quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ khai thuế HQ, XNK ủy thác, dịch vụ gom hàng… 2.1.2 Ngành nghề - Lĩnh Vực hoạt động Kinh Doanh  Vận chuyển hàng hóa quốc tế.  Vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài.  Dịch vụ khai thuê HQ.  Vận tải đa phương thức Sea/Air.  Dịch vụ bốc xếp và đóng hàng.  Đại lý chuyển phát nhanh.
  • 31. Khóa Luận Tốt Nghiệp 24 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh  Dịch vụ xin giấy phép XNK.  Dịch vụ giao nhận hàng tận nơi.  Khai thác hàng dự án và hàng triển lãm.  Dịch vụ kết hợp và phân phát hàng lẻ. 2.1.3 Mạng lưới hoạt động  Châu Á: Bangladesh, HongKong, Campuchia, Trung quốc, Guam, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Israrel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kuwait, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Saudi Arabia, Sigapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, U.A.E.  Châu Âu: Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Hà Lan, Na Uy, Balan, Bồ Đào Nha, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Vương quốc Anh.  Bắc Mỹ: Mỹ, Canada.  Châu Phi: Bắc Nam và Tây Châu Phi  Châu Đại Dương: Úc, New Zealand, Samoa. 2.1.4 Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức công ty 2.1.4.1 Chức năng của công ty Công ty thực hiện một số công việc liên quan đến quá trình vận tải và giao nhận hàng hóa như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục HQ, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận tại nơi quy định, họat động ủy thác XNK. Ngoài chức năng chính là giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển và đường hàng không. Công ty còn đảm nhận thêm những dịch vụ khác như: thu gom và chia lẻ hàng, khai thuê HQ, tư vấn về hợp tác đầu tư, gia công, kinh doanh hàng XNK... 2.1.4.2 Mục tiêu, nhiệm vụ Mục tiêu của chúng tôi là giúp khách hàng an tâm, tập trung tốt nhất vào công việc kinh doanh của mình. Nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động chính sách về XNK hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và các dịch vụ khác… cho tất cả các sản phẩm, hàng hóa của các công ty từ nước ngoài về Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài.
  • 32. Khóa Luận Tốt Nghiệp 25 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh GIÁM ĐỐC PHÒNG XNK PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN BỘ PHẬN GIAO NHẬN BỘ PHẬN CHỨNG TỪ 2.1.4.3 Cơ cấu tổ chức 2.1.4.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Hình 2.01- Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH PCSC. (Nguồn: Giám Đốc) 2.1.4.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Như sơ đồ trên, đứng đầu công ty là giám đốc, dưới giám đốc là các phòng ban. Nhìn chung công ty được tổ chức theo mô hình kinh doanh rộng. Giám đốc: Là người đưa ra phương hướng giải quyết cuối cùng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Giám đốc sẽ điều hành, đôn đốc thực thi các hoạt động kinh doanh, quản lí và hoạch định chiến lược, quyết định về giá cả dịch vụ của công ty theo sự đề xuất của phòng kinh doanh. Phòng XNK: Bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng từ, đây là phòng có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực tiếp nhận các hợp đồng XNK, hợp đồng ủy thác, phân công cho các nhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng.  Bộ phận giao nhận: Bộ phận này trực tiếp tham gia hoạt động giao nhận, chịu trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai đến khâu giao hàng cho khách hàng của công ty. Với đội ngũ nhân viên năng động, được đào tạo thành thạo nghiệp vụ chuyên môn. Có thể nói phòng giao nhận giữ vai trò trọng yếu trong việc tạo uy tín với khách hàng.  Bộ phận chứng từ : Bộ phận này theo dõi, quản lý lưu trữ hồ sơ chứng từ và các công văn. Soạn thảo bộ hồ sơ HQ, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công việc được giao. Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc tiếp xúc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho lô hàng. Phòng kinh doanh: Tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách
  • 33. Khóa Luận Tốt Nghiệp 26 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh hàng mới. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của công ty, góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty. Phòng kế toán: Hoạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáo các số liệu chính xác định kỳ, theo dõi và tổ chức cho hoạt động kinh doanh liên tục và hiệu quả, chi tạm ứng cho nhân viên giao nhận hoàn thành công tác. 2.1.4.3.3 Tình hình nhân sự: Hiện nay công ty có 8 nhân viên năng động và nhiều kinh nghiệm, thích ứng nhanh với môi trường, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
  • 34. SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Khóa Luận Tốt Nghiệp 27 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương 2.1.5 Tình hình hoạt động giao nhận của công ty từ năm 2012 đến 2014 2.1.5.1 Giá trị NK hàng LCL Bảng 2.01 – Giátrị nhập khẩu hàng LCL theo từng loại mặt hàng từ năm 2012 đến 2014. Đơn vị tính: VNĐ Mặt hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ May mặc 443.825.650 25,49 568.874.302 34,60 620.069.889 33,10 125.048.652 28,18 51.195.587 9,00 Dụng cụ bảo hộ LĐ 221.302.135 12,39 224.558.293 12,34 271.894.770 15,07 3.256.158 1,47 47.336.477 21,08 Khung tranh 219.321.846 11.24 223.541.449 11,83 326.398.131 12,47 4.219.603 1,92 102.856.682 46,01 Đệm đá Massage 336.540.129 21,25 439.055.028 19,62 542.441.313 20,05 102.514.899 30,46 103.386.285 23,55 Hạt nhựa 116.362.865 9,52 117.369.264 7,72 191.498.255 5,43 1.006.399 0,86 74.128.991 63,16 Loại khác 334.592.802 20,11 337.651.193 13,89 339.364.900 13,88 3.058.391 0,91 1.713.707 0,51 Tổng cộng 1.671.945.427 100 1.911.049.529 100 2.291.667.258 100 239.104.102 14,30 380.617.729 19,92 (Nguồn: Phòng XNK)
  • 35. Khóa Luận Tốt Nghiệp 28 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Hình 2.02 – Giátrị NK hàng LCL theo từng loại mặt hàng từ năm 2012 đến 2014. Đơn vị tính: VNĐ Nhìn vào bảng 2.01 và hình 2.02 ta thấy tổng giá trị NK hàng LCL tăng qua 3 năm. Tổng giá trị NK hàng LCL của năm 2013 đạt 1.911.049.529 đồng tăng 239.104.102 đồng tương đương tốc độ tăng trưởng 14,30% so với năm 2012 là 1.671.945.427 đồng. Năm 2014 tổng giá trị NK hàng LCL đạt 2.291.667.258 đồng tăng 380.617.729 đồng tương đương tốc độ tăng trưởng 19,92% so với năm 2013 là 1.911.049.529 đồng. Số liệu bảng 2.01 cho ta thấy rằng mặt hàng may mặc tăng qua các năm, giá trị NK năm 2013 là 568.874.302 đồng tăng mạnh so với năm 2012 là 443.825.650 đồng với mức tăng 125.048.652 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng 28,18%. Sang năm 2014, giá trị NK mặt hàng này là 620.069.889 đồng tăng so với năm 2013 là 51.195.587 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng là 9% tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng không thể cao bằng năm trước (2013). Ở mặt hàng đệm đá massage cũng có sự tăng trưởng mạnh, cụ thể năm 2013 đạt 439.055.028 đồng tăng so với năm 2012 là 336.540.129 đồng với mức tăng 102.514.899 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng 30,46%. Sang năm 2014, giá trị NK mặt hàng này là 542.441.313 đồng tăng so với năm 2013 là 103.386.285 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng là 23,55%... Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng giá trị NK hàng LCL tăng đều qua 3 năm. Trong đó, mặt hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị NK hàng LCL của công ty. Dù rằng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng kinh tế song công ty
  • 36. Khóa Luận Tốt Nghiệp 29 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho hoạt động của mình. Điều này chứng minh tầm nhìn, chiến lược và hoạch định mà ban lãnh đạo của công ty vạch ra là đúng đắn.
