SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.011
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khảng định mục tiêu tổng
quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là “Phấn đấu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;
chính trị-xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn
trong giai đoạn sau.” Để đạt được mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học
công nghệ có vai trò quyết định, phát triển giáo dục là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Xuất phát từ quan điểm đó, thời gian qua Nhà nước ta luôn luôn quan
tâm dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng đầu tư cho giáo dục và đào tạo góp
phần tạo ra những thành tựu quan trọng về mở rộng quy mô, nâng cao chất
lượng giáo dục và cơ sở vật chất nhà trường... Trong vòng 12 năm qua (từ
1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20%
tổng chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên,
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Tuy
nhiên, việc quản lý kinh phí NSNN chi cho hoạt động giáo dục ở các địa
phương còn tồn tại một số nhược điểm. Vì vậy, nghiên cứu, phát huy những
mặt tốt, tìm tòi và đề ra các giải pháp khắc phục những mặt còn yếu kém
trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.012
mới, phát triển kinh tế - xã hội .trong những năm gần đây Đảng bộ Huyện
Từ Liêm cũng đã đặc biệt quan tâm tới giáo dục. Nguồn kinh phí đầu tư cho
giáo dục từ NSNN ngày càng tăng. Tuy nhiên việc đầu tư cho giáo dục cần
xem xét kỹ càng hơn, việc quản lý nguồn kinh phó từ NSNN cho giáo dục
còn nhiều bất cập, thiếu sót .Từ những thực trạng ấy, em xin chọn đề tài :
Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường
xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chuyên đề
Trên cơ sở lý luận chung về chi NSNN và quản lý chi NSNN, luận
văn đã góp phần khái quát vai trò, nội dung chi NSNN cho một lĩnh vực cụ
thể là giáo dục và nội dung quản lý chi NSNN cho giáo dục, đồng thời thông
qua việc nghiên cứu toàn diện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục của
huyện Từ Liêm, đề xuất các biện pháp quản lý chi NSNN cho giáo dục thời
gian tới hợp lý hơn.
Mục đích của đề tài là qua nghiên cứu thực tế để tìm ra những biện pháp
nhằm tăng cường công tác quản lí chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp
giáo dục của Huyện Từ Liêm
Đối tượng nghiên cứu đề tài là nội dung và quản lí chi thường xuyên
NSNN cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi thường xuyên
Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.013
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách
Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản tăng cường công tác quản lý chi
thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ
Liêm.
Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như trình độ hiểu biết nên bài chuyên
đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến
đóng góp và giúp đỡ của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Khoan là người hướng dẫn trực
tiếp em trong quá trình viết đề tài, cùng các cô, chú, anh, chị, trong Phòng tài
chính kế hoạch Huyện Từ Liêm đã quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn
thành đề tài.
Hà Nội: ngày 10 tháng 4 năm 2011
Lê Ngọc Quyền
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.014
Chương 1
Sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
1.1. Sự nghiệp giáo dục và vai trò của giáo dục và đối với sự phát triển
của kinh tế xã hội
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.
Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự
hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và
phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ trong các phương thức sản xuất của
các cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của
Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là những tiền đề cho sự
phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Từ “ngân sách” được lấy ra từ thuật ngữ “budjet” một từ tiếng Anh
thời trung cổ,dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những
khoản tiền cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng.Dưới chế độ phong
kiến, chi tiêu của nhà vua như : đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường
xá và chi tiêu chi bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau.Khi giai cấp
tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạch hai
khoản chi tiêu này , từ đó nảy sinh khái niệm NSNN .
Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ số thu và chi của
một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để
thực hiện một kế hoach, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định
của một chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà Nước thì gọi là NSNN.
Từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa:
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.015
“Ngân sách : tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian
nhất định”
Điều 1 của Luật NSNN được Quóc hội Khóa XII Nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ hai, năm 2002 cũng khẳng định:
“ NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan
Nhà Nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà Nước”
Về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu,chi đó là các quan
hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác như doanh nghiệp, hộ
gia đình, cá nhân trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân
phối và sử dụng quỹ NSNN.
Giáo dục là tất cả dạng học tập của con người và có thể coi là một dạng
quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người theo nhiều nghĩa khác
nhau. Hay nói cách khác, Giáo dục là quá trình bồi dưỡng, nâng đỡ sự
trưởng thành về nhận thức con người,tạo ra những có đầy đủ kiến thức,năng
lực hành vi, có khả năng sáng tạo.
1.1.2. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của kinh tế xã hội.
Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự tác động to lớn của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại chuyển từ công nghiệp hoá tập
trung, chi phí lớn sang mô hình công nghiệp tự động, tin học hoá, nhỏ, gọn,
tiêu tốn ít nhiên liệu, linh hoạt dễ đổi mới sản xuất theo nhu cầu đa dạng,
phong phú của khách hàng. Thị trường phong phú và biến động nhanh chóng
“một nền kinh tế thị trường như vậy còn đòi hỏi người lao động có trình độ
khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ cao, biết ứng xử linh hoạt, sáng tạo".
Bước sang thế kỷ 21, cuộc cánh mạng khoa học-công nghệ sẽ có
những bước tiến nhảy vọt, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.016
sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động tới
tất cả các lĩnh vực, làm biến động nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất
và tinh thần của xã hội. Trong quá trình kinh tế hoá tri thức, con người vẫn
được nhấn mạnh là vị trí hạt nhân, phát triển vai trò trung tâm vô cùng quan
trọng. Vì vậy, nhóm ngành văn hoá giáo dục là quần thể tri nghiệp sản xuất
truyền bá tin tức văn hoá và tri thức, đặc biệt là đào tạo nên đội quân nhân
tài, những người sáng tạo ra tri thức trở thành một trong những ngành lớn
nhất. "Một số các công ty lớn đều đang phát triển cơ sở xản xuất nhân tài
toàn cầu của mình. Thậm chí các nước như Anh, Mỹ, Australia đã phát triển
cả ngành giáo dục xuất khẩu".
Bên cạnh đó, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế
khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh
của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh
tế giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng suất
lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và đổi mới công nghệ một cách
nhanh chóng.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng
động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho
việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện
thực hơn và nhanh hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của
sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học -
công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và
đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách
nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau.
Hồ Chủ Tịch đã từng nói " muốn có chủ nghĩa xã hội, thì phải có
những con người xã hội chủ nghĩa ”. Bác Hồ coi giáo dục là công việc xây
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.017
dựng con người lao động mới và là một chiến lược lâu dài "Vì hạnh phúc
mười năm trồng cây, vì hạnh phúc trăm năm trồng người” Nhận rõ tầm quan
trọng của sự nghiệp Giáo dục đôí với việc phát triển kinh tế, tri thức là chìa
khóa để mở rộng cánh cửa vào tương lai,nước ta thực hiện nghị quyết của
Ban chấp hành TW Đảng khóa VII với tinh thần là “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu” và Hội nghị thứ II Ban chấp hành TW đảng khóa VIII với tinh
thần là “Ưu tiên cao nhất cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo và khoa học
công nghệ thể hiện trên các mặt chính sách, đội ngũ quản lý ..” Có thể nói
giáo dục là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân
trong thời gian qua. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục được coi là khâu đột
phá cho những định hướng chiến lược về mục tiêu, giải pháp chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội cho đến năm 2010 - 2020.
1.2. Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
1.2.1. Nội dung chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục..
Chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục là tổng thể các quan hệ kinh tế
dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ
NSNN nhằm trang trải chi phí cho các hoạt động của ngành giáo dục.
Một thực tế cho thấy, việc đầu tư cho tất cả các ngành, vấn đề quan
trọng và cốt yếu là vốn. Đối với ngành Giáo dục cũng vậy, muốn thực hiện
được mục tiêu phát triển ngành Giáo dục thì chúng ta phải có một lượng vốn
cho ngành, nguồn vốn này được huy động dưới nhiều hình thức như thu học
phí, vay viện trợ... Nhưng ở nước ta hiện nay thì nguồn vốn từ NSNN là chủ
yếu và trong luật ngân sách cũng quy định rõ trong điều 29 mục 1a. Về mặt
hình thức, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá trình thực hiện quan hệ
phân phối dưới hình thức giá trị, từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà Nước theo
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.018
nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm duy trì và phát triển nền giáo dục
quốc gia, đáp ứng nhu cầu của cuộc đổi mới cũng như nhu cầu phát triền
kinh tế – xã hội. Nhưng nếu xét về lâu dài thì chi ngân sách cho sự nghiệp
giáo dục là khoản chi mang tính chất tích luỹ, là nhân tố quyết định mức độ
tăng trưởng kinh tế cho tương lai, đặc biệt trong thời đại mới khi khoa học
kỹ thuật phát triển trở thành yếu tố quan trọng của sản xuất, khi tỷ lệ chất
xám chứa đựng trong của cải vật chất làm ra ngày càng cao. Đó chính là kết
quả của quá trình đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục.
Chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục bao gồm :
- Chi đầu tư phát triển.
- Chi thường xuyên.
- Chi khác.
Xét theo cơ cấu các khoản chi, thì chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục
bao gồm :
+ Chi cho con người: Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp,
BHXH, phúc lợi tập thể cho các giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà
trường. Đây là khoản chi nhằm bù đắp hao phí lao động đảm bảo duy trì quá
trình tái sản xuất sức lao động cho giáo viên, công nhân viên của nhà trường.
Khoản chi có liên quan đén việc đảm bảo cuộc sống ổn định cho các thầy cô
giáo trực tiếp giảng dạy các cán bộ quản lý trong ngành Giáo dục theo chế
độ Nhà nước ban hành.
Kinh phí để chi cho con người : Khoản chi này được xác định dựa trên
số giáo viên bình quân dự kiến có mặt trong kỳ kế hoạch và mức chi bình
quân dự kiến cho một giáo viên có mặt trong kỳ kế hoạch.
+ Chi về nghiệp vụ chuyên môn : Bao gồm chi cho các trang thiết bị
trong trường như nghiên cứu thực hành, sách giáo khoa, đồ dùng học tập ...
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.019
Khoản chi này phụ thuộc vào từng đơn vị, quy mô cơ sở vật chất của từng
trường và nó quyết định đến hiệu quả giáo dục.
+ Chi cho mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ: Bao gồm chi đầu
tư xây dựng cơ bản trong trường, mua sắm sửa chữa trang thiết bị của nhà
trường trong từng thời kỳ và phụ thuộc vào quỹ ngân sách của Nhà nước.
Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của các
TSCĐ dùng cho các hoạt động giảng dạy học tập nên thường phát sinh nhu
cầu kinh phí cần có để mua sắm, trang bị thêm hoặc sửa chữa cho những
TSCĐ đã bị xuống cấp ở các trường học, lớp học, khu hiệu bộ mà NSNN
bao cấp. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu kinh phí hàng năm của nhà
trường đáp ứng cho nhu cầu mua sắm sửa chữa hay xây dựng nhỏ trong dự
toán kinh phí hàng năm của mỗi trường để làm cơ sở lập dự toán chi NSNN.
+ Các khoản chi khác: Bao gồm các mục chi về thanh toán dịch vụ
công cộng, vật tư văn phòng, thông tin truyền thông liên lạc, công tác phí,
hội nghị phí…. Chi các khoản chi này theo xu hướng hiện đại phải giảm tới
mức tối đa, mặc dù nó vẫn tồn tại.
Các hoạt động này nhằm duy trì sự hoạt động bình thường bộ máy
quản lý các trường học là vấn đề tất yếu phải xảy ra. Các quản chi liên quan
nhiều đến quy mô hoạt động và tổ chức của mỗi trường học. Vì vậy việc xác
định số chi kinh phí này thường được dựa vào số công nhân viên bình quân
và mức chi quản lý hành chính cho một giáo viên kỳ kế hoạch.
Như vậy khi xem xét đến nội dung chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục
người ta không chỉ tính đến những đặc điểm riêng cuả công tác giáo dục mà
còn tính đến tất cả các yếu tố tác động đến công tác giáo dục như :
- Chế độ chính trị mà quốc gia đang theo đuổi.
- Tốc độ phát triển dân số.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0110
- Nguồn thu NSNN.
- Chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục trong từng giai đoạn.
Đó là những yếu tố cơ bản có tác động lớn đến công tác giáo dục
trong từng giai đoạn. Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là việc đảm bảo
nguồn lực tài chính để thực hiện việc phát triển ngành Giáo dục. Chính vì
vậy, để có một nội dung chi hợp lý cần phải xem xét kỹ đến các nhân tố ảnh
hưởng cũng như mức độ tác động của nó đến công tác giáo dục.
1.2.2. Vai trò của chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước đồi với sự
nghiệp giáo dục.
Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục là quá trình phân phối sử dụng
một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để duy trì, phát triển sự
nghiệp giáo dục theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
Vai trò của chi ngân sách không chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn lực
tài chính để duy trì, cũng cố các hoạt động giáo dục mà còn có tác dụng
định hướng, điều chỉnh các hoạt động giáo dục phát triển theo đường lối chủ
trương của đảng và Nhà nước.
Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ
vốn đầu tư cho giáo dục do NSNN đài thọ. Nguồn kinh phí này đã đóng vai
trò quyết định trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục, góp phần phát triển
nâng cao trình độ dân trí, tạo ra những lớp người có đủ năng lực, trí tuệ đóng
góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngày nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức với quan
điểm "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, Đảng và Nhà nuớc ta đã có
chủ trương " Xã hội hoá giáo dục ”. Gắn liền với chủ trương đó, Nhà nước
thực hiện mở rộng đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục kể cả
trong nước và nước ngoài " Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích các tổ
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0111
chức, cá nhân trong nước, người Việt nam định cư ở nước ngoài, các tổ
chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục ”.
Trong điều kiện có nhiều nguồn vốn đầu tư cho giáo dục như vậy
những nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vai
trò chủ đạo của chi NSNN cho giáo dục được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước luôn là nguồn tài chính cơ bản, ổn
định để duy trì sự phát triển của hệ thống giáo dục, theo đường lối chủ
trương của Đảng và Nhà nước
Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn mà Nhà nước luôn
phải quan tâm và có sự đầu tư thích đáng " Ngân sách Nhà nước giữ vai trò
chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục”. Chính vì vậy mà nguồn vốn
đầu tư của ngân sách Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn
đầu tư cho giáo dục.
Mặc dù thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương
chính sách để huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục như
chính sách về đóng góp học phí, lệ phí tuyển sinh, đóng góp xây dựng
trường, đóng góp phí từ phía các cơ sở sử dụng lao động, các chính sách ưu
đãi về thuế, huy động các nguồn tài trợ khác cho giáo dục ... Tuy nhiên do
việc xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục còn chưa phổ biến, việc thu hút các
nguồn lực khác cho Giáo dục còn rất khó khăn. Vì vậy, cho dù đối tượng chi
có giảm đi nhưng kinh phí đầu tư của NSNN cho giáo dục vẫn cao. Nguồn
NSNN đầu tư cho giáo dục tăng từ 19.747 tỷ đồng năm 2001 lên 81.419 tỷ
đồng năm 2008 (tăng 4,1 lần). Tỷ trọng chi của NSNN cho giáo dục trong
GDP năm 2001 là 4,1% (bằng 15,5% tổng chi NSNN), năm 2006 là 5,6%
(bằng 18,4% tổng chi NSNN). Từ năm 2008, Chính phủ đã dành 20% chi
ngân sách cho giáo dục, đạt tỷ lệ như Quốc hội đã phê duyệt cho năm 2010.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0112
Tóm lại: Trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương NSNN
luôn luôn giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn lực tài chính để duy
trì và phát triển sự nghiệp Giáo dục. Có thể nói đầu tư cho giáo dụcđúng
mức sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh chóng và thu lợi nhuận cao hơn
bất cứ một lĩnh vực đầu tư nào khác. Đầu tư cho giáo dục không chỉ là một
chính sách xã hội mà còn phải được coi là một chính sách kinh tế, chính
sách phát triển sản xuất. Đó là sự đầu tư kép và là đầu tư trực tiếp vào con
người - yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất.
Thứ hai: Chi ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc
củng cố, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng
dạy. Hai yếu tố này lại ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chất lượng
hoạt động giáo dục.
Có thể nói, ngân sách giáo dục chủ yếu dành cho những chi phí liên
quan đến con người. Trong đó, chi lương và phụ cấp cho giáo viên luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho giáo dục. Hiện nay, trừ
một phần nhỏ các trường dân lập, bán công thì lương và phụ cấp cho giáo
viên đều do NSNN đảm bảo. Trong xu hướng xã hội hoá giáo dục hiện nay,
mặc dù một số gánh nặng về chi phí cho giáo dục được chia sẻ với khu vực
tư nhân, song chi tiêu của tư nhân không tự nó dẫn đến chất lượng giáo dục
tốt hơn, vì vậy vẫn cần nguồn kinh phí lớn và tăng nhanh từ NSNN để đáp
ứng sự gia tăng về số học sinh, do sức ép dân số ... và chi phí để nâng cao
chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục.
Thứ ba: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là nguồn duy nhất đảm bảo
kinh phí để thực hiện các chương trình - mục tiêu quốc gia về giáo dục như:
Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, chương trình tăng
cường cơ sở vật chất trường học, đầu tư cho giáo dục giữa các vùng các
miền thông qua cơ cấu và nội dung chi NSNN , từ đó sẽ góp phần rút ngắn
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0113
khoảng cách giữa các vùng, nâng cao trình độ dân trí cho toàn dân. Đây là
những chương trình mục tiêu lớn, cấp bách cần phải thực hiện và đòi hỏi
phải có sự đầu tư kinh phí khá lớn. Vì vậy Nhà nước phải tập trung ngân
sách đầu tư thực hiện cho được các chương trình này.
Thứ tư: Sự đầu tư của Ngân sách Nhà nước có tác dụng hướng dẫn,
