SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP XÂM PHẠM
TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM VÀ UY TÍN THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo,Khoá Luận,
Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.573.149
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bốicảnh hiện nay, cuộc cáchmạng 4.0 đã và đang tác động đến các quốc
gia, chính phủ, doanh nghiệp và các cá nhân; tạo ra những sự thay đổi đáng kể trong
cách chúng ta sống, làm việc, sản xuất và sinh hoạt. Hòa chung với xu thế hội nhập
của thế giới, cuộc cách mạng này đang đem lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội và
thách thức. Việc tiếp cận những thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ
đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đi cùng với sự phát triển kinh tế đó,
những giá trị nhân thân luôn là vấn đề được đặt ra. Tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm và uy tín là những giá trị nhân thân quý giá nhất của mỗi người nhưng
luôn đứng trước nguy cơ bị xâm phạm từ xưa đến nay. Trong bối cảnh mới, bộ luật
hình sự2015 sửa đổi bổ sung 2017 mới thi hành và các văn bản pháp luật hình sự có
tác động như thế nào, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm và uy tín được thể hiện như thế nào,… Điều này đã đặt ra yêu cầu nghiên
cứu về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm và uy tín theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Từtrước đến nay đã có khá nhiều côngtrình, bàiviết nghiên cứu về trách nhiệm
pháp lý có thể kể đến như:
Luận án tiến sĩ:“Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt
Nam hiện nay”, Lê Thị Tuyết Hà, 2016
Luận văn thạc sĩ:“Tráchnhiệm pháp lý của đốitượng nộp thuế đốivới các hành
vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, Đào Thịnh Vinh,
2010
Bài viết: “Vấn đềlý luận về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý trong quy
định của pháp luật Việt Nam”, Huỳnh Thị Sinh Hiền, 2013
Nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và nhóm tội phạm này có các bài viết sau:
Luận văn thạc sĩ: “Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm
hình sự”, Lê Thị Thu Hiền, 2009
Luận văn thạc sĩ: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình
sự Việt Nam”, Vương Đức Tho, 2016
Luận văn thạc sĩ:“Nguyên tắc bảo hộ tínhmạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
tài sản của công dân trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Lê Thị Lan, 2012
Nhìn chung các tài liệu, bài viết nghiên cứu nói trên đều viết trên cơ sở Bộ luật
hình sự cũ. Bên cạnh đó, cũng không nhiều bài nghiên cứu về trách nhiệm hình sự
trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín
theo pháp luật hình sự Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trách
nhiệm pháp lý và trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín theo quy định của pháp luật hình sự tại Việt
Nam, tìm hiểu thực trạng hiện nay về việc áp dụng pháp luật, chỉ ra vướng mắc còn
tồn tại, từ đó đề xuất một số kiến nghị để khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi: Đề tài nghiên cứu tại Việt Nam
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật hiện nay với trước đây, giữa
các quy định pháp luật với tình huống thực tế.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích phản ảnh các vụ việc trong thực tiễn cuộc sống,
việc xét xử áp dụng quy định của trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín theo quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam
5. Kết cấu
Đề tài gồm hai chương
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về trách nhiệm hình sự trong các
trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín
Chương 2. Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm và uy tín
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về trách nhiệm hình sự trong
các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín
1.1. Lý luận chung về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín
1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm hình sự
Pháp luật được đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo hành lang pháp
lý cho hoạt độngcủa các chủ thể, bảo vệ quyền, lợi íchcủa các chủ thể tham gia quan
hệ pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều lý do, hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra, khi đó,
chủ thể của hành vi phải chịu trách nhiệm pháp lý. Hay nói cách khác, lý do tồn tại
của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Nếu không có vi phạm pháp luật thì
không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải
gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi được pháp luật quy định trong chế tài của
quy phạm pháp luật khi chủ thể vi phạm pháp luật. Trách nhiệm hình sự là một trong
bốn loại trách nhiệm pháp lý. “Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý
nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện hành vi phạm
tội”1. Hành vi đó gây ra hoặc đe dọagây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự có thể phải gánh chịu các
biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân, tử
hình.
Từ khái niệm trên rút ra một số đặc điểm của trách nhiệm hình sự như sau:
- Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực thực hiện hành vi phạm
tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi người thực hiện hành vi thực hiện hành vi mà pháp
luật hình sựcấm (giết người, xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác) hoặc không
thực hiện hành vi mà pháp luật hình sự không yêu cầu thực hiện (không cứu giúp
1 Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần hình sự), NXB Công án nhân dân, 1999, tr.21
người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,…), gây ra hoặc đe dọagây
ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- Biểu hiện cụthể của trách nhiệm hình sự là hình phạt. Hình phạt bao gồm hình
phạt chính và hình phạt bổ sung. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “đối với
mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp
dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”.2
- Đây là trách nhiệm mà người phạm tội phải gánh chịu với Nhà nước, được xác
định sau khi trải qua trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật được cơ quan tiến
hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện. TNHS phải được phản ánh trong bản án
hoặc quyết định của tòa án.
Khi tội phạm xảy ra nhưng chưa bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện nhưng chưa
tìm được người phạm tội thì quan hệ hình sự vẫn chưa phát sinh và tồn tại. Những
quan hệ này sẽ được thực hiện khi và chỉ khi cơ quan điều tra phát hiện được tội
phạm và người phạm tội.
1.1.2. Khái niệm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe
Để tìm hiểu về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín, trước hết cần tìm hiểu khái niệm về xâm
phạm tính mạng, sức khỏe.
Tính mạng conngười, theo giải thích của Từ điển Tiếng Việt là mạng sống của
con người3. Theo đó, xâm phạm tính mạng con người được hiểu là xâm phạm cuộc
sống của conngười, làm cho người bị xâm phạm không thể tiếp tục sống. Chiều dài
của cuộc sống thông thường được tính từ thời điểm con người được sinh ra cho đến
lúc chết đi một cách tự nhiên nên các hành vi gây nên cái chết cho một người đều
phạm tội xâm phạm tính mạng con người. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của tính
mạng, pháp luật hình sự đã quy định một số trường hợp chưa xâm phạm tính mạng
2 Khoản 3 ĐIều 32 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
3 Từ điển Tiếng Việt NBX Hồng Đức, 2015, tr195
con người, nhưng có hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng con người cũng phải chịu
trách nhiệm pháp lý.
Sức khỏe của con người, theo giải thích của Từ điển bách khoa Việt Nam, “là
trạng thái thoải mái, đầy đủ về vật chất, tâm thần mà không chỉ có nghĩa là không có
bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với biến đổi môi
trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có hiệu quả”.4 Xâm phạm
sức khỏe con người là gây nên mức độ thương tật hoặc làm mất khả năng lao động
trong một mức độ nhất định. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi, người gây
thương tíchcho người khác phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình
sự.
1.1.4. Khái niệm về xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín
Danh dự, nhân phẩm và uy tín là những yếu tố nhân thân, có tính chất phi tài
sản, gắn liền với mỗi cá nhân, thể hiện giá trị của mỗi cá nhân. Danh dự của con
người là phạm trù đạo đức, thể hiện lòng tôn trọng đốivới các tiêu chuẩn về hành vi,
đạo đức, ý thức bảo vệ và giữ gìn những phẩm chất mà bản thân mình lấy làm tự hao
và được người khác tôn trọng. Mất danh dự có nghĩa là mất sự tin yêu, mến phục của
người khác đối với người có danh tự thì đấy là tổn thất lớn nhất.5 Nhân phẩm của
conngười là phẩm chất và giá trị của conngười6. Uy tin là sự tín nhiệm và mến phục
của mọi người.
Theo Hiến pháp 2013, “mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được
pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đốixử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.7 Do đó, việc
4 Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, 1995, tr835
5 Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, 1995, tr647
6 Từ điển Tiếng Việt NBX Hồng Đức, 2015, tr647
7 Điều 19, 20 Hiến pháp 2013
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là vi
phạm pháp luật và phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự
trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và
uy tín
Theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín được quy định tại Bộ luật hình
sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Chương XIV của Bộ luật này xác định những hành
vi bị coilà vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người cũng như quy định về hình phạt cho phép áp dụng đối với người có hành vi
đó. Các tội phạm có thể thuộc 1 trong 4 trường hợp sau:
- “Tộiphạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy
là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đốivới
tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
- Tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.8
Điều 32 Bộ luật hình sự2015, sửađổi bổ sung 2017 quy định các hình phạt như
sau:
8 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
“Hình phạt chính bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Trục xuất;
- Tù có thời hạn;
- Tù chung thân;
- Tử hình.
Hình phạt bổ sung bao gồm:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Cấm cư trú;
- Quản chế;
- Tước một số quyền công dân;
- Tịch thu tài sản;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đốivới mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có
thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”.9
1.2.1. Trách nhiệm hình sự về xâm phạm tính mạng, sức khỏe
1.2.1.1. Trách nhiệm hình sự về xâm phạm tính mạng
Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính
mạng là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Theo triết học
Mác - Lenin, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển, do đó, khi
quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng bị xâm phạm, mục tiêu và
động lực của sự phát triển sẽ không đạt được. Bên cạnh đó, con người là chủ thể
9 Điều 32 Bộ luậthình sự 2015, sửa đổi bổ sung2017
không thể thiếu của quan hệ xã hội. Khi tính mạng của con người bị xâm phạm, các
quan hệ xã hội không thể hình thành và phát triển. Khi không tồn tại quan hệ xã hội,
nhà nước, chính trị, kinh tế, xã hội cũng không xuất hiện. Do đó, quyền sống, quyền
được tôn trọng và bảo vệ tính mạng là một trong những quyền quan trọng nhất trong
quyền con người, được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế bảo vệ. “Chính vì ý
nghĩa đó, trong các bộ luật hình sự từ năm 1985 đến nay, ngay sau các tội xâm phạm
an ninh quốc gia, nhà làm luật đều đãquy định các tội về xâm phạm tính mạng. Điều
này càng khẳng định, quyền sống, quyền được tôntrọng và bảo vệ tính mạng của con
người thật sự thiêng liêng, cao quý, cần được bảo vệ một cách tuyệt đối. Bất cứ ai
xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của conngười đều
phải bị trừng trị nghiêm khắc”.10 Hình phạt chính được quy định cho các tội xâm
phạm tính mạng có nhiều mức độ khác nhau. Hình phạt thấp nhất là cảnh cáo và cao
nhất là tử hình. Hình phạt bổ sung cho các tội này có thể là bị cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01
năm đến 05 năm. Theo Bộ luật hình sự hiện hành có 11 tội thuộc nhóm này. Đó là
các tội:
- Tội giết người (Điều 123)
Có 2 khung hình phát đối với tội này:
Khung hình phạt cơ bản, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, được áp dụng trong
trường hợp giết người không có tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 1 Điều
này.
Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình được áp dụng trong các trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng sau:
a) Giết 02 người trở lên;
10 Bình luận tội giết người - Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, https://www.tracuuphapluat.info/2018/08/binh-luan-toi-
giet-nguoi-dieu-123-blhs.html
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
Đây là trường hợp nạn nhân bị giết là người đang mang thai và người giết người
khi thực hiện hành vi cũng biết rõ điều này. Hành vi này thể hiện sự vô nhân đạo cao
độ, không chỉ có hành vi tước đoạt đi mạng sống của người mẹ mà còn xâm phạm
đến sự sống của đứa con trong bụng mẹ trong tương lai.
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
Công vụ được hiểu là những công việc vì lợi ích chung mà thực hiện công việc
đó, đòi hỏi người thi hành phải có những quyền hành nhất định đối với những công
dân khác. Hành vi này không chỉ xâm phạm tính mạng conngười mà cònxâm phạm
nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung của xã hội, gây ảnh
hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an.
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
Nạn nhân trong trường hợp này là người có quan hệ ruột thịt, thân thiết với
người phạm tội. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm
trọng về mặt đạo đức, làm đảo lộn các giá trị xã hội, vi phạm đạo lý làm con, làm trò,
làm người được nuôi dưỡng.
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Đây là trường hợp giết người mà liền trước hoặc sau hành vi giết người, người
phạm tội đã phạm thêm một hoặc nhiều tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng. Việc liên tiếp phạm tội nguy hiểm chứng tỏ người phạm tội có ý thức phạm
tội sâu sắc, phản ánh khả năng cải tạo và giáo dục của người phạm tội.
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
Động cơ phạm tội trong trường hợp này là để thực hiện hoặc che giấu tội phạm
khác.
Giết người để thực hiện tội phạm khác là trường hợp sau khi giết nạn nhân,
người phạm tội thực hiện tội phạm khác. Tội phạm thực hiện sau có liên quan mật
thiết với tội phạm thực hiện trước. Giết người là tiền đề, là phương tiện tội phạm sau
có thể thực hiện được, hay nói cách khác, nếu không giết người thì tội phạm sau
không thực hiện được.
Giết người để che giấu tội phạm khác là trường hợp có ít nhất hai hành vi phạm
tội liên tiếp nhau, người phạm tội đã thực hiện tộiphạm khác trước khi giết nạn nhân
và người phạm tội giết nạn nhân để che giấu tội phạm đó. Thông thường sau khi
phạm một tội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội cho rằng chỉ có giết người thì tội
phạm mà mình thực hiện mới không bị phát hiện.
Trường hợp giết người này khác với trường hợp giết người mà liền trước đó
hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng ở chỗ sựliên quan giữa các tội phạm. Giết người để thực hiện hoặc che
giấu tội phạm khác chứng tỏ hai tội phạm này có mối liên hệ với nhau. Bên cạnh đó,
tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau khi giết nạn nhân không liên
quan đến Tội giết người và phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng.
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
Đây là trường hợp giết người với động cơ chiếm đoạt các bộ phận trên cơ thể
nạn nhân nhằm mục đíchsử dụng thay thế, trao đổi, mua bán, thể hiện sự íchkỷ của
người phạm tội, xâm phạm đến thân thể người khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá
nhân.
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
Người phạm tội đã thực hiện tội phạm một cách man rợ, khiến cho nạn nhân vô
cùng đau đớn trước khi chết như hành hạ, tra tấn hoặc gây cho người khác sự rùng
rợn khủng khiếp như chặt rời chân tay,…
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
Công cụ, phương tiện sử dụng trong trường hợp giết người này có khả năng làm
chết từ 02 người trở lên như sử dụng lựu đạn tại nơi công cộng, cho thuốc độc vào
nguồn nước, thể hiện sử tàn ác của hành vi phạm tội khi đe dọa đến tính mạng của
nhiều người.
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
Thuê giết người là trường hợp người phạm tội sử dụng lợi ích vật chất, tiền bạc
để người khác giết người mà mình muốn giết. Người được thuê là người trực tiếp
giết người trong trường hợp này.
Giết người thuê là người phạm tội là người được thuê thực hiện hành vi giết
người. Động cơ giết người trong trường hợp này là lợi ích vật chất mà người thuê
hứa hẹn sẽ trả cho người được thuê sau khi hoàn thành hành vi phạm tội.
n) Có tính chất côn đồ;
Giết người có tính chất côn đồ là trường hợp giết người không cần lý do hoặc
cố tình sử dụng những lý do rất nhỏ nhặt để giết người, thể hiện ý thức coi thường
pháp luật, coi thường tính mạng người khác và những quy tắc trong cuộc sống.
o) Có tổ chức;
Đây là trường hợp giết người có sựbàn bạc, lập kế hoạch, kết hợp chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện hành vi.
p) Tái phạm nguy hiểm;
Người phạm tội giết người bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng tái phạm
nguy hiểm nếu họ thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
Một là, đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi giết người.
Hai là, đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi giết người.
