SlideShare a Scribd company logo
1 of 125
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
*************
TRẦN THỊ NGUYỆT
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP –
BẰNG CHỨNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
*************
TRẦN THỊ NGUYỆT
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP –
BẰNG CHỨNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thảo
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Các nhân tố tác
động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – Bằng chứng
tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi.
Các phân tích, số liệu đƣợc nêu trong bài nghiên cứu này là trung thực.
Kết quả của nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên
cứu nào khác.
Học viên thực hiện luận văn
Trần Thị Nguyệt
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................2
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................3
6. Đóng góp mới của luận văn .............................................................................3
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG
THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH..................................................4
1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài..............................................................................4
1.1.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC..................................................................4
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.........................6
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................8
1.2.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC..................................................................8
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.........................9
MỤC LỤC
1.3 Nhận xét các nghiên cứu, khe hỏng nghiên cứu và rút ra hƣớng nghiên cứu cho
luận văn..................................................................................................................12
1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu ............................................................................12
1.3.2 Khe hổng nghiên cứu..................................................................................12
1.3.3 Định hƣớng của nghiên cứu này ................................................................13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .........................................................................................14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................15
2.1 Các khái niệm ....................................................................................................15
2.1.1 Khái niệm thông tin....................................................................................15
2.1.2 Khái niệm chất lƣợng.................................................................................16
2.1.3 Khái niệm CLTT ........................................................................................16
2.1.4 Khái niệm CLTT BCTC.............................................................................17
2.1.5 Các thuộc tính CLTT BCTC ......................................................................17
2.1.5.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu độc lập...............................17
2.1.5.2 Theo quy định của kế toán Việt Nam ..................................................19
2.1.5.3 Theo quan điểm của FASB..................................................................19
2.1.5.4 Theo quan điểm của IASB...................................................................20
2.2 Đặc điểm doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau và mối quan hệ với CLTT BCTC 24
2.3 Các lý Thuyết nền...............................................................................................25
2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)........................................................25
2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) .......27
2.3.3 Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật (Technology Diffusion Theory) ...........29
2.3.4 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory)...............................................30
2.4 Các giả thuyết dự kiến ........................................................................................31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .........................................................................................32
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................33
3.1 Quy trình nghiên cứu..........................................................................................33
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................34
MỤC LỤC
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính.....................................................................34
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .................................................................35
3.4.1 Xác định giả thuyết và mô hình nghiên cứu chính thức.............................35
3.4.2 Xác định thang đo chính thức....................................................................36
3.4.3 Mẫu nghiên cứu..........................................................................................39
3.4.3.1. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................39
3.4.3.2. Cỡ mẫu................................................................................................39
3.4.3.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát ...........................................................40
3.4.4 Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................40
3.4.5 Thu thập và chuẩn bị dữ liệu......................................................................40
3.4.5.1. Thu thập dữ liệu ..................................................................................40
3.4.5.2. Chuẩn bị dữ liệu..................................................................................41
3.4.6 Phân tích dữ liệu.........................................................................................41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .........................................................................................43
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................44
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................44
4.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng........................................................................44
4.2.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu.......................................................................44
4.2.2 Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo....................................................45
4.2.2.1 Phân tích hệ số Cronbach alpha.........................................................45
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................48
4.2.2.3 Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA)............................................53
4.2.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh..................................................................54
4.2.4 Kết quả kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu................................55
4.2.4.1 Phân tích tương quan Pearson ...........................................................55
4.2.4.2 Phân tích hồi quy đa biến ...................................................................57
4.2.4.3 Kiểm định các giả thuyết.....................................................................62
4.2.5 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong đánh giá chất lƣợng
thông tin báo cáo tài chính.....................................................................................63
MỤC LỤC
4.2.5.1 Thời gian thành lập và CLTT BCTC...................................................64
4.2.5.2 Loại hình doanh nghiệp và CLTT BCTC ............................................65
4.2.5.3 Lĩnh vực kinh doanh và CLTT BCTC..................................................65
4.3 Bàn luận về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC ở các doanh nghiệp thủy
sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau ...................................................................................67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .........................................................................................70
CHƢƠNG 5: HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN.................................................................71
5.1 Kết luận ............................................................................................................71
5.2 Một số hàm ý....................................................................................................72
5.2.1 Đối với nhân tố Năng lực nhân viên kế toán..............................................72
5.2.2 Đối với nhân tố Hành vi điêu chỉnh lợi nhuận ...........................................73
5.2.3 Đối với nhân tố công cụ hỗ trợ...................................................................73
5.2.4 Đối với nhân tố bộ máy quản trị.................................................................74
5.2.5 Đối với nhân tố hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................75
5.2.6 Đối với nhân tố Hạn chế của ngành thủy sản.............................................75
5.2.7 Đối với nhân tố kiểm toán độc lập .............................................................76
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu tiếp theo .........................77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .........................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 CLTT Chất lƣợng thông tin
3 CLTT BCTC Chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính
4 CSR
Corporate social responsibility - Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
5 DN Doanh nghiệp
6 EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
7 ERP
Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp
8 FASB
Financial Accounting Standards Board - Hội đồng chuẩn
mực kế toán tài chính
9 HĐQT Hội đồng quản trị
10 HTTT Hệ thống thông tin
11 IAS
International Accounting Standards - Chuẩn mực kế toán
Quốc tế
12 IASB
International Accounting Standards Board - Hội đồng
chuẩn mực kế toán Quốc tế
13 IFRS
International Financial Reporting Standards - Chuẩn mực
báo cáo tài chính Quốc tế
14 IT Information Technology - Công nghệ thông tin
15 KSNB Kiểm soát nội bộ
16 KT Kế toán
17 KTTC Kế toán tài chính
18 SPSS
Statistical Package for the Social Sciences - Phần mềm
máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê.
19 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
20 TTCK Thị trƣờng chứng khoán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Bảng tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh
nghiệp ......................................................................................................31
Bảng 3.1 Mã hóa các thang đo ..................................................................................36
Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu .........................................................................45
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach của thang đo biến BM..................................................46
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach của thang đo.................................................................46
Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập.............................................48
Bảng 4.5 Diễn giải các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố độc lập .................50
Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc...............................................52
Bảng 4.7 Diễn giải các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố phụ thuộc ..............53
Bảng 4.8 Bảng phân tích tƣơng quan Pearson ..........................................................56
Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy đa biến .............................................................57
Bảng 4.10 Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi............................................59
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định các giả thuyết.............................................................62
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai 1.............................................64
Bảng 4.13 : Kết quả kiểm định ANOVA 1 ...............................................................64
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai 2.............................................65
Bảng 4.15 : Kết quả kiểm định ANOVA 2 ...............................................................65
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai 3.............................................66
Bảng 4.17 : Kết quả kiểm định ANOVA 3 ...............................................................66
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1 Những yếu tố cần thiết nhằm tạo nên thông tin BCTC chất lƣợng cao
(MCFIE.J.B, 2006) ..................................................................................18
Hình 2.2.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB (1980).........................................20
Hình 2.3.Các thuộc tính CLTT BCTC của IASB (2001).........................................21
Hình 2.4.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB và IASB (IASB , 2010).............24
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu..................................................................................33
Hình 3.2 các nhân tố tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.....................................................................................................35
Hình 4.1: Mô Hình nghiên cứu hiệu chỉnh...............................................................54
Hình 4.2: Biểu đồ kiểm định sự khác biệt CLTT BCTC ở lĩnh vực kinh doanh......66
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP –
BẰNG CHỨNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CÀ MAU
TÓM TẮT
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm nhận diện và đo lƣờng mức độ tác động
các nhân tố đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau,
từ đó đƣa ra hàm ý nhằm giúp các doanh nghiệp này sử dụng thông tin báo BCTC
một cách có hiệu quả. Số liệu khảo sát thu thập đƣợc từ 182 phiếu khảo sát hợp lệ
bằng cách gửi email và phỏng vấn trực tiếp đƣợc đƣa vào phân tích. Luận văn đƣợc
thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lƣợng. Phƣơng
pháp nghiên cứu định tính giúp xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC
trong khi đó phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đánh giá chất lƣợng thông tin
BCTC và đo lƣờng mức độ của các nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin
BCTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến CLTT BCTC các
doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, bao gồm: Bộ máy quản trị, Năng
lực nhân viên kế toán, Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Công cụ hỗ trợ, Hệ thống
KSNB, Kiểm toán độc lập, Hạn chế của ngành thủy sản.
Từ khóa:
Chất lƣợng thông tin, báo cáo tài chính.
FACTORS AFFECTING THE QUALITY OF FINANCIAL STATEMENTS
INFORMATION –
EVIDENCE OF SEAFOOD ENTERPRISES BASE IN CA MAU PROVINCE
ABSTRACT
The main purpose of the research is to define and measure factors
affecting the quality of financial statements information of seafood enterprises base
in Ca Mau province. In addition, this study is to give implications to help those
companies use financial statements information more effectively. The data
collection has been implemented through the delivery of questionnaires via mails
and direct interviews. 182 valid questionnaires are included in the analysis and
methodologies in this study are both qualitative and quantitative. Qualitative
research identifies factors affecting the quality of financial statements information
while quantitative research assesses and measures the level of affecting. Generally,
it is found that there are 7 crucial factors: Management structure; Capacity of
accountant; Adjusting profit; Support tools; Internal control system; Independent
audit; Limitations of seafood industry.
Key words: quality information, quality information financial statements.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho các mục
đích ra quyết định. Chất lƣợng của BCTC đƣợc xem là yếu tố góp phần đáng kể vào
việc tạo nên giá trị của một quyết định (Nelsi Wisna, 2018). Do đó, thông tin kế
toán mà báo cáo tài chính cung cấp bị sai sót ẩn chứa rủi ro cho một quyết định sai
lầm. Tuy nhiên, trong thực tế, ngƣời sử dụng thông tin kế toán luôn phải đối mặt với
những rủi ro từ sự sai lệch, không đầy đủ mà BCTC cung cấp.
Tại Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà phát triển, ngày
càng có nhiều công ty đƣợc thành lập, thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Cùng với
sự phát triển đó, nhu cầu sử dụng thông tin BCTC ngày càng nhiều. Nhà nƣớc Việt
Nam ngày càng cập nhật chuẩn mực kế toán Quốc tế để hoàn thiện hơn Chuẩn mực
kế toán Việt Nam và đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn nhằm nâng cao CLTT
BCTC, gần đây nhất có thể kể đến là Thông tƣ 200/2014/TT-BTC (22/12/2014),
Thông tƣ 75/2015/TT-BTC (18/05/2015), 133/2016/TT-BTC (26/08/2016)…
Cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, Cà Mau là tỉnh đang có nhiều
triển vọng. Cùng với các ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản đƣợc đánh giá là
ngành mũi nhọn góp phần đáng kể vào sự phát triển của tỉnh nói riêng và của cả
nƣớc nói chung. Đi cùng với ngành này, sự phát triển của các doanh nghiệp thủy
sản ở Cà Mau ngày càng phát triển, thu hút nhiều đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. CLTT
BCTC ở tỉnh này trở thành mối quan tâm của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ của nhiều
đối tƣợng khác. Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác
động đến CLTT BCTC đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhƣng theo sự hiểu
biết của tác giả, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp đang niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán (Nguyễn Thị Phƣơng Hồng, 2016; Nguyễn Trọng
Nguyên, 2016), hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thành phố lớn nhƣ Thành
phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… (Phạm Thanh Trung, 2016; Lƣu Phạm Anh Thi,
2018…). Vấn đề đặt ra là có bằng chứng nào về các nhân tố tác động đến CLTT
trình bày trên BCTC của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau? Do
2
đó, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến Chất lượng thông tin Báo cáo
tài chính của doanh nghiêp – Bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa
bàn tỉnh Cà Mau” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác
động CLTT báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà
Mau. Từ đó giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin báo cáo tài chính lƣờng trƣớc
đƣợc rủi ro khi sử dụng báo cáo tài chính và ra quyết định phù hợp.
Mục tiêu cụ thể:
- Một là, nhận diện các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các doanh
nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Hai là, đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC tại
các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra, bài nghiên cứu cần trả lời đƣợc
các câu hỏi sau:
- Một là, những nhân tố nào có tác động đến CLTT BCTC tại các doanh
nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau? Có khác với những ngành
khác không?
- Hai là, mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC tại các doanh
nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhƣ thế nào?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính, chuần mực kế toán, Qui định về
lập và trình bày báo cáo, DN Thủy sản.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua
bán, nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Phạm vi thời gian: số liệu đƣợc thu thập từ 01/11/2018 đến 31/01/2019.
3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp khám phá, bao
gồm phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng.
Trong đó:
Phương pháp nghiên cứu định tính: đƣợc thực hiện bằng cách phỏng
vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến chuyên gia, các giảng viên có kinh nghiệm chuyên
môn về kế toán, đại diện kế toán các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà
Mau, kế thừa kết quả của những nhà nghiên cứu trƣớc về CLTT kế toán… nhằm
xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên
địa bàn tỉnh Cà Mau.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: đƣợc thực hiện bằng cách khảo
sát, thu thập số liệu, xử lý các số liệu thu thập đƣợc bằng mô hình hồi quy để đánh
giá chất lƣợng thông tin BCTC và đo lƣờng mức độ của các nhân tố tác động đến
chất lƣợng thông tin BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã có những đóng góp sau:
Về thực tiễn: Giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin BCTC của các DN
Thủy sản định hình đƣợc các nhân tố tác động CLTT trình bày trên BCTC qua đó
kiểm soát rủi ro và đề ra quyết định phù hợp.
Về lý thuyết: Luận văn đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định các
nhân tố tác động đến CLTT trình bày trên BCTC trong DN Thủy sản.
7. Kết cấu của luận văn
Bài luận văn có kết cấu gồm 5 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc liên quan đến nghiên cứu các
nhân tố tác động đến CLTT BCTC .
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Hàm ý và kết luận
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trong chƣơng 1, tác giả trình bày các nghiên cứu trƣớc đƣợc công bố ở
nƣớc ngoài và ở trong nƣớc về CLTT BCTC, các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT
BCTC. Từ đó xác định khe hỏng nghiên cứu và đƣa ra hƣớng nghiên cứu cho luận
văn.
1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC
Davood Khodadady (2012) với nghiên cứu “The relevance of financial
reporting information system in banking industry”, nhằm kiểm tra đặc tính “Tính
thích hợp” (Relevance) của thông tin BCTC của các ngân hàng ở Ấn Độ. Một mẫu
gồm BCTC của 49 ngân hàng, gồm 22 ngân hàng tƣ nhân và 27 ngân hàng công
đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng thang đo
Likert 5 điểm để phân tích 14 thuộc tính, trong đó 10 thuộc tính liên quan đến giá trị
dự báo và 04 thuộc tính còn lại liên quan đến giá trị xác nhận. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tính thích hợp của thông tin BCTC ở các ngân hàng khu vực tƣ nhân cao
hơn so với thông tin BCTC ở các ngân hàng khu vực công.
Alexios Kythreotis (2014) với nghiên cứu “Measurement of financial
reporting quality based on IFRS conceptual framework’s fundamental qualitative
characteristics” đo lƣờng hai đặc tính “sự thích hợp” (relevance) và “độ tin cậy”
(reliability) đƣợc quy định trong khung khái niệm của IASB về CLTT. Mẫu của
nghiên cứu bao gồm các công ty phát triển đã thông qua IFRS và niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán ở Châu Âu, bao gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp,
Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy
Điển và Vƣơng quốc Anh. Các BCTC đƣợc thu thập trong khoảng thời gian 10
năm, từ năm 2000 đến năm 2009, trong đó, BCTC trong thời gian 2000-2004 đại
diện cho BCTC trƣớc khi áp dụng IAS và từ 2005-2009 đại diện cho BCTC sau khi
5
áp dụng IAS. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy đặc tính “sự thích hợp”
gia tăng sau khi áp dụng IAS, trong khi “độ tin cậy” dƣờng nhƣ không đổi so với
trƣớc và sau khi áp dụng IAS.
Nghiên cứu “Financial Reporting Quality - Before and After IFRS
Adoption Using NICE Qualitative Characteristics Measurement” của Yurisandi
và Puspitasari (2015) nhằm đánh giá sự sự thay đổi của CLTT BCTC sau khi áp
dụng IFRS. Nghiên cứu dƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định tính đƣợc phát triển
bởi Nijmegen Centre for Economics (NiCE). Mẫu của nghiên cứu là các BCTC
trong giai đoạn 2009-2010 đại diện cho BCTC trƣớc khi áp dụng IFRS, và các
BCTC trong giai đoạn 2012-2013 đại diện cho BCTC sau khi áp dụng IFRS. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các đặc tính định tính về mức độ liên quan, tính dễ hiểu, và
khả năng so sánh đƣợc tăng lên sau khi thông qua IFRS. Andra Gajevszky, Ph. D.
Student (2015) cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự sau khi thực hiện nghiên cứu CLTT
BCTC của 50 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Bucharest từ năm 2011 đến
năm 2013. Trong nghiên cứu này, BCTC năm 2011 chƣa áp dụng IFRS, và từ năm
2012 đến năm 2013 đã áp dụng IFRS.
Ferrero và cộng sự (2015) với nghiên cứu “Effect of Financial Reporting
Quality on Sustainability Information Disclosure” về mối quan hệ giữa CLTT
BCTC với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Các tác giả sử dụng một
mẫu gồm 747 công ty phi tài chính quốc tế ở 25 quốc gia, trong giai đoạn từ 2002
đến 2010. Kết quả thu đƣợc cho thấy CLTT BCTC ảnh hƣởng tích cực đến chất
lƣợng CSR. Cụ thể, các công ty thực hiện quản trị thu nhập trong BCTC có xu
hƣớng công bố thông tin kém về CSR, hoặc thậm chí là không có thông tin nhƣ vậy.
Ngƣợc lại, các công ty tôn trọng nguyên tắc thận trọng thì thông tin BCTC và cam
kết CSR có chất lƣợng cao.
Nawrocki và Leszek (2014) với nghiên cứu có tên “Financial reporting
quality in companies listed on the Warsaw stock exchange”. Mục tiêu của nghiên
cứu là đánh giá CLTT BCTC các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Warsaw (Ba Lan). Nghiên cứu sử dụng mẫu là BCTC quý, BCTC nửa năm và
6
BCTC hàng năm đƣợc công bố từ năm 2012 đến năm 2014 của 400 công ty. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hơn một phần ba các công ty đƣợc nghiên cứu có độ tin
cậy CLTT BCTC thấp hơn so với các công ty còn lại. Điều này đặt ra vấn đề khóa
khăn trong việc ánh giá xu hƣớng phát triển của các công ty niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Warsaw.
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC
Nghiên cứu “Critical success factors for accounting information systems
data quality” của Hongjiang Xu và cộng sự (2003) hƣớng đến mục tiêu tìm hiểu các
nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các doanh nghiệp ở Australia. Bảy doanh
nghiệp ở Australia đã đƣợc sử dụng để làm mẫu cho nghiên cứu, trong đó có bốn
doanh nghiệp lớn, ba doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua bốn
giai đoạn: xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ, bổ sung thêm một số nhân tố tác
động đến CLTT BCTC, thu thập dữ liệu, khảo sát quy mô lớn – dùng phƣơng pháp
thống kê mô tả kiểm định các giả thuyết. Kết thúc nghiên cứu, các tác giả đƣa ra 26
nhân tố phân thành ba nhóm nhân tố có thể tác động đến CLTT BCTC, bao gồm:
Con ngƣời, Hệ thống, Tổ chức.
