SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bìa 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA/TRUNG TÂM…………………………….
TÊN ĐỀ TÀI : Phân tích quy định của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự và cho ví dụ minh họa
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần:…………………………………………..
Mã phách:………………………………….(Để trống)
Hà Nội – 2022
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN
Mã phách
Họ và tên sinh viên:…………………………………..Ngày sinh:………..…….;Mã sinh viên:…………
Lớp:…………………………………………Ngành đào tạo:….………………………………………….
Tên Tiểu luận/Bài tập lớn:……………………………………………………… …………… …… ……
… …………...……………………………………………………………………………………………….
Học phần:…………………………………………………………………………………………………..
Giảng viên phụ trách: …………………………………………………………………………………….
Sinh viên kí tên
Phiếu này bằng 1/2 tờ giấy A4 để rời và đặt sau bìa 1 – trên trang đầu tiên của tiểu
luận; hoặc giữa giấy bóng kính (nếu có) với bìa 1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................1
2. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................2
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài...........................................................2
B. NỘI DUNG...................................................................................................3
1. Khái niệm và phân loại giao dịch dân sự..................................................3
1.1. Khái niệm và dấu hiệu của giao dịch dân sự......................................3
1.2. Phân loại giao dịch dân sự..................................................................4
2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự..............................................5
2.1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập.................................................................6
2.2. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã
hội..…............................................................................................................9
2.3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. ..............................10
2.4. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.……11
3. Thực trạng pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự..........................................................................13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự…… .........................................................................................................13
3.2. Một số kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự...................................................................................................16
C. KẾT LUẬN ................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, khi lực lượng lao động
càng phát triển và sự phân công lao động mang tính chuyên nghiệp, chuyên môn
hoá, lao động có kỹ thuật, khoa học và công nghệ ngày càng được coi trọng
trong kinh doanh, sản xuất, làm dịch vụ thì của cải xã hội ngày càng được tạo ra
nhiều hơn, phong phú hơn và hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm ngày càng được
coi trọng hơn. Khi nền sản xuất phát triển thì quan hệ tài sản trong xã hội cũng
phát triển theo về quy mô cũng như giá trị tài sản và giao dịch dân sự giúp các
chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác trong đời
sống hàng ngày của mình đồng thời giao dịch dân sự còn là phương tiện pháp lý
để các chủ thể ập các quan hệ về tài sản và nhân thân. Do đó, việc làm rõ những
vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự luôn là nội dung then chốt,
góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi của luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều giao dịch bị vô hiệu do các chủ
thể chưa hiểu rõ các quy định cũng như điều kiện để tạo lập một giao dịch cũng
như là các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực. Bằng các kiến thức đã học
và tìm đọc tài liệu, em xin được chọn đề bài chủ đề số 03: “Phân tích quy định
của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và cho
ví dụ minh họa” làm đề tài cho bài tập lớn môn Luật dân sự của mình.
2. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: bài viết nhằm mục đích hệ thống hóa và phân
tích những vấn đề lý luận cơ bản nhất về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự, làm sơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên
quan, Đồng thời, bài viết còn nhằm mục đích phân tích, đánh giá và
cho ví dụ cụ thể ở từng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: do giới hạn của bài viết nằm trong chương
trình học nên sinh viên không có tham vọng chỉ ra các vất đề bất cập
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
cụ thể và đưa ra các kiến nghị hoàn hiện có thể giải quyết được mọi
vấn đề trong quy định pháp luật về giao dịch dân sự theo quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam. Để thực hiện được các mục đích nêu trên,
bài viết sẽ tập trung làm rõ các vấn đề: Chỉ ra và phân tích các quy
định của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự, đồng thời chỉ ra các ví dụ cụ thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật trong Bộ luật
dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu quy định về điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự 2015
- Về thời gian: Bài viết nghiên cứu các quy định pháp luật về điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ
sung 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lenin, trong quá trình
nghiên cứu và làm bài, sinh viên có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
sau:
- Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận
và quy định pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự
- Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát các quy định cảu pháp luật về
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu chủ đề bài tập lớn này sẽ làm rõ những vấn đề cư bản liên
quan đến điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, làm rõ một số vấn đề lý
luận về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như khái niệm, đặc điểm, cơ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
3
sở ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Từ đó phân tích và
đưa ra các ví dụ cụ thể.
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm và phân loại giao dịch dân sự
1.1. Khái niệm và dấu hiệu của giao dịch dân sự
1.1.1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 116 BLDS năm 2015: “Giao dịch dân sự là hợp
đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự.”
“Từ quy định này ta thấy giao dịch dân sự được xác định là kết quả của việc
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong
quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp
lý đơn phương hoặc đa phương - một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả
pháp lý. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ
pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục
đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể
tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.”
1.1.2. Dấu hiệu
Được hình thành từ hành vi của con người: “Nếu các quan hệ pháp luật dân
sự nói chung có thể hình thành từ nhiều căn cứ khác nhau thì giao dịch dân sự
chỉ có thể hình thành từ hành vi của con người. Vì vậy, nếu giao dịch dân sự
hình thành từ hành vi hợp pháp thì giao dịch đó có hiệu lực (khi đã đáp ứng đủ
các điều kiện) nhằm làm phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định: Hậu quả pháp
lý mà người xác lập và tham gia giao dịch dân sự nhằm làm phát sinh có thể là
xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự với nhau, có thể chấm dứt các quyền, nghĩa
vụ dân sự đối với nhau, có thể là thay đổi quyền, nghĩa vụ”1
.
1
Phạm Văn Tuyết (2017) Hướng dẫn môn học luật dân sự- NXB Tư pháp [128,129]
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
4
Hướng tới một quan hệ dân sự với các chủ thể khác: Người xác lập giao
dịch dân sự bao giờ cũng hướng tới việc hình thành một quan hệ dân sự giữa
mình với một hoặc nhiều chủ thể khác và thông qua quan hệ dân sự đó để xác
lập quyền, nghĩa vụ của các chủ thể.
Là sự thể hiện ý chí của người xác lập giao dịch: Ý chí của con người bao giờ
cũng được thể hiện thông qua hành vi, mặt khác, giao dịch dân sự bao giờ cũng
hình thành từ hành vi của con người nên giao dịch dân sự bao giờ cũng là sự thể
hiện ý chí của người xác lập giao dịch. “Trong giao dịch dân sự ý chí và sự thể
hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch là vô cùng quan trọng. Ý chí là nguyện
vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung của nó được
xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ. Ý chí phải
được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác có
thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao dịch
dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày
tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu
hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả pháp
nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này
đều thông qua người đại diện. Người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ
gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện”2
1.2. Phân loại giao dịch dân sự
Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt giao dịch dân sự
thành hai loại là hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.
Hợp đồng dân sự:
“Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên
nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân
sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Thông
2
Trường Quân (2021), Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, bài viết đăng trên trang thông tin điện tử Đảng
cộng sản Việt Nam, 2021
Nguồn:https://dangcongsan.vn/ban-doc/luat-su-cua-ban/dieu-kien-de-giao-dich-dan-su-dat-hieu-luc-585699.html