q) Vì động cơ đê hèn.
Động cơ đê hèn là động cơ phạm tội làm cho mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội tăng lên đáng kể so với những người hợp bình thường như giết vợ để đilấy
vợ khác,…
- Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124)
Hành vi phạm tội này có hai dạng: Một là giết con mới để trong 07 ngày tuổi.
Hai là vứt bỏ con mới đẻ trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết
Trường hợp giết người trên đây được coilà có tình tiết giảm nhẹ do ảnh hưởng
của tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh khách quan. Thực tế, người phụ nữ sau khi sinh
nở thường gặp nhiều vấn đề về tâm sinh lý, khả năng nhận thức và kiềm chế đều hạn
chế, do đó, có thể dẫn đến những hành vi như trên. Dù vậy, đây cũng là một tội phạm
được quy định trong bộ luật hình sự. Trách nhiệm pháp lý mà người mẹ phải gánh
chịu là cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt từ từ 03 tháng đến 03 năm.
- Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125)
Trạng thái tinh thần bị kíchđộngmạnh là tình trạng người phạm tộikhông hoàn
toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nguyên nhân của tình
trạng này là do hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối
với người thân của người phạm tội. Hành vi trái pháp luật của nạn nhân có thể là
hành vi cụ thể và tức thì hoặc cũng có thể là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra
lặp đi lặp lại trong thời gian dài, gây ức chế tâm lý cho người phạm tội hoặc người
thân của người phạm tội làm họ bịdồn nén về mặt tâm lý. Trước thời điểm phạm tội,
tinh thần của người phạm tội bị đẩy lên cao độ và lâm vào tình trạng tinh thần bịkích
động mạnh. Trường hợp giết người này được coi là có tình tiết giảm nhẹ, theo đó,
khung hình pháp ở mức thấp. Khung cơ bảnlà phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung
tăng nặng từ 03 năm tù đến 07 năm tù.
- Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126)
Trong trường hợp này, nạn nhân là người có hành vi xâm phạm lợi íchcủa Nhà
nước, của tập thể, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc
công dân khác. Người phạm tội có hành vi tước đoạt tính mạng nạn nhân trong khi
hành vi xâm phạm nói trên đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra tức khắc. Lỗi của nạn
nhân dẫn đến hành vi phạm tội của người phạm tội nên trách nhiệm hình sự được
giảm nhẹ hơn tội giết người. Khung hình phạt cơ bản củatội này là phạt cảitạo không
giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung tăng nặng là phạt
từ từ 03 tháng đến 02 năm.
- Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127)
Người phạm tội là người thi hành công vụ. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định
208/2013/NĐ-CP, người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan,
hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và
được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Tại
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành
công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ
quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án
hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có
liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.11 Dù với định
11 Khoản 2 ĐIều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
nghĩa nào, người thi hành côngvụ cũng được hiểu là người đang thực hiện nhiệm vụ
công vụ, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Trong quá trình làm việc, họ sử dụng
vũ lực ngoài trường hợp pháp luật cho phép làm chết người. Nạn nhân có thể là người
có hành vi trái pháp luật hoặc người khác. Khi phạm tội này, người phạm tội có thể
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Trong trường hợp xét khung tăng nặng, hình phạt
tối đa là 15 năm. Bên cạnh đó là các hình phạt bổ sung bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong các tội xâm phạm tính mạng còn có các tội sau:
- “Tội vô ý làm chết người (Điều 128)
- Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính (Điều 129)
- Tội bức tử (Điều 130)
- Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 131)
- Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
(Điều 132)
- Tội đe dọa giết người (Điều 133)
- Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148)
- Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149)”12
1.2.1.2. Trách nhiệm hình sự về xâm phạm sức khỏe
Các tội xâm phạm sức khỏe do lỗi cố ý hoặc vô ý của người phạm tội đã gây
tổn hại sức khỏe của người khác. Hình phạt chính được quy định cho các tội này có
mức độ khác nhau. Hình phạt thấp nhất là cảnh cáo, cao nhất là chung thân. Trong
số 7 tội của nhóm này, có 1 tội luôn luôn là tội ít nghiêm trọng, 1 tội được quy định
có thể là tội phạm đặc biệt nghiệm trọng. Ngoài hình phạt chính còncó hình phạt bổ
sung cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề, côngviệc nhất định. Cụthể như sau:
12 Xem thêm Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Tộicố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều
134)
Người phạm tội này có lỗi cố ý, họ đã gây ra tổn hại cho sức khỏe người khác
thể hiện qua dấu vết để lại trên cơ thể. Tùy thuộc vào tỷ lệ tổn thương cơ thể, công
cụ sử dụng khi phạm tội, người phạm tội có thể được xem xét vào một trong sáu
khung hình phạt:
+ Khung cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng trong trường hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp do bộ luật hình
sự quy định (như dùng hung khí nguy hiểm, có tổ chức,…)
+ Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được áp
dụng khi tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc trường hợp cấu thành
tội phạm mà không yêu cầu tỷ lệ thương tật đạt 11% trừ trường hợp Gây cố tật nhẹ
cho nạn nhân;
+ Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 04 năm đến 07 năm được áp dụng
khi tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
+ Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng
khi tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc trường hợp cấu thành tội
phạm mà không yêu cầu tỷ lệ thương tật đạt 11% trừ trường hợp Gây cố tật nhẹ cho
nạn nhân;
+ Khung tăng nặng thứ tư có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm được áp dụng
khi tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nếu không gây thương tíchvào vùng mặt của
người khác hoặc dẫn đến chết người
+ Khung tăng nặng thứ năm có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các
trường hợp:
“a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tíchhoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên”.13
Bên cạnh đó, xâm phạm đến sức khỏe người khác do lỗi cố ý có các tội sau:
- “Tộicố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135)
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ
người phạm tội (Điều 136)
- Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi
thi hành công vụ (Điều 137)
- Tội hành hạ người khác (Điều 140)”14
Xét về yếu tố lỗi, có lỗi cố ý và vô ý. Trong trường hợp vô ý xâm phạm sức
khỏe người khác có thể là hai tội sau: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác (Điều 138) và trường hợp tăng nặng là Tội vô ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính (Điều 139).
Khi phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác, người phạm tộicó thể bịphạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 20.000.000 đồnghoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu thuộc khung tăng nặng thì hình phạt
tù có thể kéo dài từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc
quy tắc hành chính mà gây tổn hại sức khỏe cho người khác, bên cạnh hình phạt
chính với mức hình phạt nặng hơn, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm15.
13 Khoản 6 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
14 Xem thêm Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
15 Khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
1.2.2. Trách nhiệm hình sự về xâm phậm danh dự, nhân phẩm và uy tín
Trách nhiệm hình sự về xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín được đặt ra
với nhóm tội với người phạm tội cố ý có hành vi được thể hiện dướidạng hành động,
có thể là hành động vật lý hoặc lời nói, gây ra thiệt hại tinh thần cho nạn nhân. Có
thể phân chia nhóm tội này thành các nhóm tội không liên quan đến độ tuổi của nạn
nhân và nhóm tội có liên quan đến độ tuổi của nạn nhân.
Thứ nhất, với nhóm tội không liên quan đến độ tuổi của nạn nhân
- Tội hiếp dâm (Điều 141)
- Tội cưỡng dâm (Điều 143)
- Tội mua bán người (Điều 150)
- Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154)
- Tội làm nhục người khác (Điều 155)
- Tội vu khống (Điều 156)
Theo quy định của bộ luật hình sự, những hành vi xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm và uy tín là hiếp dâm, cưỡng dâm, mua bán người, mua bán, chiếm
đoạt mô hoặc bộ phận trên cơ thể người, làm nhục người khác và vu khống.
Hiếp dâm là “dùng vũ lực, đedọadùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”16. Các thủ đoạnđược
sử dụng bao gồm dùng sức mạnh vật chất ảnh hưởng đến sự kháng cự của nạn
nhân như xô ngã, giữ, bóp cổ,… thủ đoạn làm ý chí của nan nhân bị tê liệt như
dọa giết, dọa gây thương tích,… Mức phạt tù thấp nhất của tội này là 2 năm, cao
nhất là tử hình. Ngoài ra, “người phạm tội còncó thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.17
16 Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
17 Khoản 5 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Cưỡng dâm là “hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc
người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn
cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”18. Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể
là quan hệ về công việc, quan hệ kinh tế, quan hệ tín ngưỡng… Đang trong tình
trạng quẫn bách là tình trạng nạn nhân đang trong hoàn cảnh khó khăn, tự mình
rất khó hoặc không thể khắc phục mà cần sự hỗ trợ của người khác. Trong đó,
người phạm tội là người có lợi thế hơn về kinh tế, tiền bạc, chức vụ,… có thể gây
sức ép đến nạn nhân với thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép hoặc hứa hẹn.
Điều luật quy định về các khung hình phạt như sau: Phạt tù từ 01 năm đến
05 năm; phạt tù từ 03 năm đến 10 năm; phạt tù từ 10 năm đến 18 năm với các
trường hợp áp dụng cụ thể. Ngoài ra, tội phạm này cũng có hình phạt bổ sung.
Mua bán người là hành vi dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác chuyển
giao, vận chuyển, chứa chấp người khác, tiếp nhận người để giao, để bóc lột tình
dục, cưỡngbức lao động, lấy bộ phậncơ thể nhằm đạt được lợi íchvật chất. Trong
trường hợp này, người phạm tội đã coingười như hàng hóa để trao đổinhằm đạt
được những mục đíchvô nhân đạo. Mức phạt tù của tội phạm này từ 05 năm đến
20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản.19
Người phạm tội xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác
bằng lời nói thóa mạ, cử chỉ, hành vi bỉ ổi, hoặc bịa đặt, lan truyền thông tin sai
sự thật có thể phạm tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống. Hình phạt đốivới
các tội này có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
Thứ hai, với nhóm tội liên quan đến độ tuổi của nạn nhân bao gồm:
- “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)
18 Khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
19 Khoản 4 Điều 150 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)
- Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145)
- Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146)
- Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147)
- Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)
- Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152)
- Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153)”20
Đối với hành vi phạm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, Bộ
luật hình sự ngoài những quy định định khung tăng nặng còn có quy định định tội
danh. Bởi lẽ, khi một người chưa đạt đến một độ tuổi nhất định, khả năng tư duy,
nhận thức, tâm lý cònchưa phát triển hoàn thiện, người phạm tội có thể lợi dụng điều
đó để thực hiện hành vi phạm tội, nạn nhận không có khả năng biểu lộ ý chí đúng
đắn, bên cạnh đó, hậu quả để lại còn rất nặng nề. Nhìn chung, mức hình phạt đối với
nhóm này cao hơn mức hình phạt đối với nhóm tội không liên quan đến độ tuổi nạn
nhân.
1.3.Ýnghĩa của việc quy định trách nhiệm hình sự trong các trường hợp
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín trong PLHS
Việc quy định trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín trong pháp luật hình sự có ý nghĩa rất quan
trọng
Về mặt chính trị - xã hội,
Pháp luật là công cụ, phương tiện để thực hiện quyền lực của Nhà nước, bảo
đảm quyền lợi chung, lợi ích của Nhà nước, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trong xã
hội, con người là nhân tố quan trọng bậc nhất, theo đó, quyền được tôn trọng và bảo
20 Xem thêm Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín cũng là những giá trị cao
quý nhất, là những khách thể hàng đầu được tôn trọng và bảo vệ bằng pháp luật, đặc
biệt là pháp luật hình sự.
Về mặt lập pháp,
Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín là
những quyền cơ bản được quy định tại văn bản pháp luật cao nhất của quốc gia là
Hiến pháp. Để cụ thể các quy định đó, các văn bản luật và dưới luật ra đời nhằm cụ
thể các quy định đó phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Để
đảm bảo quyền và lợi íchhợp pháp đó, các cơ chế bảo vệ được đặt ra, trong đó, pháp
luật hình sự là một trong số căn cứ để thiết lập những cơ chế đó. Hình phạt là biện
pháp trừng phạt nghiêm khắc và có tác dụng mạnh mẽ nhất đến người phạm tội, đồng
thời có tác dụng giáo dục, răn đe đối với các chủ thể khác.
Kết luận chương 1
Một trong bốn loại trách nhiệm pháp lý bên cạnh trách nhiệm dân sự, trách
nhiệm hành chính và trách nhiệm kỳ luật là trách nhiệm hình sự - những hậu quả
pháp lý bất lợi mà các chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật hình sự. Tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một trong những nhóm
tội quan trọng nhất được quy định tại Bộ luật hình sự, theo đó, trách nhiệm hình sự
được thể hiện qua các mức hình phạt dựa trên hành vi, mức độ và hậu quả tội phạm
để lại, trên cơ sở đó, áp dụng trong thực tiễn nhằm trừng phạt người phạm tội, đồng
thời giáo dục các chủ thể khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi
ích chung của xã hội.
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,
DANH DỰ, NHÂN PHẨM VÀ UY TÍN
2.1. Thực tiễn ápdụng pháp luật về trách nhiệm hình sự trong các trường
hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín
2.1.1. Kết quả
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 ra đời sau Bộ luật hình sự 1999.
Sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích, xây dựng, bộ luật mới đãra đờivới nhiều điểm
thay đổitíchcực. Theo PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình - Bí thư Trung ương đảng, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao: “Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhóm
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (Chương
XIV) và nhóm các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ
của công dân (Chương XV) theo hướng tiếp tục tăng cường bảo vệ các quyền con
người, quyền côngdân trên tinh thần Hiến pháp năm 2013 với những chế tài nghiêm
khắc; bổ sung một số quy định mới đểxử lý hình sựđốivới hành vi xâm phạm quyền
biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đồng thời, có chính sách xử lý nghiêm
khắc hơn đốivới các tội xâm phạm quyền tự do của conngười, quyền tự do dân chủ
của công dân”.21 “Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của conngười Bộ luật hình sự 2015 quy định gồm 34 Điều (từ Điều 123 đến Điều
156) trong đó bổ sung mới 4 điều, sửa đổi 30 điều. Những nội dung mới cơ bản của
Chương gồm: Bổ sung thêm 02 tội danh mới: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào
mục đíchkhiêu dâm (Điều 147) và Tộimua bán, chiếm đoạtmô hoặc bộ phận cơ thể
người (Điều 154) và tách các hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em tại Điều
21 Chuyên đề những nộidung sửa đổi lớn và những điểmmới trong phần chung của bộ luật hình sự năm2015, PGS.TS.
Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
120 Bộ luật hình sự năm 1999 thành 03 điều luật riêng: Tội mua bán người dưới 16
tuổi (Điều 151), Tộiđánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152), Tộichiếm đoạtngười
dưới 16 tuổi (Điều 153), thay các tình tiết định tội, định khung hình phạt tương đối
(gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, bằng các tình
tiết định lượng tuyệt đốivề hậu quả của tội phạm. Bổ sung quy định “thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác” là hành vi thuộc mặt khách quan của một số tội xâm phạm
tình dục bên cạnh hành vi “giao cấu” đã được quy định tại các bộ luật hình sự trước
đây”.22 Những thay đổi này phù hợp với sự thay đổi của tình hình xã hội, với nhiều
khái niệm mới được hình thành, với những hành vi mới phát hiện,…
Nhìn chung, số lượng các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm và uy tín là tương đốilớn. Theo Trang thông tin điện tử côngbố bản án, quyết
định của Tòa án, số vụ án Giết người là 1.124 bản án, quyết định; vụ án Cố ý gây
thương tích 6.538 bản án, vụ án Vô ý làm chết người 136 bản án, quyết định, 225
bản án liên quan đến tội Hiếp dâm, Mua bán người 69 bản án, 58 bản án về tội làm
nhục người khác,…
Một số ví dụ về các bản án:
Vụ án thứ nhất: Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính
Ông Nguyễn Văn Th (sinh năm 1962) là giám đốc Công ty TNHH Thương mại
DL C có trụ sở tại Huế. Năm 2016, ông Th được UBND Tỉnh đồng ý và có Quyết
định chủ trường đầu tư là giao cho Công ty C thực hiện dự án Điểm du lịch thác CC.
Theo nội dung quyết định, mục tiêu của dự án là cung cấp dịch vụ tắm suối, nghỉ
dưỡng và tiến độ thực hiện dự án là phải hoàn thành và đưa vào hoạt động Quý II
2017. Tuy nhiên, dự án triển khai chậm tiến độ. Đến tháng 5/2020, dự án vẫn chưa
22 Một số điểm mới trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự (sửa đổi) năm 2015, Nguyễn Phương Thảo,