Nghiên cứu “Factors that Affect Accounting Information System
Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University
Utara Malaysia” của Al-Hiyari & cộng sự (2013) hƣớng đến mục tiêu tìm hiểu các
nhân tố tác động đến CLTT BCTC thông qua xem xét tác động của: nguồn nhân
lực, chất lƣợng dữ liệu, cam kết quản lý, và chất lƣợng dữ liệu. Nghiên cứu đƣợc
thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng. 200 bảng câu hỏi đƣợc thiết kế theo thang
đo Likert 5 điểm đƣợc gửi đến các học viên của trƣờng đại học Utara Malaysia, bao
gồm các sinh viên, cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh đang công tác tại các doanh
nghiệp và có kinh nghiệm từ 01 đến 05 năm (72.2%), từ 05 đến 10 năm (17.4%),
trên 10 năm (10.4%). Kết quả chỉ thu về đƣợc 119 bảng hợp lệ (59.5%). Kết quả
phân tích hồi quy cho thấy có mối quan hệ giữa CLTT BCTC với chất lƣợng hệ
thống TTKT và nguồn nhân lực.
7
Holtz và cộng sự (2014) với nghiên cứu “Effects of Board of Directors'
Characteristics on the Quality of Accounting Information in Brazil”, với mục
đích nghiên cứu tác động của các đặc điểm cấu trúc, thành phần của hội đồng quản
trị bao gồm quy mô và tính độc lập của ban giám đốc và tách biệt vai trò của chủ
tịch và giám đốc điều hành đến đặc tính phù hợp của CLTT BCTC các công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán BM & Fbovespa (Brazil). Mẫu nghiên cứu bao gồm các
công ty phi tài chính đƣợc liệt kê trên BM & FBovespa với thanh khoản thị trƣờng
chứng khoán hàng năm cao hơn 0,001, trong khoảng thời gian từ 2008-2011.
Phƣơng pháp hồi quy đƣợc sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, đối với các công ty giao dịch cổ phiếu trên BM & FBovespa tại thị trƣờng
Brazil, tính độc lập của hội đồng quản trị và tách biệt vai trò của chủ tịch với giám
đốc điều hành ảnh hƣởng tích cực đến CLTT BCTC.
Nghiên cứu “Quality of financial reporting in the Asia-Pacific region :
The influence of ownership composition” của Yasser và cộng sự (2016) đƣợc thực
hiện với mục đích tìm hiểu mối liên hệ giữa nhân tố sở hữu với CLTT BCTC của
các công ty trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Nghiên cứu sử dụng mẫu
gồm 20 công ty trong giai đoạn 2011-2013 từ các nƣớc Úc, Singapore, Malaysia,
Philippines và Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tập trung quyền sở hữu
có liên quan tích cực với CLTT BCTC. Tuy nhiên, quyền sở hữu công ty và sở hữu
nƣớc ngoài có liên quan tích cực với việc công bố BCTC ở các nƣớc đang phát
triển, sở hữu công ty và sở hữu công có tác động tích cực đến CLTT BCTC ở các
nƣớc phát triển. Các tác giả cũng đƣa ra nhận định rằng các công ty lớn hơn có mối
tƣơng quan ngƣợc chiều với chất lƣợng báo cáo tài chính ở châu Á-Thái Bình
Dƣơng.
Nghiên cứu của Wisna (2018) với tên gọi “Factors Affecting The Quality
Of Accounting Information” nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT kế toán.
Đối tƣợng nghiên cứu của tác giả là các lãnh đạo và kế toán ở ít nhất 59 doanh
nghiệp nhà nƣớc ở Bangdung. Mô hình nghiên cứu của Nelsi Wisna (2018) gồm ba
biến độc lập, một biến trung gian và một biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho
8
thấy các nhân tố Lãnh đạo, Quản trị tri thức và Đào tạo có ảnh hƣởng Hệ thống
TTKT, và chất lƣợng hệ thống TTKT ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT ở ba đặc
tính: (1) thích hợp, (2) chính xác, (3) kịp thời.
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC
Nguyễn Thị Phƣơng Hồng và Dƣơng Thị Khánh Linh (2014) có một
nghiên cứu “Quan điểm về đặc điểm chất lượng BCTC của các DN Việt Nam
hiện nay”, nhằm mục tiêu đo lƣờng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam trên
cơ sở các đặc điểm về CLTT BCTC đƣợc ban hành bởi IASB & FASB: Tính thích
hợp; trung thực; có khả năng so sánh đƣợc; Có thể kiểm chứng; Kịp thời; Có thể
hiểu đƣợc. Số lƣợng mẫu khảo sát trong nghiên cứu là 137. Đối tƣợng khảo sát là kế
toán viên, kiểm toán viên và nhà đầu tƣ. Kết quả nghiên cứu cho thấy BCTC các
thành phần CLTT BCTC trong các DN Việt Nam có giá trị trung bình từ 2,79 đến
3,45. Rõ ràng, chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chƣa
đƣợc đánh giá cao. Một kết quả khác khá thú vị về nghiên cứu này đó là các đặc
điểm của chất lƣợng BCTC có một khoảng cách khá lớn giữa mong đợi và thực tế.
Phạm Quốc Thuần (2017) với nghiên cứu “Tính thích hợp của chất
lượng thông tin báo cáo tài chính - Cơ sở lý luận và thực trạng trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam” . Nghiên cứu nhằm mục tiêu khẳng định tầm quan trọng của
thành phần Thích hợp đối với đánh giá CLTT BCTC; làm rõ các đặc tính đo lƣờng
tính Thích hợp của CLTT BCTC trƣớc và sau khi ban hành FASB & IASB 2010;
Xây dựng thang đo và đo lƣờng tính Thích hợp của CLTT BCTC trong các doanh
nghiệp (DN) tại Việt Nam. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp hỗn hợp,
bao gồm phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Có 207 mẫu đạt yêu
cầu cho nghiên cứu. Đối tƣợng phục vụ cho nghiên cứu là KT trƣởng; Trƣởng bộ
phận IT; Giám đốc DN; Trƣởng Phòng Kiểm soát nội bộ; Trƣởng phòng Kiểm toán.
Các số liệu đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và trả lời Bảng câu hỏi trên
mạng vào năm 2015. Dữ liệu đƣợc thu thập và xử lý thông qua phần mềm xử lý
9
thống kê SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thích hợp của CLTT BCTC trong các
DN tại Việt Nam đƣợc đánh giá ở mức 3,24/5 điểm, tính Thích hợp của CLTT
BCTC trong các DN tại Việt Nam thay đổi theo điều kiện niêm yết và quy mô
doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đã niêm yết, doanh nghiệp có quy mô càng
lớn thì càng chú trọng đến việc cung cấp BCTC đảm bảo chất lƣợng. Nghiên cứu
cũng so sánh giá trị Thích hợp của CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam với các
nghiên cứu khác trên thế giới và cho ra kết quả gần nhƣ tƣơng đồng. Tác giả cũng
chỉ ra rằng BCTC chƣa cung cấp đầy đủ thông tin để ngƣời sử dụng có thể đánh giá
đƣợc cơ hội, rủi ro cũng nhƣ tiên đoán các kết quả tƣơng lai của DN.
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC
Nguyễn Bích Liên (2012) với nghiên cứu “Xác định và kiểm soát các
nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ
thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp
Việt Nam” . Tác giả đã gửi bảng khảo sát đến các nhà tƣ vấn triển khai ERP; các
đối tƣợng nhà quản lý, nhân viên IT, KT, kiểm toán DN sử dụng ERP, các nhà
nghiên cứu hoặc giảng dạy ERP trên số lƣợng mẫu thu thập là 143. Bằng phƣơng
pháp nghiên cứu là thống kê, so sánh và tổng hợp, tác giả đã xác định đƣợc 6 nhân
tố tác động đến CLTT kế toán trong môi trƣờng ERP tại các DN Việt Nam bao
gồm: (1) Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân; (2) Kinh nghiệm,
phƣơng pháp tƣ vấn triển khai và chất lƣợng dữ liệu; (3) Thử nghiệm hệ thống ERP
và huấn luyện nhân viên; (4) Năng lực, cam kết của Ban quản lý và kiến thức của
nhà tƣ vấn triển khai; (5) Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; và (6) Chất
lƣợng phần mềm ERP. Tuy chƣa tiến hành đo lƣờng CLTT BCTC cũng nhƣ chƣa
kiểm định mức độ tác độngcủa của các nhân tố này đến CLTT BCTC nhƣng nghiên
cứu đã cung cấp đƣợc những thông tin quý báu cho các nghiên cứu sau này và tạo ra
một nền tảng lý luận chặt chẽ về tác động của một số nhân tố đến CLTT KT trong
môi trƣờng ERP.
Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) với nghiên cứu “Minh bạch thông tin tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Mục đích của
10
nghiên cứu nhằm đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố (1) ) Sự kiêm nhiệm
giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc; (2)Kiểm toán ; (3) Lợi nhuận; và (4) Đòn
bẩy tài chính đến sự minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên
TTCK ở Việt Nam. Mẫu nghiên cứu của tác giả gồm 178 công ty công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy các
nhân tố trên đều tác động ở mức có ý nghĩa thống kê đến sự minh bạch của thông
tin tài chính trong các công ty niêm yết. CLTT BCTC và minh bạch thông tin tài
chính là hai khái niệm khác biệt, tuy nhiên, kết quả có đƣợc từ nghiên cứu này là
một tài liệu tham khảo có giá trị về phƣơng pháp cũng nhƣ cách thức thực hiện
kiểm định và đo lƣờng mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình hồi qui.
Tác giả Nguyễn Xuân Hƣng và Phạm Quốc Thuần (2016) với nghiên cứu
“Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất
lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính”. Bằng phƣơng pháp định tính và
định lƣợng, các tác giả đã xác định và xây dựng đƣợc mô hình hồi quy cho thấy đặc
tính này chịu sự tác động của các nhân tố Áp lực về thuế, kiểm toán độc lập và
niêm yết chứng khoán.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016) có tên “Các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” đƣợc thực hiện trên mẫu
283 BCTC ba năm 2012, 2013, 2014 của 123 công ty có niêm yết trên TTCK Hà
Nội và TTCK Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu là xác định các
nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt
Nam, đồng thời đo lƣờng các nhân tố này thông qua chất lƣợng lợi nhuận dựa trên
cơ sở kế toán và dựa trên cơ sở thị trƣờng. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
hỗn hợp, phân tích mô hình hồi quy. Trong 23 nhân tố đƣợc đề xuất, có 17 nhân tố
ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC gồm: (1) Sở hữu vốn nƣớc ngoài, (2) Sở hữu vốn
tổ chức, (3) Kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, (4)
Tính độc lập của Hội đồng quản trị, (5) Trình độ chuyên môn tài chính của Hội
đồng quản trị, (6) Kế hoạch thƣởng, (7) Đòn bẩy tài chính, (8) Khả năng thanh toán
11
hiện hành, (9) Quy mô của công ty, (10) Thời gian niêm yết trên TTCK, (11) Tình
trạng niêm yết trên TTCK, (12) Loại công ty kiểm toán, (13) Tính trì hoãn của
BCTC, (14) Loại hình công nghiệp của doanh nghiệp, (15) Lợi nhuận (ROE), (16)
Triển vọng phát triển và (17) Chính sách chia cổ tức. Trong số này, có những nhân
tố giống và cũng có nhân tố khác với nghiên cứu của các quốc gia khác.
Nguyễn Trọng Nguyên (2016) thông qua việc tham khảo các thuộc tính đo
lƣờng CLTT BCTC của FASB & IASB 2010, tác giả đã xây dựng thang đo CLTT
BCTC, nghiên cứu “Tác động của quản trị công ty đến CLTT BCTC tại các công
ty niêm yết ở Việt Nam”. Mẫu nghiên cứu là báo cáo thƣờng niên và BCTC quý 4
của 195 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mô hình nghiên cứu bao gồm biến
độc lập là 7 yếu tố thuộc Quản trị công ty gồm Thành viên độc lập Hội đồng quản
trị; Thành viên độc lập Hội đồng quản trị có chuyên môn KTTC; Kiêm nhiệm hai
chức danh; Tần suất cuộc họp; Thành viên độc lập ban kiểm soát; Thành viên ban
kiểm soát có chuyên môn KTTC; Sự hiện diện kiểm toán nội bộ và 1 biến phụ thuộc
là CLTT BCTC. Kết quả phân tích hình hồi qui cho thấy cả 7 yếu tố thuộc Quản trị
công ty có tác động đến CLTT BCTC của các DN Niêm yết tại Việt Nam. Kết quả
khảo sát CLTT BCTC cũng cho cho thấy 18 DN đạt mức khá, 19 DN đạt mức trung
bình, còn lại 158 DN đạt mức yếu, kém.
Phạm Quốc Thuần (2016) đã có một nghiên cứu về “Các nhân tố tác
động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt
Nam”. Có 269 mẫu các công ty phi tài chính đạt yêu cầu đƣợc sử dụng cho nghiên
cứu, trong đó có 126 doanh nghiệp lớn và 143 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên
cứu đƣợc thực hiện qua nhiều bƣớc bằng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp ở dạng
thiết kế hỗn hợp khám phá. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 8 nhân tố tác động
đến CLTT BCTC bao gồm: (1) Hành vi quản trị lợi nhuận; (2) Áp lực về thuế; (3)
Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; (4) Đào tạo và bồi dƣỡng nhân viên; (5) Chất lƣợng
phần mềm kế toán; (6) Hiệu quả của Hệ thống KSNB; (7) Năng lực nhân viên kế
toán; (8) Kiểm toán độc lập. Và 2 nhân tố Niêm yết chứng khoán và Quy mô doanh
12
nghiệp đóng vai trò là biến điều tiết làm thay đổi mối quan hệ của các biến còn lại
đến CLTT BCTC.
1.3 Nhận xét các nghiên cứu, khe hỏng nghiên cứu và rút ra hƣớng nghiên
cứu cho luận văn
1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu
Qua việc tham khảo sơ bộ một số nghiên cứu đã đƣợc công bố trên thế
giới và trong nƣớc có liên quan đến đề tài luận văn, có thể thấy vấn đề CLTT BCTC
và các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT BCTC rất đƣợc quan tâm. Ngày càng có nhiều
công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện, đóng góp không nhỏ cho các mục tiêu quản
trị, học tập, thống kê… ; đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ nghiêm túc không chỉ từ các tổ
chức nghề nghiệp uy tín trên thế giới (FASB, IASB…), cơ quan Nhà nƣớc, mà còn
từ các nhà nghiên cứu độc lập….
Đối với các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT BCTC, mỗi nghiên cứu trƣớc
đều đƣa ra đƣợc nhiều nhân tố khác nhau, tuy nhiên, chúng có điểm chung đó là có
thể chia thành nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp và nhóm nhân tố bên ngoài
doanh nghiệp hoặc các nhân tố phản ánh đặc tính của doanh nghiệp.
Trên thế giới, các nghiên cứu về CLTT BCTC đƣợc thực hiện khá sớm so
với Việt Nam. Các nghiên cứu trƣớc cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu sau kế
thừa và phát triển lâu dài. Các nghiên cứu tại Việt Nam dù phát triển sau và không
liên quan trực tiếp đến nghiên cứu này nhƣng là một kênh tham khảo có giá trị và là
cơ sở vững chắc về mặt lý luận và thực tiễn.
1.3.2 Khe hổng nghiên cứu
Phần lớn các nghiên cứu về CLTT BCTC trên Thế giới đƣợc thực hiện
một cách riêng lẻ và tập trung vào nhóm yếu tố Quản trị công ty (Holtz và cộng sự,
2014) . Một số nghiên cứu chỉ tập trung phân tích tác động cụ thể của một hoặc một
vài yếu tố đến CLTT BCTC (Al-Hiyari & cộng sự, 2013) . Bên cạnh đó, một số
nghiên cứu chỉ quan tâm đến CLTT BCTC trong một phạm vi xã hội, địa lý cụ thể
(Yasser và cộng sự, 2016) .
13
Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
CLTT BCTC. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ các khái niệm,
nội dung của CLTT BCTC, … Phạm vi của các nghiên cứu thƣờng hẹp, phần lớn
tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp nổi bật, dễ tiếp cận thông tin, số liệu nhƣ các
doanh nghiệp có niêm yết trên TTCK, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố
Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Phƣơng Hồng, 2016; Nguyễn Trọng Nguyên, 2016)….
Có rất ít các nghiên cứu đi sâu vào đo lƣờng CLTT BCTC theo đầy đủ các thuộc
tính đƣợc công bố bởi FASB và IASB. Bên cạnh đó, các thang đo chủ yếu đƣợc kế
thừa từ các nghiên cứu ở nƣớc ngoài và đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với các doanh
nghiệp tại Việt Nam (Phạm Quốc Thuần, 2016).
Trong thời điểm hiện tại, các quy định kế toán Việt Nam đang có sự điều
chỉnh theo hƣớng hội tụ với Quốc Tế. Bên cạnh đó, Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có
các điều kiện về địa lý, kinh tế - xã hội đặc thù riêng, tại đó ngành thủy sản đang có
sự phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều đầu tƣ từ trong và ngoài nƣớc. Trong quá trình
tìm hiểu, tác giả nhận thấy chƣa có nghiên cứu nào về CLTT BCTC đƣợc thực hiện
tại địa phƣơng này. Do đó, nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của
các doanh nghiệp – bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà
Mau sẽ là một bằng chứng thực nghiệm cụ thể cho các nghiên cứu trƣớc cũng nhƣ
có thể khám phá thêm đƣợc các nhân tố mới khi nghiên cứu tại địa phƣơng.
1.3.3 Định hƣớng của nghiên cứu này
Trên cơ sở những đánh giá trên, tác giả thấy rằng nghiên cứu cần thực
hiện đƣợc các công việc sau:
- Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của doanh nghiệp, phù
hợp với đặc điểm của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Xây dựng thang đo, đo lƣờng tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC
phù hợp với các đặc điểm của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh
Cà Mau với đầy đủ các đặc tính đƣợc công bố bới FASB và IASB.
14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 điểm qua các nghiên cứu đƣợc công bố ở trong, ngoài nƣớc về
CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Từ kết quả của các nghiên
cứu đó, tác giả đƣa ra nhận xét và rút ra đƣợc khe hỏng nghiên cứu, đƣa ra đƣợc
định hƣớng cho nghiên cứu của mình.
Chƣơng kế tiếp sẽ phân tích các cơ sở lý thuyết và các lý thuyết nền tảng,
trên cơ sở đó cùng với kết quả phân tích từ chƣơng này sẽ xây dựng mô hình nghiên
cứu của luận văn.
15
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2 trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, các
thuộc tính của CLTT BCTC. Đồng thời đƣa ra đƣợc đặc điểm các doanh nghiệp
thủy sản cà Mau trong mối quan hệ với CLTT BCTC. Trên cơ sở trình bày 5 lý
thuyết nền: Lý thuyết ủy quyền, Lý thuyết thông tin bất cân xứng, Lý thuyết tam
giác gian lận, Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật, và Lý thuyết ngẫu nhiên, tác giả đề
xuất đƣợc mô hình nghiên cứu và dự đoán chiều tác động của 7 nhân tố: Bộ máy
quản trị, Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Công cụ hỗ trợ,
Hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán độc lập và Hạn chế của ngành thủy sản.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm thông tin
Thông tin là một khái niệm rộng, tùy vào từng lĩnh vực mà ngƣời ta có thể
đƣa ra một khái niệm thông tin phù hợp. Trong kế toán, thông tin đƣợc tạo ra từ quá
trình xử lý và cung cấp bởi hệ thống kế toán của mỗi doanh nghiệp. Thông tin kế
toán là những thông tin định lƣợng, căn bản, là những thông tin tài chính có liên
quan đến các thực thể kinh tế hƣớng đến việc sử dụng cho việc ra các quyết định
kinh tế (Needles & cộng sự, 1993). Thông tin kế toán đƣợc chia thành Thông tin kế
toán tài chính và thông tin kế toán quản trị.
