SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
MỤC LỤC
A. PHẦNMỞ ĐẦU............................................................................................................ 3
B. PHẦN NỘI DUNG:................................................................... .. .......................... ... . 5
1. CHUƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ NHŨNG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỊNH ĐỒNG
PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................................................... 5
2. Khái niệm và những quy định của pháp luật: .................................................. 5
3. Điều kiện của Đồng phạm.................................................................................. 6
4. CHUƠNG 2: CÁC LOẠI NGUỒI TRONG ĐỒNG PHẠM......................... 12
5. Nguời thực hành................................................................................................... 12
6. Nguời tổ chức ...................................................................................................... 13
7. Nguời xúi giục ..................................................................................................... 15
8. Nguời giúp sức .................................................................................................... 16
CHUƠNG 3 : PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM............................ 19
9. Căn cứ vào những dấu hiệu khách quan........................................................... 19
10. Căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan..................................................................... 19
1. Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan................................................. 20
CHUƠNG 4:VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM. .23
1. ........................................................................................................
Nguyên tắc xác đinh trách nhiệm hình sự trong đồng phạm................................ 23
2. Những vấn đề cần phải chú ý khi xác định trách nhiệm hình sự của những
nguời đồng phạm........................................................................................................ 25
CHUƠNG 5: NHUNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐEN ĐỒNG PHẠM CẤU
THÀNH TỘI PHẠM ĐỘC LẬP: ............................................................................28
11. Tội che dấu tội phạm: ........................................................................................ 28
12. Tội không tố giác tội phạm: .............................................................................. 31
C. PHẦN KẾT LUẬN ............ ........................................................................................... 34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999 - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Hà
nội - Năm 2008.
2. ThS. Nguyễn Thị Xuân - Giáo trình Luật hình sự (Khoa Luật - Truờng ĐHKH Huế)
3. Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Nhà xuất bản tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh - Tp Hồ Chí Minh - Năm 2005.
4. Nguyễn Lan Anh - Hỏi đáp về Luật Hình Sự Việt Nam - Nhà xuất bản lao động xã hội
- Hà nội - Năm 2008.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
——
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nuớc,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật
tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi nguời đuợc sống trong một môi truờng xã hội và sinh
thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần
tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệpỊ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nuớc vì mục tiêu dân giàu, nuớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Bộ luật hình sự năm 1999 đuợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những
nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nuớc ta, nhất là của Bộ luật hình sự năm 1985,
cũng nhu những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ luật hình sự năm 1999 thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu
tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo nguời
phạm tội trở thành nguời luơng thiện; qua đó, bồi duỡng cho mọi công dân tinh thần, ý
thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội
phạm.
Thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan, tổ
chức và toàn thể nhân dân.
Chính vì vậy để việc thi hành Bộ luật hình sự đuợc thực hiện nghiêm chỉnh, thống
nhất chúng ta cần phải nghiên cứu cụ thể về các quy định của pháp luật hình sự và Chế
định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam là một trong số đó. Việc nghiên cứu về
Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn không
những về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội
phạm.
về mặt lý luận : Giúp chúng ta hiểu, nhận thức sâu hơn về Chế định đồng phạm trong
pháp luật hình sự Việt Nam, từ đó thấy được những quy định pháp luật về chế định đồng
phạm đã phù họp cũng như phát hiện ra những bất cập, thiếu sót chưa được đề cập tới để
có kiến nghị sửa chữa, bổ sung.
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu cơ sở lý luận về đồng phạm giúp chúng ta tìm hiểu
những nguyên nhân, để ra những giải pháp phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay
và tuơng lai, cũng nhu xác đinh rõ vai trò, trách nhiệm đối với từng nguời phạm tội để có
huớng giải quyết đúng đắn.
Nhất là trong thời đại hiện nay, đất nuớc ta qua những năm đổi mới đã có những phát
triển to lớn về mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế xã hội. Tuy nhiên với những mặt
trái của nền kinh tế thị truờng dẫn đến một số quan niệm về đạo đức đã thay đổi, cùng với
những tàn du của chế độ cũ, những ảnh huởng xấu xâm nhập từ bên ngoài, cộng với những
bất cập trong công tác quản lý chua theo kịp với sự phát triển chung của kinh tế, xã hội làm
cho tình hình tội phạm gia tăng và có diễn biến hết sức phức tạp với phuơng thức, thủ đoạn
ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt là tình trạng phạm tội do nhiều nguời cùng cố ý thực
hiện một tội phạm hay khoa học pháp lý gọi là Đồng phạm gây nguy hại lớn cho xã hội.
Phạm tội bằng phuơng thức đồng phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với
những tội phạm do những nguời đơn lẽ thực hiện, bởi có sự tập trung sức lực, trí tuệ, sự
phối hợp, tuơng trợ lẫn nhau giữa những kẻ phạm tội, tạo điều kiện thực hiện tội phạm một
cách dễ dàng hơn và trong nhiều truờng hợp có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng
hơn, dễ dàng che giấu dấu vết của tội phạm để chống lại sự điều tra, khám phá của cơ quan
bảo vệ pháp luật, nhất là các tổ chức tội phạm. Vì vậy cần nghiên cứu để đấu tranh ngăn
chặn.
Việc nghiên cứu về chế định đồng phạm đuợc thông qua việc phân tích khái niệm
đồng phạm, các điều kiện của đồng phạm, các loại nguời trong đồng phạm, phân loại các
hình thức đồng phạm, trách nhiệm hình sự trong đồng phạm và những hành vi liên quan
đến đồng phạm cấu thành tội phạm độc lập.
B. PHẦN NỘI DUNG:
CHUƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ NHŨNG QUY ĐỊNH VỂ CHẾ ĐỊNH ĐỒNG
PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Khái niệm và những quy định của pháp luật:
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
TỔ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. ”
Theo Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những
người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm. ”
Nhu vậy, tội phạm bao giờ cũng thực hiện bởi con nguời cụ thể trong thực tế, một tội
phạm cũng có thể đuợc thực hiện bởi một nguời hoặc có thể đuợc thực hiện bởi nhiều
nguời. Nhung tội phạm thực hiện bởi nhiều nguời thì bao giờ cũng nguy hiểm hơn so với
tội phạm đuợc thực hiện bởi nhiều nguời đuợc, bởi vì:
- Thứ nhất: Những người cùng thực hiện một tội phạm có thể hỗ trợ cho nhau về vật
chất, tinh thần ngay từ trước, trong và sau khi thực hiện tội phạm gây nhiều khó khăn cho
công tác phát hiện, điều tra xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Thứ hai: Tội phạm được thực hiện bởi nhiều người có thể gây ra hậu quả nghiêm
trọng hơn cho xã hội. Trong nhiều trường hợp chúng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,
gây nên thiệt hại rất lớn về vật chất hoặc tinh thần cho lợi ích của Nhà Nước, của tổ chức
hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà nếu tội phạm đó được thực hiện bởi một
người thì không thể làm được.
- Thứ ba: Do hai hay nhiều người cùng thực hiện một tội phạm cho nên những người
cùng tham gia hành động tội phạm có nhiều phương pháp và thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn
so với những trường hợp phạm tội đơn lẽ trong tất cả các giai đoạn thực hiện tội phạm.
Hành vi của những người trong Đồng phạm có khả năng hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cả quá
trình thực hiện tội phạm.
Thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đã chỉ ra đa số tội phạm nghiêm
trọng được thực hiện đều có nhiều người cùng cố ý tham gia, nhất là những tội phạm về
tham nhũng, buôn lậu. Một tội phạm được thực hiện bởi nhiều người, từ hai người trở lên
được gọi là tội phạm được thực hiện dưới hình thức Đồng phạm.
Do đặc tính nguy hiểm cao của tội phạm được thực hiện dưới hình thức Đồng phạm
nên Bộ luật hình sự đã có quy định riêng về truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình
phạt đối với những người cùng cố ý thực hiện một tội phạm nhằm trừng tri nghiêm khắc
đối với những trường hợp đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Điều kiện của Đồng phạm.
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm cho
nên đồng phạm trong việc thực hiện một tội phạm được thể hiện bằng hai điều kiện sau
đây:
2.1/ Điều kiện về khách quan:
Điều kiện về khách quan của đồng phạm: Là phải có ít nhất hai người có năng lực
trách nhiệm hình sự và cùng tham gia thực hiện một tội phạm (tức là phải có sự liên kết về
khách quan giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm).
Được coi là giữa những người trong đồng phạm cùng tham gia thực hiện một tội
phạm là mỗi người tham gia vào đồng phạm phải có ít nhất một trong bốn loại hành vi đối
với việc thực hiện một tội phạm, đó là: hành vi thực hành, hành vi tổ chức, hành vi xúi
giục, hành vi giúp sức.
Giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm có mối liên kết thống nhất với
nhau, hành vi của người này quyết định hành vi của người khác và hành vi của mỗi người
là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung.
Trong các hành vi trong đồng phạm thì hành vi của người thực hành là nguyên nhân
trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn các loại hành vi khác thông qua hành vi người thực
hành mà gây ra hậu quả.
*/ Có hai người có năng lực trách nhiệm hình sự trở lên cùng thực hiện một tội phạm,
điều kiện này quy định về số lượng người và số lượng tội phạm được thực hiện trong đồng
phạm.
Nội dung của điều kiện này nó thể hiện hai vấn đề chính sau đây:
- Thứ nhất: Số lượng người thực hiện tội phạm trong đồng phạm ít nhất phải có từ
hai người trở lên tham gia.
Việc quy định số lượng người trong Đồng phạm là bắt buộc để phân biệt với trường
hợp thực hiện bởi một người thì không được coi là đồng phạm trong việc thực hiện tội
phạm. Bộ luật hình sự không quy định số người tối đa tham gia thực hiện tội phạm dưới
hình thức đồng phạm là bao nhiêu nhưng tối thiểu cũng phải từ hai người trở lên.
Những người trong Đồng Phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi theo luật đinh, tức là phải đủ điều kiện của một chủ thể của tội phạm. Nếu một
trong những người nói trên là người không đủ dấu hiệu của một chủ thể của tội phạm thì
người đó không dược coi là thành viên trong đồng phạm. Năng lực trách nhiệm hình sự và
độ tuổi theo luật đinh được quy định trong Điều 13 và Điều 12 cuả Bộ Luật Hình Sự. Cụ
thể như sau:
“ Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình
trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phái chịu trách nhiệm hình sự. ”
- Thứ hai: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức Đồng phạm phải là một tội phạm
độc lập.
Một tội phạm độc lập là một tội phạm cụ thể có đủ các dấu hiệu được quy định trong
cấu thành tội phạm. Những người tham gia tội phạm được quy định dưới hình thức đồng
phạm phải có những hành vi đủ các yếu tố cấu thành tội phạm độc lập đó. Hành vi của
những người này có thể là hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm hoặc có thể là hành vi khác
giúp cho việc thực hiện tội phạm được thuận lợi như hành vi thiết kế cho việc thực hiện tội
phạm, vạch kế hoạch, động viên những người tham gia khác, giúp về vật chất hoặc tinh
thần cho người thực hiện tội phạm những hành vi này có thể được thể hiện bằng hành động
nhưng cũng có thể thực hiện bằng không hành động, nhưng gián tiếp giúp cho người khác
thực hiện được tội phạm theo dự định đã vạch ra ban đầu.
Những hành vi thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm có thể bắt đầu ngay từ
đầu, có thể tham gia khi tội phạm xẩy ra. Những điểm cơ bản để xác định hành vi của mỗi
người trong đồng phạm đều tạo điều kiện cho hành vi của người khác cùng thực hiện một
tội phạm.
*/. Những người trong Đồng Phạm có chung hành động và hướng tới mọi kết quả
chung.
Do tội phạm được thực hiện dưới hình thức Đồng Phạm phải do từ hai hoặc nhiều
người trở lên, cho nên những người thực hiện tội phạm dưới hình thức Đồng Phạm phải có
chung hành động.
Chung hành động trong việc thực hiện tội phạm dưới hình thức Đồng Phạm được thể
hiện ở chỗ hành vi của mỗi người có mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa tổng thể các hành
vi phạm tội, hành vi của người này tạo nên những khả năng thuận lợi cho hành vi của
nguời khác, hành vi của mỗi nguời góp thành hoạt động chung của cả nhóm trong việc
thực hiện tội phạm. Trong thực tế có nhiều hình thức đồng phạm khác nhau, có loại đuợc
thực hiện duới hình thức cộng đồng để hành động. Có nghĩa rằng tất cả mọi nguời trong
hoạt động tội phạm đều giữ vai trò là nguời thực hành, trong loại đồng phạm này hành vi
của mỗi nguời đều có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Ví dụ: Trong một vụ án cố ý gây
thuong tích, tất cả những nguời tham gia tấn công nạn nhân nhu đấm, đá gây nên thuong
tích cho nguời bị hại. Nguợc lại có hình thức đồng phạm duới dạng phân công vai trò, mỗi
thành viên trong đồng phạm làm một việc nhất định và chỉ có nguời thực hành mới trực
tiếp thực hiện tội phạm. Nhu vậy nếu tách riêng hành vi của tất cả các thành viên nói trên
thì không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Nhu vậy đồng phạm hình thức này, hành vi
của mỗi nguời tạo thành hành vi chung của cả nhóm và đạt một kết quả chung trong thực
hiện tội phạm.
Hậu quả tội phạm đuợc thực hiện duới hình thức đồng phạm là kết quả chung của các
hành vi của mỗi nguời trong đồng phạm. Điều đó có nghĩa rằng hành vi riêng biệt của mỗi
nguời có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung của tội phạm đuợc thực hiện duới hình
thức đồng phạm. Thế nhung, hành vi của mỗi nguời trong đồng phạm có mức độ ảnh
huởng khác nhau đối với hậu quả của tội phạm, song hành vi của nguời thực hành là