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
5
thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của
các chủ thể trong một quan hệ cụ thể như mua bán, cho thuê... nhưng cũng tồn
tại hợp đồng có nhiều bên tham gia như tổ hợp tác, hộ gia đình.... Mỗi bên trong
hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của
một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chi của các
bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng.
Hành vi pháp lý đơn phương
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một
bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Không phải
hành vi pháp lý đơn phương nào cũng là giao dịch dân sự. Thông thường, hành
vi pháp lí đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất (lập
di chúc, từ chối hưởng thừa kế). Có thể có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một
bên của giao dịch (hai cá nhân, tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng...). Trong
nhiều trường hợp hành vi pháp lí đơn phương chi phát sinh hậu quả pháp lí khi
có những người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định do người xác lập
giao dịch đưa ra.”3
Giao dịch dân sự có điều kiện
Giao dịch có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ
phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch phát sinh
hoặc hủy bỏ.Giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện huỷ
bỏ. Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát
sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện
huỷ bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là
điều kiện xảy ra thì giao dịch bị huỷ bỏ.
2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự được xác lập thoả mãn các điều kiện pháp luật quy định
nhằm tuân theo các quy định của pháp luật về giao dịch, đồng thời bảo vệ quyền
3
Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1 NXB Công an nhân dân trng 139
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
6
và lợi ích hợp pháp của chủ thể không bị xâm phạm.
Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự theo 2 khoản:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Dựa vào căn cứ pháp lý ở trên, có thể hiểu các điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 BLDS 2015 gồm:
2.1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
Chủ thể của giao dịch là những người tham gia giao dịch là cá nhân, pháp
nhân
*Cá nhân:
Cá nhân tham gia giao dịch dân sự phải là người đã thành niên, người không
bị mất năng lực hành vi dân sự, không phải là người có khó khăn trong việc
nhận thức, làm chủ hành vi, không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi thì
có quyền xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ do
mình xác lập. “Những giao dịch dân sự do những người này xác lập có hiệu lực
pháp luật. Những cá nhân chưa thành niên, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân
sự, cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc cá nhân bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại
diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của
pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
7
đồng ý” (khoản 1 Điều 125 BLDS 2015).
Tuy nhiên có những trường hợp cá biệt ngay tại khoản 2 của Điều 125 thì
giao dịch do những người nói trên vẫn được xác lập trong một số trường hợp cụ
thể, được hiểu là: “Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi
không được phép xác lập giao dịch dân sự. Mọi giao dịch dân sự của những
người này đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”4
. Việc xác
định nhu cầu cần thiết của cá nhân dưới 6 tuổi và người mất năng lực hành vi
dân sự tham gia vào các giao dịch đó là cần thiết. “Những nhu cầu phù hợp với
nhận thức của những cá nhân này là vui chơi, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nhu
cầu sinh hoạt tinh thần trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, biểu diễn; nhu cầu về
thực phẩm, nước giải khát… thì những giao dịch này vẫn có hiệu lực và người
đại diện cho họ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những
giao dịch đó. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cuộc sống. giao
dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã
xác lập, thực hiện giao dịch với họ. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của những
đối tượng nói trên và là một quy định mang tính cải cách tư duy và quan điểm
lập pháp ở Việt Nam”5
.
Ngoài ra, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi có năng lực hành vi dân sự
chưa đầy đủ, khi xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được
xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất
động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Ví dụ: lập di chúc phải được
4
Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1 NXB Công an nhân dân [trg140 - 141]
5
Trường Quân (2021), Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, bài viết đăng trên trang thông tin điện tử Đảng
cộng sản Việt Nam, 2021
Nguồn:https://dangcongsan.vn/ban-doc/luat-su-cua-ban/dieu-kien-de-giao-dich-dan-su-dat-hieu-luc-585699.html
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
8
cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp họ bị toà án tuyên bố mất năng lực hành
vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
được toàn quyền xác lập mọi giao dịch dân sự.
Ví dụ về giao dịch dân sự có chủ thể là cá nhân:
Chị A (31 tuổi) bị tâm thần sau một vụ tai nạn xe hơi, đã được xác nhận mất
năng lực hành vi vào tháng 8-2010. Bà B là hàng xóm của chị A khi biết được
điều này đã lợi dụng và dụ dỗ chị A ký vào hợp đồng bán lại căn nhà 4 tầng 8m
mặt đường mà chị A sở hữu với giá rất rẻ. Biết được sự việc, chồng và gia đình
chị A đến nói chuyện với bà B nhưng bà B không hủy hợp đồng mà còn cãi là đã
ký rồi thì sẽ bắt buộc phải thực hiện theo. Trong trường hợp này, hợp đồng xác
lập bởi bà B và chị A là vô hiệu mặc dù có chữ ký của chủ sở hữu là chị A nhưng
vì chị A mất năng lực hành vi dân sự cho nên quyền sở hữu căn nhà đó vẫn
thuộc về chị A.
*Pháp nhân:
“Pháp nhân chỉ được tham gia vào các giao dịch dân sự phù hợp với quyền
và nghĩa vụ của pháp nhân đó”6
.
Chủ thể này tham gia vào giao dịch dân sự thông quá người đại diện của họ
(đại diện theo pháp luật, theo ủy quyền). Người đại diện xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự nhân danh người được đại diện. Các quyền, nghĩa vụ do người đại
diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân. Người đại diện xác
lập giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân trong phạm vi
nhiệm vụ của chủ thể đó được điều lệ hoặc pháp luật quy định.
Ví dụ về giao dịch dân sự có chủ thể là pháp nhân:
Ông A và ông B lần lượt là giám đốc và phó giám đốc của công ty TNHH
X. Trong điều lệ của công ty có ghi rõ rằng, đối với những hợp đồng có giá trị
dưới 5 tỷ vnđ thì ông B sẽ thay mặt công ty để ký còn đối với các hợp đồng có
6
Phạm Văn Tuyết (2017) Hướng dẫn môn học luật dân sự- NXB Tư pháp [130]
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
9
giá trị từ đủ 5 tỷ vnđ trở lên thì ông A sẽ là người ký. Trong một vụ làm ăn với
giá trị hợp đồng là 4 tỷ 950 triệu vnđ, ông B đã là người ký kết hợp đồng này,
thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình là ký hợp đồng dưới 5 tỷ đồng nên
hợp đồng này đã có hiệu lực.
2.2. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức
xã hội.
Theo điều kiện này thì để giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực, các bên
không được thỏa thuận để thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm hoặc trái
với những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội,
được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Điều cấm của pháp luật là những quy
định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung. Chỉ những tài sản được phép
giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm, đúng
chuẩn mực đạo đức thì mới được phép thực hiện. Những giao dịch nhằm trốn
tránh pháp luật hoặc trái đạo đức thì sẽ không làm phát sinh hiệu lực.
Mục đích của giao dịch dân sự là yếu tố thuộc về bản chất chứ không phụ
thuộc vào mục đích tham gia giao dịch của các chủ thể. Điều đó có nghĩa là,
mục đích của giao dịch dân sự - yếu tố thuộc về bản chất của và mục đích của
chủ thể xác lập giao dịch - mong muốn của chủ thể khi xác lập giao dịch là hai
yếu tố khác biệt nhau. Ví dụ, hợp đồng mua bản là hợp đồng được xác lập nhằm
hướng tới mục đích chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên bản sang cho bên mua,
và đó chính là bản chất của hợp đồng mua tài sản và là yếu tố bất biến. Song,
các bên giao kết hợp đồng mua bán tài sản có thể không muốn được sở hữu tài
sản hoặc được chuyển quyền sở hữu tài sản mà vì một mong muốn nào đó như
tẩu tán tài sản. Đây chính là động cơ khiển cho các chủ thể tham gia giao kết vào
một hợp đồng nhất định. Tuy nhiên, BLDS chỉ hướng tới việc ghi nhận điều kiện
về mục đích xác lập giao dịch chứ không điều chỉnh động cơ xác lập giao dịch
Dựa vào mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
10
muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích và nội dung giao dịch có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhằm đạt được
mục đích nhất định. Muốn đạt được những mục đích đó thì họ phải cam kết,
thỏa thuận về nội dung và những thỏa thuận cam kết đó của họ là để đạt được
mục đích.
Ví dụ: A là quân nhân tiếp nhận việc canh giữ kho vũ khí quân dụng đã lén
lút lấy trộm súng và đạn dược tuồn ra ngoài bán lại cho B. Mục đích của A là
bán số đồ này cho B để lấy tiền gửi về cho gia đình còn B thì muốn có số vũ khí
này để bán ra chợ đen kiếm tiền đồng thời giữ lại bên mình để phòng vệ. Tuy
nhiên giao dịch này là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật cả về nội dung
