SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC
TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI
NGOẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
Đề tài:
NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Họ và tên sinh viên : Hà Thị Mỹ Lƣơng
Lớp
Giáoviên hướng dẫn
: A16 - K42D
: TS. Nguyễn Việt Hoa
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan
tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện phát triển thể chế kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị
trường chứng khoán. Quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quyết tâm, kiên
định xây dựng ngày càng đồng bộ hơn các loại thị truờng trong nền kinh tế, tạo điều
kiện thuận lợi, thông thoáng, lành mạnh cho doanh nghiệp và nhà đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh.
Thời gian 7 năm là quá ngắn để đánh giá TTCK non trẻ của Việt Nam và sẽ
là không đầy đủ trong khi TTCK các nước trên thế giới đã có hàng chục, hàng trăm
năm hình thành và phát triển. Nhưng chúng ta có thể khẳng định về những kết quả
đã đạt được, cho thấy sự cố gắng vượt bậc của cơ quan quản lý và các tổ chức, cá
nhân tham gia thị trường đã cùng tạo dựng nên một bức tranh hiện thực, sinh động
của TTCK Việt Nam đang từng bước phát triển, giúp phần vào quá trình phát triển
chung của nền kinh tế thị trường theo định hướng mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Xét về quá trình phát triển của lượng hàng hoá trên TTCK, chúng ta thấy rõ
đã có những bước chuyển rõ rệt đặc biệt là trong vòng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên,
hơn 200 doanh nghiệp niêm yết (tính cho đến thời điểm này) chưa phải đã là rổ
doanh nghiệp đại diện cho nền kinh tế. Tình trạng cầu quá lớn so với cung vẫn đang
là một thực tế diễn ra từ trước tới nay. Nguyên nhân cơ bản là hầu hết các tập đoàn
kinh tế lớn, những đại gia của nền kinh tế vẫn chưa tham gia niêm yết cổ phiếu trên
thị trường. Khi mà hố sâu chênh lệch trên TTCK về cung cầu hàng hoá vẫn còn lớn
thì so sánh quy mô của thị trường với nền kinh tế, mức vốn hóa của thị trường cổ
phiếu khoảng 8% GDP là điều dễ hiểu - thị trường chứngkhoán của chúng ta hãy
còn quá nhỏ bé, xét cả về độ sâu và độ rộng của thị trường. Do đó, việc tăng cung
hàng hóa là một trong những nhiệm vụ trọng điểm trong chiến lược phát triển chung
và dài hạn của thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Với mong muốn tìm hiểu về việc tạo hàng cho thị trường chứng khoán và
hơn nữa là việc tạo ra những hàng hoá thực sự có chất luợng nhằm tìm ra những giải
pháp hiệu quả đẩy mạnh hoạt động niêm yết chứng khoán trên thị trường em chọn
đề tài : ―Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán Việt Nam - thực
trạng và giải pháp” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu khoá luận bao
gồm ba chương:
Chƣơng I : Những vấn đề cơ bản về thị trƣờng chứng khoán và niêm
yết chứng khoán
Chƣơng II : Thực trạng hoạt động niêm yết chứng khoán tại thị truờng
chứng khoán Việt Nam.
Chƣơng III : Định hƣớng và giải pháp phát triển hoạt động niêm yết
chứng khoán Việt Nam.
Do những hạn chế nhất định về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, khoá
luận tốt nghiệp của em chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
đuợc sự góp ý của giáo viên hướng dẫn, các thầy giáo, cô giáo truờng Đại học
Ngoại Thương và các độc giả.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Việt Hoa cùng các cô
chú, anh chị tại Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo chứng khoán và các cô chú tại
Thư viện Quốc Gia, thư viện truờng đại học Ngoại Thuơng đã giúp đỡ em hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội ngày 9 tháng 11 năm 2007.
Sinhviên
Hà Thị Mỹ Lƣơng.
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VÀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN(TTCK)
1. Khái niệm và bản chất thị truờng chứng khoán
1
Thị trường chứng khoánđuợcxem là đặctrưng cơ bản, là biểu tượng của nền
kinh tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinhtế qua diễn biến
của thị trường chứng khoán. Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị
trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất là một thị truờng mà
ở nơi đó người ta mua, bán, chuyển nhượng trao đổi chứng khoán nhằm mục đích
kiếm lời.
Thị trường chứng khoán phải tồn tại ở một nơi mà ở đó việc mua bán chứng
khoán được thực hiện. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trường chứng
khoán ở các nước có nền sản xuất và lưu thông hàng hoá lâu đời như ở Mỹ, Anh,
Pháp nơi đó tồn tại dước hai hình thức : thị trường chứng khoán có tổ chức và thị
trường chứng khoán phi tổ chức. Hình thái điển hình của thị truờng có tổ chức là Sở
giao dịch chứng khoán(Stock Exchange).Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng
khoán có thể diễn ra ở thị truờng sơ cấp (Primary), hay thị trường thứ cấp
(Secondary market), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán
phi tập trung (Over the counter). Các quan hệ mua bán này làm thay đổi chủ sở hữu
của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình vận động chuyển từ tư bản
sở hữu sang tư bản kinh doanh.
2. Chứng khoán – Hàng hoá trên thị trƣờng
Chứng khoán đuợc hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho
phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành
1 Trần Đắc Sinh, Đại học Kinh tế Tp.HCM(1999), Các giải pháp xây dựng và phát
triển thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, trang 5.
hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng
khoán tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng.
Theo Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1-1-2007, chứng khoán là bằng
chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc
phần vốn của tổ chức phát hành . Chứng khoán là một tài sản tài chính có các đặc
điểm sau :
Tính thanh khoản : tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển tài sản
đó thành tiền mặt. Khả năng đó cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và phí
cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do
chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao trên thị trường chứng khoán và nói
chung, các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng khác nhau.
Tính rủi ro : Chứng khoán là tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động
lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thông và rủi ro không hệ thống. Rủi ro có hệ
thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới hầu hết các loại tài sản. Loại rủi
ro này chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế chung : lạm phát, sự biến động của
tỉ giá hối đoái, lãi suất. Rủi ro không có hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến tài
sản hay một nhóm tài sản. Loại rủi ro này liên quan đến điều kiện của các nhà phát
hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro có liên
quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng
khoán.
Tính sinh lợi : Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi nắm giữ nó, nhà
đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này
được đảm bảo bằng lợi tức phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên
thị trường.
Hình thức của chứng khoán : hình thức của các loại chứng khoán có thu nhập
(cố định hoặc biến đổi) thường bao gồm phần bìa và phần bên trong. Phần bìa ghi rõ
quyền đòi nợ hoặc quyền tham gia góp vốn. Số tiền ghi trên chứng khoán được gọi
là mệnh giá của chứng khoán. Đối với giấy tờ có giá với lãi suất cố định bên trong
cổ phiếu ghi lợi tức (coupon)- ghi rõ lãi suất hay lợi tức được huởng. Đối với giấy
tờ có giá mang lại cổ tức (cổ phiếu) bên trong chỉ ghi phần thu nhập nhưng không
ghi xác định số tiền được hưởng, nó chỉ đảm bảo cho người sở hữu quyền yêu cầu
về kết quả kinh doanh của công ty và được phân phối theo nghị quyết của đại hội cổ
đông.
3. Phân loại thị trƣờng chứng khoán
3.1 Căn cứ vào đối tượng mua bán
Theo đối tượng được mua bán trên thị trường chứng khoán, nguời ta có thể
phân thị trường chứng khoán thành thị trường cổ phiếu, thị truờng trái phiếu và thị
trường các công cụ dẫn suất.
Thị trường cổ phiếu (The stock market) là thị trường phát hành cổ phiếu mới
và mua đi bán lại cổ phiếu cũ. Thị trường này giao dịch, mua bán những cổ phiếu
thường và cổ phiếu ưu đãi. Hoạt động của thị trường cổ phiếu chứa đựng cả hai lĩnh
vực đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán.
Thị trường trái phiếu (bond market) là thị trường phát hành và mua đi bán
lại trái phiếu cũ như trái phiếu dài hạn kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái nhà nước,
trái phiếu cầm cố, trái phiếu công ty. Trái phiếu thuờng bao gồm 2 loại cơ bản : trái
phiếu doanh nghiệp (Corporate Bond) và trái phiếu Chính phủ (Government Bond).
Tuơng ứng với hai loại trái phiếu cơ bản, thị trường trái phiếu tách ra hai thị truờng
trái phiếu khác nhau : thị trường trái phiếu Doanh nghiệp và thị trường trái phiếu
Chính phủ.
Thị truờng các công cụ dẫn suất (Derative markets) : là nơi các chứng khoán
phái sinh đuợc mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng quyền chọn
(Options) và hợp đồng tương lai (Future contracts). Thị trường này ngày càng trở
nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp công cụ phòng vệ
hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư.
3.2 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn.
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn mà TTCK có thể đuợc phân chia
ra thành thị truờng chứng khoán sơ cấp và thứ cấp.
Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary market) là thị trường mua bán các
chứng khoán mới phát hành để huy động hoặc tăng vốn cho doanh nghiệp và Chính
phủ phát hành trái phiếu để vay tiền từ tất cả thành phần của nền kinh tế quốc dân.
Chính vì lẽ đó, nguời ta còn gọi thị trường này là thị truờng phát hành.
Ngược lại, thị truờng chứng khoán thứ cấp (Secondary market) là nơi mua đi
bán lại các chứng khoán cũ hay đã phát hành. Các chứng khoán mua bán trên thị
trường này rất đa dạng bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu của các
doanh nghiệp hoặc của Chính phủ, các công cụ phái sinh như Chứng quyền, Bảo
chứng phiếu, Hợp đồng quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai.
Trung tâm của thị trường chứng khoán thứ cấp là Sở giao dịch chứng khoán.
Nói đến hoạt động của thị trường chứng khoán của một nuớc là nói về sự tồn tại và
hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán hay nói một cách khác là thị trường chứng
khoán thứ cấp.
3.3. Căn cứ vào kì hạn giao dịch
Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch, thị trường chứng khoán đuợc chia thành thị
truờng giao ngay, thị truờng giao dịch kì hạn và thị trường tương lai.
Thị truờng giao ngay (Spot market) : là thị trường mà việc giao dịch mua bán
chứng khoán theo giá thoả thuận khi ký hợp đồng, nhưng thanh toán và giao nhận
chứng khoán xảy ra sau ngày kí hợp đồng một hai ngay quy định. Đặc điểm chủ yếu
của TTCK sơ cấp là huy động vốn do đó người ta có thể gọi thị trường sơ cấp là thị
trường huy động vốn.
Thị trường giao dịch kỳ hạn (Forward market) : là thị trường mua bán giao
dịch chứng khoán theo giá thoả thuận khi ký hợp đồng, nhưng thanh toán vào giao
nhận chứng khoán xảy ra sau ngày ký hợp đồng một số ngày nhât định 30 ngày, 60
ngày. Thông thường, hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường kỳ
hạn là giao dịch thật sự, có nghĩa là có hành vi giao nhận chứng khoán và thanh toán
chứng khoán xảy ra vào thời hạn quy định trong hợp đồng.
Thị trường giao dịch tương lai (Future market) : được hiểu giống như thị
trường giao dịch kỳ hạn, nếu có khác chỉ là những điểm sau đây :
Các hợp đồng mua bán đã được tiêu chuẩn hoá nội dung và điều kiện thực
hiện hợp đồng.
Giao dịch thật sự về chứng khoán từ người mua sang người bán chiếm tỷ
trọng nhỏ, mà chủ yếu là họ huỷ hợp đồng để đuợc bồi thường.
Thực chất hoạt động của thị trường chứng khoán này là hoạt động đầu cơ,
do vậy một cơ chế ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng dưới hình thức tiền đặt cọc
đã được hình thành và bắt buộc các bên phải thực hiện.
4. Vai trò của chứng khoán trong nền kinh tế quốc dân
Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò
quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế.

Thứ nhất, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế : thị trường chứng khoán,
với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân
phối vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.


Trong quá trình tái sản xuất xã hội mở rộng, tất yếu hình thành hai nguồn
tiền tệ : một là nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, hai là nguồn vốn chờ cơ hội đầu
tư. Hệ thống ngân hàng và cơ quan tín dụng đã thu hút được phần lớn vốn tiền tệ
nhàn rỗi này bằng cơ chế tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn để tái phân
phối cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ
là nguời trung gian, cho nên ngân hàng không đủ hấp dẫn để thu hút các nguồn tiền
tệ nhàn rỗi của xã hội, do đó người có tiền dư phải chuyển sang dự trữ bằng vàng,
ngoại tệ để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình.
Bên cạnh nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, trong xã hội của sản xuất vẫn
còn tồn tại một nguồn vốn khổng lồ bằng tiền tìm cơ hội đầu tư vào sản xuất kinh
doanh để thu lợi nhuận. Thị trường chứng khoán ra đời để thu hút nguồn vốn này và
chuyển tải trực tiếp vào các doanh nghiệp.

Thứ hai, TTCK huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp -
một lĩnh vực mà các ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng đuợc cho các doanh
nghiệp.


Như chúng ta đã biết hệ thống ngân hàng hai cấp đã chia các ngân hàng ra
làm hai hệ thống khác nhau. Hệ thống ngân hàng trung ương và hệ thống ngân hàng
thương mại đầu tư. Hệ thống ngân hàng trung ương (còn gọi là ngân hàng nhà nước)
không trực tiếp kinh doanh tiền tệ và tín dụng, nó chỉ giữ vai trò là ngân hàng
phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ, tín dụng thông qua các chính sách biện pháp
của Chính phủ.
Mọi việc kinh doanh tiền tệ tín dụng rơi vào hệ thống ngân hàng thương mại
cấp hai. Trong hệ thống này, ngân hàng thương mại chiếm tuyệt đại đa số. Đặc điểm
trong cơ chế huy động vốn của ngân hàng thương mại là tiền gửi không kỳ hạn và
ngắn hạn rất lớn. Với nguồn vốn này, ngân hàng thương mại không thể đầu tư trung
và dài hạn cho các doanh nghiệp được. Vì vậy, lỗ hổng của dòng vốn trung và dài
hạn này phải được các nhà đầu tư lấp đầy bằng cách thông qua thị trường chứng
khoán – một kênh dẫn vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư có sẵn vốn chờ cơ hội đầu tư
đến các doanh nghiệp đang khát vốn đầu tư vào kinh doanh sản xuất.

Thứ ba, TTCK cung cấp môi truờng đầu tư lành mạnh cho công chúng
với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác
nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho
mình hàng hoá phù hợp với khả năng về mặt kinh tế, mục tiêu của mình. Chính vì
vậy, thị truờng chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.



Thứ tư, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp : thông qua chứng khoán,
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phần nào đuợc minh bạch hơn do yêu
cầu công khai thông tin trên thị truờng chứng khoán. Nhờ đó, việc đánh giá và so
sánh hoạt động của các doanh nghiệp đuợc nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng
tạo ra một môi truờng cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
kích thích áp dụng những cải tiến mới trong sản phẩm.



Thứ năm, thị truờng chứng khoán tạo môi truờng giúp Chính phủ thực
hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Bên cạnh việc tạo cơ hội cho Chính phủ huy