nguyên nhân trực tiếp phát sinh hậu quả. Những hành vi của nguời đồng phạm khác hổ trợ
cho hành vi của nguời thực hành để nguời thực hành gây ra hậu quả của tội phạm nhu :
Hành vi cung cấp công cụ, phuong tiện, cung cấp thông tin về thời gian hoạt động của nạn
nhân, tạo ra các thời co cho việc thực hiện các tội phạm.
Chính vì vậy hành vi của nguời khác trong đồng phạm (Hành vi của nguời tổ chức,
nguời xúi giục, nguời giúp sức), phải xẩy ra truớc hành vi của nguời trực tiếp thực hiện tội
phạm. Riêng hành vi của nguời giúp sức có thể xẩy ra đồng thời hoặc xẩy ra sau khi có
hành vi thực hiện tội phạm của nguời thực hành. Ví dụ nhu hành vi che dấu nguời thực
hành sau khi tội phạm đuợc thực hiện nhung nói chung tất cả các hành vi của những nguời
trong đồng phạm đều là nguyên nhân tổng hợp gây ra hậu quả.
2.2/. Điều kiện về chủ quan.
về điều kiện chủ quan Đồng Phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều
có lỗi cố ý (tức là phải có sự hên kết về mặt chủ quan giữa những người trong đồng phạm).
Ngoài ra đối với những tội phạm có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc,
Đồng phạm đòi hỏi những nguời cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó.
*Dấu hiệu lỗi.
Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi nguời Đông phạm không chỉ cố ý
với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những nguời đồng
phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm đuợc thể hiện trên hai mặt nhu sau:
+ Về lý trí: Đuợc hiểu là cùng lý trí giữa những nguời trong đồng phạm khi thoả mãn
các điều kiện sau:
- Mỗi nguời trong đồng phạm đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và
đều biết nguời khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình.
- Mỗi nguời trong đồng phạm phải thấy truớc hậu quả của hành vi của mình cũng
nhu hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
Mỗi thành viên đều cố ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình. Họ đều
nhận thức đuợc hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể gây nên hậu quả
nguy hiểm cho xã hội, nhung mỗi nguời đều cố tình thực hiện và mong muốn hậu quả xẩy
ra. Mỗi thành viên trong đồng phạm đều thấy truớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể
xẩy ra và mong muốn cho hậu quả xẩy ra hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra.
+ Về ý chí: Đuợc hiểu là cùng ý trí giữa những nguời trong đồng phạm khi thoả mãn
các điều kiện sau:
- Giữa những nguời đồng phạm cùng mong muốn có sự hên kết của các hành vi.
- Giữa những nguời đồng phạm cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức bỏ mặc cho
hậu quả chung phát sinh.
Mỗi thành viên trong đồng phạm đều biết hành vi của nguời khác cũng là cố ý tức là
biết đuợc hành vi của nguời khác cùng thực hiện với mình đều là hành vi nguy hiểm cho
xã hội. Mỗi thành viên trong đồng phạm đều mong muốn sự cố ý của những nguời đồng
phạm khác để tạo nên sức mạnh chung cho hoạt động của cả nhóm.
Trong đa số các trường hợp, những người đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm
đều mong muốn cho hậu quả xẩy ra nên họ rất tích cực thực hiện hành vi của mình.
* Động co mục đích trong đồng phạm.
Do tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm luôn có sự cố ý của những
người thực hiện tội phạm cho nên mỗi người tham gia thực hiện tội phạm đều có động co,
mục đích phạm tội.
Động co mục đích của người tham gia thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm
có thể trùng hoặc có thể khác nhau. Điều đó không ảnh hưởng đến việc xác định tội danh
cũng như xác định tính chất đồng phạm của họ trong việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên
trong Luật hình sự có một số tội phạm có dấu hiệu chung mục đích của những người đồng
phạm là bắt buộc. Chung mục đích được thể hiện ở chổ tất cả những người trong đồng
phạm đều hướng tới một mục đích hoặc thành viên trong đồng phạm biết rõ và tiếp nhận
mục đích của những người đồng phạm khác.
Tóm lại: Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Để xác định đồng phạm cần phải dựa
vào các điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan được thể hiện trong mỗi thành viên
tham gia thực hiện dưới hình thức đồng phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá
tính chất, mức độ phạm tội của tội phạm cũng như của mỗi người tham gia thực hiện tội
phạmị.
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI NGƯỜI TRONG ĐỒNG PHẠM.
Trong đồng phạm có bốn loại người sau đây:
1. Người thực hành.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người trực tiếp thực hiện tội
phạm là người tự mình thực hiện tội phạm hoặc thông qua các hành vi của người không đủ
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc không đủ độ tuổi để họ thực hiện tội phạm.
Như vậy người thực hiện có hai loại:
- Thứ nhất: Người thực hành tự mình thực hiện tội phạm là người trực tiếp thực
hiện đầy đủ các hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm. Sự tự mình này có thể
được thực hiện trực tiếp bằng hành vi của người phạm tội như sử dụng chân, tay hoặc có
thể thực hiện các hành vi phạm tội thông qua sự hỗ trợ của các loại công cụ, phưong tiện
khác nhau.
Một tội phạm có thể có một người thực hành hoặc có thể nhiều người thực hành.
Trong trường hợp có một người thực hành thì người thực hành đó thể hiện hết các hành vi
được quy định trong cấu thành tội phạm.
Trong trường hợp có nhiều người thực hành bằng nhiều hành vi thì không nhất thiết
mỗi người phải thực hiện trọn vẹn tất cả các hành vi trong cấu thành tội phạm mà mỗi
người chỉ cần thực hiện một phần của hành vi này được quy đinh trong cấu thành tội
phạm. Nhưng tổng hợp hành vi của những người đồng phạm thoả mãn các dấu hiệu trong
cấu thành tội phạm.
- Thứ hai : Người thực hành thực hiện hành vi phạm tội thông qua những người
không đủ năng lực trách nhiệm hình sự . Tức là người thực hành không tự mình trực tiếp
thực hiện hành vi khách quan mà có hành vi tác động đến người khác để người này trực
tiếp thực hiện hành vi khách quan. Những người bị tác động là người trực tiếp thực hiện
hành vi khách quan họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chúng thuộc các trường hợp
phổ biến sau:
+ Do họ không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Người thực hành thực hiện hành vi phạm tội thông qua những người không đủ năng
lực trách nhiệm hình sự. Là trường họp người thực hiện không trực tiếp tự mình thực hiện
hành vi phạm tội nhưng người thực hành trong trường hợp này có hành vi tác động đến
người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự quy định để những người
này thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ thuê em bé 13 tuổi đưa thuốc phiện qua biên giới.
+ Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý. Trong thực tế xẩy ra các trường hợp người
không có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vì sai lầm, hoặc bị lừa dối,
hoặc bị người khác cưỡng bức về thể chất mà phải thực hiện hành vi đó thì bản thân họ
cũng không chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ trường hợp gửi quà trong đó có thuốc phiện
mà người vận chuyển không biết đó là thuốc phiện.
+ Họ bị cưỡng bức về tinh thần trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy trong trường hợp này, người thực hành thực hiện hành vi phạm tội mang
đặc tính gián tiếp tác động vào quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Nhưng họ vẫn
được coi là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội vì đã sử dụng người không đủ năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi phạm tội thay mình.
Khi xác định người thực hiện trong đồng phạm cần xác định đảm bảo đúng các điều
kiện sau đây:
- Người thực hành phải đủ điều kiện của một chủ thể của tội phạm trong việc thực
hiện hành vi phạm tội. Tuỳ theo quy định của Luật Hình sự trong từng tội phạm chủ thể
nào thì người thực hành phải mang dấu hiệu của chủ thể đó.
- Hành vi phạm tội của người thực hành có ý nghĩa trong việc xác định đúng tính
chất mức độ nguy hiểm của tội phạm. Do vậy trong tội phạm được thực hiện dưới hình
thức đồng phạm thì cần thiết xác lập hành vi phạm tội của người thực hành để xác định
mức độ phạm tội của những người đồng phạm khác.
2. Người tổ chức.
Người tổ chức được quy định tại Khoản 2, Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 bao gồm 3
loại người như sau:
- Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần gây ra việc thực hiện tội phạm, là
người có sáng kiến thành lập tổ chức phạm tội, người đưa ra phưong hướng,
cách thức thực hiện tội phạm, tổ chức lôi kéo những kẻ khác tham gia vào việc thực hiện
tội phạm. Người chủ mưu có thể tham gia hoặc có thể không tham gia vào việc thành lập
tổ chức.
- Người cầm đầu: Là người đứng ra thành lập các băng nhóm phạm tội hoặc có
hành vi tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn.
Người cầm đầu là người đứng đầu tổ chức phạm tội, người đứng ra thành lập các băng, ổ
nhóm hoặc tham gia soạn thảo kế hoạch, đôn đốc điều khiển mọi hoạt động của tổ chức.
Người cầm đầu bao giờ cũng đứng trong tổ chức để chỉ đạo mọi hoạt động của tổ chức tội
phạm.
- Người chỉ huy: Là người trực tiếp điều khiển hoạt động của các băng nhóm phạm
tội, là người điều khiển trực tiếp việc thực hiện tội phạm của những người tham gia trong
đồng phạm, người chỉ huy giữ vai trò đôn đốc những người đồng phạm khác thực hiện kế
hoạch phạm tội đã đặt ra.
Trong các loại người tổ chức thì người chủ mưu giữ vai trò quan trọng nhất, tính
nguy hiểm của người chủ mưu thể hiện ở chỗ vạch ra phưong hướng hoạt động tội phạm
và cách thức để phát triển, xây dựng tổ chức phạm tội. Chính vai trò của người chủ mưu
như vậy cho nên người chủ mưu thường là người có kinh nghiệm trong việc thực hiện tội
phạm và đối phó với hoạt động của co quan điều tra khám phá tội phạm.
Trong thực tế người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy có thể được tách riêng
nhưng cũng có thể thống nhất trong một người. Một người vừa là người chủ mưu, cầm đầu
chỉ huy, điều đó phụ thuộc vào tính chất của tội phạm và số lượng người tham gia trong
đồng phạm.
Tóm lại, trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là
người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó.
Người thành lập là người đã đề xướng việc thiết lập nhóm đồng phạm hoặc chỉ là
người đã thực hiện việc đề xướng đó như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào nhóm
đồng phạm, thiết lập các mối liên hệ tổ chức giữa những người đồng phạm với nhau.
- Người điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm bao gồm những người giữ vai
trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như vạch phưong hướng hoạt động, vạch
các kế hoạch thực hiện, phân công vai trò, nhiệm vụ cho những người đồng phạm khác.
- Những người chỉ giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện vụ việc phạm tội cụ
thể của nhóm đồng phạm.
Với vai trò như vậy người tổ chức luôn luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm
nhất trong vụ đồng phạm. Do vậy trong nguyên tắc xử lý được quy định ở Điều 3 Bộ luật
Hình sự người chủ mưu cầm đầu chỉ huy đã bị coi là loại đối tượng cần phải nghiêm tn.
3. Người xúi giục.
Người xúi giục là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người xúi giục có 2 đặc điểm sau:
- Tác động đến tư tưởng người khác bằng thủ đoạn kích động, dụ dỗ thúc đẩy khiến
người này hình thành ý đinh phạm tội.
Sự kích động dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm được thể hiện ở chổ
người xúi giục có hành vi tác động mang đến tư tưởng, ý chí của người khác làm người
khác từ chưa có ý định phạm tội, hoặc người đang chần chừ trong việc thực hiện tội phạm
đi đến nảy sinh ý định phạm tội và đi đến thực hiện tội phạm hoặc quyết tâm thực hiện tội
phạm đến cùng. Chính vì vậy người xúi giục luôn được thực hiện bằng hành động cụ thể.
Để xác định vai trò của người xúi giục với hành vi thực hiện tội phạm của người thực hành
cần xác lập quan hệ nhân quả. Mối quan hệ nhân quả được thể hiện ở chổ chính hành vi
xúi giục đã dẫn đến hành vi thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục xẩy ra trước hành vi thực
hiện tội phạm xảy ra sau.
- Hành vi xúi giục phải nhằm vào một, một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc
thực hiện một tội phạm nhất định.
Những đặc điểm của hành vi xúi giục thường là thể hiện bằng lời nói, bằng các thủ
đoạn khác nhau như kích động, cưỡng ép lừa phỉnh, nhưng hành vi xúi giục phải hướng
vào một tội phạm cụ thể, hướng vào một số người nhất định để họ đi đến thực hiện hành vi
trong cấu thành tội phạm cụ thể.
Nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý
định phạm tội đã có. Người xúi giục cũng có thể cùng tham gia vào việc phạm tội nhưng
cũng có thể không. Trong vụ án cụ thể việc nghiên cứu các thủ đoạn của người xúi giục là
cần thiết, một mặt để xác định là chính những biện pháp ấy đã tác động đến người bị xúi
giục, đưa người này đến chổ phạm tội. Mặt khác cũng để thấy là người bị xúi giục tuy có
bị thúc đẩy nhưng đã tự ý mình phạm tội.
Hành vi xúi giục phải trực tiếp nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số
người nhất định. Việc kêu gọi hô hào mà không hướng tới những người xác định thì không
phải hành vi xúi giục.
Hành vi xúi giục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm gây ra việc thực hiện tội phạm nhất
định việc truyền bá, phổ biến, gieo rắc những tư tưởng xấu cho mọt người hoặc một số
người và khiến những người này đi vào con đường phạm tội cũng không phải là hành vi
xúi giục trong đồng phạm mà chỉ có thể cấu thành tội độc lập khác như tội dụ dỗ, ép buộc.
Về mặt chủ quan cần xác định người xúi giục có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác
phạm tội. Những người có lời nói hoặc việc làm có thể gây ảnh hưởng đến việc phạm tội
của người khác nhưng không có ý định thúc đẩy người này phạm tội thì cũng không phải
là người xúi giục.
Hành vi xúi giục có mức độ nghiêm trọng khác nhau tuỳ bản chất của người xúi giục
và người bị xúi giục cũng như tuỳ mối quan hệ giữa họ với nhau. Lợi dụng chức vụ quyền
hạn, tôn giáo, tín ngưỡng, sự nhẹ dạ của người chưa thành niên thúc đẩy họ phạm tội là
những trường hợp nghiêm trọng.
4. Người giúp sức.
Người giúp sức là người tạo điều kiện về vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện
tội phạm.
Người giúp sức có 2 dạng như sau:
- Giúp sức về vật chất: Là dạng cung cấp công cụ, phưong tiện cho người khác sử
dụng để thực hiện tội phạm.
- Giúp sức về tinh thần: Như chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình hoặc hứa hẹn
trước sẽ che giấu tội phạm hoặc hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tang vật.
Hành vi của người giúp sức là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội
phạm. Những điều kiện thuận lợi đó bao gồm cung cấp các công cụ phưong tiện dùng vào
việc thực hiện tội phạm. Cung cấp các thông tin cần thiết hên quan đến tội phạm định
phạm, chỉ dẫn góp ý kiến cho việc thực hiện tội phạm được thuận lợi.
Do vậy có thể là trường hợp của những người có nghĩa vụ pháp lý phải hành động
nhưng đã cố ý không hành động và qua đó đã loại trừ trở ngại khách quan ngăn cản việc
thực hiện tội phạm của người trực tiếp thực hiện tội phạm tạo điều kiện cho người đó có