và hình thức, cụ thể là vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy
định tại Điều 304 BLHS 2015.
2.3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Về lý luận, lợi ích được coi là tiền để, là động lực khiến cho các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ dân sự nói riêng. Bất cứ chủ
thể nào khi tham gia xác lập giao dịch dân sự đều tim kiếm cho mình những lợi
ích có thể là về vật chất hoặc về tinh thần. Để đạt được lợi ích mong muốn, chủ
thể phải có đủ điều kiện để bày tỏ ý chí của mình ra bên ngoài. Mọi sự ngăn căn
chủ thể bày tỏ ý chí và mọi sự tác động khiến cho chủ thể phải lựa chọn xác lập
giao dịch dân sự không phù hợp với mong muốn của mình đều có thể khiến cho
chủ thể bị mất đi hoặc không đạt được lợi ích mong muốn. Khi đó, giao dịch dân
sự không còn được coi là một hoạt động hữu hiệu để chủ thể tìm kiếm và thoả
mãn các nhu cầu của mình mà lại trở thành rào cản cho việc đạt được lợi ích.
Chính vì vậy, sự tự nguyện về mặt ý chí phải được coi là một trong những điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự phải được thiết lập trên cơ sở tự do, tự nguyện của các bên
chủ thể. Vì vậy, giao dịch dân sự nếu không có tính tự nguyện của người tham
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
11
gia giao dịch đó thì sẽ không có hiệu lực. Bản chất của giao dịch dân sự là sự
thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên tự nguyện bao gồm các yếu tố là
tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí thì không phải là tự nguyện,
nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc không thống nhất cũng không thể
có tự nguyện.
Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lý đơn phương) hoặc sự tự nguyện
của các bên trong quan hệ dân sự (hợp đồng) là một trong các nguyên tắc được
quy định tại khoản 2 Điều 3 BLDS 2015. Giao dịch dân sự bị coi là thiếu tính tự
nguyện của người tham gia nếu giao dịch đó được xác lập là bị đe dọa, bị lừa
dối, bị nhầm lẫn, giả tạo. Chủ thể tham gia giao dịch tự mình lựa chọn đối tượng
của giao dịch, lựa chọn giá cả, thời gian, địa điểm và các sự lựa chọn khác trong
việc xác lập giao dịch dân sự. Mọi áp đặt ý chí với chủ thể đều là nguyên nhân
dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu
Ví dụ: Ông A lập di chúc để chia tài sản của mình cho các con, tuy nhiên
trước khi lập ông có hỏi qua ý kiến của cả gia đình và người con cả có ý kiến
rằng vì mình là con cả, đã chịu nhiều cực khổ hơn những người khác nên yêu
cầu ông A chia cho mình nhiều hơn phần của những người khác và có đe dọa
rằng nếu không chia theo thì sẽ tự sát. Ông A vì lo sợ người con làm càn nên đã
lập di chúc theo lời của người con cả. Bản di chúc này sẽ không có hiệu lực vì
đã vi phạm tính tự nguyện của chủ thể, ông A trong trường hợp này đã bị người
con cả áp đặt ý chí.
2.4. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.
“Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao
dịch. Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân
sự, nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó
xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra”7
.
Người xác lập giao dịch có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch đó: bằng
7
Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, NXB Công an nhân dân [trg144]
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
12
lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể. chỉ trong một số trường hợp đặc biệt
thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức, buộc các chủ thể phải thực hiện như:
yêu cầu phải lập thành văn bản, phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký, xin
phép. (khoản 2 Điều 117 và khoản 2 Điều 119 BLDS năm 2015)
Về hình thức bằng lời nói: Đây là hình thức phổ biến nhất trong xã hội hiện
nay mặc dù độ xác thực của hình thức này là thấp nhất. Giao dịch bằng lời nói
thường được sử dụng đối với các loại giao dịch được thực hiện ngay và chấm
dứt ngay sau đó như mua bán trao tay hoặc giữa các chủ thể thân tín với nhau.
tuy nhiên cũng có các giao dịch bằng hình thức lời nói phải đảm bảo tuân thủ
theo các quy định của pháp luật thì mới có hiệu lực, ví dụ như di chúc miệng.
Về hình thức văn bản gồm có văn bản thường và văn bản có công chứng,
chứng thực của ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền.
Văn bản thường: văn bản thường được áp dụng trong các trường hợp các
bên tham gia giao dịch dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao
dịch phải thể hiện bằng văn bản. Nội dung giao dịch phải có chữ ký của
hai bên chủ thể. Đây là chứng cứ xác định chủ thể đã tham gia vào giao
dịch dân sự rõ ràng hơn so với hình thức bằng lời nói
Văn bản có công chứng, chứng thực: được áp dụng trong các trường hợp
luật định giao dịch dân sự bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc các
bên có thỏa thuận phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép
khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó như mua
bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất.
Với hình thức giao dịch bằng hành vi: giao dịch dân sự có thể được xác lập
thông qua các hành vi nhất định theo quy ước từ trước như mua bánh ở máy bán
hàng tự động, gọi điện ở boot điện thoại công cộng... đây là hình thức giản tiện
nhất vì không cần có sự xuất hiện đầy đủ của hai bên chủ thể. hình thức này
đang ngày càng phổ biến chủ yếu là ở các nước có nền công nghiệp tự động hóa
hiện đại.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Ví dụ về hình thức của giao dịch dân sự: A góp vốn vào công ty của B
bằng cách chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho B. Tuy nhiên hợp đồng
này chỉ có chữ ký của hai bên chứ không có công chứng, chứng thực và chưa có
đăng ký vào sổ địa chính tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013: “Hợp
đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng
thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”
nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này vi phạm điều kiện về hình
thức, không được công chứng, chứng thực thì vô hiệu (trừ trường hợp đã thực
hiện 2/3 nghĩa vụ và được áp dụng quy định tại Điều 129 của BLDS 2015).
Tuy nhiên quy định về hình thức của giao dịch dân sự không rõ ràng, là cơ
hội cho những chủ thể không trung thực lạm dụng, vì vậy khoản 2 Điều 117 là
một quy định không cứng nhắc và không coi là điều kiện bắt buộc để giao dịch
dân sự có hiệu lực.
Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một thể thống nhất
trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, xét một giao dịch phải đặt nó trong tổng
thể mối quan hệ biện chứng này.
3. Thực trạng pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện quy định về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
3.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự
BLDS 2015 đã ra đời và có hiệu lực thi hành được một khoảng thời gian đủ
dài để ta có thể thấy và đánh giá được các ưu, nhược điểm của nó, đặc biệt trong
bài viết này, là các ưu, nhược điểm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự. BLDS 2015 đã có những quy định cụ thể, chi tiết và được coi là khá phù hợp
với thực tiễn áp dụng, tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn đọng một số điểm chưa
thực sự phù hợp:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Thứ nhất, điều kiện về năng lực chủ thể. Quy định liên quan đến điều kiện
về năng lực chủ thể đưuọc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 chưa thực sự rõ
ràng nên có thể dẫn đến hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất, chủ thể
của giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập, Cách hiểu thứ hai, chủ thể trực tiếp tham gia vào
quá trình đàm phán, thoả thuận và xác lập giao dịch dân sự phải có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
“Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, cá nhân là người đủ 18 tuổi nhưng lại
mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức và làm chủ
hành vi, nhưng không bị toả án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, thi về
nguyên tắc cá nhân này vẫn được xác định là người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ. Song thực tế, khi cả nhân này xác lập, thực hiện gia dịch dân sự, hay cụ
thể là hợp đồng thì sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình
và của người thân thích. Đây là một vấn đề không xảy ra nhiều trên thực tế
nhưng nếu xảy ra sẽ khó có thể giải quyết một cách triệt để khi về mặt pháp lý
cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, còn về thực tế lại có thể không có
bất cứ khả năng nhân thức nào
Thứ hai, điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể. BLDS 2015 vẫn chưa có
quy định nhằm định nghĩa về tự nguyện, đồng thời cũng chưa có quy định nhằm
xác định cụ thể những trưởng hợp nào việc giao dịch dân sự bị coi là vi phạm sự
tự nguyên”8
. Chính vì thế, việc xác định các điều kiện để được coi là tư nguyện
và các trường hợp bị coi là vi phạm sự tự nguyện khi xác lập giao dịch dân sự
vẫn chỉ tồn tại trong khoa học pháp lý. Hiện nay vẫn đang tồn tại những quan
điểm mâu thuẫn nhau liên quan đến việc xác định các trường hợp bị coi là vì
phạm sự tư nguyện trong giao dịch dân sự.
Thứ ba, về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mặc dù BLDS 2015 đã có quy định
8
Trịnh Thị Hòa (2017), Giao dịch dân sự ô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, luận văn thạc
sỹ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Nguyễn Minh Tuấn hướng dẫn, 2017
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
15
nhằm khai quát điều cấm của luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu các
quy định có liên quan cho thấy, chỉ có điều cấm của luật mới bảo đảm sự rõ ràng
khi áp dụng bởi vì điều cấm luôn được luật quy định, nên chỉ cần xem xét quy
