SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------------
TRƯƠNG THỊ ÁNH H ẰNG
HOÀN THI ỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO D ỤC TRUNG
HỌC
PHỔ THÔNG T ẠI SỞ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH T Ế
MÃ S Ố: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA
Huế, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài " Hoàn thi ện công
tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở
Giáo d ục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình " là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Tôi c ũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn ày đ ã được c ảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ ngu ồn gốc.
Người cam đoan
Trương Thị Ánh H ằng
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành c ảm ơn và dành những tình cảm trân trọng và tốt đẹp nhất
đến PGS.TS. Trần Văn Hòa , người thầy đã gợi mở ý t ưởng đề tài, đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong su ốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành c ảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa h ọc Công nghệ -
Hợp tác qu ốc t ế , Đào tạo sau đại học, các Khoa và B ộ môn thu ộc Trường Đại học
Kinh tế - Đạ i h ọc Huế cũng như quý th ầy cô giáo tham gia qu ản lý, gi ảng dạy đã tư
vấn và giúp đỡ tôi trong su ốt quá trình học tập và nghiên c ứu tại trường.
Xin chân thành c ảm ơn các Phòng : Giáo dục Trung Học, Kế hoạch - Tài chính
của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, Sở Tài
chính Quảng Bình, các đơn vị trực thuộc Sở G áo dục và Đào tạo Quảng Bình, đã
quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong su ốt thời gian nghiên cứu.
Mặc dù b ản thân tôi đã hết sức cố gắng, n ưng nội dung luận văn không tránh
khỏi sự thiếu sót, kính mong quý th ầy cô giáo, b ạn bè, đồng nghiệp góp ý, ch ỉ dẫn
thêm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Quảng Bình, ngày 0 6 tháng 4 năm 2018
Tác gi ả luận văn
Trương Thị Ánh H ằng
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họ và tên học viên:
TRƯƠNG THỊ ÁNH H ẰNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh t ế. Định hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số:8340410. Niên khoá: 2016 – 2018
Người hướ dẫn: PGS.TS TRẦN VĂN HÒA
Tên đề tài: “HOÀN THI ỆN CÔNG TÁC QU ẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO GIÁO D ỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG T ẠI SỞ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH”
1. Mục tiêu nghiên c ứu đề tài
Mục tiêu chung:
Mục tiêu chính của đề tài là trên cơ sở phân tích thực tiễn nhằm hoàn thiện
công tác qu ản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông
(THPT) tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Qu ảng Bình trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực t ễn về quản lý chi ngân sách nhà nước
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý c i NSNN cho sự nghiệp giáo dục
THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hi thường xuyên
ngân sách cho giáo d ục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên c ứu công tác quản lý chi thường xuyên ngân sá h nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.
3. Các phương pháp nghiên cứu đã s ử dụng
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu điều tra; Phương pháp phân
tích và xử lý s ố liệu; Phương pháp chuyên gia.
4. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Qua nghiên cứu, đánh giá phân tích cho thấy: việc quản lý chi NSNN t ại các
trường THPT của tỉnh Quảng Bình là vấn đề cấp thiết trong tình hìnhphát triển kinh
tế hiện nay. Tuy nhiên trong những năm qua, việc quản lý công tác tài chính t ại Sở
GD&DT nhằm tránh những sai phạm và lãng phí tài chính trong các trường THPT
chưa được chú tr ọng. Vì vậy Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết
công tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong những năm sau này được tốt hơn.
iii
DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT VÀ KÍ HI ỆU
THƯỜNG DỤNG TRONG LUẬN VĂN
1. GDCN: Giáo dục chuyên nghiệp
2. GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
3. HMKP:
4. HĐND:
5. KBNN:
6. KH-TC:
7. MSSC:
Hạn mức kinh phí
Hội đồng nhân dân
Kho bạc Nhà nước
Kế hoạch - Tài chính
Mua sắm sửa chữa
8. NS: Ngân sách
9. NSĐP:Ngân sách địa phương
10. NSNN:Ngân sách nhà nước
11. TDTT:
12. THCS:
13. THPT:
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
14. TSCĐ:Tài sản cố định
15. UBND:
16. XDCB
Uỷ ban nhân dân
Xây dựng cơ bản
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................................i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................................ii
Tóm lược luậ văn....................................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu...............................................................................................iv
Mục lục...........................................................................................................................................................v
Danh mục các bảng biể u...................................................................................................................viii
PHẦN I. ĐẶT VẤN Ề........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên c ứu...........................................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3
5. Cấu trúc c ủa luận văn........................................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU.......................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN
CHO GIÁO D ỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.................................................................5
1.1. Khái quát v ề chi NSNN và vai trò đối với giáo dục trung họ ph ổ thông.............5
1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước.............................................................5
1.1.2. Giáo dục Trung học phổ thông và vai trò chi NSNN đối với sự nghiệ p g áo
dục THPT....................................................................................................................................................10
1.2. Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT và các nhân t ố ảnh hưởng....................16
1.2.1. Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT........................................................................16
1.2.2. Các nhân t ố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT............18
1.3. Nội dung Quản lý chi NSNN cho giáo d ục Trung học phổ thông..........................22
1.3.1. Lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT...............................................................22
1.3.2. Thực hiện kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT..................................................23
1.3.3. Quản lý n ội dung, định mức chi cho sự nghiệp giáo dục THPT.........................24
1.3.4. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN......................................................26
v
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QU ẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO
DỤC THPT TẠI SỞ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH...........31
2.1. Khái quát v ề giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình...............................................................31
2.1.1. Tổng quan về ngành giáo d ục và đào tạo của tỉnh Quảng Bình..........................31
2.1.2. Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình...................................................31
2.1.3. Quy mô h ọc sinh........................................................................................................................32
2.1.4. Tình hình iáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình..........................................................32
2.1.5. Tình hình cơ sở vật chất củ ngành GD và ĐT tỉnh Quảng Bình.........................33
2.1.6. Đội ngũ giáo viên và cán b ộ quản lý................................................................................35
2.1.7. Tình hìnhsự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.....................37
2.2. Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT t ạ tỉ nh Quảng Bình...............................40
2.2.1. Tình hìnhđầu tư NSNN cho sự nghiệ p g áo d ục THPT Quảng Bình...............40
2.2.2. Quy trình quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT ở tỉnh Quảng Bình.............42
2.3. Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT ở tỉnh Quảng Bình trong
thời gian qua..............................................................................................................................................44
2.3.1. Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT tỉnh Quảng Bình..............44
2.4. Đánh giá quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT ở Sở Giáo dụ và Đào tạo tỉnh
Quảng Bình trong thời gian qua.......................................................................................................66
2.4.1. Những kết quả đạt được..........................................................................................................67
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................................68
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NH ẰM HOÀN THI ỆN CÔNG TÁC QU ẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO D ỤC THPT TẠI SỞ GIÁO D ỤC
VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH.....................................................................................74
3.1. Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030..................................................................................................................................74
3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030..................................................................................................................................74
3.1.2. Mục tiêu phát tri ển giáo dục THPT ở Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030............................................................................................................................................78
vi
3.2. Giải pháp hoàn thi ện công tác qu ản lý chi NSNN cho s ự nghiệp giáo dục THPT
ở Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình trong những năm tới............................................................83
3.2.1. Nhóm gi ải pháp hoàn thi ện công tác qu ản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT
tại Sở GD&ĐT tỉ h Quảng Bình.......................................................................................................83
3.2.2. Nhóm gi ải pháp để hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT tại Sở
GD&ĐT tỉ h Quảng Bình.....................................................................................................................87
PHẦN III. KẾT LU ẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.............................................................................96
1. Kết luận...................................................................................................................................................96
2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp trên..................................................96
TÀI LI ỆU THAM KHẢO..............................................................................................................99
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH L ẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC
SĨ BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN
XÉT LU ẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LU ẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN
2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC
NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN
vii
DANH MỤC CÁC B ẢNG BIỂU
Số TT Nội dung Trang
Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình............................ 31
Bảng 2.2: Quy mô h ọc sinh tỉnh Quảng Bình...................................................... 32
Bảng 2.3: Quy mô h ọc sinh tỉnh Quảng Bình...................................................... 32
Bảng 2.4: Tỷ lệ huy động học sinh phổ thông đi học .......................................... 33
Bảng 2.5: Quy mô phòng h ọc cấp học THCS và THPT tỉnh Quảng Bình.......... 34
Bảng 2.6: Phát triển số lượng giáo viên qua các năm của ngành Giáo d ục và Đào
tạo tỉnh Quảng Bình ............................................................................ 36
Bảng 2.7: Phân bố giáo viên trên các đị a bàn huy ện, thành phố năm 2016 ........ 36
Bảng 2.8: Phân bố cán bộ quản lý trên địa bàn t ỉnh Quảng Bình năm 2016........... 36
Bảng 2.9: Số trường học, lớp học, học sinh THCS & THPT hệ công l ập trong
giai đoạn 2012- 2016........................................................................... 37
Bảng 2.10: Số học sinh và lớp học trường tư thục trong giai đoạn 2012- 2016........ 38
Bảng 2.11: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên THPT trong giai đoạn
2012-2016............................................................................................ 38
Bảng 2.12: Chất lượng giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 ............................... 39
Bảng 2.13: Cơ cấu chi Chi NSNN cho giáo dục đào tạo Quảng Bình
giai đoạn 2012-2016............................................................................ 40
Bảng 2.14: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục THPT Quảng Bình
giai đoạn 2012-2016............................................................................ 42
Bảng 2.15: Tình hình thu- chi ngân sách t ỉnh giai đoạn 2012-2016...................... 44
Bảng 2.16: Tình hình thu chi NSNN tỉnh phục vụ giáo dục THPT
giai đoạn 2012-2016............................................................................ 45
Bảng 2.17: Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 .......... 46
Bảng 2.18: Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT theo các nhóm m ục
giai đoạn 2012-2016............................................................................ 47
viii
Bảng 2.19: Cơ cấu chi TX và chi XDCB tập trung trong tổng chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình 59
Bảng 2.20: Cơ cấu các nhóm m ục chi trong tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp
giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình 60
Bảng 3.1: Quy mô h ọc sinh và số lớp học trung học phổ thông................................80
Bảng 3.2: Nhu c ầ u giáo viên THPT.......................................................................................81
Bảng 3.3: Nhu c ầ u vốn đầu tư giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2030. .82
ix
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn kiện đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra định hướng
phát triển giáo dục là: “ Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển
nhanh, bền vữ cho đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con
người đáp ứng yêu c ầ u xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực,
là nhân t ố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hi ện
đại hóa, xã h ội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi
mới cơ chế quản lý giáo d ục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo, coi trọng giáo dục lối sống, năng lực sáng t ạ o, kĩ năng thực hành. Xây d ựng
môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng xã ội ọc tập, tạo cơ hội và điều kiện cho
mọi công dân được học tập suốt đời”.
Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng nêu r ỏ quan điểm chỉ
đạo “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn,
cốt lõi, c ấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, n ội dung, phương
pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào
tạo. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển
những nhân tố mới, tiếp thu và chọn lọc những kinh nghiệm của thế hệ đi trước;
kiên quyết chán chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm bảo
tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù h ợp với từng loại đối tượng; các giải pháp
phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm và bước đi phù h ợp.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt
Nam tiếp tục khẳng định “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Con người
là nguồn nhân lực, là nhân t ố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố then chốt mang lại sự phát triển bền
vững cho đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người đáp
1
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đổi mới căn bản công tác qu ản lý giáo
dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất, chất lượng; tăng quyền tự chủ và trách
nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngủ nhà giáo và cán b ộ
quản lý giáo d ục; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng hiệu
quả mọi nguồ lực đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo. Nhận thức được tầm quan
trọng của Giáo dục và Đào tạo, Đảng và nhà nước ta đã có nh ững đầu tư thích đáng
trong phạm vi ân sách nh à nước có thể đáp ứng cho nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo.
Công tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) có hiệu quả đã trở thành động
lực, là cơ sở phát triển quốc sách này; nhất là khi mức độ xã hội hoá Giáo dục và
Đào tạo ở nước ta trong gi i đoạn hiện nay chưa cao.
Đối với tỉnh Quảng Bình, chi từ ngân sách nhà nước dành cho ngành Giáo
dục và Đào tạo luôn chi ếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước trên địa
bàn, đây là khoản chi cơ bản, chủ yếu của ng ành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng
Bình. Vì vậy, công tác qu ản lý chi ngân sách c o sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Quảng
Bình cần được quản lý chặt chẽ, khoa học và đúng p áp luật, chi đúng chi đủ, tránh
lãng phí, thất thoát. Điều đó một mặt vừa kích thích, tạo động lực cho ngành giáo
dục và đào tạo Quảng Bình phát triển, mặt khác tạo sự phù h ợp với điều kiện và
khả năng cân đối ngân sách địa phương.
Thực tế trong nhiều năm qua, việc sử dụng nguồn NSNN tại các Trường THPT
trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình vẫn chưa được đáp ứng tốt; còn nhiều hạn
chế, tồn tại trong quản lý chi từ khâu xây dựng định mức, lập dự toán và phân bổ dự
toán.… đã gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát và thậm chí hạn chế kích
thích hoạt động nhiệm vụ chuyên môn. Nh ững tồn tại này bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân, c ả về cơ chế quản lý lẫn tổ chức thực hiện, như: quan điểm hoàn
thiện công tác qu ản lý tài chính; chất lượng đội ngũ làm công tác qu ản lý tài chính
trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình….
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết trên, cần nghiêm túc nghiên c ứu và tìm ra các
giải pháp để đảm bảo sử dụng có hi ệu quả nguồn NSNN phục vụ cho giáo dục và
đào tạo của tỉnh nhà là công vi ệc vô cùng có ý ngh ĩa. Do vậy, bản thân đã mạnh
dạn lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà
nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng
Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của đề tài là trên cơ sở phân tích thực tiễn nhằm hoàn thiện
công tác qu ản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông
(THPT) tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết một số mục tiêu cụ
thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục
THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thi ện công tác quản lý chi ngân sách cho
giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng B ình đến năm 2020.
3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên c ứu công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hi NSNN trong
sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Số liệu, dữ liệu liên quan đến công tác chi NSNN g ai đoạn
2012-2016.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài li ệu
- Thu thập tài li ệu sơ cấp
3
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phòng KH -TC, phòng GDTr.H của Sở Giáo
dục và Đào tạo và các trường THPT trực thuộc Sở có liên quan đến việc sử dụng
nguồn vốn NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục, nhằm đánh giá thực trạng công tác
quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình.
- Thu thập tài li ệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục
Thống kê tỉ h Quả ng Bình; Kế hoạch GD&ĐT hàng năm của UBND tỉnh; Báo cáo
quy hoạch tổng thể phát tri ển GD&ĐT của tỉnh đến năm 2020 và một số báo cáo
khác có liên quan để đánh giá tình hình thực tế NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục
và đào tạo. Thực trạng công tác qu ản lý chi ngân sách nhà n ước cho sự nghiệp giáo
dục THPT tỉnh Quảng Bình từ năm 2012-2016.
4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu là phương pháp dùng lý lu ận và
dẫn chứng cụ thể để tiến hành phân tích theo chi ều ướng biến động trong chi ngân
sách nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT. Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp thống kê : Thống kê mô t ả và thống kê so sánh.
- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian.
- Phương pháp tổng hợp và một số phương pháp khác, từ đó t ìm ra biện pháp
để giải quyết.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài ph ần mở đầu luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiển về quản lý chi NSNN cho g áo d ục
Trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng công tác qu ản lý chi ngân sách nhà n ước cho sự
nghiệp giáo d ục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Giải pháp nh ằm hoàn thiện công tác qu ản lý chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.
4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
NSNN CHO GIÁO D ỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái quát v ề chi NSNN và vai trò đối với giáo dục trung học phổ thông
1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một phạm trù r ất rộng và bao quát, v ừa liên
quan đến lĩnh vực kinh tế, vừ liên quan đến góc độ quản lý nhà nước. Sự hình thành
và phát tri ển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát tri ển của
kinh tế hàng hoá ti ền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và nhà
nước của từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh
tế hàng hoá - tiền tệ là những tiền đề cho sự p át sinh, tồn tại và phát tri ển của ngân
sách nhà nước.
Cho đến nay, các nhà nước khác nhau đều tạo lập và sử dụng ngân sách Nhà
nước, thế nhưng người ta vẫn chưa có sự nhất trí về Ngân sách Nhà nước là gì ? Có
nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm Ngân sách Nhà nước mà phổ biến là:
Thứ nhất: Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu - chi tài hính của Nhà nước
trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) được Quốc hội thông qua để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thứ hai: Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế
hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước.
Thứ ba: Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.
Các ý ki ến trên xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có nhân t ố
hợp lý của chúng song chưa đầy đủ. Khái niệm ngân sách nhà nước là một khái
niệm trừu tượng nhưng ngân sách nhà nước là hoạt động tài chính cụ thể của Nhà
nước, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành Tài chính Nhà nước. Vì vậy, khái
niệm ngân sách nhà nước phải thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của ngân sách
nhà nước, phải được xem xét trên các m ặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế
chứa đựng trong ngân sách nhà nước .
5
Xét về mặt hình thức biểu hiện bên ngoài và ở những thời điểm tĩnh tại người
ta thấy rằng NSNN là bản dự toán tập hợp tất cả các nội dung thu chi của Nhà nước
trong khoảng thời gian nhất định nào đó và phổ biến là trong một năm do Chính phủ
lập ra, đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.
Xét về thực thể: Ngân sách nhà nước bao gồm những nguồn thu cụ thể,
những khoản chi cụ thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một
quỹ tiền tệ và các k hoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.
Thu và chi qu ỹ này có quan h ệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối. Cân đối
thu chi NSNN là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và được Nhà nước
quan tâm đặc biệt. Vì lẽ đó có thể khảng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà
nước - Quỹ .gân sách nhà nước .
Tuy vậy, xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong ngân sách nhà nước ,
các khoản thu - luồng thu nhập quỹ ngân sách nhà nước , các khoản chi - xuất quỹ
ngân sách nhà nước đều phản ánh những quan ệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước
với người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan đơn vị t ụ hưởng quỹ. Hoạt động thu chi
NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước làm cho vốn tiền tệ,
nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các ch ủ thể
phân phối và ngược lại trong quá trình phân phối các nguồn tài hính. Hoạt động đó
đa dạng, phong phú được tiến hành trên m ọi lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ
thể kinh tế xã hội. Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những
quan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để đ ều
chỉnh vĩ mô kinh tế xã hội.
Như vậy, ngân sách nhà nước, nếu nhìn nhận ở hình thức biểu hiện bên
ngoài, là m ột bản dự toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một năm. Nếu xét
về bản chất bên trong và trong su ốt quá trình vận động, ngân sách nhà nước được
coi là m ột phạm trù kinh t ế, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các
chủ thể kinh tế-xã h ội. Nó là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính Nhà nước, được
Nhà nước sử dụng để động viên, phân ph ối một bộ phận của cải xã h ội dưới dạng
tiền tệ về tay Nhà nước để đảm bảo duy trì sự tồn tại và ho ạt động bình thường của
bộ máy Nhà nước và th ực hiện các chức năng nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã
hội,...mà Nhà nước phải gánh vác..
6
1.1.1.2. Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà
nước do quá trình thu tạo lập nên nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường
của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Chi NSNN phản ảnh mục tiêu hoạt động của ngân sách, đó là đảm bảo về
mặt vật chất (tài chính) cho hoạt động của Nhà nước, với tư cách là chủ thể của
ngân sách hà ước trên hai phương diện: Một là duy trì sự tồn tại và hoạt động bình
thường của bộ máy Nhà nước. Hai là thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà Nhà
nước phải gánh vác. Chi NSNN bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau. Giai đoạn thứ
nhất là phân ph ối (phân bổ) quỹ NSNN cho các đối tượng, mục tiêu khác nhau.
Quá trình phân phối được thực hiện trên dự toán và trên th ực tế (chấp hành Ngân
sách Nhà nước), dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như chức năng, nhiệm vụ, quy
mô ho ạt động, đặc điểm tự nhiên, xã h ội... thể ện cụ thể dưới dạng định mức, tiêu
chuẩn, chế độ chi ngân sách. Giai đoạn t ếp t eo là việc sử dụng phần quỹ ngân sách
đã được phân phối của các đối tượng được ưởng thụ, hay còn g ọi là quá trình thực
hiện chi tiêu trực tiếp các khoản tiền của NSNN. Ngân sách nhà nước được sử dụng
ở các khâu tài chính Nhà nước trực tiếp, gián tiếp và các khâu tài chính khác phi
Nhà nước. Chi ngân sách kết thúc khi tiền đã thực sự được sử dụng cho các mục
tiêu đã định.
Các khoản chi ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú nên có nhi ều
cách phân lo ại chi ngân sách nhà nước khác nhau:
- Theo tính chất phát sinh các kho ản chi, chi NSNN bao gồm chi thườ g
xuyên và chi không thường xuyên.
Chi thường xuyên: là nh ững khoản chi phát sinh tương đối đều đặn cả về mặt
thời gian và quy mô các kho ản chi. Nói cách khác là những khoản chi được lặp đi lặp
lại tương đối ổn định theo những chu kỳ thời gian cho những đối tượng nhất định.
Chi không thường xuyên: là nh ững khoản chi ngân sách phát sinh không đều
đặn, bất thường như chi đầu tư phát triển, viện trợ, trợ cấp thiên tai, dịch hoạ,...trong
đó, chi đầu tư phát triển được coi là phần chủ yếu của chi không thường xuyên.
- Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chi ngân sách nhà nước được chia thành
chi tích luỹ và chi tiêu dùng.
7
Chi tích luỹ là các kho ản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài. các
khoản
Chi tích luỹ là các khoản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài. các
khoản chi này chủ yếu được sử dụng trong tương lai như: Chi đầu tư hạ tầng kinh
tế- kỹ thuật, chi ghiên cứu khoa học công nghệ, công trình công cộng, bảo vệ môi
trường, ...
Chi tiêu dùng là nh ững khoản chi nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trước
mắt và hầu như được sử dụng hết sau khi đã chi như: chi cho bộ máy Nhà nước, an
ninh, quốc phòng, v ăn hoá, xã hội,...Cụ thể, đó là các kho ản chi lương, các khoản
có tính chất lương và chi hoạt động. Nhìn chung, chi tiêu dùng là nh ững khoản chi
có tính chất thường xuyên.
- Theo mục tiêu, chi ngân sách nhà nước được phân loại thành chi cho bộ
máy Nhà nước và chi thực hiện các chức năng, n iệm vụ của Nhà nước.
Chi cho bộ máy nhà nước: bao gồm chi đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm các trang thiết bị cần thiết, chi trực tiếp c o đội ngũ cán bộ, công chức, chi phí
thường xuyên để duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước (văn phòng ph ẩm,
điện, nước, hội nghị, công tác phí...).
Chi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước: bao gồm chi cho an
ninh - quốc phòng ( nh ững khoản chi duy trì hoạt động bình thường của các lực
lượng an ninh, quốc phòng nh ư chi đầu tư, chi mua sắm, chi hoạt động ), chi phát
triển văn hoá, y tế, giáo dục, đảm bảo xã hội, chi phát triển kinh tế là những khoản
đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng cho nền kinh tế ( Giao thông, điện và chuyển tải
điện, thông tin liên lạc, thuỷ lợi và cấp thoát nước, sự nghiệp nhà ở ) và một số
nhiệm vụ khác như : Hỗ trợ các Đoàn thể chính trị-xã hội, đối ngoại...
- Với tư cách là quỹ tiền tệ để thanh toán cho các nhu cầu của nhà nước và
tài trợ cho các đối tượng khác nhau trong xã hội, chi NSNN bao gồm:
Chi thanh toán: là chi tr ả cho việc Nhà nước được hưởng những hàng hoá,
dịch vụ mà xã h ội cung cấp cho nhà nước. Chi thanh toán gắn với hai luồng đi lại:
tiền và hàng hoá, d ịch vụ.
Chi chuyển giao: là những khoản chi mang tích chất một chiều từ phía nhà
nước như tài trợ, trợ cấp, cứu trợ...
8
- Theo quan điểm của kinh tế học công cộng, ngân sách nhà nước được xem
là công c ụ cung cấp nguồn lực để Nhà nước thực hiện việc sản xuất và cung cấp
những hàng hoá, d ịch vụ cho xã hội. Theo quan điểm này, hàng hoá, d ịch vụ được
phân thành nh ững hàng hoá, d ịch vụ cá nhân ( dùng cho nh ững cá nhân ) và hàng
hoá, dịch vụ cô g cộng ( nhiều người cùng s ử dụng một lúc, khó hoặc không thể
loại trừ được một người nào đó muốn sử dụng hàng hoá, d ịch vụ đó ).
Điểm phân biệt nổi bật của hai loại hàng hoá, d ịnh vụ này thể hiện qua vấn
đề thu hồi chi phí cung cấp chúng.
Đối với hàng hoá, d ịch vụ cá nhân thì chi phí cung cấp được thu hồi qua thị
trường bằng việc mua bán thông qua giá cả. Vì vậy, tư nhân sẵn sàng cung cấp
những hàng hoá, d ịch vụ cá nhân.
Vấn đề thu hồi chi phí cung cấp đối với những hàng hoá d ịch vụ công cộng
không đơn giản, cơ chế giá của thị trường n ều k i không thể áp dụng được vì không
th ể phân bổ để thu.
Đối với những hàng hoá d ịch vụ công cộng ữu hình, chúng có th ể đo đếm
được thì có thể áp dụng cơ chế giá nhưng không h àn hảo bằng đối với hàng hoá
dịch vụ cá nhân.
Đối với những hàng hoá d ịch vụ vô hình mà người ta có thể ảm nhận được
bằng giác quan bình thường ( như phát thanh truyền hình, giáo dụ , y tế...) việc phân
bổ theo khẩu phần rất khó khăn hoặc không thực hiện được. Lúc này cơ chế giá thị
trường hầu như không áp dụng được mà phải dùng cơ chế phí ( mỗi người trả một
số tiền nhất định, tổng số tiền của nhiều người sử dụng có thể đủ trang trải chi phí
cung cấp dịch vụ đó ). Tư nhân không hứng thú trong việc cung cấp những dịch vụ
loại này, trừ một số dịch vụ công cộng nhóm có tính loại trừ và tính phân bổ khẩu
phần tương đối cao như trong giáo dục, y tế,...
Đối với những hàng hoá, d ịch vụ công cộng vô hình mà người ta không cảm
nhận được bằng các giác quan bình thường mà qua tư duy mới cảm nhận được như đảm
bảo quốc phòng - an ninh, môi trưòng, bi ện pháp bảo đảm trước thiên tai...( các hàng
hoá d ịch vụ thuần tuý công cộng ) thì tính loại trừ là không th ể, cơ chế phí cũng không
thực hiện được. Cơ chế duy nhất là Nhà nước thực hiện cơ chế thuế ( về bản chất là
phân b ổ chi phí bình quân theo đầu người được hưởng, dùng ngh ĩa vụ để
9
bắt buộc ). Do tư nhân không có quyền lực về chính trị - kinh tế to lớn như Nhà
nước nên không th ực hiện cơ chế này, do đó họ không tham gia cung cấp những
hàng hoa, dịch vụ loại này. Tuy nhiê n, những hàng hoá, d ịch vụ công cộng vô hình
không c ảm nhận được lại là những hàng hoá, d ịch vụ rất quan trọng nên trách
nhiệm cung cấp chính là của Nhà nước.
Từ đây, chi n ân sách nhà nước có thể khái quát lại bao gồm:
+ Chi đầu tư để cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công cộng vô hình cần
thiết cho xã hội như an ninh - quốc phòng, đảm bảo môi trường, phòng ch ống thiên
tai, dịch họa...
+ Chi đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng hữu hình cần thiết mà tư nhân
không th ể làm được hoặc không muốn làm (giao thôn g, điện và chuyển tải điện, y
tế, giáo dục,...)
+ Chi đầu tư để cung cấp một số hàng oá, d ịch vụ cá nhân thuộc các ngành
kinh tế then chốt, mũi nhọn, huyết mạch, có ý ng ĩa quyết định đối với nền kinh tế
quốc dân.
1.1.2. Giáo d ục Trung học phổ thông và va i trò chi NSNN đối với sự nghiệp
giáo dục THPT
1.1.2.1. Giáo dục Trung học phổ thông
Giáo dục trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo hính quy ở Việt Nam,
dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18, không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các
khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12, (học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp
trung học cơ sở). Chương trình học được thực hiện trong 03 năm. Sau khi tốt nghiệp
hệ giáo dục này, học sinh phải trải qua Kỳ thi THPT quốc gia.
Trường Trung học phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước.
Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là "Hiệu Trưởng". Trường được sự quản
lý tr ực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương),
quy chế hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã
học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ
yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và giúp học sinh
có thêm nh ững hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện
10
phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao
đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phươ g pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh.
1.1.2.2. Chi NSNN cho s ự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT là khoản chi trong nhóm chi s ự
nghiệp văn xã, là s ự thể hiện qu n hệ phân phối dưới hình thức giá trị được thực
hiện từ quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn tr ả trực tiếp là chủ yếu, nhằm duy
trì, phát triển hệ thống giáo dục THPT theo nh ững định hướng chung của nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước cho sự ngh ệp g áo dục THPT gắn liền với cơ cấu, nhiệm
vụ của ngành trong mỗi giai đoạn lịch sử và được xem xét ở các góc độ khác nhau.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo d ục đào tạo nói chung và c ấp học
THPT nói riêng có th ể hiện chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT gồm:
- Chi ngân sách cho h ệ thống các trường THPT:
+ Chi ngân sách cho h ệ thống các trường THPT công lập.
+ Chi ngân sách cho h ệ thống các trường THPT tư thục.
- Chi ngân sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục THPT như:
Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo, ....
Theo cách phân lo ại chi NSNN theo yếu tố và phương thức quản lý thì các
khoản chi cho giáo dục THPT bao gồm:
- Chi thường xuyên: Đối với các khoản chi thường xuyên, đây là khoản chi
đóng vai trò quan tr ọng. “Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử
dụng vốn NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các
nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như một số dịch vụ
công c ộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng”.
- Chi xây dựng cơ bản tập trung: Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước
về xây dựng cơ bản: là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho các công trình
thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, trường học, hệ thống thuỷ lợi, năng
11
lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình
và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành
thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn của
doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống
vật chất, ti h thần cho người dân. Đây là một hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản
cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được lợi ích
dưới các hì h thức khác nhau.
1.1.2.3. Vai trò c ủa chi NSNN đối với sự nghiệp giáo dục THPT
Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THPT được hình
thành từ nhiều nguồn khác nh u: Từ nguồn vốn NSNN, từ nguồn thu sự nghiệp, từ
nguồn tài trợ. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là từ nguồn vốn NSNN và ngân sách nhà
nước đóng vai trò vô cùng quan tr ọng.
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT là quá trình phân phối sử dụng
một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để duy trì, phát triển sự nghiệp giáo
dục theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
Vai trò c ủa chi ngân sách nhà nước không chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn
lực tài chính để duy trì, cũng cố các hoạt động giáo dục THPT mà òn có tác d ụng
định hướng, điều chỉnh các hoạt động giáo dục THPT phát triển theo đường lối chủ
trương của đảng và Nhà nước.
Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ vốn
đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THPT cơ bản do NSNN đài thọ. Nguồn kinh phí ày
đã đóng vai trò quy ết định trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục THPT, góp
phần phát triển nâng cao trình độ dân trí, đào tạo ra những lớp người có đủ năng
lực, trí tuệ đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngày nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức với quan điểm "Giáo
dục là sự nghiệp của quần chúng ”, Đảng và Nhà nu ớc ta đã có ch ủ trương " Xã
hội hoá giáo dục và đào tạo”. Gắn liền với chủ trương đó, Nhà nước thực hiện mở