thể thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm được đến cùng.
Ví dụ: A khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ đã phát hiện ra B là bạn mình đang mang tài
sản vừa lấy được trong kho của co quan ra khỏi khu vực co quan nhưng đã không bắt giữ
mà để cho B tiếp tục thực hiện hành vi đó.
Dạng giúp sức đặc biệt đã được thực tiễn xét xử từ trước đến nay thừa nhận và coi là
dạng giúp sức bằng lời hừa hẹn trước sẽ che dấu người phạm tội, che dấu các tang vật
chứng hoặc sẻ tiêu thụ các đồ vật, tài sản do phạm tội mà có sau khi tội phạm đã thực hiện
xong. Lời hứa hẹn trước của người giúp sức tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi cụ
thể nhưng cũng có những tác động tích cực vào quá trình thực hiện tội phạm, củng cố thêm
lòng tin, tạo sự yên tâm cho người thực hành khi thực hiện hành vi phạm tội. Sực tác động
này thể hiện ở chổ đã cũng cố ý định phạm tội, cũng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm
phạm tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi thực hiện tội phạm có
thể xảy ra hay không xảy ra, có thể tiếp tục xảy ra hay dừng lại đều có thể phụ thuộc vào
lời hứa hẹn của người giúp sức. Chính do có sự tác động tinh thần như vậy mà Luật hình
sự Việt Nam đã coi hành vi hứa hẹn cũng là dạng giúp sức tinh thần, người hứa hẹn cũng
là đồng phạm với vai trò là người giúp sức. Lời hứa hẹn của người giúp sức có thể xẩy ra
trước khi quá trình thực hiện tội phạm bắt đầu nhưng cũng có thể xẩy ra khi quá trình đó
đang diễn ra, nếu hành vi giúp sức xảy ra sau khi tội phạm đã hoàn thành thi người giúp
sức đó không phải là đồng phạm giúp sức trong vụ án đó mà hành vi đó có thể cấu thành
tội che dấu tội phạm hoặc tội tiêu thụ đồ vật tài sản do người khác phạm tội mà có .
Hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào hành
động phạm tội nhưng cũng có những trường hợp người giúp sức tham gia khi tội phạm
đang tiến hành. Hành vi hứa hẹn, bàn bạc, góp ý của người giúp sức có thể nhầm lẫn với
hành vi xúi giục, người giúp sức khác người xúi giục ở chổ hành vi giúp sức không có tính
chất quyết định trong việc kích động người khác phạm tội thực hiện tội phạm . Mà họ chỉ
giúp người khác vốn đã có ý định phạm tội thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm
hoặc yên tâm hon khi thực hiện tội phạm.
Tóm lại qua sự phân tích trên thì Luật hình sự Việt Nam hiện nay chỉ quy định bốn
loại người đồng phạm, đó là: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp
sức. Như vậy đối với trường họp tội phạm được thực hiện bởi một hay nhiều tổ chức bao
gồm nhiều nguời nhằm mục đích phạm tội (mà ta hay gọi là tổ chức tội phạm, ví dụ: tổ
chức tội phạm ma tuý) thì đối với những nguời thành lập, tham gia tổ chức tội phạm đó mà
không phải là 04 loại nguời đồng phạm nhu đã nêu trên có phải chịu trách nhiệm hình sự
không ? Điều này Luật hình sự Việt Nam chua quy định là một thiếu sót cần khắc phục,
bởi vì thực tế hiện nay có những tổ chức tội phạm rất nguy hiểm hoạt động xuyên quốc gia
mà trong nhiều truờng hợp nguời thành lập hoặc tham gia tổ chức ấy cũng là một trong 04
loại nguời đồng phạm nhu đã nêu trên.
CHƯƠNG 3 : PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM.
Đồng phạm được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào đặc điểm của
mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt khách quan và chủ quan mà có thể phân
loại các hình thức đồng phạm.
1. Căn cứ vào những dấu hiệu khách quan.
1.1. Đồng phạm giản đơn : Là hình thức đồng phạm trong đó có những người cùng
tham gia thực hiện tội phạm đều giữ vai trò là người thực hành. Có nghĩa rằng tất cả những
người cùng tham gia thực hiện tội phạm có vai trò như nhau trong việc thực hiện tội phạm.
Đặc điểm co bản trong đồng phạm giản đon là hành vi của mỗi người đều có đủ các yếu tố
cấu thành tội phạm.
1.2. Đồng phạm phức tạp : Là hình thức đồng phạm trong đó có các loại người khác
nhau bằng các hành vi khác nhau. Có người giữ vai trò là người thực hành, có người giữ
vai trò là người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục.
Như vậy trong đồng phạm phức tạp những người tham gia thực hiện tội phạm có các
vai trò khác nhau, có một người hoặc có một số người trực tiếp thực hiện tội phạm với vai
trò là người thực hành, những người khác thì giữ vai trò là người giúp công cụ phưong tiện
phạm tội, người động viên tinh thần, che dấu tội phạm, người kích động, xúi dục, người tổ
chức, bày mưu, người chỉ dẫn việc thực hiện tội phạm.
Hành vi của những người không trực tiếp thực hiện những hành vi trong cấu thành
tội phạm nhưng những hành vi này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm của
người thực hành để đạt được kết quả của tội phạm.
2. Căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan.
2.1/ Đồng phạm có thông mưu trước: Là hình thức đồng phạm trong đó có những
người cùng tham gia thực hiện tội phạm có sự bàn bạc thoả thuận với nhau từ trước khi
thực tội phạm.
Sự bàn bạc với nhau giữa những người đồng phạm được thể hiện ở việc vạch ra kế
hoạch thực hiện tội phạm dự kiến các tình huống có thể xảy ra, chuẩn bị kỷ càng các công
cụ, phưong tiện trong việc thực hiện tội phạm. Tội phạm được thể hiện dưới
hình thức đồng phạm có thông mưu trước, có tính nguy hiểm cao và thường thực hiện các
tội phạm nghiêm trọng, gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã
hội.
2.2/ Đồng phạm không có thông mưu trước : Là hình thức đồng phạm trong đó có
những người cùng tham gia thực hiện tội phạm không có sự bàn bạc, thoả thuận với nhau
từ trước khi thực hiện tội phạm.
Thông thường những người thực hiện tội phạm trong hình thức đồng phạm không
có thông mưu trước, tuy không bàn bạc với nhau từ trước nhưng khi thực hiện tội phạm thì
mọi người đều hiểu ý định của nhau và cùng bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Hành vi
của những người này đều hổ trợ tạo cho nhau những hoàn cảnh thuận lợi trong việc thực
hiện tội phạm.
3. Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan
Căn cứ để phân loại hình thức đồng phạm này dựa vào mức độ quan hệ của những
người cùng tham gia thực hiện tội phạm.
3.1/ Phạm tội có tổ chức:
Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người đổng phạm. (Khoản 3, Điều 20 Bộ luật hình sự).
Như vậy, đặc điểm của phạm tội có tổ chức là sự cấu kết chặt chẽ giữa những người
trong đồng phạm
Sự cấu kết chặt chẽ tức là chỉ mức độ liên kết cao hon, chặt chẽ hon về khách quan
và sự phân hoá vai trò nhiệm vụ về chủ quan của mỗi người trong đồng phạm.
Ranh giới xác đinh như thế nào là sự câu kết chặt chẽ chỉ mang tính tưong đối. Thực
tiễn thừa nhận các trường hợp sau là phạm tội có tổ chức:
+ Những người đồng phạm đã tham gia vào tổ chức phạm tội như Đảng phái chống
chính quyền nhân dân, băng ổ trộm, cưóp.
Phạm tội có tổ chức được hình thành với phưong hướng hoạt động lâu dài, bền vững
có phân công vai trò của những người tham gia tổ chức, có cấp trên, cấp dưới, có âm mưu,
phưong thức, thủ đoạn hoạt động lâu dài và ở mức độ cao.
+ Những người phạm tội đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã
thống nhất trước.
Tội phạm được thực hiện bao giờ cũng có kế hoạch từ trước, những người tham gia
thực hiện tội phạm có sự tính toán chu đáo, kỹ càng, đầy đủ mọi mặt từ khi thực hiện tội
phạm cho đến khi thực hiện tội phạm xong.
+ Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã thực hiện theo
kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo.
Tính táo bạo của những người tham gia thực hiện tội phạm được thể hiện ở chổ tội
phạm được thực hiện đến cùng, thực hiện xong tội phạm mới thôi, đạt bằng được mục đích
phạm tội. Phạm tội không phải một lần mà nhiều lần với nhiều tội phạm khác nhau, phạm
tội hên tục khi có điều kiện, tội phạm luôn gây nên hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
Phạm tội có tổ chức là nội dung đặc biệt cuả đồng phạm, mức độ kết cấu cao hon so
với các hình thức đồng phạm khác. Chính vì vậy phạm tội có tổ chức được coi là hình thức
đồng phạm rất nguy hiểm trong việc thực hiện tội phạm. Phạm tội có tổ chức được coi là
một tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, trong một số tội phạm
cụ thể được quy định trong phần các tội phạm Bộ luật Hình sự, phạm tội có tổ chức được
coi là tình tiết đinh khung trong cấu thành tăng nặng.
Nghiên cứu về tội phạm có tổ chức thấy rằng, mặc dù khái niệm phạm tội có tổ chức
đã được quy đinh trong Bộ luật hình sự, nhưng về mặt lý luận Luật hình sự khái niệm
phạm tội có tổ chức chưa tuân thủ đầy đủ quy tắc của logíc hình thức. Khoản 3 Điều 20 Bộ
luật Hình sự năm 1999 quy định phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm, trong khi đó
khoa học Luật Hình sự nước ta thừa nhận đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt.
Mâu thuẫn lôgic dễ dàng nhận thấy đồng phạm là hình thức phạm tội, phạm tội có tổ chức,
là hình thức đồng phạm. Nói cách khác trong hai mệnh đề này, một mệnh đề đúng thì
mệnh đề khác sai, không thể cả hai mệnh đề đều đúng. Điều cần khẳng định mệnh đề đồng
phạm là hình thức đặc biệt là mệnh đề đúng vì nó được thừa nhận rộng rãi ở nước ta và ở
nhiều nước. Vì vậy để đảm bảo chính xác nên sử dụng cụm từ đồng phạm có tổ chức thay
thế cho cụm từ phạm tội có tổ chức. Từ đó có thể đưa ra khái niệm đồng phạm có tổ chức
như sau: Đồng phạm có tổ chức là hình thức phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những
người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm.
Trong mối quan hệ giữa đồng phạm có tổ chức với tổ chức tội phạm, cần khẳng định
các tội phạm có tổ chức tội phạm thực hiện đều bằng phương thức đồng phạm có tổ chức,
ngược lại không phải mọi trường họp đồng phạm có tổ chức đều do tổ chức tội phạm thực
hiện, mà có thể do các nhóm đồng phạm thực hiện, chỉ cần thoả mãn điều kiện có sự cấu
kết chặt chẻ giữa những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Trong mối quan
hệ giữa đồng phạm có tổ chức với tội phạm có tổ chức cần khẳng định mọi tội phạm thuộc
phạm trù tội phạm có tổ chức dứt khoát phải được thực hiện bằng phương thức đồng phạm
có tổ chức đều thuộc phạm trù tội phạm có tổ chức, mà chỉ những tội phạm nào do các tổ
chức tội phạm thực hiện mới thuộc phạm trù này.
3.2/ Trường hợp đổng phạm khác: Ngoài trường hợp phạm tội có tổ chức (tức là
trường hợp đồng phạm không có sự câu kết chặt chẽ của những người đồng phạm).
CHƯƠNG 4: VẤN ĐỂ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM.
1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
Những người thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm đều phải chịu trách
nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm. Nhưng trong đồng phạm mỗi người có vai trò khác
nhau cho nên phải chịu trách nhiệm hình sự ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tính
chất mức độ phạm tội mà những người trong đồng phạm đã thực hiện. Việc xác định trách
nhiệm hình sự của những người đồng phạm vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung
được áp dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội, vừa phải tuân thủ những nguyên tắc
có tính riêng biệt, theo luật hình sự Việt Nam, việc xác định trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm phải tuân thủ các nguyên tắc có tính riêng biệt sau:
7.7/ Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tội phạm cùng thực hiện: Tất cả những
người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về tội phạm cùng thực hiện. Do đồng phạm
là cùng chung hành động của nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm đã dẫn đến một
hậu quả chung. Chính vì vậy tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung
về toàn bộ tội phạm mà họ đã thực hiện, trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra
được thể hiện ở chổ. Những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử về một tội danh theo
cùng một điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật đó quy đinh.
Tất cả những người đồng phạm phải chịu về những tình tiết tăng nặng nếu họ cùng
biết được quy đinh trong Điều 48 Bộ luật hình sự.
Những người trong đồng phạm phải chịu chung những nguyên tắc về truy cứu trách
nhiệm hình sự, về nguyên tắc quyết đinh hình phạt, về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự của tội phạm mà họ cùng thực hiện.
1.2/ Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ Đồng phạm:
Mặc dù đồng phạm là nhiều người cùng chung thực hiện tội phạm nhưng trách nhiệm hình
sự là trách nhiệm cá nhân phụ thuộc vào tính chất, mức độ từng hành vi phạm tội của
người đồng phạm cho nên mọi người trong đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc
lập về hành vi phạm tội của mình khi cùng thực hiện một tội phạm dưới hình thức đồng
phạm,.
Mỗi người phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập tức là việc xác định trách nhiệm
hình sự tuỳ thuộc vào hành vi cụ thể cuả từng người đồng phạm. Việc xác đinh trách
nhiệm hình sự độc lập được thể hiện ở chổ, tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội
của từng người trong đồng phạm đến đâu thì áp dụng hình phạt đến đó.
Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá
của người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá là hành vi có thể cấu thành một tội độc lập
khác ngoài động cơ, mục đích của tội phạm mà những người đồng phạm đã thực hiện.
Người có hành vi vượt quá phải chịu trách nhiệm độc lập về tội do hành vi vượt quá của
mình gây nên.
Những tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thuộc riêng người nào thì chỉ được
áp dụng cho người đó.
Những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm nào thì người
đó được hưởng chứ không áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm khác. Hành
vi tổ chức, xúi giục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự về sự chuẩn bị thực hiện tội phạm tuỳ thuộc vào từng tội phạm cụ thể được
quy đinh trong Luật hình sự.
Việc tự ý nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm của một trong những người đồng
phạm không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác.
Tính chất mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm khác nhau thì phải chịu trách
nhiệm hình sự khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ tham gia và mức độ hậu quả mà những
người trong đồng phạm đã gây ra.
1.3/ Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm: Hình
phạt được áp dụng đối với người đồng phạm tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ tham gia của
họ. Mỗi người trong đồng phạm có vai trò khác nhau, cho nên tính chất, mức độ nguy
hiểm của họ khác nhau. Thông thường hành vi của người tổ chức, người xúi giục được coi
là nguy hiểm. Nhưng trong nhiều trường hợp hành vi của người thực hành cũng rất nguy
hiểm khi họ trực tiếp gây nên hậu quả nghiêm trọng. Tất nhiên người nào thực hiện những
hành vi nguy hiểm hơn thì phải chịu hình phạt nặng hơn.
Thể hiện nguyên tắc này, Luật hình sự Việt Nam xác định chính sách hình phạt của
Nhà nước ta là "Nghiêm tn kết họp với khoan hồng" đó là "Nghiêm tn người chủ mưu,
cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối.. .khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai
báo, tố giác người Đồng phạm, lập công chuộc tội..." Chính sách này được thể hiện rõ nét
trong đường lối xét xử các vụ đồng phạm có sự phan hóa rõ nét hai loại người, một bên là