Thông tin kế toán tài chính là những thông tin KT ngoài việc đƣợc sử
dụng bởi các nhà quản lý còn đƣợc công bố cho những ngƣời sử dụng bên ngoài
DN (Needles & cộng sự, 2003), chẳng hạn nhƣ các cổ đông, nhà cung cấp hàng hóa,
ngân hàng cho vay và các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Theo luật kế toán Việt Nam
(2003; 2015), thông tin KTTC bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính bằng
BCTC cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị KT.
Thông tin kế toán quản trị đƣợc sử dụng để phục vụ cho những ngƣời ra
quyết định bên trong công ty nhƣ các nhà quản trị cấp cao, các phòng ban, hiệu
trƣởng hay trƣởng khoa các trƣờng đại học, ban giám đốc bệnh viện và các cấp
quản lý trong nội bộ tổ chức… Thông tin KT bao hàm những thông tin kinh tế, tài
16
chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị KT
(Luật KT Việt Nam, 2003; 2015).
2.1.2 Khái niệm chất lƣợng
Theo International Organization for Standardization ( Tổ chức Quốc tế về
tiêu chuẩn hóa), chất lƣợng đƣợc khái niệm là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một
tập hợp các đặc tính vốn có (ISO 9000:2005), đây cũng là quan điểm đƣợc Quốc tế
thừa nhận (Burgi & Brandmeier, 2014). Cũng nhƣ thông tin, có nhiều quan điểm
khác nhau về chất lƣợng. Tùy vào lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu mà chất lƣợng sẽ
đƣợc khái niệm cho phù hợp (Sower & Fair, 2005; Crosby, 2006; Mouzhi Ge,
2009). Chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn thay đổi
nên chất lƣợng cũng phải luôn luôn thay đổi theo thời gian, không gian, điều kiện
sử dụng (Nguyễn Trọng Nguyên, 2016). Trong kế toán, đối tƣợng quan trọng nhất
của chất lƣợng là những thông tin mà nó tạo ra. Dƣới góc độ quản trị, một thông tin
kế toán đạt chất lƣợng khi nó phản ánh đƣợc tình hình hoạt động của công ty, giúp
các nhà quản trị ra quyết định, giám sát thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc. Ngoài ra,
một thông tin kế toán đạt chất lƣợng còn phải cung cấp đƣợc các thông tin tài chính
hữu ích cho các đối tƣợng khác ngoài doanh nghiệp, nhƣ nhà đầu tƣ, tổ chức tín
dụng, cơ quan thuế…
2.1.3 Khái niệm CLTT
Khái niệm CLTT cần đƣợc dựa trên hai yếu tố là đặc điểm thông tin và
ngƣời sử dụng thông tin (Mouzhi Ge, 2009).
Đối với đặc điểm thông tin, CLTT là sự đáp ứng những đặc điểm kỹ thuật
hay yêu cầu (Kahn & cộng sự, 2002); theo CobiT, CLTT đƣợc đánh giá qua bảy
tiêu chuẩn: hữu hiệu, hiệu quả, bảo mật, toàn vẹn, sẵn sàng, tuân thủ, đáng tin cậy
(IT Governance Institute, 2007, theo Phạm Quốc Thuần, 2016).
Về phía ngƣời sử dụng thông tin, một thông tin có chất lƣợng tốt nếu nó
đặt đƣợc các tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu của ngƣời sử dụng thông tin bao
gồm: Chính xác, Đầy đủ, Phù hợp, Kịp thời và Nhất quán (Baltzan, 2012). Wang &
17
Strong (1996) cũng cho rằng CLTT là một sự phù hợp để sử dụng đối với ngƣời
dùng.
Theo tác giả, CLTT có thể đƣợc hiểu là một tập hợp các tiêu chuẩn theo
quy định mà phù hợp với yêu cầu của ngƣời sử dụng.
2.1.4 Khái niệm CLTT BCTC
Khái niệm về CLTT BCTC đƣợc quy định rất cụ thể dƣới dạng khuôn
mẫu các khái niệm bởi các tổ chức nghề nghiệp kế toán Quốc tế nhƣ: FASB,
IASB... Ngoài ra, CLTT BCTC ở mỗi quốc gia sẽ có những định riêng. Ở nƣớc ta,
quy định về CLTT BCTC cũng đƣợc đề cập đến trong luật kế toán Việt Nam.
Theo quan điểm của FASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa
Kỳ - Financial Accounting Standards Board): CLTT BCTC là các thuộc làm cho
thông tin trở nên hữu ích cho các quyết định kinh doanh và kinh tế (FASB, 1980).
Theo quan điểm IASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế -
International Accounting Standards Board): CLTT kế toán đƣợc khái niệm là những
thuộc tính làm cho thông tin BCTC trở nên hữu ích cho việc ra quyết định của các
nhà đầu tƣ hiện tại và tiềm năng, ngƣời cho vay và các chủ nợ khác (IASB, 2010).
Nhiều nhà nghiên cứu theo hƣớng cơ bản cũng đã đƣa ra những khái niệm
đa dạng về CLTT BCTC. Trong đó, Jonas và Blanchet (2000), cho rằng CLTT
BCTC thể hiện ở việc cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin tài chính, tránh gây
nhầm lẫn hoặc thay đổi quyết định của ngƣời sử dụng.
Kế toán Việt Nam quy định, thông tin trình bày trong BCTC phải đảm bảo
các yêu cầu: Trung thực, hợp lý, thích hợp, đầy đủ, có thể kiểm chứng, kịp thời, dễ
hiểu, nhất quán và có thể so sánh đƣợc (Thông tƣ 200, điều 101).
2.1.5 Các thuộc tính CLTT BCTC
2.1.5.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu độc lập
Theo McFie.J.B, 2006, CLTT BCTC phụ thuộc vào chất lƣợng trong quá
trình tạo ra chúng, đó là: quá trình lập, quá trình trình bày và công bố. Trong đó:
18
CLTT BCTC
Chất lƣợng chuẩn mực kế toán biểu hiện thông qua
tính rõ ràng và khả năng ứng dụng
Chất lƣợng trong việc thiết kế
bố cục của
báo cáo
- Hoạt động lập: CLTT BCTC phụ thuộc nhiều vào việc các số
liệu kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuân thủ các chuẩn mực
kế toán và kệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến quá trình lập BCTC.
- Hoạt động trình bày: các báo cáo đƣợc trình bày sao cho có
thể giải thích đƣợc các hoạt động kinh doanh, tài chính, ….
- Công bố: công bố các thông tin tài chính và phi tài chính,
những giải thích trong vấn đề lựa chọn các chính sách và ƣớc tính kế toán.
Ngoài ra, tác giả còn cho rằng CLTT BCTC phụ thuộc vào chất lƣợng
kiểm soát từ bên ngoài, nhƣ kiểm toán độc lập, Ủy ban kế toán,…
Hình 2.1 Những yếu tố cần thiết nhằm tạo nên thông tin BCTC chất lƣợng cao
(McFie.J.B, 2006)
(Nguồn: Trích nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên, 2016)
Chất lƣợng giám sát của
UBKT
Thủ tục lập số liệu kế
toán có chất lƣợng
Chất lƣợng ý kiến của kiểm
toán viên độc lập
Các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế của doanh nghiệp
Chất lƣợng của những tài liệu
là giấy hoặc file điện tử của
báo cáo thƣờng niên của
doanh nghiệp
Sự hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến
quy trình ghi nhận số liệu kế toán
Trình bày những giải thích về
các hoạt động kinh doanh,
tình hình tài chính, các biểu
đồ, tỷ lệ, hình thức báo cáo
Chất lƣợng công bố về những
giải thích khi lựa chọn chính
sánh kế toán
Chất lƣợng giám sát của
UBKT
Chất lƣợng giám sát của
UBKT
Chất lƣợng ý kiến của kiểm
toán viên độc lập
Chất lƣợng về trình
bày thông tin
Chất lƣợng về công bố
thông tin
Chất lƣợng số liệu kế
toán
19
2.1.5.2 Theo quy định của kế toán Việt Nam
Điều 101, Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, do BTC ban hành ngày 22 tháng
12/2014, quy định :
1. “Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực,
hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy
đủ, khách quan, không có sai sót” (Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, điều
101, trang 452) .
2. “Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp ngƣời sử dụng Báo cáo tài
chính dự đoán, phân tích và đƣa ra các quyết định kinh tế” (Thông tƣ
200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453).
3. “Thông tin tài chính phải đƣợc trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh
trọng yếu” (Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453).
4. “Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu”
(Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453).
5. Thông tin tài chính phải đƣợc trình bày nhất quán và có thể so sánh
giữa các kỳ kế toán; So sánh đƣợc giữa các doanh nghiệp với
nhau.”(Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453).
2.1.5.3 Theo quan điểm của FASB
FASB vào tháng 05 năm 1980 đã công bố các thuộc tính chất lƣợng của
thông tin BCTC trong khuôn mẫu khái niệm của mình. Mục đích của khuôn mẫu
này là giúp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin xác định các thuộc tính một thông
tin kế toán hữu ích, phục vụ cho việc ra quyết định. Trong khuôn mẫu này, FASB
xác định mức độ thích hợp và đáng tin cậy là hai yếu tố chính góp phần tạo nên một
thông tin hữu ích. Nếu mất đi một trong hai yếu tố này thì tính hữu ích của thông tin
cũng không còn nữa. Để có thích hợp, thông tin phải có tính kịp thời, và phải có giá
trị dự báo hoặc phản hồi hoặc cả hai. Và để có độ tin cậy, thông tin phải trung thực,
kiểm chứng và trung lập. Bên cạnh đó, tính so sánh và nhất quán trong mối quan hệ
20
Trung lập
Neutrality
Trung thực
Representational
Faithfulness
Kiểm chứng
Verifiability
Đáng tin cậy
Reliability
Dự báo
Predictive
Kịp thời
Timeliness
Phản hổi
Feedback
Thích hợp
Relevance
Ngƣời sử dụng
Có thể hiểu đƣợc
Understandability
Tính hữu ích
Usefulness
tƣơng tác với tính thích hợp và độ tin cậy của thông tin góp phần làm gia tăng tính
hữu ích của thông tin đó (FASB, CON 2-2,1980).
Hình 2.2.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB (1980)
2.1.5.4 Theo quan điểm của IASB
Tháng 04 năm 2001, IASB đã công bố khái niệm mới về CLTT BCTC với
tên gọi Khung chuẩn bị và trình bày BCTC (Framework for the Preparation and
Presentation of Financial Statements). Theo đó, CLTT đƣợc hiểu là những thuộc
tính làm cho những thông tin trên BCTC trở nên hữu ích cho việc ra quyết định của
ngƣời sử dụng. Khuôn mẫu này đã trở thành nền tảng cho việc lập và trình bày
BCTC sau này.Bốn thuộc tính của CLTT BCTC đƣợc IASB đƣa ra là: Dễ hiểu;
thích hợp; đáng tin cậy; có thể so sánh đƣợc. Trong đó, thuộc tính đáng tin cậy sẽ
đƣợc gia tăng bởi các điều kiện: thể hiện trung thực, nội dung hơn hình thức, trung
lập, thận trọng và đầy đủ.
Nhất quán và so sánh
Consistency & Comparability
21
Hình 2.3.Các thuộc tính CLTT BCTC của IASB (2001)
2.1.5.5 Theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB (2010)
Tháng 09 năm 2010, trong một dự án chung với FASB, khuôn mẫu các
khái niệm đƣợc sửa đổi trên cơ sở dựa trên nguyên tắc thống nhất về bản chất, hội
tụ quốc tế. Với tên gọi “Khuôn mẫu các khái niệm cho BCTC 2010”, khuôn mẫu
xác định mục tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính
hữu ích cho những nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm
năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một công ty, khẳng
định Thích hợp và Trình bày trung thực là đặc tính chất lƣợng nền tảng của thông
tin trên BCTC. Bên cạnh đó, các thuộc tính làm gia tăng CLTT BCTC gồm Có khả
năng so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu đƣợc. Các khái niệm có
thể tóm tắt nhƣ sau:
Thích hợp: khả năng tác động của thông tin đến việc ra quyết định của
ngƣời sử dụng. Thông tin có thể có khả năng ảnh hƣởng đến việc ra quyết định khi
nó mang giá trị dự đoán, giá trị xác nhận hay cả hai.
 Giá trị dự đoán: thông tin đƣợc sử dụng nhƣ là một thông tin
đầu vào khi dự đoán các kết quả tƣơng lai.
 Giá trị xác nhận: thông tin cung cấp những phản hồi về việc
thừa nhận hoặc những sự thay đổi của các đánh giá trƣớc đó.
Có thể so sánh đƣợc
Comparability
Đáng tin cậy
Reliability
Thích hợp
Relevance
Dễ hiểu
Understandability
Thông tin hữu ích
Thận trọng
Đầy đủ
Trung lập
Nội dung hơn hình
thức
Thể hiện trung thực
22
thông tin.
Trình bày trung thực: bao gồm Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót của
 Toàn vẹn : toàn bộ các thông tin miêu tả và giải thích cần thiết
để ngƣời sử dụng hiểu đƣợc các hiện tƣợng, bao hàm việc giải
thích các mức ý nghĩa về bản chất của các khoản mục, các
nhân tố và các hoàn cảnh có thể tác động đến chất lƣợng và
bản chất đó, cũng nhƣ quy trình đƣợc sử dụng để xác định các
giá trị đó.
 Trung lập: không chứa đựng những định kiến, điều chỉnh,
nhấn mạnh, làm nhẹ hoặc chế biến thông tin làm gia tăng khả
năng ngƣời sử dụng đón nhận thông tin với một cái nhìn tốt
đẹp hoặc ngƣợc lại. Tuy nhiên Trung lập không có nghĩa là
việc trình bày thông tin không có mục tiêu hoặc là không ảnh
hƣớng đến hành vi mà phải có ảnh hƣởng đến quyết định của
ngƣời sử dụng.
 Không sai sót: là không có lỗi hoặc là bỏ sót trong việc miêu
tả sự kiện và qui trình đƣợc sử dụng để sản xuất thông tin.
Chẳng hạn nhƣ việc ƣớc lƣợng về mặt giá trị không thể đƣợc
xác định là chính xác hay không chính xác. Tuy nhiên, việc
trình bày của ƣớc lƣợng này cần phải đúng sự thật nếu giá trị
đƣợc xác định rõ ràng, việc ƣớc lƣợng đƣợc xem là xác đáng,
bản chất và giới hạn của việc ƣớc lƣợng cần phải đƣợc giải
thích và không có sai sót trong việc lựa chọn và áp dụng quy
trình phù hợp trong quá trình ƣớc lƣợng.
Các thuộc tính làm gia tăng CLTT:
 Có khả năng so sánh: thông tin có liên quan có thể đƣợc so
sánh với những thông tin tƣơng tự của các thực thể khác hoặc
là giữa các kỳ khác nhau trong cùng một thực thể thông tin.
Nhất quán có liên quan đến việc sử dụng cùng một phƣơng
23
pháp cho cùng một khoản mục giữa các kỳ KT trong phạm vi
của thực thể hoặc trong cùng một kỳ KT giữa các thực thể. Có
khả năng so sánh là mục tiêu và tính nhất quán giúp đạt đƣợc
mục tiêu đó.
 Có thể kiểm chứng: đảm bảo thông tin phản ánh các hiện
tƣợng kinh tế một cách đúng sự thật. Những ngƣời quan tâm
độc lập và có kiến thức đến thông tin đều đạt đƣợc sự đồng
thuận, mặc dù sự đồng thuận đó không phải là toàn vẹn, đó là
một sự mô tả đặc thù của thông tin đƣợc trình bày trung thực.
Thông tin cần phải đƣợc kiểm chứng cả về số lƣợng lẫn giá trị
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Kịp thời: thông tin luôn sẵn sàng cho việc ra quyết định.
Thông tin càng lỗi thời thì tính hữu ích càng thấp.
 Có thể hiểu đƣợc: việc phân loại, mô tả và trình bày thông tin
rõ ràng và súc tích làm cho thông tin trở nên có thể hiểu đƣợc.
Qua phân tích, tác giả nhận thấy khái niệm thuộc tính CLTT theo quan
điểm hòa hợp của FASB và IASB (2010) là mang tính hội tựu cao nhất. Nên trong
bài nghiên cứu của mình, tác giả sẽ lựa chọn quan điểm này để đánh giá CLTT
BCTC các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Cà Mau.
24
Hình 2.4.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB và IASB (IASB, 2010)
2.2 Đặc điểm doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau và mối quan hệ với CLTT
BCTC
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt
động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế –xã hội của loài ngƣời. Thuỷ sản đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó
còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều lao động đặc biệt là
ở vùng nông thôn và vùng ven biển.
Cà Mau có 3 mặt giáp biển, với 254 km bờ biển, theo sở công thƣơng tỉnh
Cà Mau, tính đến cuối năm 2017, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất
Ngƣời sử dụng
Tính hữu ích
Usefulness
Thích hợp
Relevance
Trình bày trung
thực
Faithful
Giá trị dự báo
Predictive
Value
Giá trị xác nhận
confirmatory
value
Toàn vẹn
Complete
Không sai sót
Free from error
Trung lập
Neutral
Tác dụng nâng cao giá trị các thuộc tính
Enhancing Qualitative Characteristics
- So sánh (Comparability)
- Kiểm chứng (Verifiability)
- Kịp thời (Timeliness)
- Có thể hiểu (Understandability)
25
cả nƣớc, với trên 302.861 ha, chiếm 27,9% cả nƣớc, 39% vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. Tỉnh Cà Mau xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó con
tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là
động lực chính, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Con tôm Cà Mau hiện đã có mặt ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, các hoạt
động quảng bá xúc tiến thƣơng mại tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu
sang các nƣớc Tây Âu và hƣớng đến thị trƣờng Ấn Độ đang đƣợc tỉnh này quan
tâm..
Để phát triển ngành thủy sản theo hƣớng hội nhập quốc tế, nhiều doanh
nghiệp chế biến thủy sản đã đầu tƣ hàng trăm tỷ đồng để đổi mới công nghệ, mua
sắm thiết bị và nâng cấp nhà xƣởng. Tổng công suất thiết kế đạt trên 150.000 tấn
thành phẩm/năm. Hiện nay, công nghệ chế biến thủy sản ở Cà Mau đã ngang tầm
với nhiều quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng chế biến ngày đa dạng, phong phú,
chất lƣợng không ngừng đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiều thị trƣờng
khó tính nhƣ Mỹ, Nhật, Úc và EU... Năm 2016, Cà Mau có 39 nhà máy chế biến
thủy sản, công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần
01 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nƣớc, giải quyết việc làm
cho 300.000 ngƣời (Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau).
Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang thực hiện nhiều chính sách thu hút các nhà
đầu tƣ thực hiện các dự án chế biến thủy sản, thu mua nguyên liệu, sản xuất chả cá,
cá khô, nƣớc mắm, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và cung cấp các dịch vụ hậu cần
nghề cá…
Với những đặc điểm nhƣ trên, vấn đề CLTT BCTC ở các doanh nghiệp
thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau không chỉ là mối quan tâm của các nhà đầu tƣ,
ngân hàng mà còn của chính quyền địa phƣơng và nhiều đối tƣợng khác.
2.3 Các lý Thuyết nền
2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)
Lý thuyết ủy nhiệm (hay còn gọi là Lý thuyết đại diện) đƣợc xem là nền
tảng cho phần lớn các nghiên cứu về kế toán. Nội dung của lý thuyết này đề cập đến
26
mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên đƣợc ủy nhiệm (agent) thông qua
hợp đồng. Theo hợp đồng, bên đƣợc ủy nhiệm đại diện cho bên ủy nhiệm thực hiện
một số công việc, bao gồm thẩm quyền ra quyết định kinh tế thay. Lý thuyết ủy
nhiệm cho rằng, mặc dù ủy nhiệm đƣợc kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho
bên ủy nhiệm, nhƣng việc tồn tại một mâu thuẫn trong mối quan hệ này là điều khó
tránh khỏi khi cả hai bên đều theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích của riêng mình.
