SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
NGUYỄN VĂN CHIẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
NGUYỄN VĂN CHIẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHÙNG VĂN NHƯ
HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Giá trị sản xuất GTSX
Ngân sách nhà nước NSNN
Nhà xuất bản Nxb
Xây dựng cơ bản XDCB
MỤC LỤC
Tran
g
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIẾN VỀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH
XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 10
1.1. Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng ngân sách nhà
nước trong đầu tư xây dựng cơ bản 10
1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong
đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố
Hà Nội 31
Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 48
2.1. Quan điểm cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân
sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 48
2.2. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng
ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở
Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 55
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 85
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước; Đầu
tư XDCB là kênh đầu tư gắn với việc sử dụng lượng vốn lớn để xây dựng các
công trình hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân
sinh, tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc. Trên tinh thần đó,
việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB nếu không đạt hiệu quả cao thì
không chỉ lãng phí NSNN, mà còn làm chậm tiến trình phát triển kinh tế xã
hội và ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu khác.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận Thanh Xuân lần thứ III
xác định “Công tác đầu tư XDCB là khâu đột phá trong lãnh đạo phát triển
kinh tế - xã hội” [32, tr.27]. Nhiều năm qua, cùng với ngân sách Thành phố
cấp, Quận Thanh Xuân đã sử dụng một lượng ngân sách không nhỏ để đầu
tư xây dựng, cải tạo trường học, hình thành nhiều tuyến đường giao thông,
khu đô thị mới,… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, từng
bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo nên vẻ đẹp mới
của Quận ngày càng khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân, việc sử dụng NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn Quận còn có biểu
hiện kém hiệu quả. Cùng với thực trạng trên, theo dự báo, những năm tới,
nhu cầu đầu tư XDCB trên địa bàn Quận còn nhiều, trong khi xu hướng
nguồn NSNN dành cho đầu tư XDCB chững lại do ảnh hưởng tiêu cực từ
suy thoái kinh tế thế giới. Theo trên, Quận Thanh Xuân đang đứng trước
thách thức không nhỏ về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB, tạo lập hạ tầng
kinh tế, xã hội tiếp tục phát triển.
3
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả sử
dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở cấp quận, huyện
nói chung, Hà Nội nói riêng đã được nhiều tác giả bàn luận đến ở các khía
cạnh khác nhau.
Dưới góc độ luận văn, luận án. Tháng 6 năm 2009, Hoàng Vũ Diệu
Thúy đã bảo vệ thành công đề tài luận văn thạc sỹ "Nghiên cứu một số giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" tại Trường Đại
học Xây dựng. Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống hóa, phân tích khá sâu về
đầu tư, đầu tư XDCB, nghiên cứu thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Về mặt lôgic hình thức, đối tượng nghiên cứu trong
đề tài của Hoàng Vũ Diệu Thúy rất gần với đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả.
Tuy nhiên, Hoàng Vũ Diệu Thúy không nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị.
Thêm vào đó, thành phố Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình có điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội không giống với Thanh Xuân - một quận trẻ của Thủ đô Hà Nội.
Cùng với Hoàng Vũ Diệu Thúy có thể kể đến một tác giả khác là
Nguyễn Hoàng Lê với đề tài luận văn cao học “Thực trạng và các giải pháp
nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ những năm vừa
qua”. Tác giả luận văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về đầu tư
xây dựng cơ bản bắt đầu từ việc phân tích, làm rõ các khái niệm về xây dựng
cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản, đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ
4
bản, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến việc chỉ ra các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả đầu tư XDCB. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đã đánh giá thực
trạng về đầu tư XDCB ở tỉnh Phú Thọ trong những năm qua và đề xuất những
giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB ở tỉnh Phú Thọ trong những
năm tới. Tất cả các nghiên cứu trên đây của Nguyễn Hoàng Lê thể hiện khá rõ
góc độ nghiên cứu chuyên sâu về ngành mà chưa đứng trên giác độ kinh tế
chính trị. Việc phân định nguồn vốn đầu tư được tác giả quan niệm gồm: vốn
cho thiết kế, lắp đặt, xây dựng, … mà chưa đề cập trực tiếp đến nguồn vốn là
NSNN. Hơn thế nữa, Phú Thọ là một tỉnh trung du có nhiều nét khác biệt so
với Thanh Xuân là một quận của Hà Nội về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
quan điểm đầu tư – những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và nâng
cao hiệu quả đầu tư XDCB nói chung, từ nguồn vốn là NSNN nói riêng.
Cũng dưới góc độ luận văn, luận án. Tác giả Trần Ngọc Dũng đã bàn
đến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao
dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam”; Nguyễn Thị Hạnh với “Thực
trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô”. Tại Hội nghị Sinh viên
Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010, tác giả Lê Minh
Tuấn đã công bố kết quả đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thẩm
định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Agribank Quận Cẩm Lệ - Thành
phố Đà Nẵng” … tất cả các công trình khoa học này đều có liên quan đến đề
tài luận văn của tác giả nhưng chỉ trong một phạm vị hẹp đó là vấn đề thẩm
định dự án đầu tư – một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và nâng cao hiệu quả
đầu tư các dự án nói chung – giống như đề tài “Quản lý nhà nước đối với các
dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN ở cấp huyện thuộc Hà Nội” của
tác giả Vũ Khắc Phương và một số đề tài khác chỉ đề cập đến góc độ quản lý
nhà nước hay một góc độ nhỏ nào đó đối với đầu tư XDCB từ NSNN.
5
Dưới góc độ các bài báo khoa học. Tháng 1/2007, Tạp chí Cộng sản
điện tử có đăng bài của tác giả Nguyễn Sinh Hùng bàn về “Quản lý và sử dụng NSNN
trong tiến trình cải cách tài chính công”. Trong bài viết này, tác giả đã nêu bật một
số vấn đề mới xung quanh hoạt động quản lý NSNN và sử dụng NSNN trong
tiến trình cải cách tài chính công. Mặc dù có điểm tương đồng với đề tài
luận văn của tác giả là cùng nghiên cứu về NSNN nhưng có thể thấy nghiên
cứu của Nguyễn Sinh Hùng nghiêng nhiều về góc độ tài chính, kế toán trên
phương diện cả nền kinh tế chứ không phải là kinh tế chính trị, trong khuôn
khổ một quận của thành phố như đề tài luận văn đề cập. Cùng với Nguyễn
Sinh Hùng có thể kể đến Phan Hùng với “Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
XDCB” đăng trên Báo Nhân dân điện tử ở địa chỉ
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/11805702-.html.
Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến hiệu quả của việc sử dụng các nguồn
vốn nói chung trong đầu tư XDCB mà không bàn trực tiếp đến nguồn vốn là
NSNN và trên một địa phương cụ thể. Cùng với hướng nghiên cứu của Phan
Hùng nhưng cụ thể hơn là việc sử dụng nguồn vốn là NSNN, tác giả Nguyễn
Văn Cảnh đưa ra quan niệm về hiệu quả sử dụng NSNN, đề xuất các giải
pháp về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc chi NSNN và trách nhiệm cá nhân đối với
các quyết định sử dụng NSNN trong bài viết “Nâng cao hiệu quả sử dụng
NSNN”. Tuy nhiên, cần thấy rằng, Nguyễn Văn Cảnh đã bàn đến hiệu quả sử
dụng NSNN trong các hoạt động nói chung mà không nghiêng nhiều về hoạt
động đầu tư, đặc biệt là đầu tư XDCB.
Cùng với các công trình nêu trên, còn có một số công trình khác cũng
bàn đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề sử dụng NSNN, hay hiệu
quả đầu tư XDCB, tiêu biểu như: Thu Hằng với “Khắc phục triệt để tình
trạng lãng phí lớn do chủ trương đầu tư không đúng”; Minh Khánh bàn về
“Tăng cường quản lý, sử dụng NSNN”; Công Hưng và “Hiệu quả đầu tư
XDCB Khánh Vĩnh”; Bộ Tài chính với“Sử dụng NSNN còn lãng phí và thất
6
thoát” hay “Chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư XDCB” ở
http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/cac-chi-tieu-phan-anh-hieu-
qua-dau-tu-xay-dung-co-ban.html;... Ở Thu Hằng, với cách đặt vấn đề là khắc
phục triệt để tình trạng lãng phí lớn do đầu tư không đúng đã nêu bật một thực
trạng xã hội hiện nay trong vấn đề đầu tư, trong đó có đầu tư XDCB là đầu tư
không đúng hướng, không đúng lúc, không đúng nơi, không đúng nhu cầu …
thì tất yếu dẫn đến lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Tác giả Minh Khánh có
hướng nghiên cứu khác với Thu Hằng ở chỗ bàn đến mục tiêu quản lý, sử
dụng NSNN phải đạt hiệu quả cao cho dù lượng NSNN đó được dùng vào bất
kỳ hoạt động nào chứ không phải là bàn riêng về sử dụng NSNN trong đầu tư
XDCB. Bài viết “Chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư XDCB” đã bàn đến một
cách chung nhất về hiệu quả đầu tư XDCB nhưng không đề cập cụ thể đến
nguồn vốn là NSNN và trên một địa phương cụ thể.
Những dẫn luận trên đây cho thấy, mặc dù có nhiều công trình đã được
công bố có liên quan đến đề tài luận văn nhưng chưa có bài viết hay công
trình nào bàn đến một cách trực tiếp về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng
NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng NSNN
trong đầu tư XDCB, từ đó đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, dự báo xu
hướng, đề ra quan điểm và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử
dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng
NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
7
- Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân hiệu quả sử dụng NSNN
trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN
trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Là hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát, điều tra việc sử dụng NSNN trong
đầu tư XDCB trong không gian là Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội với
nguồn NSNN mà Quận được giao và những dự án đầu tư XDCB do Quận thực
hiện trong thời gian chủ yếu là 5 năm gần đây (2008-2014).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà
nước xung quanh hoạt động sử dụng NSNN và đầu tư XDCB.
*Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Kinh tế
Chính trị Mác Lênin, đặc biệt là trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp
khác như phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Cụ thể hóa thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc
sử dụng NSNN để đầu tư phát triển, cụ thể là đầu tư XDCB trên địa bàn cấp
quận, huyện. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy môn Kinh
8
tế Chính trị Mác Lênin.
- Nêu những ý kiến phản biện, đề xuất, gợi ý cho Quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội nghiên cứu, tham khảo về việc nâng cao hiệu quả sử dụng
NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Quận.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài
gồm 2 chương, 4 tiết.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIẾN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong
đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1. Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản
Một số vấn đề về ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế
hàng hóa và sự ra đời của nhà nước. Hiện nay, thuật ngữ "Ngân sách nhà
nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia.
Song quan niệm về NSNN lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định
nghĩa về NSNN tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Thông thường, nói đến NSNN, người ta hiểu đó là bản dự trù thu, chi
tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm) thể hiện những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy
động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau; Một khoản tiền hay một quỹ
tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành từ các nguồn thu trong xã hội
và được chi tiêu vào các hoạt động để đảm bảo thực hiện chức năng của nhà
nước trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu lượng thu nhiều hơn chi thì
gọi là bội thu NSNN và ngược lại là bội chi hay thâm hụt NSNN. Với mỗi
quốc gia, tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển mà lượng
NSNN cần duy trì có sự khác nhau, từ đó các khoản thu, chi và mức độ thu
chi của từng khoản được xác định. Các quốc gia chậm phát triển và đang phát
triển, còn nghèo đói thì NSNN thường ở tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, ở các
nước phát triển cũng không phải không có những thời điểm bội chi NSNN do
các yêu cầu phát triển hay những nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra. Bội thu hay
10
bội chi NSNN chưa phải là điều đáng quan tâm bằng nguyên nhân hay những
lý do dẫn đến tình trạng đó.
Từ các phân tích trên đây cho thấy, theo quan niệm chung nhất, NSNN
là một phạm trù kinh tế, một thành phần trong hệ thống tài chính, được hình
thành từ các khoản thu, chi bằng tiền của mỗi quốc gia, trong một khoảng
thời gian nhất định. Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm
những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách còn chi NSNN là khoản
tiền được nhà nước tiêu dùng vào các hoạt động đầu tư, phát triển trong
khuôn khổ được xác định bởi luật pháp. Về mặt bản chất, thu, chi NSNN là hệ
thống những quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá
trình nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành quỹ tiền tệ tập
trung nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Thu NSNN là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với
chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các
lợi ích kinh tế xuất phát từ sự tồn tại của bộ máy nhà nước và yêu cầu thực
hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước. Nội dung các
khoản thu NSNN bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại (Các khoản vay mang tính chất
hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại thì không tính vào thu NSNN);
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Thông thường, thu NSNN phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:
- Trình độ phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP bình quân đầu người càng cao thì càng có
khả năng động viên để hình thành nguồn NSNN lớn và ngược lại.
11
- Bản chất nhà nước. Dưới góc độ thu NSNN, nhà nước của giai cấp bóc
lột thường hướng tới việc hình thành một khoản tiền lớn trên cơ sở mở rộng đối
tượng thu và mức thu, tập trung chủ yếu vào người lao động và có dấu hiệu tận
thu. Điều này khác với nhà nước XHCN, duy trì thu ngân sách trên cơ sở đảm
bảo tối đa lợi ích của người lao động.
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Trong mỗi
thời kỳ nhất định, mỗi quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội. Nếu các mục tiêu này càng nhiều thì NSNN càng phải lớn. Từ đó, phải
động viên, tăng nguồn thu, thậm chí phải đi vay để hình thành ngân sách.
- Tổ chức bộ máy nhà nước. Nếu tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh,
kém hiệu quả thì cần nguồn ngân sách lớn để nuôi nó nên phải tăng thu ngân
sách và ngược lại. Với bộ phận thu NSNN, nếu gọn, nhẹ, chặt chẽ, hiệu quả
thì NSNN không bị thất thu, lượng thu được cho NSNN lớn.
Chi NSNN là việc tiêu dùng NSNN. Thực chất, chi NSNN là việc phân
phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước
theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các
nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử
dụng. Do đó, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định
hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc
thuộc chức năng của nhà nước.
Chi NSNN thông qua quá trình phân phối và quá trình sử dụng. Quá
trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại
quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là trực tiếp chi dùng khoản
tiền cấp phát từ NSNN mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ
trước khi đưa vào sử dụng. Chi NSNN có các đặc điểm sau:
- Chi NSNN gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ. Nhà nước của
12
giai cấp bóc lột thường không hướng việc chi NSNN vào các hoạt động mang
lại lợi ích chủ yếu cho đại bộ phận nhân dân, người lao động và toàn xã hội
như hoạt động chi NSNN của nhà nước XHCN. Nếu các mục tiêu kinh tế,
chính trị, xã hội được đặt ra nhiều thì các khoản chi theo đó mà tăng lên;
- Các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô và
mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu;
- Chi NSNN gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao;
- Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù
thuộc lĩnh vực tiền tệ như: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương,…
Nội dung của các khoản chi NSNN có thể phân theo các tiêu chí khác
nhau. Theo chức năng, nhiệm vụ, chi NSNN gồm chi tích lũy và chi tiêu dùng.
Chi tích lũy là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền
kinh tế, tăng trưởng kinh tế, chi cho đầu tư phát triển, trong đó phần lớn là chi
cho XDCB, khấu hao tài sản xã hội. Chi tiêu dùng là các khoản chi không tạo
ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lai (chi bảo đảm xã hội),
bao gồm các khoản chi cho giáo dục, y tế, công tác dân số, khoa học và công
nghệ, văn hóa, thông tin đại chúng, thể thao, lương hưu và trợ cấp xã hội, các
khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, quản
lý hành chính, an ninh, quốc phòng, dự trữ tài chính, trả nợ vay nước ngoài,
lãi vay nước ngoài và các khoản chi khác. Theo đó, chi NSNN cho đầu tư
XDCB là một trong những khoản chi tích lũy.
Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý, các khoản chi
NSNN gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự trữ, chi trả nợ.
Trong đó, nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên của nhà nước; Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi
dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế; Nhóm chi dự trữ là những khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ nhà
13
nước và quỹ dự trữ tài chính; Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản
chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay
nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế. Dưới góc độ
này, chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi cho đầu tư phát triển.
Chi NSNN phải tuân theo nguyên tắc gắn chặt các khoản thu để bố trí
các khoản chi để tránh bội chi NSNN, gây lạm phát, mất cân bằng cho sự phát
triển xã hội; Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các
khoản chi tiêu của NSNN; Tập trung có trọng điểm; Phân biệt rõ mục tiêu,
nhiệm vụ các khoản chi và phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất…
Từ bản chất của thu, chi NSNN nhận thấy:
- NSNN được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định, gắn chặt với
quyền lực kinh tế, chính trị và việc thực hiện các chức năng của nhà nước.
- Hoạt động NSNN là phân phối lại các nguồn tài chính thể hiện ở thu
và chi của nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, chứa đựng những lợi ích
trong đó có lợi ích chung của toàn xã hội.
- NSNN có đặc điểm của quỹ tiền tệ nhưng nó là một quỹ tiền tệ tập
trung của nhà nước, được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng trước
khi được chi dùng cho những mục đích đã định.
Ở Việt Nam, “Luật NSNN” được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002
quy định rõ: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Theo đó, NSNN của Việt Nam cũng được hình thành từ các khoản thu
như ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Điểm khác biệt lớn nhất của NSNN ở
Việt Nam so với NSNN của các nước khác, đặc biệt là các nước tư bản là
ngân sách này được hình thành và phát triển, được quản lý, chi tiêu hướng tới
14
đảm bảo lợi ích cao nhất cho toàn dân chứ không phải vì lợi ích thiểu số hay
riêng giai cấp lãnh đạo nhà nước. Mục tiêu cao nhất của việc hình thành và
phát triển NSNN ở nước ta là để đáp ứng yêu cầu đưa đất nước tiến lên
CNXH, trước mắt là thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng, bảo vệ Tổ quốc. Riêng đối với nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế,
điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững vai trò chủ đạo của
thành phần kinh tế nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến
đến thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu đó, NSNN ở nước ta bao gồm ngân sách Trung ương
và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương.