kích thích thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục. Nhà nước đầu tư
hình thành nên các trung tâm giáo dục có tác dụng thu hút sự đầu tư của các
tổ chức, cá nhân phát triển các loại dịch vụ phục vụ cho trung tâm giáo dục
đó. Mặt khác trong điều kiện các tổ chức, cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư
độc lập cho các dự án giáo dục thì sự đầu tư vốn của ngân sách nhà nước là
số vốn đối ứng quan trọng để thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho
giáo dục. Thông qua sự đầu tư của Nhà nước vào cơ sở vật chất và một phần
kinh phí hỗ trợ đối với các trường bán công, tư thục, dân lập có tác dụng
thúc đầy mạnh mục tiêu xã hội hoá giáo dục về mặt tài chính.
Qua phân tích các vấn đề trên cho thấy, mức độ đầu tư của ngân sách
Nhà nước được coi như một trong các yếu tố tác động có tính chất quyết
định đối với việc hình thành, mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục quốc
gia.. Từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông .
Sự tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục sẽ dẫn đến kết quả là
nguồn nhân lực phát triển, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trên cơ sở
đó ngân sách nhà nước tăng thu và có điều kiện để đầu tư trở lại cho giáo
dục cao hơn nữa. Đó là mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư cho giáo dục với
tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đó cũng chính là con đường nhanh
nhất, ngắn nhất để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0114
1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
1.3.1. Nội dung quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục.
Nội dung chi ngân sách nhà nước cho giáo dục gắn liên với cơ cấu,
nhiệm vụ của ngành trong mỗi giai đoạn lịch sử và được xem xét ở các giác
độ khác nhau.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo dục có thể hiện nội dung
chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục gồm:
- Chi ngân sách cho hệ thống các trường học có:
+ Chi ngân sách cho hệ thống các trường mầm non và các trường phổ
thông
+ Chi cho các trường Đảng, đoàn thể
+ Chi ngân sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục như:
Bộ giáo dục đào tạo, Sở giáo dục, phòng giáo dục....
Theo cách phân loại chi NSNN theo yếu tố và phương thức quản lý
các khoản chi cho giáo dục bao gồm:
- Chi thường xuyên
- Chi xây dựng cơ bản tập trung
Đối với các khoản chi thường xuyên căn cứ vào đối tượng của việc sử
dụng kinh phí NSNN có thể chia thành 4 nhóm mục chi sau:
1. Các khoản chi cho con người: Như chi lương, các khoản phụ cấp
theo lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phúc
lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ nhân viên, chi học bổng và trợ cấp cho học
sinh sinh viên, tiền công....
.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0115
2. Chi cho hoạt động chuyên môn: Chi mua tài liệu, đồ dùng giảng
dạy và học tập chi hội thảo, hội giảng, chi cho các lớp bồi dưỡng học sinh
bồi dưỡng chuyên môn, các hoạt động chuyên đề về chuyên môn.
3. Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ phục vụ cho hoạt động
chuyên môn như: Mua sắm bàn ghế, bảng và các trang thiết bị khác, sửa
chữa nhỏ trong trường...
4. Các khoản chi khác: chi về công tác phí, công vụ phí, điện nước,
xăng xe, văn phòng phẩm, chi hội nghị về công tác quản lý…
Ngoài ra từ năm 1991 ngân sách Nhà nước còn chi tiêu cho các đơn vị
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục như chương trình
phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở
vật chất trường học, chương trình công nghệ giáo dục... Hầu hết các chi
khoản chi trên là những khoản chi phát sinh thường xuyên, tương đối ổn
định và có thể định mức được. Do vậy trong công tác quản lý các khoản chi
này phải lấy định mức làm cơ sở, riêng các khoản mua sắm sửa chữa nhỏ
không phát sinh thường xuyên nên phải căn cứ vào thực trạng nhà cửa trang
thiết bị, chế độ chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và đặc biệt là
khả năng nguồn vốn của NSNN để cấp phát và chi tiêu.
Đối với chi đầu tư XDCB tập trung, tuỳ theo yêu cầu quản lý nội dung
chi đầu tư XDCB được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Xét theo
hình thức tái sản xuất TSCĐ, chi đầu tư XDCB cho giáo dục được phân
thành:
- Chi đầu tư xây dựng mới các TSCĐ phục vụ cho giáo dục như các
trường học, thư viện, phòng thí nghiệm…
- Chi cải tạo, nâng cấp mở rộng các TSCĐ hiện có nhằm tăng thêm
công suất và hiện đại hoá TSCĐ như nâng cấp trường học, thư viện, xây
thêm các lớp học…
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0116
. Các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục:
- Tổng sản phẩm quốc nội và phương thức phân phối tổng sản phẩm
quốc nội:
Tổng sản phẩm quốc nôị (GDP) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản
ánh giá trị sản phẩm mới mà nền kinh tế sáng tạo ra trong 1 năm.
Tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng tới số chi ngân sách cho Giáo
dục bởi vì:
Thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội cao, chứng tỏ một nền sản xuất có
hiệu quả khi đó thu nhập trong dân lớn, thu nhập bình quân đầu người tăng
lên. Tổng sản phẩm quốc nội cao sẽ làm giàu các nguồn tài chính khác, làm
ảnh hưởng tới số chi ngân sách cho giáo dục.
Thứ hai: Theo chế độ tài chính hiện hành, Nhà nước sẽ tham gia vào
quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội để tạo
nguồn thu cho NSNN. Nhà nước động viên một phần tổng sản phẩm quốc
nội vào tay mình làm cơ sơ vật chất cho quá trình chi tiêu. Thông thưòng tỷ
lệ điều tiết của Nhà nước có tính ổn định trong một thời gian dài cho nên khi
tổng sản phẩm quốc nội tăng sẽ làm tăng số thu NSNN, tạo cơ sở cho việc
tăng chi ngân sách cho Giáo dục, số chi NSNN cho Giáo dục không những
chịu ảnh hưởng của tổng sản phẩm quốc nội mà còn chịu ảnh hưởng của
phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội: Nếu phương thức phân
phối xác định tỷ lệ lớn, số chi ngân sách Nhà thì Giáo dục sẽ phát triển mạnh
nhưng hạn chế khả năng chi cho các ngành khác và cho tích luỹ. Nếu
phương thức phân phối xác định tăng nhiều cho các ngành khác mà giảm
nhẹ khoản chi NSNN sẽ làm giảm chất lượng Giáo dục.
- Tốc độ phát triển dân số, số lượng và cơ cấu dân số:
Tốc độ dân số tăng lên, dân số lớn sẽ làm giảm thu nhập quốc dân
bình quân đầu người, giảm thu nhập bình quân của mỗi gia đình. Do đó, các
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0117
gia đình khó có điều kiện cho con đi học, nguồn kinh phí đầu tư từ gia đình
cũng giảm, gây ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục .
Trong trường hợp tốc độ tăng dân số nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm
quốc nội, nghĩa là thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ làm tăng nhu
cầu giáo dục, chi NSNN cho Giáo dục sẽ tăng lên..
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhu cầu giáo dục đã thực sự biến
đổi tỷ lệ thuận với dân số. Ngân sách Nhà nước khó có thể đáp ứng được
chu toàn. Trước tình cảnh đó việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ngoài ý
nghĩa giải quyết các vấn đề xã hội còn có tác dụng giảm nhẹ nhu cầu chi
NSNN cho Giáo dục.
- Thực trạng trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho Giáo dục.
Nhân tố này có ảnh hưởng đến các khoản chi có tính chất không
thường xuyên của NSNN cho Giáo dục như khoản chi sửa chữa, mua sắm
máy móc, thiết bị cho hoạt động giảng dạy, khoản chi này không có định
mức quản lý và được xác định tuỳ thuộc vào thực trạng của nhà trường.
- Phạm vi, mức độ các khoản dịch vụ không phải trả tiền do Nhà nước
cung cấp cho học sinh:
Thực chất của nhân tố này nói đến phạm vi, mức độ các khoản được
Nhà nước bao cấp phục vụ, trước khi với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp
hầu hết mọi nhu cầu học hành, sinh hoạt của học sinh đều được Nhà nước
bao cấp, do vậy số chi NSNN cho Giáo dục rất cao. Ngày nay khi nền kinh
tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phạm vi bao
cấp của Nhà nước giảm, Nhà nước chỉ đảm bảo kinh phí để duy trì sự đảm
bảo của nhà trường, phần còn lại phải huy động qua chính sách thu học phí
của học sinh. Do vậy, số chi NSNN cho Giáo dục đã giảm nhẹ mà chỉ mang
tính chất định hướng quản lý vĩ mô GD - ĐT.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0118
Trên đây là 4 nhân tố khách quan tác động lớn tới số chi NSNN cho
giáo dục xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội mang lại. Tuy nhiên, từ phần
mình Giáo dục cũng tạo nên nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo
dục.
- Mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp Giáo dục :
Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lưới giáo dục
sẽ tác động mạnh tới số chi, một mạng lưới giáo dục vừa gọn nhẹ vừa đủ, bố
trí trường lớp hợp lý đảm bảo được chất lượng công tác quản lý, giảng dạy
thì phần nào sẽ giảm chi cho NSNN và ngược lại trường lớp bố trí không
hợp lý, bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, biên chế giáo viên giảng dạy
quá nhiều, không xếp đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn cho họ theo quy định của
Nhà nước thì chi NSNN sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng NSNN sẽ giảm
xuống.
Với ảnh hưởng của nhân tố này theo quan điểm về lâu dài là từng
bước hợp lý hoá mạng lưới tổ chức, tinh giảm gọn nhẹ biên chế, nâng cao
chất lượng giảng dạy, phục vụ, từng bước cải cách hành chính trong hệ
thống Giáo dục. Ngành Tài chính cần có biện pháp xác định quản lý số chi
NSNN cho Giáo dục để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chức mạng
lưới Giáo dục.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục
giúp chúng ta có cơ sở phân tích tính hợp lý về nội dung và mức độ chi
NSNN cho Giáo dục ở các năm, giải thích được sự khác nhau của nó ở các
giai đoạn lịch sử, đồng thời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế xã
hội mà thấy được sự cần thiết phải thay nội dung, mức độ chi cho phù hợp.
Khi ấy các nhân tố ảnh hưởng đã thực sự trở thành các cơ sở khoa học để
xác định số chi NSNN cho Giáo dục. Ngoài ra trong công tác quản lý tài
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0119
chính cũng thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đó mà áp dụng các biện
pháp quản lý thích hợp trong từng thời kỳ.
1.3.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lýchi thường xuyên Ngân sách
Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
Chi NSNN rất đa dạng và phong phú, trong đó có chi NSNN cho sự
nghiệp Giáo dục. Hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN co sự nghiệp
Giáo dục xuất phát từ lý do:
-Chi cho sự nghiệp giáo dục là một khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi NSNN
- Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục gồm nhiều khoản chi, mục
chi khác nhau lien quan đến nhiều chính sách chế độ nên cần quản lý để đạt
hiệu quả trong quá trình sử dụng NSNN.
- Chi NSNN là một mảng trong hoạt động của NSNN mà nhà nước sử dụng
để diều tiết nền kinh tế vĩ mô. Chi NSNN phải đảm bảo đúng nguyên tắc, chi
đúng mục đích, đúng kế hoạch, dựa trên dự toán được duyệt, triệt để nguyên
tắc tiết kiệm và hiệu quả, chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước…. Để đảm bảo
những yêu cầu trên đòi hỏi công tác quản lý chi thường xuyên NSNN phải
tăng cường hoạt động kiểm soát.
Trong những năm gần đây công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho
sự nghiệp Giáo dục đã có những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn nhiều vấn
đề chưa được giải quyết triệt để. Nguyên nhân là do trình độ đội ngũ kế toán
còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, các mục tiêu đề ra chưa
thực hiện được tốt… đã làm lãng phí nguồn vốn NSNN. Để tìm hiểu kĩ hơn
về những mặt đã đạt được và những tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0120
cho sự nghiệp Giáo duc chúng ta cần đi sâu vào thực tế. Do giới hạn về thời
gian thực tập nên bài chuyên đề chỉ đề cập tới giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục của
Huyện Từ Liêm
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0121
Chương 2:
Thực trạng chi thường xuyên của NSNN cho sự
nghiệp Giáo dục của Huyện Từ Liêm những năm qua
2.1. Khái quát chung về đặc điểm Kinh tế - Xã hội Huyện Từ Liêm
Từ Liêm là một Huyện ven đô, nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà
Nội có bề dày lịch sử hàng ngàn năm của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Do có mối quan hệ trực tiếp từ lâu đời với các trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hoá của đất nước nên trong con người Từ Liêm đã sớm hình thành
truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lao động sáng tạo ra những sản
phẩm nông nghiệp và sản phẩm thủ công tinh xảo cùng với truyền thống
hiếu học từ ngàn xưa.
Sau nhiều lần tách huyện, từ tháng 9/1997 huyện Từ Liêm mới bắt tay
vào thực hiện nhiệm vụ KT-XH theo địa giới hành chính mới với nhiều
thuận lợi cơ bản song cũng còn không ít những khó khăn.
Hiện nay, huyện gồm 16 xã và một thị trấn với diện tích đất tự nhiên
75,5km2, dân số 423.838 người. Đây chính là thuận lợi cơ bản của một
huyện ngoại thành có tiềm năng lớn về đất đai, nguồn lao động dồi dào.
Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có chiều hướng phát
triển nhanh. Người nông dân Từ Liêm bước đầu chuyển sang sản xuất hàng
hoá nông sản có giá trị kinh tế cao, mở rộng quy mô phát triển các loại cây
trái đặc sản như : Bưởi (Phú Diễn), Hồng Xiêm (Xuân Đỉnh)... Bên cạnh đó
thương nghiệp dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ gắn liền giữa sản xuất với
tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới theo
hướng đô thị hoá. Vì vậy nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển và tăng
nhanh, số hộ giàu có ngày càng nhiều.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0122
Nằm trên vùng có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, có nhiều
sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển một nền
nông nghiệp nhiệt đới. Mặt khác trong tiến trình đô thị hoá nhanh trên địa
bàn Huyện tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp và đặc biệt tập trung nhiều
trung tâm giáo dục lớn của thành phố và cả nước như : Học Viện Tài Chính,
Học viện Cảnh Sát Nhân Dân, Đại học Mỏ... Điều này đã có tác động rất lớn
đến sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương, nhất là trong việc
tạo ra một môi trường nhằm thúc đẩy sự nghiệp Giáo dục của Huyện phát
triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Giáo dục trong sự nghiệp
đổi mới đất nước nói chung và của Huyện Từ Liêm nói riêng, mặc dù còn
nhiều khó khăn, nhưng với mục tiêu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”
ngành Giáo dục trên địa bàn Huyện vẫn không ngừng được sự quan tâm đầu
tư, tạo điều kiện phát triển đồng bộ theo định hướng của Đảng- UBND và
các ban ngành.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố và nhờ sự kiên trì
thực hiện theo đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị
quyết cấp trên của toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân trong Huyện nên
tình hình kinh tế chính trị xã hội của Huyện giữ được thế ổn định và phát
triển sự nghiệp GD-ĐT của Huyện cũng nhờ đó mà ngày càng được củng cố,
ổn định và phát triển vững chắc về số lượng cũng như chất lượng. Đồng thời
tiếp tục đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Ban Chấp Hành TW và quán
triệt tinh thần Nghị Quyết VII của Đảng, Nghị Quyết Đại Hội XII của Đảng
bộ Hà Nội, nghị quyết của Đảng bộ huyện Từ Liêm về công tác GD-ĐT, coi
Giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Thực hiện mục tiêu sát thực, có tính
chiến lược của sự nghiệp GD-ĐT của huyện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài nhằm thực hiện xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0123
2.2. Tình hình hoạt động của sự nghiệp giáo dục của Huyện từ Liêm
2.2.1. Mô hình quản lý ngân sách giáo dục huyện Từ Liêm.
Trong số các nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp giáo dục thì nhân tố về mô hình quản lý hợp lý là một
trong các nhân tố có vai trò mang tính quyết định.
Mô hình quản lý ngân sách giáo dục trên địa bàn huyện Từ Liêm
được thực hiện theo sơ đồ sau :
Phòng TC-KH của huyện đảm nhận chi toàn bộ cho ngành học mần
non, tiểu học, trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên do huyện quản lý.
Công tác quản lý cấp phát vốn NSNN được thực hiện như sau: Phòng Tài
chính huyện Từ Liêm nhận kinh phí bổ sung theo chương trình mục tiêu từ
Sở Tài chính – Kế Hoạch Hà Nội về chi thường xuyên :
- Chi về khối Mầm non khu vực nhà nước.
- Chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục Tiểu học.
- Chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục THCS.
- Chi cho khối Giáo dục thường xuyên.
Phòng TC-KH
huyện Từ Liêm
Phòng GD
huyện Từ Liêm
Khối
mầm non
Khối
tiểu học
Khối
THCS
Khối
GDTX
(1)
(2)
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0124
Ghi chú : (1)- Chi từ nguồn Ngân sách huyện.
(2)- Chi theo chương trình mục tiêu do Ngân sách Thành
phố bổ sung cho Ngân sách huyện.
* Mô hình cấp phát vốn.
(2) (3)
(1)
(2a) (3a) (3b) (3c)
(3d)
Giải thích cho mô hình cấp phátkinh phí:
(1) - Phòng TC-KH huyện thông báo hạn mức kinh phí của từng
trường cho KBNN trích trả hạn mức đó sang tài khoản của từng trường.
(2) - Phòng TC-KH huyện thông báo hạn mức kinh phí cho phòng
giáo dục huyện.
(2a) - Khi có nhu cầu chi tiêu thì phòng giáo dục lập giấy rút hạn mức
kinh phí gửi lên phòng TC-KH phê duyệt, sau đó gửi toàn bộ giấy rút hạn
mức kinh phí sang kho bạc huyện để rút tiền.
(3) - Phòng TC-KH huyện thông báo hạn mức kinh phí cho từng trường.
(3a)- Khi có nhu cầu thì từng đơn vị thuộc khối mầm non đi rút tiền
tại KBNN huyện (khoản 01 : Giáo dục mầm non).
(3b)- Khi có nhu cầu thì từng đơn vị thuộc khối tiểu học đi rút tiền tại
KBNN huyện (khoản 02 : Giáo dục tiểu học).
Phòng TC-KH
huyện Từ
Liêm
Phòng
giáo dục
KBNN
huyện
Từ Liêm
Khối
Mầm non
Khối
Tiểu học
Khối
THCS
Khối
GDTX
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0125
(3c)- Khi có nhi cầu thì từng đơn vị thuộc khối THCS đi rút tiền tại
KBNN huyện (khoản 03 : Giáo dục THCS).
(3d)- Khi có nhu cầu thì từng đơn vị thuộc khối GDTX đi rút tiền tại
KBNN huyện (khoản 05 : Giáo dục thường xuyên).
Cấp phát bằng hạn mức kinh phí thì các trường phải đề rõ giấy xin rút
hạn mức kinh phí (hoặc chứng từ có mẫu) sau đó phòng Tài chính chi ngân
sách cho ngành Giáo dục theo Chương 22 – Loại 14- Khoản 01, 02, 03, 05.
Bên cạnh đó việc quản lý khoản cấp kinh phí ủy quyền từ ngân sách
thành phố thì phòng TC-KH huyện còn phải đảm nhận việc cấp phát kinh
phí từ ngân sách huyện đối với các khoản phát sinh. Trong quá trình cấp
phát kinh phí, phòng Tài chính kết hợp chặt chẽ với UBND huyện và phòng
Giáo dục để tăng cường công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Phòng Tài chính
huyện đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các khoản cấp phát kinh
phí cho ngành Giáo dục trên địa bàn huyện. Là đơn vị dự toán cấp 2, phòng
Tài chính đảm nhận khối lượng công việc lớn, đây cũng là vấn đề khó nếu
như hiện nay tổ chức ngân sách của phòng tài chính thường xuyên chỉ có 1
kế toán trưởng và 4 nhân viên (1 kế toán thu, 1 kế toán chi, 1 kế toán phụ
trách ngân sách xã- thị trấn và 1 kế toán ĐTXDCB).
* Bộ máy kế toán tài chính trong ngành giáo dục huyện Từ Liêm.
Tổ chức bộ máy kế toán của ngành gồm:
Tổ tài vụ của phòng giáo dục Huyện, kế toán của các trường học với
chức năng quản lý tài chính và hạch toán thu chi, nhìn chung các trường
cũng đáp ứng được phần nào đó. Nhưng bên cạnh đó, bộ máy kế toán tài
chính của ngành giáo dục trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn
chế sau :
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0126
- Nghiệp vụ kế toán tài chính còn chưa chuyên sâu, chưa đồng đều,
còn hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn NSNN ngày càng lớn và các
nguồn đầu tư ngoài ngân sách.
- Việc xây dựng dự toán và lập quyết toán quý, năm còn thiếu căn cứ,
không đúng kiểu mẫu.
- Cán bộ chuyên môn được đào tạo theo chuyên ngành tài chính trong