định đối với trường hợp cụ thể để áp dụng. Song việc xác định mục đích và nội
dung của giao dịch dấn sự trái đạo đức xã hội là việc không đơn giản và thậm
chí là khó khăn, dễ dẫn đến sự tuỳ tiện trong áp dụng. Hiện tại, BLDS và các
luật có liên quan không chỉ ra cụ thể các trường hợp bị coi là trái đạo đức xã hội
nên để xác định điều này cần phải căn cứ vào việc xác minh ở địa phương nơi
diễn ra việc xác lập giao dịch dân sự. Điều này là hết sức khó khăn và dễ xảy ra
các mâu thuẫn trong việc xác định, bởi quan niệm về đạo đức ở mỗi địa phương
khác nhau lại có thể khác nhau.
Thứ tư, “điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự. Hiện nay còn tồn tại sự
mâu thuẫn giữa các quy định về hình thức của giao dịch dân sự, đặc biệt và cụ
thể là hợp đồng trong BLDS và các luật chuyên ngành. Ví dụ, theo quy định tại
khoản 1 Điều 5 Luật công chứng năm 2014, thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng
đất sẽ có hiệu lực tại thời điểm được công chúng, nhưng theo quy định tại Điều
503 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu
lực từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai”9
. Như vậy, đã có sự
khác biệt giữa Luật công chúng với BLDS và Luật đất đai về điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng Theo quy định của Luật công chứng thì hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất chỉ cần được công chứng là đủ điều kiện có hiệu lực,
song BLDS và Luật đất đai lại yêu cầu phải đăng ký sau khi đã công chứng hoặc
chứng thực. Sự mâu thuẫn này tồn tại từ lâu nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn
chưa được giải quyết Điểu này ít gây khó khăn trong quá trình áp dụng nhưng
lại khiến cho các quy định của các luật triệt tiêu nhau. Rõ ràng, đối chiếu với ví
dụ ở trên thì quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật công chứng năm 2014 không có
9
Nguyễn Văn Cừ- Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng Hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, nxb Công an nhân dân, Hà Nội,2017
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
16
giá trị đối với các hợp đồng chuyển quyển sử dụng đất.
BLDS 2015 quy định về điều kiện bắt buộc về hình thức đó là ghi nhận các
trường hợp hợp đồng vi phạm quy định bắt buộc về hình thức vẫn không bị vô
hiệu ở Điều 129. Theo đó, nếu ít nhất một bên đã thực hiện được hai phần ba
nghĩa vụ từ hợp đồng thì hợp đồng không bị vô hiệu. Tuy nhiên, cách xác định
hai phần ba này còn chưa rõ ràng, cụ thể. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có
một văn bản nào được ban hành mà có liên quan đến vấn đề này. Do đó, việc áp
dụng quy định này vào thực tiễn cũng không hề dễ dàng. Ngoài ra, tại khoản 1
Điều 129 còn xác quy định “trường hợp giao dịch được xác lập theo quy định
bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật” nhưng cho đến nay
cũng chưa có văn bản luật nào đưa ra quy định về hình thức văn bản của hợp
đồng, nên việc xác định văn bản đó có đúng quy định của luật hay không cũng là
vấn đề khó khăn, thậm chí là không có tính thực tiễn.
3.2. Một số kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự
Thứ nhất, đối với điều kiện về chủ thể, cho dù chủ thể trực tiếp hoặc không
trực tiếp giao kết thì cũng đều phải có đủ điều kiện về năng lực pháp luật - tức là
có quyền trực tiếp xác lập hợp đồng hoặc có quyền đại diện cho người khác
trong việc xác lập hợp đồng. Theo quy định về năng lực hành vi dân sự của cá
nhân hoàn toàn có thể xác định được người trực tiếp xác lập giao dịch dân sự
phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp. Song, cách quy định “chủ thể có năng
lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập” là chủ thể của giao dịch
dân sự hay người trực tiếp xác lập giao dịch dân sự. Bởi thực tế, có thể người
trực tiếp xác lập hợp đồng cũng chính là chủ thể của hợp đồng hoặc có thể là hai
người khác nhau. Để bảo đảm sự thống nhất các cách hiểu về điều kiện này, kiến
nghị sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “Chủ
thể xác lập giao dịch có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch được xác lập”.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
17
“Thứ hai, pháp luật hiện hành cần có những quy định cụ thể về định nghĩa thế
nào là tự nguyện và phải xác định các trường hợp bị coi là không có sự tự
nguyện khi xác lập giao dịch dân sự
Thứ ba, đối với điều kiện về nội dung của giao dịch dân sự không được vi
phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội, như đã phân tích ở trên thì việc
xác định quy chuẩn đạo đức chung là một việc không dễ dàng, do vậy, thiết nghĩ
rằng việc luật hóa các trường hợp bị coi là vi phạm đạo đức xã hội là hoàn toàn
hợp lý. Bởi lẽ, đạo đức xã hội phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của cộng đồng xã
hội tại đại phương nơi xác lập giao dịch dân sự.
Thứ tư, điều kiện về hình thức của hợp đồng. chính vì có sự mâu thuẫn giữa
các đạo luật như đã phân tích ở trên nên việc các nhà làm luật quy định lại và
thống nhất các điều khaorn này là hoàn toàn cần thiết. Đồng thời, về quy định
hai phần ba nghĩa vụ hợp đồng và giao dịch được xác lập theo quy định bằng
văn bản nhưng avwn bản không đúng quy định của luật (tại khoản 1 Điều 129)
cũng là các hạt sạn cần được làm mịn. thiết nghĩ, đối với trường hợp này thì
phương pháp tối ưu nhất chính là các nhà làm luật cần giải thích rõ hoặc đưa ra
cách xác định hai phần ba nghĩa vụ từ giao dịch, đồng thời cũng cần có quy định
cụ thể liên quan đến hìn thức chuẩn của văn bản hợp đồng.” Vấn đề hình thức
chuẩn cũng có thể giải quyết theo hướng sửa quy định tại khoản 1 Điều 129
thành “giao dịch dân sự được xác lập không tuân theo quy định bắt buộc bằng
văn bản”.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
18
C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích và ví dụ tình huống cụ thể ở trên đã phần nào chứng
minh được tầm quan trọng cũng như những nội dung, thể hiện được phần nào đó
bản chất của những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà BLDS 2015
đã quy định. Có thể thấy, quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
là quy định có vai trò quan trọng trong việc hiện thực hoả các thoả thuận của các
bên chủ thể trên thực tiễn. Điều này là bởi sự thoả thuận của các bên chỉ được cụ
thể hoả khi các bên thực hiện các quyển và nghĩa vụ phát sinh từ thoả thuận đó.
Trong khi đó, điều kiện tiên quyết để thực hiện thoả thuận này đó chính là việc
thoả thuận đó đã có hiệu lực pháp luật hay chưa.
Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được ghi nhận ngay từ khi
pháp luật về giao dịch dân sự hiện trong lịch sử loài người. Ở Việt Nam, mỗi
thời kỳ khác nhau, khi các quy định mới được thông qua, các điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng đều có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn đời sống.
Tuy nhiên, những sửa đổi này cũng có những điểm tiến bộ, nhưng cũng có
những sự hạn chế mà vô tính trở thành rào cản cho việc thực thi pháp luật về
giao dịch dân sự trên thực tế. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu về giao
dịch dân sự nói chung, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói riêng,
nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định này.
Tổng kết lại, trong bài viết của mình, em đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra
những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến giao dịch dân sự và điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự. Trong đó, chỉ ra được khái niệm giao dịch dân sự, điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Những vấn đề lý luận trên cơ sở quy định
của pháp luật là tiền đề cho sự phân tích, nghiên cứu và đánh giá, từ đó chỉ ra
được một số bất cập còn tồn tại. Từ những phân tích, đánh giá đó, em đã mạo
muộn đưa ra những ý kiến đóng góp nhỏ bé có giá trị tham khảo cho quá trình
hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về giao dịch dân sự nói riêng
Từ những điều kiện của giao dịch dân sự này sẽ giúp chúng ta xác định được
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
19
hiệu lực pháp lý của các giao dịch, giao dịch nào có hiệu lực, giao dịch nào vô
hiệu từ đó tránh được các hậu quả pháp lý và hủy đi được những giao dịch sai
phạm, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao dịch, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; giúp cho pháp luật công
bằng, xã hội bình đẳng, trong sạch, văn minh.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Luật Đất đai 2013
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1),
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2017 (tái bản có chỉnh sửa).
4. Phạm Văn Tuyết, Mục 6: Giao dịch dân sự [trang 129-132], Hướng dẫn
học phần luật dân sự: học phần 1, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2017
5. Nguyễn Văn Cừ- Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự năm
2015 của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nxb Công an nhân
dân, Hà Nội,2017
6. Trịnh Thị Hòa (2017), Giao dịch dân sự ô hiệu và hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu, luận văn thạc sỹ luật học Trường Đại học Luật
Hà Nội, TS. Nguyễn Minh Tuấn hướng dẫn, 2017
7. Trường Quân (2021), Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, bài viết
đăng trên trang thông tin điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2021
8. https://moj.gov.vn/
9. https://thongtinphapluatdansu.edu.vnc/
10.https://dangcongsan.vn/
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
21
PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN
Điểm, Chữ kí (Ghi rõ họ tên) của cán bộ
chấm thi
Điểm thống nhất của bài thi
Chữ kí
xác nhận
của cán bộ
nhận bài
thi
CB chấm thi số 1 CB chấm thi số 2 Bằng số Bằng chữ
Trang này sinh viên đóng vào cuối tiểu luận/bài tập lớn (sau trang bìa sau)