Ngân sách địa phương là ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có hội
đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.
Mục tiêu của việc hình thành và phát triển NSNN đã quy định việc chi
NSNN ở nước ta phải tuân thủ 6 nguyên tắc sau:
Một là, bố trí các khoản chi gắn chặt các khoản thu để tránh thâm hụt
ngân sách, đảm bảo giữ vững ổn định của nền kinh tế.
Hai là, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các
khoản chi tiêu của NSNN.
Ba là, theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là các
khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội.
Bốn là, tập trung có trọng điểm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ
NSNN phải tập trung vào các chương trình trọng điểm, các ngành mũi nhọn
của nền kinh tế, các vấn đề cấp thiết nhất của đời sống nhân dân.
Năm là, phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp
theo quy định của luật để phối hợp chi NSNN.
Sáu là, phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái.
15
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của mỗi quốc gia. Ở nước ta cũng vậy, NSNN là công cụ được nhà nước
sử dụng để tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng và đối ngoại. Quá trình tác động được thực hiện trên cơ sở 2 kênh:
Dùng khoản thu, mức thu để điều tiết và sử dụng khoản chi, mức chi để trực
tiếp làm thay đổi các hoạt động kinh tế, xã hội. Trong các đối tượng mà
NSNN tác động đến có hoạt động đầu tư XDCB.
Ngân sách quận, huyện, thị xã (gọi chung là ngân sách cấp huyện) là
một bộ phận của NSNN địa phương. Nguồn thu gồm:
* Các khoản thu ngân sách quận, huyện, thị xã hưởng 100%
- Thuế tài nguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất;
- Thu khác từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ các nông trường, trạm trại quốc
doanh nhà nước quản lý;
- Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;
- Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước các doanh nghiệp nhà nước và khu
vực ngoài quốc doanh;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực
tiếp cho quận, huyện theo quy định của pháp luật;
- Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do các cơ
quan, đơn vị thuộc quận, huyện tổ chức thu (không kể phí xăng dầu, lệ phí
trước bạ, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải);
- Thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực do các đơn vị quận,
huyện phạt xử lý;
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước
trực tiếp cho quận, huyện;
- Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của các đơn vị do
quận, huyện quản lý;
16
- Thu kết dư ngân sách quận, huyện;
- Thu bổ sung ngân sách cấp trên;
- Thu chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện năm trước sang năm sau;
- Tiền bán tài sản cấp huyện quản lý;
- Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý;
- Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích dưới 5000 m2
,
không tiếp giáp với mặt đường, phố.
- Các khoản thu khác của ngân sách quận, huyện theo pháp luật.
* Các khoản thu của ngân sách quận, huyện, thị xã hưởng theo tỷ lệ
phần trăm (%) gồm:
- Thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thu từ
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp qua
kho bạc nhà nước).
- Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác.
- Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không kể
thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu).
- Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ thu từ khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh (không kể thuế TTĐB hàng nhập khẩu).
- Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000m2
trở
lên; hoặc đất dưới 5000m2
tiếp giáp với đường, phố; không bao gồm tiền sử
dụng đất các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngân sách thành phố hưởng 100% và đất nhỏ lẻ, xen kẹt có quy mô
dưới 5000m2
không tiếp giáp đường, phố điều tiết 100% cho ngân sách quận,
huyện, thị xã.
- Thuế môn bài thu từ các hộ, cá nhân kinh doanh (thu trên địa bàn phường).
- Lệ phí trước bạ nhà đất (thu trên địa bàn phường).
17
* Chi ngân sách quận, huyện, thị xã cho đầu tư phát triển.
Ngân sách quận, huyện, thị xã chi đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp
các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu
hồi vốn, không có khả năng xã hội hóa thuộc lĩnh vực phân cấp cho quận,
huyện, thị xã trên địa bàn. Cụ thể các lĩnh vực đầu tư phát triển thuộc nhiệm
vụ chi của ngân sách cấp huyện, bao gồm:
- Đầu tư lĩnh vực thủy lợi
Đầu tư các công trình thủy lợi, có đặc điểm, tính chất, quy mô như sau:
+ Đầu tư các hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3
trở xuống; hoặc
có chiều cao đập từ 12 m trở xuống, phục vụ trong phạm vi 1 xã;
+ Đầu tư các đập dâng có chiều cao đập từ 10m trở xuống, phục vụ tưới
trong phạm vi 1 xã;
+ Đầu tư các trạm bơm điện phục vụ trong phạm vi 1 xã;
+ Đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu phục vụ phạm vi 1 xã.
- Đầu tư lĩnh vực đê điều: các tuyến đê từ cấp IV trở xuống, các tuyến
đê bao, đê bối của các sông nội địa thuộc địa bàn (không bao gồm các tuyến
đê bao, đê bối của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống).
- Đầu tư lĩnh vực Lâm nghiệp: các công trình bảo vệ phát triển rừng
phòng hộ, rừng sản xuất trên địa bàn (trừ phần thuộc Thành phố đầu tư quản lý).
- Đầu tư công trình công viên, hồ nước
Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công viên và hồ nước còn lại trên địa
bàn (trừ các công viên, hồ thành phố quản lý).
- Đầu tư lĩnh vực giao thông
Khối quận đầu tư các đường ngõ phố, ngõ xóm và đường nội bộ khu
dân cư; hè đường phố trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Thành phố
đầu tư cả hè và đường).
- Đầu tư công trình bến xe ô tô, bãi đỗ xe: Bãi dừng, đỗ xe tại các khu
dân cư, trung tâm thương mại và khu vực công cộng khác trên địa bàn, các bãi
18
đỗ xe tạm thời trong khu vực nội thành, nội thị, bãi đỗ xe tạm thời khu vực
ngoại thành và trong khuôn viên thuộc quyền sở hữu, quản lý của các tổ chức,
đơn vị theo địa bàn hành chính.
- Đầu tư xây dựng các bãi, bến cảng thủy
- Đầu tư công trình, dự án chiếu sáng công cộng
- Đầu tư công trình vệ sinh môi trường
Đầu tư các bãi chôn lấp rác, đất thải cấp huyện và khu tập kết rác tại
các xã trên địa bàn; đầu tư bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn phục vụ việc xử
lý chất thải trong địa bàn 1 quận/huyện; Đầu tư các công trình, dự án khắc
phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi 1 xã, phường, thị trấn.
- Đầu tư công trình thoát nước
Quận đầu tư công trình thoát nước ngõ, ngách và trong khu vực dân cư
không tiếp giáp đường Thành phố quản lý; Huyện đầu tư các công trình thoát
nước còn lại trên địa bàn (ngoài các công trình Thành phố quản lý);
- Đầu tư lĩnh vực Văn hóa - Thể thao:
Đầu tư các nhà văn hóa, các trung tâm văn hóa thể thao, nhà thi đấu thể
thao, nhà văn hóa thanh - thiếu nhi cấp huyện; nhà văn hóa xã, phường; nhà
văn hóa thôn, xóm, khu dân cư, khu vui chơi cộng đồng; Đầu tư bảo tồn, tôn
tạo các di tích trên địa bàn (ngoài 12 di tích Thành phố quản lý).
- Đầu tư lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo và Y tế
Đầu tư xây dựng các trường mầm non (trừ trường thuộc Thành phố
quản lý); tiểu học, trung học cơ sở (trừ các trường Thành phố quản lý); xây
dựng trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã; trung tâm dạy nghề
trên địa bàn; trung tâm tin học, ngoại ngữ, giáo dục cộng đồng và giáo dục
thường xuyên do cấp huyện quản lý; Đầu tư các trung tâm Y tế quận, huyện,
thị xã (gồm cả phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế phường, xã); Trung
tâm dân số kế hoạch hóa gia đình cấp quận, huyện, thị xã.
19
- Đầu tư lĩnh vực Quản lý nhà nước:
Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đoàn
thể quận, huyện, thị xã; Đầu tư xây dựng mới, cải tạo hạ tầng kỹ thuật và trụ
sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể cấp xã; trụ sở hoặc nơi
làm việc của công an và quân sự xã.
- Đầu tư công trình phục vụ tang lễ: Các nghĩa trang nhân dân, nghĩa
trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, đài liệt sỹ cấp huyện và xã.
- Đầu tư lĩnh vực môi trường; Các công trình, dự án khắc phục ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng trong phạm vi 1 xã, phường, thị trấn.
- Đầu tư lĩnh vực Thông tin và truyền thông: Các công trình, dự án
phục vụ hoạt động phát thanh, truyền thanh cấp huyện, xã.
- Đầu tư công trình ứng dụng Khoa học công nghệ và công nghệ thông
tin: Các công trình công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông
tin cấp huyện, xã.
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất
nhỏ lẻ, xen kẹt có diện tích dưới 5000m2
không tiếp giáp với đường phố; hạ tầng
kỹ thuật khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án cấp huyện.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật.
* Các khoản chi thường xuyên
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế; đảm bảo
xã hội; văn hóa thông tin, thể dục thể thao; ứng dụng khoa học, công nghệ do
quận, huyện quản lý: Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập
và sự nghiệp giáo dục khác; Dạy nghề, đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức chính
trị do Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện mở và các hình thức bồi
dưỡng, đào tạo khác; Các hoạt động về công tác y tế (vệ sinh phòng bệnh dịch,
vệ sinh an toàn thực phẩm); kế hoạch hóa gia đình và trẻ em theo phân cấp;
20
Các trại xã hội do quận, huyện quản lý; cứu tế xã hội; phòng chống các tệ nạn
xã hội và các hoạt động xã hội khác theo phân cấp; Nhà văn hóa, các cơ sở
văn hóa và các hoạt động văn hóa khác do cấp huyện quản lý; Quản lý, bảo vệ
các di tích lịch sử - văn hóa theo phân cấp; Đài phát thanh và các hoạt động thông
tin, tuyên truyền khác của quận, huyện; Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên
các đội tuyển cấp quận, huyện, trong thời gian tập trung thi đấu, hoạt động
của các trung tâm thể dục, thể thao do quận, huyện quản lý; Chi ứng dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ; Các sự nghiệp văn hóa, xã hội khác.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do quận, huyện quản lý
Sự nghiệp giao thông: Quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng
cấp đường giao thông và các công trình giao thông do quận, huyện quản lý
theo phân cấp; Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi do
quận, huyện quản lý; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phục vụ phát triển mô hình
nông thôn mới; chi bảo vệ, phòng chống cháy rừng; phòng chống lụt bão và
các nhiệm vụ khác về nông - lâm - ngư nghiệp theo phân cấp của Thành phố.
Sự nghiệp thị chính: Quản lý, duy tu bảo sưỡng và sửa chữa nâng cấp
hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, công trình thoát nước, vỉa hè, ngõ, ngách;
quản lý các hồ, công viên, cây xanh; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa
chính theo phân cấp; Hoạt động quản lý hệ thống các chợ, các trung tâm
thương mại theo phân cấp.
- Các hoạt động sự nghiệp về môi trường theo phân cấp gồm: Thu gom,
vận chuyển rác thải; hút bụi, tưới nước rửa đường theo trên địa bàn và các
nhiệm vụ khác về môi trường.
- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
của cấp quận, huyện.
- Hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể cấp quận, huyện, thị xã.
21
- Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ
chức xã hội - nghề nghiệp và thực hiện chính sách xã hội đối với các đối
tượng do quận, huyện, thị xã quản lý;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi bổ sung cho ngân sách xã, phường, thị trấn;
- Chuyển từ ngân sách quận, huyện, thị xã năm trước sang năm sau.
Một số vấn đề về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư là từ để chỉ việc đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì nhằm
đem lại kết quả, lợi ích nhất định. Dưới góc độ kinh tế, đầu tư là hoạt động sử
dụng các nguồn lực (vốn, tài nguyên) trong 1 thời gian nhất định để thu được
lợi nhuận kinh tế hoặc lợi ích xã hội. Theo cách hiểu chung nhất, đầu tư là bỏ
vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện
pháp như cấp phát ngân sách vốn tự có, liên doanh, hoặc vay dài hạn để mua
sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng doanh
nghiệp nhằm thu lợi nhuận hay phát triển phúc lợi công cộng. Theo đó, hoạt
động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì những tiềm lực sẵn
có hoặc tạo thêm tiềm lực mới để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, dịch
vụ, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Luật Đầu tư năm 2005, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động
đầu tư theo quy định của pháp luật. Hoạt động đầu tư gắn liền với hai đặc
trưng là tính sinh lãi và tính rủi ro. Mục đích của việc đầu tư là sinh lãi, nghĩa
là tạo ra những lợi ích lớn hơn trong tương lai từ nguồn vốn đầu tư ban đầu.
Mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư tuỳ thuộc vào loại hình đầu tư và trong
những điều kiện nhất định.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, vốn đầu tư là các tài sản hợp
pháp của cá nhân hoặc tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào các hoạt động
22
sản xuất, kinh doanh, phát triển xã hội. Các tài sản hợp pháp gồm: Cổ phần,
cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác; Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức
vay nợ khác; Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao
tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc
doanh thu; Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng; Công
nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng
công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ; Các
quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và khai thác tài
nguyên; Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê,
chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh; Các khoản lợi tức phát sinh
từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền
và các loại phí; Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của
pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chủ sở hữu vốn đầu
tư hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử
dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư được gọi là nhà đầu tư, có thể là nhà
nước, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân.
Tùy theo cách phân loại, có nhiều hình thức đầu tư. Thông thường, người ta
quan niệm có hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Ở hình thức đầu
tư trực tiếp, nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư còn đầu
tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định
chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý
hoạt động đầu tư. Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại, có thể
coi các hình thức đầu tư gồm: Đầu tư tài chính, đầu tư tài sản vật chất và
nguồn nhân lực, đầu tư thương mại, đầu tư xây dựng. Trong đó, đầu tư tài
chính là các hoạt động đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích mở rộng cơ hội
23
thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh; Đầu tư tài sản vật chất
và nguồn nhân lực là loại đầu tư nhằm trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền
kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động xã hội;
Đầu tư thương mại là loại đầu tư, trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua
hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lại lợi nhuận do chênh lệch
giá khi mua và khi bán; Đầu tư xây dựng là hoạt động bỏ vốn vào việc xây
dựng, mua sắm nhà xưởng, thiết bị, máy móc, nhà ở, bệnh viện, trường học, cầu
đường, bến cảng, sân bay… bao gồm việc xây dựng các xí nghiệp, công trình
mới, khôi phục, cải tạo, mở rộng các xí nghiệp, công trình sẵn có (không kể các
chi phí sửa chữa, kể cả sửa chữa lớn các tài sản cố định). Theo trên, trong đầu tư
xây dựng có một bộ phận đặc biệt đó là kênh đầu tư vào các công trình có tính
chất xây dựng như: Công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, cầu cảng, xây
dựng nhà cửa, công sở, nhà máy để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế và các
công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa, công viên, rạp chiếu phim....
nhằm mang lại lợi ích, phục vụ cho các ngành và nhiều người trong xã hội,
được gọi là đầu tư XDCB. Do tính chất của đầu tư XDCB là đầu tư cho nhiều
người, cho xã hội nên thông thường chủ đầu tư của kênh đầu tư này là nhà
nước với vốn đầu tư là từ nguồn NSNN. Tuy nhiên, cũng có thể chủ đầu tư là
nhà nước nhưng vốn đầu tư là vốn kết hợp giữa nhà nước với tập thể hoặc cá
nhân trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm.
Như vậy, đầu tư XDCB chỉ là một kênh trong đầu tư xây dựng, là việc chủ
đầu tư bỏ vốn vào các công trình có tính chất xây dựng để tạo ra những điều
kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống. Đối với nước
ta, đầu tư XDCB là đầu tư xây dựng các công trình để hướng tới mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh, tạo ra những điều kiện
tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc. Đầu tư XDCB tác động đến tổng cung và tổng
cầu, làm thay đổi cơ cấu kinh tế vĩ mô, từ cơ cấu ngành, vùng đến cơ cấu
24
thành phần kinh tế; Tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, ; tạo tiền đề bền vững.
1.1.2. Hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
cơ bản
Theo từ điển Tiếng Việt “Sử dụng là lấy làm phương tiện để phục vụ
nhu cầu, mục đích nào đó”. Theo đó, có thể hiểu sử dụng NSNN trong đầu tư
XDCB là việc các cơ quan nhà nước lấy công cụ NSNN làm phương tiện để
hình thành và phân phối quỹ NSNN cho việc xây dựng, tu bổ các công trình
như đường xá, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, di tích lịch sử... nhằm tạo
ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật tốt hơn cho phát triển kinh tế, xã hội,
tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.
Sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB có các đặc điểm sau:
Một là, gắn với việc tạo ra và phân phối một lượng tiền lớn, khả năng
thu hồi thấp hoặc không thể thu hồi trực tiếp, thời gian sử dụng và thu hồi vốn
lâu dài, dễ bị thất thoát, lãng phí. Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư cho phát
triển, một khoản chi cho tích lũy, xây dựng và thực hiện mỗi dự án đầu tư
XDCB thường rất tốn kém do đó sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB luôn
gắn với việc tạo ra và sử dụng một khối lượng tiền lớn cho dù đó là việc là
của Trung ương hay của các địa phương. Thực tiễn đã chứng minh sử dụng
NSNN trong đầu tư XDCB là việc tạo ra và sử dụng khoản tiền lớn nhưng khả
năng thu hồi thấp hoặc không thể thu hồi trực tiếp, thời gian thu hồi lâu dài,
dễ bị thất thoát, lãng phí.