ngành còn thiếu.
2.2.2. Tình hình sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm
Sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm trong những năm vừa qua luôn có
sự chuyển biến rõ rệt về lượng và chất; qui mô mạng lưới giáo dục ngày
càng được mở rộng và hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên,
học tập liên tục và học tập suốt đời của nhân dân. Chất lượng giáo dục có
tiến bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh xếp loại khá giỏi và tốt nghiệp các cấp năm sau
cao hơn năm trước; Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được tăng cường và
củng cố theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Công tác đầu tư xây
dựng và mua sắm trang thiết bị cho hoạt động giáo dục được quan tâm và đi
vào chiều sâu; huyện đã hoàn thành công tác xóa phòng học cấp 4, cải tạo hệ
thống chiếu sáng học đường ở tất cả các ngành học, cấp học. Toàn huyện đã
xây dựng được 29 trường chuẩn Quốc gia, 100% các xã thị trấn có trung tâm
học tập cộng đồng hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và THPT, tỉ lệ trẻ khuyết tật được huy
động ra lớp học hòa nhập ngày càng cao đạt 83,5%; Các chuyên đề học tập
tại các trung tâm học tập cộng đồng huy động người dân tham gia học tập
đạt tỉ lệ ngày càng cao
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0127
2.2.2.1 Quy mô:
. Về cơ sở vật chất: 100% các trường học, phòng học, lớp học đã
được kiên cố hóa, dần hiện đại hóa, 100% các phòng học đã được cải tạo
chiếu sáng học đường, hầu hết các trường đã được dùng nước đảm bảo vệ
sinh và 100% các công trình vệ sinh của giáo viên và học sinh đạt chuẩn về
các tiêu chuẩn nhà vệ sinh. Các phòng học bộ môn, phòng học đa năng,
phòng học năng khiếu và nhà thể chất đang được đầu tư kiện toàn theo
hướng hiện đại hóa. Đến nay đã có 27 trường đạt chuẩn Quốc gia.
Biểu thống kê số trường, lớp, học sinh, giáo viên:
Cấp
học
TS
trường
Trong đó
Đạt
chuẩn
QG
Số lượng CB-GV-
NV
Số
lượng
học
sinh
Học
2buổi/ngày
Công
lập
NCL TS Chuẩn Trên
chuẩn
Mầm
non
48 24 24 5 1399 100% 51% 18683
Tiểu
học
25 20 5 14 1275 100% 92% 20542 100%
THCS 23 17 6 11 1063 100% 72% 13383 65,9%
THPT 13 5 8 2 760 100% 65% 10860
Tổng 96 61 35 32 3737 100% 52608
Nguồn thống kê năm học 2009-2010.
2.2.2.2. Phát triển giáo viên:
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0128
- Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban
Bí thư Trung Ương, Chỉ thị 35/CT-TU ngày 08/4/2005 của Thành uỷ, Kế
hoạch 79/KH-UB ngày 27/12/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc
xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Tổng
số cán bộ giáo viên nhân viên đồng bộ hơn và chất lượng hơn, cho đến năm
học 2009-2010 giáo viên đứng lớp của khối mầm non đạt chuẩn 100%, Tiểu
học đạt chuẩn 100%, THCS đạt chuẩn 100% trong đó giáo viên trên chuẩn
mầm non 57%, Tiểu học 94,8%, THCS 78% Thạc sĩ 2%.
- Công tác viết SKKN và ĐDDH:
Kết quả SKKN:
Số
lượng
Cấp học
Cấp huyện
Loại A Loại B Loại C Khụng xếp loại Tổng
Mầm non 8 50 50 5 113
Tiểu học 90 103 21 8 222
THCS 94 72 33 1 200
Tổng 192 272 104 14 535
Nguồn thống kê báo cáo tổng kết năm học 2009-
2010
- Cuộc thi đồ dựng dạy tự làm học gặt hái được nhiều thành công.
Thông qua cuộc thi cấp huyện và thành phố đã có hàng nghìn thầy cô giáo
được giao lưu, học tập, đã rút được nhiều kinh nghiệm trong qúa trình chuẩn
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0129
bị bài giảng và phương pháp dạy học. Huyện Từ Liêm có 7/7 ĐDDH dự thi
cấp thành phố đạt giải cao (4A2, 3B)
- Kết quả ĐDDH:
Cấp học Tổng số
Cấp huyện Cấp thành phố
A B C Dự thi Đạt giải
Mầm non 27 5 22 0 2 2 A2
Tiểu học 23 5 18 0 2 1A2, 1B
THCS 18 3 12 3 3 1A2, 2B
Tổng số 68 13 52 3 7 7
Nguồn thống kê báo cáo tổng kết năm học 2009-2010
2.2.2.3 Chất lượng :
* Chất lượng giáo dục toàn diện và dánh giá học sinh:
* Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh:
- Toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức và rèn luyện
sức khoẻ, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, cuộc
thi, trò chơi như: “trò chơi dân gian”; thi tìm hiểu về Ma túy; Đại hội cháu
ngoan Bác Hồ.v.v. Các trường phổ thông bám sát chủ đề hoạt động đoàn đội
- hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; giờ sinh hoạt lớp và sinh hoạt dưới
cờ. Đặc biệt cấp mầm non đó chỉ đạo 100% các trường tổ chức “Chợ quê”
gợi lại những phiên chợ, những món ăn, phong tục mang đậm dà bản sắc dân
tộc. Hoạt động này cú ý nghĩa hết sức to lớn trước ngày Đại lễ 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0130
Kết quả đạo đức năm học 2009-2010:
Tỉ lệ
Cấp học
Tốt Khá T.Bình Yếu Đạt
Chưa
đạt
Tiểu học 99,87 0,13
THCS 83,3 15,0 1,5 0,2
Nguồn thống kê năm học 2009-2010
* Chất lượng giáo dục Trí dục:
- Giáo dục Mầm non :
100% các lớp Mẫu giáo được học theo chương trình đổimới hình
thức và một số lớp điểm dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới như:
MN Xuân Đỉnh A, MN Cầu Diễn, MN Mỹ Đình, MN Lê Quý Đôn. Tăng
cường rèn nền nếp và một số kỹ năng cơ bản theo độ tuổi.
- Giáo dục phổthông:
Nền nếp chuyên cần của học sinh Tiểu học và THCS trong các nhà
trường đã đi vào chiều sâu, học sinh được phát huy trí lực, tíchcực phát biểu
xây dựng bài để hiểu bài ngay tại lớp. Phong trào phấn đấu vươn lên đạt học
sinh Khá- Giỏi đã được 100% các trường phát động. Chủ đề Chăm ngoan
học giỏi đã được thảo luận trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, phong
trào dành nhiều hoa điểm tốt được phát động đánh giá thi đua trong các nhà
trường.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0131
Kết quả trí dục năm học 2009-2010:
Tỉ lệ %
Cấp học
Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
Tiểu học
Toán 70,7 24,08 5,05 0,17 0
T.Việt 78,82 16,17 4,87 0,14 0
THCS 33,1 39,3 23,5 3,8 0,2
Nguồn thống kê năm học 2009-2010
Cấp Tiểu học loại giỏi tăng 10%, tỷ lệ yếu kém giảm 3%;
Cấp THCS loại giỏi tăng 2,9%, tỷ lệ yếu kém giảm 1,3%;
Các trường tiểu biểu và có tiến bộ rõ rệt như: Cấp THCS:Cầu Diến, DL
LMNX, DLĐTĐ, Phú Diễn, Xuân Phương, Xuân Đỉnh..v.v.; Cấp tiểu học:
ĐTĐ, Cầu Diễn, Phú Diễn, .v.v.
* Chấtlượng đội ngũ:
Các cấp học thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy nội khoá và
ngoại khoá.
Đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
giảng dạy thông qua các hoạt động chuyên đề là nhiệm vụ trọng tâm trong
các trường Mầm non, Tiểu học, THCS. Các trường đều thực hiện nghiêm túc
quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Phong trào thi giáo viên dạy giỏi được duy trì trong các trường. Hội
thi giáo viên giỏi được tổ chức từ trường tới Huyện và Thành phố. Trong các
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0132
tiết học giáo viên đã kết hợp các phương tiện đồ dùng dạy học nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy. Các tiết thi dạy giỏi cấp Huyện, cấp Thành phố có
nhiều đổi mới trong phương phỏp và sáng tạo trong sử dụng đồ dựng dạy
học. Việc đổi mới phương pháp và cách đánh giá học sinh đã được đưa ra tổ
nhóm thảo luận, quán triệt và từng bước đã tìm ra các giải pháp nâng tỷ lệ
học sinh Khá- Giỏi và giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Tiếp tục triển khai kế
hoạch giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.
- Tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy,
bồi dưỡng kỹ năng soạngiảng bằng giáo án điện tử, phát huy tính tích cực
của học sinh trong các tiết dạy.
- Cấp Tiểu học tiếp tục dạy theo mô hình phân hoá đốitượng, nâng
chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; 100% các trường đã tổ chức cho
học sinh học Ngoại ngữ và Tin học. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên
đề và phổ biến SKKN.
Hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Thành phố:
Số lượng
Cấp học Cấp huyện
Cấp thành phố
Dự thi
Đạt
giải
Mầm non 56 5 5
Tiểu học 40 3 3
THCS 53 2 2
Tổng số 149 10 10
Nguồn báo cáo tổng kết năm học 2009-2010
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0133
2.3 Thực trạng công tác công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho
sự nghiệp giáo dục trên địa bàn Huyện Từ Liêm:
2.3.1 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của Huyện Từ Liêm
Cơ cấu nguồn vốn NSNN
Đây là khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư cho giáo dục,
khoản đầu tư này được lấy từ nguồn ngân sách Huyện và kinh phí bổ sung từ
ngân sách thành phố. Hàng năm ngân sách nhà nước đã giành một khoản rất
lớn để đầu tư nâng cấp, sữa chữa, xây dựng trường lớp mới, mua sắm thêm
các trang thiết bị vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập, hàng
năm tổng chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm khoảng 20% trong tổng chi
NSNN
Đầu tư từ nguồn vốn khác
Trong điều kiện nền kinh tế đất nước nói chung cũng như tình hình ngân
sách nói riêng đang còn nhiều khó khăn thì nguồn vốn đầu tư tù ngân sách
không thể đáp ứng hết các nhu cầu chi giáo dục. Trong điều 12 của luật giáo
dục quy định ngoài nguồn ngân sách đầu tư còn được khai thác các nguồn
đầu tư khác trong nền kinh tế để hộ trợ cho sự nghiệp giáo dục Huyện có
điều kiện phát triển cũng như giảm bớt gánh nặng cho NSNN
Tình hình học phí
Học phí mà học sinh đóng góp là khoản đóng góp của gia đình để cũng nhà
nước đảm bảo hoạt động giáo dục. Việc thu học phí được áp dụng đối với
khối THCS , còn khối Mầm non và Tiểu Học thì được Nhà nước miễn
không phải đóng học phí. Tiền thu được từ học phí nhằm để các trường tụ
chi tiêu tự tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và học tập, bố sung
kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp hỗ trợ lực lượng giảng dạy và công tác
quản lý. Khoản này được ghi vào thu NSNN
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0134
Khoản thu học phí trong các năm của khối THCS cũng tăng cụ thể: năm
2009 là 4.226.748.000 năm 2010 là 5.325.946.000. Đây là một khoản thu
không lớn nhưng lại ổn định đóng góp cho sự phát triển của ngành giáo dục
huyện
Tình hình đóng góp xây dựng và thu khác
Thuộc nhóm này thuộc các khoản thu về tiền xây dựng và các khoản thu từ
hoạt động tư vấn, kinh doanh dịch vụ của các cơ sở giáo dục, các khoản tài
trợ của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của
pháp luật
Bảng: Tình hình thu đóng góp xây dựng và thu khác thuộc sự nghiệp
giáo dục Huyện từ Liêm
Đơn vị: Nghìn đồng
Ngành Học
Năm
Tiểu học THCS Tổng số
Năm 2009 12.252.483 3.750.827 16.003.310
Năm 2010 12.980.327 4.388.573 17.368.900
( Nguồn: Phòng Tài chính Kế Hoạch từ Liêm)
Đây là khoản thu không có tính ổn định nhưng trong 2 năm qua đã có sự
tăng lên khá lớn
Như vậy nguồn chi NSNN tuy đóng vai trò đến sự phát triển của ngành
giáo dục Huyện song các nguồn thu được từ học phí, các khỏa đóng góp xây
dựng và thu khác lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng cùng với NSNN
thỏa mãn nhu cầu cao nhất cho các nhu cầu chi cho toàn ngành giáo dục
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0135
2.3.2. Lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Đây là khâu quan trọng trong công tác quản lý chi, bất kì một cơ quan Nhà
nước nào cũng phải dùng dự toán làm công cụ quản lý. Một dư toán khi lập
thể hiện được tính khoa học, hợp lý, chính xác, gắn với thực tế thì sẽ có tính
hiện thực cao
Hàng năm căn cứ vào:
- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội, trên tinh thần nghị quyết của
Hội đồng nhân dân Huyện
- Các nghị quyêt, quyết định hoặc thông tư hướng dẫn chi theo định
mức, chi phụ cấp cho ngành giáo dục.
- Tình hình thực hiện chi ngân sách giáo dục các năm trước.
- Sự ảnh hưởng của các nhân tố thị trường đến ngành giáo dục.
Các trường ( đơn vị dự toán cấp 3) là đơn vị trực tiếp thụ hưởng ngân sách
có trách nhiệm xây dựng dự toán kế hoạch năm của mình gửi lên phòng TC-
KH xem xét tính hợp lý, hợp lệ của dự toán để lập dự toán cho toàn ngành
giáo dục và trình Ủy ban nhân dân Huyện phê duyệt sau đó trình lên Sở tài
chinh thành phố
Bảng: Dự toán ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện từ
Liêm
Đơn vị: Nghìn đồng
Tên đơn vị Dự toán chi
2008
Dự toán chi
2009
Dự toán chi
2010
1. Mầm non 28.937.000 48.750.000 60.560.000
2. Tiểu học 34.993.000 52.124.000 64.527.000
3. THCS 41.994.000 50.239.000 61.171.000
Tổng Số 105.924.000 151.113.000 186.258.000
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0136
( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm)
Nội dung lập dự toán chi ngân sách cho giáo dục bao gồm 2 phần:
- Đánh giá tình hình thực hiện chi năm trước
- Lập dự toán chi ngân sách năm kế hoặc theo mục lục ngân sách hiện
hành
Đánh giá đúng tình hình thực hiện chi năm trước là cơ sở thực tế rất quan
trọng để đưa ra các định mức chi cho năm kế hoạch. Việc lập kế hoạch chi
cho từng khoản chi thường xuyên được xác định căn cứ theo đối tượng chi,
định mức chi cho từng đối tượng và thời gian chi.
Đối với những khoản mua sắm phải có kế hoạch cho những đối tượng cụ
thể và đơn giá thực hiện. Cơ quan tài chính khi xác định kế hoạch chi mua
sắm, sữa chữa phải dựa vào thực trạng tài sản đang sử dụng tại các cơ sở
giáo dục và khả năng nguồn ngân sách dự kiến có thể huy động được dành
cho khoản chi này. Đối với các khỏan thu được sử dụng một phần số thu để
chi theo chế độ quy định hoặc được hỗ trợ một phần kinh phí các cơ sở giáo
dục cũng phải lập dự toán đầy đủ các khoản thu –chi của dơn vị mình và đề
nghị ngân sách nhà nước mức hỗ trợ
2.3.3 Chấp hành dự toán NSNN cho sự nghiệp giáo dục của Huyện từ
Liêm
Đây là một khâu rất quan trọng nhằm kiểm định lại các mục chi trong dự
toán được xác định gần với thục tế và các nhu cầu chi của các dơn vị giáo
dục như thế nào, xem xét cơ cấu phân chia các khoản chi đã hợp lý chưa từ
đó làm cơ sở thục tế cho quá trình lập dự toán tiếp theo. Trong quá trình
chấp hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục, thực hiện chi
theo theo cơ cấu bốn nhóm mục chi: Chi cho con người, chi nghiệp vụ
chuyên môn, chi mua sắm sữa chữa, chi khác.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0137
Chi cho con người.
Đây là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy nhà
trường và đảm bảo đời sống vật chất của các cán bộ giáo viên. Nhóm chi này
bao gồm: Chi lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phi công
đoàn và tiền công.
Bảng: Tình hình cho chi con người thuộc sự nghiệp giáo dục Huyện Từ
Liêm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Mục Chi Thực hiện 2008 Thục hiện 2009 Thực hiện 2010
STĐ TT STĐ TT STĐ TT
1. Chi lương 38.514.154 64.1% 43.963.269 63% 52.721.436 63.6%
2. Chi phụ cấp 12.886.281 21.5% 14.443.724 22.8% 17.312.524 20.9%
3. Chi bảo hiểm và
KPCĐ 7.517.521 12.5% 9.132.249 22.8% 11.712.645 14.1%
4. Chi tiền công 1.130.546 1.9% 1.629.159 2.2% 1.182.627 1.4%
Tổng chi cho con
người 60.048.502 100% 69.168.401 100% 82.929.232 100%
Tỷ trọng trong tổng
chi cho giáo dục 40% 40% 40%
( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm)
Nhìn vào bảng chi cho con người thuộc sự nghiệp giáo dục Huyện Từ
Liêm qua các năm ta thấy:
Trong khoản chi cho con người thì chi lương vẫn chiếm tỷ trọng cao
nhất và đạt liên tục trong khoảng 63.6% trong các năm, mặc dù về tuyệt đối
không giống nhau. Năm 2010 về số tuyệt đối thì chi tiền lương tăng so với
năm 2009 là 8.758.167 . Lương chính là khoản thu nhập chủ yếu của cán bộ
giáo viên, nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết hàng ngày. Nhưng thực tế
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0138
cho thấy nhiều cán bộ giáo viên đã từ bỏ nghề hoặc thiếu nhiệt huyết với
công tác giảng dạy vì mức lương quá thấp không đáp ứng được các nhu cầu
cuộc sống hàng ngày của họ. Thấy rõ lương chính là động lực chính thúc
đẩy các cán bộ giáo viên nâng cao lòng yêu nghề và để họ yên tâm công tác,
Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm nâng cao mức
lương cho cán bộ nhân viên trong toàn ngành giáo dục. Đối với Huyện Từ
Liêm so với năm 2008 thì năm 2009 và 2010 tỷ lệ chi cho con người trong
tổng chi ngân sách cho giáo dục đã không ngừng tăng lên và sẽ còn tăng nữa
trong thời gian tới cùng với đó mức sống của cán bộ giáo viên sẽ từng bước
được cải thiện hơn...
Ngoài khoản lương các giáo viên còn được hưởng phụ cấp lương. Đây là
khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và tương đối ổ định trong các năm 2008
đến năm 2010 khoảng 21%. Khoản này nhằm hỗ trợ thêm nguồn thu nhập từ
lương của giáo viên để có thể đáp ứng tốt nhu cầu vật chất hàng ngày của
họ. Trong thời gian tới khoản này sẽ có chiều hướng gia tăng nhằm nâng cao
thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên.
Khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản chi nhằm mục đích ổn định
cuộc sống của giáo viên khi đau ốm, khi gặp phải những khó khăn đột xuất
và đảm bảo cuộc sống của họ khi hết tuổi lao động. Khoản chi này là cần
thiết và phụ thuộc và mức lương của cán bô giáo viên.
Trong khoản chi cho con người thì chi trả tiền công là chiếm tỷ lệ nhỏ nhất
qua các năm. Đây là khoản chi không thường xuyên và không ổn định
Nhìn chung nhóm mục chi cho con người có tăng qua các năm song chỉ
một phần đáp ứng được cuộc sống vật chất của đội ngũ giáo viên chức chưa
thực sự đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ và giúp họ chuyên tâm với
nghề.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0139
Tình hình chi về nghiệp vụ chuyên môn.
Thuộc nhóm này bao gồm: chi về văn phòng phẩm, đồ dùng thí nghiệm,
tài liệu giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn của đội
ngũ giáo viên.
Bảng: Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn cho sự nghiệp giáo dục Huyện
Từ Liêm
Đơn vị: Nghìn đồng
Mục chi Thực hiện 2008 Thục hiện 2009 Thực hiện 2010
STĐ TT STĐ TT STĐ TT
1. Chi văn phòng phẩm 2.009.524 28.5% 2.230.863 17% 2.415.120 12.9%
2.Chi giảng dạy học tập 5.049.157 71.5% 11.560.568 83% 16.245.764 87.1%
Tổng chi cho giảng dạy
và học tập 7.058.681 100% 13.791.431 100% 18.660.884 100%
Tỷ trọng trong tổng chi
cho giáo dục 3.57% 5.37% 6.15%
( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm)
Nhìn vào bảng đánh giá thì ta thấy khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn
vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm so với tổng chi ngân sách nhà nước giành
cho ngành giáo dục Huyện. Tỷ lệ chi ngày càng phù hợp hơn, chi cho mua
sắm và văn phòng phẩm giảm dần trong khi đó chi nghiệp vụ chuyên môn
được tăng lên.
Nếu so sánh giữa các năm thì: Tỷ lệ chi mua sắm văn phòng phẩm giảm từ
28,5% xuống còn 17% năm 2009 và 12.9% năm 2010. Trái lại tỷ lệ chi cho
giảng dạy học tập tăng từ 71,5% năm 2008 lên 83% năm 2009 và 87.1%
năm 2010.
Trong xu hướng cải cách giáo dục hiện nay, số môn học đưa ra ngày càng
nhiều, đặc biệt là nhua cầu tin học và ngoại ngữ trở nên khá phổ biến ở khối
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0140
tiểu học và trung học cơ sở làm cho nhu cầu chi nghiệp vụ giảng dạy và học
tập gia tăng. Nhu cầu mua sắm trang thiêt bị kỹ thuật chuyên dụng cũng như
nhu cầu đổi mới các trang thiết bị lạc hậu ngày càng cấp thiết hơn.
Đối với mầm non, do nhu cầu đòi hỏi của các bậc phu huynh ngày càng cao
nên việc cải tiến phương pháp giáo dục và chăm sóc trẻ diễn ra mạnh mẽ,
các hình thức giáo dục, trò chơi cho trẻ đã có nhiều thay đổi. Những đồ chơi
mới hiện đại và công cụ đã dần dần được thay thế những đồ chơi cũ kĩ lạc
hậu.
Đối với ngành học phổ thông, thì việc đáp ứng nhu cầu về sách tham khảo
và đồ dùng thí nghiệm để thực hiện chủ trương học đi đôi với hành là vấn đề
bức thiết xẩy ra. Mặt khác trên thực tế thì tình hình giá cả luôn biến động, đồ
dùng học tập và đồ thí nghiệm cải tiến trong thời gian ngắn đòi hỏi nhu cầu
cho khoản chi này là rất lớn và thường xuyên thay đổi.
Đây là khoản chi không thể thiếu được nhằm nâng cao chất lượng của
ngành giáo dục tuy nhiên lại rất dễ lãng phí. Vì vậy cần phải căn cứ vào nhu
cầu thực tế phát sinh của từng trường và giá cả để đưa ra các mức chi hợp lý
đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả từng đồng vốn khi sử dụng.
Thuộc các khoản chi văn phòng tại các cơ sở giáo dục chủ yếu là cho mua
sắm các loại sách báo, tài liệu, công cụ giảng dạy cho giáo viên. So sánh số