rộng đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục THPT kể cả trong nước và
nước ngoài " Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong
nước, người Việt nam định cư ở nước ngoài, các t ổ chức, cá nhân nước ngoài đầu
tư cho sự nghiệp giáo dục ”.
12
Trong điều kiện có nhiều nguồn vốn đầu tư cho giáo dục như vậy, những
nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò ch ủ đạo của
chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT được thể hiện trên các m ặt sau:
Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước luôn là nguồn chủ yếu cung cấp tài chính để
duy trì, đị h hướ g sự phát triển của hệ thống giáo dục THPT theo đúng đường lối,
chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Giáo dục THPT l à m ột lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn mà Nhà nước
luôn ph ải quan tâm v à có s ự đầu tư thích đáng " Ngân sách nhà nước giữ vai trò
chủ yếu trong tổng nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục THPT ”. Chính vì vậy mà
nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn
đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông.
Mặc dù th ời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhi ều chủ trương chính
sách để huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục THPT như chính
sách về hỗ trợ chi phí học tập, học phí, lệ p í tuyển sinh, đóng góp xây dựng trường,
đóng góp phí đào tạo từ phía các cơ sở sử dụng lao động, các chính sách ưu đãi về
thuế, huy động các nguồn tài trợ khác cho giáo dục THPT ... Tuy nhiên do việc xã
hội hoá trong lĩnh vực giáo dục thực hiện chậm, các thành phần kinh tế phi Nhà
nước phát triển chưa mạnh nên sự đóng góp cho giáo dục THPT còn h ạn chế. Vì
vậy, cho dù đối tượng chi có giảm đi nhưng kinh phí đầu tư ủa NSNN cho giáo dục
THPT hàng năm không giảm mà ngày m ột tăng lên, tỷ trọng chi NSNN cho giáo
dục trong tổng chi NSNN tăng từ 10,4% năm 1991 lên 15% năm 2000 và đến nay
chiếm gần 18,8% . Trong thời gian tới, thực hiện chiến lược phát triển g áo dục giai
đoạn 2020-2030 tỷ trọng này sẽ tiếp tục được nâng lên ở mức ít nhất 20% ăm
2018 và 25% năm 2030
Nếu xem xét dưới gốc độ tổng số vốn đầu tư cho giáo dục THPT thì vốn
NSNN cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu, theo số liệu của Bộ Tài chính giai đoạn 2010-
2016, tỷ trọng vốn NSNN thông thường chiếm khoảng 74-80% trong tổng số vốn
đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trong xu hướng chung cả nước, ở các địa phương
các cấp chính quyền cũng đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đầu tư tài
chính cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương mình. Ngân sách địa phương trong
những năm qua đã đầu tư một khoản kinh phí lớn cho công tác này, thường chiếm
trên 80% trong tổng vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
13
Tóm lại: Trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương NSNN luôn
luôn gi ữ vai trò ch ủ yếu trong việc cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì và phát
triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục THPT nói
riêng. Có th ể nói đầu tư cho giáo dục đúng mức sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển
nhanh chó g và thu l ợi nhuận cao hơn bất cứ một lĩnh vực đầu tư nào khác. Đầu tư
cho giáo dục khô chỉ là một chính sách xã hội mà còn ph ải được coi là một chính
sách kinh tế, chí h sách phát triển sản xuất. Đó là sự đầu tư kép và là đầu tư trực tiếp
vào con người - yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất.
Thứ hai: Chi ngân sách nhà nước đóng vai trò quan tr ọng trong việc củng cố,
tăng cường số lượng và nâng c o ch ất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Hai yếu tố này
lại ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt động giáo dục THPT.
Có th ể nói, ngân sách giáo dục THPT chủ yếu dành cho những chi phí liên
quan đến con người. Trong đó, chi lương và phụ cấp cho giáo viên luôn chi ếm tỷ
trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho giáo d ục THPT. Hiện nay, trừ một phần
nhỏ các trường dân lập, bán công thì lương và phụ cấp cho giáo viên đều do NSNN
đảm bảo. Phải thấy rằng, lương của giáo viên là m ột vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu
quả làm việc của giáo viên. Một chính sách lương hợp lý cho phép giáo viên không
cần kiếm việc làm thêm, ngược lại nếu mức lương giáo viên không đủ để trang trải
những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và không khuy ến khích giáo vi ên toàn tâm
toàn ý cho vi ệc dạy học thì họ sẽ tìm mọi cách để có thêm thu nh ập. Ví dụ như dạy
tư (thường là dạy chính những học sinh ở trường công) hoặc bằng nhiều hoạt độ g
kinh doanh khác. Hậu quả là nó tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục được
cung cấp qua hệ thống của Nhà nước.
Trong xu hướng xã hội hoá giáo d ục và đào tạo hiện nay, mặc dù m ột số
gánh nặng về chi phí cho giáo dục và đào tạo được chia sẻ với khu vực tư nhân,
song chi tiêu của tư nhân không tự nó dẫn đến chất lượng giáo dục tốt hơn, vì vậy
vẫn cần nguồn kinh phí lớn và tăng nhanh từ NSNN để đáp ứng sự gia tăng về số
học sinh, do sức ép dân số ... và chi phí để nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo
Thứ ba: Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn duy nhất đảm bảo kinh phí
để thực hiện các chương trình - mục tiêu quốc gia về giáo dục như: Chương trình
phổ cập giáo và chống mù ch ữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học,
14
chương trình tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chư ng trình hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân t ộc thiểu số và vùng khó khăn; hỗ
trợ cơ sở vật chất trường THPT chuyên và trường sư phạm.... Đây là những
chư ng trình mục tiêu lớn, cấp bách cần phải thực hiện và đòi h ỏi phải có sự đầu tư
kinh phí khá lớn. Vì vậy Nhà nước phải tập trung ngân sách đầu tư thực hiện cho
được các chươ trình này.
Thứ tư: Thông qua cơ cấu, định mức ngân sách cho giáo dục có tác dụng
điều chỉnh cơ cấu, quy mô giáo dục trong toàn ngành. Trong điều kiện đa dạng hoá
giáo dục và đào tạo như hiện n y thì vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi
ngân sách để điều phối quy mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa các vùng
là hết sức quan trọng. đảm bảo cho giáo dục và đào tạo phát triển cân đối, theo đúng
định hướng đường lối của đảng và Nhà nước.
Thứ năm: Sự đầu tư của NSNN có tác d ụng hướng dẫn, kích thích thu hút
các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Mặt khác trong điều kiện các tổ
chức , cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục thì sự đầu
tư vốn của ngân sách nhà nước là số vốn đối ứng quan trọng để thu hút các nguồn
lực khác cùng đầu tư cho giáo dục THPT. Thông qua sự đầu tư của Nhà nước vào
cơ sở vật chất và một phần kinh phí hỗ trợ đối với các trường bán công, tư thục, dân
lập có tác dụng thúc đầy mạnh mẽ phong trào xã h ội hoá giá o d ục về mặt
tài chính.
Qua phân tích các vấn đề trên cho thấy, mức độ đầu tư của ngân sách hà
nước được coi như một trong các yếu tố tác động có tính chất quyết định đối với v
ệc hình thành, mở rộng và phát tri ển hệ thống giáo dục quốc gia.. Từ giáo dục mầm
o , giáo dục tiểu học, giáo dục THPT, dạy nghề, giáo dục đại học và sau đại học.
Sự tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục sẽ dẫn đến kết quả là nguồn
nhân lực phát triển, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trên cơ sở đó ngân sách
nhà nước tăng thu và có điều kiện để đầu tư trở lại cho giáo dục và đào taọ cao hơn
nữa. Đó là mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư cho giáo dục và đào tạo với tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đó cũng chính là con đường nhanh nhất, ngắn nhất
để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.
15
1.1.2.4. Nguồn kinh phí đảm bảo chi NSNN cho giáo dục THPT
Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THPT hiện nay bao gồm các nguồn:
- Từ ngân sách nhà nước;
- Từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân như: tiền học phí, lệ phí thi nghề phổ
thông, phí tro g giữ xe đạp, xã hội hóa...;
- Các khoản viện trợ: từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các guồn khác: các trang thi ết bị được biếu, tặng bởi các tổ chức, đoàn thể
xã hội...
Mặc dù s ự nghiệp giáo dục THPT được phát triển từ nhiều nguồn vốn khác
nhau nhưng nguồn vốn từ NSNN vẫn chiếm vị trí quan trọng và tỷ trọng lớn nhất.
Góp ph ần đảm bảo ổn định chính trị, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, góp
phần ổn định và phát tri ển kinh tế- xã hội.
1.2. Nội dung chi NSNN cho giáo dục TH PT và các nhân t ố ảnh hưởng
1.2.1. Nội dung chi NSNN cho giáo d ục THPT
Nội dung chi sự nghiệp giáo dục THPT gắn chặt với nhiệm vụ và cơ chế
quản lý tài chính của sự nghiệp giáo dục THPT tr ng mỗi giai đoạn lịch sử. Chi
NSNN cho giáo dục THPT được phân chia thành 02 loại, đó là:
- Chi thường xuyên: là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN đê đáp ứng
nhu cầu chi thường xuyên của các trường THPT cũng như ác ơ quan quản lý nhằm
đảm bảo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Chi thường xuyên NSNN cho
sự nghiệp giáo dục THPT có tính chất tích luỹ đặc biệt bởi khoản chi này là m ột
trong những nhân tố quyết định tới tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ tă g trưởng kinh
tế trong tương lai. Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT xét theo
nội dung kinh tế bao gồm các nội dung chi sau:
* Chi cho con người:
Đây là khoản chi cho các nhu cầu về đời sống vật chất, sinh hoạt cho cán bộ,
giáo viên nh ằm duy trì hoạt động bình thường. Các khoản chi của NSNN thuộc
nhóm chi này bao g ồm các khoản chi:
+ Lương, phụ cấp lương.
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Tiền thưởng.
16
+ Phúc l ợi tập thể cho giáo viên, cán b ộ công nhân viên ch ức...
Trong giáo dục chi cho con người chủ yếu là kinh phí chi cho giáo viên, cán bộ
công nhân viên ngành giáo d ục. Khoản chi này hàng năm được xác định dựa vào số
giáo viên, cán b ộ công nhân viên d ự kiến có m ặt kỳ kế hoạch. Nội dung chi này
chiếm tỷ trọ g lớn nhất vào khoảng 80% trong tổng chi NSNN cho hệ thống giáo dục.
Nó đáp ứ được nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên nhằm tái
sản xuất sức lao động của họ, từ đó kích thích động viên tinh thần giảng dạy, nâng cao
chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh tích cực học tập thông qua các chương
trình học bổng của các cấp. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục THPT.
* Chi cho nghiệp vụ chuyên môn :
Bao gồm các khoản:
- Chi tập huấn nghiệp vụ, hội nghị chyên môn;
- Chi về mua sắm trang thiết bị, đồ dùng gi ả ng dạy
như: + Đồ dùng h ọc tập.
+ Sách giáo khoa.
+ Tài liệu tham khảo cho giáo viên.
+ Vật liệu hoá chất thí nghiệm.
+ Văn phòng ph ẩm (giấy, bút, ph ấn cho giáo viên) ...
- Chi tổ chức các kỳ thi, hội thao cho học sinh, giáo viên.
- Chi tham quan học tập kinh nghiệm...
Đây là khoản chi hết sức cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượ g
giáo dục, do đó cần phải hết sức chú tr ọng đến nội dung chi này.
* Chi quản lý hành chính.
Đây là khoản chi nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động của
đơn vị. Bao gồm các khoản như:
+ Chi trả tiền điện, nước, điện thoại, fax.
+ Chi phí văn phò ng phẩm tại các phòng làm vi ệc.
+ Chi trả dịch vụ bưu điện.
+ Chi công tác phí.
+ Chi phí vệ sinh môi trường.
+ Chi tuyên truyền.
17
+ Chi phí tiền nhiên liệu, xăng xe...
Những khoản trên tương đối ổn định và có th ể định lượng được. Do đó khi
xây dựng dự toán thường lấy chỉ tiêu chuẩn định mức chi làm căn cứ.
* Chi về mua sắm, sửa chữa lớn, xây d ựng nhỏ.
Bao gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định không cao
phụ thuộc vào tì h trạng nhà cửa và trang thiết bị của đơn vị nên không th ể định
mức chi được. Mỗi năm đơn vị sẽ dành ra một phần trong tổng số kinh phí được cấp
đầu năm và xin bổ sung trong năm để trang trải cho những chi phí này.
Ngoài ra từ năm 1991 ngân sách Nhà nước còn chi tiêu cho các đơn vị thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục như chương trình phổ cập giáo
- chống mù ch ữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, chương trình
công nghệ giáo dục, chương trình tăng cường dạy và h ọc ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân, chương trình hỗ trợ giáo dục miền nú , vùng dân t ộc thiểu số và
vùng khó khăn; chương trình đưa tin học vào nhà trường... Hầu ết các kh ản chi trên
là nh ững khoản chi phát sinh thường xuyên, tương đối ổn định và có th ể định mức
được. Do vậy trong công tác quản lý các khoản chi này phải lấy định mức làm cơ
sở, riêng các kho ản mua sắm sửa chữa nhỏ không phát sinh thường xuyên nên ph ải
căn ứ vào thực trạng nhà cửa trang thiết bị, chế độ chính sách của Nhà nước trong
từng thời kỳ và đặc biệt là khả năng nguồn vốn của NSNN để cấp phát và chi tiêu.
- Chi đầu tư XDCB tập trung: tuỳ theo yêu cầu quản lý nội dung chi đầu tư
XDCB được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Xét theo hình thức tái sản
xuất TSCĐ, chi đầu tư XDCB cho giáo dục THPT được phân thành:
+ Chi đầu tư xây dựng mới các TSCĐ phục vụ cho giáo dục THPT hư:
trường học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà đa chức năng…
+ Chi cải tạo, nâng cấp mở rộng các TSCĐ hiện có nhằm tăng thêm công su ất
và hiện đại hoá TSCĐ như nâng cấp trường học, thư viện, xây thêm các l ớp học…
1.2.2. Các nhân t ố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT
Chủ trương và chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục trong từng
thời kỳ. Việc lập kế hoach chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT phải dựa trên
các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, định mức, chế độ chi cho
giáo dục của Nhà nước trong từng giai đoạn.
18
Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng được nhu cầu chi cho sự nghiệ giáo
dục THPT phụ thuộc vào nguồn thu trong năm và mức tăng trưởng kinh tế.
- Tổng sản phẩm quốc nội và phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội:
Tổng sản phẩm quốc nôị ( GDP ) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
giá trị sản phẩm mới mà nền kinh tế sáng tạo ra trong 1 năm.
Tổ g sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng tới số chi ngân sách cho giáo d ục và
đào tạo nói chu v à s ự nghiệp giáo dục THPT nói riêng, bởi vì:
Thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội cao, chứng tỏ một nền sản xuất có hiệu
quả khi đó thu nhập trong dân lớn, thu nhập bình
quân đầu người tăng lên, cuộc sống vật chất của nhân dân khá gi ả lúc đó
người dân mới có điều kiện cho con cái ăn học, đóng góp kinh phí cho nhà trường;
các công ty, xí nghiệp làm ăn phát đạt dễ l àm vi ệc tài trợ cho giáo dục và đào tạo.
Tổng sản phẩm quốc nội cao sẽ làm giàu các ngu ồn tài chính khác, làm ảnh hưởng
tới số chi ngân sách cho giáo dục THPT.
Thứ hai: Theo chế độ tài chính hiện àn , Nhà nước sẽ tham gia vào quá trình
phân phối lần đầu và phân ph ối lại tổng sản phẩm quốc nội để tạo nguồn thu cho
NSNN. Nhà nước động viên một phần tổng sản phẩm quốc nội vào tay mình làm cơ
sơ vật chất cho quá trình chi tiêu. Thông thường tỷ lệ điều tiết ủa Nhà nước có tính
ổn định trong một thời gian dài cho nên khi t ổng sản phẩm quốc nội tăng sẽ làm
tăng số thu NSNN, tạo cơ sở cho việc tăng chi ngân sách cho giáo d ục, số chi
NSNN cho giáo dục và đào tạo không những chịu ảnh hưởng của tổng sản phẩm
quốc nội mà còn ch ịu ảnh hưởng của phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc
nộ : Nếu phương thức phân phối xác định tỷ lệ lớn, số chi ngân sách Nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục thì giáo dục sẽ phát triển mạnh nhưng hạn chế khả năng chi cho
các ngành khác và cho tích luỹ. Nếu phương thức phân phối xác định tăng nhiều
cho các ngành khác mà gi ảm nhẹ khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục sẽ làm
giảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Tốc độ phát triển dân số, số lượng và cơ cấu dân số:
Tốc độ dân số tăng lên, dân s ố lớn sẽ làm giảm thu nhập quốc dân bình quân
đầu người, giảm thu nhập bình quân của mỗi gia đình. Do đó, các gia đình khó có
điều kiện cho con đi học, nhất là đối với cấp học THPT (vì các học sinh ở đọ tuổi
19
này đã có th ể tham gia lao động. Nguồn kinh phí đầu tư từ gia đình giảm, gây ảnh
hưởng tới số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT.
Trong trường hợp tốc độ tăng dân số nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm quốc nội,
nghĩa là thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu đào tạo, chi
NSNN cho sự ghiệp giáo dục THPT sẽ tăng lên. Muốn đảm bảo cho giáo dục và
đào tạo phát triển được thì tốc độ tăng chi cho giáo dục và đào tạo phải lớn hơn tốc
độ gia tăng của học sinh đào tạo.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhu cầu đào tạo đã thực sự biến đổi tỷ lệ
thuận với dân số. Ngân sách nhà nước khó có thể đáp ứng được chu toàn. Trước
tình cảnh đó việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ngoài ý nghĩa giải quyết các vấn
đề xã hội còn có tác d ụng giảm nhẹ nhu cầu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục và
đào tạo.
- Thực trạng trang thiết bị, phương tiện p ục vụ cho Giáo dục - Đào tạo. Nhân
tố này có ảnh hưởng đến các k oản chi có tính chất không thường
xuyên của NSNN cho Giáo dục - Đào tạo như k ản chi sửa chữa, mua sắm máy
móc, thi ết bị cho hoạt động giảng dạy, khoản chi này không có định mức quản lý
và được xác định tuỳ thuộc vào thực trạng của nhà trường.
- Phạm vi, mức độ các khoản dịch vụ không phải trả tiền do Nhà nước cung
cấp cho học sinh:
Thực chất của nhân tố này nói đến phạm vi, mức độ các khoản được Nhà
nước bao cấp phục vụ, trước khi với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp hầu hết mọi
nhu cầu học hành, sinh hoạt của học sinh đều được Nhà nước bao cấp, do vậy số chi
NSNN cho Giáo dục - Đào tạo rất cao. Ngày nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh
tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phạm vi bao cấp của Nhà nước giảm,
Nhà nước chỉ đảm bảo kinh phí để duy trì sự đảm bảo của nhà trường, phần còn l ại
phải huy động qua chính sách thu học phí của học sinh. Do vậy, số chi NSNN cho
Giáo dục - Đào tạo đã giảm nhẹ mà chỉ mang tính chất định hướng quản lý vĩ mô
giáo dục và đào tạo.
Trên đây là 4 nhân tố có tác động lớn tới số chi NSNN cho giáo dục và đào
tạo xuất phát từ tình hình kinhtế xã hội mang lại. Tuy nhiên, từ phần mình giáo dục
và đào tạo cũng tạo nên một số nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục.
- Mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo:
20
Mạng lưới tổ chức hoạt động Giáo dục Đào tạo là hệ thống các trường đào
tạo, cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy. Nhân tố này ảnh hưởng trực
tiếp tới khoản chi lương, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể cũng như chi phí quản lý
hành chính.
Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lưới giáo dục và đào
tạo sẽ tác độ g mạnh tới số chi, một mạng lưới giáo dục vừa gọn nhẹ vừa đủ, bố trí
trường lớp hợp lý đảm bảo được chất lượng công tác quản lý, giảng dạy thì phần
nào sẽ giảm chi cho NSNN và ngược lại trường lớp bố trí không hợp lý, bộ máy
quản lý hành chính cồng kềnh, biên chế giáo viên giảng dạy quá nhiều, không xếp
đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn cho họ theo quy định của Nhà nước thì chi NSNN sẽ
tăng lên, hiệu quả sử dụng NSNN sẽ giảm xuống.
- Chương trình phát triển sự nghiệp g áo d ục THPT.
Sự phát triển giáo dục phụ thuộc rất lớn vào c ương trình phát triển giáo dục và