Hai là, Số lượng vốn được cấp thẩm quyền quyết định; được Nhà nước
cấp phát theo chương trình, dự án từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến
khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng; tiến hành thu hồi vốn
trong những dự án cụ thể, theo hợp đồng quy phạm pháp luật sau khi các công
trình được đưa vào sử dụng.
Ba là, Có nhiều ngành, cấp cùng quản lý vốn theo các quy định của
25
Luật NSNN, quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, quản lý chi phí xây
dựng dự án, công trình. Cụ thể, ngoài “Luật Ngân sách nhà nước”, hoạt động
sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB phải tuân theo 29 điều của 4 luật: Xây
dựng, Đấu thầu, Bảo vệ môi trường và Doanh nghiệp.
Bốn là, Chủ đầu tư không phải là người sở hữu vốn đầu tư đích thực
mặc dù đầu tư XDCB hướng tới giải quyết nhiều mục tiêu mang tính xã hội. Các
tổ chức chính quyền, đoàn thể thay mặt nhà nước đóng vai trò chủ đầu tư,
người sở hữu vốn đích thực NSNN là toàn xã hội. Thực tế cho thấy, các dự án
đầu tư nói chung, đầu tư XDCB nói riêng thường nhằm đến nhiều mục tiêu.
Ngoài việc có thể thực hiện các mục tiêu kinh tế, dự án đầu tư XDCB còn
hướng tới các mục tiêu chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hoá, xã hội... Theo
đó, lợi ích xã hội của dự án đầu tư XDCB còn bao gồm những sự thay đổi về
điều kiện sống, điều kiện lao động, về môi trường, về hưởng thụ văn hoá,
phúc lợi công cộng, chăm sóc y tế và quyền bình đẳng của con người.
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nhu cầu sử dụng vốn
NSNN cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, trong đó đầu tư XDCB, từ trung
ương đến các địa phương, đặc biệt là cấp quận, huyện của các thành phố luôn
được đặt ra, thường cao hơn so với khả năng của nền kinh tế và khả năng của
các địa phương. Thêm vào đó, việc thất thoát, lãng phí NSNN trong đầu tư
XDCB khá phổ biến và tình trạng các công trình đầu tư XDCB sau khi hoàn
thành đi vào khai thác, sử dụng chưa đạt hiệu quả cao đã đặt ra vấn đề nâng
cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB.
Trong kinh tế học, một trong những lý thuyết trung tâm được đề cập
đến và ứng dụng rộng rãi là “hiệu quả Pareto” hay còn gọi là tối ưu Pareto.
Thuật ngữ này được đặt theo tên của một nhà kinh tế học người Ý nghiên cứu
về hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập. Theo Vilfredo Pareto, nếu một
hệ thống kinh tế đạt được hiệu quả Pareto, không một cá nhân nào có cuộc
26
sống tốt lên mà không khiến một người khác có cuộc sống xấu đi. Theo đó,
cần tránh các tình trạng không đạt được hiệu quả Pareto. Vì thế, hiệu quả
Pareto là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá các hệ thống kinh tế và
các chính sách chính trị. Theo cách hiểu chung nhất “hiệu quả” là chỉ tiêu so
sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được xét trong một khoảng thời gian.
Kết quả được nói đến ở đây có thể là định tính, định lượng thể hiện dưới các
góc độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… hoặc đồng
thời. Ở một góc độ nào đó, “hiệu quả” được định nghĩa là đạt được một kết
quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất.
Đối với việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB, muốn hiểu được hiệu
quả của nó cần phải xem xét đến hàng loạt các vấn đề. Trước hết, NSNN với
tư cách là một công cụ thực hiện việc điều tiết, trong đó có điều tiết XDCB.
Việc quyết định các nguồn thu, mức thu NSNN có ảnh hưởng đến độ lớn của
quỹ tiền tệ với vai trò là NSNN và từ nguồn vốn đó việc chi cho các hoạt
động, trong đó có đầu tư XDCB được ấn định. Khi các khoản thu và mức thu
tăng, NSNN tăng, lợi ích của cá nhân và tập thể bị ảnh hưởng, khi đó, nhà
nước dễ thực hiện đầu tư XDCB nhưng chỉ bằng nguồn NSNN và sẽ gặp khó
khăn trong XDCB với tính chất nhà nước và nhân dân cùng làm. Thứ hai,
NSNN với tư cách là một khoản tiền thì hiệu quả của nó trong đầu tư XDCB
được khẳng định trên cơ sở so sánh giữa lượng tiền tệ với tính chất là chi phí,
vốn đầu vào và việc hoàn thành các mục tiêu mà dự án đầu tư XDCB đặt ra.
Từ các phân tích trên đây cho thấy, hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu
tư XDCB là tiêu chí phản ánh việc các cơ quan nhà nước thông qua hoạt
động thu, chi ngân sách để thực hiện các mục tiêu XDCB, tạo ra những lợi
ích về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho đất nước hoặc địa phương.
Theo trên, để có sự đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng NSNN
trong đầu tư XDCB, cần chú ý các vấn đề sau:
27
Một là: Kết hợp chặt chẽ các lợi ích khi xem xét đánh giá hiệu quả sử
dụng NSNN trong đầu tư XDCB. Các lợi ích xung quanh cuộc sống của con
người, xã hội nói chung, hoạt động sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB nói
riêng gồm: lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về mặt xã hội, lợi ích của cá nhân,
tập thể và xã hội. Vì thế, quá trình đánh giá về hiệu quả sử dụng NSNN trong
đầu tư XDCB cần có sự kết hợp chặt chẽ các lợi ích. Kết hợp lợi ích kinh tế
và lợi ích xã hội sẽ dẫn đến một hiệu quả kinh tế xã hội. Lợi ích kinh tế biểu
hiện cụ thể về sự thay đổi khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, sự thay
đổi cán cân thương mại ở mức lợi nhuận thu được, ở sự thay đổi chi phí sản
xuất... Lợi ích xã hội của XDCB là thực hiện các mục tiêu kinh tế nói trên,
ngoài ra còn thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội khác như mục tiêu
chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, mục tiêu văn hoá xã hội, môi trường...
Khi xem xét hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB cần phải đánh giá
một cách kỹ lưỡng, toàn diện để quyết định ưu tiên lợi ích kinh tế hay lợi ích
xã hội. Trong nhiều trường hợp có sự xung đột xảy ra giữa lợi ích kinh tế và
xã hội thì lợi ích xã hội sẽ được ưu tiên hơn.
Hai là: Hiệu quả sử dụng NSNN cần được xem xét toàn diện trong suốt
cả quá trình đầu tư hoàn chỉnh. Quá trình đầu tư hoàn chỉnh một dự án đầu tư
gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư XDCB và
giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng. Mỗi giai đoạn có đặc điểm,
tính chất khác nhau nên có vai trò tác dụng khác nhau đối với hiệu quả sử
dụng NSNN. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư là những
giai đoạn chí phí về NSNN rất lớn, nhưng chưa tạo ra sản phẩm, chưa thu lợi
ích từ các dự án. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN của 2
giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm
khảo sát, thiết kế, lập dự toán..., nâng cao chất lượng sản phẩm XDCB, đảm
bảo thời gian thi công, giảm thiểu những thất thoát lãng phí trong XDCB.
Trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng tức là mục tiêu cuối
28
cùng của dự án được thực hiện, các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội từ dự án
được khẳng định và những chi phí chủ yếu lúc này là chi phí vận hành, bảo
dưỡng. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần phải tập
trung vào việc thực hiện tốt tổ chức quản lý quá trình khai thác, sử dụng. Vì
vậy, việc đánh giá hiệu quả NSNN cần phải được xem xét toàn diện ở cả ba
giai đoạn của quá trình đầu tư hoàn chỉnh.
Từ quan niệm và các phân tích trên, có thể khẳng định các tiêu chí cơ
bản để đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB như sau:
Một là, tổng lượng NSNN thu được và khoản thu để chi cho đầu tư
XDCB cùng với lượng NSNN thực tế chi cho đầu tư XDCB hàng năm.
Tổng lượng NSNN thu được để chi cho đầu tư XDCB. Tiêu chí này
được xác trên cơ sở coi NSNN là công cụ quản lý, điều tiết kinh tế xã hội của
nhà nước. Bằng việc đề ra các khoản thu, mức thu NSNN để chi cho XDCB
người ta thấy được việc sử dụng NSNN cho đầu tư XDCB có hiệu quả hay
không. Nếu đạt được tổng lượng thu NSNN để chi cho đầu tư XDCB càng lớn
mà không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đời sống nhân dân vẫn được cải thiện thì việc sử
dụng NSNN trong đầu tư XDCB có khả năng đạt hiệu quả cao và ngược lại.
Hai là, số lượng các công trình XDCB được thực hiện từ NSNN, tỷ lệ
lượng vốn trung bình trên mỗi công trình và quy mô công trình. Nếu số lượng
các công trình tăng nhanh hơn lượng vốn NSNN, tỷ lệ vốn trung bình trên
mỗi công trình tăng chậm, xuất hiện của nhiều công trình đầu tư có quy mô
lớn thì việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB có dấu hiệu tốt và ngược lại.
Ba là, Những giá trị vật chất và tinh thần mà hoạt động đầu tư XDCB
mang lại cho địa phương và vùng lân cận sau khi công trình XDCB đưa vào
khai thác sử dụng. Cụ thể là, tốc độ phát triển kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi
về hạ tầng cơ sở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; giải quyết công ăn
29
việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;
lòng tin của dân đối với Đảng, nhà nước, chính quyền…
Ngoài các tiêu chí trên, đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư
XDCB còn căn cứ vào các tiêu chí khác như: Thời gian thi công, thời gian
hoàn vốn, giá trị thực của công trình so với giá trị quyết toán NSNN, tình
trạng khai thác, sử dụng và các chi phí bảo quản, vận hành, sửa chữa thực tế
trong quá trình khai thác, sử dụng công trình, tuổi thọ của công trình,…
Hoạt động sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB liên quan đến nhiều chủ
thể như nhà nước và các tổ chức kinh tế, các cá nhân, liên quan đến nhiều
khâu, bước với các thủ tục, quy định… theo đó, việc sử dụng NSNN trong
đầu tư XDCB sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố. Trước hết, NSNN được xem xét
dưới góc độ đó là một công cụ để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế,
trong một thời điểm nhất định, với một trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB phụ thuộc vào mức độ phù
hợp của các văn bản pháp quy với thực tiễn cuộc sống và cách thức tổ chức
bộ máy để đảm bảo cho các hoạt động thu, chi. Thứ hai, dưới góc độ NSNN
là một quỹ tiền tệ, hiệu quả sử dụng nó cho đầu tư XDCB phụ thuộc vào:
Công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư, các chính sách kinh tế,.. giống như
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung (sơ đồ 1).
Sơ đồ 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
30
Các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Công tác quy
hoạch và kế
hoạch đầu tư
Chính
sách
kinh tế
Công tác tổ
chức, quản lý
đầu tư xây dựng
Tổ chức khai
thác sử dụng các
dự án đầu tư
Sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB phụ thuộc nhiều yếu tố đã dẫn đến
một hệ quả tất yếu là rất khó đạt được hiệu quả cao trong hoạt động này, nhất
là khi các yếu tố ảnh hưởng tới nó không đạt sự phù hợp, tương thích và đảm
bảo tính chặt chẽ đến mức cần thiết. Thực tế cho thấy, những bất cập trong cơ
chế chính sách, tác động của mặt trái kinh tế thị trường, những thất thoát
trong đầu tư XDCB … đã làm cho hiệu quả sử dụng NSNN nói chung, trong
đầu tư XDCB ở nước ta nói riêng còn thấp. Với hiệu quả thực tế như thế thì
đó là một sự lãng phí rất lớn, làm mất cơ hội đầu tư cho các ngành, lĩnh vực
khác, làm chậm quá trình phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến sự phát triển
chung của xã hội bởi như trên đã trình bày, đầu tư XDCB là khoản đầu tư lớn,
lâu thu hồi. Với lý do đó, phải nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư
XDCB nói chung, Quận Thanh Xuân thuộc Thành phố Hà Nội nói riêng.
1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
1.2.1. Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội và việc sử dụng ngân
sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận Thanh Xuân.
Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, phía
Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng và
Hoàng Mai, phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp huyện Từ Liêm và
Quận Hà Đông. Quận Thanh Xuân, được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1996,
trên cơ sở 5 phường (Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang,
Phương Liệt) cùng với 78,1 ha diện tích, 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn
Trãi; 98,4 ha diện tích, 5.506 nhân khẩu phường Khương Thượng thuộc quận
Đống Đa; xã Nhân Chính huyện Từ Liêm và xã Khương Đình huyện Thanh
Trìhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Xu%C3%A2n - cite_note-1#cite_note-1. Trong cơ
cấu tổ chức hành chính, Thanh Xuân có 11 phường: Hạ Đình, Kim Giang,
Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh
31
Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung và Thượng Đình.
Thanh Xuân có diện tích tự nhiên là 908 hécta, dân số năm 1997 là
117.863 người, năm 2005 là 204.775 người, năm 2014 là trên 266.000 người.
Dân số của Quận chủ yếu là công nhân, hưu trí, mất sức, lực lượng vũ trang,
sinh viên, thợ thủ công, người lao động. Một bộ phận khác là nông dân thuộc
hai xã của huyện Từ Liêm và Thanh Trì trước đây, nay chuyển thành ba
phường của quận Thanh Xuân (Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình). Thanh
Xuân là một trong những quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô, có
6 trường đại học, một số trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề
và viện nghiên cứu khoa học. Diện tích tự nhiên lớn, dân số tập trung đông là
những yếu tố làm tăng nhu cầu đầu tư XDCB của Quận. Ở những phường có
đặt trụ sở của các cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu có thế mạnh trong việc
thiết lập các mối quan hệ hợp tác, phát huy, tận dụng tiềm năng trí tuệ, kinh
nghiệm của đội ngũ trí thức, chuyên gia, của cơ sở vật chất, kỹ thuật ở các
đơn vị này cho sự nghiệp xây dựng, phát triển phường và quận, trong đó có
vấn đề sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB.
Đảng bộ Quận, hiện có 56 tổ chức cơ sở Đảng (34 Đảng bộ và 32 Chi
bộ) trong đó, khối phường có 11, doanh nghiệp nhà nước có 03, doanh nghiệp
cổ phần có 21, khối hành chính sự nghiệp là 18, lực lượng vũ trang là 02 và
khối ngoài doanh nghiệp nhà nước là 01. Tổng số đảng viên của toàn Quận là
14.863 đồng chí, trong đó có 12.484 đồng chí thuộc khối phường, 177 đồng chí
thuộc khối doanh nghiệp nhà nước, 976 đồng chí thuộc khối doanh nghiệp cổ
phần, 715 đồng chí thuộc khối hành chính sự nghiệp và 362 đảng viên thuộc
lực lượng vũ trang. Nhìn chung, các tổ chức cơ sở đảng trong Quận hoạt động
tốt, đảm bảo được các nguyên tắc sinh hoạt đảng. Toàn quận có 690 tổ dân
phố, 11 tổ chức Mặt trận Tổ quốc với 187 Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư,
32
11 tổ chức Đoàn Thanh niên với 169 chi đoàn và 1.112 đoàn viên; 11 tổ chức
Hội Phụ nữ phường với 121 chi hội, 139 tổ phụ nữ và 13.096 hội viên; 11 tổ
chức Hội Cựu chiến binh với 207 chi hội, 514 tổ hội và 4.800 hội viên; 3 tổ
chức Hội Nông dân với 17 chi hội và 918 hội viên. Ở cấp phường, hệ thống
chính quyền gồm: Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân, UBND, Mặt trận Tổ quốc,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Cựu
chiến binh các phường. Ngoài ra, phường Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình
còn có thêm Hội Nông dân được hình thành từ các xã trước đây.
Với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể được tổ chức chặt chẽ, đảng
viên có mặt ở các lĩnh vực hoạt động, quận Thanh Xuân có điều kiện tốt để thực
hiện việc giám sát chặt chẽ hoạt động sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB.
Cùng với sự phát triển của thành phố, quận Thanh Xuân có tốc độ đô
thị hóa nhanh, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được tập trung đầu tư, bộ mặt
đô thị ngày càng khang trang. Nhiều tuyến đường giao thông mới được hình
thành như đường Lê Văn Lương, Hoàng Minh Giám, Hồng Liên... Hai nút
giao thông trọng điểm được xây dựng ở Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở. Nhiều nhà
cao tầng, khu đô thị mới mọc lên tạo nên vẻ đẹp mới, hiện đại như: khu Trung
Hòa - Nhân Chính, khu Làng Sinh viên Hacinco, khu nhà cao tầng Thanh
Xuân Bắc, Phương Liệt... Thanh Xuân tập trung nhiều cơ sở công nghiệp lớn
với 84 doanh nghiệp nhà nước, 2.652 doanh nghiệp ngoài nhà nước, hàng
năm đóng góp gần 1.500 tỷ đồng cho cho ngân sách. Năm 2005, tỷ trọng công
nghiệp chiếm 75% tổng giá trị sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Sự phát triển
về kinh tế, xã hội những năm qua đã giúp Quận tăng cường nguồn thu cho
NSNN, cải thiện chi NSNN cho đầu tư XDCB nhưng cũng đặt ra những yêu
cầu mới về đẩy mạnh đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, tạo nền tảng cho sự
phát triển của những năm tiếp theo. Với đặc điểm có nhiều doanh nghiệp,
33
Quận và các phường có nhiều thuận lợi trong việc phối hợp với các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước để cùng thực hiện các dự án
đầu tư XDCB. Tuy nhiên, để làm được việc đó, với chức năng quản lý nhà
nước ở địa phương, các phường phải tạo môi trường thuận lợi, đảm bảo giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn để phát triển sản
xuất kinh doanh, phải quan tâm giải quyết vấn đề quản lý lao động nhập cư,
nhà ở, việc học tập của con em người lao động nhập cư, an toàn giao thông,
môi trường và tệ nạn xã hội.