liệu giữa các năm từ 2008 đến 2010 thì chi văn phòng phẩm có xu hướng
giảm, điều này không có nghĩa là nhu cầu chi mua sắm văn phòng phẩm
giảm mà có thể nhận thấy khaonr chi này ngày càng được sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả hơn. Đây là một điều đáng được khích lệ trong công tác quản lý
chi.
Chi cho văn phòng phẩm là khoản chi không lớn nhưng đáp ứng kịp thời
nhu cầu sử dụng nguồn kinh phí này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0141
Tình hình chi mua sắm sữa chữa
Đầu tư trang thiết bị xây mới, nâng cấp , sữa chữa các trường lớp thuộc sự
nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm là việc không thể thiếu, hàng năm do nhu
cầu hoạt động, sự xuống cấp của trang thiêt bị dùng cho giảng dạy học tập,
quản lý hành chính nên thường xuyên phát sinh nhu cầu kinh phí đúng để
sữa chữa, mua thêm các trang thiết bị mới hoặc phục hồi giá tri sử dụng cho
những tài sản đã bị xuống cấp ở các trường học.
Bảng: Tình hình chi mua sắm, sữa chữa thuộc sự nghiệp giáo dục Huyện
Từ Liêm
Đơn vị: Nghìn đồng
Mục chi Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Thực hiện 2010
STĐ TT STĐ TT STĐ TT
1.Mua sắm 5.303.547 58.7% 14.629.068 61.7% 22.125.746 62.2%
2.Sữa chữa 3.733.041 41.3% 9.076.779 38.3% 13.437.124 37.8%
Tổng chi cho mua
sắm sữa chữa 9.036.588 23.705.847 35.562.870
Tỷ trọng so với tổng
chi ngân sách huyện
giao cho sự nghiệp
giáo dục 2.7% 6.3% 9.12%
( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm)
Nền kinh tế đang trên đà phát triển đòi hỏi nhu cầu giáo dục của các bậc
phụ huynh đối với con em họ rất cao. Một cơ sở vật chất nghèo nàn, trang
thiệt bị lạc hậu sẽ không đáp ứng được chất lượng giáo dục đặt ra. Vì thế
trước những đòi hỏi của sự nghiệp cải cách giáo dục, các mục chi cho mua
sắm, sữa chữa đều tăng qua các năm.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0142
Tình hình mua sắm thêm các trang thiết bị tài sản cố định và đồ dùng
giảng dạy và học tập ngày càng tăng. Nếu xét theo số tuyệt đối thì năm 2009
tăng đột biến so với năm 2008. Đây là con số lớn để đầu tư hiện đại hóa các
cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy tại các trường
Chi sữachữa các tài sản cố định là khoản chi chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng
lại là khoảnchi không thường xuyên và khó xác định kế hoạchnguồn kinh phí.
Hàng năm trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi sự xuống cấp các tài
săn, đồ dùng chuyên dụng vì vậy phát sinh nhu cầu sửa chữa, xây dựng mới.
Trong năm 2010 thì khoản chi này được đầu tư khá mạnh là
35.562.870.000 đồng tăng hơn hẳn so với năm 2008 là 9.036.588.000 đồng
và năm 2009 là 23.705.847.000 vì vậy nên kết quả thu được cũng rất khả
quan. Theo báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 công tác xây dựng, sữa
chữa các cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường có bước chuyển
mạnh đáp ứng được viêc học 2 buổi/ ngày của học sinh khối tiểu học và
THCS. Nhiều phòng học cấp 4 đã được xóa. Cải tại và mở rộng một số khối
trường thuộc khối mầm non , Tiểu học và khối THCS. Kết quả này cũng cho
thấy được sự dụng và quản lý nguồn kinh phí cho mua sắm, sữa chữa sát
xao, chặt chẽ hơn và bước đầu đã găn chặt tinh hiệu quả vào mỗi đồng vốn
bỏ ra. Tuy vậy công tác quản lý các khoản chi này không lúc nào được lơ là
vì nhu cầu sữa chưa không lúc nào được xác định chính xác và không thế
phân bổ đồng đều trong cả năm mặt khác lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố như: Phụ thuộc và tính chất công việc, thời gian sữa chữa, giá cả
nguyên vật liệu …. nên rất khó quản lý. Trong thời gian tới phòng TC-KH
Từ Liêm cần phải giám sát để khoản chi này đúng mục đích, đảm bảo chi
tiêu tiết kiệm và hiệu quả. Cần có sự tìm hiểu thực tế cơ sở giáo dục để xác
định thứ tự ưu tiên và số vốn đầu tư phù hợp, tránh tình trạng đầu tư dàn trải
phải xem xét cho phù hợp giá cả thị trường từng giai đoạn cụ thể, tránh tình
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0143
trạng cắt xén trong khâu mua sắm trang thiết bị giảng dạy cũng như mua
nguyên vật liệu phục vụ nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất.
Tình hình chi khác:
Đây là các khoảnchi nhằm đảmbảo hoạt độngbìnhthườngcủabộ máy quản
lý hành chínhtại các cơ sở giáo dục. Nhóm chi này bao gồm các mục chi như:
chi về công tác phí, hội nghị phí, thanh toán các dịch vụ công cộng .
Mặc dù đây ko phải là khoản chi ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác
giáo dục song đây lai là khoản chi không thể thiếu để duy trì hoạt động của
công tác quản lý. Thuộc nhóm chi này hàng hóa sử dụng chủ yếu là hàng hóa
dịchvụ nên việc đánh giá cũng như xác định nhu cầu chi tiêu và công tác quản
lý khoản chi luôn là vấn đề rất khó khăn, phức tạp và gây nhiều tranh cãi
Bảng: Bảng chi khác cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2008 2009 2010
Chỉ tiêu
Mục chi
Dự
toán
Thực
hiện
Th/dt
(%)
Dự
toán
Thực
hiện
Th/dt
(%)
Dự
toán
Thực
hiện
Th/dt
(%)
Chi phí chung 0,81 0.8 98.77 1.02 1.00 98.04 1.49 1.38 92.61
Chi khác 0.65 0.68 104.5 0.87 0.90 103.4 1.01 1.05 103.96
Tổng 1.46 1.48 101.37 1.89 1.90 100.5 2.50 2.43 97.2
( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ lê % Th/dt tổng chi khác giảm dần từ năm
2008 là 101.37% xuống còn 100.5% năm 2009 và 97.2% năm 2010. Điều
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0144
này cho thấy không phải là nhu cầu chi tiêu giảm mà cho thấy công tác chi
có hiệu quả hơn, quản lí chặt chẽ nguồn vốn hơn
Đây là mục chi cần thiết, tuy nhiên trong thời gian tới khi thực hiện chủ
trương tinh giảm biên chế và thực hiện khoán chi hành chính đối với đơn vị
có khoản thu thì khoàn chi này sẽ có chiều hướng giảm. Khoản chi này bao
gồm nhiều mục chi rất khó quản lý và xác định được đúng nhu cầu chi chính
xác vì vậy phòng Tài Chính huyện Từ Liêm cần có biện pháp trong việc cấp
nguồn kinh phí này để đạt được tính tiêt kiệm và hiệu quả cao nhất, cần phải
thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát trong quá trình sử dụng vốn để tránh
tình trạng không đảm bảo nhu cầu hoặc sử dụng sai mục đích.
Nếu phân theo nhóm chi, mục chi thì có thể coi chi thường xuyên ngân
sách nhà nước bao gồm bốn nhóm mục chi chính, song còn các khoản chi
phát sinh không thường xuyên, mang tính chất nhỏ lẻ không được xếp vào
bốn mục chi đó. Nhìn chung qua quá trình chấp hành, tỷ lệ chi cho bốn mục
chi là hợp lý chi cho con người và nghiệp vụ chuyên môn vẫn được giành ưu
tiên hàng đầu tiếp đó chi mua sắm sữa chữa cũng chiếm tỷ lệ hợp lý. Chi
khác rất cần thiết và hiện nay cũng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong cơ cấu chi, tuy
nhiên tỷ lệ này cần phải giảm xuống nữa để thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm và
hiệu quả.
2.3.4 Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Huyện Tù Liêm
Đây là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân sách nhằm phản ánh,
đánh giá lại tình hình thực hiện dự toán chi của các đơn vị. Báo cáo quyết
toán chi là căn cứ để dơn vị, cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính
kiểm tra việc lập dự toán chi và phân tích tình hình chấp hành chi ngân sách
của các đơn vị , từ đó có thể thấy các mặt đạt được và tồn tại trong quá trình
lập dự toán tiếp theo. Đồng thời giúp cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài
chính tổng hợp quyết toán chi NSNN hàng năm đầy đủ và chính xác.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0145
Trong quá trình lập báo cáo quyết toán các trường và Phòng tài chính đã
tuân thủ tốt các nguyên tắc sau :
Số liệu trong báo cáo đảm bảo chính xác trung thực nội dung các báo cáo
tài chính tuân theo đúng nội dung chi trong dự toán theo báo cáo được duyệt
và theo đúng mục lục NSNN đã quy định ( Chương 022, loại 14, khoản 01
,02, 03,- nhóm-Tiểu nhóm- Mục- Tiểu mục).
- Báo cáo quyết toán năm của các trường gửi Phòng tài chính Huyện được
gửi kèm theo thông báo sau:
+ Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12
+ Báo cáo thuyết minh quyết toán năm, giải trình phải nói rõ nguyên nhân
đạt, không đạt hoặc vượt dự toán được giao.
- Báo cáo quyết toán năm, trước khi gửi cho cấp có thẩm quyền xét duyệt
phải có xác nhận của Kho bạc.
- Báo cáo quyết toán năm của các trường không được quyết toán chi lớn
hơn thu.
- Phòng Tài Chính quyết toán các khoản chi kinh phí bổ sung của quyết toán
thành phố vào của quyết toán ngân sách Huyện
Trình tự lập, xét duyệt báo cáo thu chi ngân sách nhà nước năm đối với các
trường hợp quy định như sau.
Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ ngày 31/12 số liệu trên các sổ
sách kê toán đã đảm bảo cân đối khớp đúng với số liệu của Phòng Tài Chính
và kho bạc Huyện.
Các trường hợp lập báo cáo quyết toán chi năm gửi Phòng Tài Chính để
xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt chi năm cho các trường trong thời
gian tối đa là 10 ngày. Sau 10 ngày kể từ khi các trường nhận được thông
báo duyệt quyết toán năm của Phòng Tài Chính, các trường không có ý kiến
khác thì coi như đã chấp hành.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0146
Trình tự lập phê chuẩn và gửi báo cáo tài chính thu chi ngân sách nhà nước
hàng năm của ngân sách Huyện như sau:
Phòng Tài Chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi ngân
sách cho ngành giáo dục của Huyện trình ủy ban nhân dân huyện để xem xét
gửi Sở tài chính, đồng thời Ủy ban nhân dân huyện trình hội đồng nhân dân
Huyện phê duyệt. Báo cáo được lập thành 4 bản:
- 01 bản gửi Hội đồng nhân dân Huyện
- 01 bản gửi Ủy ban nhân dân Huyện
-01 bản gửi Sở tài chính Hà Nội
-01 bản lưu tại Phòng tài chính huyện Từ Liêm.
Thời gian gửi báo cáo kế toán quý, báo cáo quyết toán năm quy định như
sau:
- Báo cáo quyết toán quý.
- Các trường gửi Phòng tài chính chậm nhất là 25 ngày sau khi kết thúc
quý
- Phòng tài chính Huyện lập gửi Sở tài chính chậm nhất 30 ngày sau khi
kết thúc quý.
- Báo cáo quyết toán chi năm
Báo cáo quyết toán chi năm gửi phòng tài chính chậm nhất là ngày 15/2
năm sau đối với các trường.
Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình quản lý chi ngân sách song có
một vai trò rất quan trọng nhằm giúp cho các đơn vị thấy được những mặt đã
đạt được, những mặt còn tồn tại, những nguyên nhân thực tế diễn đến việc
sai lệch trong quá trình thực hiện dự toán so với kế hoạch đã đặt ra. Trong
những năm qua, công tác phê duyệt quyết toán và việc lập báo cáo kết quả
quyết toán chi của các trường đã đạt được nhiều kết quả. Mặc dù đội ngũ kế
toán ở các trường vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nên vẫn còn
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0147
nhiều sai sót xẩy ra, tuy nhiên đã sớm được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo
nộp báo cáo quyết toán về phòng tài chính đúng thời gian và đúng các khoản
mục như trong dự toán đã được phê duyệt.
Phòng tài chính Huyện trong những năm qua cũng đã có nhiều cố gắng
trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Tuy
nhiên công tác kiểm tra sử dụng kinh phí lại tập trung vào lúc duyệt quyết
toán nên việc đánh giá hiệu quả kinh phí giáo dục sử dụng không được
khánh quan, toàn diện và chính xác với tình hình thực tế. Để việc sử dụng
nguồn kinh phí được tiết kiệm, hiệu quả thì ngay trong quá trình chấp hành
ngân sách cần phải có sự kiểm tra, theo dõi để xem các khoản cấp ra có được
sử dụng đúng mục đích tiêt kiệm và hiệu quả chưa. Có như vậy thì công tác
quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của Huyện Từ Liêm mới được
toàn diện và triệt để hơn.
Tóm lại quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Huyện Từ Liêm cần
phải được thực hiện tốt cả 3 khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết
toán ngân sách nhà nước. Làm tốt mỗi khâu là căn cứ để thực hiện tốt khâu
tiếp theo và làm căn cứ cho cả chu trình được vận hành thông suốt.
2.4. Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế về công tác quản lý
chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của
Huyện Từ Liêm
2.4.1. Những thành tựu đạtđược.
Chi thường xuyên cho sư nghiệp giáo dục đã tương xứng với vị trí quan
trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.Về cơ cấu chi cũng có
sự hợp lí hơn. Chi cho conngười và chi về nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ
lệ cao cònchi quản lí hành chính và chi mua sáchhuyện hàng năm cho
nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm khoảng
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0148
30% tổng số chi ngân sáchHuyện. Tỷ lệ này cũng sắm, sửa chữa ngày càng
nhỏ do sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn kinh phí được cấp.
Công tác quản lí các khoản chi này bước đầu đạt được những thành quả
đáng nể. Quá trình lập dự toán đã bám sát với tình hình thực tế của trường
nên các chỉ tiêu đưa ra ngày càng phù hợp với nhu cầu chi hơn.quá trình cấp
phát vốn diễn ra nhanh gọn, đảm bảo đúng dự toán được duyệt, đúng tiến độ
kế hoạch vốn và đảm bảo tuân thủ những điều kiện cấp phát để đáp ứng kịp
thời nhu cầu chi tiêu của các sở giáo dục. Trong khâu quyết toán đã tuân thủ
theo đúng các nguyên tắc về trình tự xét duyệt theo luật ngân sách ban hành,
đảm bảo xét duyệt đúng nội dung các khoản trong dự toán đã được duyệt.
Nhìn chung công tác quản lí chi thường xuyên của Huyện Từ Liêm cho sự
nghiệp giáo dục đã có nhiều chuyển biến
2.4.2. Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân.
+ Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong công tác quản lý chi thường
xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục thì vẫn còn tồn taị một số bất cập ở cả
ba khâu trong quá trình quản lý cần sớm khắc phục.
Lập dự toán chi cho toàn ngành giáo dục của Huyện hiện nay theo phương
pháp lập từ cơ sở lên. Mặc dù phương pháp này còn khá thích hợp với điều
kiện NSNN còn nhiều biến động , trình độ quản lý điều hành ngân sáchở
mức độ nhất định và phát huy được khả năng tự chủ tại các cơ sở nhưng việc
lập theo phương pháp này sẽ tốn nhiều công sức và thời gian, khối lượng
công việc, phải qua nhiêù bước thực hiện….Mà điều quan trọng trong khâu
lập dự toán là phải đưa ra được các định mức chi hợp lý dựa trên đầy đủ căn
cứ cần thiết, nhưng hiện nay ở các trường trong Huyện lập các chỉ tiêu dựa
vào tình hình thực hiện ngân sáchcủa năm trước rồi xác định dự kiến chi
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0149
cho năm kế hoạch theo các mục. Đây là căn cứ thực tế song chưa đầy đủ vì
nhu cầu chi hàng năm cònbị ảnh hưởng bởi các nhân tố của nền kinh tế thị
trường đặc biệt là tình hình giá cả.
Trong quá trình hấp hành, viêc cấp phát vốn nhiều khi chưa đảm bảo kịp
thời tiến độ chi tiêu của thị trường, các thủ tục cấp phát cònrườm rà làm cho
các trường nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn.
Trong qúa trình quyết toán, hầu hết các trường đều nộp quyết toán kịp thời
gian tuy nhiên vẫn còn rải rác một số trường hợp vẫ còn chậm, trong báo cáo
vẫn cònmột số trường hợp lập sai chương, loại, khoản, mục.
Nguyên nhân:
Do khả năng phân tích, dự đoán cònkém nên các trường hợp khi lập dự
toán , các tiêu chí đưa ra chưa thật hợp lý ,thừa ở mục này, thiếu ở mục khác
và như vậy trong công tác tổng hợp quyết toán nếu không phát hiện ra thì
khi chấp hành ngân sách sẽ bị hụt hẫng. Sự phối hợp giữa phòng Tài chính-
Kế hoạch chưa được đồng bộ, nhịp nhàng trong việc quản lý, cấp phát kinh
phí. Mặt khác công tác kiểm tra, kiểm soát viêc sử dụng các khoản vốn cấp
ra cho các đơn vị chưa được tiến hành đều đặn, thường xuyên đảm bảo sử
dụng đúng mục đíchvà hiệu quả.
Trình độ nghiệp vụ kế toán của các cơ sở giáo dục chưa tốt, chủ yếu là
trung cấp, chưa nắm kịp thời các chính sách chế độ mới về công tác quyết
toán nên còn lúng túng trong việc lập báo cáo quyết toán. Một phần thuộc về
trách nhiệm quản lý của phòng Tài chính Huyện trong việc hướng dẫn thực
hiện các chủ trương chính sách mới về quyết toán ngân sách nhà nước cũng
như việc đôn đốc các trường trong quá trình thực hiện.
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0150
Chương 3:
Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý chi
thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm
3.1. Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm
trong thời gian tới
Quan điểm coi trọng Giáo dục giữ vai trò là nền tảng, là động lực phát
triển toàn diện của Huyện. Giáo dục là yếu tố cơ bản nhất có tác động quan
trọng trong sự nghiệp CNH và HĐH kinh tế xã hội huyện Từ Liêm, để đưa
huyện phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.
Trong côngtác giáo dục thì chất lượng giáo dục toàn diện là hàng đầu;
xây dựng 100% trường lớp đạt chuẩn Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi đáp
ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục và học tập suốt đời của nhân dân.
Dựa trên các mục tiêu quốc gia, mục tiêu UBND huyện Từ Liêm đặt ra các
mục tiêu và chỉ tiêu cho giai đoạn 5 năm tới như sau
3.1.1 Tiếp cận :
Mục tiêu 1: Về cơ sở vật chất;
- Xây dựng đủ trường học, lớp học, phòng học chức năng đối với khối giáo
dục mầm non, và xây dựng đủ các phòng học chức năng, phòng học bộ môn,
nhà giáo dục thể chất, trang thiết bị hiện đại.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 80% xã thị trấn có hệ thống trường học đạt
chuẩn Quốc gia, đáp ứng các tiêu chí giáo dục trong bộ tiêu chí đạt xã nông
thôn mới.
Các chỉ tiêu:
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0151
- Đến năm 2015 có 100% trường THCS công lập đạt chuẩn Quốc gia, 100%
trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia và 80% trường mầm non đạt chuẩn Quốc
gia.
- Phấn đấu xây mới thêm 8 trường mầm non công lập, 3 trường tiểu học
công lập, 3 trường THCS công lập và xây dựng 1 trường mầm non, 1 trường
tiểu học, 1 trường THCS chất lượng cao. 100% thư viện trường học đạt
chuẩn.
- Xây dựng bổ sung đủ các phòng học bộ môn, phòng học chức năng, phòng
học đa năng, nhà thể chất đạt tiêu chuẩn.
- Xây dựng mỗi trường 2 phòng thư viện đạt chuẩn quốc gia.
- Đầu tư trang thiết bị tối thiểu đối với khối mầm non, đầu tư lại trang thiết
bị tối thiểu đối với các trường tiểu học và THCS.
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại đối với 100% các trường.
Mục tiêu 2: Về tỉ lệ nhập học;
- Hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo trẻ 5 tuổi, huy động 70% số trẻ
trong độ tuổi nhà trẻ đến trường. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi và phổ cập giáo dục THCS và THPT.
Các chỉ tiêu:
- Huy động 100% trẻ 5 tuổi ra học lớp mẫu giáo lớn tại các trường mầm non.
- Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và 100% trẻ hoàn thành chương trình
tiểu học vào học lớp 6.
- Phấn đầu 95% học sinh tốt nghiệp THCS đủ điều kiện vào học lớp 10 công
lập.
Mục tiêu 3: Đối với các vấn đề về giới;
SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0152
- Duy trì tỉ lệ bình đẳng giới, khoảng cách chênh lệ về giới không quá 10%.
Các chỉ tiêu:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyên về giới.
- Nâng cao các chuyên đề giáo dục giới tính đối với học sinh THCS.
- Thực hiện quyền bình đẳng giới trong hoạt động giáo dục toàn diện học
sinh.
Mục tiêu 4: Giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập:
- Tiếp tục duy trì huy động 100% trẻ khuyết tật có sức khỏe trong độ tuổi đi
học đến trường học hòa nhập.
- Có hình thức giáo dục, phục hồi chức năng phù hợp đối với trẻ em khuyết
tật nặng.
Các chỉ tiêu:
- Hàng năm thực hiện điều tra trẻ khuyết tật trên 100% địa bàn xã thị trấn để
kịp thời phân loại tật, để huy động các cháu đến trường.
- Thực hiện tốt mối quan hệ giáo dục “Gia đình – Nhà trường – Xã hội” để
tạo điều kiện tốt nhất nhằm phục hòi chức năng cho trẻ khuyết tật và hướng
nghiệp đào tạo nghề đối với trẻ khuyêt tật đã học xong chương trình THCS.
3.1.2 Chất lượng :
Mục tiêu 4: Tăng chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở tỉ lệ tiếp
cận với các quận nội thành.
Các chỉ tiêu:
- Chất lượng giáo dục đại trà mần non: Huy động 100% trẻ mẫu giáo đến
trường, tỉ lệ bé
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm
Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm

More Related Content

What's hot

ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...nataliej4
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ AnLuận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ AnViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thông
Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ ThôngChuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thông
Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thôngnataliej4
 
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh TeBao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh TeBioca
 
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271nataliej4
 

What's hot (18)

Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền HảiĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải
 
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu sốQuản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
 
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KHOA KINH TẾ – QU...
 
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcQuan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đĐề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
Đề tài: Nguồn kinh phí và các khoản chi tại Huyện Giồng Riềng, 9đ
 
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOTLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ AnLuận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
 
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Đắk LắkLuận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà NộiLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thông
Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ ThôngChuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thông
Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thông
 
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Bao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh TeBao Cao Khoa Kinh Te
Bao Cao Khoa Kinh Te
 
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
 

Similar to Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Son La College
 
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Son La College
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Trần Đức Anh
 
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ... Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...hieu anh
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm (20)

Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ LiêmĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
 
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
 
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Luận án: Đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai từ 2001 đến 2010
Luận án: Đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai từ 2001 đến 2010Luận án: Đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai từ 2001 đến 2010
Luận án: Đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai từ 2001 đến 2010
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
 
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải PhòngQuản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
 
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ... Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
 
Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà NộiThực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm

  • 1. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.011 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khảng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.” Để đạt được mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Xuất phát từ quan điểm đó, thời gian qua Nhà nước ta luôn luôn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng đầu tư cho giáo dục và đào tạo góp phần tạo ra những thành tựu quan trọng về mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất nhà trường... Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Tuy nhiên, việc quản lý kinh phí NSNN chi cho hoạt động giáo dục ở các địa phương còn tồn tại một số nhược điểm. Vì vậy, nghiên cứu, phát huy những mặt tốt, tìm tòi và đề ra các giải pháp khắc phục những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi
  • 2. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.012 mới, phát triển kinh tế - xã hội .trong những năm gần đây Đảng bộ Huyện Từ Liêm cũng đã đặc biệt quan tâm tới giáo dục. Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục từ NSNN ngày càng tăng. Tuy nhiên việc đầu tư cho giáo dục cần xem xét kỹ càng hơn, việc quản lý nguồn kinh phó từ NSNN cho giáo dục còn nhiều bất cập, thiếu sót .Từ những thực trạng ấy, em xin chọn đề tài : Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chuyên đề Trên cơ sở lý luận chung về chi NSNN và quản lý chi NSNN, luận văn đã góp phần khái quát vai trò, nội dung chi NSNN cho một lĩnh vực cụ thể là giáo dục và nội dung quản lý chi NSNN cho giáo dục, đồng thời thông qua việc nghiên cứu toàn diện công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục của huyện Từ Liêm, đề xuất các biện pháp quản lý chi NSNN cho giáo dục thời gian tới hợp lý hơn. Mục đích của đề tài là qua nghiên cứu thực tế để tìm ra những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lí chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm Đối tượng nghiên cứu đề tài là nội dung và quản lí chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm Chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
  • 3. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.013 Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm Chương 3: Một số giải pháp cơ bản tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm. Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như trình độ hiểu biết nên bài chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp và giúp đỡ của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Khoan là người hướng dẫn trực tiếp em trong quá trình viết đề tài, cùng các cô, chú, anh, chị, trong Phòng tài chính kế hoạch Huyện Từ Liêm đã quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành đề tài. Hà Nội: ngày 10 tháng 4 năm 2011 Lê Ngọc Quyền
  • 4. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.014 Chương 1 Sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục 1.1. Sự nghiệp giáo dục và vai trò của giáo dục và đối với sự phát triển của kinh tế xã hội 1.1.1. Các khái niệm cơ bản. Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Từ “ngân sách” được lấy ra từ thuật ngữ “budjet” một từ tiếng Anh thời trung cổ,dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản tiền cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng.Dưới chế độ phong kiến, chi tiêu của nhà vua như : đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá và chi tiêu chi bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau.Khi giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này , từ đó nảy sinh khái niệm NSNN . Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để thực hiện một kế hoach, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của một chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà Nước thì gọi là NSNN. Từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa:
  • 5. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.015 “Ngân sách : tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định” Điều 1 của Luật NSNN được Quóc hội Khóa XII Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ hai, năm 2002 cũng khẳng định: “ NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà Nước” Về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu,chi đó là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSNN. Giáo dục là tất cả dạng học tập của con người và có thể coi là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người theo nhiều nghĩa khác nhau. Hay nói cách khác, Giáo dục là quá trình bồi dưỡng, nâng đỡ sự trưởng thành về nhận thức con người,tạo ra những có đầy đủ kiến thức,năng lực hành vi, có khả năng sáng tạo. 1.1.2. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại chuyển từ công nghiệp hoá tập trung, chi phí lớn sang mô hình công nghiệp tự động, tin học hoá, nhỏ, gọn, tiêu tốn ít nhiên liệu, linh hoạt dễ đổi mới sản xuất theo nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng. Thị trường phong phú và biến động nhanh chóng “một nền kinh tế thị trường như vậy còn đòi hỏi người lao động có trình độ khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ cao, biết ứng xử linh hoạt, sáng tạo". Bước sang thế kỷ 21, cuộc cánh mạng khoa học-công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp
  • 6. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.016 sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến động nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Trong quá trình kinh tế hoá tri thức, con người vẫn được nhấn mạnh là vị trí hạt nhân, phát triển vai trò trung tâm vô cùng quan trọng. Vì vậy, nhóm ngành văn hoá giáo dục là quần thể tri nghiệp sản xuất truyền bá tin tức văn hoá và tri thức, đặc biệt là đào tạo nên đội quân nhân tài, những người sáng tạo ra tri thức trở thành một trong những ngành lớn nhất. "Một số các công ty lớn đều đang phát triển cơ sở xản xuất nhân tài toàn cầu của mình. Thậm chí các nước như Anh, Mỹ, Australia đã phát triển cả ngành giáo dục xuất khẩu". Bên cạnh đó, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Hồ Chủ Tịch đã từng nói " muốn có chủ nghĩa xã hội, thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa ”. Bác Hồ coi giáo dục là công việc xây
  • 7. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.017 dựng con người lao động mới và là một chiến lược lâu dài "Vì hạnh phúc mười năm trồng cây, vì hạnh phúc trăm năm trồng người” Nhận rõ tầm quan trọng của sự nghiệp Giáo dục đôí với việc phát triển kinh tế, tri thức là chìa khóa để mở rộng cánh cửa vào tương lai,nước ta thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng khóa VII với tinh thần là “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và Hội nghị thứ II Ban chấp hành TW đảng khóa VIII với tinh thần là “Ưu tiên cao nhất cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo và khoa học công nghệ thể hiện trên các mặt chính sách, đội ngũ quản lý ..” Có thể nói giáo dục là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân trong thời gian qua. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục được coi là khâu đột phá cho những định hướng chiến lược về mục tiêu, giải pháp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho đến năm 2010 - 2020. 1.2. Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục 1.2.1. Nội dung chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.. Chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải chi phí cho các hoạt động của ngành giáo dục. Một thực tế cho thấy, việc đầu tư cho tất cả các ngành, vấn đề quan trọng và cốt yếu là vốn. Đối với ngành Giáo dục cũng vậy, muốn thực hiện được mục tiêu phát triển ngành Giáo dục thì chúng ta phải có một lượng vốn cho ngành, nguồn vốn này được huy động dưới nhiều hình thức như thu học phí, vay viện trợ... Nhưng ở nước ta hiện nay thì nguồn vốn từ NSNN là chủ yếu và trong luật ngân sách cũng quy định rõ trong điều 29 mục 1a. Về mặt hình thức, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá trình thực hiện quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị, từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà Nước theo
  • 8. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.018 nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm duy trì và phát triển nền giáo dục quốc gia, đáp ứng nhu cầu của cuộc đổi mới cũng như nhu cầu phát triền kinh tế – xã hội. Nhưng nếu xét về lâu dài thì chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi mang tính chất tích luỹ, là nhân tố quyết định mức độ tăng trưởng kinh tế cho tương lai, đặc biệt trong thời đại mới khi khoa học kỹ thuật phát triển trở thành yếu tố quan trọng của sản xuất, khi tỷ lệ chất xám chứa đựng trong của cải vật chất làm ra ngày càng cao. Đó chính là kết quả của quá trình đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục. Chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục bao gồm : - Chi đầu tư phát triển. - Chi thường xuyên. - Chi khác. Xét theo cơ cấu các khoản chi, thì chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục bao gồm : + Chi cho con người: Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp, BHXH, phúc lợi tập thể cho các giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường. Đây là khoản chi nhằm bù đắp hao phí lao động đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho giáo viên, công nhân viên của nhà trường. Khoản chi có liên quan đén việc đảm bảo cuộc sống ổn định cho các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các cán bộ quản lý trong ngành Giáo dục theo chế độ Nhà nước ban hành. Kinh phí để chi cho con người : Khoản chi này được xác định dựa trên số giáo viên bình quân dự kiến có mặt trong kỳ kế hoạch và mức chi bình quân dự kiến cho một giáo viên có mặt trong kỳ kế hoạch. + Chi về nghiệp vụ chuyên môn : Bao gồm chi cho các trang thiết bị trong trường như nghiên cứu thực hành, sách giáo khoa, đồ dùng học tập ...
  • 9. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.019 Khoản chi này phụ thuộc vào từng đơn vị, quy mô cơ sở vật chất của từng trường và nó quyết định đến hiệu quả giáo dục. + Chi cho mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ: Bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản trong trường, mua sắm sửa chữa trang thiết bị của nhà trường trong từng thời kỳ và phụ thuộc vào quỹ ngân sách của Nhà nước. Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của các TSCĐ dùng cho các hoạt động giảng dạy học tập nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí cần có để mua sắm, trang bị thêm hoặc sửa chữa cho những TSCĐ đã bị xuống cấp ở các trường học, lớp học, khu hiệu bộ mà NSNN bao cấp. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu kinh phí hàng năm của nhà trường đáp ứng cho nhu cầu mua sắm sửa chữa hay xây dựng nhỏ trong dự toán kinh phí hàng năm của mỗi trường để làm cơ sở lập dự toán chi NSNN. + Các khoản chi khác: Bao gồm các mục chi về thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin truyền thông liên lạc, công tác phí, hội nghị phí…. Chi các khoản chi này theo xu hướng hiện đại phải giảm tới mức tối đa, mặc dù nó vẫn tồn tại. Các hoạt động này nhằm duy trì sự hoạt động bình thường bộ máy quản lý các trường học là vấn đề tất yếu phải xảy ra. Các quản chi liên quan nhiều đến quy mô hoạt động và tổ chức của mỗi trường học. Vì vậy việc xác định số chi kinh phí này thường được dựa vào số công nhân viên bình quân và mức chi quản lý hành chính cho một giáo viên kỳ kế hoạch. Như vậy khi xem xét đến nội dung chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục người ta không chỉ tính đến những đặc điểm riêng cuả công tác giáo dục mà còn tính đến tất cả các yếu tố tác động đến công tác giáo dục như : - Chế độ chính trị mà quốc gia đang theo đuổi. - Tốc độ phát triển dân số.
  • 10. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0110 - Nguồn thu NSNN. - Chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục trong từng giai đoạn. Đó là những yếu tố cơ bản có tác động lớn đến công tác giáo dục trong từng giai đoạn. Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là việc đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện việc phát triển ngành Giáo dục. Chính vì vậy, để có một nội dung chi hợp lý cần phải xem xét kỹ đến các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của nó đến công tác giáo dục. 1.2.2. Vai trò của chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước đồi với sự nghiệp giáo dục. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục là quá trình phân phối sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để duy trì, phát triển sự nghiệp giáo dục theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Vai trò của chi ngân sách không chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì, cũng cố các hoạt động giáo dục mà còn có tác dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động giáo dục phát triển theo đường lối chủ trương của đảng và Nhà nước. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ vốn đầu tư cho giáo dục do NSNN đài thọ. Nguồn kinh phí này đã đóng vai trò quyết định trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục, góp phần phát triển nâng cao trình độ dân trí, tạo ra những lớp người có đủ năng lực, trí tuệ đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức với quan điểm "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, Đảng và Nhà nuớc ta đã có chủ trương " Xã hội hoá giáo dục ”. Gắn liền với chủ trương đó, Nhà nước thực hiện mở rộng đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục kể cả trong nước và nước ngoài " Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích các tổ
  • 11. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0111 chức, cá nhân trong nước, người Việt nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục ”. Trong điều kiện có nhiều nguồn vốn đầu tư cho giáo dục như vậy những nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò chủ đạo của chi NSNN cho giáo dục được thể hiện trên các mặt sau: Thứ nhất: Ngân sách Nhà nước luôn là nguồn tài chính cơ bản, ổn định để duy trì sự phát triển của hệ thống giáo dục, theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn mà Nhà nước luôn phải quan tâm và có sự đầu tư thích đáng " Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục”. Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư cho giáo dục. Mặc dù thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục như chính sách về đóng góp học phí, lệ phí tuyển sinh, đóng góp xây dựng trường, đóng góp phí từ phía các cơ sở sử dụng lao động, các chính sách ưu đãi về thuế, huy động các nguồn tài trợ khác cho giáo dục ... Tuy nhiên do việc xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục còn chưa phổ biến, việc thu hút các nguồn lực khác cho Giáo dục còn rất khó khăn. Vì vậy, cho dù đối tượng chi có giảm đi nhưng kinh phí đầu tư của NSNN cho giáo dục vẫn cao. Nguồn NSNN đầu tư cho giáo dục tăng từ 19.747 tỷ đồng năm 2001 lên 81.419 tỷ đồng năm 2008 (tăng 4,1 lần). Tỷ trọng chi của NSNN cho giáo dục trong GDP năm 2001 là 4,1% (bằng 15,5% tổng chi NSNN), năm 2006 là 5,6% (bằng 18,4% tổng chi NSNN). Từ năm 2008, Chính phủ đã dành 20% chi ngân sách cho giáo dục, đạt tỷ lệ như Quốc hội đã phê duyệt cho năm 2010.
  • 12. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0112 Tóm lại: Trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương NSNN luôn luôn giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì và phát triển sự nghiệp Giáo dục. Có thể nói đầu tư cho giáo dụcđúng mức sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh chóng và thu lợi nhuận cao hơn bất cứ một lĩnh vực đầu tư nào khác. Đầu tư cho giáo dục không chỉ là một chính sách xã hội mà còn phải được coi là một chính sách kinh tế, chính sách phát triển sản xuất. Đó là sự đầu tư kép và là đầu tư trực tiếp vào con người - yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất. Thứ hai: Chi ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Hai yếu tố này lại ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt động giáo dục. Có thể nói, ngân sách giáo dục chủ yếu dành cho những chi phí liên quan đến con người. Trong đó, chi lương và phụ cấp cho giáo viên luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho giáo dục. Hiện nay, trừ một phần nhỏ các trường dân lập, bán công thì lương và phụ cấp cho giáo viên đều do NSNN đảm bảo. Trong xu hướng xã hội hoá giáo dục hiện nay, mặc dù một số gánh nặng về chi phí cho giáo dục được chia sẻ với khu vực tư nhân, song chi tiêu của tư nhân không tự nó dẫn đến chất lượng giáo dục tốt hơn, vì vậy vẫn cần nguồn kinh phí lớn và tăng nhanh từ NSNN để đáp ứng sự gia tăng về số học sinh, do sức ép dân số ... và chi phí để nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục. Thứ ba: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là nguồn duy nhất đảm bảo kinh phí để thực hiện các chương trình - mục tiêu quốc gia về giáo dục như: Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, đầu tư cho giáo dục giữa các vùng các miền thông qua cơ cấu và nội dung chi NSNN , từ đó sẽ góp phần rút ngắn