đào tạo của đất nước. Số lượng chương trình mụ c tiêu nhiều thì số lượng ngân sách
đầu tư cho giáo dục cũng đồng thời tăng để đảm bả tiến trình thực hiện các chương
trình. Tuỳ vào tầm quan trọng của các chương trình, cũng như yêu cầu về thời gian
thực hiện, hoàn thành mà m ức độ và số lượng ngân sách dành ho ác chương trình
đó có sự khác nhau và có s ự khác biệt giữa mức chi ngân sách qua ác năm.
Với ảnh hưởng của các nhân tố này theo quan điểm về lâu d ài là t ừng bước
hợp lý hoá mạng lưới tổ chức, tinh giảm gọn nhẹ biên chế, nâng cao chất lượng
giảng dạy, phục vụ, từng bước cải cách hành chính trong hệ thống giáo dục và đào
tạo. Ngành Tài chính cần có biện pháp xác định quản lý số chi NSNN cho g áo dục
để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chức mạng lưới giáo dục.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo
nói chung và chi cho sự nghiệp giáo dục THPT nói riêng sẽ giúp chúng ta có cơ sở
phân tích tính hợp lý về nội dung và mức độ chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục
THPT ở các năm, giải thich được sự khác nhau của nó ở các giai đoạn lịch sử, đồng
thời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội mà thấy được sự cần thiết
phải thay nội dung, mức độ chi cho phù h ợp. Khi ấy các nhân tố ảnh hưởng đã thực
sự trở thành các cơ sở khoa học để xác định số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục
THPT. Ngoài ra trong công tác qu ản lý tài chính cũng thấy được sự ảnh hưởng của
các nhân t ố đó mà áp d ụng các biện pháp quản lý thích hợp trong từng thời kỳ.
21
Tóm l ại: Việc nghiên cứu các nhân t ố ảnh hưởng đến chi NSNN cho giáo
dục phổ thông có ý ngh ĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoản
chi của NSNN cho giáo dục phổ thông m ột cách khách quan phù h ợp với yêu cầu
của sự nghiệp giáo dục đào tạo.
1.3. Nội du g Quản lý chi NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông
1.3.1. Lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT
Kế hoạch l à m ột trong những công cụ quan trọng được sử dụng trong quản
lý (k ể cả quản lý vĩ mô v à quản lý vi mô) " Qu ản lý theo dự toán ” là một nguyên
tắc quan trọng trong quản lý chi ngân sách nhà nước. Khi lập dự toán chi ngân sách
nhà nước cho giáo dục THPT phải dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì phát triển sự nghiệp
giáo dục THPT trong từng thời kỳ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng
dự toán chi ngân sách cho giáo dục THPT có sự cân đối với dự toán chi ngân sách
chi lĩnh vực khác .
Thứ hai: Phải dựa vào chỉ tiêu kế hoạch p át triển giáo dục THPT, đặc biệt là
các chỉ tiêu có liên quan tr ực tiếp đến việc cấp phát kinh phí của ngân sách trong
kỳ như chỉ tiêu về số lượng trường, lớp, biên chế, số lượng giáo viên, học sinh….
Thứ ba: Căn cứ nhu cầu kinh phí, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân
sách cũng như khả năng đáp ứng của NSNN trong kỳ kế hoạch để lập dự toán chi .
Thứ 4: Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước hiện hành và d ự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra kỳ kế hoạch.
Thứ 5: Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng k h
phí của năm trước.
Quy trình lập kế hoạch chi cho sự nghiệp giáo dục THPT được tiến hành
theo các bước sau:
Bước 1: Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu chi NSNN kỳ kế hoạch để xác định
mức chi dự kiến phân bổ cho toàn ngành giáo d ục THPT. Trên cơ sở đó, hướng dẫn
các đơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí.
Bước 2: Các đơn vị cơ sở giáo dục THPT căn cứ vào chỉ tiêu được giao (số
kiểm tra) và văn bản hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị
mình, gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính xét
22
duyệt tổng hợp dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục THPT vào dự toán chi
NSNN nói chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét
duyệt.
Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông
qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù h ợp sẽ chính thức
phân bổ mức chi theo dự toán cho các đơn vị giáo dục THPT.
1.3.2. Thực hiện kế hoạch chi NSNN cho giáo d ục THPT
Thực hiện kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT cần chú ý
đến các yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi đã
xác định.
- Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, tránh mọi sơ
hở gây lãng phí, thất thoát vốn của ngân sách nhà nước.
- Trong quá trình sử dụng các khoản c i ngân sách phải hết sức tiết kiệm, đúng
chính sách, chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi.
Quá trình tổ chức điều hành cấp phát và sử dụng khoản chi NSNN cho giáo
dục THPT cần dựa trên những căn cứ sau:
- Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong d ự toán. Đây
là căn cứ tác động có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng ác khoản chi
bởi vì mức chi của từng chỉ tiêu là c ụ thể hoá mức chi tổng hợp đ ã được cơ quan
quyền lực Nhà nước phê duyệt.
- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước có thể đáp ứng chi
cho giáo dục THPT. Trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước phải quán triệt
quan điểm " lường thu mà chi ”. Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến,
khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế, của năm kết hoạch mới chuyển hoá
được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực.
- Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
hiện hành. Đây là những căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát và sử
dụng các khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của
việc cấp phát và sủ dụng các khoản chi.
Các biện pháp cơ bản để tổ chức tốt công tác cấp phát và sử dụng các khoản
chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT bao gồm:
23
- Cụ thể hoá dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý, tháng
để làm căn cứ quản lý, cấp phát.
- Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ
quan (Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước, Sở Giáo dục và Đào tạo) trong quá trình cấp
phát, sử dụ g các khoản chi ngân sách nhà nước.
Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét kh ả năng đảm bảo kinh phí
cho sự nghiệp iáo dục THP T, Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh kịp thời dự toán
chi trong phạm vi cho phép.
- Hướng dẫn các đơn vị cơ sở trong ngành giáo d ục THPT thực hiệp tốt chế
độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, hạch toán đầy
đủ rõ ràng các kho ản chi của từng loại hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận v à sử dụng kinh phí NSNN ở các
đơn vị giáo dục THPT, đảm bảo đúng dự toán, ph ù h ợp với định mức chế độ chi
NSNN hiện hành.
1.3.3. Quản lý nội dung, định mức chi cho sự ng iệp giáo dục THPT
Chi ngân sách Nhà nước nói chung và cho lĩnh vực giáo dục nói riêng có n ội
dung hết sức phong phú và phức tạp. Nó được tiến hành cho nhiều đối tượng và bao
gồm nhiều khoản chi có tính chất, đặc điểm khác nhau. Vì vậy, muốn phát huy được
hiệu quả các khoản chi đảm bảo tiết kiệm cho NSNN cần phải thực hiện tốt các nội
dung quản lý chi ngân sách cho giáo dục.
Thực chất quản lý chi ngân sách cho giáo dục là các ho ạt động và tổ chức
các hoạt động phân phối NSNN, kiểm tra giám sát việc phân phối và sử dụ g NSNN
cho giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quản lý các khoản chi cho NSNN, nhất thiết phải có định mức cho
từng nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể. Nhờ đó mà các ngành các c ấp
các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể thuộc quá trình
quản lý chi của ngân sách nhà nước.
Định mức chi là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi, cấp phát và quyết toán
các khoản chi, đồng thời là chuẩn mực để phân bổ và kiểm tra, giám sát tình hình sử
dụng kinh phí ngân sách Nhà nước.
Định mức chi NSNN cho giáo dục THPT phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
24
Thứ nhất: Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, từ việc
phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hành
một cách chặt chẽ có cơ sở khoa học xác đáng. Nhờ đó mà các định mức chi đảm
bảo được tính phù h ợp với mỗi loại hình hoạt động, phù h ợp với từng đơn vị.
Thứ hai: Các định mức chi phải có tính thực tiễn cao. Tức là nó ph ải phản
ảnh mức độ phù h ợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động. Chi
có như vậy đị h mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý kinh phí
chi thường xuyên.
Thứ ba: Định mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi với
từng đối tượng thụ hưởng ngân sách cùng lo ại.
Thứ tư: Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao.
Định mức chi của NSNN thường bao gồm hai loại.
- Định mức chi tiết: Là loại định mức xác định dựa trên cơ cấu chi của ngân
sách nhà nước cho mỗi đơn vị được hình thành từ các mục chi nào, người ta tiến
hành xây d ựng định mức chi cho từng mục đó ví dụ như: Chi công tác phí, hội
nghị, chi lương, học bổng...
- Định mức chi tổng hợp: Là loại định mức dùng để xác định nhu cầu chi từ
ngân sách nhà nước cho mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng. Do vậy, với mỗi loại hình
đơn vị khác nhau sẽ có đối tượng để tính định mức chi tổng hợp khác nhau.
Mỗi loại định mức chi đều có những ưu nhược điểm riêng c ủa nó. Tuỳ theo
mục đích quản lý mà có s ự lựa chọn hoặc vận dụng kết hợp các loại định mức chi
cho hợp lý. Đối với định mức chi tiết theo ưu điểm của nó là tính chính xác và tí
thực tiễn khá cao nên nó thường được sử dụng trong quá trình nghiên cứu ban hà h
các chế độ chi của NSNN. Ngoài ra, nó c ũng còn được sử dụng trong quá trình
thẩm định tính khả thi của các dự toán kinh phí và dự toán chi NSNN, đối với định
mức chi tổng hợp ưu điểm của nó là có th ể xác định được dự toán chi NSNN
nhanh, nhưng ngược lại nó cũng bộc lộ một nhược điểm là tính chính xác không cao
vì vậy nó được lấy làm căn cứ để hướng dẫn cho các ngành các cấp tiến hành xây d
ựng dự toán kinh phí đồng thời nó cũng là một trong những cơ sở cho cơ quan tài
chính khi thẩm định dự toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc.
25
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, định mức chi tiết thường được áp dụng
theo hệ thống định mức chi ngân sách nhà nước áp dụng chung cho lĩnh vực hành
chính sự nghiệp còn định mức chi tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong khâu phân
bổ ngân sách giáo dục cho các địa phương, các đơn vị. Định mức chi tổng hợp cho
giáo dục THPT có thể được xác định theo đầu dân số hoặc đầu học sinh và theo
từng thời kỳ có thay đổi cho phù h ợp.
Hệ thố định mức ti êu chuẩn chi tiêu có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ
quá trình lập, duyệt, phân bổ, chấp hành và ki ểm tra, duyệt quyết toán NSNN chi
cho giáo dục THPT. Nếu có đầy đủ các loại định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cũng như
việc xác định số biên chế, giáo viên cần thiết được tính toán một cách có khoa học
và phù h ợp với khối lượng công việc do từng đơn vị đảm nhiệm thì nhu cầu chi
NSNN sẽ được phản ánh chính xác, trung th ực trong dự toán NSNN; đồng thời đó
cũng là các căn cứ để các cơ quan chức năng duyệt và kiểm tra, giám sát quá trình
chấp hành NSNN của các đơn vị. Ngược lại nếu ệ thống định mức, tiêu chuẩn chi
tiêu không đầy đủ, không hoàn thiện thì bản t ân các đơn vị thiếu những cơ sở để lập
dự toán chi, các cơ quan quản lý không có căn cứ để duyệt dự toán, cơ quan Kho
bạc Nhà nước không có căn cứ để kiểm soát chi, cơ quan thanh tra, kiểm toán không
có căn cứ để kiểm tra và xác nh ận tính chính xác, hợp lệ, hợp ph áp của các khoản
chi cũng như quyết toán chi tiêu của các đơn vị.
Từ sự phân tích trên cho thấy, trong quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo
dục THPT không những phải xây dựng được hệ thống định mức, chế độ chi tiêu
một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học, quá trình quản lý phải tuân thủ triệt để hệ
thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đó mà còn ph ải đánh giá, phân tích tình hì thực
tế chi theo định mức nhằm xem xét tính phù h ợp của hệ thống định mức hiện hành.
Xu hướng chung, các loại hoạt động càng ngày càng ph át triển nên làm n ảy sinh
các nhu cầu mới. Đặc biệt, trong điều kiện còn x ảy ra mất giá của tiền tệ càng dễ
làm cho định mức chi dễ bị lạc hậu so với thực tiễn.
1.3.4. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN
Mục đích chủ yếu của khâu công việc này là tổng hợp, phân tích đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch chi từ đó rút ra những ưu nhược điểm trong quản lý để
có bi ện pháp khắc phục trong thời gian tới. Công việc cụ thể được tiến hành là
kiểm tra, quyết toán các khoản chi.
26
Trong quá trình kiểm tra, quyết toán các khoản chi phải chú ý đến các yêu
cầu cơ bản sau:
- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ quan
có th ẩm quyền xét duyệt theo quy định .
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, nội dung các
báo cáo tài chính ph ải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo
đúng mục lục NSNN quy định hiện hành.
- Báo cáo quy ết toán năm của các đơn vị trước khi trình cơ quan Nhà nước
có th ẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước đồng cấp và phải
được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán.
- Báo cáo quy ết toán của các đơn vị dự toán không được để xẩy ra tình trạng
quyết toán chi lớn hơn thu.
Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán
các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT mới tiến ành được thuận lợi. Đồng thời,
nó m ới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự
toán một cách chính xác, trung thực và khách quan .
Trong điều kiện đó, "Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang phải giải một bài
toán rất khó là phải thoả mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm bảo chất lượng
nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong điều kiện nguồn lực òn h ạn hẹp. Bài
toán này c ũng khó như bài toán chung hiện nay của đất nước là ph ải tạo ra một sự
tăng trưởng nhanh chóng từ một điểm xuất phát rất thấp".
Để giải được bài toán đó, hay nói cách khác, là để tạo ra sự chuyển b ến cơ
bản, toàn diện về giáo dục THPT nói riêng và ngành giáo d ục và đào tạo nói chu g
"đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", bên cạnh các chính sách tăng đầu tư cho giáo
dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thì việc đổi mới và
kiện toàn lại hệ thống chính sách tài chính- tiền tệ đảm bảo sử dụng ngân sách nhà
nước chủ động và có hi ệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết
chống lãng phí, thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho
giáo dục là một trong những nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
27
Vì vậy, có thể nói việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự
nghiệp giáo dục THPT là một đòi h ỏi có tính tất yếu khách quan đối với Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình nói riêng và tr ên bình diện quốc gia nói chung.
1.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cho Giáo dục THPT
1.4.1. Kinh ghiệm của tỉnh Quảng Ninh.
Việc giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị cơ quan
hành chính đã tạo ra s ự chuyển biến trong tư duy, nhận thức của các cấp, các ngành
và cán bộ công ch ứ c, viên ch ức trong các đơn vị, tạo điều kiện cho các cơ quan,
đơn vị thực hiện việc kiểm soát chi tiêu n ội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động,
sáng tạo của cán bộ công ch ức, người l o động.
Các đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã chủ
động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) giao hiệu quả hơn để thực hiện
nhiệm vụ, chủ động sử dụng tài sản, ngu ồn n ân l ực để phát triển, nâng cao chất
lượng dịch vụ, tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ. Mức
thu nhập tăng thêm giai đoạn 2014 - 2016 của cán bộ, viên chức trong các cơ quan
hành chính tỉnh Quảng Ninh khi thực hiện chế độ tự chủ trung bình trên 1 triệu
đồng/người/tháng.
Việc thực hiện chế độ tự chủ cũng tăng cường tính chủ động ủa th ủ trưởng
đơn vị trong công tác qu ản lý nhân s ự và quản lý tài chính, tạo huyể n biến lớn
trong cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị, mạnh dạn quyết định những
công vi ệc có l ợi cho đơn vị trong khuôn kh ổ pháp luật, thẩm quyền được g ao và
nguồn kinh phí được cấp; nâng cao kỹ năng quản lý, ch ất lượng các dịch vụ cô g...
Mặt khác, việc giao cho các đơn vị cơ quan hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công theo hình thức đặt hàng đã góp ph ần sử dụng tiết kiệm, có hi ệu quả
tài sản, cơ sở vật chất do nhà nước đã đầu tư, phát huy năng lực, trình độ của đội
ngũ cán bộ, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó tạo tiền đề cho việc đổi
mới phương thức từ hình thức giao dự toán theo biên ch ế sang hình thức giao dự
toán theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm đầu ra.
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Thuận
Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ
về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
28
chính (sau đây gọi tắt là chế độ tự chủ), ngày 19/4/2006 UBND tỉnh Bình Thuận đã
có văn bản số 1480/UBND-TH hướng dẫn thực hiện chế độ tự chủ đối với tất cả các
đ n vị quản lý hành chính cấp tỉnh và huyện.
Năm 2006, UBND tỉnh giao tự chủ tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp
1; từ năm 2007, UBND tỉnh giao tự chủ tài chính đối với tất cả các đơn vị dự toán
cấp 2 và cấp 3. Cho đến nay, có 33/33 đơn vị cấp tỉnh, 10/10 huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉ h đã tri ể n khai thực hiện. Sau hơn 4 năm thực hiện, chế độ tự chủ đã
có những tác động tích c ực đế n hoạt động của các cơ quan, cụ thể là:
Thứ nhất, tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trưởng đơn vị
trong công tác qu ản lý nhân s ự và quản lý tài chính. Sự chuyển biến lớn trong cách
nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị (cũng là người chủ tài khoản của đơn vị)
là tính linh hoạt, mạnh dạn quyết định nh ữ ng công vi ệc có l ợi theo thứ tự ưu tiên
cho đơn vị trong khuôn kh ổ thẩm quyền và ngu ồn kinh phí được cấp. Hơn thế, các
đơn vị thực hiện chế độ tự chủ không nh ấ t thiế t phải đợi xin phép cơ quan cấp trên
và theo đó, cơ quan cấp trên không ph ải “can t iệp” quá sâu vào công việc của cơ
quan cấp dưới.
Thứ hai, tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý th ức trách
nhiệm của đội ngũ công chức đối với công vi ệc và ngân sách đượ giao. Quy chế chi
tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý ki ến đóng góp của tất ả ác công ch ức
trong đơn vị. Tất cả các khoản thu và nội dung chi được công khai chi ti ết, đã góp
phần kiểm soát chi tiêu m ột cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lã g
phí trong sử dụng ngân sách, tài s ản công.
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ được nâng lên m ột
bước về chất lượng; quy trình xử lý công vi ệc được xây dựng mới, hợp lý và khoa
học; nội dung, tiêu chuẩn thủ tục theo yêu cầu quản lý hành chính hiện đại từng
bước được áp dụng.
Thứ tư, công tác t ổ chức lao động khoa học, trên cơ sở đó tiết kiệm được
kinh phí, tăng thu nhập cho người lao động. Tính riêng trong năm 2008, ở cấp tỉnh
có 15/33 đơn vị tiết kiệm được 1.643 triệu đồng (trong đó, kinh phí tiết kiệm về sử
dụng biên chế là 375 triệu đồng và kinh phí tiết kiệm từ quản lý hành chính là 1.268
triệu đồng); ở cấp huyện, 4 đơn vị thuộc thành phố Phan Thiết tiết kiệm được 105
29
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học