Để giải quyết mâu thuẫn này cần có chế độ đãi ngộ thích hợp cho ngƣời đƣợc ủy
nghiệm, thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả đối với ngƣời ủy nhiệm để hạn chế
những hành vi tƣ lợi, không bình thƣờng…
Ngƣời đƣợc ủy nhiệm thƣờng có kiến thức chuyên môn hơn ngƣời ủy
nhiệm. Hoạt động chuyên môn hàng ngày đều do họ thực hiện. Khi kiến thức càng
cao thì khả năng ngƣời đƣợc ủy nhiệm lợi dụng ngƣời ủy nhiệm khi hoạt động giám
sát không hiệu quả. Bell & Carcello (2000) cho rằng, trong các tổ chức có sự tách
biệt giữa quyền sở hữu và quản lý, sẽ nảy sinh những hành vi tƣ lợi của những
ngƣời đƣợc ủy nhiệm. Do đó, cần thiết phải có một hệ thống giám sát thích hợp để
bảo vệ quyền lợi của ngƣời ủy nhiệm trong vấn đề xung đột lợi ích với ngƣời đƣợc
ủy nhiệm.
Theo lý thuyết ủy nhiệm, BCTC là công cụ giám sát hiệu quả điều hành
của nhà quản lý, còn nhà quản lý dùng BCTC để thuyết phục chủ ở hữu rằng họ đã
điều hành một cách hiệu quả nhất (Watson & cộng sự, 2002). Từ lý luận này, tác giả
cho rằng yếu tố Quản trị có tác động đến CLTT BCTC. Thông qua các chính sách
kế toán, các nhà quản lý có thể tác động vào việc xử lý TTKT nhằm tạo ra một hình
ảnh không đúng với thực tế của doanh nghiệp và sử dụng nó cho những hành vi tƣ
lợi của mình. Do đó, cần thiết có một cơ chế giám sát từ phía bên trong nhằm hạn
chế hành vi gian lận, không tuân thủ quy định của kế toán. Bên cạnh đó các công ty
kiểm toán cũng đóng một vai trò quan trọng đối với việc thực hiện và cung cấp
thông tin kế bởi vì các công ty kiểm toán có thể giúp các DN thực hiện hiệu quả các
chính sách về giá phí, chi phí, lƣu chuyển tiền tệ; kiểm tra và giám sát. Lý thuyết ủy
nhiệm cũng đƣa ra quan điểm rằng tính độc lập của các thành viên trong ban quản
27
trị càng cao thì hiệu quả giám sát càng gia tăng (Nicholson và Kiel, 2007). Epstein
và Roy (2010) cũng đƣa ra đề xuất HĐQT cần thƣờng xuyên nâng cao những kỷ
năng và kiến thức để duy trì hiệu quả hoạt động của công ty trƣớc những biến động
của thị trƣờng.
Lý thuyết ủy nhiệm khi đƣợc sử dụng trong luận văn này đã giúp tác giả
hình dung đƣợc các nhân tố Bộ máy quản trị, hành vi điều chỉnh lợi nhuận, hệ
thống KSNB và kiểm toán độc lập có mối quan hệ với CLTT BCTC.
2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng đƣợc xây dựng đầu tiên bởi George
Akerlof vào năm 1970. Kể từ khi đƣợc giới thiệu, khái niệm về thông tin bất cân
xứng đã đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu kế toán tài chính (Glosten &
Spatt, 2005; Healy & Palepu, 2001; theo Harakeh, 2017). Scott (2015) cho rằng sự
bất cân xứng thông tin chắc chắn là khái niệm quan trọng nhất của lý thuyết kế toán
tài chính. Lý thuyết này có đƣợc vai trò quan trọng của nó trên thị trƣờng tài chính
từ thực tế là mức độ nghiêm trọng của thông tin bất cân xứng có thể dẫn đến sự sụp
đổ hoàn toàn của thị trƣờng (Harakeh, 2017).
Lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng sự bất cân xứng thông tin chịu
tác động từ việc công bố các thông tin BCTC, từ đó tác động đến đến các quyết
định kinh tế của những ngƣời tham gia thị trƣờng. Hai đối tƣợng chính của thông tin
bất cân xứng là đối tƣợng bên trong (có nhiều thông tin) và đối tƣợng bên ngoài (có
ít thông tin hơn, hoặc có đƣợc thông tin nhƣng không chính xác). Trong thị trƣờng
vốn, thông tin bất cân xứng tồn tại vì hai vấn đề chính: rủi ro đạo đức và lựa chọn
bất lợi.
Vấn đề rủi ro đạo đức phát sinh khi đối tƣợng bên trong lạm dụng các
nguồn lực của công ty để phục vụ lợi ích cá nhân thay vì tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp. Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức phát sinh khi nhà quản lý – có đƣợc
nhiều thông tin từ sự trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty –có sự tƣ lợi mà
các HĐQT, hoặc chủ sở hữu, nhà đầu tƣ…- những ngƣời không có đƣợc nhiều
thông tin, hoặc có đƣợc thông tin BCTC không đáng tin cậy. Vấn đề rủi ro đạo đức
28
sẽ càng nghiêm trọng nếu các đối tƣợng bên ngoài không có đủ thông tin để ngăn
chặn kịp thời (Harakeh, 2017). Do đó, cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiểm
soát hiệu quả nhằm ngăn chặn vấn đề này.
Vấn đề lựa chọn bất lợi phát sinh khi một bên trong giao dịch kinh tế có ít
thông tin hoặc có sự kỳ vọng về thông tin không chính xác. Trong thực tế, vấn đề
này phát sinh khi các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty bảo hiểm… tiếp nhận
thông tin về kế hoạch kinh doanh và trả phƣơng án trả nợ …không chính xác từ
phía doanh nghiệp. Trong thị trƣờng chứng khoán, lựa chọn bất lợi xảy ra khi các
nhà đầu tƣ định giá cổ phiếu không chính xác khi có sự kỳ vọng về giá cổ phiếu
không hợp lý. Lựa chọn bất lợi gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả đầu tƣ và phân
bổ vốn, từ đó gây tổn thất nặng nề cho xã hội (Harakeh, 2017).
Từ những lập luận trên, tác giả cho rằng cần thiết phải có một hệ thống
giám sát và những quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự gian lận trong các BCTC.
Theo đó, khi dƣa vào bài nghiên cứu này, lý thuyết thông tin bất cân xứng giúp tác
giả hình thành nên ý tƣởng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận, vai trò của hệ thống
KSNB có tác động đến CLTT BCTC.
2.3.3 Lý thuyết tam giác gian lận (The Fraud Triangle)
Lý thuyết tam giác gian lận đƣợc phát triển đầu tiên bởi nhà nghiên cứu
tội phạm học ngƣời Mỹ - Donald R. Cressey (1953), khi ông thực hiện nghiên cứu
hành vi tham ô và biển thủ của tội phạm kinh tế. Mô hình này sau đó đƣợc phát
triển bởi nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Rasha Kassem &
Andrew Higson, 2012; Roden & các cộng sự, 2016…).
Theo Cressey, tam giác gian lận trình bày 3 nhân tố dẫn đến hành vi gian
lận, bao gồm: Áp lực, cơ hội và thái độ.
Áp lực: những bế tắc trong cuộc sống cá nhân nhƣ khó khăn về tài chính,
rạn nức trong mối quan hệ giữa ngƣời chủ và ngƣời làm thuê… tạo ra những áp
lực.. Áp lực làm phát sinh hành vi gian lận, bất kể đó là nhân viên, ngƣời quản lý
hay tổ chức.
29
Cơ hội: khi đã bị áp lực, gặp cơ hội thuận lợi thì sẽ thực hiện hành vi gian
lận. Cơ hội đến từ việc có khả năng có đƣợc các thông tin dẫn tới gian lận, hoặc kỹ
năng thực hiện các gian lận.
Thái độ: không phải bất kỳ ai khi gặp phải áp lực và cơ hội cũng đều thực
hiện hành vi gian lận. Việc thực hiện hành vi gian lận còn phụ thuộc vào thái độ, cá
tính của từng cá nhân, ngƣời quản lý hoặc tổ chức.
Khi vận dụng vào bài nghiên cứu này, tác giả nhận thấy lý thuyết tam giác
gian lận có thể áp dụng để đánh giá tác động của yếu tố Hạn chế của ngành thủy
sản và hành vi điều chỉnh lợi nhuận - vấn đề nhạy cảm không phải ai cũng can
đảm thừa nhận nhƣng không phải không hiện hữu trong thực tiễn - đến CLTT
BCTC.
2.3.4 Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật (Technology Diffusion Theory)
Rogers vào năm 1976 đã định nghĩa khuếch tán là quá trình mà sự đổi mới
đƣợc truyền đạt thông qua nhiều cách thức giữa các thành viên của một hệ thống xã
hội. Trong đó, đổi mới là một ý tƣởng, một cách thực hành hoặc một cảm nhận là
mới bởi cá nhân hay đơn vị. Ryan và Gross (1943) đƣa ra năm bƣớc cho việc áp
dụng thành công sự đổi mới, đó là: ý thức, sự quan tâm, đánh giá, thử nghiệm và
tiếp nhận (Rogers, 1976, theo Shalini S. Gopalkrishnan, 2013).
Nghiên cứu của Doms, Dunne và Troske (1997) cho thấy kỹ năng (đo
bằng trình độ hoặc mức lƣơng) là yếu tố quyết định của việc áp dụng công nghệ
mới (Toshihiko Mukoyama, 2003). Ballantine & cộng sự (1998) cũng nhận thấy
rằng sự thiếu sót về kỹ năng con ngƣời đã dẫn đến việc vắng mặt chiến lƣợc về
thông tin kế toán trong các DN (Ismail, 2009). De Guinea & cộng sự (2005) cho
rằng những thực thể trung gian nhƣ nhà cung cấp phần mềm, các nhà tƣ vấn, cơ
quan chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khuếch tán thông tin
kế toán (Ismail 2009). Sự hỗ trợ của của nhân tố này giúp làm giảm bớt sự thiếu sót
về kiến thức và kỹ thuật có liên quan đến xử lý công tác KT mà các DN thƣờng gặp.
Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật khi đƣợc sử dụng trong luận văn này đã
giúp tác giả hình thành nên ý tƣởng về tác động của các nhân tố nhƣ Năng lực
30
nhân viên kế toán; Công cụ hỗ trợ (Công nghệ thông tin, Phần mềm kế toán, Nhà
cung cấp phần mềm, Cơ quan thuế…) đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc thiết kế
nội dung dàn bài thảo luận cho phần nghiên cứu định tính đƣợc trình bày tiếp ở
chƣơng 3.
2.3.5 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory)
Lý thuyết ngẫu nhiên đƣợc sử dụng nhƣ một cách tiếp cận để nghiên cứu
hành vi của tổ chức, giải thích cách mà các yếu tố ngẫu nhiên nhƣ công nghệ, văn
hóa và môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến thiết kế và chức năng của các tổ chức.
Lý thuyết này đƣa ra giả định rằng không có một loại cấu trúc tổ chức nào có thể áp
dụng nhƣ nhau cho tất cả các tổ chức. Thay vào đó, hiệu quả tổ chức phụ thuộc vào
sự tƣơng thích hoặc phù hợp giữa công nghệ, biến động môi trƣờng, quy mô của tổ
chức, các chức năng của tổ chức và hệ thống thông tin của nó (Islam & Hui Hu,
2012).
Lý thuyết ngẫu nhiên đƣợc sử dụng làm nền tảng trong nhiều nghiên cứu
kế toán để lý giải mối quan hệ giữa các nhân tố nhƣ Quy mô doanh nghiệp, hiệu quả
của hệ thống KSNB, Kiểm toán độc lập, Trình độ của nhân viên, Hỗ trợ của nhà
quản trị… đến hiệu quả của công tác kế toán trong các DN (Ahmad & Zabri, 2015).
Trong kế toán quản trị, lý thuyết này cũng cho rằng, không thể xây dựng
một mô hình kế toán quản trị khuôn mẫu áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp
việc vận dụng KTQT vào DN phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực
sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô doanh
nghiệp, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lƣợc tổ chức trong từng giai đoạn (Đào
Thị Minh Tâm, 2014). Với đặc điểm ngành thủy sản nói chung, ngành thủy sản trên
địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng luôn phải đối mặt những khó khăn, rào cản về giá cả
và thuế, chất lƣợng sản phẩm, thị trƣờng cạnh tranh, yêu cầu công nghệ, yếu tố đầu
vào phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu,… đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng
công tác kế toán, phƣơng pháp kế toán phù hợp để tối thiểu chi phí, giảm giá thành,
tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng…
31
Khi vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên vào nghiên cứu của mình, tác giả cho
rằng các yếu tố nhƣ công cụ hỗ trợ (công nghệ thông tin, phần mềm kế toán…),
trình độ của nhân viên kế toán, hệ thống KSNB, kiểm toán độc lập và Hạn chế
của ngành thủy sản có ảnh hƣởng đến CLTT BCTC.
2.4 Các giả thuyết dự kiến
Từ các nghiên cứu trƣớc đã đƣợc điểm qua ở chƣơng 1 kết hợp với các
thông tin đã đƣợc phân tích ở cơ sở lý thuyết, kế thừa mô hình nghiên cứu của
Phạm Quốc Thuần (2016), tác giả tổng hợp giả thuyết dự kiến gồm 6 nhân tố tác
động đến CLTT BCTC: Bộ máy quản trị, Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi điều
chỉnh lợi nhuận, Công cụ hỗ trợ, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán độc lập, và
đề xuất thêm 1 nhân tố là Hạn chế của ngành thủy sản. 7 giả thuyết dự kiến đƣợc
tóm tắt trong bảng 2.1 nhƣ sau:
Bảng 2.1 Bảng tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các
doanh nghiệp
STT Nhân tố Cơ sở lý thuyết
Chiều tác
động
1 Bộ máy quản trị Lý thuyết ủy nhiệm Cùng chiều
2
Năng lực nhân viên kế
toán
Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật;
Lý thuyết ngẫu nhiên;
Lý thuyết tam giác gian lận
Cùng chiều
3
Hành vi điều chỉnh lợi
nhuận
Lý thuyết ủy nhiệm;
Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Ngƣợc chiều
4 Công cụ hỗ trợ
Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật;
Lý thuyết ngẫu nhiên
Cùng chiều
5
Hệ thống kiểm soát
nội bộ
Lý thuyết ủy nhiệm;
Lý thuyết thông tin bất cân xứng;
Lý thuyết ngẫu nhiên
Cùng chiều
6 Kiểm toán độc lập
Lý thuyết ủy nhiệm;
Lý thuyết ngẫu nhiên
Cùng chiều
32
7
Hạn chế của ngành
thủy sản
Lý thuyết ngẫu nhiên
Lý thuyết tam giác gian lận
Ngƣợc chiều
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng 2, tác giả đã phân tích 5 lý thuyết nền tảng quan trọng liên
quan đến nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp
là: Lý thuyết đại diện, Lý thuyết thông tin bất cân xứng, Lý thuyết tam giác gian
lận, Lý thuyết sự khuếch tán kỹ thuật, và Lý thuyết ngẫu nhiên.
Trên cơ sở phân tích các lý thuyết nền tảng, kết hợp với các nghiên cứu đã
phân tích ở chƣơng 1, tác giả đã hình thành nên nhiều ý niệm về các nhân tố có ảnh
hƣởng đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp. Các nhân tố đƣợc đề xuất bao gồm:
Bộ máy quản trị; Năng lực nhân viên kế toán; Hành vi điều chỉnh lợi nhuận; Công
cụ hỗ trợ (đƣợc tác giả nhóm lại từ các yếu tố: Công nghệ thông tin, Phần mềm kế
toán, Nhà cung cấp phần mềm, Cơ quan thuế…) ; Hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm
toán độc lập, Hạn chế của ngành thủy sản. Trong đó, ngoại trừ nhân tố Hạn chế của
ngành thủy thủy sản là nhân tố mới đƣợc đề xuất, các nhân tố còn lại đƣợc tác giả
kế thừa từ mô hình nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016). Ngoài ra chƣơng này
cũng giúp tác giả dự đoán đƣợc chiều tác động của các nhân tố này đến CLTT
BCTC, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu đƣợc thực hiện ở chƣơng sau.
33
Mục tiêu
nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan, cơ
sở lý thuyết
Nghiên cứu định tính Xây dựng mô hình
giả thuyết và thang đo
chính thức
Khảo sát
Kiểm định thang đo
Kiểm định mô hình
giả thuyết
Kết quả nghiên cứu
Hàm ý chính sách
Nghiên cứu định lƣợng
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chủ yếu của chƣơng 3 là diễn giải các công việc cần thực hiện
của phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm nghiên cứu định tính và định lƣợng.
Mục tiêu chƣơng này là đề xuất thang đo và xây dựng các giả thuyết về các nhân tố
tác động đến CLTT BCTC trong mô hình nghiên cứu đƣợc đề xuất ở chƣơng 2.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu chung đƣợc trình bày tại hình 3.1 dƣới đây:
Xây dựng mô hình
giả thuyết và thang đo dự
kiến
Thảo luận với chuyên gia
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
34
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, tác giả lựa chọn phƣơng
pháp hỗn hợp (bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng) cho nghiên
cứu này.
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: đây là bƣớc nghiên cứu sơ bộ. Trong
bƣớc này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia để xác định
các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, lựa chọn mô hình và điều chỉnh cho phù
hợp với đối tƣợng là các doanh nghiệp thủy sản. Đây là cơ sở để tác giả thiết lập
bảng câu hỏi để sử dụng cho phần nghiên cứu định lƣợng.
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: tác giả xác định các giả thuyết và
mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo chính thức, tiến hành khảo sát. Sau đó
đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tiếp đến
xây dựng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá và đo lƣờng sự tác động của các
nhân tố đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau.
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính hƣớng đến mục tiêu xây dựng thang đo đo lƣờng
CLTT BCTC và xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN thủy
sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau.
Đối tƣợng tham gia thảo luận là các chuyên gia (8 chuyên gia) trong lĩnh
vực kế toán, đang công tác tại các trƣờng đại học, cao đẳng, cơ quan thuế; kế toán
trƣởng, nhân viên tín dụng tại ngân hàng từng làm việc với doanh nghiệp thủy sản.
Công cụ để thảo luận là dàn bài thảo luận. Trong phần này, trong bảy nhân
tố đƣợc đề xuất, có một nhân tố là đặc thù riêng của nghiên cứu là: Hạn chế của
ngành thủy sản. Tác giả xin ý kiến các chuyên gia để có cơ sở cho việc ra quyết
định có nên đƣa thêm nhân tố này vào mô hình hay không. Ngoài ra, trong dàn bài
thảo luận, tác giả thiết kế thêm câu hỏi mở với nội dung là “Ngoài các nhân tố trên,
còn có nhân tố nào có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp
thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau hay không? Vì sao?”.
35
𝐻2
𝐻3
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Năng lực nhân viên kế toán
Bộ máy quản trị
𝐻5
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Chất lƣợng thông tin
báo cáo tài chính
𝐻7
Hạn chế của ngành thủy sản
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
3.4.1 Xác định giả thuyết và mô hình nghiên cứu chính thức
Từ cơ sở lý thuyết và sau khi thảo luận, tác giả đã tổng hợp đƣợc tổng
cộng 7 nhân tố có tác động đến CLTT BCTC. Từ đây, tác giả xây dựng mô hình
nghiên cứu chính thức nhƣ sau:
𝐻1
𝐻4
Hình 3.2 Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp trên địa
bàn Tỉnh Cà Mau
Sau khi hình thành mô hình nghiên cứu, luận văn kiểm định 7 giả thuyết:
𝐻1: Bộ máy quản trị có tác động cùng chiều với với CLTT BCTC.