động các nguồn tài chính mà không chịu áp lực của lạm phát, nó đồng thời đưa ra
các chỉ báo phản ánh những động thái của nền kinh tế một cách chính xác và nhạy
bén. Khi giá chứng khoán tăng lên, đầu tư mở rộng, nền kinh tế tăng truởng, ngược
lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế,
mà thị truờng chứng khoán vốn đuợc coi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một
công cụ quan trọng để Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Bởi
vì, thông qua, thị truờng chứng khoán, chính phủ có thể mua vào và bán các trái
phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu để bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm
phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác
động vào thị truờng nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân bằng
của nền kinh tế.
Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị truờng chứng khoán cũng có
những tác động tiêu cực nhất định. TTCK hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo
song ở các thị trường mới nổi, thông tin đuợc chuyển tải tới các nhà đầu tư không
đầy đủ và không giống nhau. Việc quyết định giá cả, mua bán chứng khoán của các
nhà đầu tư không dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin. Như vậy, giá cả chứng
khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và không trở thành cơ sở
để phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực. Ngoài ra, hiện tuợng đầu cơ, hiện
tượng mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lòng các nhà đầu tư, sẽ tác
động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư. Nhiệm vụ của các nhà quản lý thị truờng là
giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và
đảm bảo tính hiệu quả của thị truờng.
Như vậy, vai trò của TTCK được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Song vai trò tích cực hay tiêu cực của TTCK có thực sự được phát huy hay hạn chế
phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị truờng và sự quản lý của Nhà nuớc.
II. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN (SGDCK)
1. Khái niệm Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán(SGDCK) là một tổ chức đặc biệt thuộc sở hữu
Nhà nước, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có nhiệm vụ tổ chức mua bán,
trao đổi chứng khoán không vì mục đích kiếm lời.
SGDCK hoạt động trên các lĩnh vực như tổ chức và điều hành một thị trường
giao dịch chứng khoán tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động
mua, bán và trao đổi chứng khoán, công bố thông tin về chứng khoán và các hoạt
động giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch.
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ra ngày 11/7/1998 thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ
Ban chứng khoán Nhà nuớc. Theo đó, hai TTGDCK là đơn vị sự nghiệp có thu, có
tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do Nhà
nước cấp. Trung tâm Giao Dịch chứng khoán Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu : Tổ
chức, điều hành việc quản lý, mua bán chứng khoán; Quản lý, điều hành hệ thống
giao dịch chứng khoán; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán,
dịch vụ lưu ký chứng khoán; thực hiện lưu ký chứng khoán. Quyết định số
599/2007/QĐ-TTg chuyển trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh lên thành SGDCK được Thủ tướng Chính phủ kí vào ngày 11/5/2007. HOSE
là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật chứng khoán, Luật Doanh
nghiệp, điều lệ của Sở giao dịch và các quy định hợp pháp khác.
2
Ngoài hình thái SGDCK do Nhà nuớc tổ chức nó còn có những hình thái tổ
chức khác như :
- Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức ―hiệp hội‖ độc lập như Sở giao
dịch chứng khoán New York.
- Sở giao dịch chứng khoán là một công ty cổ phần như Sở giao dịch chứng
khoán Hàn Quốc, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Công ty cổ phần này có các cổ
đông là các công ty chứng khoán thành viên. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện
nay.
- SGDCK được tổ chức dưới hình thái là công ty cổ phần nhưng có sự tham
gia và quản lý của Nhà nước. Đây là hình thức phổ biến ở phần lớn các nước Châu
Á. Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành do cũng tương tự như công ty cổ phần
nhưng trong thành phần của Hội đồng quản trị có một số thành viên do Ủy ban
2 GS.TS Lê Văn Tư, TS. Thân Thị Thu Thuỷ(2006), Thị trường chứng khoán, Nhà xuất
bản Tài Chính , trang 168-169, Hà Nội.
chứng khoán Quốc gia đưa vào. Giám đốc điều hành Sở là do UBCK quốc gia bổ
nhiệm.
- Sở giao dịch chứng khoán cũng có thể tồn tại là một công ty tư nhân. Thông
thường, hình thái tổ chức này là hình thái tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán
của các nước như Anh, Hà Lan.
2. Cơ cấu tổ chức SGDCK
Mặc dù thị truờng chứng khoán các quốc gia trên thế giới có thời điểm ra đời
khác nhau, theo mô hình cổ điển hay mô hình mới nổi và hình thức sở hữu khác
nhau nhưng các SGDCK đều có cơ cấu tổ chức như sau :
Sơ đồ 1 : 3
Cơ cấu tổ chức SGDCK
3Nguyễn Sơn, Nguyễn Quốc Việt(2002), Sở giao dịch chứng khoán, mô hình và những
buớc đi, Học viện Chính trị Quốc Gia, trang 90-91, Hà Nội.
HĐQTSGD
Ban giám đốc
Các phòng ban chức năng
Công ty CK thành
viên
Công ty CK thành
viên
Công ty quản lý và lƣu
ký chứng khoán
Công ty CK thành
viên
Trung tâm thanh toán
bù trừ
Hội đồng quản trị (HĐQT) : là cơ quan quản lý cao nhất của SGDCK có
nhiệm vụ và quyền hạn :
- Ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế về tổ chức hoạt động của Sở
giao dịch chứng khoán.
- Kết nạp thành viên của SGDCK, đình chỉ, khai trừ thành viên.
- Ban hành các quy chế về đăng ký, yết giá chứng khoán tại SGDCK.
- Quy định lệ phí các thành viên, lệ phí giao dịch, lệ phí các dịch vụ như
thông tin, thanh toán bù trừ, đăng ký và quản lý chứng khoán.
Ban giám đốc điều hành : là cơ quan thuờng trực của Sở giao dịch chứng
khoán. Ban giám đốc là người trực tiếp tổ chức, quản lý, giám sát và điều hành toàn
bộ hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán.
Các phòng ban : các chức năng của SGDCK càng nhiều, cơ quan quản trị
cần phải chia thành nhiều ban, các ban này có chức năng tư vấn, hỗ trợ cho HĐQT
và ban giám đốc điều hành trên cơ sở đưa ra ý kiến đề xuất thuộc lĩnh vực của ban.
Các phòng chuyên môn :
- Phòng giao dịch
- Phòng niêm yết
- Phòng điều hành thị trường
- Phòng giám sát
- Phòng thành viên
- Phòng nghiên cứu phát triển
- Phòng công nghệ tin học
3. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán có các thành viên giao dịch là các công ty chứng
khoán. Công ty chứng khoán để trở thành thành viên của Sở giao dịch phải được
một cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp giấp phép hoạt động, phải có số vốn
tối thiểu theo quy định và có những chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đào tạo về
phân tích kinh doanh chứng khoán và ngoài ra phải đáp ứng được các yêu cầu trở
thành thành viên của SGDCK và được hưởng các quyền, cũng như nghĩa vụ do
SGDCK quy định.
Hình thức của các công ty chứng khoán có thể là :
- Quốc doanh
- Cổ phần
- Trách nhiệm hữu hạn
- Liên doanh nước ngoài
- Doanh nghiệp tư nhân
Theo Luật chứng khoán ở Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 1-1-2007,
hình thức công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Chức năng của các công ty chứng khoán :
Công ty chứng khoán là người môi giới chứng khoán(chứng khoán nợ, chứng
khoán vốn, chứng quyền, bảo chứng phiếu, và hợp đồng quyền lựa chọn) cho khách
hàng để hưởng hoa hồng. Công ty là người trung gian mua bán. Công ty chứng
khoán thực hiện lệnh mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch. Để có đủ điều kiện tài
chính thực hiện chức năng môi giới, Luật chứng khoán và quy chế của SGDCK
thường quy định số vốn tối thiểu để thực hiện chức năng này. Các công ty chứng
khoán Việt Nam phải có mức vốn tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam để đảm bảo cho
hoạt động của mình [Điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số
điều của Luật chứng khoán].
Chức năng thứ hai của công ty chứng khoán là tự doanh, có nghĩa là kinh
doanh mua bán cho mình theo nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng trước, rồi đến
mình sau. Tuyệt đối cấm những giao dịch của Công ty chứng khoán mà thanh toán
bằng tiền của khách hàng. Để đảm bảo an toàn cho các chức năng khác cũng như
điều kiện cần về tài chính của chức năng này, các công ty chứng khoán Việt Nam
phải có mức vốn là 100 tỷ đồng [Điều 18 khoản 1(b) Nghị định 14/2007/NĐ-CP].
Chức năng thứ ba của các Công ty chứng khoán là bảo lãnh chứng khoán
phát hành. Nhờ vào chức năng trung gian của mình mà Công ty chứng khoán có
mối quan hệ rất rộng rãi với khách hàng, nhất là các nhà đầu tư để triển khai hoạt
động bảo lãnh chứng khoán mới phát hành. Muốn thực hiện chức năng này, trách
nhiệm tài chính của các Công ty chứng khoán rất cao vì vậy, vôn tối thiểu cho chức
năng bảo lãnh là 165 tỷ đồng [Điều 18 khoản 1(c) Nghị định 14/2007/NĐ-CP].
Ngoài chức năng trên, Công ty chứng khoán còn có thể thực hiện thêm một
số chức năng khác như quản lý danh mục đầu tư, bảo quản chứng khoán, cho vay
chứng khoán.
4. Các nguyên tắc hoạt động của SGDCK
SGDCK không phải là một nơi mà khách hàng trực tiếp gặp nhau để đàm
phán, kí kết các hợp đồng mau bán chứng khoán, mà phải được thực hiện thông qua
trung gian.
Đối tượng mua bán trong Sở giao dịch là những chứng thư có giá, chứng chỉ
có dấu hiệu của giá trị tài sản, bản thân các chứng thư ấy không có giá trị nội tại.
Khách hàng mua bán không gặp nhau, không nhìn thấy chứng khoán. Mọi việc mua
bán đều thực hiện qua lệnh bán hay lệnh mua. Tất cả những đặc trưng ấy đòi hỏi
mọi hoạt động kinh doanh của SGDCK phải tuân thủ nhữung nguyên tắc cơ bản sau
đây :
4.1. Tuân thủ khung luật pháp và quy chế về thị trường chứng khoán.
Các hoạt độngmua bán, trao đổi, chuyển nhượng, vay mượn chứng khoán và
phát hành chứng khoán đều phải tuân thủ khung luật pháp và quy chế về TTCK.
- Luật chứng khoán và thị truờng chứng khoán.Truờng hợp các quốc gia
chưa ban hành Luật chứng khoán thì tuân thủ Nghị định và các văn bản pháp luật
trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh.
- Luật thuơng mại
- Luật Doanh nghiệp
- Luật về quyền sở hữu.
- Luật phá sản
- Các quy chế có liên quan như : quy chế công ty chứng khoán, quy chế
SGDCK, quy chế đăng kí và niêm yết chứng khoán.
4.2. Nguyên tắc trung gian :
Nguyên tắc trung gian trong giao dịch chứng khoán được thực hiện thông
qua các nhà trung gian môi giới và các nhà kinh doanh chứng khoán.
Các trung gian môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng để đuợc
hưởng hoa hồng, họ có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ có liên quan đến chứng
khoán cho khách hàng như : đại diện cho khách hàng để thương lượng mua bán
chứng khoán, ứng vốn trước cho khách hàng trong các nghiệp vụ mua trước bán
sau(giao dịch bảo chứng), cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc
lựa chọn, đầu tư mua bán chứng khoán. Hoặc họ chỉ cung cấp một số ít dịch vụ theo
yêu cầu của khách hàng như làm trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng
hoặc chỉ làm đại diện cho người sở hữu chứng khoán.
Các nhà kinh doanh chứng khoán cũng là những nhà trung gian mua bán
chứng khoán trên thị trường, nhưng không phải cho khách hàng mà là cho chính họ,
bằng nguồn vốn đầu tư để hưởng lợi từ chênh lệch giá, vì vậy trong khi theo đuổi
mục tiêu lợi nhuận, các nhà kinh doanh chứng khoán sẽ không tránh khỏi các hành
vi đầu cơ, thao túng, làm sai lệch giá cả, gây ra những biến động giá chứng khoán
một cách giả tạo. Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận vai trò hữu ích của các nhà
kinh doanh chứng khoán với tư cách là nhà tạo lập thị trường, làm cho hoạt động
của TTCK diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn bằng cách mua vào khi khi
trên thị trường có cung chứng khoán lớn hơn cầu chứng khoán, và ngược lại, khi
cầu chứng khoán lớn hơn cung, họ sẽ là người bán ra.
Các trung gian môi giới trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các công
ty chứng khoán thành viên của TTGDCK hay SGDCK, đuợc tổ chức theo mô hình
công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo điều 60 Luật Chứng khoán
2006, các công ty chứng khoán có thể thực hiện một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh
doanh sau : môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành
chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. như vậy, các công ty chứng khoán sẽ
đóng vai trò trung gian môi giới để thực hiện các lệnh giao dịch cho khách hàng,
hoặc thực hiện các giao dịch tự doanh.
4.3 4
Nguyên tắc đấu giá
Nguyên tắc xác định giá trong SGDCK là đấu giá tự do giữa những người
môi giới với nhau dựa theo lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng. Nguyên tắc
này dựa trên mối quan hệ cung cầu quyết định.
Căn cứ vào các hình thức, đấu giá có những loại sau đây :
Đấu giá trực tiếp : là hình thức đấu giá trong đó các nhà môi giới chứng
khoán gặp nhau thông qua người trung gian (một chuyên gia chứng khoán) tại quầy
giao dịch để thuơng lượng giá.
4 Ủy ban chứng khoán nhà nước(2002), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng
khoán và thị trường chứng khoán, Nxb. Chính trị Quốc gia, trang 59-60, Hà Nội.
Đấu giá gián tiếp : là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán
không trực tiếp gặp nhau, mà việc thương luợng giá đuợc thực hiện gián tiếp thông
qua hệ thống điện thoại và mạng máy tính.
Đấu giá tự động : là hình thức đấu giá thông qua hệ thống máy tính nối giữa
máy chủ của SGD và mạng máy tính của các công ty chứng khoán. Các lệnh mua,
bán đuợc truyền đến máy chủ. Tại máy chủ, các lệnh mua và bán có giá phù hợp sẽ
đuợc khớp lệnh tự động và thông báo kết quả cho những công ty chứng khoán có
các lệnh đặt hàng đuợc thực hiện.
Căn cứ vào phương thức đấu giá, có hình thức đấu giá định kỳ và liên tục :
Đấu giá định kỳ : là hệ thống trong đó, các giao dịch chứng khoán được tiến
hành ở một mức giá duy nhất tập hợp bằng cách tập hợp tất cả các đơn đặt hàng
mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định. Phương thức này xác định mức
giá cung cầu do đó rất hiệu quả trong việc hạn chế mức giá biến động quá mức phát
sinh tuy nhiên lại có hạn chế do không phản ánh kịp thời những thông tin về thị
trường và hạn chế tính cấp thời của các giao dịch. Do vậy, hình thức này chỉ thích
hợp với thời kỳ đầu của TTCK khi mà số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch
nhỏ, chưa sôi động.
Đấu giá liên tục : là hệ thống trong đó việc mua bán chứng khoán được tiến
hành liên tục bằng cách phối hợp các đơn đặt hàng của khách hàng ngay khi phối
hợp được. Khi thị trường có những đơn đặt hàng và khối lượng giao dịch lớn thì
hình thức này tỏ ra có hiệu quả do có thể nhanh chóng phản ứng lại trước những
thay đổi của thị trường.
4.4. Nguyên tắc công khai
Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đòi hỏi phải đảm bảo tính
công bằng, minh bạch và công khai. Các thông tin về chứng khoán được giao dịch,
giá chứng khoán mà đặc biệt giá cổ phiếu phản ánh giá tị thực chất của công ty cổ
phần, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty có chứng khoán niêm yết
trên thị trường. Số lượng và giá cả của từng loại chứng khoán đã mua bán đều được
công bố một cách công khai trên thị trường, và trên các phuơng tiện truyền thông
đại chúng, đê đảm bảo các nhà đầu tư đều có được thông tin như nhau. Nếu ai đó sử
dụng thông tin nội bộ hay các thông tin chưa được phép công bố để giao dịch thu lợi
bất chính sẽ được xem là hành vi giao dịch nội gián và đây là hành vi cấm.
TTGDCK Việt Nam ngay từ đầu cũng hướng tới việc xây dựng một hệ thống
công bố thông tin tuân thủ các nguyên tắc hàng đầu là đúng sự thật, có hiệu quả,
đúng lúc và các nhà đầu từ phải dễ dàng và có cơ hội ngang bằng nhau trong tiếp
cận thông tin. Điều kiện tiên quyết để công khai hoá thông tin cũng như hệ thống
công bố thông tin có hiệu quả là, bản thân các nhà đầu tư và ban lãnh đạo các công
ty có chứng khoán được giao dịch phải nhận thức đuợc đầy đủ tầm quan trọng của
việc công khai hoá thông tin, sự tuân thủ các nguyên tắc các quy định về kế toán,
kiểm toán;sự tin tưởng của công chúng vào các định chế tài chính và sự phát triển
mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng.
III. 5
NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm niêm yết chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng khoán được phép giao
dịch trên định danh các chứng khoán đuợc giao dịch trên SGDCK sau khi đã đáp
ứng đủ tiêu chuẩn . Cụ thể, đây là quá trình SGDCK chấp thuận cho công ty phát
hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên SGDCK nếu công ty đó
đáp ứng đuợc đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính do SGDCK
đề ra.
Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên công ty phát hành và giá
chứng khoán.
Hoạt động niêm yết chứng khoán đòi hỏi phải đảm bảo độ tin cậy đối với thị
trường cho các nhà đầu tư. Cụ thể, các công ty xin niêm yết phải đảm bảo đủ các
điều kiện niêm yết. Điều kiện này được quy định cụ thể trong quy chế về niêm yết
chứng khoán do SGDCK ban hành. Thông thường, có hai quy định chính về niêm
yết là yêu cầu công bố về thông tin của công ty và tính khả mại của chứng khoán.
Các nhà đầu tư và công chúng phải nắm được đầy đủ thông tin và có cơ hội nắm bắt
thông tin do công ty phát hành công bố ngang nhau, đảm bảo sự công bằng trong
5 Ủy ban chứng khoán nhà nước(2002), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng
khoán và thị trường chứng khoán, Nxb. Chính trị Quốc gia, trang 188-198, Hà Nội.
tiếp nhận thông tin kể cả thông tin mang tính chất định kỳ hoặc thông tin có tính tức
thời có tác động đến giá cả, khối lượng chứng khoán giao dịch.
2. Mục tiêu của niêm yết chứng khoán
. Tăng nguồn vốn hoạt động và tăng vốn tự có cho doanh nghiệp
Một trong những động cơ của các công ty cổ phần khi niêm yết cổ phiếu trên
TTCK là huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động. Nếu
công ty hoạt động tốt, uy tín không ngừng đuợc nâng cao thì kênh huy động vốn từ
TTCK sẽ tạo tạo ra một nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp trong một thời gian ngắn.
Hình thức huy động này không quá tốt kém chi phí và có thể đuợc thực hiện nhiều
lần, nhiều đợt và điều quan trọng là không cần phải có tài sản thế chấp, bảo lãnh
như vay vốn ngân hàng. Một lợi thế của hình thức huy động này là với các dự án có
rủi ro lớn hơn bình thường hay dự kiến là lợi nhuận không đuợc đảm bảo chắc chắn
thì các chủ sở hữu cũ của công ty không phải gánh chịu toàn bộ các rủi ro đó mà
được các cổ đông mới san sẻ cùng. So với phương thức tạo vốn bằng việc vay ngân
hàng thì huy động vốn qua TTCK linh hoạt hơn, không bị ràng buộc về lãi suất vay
vốn.
Ngoài ra, có rất nhiều truờng hợp các công ty niêm yết huy động vốn trên
TTCK nhưng không phải có ngay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các công ty huy động vốn trong những truờng hợp này hạn chế hơn vì động cơ
khác, đó chỉ là nhằm tăng vốn tự có của mình. Có nhiều lý do để giải thích việc tăng
vốn tự có này, chẳng hạn để đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định trong một
lĩnh vực ngành nghề nào đó, hay để đảm bảo mức vốn tự có nào đó mới đủ điều
kiện vay vốn ngân hàng hoặc để có thể tham gia đấu thầy, hay đầu tư vào một dự án
cụ thể.
2.2. Công ty niêm yết muốn quảng bá tên tuổi, hình ảnh công ty
Niêm yết tô vẽ thêm hình ảnh của công ty trong con mắt các nhà đầu tư,
khách hàng, chủ nợ, người cung ứng, nhân viên. Khi đuợc niêm yết thì các kế hoạch
kinh doanh, chiến lược sản phẩm mới đuợc thuờng xuyên đề cập, giới thiệu trên các
phuơng tiện thông tin sẽ làm tăng nhanh tính phổ biến, quen thuộc với tên tuổi, hình
ảnh công ty, làm cho công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh bằng việc gây chú ý tới
khách hàng, thu hút khách hàng, giành thị phần lớn hơn. Hình ảnh, tên tuổi công ty
niêm yết được giới thiệu liên tục, đuợc tăng lên không chỉ trong mắt khách hàng mà
ngay cả những người trong cùng lĩnh vực. Do đó, một công ty niêm yết cũng có lợi
thế lớn trong việc hấp dẫn, thu hút các đối tượng cán bộ nhân viên vào làm việc
trong công ty đặc biệt là các cán bộ quản trị điều hành cao cấp. Hơn nữa, khi đáp
ứng đuợc các yêu cầu, điều kiện để được niêm yết thì điều đó đối với công chúng,
đối với thị trường, công ty đó đã đạt được một uy tín nhất định, một uy tín thường là
cao hơn so với truớc khi niêm yết.
2.3 Niêm yết tạo điều kiện cho người lao động tham gia góp vốn vào công ty.
Khi công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên TTCK thì người lao động cũng
có thể mua các cổ phiếu của chính công ty mình. Nhiều công ty đã coi đây là một
trong những động cơ chính khi niêm yết nhằm đưa vào áp dụng một chính sách trả
lương, chế độ thuởng mới có tính khuyến khích người lao động hơn. Nhiều công ty
cổ phần gặp rất nhiều khó khăn khi bán cổ phiếu cho người lao động, kể cả khi bán
ưu đãi, một phần là do tâm lý lo sợ khó chuyển nhượng, khó chuyển thành tiền và
còn tài sản khác của người lao động. Nhờ tính thanh khoản cao, dễ dàng, thuận tiện
chuyển nhượng trên thị truờng chứng khoán khi đó người lao động mới sẵn sàng
mua cổ phiếu của công ty. Khi cũng là những cổ đông, những đồng chủ sở hữu thì
quyền lợi của người lao động sẽ gắn trực tiếp nhiều hơn đối với uy tín, kết quả kinh
doanh và lợi nhuận của công ty.
3 . Phân loạiniêm yết chứng khoán
3.1. Niêm yết lần đầu (Initial Listing): Niêm yết lần đầu là việc cho phép chứng
khoán của tổ chức phát hành đuợc đăng kí niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu
tiên sau khi phát hành ra công chúng khi tổ chức phát hành đó đáp ứng đuợc các
tiêu chuẩn về niêm yết.
3.2. Niêm yết bổ sung : (Additional Listing) : Niêm yết bổ sung là quá trình chấp
thuận của SGDCK cho một công ty niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục
đích tăng vốn hay vì các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức,thực hiện các
trái quyền hoặc thực hiện trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. ...
3.3. Thay đổi niêm yết (Change Listing) : Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty
niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị
chứng khoán được niêm yết của mình.
3.4. Niêm yết lại (Relisting) : Là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục
tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đay đã bi huỷ bỏ niêm yết vì các lí
do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết.
3.5. Niêm yết cửa sau (Backdoor listing) : Là truờng hợp một tổ chức niêm yết
chính thức sáp nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm
không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm
soát tổ chức niêm yết.
3.6. Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần
Niêm yết toàn phần (Dual listing) là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau
khi đã phát hành ra công chúng trên một SGDCK trong nuớc hoặc nước ngoài.
Niêm yết từng phần (Partial listing) : là việc niêm yết một phần trong tổng
số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại
không hoặc chưa niêm yết. Niêm yết từng phần thường diễn ra ở các công ty lớn do
Chính phủ kiểm soát, phần chứng khoán phát hành ra thị truờng do các nhà đầu tư
cá nhân nắm giữ đuợc niêm yết, còn phần nắm giữ của Chính phủ hoặc tổ chức đại
diện cho Chính phủ nắm giữ không được niêm yết.
3.7. Niêm yết chéo : Đây là hình thức chứng khoán của các công ty vừa được niêm
yết trên TTCK trong nước, vừa đuợc niêm yết trên TTCK nuớc ngoài.
4 . Tiêu chuẩn niêm yết :
Tiêu chuẩn niêm yết thông thường do SGDCK của quốc gia quy định, dựa
trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế. Tiêu chuẩn này bao gồm các điều kiện về tài
chính của các công ty, chính sách khuyến khích hay hạn chế niêm yết… Nội dung
và sự thắt chặt của các quyđịnh niêm yết của mỗi nuớc hay mỗi SGDCK đuợc quy
định khác nhau. Thông thường, ở các quốc gia có TTCK phát triển, các tiêu chuẩn
niêm yết chặt chẽ hơn các thị trường mới nổi. Tiêu chuẩn về niêm yết đuợc quy
định dưới hai hình thức : tiêu chuẩn định luợng và tiêu chuẩn định tính.
4.1. Tiêu chuẩn định lượng
Thời gian hoạt động từ khi thành lập công ty : công ty niêm yết phải có một
nền tảng kinh doanh hiệu quả và thời gian hoạt động liên tục trong một số năm nhất
định tính đến thời điểm xin niêm yết. Thông thường, đối với các thị trường truyền
thống công ty niêm yết phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 3-5 năm, hoặc cổ
phiếu đã từung đuợc giao dịch trên thị truờng phi tập trung.
Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần công ty : quy mô của một công ty niêm yết
phải đủ lớn để tạo nên tính thanh khoản tối thiểu cho chứng khoán của công ty.
Lợi suất thu được từ vốn cổ phần : Mức sinh lời trên vốn đầu tư (cổ tức) phải
cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng kì hạn 1 năm. Hoặc số năm hoạt dộng kinh
doanh có lãi tính đến thời điểm xin niêm yết là 2-3 năm.
Tỷ lệ nợ : Có thể là tỷ lệ nợ trên tài sản ròng của công ty, hoặc tỷ lệ vốn khả
dụng điều chỉnh trên tổng tài sản nợ của công ty ở mức cho phép, nhằm bảo đảm
duy trì tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp.
Sự phân bổ cổ đông : là dựa trên số lượng và tỷ lệ cổ phiếu do các cổ đông
thiểu số nắm giữ (thông thường là 1%) và các cổ đông lớn (5%); tỷ lệ cổ phiếu do
cổ đông sáng lập và cổ đông ngoài công chúng nắm giữ mức tối thiểu.
4.2. Tiêu chuẩn định tính :
- Triển vọng của công ty
- Phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành
- Ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính
- Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty (Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
điều hành)
- Mẫu chứng chỉ chứng khoán
- Lợi ích mang lại đối với ngành, nghề trong nền kinh tế quốc dân.
- Tổ chức công bố thông tin
Quy định niêm yết trong những trƣờng hợp đặc biệt
Nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các quy định về niêm yết cũng được quy định
cụ thể ở một số ngành, nghề, lĩnh vực nhất định về vốn kinh doanh, thời gian hoạt
động, lãi ròng hàng năm và số lượng cổ đông tối thiểu. Ví dụ như : các ngành kiến
trúc xây dựng và công nghệ cao là lĩnh vực đầu tư có nhiều rủi ro nên tiêu chuẩn
niêm yết thường đưa ra cao hơn. Còn các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,
công ty chứng khoán, do dặc thù về bản chất hoạt động tài chính , nên tiêu chuẩn nợ
trên vốn thường không xét đến, mà chỉ xét đến lợi nhuận trên vốn cổ phần.
5. Thủ tục niêm yết
Sơ đồ 2. Quy trình các bƣớc đối với niêm yết lần đầu
SGD thÈm ®Þnh
Nép b¶n ®¨ng kÝ lªn
UBCK
Chào bán ra công chúng
Xin phép niêm yết
Thẩm tra niêm yết chính
thức
Niêm yết
Bước 1 : Sở giao dịch thẩm định sơ bộ
Thẩm định sơ bộ là việc vạch ra phuơng hướng cung cấp cho những người
mua cổ phiếu chào bán ra công chúng biết trước được tính khả mại của chứng khoán
nhằm rút bớt thời gian thẩm định chính thức. Cho dù việc thẩm dịnh này không
được thực hiện một cách chính thức nhưng nó có tác dụng quan trọng trong việc đưa
quyết định cuố cùng chấp nhận hay từ chối niêm yết. Hầu hết, các công ty không đạt
tiêu chuẩn bị loại ran gay từ khi thẩm định sơ bộ trước khi nộp đơn xin niêm yết
chính thức.
Khi thẩm định sơ bộ, SGDCK chú trọng đến các vấn đề :
 Công ty niêm yết phải có một nền tảng hoạt động có lãi và trong
tương lai phải có khả năng sinh lời tốt.