More Related Content

What's hot

[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-namLinh Nguyen
 
[123doc] - xay-dung-chuong-trinh-marketing-mix-cua-nha-may-nhom-thanh-dinh-hi...
[123doc] - xay-dung-chuong-trinh-marketing-mix-cua-nha-may-nhom-thanh-dinh-hi...[123doc] - xay-dung-chuong-trinh-marketing-mix-cua-nha-may-nhom-thanh-dinh-hi...
[123doc] - xay-dung-chuong-trinh-marketing-mix-cua-nha-may-nhom-thanh-dinh-hi...Quốc Pháp Nguyễn
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bảnLV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc LiêuLuận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa AnĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho ngành giáo dục ở huyện Hòa An
 
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
 
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nayLuận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đĐề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
 
Yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đYếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí Minh
Luận văn: Hệ thống kiểm soát  thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí MinhLuận văn: Hệ thống kiểm soát  thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí Minh
Luận văn: Hệ thống kiểm soát thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí Minh
 
[123doc] - xay-dung-chuong-trinh-marketing-mix-cua-nha-may-nhom-thanh-dinh-hi...
[123doc] - xay-dung-chuong-trinh-marketing-mix-cua-nha-may-nhom-thanh-dinh-hi...[123doc] - xay-dung-chuong-trinh-marketing-mix-cua-nha-may-nhom-thanh-dinh-hi...
[123doc] - xay-dung-chuong-trinh-marketing-mix-cua-nha-may-nhom-thanh-dinh-hi...
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
 
Luận văn: hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên.
Luận văn: hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên.Luận văn: hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên.
Luận văn: hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên.
 
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 

Similar to LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học

Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...TieuNgocLy
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...HanaTiti
 

Similar to LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học (20)

lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
 
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyênLv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
 
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
 
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt NamLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo NghềLuận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học

