SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
Alpha – Trade Your Way To Freedom
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch tài chính và
Phương pháp giao dịch “Alpha Trading”
Giới thiệu
Phần I. Các kiến thức cần và đủ cho giao dịch tại thị trường tài chính theo phân tích kỹ
thuật
1. Lý thuyết Dow và một số trường phái phân tích kỹ thuật
2. Mô hình giá
3. Nến nhật và mô hình nến nhật
4. Trenline và Fibonacci
5. Đường trung bình Moving Average
Phần II. Phương pháp, hệ thống giao dịch Alpha Trading
1. Phương pháp và một hệ thống giao dịch phù hợp
2. Phương pháp Alpha Trading
Tái bút
1. Lý thuyết Dow và phân tích kỹ thuật
Lý thuyết Dow là một học thuyết được một nhân vật nổi tiếng trong ngành chứng khoán Mỹ
tìm ra: Charles Dow - người sáng lập ra chỉ số Dow – Jones và tờ Wall Street Journal nổi
tiếng (cùng với cộng sự Jones). Lý thuyết Dow là 1 học thuyết khá trừu tượng bắt nguồn từ
tư tưởng và nhận định của Charles Dow trong thị trường chứng khoán. Ông cho rằng đường
giá trong giao dịch phản ánh tất cả và không ai có thể thao túng XU HƯỚNG của thị trường.
Về sau, các nhà phân tích tài chính phố Wall bắt đầu chấp nhận lý thuyết Dow như một lý
thuyết nền tảng, hay một thứ bắt buộc phải nắm chắc để làm nền tảng cho mọi phân tích kỹ
thuật về sau.
Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường. Cơ sở để xây
dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị
trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ sở của
Phân tích cơ bản là các thống kê hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả là thuần
theo phân tích kỹ thuật.
Lý thuyết Dow là một lý thuyết cơ bản, những lý thuyết khác sau này cũng dựa trên nền tảng
của lý thuyết này mà phát triển. Trường phái phân tích kỹ thuật cũng thừa kế và phát triển
trên nền tảng của lý thuyết Dow, làm cho lý thuyết này thêm vững chắc, đơn giản hơn và dễ
hiểu hơn và thực tế hơn bằng đồ thị.
Ra đời hơn 100 năm, không phải vô cớ mà lý thuyết Dow được xem là nền tảng của phân
tích kỹ thuật trong thị trường tài chính nói chung và trong forex nói riêng. Chính vì thế, cho
dù có học bất cứ trường phái phân tích kỹ thuật nào đi chăng nữa bước đầu tiên bạn phải
hiểu thật kỹ lý thuyết Dow. Vậy lý thuyết Dow là gì? Tại sao chúng lại quan trọng đến như
vậy?
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Trong những ghi chép của người đầu tiên đề ra lý thuyết này, Charles. H. Dow, có rất nhiều
điều chứng tỏ rằng tác giả không hề nghĩ lý thuyết của mình sẽ trở thành một công cụ dùng
cho dự báo thị trường chứng khoán hay thậm chí nó đã trở thành một hướng dẫn chung cho
các nhà đầu tư. Những ghi chép ấy chỉ nói lên rằng, ông muốn lý thuyết của mình sẽ trở
thành một thước đo biến động chung của thị trường. Dow thành lập công ty “Dịch vụ thông
tin tài chính Dow-Jones” và được mọi người biết đến với việc tìm ra chỉ số bình quân thị
trường chứng khoán. Những nguyên lý căn bản của học thuyết (ngày nay được đặt theo tên
ông) đã được ông phác thảo ra trong một bài nghiên cứu mà ông viết cho “Tạp Chí Phố
Wall”. Sau khi Dow mất, năm 1902, người kế tục ông làm biên tập cho tờ nhật báo, William.
P. Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên cứu lý thuyết này. Sau 27 năm nghiến cứu và viết các
bài báo, ông đã tổ chức và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.
Tìm hiểu về lý thuyết của Dow, trước tiên ta phải nghiên cứu đến chỉ số trung bình của thị
trường. Nhìn chung giá chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống. Tuy
nhiên, một số cổ phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của các cổ phiếu
khác, cho dù là chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Thực tế cho thấy khi thị trường lên giá thì
giá của một số chứng khoán tăng nhanh hơn những chứng khoán khác, còn khi thị trường
xuống giá thì một số chứng khoán giảm giá nhanh chóng trong khi có một số khác lại tăng
lên, nhưng thực tế vẫn chứng minh rằng hầu như tất cả các chứng khoán đều dao động theo
cùng một xu thế chung.
Cùng với những cố gắng nghiên cứu của mình, Charles Dow là người đã đưa ra khái niệm về
“chỉ số giá bình quân” nhằm phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị
trường. Hai loại chỉ số bình quân Dow-Jones được hình thành vào năm 1897 và vẫn còn cho
đến cho đến ngày nay được Dow tìm ra và áp dụng trong các nghiên cứu của ông về xu thế
chung của thị trường. Một trong hai loại chỉ số ấy là chỉ số của 20 công ty hỏa xa, loại còn
lại gọi là chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones thuộc các ngành khác bao gồm 12 công ty
mạnh nhất vào thời kỳ đó. Con số này tăng lên 20 công ty vào năm 1916 và đến 1928 là 30
công ty.
Nền tảng giả định của lý thuyết Dow
Để một lý thuyết thành công, cần phải nghiên cứu để chứng minh hoặc những yêu cầu về giả
định. Ở đây để lý thuyết Dow được chuẩn, thì lý thuyết Dow đã sử dụng 3 giả định cho mệnh
đề của mình
1.Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường.
Khi một xu hướng chính đã thiết lập, thì chẳng ai có thể thay đổi được xu hướng này cho đến
khi thị trường đảo chiều xu hướng chính. Tức là khi đang tăng nó sẽ tăng mãi cho đến khi xu
hướng chính có sự đảo chiều thực sự.
Thực sự TTCK là rất lớn, hiện tại để thao túng cả thị trường là điều rất khó. Những việc thao
túng thị trường, tức là bẻ gãy xu hướng chính khá khó, & đối diện với rủi ro thua lỗ cao.
Nhưng thực sự khi xu hướng đã được thiết lập, thì những ai có ý đồ thao túng giá cả chỉ có thể
làm tăng/giảm giá thị trường bằng cách “đạp các trụ” chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng
rồi thị trường sẽ lại tiếp tục đi theo hướng chính.
Thực tế, với thị trường phái sinh đi song song với thị trường, vẫn có thể thay đổi ở biến động
mạnh vào ngày cuối chốt hợp đồng phái sinh.
Lưu ý: Thị trường có xu hướng chính như thế nào, nó sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi nó
đuối sức và đảo chiều.
Thị trường chung rất khó tác động, nhưng xu hướng cổ phiếu riêng lẻ, những cổ phiếu vốn hóa
nhỏ thì dễ tác động nhiều, bởi NĐT có thể mở nhiều tài khoản & thao túng giá. Sự kết hợp
việc đưa tin tốt/xấu có ý đồ và 1 lượng cầu/cung đủ mạnh để “mưu sự riêng” hiện vẫn diễn ra
ở thị trường Việt Nam, và hành động này được xem là trái pháp luật.
2.Mọi thứ đều phản ánh vào giá
Tiền đề cơ bản của Lý thuyết Dow là cho thấy tất cả thông tin từ quá khứ, đến hiện tại & cả
tương lai đều được phản ánh đầy đủ vào giá cổ phiếu & chỉ số thị trường.
Ở đây được hiểu là tất tần tật mọi thứ, từ vĩ mô đến vi mô như lãi suất hay lợi nhuận doanh
nghiệp, đến cả tâm lý nhà đầu tư. Và nó bao gồm cả thời gian, gồm quá khứ đến tương lai.
Không bỏ sót 1 yếu tố nào.
100% mọi thứ đều phản ánh vào giá. Giá phản ánh tất cả! Chỉ cần GIÁ, GIÁ là đủ!
Dù tiền đề này xuất phát trước khi có công trình của Eugene Fama, bắt nguồn từ những năm
1960 và được gọi là giả thuyết thị trường hiệu quả. (Mà các quỹ ETF đã sử dụng để tạo ra quỹ
của mình)
3. Lý thuyết Dow hay bất cứ gì khác đều không phải công cụ hoàn hảo
Bản chất là không có gì là hoàn hảo & lý thuyết Dow cũng vậy. Nhiều NDT muốn đi tìm “chén
thánh trong đầu tư”.
Nhưng, lý thuyết Dow nó là tập hợp các nguyên lý & bản chất của thị trường, giúp bạn có
được hướng đi đúng & tâm lý tốt để đưa ra các nhận định khách quan về thị trường.
Nhưng bản chất con người, là ảnh hưởng mạnh bởi tâm lý, và tính chủ quan cao, nên thường
lệch lạc và đưa ra những điều không đúng. Điều đó dẫn đến một phần sự không hoàn hảo của
lý thuyết Dow. Bởi lý thuyết đúng thì phải có tính ứng dụng cao, nhất là ở TTCK.
Lý thuyết Dow rất quan trọng xu hướng chính & khuyến khích NĐT, trader giao dịch theo xu
hướng chính. Nhưng các xu hướng thứ cấp & xu hướng nhỏ (trend cấp 3) dễ làm nhiễu và
khiến NĐT mắc sai lầm
6 NGUYÊN LÝ QUAN TRỌNG TRONG LÝ THUYẾT DOW
(Lưu ý: Có rất nhiều bài viết trên mạng viết về các nguyên tắc của lý thuyết Dow, nếu bạn có
đọc được bài viết nào trình bày lý thuyết Dow với 12 nguyên tắc mà không phải 6 thì rất có
thể tác giả bài viết đó đã tham khảo từ cuốn “Technical Analysis of Stock Trend” của
Edward & Magee (từ trang 15 đến 23). Chẳng hạn như mục 3 viết về The Primary Trends,
mục 4 viết về The Secondary Trends, mục 5 viết về The Minor Trend. Thực tế thì 3 mục này
chỉ là phần nội dung của nguyên tắc thứ 2 trình bày ở trên: Thị trường có ba xu hướng
chính.)
Khi nghiên cứu lý thuyết Dow có 6 nguyên lý quan trọng cần chú ý sau:
1. Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả
Bởi vì nó phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng nghìn nhà đầu tư, gồm cả
những người có kinh nghiệm dự đoán thị trường giỏi nhất, có những thông tin tốt nhất về
xu hướng và các sự kiện, những gì có thể nhận thấy trước và tất cả những gì có thể ảnh
hưởng đến cung và cầu của các loại chứng khoán. Thậm chí cả những thiên tai hay thảm họa
không dự tính được thì ngay khi xảy ra, chúng đã được thị trường phản ánh ngay vào giá của
các loại chứng khoán, chỉ số, tiền tệ, hàng hóa....
2. Ba xu thế của thị trường
Thuật ngữ thị trường nhằm chỉ giá chứng khoán nói chung, dao động của thị trường tạo
thành các xu thế giá, trong đó quan trọng nhất là các xu thế cấp 1 (xu thế chính hay xu thế cơ
bản). Đây là những biến động tăng hoặc giảm với quy mô lớn, thường kéo dài trong một
hoặc nhiều năm và gây ra sự tăng hay giảm đến 20% giá của các cổ phiếu. Chuyển động theo
xu thế cấp 1 sẽ bị ngắt quãng bởi các bởi sự xen vào của các dao động cấp 2 theo hướng đối
nghịch - gọi là những phản ứng hay điều chỉnh của thị trường. Những biến động này xuất
hiện khi xu hướng cấp 1 tạm thời vượt quá mức độ hiện tại của bản thân nó (gọi chung các
biến động này là các biến động trung gian - biến động cấp 2). Những biến động cấp 2 bao
gồm những biến động giá nhỏ hay gọi là những biến động hàng ngày và không có ý nghĩa
quan trọng trong Lý thuyết Dow.
Trước khi bàn luận về sự vận hành của các xu hướng, cần phải làm rõ định nghĩa xu hướng
(Trend)của Dow. Dow định nghĩa một xu hướng tăng (uptrend) là khi thị trường có mức giá
giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn các mức giá đỉnh trước đây, và mức giá thấp nhất tại thời
điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ. Nói cách khác, một xu
hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại, thị trường có xu hướng giảm
(downtrend) khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất
và thấp nhất trong quá khứ. Định nghĩa của Dow đã được thử thách qua thời gian và vẫn
luôn được coi là nền móng cho việc phân tích xu hướng.Dow tin rằng các quy luật về sự tác
động và phản ứng được áp dụng cho các thị trường cũng như đối với thế giới vật chất. Ông
đã viết “Hồ sơ giao dịch cho thấy rằng, trong nhiều trường hợp, khi chạm đỉnh chứng khoán
sẽ suy giảm đôi chút và sau đó quay đầu tiến gần về mức cao nhất. Nếu sau một biến động
như trên mà giá lại rơi xuống nữa thì có khả năng nó sẽ giảm sâu hơn,” (Nelson, trang 43).
Dow xét thấy rằng một xu hướng phải có ba thành phần (three parts): primary,
secondary và minor. Primary trends đại diện cho thủy triều, secondary trends đại diện cho
những đợt sóng hình thành nên thủy triều và minor trends biểu hiện cho những gợn sóng lăn
tăn.
Người quan sát có thể xác định được hướng của thủy triều (primary trend) bằng cách đánh dấu
điểm cao nhất của từng đợt sóng liên tiếp. Nếu mỗi đợt sóng chạm đỉnh cao hơn đợt sóng
trước, tức thủy triều đang lên. Khi đỉnh của các làn sóng liên tiếp giảm dần thì có nghĩa là thủy
triều đang rút. Không như thủy triều thực sự của đại dương chỉ kéo dài trong vài giờ, Dow cho
rằng thủy triều của thị trường kéo dài hơn một năm, có khi là vài năm.
Xu hướng thứ hai (secondary) hay giai đoạn trung gian (intermediate) là sự hiệu chỉnh của xu
hướng chính (primary) và thường là kéo dài từ ba tuần đến ba tháng. Nhìn chung, những hiệu
chỉnh intermediate này thoái lùi (retrace) khoảng một phần ba tên hai phần ba xu hướng trước
đó và đa phần là một nửa, hay 50%.
Theo Dow, Minor (hoặc near term) trend thường ngắn hơn ba tuần. Xu hướng này là sự dao
động của xu hướng trung gian (intermediate trend).
2.1. Xu thế cấp 1
Như đã nói đến ở phần trước, xu thế cấp 1 là những chuyển động lớn của giá, bao hàm cả thị
trường, thường kéo dài hơn 1 năm và có thể là trong vài năm. Nếu như mỗi đợt tăng giá liên
tiếp đều đạt đến mức cao hơn mức trước đó và mỗi điều chỉnh cấp 2 đều dừng lại ở mức đáy
cao hơn mức đáy của lần điều chỉnh trước thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá - thị trường lúc
này là thị trường con bò tót - thị trường tăng giá (Bull Market) Còn ngược lại nếu mỗi biến
động giảm đều làm cho giá xuống những mức thấp hơn còn mỗi điều chỉnh đều không đủ
mạnh để làm cho giá tăng lên đến mức đỉnh của những đợt tăng giá trước đó thì xu thế cấp 1
của thị trường lúc này là giảm giá, thị trường được gọi là thị trường con gấu - thị trường
giảm giá (Bear Market).
Thông thường, về lý thuyết thì xu thế cấp 1 chỉ là một trong 3 loại xu thế mà một nhà đầu tư
dài hạn quan tâm. Mục đích của nhà đầu tư đó là mua chứng khoán càng sớm càng tốt trong
một thị trường lên giá, sớm đến mức anh ta có thể chắc chắn rằng mới có duy nhất mình anh
ta bắt đầu mua và sau đó nắm giữ đến khi và chỉ khi Bull Market đã thực sự kết thúc và bắt
đầu Bear Market. Nhà đầu tư hiểu rằng họ có thể bỏ qua một cách an toàn tất cả những sự
xen vào của các điều chỉnh cấp 2 và các dao động nhỏ vì họ đầu tư dài hạn theo xu thế chính
của thị trường. Tuy nhiên với một kinh doanh chứng khoán ngắn hạn thì những biến động
của xu thế cấp 2 lại có vai trò quan trọng bởi họ kiếm lợi nhuận dựa trên những biến động
ngắn hạn của thị trường
2.2. XU THẾ CẤP 2
Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo
xu thế cấp 1. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian) hay còn gọi là những điều
chỉnh xuất hiện ở các Bull Market; hoặc những đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất
hiện ở các Bear Market. Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến
nhiều tháng. Chúng sẽ kéo ngược lại khoảng 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay giảm tùy loại thị
trường) của giá theo xu thế cấp 1. Do đó, chẳng hạn trong Bull Market, nếu chỉ số giá bình
quân công nghiệp tăng liên tục ổn định hoặc có gián đoạn rất nhỏ và mức tăng đạt đến 30
điểm, khi đó xuất hiện xu thế điều chỉnh cấp 2, thì người ta có thể trông đợi xu thế điều
chỉnh này có thể làm giảm từ 10 đến 20 điểm cho đến khi thị trường lặp lại xu thế tăng cấp 1
ban đầu của nó.
Dẫu sao cũng cần lưu ý là qui tắc giảm 1/3 đến 2/3 không phải là một luật lệ không thể phá
vỡ mà nó đơn giản chỉ là một nhận xét về khả năng có thể xảy ra mà hầu hết các biến động
cấp 2 đều bị giới hạn trong mức này. Rất nhiều trong số đó ngừng tác động ở điểm gần với
mức 50% mà rất hiếm khi đạt đến mức 1/3. Như vậy có 2 tiêu chí để nhận định một xu thế
cấp 2: Tất cả những chuyển động của giá ngược hướng với xu thế cấp 1 kéo dài ít nhất 3 tuần
và kéo hoàn lại ít nhất 1/3 mức biến động thức của xu thế cấp 1 (tính từ điểm kết thúc biến
động cấp 2 trước đó đến biến động cấp 2 này, bỏ qua những dao động nhỏ) thì được coi là
thuộc loại trung gian hay còn gọi là biến động cấp 2. Mặc dù đã có những tiêu chí để xác
định một xu thế cấp 2 nhưng vẫn có những khó khăn trong việc xác định thời điểm hình
thành và thời gian tồn tại của xu thế.
Theo lý thuyết Dow, nếu xu hướng chính chỉ chuyển động theo 1 hướng nhất định thì xu thế
phụ sẽ di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính.
Ví dụ: một xu hướng chính tăng sẽ bao gồm các xu hướng giảm thứ cấp đi kèm. Đây là sự
dịch chuyển giá từ đỉnh cao hơn đến đáy thấp hơn. Ngược lại, nếu xu hướng giảm lại trở
thành xu hướng chính thì lúc này các xu hướng thứ cấp sẽ là sự dịch chuyển từ đáy thấp hơn
(LL) đến đáy cao hơn (HL).
2.3. Xu thế nhỏ (Minor)
Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, hường chỉ dưới 6 ngày) mà
theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp
phần tạo nên các xu thế trung gian. Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu
thế cấp 2 hay là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp, đều được tạo
thành từ một dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau. Xu thế nhỏ là dạng
duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và
2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể.
Do tính chất ngắn hạn nên xu thế nhỏ không phải là mối quan tâm lớn đối với nhà giao dịch.
Nhưng điều này không có nghĩa là bỏ qua chúng hoàn toàn; xu thế nhỏ vẫn phải được theo
dõi vì những biến động giá ngắn hạn này cũng là một phần nằm trong xu hướng chính và
phụ.
Hầu hết trader đều chỉ tập trung giao dịch theo xu hướng cấp 1, các xu hướng còn lại thường
không rõ ràng hay bị nhiễu. Nếu quá tập trung vào các xu hướng nhỏ, nó có thể dẫn đến sai
lầm, các nhà giao dịch bị phân tâm bởi biến động ngắn hạn và mất tầm nhìn tổng quát cho
bức tranh thị trường lớn hơn.
3.Xu hướng chính có 3 pha
Theo lý thuyết Dow, Xu hướng chính gồm 3 pha:
Trong giai đoạn thị trường uptrend (tăng giá), xu hướng chính gồm 3 pha là: pha tích luỹ
(accumulation), pha tăng (big move) và pha quá độ.
Với thị trường dowtrend (giảm giá) thì sẽ có tên gọi lần lượt là pha phân phối (distribution),
pha giảm mạnh, pha tuyệt vọng (panic phase).
3.1. Bull Market (thị trường con bò tót - thị trường tăng giá)
Một xu thế tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kì.
Thời kì đầu tiên là quá trình “tích lũy”:
Trong quá trình này, những nhà đầu tư có tầm nhìn xa sẽ tiến hành xem xét các doanh
nghiệp, có thể vào thời kì này doanh nghiệp đang suy thoái nhưng nhà đầu tư nhận thấy khả
năng doanh ngiệp có thể chuyển biến tình hình thành tăng trưởng nhanh chóng, có thể giá cổ
phiếu của nó sẽ tăng trong thời gian tới. Đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu này đang được
chào bán rất nhiều bởi những nhà đầu tư đang có tâm lý rất chán nản và lo lắng về tình trạng
của những cổ phiếu của họ và để nhằm tăng dần giá chào bán của họ khi thị trường xuất hiện
sự suy giảm trong khối lượng giao dịch. Các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó có
thể không tốt thậm chí rất tồi. Công chúng hoàn toàn cảm thấy thất vọng khi tham gia vào thị
trường chứng khoán bởi họ thấy lượng tiền đã đầu tư của họ đang giảm giá trị nhanh chóng
và có nguy cơ còn giảm nữa, vì vậy mà họ muốn thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên có thể
nhận thấy một điều vào cuối giai đoạn thứ nhất này là trong hoạt động của công ty và trong
những biến động trên thị trường đã có những biến chuyển tuy mới chỉ ở mức hạn chế, bắt
đầu xuất hiện những đợt tăng giá nhỏ.
Giai đoạn tích lũy thường nằm ở cuối xu thế giảm, khi mọi thứ dường như đang trong thời
kỳ tồi tệ nhất. Nhưng đây cũng là lúc giá của thị trường cực kỳ hấp dẫn vì vào thời điểm này,
hầu hết các tin tức xấu đều đã tung ra, áp lực bán tan biến gần như không thể giảm thêm
được nữa, nên sẽ không có rủi ro về việc giá giảm. Tuy nhiên, giai đoạn tích lũy cũng là giai
đoạn khó phát hiện nhất, nhà giao dịch khó lòng nhận biết được xu thế giảm đã thực sự kết
thúc hay vẫn còn tiếp tục.
Thời kỳ thứ 2 là thời kỳ của sự tăng trưởng khá vững chắc;
Giai đoạn 2 của giai đoạn xu hướng tăng chính thường là dài nhất, và giá tăng nhiều nhất.
Giai đoạn này được đánh dấu bằng cải thiện trong các doanh nghiệp, giá cổ phiếu tăng. Lợi
nhuận tăng và niềm tin tràn đầy. Giai đoạn này xem như là giai đoạn dễ kiếm tiền và những
người kinh doanh theo xu hướng cũng gia nhập thị trường. Họat động của doanh ngiệp đang
theo dõi gia tăng mạnh cùng với những khởi sắc trong nội bộ doanh nghiệp và doanh thu của
nó cũng tăng dần và bắt đầu thu hút các mối quan tâm trên thị trường. Đây chính là thời kì
mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà kinh doanh chứng khoán theo trường phái Phân tích kỹ
thuật.
Giai đoạn tăng thái quá
Cuối cùng là thời kì thứ 3, trong thời kì này thị trường sôi sục với những biến động của nó:
Công chúng rất háo hức với từng biến động của thị trường. Tất cả các thông tin tài chính của
doanh nghiệp đưa ra đều rất tốt, giá chứng khoán tăng cao ngoài sức tưởng tượng và đang là
những vấn đề nóng hổi được đưa lên trang đầu của các tờ báo ra hàng ngày. Đến thời điểm
sau khoảng hai năm tính từ lúc thị trường bắt đầu đi lên, những người ít kinh nghiệm có thể
mới cho rằng thị trường lúc này mới chắc chắn cho lợi nhuận của họ và muốn tham gia vào
thị trường. Nhưng thực sự thì sau hai năm, giá đã tăng khá cao, câu hỏi nên đặt ra vào lúc
này là “nên bán cổ phiếu nào? ” chứ không còn là “nên mua cổ phiếu nào ? ” nữa. Vào cuối
thời kì thứ 3, người ta có thể thấy nạn đầu cơ tràn lan, khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng
nhưng “air-pocket-stock”* xuất hiện ngày càng nhiều, số lượng cổ phiếu có giá thấp nhưng
không có giá trị đầu tư cũng gia tăng và cả những đợt phát hành trái phiếu cũng ít dần đi.
(* Air-pocket-stock là những cổ phiếu đột ngột giám giá mạnh một cách bất thường - có thể
là do nhà đầu tư bán ồ ạt do một tin đồn xấu. Lý do dùng khái niệm này là vì nó được so
sánh với việc máy bay đột ngột mất độ cao, ngoài khả năng kiểm soát khi gặp air-poket là
những dòng khí hướng xuống, tác động làm mất chiều cao máy bay).
Khi thị trường tăng quá mạnh, phe mua bắt đầu trở nên yếu thế, lúc này sẽ chuyển sang giai
đoạn quá độ – giai đoạn cuối cùng trong xu hướng tăng, cũng là giai đoạn mà nhiều nhà đầu
cơ tích lũy bắt đầu tìm cách thu hẹp vị thế, bán chúng cho những người tham gia vào thị
trường. Tại thời điểm này thị trường, theo Alan Greenspan nói, có một “sự phấn khích phi
lý”.
Đây cũng là giai đoạn mà người mua cuối cùng bắt đầu tham gia thị trường – sau khi đạt
được lợi nhuận lớn. Giống như các con cừu dùng để giết thịt, những người tham gia muộn hy
vọng rằng lợi nhuận vẫn sẽ tiếp tục sau khi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trước đó. Nhưng thật không
may, họ đang”đu đỉnh” và cơ hội để thoát “hàng” thực sự khá mong manh.
Trong giai đoạn này, có rất nhiều dấu hiệu thể hiện sức mua giảm hay xu hướng đang dần trở
nên yếu đi, và cũng là dấu hiệu cho thấy xu thế trên đang nằm ở điểm bắt đầu cho một xu
hướng giảm chính.
3.2. Bear Market (Thị trường con gấu - thị trường giảm giá)
Xu thế giảm giá của thị trường cũng được chia thành ba thời kỳ.
Thời kỳ đầu tiên là thời kỳ “phân bổ” (thời kỳ này thực sự bắt đầu ở giai đoạn cuối của
Bull Market trước đó):
Trong thời kỳ này những nhà đầu tư có tầm nhìn xa đều nhận thấy rằng doanh thu (và các
chỉ số kinh doanh nói chung) của những công ty mà họ đang nắm giữ cổ phiếu đều đang đạt
mức cao không bình thường và họ muốn nhanh chóng thoát khỏi vị thế sở hữu cổ phiếu của
những công ty này. Khối lượng giao dịch vẫn rất cao mặc dù đã có những dấu hiệu của xu
hướng giảm, công chúng vẫn rất “năng động” nhưng cũng bắt đầu có dấu hiệu lo lắng và
cũng không còn nhiều kỳ vọng kiếm lợi nhuận.
Giai đoạn đầu tiên trong thị trường gấu được gọi là giai đoạn phân phối, giai đoạn mà người
mua thông báo bán (phân phối) vị trí của họ. Điều này trái ngược với giai đoạn tích lũy trong
một thị trường tăng giá ở chỗ, những người mua được thông báo đang bán trong một thị
trường quá mua thay vì mua trong một thị trường quá bán.
Trong giai đoạn này, nhà giao dịch vẫn rất lạc quan về thị trường, kỳ vọng về mức độ thị
trường tăng cao hơn. Đây cũng là giai đoạn mà các nhà đầu tư cuối cùng trên thị trường tiếp
tục mua, đặc biệt là những người đã bỏ lỡ cơ hội trước đó đã tham gia và hy vọng sẽ có một
bước tương tự trong tương lai gần.
Nhưng thật đáng tiếc, giai đoạn phân phối trong thị trường gấu (thị trường giảm) không thể
nào giống như giai đoạn tích lũy của thị trường bò. Vì lẽ đó, 1 xu hướng giảm sẽ được xác
nhận khi xu hướng trước đó không thế nào tạo ra được các đỉnh cao hơn (HH) cùng đáy thấp
hơn (LL) thay vào đó chỉ có thể tạo ra các đáy cao hơn (HL) cùng các đỉnh thấp hơn.
Thời kỳ thứ hai được gọi là thời kỳ "hỗn loạn" – Giai đoạn giảm mạnh:
Số lượng người mua bắt đầu giảm dần và những người bán bắt đầu trở lên vội vã bán đi
những cổ phiếu mình đang nắm giữ. Xu thế giảm giá bắt đầu tăng mạnh làm đồ thị giá gần
như dốc thẳng xuống và khối lượng giao dịch đạt đến mức đỉnh điểm. Giai đoạn này được
gọi là hỗn loạn vì sự sụt giảm thường xảy ra rất trầm trọng thậm chí là thái quá với mức độ
vượt quá cả thực trạng của các doanh nghiệp. Sau giai đoạn hỗn loạn có thể có giai đoạn hồi
phục (một dạng xu thế cấp hai) hoặc một giai đoạn dao động ngang của đồ thị thị trường (các
dao động không có hướng đi lên hay đi xuống mà là dao động trong một khoảng cố định theo
chiều ngang của thị trường) trong một thời gian tương đối dài. Giai đoạn này thể hiện tâm lý
chán nản của một bộ phận nhà đầu tư, họ cũng chính là những người đã cố gắng nắm giữ cổ
phiếu qua thời kỳ hỗn loạn trước đó hoặc cũng có thể là những người đã mua cổ phiếu trong
thời kỳ đó bởi vì lúc đó giá của cổ phiếu rõ ràng là rẻ hơn rất nhiều so với trước đó vài tháng.
Thông tin về các doanh nghiệp ngày càng xấu đi. Kết thúc giai đoạn này mới bước vào thời
kỳ thứ ba.
Tương tự như giai đoạn tăng mạnh trong thị trường bò, nhưng thay vì di chuyển theo hướng