 Công ty xin niêm yết phải có một ban lãnh đạo có cơ cấu của một
công ty đại chúng.

 Tổ chức công bố thông tin thường xuyên
 Các cổ phiếu phải đạt được mức độ thanh khoản nhất định theo thứ
bậc do SGD quy định.

 Công ty niêm yết không đuợc vi phạm đến quyền lợi của công chúng
đầu tư đại diện cho quyền lợi của các bên tham gia.
Tiến trình thẩm định sơ bộ bao gồm các buớc sau :
(1) SGDCK kiểm tra tài liệu do công ty niêm yết nộp.
(2) SGDCK đặt câu hỏi cho các công ty niêm yết về các tài liệu nộp.
(3) Công ty niêm yết trả lời các câu hỏi của SGDCK về các thủ tục từ
bước (1) đến (3) cho đến khi các chi tiết được làm rõ hoàn toàn.
(4) SGDCK tìm hiểu thêm công ty niêm yết và có thể đến công ty niêm
yết để kiểm tra các tài liệu và thu thập thêm các thông tin cần thiết
cho việc thẩm định niêm yết chính thức.
(5) Nhân viên SGDCK thảo luận về kết quả thẩm định.
(6) SGDCK đưa ra quyết định cuối cùng và thông báo quyết định cho các
công ty niêm yết.
Bƣớc 2 : Đệ trình bản đăng ký lên UBCK
Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng quyết định tới sự phân bổ cổ đông
trong công ty, do đó công ty muốn niêm yết các cổ phiếu trên SGDCK phải đệ trình
bản đăng ký lên UBCK xin chấp thuận cho phép chào bán ra công chúng.
Bƣớc 3 : Chào bán ra công chúng
Chào bán ra công chúng có thể được thực hiện sau khi bản thông cáo được chấp
thuận. Bất kỳ công ty nào muốn xin phép niêm yết phải nêu rõ mục đích niêm yết
các cổ phiếu của họ trên SGDCK trong bản thông cáo phát hành. Thông thường,
quá trình chào bán nói trên do nhóm bảo lãnh phát hành là các ngân hàng đầu tư hay
hay các công ty chứng khoán thực hiện.
Bƣớc 4 : Xin phép niêm yết
Công ty phát hành muốn niêm yết và giao dịch chứng khoán của mình trên
SGDCK phải gửi hồ sơ niêm yết chính thức lên SGDCK và ký hợp đồng niêm yết
với SGDCK.
Hồ sơ niêm yết chính thức bao gồm :
Đơn xin niêm yết trong đó nêu rõ lý do xin niêm yết

Hồ sơ đăng ký và báo cáo phân tích chứng khoán

Bản sao hợp đồng dịch vụ giữa công ty niêm yết và đại lý chuyển nhuợng.

Bản sao hợp đồng với nhà bảo lãnh phát hành chính

Mẫu chứng chỉ chứng khoán

Báo cáo của đợt chào bán ra công chúng.

Danh sách cổ đông….
Hợp đồng niêm yết là hợp đồng giữa SGDCK và công ty xin niêm yết trong
đó có quy định nghĩa vụ của công ty xin niêm yết. Mẫu hợp đồng ở các thị truờng
khác nhau đều có sự khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại đều có các nội dung sau :
(1) đảm bảo việc công bố thông tin định kỳ; (2) đảm bảo việc công bố các bản báo
cáo tài chính theo tiêu chuẩn nguyên tắc kế toán chung một cách thường xuyên và
định kỳ; (3) cam kết thực hiện kinh doanh lành mạnh.
Bƣớc 5 : Thẩm tra niêm yết chính thức
Việc thẩm định sau khi SGDCK chấp nhận sơ bộ là rất quan trọng, do đó
việc thẩm tra niêm yết chính thức sẽ không kéo dài khoảng 5-10 ngày. Để việc thẩm
định có hiệu quả, các SGDCK thường có một tiểu ban chuyên trách thẩm định và
đưa ra quyết định chấp thuận cuối cùng.
Bƣớc 6 : Niêm yết
Khi SGDCK hoàn tất các thủ tục niêm yết, SGDCK sẽ quy định cụ thể ngày
niêm yết. Sau đó SGDCK sẽ mời Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều
hành công ty niêm yết để định ra ngày giao dịch dầu tiên đối với chứng khoán đã
niêm yết.
6. Quản lý niêm yết
Việc quản lý chứng khoán niêm yết là công việc của hệ thống quản lý tại
SGDCK với mục đích duy trì một thị trường hoạt động công bằng và trật tự.Giống
như một tổ chức tự quản, SGDCK phải để ra các nghĩa vụ cho các công ty niêm yết
và các biện pháp trừng phạt đối với công ty niêm yết không thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ của mình.
6.1 Quy định báo cáo dành cho việc quản lý các cổ phiếu niêm yết
Công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ (năm, quý); thông
tin tức thời và thông tin theo yêu cầu của SGDCK trên các phuơng tiện thông tin đại
chúng, trên SGDCK các thiết bị đầu cuối và tại trụ sở của tổ chức niêm yết.
Công ty niêm yết phải nộp báo cáo cho SGDCK theo đúng thời hạn, nội
dung bản báo cáo nộp cho SGDCK phải bao gồm một số hoạt động hay sự kiện nhất
định trong việc quản lý điều hành kinh doanh. Báo cáo phải thoả mãn các yêu cầu
quy định của SGDCK trong việc thực hiện chức năng tự quản. Chức năng đó bao
gồm việc đảm bảo cung cấp các chứng khoán của công ty để thị trường hoạt động
một cách công bằng và hiệu quả.
Công ty niêm yết phải đệ trình cho SGDCK bản báo cáo về các vấn đề : (1)
các vấn đề gây tác động nghiêm trọng đến giá cả chứng khoán; (2) các vấn đề gây
tác động gián tiếp tới giá cả chứng khoán; (3) các vấn đề gây tác động không đáng
kể đến giá cả chứng khoán nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quyết định
đầu tư.
6.2 Quy định về chứng khoán bị thuyên chuyển, chứng khoán bị kiểm soát, huỷ
bỏ niêm yết
Tiêu chuẩn thuyên chuyển
Một công ty niêm yết sẽ bị thuyên chuyển từ thị trường niêm yết có tiêu
chuẩn cao sang thị trường giao dịch có tiêu chuẩn thấp (đối với mô hình thị truờng
tổ chức thành hai khu vực : tiêu chuẩn niêm yết cao và tiêu chuẩn niêm yết thấp)
hoặc khu vực giao dịch bảng II nếu công ty không đáp ứng đuợc đầy đủ niêm yết,
như :
 Việc chi trả cổ tức thấp hơn tiêu chuẩn quy định

 Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cao hơn mức tiêu chuẩn quy định

 Phân bổ cổ đông không hợp lý, khi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông
sáng lập, hoặc cổ đông ngoài công chúng thấp hơn mức quy định.
 Khi công ty niêm yết không nộp báo cáo theo hạn định

 Khi SGDCK nhận ra rằng công ty niêm yết đã bị đình chỉ hoạt động kinh
doanh theo giấy phép chính.

Khi một công ty niêm yết bị thuyên chuyển sang thị trường giao dịch bảng II,
các giao dịch cổ phiếu của công ty cần phải ngừng lại trong một thời gian nhất định
để thông báo cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian ngừng giao dịch càng ngắn
càng tốt cho việc tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu.
Chứng khoán bị kiểm soát
Khi các chứng khoán không duy trì được các tiêu chuẩn niêm yết song chưa
đến mức độ phải huỷ bỏ niêm yết, thì sẽ được đưa vào nhóm chứng khoán bị kiểm
soát. Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát đuợc tách riêng và được quản lý chặt chẽ
theo các quy định riêng của SGDCK về : biên độ dao động giá, giao dịch ký quỹ…
Hủy bỏ niêm yết
Tiêu chuẩn huỷ bỏ niêm yết thường được áp dụng cho các công ty phát hành
là công ty không thể tiếp tục đáp ứng nổi các quy định niêm yết. Do đó, tiêu chuẩn
niêm yết chỉ rõ các truờng hợp chứng khoán của các đợt phát hành giao dịch trên thị
truờng niêm yết bị huỷ bỏ niêm yết.
6.3 Phí niêm yết
Là các khoản phí liên quan đến niêm yết và duy trì các tiêu chuẩn niêm yết
mà các công ty niêm yết phải trả cho các SGDCK để đuợc niêm yết và giao dịch
chứng khoán của mình trên SGDCK. Phí này là một trong những nguồn thu chủ yếu
của SGDCK và đuợc chia thành hai loại : phí đăng kí niêm yết lần đầu là mức thu
phí tiếp nhận hồ sơ, thẩm định quá trình niêm yết lần đầu của tổ chức phát hành khi
tham gia vào SGDCK và đuợc thu một lần khi tham gia niêm yết;phí quản lý niêm
yết hàng năm nhằm duy trì các tiêu chuẩn về quản lý niêm yết trong suốt quá trình
tồn tại của cổ phiếu được niêm yết và đuợc thu hàng năm. Mức thu phí cũng phụ
thuộc vào từng thị trường hoặc nhóm nghề ưu tiên hay không ưu tiên và tính trên
tổng giá trị niêm yết.
6.4 Quản lý niêm yết chứng khoán ở các công ty nước ngoài.
Các SGDCK thường quy định các công ty nước ngoài có thể phát hành và niêm
yết chứng khoán trên SGDCK của mình và thường đề ra các tiêu chuẩn quy định cho
việc niêm yết này. Thông thuờng, các tiêu chuẩn niêm yết đối với các công ty nước
ngoài ít chặt chẽ hơn so với các công ty trong nước, phí niêm yết thường thấp hơn so
với các công ty trong nước.
Các chứng khoán của công ty niêm yết nước ngoài đuợc giao dịch trên một
khu vực riêng. Phuơng thức giao dịch, ngày thanh toán, giờ giao dịch, đơn vị giao
dịch và giới hạn thay đổi giá trong ngày tương tự đối với các công ty trong nước.
Tuy nhiên, thông thường, các chứng khoán niêm yết trên SGDCK trong nước phải
có ít nhất một người trong nước đại diện cho công ty phát hành nước ngoài giải
quyết các vấn đề phát sinh giữa tổ chức niêm yết và SGDCK. Ngoài ra, tiêu chuẩn
kế toán, kiểm toán, của các nước có chứng khoán phải đuợc chấp nhận, nếu có sự
khác biệt cần phải làm rõ.
IV. NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN Ở MỘT SỐ TTCK CÁC NƢỚC TRONG
KHU VỰC.
1. Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan
Tại Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan, Phòng niêm yết và Ban theo dõi
niêm yết chịu trách nhiệm giám sát niêm yết. Sau khi một công ty nộp hồ sơ xin
niêm yết, Phòng niêm yết chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ lần thứ nhất. Hồ sơ đuợc
đánh giá là đủ tiêu chuẩn sẽ đuợc chuyển sang ban theo dõi niêm yết xem xét lần
hai. Sau đó, nếu ban này cho rằng đủ tiêu chuẩn, hồ sơ sẽ được chuyển lên hội đồng
quản trị xem xét và lên UBCK xem xét lần cuối và chấp thuận niêm yết. Sau khi
đuợc UBCK chấp thuận, công ty phải nộp phí niêm yết và các báo cáo tài chính
theo quy định đã đuợc kiểm toán.
Từ tháng 1/1991 SGDCK Đài Loan ban hành các quy chế về các buổi họp
báo đặc biệt để công bố các thông tin quan trọng của các công ty niêm yết. Từ tháng
2 năm 1993, SGDCK bắt đầu áp dụng hệ thống theo dõi thị truờng. Hệ thống này
thu thập các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, hoạt động kinh
doanh và các thông tin khác về công ty niêm yết và công bố lên hệ thống thông tin
của SGDCK.
2. Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc
Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE) có tiền thân là SGDCK Daehan
được thành lập ngày 11/2/1956. Đến ngày 1/3/1988, KSE được tổ chức lại theo mô
hình thành viên phi lợi nhuận. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có UBCK
và Ban giám sát chứng khoán là một bộ phận chấp hành của UBCK, thực hiện các
quyết định của UBCK và giám sát các tổ chức chứng khoán.
Đối với niêm yết chứng khoán, trong truờng hợp niêm yết lần đầu công ty
niêm yết nộp hồ sơ kèm các thông tin cần thiết lên SGD. SGD sau đó tiến hành
thẩm định hồ sơ và cấp phép niêm yết cho công ty nếu công ty đó đáp ứng đủ các
điều kiện các điều kiện niêm yết và đuợc UBCK phê chuẩn.
SGD chứng khoán được phân chia thành hai khu vực niêm yết : khu vực 1 và
khu vực 2. Khu vực 2 dành cho các công ty mới niêm yết chứng khoán hoặc niêm
yết lại. Hàng năm SGD xem xét đánh giá chuyển các chứng khoán của khu vực này
sang khu vực 1 theo một số tiêu chí nhất định do SGD đề ra, ngược lại chứng khoán
ở khu vực 1 nếu không đáp ứng đủ các điều kiện cũng bị chuyển xuống khu vực 2.
3. Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan
SGD chứng khoán Thái Lan (SET) là một tổ chức pháp nhân hoạt động với
tư cách là một tổ chức pháp nhân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và hoạt
động dưới sự kiểm soát của UBCK Thái Lan(SEC). SGDCK Thái Lan đề ra các tiêu
chí niêm yết chặt chẽ. Tuy nhiên, chi phí niêm yết ở đây đuợc cho là thấp nhất so
với chi phí ở bất kỳ thị truờng nào khác, đồng thời có những ưu đãi cho những công
ty xếp vào loại đặc biệt (đó là các công ty đầu tư vào dự án cơ sở hạ tầng và các
công ty lớn trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản khi tham gia vào thị truờng tiến hành
những hoạt động đem lại lợi ích cho kinh tế xã hội). Ngoài ra, tuỳ lĩnh vực đầu tư
của công ty niêm yết mà SGD có những tiêu chí khác nhau, nhưng tất cả các công ty
niêm yết trên SGD đều phải là các công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng.
Các công ty xin được niêm yết phải nộp hồ sơ theo dõi quá trình hoạt động
trong vòng 3 năm với cùng một cơ cấu quản lý. Đối với công ty loại đặc biệt, ban
quản lý công ty đó phải có đủ khả năng và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đó.
Các công ty niêm yết chứng khoán phải đáp ứng được các điều kiện : phải có vốn
đăng kí tối thiểu là 60 triệu Baht (2.4 triệu USD), tổng số vốn ít nhất là 500.000.000
Baht(20 triệu USD), ít nhất có 600 cổ đông nhỏ, sở hữu ít nhất 30% vốn đăng kí,
làm ăn có lãi ít nhất trong 3 năm gần nhất. Yêu cầu về lợi nhuận ròng áp dụng cho
các công ty xin niêm yết như sau : Lợi nhuận ròng sau thuế (áp dụng cho cả hoạt
động tổng hợp) trong ba năm liền phải đạt ít nhất 80 triệuBaht trong đó năm thứ
nhất phải đạt tối thiểu 5 triệu, năm thứ hai tối thiểu là 20 triệu và năm cuối là 30
triệu.
4. Sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc
Toàn bộ phần lớn hoạt động chứng khoán tại Trung Quốc tập trung vào hai
Sở giao dịch chứng khoán lớn ở Thượng Hải và Thẩm Quyến. Sở giao dịch chứng
khoán Thượng Hải (SHSE) đuợc thành lập vào ngày 10/12/1980 và Sở giao dịch
chứng khoán Thẩm Quyến thành lập vào ngày 3/7/1991. Cả hai đều do chính quyền
nhà nước địa phương quản lý.
Một công ty được niêm yết tại các SGD phải đảm bảo được điều kiện tiên
quyết : chuyển sang hình thức sở hữu cổ phần. Ngoài ra, công ty phải đáp ứng được
một số yêu cầu cụ thể do từng Sở đặt ra. Ví dụ, SGDCK Thượng Hải quy định các
tiêu chuẩn chính đối với các công ty như sau : phải đăng kí với Cục quản lý thương
mại và Công nghiệp Thượng Hải; vốn tự có tương đương 250.000 USD; ít nhất có
2% trong tổng khối lượng phát hành phải được bán công chúng; công ty phải có ít
nhất 1 thành viên của SHSE bảo lãnh. Để đuợc niêm yết tại SGDCK Thẩm Quyến,
các công ty phải đủ tiêu chuẩn sau : có tình hình tài chính và kết quả kinh doanh tốt,
có tài sản ròng không dưới 1.25 triệu USD, công ty phải có số lượng cổ đông tối
thiểu là 800, ít nhất 25% tổng khối lượng phát hành ra công chúng.
Cổ phiếu phát hành ở SGDCK Trung Quốc có 4 loại : cổ phiếu A (bằng nhân
dân tệ bán cho người bản xứ), cổ phiếu B (bằng ngoại tệ bán cho người nước
ngoài), cổ phiếu H (niêm yết tại thị trường Hồng Kông) và cổ phiếu N (niêm yết tại
thị truờng New York).
5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thành lập cơ quan quản lý Nhà nƣớc về thị truờng chứng khoán
Thực tiễn trên thế giới cho thấy thị truờng chứng khoán có thể đuợc hình
thành tự phát không do Nhà nuớc xây dựng, nhưng đến một thời điểm nào đó các
nước đều thành lập cơ quan quản lý Nhà nước. Nước nào sớm thành lập cơ quan
quản lý Nhà nước thì ở đó thị truờng phát triển tốt. Các cơ quan quản lý Nhà nước
này thường là các cơ quan quản lý độc lập đặt dưới sự kiểm soát của Quốc hội hoặc
Chính phủ.
Từng buớc hoàn thiện Sở giao dịch chứng khoán
Thành lập và đưa vào hoạt động một SGD chứng khoán không có nghĩa là
ngay từ đầu đã có đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ như một SGD hoàn chỉnh mà
tuỳ theo điều kiện phát triển của từng nước. Ban đầu có thể thành lập SGD ở quy
mô nhỏ cho phù hợp với dung lượng thị truờng trong điều kiện hàng hoá chưa
nhiều, công chúng tham gia chưa đông đảo, chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất, vốn
hoạt động cũng như kinh nghiệm quản lý. Việc xây dựng hai TTGDCK Tp. Hồ Chí
Minh năm 2000 nay đổi thành SGDCK TP HCM(2007) và đưa TTGDCK Hà Nội đi
vào hoạt độngvào năm 2005 trong bước đi ban đầu của TTCK Việt Nam là sự vận
dụng sáng tạo những kinh nghiệm của thị truờng chứng khoán thế giới vào điều kiện
cụ thể ở Việt Nam.
Cho phép chứng khoán nƣớc ngoài niêm yết trên Sở giao dịch CK
Một vấn đề khác là việc cho phép chứng khoán nước ngoài được niêm yết
trên SGD. Trong thời gian đầu mới hoạt động, hầu hết các SGDCK châu Á đều hạn
chế không cho phép chứng khoán nước ngoài niêm yết trên SGD của mình. Tuy
nhiên, các nước lại khuyến khích các công ty trong nước niêm yết chứng khoán trên
các SGDCK nuớc ngoài. Các chính sách này nhằm hạn chế tác động của bên ngoài
vào TTCK và đồng thời tăng cuờng huy động vốn cho nền kinh tế trong nước như
truờng hợp Trung Quốc. Đến một trình độ phát triển nhất định, các giới hạn trên
đuợc dỡ bỏ dần. Sở giao dịch chứng khoán các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản,
Anh…đều mở cửa cho sự tham gia niêm yết chứng khoán từ nước ngoài.
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
i. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI
SGDCK THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ TTGDCK HÀ NỘI.
1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động niêm yết chứng khoán
Trước thời điểm năm 2006, Nghị định 48/1998/NĐ-CP vẫn được coi là văn
bản pháp luật cao nhất về chứng khoán, tuy nhiên, Nghị định này được xây dựng
trong điều kiện nước ta chưa có thị truờng chứng khoán do đó không tránh khỏi
nhiều hạn chế bất cập. Đến nay với Luật chứng khoán ra đời có hiệu lực thi hành từ
ngày 1-1-2007, thị trường Chứng khoán Việt Nam đã có hành lang pháp lý chính
thức và tương đối đầy đủ. Cụ thể các văn bản pháp luật dưới đây trực tiếp điều
chỉnh hoạt động niêm yết chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam :
Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006

Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Quyết định số 25/QĐ-TTGDCK HCM ngày 17/4/2007 ban hành Quy chế
công bố thông tin trên TTGDCK Tp.HCM.
Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán .
Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ra ngày 13/3/2007 về việc ban hành quy
chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên SGDCK/TTGDCK.

Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ban hành kèm theo mẫu bản báo bạch
trong hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng và hồ sơ đăng kí niêm yết
chứng khoán tại SGDCK/TTGDCK.

Nghị định 36/2007 NĐ/CP của Chính phủ ra ngày 8/3/2007 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

Thông tư số 97/2007/TT-BTC huớng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 36/2007/NĐ-CP.

2. Các quy định pháp lýcụ thể về niêm yết chứng khoán
Căn cứ vào Luật chứng khoán 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP, Quyết định
số 25/QĐ-TTGDCK HCM ngày 17/4/2007, thì các quy định pháp lý về hoạt động
niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minhvà
TTGDCK Hà Nội như sau :
Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán
Việc niêm yết chứng khoán là một thủ tục cho phép chứng khoán của công ty
phát hành được phép giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Đây
là quá trình trước đây do UBCKNN chấp thuận nhưng vào đầu năm 2007, toàn bộ
quy trình tiếp nhận, xử lý, thẩm định, cấp phép niêm yết đã được UBCKNN trao
cho SGDCK Tp.HCM và TTGDCK Hà Nội theo tinh thần của Luật chứng khoán có
hiệu lực từ ngày 1/1/2007.
Chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao
dịch chứng khoán
 Cổ phiếu

 Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán

 Trái phiếu

 Các loại chứng khoán khác sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban chứng
khoán.
a. Tiêu chuẩn niêm yết đối với tổ chức phát hành trên Sở giao dịch
chứng khoán
 Mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 80 tỷ đồng Việt Nam : So với
Nghị định 144/2003/NĐ-CP trước đây, mức vốn này đuợc quy định cao hơn. Mức vốn
này đuợc quy định trên cơ sở khảo sát quy mô vốn hiện nay của các doanh nghiệp Việt
Nam đồng thời tính đến yêu cầu nâng cao dần chất lượng của các công ty niêm yết trên
tại SGDCK cho tương xứng cho tương xứng với các TTCK khu vực trong xu thế hội
nhập. Nghị định 14 cũng quy định rõ trong thời gian thực hiện chuyển đổi từ TTGDCK
lên thành SGDCK theo quy định tại khoản 5 điều 134 Luật Chứng khoán, tổ chức mới
đăng kí niêm yết chứng khoán tại TTGDCK Tp.HCM phải đáp ứng các điều kiện niêm
yết quy định đối với SGDCK. Đối với các tổ chức
đã niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM trước khi Nghị định 14 có hiệu lực, nếu không
đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết tại SGDCK quy định tại Nghị định này, thì trong
thời gian 2 năm kể từ ngày Nghị định 14 có hiệu lực thi hành phải điều chỉnh để đáp
ứng đủ điều kiện niêm yết, nếu quá thời hạn trên mà không đáp ứng đủ điều kiện
niêm yết tại SGDCK thì phải chuyển sang niêm yết tại TTGDCK.
Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có lãi
và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí hoạt động. Không có các khoản nợ quá
hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ. Các
công ty muốn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán phải chứng minh tình hình
hoạt động của mình trong hồ sơ xin phép niêm yết. Đặc biệt là trong báo cáo tài
chính được trình bày trong bản cáo bạch. Những bản báo cáo này phải thể hiện
được công ty hoạt động kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục gần nhất tính đến
ngày xin niêm yết, tình hình tài chính lành mạnh, không có lỗ lũy kế tính đến năm
niêm yết, có triển vọng phát triển. Triển vọng của công ty thể hiện qua các dự án
đầu tư trong tương lai, quy mô và triểnvọng đầu tư phát triển trong 3 hoặc 5 năm
tới, có thể là công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở thêm các chi nhánh
ở các tỉnh trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của công ty ... Việc quy
định công ty phải hoạt động có lãi trong hai năm liên tục tính đến ngày niêm yết để
đảm bảo rằng : khi đến ngày xin phép niêm yết hoặc niêm yết lại, công ty đã đi vào
hoạt động kinh doanh ổn định, đã sinh lời từ hoạt động kinh doanh đó. Bên cạnh đó,
những điều kiện này cũng giúp cho cổ phiếu của công ty khi niêm yết có giá trị hơn
và được công chúng đầu tư quan tâm hơn vì cổ phiếu của công ty này đã sinh lợi
trong hai năm liên tục và triển vọng sẽ tiếp tục như vậy khi công ty niêm yết.
Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ
đông nắm giữ

Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty
phải nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày
niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo không tính số cổ
phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân đại diện trên nắm giữ. Thời gian này
đã giảm xuống so với quy định tại Nghị định 144 và tiến gần tới xu hướng của thế
giới. Xu hướng chung là không quy định yêu cầu này nữa, tuy nhiên, đối với TTCK
Việt Nam đang còn ở giai đoạn đầu, các yêu cầu về quản trị công ty mới đang trong
quá trình triển khai và còn một số hạn chế do đó để đảm bảo sự ổn định thì cần quy
định về thời gian này nhằm đảm bảo cho sự thành công của Quỹ hay công ty.
Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư, yêu cầu là quỹ đóng và theo mệnh giá phát
hành là từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Đối với cổ phiếu của công ty đầu tư chứng
khoán, vốn điều lệ thực góp là 50 tỷ đồng trở lên. Ngoài yêu cầu đối với Sáng lập
viên và thành viên Ban giám đốc giống với yêu cầu của các tổ chức niêm yết trái
phiếu và cổ phiếu ở trên, thì phải có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ và 100
cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán.
b. Tiêu chuẩn niêm yết đối với tổ chức phát hành trên Trung tâm dịch
chứng khoán
Mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam : Về niêm yết tại
TTGDCK, Điều 9 Nghị định 14 quy định, tổ chức niêm yết tại TTGDCK phải có
vốn điều lệ thực góp tại thời điểm đăng kí niêm yết từ 10 tỷ đồng trở lên. Trái phiếu
Chính phủ, Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phuơng được
niêm yết trên TTGDCK theo đề nghị của tổ chức phát hành, TTGDCK là nơi giao
dịch trái phiếu chính phủ, dần dần hình thành thị truờng chuyên biệt giao dịch Trái
phiếu chính phủ. Đối với các chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mà chưa niêm yết
trên TTGDCK được giao dịch tại công ty chứng khoán và chuyển kết quả giao dịch
qua TTGDCK để thanh toán thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí phải có lãi, không
có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành nghĩa vụ tài chính
với Nhà nước. Tuy nhiên, việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới
thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao,doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
chuyển đối thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện này.

Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm

giữ.
c. Nghị định còn có các quy định điều chỉnh về việc niêm yết chứng
khoán tại SGDCK nƣớc ngoài. Doanh nghiệp muốn đăng kí niêm yết chứng
khoán tại SGDCK nước ngoài phải có điều kiện : không thuộc danh mục ngành
nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của
bên nước ngoài theo quy định của pháp luật; có quyết định thông qua việc niêm yết
tại SGDCK nước ngoài của HĐQT hoặc Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ
phần) , của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên),
Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) hoặc đại diện của chủ
sở hữu vốn (đối với công ty Nhà nước) và đáp ứng điều kiện niêm yết tại SGDCK
của nước mà cơ quan quản lý TTCK hoặc SGDCK đã có thoả thuận hợp tác với
UBCKNN Việt Nam. Để thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động này và bảo
vệ lợi ích của nhà đầu tư trong nước khi có sự niêm yết đồng thời tại thị trường
trong nước và nước ngoài. Nghị định cũng quy định doanh nghiệp phải có nghĩa vụ
báo cáo về việc niêm yết gửi UBCKNN; nghĩa vụ công bố thông tin; tổ chức niêm
yết tại nứoc ngoài phải tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam, truờng
hợp có sự khác biệt phải giải trình sự khác biệt.
Nội dung và các bƣớc đăng kí niêm yết
a. Đăng kí niêm yết đối với cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ phát
hành lần đầu hoặc phát hành thêm
Bước 1 : Tổ chức họp hội đồng quản trị
 Đánh giá tình hình của của công ty theo các điều kiện niêm yết và
thông qua chủ truơng đăng ký niêm yết.

 Xác định những vấn đề cơ bản cần xin ý kiến đại hội đồng cổ đông và
xác định thời điểm họp đại hội đồng cổ đông
 Xin ý kiến của đại hội đồng cổ đông về chủ trương phát hành cổ phiếu
ra công chúng, với các nội dung chính :

o Mục đích huy động vốn, số lượng vốn cần huy động, phuơng án
sử dụng, đầu tư và trả nợ vốn thu được.

o Loại, số lượng cổ phiếu, trái phiếu, hay chứng chỉ quỹ dự định
phát hành.

o Cơ cấu cổ phần dự tính phân phối cho các đối tượng : Hội đồng
quản trị, cổ đông hiện tại, người lao động trong doanh nghiệp, các
nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài…

 Thông qua Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông về các vấn đề trên.
Buớc 3 : Chuẩn bị phương án phát hành

 Chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu pháp lý.

 Chỉ định các tổ chức liên quan đến đợt phát hành như : Bảo lãnh phát
hành, hoặc đại lý phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu, kiểm toán.

 Xác định giá công ty và định giá cổ phiếu phát hành.

 Hội đồng quản trị thông qua phương án, hồ sơ đăng ký niêm yết.
 Sau khi đã chuẩn bị đủ tài liệu hồ sơ, công ty nộp Hồ sơ xin phép phát
hành cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN
xem xét và cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.
 Công bố bản thông báo phát hành trên tờ báo điện tử hoặc báo viết
trong ba số liên tiếp trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận
chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực.
 Tổ chức phát hành phải đảm bảo cho người mua chứng khoán tiếp cận
được với bản cáo bạch trong hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công
chúng; phân phối chứng khoán cho các nhà đầu tư, thanh toán và chuyển
giao chứng khoán.
 Hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn 90 ngày hoặc
có thể đuợc gia hạn thêm nhưng không quá 30 ngày, báo cáo kết quả đợt
chào bán cho UBCKNN trong thời hạn 20 ngày.
Bước 6 : Đăng kí chứng khoán niêm yết với SGDCK, TTGDCK.
Sau khi được UBCKNN chấp thuận phát hành chứng khoán ra công chúng
doanh nghiệp đăng ký niêm yết với SGDCK hay TTGDCK.

Tổ chức phát hành muốn niêm yết cổ phiếu và trái phiếu lần đầu phải gửi
SGDCK hay TTGDCK hồ sơ đăng kí niêm yết, bao gồm :
a) Giấy đăng kí niêm yết cổ phiếu(trái phiếu).
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông(đối với công ty cổ phần) hoặc Hội
đồng thành viên (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên) thông qua việc
niêm yết.
c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng kí niêm yết được lập trong thời
hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng kí niêm yết hoặc Sổ đăng ký chủ sở
hữu trái phiếu của tổ chức đăng kí niêm yết.
d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán
e) Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán
trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ
ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo. Đối với
niêm yết trái phiếu, cần có cam kết bảo lãnh hoặc Biên bản xác định giá trị tài sản
bảo đảm, kèm tài liệu hợp lệ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và hợp đồng bảo
hiểm (nếu có) đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo
đảm.
f) Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có), hoặc đối với niêm yết trái phiếu thì
cần có hợp đồng giữa tổ chức phát hành và người đại diện sở hữu trái phiếu và giấy
chứng nhận của TT lưu ký chứng khoán về việc trái phiếu của tổ chức đó đã đăng kí
lưu ký, tập trung.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ, SGDCK, TTGDCK có
trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành.
Tổ chức niêm yết sau khi được chấp thuận niêm yết trên SGDCK, TTGDCK phải
nộp cho UBCKNN bản sao hồ sơ đăng kí niêm yết.
Trường hợp đăng kí niêm yết sau một năm kể từ ngày cấp phép phát hành,
ngoài hồ sơ trên tổ chức phát hành phải gửi SGDCK, TTGDCK các báo cáo tài
chính trong hai năm liên tục gần nhất bao gồm : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính.
Niêm yết Trái phiếu Chính phủ được thực hiện như sau : Cơ quan được
Chính phủ uỷ nhiệm phát hành gửi hồ sơ đăng ký niêm yết bao gồm

- Công văn đề nghị niêm yết
- Báo cáo kết quả đợt phát hành (loại trái phiếu, khối lượng,
mệnh giá, lãi suất, thời gian đáo hạn và danh sách người
sở hữu trái phiếu).
 Tổ chức niêm yết muốn niêm yết bổ sung cổ phiếu phải gửi SGDCK,
TTGDCK hồ sơ đăng kí niêm yết bổ sung thường bao gồm :

- Đơn đăng kí niêm yết bổ sung
- Bản sao giấy phép phát hành bổ sung do UBCKNN cấp
- Báo cáo kết quả chào bán ra công chúng của đợt phát hành bổ
sung ;
- Sổ theo dõi cổ đông
Từ năm 2006 trở về trước, công việc cấp phép niêm yết thuộc quyền của
UBCKNN. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, để hoàn thành việc niêm yết,
phải làm rất nhiều thủ tục, như : xin quyết định chấp thuận của cơ quan chủ quản, tổ
chức đại hội cổ đông, sửa đổi điều lệ công ty, kiểm toán tài chính để gửi lên SSC
(Ủy ban chứng khoán nhà nuớc). Sau khi nhận xong hồ sơ của doanh nghiệp gửi
lên, SSC còn phải thẩm tra rất kỹ, nếu mọi thủ tục đúng theo quy định mới đuợc cấp
giấy phép niêm yết. Do phải làm nhiều thủ tục chặt chẽ như vậy, nên có những
doanh nghiệp phải mất cả năm mới đuợc cấp giấp phép niêm yết.
Thực tế, SGDCK là một định chế kinh doanh chứ không phải quản lý Nhà
nuớc. Nôm na nó là một cái chợ và có quy định về quản lý, điều hành chợ còn Nhà
nuớc chỉ quy định khung pháp lý, có thanh tra, kiểm tra xử phạt. Do đó, việc Nhà
nuớc (UBCKNN) can thiệp vào việc cấp phép cho hàng hoá vào chợ và cũng phần
nào cản trở hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, vào thời điểm cuối năm 2006, hàng loạt
công ty cổ phần (có đến hơn 6
50 công ty cổ phần trên cả nước) ráo riết đua nhau xin
niêm yết để kịp huởng ưu đãi thuế thu nhập khi mà đầu năm 2007 ưu đãi này bị xoá
bỏ, thì công việc cấp phép niêm yết của UBCKNN trở nên quá tải. Đầu năm 2007,
thể theo đúng tinh thần của Luật Chứng khoán, UBCKNN đã chuyển giao công tác
cấp phép niêm yết này cho SGDCK, TTGDCK tự quyết định. Điểm mới này đã có
một tác động tích cực. Thời gian quyết định cấp phép niêm yết đã đuợc giảm xuống
chỉ còn 30 ngày, thậm chí trên thực tế rút ngắn chỉ còn khoảng hơn hai tuần.
UBCKNN đuợc trở về đúng với chức năng của mình là cơ quan quản lý TTCK của
Nhà nuớc.
b. Đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá đồng
thời ra niêm yết.
Bước 1 : Chuẩn bị cổ phần hoá và phát hành ra công chúng.
Doanh nghiệp thông qua chủ truơng thực hiện cổ phần hoá theo Quyết định
số 2592 ra ngày 4/8/2005 của Bộ Tài chính về kết hợp cổ phần hoá gắn với niêm yết
và đăng kí giao dịch trên TTGDCK.
Doanh nghiệp thực hiện tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong
doanh nghiệp mình những chủ truơng, Chính sách của Chính phủ về cổ phần hóa
gắn với niêm yết trên TTGDCK.