𝐻2: Năng lực nhân viên kế toán có tác động cùng chiều với CLTT BCTC
𝐻3: Hành vi điều chỉnh lợi nhuận có tác động ngược chiều với CLTT BCTC
𝐻4: Công cụ hỗ trợ có tác động cùng chiều với CLTT BCTC
𝐻5: Hệ thống KSNB có tác động cùng chiều với CLTT BCTC
𝐻6: Kiểm toán độc lập có tác động cùng chiều với CLTT BCTC
𝐻7: Hạn chế của ngành thủy sản có tác động ngược chiều với CLTT BCTC
𝐻6
Kiểm toán độc lập
Công cụ hỗ trợ
36
3.4.2 Xác định thang đo chính thức
Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trƣớc và thông qua nghiên cứu định
tính (thảo luận với chuyên gia), tác giả đã lựa chọn các thang đo và điều chỉnh, bổ
sung để phù hợp với tình hình thực tế các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh
Cà Mau. 7 nhân tố có tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa
bàn Tỉnh Cà Mau đƣợc tác giả tổng hợp bao gồm: (1) Bộ máy quản trị; (2) Năng lực
nhân viên kế toán; (3) Hành vi điều chỉnh lợi nhuận; (4) Công cụ hỗ trợ; (5) Hệ
thống kiểm soát nội bộ, (6) Kiểm toán độc lập, (7) Hạn chế của ngành thủy sản.
Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm về CLTT BCTC, tác giả đề xuất sử
dụng các đặc điểm chất lƣợng theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB 2010 để
làm nền tảng đo lƣờng CLTT BCTC cho nghiên cứu của mình. Theo đó, các thuộc
tính CLTT BCTC đƣợc xác định gồm: Thích hợp (giá trị Dự đoán, giá trị xác nhận),
Trình bày trung thực (giá trị Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót ), các thuộc tính
làm gia tăng CLTT (Có khả năng so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời, Có thể hiểu
đƣợc) (xem hình 2.3).
Tác giả đề xuất sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá từng nhân tố
tác động đến CLTT BCTC theo bảng sau:
Bảng 3.1 Mã hóa các thang đo
STT BIẾN THANG ĐO
KÝ
HIỆU
A Nhân tố tác động đến CLTT BCTC
1
Bộ máy quản
trị
Chủ sở hữu trực tiếp điều hành công ty BM1
2 Số lƣợng nhà quản trị trong bộ máy quản lý lớn BM2
3
Tính độc lập của các thành viên trong hội đồng
quản trị rõ ràng
BM3
4
Nhà quản trị có kiến thức nhất định về lĩnh vực
kế toán
BM4
5 Nhà quản trị có thể đọc hiểu BCTC BM5
6 Nhà quản trị có thể can thiệp vào việc lập BM6
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp

More Related Content

Similar to Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp

Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfMan_Ebook
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Parfums Christian Dior.docx
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Parfums Christian Dior.docxLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Parfums Christian Dior.docx
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Parfums Christian Dior.docxViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdfHỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdfDuy Bình Hứa Vương
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm ToánLuận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm ToánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp (20)

Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
 
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Công Việc Căng Thẳng Đến Sự Thoả Mãn Công ...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Parfums Christian Dior.docx
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Parfums Christian Dior.docxLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Parfums Christian Dior.docx
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Parfums Christian Dior.docx
 
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdfHỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm ToánLuận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂMLuận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ************* TRẦN THỊ NGUYỆT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ************* TRẦN THỊ NGUYỆT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thảo TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – Bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích, số liệu đƣợc nêu trong bài nghiên cứu này là trung thực. Kết quả của nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Học viên thực hiện luận văn Trần Thị Nguyệt
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT Trang PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................2 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................3 6. Đóng góp mới của luận văn .............................................................................3 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH..................................................4 1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài..............................................................................4 1.1.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC..................................................................4 1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.........................6 1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................8 1.2.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC..................................................................8 1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.........................9
  • 5. MỤC LỤC 1.3 Nhận xét các nghiên cứu, khe hỏng nghiên cứu và rút ra hƣớng nghiên cứu cho luận văn..................................................................................................................12 1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu ............................................................................12 1.3.2 Khe hổng nghiên cứu..................................................................................12 1.3.3 Định hƣớng của nghiên cứu này ................................................................13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .........................................................................................14 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................15 2.1 Các khái niệm ....................................................................................................15 2.1.1 Khái niệm thông tin....................................................................................15 2.1.2 Khái niệm chất lƣợng.................................................................................16 2.1.3 Khái niệm CLTT ........................................................................................16 2.1.4 Khái niệm CLTT BCTC.............................................................................17 2.1.5 Các thuộc tính CLTT BCTC ......................................................................17 2.1.5.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu độc lập...............................17 2.1.5.2 Theo quy định của kế toán Việt Nam ..................................................19 2.1.5.3 Theo quan điểm của FASB..................................................................19 2.1.5.4 Theo quan điểm của IASB...................................................................20 2.2 Đặc điểm doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau và mối quan hệ với CLTT BCTC 24 2.3 Các lý Thuyết nền...............................................................................................25 2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)........................................................25 2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) .......27 2.3.3 Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật (Technology Diffusion Theory) ...........29 2.3.4 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory)...............................................30 2.4 Các giả thuyết dự kiến ........................................................................................31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .........................................................................................32 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................33 3.1 Quy trình nghiên cứu..........................................................................................33 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................34
  • 6. MỤC LỤC 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính.....................................................................34 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .................................................................35 3.4.1 Xác định giả thuyết và mô hình nghiên cứu chính thức.............................35 3.4.2 Xác định thang đo chính thức....................................................................36 3.4.3 Mẫu nghiên cứu..........................................................................................39 3.4.3.1. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................39 3.4.3.2. Cỡ mẫu................................................................................................39 3.4.3.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát ...........................................................40 3.4.4 Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................40 3.4.5 Thu thập và chuẩn bị dữ liệu......................................................................40 3.4.5.1. Thu thập dữ liệu ..................................................................................40 3.4.5.2. Chuẩn bị dữ liệu..................................................................................41 3.4.6 Phân tích dữ liệu.........................................................................................41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .........................................................................................43 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................44 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................44 4.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng........................................................................44 4.2.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu.......................................................................44 4.2.2 Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo....................................................45 4.2.2.1 Phân tích hệ số Cronbach alpha.........................................................45 4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................48 4.2.2.3 Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA)............................................53 4.2.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh..................................................................54 4.2.4 Kết quả kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu................................55 4.2.4.1 Phân tích tương quan Pearson ...........................................................55 4.2.4.2 Phân tích hồi quy đa biến ...................................................................57 4.2.4.3 Kiểm định các giả thuyết.....................................................................62 4.2.5 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong đánh giá chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính.....................................................................................63
  • 7. MỤC LỤC 4.2.5.1 Thời gian thành lập và CLTT BCTC...................................................64 4.2.5.2 Loại hình doanh nghiệp và CLTT BCTC ............................................65 4.2.5.3 Lĩnh vực kinh doanh và CLTT BCTC..................................................65 4.3 Bàn luận về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC ở các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau ...................................................................................67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .........................................................................................70 CHƢƠNG 5: HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN.................................................................71 5.1 Kết luận ............................................................................................................71 5.2 Một số hàm ý....................................................................................................72 5.2.1 Đối với nhân tố Năng lực nhân viên kế toán..............................................72 5.2.2 Đối với nhân tố Hành vi điêu chỉnh lợi nhuận ...........................................73 5.2.3 Đối với nhân tố công cụ hỗ trợ...................................................................73 5.2.4 Đối với nhân tố bộ máy quản trị.................................................................74 5.2.5 Đối với nhân tố hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................75 5.2.6 Đối với nhân tố Hạn chế của ngành thủy sản.............................................75 5.2.7 Đối với nhân tố kiểm toán độc lập .............................................................76 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu tiếp theo .........................77 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .........................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CLTT Chất lƣợng thông tin 3 CLTT BCTC Chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính 4 CSR Corporate social responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 5 DN Doanh nghiệp 6 EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá 7 ERP Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 8 FASB Financial Accounting Standards Board - Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính 9 HĐQT Hội đồng quản trị 10 HTTT Hệ thống thông tin 11 IAS International Accounting Standards - Chuẩn mực kế toán Quốc tế 12 IASB International Accounting Standards Board - Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế 13 IFRS International Financial Reporting Standards - Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế 14 IT Information Technology - Công nghệ thông tin 15 KSNB Kiểm soát nội bộ 16 KT Kế toán 17 KTTC Kế toán tài chính 18 SPSS Statistical Package for the Social Sciences - Phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê. 19 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 20 TTCK Thị trƣờng chứng khoán
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Bảng tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp ......................................................................................................31 Bảng 3.1 Mã hóa các thang đo ..................................................................................36 Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu .........................................................................45 Bảng 4.2: Hệ số Cronbach của thang đo biến BM..................................................46 Bảng 4.3: Hệ số Cronbach của thang đo.................................................................46 Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập.............................................48 Bảng 4.5 Diễn giải các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố độc lập .................50 Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc...............................................52 Bảng 4.7 Diễn giải các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố phụ thuộc ..............53 Bảng 4.8 Bảng phân tích tƣơng quan Pearson ..........................................................56 Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy đa biến .............................................................57 Bảng 4.10 Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi............................................59 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định các giả thuyết.............................................................62 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai 1.............................................64 Bảng 4.13 : Kết quả kiểm định ANOVA 1 ...............................................................64 Bảng 4.14 Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai 2.............................................65 Bảng 4.15 : Kết quả kiểm định ANOVA 2 ...............................................................65 Bảng 4.16 Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai 3.............................................66 Bảng 4.17 : Kết quả kiểm định ANOVA 3 ...............................................................66
  • 10. DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1 Những yếu tố cần thiết nhằm tạo nên thông tin BCTC chất lƣợng cao (MCFIE.J.B, 2006) ..................................................................................18 Hình 2.2.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB (1980).........................................20 Hình 2.3.Các thuộc tính CLTT BCTC của IASB (2001).........................................21 Hình 2.4.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB và IASB (IASB , 2010).............24 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu..................................................................................33 Hình 3.2 các nhân tố tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.....................................................................................................35 Hình 4.1: Mô Hình nghiên cứu hiệu chỉnh...............................................................54 Hình 4.2: Biểu đồ kiểm định sự khác biệt CLTT BCTC ở lĩnh vực kinh doanh......66
  • 11. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU TÓM TẮT Luận văn đƣợc thực hiện nhằm nhận diện và đo lƣờng mức độ tác động các nhân tố đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó đƣa ra hàm ý nhằm giúp các doanh nghiệp này sử dụng thông tin báo BCTC một cách có hiệu quả. Số liệu khảo sát thu thập đƣợc từ 182 phiếu khảo sát hợp lệ bằng cách gửi email và phỏng vấn trực tiếp đƣợc đƣa vào phân tích. Luận văn đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lƣợng. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính giúp xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong khi đó phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đánh giá chất lƣợng thông tin BCTC và đo lƣờng mức độ của các nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, bao gồm: Bộ máy quản trị, Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Công cụ hỗ trợ, Hệ thống KSNB, Kiểm toán độc lập, Hạn chế của ngành thủy sản. Từ khóa: Chất lƣợng thông tin, báo cáo tài chính.
  • 12. FACTORS AFFECTING THE QUALITY OF FINANCIAL STATEMENTS INFORMATION – EVIDENCE OF SEAFOOD ENTERPRISES BASE IN CA MAU PROVINCE ABSTRACT The main purpose of the research is to define and measure factors affecting the quality of financial statements information of seafood enterprises base in Ca Mau province. In addition, this study is to give implications to help those companies use financial statements information more effectively. The data collection has been implemented through the delivery of questionnaires via mails and direct interviews. 182 valid questionnaires are included in the analysis and methodologies in this study are both qualitative and quantitative. Qualitative research identifies factors affecting the quality of financial statements information while quantitative research assesses and measures the level of affecting. Generally, it is found that there are 7 crucial factors: Management structure; Capacity of accountant; Adjusting profit; Support tools; Internal control system; Independent audit; Limitations of seafood industry. Key words: quality information, quality information financial statements.
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho các mục đích ra quyết định. Chất lƣợng của BCTC đƣợc xem là yếu tố góp phần đáng kể vào việc tạo nên giá trị của một quyết định (Nelsi Wisna, 2018). Do đó, thông tin kế toán mà báo cáo tài chính cung cấp bị sai sót ẩn chứa rủi ro cho một quyết định sai lầm. Tuy nhiên, trong thực tế, ngƣời sử dụng thông tin kế toán luôn phải đối mặt với những rủi ro từ sự sai lệch, không đầy đủ mà BCTC cung cấp. Tại Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà phát triển, ngày càng có nhiều công ty đƣợc thành lập, thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu sử dụng thông tin BCTC ngày càng nhiều. Nhà nƣớc Việt Nam ngày càng cập nhật chuẩn mực kế toán Quốc tế để hoàn thiện hơn Chuẩn mực kế toán Việt Nam và đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn nhằm nâng cao CLTT BCTC, gần đây nhất có thể kể đến là Thông tƣ 200/2014/TT-BTC (22/12/2014), Thông tƣ 75/2015/TT-BTC (18/05/2015), 133/2016/TT-BTC (26/08/2016)… Cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, Cà Mau là tỉnh đang có nhiều triển vọng. Cùng với các ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản đƣợc đánh giá là ngành mũi nhọn góp phần đáng kể vào sự phát triển của tỉnh nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Đi cùng với ngành này, sự phát triển của các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau ngày càng phát triển, thu hút nhiều đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. CLTT BCTC ở tỉnh này trở thành mối quan tâm của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ của nhiều đối tƣợng khác. Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhƣng theo sự hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán (Nguyễn Thị Phƣơng Hồng, 2016; Nguyễn Trọng Nguyên, 2016), hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thành phố lớn nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… (Phạm Thanh Trung, 2016; Lƣu Phạm Anh Thi, 2018…). Vấn đề đặt ra là có bằng chứng nào về các nhân tố tác động đến CLTT trình bày trên BCTC của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau? Do
  • 14. 2 đó, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến Chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của doanh nghiêp – Bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động CLTT báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ đó giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin báo cáo tài chính lƣờng trƣớc đƣợc rủi ro khi sử dụng báo cáo tài chính và ra quyết định phù hợp. Mục tiêu cụ thể: - Một là, nhận diện các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Hai là, đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra, bài nghiên cứu cần trả lời đƣợc các câu hỏi sau: - Một là, những nhân tố nào có tác động đến CLTT BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau? Có khác với những ngành khác không? - Hai là, mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhƣ thế nào? 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính, chuần mực kế toán, Qui định về lập và trình bày báo cáo, DN Thủy sản. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán, nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - Phạm vi thời gian: số liệu đƣợc thu thập từ 01/11/2018 đến 31/01/2019.
  • 15. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp khám phá, bao gồm phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Trong đó: Phương pháp nghiên cứu định tính: đƣợc thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến chuyên gia, các giảng viên có kinh nghiệm chuyên môn về kế toán, đại diện kế toán các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kế thừa kết quả của những nhà nghiên cứu trƣớc về CLTT kế toán… nhằm xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Phương pháp nghiên cứu định lượng: đƣợc thực hiện bằng cách khảo sát, thu thập số liệu, xử lý các số liệu thu thập đƣợc bằng mô hình hồi quy để đánh giá chất lƣợng thông tin BCTC và đo lƣờng mức độ của các nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn đã có những đóng góp sau: Về thực tiễn: Giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin BCTC của các DN Thủy sản định hình đƣợc các nhân tố tác động CLTT trình bày trên BCTC qua đó kiểm soát rủi ro và đề ra quyết định phù hợp. Về lý thuyết: Luận văn đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định các nhân tố tác động đến CLTT trình bày trên BCTC trong DN Thủy sản. 7. Kết cấu của luận văn Bài luận văn có kết cấu gồm 5 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc liên quan đến nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC . Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Hàm ý và kết luận
  • 16. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trong chƣơng 1, tác giả trình bày các nghiên cứu trƣớc đƣợc công bố ở nƣớc ngoài và ở trong nƣớc về CLTT BCTC, các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT BCTC. Từ đó xác định khe hỏng nghiên cứu và đƣa ra hƣớng nghiên cứu cho luận văn. 1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài 1.1.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC Davood Khodadady (2012) với nghiên cứu “The relevance of financial reporting information system in banking industry”, nhằm kiểm tra đặc tính “Tính thích hợp” (Relevance) của thông tin BCTC của các ngân hàng ở Ấn Độ. Một mẫu gồm BCTC của 49 ngân hàng, gồm 22 ngân hàng tƣ nhân và 27 ngân hàng công đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng thang đo Likert 5 điểm để phân tích 14 thuộc tính, trong đó 10 thuộc tính liên quan đến giá trị dự báo và 04 thuộc tính còn lại liên quan đến giá trị xác nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính thích hợp của thông tin BCTC ở các ngân hàng khu vực tƣ nhân cao hơn so với thông tin BCTC ở các ngân hàng khu vực công. Alexios Kythreotis (2014) với nghiên cứu “Measurement of financial reporting quality based on IFRS conceptual framework’s fundamental qualitative characteristics” đo lƣờng hai đặc tính “sự thích hợp” (relevance) và “độ tin cậy” (reliability) đƣợc quy định trong khung khái niệm của IASB về CLTT. Mẫu của nghiên cứu bao gồm các công ty phát triển đã thông qua IFRS và niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán ở Châu Âu, bao gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vƣơng quốc Anh. Các BCTC đƣợc thu thập trong khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2000 đến năm 2009, trong đó, BCTC trong thời gian 2000-2004 đại diện cho BCTC trƣớc khi áp dụng IAS và từ 2005-2009 đại diện cho BCTC sau khi
  • 17. 5 áp dụng IAS. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy đặc tính “sự thích hợp” gia tăng sau khi áp dụng IAS, trong khi “độ tin cậy” dƣờng nhƣ không đổi so với trƣớc và sau khi áp dụng IAS. Nghiên cứu “Financial Reporting Quality - Before and After IFRS Adoption Using NICE Qualitative Characteristics Measurement” của Yurisandi và Puspitasari (2015) nhằm đánh giá sự sự thay đổi của CLTT BCTC sau khi áp dụng IFRS. Nghiên cứu dƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định tính đƣợc phát triển bởi Nijmegen Centre for Economics (NiCE). Mẫu của nghiên cứu là các BCTC trong giai đoạn 2009-2010 đại diện cho BCTC trƣớc khi áp dụng IFRS, và các BCTC trong giai đoạn 2012-2013 đại diện cho BCTC sau khi áp dụng IFRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc tính định tính về mức độ liên quan, tính dễ hiểu, và khả năng so sánh đƣợc tăng lên sau khi thông qua IFRS. Andra Gajevszky, Ph. D. Student (2015) cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự sau khi thực hiện nghiên cứu CLTT BCTC của 50 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Bucharest từ năm 2011 đến năm 2013. Trong nghiên cứu này, BCTC năm 2011 chƣa áp dụng IFRS, và từ năm 2012 đến năm 2013 đã áp dụng IFRS. Ferrero và cộng sự (2015) với nghiên cứu “Effect of Financial Reporting Quality on Sustainability Information Disclosure” về mối quan hệ giữa CLTT BCTC với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Các tác giả sử dụng một mẫu gồm 747 công ty phi tài chính quốc tế ở 25 quốc gia, trong giai đoạn từ 2002 đến 2010. Kết quả thu đƣợc cho thấy CLTT BCTC ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng CSR. Cụ thể, các công ty thực hiện quản trị thu nhập trong BCTC có xu hƣớng công bố thông tin kém về CSR, hoặc thậm chí là không có thông tin nhƣ vậy. Ngƣợc lại, các công ty tôn trọng nguyên tắc thận trọng thì thông tin BCTC và cam kết CSR có chất lƣợng cao. Nawrocki và Leszek (2014) với nghiên cứu có tên “Financial reporting quality in companies listed on the Warsaw stock exchange”. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá CLTT BCTC các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Warsaw (Ba Lan). Nghiên cứu sử dụng mẫu là BCTC quý, BCTC nửa năm và
  • 18. 6 BCTC hàng năm đƣợc công bố từ năm 2012 đến năm 2014 của 400 công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một phần ba các công ty đƣợc nghiên cứu có độ tin cậy CLTT BCTC thấp hơn so với các công ty còn lại. Điều này đặt ra vấn đề khóa khăn trong việc ánh giá xu hƣớng phát triển của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Warsaw. 1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC Nghiên cứu “Critical success factors for accounting information systems data quality” của Hongjiang Xu và cộng sự (2003) hƣớng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các doanh nghiệp ở Australia. Bảy doanh nghiệp ở Australia đã đƣợc sử dụng để làm mẫu cho nghiên cứu, trong đó có bốn doanh nghiệp lớn, ba doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua bốn giai đoạn: xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ, bổ sung thêm một số nhân tố tác động đến CLTT BCTC, thu thập dữ liệu, khảo sát quy mô lớn – dùng phƣơng pháp thống kê mô tả kiểm định các giả thuyết. Kết thúc nghiên cứu, các tác giả đƣa ra 26 nhân tố phân thành ba nhóm nhân tố có thể tác động đến CLTT BCTC, bao gồm: Con ngƣời, Hệ thống, Tổ chức. Nghiên cứu “Factors that Affect Accounting Information System Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara Malaysia” của Al-Hiyari & cộng sự (2013) hƣớng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC thông qua xem xét tác động của: nguồn nhân lực, chất lƣợng dữ liệu, cam kết quản lý, và chất lƣợng dữ liệu. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng. 200 bảng câu hỏi đƣợc thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm đƣợc gửi đến các học viên của trƣờng đại học Utara Malaysia, bao gồm các sinh viên, cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh đang công tác tại các doanh nghiệp và có kinh nghiệm từ 01 đến 05 năm (72.2%), từ 05 đến 10 năm (17.4%), trên 10 năm (10.4%). Kết quả chỉ thu về đƣợc 119 bảng hợp lệ (59.5%). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có mối quan hệ giữa CLTT BCTC với chất lƣợng hệ thống TTKT và nguồn nhân lực.