  • 37. SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Khóa Luận Tốt Nghiệp 30 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương 2.1.1.1Giá trị NK hàng FCL Bảng 2.02 – Giátrị nhập khẩu hàng FCL theo từng loại mặt hàng từ năm 2012 đến năm 2014. Đơn vị tính: VNĐ Mặt hàng 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Máy móc 1.125.638.557 26,61 1.155.448.259 28,45 1.199.395.007 29,62 29.809.702 2,65 43.946.748 3,80 Bàn ghế 673.451.109 15,56 776.885.901 14,07 782.525.400 12,26 103.434.792 15,36 5.639.499 0,73 Vải CN 991.936.482 19,47 923.520.226 22,6 1.115.901.645 23,16 -68.416.256 -6,90 192.381.419 20,83 Gốm sứ 889.667.102 18,99 799.548.248 18,22 795.256.659 14,15 -90.118.854 -10,13 -4.291.589 -0,54 Giày dép 552.257.898 11,07 443.689.926 7,99 559.415.887 8,84 -108.567.972 -19,66 115.725.961 26,08 Loại khác 439.127.254 8,3 547.359.145 8,67 650.562.278 11,97 108.231.891 24,65 103.203.133 18,85 Tổng cộng 4.672.078.402 100 4.446.451.705 100 5.988.786.876 100 -225.626.697 -4,83 1.542.335.171 34,69 (Nguồn: Phòng XNK)
  • 38. Khóa Luận Tốt Nghiệp 31 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Hình 2.03 – Giátrị NK hàng FCL theo từng loại mặt hàng từ năm 2012 đến năm 2014 Nhìn vào bảng 2.02 và hình 2.03 ta thấy tổng giá trị NK hàng FCL có sự biến động qua 3 năm. Tổng giá trị NK hàng FCL của năm 2013 đạt 4.446.451.705 đồng giảm 225.626.697 đồng tương đương tốc độ tăng trưởng âm 4,83% so với năm 2012 là 4.672.078.402 đồng. Năm 2014 thành công hơn với tổng giá trị NK hàng FCL đạt 5.988.786.876 đồng tăng 1.542.335.171 đồng tương đương tốc độ tăng trưởng 34,69% so với năm 2013 là 4.446.451.705 đồng. Nguyên nhân có có sự giảm mạnh trong năm 2013 là do nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, các nhà máy xí nghiệp cắt giảm sản xuất và đến năm 2014 sau khi nền kinh tế hồi phục trở lại thì kéo theo các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất giúp giá trị NK hàng FCL của Công ty tăng vọt. Mặt hàng máy móc chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá trị NK hàng FCL của công ty. Giá trị NK năm 2013 là 1.155.448.259 đồng tăng so với năm 2012 là 1.125.638.557 đồng với mức tăng 29.809.702 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng 2,65 %. Sang năm 2014, giá trị NK mặt hàng này là 1.199.395.007 đồng tăng so với năm 2013 là 43.946.748 đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng là 3,8%. Nhìn chung các giá trị NK hàng FCL ở các mặt hàng khác cũng có sự tăng trưởng mạnh ở năm 2014 sau giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế ở năm 2013.