  • 1. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------------------- TRƯƠNG THỊ ÁNH H ẰNG HOÀN THI ỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO D ỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG T ẠI SỞ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH T Ế MÃ S Ố: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài " Hoàn thi ện công tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo d ục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình " là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi c ũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn ày đ ã được c ảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ ngu ồn gốc. Người cam đoan Trương Thị Ánh H ằng i
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành c ảm ơn và dành những tình cảm trân trọng và tốt đẹp nhất đến PGS.TS. Trần Văn Hòa , người thầy đã gợi mở ý t ưởng đề tài, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong su ốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành c ảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa h ọc Công nghệ - Hợp tác qu ốc t ế , Đào tạo sau đại học, các Khoa và B ộ môn thu ộc Trường Đại học Kinh tế - Đạ i h ọc Huế cũng như quý th ầy cô giáo tham gia qu ản lý, gi ảng dạy đã tư vấn và giúp đỡ tôi trong su ốt quá trình học tập và nghiên c ứu tại trường. Xin chân thành c ảm ơn các Phòng : Giáo dục Trung Học, Kế hoạch - Tài chính của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, Sở Tài chính Quảng Bình, các đơn vị trực thuộc Sở G áo dục và Đào tạo Quảng Bình, đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong su ốt thời gian nghiên cứu. Mặc dù b ản thân tôi đã hết sức cố gắng, n ưng nội dung luận văn không tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong quý th ầy cô giáo, b ạn bè, đồng nghiệp góp ý, ch ỉ dẫn thêm để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Quảng Bình, ngày 0 6 tháng 4 năm 2018 Tác gi ả luận văn Trương Thị Ánh H ằng ii
  • 5. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họ và tên học viên: TRƯƠNG THỊ ÁNH H ẰNG Chuyên ngành: Quản lý kinh t ế. Định hướng đào tạo: Ứng dụng Mã số:8340410. Niên khoá: 2016 – 2018 Người hướ dẫn: PGS.TS TRẦN VĂN HÒA Tên đề tài: “HOÀN THI ỆN CÔNG TÁC QU ẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO D ỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG T ẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH” 1. Mục tiêu nghiên c ứu đề tài Mục tiêu chung: Mục tiêu chính của đề tài là trên cơ sở phân tích thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác qu ản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông (THPT) tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Qu ảng Bình trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực t ễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; - Đánh giá thực trạng công tác quản lý c i NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hi thường xuyên ngân sách cho giáo d ục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên c ứu công tác quản lý chi thường xuyên ngân sá h nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình. 3. Các phương pháp nghiên cứu đã s ử dụng - Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu điều tra; Phương pháp phân tích và xử lý s ố liệu; Phương pháp chuyên gia. 4. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận - Qua nghiên cứu, đánh giá phân tích cho thấy: việc quản lý chi NSNN t ại các trường THPT của tỉnh Quảng Bình là vấn đề cấp thiết trong tình hìnhphát triển kinh tế hiện nay. Tuy nhiên trong những năm qua, việc quản lý công tác tài chính t ại Sở GD&DT nhằm tránh những sai phạm và lãng phí tài chính trong các trường THPT chưa được chú tr ọng. Vì vậy Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết công tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong những năm sau này được tốt hơn. iii
  • 6. DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT VÀ KÍ HI ỆU THƯỜNG DỤNG TRONG LUẬN VĂN 1. GDCN: Giáo dục chuyên nghiệp 2. GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo 3. HMKP: 4. HĐND: 5. KBNN: 6. KH-TC: 7. MSSC: Hạn mức kinh phí Hội đồng nhân dân Kho bạc Nhà nước Kế hoạch - Tài chính Mua sắm sửa chữa 8. NS: Ngân sách 9. NSĐP:Ngân sách địa phương 10. NSNN:Ngân sách nhà nước 11. TDTT: 12. THCS: 13. THPT: Thể dục thể thao Trung học cơ sở Trung học phổ thông 14. TSCĐ:Tài sản cố định 15. UBND: 16. XDCB Uỷ ban nhân dân Xây dựng cơ bản iv
  • 7. MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................................................i Lời cảm ơn....................................................................................................................................................ii Tóm lược luậ văn....................................................................................................................................iii Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu...............................................................................................iv Mục lục...........................................................................................................................................................v Danh mục các bảng biể u...................................................................................................................viii PHẦN I. ĐẶT VẤN Ề........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên c ứu...........................................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3 5. Cấu trúc c ủa luận văn........................................................................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU.......................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO D ỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.................................................................5 1.1. Khái quát v ề chi NSNN và vai trò đối với giáo dục trung họ ph ổ thông.............5 1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước.............................................................5 1.1.2. Giáo dục Trung học phổ thông và vai trò chi NSNN đối với sự nghiệ p g áo dục THPT....................................................................................................................................................10 1.2. Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT và các nhân t ố ảnh hưởng....................16 1.2.1. Nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT........................................................................16 1.2.2. Các nhân t ố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT............18 1.3. Nội dung Quản lý chi NSNN cho giáo d ục Trung học phổ thông..........................22 1.3.1. Lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT...............................................................22 1.3.2. Thực hiện kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT..................................................23 1.3.3. Quản lý n ội dung, định mức chi cho sự nghiệp giáo dục THPT.........................24 1.3.4. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN......................................................26 v
  • 8. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QU ẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC THPT TẠI SỞ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH...........31 2.1. Khái quát v ề giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình...............................................................31 2.1.1. Tổng quan về ngành giáo d ục và đào tạo của tỉnh Quảng Bình..........................31 2.1.2. Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình...................................................31 2.1.3. Quy mô h ọc sinh........................................................................................................................32 2.1.4. Tình hình iáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình..........................................................32 2.1.5. Tình hình cơ sở vật chất củ ngành GD và ĐT tỉnh Quảng Bình.........................33 2.1.6. Đội ngũ giáo viên và cán b ộ quản lý................................................................................35 2.1.7. Tình hìnhsự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.....................37 2.2. Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT t ạ tỉ nh Quảng Bình...............................40 2.2.1. Tình hìnhđầu tư NSNN cho sự nghiệ p g áo d ục THPT Quảng Bình...............40 2.2.2. Quy trình quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT ở tỉnh Quảng Bình.............42 2.3. Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua..............................................................................................................................................44 2.3.1. Thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT tỉnh Quảng Bình..............44 2.4. Đánh giá quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT ở Sở Giáo dụ và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua.......................................................................................................66 2.4.1. Những kết quả đạt được..........................................................................................................67 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................................68 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NH ẰM HOÀN THI ỆN CÔNG TÁC QU ẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO D ỤC THPT TẠI SỞ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH.....................................................................................74 3.1. Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..................................................................................................................................74 3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..................................................................................................................................74 3.1.2. Mục tiêu phát tri ển giáo dục THPT ở Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030............................................................................................................................................78 vi
  • 9. 3.2. Giải pháp hoàn thi ện công tác qu ản lý chi NSNN cho s ự nghiệp giáo dục THPT ở Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình trong những năm tới............................................................83 3.2.1. Nhóm gi ải pháp hoàn thi ện công tác qu ản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT tại Sở GD&ĐT tỉ h Quảng Bình.......................................................................................................83 3.2.2. Nhóm gi ải pháp để hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo d ục THPT tại Sở GD&ĐT tỉ h Quảng Bình.....................................................................................................................87 PHẦN III. KẾT LU ẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.............................................................................96 1. Kết luận...................................................................................................................................................96 2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp trên..................................................96 TÀI LI ỆU THAM KHẢO..............................................................................................................99 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH L ẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LU ẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LU ẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN vii
  • 10. DANH MỤC CÁC B ẢNG BIỂU Số TT Nội dung Trang Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường THPT tỉnh Quảng Bình............................ 31 Bảng 2.2: Quy mô h ọc sinh tỉnh Quảng Bình...................................................... 32 Bảng 2.3: Quy mô h ọc sinh tỉnh Quảng Bình...................................................... 32 Bảng 2.4: Tỷ lệ huy động học sinh phổ thông đi học .......................................... 33 Bảng 2.5: Quy mô phòng h ọc cấp học THCS và THPT tỉnh Quảng Bình.......... 34 Bảng 2.6: Phát triển số lượng giáo viên qua các năm của ngành Giáo d ục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình ............................................................................ 36 Bảng 2.7: Phân bố giáo viên trên các đị a bàn huy ện, thành phố năm 2016 ........ 36 Bảng 2.8: Phân bố cán bộ quản lý trên địa bàn t ỉnh Quảng Bình năm 2016........... 36 Bảng 2.9: Số trường học, lớp học, học sinh THCS & THPT hệ công l ập trong giai đoạn 2012- 2016........................................................................... 37 Bảng 2.10: Số học sinh và lớp học trường tư thục trong giai đoạn 2012- 2016........ 38 Bảng 2.11: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên THPT trong giai đoạn 2012-2016............................................................................................ 38 Bảng 2.12: Chất lượng giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 ............................... 39 Bảng 2.13: Cơ cấu chi Chi NSNN cho giáo dục đào tạo Quảng Bình giai đoạn 2012-2016............................................................................ 40 Bảng 2.14: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục THPT Quảng Bình giai đoạn 2012-2016............................................................................ 42 Bảng 2.15: Tình hình thu- chi ngân sách t ỉnh giai đoạn 2012-2016...................... 44 Bảng 2.16: Tình hình thu chi NSNN tỉnh phục vụ giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016............................................................................ 45 Bảng 2.17: Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục THPT giai đoạn 2012-2016 .......... 46 Bảng 2.18: Tình hình chi NSNN cho giáo dục THPT theo các nhóm m ục giai đoạn 2012-2016............................................................................ 47 viii
  • 11. Bảng 2.19: Cơ cấu chi TX và chi XDCB tập trung trong tổng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình 59 Bảng 2.20: Cơ cấu các nhóm m ục chi trong tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình 60 Bảng 3.1: Quy mô h ọc sinh và số lớp học trung học phổ thông................................80 Bảng 3.2: Nhu c ầ u giáo viên THPT.......................................................................................81 Bảng 3.3: Nhu c ầ u vốn đầu tư giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2030. .82 ix
  • 12. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn kiện đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra định hướng phát triển giáo dục là: “ Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vữ cho đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người đáp ứng yêu c ầ u xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân t ố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hi ện đại hóa, xã h ội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo d ục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục lối sống, năng lực sáng t ạ o, kĩ năng thực hành. Xây d ựng môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng xã ội ọc tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng nêu r ỏ quan điểm chỉ đạo “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, c ấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, n ội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu và chọn lọc những kinh nghiệm của thế hệ đi trước; kiên quyết chán chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù h ợp với từng loại đối tượng; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm và bước đi phù h ợp. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Con người là nguồn nhân lực, là nhân t ố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố then chốt mang lại sự phát triển bền vững cho đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người đáp 1
  • 13. ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đổi mới căn bản công tác qu ản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất, chất lượng; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngủ nhà giáo và cán b ộ quản lý giáo d ục; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồ lực đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục và Đào tạo, Đảng và nhà nước ta đã có nh ững đầu tư thích đáng trong phạm vi ân sách nh à nước có thể đáp ứng cho nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo. Công tác qu ản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) có hiệu quả đã trở thành động lực, là cơ sở phát triển quốc sách này; nhất là khi mức độ xã hội hoá Giáo dục và Đào tạo ở nước ta trong gi i đoạn hiện nay chưa cao. Đối với tỉnh Quảng Bình, chi từ ngân sách nhà nước dành cho ngành Giáo dục và Đào tạo luôn chi ếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, đây là khoản chi cơ bản, chủ yếu của ng ành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, công tác qu ản lý chi ngân sách c o sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cần được quản lý chặt chẽ, khoa học và đúng p áp luật, chi đúng chi đủ, tránh lãng phí, thất thoát. Điều đó một mặt vừa kích thích, tạo động lực cho ngành giáo dục và đào tạo Quảng Bình phát triển, mặt khác tạo sự phù h ợp với điều kiện và khả năng cân đối ngân sách địa phương. Thực tế trong nhiều năm qua, việc sử dụng nguồn NSNN tại các Trường THPT trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình vẫn chưa được đáp ứng tốt; còn nhiều hạn chế, tồn tại trong quản lý chi từ khâu xây dựng định mức, lập dự toán và phân bổ dự toán.… đã gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát và thậm chí hạn chế kích thích hoạt động nhiệm vụ chuyên môn. Nh ững tồn tại này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, c ả về cơ chế quản lý lẫn tổ chức thực hiện, như: quan điểm hoàn thiện công tác qu ản lý tài chính; chất lượng đội ngũ làm công tác qu ản lý tài chính trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình…. Xuất phát từ yêu cầu bức thiết trên, cần nghiêm túc nghiên c ứu và tìm ra các giải pháp để đảm bảo sử dụng có hi ệu quả nguồn NSNN phục vụ cho giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà là công vi ệc vô cùng có ý ngh ĩa. Do vậy, bản thân đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2
  • 14. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chính của đề tài là trên cơ sở phân tích thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác qu ản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông (THPT) tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết một số mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thi ện công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục THPT tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng B ình đến năm 2020. 3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên c ứu công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hi NSNN trong sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Số liệu, dữ liệu liên quan đến công tác chi NSNN g ai đoạn 2012-2016. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài li ệu - Thu thập tài li ệu sơ cấp 3
  • 15. Số liệu sơ cấp được thu thập từ phòng KH -TC, phòng GDTr.H của Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường THPT trực thuộc Sở có liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục, nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình. - Thu thập tài li ệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉ h Quả ng Bình; Kế hoạch GD&ĐT hàng năm của UBND tỉnh; Báo cáo quy hoạch tổng thể phát tri ển GD&ĐT của tỉnh đến năm 2020 và một số báo cáo khác có liên quan để đánh giá tình hình thực tế NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực trạng công tác qu ản lý chi ngân sách nhà n ước cho sự nghiệp giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình từ năm 2012-2016. 4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu là phương pháp dùng lý lu ận và dẫn chứng cụ thể để tiến hành phân tích theo chi ều ướng biến động trong chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT. Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp thống kê : Thống kê mô t ả và thống kê so sánh. - Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian. - Phương pháp tổng hợp và một số phương pháp khác, từ đó t ìm ra biện pháp để giải quyết. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài ph ần mở đầu luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiển về quản lý chi NSNN cho g áo d ục Trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng công tác qu ản lý chi ngân sách nhà n ước cho sự nghiệp giáo d ục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Giải pháp nh ằm hoàn thiện công tác qu ản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình. 4
  • 16. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO D ỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Khái quát v ề chi NSNN và vai trò đối với giáo dục trung học phổ thông 1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước (NSNN) là một phạm trù r ất rộng và bao quát, v ừa liên quan đến lĩnh vực kinh tế, vừ liên quan đến góc độ quản lý nhà nước. Sự hình thành và phát tri ển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát tri ển của kinh tế hàng hoá ti ền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là những tiền đề cho sự p át sinh, tồn tại và phát tri ển của ngân sách nhà nước. Cho đến nay, các nhà nước khác nhau đều tạo lập và sử dụng ngân sách Nhà nước, thế nhưng người ta vẫn chưa có sự nhất trí về Ngân sách Nhà nước là gì ? Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm Ngân sách Nhà nước mà phổ biến là: Thứ nhất: Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu - chi tài hính của Nhà nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) được Quốc hội thông qua để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thứ hai: Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước. Thứ ba: Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau. Các ý ki ến trên xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có nhân t ố hợp lý của chúng song chưa đầy đủ. Khái niệm ngân sách nhà nước là một khái niệm trừu tượng nhưng ngân sách nhà nước là hoạt động tài chính cụ thể của Nhà nước, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành Tài chính Nhà nước. Vì vậy, khái niệm ngân sách nhà nước phải thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của ngân sách nhà nước, phải được xem xét trên các m ặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong ngân sách nhà nước . 5
  • 17. Xét về mặt hình thức biểu hiện bên ngoài và ở những thời điểm tĩnh tại người ta thấy rằng NSNN là bản dự toán tập hợp tất cả các nội dung thu chi của Nhà nước trong khoảng thời gian nhất định nào đó và phổ biến là trong một năm do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện. Xét về thực thể: Ngân sách nhà nước bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ và các k hoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Thu và chi qu ỹ này có quan h ệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối. Cân đối thu chi NSNN là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì lẽ đó có thể khảng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà nước - Quỹ .gân sách nhà nước . Tuy vậy, xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong ngân sách nhà nước , các khoản thu - luồng thu nhập quỹ ngân sách nhà nước , các khoản chi - xuất quỹ ngân sách nhà nước đều phản ánh những quan ệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan đơn vị t ụ hưởng quỹ. Hoạt động thu chi NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước làm cho vốn tiền tệ, nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các ch ủ thể phân phối và ngược lại trong quá trình phân phối các nguồn tài hính. Hoạt động đó đa dạng, phong phú được tiến hành trên m ọi lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để đ ều chỉnh vĩ mô kinh tế xã hội. Như vậy, ngân sách nhà nước, nếu nhìn nhận ở hình thức biểu hiện bên ngoài, là m ột bản dự toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một năm. Nếu xét về bản chất bên trong và trong su ốt quá trình vận động, ngân sách nhà nước được coi là m ột phạm trù kinh t ế, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế-xã h ội. Nó là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính Nhà nước, được Nhà nước sử dụng để động viên, phân ph ối một bộ phận của cải xã h ội dưới dạng tiền tệ về tay Nhà nước để đảm bảo duy trì sự tồn tại và ho ạt động bình thường của bộ máy Nhà nước và th ực hiện các chức năng nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội,...mà Nhà nước phải gánh vác.. 6