Về sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Sử dụng NSNN với tính chất là một công cụ để quản lý, điều tiết
XDCB ở Quận Thanh Xuân được mô tả qua bảng 1.
Bảng 1: Ngân sách nhà nước với tính chất là một công cụ của nhà
nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
1
Thu ngân
sách
43,6 131 241 1.742 2.338 1.967 1.752,1
Riêng từ sự
nghiệp kinh tế
32,6 69 116 533 560 596,6 731.8
Thu để chi cho
đầu tư XDCB
- - - - - 626,6 248,1
2 Chi ngân sách 68,5 94 130 285 477,4 548,2 562,7
3 Đầu tư XDCB 53,9 57,4 64,8 146,8 241,1 198,6 226,6
Từ NS T. phố 29,5 37,7 31,5 21,6 74,5 17,5
Từ NS Quận 24,4 19,6 33,3 125 124,1 209,1
34
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu 44, 51,68,69
Sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB với tính chất NSNN là một khoản
tiền đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân được khái quát như sau:
Từ 2005 đến 2010, Thanh Xuân đã sử dụng trên 343,4 tỷ đồng NSNN
để đầu tư, triển khai 335 dự án, trong đó xây mới, cải tạo, nâng cấp 313 công
trình đường giao thông ngõ xóm, thoát nước, trường học, trạm y tế nhà văn
hóa, cơ sở thể thao, nhà hội họp, di tích lịch sử văn hóa, trụ sở làm việc của
các cơ quan quận, phường. Đến 2010, có 236 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử
dụng, gắn biển 18/25 công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -
Hà Nội; đã phối hợp với Thành phố xây dựng hệ thống chiếu sáng, cung cấp
nước sạch cho nhân dân [37, tr.28]; Đã xây dựng thêm 06 trường công lập, cải
tạo, nâng cấp đầu tư trang thiết bị dạy học cho 23 trường; hoàn thành cơ bản
xây dựng giai đoạn 2 Trung tâm văn hóa thể thao quận; xây dựng 06 nhà văn
hóa phường, 89 nhà hội họp, 21 sân chơi, tu bổ 11 đình, chùa đáp ứng nhu
cầu về văn hóa tâm linh cho nhân dân [37, tr.33].
Năm 2011, nguồn vốn NSNN của Thanh Xuân được giao 236 tỷ 100
triệu đồng cho đầu tư XDCB nhưng công việc hoàn thành quyết toán là 241 tỷ
100 triệu đồng [32]. Các con số này của năm 2012, 2013 là 342 tỷ 681 triệu
đồng, giải ngân đến 31/12/2012 là 198 tỷ 637 triệu đồng, bằng 58% kế hoạch
vốn giao đầu năm và 199 tỷ 914 triệu đồng, giải ngân đến 31/12/2013 đạt 157
tỷ 382 triệu đồng bằng 79% kế hoạch vốn giao, cả năm 2013 đạt 226,6 tỷ
[33]. Với lượng vốn trên, từ 2011 đến 2013, theo báo cáo 3 năm thực hiện Đề
án số 02-ĐA/QU ngày 4 tháng 11 năm 2010 về tăng cường công tác quản lý
và phát triển hạ tầng đô thị, quản lý đất đai và đảm bảo vệ sinh môi trường
quận Thanh Xuân giai đoạn 2010-2015 của Quận ủy Thanh Xuân, Quận đã
đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới: Trường THCS Việt An, Trường
THCS Khương Mai, Nhà trẻ Tuổi Thần tiên, Nhà Trẻ Ao vườn nở, Mầm non
35
Tràng An, cải tạo Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trường tiểu học Phương
Liệt, Trường mầm non Khương Đình và Trường THCS Nguyễn Trãi…đến
nay, 21 trường trên địa bàn Quận đạt chuẩn quốc gia (Chiếm tỷ lệ 53,8%, cao
hơn tỷ lệ chung toàn thành phố là 11%); đầu tư xây dựng 11/11 cơ sở y tế cấp
phường; Phối hợp, sử dụng nguồn vốn xã hội hóa để tu tạo Chùa Quan Nhân
(Phường Nhân Chính), Đình Phương Liệt và Chùa Linh Quang (Phường
Phương Liệt), Chùa Tam Huyền và di tích danh nhân văn hóa Đặng Trần Côn
(Phường Hạ Đình), Đình Khương Trung (Phường Khương Trung), Chùa
Phụng Lộc (Phường Khương Đình); Xây dựng Trụ sở UBND Phường Thanh
Xuân Trung, cải tạo nâng cấp trụ sở UBND Phường Hạ Đình; Cải tạo hồ Đầm
Hồng (Khương Trung 1), hồ Đầm Chuối, hồ Phương Liệt 2 (Hồ Rùa), hồ Hạ
Đình và phối hợp duy tu, nạo vét các đoạn sông; Chuẩn bị ngân sách Quận để
xây dựng các tuyến đường: Đường vào 3 trường, đường Nguyễn Tuân, đường
Vũ Trọng Phụng. Ngoài ra, các tuyến đường: Đường vào cụm 2 Trường Tiểu
học và THCS Hạ Đình, đường tổ 27A- 27B phường Hạ Đình, đường ngõ 342
đường Khương Đình, đường thoát nước ven hồ Hạ Đình sẽ hoàn thành và đưa
vào sử dụng trong quý IV năm 2014 [34].
1.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
* Về thành tựu
Theo tiêu chí: Tổng lượng NSNN thu được và khoản thu để chi cho đầu
tư XDCB cùng với lượng NSNN thực tế chi cho đầu tư XDCB hàng năm thì
Quận đã sử dụng có hiệu quả NSNN với tính chất là một công cụ để tăng
cường hoạt động đầu tư XDCB
Theo bảng 1, tổng thu NSNN trên địa bàn Quận từ 2001 đến 2013 có
xu hướng tăng liên tục từ 43,6 tỷ năm 2001 lên 131 tỷ năm 2005, 241 tỷ năm
2006, 1.742 tỷ năm 2010, 2.338 tỷ năm 2011, 1.967 tỷ năm 2012 và 1.752,1
36
tỷ năm 2013. Trong tổng thu NSNN, từ 2012, Quận đã tách riêng khoản thu
để chi cho đầu tư XDCB. Con số này đạt được các năm 2012 là 626,6 tỷ đồng
và năm 2013 là 248,1 tỷ đồng. Với nguồn thu liên tục được cải thiện, tổng chi
cũng vì thế mà tăng lên, kéo theo chi thực tế NSNN cho đầu tư XDCB cả về
kế hoạch thành phố giao và thực tế quyết toán thực hiện cũng tăng lên nhanh
chóng từ 53,9 tỷ năm 2001 lên 64,8 tỷ năm 2006 và các con số tương ứng từ
2010 đến 2013 là 146,8 - 241,1 - 198,6 và 226,6 tỷ. Trong thống kê các năm
gần đây, năm 2011 có số thu NSNN và chi cho đầu tư XDCB là cao nhất. Vấn
đề đáng lưu ý là ngân sách Thành phố cấp cho đầu tư XDCB ngày càng chiếm
tỷ trọng nhỏ trong tổng NSNN mà Quận đã sử dụng để đầu tư. Điều này minh
chứng Quận đã sử dụng có hiệu quả NSNN với tính chất là một công cụ để
tăng cường hoạt động đầu tư XDCB.
Theo tiêu chí: Số lượng các công trình XDCB được thực hiện từ NSNN,
tỷ lệ lượng vốn trung bình trên mỗi công trình và quy mô công trình thì NSNN
với tính chất là một khoản tiền trong đầu tư XDCB đang được sử dụng có
hiệu quả ngày càng cao tính từ 2011 đến nay.
Bảng 2 chỉ ra lượng chi thực tế NSNN cho đầu tư XDCB tương ứng với
số lượng công trình được triển khai và tỷ lệ vốn trung bình trên mỗi công trình.
Bảng 2. Tỷ lệ NSNN và số lượng các công trình XDCB
TT Chỉ tiêu
Giai đoạn
2005 – 2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
1
NSNN chi thực tế cho đầu tư
XDCB (tỷ đồng)
343,4 241,1 198,6 226,6
2 Số công trình được xây dựng 335 82 73 95
3 Tỷ lệ (Tỷ đồng/dự án) 1,025 2,94 2,72 2,385
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo số 44 và 51
37
Theo đó, trước năm 2010, vốn NSNN trên mỗi công trình chỉ khoảng trên
1 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ đó là các dự án đầu tư XDCB có quy mô nhỏ là
chủ yếu, chỉ cuối năm 2010 mới bắt đầu xuất hiện các dự án lớn, thường là
những dự án đầu tư XDCB có lợi ích nhiều mặt trên các góc độ phát triển kinh
tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh và tăng cường củng cố quốc phòng, an
ninh. Từ 2011 đến nay, vốn NSNN cho mỗi công trình đều trên 02 tỷ đồng
nhưng có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, từ 2011 đến nay có nhiều dự án
đầu tư XDCB từ NSNN có quy mô lớn đã được thực hiện và hiện tại, các dự án
lớn về đầu tư XDCB đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng để thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giữ vững
an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Quận.
Theo tiêu chí: Những giá trị vật chất và tinh thần mà hoạt động đầu tư
XDCB mang lại cho địa phương và vùng lân cận sau khi công trình XDCB
đưa vào khai thác sử dụng thì việc sử dụng NSNN đã và đang phát huy tác
động tích cực đối với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong
Quận thông qua các công trình được xây dựng từ NSNN.
Chỉ tính từ 2006 đến 2010, cùng với các hoạt động khác, sử dụng
NSNN trong đầu tư XDCB từ đã giúp cho Thanh Xuân liên tục đạt được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,4% năm
(tăng 2,2% so với chỉ tiêu Đại hội 2000 -2005 đề ra), giá trị thương mại, dịch
vụ tăng 14% năm (tăng 2,3% so với chỉ tiêu Đại hội 2000 -2005 đề ra). Kinh
tế phát triển đúng định hướng cơ cấu công nghiệp - dịch vụ, trong đó, giá trị
sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 50%, kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn,
đóng vai trò chủ đạo (chiếm 56,6%). Năm 2010, kinh tế tư nhân chiếm 42,18%
đóng góp ngày càng nhiều vào giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,
thu NSNN tăng bình quân 17,5% năm vượt xa chỉ tiêu kế hoạch [22].
Theo đánh giá của Quận ủy Thanh Xuân, Trung tâm văn hóa, Trung
tâm thể dục thể thao Quận được xây dựng, hoàn thành giai đoạn 2, đưa vào sử
38
dụng, bước đầu khai thác có hiệu quả, phục vụ cho các hoạt động văn hóa, thể
thao của Quận, đáp ứng một phần nhu cầu về văn hóa, thể thao của nhân dân
trong Quận. Các khu dân cư đã được đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng
đồng với quy mô phù hợp, nhiều sân chơi tại các khu dân cư được đầu tư và
cải tạo, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân,
lòng tin của dân đối với Đảng, nhà nước, chính quyền ngày càng được củng
cố, tăng cường [31].
* Hạn chế
- Ngân sách nhà nước chưa được sử dụng đúng với tính chất là công
cụ để quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó có việc thu để chi cho đầu tư
XDCB
Theo tiêu chí 1 thì với con số thu NSNN để chi cho đầu tư XDCB năm
2013 có sự giảm mạnh, chỉ đạt 248,1 tỷ đồng, bằng 50 % chỉ tiêu đã đề ra.
Điều này chỉ có thể giải thích ở việc dự báo về tình hình phát triển kinh tế xã
hội trên địa bàn Quận chưa đúng nên đã đặt ra chỉ tiêu quá cao hoặc việc thu
NSNN để chi cho đầu tư XDCB chưa được thực hiện triệt để, còn thất thoát,
làm ảnh hưởng đến đầu tư XDCB trên địa bàn Quận. Từ đó cho thấy việc sử
dụng NSNN cho đầu tư XDCB của Quận cũng còn những bất cập.
- Ngân sách nhà nước chưa được sử dụng có hiệu quả ở tất cả các
công trình XDCB. Thực tế cũng như báo cáo của các tổ chức đảng, chính
quyền cho thấy sự thiếu tập trung, chưa dứt điểm trong thực hiện đầu tư ở một
số công trình dẫn đến tình trạng NSNN đầu tư lớn cho nhiều công trình nhưng
không ít công trình không có khả năng thực hiện như Đề án số 02 năm 2010
của Quận ủy đã đề ra [29]. Điều này được minh chứng qua tổng hợp sau:
Bảng 3: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư XDCB ở Thanh Xuân
STT Nhóm công trình
Số dự án đề
xuất theo Đề án
02 của Quận ủy
Đã hoàn
thành
39
1 Hạ tầng xã hội 8 3
2 Y tế 2 0
3 Văn hóa thể thao, di tích lịch sử 8 5
4 Các trung tâm thương mại 3 0
5 Nhà tái định cư 2 0
6 Nhà ở cán bộ công nhân viên Quận 4 0
7 Cải tạo các khu chung cư cũ 3 0
8 Trụ sở cơ quan, đơn vị 4 2
9 Giao thông 12 4
10 Công trình hạ tầng khác 5 4
11 Các công trình xã hội hóa 9 0
12 Cải tạo các hồ 5 0
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo 50
Theo các tiêu chí khác thì hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB
trên địa bàn Quận chưa đạt được kết quả cao, toàn diện. Trong báo cáo của
các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể đều có chung đánh giá về chất lượng
công tác quản lý dự án chưa cao, việc lựa chọn nhà thầu chưa thật sự có năng
lực dẫn đến chất lượng hồ sơ thấp, phải điều chỉnh nhiều lần; Về tình trạng
chậm tiến độ thi công ở một số công trình như: khu nhà phục vụ tái định cư
X1, X2 phường Hạ Đình đã khiến cho việc đưa các công trình này vào khai
thác, sử dụng chưa đúng kế hoạch, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và
đời sống nhân dân. Các công trình cấp bách về y tế, cải tạo nhà chung cư cũ...
không có khả năng thực hiện được trước năm 2015 trong khi một số nhà hội
họp ở các phường đã khánh thành, bàn giao nhưng sử dụng chưa được thường
xuyên hoặc được sử dụng sai mục đích. Nhiều công trình có mức đề nghị
quyết toán cao hơn hàng tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2013, theo báo cáo của
UBND Quận, tính đến ngày 30/11/2013, Quận Thanh Xuân đã quyết toán 58
công trình XDCB với số tiền là 97 tỷ 108 triệu đồng, giảm trừ so với số tiền
chủ đầu tư đề nghị quyết toán 8 tỷ 393 triệu đồng [49]. Thực tế cũng cho thấy,
nhiều công trình có chất lượng thi công thấp, sau khi hoàn thành, đưa vào
khai thác, sử dụng nhanh bị hỏng, xuống cấp, chi phí bảo trì, sửa chữa cao.
* Nguyên nhân chủ yếu
40
- Do có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Thành
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, sự giúp đỡ của
các ban ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể Thành phố; hệ thống cơ chế
chính sách của nhà nước trong đầu tư XDCB ngày càng hoàn thiện và tình
hình phát triển kinh tế xã hội nhiều năm quan trên địa bàn Quận. Đây là
nguyên nhân khách quan của thành tựu. Thực tế cho thấy, mọi hoạt động của
Thanh Xuân đều nằm trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân và có liên quan đến các ban ngành, tổ chức chính
trị, xã hội của Thành phố Hà Nội. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Thành
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và sự giúp đỡ
của các ban ngành, tổ chức chính trị, xã hội có liên quan đã góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện mở rộng nguồn thu để tăng thu nhằm
chi cho đầu tư XDCB đã nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư
XDCB của Quận Thanh Xuân
Hệ thống cơ chế chính sách do nhà nước ban bành có ảnh hưởng rất
đáng kể đến hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận. Sự thay đổi
cơ chế chính sách của nhà nước trong mọi lĩnh vực, trực tiếp là đầu tư XDCB
cho phù hợp với thực tiễn đã tạo ra sự thông thoáng cho các hoạt động trên
địa bàn Quận để hướng đến nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư
XDCB trên cả phương diện NSNN là một công cụ và một khoản tiền.
Thanh Xuân là một địa bàn rộng có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh và
các khu công nghiệp. Có thể nói rằng, những năm qua, các hoạt động kinh tế
trên địa bàn Quận diễn ra rất sôi động, nhất là ở những nơi có dự án lớn của
nhà nước và tư nhân. Vấn đề này cho phép cải thiện, tăng nguồn thu của
NSNN trong đó có thu để chi cho đầu tư XDCB.
- Sự năng động, sáng tạo, đoàn kết nhất trí của Quận ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban Nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội Quận Thanh Xuân
và sự ủng hộ, đồng tình của các tầng lớp nhân dân trong Quận. Trên tinh
thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Thành phố Hà Nội, sự
41
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thanh
phố Hà Nội, từ 2010 đến nay, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,
Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Quận Thanh Xuân đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ trong đó
có việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Quận.
Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận và các tổ chức chính trị xã hội của
Quận đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề sử dụng NSNN cũng như hiệu
quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Thanh Xuân. Trong
nhiều văn bản quan trọng của Quận ủy, Hội đồng nhân dân Quận, Ủy ban
nhân dân Quận và các tổ chức chính trị xã hội của Quận đã đề cập đến các
khía cạnh của vấn đề sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Quận.
