SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HƯNG
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HƯNG
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
Ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS BÙI NHẬT QUANG
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
luận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa được ai công bố.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hưng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
ĐẦU TƯ CÔNG .............................................................................................. 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................ 5
1.2. Lý luận về chính sách công và thực thi chính sách trong lĩnh vực đầu tư
công ................................................................................................................... 6
1.3. Kinh nghiệm một số địa phương về thực thi chính sách đầu tư công .............22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ
CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.........................................30
2.1. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực thi chính sách đầu tư công
tại Quảng Nam ................................................................................................30
2.2. Tình hình thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam....................38
2.3. Đánh giá chung về thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam .....................................................................................................45
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH
SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ............56
3.1. Bối cảnh thực thi chính sách đầu tư công trong thời gian tới..................56
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đầu tư công trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................................................................59
3.3. Kiến nghị chính sách................................................................................73
KẾT LUẬN....................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GRDP : Tổng sản phẩn trên địa bàn
GPMB : Giải phóng mặt bằng
HĐND : Hội đồng nhân dân
KTTĐ : Kinh tế trọng điểm
KCHT : Kết cấu hạ tầng
KHCN : Khoa học công nghệ
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
NGO : Tổ chức phi chính phủ
NSNN : Ngân sách nhà nước
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
PPP : Đầu tư theo hình thức đối tác công tư
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá so sánh 2010) 33
2.2 Tổng thu ngân sách trên địa bàn 34
2.3 Tổng chi cân đối ngân sách địa phương 35
2.4 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 38
2.5 Tỷ lệ thu ngân sách so với GRDP 48
2.6 Nợ xây dựng cơ bản 52
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Số hiệu
hình, BĐ
Tên hình, biểu đồ Trang
Hình 1.1
Quy trình lập kế hoạch tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Quảng Nam
17
Hình 2.1
Bản đồ hiện trạng và quy hoạch tổng thể phát triển
tỉnh Quảng Nam
31
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế Quảng Nam 2018 33
Biểu đồ 2.2 GRDP trong tỉnh (giá so sánh 2010) 46
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 47
Biểu đồ 2.4
Chi thường xuyên, chi đầu tư, chuyển nguồn trong
tổng chi
51
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong cho sự phát triển của
mỗi quốc gia. Đầu tư là nhân tố quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn
với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020, trong đó có tái có cấu đầu
tư, trọng tâm là đầu tư công.
Đối với Quảng Nam, đầu tư phát triển KCHT đồng bộ là một trong ba
nhiệm vụ đột phá được Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2011-
2015 đặt ra, đồng thời nhiệm vụ này tiếp tục được Nghị Quyết Đại hội tỉnh
Đảng bộ lần thứ XXI đặt ra trong giai đoạn 2016-2020 nhằm huy động các
nguồn lực cho đầu tư phát triển, phấn đấu duy trì tỷ trọng vốn đầu tư công
khoảng 30-35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Kết quả thực thi các chính sách về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam đã có chuyển biến rỏ rệt, nổi bậc nhất là nhiều cơ chế được ban hành,
đổi mới cơ bản cơ chế phân bổ, quản lý và sử dụng vốn, chuyển kế hoạch đầu
tư công hàng năm sang cơ chế quản lý vốn theo đầu tư công trung hạn; xây
dựng tiêu chí và định mức phân bổ vốn chi đầu tư phát triển từ nguồn xây
dựng cơ bản tập trung; tiêu chí đầu tư cho dự án nhóm C trọng điểm trở lên;
tiêu chí phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới; lựa
chọn các nhóm dự án động lực đầu tư để lan tỏa thúc đẩy phát triển; huy động
nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng với cơ cấu đầu tư theo ngành, theo địa bàn
hợp lý hơn; tăng cường phân cấp trong quản lý đầu tư công. Nhiều công trình
quy mô lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, pháp huy hiệu quả, góp phần thúc
2
đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đầu tư công đạt được, thực thi đầu
tư công còn dàn trải, phân tán, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Nợ
đọng xây dựng cơ bản lớn, gây áp lực so với khả năng cân đối ngân sách
tỉnh, đồng thời mất nhiều thời gian và kinh phí để giải quyết. Phân cấp, ủy
quyền mạnh nhưng thiếu cơ chế hậu kiểm, giám sát quyền lực; công tác đấu
thầu thiếu công khai, minh bạch; nhiều công trình kém chất lượng,... Vì
vậy, đề tài “Thực thi chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”
với mong muốn đóng góp thêm một số nhóm giải pháp cho vấn đề này trong
luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sỹ chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều tác giả thực hiện các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đầu
tư công như:
Luận án Tiến sĩ về đề tài “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển
kinh tế thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp”. của tác giả Nguyễn
Đẩu, năm 2005.
Luận Văn Tiến sĩ về đề tài “Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Chí, năm
2016.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Xuân Vinh, năm 2013 về đề tài “Các
giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam”.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vũ Hà Vinh, năm 2017 về đề
tài “Thực thi chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”.
Các luận án, luận văn đã nghiên cứu và các công trình khoa học đã công
bố không trùng với tên đề tài nghiên cứu; chưa đề cập đến việc thực thi chính
sách đầu tư công trên địa bàn Quảng Nam một cách chi tiết, đầy đủ.
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu tiếp cận theo quan điểm quản lý kinh tế
3
trên, nhiều Hội thảo đã được tổ chức và thảo luận liên quan đến đầu tư công,
tuy nhiên chưa có nghiên cứu về thực thi chính sách đầu tư công tại Quảng
Nam theo quan điểm cách tiếp cận từ chính sách công. Do đó, luận văn có thể
là nghiên cứu đầu tiên về thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính
sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về chính sách đầu tư công.
Luận văn nghiên cứu về thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam dựa trên cơ sở lý luận về đầu tư công trên quan điểm chính sách
công nhằm đề xuất một số nhóm giải pháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2011-2018.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Giới hạn trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2018
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Về nội dung: Nghiên cứu về thực thi chính sách đầu tư công về phát
triển kết cấu hạ tầng và các chương trình dự án nhằm phát triển kinh tế xã hội
thuộc nguồn vốn đầu tư công.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Sử dụng cách tiếp cận chuyên ngành về chính sách công, kết hợp giữa
4
nghiên cứu lý thuyết và thực tế khi phân tích và đánh giá dựa trên các quan
điểm, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách
đầu tư công.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích và tổng hợp
khi thu thập các thông tin, dữ liệu có liên quan đến chính sách đầu tư công để
định lượng và diễn giải các nhân tố ảnh hưởng việc thực thi chính sách.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần hoàn thiện thực thi chính
sách đầu tư công.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm về thực trạng đầu
tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Trên cơ sở định hướng tổ chức thực thi đầu tư công, cụ thể là các nhóm
dự án động lực, quan điểm, chủ trương của Tỉnh ủy; các Nghị Quyết về đầu tư
của HĐND tỉnh đã đề ra; các chương trình, dự án cụ thể của UBND tỉnh về
đầu tư công nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam, đề tài là
tài liệu tham khảo cho những nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đầu tư
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách đầu tư công.
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đầu tư công
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
ĐẦU TƯ CÔNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về đầu tư:
Đầu tư là hoạt động hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã
hội, chính vì sự quan trọng của đầu tư mà có nhiều khái niệm về đầu tư.
Đầu tư có thể được hiểu là sự hy sinh, bỏ ra như tài sản, sức lao động, trí
tuệ, vật chất, tiền, ... ở hiện tại, nhằm đạt những kết quả có lợi hơn trong
tương lai.
Có thể khái quát chung, đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện
tại để thực thi nhằm thu được các kết quả ở tương lai. Nguồn lực hiện tại có
thể là tiền, sức lao động, trí tuệ, tài nguyên; những kết quả đạt được có thể là
năng lực tăng thêm của KCHT, tài sản, vật chất, năng suất lao động nhằm tạo
ra của cải vật chất cho xã hội [18].
Có hai hình thức đầu tư, đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
Đầu tư trực tiếp là nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư và trực tiếp quản lý toàn
bộ hoạt động đầu tư.
Đầu tư gián tiếp là nhà đầu tư thông qua các tổ chức trung gian khác như
tổ chức tài chính, tham gia mua trái phiếu, cổ phần,... nhà đầu tư không trực
tiếp quản lý hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư có đặc điểm cơ bản đó là: (1) mục tiêu đầu tư là hiệu
quả kinh tế là chủ yếu; (2) hoạt động đầu tư phải cần vốn, vốn có thể bằng
tiền, nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai, tài nguyên,...; (3) hoạt động đầu tư
thực thi trong thời gian tương đối dài, đồng thời muốn phát huy được hiệu quả
của đầu tư thì phải có độ trễ của đầu tư.
6
1.1.2. Khái niệm về đầu tư công:
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình,
dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [25].
Như vậy đầu tư công là đầu tư của khu vực nhà nước, đầu tư từ ngân
sách nhà nước, đầu tư từ tín dụng mà thường gọi là ưu đãi, đầu tư theo
chương trình mục tiêu, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
Hoạt động đầu tư công gồm: Lập, thẩm định, quyết định chủ trương
đầu tư; lập, thẩm định giao kế hoạch thực thi; lập, thẩm định, quyết định
các chương trình, dự án; theo dõi và đánh giá, thanh tra và kiểm tra các
chương trình, dự án đầu tư công.
Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước hay còn gọi là vốn đầu tư công.
1.1.3. Khái niệm về chính sách công:
Cụm từ chính sách công được sử dụng rộng rãi, thuật ngữ này có rất
nhiều khái niệm, tuy nhiên có thể hiểu như sau:
Chính sách công là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện
nào đó của Nhà nước, bao gồm mục tiêu mà Nhà nước muốn đạt được và
cách làm để thực thi các mục tiêu đó. Mục tiêu mà nhà nước muốn đạt được
bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh
tế - chính trị - văn hóa - xã hội - môi trường - an ninh - quốc phòng - đối
ngoại [19].
1.1.4. Khái niệm chính sách đầu tư công:
Trên cơ sở khái niệm Chính sách công, Chính sách đầu tư công là tập
hợp các chủ trương và hành động của Nhà nước về lĩnh vực đầu tư công.
1.2. Lý luận về chính sách công và thực thi chính sách trong lĩnh vực
đầu tư công
1.2.1. Lý luận về chính sách công, mục đích, bản chất chính sách
công, chu trình chính sách công và thực thi chính sách công
7
1.2.1.1. Lý luận về chính sách công
Nhiều tác giả nghiên cứu về chính sách công, đã đưa ra các định nghĩa
chính sách công khác nhau:
Giáo trình “Hoạch định và phân tích chính sách công” của Học viện
Hành chính quốc gia xuất bản năm 2013: “Chính sách công là những hành
động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng
đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội
phát triển”[14].
PGS. TS. Lê Chi Mai, chính sách công với các nội hàm bao gồm: Chủ
thể ban hành chính sách công là Nhà nước, chính sách do Nhà nước ban hành
nên chính sách công được coi là chính sách của Nhà nước. Chính sách công là
những quyết định hành động, bao gồm cả những hành vi thực tiễn, chính sách
công không chỉ thể hiện dự định của Nhà nước hoạch định chính sách về một
vấn đề nào đó mà còn bao gồm những hành vi thực thi dự định đó; nếu không
có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ
trương chỉ là những lý thuyết suông, là những khẩu hiệu. Chính sách công chủ
yếu giải quyết vấn đề cụ thể trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục
tiêu đã được xác lập. Chính sách công bao gồm hệ thống các quyết định có
liên quan với nhau [22].
Từ các khái niệm trên có sự khác nhau trong chừng mực nhất định,
nhưng đều có chung các nội dung, đó là: Chính sách công là chính sách của
Nhà nước; là một tập hợp các quyết định chính trị có mối liên hệ với nhau;
với những mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề xã hội
theo ý chí của đảng cầm quyền.
1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của chính sách công:
Chính sách công có các đặc điểm đó là: (1) chính sách công do nhà nước
ban hành. (2) chính sách công gồm tập hợp các quyết định. (3) chính sách
công nhằm hướng đến mục đích giải quyết những vấn đề công. (4) chính sách
8
công bao gồm cả mực tiêu và giải pháp thực thi. (5) chính sách công luôn thay
đổi do có nhiều yếu tố tác động trong quá trình thực thi. (6) chính sách công
là đầu ra của quá trình quản lý nhà nước, thể hiện trách nhiệm và trí tuệ của
đội ngũ cán bộ công chức, của các nhà khoa học, của doanh nghiệp và nhân
dân.
1.2.1.3. Bản chất của chính sách công:
Do Nhà nước là chủ thể ban hành chính sách công, nên mục đích của
chính sách công vừa bảo đảm quyền lợi của đại đa số cá nhân trong xã hội,
vừa thể hiện được quyền lực của Nhà nước. Vì vậy chính sách công là chính
sách của nhà nước.
Chính sách công được ra đời với mục đích giải quyết các mâu thuẫn nội
tại và phát sinh trong xã hội. Trong xã hội có nhiều nhóm lợi ích khác nhau và
có mâu thuẫn với nhau. Với các lý do và mục đích như vậy, cho nên chính
sách công cần thiết phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các nhóm, cộng đồng
dân cư và đại bộ phận nhân dân.
Chính sách công là chính sách phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân,
chính sách phải đặt mục tiêu, quyền lợi của nhân dân lên trên hết. Không bảo
đảm nguyên tắc này chính sách công không có ý nghĩa và không đi vào đời
sống.
Chính sách công là chính sách của Nhà nước, do nhà nước ban hành và
tổ chức thực hiện, dựa trên các căn cứ pháp lý và thực tiễn cụ thể, chính vì lẽ
đó mà hầu hết các chính sách công đều có tính bắt buộc phải tuân thủ thi
hành.
Chính sách công là công cụ quản lý nhà nước, được Nhà nước sử dụng
để khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế,
khuyến khích cả khu vực công và cả khu vực tư; quản lý nguồn lực công một
cách có hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi
9
trường, an ninh quốc phòng, đối ngoại cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Chính sách công là công cụ thể hiện thái độ của Đảng cầm quyền, vì vậy
chính sách công cần minh bạch dễ hiểu, dễ thực thi.
1.2.1.4. Chu trình chính sách công:
Chu trình chính sách công là chuỗi các giai đoạn liên tiếp, kế tiếp, kế
thừa và phát huy, có liên quan với mật thiết với nhau, từ khi lựa chọn vấn đề
chính sách đến khi kết quả của chính sách được giải quyết, theo dõi và đánh
giá.
Chu trình chuẩn rút gọn của chính sách công gồm 3 bước:
(1) Hoạch định (xây dựng): Hoạch định chính sách công là toàn bộ quá
trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách.
(2) Tổ chức thực thi chính sách công (hay thực thi chính sách): Tổ chức
thực thi chính sách là quá trình chuyển ý chí của chủ thể chính sách thành
hiện thực với đối tượng quản lý mà chính sách hướng tới nhằm đạt mục đích
của chủ thể chính sách đề ra.
(3) Đánh giá chính sách: Là việc đánh giá toàn bộ những tác động của
chính sách đến các đối tượng, cũng như toàn bộ quá trình phát triển kinh tế -
xã hội theo các mục tiêu, chỉ tiêu đã xác định.
1.2.1.5. Thực thi chính sách công:
Thực thi chính sách công là toàn bộ quá trình đưa chính sách công vào
thực tiễn cuộc sống thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự
án, đề án thực thi chính sách, đồng thời tổ chức thực thi nhằm hiện thực hóa
mục tiêu chính sách đã ban hành, đưa chính sách vào cuộc sống, phục vụ lợi
ích nhân dân, lợi ích của cộng đồng, lợi ích quốc gia.
Thực thi chính sách công là một trong 03 bước rất quan trọng của chu
trình chính sách công. Sự thành công của chính sách phụ thuộc rất lớn vào kết
quả thực thi chính sách công. Thực thi chính sách công có vai trò rất lớn trong
10
chu trình chính sách. Vai trò đó được thể hiện như sau:
Một là, từng bước thực thi hóa mục tiêu chính sách công. Trong quá
trình thực thi chính sách công, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải
xây dựng các văn bản, các chương trình, dự án và tiến hành các hoạt động để
thực thi.
Hai là, khẳng định tính đúng đắn của chính sách công được ban hành.
Chính sách công có thật sự đúng đắn hay không, chỉ có thể thông qua giai
đoạn thực thi chính sách đó. Vì qua thực thi mới cung cấp đầy đủ những
những bằng chứng thực tiễn về mục tiêu, mục đích mà chính sách công hướng
tới, cũng như các giải pháp đưa ra của chính sách có phù hợp hay không.
Ba là, thực thi chính sách công chính là giúp cho bản thân chính sách
ngày trở nên đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn. Thông qua thực thi
chính sách công, người thực thi có thể đề xuất điều chỉnh chính sách công để
phù hợp với thực tiễn, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để xây
dựng các chính sách cho tương lai.
1.2.2. Lý luận về chính sách đầu tư công
1.2.2.1. Khái niệm chính sách công
Từ khái niệm chính sách công có thể đưa ra khái niệm về chính sách đầu
tư công đó là: Chính sách đầu tư công là chính sách của nhà nước trong lĩnh
vực đầu tư công. Chính sách đầu tư công là công cụ để thực thi các chương
trình, dự án do các cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức trong các cơ quan hành
chính thực thi, nhằm mục tiêu phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực Kinh
tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Như vậy, chính sách đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào
những chương trình, dự án được xác định cụ thể để xây dựng, phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án
với mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
11
1.2.2.2. Vốn đầu tư công:
Vốn đầu tư công là nguồn vốn có tính chất vốn của nhà nước, nó bao
gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa
phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các tổ
chức tín dụng nước ngoài (ODA), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư chưa được đưa vào cân đối ngân
sách, vốn vay khác của ngân sách địa phương để thực thi chính sách đầu tư
công [25].
