SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong năm 2012, nền kinh tế thế giới đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn
được khởi đầu từ các năm trước. Kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi đợt suy thoái kép,
tăng trưởng kinh tế đang diễn ra chậm hơn so với cuối năm 2011. Khủng hoảng nợ
Châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường là mối đe dọa lớn nhất hiện nay. Bất
chấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới suy thoái, thị trường chứng khoán thế
giới hầu hết đều tăng điểm, trong đó một số nước có mức tăng rất mạnh.
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tăng
trưởng chậm lại trong năm 2012. Lạm phát, lãi suất cao, sản xuất suy giảm do tiêu thụ
hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh thứ 2 thế giới ngay
từ những tháng đầu năm và đột ngột giảm điểm mạnh trong 7 tháng sau cùng với
những “cú sốc” liên quan đến ngành ngân hàng. Cuối cùng, thị trường chứng khoán
Việt Nam khép lại với chỉ số VN-Index ở mốc 494,03 điểm, tăng 12,87%; HNX-Index
đã liên tục phá đáy lịch sử trong những phiên giao dịch cuối năm Nhâm Thìn, với đáy
kỷ luật là 66,21 điểm, giảm khoảng 7,89%. Dự báo tình hình kinh tế vẫn tiếp tục đối
mặt không ít khó khăn, xuất phát từ nhiều khía cạnh như: Vẫn chịu tác động bởi sự khó
khăn chung của kinh tế cả nước và thế giới, hay do chính từ vấn đề nội tại là những bất
cập của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng với quan điểm của các cơ quan quản
lý Nhà nước thì thị trường chứng khoán vẫn được xem là kênh dẫn vốn trung và dài
hạn quan trọng cho nền kinh tế nước ta. Do đó, nhiệm vụ cần phải đề ra trong thời gian
tới là “vực dậy”, tiếp tục thúc đẩy phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Chính vì vậy, việc tiếp cận đến vấn đề “ Tìm hiểu những biến động của thị
trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay” sẽ giúp cho các nhà kinh tế có
được một số giải pháp nhằm “vực dậy” và phát triển thị trường chứng khoán cũng như
phát triển được kinh tế nước nhà.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

6

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung.
Tìm hiểu những biến động thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, qua đó
đưa những đánh giá và khuyến nghị nhằm giúp các nhà đầu tư kinh tế. Cũng như “vực
dậy” và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Mục tiêu cụ thể 1: Tìm hiểu tình hình chứng khoán Việt Nam hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể 2: Tìm hiểu những bất cập đang tồn tại trong thị trường chứng
khoán. Đồng thời, chứng minh thị trường chứng khoán có sự tác động mạnh đến nền
kinh tế của đất nước.
- Mục tiêu cụ thể 3: Đề ra giải pháp kiện toàn để giải quyết những bất cập đang
tồn tại, nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam “vực dậy” và phát triển trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam
(cụ thể là những biến động của VN-Index ở sàn HOSE và HNX-Index ở sàn HNX).
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
3.2.1. Phạm vi không gian.
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nước Việt Nam.
3.2.2. Phạm vi thời gian.
- Thời gian số liệu thứ cấp: Số liệu VN-Index và HNX-Index được lấy từ năm
2006 – 2012.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 03/04/2013 đến ngày 27/04/2013.
3.2.3. Phạm vi nội dung.
Thực trạng chứng khoán Việt Nam hiện nay.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

7

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp qua Internet, các báo cáo bán niên và tạp chí,
… có liên quan đến đề tài. Sau đó, xử lý các thông tin để có cái nhìn toàn cảnh về vấn
đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu.
- Mục tiêu 1: Sử dụng kỷ năng tìm kiếm, chọn lọc thông tin, số liệu thứ cấp, từ
đó đưa ra mô tả bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu
thứ cấp tìm được để xác định các bất cập thực tế tác động đến sự biến động của thị
trường chứng khoán ở Việt Nam. Đồng thời, chứng minh sự biến động cung – cầu
chứng khoán Việt, cung – cầu nguồn vốn trung và dài hạn sẽ tác động đến các chỉ số
phát triển kinh tế.
- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận diển giải, tổng hợp để đề ra các
giải pháp kiện toàn nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam “vực dậy” và phát
triển.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

8

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Cơ sở hình thành thị trường chứng khoán.
Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở
nên đa dạng, phong phú, người thì cần vốn cho mục tiêu dung hay đầu tư, người thì có
vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở
quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay,
cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được. Vậy cần phải có một
thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – đó là thị
trường tài chính.
Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu
dung, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn,
thị trường tài chính bao gồm:
-

Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn dưới một

năm.
-

Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn.

1.2. Khái niệm, bản chất, cơ cấu tổ chức và vai trò của thị trường chứng khoán.
1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán.
TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi
chứng khoán, các giấy ghi nợ trung và dài hạn (thường từ 1 năm trở lên) nhằm mục
đích kiếm lời.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK được quan niệm là một thị
trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, là nơi diễn ra mua – bán các loại chứng
khoán trung và dài hạn giữa những người phát hành chứng khoán và mua chứng khoán
hoặc kinh doanh chứng khoán. Chứng khoán là chứng thư hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu và có thể mua bán, chuyển nhượng
trên thị trường.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

9

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

1.2.2. Bản chất của thị trường chứng khoán.
Bản chất của TTCK là nơi phân phối lại các nguồn vốn tiết kiệm từ chủ thể thặng
dư vốn sang chủ thể thiều vốn. Là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung cầu của
vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá
cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông
hàng hóa.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán.
Bất cứ một TTCK nào của bất cứ nước nào, dù mới thành lập hay đã phát triển,
điều cấu thành bởi một hai bộ phận thị trường có thổ chức khác nhau:
-

Thị trường sơ cấp (primary market) còn gọi là thị trường phát hành chứng

khoán, là giai đoạn khởi đầu của TTCK. Đây là nơi mua – bán những chứng khoán mới
phát hành. Nguồn vốn chủ yếu của thị trường này là nguồn vốn tiết kiệm của công
chúng cũng như một số tổ chức phi tài chính. Như vậy, thị trường sơ cấp thực hiện
chức năng là chức năng kinh tế: mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần sử dụng,
đưa nguồn tiền tiết kiệm vào công cuộc đầu tư.
-

Thị trường thứ cấp (secondary market) còn được gọi là thị trường thứ hai, là nơi

giao dịch mua – bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp và là
một bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. Những
chứng khoán giao dịch ở đây có thể được mua đi bán lại nhiều lần với giá cả cao thấp
khác nhau. Thị trường thứ cấp thực hiện các chức năng: tạo dễ dàng để bán những công
cụ tài chính nhằm thu tiền mặt, lấy ngân quỹ, tức là tạo cho các công cụ tài chính tăng
cao tính thanh khoản; kiếm lời từ việc nắm giữa chứng khoán; xác định giá chứng
khoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do (cạnh tranh hoàn hảo); giá hợp lý trên thị trường
thứ cấp ảnh hưởng đến giá phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp.
1.2.4. Vai trò của thị trường chứng khoán.
TTCK có vai trò góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện thu
hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài, kích thích các doanh nghiệp kinh doanh có
hiệu quả hơn và lành mạnh hơn. TTCK là hình tức huy động vốn mà không gây ảnh
hưởng đến lạm pháp và thực thi chính sách tiền tệ, là công cụ đánh giá hoạt động kinh
doanh, là phong vũ biểu của nền kinh tế.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

10

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

1.3. Phân loại thị trường chứng khoán.
1.3.1. Căn cứ về phương diện pháp lý, thị trường chứng khoán được chia làm
các loại sau.
- Thị trường sàn giao dịch hay Sở giao dịch hoặc thị trường niêm yết tập trung: thị
trường sàn giao dịch là một thị trường được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cố
định. Chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại Sở giao dịch, việc mua
bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện người mua và đại
diện người bán. Các mô giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnh tranh và sẻ thực hiện
giao dịch khi đạt được giá thỏa đáng nhất cho khách hàng đầu tư.
- Thị trường phi tập trung – Thị trường OTC: Thị trường phi tập trung được tổ chức
không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như sàn giao dịch, mà dựa vào một hệ
thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng giữa các công ty
chứng khoán với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt
động, đó là phương diện thông tin. Thị trường OTC là nơi ít “kén” chứng khoán giao
dịch hơn thị trường sàn giao dịch. Tuy nhiên, chứng khoán giao dịch vẫn phải là loại
đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng.
- Thị trường thứ ba: đây là thị trường giao dịch các chứng khoán đã niêm yết tại Sở
giao dịch nhưng theo cơ chế OTC. Ở Mỹ thị trường này được lập ra do yêu cầu của các
nhà đầu tư cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là “mua sỉ” chứng khoán niêm yết
thông qua thương lượng. Các thương vụ được thu xếp bởi các công ty chứng khoán là
nhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký và được phép mua bán lô
lớn chứng khoán niêm yết.
- Thị trường thứ tư: để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có
điều kiện trực tiếp mua bán chứng khoán cho tổ chức của mình, các thị trường lớn có
lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là “ISNTINET” phục vụ cho việc giao dịch các
khối lượng lớn chứng khoán giữa họ với nhau. Cả loại niêm yết trên sàn hoặc loại mua
bán OTC đều có thể đem ra giao dịch. Các tổ chức tham gia vào mạng này thường là
các ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các đại diện quản lý quỹ hưu trí và nhiều tổ
chức khác tùy theo quy định.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

11

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

1.3.2. Căn cứ vào địa điểm phát hành, thị trường chứng khoán được chia làm
hai loại:
- TTCK chính thức – Sở giao dịch chứng khoán còn gọi là TTCK tập trung như đã
trình bày ở trên.
- TTCK phi chính thức gồm 2 loại: một là TTCK bán tập trung, một là thị trường
thứ ba cũng đã trình bày ở trên.
1.3.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia
làm 2 loại:
- Thị trường giao ngay: còn gọi là thị trường thời điểm, có nghĩa là thị trường giao
dịch mua bán theo giá cả của ngày hôm đó. Còn việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra
tiếp theo sau đó vài ngày tùy theo mỗi TTCK quy định riêng số ngày này.
- Thị trường tương lai: là thị trường mua bán chứng khoán theo những hợp đồng
mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao
hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định ở tương lai (có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1
năm …).
1.3.4. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứng
khoán, thị trường chứng khoán chia làm 3 loại:
- Thị trường cổ phiếu: giao dịch mua bán những cổ phiếu thường và những cổ
phiếu ưu đãi.
- Thị trường trái phiếu: giao dịch mua bán trái phiếu dài hạn kho bạc, trái phiếu đô
thị, công trái nhà nước, trái phiếu công ty, trái phiếu cầm cố.
- Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán: giao dịch mua bán những hợp
đồng về quyền lựa chọn, những giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu …
1.4. Các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán:
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau: nhà
phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có lien quan đến chứng khoán.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

12

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

1.4.1. Chủ thể phát hành:
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Chủ thể
phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa của TTCK. Chủ thể phát
hành gồm có:
-

Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu

Chính phủ và trái phiếu địa phương, trái phiếu kho bạc, nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ
cho những công trình lớn thuộc cơ sở hạ tầng, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, y
tế hoặc bù đắp thiếu hụt ngân sách;
-

Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty;

-

Các tổ chức tài chính như là nhà phát hành các công cụ tài chính như các

trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng … phục vụ cho hoạt động của họ.
1.4.2. Nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu
tư có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
-

Các nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư cá nhân là các hộ gia đình, những

người có vốn nhàn rỗi tạm thời tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm
lợi nhuận;
-

Các nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế tài chính thường xuyên mua

bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp
trên thị trường các loại ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, công ty đầu
tư, các công ty bảo hiểm, quỷ tương hỗ …
1.4.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:
- Công ty chứng khoán: là các doanh nghiệp hoạt động theo quy định của
pháp luật hoạt động trên TTCK. Tùy theo số vốn điều lệ và nội dung trong đăng ký
kinh doanh mà công ty chứng khoán có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh
doanh chứng khoán như: mô giới chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo
lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán.
- Các ngân hàng thương mại: ở một số nước các ngân hàng thương mại có
thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hóa lợi nhuận qua việc đầu tư vào chứng
SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

13

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

khoán. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại thành lập các công ty con chuyên
doanh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Các trung gian tài chính khác như quỹ đầu tư …
1.4.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý Nhà nước: nhận thấy cần thiết phải có một cơ quan bảo vệ
lợi ích của các nhà đầu tư và đảm bảo cho TTCK hoạt động một cách thông suốt cũng
như việc thanh tra giám sát hoạt động của các chủ thể trên thị trường chính là việc cần
thiết phải có một cơ quan thực hiện các nhiệm vụ trên. Ở Việt Nam có Ủy ban chứng
khoán nhà nước thuộc Bộ Tài Chính.
- Sở giao dịch chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện việc vận
hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ
cho các hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch. Ngoài ra, Sở giao dịch cũng ban hành
những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch phù hợp với quy
định của Pháp luật.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là một tổ chức tự quản và
thường thực hiện một số chức năng chính sau: khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh
doanh chứng khoán, ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở của
Pháp luật về chứng khoán, điều tra và giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên
trong thẩm quyền, hợp tác với các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác để giải quyết
các vấn đề có liên quan đến hoạt động chứng khoán.
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu giữ
các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng
khoán.
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là các công ty chuên cung cấp dịch vụ
đánh giá năng lực thanh toán vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã
cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Các mức hệ số tín
nhiệm vì thế thường gắn với một đợt phát hành cụ thể chứ không phải cho công ty.
Ngoài ra, chủ thể hoạt động trên TTCK còn có các công ty dịch vụ máy tính
chứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán …

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

14

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

1.5. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán:
1.5.1. Nguyên tắc trung gian:
Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK đều được thực
hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà mô giới. Các nhà môi giới thực
hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới
còn có thể cung cấp các dịch vụ khác nhu cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng
trong việc đầu tư …
Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thỏa thuận
với nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình
để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập kệnh vào hệ thống để khớp lệnh.
1.5.2. Nguyên tắc đấu giá:
Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua
và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào
việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động:
-

Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và

trực tiếp đấu giá.
-

Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà mô giới được nhập

vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác
định mức giá cao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất.
1.5.3. Nguyên tắc công khai.
Tất cả các hoạt động trên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao
dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các
tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hằng năm của công
ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc,
người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch,
thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào TTCK.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

15

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam:
Đối với các nước phát triển, các chỉ báo của TTCK được xem như là một công cụ
phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhay bén và khá chính xác nhất. Chính vì
vậy, TTCK luôn được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế.
TTCK Việt Nam trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển (từ năm 2000 đến năm
2012 ) đã từng bước khẳng định vai trò của nó như là kênh huy động vốn dài hạn cho
nền kinh tế bổ sung cho hệ thống ngân hàng. Có thể sơ lược lịch sử hình thành TTCK
Việt Nam như sau:
2.1.1. Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2000 -2005.
Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc vận hành Trung
tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và ngày thực hiện phiên
giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.
Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 02 doanh nghiệp niêm yết 02 lại cổ phiếu
(REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết
giao dịch. Từ đó cho đến năm 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, ngoại trừ
cơn sốt vào năm 2001: TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng
hóa khan hiếm, chỉ số VN – Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm
ngày 25/06/2001.
Năm 2005, sau khi Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt
động , tổng số cấc công ty niêm yết trên cả 02 sàn là 44 công ty với tổng giá trị niêm
yết là 4.94 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn 2000 – 2005 được coi là giai đoạn mà
TTCK chập chững biết đi hay là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

16

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

2.1.2. Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 – 2008:
TTCK Việt Nam giai đoạn cuối năm 2006 và đầu năm 2007 chính là giai
đoạn mà thị trường bùng nổ nhất. Năm 2006 chỉ số VN – Index đã tăng tới 146% và
trong 03 tháng đầu năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng thêm 46% đạt mức đỉnh 1.170
vào ngày 12/03. Biến động của thị trường này có thể được chia làm 03 giai đoạn:
1. Giai đoạn chuẩn bị bức phá do Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO.
2. Giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh.
3. Giai đoạn điều chỉnh.
Trong 02 giai đoạn đầu, những sự kiện kinh tế chính trị tích cực của quốc gia
như: Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC đã tạo hình ảnh Việt
Nam hấp dẫn các nhà đầu tư. Từ tháng 12/2006, sự bùng nổ về số lượng các công ty
niêm yết cộng với kết quả kinh doanh tốt tạo ra một sự bùng nổ cho thụ trường cho đến
tháng 02/2007. Những tháng cuối năm 2008, thị trường giảm điểm và kéo dài cho đến
đầu năm 2009.