  • 18. 1.1.1.2. Chi ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước do quá trình thu tạo lập nên nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Chi NSNN phản ảnh mục tiêu hoạt động của ngân sách, đó là đảm bảo về mặt vật chất (tài chính) cho hoạt động của Nhà nước, với tư cách là chủ thể của ngân sách hà ước trên hai phương diện: Một là duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước. Hai là thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước phải gánh vác. Chi NSNN bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau. Giai đoạn thứ nhất là phân ph ối (phân bổ) quỹ NSNN cho các đối tượng, mục tiêu khác nhau. Quá trình phân phối được thực hiện trên dự toán và trên th ực tế (chấp hành Ngân sách Nhà nước), dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như chức năng, nhiệm vụ, quy mô ho ạt động, đặc điểm tự nhiên, xã h ội... thể ện cụ thể dưới dạng định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi ngân sách. Giai đoạn t ếp t eo là việc sử dụng phần quỹ ngân sách đã được phân phối của các đối tượng được ưởng thụ, hay còn g ọi là quá trình thực hiện chi tiêu trực tiếp các khoản tiền của NSNN. Ngân sách nhà nước được sử dụng ở các khâu tài chính Nhà nước trực tiếp, gián tiếp và các khâu tài chính khác phi Nhà nước. Chi ngân sách kết thúc khi tiền đã thực sự được sử dụng cho các mục tiêu đã định. Các khoản chi ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú nên có nhi ều cách phân lo ại chi ngân sách nhà nước khác nhau: - Theo tính chất phát sinh các kho ản chi, chi NSNN bao gồm chi thườ g xuyên và chi không thường xuyên. Chi thường xuyên: là nh ững khoản chi phát sinh tương đối đều đặn cả về mặt thời gian và quy mô các kho ản chi. Nói cách khác là những khoản chi được lặp đi lặp lại tương đối ổn định theo những chu kỳ thời gian cho những đối tượng nhất định. Chi không thường xuyên: là nh ững khoản chi ngân sách phát sinh không đều đặn, bất thường như chi đầu tư phát triển, viện trợ, trợ cấp thiên tai, dịch hoạ,...trong đó, chi đầu tư phát triển được coi là phần chủ yếu của chi không thường xuyên. - Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chi ngân sách nhà nước được chia thành chi tích luỹ và chi tiêu dùng. 7
  • 19. Chi tích luỹ là các kho ản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài. các khoản Chi tích luỹ là các khoản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài. các khoản chi này chủ yếu được sử dụng trong tương lai như: Chi đầu tư hạ tầng kinh tế- kỹ thuật, chi ghiên cứu khoa học công nghệ, công trình công cộng, bảo vệ môi trường, ... Chi tiêu dùng là nh ững khoản chi nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trước mắt và hầu như được sử dụng hết sau khi đã chi như: chi cho bộ máy Nhà nước, an ninh, quốc phòng, v ăn hoá, xã hội,...Cụ thể, đó là các kho ản chi lương, các khoản có tính chất lương và chi hoạt động. Nhìn chung, chi tiêu dùng là nh ững khoản chi có tính chất thường xuyên. - Theo mục tiêu, chi ngân sách nhà nước được phân loại thành chi cho bộ máy Nhà nước và chi thực hiện các chức năng, n iệm vụ của Nhà nước. Chi cho bộ máy nhà nước: bao gồm chi đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị cần thiết, chi trực tiếp c o đội ngũ cán bộ, công chức, chi phí thường xuyên để duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước (văn phòng ph ẩm, điện, nước, hội nghị, công tác phí...). Chi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước: bao gồm chi cho an ninh - quốc phòng ( nh ững khoản chi duy trì hoạt động bình thường của các lực lượng an ninh, quốc phòng nh ư chi đầu tư, chi mua sắm, chi hoạt động ), chi phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, đảm bảo xã hội, chi phát triển kinh tế là những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng cho nền kinh tế ( Giao thông, điện và chuyển tải điện, thông tin liên lạc, thuỷ lợi và cấp thoát nước, sự nghiệp nhà ở ) và một số nhiệm vụ khác như : Hỗ trợ các Đoàn thể chính trị-xã hội, đối ngoại... - Với tư cách là quỹ tiền tệ để thanh toán cho các nhu cầu của nhà nước và tài trợ cho các đối tượng khác nhau trong xã hội, chi NSNN bao gồm: Chi thanh toán: là chi tr ả cho việc Nhà nước được hưởng những hàng hoá, dịch vụ mà xã h ội cung cấp cho nhà nước. Chi thanh toán gắn với hai luồng đi lại: tiền và hàng hoá, d ịch vụ. Chi chuyển giao: là những khoản chi mang tích chất một chiều từ phía nhà nước như tài trợ, trợ cấp, cứu trợ... 8
  • 20. - Theo quan điểm của kinh tế học công cộng, ngân sách nhà nước được xem là công c ụ cung cấp nguồn lực để Nhà nước thực hiện việc sản xuất và cung cấp những hàng hoá, d ịch vụ cho xã hội. Theo quan điểm này, hàng hoá, d ịch vụ được phân thành nh ững hàng hoá, d ịch vụ cá nhân ( dùng cho nh ững cá nhân ) và hàng hoá, dịch vụ cô g cộng ( nhiều người cùng s ử dụng một lúc, khó hoặc không thể loại trừ được một người nào đó muốn sử dụng hàng hoá, d ịch vụ đó ). Điểm phân biệt nổi bật của hai loại hàng hoá, d ịnh vụ này thể hiện qua vấn đề thu hồi chi phí cung cấp chúng. Đối với hàng hoá, d ịch vụ cá nhân thì chi phí cung cấp được thu hồi qua thị trường bằng việc mua bán thông qua giá cả. Vì vậy, tư nhân sẵn sàng cung cấp những hàng hoá, d ịch vụ cá nhân. Vấn đề thu hồi chi phí cung cấp đối với những hàng hoá d ịch vụ công cộng không đơn giản, cơ chế giá của thị trường n ều k i không thể áp dụng được vì không th ể phân bổ để thu. Đối với những hàng hoá d ịch vụ công cộng ữu hình, chúng có th ể đo đếm được thì có thể áp dụng cơ chế giá nhưng không h àn hảo bằng đối với hàng hoá dịch vụ cá nhân. Đối với những hàng hoá d ịch vụ vô hình mà người ta có thể ảm nhận được bằng giác quan bình thường ( như phát thanh truyền hình, giáo dụ , y tế...) việc phân bổ theo khẩu phần rất khó khăn hoặc không thực hiện được. Lúc này cơ chế giá thị trường hầu như không áp dụng được mà phải dùng cơ chế phí ( mỗi người trả một số tiền nhất định, tổng số tiền của nhiều người sử dụng có thể đủ trang trải chi phí cung cấp dịch vụ đó ). Tư nhân không hứng thú trong việc cung cấp những dịch vụ loại này, trừ một số dịch vụ công cộng nhóm có tính loại trừ và tính phân bổ khẩu phần tương đối cao như trong giáo dục, y tế,... Đối với những hàng hoá, d ịch vụ công cộng vô hình mà người ta không cảm nhận được bằng các giác quan bình thường mà qua tư duy mới cảm nhận được như đảm bảo quốc phòng - an ninh, môi trưòng, bi ện pháp bảo đảm trước thiên tai...( các hàng hoá d ịch vụ thuần tuý công cộng ) thì tính loại trừ là không th ể, cơ chế phí cũng không thực hiện được. Cơ chế duy nhất là Nhà nước thực hiện cơ chế thuế ( về bản chất là phân b ổ chi phí bình quân theo đầu người được hưởng, dùng ngh ĩa vụ để 9
  • 21. bắt buộc ). Do tư nhân không có quyền lực về chính trị - kinh tế to lớn như Nhà nước nên không th ực hiện cơ chế này, do đó họ không tham gia cung cấp những hàng hoa, dịch vụ loại này. Tuy nhiê n, những hàng hoá, d ịch vụ công cộng vô hình không c ảm nhận được lại là những hàng hoá, d ịch vụ rất quan trọng nên trách nhiệm cung cấp chính là của Nhà nước. Từ đây, chi n ân sách nhà nước có thể khái quát lại bao gồm: + Chi đầu tư để cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công cộng vô hình cần thiết cho xã hội như an ninh - quốc phòng, đảm bảo môi trường, phòng ch ống thiên tai, dịch họa... + Chi đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng hữu hình cần thiết mà tư nhân không th ể làm được hoặc không muốn làm (giao thôn g, điện và chuyển tải điện, y tế, giáo dục,...) + Chi đầu tư để cung cấp một số hàng oá, d ịch vụ cá nhân thuộc các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn, huyết mạch, có ý ng ĩa quyết định đối với nền kinh tế quốc dân. 1.1.2. Giáo d ục Trung học phổ thông và va i trò chi NSNN đối với sự nghiệp giáo dục THPT 1.1.2.1. Giáo dục Trung học phổ thông Giáo dục trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo hính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18, không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12, (học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở). Chương trình học được thực hiện trong 03 năm. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh phải trải qua Kỳ thi THPT quốc gia. Trường Trung học phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước. Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là "Hiệu Trưởng". Trường được sự quản lý tr ực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), quy chế hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và giúp học sinh có thêm nh ững hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện 10
  • 22. phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phươ g pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 1.1.2.2. Chi NSNN cho s ự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT là khoản chi trong nhóm chi s ự nghiệp văn xã, là s ự thể hiện qu n hệ phân phối dưới hình thức giá trị được thực hiện từ quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn tr ả trực tiếp là chủ yếu, nhằm duy trì, phát triển hệ thống giáo dục THPT theo nh ững định hướng chung của nhà nước. Chi ngân sách nhà nước cho sự ngh ệp g áo dục THPT gắn liền với cơ cấu, nhiệm vụ của ngành trong mỗi giai đoạn lịch sử và được xem xét ở các góc độ khác nhau. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo d ục đào tạo nói chung và c ấp học THPT nói riêng có th ể hiện chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT gồm: - Chi ngân sách cho h ệ thống các trường THPT: + Chi ngân sách cho h ệ thống các trường THPT công lập. + Chi ngân sách cho h ệ thống các trường THPT tư thục. - Chi ngân sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục THPT như: Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo, .... Theo cách phân lo ại chi NSNN theo yếu tố và phương thức quản lý thì các khoản chi cho giáo dục THPT bao gồm: - Chi thường xuyên: Đối với các khoản chi thường xuyên, đây là khoản chi đóng vai trò quan tr ọng. “Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như một số dịch vụ công c ộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng”. - Chi xây dựng cơ bản tập trung: Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản: là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, trường học, hệ thống thuỷ lợi, năng 11
  • 23. lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, ti h thần cho người dân. Đây là một hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được lợi ích dưới các hì h thức khác nhau. 1.1.2.3. Vai trò c ủa chi NSNN đối với sự nghiệp giáo dục THPT Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THPT được hình thành từ nhiều nguồn khác nh u: Từ nguồn vốn NSNN, từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn tài trợ. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là từ nguồn vốn NSNN và ngân sách nhà nước đóng vai trò vô cùng quan tr ọng. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT là quá trình phân phối sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để duy trì, phát triển sự nghiệp giáo dục theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Vai trò c ủa chi ngân sách nhà nước không chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì, cũng cố các hoạt động giáo dục THPT mà òn có tác d ụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động giáo dục THPT phát triển theo đường lối chủ trương của đảng và Nhà nước. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THPT cơ bản do NSNN đài thọ. Nguồn kinh phí ày đã đóng vai trò quy ết định trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục THPT, góp phần phát triển nâng cao trình độ dân trí, đào tạo ra những lớp người có đủ năng lực, trí tuệ đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức với quan điểm "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng ”, Đảng và Nhà nu ớc ta đã có ch ủ trương " Xã hội hoá giáo dục và đào tạo”. Gắn liền với chủ trương đó, Nhà nước thực hiện mở rộng đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục THPT kể cả trong nước và nước ngoài " Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt nam định cư ở nước ngoài, các t ổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho sự nghiệp giáo dục ”. 12
  • 24. Trong điều kiện có nhiều nguồn vốn đầu tư cho giáo dục như vậy, những nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò ch ủ đạo của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT được thể hiện trên các m ặt sau: Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước luôn là nguồn chủ yếu cung cấp tài chính để duy trì, đị h hướ g sự phát triển của hệ thống giáo dục THPT theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Giáo dục THPT l à m ột lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn mà Nhà nước luôn ph ải quan tâm v à có s ự đầu tư thích đáng " Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục THPT ”. Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông. Mặc dù th ời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhi ều chủ trương chính sách để huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục THPT như chính sách về hỗ trợ chi phí học tập, học phí, lệ p í tuyển sinh, đóng góp xây dựng trường, đóng góp phí đào tạo từ phía các cơ sở sử dụng lao động, các chính sách ưu đãi về thuế, huy động các nguồn tài trợ khác cho giáo dục THPT ... Tuy nhiên do việc xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục thực hiện chậm, các thành phần kinh tế phi Nhà nước phát triển chưa mạnh nên sự đóng góp cho giáo dục THPT còn h ạn chế. Vì vậy, cho dù đối tượng chi có giảm đi nhưng kinh phí đầu tư ủa NSNN cho giáo dục THPT hàng năm không giảm mà ngày m ột tăng lên, tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục trong tổng chi NSNN tăng từ 10,4% năm 1991 lên 15% năm 2000 và đến nay chiếm gần 18,8% . Trong thời gian tới, thực hiện chiến lược phát triển g áo dục giai đoạn 2020-2030 tỷ trọng này sẽ tiếp tục được nâng lên ở mức ít nhất 20% ăm 2018 và 25% năm 2030 Nếu xem xét dưới gốc độ tổng số vốn đầu tư cho giáo dục THPT thì vốn NSNN cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu, theo số liệu của Bộ Tài chính giai đoạn 2010- 2016, tỷ trọng vốn NSNN thông thường chiếm khoảng 74-80% trong tổng số vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trong xu hướng chung cả nước, ở các địa phương các cấp chính quyền cũng đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đầu tư tài chính cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương mình. Ngân sách địa phương trong những năm qua đã đầu tư một khoản kinh phí lớn cho công tác này, thường chiếm trên 80% trong tổng vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo. 13
  • 25. Tóm lại: Trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương NSNN luôn luôn gi ữ vai trò ch ủ yếu trong việc cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục THPT nói riêng. Có th ể nói đầu tư cho giáo dục đúng mức sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh chó g và thu l ợi nhuận cao hơn bất cứ một lĩnh vực đầu tư nào khác. Đầu tư cho giáo dục khô chỉ là một chính sách xã hội mà còn ph ải được coi là một chính sách kinh tế, chí h sách phát triển sản xuất. Đó là sự đầu tư kép và là đầu tư trực tiếp vào con người - yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất. Thứ hai: Chi ngân sách nhà nước đóng vai trò quan tr ọng trong việc củng cố, tăng cường số lượng và nâng c o ch ất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Hai yếu tố này lại ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt động giáo dục THPT. Có th ể nói, ngân sách giáo dục THPT chủ yếu dành cho những chi phí liên quan đến con người. Trong đó, chi lương và phụ cấp cho giáo viên luôn chi ếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho giáo d ục THPT. Hiện nay, trừ một phần nhỏ các trường dân lập, bán công thì lương và phụ cấp cho giáo viên đều do NSNN đảm bảo. Phải thấy rằng, lương của giáo viên là m ột vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của giáo viên. Một chính sách lương hợp lý cho phép giáo viên không cần kiếm việc làm thêm, ngược lại nếu mức lương giáo viên không đủ để trang trải những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và không khuy ến khích giáo vi ên toàn tâm toàn ý cho vi ệc dạy học thì họ sẽ tìm mọi cách để có thêm thu nh ập. Ví dụ như dạy tư (thường là dạy chính những học sinh ở trường công) hoặc bằng nhiều hoạt độ g kinh doanh khác. Hậu quả là nó tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục được cung cấp qua hệ thống của Nhà nước. Trong xu hướng xã hội hoá giáo d ục và đào tạo hiện nay, mặc dù m ột số gánh nặng về chi phí cho giáo dục và đào tạo được chia sẻ với khu vực tư nhân, song chi tiêu của tư nhân không tự nó dẫn đến chất lượng giáo dục tốt hơn, vì vậy vẫn cần nguồn kinh phí lớn và tăng nhanh từ NSNN để đáp ứng sự gia tăng về số học sinh, do sức ép dân số ... và chi phí để nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Thứ ba: Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn duy nhất đảm bảo kinh phí để thực hiện các chương trình - mục tiêu quốc gia về giáo dục như: Chương trình phổ cập giáo và chống mù ch ữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, 14
  • 26. chương trình tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chư ng trình hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân t ộc thiểu số và vùng khó khăn; hỗ trợ cơ sở vật chất trường THPT chuyên và trường sư phạm.... Đây là những chư ng trình mục tiêu lớn, cấp bách cần phải thực hiện và đòi h ỏi phải có sự đầu tư kinh phí khá lớn. Vì vậy Nhà nước phải tập trung ngân sách đầu tư thực hiện cho được các chươ trình này. Thứ tư: Thông qua cơ cấu, định mức ngân sách cho giáo dục có tác dụng điều chỉnh cơ cấu, quy mô giáo dục trong toàn ngành. Trong điều kiện đa dạng hoá giáo dục và đào tạo như hiện n y thì vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi ngân sách để điều phối quy mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa các vùng là hết sức quan trọng. đảm bảo cho giáo dục và đào tạo phát triển cân đối, theo đúng định hướng đường lối của đảng và Nhà nước. Thứ năm: Sự đầu tư của NSNN có tác d ụng hướng dẫn, kích thích thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Mặt khác trong điều kiện các tổ chức , cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục thì sự đầu tư vốn của ngân sách nhà nước là số vốn đối ứng quan trọng để thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho giáo dục THPT. Thông qua sự đầu tư của Nhà nước vào cơ sở vật chất và một phần kinh phí hỗ trợ đối với các trường bán công, tư thục, dân lập có tác dụng thúc đầy mạnh mẽ phong trào xã h ội hoá giá o d ục về mặt tài chính. Qua phân tích các vấn đề trên cho thấy, mức độ đầu tư của ngân sách hà nước được coi như một trong các yếu tố tác động có tính chất quyết định đối với v ệc hình thành, mở rộng và phát tri ển hệ thống giáo dục quốc gia.. Từ giáo dục mầm o , giáo dục tiểu học, giáo dục THPT, dạy nghề, giáo dục đại học và sau đại học. Sự tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục sẽ dẫn đến kết quả là nguồn nhân lực phát triển, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trên cơ sở đó ngân sách nhà nước tăng thu và có điều kiện để đầu tư trở lại cho giáo dục và đào taọ cao hơn nữa. Đó là mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư cho giáo dục và đào tạo với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đó cũng chính là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra. 15
  • 27. 1.1.2.4. Nguồn kinh phí đảm bảo chi NSNN cho giáo dục THPT Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục THPT hiện nay bao gồm các nguồn: - Từ ngân sách nhà nước; - Từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân như: tiền học phí, lệ phí thi nghề phổ thông, phí tro g giữ xe đạp, xã hội hóa...; - Các khoản viện trợ: từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; - Các guồn khác: các trang thi ết bị được biếu, tặng bởi các tổ chức, đoàn thể xã hội... Mặc dù s ự nghiệp giáo dục THPT được phát triển từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng nguồn vốn từ NSNN vẫn chiếm vị trí quan trọng và tỷ trọng lớn nhất. Góp ph ần đảm bảo ổn định chính trị, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định và phát tri ển kinh tế- xã hội. 1.2. Nội dung chi NSNN cho giáo dục TH PT và các nhân t ố ảnh hưởng 1.2.1. Nội dung chi NSNN cho giáo d ục THPT Nội dung chi sự nghiệp giáo dục THPT gắn chặt với nhiệm vụ và cơ chế quản lý tài chính của sự nghiệp giáo dục THPT tr ng mỗi giai đoạn lịch sử. Chi NSNN cho giáo dục THPT được phân chia thành 02 loại, đó là: - Chi thường xuyên: là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN đê đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của các trường THPT cũng như ác ơ quan quản lý nhằm đảm bảo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT có tính chất tích luỹ đặc biệt bởi khoản chi này là m ột trong những nhân tố quyết định tới tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ tă g trưởng kinh tế trong tương lai. Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT xét theo nội dung kinh tế bao gồm các nội dung chi sau: * Chi cho con người: Đây là khoản chi cho các nhu cầu về đời sống vật chất, sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên nh ằm duy trì hoạt động bình thường. Các khoản chi của NSNN thuộc nhóm chi này bao g ồm các khoản chi: + Lương, phụ cấp lương. + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. + Tiền thưởng. 16
  • 28. + Phúc l ợi tập thể cho giáo viên, cán b ộ công nhân viên ch ức... Trong giáo dục chi cho con người chủ yếu là kinh phí chi cho giáo viên, cán bộ công nhân viên ngành giáo d ục. Khoản chi này hàng năm được xác định dựa vào số giáo viên, cán b ộ công nhân viên d ự kiến có m ặt kỳ kế hoạch. Nội dung chi này chiếm tỷ trọ g lớn nhất vào khoảng 80% trong tổng chi NSNN cho hệ thống giáo dục. Nó đáp ứ được nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên nhằm tái sản xuất sức lao động của họ, từ đó kích thích động viên tinh thần giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh tích cực học tập thông qua các chương trình học bổng của các cấp. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục THPT. * Chi cho nghiệp vụ chuyên môn : Bao gồm các khoản: - Chi tập huấn nghiệp vụ, hội nghị chyên môn; - Chi về mua sắm trang thiết bị, đồ dùng gi ả ng dạy như: + Đồ dùng h ọc tập. + Sách giáo khoa. + Tài liệu tham khảo cho giáo viên. + Vật liệu hoá chất thí nghiệm. + Văn phòng ph ẩm (giấy, bút, ph ấn cho giáo viên) ... - Chi tổ chức các kỳ thi, hội thao cho học sinh, giáo viên. - Chi tham quan học tập kinh nghiệm... Đây là khoản chi hết sức cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượ g giáo dục, do đó cần phải hết sức chú tr ọng đến nội dung chi này. * Chi quản lý hành chính. Đây là khoản chi nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Bao gồm các khoản như: + Chi trả tiền điện, nước, điện thoại, fax. + Chi phí văn phò ng phẩm tại các phòng làm vi ệc. + Chi trả dịch vụ bưu điện. + Chi công tác phí. + Chi phí vệ sinh môi trường. + Chi tuyên truyền. 17
  • 29. + Chi phí tiền nhiên liệu, xăng xe... Những khoản trên tương đối ổn định và có th ể định lượng được. Do đó khi xây dựng dự toán thường lấy chỉ tiêu chuẩn định mức chi làm căn cứ. * Chi về mua sắm, sửa chữa lớn, xây d ựng nhỏ. Bao gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định không cao phụ thuộc vào tì h trạng nhà cửa và trang thiết bị của đơn vị nên không th ể định mức chi được. Mỗi năm đơn vị sẽ dành ra một phần trong tổng số kinh phí được cấp đầu năm và xin bổ sung trong năm để trang trải cho những chi phí này. Ngoài ra từ năm 1991 ngân sách Nhà nước còn chi tiêu cho các đơn vị thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục như chương trình phổ cập giáo - chống mù ch ữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, chương trình công nghệ giáo dục, chương trình tăng cường dạy và h ọc ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chương trình hỗ trợ giáo dục miền nú , vùng dân t ộc thiểu số và vùng khó khăn; chương trình đưa tin học vào nhà trường... Hầu ết các kh ản chi trên là nh ững khoản chi phát sinh thường xuyên, tương đối ổn định và có th ể định mức được. Do vậy trong công tác quản lý các khoản chi này phải lấy định mức làm cơ sở, riêng các kho ản mua sắm sửa chữa nhỏ không phát sinh thường xuyên nên ph ải căn ứ vào thực trạng nhà cửa trang thiết bị, chế độ chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và đặc biệt là khả năng nguồn vốn của NSNN để cấp phát và chi tiêu. - Chi đầu tư XDCB tập trung: tuỳ theo yêu cầu quản lý nội dung chi đầu tư XDCB được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Xét theo hình thức tái sản xuất TSCĐ, chi đầu tư XDCB cho giáo dục THPT được phân thành: + Chi đầu tư xây dựng mới các TSCĐ phục vụ cho giáo dục THPT hư: trường học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà đa chức năng… + Chi cải tạo, nâng cấp mở rộng các TSCĐ hiện có nhằm tăng thêm công su ất và hiện đại hoá TSCĐ như nâng cấp trường học, thư viện, xây thêm các l ớp học… 1.2.2. Các nhân t ố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT Chủ trương và chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục trong từng thời kỳ. Việc lập kế hoach chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT phải dựa trên các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, định mức, chế độ chi cho giáo dục của Nhà nước trong từng giai đoạn. 18