Bước 2 : Chuẩn bị hồ sơ tài liệu và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp
6 http://ngoisao.net/News/Thuong-truong/2006/09/3B9BA01A/, ngày 22/9/2006
Sử dụng tư vấn trong quá trình chuyển đổi đồng thời tư vấn niêm yết, hoặc
nếu không có tư vấn chuyển đổi, phải kí hợp đồng tư vấn niêm yết với một công ty

chứng khoán.

Sau khi có quyết định xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp chuẩn bị
hồ sơ niêm yết, bản cáo bạch theo quy định đồng thời có phương án tổ chức

nghĩa vụ công bố thông tin trên SGDCK hay TTGDCK và dự thảo Điều lệ tổ chức
của công ty cổ phần

Bước 3 : Xây dựng phương án và thực hiện cổ phần hoá

Dự kiến tỷ lệ bán cổ phần ra ngoài công chúng phù hợp với tiêu chuẩn niêm

yết.

 

Gửi UBCKNN hồ sơ xin niêm yết
Phân phối cổ phiếu, tiến hành Đại hội cổ đông thông qua Điều lệ của công
ty cổ phần.

Nộp bổ sung các tài liệu còn thiếu trong bộ hồ sơ xin niêm yết theo quy
định.
Bước 5 Đăng kí niêm yết chứng khoán với SGDCK, TTGDCK
Nhận giấy phép niêm yết của UBCKNN

Đăng kí, lưu kí cổ phiếu với SGDCK, TTGDCK.
Công bố thông tin của tổ chức niêm yết :
Theo điều 101 và 103 của Luật chứng khoán 2006, thông tư số 38
38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán thì công bố thông tin của tổ chức niêm yết
trên thị trường chứng khoán được thực hiện như sau :
Về nội dung công bố thông tin gồm ba loại : công bố thông tin định kỳ,
công bố thông tin bất thường, và theo yêu cầu của UBCKNN hay theo quy chế của
SGDCK và TTGDCK.
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM

bai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanbai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanTominhhuong83
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356Lam Pham
 
Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02gathit01
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánMỹ Hằng
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...luanvantrust
 
Giao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhGiao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhBichtram Nguyen
 
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung KhoanTim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoanguest3c41775
 
Chương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhChương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhDzung Phan Tran Trung
 
Chứng khoán
Chứng khoánChứng khoán
Chứng khoánSEOLENTOP1
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Thanh Hoa
 
Thitruongchungkhoan
ThitruongchungkhoanThitruongchungkhoan
ThitruongchungkhoanMeo Den Milu
 
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdfBài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdfNguyễn Minh
 
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...luanvantrust
 

Similar to Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM (20)

bai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanbai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
 
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt NamĐề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.docKhóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị rủi ro tài chính Trường Đại học Thương Mại.doc
 
Option
OptionOption
Option
 
Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02Option 110413222536-phpapp02
Option 110413222536-phpapp02
 
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoán
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 
Giao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhGiao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinh
 
c5.pptx
c5.pptxc5.pptx
c5.pptx
 
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung KhoanTim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoan
 
Chương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhChương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chính
 
Giao trinhtong hop ifx
Giao trinhtong hop ifxGiao trinhtong hop ifx
Giao trinhtong hop ifx
 
Chứng khoán
Chứng khoánChứng khoán
Chứng khoán
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
 
Thitruongchungkhoan
ThitruongchungkhoanThitruongchungkhoan
Thitruongchungkhoan
 
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdfBài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
 
Phân tích thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.doc
Phân tích thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.docPhân tích thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.doc
Phân tích thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.doc
 
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
Phát triển dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng kho...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Khóa luận: Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán, 9 ĐIỂM