Hình 2.1a. Diễn biến chỉ số VN-Index và các sự kiện quan trọng giai đoạn từ
tháng 06/2006 đến tháng 07/2007.
(Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn)

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

17

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Hình 2.1b. Diễn biến 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index và các thông tin quan
trọng giai đoạn từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008.
(Nguồn: Công ty cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt)

2.1.3. Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2009:
Mặc dù về những tháng cuối năm TTCK Việt Nam đã có điều chỉnh giảm do
tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ nhưng nhìn chung với một chu
kỳ tăng điểm kéo dài hơn 08 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 TTCK
Việt Nam có một năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng.
Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN – Index đã tăng thêm
171,96 điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58%.
Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN – Index ở mốc 234,66 điểm vào ngày
24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN – Index đã
tăng 2,69 lần.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

18

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Hình 2.2a Diễn biến của VN – Index trong năm 2009
(Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt)

Hình 2.2b. Các sự kiện tác động đến diễn biến của VN – Index trong năm 2009
(Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt)

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

19

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Tương tự ở sàn HNX mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNX-Index là
60,9%; và nếu so từ đáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218,38 điểm
thì HNX-Index đã tăng 2,79 lần.

Hình 2.2c. Diễn biến của HNX – Index trong năm 2009
(Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt)

Điều đặc biệt của TTCK Việt Nam năm 2009 là giai đoạn thị trường hồi
phục từ đáy 234,66 điểm (VN – Index) chủ yếu được dẫn dắt nhờ khối nhà đầu tư cá
nhân. Sau đó nhà đầu tư tổ chức mới bắt đầu tham gia thị trường. Thị trường hình thành
02 đợt sóng tăng lớn là từ đầu tháng 03 đến đầu tháng o6 và từ đầu tháng 08 đến cuối
tháng 08. Sóng giảm là từ đầu năm đến cuối tháng 02, trong tháng 07 và từ cuối tháng
10 đến giữa tháng 12.
Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả
hai sàn giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị
niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị
vốn hóa thị trường tính từ thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 nghìn tỷ đồng
tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

20

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

2.1.4. Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2010.
Năm 2010, thị trường đã suy giảm sau khi tăng mạnh tù 235 điểm lên 630
điểm. Sự suy giảm và tích lũy của thị trường đã khiến cả năm 2010, thị trường hầu như
chỉ biến động trong khoản 485 +/- 65 điểm. Kết thúc năm tại mức 484,66 điểm, VN –
Index đã giảm 10,11 điểm, tương đương 2% so với mức 494,77 điểm tại ngày
31/12/2009.
Về cơ bản, biến động TTCK nói chung có xu hướng thị trường được chia
làm 04 giai đoạn chính:
-

Giai đoạn 1 (từ 01/10-04/11): giảm nhẹ, đi ngang xen kẽ các đợt tăng

nhẹ. TTCK mở cửa năm 2010, với liên tiếp các phiên giảm điểm ảnh hưởng bởi thông
tin không chính thức từ việc tăng lãi suất cơ bản, VN-Index rơi mạnh từ 530 xuống còn
478 điểm. Tiếp đó, VN-Index tăng quay lại ngưỡng 530 do được hỗ trợ bởi thông tin
lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 8% và việc phát hành thành công 1 tỷ USD trái
phiếu chính phủ tại thị trường Mỹ. Kỳ vọng về kết quả kinh quý I của các doanh
nghiệp khiến VN-Index tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng tư.
-

Giai đoạn 2 (từ 05/11-08/11): giảm, đi ngang và giảm mạnh. Đầu tháng

5, VN-Index đột ngột quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ khủng khoảng nợ châu Âu
lan rộng mà khơi ngòi là Hy Lạp. Tiếp đó, tin đồn về thông tư 13 ra đời đã kiến cho
VN-Index tiếp tục rơi. Từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, VN-Index lình xình đi ngang,
một phần bị ảnh hưởng lớn bởi số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới.
Trong giai đoạn này có khoảng 3.058.308.677 cổ phiếu được đưa vào giao dịch chiếm
khoảng 43% tổng số cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới năm 2010. Vào cuối
tháng 7, VN-Index tiếp tục bị giáng một đòn khá mạnh từ thông tin chính phủ quyết
định tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin. Với khoản nợ là 4,5 tỷ USD.
Việc rơi tự do của VN-Index, còn được củng cố thêm bằng việc bán giải chấp của hầu
hết các mã chứng khoán do dùng đòn bẩy tài chính. Cuối tháng 8, VN-Index tạo đáy tại
vùng 420-424.
-

Giai đoạn 3: tăng nhẹ và đi ngang rồi giảm nhẹ. Sau một quá trình tăng

mạnh ngắn ngủi, VN-Index có một khoảng đi ngang khá dài do không có tin tức vĩ mô
gì đột biến hỗ trợ. Đồng thời, với lực cung cổ phiếu khá mạnh trong thời điểm từ đầu

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

21

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

tháng 9 đến đầu tháng 11 (chỉ trong vòng 2 tháng đã có khoảng 1.830.529.826 cổ
phiếu, chiếm khoảng 25% tổng số lượng cổ phiếu niêm yết mới và niêm yết bổ xung cả
năm 2010) là một yếu tố cơ bản ngăn cản sự tăng giá của VN-Index. Giữa tháng 11,
VN-Index giảm nhẹ do dòng tiền đã ra khỏi thị trường, để tìm kiếm lợi nhuận ở kênh
đầu tư khác như vàng, USD. Đây là thời điểm vàng và USD tăng khá mạnh.
-

Giai đoạn 4: tăng trưởng bắt đầu cuối tháng 11 đến gần cuối năm. Sau

một thời gian dài đi ngang và giảm vào cuối tháng 11, khi mà tất các các tin tức vĩ mô
ảnh hưởng xấu đến thị trường đều đạt đến đỉnh điểm, như lãi suất cơ bản tăng từ 8%
lên 9%, vàng và USD đều có một giai đoạn tăng nóng. Dòng tiền bắt đầu chảy vào
chứng khoán khi nhận thấy kênh này có thể đem lại được lợi nhuận cao. Các cổ phiếu
chứng khoán, tài chính, bất động sản lần lượt là điểm sáng kéo thị trường tăng mạnh từ
421 đến 495 vào thời điểm gần cuối năm. Tại thời điểm này thanh khoản của thị trường
tăng mạnh, bình quân khoảng trên 100 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng mỗi phiên
cho cả hai sàn.
Tóm lại xu thế chủ đạo của năm 2010 là đi ngang và giảm mạnh. Thị trường
đón nhận một khối lượng niêm yết mới và niêm yết bổ sung cổ phiếu kỷ lục.
2.1.5. Diễn biến thị trường chứng khoán 2011.
Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới,
nó đã tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam theo đó. Trong cả năm, thị trường chỉ có
được hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, toàn bộ
khoảng thời gian còn lại thị trường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và mệt mỏi của
các nhà đầu tư. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index và HNX Index lần lượt đóng
cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn Hồ Chí Minh đã giảm
mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48,6%. Thanh khoản của TTCK
cũng giảm mạnh, so với con số của năm 2010 thì giá trị trung bình của mỗi phiên giao
dịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

22

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Hình 2.3. Diễn biến VN-Index và HNX-Index trong năm 2011
(Nguồn: VCBS tổng hợp)
Phần đông các công ty chứng khoán (CTCK) gặp khó khăn và chịu thua
lỗ trong năm 2011: cùng với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch của TTCK
Việt Nam thì, theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2011, số lượng công ty chứng
khoán chịu thua lỗ chiếm ưu thế áp đảo. Trong số hiếm hoi những công ty có lợi nhuận
thì các khoản này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh khác ngoài dịch vụ môi giới cũng
như tự doanh.
Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 105 CTCK đang hoạt động thì hơn
80% con số này phải đối diện với Báo cáo tài chính lợi nhuận âm khi doanh thu sụt
giảm trong khi chi phí lại đội lên cao. 1.400 tỷ đồng là số tiền mà 18/27 CTCK niêm
yết ghi lỗ trong 09 tháng đầu năm 2011. Để tiếp tục tồn tại, một số công ty đã phải cắt
giảm nhân sự thậm chí là loại bỏ một số nghiệp vụ, trong đó có môi giới cụ thể như
trường hợp của CTCK SME, chứng khoán Gia Anh, chứng khoán Đông Dương, chứng
khoán Hà Nội… và lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, như CTCK Kim Long (KLS),
CTCK Sài Gòn (SSI)… hoặc chuyển tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.
Các CTCK không kiểm soát chặt chẽ quy trình nội bộ và quản lý rủi ro, dẫn
đến thời điểm thanh toán không chuyển đủ tiền thanh toán vào tài khoản. Điển hình cho

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

23

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

hiện tượng này trong thời gian qua là vụ việc của CTCK SME, TAS. Bên cạnh đó hiện
tượng cắt giảm nhân sự cũng diễn ra trên diện rộng. Với hơn 100 CTCK hoạt động
trong khi thị trường diễn biến ảm đảm, thị phần của từng công ty bị thu hẹp lại, hoạt
động môi giới, tư vấn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhiều CTCK phải cắt giảm từ
15% - 20% nhân sự.
Các doanh nghiệp niêm yết: năm 2011 vừa qua là một năm đầy khó khăn và
thử thách với các doanh nghiệp, trong khi phải đối mặt với lạm phát cao khiến chi phí
đầu vào tăng mạnh thì việc tiếp cận vốn vay cũng không dễ dàng khi mặt bằng lãi suất
liên tục ở mức cao. Sự suy giảm của TTCK kéo theo hơn 50% số cổ phiếu niêm yết có
thị giá rơi xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng) và thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ
của doanh nghiệp. Kết thúc quý III/2011, theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
niêm yết, có tới 14 doanh nghiệp có Tổng nợ/Tổng tài sản lớn hơn 90%, hơn 50 doanh
nghiệp có hệ số nợ từ 80%-90%, hơn 80 doanh nghiệp từ 70%-80%. Đòn bẩy vốn của
doanh nghiệp lên tới 9 lần. Mức đòn bẩy tài chính này kéo theo không ít rủi ro trong
bối cảnh kinh tế khó khăn và nguồn lợi tạo ra từ vay nợ không đủ bù đắp chi phí vốn
phải trả. Số dư hàng tồn kho cuối quý III/2011 của các doanh nghiệp niêm yết tăng hơn
30% so với cùng kỳ.
2.1.6. Diễn biến thị trường chứng năm 2012.
Năm 2012, TTCK trải qua 2 cung bật rõ nét: thời kỳ hy vọng đầu năm đến
đầu tháng 5 và sau đó là thời kỳ suy giảm kéo dài hơn 7 tháng cho đến gần cuối năm.
Tuy nhiên, đợt tăng điểm trọn vẹn trong tháng 12 đa giúp cho VN-Index kết thúc năm
2012 ở mức 413,73 điểm, tăng 17,69% so với cuối năm 2011; ngược lại, HNIndex chốt
năm giảm nhẹ 2,81% so với cuối năm 2011, còn 57,09 điểm.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

24

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Hình 2.4.a. Biến động các chỉ số chứng khoán trong năm 2012
(Nguồn RONGVIET SECURITIES)

 Những giai đoạn chính của thị trường chứng khoán năm 2012:
- Giai đoạn 1 (03/01 – 10/05/2012): Tăng trưởng mạnh
Từ mức đáy 336,73 được VN-Index thiết lập vào ngày 06/01/2012, thị
trường đa đảo chiều tăng trưởng đầy bất ngờ và ấn tượng. Mức đỉnh của thị trường
được thiết lập ngày 08/05 đối với VN - Index là 488,07 điểm, tăng 39,4% so với đầu
năm; HNX – Index lập đỉnh ngày 09/05 tại mức 83,76 điểm, tăng 47,5% so với đầu
năm.
- Giai đoạn 2 (11/05 – 30/11/2012): Điều chỉnh sâu
Kết thúc tháng 6, VN – Index đóng cửa ở mức 422,4 điểm – giảm 65,67
điểm (tương đương 13,45%) so với ngày 08/05/2012 với 21 phiên tăng và 36 phiên
giảm trong quí 2.
Tại HOSE mã tăng nhiều nhất tính đến 29/06/2012 là FBT (100%), DAG
(100%), SRC (100%), CSM (100%), HSG, …. Thị trường trong quí 2 chứng kiến sự

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

25

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

tăng trưởng của 2 nhóm Penny và Midcap khi đa số các cổ phiếu của nhóm này điều
tăng giá khá mạnh.
Cùng với thời gian trên, sàn Hà Nội HNX – Index đạt 71,1 điểm – giảm
12,66 điểm, tương ứng giảm 15,11 % so với cuối ngày 09/05/2012 với 27 phiên tăng và
33 phiên giảm với một số cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là CMI (156%), VIX (128%) và
SAP (102%), …
Nếu như trong tháng 4 và đầu tháng 5, cả 2 sàn đều tăng điểm mạnh thì
cuối tháng tháng 5 lại chứng kiến sự sụt giảm của cat VN – Index và HNX – Index. VN
– Index giảm 9,2% về 430 điểm, trong khi HNX – Index mất 7,25% xuống sát 74 điểm
vào phiên giao dịch cuối tháng 5. Thanh khoản giảm nhẹ trong tổng giá trị giao dịch
bình quân trên 2 sàn trong tháng 5 đạt khoảng 2.186 tỷ đồng /phiên, thanh khoản giảm
cho thấy cầu về giao dịch chứng khoán giảm khá mạnh do tâm lý “chốt lời tháng 5” của
nhà đầu tư. Nhìn chung trong tháng 6, giao dịch trên thị trường khá trầm lắng khi thanh
khoản ở mức thấp với tâm lý giao dịch thận trọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên trong
những phiên giao dịch cuối tuần thứ 2, giao dịch trở nên tích cực trở lại do động thái
“bắt đáy” gia tăng khi thị trường giảm điểm liên tục ở các phiên trước đó và các chỉ số
tiến sát về ngưỡng hổ trợ mạnh.