Sự năng động, sáng tạo của Quận được thể hiện ở chỗ từ Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ Quận Thanh Xuân lần thứ IV (nhiệm kỳ 2010-2015), số 02
ngày 9 tháng 9 năm 2010, Quận ủy Thanh Xuân đã xây dựng các chương
trình, kế hoạch hành động và đề án để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
đại biểu Quận. Tiêu biểu như: Chương trình số 01-Ctr/QU ngày 4 tháng 11
năm 2010 của Quận ủy Thanh Xuân về công tác xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị Quận Thanh Xuân, giai đoạn 2010-2015; Chương trình số 02-
Ctr/QU ngày 4 tháng 11 năm 2010 về phát triển kinh tế xã hội quận Thanh
Xuân giai đoạn 2010-2015; Kế hoạch số 13-KH/QU ngày 15 / 4/ 2011 của
Đảng bộ quận Thanh Xuân thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
Thành phố Hà Nội lần thứ XV (Nhiệm kỳ 2010-2015); Đề án số 01-ĐA/QU
ngày 4/11/2010 về đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tinh thần trách
nhiệm và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quận
Thanh Xuân giai đoạn 2010-2015; Đề án số 02-ĐA/QU ngày 4/11/2010 về
tăng cường công tác quản lý và phát triển hạ tầng đô thị, quản lý đất đai và
đảm bảo vệ sinh môi trường quận Thanh Xuân giai đoạn 2010-2015... Để
đánh giá những mặt công tác, trong đó có việc sử dụng NSNN trong đầu tư
XDCB, năm 2014, Quận đã sơ kết việc thực hiện 3 chương trình, 2 đề án.
42
Những thành công về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh
Xuân có sự ủng hộ, đóng góp công sức đáng kể của các tầng lớp nhân dân.
Trong toàn Quận, việc duy trì quy chế dân chủ được đảm bảo khá tốt. Nhân
dân đã đóng góp ý kiến về sử dụng NSNN; đã đề xuất, góp vốn xây dựng nhiều
công trình XDCB có ý nghĩa bức thiết đối với đời sống chính trị, tinh thần của
nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.
Nhân dân cũng là người giám sát hoạt động của các tổ chức chính quyền, đoàn
thể đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động trong đó
có đầu tư XDCB từ NSNN đi đúng hướng, đảm bảo hiệu quả.
- Nguyên nhân khách quan của hạn chế là do cơ chế thực hiện đầu tư còn
chồng chéo dẫn đến vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong các khâu,
bước chưa rõ ràng, khó quy trách nhiệm.
Xét mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN (sơ đồ 2).
43
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN
Mô hình này cho thấy, tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB từ NSNN
khá chặt chẽ nhưng có phần phức tạp và chồng chéo. Để thực hiện một dự án
đầu tư XDCB từ NSNN nói chung, ở Quận nói riêng phải qua nhiều khâu,
bước như nghiên cứu lập dự án, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu thi công. Điều
đó dường như là chặt chẽ nhưng cũng có nghĩa là các dự án đầu tư XDCB từ
NSNN do nhiều người cùng chịu trách nhiệm nên khi hoạt động này có vấn
đề thì khó quy trách nhiệm cụ thể. Thực tế chỉ ra rằng, việc chậm tiến độ thi
công công trình hay chất lượng công trình thấp hơn mục tiêu dự án... như đã
- Nguyên nhân chủ quan của hạn chế là thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực
hiện và nghiệm thu dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN có mặt chưa tốt; nhận
Sở Xây dựng
Hà Nội
Sở Kế hoạch
&đầu tư Hà Nội
Sở Tài chính
Hà Nội
Kho bạc Nhà
nước Hà Nội
Các phòng, ban
chuyên môn
Q.Thanh Xuân
Phòng Tài chính -
kế hoạch Quận
Thanh Xuân
Phòng Quản lý
đô thị Quận
Thanh Xuân
Ủy ban nhân
dân quận
Thanh Xuân
Các nhà tư vấn, nhà thầu xây dựng
Chñ ®Çu
t­
Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội
44
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng

More Related Content

What's hot

Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà NẵngTác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà NẵngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...nataliej4
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongMinh Minh
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ ChiLuận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà NẵngTác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại Đà Nẵng
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 

Similar to Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng

Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...phamhieu56
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...sividocz
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Nhà Nước ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Nhà Nước ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Nhà Nước ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Nhà Nước ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng (20)

Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAYLuận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
 
Đề tài: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn nhà nước tỉnh An Giang, 9đ
Đề tài: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn nhà nước tỉnh An Giang, 9đĐề tài: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn nhà nước tỉnh An Giang, 9đ
Đề tài: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn nhà nước tỉnh An Giang, 9đ
 
Luận văn: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh An Giang
Luận văn: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh An GiangLuận văn: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh An Giang
Luận văn: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh An Giang
 
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện BànQuản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
 
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
 
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng NamChính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam
Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Nam
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Bắc...
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOTĐề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
 
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà NộiChính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đối Với Chuyển Dịch ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Nhà Nước ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Nhà Nước ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Nhà Nước ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Bằng Vốn Ngân Sách Nhà Nước ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
 
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    NGUYỄN VĂN CHIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    NGUYỄN VĂN CHIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHÙNG VĂN NHƯ HÀ NỘI - 2014
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Giá trị sản xuất GTSX Ngân sách nhà nước NSNN Nhà xuất bản Nxb Xây dựng cơ bản XDCB
  • 4. MỤC LỤC Tran g MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIẾN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 10 1.1. Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản 10 1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 31 Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 48 2.1. Quan điểm cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 48 2.2. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 55 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 85
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước; Đầu tư XDCB là kênh đầu tư gắn với việc sử dụng lượng vốn lớn để xây dựng các công trình hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh, tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc. Trên tinh thần đó, việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB nếu không đạt hiệu quả cao thì không chỉ lãng phí NSNN, mà còn làm chậm tiến trình phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu khác. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận Thanh Xuân lần thứ III xác định “Công tác đầu tư XDCB là khâu đột phá trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội” [32, tr.27]. Nhiều năm qua, cùng với ngân sách Thành phố cấp, Quận Thanh Xuân đã sử dụng một lượng ngân sách không nhỏ để đầu tư xây dựng, cải tạo trường học, hình thành nhiều tuyến đường giao thông, khu đô thị mới,… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo nên vẻ đẹp mới của Quận ngày càng khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc sử dụng NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn Quận còn có biểu hiện kém hiệu quả. Cùng với thực trạng trên, theo dự báo, những năm tới, nhu cầu đầu tư XDCB trên địa bàn Quận còn nhiều, trong khi xu hướng nguồn NSNN dành cho đầu tư XDCB chững lại do ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế thế giới. Theo trên, Quận Thanh Xuân đang đứng trước thách thức không nhỏ về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB, tạo lập hạ tầng kinh tế, xã hội tiếp tục phát triển. 3
  • 6. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở cấp quận, huyện nói chung, Hà Nội nói riêng đã được nhiều tác giả bàn luận đến ở các khía cạnh khác nhau. Dưới góc độ luận văn, luận án. Tháng 6 năm 2009, Hoàng Vũ Diệu Thúy đã bảo vệ thành công đề tài luận văn thạc sỹ "Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" tại Trường Đại học Xây dựng. Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống hóa, phân tích khá sâu về đầu tư, đầu tư XDCB, nghiên cứu thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Về mặt lôgic hình thức, đối tượng nghiên cứu trong đề tài của Hoàng Vũ Diệu Thúy rất gần với đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả. Tuy nhiên, Hoàng Vũ Diệu Thúy không nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Thêm vào đó, thành phố Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội không giống với Thanh Xuân - một quận trẻ của Thủ đô Hà Nội. Cùng với Hoàng Vũ Diệu Thúy có thể kể đến một tác giả khác là Nguyễn Hoàng Lê với đề tài luận văn cao học “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ những năm vừa qua”. Tác giả luận văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản bắt đầu từ việc phân tích, làm rõ các khái niệm về xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản, đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ 4
  • 7. bản, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến việc chỉ ra các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư XDCB. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đã đánh giá thực trạng về đầu tư XDCB ở tỉnh Phú Thọ trong những năm qua và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. Tất cả các nghiên cứu trên đây của Nguyễn Hoàng Lê thể hiện khá rõ góc độ nghiên cứu chuyên sâu về ngành mà chưa đứng trên giác độ kinh tế chính trị. Việc phân định nguồn vốn đầu tư được tác giả quan niệm gồm: vốn cho thiết kế, lắp đặt, xây dựng, … mà chưa đề cập trực tiếp đến nguồn vốn là NSNN. Hơn thế nữa, Phú Thọ là một tỉnh trung du có nhiều nét khác biệt so với Thanh Xuân là một quận của Hà Nội về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quan điểm đầu tư – những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB nói chung, từ nguồn vốn là NSNN nói riêng. Cũng dưới góc độ luận văn, luận án. Tác giả Trần Ngọc Dũng đã bàn đến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam”; Nguyễn Thị Hạnh với “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô”. Tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010, tác giả Lê Minh Tuấn đã công bố kết quả đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Agribank Quận Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng” … tất cả các công trình khoa học này đều có liên quan đến đề tài luận văn của tác giả nhưng chỉ trong một phạm vị hẹp đó là vấn đề thẩm định dự án đầu tư – một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án nói chung – giống như đề tài “Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN ở cấp huyện thuộc Hà Nội” của tác giả Vũ Khắc Phương và một số đề tài khác chỉ đề cập đến góc độ quản lý nhà nước hay một góc độ nhỏ nào đó đối với đầu tư XDCB từ NSNN. 5
  • 8. Dưới góc độ các bài báo khoa học. Tháng 1/2007, Tạp chí Cộng sản điện tử có đăng bài của tác giả Nguyễn Sinh Hùng bàn về “Quản lý và sử dụng NSNN trong tiến trình cải cách tài chính công”. Trong bài viết này, tác giả đã nêu bật một số vấn đề mới xung quanh hoạt động quản lý NSNN và sử dụng NSNN trong tiến trình cải cách tài chính công. Mặc dù có điểm tương đồng với đề tài luận văn của tác giả là cùng nghiên cứu về NSNN nhưng có thể thấy nghiên cứu của Nguyễn Sinh Hùng nghiêng nhiều về góc độ tài chính, kế toán trên phương diện cả nền kinh tế chứ không phải là kinh tế chính trị, trong khuôn khổ một quận của thành phố như đề tài luận văn đề cập. Cùng với Nguyễn Sinh Hùng có thể kể đến Phan Hùng với “Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB” đăng trên Báo Nhân dân điện tử ở địa chỉ http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/11805702-.html. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn nói chung trong đầu tư XDCB mà không bàn trực tiếp đến nguồn vốn là NSNN và trên một địa phương cụ thể. Cùng với hướng nghiên cứu của Phan Hùng nhưng cụ thể hơn là việc sử dụng nguồn vốn là NSNN, tác giả Nguyễn Văn Cảnh đưa ra quan niệm về hiệu quả sử dụng NSNN, đề xuất các giải pháp về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc chi NSNN và trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định sử dụng NSNN trong bài viết “Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN”. Tuy nhiên, cần thấy rằng, Nguyễn Văn Cảnh đã bàn đến hiệu quả sử dụng NSNN trong các hoạt động nói chung mà không nghiêng nhiều về hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư XDCB. Cùng với các công trình nêu trên, còn có một số công trình khác cũng bàn đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề sử dụng NSNN, hay hiệu quả đầu tư XDCB, tiêu biểu như: Thu Hằng với “Khắc phục triệt để tình trạng lãng phí lớn do chủ trương đầu tư không đúng”; Minh Khánh bàn về “Tăng cường quản lý, sử dụng NSNN”; Công Hưng và “Hiệu quả đầu tư XDCB Khánh Vĩnh”; Bộ Tài chính với“Sử dụng NSNN còn lãng phí và thất 6
  • 9. thoát” hay “Chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư XDCB” ở http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/cac-chi-tieu-phan-anh-hieu- qua-dau-tu-xay-dung-co-ban.html;... Ở Thu Hằng, với cách đặt vấn đề là khắc phục triệt để tình trạng lãng phí lớn do đầu tư không đúng đã nêu bật một thực trạng xã hội hiện nay trong vấn đề đầu tư, trong đó có đầu tư XDCB là đầu tư không đúng hướng, không đúng lúc, không đúng nơi, không đúng nhu cầu … thì tất yếu dẫn đến lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Tác giả Minh Khánh có hướng nghiên cứu khác với Thu Hằng ở chỗ bàn đến mục tiêu quản lý, sử dụng NSNN phải đạt hiệu quả cao cho dù lượng NSNN đó được dùng vào bất kỳ hoạt động nào chứ không phải là bàn riêng về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB. Bài viết “Chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư XDCB” đã bàn đến một cách chung nhất về hiệu quả đầu tư XDCB nhưng không đề cập cụ thể đến nguồn vốn là NSNN và trên một địa phương cụ thể. Những dẫn luận trên đây cho thấy, mặc dù có nhiều công trình đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn nhưng chưa có bài viết hay công trình nào bàn đến một cách trực tiếp về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB, từ đó đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, dự báo xu hướng, đề ra quan điểm và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. *Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 7
  • 10. - Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Là hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát, điều tra việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trong không gian là Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội với nguồn NSNN mà Quận được giao và những dự án đầu tư XDCB do Quận thực hiện trong thời gian chủ yếu là 5 năm gần đây (2008-2014). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước xung quanh hoạt động sử dụng NSNN và đầu tư XDCB. *Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Kinh tế Chính trị Mác Lênin, đặc biệt là trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài - Cụ thể hóa thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc sử dụng NSNN để đầu tư phát triển, cụ thể là đầu tư XDCB trên địa bàn cấp quận, huyện. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy môn Kinh 8
  • 11. tế Chính trị Mác Lênin. - Nêu những ý kiến phản biện, đề xuất, gợi ý cho Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội nghiên cứu, tham khảo về việc nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Quận. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 2 chương, 4 tiết. 9
  • 12. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIẾN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1. Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản Một số vấn đề về ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa và sự ra đời của nhà nước. Hiện nay, thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về NSNN lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Thông thường, nói đến NSNN, người ta hiểu đó là bản dự trù thu, chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) thể hiện những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau; Một khoản tiền hay một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành từ các nguồn thu trong xã hội và được chi tiêu vào các hoạt động để đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu lượng thu nhiều hơn chi thì gọi là bội thu NSNN và ngược lại là bội chi hay thâm hụt NSNN. Với mỗi quốc gia, tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển mà lượng NSNN cần duy trì có sự khác nhau, từ đó các khoản thu, chi và mức độ thu chi của từng khoản được xác định. Các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển, còn nghèo đói thì NSNN thường ở tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, ở các nước phát triển cũng không phải không có những thời điểm bội chi NSNN do các yêu cầu phát triển hay những nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra. Bội thu hay 10
  • 13. bội chi NSNN chưa phải là điều đáng quan tâm bằng nguyên nhân hay những lý do dẫn đến tình trạng đó. Từ các phân tích trên đây cho thấy, theo quan niệm chung nhất, NSNN là một phạm trù kinh tế, một thành phần trong hệ thống tài chính, được hình thành từ các khoản thu, chi bằng tiền của mỗi quốc gia, trong một khoảng thời gian nhất định. Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách còn chi NSNN là khoản tiền được nhà nước tiêu dùng vào các hoạt động đầu tư, phát triển trong khuôn khổ được xác định bởi luật pháp. Về mặt bản chất, thu, chi NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thu NSNN là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế xuất phát từ sự tồn tại của bộ máy nhà nước và yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước. Nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ không hoàn lại (Các khoản vay mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại thì không tính vào thu NSNN); - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Thông thường, thu NSNN phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau: - Trình độ phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP bình quân đầu người càng cao thì càng có khả năng động viên để hình thành nguồn NSNN lớn và ngược lại. 11