https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201710/mot-so-diem-moi-trong-phan-cac-toi-pham-cua-bo-luat-hinh-su-sua-
doi-nam-2015-303126/
hoàn thành một số hạng mục về cơ sở vật chất, các thủ tục hành chính theo quy định,
nhưng ông Th vẫn đưa vào kinh doanh, khai thác.
Ngày 09/5/2020, anh Phan D.H cùng nhóm bạn đến điểm du lịch chơi. Đến 12h
cùng ngày, nhóm bạn xuống tắm tại bãi tắm suỗi nói trên. Đến khoảng 13h, nhóm
bạn không thấy anh H đâu nên đã báo để nhân viên công ty C biết và đi tìm kiếm
nhưng không tìm được. Đến 19h, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã vớt được thi thể anh
H ở dưới lòng suối của bãi tắm.
Theo bản án số 11x/2021/HS-PT ngày 27/09/2021, Thác CC là một bãi tắm
nước suốichảy tự nhiên. Dù Công ty C không quản lý mặt nước củathác nhưng công
ty đang khai thác và tiến hành hoạt động dulịch (làm bãigiữ xe, mở dịch vụ ăn uống,
cho thuê đồ tắm,…). Côngty C đưađiểm Thác CC vào hoạt độngkinh doanhdu lịch
khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đãvi phạm khoản 5 Điều 9 Luật
du lịch. Bị cáo Th dù biết rằng khi đưa vào hoạt động, khách du lịch đến tắm suốicó
thể gặp nguy hiểm về tính mạng, nhưng bị cáo tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra. Th
là giám đốc Công ty C, là người quyết định và chịu trách nhiệm khi quyết định cho
công ty C hoạt động du lịch. Căn cứ khoản 1 Điều 129, các điểm b, s khoản 1 Điều
51, điều 65 Bộ luật hình sự tuyên bị cáo phạm tội Vô ý làm chết người do vi phạm
quy tắc hành chính. Xử phạt bị cáo 01 năm 03 tháng tù nhưng cho hưởng án treo,
thời gian thử thách là 02 năm 06 tháng kể từ ngày tuyên án.
Vụ án thứ hai: Giết người – Cố ý gây thương tích
Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 13/02/2021, anh Phạm Xuân Q và chị Hoàng Thị G đến
nhà anh Lương Hùng Th ở thôn Tr, xã X, huyện Y, tỉnh Yên Bái chơi. Trên đường đi, anh
Q bị Lương Xuân C chặn đường, đấm vào mặt. Được những người đi cùng C can ngăn nên
sự việc chấm dứt. Khi gặp anh Th, anh Q có nói với anh Th việc mình bị C đánh. Anh Th
cùng anh Q và chị G đi tìm C nhưng không thấy nên anh Th và anh Q đến quán Karaoke
Ng thuộc thôn Tr để uống nước, còn chị G thì đi về nhà. Anh Th và anh Q ngồi được một
lát thì anh Âu Văn V và anh Lý Văn S đến quán nên anh Th mời anh V và anh S cùng uống
nước. Khi mọi người đang uống nước thì C đến. Tại đây, mọi người nói chuyện về việc vừa
xảy ra giữa C và anh Q. Các bên lời qua tiếng lại. Do đã uống rượu nên C nghĩ anh Th chửi
bố, mẹ mình nên dùng tay phải lấy nửa chiếc kéo dài khoảng 20 cm (được mài sắc cả hai
bên) đang để trong túi quần quần phía trước bên phải đứng lên đâm một phát vào vùng bụng
phía bên trái của anh Th. C đâm tiếp 2 đến 3 phát về phía anh Th nhưng do bị anh An ôm
giữ và anh Th ôm bụng chạy ra sân nên không trúng. Thấy anh Th bị đâm, anh Q lấy xe
máy chở anh Th đi cấp cứu. Khi anh Th đang ngồi trên mô tô thì C vùng vẫy thoát khỏi sự
ôm giữ của anh A rồi dùng mảnh kéo đâm về phía lưng của anh Th. Nghe mọi người hô
hét, anh Th quay lại thì bị C đâm vào mặt trước cánh tay trái. Anh Q tăng tốc chở anh Th
chạy ra khỏi cổng quán. C vẫn đuổi theo nhưng không kịp nên quay lại cổng quán. Lúc đó,
anh Lý Văn T mặc quần áo dân sự đang đi chúc tết nên có mặt ở quán. Biết được sự việc,
anh T đi ra ngoài cổng tự giới thiệu mình là Trưởng Công an xã X và yêu cầu C không đánh
nhau nữa. C không những không chấp hành mà còn dùng nửa chiếc kéo trên đâm về phía
anh T nhưng anh T tránh được. Do bị xô đẩy nên anh T bị ngã xuống đường. C tiếp tục
dùng kéo đâm 01 phát vào vùng lưng phải, 01 phát vào mặt sau cánh tay phải của anh T.
Được mọi người can ngăn nên sau đó anh T đứng dậy, đi vào trong sân quán rồi được đưa
đi cấp cứu. Khi thấy anh Đàm Văn U (là chủ quán) và anh Bàn Văn Ph chở anh T chạy ra
khỏi cổng quán thì C đuổi theo dùng kéo đâm về phía những người đang ngồi trên xe máy
nhưng anh Tuấn đánh lái tránh được. C tiếp tục chạy theo khoảng 30 mét thì sắp đuổi kịp
nên anh Phóng phải nhảy ra khỏi xe, chạy bộ để xe mô tô tăng tốc mới thoát khỏi sự truy
đuổi của C. Sau đó, C bị anh Ngh, anh A và anh I khống chế đưa về nhà.
Với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, đánh giá, tranh tụng
tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thấy có căn cứ kết luận: Hành vi dùng mảnh kéo bằng kim
loại dài 20 cm có mũi nhọn được mài sắc đâm vào vùng bụng anh Lương Hùng Th của bị
cáo Lương Xuân C xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 phút ngày 13/02/2021, tại quán của anh
Đàm Văn U và chị Âu Thị H thuộc thôn Tr, xã X, huyện Y, tỉnh Yên Bái đã cấu thành tội
“Giết người” được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự, bởi lẽ: Thứ nhất,
vùng bụng là nơi trọng yếu trên cơ thể con người. Khi bị tấn công bằng hung khí vào nơi
đó thì nguy cơ tử vong cho nạn nhân rất cao. Bản thân bị cáo C cũng hiểu rõ điều đó. Tại
bản tự khai viết ngày 05/4/2021 (Bút lục số 282) và tại phiên tòa, bị cáo C trình bày: Tôi
nhận thức được các vùng trọng yếu của cơ thể là vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ và vùng
bụng, nếu bị đánh vào khu vực này, khi sử dụng vật sắc như mảnh kéo của tôi có thể gây
nguy hiểm đến tính mạng của người khác. Tại biên bản hỏi cung bị can lập ngày 04/6/2021
(BL 317), bị cáo cũng khai: Tôi nhận thức rõ việc dùng vật sắc nhọn nếu đâm vào cơ thể
người khác có thể làm người bị đâm chết. Tuy nhiên, lúc xảy ra sự việc do bực tức nên tôi
có hành động đâm Th để giải tỏa bực tức trong người, tôi không nghĩ đến hậu quả sẽ xảy
ra thế nào. Như vậy, bị cáo C nhận thức được hành vi dùng vật sắc nhọn đâm vào vùng
bụng của anh Th có thể khiến anh Th tử vong nhưng vẫn cố ý thực hiện. Thứ hai, tại mục
1 phần V Nghị quyết số: 01/HĐTP - NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao đã hướng dẫn như sau: “Thực tiễn xét xử cho thấy các loại thương tích sau
đây được coi là thương tích nguy hiểm cho tính mạng: ... c) Thương tích thủng lớn lồng
ngực, ổ bụng kể cả trường hợp không gây tổnthương cho các cơ quan bên trong”. Tại phiếu
phẫu thuật, thủ thuật đối với anh Lương Hùng Th do Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang
thực hiện từ 01 giờ 45 đến 02 giờ 45 ngày 14/02/2021(BL 152) có nội dung: Kiểm tra phúc
mạc thành bụng trái có vết rách kích thước 2 x 2 cm, bờ sắc gọn lộ cơ thành bụng có chảy
máu ... Tại bản Kết luận giám định pháp y về thương tích số: 37/TgT ngày 17- 02- 2021
của Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã kết luận về dấu hiệu chính thương tích
đối với anh Lương Hùng Th như sau: Vết thương thấu bụng vùng hạ sườn trái kích thước
1,5 cm x 0,1 cm. Tới nay chưa có hướng dẫn thế nào là “Thương tích thủng lớn” nên trên
cơ sở thực tế các vụ án mà nạn nhân bị đâm vào bụng với kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn
tử vong, Hội đồng xét xử đánh giá thương tích mà bị cáo C gây ra cho anh Th thuộc nhóm
thương tích nguy hiểm cho tính mạng dù không gây tổn thương cho các cơ quan bên trong.
Thứ ba, Điều 13 Bộ luật Hình sự quy định: “Người phạm tội trong I trạng mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích
thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Thứ tư, tại biên bản hỏi cung bị
can lập ngày 10/6/2021 (BL 461), bị cáo khai: Tại bàn uống nước, khi tôi nói chuyện với
Th thì thấy Th nói tục nên tôi nghĩ Th chửi tôi. Tôi sờ vào túi quần bên phải thấy có mảnh
kéo nên dùng tay phải lấy mảnh kéo ra đứng dậy đâm một nhát theo chiều từ sau ra trước,
từ phải sang trái trên mặt bàn trúng vào người Th. Tôi rút tay lại thì có người can ngăn, giữ
tôi. Tôi đâm với về phía trước hai đến ba nhát nữa nhưng không trúng ai. Khi tôi được một
người ôm giữ cổ và đưa tôi ra đến sân thì thấy Th được một người chở đi bằng xe máy. Tôi
vùng thoát khỏi người đang giữ đuổi theo Th. Khi đuổi kịp, tôi nhảy lên đâm một nhát theo
chiều từ trên xuống dưới vào vùng lưng của Th. Tôi tiếp tục đuổi theo xe mô tô chở Th
nhưng không kịp. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 25/02/2021 (BL 329, 330) và tại phiên
tòa, anh Th khai: Khoảng 19 giờ ngày 13/02/2021,tôicùng anh Q đến quán anh Tuấn thuộc
thôn Tr uống nước. Chúng tôi ngồi ở bàn thứ hai tính từ trong ra. Ngồi một lúc thì anh V
và anh S ở Thôn M, xã X đến ngồi cùng. Khoảng 19 giờ 30 có anh C đến ngồi uống nước
cùng chúng tôi. Anh C nói chuyện và bắt tay xin lỗi anh Q về việc mâu thuẫn trước đó. Là
người quen nên tôi nói với C: "Sao biết anh em còn đánh nhau". C nổi khùng, chửi bới tôi.
Thấy C hùng hổ nên tôi không nói gì. C liên tục chửi bới tôi nên anh An tát C một nhát. C
đứng dậy nói: "Để tao xử con nhà Loan Th này đã". Tôi đang ngồi thì bị C đâm vào vùng
hạ sườn trái một nhát. Khi C rút tay lại thì thấy C đang cầm một vật nhọn dài khoảng 20
cm. Tôi vùng đứng dậy thì thấy mình bị thương chảy máu. Tôi vén áo lên và giữ vết thương
rồi hô mọi người là mình bị đâm rồi. Tôi đi lùi ra sân và kêu mọi người đưa tôi lên Trạm Y
tế sơ cứu. Lúc này, C được mọi người giữ lại ở bàn uống nước. Anh Q ra sân lấy xe mô tô
chở tôi đi. Tôi vừa ngồi lên xe và xe bắt đầu di chuyển ra cổng quán thì bất ngờ C từ sau
lao đến đâm một nhát trúng vào bắp tay trái của tôi. C tiếp tục dồn đuổi nhưng anh Q tăng
ga nên C không đuổi kịp. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 22/02/2021 (BL 359, 360), anh
Ngh khai: Chiều tối 13/02/2021, tôi đến nhà ông Xuân uống rượu cùng ông Xuân, anh An
và anh I (con ông Â). Uống xong, tôi cùng anh A, anh I xuống quán Ng hát. Khi đến quán
tôi thấy C (em trai tôi) đang cãi nhau với một số người ngồi cùng bàn. Tôi đến ngồi xuống
bàn em tôi đang ngồi và chửi C. C đứng dậy dùng tay phải đánh về phía người nam giới
đối diện em tôi ba đến bốn lần. Tôi can em tôi nhưng em tôi vẫn vùng vẫy. Anh A vào giúp
tôi giữ C và tôi nghe có người hô: "Có người bị đâm rồi". Người cãi nhau với em tôi ôm
bụng đi ra cổng ngồi lên xe mô tô. Chiếc xe nổ máy thì em tôi lao về phía chiếc xe dùng
tay phải đánh về phía người ngồi sau. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 23/02/2021 (BL
368, 369), anh An khai: Tôi là anh con bác của C vì bố tôi là anh ruột của bố C. Khoảng 19
giờ 30 ngày 13/02/2021, sau khi ăn cơm ở nhà anh I thuộc thôn Tr, tôi cùng anh Ngh, anh
I đến quán anh Tuấn để hát. Khi đến quán thì nghe tiếng chửi của C nên chúng tôi ra chỗ
bàn của C xem sự việc thế nào. Khi tôi vừa sang tới bàn của C thì thấy Ngh và một người
khác đang can ngăn C, không cho đánh nhau. Tôi cũng chạy đến ôm giữ C và bảo Ngh lấy
xe đưa C về. Tôi ôm cổ và đưa C đi ra sân quán thì có một xe máy chở hai người chuẩn bị
đi ra cổng. C vùng ra khỏi tôi đuổi theo nhảy lên dùng tay phải đánh từ trên xuống, từ sau
ra trước trúng vào vùng vai người ngồi sau. Người điềukhiển xe máy tăng ga chạy về hướng
trụ sở Ủy ban nhân dân xã X. C đuổi tiếp nhưng không kịp. Tại biên bản ghi lời khai lập
ngày 22/02/2021 (BL 382), anh I khai: Khoảng 19 giờ 30 ngày 13/02/2021, tôi cùng anh
Ngh xuống quán anh Tuấn đón C vì có người bảo C say rượu, đánh nhau ở quán. Tôi đến
quán thì thấy có 6 - 7 người trong đó có Q, Th đang ngồi quây tròn tại bàn uống nước. Tôi
đến phía sau C, cách khoảng 01 mét thì thấy C nhổm người dậy, dùng vật gì đó đâm về phía
anh Th. Anh Th đứng dậy ôm bụng và nói: "Dính rồi". Anh Q đưa anh Th ra ngoài, còn
mọi người can ngăn C, giữ C tại đó. Khi anh Q chở Th đi bệnh viện thì C tiếp tục đuổi theo
đâm vào sau lưng Th. Anh Ngh đuổi theo can không cho C đuổi nữa ... Tại biên bản ghi lời
khai lập ngày 22/4/2021 (BL 381), anh I khai: Khi C đánh anh Th thì anh An là người trực
tiếp can, ôm giữ C. Khi C đánh anh T thì anh Ngh là người trực tiếp can C. Lúc đó diễn ra
rất nhanh, C rất hung hăng. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 30/6/2021 (BL 491, 492),
anh Q khai: Tôi và C không có quan hệ gì. Trước khi bị C đánh không có mâu thuẫn gì.
Khoảng 18 giờ 30 ngày 13/02/2021, tôi cùng G (nhà ở xã Cảm Nhân) vào nhà Th chơi. Khi
đến ngõ, lối rẽ từ quốc lộ 170 vào nhà anh Th thì bị một Th niên (sau này tôi mới biết tên
là C) đang đứng cùng một nhóm Th niên ra chặn tôi lại. C chửi và đấm vào đầu, vào mặt
tôi. Nhóm người trên can ngăn nên sự việc kết thúc. Tôi và G tiếp tục đi vào nhà anh Th
nhưng chưa đến thì gặp anh Th đi ra. Thấy mồm tôi bị chảy máu, anh Th hỏi tôi bị sao. Tôi
nói bị một người đánh, không biết là ai. Chúng tôi đi tìm người đánh nhưng không thấy. G
đi về nhà, còn tôi và Th đến quán Nguống nước. Sau đó có V và bạn của V đến ngồi cùng
chúng tôi. Khoảng 19 giờ 40 cùng ngày thấy người đánh tôi lúc trước cũng đến và vào bàn
chúng tôi uống nước, xin lỗi tôi vì đã đánh tôi. Thấy thế anh Th có bảo C: "Sao mày đánh
anh Q. Sao biết vẫn đánh ?". C bảo: "Tao không biết Th Loan là tG nào. Mày không liên
quan". Sau đó có 2 - 3 người nữa đến bàn chúng tôi. Một người nói: "Sao biết là anh em
mày còn nói như thế. Đây là anh em nhà". Một người tát C một cái. C liền đứng dậy chửi
Th và dùng vật có đầu nhọn đâm Th vào phía bụng. Th kêu lên: "Em bị đâm rồi" và xô ghế
chạy ra khỏi bàn. Tôi chạy theo, lấy xe chở Th đi cấp cứu. Khi xe ra đến cổng quán hát C
đuổi theo đâm Th một nhát vào bắp tay trái. Tôi kéo ga bỏ chạy. C vẫn đuổi theo nhưng
không kịp. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 22/02/2021(BL390, 391),anh S khai: Khoảng
19 giờ 30 ngày 13/02/2021, tôi cùng chú V đến quán anh Tuấn uống nước thì gặp anh Th
và anh Q ở đó. Chúng tôi nói chuyện được khoảng 10 phút thì C đến ngồi vào giữa Q và
Th. C xin lỗi Q vì việc đánh nhau trước đó. Anh Th nói với C: "Sao toàn anh em nhà lại đi
đánh anh Q". C chửi anh Th nhiều câu thô tục. Lúc này anh Ngh, anh An, anh I đi đến đứng
ở phía sau C. Anh Ngh tát C một nhát và nói: "Mày tỉnh chưa em ?". C vùng vằng đứng
dậy đánh Th thì Ngh cản lại nhưng không cản được. Anh Th đẩy ghế lùi ra sau và ôm bụng
chạy ra sân và kêu bị đâm. Tôi thấy C cầm trên tay một vật sắc nhọn. Anh A ôm cổ giữ C,
còn anh Ngh đi ra sân nơi anh Th ôm bụng. Thấy xe anh Q nổ máy thì C vùng ra khỏi anh
A, đuổi theo đâm vào vai của anh Th. Anh Q tăng ga thì C không đuổi kịp nữa. Tại biên
bản ghi lời khai lập ngày 09/3/2021 (BL 399, 400) và tại phiên tòa, anh V khai: Khoảng 19
giờ ngày 13/02/2021,tôicùng anh S đến quán Nguống nước. Tôi gặp anh Th và anh Q đang
ngồi tại đó. Do quen biết nên anh Q mời tôi và anh S ngồi cùng. Trong quá trình ngồi uống
nước, anh Q và anh Th có kể về việc Q bị C đánh. Anh Q có nói: "Thôi trẻ con thì bỏ qua".
Sau đó, C đến quán và vào bàn của chúng tôi ngồi giữa Th và Q. C nói chuyện và xin lỗi
Q. Khoảng 4 - 5 phút sau, anh Th bảo: "Thôi toàn anh em trong xã, bỏ qua. Bọn anh lớn
không chấp em làm gì". Lúc này có anh A và anh I đến. C đứng dậy chửi anh Th: "Không
phải việc của mày". Anh A và anh I giữ vai C nhưng C vẫn đứng dậy được và dùng tay phải
cầm vật sắc nhọn màu đen đâm 01 nhát theo chiều từ sau ra trước trúng vào bụng anh Th.
Anh Th đẩy ghế ra và hô: "Tao bị đâm rồi" và chạy ra khỏi bàn khoảng 02 m. C định đuổi
theo nhưng bị anh A và anh I giữ lại. Khi tôi ra quầy để Th toán thì thấy C đuổi theo Th lúc
đó đang ngồi trên xe của Q. 10 10 Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 13/4/2021 (BL 431,
432) và tại phiên tòa, chị Huệ khai: Khoảng 19 giờ 10 ngày 13/02/2021, tôi đếnquán Ngđể
giúp việc cho chủ quán. Tôi thấy anh Th đang ngồi uống nước với ba người nam giới nữa.
10 phút sau thì C đến và ngồi cùng bàn với anh Th. C và anh Th nói gì với nhau tôi không
để ý nhưng có thấy anh Th nói: "Sao biết anh em nhà mà còn gây sự với bọn anh". Ngày
sau đó thì có An, I, Ngh đi vào bàn của Th và C. Tôi bê đồ đến gần bàn của anh Th thì thấy
C đứng dậy dùng tay phải lấy một vật gì đó đầu nhọn ở túi quần bên phải đâm về phía anh
Th một nhát (vào vùng bụng, ngay dưới sườn trái). C rút vật sắc nhọn ra khỏi cơ thể anh
Th thì có người dùng hai tay ôm chặt hai vai C và kéo C lại phía sau. C vẫn gồng mình định
tiếp tục lao về phía anh Th. C nói gì đó nhưng tôi nghe không rõ. Anh Th ôm bụng đi ra
sân, chỗ để xe và nói với chị G; "Chị ơi ! Em bị đâm rồi". Anh Th chuẩn bị ngồi lên xe để
đi cấp cứu thì C chạy theo nhảy lên dùng tay phải đâm theo chiều từ trên xuống dưới, từ
sau ra trước về phía lưng anh Th một nhát. Với lời khai của bị cáo, bị hại và những người
làm chứng được viện dẫn nêu trên cho thấy hành vi của bị cáo được thực hiện một cách
quyết liệt, thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của người khác. Việc anh
Th chỉ bị đâm một nhát vào bụng là do bị cáo đã bị mọi người ngăn cản và anh A ôm giữ
ngay sau đó. Hơn nữa, việc anh Th chỉ bị mất 10 % sức khỏe cũng là do may mắn bởi nhát
đâm không trúng nội tạng hay làm đứt mạch máu của nạn nhân. [2. 2] Khi anh T khuyên
can, bị cáo có những lời lẽ thách thức và dùng mảnh kéo nhọn sắc đâm vào lưng phải và
cánh tay phải của anh T khiến anh T bị mất 02 % sức khỏe. Hành vi trên của bị cáo C đã
cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 134 Bộ
luật Hình sự. [3] Hành vi phạm tội nêu trên của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã
xâm phạm trái phép tính mạng, sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ, gây bất
bình trong quần chúng nhân dân nên cần phải đưa bị cáo ra xét xử một cách nghiêm minh
nhằm cải tạo riêng và răn đe phòng ngừa chung. Vì các lý lẽ đã lập luận, Hội đồng xét xử
tuyên bố bị cáo Lương Xuân C phạm tội "Giết người". Áp dụng điểm n, khoản 1 Điều 123;
các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; điểm e khoản 1 Điều 52; Điều 15; Điều 57 Bộ
luật Hình sự: Xử phạt bị cáo Lương Xuân C với mức án 12 (mười hai) năm tù. Tuyên bố bị
cáo Lương Xuân C phạm tội "Cố ý gây thương tích". Áp dụng các điểm a, i khoản 1 Điều
134; điểm s khoản 1 Điều 51; điểm e khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự: Xử phạt bị cáo
Lương Xuân C với mức án 01 (một) năm tù. Áp dụng Điều 55 Bộ luật Hình sự: Buộc bị
cáo C phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 13 (mười ba) tù. Thời hạn tù tính từ
ngày 13/02/2021.23
Vụ án thứ ba: Hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Khoảng 19 giờ ngày 24-01-2021, Hồ Quốc N cùng với Phạm Hoàng K, Lê Thảo M,