Hình 2.4b. Biến động VN – Index, HNX – Index trong giai đoạn 07/2012 –
17/09/2012.
(Nguồn: Bản tin đầu tư Saccombank)

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

26

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/09/2012, VN – Index đóng cửa ở mức 401,8
điểm giảm 20,6 điểm so với ngày 29/06/2012 (tương ứng giảm 4,88%), với 30 phiên
tăng và 25 phiên giảm. Trong giai đoạn này, TTCK biến động mạnh với mức chênh
lệch giữa đỉnh và đáy của VN – Index là 52 điểm (đỉnh đạt 437,3 điểm – đáy đạt 385,5
điểm) . Cùng thời gian trên sàn Hà Nội, HNX – Index chỉ còn 58,7 điểm – giảm 12,4
điểm, tương ứng giảm 17,4% so với cuối ngày 29/06/2012, với 22 phiên tăng và 33
phiên giảm.
Trong giai đoạn này, mặc dù thị trường đã có sự phục hồi khác tốt trong tháng 7
và nữa đầu tháng 8 do sự hổ trợ của các thông tin vĩ mô tích cực, tuy nhiên sự kiện
“ACB” đã gây ra sự hoảng loạn trên diện rộng, qua đó tạo ra một làn sống bán ồ ạt và
khiến thị trường rơi vào suy giảm.
Kết thúc tháng 10/2012, VN – Index đóng cửa ở mức 388,42 điểm, giảm 4,15
điểm so với mức phiên cuối tháng trước. Khối lượng cổ phiếu giao dịch bình quân ở
mức 38,03 triệu đơn vị/phiên, giảm 6,14% so với mức bình quân của tháng trước. Giá
trị giao dịch bình quân ở mức 532,02 tỷ đồng /phiên, giảm 18,39% so với tháng trước.
Bên cạnh đó, HNX – Index đóng cửa ở mức 53,02 điểm, giảm 2,45 điểm. khối lượng
giao dịch bình quân ở mức 28,07 triệu đơn vị/phiên, tăng 2,6%. Giá trị giao dịch bình
quân ở mức 192,93 tỷ đồng, giảm 15%.

Hình 2.4c. Diễn biến chứng khoán tháng 11/2012.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

27

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

(Nguồn: Tổng hợp)
Thị trường tháng 11 không có nhiều kỳ vọng bứt phá do vẫn bị ảnh hưởng bởi
tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư chủ yếu chọn cách đứng ngoài thị
trường, chỉ một số ít cơ cấu lại danh mục của mình. Đây cũng chính là lý do khiến giao
dịch của thị trường trong tháng này chỉ lình xình đi ngang với thanh khoản thấp.
Cả 2 chỉ số vẫn tiếp tục dao động trong biên độ hẹp (375 – 390 điểm đối với
VN-Index và 50-53 đối với HNX-Index). Không khí giao dịch ảm đạm khiến thanh
khoản cũng không thể cải thiện, thậm chí có không ít phiên thanh khoản 2 sàn xuống
dưới mức thấp kỷ lục (sàn HOSE chỉ đạt giá trị giao dịch trên dưới 200 tỷ đồng trong
các phiên ngày 22, 26, 29/11 còn sàn Hà Nội xuống dưới 100 tỷ đồng trong các phiên
21, 22, 27, 29/11). Phiên cuối tháng (30/11) tiếp tục khép lại trong sắc đỏ trên cả 2 sàn.
VN-Index chốt tháng ở 377,82 điểm, giảm 0,38 điểm (tương đương 0,1%); điểm đột
biến trong phiên này là hiện tượng giao dịch lớn của một số mã bluechip vào thời gian
thỏa thuận kéo thanh khoản sàn HOSE lên mức cao nhất kể từ đầu tháng với tổng khối
lượng giao dịch đạt 29 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.873,789 tỷ đồng. Trên sàn Hà
Nội, HNX Index chốt ở 51,05 điểm, giảm 0,05 điểm (tương đương 0,1%); tổng khối
lượng giao dịch đạt 13,7 triệu đơn vị, trị giá 80 tỷ đồng. So với cuối tháng trước, VNIndex mất tổng cộng 10,6 điểm còn HNX Index mất 1,97 điểm.
- Giai đoạn 3 (01/12 - 28/12): Khởi động một chu kỳ tăng điểm trở lại nhờ
các tin tức giải cứu, hỗ trợ
Trong tháng cuối năm 2012, tâm lý NĐT đã ổn định trở lại và kỳ vọng
mới được hình thành nhờ tín hiệu cải thiện của hoạt động sản xuất, NHNN tiếp tục
giảm thêm 1% điểm lãi suất, đáng chú ý nhất là gói giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
SXKD, hỗ trợ thị trường bất động sản và đẩy nhanh tiến trình giải quyết nợ xấu. Các
chỉ số phục hồi mạnh mẽ, VN - Index tăng 9,5% và HN - Index tăng 11,8% chỉ trong 1
tháng.
2.2. Nguyên nhân của những đợt biến động của chứng khoán Việt Nam 2012.
2.2.1. Kinh tế thế giới.
Trong năm 2012, nền kinh tế Thế giới đang tiếp tục đối mặt với những khó
khăn được khởi đầu từ các năm trước. Kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi đợt suy thoái

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

28

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

kép, tăng trưởng kinh tế đang diễn ra chậm hơn so với cuối năm 2011. Khủng hoảng nợ
Châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường là mối đe dọa lớn nhất hiện nay:
kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp, Nhật Bản tăng trưởng thấp dần, Châu Phi và Mỹ La
Tinh vẫn chưa thoát khỏi sự tác động của khủng hoảng toàn cầu, tốc độ phát triển kinh
tế của Châu Á chững lại, đặc biệt là nhóm BRICS cũng không ngoại lệ.
Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới suy thoái, thị trường
chứng khoán thế giới hầu hết đều tăng điểm, trong đó có một số nước có mức tăng rất
mạnh. Các nước có mức tăng mạnh nhất gồm Venezuela tăng hơn 300%, Thổ Nhĩ Kỳ
tăng 53,3%, Pakistan tăng 49,3%,… Các nền kinh tế lớn cũng có mức tăng ấn tượng,
như Mỹ tăng 19,3%, Đức tăng 29,1%, Pháp tăng 15,2%, Anh tăng 5,8%, Nhật tăng
22,9%, Hồng Kông tăng 24,8%, Ấn Độ tăng 26,7%, Úc tăng 15,8% … Một số nước
Đông Nam Á có mức tăng mạnh như Thái Lan tăng 35,8%, Lào tăng 35,1%,
Philippines tăng 33%, trong khi đó VN-Index chỉ tăng nhẹ 1,3% còn HNX-Index giảm
3%. Thị trường chứng khoán thế giới có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong năm
2013 khi các nước đã bắt đầu hành động quyết liệt với những chính sách hợp lý hơn.

Hình 2.5 : Phần trăm (%) thay đổi.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

29

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

(Nguồn:Blomeberg)

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

30

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

2.2.2. Kinh tế VIệt Nam.
Chính Phủ đề ra mục tiêu trong nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 và
Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012: “Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế”. Các biện pháp,
chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đã được áp dụng từ 2011 khiến tăng trưởng kinh
tế chậm lại trong năm 2012. Số liệu vĩ mô thống kê cho thấy nền kinh tế trong nước
vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn. Mặc dù CPI đã giảm tốc, nhưng thời gian qua
nhiều mặt hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, điện, nước, ăng dầu, chất đốt đã kịp tăng
giá khiến cầu tiêu dùng suy yếu nghiêm trọng. Hàng tồn kho ứ đọng duy trì ở mức cao
trong khi tình hình sản xuất tiếp tục trì trệ, số lượng đơn hàng sụt giảm. Hàng tồn kho
chậm giải quyết cùng với vấn đề nợ xấu chậm xử lý khiến tăng trưởng tín dụng chậm
lại. Thâm hụt NSNN tăng mạnh ảnh hưởng tới an sinh xã hội, khả năng hỗ trợ kinh tế
của Chính phủ, cũng như gây áp lực lên thị trường tiền tệ.
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế thấp.
Tổng cục Thống kê công bố GDP trong nước năm 2012 ước đạt
2.950.684 tỷ đồng, tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp
nhất trong 13 năm qua và thấp hơn mức 5,2% kế hoạch. Trong đó, quý 1 tăng 4,46%,
quý 2 tăng 4,8%, quý 3 tăng 5,05% và quý 4 tăng 5,44%. Từ quý II nền kinh tế đã có
những chuyển biến tích cực hơn, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng,
lĩnh vực này đã vươn lên và đóng góp 40,6% trong tổng sản phẩm trong nước; 2 lĩnh
vực còn lại giảm tỷ trọng, lĩnh vực dịch vụ chiếm 37,7%, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm 21,6%.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

31

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Hình 2.6. Tăng trưởng GDP năm 2003 – 2012.
(Nguồn :Tổng cục thống kê.)
Trong bối cảnh thắt chặt tài khóa, tiền tệ để kiềm chế lạm phát như trong
năm 2012 khiến GDP tăng trưởng thấp. Năm 2013, GDP sẽ có mức tăng trưởng cao
hơn khi lạm phát đã không còn là áp lực lớn, nhiệm vụ quan trọng bây giờ là giải quyết
nợ xấu, giải phóng hàng tồn kho, kích thích kinh tế tăng trưởng bền vững. Mức tăng
trưởng GDP 5,5% theo kế hoạch của Chính phủ có thể đạt được.
2.2.2.2. Lạm phát tạm thời được kiểm soát.
CPI liên tục giảm đà tăng và thậm chí đã có giảm phát ở tháng 6 và tháng
7, đây là hệ quả tất yếu của việc thắt chặt tiền tệ quá mức khiến sức mua giảm mạnh.
Tuy nhiên, CPI đã bất ngờ tăng mạnh vượt dự báo trong 2 tháng tiếp theo, đặc biệt là
tháng 9 tăng 2,2%, do yếu tố thời vụ của ngành giáo dục và sự điều hành bất lợp lý khi
cho tăng giá dịch vụ y tế, giá điện, xăng, gas vào thời điểm gần nhau.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

32

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Lạm phát đã ổn định hơn trong quý 4 là do Chính phủ yêu cầu giãn tiến
độ tăng viện phí đã giải tỏa bớt áp lực tăng giá dịch vụ y tế lên CPI. Bên cạnh đó, giá
dầu thế giới hạ nhiệt và không tăng giá điện cho đến cuối năm 2012. Như vậy, CPI tăng
6,81% so với năm 2011, hoàn thành kế hoạch kiềm chế lạm phát ở mức 7% của Chính
phủ. Trong đó đáng chú ý là nhóm hàng lương thực và thực phẩm tăng rất mạnh so với
năm 2011 lần lượt là 22,82% và 29,34%. Như vậy, lạm phát đã được kiềm chế hiệu quả

như kế hoạch và là cơ sở để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm vực dậy nền kinh tế đang
trì trệ. Tuy vậy, áp lực tăng trưởng tín dụng có thể khiến lạm phát quay trở lại nếu cung
tiền ra thị trường quá mạnh.

Hình 2.7. Biến động CPI trong năm 2012. (Nguồn:Tổng hợp)
2.2.2.3. Sản xuất trì trệ, hàng tồn kho cao.
Tình hình sản xuất trong nước tiếp tục ở trong trạng thái trì trệ được thể hiện rõ
qua chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của HSBC. Chỉ số này liên tục nằm dưới đường 50
(là ngưỡng để đo sự thay về quy mô sản xuất so với tháng trước) cho thấy quy mô sản
xuất vẫn tiếp tục bị thu hẹp. Tuy vậy, dựa trên biểu đồ PMI cho thấy, năng lực sản xuất
nửa cuối năm đã có sự hồi phục đáng kể, đặc biệt đã có sự mở rộng sản xuất trong
tháng 11. Theo HSBC, nền kinh tế đang dần đi vào ổn định với mức sản lượng như
hiện nay. Tuy nhiên, quá trình hồi phục của nền kinh tế vẫn còn ở giai đoạn đầu mong
manh khi nhu cầu vẫn còn yếu và niềm tin của người tiêu dùng giảm.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

33

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Hình 2.8. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) trong năm 2012.
(Nguồn: HSBS)
2.2.2.4. Cán cân thương mại
Năm 2012 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3%
so với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1%
so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, cán cân thương mại năm 2012 thặng dư 284 triệu
USD, bằng 0,26% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, với 9 tháng suất siêu và 3 tháng
nhập siêu. Đây là năm đầu tiên kể từ năm 1993, Việt Nam xuất siêu hàng hóa. Nguyên
nhân chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu tăng
thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Trong đó, xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng
gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.
Như vậy, mặc dù khả năng xuất siêu của nước ta vẫn chưa ổn định và
bền vững, kinh tế trong nước vẫn trong trang thái khó khăn. Cơ cấu kim ngạch xuất
khẩu năm 2012 đã có sự thay đổi so với năm trước.
Dệt may vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam đạt hơn 15 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13,1%; tiếp theo là điện thoại, linh kiện
đạt hơn 12,6 tỷ USD (có mức tăng mạnh nhất, tăng 97,7% so với năm ngoái) vư n lên
vị trí thứ 2 chiếm 11%; dầu thô (hơn 8,3 tỷ USD) tụt về vị trí thứ 3 chiếm 7,3%; giày
dép (hơn 7,2 tỷ USD) chiếm 6,3%… Nhờ cán cân thương mại thặng dư, tỷ giá ổn định,
lãi suất gửi nội tệ cao hơn nhiều so với ngoại tệ, nên cán cân thanh toán tổng thể 2012

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

34

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

đã được cải thiện rõ nét. Dữ trữ ngoại hối cả năm khả năng sẽ đạt được 12 tuần nhập
khẩu – đây là mức an toàn theo thông lệ quốc tế.

Hình 2.9. Cán cân thương mại trong năm 2012.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
2.2.2.5. Chính sách tài khóa của tiền tệ.
a. Lãi suất.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục giảm lãi suất nhằm khơi thông dòng
tiền giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Trong năm 2012, trần lãi suất huy động
đã được giảm 5 lần từ 14% về còn 8% ở thời điểm cuối năm. Lãi suất cho vay trên thị
trường liên ngân hàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm gần đây
ở hầu hết các kỳ hạn, dao động quanh mức 2% đối với kỳ hạn qua đêm so với mức trên
20% trong năm 2011. Lãi suất này giảm và ổn định kể từ khi Thông tư 21 có hiệu lực,
NHNN điều tiết thông qua phát hành tín phiếu và nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất tín
phiếu trên thị trường mở (OMO) đang có u hướng giảm tạo điều kiện giảm lãi suất
TPCP qua đó góp phần định hướng giảm lãi suất chung trên thị trường. Nhiều khả năng
lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2013 về 7%.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

35

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

b. Tăng trưởng tín dụng.