  • 13. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0113 khoảng cách giữa các vùng, nâng cao trình độ dân trí cho toàn dân. Đây là những chương trình mục tiêu lớn, cấp bách cần phải thực hiện và đòi hỏi phải có sự đầu tư kinh phí khá lớn. Vì vậy Nhà nước phải tập trung ngân sách đầu tư thực hiện cho được các chương trình này. Thứ tư: Sự đầu tư của Ngân sách Nhà nước có tác dụng hướng dẫn, kích thích thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục. Nhà nước đầu tư hình thành nên các trung tâm giáo dục có tác dụng thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân phát triển các loại dịch vụ phục vụ cho trung tâm giáo dục đó. Mặt khác trong điều kiện các tổ chức, cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục thì sự đầu tư vốn của ngân sách nhà nước là số vốn đối ứng quan trọng để thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho giáo dục. Thông qua sự đầu tư của Nhà nước vào cơ sở vật chất và một phần kinh phí hỗ trợ đối với các trường bán công, tư thục, dân lập có tác dụng thúc đầy mạnh mục tiêu xã hội hoá giáo dục về mặt tài chính. Qua phân tích các vấn đề trên cho thấy, mức độ đầu tư của ngân sách Nhà nước được coi như một trong các yếu tố tác động có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục quốc gia.. Từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông . Sự tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục sẽ dẫn đến kết quả là nguồn nhân lực phát triển, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trên cơ sở đó ngân sách nhà nước tăng thu và có điều kiện để đầu tư trở lại cho giáo dục cao hơn nữa. Đó là mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư cho giáo dục với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, đó cũng chính là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.
  • 14. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0114 1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục 1.3.1. Nội dung quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho giáo dục gắn liên với cơ cấu, nhiệm vụ của ngành trong mỗi giai đoạn lịch sử và được xem xét ở các giác độ khác nhau. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo dục có thể hiện nội dung chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục gồm: - Chi ngân sách cho hệ thống các trường học có: + Chi ngân sách cho hệ thống các trường mầm non và các trường phổ thông + Chi cho các trường Đảng, đoàn thể + Chi ngân sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục như: Bộ giáo dục đào tạo, Sở giáo dục, phòng giáo dục.... Theo cách phân loại chi NSNN theo yếu tố và phương thức quản lý các khoản chi cho giáo dục bao gồm: - Chi thường xuyên - Chi xây dựng cơ bản tập trung Đối với các khoản chi thường xuyên căn cứ vào đối tượng của việc sử dụng kinh phí NSNN có thể chia thành 4 nhóm mục chi sau: 1. Các khoản chi cho con người: Như chi lương, các khoản phụ cấp theo lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ nhân viên, chi học bổng và trợ cấp cho học sinh sinh viên, tiền công.... .
  • 15. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0115 2. Chi cho hoạt động chuyên môn: Chi mua tài liệu, đồ dùng giảng dạy và học tập chi hội thảo, hội giảng, chi cho các lớp bồi dưỡng học sinh bồi dưỡng chuyên môn, các hoạt động chuyên đề về chuyên môn. 3. Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ phục vụ cho hoạt động chuyên môn như: Mua sắm bàn ghế, bảng và các trang thiết bị khác, sửa chữa nhỏ trong trường... 4. Các khoản chi khác: chi về công tác phí, công vụ phí, điện nước, xăng xe, văn phòng phẩm, chi hội nghị về công tác quản lý… Ngoài ra từ năm 1991 ngân sách Nhà nước còn chi tiêu cho các đơn vị thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục như chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, chương trình công nghệ giáo dục... Hầu hết các chi khoản chi trên là những khoản chi phát sinh thường xuyên, tương đối ổn định và có thể định mức được. Do vậy trong công tác quản lý các khoản chi này phải lấy định mức làm cơ sở, riêng các khoản mua sắm sửa chữa nhỏ không phát sinh thường xuyên nên phải căn cứ vào thực trạng nhà cửa trang thiết bị, chế độ chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và đặc biệt là khả năng nguồn vốn của NSNN để cấp phát và chi tiêu. Đối với chi đầu tư XDCB tập trung, tuỳ theo yêu cầu quản lý nội dung chi đầu tư XDCB được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Xét theo hình thức tái sản xuất TSCĐ, chi đầu tư XDCB cho giáo dục được phân thành: - Chi đầu tư xây dựng mới các TSCĐ phục vụ cho giáo dục như các trường học, thư viện, phòng thí nghiệm… - Chi cải tạo, nâng cấp mở rộng các TSCĐ hiện có nhằm tăng thêm công suất và hiện đại hoá TSCĐ như nâng cấp trường học, thư viện, xây thêm các lớp học…
  • 16. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0116 . Các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản chi NSNN cho giáo dục: - Tổng sản phẩm quốc nội và phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội: Tổng sản phẩm quốc nôị (GDP) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị sản phẩm mới mà nền kinh tế sáng tạo ra trong 1 năm. Tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng tới số chi ngân sách cho Giáo dục bởi vì: Thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội cao, chứng tỏ một nền sản xuất có hiệu quả khi đó thu nhập trong dân lớn, thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Tổng sản phẩm quốc nội cao sẽ làm giàu các nguồn tài chính khác, làm ảnh hưởng tới số chi ngân sách cho giáo dục. Thứ hai: Theo chế độ tài chính hiện hành, Nhà nước sẽ tham gia vào quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội để tạo nguồn thu cho NSNN. Nhà nước động viên một phần tổng sản phẩm quốc nội vào tay mình làm cơ sơ vật chất cho quá trình chi tiêu. Thông thưòng tỷ lệ điều tiết của Nhà nước có tính ổn định trong một thời gian dài cho nên khi tổng sản phẩm quốc nội tăng sẽ làm tăng số thu NSNN, tạo cơ sở cho việc tăng chi ngân sách cho Giáo dục, số chi NSNN cho Giáo dục không những chịu ảnh hưởng của tổng sản phẩm quốc nội mà còn chịu ảnh hưởng của phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội: Nếu phương thức phân phối xác định tỷ lệ lớn, số chi ngân sách Nhà thì Giáo dục sẽ phát triển mạnh nhưng hạn chế khả năng chi cho các ngành khác và cho tích luỹ. Nếu phương thức phân phối xác định tăng nhiều cho các ngành khác mà giảm nhẹ khoản chi NSNN sẽ làm giảm chất lượng Giáo dục. - Tốc độ phát triển dân số, số lượng và cơ cấu dân số: Tốc độ dân số tăng lên, dân số lớn sẽ làm giảm thu nhập quốc dân bình quân đầu người, giảm thu nhập bình quân của mỗi gia đình. Do đó, các
  • 17. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0117 gia đình khó có điều kiện cho con đi học, nguồn kinh phí đầu tư từ gia đình cũng giảm, gây ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục . Trong trường hợp tốc độ tăng dân số nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm quốc nội, nghĩa là thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu giáo dục, chi NSNN cho Giáo dục sẽ tăng lên.. Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhu cầu giáo dục đã thực sự biến đổi tỷ lệ thuận với dân số. Ngân sách Nhà nước khó có thể đáp ứng được chu toàn. Trước tình cảnh đó việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ngoài ý nghĩa giải quyết các vấn đề xã hội còn có tác dụng giảm nhẹ nhu cầu chi NSNN cho Giáo dục. - Thực trạng trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho Giáo dục. Nhân tố này có ảnh hưởng đến các khoản chi có tính chất không thường xuyên của NSNN cho Giáo dục như khoản chi sửa chữa, mua sắm máy móc, thiết bị cho hoạt động giảng dạy, khoản chi này không có định mức quản lý và được xác định tuỳ thuộc vào thực trạng của nhà trường. - Phạm vi, mức độ các khoản dịch vụ không phải trả tiền do Nhà nước cung cấp cho học sinh: Thực chất của nhân tố này nói đến phạm vi, mức độ các khoản được Nhà nước bao cấp phục vụ, trước khi với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp hầu hết mọi nhu cầu học hành, sinh hoạt của học sinh đều được Nhà nước bao cấp, do vậy số chi NSNN cho Giáo dục rất cao. Ngày nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phạm vi bao cấp của Nhà nước giảm, Nhà nước chỉ đảm bảo kinh phí để duy trì sự đảm bảo của nhà trường, phần còn lại phải huy động qua chính sách thu học phí của học sinh. Do vậy, số chi NSNN cho Giáo dục đã giảm nhẹ mà chỉ mang tính chất định hướng quản lý vĩ mô GD - ĐT.
  • 18. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0118 Trên đây là 4 nhân tố khách quan tác động lớn tới số chi NSNN cho giáo dục xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội mang lại. Tuy nhiên, từ phần mình Giáo dục cũng tạo nên nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục. - Mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp Giáo dục : Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lưới giáo dục sẽ tác động mạnh tới số chi, một mạng lưới giáo dục vừa gọn nhẹ vừa đủ, bố trí trường lớp hợp lý đảm bảo được chất lượng công tác quản lý, giảng dạy thì phần nào sẽ giảm chi cho NSNN và ngược lại trường lớp bố trí không hợp lý, bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, biên chế giáo viên giảng dạy quá nhiều, không xếp đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn cho họ theo quy định của Nhà nước thì chi NSNN sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng NSNN sẽ giảm xuống. Với ảnh hưởng của nhân tố này theo quan điểm về lâu dài là từng bước hợp lý hoá mạng lưới tổ chức, tinh giảm gọn nhẹ biên chế, nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ, từng bước cải cách hành chính trong hệ thống Giáo dục. Ngành Tài chính cần có biện pháp xác định quản lý số chi NSNN cho Giáo dục để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chức mạng lưới Giáo dục. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục giúp chúng ta có cơ sở phân tích tính hợp lý về nội dung và mức độ chi NSNN cho Giáo dục ở các năm, giải thích được sự khác nhau của nó ở các giai đoạn lịch sử, đồng thời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội mà thấy được sự cần thiết phải thay nội dung, mức độ chi cho phù hợp. Khi ấy các nhân tố ảnh hưởng đã thực sự trở thành các cơ sở khoa học để xác định số chi NSNN cho Giáo dục. Ngoài ra trong công tác quản lý tài
  • 19. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0119 chính cũng thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đó mà áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp trong từng thời kỳ. 1.3.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lýchi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Chi NSNN rất đa dạng và phong phú, trong đó có chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục. Hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN co sự nghiệp Giáo dục xuất phát từ lý do: -Chi cho sự nghiệp giáo dục là một khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN - Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục gồm nhiều khoản chi, mục chi khác nhau lien quan đến nhiều chính sách chế độ nên cần quản lý để đạt hiệu quả trong quá trình sử dụng NSNN. - Chi NSNN là một mảng trong hoạt động của NSNN mà nhà nước sử dụng để diều tiết nền kinh tế vĩ mô. Chi NSNN phải đảm bảo đúng nguyên tắc, chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, dựa trên dự toán được duyệt, triệt để nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả, chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước…. Để đảm bảo những yêu cầu trên đòi hỏi công tác quản lý chi thường xuyên NSNN phải tăng cường hoạt động kiểm soát. Trong những năm gần đây công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp Giáo dục đã có những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Nguyên nhân là do trình độ đội ngũ kế toán còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, các mục tiêu đề ra chưa thực hiện được tốt… đã làm lãng phí nguồn vốn NSNN. Để tìm hiểu kĩ hơn về những mặt đã đạt được và những tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN
  • 20. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0120 cho sự nghiệp Giáo duc chúng ta cần đi sâu vào thực tế. Do giới hạn về thời gian thực tập nên bài chuyên đề chỉ đề cập tới giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm
  • 21. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0121 Chương 2: Thực trạng chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp Giáo dục của Huyện Từ Liêm những năm qua 2.1. Khái quát chung về đặc điểm Kinh tế - Xã hội Huyện Từ Liêm Từ Liêm là một Huyện ven đô, nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội có bề dày lịch sử hàng ngàn năm của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Do có mối quan hệ trực tiếp từ lâu đời với các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước nên trong con người Từ Liêm đã sớm hình thành truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lao động sáng tạo ra những sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thủ công tinh xảo cùng với truyền thống hiếu học từ ngàn xưa. Sau nhiều lần tách huyện, từ tháng 9/1997 huyện Từ Liêm mới bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ KT-XH theo địa giới hành chính mới với nhiều thuận lợi cơ bản song cũng còn không ít những khó khăn. Hiện nay, huyện gồm 16 xã và một thị trấn với diện tích đất tự nhiên 75,5km2, dân số 423.838 người. Đây chính là thuận lợi cơ bản của một huyện ngoại thành có tiềm năng lớn về đất đai, nguồn lao động dồi dào. Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có chiều hướng phát triển nhanh. Người nông dân Từ Liêm bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao, mở rộng quy mô phát triển các loại cây trái đặc sản như : Bưởi (Phú Diễn), Hồng Xiêm (Xuân Đỉnh)... Bên cạnh đó thương nghiệp dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ gắn liền giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hoá. Vì vậy nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển và tăng nhanh, số hộ giàu có ngày càng nhiều.
  • 22. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0122 Nằm trên vùng có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, có nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Mặt khác trong tiến trình đô thị hoá nhanh trên địa bàn Huyện tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp và đặc biệt tập trung nhiều trung tâm giáo dục lớn của thành phố và cả nước như : Học Viện Tài Chính, Học viện Cảnh Sát Nhân Dân, Đại học Mỏ... Điều này đã có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương, nhất là trong việc tạo ra một môi trường nhằm thúc đẩy sự nghiệp Giáo dục của Huyện phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Giáo dục trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và của Huyện Từ Liêm nói riêng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với mục tiêu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” ngành Giáo dục trên địa bàn Huyện vẫn không ngừng được sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện phát triển đồng bộ theo định hướng của Đảng- UBND và các ban ngành. Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố và nhờ sự kiên trì thực hiện theo đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết cấp trên của toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân trong Huyện nên tình hình kinh tế chính trị xã hội của Huyện giữ được thế ổn định và phát triển sự nghiệp GD-ĐT của Huyện cũng nhờ đó mà ngày càng được củng cố, ổn định và phát triển vững chắc về số lượng cũng như chất lượng. Đồng thời tiếp tục đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Ban Chấp Hành TW và quán triệt tinh thần Nghị Quyết VII của Đảng, Nghị Quyết Đại Hội XII của Đảng bộ Hà Nội, nghị quyết của Đảng bộ huyện Từ Liêm về công tác GD-ĐT, coi Giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Thực hiện mục tiêu sát thực, có tính chiến lược của sự nghiệp GD-ĐT của huyện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài nhằm thực hiện xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • 23. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0123 2.2. Tình hình hoạt động của sự nghiệp giáo dục của Huyện từ Liêm 2.2.1. Mô hình quản lý ngân sách giáo dục huyện Từ Liêm. Trong số các nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục thì nhân tố về mô hình quản lý hợp lý là một trong các nhân tố có vai trò mang tính quyết định. Mô hình quản lý ngân sách giáo dục trên địa bàn huyện Từ Liêm được thực hiện theo sơ đồ sau : Phòng TC-KH của huyện đảm nhận chi toàn bộ cho ngành học mần non, tiểu học, trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên do huyện quản lý. Công tác quản lý cấp phát vốn NSNN được thực hiện như sau: Phòng Tài chính huyện Từ Liêm nhận kinh phí bổ sung theo chương trình mục tiêu từ Sở Tài chính – Kế Hoạch Hà Nội về chi thường xuyên : - Chi về khối Mầm non khu vực nhà nước. - Chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục Tiểu học. - Chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục THCS. - Chi cho khối Giáo dục thường xuyên. Phòng TC-KH huyện Từ Liêm Phòng GD huyện Từ Liêm Khối mầm non Khối tiểu học Khối THCS Khối GDTX (1) (2)
  • 24. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0124 Ghi chú : (1)- Chi từ nguồn Ngân sách huyện. (2)- Chi theo chương trình mục tiêu do Ngân sách Thành phố bổ sung cho Ngân sách huyện. * Mô hình cấp phát vốn. (2) (3) (1) (2a) (3a) (3b) (3c) (3d) Giải thích cho mô hình cấp phátkinh phí: (1) - Phòng TC-KH huyện thông báo hạn mức kinh phí của từng trường cho KBNN trích trả hạn mức đó sang tài khoản của từng trường. (2) - Phòng TC-KH huyện thông báo hạn mức kinh phí cho phòng giáo dục huyện. (2a) - Khi có nhu cầu chi tiêu thì phòng giáo dục lập giấy rút hạn mức kinh phí gửi lên phòng TC-KH phê duyệt, sau đó gửi toàn bộ giấy rút hạn mức kinh phí sang kho bạc huyện để rút tiền. (3) - Phòng TC-KH huyện thông báo hạn mức kinh phí cho từng trường. (3a)- Khi có nhu cầu thì từng đơn vị thuộc khối mầm non đi rút tiền tại KBNN huyện (khoản 01 : Giáo dục mầm non). (3b)- Khi có nhu cầu thì từng đơn vị thuộc khối tiểu học đi rút tiền tại KBNN huyện (khoản 02 : Giáo dục tiểu học). Phòng TC-KH huyện Từ Liêm Phòng giáo dục KBNN huyện Từ Liêm Khối Mầm non Khối Tiểu học Khối THCS Khối GDTX
  • 25. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0125 (3c)- Khi có nhi cầu thì từng đơn vị thuộc khối THCS đi rút tiền tại KBNN huyện (khoản 03 : Giáo dục THCS). (3d)- Khi có nhu cầu thì từng đơn vị thuộc khối GDTX đi rút tiền tại KBNN huyện (khoản 05 : Giáo dục thường xuyên). Cấp phát bằng hạn mức kinh phí thì các trường phải đề rõ giấy xin rút hạn mức kinh phí (hoặc chứng từ có mẫu) sau đó phòng Tài chính chi ngân sách cho ngành Giáo dục theo Chương 22 – Loại 14- Khoản 01, 02, 03, 05. Bên cạnh đó việc quản lý khoản cấp kinh phí ủy quyền từ ngân sách thành phố thì phòng TC-KH huyện còn phải đảm nhận việc cấp phát kinh phí từ ngân sách huyện đối với các khoản phát sinh. Trong quá trình cấp phát kinh phí, phòng Tài chính kết hợp chặt chẽ với UBND huyện và phòng Giáo dục để tăng cường công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Phòng Tài chính huyện đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các khoản cấp phát kinh phí cho ngành Giáo dục trên địa bàn huyện. Là đơn vị dự toán cấp 2, phòng Tài chính đảm nhận khối lượng công việc lớn, đây cũng là vấn đề khó nếu như hiện nay tổ chức ngân sách của phòng tài chính thường xuyên chỉ có 1 kế toán trưởng và 4 nhân viên (1 kế toán thu, 1 kế toán chi, 1 kế toán phụ trách ngân sách xã- thị trấn và 1 kế toán ĐTXDCB). * Bộ máy kế toán tài chính trong ngành giáo dục huyện Từ Liêm. Tổ chức bộ máy kế toán của ngành gồm: Tổ tài vụ của phòng giáo dục Huyện, kế toán của các trường học với chức năng quản lý tài chính và hạch toán thu chi, nhìn chung các trường cũng đáp ứng được phần nào đó. Nhưng bên cạnh đó, bộ máy kế toán tài chính của ngành giáo dục trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế sau :