  • 14. - Bản chất nhà nước. Dưới góc độ thu NSNN, nhà nước của giai cấp bóc lột thường hướng tới việc hình thành một khoản tiền lớn trên cơ sở mở rộng đối tượng thu và mức thu, tập trung chủ yếu vào người lao động và có dấu hiệu tận thu. Điều này khác với nhà nước XHCN, duy trì thu ngân sách trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích của người lao động. - Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Trong mỗi thời kỳ nhất định, mỗi quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nếu các mục tiêu này càng nhiều thì NSNN càng phải lớn. Từ đó, phải động viên, tăng nguồn thu, thậm chí phải đi vay để hình thành ngân sách. - Tổ chức bộ máy nhà nước. Nếu tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả thì cần nguồn ngân sách lớn để nuôi nó nên phải tăng thu ngân sách và ngược lại. Với bộ phận thu NSNN, nếu gọn, nhẹ, chặt chẽ, hiệu quả thì NSNN không bị thất thu, lượng thu được cho NSNN lớn. Chi NSNN là việc tiêu dùng NSNN. Thực chất, chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Chi NSNN thông qua quá trình phân phối và quá trình sử dụng. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Chi NSNN có các đặc điểm sau: - Chi NSNN gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ. Nhà nước của 12
  • 15. giai cấp bóc lột thường không hướng việc chi NSNN vào các hoạt động mang lại lợi ích chủ yếu cho đại bộ phận nhân dân, người lao động và toàn xã hội như hoạt động chi NSNN của nhà nước XHCN. Nếu các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội được đặt ra nhiều thì các khoản chi theo đó mà tăng lên; - Các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô và mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu; - Chi NSNN gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao; - Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ như: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương,… Nội dung của các khoản chi NSNN có thể phân theo các tiêu chí khác nhau. Theo chức năng, nhiệm vụ, chi NSNN gồm chi tích lũy và chi tiêu dùng. Chi tích lũy là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, chi cho đầu tư phát triển, trong đó phần lớn là chi cho XDCB, khấu hao tài sản xã hội. Chi tiêu dùng là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lai (chi bảo đảm xã hội), bao gồm các khoản chi cho giáo dục, y tế, công tác dân số, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin đại chúng, thể thao, lương hưu và trợ cấp xã hội, các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng, dự trữ tài chính, trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài và các khoản chi khác. Theo đó, chi NSNN cho đầu tư XDCB là một trong những khoản chi tích lũy. Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý, các khoản chi NSNN gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự trữ, chi trả nợ. Trong đó, nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước; Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Nhóm chi dự trữ là những khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ nhà 13
  • 16. nước và quỹ dự trữ tài chính; Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế. Dưới góc độ này, chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi cho đầu tư phát triển. Chi NSNN phải tuân theo nguyên tắc gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi để tránh bội chi NSNN, gây lạm phát, mất cân bằng cho sự phát triển xã hội; Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của NSNN; Tập trung có trọng điểm; Phân biệt rõ mục tiêu, nhiệm vụ các khoản chi và phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất… Từ bản chất của thu, chi NSNN nhận thấy: - NSNN được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định, gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị và việc thực hiện các chức năng của nhà nước. - Hoạt động NSNN là phân phối lại các nguồn tài chính thể hiện ở thu và chi của nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. - NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, chứa đựng những lợi ích trong đó có lợi ích chung của toàn xã hội. - NSNN có đặc điểm của quỹ tiền tệ nhưng nó là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng trước khi được chi dùng cho những mục đích đã định. Ở Việt Nam, “Luật NSNN” được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 quy định rõ: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Theo đó, NSNN của Việt Nam cũng được hình thành từ các khoản thu như ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Điểm khác biệt lớn nhất của NSNN ở Việt Nam so với NSNN của các nước khác, đặc biệt là các nước tư bản là ngân sách này được hình thành và phát triển, được quản lý, chi tiêu hướng tới 14
  • 17. đảm bảo lợi ích cao nhất cho toàn dân chứ không phải vì lợi ích thiểu số hay riêng giai cấp lãnh đạo nhà nước. Mục tiêu cao nhất của việc hình thành và phát triển NSNN ở nước ta là để đáp ứng yêu cầu đưa đất nước tiến lên CNXH, trước mắt là thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Riêng đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến đến thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Để thực hiện mục tiêu đó, NSNN ở nước ta bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Ngân sách địa phương là ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Mục tiêu của việc hình thành và phát triển NSNN đã quy định việc chi NSNN ở nước ta phải tuân thủ 6 nguyên tắc sau: Một là, bố trí các khoản chi gắn chặt các khoản thu để tránh thâm hụt ngân sách, đảm bảo giữ vững ổn định của nền kinh tế. Hai là, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của NSNN. Ba là, theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội. Bốn là, tập trung có trọng điểm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ NSNN phải tập trung vào các chương trình trọng điểm, các ngành mũi nhọn của nền kinh tế, các vấn đề cấp thiết nhất của đời sống nhân dân. Năm là, phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp theo quy định của luật để phối hợp chi NSNN. Sáu là, phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái. 15
  • 18. Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Ở nước ta cũng vậy, NSNN là công cụ được nhà nước sử dụng để tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Quá trình tác động được thực hiện trên cơ sở 2 kênh: Dùng khoản thu, mức thu để điều tiết và sử dụng khoản chi, mức chi để trực tiếp làm thay đổi các hoạt động kinh tế, xã hội. Trong các đối tượng mà NSNN tác động đến có hoạt động đầu tư XDCB. Ngân sách quận, huyện, thị xã (gọi chung là ngân sách cấp huyện) là một bộ phận của NSNN địa phương. Nguồn thu gồm: * Các khoản thu ngân sách quận, huyện, thị xã hưởng 100% - Thuế tài nguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất; - Thu khác từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh; - Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ các nông trường, trạm trại quốc doanh nhà nước quản lý; - Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh; - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho quận, huyện theo quy định của pháp luật; - Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện tổ chức thu (không kể phí xăng dầu, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải); - Thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực do các đơn vị quận, huyện phạt xử lý; - Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho quận, huyện; - Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của các đơn vị do quận, huyện quản lý; 16
  • 19. - Thu kết dư ngân sách quận, huyện; - Thu bổ sung ngân sách cấp trên; - Thu chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện năm trước sang năm sau; - Tiền bán tài sản cấp huyện quản lý; - Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý; - Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích dưới 5000 m2 , không tiếp giáp với mặt đường, phố. - Các khoản thu khác của ngân sách quận, huyện theo pháp luật. * Các khoản thu của ngân sách quận, huyện, thị xã hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm: - Thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thu từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp qua kho bạc nhà nước). - Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác. - Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu). - Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế TTĐB hàng nhập khẩu). - Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000m2 trở lên; hoặc đất dưới 5000m2 tiếp giáp với đường, phố; không bao gồm tiền sử dụng đất các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngân sách thành phố hưởng 100% và đất nhỏ lẻ, xen kẹt có quy mô dưới 5000m2 không tiếp giáp đường, phố điều tiết 100% cho ngân sách quận, huyện, thị xã. - Thuế môn bài thu từ các hộ, cá nhân kinh doanh (thu trên địa bàn phường). - Lệ phí trước bạ nhà đất (thu trên địa bàn phường). 17
  • 20. * Chi ngân sách quận, huyện, thị xã cho đầu tư phát triển. Ngân sách quận, huyện, thị xã chi đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, không có khả năng xã hội hóa thuộc lĩnh vực phân cấp cho quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Cụ thể các lĩnh vực đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, bao gồm: - Đầu tư lĩnh vực thủy lợi Đầu tư các công trình thủy lợi, có đặc điểm, tính chất, quy mô như sau: + Đầu tư các hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở xuống; hoặc có chiều cao đập từ 12 m trở xuống, phục vụ trong phạm vi 1 xã; + Đầu tư các đập dâng có chiều cao đập từ 10m trở xuống, phục vụ tưới trong phạm vi 1 xã; + Đầu tư các trạm bơm điện phục vụ trong phạm vi 1 xã; + Đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu phục vụ phạm vi 1 xã. - Đầu tư lĩnh vực đê điều: các tuyến đê từ cấp IV trở xuống, các tuyến đê bao, đê bối của các sông nội địa thuộc địa bàn (không bao gồm các tuyến đê bao, đê bối của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống). - Đầu tư lĩnh vực Lâm nghiệp: các công trình bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên địa bàn (trừ phần thuộc Thành phố đầu tư quản lý). - Đầu tư công trình công viên, hồ nước Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công viên và hồ nước còn lại trên địa bàn (trừ các công viên, hồ thành phố quản lý). - Đầu tư lĩnh vực giao thông Khối quận đầu tư các đường ngõ phố, ngõ xóm và đường nội bộ khu dân cư; hè đường phố trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Thành phố đầu tư cả hè và đường). - Đầu tư công trình bến xe ô tô, bãi đỗ xe: Bãi dừng, đỗ xe tại các khu dân cư, trung tâm thương mại và khu vực công cộng khác trên địa bàn, các bãi 18
  • 21. đỗ xe tạm thời trong khu vực nội thành, nội thị, bãi đỗ xe tạm thời khu vực ngoại thành và trong khuôn viên thuộc quyền sở hữu, quản lý của các tổ chức, đơn vị theo địa bàn hành chính. - Đầu tư xây dựng các bãi, bến cảng thủy - Đầu tư công trình, dự án chiếu sáng công cộng - Đầu tư công trình vệ sinh môi trường Đầu tư các bãi chôn lấp rác, đất thải cấp huyện và khu tập kết rác tại các xã trên địa bàn; đầu tư bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn phục vụ việc xử lý chất thải trong địa bàn 1 quận/huyện; Đầu tư các công trình, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi 1 xã, phường, thị trấn. - Đầu tư công trình thoát nước Quận đầu tư công trình thoát nước ngõ, ngách và trong khu vực dân cư không tiếp giáp đường Thành phố quản lý; Huyện đầu tư các công trình thoát nước còn lại trên địa bàn (ngoài các công trình Thành phố quản lý); - Đầu tư lĩnh vực Văn hóa - Thể thao: Đầu tư các nhà văn hóa, các trung tâm văn hóa thể thao, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa thanh - thiếu nhi cấp huyện; nhà văn hóa xã, phường; nhà văn hóa thôn, xóm, khu dân cư, khu vui chơi cộng đồng; Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích trên địa bàn (ngoài 12 di tích Thành phố quản lý). - Đầu tư lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo và Y tế Đầu tư xây dựng các trường mầm non (trừ trường thuộc Thành phố quản lý); tiểu học, trung học cơ sở (trừ các trường Thành phố quản lý); xây dựng trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã; trung tâm dạy nghề trên địa bàn; trung tâm tin học, ngoại ngữ, giáo dục cộng đồng và giáo dục thường xuyên do cấp huyện quản lý; Đầu tư các trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã (gồm cả phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế phường, xã); Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình cấp quận, huyện, thị xã. 19
  • 22. - Đầu tư lĩnh vực Quản lý nhà nước: Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể quận, huyện, thị xã; Đầu tư xây dựng mới, cải tạo hạ tầng kỹ thuật và trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể cấp xã; trụ sở hoặc nơi làm việc của công an và quân sự xã. - Đầu tư công trình phục vụ tang lễ: Các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, đài liệt sỹ cấp huyện và xã. - Đầu tư lĩnh vực môi trường; Các công trình, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi 1 xã, phường, thị trấn. - Đầu tư lĩnh vực Thông tin và truyền thông: Các công trình, dự án phục vụ hoạt động phát thanh, truyền thanh cấp huyện, xã. - Đầu tư công trình ứng dụng Khoa học công nghệ và công nghệ thông tin: Các công trình công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông tin cấp huyện, xã. - Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất nhỏ lẻ, xen kẹt có diện tích dưới 5000m2 không tiếp giáp với đường phố; hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án cấp huyện. - Các khoản chi đầu tư phát triển khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật. * Các khoản chi thường xuyên - Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế; đảm bảo xã hội; văn hóa thông tin, thể dục thể thao; ứng dụng khoa học, công nghệ do quận, huyện quản lý: Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và sự nghiệp giáo dục khác; Dạy nghề, đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức chính trị do Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện mở và các hình thức bồi dưỡng, đào tạo khác; Các hoạt động về công tác y tế (vệ sinh phòng bệnh dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm); kế hoạch hóa gia đình và trẻ em theo phân cấp; 20
  • 23. Các trại xã hội do quận, huyện quản lý; cứu tế xã hội; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác theo phân cấp; Nhà văn hóa, các cơ sở văn hóa và các hoạt động văn hóa khác do cấp huyện quản lý; Quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa theo phân cấp; Đài phát thanh và các hoạt động thông tin, tuyên truyền khác của quận, huyện; Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên các đội tuyển cấp quận, huyện, trong thời gian tập trung thi đấu, hoạt động của các trung tâm thể dục, thể thao do quận, huyện quản lý; Chi ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; Các sự nghiệp văn hóa, xã hội khác. - Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do quận, huyện quản lý Sự nghiệp giao thông: Quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp đường giao thông và các công trình giao thông do quận, huyện quản lý theo phân cấp; Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi do quận, huyện quản lý; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phục vụ phát triển mô hình nông thôn mới; chi bảo vệ, phòng chống cháy rừng; phòng chống lụt bão và các nhiệm vụ khác về nông - lâm - ngư nghiệp theo phân cấp của Thành phố. Sự nghiệp thị chính: Quản lý, duy tu bảo sưỡng và sửa chữa nâng cấp hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, công trình thoát nước, vỉa hè, ngõ, ngách; quản lý các hồ, công viên, cây xanh; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính theo phân cấp; Hoạt động quản lý hệ thống các chợ, các trung tâm thương mại theo phân cấp. - Các hoạt động sự nghiệp về môi trường theo phân cấp gồm: Thu gom, vận chuyển rác thải; hút bụi, tưới nước rửa đường theo trên địa bàn và các nhiệm vụ khác về môi trường. - Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội của cấp quận, huyện. - Hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp quận, huyện, thị xã. 21
  • 24. - Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp và thực hiện chính sách xã hội đối với các đối tượng do quận, huyện, thị xã quản lý; - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; - Chi bổ sung cho ngân sách xã, phường, thị trấn; - Chuyển từ ngân sách quận, huyện, thị xã năm trước sang năm sau. Một số vấn đề về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư là từ để chỉ việc đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì nhằm đem lại kết quả, lợi ích nhất định. Dưới góc độ kinh tế, đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực (vốn, tài nguyên) trong 1 thời gian nhất định để thu được lợi nhuận kinh tế hoặc lợi ích xã hội. Theo cách hiểu chung nhất, đầu tư là bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách vốn tự có, liên doanh, hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận hay phát triển phúc lợi công cộng. Theo đó, hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì những tiềm lực sẵn có hoặc tạo thêm tiềm lực mới để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, dịch vụ, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Theo Luật Đầu tư năm 2005, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Hoạt động đầu tư gắn liền với hai đặc trưng là tính sinh lãi và tính rủi ro. Mục đích của việc đầu tư là sinh lãi, nghĩa là tạo ra những lợi ích lớn hơn trong tương lai từ nguồn vốn đầu tư ban đầu. Mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư tuỳ thuộc vào loại hình đầu tư và trong những điều kiện nhất định. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, vốn đầu tư là các tài sản hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào các hoạt động 22
  • 25. sản xuất, kinh doanh, phát triển xã hội. Các tài sản hợp pháp gồm: Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác; Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác; Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu; Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng; Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ; Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên; Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh; Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí; Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chủ sở hữu vốn đầu tư hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư được gọi là nhà đầu tư, có thể là nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Tùy theo cách phân loại, có nhiều hình thức đầu tư. Thông thường, người ta quan niệm có hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Ở hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư còn đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại, có thể coi các hình thức đầu tư gồm: Đầu tư tài chính, đầu tư tài sản vật chất và nguồn nhân lực, đầu tư thương mại, đầu tư xây dựng. Trong đó, đầu tư tài chính là các hoạt động đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích mở rộng cơ hội 23