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM Đề tài: NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Họ và tên sinh viên : Hà Thị Mỹ Lƣơng Lớp Giáoviên hướng dẫn : A16 - K42D : TS. Nguyễn Việt Hoa
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện phát triển thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị trường chứng khoán. Quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quyết tâm, kiên định xây dựng ngày càng đồng bộ hơn các loại thị truờng trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, lành mạnh cho doanh nghiệp và nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Thời gian 7 năm là quá ngắn để đánh giá TTCK non trẻ của Việt Nam và sẽ là không đầy đủ trong khi TTCK các nước trên thế giới đã có hàng chục, hàng trăm năm hình thành và phát triển. Nhưng chúng ta có thể khẳng định về những kết quả đã đạt được, cho thấy sự cố gắng vượt bậc của cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường đã cùng tạo dựng nên một bức tranh hiện thực, sinh động của TTCK Việt Nam đang từng bước phát triển, giúp phần vào quá trình phát triển chung của nền kinh tế thị trường theo định hướng mà Đảng và Chính phủ đã đề ra. Xét về quá trình phát triển của lượng hàng hoá trên TTCK, chúng ta thấy rõ đã có những bước chuyển rõ rệt đặc biệt là trong vòng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, hơn 200 doanh nghiệp niêm yết (tính cho đến thời điểm này) chưa phải đã là rổ doanh nghiệp đại diện cho nền kinh tế. Tình trạng cầu quá lớn so với cung vẫn đang là một thực tế diễn ra từ trước tới nay. Nguyên nhân cơ bản là hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn, những đại gia của nền kinh tế vẫn chưa tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường. Khi mà hố sâu chênh lệch trên TTCK về cung cầu hàng hoá vẫn còn lớn thì so sánh quy mô của thị trường với nền kinh tế, mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu khoảng 8% GDP là điều dễ hiểu - thị trường chứngkhoán của chúng ta hãy còn quá nhỏ bé, xét cả về độ sâu và độ rộng của thị trường. Do đó, việc tăng cung hàng hóa là một trong những nhiệm vụ trọng điểm trong chiến lược phát triển chung và dài hạn của thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
  • 3. Với mong muốn tìm hiểu về việc tạo hàng cho thị trường chứng khoán và hơn nữa là việc tạo ra những hàng hoá thực sự có chất luợng nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả đẩy mạnh hoạt động niêm yết chứng khoán trên thị trường em chọn đề tài : ―Niêm yết chứng khoán trên thị truờng chứng khoán Việt Nam - thực trạng và giải pháp” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu khoá luận bao gồm ba chương: Chƣơng I : Những vấn đề cơ bản về thị trƣờng chứng khoán và niêm yết chứng khoán Chƣơng II : Thực trạng hoạt động niêm yết chứng khoán tại thị truờng chứng khoán Việt Nam. Chƣơng III : Định hƣớng và giải pháp phát triển hoạt động niêm yết chứng khoán Việt Nam. Do những hạn chế nhất định về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, khoá luận tốt nghiệp của em chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đuợc sự góp ý của giáo viên hướng dẫn, các thầy giáo, cô giáo truờng Đại học Ngoại Thương và các độc giả. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Việt Hoa cùng các cô chú, anh chị tại Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo chứng khoán và các cô chú tại Thư viện Quốc Gia, thư viện truờng đại học Ngoại Thuơng đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Hà Nội ngày 9 tháng 11 năm 2007. Sinhviên Hà Thị Mỹ Lƣơng.
  • 4. CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN(TTCK) 1. Khái niệm và bản chất thị truờng chứng khoán 1 Thị trường chứng khoánđuợcxem là đặctrưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinhtế qua diễn biến của thị trường chứng khoán. Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất là một thị truờng mà ở nơi đó người ta mua, bán, chuyển nhượng trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Thị trường chứng khoán phải tồn tại ở một nơi mà ở đó việc mua bán chứng khoán được thực hiện. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán ở các nước có nền sản xuất và lưu thông hàng hoá lâu đời như ở Mỹ, Anh, Pháp nơi đó tồn tại dước hai hình thức : thị trường chứng khoán có tổ chức và thị trường chứng khoán phi tổ chức. Hình thái điển hình của thị truờng có tổ chức là Sở giao dịch chứng khoán(Stock Exchange).Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị truờng sơ cấp (Primary), hay thị trường thứ cấp (Secondary market), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over the counter). Các quan hệ mua bán này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình vận động chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. 2. Chứng khoán – Hàng hoá trên thị trƣờng Chứng khoán đuợc hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành 1 Trần Đắc Sinh, Đại học Kinh tế Tp.HCM(1999), Các giải pháp xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, trang 5.
  • 5. hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Theo Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1-1-2007, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành . Chứng khoán là một tài sản tài chính có các đặc điểm sau : Tính thanh khoản : tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng đó cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao trên thị trường chứng khoán và nói chung, các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng khác nhau. Tính rủi ro : Chứng khoán là tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thông và rủi ro không hệ thống. Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới hầu hết các loại tài sản. Loại rủi ro này chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế chung : lạm phát, sự biến động của tỉ giá hối đoái, lãi suất. Rủi ro không có hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến tài sản hay một nhóm tài sản. Loại rủi ro này liên quan đến điều kiện của các nhà phát hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro có liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán. Tính sinh lợi : Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi nắm giữ nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được đảm bảo bằng lợi tức phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Hình thức của chứng khoán : hình thức của các loại chứng khoán có thu nhập (cố định hoặc biến đổi) thường bao gồm phần bìa và phần bên trong. Phần bìa ghi rõ quyền đòi nợ hoặc quyền tham gia góp vốn. Số tiền ghi trên chứng khoán được gọi là mệnh giá của chứng khoán. Đối với giấy tờ có giá với lãi suất cố định bên trong cổ phiếu ghi lợi tức (coupon)- ghi rõ lãi suất hay lợi tức được huởng. Đối với giấy tờ có giá mang lại cổ tức (cổ phiếu) bên trong chỉ ghi phần thu nhập nhưng không
  • 6. ghi xác định số tiền được hưởng, nó chỉ đảm bảo cho người sở hữu quyền yêu cầu về kết quả kinh doanh của công ty và được phân phối theo nghị quyết của đại hội cổ đông. 3. Phân loại thị trƣờng chứng khoán 3.1 Căn cứ vào đối tượng mua bán Theo đối tượng được mua bán trên thị trường chứng khoán, nguời ta có thể phân thị trường chứng khoán thành thị trường cổ phiếu, thị truờng trái phiếu và thị trường các công cụ dẫn suất. Thị trường cổ phiếu (The stock market) là thị trường phát hành cổ phiếu mới và mua đi bán lại cổ phiếu cũ. Thị trường này giao dịch, mua bán những cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Hoạt động của thị trường cổ phiếu chứa đựng cả hai lĩnh vực đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán. Thị trường trái phiếu (bond market) là thị trường phát hành và mua đi bán lại trái phiếu cũ như trái phiếu dài hạn kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái nhà nước, trái phiếu cầm cố, trái phiếu công ty. Trái phiếu thuờng bao gồm 2 loại cơ bản : trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bond) và trái phiếu Chính phủ (Government Bond). Tuơng ứng với hai loại trái phiếu cơ bản, thị trường trái phiếu tách ra hai thị truờng trái phiếu khác nhau : thị trường trái phiếu Doanh nghiệp và thị trường trái phiếu Chính phủ. Thị truờng các công cụ dẫn suất (Derative markets) : là nơi các chứng khoán phái sinh đuợc mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng quyền chọn (Options) và hợp đồng tương lai (Future contracts). Thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư. 3.2 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn mà TTCK có thể đuợc phân chia ra thành thị truờng chứng khoán sơ cấp và thứ cấp. Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary market) là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành để huy động hoặc tăng vốn cho doanh nghiệp và Chính
  • 7. phủ phát hành trái phiếu để vay tiền từ tất cả thành phần của nền kinh tế quốc dân. Chính vì lẽ đó, nguời ta còn gọi thị trường này là thị truờng phát hành. Ngược lại, thị truờng chứng khoán thứ cấp (Secondary market) là nơi mua đi bán lại các chứng khoán cũ hay đã phát hành. Các chứng khoán mua bán trên thị trường này rất đa dạng bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu của các doanh nghiệp hoặc của Chính phủ, các công cụ phái sinh như Chứng quyền, Bảo chứng phiếu, Hợp đồng quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai. Trung tâm của thị trường chứng khoán thứ cấp là Sở giao dịch chứng khoán. Nói đến hoạt động của thị trường chứng khoán của một nuớc là nói về sự tồn tại và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán hay nói một cách khác là thị trường chứng khoán thứ cấp. 3.3. Căn cứ vào kì hạn giao dịch Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch, thị trường chứng khoán đuợc chia thành thị truờng giao ngay, thị truờng giao dịch kì hạn và thị trường tương lai. Thị truờng giao ngay (Spot market) : là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán theo giá thoả thuận khi ký hợp đồng, nhưng thanh toán và giao nhận chứng khoán xảy ra sau ngày kí hợp đồng một hai ngay quy định. Đặc điểm chủ yếu của TTCK sơ cấp là huy động vốn do đó người ta có thể gọi thị trường sơ cấp là thị trường huy động vốn. Thị trường giao dịch kỳ hạn (Forward market) : là thị trường mua bán giao dịch chứng khoán theo giá thoả thuận khi ký hợp đồng, nhưng thanh toán vào giao nhận chứng khoán xảy ra sau ngày ký hợp đồng một số ngày nhât định 30 ngày, 60 ngày. Thông thường, hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường kỳ hạn là giao dịch thật sự, có nghĩa là có hành vi giao nhận chứng khoán và thanh toán chứng khoán xảy ra vào thời hạn quy định trong hợp đồng. Thị trường giao dịch tương lai (Future market) : được hiểu giống như thị trường giao dịch kỳ hạn, nếu có khác chỉ là những điểm sau đây : Các hợp đồng mua bán đã được tiêu chuẩn hoá nội dung và điều kiện thực hiện hợp đồng.
  • 8. Giao dịch thật sự về chứng khoán từ người mua sang người bán chiếm tỷ trọng nhỏ, mà chủ yếu là họ huỷ hợp đồng để đuợc bồi thường. Thực chất hoạt động của thị trường chứng khoán này là hoạt động đầu cơ, do vậy một cơ chế ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng dưới hình thức tiền đặt cọc đã được hình thành và bắt buộc các bên phải thực hiện. 4. Vai trò của chứng khoán trong nền kinh tế quốc dân Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế.  Thứ nhất, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế : thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.   Trong quá trình tái sản xuất xã hội mở rộng, tất yếu hình thành hai nguồn tiền tệ : một là nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, hai là nguồn vốn chờ cơ hội đầu tư. Hệ thống ngân hàng và cơ quan tín dụng đã thu hút được phần lớn vốn tiền tệ nhàn rỗi này bằng cơ chế tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn để tái phân phối cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ là nguời trung gian, cho nên ngân hàng không đủ hấp dẫn để thu hút các nguồn tiền tệ nhàn rỗi của xã hội, do đó người có tiền dư phải chuyển sang dự trữ bằng vàng, ngoại tệ để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình. Bên cạnh nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, trong xã hội của sản xuất vẫn còn tồn tại một nguồn vốn khổng lồ bằng tiền tìm cơ hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Thị trường chứng khoán ra đời để thu hút nguồn vốn này và chuyển tải trực tiếp vào các doanh nghiệp.  Thứ hai, TTCK huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp - một lĩnh vực mà các ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng đuợc cho các doanh nghiệp.   Như chúng ta đã biết hệ thống ngân hàng hai cấp đã chia các ngân hàng ra làm hai hệ thống khác nhau. Hệ thống ngân hàng trung ương và hệ thống ngân hàng thương mại đầu tư. Hệ thống ngân hàng trung ương (còn gọi là ngân hàng nhà nước) không trực tiếp kinh doanh tiền tệ và tín dụng, nó chỉ giữ vai trò là ngân hàng
  • 9. phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ, tín dụng thông qua các chính sách biện pháp của Chính phủ. Mọi việc kinh doanh tiền tệ tín dụng rơi vào hệ thống ngân hàng thương mại cấp hai. Trong hệ thống này, ngân hàng thương mại chiếm tuyệt đại đa số. Đặc điểm trong cơ chế huy động vốn của ngân hàng thương mại là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn rất lớn. Với nguồn vốn này, ngân hàng thương mại không thể đầu tư trung và dài hạn cho các doanh nghiệp được. Vì vậy, lỗ hổng của dòng vốn trung và dài hạn này phải được các nhà đầu tư lấp đầy bằng cách thông qua thị trường chứng khoán – một kênh dẫn vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư có sẵn vốn chờ cơ hội đầu tư đến các doanh nghiệp đang khát vốn đầu tư vào kinh doanh sản xuất.  Thứ ba, TTCK cung cấp môi truờng đầu tư lành mạnh cho công chúng với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình hàng hoá phù hợp với khả năng về mặt kinh tế, mục tiêu của mình. Chính vì vậy, thị truờng chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.    Thứ tư, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp : thông qua chứng khoán, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phần nào đuợc minh bạch hơn do yêu cầu công khai thông tin trên thị truờng chứng khoán. Nhờ đó, việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp đuợc nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi truờng cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng những cải tiến mới trong sản phẩm.    Thứ năm, thị truờng chứng khoán tạo môi truờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Bên cạnh việc tạo cơ hội cho Chính phủ huy  động các nguồn tài chính mà không chịu áp lực của lạm phát, nó đồng thời đưa ra các chỉ báo phản ánh những động thái của nền kinh tế một cách chính xác và nhạy bén. Khi giá chứng khoán tăng lên, đầu tư mở rộng, nền kinh tế tăng truởng, ngược lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, mà thị truờng chứng khoán vốn đuợc coi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng để Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Bởi
  • 10. vì, thông qua, thị truờng chứng khoán, chính phủ có thể mua vào và bán các trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu để bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị truờng nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân bằng của nền kinh tế. Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị truờng chứng khoán cũng có những tác động tiêu cực nhất định. TTCK hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo song ở các thị trường mới nổi, thông tin đuợc chuyển tải tới các nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau. Việc quyết định giá cả, mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư không dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin. Như vậy, giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và không trở thành cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực. Ngoài ra, hiện tuợng đầu cơ, hiện tượng mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lòng các nhà đầu tư, sẽ tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư. Nhiệm vụ của các nhà quản lý thị truờng là giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo tính hiệu quả của thị truờng. Như vậy, vai trò của TTCK được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của TTCK có thực sự được phát huy hay hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị truờng và sự quản lý của Nhà nuớc. II. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN (SGDCK) 1. Khái niệm Sở giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán(SGDCK) là một tổ chức đặc biệt thuộc sở hữu Nhà nước, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có nhiệm vụ tổ chức mua bán, trao đổi chứng khoán không vì mục đích kiếm lời. SGDCK hoạt động trên các lĩnh vực như tổ chức và điều hành một thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động mua, bán và trao đổi chứng khoán, công bố thông tin về chứng khoán và các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch.
  • 11. Ở Việt Nam, theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 11/7/1998 thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ Ban chứng khoán Nhà nuớc. Theo đó, hai TTGDCK là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp. Trung tâm Giao Dịch chứng khoán Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu : Tổ chức, điều hành việc quản lý, mua bán chứng khoán; Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; thực hiện lưu ký chứng khoán. Quyết định số 599/2007/QĐ-TTg chuyển trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh lên thành SGDCK được Thủ tướng Chính phủ kí vào ngày 11/5/2007. HOSE là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, điều lệ của Sở giao dịch và các quy định hợp pháp khác. 2 Ngoài hình thái SGDCK do Nhà nuớc tổ chức nó còn có những hình thái tổ chức khác như : - Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức ―hiệp hội‖ độc lập như Sở giao dịch chứng khoán New York. - Sở giao dịch chứng khoán là một công ty cổ phần như Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Công ty cổ phần này có các cổ đông là các công ty chứng khoán thành viên. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. - SGDCK được tổ chức dưới hình thái là công ty cổ phần nhưng có sự tham gia và quản lý của Nhà nước. Đây là hình thức phổ biến ở phần lớn các nước Châu Á. Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành do cũng tương tự như công ty cổ phần nhưng trong thành phần của Hội đồng quản trị có một số thành viên do Ủy ban 2 GS.TS Lê Văn Tư, TS. Thân Thị Thu Thuỷ(2006), Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài Chính , trang 168-169, Hà Nội.
  • 12. chứng khoán Quốc gia đưa vào. Giám đốc điều hành Sở là do UBCK quốc gia bổ nhiệm. - Sở giao dịch chứng khoán cũng có thể tồn tại là một công ty tư nhân. Thông thường, hình thái tổ chức này là hình thái tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán của các nước như Anh, Hà Lan. 2. Cơ cấu tổ chức SGDCK Mặc dù thị truờng chứng khoán các quốc gia trên thế giới có thời điểm ra đời khác nhau, theo mô hình cổ điển hay mô hình mới nổi và hình thức sở hữu khác nhau nhưng các SGDCK đều có cơ cấu tổ chức như sau : Sơ đồ 1 : 3 Cơ cấu tổ chức SGDCK 3Nguyễn Sơn, Nguyễn Quốc Việt(2002), Sở giao dịch chứng khoán, mô hình và những buớc đi, Học viện Chính trị Quốc Gia, trang 90-91, Hà Nội.
  • 13. HĐQTSGD Ban giám đốc Các phòng ban chức năng Công ty CK thành viên Công ty CK thành viên Công ty quản lý và lƣu ký chứng khoán Công ty CK thành viên Trung tâm thanh toán bù trừ Hội đồng quản trị (HĐQT) : là cơ quan quản lý cao nhất của SGDCK có nhiệm vụ và quyền hạn : - Ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế về tổ chức hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán. - Kết nạp thành viên của SGDCK, đình chỉ, khai trừ thành viên. - Ban hành các quy chế về đăng ký, yết giá chứng khoán tại SGDCK. - Quy định lệ phí các thành viên, lệ phí giao dịch, lệ phí các dịch vụ như thông tin, thanh toán bù trừ, đăng ký và quản lý chứng khoán. Ban giám đốc điều hành : là cơ quan thuờng trực của Sở giao dịch chứng khoán. Ban giám đốc là người trực tiếp tổ chức, quản lý, giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán.
  • 14. Các phòng ban : các chức năng của SGDCK càng nhiều, cơ quan quản trị cần phải chia thành nhiều ban, các ban này có chức năng tư vấn, hỗ trợ cho HĐQT và ban giám đốc điều hành trên cơ sở đưa ra ý kiến đề xuất thuộc lĩnh vực của ban. Các phòng chuyên môn : - Phòng giao dịch - Phòng niêm yết - Phòng điều hành thị trường - Phòng giám sát - Phòng thành viên - Phòng nghiên cứu phát triển - Phòng công nghệ tin học 3. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán có các thành viên giao dịch là các công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán để trở thành thành viên của Sở giao dịch phải được một cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp giấp phép hoạt động, phải có số vốn tối thiểu theo quy định và có những chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đào tạo về phân tích kinh doanh chứng khoán và ngoài ra phải đáp ứng được các yêu cầu trở thành thành viên của SGDCK và được hưởng các quyền, cũng như nghĩa vụ do SGDCK quy định. Hình thức của các công ty chứng khoán có thể là : - Quốc doanh - Cổ phần - Trách nhiệm hữu hạn - Liên doanh nước ngoài - Doanh nghiệp tư nhân Theo Luật chứng khoán ở Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 1-1-2007, hình thức công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Chức năng của các công ty chứng khoán :
  • 15. Công ty chứng khoán là người môi giới chứng khoán(chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, chứng quyền, bảo chứng phiếu, và hợp đồng quyền lựa chọn) cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Công ty là người trung gian mua bán. Công ty chứng khoán thực hiện lệnh mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch. Để có đủ điều kiện tài chính thực hiện chức năng môi giới, Luật chứng khoán và quy chế của SGDCK thường quy định số vốn tối thiểu để thực hiện chức năng này. Các công ty chứng khoán Việt Nam phải có mức vốn tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam để đảm bảo cho hoạt động của mình [Điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật chứng khoán]. Chức năng thứ hai của công ty chứng khoán là tự doanh, có nghĩa là kinh doanh mua bán cho mình theo nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng trước, rồi đến mình sau. Tuyệt đối cấm những giao dịch của Công ty chứng khoán mà thanh toán bằng tiền của khách hàng. Để đảm bảo an toàn cho các chức năng khác cũng như điều kiện cần về tài chính của chức năng này, các công ty chứng khoán Việt Nam phải có mức vốn là 100 tỷ đồng [Điều 18 khoản 1(b) Nghị định 14/2007/NĐ-CP]. Chức năng thứ ba của các Công ty chứng khoán là bảo lãnh chứng khoán phát hành. Nhờ vào chức năng trung gian của mình mà Công ty chứng khoán có mối quan hệ rất rộng rãi với khách hàng, nhất là các nhà đầu tư để triển khai hoạt động bảo lãnh chứng khoán mới phát hành. Muốn thực hiện chức năng này, trách nhiệm tài chính của các Công ty chứng khoán rất cao vì vậy, vôn tối thiểu cho chức năng bảo lãnh là 165 tỷ đồng [Điều 18 khoản 1(c) Nghị định 14/2007/NĐ-CP]. Ngoài chức năng trên, Công ty chứng khoán còn có thể thực hiện thêm một số chức năng khác như quản lý danh mục đầu tư, bảo quản chứng khoán, cho vay chứng khoán. 4. Các nguyên tắc hoạt động của SGDCK
  • 16. SGDCK không phải là một nơi mà khách hàng trực tiếp gặp nhau để đàm phán, kí kết các hợp đồng mau bán chứng khoán, mà phải được thực hiện thông qua trung gian. Đối tượng mua bán trong Sở giao dịch là những chứng thư có giá, chứng chỉ có dấu hiệu của giá trị tài sản, bản thân các chứng thư ấy không có giá trị nội tại. Khách hàng mua bán không gặp nhau, không nhìn thấy chứng khoán. Mọi việc mua bán đều thực hiện qua lệnh bán hay lệnh mua. Tất cả những đặc trưng ấy đòi hỏi mọi hoạt động kinh doanh của SGDCK phải tuân thủ nhữung nguyên tắc cơ bản sau đây : 4.1. Tuân thủ khung luật pháp và quy chế về thị trường chứng khoán. Các hoạt độngmua bán, trao đổi, chuyển nhượng, vay mượn chứng khoán và phát hành chứng khoán đều phải tuân thủ khung luật pháp và quy chế về TTCK. - Luật chứng khoán và thị truờng chứng khoán.Truờng hợp các quốc gia chưa ban hành Luật chứng khoán thì tuân thủ Nghị định và các văn bản pháp luật trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh. - Luật thuơng mại - Luật Doanh nghiệp - Luật về quyền sở hữu. - Luật phá sản - Các quy chế có liên quan như : quy chế công ty chứng khoán, quy chế SGDCK, quy chế đăng kí và niêm yết chứng khoán. 4.2. Nguyên tắc trung gian : Nguyên tắc trung gian trong giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các nhà trung gian môi giới và các nhà kinh doanh chứng khoán. Các trung gian môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng để đuợc hưởng hoa hồng, họ có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ có liên quan đến chứng khoán cho khách hàng như : đại diện cho khách hàng để thương lượng mua bán chứng khoán, ứng vốn trước cho khách hàng trong các nghiệp vụ mua trước bán sau(giao dịch bảo chứng), cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn, đầu tư mua bán chứng khoán. Hoặc họ chỉ cung cấp một số ít dịch vụ theo