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 ĐiểmLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
 
Luận văn: Pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Luận văn: Pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trườngLuận văn: Pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Luận văn: Pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường
 
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
 
Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao ...
Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao ...Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao ...
Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao ...
 
Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Trường Đại Học Mở Hà Nội.docxBáo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
 
Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAY
Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAYLuận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAY
Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAY
 
Luận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sự
Luận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sựLuận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sự
Luận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sự
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOTLuận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
 
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOTLuận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
 
BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ        TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ        TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOTĐề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
 

Similar to Tiểu Luận Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Giao Dịch Dân Sự.docx

Similar to Tiểu Luận Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Giao Dịch Dân Sự.docx (20)

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử của tòa án c...
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử của tòa án c...Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử của tòa án c...
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử của tòa án c...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu.docxLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu.docx
 
Bài Thu Hoạch Pháp Luật Chuyên Sâu Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Pháp Luật Chuyên Sâu Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Pháp Luật Chuyên Sâu Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Pháp Luật Chuyên Sâu Về Các Loại Hợp Đồng.doc
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAYLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, HAY
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, HAYLuận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, HAY
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, HAY
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử củ...
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử củ...Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử củ...
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử củ...
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
 
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...
 
Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docx
Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docxHuỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docx
Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docx
 
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu, HAY.doc
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu, HAY.docHậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu, HAY.doc
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu, HAY.doc
 
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
 
Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...
Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...
Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...
 
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Lừa Dối Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Lừa Dối Theo Pháp Luật Việt Nam.docGiao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Lừa Dối Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Lừa Dối Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
 
2321nhana (2)
2321nhana (2)2321nhana (2)
2321nhana (2)
 
Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh.doc
Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh.docGiao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh.doc
Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh.doc
 
BAI TAP CUOI KY MON - PHAP LUAT HOP DONG.docx
BAI TAP CUOI KY MON - PHAP LUAT HOP DONG.docxBAI TAP CUOI KY MON - PHAP LUAT HOP DONG.docx
BAI TAP CUOI KY MON - PHAP LUAT HOP DONG.docx
 
Xác định thiệt hại về tài sản được bồi thường trong hoạt động thi hành án dân...
Xác định thiệt hại về tài sản được bồi thường trong hoạt động thi hành án dân...Xác định thiệt hại về tài sản được bồi thường trong hoạt động thi hành án dân...
Xác định thiệt hại về tài sản được bồi thường trong hoạt động thi hành án dân...
 
BÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂM
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 