  • 19. 7 Holtz và cộng sự (2014) với nghiên cứu “Effects of Board of Directors' Characteristics on the Quality of Accounting Information in Brazil”, với mục đích nghiên cứu tác động của các đặc điểm cấu trúc, thành phần của hội đồng quản trị bao gồm quy mô và tính độc lập của ban giám đốc và tách biệt vai trò của chủ tịch và giám đốc điều hành đến đặc tính phù hợp của CLTT BCTC các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán BM & Fbovespa (Brazil). Mẫu nghiên cứu bao gồm các công ty phi tài chính đƣợc liệt kê trên BM & FBovespa với thanh khoản thị trƣờng chứng khoán hàng năm cao hơn 0,001, trong khoảng thời gian từ 2008-2011. Phƣơng pháp hồi quy đƣợc sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các công ty giao dịch cổ phiếu trên BM & FBovespa tại thị trƣờng Brazil, tính độc lập của hội đồng quản trị và tách biệt vai trò của chủ tịch với giám đốc điều hành ảnh hƣởng tích cực đến CLTT BCTC. Nghiên cứu “Quality of financial reporting in the Asia-Pacific region : The influence of ownership composition” của Yasser và cộng sự (2016) đƣợc thực hiện với mục đích tìm hiểu mối liên hệ giữa nhân tố sở hữu với CLTT BCTC của các công ty trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 20 công ty trong giai đoạn 2011-2013 từ các nƣớc Úc, Singapore, Malaysia, Philippines và Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tập trung quyền sở hữu có liên quan tích cực với CLTT BCTC. Tuy nhiên, quyền sở hữu công ty và sở hữu nƣớc ngoài có liên quan tích cực với việc công bố BCTC ở các nƣớc đang phát triển, sở hữu công ty và sở hữu công có tác động tích cực đến CLTT BCTC ở các nƣớc phát triển. Các tác giả cũng đƣa ra nhận định rằng các công ty lớn hơn có mối tƣơng quan ngƣợc chiều với chất lƣợng báo cáo tài chính ở châu Á-Thái Bình Dƣơng. Nghiên cứu của Wisna (2018) với tên gọi “Factors Affecting The Quality Of Accounting Information” nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT kế toán. Đối tƣợng nghiên cứu của tác giả là các lãnh đạo và kế toán ở ít nhất 59 doanh nghiệp nhà nƣớc ở Bangdung. Mô hình nghiên cứu của Nelsi Wisna (2018) gồm ba biến độc lập, một biến trung gian và một biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho
  • 20. 8 thấy các nhân tố Lãnh đạo, Quản trị tri thức và Đào tạo có ảnh hƣởng Hệ thống TTKT, và chất lƣợng hệ thống TTKT ảnh hƣởng đến chất lƣợng TTKT ở ba đặc tính: (1) thích hợp, (2) chính xác, (3) kịp thời. 1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC Nguyễn Thị Phƣơng Hồng và Dƣơng Thị Khánh Linh (2014) có một nghiên cứu “Quan điểm về đặc điểm chất lượng BCTC của các DN Việt Nam hiện nay”, nhằm mục tiêu đo lƣờng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam trên cơ sở các đặc điểm về CLTT BCTC đƣợc ban hành bởi IASB & FASB: Tính thích hợp; trung thực; có khả năng so sánh đƣợc; Có thể kiểm chứng; Kịp thời; Có thể hiểu đƣợc. Số lƣợng mẫu khảo sát trong nghiên cứu là 137. Đối tƣợng khảo sát là kế toán viên, kiểm toán viên và nhà đầu tƣ. Kết quả nghiên cứu cho thấy BCTC các thành phần CLTT BCTC trong các DN Việt Nam có giá trị trung bình từ 2,79 đến 3,45. Rõ ràng, chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chƣa đƣợc đánh giá cao. Một kết quả khác khá thú vị về nghiên cứu này đó là các đặc điểm của chất lƣợng BCTC có một khoảng cách khá lớn giữa mong đợi và thực tế. Phạm Quốc Thuần (2017) với nghiên cứu “Tính thích hợp của chất lượng thông tin báo cáo tài chính - Cơ sở lý luận và thực trạng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam” . Nghiên cứu nhằm mục tiêu khẳng định tầm quan trọng của thành phần Thích hợp đối với đánh giá CLTT BCTC; làm rõ các đặc tính đo lƣờng tính Thích hợp của CLTT BCTC trƣớc và sau khi ban hành FASB & IASB 2010; Xây dựng thang đo và đo lƣờng tính Thích hợp của CLTT BCTC trong các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp hỗn hợp, bao gồm phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Có 207 mẫu đạt yêu cầu cho nghiên cứu. Đối tƣợng phục vụ cho nghiên cứu là KT trƣởng; Trƣởng bộ phận IT; Giám đốc DN; Trƣởng Phòng Kiểm soát nội bộ; Trƣởng phòng Kiểm toán. Các số liệu đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và trả lời Bảng câu hỏi trên mạng vào năm 2015. Dữ liệu đƣợc thu thập và xử lý thông qua phần mềm xử lý
  • 21. 9 thống kê SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thích hợp của CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam đƣợc đánh giá ở mức 3,24/5 điểm, tính Thích hợp của CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam thay đổi theo điều kiện niêm yết và quy mô doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đã niêm yết, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng chú trọng đến việc cung cấp BCTC đảm bảo chất lƣợng. Nghiên cứu cũng so sánh giá trị Thích hợp của CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam với các nghiên cứu khác trên thế giới và cho ra kết quả gần nhƣ tƣơng đồng. Tác giả cũng chỉ ra rằng BCTC chƣa cung cấp đầy đủ thông tin để ngƣời sử dụng có thể đánh giá đƣợc cơ hội, rủi ro cũng nhƣ tiên đoán các kết quả tƣơng lai của DN. 1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC Nguyễn Bích Liên (2012) với nghiên cứu “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam” . Tác giả đã gửi bảng khảo sát đến các nhà tƣ vấn triển khai ERP; các đối tƣợng nhà quản lý, nhân viên IT, KT, kiểm toán DN sử dụng ERP, các nhà nghiên cứu hoặc giảng dạy ERP trên số lƣợng mẫu thu thập là 143. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu là thống kê, so sánh và tổng hợp, tác giả đã xác định đƣợc 6 nhân tố tác động đến CLTT kế toán trong môi trƣờng ERP tại các DN Việt Nam bao gồm: (1) Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân; (2) Kinh nghiệm, phƣơng pháp tƣ vấn triển khai và chất lƣợng dữ liệu; (3) Thử nghiệm hệ thống ERP và huấn luyện nhân viên; (4) Năng lực, cam kết của Ban quản lý và kiến thức của nhà tƣ vấn triển khai; (5) Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; và (6) Chất lƣợng phần mềm ERP. Tuy chƣa tiến hành đo lƣờng CLTT BCTC cũng nhƣ chƣa kiểm định mức độ tác độngcủa của các nhân tố này đến CLTT BCTC nhƣng nghiên cứu đã cung cấp đƣợc những thông tin quý báu cho các nghiên cứu sau này và tạo ra một nền tảng lý luận chặt chẽ về tác động của một số nhân tố đến CLTT KT trong môi trƣờng ERP. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) với nghiên cứu “Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Mục đích của
  • 22. 10 nghiên cứu nhằm đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố (1) ) Sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc; (2)Kiểm toán ; (3) Lợi nhuận; và (4) Đòn bẩy tài chính đến sự minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK ở Việt Nam. Mẫu nghiên cứu của tác giả gồm 178 công ty công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy các nhân tố trên đều tác động ở mức có ý nghĩa thống kê đến sự minh bạch của thông tin tài chính trong các công ty niêm yết. CLTT BCTC và minh bạch thông tin tài chính là hai khái niệm khác biệt, tuy nhiên, kết quả có đƣợc từ nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo có giá trị về phƣơng pháp cũng nhƣ cách thức thực hiện kiểm định và đo lƣờng mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình hồi qui. Tác giả Nguyễn Xuân Hƣng và Phạm Quốc Thuần (2016) với nghiên cứu “Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính”. Bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng, các tác giả đã xác định và xây dựng đƣợc mô hình hồi quy cho thấy đặc tính này chịu sự tác động của các nhân tố Áp lực về thuế, kiểm toán độc lập và niêm yết chứng khoán. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016) có tên “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” đƣợc thực hiện trên mẫu 283 BCTC ba năm 2012, 2013, 2014 của 123 công ty có niêm yết trên TTCK Hà Nội và TTCK Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam, đồng thời đo lƣờng các nhân tố này thông qua chất lƣợng lợi nhuận dựa trên cơ sở kế toán và dựa trên cơ sở thị trƣờng. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, phân tích mô hình hồi quy. Trong 23 nhân tố đƣợc đề xuất, có 17 nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC gồm: (1) Sở hữu vốn nƣớc ngoài, (2) Sở hữu vốn tổ chức, (3) Kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, (4) Tính độc lập của Hội đồng quản trị, (5) Trình độ chuyên môn tài chính của Hội đồng quản trị, (6) Kế hoạch thƣởng, (7) Đòn bẩy tài chính, (8) Khả năng thanh toán
  • 23. 11 hiện hành, (9) Quy mô của công ty, (10) Thời gian niêm yết trên TTCK, (11) Tình trạng niêm yết trên TTCK, (12) Loại công ty kiểm toán, (13) Tính trì hoãn của BCTC, (14) Loại hình công nghiệp của doanh nghiệp, (15) Lợi nhuận (ROE), (16) Triển vọng phát triển và (17) Chính sách chia cổ tức. Trong số này, có những nhân tố giống và cũng có nhân tố khác với nghiên cứu của các quốc gia khác. Nguyễn Trọng Nguyên (2016) thông qua việc tham khảo các thuộc tính đo lƣờng CLTT BCTC của FASB & IASB 2010, tác giả đã xây dựng thang đo CLTT BCTC, nghiên cứu “Tác động của quản trị công ty đến CLTT BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam”. Mẫu nghiên cứu là báo cáo thƣờng niên và BCTC quý 4 của 195 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mô hình nghiên cứu bao gồm biến độc lập là 7 yếu tố thuộc Quản trị công ty gồm Thành viên độc lập Hội đồng quản trị; Thành viên độc lập Hội đồng quản trị có chuyên môn KTTC; Kiêm nhiệm hai chức danh; Tần suất cuộc họp; Thành viên độc lập ban kiểm soát; Thành viên ban kiểm soát có chuyên môn KTTC; Sự hiện diện kiểm toán nội bộ và 1 biến phụ thuộc là CLTT BCTC. Kết quả phân tích hình hồi qui cho thấy cả 7 yếu tố thuộc Quản trị công ty có tác động đến CLTT BCTC của các DN Niêm yết tại Việt Nam. Kết quả khảo sát CLTT BCTC cũng cho cho thấy 18 DN đạt mức khá, 19 DN đạt mức trung bình, còn lại 158 DN đạt mức yếu, kém. Phạm Quốc Thuần (2016) đã có một nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt Nam”. Có 269 mẫu các công ty phi tài chính đạt yêu cầu đƣợc sử dụng cho nghiên cứu, trong đó có 126 doanh nghiệp lớn và 143 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua nhiều bƣớc bằng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp ở dạng thiết kế hỗn hợp khám phá. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 8 nhân tố tác động đến CLTT BCTC bao gồm: (1) Hành vi quản trị lợi nhuận; (2) Áp lực về thuế; (3) Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; (4) Đào tạo và bồi dƣỡng nhân viên; (5) Chất lƣợng phần mềm kế toán; (6) Hiệu quả của Hệ thống KSNB; (7) Năng lực nhân viên kế toán; (8) Kiểm toán độc lập. Và 2 nhân tố Niêm yết chứng khoán và Quy mô doanh
  • 24. 12 nghiệp đóng vai trò là biến điều tiết làm thay đổi mối quan hệ của các biến còn lại đến CLTT BCTC. 1.3 Nhận xét các nghiên cứu, khe hỏng nghiên cứu và rút ra hƣớng nghiên cứu cho luận văn 1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu Qua việc tham khảo sơ bộ một số nghiên cứu đã đƣợc công bố trên thế giới và trong nƣớc có liên quan đến đề tài luận văn, có thể thấy vấn đề CLTT BCTC và các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT BCTC rất đƣợc quan tâm. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện, đóng góp không nhỏ cho các mục tiêu quản trị, học tập, thống kê… ; đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ nghiêm túc không chỉ từ các tổ chức nghề nghiệp uy tín trên thế giới (FASB, IASB…), cơ quan Nhà nƣớc, mà còn từ các nhà nghiên cứu độc lập…. Đối với các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT BCTC, mỗi nghiên cứu trƣớc đều đƣa ra đƣợc nhiều nhân tố khác nhau, tuy nhiên, chúng có điểm chung đó là có thể chia thành nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp và nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hoặc các nhân tố phản ánh đặc tính của doanh nghiệp. Trên thế giới, các nghiên cứu về CLTT BCTC đƣợc thực hiện khá sớm so với Việt Nam. Các nghiên cứu trƣớc cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu sau kế thừa và phát triển lâu dài. Các nghiên cứu tại Việt Nam dù phát triển sau và không liên quan trực tiếp đến nghiên cứu này nhƣng là một kênh tham khảo có giá trị và là cơ sở vững chắc về mặt lý luận và thực tiễn. 1.3.2 Khe hổng nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu về CLTT BCTC trên Thế giới đƣợc thực hiện một cách riêng lẻ và tập trung vào nhóm yếu tố Quản trị công ty (Holtz và cộng sự, 2014) . Một số nghiên cứu chỉ tập trung phân tích tác động cụ thể của một hoặc một vài yếu tố đến CLTT BCTC (Al-Hiyari & cộng sự, 2013) . Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ quan tâm đến CLTT BCTC trong một phạm vi xã hội, địa lý cụ thể (Yasser và cộng sự, 2016) .
  • 25. 13 Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến CLTT BCTC. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ các khái niệm, nội dung của CLTT BCTC, … Phạm vi của các nghiên cứu thƣờng hẹp, phần lớn tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp nổi bật, dễ tiếp cận thông tin, số liệu nhƣ các doanh nghiệp có niêm yết trên TTCK, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Phƣơng Hồng, 2016; Nguyễn Trọng Nguyên, 2016)…. Có rất ít các nghiên cứu đi sâu vào đo lƣờng CLTT BCTC theo đầy đủ các thuộc tính đƣợc công bố bởi FASB và IASB. Bên cạnh đó, các thang đo chủ yếu đƣợc kế thừa từ các nghiên cứu ở nƣớc ngoài và đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam (Phạm Quốc Thuần, 2016). Trong thời điểm hiện tại, các quy định kế toán Việt Nam đang có sự điều chỉnh theo hƣớng hội tụ với Quốc Tế. Bên cạnh đó, Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có các điều kiện về địa lý, kinh tế - xã hội đặc thù riêng, tại đó ngành thủy sản đang có sự phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều đầu tƣ từ trong và ngoài nƣớc. Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy chƣa có nghiên cứu nào về CLTT BCTC đƣợc thực hiện tại địa phƣơng này. Do đó, nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp – bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ là một bằng chứng thực nghiệm cụ thể cho các nghiên cứu trƣớc cũng nhƣ có thể khám phá thêm đƣợc các nhân tố mới khi nghiên cứu tại địa phƣơng. 1.3.3 Định hƣớng của nghiên cứu này Trên cơ sở những đánh giá trên, tác giả thấy rằng nghiên cứu cần thực hiện đƣợc các công việc sau: - Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Xây dựng thang đo, đo lƣờng tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC phù hợp với các đặc điểm của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau với đầy đủ các đặc tính đƣợc công bố bới FASB và IASB.
  • 26. 14 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 điểm qua các nghiên cứu đƣợc công bố ở trong, ngoài nƣớc về CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Từ kết quả của các nghiên cứu đó, tác giả đƣa ra nhận xét và rút ra đƣợc khe hỏng nghiên cứu, đƣa ra đƣợc định hƣớng cho nghiên cứu của mình. Chƣơng kế tiếp sẽ phân tích các cơ sở lý thuyết và các lý thuyết nền tảng, trên cơ sở đó cùng với kết quả phân tích từ chƣơng này sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn.