  • 17. yêu cầu của khách hàng như làm trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng hoặc chỉ làm đại diện cho người sở hữu chứng khoán. Các nhà kinh doanh chứng khoán cũng là những nhà trung gian mua bán chứng khoán trên thị trường, nhưng không phải cho khách hàng mà là cho chính họ, bằng nguồn vốn đầu tư để hưởng lợi từ chênh lệch giá, vì vậy trong khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, các nhà kinh doanh chứng khoán sẽ không tránh khỏi các hành vi đầu cơ, thao túng, làm sai lệch giá cả, gây ra những biến động giá chứng khoán một cách giả tạo. Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận vai trò hữu ích của các nhà kinh doanh chứng khoán với tư cách là nhà tạo lập thị trường, làm cho hoạt động của TTCK diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn bằng cách mua vào khi khi trên thị trường có cung chứng khoán lớn hơn cầu chứng khoán, và ngược lại, khi cầu chứng khoán lớn hơn cung, họ sẽ là người bán ra. Các trung gian môi giới trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các công ty chứng khoán thành viên của TTGDCK hay SGDCK, đuợc tổ chức theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo điều 60 Luật Chứng khoán 2006, các công ty chứng khoán có thể thực hiện một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau : môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. như vậy, các công ty chứng khoán sẽ đóng vai trò trung gian môi giới để thực hiện các lệnh giao dịch cho khách hàng, hoặc thực hiện các giao dịch tự doanh. 4.3 4 Nguyên tắc đấu giá Nguyên tắc xác định giá trong SGDCK là đấu giá tự do giữa những người môi giới với nhau dựa theo lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng. Nguyên tắc này dựa trên mối quan hệ cung cầu quyết định. Căn cứ vào các hình thức, đấu giá có những loại sau đây : Đấu giá trực tiếp : là hình thức đấu giá trong đó các nhà môi giới chứng khoán gặp nhau thông qua người trung gian (một chuyên gia chứng khoán) tại quầy giao dịch để thuơng lượng giá. 4 Ủy ban chứng khoán nhà nước(2002), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb. Chính trị Quốc gia, trang 59-60, Hà Nội.
  • 18. Đấu giá gián tiếp : là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán không trực tiếp gặp nhau, mà việc thương luợng giá đuợc thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống điện thoại và mạng máy tính. Đấu giá tự động : là hình thức đấu giá thông qua hệ thống máy tính nối giữa máy chủ của SGD và mạng máy tính của các công ty chứng khoán. Các lệnh mua, bán đuợc truyền đến máy chủ. Tại máy chủ, các lệnh mua và bán có giá phù hợp sẽ đuợc khớp lệnh tự động và thông báo kết quả cho những công ty chứng khoán có các lệnh đặt hàng đuợc thực hiện. Căn cứ vào phương thức đấu giá, có hình thức đấu giá định kỳ và liên tục : Đấu giá định kỳ : là hệ thống trong đó, các giao dịch chứng khoán được tiến hành ở một mức giá duy nhất tập hợp bằng cách tập hợp tất cả các đơn đặt hàng mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định. Phương thức này xác định mức giá cung cầu do đó rất hiệu quả trong việc hạn chế mức giá biến động quá mức phát sinh tuy nhiên lại có hạn chế do không phản ánh kịp thời những thông tin về thị trường và hạn chế tính cấp thời của các giao dịch. Do vậy, hình thức này chỉ thích hợp với thời kỳ đầu của TTCK khi mà số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch nhỏ, chưa sôi động. Đấu giá liên tục : là hệ thống trong đó việc mua bán chứng khoán được tiến hành liên tục bằng cách phối hợp các đơn đặt hàng của khách hàng ngay khi phối hợp được. Khi thị trường có những đơn đặt hàng và khối lượng giao dịch lớn thì hình thức này tỏ ra có hiệu quả do có thể nhanh chóng phản ứng lại trước những thay đổi của thị trường. 4.4. Nguyên tắc công khai Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đòi hỏi phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch và công khai. Các thông tin về chứng khoán được giao dịch, giá chứng khoán mà đặc biệt giá cổ phiếu phản ánh giá tị thực chất của công ty cổ phần, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty có chứng khoán niêm yết trên thị trường. Số lượng và giá cả của từng loại chứng khoán đã mua bán đều được công bố một cách công khai trên thị trường, và trên các phuơng tiện truyền thông đại chúng, đê đảm bảo các nhà đầu tư đều có được thông tin như nhau. Nếu ai đó sử
  • 19. dụng thông tin nội bộ hay các thông tin chưa được phép công bố để giao dịch thu lợi bất chính sẽ được xem là hành vi giao dịch nội gián và đây là hành vi cấm. TTGDCK Việt Nam ngay từ đầu cũng hướng tới việc xây dựng một hệ thống công bố thông tin tuân thủ các nguyên tắc hàng đầu là đúng sự thật, có hiệu quả, đúng lúc và các nhà đầu từ phải dễ dàng và có cơ hội ngang bằng nhau trong tiếp cận thông tin. Điều kiện tiên quyết để công khai hoá thông tin cũng như hệ thống công bố thông tin có hiệu quả là, bản thân các nhà đầu tư và ban lãnh đạo các công ty có chứng khoán được giao dịch phải nhận thức đuợc đầy đủ tầm quan trọng của việc công khai hoá thông tin, sự tuân thủ các nguyên tắc các quy định về kế toán, kiểm toán;sự tin tưởng của công chúng vào các định chế tài chính và sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng. III. 5 NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Khái niệm niêm yết chứng khoán Niêm yết chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng khoán được phép giao dịch trên định danh các chứng khoán đuợc giao dịch trên SGDCK sau khi đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn . Cụ thể, đây là quá trình SGDCK chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên SGDCK nếu công ty đó đáp ứng đuợc đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính do SGDCK đề ra. Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên công ty phát hành và giá chứng khoán. Hoạt động niêm yết chứng khoán đòi hỏi phải đảm bảo độ tin cậy đối với thị trường cho các nhà đầu tư. Cụ thể, các công ty xin niêm yết phải đảm bảo đủ các điều kiện niêm yết. Điều kiện này được quy định cụ thể trong quy chế về niêm yết chứng khoán do SGDCK ban hành. Thông thường, có hai quy định chính về niêm yết là yêu cầu công bố về thông tin của công ty và tính khả mại của chứng khoán. Các nhà đầu tư và công chúng phải nắm được đầy đủ thông tin và có cơ hội nắm bắt thông tin do công ty phát hành công bố ngang nhau, đảm bảo sự công bằng trong 5 Ủy ban chứng khoán nhà nước(2002), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb. Chính trị Quốc gia, trang 188-198, Hà Nội.
  • 20. tiếp nhận thông tin kể cả thông tin mang tính chất định kỳ hoặc thông tin có tính tức thời có tác động đến giá cả, khối lượng chứng khoán giao dịch. 2. Mục tiêu của niêm yết chứng khoán . Tăng nguồn vốn hoạt động và tăng vốn tự có cho doanh nghiệp Một trong những động cơ của các công ty cổ phần khi niêm yết cổ phiếu trên TTCK là huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động. Nếu công ty hoạt động tốt, uy tín không ngừng đuợc nâng cao thì kênh huy động vốn từ TTCK sẽ tạo tạo ra một nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Hình thức huy động này không quá tốt kém chi phí và có thể đuợc thực hiện nhiều lần, nhiều đợt và điều quan trọng là không cần phải có tài sản thế chấp, bảo lãnh như vay vốn ngân hàng. Một lợi thế của hình thức huy động này là với các dự án có rủi ro lớn hơn bình thường hay dự kiến là lợi nhuận không đuợc đảm bảo chắc chắn thì các chủ sở hữu cũ của công ty không phải gánh chịu toàn bộ các rủi ro đó mà được các cổ đông mới san sẻ cùng. So với phương thức tạo vốn bằng việc vay ngân hàng thì huy động vốn qua TTCK linh hoạt hơn, không bị ràng buộc về lãi suất vay vốn. Ngoài ra, có rất nhiều truờng hợp các công ty niêm yết huy động vốn trên TTCK nhưng không phải có ngay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công ty huy động vốn trong những truờng hợp này hạn chế hơn vì động cơ khác, đó chỉ là nhằm tăng vốn tự có của mình. Có nhiều lý do để giải thích việc tăng vốn tự có này, chẳng hạn để đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định trong một lĩnh vực ngành nghề nào đó, hay để đảm bảo mức vốn tự có nào đó mới đủ điều kiện vay vốn ngân hàng hoặc để có thể tham gia đấu thầy, hay đầu tư vào một dự án cụ thể. 2.2. Công ty niêm yết muốn quảng bá tên tuổi, hình ảnh công ty Niêm yết tô vẽ thêm hình ảnh của công ty trong con mắt các nhà đầu tư, khách hàng, chủ nợ, người cung ứng, nhân viên. Khi đuợc niêm yết thì các kế hoạch kinh doanh, chiến lược sản phẩm mới đuợc thuờng xuyên đề cập, giới thiệu trên các phuơng tiện thông tin sẽ làm tăng nhanh tính phổ biến, quen thuộc với tên tuổi, hình ảnh công ty, làm cho công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh bằng việc gây chú ý tới
  • 21. khách hàng, thu hút khách hàng, giành thị phần lớn hơn. Hình ảnh, tên tuổi công ty niêm yết được giới thiệu liên tục, đuợc tăng lên không chỉ trong mắt khách hàng mà ngay cả những người trong cùng lĩnh vực. Do đó, một công ty niêm yết cũng có lợi thế lớn trong việc hấp dẫn, thu hút các đối tượng cán bộ nhân viên vào làm việc trong công ty đặc biệt là các cán bộ quản trị điều hành cao cấp. Hơn nữa, khi đáp ứng đuợc các yêu cầu, điều kiện để được niêm yết thì điều đó đối với công chúng, đối với thị trường, công ty đó đã đạt được một uy tín nhất định, một uy tín thường là cao hơn so với truớc khi niêm yết. 2.3 Niêm yết tạo điều kiện cho người lao động tham gia góp vốn vào công ty. Khi công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên TTCK thì người lao động cũng có thể mua các cổ phiếu của chính công ty mình. Nhiều công ty đã coi đây là một trong những động cơ chính khi niêm yết nhằm đưa vào áp dụng một chính sách trả lương, chế độ thuởng mới có tính khuyến khích người lao động hơn. Nhiều công ty cổ phần gặp rất nhiều khó khăn khi bán cổ phiếu cho người lao động, kể cả khi bán ưu đãi, một phần là do tâm lý lo sợ khó chuyển nhượng, khó chuyển thành tiền và còn tài sản khác của người lao động. Nhờ tính thanh khoản cao, dễ dàng, thuận tiện chuyển nhượng trên thị truờng chứng khoán khi đó người lao động mới sẵn sàng mua cổ phiếu của công ty. Khi cũng là những cổ đông, những đồng chủ sở hữu thì quyền lợi của người lao động sẽ gắn trực tiếp nhiều hơn đối với uy tín, kết quả kinh doanh và lợi nhuận của công ty. 3 . Phân loạiniêm yết chứng khoán 3.1. Niêm yết lần đầu (Initial Listing): Niêm yết lần đầu là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành đuợc đăng kí niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng khi tổ chức phát hành đó đáp ứng đuợc các tiêu chuẩn về niêm yết. 3.2. Niêm yết bổ sung : (Additional Listing) : Niêm yết bổ sung là quá trình chấp thuận của SGDCK cho một công ty niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn hay vì các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức,thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. ...
  • 22. 3.3. Thay đổi niêm yết (Change Listing) : Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình. 3.4. Niêm yết lại (Relisting) : Là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đay đã bi huỷ bỏ niêm yết vì các lí do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết. 3.5. Niêm yết cửa sau (Backdoor listing) : Là truờng hợp một tổ chức niêm yết chính thức sáp nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết. 3.6. Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần Niêm yết toàn phần (Dual listing) là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một SGDCK trong nuớc hoặc nước ngoài. Niêm yết từng phần (Partial listing) : là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa niêm yết. Niêm yết từng phần thường diễn ra ở các công ty lớn do Chính phủ kiểm soát, phần chứng khoán phát hành ra thị truờng do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ đuợc niêm yết, còn phần nắm giữ của Chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho Chính phủ nắm giữ không được niêm yết. 3.7. Niêm yết chéo : Đây là hình thức chứng khoán của các công ty vừa được niêm yết trên TTCK trong nước, vừa đuợc niêm yết trên TTCK nuớc ngoài. 4 . Tiêu chuẩn niêm yết : Tiêu chuẩn niêm yết thông thường do SGDCK của quốc gia quy định, dựa trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế. Tiêu chuẩn này bao gồm các điều kiện về tài chính của các công ty, chính sách khuyến khích hay hạn chế niêm yết… Nội dung và sự thắt chặt của các quyđịnh niêm yết của mỗi nuớc hay mỗi SGDCK đuợc quy định khác nhau. Thông thường, ở các quốc gia có TTCK phát triển, các tiêu chuẩn niêm yết chặt chẽ hơn các thị trường mới nổi. Tiêu chuẩn về niêm yết đuợc quy định dưới hai hình thức : tiêu chuẩn định luợng và tiêu chuẩn định tính. 4.1. Tiêu chuẩn định lượng
  • 23. Thời gian hoạt động từ khi thành lập công ty : công ty niêm yết phải có một nền tảng kinh doanh hiệu quả và thời gian hoạt động liên tục trong một số năm nhất định tính đến thời điểm xin niêm yết. Thông thường, đối với các thị trường truyền thống công ty niêm yết phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 3-5 năm, hoặc cổ phiếu đã từung đuợc giao dịch trên thị truờng phi tập trung. Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần công ty : quy mô của một công ty niêm yết phải đủ lớn để tạo nên tính thanh khoản tối thiểu cho chứng khoán của công ty. Lợi suất thu được từ vốn cổ phần : Mức sinh lời trên vốn đầu tư (cổ tức) phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng kì hạn 1 năm. Hoặc số năm hoạt dộng kinh doanh có lãi tính đến thời điểm xin niêm yết là 2-3 năm. Tỷ lệ nợ : Có thể là tỷ lệ nợ trên tài sản ròng của công ty, hoặc tỷ lệ vốn khả dụng điều chỉnh trên tổng tài sản nợ của công ty ở mức cho phép, nhằm bảo đảm duy trì tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp. Sự phân bổ cổ đông : là dựa trên số lượng và tỷ lệ cổ phiếu do các cổ đông thiểu số nắm giữ (thông thường là 1%) và các cổ đông lớn (5%); tỷ lệ cổ phiếu do cổ đông sáng lập và cổ đông ngoài công chúng nắm giữ mức tối thiểu. 4.2. Tiêu chuẩn định tính : - Triển vọng của công ty - Phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành - Ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính - Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty (Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành) - Mẫu chứng chỉ chứng khoán - Lợi ích mang lại đối với ngành, nghề trong nền kinh tế quốc dân. - Tổ chức công bố thông tin Quy định niêm yết trong những trƣờng hợp đặc biệt Nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các quy định về niêm yết cũng được quy định cụ thể ở một số ngành, nghề, lĩnh vực nhất định về vốn kinh doanh, thời gian hoạt động, lãi ròng hàng năm và số lượng cổ đông tối thiểu. Ví dụ như : các ngành kiến trúc xây dựng và công nghệ cao là lĩnh vực đầu tư có nhiều rủi ro nên tiêu chuẩn
  • 24. niêm yết thường đưa ra cao hơn. Còn các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán, do dặc thù về bản chất hoạt động tài chính , nên tiêu chuẩn nợ trên vốn thường không xét đến, mà chỉ xét đến lợi nhuận trên vốn cổ phần.
  • 25. 5. Thủ tục niêm yết Sơ đồ 2. Quy trình các bƣớc đối với niêm yết lần đầu SGD thÈm ®Þnh Nép b¶n ®¨ng kÝ lªn UBCK Chào bán ra công chúng Xin phép niêm yết Thẩm tra niêm yết chính thức Niêm yết Bước 1 : Sở giao dịch thẩm định sơ bộ Thẩm định sơ bộ là việc vạch ra phuơng hướng cung cấp cho những người mua cổ phiếu chào bán ra công chúng biết trước được tính khả mại của chứng khoán nhằm rút bớt thời gian thẩm định chính thức. Cho dù việc thẩm dịnh này không được thực hiện một cách chính thức nhưng nó có tác dụng quan trọng trong việc đưa quyết định cuố cùng chấp nhận hay từ chối niêm yết. Hầu hết, các công ty không đạt tiêu chuẩn bị loại ran gay từ khi thẩm định sơ bộ trước khi nộp đơn xin niêm yết chính thức. Khi thẩm định sơ bộ, SGDCK chú trọng đến các vấn đề :  Công ty niêm yết phải có một nền tảng hoạt động có lãi và trong tương lai phải có khả năng sinh lời tốt.   Công ty xin niêm yết phải có một ban lãnh đạo có cơ cấu của một công ty đại chúng.   Tổ chức công bố thông tin thường xuyên
  • 26.  Các cổ phiếu phải đạt được mức độ thanh khoản nhất định theo thứ bậc do SGD quy định.   Công ty niêm yết không đuợc vi phạm đến quyền lợi của công chúng đầu tư đại diện cho quyền lợi của các bên tham gia. Tiến trình thẩm định sơ bộ bao gồm các buớc sau : (1) SGDCK kiểm tra tài liệu do công ty niêm yết nộp. (2) SGDCK đặt câu hỏi cho các công ty niêm yết về các tài liệu nộp. (3) Công ty niêm yết trả lời các câu hỏi của SGDCK về các thủ tục từ bước (1) đến (3) cho đến khi các chi tiết được làm rõ hoàn toàn. (4) SGDCK tìm hiểu thêm công ty niêm yết và có thể đến công ty niêm yết để kiểm tra các tài liệu và thu thập thêm các thông tin cần thiết cho việc thẩm định niêm yết chính thức. (5) Nhân viên SGDCK thảo luận về kết quả thẩm định. (6) SGDCK đưa ra quyết định cuối cùng và thông báo quyết định cho các công ty niêm yết. Bƣớc 2 : Đệ trình bản đăng ký lên UBCK Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng quyết định tới sự phân bổ cổ đông trong công ty, do đó công ty muốn niêm yết các cổ phiếu trên SGDCK phải đệ trình bản đăng ký lên UBCK xin chấp thuận cho phép chào bán ra công chúng. Bƣớc 3 : Chào bán ra công chúng Chào bán ra công chúng có thể được thực hiện sau khi bản thông cáo được chấp thuận. Bất kỳ công ty nào muốn xin phép niêm yết phải nêu rõ mục đích niêm yết các cổ phiếu của họ trên SGDCK trong bản thông cáo phát hành. Thông thường, quá trình chào bán nói trên do nhóm bảo lãnh phát hành là các ngân hàng đầu tư hay hay các công ty chứng khoán thực hiện. Bƣớc 4 : Xin phép niêm yết Công ty phát hành muốn niêm yết và giao dịch chứng khoán của mình trên SGDCK phải gửi hồ sơ niêm yết chính thức lên SGDCK và ký hợp đồng niêm yết với SGDCK.
  • 27. Hồ sơ niêm yết chính thức bao gồm : Đơn xin niêm yết trong đó nêu rõ lý do xin niêm yết  Hồ sơ đăng ký và báo cáo phân tích chứng khoán  Bản sao hợp đồng dịch vụ giữa công ty niêm yết và đại lý chuyển nhuợng.  Bản sao hợp đồng với nhà bảo lãnh phát hành chính  Mẫu chứng chỉ chứng khoán  Báo cáo của đợt chào bán ra công chúng.  Danh sách cổ đông…. Hợp đồng niêm yết là hợp đồng giữa SGDCK và công ty xin niêm yết trong đó có quy định nghĩa vụ của công ty xin niêm yết. Mẫu hợp đồng ở các thị truờng khác nhau đều có sự khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại đều có các nội dung sau : (1) đảm bảo việc công bố thông tin định kỳ; (2) đảm bảo việc công bố các bản báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn nguyên tắc kế toán chung một cách thường xuyên và định kỳ; (3) cam kết thực hiện kinh doanh lành mạnh. Bƣớc 5 : Thẩm tra niêm yết chính thức Việc thẩm định sau khi SGDCK chấp nhận sơ bộ là rất quan trọng, do đó việc thẩm tra niêm yết chính thức sẽ không kéo dài khoảng 5-10 ngày. Để việc thẩm định có hiệu quả, các SGDCK thường có một tiểu ban chuyên trách thẩm định và đưa ra quyết định chấp thuận cuối cùng. Bƣớc 6 : Niêm yết Khi SGDCK hoàn tất các thủ tục niêm yết, SGDCK sẽ quy định cụ thể ngày niêm yết. Sau đó SGDCK sẽ mời Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành công ty niêm yết để định ra ngày giao dịch dầu tiên đối với chứng khoán đã niêm yết. 6. Quản lý niêm yết Việc quản lý chứng khoán niêm yết là công việc của hệ thống quản lý tại SGDCK với mục đích duy trì một thị trường hoạt động công bằng và trật tự.Giống như một tổ chức tự quản, SGDCK phải để ra các nghĩa vụ cho các công ty niêm yết
  • 28. và các biện pháp trừng phạt đối với công ty niêm yết không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. 6.1 Quy định báo cáo dành cho việc quản lý các cổ phiếu niêm yết Công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ (năm, quý); thông tin tức thời và thông tin theo yêu cầu của SGDCK trên các phuơng tiện thông tin đại chúng, trên SGDCK các thiết bị đầu cuối và tại trụ sở của tổ chức niêm yết. Công ty niêm yết phải nộp báo cáo cho SGDCK theo đúng thời hạn, nội dung bản báo cáo nộp cho SGDCK phải bao gồm một số hoạt động hay sự kiện nhất định trong việc quản lý điều hành kinh doanh. Báo cáo phải thoả mãn các yêu cầu quy định của SGDCK trong việc thực hiện chức năng tự quản. Chức năng đó bao gồm việc đảm bảo cung cấp các chứng khoán của công ty để thị trường hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Công ty niêm yết phải đệ trình cho SGDCK bản báo cáo về các vấn đề : (1) các vấn đề gây tác động nghiêm trọng đến giá cả chứng khoán; (2) các vấn đề gây tác động gián tiếp tới giá cả chứng khoán; (3) các vấn đề gây tác động không đáng kể đến giá cả chứng khoán nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quyết định đầu tư. 6.2 Quy định về chứng khoán bị thuyên chuyển, chứng khoán bị kiểm soát, huỷ bỏ niêm yết Tiêu chuẩn thuyên chuyển Một công ty niêm yết sẽ bị thuyên chuyển từ thị trường niêm yết có tiêu chuẩn cao sang thị trường giao dịch có tiêu chuẩn thấp (đối với mô hình thị truờng tổ chức thành hai khu vực : tiêu chuẩn niêm yết cao và tiêu chuẩn niêm yết thấp) hoặc khu vực giao dịch bảng II nếu công ty không đáp ứng đuợc đầy đủ niêm yết, như :  Việc chi trả cổ tức thấp hơn tiêu chuẩn quy định   Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cao hơn mức tiêu chuẩn quy định   Phân bổ cổ đông không hợp lý, khi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông sáng lập, hoặc cổ đông ngoài công chúng thấp hơn mức quy định.
  • 29.  Khi công ty niêm yết không nộp báo cáo theo hạn định   Khi SGDCK nhận ra rằng công ty niêm yết đã bị đình chỉ hoạt động kinh doanh theo giấy phép chính.  Khi một công ty niêm yết bị thuyên chuyển sang thị trường giao dịch bảng II, các giao dịch cổ phiếu của công ty cần phải ngừng lại trong một thời gian nhất định để thông báo cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian ngừng giao dịch càng ngắn càng tốt cho việc tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu. Chứng khoán bị kiểm soát Khi các chứng khoán không duy trì được các tiêu chuẩn niêm yết song chưa đến mức độ phải huỷ bỏ niêm yết, thì sẽ được đưa vào nhóm chứng khoán bị kiểm soát. Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát đuợc tách riêng và được quản lý chặt chẽ theo các quy định riêng của SGDCK về : biên độ dao động giá, giao dịch ký quỹ… Hủy bỏ niêm yết Tiêu chuẩn huỷ bỏ niêm yết thường được áp dụng cho các công ty phát hành là công ty không thể tiếp tục đáp ứng nổi các quy định niêm yết. Do đó, tiêu chuẩn niêm yết chỉ rõ các truờng hợp chứng khoán của các đợt phát hành giao dịch trên thị truờng niêm yết bị huỷ bỏ niêm yết. 6.3 Phí niêm yết Là các khoản phí liên quan đến niêm yết và duy trì các tiêu chuẩn niêm yết mà các công ty niêm yết phải trả cho các SGDCK để đuợc niêm yết và giao dịch chứng khoán của mình trên SGDCK. Phí này là một trong những nguồn thu chủ yếu của SGDCK và đuợc chia thành hai loại : phí đăng kí niêm yết lần đầu là mức thu phí tiếp nhận hồ sơ, thẩm định quá trình niêm yết lần đầu của tổ chức phát hành khi tham gia vào SGDCK và đuợc thu một lần khi tham gia niêm yết;phí quản lý niêm yết hàng năm nhằm duy trì các tiêu chuẩn về quản lý niêm yết trong suốt quá trình tồn tại của cổ phiếu được niêm yết và đuợc thu hàng năm. Mức thu phí cũng phụ thuộc vào từng thị trường hoặc nhóm nghề ưu tiên hay không ưu tiên và tính trên tổng giá trị niêm yết. 6.4 Quản lý niêm yết chứng khoán ở các công ty nước ngoài.