tăng, giai đoạn của thị trường gấu sẽ chỉ di chuyển theo 1 hướng duy nhất chính là GIẢM.
Trong giai đoạn này, điều kiện kinh doanh trên thị trường càng ngày càng tồi tệ và tâm lý
nhà giao dịch cũng trở nên tiêu cực hơn. Thị trường tiếp tục giảm giá với áp lực bán ngày
càng tăng mạnh trong khi đó xu hướng mua gần như cạn kiệt.
Giai đoạn tuyệt vọng:
Vào thời kỳ thứ ba, xu thế đi xuống trên thị trường đã yếu dần, nhưng lại được duy trì bởi
những lệnh bán nhiều và liên tục thể hiện “nỗi buồn” và sự lo lắng của những nhà đầu tư
đang rất cần tiền cho những nhu cầu riêng của họ. Các cổ phiếu đều giảm đến mức thấp nhất,
thậm chí gần như mất hoàn toàn giá trị. Những cổ phiếu có chất lượng cao hầu như không
được giao dịch vì những người sở hữu chúng đều muốn nắm giữ đến cùng. Ở giai đoạn cuối
của Bear Market, như một kết quả của toàn bộ thời kỳ giảm giá trước, cả thị trường chỉ tập
trung vào giao dịch một số loại cổ phiếu. Bear Market kết thúc tất cả với những tin xấu về
các doanh nghiệp, về thị trường ở mức có thể coi là tồi tệ nhất đã thể hiện ra và có thể đến.
Giai đoạn cuối cùng của thị trường giảm chứa đầy sự hoảng loạn và rất dễ dẫn đến việc bán
tháo trong một khoảng thời gian ngắn. Trong giai đoạn này, thị trường chỉ toàn màu xám xịt
nhà giao dịch có tâm lý tiêu cực với những hy vọng mong manh về công ty, nền kinh tế và
thị trường nói chung.
Bạn sẽ thấy nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phần của họ trong hoảng loạn. Thông thường
những người này đều là những người mới tham gia thị trường trong giai đoạn quá độ của lần
tăng giá trước đó.
Nhưng khi mọi thứ (có vẻ) tồi tệ nhất lại chính là lúc giai đoạn tích lũy của một xu hướng
tăng chuẩn bị bắt đầu và cứ như thế chu kỳ được lặp lại liên tục qua năm này tới năm khác,
qua thế kỷ này tới thế kỷ khác.
3.3. Đường ngang có thể thay thế cho các xu thế cấp 2.
Đường ngang theo định nghĩa của Lý thuyết Dow là những chuyển động ngang có tính chất
trung gian của thị trường phản ánh thời kỳ mà giá biến động rất ít (với thị trường Mĩ là nhỏ
hơn hoặc bằng 5%). Đường ngang thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần hoặc đôi khi là lâu hơn
(trong vài tháng). Khi thị trường xuất hiện mô hình dạng đường ngang, điều này chỉ ra rằng
áp lực của cung và cầu trên thị trường là tương đối cân bằng.
Thực tế trong giai đoạn này các lệnh đặt mua hoặc bán đều thể hiện một sự kiệt sức. Những
người muốn mua cổ phiếu thì phải tăng mức giá chào mua để khuyến khích người có cổ
phiếu mà họ muốn bán cho họ, còn những người muốn bán thì với thị trường có biến động
dạng đường ngang họ thấy rằng số lượng người mua đang ít dần và kết quả là họ phải giảm
giá để có thể bán được những cổ phiếu của mình. Do vậy một mức giá dao động vượt ra
ngoài mức dao động của mô hình đường ngang đang xuất hiện trên thị trường sẽ là một dấu
hiệu rõ ràng cho một thị trường lên hoặc xuống giá tùy thuộc vào hướng của dao động vượt
ra ngoài. Nhìn chung mô hình đường ngang càng kéo dài lâu và biên độ dao động càng nhỏ
thì ý nghĩa của dao động vượt ra ngoài mô hình đường ngang càng lớn.
Mô hình đường ngang thường diễn ra dài vừa đủ để khoảng thời gian tồn tại của nó mang
một ý nghĩa quan trọng đối với những người phân tích thị trường theo trường phái Dow.
Những biến động vượt ra ngoài mô hình đường ngang có thể là dấu hiệu cho thấy mô hình
này chính là những mức đỉnh hoặc đáy rất quan trọng của thị trường bởi nếu là đỉnh thì đó
chính là giai đoạn “phân bổ” - giai đoạn ban đầu của một Bear Market; còn nếu dấu hiệu cho
thấy nó có thể là mức đáy của thị trường thì đây là giai đoạn “tích tụ” - giai đoạn đầu của
một Bull Market. Thông thường nhất, nó đóng vai trò như một thời kỳ yên tĩnh thuộc giai
đoạn cuối cùng trong quá trình hình thành hoặc thuộc giai đoạn củng cố xu thế cấp 1 của thị
trường. Trong những trường hợp đó mô hình này đóng vai trò như những sóng cấp 2. Mức
biến động 5% cũng hoàn toàn chỉ là một mức biên độ được xác định theo kinh nghiệm bởi
trên thực tế rằng mô hình đường ngang có rất nhiều điểm tương đồng với mô hình cũng có
nhiều biến động ngang với biên độ lớn hơn nhưng hai biên của nó vẫn được xác định khá rõ
ràng và tương đối chuẩn nên cũng được tính là một loại mô hình đường ngang.
Có những đường ngang hình thành nên phạm vi mua bán. Trong phạm vi mua bán này cho
thấy các chỉ số đi Sideways (đi ngang) trong một khoảng thời gian nhất định. Và khi đấy
chúng ta có thể vẽ ra được những đường ngang đó bằng cách nối các đỉnh và các đáy. Những
phạm vi mua bán như thế không cho biết rõ ràng là tích lũy hay phân phối, nhưng đến khi
giá thật sự vượt lên hoặc vượt xuống khỏi phạm vi mua bán. Nếu vượt lên, thì phạm vi mua
bán đó là tích lũy. Nếu vượt xuống thì phạm vi mua bán đó là phân phối. Trong vùng phạm
vi mua bán thì không thể nhận định được tích cực hay tiêu cực cho đến khi phá vỡ để vượt
khỏi phạm vi mua bán đó.
(Bình luận: Đây là điều mà bản thân Trader và các nhà đầu tư cần thận trọng, lưu ý khi
nhận định và phân tích thị trường. Các “biến thể” của thị trường, hay các biến thể của sóng
Eliot sau này (đường ngang, kênh ngang hoàn toàn có thể thay thế một song điều chỉnh 2,
4), các mô hình giá là không có cố định, bạn phải linh động trước thị trường và tránh gò bó
nhận định cứng nhắc. Có phương án cho các biến đổi bất thường này, kế hoạch trước các
kịch bản có thể xảy ra – Alpha)
3.4. Chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu.
Lý thuyết Dow không quan tâm và ít đề cao đến các mức biến động giá (thậm chí là cả mức
giá cao nhất và thấp nhất) trong ngày mà chỉ quan tâm đến những số liệu cuối ngày giao
dịch, chẳng hạn như mức bình quân giá bán cuối cung trong ngày.
Xem xét một thị trường với xu thế cơ bản là tăng giá và đang ở thời điểm giá tăng và đạt
mức đỉnh của ngày hôm đó vào 11 giờ sáng, giả sử lúc đó chỉ số bình quân đang là 152.45
sau đó lại giảm xuống mức giá đóng cửa là 150.70. Để có thể xác nhận thị trường vẫn đang
trong xu thế cơ bản là tăng giá thì ở đợt tăng giá tiếp theo mức giá đóng cửa phải cao hơn
150.70. Trong trường hợp này mức đỉnh 152.45 không được quan tâm đến. Trái lại nếu ở đợt
thứ 2, dù giá có đạt đến mức đỉnh ở 152.60 nhưng giá đóng cửa lại nhỏ hơn 150.70 thì hoàn
toàn có cơ sở để nghi ngờ liệu xu thế tăng giá hiện tại có còn tiếp tục hay không.
Trong những năm gần đây, nhiều ý kiến đã được đưa ra xung quanh vấn đề liệu chỉ số giá
bình quân phải tăng thêm hay giảm đi bao nhiêu so với giới hạn đạt được của đợt dao động
giá trước (đỉnh hoặc đáy) để có thể báo hiệu (xác nhận một xu thế mới hoặc xác nhận lại xu
thế hiện tại) xu thế thị trường. Dow và Hamilton luôn rất cẩn thận trong việc xem xét bất cứ
một dao động nhỏ nào xen vào xu thế hiện tại làm giá thay đổi thậm chí đến 0. 01 và hai ông
đều cho rằng dấu hiệu đó hoàn toàn có thể là một dấu hiệt đúng. Nhưng ngày nay nhiều nhà
phân tích cho rằng mức thay đổi đó phải đạt ít nhất 1.00 mới có thể được coi là một dấu hiệu
của thị trường.
Lý thuyết Dow coi trọng giá đóng cửa & biểu đồ đường, không quan tâm đến biến động
trong ngày. Để xu hướng xác lập hình thành, thì chỉ cần giá đóng cửa thôi – điều này có
nghĩa là không quan tâm nhiều đến mô hình nến Nhật, và bản thân tôi cũng có thể giao dịch
không cần nến nhật, nến không có quá nhiều ảnh hưởng trong hệ thống của tôi. Nến nhật chỉ
là cách thể hiện giá, nó như một indicators khác mà thôi.Không phải nến nhật không tốt, nó
là dấu hiệu tốt tại các vùng cản và vùng giá nhạy cảm của thị trường, xoay chiều/đổi chiều/
hoặc tiếp diễn xu hướng.
Mặt khác, Lý thuyết Dow cũng xem trọng phạm vi giao dịch, ví dụ thị trường đang giai đoạn
đi ngang (sideways), thì trader nên chờ đợi khi biến động giá phá vỡ xu hướng đi ngang,
trước khi kết luận xu hướng mới của thị trường, hay cổ phiếu.
Một trader giao dịch theo lý thuyết Dow rất xem trọng xu hướng chung của thị trường, do đó
cần họ có xu hướng xem thị trường đảo chiều hay chưa để đề ra biện pháp rút lui (khi trend
tăng sang trend giảm) và giải ngân (khi trên giảm chuyển sang trend tăng).
Lý thuyết Dow thể hiện mạnh ở các đường thẳng để nối các đáy và đỉnh. Xu hướng tăng thì
đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, & đáy sau cao hơn đáy trước. Xu hướng giảm thì đỉnh sau thấp
hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước.
(Bình luận: Việc sử dụng giá đóng cửa để xác nhận là cần thiết, cũng như việc xác nhận giá
phản ứng tại các vùng cản. Trong forex, việc giá đang trong thời gian hình thành, chưa đóng
nến có thể gây sự sai lầm trong nhận định khi vào lệnh sớm tại các thời gian trên. Việc hoàn
thành các mô hình giá, mô hình nến…cần/điều kiện đủ để chắc chắc cho một xu hướng, dấu
hiệu xác nhận. Việc sử dụng chỉ số giá bình quân và có độ trễ/lệch khiến nhà giao dịch phải
có kinh nghiệm và công cụ, chỉ số lọc nhiễu và nắm bắt kịp thời xu hướng, dự báo trước
được sự thay đổi dài hạn. Đây là lý do tôi sử dụng các công cụ, chỉ số bình quân/trung bình
trong hệ thống giao dịch của mình, cho mọi thị trường, biểu đồ tài chính - Alpha)
4. Các chỉ số bình quân của thị trường phải cùng xác nhận xu thế của thị trường.
Đây là câu hỏi thường xuyên đặt ra nhất và cũng khó giải thích nhất đối với hệ thống các
nguyên lý của lý thuyết Dow. Tuy nhiên từ khi được đưa ra cho đến nay nó đã được thời
gian chứng minh tính đúng đắn và nó vẫn được vận dụng cho đến ngày nay và bất kì một ai
đã xem xét những số liệu ghi lại thì đều không thể có ý kiến phản đối với nguyên lý này. Còn
với những người ít quan tâm hay bỏ qua nguyên lý này thì trong thực tế kinh doanh đã và sẽ
phải nhiều lần cảm thấy tiếc nuối. Điều nguyên lý này muốn nói đến là không thể có một dấu
hiệu chính xác nào về sự thay đổi xu thế thị trường có thể được khẳng định chỉ thông qua
xem xét biến động của duy nhất một loại chỉ số bình quân (ở đây muốn nói đến những thị
trường bao gồm nhiều chỉ số bình quân, chẳng hạn như ở Mỹ, như nói ở phần đầu, có hai
loại chỉ số bình quân).
• Chỉ số bình quân bên dưới chỉ ra thị trường đi xuống
• Chỉ số bình quân phía trên chỉ ra thị trường đi lên
Như vậy thị trường sẽ vẫn đi xuống do cả hai không cùng xác nhận một sự đảo chiều trong
xu thế hiện tại của thị trường.
Chỉ khi nào cả chỉ số bình quân cũng chỉ ra là thị trường đang có xu thế đi lên thì ta mới có
cơ sở xác nhận một dấu hiệu về sự đổi chiều của xu thế chính. Trong hình vẽ trên, trừ khi có
một biến động nào khác nếu không chỉ duy nhất chỉ số bình quân bên dưới sẽ không để
chuyển hướng chung của thị trường mà thậm chí còn bị kéo xuống. Xu thế cấp 1 của thị
trường rõ ràng vẫn chưa rõ ràng. Đây là một ví dụ áp dụng nguyên lý về sự xác nhận. Không
cần thiết cả hai chỉ số bình quân phải cùng xác nhận vào 1 ngày. Thường thì cả hai chỉ số
này sẽ cùng chuyển động đến cùng một khoảng đỉnh hoặc đáy mới, nhưng có nhiều trường
hợp mà một trong hai chỉ số sẽ trễ hơn chỉ số kia vài ngày, vài tuần, thậm chí là một đến hai
tháng. Trong những tình huống như vậy thì nhà đầu tư phải giữ kiên nhẫn và đợi cho đến khi
thị trường thật sự thể hiện ra bản chất xu hướng của nó.
5. Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường.
Điều này thể hiện một thực tế là khi giá biến động theo đúng xu thế cấp 1 thì các họat động
kinh doanh trên có xu hướng mở rộng hơn. Do vậy, với Bull Market, khối lượng giao dịch sẽ
tăng nếu giá tăng, và sẽ thu lại nếu giá giảm; với Bear Market giá trị giao dịch sẽ tăng nếu
giá giảm và ít khi giá có dấu hiệu phục hồi. Điều này vẫn đúng ở mức độ thấp hơn tức là với
những xu thế cấp 2, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của một xu thế hồi phục cấp 2 trong một
Bear Market, khi mà các diễn biến của thị trường chỉ ra rằng giá sé tăng lên theo một số đợt
tăng giá nhỏ, còn các biến động kéo giá xuống giảm đi.
Các kết luận ở đây thường không có giá trị nếu chỉ dựa trên diễn biến trong vài ngày và càng
không có giá trị với những kết luận dựa trên một phiên giao dịch đơn lẻ. Nguyên lý này chỉ
phát huy hiệu quả nếu dựa trên những diễn biến của khối lượng giao dịch chung trong thời
gian giao dịch tương đối dài. Hơn nữa, theo Lý thuyết Dow thì chỉ dựa trên những phân tích
về giá mới có thể đưa ra được những dấu hiệu mang tính quyết định về xu thế thị trường, còn
khối lượng giao dịch chỉ có thể cung cấp thêm những chứng cứ phụ để giải thích rõ hơn biến
động của thị trường và sử dụng vào những tình huống khi dấu hiệu chính tỏ ra còn nhiều
nghi ngờ.
Theo lý thuyết của Dow, các tín hiệu để mua và bán dựa trên biến động giá. Chính vì thế,
khối lượng cũng được sử dụng như một chỉ báo để giúp xác nhận những gì thị trường đang
gợi ý cho nhà giao dịch.
Từ nguyên lý này cho thấy, trong 1 xu hướng giá tăng khối lượng sẽ tăng theo khi giá di
chuyển theo đúng xu hướng và giảm khi giá di chuyển theo hướng ngược lại. Ví dụ, trong
một xu hướng tăng, khối lượng sẽ tăng khi giá tăng và giảm khi giá giảm.
Như vậy trong trường hợp khối lượng chạy ngược với xu hướng (giá tăng nhưng khối lượng
giảm, giá giảm nhưng khối lượng giao dịch tăng) đó là dấu hiệu của sự yếu kém trong xu
hướng hiện tại và có thể sẽ có sự đảo chiều xu hướng trong thời gian tới.
(Bình luận: Khối lượng thực sự quan trọng đối với các thị trường chứng khoán cơ sở,
exchange. Tuy nhiên đối với thị trường phái sinh và có sử dụng đòn bẩy cao và số liệu khối
lượng không thực sự chính xác và cập nhật thì cần phải có biện pháp lọc nhiễu, khung thời
gian giao dịch thích hợp... Đặc biệt tại thị trường Forex - Alpha).
6. Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu
thực sự về sự đảo chiều của xu thế đó được xác định.
Nguyên lý này là một trong những nguyên lý có nhiều ý kiến tranh cãi nhất. Nhưng khi được
hiểu chính xác nó vẫn có giá trị rất lớn trong phân tích thị trường. Nguyên lý thứ mười hai
giúp đề phòng với những thay đổi (phản ứng) quá sớm trong quan điểm về thị trường, theo
như chúng ta hay nói là “cầm đèn chạy trước ô tô”, của bất kì nhà đầu tư nào. Điều này
không nhằm làm nhà đầu tư trì hoãn hành động của mình lại một cách không cần thiết, cho
dù là chỉ một phút, khi những dấu hiệu về sự thay đổi của xu thế thị trường là đã rõ ràng,
nhưng nó nhắc nhở một điều rằng lợi thế sẽ nghiêng về phía những người biết chờ đợi cho
đến khi họ chắc chắn về tình hình thị trường và rõ ràng sẽ không nghiêng về những người
quá nôn nóng với hành động của họ. Khả năng xảy không thể được phát hiện một cách rõ
ràng bởi bản chất của nó là những biến động thực tế của thị trường và chúng thay đổi thường
xuyên. Bull Market không thể lên giá mãi và Bear Market thì sớm muộn cũng đạt đến đáy
của nó. Khi một xu thế cấp 1 của thị trường vừa mới được hình thành thì cho dù có những
dao động trong ngắn hạn ta vẫn có thể chắc chắn rằng nó không thay đổi, nhưng nếu nó kéo
dài càng lâu thì mức chắc chắn càng ít dần đi, các điểm tái xác nhận xu thế thị trường cũng
có giá trị ít dần đi. Động lực của người mua và khả năng bán được những cổ phiếu với giá
cao hơn giá mua để kiếm lời sẽ ngày càng thấp nếu như Bull Market đã tồn tại trong nhiều
tháng và rõ ràng là thấp hơn khi nó mới hình thành.
Một hệ quả tất yếu từ nguyên lý này đó là khi đã có những dấu hiệu về sự thay đổi của xu thế
thị trường thì sự thay đổi đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy bất cứ nhà đầu tư nào cũng
cần phải theo dõi thị trường một cách thường xuyên.
Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Dow
Ưu điểm: Lý thuyết Dow đưa ra những nguyên lí và bản chất của thị trường và
giúp bạn loại bỏ được những tâm lí cá nhân khi tham gia thị trường Tuy nhiên, khi dựa vào
lý thuyết Dow bạn phải phân tích theo tiêu chí khách quan, đừng dựa trên những mong muốn
của chính mình mà phân tích thì sẽ làm phân tích của bạn lệch lạc. Khi đấy phân tích của bạn
bị lệch lạc, chứ không phải là lý thuyết Dow đã đưa ra những điều không đúng. Chính vì thế
mới nói lý thuyết Dow không hoàn hảo. Cũng là dựa trên lý thuyết Dow nhưng những phân
tích của những người khác nhau lại có thể khác nhau.
Lý thuyết Dow giúp cho bạn có một cái nhìn ở xu hướng chính. Ở những xu hướng
thứ cấp và ngắn hạn lý thuyết Dow áp dụng phải thận trọng. Vì trong xu hướng thứ cấp và xu
hướng ngắn hạn giá cả thị trường có thể bị theo túng.
Để giải thích rõ hơn, dựa vào lý thuyết Dow chúng ta có thể nhìn nhận được dễ dàng xu hướng
chính, còn nếu là xu hướng ngắn hạn thì khả năng dựa vào lý thuyết Dow mà nhìn thì dễ dàng
bị sai.
Sự mở rộng của các công cụ và lý thuyết sóng Elliott sau này, đã hạn chế được phần nào
điểm yếu của lý thuyết Dow này. Tuy nhiên bản chất thị trường và lý thuyết Dow vẫn là điều
cơ bản nhất. Sóng Eliot hay các công cụ khác lại cũng có hạn chế riêng của nó. Cùng là một
công cụ, việc hiểu, nắm giữ, sử dụng có hiệu quả thế nào lại là bản thân Trader.
(Bình luận: Lý thuyết Dow không phải là một công cụ hoàn hảo để các bạn phân tích thị
trường. Nó chỉ đưa ra những nguyên lý mang tính bản chất của thị trường giúp cho các nhà
đầu tư có cái nhìn tốt hơn. Cùng một giai đoạn khác nhau, các nhà phân tích với các thông
tin, kinh nghiệm giao dịch và góc nhìn của mình có thể đưa ra các nhận định và đánh giá khác
nhau. Lý thuyết Dow chỉ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn ở xu hướng chính. Ở những
giai đoạn ngắn hơn thì Lý thuyết Dow không thể áp dụng, vì trong xu hướng thứ cấp và xu
hướng ngắn hạn giá cả thị trường có thể bị thao túng.
Sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông nên hiệu ứng của nó cũng một phần lan tỏa đến cả các
khung thời gian ngắn hơn, đặc biệt là trong thị trường ngoại hối, nơi mà khung thời gian giao
dịch có thể được tính theo phút, theo giây chứ không phải theo ngày như thời xưa trong thị
trường chứng khoán.)
Điều khó khăn nhất khi áp dụng lý thuyết Dow về thực tiễn là câu hỏi khi nào đảo chiều
thực sự?
Khi giá phá vỡ đường xu hướng đảo chiều diễn ra.
Hạn chế của lý thuyết dow
Nhiều nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê hiện đại có quan điểm cho rằng Lý thuyết
Dow cũng có nhiều hạn chế tại thị trường hiện đại do tâm lý đám đông và cách thức giao
dịch mới hay bởi vì thị trường khác nhau mà có điều kiện áp dụng khác nhau.
Tuy nhiên bản than tôi không cho rằng như vậy, lý thuyết trước đây và việc bạn sử dụng cho
hiện tại phải có sự linh động và thích ứng, bạn phải có công cụ để phân tích, nhận định nhận
biết dấu hiệu sớm và chuyển đổi trạng thái, vị thế giao dịch nắm giữ.
Dù sao, nếu nhà đầu tư tuân thủ lý thuyết Dow thì họ đã kiếm lợi rất nhiều từ thị trường tại
giai đoạn tăng trưởng bền vững hay giảm giá mạnh.
Dưới đây là một số hạn chế cơ bản, mọi người có thể tự có đánh giá nhận định riêng và
khắc phục tùy theo thị trường tham gia.
Lý thuyết dow quá trễ
Đôi khi người ta còn thậm chí cho rằng nếu mỗi biến động lớn của thị trường được chia
thành ba phần thì Lý thuyết Dow sẽ làm người tuân theo nó mất đi cơ hội kiếm lời ở phần
đầu và cuối của biến động này, có khi là mất đi toàn bộ cơ hội.
Nhắc lại rằng đây là một điểm đúng về Lý thuyết Dow, nhưng trên thực tế những hành động
theo đúng Lý thuyết Dow cũng đã mang lại lợi nhuận rất lớn và có rất ít người đạt được mức
lợi nhuận này. Những ghi nhận và tính toán cho thấy lợi nhuận sẽ rất cao nếu đầu tư theo
đúng Lý thuyết Dow.
Lý thuyết dow không phải lúc nào cũng đúng
Điều này hoàn toàn rõ ràng. Việc áp dụng Lý thuyết Dow hoàn toàn dựa vào khả năng giải
thích tình hình thị trường và chịu sự rủi ro đối với tính chính xác của những giải thích này.
Dù sao cũng cần nhắc lại rằng lịch sử đã chứng minh nếu tuân thủ đúng theo lý thuyết Dow
thì lợi nhuận sẽ rất cao.
Lý thuyết dow thường làm cho nhà đầu tư băn khoăn
Bất cứ lúc nào Lý thuyết Dow cũng có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên cơ sở hợp lý về
tình hình thực tế của thị trường. Câu trả lời có thể sai, nhưng chỉ là trong một thời gian ngắn
tương đối ở giai đoạn đầu của xu thế cấp 1 mới hình thành. Sẽ cũng có lúc một nhà phân tích
theo trường phái Dow nói với một nhà đầu tư rằng: “Xu thế cơ bản của thị trường có lẽ sẽ
vẫn là lên giá nhưng thị trường đã bước vào thời kỳ nguy hiểm và tôi không thể khuyên bạn
chính xác nên mua gì vào lúc này. Có lẽ đã quá muộn”.
Thường thì ý kiến phản đối này chỉ phản ánh những phản ứng đối với quan điểm của Lý
thuyết Dow nguyên lý chỉ số bình quân phản ánh mọi thông tin và thông số của thị trường tài
chính ( chứng khoán, cryptocurrency, Forex…). Có thể ý kiến phản đối này là của những
người có quan điểm bản thân về những biến động tài sản đó, không thống nhất với quan
điểm của Lý thuyết Dow.
Trong những trường hợp khác, những lời chỉ trích nhằm vào Lý thuyết Dow chỉ phản
ánh duy nhất một điều là sự thiếu kiên nhẫn của người đưa ra lời chỉ trích ấy. Sẽ có thể
trong nhiều tuần hay nhiều tháng (điển hình là với thị trường đang xuất hiện mô hình đường
ngang) Lý thuyết Dow không thể đưa ra một nhận định cụ thể nào. Khi đó nếu một nhà đầu
tư “ưa họat động” phản ứng lại thì điều đó là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng tính kiên nhẫn là một
phẩm chất không thể thiếu trên bất kì thị trường tài chính nào, bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư
tránh được những sai lầm nghiêm trọng.
Lý thuyết dow không giúp nhà đầu tư khi có biến động trung gian
Họ là những người đầu tư trong ngắn hạn. Lý thuyết Dow hầu như không đưa ra (nếu có thì
chỉ rất ít) những dấu hiệu về sự thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có
được những dấu hiệu này thì rõ ràng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo những
biến động của xu thế cấp một. Một số nhà kinh doanh chứng khoán, cryptocurrency đã dựa
trên Lý thuyết Dow để đưa ra những nguyên lý phụ áp dụng cho các biến động trung gian.
Nhưng nhìn chung chưa có một nguyên lý nào loại này họat động thực sự có hiệu quả. Lý
thuyết Dow chỉ là một công cụ – một chiếc máy để khi ta đưa dữ liệu vào thì nó đưa ra
những kết quả về xu thế cấp 1 – xu thế chính của thị trường. Điều này có ý nghĩa rất quan
trọng bởi hầu hết các tài sản trên thị trường tài chính đều vận động theo xu thế đó. Lý thuyết
Dow không thể chỉ ra, không thể giúp bạn xác định nên mua hay bán loại tài sản nào.
(Bình luận: Bản thân tôi cho rằng việc coi lý thuyết Dow là trễ, chậm là không đúng và
không công bằng cho lý thuyết này. Việc có dấu hiệu sớm, có thể nhận định trước với các
công cụ giao dịch hiện tại. Thị trường biến đổi nhanh hơn trong lịch sử và bạn phải có công
cụ, giải pháp cho vấn đề của riêng bạn.
Với các chỉ số trung bình giá, các khung thời gian nhỏ hơn và trung gian cũng hoàn toàn có
thể nhận ra sự quá bán/quá mua, sự đảo chiều sớm trước đó và thích ứng sự đổi chiều kịp
thời.
Do sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông cùng sự phát triển của internet. Hơn nữa, thị trường
giao dịch hiện tại theo các khung phút và giây chứ không giao dịch theo ngày như thị trường
chứng khoán trước đó, vì lẽ đó thị trường sẽ bị nhiễu nhiều hơn thông tin sẽ kém chính xác
hơn tại các khung thời gian ngắn, nhỏ.
Tuy nhiên, lý thuyết Dow thực sự rất quan trọng nếu bạn muốn trở thành 1 nhà giao dịch
ngoại hối thành công. Việc đọc và hiểu toàn bộ nguyên lý sẽ giúp bạn hiểu thêm các chỉ báo
phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng.
Lý thuyết Dow chính xác, và bạn nên tìm cách sử dụng , giải pháp cho vấn đề, hệ thống của
riêng bạn. Nếu không có lý thuyết Dow, bạn sẽ không có cái nhìn rõ ràng về thị trường và
bức tranh tổng thể - Alpha)
Tại sao giao dịch Forex chỉ có lệnh mua hoặc bán mà nhiều người thua đến vậy?
Nếu bạn đã đọc cuốn sách “Thị trường ngoại hối” của tác giả Ed Ponsi thì hẳn bạn đã từng
nghe câu này:
Việc dành thời gian để học cách kinh doanh trên thị trường Forex có thể sẽ là một quyết
định kinh doanh sáng suốt nhất mà bạn từng có trong cuộc đời.
Xét một cách lạc quan thì đúng là như thế.
Nhưng thị trường Forex không có màu hồng dành cho những kẻ mộng mơ, tôi buộc phải nói
với bạn rằng:
Con đường trở thành một nhà giao dịch Forex thành công là một trong những hành trình
khó khăn mà bạn theo đuổi.
Nếu bạn đã giao dịch Forex một thời gian đủ dài, bạn sẽ đồng ý với tôi điều đó.
Có không ít người đổ lỗi sự thất bại của mình cho nhà cái, cho các sàn môi giới hoặc
đổ lỗi cho các điều kiện ngoại cảnh.
Một khi bạn còn giữ những tư tưởng đó, bạn không bao giờ có thể có thể trở thành một
nhà giao dịch Forex thành công. Bởi những vấn đề tồn tại trong chính bản thân mỗi người
mới là những nguyên nhân lớn nhất của sự thất bại.
Hay nói một cách hoa mỹ, kẻ thù lớn nhất của bạn chính là bản thân bạn.
Bạn có kiến thức? Chưa đủ.
Bạn có kinh nghiệm giao dịch? Vẫn chưa đủ.
Bạn phải có cả kỹ năng kiểm soát được cảm xúc của mình.
Nếu bạn thực sự muốn thành công trong thị trường ngoại hối, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho
những khó khăn và cả thất bại.
Sau đây, chúng ta sẽ nói về những nguyên nhân khiến cho hầu hết các nhà giao dịch thất bại
trong giao dịch Forex.
1. Thiếu sự kỷ luật
2. Thiếu quản lý rủi ro
3. Yếu tố cảm xúc: Thiếu kiên nhẫn, cảm xúc sợ hãi, Sự tự tin và hào hứng lấn át, giận dữ,
cáu bẳn trả thù thị trường, đánh bạc all in, …
4. Thiếu kiến thức và phương pháp, hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, phù hợp, thiếu kế hoạch
giao dịch
