SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN HÀ NAM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Ngọc Dương
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2022
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : Ts. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 21 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 TS. LƯU THANH TÂM Chủ tịch
2 TS. LÊ TẤN PHƯỚC Phản biện 1
3 TS. NGUYỄN VĂN TRÃI Phản biện 2
4 PGS.TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Ủy viên
5 TS. NGUYỄN HẢI QUANG Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TS. LƯU THANH TÂM
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại
Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam” đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn được thu thập thực tế có nguồn gốc rõ ràng,
trung thực và khách quan.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
TP.HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2022
Tác giả
NGUYỄN HÀ NAM
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin chân thành được cảm ơn thầy cô giáo của khoa Quản trị kinh
doanh và Phòng Sau Đại Học trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh
đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ cho tôi trong suốt khoá học.
Đặc biệt, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Ngọc Dương
người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo,ban lãnh đạo Ngân hàng Xây Dựng Việt
Nam, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết
ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ này.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp
đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong những năm tháng học tập đã
qua.
TP Hồ Chí Minh, 20 tháng 12 năm 2022
Tác giả
NGUYỄN HÀ NAM
iii
TÓM TẮT
Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách
thức đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ Ngân hàng khi phải cạnh tranh gay gắt
với các Ngân hàng nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có
nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Với xu
hướng người tiêu dùng luôn thay đổi theo nhu cầu của cuộc sống, điều này đòi hỏi
ngân hàng thương mại cổ phần Xây Dựng Việt Nam phải có chiến lược và giải pháp
mới theo hướng Ngân hàng bán lẻ đa năng. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch
vụ ngân hàng ngày càng cao của khách hàng, cũng như chạy đua trong cuộc cạnh
tranh ngày một khốc liệt giữa các ngân hàng, Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt
Nam đang ra sức mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ, nâng cao chất
lượng dịch vụ bán lẻ, nâng cao phong cách phục vụ khách hàng, nhằm sớm thực
hiện được mục tiêu tái cơ cấu trở Ngân hàng hàng đầu, phấn đấu phát triển được hệ
thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, năng lực cạnh tranh, từng bước
nâng cao uy tín và thương hiệu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam trên thị
trường tài chính quốc gia.
Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng dịch
vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam” nghiên cứu này
nhằm mục đích khảo sát đánh giá khách hàng về chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán
lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam khám phá và tìm ra các giải pháp phát
triển chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2
bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được
thực hiện thông quan phương pháp định tính. Kỹ thuật phỏng thảo luận tay đôi, thảo
luận nhóm được sử dụng và dùng để khám phá, bổ sung mô hình chất lượng dịch vụ
ngân hàng bán lẻ. Nghiên cứu chính thức được thực hiện khảo sát bằng bảng câu
hỏi tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam trên toàn quốc, nghiên
cứu định tính để phát triển, hiệu chỉnh bảng câu hỏi và nghiên cứu sâu các đề xuất
của khách hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nghiên
cứu định lượng trong việc đo lường, kiểm định các thang đo, kiểm định mô hình
iii
nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu này để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng
bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam cần cải thiện các yếu tố: Sự tin
cậy, chất lượng phục vụ, thuận tiện, sự đồng cảm, hiệu quả phục vụ và hài lòng.
Tuy nhiên cũng lưu ý đây chỉ là sự ưu tiên để cải thiện, các thành phần còn lại cũng
không kém phần quan trọng trong việc đánh giá mà nghiên cứu này chưa tìm ra.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này giúp Ban điều hành Ngân hàng thấy được
thực trạng và tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như
các yếu tố tác động lên dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đưa ra đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt
Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn đưa ra bộ thang đo "Nâng cao chất
lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam". Bộ
thang đo này sẽ được hiệu chỉnh, bổ sung và kiểm định phù hợp với tình hình của
Ngân hàng trong các nghiên cứu tiếp theo.
Cấu trúc của luận văn được chia thành ba chương. Chương một trình bày
các cơ sở lý thuyết và chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, từ đó xây dựng mô
hình đo lường và mô hình lý thuyết cho nghiên cứu. Chương hai giới thiệu sơ lược
về Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam, trình bày phương pháp nghiên cứu,
phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu. Chương ba đề xuất các giải
pháp,kiến nghị phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng
Việt Nam.
iv
ABSTRACT
International integration has opened up many opportunities but also raised
many challenges for organizations providing services to Banks when there is the
fierce competition with other foreign Banks, they are not only strong in finance
potential but also experiences in developing modern Banking services. Consumer
trend keeps changing according to the life demand; it requires Commercial
Construction Join Stock Bank of Vietnam have new strategies and solutions toward
multifunctional retail Banking. To meet the high demand for Banking services of
customers as well as to race in the fierce competition between Banks, Commercial
Construction Joint Stock Bank of Vietnam is trying to expand its network, diversify
retail products, improve the quality of retail services, develop customer service
manner in order to implement the restructuring goals to become the leading banks,
strive to develop the service system and the competitiveness of the best retail
Banking in Vietnam, gradually raise the reputation and brand recognition of
Commercial Construction Joint Stock Bank in the national financial market.
It is also the reason the author to choose the research topic “Improve the
Banking retail service quality of Vietnam Commercial Construction Joint Stock
Bank”, this research study aims to evaluate the quality of customer service retail
banking in Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank in order to explore
and find out solution for the retail banking services development. This study was
conducted through two main steps: preliminary research and official research.
Preliminary research was performed with qualitative methods. Simulation
techniques are discussed bilaterally, group discussion is used to discover, to add the
framework of retail banking services quality. Official research is done by formally
by survey questionnaires at the Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank
branches nationwide, qualitative research purpose is developing; calibrating
questionnaires and depth research of customer proposal in improving the quality of
retail banking services. Quantitative research is used to measure, test scales, test
research framework. According to this research, to improve quality of retail banking
iv
services in Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank, those followed
factors need to be improved: Trust, Service quality, Convenience, Empathy,
Efficiency of Service and Satisfaction. However, these factors are just the priority to
be improved, the remaining factors are also important in evaluating but this research
has not find out yet.
On practical side, this research help Bank Executives see the reality and
importance of the development of retail banking services as well as the factors that
impact on retail banking services. It proposes solutions to improve the quality of
banking services in Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank. In
addition, the research results also provide the scale “Improving quality of retail
banking services in Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank”. This
scale will be adjusted, amended and verified in accordance with the situation of the
bank in next researches.
The structure of this dissertation is divided into three chapters. First chapter
presents the theoretical basis and the quality of retail banking services, then
establish the measurement framework and theoretical framework for research.
Second chapter provides a brief introduction about Vietnam Commercial
Construction Joint Stock Bank, presents research methods, analytical methods and
information of research results. Last chapter proposed the solutions and
recommendations to develop retail banking services in Vietnam Commercial
Construction Joint Stock Bank.
9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
BÁN LẺ
1.1 Tổng quan về chất lượng dịch vụ và ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ
1.1.1.1 Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng rất phổ
biến trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, hiểu như thế nào
là chất lượng lại là vấn đề không đơn giản. Đứng ở những góc độ khác nhau và
tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra những quan niệm
về chất lượng khác nhau xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay từ đòi hỏi
của thị trường.
Hiện nay có một số khái niệm được các tác giả đưa ra trong các tài liệu về
chất lượng như sau:
Theo J.M.Juran cho rằng chất lượng là sựphù hợp với mụcđích hoặc
sựsửdụng (Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010).
Theo Philip B. Crosby (1979) trong quyển “Chất lượng là thứ cho không” đã
diễn tả chất lượng là sựphù hợp với yêu cầu.
Và theo A. Feigenbaum thì chất lượng là nhữngđặcđiểm tổng hợp của
sảnphẩm, dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được
mongđợi của khách hàng (Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010).
Theo TCVN ISO 8402:1999 cho rằng chất lượng là tập hợp cácđặc tínhcủa
một thực thể (đối tượng) có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc
tiềm ẩn. Việt Nam hiện nay cũngđang sửdụng khái niệm nàyđểxem xétvề chất
lượng sản phẩm hay dịch vụ.
Từ các quan niệm ở trên dù diễn đạt khác nhau song nội dung chủ đạo của nó
vềchất lượng vẫn là “sự thỏa mãn nhu cầu”.
1.1.1.2 Khái niệm dịch vụ
Có những quan niệm khác nhau về dịch vụ, nhưng tựu trung lại có mấy cách
hiểu chủ yếu sau:
10
- Theo quan điểm truyền thống: Những gì không phải nuôi trồng, không phải sản
xuất là dịch vụ ( gồm các hoạt động: Khách sạn, giải trí, bảo hiểm,chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, tài chính, Ngân hàng…)
- Theo cách hiểu phổ biến: dịch vụ là một sản phẩm mà hoạt động của nó vô hình.
Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do khách hàng sở
hữu mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
- Theo cách hiểu khác: dịch vụ là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã xảy
ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty cung ứng
dịch vụ.
- Theo ISO 8402:1999, dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa
người cung ứng và khách hàng, các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
1.1.1.3 Khái niệm chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một khái niệm gây nhiều chú ý và tranh cãi trong các
nghiên cứu vì sự khó khăn trong cả định nghĩa và đo lường nó, chất lượng dịch vụ
được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và môi trường
nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chất lượng dịch vụ là mức độ đáp ứng
của dịch vụ với nhu cầu hoặc mong đợi của khách hàng, một số khác lại cho rằng
chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức
của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ. Như vậy, chất lượng dịch vụ được định nghĩa
như là sự khác biệt giữa mong đợi của khách hàng và dịch vụ nhận biết được. Nếu
mong đợi của khách hàng lớn hơn sự thực hiện thì chất lượng nhận biết được kém
thỏa mãn, khách hàng không hài lòng.
1.1.1.4 Các yếu tố phản ánh chất lượng dịch vụ
Theo tiêu chuẩn Việt Nam và ISO-9000, thì chất lượng dịch vụ là mức phù
hợp của sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người
mua.
11
Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trìu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính
riêng của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch
vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp.
Có ba mức cảm nhận cơ bản về chất lượng dịch vụ:
- Chất lượng dịch vụ tốt: dịch vụ cảm nhận vượt quá sự mong đợi của khách hàng
đối với dịch vụ này.
- Chất lượng dịch vụ thảo mãn: dịch vụ cảm nhận phù hợp với mức mong đợi của
khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ tồi: dịch vụ cảm nhận dưới mức trông đợi của khách hàng đối
vớidịchvụ.
Sự mong đợi của khách hàng tạo nên từ bốn nguồn: Thông tin truyền miệng,
nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm đã trải qua, quảng cáo.
Việc tìm hiểu chất lượng dịch vụ là cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp
cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, nó không chỉ quan trọng
trong việc xây dựng mục tiêu phát triển mà còn định hướng cho doanh nghiệp phát
huy được thế mạnh của mình một cách tốt nhất. Chất lượng dịch vụ có thể được
hiểu thông qua các đặc điểm của nó. Xét một cách tổng thể, chất lượng dịch vụ
bao gồm các đặc điểm sau:
 Tính vượt trội: Đối với khách hàng, dịch vụ có chất lượng là dịch vụ thể hiện
được tính vượt trội “ưu việt” của mình so với những sản phẩm khác. Chính tính ưu
việt này làm cho chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh cạnh tranh của các nhà cung
cấp dịch vụ. Sự đánh giá về tính vượt trội của chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi sự cảm nhận từ phía người sử dụng dịch vụ. Quan hệ này có ý nghĩa rất lớn
đối với việc đánh giá chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng trong các hoạt động
tiếp thị và nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng.
 Tính đặc trưng của sản phẩm: Chất lượng dịch vụ là tổng thể những mặt cốt
lõi nhất và tinh túy nhất kết tinh trong dịch vụ tạo nên tính đặc trưng của dịch vụ. Vì
vậy, dịch vụ có chất lượng cao sẽ hàm chứa nhiều “đặc trưng vượt trội” hơn so với
dịch vụ cấp thấp. Sự phân biệt này gắn liền với việc xác định các thuộc tính vượt
12
trội hữu hình hay vô hình của dịch vụ. Chính nhờ những đặc trưng này mà khách
hàng có thể nhận biết chất lượng dịch vụ của Ngân hàng khác với các đối thủ cạnh
tranh. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó xác định các đặc trưng cốt lõi của dịch vụ
một cách đầy đủ và chính xác. Vì vậy, các đặc trưng này không có giá trị tuyệt đối
mà chỉ mang tính tương đối giúp cho việc nhận biết chất lượng dịch vụ trong trường
hợp cụ thể dễ dàng hơn.
 Tính cung ứng: Chất lượng dịch vụ gắn liền với quá trình thực hiện, chuyển
giao dịch vụ đến khách hàng. Do đó, việc triển khai dịch vụ, phong thái phục vụ và
cách cung ứng dịch vụ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt hay xấu. Đây là yếu tố
bên trong phụ thuộc vào sự biểu hiện của nhà cung cấp dịch vụ. Chính vì thế, để
nâng cao chất lượng dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trước tiên cần phải biết cải thiện
yếu tố nội tại này để tạo thành thế mạnh lâu dài của chính mình trong hoạt động
cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
 Tính thỏa mãn nhu cầu: Dịch vụ được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách
hàng, do đó chất lượng dịch vụ nhất thiết phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng và lấy
yêu cầu của khách hàng làm căn cứ để cải thiện chất lượng dịch vụ. Nếu khách hàng
cảm thấy dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của mình thì họ sẽ không hài lòng
với chất lượng dịch vụ mà họ nhận được. Trong môi trường kinh doanh hiện đại thì
đặc điểm này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các nhà cung cấp dịch vụ
phải luôn hướng đến nhu cầu khách hàng và cố gắng hết mình để đáp ứng các nhu
cầu đó. Sẽ là vô ích và không có chất lượng nếu cung cấp các dịch vụ mà khách
hàng đánh giá là không có giá trị. Xét trên phương diện phục vụ khách hàng, tính
thỏa mãn nhu cầu đã bao gồm cả ý nghĩa của tính cung ứng. Sở dĩ như vậy là vì
chất lượng dịch vụ bắt đầu từ khi Ngân hàng nắm bắt nhu cầu của khách hàng đến
khi triển khai dịch vụ nhưng chính trong quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ mà
khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng không và từ đó cảm nhận chất lượng dịch vụ tốt
hay xấu. Nếu tính cung ứng mang yếu tố nội tại thì tính thỏa mãn nhu cầu lại bị chi
phối bởi tác động bên ngoài nhiều hơn.
 Tính tạo ra giá trị: Chất lượng dịch vụ gắn liền với các giá trị được tạo ra
13
nhằm phục vụ khách hàng. Dịch vụ không sản sinh ra giá trị nào hết thì được xem là
không có chất lượng, Ngân hàng tạo ra giá trị và khách hàng là đối tượng tiếp nhận
những giá trị đó. Vì vậy, việc xem xét chất lượng dịch vụ hay cụ thể hơn là các giá
trị đem lại cho khách hàng phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng chứ không phải
của doanh nghiệp (Ngân hàng). Thông thường, khách hàng đón nhận những giá trị
dịch vụ mang lại và so sánh chúng với những gì họ mong đợi sẽ nhận được. tính giá
trị của chất lượng dịch vụ cũng bị chi phối nhiều bởi yếu tố bên ngoài (khách hàng)
hơn là nội tại (Ngân hàng). Chất lượng dịch vụ cao là dịch vụ tạo ra các giá trị
không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn vượt hơn hẳn các mong muốn của
khách hàng và làm cho Ngân hàng trở nên nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Do đó,
tính tạo ra giá trị là đặc điểm cơ bản và là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển
chất lượng dịch vụ của Ngân hàng.
1.1.2 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự
phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại
đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng
hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh
tế thị trường – thì Ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở
thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
Ngân hàng thương mại là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ họat động Ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp
phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. ( Theo Nghị định của Chính phủ
số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 )
Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi
nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp
luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
NHTM)
14
Theo Luật Ngân hàng nhà nước: Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và
sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng
vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các
nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có
thể cho vay phát triển kinh tế.
Từ đó có thể nói bản chất của Ngân hàng thương mại được thể hiện qua các
điểm sau:
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế.
- Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và
dịch vụ Ngân hàng.
- Luật các tổ chức tín dụng tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 cụm từ: “hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng” được bao hàm cả 3 nội dung: nhận tiền
gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.
1.1.3 Phân loại Ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Dựa vào hình thức sở hữu
Ngân hàng thương mại Quốc doanh (State owned Commercial bank):Là
Ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước. Trong
tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính với
thế giới các Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đang phát hành trái phiếu
để huy động vốn, đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng cổ phần hiện nay.
Ngân hàng thương mại cổ phần ( Joint Stock Commercial bank): Là
Ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong đó
một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh):Là
Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là Ngân hàng thương
15
mại Việt nam và bên khác là Ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt tại
Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: là Ngân hàng được thành lập theo pháp
luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật
Việt Nam
NHTM 100% vốn nước ngoài: là NHTM được thành lập tại VN với 100%
vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu
trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới
hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp
nhân VN, có trụ sở chính tại VN.
1.1.3.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh
Ngân hàng bán buôn: là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng doanh nghiệp.
Ngân hàng bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng
khách hàng cá nhân.
Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng
dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân.
1.2 Tổng quan chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
1.2.1 Khái niệm dịch vụ Ngân hàng
Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh. Có rất
nhiều cách định nghĩa về dịch vụ nhưng theo Valarie A Zeithaml và Mary J Bitner
(2000) thì “dịch vụ là những hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một công
việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và
mong đợi của khách hàng”
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ như sau:“Dịch vụ là mọi hành động và kết
quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn
đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với sản
phẩm vật chất ”
16
Đứng trên góc độ thoả mãn nhu cầu khách hàng thì có thể hiểu: “sản phẩm
dịch vụ Ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do Ngân hàng
tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị
trường tài chính”.
Cụ thể hơn dịch vụ Ngân hàng được hiểu là các nghiệp vụ Ngân hàng về
vốn, tiền tệ, thanh toán,… mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu
kinh doanh, sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài sản,… và Ngân hàng thu chênh
lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy.
Ở nước ta, đến nay chưa có sự minh định rõ ràng về khái niệm dịch vụ Ngân
hàng. Có quan niệm cho rằng: dịch vụ Ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh
tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng của một trung gian tài chính (cho
vay, huy động tiền gửi.. ..) chỉ những hoạt động không thuộc nội dung nói trên mới
gọi là dịch vụ Ngân hàng. Một số khác cho rằng tất cả hoạt động Ngân hàng phục
vụ cho doanh nghiệp và công chúng là dịch vụ Ngân hàng.