và Đỗ Vũ D2 đến chơi tại nhà Nguyễn Văn L2, ở ấp MHA, xã ĐM, huyện C, tỉnh Trà Vinh.
23 Bản án số 35/2021/HS-ST ngày 20/09/2021
Tại đây, N, K, M, D2 và L2 tổ chức uống rượu. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, tất cả rời
khỏi nhà của L2 để về nhà của K. K và M đi chung xe đạp điện về nhà K trước. Còn N và
D2 đi trên xe mô tô về nhà của N để N lấy áo khoác. Khoảng 22 giờ cùng ngày, N cùng với
D2 quay lại nhà của K uống rượu cùng K và M. Đến khoảng 01 giờ ngày 25-01-2021, K rủ
D2 đi hái trộm xoài về uống rượu thì D2 đồng ý. N kêu K và D2 lấy xe mô tô của N đi hái
xoài. Khi K và D2 đi, tại nhà của K chỉ còn M và N. M đi vào phòng ngủ của K nằm trên
tấm nệm đặt trên nền nhà. N thì ngồi tại cửa phòng ngủ nhắn tin với bạn gái, sau đó nảy
sinh dục vọng khiến dương vật cương cứng. N quay sang nhìn thấy M đang nằm ngửa trên
nệm, cách vị trí N ngồi 1,2 mét, lợi dụng hoàn cảnh vắng vẻ, đêm tối, nên N nảy sinh ý
muốn quan hệ tình dục với M. N đi đến vị trí M nằm, dùng tay sờ mặt của M, nhưng bị M
từ chối và dùng tay xô đẩy tay của N ra. Do N đã có uống rượu bia, nên quyết tâm quan hệ
tình dục với M để thỏa mãn nhu cầu sinh lý bản thân. N dùng hai tay nắm kéo giữ chặt hai
tay của M ra phía sau đầu, M phản kháng lại, nên N nằm đè lên người của M trong tư thế
cơ thể của M lọt giữa hai chân của N, mục đích để giữ chặt không cho M phản kháng. Tiếp
đó, N dùng tay phải đè giữ hai tay của M, tay trái cởi tuột quần dài và quần lót của M dang
mặc xuống khỏi hai đầu gối (quần lưng thun) rồi tự dùng tay trái của N cởi quần lót thì bị
M kháng cự quyết liệt. N tiếp tục nằm đè lên người của M tư thế mặt đối mặt và dùng tay
trái sờ vào đùi của M. N làm vuột tay phải của M và bị M dùng tay phải cào cấu vào vùng
cổ bên trái và hông sườn bên trái gây nên nhiều dấu vết trầy sướt trên da của N. M và N
giằng co qua lại, nên N chưa đưa được dương vật đang cương cứng vào trong âm đạo của
M. Thời điểm này, K và D2 đi hái xoài của chùa MĐ (chùa LK) ở ấp NH, xã ĐP, cách nhà
K khoảng 01km, nghi ngờ N xâm hại M, nên sau khi hái được khoảng 04 - 05 trái xoài thì
D2 kêu K quay về. Khi về đến trước cửa nhà, K nghe tiếng M kêu “Buông ra, buông ra”, K
liền chạy vào đến trước cửa phòng nhìn thấy N đang nằm đè lên người của M, N trong tình
trạng không mặc quần áo, chỉ mặc quần lót, còn M chỉ mặc áo không mặc quần dài và quần
lót. K hỏi N “Anh làm gì vậy?”, thì N buông tay M ra rồi đứng lên bước đến dùng tay đánh
vào mặt của K, thì K đánh lại. Đồng thời, kêu D2 phụ giúp. D2 vào nhìn thấy cả hai đánh
nhau, nên 3 can ngăn thì cũng bị N đánh. Sau đó, D2 đánh trúng sống mũi làm N bất tỉnh.
K lấy dây nịch của N và dây điện sẵn có tại nhà trói tay, chân N lại. Sau đó, M mặc quần
vào rồicùng K đếnnhà ông Trịnh Văn Ng nhờ giúp trình báo Công an xã ĐP. Khi lực lượng
Công an đến, thì N mới tỉnh lại, nhưng do bị thương, nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Trà Vinh điều trị. Đến ngày 26-01-2021thìxuất viện. Ngày 03-02-2021,Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an huyện C ra Quyết định trưng cầu giám định AND từ các mẫu thu trong
móng tay của Lê Thảo M. Tại Kết luận giám định số 1073/C09B ngày 24-3-2021 của Phân
viện Khoa học hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Phân tích gen (AND) từ mẫu
móng tay ghi thu của bị hại Lê Thảo M được 01 kiểu gen nữ giới, 01 kiểu gen nam giới
trùng với kiểu gen của bị can Hồ Quốc N. Ngày 05-02-2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an huyện C ra Quyết định trưng cầu giám định màng trinh đối với Lê Thảo M. Tại
Bản kết luận giám định pháp y về tình dục số 07/21/TD ngày 17-02-2021 của Trung tâm
pháp y - Sở Y tế tỉnh Trà Vinh kết luận: Màng trinh giãn 2cm; Màng trinh rách cũ ở ba vị
trí: 1 giờ, 11 giờ (Rách chưa đến chân màng trinh), 8 giờ (Rách đến chân màng trinh). Do
khai sinh của Lê Thảo M đăng ký quá hạn, nên ngày 26-3-2021, Cơ quan điều tra trưng cầu
giám định tuổi của M. Tại Bản kết luận giám định pháp y về độ tuổi số 1904/C09B ngày
31-3-2021 của Phân viện Khoa học hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Tại thời
điểm giám định (tháng 3-2021) Lê Thảo M có độ tuổi từ 15 năm 06 tháng đến 16 năm.
Ngày 19-5-2021,Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C ra Quyết định trưng cầu giám
định tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể do thương tích và cơ chế hình thành vết thương
đối với Hồ Quốc N. Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 55/21/TgT ngày
21-5-2021 của Trung tâm pháp y - Sở Y tế tỉnh Trà Vinh kết luận: Tỷ lệ tổn thương cơ thể
do thương tích gây nên tại thời điểm giám định của nạn nhân Hồ Quốc N là 0% (không
phần trăm).
Xét hành vi phạm tội của bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến sức
khỏe, tâm lý, nhân phẩm, danh dự người dưới 16 tuổi, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an
ninh trật tự xã hội. Để góp phần ổn định tình hình trật tự tại địa phương và đấu tranh ngăn
ngừa tội phạm, Hội đồng xét xử xét thấy cần xử bị cáo hình phạt nghiêm khắc, tương xứng
với hành vi của bị cáo và tính chất của vụ án, mới đủ điều kiện cải tạo, giáo dục bị cáo và
răn đe, phòng ngừa chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt đối với bị
cáo Hồ Quốc N, Hội đồng xét xử cũng cần xem xét: Bị cáo sau khi phạm tội đã thật thà
khai báo, ăn năn hối cải; Bị cáo có tác động gia đình khắc phục bồi thường thiệt hại được
số tiền 10.000.000 đồng (nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện C); Bị cáo có ông nội
là cụ Hồ Văn Nh được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến Hạng Nhì, bà nội là cụ
Nguyễn Thị L3 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đã đóng góp công sức vào cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cha ruột là ông Hồ D1 được Chủ tịch nước tặng Huân
chương chiến công Hạng Ba. Đây là những căn cứ để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
Vì các lẽ trên, Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Hồ Quốc N phạm tội “Hiếp dâm người
dưới 16 tuổi”.
- Căn cứ vào các Điều 45, 260, 268, 269, 292, 299 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 142, các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51,
Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Xử phạt bị cáo Hồ Quốc N 07 (Bảy) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù được
tính từ ngày bị bắt tạm giam là ngày 26-01-2021.24
2.1.2. Hạn chế, vướng mắc
Những quy định về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín đến nay đã tương đối hoàn thiện. Với
sựphát triển của côngnghệ 4.0 đi cùng với những côngnghệ mới, thói quen, tần suất
sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng, chúng ta có thể tiếp cận với thông tin đa chiều,
văn hóa ứng xử một cách dễ dàng, đơn giản. Theo thống kê của Digital (số liệu tính
tới thời điểm tháng 01/2021) thì: Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là
68.720.000 người, tăng 551.000 người (tăng 0,8%) trong giai đoạn2020-2021, chiếm
70,3% dân số;số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là 72 triệu (tăng hơn
7 triệu người trong vòng 1 năm), tương đương 73,7% tổng dân số, tăng 7.000.000
người (tăng 11%) trong giai đoạn 2020-2021…25 Tuy nhiên, cùng với đó, tội phạm
24 Bản án số 4x/2021/HS-ST ngày 28/09/2021
25 Không ai có thể xuyên tạc Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Việt Nam, Đại úy Lâm Hoàng Ân, (Sư đoàn 5,
Quân khu 7), https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/khong-ai-co-the-xuyen-tac-bo-quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-cua-viet-
nam-1491879965
liên quan đến mạng xã hội ngày càng gia tăng. Thực trạng phổ biến hiện nay là việc
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thông qua mạng xã hội.
Thực chất, cơ chế bảo vệ quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm,
uy tín trên mạng xã hội hiện nay đã có. Bên cạnh các cơ chế đã có từ lâu như trách
nhiệm dân sự, hành chính, hình sự, có các quy định khác như Luật an ninh mạng, bộ
quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Theo Luật an ninh mạng 2018, “thông tin trên không gian mạng có nội dung
làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm
của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm
hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi íchhợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội
dung quy định phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo
vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”.26
Theo Bộ quy tắc ứng xử: “Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật,
các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần
phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép...
gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội”.27
Dù đã có nhưng những quy định trên khá chung chung, chưa có hướng dẫn xử
phạt cụ thể. Chính vì thế, những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người khác vẫn diễn ra tràn lan trên mạng xã hội. Ví dụ như livestream đấu tố người
khác trong khi chưa hiểu rõ nguyên nhân sự việc, khi hai bên không thể giải quyết
mâu thuẫn, tranh chấp thì đăng tải bài viết, bình luận gây tranh cãi,.. trong lúc đó,
việc đưa ra những thông tin chưa được xác thực, có những lời lẽ làm tổn thương
người khác là hoàn toàn có thể xảy ra.
26 Điều 16 Luật an ninh mạng 2018
27 Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
2.1.3. Nguyên nhân
Để xảy ra tình trạng trên, các nguyên nhân bao gồm:
Thứ nhất, việc hành vi xâm phạm quyền được tôntrọng và bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín được phát giác chủ yếu vào đơn tố cáo của nạn nhân. Chỉ khi nạn nhân
có đơn yêu cầu kèm theo chứng cứ, cơ quan điều tra mới có thể thu thập chứng cứ,
xem xét vụ án. Nếu người bị vi phạm quyền không tố cáo, muốn giải quyết theo biện
pháp dân sựnhư xin lỗi công khai, bồithường thiệt hại,… thì cơ quan điều tra sẽgặp
khó khăn trong quá trình phát giác tội phạm và xử lý vụ án. Ở một góc độ khác,
không nên hình sự hóa các quan hệ dân sự, tuy nhiên, danh dự, nhân phẩm, uy tín là
những giá trị nhân thân quý giá của mỗi cá nhân, do đó, các quyền này nên được bảo
vệ một cách hợp lý.
Thứ hai, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng
xã hội thông qua video livestream, bài viết, bìnhluận có thể dễ dàng bị xóa bỏ. Việc
muốn tìm kiếm, lưu giữ chứng cứ cũng gặp khó khăn.
Thứ ba, do nhận thức của người dùng về mạng xã hội. Khi có một ứng dụng
mạng xã hội, hầu như mọi người chỉ chú ý tác dụng của nó mà không để ý đến tác
hại. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng trang mạng xã hội cá nhân của mình như
Youtube, Facebook, Instagram, Zalo là của riêng mình nên mọi tâm tư tình cảm,
thậm chí là bức bội, uất ức để trút bỏ lên đấy để giải tỏa như là tâm sự riêng. Nhiều
người khi thấy có thông tin mới cứ vô tư share, like mà không cần biết nội dung là
gì. Bên cạnh đó, một số người lại khai thác giá trị của mạng xã hội để phục vụ cho
lợi íchcủa mình mà họ không chú ý đến tác hại xã hội của nó, chỉ đến khi bị cơ quan
có thẩm quyền xử lý họ mới nhận ra đó là vi phạm pháp luật.
Thứ tư, xuất phát từ các cơ quan quản lý. Khi cho phép một ứng dụng mạng xã
hội nào đó được phép hoạt động cần nghiên cứu để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi
đến người dân để họ hiểu được bản chất của mạng xã hội và xác định các tác hại có
thể gây ra cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời chỉ rõ những hành
vi bị nghiêm cấm khi sử dụng để mọi người tránh. Hiện nay có bộ quy tắc ứng xử
trên mạng xã hội nhưng số lượng người biết đến và tuân theo quy tắc đó thì không
thể thống kê được. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ nên việc phát hiện
và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trên mạng xã hội còn những khó khăn nhất
định, dẫn đến nhiều người có hành vi vi phạm nhưng không bị xử lý, tạo cảm giác
an toàn cho một số người khi thực hiện các hành vi vi phạm trên mạng xã hội28.
2.2. Mộtsố kiếnnghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách
nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm và uy tín
2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự
Xuất phát từ thực tế trên, về pháp luật hình sự, tác giả cho rằng nên đưa thêm
quy định về việc xử phạt người xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự,
nhân phẩm và uy tín thông qua không gian mạng vào Bộ luật hình sự. Nội dung này
có thể được đưa vào các khung hình phạt hiện có hoặc bổ sung thêm điều luật. Quy
định cụ thể về việc phạm tội trên không gian mạng tại Bộ luật hình sự sẽ làm tăng
mức độ trừng phạt, răn đe đối với người phạm tội.
2.2.2. Một số kiến nghị khác
Thứ nhất, tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
của cơ quan nhà nước
Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật không thể không nhắc đến vai trò của
cơ quan quản lý nhà nước. Cơ quan nhà nước là cơ quan đặc biệt trong hoạt động áp
dụng pháp luật. Chỉ khi cán bộ công chức nhà nước nắm chắc quy định pháp luật, áp
dụng đúng, đủ và kịp thời vào cuộc sống, xử phạt các trường hợp vi phạm pháp luật
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm, bảo vệ lợi ích
28 Vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tù, TS.Thượng tá Nguyễn Văn
Niên, https://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Vu-khong-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac-tren-
mang-xa-hoi-co-the-bi-phat-tu-i615799/
chung của nhà nước. Do đó, cầnbồidưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp
luật nghề nghiệp để việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, công khai kết quả áp dụng pháp luật trên các phương tiện thông tin
đại chúng
Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật có hai mục
đíchđó là xử phạt, trừng phạt người có hành vi vi phạm và giáo dục, răn đe đối với
các chủ thể khác. Để việc giáo dục, răn đe đạt hiệu quả, một trong các cách là công
khai kết quả áp dụng pháp luật. Ví dụ điển hình là trong côngcuộc phòngchống dịch
Covid vừa quả, bên cạnh những người có ý thức quy định của nhà nước, tuân thủ
nguyên tắc 5K, thì có những người vẫn có sự lơ là trong phòng dịch, tập thể dục
ngoài đường tại nơi áp dụng Chỉ thị 14, không đeo khẩu trang khi nói chuyện với
người đối diện,… Tuy nhiên, khi biết những trường hợp bị xử phạt do vi phạm công
tác phòng dịch, ý thức của người dân đã được nâng cao hơn.
Thứ ba, người dân cần tăng cường học hỏivà trau dồikiến thức, kỹ năng, nâng
cao ý thức tuân thủ pháp luật
Xã hội luôn luôn vận động và phát triển, do đó, chúng ta cần có thái độ tích
cực học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, cập nhật các quy định hiện hành, nhận diện
thông tin đúng hay sai, cẩn trọng với những hành động, hành vi trong cuộc sốngnói
chung và trên không gian mạng nói chung.
Pháp luật là công cụ quản lý của xã hội của Nhà nước, cơ sở pháp lý của các
hoạt động trong xã hội. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Để pháp
luật thực hiện tốt nhất chức năng của nó, trước tiên mỗi người cần có ý thức học tập
để biết, hiểu, nắm bắt được và tuân thủ pháp luật. Không có vi phạm pháp luật không
có trách nhiệm pháp lý. Nếu mỗi người tự có ý thức, tôn trọng tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Kết luận chương 2
Trách nhiệm hình sự đã được quy định bằng hình phạt tại Bộ luật hình sự.
Những quy định này đã và đang được áp dụng vào các vụ án thực tế trong cuộc sống.
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổibổ sung 2017 đã ra đời với nhiều thay đổi và góp phần
vào xử phạt tội phạm nói chung và tội phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm nói riêng. Hiện nay, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác qua mạng
xã hội đang là vấn đề phát sinh ngày càng nhiều và đặt ra yêu cầu xử lý đối với cơ
quan nhà nước. Từ việc nghiên cứu các quyđịnh hiện hành, phân tíchthực tế áp dụng
pháp luật, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
KẾT LUẬN
Hiến pháp 2013 và pháp luật Việt Nam đã khẳng định: “Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đốixử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Chế định về tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một chế định quan
trọng, được đặt ở vị trí xứng đáng trong các bộ luật hình sự và ngày càng hoàn thiện
từ xưa đến nay. Thông qua việc tìm hiểu pháp luật áp dụng trong thực tế, những
vướng mắc hiện nay, phân tích nguyên nhân, bài viết đã nêu ra một số biện pháp
khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật, góp phần hoàn thiện pháp luật, xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần hình sự), NXB Công án nhân dân, 1999, tr.21
Từ điển Tiếng Việt NBX Hồng Đức, 2015, tr195
Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, 1995, tr835
Hiến pháp 2013
Bộ luật hình sự 1999
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Luật an ninh mạng 2018
Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Bình luận tội giết người - Điều 123 Bộ luật hình sự 2015,
https://www.tracuuphapluat.info/2018/08/binh-luan-toi-giet-nguoi-dieu-123-blhs.html
Chuyên đề những nội dung sửa đổi lớn và những điểm mới trong phần chung của bộ luật
hình sự năm 2015, PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao
Một số điểm mới trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự (sửa đổi) năm 2015,Nguyễn
Phương Thảo, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201710/mot-so-diem-moi-trong-
phan-cac-toi-pham-cua-bo-luat-hinh-su-sua-doi-nam-2015-303126/
1 Bản án số 35/2021/HS-ST ngày 20/09/2021
1 Bản án số 4x/2021/HS-ST ngày 28/09/2021
Không ai có thể xuyên tạc Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Việt Nam, Đại úy Lâm
Hoàng Ân, (Sư đoàn 5, Quân khu 7), https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/khong-ai-co-the-xuyen-
tac-bo-quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-cua-viet-nam-1491879965
Vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tù,
TS.Thượng tá Nguyễn Văn Niên, https://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Vu-khong-
xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac-tren-mang-xa-hoi-co-the-bi-phat-tu-i615799/