5. Mục tiêu lợi nhuận không thực tế
B. Tư duy, tâm lý giao dịch, phương pháp giao dịch và các lỗi lầm của Trader dẫn đến
thất bại
Đây là điều quan trọng nhất, phân biệt Trader giỏi và phần còn lại trong luẩn quẩn thua
lỗ của thị trường, là điều mà ngay cả các Trader kinh nghiệm lâu năm, đầu tư hay trader
chuyên nghiệp cũng phải luôn rèn luyện và tập trung nhất. Nếu đánh mất bản thân , trader đã
từng thành công cũng sẽ tự thua chính mình và thất bại.
Ngoài một phương pháp và vệ thống giao dịch “Đủ” chính xác và đúng đắn, phù
hợp, mang lại lợi nhuận cao và ổn định, nắm vững thị trường và biến động giá để giao
dịch thì sự kỷ luật và tâm lý giao dịch là điều làm trader khó vượt qua nhất. Vai trò của
một hệ thống giao dịch và tâm lý kỷ luật là tương đương và ảnh hưởng lẫn nhau. Tùy vào
mỗi cá nhân và giai đoạn nào trong hành trình của bạn mà chúng chiếm vị trí quan trọng
khác nhau.
TRADER, quan trọng phải “chiến thắng” CHÍNH BẢN THÂN, không phải
thắng thị trường.
Cảm xúc là kẻ thù, trùm cuối của Trader và ai cũng có lúc bị cảm xúc ảnh hưởng, vì
chính bản thân chúng ta, với kiến thức và kinh nghiệm bản thân cũng là một “indicator đặc
biệt”, dù trong lĩnh vực nào, kiểm soát bản thân và chiến thắng chính mình là thành công to
lớn và rất khó khăn.
Để nói về các sai lầm, tâm lý giao dịch rất khó có thể một tài liệu nào toàn diện và
đầy đủ, vì với mỗi cá nhân có những sai lầm và thiếu sót riêng, bản thân tôi cũng còn
những vấn đề của chính mình phải cải thiện. Không ai hoàn hảo cả.
Do vậy, đây là một số điều bản thân rút kinh nghiệm và tổng hợp lại, các bạn có thể
đóng góp thêm kinh nghiệm và trải nghiệm bản thân tại nhóm để tất cả cùng tiến bộ, tôi
và chúng ta có thể hạn chế sai lầm và trưởng thành.
1. Tư duy thị trường
1.1. Đầu tư hay đầu cơ và giao dịch hay đánh bạc?
Hoạt động đầu tư là hoạt động dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng, hứa hẹn sự an toàn của
vốn và mang lại một phần lợi nhuận thỏa đáng. Các hoạt động không đáp ứng được các yêu
cầu đó là hoạt động đầu cơ”. Giai đoạn hiện nay các yếu tố đầu cơ – đầu tư lẫn lộn và rất khó
phân biệt rành mạch rõ ràng. Việc đầu cơ có ích cho các cty mới và cần vốn hóa để phát
triển, cơ hội mạo hiểm nhưng cám dỗ là lợi nhuận lớn. Và đầu cơ cho phép rủi ro hoán đổi
giữa bên mua/bán.
Việc đầu tư/đầu cơ cũng có sự đầu tư thông minh và kém thông minh:
- Đầu cơ nghiêm túc chứ không phải cho vui, trong khi bạn thiếu kiến thức, kỹ năng cần
thiết;
-Đánh liều đầu cơ nhiều tiền hơn những gì bạn có và không đáp ứng được khi thua lỗ;
- Đầu cơ trong khi nghĩ mình đầu tư.
Đánh bạc hay giao dịch/đầu tư ?
Nếu bạn giao dịch theo cảm xúc, theo thông tin được định hướng, cổ xúy hay theo phong
trào, không có một hệ thống và nền tảng căn cứ giao dịch hay kiến thức – kỹ năng cần thiết,
bạn giao dịch nhiều hơn những gì bạn có thể chịu….đây là hành vi điển hình cho đánh bạc
với thị trường.
Việc chuyển đổi giữa đầu tư và đánh bạc có thể thay đổi nếu dừng và nhìn nhận, tư
duy lại về hành vi của mình. Trang bị đủ các kiến thức, tư duy, kỹ năng phục vụ phân tích và
đầu tư có chủ đích đúng đắn.
Sự thúc giục nhảy vào thị trường và giao dịch là cái mà hầu hết các trader thường khó có thể
chịu đựng được. Tuy nhiên, sự thật là cho đến khi bạn đã nắm vững một chiến lược giao dịch
có hiệu quả, thì bạn thực sự không nên giao dịch bằng tiền thật. Bằng cách “làm chủ” chiến
lược, nghĩa là bạn đạt được thành công bền vững với nó trên tài khoản demo trong một khoảng
thời gian từ 3 đến 6 tháng hoặc hơn. Giao dịch tài khoản thật rất khác với demo do những cảm
xúc thực liên quan, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn chỉ chuyển sang giao dịch tiền thật khi bạn
đã đạt được thành công trên tài khoản demo … Đừng sợ khi giao dịch tiền thật, bởi vì cuối
cùng thì bạn cũng phải làm việc này thôi.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn không đánh bạc với tiền của mình. Trader không đánh bạc
trên thị trường mà luôn bình tĩnh và tính toán … họ có một kế hoạch giao dịch, một nhật ký
giao dịch, và họ biết chính xác “vũ khí” của họ là gì và khi nào thì nên giao dịch.
1.2. Tư duy kiếm tiền nhanh chóng và trong một thời gian ngắn từ thị trường tài
chính nói chung và Forex
Bạn có thể kiếm được lợi nhuận với tỉ lệ cao so với đa số tất cả các lĩnh vực khác phổ biến từ
Forex, tuy nhiên nó không phải lãi suất kép theo cấp số nhân và mơ mộng thiếu thực tế.
NGUY - CƠ, trong rủi ro có cơ hội và ngược lại. Cần nhìn nhận hai mặt vấn đề.
Với Forex bạn có thể có nhiều cách để phát triển sự nghiệp riêng của mình. Quan trọng là
bạn đặt ra ước mơ đủ lớn và tầm của mỗi người sẽ có cái nhìn khác nhau.
Với một số, chỉ cần có thêm một phần thu nhập khác tương đương với lương cơ bản của họ,
và chỉ cần có lợi nhuận thế là đủ, không cần phát triển thêm và có thể nghỉ việc tự do đi chơi
được.
Tuy nhiên nếu bạn đặt một ước mơ cao hơn, lớn hơn…bạn muốn một quỹ đầu tư (như đa số
tất cả các nhà đầu tư nổi tiếng khác) hay một công ty, tư vấn, với mức thu nhập cao hơn
tương ứng với năng lực của bạn. Đấy lại là một xuất phát điểm và tư duy khác.
Giàu – Nghèo với mỗi người là khác nhau, trước đây có thể 10 -30 triệu/tháng là giàu, nhưng
với người khác thì thu nhập vài trăm triệu/tháng mới tạm được. Nhìn lên cao hơn, không
thiếu người thu nhập / năm phải theo mức cao hơn. Đấy là do tầm nhìn tăng lên theo năng
lực và sự tiếp xúc. Bao gồm cả khả năng tài chính, vốn và kì vọng lợi nhuận.
Do vậy, cá nhân tham gia thị trường cần tự đặt ra điều phù hợp khả thi theo năng lực và rủi
ro chấp nhận được của bản thân khi đầu tư. Không thể lấy quan điểm và tư duy con ếch so
với con chim được. Mỗi con có giới hạn chịu đựng rủi ro và ngưỡng hạnh phúc khác nhau.
Trong giao dịch thỉnh thoảng hành vi của trader chịu ảnh hưởng đáng kể của những cảm xúc
phổ biến như sự sợ hãi, tham lam, hi vọng v.v. Những người yếu ớt và quá tự phụ, tham lam
và chậm chạp – tất cả họ cam chịu trở thành nạn nhân của thị trường.
Hiểu về các khả năng của mình, những mặt mạnh, yếu của bản thân sẽ giúp trader tránh khỏi
sự phá sản. Nếu điều này cộng thêm với khả năng đánh giá đúng đắn trạng thái tâm lý và
hành vi của đám đông trên thị trường, thành công là điều được đảm bảo.
---- > Tránh Có những kỳ vọng không thực tế
Có những mục tiêu trong trading giúp bạn có động lực và kỷ luật. Không có chúng, làm cách
nào mà bạn tiếp tục công việc này?
Nhưng điều quan trọng là phải có những kỳ vọng thực tế. Mục tiêu ăn cả đống pips mỗi ngày
nghe thật thơm, nhưng liệu có thể làm được? Cũng có thể nhưng phải với cả đống kinh nghiệm
và kỹ năng, cộng với cả may mắn nữa thì may ra. Tuy nhiên, hãy thực tế, điều này không dành
cho trader mới vào nghề. Nếu bạn kỳ vọng như vậy, bạn sẽ thất vọng mỗi ngày vì hầu như chả
ngày nào đạt được mục tiêu cả.
Điều quan trọng là bạn phải đặt mục tiêu thực tế, và có những bước đi thực tế để giúp bạn đạt
được điều này.
Nếu bạn vấp phải một vài trong các lỗi trên, đừng buồn. Tôi chắc 100% rằng bạn không phải
là người duy nhất đâu.
“Một người đàn ông thật sự phải phải biết thừa nhận lỗi lầm của mình, phải đủ khôn ngoan
để học được điều hay từ nó, và phải đủ mạnh mẽ để sửa chữa nó”. Bằng cách thừa nhận lỗi
hay sai lầm, bạn đã bước thêm được 1 bước để trở thành một trader ngon lành hơn. Bây giờ là
thời điểm học từ sai lầm và biến những thói quen giao dịch xấu thành những thói quen tốt.
1.3. Quan niệm thị trường Forex phụ thuộc hoàn toàn vào tin cơ bản, hoàn toàn bị chi
phối làm giá bởi các tổ chức, bởi các dòng báo, tweet ….và tư duy bạn có thể dự đoán
được chính xác toàn bộ thị trường.
Thị trường là quan hệ của nhiều lĩnh vực và các tổ chức, cá nhân khác nhau, bao gồm
cả tâm lý đám đông ảnh hưởng.
- Bạn biết cấu trúc thị trường, các thành phần tham gia
-Bạn biết mối liên hệ giữa các thị trường khác nhau, các tác động thông tin và các mối
liên quan kinh tế vĩ mô, vi mô…
- Nhưng, bạn không thể đánh giá đúng và lường trước được tâm lý của đám đông
trong sự hưng phấn hay bi quan tuyệt vọng. .. Đây là điều khiến ở thị trường, chỉ có một điều
đúng, rằng: “Chắn chắn rằng chẳng có gì là chắc chắn ở thị trường cả”. Các Banks, các quỹ
đầu tư lớn cũng là nạn nhân của thị trường và thua lỗ là điều bình thường.
Phải xác định được mức rủi ro chấp nhận và mức lợi nhuận phù hợp.
Bạn nhận biết, bám theo xu hướng thị trường và nhận biết, thoát ra kịp thời.
Tại thị trường Forex, hay giao dịch các thị trường tương tự, giao ngay. Việc bạn cần
làm là nhận biết, bám theo xu hướng thị trường chứ không dự đoán và chém gió mù quáng,
thấy thông tin và giao dịch theo mà quen đi yếu tố tâm lý, các vùng giá quan trọng. Đặc biệt
do tính rủi ro vì đòn bẩy cao mà trade Forex cần linh động và bám sát mức giá, sự thay đổi
thị trường, điểm vào lệnh để tối ưu và hạn chế rủi ro nhất có thể. Phân tích kỹ thuật giúp cho
bạn khả năng này và áp dụng tốt nhất.
Với phân tích cơ bản, ở thị trường chứng khoán cho phép bạn xác định danh mục,
trạng thái thị trường và các cơ hội. Trước khi áp dụng cùng phân tích kỹ thuật để có điểm
vào tối ưu hơn. Phần phân tích tâm lý được lồng ghép vào hai trường phái trên vì tâm lý
được thể hiện trên giá và xu thế thị trường. Quan trọng là bạn có đủ năng lực để nhận biết và
quyết định đúng đắn mà thôi. Không có phương pháp nào thừa và tối ưu cả. Lựa chọn thích
hợp và căn cứ quyết định chính xác cho giao dịch của bạn.
Các quan điểm cho rằng thị trường là đánh bạc, theo tin định hướng hết là những người thiển
cận và chưa đủ năng lực nhận định, kỹ năng cho thị trường.
Và lưu ý, luôn có Stoploss hợp lý theo khả năng chấp nhận rủi ro và bảo vệ vốn của bạn. Mọi
cơ hội sẽ từ chối bạn nếu bạn chẳng còn vốn.
2. Tâm lý giao dịch và sự kỷ luật, kiểm soát cảm xúc bản thân
2.1 Các cảm xúc cá nhân: Tham lam, sợ hãi , giận dữ - cay cú trả thù thị trường, thiếu
kiên nhẫn, hưng phấn thái quá và cái tôi quá lớn
Tham lam – Có một câu nói cũ mà bạn có thể đã nghe nói về giao dịch trên thị trường,
đại loại như thế này: “Con bò kiếm được tiền, con gấu cũng kiếm được tiền, và con lợn thì
được giết mổ”. Về cơ bản nó có nghĩa là nếu bạn là một “con heo” tham lam trên thị trường,
bạn gần như chắc chắn sẽ bị mất tiền. Trader tham lam khi họ không chốt lời bởi vì họ nghĩ
rằng giá sẽ đi theo chiều hướng có lợi cho họ mãi mãi. Một điều mà các trader tham lam hay
làm là thêm lệnh chỉ đơn giản là bởi vì thị trường đã di chuyển có lợi cho họ, bạn có thể thêm
lệnh nếu bạn dựa trên phân tích một cách logic, nhưng chỉ làm vậy khi thị trường đã di chuyển
theo hướng của bạn được một chút, và thường đó là một hành động sinh ra tham lam. Rõ ràng
là việc mạo hiểm quá nhiều vào một giao dịch từ đầu là một điều quá tham lam. Vấn đề ở đây
là bạn cần phải rất cẩn thận với sự tham lam, bởi vì nó có thể len lỏi trong bạn và nhanh chóng
phá hủy tài khoản giao dịch của bạn.
Chỉ khi cảm thấy sợ hãi hoặc không có tâm trạng tốt, họ sẽ tránh vào lệnh. Bởi vì, họ nhận
thức được rằng thà không vào lệnh còn hơn là bị mất tiền, đó chính là cách giải quyết mọi
tham lam trên thị trường forex.
Thực tế cho thấy là, cho dù quyết định vào lệnh của bạn tốt đến đâu, thị trường Forex luôn
có khả năng đảo chiều với các dự đoán của bạn bất cứ lúc nào. Nếu bạn hiểu rõ điều này
trong lúc giao dịch, bạn sẽ không mang tâm lý nặng nề khi lệnh đó bị thua lỗ. Tất cả những
gì cần làm đó là chuẩn bị tâm lý để đối mặt với sự mất mát, hãy bảo toàn mạng sống trước
khi nghĩ đến việc làm giàu.
Bạn luôn phải chuẩn bị tâm lý của mình để đối mặt với sự thua lỗ có khả năng xảy ra. Điều
này chắc chắn sẽ làm giảm tác động của cảm xúc tiêu cực. Nhận thức về rủi ro là một điều
quan trọng cần phải biết khi nói đến tâm lý giao dịch ngoại hối vốn dĩ đầy cạm bẫy này.
Một trong những động lực thúc đẩy bản tham gia vào giao dịch trên thị trường đầu cơ tài
chính, đó là khả năng kiếm "những đồng tiền dễ dàng" hay nói thẳng, là sự tham lam. Kết
quả của sự tham lam – động lực thực hiện các hợp đồng giao dịch.
Có thể chia làm 2 dạng động lực:
Động lực hợp lý thể hiện trong việc biết tính toán khi đưa ra quyết định giao dịch;
Động lực không hợp lý thể hiện trong việc mất kiểm soát do cảm xúc của sự ham mê,
thực tế nó có ở gần như mọi trader, tuy nhiên một số người kiểm soát được, còn những người
khác thì trở thành nô lệ của cảm xúc và hầu như cam chịu thất bại trong giao dịch. Nếu trader
không có kế hoạch làm việc rõ ràng đến từng hợp đồng giao dịch – điều này cho thấy họ
đang làm việc dưới ảnh hưởng của lòng tham chứ không phải lý trí.
Nếu trader không có kế hoạch làm việc rõ ràng đến từng hợp đồng giao dịch – điều này cho
thấy họ đang làm việc dưới ảnh hưởng của lòng tham chứ không phải lý trí.
• Sợ hãi
- Trader trở nên sợ vào thị trường thường là khi họ là người mới và chưa nắm vững một
chiến lược giao dịch hiệu quả nào.
- Sợ hãi cũng có thể phát sinh trong trader sau khi họ bị thua liên tiếp nhiều lệnh, hoặc
sau khi bị lỗ lớn hơn so với những gì mà họ chịu được về cảm xúc. Để chinh phục nỗi
sợ hãi của thị trường, chủ yếu là bạn phải chắc chắn rằng bạn không bao giờ dám mạo
hiểm số tiền nhiều hơn số mà bạn cảm thấy ok khi để mất nó. Nếu bạn là hoàn toàn
OK với số tiền bạn có nguy cơ mất thì không có gì để lo sợ cả. Sợ hãi có thể là một
cảm xúc rất hạn chế cho trader vì nó có thể làm bạn bỏ lỡ các cơ hội giao dịch tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn không quyết định, bạn sẽ chẳng có cơ hội, lợi nhuận nào cả. Vượt
qua nỗi sợ hãi phải đến từ nền tảng kiến thức, sự tự tin đúng mực mới tạo nên một tâm
lý thoải mái và chiến thắng sợ hãi giao dịch.
• Trả thù
- Trader trải qua cảm giác muốn “trả thù” thị trường khi họ phải chịu thua mất một giao
dịch mà họ nghĩ “chắc chắn” sẽ lời. Điều quan trọng ở đây là không có gì là “chắc
chắn” trong giao dịch … không bao giờ. Ngoài ra, nếu bạn đã mạo hiểm quá nhiều
tiền vào một giao dịch và bạn mất số tiền đó, sau đó bạn sẽ muốn thử và nhảy vào lại
thị trường để lấy tiền lại …. điều này thường chỉ dẫn đến việc thua thêm lần nữa (và
đôi khi thua nhiều hơn) vì lần này bạn chỉ giao dịch theo cảm xúc là nhiều.
• Hưng phấn
- Thường thì cảm thấy phấn khích là một điều tốt, nhưng nó thực sự đang phá hoại rất
nhiều tài khoản trader sau khi họ đạt được một chiến thắng. Trader có thể trở nên quá
tự tin sau khi chiến thắng một vài giao dịch trên thị trường, vì lý do này, hầu hết họ đều
bị thua lớn sau một loạt các chiến thắng đó. Thật vô cùng hấp dẫn để nhảy vào lại ngay
thị trường sau khi có setup giao dịch “hoàn hảo” hoặc sau khi bạn chiến thắng 5 lệnh
liên tiếp …
Nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng suy sụp và mất tiền sau khi họ đạt được một chuỗi
những chiến thắng liên tiếp. Lý do điều này xảy ra là bởi vì họ cảm thấy tự tin và hào hứng và
quên đi những nguy hiểm thực sự của thị trường là bất kỳ giao dịch nào cũng có thể bị thua.
Điều quan trọng cần nhớ ở đây là: giao dịch là một trò chơi của xác suất trong lâu dài, nếu bạn
có một tín hiệu giao dịch với xác suất cao, bạn cuối cùng sẽ kiếm được tiền trong dài hạn với
sự kỷ luật cao. Nhưng, ngay cả khi tín hiệu của bạn chiến thắng 70% theo thời gian đi nữa,
bạn vẫn có thể bị thua đến 30 giao dịch liên tiếp trong số 100 đó mà …. vì vậy hãy giữ thực tế
này trong đầu và luôn luôn nhớ rằng: bạn không bao giờ biết được giao dịch nào thua và giao
dịch nào sẽ thắng.
Bạn đã có những thời điểm giao dịch dành chiến thắng liên tiếp.
Chuỗi lệnh thắng và cảm giác chiến thắng dễ dàng khiến cho tôi nghĩ dường như mình
đã tìm ra chén thánh, tìm ra công thức làm giàu thực sự trên thị trường ngoại hối này.
Sự tự tin và cảm giác phấn khích rất dễ nảy sinh sau khi bạn dành được những khoản
lợi nhuận lớn hay dành được những lệnh thắng liên tiếp.
Bạn hãy nhớ, sự thành công của bạn trên thị trường Forex được xác định trong một
thời gian dài với sự tuân thủ kỷ luật và những kế hoạch giao dịch của bạn.
Chẳng có nghĩa lý gì khi bạn kiếm được nhiều tiền và rồi để mất ngay sau đó cả.
Sự tự tin là cần thiết, tự tin vào kế hoạch giao dịch của mình, tự tin vào hệ thống giao
dịch của mình.
Nhưng một khi bạn trở nên quá tự tin, đó là lúc sự nguy hiểm bắt đầu.
Bạn chẳng thèm rút lợi nhuận của mình ra để bảo toàn chúng, bạn cũng chẳng còn
quan tâm đến việc bảo vệ rủi ro, bởi vì bạn tin mình sẽ tiếp tục giành chiến thắng.
Đó thực sự là những sai lầm nghiêm trọng.
Thiếu kiên nhẫn trong quản lý lệnh
- Thông thường, các Trader đều rất mong muốn vào lệnh mỗi khi có cơ hội xuất hiện
trên thị trường, điều này có thể là do bản chất con người và sự nóng lòng muốn kiếm
tiền thật nhanh của Trader, nhưng nếu bạn biết chỉ có một điều quan trọng để gia tăng
tỉ lệ thắng trong mỗi giao dịch bạn thực hiện, đó là sự chờ đợi. Đó là sự kiên nhẫn để
đợi tất cả các yếu tố bạn cần cho giao dịch trước khi đặt lệnh cho tài khoản của bạn.
- Trong thực tế ít có Trader hiểu rằng muốn thành công, bạn cần có thời gian, nên việc
trader thiếu kiên nhẫn dẫn đến việc họ kỳ vọng sẽ kiếm được tiền nhanh chóng từ thị
trường, khi bạn nghe một anh chàng nào đó kiếm được vài trăm phần trăm trong thời
gian ngắn, thì bạn sẽ có ham muốn tham lam, lợi nhuận lớn và rủi ro lớn luôn là người
bạn đồng hành, kiếm được tiền từ thị trường càng nhanh thì trả lại cũng càng nhanh
mà thôi.
- Và cho rằng nếu bạn bám lấy một chiến lược phù hợp với bạn, giữ cho nó đơn giản và
tuân thủ nghiêm ngặt các quy luật của bạn, bạn có thể kiếm được tiền từ trading, điều
đó không dễ nhưng có thể thực hiện được, và nếu bạn bám lấy thị trường đủ lâu, bạn
thậm chí có thể có lợi nhuận đều đặn để sống.
Giao dịch của bạn đang lỗ, tuy nhiên bạn đã cài Stop loss đầy đủ và lường trước cho sự
mất mát của mình. Nhưng vì ngay trước đó bạn cũng vừa bị một lệnh Stop loss, khiến bạn
cảm thấy thiếu tự tin và nghĩ khả năng cao lệnh này sẽ tiếp tục dính Stop loss.
Vì vậy bạn quyết định đóng lệnh sớm trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Rất nhanh sau đó, bạn đã thấy sự sai lầm khi không để cho Stop loss được làm nhiệm
vụ của nó. Sau khi bạn đóng lệnh, thị trường đã đảo chiều và đi đúng với hướng giao dịch
của bạn. Thay vì có một chiến thắng, bạn đã phải nhận một lệnh thua chỉ vì bạn thiếu sự kiên
nhẫn, không tin tưởng vào hệ thống giao dịch của mình.
Bạn hãy nhớ rằng:
Giao dịch không phải là thứ mang đến lợi nhuận cho bạn.
Thứ mang đến lợi nhuận cho bạn là sự chờ đợi.
Với thực tế hầu hết mọi người đều thiếu sự kiên nhẫn, việc rèn luyện được nó là điều
tiên quyết khiến cho bạn trở nên khác biệt với phần còn lại và đảm bảo giúp cho bạn thành
công.
Việc bạn có một kế hoạch giao dịch hợp lý và sự kiên nhẫn để thực hiện kế hoạch đó
một cách nhất quán sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được nỗi sợ hãi và cảm xúc để mang về kết
quả giao dịch tốt nhất cho bản thân mình.
Sự hối tiếc, tiếc cơ hội đã qua khi sợ hãi không giao dịch trước đó… Tâm lý
FOMO (Fear Of Missing Out)
Một vấn đề phổ biến khác là các nhà giao dịch khởi đầu đi theo một chiến lược giao
dịch forex nào đó. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, những lần không đạt được lợi nhuận
khiến họ trở nên thất vọng và đi trệch hướng với kế ban đầu với mong muốn không bỏ sót cơ
hội nào.
Bạn sợ mình bỏ lỡ mất cơ hội, bạn cảm thấy diễn biến thị trường đang quá đẹp và
chẳng cần thiết phải chờ thỏa mãn đủ những yêu cầu vào lệnh nữa. Bạn quyết định nhảy vào.
Rất nhanh sau đó bạn nhận ra, thị trường đã cho bạn một tín hiệu giả, khiến bạn nóng
vội và nhận về một lệnh thua vô cùng đáng tiếc mà lẽ ra, chỉ cần bạn đủ kiên nhẫn, bạn sẽ
tránh được.
Tham và Sợ (Greed and Fear) là 2 cảm xúc hủy hoại nhà giao dịch nhiều nhất. Khi một
nhà giao dịch bị cảm giác Tham chế ngự, họ thường có hành động giao dịch với khối lượng
lớn, dẫn đến tình trạng giao dịch quá mức – overtrade – từ đó có thể dẫn đến những thua lỗ
ngoài dự kiến. Ngược lại, cảm xúc Sợ khiến nhà giao dịch không thể hành động đúng đắn hoặc
dẫn đến việc chốt lợi nhuận quá sớm (sợ mất lợi nhuận) hoặc giữ lệnh lỗ quá lâu (sợ mất vốn).
Một khi tâm lý Tham và Sợ bao trùm lên nhà giao dịch, lý trí sẽ bị che mờ và dẫn đến các hành
động thiên về cảm xúc, các quyết định không có cơ sở. Kết quả bao giờ cũng là những khoản
thua lỗ trên tài khoản đầu tư.
Là một nhà giao dịch chuyên nghiệp, việc khống chế được cảm xúc Tham và Sợ luôn
là ưu tiên hàng đầu. Giao dịch tài chính nói chung và forex nói riêng có thể là một kênh đầu
tư mang lại lợi nhuận, nhưng khó lòng có thể giúp nhà giao dịch làm giàu nhanh chóng hoặc
làm giàu từ một số vốn nhỏ. Một kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận hợp lý đảm bảo cho nhà giao dịch
không bị áp lực, dẫn đến tình trạng giao dịch quá mức.
Không chấp nhận sự thua lỗ.
Bạn sẽ không thể trở thành trader thành công, chừng nào bạn chưa chấp nhận thắng
cuộc cũng như thua lỗ.
Cả hai điều đó là một phần quan trọng không thể tách rời của quá trình giao dịch. Trên
con đường lĩnh hội nghệ thuật giao dịch thường sẽ gặp các chướng ngại. Khi trader tập trung
vào các vấn đề (chúng có đủ loại, ví dụ, không đủ tiền, tài nguyên và kiến thức), anh ta chịu
cảm giác giận dữ, tội lỗi, chán nản và không hài lòng. Nhưng trạng thái cảm xúc này không
cho phép anh ta tiến về phía trước. Nếu anh ta không chấp nhận thua lỗ, anh ta sẽ không thể
đóng vị trí lỗ đúng lúc. Khi trader không sẵn sàng với sự thua lỗ, chúng thường trở nên càng
lớn hơn.
Cái tôi cá nhân cao và nhầm lẫn sự tự tin với quá tự tin .
Tôi tin rằng lý do lớn nhất là chúng ta để cái tôi của mình vào trong mỗi giao dịch
nhiều hơn là tập trung vào việc kiếm tiền. Cái tôi của bạn không phải là người bạn của bạn.
Bạn nên học cách làm sao để tách biệt cái tôi của bạn ra khỏi công việc giao dịch. Cái tôi chỉ
nên gói gọn trong việc thực hiện các chiến lược giao dịch chứ không phải tập trung vào kết
quả giao dịch.
Chúng ta không thể nào kiểm soát được kết quả của mỗi giao dịch. Hãy suy nghĩ thật
kỹ về điều này nhé! Trong công việc bình thường chúng ta có thể thấy rằng hành động chúng
ta có tác động rất lớn đến kết quả, nhưng trong giao dịch thì không.
Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động của chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta
phải thực hiện các chiến lược và chiến thuật giao dịch một cách đúng đắn nhất.
Nhưng thường thì mọi người hay nhìn vào kết quả giao dịch, rồi cảm thấy buồn khi bị
thua lỗ và cảm thấy vui khi kiếm được tiền như thể họ có sức mạnh ma thuật trên vũ trụ này
vậy. Nhưng tiếc rằng chúng ta có rất ít nhận biết tại sao chúng ta kiếm được tiền hoặc mất
tiền trong từng giao dịch riêng lẻ. Nó có thể là việc kiếm được tiền hoặc mất tiền chỉ là sự
may mắn mà thôi. Hoặc nó có thể là kỹ năng của chúng ta, một nhà giao dịch không làm gì
liên quan đến việc lời hay lỗ trong mỗi giao dịch. Mặt Khác, đó có thể là kỹ năng tuyệt vời
không thể tin được nhưng lại không làm gì để tạo ra lợi nhuận cho từng giao dịch.
Hầu hết mọi người biết rất rõ chuyện gì sẽ xãy ra trong trong công việc của họ mỗi
ngày, hiếm khi có sự khác biệt. Họ có tư duy rất tốt về chuyện gì sẽ xãy ra trong những ngày
sắp tới.
Nhưng trong giao dịch là vấn đề hỗn hợp, chúng ta không bao giờ biết trước chuyện gì
sẽ xãy ra hôm nay. Thực tế là người giao dịch thường thấy chán khi sự việc đi đúng như kế
hoạch.
Kỹ năng mà chúng ta có thể thành công trong đời thường không hẳn sẽ có ích trong
công việc giao dịch. Bạn không thể làm cho thị trường hài lòng vui vẻ giống như bạn làm
cho ông chủ hoặc thầy giáo của bạn. Thị trường không biết bạn, không quan tâm bạn là ai.
Bạn không là gì đối với thị trường cả.
Trong trading, không có bất kỳ kỹ năng xã hội nào có thể cải thiện được khả năng
kiếm tiền của bạn. Chỉ một mình bạn với các kỹ thuật giao dịch và tâm lý đúng đắn để kiếm
tiền mà thôi
...
Trong công việc bình thường chúng ta nhanh chóng học cách tách biệt cảm xúc ra khỏi công
việc, và biết rằng công việc là cách thức để kiếm ra tiền. Đúng vậy, cái tôi của chúng ta can
thiệp vào công việc ở một chừng mực nào đó và thường là ở một mức độ khá hợp lý.
Trong trading, cái tôi của con người can thiệp vào rất nhanh và rất sâu. Chúng ta bắt
đầu nhận biết rất rõ ràng trong từng giao dịch. Điều này có nghĩa là chúng ta thấy hài lòng và
sung sướng khi chúng ta giao dịch có lợi nhuận và cảm thấy rất buồn chán mỗi khi bị thua lỗ.
Chúng ta không thể nào kiểm soát được kết quả của từng giao dịch, nhưng chúng ta hoàn
toàn có thể kiểm soát được kết quả của 100 đến 1000 giao dịch. Vậy đây không phải là sự
may mắn mà là kỹ năng giao dịch thật sự. Do đó, thật là ngốc nghếch nếu để tâm lý chúng ta
can thiệp vào từng giao dịch cụ thể riêng lẻ.
Chúng ta lại đi vào vòng tâm lý lẫn quẫn rất khó để vượt qua nó. Khi chúng ta bị thua
lỗ 3 lần liên tục chúng ta bắt đầu bộc lộ điểm yếu, đó có thể là chúng ta bắt đầu do dự không
dám tiếp tục giao dịch thứ 4, hoặc chúng ta do dự và không tiếp tục giao dịch và chỉ trích,
phê bình phương pháp và hệ thống giao dịch. Quan trọng hơn nữa là chúng ta bắt đầu phá vỡ
kỷ luật giao dịch.
Chúng ta tự hủy hoại chúng ta để trở thành nhà giao dịch có lợi nhuận bằng cách cảm
thấy phấn khích cao độ khi chúng ta có được vài giao dịch có lợi nhuận liên tục. Lại một lần
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks

More Related Content

What's hot

Forex vina.com đào tạo forex co ban
Forex vina.com   đào tạo forex co banForex vina.com   đào tạo forex co ban
Forex vina.com đào tạo forex co banDung Nguyen
 
PhoChungKhoan.vn - Phân tích kĩ thuật
PhoChungKhoan.vn -  Phân tích kĩ thuậtPhoChungKhoan.vn -  Phân tích kĩ thuật
PhoChungKhoan.vn - Phân tích kĩ thuậtHuy Võ
 
Giao dich theo xu huong
Giao dich theo xu huongGiao dich theo xu huong
Giao dich theo xu huongHoangMaii
 
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 4
Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 4Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 4
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 4Dung Nguyen
 
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 3
Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 3Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 3
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 3Dung Nguyen
 
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Uyên Nhi Đặng
 
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoánThị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoánChien Le
 
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...Võ Thị Ngọc Dung
 
Bài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoánBài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoánHocchungkhoanonline
 
ChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba PoChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba Poguest800532
 
Chuyên đề giao dịch chứng khoán
Chuyên đề giao dịch chứng khoánChuyên đề giao dịch chứng khoán
Chuyên đề giao dịch chứng khoánRuy Mis
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánNguyễn Nam
 
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0 TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0 STOCKTRENDY
 
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mạiTiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mạiHải Lê
 
Thị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otcThị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otcNam Nguyễn
 

What's hot (17)

Forex vina.com đào tạo forex co ban
Forex vina.com   đào tạo forex co banForex vina.com   đào tạo forex co ban
Forex vina.com đào tạo forex co ban
 
PhoChungKhoan.vn - Phân tích kĩ thuật
PhoChungKhoan.vn -  Phân tích kĩ thuậtPhoChungKhoan.vn -  Phân tích kĩ thuật
PhoChungKhoan.vn - Phân tích kĩ thuật
 
Giao dich theo xu huong
Giao dich theo xu huongGiao dich theo xu huong
Giao dich theo xu huong
 
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 4
Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 4Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 4
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 4
 
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 3
Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 3Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 3
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 3
 
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
 
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoánThị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán
 
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG  CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM  TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾ...
 