1.2.2.3. Lĩnh vực đầu tư công:
Các lĩnh vực đầu tư công bao gồm:
(1) Đầu tư vào những chương trình, dự án cụ thể về phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội như: Giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, văn
hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, quốc phòng và an ninh,...
(2) Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội như mua sắm bàn ghế, trang thiết bị,
phương tiện đi lại phục vụ cho công việc.
(3) Đầu tư, hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ công ích như
hỗ trợ xử lý chất thải; hỗ trợ cung cấp nước cho sản xuất,...
(4) Đầu tư tham gia thực thi dự án theo hình thức đối tác công tư như
ngân sách nhà nước tham gia các chương trình, dự án có sử dụng vốn nhà
nước và vốn ngoài nhà nước.
1.2.2.4. Đặc điểm chính sách đầu tư công:
Từ khái niệm chính sách đầu tư công, đặc điểm chính sách đầu tư công
là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào nhưng chương trình, dự án cụ thể để
xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu, chỉ tiêu được xác định.
Vì vậy, có thể làm rõ 03 đặc điểm của chính sách đầu tư công, đó là: (1) chính
12
sách đầu tư công là chính sách của Nhà nước; (2) nguồn vốn đầu tư cho hoạt
động đầu tư công là từ Nhà nước; (3) mục tiêu của chính sách đầu tư công là
các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã
hội.
Vì vậy khi thực thi chính sách đầu tư công cần phân biệt chính sách đầu
tư công khác với chính sách đầu tư bằng hình thức khác, đó là:
Chính sách đầu tư công được thực thi bởi bộ máy cồng kềnh, nhiều cơ
quan trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tham gia, có thể từ
trung ương đến cấp cơ sở nên khó quản lý, dễ thất thoát.
Chính sách được thực thi theo kế hoạch, quy trình chặt chẽ, các chương
trình, dự án đa phần cấp phát vốn tăng lên. Vì vậy giai đoạn hoạch định chính
sách cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, tránh trường hợp thực thi chính
sách làm phát sinh thêm nguồn vốn, khó kiểm soát, gây thất thoát ngân sách
nhà nước.
Thực thi chính sách đầu tư công thông qua các chương trình, dự án đầu
tư công có chức năng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, là kênh huy
động các dự án từ nguồn vốn ngoài nhà nước thực thi.
Chính sách đầu tư công được thực thi bởi nhiều chương trình, dự án đầu
tư công khác nhau, giải quyết mục đích khác nhau, tùy theo từng lĩnh vực như
giao thông, giáo dục, y tế, môi trường, khoa học công nghệ,...
1.2.2.5. Vai trò của chính sách đầu tư công:
Chính sách đầu tư có vai trò có liên quan đến tổng cung, tổng cầu của
nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và phát triển, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo
việc làm, tăng năng suất lao động, phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ
môi trường, đảm bảo quốc phòng và an ninh, tăng cường đối ngoại.
Bên cạnh đó, chính sách đầu tư công góp phần duy trì và tăng cường
13
năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, đơn vị sự
nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động.
Đối với chính sách đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và các
chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội là đối tượng chính của chính sách
đầu tư công, là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh
tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo cho các điều kiện cần
thiết của quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra bình thường, ổn định, phát
triển và liên tục. Ngược lại, việc phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, là
điều kiện để các ngành phát triển, năng lực mới tăng thêm, tác động tích cực
đến phát triển kinh tế xã hội.
Chính sách đầu tư công có những tác động quan trọng sau đây:
Chính sách đầu tư công tạo khả năng thu hút các loại hình vốn đầu tư
đa dạng cho phát triển kinh tế-xã hội như dòng vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
Chính sách đầu tư công tạo sự phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện
đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm
và từ đó tạo ra các tác động lan toả, thúc đẩy các vùng lân cận phát triển.
Kiểm soát và phân bổ, sử dụng các nguồn lực trong xã hội một cách hợp
lý, nhất là trong phân bổ vốn đầu tư công cho các ngành, cho từng vùng.
Chính sách đầu tư công đối với khu vực nông thôn, miền núi như giao
thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục, nông thôn mới, giảm
nghèo bền vững sẽ tác động trực tiếp đến các vùng khó khăn, hộ nghèo, thông
qua việc cải thiện hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nâng cao điều kiện sống của người
dân, tác động tích cực đến công tác giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng xã
hội.
Chính sách đầu tư công không phù hợp sẽ gây lãng phí nguồn lực, mất
lòng tin của nhân dân và kìm hãm các cơ hội tăng trưởng.
14
1.2.2.6. Phân loại chính sách đầu tư công:
Tùy theo mục đích yêu cầu của chủ thể quản lý lựa chọn cách phân loại;
tuy nhiên đối với Chính sách đầu tư công có 03 loại chính sau:
Phân loại chính sách theo lĩnh vực: Tùy theo điều kiện của từng ngành,
lĩnh vực mà chính sách đầu tư công ban hành đối với từng ngành, lĩnh vực
như Kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế,
môi trường, …
Theo chủ thể ban hành: Chính sách của Trung ương như Luật Đầu tư,
Luật Đầu tư công; Các Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành các Luật về đầu
tư, Luật đầu tư công; Các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về đầu
tư công; Các Thông tư hướng dẫn về hệ số, định mức sử dụng vốn đầu tư
công; Các Nghị Quyết của HĐND, Quyết định của UBND về chính sách đầu
tư công,....
Phân loại theo thời gian: Dài hạn có niên độ khoảng 30 đến 50 năm như
chiến lược phát triển đấy nước, Quy hoạch quốc gia, quy hoạch phát triển
vùng, quy hoạch phát triển ngành; trung hạn có niên độ khoảng 10 đến 20
năm như các quy hoạch ngắn hạn thuộc các lĩnh vực có sự thay đổi nhanh;
ngắn hạn từ 01 đến 05 năm như các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 3 năm, kế
hoạch 5 năm về phát triển kinh tế xã hội, Quyết định, Chỉ thị về đầu tư công,
về quản lý nợ xây dựng cơ bản, nợ chính quyền địa phương.
1.2.2.7. Quy trình thực thi chính sách đầu tư công:
Nhà nước có nhiều công cụ quản lý, trong đó Chính sách công là công cụ
chủ yếu, rất quan trọng của quản lý nhà nước. Việc hoạch định và thực thi các
chính sách nhằm đạt mục tiêu của nhà nước đề ra.
Chính sách đầu tư công cũng nhưng các chính sách công khác đều theo
chu trình 03 bước, bao gồm: Hoạch định chính sách, thực thi chính sách và
đánh giá chính sách. Thực thi chính sách đầu tư công là 01 trong 03 khâu nói
15
trên, luận văn tập trung vào khâu thực thi chính sách đầu tư công, đó là:
Sau khi các văn bản, chương trình, dự án được ban hành, phê duyệt và
giao cho các chủ thể tổ chức thực thi, nội dung tổ chức thực thi bao gồm:
Xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi văn bản chính sách đầu tư công
được ban hành.
Bồi dưỡng, tập huấn bổ sung kiến thức và kỹ năng để thực thi các nhiệm
vụ của văn bản đề ra.
Tuyên truyền, phổ biến văn bản được ban hành, nhằm tạo sự đồng thuận
trong thực thi.
Chuẩn bị các nguồn lực, đảm bảo kinh phí, bộ máy, con người để thực
thi các chương trình, dự án, đảm bảo yêu cầu của văn bản chính sách đầu tư
công đề ra.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực thi các văn bản chính sách
đầu tư công đảm bảo mục tiêu đã định.
1.2.2.8. Về thẩm quyền ban hành chính sách đầu tư công:
Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 quy định: Quốc hội ban hành
Luật, Nghị Quyết; Ủy Ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, Nghị
Quyết; Chính phủ ban hành Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định, chỉ thị; Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Thông tư,
theo đó chính sách đầu tư công do cấp Trung ương ban hành thẩm quyền đối
với phạm vi cả nước hoặc vùng, lãnh thổ.
Đối với địa phương cấp tỉnh, HĐND ban hành các Nghi Quyết, UBND
ban hành Quyết định đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Theo đó HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành chính sách đầu tư công theo quy
định của Pháp luật. Ví dụ Nghị Quyết số 159/2015/NQ-HĐND ngày
07/7/2015 của HĐND tỉnh Quảng Nam về đầu tư phát triển giao thông nông
thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Nghị Quyết số 12/2017/NQ-
16
HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế xã hội miền núi
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025.
1.2.2.9. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư công:
Căn cứ Luật Quy hoạch, Nghị Quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, Nghị Quyết của HĐND, UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch,
kế hoạch để triển khai thực thi chính sách đầu tư công.
Đối với quy hoạch liên quan đến chính sách đầu tư công, cần phải có tầm
nhìn dài hạn hơn so với kế hoạch, thường là 10 năm và tầm nhìn khoảng 20
năm. Trong đó cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp; huy động các
nguồn lực để thực thi quy hoạch; xác định các chương trình, dự án trọng
điểm; phân kỳ đầu tư để thực thi quy hoạch cho phù hợp.
Theo Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội
ban hành, có nhiều Luật liên quan đến Luật quy hoạch phải điều chỉnh sửa đổi
cho phù hợp. Tuy nhiên, dù có nhiều thay đổi, nhưng chính sách đầu tư được
ban hành phải dựa trên cơ sở của quy hoạch. Vì chính sách đầu tư đều phải
hướng đến đối tượng, vùng miền, khu vực cụ thể, với mục tiêu rõ ràng, giải
pháp huy động các nguồn lực chi tiết, khớp nối với các quy hoạch khác,
không xung đột với các chính sách khác, nên phải dựa trên nền tảng của quy
hoạch có chất lượng.
Đối với kế hoạch, có kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn 03 năm,
kế hoạch trung hạn 05 năm. Trong kế hoạch nêu rõ các nội dung: Danh mục
các chương trình dự án đầu tư công, kế hoạch tổ chức điều hành, cung cấp
các nguồn lực, thời gian thực thi, kế hoạch kiểm tra đôn đốc, trách nhiệm,
quyền hạn của cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan đến thực thi chính sách
đầu tư công.
Từ khi Luật đầu tư công ra đời, chính sách đầu tư công thường gắn với
kế hoạch đầu tư trung hạn, trong đó cụ thể là các chính sách về tiêu chí phân
17
bổ nguồn vốn, thẩm định nguồn vốn ổn định theo thời kỳ kế hoạch trung hạn;
chính sách về ổn định, điều tiết nguồn thu; kiểm soát nợ đọng;...
Hình 1.1. Quy trình lập kế hoạch tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam
1.2.2.10. Về triển khai thực thi chính sách đầu tư công:
Tổ chức thực thi chính sách đầu tư công là quá trình biến chính sách
thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ
máy chính quyền nhằm hiện thực các mục tiêu chính sách đã đề ra. Quá trình
thực thi có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của chính
sách đầu tư công. Quá trình thực thi chính sách đầu tư công tại địa phương
cần tính toán đầy đủ đến các yếu tố khách quan, bối cảnh thực tế, ngoài nguồn
lực hỗ trợ từ trung ương, cần xác định rõ tiềm lực kinh tế của địa phương, các
doanh nghiệp, dân cư; bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ thực thi chính sách,
môi trường đầu tư, thủ tục hành chính và kinh phí tổ chức thực thi.
Quá trình tổ chức thực thi cần đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực thi
có hiệu quả chính sách: Trước tiên cần phải có chính sách đúng, điều này chỉ
18
có thể đạt được khi làm tốt quá trình hoạch định chính sách. Sự hợp lý, khoa
học, tôn trọng quy luật khách quan, xác định đúng các vấn đề, đối tượng chính
sách, xác định được mục tiêu ưu tiên, có giải pháp, công cụ, chương trình hành
động. Sau đó phải có một nền hành chính ở địa phương có hiệu lực, có khả
năng thích nghi cao, minh bạch; quyết tâm của lãnh đạo; niềm tin và ủng hộ
của doanh nghiệp và dân cư trong vùng. Quá trình tổ chức thực thi chính sách
đầu tư công tại địa phương đều phải tuân thủ các giai đoạn: Chuẩn bị triển khai;
chỉ đạo, tổ chức thực thi; kiểm tra và điều chỉnh; đồng thời lựa chọn các hình
thức và phương pháp thực thi phù hợp, hiệu quả.
Đối với địa phương cấp tỉnh, căn cứ quy hoạch, kế hoạch về chính sách đầu
tư công được duyệt, UBND tỉnh tổ chức thực thi các chính sách đầu tư công từ
khâu công bố, phổ biến tuyên truyền quy hoạch, kế hoạch; phân công phối hợp
thực thi chính sách; huy động các nguồn vốn; tổ chức thẩm định chủ trương đầu
tư, phê duyệt các chương trình dự án, tổ chức thẩm định đấu thầu, tổ chức triển
khai thi công, nghiệm thu thanh quyết toán các chương trình dự án để bàn giao
đưa vào sử dụng.
1.2.2.11. Về theo dõi, giám sát và đánh giá đầu tư công:
Trong quá trình tổ chức thực thi chính sách đầu tư công, cần thiết phải
theo dõi đánh giá để các bước thực thi chính sách có đảm bảo mục tiêu của
chính sách đề ra hay không, nếu không phải có những bổ sung, sửa đổi các
giải pháp để đạt mục tiêu ban đầu của chính sách đầu tư công đề ra.
Giám sát đầu tư công là hoạt động theo dõi thường xuyên, kiểm tra đầu
tư định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình đầu tư của dự án. Giám sát
đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
Đánh giá chương trình, dự án đầu tư công là hoạt động định kỳ theo kế
hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ
thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước
19
tại một thời điểm nhất định.
Nội dung của giám sát và đánh giá đầu tư được quy định chi tiết, đầy đủ
tại Điều 81 Luật Đầu tư công năm 2014 và Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày
ngày 30/9/2015 của Chính phủ đối với từng chủ thể tham gia thực thi chính
sách đầu tư công, nhưng chung quy lại gồm các nội dung chủ yếu đó là:
Sự phù hợp của việc thực thi các chương trình, dự án đầu tư công so với
mục tiêu đề ra.
Tình hình tổ chức thực thi các quy định pháp luật có liên quan về quản lý
đầu tư công.
Việc lập, thẩm định phê duyệt chủ trương các chương trình, dự án đầu tư
công.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công, phê duyệt báo cáo
kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư công.
Việc tổ chức thực thi các chương trình, dự án đầu tư công một cách khoa
học hợp lý.
Cân đối, Phân bổ, bố trí nguồn vốn đầu tư công trọng tâm, trọng điểm,
tránh đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tránh lãng phí,
thất thoát nguồn vốn đầu tư công.
Về quản lý nợ đầu tư công, chống đầu tư dàn trải, gây lãng phí, thất thoát
trong đầu tư công.
1.2.2.12. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đầu tư công:
Nguồn vốn đầu tư công tùy theo từng giai đoạn phát triển, thường chiếm
khoảng từ 30% đến 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tuy nhiên đầu tư công
có vai trò kích thích, thu hút khoảng 60% đến 70% các nguồn vốn đầu tư khác
để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy cần xem xét đến các yếu tổ tác
động, ảnh hưởng đến chính sách đầu tư công.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đầu tư công như pháp lý, môi
20
trường tự nhiên, văn hóa xã hội, khả năng nguồn vốn, quản lý dự án,... Tuy
nhiên chung quy lại có hai nhón yếu tố tác động đến chính sách đầu tư công
đó là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
+ Nhân tố khách quan:
Môi trường tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, vật
liệu xây dựng, nhiên liệu,... có thể khai thác phục vụ cho các chương trình, dự
án khi triển khai thực thi chính sách đầu tư công.
Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng đến hoạch định và thực thi chính
sách, tùy thuộc vào tính chất của từng loại chương trình, dự án. Ví dụ như
chương trình định canh định cư, cần phải sắp xếp lại dân cư khu vực miền
núi, để bố trí đất ở, đất sản xuất phải hết sức chú ý đến phong tục tập quán về
nhà ở, đất ở và đất sản xuất, nước sinh hoạt của đồng bào dân tộc. Thực tế,
nhiều công trình tái định cư không hiệu quả, thậm chí đã xây dựng nhà nhưng
đồng bào không đến ở vì không đáp ứng được phong tục, tập quán của đồng
bào dân tộc, do xây dựng nhà bằng bê tông, cốt thép, không phải nhà có sàn,
không có diện tích vườn đủ lớn; khu vực xây nhà thiếu đất canh tác,... nhất là
đối với các dự án tái định cư cho đồng bào khu vực thủy điện miền núi.
Môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp cho nền kinh tế
có điều kiện phát triển, cho hoạt động xây dựng và thực thi chính sách đầu tư
công cũng minh bạch, công khai, tránh thất thoát lãng phí, tạo kẻ hở cho các
hoạt động tiêu cực, tham nhũng. Mặt khác tạo cho các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư niềm tin, an tâm bỏ vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội, đóng góp cho tăng thu ngân sách. Thực tế, quốc gia nào
có chính sách pháp lý đầy đủ, minh bạch có điều kiện thu hút đầu tư nhiều
hơn quốc gia khác; hoặc trong nước, thậm chí các tỉnh có cùng mặt bằng cơ
chế chính sách như nhau, nhưng địa phương nào có môi trường đầu tư được
cải thiện, thực thi đầy đủ, mạnh mẽ cải cách hành chính, sẽ thu hút và phát
21
triển được nhiều doanh nghiệp hơn.
Các yếu tố về kinh tế vĩ mô như lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Thường thì khi lạm phát gia tăng Chính phủ cắt giảm đầu tư công nhằm giảm
lượng cung tiền ra thị trường, tránh cho đồng tiền mất giá, trường hợp này
thất rõ nhất ở thời điểm năm 2010, 2011, nước ta có tỷ lệ lạm phát khá cao,
riêng 2011 lạm phát khoảng trên 18%, Chính phủ liền ban hành Nghị Quyết
11 về kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong
đó có nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ, cắt giảm đầu tư công,
giảm bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại nếu tỷ lệ lạm phát quá thấp sẽ
kéo theo khó tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra vì đắt đỏ, Chính phủ cần phải
điều tiết tăng cung lượng tiền ra thị trường qua nhiều kênh trong đó có qua
kênh đầu tư công nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích quá trình sản xuất, để
giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
+ Nhân tố chủ quan:
Nhân tố chủ quan chủ yếu đến từ phía đội ngũ hoạch định và thực thi
chính sách đầu tư công. Chính sách đầu tư công có xung đột với các chính
sách khác hay không, có đảm bảo các nguồn lực để thực thi hay không.
Khi triển khai thực thi chính sách đầu tư công bằng một chương trình, dự
án cụ thể, người Quyết định đầu tư có vai trò quyết định đến thành bại của
chương trình, dự án đó. Để có quyết định đầu tư đúng, người có thẩm quyền
quyết định đầu tư cần rất nhiều cơ sở dữ liệu về dự án, như dự án có phù hợp
với chiến lược phát triển, với quy hoạch phát triển hay không; các yếu tố khoa
học, kỹ thuật, tài chính, địa chất, môi trường,... và có phù hợp với các yếu tố
khách quan hay không. Để có được các cơ sở dữ liệu này, cần thiết phải có
các cơ quan chuyên môn có chất lượng cung cấp các thông tin đầu vào của dự
án, đồng thời dự báo đầu ra về kết quả, hiệu quả, các yếu tố tác động đến quá
trình tổ chức thực thi và vận hành dự án.
22
Chính sách đầu tư công phải quy định rõ trách nhiệm các bên liên quan
trong bộ máy hành chính nhà nước, trách nhiệm của các Ban quản lý dự án,
các tổ chức tư vấn, các nhà thầu trong quá trình tổ chức thực thi. Công tác tổ
chức quản lý các chương trình, dự án có vai trò hết sức quan trọng trong toàn
bộ quá trình hình thành, thực thi và vận hành khai thác một chương trình, dự
án cụ thể, phụ thuộc rất lớn vào quản lý dự án, điều này liên quan trực tiếp
đến năng lực tổ chức, quản lý điền hành dự án.
Sự phối hợp của các cơ quản quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở, và
các cá nhân, tổ chức liên quan là hết sức quan trọng, cần phải có sự thống nhất,