Hình 2.10. Tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2001 – 2012.
(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước)
Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 có dấu hiệu chậm lại ở hầu hết các tổ
chức tín dụng do nhu cầu vay vốn không có dấu hiệu tăng. Tính đến thời điểm cuối
năm 2012, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 22,4% so với năm 2011, tăng trưởng
tín dụng đạt 8,91%, hoàn thành kế hoạch tăng 8-9% của Chính phủ. Trong đó tín dụng
VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56%, phù hợp với chủ trương hạn
chế đô la hóa của Chính phủ. Như vậy, tăng trưởng tín dụng dù thấp nhưng cơ cấu lại
chuyển dịch theo hướng tích cực; tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn
tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực
không khuyến khích giảm.
c. Tỷ giá.
Tỷ giá VND/USD duy trì ổn định kể từ đầu năm đến nay tại mốc 20.828 nhờ
các chính sách tài khóa được điều hành hợp lý của NHNN. Tỷ giá được giữ ổn định
theo đúng kế hoạch không để biến động quá 1%. Định hướng chung cho năm 2013 là
NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị
trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa
trong nước, khuyến khích uất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải thiện cán cân thanh

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

36

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, hỗ
trợ phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế.
d. Nợ xấu.
Theo C quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước công bố nợ xấu là 202
nghìn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng (cuối năm 2011 là 3,07%). Tỷ lệ nợ
xấu hiện này được đánh giá là khá cao do chỉ có khoảng 84% nợ xấu có tài sản đảm
bảo nhưng những tài sản đảm bảo này chủ yếu là bất động sản và hàng tồn kho. Nợ xấu
tăng mạnh đều là nợ cũ từ các năm trước dồn lại và phần lớn thuộc về lĩnh vực sản xuất
công nghiệp, xây dựng. Do điều kiện kinh tế thị trường không thuận lợi, hàng tồn kho
tăng cao, sản xuất trì trệ, mức tiêu thụ kém khiến các doanh nghiệp mất khả năng trả
nợ.
NHNN cho biết số nợ xấu đã giảm khoảng 36 nghìn tỷ đồng do cơ cấu lại các
khoản nợ, hoãn nợ, xóa nợ. Con số trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng nhanh trong quý
3. Cuối năm 2012, NHNN đã trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD.
Trong đề án có những giải pháp lớn như: thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC) để
xử lý nợ xấu; triển khai sửa đổi, bổ sung các quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp,
cấp tín dụng; xây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng; tăng cường
công tác thanh tra giám sát.
e. Ngân sách Nhà Nước.
Tổng thu ước tính đạt 658,6 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán năm, trong đó
thu nội địa 419,1 nghìn tỷ đồng, bằng 84,7%; thu từ dầu thô 113 nghìn tỷ đồng, bằng
129,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 119,5 nghìn tỷ đồng, bằng
77,6%. Tổng chi ước tính đạt 821,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán năm, trong đó
chi đầu tư phát triển 157,6 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ
bản 151,7 nghìn tỷ đồng, bằng 87,2%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách
tiền lương) ước tính đạt 569,9 nghìn tỷ đồng, bằng 94,8%; chi trả nợ và viện trợ 93,8
nghìn tỷ đồng, bằng 93,8%.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

37

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Tóm lại, Trong năm 2012, ngân sách Nhà nước tiếp tục thâm hụt mặc dù đã cắt
giảm khá mạnh đầu tư công. Bội chi năm 2012 lên mức 239,5 nghìn tỷ đồng, bằng
170% dự toán. Thu – chi NSNN đang mất cân đối nghiêm trọng và ảnh hưởng đến kế
hoạch ngân sách năm sau. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP năm đã lên tới mức 8,1%,
vượt xa kế hoạch 4,8% mà Chính phủ đề ra.
Như vậy, kế hoạch bội chi NSNN 2013 là 160 nghìn tỷ đồng và GDP mục tiêu
tăng 5,5%, kiềm giữ bội chi năm sau ở mức 4,8% GDP là không khả thi. Thâm hụt cao
sẽ tạo áp lực tăng lãi suất phát hành TPCP và tăng lợi suất Trái phiếu do hạ mức tín
nhiệm, gây nguy cơ đẩy mặt bằng lãi suất tiền tệ lên cao, làm giảm tiềm lực hỗ trợ kinh
tế của Chính phủ.
2.2.2.6. Thị trường hàng hóa.
a. Thị trường vàng.
Năm 2012, giá vàng thế giới biến động mạnh trong vùng 1.500 đến 1.800
USD/ounce. Vàng đang ở mức 1.674 USD/ounce, giảm 7,1% so với đầu năm. Vàng
trong nước đang có mức chênh lệch khá lớn (khoảng 4-5 triệu đồng/lượng) so với vàng
thế giới nhưng lại không xảy ra hiện tượng “sốt vàng” là do NHNN đang dần làm chủ
việc quản lý thị trường vàng trong nước khi Nghị định 24 kết hợp với Nghị định 95 và
các biện pháp khác được triển khai về việc ngừng huy động và cho vay vốn bằng vàng
có hiệu lực từ 25/11. Như vậy, thị trường vàng sẽ không còn hoạt động huy động vàng
để cho vay vàng đầu tư hoặc chuyển đổi vàng huy động thành tiền, không được vay
vốn mua vàng, chỉ còn quan hệ mua - bán vàng theo đúng chủ trương của Nhà nước về
việc chống “vàng hóa” trong nền kinh tế, từ đó giảm nhu cầu cất giữ vàng trong dân,
góp phần tăng cường nguồn vàng trên thị trường.
b. Thị trường dầu mỏ.
Kinh tế suy thoái suy thoái đã khiến nhu cầu tiêu thụ dầu giảm mạnh, giá dầu
cũng giảm theo. Nhưng những bất ổn về chính trị tại Trung Đông, đặc biệt là lệnh cấm
vận dầu Iran cuả EU đã đẩy giá dầu tăng cao nửa cuối năm. Lượng dầu nhập khẩu ở
hầu hết các nước cùng giảm, trong đó giảm mạnh nhất phải kể đến Malaysia, Nhật Bản,
Hồng Kông đều giảm trên 30% về lượng. Lượng dầu nhập khẩu vào Việt Nam năm
2012 cũng tiếp tục giảm 13,6% về lượng và 8,9% về trị giá (số liệu 11 tháng). Theo dự

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

38

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

báo của OPEC nhu cầu tiêu thụ năm 2013 sẽ giảm xuống còn 19,7 triệu thùng/ngày,
theo đó giá dầu sẽ giảm theo.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

39

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM TRONG NĂM 2013

3.1. Giải pháp cho nền kinh tế vĩ mô.
Nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đang tập trung giải quyết trong năm 2013 là
vấn đề nợ xấu, giải phóng ứ đọng hàng tồn kho, kích thích sản xuất tiêu dùng, kiềm chế
lạm phát và ổn định kinh tế xã hội. Các yếu tố khiến CPI tăng đột biến tạm thời đã
được lắng uống: Chính phủ đã yêu cầu giãn tiến độ tăng viện phí, áp lực tăng giá xăng
không còn khi giá dầu thế giới đã hạ nhiệt. CPI năm 2012 được kiềm chế ở mức thấp,
6,81%, sẽ là nền cơ sở để tín dụng tăng trưởng trong năm 2013 đạt mức 12% như kế
hoạch. Bên cạnh đó, năm 2012 là năm Việt Nam xuất siêu đầu tiên sau 19 năm, dự trữ
ngoại hối cũng tăng lên gấp hai lần so với đầu năm đã giúp cải thiện phần nào cán cân
thanh toán. NHNN đã trình đề án xử lý nợ xấu lên Chính phủ và theo nhiều nguồn tin
cho biết khả năng Công ty quản lý tài sản (VAMC) với vốn khoảng 100.000 tỷ đồng sẽ
được thành lập ngay trong tháng 1 và tiến hành hoạt động trong quý 1 năm 2013. Giải
pháp này sẽ là chìa khóa giúp ngành ngân hàng giải quyết nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu
bất động sản, khơi thông được nguồn vốn ứ đọng.
Hiện tại chỉ số hàng tồn kho ở mức cao, khoảng 20% so với cùng kỳ, nhưng sẽ
giảm thấp dần khi dòng tiền được luân chuyển, sức cầu tiêu thụ yếu sẽ tăng lên. Lãi
suất sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp và sẽ tiếp tục hạ xuống trong năm 2013. Tỷ giá sẽ
được duy trì ổn định và biến động không quá 1% khi thị trường vàng đã được NHNN
kiểm soát chặt chẽ. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng dù chỉ ở mức thấp do hàng tồn
kho ứ đọng, sản xuất trì trệ, sức cầu yếu. Tăng trưởng kinh tế (GDP) có thể đạt mức
tăng 5,5% như kế hoạch của Chính phủ, nhưng nhiều khả năng CPI sẽ tăng hơn dự
đoán, đạt khoảng 10%.
Như vậy, với niềm tin kinh tế thế giới sẽ có sự hồi phục trong năm 2013, hành
động quyết liệt của Chính phủ và NHNN nhằm gỡ rối dần những khó khăn sẽ giúp cho
kinh tế trong nước năm 2013 dần ổn định hơn, tăng trưởng ở mức cao hơn. Tuy nhiên,
những khó khăn này sẽ chỉ được tháo gỡ dần từng bước và từng khu vực.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

40

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

3.2. Một số giải pháp kiện toàn thị trường chứng khoán Việt Nam:
Với định hướng vực dậy TTCK Việt Nam của các cơ quan quản lý Nhà nước nư đã
phân tích ở trên, có thể thấy TTCK đang đứng trước nhiều cơ hội để phục hồi và trở lại chức
năng là kênh dẫn vốn quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, kết quả của quá
trình này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình hình kinh tế trong và ngoài nước; sự phát
huy hiệu quả và tính nhất quán của các chính sách đã, đang và sẽ được áp dụng; sự phục hồi
niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường ...
Ủy ban Chứng khoán Nhà đã tổ chức "Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển
thị trường chứng khoán năm 2013", trong đó nêu 8 giải pháp cấp bách tháo gỡ khó
khăn cho thị trường chứng khoán như sau:
1. Thứ nhất, không đưa chứng khoán vào nhóm phi sản xuất nhằm khơi
thông dòng tiền trên thị trường;
2. Thứ hai, xem xét tháo gỡ khó khăn cho việc phát hành cổ phiếu dưới
mệnh giá trên cơ sở ý kiến của Đại hội cổ đông về giá phát hành dưới mệnh giá. Xem
xét tháo gỡ cho doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn qua phát hành trái phiếu; sớm
xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm, triển khai sản phẩm quỹ hưu trí và các sản phẩm
mới về trái phiếu;
3. Thứ ba, xem lại khái niệm nhà đầu tư nước ngoài theo hướng khuyến
khích hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài. Trước mắt kiến nghị cho phép thí điểm một số
loại hình công ty niêm yết cho phép nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nắm giữ cổ
phiếu không có quyền biểu quyết vượt tỷ lệ 49%, ngoại trừ đối với các ngành nghề
kinh doanh có điều kiện. Xem xét cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 49%
đến 100% trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước
xem xét tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng không thực sự cần thiết phải nắm
giữ;
4. Thứ tư, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội tiếp tục kéo dài việc miễn
giảm về thuế đối với lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại
Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 6/8/2011 của Quốc hội về việc bổ sung một số giải
pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân áp dụng cho năm
2013. Kiến nghị ưu đãi thuế đối với các loại hình quỹ đầu tư mới (quỹ mở, quỹ đầu tư

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

41

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

bất động sản), công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện nhằm phát triển loại
hình đầu tư có tổ chức, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước;
5. Thứ năm, xem xét nới tỷ lệ margin lên 50/50, thực hiện mở rộng biên độ
giao dịch trên 2 sàn nhằm tạo tâm lý thuận lợi và góp phần tăng thanh khoản. Xem xét
miễn giảm phí lưu ký (khoảng 20%) cho năm 2013;
6. Thứ sáu, tiếp tục thúc đẩy cổ phần hóa, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tổ
chức có nhu cầu đầu tư lâu dài; xây dựng cơ chế chào bán theo nhiều phương thức linh
hoạt. Xây dựng lộ trình kế hoạch cụ thể, công bố công khai;
7. Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, hệ thống giao
dịch, chế độ tài chính, kế toán nhằm thúc đẩy các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ
ETF, quỹ bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí nhằm thu hút đầu tư
và tăng thanh khoản, tăng sức cầu;
8. Thứ tám, triển khai việc áp dụng 37 chuẩn mực kế toán trong năm 2013.
Áp dụng các quy định mới về xử lý chênh lệch tỷ giá, xây dựng cơ chế trích lập dự
phòng. Hoàn thiện các quy định về kế toán đối với quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,
doanh nghiệp niêm yết.
Như vậy, 8 giải pháp của UBCK cùng với những biện pháp của Chính phủ, NHNN
nhằm giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho nhằm khơi thông dòng tiền, kích thích tiêu dùng,
gia tăng sản xuất … thị trường chứng khoán sẽ có nhiều cơ hội phục hồi mạnh mẽ trong
năm 2013 và quay trở lại chu kỳ tăng trưởng sau khi đã tích lũy đi ngang ở vùng đáy
gần 4 năm qua.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

42

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Qua việc phân tích quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi mới
thành lập đến nay, có thể thấy “sức khỏe” của thị trường chứng khoán có sự gắn kết chặt chẽ với
các yếu tố kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước hay thị trường chứng khoán chính là phong vũ biểu
của nền kinh tế. Vì vậy, để vực dậy và phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới, bên
cạnh việc giải quyết các vấn đề bất cập nội tại của thị trường chứng khoán, thì vấn đề ổn định
kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, khôi phục niềm tin của các
nhà đầu tư… giữ vai trò quyết định. Các giải pháp, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà
nước nhằm khôi phục nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng phải mang tính
nhất quán, gắn kết, đồng bộ và phải được triển khai hợp lý, xuyên suốt, hiệu quả. Có như vậy thị
trường chứng khoán Việt Nam mới có thể phục hồi và phát huy vai trò quan trọng đối với nền
kinh tế.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

43

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo trong nước.
1. Bùi Văn Lương (2012), Tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam và các giải pháp
trong giai đoạn 2000 – 2010, Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ, Trường Đại học Kinh tế
TP.Hồ Chí Minh .
2. GS – TS. Dương Thị Bình Minh, TS. Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền
tệ, Nhà xuất bản Thống Kê.
II. Trang web tham khảo.
1. TS. Hạ Thị Diệu Dao, Kinh tế vĩ mô Việt Nam và xu hướng năm 2013,
http://vietstock.vn/2013/03/kinh-te-vi-mo-viet-nam-nam-2012-va-xu-huong-nam-2013761-262544.htm
2. Nguyễn Đức Hải (29/12/2009), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán,
http://www.vcbs.com.vn/Uploads/Reports/MacroEconReports/2009/BAO%20CAO
%20VI%20MO%20QIV_2009.pdf.
3. Nguyễn Đức Hải (29/12/2010), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán,
http://www.stockbiz.vn/Reports/3476/bao-cao-vi-mo-va-thi-truong-chung-khoan-20102011.aspx.
4. Lê Văn Khánh (2012), Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay,
http://thuvien24.com/book/44146/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-hien-nay.html.
5. Thị trường chứng khoán
(11/2012),http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/
news/school/taichinhnganhang/chungkhoan/2012/20121201.html, Trường đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực VietinBank.
6. Trần Anh Thư (29/09/2012), Báo cáo thị trường chứng khoán quí III/ 2012,
http://m.vietinbankcapital.vn/Content/Upload/NewsContent/Files/BC%20V
%C4%A8%20M%C3%94%20QU%C3%9D%20III.2012.pdf, Công ty TNHH-MTV
quản lý quỹ VietinBank-VietinBank Capital.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

44

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

7. Ban nghiên cứu và phát triển (08/2012), Thị trường chứng khoán quí 2/2012,
http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%208%20n
%C4%83m%202012/Bantin-NDT-T08_Page_22-23.pdf, Thông tin thị trường, Ngân
hàng Saccombank.
8. Ban nghiên cứu và phát triển (11/2012), Thị trường chứng khoán quí 3/2012,
http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%2011%20n
%C4%83m%202012/Bantin-NDT-T11_Final_Page_18-19.pdf, Thông tin thị trường,
Ngân hàng Saccombank.
9. Ban nghiên cứu và phát triển (04/2012), Thị trường chứng khoán quí 1/2012,
http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%204%20n
%C4%83m%202012/18-19.pdf, Thông tin thị trường, Ngân hàng Saccombank.
10. Ban nghiên cứu và phát triển (11/2012), Thị trường chứng khoán quí 1/2012,

http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%204%20n
%C4%83m%202012/18-19.pdf.