  • 39. Khóa Luận Tốt Nghiệp 32 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương 2.2 Phân tích“quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC” 2.2.1 Quy trình Nhập Khẩu mặt hàng Đệm đá massage theo phương thức LCL của công ty Kopulse Line 2.2.1.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu mặt hàng đệm đá massage theo phương thức LCL của Công ty Kopulse Line Hình 2.04 – Quy trình nhập khẩu mặt hàng đệm đá massage theo phương thức LCL của công ty Kopulse Line. (Nguồn: Phòng XNK) 2.2.1.2 Các bước thực hiện quy trình (1) Nhà XK Kwon Hon Min gửi LCL mặt hàng đệm đá Massage cho đại lý hãng tàu MiDas Shipping theo yêu cầu của nhà NK. Đại lý hãng tàu Misdas Shipping sẽ gửi lại HB/L cho nhà XK. (2) Nhà công ty MiDas Shipping giao FCL cho hãng tàu CP World và nhận MB/L đồng thời chuyển MB/L đó cho đại lý tại Việt Nam là đại lý hãng tàu KL Express để có thể nhận hàng. Hãng tàu CP World có trách nhiệm vận chuyển hàng hoá về cảng tại Việt Nam. (3) Khi tàu cập cảng Cát Lái, hãng tàu sẽ thông báo cho đại lý hãng tàu KL Express, KL Express sẽ xuất trình MB/L cho CP world để nhận cont. SVTT – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Đệm đá (1) cont (2) HB/L MB/L HB/L MB/L cont (4) (3) Đệm đá MB/L (5) HB/L Đường đi của hàng hoá : Đường đi của chứng từ : KL EXPRESS KOPULSE LINE CP WORLD MIDAS SHIPPING KWON HON MIN
  • 40. Khóa Luận Tốt Nghiệp 33 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Thanh lýHQ cổng Bàn giao chứng từ và hàng hóa cho khách hàng, lưu hồ sơ Nhận và kiểm tra hàng Nộp Thuế Nhập Khẩu Lấy D/O tại hãng tàu Làm thủ tục HQ Truyền và nhận kết quả tờ khai Lập tờ khai HQ Nhận và kiểm tra bộ chứng từ (4) Trong thời gian hàng hoá được vận chuyển từ cảng đi ở nước ngoài đến Việt Nam thì nhà XK sẽ gửi cho nhà NK tại Việt Nam các chứng từ hàng hoá kèm theo HB/L. (5) Nhà NK xuất trình HB/L, giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice), giấy giới thiệu có chữ kí và con dấu mộc của công ty cho KL Express. Sau đó tiến hành các thủ tục tiếp theo để nhận lô hàng của mình. 2.2.2 Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC 2.2.2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty Hình 2.05 – Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty. (Nguồn: Phòng XNK) 2.2.2.2 Các bước thực hiện quy trình 2.2.2.2.1 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ  Nhận yêu cầu giao nhận. Công ty TNHH XNK Kopulse Line muốn nhập một lô hàng từ công ty Kwan Hon Min thông qua công ty TNHH PCSC làm dịch vụ. Trước tiên công ty TNHH XNK Kopulse Line thông báo chi tiết về lô hàng như: tên hàng, số kiện, số ký, số vận tải…để công ty TNHH PCSC xem xét báo giá (giá dịch vụ giao nhận). Khi hai bên đã thoả thuận về giá cả dịch vụ lô hàng này xong thì bên công ty TNHH XNK Kopulse Line sẽ gửi các chứng từ qua Email hoặc Fax cho bên công ty TNHH PCSC bao gồm như sau:  Hợp đồng (Sales Contract ) .