More Related Content

What's hot

Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

What's hot (20)

Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOTĐề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
 
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAYLuận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Thế chấp phần vống góp trong công ty theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thế chấp phần vống góp trong công ty theo pháp luật, HAYĐề tài: Thế chấp phần vống góp trong công ty theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thế chấp phần vống góp trong công ty theo pháp luật, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAYLuận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩmLuận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
 
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOTĐề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.doc
Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.docChế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.doc
Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.doc
 
List 200 đề tài luận văn thạc sĩ luật hình sự, 10 điểm
List 200 đề tài luận văn thạc sĩ luật hình sự, 10 điểmList 200 đề tài luận văn thạc sĩ luật hình sự, 10 điểm
List 200 đề tài luận văn thạc sĩ luật hình sự, 10 điểm
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 

Similar to Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm

Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quyền của người bị kết án phạt tù ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Quyền của người bị kết án phạt tù ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...Luận án: Quyền của người bị kết án phạt tù ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Quyền của người bị kết án phạt tù ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (20)

Luận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người
Luận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con ngườiLuận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người
Luận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
 
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
 
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAYBảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
 
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con ngườiLuận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
 
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
 
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đLuận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Luận án: Quyền của người bị kết án phạt tù ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Quyền của người bị kết án phạt tù ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...Luận án: Quyền của người bị kết án phạt tù ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Quyền của người bị kết án phạt tù ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...
Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...
Cơ sở lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh...
 
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khácquyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
 
Định tội danh Tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác
Định tội danh Tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khácĐịnh tội danh Tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác
Định tội danh Tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác
 
Luận văn: Các tội cố ý gây thương tích cho người khác theo luật
Luận văn: Các tội cố ý gây thương tích cho người khác theo luậtLuận văn: Các tội cố ý gây thương tích cho người khác theo luật
Luận văn: Các tội cố ý gây thương tích cho người khác theo luật
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng danh dự
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng danh dựLuận văn: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng danh dự
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng danh dự
 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đôngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt namLuanvantot.com 0934.573.149
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếLuanvantot.com 0934.573.149
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp Luanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Luanvantot.com 0934.573.149
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLuanvantot.com 0934.573.149
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149 (20)