đồng bộ từ các khâu thẩm định, phê duyệt dự án, bố trí nguồn vốn, thực thi bồi
thường giải phóng mặt bằng, tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công, kiểm tra, giám
sát, giải ngân vốn đầu tư, kiểm toán, thanh quyết toán công trình.
1.3. Kinh nghiệm một số địa phương về thực thi chính sách đầu tư công
1.3.1. Chính sách đầu tư công của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, cơ chế, chính
sách của Trung ương, của Bộ Chính trị, của Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ về một số cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách ưu đãi
và phân cấp quản lý để phát triển thành phố.
Kết quả qua 20 năm (1997-2017) Đà Nẵng đã thu hút hơn 290 ngàn tỷ
đồng vốn đầu tư phát triển, tương ứng với 2,5% tổng vốn đầu tư cả nước
trong cùng giai đoạn. Trong đó vốn ngân sách tập trung 82 ngàn tỷ đồng,
chiếm 28,3%; vốn tín dụng từ khu vực nhà nước 33 ngàn tỷ đồng, chiếm
11,4%; vốn dân cư và doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI,
NGO) hơn 150 ngàn tỷ đồng, chiếm 51,7%.
Việc huy động các nguồn lực còn thể hiện ở quá trình mở rộng không
gian đô thị mà chủ trương là chính sách khai thác quỹ đất là khâu lựa chọn đột
phá. Trong khai thác nguồn lực từ đất, thành phố đã thí điểm triển khai và
23
thành công trong việc đấu thầu các dự án dự kiến xây dựng theo quy hoạch;
cùng với nhiều chính sách khác, trong khoảng 12 năm, giai đoạn 2002-2014,
nguồn lực từ đất chiếm khoảng 30% trong tổng thu ngân sách hàng năm,
trong đó giai đoạn 2005-2010 bình quân chiến trên 40%.
Chính vì chính sách huy động các nguồn lực mạnh mẽ nên giai đoạn
1997-2017 tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố đạt trung bình ở mức cao,
hơn 9,7%/năm; trong đó có những giai đoạn bức phá mạnh mẽ 14,9%/năm
của giai đoạn 2006-2010; hơn 8%/năm giai đoạn 2011-2016. Điều này phục
thuộc rất lớn vào hiệu quả chính sách đầu tư, mà trọng tâm là hiệu quả trong
đầu tư công.
Hệ thống kết cấu hạ tầng và không gian đô thị của thành phố trong giai
đoạn qua đã phát triển với tốc độ cao, đạt được nhiều kết quả quan trọng về
kinh tế, xã hội, góp phần thay đổi, nâng cao vị thế và diện mạo của thành phố,
tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Qua phân tích hiện trạng phát triển của thành phố Đà Nẵng cho thấy, đến
thời điểm hiện nay, kinh tế thành phố vẫn có vai trò là một cực tăng trưởng
của Vùng KTTĐ miền Trung, một trung tâm du lịch có thương hiệu tầm quốc
gia và khu vực; là địa phương có môi trường sống tương đối tốt; cảnh quan và
nếp sống đô thị đang định hình theo hướng văn minh; môi trường được bảo
vệ; an ninh, trật tự được đảm bảo; tỷ lệ hộ nghèo tương đối thấp.
Tuy nhiên, chính sách đầu tư công quá phụ thuộc vào đất đai của thành
phố có mức ảnh hưởng yếu dần và hết dư địa so với yêu cầu phát triển của
thành phố. Thành phố cần nghiên cứu một cơ chế mới phù hợp hơn với yêu
cầu phát triển thành phố xanh, hiện đại, thông minh, toàn cầu, có bản sắc.
Để đạt được mục tiêu xây dựng thành phố thành trung tâm kinh tế - xã
hội lớn của miền Trung, mang tầm vóc quốc tế đang là thách thức lớn, cần
phải nhận diện 04 nhóm vấn đề cốt lõi để có chính sách đầu tư công nhằm thu
24
hút các nguồn lực khác thúc đẩy, lan tỏa phát triển như sau:
Một là, cơ cấu của thành phố bộc lộ nhiều bất cập, cản trở sự phát triển.
Tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, cơ cấu các ngành dịch vụ như du lịch,
logistics, công nghệ thông tin chậm thay đổi; chưa cơ cấu ngành tham gia và
chuỗi giá trị toàn cầu. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp ở mức trung
bình, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn như một số địa phương khác.
Hai là, Chính sách quy hoạch và phát triển đô thị của thành phố phát sinh
nhiều vấn đề trở thành điểm nghẽn của phát triển. Thiếu sự tích hợp các quy
hoạch với quy hoạch sử dụng đất; phát triển các khu đô thị mới trên cơ sở
phân lô, bán nền, không tạo tổ hợp không gian lớn về quy mô kiến trúc tổng
thể, hài hòa mang triết lý phát triển riêng biệt của thành phố mới nổi, năng
động, mà chỉ đơn thuần là cộng lại các kiến trúc, dự án đơn lẻ.
Ba là, cơ chế quản lý, sử dụng đất phát sinh mâu thuẩn với mục tiêu tăng
trưởng xanh. Điển hình là nhiều không gian sinh thái bị xâm hại, nhiều cảnh
quan thiên nhiên bị chiếm dụng phục vụ dự án du lịch, dịch vụ, ảnh hưởng
đến quyền tiếp cận, thụ hưởng của người dân, gây bức xúc trong dư luận, nhất
là khu vực ven biển. Quỹ đất dành cho không gian xanh, cho y tế, giáo dục,
các thiết chế văn hóa, tiện ích công cộng thiếu trầm trọng, chưa tương xứng
với tầm vóc của thành phố lớn, hiện đại.
Bốn là, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đang đặt nhiều
thách thức. Nhiều nút giao thông chính phần lớn đều đồng mức nhau; sự phát
triển chậm của giao thông công cộng; thiếu quan tâm giao thông hiện đại như
đường trên cao, đường thủy, đường biển để kết nối vùng lân cận; sân bay dần
quá tải; tình trạng ùn tắt giao thông đã xuất hiện, trong khi phương tiện cá
nhân tăng nhanh.
Vấn đề liên kết và đầu tư kết cấu hạ tầng dùng chung đã được thảo luận
nhiều nhưng chưa mang tính đột phá, vai trò trung tâm của thành phố Đà
25
Nẵng theo tinh thần Nghị Quyết của Bộ Chính trị; thành phố chưa thể hiện vai
trò dẫn dắt, tạo hiệu quả, lợi ích chung cho tất cả các địa phương trong vùng
để kết nối, cùng hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, tránh nguy cơ
tụt hậu so với hai đầu cả nước.
1.3.2. Chính sách đầu tư công của tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đầu tư công cho phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng
giao thôn, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới là những nhiệm vụ trọng
tâm mà Quảng Ngãi tập trung ưu tiên ngay từ giai đoạn 2006-2010, hạt nhân
là phát triển Khu kinh tế Dung Quất gắn với nhà mày lọc dầu Dung Quất, nhà
máy lọc dầu đầu tiên của cả nước. Nhờ nguồn thu từ lọc hóa dầu, tổng thu
ngân sách trên địa bàn tăng cao, vì vậy Quảng Ngãi sớm trở thành tỉnh có
đóng góp lớn vào ngân sách Trung ương. Sau 20 năm tái lập tỉnh (1990-2010)
Quảng Ngãi đã có số thu từ 22 tỷ đồng lên hơn 15.500 tỷ đồng; năm 2017 hơn
14.200 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm
bình quân trên 62%. Riêng tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -
2018 ước đạt 51.000 tỷ tỷ đồng, bình quân tăng trên 12,1%/năm. Trong đó,
thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nội địa,
có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 84% năm 2015, xuống 67% năm 2016,
63% năm 2017 và 59% năm 2018. Thu ngân sách từ nhà máy lọc dầu giai
đoạn 2016 - 2018 trên 32.500 tỷ đồng, chiếm 62,4% tổng thu cân đối ngân
sách. Rõ ràng đây là chính sách đầu tư công vào công nghiệp để thu hút các
nguồn lực đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy phát triển hoàn toàn đúng đắn.
GRDP của tỉnh giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 18,52%; 2011-2015
tăng bình quân 7,8%; giai đoạn 2016-2018 tăng bình quân khoảng 5,2%, còn
thấp so với chỉ tiêu đề ra là 6-7%.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai 2016 -2020, Quảng Ngãi
tập trung vào 03 nhiệm vụ trọng tâm và 03 nhiệm vụ đột phá. Đối với 03 nhiệm
26
vụ trọng tâm là: (1) phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế biển, đảo; (2) cải cách
hành chính; (3) phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu
tiên 06 huyện miền núi. Đối với 03 nhiệm vụ đột phá là: (1) phát triển công
nghiệp; (2) đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ
tầng đô thị; (3) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, chú trọng nguồn
nhân lực trong hệ thống chính trị và phục vụ sản xuất kinh doanh. Để thực thi
một cách triệt để, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Quảng Ngãi đã triển khai xây
dựng các đề án thực thi 05 Nghị quyết, 04 Kết luận, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ
tiêu. Quán triệt và phân công nhiệm vụ cho các ngành, địa phương nhằm thực thi
thắng lợi các chính sách theo các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Năm 2018, cơ cấu kinh tế phi nông nghiệp chiếm khoảng 82%; nông
nghiệp chiếm 18%. Thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới đạt kết quả
với 60 xã đạt chuẩn nông thông mới, đạt tỷ lệ 61% và 01 huyện đạt nông thôn
mới, chiếm tỷ lệ 16% so với chỉ tiêu đề ra đến 2020.
Thực thi chính sách thu hút đầu tư đạt kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư
toàn xã hội giai đoạn 2011-2018 hơn 135 ngàn tỷ đồng, trong đó giai đoạn
2016-2018 gần 70 ngàn tỷ đồng, hơn cả giai đoạn 5 năm trước (2011-2015),
trong đó vốn đầu tư công do tỉnh quản lý hơn 11.200 tỷ đồng.
Giai đoạn 2011-2018 tỉnh Quảng Ngãi thu hút 46 dự án FDI với tổng
vốn gần 1,15 tỷ USD, trong đó riêng giai đoạn 2016-2018 thu hút 22 dự án
FDI với tổng vốn đăng ký gần 500 triệu USD.
Qua so sánh, đánh giá, thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi đã mang lại các kết quả tích cực. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn sau chậm lại so với giai đoạn
trước và so với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chính là quá phụ thuộc vào
nguồn thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ngoài việc giá cả dầu mỏ biến
động theo thị trường và khi nhà máy đã hoạt động hết công suất thì khó có thể
27
tăng thêm nguồn thu phát sinh lớn. Các doanh nghiệp phần lớn là doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên cạnh tranh yếu; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh ở mức thấp so với các tỉnh trong vùng; Thu hút đầu tư tốt nhưng tổ chức
thực thi chưa tốt, vốn thực thi chỉ đạt khoảng 30% so với vốn đăng ký, nhiều
dự án chậm tiến độ, đăng ký nhưng không thực thi. Rõ ràng để phát triển tỉnh
Quảng Ngãi theo mục tiêu đến 2020 mà Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần
thứ XIX, Nghị Quyết 19/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh
Quảng Ngãi đề ra cần phải khắc phục các hạn chế nên trên, đồng thời đề ra
các chính sách mới, đặc biệt là chính sách đầu tư công để thúc đẩy các chính
sách khác, nhất là trong thu hút, cải thiện môi trường đầu tư; tiếp tục phát
triển công nghiệp mạnh mẽ; phát triển hạ tầng đồng bộ; thu hút các doanh
nghiệp quy mô lớn ở nhiều lĩnh vực, tránh sự phục thuộc quá lớn vào chỉ 01
nhà máy như hiện nay.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Quảng Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành, có thể rút ra các bài
học kinh nghiệm đối với Quảng Nam như sau:
(1) Thực thi chính sách đầu tư công của tỉnh Quảng Nam không thể tách
rời chính sách đầu tư công của cả nước. Vì vậy mọi chiến lược, quy hoạch,
chính sách đầu tư công của tỉnh phải dựa trên chính sách đầu tư công tổng thể
của cả nước và xu hướng phát triển của khu vực.
(2) Thực thi chính sách phát triển đầu tư công của tỉnh Quảng Nam phải
dựa trên các lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và lợi thế liên kết của Quảng
Nam so với các vùng và các tỉnh, thành khác.
(3) Thực thi chính sách đầu tư công của Quảng Nam phải dựa trên cơ sở
khai thác các nguồn lực tại địa phương, trong đó chú ý đến nguồn lực về tài
nguyên, tài chính và ngân sách, hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực, môi trường
đầu tư, khoa học và công nghệ.
28
(4) Thực thi chính sách đầu tư công cần chú ý đến hiệu quả về sử dụng
vốn NSNN, tức là ngoài việc đầu tư để đem lại hiệu quả về kinh tế, phải chú ý
đầu tư vào những dự án, khu vực có sức lan tỏa thúc đẩy phát triển chung, thu
hút các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, thu hút được các nguồn lực từ các nhà
đầu tư trong và ngoài nước tạo động lực cho phát triển, đồng thời phải hết sức
chú ý đến đảm bảo an sinh xã hội, xử lý tốt vấn đề về môi trường, bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên. Hay nói khác hơn là chú ý đến phát triển bền vững.
(5) Chính sách đầu tư công dù được hoạch định đúng đắn, nhưng khi tổ
chức thực thi chính sách đầu tư công nhất thiết phải có một bộ máy các cơ
quan quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả, có đội ngũ công chức công tâm, tận
tuy, có tinh thần trách nhiệm cao, có kỹ năng công tác, tri thức, đạo đức công
vụ cao, nhằm tránh thực thi đầu tư dàn trải, gây lãng phí, thất thoát, hiệu quả
thấp nguồn vốn đầu tư công.
(6) Khi thực thi chính sách đầu tư công các chương trình, dự án có thu
hồi đất, bồi thường, phải hết sức quan tâm các chính sách hỗ trợ người bị thu
hồi đất như tập trung cho công tác bồi thường, thực thi tái định cư, hỗ trợ sản
xuất, giải quyết lao động, việc làm, hỗ trợ đất sản xuất thay thế,... vì đây là
khâu quan trọng, cần phải thực thi trước khi khởi công xây dựng dự án cụ thể,
điều này đòi hỏi khi xây dựng và thực thi chính sách đầu tư công phải hết sức
chú ý và quy định chặt chẽ công tác bồi thường GPMB trước khi triển khai
những bước tiếp theo.
(7) Trong phân bổ, bố trí vốn đầu tư công, ưu tiên nguồn lực và bố trí đủ
phần vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA theo cam kết; thanh toán
và kiểm soát nợ khối lượng, nhằm tạo uy tín đối với các nước viện trợ cho
vay; lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp và các tổ chức tín
dụng tham gia vào thực thi chính sách đầu tư công.
29
Tiểu kết Chương 1
Thực thi tốt chính sách đầu tư công có vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một địa phương, bên cạnh đó là cơ sở để
thúc đẩy các chính sách khác cùng phát triển.
Nội dung chính của chương 1 là hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn
đề cơ sở lý luận về chính sách công, chính sách đầu tư công, các nhân tố ảnh
hưởng đến chính sách đầu tư công, kinh nghiệm một số nội dung trong quản
lý đầu tư công của TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi để làm cơ sở lý luận và
thực tiễn cho chương 2 và chương 3 của đề tài.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực thi chính sách đầu
tư công tại Quảng Nam
2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Nam
Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã ban hành Nghị quyết chia tách
và tái lập một số tỉnh, thành phố trong cả nước kể từ ngày 01/01/1997, trong
đó có tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, theo đó Quảng Nam là tỉnh được tái lập
vào ngày 01/01/1997, là tỉnh nằm trong vùng KTTĐ miền Trung. Diện tích
tự nhiên tương đối lớn, với khoảng 10.438 km2
, dân số tương đối đông,
khoảng 1,5 triệu người. Là tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 02
thành phố Tam Kỳ và Hội An; 01 thị xã Điện Bàn; 06 huyện khu vực đồng
bằng; 09 huyện khu vực miền núi; là tỉnh có cả miền núi, đồng bằng, đô thị,
vùng cát ven biển và hải đảo, với hơn 125 km bờ biển và 142 km đường biên
giới với nước bạn Lào.
Nằm trong vùng phát triển kinh tế TĐMT và hành lang kinh tế Đông -
Tây, Quảng Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh
tế với các địa phương trong cả nước và nước bạn Lào. Quảng Nam còn là tỉnh
có đầy đủ các đầu mối giao thông quan trọng như: Sân bay, cảng biển, đường
sắt và đường bộ. Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế cửa Khẩu Nam
Giang cùng với hai 2 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An, khu dự trữ
sinh quyển Cù Lao Chàm, những làng nghề truyền thống đặc sắc và các lễ hội
độc đáo, đây là vùng đất hứa hẹn nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành công
nghiệp, kinh tế dịch vụ và du lịch.
Từ một tỉnh có điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng
31
bộ, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào thuần nông với tỷ lệ hơn 48% năm 1997,
số hộ nghèo và cận nghèo cao, thu ngân sách chỉ đạt 130 tỷ đồng, chi ngân
sách chủ yếu phụ thuộc vào trợ cấp từ trung ương. Đến năm 2017, là năm đầu
tiên Quảng Nam vinh dự được nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng
góp vào ngân sách trung ương sau 20 năm tái lập và phát triển. Năm 2018,
Quảng Nam tiếp tục phát triển toàn diện, vượt thu ngân sách và tiếp tục đóng
góp vào ngân sách trung ương.
Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Quảng Nam
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam
Tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng. Quảng Nam có nguồn tài
nguyên rừng phong phú với tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp hơn
720 ngàn ha, chiếm tỷ lệ 69%. Trong đó, rừng đặc dụng hơn 130 ngàn ha,
chiếm 12,5%; rừng phòng hộ: 360 ha, chiếm 34%; rừng sản xuất 230 ngàn ha,
chiếm 22,5%. Tỷ lệ che phủ rừng 57,5%.
Khoáng sản thuộc nhóm kim loại gồm có sắt, mangan, đồng, chì, kẽm,
thiếc, arsen, titan, vàng, urani và đất hiếm. Trong đó 02 mỏ vàng có trữ lượng
32
lớn là Bồng Miêu và Phước Sơn đã được thăm dò khai thác; urani đã thăm dò
có triển vọng. Bên cạnh đó, khoáng sản nhiên liệu có mỏ Than Nông Sơn;
khoáng sản phi kim loại chủ yếu là vật liệu xây dựng.
Hệ thống sông ngòi của Quảng Nam với tổng chiều dài 941 km. Các
con sông hẹp, dòng sông dốc, lắm thác ghềnh ở vùng núi, nông cạn ở đồng
bằng và nghèo phù sa. Hai hệ thống sông chính gồm sông Thu Bồn và sông
Vu Gia tương đối thuận lợi về cung cấp nước cho các ngành kinh tế cũng
như dân sinh; phát triển sản xuất nông nghiệp; phát triển thủy điện với 34
thủy điện được xây dựng theo quy hoạch với hơn 1.700 Megawatt, trong đó
có 10 thủy điện bậc thang nằm trên hệ thống sông Thu Bồn và Vu Gia với
tổng công suất gần 1.200 Megawatt. Tuy nhiên hệ thống sông của Quảng
Nam đều ngắn, dốc, nên vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét ở vùng thượng
lưu và úng, lụt ở vùng hạ lưu; mùa khô mực nước các sông hạ thấp, nhiều
nơi bị khô kiệt. Dòng chảy các sông suối luôn thay đổi, luân chuyển dòng
và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa mưa lũ. Do vậy, trong quá trình khai
thác cần đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững cho các ngành nông nghiệp,
công nghiệp, du lịch, đô thị và nước sạch cho dân cư. Đến nay đã chuyển
đổi gần 1.500 ha đất lâm nghiệp để triển khai thi công xây dựng 23 công
trình thủy điện, đồng thời phê duyệt phương án trồng rừng thay thế gần
1.700 ha.
Toàn tỉnh có 73 hồ chứa nước lớn nhỏ khác nhau với tổng lượng nước
trữ khoảng 500 triệu m3
đảm bảo chủ động nước tưới 80% diện tích đất nông
nghiệp. Trong đó Hồ Phú Ninh là lớn nhất với diện tích mặt nước hơn 3.400
ha, có sức chứa hơn 344 triệu m3 nước. Nhìn chung các hồ thuỷ lợi hiện nay
đã phát huy tác dụng, phục vụ tưới cho khoảng 70.000 ha gieo trồng hàng
năm, góp phần quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc
cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, còn có tác dụng điều tiết
chế độ thủy văn và cân bằng hệ sinh thái của vùng.
33
2.1.2. Một số nhân tố tác động đến thực thi chính sách đầu tư công tại
Quảng Nam
Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá so sánh 2010)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2010 2014 2015 2016 2017 2018 Bq (%)
GRDP 28.424 38.090 47.121 59.950 63.003 68.115 11,5
Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế Quảng Nam 2018
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam
Tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) giai đoạn 2011-2018
tăng bình quân 11,5%, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 10,6%;
giai đoạn 2016-2018 tăng hơn 13,1%. GRDP bình quân đầu người từ 22,8
triệu đồng năm 2011 lên 61 triệu đồng năm 2018. Tỷ trọng ngành nông
nghiệp trong GRDP giảm từ 20,7% năm 2011 xuống còn 12% năm 2018;
công nghiệp xây dựng, dịch vụ và thuế sản phẩm tăng từ 79,3% năm 2011 lên
trên 88% năm 2018 [41].
34
Thu ngân sách trên địa bàn tăng trưởng khá và ổn định, giai đoạn 2011-
2018 tăng 21,2%/năm, từ 6.829 tỷ đồng năm 2010 lên 23.582 tỷ đồng năm 2018.
Trong đó thu nội địa tăng bình quân 27,3%/năm, từ 4.143 tỷ đồng năm 2011 lên