những tên cầm đầu, một bên là những người nhất thời phạm tội.
2. Những vấn đề cần phải chú ý khi xác định trách nhiệm hình sự của những người
đồng phạm.
Khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm cần chú ý những
điểm sau đây:
2.1. Vấn đề chủ thể đặc biệt:
Đối với các tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt chỉ cần người thực hành thoả mãn các đặc
điểm về chủ thể đặc biệt còn những người đồng phạm khác không nhất thiết phải thoả mãn
các đặc điểm của chủ thể đặc biệt. Ví dụ: Trong vụ tham ô, người thực hành phải là người
có chức vụ, quyền hạn liên quan đến tài sản, còn những người Đồng phạm khác (xúi dục,
giúp sức, tổ chức) có thể là bất cứ người nào.
2.2/. Vấn đề xác định trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn thực hiện tội phạm trong
đồng phạm:
Nếu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng do những
nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào thì họ
phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn đó. Tức là nếu những người đồng phạm không
thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của
những người đồng phạm thì tội phạm được thực hiện đến đâu, đến giai đoạn nào thì trách
nhiệm hình sự của họ phải được ghi đến đó
Nếu người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục thì chỉ riêng người có hành vi
xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã xúi giục ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Tức là nếu người bị xúi dục không nghe theo hoặc sự xúi dục không có kết quả thì chỉ
riêng người xúi dục phải chịu trách nhiệm Hình sự về tội đã xúi dục
Người giúp sức có hành vi giúp sức cho người khác để thực hiện tội phạm, nhưng
người này đã không sử dụng sự giúp sức đó hoặc sử dụng vào việc thực hiện một tội phạm
khác, thì người có hành vi giúp sức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định giúp sức. Ví
dụ: Canh gác giúp người khác để người này buôn bán thuốc phiện nhưng thực tế không có
thuốc phiện mà chỉ là sự lừa đảo. Trong trường hợp này người giúp sức phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép các chất ma tuý.
2.31. vấn đề tự ỷ nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Nếu người thực hành tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội thì các điều kiện đặt ra như trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhỊiộm hình sự về tội người thực hành đã
thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, tuỳ thuộc vào thời điểm
người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức được coi là tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Về thời điểm: Phải dừng lại việc thực hiện tội phạm trước khi người thực hành bắt
tay vào việc thực hiện tội phạm.
- Phải có hành vi tích cực làm mất tác dụng của những hành vi trước đó để ngăn
chặn tội phạm như: báo cho người bị hại để phòng ngừa. Giao, nộp súng cho co quan chức
năng
Cụ thể: Trong quá trình thực hiện tội phạm nếu một trong những người đồng phạm
có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định trong Điều 19 Bộ luật
Hình sự. Người nào có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì người đó được
miễn trách nhiệm hình sự.
Đối với người thực hành hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi họ có
những điều kiện được quy định trong Điều 19 Bộ Luật Hình Sự. Người nào có hành vi tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì người đó được miễn trách nhiệm hình sự. Những
người Đồng phạm khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội họ đã tham gia ở giai
đoạn chuẩn bị hoặc chưa đạt, tuỳ thuộc vào thời điểm mà người thực hành đã tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội.
Đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, việc tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội được thực hiện trước khi người thực hành thực hiện tội phạm. Đồng thời
những người trên phải có hành vi cản trở người thực hành thực hiện phạm tội như không
tạo nên điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm thì được thừa nhận là
tự ý, nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
CHƯƠNG 5: NHỮNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒNG PHẠM CẤU
THÀNH TỘI PHẠM ĐỘC LẬP:
Như phần trên đã trình bày, người đồng phạm là người về mặt khách quan, phải có
hành vi cùng thực hiện và về mặt chủ quan phải cùng cố ý. Chỉ những hành vi thoả mãn
đồng thời hai điều kiện đó mới được coi là hành vi đồng phạm.
Những hành vi tuy có liên quan đến tội phạm nhưng không phải là hành vi cùng thực
hiện (Hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức hay thực hành) đều không phải là hành vi đồng
phạm mà chỉ có thể cấu thành tội độc lập trong những trường hợp luật quy đinh. Những
hành vi đó được gọi là những hành vi hên quan đến tội phạm. Những hành vi này có thể
biểu hiện dưới nhiều dạng cụ thể khác nhau nhưng nói chung đều thuộc hai loại hoặc là
loại hành vi không tố giác tội phạm hoặc là loại hành vi che dấu tội phạm. Cả hai loại hành
vi này đều không có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tội phạm mà nó có hên quan. Do
vậy, người có hành vi che dấu hoặc không tố giác tội phạm không thể bị buộc phải chịu
trách nhiệm hình sự cùng với người đã thực hiện tội phạm với vai trò người đồng phạm.
Trong Bộ luật hình sự đầu tiên cũng như trong Bộ luật hình sự hiện hành, tiếp theo
điều luật quy đinh về đồng phạm, có hai điều luật quy định chung về hành vi che giấu tội
phạm và về hành vi không tố giác tội phạm. Việc có những quy đinh như vậy là cần thiết
để làm rõ thêm dấu hiệu của đồng phạm và phân biệt hành vi đồng phạm với những hành
vi liên quan đến tội phạm.
1. Tội che dấu tội phạm:
Theo Điều 21 Bộ luật Hình Sự 1999 quy định che giấu tội phạm nghĩa là:
“Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã
che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở
việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che
giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. ”
Theo Điều 313 Bộ luật Hình Sự 1999 quy định về Tội che giấu tội phạm như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại
các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến năm năm:
- Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112
(tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em); Điều 116, các khoán 2 và 3 (tội
dâm ô đối với trẻ em); Điều 119, khoán 2 (tội mua bán phụ nữ);
- Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);
- Điều 133 (tội cướp tài sân); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sân); Điều
138, các khoán 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sân); Điều 139, các khoán 2, 3 và 4 (tội lừa đáo
chiếm đoạt tài sân); Điều 140, các khoán 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sân); Điều 143, các khoán 2,3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sân);
- Điều 153, các khoán 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoán 3 (tội vận chuyển trái
phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoán 2 và 3 (tội sán xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoán 2 và 3 (tội sán xuất, buôn bán hàng
giả); Điều 157 (tội sán xuất, buôn bán hàng giá là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoán 2 và 3 (tội sán xuất, buôn bán hàng giá là
thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc báo vệ thực vật, giống cây trồng,
vật nuôi); Điều 160, các khoán 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoán 2 và 3 (tội cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quán lý kinh tế gây hậu quá nghiêm trọng); Điều 166,
các khoán 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoán 2 và 3 (tội vi phạm quy định
về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giá, ngân phiếu giá, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành séc giá, các giấy tờ có giá giá khác); Điều 189, các khoán 2 và 3 (tội huỷ
hoại rừng);
- Điều 193 (tội sán xuất trái phép chất ma tưỷ); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sán xuất trái phép chất ma tuý);
Điều 196, khoán 2 (tội sán xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ
dùng vào việc sán xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều
200 (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các
khoản 2,3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất
ma tuý khác);
- Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm
đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 231 (tội phá
huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và
4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu
nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2,3 và 4 (tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);
- Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên);
- Điều 278, các khoản 2,3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2,3 và 4 (tội
nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2,3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều
283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người
khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2,3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289,
các khoản 2,3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2,3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);
- Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang
bị xét xử);
- Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài người
và tội phạm chiến tranh.
2. Phạm tội trong trường họp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội
phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm. ”
Tội che giấu tội phạm là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước nhưng sau khi
biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội
phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Đặc
điểm của hành vi che dấu tội phạm là không có sự hứa hẹn truớc; Hành vi này đuợc thực
hiện khi tội phạm đã kết thúc. Hành vi đuợc biểu hiện duới hình thức hành động với lổi cố
ý trực tiếp. Không phải hành vi che dấu loại tội nào cũng cấu thành tội mà chỉ cấu thành tội
che dấu tội phạm khi che dấu những tội nhất định đã đuợc luật quy đinh.
Tội che giấu tội phạm có 4 đặc điểm sau:
+ Không có sự hứa hẹn truớc. (nếu hứa hẹn truớc sẽ trở thành đồng phạm về tội mà
nguời đuợc che giấu đã thực hiện).
+ Chỉ thực hiện sau khi tội phạm kết thúc.
+ Luôn thực hiện bằng hành động.
+ Chỉ cấu thành tội này theo điều 313 Bộ luật hình sự.
2. Tội không tố giác tội phạm:
Theo Điều 22 Bộ luật Hình Sự 1999 quy định không tố giác tội phạm nghĩa là:
“1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã
được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội
phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc
chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố
giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy
định tại Điều 313 của Bộ luật này ”
Theo Điều 314 Bộ luật Hình Sự 1999 quy định Tội không tố giác tội phạm:
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật
này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc
chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội
xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định
tại khoản 1 Điều này.
3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế
tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Tội không tố giác tội phạm là hành vi của người biết rõ tội phạm đang được chuẩn
bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác. Hành vi không tố giác
tội phạm được thực hiện bằng hình thức không hành động. Lỗi của những người không tố
giác tội phạm là lỗi trực tiếp. Không phải hành vi không tố giác nào cũng cấu thành tội
không tố giác tội phạm mà chỉ cấu thành tội này khi không tố giác tội phạm những tội nhất
định được quy định trong Bộ luật hình sự.
Tội không tố giác tội phạm có những đặc điểm sau:
+ Luôn thực hiện bằng không hành động.
+ Có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình thực hiện tội phạm mà người
kia đã hoặc đang hoặc sẽ thực hiện.
+ Chỉ cấu thành tội này theo điều 313 Bộ luật hình sự
* Chú ý: Nếu người không tố giác là ông bà, cha mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ
hoặc chồng của người phạm tội thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp
không tố giác tội xâm phạm An ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm trọng quy
đinh tại Điều 314 Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Khoản 4, Điều 113 Bộ luật hình sự Tội cưóp tài sản.
Đây là nội dung mói trong Bộ luật hình sự 1999 so với Bộ luật hình sự 1985. Việc
sửa đổi này ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình là nét đặc trưng của truyền thống văn
hoá á Đông, trên cơ sở kế thừa luật Hồng Đức, luật Nga 1996.
Các đối tượng trên chỉ được miễn trách nhiệm hình sự đối với trường hợp không tố
giác tội phạm vì loại tội phạm này thực hiện bằng không hành động mang tính thụ động.
Còn với hành vi che giấu tội phạm thì họ không được miễn trách nhiệm hình sự vì loại tội
này nó thể hiện sự chủ động, tích cực của người phạm tội thường gây khó khăn cho việc
phát hiện, xử lý tội phạm.
Tóm lại, những hành vi liên quan đến đồng phạm cấu thành tội phạm độc lập đó là
hành vi che giấu tội phạm cấu thành Tội che giấu tội phạm hoặc hành vi không tố giác tội
phạm cấu thành Tội không tố giác tội phạm.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, Luật hình sự Việt Nam đã quy định rất rõ ràng về Chế định đồng phạm, đó
là: Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
cùng cố ý thực hiện một tội phạm, tức là về điều kiện khách quan là phải có ít nhất hai
người có năng lực trách nhiệm hình sự cùng tham gia thực hiện một tội phạm, về điều kiện
chủ quan thì hình thức lỗi của những người trong đồng phạm phải là lỗi cố ý; có 04 loại
người đồng phạm gồm: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức.
Tuy nhiên Luật hình sự Việt Nam chưa có quy đinh về tổ chức tội phạm, đây là một dạng
đồng phạm đặc biệt và cực kỳ nguy hiểm, thực tế hiện nay tại nước ta đã xuất hiện rất
nhiều tổ chức tội phạm hoạt động với quy mô lớn, trên địa bàn rộng, ở rất nhiều lĩnh vực,
một số tổ chức tội phạm còn có quan hệ mật thiết với các tổ chức tội phạm nước ngoài. Vì
thế Bộ luật hình sự cần bổ sung quy định về khái niệm tổ chức tội phạm như sau: Tổ chức
tội phạm là một tập hợp gồm nhiều người có sự liên kết, phân công, phối hợp hoạt động
với nhau do một hoặc một số cá nhân thành lập, điều khiển một cách có kế hoạch nhằm
thực hiện một hoặc nhiều tội phạm. Đồng thời cũng cần bổ sung quy đinh người thành lập,
tham gia tổ chức tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặt khác việc quy định đồng
phạm là một hình thức phạm tội, và phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm là rất
khó hiểu. Nên cần phải có quy định chính xác về trường hợp phạm tội có tổ chức, bởi vì
việc quy định đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt là chính xác và phù hợp do nó
đã được thừa nhận rộng rãi ở nước ta và ở nhiều nước. Vì vậy để đảm bảo chính xác nên
sử dụng cụm từ đồng phạm có tổ chức thay thế cho cụm từ phạm tội có tổ chức. Từ đó có
thể đưa ra khái niệm đồng phạm có tổ chức như sau: Đồng phạm có tổ chức là hình thức
phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội
phạm.