Một số ý kiến cho rằng, các hoạt động sinh lời của Ngân hàng thương mại
ngoài hoạt động cho vay thì được gọi là hoạt động dịch vụ. Quan điểm này phân
định rõ hoạt động tín dụng, một hoạt động truyền thống và chủ yếu trong thời gian
qua của các NHTM Việt Nam, với hoạt động dịch vụ, một hoạt động mới bắt đầu
phát triển ở nước ta. Sự phân định như vậy trong xu thế hội nhập và mở cửa thị
trường dịch vụ tài chính hiện nay cho phép Ngân hàng thực thi chiến lược tập trung
đa dạng hoá, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng.
Quan điểm thứ hai thì cho rằng, tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một
Ngân hàng thương mại đều được coi là hoạt động dịch vụ. Ngân hàng là một loại
hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Quan niệm
này phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với cách phân loại các phân ngành dịch
vụ trong dự thảo Hiệp định WTO mà Việt Nam cam kết, đàm phán trong quá tình
gia nhập, phù hợp với nội dung Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Trong phân tổ các
ngành kinh tế của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng là ngành được phân tổ
trong lĩnh vực dịch vụ.
17
Thực tế gần đây khái niệm về dịch vụ Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc
tế đang trở nên phổ biến trên các diễn đàn, trong giới nghiên cứu và cơ quan lập
chính sách. Song quan niệm như thế nào đi nữa, thì yêu cầu cấp bách đặt ra cho các
NHTM Việt Nam hiện nay là phải phát triển, đa dạng và nâng cao chất lượng các
nghiệp vụ kinh doanh của mình. Nói cụ thể ngay như hoạt động tín dụng hiện nay,
các NHTM cũng đang thực hiện đa dạng các sản phẩm tín dụng, như: tín dụng cho
vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng,
tín dụng thuê mua, tín dụng chữa bệnh, tín dụng sửa chữa nhà ở ….Còn đương
nhiên các dịch vụ Ngân hàng mới như: nghiệp vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, đầu tư
trên thị trường tiền gửi, chiết khấu, chuyển tiền, kiều hối, tư vấn,… cũng đang được
các NHTM đầu tư cả về công nghệ, máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, hoạt
động marketing, quảng bá thương hiệu, gây dựng uy tín… cho phát triển đáp ứng
yêu cầu cạnh tranh ngày càng tăng.
Tóm lại, có thể định nghĩa dịch vụ Ngân hàng như sau : dịch vụ Ngân hàng
là một bộ phận của dịch vụ tài chính, là các dịch vụ tài chính gắn liền với hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng, được Ngân hàng thực hiện nhằm tìm kiếm lợi
nhuận, và chỉ có các Ngân hàng với ưu thế của nó mới có thể cung cấp các dịch vụ
này một cách tốt nhất cho khách hàng.
Đặc tính dịch vụ Ngân hàng
Dịch vụ Ngân hàng được thể hiện dưới dạng dịch nên nó có những đặc tính
sau:
- Tính vô hình: dịch vụ Ngân hàng thường được thực hiện theo một quy trình chứ
không phải là các vật thể cụ thể có thể quan sát, nắm giữ được. Điều này đã làm cho
khách hàng gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn, sử dụng dịch vụ.
Vì họ chỉ kiểm tra, xác định được chất lượng dịch vụ Ngân hàng trong và sau khi sử
dụng.
- Tính không thể tách rời: do quá trình cung cấp và quá trình tiêu dùng dịch vụ
Ngân hàng xảy ra đồng thời, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào
quá trình cung cấp dịch vụ Ngân hàng. Hơn nữa, quá trình cung ứng dịch vụ Ngân
18
hàng được tiến hành theo quy trình nhất định không thể chia cắt như: quy trình thẩm
định, quy trình cho vay, quy trình chuyển tiền,… Điều đó làm cho dịch vụ Ngân
hàng không có tính dở dang, mà phải cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng, quá
trình cung ứng diễn ra đồng thời với quá trình sử dụng dịch vụ Ngân hàng.
- Tính không đồng nhất về chất lượng: mỗi dịch vụ Ngân hàng thường không
thống nhất về thời gian, cách thức, điều kiện thực hiện, bên cạnh đó chất lượng của
mỗi dịch vụ được cấu thành bởi nhiều yếu tố như uy tín, công nghệ, trình độ cán bộ
nhân viên và tâm lý của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Những yếu tố
này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ Ngân hàng, nhưng lại thường thay
đổi, vì vậy dịch vụ Ngân hàng không đồng nhất về chất lượng.
1.2.2 Định nghĩa dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Theo cách hiểu phổ biến nhất, NHBL là hoạt động cung cấp cácsản phẩm
dịch vụ tài chính chủ yếu cho khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình.
Bên cạnh đó, có một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của công nghệ
thông tin trong các sản phẩm Ngân hàng cung cấp. Theo các chuyên gia kinh tế của
học viện nghiên cứu Châu Á – AIT cho rằng, Ngân hàng bán lẻ là cung cấp trực
tiếp sản phẩm, DVNH tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thông qua mạng lưới chi nhánh truyền thống hay thông qua các phương tiện điện tử
viễn thông và CNTT.
Từ điển giải nghĩa Tài chính – Đầu tư – Ngân hàng – Kế toán Anh Việt, Nhà
xuất bản khoa học và kinh tế năm 1999 định nghĩa dịch vụ NHBL là các DVNH
đượcthực hiện với khách hàng là công chúng, thường có quy mô nhỏ và thông qua
các chi nhánh nhằm đối lập với dịch vụ NHBL là DVNH dành cho các định chế tài
chính và những DVNH được cung cấp với số lượng lớn.
Từ những khái niệm trên, quan điểm của tác giả có thể đi đến kết luận định
nghĩa về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ: Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là DVNH cung ứng
các sản phẩm dịch vụ tài chính tới từng cá nhân riêng lẻ thông qua mạng lưới chi
nhánh, hoặc việc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm DVNH thông
qua phương tiện thông tin, điện tử viễn thông.
19
1.2.3 Đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
- Đối tượng phục vụ của NHBL vô cùng lớn: Dịch vụ NHBL là những dịch vụ
cung ứng tiện ích và sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất
và tiêu dùng cho sinh hoạt). Do đó, đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL bao
gồm các cá nhân, khách hàng đơn lẻ và đa dạng về hình thức phục vụ.
- Số lượng sản phẩm dịch vụ NHBL cung cấp rất đa dạng nhưng giá trị của từng
khoản giao dịch chưa cao nên mức độ rủi ro tương đối thấp.
- Dịch vụ NHBL luôn phải cải tiến cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và gia tăng
của khách hàng.
- Dịch vụ NHBL phát triển đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại. Do đặc
trưng đối tượng khách hàng cá nhân nhạy cảm với chính sách marketing nên họ dễ
dàng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ khi các sản phẩm cung cấp không tạo sự khác
biệt và có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển không ngừng của
công nghệ thông tin và yêu cầu ngày càng đa dạng của khối khách hàng này, gia
tăng hàm lượng công nghệ là một trong những phương thức tạo giá trị gia tăng và
nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm cung cấp.
- Dịch vụ đơn giản dễ thực hiện: Mục tiêu của dịch vụ NHBL là khách hàng cá
nhân nên các dịch vụ thường tập trung vào các dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay
vốn, dịch vụ thẻ thanh toán …
1.2.4 Vai trò của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
1.2.4.1 Đối với nền kinh tế - xã hội
- Dịch vụ NHBL góp phần hình thành tâm lý thanh toán không dùng tiền mặt của
người dân. Nhờ đó tiết kiệm chi phí và thời gian cho Ngân hàng và khách hàng, góp
phần tiết giảm chi phí xã hội và đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ. Bên cạnh
đó, nhờ có dịch vụ NHBL mà nguồn vốn của dân cư được sử dụng có hiệu quả hơn,
góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đất nước.
- Dịch vụ NHBL tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển. Cácdịch
vụthẻ, chuyển tiền, dịch vụ Ngân hàng điện tử… gắn với các ngành dịch vụ khác
như bưu chính viễn thông, du lịch, giao thông vận tải… Công nghệ ngân hàng phát
20
triển sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc thanh toán của các ngành dịch vụ có liên quan.
Đó là chưa kể việc dịch vụ này với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt
sẽ cải thiện môi trường tiêu dùng, xây dựng văn hóa thanh toán, góp phần tạo cơ sở
để một quốc gia hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Dịch vụ NHBL càng phát triển thì
càng thể hiện tính chuyên môn hóa của Ngân hàng trong việc cung cấp sản phẩm
dịch vụ, đưa dịch vụ đến gần với người sử dụng, từ đó sẽ góp phần giảm chi phí của
xã hội và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chủthể khác.
- Phát triển dịch vụ NHBL giúp cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả hơn khi đa
số các hoạt động của các chủ thể kinh tế trong xã hội đều thông qua Ngân hàng.Từ
đógóp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tiền tệ, kiểm soát các hành vi
gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng… khi số đông các hoạt động kinh tế của
các chủ thể trong xã hội đều thanh toán thông qua Ngân hàng. Góp phần tích cực
mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho khách hàng và Ngân hàng thông qua
việc giảm chi phí của việc thanh toán và lưu thông tiền mặt (giảm thanh toán không
dùngtiền mặt).
1.2.4.2 Đối với Ngân hàng thương mại
- Dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro, nên việc
phát triển dịch vụ NHBL là một cách hữu hiệu để phân tán rủi ro trong kinh doanh,
giữ vững sự ổn định của Ngân hàng.
- Dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng mua bán
chéogiữacá nhân và doanh nghiệp với NHTM, từ đó gia tăng và phát triển mạng
lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của NHTM.
- Phát triển dịch vụ NHBL là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu kết quả
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng kinh doanh theo cách thức cổđiển,
doanh thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng rất
nhỏ. Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều
rủi ro nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng sẽ rất bấp bênh. Chính vì vậy
NHTM đẩy nhanh phát triển dịch vụ Ngân hàng để gia tăng nguồn thu dịch vụ trong
cơ cấu lợi nhuận của mình.
21
- Phát triển dịch vụ NHBL chính là cách thức tạo nền tảng, hạ tầng cơ sở cho phát
triển ứng dụng công nghệ Ngân hàng bền vững.Đồng thời khai thác có hiệuquả
công nghệ trang bị cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tạo điều kiện quản lý
hệ thống: áp dụng hình thức quản lý tập trung, xử lý dữ liệu trực tuyến trên toàn hệ
thống. Thêm vào đó, đây cũng là cách thức giới thiệu, quảng cáo có hiệu quả
thương hiệu của Ngân hàng đó trên thị trường.
- Dịch vụ NHBL góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong nền
kinh tế thị trường. Các Ngân hàng không chỉ cạnh tranh đơn thuần về lãi suất,
chiphí phong cách phục vụ, cải tiến quy trình… mà việc phát triển dịch vụ NHBL
đa dạng cung cấp cho khách hàng dịch vụ trọn gói, đáp ứng ngày một đầy đủ hơn
nhu cầu của khách hàng cá nhân. Phát triển dịch vụ NHBL là cơ sở để Ngân hàng
phát triển mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh.
1.2.4.3 Đối với khách hàng
- Dịch vụ NHBL giúp đáp ứng tính tiện lợi, tính thay đổi nhanh và thường xuyên
nhu cầu của xã hội . Dịch vụ NHBL đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho
kháchhàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình, giúp cải
thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội qua việc tiết kiệm chi
phí thời gian, chi phí truyền thông.
- Phát triển dịch vụ NHBL trên nền tảng công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm nhân
lực và giảm chi phí vận hành, nhờ đó giúp giảm phí dịch vụ cho khách hàng.
1.2.5 Việt Nam cam kết các dịch vụ Ngân hàng khi gia nhập WTO
Về dịch vụ Ngân hàng, trong WTO Việt Nam có cam kết sau4
:
- Dịch vụ nhận tiền gửi (nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng).
- Dịch vụ cho vay (cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng,
tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại)
- Dịch vụ thuê mua tài chính, Dịch vụ thanh toán (tất cảcác dịch vụ thanh toán
và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối
4
Cam kết các dịch vụ Tài chính – Ngân
hànghttp://chongbanphagia.vn/files/Cam%20ket%20WTO%20ve%20Ngan%20hang-Chung%20khoan.pdf
22
phiếu Ngân hàng).
- Bảo lãnh và cam kết kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng,
tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thỏa thuận hoặc bằng cách khác, các loại:
công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi), Ngoại hối,
Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp
đồng kỳhạn, vàng khối.
- Môi giới tiền tệ, quản lí tài sản (quản lí tiền mặt hoặc danh mụcđầu tư, mọi hình
thức quản lí đầu tư tập thể, quản lí quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác);
- Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính (bao gồm chứng khoán, các
sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác).
- Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lí dữ liệu tài chính cũng như các
phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
 Tác động của hội nhập quốc tế đối với ngành Ngân hàng
Đối với ngành Ngân hàng, hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội để trao đổi,
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng như hoạch định chính sách tiền tệ, đề ra
các biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống
Ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế.
Ngành Ngân hàng Việt Nam có nhiều điều kiện để tranh thủ vốn, công nghệ,
kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng theo kịp
yêu cầu phát triển thị trường tài chính trong nước và nước ngoài.
Các Ngân hàng thương mại Việt Nam bắt buộc phải chuyên môn hóa sâu
hơn các nghiệp vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhanh chóng tiếp
cận và phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Trong quá trình hội nhập, các Ngân
hàng thương mại Việt Nam cũng chịu tác động mạnh từ thị trường tài chính quốc tế
trong khi phải thực hiện nhiều nghĩa vụ và các cam kết quốc tế, chính điều này đặt
ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều thách thức:
- Các Ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng chịu áp lực trong việc giữ và
mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, các Ngân hàng
thương mại Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh không chỉ bởi các Ngân hàng
23
nước ngoài mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian
khác và định chế tài chính khác như thị trường chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo
hiểm. Ngoài ra, việc phải loại bỏ dần những hạn chế đối với Ngân hàng nước ngoài
có nghĩa là các Ngân hàng nước ngoài sẽ từng bước tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh
vực hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam.
- Hội nhập Ngân hàng đòi hỏi các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh
chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý… Công nghệ hiện
đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những Ngân hàng
nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo sức ép cạnh tranh trong ngành Ngân hàng
và buộc các Ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến
phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán mà đặc biệt là cải tiến và
phát triển dịch vụ Ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh
tranh.
- Cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng cũng ngày càng quyết liệt.
Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và huy động vốn thì
dịch vụ Ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho Ngân hàng trong chiến lược cạnh
tranh và tạo thị phần cho mình. Do đó, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng
phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hoá cho Ngân hàng mình, tạo nên phong
cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo thế đứng vững
chắc trên thị trường.
1.3 Các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cơ bản
1.3.1 Huy động vốn từ khách hàng cá nhân
Đây là một nghiệp vụ truyền thống của NHTM góp phần hình thành nên
nguồn vốn hoạt động của NHTM. Thông qua các biện pháp và công cụ được sử
dụng, NHTM huy động vốn từ các khách hàng cá nhân theo các hình thức: Tiền gửi
không kỳhạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
- Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ
có giá…tập trung chủ yếu ở những đô thị phát triển về kinh tế xã hội.
- Lãi suất không đồng nhất giữa các địa bàn giữa các thời điểm: Căn cứ vào các
24
điều kiện về kinh tế xã hội mặt bằng lãi suất tại địa phương và nhu cầu vốn của
Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định mà mỗi Ngân hàng sẽ có những mức lãi
suất huy động phù hợp (nhưng không vượt mức trần lãi suất quy định của NHNN
Trung ương).
1.3.2 Dịch vụ cho vay bán lẻ
Dịch vụ cho vay bán lẻ bao gồm: dịch vụ cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân
(cho vay du học, cho vay mua ôtô, cho vay mua nhà trả góp,…), cho vay cầm cố,
thế chấp, cho vay hộ gia đình.
- Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cá nhân, vì khi chất
lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay
Ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống.
- Cho vay cá nhân và cho vay tiêu dùng có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay
trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Vì vậy, lãi suất cho vay của loại hình
này cũng thường cao hơn so với lãi suất các loại cho vay doanh nghiệp.
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, nó
tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh và giảm đi khi kinh tế suy thoái.
- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao và
không đầy đủ. Quy trình thẩm định khách hàng cho vay đơn giản .
1.3.3 Dịch vụ thanh toán
Ngân hàng thương mại đang áp dụng các phương thức thanh toán như:
Chuyển tiền trong nội bộ hệ thống Ngân hàng, chuyển tiền qua NHTM khác,
chuyển tiền qua Ngân hàng nước ngoài và thanh toán bù trừ liên Ngân hàng. Các
hình thức thanh toán bao gồm: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ
thanh toán… Việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi giao dịch được coi là bước tiến
quan trọng nhất trong công nghệ Ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả
của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng, nhanh
chóng và an toàn. Với việc cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt,
NHTM mang lại cho khách hàng cá nhân nhiều tiện ích trong thanh toán. Nhờ số
lượng khách hàng này, NHTM có thể tăng thêm thu nhập từ thu phí dịch vụ và là cơ
25
sở để phát triển các dịch vụ khác.
1.3.4 Dịch vụ Ngân hàng điện tử 5
Dịch vụ Ngân hàng điện tử là loại dịch vụ được Ngân hàng cung cấp mà giao
dịch giữa Ngân hàng và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu
số hóa. Trên thế giới, dịch vụ e-banking đã được các Ngân hàng và tổ chức tín dụng
cung cấp, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch Ngân hàng một cách trực
tuyến thông qua các phương tiện như máy vi tính, điện thoại di động. Các loại hình
Ngân hàng điện tử:
- Internet Banking: giao dịch Ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet. Với máy tính
cá nhân kết nối mạng internet, khách hàng có thể truy cập vào website của Ngân
hàng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào để được cung cấp thông tin và thực hiện giao
dịch.
- Phone Banking: giao dịch Ngân hàng qua mạng điện thoại. Khách hàng có thể sử
dụng điện thoại để nghe những thông tin về sản phẩm DVNH và thông tin về tài
khoản cá nhân. Khi khách hàng ấn những phím cần thiết trên điện thoại theo mã hóa
do Ngân hàng quy định, hệ thống sẽ tự trả lời theo yêu cầu của khách hàng. Phone
banking chỉ cung cấp thông tin đã được lập trình sẵn trong hệ thống thông tin tự
động của Ngân hàng.