  • 27. 15 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chƣơng 2 trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, các thuộc tính của CLTT BCTC. Đồng thời đƣa ra đƣợc đặc điểm các doanh nghiệp thủy sản cà Mau trong mối quan hệ với CLTT BCTC. Trên cơ sở trình bày 5 lý thuyết nền: Lý thuyết ủy quyền, Lý thuyết thông tin bất cân xứng, Lý thuyết tam giác gian lận, Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật, và Lý thuyết ngẫu nhiên, tác giả đề xuất đƣợc mô hình nghiên cứu và dự đoán chiều tác động của 7 nhân tố: Bộ máy quản trị, Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Công cụ hỗ trợ, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán độc lập và Hạn chế của ngành thủy sản. 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Khái niệm thông tin Thông tin là một khái niệm rộng, tùy vào từng lĩnh vực mà ngƣời ta có thể đƣa ra một khái niệm thông tin phù hợp. Trong kế toán, thông tin đƣợc tạo ra từ quá trình xử lý và cung cấp bởi hệ thống kế toán của mỗi doanh nghiệp. Thông tin kế toán là những thông tin định lƣợng, căn bản, là những thông tin tài chính có liên quan đến các thực thể kinh tế hƣớng đến việc sử dụng cho việc ra các quyết định kinh tế (Needles & cộng sự, 1993). Thông tin kế toán đƣợc chia thành Thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị. Thông tin kế toán tài chính là những thông tin KT ngoài việc đƣợc sử dụng bởi các nhà quản lý còn đƣợc công bố cho những ngƣời sử dụng bên ngoài DN (Needles & cộng sự, 2003), chẳng hạn nhƣ các cổ đông, nhà cung cấp hàng hóa, ngân hàng cho vay và các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Theo luật kế toán Việt Nam (2003; 2015), thông tin KTTC bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị KT. Thông tin kế toán quản trị đƣợc sử dụng để phục vụ cho những ngƣời ra quyết định bên trong công ty nhƣ các nhà quản trị cấp cao, các phòng ban, hiệu trƣởng hay trƣởng khoa các trƣờng đại học, ban giám đốc bệnh viện và các cấp quản lý trong nội bộ tổ chức… Thông tin KT bao hàm những thông tin kinh tế, tài
  • 28. 16 chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị KT (Luật KT Việt Nam, 2003; 2015). 2.1.2 Khái niệm chất lƣợng Theo International Organization for Standardization ( Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa), chất lƣợng đƣợc khái niệm là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có (ISO 9000:2005), đây cũng là quan điểm đƣợc Quốc tế thừa nhận (Burgi & Brandmeier, 2014). Cũng nhƣ thông tin, có nhiều quan điểm khác nhau về chất lƣợng. Tùy vào lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu mà chất lƣợng sẽ đƣợc khái niệm cho phù hợp (Sower & Fair, 2005; Crosby, 2006; Mouzhi Ge, 2009). Chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn thay đổi nên chất lƣợng cũng phải luôn luôn thay đổi theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng (Nguyễn Trọng Nguyên, 2016). Trong kế toán, đối tƣợng quan trọng nhất của chất lƣợng là những thông tin mà nó tạo ra. Dƣới góc độ quản trị, một thông tin kế toán đạt chất lƣợng khi nó phản ánh đƣợc tình hình hoạt động của công ty, giúp các nhà quản trị ra quyết định, giám sát thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc. Ngoài ra, một thông tin kế toán đạt chất lƣợng còn phải cung cấp đƣợc các thông tin tài chính hữu ích cho các đối tƣợng khác ngoài doanh nghiệp, nhƣ nhà đầu tƣ, tổ chức tín dụng, cơ quan thuế… 2.1.3 Khái niệm CLTT Khái niệm CLTT cần đƣợc dựa trên hai yếu tố là đặc điểm thông tin và ngƣời sử dụng thông tin (Mouzhi Ge, 2009). Đối với đặc điểm thông tin, CLTT là sự đáp ứng những đặc điểm kỹ thuật hay yêu cầu (Kahn & cộng sự, 2002); theo CobiT, CLTT đƣợc đánh giá qua bảy tiêu chuẩn: hữu hiệu, hiệu quả, bảo mật, toàn vẹn, sẵn sàng, tuân thủ, đáng tin cậy (IT Governance Institute, 2007, theo Phạm Quốc Thuần, 2016). Về phía ngƣời sử dụng thông tin, một thông tin có chất lƣợng tốt nếu nó đặt đƣợc các tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu của ngƣời sử dụng thông tin bao gồm: Chính xác, Đầy đủ, Phù hợp, Kịp thời và Nhất quán (Baltzan, 2012). Wang &
  • 29. 17 Strong (1996) cũng cho rằng CLTT là một sự phù hợp để sử dụng đối với ngƣời dùng. Theo tác giả, CLTT có thể đƣợc hiểu là một tập hợp các tiêu chuẩn theo quy định mà phù hợp với yêu cầu của ngƣời sử dụng. 2.1.4 Khái niệm CLTT BCTC Khái niệm về CLTT BCTC đƣợc quy định rất cụ thể dƣới dạng khuôn mẫu các khái niệm bởi các tổ chức nghề nghiệp kế toán Quốc tế nhƣ: FASB, IASB... Ngoài ra, CLTT BCTC ở mỗi quốc gia sẽ có những định riêng. Ở nƣớc ta, quy định về CLTT BCTC cũng đƣợc đề cập đến trong luật kế toán Việt Nam. Theo quan điểm của FASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - Financial Accounting Standards Board): CLTT BCTC là các thuộc làm cho thông tin trở nên hữu ích cho các quyết định kinh doanh và kinh tế (FASB, 1980). Theo quan điểm IASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế - International Accounting Standards Board): CLTT kế toán đƣợc khái niệm là những thuộc tính làm cho thông tin BCTC trở nên hữu ích cho việc ra quyết định của các nhà đầu tƣ hiện tại và tiềm năng, ngƣời cho vay và các chủ nợ khác (IASB, 2010). Nhiều nhà nghiên cứu theo hƣớng cơ bản cũng đã đƣa ra những khái niệm đa dạng về CLTT BCTC. Trong đó, Jonas và Blanchet (2000), cho rằng CLTT BCTC thể hiện ở việc cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin tài chính, tránh gây nhầm lẫn hoặc thay đổi quyết định của ngƣời sử dụng. Kế toán Việt Nam quy định, thông tin trình bày trong BCTC phải đảm bảo các yêu cầu: Trung thực, hợp lý, thích hợp, đầy đủ, có thể kiểm chứng, kịp thời, dễ hiểu, nhất quán và có thể so sánh đƣợc (Thông tƣ 200, điều 101). 2.1.5 Các thuộc tính CLTT BCTC 2.1.5.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu độc lập Theo McFie.J.B, 2006, CLTT BCTC phụ thuộc vào chất lƣợng trong quá trình tạo ra chúng, đó là: quá trình lập, quá trình trình bày và công bố. Trong đó:
  • 30. 18 CLTT BCTC Chất lƣợng chuẩn mực kế toán biểu hiện thông qua tính rõ ràng và khả năng ứng dụng Chất lƣợng trong việc thiết kế bố cục của báo cáo - Hoạt động lập: CLTT BCTC phụ thuộc nhiều vào việc các số liệu kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuân thủ các chuẩn mực kế toán và kệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến quá trình lập BCTC. - Hoạt động trình bày: các báo cáo đƣợc trình bày sao cho có thể giải thích đƣợc các hoạt động kinh doanh, tài chính, …. - Công bố: công bố các thông tin tài chính và phi tài chính, những giải thích trong vấn đề lựa chọn các chính sách và ƣớc tính kế toán. Ngoài ra, tác giả còn cho rằng CLTT BCTC phụ thuộc vào chất lƣợng kiểm soát từ bên ngoài, nhƣ kiểm toán độc lập, Ủy ban kế toán,… Hình 2.1 Những yếu tố cần thiết nhằm tạo nên thông tin BCTC chất lƣợng cao (McFie.J.B, 2006) (Nguồn: Trích nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên, 2016) Chất lƣợng giám sát của UBKT Thủ tục lập số liệu kế toán có chất lƣợng Chất lƣợng ý kiến của kiểm toán viên độc lập Các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế của doanh nghiệp Chất lƣợng của những tài liệu là giấy hoặc file điện tử của báo cáo thƣờng niên của doanh nghiệp Sự hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến quy trình ghi nhận số liệu kế toán Trình bày những giải thích về các hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, các biểu đồ, tỷ lệ, hình thức báo cáo Chất lƣợng công bố về những giải thích khi lựa chọn chính sánh kế toán Chất lƣợng giám sát của UBKT Chất lƣợng giám sát của UBKT Chất lƣợng ý kiến của kiểm toán viên độc lập Chất lƣợng về trình bày thông tin Chất lƣợng về công bố thông tin Chất lƣợng số liệu kế toán
  • 31. 19 2.1.5.2 Theo quy định của kế toán Việt Nam Điều 101, Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, do BTC ban hành ngày 22 tháng 12/2014, quy định : 1. “Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót” (Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 452) . 2. “Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp ngƣời sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đƣa ra các quyết định kinh tế” (Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453). 3. “Thông tin tài chính phải đƣợc trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu” (Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453). 4. “Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu” (Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453). 5. Thông tin tài chính phải đƣợc trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh đƣợc giữa các doanh nghiệp với nhau.”(Thông tƣ 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453). 2.1.5.3 Theo quan điểm của FASB FASB vào tháng 05 năm 1980 đã công bố các thuộc tính chất lƣợng của thông tin BCTC trong khuôn mẫu khái niệm của mình. Mục đích của khuôn mẫu này là giúp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin xác định các thuộc tính một thông tin kế toán hữu ích, phục vụ cho việc ra quyết định. Trong khuôn mẫu này, FASB xác định mức độ thích hợp và đáng tin cậy là hai yếu tố chính góp phần tạo nên một thông tin hữu ích. Nếu mất đi một trong hai yếu tố này thì tính hữu ích của thông tin cũng không còn nữa. Để có thích hợp, thông tin phải có tính kịp thời, và phải có giá trị dự báo hoặc phản hồi hoặc cả hai. Và để có độ tin cậy, thông tin phải trung thực, kiểm chứng và trung lập. Bên cạnh đó, tính so sánh và nhất quán trong mối quan hệ
  • 32. 20 Trung lập Neutrality Trung thực Representational Faithfulness Kiểm chứng Verifiability Đáng tin cậy Reliability Dự báo Predictive Kịp thời Timeliness Phản hổi Feedback Thích hợp Relevance Ngƣời sử dụng Có thể hiểu đƣợc Understandability Tính hữu ích Usefulness tƣơng tác với tính thích hợp và độ tin cậy của thông tin góp phần làm gia tăng tính hữu ích của thông tin đó (FASB, CON 2-2,1980). Hình 2.2.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB (1980) 2.1.5.4 Theo quan điểm của IASB Tháng 04 năm 2001, IASB đã công bố khái niệm mới về CLTT BCTC với tên gọi Khung chuẩn bị và trình bày BCTC (Framework for the Preparation and Presentation of Financial Statements). Theo đó, CLTT đƣợc hiểu là những thuộc tính làm cho những thông tin trên BCTC trở nên hữu ích cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng. Khuôn mẫu này đã trở thành nền tảng cho việc lập và trình bày BCTC sau này.Bốn thuộc tính của CLTT BCTC đƣợc IASB đƣa ra là: Dễ hiểu; thích hợp; đáng tin cậy; có thể so sánh đƣợc. Trong đó, thuộc tính đáng tin cậy sẽ đƣợc gia tăng bởi các điều kiện: thể hiện trung thực, nội dung hơn hình thức, trung lập, thận trọng và đầy đủ. Nhất quán và so sánh Consistency & Comparability
  • 33. 21 Hình 2.3.Các thuộc tính CLTT BCTC của IASB (2001) 2.1.5.5 Theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB (2010) Tháng 09 năm 2010, trong một dự án chung với FASB, khuôn mẫu các khái niệm đƣợc sửa đổi trên cơ sở dựa trên nguyên tắc thống nhất về bản chất, hội tụ quốc tế. Với tên gọi “Khuôn mẫu các khái niệm cho BCTC 2010”, khuôn mẫu xác định mục tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một công ty, khẳng định Thích hợp và Trình bày trung thực là đặc tính chất lƣợng nền tảng của thông tin trên BCTC. Bên cạnh đó, các thuộc tính làm gia tăng CLTT BCTC gồm Có khả năng so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu đƣợc. Các khái niệm có thể tóm tắt nhƣ sau: Thích hợp: khả năng tác động của thông tin đến việc ra quyết định của ngƣời sử dụng. Thông tin có thể có khả năng ảnh hƣởng đến việc ra quyết định khi nó mang giá trị dự đoán, giá trị xác nhận hay cả hai.  Giá trị dự đoán: thông tin đƣợc sử dụng nhƣ là một thông tin đầu vào khi dự đoán các kết quả tƣơng lai.  Giá trị xác nhận: thông tin cung cấp những phản hồi về việc thừa nhận hoặc những sự thay đổi của các đánh giá trƣớc đó. Có thể so sánh đƣợc Comparability Đáng tin cậy Reliability Thích hợp Relevance Dễ hiểu Understandability Thông tin hữu ích Thận trọng Đầy đủ Trung lập Nội dung hơn hình thức Thể hiện trung thực
  • 34. 22 thông tin. Trình bày trung thực: bao gồm Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót của  Toàn vẹn : toàn bộ các thông tin miêu tả và giải thích cần thiết để ngƣời sử dụng hiểu đƣợc các hiện tƣợng, bao hàm việc giải thích các mức ý nghĩa về bản chất của các khoản mục, các nhân tố và các hoàn cảnh có thể tác động đến chất lƣợng và bản chất đó, cũng nhƣ quy trình đƣợc sử dụng để xác định các giá trị đó.  Trung lập: không chứa đựng những định kiến, điều chỉnh, nhấn mạnh, làm nhẹ hoặc chế biến thông tin làm gia tăng khả năng ngƣời sử dụng đón nhận thông tin với một cái nhìn tốt đẹp hoặc ngƣợc lại. Tuy nhiên Trung lập không có nghĩa là việc trình bày thông tin không có mục tiêu hoặc là không ảnh hƣớng đến hành vi mà phải có ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng.  Không sai sót: là không có lỗi hoặc là bỏ sót trong việc miêu tả sự kiện và qui trình đƣợc sử dụng để sản xuất thông tin. Chẳng hạn nhƣ việc ƣớc lƣợng về mặt giá trị không thể đƣợc xác định là chính xác hay không chính xác. Tuy nhiên, việc trình bày của ƣớc lƣợng này cần phải đúng sự thật nếu giá trị đƣợc xác định rõ ràng, việc ƣớc lƣợng đƣợc xem là xác đáng, bản chất và giới hạn của việc ƣớc lƣợng cần phải đƣợc giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn và áp dụng quy trình phù hợp trong quá trình ƣớc lƣợng. Các thuộc tính làm gia tăng CLTT:  Có khả năng so sánh: thông tin có liên quan có thể đƣợc so sánh với những thông tin tƣơng tự của các thực thể khác hoặc là giữa các kỳ khác nhau trong cùng một thực thể thông tin. Nhất quán có liên quan đến việc sử dụng cùng một phƣơng
  • 35. 23 pháp cho cùng một khoản mục giữa các kỳ KT trong phạm vi của thực thể hoặc trong cùng một kỳ KT giữa các thực thể. Có khả năng so sánh là mục tiêu và tính nhất quán giúp đạt đƣợc mục tiêu đó.  Có thể kiểm chứng: đảm bảo thông tin phản ánh các hiện tƣợng kinh tế một cách đúng sự thật. Những ngƣời quan tâm độc lập và có kiến thức đến thông tin đều đạt đƣợc sự đồng thuận, mặc dù sự đồng thuận đó không phải là toàn vẹn, đó là một sự mô tả đặc thù của thông tin đƣợc trình bày trung thực. Thông tin cần phải đƣợc kiểm chứng cả về số lƣợng lẫn giá trị một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.  Kịp thời: thông tin luôn sẵn sàng cho việc ra quyết định. Thông tin càng lỗi thời thì tính hữu ích càng thấp.  Có thể hiểu đƣợc: việc phân loại, mô tả và trình bày thông tin rõ ràng và súc tích làm cho thông tin trở nên có thể hiểu đƣợc. Qua phân tích, tác giả nhận thấy khái niệm thuộc tính CLTT theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB (2010) là mang tính hội tựu cao nhất. Nên trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sẽ lựa chọn quan điểm này để đánh giá CLTT BCTC các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Cà Mau.