SVTH: Võ Thị Ngọc Dung
Lớp: ĐH TCNH 10A

45

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

More Related Content

What's hot

Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánTìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánlananhhng
 
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánThanh Hoa
 
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán nataliej4
 
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mạiTiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mạiHải Lê
 
các điều kiện và yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển thị trường chứn...
các điều kiện và yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển thị trường chứn...các điều kiện và yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển thị trường chứn...
các điều kiện và yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển thị trường chứn...nataliej4
 
Thi trường chứng khoan
Thi trường chứng khoanThi trường chứng khoan
Thi trường chứng khoanphamnguyen0549
 
Chuong3.Ttck
Chuong3.TtckChuong3.Ttck
Chuong3.TtckVinh
 
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...Hột Mít
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356Lam Pham
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánNguyễn Nam
 
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu truTrung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu truNgo Phuong Dung
 
Bài ktra số 2 tttc
Bài ktra số 2 tttcBài ktra số 2 tttc
Bài ktra số 2 tttcHoàng Diệu
 
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanhQuyen Thuy
 
Tổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếuTổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếuRed Bean
 
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánChương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánThái Bửu San
 
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Uyên Nhi Đặng
 

What's hot (20)

Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánTìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
 
bai tap lon ttck
bai tap lon ttckbai tap lon ttck
bai tap lon ttck
 
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
 
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
 
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mạiTiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
Tiêu cực trên thị trường chứng khoán - Hải 47A5 ĐH Thương mại
 
các điều kiện và yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển thị trường chứn...
các điều kiện và yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển thị trường chứn...các điều kiện và yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển thị trường chứn...
các điều kiện và yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển thị trường chứn...
 
Thi trường chứng khoan
Thi trường chứng khoanThi trường chứng khoan
Thi trường chứng khoan
 
Chuong3.Ttck
Chuong3.TtckChuong3.Ttck
Chuong3.Ttck
 
Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoán
 
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu truTrung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
Trung tam luu ky ck va thanh toan bu tru
 
Bài ktra số 2 tttc
Bài ktra số 2 tttcBài ktra số 2 tttc
Bài ktra số 2 tttc
 
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
[Chứng khoán] Nghiệp vụ tự doanh
 
Tổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếuTổng quan về phát hành cổ phiếu
Tổng quan về phát hành cổ phiếu
 
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánChương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
 
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
Thi truong hieu_qua_va_ly_thuyet_2_8438
 

Viewers also liked

đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam tài ...
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam   tài ...đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam   tài ...
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam tài ...Viet Aids
 
Đề Tài thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở việt n...
Đề Tài thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở việt n...Đề Tài thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở việt n...
Đề Tài thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở việt n...Hài Hước P Hùng
 
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp ánTrắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp ánTrần Vỹ Thông
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánBichtram Nguyen
 
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam tài ...
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam   tài ...đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam   tài ...
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam tài ...Viet Aids
 
Thị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung QuốcThị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung QuốcSương Tuyết
 
Bai tap ttck kem loi giai
Bai tap ttck kem loi giaiBai tap ttck kem loi giai
Bai tap ttck kem loi giaiBichtram Nguyen
 
Bai tap ttck kem loi giai
Bai tap ttck kem loi giaiBai tap ttck kem loi giai
Bai tap ttck kem loi giaiQuynh Nga
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápHuyền Trần
 
Mot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lckMot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lckhajz_zjah
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...Jenny Hương
 

Viewers also liked (11)

đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam tài ...
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam   tài ...đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam   tài ...
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam tài ...
 
Đề Tài thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở việt n...
Đề Tài thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở việt n...Đề Tài thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở việt n...
Đề Tài thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở việt n...
 
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp ánTrắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
 
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam tài ...
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam   tài ...đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam   tài ...
đề Tài sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại việt nam tài ...
 
Thị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung QuốcThị trường chứng khoán Trung Quốc
Thị trường chứng khoán Trung Quốc
 
Bai tap ttck kem loi giai
Bai tap ttck kem loi giaiBai tap ttck kem loi giai
Bai tap ttck kem loi giai
 
Bai tap ttck kem loi giai
Bai tap ttck kem loi giaiBai tap ttck kem loi giai
Bai tap ttck kem loi giai
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Mot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lckMot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lck
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 

Similar to TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY

thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnHa Phạm
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...luanvantrust
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doctrngthinnguyn4
 
#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoan#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoanLiVnYn
 
chương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chínhchương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chínhLeoThao
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamDương Hà
 
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Finalhan101189
 
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Finalhanhan
 
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanbai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanTominhhuong83
 
Giao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhGiao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhBichtram Nguyen
 
de an mon hoc (5).doc
de an mon hoc  (5).docde an mon hoc  (5).doc
de an mon hoc (5).docLuanvan84
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánMỹ Hằng
 
Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02gathit01
 
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...BeriDang
 

Similar to TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY (20)

Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂMKhóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN.doc
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN.docCÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN.doc
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.docKhóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
 
Giao trinhtong hop ifx
Giao trinhtong hop ifxGiao trinhtong hop ifx
Giao trinhtong hop ifx
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vn
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
 
#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoan#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoan
 
chương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chínhchương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chính
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
 
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
 
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp FinalBai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
Bai Thuyet Trinh Thuc Trang Tp Final
 
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanbai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
 
Luận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
Luận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt NamLuận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
Luận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
 
Giao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhGiao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinh
 
de an mon hoc (5).doc
de an mon hoc  (5).docde an mon hoc  (5).doc
de an mon hoc (5).doc
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoán
 