- SMS Banking giao dịch Ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại di động.
Khách hàng chỉ cần dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu do Ngân hàng quy
định gửi đến số dịch vụ của Ngân hàng sẽ được Ngân hàng đáp ứng những yêu cầu,
chẳng hạn: thông tin về tài khoản cá nhân, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản từ tài
khoản này sang tài khoản khác.
- Call center: Là DVNH qua điện thoại, khách hàng có thể gọi đến Ngân hàng bất
cứ lúc nào để được nhân viên Ngân hàng tư vấn và thực hiện cung ứng các dịch vụ
Ngân hàng, bao gồm: Cung cấp thông tin về các sản phẩm DVNH; Thực hiện các
khoản thanh toán chuyển tiền; Tiếp nhận giải đáp các khiếu nại thắc mắc từ phía
khách hàng.
5
http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/08/080131.html
26
1.3.5 Dịch vụ thẻ 6
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có
thể sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dư… tại các máy rút tiền tự
động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các tổ chức chấp nhận thẻ.
Đối với NHTM việc phát hành và thanh toán thẻ là hoạt động bao gồm các nghiệp
vụ cho vay, huy động vốn, thanh toán trong và ngoài nước. Có hai loại thẻ chính đó
là thẻ nội địa và thẻ quốc tế:
- Thẻ nội địa: Thẻ trong nước do Ngân hàng trong nước phát hành và được khách
hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, rút và gửi tiền mặt tại các máy ATM.
Để thuận tiện cho các chủ thẻ, một số Ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ nhưng đồng
thời cấp hạn mức thấu chi cho khách hàng sử dụng thẻ.
- Thẻ quốc tế: Thẻ thanh toán quốc tế là phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt được lưu hành trên toàn thế giới. Hiện nay các loại thẻ quốc tế tiêu biểu là: Thẻ
Visa,ThẻMasterCard, ThẻJCB,ThẻAmericanExpress.
1.3.6 Một số dịch vụ Ngân hàng bán lẻ khác
Các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ khác như: Chi trả kiều hối, thu hộ, chi hộ, tư
vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, quản lý tài sản và uỷ
thác đầu tư...
- Hoạt động kiều hối là một dịch vụ NHBL chủ yếu phục vụ chuyển tiền của các
cá nhân đi ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài về. Hiện nay các NHTM đang khai
thác các kênh kiều hối chuyển tiền thông qua các công ty dịch vụ kiều hối trong
nước và quốc tế.
- Thu hộ, chi hộ là dịch vụ mà Ngân hàng được các chủ tài khoản ủy nhiệm thực
hiện các dịch vụ thu hộ tiền nộp vào tài khoản, chi tiền phục vụ các nhu cầu hoạt
động kinh doanh của chủ tài khoản.
- Nhờ khả năng tập hợp và phân tích thông tin tài chính khiến cho NHTM từ lâu đã
được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết
kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa
6
http://www.baomoi.com/Ve-dich-vu-thanh-toan-qua-cac-loai-the/126/7320590.epi
27
dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư vấn về các
cơ hội thị trường trong và ngoài nước cho khách hàng kinh doanh.
1.4 Cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ
Theo thời gian, nhu cầu của con người ngày càng cao và dần dần có những
đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ mà họ mong muốn nhận được. Khi hệ thống
các ngành dịch vụ phát triển, người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội để lựa chọn
nơi nào có thể thỏa mãn mình tốt nhất, và họ trở nên khó tính hơn thông qua việc
đòi hỏi cao hơn về cung cách phục vụ của nhân viên, việc phản hồi nhanh chóng
của nhà cung cấp dịch vụ về các thắc mắc của họ cũng như các trang thiết bị phục
vụ đi kèm. Do vậy, các doanh nghiệp muốn giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm
khách hàng mới thì phải cung cấp dịch vụ có chất lượng làm thỏa mãn người tiêu
dùng. Từ đó câu hỏi làm thế nào để đánh giá chất lượng dịch vụ được rất nhiều
người quan tâm và nghiên cứu. Tổng hợp các nghiên cứu về đo lường chất lượng
dịch vụ, có hai mô hình thông dụng được dùng để đánh giá là mô hình chất lượng
chức năng và kỹ thuật (Gronroos, 1984) cùng mô hình năm khoảng cách
(Parasuraman 1985-1988) được nhiều tác giả quan tâm và kiểm định.
1.4.1 Mô hình chất lượng Gronroos 1984
Gronroos (1984) đề nghị hai thành phần của chất lượng dịch vụ, đó là chất
lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh doanh nghiệp :
 Chất lượng kỹ thuật là những giá trịmà khách hàng thực sựnhận được từ dịch vụ và
những yếu tố định lượng được của dịch vụ như :
- Kỹ năng chuyên môn
- Trình độ nghề nghiệp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Trang thiết bị hiện đại
- Hệ thống lưu trữ thông tin
 Chất lượng chức năng là cách thức mà chất lượng kỹthuậtđượcmang đến cho
khách hàng và những yếu tố không định lượng được. Chất lượng chức năng phản
ánh dịch vụ của doanh nghiệp được cung cấp như thế nào. Trong tương quan giữa
28
Chất lượng dịch
vụ cảm nhận
Dịch vụ
nhận được
Dịch vụ
mong đợi
Hoạt động marketing truyền
thống (quảng cáo, kênh bán hàng,
quan hệ cộng đồng, giá cả, …) và
các ảnh hưởng bên ngoài bởi tư
tưởng, văn hóa và truyền miệng Hình ảnh doanh
nghiệp
Chất lượng kỹ
thuật
Chất lượng kỹ
thuật
hai khía cạnh chất lượng kể trên thì chất lượng chức đóng vai trò quan trọng được
thể hiện thông qua 7 tiêu chí sau:
- Hành vi ứng xử của nhân viên
- Thái độ phục vụ
- Sự thuận tiện trong giao dịch
- Công tác tổ chức doanh nghiệp
- Tiếp xúc khách hàng
- Phong cách phục vụ
- Tinh thần vì khách hàng
 Hình ảnh doanh nghiệp là “bộ lọc” trong quá trình khách hàng cảm nhận về chất
lượng dịch vụ. Khách hàng có thể cảm nhận chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp là cao hay thấp dựa trên sự nhận biết hình ảnh của doanh nghiệp đó.
What? How?
Hình 1.1: Mô hình Chất lượng dịch vụ Gronross (1984)
1.4.2 Mô hình năm khoảng cách chất lượng của Parasuraman et al 1985
Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ được xem là mô hình nghiên cứu cụ
thể và chi tiết với việc đưa ra năm loại khoảng cách trong chất lượng dịch vụ. Mô
29
hình không những đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên sự so sánh giữa dịch vụ
mong đợi và dịch vụ nhận được mà còn kể đến chất lượng dịch vụ mà nhà quản lý
muốn cung cấp. Ngoài ra mô hình đề cập đến chất lượng dịch vụ còn bị ảnh hưởng
bởi sự không đồng nhất giữa mong muốn của nhà quản lý và mong muốn của khách
hàng.
 Khoảng cách 1: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng về dịch
vụ sẽ nhận được và nhận thức của Ngân hàng về những kỳ vọng này của khách
hàng. Khoảng cách 1 thường xuất hiện do Ngân hàng không hiểu được hết những
đặc điểm nào tạo nên chất lượng dịch vụ của mình và đánh giá chưa sát nhu cầu của
khách hàng.
Để thu hẹp khoảng cách này, Ngân hàng cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhu cầu
thị trường, thị hiếu của khách hàng, của nhóm khách hàng tiềm năng mà Ngân hàng
nhắm đến. Đồng thời, phải thực sự hiểu được những tính năng, tiện ích của sản
phẩm sắp tạo ra có thật sự phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng không.
 Khoảng cách 2: Khoảng cách này nảy sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu
chất lượng dịch vụ. Ngân hàng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của
mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính của dịch vụ. Khoảng cách
thứ hai phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thiết kế sản phẩm của Ngân hàng.
Giải pháp cơ bản ở đây là nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ thiết kế
sản phẩm nhằm tạo ra nhiều sản phẩm vừa thể hiện được ý tưởng của Ngân hàng ,
vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 Khoảng cách 3: Xuất hiện khi nhân viên Ngân hàng không chuyển giao dịch vụ cho
khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định. Khoảng cách này phụ thuộc
nhiều vào chất lượng đội ngũ nhân viên trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ. Cho
dù sản phẩm có được thiết kế đúng ý tưởng, nhiều tiện ích, có khả năng đáp ứng
nhu cầu của khách hàng nhưng nếu tại khâu cung cấp, thái độ và trình độ chuyên
môn của nhân viên không đảm bảo, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,
khiến khách hàng cảm thấy phiền toái thì những nỗ lực cố gắng của Ngân hàng
trong tìm hiểu nhu cầu thị trường, thiết kế sản phẩm cũng không còn ý nghĩa.
30
Để hạn chế khoảng cách 3, giải pháp cơ bản là nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ. Nhân viên Ngân hàng cần hiểu và
nắm vững các sản phẩm cũng như các tiện ích sản phẩm để hình thành năng lực tư
vấn, thuyết phục khách hàng. Bên cạnh đó cũng rất cần được trang bị những kỹ
năng mềm phục vụ cung cấp dịch vụ, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục,
kỹ năng đàm phán, kỹ năng bán hàng …
 Khoảng cách 4: Đây là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế và sự kỳ vọng
của khách hàng dưới tác động của thông tin tuyên truyền bên ngoài như quảng cáo,
tiếp thị,… Đó là những hứa hẹn được phóng đại không chính xác, vượt quá khả
năng thực hiện của nhà cung cấp dịch vụ. Điều này rất dễ làm mất lòng tin của
khách hàng nếu nhà cung cấp dịch vụ thực hiện quảng cáo, tuyên truyền quá sự thật.
 Khoảng cách 5: Sau khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ có sự so sánh chất lượng
dịch vụ mà họ cảm nhận được với chất lượng dịch vụ đã kỳ vọng ban đầu. Vấn đề
mấu chốt đảm bảo chất lượng dịch vụ là những giá trị khách hàng nhận được trong
quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ phải đạt hoặc vượt trội so với những gì khách
hàng chờ mong. Như vậy, chất lượng dịch vụ được đánh giá cao hay thấp phụ thuộc
vào sự cảm nhận về dịch vụ thực tế của khách hàng như thế nào trong bối cảnh
khách hàng mong đợi gì từ Ngân hàng.
Khoảng cách thứ 5 chính là tiêu chí cuối cùng các nhà quản trị chất lượng
dịch vụ hướng tới. Cỡ (lớn hay nhỏ) và hướng (dương hay âm) của khoảng cách này
phụ thuộc vào các khoảng cách liên quan đến nghiên cứu thị trường, thiết kế sản
phẩm, marketing, phân phối bán hàng. Có nghĩa là khoảng cách 5 là hàm số của 4
khoảng cách còn lại.
Kc5 = f(Kc1, Kc2, Kc3, Kc4)
31
mong
Hình 1.2: Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman et al ( 1985,1988)
Ngân hàng muốn đáp ứng tốt kỳ vọng, yêu cầu của khách hàng, hay muốn
nâng cao, duy trì chất lượng cung cấp dịch vụ cần áp dụng đồng bộ các giải pháp để
quản trị, rút ngắn các khoảng cách gắn liền với quá trình cung cấp dịch vụ.
Mô hình năm khác biệt là mô hình tổng quát, mang tính chất lý thuyết về
chất lượng dịch vụ. Để có thể thực hành được Parasuraman đã cố gắng xây dựng
thang đo dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ, theo ông bất kỳ dịch vụ nào chất
lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa trên 10 yếu tố sau:
Thông tin từ các
nguồnkhác nhau
Nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm bản thân
Dịch vụ muốn
Khoảng
cách 5
Khách
Hàng Dịch vụ nhận được
Cung cấp dịch vụ Thông tin đến
khách hàng
Ngân hàng
Khoảng
cách 4
Khoảng
cách 3
Khoảng
cách 1
Chuyển đổi cảm nhận thành
chất lượng dịch vụ
Khoảng cách 2
Nhận thức thực tế về kỳ vọng
của khách hàng
32
Bảng 1.1: Các yếu tố đánh giá chất lượng của khách hàng
Yếutố Mô tả
1. Tin cậy
(Reliability)
Là khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và
đúng thời hạn ngay lần đầu tiên
2. Đáp ứng
( Responsiveness)
Sự sẵn sàng của các nhân viên nhằm giúp đỡ
khách hàng . Đòi hỏi nhân viên có chuyên
môn, khả năng, nhiệt tình.
3. Năng lực phục vụ
(Completence)
Đòi hỏi kỹ năng và kiến thức để cung vấp dịch
vụ mong đợi với tất cả các cấp trong tổ chức
4. Tiếp cận
( Access)
Giờ giấc thuận tiện, giảm thiểu thời gian đợi
của khách hàng.
5. Thông tin
( Communication)
6. Lịch sự
(Courtesy)
Tôn trọng, quan tâm và thân thiện với các
khách hàng.
7. Tín nhiệm
( Credibility)
Tạo lòng tin cho khách hàng , làm cho họ tin
cậy vào công ty.
8. Antoàn
( Security)
Khả năng đảm bảo sự an toàn khách hàng, thể
hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính và
bảo mật thông tin .
9. Hiểu biết khách hàng
( Understanding)
Khả năng hiểu biết nhu cầu của khách hàng
thông qua việc tìm hiểu những yêu cầu cùa
khác hàng và quan tâm tới khách hàng
10. Phương tiện hữu hình Bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang
phục nhân viên, những vật dụng và tài liệu
dùng cho thông tin liên lạc.
1.4.3 Mô hình Servqual
Năm 1988, Parasuraman et, al đã hiệu chỉnh lại và hình thành mô hình mới
gồmnămyếutố.ĐólàmôhìnhSERVQUAL
33
Bảng 1.2: Định nghĩa các yếu tố trong mô hình SERVQUAL
Yếutố Định nghĩa
1. Tin cậy ( reliability) Thể hiện khả năng thực hiện một dịch vụ phù
hợp và đúng thời hạn.Năng lực phục vụ của
nhân viên để thi hành các lời hứa một cách
chính xác
2. Đáp ứng
( reponsiveness)
Thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của
nhân viên cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách
hàng.
3. Năng lực phục vụ
( assurance)
Thể hiện qua trình độ chuyên môn và phong
cách phục vụ với khách hàng . Xây dựng lòng
tin của khách hàng thông qua sự chuyên
nghiệp, thái độ lịch sự , tôn trọng khách hàng,
khả năng giao tiếp và thái độ quan tâm làm
những điều tốt nhất cho khach hàng
4. Đồng cảm ( empathy) Thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá
nhân khách hàng . Phong các phục vụ của nhân
viên thông qua việc quan tâm, chú ý , tìm hiểu
kỹ nhu cầu , tạo cảm giác yên tâm và an toàn
cho khách hàng.
5. Phương tiện hữu hình
( tangibles )
Bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang
phục nhân viên, những vật dụng và tài liệu
dùng cho thông tin liên lạc.
Mối quan hệ giữa mô hình gốc và mô hình hiệu chỉnh được trình bày tại
bảng 1.3 như sau:
34
Bảng 0.3: So sánh giữa mô hình gốc (1985) và mô hình hiệu chỉnh ( 1988)
Mô hình gốc ( 1984) MôhìnhhiệuchỉnhSERVQUAL1988
Tin cậy Tin cậy
Đáp ứng Đáp ứng
Năng lực phục vụ
Năng lực phục vụ
Lịch sự
Tín nhiệm
Antoàn
Tiếp cận
Đồng cảm
Thông tin
Hiểu biết khách hàng
Phươngtiện hữu hình Phương tiện hữu hình
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã thực hiện mô hình 5 thành phần chất
lượng dịch vụ tại nhiều lĩnh vực dịch vụ cũng như nhiều thị trường khác nhau. Kết
quả giám định cho thấy chất lượng dịch vụ không thống nhất với nhau ở từng
ngành dịch vụ khác nhau. Một vấn đề nữa được đặt ra đó là tầm quan trọng của
từng thành phần chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa mãn của khách hàng. Vì vậy,
cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này. Và cũng theo Babakus and
Boller (1992), cần có một thang đo chất lượng dịch vụ cụ thể riêng cho từng ngành.
1.4.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại
Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam
Căn cứ vào các lý thuyết của chất lượng dịch vụ , tác giả đã kết hợp mô hình
chất lượng Gronroos , mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1988) và kiến thức
của tác giả để đưa ra mô hình đo lường phù hợp nhằm có thể đánh giá một cách
toàn diện chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Xây Dựng
Việt Nam.
35
Bảng 1.4: Các mô hình nghiên cứu đo lường chất lượng
Yếu
tố
Mô hình chất lượng
Gronroos 1984
Mô hình Serqual
1988
Mô hình chất lượng
dịch vụ tại Việt Nam
1 Kỹ Năng chuyên môn Tin cậy Độ tin cậy
2 Trình độ nghề nghiệp Đáp ứng Chất lượng phục vụ
3 Kỹ năng giải quyết vấn đề Năng lực phục vụ Hiệu quả phục vụ
4 Trang thiết bị hiện đại Đồng cảm Sựđồngcảm
5 Hệ thống lưu trữ thông tin Phươngtiện hữu hình Thuận tiện
6 Hành vi ứng xử của nhân viên Mức độ hài lòng
7 Thái độ phục vụ
8 Sự thuận tiện trong giao dịch
9 Công tác tổ chức doanh
nghiệp
10 Tiếp xúc khách hàng
11 Phong cách phục vụ
12 Tinh thần vì khách hàng
Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Xây
Dựng Việt Nam được thiết lập như sau:
Hình 1.3: Mô hình chất lượng dịch vụ Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam
Độ tin cậy (H1)
Chất lượng phục vụ (H2)
Nâng cao chất
lượng dịch vụ
Ngân hàng bán lẻ
VNCB
Hiệu quả phục vụ (H3)
Sự đồng cảm (H4)
Thuận tiện (H5)
Mức độ hài lòng (H6)
36
1.5 Kinh nghiệm nâng cao dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại một số Ngân hàng
quốc tế
1.5.1 Kinh nghiệm Ngân hàng BNP Paribas- Ngân hàng bán lẻ số 1 của Pháp 7
BNP (Banque Nationale de Paris) Paribas là Ngân hàng có hoạt động bán lẻ
rộng lớn tại Pháp, với hơn 8 triệu khách hàng và giữ vị trí dẫn đầu trong những dịch
vụ Ngân hàng qua mạng Internet.