  • 41. Khóa Luận Tốt Nghiệp 34 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh  Hoá đơn thương mại (Commercial invoice_CI).  Bảng kê chi tiết hàng hoá ( Packing list _PL) .  Vận đơn đường biển (Bill of Lading_BL) .  Giấy báo hàng đến .  Giấy giới thiệu.  Công văn xin chậm nộp chứng từ C/O. Nghiên cứu Hợp đồng ngoại thương. Nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra xem hàng hóa đó có thuộc diện được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không, đồng thời kiểm tra các điều khoản về thanh toán, thời gian thanh toán trên hợp đồng đã quy định, đối tượng chịu thuế hay không chịu thuế.  Cụ thể: - Tên mặt hàng:  Ceramic Mat Massage (Đệm đá Massage) (kích thước 75cm x 40cm).  Hàng chính hãng sản phẩm y tế nhập từ Hàn Quốc.  Điều khoản thanh toán. - Áp dụng theo giá FOB Hồ Chí Minh, Việt Nam (Incoterm 2000) - Hình thức thanh toán: TT - Thời gian giao hàng: được xác định sau. Nhận xét: Căn cứ vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 20/2/2014, thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 thì mặt hàng đệm đá massage không thuộc trong diện cấm nhập khẩu. Và theo điều 1, 2, 3, 4 nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, áp dụng điều ước quốc tế thì mặt hàng này thuộc đối tượng chịu thuế, và người nhập khẩu có trách nhiệm nộp thuế cho mặt hàng này. Tại mục 1 điều khoản 2 trong hợp đồng, có viết giá bán được đề cập bên trên được hiểu là FOB Hồ Chí Minh Việt Nam (INCOTERM 2000). Điều này không đúng, vì nếu là người bán tại Hàn Quốc bán với giá FOB thì phải là FOB Busan Korea. Nhân viên chứng từ nên yêu cầu bên người xuất khẩu điều chỉnh cho đúng vì khi làm thủ tục đăng ký mở tờ khai HQ quan có thể bắt lỗi sửa chữa gây chậm trễ, hàng hóa có thể lưu kho lâu hơn dự kiến, doanh nghiệp phải chi trả thêm chi phí này.
  • 42. Khóa Luận Tốt Nghiệp 35 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Kiểm tra bộ chứng từ. Khi nhận được chứng từ của khách hàng cung cấp, nhân viên chứng từ phải kiểm tra kỹ tính chính xác và thống nhất giữa các chứng từ như: hoá đơn thương mại với hợp đồng, vận đơn với P/L, kiểm tra tên hàng, số lượng, trọng lượng, giấy thông báo hàng đến để nhận D/O. Nếu có sai sót thì yêu cầu điều chỉnh lại ngay vì chứng từ không hợp lệ sẽ không làm thủ tục thông quan hàng hóa được đồng nghĩa với việc không nhận được hàng, việc này kéo dài sẽ tốn kém. Vì có rất nhiều tên hàng đặc biệt và thuộc vào thuật ngữ chuyên môn vì vậy để không tốn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị chứng từ khai HQ. Nhân viên chứng từ sẽ đề nghị khách hàng hỗ trợ cung cấp thông tin chi tiết lô hàng bằng Tiếng Việt.  Hóa đơn thương mại. Cần kiểm tra các nội dung thông tin trên hợp đồng và hoá đơn xem có phù hợp hay không.  Cụ thể khi kiểm tra C/I cần kiểm tra các mục sau:  Số và ngày của hoá đơn: ngày trên hợp đồng phải bằng hoặc sau ngày ký hợp đồng. - Số C/I: 05 - Ngày hợp đồng là 15/04/2015. - Ngày C/I là 20/04/2015.  Phù hợp.  Kiểm tra tên và địa chỉ người xuất khẩu: - Trên hợp đồng:Kwan Hon Min. - Trên C/I: Nul Purun Saram Dur.  Nếu có sự khác biệt này thì trên hợp đồng ngoại thương ở điều khoản thanh toán phải nêu rõ “Chứng từ do bên thứ 3 cấp được chấp nhận thanh toán- third party’s shipping document acceptable”, có nghĩa là người mua phải yêu cầu người bán chỉnh sửa sao cho hợp lý. Nhưng trên thực tế lô hàng này vẫn được thông quan vì HQ thường sẽ ít bắt những lỗi này vì trong thông tư 38/2015/TT-BTC tại điều 24 đến điều 29 về kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa HQ chỉ kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế, xuất xứ...  Kiểm tra tên và địa chỉ người nhập khẩu: - Trên hợp đồng: Kopulse Line Co., Ldt - Trên C/I: Kopulse Line IE Co., Ldt.  Phù hợp  Kiểm tra việc mô tả hàng hóa có chính xác và đầy đủ như trong hợp đồng. - Trên hợp đồng:  Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage
  • 43. Khóa Luận Tốt Nghiệp 36 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh  Size: 75cm x 40cm  Đơn giá: 35 USD  Số lượng: 210 cái  Tổng : 7,350.0 USD - Trên C/I:  Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage  Size: 75cm x 40cm  Đơn giá: 35 USD  Số lượng: 210 cái  Tổng : 7,350.0 USD  Phù hợp  Kiểm tra kiểu (loại) giao hàng: - Trên hợp đồng: FOB - Trên C/I: FOB  Phù hợp  Vận đơn đường biển ( B/L ):  Cụ thể  Số B/L: MDSAHCP1504003  Ngày B/L: 23/04/2015  Tên tàu, số hiệu: HEUNG-A VENUS 0048S  Cảng đi: Cảng BUSAN  Cảng đến: TP.HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM  Người gửi hàng: NUL PURUN SARAM DUR  Người nhận hàng: Công ty TNHH XNK KOPULSE LINE  Phí thể hiện trên vận đơn: Trả sau (Freight Collect).  Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List). Các bước kiểm tra phiếu đóng gói hàng hóa:  Kiểm tra tên và địa chỉ người nhận hàng trên P/L có đúng với các chứng từ khác. - Trên P/L: Công ty TNHH XNK KOPULSE LINE (đường 38, Phường Tân Quý, Quận 7, HCM, Việt Nam) - Trên C/I: Công ty TNHH XNK KOPULSE LINE (Phòng 10, lầu 2, đường 38, Phường Tân Quý, Quận 7, HCM, Việt Nam) - Trên Hợp đồng: Công ty TNHH XNK KOPULSE LINE (Phòng 10, lầu 2, đường 38, Phường Tân Quý, Quận 7, HCM, Việt Nam)  Phù hợp  Kiểm tra hàng hóa được mô tả ở P/L giống với loại hàng ghi trên C/I và hợp đồng.
  • 44. Khóa Luận Tốt Nghiệp 37 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh - Trên P/L: Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage. (760KG) - Trên C/I: Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage. (760 KG) - Trên Hợp đồng: Tên mặt hàng: Ceramic Mat Massage. (760KG)  Phù hợp  Kiểm tra cảng bốc hàng, cảng dở hàng thể hiện trên P/L có khớp với cảng bốc, dở hàng trên các chứng từ khác. - Trên C/I:  Cảng đi Pusan, Hàn Quốc.  Cảng đến: Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Trên P/L:  Cảng đi Pusan, Hàn Quốc.  Cảng đến: Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Trên B/L:  Cảng đi Pusan, Hàn Quốc.  Cảng đến: Hồ Chí Minh, Việt Nam.  Phù hợp.  Kiểm tra ngày lập P/L phải trước hoặc trùng với ngày giao hàng thể hiện trên B/L. - Trên P/L: 20/04/2015 - Trên B/L: 23/04/2015  Phù hợp  Nhận xét: Trong bộ chứng từ, người soạn thảo hợp đồng đã mắc những lỗi cơ bản và nhân viên chứng từ bên nước NK phải yêu cầu nhà XK điều chỉnh lại các lỗi này để khi thông quan hàng hóa HQ sẽ không bắt lỗi tránh gây chậm trễ. Nhưng trên thực tế lô hàng vẫn được thông quan bình thường.  Ưu điểm trong quá trình thực hiện quy trình này: - Nhà XK gửi đầy đủ các chứng từ cần thiết. - Nhận chứng từ qua fax, giúp tiết kiệm thời gian.  Nhược điểm trong quá trình thực hiện quy trình này: - Có sự chênh lệnh múi giờ giữa bên nước XK và nước NK gây khó khăn trong thời gian làm việc cũng như trao đổi thông tin của hai bên đối tác. - Nhân viên chứng từ kiểm tra chưa kĩ các chứng từ mà bên nhà XK gửi sang. - Nhân viên giao nhận không được gặp trực tiếp khách hàng để trao đổi cụ thể về thông tin hàng hóa, hàng mẫu, cũng như các thông tin liên quan để khi làm việc với HQ sẽ dễ dàng hơn. - Ban giám đốc giao cho phòng XNK bố trí Nhân viên chứng từ vừa phụ trách chứng từ nhập khẩu và xuất khẩu.