19.132 tỷ đồng năm 2018; thu xuất nhập khẩu tăng bình quân 12,1%. Trong đó,
giai đoạn 2012-2016 thuế xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm, nhưng giai
đoạn 2016-2018, thuế xuất nhập khẩu ngày càng giảm do thực hiện các hiệp
định thương mại tự do (FTAs), đặc biệt là hiệp định thương mại khu vực
ASEAN, mặt hàng ô tô nguyên chiếc giảm còn 0% từ năm 2018 nên ngành ô
tô phải cạnh tranh rất gay gắt với thị trường trong nước và các nước trong khu
vực, trong khi linh kiện ô tô chiếm trên 90% cơ cấu số thu xuất nhập khẩu
toàn tỉnh. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu của
tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu là thực hiện công đoạn gia công nên
số thuế phát sinh không nhiều.
Bảng 2.2. Tổng thu ngân sách trên địa bàn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
%
11-
18
Thu NS
địa bàn
5.054 6.829 5.816 6.882 9.079 15.03620.34819.90323.582 21,2
Tr đó
Thu N.địa 2.770 4.143 3.894 4.834 6.182 9.658 13.76214.39619.132 27,3
Thu XNK 1.783 2.025 1.114 1.411 2.444 4.911 6.028 5.279 4.450 12,1
Thu để lại
qua NS
501 661 808 637 453 467 558 228 0 -
Nguồn: Sở Tài chính Quảng Nam
35
Quảng Nam là tỉnh có đóng góp vào ngân sách trung ương, với cơ cấu các
nguồn thu tăng ổn định, chính vì vậy từ năm 2017, Quảng Nam chủ động hơn
trong huy động nguồn tăng thu để chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Tổng chi cân đối ngân sách tăng bình quân 14,8%/năm, từ 8.741 tỷ đồng
năm 2010 lên 26.450 tỷ đồng năm 2018. Trong đó chi đầu tư tăng bình quân
18,7% và chiếm tỷ lệ 26,4% trong tổng chi; chi thường xuyên tăng bình quân
17,8% và chiếm 44,3% trong tổng chi; chi dự phòng, chi ngân sách cấp xã, chi
dự trữ tài chính, chi chuyển nguồn, chi để lại quản lý qua ngân sách, chi ngân
sách cấp trên chiếm 29,3%.
Bảng 2.3. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
%11-
18
Chi cân
đối
NSĐP
8.741 12.565 13.249 13.358 15.348 19.095 24.018 25.540 26.450 14,8
Tr đó
Đầu tư 1.984 3.350 4.299 3.499 3.809 5.022 5.284 6.392 7.840 18,7
Thường
xuyên
3.493 4.611 6.322 7.162 7.766 8.576 9.020 9.883 12.960 17,8
Chuyển
nguồn và
chi khác
3.264 4.604 2.628 2.697 3.773 5.497 9.714 9.265 5.650 7,1
Nguồn: Sở Tài chính Quảng Nam
Kết quả nổi bậc về thực thi các chính sách đầu tư công về 03 nhiệm vụ
đột phá đạt được những kết quả quan trọng, đó là:
Về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ: Đã tập trung rà soát điều chỉnh
các quy hoạch tạo cơ sở cho phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Nhiều chương
36
trình, dự án lớn đã đầu tư đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, nhất là lĩnh vực
giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục.
Nhiều tuyến giao thông quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ
nhiều nguồn vốn như: Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Cầu Cửa Đại và
Đường ven biển, cầu Giao Thủy; nhiều tuyến đường ĐT được đầu tư nâng
cấp, mở rộng như: ĐT610 đoạn nối Duy Xuyên với Nông Sơn, đường ĐT605,
ĐT 608; ĐT.607 nối Thành phố Hội An với Thành phố Đà Nẵng, các tuyến
nối từ Đường ven biển với QL1, với đường Cao tốc và đường Hồ Chí Minh
tạo được kết nối Đông – Tây, kết nối đô thị và nông thôn mạnh mẽ. Đầu tư
nâng cấp hệ thống các tuyến đường ĐH; phát triển mạnh mạng lưới giao
thông nông thôn đồng bộ.
Hạ tầng các Khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục được quan tâm đầu tư.
Toàn tỉnh hiện có 9 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch
4.734 ha. Đến nay có 7 khu đã đi vào hoạt động, diện tích đất sử dụng khoảng
1.026 ha, số lao động sử dụng khoảng 40.000 người. Tỷ lệ lấp đầy các khu
công nghiệp khoảng 51,2%. Ngoài ra, có 55 cụm công nghiệp đang triển khai
thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động với diện tích 1.402 ha,
trong đó diện tích đất công nghiệp 964 ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các
cụm công nghiệp đi vào hoạt động đạt 66,4%.
Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn được chú ý đầu tư, góp
phần quan trọng cho việc đổi mới bộ mặt nông thôn; 98,4% số xã có điện với
99% số hộ sử dụng điện; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Các thiết
chế về văn hoá, xã hội được tiếp tục quan tâm. Tích cực triển khai và thực
hiện có kết quả các giải pháp về đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là công tác
giảm nghèo, góp phần thúc đẩy giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 7,5%.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã
huy động nhiều nguồn lực, từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng hàng
37
năm cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn; đồng thời huy động đóng
góp từ các doanh nghiệp và nhân dân. Tiêu chí thực hiện Chương trình nông
thôn mới ở các xã được tăng lên đáng kể so với năm 2011; tiêu chí bình quân
của 204 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới là 11,14 tiêu chí/xã, tăng hơn
6,7 tiêu chí/xã so với năm 2011. Đến cuối năm 2018 có 87/102 xã đạt chuẩn
nông thôn mới, đạt tỷ lệ hơn 85% so với mục tiêu đề ra là đến 2020 có 102 xã đạt
chuẩn nông thôn mới.
Về phát triển nguồn nhân lực: Với dân số gần 1,5 triệu người, trong
đó số dân trong độ tuổi lao động hơn 950 ngàn người, chiếm trên 63,3%
tổng dân số, đây là nguồn lực rất quan trọng cho việc xây dựng và thực thi
các chính sách phát triển của tỉnh. Quảng Nam đã triển khai thực thi Quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 -2020 và
nhiều Đề án, chính sách về Đào tạo, thu hút bác sỹ; đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức; tuyển chọn đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị
trấn, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Cơ cấu lao động
phi nông nghiệp từ 45% năm 2011 lên gần 60% năm 2018.
Về cải thiện môi trường đầu tư: Công tác quy hoạch được chú trọng, các
quy hoạch liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư được rà soát, điều chỉnh
và bổ sung kịp thời. Nhiều cơ chế khuyến khích đầu tư được ban hành, đặc
biệt cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp; quy chế ưu đãi đầu tư về các ngành giày da, may mặc và mây tre lá
trên địa bàn tỉnh. Cải cách hành chính được xem là những nhiệm vụ trọng tâm
của cải thiện môi trường đầu tư.
Thực thi chính sách phát triển doanh nghiệp đạt những kết quả rõ rệt,
đóng góp lớn vào quá trình phát triển của tỉnh. Quảng Nam đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp; tổ chức đối thoại để giải
quyết những khó khăn cho doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động hỗ trợ khởi
nghiệp để phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp và doanh nhân. Vì vậy,
đến cuối năm 2018, Quảng Nam có hơn 6.700 doanh nghiệp đang hoạt
38
động, đóng góp nguồn thu vào ngân sách tỉnh của các doanh nghiệp từ hơn
4.143 tỷ đồng, chiếm 60,6% tổng thu ngân sách năm 2011 lên hơn 19.132
tỷ đồng, chiếm 81,1% năm 2018, góp phần tích cực trong giải quyết lao
động, tạo ra lan tỏa công nghệ, đặc biệt đóng góp lớn trong giá trị xuất
khẩu của tỉnh, với tỷ lệ hơn 70% giá trị xuất khẩu hàng năm.
2.2. Tình hình thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Khái quát về đầu tư công của Quảng Nam
Trên cơ sở định hướng phát triển của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh đã ban hành nhiều Kết luận, Nghị Quyết, Quyết định để thu hút đầu tư
và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn theo hướng
tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, lan toả thúc đẩy phát triển.
Chính vì vậy, ngoài vốn đầu tư công, đã huy động thêm các nguồn vốn
ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư trên địa bàn.
Bảng 2.4. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
%11
-18
Vốn đầu tư 11.478 12.794 13.737 15.078 18.645 20.789 22.460 24.056 26.570 11,1
NSNN 7.958 9.251 9.882 10.249 11.561 11.834 10.023 9.360 10.430 3,4
- Vốn
NSNN
4.747 4.553 4.849 4.990 5.564 6.010 6.537 6967 7.500 5,9
- Tín dụng 1.080 2.947 3.406 3.736 4.302 4.025 3.402 2.305 2.840 12,8
- Vốn
DNNN
2.131 1.751 1.627 1.523 1.695 1.799 84 88 90
Ngoài NN 2.250 2.553 2.910 3.890 5.952 7.652 7.848 9.494 10.500 21,2
FDI 1.270 990 945 939 1132 1.303 4.589 5.202 5.640 20,5
Nguồn :Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam và Cục Thống Kê Quảng Nam
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2018 hơn 154.000
tỷ đồng, tăng bình quân 11,1%/năm. Nguồn vốn ngân sách nhà nước hơn
39
82.500 tỷ đồng, tăng bình quân 3,4% và chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội. Trong đó, nguồn vốn đầu tư công gần 54.000 tỷ đồng, chiếm gần 35%.
Công tác lập kế hoạch đầu tư đã chuyển kế hoạch đầu tư hàng năm sang
cơ chế quản lý, cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn. Cơ cấu đầu tư
công, tập trung lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ 86%, đầu tư
khu vực đô thị 14%; cơ cấu đầu tư khu vực các huyện miền núi chiếm tỷ lệ
40%, khu vực các huyện đồng bằng chiếm tỷ lệ 60%.
2.2.2. Thực trạng thực thi chính sách đầu tư công
2.2.2.1. Thực thi quy hoạch, kế hoạch đầu tư công:
UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15/5/2018,
đây là cơ sở để các ngành, địa phương tổ chức thực hiện, phát triển các ngành
sản xuất, đầu tư các dự án để phát triển KCHT kinh tế xã hội. Tuy nhiên theo
Luật Quy hoạch mới, tích hợp các quy hoạch thành quy hoạch tỉnh, nội dung
gồm: Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù
của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng
đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn. Như vậy quy hoạch mới cần phải
tích hợp về kinh tế xã hội, sử dụng đất, hạ tầng đô thị, nông thôn, vì vậy cần
thiết phải khẩn trương lập lại quy hoạch mới cho phù hợp.
Trước khi Luật đầu tư công ra đời, trên cơ sở chiến lược phát triển của
quốc gia, của ngành, các quy hoạch, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, tiến hành xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, trên cơ sở đó xây dựng kế
hoạch hàng năm để thực hiện.
Từ khi Luật đầu tư công ra đời, tỉnh Quảng Nam tiến hành xây dựng kế
hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính trung hạn.
40
2.2.2.2. Thực thi chính sách về hỗ trợ, ưu đãi đầu tư:
Từ khi tái lập tỉnh, Quảng Nam đã ban hành chính sách ưu đãi tiền thuê
đất, thuế vượt trội so với quy định chung. Cùng với việc hình thành Khu Kinh
tế mở Chu Lai để thí điểm một số chính sách ưu đãi vượt trội, kết quả số
lượng doanh nghiệp của Quảng Nam tăng nhanh, thúc đẩy kinh tế phát triển,
tăng thêm nguồn thu ngân sách. Chính sách ưu đãi của Quảng Nam nhanh
chóng được nhiều tỉnh tỉnh, thành trong cả nước làm cơ sở áp dụng. Tuy
nhiên, đứng về giác độ cả nước, các ưu đãi này đã làm thiệt hại các nguồn thu
ngân sách quốc gia, thiếu tính cạnh tranh minh bạch.
Thực thi Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 29/12/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc xử lý các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái
pháp luật do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành,
UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 25/2006/QĐ-UBND ngày
06/6/2006 về hủy bỏ thực thi cơ chế ưu đãi đầu tư vượt quy định Chính phủ từ
ngày 01/01/2006. Thực tế nhiều doanh nghiệp đã đồng thuận chấm dứt thực
thi các ưu đãi trái qui định và nộp đầy đủ tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh
nghiệp vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp tiếp tục
kiến nghị được hưởng ưu đãi vượt trội, không tham gia nộp các khoản thuế
theo quy định, hệ quả các ưu đãi này ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm
toán, quyết toán ngân sách tỉnh.
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam tập trung thực thi tốt các ưu đãi theo quy định
của pháp luật như sau:
Về địa bàn ưu đãi: Ưu đãi đối với địa bàn, khu vực, xã, huyện có điều
kiện khó khăn. Theo đó các khu vực tại Quảng Nam được ưu đãi tập trung tại
Khu Kinh tế mở Chu Lai, các huyện Trung du, miền núi và xã đảo Cù Lao
Chàm.
Về nội dung ưu đãi: Ưu đãi về mặt bằng; tiền thuê đất, ưu đãi về thuế thu
41
nhập doanh nghiệp; ưu đãi thuế xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, tiếp tục thực thi chính sách hỗ trợ sau đầu tư bằng hình thức sử
dụng một phần ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ
tầng chợ; đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn; đầu tư nhà máy và
hệ thống cấp nước sạch cho dân cư; hỗ trợ về phát triển giống, công nghệ
trong phát triển nuôi trồng, khai thác chế biến dược liệu. Mức hỗ trợ sau đầu
tư được xác định tùy thuộc vào từng dự án cụ thể tùy thuộc vào quy mô theo
một tỷ lệ nhất định. Bình quân hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên cho hỗ
trợ sau đầu tư khoảng hơn 40 tỷ đồng, nguồn vốn hỗ trợ này ngày càng gia
tăng, do các năm sau có xu hướng cao hơn năm trước do có nhiều doanh
nghiệp tham gia.
Bên thực thi chính sách ưu đãi chung theo quy định, Quảng Nam xem
đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nâng cao
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm để cải
thiện môi trường đầu tư.
2.2.2.3. Thực thi chính sách huy động vốn để đầu tư công:
Giai đoạn trước 2011, tỷ lệ huy động vốn đầu tư công tại Quảng Nam
chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, do tỉnh còn khó khăn, nhận trợ
cấp lớn từ Trung ương, hầu hết vốn đầu tư công từ ngân sách Trung ương hỗ
trợ. Giai đoạn 2011-2018, tổng vốn đầu tư công chiếm 30-35% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội, trong đó ngoài vốn đầu tư công do Trung ương phân bổ, nguồn
vốn đầu tư công do địa phương huy động, quản lý tập trung vào các nguồn
như sau:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng khá ở những năm gần đây, trong đó
nguồn vượt thu, tăng thu được huy động cho đầu tư. Bình quân mỗi năm huy
động từ nguồn vốn vượt thu, tăng thu để chi cho đầu tư phát triển hơn 1.000
tỷ đồng, nhằm giảm nợ khối lượng xây dựng cơ bản và cân đối một số chương
42
trình, dự án cấp thiết, bức xúc của tỉnh.
Nguồn thu từ xổ số kiến thiết bình quân khoảng 80 - 85 tỷ đồng/năm,
được huy động toàn bộ cho đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục và một phần cho
chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên tối thiểu 60% cho y
tế, giáo dục; tối thiểu 10% cho nông thôn mới.
Nguồn thu từ sử dụng đất, ngoài việc đầu tư cho chính dự án khu đất đó,
huy động 30% vào Quỹ phát triển tỉnh, phần còn lại (phần lãi ròng sau khi bố
trí 30% cho Quỹ phát triển) đến cuối năm mới cân đối cho các dự án đầu tư,
chưa được kế hoạch hóa nguồn này. Chủ trương của tỉnh sắp đến đây, nguồn
vốn này cần phải được kế hoạch hóa để kiểm soát. Bình quân nguồn vốn từ
quỹ đất khoảng 800 - 900 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, với việc thu nội địa hơn 19.132 tỷ đồng năm 2018, sau khi nộp
10% về ngân sách Trung ương theo từng sắc thuế; phần ngân sách tỉnh được
hưởng khoảng hơn 17.218 tỷ đồng. Như vậy, theo Quy định của Luật Ngân
sách nhà nước, dư địa để Quảng Nam có thể vay tín dụng từ các tổ chức nước
ngoài với khoảng tín dụng đến 5.165 tỷ đồng, tương đương với 30% phần thu
nội địa do địa phương được hưởng.
Trên cơ sở việc huy động vốn đầu tư công từ nguồn lực của Trung ương,
của tỉnh, Quảng Nam đã có nhiều chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, đầu
tư kết cấu hạ tầng tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp, nên đã huy động vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm
65% tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm, trong đó riêng năm 2018 đã huy
động gần 16.200 tỷ đồng.
2.2.2.4. Thực thi chính sách phân cấp, ủy quyền trong đầu tư công:
Chủ trương phân cấp trong quản lý đầu tư công được thực sớm ngày từ
những năm đầu tái lập tỉnh, qua quá trình thực thi đến nay ngày càng phân
cấp, ủy quyền mạnh hơn cho cấp huyện cũng như ủy quyền cho các cơ quan
43
chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Theo cơ chế phân cấp, ủy quyền hiện tại, Chủ tịch UBND tỉnh phân cấp
cho Chủ tịch UBND cấp huyện được quyết định phê duyệt các dự án đầu tư
và quyết toán các dự án có tổng mức đến 15 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn cấp
huyện tự huy động và nguồn khai thác quỹ đất, Chủ tịch UBND cấp huyện
Quyết định đầu tư không giới hạn về tổng mức và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
Đối với các dự án đầu tư do cấp ngành quản lý, Chủ tịch UBND tỉnh
ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt các dự án có
tổng mức đầu tư đến 15 tỷ đồng, ủy quyền cho Giám đốc Sở tài chính phê
duyệt quyết toán các dự án đầu tư đến 15 tỷ đồng.
Ủy quyền cho Ban quản lý Khu Kinh tế mở dự thảo đề án quy hoạch,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Khu Kinh tế mở Chu Lai; chủ trì
tham mưu UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án trong Khu
Kinh tế mở tại các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/500; ủy quyền quyết
định chủ trương đầu tư các dự án đã có quy hoạch chỉ tiết, điều chỉnh quy
hoạch cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500; tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy
chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép
thành lập văn phòng đại diện của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt tại
Khu Kinh tế mở; tổ chức thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở các dự án
đầu tư công từ nhóm B trở xuống sau khi được HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết
định chủ trương đầu tư; tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án.
Với những phân, cấp, ủy quyền như trên, cùng với những cơ chế đặt ra,
giao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong lĩnh vực đo đạt,
quản lý đất đai, phát triển cụm công nghiệp; giải quyết hồ sơ một cửa, đăng
ký thành lập doanh nghiệp qua mạng... đã tạo ra sự chủ động, linh hoạt trong
44
tổ chức thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
2.2.2.5. Thực thi chính sách quản lý đấu thầu trong đầu tư công:
Công tác đấu thầu ngày càng được quản lý chặt chẽ theo Luật đấu thầu,
Nghị định 30/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Quy định và tổ chức bán hồ sơ mời thầu công khai tại Trung tâm Hành
chính công của tỉnh đối với các dự án cấp ngành làm chủ đầu tư; đối với các
dự án do cấp huyện làm chủ đầu tư quy định bán hồ sơ mời thầu tại văn
phòng UBND cấp huyện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà thầu
mua hồ sơ tham gia nghiên cứu đấu thầu các dự án đầu tư công một cách cạnh
tranh, đồng thời hạn chế các tiêu cực từ các chủ đầu tư.
Cùng với chính sách phân cấp quản lý đầu tư công, công tác quản lý đấu
thầu cũng được phân cấp cho các địa phương, các chủ đầu tư quản lý trực tiếp.
2.2.2.6. Thực thi chính sách giám sát, đánh giá, duy tu, bảo dưỡng các
công trình đầu tư công:
Qua số liệu thanh tra hàng năm đều phát hiện có sai phạm trong quản lý
đầu tư, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư công. Chỉ tính riêng năm
2018, qua số liệu của Thanh tra tỉnh Quảng Nam, đã phát hiện sai phạm gần
45 tỷ đồng, hơn 5.383 m2
đất các loại tại 303 đơn vị, cá nhân sai phạm phải
kiến nghị thu hồi, nộp ngân sách nhà nước; xử lý hành chính 177 tập thể, 84
cá nhân.
Do nhu cầu đầu tư lớn, trước khi Luật Đầu tư công ra đời, số lượng
quyết định đầu tư các dự án rất nhiều, vượt khả năng cân đối so với nguồn
vốn đầu tư công, dẫn đến đầu tư dàn trải. Tuy nhiên từ khi Luật đầu tư công
có hiệu lực, việc quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn, nên số lượng
dự án được phê duyệt hầu như đã được kế hoạch hóa về nguồn vốn, vì vậy đã
hạn chế việc đầu tư dàn trải.
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnGiải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
 