Thông qua các chi nhánh bán lẻ khắp quốc gia, BNP Paribas duy trì mối
quan hệ của họ với các khách hàng cá nhân, với các tập đoàn một cách chuyên
nghiệp và độc lập.
Để có thể tối đa hóa hiệu quả dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và đáp ứng nhu cầu
khách hàng tốt hơn, BNP Paribas đã tái cơ cấu tổ chức gồm có ba nhóm cốt lõi:
- Nhóm 1: Phân phối và phát triển sản phẩm (chú trọng liên kết giữa bánhàng và
tiếp thị).
Nhóm này tập trung vào doanh số và chiến lược phát triển sản phẩm trên cơ
sở mối quan hệ khách hàng bao gồm nghiên cứu hành vi và mong đợi của khách
hàng, theo dõi thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh và tạo ra sản phẩm mới.
Một trong những ưu tiên hàng đầu của nhóm là thường xuyên điều chỉnh các
loại sản phẩm và dịch vụ cho nhiều kênh phân phối khác nhau của Ngân hàng, mở
rộng cung cấp các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Pháp và thúc đẩy cơ hội bán chéo
sản phẩm cho các tập đoàn và bộ phận đầu tư khác của Ngân hàng.
- Nhóm 2: Thực hiện nghiệp vụ và chăm sóc khách hàng (đặc biệt lưuý dịchvụ hậu
mãi).
Nhóm này có 2 nhiệm vụ chính là tổ chức và thực hiện các công việc hàng
ngày. Mục tiêu của nhóm là xử lý các giao dịch một cách chuyên môn hóa để đạt
chất lượng tốt nhất. Nền tảng đặc biệt này được thiết kế cho từng sản phẩm riêng
biệt chứ không phụ thuôc vào vùng địa lý.
- Nhóm 3: Phân tích và nghiên cứu chiến lược phát triển.BNP Paribas muốn các
khách hàng của họ tiếp cận Ngân hàng không chỉ qua các chi nhánh mà còn với các
7
vietnam.bnpparibas.com
37
điểm giao dịch khác, cũng như việc cung cấp sản phẩm của họ không chỉ bó hẹp
trong phạm vi quốc gia.
Công việc chính của nhóm 3 là đưa ra cách thức thực hiện các dự án theo
đúng chiến lược của Ngân hàng. Trong quá trình thực hiện, nhóm có 2 cách: Một là,
trước mắt họ sẽ cung cấp dịch vụ qua mạng lưới các chi nhánh, sau đó họ mới thiết
kế và triển khai hệ thống các kênh phân phối khác. Ngược lại, họ sẽ tái cơ cấu toàn
bộ các kênh phân phối sản phẩm.
Ngoài ra, BNP Paribas đã thực hiện một chương trình đầu tư rất quy mô để
hiện đại hóa mạng chi nhánh của nó. Sự lớn mạnh của mạng lưới tiêu thụ phối hợp
với nhân viên trẻ tạo ra thế mạnh cho họ. Với cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ,
thương hiệu BNP Paribas sẽ ngày càng xứng đáng là “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
củaPháp”.
1.5.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Citibank 8
Citibank là một trong những Ngân hàng lớn và lâu đời nhất trên thế giới. Với
kế hoạch phát triển đa dạng, sản phẩm tốt và lượng khách hàng đông đảo, Citibank
trở thành một trong những Ngân hàng thành công nhất hiện nay trên thị trường tài
chính Ngân hàng thế giới, là hãng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất thế giới. Kinh
nghiệm của CitiBank trong phát triển dịch vụ khách hàng NHBL:
- CitiBank cung cấp cho khách hàng một hệ thốngcác dịch vụ thế chấp tài chính cá
nhân, khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản tiền gửi và đầu tư, dịch vụ bảo
hiểm nhân thọ và quỹ quản lý.
- CitiBank luôn tạo ra cách tiếp cận đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp rất
khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm mới được tạo ra trên cơ sở hiểu
biết và nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng do đó các sản phẩm mà CitiBank thiết kế
rất sáng tạo, linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- CitiBank nâng cao số lượng kênh phân phối tự động, phát triển hệ thống giao
dịch trực tuyến để giúp cho khách hàng những điều kiện thuận lợi trong việc giao
dịch với CitiBank như Phonebanking, Internetbanking, Contract center… Điều này
8
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Bumchat
38
đã mang lại khả năng cung cấp dịch vụ vượt trội mà không cần chi phí vốn quá lớn.
- CitiBank tập trung vào việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Các nhân
viên được tập huấn kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp và bộ phận quản lý
luôn được nhắc nhở phải cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất có thể.
Điều này tạo nên uy tín cho CitiBank đối với khách hàng.
- CitiBank luôn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua chương
trình marketing trực tiếp với rất nhiều ý tưởng sáng tạo như cung cấp cho thành viên
những chuyến du lịch, trò giải trí đặc biệt và hàng loạt các sản phẩm dịch vụ độc
đáo khác. Ngoài ra, CitiBank còn thực hiện những chương trình quảng cáo và
chương trình tài trợ để nâng cao việc quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu
cho mình.
39
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN
LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Xây Dựng Việt Nam – VNCB ( tiền
thân Ngân hàng TMCP Đại Tín – Trustbank ) chính thức thành lập vào năm 1989,
với tên gọi là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến - Ngân hàng cổ phần đầu tiên
của tỉnh Long An, và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động
số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993, trụ sở chính tại số 1, Thị tứ Long Hòa, Huyện
Cần Đước, Tỉnh Long An.
Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP
nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận
chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên
thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN
ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc chấp thuận cho Ngân
hàng Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang
Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao năng lực về tài
chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển
mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của TRUSTBank.
Căn cứ vào quyết định số 1161/QĐ-NHNN cho phép thay đổi tên gọi của
Ngân hàng TMCP Đại Tín thành Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam. Ngày
25/05/2013 Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) đã chính thức công bố đổi tên
Ngân hàng thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam ( Viet Nam Constructions
Bank – VNCB ). Đây là một bước ngoặc lớn của Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam
trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu, một chặng đường mới mở ra với nhiều cơ
hội và thách thức, với mục tiêu phấn đấu trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại
theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao
cấp, hoàn thành mục tiêu đưa VNCB trở thành một trong số các Ngân hàng có chất
lượng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam.
40
Sản phẩm và dịch vụ chính: Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam cung
cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của Quý khách
hàng như tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, cho vay…
- Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức bằng
đồng Việt Nam, ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định
của Nhà Nước Việt Nam.
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ, cung cấp các dịch vụ tín dụng như: cho vay ngắn hạn, trung và dài
hạn, cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng, sinh hoạt, cho vay đồng tài trợ với các
điều kiện thuận lợi và đơn giản.
- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và
thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý,
an toàn.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong nước, thực hiện dịch vụ ngân
quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua Ngân hàng),
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, dịch vụ thu chi hộ, chi
lương.
Mạng lưới hoạt động: Tính đến tháng 12/2012, mạng lưới hoạt động của
VNCB có 112 điểm trên toàn quốc.
41
2.1.2 Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam
2.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàngTMCP Xây
Dựng Việt Nam
2.2.1 Dịch vụ huy động vốn
Số dư tiền gửi các tổ chức kinh tế và dân cư toàn hệ thống đến 31/12/2013
đạt 15,877 tỷ đồng, tăng 1,977 tỷ đồng (14%) so với đầu năm, đạt 102% kế hoạch
năm 2012. Trong năm 2012 tình hình trần lãi suất huy động VND liên tục giảm và
canh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các NHTM, Ngân hàng đã cố gắng thực
hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, triển khai nhiều chương trình, sản phẩm, cải
tiến phong cách, thái độ giao dịch đối với khách hàng. Với những cải tiến liên tục
về chất lượng dịch vụ, tác phong và quy trình phục vụ khách hàng, tình hình huy
42
18,000
16,000
14,000
12,000
10,000
8,000
6,000
4,000
2,000
-
2008 2009 2010 2011 2012
động vốn đã có nhưng chuyển biến tích cực, góp phần ổn định nguồn vốn và thu hút
vốn gửi mới từ dân cư.
ĐVT: tỷ đồng
15,877
13,853
10,254
4,631
2,016
Hình 2.2: Nguồn vốn huy động của VNCB từ 2008-2012
[Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHTMCP VNCB 2008-2012]
Ngân hàng VNCB với chiến lược kinh doanh linh hoạt và nhạy bén, Ngân
hàng đã đưa ra nhiều giải pháp huy động vốn đồng bộ và kịp thời với khách hàng
như: triển hai các sản phẩm mới nhằm tối ưu nhu cầu của khách hàng. Chương trình
“Tiết kiệm tích lũy” với thời hạn gửi tiền tiết kiệm thời hạn tối thiểu một năm trở
lên với mức lãi suất ổn định hàng tháng khách hàng chỉ cần gửi một khoản tiền nhỏ
để tích lũy tương lai hoặc có thể gửi tiền nhiều lần trong tháng. “Tiết kiệm 12- Nhân
2 ưu đãi” mang lại cho khách hàng mức lãi suất tốt nhất. Trong năm 2012, VNCB
triển khai 10 chương trình huy động vốn kèm theo khuyến mãi và số dự thưởng.
Các chương trình này được thiết kế mang nhiều ưu đã cho khách hàng nên được
đông đảo khách hàng đón nhận, mang lại lợi ích cao cho khách hàng và Ngân hàng.
Bên cạnh đó, chất lượng huy động vốn còn thể hiện ở chính sách lãi suất huy động
cạnh tranh và linh hoạt cùa Ngân hàng nhưng còn hạn chế là sản phẩm tiết kiệm
chưa linh hoạt lãi suất canh tranh chỉ tập trung trong ngắn hạn chưa phát triển huy
động vốn trung,dài hạn. Chính sách phục vụ và chăm sóc khách hàng đang được
43
triển khai và thực hiện tốt, các giao dịch được tiến hành nhanh gọn và đơn giản
trong thời gian cho phép, tạo thiện cảm tốt từ khách hàng, công tác cung cấp thông
tin các sản phẩm của Ngân hàng tới khách hàng chưa cao, nhân viên chưa đáp ứng
được các yêu cầu từ khách hàng như thắc mắc khiếu nại.
2.2.2 Dịch vụ tín dụng
Trong những năm qua, VNCB đã đưa ra những sản phẩm tài trợ vốn vay với
lãi suất ưu đãi và thời gian hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu vay vốn ổn định đời
sống như vay tiêu dùng, vay mua nhà và cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp -
nông thôn, cho vay bổ sung vốn kinh doanh … Sản phẩn tín dụng được phát triển
dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng nên đã thu hút được sự quan tâm và lựa
chọn từ khách hàng. Tổng dư nợ đạt 13,316 tỷ, tăng 1,385 tỷ (+12%) so với đầu
năm chiếm 76% tổng tài sản có sinh lời, chi tiết như sau:
- Theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn đạt 12,957 tỷ, tăng 1,500 tỳ, chiếm tỷ trọng 97%,
dự nợ trung, dài hạn đạt 359 tỷ, giảm 115 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3% trong tổng dư
nợ.
- Theo loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay cá nhân đạt 7,809 tỷ, tăng 835 tỷ,
chiếm tỷ trọng 59%, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 5,507 tỷ, tăng 550 tỷ, chiếm tỷ
trọng 41% trong tổng dư nợ.
ĐVT: tỷ đồng
Hình 2.3: Biểu đồ doanh số tín dụng tại VNCB từ 2008-2012
[ Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2008-2012]
13,316
14,000
11,931
10,052
10,000
8,000
5,214
6,000
4,000
1,624
2,000
-
2008 2009 2010 2011 2012
44
- Hoạt động tín dụng bán lẻ của VNCB đạt mức tăng trưởng tốt và là một trong
những kênh quan trọng trong việc phát triển nguồn thu từ NHBL. Để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của khách hàng, VNCB đã thường xuyên đổi mới các sản phẩm
tín dụng với nhiều mục đích cho vay khác nhau và nhắm đền nhiều đối tượng khách
hàng khác nhau. Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống cần tài sản đảm bảo,
thì VNCB cũng đã mở rộng cho vay tín chấp cá nhân là cán bộ nhân viên của doanh
nghiệp hay sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng, cho vay du học, cấp hạn mức thấu
chi… Với việc đang khẳng định thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng
nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí
dịch vụ cạnh tranh, VNCB đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị
trường tín dụng.
- Bên cạnh đó, VNCB thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng bán lẻ chặt
chẽ, các khoản tín dụng bán lẻ đảm bảo an toàn và được quản lý trên cơ sở phân tích
kinh tế theo sát diễn biến thị trường. Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại VNCB
nằm trong tầm kiểm soát, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không vượt quá các mức quy định
của Ngân hàng Nhà Nước.
- Ngoài những kết quả đạt được, dịch vụ tín dụng tại VNCB cũng có một số vấn
đề: tập trung cho vay tại doanh nghiệp, tín dụng cá nhân chưa chú trọng nhiều.
Công tác thẩm định và kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập gây khó khăn cho khách
hàng khi tiếp cận nguồn vốn tại Ngân hàng.
2.2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế và phát hành thẻ
Trong tình hình khó khăn của toàn hệ thống Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng
tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, mạng lưới quan hệ đại lý còn hạn chế ..., năm
2012 Ngân hàng đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ và tiếp tục mở rộng mạng lưới
Ngân hàng đại lý nhằm duy trì và tăng trưởng doanh số giao dịch. Đến 31/12/2012
đã phát triển quan hệ đại lý với 51 Ngân hàng tại 14 quốc gia trên thế giới. Doanh
số thanh toán quốc tế thực hiện năm 2012 như sau:
45
Bảng 2.1: Tổng hợp doanh số thanh toán quốc tế
ĐVT: USD
Năm 2011 Năm 2012 % tăng
Doanh số thanh toán quốc tế 11,193,404 13,400,280 20%
Thu phí thanh toán quốc tế 10,936 15,082 38%
[ Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VNCB 2012 ]
Trong năm 2012, Ngân hàng tiếp tục phát triển kinh doanh Thẻ, phát triển
đại lý và điểm ưu đãi, hoàn thành dự án phát hành thẻ Visa 9
, thực hiện dự án đạt
tiêu chuẩn PCIDSS10
, dự án thanh toán thẻ Visa trên ATM và phát triển thẻ đồng
thương hiệu. Tổng số thẻ phát hành năm 2012 trên toàn hệ thống 11,776 thẻ, nâng
tổng số thẻ đã phát hành đến 31/12/2012 lên 33,035 thẻ. Lắp đặt 05 máy ATM, phát
triền 29 đại lý và 145 điểm ưu đãi thanh toán thẻ mới, nâng tổng số máy ATM đang
hoạt động tính tới ngày 31/12/2012 là 44 máy, 125 máy POS, 40 đại lý, 163 điểm
ưu đãi thanh toán thẻ. Doanh số thực hiện năm 2012 về công tác thẻ như sau:
+ Thanh toán bằng thẻ: 13 tỷ đồng ( 5,632 lượt)
+ Rút tiền mặt : 340 tỷ đồng (439,631 lượt)
+ Chuyển khoản : 59 tỷ đồng ( 12,488 lượt)
Để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngày càng tốt hơn, VNCB đã áp dụng
công nghệ chip bảo mật đối với tất cả thẻ thanh toán do VNCB phát hành nhằm
tăng tính an toàn và bảo mật cao cho các loại thẻ, góp phần hạn chế rủi ro khi giao
dịch của chủ thẻ. Sử dụng các loại thẻ của VNCB, khách hàng có thể tham gia các
chương trình khuyến mãi như tích điểm thưởng dành cho chủ thẻ, tặng quà khi
doanh số thanh toán thẻ của khách hàng đạt đủ điều kiện, giảm giá mua hàng tại các
đơn vị liên kết khi sử dụng các loại thẻ tích hợp đồng thương hiệu, tăng thêm các
tiện ích gia tăng qua thẻ.
Nhận xét: Từ năm 2011 đến nay, VNCB rơi vào khó khăn do nhiều nguyên
nhân khách quan lẫn chủ quan. Giai đoạn này nền kinh tế vĩ mô của nước ta biến
9
http://vi.wikipedia.org/wiki/VISA_%28th%E1%BA%BB_t%C3%ADn_d%E1%BB%A5ng%29
10
http://antoanthongtin.vn/FAQDetail.aspx?CatID=&QuestionID=b993b4a7-cc2f-49f4-9132-62a41da651f4
46
động bất lợi, lạm phát cao, chính sách tài khóa và tiền tệ bị thắt chặt, thị trường bất
động sản đóng băng... Về chủ quan, VNCB cũng đã phạm phải không ít sai lầm,
như đã dành lượng vốn quá lớn để cho vay và đầu tư vào hai nhóm khách hàng lớn.
Ðến cuối tháng 2-2012, tổng dư nợ cho vay, đầu tư của VNCB vào trái phiếu và cổ
phiếu của các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động bất động sản chiếm đến 53%
tổng tài sản của VNCB. Do đó, khi thị trường bất động sản đóng băng, VNCB bị
suy giảm khả năng thanh khoản và tăng tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, VNCB cũng đầu
tư không hiệu quả, mua sắm tài sản quá mức, bộc lộ sự yếu kém của hệ thống quản
lý rủi ro cùng với hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của VNCB. Không những
vậy, cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động của VNCB còn không ít bất cập, năng lực
điều hành của bộ máy quản trị còn yếu. Hơn nữa, VNCB cũng chưa có chiến lược
kinh doanh rõ ràng. Mặc dù có mạng lưới rất tốt ở khu vực phía Nam nhưng VNCB
lại không chú trọng phát triển kinh doanh, cho vay nông nghiệp, nông thôn và bán
lẻ mà lại tập trung quá mức vào các dự án bất động sản dẫn tới mất cân đối lớn
trong bảng cân đối tài chính...