  • 45. Khóa Luận Tốt Nghiệp 38 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh 2.2.2.2.2 Lấy D/O tại đại lý hãng tàu  Hồ sơ nhận D/O  Giấy giới thiệu của công ty 1 bản.  Giấy thông báo hàng đến (Notice of Arrival hoặc Arrival Notice) 1 bản.  Vận tải đơn (nếu có) 1 bản gốc.  Cách thực hiện: Khi nhận được giấy thông báo hàng đến (do chủ hàng fax qua) nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ đến đại lý hãng tàu KL EXPRESS CORP để nhận D/O theo tên và địa chỉ đại lý hãng tàu ghi trên thông báo hàng đến (Phòng 202 tòa nhà Hoa Lâm, 02 Thi Sách, Quận 1, Tp.HCM, VN). Nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ đến xuất trình tại bộ phận hàng nhập. Tại đây, nhân viên đại lý hãng tàu sẽ ra hóa đơn dựa vào tên và mã số thuế Công ty, đưa hóa đơn cho nhân viên giao nhận qua Bộ phận Thu ngân để đóng tiền, có biên lai “Đã thu tiền” Nhân viên đại lý hãng tàu sẽ căn cứ vào B/L hoặc Giấy Thông báo hàng đến để cấp D/O, tùy theo hãng tàu mà số Lệnh khác nhau, ở đây đại lý hãng tàu cấp 5 D/O (3 HD/O và 2 MD/O) cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận nhận D/O và đóng phí cho đại lý hãng tàu:  Gồm các phí sau:  Phí chứng từ (D/O): 649.500 vnđ  Phí bốc xếp (CFS): 389.700 vnđ  Phí đại lý (Handling): 541.250 vnđ  Phí cập cầu cảng (THC): 151.550 vnđ  Phí phụ trội hàng nhập (CIC): 86.600 vnđ  Khi nhận được D/O, nhân viên giao nhận cần kiểm tra kỹ các nội dung trên D/O như:  Tên tàu, số hiệu: HEUNG A VENUS  Cảng bốc: BUSAN, HÀN QUỐC  Cảng dỡ : CÁT LÁI KHO 3  Tên hàng: CERAMIC MAT MASSAGE  Số B/L chính: CPHM0830  Số B/L phụ: MDSAHCP1504003  Số Cont: BMOU5208365/405384  Thời hạn của D/O quy định trong vòng 7 ngày kể từ ngày tàu đến. Xem có trùng khớp với B/L không. Nếu có sai sót thì đề nghị đại lý hãng tàu điều chỉnh ngay cho phù hợp. Nếu Lệnh hết hạn thì xin gia hạn, nhân viên đại lý hãng tàu sẽ đóng dấu gia hạn lên lệnh.