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình PhướcBáo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình PhướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAYLuận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đLuận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình PhướcBáo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAY
Luận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAYLuận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAY
Luận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 

Similar to Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.doc

Bo luat hinh su 1 122
Bo luat hinh su 1 122Bo luat hinh su 1 122
Bo luat hinh su 1 122Quoc Nguyen
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMyLan2014
 
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cươngLuật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cươngMyLan2014
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Nguyen Trang
 

Similar to Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.doc (20)

Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOTĐề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
 
Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sựBộ luật hình sự
Bộ luật hình sự
 
Bộ luật hình sự (1)
Bộ luật hình sự (1)Bộ luật hình sự (1)
Bộ luật hình sự (1)
 
Bộ luật hình sự (1)
Bộ luật hình sự (1)Bộ luật hình sự (1)
Bộ luật hình sự (1)
 
Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sựBộ luật hình sự
Bộ luật hình sự
 
Bo luat hinh su 1 122
Bo luat hinh su 1 122Bo luat hinh su 1 122
Bo luat hinh su 1 122
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
 
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cươngLuật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOTLuận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
 
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOTĐề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
 
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trướcThuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
 
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOTPhòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
 
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAYLuận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.doc

  • 1. MỤC LỤC A. PHẦNMỞ ĐẦU............................................................................................................ 3 B. PHẦN NỘI DUNG:................................................................... .. .......................... ... . 5 1. CHUƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ NHŨNG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................................................... 5 2. Khái niệm và những quy định của pháp luật: .................................................. 5 3. Điều kiện của Đồng phạm.................................................................................. 6 4. CHUƠNG 2: CÁC LOẠI NGUỒI TRONG ĐỒNG PHẠM......................... 12 5. Nguời thực hành................................................................................................... 12 6. Nguời tổ chức ...................................................................................................... 13 7. Nguời xúi giục ..................................................................................................... 15 8. Nguời giúp sức .................................................................................................... 16 CHUƠNG 3 : PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM............................ 19 9. Căn cứ vào những dấu hiệu khách quan........................................................... 19 10. Căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan..................................................................... 19 1. Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan................................................. 20 CHUƠNG 4:VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM. .23 1. ........................................................................................................ Nguyên tắc xác đinh trách nhiệm hình sự trong đồng phạm................................ 23 2. Những vấn đề cần phải chú ý khi xác định trách nhiệm hình sự của những nguời đồng phạm........................................................................................................ 25 CHUƠNG 5: NHUNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐEN ĐỒNG PHẠM CẤU THÀNH TỘI PHẠM ĐỘC LẬP: ............................................................................28 11. Tội che dấu tội phạm: ........................................................................................ 28 12. Tội không tố giác tội phạm: .............................................................................. 31 C. PHẦN KẾT LUẬN ............ ........................................................................................... 34
  • 2. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999 - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Hà nội - Năm 2008. 2. ThS. Nguyễn Thị Xuân - Giáo trình Luật hình sự (Khoa Luật - Truờng ĐHKH Huế) 3. Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - Tp Hồ Chí Minh - Năm 2005. 4. Nguyễn Lan Anh - Hỏi đáp về Luật Hình Sự Việt Nam - Nhà xuất bản lao động xã hội - Hà nội - Năm 2008.
  • 3. A. PHẦN MỞ ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU —— Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nuớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi nguời đuợc sống trong một môi truờng xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệpỊ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc vì mục tiêu dân giàu, nuớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bộ luật hình sự năm 1999 đuợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nuớc ta, nhất là của Bộ luật hình sự năm 1985, cũng nhu những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ luật hình sự năm 1999 thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo nguời phạm tội trở thành nguời luơng thiện; qua đó, bồi duỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm. Thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân. Chính vì vậy để việc thi hành Bộ luật hình sự đuợc thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất chúng ta cần phải nghiên cứu cụ thể về các quy định của pháp luật hình sự và Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam là một trong số đó. Việc nghiên cứu về Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn không những về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm. về mặt lý luận : Giúp chúng ta hiểu, nhận thức sâu hơn về Chế định đồng phạm trong
  • 4. pháp luật hình sự Việt Nam, từ đó thấy được những quy định pháp luật về chế định đồng phạm đã phù họp cũng như phát hiện ra những bất cập, thiếu sót chưa được đề cập tới để có kiến nghị sửa chữa, bổ sung. Về mặt thực tiễn: nghiên cứu cơ sở lý luận về đồng phạm giúp chúng ta tìm hiểu những nguyên nhân, để ra những giải pháp phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay và tuơng lai, cũng nhu xác đinh rõ vai trò, trách nhiệm đối với từng nguời phạm tội để có huớng giải quyết đúng đắn. Nhất là trong thời đại hiện nay, đất nuớc ta qua những năm đổi mới đã có những phát triển to lớn về mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế xã hội. Tuy nhiên với những mặt trái của nền kinh tế thị truờng dẫn đến một số quan niệm về đạo đức đã thay đổi, cùng với những tàn du của chế độ cũ, những ảnh huởng xấu xâm nhập từ bên ngoài, cộng với những bất cập trong công tác quản lý chua theo kịp với sự phát triển chung của kinh tế, xã hội làm cho tình hình tội phạm gia tăng và có diễn biến hết sức phức tạp với phuơng thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt là tình trạng phạm tội do nhiều nguời cùng cố ý thực hiện một tội phạm hay khoa học pháp lý gọi là Đồng phạm gây nguy hại lớn cho xã hội. Phạm tội bằng phuơng thức đồng phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với những tội phạm do những nguời đơn lẽ thực hiện, bởi có sự tập trung sức lực, trí tuệ, sự phối hợp, tuơng trợ lẫn nhau giữa những kẻ phạm tội, tạo điều kiện thực hiện tội phạm một cách dễ dàng hơn và trong nhiều truờng hợp có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng hơn, dễ dàng che giấu dấu vết của tội phạm để chống lại sự điều tra, khám phá của cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là các tổ chức tội phạm. Vì vậy cần nghiên cứu để đấu tranh ngăn chặn. Việc nghiên cứu về chế định đồng phạm đuợc thông qua việc phân tích khái niệm đồng phạm, các điều kiện của đồng phạm, các loại nguời trong đồng phạm, phân loại các hình thức đồng phạm, trách nhiệm hình sự trong đồng phạm và những hành vi liên quan đến đồng phạm cấu thành tội phạm độc lập.
  • 5. B. PHẦN NỘI DUNG: CHUƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ NHŨNG QUY ĐỊNH VỂ CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1. Khái niệm và những quy định của pháp luật: Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ TỔ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. ” Theo Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. ” Nhu vậy, tội phạm bao giờ cũng thực hiện bởi con nguời cụ thể trong thực tế, một tội phạm cũng có thể đuợc thực hiện bởi một nguời hoặc có thể đuợc thực hiện bởi nhiều nguời. Nhung tội phạm thực hiện bởi nhiều nguời thì bao giờ cũng nguy hiểm hơn so với tội phạm đuợc thực hiện bởi nhiều nguời đuợc, bởi vì: - Thứ nhất: Những người cùng thực hiện một tội phạm có thể hỗ trợ cho nhau về vật chất, tinh thần ngay từ trước, trong và sau khi thực hiện tội phạm gây nhiều khó khăn cho
  • 6. công tác phát hiện, điều tra xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật. - Thứ hai: Tội phạm được thực hiện bởi nhiều người có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cho xã hội. Trong nhiều trường hợp chúng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây nên thiệt hại rất lớn về vật chất hoặc tinh thần cho lợi ích của Nhà Nước, của tổ chức hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà nếu tội phạm đó được thực hiện bởi một người thì không thể làm được. - Thứ ba: Do hai hay nhiều người cùng thực hiện một tội phạm cho nên những người cùng tham gia hành động tội phạm có nhiều phương pháp và thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn so với những trường hợp phạm tội đơn lẽ trong tất cả các giai đoạn thực hiện tội phạm. Hành vi của những người trong Đồng phạm có khả năng hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cả quá trình thực hiện tội phạm. Thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đã chỉ ra đa số tội phạm nghiêm trọng được thực hiện đều có nhiều người cùng cố ý tham gia, nhất là những tội phạm về tham nhũng, buôn lậu. Một tội phạm được thực hiện bởi nhiều người, từ hai người trở lên được gọi là tội phạm được thực hiện dưới hình thức Đồng phạm. Do đặc tính nguy hiểm cao của tội phạm được thực hiện dưới hình thức Đồng phạm nên Bộ luật hình sự đã có quy định riêng về truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt đối với những người cùng cố ý thực hiện một tội phạm nhằm trừng tri nghiêm khắc đối với những trường hợp đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 2. Điều kiện của Đồng phạm. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm cho nên đồng phạm trong việc thực hiện một tội phạm được thể hiện bằng hai điều kiện sau đây: 2.1/ Điều kiện về khách quan: Điều kiện về khách quan của đồng phạm: Là phải có ít nhất hai người có năng lực trách nhiệm hình sự và cùng tham gia thực hiện một tội phạm (tức là phải có sự liên kết về khách quan giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm). Được coi là giữa những người trong đồng phạm cùng tham gia thực hiện một tội phạm là mỗi người tham gia vào đồng phạm phải có ít nhất một trong bốn loại hành vi đối
  • 7. với việc thực hiện một tội phạm, đó là: hành vi thực hành, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức. Giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm có mối liên kết thống nhất với nhau, hành vi của người này quyết định hành vi của người khác và hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung. Trong các hành vi trong đồng phạm thì hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn các loại hành vi khác thông qua hành vi người thực hành mà gây ra hậu quả. */ Có hai người có năng lực trách nhiệm hình sự trở lên cùng thực hiện một tội phạm, điều kiện này quy định về số lượng người và số lượng tội phạm được thực hiện trong đồng phạm. Nội dung của điều kiện này nó thể hiện hai vấn đề chính sau đây: - Thứ nhất: Số lượng người thực hiện tội phạm trong đồng phạm ít nhất phải có từ hai người trở lên tham gia. Việc quy định số lượng người trong Đồng phạm là bắt buộc để phân biệt với trường hợp thực hiện bởi một người thì không được coi là đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm. Bộ luật hình sự không quy định số người tối đa tham gia thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm là bao nhiêu nhưng tối thiểu cũng phải từ hai người trở lên. Những người trong Đồng Phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật đinh, tức là phải đủ điều kiện của một chủ thể của tội phạm. Nếu một trong những người nói trên là người không đủ dấu hiệu của một chủ thể của tội phạm thì người đó không dược coi là thành viên trong đồng phạm. Năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo luật đinh được quy định trong Điều 13 và Điều 12 cuả Bộ Luật Hình Sự. Cụ thể như sau: “ Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
  • 8. mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phái chịu trách nhiệm hình sự. ” - Thứ hai: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức Đồng phạm phải là một tội phạm độc lập. Một tội phạm độc lập là một tội phạm cụ thể có đủ các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm. Những người tham gia tội phạm được quy định dưới hình thức đồng phạm phải có những hành vi đủ các yếu tố cấu thành tội phạm độc lập đó. Hành vi của những người này có thể là hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm hoặc có thể là hành vi khác giúp cho việc thực hiện tội phạm được thuận lợi như hành vi thiết kế cho việc thực hiện tội phạm, vạch kế hoạch, động viên những người tham gia khác, giúp về vật chất hoặc tinh thần cho người thực hiện tội phạm những hành vi này có thể được thể hiện bằng hành động nhưng cũng có thể thực hiện bằng không hành động, nhưng gián tiếp giúp cho người khác thực hiện được tội phạm theo dự định đã vạch ra ban đầu. Những hành vi thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm có thể bắt đầu ngay từ đầu, có thể tham gia khi tội phạm xẩy ra. Những điểm cơ bản để xác định hành vi của mỗi người trong đồng phạm đều tạo điều kiện cho hành vi của người khác cùng thực hiện một tội phạm. */. Những người trong Đồng Phạm có chung hành động và hướng tới mọi kết quả chung. Do tội phạm được thực hiện dưới hình thức Đồng Phạm phải do từ hai hoặc nhiều người trở lên, cho nên những người thực hiện tội phạm dưới hình thức Đồng Phạm phải có chung hành động.