  • 26. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0126 - Nghiệp vụ kế toán tài chính còn chưa chuyên sâu, chưa đồng đều, còn hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn NSNN ngày càng lớn và các nguồn đầu tư ngoài ngân sách. - Việc xây dựng dự toán và lập quyết toán quý, năm còn thiếu căn cứ, không đúng kiểu mẫu. - Cán bộ chuyên môn được đào tạo theo chuyên ngành tài chính trong ngành còn thiếu. 2.2.2. Tình hình sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm Sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm trong những năm vừa qua luôn có sự chuyển biến rõ rệt về lượng và chất; qui mô mạng lưới giáo dục ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập liên tục và học tập suốt đời của nhân dân. Chất lượng giáo dục có tiến bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh xếp loại khá giỏi và tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước; Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được tăng cường và củng cố theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Công tác đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho hoạt động giáo dục được quan tâm và đi vào chiều sâu; huyện đã hoàn thành công tác xóa phòng học cấp 4, cải tạo hệ thống chiếu sáng học đường ở tất cả các ngành học, cấp học. Toàn huyện đã xây dựng được 29 trường chuẩn Quốc gia, 100% các xã thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và THPT, tỉ lệ trẻ khuyết tật được huy động ra lớp học hòa nhập ngày càng cao đạt 83,5%; Các chuyên đề học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng huy động người dân tham gia học tập đạt tỉ lệ ngày càng cao
  • 27. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0127 2.2.2.1 Quy mô: . Về cơ sở vật chất: 100% các trường học, phòng học, lớp học đã được kiên cố hóa, dần hiện đại hóa, 100% các phòng học đã được cải tạo chiếu sáng học đường, hầu hết các trường đã được dùng nước đảm bảo vệ sinh và 100% các công trình vệ sinh của giáo viên và học sinh đạt chuẩn về các tiêu chuẩn nhà vệ sinh. Các phòng học bộ môn, phòng học đa năng, phòng học năng khiếu và nhà thể chất đang được đầu tư kiện toàn theo hướng hiện đại hóa. Đến nay đã có 27 trường đạt chuẩn Quốc gia. Biểu thống kê số trường, lớp, học sinh, giáo viên: Cấp học TS trường Trong đó Đạt chuẩn QG Số lượng CB-GV- NV Số lượng học sinh Học 2buổi/ngày Công lập NCL TS Chuẩn Trên chuẩn Mầm non 48 24 24 5 1399 100% 51% 18683 Tiểu học 25 20 5 14 1275 100% 92% 20542 100% THCS 23 17 6 11 1063 100% 72% 13383 65,9% THPT 13 5 8 2 760 100% 65% 10860 Tổng 96 61 35 32 3737 100% 52608 Nguồn thống kê năm học 2009-2010. 2.2.2.2. Phát triển giáo viên:
  • 28. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0128 - Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung Ương, Chỉ thị 35/CT-TU ngày 08/4/2005 của Thành uỷ, Kế hoạch 79/KH-UB ngày 27/12/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên đồng bộ hơn và chất lượng hơn, cho đến năm học 2009-2010 giáo viên đứng lớp của khối mầm non đạt chuẩn 100%, Tiểu học đạt chuẩn 100%, THCS đạt chuẩn 100% trong đó giáo viên trên chuẩn mầm non 57%, Tiểu học 94,8%, THCS 78% Thạc sĩ 2%. - Công tác viết SKKN và ĐDDH: Kết quả SKKN: Số lượng Cấp học Cấp huyện Loại A Loại B Loại C Khụng xếp loại Tổng Mầm non 8 50 50 5 113 Tiểu học 90 103 21 8 222 THCS 94 72 33 1 200 Tổng 192 272 104 14 535 Nguồn thống kê báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010 - Cuộc thi đồ dựng dạy tự làm học gặt hái được nhiều thành công. Thông qua cuộc thi cấp huyện và thành phố đã có hàng nghìn thầy cô giáo được giao lưu, học tập, đã rút được nhiều kinh nghiệm trong qúa trình chuẩn
  • 29. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0129 bị bài giảng và phương pháp dạy học. Huyện Từ Liêm có 7/7 ĐDDH dự thi cấp thành phố đạt giải cao (4A2, 3B) - Kết quả ĐDDH: Cấp học Tổng số Cấp huyện Cấp thành phố A B C Dự thi Đạt giải Mầm non 27 5 22 0 2 2 A2 Tiểu học 23 5 18 0 2 1A2, 1B THCS 18 3 12 3 3 1A2, 2B Tổng số 68 13 52 3 7 7 Nguồn thống kê báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 2.2.2.3 Chất lượng : * Chất lượng giáo dục toàn diện và dánh giá học sinh: * Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh: - Toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức và rèn luyện sức khoẻ, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, cuộc thi, trò chơi như: “trò chơi dân gian”; thi tìm hiểu về Ma túy; Đại hội cháu ngoan Bác Hồ.v.v. Các trường phổ thông bám sát chủ đề hoạt động đoàn đội - hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; giờ sinh hoạt lớp và sinh hoạt dưới cờ. Đặc biệt cấp mầm non đó chỉ đạo 100% các trường tổ chức “Chợ quê” gợi lại những phiên chợ, những món ăn, phong tục mang đậm dà bản sắc dân tộc. Hoạt động này cú ý nghĩa hết sức to lớn trước ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
  • 30. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0130 Kết quả đạo đức năm học 2009-2010: Tỉ lệ Cấp học Tốt Khá T.Bình Yếu Đạt Chưa đạt Tiểu học 99,87 0,13 THCS 83,3 15,0 1,5 0,2 Nguồn thống kê năm học 2009-2010 * Chất lượng giáo dục Trí dục: - Giáo dục Mầm non : 100% các lớp Mẫu giáo được học theo chương trình đổimới hình thức và một số lớp điểm dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới như: MN Xuân Đỉnh A, MN Cầu Diễn, MN Mỹ Đình, MN Lê Quý Đôn. Tăng cường rèn nền nếp và một số kỹ năng cơ bản theo độ tuổi. - Giáo dục phổthông: Nền nếp chuyên cần của học sinh Tiểu học và THCS trong các nhà trường đã đi vào chiều sâu, học sinh được phát huy trí lực, tíchcực phát biểu xây dựng bài để hiểu bài ngay tại lớp. Phong trào phấn đấu vươn lên đạt học sinh Khá- Giỏi đã được 100% các trường phát động. Chủ đề Chăm ngoan học giỏi đã được thảo luận trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, phong trào dành nhiều hoa điểm tốt được phát động đánh giá thi đua trong các nhà trường.
  • 31. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0131 Kết quả trí dục năm học 2009-2010: Tỉ lệ % Cấp học Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém Tiểu học Toán 70,7 24,08 5,05 0,17 0 T.Việt 78,82 16,17 4,87 0,14 0 THCS 33,1 39,3 23,5 3,8 0,2 Nguồn thống kê năm học 2009-2010 Cấp Tiểu học loại giỏi tăng 10%, tỷ lệ yếu kém giảm 3%; Cấp THCS loại giỏi tăng 2,9%, tỷ lệ yếu kém giảm 1,3%; Các trường tiểu biểu và có tiến bộ rõ rệt như: Cấp THCS:Cầu Diến, DL LMNX, DLĐTĐ, Phú Diễn, Xuân Phương, Xuân Đỉnh..v.v.; Cấp tiểu học: ĐTĐ, Cầu Diễn, Phú Diễn, .v.v. * Chấtlượng đội ngũ: Các cấp học thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy nội khoá và ngoại khoá. Đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua các hoạt động chuyên đề là nhiệm vụ trọng tâm trong các trường Mầm non, Tiểu học, THCS. Các trường đều thực hiện nghiêm túc quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Phong trào thi giáo viên dạy giỏi được duy trì trong các trường. Hội thi giáo viên giỏi được tổ chức từ trường tới Huyện và Thành phố. Trong các
  • 32. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0132 tiết học giáo viên đã kết hợp các phương tiện đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Các tiết thi dạy giỏi cấp Huyện, cấp Thành phố có nhiều đổi mới trong phương phỏp và sáng tạo trong sử dụng đồ dựng dạy học. Việc đổi mới phương pháp và cách đánh giá học sinh đã được đưa ra tổ nhóm thảo luận, quán triệt và từng bước đã tìm ra các giải pháp nâng tỷ lệ học sinh Khá- Giỏi và giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Tiếp tục triển khai kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. - Tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy, bồi dưỡng kỹ năng soạngiảng bằng giáo án điện tử, phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết dạy. - Cấp Tiểu học tiếp tục dạy theo mô hình phân hoá đốitượng, nâng chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; 100% các trường đã tổ chức cho học sinh học Ngoại ngữ và Tin học. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề và phổ biến SKKN. Hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Thành phố: Số lượng Cấp học Cấp huyện Cấp thành phố Dự thi Đạt giải Mầm non 56 5 5 Tiểu học 40 3 3 THCS 53 2 2 Tổng số 149 10 10 Nguồn báo cáo tổng kết năm học 2009-2010
  • 33. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0133 2.3 Thực trạng công tác công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn Huyện Từ Liêm: 2.3.1 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của Huyện Từ Liêm Cơ cấu nguồn vốn NSNN Đây là khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư cho giáo dục, khoản đầu tư này được lấy từ nguồn ngân sách Huyện và kinh phí bổ sung từ ngân sách thành phố. Hàng năm ngân sách nhà nước đã giành một khoản rất lớn để đầu tư nâng cấp, sữa chữa, xây dựng trường lớp mới, mua sắm thêm các trang thiết bị vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập, hàng năm tổng chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm khoảng 20% trong tổng chi NSNN Đầu tư từ nguồn vốn khác Trong điều kiện nền kinh tế đất nước nói chung cũng như tình hình ngân sách nói riêng đang còn nhiều khó khăn thì nguồn vốn đầu tư tù ngân sách không thể đáp ứng hết các nhu cầu chi giáo dục. Trong điều 12 của luật giáo dục quy định ngoài nguồn ngân sách đầu tư còn được khai thác các nguồn đầu tư khác trong nền kinh tế để hộ trợ cho sự nghiệp giáo dục Huyện có điều kiện phát triển cũng như giảm bớt gánh nặng cho NSNN Tình hình học phí Học phí mà học sinh đóng góp là khoản đóng góp của gia đình để cũng nhà nước đảm bảo hoạt động giáo dục. Việc thu học phí được áp dụng đối với khối THCS , còn khối Mầm non và Tiểu Học thì được Nhà nước miễn không phải đóng học phí. Tiền thu được từ học phí nhằm để các trường tụ chi tiêu tự tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và học tập, bố sung kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp hỗ trợ lực lượng giảng dạy và công tác quản lý. Khoản này được ghi vào thu NSNN
  • 34. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0134 Khoản thu học phí trong các năm của khối THCS cũng tăng cụ thể: năm 2009 là 4.226.748.000 năm 2010 là 5.325.946.000. Đây là một khoản thu không lớn nhưng lại ổn định đóng góp cho sự phát triển của ngành giáo dục huyện Tình hình đóng góp xây dựng và thu khác Thuộc nhóm này thuộc các khoản thu về tiền xây dựng và các khoản thu từ hoạt động tư vấn, kinh doanh dịch vụ của các cơ sở giáo dục, các khoản tài trợ của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật Bảng: Tình hình thu đóng góp xây dựng và thu khác thuộc sự nghiệp giáo dục Huyện từ Liêm Đơn vị: Nghìn đồng Ngành Học Năm Tiểu học THCS Tổng số Năm 2009 12.252.483 3.750.827 16.003.310 Năm 2010 12.980.327 4.388.573 17.368.900 ( Nguồn: Phòng Tài chính Kế Hoạch từ Liêm) Đây là khoản thu không có tính ổn định nhưng trong 2 năm qua đã có sự tăng lên khá lớn Như vậy nguồn chi NSNN tuy đóng vai trò đến sự phát triển của ngành giáo dục Huyện song các nguồn thu được từ học phí, các khỏa đóng góp xây dựng và thu khác lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng cùng với NSNN thỏa mãn nhu cầu cao nhất cho các nhu cầu chi cho toàn ngành giáo dục
  • 35. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0135 2.3.2. Lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm Đây là khâu quan trọng trong công tác quản lý chi, bất kì một cơ quan Nhà nước nào cũng phải dùng dự toán làm công cụ quản lý. Một dư toán khi lập thể hiện được tính khoa học, hợp lý, chính xác, gắn với thực tế thì sẽ có tính hiện thực cao Hàng năm căn cứ vào: - Phương hướng phát triển kinh tế xã hội, trên tinh thần nghị quyết của Hội đồng nhân dân Huyện - Các nghị quyêt, quyết định hoặc thông tư hướng dẫn chi theo định mức, chi phụ cấp cho ngành giáo dục. - Tình hình thực hiện chi ngân sách giáo dục các năm trước. - Sự ảnh hưởng của các nhân tố thị trường đến ngành giáo dục. Các trường ( đơn vị dự toán cấp 3) là đơn vị trực tiếp thụ hưởng ngân sách có trách nhiệm xây dựng dự toán kế hoạch năm của mình gửi lên phòng TC- KH xem xét tính hợp lý, hợp lệ của dự toán để lập dự toán cho toàn ngành giáo dục và trình Ủy ban nhân dân Huyện phê duyệt sau đó trình lên Sở tài chinh thành phố Bảng: Dự toán ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Huyện từ Liêm Đơn vị: Nghìn đồng Tên đơn vị Dự toán chi 2008 Dự toán chi 2009 Dự toán chi 2010 1. Mầm non 28.937.000 48.750.000 60.560.000 2. Tiểu học 34.993.000 52.124.000 64.527.000 3. THCS 41.994.000 50.239.000 61.171.000 Tổng Số 105.924.000 151.113.000 186.258.000
  • 36. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0136 ( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm) Nội dung lập dự toán chi ngân sách cho giáo dục bao gồm 2 phần: - Đánh giá tình hình thực hiện chi năm trước - Lập dự toán chi ngân sách năm kế hoặc theo mục lục ngân sách hiện hành Đánh giá đúng tình hình thực hiện chi năm trước là cơ sở thực tế rất quan trọng để đưa ra các định mức chi cho năm kế hoạch. Việc lập kế hoạch chi cho từng khoản chi thường xuyên được xác định căn cứ theo đối tượng chi, định mức chi cho từng đối tượng và thời gian chi. Đối với những khoản mua sắm phải có kế hoạch cho những đối tượng cụ thể và đơn giá thực hiện. Cơ quan tài chính khi xác định kế hoạch chi mua sắm, sữa chữa phải dựa vào thực trạng tài sản đang sử dụng tại các cơ sở giáo dục và khả năng nguồn ngân sách dự kiến có thể huy động được dành cho khoản chi này. Đối với các khỏan thu được sử dụng một phần số thu để chi theo chế độ quy định hoặc được hỗ trợ một phần kinh phí các cơ sở giáo dục cũng phải lập dự toán đầy đủ các khoản thu –chi của dơn vị mình và đề nghị ngân sách nhà nước mức hỗ trợ 2.3.3 Chấp hành dự toán NSNN cho sự nghiệp giáo dục của Huyện từ Liêm Đây là một khâu rất quan trọng nhằm kiểm định lại các mục chi trong dự toán được xác định gần với thục tế và các nhu cầu chi của các dơn vị giáo dục như thế nào, xem xét cơ cấu phân chia các khoản chi đã hợp lý chưa từ đó làm cơ sở thục tế cho quá trình lập dự toán tiếp theo. Trong quá trình chấp hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục, thực hiện chi theo theo cơ cấu bốn nhóm mục chi: Chi cho con người, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sữa chữa, chi khác.
  • 37. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0137 Chi cho con người. Đây là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy nhà trường và đảm bảo đời sống vật chất của các cán bộ giáo viên. Nhóm chi này bao gồm: Chi lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phi công đoàn và tiền công. Bảng: Tình hình cho chi con người thuộc sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm Đơn vị tính: Triệu đồng Mục Chi Thực hiện 2008 Thục hiện 2009 Thực hiện 2010 STĐ TT STĐ TT STĐ TT 1. Chi lương 38.514.154 64.1% 43.963.269 63% 52.721.436 63.6% 2. Chi phụ cấp 12.886.281 21.5% 14.443.724 22.8% 17.312.524 20.9% 3. Chi bảo hiểm và KPCĐ 7.517.521 12.5% 9.132.249 22.8% 11.712.645 14.1% 4. Chi tiền công 1.130.546 1.9% 1.629.159 2.2% 1.182.627 1.4% Tổng chi cho con người 60.048.502 100% 69.168.401 100% 82.929.232 100% Tỷ trọng trong tổng chi cho giáo dục 40% 40% 40% ( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm) Nhìn vào bảng chi cho con người thuộc sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm qua các năm ta thấy: Trong khoản chi cho con người thì chi lương vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và đạt liên tục trong khoảng 63.6% trong các năm, mặc dù về tuyệt đối không giống nhau. Năm 2010 về số tuyệt đối thì chi tiền lương tăng so với năm 2009 là 8.758.167 . Lương chính là khoản thu nhập chủ yếu của cán bộ giáo viên, nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết hàng ngày. Nhưng thực tế
  • 38. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0138 cho thấy nhiều cán bộ giáo viên đã từ bỏ nghề hoặc thiếu nhiệt huyết với công tác giảng dạy vì mức lương quá thấp không đáp ứng được các nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ. Thấy rõ lương chính là động lực chính thúc đẩy các cán bộ giáo viên nâng cao lòng yêu nghề và để họ yên tâm công tác, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm nâng cao mức lương cho cán bộ nhân viên trong toàn ngành giáo dục. Đối với Huyện Từ Liêm so với năm 2008 thì năm 2009 và 2010 tỷ lệ chi cho con người trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đã không ngừng tăng lên và sẽ còn tăng nữa trong thời gian tới cùng với đó mức sống của cán bộ giáo viên sẽ từng bước được cải thiện hơn... Ngoài khoản lương các giáo viên còn được hưởng phụ cấp lương. Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và tương đối ổ định trong các năm 2008 đến năm 2010 khoảng 21%. Khoản này nhằm hỗ trợ thêm nguồn thu nhập từ lương của giáo viên để có thể đáp ứng tốt nhu cầu vật chất hàng ngày của họ. Trong thời gian tới khoản này sẽ có chiều hướng gia tăng nhằm nâng cao thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên. Khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản chi nhằm mục đích ổn định cuộc sống của giáo viên khi đau ốm, khi gặp phải những khó khăn đột xuất và đảm bảo cuộc sống của họ khi hết tuổi lao động. Khoản chi này là cần thiết và phụ thuộc và mức lương của cán bô giáo viên. Trong khoản chi cho con người thì chi trả tiền công là chiếm tỷ lệ nhỏ nhất qua các năm. Đây là khoản chi không thường xuyên và không ổn định Nhìn chung nhóm mục chi cho con người có tăng qua các năm song chỉ một phần đáp ứng được cuộc sống vật chất của đội ngũ giáo viên chức chưa thực sự đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ và giúp họ chuyên tâm với nghề.
  • 39. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0139 Tình hình chi về nghiệp vụ chuyên môn. Thuộc nhóm này bao gồm: chi về văn phòng phẩm, đồ dùng thí nghiệm, tài liệu giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Bảng: Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm Đơn vị: Nghìn đồng Mục chi Thực hiện 2008 Thục hiện 2009 Thực hiện 2010 STĐ TT STĐ TT STĐ TT 1. Chi văn phòng phẩm 2.009.524 28.5% 2.230.863 17% 2.415.120 12.9% 2.Chi giảng dạy học tập 5.049.157 71.5% 11.560.568 83% 16.245.764 87.1% Tổng chi cho giảng dạy và học tập 7.058.681 100% 13.791.431 100% 18.660.884 100% Tỷ trọng trong tổng chi cho giáo dục 3.57% 5.37% 6.15% ( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm) Nhìn vào bảng đánh giá thì ta thấy khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm so với tổng chi ngân sách nhà nước giành cho ngành giáo dục Huyện. Tỷ lệ chi ngày càng phù hợp hơn, chi cho mua sắm và văn phòng phẩm giảm dần trong khi đó chi nghiệp vụ chuyên môn được tăng lên. Nếu so sánh giữa các năm thì: Tỷ lệ chi mua sắm văn phòng phẩm giảm từ 28,5% xuống còn 17% năm 2009 và 12.9% năm 2010. Trái lại tỷ lệ chi cho giảng dạy học tập tăng từ 71,5% năm 2008 lên 83% năm 2009 và 87.1% năm 2010. Trong xu hướng cải cách giáo dục hiện nay, số môn học đưa ra ngày càng nhiều, đặc biệt là nhua cầu tin học và ngoại ngữ trở nên khá phổ biến ở khối
  • 40. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0140 tiểu học và trung học cơ sở làm cho nhu cầu chi nghiệp vụ giảng dạy và học tập gia tăng. Nhu cầu mua sắm trang thiêt bị kỹ thuật chuyên dụng cũng như nhu cầu đổi mới các trang thiết bị lạc hậu ngày càng cấp thiết hơn. Đối với mầm non, do nhu cầu đòi hỏi của các bậc phu huynh ngày càng cao nên việc cải tiến phương pháp giáo dục và chăm sóc trẻ diễn ra mạnh mẽ, các hình thức giáo dục, trò chơi cho trẻ đã có nhiều thay đổi. Những đồ chơi mới hiện đại và công cụ đã dần dần được thay thế những đồ chơi cũ kĩ lạc hậu. Đối với ngành học phổ thông, thì việc đáp ứng nhu cầu về sách tham khảo và đồ dùng thí nghiệm để thực hiện chủ trương học đi đôi với hành là vấn đề bức thiết xẩy ra. Mặt khác trên thực tế thì tình hình giá cả luôn biến động, đồ dùng học tập và đồ thí nghiệm cải tiến trong thời gian ngắn đòi hỏi nhu cầu cho khoản chi này là rất lớn và thường xuyên thay đổi. Đây là khoản chi không thể thiếu được nhằm nâng cao chất lượng của ngành giáo dục tuy nhiên lại rất dễ lãng phí. Vì vậy cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế phát sinh của từng trường và giá cả để đưa ra các mức chi hợp lý đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả từng đồng vốn khi sử dụng. Thuộc các khoản chi văn phòng tại các cơ sở giáo dục chủ yếu là cho mua sắm các loại sách báo, tài liệu, công cụ giảng dạy cho giáo viên. So sánh số liệu giữa các năm từ 2008 đến 2010 thì chi văn phòng phẩm có xu hướng giảm, điều này không có nghĩa là nhu cầu chi mua sắm văn phòng phẩm giảm mà có thể nhận thấy khaonr chi này ngày càng được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn. Đây là một điều đáng được khích lệ trong công tác quản lý chi. Chi cho văn phòng phẩm là khoản chi không lớn nhưng đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nguồn kinh phí này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