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông GiangQuản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động đối ngoại tại Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng BìnhLuận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
 
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú YênLuận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
 
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
 
Luận văn: Hỗ trợ đầu tư dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Hỗ trợ đầu tư dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Hỗ trợ đầu tư dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Hỗ trợ đầu tư dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luận văn: Chính sách cải cách hành chính tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Chính sách cải cách hành chính tại quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Chính sách cải cách hành chính tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Chính sách cải cách hành chính tại quận Ngũ Hành Sơn
 
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đQuản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi sdt/ ZALO 09345 497 28
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi  sdt/ ZALO 09345 497 28	Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi  sdt/ ZALO 09345 497 28
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 

Similar to Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Man_Ebook
 

Similar to Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam (20)

Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện BànQuản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
 
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng NamChính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam
 
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.docQuản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
 
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng T...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng T...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng T...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng T...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
 
Luận Văn Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xâ...
Luận Văn Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xâ...Luận Văn Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xâ...
Luận Văn Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xâ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
Quản lý đầu tư hạ tầng cơ sở y tế bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa ...
Quản lý đầu tư hạ tầng cơ sở y tế bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa ...Quản lý đầu tư hạ tầng cơ sở y tế bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa ...
Quản lý đầu tư hạ tầng cơ sở y tế bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa ...
 
Luân Văn Thạc Sĩ Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luân Văn Thạc Sĩ Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.docLuân Văn Thạc Sĩ Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
Luân Văn Thạc Sĩ Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà ...Luận Văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà ...
 
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...
 
Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hu...
Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hu...Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hu...
Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hu...
 
Luận Văn tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tiế...
Luận Văn tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tiế...Luận Văn tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tiế...
Luận Văn tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tiế...
 