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm

  • 1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM VÀ UY TÍN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo,Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.573.149
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bốicảnh hiện nay, cuộc cáchmạng 4.0 đã và đang tác động đến các quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và các cá nhân; tạo ra những sự thay đổi đáng kể trong cách chúng ta sống, làm việc, sản xuất và sinh hoạt. Hòa chung với xu thế hội nhập của thế giới, cuộc cách mạng này đang đem lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức. Việc tiếp cận những thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đi cùng với sự phát triển kinh tế đó, những giá trị nhân thân luôn là vấn đề được đặt ra. Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín là những giá trị nhân thân quý giá nhất của mỗi người nhưng luôn đứng trước nguy cơ bị xâm phạm từ xưa đến nay. Trong bối cảnh mới, bộ luật hình sự2015 sửa đổi bổ sung 2017 mới thi hành và các văn bản pháp luật hình sự có tác động như thế nào, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín được thể hiện như thế nào,… Điều này đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Từtrước đến nay đã có khá nhiều côngtrình, bàiviết nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý có thể kể đến như: Luận án tiến sĩ:“Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay”, Lê Thị Tuyết Hà, 2016 Luận văn thạc sĩ:“Tráchnhiệm pháp lý của đốitượng nộp thuế đốivới các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, Đào Thịnh Vinh, 2010
  • 3. Bài viết: “Vấn đềlý luận về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý trong quy định của pháp luật Việt Nam”, Huỳnh Thị Sinh Hiền, 2013 Nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và nhóm tội phạm này có các bài viết sau: Luận văn thạc sĩ: “Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự”, Lê Thị Thu Hiền, 2009 Luận văn thạc sĩ: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam”, Vương Đức Tho, 2016 Luận văn thạc sĩ:“Nguyên tắc bảo hộ tínhmạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Lê Thị Lan, 2012 Nhìn chung các tài liệu, bài viết nghiên cứu nói trên đều viết trên cơ sở Bộ luật hình sự cũ. Bên cạnh đó, cũng không nhiều bài nghiên cứu về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín theo pháp luật hình sự Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín theo quy định của pháp luật hình sự tại Việt Nam, tìm hiểu thực trạng hiện nay về việc áp dụng pháp luật, chỉ ra vướng mắc còn tồn tại, từ đó đề xuất một số kiến nghị để khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi: Đề tài nghiên cứu tại Việt Nam Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật hiện nay với trước đây, giữa các quy định pháp luật với tình huống thực tế.
  • 4. - Phương pháp tổng hợp, phân tích phản ảnh các vụ việc trong thực tiễn cuộc sống, việc xét xử áp dụng quy định của trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam 5. Kết cấu Đề tài gồm hai chương Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín Chương 2. Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín
  • 5. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín 1.1. Lý luận chung về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín 1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm hình sự Pháp luật được đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo hành lang pháp lý cho hoạt độngcủa các chủ thể, bảo vệ quyền, lợi íchcủa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều lý do, hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra, khi đó, chủ thể của hành vi phải chịu trách nhiệm pháp lý. Hay nói cách khác, lý do tồn tại của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Nếu không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi được pháp luật quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật khi chủ thể vi phạm pháp luật. Trách nhiệm hình sự là một trong bốn loại trách nhiệm pháp lý. “Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội”1. Hành vi đó gây ra hoặc đe dọagây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự có thể phải gánh chịu các biện pháp chế tài pháp luật như cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Từ khái niệm trên rút ra một số đặc điểm của trách nhiệm hình sự như sau: - Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi người thực hiện hành vi thực hiện hành vi mà pháp luật hình sựcấm (giết người, xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác) hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật hình sự không yêu cầu thực hiện (không cứu giúp 1 Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần hình sự), NXB Công án nhân dân, 1999, tr.21
  • 6. người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,…), gây ra hoặc đe dọagây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. - Biểu hiện cụthể của trách nhiệm hình sự là hình phạt. Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”.2 - Đây là trách nhiệm mà người phạm tội phải gánh chịu với Nhà nước, được xác định sau khi trải qua trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật được cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện. TNHS phải được phản ánh trong bản án hoặc quyết định của tòa án. Khi tội phạm xảy ra nhưng chưa bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện nhưng chưa tìm được người phạm tội thì quan hệ hình sự vẫn chưa phát sinh và tồn tại. Những quan hệ này sẽ được thực hiện khi và chỉ khi cơ quan điều tra phát hiện được tội phạm và người phạm tội. 1.1.2. Khái niệm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe Để tìm hiểu về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín, trước hết cần tìm hiểu khái niệm về xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Tính mạng conngười, theo giải thích của Từ điển Tiếng Việt là mạng sống của con người3. Theo đó, xâm phạm tính mạng con người được hiểu là xâm phạm cuộc sống của conngười, làm cho người bị xâm phạm không thể tiếp tục sống. Chiều dài của cuộc sống thông thường được tính từ thời điểm con người được sinh ra cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên nên các hành vi gây nên cái chết cho một người đều phạm tội xâm phạm tính mạng con người. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của tính mạng, pháp luật hình sự đã quy định một số trường hợp chưa xâm phạm tính mạng 2 Khoản 3 ĐIều 32 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 3 Từ điển Tiếng Việt NBX Hồng Đức, 2015, tr195
  • 7. con người, nhưng có hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng con người cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý. Sức khỏe của con người, theo giải thích của Từ điển bách khoa Việt Nam, “là trạng thái thoải mái, đầy đủ về vật chất, tâm thần mà không chỉ có nghĩa là không có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với biến đổi môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có hiệu quả”.4 Xâm phạm sức khỏe con người là gây nên mức độ thương tật hoặc làm mất khả năng lao động trong một mức độ nhất định. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi, người gây thương tíchcho người khác phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. 1.1.4. Khái niệm về xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín Danh dự, nhân phẩm và uy tín là những yếu tố nhân thân, có tính chất phi tài sản, gắn liền với mỗi cá nhân, thể hiện giá trị của mỗi cá nhân. Danh dự của con người là phạm trù đạo đức, thể hiện lòng tôn trọng đốivới các tiêu chuẩn về hành vi, đạo đức, ý thức bảo vệ và giữ gìn những phẩm chất mà bản thân mình lấy làm tự hao và được người khác tôn trọng. Mất danh dự có nghĩa là mất sự tin yêu, mến phục của người khác đối với người có danh tự thì đấy là tổn thất lớn nhất.5 Nhân phẩm của conngười là phẩm chất và giá trị của conngười6. Uy tin là sự tín nhiệm và mến phục của mọi người. Theo Hiến pháp 2013, “mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đốixử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.7 Do đó, việc 4 Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, 1995, tr835 5 Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, 1995, tr647 6 Từ điển Tiếng Việt NBX Hồng Đức, 2015, tr647 7 Điều 19, 20 Hiến pháp 2013
  • 8. xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là vi phạm pháp luật và phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín Theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín được quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Chương XIV của Bộ luật này xác định những hành vi bị coilà vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người cũng như quy định về hình phạt cho phép áp dụng đối với người có hành vi đó. Các tội phạm có thể thuộc 1 trong 4 trường hợp sau: - “Tộiphạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; - Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù; - Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đốivới tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù; - Tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.8 Điều 32 Bộ luật hình sự2015, sửađổi bổ sung 2017 quy định các hình phạt như sau: 8 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
  • 9. “Hình phạt chính bao gồm: - Cảnh cáo; - Phạt tiền; - Cải tạo không giam giữ; - Trục xuất; - Tù có thời hạn; - Tù chung thân; - Tử hình. Hình phạt bổ sung bao gồm: - Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; - Cấm cư trú; - Quản chế; - Tước một số quyền công dân; - Tịch thu tài sản; - Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; - Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. Đốivới mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”.9 1.2.1. Trách nhiệm hình sự về xâm phạm tính mạng, sức khỏe 1.2.1.1. Trách nhiệm hình sự về xâm phạm tính mạng Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Theo triết học Mác - Lenin, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển, do đó, khi quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng bị xâm phạm, mục tiêu và động lực của sự phát triển sẽ không đạt được. Bên cạnh đó, con người là chủ thể 9 Điều 32 Bộ luậthình sự 2015, sửa đổi bổ sung2017
  • 10. không thể thiếu của quan hệ xã hội. Khi tính mạng của con người bị xâm phạm, các quan hệ xã hội không thể hình thành và phát triển. Khi không tồn tại quan hệ xã hội, nhà nước, chính trị, kinh tế, xã hội cũng không xuất hiện. Do đó, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng là một trong những quyền quan trọng nhất trong quyền con người, được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế bảo vệ. “Chính vì ý nghĩa đó, trong các bộ luật hình sự từ năm 1985 đến nay, ngay sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia, nhà làm luật đều đãquy định các tội về xâm phạm tính mạng. Điều này càng khẳng định, quyền sống, quyền được tôntrọng và bảo vệ tính mạng của con người thật sự thiêng liêng, cao quý, cần được bảo vệ một cách tuyệt đối. Bất cứ ai xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của conngười đều phải bị trừng trị nghiêm khắc”.10 Hình phạt chính được quy định cho các tội xâm phạm tính mạng có nhiều mức độ khác nhau. Hình phạt thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là tử hình. Hình phạt bổ sung cho các tội này có thể là bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Theo Bộ luật hình sự hiện hành có 11 tội thuộc nhóm này. Đó là các tội: - Tội giết người (Điều 123) Có 2 khung hình phát đối với tội này: Khung hình phạt cơ bản, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, được áp dụng trong trường hợp giết người không có tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 1 Điều này. Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được áp dụng trong các trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng sau: a) Giết 02 người trở lên; 10 Bình luận tội giết người - Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, https://www.tracuuphapluat.info/2018/08/binh-luan-toi- giet-nguoi-dieu-123-blhs.html
  • 11. b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; Đây là trường hợp nạn nhân bị giết là người đang mang thai và người giết người khi thực hiện hành vi cũng biết rõ điều này. Hành vi này thể hiện sự vô nhân đạo cao độ, không chỉ có hành vi tước đoạt đi mạng sống của người mẹ mà còn xâm phạm đến sự sống của đứa con trong bụng mẹ trong tương lai. d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Công vụ được hiểu là những công việc vì lợi ích chung mà thực hiện công việc đó, đòi hỏi người thi hành phải có những quyền hành nhất định đối với những công dân khác. Hành vi này không chỉ xâm phạm tính mạng conngười mà cònxâm phạm nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung của xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an. đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Nạn nhân trong trường hợp này là người có quan hệ ruột thịt, thân thiết với người phạm tội. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức, làm đảo lộn các giá trị xã hội, vi phạm đạo lý làm con, làm trò, làm người được nuôi dưỡng. e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Đây là trường hợp giết người mà liền trước hoặc sau hành vi giết người, người phạm tội đã phạm thêm một hoặc nhiều tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Việc liên tiếp phạm tội nguy hiểm chứng tỏ người phạm tội có ý thức phạm tội sâu sắc, phản ánh khả năng cải tạo và giáo dục của người phạm tội. g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
  • 12. Động cơ phạm tội trong trường hợp này là để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác. Giết người để thực hiện tội phạm khác là trường hợp sau khi giết nạn nhân, người phạm tội thực hiện tội phạm khác. Tội phạm thực hiện sau có liên quan mật thiết với tội phạm thực hiện trước. Giết người là tiền đề, là phương tiện tội phạm sau có thể thực hiện được, hay nói cách khác, nếu không giết người thì tội phạm sau không thực hiện được. Giết người để che giấu tội phạm khác là trường hợp có ít nhất hai hành vi phạm tội liên tiếp nhau, người phạm tội đã thực hiện tộiphạm khác trước khi giết nạn nhân và người phạm tội giết nạn nhân để che giấu tội phạm đó. Thông thường sau khi phạm một tội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội cho rằng chỉ có giết người thì tội phạm mà mình thực hiện mới không bị phát hiện. Trường hợp giết người này khác với trường hợp giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ở chỗ sựliên quan giữa các tội phạm. Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác chứng tỏ hai tội phạm này có mối liên hệ với nhau. Bên cạnh đó, tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau khi giết nạn nhân không liên quan đến Tội giết người và phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Đây là trường hợp giết người với động cơ chiếm đoạt các bộ phận trên cơ thể nạn nhân nhằm mục đíchsử dụng thay thế, trao đổi, mua bán, thể hiện sự íchkỷ của người phạm tội, xâm phạm đến thân thể người khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
  • 13. Người phạm tội đã thực hiện tội phạm một cách man rợ, khiến cho nạn nhân vô cùng đau đớn trước khi chết như hành hạ, tra tấn hoặc gây cho người khác sự rùng rợn khủng khiếp như chặt rời chân tay,… k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; Công cụ, phương tiện sử dụng trong trường hợp giết người này có khả năng làm chết từ 02 người trở lên như sử dụng lựu đạn tại nơi công cộng, cho thuốc độc vào nguồn nước, thể hiện sử tàn ác của hành vi phạm tội khi đe dọa đến tính mạng của nhiều người. m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; Thuê giết người là trường hợp người phạm tội sử dụng lợi ích vật chất, tiền bạc để người khác giết người mà mình muốn giết. Người được thuê là người trực tiếp giết người trong trường hợp này. Giết người thuê là người phạm tội là người được thuê thực hiện hành vi giết người. Động cơ giết người trong trường hợp này là lợi ích vật chất mà người thuê hứa hẹn sẽ trả cho người được thuê sau khi hoàn thành hành vi phạm tội. n) Có tính chất côn đồ; Giết người có tính chất côn đồ là trường hợp giết người không cần lý do hoặc cố tình sử dụng những lý do rất nhỏ nhặt để giết người, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, coi thường tính mạng người khác và những quy tắc trong cuộc sống. o) Có tổ chức; Đây là trường hợp giết người có sựbàn bạc, lập kế hoạch, kết hợp chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi. p) Tái phạm nguy hiểm;
  • 14. Người phạm tội giết người bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng tái phạm nguy hiểm nếu họ thuộc một trong hai trường hợp sau đây: Một là, đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi giết người. Hai là, đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi giết người. q) Vì động cơ đê hèn. Động cơ đê hèn là động cơ phạm tội làm cho mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội tăng lên đáng kể so với những người hợp bình thường như giết vợ để đilấy vợ khác,… - Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124) Hành vi phạm tội này có hai dạng: Một là giết con mới để trong 07 ngày tuổi. Hai là vứt bỏ con mới đẻ trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết Trường hợp giết người trên đây được coilà có tình tiết giảm nhẹ do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh khách quan. Thực tế, người phụ nữ sau khi sinh nở thường gặp nhiều vấn đề về tâm sinh lý, khả năng nhận thức và kiềm chế đều hạn chế, do đó, có thể dẫn đến những hành vi như trên. Dù vậy, đây cũng là một tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự. Trách nhiệm pháp lý mà người mẹ phải gánh chịu là cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt từ từ 03 tháng đến 03 năm. - Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125) Trạng thái tinh thần bị kíchđộngmạnh là tình trạng người phạm tộikhông hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nguyên nhân của tình trạng này là do hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội. Hành vi trái pháp luật của nạn nhân có thể là hành vi cụ thể và tức thì hoặc cũng có thể là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra lặp đi lặp lại trong thời gian dài, gây ức chế tâm lý cho người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội làm họ bịdồn nén về mặt tâm lý. Trước thời điểm phạm tội,
  • 15. tinh thần của người phạm tội bị đẩy lên cao độ và lâm vào tình trạng tinh thần bịkích động mạnh. Trường hợp giết người này được coi là có tình tiết giảm nhẹ, theo đó, khung hình pháp ở mức thấp. Khung cơ bảnlà phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung tăng nặng từ 03 năm tù đến 07 năm tù. - Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126) Trong trường hợp này, nạn nhân là người có hành vi xâm phạm lợi íchcủa Nhà nước, của tập thể, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc công dân khác. Người phạm tội có hành vi tước đoạt tính mạng nạn nhân trong khi hành vi xâm phạm nói trên đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra tức khắc. Lỗi của nạn nhân dẫn đến hành vi phạm tội của người phạm tội nên trách nhiệm hình sự được giảm nhẹ hơn tội giết người. Khung hình phạt cơ bản củatội này là phạt cảitạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung tăng nặng là phạt từ từ 03 tháng đến 02 năm. - Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127) Người phạm tội là người thi hành công vụ. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP, người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.11 Dù với định 11 Khoản 2 ĐIều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
  • 16. nghĩa nào, người thi hành côngvụ cũng được hiểu là người đang thực hiện nhiệm vụ công vụ, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Trong quá trình làm việc, họ sử dụng vũ lực ngoài trường hợp pháp luật cho phép làm chết người. Nạn nhân có thể là người có hành vi trái pháp luật hoặc người khác. Khi phạm tội này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Trong trường hợp xét khung tăng nặng, hình phạt tối đa là 15 năm. Bên cạnh đó là các hình phạt bổ sung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trong các tội xâm phạm tính mạng còn có các tội sau: - “Tội vô ý làm chết người (Điều 128) - Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129) - Tội bức tử (Điều 130) - Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 131) - Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132) - Tội đe dọa giết người (Điều 133) - Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148) - Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149)”12 1.2.1.2. Trách nhiệm hình sự về xâm phạm sức khỏe Các tội xâm phạm sức khỏe do lỗi cố ý hoặc vô ý của người phạm tội đã gây tổn hại sức khỏe của người khác. Hình phạt chính được quy định cho các tội này có mức độ khác nhau. Hình phạt thấp nhất là cảnh cáo, cao nhất là chung thân. Trong số 7 tội của nhóm này, có 1 tội luôn luôn là tội ít nghiêm trọng, 1 tội được quy định có thể là tội phạm đặc biệt nghiệm trọng. Ngoài hình phạt chính còncó hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề, côngviệc nhất định. Cụthể như sau: 12 Xem thêm Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
  • 17. - Tộicố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134) Người phạm tội này có lỗi cố ý, họ đã gây ra tổn hại cho sức khỏe người khác thể hiện qua dấu vết để lại trên cơ thể. Tùy thuộc vào tỷ lệ tổn thương cơ thể, công cụ sử dụng khi phạm tội, người phạm tội có thể được xem xét vào một trong sáu khung hình phạt: + Khung cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng trong trường hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp do bộ luật hình sự quy định (như dùng hung khí nguy hiểm, có tổ chức,…) + Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được áp dụng khi tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc trường hợp cấu thành tội phạm mà không yêu cầu tỷ lệ thương tật đạt 11% trừ trường hợp Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; + Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 04 năm đến 07 năm được áp dụng khi tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. + Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng khi tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc trường hợp cấu thành tội phạm mà không yêu cầu tỷ lệ thương tật đạt 11% trừ trường hợp Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; + Khung tăng nặng thứ tư có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm được áp dụng khi tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nếu không gây thương tíchvào vùng mặt của người khác hoặc dẫn đến chết người + Khung tăng nặng thứ năm có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp: “a) Làm chết 02 người trở lên;