  • 30. Các SGDCK thường quy định các công ty nước ngoài có thể phát hành và niêm yết chứng khoán trên SGDCK của mình và thường đề ra các tiêu chuẩn quy định cho việc niêm yết này. Thông thuờng, các tiêu chuẩn niêm yết đối với các công ty nước ngoài ít chặt chẽ hơn so với các công ty trong nước, phí niêm yết thường thấp hơn so với các công ty trong nước. Các chứng khoán của công ty niêm yết nước ngoài đuợc giao dịch trên một khu vực riêng. Phuơng thức giao dịch, ngày thanh toán, giờ giao dịch, đơn vị giao dịch và giới hạn thay đổi giá trong ngày tương tự đối với các công ty trong nước. Tuy nhiên, thông thường, các chứng khoán niêm yết trên SGDCK trong nước phải có ít nhất một người trong nước đại diện cho công ty phát hành nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh giữa tổ chức niêm yết và SGDCK. Ngoài ra, tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán, của các nước có chứng khoán phải đuợc chấp nhận, nếu có sự khác biệt cần phải làm rõ. IV. NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN Ở MỘT SỐ TTCK CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC. 1. Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan Tại Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan, Phòng niêm yết và Ban theo dõi niêm yết chịu trách nhiệm giám sát niêm yết. Sau khi một công ty nộp hồ sơ xin niêm yết, Phòng niêm yết chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ lần thứ nhất. Hồ sơ đuợc đánh giá là đủ tiêu chuẩn sẽ đuợc chuyển sang ban theo dõi niêm yết xem xét lần hai. Sau đó, nếu ban này cho rằng đủ tiêu chuẩn, hồ sơ sẽ được chuyển lên hội đồng quản trị xem xét và lên UBCK xem xét lần cuối và chấp thuận niêm yết. Sau khi đuợc UBCK chấp thuận, công ty phải nộp phí niêm yết và các báo cáo tài chính theo quy định đã đuợc kiểm toán. Từ tháng 1/1991 SGDCK Đài Loan ban hành các quy chế về các buổi họp báo đặc biệt để công bố các thông tin quan trọng của các công ty niêm yết. Từ tháng 2 năm 1993, SGDCK bắt đầu áp dụng hệ thống theo dõi thị truờng. Hệ thống này thu thập các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, hoạt động kinh
  • 31. doanh và các thông tin khác về công ty niêm yết và công bố lên hệ thống thông tin của SGDCK. 2. Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE) có tiền thân là SGDCK Daehan được thành lập ngày 11/2/1956. Đến ngày 1/3/1988, KSE được tổ chức lại theo mô hình thành viên phi lợi nhuận. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có UBCK và Ban giám sát chứng khoán là một bộ phận chấp hành của UBCK, thực hiện các quyết định của UBCK và giám sát các tổ chức chứng khoán. Đối với niêm yết chứng khoán, trong truờng hợp niêm yết lần đầu công ty niêm yết nộp hồ sơ kèm các thông tin cần thiết lên SGD. SGD sau đó tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp phép niêm yết cho công ty nếu công ty đó đáp ứng đủ các điều kiện các điều kiện niêm yết và đuợc UBCK phê chuẩn. SGD chứng khoán được phân chia thành hai khu vực niêm yết : khu vực 1 và khu vực 2. Khu vực 2 dành cho các công ty mới niêm yết chứng khoán hoặc niêm yết lại. Hàng năm SGD xem xét đánh giá chuyển các chứng khoán của khu vực này sang khu vực 1 theo một số tiêu chí nhất định do SGD đề ra, ngược lại chứng khoán ở khu vực 1 nếu không đáp ứng đủ các điều kiện cũng bị chuyển xuống khu vực 2. 3. Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan SGD chứng khoán Thái Lan (SET) là một tổ chức pháp nhân hoạt động với tư cách là một tổ chức pháp nhân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và hoạt động dưới sự kiểm soát của UBCK Thái Lan(SEC). SGDCK Thái Lan đề ra các tiêu chí niêm yết chặt chẽ. Tuy nhiên, chi phí niêm yết ở đây đuợc cho là thấp nhất so với chi phí ở bất kỳ thị truờng nào khác, đồng thời có những ưu đãi cho những công ty xếp vào loại đặc biệt (đó là các công ty đầu tư vào dự án cơ sở hạ tầng và các công ty lớn trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản khi tham gia vào thị truờng tiến hành những hoạt động đem lại lợi ích cho kinh tế xã hội). Ngoài ra, tuỳ lĩnh vực đầu tư của công ty niêm yết mà SGD có những tiêu chí khác nhau, nhưng tất cả các công ty niêm yết trên SGD đều phải là các công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng.
  • 32. Các công ty xin được niêm yết phải nộp hồ sơ theo dõi quá trình hoạt động trong vòng 3 năm với cùng một cơ cấu quản lý. Đối với công ty loại đặc biệt, ban quản lý công ty đó phải có đủ khả năng và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đó. Các công ty niêm yết chứng khoán phải đáp ứng được các điều kiện : phải có vốn đăng kí tối thiểu là 60 triệu Baht (2.4 triệu USD), tổng số vốn ít nhất là 500.000.000 Baht(20 triệu USD), ít nhất có 600 cổ đông nhỏ, sở hữu ít nhất 30% vốn đăng kí, làm ăn có lãi ít nhất trong 3 năm gần nhất. Yêu cầu về lợi nhuận ròng áp dụng cho các công ty xin niêm yết như sau : Lợi nhuận ròng sau thuế (áp dụng cho cả hoạt động tổng hợp) trong ba năm liền phải đạt ít nhất 80 triệuBaht trong đó năm thứ nhất phải đạt tối thiểu 5 triệu, năm thứ hai tối thiểu là 20 triệu và năm cuối là 30 triệu. 4. Sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc Toàn bộ phần lớn hoạt động chứng khoán tại Trung Quốc tập trung vào hai Sở giao dịch chứng khoán lớn ở Thượng Hải và Thẩm Quyến. Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SHSE) đuợc thành lập vào ngày 10/12/1980 và Sở giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến thành lập vào ngày 3/7/1991. Cả hai đều do chính quyền nhà nước địa phương quản lý. Một công ty được niêm yết tại các SGD phải đảm bảo được điều kiện tiên quyết : chuyển sang hình thức sở hữu cổ phần. Ngoài ra, công ty phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể do từng Sở đặt ra. Ví dụ, SGDCK Thượng Hải quy định các tiêu chuẩn chính đối với các công ty như sau : phải đăng kí với Cục quản lý thương mại và Công nghiệp Thượng Hải; vốn tự có tương đương 250.000 USD; ít nhất có 2% trong tổng khối lượng phát hành phải được bán công chúng; công ty phải có ít nhất 1 thành viên của SHSE bảo lãnh. Để đuợc niêm yết tại SGDCK Thẩm Quyến, các công ty phải đủ tiêu chuẩn sau : có tình hình tài chính và kết quả kinh doanh tốt, có tài sản ròng không dưới 1.25 triệu USD, công ty phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 800, ít nhất 25% tổng khối lượng phát hành ra công chúng. Cổ phiếu phát hành ở SGDCK Trung Quốc có 4 loại : cổ phiếu A (bằng nhân dân tệ bán cho người bản xứ), cổ phiếu B (bằng ngoại tệ bán cho người nước
  • 33. ngoài), cổ phiếu H (niêm yết tại thị trường Hồng Kông) và cổ phiếu N (niêm yết tại thị truờng New York). 5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thành lập cơ quan quản lý Nhà nƣớc về thị truờng chứng khoán Thực tiễn trên thế giới cho thấy thị truờng chứng khoán có thể đuợc hình thành tự phát không do Nhà nuớc xây dựng, nhưng đến một thời điểm nào đó các nước đều thành lập cơ quan quản lý Nhà nước. Nước nào sớm thành lập cơ quan quản lý Nhà nước thì ở đó thị truờng phát triển tốt. Các cơ quan quản lý Nhà nước này thường là các cơ quan quản lý độc lập đặt dưới sự kiểm soát của Quốc hội hoặc Chính phủ. Từng buớc hoàn thiện Sở giao dịch chứng khoán Thành lập và đưa vào hoạt động một SGD chứng khoán không có nghĩa là ngay từ đầu đã có đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ như một SGD hoàn chỉnh mà tuỳ theo điều kiện phát triển của từng nước. Ban đầu có thể thành lập SGD ở quy mô nhỏ cho phù hợp với dung lượng thị truờng trong điều kiện hàng hoá chưa nhiều, công chúng tham gia chưa đông đảo, chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất, vốn hoạt động cũng như kinh nghiệm quản lý. Việc xây dựng hai TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh năm 2000 nay đổi thành SGDCK TP HCM(2007) và đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt độngvào năm 2005 trong bước đi ban đầu của TTCK Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của thị truờng chứng khoán thế giới vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Cho phép chứng khoán nƣớc ngoài niêm yết trên Sở giao dịch CK Một vấn đề khác là việc cho phép chứng khoán nước ngoài được niêm yết trên SGD. Trong thời gian đầu mới hoạt động, hầu hết các SGDCK châu Á đều hạn chế không cho phép chứng khoán nước ngoài niêm yết trên SGD của mình. Tuy nhiên, các nước lại khuyến khích các công ty trong nước niêm yết chứng khoán trên các SGDCK nuớc ngoài. Các chính sách này nhằm hạn chế tác động của bên ngoài vào TTCK và đồng thời tăng cuờng huy động vốn cho nền kinh tế trong nước như truờng hợp Trung Quốc. Đến một trình độ phát triển nhất định, các giới hạn trên
  • 34. đuợc dỡ bỏ dần. Sở giao dịch chứng khoán các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh…đều mở cửa cho sự tham gia niêm yết chứng khoán từ nước ngoài. CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM i. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI SGDCK THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ TTGDCK HÀ NỘI. 1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động niêm yết chứng khoán Trước thời điểm năm 2006, Nghị định 48/1998/NĐ-CP vẫn được coi là văn bản pháp luật cao nhất về chứng khoán, tuy nhiên, Nghị định này được xây dựng trong điều kiện nước ta chưa có thị truờng chứng khoán do đó không tránh khỏi nhiều hạn chế bất cập. Đến nay với Luật chứng khoán ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2007, thị trường Chứng khoán Việt Nam đã có hành lang pháp lý chính thức và tương đối đầy đủ. Cụ thể các văn bản pháp luật dưới đây trực tiếp điều chỉnh hoạt động niêm yết chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam : Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006  Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.  Quyết định số 25/QĐ-TTGDCK HCM ngày 17/4/2007 ban hành Quy chế công bố thông tin trên TTGDCK Tp.HCM. Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán .
  • 35. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ra ngày 13/3/2007 về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên SGDCK/TTGDCK.  Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ban hành kèm theo mẫu bản báo bạch trong hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng và hồ sơ đăng kí niêm yết chứng khoán tại SGDCK/TTGDCK.  Nghị định 36/2007 NĐ/CP của Chính phủ ra ngày 8/3/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.  Thông tư số 97/2007/TT-BTC huớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP.  2. Các quy định pháp lýcụ thể về niêm yết chứng khoán Căn cứ vào Luật chứng khoán 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP, Quyết định số 25/QĐ-TTGDCK HCM ngày 17/4/2007, thì các quy định pháp lý về hoạt động niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minhvà TTGDCK Hà Nội như sau : Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán Việc niêm yết chứng khoán là một thủ tục cho phép chứng khoán của công ty phát hành được phép giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Đây là quá trình trước đây do UBCKNN chấp thuận nhưng vào đầu năm 2007, toàn bộ quy trình tiếp nhận, xử lý, thẩm định, cấp phép niêm yết đã được UBCKNN trao cho SGDCK Tp.HCM và TTGDCK Hà Nội theo tinh thần của Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán  Cổ phiếu   Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán   Trái phiếu   Các loại chứng khoán khác sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán.
  • 36. a. Tiêu chuẩn niêm yết đối với tổ chức phát hành trên Sở giao dịch chứng khoán  Mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 80 tỷ đồng Việt Nam : So với Nghị định 144/2003/NĐ-CP trước đây, mức vốn này đuợc quy định cao hơn. Mức vốn này đuợc quy định trên cơ sở khảo sát quy mô vốn hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời tính đến yêu cầu nâng cao dần chất lượng của các công ty niêm yết trên tại SGDCK cho tương xứng cho tương xứng với các TTCK khu vực trong xu thế hội nhập. Nghị định 14 cũng quy định rõ trong thời gian thực hiện chuyển đổi từ TTGDCK lên thành SGDCK theo quy định tại khoản 5 điều 134 Luật Chứng khoán, tổ chức mới đăng kí niêm yết chứng khoán tại TTGDCK Tp.HCM phải đáp ứng các điều kiện niêm yết quy định đối với SGDCK. Đối với các tổ chức đã niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM trước khi Nghị định 14 có hiệu lực, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết tại SGDCK quy định tại Nghị định này, thì trong thời gian 2 năm kể từ ngày Nghị định 14 có hiệu lực thi hành phải điều chỉnh để đáp ứng đủ điều kiện niêm yết, nếu quá thời hạn trên mà không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK thì phải chuyển sang niêm yết tại TTGDCK. Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có lãi và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí hoạt động. Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ. Các công ty muốn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán phải chứng minh tình hình hoạt động của mình trong hồ sơ xin phép niêm yết. Đặc biệt là trong báo cáo tài chính được trình bày trong bản cáo bạch. Những bản báo cáo này phải thể hiện được công ty hoạt động kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin niêm yết, tình hình tài chính lành mạnh, không có lỗ lũy kế tính đến năm niêm yết, có triển vọng phát triển. Triển vọng của công ty thể hiện qua các dự án đầu tư trong tương lai, quy mô và triểnvọng đầu tư phát triển trong 3 hoặc 5 năm tới, có thể là công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở thêm các chi nhánh ở các tỉnh trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của công ty ... Việc quy định công ty phải hoạt động có lãi trong hai năm liên tục tính đến ngày niêm yết để đảm bảo rằng : khi đến ngày xin phép niêm yết hoặc niêm yết lại, công ty đã đi vào
  • 37. hoạt động kinh doanh ổn định, đã sinh lời từ hoạt động kinh doanh đó. Bên cạnh đó, những điều kiện này cũng giúp cho cổ phiếu của công ty khi niêm yết có giá trị hơn và được công chúng đầu tư quan tâm hơn vì cổ phiếu của công ty này đã sinh lợi trong hai năm liên tục và triển vọng sẽ tiếp tục như vậy khi công ty niêm yết. Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ  Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty phải nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân đại diện trên nắm giữ. Thời gian này đã giảm xuống so với quy định tại Nghị định 144 và tiến gần tới xu hướng của thế giới. Xu hướng chung là không quy định yêu cầu này nữa, tuy nhiên, đối với TTCK Việt Nam đang còn ở giai đoạn đầu, các yêu cầu về quản trị công ty mới đang trong quá trình triển khai và còn một số hạn chế do đó để đảm bảo sự ổn định thì cần quy định về thời gian này nhằm đảm bảo cho sự thành công của Quỹ hay công ty. Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư, yêu cầu là quỹ đóng và theo mệnh giá phát hành là từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Đối với cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, vốn điều lệ thực góp là 50 tỷ đồng trở lên. Ngoài yêu cầu đối với Sáng lập viên và thành viên Ban giám đốc giống với yêu cầu của các tổ chức niêm yết trái phiếu và cổ phiếu ở trên, thì phải có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ và 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán. b. Tiêu chuẩn niêm yết đối với tổ chức phát hành trên Trung tâm dịch chứng khoán Mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam : Về niêm yết tại TTGDCK, Điều 9 Nghị định 14 quy định, tổ chức niêm yết tại TTGDCK phải có vốn điều lệ thực góp tại thời điểm đăng kí niêm yết từ 10 tỷ đồng trở lên. Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phuơng được niêm yết trên TTGDCK theo đề nghị của tổ chức phát hành, TTGDCK là nơi giao dịch trái phiếu chính phủ, dần dần hình thành thị truờng chuyên biệt giao dịch Trái
  • 38. phiếu chính phủ. Đối với các chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mà chưa niêm yết trên TTGDCK được giao dịch tại công ty chứng khoán và chuyển kết quả giao dịch qua TTGDCK để thanh toán thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Tuy nhiên, việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao,doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đối thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện này.  Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm  giữ. c. Nghị định còn có các quy định điều chỉnh về việc niêm yết chứng khoán tại SGDCK nƣớc ngoài. Doanh nghiệp muốn đăng kí niêm yết chứng khoán tại SGDCK nước ngoài phải có điều kiện : không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật; có quyết định thông qua việc niêm yết tại SGDCK nước ngoài của HĐQT hoặc Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) , của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên), Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) hoặc đại diện của chủ sở hữu vốn (đối với công ty Nhà nước) và đáp ứng điều kiện niêm yết tại SGDCK của nước mà cơ quan quản lý TTCK hoặc SGDCK đã có thoả thuận hợp tác với UBCKNN Việt Nam. Để thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động này và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trong nước khi có sự niêm yết đồng thời tại thị trường trong nước và nước ngoài. Nghị định cũng quy định doanh nghiệp phải có nghĩa vụ báo cáo về việc niêm yết gửi UBCKNN; nghĩa vụ công bố thông tin; tổ chức niêm yết tại nứoc ngoài phải tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam, truờng hợp có sự khác biệt phải giải trình sự khác biệt. Nội dung và các bƣớc đăng kí niêm yết a. Đăng kí niêm yết đối với cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ phát hành lần đầu hoặc phát hành thêm Bước 1 : Tổ chức họp hội đồng quản trị
  • 39.  Đánh giá tình hình của của công ty theo các điều kiện niêm yết và thông qua chủ truơng đăng ký niêm yết.   Xác định những vấn đề cơ bản cần xin ý kiến đại hội đồng cổ đông và xác định thời điểm họp đại hội đồng cổ đông  Xin ý kiến của đại hội đồng cổ đông về chủ trương phát hành cổ phiếu ra công chúng, với các nội dung chính :  o Mục đích huy động vốn, số lượng vốn cần huy động, phuơng án sử dụng, đầu tư và trả nợ vốn thu được.  o Loại, số lượng cổ phiếu, trái phiếu, hay chứng chỉ quỹ dự định phát hành.  o Cơ cấu cổ phần dự tính phân phối cho các đối tượng : Hội đồng quản trị, cổ đông hiện tại, người lao động trong doanh nghiệp, các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài…   Thông qua Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông về các vấn đề trên. Buớc 3 : Chuẩn bị phương án phát hành   Chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu pháp lý.   Chỉ định các tổ chức liên quan đến đợt phát hành như : Bảo lãnh phát hành, hoặc đại lý phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu, kiểm toán.   Xác định giá công ty và định giá cổ phiếu phát hành.   Hội đồng quản trị thông qua phương án, hồ sơ đăng ký niêm yết.  Sau khi đã chuẩn bị đủ tài liệu hồ sơ, công ty nộp Hồ sơ xin phép phát hành cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước.   Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBCKNN xem xét và cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.
  • 40.  Công bố bản thông báo phát hành trên tờ báo điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực.  Tổ chức phát hành phải đảm bảo cho người mua chứng khoán tiếp cận được với bản cáo bạch trong hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng; phân phối chứng khoán cho các nhà đầu tư, thanh toán và chuyển giao chứng khoán.  Hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn 90 ngày hoặc có thể đuợc gia hạn thêm nhưng không quá 30 ngày, báo cáo kết quả đợt chào bán cho UBCKNN trong thời hạn 20 ngày. Bước 6 : Đăng kí chứng khoán niêm yết với SGDCK, TTGDCK. Sau khi được UBCKNN chấp thuận phát hành chứng khoán ra công chúng doanh nghiệp đăng ký niêm yết với SGDCK hay TTGDCK.  Tổ chức phát hành muốn niêm yết cổ phiếu và trái phiếu lần đầu phải gửi SGDCK hay TTGDCK hồ sơ đăng kí niêm yết, bao gồm : a) Giấy đăng kí niêm yết cổ phiếu(trái phiếu). b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông(đối với công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên) thông qua việc niêm yết. c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng kí niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng kí niêm yết hoặc Sổ đăng ký chủ sở hữu trái phiếu của tổ chức đăng kí niêm yết. d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán e) Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo. Đối với niêm yết trái phiếu, cần có cam kết bảo lãnh hoặc Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm, kèm tài liệu hợp lệ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và hợp đồng bảo
  • 41. hiểm (nếu có) đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm. f) Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có), hoặc đối với niêm yết trái phiếu thì cần có hợp đồng giữa tổ chức phát hành và người đại diện sở hữu trái phiếu và giấy chứng nhận của TT lưu ký chứng khoán về việc trái phiếu của tổ chức đó đã đăng kí lưu ký, tập trung. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ, SGDCK, TTGDCK có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. Tổ chức niêm yết sau khi được chấp thuận niêm yết trên SGDCK, TTGDCK phải nộp cho UBCKNN bản sao hồ sơ đăng kí niêm yết. Trường hợp đăng kí niêm yết sau một năm kể từ ngày cấp phép phát hành, ngoài hồ sơ trên tổ chức phát hành phải gửi SGDCK, TTGDCK các báo cáo tài chính trong hai năm liên tục gần nhất bao gồm : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Niêm yết Trái phiếu Chính phủ được thực hiện như sau : Cơ quan được Chính phủ uỷ nhiệm phát hành gửi hồ sơ đăng ký niêm yết bao gồm  - Công văn đề nghị niêm yết - Báo cáo kết quả đợt phát hành (loại trái phiếu, khối lượng, mệnh giá, lãi suất, thời gian đáo hạn và danh sách người sở hữu trái phiếu).  Tổ chức niêm yết muốn niêm yết bổ sung cổ phiếu phải gửi SGDCK, TTGDCK hồ sơ đăng kí niêm yết bổ sung thường bao gồm :  - Đơn đăng kí niêm yết bổ sung - Bản sao giấy phép phát hành bổ sung do UBCKNN cấp - Báo cáo kết quả chào bán ra công chúng của đợt phát hành bổ sung ; - Sổ theo dõi cổ đông Từ năm 2006 trở về trước, công việc cấp phép niêm yết thuộc quyền của UBCKNN. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, để hoàn thành việc niêm yết, phải làm rất nhiều thủ tục, như : xin quyết định chấp thuận của cơ quan chủ quản, tổ
  • 42. chức đại hội cổ đông, sửa đổi điều lệ công ty, kiểm toán tài chính để gửi lên SSC (Ủy ban chứng khoán nhà nuớc). Sau khi nhận xong hồ sơ của doanh nghiệp gửi lên, SSC còn phải thẩm tra rất kỹ, nếu mọi thủ tục đúng theo quy định mới đuợc cấp giấy phép niêm yết. Do phải làm nhiều thủ tục chặt chẽ như vậy, nên có những doanh nghiệp phải mất cả năm mới đuợc cấp giấp phép niêm yết. Thực tế, SGDCK là một định chế kinh doanh chứ không phải quản lý Nhà nuớc. Nôm na nó là một cái chợ và có quy định về quản lý, điều hành chợ còn Nhà nuớc chỉ quy định khung pháp lý, có thanh tra, kiểm tra xử phạt. Do đó, việc Nhà nuớc (UBCKNN) can thiệp vào việc cấp phép cho hàng hoá vào chợ và cũng phần nào cản trở hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, vào thời điểm cuối năm 2006, hàng loạt công ty cổ phần (có đến hơn 6 50 công ty cổ phần trên cả nước) ráo riết đua nhau xin niêm yết để kịp huởng ưu đãi thuế thu nhập khi mà đầu năm 2007 ưu đãi này bị xoá bỏ, thì công việc cấp phép niêm yết của UBCKNN trở nên quá tải. Đầu năm 2007, thể theo đúng tinh thần của Luật Chứng khoán, UBCKNN đã chuyển giao công tác cấp phép niêm yết này cho SGDCK, TTGDCK tự quyết định. Điểm mới này đã có một tác động tích cực. Thời gian quyết định cấp phép niêm yết đã đuợc giảm xuống chỉ còn 30 ngày, thậm chí trên thực tế rút ngắn chỉ còn khoảng hơn hai tuần. UBCKNN đuợc trở về đúng với chức năng của mình là cơ quan quản lý TTCK của Nhà nuớc. b. Đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá đồng thời ra niêm yết. Bước 1 : Chuẩn bị cổ phần hoá và phát hành ra công chúng. Doanh nghiệp thông qua chủ truơng thực hiện cổ phần hoá theo Quyết định số 2592 ra ngày 4/8/2005 của Bộ Tài chính về kết hợp cổ phần hoá gắn với niêm yết và đăng kí giao dịch trên TTGDCK. Doanh nghiệp thực hiện tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp mình những chủ truơng, Chính sách của Chính phủ về cổ phần hóa gắn với niêm yết trên TTGDCK.  Bước 2 : Chuẩn bị hồ sơ tài liệu và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp 6 http://ngoisao.net/News/Thuong-truong/2006/09/3B9BA01A/, ngày 22/9/2006
  • 43. Sử dụng tư vấn trong quá trình chuyển đổi đồng thời tư vấn niêm yết, hoặc nếu không có tư vấn chuyển đổi, phải kí hợp đồng tư vấn niêm yết với một công ty  chứng khoán.  Sau khi có quyết định xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ niêm yết, bản cáo bạch theo quy định đồng thời có phương án tổ chức  nghĩa vụ công bố thông tin trên SGDCK hay TTGDCK và dự thảo Điều lệ tổ chức của công ty cổ phần  Bước 3 : Xây dựng phương án và thực hiện cổ phần hoá  Dự kiến tỷ lệ bán cổ phần ra ngoài công chúng phù hợp với tiêu chuẩn niêm  yết.     Gửi UBCKNN hồ sơ xin niêm yết Phân phối cổ phiếu, tiến hành Đại hội cổ đông thông qua Điều lệ của công ty cổ phần.  Nộp bổ sung các tài liệu còn thiếu trong bộ hồ sơ xin niêm yết theo quy định. Bước 5 Đăng kí niêm yết chứng khoán với SGDCK, TTGDCK Nhận giấy phép niêm yết của UBCKNN  Đăng kí, lưu kí cổ phiếu với SGDCK, TTGDCK. Công bố thông tin của tổ chức niêm yết : Theo điều 101 và 103 của Luật chứng khoán 2006, thông tư số 38 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thì công bố thông tin của tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán được thực hiện như sau : Về nội dung công bố thông tin gồm ba loại : công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường, và theo yêu cầu của UBCKNN hay theo quy chế của SGDCK và TTGDCK.