Tiểu Luận Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Giao Dịch Dân Sự.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bìa 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA/TRUNG TÂM……………………………. TÊN ĐỀ TÀI : Phân tích quy định của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và cho ví dụ minh họa BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần:………………………………………….. Mã phách:………………………………….(Để trống) Hà Nội – 2022
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN Mã phách Họ và tên sinh viên:…………………………………..Ngày sinh:………..…….;Mã sinh viên:………… Lớp:…………………………………………Ngành đào tạo:….…………………………………………. Tên Tiểu luận/Bài tập lớn:……………………………………………………… …………… …… …… … …………...………………………………………………………………………………………………. Học phần:………………………………………………………………………………………………….. Giảng viên phụ trách: ……………………………………………………………………………………. Sinh viên kí tên Phiếu này bằng 1/2 tờ giấy A4 để rời và đặt sau bìa 1 – trên trang đầu tiên của tiểu luận; hoặc giữa giấy bóng kính (nếu có) với bìa 1
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................1 2. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................2 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài...........................................................2 B. NỘI DUNG...................................................................................................3 1. Khái niệm và phân loại giao dịch dân sự..................................................3 1.1. Khái niệm và dấu hiệu của giao dịch dân sự......................................3 1.2. Phân loại giao dịch dân sự..................................................................4 2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự..............................................5 2.1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.................................................................6 2.2. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội..…............................................................................................................9 2.3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. ..............................10 2.4. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.……11 3. Thực trạng pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự..........................................................................13
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự…… .........................................................................................................13 3.2. Một số kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự...................................................................................................16 C. KẾT LUẬN ................................................................................................18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................20
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, khi lực lượng lao động càng phát triển và sự phân công lao động mang tính chuyên nghiệp, chuyên môn hoá, lao động có kỹ thuật, khoa học và công nghệ ngày càng được coi trọng trong kinh doanh, sản xuất, làm dịch vụ thì của cải xã hội ngày càng được tạo ra nhiều hơn, phong phú hơn và hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm ngày càng được coi trọng hơn. Khi nền sản xuất phát triển thì quan hệ tài sản trong xã hội cũng phát triển theo về quy mô cũng như giá trị tài sản và giao dịch dân sự giúp các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình đồng thời giao dịch dân sự còn là phương tiện pháp lý để các chủ thể ập các quan hệ về tài sản và nhân thân. Do đó, việc làm rõ những vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự luôn là nội dung then chốt, góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi của luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều giao dịch bị vô hiệu do các chủ thể chưa hiểu rõ các quy định cũng như điều kiện để tạo lập một giao dịch cũng như là các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực. Bằng các kiến thức đã học và tìm đọc tài liệu, em xin được chọn đề bài chủ đề số 03: “Phân tích quy định của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và cho ví dụ minh họa” làm đề tài cho bài tập lớn môn Luật dân sự của mình. 2. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: bài viết nhằm mục đích hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản nhất về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, làm sơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan, Đồng thời, bài viết còn nhằm mục đích phân tích, đánh giá và cho ví dụ cụ thể ở từng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. - Nhiệm vụ nghiên cứu: do giới hạn của bài viết nằm trong chương trình học nên sinh viên không có tham vọng chỉ ra các vất đề bất cập
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 cụ thể và đưa ra các kiến nghị hoàn hiện có thể giải quyết được mọi vấn đề trong quy định pháp luật về giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Để thực hiện được các mục đích nêu trên, bài viết sẽ tập trung làm rõ các vấn đề: Chỉ ra và phân tích các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, đồng thời chỉ ra các ví dụ cụ thể. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật trong Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự 2015 - Về thời gian: Bài viết nghiên cứu các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lenin, trong quá trình nghiên cứu và làm bài, sinh viên có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự - Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát các quy định cảu pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. Việc nghiên cứu chủ đề bài tập lớn này sẽ làm rõ những vấn đề cư bản liên quan đến điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, làm rõ một số vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như khái niệm, đặc điểm, cơ
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 sở ghi nhận các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Từ đó phân tích và đưa ra các ví dụ cụ thể. B. NỘI DUNG 1. Khái niệm và phân loại giao dịch dân sự 1.1. Khái niệm và dấu hiệu của giao dịch dân sự 1.1.1. Khái niệm Theo quy định tại Điều 116 BLDS năm 2015: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” “Từ quy định này ta thấy giao dịch dân sự được xác định là kết quả của việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương - một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.” 1.1.2. Dấu hiệu Được hình thành từ hành vi của con người: “Nếu các quan hệ pháp luật dân sự nói chung có thể hình thành từ nhiều căn cứ khác nhau thì giao dịch dân sự chỉ có thể hình thành từ hành vi của con người. Vì vậy, nếu giao dịch dân sự hình thành từ hành vi hợp pháp thì giao dịch đó có hiệu lực (khi đã đáp ứng đủ các điều kiện) nhằm làm phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định: Hậu quả pháp lý mà người xác lập và tham gia giao dịch dân sự nhằm làm phát sinh có thể là xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự với nhau, có thể chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự đối với nhau, có thể là thay đổi quyền, nghĩa vụ”1 . 1 Phạm Văn Tuyết (2017) Hướng dẫn môn học luật dân sự- NXB Tư pháp [128,129]
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 Hướng tới một quan hệ dân sự với các chủ thể khác: Người xác lập giao dịch dân sự bao giờ cũng hướng tới việc hình thành một quan hệ dân sự giữa mình với một hoặc nhiều chủ thể khác và thông qua quan hệ dân sự đó để xác lập quyền, nghĩa vụ của các chủ thể. Là sự thể hiện ý chí của người xác lập giao dịch: Ý chí của con người bao giờ cũng được thể hiện thông qua hành vi, mặt khác, giao dịch dân sự bao giờ cũng hình thành từ hành vi của con người nên giao dịch dân sự bao giờ cũng là sự thể hiện ý chí của người xác lập giao dịch. “Trong giao dịch dân sự ý chí và sự thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch là vô cùng quan trọng. Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ. Ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này đều thông qua người đại diện. Người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện”2 1.2. Phân loại giao dịch dân sự Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt giao dịch dân sự thành hai loại là hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Thông 2 Trường Quân (2021), Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, bài viết đăng trên trang thông tin điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2021 Nguồn:https://dangcongsan.vn/ban-doc/luat-su-cua-ban/dieu-kien-de-giao-dich-dan-su-dat-hieu-luc-585699.html
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể như mua bán, cho thuê... nhưng cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia như tổ hợp tác, hộ gia đình.... Mỗi bên trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chi của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng. Hành vi pháp lý đơn phương Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Không phải hành vi pháp lý đơn phương nào cũng là giao dịch dân sự. Thông thường, hành vi pháp lí đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất (lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế). Có thể có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên của giao dịch (hai cá nhân, tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng...). Trong nhiều trường hợp hành vi pháp lí đơn phương chi phát sinh hậu quả pháp lí khi có những người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa ra.”3 Giao dịch dân sự có điều kiện Giao dịch có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch phát sinh hoặc hủy bỏ.Giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện huỷ bỏ. Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện huỷ bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị huỷ bỏ. 2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Giao dịch dân sự được xác lập thoả mãn các điều kiện pháp luật quy định nhằm tuân theo các quy định của pháp luật về giao dịch, đồng thời bảo vệ quyền 3 Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1 NXB Công an nhân dân trng 139
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 và lợi ích hợp pháp của chủ thể không bị xâm phạm. Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo 2 khoản: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Dựa vào căn cứ pháp lý ở trên, có thể hiểu các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 BLDS 2015 gồm: 2.1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể của giao dịch là những người tham gia giao dịch là cá nhân, pháp nhân *Cá nhân: Cá nhân tham gia giao dịch dân sự phải là người đã thành niên, người không bị mất năng lực hành vi dân sự, không phải là người có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi, không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi thì có quyền xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ do mình xác lập. “Những giao dịch dân sự do những người này xác lập có hiệu lực pháp luật. Những cá nhân chưa thành niên, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 đồng ý” (khoản 1 Điều 125 BLDS 2015). Tuy nhiên có những trường hợp cá biệt ngay tại khoản 2 của Điều 125 thì giao dịch do những người nói trên vẫn được xác lập trong một số trường hợp cụ thể, được hiểu là: “Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi không được phép xác lập giao dịch dân sự. Mọi giao dịch dân sự của những người này đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”4 . Việc xác định nhu cầu cần thiết của cá nhân dưới 6 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự tham gia vào các giao dịch đó là cần thiết. “Những nhu cầu phù hợp với nhận thức của những cá nhân này là vui chơi, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tinh thần trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, biểu diễn; nhu cầu về thực phẩm, nước giải khát… thì những giao dịch này vẫn có hiệu lực và người đại diện cho họ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những giao dịch đó. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cuộc sống. giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của những đối tượng nói trên và là một quy định mang tính cải cách tư duy và quan điểm lập pháp ở Việt Nam”5 . Ngoài ra, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, khi xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Ví dụ: lập di chúc phải được 4 Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1 NXB Công an nhân dân [trg140 - 141] 5 Trường Quân (2021), Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, bài viết đăng trên trang thông tin điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2021 Nguồn:https://dangcongsan.vn/ban-doc/luat-su-cua-ban/dieu-kien-de-giao-dich-dan-su-dat-hieu-luc-585699.html