  • 18. b) Gây thương tíchhoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”.13 Bên cạnh đó, xâm phạm đến sức khỏe người khác do lỗi cố ý có các tội sau: - “Tộicố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135) - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136) - Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137) - Tội hành hạ người khác (Điều 140)”14 Xét về yếu tố lỗi, có lỗi cố ý và vô ý. Trong trường hợp vô ý xâm phạm sức khỏe người khác có thể là hai tội sau: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138) và trường hợp tăng nặng là Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139). Khi phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, người phạm tộicó thể bịphạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 20.000.000 đồnghoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu thuộc khung tăng nặng thì hình phạt tù có thể kéo dài từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà gây tổn hại sức khỏe cho người khác, bên cạnh hình phạt chính với mức hình phạt nặng hơn, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm15. 13 Khoản 6 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 14 Xem thêm Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 15 Khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
  • 19. 1.2.2. Trách nhiệm hình sự về xâm phậm danh dự, nhân phẩm và uy tín Trách nhiệm hình sự về xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín được đặt ra với nhóm tội với người phạm tội cố ý có hành vi được thể hiện dướidạng hành động, có thể là hành động vật lý hoặc lời nói, gây ra thiệt hại tinh thần cho nạn nhân. Có thể phân chia nhóm tội này thành các nhóm tội không liên quan đến độ tuổi của nạn nhân và nhóm tội có liên quan đến độ tuổi của nạn nhân. Thứ nhất, với nhóm tội không liên quan đến độ tuổi của nạn nhân - Tội hiếp dâm (Điều 141) - Tội cưỡng dâm (Điều 143) - Tội mua bán người (Điều 150) - Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) - Tội làm nhục người khác (Điều 155) - Tội vu khống (Điều 156) Theo quy định của bộ luật hình sự, những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín là hiếp dâm, cưỡng dâm, mua bán người, mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận trên cơ thể người, làm nhục người khác và vu khống. Hiếp dâm là “dùng vũ lực, đedọadùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”16. Các thủ đoạnđược sử dụng bao gồm dùng sức mạnh vật chất ảnh hưởng đến sự kháng cự của nạn nhân như xô ngã, giữ, bóp cổ,… thủ đoạn làm ý chí của nan nhân bị tê liệt như dọa giết, dọa gây thương tích,… Mức phạt tù thấp nhất của tội này là 2 năm, cao nhất là tử hình. Ngoài ra, “người phạm tội còncó thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.17 16 Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 17 Khoản 5 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
  • 20. Cưỡng dâm là “hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”18. Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ về công việc, quan hệ kinh tế, quan hệ tín ngưỡng… Đang trong tình trạng quẫn bách là tình trạng nạn nhân đang trong hoàn cảnh khó khăn, tự mình rất khó hoặc không thể khắc phục mà cần sự hỗ trợ của người khác. Trong đó, người phạm tội là người có lợi thế hơn về kinh tế, tiền bạc, chức vụ,… có thể gây sức ép đến nạn nhân với thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép hoặc hứa hẹn. Điều luật quy định về các khung hình phạt như sau: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; phạt tù từ 03 năm đến 10 năm; phạt tù từ 10 năm đến 18 năm với các trường hợp áp dụng cụ thể. Ngoài ra, tội phạm này cũng có hình phạt bổ sung. Mua bán người là hành vi dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác chuyển giao, vận chuyển, chứa chấp người khác, tiếp nhận người để giao, để bóc lột tình dục, cưỡngbức lao động, lấy bộ phậncơ thể nhằm đạt được lợi íchvật chất. Trong trường hợp này, người phạm tội đã coingười như hàng hóa để trao đổinhằm đạt được những mục đíchvô nhân đạo. Mức phạt tù của tội phạm này từ 05 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.19 Người phạm tội xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác bằng lời nói thóa mạ, cử chỉ, hành vi bỉ ổi, hoặc bịa đặt, lan truyền thông tin sai sự thật có thể phạm tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống. Hình phạt đốivới các tội này có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Thứ hai, với nhóm tội liên quan đến độ tuổi của nạn nhân bao gồm: - “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142) 18 Khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 19 Khoản 4 Điều 150 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
  • 21. - Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144) - Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145) - Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146) - Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147) - Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) - Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152) - Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153)”20 Đối với hành vi phạm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, Bộ luật hình sự ngoài những quy định định khung tăng nặng còn có quy định định tội danh. Bởi lẽ, khi một người chưa đạt đến một độ tuổi nhất định, khả năng tư duy, nhận thức, tâm lý cònchưa phát triển hoàn thiện, người phạm tội có thể lợi dụng điều đó để thực hiện hành vi phạm tội, nạn nhận không có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, bên cạnh đó, hậu quả để lại còn rất nặng nề. Nhìn chung, mức hình phạt đối với nhóm này cao hơn mức hình phạt đối với nhóm tội không liên quan đến độ tuổi nạn nhân. 1.3.Ýnghĩa của việc quy định trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín trong PLHS Việc quy định trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín trong pháp luật hình sự có ý nghĩa rất quan trọng Về mặt chính trị - xã hội, Pháp luật là công cụ, phương tiện để thực hiện quyền lực của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi chung, lợi ích của Nhà nước, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trong xã hội, con người là nhân tố quan trọng bậc nhất, theo đó, quyền được tôn trọng và bảo 20 Xem thêm Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
  • 22. đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín cũng là những giá trị cao quý nhất, là những khách thể hàng đầu được tôn trọng và bảo vệ bằng pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự. Về mặt lập pháp, Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín là những quyền cơ bản được quy định tại văn bản pháp luật cao nhất của quốc gia là Hiến pháp. Để cụ thể các quy định đó, các văn bản luật và dưới luật ra đời nhằm cụ thể các quy định đó phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Để đảm bảo quyền và lợi íchhợp pháp đó, các cơ chế bảo vệ được đặt ra, trong đó, pháp luật hình sự là một trong số căn cứ để thiết lập những cơ chế đó. Hình phạt là biện pháp trừng phạt nghiêm khắc và có tác dụng mạnh mẽ nhất đến người phạm tội, đồng thời có tác dụng giáo dục, răn đe đối với các chủ thể khác. Kết luận chương 1 Một trong bốn loại trách nhiệm pháp lý bên cạnh trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỳ luật là trách nhiệm hình sự - những hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật hình sự. Tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một trong những nhóm tội quan trọng nhất được quy định tại Bộ luật hình sự, theo đó, trách nhiệm hình sự được thể hiện qua các mức hình phạt dựa trên hành vi, mức độ và hậu quả tội phạm để lại, trên cơ sở đó, áp dụng trong thực tiễn nhằm trừng phạt người phạm tội, đồng thời giáo dục các chủ thể khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích chung của xã hội.
  • 23. CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM VÀ UY TÍN 2.1. Thực tiễn ápdụng pháp luật về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín 2.1.1. Kết quả Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 ra đời sau Bộ luật hình sự 1999. Sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích, xây dựng, bộ luật mới đãra đờivới nhiều điểm thay đổitíchcực. Theo PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình - Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (Chương XIV) và nhóm các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân (Chương XV) theo hướng tiếp tục tăng cường bảo vệ các quyền con người, quyền côngdân trên tinh thần Hiến pháp năm 2013 với những chế tài nghiêm khắc; bổ sung một số quy định mới đểxử lý hình sựđốivới hành vi xâm phạm quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đồng thời, có chính sách xử lý nghiêm khắc hơn đốivới các tội xâm phạm quyền tự do của conngười, quyền tự do dân chủ của công dân”.21 “Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của conngười Bộ luật hình sự 2015 quy định gồm 34 Điều (từ Điều 123 đến Điều 156) trong đó bổ sung mới 4 điều, sửa đổi 30 điều. Những nội dung mới cơ bản của Chương gồm: Bổ sung thêm 02 tội danh mới: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đíchkhiêu dâm (Điều 147) và Tộimua bán, chiếm đoạtmô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) và tách các hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em tại Điều 21 Chuyên đề những nộidung sửa đổi lớn và những điểmmới trong phần chung của bộ luật hình sự năm2015, PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
  • 24. 120 Bộ luật hình sự năm 1999 thành 03 điều luật riêng: Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151), Tộiđánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152), Tộichiếm đoạtngười dưới 16 tuổi (Điều 153), thay các tình tiết định tội, định khung hình phạt tương đối (gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, bằng các tình tiết định lượng tuyệt đốivề hậu quả của tội phạm. Bổ sung quy định “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” là hành vi thuộc mặt khách quan của một số tội xâm phạm tình dục bên cạnh hành vi “giao cấu” đã được quy định tại các bộ luật hình sự trước đây”.22 Những thay đổi này phù hợp với sự thay đổi của tình hình xã hội, với nhiều khái niệm mới được hình thành, với những hành vi mới phát hiện,… Nhìn chung, số lượng các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín là tương đốilớn. Theo Trang thông tin điện tử côngbố bản án, quyết định của Tòa án, số vụ án Giết người là 1.124 bản án, quyết định; vụ án Cố ý gây thương tích 6.538 bản án, vụ án Vô ý làm chết người 136 bản án, quyết định, 225 bản án liên quan đến tội Hiếp dâm, Mua bán người 69 bản án, 58 bản án về tội làm nhục người khác,… Một số ví dụ về các bản án: Vụ án thứ nhất: Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính Ông Nguyễn Văn Th (sinh năm 1962) là giám đốc Công ty TNHH Thương mại DL C có trụ sở tại Huế. Năm 2016, ông Th được UBND Tỉnh đồng ý và có Quyết định chủ trường đầu tư là giao cho Công ty C thực hiện dự án Điểm du lịch thác CC. Theo nội dung quyết định, mục tiêu của dự án là cung cấp dịch vụ tắm suối, nghỉ dưỡng và tiến độ thực hiện dự án là phải hoàn thành và đưa vào hoạt động Quý II 2017. Tuy nhiên, dự án triển khai chậm tiến độ. Đến tháng 5/2020, dự án vẫn chưa 22 Một số điểm mới trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự (sửa đổi) năm 2015, Nguyễn Phương Thảo, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201710/mot-so-diem-moi-trong-phan-cac-toi-pham-cua-bo-luat-hinh-su-sua- doi-nam-2015-303126/
  • 25. hoàn thành một số hạng mục về cơ sở vật chất, các thủ tục hành chính theo quy định, nhưng ông Th vẫn đưa vào kinh doanh, khai thác. Ngày 09/5/2020, anh Phan D.H cùng nhóm bạn đến điểm du lịch chơi. Đến 12h cùng ngày, nhóm bạn xuống tắm tại bãi tắm suỗi nói trên. Đến khoảng 13h, nhóm bạn không thấy anh H đâu nên đã báo để nhân viên công ty C biết và đi tìm kiếm nhưng không tìm được. Đến 19h, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã vớt được thi thể anh H ở dưới lòng suối của bãi tắm. Theo bản án số 11x/2021/HS-PT ngày 27/09/2021, Thác CC là một bãi tắm nước suốichảy tự nhiên. Dù Công ty C không quản lý mặt nước củathác nhưng công ty đang khai thác và tiến hành hoạt động dulịch (làm bãigiữ xe, mở dịch vụ ăn uống, cho thuê đồ tắm,…). Côngty C đưađiểm Thác CC vào hoạt độngkinh doanhdu lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đãvi phạm khoản 5 Điều 9 Luật du lịch. Bị cáo Th dù biết rằng khi đưa vào hoạt động, khách du lịch đến tắm suốicó thể gặp nguy hiểm về tính mạng, nhưng bị cáo tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra. Th là giám đốc Công ty C, là người quyết định và chịu trách nhiệm khi quyết định cho công ty C hoạt động du lịch. Căn cứ khoản 1 Điều 129, các điểm b, s khoản 1 Điều 51, điều 65 Bộ luật hình sự tuyên bị cáo phạm tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính. Xử phạt bị cáo 01 năm 03 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 02 năm 06 tháng kể từ ngày tuyên án. Vụ án thứ hai: Giết người – Cố ý gây thương tích Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 13/02/2021, anh Phạm Xuân Q và chị Hoàng Thị G đến nhà anh Lương Hùng Th ở thôn Tr, xã X, huyện Y, tỉnh Yên Bái chơi. Trên đường đi, anh Q bị Lương Xuân C chặn đường, đấm vào mặt. Được những người đi cùng C can ngăn nên sự việc chấm dứt. Khi gặp anh Th, anh Q có nói với anh Th việc mình bị C đánh. Anh Th cùng anh Q và chị G đi tìm C nhưng không thấy nên anh Th và anh Q đến quán Karaoke Ng thuộc thôn Tr để uống nước, còn chị G thì đi về nhà. Anh Th và anh Q ngồi được một lát thì anh Âu Văn V và anh Lý Văn S đến quán nên anh Th mời anh V và anh S cùng uống
  • 26. nước. Khi mọi người đang uống nước thì C đến. Tại đây, mọi người nói chuyện về việc vừa xảy ra giữa C và anh Q. Các bên lời qua tiếng lại. Do đã uống rượu nên C nghĩ anh Th chửi bố, mẹ mình nên dùng tay phải lấy nửa chiếc kéo dài khoảng 20 cm (được mài sắc cả hai bên) đang để trong túi quần quần phía trước bên phải đứng lên đâm một phát vào vùng bụng phía bên trái của anh Th. C đâm tiếp 2 đến 3 phát về phía anh Th nhưng do bị anh An ôm giữ và anh Th ôm bụng chạy ra sân nên không trúng. Thấy anh Th bị đâm, anh Q lấy xe máy chở anh Th đi cấp cứu. Khi anh Th đang ngồi trên mô tô thì C vùng vẫy thoát khỏi sự ôm giữ của anh A rồi dùng mảnh kéo đâm về phía lưng của anh Th. Nghe mọi người hô hét, anh Th quay lại thì bị C đâm vào mặt trước cánh tay trái. Anh Q tăng tốc chở anh Th chạy ra khỏi cổng quán. C vẫn đuổi theo nhưng không kịp nên quay lại cổng quán. Lúc đó, anh Lý Văn T mặc quần áo dân sự đang đi chúc tết nên có mặt ở quán. Biết được sự việc, anh T đi ra ngoài cổng tự giới thiệu mình là Trưởng Công an xã X và yêu cầu C không đánh nhau nữa. C không những không chấp hành mà còn dùng nửa chiếc kéo trên đâm về phía anh T nhưng anh T tránh được. Do bị xô đẩy nên anh T bị ngã xuống đường. C tiếp tục dùng kéo đâm 01 phát vào vùng lưng phải, 01 phát vào mặt sau cánh tay phải của anh T. Được mọi người can ngăn nên sau đó anh T đứng dậy, đi vào trong sân quán rồi được đưa đi cấp cứu. Khi thấy anh Đàm Văn U (là chủ quán) và anh Bàn Văn Ph chở anh T chạy ra khỏi cổng quán thì C đuổi theo dùng kéo đâm về phía những người đang ngồi trên xe máy nhưng anh Tuấn đánh lái tránh được. C tiếp tục chạy theo khoảng 30 mét thì sắp đuổi kịp nên anh Phóng phải nhảy ra khỏi xe, chạy bộ để xe mô tô tăng tốc mới thoát khỏi sự truy đuổi của C. Sau đó, C bị anh Ngh, anh A và anh I khống chế đưa về nhà. Với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, đánh giá, tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thấy có căn cứ kết luận: Hành vi dùng mảnh kéo bằng kim loại dài 20 cm có mũi nhọn được mài sắc đâm vào vùng bụng anh Lương Hùng Th của bị cáo Lương Xuân C xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 phút ngày 13/02/2021, tại quán của anh Đàm Văn U và chị Âu Thị H thuộc thôn Tr, xã X, huyện Y, tỉnh Yên Bái đã cấu thành tội “Giết người” được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự, bởi lẽ: Thứ nhất, vùng bụng là nơi trọng yếu trên cơ thể con người. Khi bị tấn công bằng hung khí vào nơi đó thì nguy cơ tử vong cho nạn nhân rất cao. Bản thân bị cáo C cũng hiểu rõ điều đó. Tại bản tự khai viết ngày 05/4/2021 (Bút lục số 282) và tại phiên tòa, bị cáo C trình bày: Tôi
  • 27. nhận thức được các vùng trọng yếu của cơ thể là vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ và vùng bụng, nếu bị đánh vào khu vực này, khi sử dụng vật sắc như mảnh kéo của tôi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác. Tại biên bản hỏi cung bị can lập ngày 04/6/2021 (BL 317), bị cáo cũng khai: Tôi nhận thức rõ việc dùng vật sắc nhọn nếu đâm vào cơ thể người khác có thể làm người bị đâm chết. Tuy nhiên, lúc xảy ra sự việc do bực tức nên tôi có hành động đâm Th để giải tỏa bực tức trong người, tôi không nghĩ đến hậu quả sẽ xảy ra thế nào. Như vậy, bị cáo C nhận thức được hành vi dùng vật sắc nhọn đâm vào vùng bụng của anh Th có thể khiến anh Th tử vong nhưng vẫn cố ý thực hiện. Thứ hai, tại mục 1 phần V Nghị quyết số: 01/HĐTP - NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn như sau: “Thực tiễn xét xử cho thấy các loại thương tích sau đây được coi là thương tích nguy hiểm cho tính mạng: ... c) Thương tích thủng lớn lồng ngực, ổ bụng kể cả trường hợp không gây tổnthương cho các cơ quan bên trong”. Tại phiếu phẫu thuật, thủ thuật đối với anh Lương Hùng Th do Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang thực hiện từ 01 giờ 45 đến 02 giờ 45 ngày 14/02/2021(BL 152) có nội dung: Kiểm tra phúc mạc thành bụng trái có vết rách kích thước 2 x 2 cm, bờ sắc gọn lộ cơ thành bụng có chảy máu ... Tại bản Kết luận giám định pháp y về thương tích số: 37/TgT ngày 17- 02- 2021 của Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã kết luận về dấu hiệu chính thương tích đối với anh Lương Hùng Th như sau: Vết thương thấu bụng vùng hạ sườn trái kích thước 1,5 cm x 0,1 cm. Tới nay chưa có hướng dẫn thế nào là “Thương tích thủng lớn” nên trên cơ sở thực tế các vụ án mà nạn nhân bị đâm vào bụng với kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn tử vong, Hội đồng xét xử đánh giá thương tích mà bị cáo C gây ra cho anh Th thuộc nhóm thương tích nguy hiểm cho tính mạng dù không gây tổn thương cho các cơ quan bên trong. Thứ ba, Điều 13 Bộ luật Hình sự quy định: “Người phạm tội trong I trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Thứ tư, tại biên bản hỏi cung bị can lập ngày 10/6/2021 (BL 461), bị cáo khai: Tại bàn uống nước, khi tôi nói chuyện với Th thì thấy Th nói tục nên tôi nghĩ Th chửi tôi. Tôi sờ vào túi quần bên phải thấy có mảnh kéo nên dùng tay phải lấy mảnh kéo ra đứng dậy đâm một nhát theo chiều từ sau ra trước, từ phải sang trái trên mặt bàn trúng vào người Th. Tôi rút tay lại thì có người can ngăn, giữ tôi. Tôi đâm với về phía trước hai đến ba nhát nữa nhưng không trúng ai. Khi tôi được một
  • 28. người ôm giữ cổ và đưa tôi ra đến sân thì thấy Th được một người chở đi bằng xe máy. Tôi vùng thoát khỏi người đang giữ đuổi theo Th. Khi đuổi kịp, tôi nhảy lên đâm một nhát theo chiều từ trên xuống dưới vào vùng lưng của Th. Tôi tiếp tục đuổi theo xe mô tô chở Th nhưng không kịp. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 25/02/2021 (BL 329, 330) và tại phiên tòa, anh Th khai: Khoảng 19 giờ ngày 13/02/2021,tôicùng anh Q đến quán anh Tuấn thuộc thôn Tr uống nước. Chúng tôi ngồi ở bàn thứ hai tính từ trong ra. Ngồi một lúc thì anh V và anh S ở Thôn M, xã X đến ngồi cùng. Khoảng 19 giờ 30 có anh C đến ngồi uống nước cùng chúng tôi. Anh C nói chuyện và bắt tay xin lỗi anh Q về việc mâu thuẫn trước đó. Là người quen nên tôi nói với C: "Sao biết anh em còn đánh nhau". C nổi khùng, chửi bới tôi. Thấy C hùng hổ nên tôi không nói gì. C liên tục chửi bới tôi nên anh An tát C một nhát. C đứng dậy nói: "Để tao xử con nhà Loan Th này đã". Tôi đang ngồi thì bị C đâm vào vùng hạ sườn trái một nhát. Khi C rút tay lại thì thấy C đang cầm một vật nhọn dài khoảng 20 cm. Tôi vùng đứng dậy thì thấy mình bị thương chảy máu. Tôi vén áo lên và giữ vết thương rồi hô mọi người là mình bị đâm rồi. Tôi đi lùi ra sân và kêu mọi người đưa tôi lên Trạm Y tế sơ cứu. Lúc này, C được mọi người giữ lại ở bàn uống nước. Anh Q ra sân lấy xe mô tô chở tôi đi. Tôi vừa ngồi lên xe và xe bắt đầu di chuyển ra cổng quán thì bất ngờ C từ sau lao đến đâm một nhát trúng vào bắp tay trái của tôi. C tiếp tục dồn đuổi nhưng anh Q tăng ga nên C không đuổi kịp. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 22/02/2021 (BL 359, 360), anh Ngh khai: Chiều tối 13/02/2021, tôi đến nhà ông Xuân uống rượu cùng ông Xuân, anh An và anh I (con ông Â). Uống xong, tôi cùng anh A, anh I xuống quán Ng hát. Khi đến quán tôi thấy C (em trai tôi) đang cãi nhau với một số người ngồi cùng bàn. Tôi đến ngồi xuống bàn em tôi đang ngồi và chửi C. C đứng dậy dùng tay phải đánh về phía người nam giới đối diện em tôi ba đến bốn lần. Tôi can em tôi nhưng em tôi vẫn vùng vẫy. Anh A vào giúp tôi giữ C và tôi nghe có người hô: "Có người bị đâm rồi". Người cãi nhau với em tôi ôm bụng đi ra cổng ngồi lên xe mô tô. Chiếc xe nổ máy thì em tôi lao về phía chiếc xe dùng tay phải đánh về phía người ngồi sau. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 23/02/2021 (BL 368, 369), anh An khai: Tôi là anh con bác của C vì bố tôi là anh ruột của bố C. Khoảng 19 giờ 30 ngày 13/02/2021, sau khi ăn cơm ở nhà anh I thuộc thôn Tr, tôi cùng anh Ngh, anh I đến quán anh Tuấn để hát. Khi đến quán thì nghe tiếng chửi của C nên chúng tôi ra chỗ bàn của C xem sự việc thế nào. Khi tôi vừa sang tới bàn của C thì thấy Ngh và một người
  • 29. khác đang can ngăn C, không cho đánh nhau. Tôi cũng chạy đến ôm giữ C và bảo Ngh lấy xe đưa C về. Tôi ôm cổ và đưa C đi ra sân quán thì có một xe máy chở hai người chuẩn bị đi ra cổng. C vùng ra khỏi tôi đuổi theo nhảy lên dùng tay phải đánh từ trên xuống, từ sau ra trước trúng vào vùng vai người ngồi sau. Người điềukhiển xe máy tăng ga chạy về hướng trụ sở Ủy ban nhân dân xã X. C đuổi tiếp nhưng không kịp. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 22/02/2021 (BL 382), anh I khai: Khoảng 19 giờ 30 ngày 13/02/2021, tôi cùng anh Ngh xuống quán anh Tuấn đón C vì có người bảo C say rượu, đánh nhau ở quán. Tôi đến quán thì thấy có 6 - 7 người trong đó có Q, Th đang ngồi quây tròn tại bàn uống nước. Tôi đến phía sau C, cách khoảng 01 mét thì thấy C nhổm người dậy, dùng vật gì đó đâm về phía anh Th. Anh Th đứng dậy ôm bụng và nói: "Dính rồi". Anh Q đưa anh Th ra ngoài, còn mọi người can ngăn C, giữ C tại đó. Khi anh Q chở Th đi bệnh viện thì C tiếp tục đuổi theo đâm vào sau lưng Th. Anh Ngh đuổi theo can không cho C đuổi nữa ... Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 22/4/2021 (BL 381), anh I khai: Khi C đánh anh Th thì anh An là người trực tiếp can, ôm giữ C. Khi C đánh anh T thì anh Ngh là người trực tiếp can C. Lúc đó diễn ra rất nhanh, C rất hung hăng. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 30/6/2021 (BL 491, 492), anh Q khai: Tôi và C không có quan hệ gì. Trước khi bị C đánh không có mâu thuẫn gì. Khoảng 18 giờ 30 ngày 13/02/2021, tôi cùng G (nhà ở xã Cảm Nhân) vào nhà Th chơi. Khi đến ngõ, lối rẽ từ quốc lộ 170 vào nhà anh Th thì bị một Th niên (sau này tôi mới biết tên là C) đang đứng cùng một nhóm Th niên ra chặn tôi lại. C chửi và đấm vào đầu, vào mặt tôi. Nhóm người trên can ngăn nên sự việc kết thúc. Tôi và G tiếp tục đi vào nhà anh Th nhưng chưa đến thì gặp anh Th đi ra. Thấy mồm tôi bị chảy máu, anh Th hỏi tôi bị sao. Tôi nói bị một người đánh, không biết là ai. Chúng tôi đi tìm người đánh nhưng không thấy. G đi về nhà, còn tôi và Th đến quán Nguống nước. Sau đó có V và bạn của V đến ngồi cùng chúng tôi. Khoảng 19 giờ 40 cùng ngày thấy người đánh tôi lúc trước cũng đến và vào bàn chúng tôi uống nước, xin lỗi tôi vì đã đánh tôi. Thấy thế anh Th có bảo C: "Sao mày đánh anh Q. Sao biết vẫn đánh ?". C bảo: "Tao không biết Th Loan là tG nào. Mày không liên quan". Sau đó có 2 - 3 người nữa đến bàn chúng tôi. Một người nói: "Sao biết là anh em mày còn nói như thế. Đây là anh em nhà". Một người tát C một cái. C liền đứng dậy chửi Th và dùng vật có đầu nhọn đâm Th vào phía bụng. Th kêu lên: "Em bị đâm rồi" và xô ghế chạy ra khỏi bàn. Tôi chạy theo, lấy xe chở Th đi cấp cứu. Khi xe ra đến cổng quán hát C