Option
OptionOption
Option
 
Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02
 
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
 

TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY

  • 1. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong năm 2012, nền kinh tế thế giới đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn được khởi đầu từ các năm trước. Kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi đợt suy thoái kép, tăng trưởng kinh tế đang diễn ra chậm hơn so với cuối năm 2011. Khủng hoảng nợ Châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường là mối đe dọa lớn nhất hiện nay. Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới suy thoái, thị trường chứng khoán thế giới hầu hết đều tăng điểm, trong đó một số nước có mức tăng rất mạnh. Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong năm 2012. Lạm phát, lãi suất cao, sản xuất suy giảm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh thứ 2 thế giới ngay từ những tháng đầu năm và đột ngột giảm điểm mạnh trong 7 tháng sau cùng với những “cú sốc” liên quan đến ngành ngân hàng. Cuối cùng, thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại với chỉ số VN-Index ở mốc 494,03 điểm, tăng 12,87%; HNX-Index đã liên tục phá đáy lịch sử trong những phiên giao dịch cuối năm Nhâm Thìn, với đáy kỷ luật là 66,21 điểm, giảm khoảng 7,89%. Dự báo tình hình kinh tế vẫn tiếp tục đối mặt không ít khó khăn, xuất phát từ nhiều khía cạnh như: Vẫn chịu tác động bởi sự khó khăn chung của kinh tế cả nước và thế giới, hay do chính từ vấn đề nội tại là những bất cập của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng với quan điểm của các cơ quan quản lý Nhà nước thì thị trường chứng khoán vẫn được xem là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế nước ta. Do đó, nhiệm vụ cần phải đề ra trong thời gian tới là “vực dậy”, tiếp tục thúc đẩy phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính vì vậy, việc tiếp cận đến vấn đề “ Tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay” sẽ giúp cho các nhà kinh tế có được một số giải pháp nhằm “vực dậy” và phát triển thị trường chứng khoán cũng như phát triển được kinh tế nước nhà. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 6 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 2. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu chung. Tìm hiểu những biến động thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, qua đó đưa những đánh giá và khuyến nghị nhằm giúp các nhà đầu tư kinh tế. Cũng như “vực dậy” và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể. - Mục tiêu cụ thể 1: Tìm hiểu tình hình chứng khoán Việt Nam hiện nay. - Mục tiêu cụ thể 2: Tìm hiểu những bất cập đang tồn tại trong thị trường chứng khoán. Đồng thời, chứng minh thị trường chứng khoán có sự tác động mạnh đến nền kinh tế của đất nước. - Mục tiêu cụ thể 3: Đề ra giải pháp kiện toàn để giải quyết những bất cập đang tồn tại, nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam “vực dậy” và phát triển trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam (cụ thể là những biến động của VN-Index ở sàn HOSE và HNX-Index ở sàn HNX). 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3.2.1. Phạm vi không gian. Đề tài được thực hiện trong phạm vi nước Việt Nam. 3.2.2. Phạm vi thời gian. - Thời gian số liệu thứ cấp: Số liệu VN-Index và HNX-Index được lấy từ năm 2006 – 2012. - Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 03/04/2013 đến ngày 27/04/2013. 3.2.3. Phạm vi nội dung. Thực trạng chứng khoán Việt Nam hiện nay. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 7 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 3. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp thu thập số liệu. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp qua Internet, các báo cáo bán niên và tạp chí, … có liên quan đến đề tài. Sau đó, xử lý các thông tin để có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu. - Mục tiêu 1: Sử dụng kỷ năng tìm kiếm, chọn lọc thông tin, số liệu thứ cấp, từ đó đưa ra mô tả bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. - Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu thứ cấp tìm được để xác định các bất cập thực tế tác động đến sự biến động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Đồng thời, chứng minh sự biến động cung – cầu chứng khoán Việt, cung – cầu nguồn vốn trung và dài hạn sẽ tác động đến các chỉ số phát triển kinh tế. - Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận diển giải, tổng hợp để đề ra các giải pháp kiện toàn nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam “vực dậy” và phát triển. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 8 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 4. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Cơ sở hình thành thị trường chứng khoán. Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú, người thì cần vốn cho mục tiêu dung hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được. Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dung, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, thị trường tài chính bao gồm: - Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn dưới một năm. - Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. 1.2. Khái niệm, bản chất, cơ cấu tổ chức và vai trò của thị trường chứng khoán. 1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán. TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán, các giấy ghi nợ trung và dài hạn (thường từ 1 năm trở lên) nhằm mục đích kiếm lời. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK được quan niệm là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, là nơi diễn ra mua – bán các loại chứng khoán trung và dài hạn giữa những người phát hành chứng khoán và mua chứng khoán hoặc kinh doanh chứng khoán. Chứng khoán là chứng thư hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu và có thể mua bán, chuyển nhượng trên thị trường. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 9 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 5. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 1.2.2. Bản chất của thị trường chứng khoán. Bản chất của TTCK là nơi phân phối lại các nguồn vốn tiết kiệm từ chủ thể thặng dư vốn sang chủ thể thiều vốn. Là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung cầu của vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán. Bất cứ một TTCK nào của bất cứ nước nào, dù mới thành lập hay đã phát triển, điều cấu thành bởi một hai bộ phận thị trường có thổ chức khác nhau: - Thị trường sơ cấp (primary market) còn gọi là thị trường phát hành chứng khoán, là giai đoạn khởi đầu của TTCK. Đây là nơi mua – bán những chứng khoán mới phát hành. Nguồn vốn chủ yếu của thị trường này là nguồn vốn tiết kiệm của công chúng cũng như một số tổ chức phi tài chính. Như vậy, thị trường sơ cấp thực hiện chức năng là chức năng kinh tế: mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần sử dụng, đưa nguồn tiền tiết kiệm vào công cuộc đầu tư. - Thị trường thứ cấp (secondary market) còn được gọi là thị trường thứ hai, là nơi giao dịch mua – bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp và là một bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. Những chứng khoán giao dịch ở đây có thể được mua đi bán lại nhiều lần với giá cả cao thấp khác nhau. Thị trường thứ cấp thực hiện các chức năng: tạo dễ dàng để bán những công cụ tài chính nhằm thu tiền mặt, lấy ngân quỹ, tức là tạo cho các công cụ tài chính tăng cao tính thanh khoản; kiếm lời từ việc nắm giữa chứng khoán; xác định giá chứng khoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do (cạnh tranh hoàn hảo); giá hợp lý trên thị trường thứ cấp ảnh hưởng đến giá phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. 1.2.4. Vai trò của thị trường chứng khoán. TTCK có vai trò góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài, kích thích các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn và lành mạnh hơn. TTCK là hình tức huy động vốn mà không gây ảnh hưởng đến lạm pháp và thực thi chính sách tiền tệ, là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh, là phong vũ biểu của nền kinh tế. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 10 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 6. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 1.3. Phân loại thị trường chứng khoán. 1.3.1. Căn cứ về phương diện pháp lý, thị trường chứng khoán được chia làm các loại sau. - Thị trường sàn giao dịch hay Sở giao dịch hoặc thị trường niêm yết tập trung: thị trường sàn giao dịch là một thị trường được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cố định. Chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại Sở giao dịch, việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện người mua và đại diện người bán. Các mô giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnh tranh và sẻ thực hiện giao dịch khi đạt được giá thỏa đáng nhất cho khách hàng đầu tư. - Thị trường phi tập trung – Thị trường OTC: Thị trường phi tập trung được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như sàn giao dịch, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng giữa các công ty chứng khoán với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương diện thông tin. Thị trường OTC là nơi ít “kén” chứng khoán giao dịch hơn thị trường sàn giao dịch. Tuy nhiên, chứng khoán giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng. - Thị trường thứ ba: đây là thị trường giao dịch các chứng khoán đã niêm yết tại Sở giao dịch nhưng theo cơ chế OTC. Ở Mỹ thị trường này được lập ra do yêu cầu của các nhà đầu tư cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là “mua sỉ” chứng khoán niêm yết thông qua thương lượng. Các thương vụ được thu xếp bởi các công ty chứng khoán là nhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký và được phép mua bán lô lớn chứng khoán niêm yết. - Thị trường thứ tư: để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có điều kiện trực tiếp mua bán chứng khoán cho tổ chức của mình, các thị trường lớn có lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là “ISNTINET” phục vụ cho việc giao dịch các khối lượng lớn chứng khoán giữa họ với nhau. Cả loại niêm yết trên sàn hoặc loại mua bán OTC đều có thể đem ra giao dịch. Các tổ chức tham gia vào mạng này thường là các ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các đại diện quản lý quỹ hưu trí và nhiều tổ chức khác tùy theo quy định. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 11 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 7. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 1.3.2. Căn cứ vào địa điểm phát hành, thị trường chứng khoán được chia làm hai loại: - TTCK chính thức – Sở giao dịch chứng khoán còn gọi là TTCK tập trung như đã trình bày ở trên. - TTCK phi chính thức gồm 2 loại: một là TTCK bán tập trung, một là thị trường thứ ba cũng đã trình bày ở trên. 1.3.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia làm 2 loại: - Thị trường giao ngay: còn gọi là thị trường thời điểm, có nghĩa là thị trường giao dịch mua bán theo giá cả của ngày hôm đó. Còn việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài ngày tùy theo mỗi TTCK quy định riêng số ngày này. - Thị trường tương lai: là thị trường mua bán chứng khoán theo những hợp đồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định ở tương lai (có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm …). 1.3.4. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán chia làm 3 loại: - Thị trường cổ phiếu: giao dịch mua bán những cổ phiếu thường và những cổ phiếu ưu đãi. - Thị trường trái phiếu: giao dịch mua bán trái phiếu dài hạn kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái nhà nước, trái phiếu công ty, trái phiếu cầm cố. - Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán: giao dịch mua bán những hợp đồng về quyền lựa chọn, những giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu … 1.4. Các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán: Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có lien quan đến chứng khoán. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 12 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 8. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 1.4.1. Chủ thể phát hành: Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa của TTCK. Chủ thể phát hành gồm có: - Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương, trái phiếu kho bạc, nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ cho những công trình lớn thuộc cơ sở hạ tầng, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế hoặc bù đắp thiếu hụt ngân sách; - Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty; - Các tổ chức tài chính như là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng … phục vụ cho hoạt động của họ. 1.4.2. Nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. - Các nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư cá nhân là các hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận; - Các nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế tài chính thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường các loại ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỷ tương hỗ … 1.4.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: - Công ty chứng khoán: là các doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật hoạt động trên TTCK. Tùy theo số vốn điều lệ và nội dung trong đăng ký kinh doanh mà công ty chứng khoán có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như: mô giới chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán. - Các ngân hàng thương mại: ở một số nước các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hóa lợi nhuận qua việc đầu tư vào chứng SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 13 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 9. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. khoán. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại thành lập các công ty con chuyên doanh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. - Các trung gian tài chính khác như quỹ đầu tư … 1.4.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán - Cơ quan quản lý Nhà nước: nhận thấy cần thiết phải có một cơ quan bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư và đảm bảo cho TTCK hoạt động một cách thông suốt cũng như việc thanh tra giám sát hoạt động của các chủ thể trên thị trường chính là việc cần thiết phải có một cơ quan thực hiện các nhiệm vụ trên. Ở Việt Nam có Ủy ban chứng khoán nhà nước thuộc Bộ Tài Chính. - Sở giao dịch chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện việc vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ cho các hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch. Ngoài ra, Sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch phù hợp với quy định của Pháp luật. - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là một tổ chức tự quản và thường thực hiện một số chức năng chính sau: khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán, ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở của Pháp luật về chứng khoán, điều tra và giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên trong thẩm quyền, hợp tác với các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động chứng khoán. - Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. - Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là các công ty chuên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Các mức hệ số tín nhiệm vì thế thường gắn với một đợt phát hành cụ thể chứ không phải cho công ty. Ngoài ra, chủ thể hoạt động trên TTCK còn có các công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán … SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 14 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 10. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 1.5. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán: 1.5.1. Nguyên tắc trung gian: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK đều được thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà mô giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác nhu cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư … Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thỏa thuận với nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập kệnh vào hệ thống để khớp lệnh. 1.5.2. Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động: - Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá. - Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà mô giới được nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá cao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất. 1.5.3. Nguyên tắc công khai. Tất cả các hoạt động trên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hằng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào TTCK. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 15 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 11. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam: Đối với các nước phát triển, các chỉ báo của TTCK được xem như là một công cụ phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhay bén và khá chính xác nhất. Chính vì vậy, TTCK luôn được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. TTCK Việt Nam trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển (từ năm 2000 đến năm 2012 ) đã từng bước khẳng định vai trò của nó như là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế bổ sung cho hệ thống ngân hàng. Có thể sơ lược lịch sử hình thành TTCK Việt Nam như sau: 2.1.1. Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2000 -2005. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và ngày thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 02 doanh nghiệp niêm yết 02 lại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Từ đó cho đến năm 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, ngoại trừ cơn sốt vào năm 2001: TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN – Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/06/2001. Năm 2005, sau khi Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động , tổng số cấc công ty niêm yết trên cả 02 sàn là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4.94 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn 2000 – 2005 được coi là giai đoạn mà TTCK chập chững biết đi hay là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 16 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 12. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 2.1.2. Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 – 2008: TTCK Việt Nam giai đoạn cuối năm 2006 và đầu năm 2007 chính là giai đoạn mà thị trường bùng nổ nhất. Năm 2006 chỉ số VN – Index đã tăng tới 146% và trong 03 tháng đầu năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng thêm 46% đạt mức đỉnh 1.170 vào ngày 12/03. Biến động của thị trường này có thể được chia làm 03 giai đoạn: 1. Giai đoạn chuẩn bị bức phá do Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. 2. Giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh. 3. Giai đoạn điều chỉnh. Trong 02 giai đoạn đầu, những sự kiện kinh tế chính trị tích cực của quốc gia như: Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC đã tạo hình ảnh Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư. Từ tháng 12/2006, sự bùng nổ về số lượng các công ty niêm yết cộng với kết quả kinh doanh tốt tạo ra một sự bùng nổ cho thụ trường cho đến tháng 02/2007. Những tháng cuối năm 2008, thị trường giảm điểm và kéo dài cho đến đầu năm 2009. Hình 2.1a. Diễn biến chỉ số VN-Index và các sự kiện quan trọng giai đoạn từ tháng 06/2006 đến tháng 07/2007. (Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn) SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 17 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 13. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Hình 2.1b. Diễn biến 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index và các thông tin quan trọng giai đoạn từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008. (Nguồn: Công ty cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt) 2.1.3. Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2009: Mặc dù về những tháng cuối năm TTCK Việt Nam đã có điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ nhưng nhìn chung với một chu kỳ tăng điểm kéo dài hơn 08 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 TTCK Việt Nam có một năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng. Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN – Index đã tăng thêm 171,96 điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58%. Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN – Index ở mốc 234,66 điểm vào ngày 24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN – Index đã tăng 2,69 lần. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 18 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 14. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Hình 2.2a Diễn biến của VN – Index trong năm 2009 (Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt) Hình 2.2b. Các sự kiện tác động đến diễn biến của VN – Index trong năm 2009 (Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt) SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 19 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 15. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Tương tự ở sàn HNX mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNX-Index là 60,9%; và nếu so từ đáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218,38 điểm thì HNX-Index đã tăng 2,79 lần. Hình 2.2c. Diễn biến của HNX – Index trong năm 2009 (Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt) Điều đặc biệt của TTCK Việt Nam năm 2009 là giai đoạn thị trường hồi phục từ đáy 234,66 điểm (VN – Index) chủ yếu được dẫn dắt nhờ khối nhà đầu tư cá nhân. Sau đó nhà đầu tư tổ chức mới bắt đầu tham gia thị trường. Thị trường hình thành 02 đợt sóng tăng lớn là từ đầu tháng 03 đến đầu tháng o6 và từ đầu tháng 08 đến cuối tháng 08. Sóng giảm là từ đầu năm đến cuối tháng 02, trong tháng 07 và từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 12. Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính từ thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 nghìn tỷ đồng tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 20 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 16. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 2.1.4. Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2010. Năm 2010, thị trường đã suy giảm sau khi tăng mạnh tù 235 điểm lên 630 điểm. Sự suy giảm và tích lũy của thị trường đã khiến cả năm 2010, thị trường hầu như chỉ biến động trong khoản 485 +/- 65 điểm. Kết thúc năm tại mức 484,66 điểm, VN – Index đã giảm 10,11 điểm, tương đương 2% so với mức 494,77 điểm tại ngày 31/12/2009. Về cơ bản, biến động TTCK nói chung có xu hướng thị trường được chia làm 04 giai đoạn chính: - Giai đoạn 1 (từ 01/10-04/11): giảm nhẹ, đi ngang xen kẽ các đợt tăng nhẹ. TTCK mở cửa năm 2010, với liên tiếp các phiên giảm điểm ảnh hưởng bởi thông tin không chính thức từ việc tăng lãi suất cơ bản, VN-Index rơi mạnh từ 530 xuống còn 478 điểm. Tiếp đó, VN-Index tăng quay lại ngưỡng 530 do được hỗ trợ bởi thông tin lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 8% và việc phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ tại thị trường Mỹ. Kỳ vọng về kết quả kinh quý I của các doanh nghiệp khiến VN-Index tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng tư. - Giai đoạn 2 (từ 05/11-08/11): giảm, đi ngang và giảm mạnh. Đầu tháng 5, VN-Index đột ngột quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ khủng khoảng nợ châu Âu lan rộng mà khơi ngòi là Hy Lạp. Tiếp đó, tin đồn về thông tư 13 ra đời đã kiến cho VN-Index tiếp tục rơi. Từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, VN-Index lình xình đi ngang, một phần bị ảnh hưởng lớn bởi số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới. Trong giai đoạn này có khoảng 3.058.308.677 cổ phiếu được đưa vào giao dịch chiếm khoảng 43% tổng số cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới năm 2010. Vào cuối tháng 7, VN-Index tiếp tục bị giáng một đòn khá mạnh từ thông tin chính phủ quyết định tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin. Với khoản nợ là 4,5 tỷ USD. Việc rơi tự do của VN-Index, còn được củng cố thêm bằng việc bán giải chấp của hầu hết các mã chứng khoán do dùng đòn bẩy tài chính. Cuối tháng 8, VN-Index tạo đáy tại vùng 420-424. - Giai đoạn 3: tăng nhẹ và đi ngang rồi giảm nhẹ. Sau một quá trình tăng mạnh ngắn ngủi, VN-Index có một khoảng đi ngang khá dài do không có tin tức vĩ mô gì đột biến hỗ trợ. Đồng thời, với lực cung cổ phiếu khá mạnh trong thời điểm từ đầu SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 21 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 17. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. tháng 9 đến đầu tháng 11 (chỉ trong vòng 2 tháng đã có khoảng 1.830.529.826 cổ phiếu, chiếm khoảng 25% tổng số lượng cổ phiếu niêm yết mới và niêm yết bổ xung cả năm 2010) là một yếu tố cơ bản ngăn cản sự tăng giá của VN-Index. Giữa tháng 11, VN-Index giảm nhẹ do dòng tiền đã ra khỏi thị trường, để tìm kiếm lợi nhuận ở kênh đầu tư khác như vàng, USD. Đây là thời điểm vàng và USD tăng khá mạnh. - Giai đoạn 4: tăng trưởng bắt đầu cuối tháng 11 đến gần cuối năm. Sau một thời gian dài đi ngang và giảm vào cuối tháng 11, khi mà tất các các tin tức vĩ mô ảnh hưởng xấu đến thị trường đều đạt đến đỉnh điểm, như lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 9%, vàng và USD đều có một giai đoạn tăng nóng. Dòng tiền bắt đầu chảy vào chứng khoán khi nhận thấy kênh này có thể đem lại được lợi nhuận cao. Các cổ phiếu chứng khoán, tài chính, bất động sản lần lượt là điểm sáng kéo thị trường tăng mạnh từ 421 đến 495 vào thời điểm gần cuối năm. Tại thời điểm này thanh khoản của thị trường tăng mạnh, bình quân khoảng trên 100 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng mỗi phiên cho cả hai sàn. Tóm lại xu thế chủ đạo của năm 2010 là đi ngang và giảm mạnh. Thị trường đón nhận một khối lượng niêm yết mới và niêm yết bổ sung cổ phiếu kỷ lục. 2.1.5. Diễn biến thị trường chứng khoán 2011. Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, nó đã tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam theo đó. Trong cả năm, thị trường chỉ có được hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, toàn bộ khoảng thời gian còn lại thị trường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và mệt mỏi của các nhà đầu tư. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index và HNX Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn Hồ Chí Minh đã giảm mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48,6%. Thanh khoản của TTCK cũng giảm mạnh, so với con số của năm 2010 thì giá trị trung bình của mỗi phiên giao dịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 22 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 18. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Hình 2.3. Diễn biến VN-Index và HNX-Index trong năm 2011 (Nguồn: VCBS tổng hợp) Phần đông các công ty chứng khoán (CTCK) gặp khó khăn và chịu thua lỗ trong năm 2011: cùng với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch của TTCK Việt Nam thì, theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2011, số lượng công ty chứng khoán chịu thua lỗ chiếm ưu thế áp đảo. Trong số hiếm hoi những công ty có lợi nhuận thì các khoản này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh khác ngoài dịch vụ môi giới cũng như tự doanh. Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 105 CTCK đang hoạt động thì hơn 80% con số này phải đối diện với Báo cáo tài chính lợi nhuận âm khi doanh thu sụt giảm trong khi chi phí lại đội lên cao. 1.400 tỷ đồng là số tiền mà 18/27 CTCK niêm yết ghi lỗ trong 09 tháng đầu năm 2011. Để tiếp tục tồn tại, một số công ty đã phải cắt giảm nhân sự thậm chí là loại bỏ một số nghiệp vụ, trong đó có môi giới cụ thể như trường hợp của CTCK SME, chứng khoán Gia Anh, chứng khoán Đông Dương, chứng khoán Hà Nội… và lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, như CTCK Kim Long (KLS), CTCK Sài Gòn (SSI)… hoặc chuyển tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Các CTCK không kiểm soát chặt chẽ quy trình nội bộ và quản lý rủi ro, dẫn đến thời điểm thanh toán không chuyển đủ tiền thanh toán vào tài khoản. Điển hình cho SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 23 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 19. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. hiện tượng này trong thời gian qua là vụ việc của CTCK SME, TAS. Bên cạnh đó hiện tượng cắt giảm nhân sự cũng diễn ra trên diện rộng. Với hơn 100 CTCK hoạt động trong khi thị trường diễn biến ảm đảm, thị phần của từng công ty bị thu hẹp lại, hoạt động môi giới, tư vấn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhiều CTCK phải cắt giảm từ 15% - 20% nhân sự. Các doanh nghiệp niêm yết: năm 2011 vừa qua là một năm đầy khó khăn và thử thách với các doanh nghiệp, trong khi phải đối mặt với lạm phát cao khiến chi phí đầu vào tăng mạnh thì việc tiếp cận vốn vay cũng không dễ dàng khi mặt bằng lãi suất liên tục ở mức cao. Sự suy giảm của TTCK kéo theo hơn 50% số cổ phiếu niêm yết có thị giá rơi xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng) và thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Kết thúc quý III/2011, theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết, có tới 14 doanh nghiệp có Tổng nợ/Tổng tài sản lớn hơn 90%, hơn 50 doanh nghiệp có hệ số nợ từ 80%-90%, hơn 80 doanh nghiệp từ 70%-80%. Đòn bẩy vốn của doanh nghiệp lên tới 9 lần. Mức đòn bẩy tài chính này kéo theo không ít rủi ro trong bối cảnh kinh tế khó khăn và nguồn lợi tạo ra từ vay nợ không đủ bù đắp chi phí vốn phải trả. Số dư hàng tồn kho cuối quý III/2011 của các doanh nghiệp niêm yết tăng hơn 30% so với cùng kỳ. 2.1.6. Diễn biến thị trường chứng năm 2012. Năm 2012, TTCK trải qua 2 cung bật rõ nét: thời kỳ hy vọng đầu năm đến đầu tháng 5 và sau đó là thời kỳ suy giảm kéo dài hơn 7 tháng cho đến gần cuối năm. Tuy nhiên, đợt tăng điểm trọn vẹn trong tháng 12 đa giúp cho VN-Index kết thúc năm 2012 ở mức 413,73 điểm, tăng 17,69% so với cuối năm 2011; ngược lại, HNIndex chốt năm giảm nhẹ 2,81% so với cuối năm 2011, còn 57,09 điểm. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 24 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 20. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Hình 2.4.a. Biến động các chỉ số chứng khoán trong năm 2012 (Nguồn RONGVIET SECURITIES)  Những giai đoạn chính của thị trường chứng khoán năm 2012: - Giai đoạn 1 (03/01 – 10/05/2012): Tăng trưởng mạnh Từ mức đáy 336,73 được VN-Index thiết lập vào ngày 06/01/2012, thị trường đa đảo chiều tăng trưởng đầy bất ngờ và ấn tượng. Mức đỉnh của thị trường được thiết lập ngày 08/05 đối với VN - Index là 488,07 điểm, tăng 39,4% so với đầu năm; HNX – Index lập đỉnh ngày 09/05 tại mức 83,76 điểm, tăng 47,5% so với đầu năm. - Giai đoạn 2 (11/05 – 30/11/2012): Điều chỉnh sâu Kết thúc tháng 6, VN – Index đóng cửa ở mức 422,4 điểm – giảm 65,67 điểm (tương đương 13,45%) so với ngày 08/05/2012 với 21 phiên tăng và 36 phiên giảm trong quí 2. Tại HOSE mã tăng nhiều nhất tính đến 29/06/2012 là FBT (100%), DAG (100%), SRC (100%), CSM (100%), HSG, …. Thị trường trong quí 2 chứng kiến sự SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 25 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 21. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. tăng trưởng của 2 nhóm Penny và Midcap khi đa số các cổ phiếu của nhóm này điều tăng giá khá mạnh. Cùng với thời gian trên, sàn Hà Nội HNX – Index đạt 71,1 điểm – giảm 12,66 điểm, tương ứng giảm 15,11 % so với cuối ngày 09/05/2012 với 27 phiên tăng và 33 phiên giảm với một số cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là CMI (156%), VIX (128%) và SAP (102%), … Nếu như trong tháng 4 và đầu tháng 5, cả 2 sàn đều tăng điểm mạnh thì cuối tháng tháng 5 lại chứng kiến sự sụt giảm của cat VN – Index và HNX – Index. VN – Index giảm 9,2% về 430 điểm, trong khi HNX – Index mất 7,25% xuống sát 74 điểm vào phiên giao dịch cuối tháng 5. Thanh khoản giảm nhẹ trong tổng giá trị giao dịch bình quân trên 2 sàn trong tháng 5 đạt khoảng 2.186 tỷ đồng /phiên, thanh khoản giảm cho thấy cầu về giao dịch chứng khoán giảm khá mạnh do tâm lý “chốt lời tháng 5” của nhà đầu tư. Nhìn chung trong tháng 6, giao dịch trên thị trường khá trầm lắng khi thanh khoản ở mức thấp với tâm lý giao dịch thận trọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên trong những phiên giao dịch cuối tuần thứ 2, giao dịch trở nên tích cực trở lại do động thái “bắt đáy” gia tăng khi thị trường giảm điểm liên tục ở các phiên trước đó và các chỉ số tiến sát về ngưỡng hổ trợ mạnh. Hình 2.4b. Biến động VN – Index, HNX – Index trong giai đoạn 07/2012 – 17/09/2012. (Nguồn: Bản tin đầu tư Saccombank) SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 26 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 22. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/09/2012, VN – Index đóng cửa ở mức 401,8 điểm giảm 20,6 điểm so với ngày 29/06/2012 (tương ứng giảm 4,88%), với 30 phiên tăng và 25 phiên giảm. Trong giai đoạn này, TTCK biến động mạnh với mức chênh lệch giữa đỉnh và đáy của VN – Index là 52 điểm (đỉnh đạt 437,3 điểm – đáy đạt 385,5 điểm) . Cùng thời gian trên sàn Hà Nội, HNX – Index chỉ còn 58,7 điểm – giảm 12,4 điểm, tương ứng giảm 17,4% so với cuối ngày 29/06/2012, với 22 phiên tăng và 33 phiên giảm. Trong giai đoạn này, mặc dù thị trường đã có sự phục hồi khác tốt trong tháng 7 và nữa đầu tháng 8 do sự hổ trợ của các thông tin vĩ mô tích cực, tuy nhiên sự kiện “ACB” đã gây ra sự hoảng loạn trên diện rộng, qua đó tạo ra một làn sống bán ồ ạt và khiến thị trường rơi vào suy giảm. Kết thúc tháng 10/2012, VN – Index đóng cửa ở mức 388,42 điểm, giảm 4,15 điểm so với mức phiên cuối tháng trước. Khối lượng cổ phiếu giao dịch bình quân ở mức 38,03 triệu đơn vị/phiên, giảm 6,14% so với mức bình quân của tháng trước. Giá trị giao dịch bình quân ở mức 532,02 tỷ đồng /phiên, giảm 18,39% so với tháng trước. Bên cạnh đó, HNX – Index đóng cửa ở mức 53,02 điểm, giảm 2,45 điểm. khối lượng giao dịch bình quân ở mức 28,07 triệu đơn vị/phiên, tăng 2,6%. Giá trị giao dịch bình quân ở mức 192,93 tỷ đồng, giảm 15%. Hình 2.4c. Diễn biến chứng khoán tháng 11/2012. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 27 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 23. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. (Nguồn: Tổng hợp) Thị trường tháng 11 không có nhiều kỳ vọng bứt phá do vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư chủ yếu chọn cách đứng ngoài thị trường, chỉ một số ít cơ cấu lại danh mục của mình. Đây cũng chính là lý do khiến giao dịch của thị trường trong tháng này chỉ lình xình đi ngang với thanh khoản thấp. Cả 2 chỉ số vẫn tiếp tục dao động trong biên độ hẹp (375 – 390 điểm đối với VN-Index và 50-53 đối với HNX-Index). Không khí giao dịch ảm đạm khiến thanh khoản cũng không thể cải thiện, thậm chí có không ít phiên thanh khoản 2 sàn xuống dưới mức thấp kỷ lục (sàn HOSE chỉ đạt giá trị giao dịch trên dưới 200 tỷ đồng trong các phiên ngày 22, 26, 29/11 còn sàn Hà Nội xuống dưới 100 tỷ đồng trong các phiên 21, 22, 27, 29/11). Phiên cuối tháng (30/11) tiếp tục khép lại trong sắc đỏ trên cả 2 sàn. VN-Index chốt tháng ở 377,82 điểm, giảm 0,38 điểm (tương đương 0,1%); điểm đột biến trong phiên này là hiện tượng giao dịch lớn của một số mã bluechip vào thời gian thỏa thuận kéo thanh khoản sàn HOSE lên mức cao nhất kể từ đầu tháng với tổng khối lượng giao dịch đạt 29 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.873,789 tỷ đồng. Trên sàn Hà Nội, HNX Index chốt ở 51,05 điểm, giảm 0,05 điểm (tương đương 0,1%); tổng khối lượng giao dịch đạt 13,7 triệu đơn vị, trị giá 80 tỷ đồng. So với cuối tháng trước, VNIndex mất tổng cộng 10,6 điểm còn HNX Index mất 1,97 điểm. - Giai đoạn 3 (01/12 - 28/12): Khởi động một chu kỳ tăng điểm trở lại nhờ các tin tức giải cứu, hỗ trợ Trong tháng cuối năm 2012, tâm lý NĐT đã ổn định trở lại và kỳ vọng mới được hình thành nhờ tín hiệu cải thiện của hoạt động sản xuất, NHNN tiếp tục giảm thêm 1% điểm lãi suất, đáng chú ý nhất là gói giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường bất động sản và đẩy nhanh tiến trình giải quyết nợ xấu. Các chỉ số phục hồi mạnh mẽ, VN - Index tăng 9,5% và HN - Index tăng 11,8% chỉ trong 1 tháng. 2.2. Nguyên nhân của những đợt biến động của chứng khoán Việt Nam 2012. 2.2.1. Kinh tế thế giới. Trong năm 2012, nền kinh tế Thế giới đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn được khởi đầu từ các năm trước. Kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi đợt suy thoái SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 28 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 24. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. kép, tăng trưởng kinh tế đang diễn ra chậm hơn so với cuối năm 2011. Khủng hoảng nợ Châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường là mối đe dọa lớn nhất hiện nay: kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp, Nhật Bản tăng trưởng thấp dần, Châu Phi và Mỹ La Tinh vẫn chưa thoát khỏi sự tác động của khủng hoảng toàn cầu, tốc độ phát triển kinh tế của Châu Á chững lại, đặc biệt là nhóm BRICS cũng không ngoại lệ. Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới suy thoái, thị trường chứng khoán thế giới hầu hết đều tăng điểm, trong đó có một số nước có mức tăng rất mạnh. Các nước có mức tăng mạnh nhất gồm Venezuela tăng hơn 300%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 53,3%, Pakistan tăng 49,3%,… Các nền kinh tế lớn cũng có mức tăng ấn tượng, như Mỹ tăng 19,3%, Đức tăng 29,1%, Pháp tăng 15,2%, Anh tăng 5,8%, Nhật tăng 22,9%, Hồng Kông tăng 24,8%, Ấn Độ tăng 26,7%, Úc tăng 15,8% … Một số nước Đông Nam Á có mức tăng mạnh như Thái Lan tăng 35,8%, Lào tăng 35,1%, Philippines tăng 33%, trong khi đó VN-Index chỉ tăng nhẹ 1,3% còn HNX-Index giảm 3%. Thị trường chứng khoán thế giới có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong năm 2013 khi các nước đã bắt đầu hành động quyết liệt với những chính sách hợp lý hơn. Hình 2.5 : Phần trăm (%) thay đổi. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 29 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 25. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. (Nguồn:Blomeberg) SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 30 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 26. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 2.2.2. Kinh tế VIệt Nam. Chính Phủ đề ra mục tiêu trong nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 và Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012: “Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế”. Các biện pháp, chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đã được áp dụng từ 2011 khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm 2012. Số liệu vĩ mô thống kê cho thấy nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn. Mặc dù CPI đã giảm tốc, nhưng thời gian qua nhiều mặt hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, điện, nước, ăng dầu, chất đốt đã kịp tăng giá khiến cầu tiêu dùng suy yếu nghiêm trọng. Hàng tồn kho ứ đọng duy trì ở mức cao trong khi tình hình sản xuất tiếp tục trì trệ, số lượng đơn hàng sụt giảm. Hàng tồn kho chậm giải quyết cùng với vấn đề nợ xấu chậm xử lý khiến tăng trưởng tín dụng chậm lại. Thâm hụt NSNN tăng mạnh ảnh hưởng tới an sinh xã hội, khả năng hỗ trợ kinh tế của Chính phủ, cũng như gây áp lực lên thị trường tiền tệ. 2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế thấp. Tổng cục Thống kê công bố GDP trong nước năm 2012 ước đạt 2.950.684 tỷ đồng, tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 13 năm qua và thấp hơn mức 5,2% kế hoạch. Trong đó, quý 1 tăng 4,46%, quý 2 tăng 4,8%, quý 3 tăng 5,05% và quý 4 tăng 5,44%. Từ quý II nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực hơn, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng, lĩnh vực này đã vươn lên và đóng góp 40,6% trong tổng sản phẩm trong nước; 2 lĩnh vực còn lại giảm tỷ trọng, lĩnh vực dịch vụ chiếm 37,7%, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,6%. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 31 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 27. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Hình 2.6. Tăng trưởng GDP năm 2003 – 2012. (Nguồn :Tổng cục thống kê.) Trong bối cảnh thắt chặt tài khóa, tiền tệ để kiềm chế lạm phát như trong năm 2012 khiến GDP tăng trưởng thấp. Năm 2013, GDP sẽ có mức tăng trưởng cao hơn khi lạm phát đã không còn là áp lực lớn, nhiệm vụ quan trọng bây giờ là giải quyết nợ xấu, giải phóng hàng tồn kho, kích thích kinh tế tăng trưởng bền vững. Mức tăng trưởng GDP 5,5% theo kế hoạch của Chính phủ có thể đạt được. 2.2.2.2. Lạm phát tạm thời được kiểm soát. CPI liên tục giảm đà tăng và thậm chí đã có giảm phát ở tháng 6 và tháng 7, đây là hệ quả tất yếu của việc thắt chặt tiền tệ quá mức khiến sức mua giảm mạnh. Tuy nhiên, CPI đã bất ngờ tăng mạnh vượt dự báo trong 2 tháng tiếp theo, đặc biệt là tháng 9 tăng 2,2%, do yếu tố thời vụ của ngành giáo dục và sự điều hành bất lợp lý khi cho tăng giá dịch vụ y tế, giá điện, xăng, gas vào thời điểm gần nhau. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 32 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 28. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Lạm phát đã ổn định hơn trong quý 4 là do Chính phủ yêu cầu giãn tiến độ tăng viện phí đã giải tỏa bớt áp lực tăng giá dịch vụ y tế lên CPI. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới hạ nhiệt và không tăng giá điện cho đến cuối năm 2012. Như vậy, CPI tăng 6,81% so với năm 2011, hoàn thành kế hoạch kiềm chế lạm phát ở mức 7% của Chính phủ. Trong đó đáng chú ý là nhóm hàng lương thực và thực phẩm tăng rất mạnh so với năm 2011 lần lượt là 22,82% và 29,34%. Như vậy, lạm phát đã được kiềm chế hiệu quả như kế hoạch và là cơ sở để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm vực dậy nền kinh tế đang trì trệ. Tuy vậy, áp lực tăng trưởng tín dụng có thể khiến lạm phát quay trở lại nếu cung tiền ra thị trường quá mạnh. Hình 2.7. Biến động CPI trong năm 2012. (Nguồn:Tổng hợp) 2.2.2.3. Sản xuất trì trệ, hàng tồn kho cao. Tình hình sản xuất trong nước tiếp tục ở trong trạng thái trì trệ được thể hiện rõ qua chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của HSBC. Chỉ số này liên tục nằm dưới đường 50 (là ngưỡng để đo sự thay về quy mô sản xuất so với tháng trước) cho thấy quy mô sản xuất vẫn tiếp tục bị thu hẹp. Tuy vậy, dựa trên biểu đồ PMI cho thấy, năng lực sản xuất nửa cuối năm đã có sự hồi phục đáng kể, đặc biệt đã có sự mở rộng sản xuất trong tháng 11. Theo HSBC, nền kinh tế đang dần đi vào ổn định với mức sản lượng như hiện nay. Tuy nhiên, quá trình hồi phục của nền kinh tế vẫn còn ở giai đoạn đầu mong manh khi nhu cầu vẫn còn yếu và niềm tin của người tiêu dùng giảm. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 33 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 29. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Hình 2.8. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) trong năm 2012. (Nguồn: HSBS) 2.2.2.4. Cán cân thương mại Năm 2012 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, cán cân thương mại năm 2012 thặng dư 284 triệu USD, bằng 0,26% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, với 9 tháng suất siêu và 3 tháng nhập siêu. Đây là năm đầu tiên kể từ năm 1993, Việt Nam xuất siêu hàng hóa. Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Trong đó, xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD. Như vậy, mặc dù khả năng xuất siêu của nước ta vẫn chưa ổn định và bền vững, kinh tế trong nước vẫn trong trang thái khó khăn. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đã có sự thay đổi so với năm trước. Dệt may vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 15 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13,1%; tiếp theo là điện thoại, linh kiện đạt hơn 12,6 tỷ USD (có mức tăng mạnh nhất, tăng 97,7% so với năm ngoái) vư n lên vị trí thứ 2 chiếm 11%; dầu thô (hơn 8,3 tỷ USD) tụt về vị trí thứ 3 chiếm 7,3%; giày dép (hơn 7,2 tỷ USD) chiếm 6,3%… Nhờ cán cân thương mại thặng dư, tỷ giá ổn định, lãi suất gửi nội tệ cao hơn nhiều so với ngoại tệ, nên cán cân thanh toán tổng thể 2012 SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 34 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 30. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. đã được cải thiện rõ nét. Dữ trữ ngoại hối cả năm khả năng sẽ đạt được 12 tuần nhập khẩu – đây là mức an toàn theo thông lệ quốc tế. Hình 2.9. Cán cân thương mại trong năm 2012. (Nguồn: Tổng cục thống kê) 2.2.2.5. Chính sách tài khóa của tiền tệ. a. Lãi suất. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục giảm lãi suất nhằm khơi thông dòng tiền giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Trong năm 2012, trần lãi suất huy động đã được giảm 5 lần từ 14% về còn 8% ở thời điểm cuối năm. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm gần đây ở hầu hết các kỳ hạn, dao động quanh mức 2% đối với kỳ hạn qua đêm so với mức trên 20% trong năm 2011. Lãi suất này giảm và ổn định kể từ khi Thông tư 21 có hiệu lực, NHNN điều tiết thông qua phát hành tín phiếu và nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất tín phiếu trên thị trường mở (OMO) đang có u hướng giảm tạo điều kiện giảm lãi suất TPCP qua đó góp phần định hướng giảm lãi suất chung trên thị trường. Nhiều khả năng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2013 về 7%. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 35 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 31. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. b. Tăng trưởng tín dụng. Hình 2.10. Tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2001 – 2012. (Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước) Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 có dấu hiệu chậm lại ở hầu hết các tổ chức tín dụng do nhu cầu vay vốn không có dấu hiệu tăng. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 22,4% so với năm 2011, tăng trưởng tín dụng đạt 8,91%, hoàn thành kế hoạch tăng 8-9% của Chính phủ. Trong đó tín dụng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56%, phù hợp với chủ trương hạn chế đô la hóa của Chính phủ. Như vậy, tăng trưởng tín dụng dù thấp nhưng cơ cấu lại chuyển dịch theo hướng tích cực; tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm. c. Tỷ giá. Tỷ giá VND/USD duy trì ổn định kể từ đầu năm đến nay tại mốc 20.828 nhờ các chính sách tài khóa được điều hành hợp lý của NHNN. Tỷ giá được giữ ổn định theo đúng kế hoạch không để biến động quá 1%. Định hướng chung cho năm 2013 là NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khuyến khích uất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải thiện cán cân thanh SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 36 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 32. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế. d. Nợ xấu. Theo C quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước công bố nợ xấu là 202 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng (cuối năm 2011 là 3,07%). Tỷ lệ nợ xấu hiện này được đánh giá là khá cao do chỉ có khoảng 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo nhưng những tài sản đảm bảo này chủ yếu là bất động sản và hàng tồn kho. Nợ xấu tăng mạnh đều là nợ cũ từ các năm trước dồn lại và phần lớn thuộc về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng. Do điều kiện kinh tế thị trường không thuận lợi, hàng tồn kho tăng cao, sản xuất trì trệ, mức tiêu thụ kém khiến các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. NHNN cho biết số nợ xấu đã giảm khoảng 36 nghìn tỷ đồng do cơ cấu lại các khoản nợ, hoãn nợ, xóa nợ. Con số trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng nhanh trong quý 3. Cuối năm 2012, NHNN đã trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD. Trong đề án có những giải pháp lớn như: thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC) để xử lý nợ xấu; triển khai sửa đổi, bổ sung các quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng; xây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra giám sát. e. Ngân sách Nhà Nước. Tổng thu ước tính đạt 658,6 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán năm, trong đó thu nội địa 419,1 nghìn tỷ đồng, bằng 84,7%; thu từ dầu thô 113 nghìn tỷ đồng, bằng 129,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 119,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,6%. Tổng chi ước tính đạt 821,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 157,6 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 151,7 nghìn tỷ đồng, bằng 87,2%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 569,9 nghìn tỷ đồng, bằng 94,8%; chi trả nợ và viện trợ 93,8 nghìn tỷ đồng, bằng 93,8%. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 37 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 33. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Tóm lại, Trong năm 2012, ngân sách Nhà nước tiếp tục thâm hụt mặc dù đã cắt giảm khá mạnh đầu tư công. Bội chi năm 2012 lên mức 239,5 nghìn tỷ đồng, bằng 170% dự toán. Thu – chi NSNN đang mất cân đối nghiêm trọng và ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách năm sau. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP năm đã lên tới mức 8,1%, vượt xa kế hoạch 4,8% mà Chính phủ đề ra. Như vậy, kế hoạch bội chi NSNN 2013 là 160 nghìn tỷ đồng và GDP mục tiêu tăng 5,5%, kiềm giữ bội chi năm sau ở mức 4,8% GDP là không khả thi. Thâm hụt cao sẽ tạo áp lực tăng lãi suất phát hành TPCP và tăng lợi suất Trái phiếu do hạ mức tín nhiệm, gây nguy cơ đẩy mặt bằng lãi suất tiền tệ lên cao, làm giảm tiềm lực hỗ trợ kinh tế của Chính phủ. 2.2.2.6. Thị trường hàng hóa. a. Thị trường vàng. Năm 2012, giá vàng thế giới biến động mạnh trong vùng 1.500 đến 1.800 USD/ounce. Vàng đang ở mức 1.674 USD/ounce, giảm 7,1% so với đầu năm. Vàng trong nước đang có mức chênh lệch khá lớn (khoảng 4-5 triệu đồng/lượng) so với vàng thế giới nhưng lại không xảy ra hiện tượng “sốt vàng” là do NHNN đang dần làm chủ việc quản lý thị trường vàng trong nước khi Nghị định 24 kết hợp với Nghị định 95 và các biện pháp khác được triển khai về việc ngừng huy động và cho vay vốn bằng vàng có hiệu lực từ 25/11. Như vậy, thị trường vàng sẽ không còn hoạt động huy động vàng để cho vay vàng đầu tư hoặc chuyển đổi vàng huy động thành tiền, không được vay vốn mua vàng, chỉ còn quan hệ mua - bán vàng theo đúng chủ trương của Nhà nước về việc chống “vàng hóa” trong nền kinh tế, từ đó giảm nhu cầu cất giữ vàng trong dân, góp phần tăng cường nguồn vàng trên thị trường. b. Thị trường dầu mỏ. Kinh tế suy thoái suy thoái đã khiến nhu cầu tiêu thụ dầu giảm mạnh, giá dầu cũng giảm theo. Nhưng những bất ổn về chính trị tại Trung Đông, đặc biệt là lệnh cấm vận dầu Iran cuả EU đã đẩy giá dầu tăng cao nửa cuối năm. Lượng dầu nhập khẩu ở hầu hết các nước cùng giảm, trong đó giảm mạnh nhất phải kể đến Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông đều giảm trên 30% về lượng. Lượng dầu nhập khẩu vào Việt Nam năm 2012 cũng tiếp tục giảm 13,6% về lượng và 8,9% về trị giá (số liệu 11 tháng). Theo dự SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 38 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 34. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. báo của OPEC nhu cầu tiêu thụ năm 2013 sẽ giảm xuống còn 19,7 triệu thùng/ngày, theo đó giá dầu sẽ giảm theo. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 39 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 35. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM TRONG NĂM 2013 3.1. Giải pháp cho nền kinh tế vĩ mô. Nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đang tập trung giải quyết trong năm 2013 là vấn đề nợ xấu, giải phóng ứ đọng hàng tồn kho, kích thích sản xuất tiêu dùng, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế xã hội. Các yếu tố khiến CPI tăng đột biến tạm thời đã được lắng uống: Chính phủ đã yêu cầu giãn tiến độ tăng viện phí, áp lực tăng giá xăng không còn khi giá dầu thế giới đã hạ nhiệt. CPI năm 2012 được kiềm chế ở mức thấp, 6,81%, sẽ là nền cơ sở để tín dụng tăng trưởng trong năm 2013 đạt mức 12% như kế hoạch. Bên cạnh đó, năm 2012 là năm Việt Nam xuất siêu đầu tiên sau 19 năm, dự trữ ngoại hối cũng tăng lên gấp hai lần so với đầu năm đã giúp cải thiện phần nào cán cân thanh toán. NHNN đã trình đề án xử lý nợ xấu lên Chính phủ và theo nhiều nguồn tin cho biết khả năng Công ty quản lý tài sản (VAMC) với vốn khoảng 100.000 tỷ đồng sẽ được thành lập ngay trong tháng 1 và tiến hành hoạt động trong quý 1 năm 2013. Giải pháp này sẽ là chìa khóa giúp ngành ngân hàng giải quyết nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu bất động sản, khơi thông được nguồn vốn ứ đọng. Hiện tại chỉ số hàng tồn kho ở mức cao, khoảng 20% so với cùng kỳ, nhưng sẽ giảm thấp dần khi dòng tiền được luân chuyển, sức cầu tiêu thụ yếu sẽ tăng lên. Lãi suất sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp và sẽ tiếp tục hạ xuống trong năm 2013. Tỷ giá sẽ được duy trì ổn định và biến động không quá 1% khi thị trường vàng đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng dù chỉ ở mức thấp do hàng tồn kho ứ đọng, sản xuất trì trệ, sức cầu yếu. Tăng trưởng kinh tế (GDP) có thể đạt mức tăng 5,5% như kế hoạch của Chính phủ, nhưng nhiều khả năng CPI sẽ tăng hơn dự đoán, đạt khoảng 10%. Như vậy, với niềm tin kinh tế thế giới sẽ có sự hồi phục trong năm 2013, hành động quyết liệt của Chính phủ và NHNN nhằm gỡ rối dần những khó khăn sẽ giúp cho kinh tế trong nước năm 2013 dần ổn định hơn, tăng trưởng ở mức cao hơn. Tuy nhiên, những khó khăn này sẽ chỉ được tháo gỡ dần từng bước và từng khu vực. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 40 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 36. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 3.2. Một số giải pháp kiện toàn thị trường chứng khoán Việt Nam: Với định hướng vực dậy TTCK Việt Nam của các cơ quan quản lý Nhà nước nư đã phân tích ở trên, có thể thấy TTCK đang đứng trước nhiều cơ hội để phục hồi và trở lại chức năng là kênh dẫn vốn quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, kết quả của quá trình này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình hình kinh tế trong và ngoài nước; sự phát huy hiệu quả và tính nhất quán của các chính sách đã, đang và sẽ được áp dụng; sự phục hồi niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường ... Ủy ban Chứng khoán Nhà đã tổ chức "Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2013", trong đó nêu 8 giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho thị trường chứng khoán như sau: 1. Thứ nhất, không đưa chứng khoán vào nhóm phi sản xuất nhằm khơi thông dòng tiền trên thị trường; 2. Thứ hai, xem xét tháo gỡ khó khăn cho việc phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá trên cơ sở ý kiến của Đại hội cổ đông về giá phát hành dưới mệnh giá. Xem xét tháo gỡ cho doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn qua phát hành trái phiếu; sớm xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm, triển khai sản phẩm quỹ hưu trí và các sản phẩm mới về trái phiếu; 3. Thứ ba, xem lại khái niệm nhà đầu tư nước ngoài theo hướng khuyến khích hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài. Trước mắt kiến nghị cho phép thí điểm một số loại hình công ty niêm yết cho phép nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nắm giữ cổ phiếu không có quyền biểu quyết vượt tỷ lệ 49%, ngoại trừ đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Xem xét cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 49% đến 100% trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng không thực sự cần thiết phải nắm giữ; 4. Thứ tư, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội tiếp tục kéo dài việc miễn giảm về thuế đối với lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 6/8/2011 của Quốc hội về việc bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân áp dụng cho năm 2013. Kiến nghị ưu đãi thuế đối với các loại hình quỹ đầu tư mới (quỹ mở, quỹ đầu tư SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 41 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 37. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. bất động sản), công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện nhằm phát triển loại hình đầu tư có tổ chức, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; 5. Thứ năm, xem xét nới tỷ lệ margin lên 50/50, thực hiện mở rộng biên độ giao dịch trên 2 sàn nhằm tạo tâm lý thuận lợi và góp phần tăng thanh khoản. Xem xét miễn giảm phí lưu ký (khoảng 20%) cho năm 2013; 6. Thứ sáu, tiếp tục thúc đẩy cổ phần hóa, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tổ chức có nhu cầu đầu tư lâu dài; xây dựng cơ chế chào bán theo nhiều phương thức linh hoạt. Xây dựng lộ trình kế hoạch cụ thể, công bố công khai; 7. Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, hệ thống giao dịch, chế độ tài chính, kế toán nhằm thúc đẩy các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí nhằm thu hút đầu tư và tăng thanh khoản, tăng sức cầu; 8. Thứ tám, triển khai việc áp dụng 37 chuẩn mực kế toán trong năm 2013. Áp dụng các quy định mới về xử lý chênh lệch tỷ giá, xây dựng cơ chế trích lập dự phòng. Hoàn thiện các quy định về kế toán đối với quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết. Như vậy, 8 giải pháp của UBCK cùng với những biện pháp của Chính phủ, NHNN nhằm giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho nhằm khơi thông dòng tiền, kích thích tiêu dùng, gia tăng sản xuất … thị trường chứng khoán sẽ có nhiều cơ hội phục hồi mạnh mẽ trong năm 2013 và quay trở lại chu kỳ tăng trưởng sau khi đã tích lũy đi ngang ở vùng đáy gần 4 năm qua. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 42 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 38. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. PHẦN 3: KẾT LUẬN Qua việc phân tích quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi mới thành lập đến nay, có thể thấy “sức khỏe” của thị trường chứng khoán có sự gắn kết chặt chẽ với các yếu tố kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước hay thị trường chứng khoán chính là phong vũ biểu của nền kinh tế. Vì vậy, để vực dậy và phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới, bên cạnh việc giải quyết các vấn đề bất cập nội tại của thị trường chứng khoán, thì vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư… giữ vai trò quyết định. Các giải pháp, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm khôi phục nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng phải mang tính nhất quán, gắn kết, đồng bộ và phải được triển khai hợp lý, xuyên suốt, hiệu quả. Có như vậy thị trường chứng khoán Việt Nam mới có thể phục hồi và phát huy vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 43 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 39. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo trong nước. 1. Bùi Văn Lương (2012), Tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam và các giải pháp trong giai đoạn 2000 – 2010, Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh . 2. GS – TS. Dương Thị Bình Minh, TS. Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống Kê. II. Trang web tham khảo. 1. TS. Hạ Thị Diệu Dao, Kinh tế vĩ mô Việt Nam và xu hướng năm 2013, http://vietstock.vn/2013/03/kinh-te-vi-mo-viet-nam-nam-2012-va-xu-huong-nam-2013761-262544.htm 2. Nguyễn Đức Hải (29/12/2009), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán, http://www.vcbs.com.vn/Uploads/Reports/MacroEconReports/2009/BAO%20CAO %20VI%20MO%20QIV_2009.pdf. 3. Nguyễn Đức Hải (29/12/2010), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán, http://www.stockbiz.vn/Reports/3476/bao-cao-vi-mo-va-thi-truong-chung-khoan-20102011.aspx. 4. Lê Văn Khánh (2012), Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, http://thuvien24.com/book/44146/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-hien-nay.html. 5. Thị trường chứng khoán (11/2012),http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/ news/school/taichinhnganhang/chungkhoan/2012/20121201.html, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank. 6. Trần Anh Thư (29/09/2012), Báo cáo thị trường chứng khoán quí III/ 2012, http://m.vietinbankcapital.vn/Content/Upload/NewsContent/Files/BC%20V %C4%A8%20M%C3%94%20QU%C3%9D%20III.2012.pdf, Công ty TNHH-MTV quản lý quỹ VietinBank-VietinBank Capital. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 44 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
  • 40. Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. 7. Ban nghiên cứu và phát triển (08/2012), Thị trường chứng khoán quí 2/2012, http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%208%20n %C4%83m%202012/Bantin-NDT-T08_Page_22-23.pdf, Thông tin thị trường, Ngân hàng Saccombank. 8. Ban nghiên cứu và phát triển (11/2012), Thị trường chứng khoán quí 3/2012, http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%2011%20n %C4%83m%202012/Bantin-NDT-T11_Final_Page_18-19.pdf, Thông tin thị trường, Ngân hàng Saccombank. 9. Ban nghiên cứu và phát triển (04/2012), Thị trường chứng khoán quí 1/2012, http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%204%20n %C4%83m%202012/18-19.pdf, Thông tin thị trường, Ngân hàng Saccombank. 10. Ban nghiên cứu và phát triển (11/2012), Thị trường chứng khoán quí 1/2012, http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%204%20n %C4%83m%202012/18-19.pdf. SVTH: Võ Thị Ngọc Dung Lớp: ĐH TCNH 10A 45 GVHD: Nguyễn Thanh Tùng