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp họ bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền xác lập mọi giao dịch dân sự. Ví dụ về giao dịch dân sự có chủ thể là cá nhân: Chị A (31 tuổi) bị tâm thần sau một vụ tai nạn xe hơi, đã được xác nhận mất năng lực hành vi vào tháng 8-2010. Bà B là hàng xóm của chị A khi biết được điều này đã lợi dụng và dụ dỗ chị A ký vào hợp đồng bán lại căn nhà 4 tầng 8m mặt đường mà chị A sở hữu với giá rất rẻ. Biết được sự việc, chồng và gia đình chị A đến nói chuyện với bà B nhưng bà B không hủy hợp đồng mà còn cãi là đã ký rồi thì sẽ bắt buộc phải thực hiện theo. Trong trường hợp này, hợp đồng xác lập bởi bà B và chị A là vô hiệu mặc dù có chữ ký của chủ sở hữu là chị A nhưng vì chị A mất năng lực hành vi dân sự cho nên quyền sở hữu căn nhà đó vẫn thuộc về chị A. *Pháp nhân: “Pháp nhân chỉ được tham gia vào các giao dịch dân sự phù hợp với quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó”6 . Chủ thể này tham gia vào giao dịch dân sự thông quá người đại diện của họ (đại diện theo pháp luật, theo ủy quyền). Người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh người được đại diện. Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân. Người đại diện xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thể đó được điều lệ hoặc pháp luật quy định. Ví dụ về giao dịch dân sự có chủ thể là pháp nhân: Ông A và ông B lần lượt là giám đốc và phó giám đốc của công ty TNHH X. Trong điều lệ của công ty có ghi rõ rằng, đối với những hợp đồng có giá trị dưới 5 tỷ vnđ thì ông B sẽ thay mặt công ty để ký còn đối với các hợp đồng có 6 Phạm Văn Tuyết (2017) Hướng dẫn môn học luật dân sự- NXB Tư pháp [130]
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 giá trị từ đủ 5 tỷ vnđ trở lên thì ông A sẽ là người ký. Trong một vụ làm ăn với giá trị hợp đồng là 4 tỷ 950 triệu vnđ, ông B đã là người ký kết hợp đồng này, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình là ký hợp đồng dưới 5 tỷ đồng nên hợp đồng này đã có hiệu lực. 2.2. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Theo điều kiện này thì để giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực, các bên không được thỏa thuận để thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm hoặc trái với những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung. Chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm, đúng chuẩn mực đạo đức thì mới được phép thực hiện. Những giao dịch nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái đạo đức thì sẽ không làm phát sinh hiệu lực. Mục đích của giao dịch dân sự là yếu tố thuộc về bản chất chứ không phụ thuộc vào mục đích tham gia giao dịch của các chủ thể. Điều đó có nghĩa là, mục đích của giao dịch dân sự - yếu tố thuộc về bản chất của và mục đích của chủ thể xác lập giao dịch - mong muốn của chủ thể khi xác lập giao dịch là hai yếu tố khác biệt nhau. Ví dụ, hợp đồng mua bản là hợp đồng được xác lập nhằm hướng tới mục đích chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên bản sang cho bên mua, và đó chính là bản chất của hợp đồng mua tài sản và là yếu tố bất biến. Song, các bên giao kết hợp đồng mua bán tài sản có thể không muốn được sở hữu tài sản hoặc được chuyển quyền sở hữu tài sản mà vì một mong muốn nào đó như tẩu tán tài sản. Đây chính là động cơ khiển cho các chủ thể tham gia giao kết vào một hợp đồng nhất định. Tuy nhiên, BLDS chỉ hướng tới việc ghi nhận điều kiện về mục đích xác lập giao dịch chứ không điều chỉnh động cơ xác lập giao dịch Dựa vào mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích và nội dung giao dịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhằm đạt được mục đích nhất định. Muốn đạt được những mục đích đó thì họ phải cam kết, thỏa thuận về nội dung và những thỏa thuận cam kết đó của họ là để đạt được mục đích. Ví dụ: A là quân nhân tiếp nhận việc canh giữ kho vũ khí quân dụng đã lén lút lấy trộm súng và đạn dược tuồn ra ngoài bán lại cho B. Mục đích của A là bán số đồ này cho B để lấy tiền gửi về cho gia đình còn B thì muốn có số vũ khí này để bán ra chợ đen kiếm tiền đồng thời giữ lại bên mình để phòng vệ. Tuy nhiên giao dịch này là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật cả về nội dung và hình thức, cụ thể là vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 304 BLHS 2015. 2.3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Về lý luận, lợi ích được coi là tiền để, là động lực khiến cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ dân sự nói riêng. Bất cứ chủ thể nào khi tham gia xác lập giao dịch dân sự đều tim kiếm cho mình những lợi ích có thể là về vật chất hoặc về tinh thần. Để đạt được lợi ích mong muốn, chủ thể phải có đủ điều kiện để bày tỏ ý chí của mình ra bên ngoài. Mọi sự ngăn căn chủ thể bày tỏ ý chí và mọi sự tác động khiến cho chủ thể phải lựa chọn xác lập giao dịch dân sự không phù hợp với mong muốn của mình đều có thể khiến cho chủ thể bị mất đi hoặc không đạt được lợi ích mong muốn. Khi đó, giao dịch dân sự không còn được coi là một hoạt động hữu hiệu để chủ thể tìm kiếm và thoả mãn các nhu cầu của mình mà lại trở thành rào cản cho việc đạt được lợi ích. Chính vì vậy, sự tự nguyện về mặt ý chí phải được coi là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự phải được thiết lập trên cơ sở tự do, tự nguyện của các bên chủ thể. Vì vậy, giao dịch dân sự nếu không có tính tự nguyện của người tham
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 11 gia giao dịch đó thì sẽ không có hiệu lực. Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên tự nguyện bao gồm các yếu tố là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí thì không phải là tự nguyện, nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện. Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lý đơn phương) hoặc sự tự nguyện của các bên trong quan hệ dân sự (hợp đồng) là một trong các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 3 BLDS 2015. Giao dịch dân sự bị coi là thiếu tính tự nguyện của người tham gia nếu giao dịch đó được xác lập là bị đe dọa, bị lừa dối, bị nhầm lẫn, giả tạo. Chủ thể tham gia giao dịch tự mình lựa chọn đối tượng của giao dịch, lựa chọn giá cả, thời gian, địa điểm và các sự lựa chọn khác trong việc xác lập giao dịch dân sự. Mọi áp đặt ý chí với chủ thể đều là nguyên nhân dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu Ví dụ: Ông A lập di chúc để chia tài sản của mình cho các con, tuy nhiên trước khi lập ông có hỏi qua ý kiến của cả gia đình và người con cả có ý kiến rằng vì mình là con cả, đã chịu nhiều cực khổ hơn những người khác nên yêu cầu ông A chia cho mình nhiều hơn phần của những người khác và có đe dọa rằng nếu không chia theo thì sẽ tự sát. Ông A vì lo sợ người con làm càn nên đã lập di chúc theo lời của người con cả. Bản di chúc này sẽ không có hiệu lực vì đã vi phạm tính tự nguyện của chủ thể, ông A trong trường hợp này đã bị người con cả áp đặt ý chí. 2.4. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật. “Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự, nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra”7 . Người xác lập giao dịch có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch đó: bằng 7 Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, NXB Công an nhân dân [trg144]
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 12 lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể. chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức, buộc các chủ thể phải thực hiện như: yêu cầu phải lập thành văn bản, phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký, xin phép. (khoản 2 Điều 117 và khoản 2 Điều 119 BLDS năm 2015) Về hình thức bằng lời nói: Đây là hình thức phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù độ xác thực của hình thức này là thấp nhất. Giao dịch bằng lời nói thường được sử dụng đối với các loại giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó như mua bán trao tay hoặc giữa các chủ thể thân tín với nhau. tuy nhiên cũng có các giao dịch bằng hình thức lời nói phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì mới có hiệu lực, ví dụ như di chúc miệng. Về hình thức văn bản gồm có văn bản thường và văn bản có công chứng, chứng thực của ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền. Văn bản thường: văn bản thường được áp dụng trong các trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch phải thể hiện bằng văn bản. Nội dung giao dịch phải có chữ ký của hai bên chủ thể. Đây là chứng cứ xác định chủ thể đã tham gia vào giao dịch dân sự rõ ràng hơn so với hình thức bằng lời nói Văn bản có công chứng, chứng thực: được áp dụng trong các trường hợp luật định giao dịch dân sự bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc các bên có thỏa thuận phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó như mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất. Với hình thức giao dịch bằng hành vi: giao dịch dân sự có thể được xác lập thông qua các hành vi nhất định theo quy ước từ trước như mua bánh ở máy bán hàng tự động, gọi điện ở boot điện thoại công cộng... đây là hình thức giản tiện nhất vì không cần có sự xuất hiện đầy đủ của hai bên chủ thể. hình thức này đang ngày càng phổ biến chủ yếu là ở các nước có nền công nghiệp tự động hóa hiện đại.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Ví dụ về hình thức của giao dịch dân sự: A góp vốn vào công ty của B bằng cách chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho B. Tuy nhiên hợp đồng này chỉ có chữ ký của hai bên chứ không có công chứng, chứng thực và chưa có đăng ký vào sổ địa chính tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này” nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này vi phạm điều kiện về hình thức, không được công chứng, chứng thực thì vô hiệu (trừ trường hợp đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ và được áp dụng quy định tại Điều 129 của BLDS 2015). Tuy nhiên quy định về hình thức của giao dịch dân sự không rõ ràng, là cơ hội cho những chủ thể không trung thực lạm dụng, vì vậy khoản 2 Điều 117 là một quy định không cứng nhắc và không coi là điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực. Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một thể thống nhất trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, xét một giao dịch phải đặt nó trong tổng thể mối quan hệ biện chứng này. 3. Thực trạng pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 3.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự BLDS 2015 đã ra đời và có hiệu lực thi hành được một khoảng thời gian đủ dài để ta có thể thấy và đánh giá được các ưu, nhược điểm của nó, đặc biệt trong bài viết này, là các ưu, nhược điểm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. BLDS 2015 đã có những quy định cụ thể, chi tiết và được coi là khá phù hợp với thực tiễn áp dụng, tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn đọng một số điểm chưa thực sự phù hợp:
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Thứ nhất, điều kiện về năng lực chủ thể. Quy định liên quan đến điều kiện về năng lực chủ thể đưuọc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 chưa thực sự rõ ràng nên có thể dẫn đến hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất, chủ thể của giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, Cách hiểu thứ hai, chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, thoả thuận và xác lập giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. “Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, cá nhân là người đủ 18 tuổi nhưng lại mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, nhưng không bị toả án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, thi về nguyên tắc cá nhân này vẫn được xác định là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Song thực tế, khi cả nhân này xác lập, thực hiện gia dịch dân sự, hay cụ thể là hợp đồng thì sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người thân thích. Đây là một vấn đề không xảy ra nhiều trên thực tế nhưng nếu xảy ra sẽ khó có thể giải quyết một cách triệt để khi về mặt pháp lý cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, còn về thực tế lại có thể không có bất cứ khả năng nhân thức nào Thứ hai, điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể. BLDS 2015 vẫn chưa có quy định nhằm định nghĩa về tự nguyện, đồng thời cũng chưa có quy định nhằm xác định cụ thể những trưởng hợp nào việc giao dịch dân sự bị coi là vi phạm sự tự nguyên”8 . Chính vì thế, việc xác định các điều kiện để được coi là tư nguyện và các trường hợp bị coi là vi phạm sự tự nguyện khi xác lập giao dịch dân sự vẫn chỉ tồn tại trong khoa học pháp lý. Hiện nay vẫn đang tồn tại những quan điểm mâu thuẫn nhau liên quan đến việc xác định các trường hợp bị coi là vì phạm sự tư nguyện trong giao dịch dân sự. Thứ ba, về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mặc dù BLDS 2015 đã có quy định 8 Trịnh Thị Hòa (2017), Giao dịch dân sự ô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, luận văn thạc sỹ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Nguyễn Minh Tuấn hướng dẫn, 2017
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 15 nhằm khai quát điều cấm của luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định có liên quan cho thấy, chỉ có điều cấm của luật mới bảo đảm sự rõ ràng khi áp dụng bởi vì điều cấm luôn được luật quy định, nên chỉ cần xem xét quy định đối với trường hợp cụ thể để áp dụng. Song việc xác định mục đích và nội dung của giao dịch dấn sự trái đạo đức xã hội là việc không đơn giản và thậm chí là khó khăn, dễ dẫn đến sự tuỳ tiện trong áp dụng. Hiện tại, BLDS và các luật có liên quan không chỉ ra cụ thể các trường hợp bị coi là trái đạo đức xã hội nên để xác định điều này cần phải căn cứ vào việc xác minh ở địa phương nơi diễn ra việc xác lập giao dịch dân sự. Điều này là hết sức khó khăn và dễ xảy ra các mâu thuẫn trong việc xác định, bởi quan niệm về đạo đức ở mỗi địa phương khác nhau lại có thể khác nhau. Thứ tư, “điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự. Hiện nay còn tồn tại sự mâu thuẫn giữa các quy định về hình thức của giao dịch dân sự, đặc biệt và cụ thể là hợp đồng trong BLDS và các luật chuyên ngành. Ví dụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật công chứng năm 2014, thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất sẽ có hiệu lực tại thời điểm được công chúng, nhưng theo quy định tại Điều 503 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai”9 . Như vậy, đã có sự khác biệt giữa Luật công chúng với BLDS và Luật đất đai về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Theo quy định của Luật công chứng thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ cần được công chứng là đủ điều kiện có hiệu lực, song BLDS và Luật đất đai lại yêu cầu phải đăng ký sau khi đã công chứng hoặc chứng thực. Sự mâu thuẫn này tồn tại từ lâu nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được giải quyết Điểu này ít gây khó khăn trong quá trình áp dụng nhưng lại khiến cho các quy định của các luật triệt tiêu nhau. Rõ ràng, đối chiếu với ví dụ ở trên thì quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật công chứng năm 2014 không có 9 Nguyễn Văn Cừ- Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nxb Công an nhân dân, Hà Nội,2017
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 16 giá trị đối với các hợp đồng chuyển quyển sử dụng đất. BLDS 2015 quy định về điều kiện bắt buộc về hình thức đó là ghi nhận các trường hợp hợp đồng vi phạm quy định bắt buộc về hình thức vẫn không bị vô hiệu ở Điều 129. Theo đó, nếu ít nhất một bên đã thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ từ hợp đồng thì hợp đồng không bị vô hiệu. Tuy nhiên, cách xác định hai phần ba này còn chưa rõ ràng, cụ thể. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản nào được ban hành mà có liên quan đến vấn đề này. Do đó, việc áp dụng quy định này vào thực tiễn cũng không hề dễ dàng. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 129 còn xác quy định “trường hợp giao dịch được xác lập theo quy định bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật” nhưng cho đến nay cũng chưa có văn bản luật nào đưa ra quy định về hình thức văn bản của hợp đồng, nên việc xác định văn bản đó có đúng quy định của luật hay không cũng là vấn đề khó khăn, thậm chí là không có tính thực tiễn. 3.2. Một số kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Thứ nhất, đối với điều kiện về chủ thể, cho dù chủ thể trực tiếp hoặc không trực tiếp giao kết thì cũng đều phải có đủ điều kiện về năng lực pháp luật - tức là có quyền trực tiếp xác lập hợp đồng hoặc có quyền đại diện cho người khác trong việc xác lập hợp đồng. Theo quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân hoàn toàn có thể xác định được người trực tiếp xác lập giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp. Song, cách quy định “chủ thể có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập” là chủ thể của giao dịch dân sự hay người trực tiếp xác lập giao dịch dân sự. Bởi thực tế, có thể người trực tiếp xác lập hợp đồng cũng chính là chủ thể của hợp đồng hoặc có thể là hai người khác nhau. Để bảo đảm sự thống nhất các cách hiểu về điều kiện này, kiến nghị sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “Chủ thể xác lập giao dịch có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập”.
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 17 “Thứ hai, pháp luật hiện hành cần có những quy định cụ thể về định nghĩa thế nào là tự nguyện và phải xác định các trường hợp bị coi là không có sự tự nguyện khi xác lập giao dịch dân sự Thứ ba, đối với điều kiện về nội dung của giao dịch dân sự không được vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội, như đã phân tích ở trên thì việc xác định quy chuẩn đạo đức chung là một việc không dễ dàng, do vậy, thiết nghĩ rằng việc luật hóa các trường hợp bị coi là vi phạm đạo đức xã hội là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, đạo đức xã hội phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của cộng đồng xã hội tại đại phương nơi xác lập giao dịch dân sự. Thứ tư, điều kiện về hình thức của hợp đồng. chính vì có sự mâu thuẫn giữa các đạo luật như đã phân tích ở trên nên việc các nhà làm luật quy định lại và thống nhất các điều khaorn này là hoàn toàn cần thiết. Đồng thời, về quy định hai phần ba nghĩa vụ hợp đồng và giao dịch được xác lập theo quy định bằng văn bản nhưng avwn bản không đúng quy định của luật (tại khoản 1 Điều 129) cũng là các hạt sạn cần được làm mịn. thiết nghĩ, đối với trường hợp này thì phương pháp tối ưu nhất chính là các nhà làm luật cần giải thích rõ hoặc đưa ra cách xác định hai phần ba nghĩa vụ từ giao dịch, đồng thời cũng cần có quy định cụ thể liên quan đến hìn thức chuẩn của văn bản hợp đồng.” Vấn đề hình thức chuẩn cũng có thể giải quyết theo hướng sửa quy định tại khoản 1 Điều 129 thành “giao dịch dân sự được xác lập không tuân theo quy định bắt buộc bằng văn bản”.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 18 C. KẾT LUẬN Qua những phân tích và ví dụ tình huống cụ thể ở trên đã phần nào chứng minh được tầm quan trọng cũng như những nội dung, thể hiện được phần nào đó bản chất của những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà BLDS 2015 đã quy định. Có thể thấy, quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là quy định có vai trò quan trọng trong việc hiện thực hoả các thoả thuận của các bên chủ thể trên thực tiễn. Điều này là bởi sự thoả thuận của các bên chỉ được cụ thể hoả khi các bên thực hiện các quyển và nghĩa vụ phát sinh từ thoả thuận đó. Trong khi đó, điều kiện tiên quyết để thực hiện thoả thuận này đó chính là việc thoả thuận đó đã có hiệu lực pháp luật hay chưa. Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được ghi nhận ngay từ khi pháp luật về giao dịch dân sự hiện trong lịch sử loài người. Ở Việt Nam, mỗi thời kỳ khác nhau, khi các quy định mới được thông qua, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đều có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, những sửa đổi này cũng có những điểm tiến bộ, nhưng cũng có những sự hạn chế mà vô tính trở thành rào cản cho việc thực thi pháp luật về giao dịch dân sự trên thực tế. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu về giao dịch dân sự nói chung, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói riêng, nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định này. Tổng kết lại, trong bài viết của mình, em đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến giao dịch dân sự và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trong đó, chỉ ra được khái niệm giao dịch dân sự, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Những vấn đề lý luận trên cơ sở quy định của pháp luật là tiền đề cho sự phân tích, nghiên cứu và đánh giá, từ đó chỉ ra được một số bất cập còn tồn tại. Từ những phân tích, đánh giá đó, em đã mạo muộn đưa ra những ý kiến đóng góp nhỏ bé có giá trị tham khảo cho quá trình hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về giao dịch dân sự nói riêng Từ những điều kiện của giao dịch dân sự này sẽ giúp chúng ta xác định được
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 19 hiệu lực pháp lý của các giao dịch, giao dịch nào có hiệu lực, giao dịch nào vô hiệu từ đó tránh được các hậu quả pháp lý và hủy đi được những giao dịch sai phạm, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; giúp cho pháp luật công bằng, xã hội bình đẳng, trong sạch, văn minh.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự 2015 2. Luật Đất đai 2013 3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2017 (tái bản có chỉnh sửa). 4. Phạm Văn Tuyết, Mục 6: Giao dịch dân sự [trang 129-132], Hướng dẫn học phần luật dân sự: học phần 1, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2017 5. Nguyễn Văn Cừ- Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nxb Công an nhân dân, Hà Nội,2017 6. Trịnh Thị Hòa (2017), Giao dịch dân sự ô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, luận văn thạc sỹ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Nguyễn Minh Tuấn hướng dẫn, 2017 7. Trường Quân (2021), Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, bài viết đăng trên trang thông tin điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2021 8. https://moj.gov.vn/ 9. https://thongtinphapluatdansu.edu.vnc/ 10.https://dangcongsan.vn/
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 21 PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN Điểm, Chữ kí (Ghi rõ họ tên) của cán bộ chấm thi Điểm thống nhất của bài thi Chữ kí xác nhận của cán bộ nhận bài thi CB chấm thi số 1 CB chấm thi số 2 Bằng số Bằng chữ Trang này sinh viên đóng vào cuối tiểu luận/bài tập lớn (sau trang bìa sau)