  • 46. Khóa Luận Tốt Nghiệp 39 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh  Nhận xét: Khi làm dịch vụ Forwarder chi phí cước vận tải ảnh hưởng rất nhiều đến giá cước dịch vụ làm hàng mà công ty cung cấp cho khách hàng. Mỗi hãng tàu sẽ có một mức phí khác nhau. Để có được mức giá tốt nhất cạnh tranh nhất công ty nên nghiên cứu kỹ các loại phí ở từng hãng tàu. Bảng 2.03 – Các loại phí của các hãng tàu đối với hàng hóa NK. Đơn vị tính: VNĐ Các loại phí Tên Hãng tàu KL EXPRESS KMTC SANCO D/O 649.500 760.900 652.200 CFS 389.000 347.840 347.840 THC 151.550 130.440 130.440 CIC 86.600 86.960 65.220 HANDLING 541.250 543.500 326.100 TÔNG CỘNG 1.817.900 1.869.640 1.521.800 (Nguồn: Từ các hãng tàu cung cấp) Nhìn bảng trên cho ta thấy được sự chênh lệch giữa các mức phí của các hãng tàu đối với hàng hóa nhập khẩu, tuy sự chênh lệch đó không cao nhưng có những phân khúc khách hàng họ sẽ mong muốn tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh của họ. Mỗi hàng tàu sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng của họ. Đối với những hãng tàu giá cước cao như KL Express, KMTC.. đổi lại thời gian vận chuyển hàng hóa của các hãng tàu này nhanh. Cụ thể hành trình trực tiếp từ cảng Busan tới cảng Cát Lái mất khoảng 5 ngày đối với KL Express, KTMC. Còn đối với SanCo thì giá có thấp hơn nhưng thời gian hành trình tàu của họ là 6 ngày, chậm hơn 1 ngày. Vậy thì Công ty sẽ phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng như thế nào cần nhận hàng nhanh hay chậm để đưa ra giá cước hợp lý cho họ để tạo lợi thế cạnh tranh tối ưu nhất.  Ưu điểm trong quy trình này: - Nhân viên giao nhận thông thuộc đường xá. - Nhân viên đại lý hãng tàu làm việc chuyên nghiệp nhanh chóng và không phải chờ đợi lâu. - Thủ tục lấy lệnh đơn giản.  Nhược điểm trong quy trình này: - Địa điểm của đại lý hãng tàu nằm cách xa cảng, đi lại tốn kém. - Chi phí của đại lý hãng tàu KL Express vẫn còn cao hơn so với một số đại lý khác.
  • 47. Khóa Luận Tốt Nghiệp 40 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh 2.2.2.2.3 Khai HQ Khi hàng về đến cảng, đại lý tàu biển tại Việt Nam gọi điện và gửi giấy thông báo giao hàng đến công ty. Đầu tiên nhân viên phòng kinh doanh của công ty chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các loại chứng từ chủ yếu sau: + Hợp đồng ngoại thương. + 1 bản sao C/I. + 1 bản sao P/L. + B/L gốc . + Công văn xin chậm nộp chứng từ C/O. Điền thông tin HQ được thực hiện cụ thể như sau: Bước 1: Đăng ký và sử dụng chương trình. Hình 2.06 – Đăng ký thông tin doanh nghiệp (Nguồn: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thái Sơn)  Cụ thể:  Mã XNK:0312536558  Tên DN: Công Ty TNHH XNK Kopulse Line.  Địa chỉ: Số 10 đường 38, Phường Tân Quý, Quận 7, HCM  Điện Thoại/Fax: 0837717497  Người Liên Hệ: Huỳnh Văn Lĩnh  Điện thoại người liên hệ: 0906712386  Email: linhvantd@gmail.com
  • 48. Khóa Luận Tốt Nghiệp 41 GVHD – TS. Nguyễn Ngọc Dương SVTH – Lê Bùi Chí Hữu Khoa – Quản Trị Kinh Doanh Bước 2: Thiết lập hệ thống trước khi khai báo. Hình 2.07 – Thiết lập thông số khai báo VNACCS. (Nguồn: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thái Sơn) Hình 2.08 – Thiết lập thông số khai báo VNACCS (Nguồn: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thái Sơn)  Cụ thể:  Chi cục HQ (VNACCS): Chi cục HQ Cửa Khẩu Cảng SG KVI  Bộ phận xử lý tờ khai nhập: Chi cục HQ Cửa Khẩu Cảng SG KVI  Bộ phận xử lý tờ khai xuất: Chi cục HQ Cửa Khẩu Cảng SG KVI  Địa chỉ khai báo (VNACCS): http://intrctv.vnaccs.customs.gov.vn/