  • 9. Chung hành động trong việc thực hiện tội phạm dưới hình thức Đồng Phạm được thể hiện ở chỗ hành vi của mỗi người có mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa tổng thể các hành vi phạm tội, hành vi của người này tạo nên những khả năng thuận lợi cho hành vi của nguời khác, hành vi của mỗi nguời góp thành hoạt động chung của cả nhóm trong việc thực hiện tội phạm. Trong thực tế có nhiều hình thức đồng phạm khác nhau, có loại đuợc thực hiện duới hình thức cộng đồng để hành động. Có nghĩa rằng tất cả mọi nguời trong hoạt động tội phạm đều giữ vai trò là nguời thực hành, trong loại đồng phạm này hành vi của mỗi nguời đều có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Ví dụ: Trong một vụ án cố ý gây thuong tích, tất cả những nguời tham gia tấn công nạn nhân nhu đấm, đá gây nên thuong tích cho nguời bị hại. Nguợc lại có hình thức đồng phạm duới dạng phân công vai trò, mỗi thành viên trong đồng phạm làm một việc nhất định và chỉ có nguời thực hành mới trực tiếp thực hiện tội phạm. Nhu vậy nếu tách riêng hành vi của tất cả các thành viên nói trên thì không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Nhu vậy đồng phạm hình thức này, hành vi của mỗi nguời tạo thành hành vi chung của cả nhóm và đạt một kết quả chung trong thực hiện tội phạm. Hậu quả tội phạm đuợc thực hiện duới hình thức đồng phạm là kết quả chung của các hành vi của mỗi nguời trong đồng phạm. Điều đó có nghĩa rằng hành vi riêng biệt của mỗi nguời có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung của tội phạm đuợc thực hiện duới hình thức đồng phạm. Thế nhung, hành vi của mỗi nguời trong đồng phạm có mức độ ảnh huởng khác nhau đối với hậu quả của tội phạm, song hành vi của nguời thực hành là nguyên nhân trực tiếp phát sinh hậu quả. Những hành vi của nguời đồng phạm khác hổ trợ cho hành vi của nguời thực hành để nguời thực hành gây ra hậu quả của tội phạm nhu : Hành vi cung cấp công cụ, phuong tiện, cung cấp thông tin về thời gian hoạt động của nạn nhân, tạo ra các thời co cho việc thực hiện các tội phạm. Chính vì vậy hành vi của nguời khác trong đồng phạm (Hành vi của nguời tổ chức, nguời xúi giục, nguời giúp sức), phải xẩy ra truớc hành vi của nguời trực tiếp thực hiện tội phạm. Riêng hành vi của nguời giúp sức có thể xẩy ra đồng thời hoặc xẩy ra sau khi có hành vi thực hiện tội phạm của nguời thực hành. Ví dụ nhu hành vi che dấu nguời thực hành sau khi tội phạm đuợc thực hiện nhung nói chung tất cả các hành vi của những nguời trong đồng phạm đều là nguyên nhân tổng hợp gây ra hậu quả. 2.2/. Điều kiện về chủ quan.
  • 10. về điều kiện chủ quan Đồng Phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý (tức là phải có sự hên kết về mặt chủ quan giữa những người trong đồng phạm). Ngoài ra đối với những tội phạm có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, Đồng phạm đòi hỏi những nguời cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó. *Dấu hiệu lỗi. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi nguời Đông phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những nguời đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm đuợc thể hiện trên hai mặt nhu sau: + Về lý trí: Đuợc hiểu là cùng lý trí giữa những nguời trong đồng phạm khi thoả mãn các điều kiện sau: - Mỗi nguời trong đồng phạm đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết nguời khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. - Mỗi nguời trong đồng phạm phải thấy truớc hậu quả của hành vi của mình cũng nhu hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Mỗi thành viên đều cố ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình. Họ đều nhận thức đuợc hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhung mỗi nguời đều cố tình thực hiện và mong muốn hậu quả xẩy ra. Mỗi thành viên trong đồng phạm đều thấy truớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xẩy ra và mong muốn cho hậu quả xẩy ra hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra. + Về ý chí: Đuợc hiểu là cùng ý trí giữa những nguời trong đồng phạm khi thoả mãn các điều kiện sau: - Giữa những nguời đồng phạm cùng mong muốn có sự hên kết của các hành vi. - Giữa những nguời đồng phạm cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả chung phát sinh. Mỗi thành viên trong đồng phạm đều biết hành vi của nguời khác cũng là cố ý tức là biết đuợc hành vi của nguời khác cùng thực hiện với mình đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mỗi thành viên trong đồng phạm đều mong muốn sự cố ý của những nguời đồng phạm khác để tạo nên sức mạnh chung cho hoạt động của cả nhóm.
  • 11. Trong đa số các trường hợp, những người đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm đều mong muốn cho hậu quả xẩy ra nên họ rất tích cực thực hiện hành vi của mình. * Động co mục đích trong đồng phạm. Do tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm luôn có sự cố ý của những người thực hiện tội phạm cho nên mỗi người tham gia thực hiện tội phạm đều có động co, mục đích phạm tội. Động co mục đích của người tham gia thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm có thể trùng hoặc có thể khác nhau. Điều đó không ảnh hưởng đến việc xác định tội danh cũng như xác định tính chất đồng phạm của họ trong việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên trong Luật hình sự có một số tội phạm có dấu hiệu chung mục đích của những người đồng phạm là bắt buộc. Chung mục đích được thể hiện ở chổ tất cả những người trong đồng phạm đều hướng tới một mục đích hoặc thành viên trong đồng phạm biết rõ và tiếp nhận mục đích của những người đồng phạm khác. Tóm lại: Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Để xác định đồng phạm cần phải dựa vào các điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan được thể hiện trong mỗi thành viên tham gia thực hiện dưới hình thức đồng phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ phạm tội của tội phạm cũng như của mỗi người tham gia thực hiện tội phạmị.
  • 12. CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI NGƯỜI TRONG ĐỒNG PHẠM. Trong đồng phạm có bốn loại người sau đây: 1. Người thực hành. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người trực tiếp thực hiện tội phạm là người tự mình thực hiện tội phạm hoặc thông qua các hành vi của người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc không đủ độ tuổi để họ thực hiện tội phạm. Như vậy người thực hiện có hai loại: - Thứ nhất: Người thực hành tự mình thực hiện tội phạm là người trực tiếp thực hiện đầy đủ các hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm. Sự tự mình này có thể được thực hiện trực tiếp bằng hành vi của người phạm tội như sử dụng chân, tay hoặc có thể thực hiện các hành vi phạm tội thông qua sự hỗ trợ của các loại công cụ, phưong tiện khác nhau. Một tội phạm có thể có một người thực hành hoặc có thể nhiều người thực hành. Trong trường hợp có một người thực hành thì người thực hành đó thể hiện hết các hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm. Trong trường hợp có nhiều người thực hành bằng nhiều hành vi thì không nhất thiết mỗi người phải thực hiện trọn vẹn tất cả các hành vi trong cấu thành tội phạm mà mỗi người chỉ cần thực hiện một phần của hành vi này được quy đinh trong cấu thành tội phạm. Nhưng tổng hợp hành vi của những người đồng phạm thoả mãn các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm. - Thứ hai : Người thực hành thực hiện hành vi phạm tội thông qua những người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự . Tức là người thực hành không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan mà có hành vi tác động đến người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan. Những người bị tác động là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chúng thuộc các trường hợp phổ biến sau: + Do họ không có năng lực trách nhiệm hình sự.
  • 13. Người thực hành thực hiện hành vi phạm tội thông qua những người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Là trường họp người thực hiện không trực tiếp tự mình thực hiện hành vi phạm tội nhưng người thực hành trong trường hợp này có hành vi tác động đến người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự quy định để những người này thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ thuê em bé 13 tuổi đưa thuốc phiện qua biên giới. + Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý. Trong thực tế xẩy ra các trường hợp người không có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vì sai lầm, hoặc bị lừa dối, hoặc bị người khác cưỡng bức về thể chất mà phải thực hiện hành vi đó thì bản thân họ cũng không chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ trường hợp gửi quà trong đó có thuốc phiện mà người vận chuyển không biết đó là thuốc phiện. + Họ bị cưỡng bức về tinh thần trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy trong trường hợp này, người thực hành thực hiện hành vi phạm tội mang đặc tính gián tiếp tác động vào quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Nhưng họ vẫn được coi là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội vì đã sử dụng người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi phạm tội thay mình. Khi xác định người thực hiện trong đồng phạm cần xác định đảm bảo đúng các điều kiện sau đây: - Người thực hành phải đủ điều kiện của một chủ thể của tội phạm trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Tuỳ theo quy định của Luật Hình sự trong từng tội phạm chủ thể nào thì người thực hành phải mang dấu hiệu của chủ thể đó. - Hành vi phạm tội của người thực hành có ý nghĩa trong việc xác định đúng tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm. Do vậy trong tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thì cần thiết xác lập hành vi phạm tội của người thực hành để xác định mức độ phạm tội của những người đồng phạm khác. 2. Người tổ chức. Người tổ chức được quy định tại Khoản 2, Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 bao gồm 3 loại người như sau: - Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần gây ra việc thực hiện tội phạm, là người có sáng kiến thành lập tổ chức phạm tội, người đưa ra phưong hướng, cách thức thực hiện tội phạm, tổ chức lôi kéo những kẻ khác tham gia vào việc thực hiện
  • 14. tội phạm. Người chủ mưu có thể tham gia hoặc có thể không tham gia vào việc thành lập tổ chức. - Người cầm đầu: Là người đứng ra thành lập các băng nhóm phạm tội hoặc có hành vi tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn. Người cầm đầu là người đứng đầu tổ chức phạm tội, người đứng ra thành lập các băng, ổ nhóm hoặc tham gia soạn thảo kế hoạch, đôn đốc điều khiển mọi hoạt động của tổ chức. Người cầm đầu bao giờ cũng đứng trong tổ chức để chỉ đạo mọi hoạt động của tổ chức tội phạm. - Người chỉ huy: Là người trực tiếp điều khiển hoạt động của các băng nhóm phạm tội, là người điều khiển trực tiếp việc thực hiện tội phạm của những người tham gia trong đồng phạm, người chỉ huy giữ vai trò đôn đốc những người đồng phạm khác thực hiện kế hoạch phạm tội đã đặt ra. Trong các loại người tổ chức thì người chủ mưu giữ vai trò quan trọng nhất, tính nguy hiểm của người chủ mưu thể hiện ở chỗ vạch ra phưong hướng hoạt động tội phạm và cách thức để phát triển, xây dựng tổ chức phạm tội. Chính vai trò của người chủ mưu như vậy cho nên người chủ mưu thường là người có kinh nghiệm trong việc thực hiện tội phạm và đối phó với hoạt động của co quan điều tra khám phá tội phạm. Trong thực tế người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy có thể được tách riêng nhưng cũng có thể thống nhất trong một người. Một người vừa là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy, điều đó phụ thuộc vào tính chất của tội phạm và số lượng người tham gia trong đồng phạm. Tóm lại, trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó. Người thành lập là người đã đề xướng việc thiết lập nhóm đồng phạm hoặc chỉ là người đã thực hiện việc đề xướng đó như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào nhóm đồng phạm, thiết lập các mối liên hệ tổ chức giữa những người đồng phạm với nhau. - Người điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm bao gồm những người giữ vai trò điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm như vạch phưong hướng hoạt động, vạch các kế hoạch thực hiện, phân công vai trò, nhiệm vụ cho những người đồng phạm khác. - Những người chỉ giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện vụ việc phạm tội cụ thể của nhóm đồng phạm.
  • 15. Với vai trò như vậy người tổ chức luôn luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm. Do vậy trong nguyên tắc xử lý được quy định ở Điều 3 Bộ luật Hình sự người chủ mưu cầm đầu chỉ huy đã bị coi là loại đối tượng cần phải nghiêm tn. 3. Người xúi giục. Người xúi giục là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người xúi giục có 2 đặc điểm sau: - Tác động đến tư tưởng người khác bằng thủ đoạn kích động, dụ dỗ thúc đẩy khiến người này hình thành ý đinh phạm tội. Sự kích động dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm được thể hiện ở chổ người xúi giục có hành vi tác động mang đến tư tưởng, ý chí của người khác làm người khác từ chưa có ý định phạm tội, hoặc người đang chần chừ trong việc thực hiện tội phạm đi đến nảy sinh ý định phạm tội và đi đến thực hiện tội phạm hoặc quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Chính vì vậy người xúi giục luôn được thực hiện bằng hành động cụ thể. Để xác định vai trò của người xúi giục với hành vi thực hiện tội phạm của người thực hành cần xác lập quan hệ nhân quả. Mối quan hệ nhân quả được thể hiện ở chổ chính hành vi xúi giục đã dẫn đến hành vi thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục xẩy ra trước hành vi thực hiện tội phạm xảy ra sau. - Hành vi xúi giục phải nhằm vào một, một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định. Những đặc điểm của hành vi xúi giục thường là thể hiện bằng lời nói, bằng các thủ đoạn khác nhau như kích động, cưỡng ép lừa phỉnh, nhưng hành vi xúi giục phải hướng vào một tội phạm cụ thể, hướng vào một số người nhất định để họ đi đến thực hiện hành vi trong cấu thành tội phạm cụ thể. Nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Người xúi giục cũng có thể cùng tham gia vào việc phạm tội nhưng cũng có thể không. Trong vụ án cụ thể việc nghiên cứu các thủ đoạn của người xúi giục là cần thiết, một mặt để xác định là chính những biện pháp ấy đã tác động đến người bị xúi giục, đưa người này đến chổ phạm tội. Mặt khác cũng để thấy là người bị xúi giục tuy có bị thúc đẩy nhưng đã tự ý mình phạm tội. Hành vi xúi giục phải trực tiếp nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số