Option
OptionOption
Option
 
Bài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoánBài 3 Thị trường chứng khoán
Bài 3 Thị trường chứng khoán
 
ChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba PoChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba Po
 
Chuyên đề giao dịch chứng khoán
Chuyên đề giao dịch chứng khoánChuyên đề giao dịch chứng khoán
Chuyên đề giao dịch chứng khoán
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoán
 
Agency 1.0
Agency 1.0Agency 1.0
Agency 1.0
 
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0 TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
 
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mạiTiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
 
Thị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otcThị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otc
 

Similar to Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks

Tong quan ve phan tich ky thuat
Tong quan ve phan tich ky thuatTong quan ve phan tich ky thuat
Tong quan ve phan tich ky thuatnguyenhoadhkt
 
Phuong-phap-Wyckoff-Vsa-Muhammad-Uneeb.pdf
Phuong-phap-Wyckoff-Vsa-Muhammad-Uneeb.pdfPhuong-phap-Wyckoff-Vsa-Muhammad-Uneeb.pdf
Phuong-phap-Wyckoff-Vsa-Muhammad-Uneeb.pdfHaMinhHien1
 
Phân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hối
Phân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hốiPhân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hối
Phân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hốiAM center
 
Linking Le: Sóng Hồi trong giao dịch Forex
Linking Le: Sóng Hồi trong giao dịch ForexLinking Le: Sóng Hồi trong giao dịch Forex
Linking Le: Sóng Hồi trong giao dịch ForexLinking Le
 
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdfWyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdfbienax
 
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)Yugi Mina Susu
 
#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoan#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoanLiVnYn
 
Unit 1-2 - Price Action and Chart Pattern.pdf
Unit 1-2 - Price Action and Chart Pattern.pdfUnit 1-2 - Price Action and Chart Pattern.pdf
Unit 1-2 - Price Action and Chart Pattern.pdfbienax
 
Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02gathit01
 
GFT- Phan Tich Ky Thuat Gold & Forex
GFT- Phan Tich Ky Thuat Gold & Forex GFT- Phan Tich Ky Thuat Gold & Forex
GFT- Phan Tich Ky Thuat Gold & Forex Tran Dan
 
Nghe thuat dau co, luot song
Nghe thuat dau co, luot songNghe thuat dau co, luot song
Nghe thuat dau co, luot songbuiduongduong
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Lục chỉ cầm ma forex.pdf
Lục chỉ cầm ma forex.pdfLục chỉ cầm ma forex.pdf
Lục chỉ cầm ma forex.pdfHaMinhHien1
 
Tài-liệu-giao-dịch-Gold-Forex.pdf
Tài-liệu-giao-dịch-Gold-Forex.pdfTài-liệu-giao-dịch-Gold-Forex.pdf
Tài-liệu-giao-dịch-Gold-Forex.pdfquanbangoc1
 
2. Giáo Trình Forex.pdf
2. Giáo Trình Forex.pdf2. Giáo Trình Forex.pdf
2. Giáo Trình Forex.pdfquanbangoc1
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Hướng dẫn Sử dụng 14 Chỉ số Phân tích Kỹ thuật Thông dụng nhất trong Đầu tư C...
Hướng dẫn Sử dụng 14 Chỉ số Phân tích Kỹ thuật Thông dụng nhất trong Đầu tư C...Hướng dẫn Sử dụng 14 Chỉ số Phân tích Kỹ thuật Thông dụng nhất trong Đầu tư C...
Hướng dẫn Sử dụng 14 Chỉ số Phân tích Kỹ thuật Thông dụng nhất trong Đầu tư C...cuongptic
 

Similar to Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks (20)

Tong quan ve phan tich ky thuat
Tong quan ve phan tich ky thuatTong quan ve phan tich ky thuat
Tong quan ve phan tich ky thuat
 
Phuong-phap-Wyckoff-Vsa-Muhammad-Uneeb.pdf
Phuong-phap-Wyckoff-Vsa-Muhammad-Uneeb.pdfPhuong-phap-Wyckoff-Vsa-Muhammad-Uneeb.pdf
Phuong-phap-Wyckoff-Vsa-Muhammad-Uneeb.pdf
 
Phân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hối
Phân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hốiPhân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hối
Phân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hối
 
Linking Le: Sóng Hồi trong giao dịch Forex
Linking Le: Sóng Hồi trong giao dịch ForexLinking Le: Sóng Hồi trong giao dịch Forex
Linking Le: Sóng Hồi trong giao dịch Forex
 
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdfWyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
Wyckoff1 Hoàng Gia Vị.pdf
 
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)500dong.com  14 chi so phan tich ky thuat (1)
500dong.com 14 chi so phan tich ky thuat (1)
 
#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoan#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoan
 
Unit 1-2 - Price Action and Chart Pattern.pdf
Unit 1-2 - Price Action and Chart Pattern.pdfUnit 1-2 - Price Action and Chart Pattern.pdf
Unit 1-2 - Price Action and Chart Pattern.pdf
 
Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02
 
GFT- Phan Tich Ky Thuat Gold & Forex
GFT- Phan Tich Ky Thuat Gold & Forex GFT- Phan Tich Ky Thuat Gold & Forex
GFT- Phan Tich Ky Thuat Gold & Forex
 
Nghe thuat dau co, luot song
Nghe thuat dau co, luot songNghe thuat dau co, luot song
Nghe thuat dau co, luot song
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Lục chỉ cầm ma forex.pdf
Lục chỉ cầm ma forex.pdfLục chỉ cầm ma forex.pdf
Lục chỉ cầm ma forex.pdf
 
Tài-liệu-giao-dịch-Gold-Forex.pdf
Tài-liệu-giao-dịch-Gold-Forex.pdfTài-liệu-giao-dịch-Gold-Forex.pdf
Tài-liệu-giao-dịch-Gold-Forex.pdf
 
2. Giáo Trình Forex.pdf
2. Giáo Trình Forex.pdf2. Giáo Trình Forex.pdf
2. Giáo Trình Forex.pdf
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.docKhóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
 
Hướng dẫn Sử dụng 14 Chỉ số Phân tích Kỹ thuật Thông dụng nhất trong Đầu tư C...
Hướng dẫn Sử dụng 14 Chỉ số Phân tích Kỹ thuật Thông dụng nhất trong Đầu tư C...Hướng dẫn Sử dụng 14 Chỉ số Phân tích Kỹ thuật Thông dụng nhất trong Đầu tư C...
Hướng dẫn Sử dụng 14 Chỉ số Phân tích Kỹ thuật Thông dụng nhất trong Đầu tư C...
 
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂMKhóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
 
Forex 101 điều cần biết
Forex 101 điều cần biếtForex 101 điều cần biết
Forex 101 điều cần biết
 

Recently uploaded

Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast ImpesBài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impeslamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảiNâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘIlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh XuânQuản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuânlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast ImpesBài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
 
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảiNâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
 
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
 
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh XuânQuản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất đ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu của khách hàng tại công ty trách nhiệm hữ...
 
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH P...
 
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệpHướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
 
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
 
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG...
 
How To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận án
How To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận ánHow To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận án
How To Structure Your Thesis/Xây dựng cấu trúc luận án
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
 