Trước thực trạng này, cùng với sự ủng hộ của Chính phủ và NHNN, Hội
đồng quản trị cùng lãnh đạo VNCB đã quyết tâm chủ động giải quyết các vấn đề nội
tại. VNCB đã tích cực tập trung xây dựng phương án tái cơ cấu toàn diện nhằm
khắc phục, chấn chỉnh và củng cố giúp Ngân hàng thoát khỏi tình trạng khó khăn
hiện tại, hoạt động từng bước theo lộ trình sẽ bảo đảm an toàn, lành mạnh, hiệu quả
và phát triển bền vững ngay từ đầu năm 2013. Ðể thực hiện mục tiêu này, VNCB có
sự thay đổi chiến lược trong cơ cấu cổ đông thông qua việc mời các đối tác chiến
lược có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị trong nước tham gia củng cố và điều
hành để xây dựng lại VNCB theo hướng an toàn, bền vững, phù hợp với chủ trương
của Ðảng và Nhà nước về cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ
chức tín dụng. VNCB hướng đến xử lý các vấn đề sau: Khắc phục tình hình thanh
khoản yếu, xử lý chất lượng tài sản đang suy giảm, khắc phục vấn đề dự phòng rủi
ro tín dụng tăng cao, thanh khoản kém của tài sản bảo đảm, nâng cao năng lực điều
47
hành, xây dựng các nguyên tắc cơ bản của quản trị Ngân hàng và quản lý rủi ro, đặc
biệt xử lý triệt để việc cho vay các nhóm "có liên quan" và quá "tập trung tín dụng".
2.2.4 Thực trạng ngành Ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua
Tổ chức tín dụng Ngân hàng bao gồm 05 NHTM Nhà nước, 01 Ngân hàng
Chính sách, 36 NHTM CP, 04 NH liên doanh, 05 NH 100% vốn nước ngoài, 18
công ty Tài Chính và các chi nhánh NH nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân chiếm
đến 80% thị phần huy động và cho vay chủ yếu và đóng vai trò chính cho việc huy
động và phân bổ vốn cho nền kinh tế. Ngoài các nghiệp vụ chủ yếu như nhận tiền
gửi, tín dụng, thanh toán và chuyển tiền, các tổ chức trên còn cung cấp các dịch vụ
đa dạng hóa các hoạt động tài chính như bảo lãnh, bảo hiểm, hợp đồng phái sinh,
hoặc các hoạt động đầu tư, quản lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân
hàng.
Sự phát triển mạnh mẽ đó mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức cho
các NH trong việc giữ chân khách hàng, khai thác các sản phẩm, dịch vụ mới, tìm
kiếm phương thức phát triển thích hợp và khẳng định vị thế trên thị trường. Hơn
thế, việc phát sinh nhiều phàn nàn, và khiếu nại từ phía khách hàng cũng là một vấn
đề đáng quan tâm cần được cải tiến tốt hơn trong giai đoạn phát triển tương lai của
NH. Để thực hiện được điều đó, các NH cần thiết phải am hiểu rõ thị trường, và
nắm bắt kịp thời các nhu cầu khách hàng nhiều hơn.
Không thể phủ nhận hoạt động dịch vụ Ngân hàng ở Việt Nam ngày càng đa
dạng, phong phú với sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều Ngân hàng trong nước lẫn
nước ngoài. Các hoạt động Ngân hàng phổ biến như nghiệp vụ nhận tiền gửi, dịch
vụ ngân quỹ, chuyển khoản, cho vay, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, tài trợ xuất
nhập khẩu, thanh toán quốc tế… liên tục gia tăng cả về quy mô lẫn số lượng giao
dịch. Các hoạt động cung cấp dịch vụ Ngân hàng mới ở Việt Nam như môi giới
chứng khoán, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, bao thanh toán, cho thuê tài chính,
kinh doanh vàng, thực hiện các giao dịch hoán đổi, hợp đồng lựa chọn và hợp đồng
trương lai... Hiện nay tuy còn hạn chế nhưng hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh trong
thời gian sắp tới.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.

More Related Content

Similar to Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.

Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ...
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ...Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ...
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...anh hieu
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ... Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...hieu anh
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​Man_Ebook
 

Similar to Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam. (20)

Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
 
Luận văn: Chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV, HAY
Luận văn: Chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV, HAYLuận văn: Chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV, HAY
Luận văn: Chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV, HAY
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ...
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ...Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ...
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
 
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ... Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
 
Luận văn: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ Act...
Luận văn: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ Act...Luận văn: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ Act...
Luận văn: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ Act...
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ Active Plus
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ Active PlusLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ Active Plus
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ Active Plus
 
Luận Văn Tăng Giá Trị Cảm Nhận Sản Phẩmthẻ Tín Dụng Cá Nhân.doc
Luận Văn Tăng Giá Trị Cảm Nhận Sản Phẩmthẻ Tín Dụng Cá Nhân.docLuận Văn Tăng Giá Trị Cảm Nhận Sản Phẩmthẻ Tín Dụng Cá Nhân.doc
Luận Văn Tăng Giá Trị Cảm Nhận Sản Phẩmthẻ Tín Dụng Cá Nhân.doc
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt ...
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng tại ngân hàng Techcombank
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng tại ngân hàng TechcombankYếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng tại ngân hàng Techcombank
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng tại ngân hàng Techcombank
 
Luận văn: Sự hài lòng về dịch vụ tín dụng cá nhân tại Techcombank
Luận văn: Sự hài lòng về dịch vụ tín dụng cá nhân tại TechcombankLuận văn: Sự hài lòng về dịch vụ tín dụng cá nhân tại Techcombank
Luận văn: Sự hài lòng về dịch vụ tín dụng cá nhân tại Techcombank
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
 
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội​
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN HÀ NAM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Ngọc Dương TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2022
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : Ts. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 21 tháng 01 năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. LƯU THANH TÂM Chủ tịch 2 TS. LÊ TẤN PHƯỚC Phản biện 1 3 TS. NGUYỄN VĂN TRÃI Phản biện 2 4 PGS.TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN Ủy viên 5 TS. NGUYỄN HẢI QUANG Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TS. LƯU THANH TÂM
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam” đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn được thu thập thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và khách quan. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP.HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2022 Tác giả NGUYỄN HÀ NAM
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin chân thành được cảm ơn thầy cô giáo của khoa Quản trị kinh doanh và Phòng Sau Đại Học trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ cho tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Ngọc Dương người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo,ban lãnh đạo Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ này. Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong những năm tháng học tập đã qua. TP Hồ Chí Minh, 20 tháng 12 năm 2022 Tác giả NGUYỄN HÀ NAM
  • 5. iii TÓM TẮT Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ Ngân hàng khi phải cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Với xu hướng người tiêu dùng luôn thay đổi theo nhu cầu của cuộc sống, điều này đòi hỏi ngân hàng thương mại cổ phần Xây Dựng Việt Nam phải có chiến lược và giải pháp mới theo hướng Ngân hàng bán lẻ đa năng. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng cao của khách hàng, cũng như chạy đua trong cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa các ngân hàng, Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam đang ra sức mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ, nâng cao phong cách phục vụ khách hàng, nhằm sớm thực hiện được mục tiêu tái cơ cấu trở Ngân hàng hàng đầu, phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, năng lực cạnh tranh, từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc gia. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam” nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát đánh giá khách hàng về chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam khám phá và tìm ra các giải pháp phát triển chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông quan phương pháp định tính. Kỹ thuật phỏng thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm được sử dụng và dùng để khám phá, bổ sung mô hình chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nghiên cứu chính thức được thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam trên toàn quốc, nghiên cứu định tính để phát triển, hiệu chỉnh bảng câu hỏi và nghiên cứu sâu các đề xuất của khách hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nghiên cứu định lượng trong việc đo lường, kiểm định các thang đo, kiểm định mô hình
  • 6. iii nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu này để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam cần cải thiện các yếu tố: Sự tin cậy, chất lượng phục vụ, thuận tiện, sự đồng cảm, hiệu quả phục vụ và hài lòng. Tuy nhiên cũng lưu ý đây chỉ là sự ưu tiên để cải thiện, các thành phần còn lại cũng không kém phần quan trọng trong việc đánh giá mà nghiên cứu này chưa tìm ra. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này giúp Ban điều hành Ngân hàng thấy được thực trạng và tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như các yếu tố tác động lên dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đưa ra đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn đưa ra bộ thang đo "Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam". Bộ thang đo này sẽ được hiệu chỉnh, bổ sung và kiểm định phù hợp với tình hình của Ngân hàng trong các nghiên cứu tiếp theo. Cấu trúc của luận văn được chia thành ba chương. Chương một trình bày các cơ sở lý thuyết và chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, từ đó xây dựng mô hình đo lường và mô hình lý thuyết cho nghiên cứu. Chương hai giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam, trình bày phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu. Chương ba đề xuất các giải pháp,kiến nghị phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam.
  • 7. iv ABSTRACT International integration has opened up many opportunities but also raised many challenges for organizations providing services to Banks when there is the fierce competition with other foreign Banks, they are not only strong in finance potential but also experiences in developing modern Banking services. Consumer trend keeps changing according to the life demand; it requires Commercial Construction Join Stock Bank of Vietnam have new strategies and solutions toward multifunctional retail Banking. To meet the high demand for Banking services of customers as well as to race in the fierce competition between Banks, Commercial Construction Joint Stock Bank of Vietnam is trying to expand its network, diversify retail products, improve the quality of retail services, develop customer service manner in order to implement the restructuring goals to become the leading banks, strive to develop the service system and the competitiveness of the best retail Banking in Vietnam, gradually raise the reputation and brand recognition of Commercial Construction Joint Stock Bank in the national financial market. It is also the reason the author to choose the research topic “Improve the Banking retail service quality of Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank”, this research study aims to evaluate the quality of customer service retail banking in Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank in order to explore and find out solution for the retail banking services development. This study was conducted through two main steps: preliminary research and official research. Preliminary research was performed with qualitative methods. Simulation techniques are discussed bilaterally, group discussion is used to discover, to add the framework of retail banking services quality. Official research is done by formally by survey questionnaires at the Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank branches nationwide, qualitative research purpose is developing; calibrating questionnaires and depth research of customer proposal in improving the quality of retail banking services. Quantitative research is used to measure, test scales, test research framework. According to this research, to improve quality of retail banking
  • 8. iv services in Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank, those followed factors need to be improved: Trust, Service quality, Convenience, Empathy, Efficiency of Service and Satisfaction. However, these factors are just the priority to be improved, the remaining factors are also important in evaluating but this research has not find out yet. On practical side, this research help Bank Executives see the reality and importance of the development of retail banking services as well as the factors that impact on retail banking services. It proposes solutions to improve the quality of banking services in Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank. In addition, the research results also provide the scale “Improving quality of retail banking services in Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank”. This scale will be adjusted, amended and verified in accordance with the situation of the bank in next researches. The structure of this dissertation is divided into three chapters. First chapter presents the theoretical basis and the quality of retail banking services, then establish the measurement framework and theoretical framework for research. Second chapter provides a brief introduction about Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank, presents research methods, analytical methods and information of research results. Last chapter proposed the solutions and recommendations to develop retail banking services in Vietnam Commercial Construction Joint Stock Bank.
  • 9. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1.1 Tổng quan về chất lượng dịch vụ và ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ 1.1.1.1 Khái niệm chất lượng Chất lượng là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là chất lượng lại là vấn đề không đơn giản. Đứng ở những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng khác nhau xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay từ đòi hỏi của thị trường. Hiện nay có một số khái niệm được các tác giả đưa ra trong các tài liệu về chất lượng như sau: Theo J.M.Juran cho rằng chất lượng là sựphù hợp với mụcđích hoặc sựsửdụng (Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010). Theo Philip B. Crosby (1979) trong quyển “Chất lượng là thứ cho không” đã diễn tả chất lượng là sựphù hợp với yêu cầu. Và theo A. Feigenbaum thì chất lượng là nhữngđặcđiểm tổng hợp của sảnphẩm, dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mongđợi của khách hàng (Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010). Theo TCVN ISO 8402:1999 cho rằng chất lượng là tập hợp cácđặc tínhcủa một thực thể (đối tượng) có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Việt Nam hiện nay cũngđang sửdụng khái niệm nàyđểxem xétvề chất lượng sản phẩm hay dịch vụ. Từ các quan niệm ở trên dù diễn đạt khác nhau song nội dung chủ đạo của nó vềchất lượng vẫn là “sự thỏa mãn nhu cầu”. 1.1.1.2 Khái niệm dịch vụ Có những quan niệm khác nhau về dịch vụ, nhưng tựu trung lại có mấy cách hiểu chủ yếu sau:
  • 10. 10 - Theo quan điểm truyền thống: Những gì không phải nuôi trồng, không phải sản xuất là dịch vụ ( gồm các hoạt động: Khách sạn, giải trí, bảo hiểm,chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tài chính, Ngân hàng…) - Theo cách hiểu phổ biến: dịch vụ là một sản phẩm mà hoạt động của nó vô hình. Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do khách hàng sở hữu mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. - Theo cách hiểu khác: dịch vụ là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty cung ứng dịch vụ. - Theo ISO 8402:1999, dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng, các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. 1.1.1.3 Khái niệm chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là một khái niệm gây nhiều chú ý và tranh cãi trong các nghiên cứu vì sự khó khăn trong cả định nghĩa và đo lường nó, chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và môi trường nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chất lượng dịch vụ là mức độ đáp ứng của dịch vụ với nhu cầu hoặc mong đợi của khách hàng, một số khác lại cho rằng chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ. Như vậy, chất lượng dịch vụ được định nghĩa như là sự khác biệt giữa mong đợi của khách hàng và dịch vụ nhận biết được. Nếu mong đợi của khách hàng lớn hơn sự thực hiện thì chất lượng nhận biết được kém thỏa mãn, khách hàng không hài lòng. 1.1.1.4 Các yếu tố phản ánh chất lượng dịch vụ Theo tiêu chuẩn Việt Nam và ISO-9000, thì chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.
  • 11. 11 Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trìu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp. Có ba mức cảm nhận cơ bản về chất lượng dịch vụ: - Chất lượng dịch vụ tốt: dịch vụ cảm nhận vượt quá sự mong đợi của khách hàng đối với dịch vụ này. - Chất lượng dịch vụ thảo mãn: dịch vụ cảm nhận phù hợp với mức mong đợi của khách hàng. - Chất lượng dịch vụ tồi: dịch vụ cảm nhận dưới mức trông đợi của khách hàng đối vớidịchvụ. Sự mong đợi của khách hàng tạo nên từ bốn nguồn: Thông tin truyền miệng, nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm đã trải qua, quảng cáo. Việc tìm hiểu chất lượng dịch vụ là cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, nó không chỉ quan trọng trong việc xây dựng mục tiêu phát triển mà còn định hướng cho doanh nghiệp phát huy được thế mạnh của mình một cách tốt nhất. Chất lượng dịch vụ có thể được hiểu thông qua các đặc điểm của nó. Xét một cách tổng thể, chất lượng dịch vụ bao gồm các đặc điểm sau:  Tính vượt trội: Đối với khách hàng, dịch vụ có chất lượng là dịch vụ thể hiện được tính vượt trội “ưu việt” của mình so với những sản phẩm khác. Chính tính ưu việt này làm cho chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ. Sự đánh giá về tính vượt trội của chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự cảm nhận từ phía người sử dụng dịch vụ. Quan hệ này có ý nghĩa rất lớn đối với việc đánh giá chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng trong các hoạt động tiếp thị và nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng.  Tính đặc trưng của sản phẩm: Chất lượng dịch vụ là tổng thể những mặt cốt lõi nhất và tinh túy nhất kết tinh trong dịch vụ tạo nên tính đặc trưng của dịch vụ. Vì vậy, dịch vụ có chất lượng cao sẽ hàm chứa nhiều “đặc trưng vượt trội” hơn so với dịch vụ cấp thấp. Sự phân biệt này gắn liền với việc xác định các thuộc tính vượt
  • 12. 12 trội hữu hình hay vô hình của dịch vụ. Chính nhờ những đặc trưng này mà khách hàng có thể nhận biết chất lượng dịch vụ của Ngân hàng khác với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó xác định các đặc trưng cốt lõi của dịch vụ một cách đầy đủ và chính xác. Vì vậy, các đặc trưng này không có giá trị tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối giúp cho việc nhận biết chất lượng dịch vụ trong trường hợp cụ thể dễ dàng hơn.  Tính cung ứng: Chất lượng dịch vụ gắn liền với quá trình thực hiện, chuyển giao dịch vụ đến khách hàng. Do đó, việc triển khai dịch vụ, phong thái phục vụ và cách cung ứng dịch vụ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt hay xấu. Đây là yếu tố bên trong phụ thuộc vào sự biểu hiện của nhà cung cấp dịch vụ. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trước tiên cần phải biết cải thiện yếu tố nội tại này để tạo thành thế mạnh lâu dài của chính mình trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.  Tính thỏa mãn nhu cầu: Dịch vụ được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, do đó chất lượng dịch vụ nhất thiết phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng và lấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ để cải thiện chất lượng dịch vụ. Nếu khách hàng cảm thấy dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của mình thì họ sẽ không hài lòng với chất lượng dịch vụ mà họ nhận được. Trong môi trường kinh doanh hiện đại thì đặc điểm này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn hướng đến nhu cầu khách hàng và cố gắng hết mình để đáp ứng các nhu cầu đó. Sẽ là vô ích và không có chất lượng nếu cung cấp các dịch vụ mà khách hàng đánh giá là không có giá trị. Xét trên phương diện phục vụ khách hàng, tính thỏa mãn nhu cầu đã bao gồm cả ý nghĩa của tính cung ứng. Sở dĩ như vậy là vì chất lượng dịch vụ bắt đầu từ khi Ngân hàng nắm bắt nhu cầu của khách hàng đến khi triển khai dịch vụ nhưng chính trong quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ mà khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng không và từ đó cảm nhận chất lượng dịch vụ tốt hay xấu. Nếu tính cung ứng mang yếu tố nội tại thì tính thỏa mãn nhu cầu lại bị chi phối bởi tác động bên ngoài nhiều hơn.  Tính tạo ra giá trị: Chất lượng dịch vụ gắn liền với các giá trị được tạo ra
  • 13. 13 nhằm phục vụ khách hàng. Dịch vụ không sản sinh ra giá trị nào hết thì được xem là không có chất lượng, Ngân hàng tạo ra giá trị và khách hàng là đối tượng tiếp nhận những giá trị đó. Vì vậy, việc xem xét chất lượng dịch vụ hay cụ thể hơn là các giá trị đem lại cho khách hàng phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng chứ không phải của doanh nghiệp (Ngân hàng). Thông thường, khách hàng đón nhận những giá trị dịch vụ mang lại và so sánh chúng với những gì họ mong đợi sẽ nhận được. tính giá trị của chất lượng dịch vụ cũng bị chi phối nhiều bởi yếu tố bên ngoài (khách hàng) hơn là nội tại (Ngân hàng). Chất lượng dịch vụ cao là dịch vụ tạo ra các giá trị không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn vượt hơn hẳn các mong muốn của khách hàng và làm cho Ngân hàng trở nên nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Do đó, tính tạo ra giá trị là đặc điểm cơ bản và là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển chất lượng dịch vụ của Ngân hàng. 1.1.2 Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì Ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Ngân hàng thương mại là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ họat động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. ( Theo Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 ) Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)
  • 14. 14 Theo Luật Ngân hàng nhà nước: Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Như vậy Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế. Từ đó có thể nói bản chất của Ngân hàng thương mại được thể hiện qua các điểm sau: - Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế. - Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. - Luật các tổ chức tín dụng tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 cụm từ: “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng” được bao hàm cả 3 nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. 1.1.3 Phân loại Ngân hàng thương mại 1.1.3.1 Dựa vào hình thức sở hữu Ngân hàng thương mại Quốc doanh (State owned Commercial bank):Là Ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước. Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính với thế giới các Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn, đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng cổ phần hiện nay. Ngân hàng thương mại cổ phần ( Joint Stock Commercial bank): Là Ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh):Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là Ngân hàng thương
  • 15. 15 mại Việt nam và bên khác là Ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: là Ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam NHTM 100% vốn nước ngoài: là NHTM được thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN. 1.1.3.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh Ngân hàng bán buôn: là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân. Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân. 1.2 Tổng quan chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ 1.2.1 Khái niệm dịch vụ Ngân hàng Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh. Có rất nhiều cách định nghĩa về dịch vụ nhưng theo Valarie A Zeithaml và Mary J Bitner (2000) thì “dịch vụ là những hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng” Philip Kotler định nghĩa dịch vụ như sau:“Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với sản phẩm vật chất ”
  • 16. 16 Đứng trên góc độ thoả mãn nhu cầu khách hàng thì có thể hiểu: “sản phẩm dịch vụ Ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do Ngân hàng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính”. Cụ thể hơn dịch vụ Ngân hàng được hiểu là các nghiệp vụ Ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán,… mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài sản,… và Ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy. Ở nước ta, đến nay chưa có sự minh định rõ ràng về khái niệm dịch vụ Ngân hàng. Có quan niệm cho rằng: dịch vụ Ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng của một trung gian tài chính (cho vay, huy động tiền gửi.. ..) chỉ những hoạt động không thuộc nội dung nói trên mới gọi là dịch vụ Ngân hàng. Một số khác cho rằng tất cả hoạt động Ngân hàng phục vụ cho doanh nghiệp và công chúng là dịch vụ Ngân hàng. Một số ý kiến cho rằng, các hoạt động sinh lời của Ngân hàng thương mại ngoài hoạt động cho vay thì được gọi là hoạt động dịch vụ. Quan điểm này phân định rõ hoạt động tín dụng, một hoạt động truyền thống và chủ yếu trong thời gian qua của các NHTM Việt Nam, với hoạt động dịch vụ, một hoạt động mới bắt đầu phát triển ở nước ta. Sự phân định như vậy trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính hiện nay cho phép Ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hoá, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng. Quan điểm thứ hai thì cho rằng, tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một Ngân hàng thương mại đều được coi là hoạt động dịch vụ. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Quan niệm này phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với cách phân loại các phân ngành dịch vụ trong dự thảo Hiệp định WTO mà Việt Nam cam kết, đàm phán trong quá tình gia nhập, phù hợp với nội dung Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Trong phân tổ các ngành kinh tế của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng là ngành được phân tổ trong lĩnh vực dịch vụ.