  • 41. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0141 Tình hình chi mua sắm sữa chữa Đầu tư trang thiết bị xây mới, nâng cấp , sữa chữa các trường lớp thuộc sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm là việc không thể thiếu, hàng năm do nhu cầu hoạt động, sự xuống cấp của trang thiêt bị dùng cho giảng dạy học tập, quản lý hành chính nên thường xuyên phát sinh nhu cầu kinh phí đúng để sữa chữa, mua thêm các trang thiết bị mới hoặc phục hồi giá tri sử dụng cho những tài sản đã bị xuống cấp ở các trường học. Bảng: Tình hình chi mua sắm, sữa chữa thuộc sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm Đơn vị: Nghìn đồng Mục chi Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Thực hiện 2010 STĐ TT STĐ TT STĐ TT 1.Mua sắm 5.303.547 58.7% 14.629.068 61.7% 22.125.746 62.2% 2.Sữa chữa 3.733.041 41.3% 9.076.779 38.3% 13.437.124 37.8% Tổng chi cho mua sắm sữa chữa 9.036.588 23.705.847 35.562.870 Tỷ trọng so với tổng chi ngân sách huyện giao cho sự nghiệp giáo dục 2.7% 6.3% 9.12% ( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm) Nền kinh tế đang trên đà phát triển đòi hỏi nhu cầu giáo dục của các bậc phụ huynh đối với con em họ rất cao. Một cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiệt bị lạc hậu sẽ không đáp ứng được chất lượng giáo dục đặt ra. Vì thế trước những đòi hỏi của sự nghiệp cải cách giáo dục, các mục chi cho mua sắm, sữa chữa đều tăng qua các năm.
  • 42. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0142 Tình hình mua sắm thêm các trang thiết bị tài sản cố định và đồ dùng giảng dạy và học tập ngày càng tăng. Nếu xét theo số tuyệt đối thì năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008. Đây là con số lớn để đầu tư hiện đại hóa các cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy tại các trường Chi sữachữa các tài sản cố định là khoản chi chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng lại là khoảnchi không thường xuyên và khó xác định kế hoạchnguồn kinh phí. Hàng năm trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi sự xuống cấp các tài săn, đồ dùng chuyên dụng vì vậy phát sinh nhu cầu sửa chữa, xây dựng mới. Trong năm 2010 thì khoản chi này được đầu tư khá mạnh là 35.562.870.000 đồng tăng hơn hẳn so với năm 2008 là 9.036.588.000 đồng và năm 2009 là 23.705.847.000 vì vậy nên kết quả thu được cũng rất khả quan. Theo báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 công tác xây dựng, sữa chữa các cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường có bước chuyển mạnh đáp ứng được viêc học 2 buổi/ ngày của học sinh khối tiểu học và THCS. Nhiều phòng học cấp 4 đã được xóa. Cải tại và mở rộng một số khối trường thuộc khối mầm non , Tiểu học và khối THCS. Kết quả này cũng cho thấy được sự dụng và quản lý nguồn kinh phí cho mua sắm, sữa chữa sát xao, chặt chẽ hơn và bước đầu đã găn chặt tinh hiệu quả vào mỗi đồng vốn bỏ ra. Tuy vậy công tác quản lý các khoản chi này không lúc nào được lơ là vì nhu cầu sữa chưa không lúc nào được xác định chính xác và không thế phân bổ đồng đều trong cả năm mặt khác lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Phụ thuộc và tính chất công việc, thời gian sữa chữa, giá cả nguyên vật liệu …. nên rất khó quản lý. Trong thời gian tới phòng TC-KH Từ Liêm cần phải giám sát để khoản chi này đúng mục đích, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả. Cần có sự tìm hiểu thực tế cơ sở giáo dục để xác định thứ tự ưu tiên và số vốn đầu tư phù hợp, tránh tình trạng đầu tư dàn trải phải xem xét cho phù hợp giá cả thị trường từng giai đoạn cụ thể, tránh tình
  • 43. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0143 trạng cắt xén trong khâu mua sắm trang thiết bị giảng dạy cũng như mua nguyên vật liệu phục vụ nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất. Tình hình chi khác: Đây là các khoảnchi nhằm đảmbảo hoạt độngbìnhthườngcủabộ máy quản lý hành chínhtại các cơ sở giáo dục. Nhóm chi này bao gồm các mục chi như: chi về công tác phí, hội nghị phí, thanh toán các dịch vụ công cộng . Mặc dù đây ko phải là khoản chi ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác giáo dục song đây lai là khoản chi không thể thiếu để duy trì hoạt động của công tác quản lý. Thuộc nhóm chi này hàng hóa sử dụng chủ yếu là hàng hóa dịchvụ nên việc đánh giá cũng như xác định nhu cầu chi tiêu và công tác quản lý khoản chi luôn là vấn đề rất khó khăn, phức tạp và gây nhiều tranh cãi Bảng: Bảng chi khác cho sự nghiệp giáo dục Huyện Từ Liêm (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Mục chi Dự toán Thực hiện Th/dt (%) Dự toán Thực hiện Th/dt (%) Dự toán Thực hiện Th/dt (%) Chi phí chung 0,81 0.8 98.77 1.02 1.00 98.04 1.49 1.38 92.61 Chi khác 0.65 0.68 104.5 0.87 0.90 103.4 1.01 1.05 103.96 Tổng 1.46 1.48 101.37 1.89 1.90 100.5 2.50 2.43 97.2 ( Nguồn: Phòng TC-KH huyện Từ Liêm) Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ lê % Th/dt tổng chi khác giảm dần từ năm 2008 là 101.37% xuống còn 100.5% năm 2009 và 97.2% năm 2010. Điều
  • 44. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0144 này cho thấy không phải là nhu cầu chi tiêu giảm mà cho thấy công tác chi có hiệu quả hơn, quản lí chặt chẽ nguồn vốn hơn Đây là mục chi cần thiết, tuy nhiên trong thời gian tới khi thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế và thực hiện khoán chi hành chính đối với đơn vị có khoản thu thì khoàn chi này sẽ có chiều hướng giảm. Khoản chi này bao gồm nhiều mục chi rất khó quản lý và xác định được đúng nhu cầu chi chính xác vì vậy phòng Tài Chính huyện Từ Liêm cần có biện pháp trong việc cấp nguồn kinh phí này để đạt được tính tiêt kiệm và hiệu quả cao nhất, cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát trong quá trình sử dụng vốn để tránh tình trạng không đảm bảo nhu cầu hoặc sử dụng sai mục đích. Nếu phân theo nhóm chi, mục chi thì có thể coi chi thường xuyên ngân sách nhà nước bao gồm bốn nhóm mục chi chính, song còn các khoản chi phát sinh không thường xuyên, mang tính chất nhỏ lẻ không được xếp vào bốn mục chi đó. Nhìn chung qua quá trình chấp hành, tỷ lệ chi cho bốn mục chi là hợp lý chi cho con người và nghiệp vụ chuyên môn vẫn được giành ưu tiên hàng đầu tiếp đó chi mua sắm sữa chữa cũng chiếm tỷ lệ hợp lý. Chi khác rất cần thiết và hiện nay cũng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong cơ cấu chi, tuy nhiên tỷ lệ này cần phải giảm xuống nữa để thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm và hiệu quả. 2.3.4 Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Huyện Tù Liêm Đây là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân sách nhằm phản ánh, đánh giá lại tình hình thực hiện dự toán chi của các đơn vị. Báo cáo quyết toán chi là căn cứ để dơn vị, cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính kiểm tra việc lập dự toán chi và phân tích tình hình chấp hành chi ngân sách của các đơn vị , từ đó có thể thấy các mặt đạt được và tồn tại trong quá trình lập dự toán tiếp theo. Đồng thời giúp cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán chi NSNN hàng năm đầy đủ và chính xác.
  • 45. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0145 Trong quá trình lập báo cáo quyết toán các trường và Phòng tài chính đã tuân thủ tốt các nguyên tắc sau : Số liệu trong báo cáo đảm bảo chính xác trung thực nội dung các báo cáo tài chính tuân theo đúng nội dung chi trong dự toán theo báo cáo được duyệt và theo đúng mục lục NSNN đã quy định ( Chương 022, loại 14, khoản 01 ,02, 03,- nhóm-Tiểu nhóm- Mục- Tiểu mục). - Báo cáo quyết toán năm của các trường gửi Phòng tài chính Huyện được gửi kèm theo thông báo sau: + Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12 + Báo cáo thuyết minh quyết toán năm, giải trình phải nói rõ nguyên nhân đạt, không đạt hoặc vượt dự toán được giao. - Báo cáo quyết toán năm, trước khi gửi cho cấp có thẩm quyền xét duyệt phải có xác nhận của Kho bạc. - Báo cáo quyết toán năm của các trường không được quyết toán chi lớn hơn thu. - Phòng Tài Chính quyết toán các khoản chi kinh phí bổ sung của quyết toán thành phố vào của quyết toán ngân sách Huyện Trình tự lập, xét duyệt báo cáo thu chi ngân sách nhà nước năm đối với các trường hợp quy định như sau. Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ ngày 31/12 số liệu trên các sổ sách kê toán đã đảm bảo cân đối khớp đúng với số liệu của Phòng Tài Chính và kho bạc Huyện. Các trường hợp lập báo cáo quyết toán chi năm gửi Phòng Tài Chính để xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt chi năm cho các trường trong thời gian tối đa là 10 ngày. Sau 10 ngày kể từ khi các trường nhận được thông báo duyệt quyết toán năm của Phòng Tài Chính, các trường không có ý kiến khác thì coi như đã chấp hành.
  • 46. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0146 Trình tự lập phê chuẩn và gửi báo cáo tài chính thu chi ngân sách nhà nước hàng năm của ngân sách Huyện như sau: Phòng Tài Chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cho ngành giáo dục của Huyện trình ủy ban nhân dân huyện để xem xét gửi Sở tài chính, đồng thời Ủy ban nhân dân huyện trình hội đồng nhân dân Huyện phê duyệt. Báo cáo được lập thành 4 bản: - 01 bản gửi Hội đồng nhân dân Huyện - 01 bản gửi Ủy ban nhân dân Huyện -01 bản gửi Sở tài chính Hà Nội -01 bản lưu tại Phòng tài chính huyện Từ Liêm. Thời gian gửi báo cáo kế toán quý, báo cáo quyết toán năm quy định như sau: - Báo cáo quyết toán quý. - Các trường gửi Phòng tài chính chậm nhất là 25 ngày sau khi kết thúc quý - Phòng tài chính Huyện lập gửi Sở tài chính chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc quý. - Báo cáo quyết toán chi năm Báo cáo quyết toán chi năm gửi phòng tài chính chậm nhất là ngày 15/2 năm sau đối với các trường. Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình quản lý chi ngân sách song có một vai trò rất quan trọng nhằm giúp cho các đơn vị thấy được những mặt đã đạt được, những mặt còn tồn tại, những nguyên nhân thực tế diễn đến việc sai lệch trong quá trình thực hiện dự toán so với kế hoạch đã đặt ra. Trong những năm qua, công tác phê duyệt quyết toán và việc lập báo cáo kết quả quyết toán chi của các trường đã đạt được nhiều kết quả. Mặc dù đội ngũ kế toán ở các trường vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nên vẫn còn
  • 47. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0147 nhiều sai sót xẩy ra, tuy nhiên đã sớm được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo nộp báo cáo quyết toán về phòng tài chính đúng thời gian và đúng các khoản mục như trong dự toán đã được phê duyệt. Phòng tài chính Huyện trong những năm qua cũng đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên công tác kiểm tra sử dụng kinh phí lại tập trung vào lúc duyệt quyết toán nên việc đánh giá hiệu quả kinh phí giáo dục sử dụng không được khánh quan, toàn diện và chính xác với tình hình thực tế. Để việc sử dụng nguồn kinh phí được tiết kiệm, hiệu quả thì ngay trong quá trình chấp hành ngân sách cần phải có sự kiểm tra, theo dõi để xem các khoản cấp ra có được sử dụng đúng mục đích tiêt kiệm và hiệu quả chưa. Có như vậy thì công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của Huyện Từ Liêm mới được toàn diện và triệt để hơn. Tóm lại quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Huyện Từ Liêm cần phải được thực hiện tốt cả 3 khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước. Làm tốt mỗi khâu là căn cứ để thực hiện tốt khâu tiếp theo và làm căn cứ cho cả chu trình được vận hành thông suốt. 2.4. Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế về công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm 2.4.1. Những thành tựu đạtđược. Chi thường xuyên cho sư nghiệp giáo dục đã tương xứng với vị trí quan trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.Về cơ cấu chi cũng có sự hợp lí hơn. Chi cho conngười và chi về nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao cònchi quản lí hành chính và chi mua sáchhuyện hàng năm cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm khoảng
  • 48. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0148 30% tổng số chi ngân sáchHuyện. Tỷ lệ này cũng sắm, sửa chữa ngày càng nhỏ do sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn kinh phí được cấp. Công tác quản lí các khoản chi này bước đầu đạt được những thành quả đáng nể. Quá trình lập dự toán đã bám sát với tình hình thực tế của trường nên các chỉ tiêu đưa ra ngày càng phù hợp với nhu cầu chi hơn.quá trình cấp phát vốn diễn ra nhanh gọn, đảm bảo đúng dự toán được duyệt, đúng tiến độ kế hoạch vốn và đảm bảo tuân thủ những điều kiện cấp phát để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các sở giáo dục. Trong khâu quyết toán đã tuân thủ theo đúng các nguyên tắc về trình tự xét duyệt theo luật ngân sách ban hành, đảm bảo xét duyệt đúng nội dung các khoản trong dự toán đã được duyệt. Nhìn chung công tác quản lí chi thường xuyên của Huyện Từ Liêm cho sự nghiệp giáo dục đã có nhiều chuyển biến 2.4.2. Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân. + Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục thì vẫn còn tồn taị một số bất cập ở cả ba khâu trong quá trình quản lý cần sớm khắc phục. Lập dự toán chi cho toàn ngành giáo dục của Huyện hiện nay theo phương pháp lập từ cơ sở lên. Mặc dù phương pháp này còn khá thích hợp với điều kiện NSNN còn nhiều biến động , trình độ quản lý điều hành ngân sáchở mức độ nhất định và phát huy được khả năng tự chủ tại các cơ sở nhưng việc lập theo phương pháp này sẽ tốn nhiều công sức và thời gian, khối lượng công việc, phải qua nhiêù bước thực hiện….Mà điều quan trọng trong khâu lập dự toán là phải đưa ra được các định mức chi hợp lý dựa trên đầy đủ căn cứ cần thiết, nhưng hiện nay ở các trường trong Huyện lập các chỉ tiêu dựa vào tình hình thực hiện ngân sáchcủa năm trước rồi xác định dự kiến chi
  • 49. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0149 cho năm kế hoạch theo các mục. Đây là căn cứ thực tế song chưa đầy đủ vì nhu cầu chi hàng năm cònbị ảnh hưởng bởi các nhân tố của nền kinh tế thị trường đặc biệt là tình hình giá cả. Trong quá trình hấp hành, viêc cấp phát vốn nhiều khi chưa đảm bảo kịp thời tiến độ chi tiêu của thị trường, các thủ tục cấp phát cònrườm rà làm cho các trường nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn. Trong qúa trình quyết toán, hầu hết các trường đều nộp quyết toán kịp thời gian tuy nhiên vẫn còn rải rác một số trường hợp vẫ còn chậm, trong báo cáo vẫn cònmột số trường hợp lập sai chương, loại, khoản, mục. Nguyên nhân: Do khả năng phân tích, dự đoán cònkém nên các trường hợp khi lập dự toán , các tiêu chí đưa ra chưa thật hợp lý ,thừa ở mục này, thiếu ở mục khác và như vậy trong công tác tổng hợp quyết toán nếu không phát hiện ra thì khi chấp hành ngân sách sẽ bị hụt hẫng. Sự phối hợp giữa phòng Tài chính- Kế hoạch chưa được đồng bộ, nhịp nhàng trong việc quản lý, cấp phát kinh phí. Mặt khác công tác kiểm tra, kiểm soát viêc sử dụng các khoản vốn cấp ra cho các đơn vị chưa được tiến hành đều đặn, thường xuyên đảm bảo sử dụng đúng mục đíchvà hiệu quả. Trình độ nghiệp vụ kế toán của các cơ sở giáo dục chưa tốt, chủ yếu là trung cấp, chưa nắm kịp thời các chính sách chế độ mới về công tác quyết toán nên còn lúng túng trong việc lập báo cáo quyết toán. Một phần thuộc về trách nhiệm quản lý của phòng Tài chính Huyện trong việc hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách mới về quyết toán ngân sách nhà nước cũng như việc đôn đốc các trường trong quá trình thực hiện.
  • 50. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0150 Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm 3.1. Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của Huyện Từ Liêm trong thời gian tới Quan điểm coi trọng Giáo dục giữ vai trò là nền tảng, là động lực phát triển toàn diện của Huyện. Giáo dục là yếu tố cơ bản nhất có tác động quan trọng trong sự nghiệp CNH và HĐH kinh tế xã hội huyện Từ Liêm, để đưa huyện phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Trong côngtác giáo dục thì chất lượng giáo dục toàn diện là hàng đầu; xây dựng 100% trường lớp đạt chuẩn Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục và học tập suốt đời của nhân dân. Dựa trên các mục tiêu quốc gia, mục tiêu UBND huyện Từ Liêm đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu cho giai đoạn 5 năm tới như sau 3.1.1 Tiếp cận : Mục tiêu 1: Về cơ sở vật chất; - Xây dựng đủ trường học, lớp học, phòng học chức năng đối với khối giáo dục mầm non, và xây dựng đủ các phòng học chức năng, phòng học bộ môn, nhà giáo dục thể chất, trang thiết bị hiện đại. - Phấn đấu đến năm 2015 có 80% xã thị trấn có hệ thống trường học đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng các tiêu chí giáo dục trong bộ tiêu chí đạt xã nông thôn mới. Các chỉ tiêu:
  • 51. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0151 - Đến năm 2015 có 100% trường THCS công lập đạt chuẩn Quốc gia, 100% trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia và 80% trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. - Phấn đấu xây mới thêm 8 trường mầm non công lập, 3 trường tiểu học công lập, 3 trường THCS công lập và xây dựng 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS chất lượng cao. 100% thư viện trường học đạt chuẩn. - Xây dựng bổ sung đủ các phòng học bộ môn, phòng học chức năng, phòng học đa năng, nhà thể chất đạt tiêu chuẩn. - Xây dựng mỗi trường 2 phòng thư viện đạt chuẩn quốc gia. - Đầu tư trang thiết bị tối thiểu đối với khối mầm non, đầu tư lại trang thiết bị tối thiểu đối với các trường tiểu học và THCS. - Đầu tư trang thiết bị hiện đại đối với 100% các trường. Mục tiêu 2: Về tỉ lệ nhập học; - Hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo trẻ 5 tuổi, huy động 70% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS và THPT. Các chỉ tiêu: - Huy động 100% trẻ 5 tuổi ra học lớp mẫu giáo lớn tại các trường mầm non. - Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và 100% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. - Phấn đầu 95% học sinh tốt nghiệp THCS đủ điều kiện vào học lớp 10 công lập. Mục tiêu 3: Đối với các vấn đề về giới;
  • 52. SV: Lê Ngọc Quyền Lớp: CQ: 45/01.0152 - Duy trì tỉ lệ bình đẳng giới, khoảng cách chênh lệ về giới không quá 10%. Các chỉ tiêu: - Thực hiện tốt công tác tuyên truyên về giới. - Nâng cao các chuyên đề giáo dục giới tính đối với học sinh THCS. - Thực hiện quyền bình đẳng giới trong hoạt động giáo dục toàn diện học sinh. Mục tiêu 4: Giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập: - Tiếp tục duy trì huy động 100% trẻ khuyết tật có sức khỏe trong độ tuổi đi học đến trường học hòa nhập. - Có hình thức giáo dục, phục hồi chức năng phù hợp đối với trẻ em khuyết tật nặng. Các chỉ tiêu: - Hàng năm thực hiện điều tra trẻ khuyết tật trên 100% địa bàn xã thị trấn để kịp thời phân loại tật, để huy động các cháu đến trường. - Thực hiện tốt mối quan hệ giáo dục “Gia đình – Nhà trường – Xã hội” để tạo điều kiện tốt nhất nhằm phục hòi chức năng cho trẻ khuyết tật và hướng nghiệp đào tạo nghề đối với trẻ khuyêt tật đã học xong chương trình THCS. 3.1.2 Chất lượng : Mục tiêu 4: Tăng chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở tỉ lệ tiếp cận với các quận nội thành. Các chỉ tiêu: - Chất lượng giáo dục đại trà mần non: Huy động 100% trẻ mẫu giáo đến trường, tỉ lệ bé