  • 26. thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh; Đầu tư tài sản vật chất và nguồn nhân lực là loại đầu tư nhằm trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động xã hội; Đầu tư thương mại là loại đầu tư, trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lại lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán; Đầu tư xây dựng là hoạt động bỏ vốn vào việc xây dựng, mua sắm nhà xưởng, thiết bị, máy móc, nhà ở, bệnh viện, trường học, cầu đường, bến cảng, sân bay… bao gồm việc xây dựng các xí nghiệp, công trình mới, khôi phục, cải tạo, mở rộng các xí nghiệp, công trình sẵn có (không kể các chi phí sửa chữa, kể cả sửa chữa lớn các tài sản cố định). Theo trên, trong đầu tư xây dựng có một bộ phận đặc biệt đó là kênh đầu tư vào các công trình có tính chất xây dựng như: Công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, cầu cảng, xây dựng nhà cửa, công sở, nhà máy để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế và các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa, công viên, rạp chiếu phim.... nhằm mang lại lợi ích, phục vụ cho các ngành và nhiều người trong xã hội, được gọi là đầu tư XDCB. Do tính chất của đầu tư XDCB là đầu tư cho nhiều người, cho xã hội nên thông thường chủ đầu tư của kênh đầu tư này là nhà nước với vốn đầu tư là từ nguồn NSNN. Tuy nhiên, cũng có thể chủ đầu tư là nhà nước nhưng vốn đầu tư là vốn kết hợp giữa nhà nước với tập thể hoặc cá nhân trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm. Như vậy, đầu tư XDCB chỉ là một kênh trong đầu tư xây dựng, là việc chủ đầu tư bỏ vốn vào các công trình có tính chất xây dựng để tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống. Đối với nước ta, đầu tư XDCB là đầu tư xây dựng các công trình để hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh, tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc. Đầu tư XDCB tác động đến tổng cung và tổng cầu, làm thay đổi cơ cấu kinh tế vĩ mô, từ cơ cấu ngành, vùng đến cơ cấu 24
  • 27. thành phần kinh tế; Tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, ; tạo tiền đề bền vững. 1.1.2. Hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản Theo từ điển Tiếng Việt “Sử dụng là lấy làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó”. Theo đó, có thể hiểu sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB là việc các cơ quan nhà nước lấy công cụ NSNN làm phương tiện để hình thành và phân phối quỹ NSNN cho việc xây dựng, tu bổ các công trình như đường xá, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, di tích lịch sử... nhằm tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật tốt hơn cho phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB có các đặc điểm sau: Một là, gắn với việc tạo ra và phân phối một lượng tiền lớn, khả năng thu hồi thấp hoặc không thể thu hồi trực tiếp, thời gian sử dụng và thu hồi vốn lâu dài, dễ bị thất thoát, lãng phí. Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư cho phát triển, một khoản chi cho tích lũy, xây dựng và thực hiện mỗi dự án đầu tư XDCB thường rất tốn kém do đó sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB luôn gắn với việc tạo ra và sử dụng một khối lượng tiền lớn cho dù đó là việc là của Trung ương hay của các địa phương. Thực tiễn đã chứng minh sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB là việc tạo ra và sử dụng khoản tiền lớn nhưng khả năng thu hồi thấp hoặc không thể thu hồi trực tiếp, thời gian thu hồi lâu dài, dễ bị thất thoát, lãng phí. Hai là, Số lượng vốn được cấp thẩm quyền quyết định; được Nhà nước cấp phát theo chương trình, dự án từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng; tiến hành thu hồi vốn trong những dự án cụ thể, theo hợp đồng quy phạm pháp luật sau khi các công trình được đưa vào sử dụng. Ba là, Có nhiều ngành, cấp cùng quản lý vốn theo các quy định của 25
  • 28. Luật NSNN, quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, quản lý chi phí xây dựng dự án, công trình. Cụ thể, ngoài “Luật Ngân sách nhà nước”, hoạt động sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB phải tuân theo 29 điều của 4 luật: Xây dựng, Đấu thầu, Bảo vệ môi trường và Doanh nghiệp. Bốn là, Chủ đầu tư không phải là người sở hữu vốn đầu tư đích thực mặc dù đầu tư XDCB hướng tới giải quyết nhiều mục tiêu mang tính xã hội. Các tổ chức chính quyền, đoàn thể thay mặt nhà nước đóng vai trò chủ đầu tư, người sở hữu vốn đích thực NSNN là toàn xã hội. Thực tế cho thấy, các dự án đầu tư nói chung, đầu tư XDCB nói riêng thường nhằm đến nhiều mục tiêu. Ngoài việc có thể thực hiện các mục tiêu kinh tế, dự án đầu tư XDCB còn hướng tới các mục tiêu chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hoá, xã hội... Theo đó, lợi ích xã hội của dự án đầu tư XDCB còn bao gồm những sự thay đổi về điều kiện sống, điều kiện lao động, về môi trường, về hưởng thụ văn hoá, phúc lợi công cộng, chăm sóc y tế và quyền bình đẳng của con người. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nhu cầu sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, trong đó đầu tư XDCB, từ trung ương đến các địa phương, đặc biệt là cấp quận, huyện của các thành phố luôn được đặt ra, thường cao hơn so với khả năng của nền kinh tế và khả năng của các địa phương. Thêm vào đó, việc thất thoát, lãng phí NSNN trong đầu tư XDCB khá phổ biến và tình trạng các công trình đầu tư XDCB sau khi hoàn thành đi vào khai thác, sử dụng chưa đạt hiệu quả cao đã đặt ra vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB. Trong kinh tế học, một trong những lý thuyết trung tâm được đề cập đến và ứng dụng rộng rãi là “hiệu quả Pareto” hay còn gọi là tối ưu Pareto. Thuật ngữ này được đặt theo tên của một nhà kinh tế học người Ý nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập. Theo Vilfredo Pareto, nếu một hệ thống kinh tế đạt được hiệu quả Pareto, không một cá nhân nào có cuộc 26
  • 29. sống tốt lên mà không khiến một người khác có cuộc sống xấu đi. Theo đó, cần tránh các tình trạng không đạt được hiệu quả Pareto. Vì thế, hiệu quả Pareto là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá các hệ thống kinh tế và các chính sách chính trị. Theo cách hiểu chung nhất “hiệu quả” là chỉ tiêu so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được xét trong một khoảng thời gian. Kết quả được nói đến ở đây có thể là định tính, định lượng thể hiện dưới các góc độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… hoặc đồng thời. Ở một góc độ nào đó, “hiệu quả” được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất. Đối với việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB, muốn hiểu được hiệu quả của nó cần phải xem xét đến hàng loạt các vấn đề. Trước hết, NSNN với tư cách là một công cụ thực hiện việc điều tiết, trong đó có điều tiết XDCB. Việc quyết định các nguồn thu, mức thu NSNN có ảnh hưởng đến độ lớn của quỹ tiền tệ với vai trò là NSNN và từ nguồn vốn đó việc chi cho các hoạt động, trong đó có đầu tư XDCB được ấn định. Khi các khoản thu và mức thu tăng, NSNN tăng, lợi ích của cá nhân và tập thể bị ảnh hưởng, khi đó, nhà nước dễ thực hiện đầu tư XDCB nhưng chỉ bằng nguồn NSNN và sẽ gặp khó khăn trong XDCB với tính chất nhà nước và nhân dân cùng làm. Thứ hai, NSNN với tư cách là một khoản tiền thì hiệu quả của nó trong đầu tư XDCB được khẳng định trên cơ sở so sánh giữa lượng tiền tệ với tính chất là chi phí, vốn đầu vào và việc hoàn thành các mục tiêu mà dự án đầu tư XDCB đặt ra. Từ các phân tích trên đây cho thấy, hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB là tiêu chí phản ánh việc các cơ quan nhà nước thông qua hoạt động thu, chi ngân sách để thực hiện các mục tiêu XDCB, tạo ra những lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho đất nước hoặc địa phương. Theo trên, để có sự đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB, cần chú ý các vấn đề sau: 27
  • 30. Một là: Kết hợp chặt chẽ các lợi ích khi xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB. Các lợi ích xung quanh cuộc sống của con người, xã hội nói chung, hoạt động sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB nói riêng gồm: lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về mặt xã hội, lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội. Vì thế, quá trình đánh giá về hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB cần có sự kết hợp chặt chẽ các lợi ích. Kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội sẽ dẫn đến một hiệu quả kinh tế xã hội. Lợi ích kinh tế biểu hiện cụ thể về sự thay đổi khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, sự thay đổi cán cân thương mại ở mức lợi nhuận thu được, ở sự thay đổi chi phí sản xuất... Lợi ích xã hội của XDCB là thực hiện các mục tiêu kinh tế nói trên, ngoài ra còn thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội khác như mục tiêu chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, mục tiêu văn hoá xã hội, môi trường... Khi xem xét hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB cần phải đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện để quyết định ưu tiên lợi ích kinh tế hay lợi ích xã hội. Trong nhiều trường hợp có sự xung đột xảy ra giữa lợi ích kinh tế và xã hội thì lợi ích xã hội sẽ được ưu tiên hơn. Hai là: Hiệu quả sử dụng NSNN cần được xem xét toàn diện trong suốt cả quá trình đầu tư hoàn chỉnh. Quá trình đầu tư hoàn chỉnh một dự án đầu tư gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư XDCB và giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng. Mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất khác nhau nên có vai trò tác dụng khác nhau đối với hiệu quả sử dụng NSNN. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư là những giai đoạn chí phí về NSNN rất lớn, nhưng chưa tạo ra sản phẩm, chưa thu lợi ích từ các dự án. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN của 2 giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm khảo sát, thiết kế, lập dự toán..., nâng cao chất lượng sản phẩm XDCB, đảm bảo thời gian thi công, giảm thiểu những thất thoát lãng phí trong XDCB. Trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng tức là mục tiêu cuối 28
  • 31. cùng của dự án được thực hiện, các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội từ dự án được khẳng định và những chi phí chủ yếu lúc này là chi phí vận hành, bảo dưỡng. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần phải tập trung vào việc thực hiện tốt tổ chức quản lý quá trình khai thác, sử dụng. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả NSNN cần phải được xem xét toàn diện ở cả ba giai đoạn của quá trình đầu tư hoàn chỉnh. Từ quan niệm và các phân tích trên, có thể khẳng định các tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB như sau: Một là, tổng lượng NSNN thu được và khoản thu để chi cho đầu tư XDCB cùng với lượng NSNN thực tế chi cho đầu tư XDCB hàng năm. Tổng lượng NSNN thu được để chi cho đầu tư XDCB. Tiêu chí này được xác trên cơ sở coi NSNN là công cụ quản lý, điều tiết kinh tế xã hội của nhà nước. Bằng việc đề ra các khoản thu, mức thu NSNN để chi cho XDCB người ta thấy được việc sử dụng NSNN cho đầu tư XDCB có hiệu quả hay không. Nếu đạt được tổng lượng thu NSNN để chi cho đầu tư XDCB càng lớn mà không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đời sống nhân dân vẫn được cải thiện thì việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB có khả năng đạt hiệu quả cao và ngược lại. Hai là, số lượng các công trình XDCB được thực hiện từ NSNN, tỷ lệ lượng vốn trung bình trên mỗi công trình và quy mô công trình. Nếu số lượng các công trình tăng nhanh hơn lượng vốn NSNN, tỷ lệ vốn trung bình trên mỗi công trình tăng chậm, xuất hiện của nhiều công trình đầu tư có quy mô lớn thì việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB có dấu hiệu tốt và ngược lại. Ba là, Những giá trị vật chất và tinh thần mà hoạt động đầu tư XDCB mang lại cho địa phương và vùng lân cận sau khi công trình XDCB đưa vào khai thác sử dụng. Cụ thể là, tốc độ phát triển kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng cơ sở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; giải quyết công ăn 29
  • 32. việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; lòng tin của dân đối với Đảng, nhà nước, chính quyền… Ngoài các tiêu chí trên, đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB còn căn cứ vào các tiêu chí khác như: Thời gian thi công, thời gian hoàn vốn, giá trị thực của công trình so với giá trị quyết toán NSNN, tình trạng khai thác, sử dụng và các chi phí bảo quản, vận hành, sửa chữa thực tế trong quá trình khai thác, sử dụng công trình, tuổi thọ của công trình,… Hoạt động sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB liên quan đến nhiều chủ thể như nhà nước và các tổ chức kinh tế, các cá nhân, liên quan đến nhiều khâu, bước với các thủ tục, quy định… theo đó, việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố. Trước hết, NSNN được xem xét dưới góc độ đó là một công cụ để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong một thời điểm nhất định, với một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB phụ thuộc vào mức độ phù hợp của các văn bản pháp quy với thực tiễn cuộc sống và cách thức tổ chức bộ máy để đảm bảo cho các hoạt động thu, chi. Thứ hai, dưới góc độ NSNN là một quỹ tiền tệ, hiệu quả sử dụng nó cho đầu tư XDCB phụ thuộc vào: Công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư, các chính sách kinh tế,.. giống như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung (sơ đồ 1). Sơ đồ 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 30 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư Chính sách kinh tế Công tác tổ chức, quản lý đầu tư xây dựng Tổ chức khai thác sử dụng các dự án đầu tư
  • 33. Sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB phụ thuộc nhiều yếu tố đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là rất khó đạt được hiệu quả cao trong hoạt động này, nhất là khi các yếu tố ảnh hưởng tới nó không đạt sự phù hợp, tương thích và đảm bảo tính chặt chẽ đến mức cần thiết. Thực tế cho thấy, những bất cập trong cơ chế chính sách, tác động của mặt trái kinh tế thị trường, những thất thoát trong đầu tư XDCB … đã làm cho hiệu quả sử dụng NSNN nói chung, trong đầu tư XDCB ở nước ta nói riêng còn thấp. Với hiệu quả thực tế như thế thì đó là một sự lãng phí rất lớn, làm mất cơ hội đầu tư cho các ngành, lĩnh vực khác, làm chậm quá trình phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội bởi như trên đã trình bày, đầu tư XDCB là khoản đầu tư lớn, lâu thu hồi. Với lý do đó, phải nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB nói chung, Quận Thanh Xuân thuộc Thành phố Hà Nội nói riêng. 1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 1.2.1. Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội và việc sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận Thanh Xuân. Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai, phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp huyện Từ Liêm và Quận Hà Đông. Quận Thanh Xuân, được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1996, trên cơ sở 5 phường (Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt) cùng với 78,1 ha diện tích, 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi; 98,4 ha diện tích, 5.506 nhân khẩu phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa; xã Nhân Chính huyện Từ Liêm và xã Khương Đình huyện Thanh Trìhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Xu%C3%A2n - cite_note-1#cite_note-1. Trong cơ cấu tổ chức hành chính, Thanh Xuân có 11 phường: Hạ Đình, Kim Giang, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh 31
  • 34. Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung và Thượng Đình. Thanh Xuân có diện tích tự nhiên là 908 hécta, dân số năm 1997 là 117.863 người, năm 2005 là 204.775 người, năm 2014 là trên 266.000 người. Dân số của Quận chủ yếu là công nhân, hưu trí, mất sức, lực lượng vũ trang, sinh viên, thợ thủ công, người lao động. Một bộ phận khác là nông dân thuộc hai xã của huyện Từ Liêm và Thanh Trì trước đây, nay chuyển thành ba phường của quận Thanh Xuân (Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình). Thanh Xuân là một trong những quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô, có 6 trường đại học, một số trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và viện nghiên cứu khoa học. Diện tích tự nhiên lớn, dân số tập trung đông là những yếu tố làm tăng nhu cầu đầu tư XDCB của Quận. Ở những phường có đặt trụ sở của các cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu có thế mạnh trong việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác, phát huy, tận dụng tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm của đội ngũ trí thức, chuyên gia, của cơ sở vật chất, kỹ thuật ở các đơn vị này cho sự nghiệp xây dựng, phát triển phường và quận, trong đó có vấn đề sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB. Đảng bộ Quận, hiện có 56 tổ chức cơ sở Đảng (34 Đảng bộ và 32 Chi bộ) trong đó, khối phường có 11, doanh nghiệp nhà nước có 03, doanh nghiệp cổ phần có 21, khối hành chính sự nghiệp là 18, lực lượng vũ trang là 02 và khối ngoài doanh nghiệp nhà nước là 01. Tổng số đảng viên của toàn Quận là 14.863 đồng chí, trong đó có 12.484 đồng chí thuộc khối phường, 177 đồng chí thuộc khối doanh nghiệp nhà nước, 976 đồng chí thuộc khối doanh nghiệp cổ phần, 715 đồng chí thuộc khối hành chính sự nghiệp và 362 đảng viên thuộc lực lượng vũ trang. Nhìn chung, các tổ chức cơ sở đảng trong Quận hoạt động tốt, đảm bảo được các nguyên tắc sinh hoạt đảng. Toàn quận có 690 tổ dân phố, 11 tổ chức Mặt trận Tổ quốc với 187 Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, 32
  • 35. 11 tổ chức Đoàn Thanh niên với 169 chi đoàn và 1.112 đoàn viên; 11 tổ chức Hội Phụ nữ phường với 121 chi hội, 139 tổ phụ nữ và 13.096 hội viên; 11 tổ chức Hội Cựu chiến binh với 207 chi hội, 514 tổ hội và 4.800 hội viên; 3 tổ chức Hội Nông dân với 17 chi hội và 918 hội viên. Ở cấp phường, hệ thống chính quyền gồm: Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân, UBND, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh các phường. Ngoài ra, phường Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình còn có thêm Hội Nông dân được hình thành từ các xã trước đây. Với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể được tổ chức chặt chẽ, đảng viên có mặt ở các lĩnh vực hoạt động, quận Thanh Xuân có điều kiện tốt để thực hiện việc giám sát chặt chẽ hoạt động sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB. Cùng với sự phát triển của thành phố, quận Thanh Xuân có tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được tập trung đầu tư, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang. Nhiều tuyến đường giao thông mới được hình thành như đường Lê Văn Lương, Hoàng Minh Giám, Hồng Liên... Hai nút giao thông trọng điểm được xây dựng ở Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở. Nhiều nhà cao tầng, khu đô thị mới mọc lên tạo nên vẻ đẹp mới, hiện đại như: khu Trung Hòa - Nhân Chính, khu Làng Sinh viên Hacinco, khu nhà cao tầng Thanh Xuân Bắc, Phương Liệt... Thanh Xuân tập trung nhiều cơ sở công nghiệp lớn với 84 doanh nghiệp nhà nước, 2.652 doanh nghiệp ngoài nhà nước, hàng năm đóng góp gần 1.500 tỷ đồng cho cho ngân sách. Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp chiếm 75% tổng giá trị sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Sự phát triển về kinh tế, xã hội những năm qua đã giúp Quận tăng cường nguồn thu cho NSNN, cải thiện chi NSNN cho đầu tư XDCB nhưng cũng đặt ra những yêu cầu mới về đẩy mạnh đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, tạo nền tảng cho sự phát triển của những năm tiếp theo. Với đặc điểm có nhiều doanh nghiệp, 33