  • 17. 17 Thực tế gần đây khái niệm về dịch vụ Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế đang trở nên phổ biến trên các diễn đàn, trong giới nghiên cứu và cơ quan lập chính sách. Song quan niệm như thế nào đi nữa, thì yêu cầu cấp bách đặt ra cho các NHTM Việt Nam hiện nay là phải phát triển, đa dạng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Nói cụ thể ngay như hoạt động tín dụng hiện nay, các NHTM cũng đang thực hiện đa dạng các sản phẩm tín dụng, như: tín dụng cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng, tín dụng thuê mua, tín dụng chữa bệnh, tín dụng sửa chữa nhà ở ….Còn đương nhiên các dịch vụ Ngân hàng mới như: nghiệp vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, đầu tư trên thị trường tiền gửi, chiết khấu, chuyển tiền, kiều hối, tư vấn,… cũng đang được các NHTM đầu tư cả về công nghệ, máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, gây dựng uy tín… cho phát triển đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng tăng. Tóm lại, có thể định nghĩa dịch vụ Ngân hàng như sau : dịch vụ Ngân hàng là một bộ phận của dịch vụ tài chính, là các dịch vụ tài chính gắn liền với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, được Ngân hàng thực hiện nhằm tìm kiếm lợi nhuận, và chỉ có các Ngân hàng với ưu thế của nó mới có thể cung cấp các dịch vụ này một cách tốt nhất cho khách hàng. Đặc tính dịch vụ Ngân hàng Dịch vụ Ngân hàng được thể hiện dưới dạng dịch nên nó có những đặc tính sau: - Tính vô hình: dịch vụ Ngân hàng thường được thực hiện theo một quy trình chứ không phải là các vật thể cụ thể có thể quan sát, nắm giữ được. Điều này đã làm cho khách hàng gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn, sử dụng dịch vụ. Vì họ chỉ kiểm tra, xác định được chất lượng dịch vụ Ngân hàng trong và sau khi sử dụng. - Tính không thể tách rời: do quá trình cung cấp và quá trình tiêu dùng dịch vụ Ngân hàng xảy ra đồng thời, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình cung cấp dịch vụ Ngân hàng. Hơn nữa, quá trình cung ứng dịch vụ Ngân
  • 18. 18 hàng được tiến hành theo quy trình nhất định không thể chia cắt như: quy trình thẩm định, quy trình cho vay, quy trình chuyển tiền,… Điều đó làm cho dịch vụ Ngân hàng không có tính dở dang, mà phải cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng, quá trình cung ứng diễn ra đồng thời với quá trình sử dụng dịch vụ Ngân hàng. - Tính không đồng nhất về chất lượng: mỗi dịch vụ Ngân hàng thường không thống nhất về thời gian, cách thức, điều kiện thực hiện, bên cạnh đó chất lượng của mỗi dịch vụ được cấu thành bởi nhiều yếu tố như uy tín, công nghệ, trình độ cán bộ nhân viên và tâm lý của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ Ngân hàng, nhưng lại thường thay đổi, vì vậy dịch vụ Ngân hàng không đồng nhất về chất lượng. 1.2.2 Định nghĩa dịch vụ Ngân hàng bán lẻ Theo cách hiểu phổ biến nhất, NHBL là hoạt động cung cấp cácsản phẩm dịch vụ tài chính chủ yếu cho khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình. Bên cạnh đó, có một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin trong các sản phẩm Ngân hàng cung cấp. Theo các chuyên gia kinh tế của học viện nghiên cứu Châu Á – AIT cho rằng, Ngân hàng bán lẻ là cung cấp trực tiếp sản phẩm, DVNH tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh truyền thống hay thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và CNTT. Từ điển giải nghĩa Tài chính – Đầu tư – Ngân hàng – Kế toán Anh Việt, Nhà xuất bản khoa học và kinh tế năm 1999 định nghĩa dịch vụ NHBL là các DVNH đượcthực hiện với khách hàng là công chúng, thường có quy mô nhỏ và thông qua các chi nhánh nhằm đối lập với dịch vụ NHBL là DVNH dành cho các định chế tài chính và những DVNH được cung cấp với số lượng lớn. Từ những khái niệm trên, quan điểm của tác giả có thể đi đến kết luận định nghĩa về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ: Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là DVNH cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính tới từng cá nhân riêng lẻ thông qua mạng lưới chi nhánh, hoặc việc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm DVNH thông qua phương tiện thông tin, điện tử viễn thông.
  • 19. 19 1.2.3 Đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ - Đối tượng phục vụ của NHBL vô cùng lớn: Dịch vụ NHBL là những dịch vụ cung ứng tiện ích và sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt). Do đó, đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL bao gồm các cá nhân, khách hàng đơn lẻ và đa dạng về hình thức phục vụ. - Số lượng sản phẩm dịch vụ NHBL cung cấp rất đa dạng nhưng giá trị của từng khoản giao dịch chưa cao nên mức độ rủi ro tương đối thấp. - Dịch vụ NHBL luôn phải cải tiến cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và gia tăng của khách hàng. - Dịch vụ NHBL phát triển đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại. Do đặc trưng đối tượng khách hàng cá nhân nhạy cảm với chính sách marketing nên họ dễ dàng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ khi các sản phẩm cung cấp không tạo sự khác biệt và có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và yêu cầu ngày càng đa dạng của khối khách hàng này, gia tăng hàm lượng công nghệ là một trong những phương thức tạo giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm cung cấp. - Dịch vụ đơn giản dễ thực hiện: Mục tiêu của dịch vụ NHBL là khách hàng cá nhân nên các dịch vụ thường tập trung vào các dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn, dịch vụ thẻ thanh toán … 1.2.4 Vai trò của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ 1.2.4.1 Đối với nền kinh tế - xã hội - Dịch vụ NHBL góp phần hình thành tâm lý thanh toán không dùng tiền mặt của người dân. Nhờ đó tiết kiệm chi phí và thời gian cho Ngân hàng và khách hàng, góp phần tiết giảm chi phí xã hội và đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó, nhờ có dịch vụ NHBL mà nguồn vốn của dân cư được sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đất nước. - Dịch vụ NHBL tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển. Cácdịch vụthẻ, chuyển tiền, dịch vụ Ngân hàng điện tử… gắn với các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, du lịch, giao thông vận tải… Công nghệ ngân hàng phát
  • 20. 20 triển sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc thanh toán của các ngành dịch vụ có liên quan. Đó là chưa kể việc dịch vụ này với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cải thiện môi trường tiêu dùng, xây dựng văn hóa thanh toán, góp phần tạo cơ sở để một quốc gia hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Dịch vụ NHBL càng phát triển thì càng thể hiện tính chuyên môn hóa của Ngân hàng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, đưa dịch vụ đến gần với người sử dụng, từ đó sẽ góp phần giảm chi phí của xã hội và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chủthể khác. - Phát triển dịch vụ NHBL giúp cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả hơn khi đa số các hoạt động của các chủ thể kinh tế trong xã hội đều thông qua Ngân hàng.Từ đógóp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tiền tệ, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng… khi số đông các hoạt động kinh tế của các chủ thể trong xã hội đều thanh toán thông qua Ngân hàng. Góp phần tích cực mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho khách hàng và Ngân hàng thông qua việc giảm chi phí của việc thanh toán và lưu thông tiền mặt (giảm thanh toán không dùngtiền mặt). 1.2.4.2 Đối với Ngân hàng thương mại - Dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro, nên việc phát triển dịch vụ NHBL là một cách hữu hiệu để phân tán rủi ro trong kinh doanh, giữ vững sự ổn định của Ngân hàng. - Dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng mua bán chéogiữacá nhân và doanh nghiệp với NHTM, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của NHTM. - Phát triển dịch vụ NHBL là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng kinh doanh theo cách thức cổđiển, doanh thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng sẽ rất bấp bênh. Chính vì vậy NHTM đẩy nhanh phát triển dịch vụ Ngân hàng để gia tăng nguồn thu dịch vụ trong cơ cấu lợi nhuận của mình.
  • 21. 21 - Phát triển dịch vụ NHBL chính là cách thức tạo nền tảng, hạ tầng cơ sở cho phát triển ứng dụng công nghệ Ngân hàng bền vững.Đồng thời khai thác có hiệuquả công nghệ trang bị cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tạo điều kiện quản lý hệ thống: áp dụng hình thức quản lý tập trung, xử lý dữ liệu trực tuyến trên toàn hệ thống. Thêm vào đó, đây cũng là cách thức giới thiệu, quảng cáo có hiệu quả thương hiệu của Ngân hàng đó trên thị trường. - Dịch vụ NHBL góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Các Ngân hàng không chỉ cạnh tranh đơn thuần về lãi suất, chiphí phong cách phục vụ, cải tiến quy trình… mà việc phát triển dịch vụ NHBL đa dạng cung cấp cho khách hàng dịch vụ trọn gói, đáp ứng ngày một đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng cá nhân. Phát triển dịch vụ NHBL là cơ sở để Ngân hàng phát triển mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. 1.2.4.3 Đối với khách hàng - Dịch vụ NHBL giúp đáp ứng tính tiện lợi, tính thay đổi nhanh và thường xuyên nhu cầu của xã hội . Dịch vụ NHBL đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho kháchhàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình, giúp cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội qua việc tiết kiệm chi phí thời gian, chi phí truyền thông. - Phát triển dịch vụ NHBL trên nền tảng công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm nhân lực và giảm chi phí vận hành, nhờ đó giúp giảm phí dịch vụ cho khách hàng. 1.2.5 Việt Nam cam kết các dịch vụ Ngân hàng khi gia nhập WTO Về dịch vụ Ngân hàng, trong WTO Việt Nam có cam kết sau4 : - Dịch vụ nhận tiền gửi (nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng). - Dịch vụ cho vay (cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại) - Dịch vụ thuê mua tài chính, Dịch vụ thanh toán (tất cảcác dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối 4 Cam kết các dịch vụ Tài chính – Ngân hànghttp://chongbanphagia.vn/files/Cam%20ket%20WTO%20ve%20Ngan%20hang-Chung%20khoan.pdf
  • 22. 22 phiếu Ngân hàng). - Bảo lãnh và cam kết kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thỏa thuận hoặc bằng cách khác, các loại: công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi), Ngoại hối, Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳhạn, vàng khối. - Môi giới tiền tệ, quản lí tài sản (quản lí tiền mặt hoặc danh mụcđầu tư, mọi hình thức quản lí đầu tư tập thể, quản lí quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác); - Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính (bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác). - Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lí dữ liệu tài chính cũng như các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác.  Tác động của hội nhập quốc tế đối với ngành Ngân hàng Đối với ngành Ngân hàng, hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội để trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng như hoạch định chính sách tiền tệ, đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế. Ngành Ngân hàng Việt Nam có nhiều điều kiện để tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính trong nước và nước ngoài. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam bắt buộc phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Trong quá trình hội nhập, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng chịu tác động mạnh từ thị trường tài chính quốc tế trong khi phải thực hiện nhiều nghĩa vụ và các cam kết quốc tế, chính điều này đặt ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều thách thức: - Các Ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh không chỉ bởi các Ngân hàng
  • 23. 23 nước ngoài mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian khác và định chế tài chính khác như thị trường chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm. Ngoài ra, việc phải loại bỏ dần những hạn chế đối với Ngân hàng nước ngoài có nghĩa là các Ngân hàng nước ngoài sẽ từng bước tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam. - Hội nhập Ngân hàng đòi hỏi các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý… Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những Ngân hàng nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo sức ép cạnh tranh trong ngành Ngân hàng và buộc các Ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán mà đặc biệt là cải tiến và phát triển dịch vụ Ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. - Cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng cũng ngày càng quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và huy động vốn thì dịch vụ Ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho Ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh và tạo thị phần cho mình. Do đó, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hoá cho Ngân hàng mình, tạo nên phong cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. 1.3 Các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cơ bản 1.3.1 Huy động vốn từ khách hàng cá nhân Đây là một nghiệp vụ truyền thống của NHTM góp phần hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NHTM. Thông qua các biện pháp và công cụ được sử dụng, NHTM huy động vốn từ các khách hàng cá nhân theo các hình thức: Tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… - Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá…tập trung chủ yếu ở những đô thị phát triển về kinh tế xã hội. - Lãi suất không đồng nhất giữa các địa bàn giữa các thời điểm: Căn cứ vào các
  • 24. 24 điều kiện về kinh tế xã hội mặt bằng lãi suất tại địa phương và nhu cầu vốn của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định mà mỗi Ngân hàng sẽ có những mức lãi suất huy động phù hợp (nhưng không vượt mức trần lãi suất quy định của NHNN Trung ương). 1.3.2 Dịch vụ cho vay bán lẻ Dịch vụ cho vay bán lẻ bao gồm: dịch vụ cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân (cho vay du học, cho vay mua ôtô, cho vay mua nhà trả góp,…), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay hộ gia đình. - Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cá nhân, vì khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay Ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống. - Cho vay cá nhân và cho vay tiêu dùng có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Vì vậy, lãi suất cho vay của loại hình này cũng thường cao hơn so với lãi suất các loại cho vay doanh nghiệp. - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh và giảm đi khi kinh tế suy thoái. - Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao và không đầy đủ. Quy trình thẩm định khách hàng cho vay đơn giản . 1.3.3 Dịch vụ thanh toán Ngân hàng thương mại đang áp dụng các phương thức thanh toán như: Chuyển tiền trong nội bộ hệ thống Ngân hàng, chuyển tiền qua NHTM khác, chuyển tiền qua Ngân hàng nước ngoài và thanh toán bù trừ liên Ngân hàng. Các hình thức thanh toán bao gồm: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh toán… Việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi giao dịch được coi là bước tiến quan trọng nhất trong công nghệ Ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Với việc cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, NHTM mang lại cho khách hàng cá nhân nhiều tiện ích trong thanh toán. Nhờ số lượng khách hàng này, NHTM có thể tăng thêm thu nhập từ thu phí dịch vụ và là cơ