Phân tích kỹ thuật trong giao dịch thị trường tài chính, Forex, Stocks

  • 1. Alpha – Trade Your Way To Freedom Phân tích kỹ thuật trong giao dịch tài chính và Phương pháp giao dịch “Alpha Trading” Giới thiệu Phần I. Các kiến thức cần và đủ cho giao dịch tại thị trường tài chính theo phân tích kỹ thuật 1. Lý thuyết Dow và một số trường phái phân tích kỹ thuật 2. Mô hình giá 3. Nến nhật và mô hình nến nhật 4. Trenline và Fibonacci 5. Đường trung bình Moving Average Phần II. Phương pháp, hệ thống giao dịch Alpha Trading 1. Phương pháp và một hệ thống giao dịch phù hợp 2. Phương pháp Alpha Trading Tái bút 1. Lý thuyết Dow và phân tích kỹ thuật Lý thuyết Dow là một học thuyết được một nhân vật nổi tiếng trong ngành chứng khoán Mỹ tìm ra: Charles Dow - người sáng lập ra chỉ số Dow – Jones và tờ Wall Street Journal nổi tiếng (cùng với cộng sự Jones). Lý thuyết Dow là 1 học thuyết khá trừu tượng bắt nguồn từ tư tưởng và nhận định của Charles Dow trong thị trường chứng khoán. Ông cho rằng đường giá trong giao dịch phản ánh tất cả và không ai có thể thao túng XU HƯỚNG của thị trường. Về sau, các nhà phân tích tài chính phố Wall bắt đầu chấp nhận lý thuyết Dow như một lý thuyết nền tảng, hay một thứ bắt buộc phải nắm chắc để làm nền tảng cho mọi phân tích kỹ thuật về sau. Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường. Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị
  • 2. trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ sở của Phân tích cơ bản là các thống kê hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả là thuần theo phân tích kỹ thuật. Lý thuyết Dow là một lý thuyết cơ bản, những lý thuyết khác sau này cũng dựa trên nền tảng của lý thuyết này mà phát triển. Trường phái phân tích kỹ thuật cũng thừa kế và phát triển trên nền tảng của lý thuyết Dow, làm cho lý thuyết này thêm vững chắc, đơn giản hơn và dễ hiểu hơn và thực tế hơn bằng đồ thị. Ra đời hơn 100 năm, không phải vô cớ mà lý thuyết Dow được xem là nền tảng của phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính nói chung và trong forex nói riêng. Chính vì thế, cho dù có học bất cứ trường phái phân tích kỹ thuật nào đi chăng nữa bước đầu tiên bạn phải hiểu thật kỹ lý thuyết Dow. Vậy lý thuyết Dow là gì? Tại sao chúng lại quan trọng đến như vậy? LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Trong những ghi chép của người đầu tiên đề ra lý thuyết này, Charles. H. Dow, có rất nhiều điều chứng tỏ rằng tác giả không hề nghĩ lý thuyết của mình sẽ trở thành một công cụ dùng cho dự báo thị trường chứng khoán hay thậm chí nó đã trở thành một hướng dẫn chung cho các nhà đầu tư. Những ghi chép ấy chỉ nói lên rằng, ông muốn lý thuyết của mình sẽ trở thành một thước đo biến động chung của thị trường. Dow thành lập công ty “Dịch vụ thông tin tài chính Dow-Jones” và được mọi người biết đến với việc tìm ra chỉ số bình quân thị trường chứng khoán. Những nguyên lý căn bản của học thuyết (ngày nay được đặt theo tên ông) đã được ông phác thảo ra trong một bài nghiên cứu mà ông viết cho “Tạp Chí Phố Wall”. Sau khi Dow mất, năm 1902, người kế tục ông làm biên tập cho tờ nhật báo, William. P. Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên cứu lý thuyết này. Sau 27 năm nghiến cứu và viết các bài báo, ông đã tổ chức và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay. Tìm hiểu về lý thuyết của Dow, trước tiên ta phải nghiên cứu đến chỉ số trung bình của thị trường. Nhìn chung giá chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống. Tuy nhiên, một số cổ phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của các cổ phiếu khác, cho dù là chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Thực tế cho thấy khi thị trường lên giá thì giá của một số chứng khoán tăng nhanh hơn những chứng khoán khác, còn khi thị trường xuống giá thì một số chứng khoán giảm giá nhanh chóng trong khi có một số khác lại tăng lên, nhưng thực tế vẫn chứng minh rằng hầu như tất cả các chứng khoán đều dao động theo cùng một xu thế chung. Cùng với những cố gắng nghiên cứu của mình, Charles Dow là người đã đưa ra khái niệm về “chỉ số giá bình quân” nhằm phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường. Hai loại chỉ số bình quân Dow-Jones được hình thành vào năm 1897 và vẫn còn cho đến cho đến ngày nay được Dow tìm ra và áp dụng trong các nghiên cứu của ông về xu thế chung của thị trường. Một trong hai loại chỉ số ấy là chỉ số của 20 công ty hỏa xa, loại còn
  • 3. lại gọi là chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones thuộc các ngành khác bao gồm 12 công ty mạnh nhất vào thời kỳ đó. Con số này tăng lên 20 công ty vào năm 1916 và đến 1928 là 30 công ty. Nền tảng giả định của lý thuyết Dow Để một lý thuyết thành công, cần phải nghiên cứu để chứng minh hoặc những yêu cầu về giả định. Ở đây để lý thuyết Dow được chuẩn, thì lý thuyết Dow đã sử dụng 3 giả định cho mệnh đề của mình 1.Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường. Khi một xu hướng chính đã thiết lập, thì chẳng ai có thể thay đổi được xu hướng này cho đến khi thị trường đảo chiều xu hướng chính. Tức là khi đang tăng nó sẽ tăng mãi cho đến khi xu hướng chính có sự đảo chiều thực sự. Thực sự TTCK là rất lớn, hiện tại để thao túng cả thị trường là điều rất khó. Những việc thao túng thị trường, tức là bẻ gãy xu hướng chính khá khó, & đối diện với rủi ro thua lỗ cao. Nhưng thực sự khi xu hướng đã được thiết lập, thì những ai có ý đồ thao túng giá cả chỉ có thể làm tăng/giảm giá thị trường bằng cách “đạp các trụ” chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng rồi thị trường sẽ lại tiếp tục đi theo hướng chính. Thực tế, với thị trường phái sinh đi song song với thị trường, vẫn có thể thay đổi ở biến động mạnh vào ngày cuối chốt hợp đồng phái sinh. Lưu ý: Thị trường có xu hướng chính như thế nào, nó sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi nó đuối sức và đảo chiều. Thị trường chung rất khó tác động, nhưng xu hướng cổ phiếu riêng lẻ, những cổ phiếu vốn hóa nhỏ thì dễ tác động nhiều, bởi NĐT có thể mở nhiều tài khoản & thao túng giá. Sự kết hợp việc đưa tin tốt/xấu có ý đồ và 1 lượng cầu/cung đủ mạnh để “mưu sự riêng” hiện vẫn diễn ra ở thị trường Việt Nam, và hành động này được xem là trái pháp luật. 2.Mọi thứ đều phản ánh vào giá Tiền đề cơ bản của Lý thuyết Dow là cho thấy tất cả thông tin từ quá khứ, đến hiện tại & cả tương lai đều được phản ánh đầy đủ vào giá cổ phiếu & chỉ số thị trường. Ở đây được hiểu là tất tần tật mọi thứ, từ vĩ mô đến vi mô như lãi suất hay lợi nhuận doanh nghiệp, đến cả tâm lý nhà đầu tư. Và nó bao gồm cả thời gian, gồm quá khứ đến tương lai. Không bỏ sót 1 yếu tố nào. 100% mọi thứ đều phản ánh vào giá. Giá phản ánh tất cả! Chỉ cần GIÁ, GIÁ là đủ! Dù tiền đề này xuất phát trước khi có công trình của Eugene Fama, bắt nguồn từ những năm 1960 và được gọi là giả thuyết thị trường hiệu quả. (Mà các quỹ ETF đã sử dụng để tạo ra quỹ của mình) 3. Lý thuyết Dow hay bất cứ gì khác đều không phải công cụ hoàn hảo
  • 4. Bản chất là không có gì là hoàn hảo & lý thuyết Dow cũng vậy. Nhiều NDT muốn đi tìm “chén thánh trong đầu tư”. Nhưng, lý thuyết Dow nó là tập hợp các nguyên lý & bản chất của thị trường, giúp bạn có được hướng đi đúng & tâm lý tốt để đưa ra các nhận định khách quan về thị trường. Nhưng bản chất con người, là ảnh hưởng mạnh bởi tâm lý, và tính chủ quan cao, nên thường lệch lạc và đưa ra những điều không đúng. Điều đó dẫn đến một phần sự không hoàn hảo của lý thuyết Dow. Bởi lý thuyết đúng thì phải có tính ứng dụng cao, nhất là ở TTCK. Lý thuyết Dow rất quan trọng xu hướng chính & khuyến khích NĐT, trader giao dịch theo xu hướng chính. Nhưng các xu hướng thứ cấp & xu hướng nhỏ (trend cấp 3) dễ làm nhiễu và khiến NĐT mắc sai lầm 6 NGUYÊN LÝ QUAN TRỌNG TRONG LÝ THUYẾT DOW (Lưu ý: Có rất nhiều bài viết trên mạng viết về các nguyên tắc của lý thuyết Dow, nếu bạn có đọc được bài viết nào trình bày lý thuyết Dow với 12 nguyên tắc mà không phải 6 thì rất có thể tác giả bài viết đó đã tham khảo từ cuốn “Technical Analysis of Stock Trend” của Edward & Magee (từ trang 15 đến 23). Chẳng hạn như mục 3 viết về The Primary Trends, mục 4 viết về The Secondary Trends, mục 5 viết về The Minor Trend. Thực tế thì 3 mục này chỉ là phần nội dung của nguyên tắc thứ 2 trình bày ở trên: Thị trường có ba xu hướng chính.) Khi nghiên cứu lý thuyết Dow có 6 nguyên lý quan trọng cần chú ý sau: 1. Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả Bởi vì nó phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng nghìn nhà đầu tư, gồm cả những người có kinh nghiệm dự đoán thị trường giỏi nhất, có những thông tin tốt nhất về xu hướng và các sự kiện, những gì có thể nhận thấy trước và tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến cung và cầu của các loại chứng khoán. Thậm chí cả những thiên tai hay thảm họa không dự tính được thì ngay khi xảy ra, chúng đã được thị trường phản ánh ngay vào giá của các loại chứng khoán, chỉ số, tiền tệ, hàng hóa.... 2. Ba xu thế của thị trường Thuật ngữ thị trường nhằm chỉ giá chứng khoán nói chung, dao động của thị trường tạo thành các xu thế giá, trong đó quan trọng nhất là các xu thế cấp 1 (xu thế chính hay xu thế cơ bản). Đây là những biến động tăng hoặc giảm với quy mô lớn, thường kéo dài trong một hoặc nhiều năm và gây ra sự tăng hay giảm đến 20% giá của các cổ phiếu. Chuyển động theo xu thế cấp 1 sẽ bị ngắt quãng bởi các bởi sự xen vào của các dao động cấp 2 theo hướng đối nghịch - gọi là những phản ứng hay điều chỉnh của thị trường. Những biến động này xuất hiện khi xu hướng cấp 1 tạm thời vượt quá mức độ hiện tại của bản thân nó (gọi chung các biến động này là các biến động trung gian - biến động cấp 2). Những biến động cấp 2 bao
  • 5. gồm những biến động giá nhỏ hay gọi là những biến động hàng ngày và không có ý nghĩa quan trọng trong Lý thuyết Dow. Trước khi bàn luận về sự vận hành của các xu hướng, cần phải làm rõ định nghĩa xu hướng (Trend)của Dow. Dow định nghĩa một xu hướng tăng (uptrend) là khi thị trường có mức giá giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn các mức giá đỉnh trước đây, và mức giá thấp nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ. Nói cách khác, một xu hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại, thị trường có xu hướng giảm (downtrend) khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ. Định nghĩa của Dow đã được thử thách qua thời gian và vẫn luôn được coi là nền móng cho việc phân tích xu hướng.Dow tin rằng các quy luật về sự tác động và phản ứng được áp dụng cho các thị trường cũng như đối với thế giới vật chất. Ông đã viết “Hồ sơ giao dịch cho thấy rằng, trong nhiều trường hợp, khi chạm đỉnh chứng khoán sẽ suy giảm đôi chút và sau đó quay đầu tiến gần về mức cao nhất. Nếu sau một biến động như trên mà giá lại rơi xuống nữa thì có khả năng nó sẽ giảm sâu hơn,” (Nelson, trang 43). Dow xét thấy rằng một xu hướng phải có ba thành phần (three parts): primary, secondary và minor. Primary trends đại diện cho thủy triều, secondary trends đại diện cho những đợt sóng hình thành nên thủy triều và minor trends biểu hiện cho những gợn sóng lăn tăn. Người quan sát có thể xác định được hướng của thủy triều (primary trend) bằng cách đánh dấu điểm cao nhất của từng đợt sóng liên tiếp. Nếu mỗi đợt sóng chạm đỉnh cao hơn đợt sóng trước, tức thủy triều đang lên. Khi đỉnh của các làn sóng liên tiếp giảm dần thì có nghĩa là thủy triều đang rút. Không như thủy triều thực sự của đại dương chỉ kéo dài trong vài giờ, Dow cho rằng thủy triều của thị trường kéo dài hơn một năm, có khi là vài năm. Xu hướng thứ hai (secondary) hay giai đoạn trung gian (intermediate) là sự hiệu chỉnh của xu hướng chính (primary) và thường là kéo dài từ ba tuần đến ba tháng. Nhìn chung, những hiệu chỉnh intermediate này thoái lùi (retrace) khoảng một phần ba tên hai phần ba xu hướng trước đó và đa phần là một nửa, hay 50%.
  • 6. Theo Dow, Minor (hoặc near term) trend thường ngắn hơn ba tuần. Xu hướng này là sự dao động của xu hướng trung gian (intermediate trend). 2.1. Xu thế cấp 1 Như đã nói đến ở phần trước, xu thế cấp 1 là những chuyển động lớn của giá, bao hàm cả thị trường, thường kéo dài hơn 1 năm và có thể là trong vài năm. Nếu như mỗi đợt tăng giá liên tiếp đều đạt đến mức cao hơn mức trước đó và mỗi điều chỉnh cấp 2 đều dừng lại ở mức đáy cao hơn mức đáy của lần điều chỉnh trước thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá - thị trường lúc này là thị trường con bò tót - thị trường tăng giá (Bull Market) Còn ngược lại nếu mỗi biến động giảm đều làm cho giá xuống những mức thấp hơn còn mỗi điều chỉnh đều không đủ mạnh để làm cho giá tăng lên đến mức đỉnh của những đợt tăng giá trước đó thì xu thế cấp 1 của thị trường lúc này là giảm giá, thị trường được gọi là thị trường con gấu - thị trường giảm giá (Bear Market). Thông thường, về lý thuyết thì xu thế cấp 1 chỉ là một trong 3 loại xu thế mà một nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Mục đích của nhà đầu tư đó là mua chứng khoán càng sớm càng tốt trong một thị trường lên giá, sớm đến mức anh ta có thể chắc chắn rằng mới có duy nhất mình anh ta bắt đầu mua và sau đó nắm giữ đến khi và chỉ khi Bull Market đã thực sự kết thúc và bắt đầu Bear Market. Nhà đầu tư hiểu rằng họ có thể bỏ qua một cách an toàn tất cả những sự xen vào của các điều chỉnh cấp 2 và các dao động nhỏ vì họ đầu tư dài hạn theo xu thế chính của thị trường. Tuy nhiên với một kinh doanh chứng khoán ngắn hạn thì những biến động của xu thế cấp 2 lại có vai trò quan trọng bởi họ kiếm lợi nhuận dựa trên những biến động ngắn hạn của thị trường 2.2. XU THẾ CẤP 2 Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo xu thế cấp 1. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian) hay còn gọi là những điều chỉnh xuất hiện ở các Bull Market; hoặc những đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các Bear Market. Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng. Chúng sẽ kéo ngược lại khoảng 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay giảm tùy loại thị trường) của giá theo xu thế cấp 1. Do đó, chẳng hạn trong Bull Market, nếu chỉ số giá bình quân công nghiệp tăng liên tục ổn định hoặc có gián đoạn rất nhỏ và mức tăng đạt đến 30 điểm, khi đó xuất hiện xu thế điều chỉnh cấp 2, thì người ta có thể trông đợi xu thế điều chỉnh này có thể làm giảm từ 10 đến 20 điểm cho đến khi thị trường lặp lại xu thế tăng cấp 1 ban đầu của nó. Dẫu sao cũng cần lưu ý là qui tắc giảm 1/3 đến 2/3 không phải là một luật lệ không thể phá vỡ mà nó đơn giản chỉ là một nhận xét về khả năng có thể xảy ra mà hầu hết các biến động cấp 2 đều bị giới hạn trong mức này. Rất nhiều trong số đó ngừng tác động ở điểm gần với mức 50% mà rất hiếm khi đạt đến mức 1/3. Như vậy có 2 tiêu chí để nhận định một xu thế
  • 7. cấp 2: Tất cả những chuyển động của giá ngược hướng với xu thế cấp 1 kéo dài ít nhất 3 tuần và kéo hoàn lại ít nhất 1/3 mức biến động thức của xu thế cấp 1 (tính từ điểm kết thúc biến động cấp 2 trước đó đến biến động cấp 2 này, bỏ qua những dao động nhỏ) thì được coi là thuộc loại trung gian hay còn gọi là biến động cấp 2. Mặc dù đã có những tiêu chí để xác định một xu thế cấp 2 nhưng vẫn có những khó khăn trong việc xác định thời điểm hình thành và thời gian tồn tại của xu thế. Theo lý thuyết Dow, nếu xu hướng chính chỉ chuyển động theo 1 hướng nhất định thì xu thế phụ sẽ di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính. Ví dụ: một xu hướng chính tăng sẽ bao gồm các xu hướng giảm thứ cấp đi kèm. Đây là sự dịch chuyển giá từ đỉnh cao hơn đến đáy thấp hơn. Ngược lại, nếu xu hướng giảm lại trở thành xu hướng chính thì lúc này các xu hướng thứ cấp sẽ là sự dịch chuyển từ đáy thấp hơn (LL) đến đáy cao hơn (HL). 2.3. Xu thế nhỏ (Minor) Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, hường chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian. Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp 2 hay là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp, đều được tạo thành từ một dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau. Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và 2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể. Do tính chất ngắn hạn nên xu thế nhỏ không phải là mối quan tâm lớn đối với nhà giao dịch. Nhưng điều này không có nghĩa là bỏ qua chúng hoàn toàn; xu thế nhỏ vẫn phải được theo dõi vì những biến động giá ngắn hạn này cũng là một phần nằm trong xu hướng chính và phụ. Hầu hết trader đều chỉ tập trung giao dịch theo xu hướng cấp 1, các xu hướng còn lại thường không rõ ràng hay bị nhiễu. Nếu quá tập trung vào các xu hướng nhỏ, nó có thể dẫn đến sai
  • 8. lầm, các nhà giao dịch bị phân tâm bởi biến động ngắn hạn và mất tầm nhìn tổng quát cho bức tranh thị trường lớn hơn. 3.Xu hướng chính có 3 pha Theo lý thuyết Dow, Xu hướng chính gồm 3 pha: Trong giai đoạn thị trường uptrend (tăng giá), xu hướng chính gồm 3 pha là: pha tích luỹ (accumulation), pha tăng (big move) và pha quá độ. Với thị trường dowtrend (giảm giá) thì sẽ có tên gọi lần lượt là pha phân phối (distribution), pha giảm mạnh, pha tuyệt vọng (panic phase). 3.1. Bull Market (thị trường con bò tót - thị trường tăng giá) Một xu thế tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kì. Thời kì đầu tiên là quá trình “tích lũy”: Trong quá trình này, những nhà đầu tư có tầm nhìn xa sẽ tiến hành xem xét các doanh nghiệp, có thể vào thời kì này doanh nghiệp đang suy thoái nhưng nhà đầu tư nhận thấy khả năng doanh ngiệp có thể chuyển biến tình hình thành tăng trưởng nhanh chóng, có thể giá cổ phiếu của nó sẽ tăng trong thời gian tới. Đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu này đang được chào bán rất nhiều bởi những nhà đầu tư đang có tâm lý rất chán nản và lo lắng về tình trạng của những cổ phiếu của họ và để nhằm tăng dần giá chào bán của họ khi thị trường xuất hiện sự suy giảm trong khối lượng giao dịch. Các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó có thể không tốt thậm chí rất tồi. Công chúng hoàn toàn cảm thấy thất vọng khi tham gia vào thị trường chứng khoán bởi họ thấy lượng tiền đã đầu tư của họ đang giảm giá trị nhanh chóng và có nguy cơ còn giảm nữa, vì vậy mà họ muốn thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên có thể nhận thấy một điều vào cuối giai đoạn thứ nhất này là trong hoạt động của công ty và trong
  • 9. những biến động trên thị trường đã có những biến chuyển tuy mới chỉ ở mức hạn chế, bắt đầu xuất hiện những đợt tăng giá nhỏ. Giai đoạn tích lũy thường nằm ở cuối xu thế giảm, khi mọi thứ dường như đang trong thời kỳ tồi tệ nhất. Nhưng đây cũng là lúc giá của thị trường cực kỳ hấp dẫn vì vào thời điểm này, hầu hết các tin tức xấu đều đã tung ra, áp lực bán tan biến gần như không thể giảm thêm được nữa, nên sẽ không có rủi ro về việc giá giảm. Tuy nhiên, giai đoạn tích lũy cũng là giai đoạn khó phát hiện nhất, nhà giao dịch khó lòng nhận biết được xu thế giảm đã thực sự kết thúc hay vẫn còn tiếp tục. Thời kỳ thứ 2 là thời kỳ của sự tăng trưởng khá vững chắc; Giai đoạn 2 của giai đoạn xu hướng tăng chính thường là dài nhất, và giá tăng nhiều nhất. Giai đoạn này được đánh dấu bằng cải thiện trong các doanh nghiệp, giá cổ phiếu tăng. Lợi nhuận tăng và niềm tin tràn đầy. Giai đoạn này xem như là giai đoạn dễ kiếm tiền và những người kinh doanh theo xu hướng cũng gia nhập thị trường. Họat động của doanh ngiệp đang theo dõi gia tăng mạnh cùng với những khởi sắc trong nội bộ doanh nghiệp và doanh thu của nó cũng tăng dần và bắt đầu thu hút các mối quan tâm trên thị trường. Đây chính là thời kì mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà kinh doanh chứng khoán theo trường phái Phân tích kỹ thuật. Giai đoạn tăng thái quá Cuối cùng là thời kì thứ 3, trong thời kì này thị trường sôi sục với những biến động của nó: Công chúng rất háo hức với từng biến động của thị trường. Tất cả các thông tin tài chính của doanh nghiệp đưa ra đều rất tốt, giá chứng khoán tăng cao ngoài sức tưởng tượng và đang là những vấn đề nóng hổi được đưa lên trang đầu của các tờ báo ra hàng ngày. Đến thời điểm sau khoảng hai năm tính từ lúc thị trường bắt đầu đi lên, những người ít kinh nghiệm có thể mới cho rằng thị trường lúc này mới chắc chắn cho lợi nhuận của họ và muốn tham gia vào thị trường. Nhưng thực sự thì sau hai năm, giá đã tăng khá cao, câu hỏi nên đặt ra vào lúc này là “nên bán cổ phiếu nào? ” chứ không còn là “nên mua cổ phiếu nào ? ” nữa. Vào cuối thời kì thứ 3, người ta có thể thấy nạn đầu cơ tràn lan, khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng nhưng “air-pocket-stock”* xuất hiện ngày càng nhiều, số lượng cổ phiếu có giá thấp nhưng không có giá trị đầu tư cũng gia tăng và cả những đợt phát hành trái phiếu cũng ít dần đi. (* Air-pocket-stock là những cổ phiếu đột ngột giám giá mạnh một cách bất thường - có thể là do nhà đầu tư bán ồ ạt do một tin đồn xấu. Lý do dùng khái niệm này là vì nó được so sánh với việc máy bay đột ngột mất độ cao, ngoài khả năng kiểm soát khi gặp air-poket là những dòng khí hướng xuống, tác động làm mất chiều cao máy bay). Khi thị trường tăng quá mạnh, phe mua bắt đầu trở nên yếu thế, lúc này sẽ chuyển sang giai đoạn quá độ – giai đoạn cuối cùng trong xu hướng tăng, cũng là giai đoạn mà nhiều nhà đầu cơ tích lũy bắt đầu tìm cách thu hẹp vị thế, bán chúng cho những người tham gia vào thị trường. Tại thời điểm này thị trường, theo Alan Greenspan nói, có một “sự phấn khích phi lý”.
  • 10. Đây cũng là giai đoạn mà người mua cuối cùng bắt đầu tham gia thị trường – sau khi đạt được lợi nhuận lớn. Giống như các con cừu dùng để giết thịt, những người tham gia muộn hy vọng rằng lợi nhuận vẫn sẽ tiếp tục sau khi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trước đó. Nhưng thật không may, họ đang”đu đỉnh” và cơ hội để thoát “hàng” thực sự khá mong manh. Trong giai đoạn này, có rất nhiều dấu hiệu thể hiện sức mua giảm hay xu hướng đang dần trở nên yếu đi, và cũng là dấu hiệu cho thấy xu thế trên đang nằm ở điểm bắt đầu cho một xu hướng giảm chính. 3.2. Bear Market (Thị trường con gấu - thị trường giảm giá) Xu thế giảm giá của thị trường cũng được chia thành ba thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên là thời kỳ “phân bổ” (thời kỳ này thực sự bắt đầu ở giai đoạn cuối của Bull Market trước đó): Trong thời kỳ này những nhà đầu tư có tầm nhìn xa đều nhận thấy rằng doanh thu (và các chỉ số kinh doanh nói chung) của những công ty mà họ đang nắm giữ cổ phiếu đều đang đạt mức cao không bình thường và họ muốn nhanh chóng thoát khỏi vị thế sở hữu cổ phiếu của những công ty này. Khối lượng giao dịch vẫn rất cao mặc dù đã có những dấu hiệu của xu hướng giảm, công chúng vẫn rất “năng động” nhưng cũng bắt đầu có dấu hiệu lo lắng và cũng không còn nhiều kỳ vọng kiếm lợi nhuận. Giai đoạn đầu tiên trong thị trường gấu được gọi là giai đoạn phân phối, giai đoạn mà người mua thông báo bán (phân phối) vị trí của họ. Điều này trái ngược với giai đoạn tích lũy trong một thị trường tăng giá ở chỗ, những người mua được thông báo đang bán trong một thị trường quá mua thay vì mua trong một thị trường quá bán.
  • 11. Trong giai đoạn này, nhà giao dịch vẫn rất lạc quan về thị trường, kỳ vọng về mức độ thị trường tăng cao hơn. Đây cũng là giai đoạn mà các nhà đầu tư cuối cùng trên thị trường tiếp tục mua, đặc biệt là những người đã bỏ lỡ cơ hội trước đó đã tham gia và hy vọng sẽ có một bước tương tự trong tương lai gần. Nhưng thật đáng tiếc, giai đoạn phân phối trong thị trường gấu (thị trường giảm) không thể nào giống như giai đoạn tích lũy của thị trường bò. Vì lẽ đó, 1 xu hướng giảm sẽ được xác nhận khi xu hướng trước đó không thế nào tạo ra được các đỉnh cao hơn (HH) cùng đáy thấp hơn (LL) thay vào đó chỉ có thể tạo ra các đáy cao hơn (HL) cùng các đỉnh thấp hơn. Thời kỳ thứ hai được gọi là thời kỳ "hỗn loạn" – Giai đoạn giảm mạnh: Số lượng người mua bắt đầu giảm dần và những người bán bắt đầu trở lên vội vã bán đi những cổ phiếu mình đang nắm giữ. Xu thế giảm giá bắt đầu tăng mạnh làm đồ thị giá gần như dốc thẳng xuống và khối lượng giao dịch đạt đến mức đỉnh điểm. Giai đoạn này được gọi là hỗn loạn vì sự sụt giảm thường xảy ra rất trầm trọng thậm chí là thái quá với mức độ vượt quá cả thực trạng của các doanh nghiệp. Sau giai đoạn hỗn loạn có thể có giai đoạn hồi phục (một dạng xu thế cấp hai) hoặc một giai đoạn dao động ngang của đồ thị thị trường (các dao động không có hướng đi lên hay đi xuống mà là dao động trong một khoảng cố định theo chiều ngang của thị trường) trong một thời gian tương đối dài. Giai đoạn này thể hiện tâm lý chán nản của một bộ phận nhà đầu tư, họ cũng chính là những người đã cố gắng nắm giữ cổ phiếu qua thời kỳ hỗn loạn trước đó hoặc cũng có thể là những người đã mua cổ phiếu trong thời kỳ đó bởi vì lúc đó giá của cổ phiếu rõ ràng là rẻ hơn rất nhiều so với trước đó vài tháng. Thông tin về các doanh nghiệp ngày càng xấu đi. Kết thúc giai đoạn này mới bước vào thời kỳ thứ ba. Tương tự như giai đoạn tăng mạnh trong thị trường bò, nhưng thay vì di chuyển theo hướng tăng, giai đoạn của thị trường gấu sẽ chỉ di chuyển theo 1 hướng duy nhất chính là GIẢM. Trong giai đoạn này, điều kiện kinh doanh trên thị trường càng ngày càng tồi tệ và tâm lý nhà giao dịch cũng trở nên tiêu cực hơn. Thị trường tiếp tục giảm giá với áp lực bán ngày càng tăng mạnh trong khi đó xu hướng mua gần như cạn kiệt. Giai đoạn tuyệt vọng: Vào thời kỳ thứ ba, xu thế đi xuống trên thị trường đã yếu dần, nhưng lại được duy trì bởi những lệnh bán nhiều và liên tục thể hiện “nỗi buồn” và sự lo lắng của những nhà đầu tư đang rất cần tiền cho những nhu cầu riêng của họ. Các cổ phiếu đều giảm đến mức thấp nhất, thậm chí gần như mất hoàn toàn giá trị. Những cổ phiếu có chất lượng cao hầu như không được giao dịch vì những người sở hữu chúng đều muốn nắm giữ đến cùng. Ở giai đoạn cuối của Bear Market, như một kết quả của toàn bộ thời kỳ giảm giá trước, cả thị trường chỉ tập trung vào giao dịch một số loại cổ phiếu. Bear Market kết thúc tất cả với những tin xấu về các doanh nghiệp, về thị trường ở mức có thể coi là tồi tệ nhất đã thể hiện ra và có thể đến. Giai đoạn cuối cùng của thị trường giảm chứa đầy sự hoảng loạn và rất dễ dẫn đến việc bán tháo trong một khoảng thời gian ngắn. Trong giai đoạn này, thị trường chỉ toàn màu xám xịt