  • 30. Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng được nhu cầu chi cho sự nghiệ giáo dục THPT phụ thuộc vào nguồn thu trong năm và mức tăng trưởng kinh tế. - Tổng sản phẩm quốc nội và phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội: Tổng sản phẩm quốc nôị ( GDP ) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị sản phẩm mới mà nền kinh tế sáng tạo ra trong 1 năm. Tổ g sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng tới số chi ngân sách cho giáo d ục và đào tạo nói chu v à s ự nghiệp giáo dục THPT nói riêng, bởi vì: Thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội cao, chứng tỏ một nền sản xuất có hiệu quả khi đó thu nhập trong dân lớn, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, cuộc sống vật chất của nhân dân khá gi ả lúc đó người dân mới có điều kiện cho con cái ăn học, đóng góp kinh phí cho nhà trường; các công ty, xí nghiệp làm ăn phát đạt dễ l àm vi ệc tài trợ cho giáo dục và đào tạo. Tổng sản phẩm quốc nội cao sẽ làm giàu các ngu ồn tài chính khác, làm ảnh hưởng tới số chi ngân sách cho giáo dục THPT. Thứ hai: Theo chế độ tài chính hiện àn , Nhà nước sẽ tham gia vào quá trình phân phối lần đầu và phân ph ối lại tổng sản phẩm quốc nội để tạo nguồn thu cho NSNN. Nhà nước động viên một phần tổng sản phẩm quốc nội vào tay mình làm cơ sơ vật chất cho quá trình chi tiêu. Thông thường tỷ lệ điều tiết ủa Nhà nước có tính ổn định trong một thời gian dài cho nên khi t ổng sản phẩm quốc nội tăng sẽ làm tăng số thu NSNN, tạo cơ sở cho việc tăng chi ngân sách cho giáo d ục, số chi NSNN cho giáo dục và đào tạo không những chịu ảnh hưởng của tổng sản phẩm quốc nội mà còn ch ịu ảnh hưởng của phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nộ : Nếu phương thức phân phối xác định tỷ lệ lớn, số chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục thì giáo dục sẽ phát triển mạnh nhưng hạn chế khả năng chi cho các ngành khác và cho tích luỹ. Nếu phương thức phân phối xác định tăng nhiều cho các ngành khác mà gi ảm nhẹ khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục sẽ làm giảm chất lượng giáo dục và đào tạo. - Tốc độ phát triển dân số, số lượng và cơ cấu dân số: Tốc độ dân số tăng lên, dân s ố lớn sẽ làm giảm thu nhập quốc dân bình quân đầu người, giảm thu nhập bình quân của mỗi gia đình. Do đó, các gia đình khó có điều kiện cho con đi học, nhất là đối với cấp học THPT (vì các học sinh ở đọ tuổi 19
  • 31. này đã có th ể tham gia lao động. Nguồn kinh phí đầu tư từ gia đình giảm, gây ảnh hưởng tới số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT. Trong trường hợp tốc độ tăng dân số nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm quốc nội, nghĩa là thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu đào tạo, chi NSNN cho sự ghiệp giáo dục THPT sẽ tăng lên. Muốn đảm bảo cho giáo dục và đào tạo phát triển được thì tốc độ tăng chi cho giáo dục và đào tạo phải lớn hơn tốc độ gia tăng của học sinh đào tạo. Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhu cầu đào tạo đã thực sự biến đổi tỷ lệ thuận với dân số. Ngân sách nhà nước khó có thể đáp ứng được chu toàn. Trước tình cảnh đó việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ngoài ý nghĩa giải quyết các vấn đề xã hội còn có tác d ụng giảm nhẹ nhu cầu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. - Thực trạng trang thiết bị, phương tiện p ục vụ cho Giáo dục - Đào tạo. Nhân tố này có ảnh hưởng đến các k oản chi có tính chất không thường xuyên của NSNN cho Giáo dục - Đào tạo như k ản chi sửa chữa, mua sắm máy móc, thi ết bị cho hoạt động giảng dạy, khoản chi này không có định mức quản lý và được xác định tuỳ thuộc vào thực trạng của nhà trường. - Phạm vi, mức độ các khoản dịch vụ không phải trả tiền do Nhà nước cung cấp cho học sinh: Thực chất của nhân tố này nói đến phạm vi, mức độ các khoản được Nhà nước bao cấp phục vụ, trước khi với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp hầu hết mọi nhu cầu học hành, sinh hoạt của học sinh đều được Nhà nước bao cấp, do vậy số chi NSNN cho Giáo dục - Đào tạo rất cao. Ngày nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phạm vi bao cấp của Nhà nước giảm, Nhà nước chỉ đảm bảo kinh phí để duy trì sự đảm bảo của nhà trường, phần còn l ại phải huy động qua chính sách thu học phí của học sinh. Do vậy, số chi NSNN cho Giáo dục - Đào tạo đã giảm nhẹ mà chỉ mang tính chất định hướng quản lý vĩ mô giáo dục và đào tạo. Trên đây là 4 nhân tố có tác động lớn tới số chi NSNN cho giáo dục và đào tạo xuất phát từ tình hình kinhtế xã hội mang lại. Tuy nhiên, từ phần mình giáo dục và đào tạo cũng tạo nên một số nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục. - Mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: 20
  • 32. Mạng lưới tổ chức hoạt động Giáo dục Đào tạo là hệ thống các trường đào tạo, cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới khoản chi lương, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể cũng như chi phí quản lý hành chính. Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lưới giáo dục và đào tạo sẽ tác độ g mạnh tới số chi, một mạng lưới giáo dục vừa gọn nhẹ vừa đủ, bố trí trường lớp hợp lý đảm bảo được chất lượng công tác quản lý, giảng dạy thì phần nào sẽ giảm chi cho NSNN và ngược lại trường lớp bố trí không hợp lý, bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, biên chế giáo viên giảng dạy quá nhiều, không xếp đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn cho họ theo quy định của Nhà nước thì chi NSNN sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng NSNN sẽ giảm xuống. - Chương trình phát triển sự nghiệp g áo d ục THPT. Sự phát triển giáo dục phụ thuộc rất lớn vào c ương trình phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước. Số lượng chương trình mụ c tiêu nhiều thì số lượng ngân sách đầu tư cho giáo dục cũng đồng thời tăng để đảm bả tiến trình thực hiện các chương trình. Tuỳ vào tầm quan trọng của các chương trình, cũng như yêu cầu về thời gian thực hiện, hoàn thành mà m ức độ và số lượng ngân sách dành ho ác chương trình đó có sự khác nhau và có s ự khác biệt giữa mức chi ngân sách qua ác năm. Với ảnh hưởng của các nhân tố này theo quan điểm về lâu d ài là t ừng bước hợp lý hoá mạng lưới tổ chức, tinh giảm gọn nhẹ biên chế, nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ, từng bước cải cách hành chính trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Ngành Tài chính cần có biện pháp xác định quản lý số chi NSNN cho g áo dục để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chức mạng lưới giáo dục. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo nói chung và chi cho sự nghiệp giáo dục THPT nói riêng sẽ giúp chúng ta có cơ sở phân tích tính hợp lý về nội dung và mức độ chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT ở các năm, giải thich được sự khác nhau của nó ở các giai đoạn lịch sử, đồng thời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội mà thấy được sự cần thiết phải thay nội dung, mức độ chi cho phù h ợp. Khi ấy các nhân tố ảnh hưởng đã thực sự trở thành các cơ sở khoa học để xác định số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT. Ngoài ra trong công tác qu ản lý tài chính cũng thấy được sự ảnh hưởng của các nhân t ố đó mà áp d ụng các biện pháp quản lý thích hợp trong từng thời kỳ. 21
  • 33. Tóm l ại: Việc nghiên cứu các nhân t ố ảnh hưởng đến chi NSNN cho giáo dục phổ thông có ý ngh ĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoản chi của NSNN cho giáo dục phổ thông m ột cách khách quan phù h ợp với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo. 1.3. Nội du g Quản lý chi NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông 1.3.1. Lập kế hoạch chi NSNN cho giáo dục THPT Kế hoạch l à m ột trong những công cụ quan trọng được sử dụng trong quản lý (k ể cả quản lý vĩ mô v à quản lý vi mô) " Qu ản lý theo dự toán ” là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi ngân sách nhà nước. Khi lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT phải dựa trên những căn cứ sau: Thứ nhất: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì phát triển sự nghiệp giáo dục THPT trong từng thời kỳ. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi ngân sách cho giáo dục THPT có sự cân đối với dự toán chi ngân sách chi lĩnh vực khác . Thứ hai: Phải dựa vào chỉ tiêu kế hoạch p át triển giáo dục THPT, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan tr ực tiếp đến việc cấp phát kinh phí của ngân sách trong kỳ như chỉ tiêu về số lượng trường, lớp, biên chế, số lượng giáo viên, học sinh…. Thứ ba: Căn cứ nhu cầu kinh phí, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cũng như khả năng đáp ứng của NSNN trong kỳ kế hoạch để lập dự toán chi . Thứ 4: Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hiện hành và d ự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra kỳ kế hoạch. Thứ 5: Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng k h phí của năm trước. Quy trình lập kế hoạch chi cho sự nghiệp giáo dục THPT được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu chi NSNN kỳ kế hoạch để xác định mức chi dự kiến phân bổ cho toàn ngành giáo d ục THPT. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các đơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí. Bước 2: Các đơn vị cơ sở giáo dục THPT căn cứ vào chỉ tiêu được giao (số kiểm tra) và văn bản hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình, gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính xét 22
  • 34. duyệt tổng hợp dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục THPT vào dự toán chi NSNN nói chung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt. Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù h ợp sẽ chính thức phân bổ mức chi theo dự toán cho các đơn vị giáo dục THPT. 1.3.2. Thực hiện kế hoạch chi NSNN cho giáo d ục THPT Thực hiện kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT cần chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau: - Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi đã xác định. - Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, tránh mọi sơ hở gây lãng phí, thất thoát vốn của ngân sách nhà nước. - Trong quá trình sử dụng các khoản c i ngân sách phải hết sức tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi. Quá trình tổ chức điều hành cấp phát và sử dụng khoản chi NSNN cho giáo dục THPT cần dựa trên những căn cứ sau: - Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong d ự toán. Đây là căn cứ tác động có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng ác khoản chi bởi vì mức chi của từng chỉ tiêu là c ụ thể hoá mức chi tổng hợp đ ã được cơ quan quyền lực Nhà nước phê duyệt. - Dựa vào khả năng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước có thể đáp ứng chi cho giáo dục THPT. Trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước phải quán triệt quan điểm " lường thu mà chi ”. Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế, của năm kết hoạch mới chuyển hoá được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực. - Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hiện hành. Đây là những căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát và sử dụng các khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của việc cấp phát và sủ dụng các khoản chi. Các biện pháp cơ bản để tổ chức tốt công tác cấp phát và sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho giáo dục THPT bao gồm: 23
  • 35. - Cụ thể hoá dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý, tháng để làm căn cứ quản lý, cấp phát. - Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan (Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước, Sở Giáo dục và Đào tạo) trong quá trình cấp phát, sử dụ g các khoản chi ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét kh ả năng đảm bảo kinh phí cho sự nghiệp iáo dục THP T, Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép. - Hướng dẫn các đơn vị cơ sở trong ngành giáo d ục THPT thực hiệp tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, hạch toán đầy đủ rõ ràng các kho ản chi của từng loại hoạt động. - Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận v à sử dụng kinh phí NSNN ở các đơn vị giáo dục THPT, đảm bảo đúng dự toán, ph ù h ợp với định mức chế độ chi NSNN hiện hành. 1.3.3. Quản lý nội dung, định mức chi cho sự ng iệp giáo dục THPT Chi ngân sách Nhà nước nói chung và cho lĩnh vực giáo dục nói riêng có n ội dung hết sức phong phú và phức tạp. Nó được tiến hành cho nhiều đối tượng và bao gồm nhiều khoản chi có tính chất, đặc điểm khác nhau. Vì vậy, muốn phát huy được hiệu quả các khoản chi đảm bảo tiết kiệm cho NSNN cần phải thực hiện tốt các nội dung quản lý chi ngân sách cho giáo dục. Thực chất quản lý chi ngân sách cho giáo dục là các ho ạt động và tổ chức các hoạt động phân phối NSNN, kiểm tra giám sát việc phân phối và sử dụ g NSNN cho giáo dục theo đúng quy định của pháp luật. Trong quản lý các khoản chi cho NSNN, nhất thiết phải có định mức cho từng nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể. Nhờ đó mà các ngành các c ấp các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể thuộc quá trình quản lý chi của ngân sách nhà nước. Định mức chi là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi, cấp phát và quyết toán các khoản chi, đồng thời là chuẩn mực để phân bổ và kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước. Định mức chi NSNN cho giáo dục THPT phải đảm bảo được các yêu cầu sau: 24
  • 36. Thứ nhất: Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hành một cách chặt chẽ có cơ sở khoa học xác đáng. Nhờ đó mà các định mức chi đảm bảo được tính phù h ợp với mỗi loại hình hoạt động, phù h ợp với từng đơn vị. Thứ hai: Các định mức chi phải có tính thực tiễn cao. Tức là nó ph ải phản ảnh mức độ phù h ợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động. Chi có như vậy đị h mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý kinh phí chi thường xuyên. Thứ ba: Định mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi với từng đối tượng thụ hưởng ngân sách cùng lo ại. Thứ tư: Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao. Định mức chi của NSNN thường bao gồm hai loại. - Định mức chi tiết: Là loại định mức xác định dựa trên cơ cấu chi của ngân sách nhà nước cho mỗi đơn vị được hình thành từ các mục chi nào, người ta tiến hành xây d ựng định mức chi cho từng mục đó ví dụ như: Chi công tác phí, hội nghị, chi lương, học bổng... - Định mức chi tổng hợp: Là loại định mức dùng để xác định nhu cầu chi từ ngân sách nhà nước cho mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng. Do vậy, với mỗi loại hình đơn vị khác nhau sẽ có đối tượng để tính định mức chi tổng hợp khác nhau. Mỗi loại định mức chi đều có những ưu nhược điểm riêng c ủa nó. Tuỳ theo mục đích quản lý mà có s ự lựa chọn hoặc vận dụng kết hợp các loại định mức chi cho hợp lý. Đối với định mức chi tiết theo ưu điểm của nó là tính chính xác và tí thực tiễn khá cao nên nó thường được sử dụng trong quá trình nghiên cứu ban hà h các chế độ chi của NSNN. Ngoài ra, nó c ũng còn được sử dụng trong quá trình thẩm định tính khả thi của các dự toán kinh phí và dự toán chi NSNN, đối với định mức chi tổng hợp ưu điểm của nó là có th ể xác định được dự toán chi NSNN nhanh, nhưng ngược lại nó cũng bộc lộ một nhược điểm là tính chính xác không cao vì vậy nó được lấy làm căn cứ để hướng dẫn cho các ngành các cấp tiến hành xây d ựng dự toán kinh phí đồng thời nó cũng là một trong những cơ sở cho cơ quan tài chính khi thẩm định dự toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc. 25
  • 37. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, định mức chi tiết thường được áp dụng theo hệ thống định mức chi ngân sách nhà nước áp dụng chung cho lĩnh vực hành chính sự nghiệp còn định mức chi tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong khâu phân bổ ngân sách giáo dục cho các địa phương, các đơn vị. Định mức chi tổng hợp cho giáo dục THPT có thể được xác định theo đầu dân số hoặc đầu học sinh và theo từng thời kỳ có thay đổi cho phù h ợp. Hệ thố định mức ti êu chuẩn chi tiêu có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ quá trình lập, duyệt, phân bổ, chấp hành và ki ểm tra, duyệt quyết toán NSNN chi cho giáo dục THPT. Nếu có đầy đủ các loại định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cũng như việc xác định số biên chế, giáo viên cần thiết được tính toán một cách có khoa học và phù h ợp với khối lượng công việc do từng đơn vị đảm nhiệm thì nhu cầu chi NSNN sẽ được phản ánh chính xác, trung th ực trong dự toán NSNN; đồng thời đó cũng là các căn cứ để các cơ quan chức năng duyệt và kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành NSNN của các đơn vị. Ngược lại nếu ệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu không đầy đủ, không hoàn thiện thì bản t ân các đơn vị thiếu những cơ sở để lập dự toán chi, các cơ quan quản lý không có căn cứ để duyệt dự toán, cơ quan Kho bạc Nhà nước không có căn cứ để kiểm soát chi, cơ quan thanh tra, kiểm toán không có căn cứ để kiểm tra và xác nh ận tính chính xác, hợp lệ, hợp ph áp của các khoản chi cũng như quyết toán chi tiêu của các đơn vị. Từ sự phân tích trên cho thấy, trong quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT không những phải xây dựng được hệ thống định mức, chế độ chi tiêu một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học, quá trình quản lý phải tuân thủ triệt để hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đó mà còn ph ải đánh giá, phân tích tình hì thực tế chi theo định mức nhằm xem xét tính phù h ợp của hệ thống định mức hiện hành. Xu hướng chung, các loại hoạt động càng ngày càng ph át triển nên làm n ảy sinh các nhu cầu mới. Đặc biệt, trong điều kiện còn x ảy ra mất giá của tiền tệ càng dễ làm cho định mức chi dễ bị lạc hậu so với thực tiễn. 1.3.4. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN Mục đích chủ yếu của khâu công việc này là tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi từ đó rút ra những ưu nhược điểm trong quản lý để có bi ện pháp khắc phục trong thời gian tới. Công việc cụ thể được tiến hành là kiểm tra, quyết toán các khoản chi. 26
  • 38. Trong quá trình kiểm tra, quyết toán các khoản chi phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau: - Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ quan có th ẩm quyền xét duyệt theo quy định . - Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, nội dung các báo cáo tài chính ph ải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN quy định hiện hành. - Báo cáo quy ết toán năm của các đơn vị trước khi trình cơ quan Nhà nước có th ẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước đồng cấp và phải được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán. - Báo cáo quy ết toán của các đơn vị dự toán không được để xẩy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu. Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT mới tiến ành được thuận lợi. Đồng thời, nó m ới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan . Trong điều kiện đó, "Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang phải giải một bài toán rất khó là phải thoả mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm bảo chất lượng nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong điều kiện nguồn lực òn h ạn hẹp. Bài toán này c ũng khó như bài toán chung hiện nay của đất nước là ph ải tạo ra một sự tăng trưởng nhanh chóng từ một điểm xuất phát rất thấp". Để giải được bài toán đó, hay nói cách khác, là để tạo ra sự chuyển b ến cơ bản, toàn diện về giáo dục THPT nói riêng và ngành giáo d ục và đào tạo nói chu g "đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", bên cạnh các chính sách tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thì việc đổi mới và kiện toàn lại hệ thống chính sách tài chính- tiền tệ đảm bảo sử dụng ngân sách nhà nước chủ động và có hi ệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết chống lãng phí, thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho giáo dục là một trong những nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. 27
  • 39. Vì vậy, có thể nói việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục THPT là một đòi h ỏi có tính tất yếu khách quan đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình nói riêng và tr ên bình diện quốc gia nói chung. 1.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cho Giáo dục THPT 1.4.1. Kinh ghiệm của tỉnh Quảng Ninh. Việc giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị cơ quan hành chính đã tạo ra s ự chuyển biến trong tư duy, nhận thức của các cấp, các ngành và cán bộ công ch ứ c, viên ch ức trong các đơn vị, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị thực hiện việc kiểm soát chi tiêu n ội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của cán bộ công ch ức, người l o động. Các đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) giao hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ, chủ động sử dụng tài sản, ngu ồn n ân l ực để phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, nâng cao thu nhập cho cán bộ. Mức thu nhập tăng thêm giai đoạn 2014 - 2016 của cán bộ, viên chức trong các cơ quan hành chính tỉnh Quảng Ninh khi thực hiện chế độ tự chủ trung bình trên 1 triệu đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ tự chủ cũng tăng cường tính chủ động ủa th ủ trưởng đơn vị trong công tác qu ản lý nhân s ự và quản lý tài chính, tạo huyể n biến lớn trong cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị, mạnh dạn quyết định những công vi ệc có l ợi cho đơn vị trong khuôn kh ổ pháp luật, thẩm quyền được g ao và nguồn kinh phí được cấp; nâng cao kỹ năng quản lý, ch ất lượng các dịch vụ cô g... Mặt khác, việc giao cho các đơn vị cơ quan hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo hình thức đặt hàng đã góp ph ần sử dụng tiết kiệm, có hi ệu quả tài sản, cơ sở vật chất do nhà nước đã đầu tư, phát huy năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó tạo tiền đề cho việc đổi mới phương thức từ hình thức giao dự toán theo biên ch ế sang hình thức giao dự toán theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm đầu ra. 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Thuận Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành 28
  • 40. chính (sau đây gọi tắt là chế độ tự chủ), ngày 19/4/2006 UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản số 1480/UBND-TH hướng dẫn thực hiện chế độ tự chủ đối với tất cả các đ n vị quản lý hành chính cấp tỉnh và huyện. Năm 2006, UBND tỉnh giao tự chủ tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp 1; từ năm 2007, UBND tỉnh giao tự chủ tài chính đối với tất cả các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3. Cho đến nay, có 33/33 đơn vị cấp tỉnh, 10/10 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉ h đã tri ể n khai thực hiện. Sau hơn 4 năm thực hiện, chế độ tự chủ đã có những tác động tích c ực đế n hoạt động của các cơ quan, cụ thể là: Thứ nhất, tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trưởng đơn vị trong công tác qu ản lý nhân s ự và quản lý tài chính. Sự chuyển biến lớn trong cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị (cũng là người chủ tài khoản của đơn vị) là tính linh hoạt, mạnh dạn quyết định nh ữ ng công vi ệc có l ợi theo thứ tự ưu tiên cho đơn vị trong khuôn kh ổ thẩm quyền và ngu ồn kinh phí được cấp. Hơn thế, các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ không nh ấ t thiế t phải đợi xin phép cơ quan cấp trên và theo đó, cơ quan cấp trên không ph ải “can t iệp” quá sâu vào công việc của cơ quan cấp dưới. Thứ hai, tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý th ức trách nhiệm của đội ngũ công chức đối với công vi ệc và ngân sách đượ giao. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý ki ến đóng góp của tất ả ác công ch ức trong đơn vị. Tất cả các khoản thu và nội dung chi được công khai chi ti ết, đã góp phần kiểm soát chi tiêu m ột cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lã g phí trong sử dụng ngân sách, tài s ản công. Thứ ba, hoạt động của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ được nâng lên m ột bước về chất lượng; quy trình xử lý công vi ệc được xây dựng mới, hợp lý và khoa học; nội dung, tiêu chuẩn thủ tục theo yêu cầu quản lý hành chính hiện đại từng bước được áp dụng. Thứ tư, công tác t ổ chức lao động khoa học, trên cơ sở đó tiết kiệm được kinh phí, tăng thu nhập cho người lao động. Tính riêng trong năm 2008, ở cấp tỉnh có 15/33 đơn vị tiết kiệm được 1.643 triệu đồng (trong đó, kinh phí tiết kiệm về sử dụng biên chế là 375 triệu đồng và kinh phí tiết kiệm từ quản lý hành chính là 1.268 triệu đồng); ở cấp huyện, 4 đơn vị thuộc thành phố Phan Thiết tiết kiệm được 105 29