  • 36. Quận và các phường có nhiều thuận lợi trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước để cùng thực hiện các dự án đầu tư XDCB. Tuy nhiên, để làm được việc đó, với chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, các phường phải tạo môi trường thuận lợi, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn để phát triển sản xuất kinh doanh, phải quan tâm giải quyết vấn đề quản lý lao động nhập cư, nhà ở, việc học tập của con em người lao động nhập cư, an toàn giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội. Về sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản Sử dụng NSNN với tính chất là một công cụ để quản lý, điều tiết XDCB ở Quận Thanh Xuân được mô tả qua bảng 1. Bảng 1: Ngân sách nhà nước với tính chất là một công cụ của nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Thu ngân sách 43,6 131 241 1.742 2.338 1.967 1.752,1 Riêng từ sự nghiệp kinh tế 32,6 69 116 533 560 596,6 731.8 Thu để chi cho đầu tư XDCB - - - - - 626,6 248,1 2 Chi ngân sách 68,5 94 130 285 477,4 548,2 562,7 3 Đầu tư XDCB 53,9 57,4 64,8 146,8 241,1 198,6 226,6 Từ NS T. phố 29,5 37,7 31,5 21,6 74,5 17,5 Từ NS Quận 24,4 19,6 33,3 125 124,1 209,1 34
  • 37. Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu 44, 51,68,69 Sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB với tính chất NSNN là một khoản tiền đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân được khái quát như sau: Từ 2005 đến 2010, Thanh Xuân đã sử dụng trên 343,4 tỷ đồng NSNN để đầu tư, triển khai 335 dự án, trong đó xây mới, cải tạo, nâng cấp 313 công trình đường giao thông ngõ xóm, thoát nước, trường học, trạm y tế nhà văn hóa, cơ sở thể thao, nhà hội họp, di tích lịch sử văn hóa, trụ sở làm việc của các cơ quan quận, phường. Đến 2010, có 236 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, gắn biển 18/25 công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; đã phối hợp với Thành phố xây dựng hệ thống chiếu sáng, cung cấp nước sạch cho nhân dân [37, tr.28]; Đã xây dựng thêm 06 trường công lập, cải tạo, nâng cấp đầu tư trang thiết bị dạy học cho 23 trường; hoàn thành cơ bản xây dựng giai đoạn 2 Trung tâm văn hóa thể thao quận; xây dựng 06 nhà văn hóa phường, 89 nhà hội họp, 21 sân chơi, tu bổ 11 đình, chùa đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh cho nhân dân [37, tr.33]. Năm 2011, nguồn vốn NSNN của Thanh Xuân được giao 236 tỷ 100 triệu đồng cho đầu tư XDCB nhưng công việc hoàn thành quyết toán là 241 tỷ 100 triệu đồng [32]. Các con số này của năm 2012, 2013 là 342 tỷ 681 triệu đồng, giải ngân đến 31/12/2012 là 198 tỷ 637 triệu đồng, bằng 58% kế hoạch vốn giao đầu năm và 199 tỷ 914 triệu đồng, giải ngân đến 31/12/2013 đạt 157 tỷ 382 triệu đồng bằng 79% kế hoạch vốn giao, cả năm 2013 đạt 226,6 tỷ [33]. Với lượng vốn trên, từ 2011 đến 2013, theo báo cáo 3 năm thực hiện Đề án số 02-ĐA/QU ngày 4 tháng 11 năm 2010 về tăng cường công tác quản lý và phát triển hạ tầng đô thị, quản lý đất đai và đảm bảo vệ sinh môi trường quận Thanh Xuân giai đoạn 2010-2015 của Quận ủy Thanh Xuân, Quận đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới: Trường THCS Việt An, Trường THCS Khương Mai, Nhà trẻ Tuổi Thần tiên, Nhà Trẻ Ao vườn nở, Mầm non 35
  • 38. Tràng An, cải tạo Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trường tiểu học Phương Liệt, Trường mầm non Khương Đình và Trường THCS Nguyễn Trãi…đến nay, 21 trường trên địa bàn Quận đạt chuẩn quốc gia (Chiếm tỷ lệ 53,8%, cao hơn tỷ lệ chung toàn thành phố là 11%); đầu tư xây dựng 11/11 cơ sở y tế cấp phường; Phối hợp, sử dụng nguồn vốn xã hội hóa để tu tạo Chùa Quan Nhân (Phường Nhân Chính), Đình Phương Liệt và Chùa Linh Quang (Phường Phương Liệt), Chùa Tam Huyền và di tích danh nhân văn hóa Đặng Trần Côn (Phường Hạ Đình), Đình Khương Trung (Phường Khương Trung), Chùa Phụng Lộc (Phường Khương Đình); Xây dựng Trụ sở UBND Phường Thanh Xuân Trung, cải tạo nâng cấp trụ sở UBND Phường Hạ Đình; Cải tạo hồ Đầm Hồng (Khương Trung 1), hồ Đầm Chuối, hồ Phương Liệt 2 (Hồ Rùa), hồ Hạ Đình và phối hợp duy tu, nạo vét các đoạn sông; Chuẩn bị ngân sách Quận để xây dựng các tuyến đường: Đường vào 3 trường, đường Nguyễn Tuân, đường Vũ Trọng Phụng. Ngoài ra, các tuyến đường: Đường vào cụm 2 Trường Tiểu học và THCS Hạ Đình, đường tổ 27A- 27B phường Hạ Đình, đường ngõ 342 đường Khương Đình, đường thoát nước ven hồ Hạ Đình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý IV năm 2014 [34]. 1.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội * Về thành tựu Theo tiêu chí: Tổng lượng NSNN thu được và khoản thu để chi cho đầu tư XDCB cùng với lượng NSNN thực tế chi cho đầu tư XDCB hàng năm thì Quận đã sử dụng có hiệu quả NSNN với tính chất là một công cụ để tăng cường hoạt động đầu tư XDCB Theo bảng 1, tổng thu NSNN trên địa bàn Quận từ 2001 đến 2013 có xu hướng tăng liên tục từ 43,6 tỷ năm 2001 lên 131 tỷ năm 2005, 241 tỷ năm 2006, 1.742 tỷ năm 2010, 2.338 tỷ năm 2011, 1.967 tỷ năm 2012 và 1.752,1 36
  • 39. tỷ năm 2013. Trong tổng thu NSNN, từ 2012, Quận đã tách riêng khoản thu để chi cho đầu tư XDCB. Con số này đạt được các năm 2012 là 626,6 tỷ đồng và năm 2013 là 248,1 tỷ đồng. Với nguồn thu liên tục được cải thiện, tổng chi cũng vì thế mà tăng lên, kéo theo chi thực tế NSNN cho đầu tư XDCB cả về kế hoạch thành phố giao và thực tế quyết toán thực hiện cũng tăng lên nhanh chóng từ 53,9 tỷ năm 2001 lên 64,8 tỷ năm 2006 và các con số tương ứng từ 2010 đến 2013 là 146,8 - 241,1 - 198,6 và 226,6 tỷ. Trong thống kê các năm gần đây, năm 2011 có số thu NSNN và chi cho đầu tư XDCB là cao nhất. Vấn đề đáng lưu ý là ngân sách Thành phố cấp cho đầu tư XDCB ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng NSNN mà Quận đã sử dụng để đầu tư. Điều này minh chứng Quận đã sử dụng có hiệu quả NSNN với tính chất là một công cụ để tăng cường hoạt động đầu tư XDCB. Theo tiêu chí: Số lượng các công trình XDCB được thực hiện từ NSNN, tỷ lệ lượng vốn trung bình trên mỗi công trình và quy mô công trình thì NSNN với tính chất là một khoản tiền trong đầu tư XDCB đang được sử dụng có hiệu quả ngày càng cao tính từ 2011 đến nay. Bảng 2 chỉ ra lượng chi thực tế NSNN cho đầu tư XDCB tương ứng với số lượng công trình được triển khai và tỷ lệ vốn trung bình trên mỗi công trình. Bảng 2. Tỷ lệ NSNN và số lượng các công trình XDCB TT Chỉ tiêu Giai đoạn 2005 – 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 NSNN chi thực tế cho đầu tư XDCB (tỷ đồng) 343,4 241,1 198,6 226,6 2 Số công trình được xây dựng 335 82 73 95 3 Tỷ lệ (Tỷ đồng/dự án) 1,025 2,94 2,72 2,385 Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo số 44 và 51 37
  • 40. Theo đó, trước năm 2010, vốn NSNN trên mỗi công trình chỉ khoảng trên 1 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ đó là các dự án đầu tư XDCB có quy mô nhỏ là chủ yếu, chỉ cuối năm 2010 mới bắt đầu xuất hiện các dự án lớn, thường là những dự án đầu tư XDCB có lợi ích nhiều mặt trên các góc độ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Từ 2011 đến nay, vốn NSNN cho mỗi công trình đều trên 02 tỷ đồng nhưng có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, từ 2011 đến nay có nhiều dự án đầu tư XDCB từ NSNN có quy mô lớn đã được thực hiện và hiện tại, các dự án lớn về đầu tư XDCB đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Quận. Theo tiêu chí: Những giá trị vật chất và tinh thần mà hoạt động đầu tư XDCB mang lại cho địa phương và vùng lân cận sau khi công trình XDCB đưa vào khai thác sử dụng thì việc sử dụng NSNN đã và đang phát huy tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong Quận thông qua các công trình được xây dựng từ NSNN. Chỉ tính từ 2006 đến 2010, cùng với các hoạt động khác, sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB từ đã giúp cho Thanh Xuân liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,4% năm (tăng 2,2% so với chỉ tiêu Đại hội 2000 -2005 đề ra), giá trị thương mại, dịch vụ tăng 14% năm (tăng 2,3% so với chỉ tiêu Đại hội 2000 -2005 đề ra). Kinh tế phát triển đúng định hướng cơ cấu công nghiệp - dịch vụ, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 50%, kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò chủ đạo (chiếm 56,6%). Năm 2010, kinh tế tư nhân chiếm 42,18% đóng góp ngày càng nhiều vào giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu NSNN tăng bình quân 17,5% năm vượt xa chỉ tiêu kế hoạch [22]. Theo đánh giá của Quận ủy Thanh Xuân, Trung tâm văn hóa, Trung tâm thể dục thể thao Quận được xây dựng, hoàn thành giai đoạn 2, đưa vào sử 38
  • 41. dụng, bước đầu khai thác có hiệu quả, phục vụ cho các hoạt động văn hóa, thể thao của Quận, đáp ứng một phần nhu cầu về văn hóa, thể thao của nhân dân trong Quận. Các khu dân cư đã được đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng với quy mô phù hợp, nhiều sân chơi tại các khu dân cư được đầu tư và cải tạo, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân, lòng tin của dân đối với Đảng, nhà nước, chính quyền ngày càng được củng cố, tăng cường [31]. * Hạn chế - Ngân sách nhà nước chưa được sử dụng đúng với tính chất là công cụ để quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó có việc thu để chi cho đầu tư XDCB Theo tiêu chí 1 thì với con số thu NSNN để chi cho đầu tư XDCB năm 2013 có sự giảm mạnh, chỉ đạt 248,1 tỷ đồng, bằng 50 % chỉ tiêu đã đề ra. Điều này chỉ có thể giải thích ở việc dự báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quận chưa đúng nên đã đặt ra chỉ tiêu quá cao hoặc việc thu NSNN để chi cho đầu tư XDCB chưa được thực hiện triệt để, còn thất thoát, làm ảnh hưởng đến đầu tư XDCB trên địa bàn Quận. Từ đó cho thấy việc sử dụng NSNN cho đầu tư XDCB của Quận cũng còn những bất cập. - Ngân sách nhà nước chưa được sử dụng có hiệu quả ở tất cả các công trình XDCB. Thực tế cũng như báo cáo của các tổ chức đảng, chính quyền cho thấy sự thiếu tập trung, chưa dứt điểm trong thực hiện đầu tư ở một số công trình dẫn đến tình trạng NSNN đầu tư lớn cho nhiều công trình nhưng không ít công trình không có khả năng thực hiện như Đề án số 02 năm 2010 của Quận ủy đã đề ra [29]. Điều này được minh chứng qua tổng hợp sau: Bảng 3: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư XDCB ở Thanh Xuân STT Nhóm công trình Số dự án đề xuất theo Đề án 02 của Quận ủy Đã hoàn thành 39
  • 42. 1 Hạ tầng xã hội 8 3 2 Y tế 2 0 3 Văn hóa thể thao, di tích lịch sử 8 5 4 Các trung tâm thương mại 3 0 5 Nhà tái định cư 2 0 6 Nhà ở cán bộ công nhân viên Quận 4 0 7 Cải tạo các khu chung cư cũ 3 0 8 Trụ sở cơ quan, đơn vị 4 2 9 Giao thông 12 4 10 Công trình hạ tầng khác 5 4 11 Các công trình xã hội hóa 9 0 12 Cải tạo các hồ 5 0 Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo 50 Theo các tiêu chí khác thì hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Quận chưa đạt được kết quả cao, toàn diện. Trong báo cáo của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể đều có chung đánh giá về chất lượng công tác quản lý dự án chưa cao, việc lựa chọn nhà thầu chưa thật sự có năng lực dẫn đến chất lượng hồ sơ thấp, phải điều chỉnh nhiều lần; Về tình trạng chậm tiến độ thi công ở một số công trình như: khu nhà phục vụ tái định cư X1, X2 phường Hạ Đình đã khiến cho việc đưa các công trình này vào khai thác, sử dụng chưa đúng kế hoạch, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Các công trình cấp bách về y tế, cải tạo nhà chung cư cũ... không có khả năng thực hiện được trước năm 2015 trong khi một số nhà hội họp ở các phường đã khánh thành, bàn giao nhưng sử dụng chưa được thường xuyên hoặc được sử dụng sai mục đích. Nhiều công trình có mức đề nghị quyết toán cao hơn hàng tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2013, theo báo cáo của UBND Quận, tính đến ngày 30/11/2013, Quận Thanh Xuân đã quyết toán 58 công trình XDCB với số tiền là 97 tỷ 108 triệu đồng, giảm trừ so với số tiền chủ đầu tư đề nghị quyết toán 8 tỷ 393 triệu đồng [49]. Thực tế cũng cho thấy, nhiều công trình có chất lượng thi công thấp, sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng nhanh bị hỏng, xuống cấp, chi phí bảo trì, sửa chữa cao. * Nguyên nhân chủ yếu 40
  • 43. - Do có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, sự giúp đỡ của các ban ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể Thành phố; hệ thống cơ chế chính sách của nhà nước trong đầu tư XDCB ngày càng hoàn thiện và tình hình phát triển kinh tế xã hội nhiều năm quan trên địa bàn Quận. Đây là nguyên nhân khách quan của thành tựu. Thực tế cho thấy, mọi hoạt động của Thanh Xuân đều nằm trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và có liên quan đến các ban ngành, tổ chức chính trị, xã hội của Thành phố Hà Nội. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và sự giúp đỡ của các ban ngành, tổ chức chính trị, xã hội có liên quan đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện mở rộng nguồn thu để tăng thu nhằm chi cho đầu tư XDCB đã nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB của Quận Thanh Xuân Hệ thống cơ chế chính sách do nhà nước ban bành có ảnh hưởng rất đáng kể đến hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận. Sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước trong mọi lĩnh vực, trực tiếp là đầu tư XDCB cho phù hợp với thực tiễn đã tạo ra sự thông thoáng cho các hoạt động trên địa bàn Quận để hướng đến nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên cả phương diện NSNN là một công cụ và một khoản tiền. Thanh Xuân là một địa bàn rộng có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh và các khu công nghiệp. Có thể nói rằng, những năm qua, các hoạt động kinh tế trên địa bàn Quận diễn ra rất sôi động, nhất là ở những nơi có dự án lớn của nhà nước và tư nhân. Vấn đề này cho phép cải thiện, tăng nguồn thu của NSNN trong đó có thu để chi cho đầu tư XDCB. - Sự năng động, sáng tạo, đoàn kết nhất trí của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội Quận Thanh Xuân và sự ủng hộ, đồng tình của các tầng lớp nhân dân trong Quận. Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Thành phố Hà Nội, sự 41
  • 44. quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thanh phố Hà Nội, từ 2010 đến nay, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Quận Thanh Xuân đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ trong đó có việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Quận. Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận và các tổ chức chính trị xã hội của Quận đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề sử dụng NSNN cũng như hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Thanh Xuân. Trong nhiều văn bản quan trọng của Quận ủy, Hội đồng nhân dân Quận, Ủy ban nhân dân Quận và các tổ chức chính trị xã hội của Quận đã đề cập đến các khía cạnh của vấn đề sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Quận. Sự năng động, sáng tạo của Quận được thể hiện ở chỗ từ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận Thanh Xuân lần thứ IV (nhiệm kỳ 2010-2015), số 02 ngày 9 tháng 9 năm 2010, Quận ủy Thanh Xuân đã xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động và đề án để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Quận. Tiêu biểu như: Chương trình số 01-Ctr/QU ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Quận ủy Thanh Xuân về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Quận Thanh Xuân, giai đoạn 2010-2015; Chương trình số 02- Ctr/QU ngày 4 tháng 11 năm 2010 về phát triển kinh tế xã hội quận Thanh Xuân giai đoạn 2010-2015; Kế hoạch số 13-KH/QU ngày 15 / 4/ 2011 của Đảng bộ quận Thanh Xuân thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV (Nhiệm kỳ 2010-2015); Đề án số 01-ĐA/QU ngày 4/11/2010 về đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quận Thanh Xuân giai đoạn 2010-2015; Đề án số 02-ĐA/QU ngày 4/11/2010 về tăng cường công tác quản lý và phát triển hạ tầng đô thị, quản lý đất đai và đảm bảo vệ sinh môi trường quận Thanh Xuân giai đoạn 2010-2015... Để đánh giá những mặt công tác, trong đó có việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB, năm 2014, Quận đã sơ kết việc thực hiện 3 chương trình, 2 đề án. 42
  • 45. Những thành công về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân có sự ủng hộ, đóng góp công sức đáng kể của các tầng lớp nhân dân. Trong toàn Quận, việc duy trì quy chế dân chủ được đảm bảo khá tốt. Nhân dân đã đóng góp ý kiến về sử dụng NSNN; đã đề xuất, góp vốn xây dựng nhiều công trình XDCB có ý nghĩa bức thiết đối với đời sống chính trị, tinh thần của nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Nhân dân cũng là người giám sát hoạt động của các tổ chức chính quyền, đoàn thể đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động trong đó có đầu tư XDCB từ NSNN đi đúng hướng, đảm bảo hiệu quả. - Nguyên nhân khách quan của hạn chế là do cơ chế thực hiện đầu tư còn chồng chéo dẫn đến vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong các khâu, bước chưa rõ ràng, khó quy trách nhiệm. Xét mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN (sơ đồ 2). 43
  • 46. Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN Mô hình này cho thấy, tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB từ NSNN khá chặt chẽ nhưng có phần phức tạp và chồng chéo. Để thực hiện một dự án đầu tư XDCB từ NSNN nói chung, ở Quận nói riêng phải qua nhiều khâu, bước như nghiên cứu lập dự án, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu thi công. Điều đó dường như là chặt chẽ nhưng cũng có nghĩa là các dự án đầu tư XDCB từ NSNN do nhiều người cùng chịu trách nhiệm nên khi hoạt động này có vấn đề thì khó quy trách nhiệm cụ thể. Thực tế chỉ ra rằng, việc chậm tiến độ thi công công trình hay chất lượng công trình thấp hơn mục tiêu dự án... như đã - Nguyên nhân chủ quan của hạn chế là thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện và nghiệm thu dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN có mặt chưa tốt; nhận Sở Xây dựng Hà Nội Sở Kế hoạch &đầu tư Hà Nội Sở Tài chính Hà Nội Kho bạc Nhà nước Hà Nội Các phòng, ban chuyên môn Q.Thanh Xuân Phòng Tài chính - kế hoạch Quận Thanh Xuân Phòng Quản lý đô thị Quận Thanh Xuân Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân Các nhà tư vấn, nhà thầu xây dựng Chñ ®Çu t­ Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội 44