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên PhướcQuản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên PhướcLuận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Luận văn: Thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HƯNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HƯNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Ngành: Chính sách công Mã số: 834.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS BÙI NHẬT QUANG HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố. Tác giả luận văn Nguyễn Hưng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG .............................................................................................. 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................ 5 1.2. Lý luận về chính sách công và thực thi chính sách trong lĩnh vực đầu tư công ................................................................................................................... 6 1.3. Kinh nghiệm một số địa phương về thực thi chính sách đầu tư công .............22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.........................................30 2.1. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực thi chính sách đầu tư công tại Quảng Nam ................................................................................................30 2.2. Tình hình thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam....................38 2.3. Đánh giá chung về thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .....................................................................................................45 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ............56 3.1. Bối cảnh thực thi chính sách đầu tư công trong thời gian tới..................56 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................................................................59 3.3. Kiến nghị chính sách................................................................................73 KẾT LUẬN....................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GRDP : Tổng sản phẩn trên địa bàn GPMB : Giải phóng mặt bằng HĐND : Hội đồng nhân dân KTTĐ : Kinh tế trọng điểm KCHT : Kết cấu hạ tầng KHCN : Khoa học công nghệ FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài NGO : Tổ chức phi chính phủ NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức PPP : Đầu tư theo hình thức đối tác công tư UBND : Ủy ban nhân dân
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá so sánh 2010) 33 2.2 Tổng thu ngân sách trên địa bàn 34 2.3 Tổng chi cân đối ngân sách địa phương 35 2.4 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 38 2.5 Tỷ lệ thu ngân sách so với GRDP 48 2.6 Nợ xây dựng cơ bản 52
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Số hiệu hình, BĐ Tên hình, biểu đồ Trang Hình 1.1 Quy trình lập kế hoạch tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam 17 Hình 2.1 Bản đồ hiện trạng và quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Quảng Nam 31 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế Quảng Nam 2018 33 Biểu đồ 2.2 GRDP trong tỉnh (giá so sánh 2010) 46 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 47 Biểu đồ 2.4 Chi thường xuyên, chi đầu tư, chuyển nguồn trong tổng chi 51
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Đầu tư là nhân tố quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020, trong đó có tái có cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Đối với Quảng Nam, đầu tư phát triển KCHT đồng bộ là một trong ba nhiệm vụ đột phá được Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2011- 2015 đặt ra, đồng thời nhiệm vụ này tiếp tục được Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XXI đặt ra trong giai đoạn 2016-2020 nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phấn đấu duy trì tỷ trọng vốn đầu tư công khoảng 30-35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Kết quả thực thi các chính sách về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có chuyển biến rỏ rệt, nổi bậc nhất là nhiều cơ chế được ban hành, đổi mới cơ bản cơ chế phân bổ, quản lý và sử dụng vốn, chuyển kế hoạch đầu tư công hàng năm sang cơ chế quản lý vốn theo đầu tư công trung hạn; xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ vốn chi đầu tư phát triển từ nguồn xây dựng cơ bản tập trung; tiêu chí đầu tư cho dự án nhóm C trọng điểm trở lên; tiêu chí phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới; lựa chọn các nhóm dự án động lực đầu tư để lan tỏa thúc đẩy phát triển; huy động nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng với cơ cấu đầu tư theo ngành, theo địa bàn hợp lý hơn; tăng cường phân cấp trong quản lý đầu tư công. Nhiều công trình quy mô lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, pháp huy hiệu quả, góp phần thúc
  • 9. 2 đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đầu tư công đạt được, thực thi đầu tư công còn dàn trải, phân tán, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, gây áp lực so với khả năng cân đối ngân sách tỉnh, đồng thời mất nhiều thời gian và kinh phí để giải quyết. Phân cấp, ủy quyền mạnh nhưng thiếu cơ chế hậu kiểm, giám sát quyền lực; công tác đấu thầu thiếu công khai, minh bạch; nhiều công trình kém chất lượng,... Vì vậy, đề tài “Thực thi chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” với mong muốn đóng góp thêm một số nhóm giải pháp cho vấn đề này trong luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sỹ chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều tác giả thực hiện các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đầu tư công như: Luận án Tiến sĩ về đề tài “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp”. của tác giả Nguyễn Đẩu, năm 2005. Luận Văn Tiến sĩ về đề tài “Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Chí, năm 2016. Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Xuân Vinh, năm 2013 về đề tài “Các giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam”. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vũ Hà Vinh, năm 2017 về đề tài “Thực thi chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”. Các luận án, luận văn đã nghiên cứu và các công trình khoa học đã công bố không trùng với tên đề tài nghiên cứu; chưa đề cập đến việc thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn Quảng Nam một cách chi tiết, đầy đủ. Bên cạnh các đề tài nghiên cứu tiếp cận theo quan điểm quản lý kinh tế
  • 10. 3 trên, nhiều Hội thảo đã được tổ chức và thảo luận liên quan đến đầu tư công, tuy nhiên chưa có nghiên cứu về thực thi chính sách đầu tư công tại Quảng Nam theo quan điểm cách tiếp cận từ chính sách công. Do đó, luận văn có thể là nghiên cứu đầu tiên về thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận về chính sách đầu tư công. Luận văn nghiên cứu về thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam dựa trên cơ sở lý luận về đầu tư công trên quan điểm chính sách công nhằm đề xuất một số nhóm giải pháp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2018. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Giới hạn trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2018 Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Về nội dung: Nghiên cứu về thực thi chính sách đầu tư công về phát triển kết cấu hạ tầng và các chương trình dự án nhằm phát triển kinh tế xã hội thuộc nguồn vốn đầu tư công. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Sử dụng cách tiếp cận chuyên ngành về chính sách công, kết hợp giữa
  • 11. 4 nghiên cứu lý thuyết và thực tế khi phân tích và đánh giá dựa trên các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách đầu tư công. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích và tổng hợp khi thu thập các thông tin, dữ liệu có liên quan đến chính sách đầu tư công để định lượng và diễn giải các nhân tố ảnh hưởng việc thực thi chính sách. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần hoàn thiện thực thi chính sách đầu tư công. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm về thực trạng đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở định hướng tổ chức thực thi đầu tư công, cụ thể là các nhóm dự án động lực, quan điểm, chủ trương của Tỉnh ủy; các Nghị Quyết về đầu tư của HĐND tỉnh đã đề ra; các chương trình, dự án cụ thể của UBND tỉnh về đầu tư công nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam, đề tài là tài liệu tham khảo cho những nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách đầu tư công. Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
  • 12. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về đầu tư: Đầu tư là hoạt động hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, chính vì sự quan trọng của đầu tư mà có nhiều khái niệm về đầu tư. Đầu tư có thể được hiểu là sự hy sinh, bỏ ra như tài sản, sức lao động, trí tuệ, vật chất, tiền, ... ở hiện tại, nhằm đạt những kết quả có lợi hơn trong tương lai. Có thể khái quát chung, đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để thực thi nhằm thu được các kết quả ở tương lai. Nguồn lực hiện tại có thể là tiền, sức lao động, trí tuệ, tài nguyên; những kết quả đạt được có thể là năng lực tăng thêm của KCHT, tài sản, vật chất, năng suất lao động nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội [18]. Có hai hình thức đầu tư, đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: Đầu tư trực tiếp là nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư và trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp là nhà đầu tư thông qua các tổ chức trung gian khác như tổ chức tài chính, tham gia mua trái phiếu, cổ phần,... nhà đầu tư không trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư có đặc điểm cơ bản đó là: (1) mục tiêu đầu tư là hiệu quả kinh tế là chủ yếu; (2) hoạt động đầu tư phải cần vốn, vốn có thể bằng tiền, nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai, tài nguyên,...; (3) hoạt động đầu tư thực thi trong thời gian tương đối dài, đồng thời muốn phát huy được hiệu quả của đầu tư thì phải có độ trễ của đầu tư.
  • 13. 6 1.1.2. Khái niệm về đầu tư công: Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [25]. Như vậy đầu tư công là đầu tư của khu vực nhà nước, đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư từ tín dụng mà thường gọi là ưu đãi, đầu tư theo chương trình mục tiêu, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động đầu tư công gồm: Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định giao kế hoạch thực thi; lập, thẩm định, quyết định các chương trình, dự án; theo dõi và đánh giá, thanh tra và kiểm tra các chương trình, dự án đầu tư công. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hay còn gọi là vốn đầu tư công. 1.1.3. Khái niệm về chính sách công: Cụm từ chính sách công được sử dụng rộng rãi, thuật ngữ này có rất nhiều khái niệm, tuy nhiên có thể hiểu như sau: Chính sách công là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Nhà nước, bao gồm mục tiêu mà Nhà nước muốn đạt được và cách làm để thực thi các mục tiêu đó. Mục tiêu mà nhà nước muốn đạt được bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội - môi trường - an ninh - quốc phòng - đối ngoại [19]. 1.1.4. Khái niệm chính sách đầu tư công: Trên cơ sở khái niệm Chính sách công, Chính sách đầu tư công là tập hợp các chủ trương và hành động của Nhà nước về lĩnh vực đầu tư công. 1.2. Lý luận về chính sách công và thực thi chính sách trong lĩnh vực đầu tư công 1.2.1. Lý luận về chính sách công, mục đích, bản chất chính sách công, chu trình chính sách công và thực thi chính sách công
  • 14. 7 1.2.1.1. Lý luận về chính sách công Nhiều tác giả nghiên cứu về chính sách công, đã đưa ra các định nghĩa chính sách công khác nhau: Giáo trình “Hoạch định và phân tích chính sách công” của Học viện Hành chính quốc gia xuất bản năm 2013: “Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển”[14]. PGS. TS. Lê Chi Mai, chính sách công với các nội hàm bao gồm: Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước, chính sách do Nhà nước ban hành nên chính sách công được coi là chính sách của Nhà nước. Chính sách công là những quyết định hành động, bao gồm cả những hành vi thực tiễn, chính sách công không chỉ thể hiện dự định của Nhà nước hoạch định chính sách về một vấn đề nào đó mà còn bao gồm những hành vi thực thi dự định đó; nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ trương chỉ là những lý thuyết suông, là những khẩu hiệu. Chính sách công chủ yếu giải quyết vấn đề cụ thể trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đã được xác lập. Chính sách công bao gồm hệ thống các quyết định có liên quan với nhau [22]. Từ các khái niệm trên có sự khác nhau trong chừng mực nhất định, nhưng đều có chung các nội dung, đó là: Chính sách công là chính sách của Nhà nước; là một tập hợp các quyết định chính trị có mối liên hệ với nhau; với những mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo ý chí của đảng cầm quyền. 1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của chính sách công: Chính sách công có các đặc điểm đó là: (1) chính sách công do nhà nước ban hành. (2) chính sách công gồm tập hợp các quyết định. (3) chính sách công nhằm hướng đến mục đích giải quyết những vấn đề công. (4) chính sách
  • 15. 8 công bao gồm cả mực tiêu và giải pháp thực thi. (5) chính sách công luôn thay đổi do có nhiều yếu tố tác động trong quá trình thực thi. (6) chính sách công là đầu ra của quá trình quản lý nhà nước, thể hiện trách nhiệm và trí tuệ của đội ngũ cán bộ công chức, của các nhà khoa học, của doanh nghiệp và nhân dân. 1.2.1.3. Bản chất của chính sách công: Do Nhà nước là chủ thể ban hành chính sách công, nên mục đích của chính sách công vừa bảo đảm quyền lợi của đại đa số cá nhân trong xã hội, vừa thể hiện được quyền lực của Nhà nước. Vì vậy chính sách công là chính sách của nhà nước. Chính sách công được ra đời với mục đích giải quyết các mâu thuẫn nội tại và phát sinh trong xã hội. Trong xã hội có nhiều nhóm lợi ích khác nhau và có mâu thuẫn với nhau. Với các lý do và mục đích như vậy, cho nên chính sách công cần thiết phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các nhóm, cộng đồng dân cư và đại bộ phận nhân dân. Chính sách công là chính sách phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân, chính sách phải đặt mục tiêu, quyền lợi của nhân dân lên trên hết. Không bảo đảm nguyên tắc này chính sách công không có ý nghĩa và không đi vào đời sống. Chính sách công là chính sách của Nhà nước, do nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện, dựa trên các căn cứ pháp lý và thực tiễn cụ thể, chính vì lẽ đó mà hầu hết các chính sách công đều có tính bắt buộc phải tuân thủ thi hành. Chính sách công là công cụ quản lý nhà nước, được Nhà nước sử dụng để khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế, khuyến khích cả khu vực công và cả khu vực tư; quản lý nguồn lực công một cách có hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi
  • 16. 9 trường, an ninh quốc phòng, đối ngoại cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chính sách công là công cụ thể hiện thái độ của Đảng cầm quyền, vì vậy chính sách công cần minh bạch dễ hiểu, dễ thực thi. 1.2.1.4. Chu trình chính sách công: Chu trình chính sách công là chuỗi các giai đoạn liên tiếp, kế tiếp, kế thừa và phát huy, có liên quan với mật thiết với nhau, từ khi lựa chọn vấn đề chính sách đến khi kết quả của chính sách được giải quyết, theo dõi và đánh giá. Chu trình chuẩn rút gọn của chính sách công gồm 3 bước: (1) Hoạch định (xây dựng): Hoạch định chính sách công là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách. (2) Tổ chức thực thi chính sách công (hay thực thi chính sách): Tổ chức thực thi chính sách là quá trình chuyển ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với đối tượng quản lý mà chính sách hướng tới nhằm đạt mục đích của chủ thể chính sách đề ra. (3) Đánh giá chính sách: Là việc đánh giá toàn bộ những tác động của chính sách đến các đối tượng, cũng như toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu, chỉ tiêu đã xác định. 1.2.1.5. Thực thi chính sách công: Thực thi chính sách công là toàn bộ quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn cuộc sống thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án, đề án thực thi chính sách, đồng thời tổ chức thực thi nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách đã ban hành, đưa chính sách vào cuộc sống, phục vụ lợi ích nhân dân, lợi ích của cộng đồng, lợi ích quốc gia. Thực thi chính sách công là một trong 03 bước rất quan trọng của chu trình chính sách công. Sự thành công của chính sách phụ thuộc rất lớn vào kết quả thực thi chính sách công. Thực thi chính sách công có vai trò rất lớn trong
  • 17. 10 chu trình chính sách. Vai trò đó được thể hiện như sau: Một là, từng bước thực thi hóa mục tiêu chính sách công. Trong quá trình thực thi chính sách công, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng các văn bản, các chương trình, dự án và tiến hành các hoạt động để thực thi. Hai là, khẳng định tính đúng đắn của chính sách công được ban hành. Chính sách công có thật sự đúng đắn hay không, chỉ có thể thông qua giai đoạn thực thi chính sách đó. Vì qua thực thi mới cung cấp đầy đủ những những bằng chứng thực tiễn về mục tiêu, mục đích mà chính sách công hướng tới, cũng như các giải pháp đưa ra của chính sách có phù hợp hay không. Ba là, thực thi chính sách công chính là giúp cho bản thân chính sách ngày trở nên đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn. Thông qua thực thi chính sách công, người thực thi có thể đề xuất điều chỉnh chính sách công để phù hợp với thực tiễn, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng các chính sách cho tương lai. 1.2.2. Lý luận về chính sách đầu tư công 1.2.2.1. Khái niệm chính sách công Từ khái niệm chính sách công có thể đưa ra khái niệm về chính sách đầu tư công đó là: Chính sách đầu tư công là chính sách của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công. Chính sách đầu tư công là công cụ để thực thi các chương trình, dự án do các cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức trong các cơ quan hành chính thực thi, nhằm mục tiêu phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Như vậy, chính sách đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào những chương trình, dự án được xác định cụ thể để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án với mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  • 18. 11 1.2.2.2. Vốn đầu tư công: Vốn đầu tư công là nguồn vốn có tính chất vốn của nhà nước, nó bao gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng nước ngoài (ODA), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư chưa được đưa vào cân đối ngân sách, vốn vay khác của ngân sách địa phương để thực thi chính sách đầu tư công [25]. 1.2.2.3. Lĩnh vực đầu tư công: Các lĩnh vực đầu tư công bao gồm: (1) Đầu tư vào những chương trình, dự án cụ thể về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, quốc phòng và an ninh,... (2) Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội như mua sắm bàn ghế, trang thiết bị, phương tiện đi lại phục vụ cho công việc. (3) Đầu tư, hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ công ích như hỗ trợ xử lý chất thải; hỗ trợ cung cấp nước cho sản xuất,... (4) Đầu tư tham gia thực thi dự án theo hình thức đối tác công tư như ngân sách nhà nước tham gia các chương trình, dự án có sử dụng vốn nhà nước và vốn ngoài nhà nước. 1.2.2.4. Đặc điểm chính sách đầu tư công: Từ khái niệm chính sách đầu tư công, đặc điểm chính sách đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào nhưng chương trình, dự án cụ thể để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu, chỉ tiêu được xác định. Vì vậy, có thể làm rõ 03 đặc điểm của chính sách đầu tư công, đó là: (1) chính
  • 19. 12 sách đầu tư công là chính sách của Nhà nước; (2) nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư công là từ Nhà nước; (3) mục tiêu của chính sách đầu tư công là các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy khi thực thi chính sách đầu tư công cần phân biệt chính sách đầu tư công khác với chính sách đầu tư bằng hình thức khác, đó là: Chính sách đầu tư công được thực thi bởi bộ máy cồng kềnh, nhiều cơ quan trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tham gia, có thể từ trung ương đến cấp cơ sở nên khó quản lý, dễ thất thoát. Chính sách được thực thi theo kế hoạch, quy trình chặt chẽ, các chương trình, dự án đa phần cấp phát vốn tăng lên. Vì vậy giai đoạn hoạch định chính sách cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, tránh trường hợp thực thi chính sách làm phát sinh thêm nguồn vốn, khó kiểm soát, gây thất thoát ngân sách nhà nước. Thực thi chính sách đầu tư công thông qua các chương trình, dự án đầu tư công có chức năng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, là kênh huy động các dự án từ nguồn vốn ngoài nhà nước thực thi. Chính sách đầu tư công được thực thi bởi nhiều chương trình, dự án đầu tư công khác nhau, giải quyết mục đích khác nhau, tùy theo từng lĩnh vực như giao thông, giáo dục, y tế, môi trường, khoa học công nghệ,... 1.2.2.5. Vai trò của chính sách đầu tư công: Chính sách đầu tư có vai trò có liên quan đến tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng năng suất lao động, phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng và an ninh, tăng cường đối ngoại. Bên cạnh đó, chính sách đầu tư công góp phần duy trì và tăng cường
  • 20. 13 năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động. Đối với chính sách đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội là đối tượng chính của chính sách đầu tư công, là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo cho các điều kiện cần thiết của quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra bình thường, ổn định, phát triển và liên tục. Ngược lại, việc phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, là điều kiện để các ngành phát triển, năng lực mới tăng thêm, tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội. Chính sách đầu tư công có những tác động quan trọng sau đây: Chính sách đầu tư công tạo khả năng thu hút các loại hình vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế-xã hội như dòng vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách đầu tư công tạo sự phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả, thúc đẩy các vùng lân cận phát triển. Kiểm soát và phân bổ, sử dụng các nguồn lực trong xã hội một cách hợp lý, nhất là trong phân bổ vốn đầu tư công cho các ngành, cho từng vùng. Chính sách đầu tư công đối với khu vực nông thôn, miền núi như giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục, nông thôn mới, giảm nghèo bền vững sẽ tác động trực tiếp đến các vùng khó khăn, hộ nghèo, thông qua việc cải thiện hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nâng cao điều kiện sống của người dân, tác động tích cực đến công tác giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng xã hội. Chính sách đầu tư công không phù hợp sẽ gây lãng phí nguồn lực, mất lòng tin của nhân dân và kìm hãm các cơ hội tăng trưởng.
  • 21. 14 1.2.2.6. Phân loại chính sách đầu tư công: Tùy theo mục đích yêu cầu của chủ thể quản lý lựa chọn cách phân loại; tuy nhiên đối với Chính sách đầu tư công có 03 loại chính sau: Phân loại chính sách theo lĩnh vực: Tùy theo điều kiện của từng ngành, lĩnh vực mà chính sách đầu tư công ban hành đối với từng ngành, lĩnh vực như Kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, môi trường, … Theo chủ thể ban hành: Chính sách của Trung ương như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công; Các Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành các Luật về đầu tư, Luật đầu tư công; Các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về đầu tư công; Các Thông tư hướng dẫn về hệ số, định mức sử dụng vốn đầu tư công; Các Nghị Quyết của HĐND, Quyết định của UBND về chính sách đầu tư công,.... Phân loại theo thời gian: Dài hạn có niên độ khoảng 30 đến 50 năm như chiến lược phát triển đấy nước, Quy hoạch quốc gia, quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành; trung hạn có niên độ khoảng 10 đến 20 năm như các quy hoạch ngắn hạn thuộc các lĩnh vực có sự thay đổi nhanh; ngắn hạn từ 01 đến 05 năm như các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 3 năm, kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế xã hội, Quyết định, Chỉ thị về đầu tư công, về quản lý nợ xây dựng cơ bản, nợ chính quyền địa phương. 1.2.2.7. Quy trình thực thi chính sách đầu tư công: Nhà nước có nhiều công cụ quản lý, trong đó Chính sách công là công cụ chủ yếu, rất quan trọng của quản lý nhà nước. Việc hoạch định và thực thi các chính sách nhằm đạt mục tiêu của nhà nước đề ra. Chính sách đầu tư công cũng nhưng các chính sách công khác đều theo chu trình 03 bước, bao gồm: Hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Thực thi chính sách đầu tư công là 01 trong 03 khâu nói