  • 36. 24 Hình 2.4.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB và IASB (IASB, 2010) 2.2 Đặc điểm doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau và mối quan hệ với CLTT BCTC Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế –xã hội của loài ngƣời. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều lao động đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Cà Mau có 3 mặt giáp biển, với 254 km bờ biển, theo sở công thƣơng tỉnh Cà Mau, tính đến cuối năm 2017, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất Ngƣời sử dụng Tính hữu ích Usefulness Thích hợp Relevance Trình bày trung thực Faithful Giá trị dự báo Predictive Value Giá trị xác nhận confirmatory value Toàn vẹn Complete Không sai sót Free from error Trung lập Neutral Tác dụng nâng cao giá trị các thuộc tính Enhancing Qualitative Characteristics - So sánh (Comparability) - Kiểm chứng (Verifiability) - Kịp thời (Timeliness) - Có thể hiểu (Understandability)
  • 37. 25 cả nƣớc, với trên 302.861 ha, chiếm 27,9% cả nƣớc, 39% vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Cà Mau xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó con tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là động lực chính, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Con tôm Cà Mau hiện đã có mặt ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, các hoạt động quảng bá xúc tiến thƣơng mại tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang các nƣớc Tây Âu và hƣớng đến thị trƣờng Ấn Độ đang đƣợc tỉnh này quan tâm.. Để phát triển ngành thủy sản theo hƣớng hội nhập quốc tế, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đầu tƣ hàng trăm tỷ đồng để đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị và nâng cấp nhà xƣởng. Tổng công suất thiết kế đạt trên 150.000 tấn thành phẩm/năm. Hiện nay, công nghệ chế biến thủy sản ở Cà Mau đã ngang tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng chế biến ngày đa dạng, phong phú, chất lƣợng không ngừng đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiều thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ, Nhật, Úc và EU... Năm 2016, Cà Mau có 39 nhà máy chế biến thủy sản, công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 01 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nƣớc, giải quyết việc làm cho 300.000 ngƣời (Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau). Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang thực hiện nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tƣ thực hiện các dự án chế biến thủy sản, thu mua nguyên liệu, sản xuất chả cá, cá khô, nƣớc mắm, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá… Với những đặc điểm nhƣ trên, vấn đề CLTT BCTC ở các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau không chỉ là mối quan tâm của các nhà đầu tƣ, ngân hàng mà còn của chính quyền địa phƣơng và nhiều đối tƣợng khác. 2.3 Các lý Thuyết nền 2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory) Lý thuyết ủy nhiệm (hay còn gọi là Lý thuyết đại diện) đƣợc xem là nền tảng cho phần lớn các nghiên cứu về kế toán. Nội dung của lý thuyết này đề cập đến
  • 38. 26 mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên đƣợc ủy nhiệm (agent) thông qua hợp đồng. Theo hợp đồng, bên đƣợc ủy nhiệm đại diện cho bên ủy nhiệm thực hiện một số công việc, bao gồm thẩm quyền ra quyết định kinh tế thay. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng, mặc dù ủy nhiệm đƣợc kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm, nhƣng việc tồn tại một mâu thuẫn trong mối quan hệ này là điều khó tránh khỏi khi cả hai bên đều theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích của riêng mình. Để giải quyết mâu thuẫn này cần có chế độ đãi ngộ thích hợp cho ngƣời đƣợc ủy nghiệm, thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả đối với ngƣời ủy nhiệm để hạn chế những hành vi tƣ lợi, không bình thƣờng… Ngƣời đƣợc ủy nhiệm thƣờng có kiến thức chuyên môn hơn ngƣời ủy nhiệm. Hoạt động chuyên môn hàng ngày đều do họ thực hiện. Khi kiến thức càng cao thì khả năng ngƣời đƣợc ủy nhiệm lợi dụng ngƣời ủy nhiệm khi hoạt động giám sát không hiệu quả. Bell & Carcello (2000) cho rằng, trong các tổ chức có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý, sẽ nảy sinh những hành vi tƣ lợi của những ngƣời đƣợc ủy nhiệm. Do đó, cần thiết phải có một hệ thống giám sát thích hợp để bảo vệ quyền lợi của ngƣời ủy nhiệm trong vấn đề xung đột lợi ích với ngƣời đƣợc ủy nhiệm. Theo lý thuyết ủy nhiệm, BCTC là công cụ giám sát hiệu quả điều hành của nhà quản lý, còn nhà quản lý dùng BCTC để thuyết phục chủ ở hữu rằng họ đã điều hành một cách hiệu quả nhất (Watson & cộng sự, 2002). Từ lý luận này, tác giả cho rằng yếu tố Quản trị có tác động đến CLTT BCTC. Thông qua các chính sách kế toán, các nhà quản lý có thể tác động vào việc xử lý TTKT nhằm tạo ra một hình ảnh không đúng với thực tế của doanh nghiệp và sử dụng nó cho những hành vi tƣ lợi của mình. Do đó, cần thiết có một cơ chế giám sát từ phía bên trong nhằm hạn chế hành vi gian lận, không tuân thủ quy định của kế toán. Bên cạnh đó các công ty kiểm toán cũng đóng một vai trò quan trọng đối với việc thực hiện và cung cấp thông tin kế bởi vì các công ty kiểm toán có thể giúp các DN thực hiện hiệu quả các chính sách về giá phí, chi phí, lƣu chuyển tiền tệ; kiểm tra và giám sát. Lý thuyết ủy nhiệm cũng đƣa ra quan điểm rằng tính độc lập của các thành viên trong ban quản
  • 39. 27 trị càng cao thì hiệu quả giám sát càng gia tăng (Nicholson và Kiel, 2007). Epstein và Roy (2010) cũng đƣa ra đề xuất HĐQT cần thƣờng xuyên nâng cao những kỷ năng và kiến thức để duy trì hiệu quả hoạt động của công ty trƣớc những biến động của thị trƣờng. Lý thuyết ủy nhiệm khi đƣợc sử dụng trong luận văn này đã giúp tác giả hình dung đƣợc các nhân tố Bộ máy quản trị, hành vi điều chỉnh lợi nhuận, hệ thống KSNB và kiểm toán độc lập có mối quan hệ với CLTT BCTC. 2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) Lý thuyết thông tin bất cân xứng đƣợc xây dựng đầu tiên bởi George Akerlof vào năm 1970. Kể từ khi đƣợc giới thiệu, khái niệm về thông tin bất cân xứng đã đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu kế toán tài chính (Glosten & Spatt, 2005; Healy & Palepu, 2001; theo Harakeh, 2017). Scott (2015) cho rằng sự bất cân xứng thông tin chắc chắn là khái niệm quan trọng nhất của lý thuyết kế toán tài chính. Lý thuyết này có đƣợc vai trò quan trọng của nó trên thị trƣờng tài chính từ thực tế là mức độ nghiêm trọng của thông tin bất cân xứng có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của thị trƣờng (Harakeh, 2017). Lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng sự bất cân xứng thông tin chịu tác động từ việc công bố các thông tin BCTC, từ đó tác động đến đến các quyết định kinh tế của những ngƣời tham gia thị trƣờng. Hai đối tƣợng chính của thông tin bất cân xứng là đối tƣợng bên trong (có nhiều thông tin) và đối tƣợng bên ngoài (có ít thông tin hơn, hoặc có đƣợc thông tin nhƣng không chính xác). Trong thị trƣờng vốn, thông tin bất cân xứng tồn tại vì hai vấn đề chính: rủi ro đạo đức và lựa chọn bất lợi. Vấn đề rủi ro đạo đức phát sinh khi đối tƣợng bên trong lạm dụng các nguồn lực của công ty để phục vụ lợi ích cá nhân thay vì tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức phát sinh khi nhà quản lý – có đƣợc nhiều thông tin từ sự trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty –có sự tƣ lợi mà các HĐQT, hoặc chủ sở hữu, nhà đầu tƣ…- những ngƣời không có đƣợc nhiều thông tin, hoặc có đƣợc thông tin BCTC không đáng tin cậy. Vấn đề rủi ro đạo đức
  • 40. 28 sẽ càng nghiêm trọng nếu các đối tƣợng bên ngoài không có đủ thông tin để ngăn chặn kịp thời (Harakeh, 2017). Do đó, cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiểm soát hiệu quả nhằm ngăn chặn vấn đề này. Vấn đề lựa chọn bất lợi phát sinh khi một bên trong giao dịch kinh tế có ít thông tin hoặc có sự kỳ vọng về thông tin không chính xác. Trong thực tế, vấn đề này phát sinh khi các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty bảo hiểm… tiếp nhận thông tin về kế hoạch kinh doanh và trả phƣơng án trả nợ …không chính xác từ phía doanh nghiệp. Trong thị trƣờng chứng khoán, lựa chọn bất lợi xảy ra khi các nhà đầu tƣ định giá cổ phiếu không chính xác khi có sự kỳ vọng về giá cổ phiếu không hợp lý. Lựa chọn bất lợi gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả đầu tƣ và phân bổ vốn, từ đó gây tổn thất nặng nề cho xã hội (Harakeh, 2017). Từ những lập luận trên, tác giả cho rằng cần thiết phải có một hệ thống giám sát và những quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự gian lận trong các BCTC. Theo đó, khi dƣa vào bài nghiên cứu này, lý thuyết thông tin bất cân xứng giúp tác giả hình thành nên ý tƣởng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận, vai trò của hệ thống KSNB có tác động đến CLTT BCTC. 2.3.3 Lý thuyết tam giác gian lận (The Fraud Triangle) Lý thuyết tam giác gian lận đƣợc phát triển đầu tiên bởi nhà nghiên cứu tội phạm học ngƣời Mỹ - Donald R. Cressey (1953), khi ông thực hiện nghiên cứu hành vi tham ô và biển thủ của tội phạm kinh tế. Mô hình này sau đó đƣợc phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Rasha Kassem & Andrew Higson, 2012; Roden & các cộng sự, 2016…). Theo Cressey, tam giác gian lận trình bày 3 nhân tố dẫn đến hành vi gian lận, bao gồm: Áp lực, cơ hội và thái độ. Áp lực: những bế tắc trong cuộc sống cá nhân nhƣ khó khăn về tài chính, rạn nức trong mối quan hệ giữa ngƣời chủ và ngƣời làm thuê… tạo ra những áp lực.. Áp lực làm phát sinh hành vi gian lận, bất kể đó là nhân viên, ngƣời quản lý hay tổ chức.
  • 41. 29 Cơ hội: khi đã bị áp lực, gặp cơ hội thuận lợi thì sẽ thực hiện hành vi gian lận. Cơ hội đến từ việc có khả năng có đƣợc các thông tin dẫn tới gian lận, hoặc kỹ năng thực hiện các gian lận. Thái độ: không phải bất kỳ ai khi gặp phải áp lực và cơ hội cũng đều thực hiện hành vi gian lận. Việc thực hiện hành vi gian lận còn phụ thuộc vào thái độ, cá tính của từng cá nhân, ngƣời quản lý hoặc tổ chức. Khi vận dụng vào bài nghiên cứu này, tác giả nhận thấy lý thuyết tam giác gian lận có thể áp dụng để đánh giá tác động của yếu tố Hạn chế của ngành thủy sản và hành vi điều chỉnh lợi nhuận - vấn đề nhạy cảm không phải ai cũng can đảm thừa nhận nhƣng không phải không hiện hữu trong thực tiễn - đến CLTT BCTC. 2.3.4 Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật (Technology Diffusion Theory) Rogers vào năm 1976 đã định nghĩa khuếch tán là quá trình mà sự đổi mới đƣợc truyền đạt thông qua nhiều cách thức giữa các thành viên của một hệ thống xã hội. Trong đó, đổi mới là một ý tƣởng, một cách thực hành hoặc một cảm nhận là mới bởi cá nhân hay đơn vị. Ryan và Gross (1943) đƣa ra năm bƣớc cho việc áp dụng thành công sự đổi mới, đó là: ý thức, sự quan tâm, đánh giá, thử nghiệm và tiếp nhận (Rogers, 1976, theo Shalini S. Gopalkrishnan, 2013). Nghiên cứu của Doms, Dunne và Troske (1997) cho thấy kỹ năng (đo bằng trình độ hoặc mức lƣơng) là yếu tố quyết định của việc áp dụng công nghệ mới (Toshihiko Mukoyama, 2003). Ballantine & cộng sự (1998) cũng nhận thấy rằng sự thiếu sót về kỹ năng con ngƣời đã dẫn đến việc vắng mặt chiến lƣợc về thông tin kế toán trong các DN (Ismail, 2009). De Guinea & cộng sự (2005) cho rằng những thực thể trung gian nhƣ nhà cung cấp phần mềm, các nhà tƣ vấn, cơ quan chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khuếch tán thông tin kế toán (Ismail 2009). Sự hỗ trợ của của nhân tố này giúp làm giảm bớt sự thiếu sót về kiến thức và kỹ thuật có liên quan đến xử lý công tác KT mà các DN thƣờng gặp. Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật khi đƣợc sử dụng trong luận văn này đã giúp tác giả hình thành nên ý tƣởng về tác động của các nhân tố nhƣ Năng lực
  • 42. 30 nhân viên kế toán; Công cụ hỗ trợ (Công nghệ thông tin, Phần mềm kế toán, Nhà cung cấp phần mềm, Cơ quan thuế…) đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung dàn bài thảo luận cho phần nghiên cứu định tính đƣợc trình bày tiếp ở chƣơng 3. 2.3.5 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) Lý thuyết ngẫu nhiên đƣợc sử dụng nhƣ một cách tiếp cận để nghiên cứu hành vi của tổ chức, giải thích cách mà các yếu tố ngẫu nhiên nhƣ công nghệ, văn hóa và môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến thiết kế và chức năng của các tổ chức. Lý thuyết này đƣa ra giả định rằng không có một loại cấu trúc tổ chức nào có thể áp dụng nhƣ nhau cho tất cả các tổ chức. Thay vào đó, hiệu quả tổ chức phụ thuộc vào sự tƣơng thích hoặc phù hợp giữa công nghệ, biến động môi trƣờng, quy mô của tổ chức, các chức năng của tổ chức và hệ thống thông tin của nó (Islam & Hui Hu, 2012). Lý thuyết ngẫu nhiên đƣợc sử dụng làm nền tảng trong nhiều nghiên cứu kế toán để lý giải mối quan hệ giữa các nhân tố nhƣ Quy mô doanh nghiệp, hiệu quả của hệ thống KSNB, Kiểm toán độc lập, Trình độ của nhân viên, Hỗ trợ của nhà quản trị… đến hiệu quả của công tác kế toán trong các DN (Ahmad & Zabri, 2015). Trong kế toán quản trị, lý thuyết này cũng cho rằng, không thể xây dựng một mô hình kế toán quản trị khuôn mẫu áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp việc vận dụng KTQT vào DN phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô doanh nghiệp, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lƣợc tổ chức trong từng giai đoạn (Đào Thị Minh Tâm, 2014). Với đặc điểm ngành thủy sản nói chung, ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng luôn phải đối mặt những khó khăn, rào cản về giá cả và thuế, chất lƣợng sản phẩm, thị trƣờng cạnh tranh, yêu cầu công nghệ, yếu tố đầu vào phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu,… đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng công tác kế toán, phƣơng pháp kế toán phù hợp để tối thiểu chi phí, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng…
  • 43. 31 Khi vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên vào nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng các yếu tố nhƣ công cụ hỗ trợ (công nghệ thông tin, phần mềm kế toán…), trình độ của nhân viên kế toán, hệ thống KSNB, kiểm toán độc lập và Hạn chế của ngành thủy sản có ảnh hƣởng đến CLTT BCTC. 2.4 Các giả thuyết dự kiến Từ các nghiên cứu trƣớc đã đƣợc điểm qua ở chƣơng 1 kết hợp với các thông tin đã đƣợc phân tích ở cơ sở lý thuyết, kế thừa mô hình nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016), tác giả tổng hợp giả thuyết dự kiến gồm 6 nhân tố tác động đến CLTT BCTC: Bộ máy quản trị, Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Công cụ hỗ trợ, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán độc lập, và đề xuất thêm 1 nhân tố là Hạn chế của ngành thủy sản. 7 giả thuyết dự kiến đƣợc tóm tắt trong bảng 2.1 nhƣ sau: Bảng 2.1 Bảng tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp STT Nhân tố Cơ sở lý thuyết Chiều tác động 1 Bộ máy quản trị Lý thuyết ủy nhiệm Cùng chiều 2 Năng lực nhân viên kế toán Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật; Lý thuyết ngẫu nhiên; Lý thuyết tam giác gian lận Cùng chiều 3 Hành vi điều chỉnh lợi nhuận Lý thuyết ủy nhiệm; Lý thuyết thông tin bất cân xứng Ngƣợc chiều 4 Công cụ hỗ trợ Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật; Lý thuyết ngẫu nhiên Cùng chiều 5 Hệ thống kiểm soát nội bộ Lý thuyết ủy nhiệm; Lý thuyết thông tin bất cân xứng; Lý thuyết ngẫu nhiên Cùng chiều 6 Kiểm toán độc lập Lý thuyết ủy nhiệm; Lý thuyết ngẫu nhiên Cùng chiều
  • 44. 32 7 Hạn chế của ngành thủy sản Lý thuyết ngẫu nhiên Lý thuyết tam giác gian lận Ngƣợc chiều KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong chƣơng 2, tác giả đã phân tích 5 lý thuyết nền tảng quan trọng liên quan đến nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp là: Lý thuyết đại diện, Lý thuyết thông tin bất cân xứng, Lý thuyết tam giác gian lận, Lý thuyết sự khuếch tán kỹ thuật, và Lý thuyết ngẫu nhiên. Trên cơ sở phân tích các lý thuyết nền tảng, kết hợp với các nghiên cứu đã phân tích ở chƣơng 1, tác giả đã hình thành nên nhiều ý niệm về các nhân tố có ảnh hƣởng đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp. Các nhân tố đƣợc đề xuất bao gồm: Bộ máy quản trị; Năng lực nhân viên kế toán; Hành vi điều chỉnh lợi nhuận; Công cụ hỗ trợ (đƣợc tác giả nhóm lại từ các yếu tố: Công nghệ thông tin, Phần mềm kế toán, Nhà cung cấp phần mềm, Cơ quan thuế…) ; Hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán độc lập, Hạn chế của ngành thủy sản. Trong đó, ngoại trừ nhân tố Hạn chế của ngành thủy thủy sản là nhân tố mới đƣợc đề xuất, các nhân tố còn lại đƣợc tác giả kế thừa từ mô hình nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016). Ngoài ra chƣơng này cũng giúp tác giả dự đoán đƣợc chiều tác động của các nhân tố này đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu đƣợc thực hiện ở chƣơng sau.
  • 45. 33 Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan, cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định tính Xây dựng mô hình giả thuyết và thang đo chính thức Khảo sát Kiểm định thang đo Kiểm định mô hình giả thuyết Kết quả nghiên cứu Hàm ý chính sách Nghiên cứu định lƣợng CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung chủ yếu của chƣơng 3 là diễn giải các công việc cần thực hiện của phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm nghiên cứu định tính và định lƣợng. Mục tiêu chƣơng này là đề xuất thang đo và xây dựng các giả thuyết về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong mô hình nghiên cứu đƣợc đề xuất ở chƣơng 2. 3.1 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu chung đƣợc trình bày tại hình 3.1 dƣới đây: Xây dựng mô hình giả thuyết và thang đo dự kiến Thảo luận với chuyên gia Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
  • 46. 34 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, tác giả lựa chọn phƣơng pháp hỗn hợp (bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng) cho nghiên cứu này. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: đây là bƣớc nghiên cứu sơ bộ. Trong bƣớc này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia để xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, lựa chọn mô hình và điều chỉnh cho phù hợp với đối tƣợng là các doanh nghiệp thủy sản. Đây là cơ sở để tác giả thiết lập bảng câu hỏi để sử dụng cho phần nghiên cứu định lƣợng. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: tác giả xác định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo chính thức, tiến hành khảo sát. Sau đó đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tiếp đến xây dựng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá và đo lƣờng sự tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau. 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính hƣớng đến mục tiêu xây dựng thang đo đo lƣờng CLTT BCTC và xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau. Đối tƣợng tham gia thảo luận là các chuyên gia (8 chuyên gia) trong lĩnh vực kế toán, đang công tác tại các trƣờng đại học, cao đẳng, cơ quan thuế; kế toán trƣởng, nhân viên tín dụng tại ngân hàng từng làm việc với doanh nghiệp thủy sản. Công cụ để thảo luận là dàn bài thảo luận. Trong phần này, trong bảy nhân tố đƣợc đề xuất, có một nhân tố là đặc thù riêng của nghiên cứu là: Hạn chế của ngành thủy sản. Tác giả xin ý kiến các chuyên gia để có cơ sở cho việc ra quyết định có nên đƣa thêm nhân tố này vào mô hình hay không. Ngoài ra, trong dàn bài thảo luận, tác giả thiết kế thêm câu hỏi mở với nội dung là “Ngoài các nhân tố trên, còn có nhân tố nào có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau hay không? Vì sao?”.
  • 47. 35 𝐻2 𝐻3 Hành vi điều chỉnh lợi nhuận Năng lực nhân viên kế toán Bộ máy quản trị 𝐻5 Hệ thống kiểm soát nội bộ Chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính 𝐻7 Hạn chế của ngành thủy sản 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng 3.4.1 Xác định giả thuyết và mô hình nghiên cứu chính thức Từ cơ sở lý thuyết và sau khi thảo luận, tác giả đã tổng hợp đƣợc tổng cộng 7 nhân tố có tác động đến CLTT BCTC. Từ đây, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức nhƣ sau: 𝐻1 𝐻4 Hình 3.2 Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Cà Mau Sau khi hình thành mô hình nghiên cứu, luận văn kiểm định 7 giả thuyết: 𝐻1: Bộ máy quản trị có tác động cùng chiều với với CLTT BCTC. 𝐻2: Năng lực nhân viên kế toán có tác động cùng chiều với CLTT BCTC 𝐻3: Hành vi điều chỉnh lợi nhuận có tác động ngược chiều với CLTT BCTC 𝐻4: Công cụ hỗ trợ có tác động cùng chiều với CLTT BCTC 𝐻5: Hệ thống KSNB có tác động cùng chiều với CLTT BCTC 𝐻6: Kiểm toán độc lập có tác động cùng chiều với CLTT BCTC 𝐻7: Hạn chế của ngành thủy sản có tác động ngược chiều với CLTT BCTC 𝐻6 Kiểm toán độc lập Công cụ hỗ trợ
  • 48. 36 3.4.2 Xác định thang đo chính thức Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trƣớc và thông qua nghiên cứu định tính (thảo luận với chuyên gia), tác giả đã lựa chọn các thang đo và điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau. 7 nhân tố có tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau đƣợc tác giả tổng hợp bao gồm: (1) Bộ máy quản trị; (2) Năng lực nhân viên kế toán; (3) Hành vi điều chỉnh lợi nhuận; (4) Công cụ hỗ trợ; (5) Hệ thống kiểm soát nội bộ, (6) Kiểm toán độc lập, (7) Hạn chế của ngành thủy sản. Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm về CLTT BCTC, tác giả đề xuất sử dụng các đặc điểm chất lƣợng theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB 2010 để làm nền tảng đo lƣờng CLTT BCTC cho nghiên cứu của mình. Theo đó, các thuộc tính CLTT BCTC đƣợc xác định gồm: Thích hợp (giá trị Dự đoán, giá trị xác nhận), Trình bày trung thực (giá trị Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót ), các thuộc tính làm gia tăng CLTT (Có khả năng so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời, Có thể hiểu đƣợc) (xem hình 2.3). Tác giả đề xuất sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá từng nhân tố tác động đến CLTT BCTC theo bảng sau: Bảng 3.1 Mã hóa các thang đo STT BIẾN THANG ĐO KÝ HIỆU A Nhân tố tác động đến CLTT BCTC 1 Bộ máy quản trị Chủ sở hữu trực tiếp điều hành công ty BM1 2 Số lƣợng nhà quản trị trong bộ máy quản lý lớn BM2 3 Tính độc lập của các thành viên trong hội đồng quản trị rõ ràng BM3 4 Nhà quản trị có kiến thức nhất định về lĩnh vực kế toán BM4 5 Nhà quản trị có thể đọc hiểu BCTC BM5 6 Nhà quản trị có thể can thiệp vào việc lập BM6