  • 12. nhà giao dịch có tâm lý tiêu cực với những hy vọng mong manh về công ty, nền kinh tế và thị trường nói chung. Bạn sẽ thấy nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phần của họ trong hoảng loạn. Thông thường những người này đều là những người mới tham gia thị trường trong giai đoạn quá độ của lần tăng giá trước đó. Nhưng khi mọi thứ (có vẻ) tồi tệ nhất lại chính là lúc giai đoạn tích lũy của một xu hướng tăng chuẩn bị bắt đầu và cứ như thế chu kỳ được lặp lại liên tục qua năm này tới năm khác, qua thế kỷ này tới thế kỷ khác. 3.3. Đường ngang có thể thay thế cho các xu thế cấp 2. Đường ngang theo định nghĩa của Lý thuyết Dow là những chuyển động ngang có tính chất trung gian của thị trường phản ánh thời kỳ mà giá biến động rất ít (với thị trường Mĩ là nhỏ hơn hoặc bằng 5%). Đường ngang thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần hoặc đôi khi là lâu hơn (trong vài tháng). Khi thị trường xuất hiện mô hình dạng đường ngang, điều này chỉ ra rằng áp lực của cung và cầu trên thị trường là tương đối cân bằng. Thực tế trong giai đoạn này các lệnh đặt mua hoặc bán đều thể hiện một sự kiệt sức. Những người muốn mua cổ phiếu thì phải tăng mức giá chào mua để khuyến khích người có cổ phiếu mà họ muốn bán cho họ, còn những người muốn bán thì với thị trường có biến động dạng đường ngang họ thấy rằng số lượng người mua đang ít dần và kết quả là họ phải giảm giá để có thể bán được những cổ phiếu của mình. Do vậy một mức giá dao động vượt ra ngoài mức dao động của mô hình đường ngang đang xuất hiện trên thị trường sẽ là một dấu hiệu rõ ràng cho một thị trường lên hoặc xuống giá tùy thuộc vào hướng của dao động vượt ra ngoài. Nhìn chung mô hình đường ngang càng kéo dài lâu và biên độ dao động càng nhỏ thì ý nghĩa của dao động vượt ra ngoài mô hình đường ngang càng lớn. Mô hình đường ngang thường diễn ra dài vừa đủ để khoảng thời gian tồn tại của nó mang một ý nghĩa quan trọng đối với những người phân tích thị trường theo trường phái Dow. Những biến động vượt ra ngoài mô hình đường ngang có thể là dấu hiệu cho thấy mô hình này chính là những mức đỉnh hoặc đáy rất quan trọng của thị trường bởi nếu là đỉnh thì đó chính là giai đoạn “phân bổ” - giai đoạn ban đầu của một Bear Market; còn nếu dấu hiệu cho thấy nó có thể là mức đáy của thị trường thì đây là giai đoạn “tích tụ” - giai đoạn đầu của một Bull Market. Thông thường nhất, nó đóng vai trò như một thời kỳ yên tĩnh thuộc giai đoạn cuối cùng trong quá trình hình thành hoặc thuộc giai đoạn củng cố xu thế cấp 1 của thị trường. Trong những trường hợp đó mô hình này đóng vai trò như những sóng cấp 2. Mức biến động 5% cũng hoàn toàn chỉ là một mức biên độ được xác định theo kinh nghiệm bởi trên thực tế rằng mô hình đường ngang có rất nhiều điểm tương đồng với mô hình cũng có nhiều biến động ngang với biên độ lớn hơn nhưng hai biên của nó vẫn được xác định khá rõ ràng và tương đối chuẩn nên cũng được tính là một loại mô hình đường ngang.
  • 13. Có những đường ngang hình thành nên phạm vi mua bán. Trong phạm vi mua bán này cho thấy các chỉ số đi Sideways (đi ngang) trong một khoảng thời gian nhất định. Và khi đấy chúng ta có thể vẽ ra được những đường ngang đó bằng cách nối các đỉnh và các đáy. Những phạm vi mua bán như thế không cho biết rõ ràng là tích lũy hay phân phối, nhưng đến khi giá thật sự vượt lên hoặc vượt xuống khỏi phạm vi mua bán. Nếu vượt lên, thì phạm vi mua bán đó là tích lũy. Nếu vượt xuống thì phạm vi mua bán đó là phân phối. Trong vùng phạm vi mua bán thì không thể nhận định được tích cực hay tiêu cực cho đến khi phá vỡ để vượt khỏi phạm vi mua bán đó. (Bình luận: Đây là điều mà bản thân Trader và các nhà đầu tư cần thận trọng, lưu ý khi nhận định và phân tích thị trường. Các “biến thể” của thị trường, hay các biến thể của sóng Eliot sau này (đường ngang, kênh ngang hoàn toàn có thể thay thế một song điều chỉnh 2, 4), các mô hình giá là không có cố định, bạn phải linh động trước thị trường và tránh gò bó nhận định cứng nhắc. Có phương án cho các biến đổi bất thường này, kế hoạch trước các kịch bản có thể xảy ra – Alpha) 3.4. Chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu. Lý thuyết Dow không quan tâm và ít đề cao đến các mức biến động giá (thậm chí là cả mức giá cao nhất và thấp nhất) trong ngày mà chỉ quan tâm đến những số liệu cuối ngày giao dịch, chẳng hạn như mức bình quân giá bán cuối cung trong ngày. Xem xét một thị trường với xu thế cơ bản là tăng giá và đang ở thời điểm giá tăng và đạt mức đỉnh của ngày hôm đó vào 11 giờ sáng, giả sử lúc đó chỉ số bình quân đang là 152.45 sau đó lại giảm xuống mức giá đóng cửa là 150.70. Để có thể xác nhận thị trường vẫn đang trong xu thế cơ bản là tăng giá thì ở đợt tăng giá tiếp theo mức giá đóng cửa phải cao hơn 150.70. Trong trường hợp này mức đỉnh 152.45 không được quan tâm đến. Trái lại nếu ở đợt thứ 2, dù giá có đạt đến mức đỉnh ở 152.60 nhưng giá đóng cửa lại nhỏ hơn 150.70 thì hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ liệu xu thế tăng giá hiện tại có còn tiếp tục hay không. Trong những năm gần đây, nhiều ý kiến đã được đưa ra xung quanh vấn đề liệu chỉ số giá bình quân phải tăng thêm hay giảm đi bao nhiêu so với giới hạn đạt được của đợt dao động
  • 14. giá trước (đỉnh hoặc đáy) để có thể báo hiệu (xác nhận một xu thế mới hoặc xác nhận lại xu thế hiện tại) xu thế thị trường. Dow và Hamilton luôn rất cẩn thận trong việc xem xét bất cứ một dao động nhỏ nào xen vào xu thế hiện tại làm giá thay đổi thậm chí đến 0. 01 và hai ông đều cho rằng dấu hiệu đó hoàn toàn có thể là một dấu hiệt đúng. Nhưng ngày nay nhiều nhà phân tích cho rằng mức thay đổi đó phải đạt ít nhất 1.00 mới có thể được coi là một dấu hiệu của thị trường. Lý thuyết Dow coi trọng giá đóng cửa & biểu đồ đường, không quan tâm đến biến động trong ngày. Để xu hướng xác lập hình thành, thì chỉ cần giá đóng cửa thôi – điều này có nghĩa là không quan tâm nhiều đến mô hình nến Nhật, và bản thân tôi cũng có thể giao dịch không cần nến nhật, nến không có quá nhiều ảnh hưởng trong hệ thống của tôi. Nến nhật chỉ là cách thể hiện giá, nó như một indicators khác mà thôi.Không phải nến nhật không tốt, nó là dấu hiệu tốt tại các vùng cản và vùng giá nhạy cảm của thị trường, xoay chiều/đổi chiều/ hoặc tiếp diễn xu hướng. Mặt khác, Lý thuyết Dow cũng xem trọng phạm vi giao dịch, ví dụ thị trường đang giai đoạn đi ngang (sideways), thì trader nên chờ đợi khi biến động giá phá vỡ xu hướng đi ngang, trước khi kết luận xu hướng mới của thị trường, hay cổ phiếu. Một trader giao dịch theo lý thuyết Dow rất xem trọng xu hướng chung của thị trường, do đó cần họ có xu hướng xem thị trường đảo chiều hay chưa để đề ra biện pháp rút lui (khi trend tăng sang trend giảm) và giải ngân (khi trên giảm chuyển sang trend tăng). Lý thuyết Dow thể hiện mạnh ở các đường thẳng để nối các đáy và đỉnh. Xu hướng tăng thì đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, & đáy sau cao hơn đáy trước. Xu hướng giảm thì đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. (Bình luận: Việc sử dụng giá đóng cửa để xác nhận là cần thiết, cũng như việc xác nhận giá phản ứng tại các vùng cản. Trong forex, việc giá đang trong thời gian hình thành, chưa đóng nến có thể gây sự sai lầm trong nhận định khi vào lệnh sớm tại các thời gian trên. Việc hoàn thành các mô hình giá, mô hình nến…cần/điều kiện đủ để chắc chắc cho một xu hướng, dấu hiệu xác nhận. Việc sử dụng chỉ số giá bình quân và có độ trễ/lệch khiến nhà giao dịch phải có kinh nghiệm và công cụ, chỉ số lọc nhiễu và nắm bắt kịp thời xu hướng, dự báo trước được sự thay đổi dài hạn. Đây là lý do tôi sử dụng các công cụ, chỉ số bình quân/trung bình trong hệ thống giao dịch của mình, cho mọi thị trường, biểu đồ tài chính - Alpha) 4. Các chỉ số bình quân của thị trường phải cùng xác nhận xu thế của thị trường. Đây là câu hỏi thường xuyên đặt ra nhất và cũng khó giải thích nhất đối với hệ thống các nguyên lý của lý thuyết Dow. Tuy nhiên từ khi được đưa ra cho đến nay nó đã được thời gian chứng minh tính đúng đắn và nó vẫn được vận dụng cho đến ngày nay và bất kì một ai đã xem xét những số liệu ghi lại thì đều không thể có ý kiến phản đối với nguyên lý này. Còn với những người ít quan tâm hay bỏ qua nguyên lý này thì trong thực tế kinh doanh đã và sẽ
  • 15. phải nhiều lần cảm thấy tiếc nuối. Điều nguyên lý này muốn nói đến là không thể có một dấu hiệu chính xác nào về sự thay đổi xu thế thị trường có thể được khẳng định chỉ thông qua xem xét biến động của duy nhất một loại chỉ số bình quân (ở đây muốn nói đến những thị trường bao gồm nhiều chỉ số bình quân, chẳng hạn như ở Mỹ, như nói ở phần đầu, có hai loại chỉ số bình quân). • Chỉ số bình quân bên dưới chỉ ra thị trường đi xuống • Chỉ số bình quân phía trên chỉ ra thị trường đi lên Như vậy thị trường sẽ vẫn đi xuống do cả hai không cùng xác nhận một sự đảo chiều trong xu thế hiện tại của thị trường. Chỉ khi nào cả chỉ số bình quân cũng chỉ ra là thị trường đang có xu thế đi lên thì ta mới có cơ sở xác nhận một dấu hiệu về sự đổi chiều của xu thế chính. Trong hình vẽ trên, trừ khi có một biến động nào khác nếu không chỉ duy nhất chỉ số bình quân bên dưới sẽ không để chuyển hướng chung của thị trường mà thậm chí còn bị kéo xuống. Xu thế cấp 1 của thị trường rõ ràng vẫn chưa rõ ràng. Đây là một ví dụ áp dụng nguyên lý về sự xác nhận. Không cần thiết cả hai chỉ số bình quân phải cùng xác nhận vào 1 ngày. Thường thì cả hai chỉ số này sẽ cùng chuyển động đến cùng một khoảng đỉnh hoặc đáy mới, nhưng có nhiều trường hợp mà một trong hai chỉ số sẽ trễ hơn chỉ số kia vài ngày, vài tuần, thậm chí là một đến hai tháng. Trong những tình huống như vậy thì nhà đầu tư phải giữ kiên nhẫn và đợi cho đến khi thị trường thật sự thể hiện ra bản chất xu hướng của nó. 5. Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường. Điều này thể hiện một thực tế là khi giá biến động theo đúng xu thế cấp 1 thì các họat động kinh doanh trên có xu hướng mở rộng hơn. Do vậy, với Bull Market, khối lượng giao dịch sẽ tăng nếu giá tăng, và sẽ thu lại nếu giá giảm; với Bear Market giá trị giao dịch sẽ tăng nếu giá giảm và ít khi giá có dấu hiệu phục hồi. Điều này vẫn đúng ở mức độ thấp hơn tức là với những xu thế cấp 2, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của một xu thế hồi phục cấp 2 trong một Bear Market, khi mà các diễn biến của thị trường chỉ ra rằng giá sé tăng lên theo một số đợt tăng giá nhỏ, còn các biến động kéo giá xuống giảm đi. Các kết luận ở đây thường không có giá trị nếu chỉ dựa trên diễn biến trong vài ngày và càng không có giá trị với những kết luận dựa trên một phiên giao dịch đơn lẻ. Nguyên lý này chỉ phát huy hiệu quả nếu dựa trên những diễn biến của khối lượng giao dịch chung trong thời
  • 16. gian giao dịch tương đối dài. Hơn nữa, theo Lý thuyết Dow thì chỉ dựa trên những phân tích về giá mới có thể đưa ra được những dấu hiệu mang tính quyết định về xu thế thị trường, còn khối lượng giao dịch chỉ có thể cung cấp thêm những chứng cứ phụ để giải thích rõ hơn biến động của thị trường và sử dụng vào những tình huống khi dấu hiệu chính tỏ ra còn nhiều nghi ngờ. Theo lý thuyết của Dow, các tín hiệu để mua và bán dựa trên biến động giá. Chính vì thế, khối lượng cũng được sử dụng như một chỉ báo để giúp xác nhận những gì thị trường đang gợi ý cho nhà giao dịch. Từ nguyên lý này cho thấy, trong 1 xu hướng giá tăng khối lượng sẽ tăng theo khi giá di chuyển theo đúng xu hướng và giảm khi giá di chuyển theo hướng ngược lại. Ví dụ, trong một xu hướng tăng, khối lượng sẽ tăng khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Như vậy trong trường hợp khối lượng chạy ngược với xu hướng (giá tăng nhưng khối lượng giảm, giá giảm nhưng khối lượng giao dịch tăng) đó là dấu hiệu của sự yếu kém trong xu hướng hiện tại và có thể sẽ có sự đảo chiều xu hướng trong thời gian tới. (Bình luận: Khối lượng thực sự quan trọng đối với các thị trường chứng khoán cơ sở, exchange. Tuy nhiên đối với thị trường phái sinh và có sử dụng đòn bẩy cao và số liệu khối lượng không thực sự chính xác và cập nhật thì cần phải có biện pháp lọc nhiễu, khung thời gian giao dịch thích hợp... Đặc biệt tại thị trường Forex - Alpha). 6. Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu thực sự về sự đảo chiều của xu thế đó được xác định. Nguyên lý này là một trong những nguyên lý có nhiều ý kiến tranh cãi nhất. Nhưng khi được hiểu chính xác nó vẫn có giá trị rất lớn trong phân tích thị trường. Nguyên lý thứ mười hai giúp đề phòng với những thay đổi (phản ứng) quá sớm trong quan điểm về thị trường, theo như chúng ta hay nói là “cầm đèn chạy trước ô tô”, của bất kì nhà đầu tư nào. Điều này không nhằm làm nhà đầu tư trì hoãn hành động của mình lại một cách không cần thiết, cho dù là chỉ một phút, khi những dấu hiệu về sự thay đổi của xu thế thị trường là đã rõ ràng, nhưng nó nhắc nhở một điều rằng lợi thế sẽ nghiêng về phía những người biết chờ đợi cho đến khi họ chắc chắn về tình hình thị trường và rõ ràng sẽ không nghiêng về những người quá nôn nóng với hành động của họ. Khả năng xảy không thể được phát hiện một cách rõ ràng bởi bản chất của nó là những biến động thực tế của thị trường và chúng thay đổi thường xuyên. Bull Market không thể lên giá mãi và Bear Market thì sớm muộn cũng đạt đến đáy của nó. Khi một xu thế cấp 1 của thị trường vừa mới được hình thành thì cho dù có những dao động trong ngắn hạn ta vẫn có thể chắc chắn rằng nó không thay đổi, nhưng nếu nó kéo dài càng lâu thì mức chắc chắn càng ít dần đi, các điểm tái xác nhận xu thế thị trường cũng có giá trị ít dần đi. Động lực của người mua và khả năng bán được những cổ phiếu với giá cao hơn giá mua để kiếm lời sẽ ngày càng thấp nếu như Bull Market đã tồn tại trong nhiều tháng và rõ ràng là thấp hơn khi nó mới hình thành.
  • 17. Một hệ quả tất yếu từ nguyên lý này đó là khi đã có những dấu hiệu về sự thay đổi của xu thế thị trường thì sự thay đổi đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải theo dõi thị trường một cách thường xuyên. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Dow Ưu điểm: Lý thuyết Dow đưa ra những nguyên lí và bản chất của thị trường và giúp bạn loại bỏ được những tâm lí cá nhân khi tham gia thị trường Tuy nhiên, khi dựa vào lý thuyết Dow bạn phải phân tích theo tiêu chí khách quan, đừng dựa trên những mong muốn của chính mình mà phân tích thì sẽ làm phân tích của bạn lệch lạc. Khi đấy phân tích của bạn bị lệch lạc, chứ không phải là lý thuyết Dow đã đưa ra những điều không đúng. Chính vì thế mới nói lý thuyết Dow không hoàn hảo. Cũng là dựa trên lý thuyết Dow nhưng những phân tích của những người khác nhau lại có thể khác nhau. Lý thuyết Dow giúp cho bạn có một cái nhìn ở xu hướng chính. Ở những xu hướng thứ cấp và ngắn hạn lý thuyết Dow áp dụng phải thận trọng. Vì trong xu hướng thứ cấp và xu hướng ngắn hạn giá cả thị trường có thể bị theo túng. Để giải thích rõ hơn, dựa vào lý thuyết Dow chúng ta có thể nhìn nhận được dễ dàng xu hướng chính, còn nếu là xu hướng ngắn hạn thì khả năng dựa vào lý thuyết Dow mà nhìn thì dễ dàng bị sai. Sự mở rộng của các công cụ và lý thuyết sóng Elliott sau này, đã hạn chế được phần nào điểm yếu của lý thuyết Dow này. Tuy nhiên bản chất thị trường và lý thuyết Dow vẫn là điều cơ bản nhất. Sóng Eliot hay các công cụ khác lại cũng có hạn chế riêng của nó. Cùng là một công cụ, việc hiểu, nắm giữ, sử dụng có hiệu quả thế nào lại là bản thân Trader.
  • 18. (Bình luận: Lý thuyết Dow không phải là một công cụ hoàn hảo để các bạn phân tích thị trường. Nó chỉ đưa ra những nguyên lý mang tính bản chất của thị trường giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn tốt hơn. Cùng một giai đoạn khác nhau, các nhà phân tích với các thông tin, kinh nghiệm giao dịch và góc nhìn của mình có thể đưa ra các nhận định và đánh giá khác nhau. Lý thuyết Dow chỉ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn ở xu hướng chính. Ở những giai đoạn ngắn hơn thì Lý thuyết Dow không thể áp dụng, vì trong xu hướng thứ cấp và xu hướng ngắn hạn giá cả thị trường có thể bị thao túng. Sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông nên hiệu ứng của nó cũng một phần lan tỏa đến cả các khung thời gian ngắn hơn, đặc biệt là trong thị trường ngoại hối, nơi mà khung thời gian giao dịch có thể được tính theo phút, theo giây chứ không phải theo ngày như thời xưa trong thị trường chứng khoán.) Điều khó khăn nhất khi áp dụng lý thuyết Dow về thực tiễn là câu hỏi khi nào đảo chiều thực sự? Khi giá phá vỡ đường xu hướng đảo chiều diễn ra. Hạn chế của lý thuyết dow Nhiều nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê hiện đại có quan điểm cho rằng Lý thuyết Dow cũng có nhiều hạn chế tại thị trường hiện đại do tâm lý đám đông và cách thức giao dịch mới hay bởi vì thị trường khác nhau mà có điều kiện áp dụng khác nhau. Tuy nhiên bản than tôi không cho rằng như vậy, lý thuyết trước đây và việc bạn sử dụng cho hiện tại phải có sự linh động và thích ứng, bạn phải có công cụ để phân tích, nhận định nhận biết dấu hiệu sớm và chuyển đổi trạng thái, vị thế giao dịch nắm giữ. Dù sao, nếu nhà đầu tư tuân thủ lý thuyết Dow thì họ đã kiếm lợi rất nhiều từ thị trường tại giai đoạn tăng trưởng bền vững hay giảm giá mạnh.
  • 19. Dưới đây là một số hạn chế cơ bản, mọi người có thể tự có đánh giá nhận định riêng và khắc phục tùy theo thị trường tham gia. Lý thuyết dow quá trễ Đôi khi người ta còn thậm chí cho rằng nếu mỗi biến động lớn của thị trường được chia thành ba phần thì Lý thuyết Dow sẽ làm người tuân theo nó mất đi cơ hội kiếm lời ở phần đầu và cuối của biến động này, có khi là mất đi toàn bộ cơ hội. Nhắc lại rằng đây là một điểm đúng về Lý thuyết Dow, nhưng trên thực tế những hành động theo đúng Lý thuyết Dow cũng đã mang lại lợi nhuận rất lớn và có rất ít người đạt được mức lợi nhuận này. Những ghi nhận và tính toán cho thấy lợi nhuận sẽ rất cao nếu đầu tư theo đúng Lý thuyết Dow. Lý thuyết dow không phải lúc nào cũng đúng Điều này hoàn toàn rõ ràng. Việc áp dụng Lý thuyết Dow hoàn toàn dựa vào khả năng giải thích tình hình thị trường và chịu sự rủi ro đối với tính chính xác của những giải thích này. Dù sao cũng cần nhắc lại rằng lịch sử đã chứng minh nếu tuân thủ đúng theo lý thuyết Dow thì lợi nhuận sẽ rất cao. Lý thuyết dow thường làm cho nhà đầu tư băn khoăn Bất cứ lúc nào Lý thuyết Dow cũng có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên cơ sở hợp lý về tình hình thực tế của thị trường. Câu trả lời có thể sai, nhưng chỉ là trong một thời gian ngắn tương đối ở giai đoạn đầu của xu thế cấp 1 mới hình thành. Sẽ cũng có lúc một nhà phân tích theo trường phái Dow nói với một nhà đầu tư rằng: “Xu thế cơ bản của thị trường có lẽ sẽ vẫn là lên giá nhưng thị trường đã bước vào thời kỳ nguy hiểm và tôi không thể khuyên bạn chính xác nên mua gì vào lúc này. Có lẽ đã quá muộn”. Thường thì ý kiến phản đối này chỉ phản ánh những phản ứng đối với quan điểm của Lý thuyết Dow nguyên lý chỉ số bình quân phản ánh mọi thông tin và thông số của thị trường tài chính ( chứng khoán, cryptocurrency, Forex…). Có thể ý kiến phản đối này là của những người có quan điểm bản thân về những biến động tài sản đó, không thống nhất với quan điểm của Lý thuyết Dow. Trong những trường hợp khác, những lời chỉ trích nhằm vào Lý thuyết Dow chỉ phản ánh duy nhất một điều là sự thiếu kiên nhẫn của người đưa ra lời chỉ trích ấy. Sẽ có thể trong nhiều tuần hay nhiều tháng (điển hình là với thị trường đang xuất hiện mô hình đường ngang) Lý thuyết Dow không thể đưa ra một nhận định cụ thể nào. Khi đó nếu một nhà đầu tư “ưa họat động” phản ứng lại thì điều đó là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng tính kiên nhẫn là một phẩm chất không thể thiếu trên bất kì thị trường tài chính nào, bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những sai lầm nghiêm trọng. Lý thuyết dow không giúp nhà đầu tư khi có biến động trung gian
  • 20. Họ là những người đầu tư trong ngắn hạn. Lý thuyết Dow hầu như không đưa ra (nếu có thì chỉ rất ít) những dấu hiệu về sự thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có được những dấu hiệu này thì rõ ràng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo những biến động của xu thế cấp một. Một số nhà kinh doanh chứng khoán, cryptocurrency đã dựa trên Lý thuyết Dow để đưa ra những nguyên lý phụ áp dụng cho các biến động trung gian. Nhưng nhìn chung chưa có một nguyên lý nào loại này họat động thực sự có hiệu quả. Lý thuyết Dow chỉ là một công cụ – một chiếc máy để khi ta đưa dữ liệu vào thì nó đưa ra những kết quả về xu thế cấp 1 – xu thế chính của thị trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi hầu hết các tài sản trên thị trường tài chính đều vận động theo xu thế đó. Lý thuyết Dow không thể chỉ ra, không thể giúp bạn xác định nên mua hay bán loại tài sản nào. (Bình luận: Bản thân tôi cho rằng việc coi lý thuyết Dow là trễ, chậm là không đúng và không công bằng cho lý thuyết này. Việc có dấu hiệu sớm, có thể nhận định trước với các công cụ giao dịch hiện tại. Thị trường biến đổi nhanh hơn trong lịch sử và bạn phải có công cụ, giải pháp cho vấn đề của riêng bạn. Với các chỉ số trung bình giá, các khung thời gian nhỏ hơn và trung gian cũng hoàn toàn có thể nhận ra sự quá bán/quá mua, sự đảo chiều sớm trước đó và thích ứng sự đổi chiều kịp thời. Do sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông cùng sự phát triển của internet. Hơn nữa, thị trường giao dịch hiện tại theo các khung phút và giây chứ không giao dịch theo ngày như thị trường chứng khoán trước đó, vì lẽ đó thị trường sẽ bị nhiễu nhiều hơn thông tin sẽ kém chính xác hơn tại các khung thời gian ngắn, nhỏ. Tuy nhiên, lý thuyết Dow thực sự rất quan trọng nếu bạn muốn trở thành 1 nhà giao dịch ngoại hối thành công. Việc đọc và hiểu toàn bộ nguyên lý sẽ giúp bạn hiểu thêm các chỉ báo phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng. Lý thuyết Dow chính xác, và bạn nên tìm cách sử dụng , giải pháp cho vấn đề, hệ thống của riêng bạn. Nếu không có lý thuyết Dow, bạn sẽ không có cái nhìn rõ ràng về thị trường và bức tranh tổng thể - Alpha)
  • 21. Tại sao giao dịch Forex chỉ có lệnh mua hoặc bán mà nhiều người thua đến vậy? Nếu bạn đã đọc cuốn sách “Thị trường ngoại hối” của tác giả Ed Ponsi thì hẳn bạn đã từng nghe câu này: Việc dành thời gian để học cách kinh doanh trên thị trường Forex có thể sẽ là một quyết định kinh doanh sáng suốt nhất mà bạn từng có trong cuộc đời. Xét một cách lạc quan thì đúng là như thế. Nhưng thị trường Forex không có màu hồng dành cho những kẻ mộng mơ, tôi buộc phải nói với bạn rằng: Con đường trở thành một nhà giao dịch Forex thành công là một trong những hành trình khó khăn mà bạn theo đuổi. Nếu bạn đã giao dịch Forex một thời gian đủ dài, bạn sẽ đồng ý với tôi điều đó. Có không ít người đổ lỗi sự thất bại của mình cho nhà cái, cho các sàn môi giới hoặc đổ lỗi cho các điều kiện ngoại cảnh. Một khi bạn còn giữ những tư tưởng đó, bạn không bao giờ có thể có thể trở thành một nhà giao dịch Forex thành công. Bởi những vấn đề tồn tại trong chính bản thân mỗi người mới là những nguyên nhân lớn nhất của sự thất bại. Hay nói một cách hoa mỹ, kẻ thù lớn nhất của bạn chính là bản thân bạn. Bạn có kiến thức? Chưa đủ. Bạn có kinh nghiệm giao dịch? Vẫn chưa đủ. Bạn phải có cả kỹ năng kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu bạn thực sự muốn thành công trong thị trường ngoại hối, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho những khó khăn và cả thất bại. Sau đây, chúng ta sẽ nói về những nguyên nhân khiến cho hầu hết các nhà giao dịch thất bại trong giao dịch Forex. 1. Thiếu sự kỷ luật 2. Thiếu quản lý rủi ro