  • 22. 15 trên, luận văn tập trung vào khâu thực thi chính sách đầu tư công, đó là: Sau khi các văn bản, chương trình, dự án được ban hành, phê duyệt và giao cho các chủ thể tổ chức thực thi, nội dung tổ chức thực thi bao gồm: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi văn bản chính sách đầu tư công được ban hành. Bồi dưỡng, tập huấn bổ sung kiến thức và kỹ năng để thực thi các nhiệm vụ của văn bản đề ra. Tuyên truyền, phổ biến văn bản được ban hành, nhằm tạo sự đồng thuận trong thực thi. Chuẩn bị các nguồn lực, đảm bảo kinh phí, bộ máy, con người để thực thi các chương trình, dự án, đảm bảo yêu cầu của văn bản chính sách đầu tư công đề ra. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực thi các văn bản chính sách đầu tư công đảm bảo mục tiêu đã định. 1.2.2.8. Về thẩm quyền ban hành chính sách đầu tư công: Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 quy định: Quốc hội ban hành Luật, Nghị Quyết; Ủy Ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, Nghị Quyết; Chính phủ ban hành Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định, chỉ thị; Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Thông tư, theo đó chính sách đầu tư công do cấp Trung ương ban hành thẩm quyền đối với phạm vi cả nước hoặc vùng, lãnh thổ. Đối với địa phương cấp tỉnh, HĐND ban hành các Nghi Quyết, UBND ban hành Quyết định đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Theo đó HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành chính sách đầu tư công theo quy định của Pháp luật. Ví dụ Nghị Quyết số 159/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh Quảng Nam về đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Nghị Quyết số 12/2017/NQ-
  • 23. 16 HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025. 1.2.2.9. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư công: Căn cứ Luật Quy hoạch, Nghị Quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị Quyết của HĐND, UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch để triển khai thực thi chính sách đầu tư công. Đối với quy hoạch liên quan đến chính sách đầu tư công, cần phải có tầm nhìn dài hạn hơn so với kế hoạch, thường là 10 năm và tầm nhìn khoảng 20 năm. Trong đó cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp; huy động các nguồn lực để thực thi quy hoạch; xác định các chương trình, dự án trọng điểm; phân kỳ đầu tư để thực thi quy hoạch cho phù hợp. Theo Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội ban hành, có nhiều Luật liên quan đến Luật quy hoạch phải điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, dù có nhiều thay đổi, nhưng chính sách đầu tư được ban hành phải dựa trên cơ sở của quy hoạch. Vì chính sách đầu tư đều phải hướng đến đối tượng, vùng miền, khu vực cụ thể, với mục tiêu rõ ràng, giải pháp huy động các nguồn lực chi tiết, khớp nối với các quy hoạch khác, không xung đột với các chính sách khác, nên phải dựa trên nền tảng của quy hoạch có chất lượng. Đối với kế hoạch, có kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn 03 năm, kế hoạch trung hạn 05 năm. Trong kế hoạch nêu rõ các nội dung: Danh mục các chương trình dự án đầu tư công, kế hoạch tổ chức điều hành, cung cấp các nguồn lực, thời gian thực thi, kế hoạch kiểm tra đôn đốc, trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan đến thực thi chính sách đầu tư công. Từ khi Luật đầu tư công ra đời, chính sách đầu tư công thường gắn với kế hoạch đầu tư trung hạn, trong đó cụ thể là các chính sách về tiêu chí phân
  • 24. 17 bổ nguồn vốn, thẩm định nguồn vốn ổn định theo thời kỳ kế hoạch trung hạn; chính sách về ổn định, điều tiết nguồn thu; kiểm soát nợ đọng;... Hình 1.1. Quy trình lập kế hoạch tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam 1.2.2.10. Về triển khai thực thi chính sách đầu tư công: Tổ chức thực thi chính sách đầu tư công là quá trình biến chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy chính quyền nhằm hiện thực các mục tiêu chính sách đã đề ra. Quá trình thực thi có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của chính sách đầu tư công. Quá trình thực thi chính sách đầu tư công tại địa phương cần tính toán đầy đủ đến các yếu tố khách quan, bối cảnh thực tế, ngoài nguồn lực hỗ trợ từ trung ương, cần xác định rõ tiềm lực kinh tế của địa phương, các doanh nghiệp, dân cư; bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ thực thi chính sách, môi trường đầu tư, thủ tục hành chính và kinh phí tổ chức thực thi. Quá trình tổ chức thực thi cần đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực thi có hiệu quả chính sách: Trước tiên cần phải có chính sách đúng, điều này chỉ
  • 25. 18 có thể đạt được khi làm tốt quá trình hoạch định chính sách. Sự hợp lý, khoa học, tôn trọng quy luật khách quan, xác định đúng các vấn đề, đối tượng chính sách, xác định được mục tiêu ưu tiên, có giải pháp, công cụ, chương trình hành động. Sau đó phải có một nền hành chính ở địa phương có hiệu lực, có khả năng thích nghi cao, minh bạch; quyết tâm của lãnh đạo; niềm tin và ủng hộ của doanh nghiệp và dân cư trong vùng. Quá trình tổ chức thực thi chính sách đầu tư công tại địa phương đều phải tuân thủ các giai đoạn: Chuẩn bị triển khai; chỉ đạo, tổ chức thực thi; kiểm tra và điều chỉnh; đồng thời lựa chọn các hình thức và phương pháp thực thi phù hợp, hiệu quả. Đối với địa phương cấp tỉnh, căn cứ quy hoạch, kế hoạch về chính sách đầu tư công được duyệt, UBND tỉnh tổ chức thực thi các chính sách đầu tư công từ khâu công bố, phổ biến tuyên truyền quy hoạch, kế hoạch; phân công phối hợp thực thi chính sách; huy động các nguồn vốn; tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư, phê duyệt các chương trình dự án, tổ chức thẩm định đấu thầu, tổ chức triển khai thi công, nghiệm thu thanh quyết toán các chương trình dự án để bàn giao đưa vào sử dụng. 1.2.2.11. Về theo dõi, giám sát và đánh giá đầu tư công: Trong quá trình tổ chức thực thi chính sách đầu tư công, cần thiết phải theo dõi đánh giá để các bước thực thi chính sách có đảm bảo mục tiêu của chính sách đề ra hay không, nếu không phải có những bổ sung, sửa đổi các giải pháp để đạt mục tiêu ban đầu của chính sách đầu tư công đề ra. Giám sát đầu tư công là hoạt động theo dõi thường xuyên, kiểm tra đầu tư định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình đầu tư của dự án. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư công là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước
  • 26. 19 tại một thời điểm nhất định. Nội dung của giám sát và đánh giá đầu tư được quy định chi tiết, đầy đủ tại Điều 81 Luật Đầu tư công năm 2014 và Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày ngày 30/9/2015 của Chính phủ đối với từng chủ thể tham gia thực thi chính sách đầu tư công, nhưng chung quy lại gồm các nội dung chủ yếu đó là: Sự phù hợp của việc thực thi các chương trình, dự án đầu tư công so với mục tiêu đề ra. Tình hình tổ chức thực thi các quy định pháp luật có liên quan về quản lý đầu tư công. Việc lập, thẩm định phê duyệt chủ trương các chương trình, dự án đầu tư công. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư công. Việc tổ chức thực thi các chương trình, dự án đầu tư công một cách khoa học hợp lý. Cân đối, Phân bổ, bố trí nguồn vốn đầu tư công trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tránh lãng phí, thất thoát nguồn vốn đầu tư công. Về quản lý nợ đầu tư công, chống đầu tư dàn trải, gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư công. 1.2.2.12. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đầu tư công: Nguồn vốn đầu tư công tùy theo từng giai đoạn phát triển, thường chiếm khoảng từ 30% đến 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tuy nhiên đầu tư công có vai trò kích thích, thu hút khoảng 60% đến 70% các nguồn vốn đầu tư khác để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy cần xem xét đến các yếu tổ tác động, ảnh hưởng đến chính sách đầu tư công. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đầu tư công như pháp lý, môi
  • 27. 20 trường tự nhiên, văn hóa xã hội, khả năng nguồn vốn, quản lý dự án,... Tuy nhiên chung quy lại có hai nhón yếu tố tác động đến chính sách đầu tư công đó là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. + Nhân tố khách quan: Môi trường tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhiên liệu,... có thể khai thác phục vụ cho các chương trình, dự án khi triển khai thực thi chính sách đầu tư công. Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng đến hoạch định và thực thi chính sách, tùy thuộc vào tính chất của từng loại chương trình, dự án. Ví dụ như chương trình định canh định cư, cần phải sắp xếp lại dân cư khu vực miền núi, để bố trí đất ở, đất sản xuất phải hết sức chú ý đến phong tục tập quán về nhà ở, đất ở và đất sản xuất, nước sinh hoạt của đồng bào dân tộc. Thực tế, nhiều công trình tái định cư không hiệu quả, thậm chí đã xây dựng nhà nhưng đồng bào không đến ở vì không đáp ứng được phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, do xây dựng nhà bằng bê tông, cốt thép, không phải nhà có sàn, không có diện tích vườn đủ lớn; khu vực xây nhà thiếu đất canh tác,... nhất là đối với các dự án tái định cư cho đồng bào khu vực thủy điện miền núi. Môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp cho nền kinh tế có điều kiện phát triển, cho hoạt động xây dựng và thực thi chính sách đầu tư công cũng minh bạch, công khai, tránh thất thoát lãng phí, tạo kẻ hở cho các hoạt động tiêu cực, tham nhũng. Mặt khác tạo cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư niềm tin, an tâm bỏ vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đóng góp cho tăng thu ngân sách. Thực tế, quốc gia nào có chính sách pháp lý đầy đủ, minh bạch có điều kiện thu hút đầu tư nhiều hơn quốc gia khác; hoặc trong nước, thậm chí các tỉnh có cùng mặt bằng cơ chế chính sách như nhau, nhưng địa phương nào có môi trường đầu tư được cải thiện, thực thi đầy đủ, mạnh mẽ cải cách hành chính, sẽ thu hút và phát
  • 28. 21 triển được nhiều doanh nghiệp hơn. Các yếu tố về kinh tế vĩ mô như lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế. Thường thì khi lạm phát gia tăng Chính phủ cắt giảm đầu tư công nhằm giảm lượng cung tiền ra thị trường, tránh cho đồng tiền mất giá, trường hợp này thất rõ nhất ở thời điểm năm 2010, 2011, nước ta có tỷ lệ lạm phát khá cao, riêng 2011 lạm phát khoảng trên 18%, Chính phủ liền ban hành Nghị Quyết 11 về kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại nếu tỷ lệ lạm phát quá thấp sẽ kéo theo khó tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra vì đắt đỏ, Chính phủ cần phải điều tiết tăng cung lượng tiền ra thị trường qua nhiều kênh trong đó có qua kênh đầu tư công nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích quá trình sản xuất, để giữ ổn định kinh tế vĩ mô. + Nhân tố chủ quan: Nhân tố chủ quan chủ yếu đến từ phía đội ngũ hoạch định và thực thi chính sách đầu tư công. Chính sách đầu tư công có xung đột với các chính sách khác hay không, có đảm bảo các nguồn lực để thực thi hay không. Khi triển khai thực thi chính sách đầu tư công bằng một chương trình, dự án cụ thể, người Quyết định đầu tư có vai trò quyết định đến thành bại của chương trình, dự án đó. Để có quyết định đầu tư đúng, người có thẩm quyền quyết định đầu tư cần rất nhiều cơ sở dữ liệu về dự án, như dự án có phù hợp với chiến lược phát triển, với quy hoạch phát triển hay không; các yếu tố khoa học, kỹ thuật, tài chính, địa chất, môi trường,... và có phù hợp với các yếu tố khách quan hay không. Để có được các cơ sở dữ liệu này, cần thiết phải có các cơ quan chuyên môn có chất lượng cung cấp các thông tin đầu vào của dự án, đồng thời dự báo đầu ra về kết quả, hiệu quả, các yếu tố tác động đến quá trình tổ chức thực thi và vận hành dự án.
  • 29. 22 Chính sách đầu tư công phải quy định rõ trách nhiệm các bên liên quan trong bộ máy hành chính nhà nước, trách nhiệm của các Ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu trong quá trình tổ chức thực thi. Công tác tổ chức quản lý các chương trình, dự án có vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình hình thành, thực thi và vận hành khai thác một chương trình, dự án cụ thể, phụ thuộc rất lớn vào quản lý dự án, điều này liên quan trực tiếp đến năng lực tổ chức, quản lý điền hành dự án. Sự phối hợp của các cơ quản quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở, và các cá nhân, tổ chức liên quan là hết sức quan trọng, cần phải có sự thống nhất, đồng bộ từ các khâu thẩm định, phê duyệt dự án, bố trí nguồn vốn, thực thi bồi thường giải phóng mặt bằng, tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công, kiểm tra, giám sát, giải ngân vốn đầu tư, kiểm toán, thanh quyết toán công trình. 1.3. Kinh nghiệm một số địa phương về thực thi chính sách đầu tư công 1.3.1. Chính sách đầu tư công của thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương, của Bộ Chính trị, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách ưu đãi và phân cấp quản lý để phát triển thành phố. Kết quả qua 20 năm (1997-2017) Đà Nẵng đã thu hút hơn 290 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, tương ứng với 2,5% tổng vốn đầu tư cả nước trong cùng giai đoạn. Trong đó vốn ngân sách tập trung 82 ngàn tỷ đồng, chiếm 28,3%; vốn tín dụng từ khu vực nhà nước 33 ngàn tỷ đồng, chiếm 11,4%; vốn dân cư và doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, NGO) hơn 150 ngàn tỷ đồng, chiếm 51,7%. Việc huy động các nguồn lực còn thể hiện ở quá trình mở rộng không gian đô thị mà chủ trương là chính sách khai thác quỹ đất là khâu lựa chọn đột phá. Trong khai thác nguồn lực từ đất, thành phố đã thí điểm triển khai và
  • 30. 23 thành công trong việc đấu thầu các dự án dự kiến xây dựng theo quy hoạch; cùng với nhiều chính sách khác, trong khoảng 12 năm, giai đoạn 2002-2014, nguồn lực từ đất chiếm khoảng 30% trong tổng thu ngân sách hàng năm, trong đó giai đoạn 2005-2010 bình quân chiến trên 40%. Chính vì chính sách huy động các nguồn lực mạnh mẽ nên giai đoạn 1997-2017 tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố đạt trung bình ở mức cao, hơn 9,7%/năm; trong đó có những giai đoạn bức phá mạnh mẽ 14,9%/năm của giai đoạn 2006-2010; hơn 8%/năm giai đoạn 2011-2016. Điều này phục thuộc rất lớn vào hiệu quả chính sách đầu tư, mà trọng tâm là hiệu quả trong đầu tư công. Hệ thống kết cấu hạ tầng và không gian đô thị của thành phố trong giai đoạn qua đã phát triển với tốc độ cao, đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, xã hội, góp phần thay đổi, nâng cao vị thế và diện mạo của thành phố, tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Qua phân tích hiện trạng phát triển của thành phố Đà Nẵng cho thấy, đến thời điểm hiện nay, kinh tế thành phố vẫn có vai trò là một cực tăng trưởng của Vùng KTTĐ miền Trung, một trung tâm du lịch có thương hiệu tầm quốc gia và khu vực; là địa phương có môi trường sống tương đối tốt; cảnh quan và nếp sống đô thị đang định hình theo hướng văn minh; môi trường được bảo vệ; an ninh, trật tự được đảm bảo; tỷ lệ hộ nghèo tương đối thấp. Tuy nhiên, chính sách đầu tư công quá phụ thuộc vào đất đai của thành phố có mức ảnh hưởng yếu dần và hết dư địa so với yêu cầu phát triển của thành phố. Thành phố cần nghiên cứu một cơ chế mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển thành phố xanh, hiện đại, thông minh, toàn cầu, có bản sắc. Để đạt được mục tiêu xây dựng thành phố thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung, mang tầm vóc quốc tế đang là thách thức lớn, cần phải nhận diện 04 nhóm vấn đề cốt lõi để có chính sách đầu tư công nhằm thu
  • 31. 24 hút các nguồn lực khác thúc đẩy, lan tỏa phát triển như sau: Một là, cơ cấu của thành phố bộc lộ nhiều bất cập, cản trở sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, cơ cấu các ngành dịch vụ như du lịch, logistics, công nghệ thông tin chậm thay đổi; chưa cơ cấu ngành tham gia và chuỗi giá trị toàn cầu. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp ở mức trung bình, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn như một số địa phương khác. Hai là, Chính sách quy hoạch và phát triển đô thị của thành phố phát sinh nhiều vấn đề trở thành điểm nghẽn của phát triển. Thiếu sự tích hợp các quy hoạch với quy hoạch sử dụng đất; phát triển các khu đô thị mới trên cơ sở phân lô, bán nền, không tạo tổ hợp không gian lớn về quy mô kiến trúc tổng thể, hài hòa mang triết lý phát triển riêng biệt của thành phố mới nổi, năng động, mà chỉ đơn thuần là cộng lại các kiến trúc, dự án đơn lẻ. Ba là, cơ chế quản lý, sử dụng đất phát sinh mâu thuẩn với mục tiêu tăng trưởng xanh. Điển hình là nhiều không gian sinh thái bị xâm hại, nhiều cảnh quan thiên nhiên bị chiếm dụng phục vụ dự án du lịch, dịch vụ, ảnh hưởng đến quyền tiếp cận, thụ hưởng của người dân, gây bức xúc trong dư luận, nhất là khu vực ven biển. Quỹ đất dành cho không gian xanh, cho y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa, tiện ích công cộng thiếu trầm trọng, chưa tương xứng với tầm vóc của thành phố lớn, hiện đại. Bốn là, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đang đặt nhiều thách thức. Nhiều nút giao thông chính phần lớn đều đồng mức nhau; sự phát triển chậm của giao thông công cộng; thiếu quan tâm giao thông hiện đại như đường trên cao, đường thủy, đường biển để kết nối vùng lân cận; sân bay dần quá tải; tình trạng ùn tắt giao thông đã xuất hiện, trong khi phương tiện cá nhân tăng nhanh. Vấn đề liên kết và đầu tư kết cấu hạ tầng dùng chung đã được thảo luận nhiều nhưng chưa mang tính đột phá, vai trò trung tâm của thành phố Đà
  • 32. 25 Nẵng theo tinh thần Nghị Quyết của Bộ Chính trị; thành phố chưa thể hiện vai trò dẫn dắt, tạo hiệu quả, lợi ích chung cho tất cả các địa phương trong vùng để kết nối, cùng hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, tránh nguy cơ tụt hậu so với hai đầu cả nước. 1.3.2. Chính sách đầu tư công của tỉnh Quảng Ngãi Chính sách đầu tư công cho phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng giao thôn, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới là những nhiệm vụ trọng tâm mà Quảng Ngãi tập trung ưu tiên ngay từ giai đoạn 2006-2010, hạt nhân là phát triển Khu kinh tế Dung Quất gắn với nhà mày lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước. Nhờ nguồn thu từ lọc hóa dầu, tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng cao, vì vậy Quảng Ngãi sớm trở thành tỉnh có đóng góp lớn vào ngân sách Trung ương. Sau 20 năm tái lập tỉnh (1990-2010) Quảng Ngãi đã có số thu từ 22 tỷ đồng lên hơn 15.500 tỷ đồng; năm 2017 hơn 14.200 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm bình quân trên 62%. Riêng tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2018 ước đạt 51.000 tỷ tỷ đồng, bình quân tăng trên 12,1%/năm. Trong đó, thu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nội địa, có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 84% năm 2015, xuống 67% năm 2016, 63% năm 2017 và 59% năm 2018. Thu ngân sách từ nhà máy lọc dầu giai đoạn 2016 - 2018 trên 32.500 tỷ đồng, chiếm 62,4% tổng thu cân đối ngân sách. Rõ ràng đây là chính sách đầu tư công vào công nghiệp để thu hút các nguồn lực đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy phát triển hoàn toàn đúng đắn. GRDP của tỉnh giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 18,52%; 2011-2015 tăng bình quân 7,8%; giai đoạn 2016-2018 tăng bình quân khoảng 5,2%, còn thấp so với chỉ tiêu đề ra là 6-7%. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai 2016 -2020, Quảng Ngãi tập trung vào 03 nhiệm vụ trọng tâm và 03 nhiệm vụ đột phá. Đối với 03 nhiệm
  • 33. 26 vụ trọng tâm là: (1) phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế biển, đảo; (2) cải cách hành chính; (3) phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên 06 huyện miền núi. Đối với 03 nhiệm vụ đột phá là: (1) phát triển công nghiệp; (2) đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị; (3) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, chú trọng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị và phục vụ sản xuất kinh doanh. Để thực thi một cách triệt để, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng các đề án thực thi 05 Nghị quyết, 04 Kết luận, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu. Quán triệt và phân công nhiệm vụ cho các ngành, địa phương nhằm thực thi thắng lợi các chính sách theo các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Năm 2018, cơ cấu kinh tế phi nông nghiệp chiếm khoảng 82%; nông nghiệp chiếm 18%. Thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới đạt kết quả với 60 xã đạt chuẩn nông thông mới, đạt tỷ lệ 61% và 01 huyện đạt nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 16% so với chỉ tiêu đề ra đến 2020. Thực thi chính sách thu hút đầu tư đạt kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2018 hơn 135 ngàn tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2016-2018 gần 70 ngàn tỷ đồng, hơn cả giai đoạn 5 năm trước (2011-2015), trong đó vốn đầu tư công do tỉnh quản lý hơn 11.200 tỷ đồng. Giai đoạn 2011-2018 tỉnh Quảng Ngãi thu hút 46 dự án FDI với tổng vốn gần 1,15 tỷ USD, trong đó riêng giai đoạn 2016-2018 thu hút 22 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 500 triệu USD. Qua so sánh, đánh giá, thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã mang lại các kết quả tích cực. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn sau chậm lại so với giai đoạn trước và so với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chính là quá phụ thuộc vào nguồn thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ngoài việc giá cả dầu mỏ biến động theo thị trường và khi nhà máy đã hoạt động hết công suất thì khó có thể
  • 34. 27 tăng thêm nguồn thu phát sinh lớn. Các doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên cạnh tranh yếu; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở mức thấp so với các tỉnh trong vùng; Thu hút đầu tư tốt nhưng tổ chức thực thi chưa tốt, vốn thực thi chỉ đạt khoảng 30% so với vốn đăng ký, nhiều dự án chậm tiến độ, đăng ký nhưng không thực thi. Rõ ràng để phát triển tỉnh Quảng Ngãi theo mục tiêu đến 2020 mà Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX, Nghị Quyết 19/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi đề ra cần phải khắc phục các hạn chế nên trên, đồng thời đề ra các chính sách mới, đặc biệt là chính sách đầu tư công để thúc đẩy các chính sách khác, nhất là trong thu hút, cải thiện môi trường đầu tư; tiếp tục phát triển công nghiệp mạnh mẽ; phát triển hạ tầng đồng bộ; thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn ở nhiều lĩnh vực, tránh sự phục thuộc quá lớn vào chỉ 01 nhà máy như hiện nay. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Quảng Nam Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm đối với Quảng Nam như sau: (1) Thực thi chính sách đầu tư công của tỉnh Quảng Nam không thể tách rời chính sách đầu tư công của cả nước. Vì vậy mọi chiến lược, quy hoạch, chính sách đầu tư công của tỉnh phải dựa trên chính sách đầu tư công tổng thể của cả nước và xu hướng phát triển của khu vực. (2) Thực thi chính sách phát triển đầu tư công của tỉnh Quảng Nam phải dựa trên các lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và lợi thế liên kết của Quảng Nam so với các vùng và các tỉnh, thành khác. (3) Thực thi chính sách đầu tư công của Quảng Nam phải dựa trên cơ sở khai thác các nguồn lực tại địa phương, trong đó chú ý đến nguồn lực về tài nguyên, tài chính và ngân sách, hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực, môi trường đầu tư, khoa học và công nghệ.
  • 35. 28 (4) Thực thi chính sách đầu tư công cần chú ý đến hiệu quả về sử dụng vốn NSNN, tức là ngoài việc đầu tư để đem lại hiệu quả về kinh tế, phải chú ý đầu tư vào những dự án, khu vực có sức lan tỏa thúc đẩy phát triển chung, thu hút các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, thu hút được các nguồn lực từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước tạo động lực cho phát triển, đồng thời phải hết sức chú ý đến đảm bảo an sinh xã hội, xử lý tốt vấn đề về môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Hay nói khác hơn là chú ý đến phát triển bền vững. (5) Chính sách đầu tư công dù được hoạch định đúng đắn, nhưng khi tổ chức thực thi chính sách đầu tư công nhất thiết phải có một bộ máy các cơ quan quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả, có đội ngũ công chức công tâm, tận tuy, có tinh thần trách nhiệm cao, có kỹ năng công tác, tri thức, đạo đức công vụ cao, nhằm tránh thực thi đầu tư dàn trải, gây lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp nguồn vốn đầu tư công. (6) Khi thực thi chính sách đầu tư công các chương trình, dự án có thu hồi đất, bồi thường, phải hết sức quan tâm các chính sách hỗ trợ người bị thu hồi đất như tập trung cho công tác bồi thường, thực thi tái định cư, hỗ trợ sản xuất, giải quyết lao động, việc làm, hỗ trợ đất sản xuất thay thế,... vì đây là khâu quan trọng, cần phải thực thi trước khi khởi công xây dựng dự án cụ thể, điều này đòi hỏi khi xây dựng và thực thi chính sách đầu tư công phải hết sức chú ý và quy định chặt chẽ công tác bồi thường GPMB trước khi triển khai những bước tiếp theo. (7) Trong phân bổ, bố trí vốn đầu tư công, ưu tiên nguồn lực và bố trí đủ phần vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA theo cam kết; thanh toán và kiểm soát nợ khối lượng, nhằm tạo uy tín đối với các nước viện trợ cho vay; lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng tham gia vào thực thi chính sách đầu tư công.