  • 30. đuổi theo đâm Th một nhát vào bắp tay trái. Tôi kéo ga bỏ chạy. C vẫn đuổi theo nhưng không kịp. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 22/02/2021(BL390, 391),anh S khai: Khoảng 19 giờ 30 ngày 13/02/2021, tôi cùng chú V đến quán anh Tuấn uống nước thì gặp anh Th và anh Q ở đó. Chúng tôi nói chuyện được khoảng 10 phút thì C đến ngồi vào giữa Q và Th. C xin lỗi Q vì việc đánh nhau trước đó. Anh Th nói với C: "Sao toàn anh em nhà lại đi đánh anh Q". C chửi anh Th nhiều câu thô tục. Lúc này anh Ngh, anh An, anh I đi đến đứng ở phía sau C. Anh Ngh tát C một nhát và nói: "Mày tỉnh chưa em ?". C vùng vằng đứng dậy đánh Th thì Ngh cản lại nhưng không cản được. Anh Th đẩy ghế lùi ra sau và ôm bụng chạy ra sân và kêu bị đâm. Tôi thấy C cầm trên tay một vật sắc nhọn. Anh A ôm cổ giữ C, còn anh Ngh đi ra sân nơi anh Th ôm bụng. Thấy xe anh Q nổ máy thì C vùng ra khỏi anh A, đuổi theo đâm vào vai của anh Th. Anh Q tăng ga thì C không đuổi kịp nữa. Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 09/3/2021 (BL 399, 400) và tại phiên tòa, anh V khai: Khoảng 19 giờ ngày 13/02/2021,tôicùng anh S đến quán Nguống nước. Tôi gặp anh Th và anh Q đang ngồi tại đó. Do quen biết nên anh Q mời tôi và anh S ngồi cùng. Trong quá trình ngồi uống nước, anh Q và anh Th có kể về việc Q bị C đánh. Anh Q có nói: "Thôi trẻ con thì bỏ qua". Sau đó, C đến quán và vào bàn của chúng tôi ngồi giữa Th và Q. C nói chuyện và xin lỗi Q. Khoảng 4 - 5 phút sau, anh Th bảo: "Thôi toàn anh em trong xã, bỏ qua. Bọn anh lớn không chấp em làm gì". Lúc này có anh A và anh I đến. C đứng dậy chửi anh Th: "Không phải việc của mày". Anh A và anh I giữ vai C nhưng C vẫn đứng dậy được và dùng tay phải cầm vật sắc nhọn màu đen đâm 01 nhát theo chiều từ sau ra trước trúng vào bụng anh Th. Anh Th đẩy ghế ra và hô: "Tao bị đâm rồi" và chạy ra khỏi bàn khoảng 02 m. C định đuổi theo nhưng bị anh A và anh I giữ lại. Khi tôi ra quầy để Th toán thì thấy C đuổi theo Th lúc đó đang ngồi trên xe của Q. 10 10 Tại biên bản ghi lời khai lập ngày 13/4/2021 (BL 431, 432) và tại phiên tòa, chị Huệ khai: Khoảng 19 giờ 10 ngày 13/02/2021, tôi đếnquán Ngđể giúp việc cho chủ quán. Tôi thấy anh Th đang ngồi uống nước với ba người nam giới nữa. 10 phút sau thì C đến và ngồi cùng bàn với anh Th. C và anh Th nói gì với nhau tôi không để ý nhưng có thấy anh Th nói: "Sao biết anh em nhà mà còn gây sự với bọn anh". Ngày sau đó thì có An, I, Ngh đi vào bàn của Th và C. Tôi bê đồ đến gần bàn của anh Th thì thấy C đứng dậy dùng tay phải lấy một vật gì đó đầu nhọn ở túi quần bên phải đâm về phía anh Th một nhát (vào vùng bụng, ngay dưới sườn trái). C rút vật sắc nhọn ra khỏi cơ thể anh
  • 31. Th thì có người dùng hai tay ôm chặt hai vai C và kéo C lại phía sau. C vẫn gồng mình định tiếp tục lao về phía anh Th. C nói gì đó nhưng tôi nghe không rõ. Anh Th ôm bụng đi ra sân, chỗ để xe và nói với chị G; "Chị ơi ! Em bị đâm rồi". Anh Th chuẩn bị ngồi lên xe để đi cấp cứu thì C chạy theo nhảy lên dùng tay phải đâm theo chiều từ trên xuống dưới, từ sau ra trước về phía lưng anh Th một nhát. Với lời khai của bị cáo, bị hại và những người làm chứng được viện dẫn nêu trên cho thấy hành vi của bị cáo được thực hiện một cách quyết liệt, thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của người khác. Việc anh Th chỉ bị đâm một nhát vào bụng là do bị cáo đã bị mọi người ngăn cản và anh A ôm giữ ngay sau đó. Hơn nữa, việc anh Th chỉ bị mất 10 % sức khỏe cũng là do may mắn bởi nhát đâm không trúng nội tạng hay làm đứt mạch máu của nạn nhân. [2. 2] Khi anh T khuyên can, bị cáo có những lời lẽ thách thức và dùng mảnh kéo nhọn sắc đâm vào lưng phải và cánh tay phải của anh T khiến anh T bị mất 02 % sức khỏe. Hành vi trên của bị cáo C đã cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự. [3] Hành vi phạm tội nêu trên của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trái phép tính mạng, sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ, gây bất bình trong quần chúng nhân dân nên cần phải đưa bị cáo ra xét xử một cách nghiêm minh nhằm cải tạo riêng và răn đe phòng ngừa chung. Vì các lý lẽ đã lập luận, Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Lương Xuân C phạm tội "Giết người". Áp dụng điểm n, khoản 1 Điều 123; các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; điểm e khoản 1 Điều 52; Điều 15; Điều 57 Bộ luật Hình sự: Xử phạt bị cáo Lương Xuân C với mức án 12 (mười hai) năm tù. Tuyên bố bị cáo Lương Xuân C phạm tội "Cố ý gây thương tích". Áp dụng các điểm a, i khoản 1 Điều 134; điểm s khoản 1 Điều 51; điểm e khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự: Xử phạt bị cáo Lương Xuân C với mức án 01 (một) năm tù. Áp dụng Điều 55 Bộ luật Hình sự: Buộc bị cáo C phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 13 (mười ba) tù. Thời hạn tù tính từ ngày 13/02/2021.23 Vụ án thứ ba: Hiếp dâm người dưới 16 tuổi Khoảng 19 giờ ngày 24-01-2021, Hồ Quốc N cùng với Phạm Hoàng K, Lê Thảo M, và Đỗ Vũ D2 đến chơi tại nhà Nguyễn Văn L2, ở ấp MHA, xã ĐM, huyện C, tỉnh Trà Vinh. 23 Bản án số 35/2021/HS-ST ngày 20/09/2021
  • 32. Tại đây, N, K, M, D2 và L2 tổ chức uống rượu. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, tất cả rời khỏi nhà của L2 để về nhà của K. K và M đi chung xe đạp điện về nhà K trước. Còn N và D2 đi trên xe mô tô về nhà của N để N lấy áo khoác. Khoảng 22 giờ cùng ngày, N cùng với D2 quay lại nhà của K uống rượu cùng K và M. Đến khoảng 01 giờ ngày 25-01-2021, K rủ D2 đi hái trộm xoài về uống rượu thì D2 đồng ý. N kêu K và D2 lấy xe mô tô của N đi hái xoài. Khi K và D2 đi, tại nhà của K chỉ còn M và N. M đi vào phòng ngủ của K nằm trên tấm nệm đặt trên nền nhà. N thì ngồi tại cửa phòng ngủ nhắn tin với bạn gái, sau đó nảy sinh dục vọng khiến dương vật cương cứng. N quay sang nhìn thấy M đang nằm ngửa trên nệm, cách vị trí N ngồi 1,2 mét, lợi dụng hoàn cảnh vắng vẻ, đêm tối, nên N nảy sinh ý muốn quan hệ tình dục với M. N đi đến vị trí M nằm, dùng tay sờ mặt của M, nhưng bị M từ chối và dùng tay xô đẩy tay của N ra. Do N đã có uống rượu bia, nên quyết tâm quan hệ tình dục với M để thỏa mãn nhu cầu sinh lý bản thân. N dùng hai tay nắm kéo giữ chặt hai tay của M ra phía sau đầu, M phản kháng lại, nên N nằm đè lên người của M trong tư thế cơ thể của M lọt giữa hai chân của N, mục đích để giữ chặt không cho M phản kháng. Tiếp đó, N dùng tay phải đè giữ hai tay của M, tay trái cởi tuột quần dài và quần lót của M dang mặc xuống khỏi hai đầu gối (quần lưng thun) rồi tự dùng tay trái của N cởi quần lót thì bị M kháng cự quyết liệt. N tiếp tục nằm đè lên người của M tư thế mặt đối mặt và dùng tay trái sờ vào đùi của M. N làm vuột tay phải của M và bị M dùng tay phải cào cấu vào vùng cổ bên trái và hông sườn bên trái gây nên nhiều dấu vết trầy sướt trên da của N. M và N giằng co qua lại, nên N chưa đưa được dương vật đang cương cứng vào trong âm đạo của M. Thời điểm này, K và D2 đi hái xoài của chùa MĐ (chùa LK) ở ấp NH, xã ĐP, cách nhà K khoảng 01km, nghi ngờ N xâm hại M, nên sau khi hái được khoảng 04 - 05 trái xoài thì D2 kêu K quay về. Khi về đến trước cửa nhà, K nghe tiếng M kêu “Buông ra, buông ra”, K liền chạy vào đến trước cửa phòng nhìn thấy N đang nằm đè lên người của M, N trong tình trạng không mặc quần áo, chỉ mặc quần lót, còn M chỉ mặc áo không mặc quần dài và quần lót. K hỏi N “Anh làm gì vậy?”, thì N buông tay M ra rồi đứng lên bước đến dùng tay đánh vào mặt của K, thì K đánh lại. Đồng thời, kêu D2 phụ giúp. D2 vào nhìn thấy cả hai đánh nhau, nên 3 can ngăn thì cũng bị N đánh. Sau đó, D2 đánh trúng sống mũi làm N bất tỉnh. K lấy dây nịch của N và dây điện sẵn có tại nhà trói tay, chân N lại. Sau đó, M mặc quần vào rồicùng K đếnnhà ông Trịnh Văn Ng nhờ giúp trình báo Công an xã ĐP. Khi lực lượng
  • 33. Công an đến, thì N mới tỉnh lại, nhưng do bị thương, nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh điều trị. Đến ngày 26-01-2021thìxuất viện. Ngày 03-02-2021,Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C ra Quyết định trưng cầu giám định AND từ các mẫu thu trong móng tay của Lê Thảo M. Tại Kết luận giám định số 1073/C09B ngày 24-3-2021 của Phân viện Khoa học hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Phân tích gen (AND) từ mẫu móng tay ghi thu của bị hại Lê Thảo M được 01 kiểu gen nữ giới, 01 kiểu gen nam giới trùng với kiểu gen của bị can Hồ Quốc N. Ngày 05-02-2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C ra Quyết định trưng cầu giám định màng trinh đối với Lê Thảo M. Tại Bản kết luận giám định pháp y về tình dục số 07/21/TD ngày 17-02-2021 của Trung tâm pháp y - Sở Y tế tỉnh Trà Vinh kết luận: Màng trinh giãn 2cm; Màng trinh rách cũ ở ba vị trí: 1 giờ, 11 giờ (Rách chưa đến chân màng trinh), 8 giờ (Rách đến chân màng trinh). Do khai sinh của Lê Thảo M đăng ký quá hạn, nên ngày 26-3-2021, Cơ quan điều tra trưng cầu giám định tuổi của M. Tại Bản kết luận giám định pháp y về độ tuổi số 1904/C09B ngày 31-3-2021 của Phân viện Khoa học hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Tại thời điểm giám định (tháng 3-2021) Lê Thảo M có độ tuổi từ 15 năm 06 tháng đến 16 năm. Ngày 19-5-2021,Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C ra Quyết định trưng cầu giám định tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể do thương tích và cơ chế hình thành vết thương đối với Hồ Quốc N. Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 55/21/TgT ngày 21-5-2021 của Trung tâm pháp y - Sở Y tế tỉnh Trà Vinh kết luận: Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên tại thời điểm giám định của nạn nhân Hồ Quốc N là 0% (không phần trăm). Xét hành vi phạm tội của bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến sức khỏe, tâm lý, nhân phẩm, danh dự người dưới 16 tuổi, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Để góp phần ổn định tình hình trật tự tại địa phương và đấu tranh ngăn ngừa tội phạm, Hội đồng xét xử xét thấy cần xử bị cáo hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với hành vi của bị cáo và tính chất của vụ án, mới đủ điều kiện cải tạo, giáo dục bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt đối với bị cáo Hồ Quốc N, Hội đồng xét xử cũng cần xem xét: Bị cáo sau khi phạm tội đã thật thà khai báo, ăn năn hối cải; Bị cáo có tác động gia đình khắc phục bồi thường thiệt hại được số tiền 10.000.000 đồng (nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện C); Bị cáo có ông nội
  • 34. là cụ Hồ Văn Nh được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến Hạng Nhì, bà nội là cụ Nguyễn Thị L3 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đã đóng góp công sức vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cha ruột là ông Hồ D1 được Chủ tịch nước tặng Huân chương chiến công Hạng Ba. Đây là những căn cứ để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Vì các lẽ trên, Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Hồ Quốc N phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. - Căn cứ vào các Điều 45, 260, 268, 269, 292, 299 Bộ luật tố tụng hình sự. - Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 142, các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Hồ Quốc N 07 (Bảy) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù được tính từ ngày bị bắt tạm giam là ngày 26-01-2021.24 2.1.2. Hạn chế, vướng mắc Những quy định về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín đến nay đã tương đối hoàn thiện. Với sựphát triển của côngnghệ 4.0 đi cùng với những côngnghệ mới, thói quen, tần suất sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng, chúng ta có thể tiếp cận với thông tin đa chiều, văn hóa ứng xử một cách dễ dàng, đơn giản. Theo thống kê của Digital (số liệu tính tới thời điểm tháng 01/2021) thì: Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là 68.720.000 người, tăng 551.000 người (tăng 0,8%) trong giai đoạn2020-2021, chiếm 70,3% dân số;số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là 72 triệu (tăng hơn 7 triệu người trong vòng 1 năm), tương đương 73,7% tổng dân số, tăng 7.000.000 người (tăng 11%) trong giai đoạn 2020-2021…25 Tuy nhiên, cùng với đó, tội phạm 24 Bản án số 4x/2021/HS-ST ngày 28/09/2021 25 Không ai có thể xuyên tạc Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Việt Nam, Đại úy Lâm Hoàng Ân, (Sư đoàn 5, Quân khu 7), https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/khong-ai-co-the-xuyen-tac-bo-quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-cua-viet- nam-1491879965
  • 35. liên quan đến mạng xã hội ngày càng gia tăng. Thực trạng phổ biến hiện nay là việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thông qua mạng xã hội. Thực chất, cơ chế bảo vệ quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trên mạng xã hội hiện nay đã có. Bên cạnh các cơ chế đã có từ lâu như trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự, có các quy định khác như Luật an ninh mạng, bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Theo Luật an ninh mạng 2018, “thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi íchhợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”.26 Theo Bộ quy tắc ứng xử: “Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội”.27 Dù đã có nhưng những quy định trên khá chung chung, chưa có hướng dẫn xử phạt cụ thể. Chính vì thế, những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác vẫn diễn ra tràn lan trên mạng xã hội. Ví dụ như livestream đấu tố người khác trong khi chưa hiểu rõ nguyên nhân sự việc, khi hai bên không thể giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp thì đăng tải bài viết, bình luận gây tranh cãi,.. trong lúc đó, việc đưa ra những thông tin chưa được xác thực, có những lời lẽ làm tổn thương người khác là hoàn toàn có thể xảy ra. 26 Điều 16 Luật an ninh mạng 2018 27 Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
  • 36. 2.1.3. Nguyên nhân Để xảy ra tình trạng trên, các nguyên nhân bao gồm: Thứ nhất, việc hành vi xâm phạm quyền được tôntrọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được phát giác chủ yếu vào đơn tố cáo của nạn nhân. Chỉ khi nạn nhân có đơn yêu cầu kèm theo chứng cứ, cơ quan điều tra mới có thể thu thập chứng cứ, xem xét vụ án. Nếu người bị vi phạm quyền không tố cáo, muốn giải quyết theo biện pháp dân sựnhư xin lỗi công khai, bồithường thiệt hại,… thì cơ quan điều tra sẽgặp khó khăn trong quá trình phát giác tội phạm và xử lý vụ án. Ở một góc độ khác, không nên hình sự hóa các quan hệ dân sự, tuy nhiên, danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân quý giá của mỗi cá nhân, do đó, các quyền này nên được bảo vệ một cách hợp lý. Thứ hai, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội thông qua video livestream, bài viết, bìnhluận có thể dễ dàng bị xóa bỏ. Việc muốn tìm kiếm, lưu giữ chứng cứ cũng gặp khó khăn. Thứ ba, do nhận thức của người dùng về mạng xã hội. Khi có một ứng dụng mạng xã hội, hầu như mọi người chỉ chú ý tác dụng của nó mà không để ý đến tác hại. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng trang mạng xã hội cá nhân của mình như Youtube, Facebook, Instagram, Zalo là của riêng mình nên mọi tâm tư tình cảm, thậm chí là bức bội, uất ức để trút bỏ lên đấy để giải tỏa như là tâm sự riêng. Nhiều người khi thấy có thông tin mới cứ vô tư share, like mà không cần biết nội dung là gì. Bên cạnh đó, một số người lại khai thác giá trị của mạng xã hội để phục vụ cho lợi íchcủa mình mà họ không chú ý đến tác hại xã hội của nó, chỉ đến khi bị cơ quan có thẩm quyền xử lý họ mới nhận ra đó là vi phạm pháp luật. Thứ tư, xuất phát từ các cơ quan quản lý. Khi cho phép một ứng dụng mạng xã hội nào đó được phép hoạt động cần nghiên cứu để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến người dân để họ hiểu được bản chất của mạng xã hội và xác định các tác hại có thể gây ra cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời chỉ rõ những hành
  • 37. vi bị nghiêm cấm khi sử dụng để mọi người tránh. Hiện nay có bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhưng số lượng người biết đến và tuân theo quy tắc đó thì không thể thống kê được. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ nên việc phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trên mạng xã hội còn những khó khăn nhất định, dẫn đến nhiều người có hành vi vi phạm nhưng không bị xử lý, tạo cảm giác an toàn cho một số người khi thực hiện các hành vi vi phạm trên mạng xã hội28. 2.2. Mộtsố kiếnnghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín 2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Xuất phát từ thực tế trên, về pháp luật hình sự, tác giả cho rằng nên đưa thêm quy định về việc xử phạt người xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín thông qua không gian mạng vào Bộ luật hình sự. Nội dung này có thể được đưa vào các khung hình phạt hiện có hoặc bổ sung thêm điều luật. Quy định cụ thể về việc phạm tội trên không gian mạng tại Bộ luật hình sự sẽ làm tăng mức độ trừng phạt, răn đe đối với người phạm tội. 2.2.2. Một số kiến nghị khác Thứ nhất, tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật không thể không nhắc đến vai trò của cơ quan quản lý nhà nước. Cơ quan nhà nước là cơ quan đặc biệt trong hoạt động áp dụng pháp luật. Chỉ khi cán bộ công chức nhà nước nắm chắc quy định pháp luật, áp dụng đúng, đủ và kịp thời vào cuộc sống, xử phạt các trường hợp vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm, bảo vệ lợi ích 28 Vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tù, TS.Thượng tá Nguyễn Văn Niên, https://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Vu-khong-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac-tren- mang-xa-hoi-co-the-bi-phat-tu-i615799/
  • 38. chung của nhà nước. Do đó, cầnbồidưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp để việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao nhất. Thứ hai, công khai kết quả áp dụng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật có hai mục đíchđó là xử phạt, trừng phạt người có hành vi vi phạm và giáo dục, răn đe đối với các chủ thể khác. Để việc giáo dục, răn đe đạt hiệu quả, một trong các cách là công khai kết quả áp dụng pháp luật. Ví dụ điển hình là trong côngcuộc phòngchống dịch Covid vừa quả, bên cạnh những người có ý thức quy định của nhà nước, tuân thủ nguyên tắc 5K, thì có những người vẫn có sự lơ là trong phòng dịch, tập thể dục ngoài đường tại nơi áp dụng Chỉ thị 14, không đeo khẩu trang khi nói chuyện với người đối diện,… Tuy nhiên, khi biết những trường hợp bị xử phạt do vi phạm công tác phòng dịch, ý thức của người dân đã được nâng cao hơn. Thứ ba, người dân cần tăng cường học hỏivà trau dồikiến thức, kỹ năng, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật Xã hội luôn luôn vận động và phát triển, do đó, chúng ta cần có thái độ tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, cập nhật các quy định hiện hành, nhận diện thông tin đúng hay sai, cẩn trọng với những hành động, hành vi trong cuộc sốngnói chung và trên không gian mạng nói chung. Pháp luật là công cụ quản lý của xã hội của Nhà nước, cơ sở pháp lý của các hoạt động trong xã hội. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Để pháp luật thực hiện tốt nhất chức năng của nó, trước tiên mỗi người cần có ý thức học tập để biết, hiểu, nắm bắt được và tuân thủ pháp luật. Không có vi phạm pháp luật không có trách nhiệm pháp lý. Nếu mỗi người tự có ý thức, tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
  • 39. Kết luận chương 2 Trách nhiệm hình sự đã được quy định bằng hình phạt tại Bộ luật hình sự. Những quy định này đã và đang được áp dụng vào các vụ án thực tế trong cuộc sống. Bộ luật hình sự 2015, sửa đổibổ sung 2017 đã ra đời với nhiều thay đổi và góp phần vào xử phạt tội phạm nói chung và tội phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nói riêng. Hiện nay, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác qua mạng xã hội đang là vấn đề phát sinh ngày càng nhiều và đặt ra yêu cầu xử lý đối với cơ quan nhà nước. Từ việc nghiên cứu các quyđịnh hiện hành, phân tíchthực tế áp dụng pháp luật, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
  • 40. KẾT LUẬN Hiến pháp 2013 và pháp luật Việt Nam đã khẳng định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đốixử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Chế định về tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là một chế định quan trọng, được đặt ở vị trí xứng đáng trong các bộ luật hình sự và ngày càng hoàn thiện từ xưa đến nay. Thông qua việc tìm hiểu pháp luật áp dụng trong thực tế, những vướng mắc hiện nay, phân tích nguyên nhân, bài viết đã nêu ra một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật, góp phần hoàn thiện pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
  • 41. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần hình sự), NXB Công án nhân dân, 1999, tr.21 Từ điển Tiếng Việt NBX Hồng Đức, 2015, tr195 Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, 1995, tr835 Hiến pháp 2013 Bộ luật hình sự 1999 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Luật an ninh mạng 2018 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Bình luận tội giết người - Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, https://www.tracuuphapluat.info/2018/08/binh-luan-toi-giet-nguoi-dieu-123-blhs.html Chuyên đề những nội dung sửa đổi lớn và những điểm mới trong phần chung của bộ luật hình sự năm 2015, PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Một số điểm mới trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự (sửa đổi) năm 2015,Nguyễn Phương Thảo, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201710/mot-so-diem-moi-trong- phan-cac-toi-pham-cua-bo-luat-hinh-su-sua-doi-nam-2015-303126/ 1 Bản án số 35/2021/HS-ST ngày 20/09/2021 1 Bản án số 4x/2021/HS-ST ngày 28/09/2021 Không ai có thể xuyên tạc Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Việt Nam, Đại úy Lâm Hoàng Ân, (Sư đoàn 5, Quân khu 7), https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/khong-ai-co-the-xuyen- tac-bo-quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-cua-viet-nam-1491879965 Vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tù, TS.Thượng tá Nguyễn Văn Niên, https://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Vu-khong- xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac-tren-mang-xa-hoi-co-the-bi-phat-tu-i615799/