  • 25. 25 sở để phát triển các dịch vụ khác. 1.3.4 Dịch vụ Ngân hàng điện tử 5 Dịch vụ Ngân hàng điện tử là loại dịch vụ được Ngân hàng cung cấp mà giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa. Trên thế giới, dịch vụ e-banking đã được các Ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch Ngân hàng một cách trực tuyến thông qua các phương tiện như máy vi tính, điện thoại di động. Các loại hình Ngân hàng điện tử: - Internet Banking: giao dịch Ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet. Với máy tính cá nhân kết nối mạng internet, khách hàng có thể truy cập vào website của Ngân hàng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào để được cung cấp thông tin và thực hiện giao dịch. - Phone Banking: giao dịch Ngân hàng qua mạng điện thoại. Khách hàng có thể sử dụng điện thoại để nghe những thông tin về sản phẩm DVNH và thông tin về tài khoản cá nhân. Khi khách hàng ấn những phím cần thiết trên điện thoại theo mã hóa do Ngân hàng quy định, hệ thống sẽ tự trả lời theo yêu cầu của khách hàng. Phone banking chỉ cung cấp thông tin đã được lập trình sẵn trong hệ thống thông tin tự động của Ngân hàng. - SMS Banking giao dịch Ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại di động. Khách hàng chỉ cần dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu do Ngân hàng quy định gửi đến số dịch vụ của Ngân hàng sẽ được Ngân hàng đáp ứng những yêu cầu, chẳng hạn: thông tin về tài khoản cá nhân, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác. - Call center: Là DVNH qua điện thoại, khách hàng có thể gọi đến Ngân hàng bất cứ lúc nào để được nhân viên Ngân hàng tư vấn và thực hiện cung ứng các dịch vụ Ngân hàng, bao gồm: Cung cấp thông tin về các sản phẩm DVNH; Thực hiện các khoản thanh toán chuyển tiền; Tiếp nhận giải đáp các khiếu nại thắc mắc từ phía khách hàng. 5 http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/08/080131.html
  • 26. 26 1.3.5 Dịch vụ thẻ 6 Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dư… tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các tổ chức chấp nhận thẻ. Đối với NHTM việc phát hành và thanh toán thẻ là hoạt động bao gồm các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, thanh toán trong và ngoài nước. Có hai loại thẻ chính đó là thẻ nội địa và thẻ quốc tế: - Thẻ nội địa: Thẻ trong nước do Ngân hàng trong nước phát hành và được khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, rút và gửi tiền mặt tại các máy ATM. Để thuận tiện cho các chủ thẻ, một số Ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ nhưng đồng thời cấp hạn mức thấu chi cho khách hàng sử dụng thẻ. - Thẻ quốc tế: Thẻ thanh toán quốc tế là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được lưu hành trên toàn thế giới. Hiện nay các loại thẻ quốc tế tiêu biểu là: Thẻ Visa,ThẻMasterCard, ThẻJCB,ThẻAmericanExpress. 1.3.6 Một số dịch vụ Ngân hàng bán lẻ khác Các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ khác như: Chi trả kiều hối, thu hộ, chi hộ, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, quản lý tài sản và uỷ thác đầu tư... - Hoạt động kiều hối là một dịch vụ NHBL chủ yếu phục vụ chuyển tiền của các cá nhân đi ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài về. Hiện nay các NHTM đang khai thác các kênh kiều hối chuyển tiền thông qua các công ty dịch vụ kiều hối trong nước và quốc tế. - Thu hộ, chi hộ là dịch vụ mà Ngân hàng được các chủ tài khoản ủy nhiệm thực hiện các dịch vụ thu hộ tiền nộp vào tài khoản, chi tiền phục vụ các nhu cầu hoạt động kinh doanh của chủ tài khoản. - Nhờ khả năng tập hợp và phân tích thông tin tài chính khiến cho NHTM từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa 6 http://www.baomoi.com/Ve-dich-vu-thanh-toan-qua-cac-loai-the/126/7320590.epi
  • 27. 27 dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư vấn về các cơ hội thị trường trong và ngoài nước cho khách hàng kinh doanh. 1.4 Cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ Theo thời gian, nhu cầu của con người ngày càng cao và dần dần có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ mà họ mong muốn nhận được. Khi hệ thống các ngành dịch vụ phát triển, người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội để lựa chọn nơi nào có thể thỏa mãn mình tốt nhất, và họ trở nên khó tính hơn thông qua việc đòi hỏi cao hơn về cung cách phục vụ của nhân viên, việc phản hồi nhanh chóng của nhà cung cấp dịch vụ về các thắc mắc của họ cũng như các trang thiết bị phục vụ đi kèm. Do vậy, các doanh nghiệp muốn giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới thì phải cung cấp dịch vụ có chất lượng làm thỏa mãn người tiêu dùng. Từ đó câu hỏi làm thế nào để đánh giá chất lượng dịch vụ được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Tổng hợp các nghiên cứu về đo lường chất lượng dịch vụ, có hai mô hình thông dụng được dùng để đánh giá là mô hình chất lượng chức năng và kỹ thuật (Gronroos, 1984) cùng mô hình năm khoảng cách (Parasuraman 1985-1988) được nhiều tác giả quan tâm và kiểm định. 1.4.1 Mô hình chất lượng Gronroos 1984 Gronroos (1984) đề nghị hai thành phần của chất lượng dịch vụ, đó là chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh doanh nghiệp :  Chất lượng kỹ thuật là những giá trịmà khách hàng thực sựnhận được từ dịch vụ và những yếu tố định lượng được của dịch vụ như : - Kỹ năng chuyên môn - Trình độ nghề nghiệp - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Trang thiết bị hiện đại - Hệ thống lưu trữ thông tin  Chất lượng chức năng là cách thức mà chất lượng kỹthuậtđượcmang đến cho khách hàng và những yếu tố không định lượng được. Chất lượng chức năng phản ánh dịch vụ của doanh nghiệp được cung cấp như thế nào. Trong tương quan giữa
  • 28. 28 Chất lượng dịch vụ cảm nhận Dịch vụ nhận được Dịch vụ mong đợi Hoạt động marketing truyền thống (quảng cáo, kênh bán hàng, quan hệ cộng đồng, giá cả, …) và các ảnh hưởng bên ngoài bởi tư tưởng, văn hóa và truyền miệng Hình ảnh doanh nghiệp Chất lượng kỹ thuật Chất lượng kỹ thuật hai khía cạnh chất lượng kể trên thì chất lượng chức đóng vai trò quan trọng được thể hiện thông qua 7 tiêu chí sau: - Hành vi ứng xử của nhân viên - Thái độ phục vụ - Sự thuận tiện trong giao dịch - Công tác tổ chức doanh nghiệp - Tiếp xúc khách hàng - Phong cách phục vụ - Tinh thần vì khách hàng  Hình ảnh doanh nghiệp là “bộ lọc” trong quá trình khách hàng cảm nhận về chất lượng dịch vụ. Khách hàng có thể cảm nhận chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là cao hay thấp dựa trên sự nhận biết hình ảnh của doanh nghiệp đó. What? How? Hình 1.1: Mô hình Chất lượng dịch vụ Gronross (1984) 1.4.2 Mô hình năm khoảng cách chất lượng của Parasuraman et al 1985 Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ được xem là mô hình nghiên cứu cụ thể và chi tiết với việc đưa ra năm loại khoảng cách trong chất lượng dịch vụ. Mô
  • 29. 29 hình không những đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên sự so sánh giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ nhận được mà còn kể đến chất lượng dịch vụ mà nhà quản lý muốn cung cấp. Ngoài ra mô hình đề cập đến chất lượng dịch vụ còn bị ảnh hưởng bởi sự không đồng nhất giữa mong muốn của nhà quản lý và mong muốn của khách hàng.  Khoảng cách 1: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ sẽ nhận được và nhận thức của Ngân hàng về những kỳ vọng này của khách hàng. Khoảng cách 1 thường xuất hiện do Ngân hàng không hiểu được hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng dịch vụ của mình và đánh giá chưa sát nhu cầu của khách hàng. Để thu hẹp khoảng cách này, Ngân hàng cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng, của nhóm khách hàng tiềm năng mà Ngân hàng nhắm đến. Đồng thời, phải thực sự hiểu được những tính năng, tiện ích của sản phẩm sắp tạo ra có thật sự phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng không.  Khoảng cách 2: Khoảng cách này nảy sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu chất lượng dịch vụ. Ngân hàng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính của dịch vụ. Khoảng cách thứ hai phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thiết kế sản phẩm của Ngân hàng. Giải pháp cơ bản ở đây là nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều sản phẩm vừa thể hiện được ý tưởng của Ngân hàng , vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.  Khoảng cách 3: Xuất hiện khi nhân viên Ngân hàng không chuyển giao dịch vụ cho khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định. Khoảng cách này phụ thuộc nhiều vào chất lượng đội ngũ nhân viên trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ. Cho dù sản phẩm có được thiết kế đúng ý tưởng, nhiều tiện ích, có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng nếu tại khâu cung cấp, thái độ và trình độ chuyên môn của nhân viên không đảm bảo, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy phiền toái thì những nỗ lực cố gắng của Ngân hàng trong tìm hiểu nhu cầu thị trường, thiết kế sản phẩm cũng không còn ý nghĩa.
  • 30. 30 Để hạn chế khoảng cách 3, giải pháp cơ bản là nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ. Nhân viên Ngân hàng cần hiểu và nắm vững các sản phẩm cũng như các tiện ích sản phẩm để hình thành năng lực tư vấn, thuyết phục khách hàng. Bên cạnh đó cũng rất cần được trang bị những kỹ năng mềm phục vụ cung cấp dịch vụ, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đàm phán, kỹ năng bán hàng …  Khoảng cách 4: Đây là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế và sự kỳ vọng của khách hàng dưới tác động của thông tin tuyên truyền bên ngoài như quảng cáo, tiếp thị,… Đó là những hứa hẹn được phóng đại không chính xác, vượt quá khả năng thực hiện của nhà cung cấp dịch vụ. Điều này rất dễ làm mất lòng tin của khách hàng nếu nhà cung cấp dịch vụ thực hiện quảng cáo, tuyên truyền quá sự thật.  Khoảng cách 5: Sau khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ có sự so sánh chất lượng dịch vụ mà họ cảm nhận được với chất lượng dịch vụ đã kỳ vọng ban đầu. Vấn đề mấu chốt đảm bảo chất lượng dịch vụ là những giá trị khách hàng nhận được trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ phải đạt hoặc vượt trội so với những gì khách hàng chờ mong. Như vậy, chất lượng dịch vụ được đánh giá cao hay thấp phụ thuộc vào sự cảm nhận về dịch vụ thực tế của khách hàng như thế nào trong bối cảnh khách hàng mong đợi gì từ Ngân hàng. Khoảng cách thứ 5 chính là tiêu chí cuối cùng các nhà quản trị chất lượng dịch vụ hướng tới. Cỡ (lớn hay nhỏ) và hướng (dương hay âm) của khoảng cách này phụ thuộc vào các khoảng cách liên quan đến nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, marketing, phân phối bán hàng. Có nghĩa là khoảng cách 5 là hàm số của 4 khoảng cách còn lại. Kc5 = f(Kc1, Kc2, Kc3, Kc4)
  • 31. 31 mong Hình 1.2: Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman et al ( 1985,1988) Ngân hàng muốn đáp ứng tốt kỳ vọng, yêu cầu của khách hàng, hay muốn nâng cao, duy trì chất lượng cung cấp dịch vụ cần áp dụng đồng bộ các giải pháp để quản trị, rút ngắn các khoảng cách gắn liền với quá trình cung cấp dịch vụ. Mô hình năm khác biệt là mô hình tổng quát, mang tính chất lý thuyết về chất lượng dịch vụ. Để có thể thực hành được Parasuraman đã cố gắng xây dựng thang đo dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ, theo ông bất kỳ dịch vụ nào chất lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa trên 10 yếu tố sau: Thông tin từ các nguồnkhác nhau Nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm bản thân Dịch vụ muốn Khoảng cách 5 Khách Hàng Dịch vụ nhận được Cung cấp dịch vụ Thông tin đến khách hàng Ngân hàng Khoảng cách 4 Khoảng cách 3 Khoảng cách 1 Chuyển đổi cảm nhận thành chất lượng dịch vụ Khoảng cách 2 Nhận thức thực tế về kỳ vọng của khách hàng
  • 32. 32 Bảng 1.1: Các yếu tố đánh giá chất lượng của khách hàng Yếutố Mô tả 1. Tin cậy (Reliability) Là khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên 2. Đáp ứng ( Responsiveness) Sự sẵn sàng của các nhân viên nhằm giúp đỡ khách hàng . Đòi hỏi nhân viên có chuyên môn, khả năng, nhiệt tình. 3. Năng lực phục vụ (Completence) Đòi hỏi kỹ năng và kiến thức để cung vấp dịch vụ mong đợi với tất cả các cấp trong tổ chức 4. Tiếp cận ( Access) Giờ giấc thuận tiện, giảm thiểu thời gian đợi của khách hàng. 5. Thông tin ( Communication) 6. Lịch sự (Courtesy) Tôn trọng, quan tâm và thân thiện với các khách hàng. 7. Tín nhiệm ( Credibility) Tạo lòng tin cho khách hàng , làm cho họ tin cậy vào công ty. 8. Antoàn ( Security) Khả năng đảm bảo sự an toàn khách hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính và bảo mật thông tin . 9. Hiểu biết khách hàng ( Understanding) Khả năng hiểu biết nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những yêu cầu cùa khác hàng và quan tâm tới khách hàng 10. Phương tiện hữu hình Bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang phục nhân viên, những vật dụng và tài liệu dùng cho thông tin liên lạc. 1.4.3 Mô hình Servqual Năm 1988, Parasuraman et, al đã hiệu chỉnh lại và hình thành mô hình mới gồmnămyếutố.ĐólàmôhìnhSERVQUAL
  • 33. 33 Bảng 1.2: Định nghĩa các yếu tố trong mô hình SERVQUAL Yếutố Định nghĩa 1. Tin cậy ( reliability) Thể hiện khả năng thực hiện một dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn.Năng lực phục vụ của nhân viên để thi hành các lời hứa một cách chính xác 2. Đáp ứng ( reponsiveness) Thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng. 3. Năng lực phục vụ ( assurance) Thể hiện qua trình độ chuyên môn và phong cách phục vụ với khách hàng . Xây dựng lòng tin của khách hàng thông qua sự chuyên nghiệp, thái độ lịch sự , tôn trọng khách hàng, khả năng giao tiếp và thái độ quan tâm làm những điều tốt nhất cho khach hàng 4. Đồng cảm ( empathy) Thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng . Phong các phục vụ của nhân viên thông qua việc quan tâm, chú ý , tìm hiểu kỹ nhu cầu , tạo cảm giác yên tâm và an toàn cho khách hàng. 5. Phương tiện hữu hình ( tangibles ) Bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang phục nhân viên, những vật dụng và tài liệu dùng cho thông tin liên lạc. Mối quan hệ giữa mô hình gốc và mô hình hiệu chỉnh được trình bày tại bảng 1.3 như sau:
  • 34. 34 Bảng 0.3: So sánh giữa mô hình gốc (1985) và mô hình hiệu chỉnh ( 1988) Mô hình gốc ( 1984) MôhìnhhiệuchỉnhSERVQUAL1988 Tin cậy Tin cậy Đáp ứng Đáp ứng Năng lực phục vụ Năng lực phục vụ Lịch sự Tín nhiệm Antoàn Tiếp cận Đồng cảm Thông tin Hiểu biết khách hàng Phươngtiện hữu hình Phương tiện hữu hình Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã thực hiện mô hình 5 thành phần chất lượng dịch vụ tại nhiều lĩnh vực dịch vụ cũng như nhiều thị trường khác nhau. Kết quả giám định cho thấy chất lượng dịch vụ không thống nhất với nhau ở từng ngành dịch vụ khác nhau. Một vấn đề nữa được đặt ra đó là tầm quan trọng của từng thành phần chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa mãn của khách hàng. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này. Và cũng theo Babakus and Boller (1992), cần có một thang đo chất lượng dịch vụ cụ thể riêng cho từng ngành. 1.4.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam Căn cứ vào các lý thuyết của chất lượng dịch vụ , tác giả đã kết hợp mô hình chất lượng Gronroos , mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1988) và kiến thức của tác giả để đưa ra mô hình đo lường phù hợp nhằm có thể đánh giá một cách toàn diện chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam.