  • 22. 3. Yếu tố cảm xúc: Thiếu kiên nhẫn, cảm xúc sợ hãi, Sự tự tin và hào hứng lấn át, giận dữ, cáu bẳn trả thù thị trường, đánh bạc all in, … 4. Thiếu kiến thức và phương pháp, hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, phù hợp, thiếu kế hoạch giao dịch 5. Mục tiêu lợi nhuận không thực tế B. Tư duy, tâm lý giao dịch, phương pháp giao dịch và các lỗi lầm của Trader dẫn đến thất bại Đây là điều quan trọng nhất, phân biệt Trader giỏi và phần còn lại trong luẩn quẩn thua lỗ của thị trường, là điều mà ngay cả các Trader kinh nghiệm lâu năm, đầu tư hay trader chuyên nghiệp cũng phải luôn rèn luyện và tập trung nhất. Nếu đánh mất bản thân , trader đã từng thành công cũng sẽ tự thua chính mình và thất bại. Ngoài một phương pháp và vệ thống giao dịch “Đủ” chính xác và đúng đắn, phù hợp, mang lại lợi nhuận cao và ổn định, nắm vững thị trường và biến động giá để giao dịch thì sự kỷ luật và tâm lý giao dịch là điều làm trader khó vượt qua nhất. Vai trò của một hệ thống giao dịch và tâm lý kỷ luật là tương đương và ảnh hưởng lẫn nhau. Tùy vào mỗi cá nhân và giai đoạn nào trong hành trình của bạn mà chúng chiếm vị trí quan trọng khác nhau. TRADER, quan trọng phải “chiến thắng” CHÍNH BẢN THÂN, không phải thắng thị trường. Cảm xúc là kẻ thù, trùm cuối của Trader và ai cũng có lúc bị cảm xúc ảnh hưởng, vì chính bản thân chúng ta, với kiến thức và kinh nghiệm bản thân cũng là một “indicator đặc biệt”, dù trong lĩnh vực nào, kiểm soát bản thân và chiến thắng chính mình là thành công to lớn và rất khó khăn. Để nói về các sai lầm, tâm lý giao dịch rất khó có thể một tài liệu nào toàn diện và đầy đủ, vì với mỗi cá nhân có những sai lầm và thiếu sót riêng, bản thân tôi cũng còn những vấn đề của chính mình phải cải thiện. Không ai hoàn hảo cả.
  • 23. Do vậy, đây là một số điều bản thân rút kinh nghiệm và tổng hợp lại, các bạn có thể đóng góp thêm kinh nghiệm và trải nghiệm bản thân tại nhóm để tất cả cùng tiến bộ, tôi và chúng ta có thể hạn chế sai lầm và trưởng thành. 1. Tư duy thị trường 1.1. Đầu tư hay đầu cơ và giao dịch hay đánh bạc? Hoạt động đầu tư là hoạt động dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng, hứa hẹn sự an toàn của vốn và mang lại một phần lợi nhuận thỏa đáng. Các hoạt động không đáp ứng được các yêu cầu đó là hoạt động đầu cơ”. Giai đoạn hiện nay các yếu tố đầu cơ – đầu tư lẫn lộn và rất khó phân biệt rành mạch rõ ràng. Việc đầu cơ có ích cho các cty mới và cần vốn hóa để phát triển, cơ hội mạo hiểm nhưng cám dỗ là lợi nhuận lớn. Và đầu cơ cho phép rủi ro hoán đổi giữa bên mua/bán. Việc đầu tư/đầu cơ cũng có sự đầu tư thông minh và kém thông minh: - Đầu cơ nghiêm túc chứ không phải cho vui, trong khi bạn thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết; -Đánh liều đầu cơ nhiều tiền hơn những gì bạn có và không đáp ứng được khi thua lỗ; - Đầu cơ trong khi nghĩ mình đầu tư. Đánh bạc hay giao dịch/đầu tư ? Nếu bạn giao dịch theo cảm xúc, theo thông tin được định hướng, cổ xúy hay theo phong trào, không có một hệ thống và nền tảng căn cứ giao dịch hay kiến thức – kỹ năng cần thiết, bạn giao dịch nhiều hơn những gì bạn có thể chịu….đây là hành vi điển hình cho đánh bạc với thị trường. Việc chuyển đổi giữa đầu tư và đánh bạc có thể thay đổi nếu dừng và nhìn nhận, tư duy lại về hành vi của mình. Trang bị đủ các kiến thức, tư duy, kỹ năng phục vụ phân tích và đầu tư có chủ đích đúng đắn. Sự thúc giục nhảy vào thị trường và giao dịch là cái mà hầu hết các trader thường khó có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, sự thật là cho đến khi bạn đã nắm vững một chiến lược giao dịch có hiệu quả, thì bạn thực sự không nên giao dịch bằng tiền thật. Bằng cách “làm chủ” chiến lược, nghĩa là bạn đạt được thành công bền vững với nó trên tài khoản demo trong một khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng hoặc hơn. Giao dịch tài khoản thật rất khác với demo do những cảm
  • 24. xúc thực liên quan, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn chỉ chuyển sang giao dịch tiền thật khi bạn đã đạt được thành công trên tài khoản demo … Đừng sợ khi giao dịch tiền thật, bởi vì cuối cùng thì bạn cũng phải làm việc này thôi. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn không đánh bạc với tiền của mình. Trader không đánh bạc trên thị trường mà luôn bình tĩnh và tính toán … họ có một kế hoạch giao dịch, một nhật ký giao dịch, và họ biết chính xác “vũ khí” của họ là gì và khi nào thì nên giao dịch. 1.2. Tư duy kiếm tiền nhanh chóng và trong một thời gian ngắn từ thị trường tài chính nói chung và Forex Bạn có thể kiếm được lợi nhuận với tỉ lệ cao so với đa số tất cả các lĩnh vực khác phổ biến từ Forex, tuy nhiên nó không phải lãi suất kép theo cấp số nhân và mơ mộng thiếu thực tế. NGUY - CƠ, trong rủi ro có cơ hội và ngược lại. Cần nhìn nhận hai mặt vấn đề. Với Forex bạn có thể có nhiều cách để phát triển sự nghiệp riêng của mình. Quan trọng là bạn đặt ra ước mơ đủ lớn và tầm của mỗi người sẽ có cái nhìn khác nhau. Với một số, chỉ cần có thêm một phần thu nhập khác tương đương với lương cơ bản của họ, và chỉ cần có lợi nhuận thế là đủ, không cần phát triển thêm và có thể nghỉ việc tự do đi chơi được. Tuy nhiên nếu bạn đặt một ước mơ cao hơn, lớn hơn…bạn muốn một quỹ đầu tư (như đa số tất cả các nhà đầu tư nổi tiếng khác) hay một công ty, tư vấn, với mức thu nhập cao hơn tương ứng với năng lực của bạn. Đấy lại là một xuất phát điểm và tư duy khác. Giàu – Nghèo với mỗi người là khác nhau, trước đây có thể 10 -30 triệu/tháng là giàu, nhưng với người khác thì thu nhập vài trăm triệu/tháng mới tạm được. Nhìn lên cao hơn, không
  • 25. thiếu người thu nhập / năm phải theo mức cao hơn. Đấy là do tầm nhìn tăng lên theo năng lực và sự tiếp xúc. Bao gồm cả khả năng tài chính, vốn và kì vọng lợi nhuận. Do vậy, cá nhân tham gia thị trường cần tự đặt ra điều phù hợp khả thi theo năng lực và rủi ro chấp nhận được của bản thân khi đầu tư. Không thể lấy quan điểm và tư duy con ếch so với con chim được. Mỗi con có giới hạn chịu đựng rủi ro và ngưỡng hạnh phúc khác nhau. Trong giao dịch thỉnh thoảng hành vi của trader chịu ảnh hưởng đáng kể của những cảm xúc phổ biến như sự sợ hãi, tham lam, hi vọng v.v. Những người yếu ớt và quá tự phụ, tham lam và chậm chạp – tất cả họ cam chịu trở thành nạn nhân của thị trường. Hiểu về các khả năng của mình, những mặt mạnh, yếu của bản thân sẽ giúp trader tránh khỏi sự phá sản. Nếu điều này cộng thêm với khả năng đánh giá đúng đắn trạng thái tâm lý và hành vi của đám đông trên thị trường, thành công là điều được đảm bảo. ---- > Tránh Có những kỳ vọng không thực tế Có những mục tiêu trong trading giúp bạn có động lực và kỷ luật. Không có chúng, làm cách nào mà bạn tiếp tục công việc này? Nhưng điều quan trọng là phải có những kỳ vọng thực tế. Mục tiêu ăn cả đống pips mỗi ngày nghe thật thơm, nhưng liệu có thể làm được? Cũng có thể nhưng phải với cả đống kinh nghiệm và kỹ năng, cộng với cả may mắn nữa thì may ra. Tuy nhiên, hãy thực tế, điều này không dành
  • 26. cho trader mới vào nghề. Nếu bạn kỳ vọng như vậy, bạn sẽ thất vọng mỗi ngày vì hầu như chả ngày nào đạt được mục tiêu cả. Điều quan trọng là bạn phải đặt mục tiêu thực tế, và có những bước đi thực tế để giúp bạn đạt được điều này. Nếu bạn vấp phải một vài trong các lỗi trên, đừng buồn. Tôi chắc 100% rằng bạn không phải là người duy nhất đâu. “Một người đàn ông thật sự phải phải biết thừa nhận lỗi lầm của mình, phải đủ khôn ngoan để học được điều hay từ nó, và phải đủ mạnh mẽ để sửa chữa nó”. Bằng cách thừa nhận lỗi hay sai lầm, bạn đã bước thêm được 1 bước để trở thành một trader ngon lành hơn. Bây giờ là thời điểm học từ sai lầm và biến những thói quen giao dịch xấu thành những thói quen tốt. 1.3. Quan niệm thị trường Forex phụ thuộc hoàn toàn vào tin cơ bản, hoàn toàn bị chi phối làm giá bởi các tổ chức, bởi các dòng báo, tweet ….và tư duy bạn có thể dự đoán được chính xác toàn bộ thị trường. Thị trường là quan hệ của nhiều lĩnh vực và các tổ chức, cá nhân khác nhau, bao gồm cả tâm lý đám đông ảnh hưởng. - Bạn biết cấu trúc thị trường, các thành phần tham gia -Bạn biết mối liên hệ giữa các thị trường khác nhau, các tác động thông tin và các mối liên quan kinh tế vĩ mô, vi mô… - Nhưng, bạn không thể đánh giá đúng và lường trước được tâm lý của đám đông trong sự hưng phấn hay bi quan tuyệt vọng. .. Đây là điều khiến ở thị trường, chỉ có một điều đúng, rằng: “Chắn chắn rằng chẳng có gì là chắc chắn ở thị trường cả”. Các Banks, các quỹ đầu tư lớn cũng là nạn nhân của thị trường và thua lỗ là điều bình thường. Phải xác định được mức rủi ro chấp nhận và mức lợi nhuận phù hợp. Bạn nhận biết, bám theo xu hướng thị trường và nhận biết, thoát ra kịp thời. Tại thị trường Forex, hay giao dịch các thị trường tương tự, giao ngay. Việc bạn cần làm là nhận biết, bám theo xu hướng thị trường chứ không dự đoán và chém gió mù quáng, thấy thông tin và giao dịch theo mà quen đi yếu tố tâm lý, các vùng giá quan trọng. Đặc biệt do tính rủi ro vì đòn bẩy cao mà trade Forex cần linh động và bám sát mức giá, sự thay đổi thị trường, điểm vào lệnh để tối ưu và hạn chế rủi ro nhất có thể. Phân tích kỹ thuật giúp cho bạn khả năng này và áp dụng tốt nhất.
  • 27. Với phân tích cơ bản, ở thị trường chứng khoán cho phép bạn xác định danh mục, trạng thái thị trường và các cơ hội. Trước khi áp dụng cùng phân tích kỹ thuật để có điểm vào tối ưu hơn. Phần phân tích tâm lý được lồng ghép vào hai trường phái trên vì tâm lý được thể hiện trên giá và xu thế thị trường. Quan trọng là bạn có đủ năng lực để nhận biết và quyết định đúng đắn mà thôi. Không có phương pháp nào thừa và tối ưu cả. Lựa chọn thích hợp và căn cứ quyết định chính xác cho giao dịch của bạn. Các quan điểm cho rằng thị trường là đánh bạc, theo tin định hướng hết là những người thiển cận và chưa đủ năng lực nhận định, kỹ năng cho thị trường. Và lưu ý, luôn có Stoploss hợp lý theo khả năng chấp nhận rủi ro và bảo vệ vốn của bạn. Mọi cơ hội sẽ từ chối bạn nếu bạn chẳng còn vốn. 2. Tâm lý giao dịch và sự kỷ luật, kiểm soát cảm xúc bản thân
  • 28. 2.1 Các cảm xúc cá nhân: Tham lam, sợ hãi , giận dữ - cay cú trả thù thị trường, thiếu kiên nhẫn, hưng phấn thái quá và cái tôi quá lớn Tham lam – Có một câu nói cũ mà bạn có thể đã nghe nói về giao dịch trên thị trường, đại loại như thế này: “Con bò kiếm được tiền, con gấu cũng kiếm được tiền, và con lợn thì được giết mổ”. Về cơ bản nó có nghĩa là nếu bạn là một “con heo” tham lam trên thị trường, bạn gần như chắc chắn sẽ bị mất tiền. Trader tham lam khi họ không chốt lời bởi vì họ nghĩ rằng giá sẽ đi theo chiều hướng có lợi cho họ mãi mãi. Một điều mà các trader tham lam hay
  • 29. làm là thêm lệnh chỉ đơn giản là bởi vì thị trường đã di chuyển có lợi cho họ, bạn có thể thêm lệnh nếu bạn dựa trên phân tích một cách logic, nhưng chỉ làm vậy khi thị trường đã di chuyển theo hướng của bạn được một chút, và thường đó là một hành động sinh ra tham lam. Rõ ràng là việc mạo hiểm quá nhiều vào một giao dịch từ đầu là một điều quá tham lam. Vấn đề ở đây là bạn cần phải rất cẩn thận với sự tham lam, bởi vì nó có thể len lỏi trong bạn và nhanh chóng phá hủy tài khoản giao dịch của bạn. Chỉ khi cảm thấy sợ hãi hoặc không có tâm trạng tốt, họ sẽ tránh vào lệnh. Bởi vì, họ nhận thức được rằng thà không vào lệnh còn hơn là bị mất tiền, đó chính là cách giải quyết mọi tham lam trên thị trường forex. Thực tế cho thấy là, cho dù quyết định vào lệnh của bạn tốt đến đâu, thị trường Forex luôn có khả năng đảo chiều với các dự đoán của bạn bất cứ lúc nào. Nếu bạn hiểu rõ điều này trong lúc giao dịch, bạn sẽ không mang tâm lý nặng nề khi lệnh đó bị thua lỗ. Tất cả những gì cần làm đó là chuẩn bị tâm lý để đối mặt với sự mất mát, hãy bảo toàn mạng sống trước khi nghĩ đến việc làm giàu. Bạn luôn phải chuẩn bị tâm lý của mình để đối mặt với sự thua lỗ có khả năng xảy ra. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm tác động của cảm xúc tiêu cực. Nhận thức về rủi ro là một điều quan trọng cần phải biết khi nói đến tâm lý giao dịch ngoại hối vốn dĩ đầy cạm bẫy này.
  • 30. Một trong những động lực thúc đẩy bản tham gia vào giao dịch trên thị trường đầu cơ tài chính, đó là khả năng kiếm "những đồng tiền dễ dàng" hay nói thẳng, là sự tham lam. Kết quả của sự tham lam – động lực thực hiện các hợp đồng giao dịch. Có thể chia làm 2 dạng động lực: Động lực hợp lý thể hiện trong việc biết tính toán khi đưa ra quyết định giao dịch; Động lực không hợp lý thể hiện trong việc mất kiểm soát do cảm xúc của sự ham mê, thực tế nó có ở gần như mọi trader, tuy nhiên một số người kiểm soát được, còn những người khác thì trở thành nô lệ của cảm xúc và hầu như cam chịu thất bại trong giao dịch. Nếu trader không có kế hoạch làm việc rõ ràng đến từng hợp đồng giao dịch – điều này cho thấy họ đang làm việc dưới ảnh hưởng của lòng tham chứ không phải lý trí. Nếu trader không có kế hoạch làm việc rõ ràng đến từng hợp đồng giao dịch – điều này cho thấy họ đang làm việc dưới ảnh hưởng của lòng tham chứ không phải lý trí. • Sợ hãi - Trader trở nên sợ vào thị trường thường là khi họ là người mới và chưa nắm vững một chiến lược giao dịch hiệu quả nào. - Sợ hãi cũng có thể phát sinh trong trader sau khi họ bị thua liên tiếp nhiều lệnh, hoặc sau khi bị lỗ lớn hơn so với những gì mà họ chịu được về cảm xúc. Để chinh phục nỗi sợ hãi của thị trường, chủ yếu là bạn phải chắc chắn rằng bạn không bao giờ dám mạo hiểm số tiền nhiều hơn số mà bạn cảm thấy ok khi để mất nó. Nếu bạn là hoàn toàn OK với số tiền bạn có nguy cơ mất thì không có gì để lo sợ cả. Sợ hãi có thể là một cảm xúc rất hạn chế cho trader vì nó có thể làm bạn bỏ lỡ các cơ hội giao dịch tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không quyết định, bạn sẽ chẳng có cơ hội, lợi nhuận nào cả. Vượt qua nỗi sợ hãi phải đến từ nền tảng kiến thức, sự tự tin đúng mực mới tạo nên một tâm lý thoải mái và chiến thắng sợ hãi giao dịch.
  • 31. • Trả thù - Trader trải qua cảm giác muốn “trả thù” thị trường khi họ phải chịu thua mất một giao dịch mà họ nghĩ “chắc chắn” sẽ lời. Điều quan trọng ở đây là không có gì là “chắc chắn” trong giao dịch … không bao giờ. Ngoài ra, nếu bạn đã mạo hiểm quá nhiều tiền vào một giao dịch và bạn mất số tiền đó, sau đó bạn sẽ muốn thử và nhảy vào lại thị trường để lấy tiền lại …. điều này thường chỉ dẫn đến việc thua thêm lần nữa (và đôi khi thua nhiều hơn) vì lần này bạn chỉ giao dịch theo cảm xúc là nhiều. • Hưng phấn - Thường thì cảm thấy phấn khích là một điều tốt, nhưng nó thực sự đang phá hoại rất nhiều tài khoản trader sau khi họ đạt được một chiến thắng. Trader có thể trở nên quá tự tin sau khi chiến thắng một vài giao dịch trên thị trường, vì lý do này, hầu hết họ đều bị thua lớn sau một loạt các chiến thắng đó. Thật vô cùng hấp dẫn để nhảy vào lại ngay
  • 32. thị trường sau khi có setup giao dịch “hoàn hảo” hoặc sau khi bạn chiến thắng 5 lệnh liên tiếp … Nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng suy sụp và mất tiền sau khi họ đạt được một chuỗi những chiến thắng liên tiếp. Lý do điều này xảy ra là bởi vì họ cảm thấy tự tin và hào hứng và quên đi những nguy hiểm thực sự của thị trường là bất kỳ giao dịch nào cũng có thể bị thua. Điều quan trọng cần nhớ ở đây là: giao dịch là một trò chơi của xác suất trong lâu dài, nếu bạn có một tín hiệu giao dịch với xác suất cao, bạn cuối cùng sẽ kiếm được tiền trong dài hạn với sự kỷ luật cao. Nhưng, ngay cả khi tín hiệu của bạn chiến thắng 70% theo thời gian đi nữa, bạn vẫn có thể bị thua đến 30 giao dịch liên tiếp trong số 100 đó mà …. vì vậy hãy giữ thực tế này trong đầu và luôn luôn nhớ rằng: bạn không bao giờ biết được giao dịch nào thua và giao dịch nào sẽ thắng. Bạn đã có những thời điểm giao dịch dành chiến thắng liên tiếp. Chuỗi lệnh thắng và cảm giác chiến thắng dễ dàng khiến cho tôi nghĩ dường như mình đã tìm ra chén thánh, tìm ra công thức làm giàu thực sự trên thị trường ngoại hối này. Sự tự tin và cảm giác phấn khích rất dễ nảy sinh sau khi bạn dành được những khoản lợi nhuận lớn hay dành được những lệnh thắng liên tiếp. Bạn hãy nhớ, sự thành công của bạn trên thị trường Forex được xác định trong một thời gian dài với sự tuân thủ kỷ luật và những kế hoạch giao dịch của bạn. Chẳng có nghĩa lý gì khi bạn kiếm được nhiều tiền và rồi để mất ngay sau đó cả. Sự tự tin là cần thiết, tự tin vào kế hoạch giao dịch của mình, tự tin vào hệ thống giao dịch của mình. Nhưng một khi bạn trở nên quá tự tin, đó là lúc sự nguy hiểm bắt đầu. Bạn chẳng thèm rút lợi nhuận của mình ra để bảo toàn chúng, bạn cũng chẳng còn quan tâm đến việc bảo vệ rủi ro, bởi vì bạn tin mình sẽ tiếp tục giành chiến thắng. Đó thực sự là những sai lầm nghiêm trọng. Thiếu kiên nhẫn trong quản lý lệnh - Thông thường, các Trader đều rất mong muốn vào lệnh mỗi khi có cơ hội xuất hiện trên thị trường, điều này có thể là do bản chất con người và sự nóng lòng muốn kiếm tiền thật nhanh của Trader, nhưng nếu bạn biết chỉ có một điều quan trọng để gia tăng
  • 33. tỉ lệ thắng trong mỗi giao dịch bạn thực hiện, đó là sự chờ đợi. Đó là sự kiên nhẫn để đợi tất cả các yếu tố bạn cần cho giao dịch trước khi đặt lệnh cho tài khoản của bạn. - Trong thực tế ít có Trader hiểu rằng muốn thành công, bạn cần có thời gian, nên việc trader thiếu kiên nhẫn dẫn đến việc họ kỳ vọng sẽ kiếm được tiền nhanh chóng từ thị trường, khi bạn nghe một anh chàng nào đó kiếm được vài trăm phần trăm trong thời gian ngắn, thì bạn sẽ có ham muốn tham lam, lợi nhuận lớn và rủi ro lớn luôn là người bạn đồng hành, kiếm được tiền từ thị trường càng nhanh thì trả lại cũng càng nhanh mà thôi. - Và cho rằng nếu bạn bám lấy một chiến lược phù hợp với bạn, giữ cho nó đơn giản và tuân thủ nghiêm ngặt các quy luật của bạn, bạn có thể kiếm được tiền từ trading, điều đó không dễ nhưng có thể thực hiện được, và nếu bạn bám lấy thị trường đủ lâu, bạn thậm chí có thể có lợi nhuận đều đặn để sống. Giao dịch của bạn đang lỗ, tuy nhiên bạn đã cài Stop loss đầy đủ và lường trước cho sự mất mát của mình. Nhưng vì ngay trước đó bạn cũng vừa bị một lệnh Stop loss, khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin và nghĩ khả năng cao lệnh này sẽ tiếp tục dính Stop loss. Vì vậy bạn quyết định đóng lệnh sớm trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn. Rất nhanh sau đó, bạn đã thấy sự sai lầm khi không để cho Stop loss được làm nhiệm vụ của nó. Sau khi bạn đóng lệnh, thị trường đã đảo chiều và đi đúng với hướng giao dịch của bạn. Thay vì có một chiến thắng, bạn đã phải nhận một lệnh thua chỉ vì bạn thiếu sự kiên nhẫn, không tin tưởng vào hệ thống giao dịch của mình. Bạn hãy nhớ rằng: Giao dịch không phải là thứ mang đến lợi nhuận cho bạn. Thứ mang đến lợi nhuận cho bạn là sự chờ đợi. Với thực tế hầu hết mọi người đều thiếu sự kiên nhẫn, việc rèn luyện được nó là điều tiên quyết khiến cho bạn trở nên khác biệt với phần còn lại và đảm bảo giúp cho bạn thành công. Việc bạn có một kế hoạch giao dịch hợp lý và sự kiên nhẫn để thực hiện kế hoạch đó một cách nhất quán sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được nỗi sợ hãi và cảm xúc để mang về kết quả giao dịch tốt nhất cho bản thân mình.
  • 34. Sự hối tiếc, tiếc cơ hội đã qua khi sợ hãi không giao dịch trước đó… Tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out) Một vấn đề phổ biến khác là các nhà giao dịch khởi đầu đi theo một chiến lược giao dịch forex nào đó. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, những lần không đạt được lợi nhuận khiến họ trở nên thất vọng và đi trệch hướng với kế ban đầu với mong muốn không bỏ sót cơ hội nào. Bạn sợ mình bỏ lỡ mất cơ hội, bạn cảm thấy diễn biến thị trường đang quá đẹp và chẳng cần thiết phải chờ thỏa mãn đủ những yêu cầu vào lệnh nữa. Bạn quyết định nhảy vào. Rất nhanh sau đó bạn nhận ra, thị trường đã cho bạn một tín hiệu giả, khiến bạn nóng vội và nhận về một lệnh thua vô cùng đáng tiếc mà lẽ ra, chỉ cần bạn đủ kiên nhẫn, bạn sẽ tránh được. Tham và Sợ (Greed and Fear) là 2 cảm xúc hủy hoại nhà giao dịch nhiều nhất. Khi một nhà giao dịch bị cảm giác Tham chế ngự, họ thường có hành động giao dịch với khối lượng lớn, dẫn đến tình trạng giao dịch quá mức – overtrade – từ đó có thể dẫn đến những thua lỗ ngoài dự kiến. Ngược lại, cảm xúc Sợ khiến nhà giao dịch không thể hành động đúng đắn hoặc dẫn đến việc chốt lợi nhuận quá sớm (sợ mất lợi nhuận) hoặc giữ lệnh lỗ quá lâu (sợ mất vốn). Một khi tâm lý Tham và Sợ bao trùm lên nhà giao dịch, lý trí sẽ bị che mờ và dẫn đến các hành động thiên về cảm xúc, các quyết định không có cơ sở. Kết quả bao giờ cũng là những khoản thua lỗ trên tài khoản đầu tư.
  • 35. Là một nhà giao dịch chuyên nghiệp, việc khống chế được cảm xúc Tham và Sợ luôn là ưu tiên hàng đầu. Giao dịch tài chính nói chung và forex nói riêng có thể là một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận, nhưng khó lòng có thể giúp nhà giao dịch làm giàu nhanh chóng hoặc làm giàu từ một số vốn nhỏ. Một kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận hợp lý đảm bảo cho nhà giao dịch không bị áp lực, dẫn đến tình trạng giao dịch quá mức. Không chấp nhận sự thua lỗ. Bạn sẽ không thể trở thành trader thành công, chừng nào bạn chưa chấp nhận thắng cuộc cũng như thua lỗ. Cả hai điều đó là một phần quan trọng không thể tách rời của quá trình giao dịch. Trên con đường lĩnh hội nghệ thuật giao dịch thường sẽ gặp các chướng ngại. Khi trader tập trung vào các vấn đề (chúng có đủ loại, ví dụ, không đủ tiền, tài nguyên và kiến thức), anh ta chịu cảm giác giận dữ, tội lỗi, chán nản và không hài lòng. Nhưng trạng thái cảm xúc này không cho phép anh ta tiến về phía trước. Nếu anh ta không chấp nhận thua lỗ, anh ta sẽ không thể đóng vị trí lỗ đúng lúc. Khi trader không sẵn sàng với sự thua lỗ, chúng thường trở nên càng lớn hơn. Cái tôi cá nhân cao và nhầm lẫn sự tự tin với quá tự tin . Tôi tin rằng lý do lớn nhất là chúng ta để cái tôi của mình vào trong mỗi giao dịch nhiều hơn là tập trung vào việc kiếm tiền. Cái tôi của bạn không phải là người bạn của bạn. Bạn nên học cách làm sao để tách biệt cái tôi của bạn ra khỏi công việc giao dịch. Cái tôi chỉ nên gói gọn trong việc thực hiện các chiến lược giao dịch chứ không phải tập trung vào kết quả giao dịch.
  • 36. Chúng ta không thể nào kiểm soát được kết quả của mỗi giao dịch. Hãy suy nghĩ thật kỹ về điều này nhé! Trong công việc bình thường chúng ta có thể thấy rằng hành động chúng ta có tác động rất lớn đến kết quả, nhưng trong giao dịch thì không. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động của chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta phải thực hiện các chiến lược và chiến thuật giao dịch một cách đúng đắn nhất. Nhưng thường thì mọi người hay nhìn vào kết quả giao dịch, rồi cảm thấy buồn khi bị thua lỗ và cảm thấy vui khi kiếm được tiền như thể họ có sức mạnh ma thuật trên vũ trụ này vậy. Nhưng tiếc rằng chúng ta có rất ít nhận biết tại sao chúng ta kiếm được tiền hoặc mất tiền trong từng giao dịch riêng lẻ. Nó có thể là việc kiếm được tiền hoặc mất tiền chỉ là sự may mắn mà thôi. Hoặc nó có thể là kỹ năng của chúng ta, một nhà giao dịch không làm gì liên quan đến việc lời hay lỗ trong mỗi giao dịch. Mặt Khác, đó có thể là kỹ năng tuyệt vời không thể tin được nhưng lại không làm gì để tạo ra lợi nhuận cho từng giao dịch. Hầu hết mọi người biết rất rõ chuyện gì sẽ xãy ra trong trong công việc của họ mỗi ngày, hiếm khi có sự khác biệt. Họ có tư duy rất tốt về chuyện gì sẽ xãy ra trong những ngày sắp tới. Nhưng trong giao dịch là vấn đề hỗn hợp, chúng ta không bao giờ biết trước chuyện gì sẽ xãy ra hôm nay. Thực tế là người giao dịch thường thấy chán khi sự việc đi đúng như kế hoạch. Kỹ năng mà chúng ta có thể thành công trong đời thường không hẳn sẽ có ích trong công việc giao dịch. Bạn không thể làm cho thị trường hài lòng vui vẻ giống như bạn làm cho ông chủ hoặc thầy giáo của bạn. Thị trường không biết bạn, không quan tâm bạn là ai. Bạn không là gì đối với thị trường cả.
  • 37. Trong trading, không có bất kỳ kỹ năng xã hội nào có thể cải thiện được khả năng kiếm tiền của bạn. Chỉ một mình bạn với các kỹ thuật giao dịch và tâm lý đúng đắn để kiếm tiền mà thôi ... Trong công việc bình thường chúng ta nhanh chóng học cách tách biệt cảm xúc ra khỏi công việc, và biết rằng công việc là cách thức để kiếm ra tiền. Đúng vậy, cái tôi của chúng ta can thiệp vào công việc ở một chừng mực nào đó và thường là ở một mức độ khá hợp lý. Trong trading, cái tôi của con người can thiệp vào rất nhanh và rất sâu. Chúng ta bắt đầu nhận biết rất rõ ràng trong từng giao dịch. Điều này có nghĩa là chúng ta thấy hài lòng và sung sướng khi chúng ta giao dịch có lợi nhuận và cảm thấy rất buồn chán mỗi khi bị thua lỗ. Chúng ta không thể nào kiểm soát được kết quả của từng giao dịch, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được kết quả của 100 đến 1000 giao dịch. Vậy đây không phải là sự may mắn mà là kỹ năng giao dịch thật sự. Do đó, thật là ngốc nghếch nếu để tâm lý chúng ta can thiệp vào từng giao dịch cụ thể riêng lẻ. Chúng ta lại đi vào vòng tâm lý lẫn quẫn rất khó để vượt qua nó. Khi chúng ta bị thua lỗ 3 lần liên tục chúng ta bắt đầu bộc lộ điểm yếu, đó có thể là chúng ta bắt đầu do dự không dám tiếp tục giao dịch thứ 4, hoặc chúng ta do dự và không tiếp tục giao dịch và chỉ trích, phê bình phương pháp và hệ thống giao dịch. Quan trọng hơn nữa là chúng ta bắt đầu phá vỡ kỷ luật giao dịch. Chúng ta tự hủy hoại chúng ta để trở thành nhà giao dịch có lợi nhuận bằng cách cảm thấy phấn khích cao độ khi chúng ta có được vài giao dịch có lợi nhuận liên tục. Lại một lần