  • 36. 29 Tiểu kết Chương 1 Thực thi tốt chính sách đầu tư công có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một địa phương, bên cạnh đó là cơ sở để thúc đẩy các chính sách khác cùng phát triển. Nội dung chính của chương 1 là hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề cơ sở lý luận về chính sách công, chính sách đầu tư công, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đầu tư công, kinh nghiệm một số nội dung trong quản lý đầu tư công của TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho chương 2 và chương 3 của đề tài.
  • 37. 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực thi chính sách đầu tư công tại Quảng Nam 2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Nam Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã ban hành Nghị quyết chia tách và tái lập một số tỉnh, thành phố trong cả nước kể từ ngày 01/01/1997, trong đó có tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, theo đó Quảng Nam là tỉnh được tái lập vào ngày 01/01/1997, là tỉnh nằm trong vùng KTTĐ miền Trung. Diện tích tự nhiên tương đối lớn, với khoảng 10.438 km2 , dân số tương đối đông, khoảng 1,5 triệu người. Là tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 02 thành phố Tam Kỳ và Hội An; 01 thị xã Điện Bàn; 06 huyện khu vực đồng bằng; 09 huyện khu vực miền núi; là tỉnh có cả miền núi, đồng bằng, đô thị, vùng cát ven biển và hải đảo, với hơn 125 km bờ biển và 142 km đường biên giới với nước bạn Lào. Nằm trong vùng phát triển kinh tế TĐMT và hành lang kinh tế Đông - Tây, Quảng Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước và nước bạn Lào. Quảng Nam còn là tỉnh có đầy đủ các đầu mối giao thông quan trọng như: Sân bay, cảng biển, đường sắt và đường bộ. Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế cửa Khẩu Nam Giang cùng với hai 2 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An, khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, những làng nghề truyền thống đặc sắc và các lễ hội độc đáo, đây là vùng đất hứa hẹn nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành công nghiệp, kinh tế dịch vụ và du lịch. Từ một tỉnh có điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng
  • 38. 31 bộ, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào thuần nông với tỷ lệ hơn 48% năm 1997, số hộ nghèo và cận nghèo cao, thu ngân sách chỉ đạt 130 tỷ đồng, chi ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào trợ cấp từ trung ương. Đến năm 2017, là năm đầu tiên Quảng Nam vinh dự được nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng góp vào ngân sách trung ương sau 20 năm tái lập và phát triển. Năm 2018, Quảng Nam tiếp tục phát triển toàn diện, vượt thu ngân sách và tiếp tục đóng góp vào ngân sách trung ương. Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Quảng Nam Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam Tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng. Quảng Nam có nguồn tài nguyên rừng phong phú với tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp hơn 720 ngàn ha, chiếm tỷ lệ 69%. Trong đó, rừng đặc dụng hơn 130 ngàn ha, chiếm 12,5%; rừng phòng hộ: 360 ha, chiếm 34%; rừng sản xuất 230 ngàn ha, chiếm 22,5%. Tỷ lệ che phủ rừng 57,5%. Khoáng sản thuộc nhóm kim loại gồm có sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, thiếc, arsen, titan, vàng, urani và đất hiếm. Trong đó 02 mỏ vàng có trữ lượng
  • 39. 32 lớn là Bồng Miêu và Phước Sơn đã được thăm dò khai thác; urani đã thăm dò có triển vọng. Bên cạnh đó, khoáng sản nhiên liệu có mỏ Than Nông Sơn; khoáng sản phi kim loại chủ yếu là vật liệu xây dựng. Hệ thống sông ngòi của Quảng Nam với tổng chiều dài 941 km. Các con sông hẹp, dòng sông dốc, lắm thác ghềnh ở vùng núi, nông cạn ở đồng bằng và nghèo phù sa. Hai hệ thống sông chính gồm sông Thu Bồn và sông Vu Gia tương đối thuận lợi về cung cấp nước cho các ngành kinh tế cũng như dân sinh; phát triển sản xuất nông nghiệp; phát triển thủy điện với 34 thủy điện được xây dựng theo quy hoạch với hơn 1.700 Megawatt, trong đó có 10 thủy điện bậc thang nằm trên hệ thống sông Thu Bồn và Vu Gia với tổng công suất gần 1.200 Megawatt. Tuy nhiên hệ thống sông của Quảng Nam đều ngắn, dốc, nên vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét ở vùng thượng lưu và úng, lụt ở vùng hạ lưu; mùa khô mực nước các sông hạ thấp, nhiều nơi bị khô kiệt. Dòng chảy các sông suối luôn thay đổi, luân chuyển dòng và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa mưa lũ. Do vậy, trong quá trình khai thác cần đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị và nước sạch cho dân cư. Đến nay đã chuyển đổi gần 1.500 ha đất lâm nghiệp để triển khai thi công xây dựng 23 công trình thủy điện, đồng thời phê duyệt phương án trồng rừng thay thế gần 1.700 ha. Toàn tỉnh có 73 hồ chứa nước lớn nhỏ khác nhau với tổng lượng nước trữ khoảng 500 triệu m3 đảm bảo chủ động nước tưới 80% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó Hồ Phú Ninh là lớn nhất với diện tích mặt nước hơn 3.400 ha, có sức chứa hơn 344 triệu m3 nước. Nhìn chung các hồ thuỷ lợi hiện nay đã phát huy tác dụng, phục vụ tưới cho khoảng 70.000 ha gieo trồng hàng năm, góp phần quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, còn có tác dụng điều tiết chế độ thủy văn và cân bằng hệ sinh thái của vùng.
  • 40. 33 2.1.2. Một số nhân tố tác động đến thực thi chính sách đầu tư công tại Quảng Nam Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá so sánh 2010) Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2014 2015 2016 2017 2018 Bq (%) GRDP 28.424 38.090 47.121 59.950 63.003 68.115 11,5 Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế Quảng Nam 2018 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam Tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 11,5%, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 10,6%; giai đoạn 2016-2018 tăng hơn 13,1%. GRDP bình quân đầu người từ 22,8 triệu đồng năm 2011 lên 61 triệu đồng năm 2018. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GRDP giảm từ 20,7% năm 2011 xuống còn 12% năm 2018; công nghiệp xây dựng, dịch vụ và thuế sản phẩm tăng từ 79,3% năm 2011 lên trên 88% năm 2018 [41].
  • 41. 34 Thu ngân sách trên địa bàn tăng trưởng khá và ổn định, giai đoạn 2011- 2018 tăng 21,2%/năm, từ 6.829 tỷ đồng năm 2010 lên 23.582 tỷ đồng năm 2018. Trong đó thu nội địa tăng bình quân 27,3%/năm, từ 4.143 tỷ đồng năm 2011 lên 19.132 tỷ đồng năm 2018; thu xuất nhập khẩu tăng bình quân 12,1%. Trong đó, giai đoạn 2012-2016 thuế xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm, nhưng giai đoạn 2016-2018, thuế xuất nhập khẩu ngày càng giảm do thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTAs), đặc biệt là hiệp định thương mại khu vực ASEAN, mặt hàng ô tô nguyên chiếc giảm còn 0% từ năm 2018 nên ngành ô tô phải cạnh tranh rất gay gắt với thị trường trong nước và các nước trong khu vực, trong khi linh kiện ô tô chiếm trên 90% cơ cấu số thu xuất nhập khẩu toàn tỉnh. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu là thực hiện công đoạn gia công nên số thuế phát sinh không nhiều. Bảng 2.2. Tổng thu ngân sách trên địa bàn Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 % 11- 18 Thu NS địa bàn 5.054 6.829 5.816 6.882 9.079 15.03620.34819.90323.582 21,2 Tr đó Thu N.địa 2.770 4.143 3.894 4.834 6.182 9.658 13.76214.39619.132 27,3 Thu XNK 1.783 2.025 1.114 1.411 2.444 4.911 6.028 5.279 4.450 12,1 Thu để lại qua NS 501 661 808 637 453 467 558 228 0 - Nguồn: Sở Tài chính Quảng Nam
  • 42. 35 Quảng Nam là tỉnh có đóng góp vào ngân sách trung ương, với cơ cấu các nguồn thu tăng ổn định, chính vì vậy từ năm 2017, Quảng Nam chủ động hơn trong huy động nguồn tăng thu để chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Tổng chi cân đối ngân sách tăng bình quân 14,8%/năm, từ 8.741 tỷ đồng năm 2010 lên 26.450 tỷ đồng năm 2018. Trong đó chi đầu tư tăng bình quân 18,7% và chiếm tỷ lệ 26,4% trong tổng chi; chi thường xuyên tăng bình quân 17,8% và chiếm 44,3% trong tổng chi; chi dự phòng, chi ngân sách cấp xã, chi dự trữ tài chính, chi chuyển nguồn, chi để lại quản lý qua ngân sách, chi ngân sách cấp trên chiếm 29,3%. Bảng 2.3. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 %11- 18 Chi cân đối NSĐP 8.741 12.565 13.249 13.358 15.348 19.095 24.018 25.540 26.450 14,8 Tr đó Đầu tư 1.984 3.350 4.299 3.499 3.809 5.022 5.284 6.392 7.840 18,7 Thường xuyên 3.493 4.611 6.322 7.162 7.766 8.576 9.020 9.883 12.960 17,8 Chuyển nguồn và chi khác 3.264 4.604 2.628 2.697 3.773 5.497 9.714 9.265 5.650 7,1 Nguồn: Sở Tài chính Quảng Nam Kết quả nổi bậc về thực thi các chính sách đầu tư công về 03 nhiệm vụ đột phá đạt được những kết quả quan trọng, đó là: Về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ: Đã tập trung rà soát điều chỉnh các quy hoạch tạo cơ sở cho phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Nhiều chương
  • 43. 36 trình, dự án lớn đã đầu tư đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, nhất là lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục. Nhiều tuyến giao thông quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ nhiều nguồn vốn như: Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Cầu Cửa Đại và Đường ven biển, cầu Giao Thủy; nhiều tuyến đường ĐT được đầu tư nâng cấp, mở rộng như: ĐT610 đoạn nối Duy Xuyên với Nông Sơn, đường ĐT605, ĐT 608; ĐT.607 nối Thành phố Hội An với Thành phố Đà Nẵng, các tuyến nối từ Đường ven biển với QL1, với đường Cao tốc và đường Hồ Chí Minh tạo được kết nối Đông – Tây, kết nối đô thị và nông thôn mạnh mẽ. Đầu tư nâng cấp hệ thống các tuyến đường ĐH; phát triển mạnh mạng lưới giao thông nông thôn đồng bộ. Hạ tầng các Khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục được quan tâm đầu tư. Toàn tỉnh hiện có 9 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch 4.734 ha. Đến nay có 7 khu đã đi vào hoạt động, diện tích đất sử dụng khoảng 1.026 ha, số lao động sử dụng khoảng 40.000 người. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp khoảng 51,2%. Ngoài ra, có 55 cụm công nghiệp đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động với diện tích 1.402 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 964 ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các cụm công nghiệp đi vào hoạt động đạt 66,4%. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn được chú ý đầu tư, góp phần quan trọng cho việc đổi mới bộ mặt nông thôn; 98,4% số xã có điện với 99% số hộ sử dụng điện; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Các thiết chế về văn hoá, xã hội được tiếp tục quan tâm. Tích cực triển khai và thực hiện có kết quả các giải pháp về đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo, góp phần thúc đẩy giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 7,5%. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã huy động nhiều nguồn lực, từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng hàng
  • 44. 37 năm cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn; đồng thời huy động đóng góp từ các doanh nghiệp và nhân dân. Tiêu chí thực hiện Chương trình nông thôn mới ở các xã được tăng lên đáng kể so với năm 2011; tiêu chí bình quân của 204 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới là 11,14 tiêu chí/xã, tăng hơn 6,7 tiêu chí/xã so với năm 2011. Đến cuối năm 2018 có 87/102 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ hơn 85% so với mục tiêu đề ra là đến 2020 có 102 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Về phát triển nguồn nhân lực: Với dân số gần 1,5 triệu người, trong đó số dân trong độ tuổi lao động hơn 950 ngàn người, chiếm trên 63,3% tổng dân số, đây là nguồn lực rất quan trọng cho việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển của tỉnh. Quảng Nam đã triển khai thực thi Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 -2020 và nhiều Đề án, chính sách về Đào tạo, thu hút bác sỹ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; tuyển chọn đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Cơ cấu lao động phi nông nghiệp từ 45% năm 2011 lên gần 60% năm 2018. Về cải thiện môi trường đầu tư: Công tác quy hoạch được chú trọng, các quy hoạch liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư được rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời. Nhiều cơ chế khuyến khích đầu tư được ban hành, đặc biệt cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; quy chế ưu đãi đầu tư về các ngành giày da, may mặc và mây tre lá trên địa bàn tỉnh. Cải cách hành chính được xem là những nhiệm vụ trọng tâm của cải thiện môi trường đầu tư. Thực thi chính sách phát triển doanh nghiệp đạt những kết quả rõ rệt, đóng góp lớn vào quá trình phát triển của tỉnh. Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp; tổ chức đối thoại để giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp để phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp và doanh nhân. Vì vậy, đến cuối năm 2018, Quảng Nam có hơn 6.700 doanh nghiệp đang hoạt
  • 45. 38 động, đóng góp nguồn thu vào ngân sách tỉnh của các doanh nghiệp từ hơn 4.143 tỷ đồng, chiếm 60,6% tổng thu ngân sách năm 2011 lên hơn 19.132 tỷ đồng, chiếm 81,1% năm 2018, góp phần tích cực trong giải quyết lao động, tạo ra lan tỏa công nghệ, đặc biệt đóng góp lớn trong giá trị xuất khẩu của tỉnh, với tỷ lệ hơn 70% giá trị xuất khẩu hàng năm. 2.2. Tình hình thực thi chính sách đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Khái quát về đầu tư công của Quảng Nam Trên cơ sở định hướng phát triển của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều Kết luận, Nghị Quyết, Quyết định để thu hút đầu tư và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn theo hướng tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, lan toả thúc đẩy phát triển. Chính vì vậy, ngoài vốn đầu tư công, đã huy động thêm các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư trên địa bàn. Bảng 2.4. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 %11 -18 Vốn đầu tư 11.478 12.794 13.737 15.078 18.645 20.789 22.460 24.056 26.570 11,1 NSNN 7.958 9.251 9.882 10.249 11.561 11.834 10.023 9.360 10.430 3,4 - Vốn NSNN 4.747 4.553 4.849 4.990 5.564 6.010 6.537 6967 7.500 5,9 - Tín dụng 1.080 2.947 3.406 3.736 4.302 4.025 3.402 2.305 2.840 12,8 - Vốn DNNN 2.131 1.751 1.627 1.523 1.695 1.799 84 88 90 Ngoài NN 2.250 2.553 2.910 3.890 5.952 7.652 7.848 9.494 10.500 21,2 FDI 1.270 990 945 939 1132 1.303 4.589 5.202 5.640 20,5 Nguồn :Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam và Cục Thống Kê Quảng Nam Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2018 hơn 154.000 tỷ đồng, tăng bình quân 11,1%/năm. Nguồn vốn ngân sách nhà nước hơn
  • 46. 39 82.500 tỷ đồng, tăng bình quân 3,4% và chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, nguồn vốn đầu tư công gần 54.000 tỷ đồng, chiếm gần 35%. Công tác lập kế hoạch đầu tư đã chuyển kế hoạch đầu tư hàng năm sang cơ chế quản lý, cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn. Cơ cấu đầu tư công, tập trung lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ 86%, đầu tư khu vực đô thị 14%; cơ cấu đầu tư khu vực các huyện miền núi chiếm tỷ lệ 40%, khu vực các huyện đồng bằng chiếm tỷ lệ 60%. 2.2.2. Thực trạng thực thi chính sách đầu tư công 2.2.2.1. Thực thi quy hoạch, kế hoạch đầu tư công: UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15/5/2018, đây là cơ sở để các ngành, địa phương tổ chức thực hiện, phát triển các ngành sản xuất, đầu tư các dự án để phát triển KCHT kinh tế xã hội. Tuy nhiên theo Luật Quy hoạch mới, tích hợp các quy hoạch thành quy hoạch tỉnh, nội dung gồm: Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn. Như vậy quy hoạch mới cần phải tích hợp về kinh tế xã hội, sử dụng đất, hạ tầng đô thị, nông thôn, vì vậy cần thiết phải khẩn trương lập lại quy hoạch mới cho phù hợp. Trước khi Luật đầu tư công ra đời, trên cơ sở chiến lược phát triển của quốc gia, của ngành, các quy hoạch, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hàng năm để thực hiện. Từ khi Luật đầu tư công ra đời, tỉnh Quảng Nam tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính trung hạn.
  • 47. 40 2.2.2.2. Thực thi chính sách về hỗ trợ, ưu đãi đầu tư: Từ khi tái lập tỉnh, Quảng Nam đã ban hành chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thuế vượt trội so với quy định chung. Cùng với việc hình thành Khu Kinh tế mở Chu Lai để thí điểm một số chính sách ưu đãi vượt trội, kết quả số lượng doanh nghiệp của Quảng Nam tăng nhanh, thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thêm nguồn thu ngân sách. Chính sách ưu đãi của Quảng Nam nhanh chóng được nhiều tỉnh tỉnh, thành trong cả nước làm cơ sở áp dụng. Tuy nhiên, đứng về giác độ cả nước, các ưu đãi này đã làm thiệt hại các nguồn thu ngân sách quốc gia, thiếu tính cạnh tranh minh bạch. Thực thi Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 29/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 25/2006/QĐ-UBND ngày 06/6/2006 về hủy bỏ thực thi cơ chế ưu đãi đầu tư vượt quy định Chính phủ từ ngày 01/01/2006. Thực tế nhiều doanh nghiệp đã đồng thuận chấm dứt thực thi các ưu đãi trái qui định và nộp đầy đủ tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị được hưởng ưu đãi vượt trội, không tham gia nộp các khoản thuế theo quy định, hệ quả các ưu đãi này ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm toán, quyết toán ngân sách tỉnh. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam tập trung thực thi tốt các ưu đãi theo quy định của pháp luật như sau: Về địa bàn ưu đãi: Ưu đãi đối với địa bàn, khu vực, xã, huyện có điều kiện khó khăn. Theo đó các khu vực tại Quảng Nam được ưu đãi tập trung tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, các huyện Trung du, miền núi và xã đảo Cù Lao Chàm. Về nội dung ưu đãi: Ưu đãi về mặt bằng; tiền thuê đất, ưu đãi về thuế thu
  • 48. 41 nhập doanh nghiệp; ưu đãi thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra, tiếp tục thực thi chính sách hỗ trợ sau đầu tư bằng hình thức sử dụng một phần ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng chợ; đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn; đầu tư nhà máy và hệ thống cấp nước sạch cho dân cư; hỗ trợ về phát triển giống, công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác chế biến dược liệu. Mức hỗ trợ sau đầu tư được xác định tùy thuộc vào từng dự án cụ thể tùy thuộc vào quy mô theo một tỷ lệ nhất định. Bình quân hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên cho hỗ trợ sau đầu tư khoảng hơn 40 tỷ đồng, nguồn vốn hỗ trợ này ngày càng gia tăng, do các năm sau có xu hướng cao hơn năm trước do có nhiều doanh nghiệp tham gia. Bên thực thi chính sách ưu đãi chung theo quy định, Quảng Nam xem đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm để cải thiện môi trường đầu tư. 2.2.2.3. Thực thi chính sách huy động vốn để đầu tư công: Giai đoạn trước 2011, tỷ lệ huy động vốn đầu tư công tại Quảng Nam chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, do tỉnh còn khó khăn, nhận trợ cấp lớn từ Trung ương, hầu hết vốn đầu tư công từ ngân sách Trung ương hỗ trợ. Giai đoạn 2011-2018, tổng vốn đầu tư công chiếm 30-35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó ngoài vốn đầu tư công do Trung ương phân bổ, nguồn vốn đầu tư công do địa phương huy động, quản lý tập trung vào các nguồn như sau: Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng khá ở những năm gần đây, trong đó nguồn vượt thu, tăng thu được huy động cho đầu tư. Bình quân mỗi năm huy động từ nguồn vốn vượt thu, tăng thu để chi cho đầu tư phát triển hơn 1.000 tỷ đồng, nhằm giảm nợ khối lượng xây dựng cơ bản và cân đối một số chương
  • 49. 42 trình, dự án cấp thiết, bức xúc của tỉnh. Nguồn thu từ xổ số kiến thiết bình quân khoảng 80 - 85 tỷ đồng/năm, được huy động toàn bộ cho đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục và một phần cho chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên tối thiểu 60% cho y tế, giáo dục; tối thiểu 10% cho nông thôn mới. Nguồn thu từ sử dụng đất, ngoài việc đầu tư cho chính dự án khu đất đó, huy động 30% vào Quỹ phát triển tỉnh, phần còn lại (phần lãi ròng sau khi bố trí 30% cho Quỹ phát triển) đến cuối năm mới cân đối cho các dự án đầu tư, chưa được kế hoạch hóa nguồn này. Chủ trương của tỉnh sắp đến đây, nguồn vốn này cần phải được kế hoạch hóa để kiểm soát. Bình quân nguồn vốn từ quỹ đất khoảng 800 - 900 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, với việc thu nội địa hơn 19.132 tỷ đồng năm 2018, sau khi nộp 10% về ngân sách Trung ương theo từng sắc thuế; phần ngân sách tỉnh được hưởng khoảng hơn 17.218 tỷ đồng. Như vậy, theo Quy định của Luật Ngân sách nhà nước, dư địa để Quảng Nam có thể vay tín dụng từ các tổ chức nước ngoài với khoảng tín dụng đến 5.165 tỷ đồng, tương đương với 30% phần thu nội địa do địa phương được hưởng. Trên cơ sở việc huy động vốn đầu tư công từ nguồn lực của Trung ương, của tỉnh, Quảng Nam đã có nhiều chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nên đã huy động vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm 65% tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm, trong đó riêng năm 2018 đã huy động gần 16.200 tỷ đồng. 2.2.2.4. Thực thi chính sách phân cấp, ủy quyền trong đầu tư công: Chủ trương phân cấp trong quản lý đầu tư công được thực sớm ngày từ những năm đầu tái lập tỉnh, qua quá trình thực thi đến nay ngày càng phân cấp, ủy quyền mạnh hơn cho cấp huyện cũng như ủy quyền cho các cơ quan
  • 50. 43 chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Theo cơ chế phân cấp, ủy quyền hiện tại, Chủ tịch UBND tỉnh phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện được quyết định phê duyệt các dự án đầu tư và quyết toán các dự án có tổng mức đến 15 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn cấp huyện tự huy động và nguồn khai thác quỹ đất, Chủ tịch UBND cấp huyện Quyết định đầu tư không giới hạn về tổng mức và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với các dự án đầu tư do cấp ngành quản lý, Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt các dự án có tổng mức đầu tư đến 15 tỷ đồng, ủy quyền cho Giám đốc Sở tài chính phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư đến 15 tỷ đồng. Ủy quyền cho Ban quản lý Khu Kinh tế mở dự thảo đề án quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Khu Kinh tế mở Chu Lai; chủ trì tham mưu UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án trong Khu Kinh tế mở tại các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/500; ủy quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án đã có quy hoạch chỉ tiết, điều chỉnh quy hoạch cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500; tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt tại Khu Kinh tế mở; tổ chức thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư công từ nhóm B trở xuống sau khi được HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư; tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án. Với những phân, cấp, ủy quyền như trên, cùng với những cơ chế đặt ra, giao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong lĩnh vực đo đạt, quản lý đất đai, phát triển cụm công nghiệp; giải quyết hồ sơ một cửa, đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng... đã tạo ra sự chủ động, linh hoạt trong
  • 51. 44 tổ chức thực thi chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh. 2.2.2.5. Thực thi chính sách quản lý đấu thầu trong đầu tư công: Công tác đấu thầu ngày càng được quản lý chặt chẽ theo Luật đấu thầu, Nghị định 30/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Quy định và tổ chức bán hồ sơ mời thầu công khai tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh đối với các dự án cấp ngành làm chủ đầu tư; đối với các dự án do cấp huyện làm chủ đầu tư quy định bán hồ sơ mời thầu tại văn phòng UBND cấp huyện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà thầu mua hồ sơ tham gia nghiên cứu đấu thầu các dự án đầu tư công một cách cạnh tranh, đồng thời hạn chế các tiêu cực từ các chủ đầu tư. Cùng với chính sách phân cấp quản lý đầu tư công, công tác quản lý đấu thầu cũng được phân cấp cho các địa phương, các chủ đầu tư quản lý trực tiếp. 2.2.2.6. Thực thi chính sách giám sát, đánh giá, duy tu, bảo dưỡng các công trình đầu tư công: Qua số liệu thanh tra hàng năm đều phát hiện có sai phạm trong quản lý đầu tư, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư công. Chỉ tính riêng năm 2018, qua số liệu của Thanh tra tỉnh Quảng Nam, đã phát hiện sai phạm gần 45 tỷ đồng, hơn 5.383 m2 đất các loại tại 303 đơn vị, cá nhân sai phạm phải kiến nghị thu hồi, nộp ngân sách nhà nước; xử lý hành chính 177 tập thể, 84 cá nhân. Do nhu cầu đầu tư lớn, trước khi Luật Đầu tư công ra đời, số lượng quyết định đầu tư các dự án rất nhiều, vượt khả năng cân đối so với nguồn vốn đầu tư công, dẫn đến đầu tư dàn trải. Tuy nhiên từ khi Luật đầu tư công có hiệu lực, việc quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn, nên số lượng dự án được phê duyệt hầu như đã được kế hoạch hóa về nguồn vốn, vì vậy đã hạn chế việc đầu tư dàn trải.