  • 35. 35 Bảng 1.4: Các mô hình nghiên cứu đo lường chất lượng Yếu tố Mô hình chất lượng Gronroos 1984 Mô hình Serqual 1988 Mô hình chất lượng dịch vụ tại Việt Nam 1 Kỹ Năng chuyên môn Tin cậy Độ tin cậy 2 Trình độ nghề nghiệp Đáp ứng Chất lượng phục vụ 3 Kỹ năng giải quyết vấn đề Năng lực phục vụ Hiệu quả phục vụ 4 Trang thiết bị hiện đại Đồng cảm Sựđồngcảm 5 Hệ thống lưu trữ thông tin Phươngtiện hữu hình Thuận tiện 6 Hành vi ứng xử của nhân viên Mức độ hài lòng 7 Thái độ phục vụ 8 Sự thuận tiện trong giao dịch 9 Công tác tổ chức doanh nghiệp 10 Tiếp xúc khách hàng 11 Phong cách phục vụ 12 Tinh thần vì khách hàng Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Xây Dựng Việt Nam được thiết lập như sau: Hình 1.3: Mô hình chất lượng dịch vụ Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam Độ tin cậy (H1) Chất lượng phục vụ (H2) Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ VNCB Hiệu quả phục vụ (H3) Sự đồng cảm (H4) Thuận tiện (H5) Mức độ hài lòng (H6)
  • 36. 36 1.5 Kinh nghiệm nâng cao dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại một số Ngân hàng quốc tế 1.5.1 Kinh nghiệm Ngân hàng BNP Paribas- Ngân hàng bán lẻ số 1 của Pháp 7 BNP (Banque Nationale de Paris) Paribas là Ngân hàng có hoạt động bán lẻ rộng lớn tại Pháp, với hơn 8 triệu khách hàng và giữ vị trí dẫn đầu trong những dịch vụ Ngân hàng qua mạng Internet. Thông qua các chi nhánh bán lẻ khắp quốc gia, BNP Paribas duy trì mối quan hệ của họ với các khách hàng cá nhân, với các tập đoàn một cách chuyên nghiệp và độc lập. Để có thể tối đa hóa hiệu quả dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, BNP Paribas đã tái cơ cấu tổ chức gồm có ba nhóm cốt lõi: - Nhóm 1: Phân phối và phát triển sản phẩm (chú trọng liên kết giữa bánhàng và tiếp thị). Nhóm này tập trung vào doanh số và chiến lược phát triển sản phẩm trên cơ sở mối quan hệ khách hàng bao gồm nghiên cứu hành vi và mong đợi của khách hàng, theo dõi thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh và tạo ra sản phẩm mới. Một trong những ưu tiên hàng đầu của nhóm là thường xuyên điều chỉnh các loại sản phẩm và dịch vụ cho nhiều kênh phân phối khác nhau của Ngân hàng, mở rộng cung cấp các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Pháp và thúc đẩy cơ hội bán chéo sản phẩm cho các tập đoàn và bộ phận đầu tư khác của Ngân hàng. - Nhóm 2: Thực hiện nghiệp vụ và chăm sóc khách hàng (đặc biệt lưuý dịchvụ hậu mãi). Nhóm này có 2 nhiệm vụ chính là tổ chức và thực hiện các công việc hàng ngày. Mục tiêu của nhóm là xử lý các giao dịch một cách chuyên môn hóa để đạt chất lượng tốt nhất. Nền tảng đặc biệt này được thiết kế cho từng sản phẩm riêng biệt chứ không phụ thuôc vào vùng địa lý. - Nhóm 3: Phân tích và nghiên cứu chiến lược phát triển.BNP Paribas muốn các khách hàng của họ tiếp cận Ngân hàng không chỉ qua các chi nhánh mà còn với các 7 vietnam.bnpparibas.com
  • 37. 37 điểm giao dịch khác, cũng như việc cung cấp sản phẩm của họ không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia. Công việc chính của nhóm 3 là đưa ra cách thức thực hiện các dự án theo đúng chiến lược của Ngân hàng. Trong quá trình thực hiện, nhóm có 2 cách: Một là, trước mắt họ sẽ cung cấp dịch vụ qua mạng lưới các chi nhánh, sau đó họ mới thiết kế và triển khai hệ thống các kênh phân phối khác. Ngược lại, họ sẽ tái cơ cấu toàn bộ các kênh phân phối sản phẩm. Ngoài ra, BNP Paribas đã thực hiện một chương trình đầu tư rất quy mô để hiện đại hóa mạng chi nhánh của nó. Sự lớn mạnh của mạng lưới tiêu thụ phối hợp với nhân viên trẻ tạo ra thế mạnh cho họ. Với cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, thương hiệu BNP Paribas sẽ ngày càng xứng đáng là “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu củaPháp”. 1.5.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Citibank 8 Citibank là một trong những Ngân hàng lớn và lâu đời nhất trên thế giới. Với kế hoạch phát triển đa dạng, sản phẩm tốt và lượng khách hàng đông đảo, Citibank trở thành một trong những Ngân hàng thành công nhất hiện nay trên thị trường tài chính Ngân hàng thế giới, là hãng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất thế giới. Kinh nghiệm của CitiBank trong phát triển dịch vụ khách hàng NHBL: - CitiBank cung cấp cho khách hàng một hệ thốngcác dịch vụ thế chấp tài chính cá nhân, khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản tiền gửi và đầu tư, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và quỹ quản lý. - CitiBank luôn tạo ra cách tiếp cận đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp rất khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm mới được tạo ra trên cơ sở hiểu biết và nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng do đó các sản phẩm mà CitiBank thiết kế rất sáng tạo, linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu khách hàng. - CitiBank nâng cao số lượng kênh phân phối tự động, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến để giúp cho khách hàng những điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch với CitiBank như Phonebanking, Internetbanking, Contract center… Điều này 8 http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Bumchat
  • 38. 38 đã mang lại khả năng cung cấp dịch vụ vượt trội mà không cần chi phí vốn quá lớn. - CitiBank tập trung vào việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Các nhân viên được tập huấn kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp và bộ phận quản lý luôn được nhắc nhở phải cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất có thể. Điều này tạo nên uy tín cho CitiBank đối với khách hàng. - CitiBank luôn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua chương trình marketing trực tiếp với rất nhiều ý tưởng sáng tạo như cung cấp cho thành viên những chuyến du lịch, trò giải trí đặc biệt và hàng loạt các sản phẩm dịch vụ độc đáo khác. Ngoài ra, CitiBank còn thực hiện những chương trình quảng cáo và chương trình tài trợ để nâng cao việc quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu cho mình.
  • 39. 39 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Xây Dựng Việt Nam – VNCB ( tiền thân Ngân hàng TMCP Đại Tín – Trustbank ) chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến - Ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An, và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993, trụ sở chính tại số 1, Thị tứ Long Hòa, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An. Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc chấp thuận cho Ngân hàng Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của TRUSTBank. Căn cứ vào quyết định số 1161/QĐ-NHNN cho phép thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Đại Tín thành Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam. Ngày 25/05/2013 Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) đã chính thức công bố đổi tên Ngân hàng thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam ( Viet Nam Constructions Bank – VNCB ). Đây là một bước ngoặc lớn của Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu, một chặng đường mới mở ra với nhiều cơ hội và thách thức, với mục tiêu phấn đấu trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, hoàn thành mục tiêu đưa VNCB trở thành một trong số các Ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam.
  • 40. 40 Sản phẩm và dịch vụ chính: Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của Quý khách hàng như tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, cho vay… - Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà Nước Việt Nam. - Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, cung cấp các dịch vụ tín dụng như: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng, sinh hoạt, cho vay đồng tài trợ với các điều kiện thuận lợi và đơn giản. - Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn. - Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua Ngân hàng), Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, dịch vụ thu chi hộ, chi lương. Mạng lưới hoạt động: Tính đến tháng 12/2012, mạng lưới hoạt động của VNCB có 112 điểm trên toàn quốc.
  • 41. 41 2.1.2 Sơ đồ tổ chức Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam 2.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàngTMCP Xây Dựng Việt Nam 2.2.1 Dịch vụ huy động vốn Số dư tiền gửi các tổ chức kinh tế và dân cư toàn hệ thống đến 31/12/2013 đạt 15,877 tỷ đồng, tăng 1,977 tỷ đồng (14%) so với đầu năm, đạt 102% kế hoạch năm 2012. Trong năm 2012 tình hình trần lãi suất huy động VND liên tục giảm và canh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các NHTM, Ngân hàng đã cố gắng thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, triển khai nhiều chương trình, sản phẩm, cải tiến phong cách, thái độ giao dịch đối với khách hàng. Với những cải tiến liên tục về chất lượng dịch vụ, tác phong và quy trình phục vụ khách hàng, tình hình huy
  • 42. 42 18,000 16,000 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 - 2008 2009 2010 2011 2012 động vốn đã có nhưng chuyển biến tích cực, góp phần ổn định nguồn vốn và thu hút vốn gửi mới từ dân cư. ĐVT: tỷ đồng 15,877 13,853 10,254 4,631 2,016 Hình 2.2: Nguồn vốn huy động của VNCB từ 2008-2012 [Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHTMCP VNCB 2008-2012] Ngân hàng VNCB với chiến lược kinh doanh linh hoạt và nhạy bén, Ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp huy động vốn đồng bộ và kịp thời với khách hàng như: triển hai các sản phẩm mới nhằm tối ưu nhu cầu của khách hàng. Chương trình “Tiết kiệm tích lũy” với thời hạn gửi tiền tiết kiệm thời hạn tối thiểu một năm trở lên với mức lãi suất ổn định hàng tháng khách hàng chỉ cần gửi một khoản tiền nhỏ để tích lũy tương lai hoặc có thể gửi tiền nhiều lần trong tháng. “Tiết kiệm 12- Nhân 2 ưu đãi” mang lại cho khách hàng mức lãi suất tốt nhất. Trong năm 2012, VNCB triển khai 10 chương trình huy động vốn kèm theo khuyến mãi và số dự thưởng. Các chương trình này được thiết kế mang nhiều ưu đã cho khách hàng nên được đông đảo khách hàng đón nhận, mang lại lợi ích cao cho khách hàng và Ngân hàng. Bên cạnh đó, chất lượng huy động vốn còn thể hiện ở chính sách lãi suất huy động cạnh tranh và linh hoạt cùa Ngân hàng nhưng còn hạn chế là sản phẩm tiết kiệm chưa linh hoạt lãi suất canh tranh chỉ tập trung trong ngắn hạn chưa phát triển huy động vốn trung,dài hạn. Chính sách phục vụ và chăm sóc khách hàng đang được
  • 43. 43 triển khai và thực hiện tốt, các giao dịch được tiến hành nhanh gọn và đơn giản trong thời gian cho phép, tạo thiện cảm tốt từ khách hàng, công tác cung cấp thông tin các sản phẩm của Ngân hàng tới khách hàng chưa cao, nhân viên chưa đáp ứng được các yêu cầu từ khách hàng như thắc mắc khiếu nại. 2.2.2 Dịch vụ tín dụng Trong những năm qua, VNCB đã đưa ra những sản phẩm tài trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi và thời gian hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu vay vốn ổn định đời sống như vay tiêu dùng, vay mua nhà và cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn, cho vay bổ sung vốn kinh doanh … Sản phẩn tín dụng được phát triển dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng nên đã thu hút được sự quan tâm và lựa chọn từ khách hàng. Tổng dư nợ đạt 13,316 tỷ, tăng 1,385 tỷ (+12%) so với đầu năm chiếm 76% tổng tài sản có sinh lời, chi tiết như sau: - Theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn đạt 12,957 tỷ, tăng 1,500 tỳ, chiếm tỷ trọng 97%, dự nợ trung, dài hạn đạt 359 tỷ, giảm 115 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3% trong tổng dư nợ. - Theo loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay cá nhân đạt 7,809 tỷ, tăng 835 tỷ, chiếm tỷ trọng 59%, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 5,507 tỷ, tăng 550 tỷ, chiếm tỷ trọng 41% trong tổng dư nợ. ĐVT: tỷ đồng Hình 2.3: Biểu đồ doanh số tín dụng tại VNCB từ 2008-2012 [ Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VNCB 2008-2012] 13,316 14,000 11,931 10,052 10,000 8,000 5,214 6,000 4,000 1,624 2,000 - 2008 2009 2010 2011 2012
  • 44. 44 - Hoạt động tín dụng bán lẻ của VNCB đạt mức tăng trưởng tốt và là một trong những kênh quan trọng trong việc phát triển nguồn thu từ NHBL. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, VNCB đã thường xuyên đổi mới các sản phẩm tín dụng với nhiều mục đích cho vay khác nhau và nhắm đền nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống cần tài sản đảm bảo, thì VNCB cũng đã mở rộng cho vay tín chấp cá nhân là cán bộ nhân viên của doanh nghiệp hay sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng, cho vay du học, cấp hạn mức thấu chi… Với việc đang khẳng định thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh, VNCB đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng. - Bên cạnh đó, VNCB thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng bán lẻ chặt chẽ, các khoản tín dụng bán lẻ đảm bảo an toàn và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế theo sát diễn biến thị trường. Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại VNCB nằm trong tầm kiểm soát, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không vượt quá các mức quy định của Ngân hàng Nhà Nước. - Ngoài những kết quả đạt được, dịch vụ tín dụng tại VNCB cũng có một số vấn đề: tập trung cho vay tại doanh nghiệp, tín dụng cá nhân chưa chú trọng nhiều. Công tác thẩm định và kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập gây khó khăn cho khách hàng khi tiếp cận nguồn vốn tại Ngân hàng. 2.2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế và phát hành thẻ Trong tình hình khó khăn của toàn hệ thống Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, mạng lưới quan hệ đại lý còn hạn chế ..., năm 2012 Ngân hàng đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ và tiếp tục mở rộng mạng lưới Ngân hàng đại lý nhằm duy trì và tăng trưởng doanh số giao dịch. Đến 31/12/2012 đã phát triển quan hệ đại lý với 51 Ngân hàng tại 14 quốc gia trên thế giới. Doanh số thanh toán quốc tế thực hiện năm 2012 như sau:
  • 45. 45 Bảng 2.1: Tổng hợp doanh số thanh toán quốc tế ĐVT: USD Năm 2011 Năm 2012 % tăng Doanh số thanh toán quốc tế 11,193,404 13,400,280 20% Thu phí thanh toán quốc tế 10,936 15,082 38% [ Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VNCB 2012 ] Trong năm 2012, Ngân hàng tiếp tục phát triển kinh doanh Thẻ, phát triển đại lý và điểm ưu đãi, hoàn thành dự án phát hành thẻ Visa 9 , thực hiện dự án đạt tiêu chuẩn PCIDSS10 , dự án thanh toán thẻ Visa trên ATM và phát triển thẻ đồng thương hiệu. Tổng số thẻ phát hành năm 2012 trên toàn hệ thống 11,776 thẻ, nâng tổng số thẻ đã phát hành đến 31/12/2012 lên 33,035 thẻ. Lắp đặt 05 máy ATM, phát triền 29 đại lý và 145 điểm ưu đãi thanh toán thẻ mới, nâng tổng số máy ATM đang hoạt động tính tới ngày 31/12/2012 là 44 máy, 125 máy POS, 40 đại lý, 163 điểm ưu đãi thanh toán thẻ. Doanh số thực hiện năm 2012 về công tác thẻ như sau: + Thanh toán bằng thẻ: 13 tỷ đồng ( 5,632 lượt) + Rút tiền mặt : 340 tỷ đồng (439,631 lượt) + Chuyển khoản : 59 tỷ đồng ( 12,488 lượt) Để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngày càng tốt hơn, VNCB đã áp dụng công nghệ chip bảo mật đối với tất cả thẻ thanh toán do VNCB phát hành nhằm tăng tính an toàn và bảo mật cao cho các loại thẻ, góp phần hạn chế rủi ro khi giao dịch của chủ thẻ. Sử dụng các loại thẻ của VNCB, khách hàng có thể tham gia các chương trình khuyến mãi như tích điểm thưởng dành cho chủ thẻ, tặng quà khi doanh số thanh toán thẻ của khách hàng đạt đủ điều kiện, giảm giá mua hàng tại các đơn vị liên kết khi sử dụng các loại thẻ tích hợp đồng thương hiệu, tăng thêm các tiện ích gia tăng qua thẻ. Nhận xét: Từ năm 2011 đến nay, VNCB rơi vào khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Giai đoạn này nền kinh tế vĩ mô của nước ta biến 9 http://vi.wikipedia.org/wiki/VISA_%28th%E1%BA%BB_t%C3%ADn_d%E1%BB%A5ng%29 10 http://antoanthongtin.vn/FAQDetail.aspx?CatID=&QuestionID=b993b4a7-cc2f-49f4-9132-62a41da651f4
  • 46. 46 động bất lợi, lạm phát cao, chính sách tài khóa và tiền tệ bị thắt chặt, thị trường bất động sản đóng băng... Về chủ quan, VNCB cũng đã phạm phải không ít sai lầm, như đã dành lượng vốn quá lớn để cho vay và đầu tư vào hai nhóm khách hàng lớn. Ðến cuối tháng 2-2012, tổng dư nợ cho vay, đầu tư của VNCB vào trái phiếu và cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động bất động sản chiếm đến 53% tổng tài sản của VNCB. Do đó, khi thị trường bất động sản đóng băng, VNCB bị suy giảm khả năng thanh khoản và tăng tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, VNCB cũng đầu tư không hiệu quả, mua sắm tài sản quá mức, bộc lộ sự yếu kém của hệ thống quản lý rủi ro cùng với hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của VNCB. Không những vậy, cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động của VNCB còn không ít bất cập, năng lực điều hành của bộ máy quản trị còn yếu. Hơn nữa, VNCB cũng chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Mặc dù có mạng lưới rất tốt ở khu vực phía Nam nhưng VNCB lại không chú trọng phát triển kinh doanh, cho vay nông nghiệp, nông thôn và bán lẻ mà lại tập trung quá mức vào các dự án bất động sản dẫn tới mất cân đối lớn trong bảng cân đối tài chính... Trước thực trạng này, cùng với sự ủng hộ của Chính phủ và NHNN, Hội đồng quản trị cùng lãnh đạo VNCB đã quyết tâm chủ động giải quyết các vấn đề nội tại. VNCB đã tích cực tập trung xây dựng phương án tái cơ cấu toàn diện nhằm khắc phục, chấn chỉnh và củng cố giúp Ngân hàng thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại, hoạt động từng bước theo lộ trình sẽ bảo đảm an toàn, lành mạnh, hiệu quả và phát triển bền vững ngay từ đầu năm 2013. Ðể thực hiện mục tiêu này, VNCB có sự thay đổi chiến lược trong cơ cấu cổ đông thông qua việc mời các đối tác chiến lược có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị trong nước tham gia củng cố và điều hành để xây dựng lại VNCB theo hướng an toàn, bền vững, phù hợp với chủ trương của Ðảng và Nhà nước về cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng. VNCB hướng đến xử lý các vấn đề sau: Khắc phục tình hình thanh khoản yếu, xử lý chất lượng tài sản đang suy giảm, khắc phục vấn đề dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, thanh khoản kém của tài sản bảo đảm, nâng cao năng lực điều
  • 47. 47 hành, xây dựng các nguyên tắc cơ bản của quản trị Ngân hàng và quản lý rủi ro, đặc biệt xử lý triệt để việc cho vay các nhóm "có liên quan" và quá "tập trung tín dụng". 2.2.4 Thực trạng ngành Ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua Tổ chức tín dụng Ngân hàng bao gồm 05 NHTM Nhà nước, 01 Ngân hàng Chính sách, 36 NHTM CP, 04 NH liên doanh, 05 NH 100% vốn nước ngoài, 18 công ty Tài Chính và các chi nhánh NH nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân chiếm đến 80% thị phần huy động và cho vay chủ yếu và đóng vai trò chính cho việc huy động và phân bổ vốn cho nền kinh tế. Ngoài các nghiệp vụ chủ yếu như nhận tiền gửi, tín dụng, thanh toán và chuyển tiền, các tổ chức trên còn cung cấp các dịch vụ đa dạng hóa các hoạt động tài chính như bảo lãnh, bảo hiểm, hợp đồng phái sinh, hoặc các hoạt động đầu tư, quản lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Sự phát triển mạnh mẽ đó mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức cho các NH trong việc giữ chân khách hàng, khai thác các sản phẩm, dịch vụ mới, tìm kiếm phương thức phát triển thích hợp và khẳng định vị thế trên thị trường. Hơn thế, việc phát sinh nhiều phàn nàn, và khiếu nại từ phía khách hàng cũng là một vấn đề đáng quan tâm cần được cải tiến tốt hơn trong giai đoạn phát triển tương lai của NH. Để thực hiện được điều đó, các NH cần thiết phải am hiểu rõ thị trường, và nắm bắt kịp thời các nhu cầu khách hàng nhiều hơn. Không thể phủ nhận hoạt động dịch vụ Ngân hàng ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú với sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều Ngân hàng trong nước lẫn nước ngoài. Các hoạt động Ngân hàng phổ biến như nghiệp vụ nhận tiền gửi, dịch vụ ngân quỹ, chuyển khoản, cho vay, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế… liên tục gia tăng cả về quy mô lẫn số lượng giao dịch. Các hoạt động cung cấp dịch vụ Ngân hàng mới ở Việt Nam như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, bao thanh toán, cho thuê tài chính, kinh doanh vàng, thực hiện các giao dịch hoán đổi, hợp đồng lựa chọn và hợp đồng trương lai... Hiện nay tuy còn hạn chế nhưng hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.