  • 16. người nhất định. Việc kêu gọi hô hào mà không hướng tới những người xác định thì không phải hành vi xúi giục. Hành vi xúi giục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm gây ra việc thực hiện tội phạm nhất định việc truyền bá, phổ biến, gieo rắc những tư tưởng xấu cho mọt người hoặc một số người và khiến những người này đi vào con đường phạm tội cũng không phải là hành vi xúi giục trong đồng phạm mà chỉ có thể cấu thành tội độc lập khác như tội dụ dỗ, ép buộc. Về mặt chủ quan cần xác định người xúi giục có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội. Những người có lời nói hoặc việc làm có thể gây ảnh hưởng đến việc phạm tội của người khác nhưng không có ý định thúc đẩy người này phạm tội thì cũng không phải là người xúi giục. Hành vi xúi giục có mức độ nghiêm trọng khác nhau tuỳ bản chất của người xúi giục và người bị xúi giục cũng như tuỳ mối quan hệ giữa họ với nhau. Lợi dụng chức vụ quyền hạn, tôn giáo, tín ngưỡng, sự nhẹ dạ của người chưa thành niên thúc đẩy họ phạm tội là những trường hợp nghiêm trọng. 4. Người giúp sức. Người giúp sức là người tạo điều kiện về vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Người giúp sức có 2 dạng như sau: - Giúp sức về vật chất: Là dạng cung cấp công cụ, phưong tiện cho người khác sử dụng để thực hiện tội phạm. - Giúp sức về tinh thần: Như chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình hoặc hứa hẹn trước sẽ che giấu tội phạm hoặc hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tang vật. Hành vi của người giúp sức là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Những điều kiện thuận lợi đó bao gồm cung cấp các công cụ phưong tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm. Cung cấp các thông tin cần thiết hên quan đến tội phạm định phạm, chỉ dẫn góp ý kiến cho việc thực hiện tội phạm được thuận lợi. Do vậy có thể là trường hợp của những người có nghĩa vụ pháp lý phải hành động nhưng đã cố ý không hành động và qua đó đã loại trừ trở ngại khách quan ngăn cản việc thực hiện tội phạm của người trực tiếp thực hiện tội phạm tạo điều kiện cho người đó có thể thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm được đến cùng.
  • 17. Ví dụ: A khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ đã phát hiện ra B là bạn mình đang mang tài sản vừa lấy được trong kho của co quan ra khỏi khu vực co quan nhưng đã không bắt giữ mà để cho B tiếp tục thực hiện hành vi đó. Dạng giúp sức đặc biệt đã được thực tiễn xét xử từ trước đến nay thừa nhận và coi là dạng giúp sức bằng lời hừa hẹn trước sẽ che dấu người phạm tội, che dấu các tang vật chứng hoặc sẻ tiêu thụ các đồ vật, tài sản do phạm tội mà có sau khi tội phạm đã thực hiện xong. Lời hứa hẹn trước của người giúp sức tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi cụ thể nhưng cũng có những tác động tích cực vào quá trình thực hiện tội phạm, củng cố thêm lòng tin, tạo sự yên tâm cho người thực hành khi thực hiện hành vi phạm tội. Sực tác động này thể hiện ở chổ đã cũng cố ý định phạm tội, cũng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi thực hiện tội phạm có thể xảy ra hay không xảy ra, có thể tiếp tục xảy ra hay dừng lại đều có thể phụ thuộc vào lời hứa hẹn của người giúp sức. Chính do có sự tác động tinh thần như vậy mà Luật hình sự Việt Nam đã coi hành vi hứa hẹn cũng là dạng giúp sức tinh thần, người hứa hẹn cũng là đồng phạm với vai trò là người giúp sức. Lời hứa hẹn của người giúp sức có thể xẩy ra trước khi quá trình thực hiện tội phạm bắt đầu nhưng cũng có thể xẩy ra khi quá trình đó đang diễn ra, nếu hành vi giúp sức xảy ra sau khi tội phạm đã hoàn thành thi người giúp sức đó không phải là đồng phạm giúp sức trong vụ án đó mà hành vi đó có thể cấu thành tội che dấu tội phạm hoặc tội tiêu thụ đồ vật tài sản do người khác phạm tội mà có . Hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào hành động phạm tội nhưng cũng có những trường hợp người giúp sức tham gia khi tội phạm đang tiến hành. Hành vi hứa hẹn, bàn bạc, góp ý của người giúp sức có thể nhầm lẫn với hành vi xúi giục, người giúp sức khác người xúi giục ở chổ hành vi giúp sức không có tính chất quyết định trong việc kích động người khác phạm tội thực hiện tội phạm . Mà họ chỉ giúp người khác vốn đã có ý định phạm tội thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm hoặc yên tâm hon khi thực hiện tội phạm. Tóm lại qua sự phân tích trên thì Luật hình sự Việt Nam hiện nay chỉ quy định bốn loại người đồng phạm, đó là: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức. Như vậy đối với trường họp tội phạm được thực hiện bởi một hay nhiều tổ chức bao gồm nhiều nguời nhằm mục đích phạm tội (mà ta hay gọi là tổ chức tội phạm, ví dụ: tổ chức tội phạm ma tuý) thì đối với những nguời thành lập, tham gia tổ chức tội phạm đó mà
  • 18. không phải là 04 loại nguời đồng phạm nhu đã nêu trên có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Điều này Luật hình sự Việt Nam chua quy định là một thiếu sót cần khắc phục, bởi vì thực tế hiện nay có những tổ chức tội phạm rất nguy hiểm hoạt động xuyên quốc gia mà trong nhiều truờng hợp nguời thành lập hoặc tham gia tổ chức ấy cũng là một trong 04 loại nguời đồng phạm nhu đã nêu trên.
  • 19. CHƯƠNG 3 : PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM. Đồng phạm được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt khách quan và chủ quan mà có thể phân loại các hình thức đồng phạm. 1. Căn cứ vào những dấu hiệu khách quan. 1.1. Đồng phạm giản đơn : Là hình thức đồng phạm trong đó có những người cùng tham gia thực hiện tội phạm đều giữ vai trò là người thực hành. Có nghĩa rằng tất cả những người cùng tham gia thực hiện tội phạm có vai trò như nhau trong việc thực hiện tội phạm. Đặc điểm co bản trong đồng phạm giản đon là hành vi của mỗi người đều có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. 1.2. Đồng phạm phức tạp : Là hình thức đồng phạm trong đó có các loại người khác nhau bằng các hành vi khác nhau. Có người giữ vai trò là người thực hành, có người giữ vai trò là người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục. Như vậy trong đồng phạm phức tạp những người tham gia thực hiện tội phạm có các vai trò khác nhau, có một người hoặc có một số người trực tiếp thực hiện tội phạm với vai trò là người thực hành, những người khác thì giữ vai trò là người giúp công cụ phưong tiện phạm tội, người động viên tinh thần, che dấu tội phạm, người kích động, xúi dục, người tổ chức, bày mưu, người chỉ dẫn việc thực hiện tội phạm. Hành vi của những người không trực tiếp thực hiện những hành vi trong cấu thành tội phạm nhưng những hành vi này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm của người thực hành để đạt được kết quả của tội phạm. 2. Căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan. 2.1/ Đồng phạm có thông mưu trước: Là hình thức đồng phạm trong đó có những người cùng tham gia thực hiện tội phạm có sự bàn bạc thoả thuận với nhau từ trước khi thực tội phạm. Sự bàn bạc với nhau giữa những người đồng phạm được thể hiện ở việc vạch ra kế hoạch thực hiện tội phạm dự kiến các tình huống có thể xảy ra, chuẩn bị kỷ càng các công cụ, phưong tiện trong việc thực hiện tội phạm. Tội phạm được thể hiện dưới
  • 20. hình thức đồng phạm có thông mưu trước, có tính nguy hiểm cao và thường thực hiện các tội phạm nghiêm trọng, gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. 2.2/ Đồng phạm không có thông mưu trước : Là hình thức đồng phạm trong đó có những người cùng tham gia thực hiện tội phạm không có sự bàn bạc, thoả thuận với nhau từ trước khi thực hiện tội phạm. Thông thường những người thực hiện tội phạm trong hình thức đồng phạm không có thông mưu trước, tuy không bàn bạc với nhau từ trước nhưng khi thực hiện tội phạm thì mọi người đều hiểu ý định của nhau và cùng bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Hành vi của những người này đều hổ trợ tạo cho nhau những hoàn cảnh thuận lợi trong việc thực hiện tội phạm. 3. Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan Căn cứ để phân loại hình thức đồng phạm này dựa vào mức độ quan hệ của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm. 3.1/ Phạm tội có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đổng phạm. (Khoản 3, Điều 20 Bộ luật hình sự). Như vậy, đặc điểm của phạm tội có tổ chức là sự cấu kết chặt chẽ giữa những người trong đồng phạm Sự cấu kết chặt chẽ tức là chỉ mức độ liên kết cao hon, chặt chẽ hon về khách quan và sự phân hoá vai trò nhiệm vụ về chủ quan của mỗi người trong đồng phạm. Ranh giới xác đinh như thế nào là sự câu kết chặt chẽ chỉ mang tính tưong đối. Thực tiễn thừa nhận các trường hợp sau là phạm tội có tổ chức: + Những người đồng phạm đã tham gia vào tổ chức phạm tội như Đảng phái chống chính quyền nhân dân, băng ổ trộm, cưóp. Phạm tội có tổ chức được hình thành với phưong hướng hoạt động lâu dài, bền vững có phân công vai trò của những người tham gia tổ chức, có cấp trên, cấp dưới, có âm mưu, phưong thức, thủ đoạn hoạt động lâu dài và ở mức độ cao. + Những người phạm tội đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước.
  • 21. Tội phạm được thực hiện bao giờ cũng có kế hoạch từ trước, những người tham gia thực hiện tội phạm có sự tính toán chu đáo, kỹ càng, đầy đủ mọi mặt từ khi thực hiện tội phạm cho đến khi thực hiện tội phạm xong. + Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã thực hiện theo kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo. Tính táo bạo của những người tham gia thực hiện tội phạm được thể hiện ở chổ tội phạm được thực hiện đến cùng, thực hiện xong tội phạm mới thôi, đạt bằng được mục đích phạm tội. Phạm tội không phải một lần mà nhiều lần với nhiều tội phạm khác nhau, phạm tội hên tục khi có điều kiện, tội phạm luôn gây nên hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội có tổ chức là nội dung đặc biệt cuả đồng phạm, mức độ kết cấu cao hon so với các hình thức đồng phạm khác. Chính vì vậy phạm tội có tổ chức được coi là hình thức đồng phạm rất nguy hiểm trong việc thực hiện tội phạm. Phạm tội có tổ chức được coi là một tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, trong một số tội phạm cụ thể được quy định trong phần các tội phạm Bộ luật Hình sự, phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết đinh khung trong cấu thành tăng nặng. Nghiên cứu về tội phạm có tổ chức thấy rằng, mặc dù khái niệm phạm tội có tổ chức đã được quy đinh trong Bộ luật hình sự, nhưng về mặt lý luận Luật hình sự khái niệm phạm tội có tổ chức chưa tuân thủ đầy đủ quy tắc của logíc hình thức. Khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm, trong khi đó khoa học Luật Hình sự nước ta thừa nhận đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt. Mâu thuẫn lôgic dễ dàng nhận thấy đồng phạm là hình thức phạm tội, phạm tội có tổ chức, là hình thức đồng phạm. Nói cách khác trong hai mệnh đề này, một mệnh đề đúng thì mệnh đề khác sai, không thể cả hai mệnh đề đều đúng. Điều cần khẳng định mệnh đề đồng phạm là hình thức đặc biệt là mệnh đề đúng vì nó được thừa nhận rộng rãi ở nước ta và ở nhiều nước. Vì vậy để đảm bảo chính xác nên sử dụng cụm từ đồng phạm có tổ chức thay thế cho cụm từ phạm tội có tổ chức. Từ đó có thể đưa ra khái niệm đồng phạm có tổ chức như sau: Đồng phạm có tổ chức là hình thức phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm.
  • 22. Trong mối quan hệ giữa đồng phạm có tổ chức với tổ chức tội phạm, cần khẳng định các tội phạm có tổ chức tội phạm thực hiện đều bằng phương thức đồng phạm có tổ chức, ngược lại không phải mọi trường họp đồng phạm có tổ chức đều do tổ chức tội phạm thực hiện, mà có thể do các nhóm đồng phạm thực hiện, chỉ cần thoả mãn điều kiện có sự cấu kết chặt chẻ giữa những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Trong mối quan hệ giữa đồng phạm có tổ chức với tội phạm có tổ chức cần khẳng định mọi tội phạm thuộc phạm trù tội phạm có tổ chức dứt khoát phải được thực hiện bằng phương thức đồng phạm có tổ chức đều thuộc phạm trù tội phạm có tổ chức, mà chỉ những tội phạm nào do các tổ chức tội phạm thực hiện mới thuộc phạm trù này. 3.2/ Trường hợp đổng phạm khác: Ngoài trường hợp phạm tội có tổ chức (tức là trường hợp đồng phạm không có sự câu kết chặt chẽ của những người đồng phạm).
  • 23. CHƯƠNG 4: VẤN ĐỂ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM. 1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Những người thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm. Nhưng trong đồng phạm mỗi người có vai trò khác nhau cho nên phải chịu trách nhiệm hình sự ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất mức độ phạm tội mà những người trong đồng phạm đã thực hiện. Việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội, vừa phải tuân thủ những nguyên tắc có tính riêng biệt, theo luật hình sự Việt Nam, việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm phải tuân thủ các nguyên tắc có tính riêng biệt sau: 7.7/ Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tội phạm cùng thực hiện: Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về tội phạm cùng thực hiện. Do đồng phạm là cùng chung hành động của nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm đã dẫn đến một hậu quả chung. Chính vì vậy tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà họ đã thực hiện, trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra được thể hiện ở chổ. Những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử về một tội danh theo cùng một điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật đó quy đinh. Tất cả những người đồng phạm phải chịu về những tình tiết tăng nặng nếu họ cùng biết được quy đinh trong Điều 48 Bộ luật hình sự. Những người trong đồng phạm phải chịu chung những nguyên tắc về truy cứu trách nhiệm hình sự, về nguyên tắc quyết đinh hình phạt, về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội phạm mà họ cùng thực hiện. 1.2/ Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ Đồng phạm: Mặc dù đồng phạm là nhiều người cùng chung thực hiện tội phạm nhưng trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân phụ thuộc vào tính chất, mức độ từng hành vi phạm tội của người đồng phạm cho nên mọi người trong đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc
  • 24. lập về hành vi phạm tội của mình khi cùng thực hiện một tội phạm dưới hình thức đồng phạm,. Mỗi người phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập tức là việc xác định trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào hành vi cụ thể cuả từng người đồng phạm. Việc xác đinh trách nhiệm hình sự độc lập được thể hiện ở chổ, tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của từng người trong đồng phạm đến đâu thì áp dụng hình phạt đến đó. Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá là hành vi có thể cấu thành một tội độc lập khác ngoài động cơ, mục đích của tội phạm mà những người đồng phạm đã thực hiện. Người có hành vi vượt quá phải chịu trách nhiệm độc lập về tội do hành vi vượt quá của mình gây nên. Những tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ thuộc riêng người nào thì chỉ được áp dụng cho người đó. Những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm nào thì người đó được hưởng chứ không áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm khác. Hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về sự chuẩn bị thực hiện tội phạm tuỳ thuộc vào từng tội phạm cụ thể được quy đinh trong Luật hình sự. Việc tự ý nửa chừng chấm dứt thực hiện tội phạm của một trong những người đồng phạm không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác. Tính chất mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm khác nhau thì phải chịu trách nhiệm hình sự khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ tham gia và mức độ hậu quả mà những người trong đồng phạm đã gây ra. 1.3/ Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm: Hình phạt được áp dụng đối với người đồng phạm tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ tham gia của họ. Mỗi người trong đồng phạm có vai trò khác nhau, cho nên tính chất, mức độ nguy hiểm của họ khác nhau. Thông thường hành vi của người tổ chức, người xúi giục được coi là nguy hiểm. Nhưng trong nhiều trường hợp hành vi của người thực hành cũng rất nguy hiểm khi họ trực tiếp gây nên hậu quả nghiêm trọng. Tất nhiên người nào thực hiện những hành vi nguy hiểm hơn thì phải chịu hình phạt nặng hơn.
  • 25. Thể hiện nguyên tắc này, Luật hình sự Việt Nam xác định chính sách hình phạt của Nhà nước ta là "Nghiêm tn kết họp với khoan hồng" đó là "Nghiêm tn người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối.. .khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người Đồng phạm, lập công chuộc tội..." Chính sách này được thể hiện rõ nét trong đường lối xét xử các vụ đồng phạm có sự phan hóa rõ nét hai loại người, một bên là những tên cầm đầu, một bên là những người nhất thời phạm tội. 2. Những vấn đề cần phải chú ý khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm cần chú ý những điểm sau đây: 2.1. Vấn đề chủ thể đặc biệt: Đối với các tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt chỉ cần người thực hành thoả mãn các đặc điểm về chủ thể đặc biệt còn những người đồng phạm khác không nhất thiết phải thoả mãn các đặc điểm của chủ thể đặc biệt. Ví dụ: Trong vụ tham ô, người thực hành phải là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến tài sản, còn những người Đồng phạm khác (xúi dục, giúp sức, tổ chức) có thể là bất cứ người nào. 2.2/. Vấn đề xác định trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm: Nếu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn đó. Tức là nếu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của những người đồng phạm thì tội phạm được thực hiện đến đâu, đến giai đoạn nào thì trách nhiệm hình sự của họ phải được ghi đến đó Nếu người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục thì chỉ riêng người có hành vi xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã xúi giục ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Tức là nếu người bị xúi dục không nghe theo hoặc sự xúi dục không có kết quả thì chỉ riêng người xúi dục phải chịu trách nhiệm Hình sự về tội đã xúi dục
  • 26. Người giúp sức có hành vi giúp sức cho người khác để thực hiện tội phạm, nhưng người này đã không sử dụng sự giúp sức đó hoặc sử dụng vào việc thực hiện một tội phạm khác, thì người có hành vi giúp sức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định giúp sức. Ví dụ: Canh gác giúp người khác để người này buôn bán thuốc phiện nhưng thực tế không có thuốc phiện mà chỉ là sự lừa đảo. Trong trường hợp này người giúp sức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép các chất ma tuý. 2.31. vấn đề tự ỷ nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Nếu người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì các điều kiện đặt ra như trường hợp phạm tội riêng lẻ. Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhỊiộm hình sự về tội người thực hành đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, tuỳ thuộc vào thời điểm người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn các điều kiện sau: - Về thời điểm: Phải dừng lại việc thực hiện tội phạm trước khi người thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. - Phải có hành vi tích cực làm mất tác dụng của những hành vi trước đó để ngăn chặn tội phạm như: báo cho người bị hại để phòng ngừa. Giao, nộp súng cho co quan chức năng Cụ thể: Trong quá trình thực hiện tội phạm nếu một trong những người đồng phạm có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định trong Điều 19 Bộ luật Hình sự. Người nào có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì người đó được miễn trách nhiệm hình sự. Đối với người thực hành hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi họ có những điều kiện được quy định trong Điều 19 Bộ Luật Hình Sự. Người nào có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì người đó được miễn trách nhiệm hình sự. Những người Đồng phạm khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội họ đã tham gia ở giai đoạn chuẩn bị hoặc chưa đạt, tuỳ thuộc vào thời điểm mà người thực hành đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được thực hiện trước khi người thực hành thực hiện tội phạm. Đồng thời những người trên phải có hành vi cản trở người thực hành thực hiện phạm tội như không
  • 27. tạo nên điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm thì được thừa nhận là tự ý, nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
  • 28. CHƯƠNG 5: NHỮNG HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒNG PHẠM CẤU THÀNH TỘI PHẠM ĐỘC LẬP: Như phần trên đã trình bày, người đồng phạm là người về mặt khách quan, phải có hành vi cùng thực hiện và về mặt chủ quan phải cùng cố ý. Chỉ những hành vi thoả mãn đồng thời hai điều kiện đó mới được coi là hành vi đồng phạm. Những hành vi tuy có liên quan đến tội phạm nhưng không phải là hành vi cùng thực hiện (Hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức hay thực hành) đều không phải là hành vi đồng phạm mà chỉ có thể cấu thành tội độc lập trong những trường hợp luật quy đinh. Những hành vi đó được gọi là những hành vi hên quan đến tội phạm. Những hành vi này có thể biểu hiện dưới nhiều dạng cụ thể khác nhau nhưng nói chung đều thuộc hai loại hoặc là loại hành vi không tố giác tội phạm hoặc là loại hành vi che dấu tội phạm. Cả hai loại hành vi này đều không có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tội phạm mà nó có hên quan. Do vậy, người có hành vi che dấu hoặc không tố giác tội phạm không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người đã thực hiện tội phạm với vai trò người đồng phạm. Trong Bộ luật hình sự đầu tiên cũng như trong Bộ luật hình sự hiện hành, tiếp theo điều luật quy đinh về đồng phạm, có hai điều luật quy định chung về hành vi che giấu tội phạm và về hành vi không tố giác tội phạm. Việc có những quy đinh như vậy là cần thiết để làm rõ thêm dấu hiệu của đồng phạm và phân biệt hành vi đồng phạm với những hành vi liên quan đến tội phạm. 1. Tội che dấu tội phạm: Theo Điều 21 Bộ luật Hình Sự 1999 quy định che giấu tội phạm nghĩa là: “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. ” Theo Điều 313 Bộ luật Hình Sự 1999 quy định về Tội che giấu tội phạm như sau:
  • 29. “1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm: - Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; - Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em); Điều 116, các khoán 2 và 3 (tội dâm ô đối với trẻ em); Điều 119, khoán 2 (tội mua bán phụ nữ); - Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em); - Điều 133 (tội cướp tài sân); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sân); Điều 138, các khoán 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sân); Điều 139, các khoán 2, 3 và 4 (tội lừa đáo chiếm đoạt tài sân); Điều 140, các khoán 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sân); Điều 143, các khoán 2,3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sân); - Điều 153, các khoán 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoán 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoán 2 và 3 (tội sán xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoán 2 và 3 (tội sán xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sán xuất, buôn bán hàng giá là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoán 2 và 3 (tội sán xuất, buôn bán hàng giá là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc báo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160, các khoán 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoán 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quán lý kinh tế gây hậu quá nghiêm trọng); Điều 166, các khoán 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoán 2 và 3 (tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giá, ngân phiếu giá, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giá, các giấy tờ có giá giá khác); Điều 189, các khoán 2 và 3 (tội huỷ hoại rừng); - Điều 193 (tội sán xuất trái phép chất ma tưỷ); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sán xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoán 2 (tội sán xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ
  • 30. dùng vào việc sán xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các khoản 2,3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác); - Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2,3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc); - Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên); - Điều 278, các khoản 2,3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2,3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2,3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2,3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289, các khoản 2,3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2,3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ); - Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử); - Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. 2. Phạm tội trong trường họp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. ”
  • 31. Tội che giấu tội phạm là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Đặc điểm của hành vi che dấu tội phạm là không có sự hứa hẹn truớc; Hành vi này đuợc thực hiện khi tội phạm đã kết thúc. Hành vi đuợc biểu hiện duới hình thức hành động với lổi cố ý trực tiếp. Không phải hành vi che dấu loại tội nào cũng cấu thành tội mà chỉ cấu thành tội che dấu tội phạm khi che dấu những tội nhất định đã đuợc luật quy đinh. Tội che giấu tội phạm có 4 đặc điểm sau: + Không có sự hứa hẹn truớc. (nếu hứa hẹn truớc sẽ trở thành đồng phạm về tội mà nguời đuợc che giấu đã thực hiện). + Chỉ thực hiện sau khi tội phạm kết thúc. + Luôn thực hiện bằng hành động. + Chỉ cấu thành tội này theo điều 313 Bộ luật hình sự. 2. Tội không tố giác tội phạm: Theo Điều 22 Bộ luật Hình Sự 1999 quy định không tố giác tội phạm nghĩa là: “1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này ” Theo Điều 314 Bộ luật Hình Sự 1999 quy định Tội không tố giác tội phạm: 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội
  • 32. xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Tội không tố giác tội phạm là hành vi của người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm được thực hiện bằng hình thức không hành động. Lỗi của những người không tố giác tội phạm là lỗi trực tiếp. Không phải hành vi không tố giác nào cũng cấu thành tội không tố giác tội phạm mà chỉ cấu thành tội này khi không tố giác tội phạm những tội nhất định được quy định trong Bộ luật hình sự. Tội không tố giác tội phạm có những đặc điểm sau: + Luôn thực hiện bằng không hành động. + Có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình thực hiện tội phạm mà người kia đã hoặc đang hoặc sẽ thực hiện. + Chỉ cấu thành tội này theo điều 313 Bộ luật hình sự * Chú ý: Nếu người không tố giác là ông bà, cha mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội xâm phạm An ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm trọng quy đinh tại Điều 314 Bộ luật hình sự. Ví dụ: Khoản 4, Điều 113 Bộ luật hình sự Tội cưóp tài sản. Đây là nội dung mói trong Bộ luật hình sự 1999 so với Bộ luật hình sự 1985. Việc sửa đổi này ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình là nét đặc trưng của truyền thống văn hoá á Đông, trên cơ sở kế thừa luật Hồng Đức, luật Nga 1996. Các đối tượng trên chỉ được miễn trách nhiệm hình sự đối với trường hợp không tố giác tội phạm vì loại tội phạm này thực hiện bằng không hành động mang tính thụ động. Còn với hành vi che giấu tội phạm thì họ không được miễn trách nhiệm hình sự vì loại tội này nó thể hiện sự chủ động, tích cực của người phạm tội thường gây khó khăn cho việc phát hiện, xử lý tội phạm.
  • 33. Tóm lại, những hành vi liên quan đến đồng phạm cấu thành tội phạm độc lập đó là hành vi che giấu tội phạm cấu thành Tội che giấu tội phạm hoặc hành vi không tố giác tội phạm cấu thành Tội không tố giác tội phạm.
  • 34. C. PHẦN KẾT LUẬN Như vậy, Luật hình sự Việt Nam đã quy định rất rõ ràng về Chế định đồng phạm, đó là: Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự cùng cố ý thực hiện một tội phạm, tức là về điều kiện khách quan là phải có ít nhất hai người có năng lực trách nhiệm hình sự cùng tham gia thực hiện một tội phạm, về điều kiện chủ quan thì hình thức lỗi của những người trong đồng phạm phải là lỗi cố ý; có 04 loại người đồng phạm gồm: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. Tuy nhiên Luật hình sự Việt Nam chưa có quy đinh về tổ chức tội phạm, đây là một dạng đồng phạm đặc biệt và cực kỳ nguy hiểm, thực tế hiện nay tại nước ta đã xuất hiện rất nhiều tổ chức tội phạm hoạt động với quy mô lớn, trên địa bàn rộng, ở rất nhiều lĩnh vực, một số tổ chức tội phạm còn có quan hệ mật thiết với các tổ chức tội phạm nước ngoài. Vì thế Bộ luật hình sự cần bổ sung quy định về khái niệm tổ chức tội phạm như sau: Tổ chức tội phạm là một tập hợp gồm nhiều người có sự liên kết, phân công, phối hợp hoạt động với nhau do một hoặc một số cá nhân thành lập, điều khiển một cách có kế hoạch nhằm thực hiện một hoặc nhiều tội phạm. Đồng thời cũng cần bổ sung quy đinh người thành lập, tham gia tổ chức tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặt khác việc quy định đồng phạm là một hình thức phạm tội, và phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm là rất khó hiểu. Nên cần phải có quy định chính xác về trường hợp phạm tội có tổ chức, bởi vì việc quy định đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt là chính xác và phù hợp do nó đã được thừa nhận rộng rãi ở nước ta và ở nhiều nước. Vì vậy để đảm bảo chính xác nên sử dụng cụm từ đồng phạm có tổ chức thay thế cho cụm từ phạm tội có tổ chức. Từ đó có thể đưa ra khái niệm đồng phạm có tổ chức như sau: Đồng phạm có tổ chức là hình thức phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm.