SlideShare a Scribd company logo
1 of 161
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Thanh Sang
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA
VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE QUA
MỘT SỐ THỂ LOẠI TIÊU BIỂU
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Thanh Sang
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA
VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE QUA
MỘT SỐ THỂ LOẠI TIÊU BIỂU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài và mục đíchnghiên cứu..........................................................................3
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................................................4
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................16
5. Đóng góp của luận văn.....................................................................................................................17
6. Kết cấu của luận văn...........................................................................................................................17
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................................18
Chương 1: Khái quát về vùng đất và conngười Bến Tre ................................18
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................................18
1.2. Đặc điểm vùng đất và con người.........................................................................................25
Chương 2: Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre ....................37
2.1. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua tư liệu.....................................................37
2.1.1. Nhận xét tình hình chung..............................................................................................37
2.1.2. Quá trình chọn lọc tác phẩm.......................................................................................41
2.2. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre dưới góc độ cơ cấu và phân bố
thể loại...................................................................................................................................................................56
2.3. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua các hình thức sinh hoạt..........61
2.3.1. Qua lễ hội dân gian.............................................................................................................61
2.3.2. Qua tín ngưỡng địa danh...............................................................................................62
Chương 3: Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre
qua một số thể loại tiêu biểu..........................................................................................................66
3.1. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyền
thuyết......................................................................................................................................................................66
3.1.1. Vấn đề phân loại...................................................................................................................66
3.1.2. Truyền thuyết địa danh...................................................................................................67
3.1.3. Truyền thuyết lịch sử........................................................................................................74
3.1.4. Truyền thuyết sáng tạo văn hóa...............................................................................78
3.2. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại cổ tích...........81
3.2.1. Truyện cổ tíchthần kì......................................................................................................82
3.2.2. Truyện cổ tíchsinh hoạt.................................................................................................89
3.3. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyện cười 96
3.3.1. Nhận xét về đề tài................................................................................................................96
3.3.2. Nhận xét về cấu trúc.......................................................................................................112
3.4. Một số đặc điểm và giá trị của thể loại ca dao .....................................................117
3.4.1. Nhận xét về các hình thức diễn xướng............................................................117
3.4.2. Nhận xét về đề tài.............................................................................................................121
3.4.3. Nhận xét về kết cấu.........................................................................................................140
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................154
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.
Bến Tre là một trong những vùng đất được hình thành và phát triển
sớm ở Nam Bộ - dãi đất luôn nhoài ra biển Đông và mang nhiều điểm đặc biệt
về nhiều phương diện của Tổ Quốc. Từ thế kỉ XVII, trên vùng đất này đã có
những lớp lưu dân đến khai phá và lập nghiệp. Theo thời gian, bằng ý chí và
nghị lực phi thường, họ đã biến vùng đất nê địa sình lầy, hoang vu, hiểm trở
thành một vùng trù phú. Lịch sử gian khổ và khắc nghiệt đó đã hình thành ở
con người nơi đây những nét tính cách, tâm lí riêng góp phần qui định sự đa
dạng và phong phú về văn hóa vùng “Địa linh nhân kiệt này”. Văn học dân
gian Bến Tre hình thành và phát triển trong quá trình đó nên ngoài những
điểm chung, nó còn mang những dáng vẻ khá riêng biệt. Những thể loại văn
học dân gian tiêu biểu như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao
sẽ góp phần cho thấy những đặc trưng riêng đó. Đó cũng chính là lí do mà
chúng tôi sẽ tập trung khảo sát kĩ những thể loại này nhằm gợi lên một số đặc
trưng cơ bản của văn học dân gian vùng đất Bến Tre.
Bến Tre được coi là “một vùng văn hóa lâu đời”. Nhiều nhà khoa học,
nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã tiếp cận vùng văn hóa dân gian Bến Tre
với những mục đích và phương pháp khác nhau. Không ít tác phẩm văn học
dân gian Bến Tre được các nhà nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu trong những
công trình công phu về lịch sử, văn hóa vùng đất này: [78], [96], [100]. Cũng
có nhiều công trình nghiên cứu Văn học dân gian vùng đất Bến Tre ở nhiều
giác độ khác nhau trong những mục đích chung là: Sưu tầm và hệ thống hóa
tác phẩm văn học dân gian;Tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật của thể loại hay tác phẩm. Nhìn chung các công trình nghiên cứu của
các thế hệ đi trước đã phác họa chân xác diện mạo văn hóa, văn học dân gian
Bến Tre. Tuy nhiên, hầu hết các công trình (ngoài thể loại ca dao – dân ca
được khảo sát chi tiết và có chiều sâu) đều tập trung vào công việc sưu tầm,
giới thiệu tác phẩm. Những thể loại có trữ lượng tác phẩm khá lớn và rất tiêu
biểu như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười chưa được xem xét chi
tiết. Do đó, thiết nghĩ đi sâu vào xem xét, khám phá những thể loại tiêu biểu
này nhằm khái quát một số đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre là
một công việc rất cần thiết. Đó cũng là mục đích chính mà luận văn muốn
hướng đến.
2. Lịch sử vấn đề.
Tìm hiểu và khảo sát tư liệu sẽ giúp cho chúng tôi định hướng được
hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề. Chúng tôi còn xác định rằng ngoài các tư
liệu về văn học dân gian, các tư liệu về địa lí, văn hoá, lịch sử Bến Tre cũng
có liên quan và tác động không nhỏ đến sự tồn tại của văn học dân gian vùng
đất này. Do đó, tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi tiếp cận khảo sát tài liệu
theo các hướng sau đây: Thứ nhất là các tài liệu viết về đề tài mà luận văn
thực hiện: các tài liệu ghi chép tác phẩm văn học dân gian Bến Tre, những
công trình nghiên cứu về các thể loại, tác phẩm văn học dân gian Bến Tre;
Thứ hai, các tư liệu về lịch sử, địa chí, văn hoá ở Bến Tre nếu có liên quan
đến đề tài cũng được khảo sát. Từ những cứ liệu này, chúng tôi sẽ định hướng
cụ thể hơn cho nhiệm vụ khoa học của đề tài.
Sức sống của một vùng đất có nhiều truyền thống văn hoá đã có những
ảnh hưởng sâu rộng đến lòng nhiệt thành của các nhà nghiên cứu khiến việc
sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Bến Tre có từ rất sớm. Có thể chia quá
trình sưu tầm nghiên cứu ấy thành hai thời kỳ: trước và sau năm 1975.
Theo Nguyễn Phương Thảo – một người chuyên nghiên cứu văn hoá,
văn học dân gian ở Bến Tre thì người sưu tầm văn học dân gian Bến Tre sớm
nhất là Trương Vĩnh Ký với những công trình ra đời ở nữa cuối thế kỷ XIX
như: Truyện đời xưa (1865),Truyện khôi hài (1882),Hát, Lý, Hò An Nam
(1886).Trongđó, Nguyễn Phương Thảo cũng cho rằng: “Khócó thể xác định
được rạch ròi đâu là văn học dân gian Bến Tre, đâu là văn học dân gian của
vùng khác”. Ông cũng cho rằng, cùng chung mục đích này có các công trình
sưu tầm của các tác giả như: Truyện tiếu đàm (1912) của Phụng Hoàng Sang
và Dương Nhiếp; Truyện Ông Ó (1913) của Bùi Quang Nho; Chuyện vui (2
tập) của Huỳnh Khắc Trường [114; 24].
Đến năm 1965, với tâm niệm “Chúng tôi thích làm văn hoá, viết sách,
sưu khảo, tìm hiểu non sông gấm vóc, ghi lại các sự kiện lịch sử từng địa
phương, làm sống lại công nghiệp của tiền nhân có những trang sử oai hùng
làm vẻ vang cho dân tộc” [78; 3], Huỳnh Minh cho xuất bản cuốn sách Kiến
Hoà xưa và nay [78]. Trong công trình này, ông viết về lịch sử hình thành
phát triển, đặc điểm về địa lí tự nhiên, các di tích lịch sử, nhân vật lịch sử và
tín ngưỡng của con người vùng đất Bến Tre xưa. Theo ông quan niệm : “Bến
Tre xưa là một vùng đất quan trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long về mặt
kinh tế, văn hoá, tại sao không viết thành quyển sách?” [78; 5]. Trong
chương 3 của công trình này, ông đã giới thiệu một số truyện dân gian Bến
Tre, đa số là giai thoại và những truyện chỉ dừng lại ở mức độ tư liệu ghi chép
lịch sử, cũng có một số truyện đáp ứng được phong cách thể loại.
Năm 1971, Nguyễn Duy Oanh cho ra đời cuốn sách có giá trị lớn về
mặt lịch sử Bến Tre – Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ 1757 đến
1945) [96]. Do mục đích làm sử học như ông đã định hướng từ đầu “Chúng
tôi nghiêng về phần lịch sử, nhất là tiểu sử các danh nhân trong tỉnh, vì
chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là một dịp để nhắc nhở và nhớ ơn các vị tiền
nhân ấy” [96; 10] nên trong quyển sách này, ông chủ yếu nhấn mạnh về các
phương diện lịch sử. Tuy nhiên, ông cũng dành riêng một chương để nói về
Văn chương bình dân ở Bến Tre. Ở các chương viết về lịch sử vùng đất Bến
Tre, ông đã cung cấp một cái nhìn khá toàn diện và chi tiết về tỉnh Bến Tre
(từ 1757 đến 1945) ở các mặt như: hình thể, nhân văn, lịch sử, hành chánh,
kinh tế, giáo dục, y tế, kể cả lịch sử về văn chương, các nhân vật lịch sử, danh
nhân trong tỉnh. Trong đó, ông đưa ra một số nhận định khá chi tiết về con
người Bến Tre và những điều kiện sinh hoạt của họ: “Họ sống về nghề trồng
tỉa, nhứt là làm ruộng, làm vườn, trồng giồng nhiều hơn đánh cá, thủ công
nghệvà thương mại. Họ có đức tính cần cù nhẫn nại. Vớisức cần cù nhẫn nại
truyền thống ấy, họ lần lượt biến những rừng rậm thành ruộng đất phì nhiêu,
những giồng khô cằn cỗi thành vùng đất đai mầu mỡ”[96;24]. Về đặc điểm
địa lí Bến Tre, ông nhận xét: “Toàn vùng là một miền phẳng thấp nếu so với
mực nước biển thì cao độ không chỗ nào cao hơn năm thước. Điểm cao nhất
ở tỉnh nàynằm ở vùng duyên hải Ba Tri và Thạnh Phú, nơi các dãi đất được
bồi lên tạo thành những “giồng” liên tiếp” [96; 24]. Trong chương giới thiệu
về văn chương bình dân, tác giả không đi vào phân tích đầy đủ về hình thức
cũng như nội dung mỗi tác phẩm. Theo tinh thần đó, tác giả giới thiệu 10
truyện dân gian (mà tác giả gọi là huyền thoại). Bên cạnh đó, tác giả còn giới
thiệu một số câu đố, ca dao, tục ngữ được tác giả chia theo từng thời kì: thời
kì quân chủ (1757 – 1867), thời kì Pháp thuộc ( 1867 đến đầu 1945), thời kì
chuyển mình (1945). Tuy chưa đi vào phân tích cụ thể các tác phẩm văn học
dân gian do mục đích tiếp cận vấn đề, thế nhưng những kiến thức khoa học đã
đưa ra trong công trình này thật sự có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu,
tìm hiểu văn học dân gian trên vùng đất Bến Tre.
Từ sau năm 1975, công việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian
có bước phát triển rất rõ. Nhiều nhà nghiên cứu với tâm huyết, lòng nhiệt
thành và tình cảm yêu mến vùng đất đã cho ra đời nhiều công trình có giá trị
lớn. Có thể nhắc đến các công trình sau:
Sau nhiều năm sưu tầm nghiên cứu, năm 1981, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và
nhà thơ Lê Giang đã cho ra đời quyển sách Dân ca Bến Tre [134]. Tập sách
dày khoảng hơn 100 trang là công trình đầu tiên giới thiệu một cách bao quát
các thể loại dân ca Bến Tre: hò, lí, nói thơ Lục Vân Tiên, hát huê tình, hát sắc
bùa Phú Lễ mà hai tác giả đã sưu tầm và nghiên cứu. Ở đây các tác giả chú ý
đến phương diện cấu trúc âm nhạc của các làn điệu dân ca Bến Tre, qua đó
các tác giả đã làm rõ một số đặc trưng của các thể loại dân ca ở Bến Tre là
chính. Những giá trị nội dung của ca dao – dân ca đã được khái quát: “Những
bài dân ca Bến Tre được sưu tập, giới thiệu bước đầu trong tập sách này đều
mang nội dung trữ tình trong sáng và chất phác, đề cập đến tình yêu trai gái,
muốn phá vỡ khuôn khổ lễ giáo hà khắc. Một số bài trách móc những ông
chồng phụ bạc, nói lên thân phận ngườiphụ nữ bị ràng buộc bởi tập tục của
chế độ phong kiến, đã kích và châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội cũ, vạch
trần những mưu mô thủ đoạn của bọn thống trị, ca ngợi thiên nhiên và lao
động sản xuất, đã góp phần nói lên tiếng nói đấu tranh cho tự do và độc lập
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ vừa qua”
[134; 117]. Ngoài ra, hai tác giả còn dành một chương để nói về “Dân ca Bến
Tre với sự giao lưu nghệ thuật”. Trong chương này, Lư Nhất Vũ và Lê Giang
dành khá nhiều trang để bàn về mối quan hệ, giao lưu giữa dân ca Nam Bộ (ở
Bến Tre) với Trung Bộ qua nghệ thuật âm nhạc; mối quan hệ giao lưu dân ca
từ Bắc chí Nam trên cơ sở phân tích, so sánh cấu trúc, làn điệu của một số bài
hò, lí… ở Bến Tre với các vùng khác. Chẳng hạn như: “Những điệu lí con
sáo Bến Tre, tuy mới nhập vào “đàn sáo Việt Nam”, nhưng tỏ ra cũng có
những dòng máu lâu đời đúng tính qui luật âm nhạc học mà giới nghiên cứu
rất quan tâm “là những thực thể dân tộc âm nhạc học” các bài lí nằm trong
hệ thống lí con sáo đều có những nétchung và nhiều nét khu biệt khá độc đáo
mang sắc tháiđịa phương vô cùng phong phú. Cácđiệu lí con sáo ở Bình Đại
và Mỏ Cày tỉnh Bến Tre trong gia đình lí con sáo ở Nam Bộ đều đạt được
trình độ thẩm mĩ nhưvậy, chúng là đặc sản của vùng Đồng bằng Cửu Long,
có tiếng nói riêng, có hình vóc riêng, có hơi thở và sức sống của người Nam
Bộ ở phía Nam đất nước” [143; 106]. Những so sánh này dựa trên nền âm
nhạc là chính. Tuy nhiên, có thể tham khảo được một số vấn đề về lịch sử
chuyển hóa văn học dân gian vùng ngoài vào đàn trong từ nhiều thế kỉ trước.
Cũng trên cơ sở đó, các tác giả còn bước đầu đưa ra mối quan hệ, giao lưu văn
hoá Việt – Chăm và Việt – Khmer qua một vài làn điệu dân ca Nam Bộ ở Bến
Tre, đây thực sự là một gợi ý tích cực, quí báu. Có thể nói đây là công trình
nghiên cứu có giá trị đặc biệt ở góc độ âm nhạc. Tuy nhiên, những đóng góp
tích cực của công trình còn có ý nghĩa lớn đối với người nghiên cứu văn học
dân gian nói chung trên vùng đất Bến Tre. Nó có tác dụng mở đầu cho những
công trình sưu tầm, nghiên cứu tiếp sau rộng và sâu hơn.
Ở cấp độ rộng hơn, năm 1984 hai tác giả Lê Giang và Lư Nhất Vũ tiếp
tục cho ra mắt bạn đọc quyển sách Tìm hiểu dân ca Nam Bộ [135]. Tuy
nhiên, phần sưu tập những làn điệu dân ca ở Bến Tre trong công trình này
không có gì mới so với tư liệu được công bố năm 1981 trong công trình Dân
ca Bến Tre chúng tôi đã nói ở trên. Cũng trong năm 1984, các tác giả Bảo
Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị đã cho ra đời
quyển Ca daoNam Bộ [34]. Công trình có một số bài nghiên cứu về ca dao –
dân ca Nam Bộ. Phần sưu tầm các bài ca dao – dân ca khá phong phú, trong
đó có một số bài nhắc đến địa danh của tỉnh Bến Tre, con người Bến Tre. Tuy
nhiên, các tác giả không ghi cụ thể nơi sưu tầm các bài ca dao – dân ca.
Đáng kể nhất là công trình nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu một cách
khá toàn diện về diện mạo văn học dân gian ở Bến Tre của Nguyễn Phương
Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên năm 1988 – công trình Văn học dân gian Bến
Tre [114]. Sau gần 10 năm tiến hành nghiên cứu, sưu tầm điền giả, hai tác giả
đã công bố rất nhiều tác phẩm văn học dân gian Bến Tre ở tất cả các thể loại.
Những tác phẩm này được tác giả phân thành các mục: truyện cổ; truyện
cười, truyện trạng; ca dao; dân ca; vè; phương ngôn, tục ngữ, câu đố. Trong
bài tiểu luận ở phần đầu, Nguyễn Phương Thảo đã giới thiệu một cách khái
quát về hoàn cảnh tự nhiên và xã hội vùng đất Bến Tre, tình hình sưu tầm và
nghiên cứu văn học dân gian ở Bến Tre – một vùng văn học dân gian. Đáng
chú ý nhất là phần giới thiệu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của văn học
dân gian Bến Tre. Trong phần này, thứ nhất, tác giả đã khái quát một số nội
dung chính của văn học dân gian Bến Tre như: bài ca tự hào về công cuộc
khai phá gian lao; tinh thần chống phong kiến và thái độ phê phán những thói
hư tật xấu; tình cảm đối với quê hương đất nước; khát vọng và hạnh phúc tình
yêu lứa đôi. Trong đó tác giả chỉ ra một số nét riêng về nội dung của văn học
dân gian vùng đất này như: “Trong văn học dân gian Bến Tre không có
những nhân vậtnhưSơn Tinh – Thuỷ Tinh, Ông Đùng, Bà Đà, mà phổ biến là
những bàica những câu chuyện về một thời cầm phảng phát cỏ, đào mương
lên liếp, cầm mácđánh cọp, cầm lao đâm cá sấu. Dấu vết của công cuộc khai
phá gian lao nhưng anh dũngin đậm trong văn học dân gian ở Bến Tre”[114;
37]. “Nơi cùng trời cuối đất, nét tính cách phóng khoáng ngang tàng lại như
một chất men khiến cho tinh thần chống thực dân phong kiến và sự phê phán
những thói hư tật xấu của ngườidân Bến Tre thêm gai gắt và quyết liệt”[114;
40]. “Tình cảm với quê hương của ngườiBến Tre thể hiện trước hết ở lòng tự
hào về quê hương giàu có. Phương ngôn ở Bến Tre giới thiệu sản vật các
vùng từ đặc sản nhân tạo đến đặc sản tự nhiên từ bánh tráng, bánh phồng
đến cam quýt…”[114; 47]. “Tháiđộ vượt lên trên lễ giáo phong kiến của các
chàng trai cô gái trong ca dao Bến Tre có phần dứt khoát hơn cương quyết
hơn. Nhìn ở phương diện khác đó là chất dân chủ trong văn học dân gian Bến
Tre” [114; 58]. Tuy nhiên, do mục đích tiếp cận vấn đề nên tác giả chưa đi
sâu vào phân tích cụ thể các tác phẩm văn học dân gian để lí giải những nét
đặc trưng đó. Thứ hai, tác giả giới thiệu và chỉ ra một số đặc trưng về nghệ
thuật của một số thể loại văn học dân gian Bến Tre như: truyện cổ, truyện
cười, ca dao. Ở truyện cổ, tác giả cho rằng: “Yếu tố thần kì trong truyện cổ
Bến Tre không đậm nét như truyện cổ vùng trung châu và đồng bằng Sông
Hồng, nơi dân tộc Việt định cư và xây dựng quốc gia lâu đời. Chất hiện thực
đậm nét hơn, ngay cả với hệ thống truyện về thời kì khai phá” [114; 58]. Ở
truyện cười, truyện trạng, tác giả đánh giá: “Nét đặc trưng truyện cười, truyện
trạng ở Bến Tre là sự ngắn gọn. Tình tiết ít, tập trung vào việc làm bật ra
tiếng cười ở cuối truyện (…). Mặt khác biện pháp phóng đại được dùng khá
phổ biến trong truyện cười dân gian” [114; 59]. Về ca dao, ông nhận xét một
số đặc trưng về thể thơ và ngôn ngữ: “Ca daoBến Tre tuy sử dụng những thể
quen thuộc của dân tộc nhưng ở mức độ không nhiều. Ngược lại một hiện
tượng phải lưu ý khi xem xét ca dao Bến Tre về mặt hình thức là hiện tượng
những bàica chỉ có ba dòng lời” [114; 60]. “Ca dao Bến Tre đa số là những
bài ca giàu chất xông xáo, phóng túng, tự do. Tính cách, tâm lí của con người
trên cù lao này rõ ràng tác động mạnh đến ngôn ngữ của ca dao Bến Tre”
[114; 69]. Tuy chưa đi vào phân tích và lí giải cụ thể những đặc trưng đó,
song những gợi ý tích cực trên thật sự có ý nghĩa đối với người nghiên cứu
văn học dân gian. Đó là những gợi ý quí báu giúp chúng tôi tìm hiểu và gải
quyết các vấn đề trong luận văn này.
Năm 1991 cuốn sách Địa chí Bến Tre [100] do Thạch Phương và Đoàn
Tứ chủ biên ra mắt bạn đọc. Đây là một quyển sách “thực sự có tầm cỡ” (chữ
dùng của GS. Lê Trí Viễn) giới thiệu một cách hệ thống, bao quát và rành
mạch về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế, văn hoá trong tỉnh
Bến Tre. Trong phần thứ tư , có một chương tác giả nói về văn hóa Bến Tre.
Trong đó, các tác giả đã giới thiệu một cách bao quát về tám thể loại văn
học dân gian Bến Tre: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện trạng,
tục ngữ và phương ngôn, vè, câu đố, ca dao. Tác giả có dừng lại phân tích sơ
lược nội dung của các thể loại trên, tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở tính chất tập
hợp, giới thiệu, miêu tả tư liệu là chính. Trong phần phụ lục về văn hoá các
tác giả giới thiệu một số tác phẩm văn học dân gian ở tất cả các thể loại trên.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn tác phẩm này trùng với các tác
phẩm mà Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên đã giới thiệu trong
công trình văn học dân gian Bến Tre trước đó. Tuy nhiên với việc giới thiệu
bao quát về các thể loại văn học dân gian ở Bến Tre đã cung cấp cho người
đọc, người nghiên cứu một cái nhìn khái quát. Những phân tích cụ thể và chi
tiết về đặc điểm tự nhiên, xã hội, văn hoá ở Bến Tre thật sự là những đóng
góp quí báu.
Cũng trong năm 1991, đặc san nền văn hoá nghệ thuật “Nghiên cứu
văn hoá nghệ thuật” số 5 (năm 1991) đăng một loạt bài về văn hoá nghệ
thuật Bến Tre. Tiêu biểu là các bài như: Nét riêng của dân ca Bến Tre [136]
của Lư Nhất Vũ, Miệt vườn và văn hoá miệt vườn [6] của Nguyễn Chí Bền,
Phác thảo diện mạo Folklore của người Việt ở Bến Tre [86] của Thạch
Nguyễn. Đáng lưu ý nhất là bài của Thạch Nguyễn. Ở bài viết này tác giả đã
cung cấp một cái nhìn khái quát về văn học dân gian Bến Tre. Trong đó, tác
giả có những nhận xét về những nét riêng tiêu biểu của văn học dân gian Bến
Tre. Chẳng hạn tác giả cho rằng: “Cảm quan thẩm mĩ chính của hệ thống
truyện cổ ở đây hướng tới những sự vật, con người của của phương Nam”
(.…). “Có thể một cái nhìn suy nguyên về sự vật, cái nhìn vốn có trong tư duy
thần thoại của ngườiViệt cổ nay vẫn thấycó trong khát vọng muốn cắt nghĩa,
lí giải cuộc sống của người Việt nơi đây”. “Có thể thấy rõ hai mảng ca dao
cũ và mới đan xen vào nhau và cùng tồn tại trong ca dao nơi đây (….). Mảng
thứ hai là những sáng tác xuất hiện trong quá trình con người khai phá, xây
dựng vùng đấtmới. Thường thì loại ca dao thứ hai này ít chất mượt mà hơn,
óng chuốt hơn loại ca dao thứ nhất. Bù lại, loại thứ hai này lại có những nét
độc đáoriêng trong cách phô diễn, cấu trúc và vốn từ ngữ” [86; 63 – 67]. Tất
cả cung cấp thêm một cái nhìn toàn diện hơn về văn học dân gian Bến Tre.
Không đi vào nghiên cứu trên diện rộng, Huỳnh Ngọc Trảng tiến hành
sưu tầm và nghiên cứu một thể loại dân ca được cho là mang dáng vẻ riêng
của Bến Tre so với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 1992, ông công
bố công trình Hát sắc bùa Phú Lễ [123]. Trong công trình này tác giả đi vào
phân tích đặc điểm và nguồn gốc của Hát sắc bùa Phú Lễ trên cơ sở phân tích
so sánh các bài hát sắc bùa ở đây trong mối tương quan với Hát sắc bùa miền
Nam Trung Bộ. Tác giả chỉ ra rằng: “Như vậy, qua các cứ liệu trình bày trên
cho thấyhát sắc bùa Phú Lễcó nguồn gốc từ hátsắc bùa miền Nam Trung Bộ
và có thể có gốc gác trực tiếp với hát sắc bùa Nghĩa Bình. Đây là những
chứng tích biểu hiện rõ nhất mối giao lưu văn hoá Trung Bộ - Nam Bộ”.
“Mặt khác sự xác định nguồn gốc Nam Bộ của hát sắc bùa Phú Lễ cũng
không nhằm phủ định những sáng tạomới của hình thức diễn xướng này trên
vùng đất mới Phú Lễ” [123; 9]. Trong phần sau của công trình, tác giả công
bố một số bài Hát sắc bùa Phú Lễ đã sưu tập. Những đóng góp của Huỳnh
Ngọc Trảng trong công trình này làm phong phú thêm cho nền văn học dân
gian Bến Tre. Đồng thời, công trình này là tư liệu quí báu cho những người
nghiên cứu tìm hiểu văn học dân gian Bến Tre sau đó.
Theo hướng tiếp cận về văn hoá dân gian, năm 1997 Nguyễn Phương
Thảo cho ra mắt bạn đọc quyển Văn hoá dân gian Nam Bộnhững phác thảo
[116]. Tuy viết về văn hoá dân gian Nam Bộ, song trong công trình này
Nguyễn Phương Thảo dành rất nhiều trang để nói về văn hoá và văn học dân
gian ở Bến Tre. Điều đó được thể hiện ở chỗ những cứ liệu tác giả dùng để so
sánh, phân tích, dẫn chứng đa số lấy từ văn học dân gian Bến Tre. Nét tiêu
biểu về văn hoá và văn học dân gian Bến Tre trong công trình này được thể
hiện qua hai bài viết: Miệt vườn và văn hoá miệt vườn Bến Tre và Truyện Ông
Ó. Đáng chú ý trong bài viết về Truyện Ông Ó tác giả đã đưa ra một vài nhận
xét có ý nghĩa khoa học: “Đến với Truyện Ông Ó là đến với những tiếng cười
nhằm vạch mặt sự ngu dốt, tham ăn của giai cấp thống trị, thói hám lợi của
con người. Nhân vật Truyện Ông Ó đề cập tập trung nhất là những kẻ trong
giai tầng thống trị. Tiếng cười của Ông Ó Xóm Dưa không hề nể nan một kẻ
nào trong thế lực vương quyền, không buông tha một nhân vật nào đại diện
cho vương quyền ở Xóm Dưa, ở làng Hội Phước, ở tổng Minh Đạt cũng như
ở kinh kì” [116; 94]. “Tiếng cười của Truyện Ông Ó hướng con người tới chỗ
tự hoàn thiện mình, phơi bày những cái đáng cười của xã hội phong kiến.
Những biện pháp nghệthuậtcủa Truyện Ông Ó cũng khiến cho tiếng cười ấy
rõ ràng hơn, sảng khoái hơn. Sự lưu hành, tồn tại truyện Ông Ó cho đến hôm
nay chứng tỏ sức sống của tiếng cười ấy” [116;109]
Năm 1997, Khoa Ngữ Văn - Đại học Cần Thơ cho ra mắt độc giả quyển
Văn học dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long [69]. Trong công trình này,
các tác giả giới thiệu một số tác phẩm văn học dân gian đã sưu tầm ở các thể
loại văn xuôi dân gian và văn vần dân gian. Căn cứ vào phần ghi địa điểm sưu
tầm chúng tôi tuyển chọn được một số tác phẩm ở các thể loại: truyền thuyết,
ca dao, tục ngữ, câu đố. Ngoài ra, công trình này còn có hai bài nghiên cứu về
các thể loại văn xuôi dân gian và các thể loại văn vần dân gian. Đáng lưu ý
trong phần viết về văn xuôi dân gian các tác giả có đề cập và phân tích truyện
Ông Ó ở Bến Tre: “Ông Ó và Ba Phi vừa là hai nhân vật có thật vừa là hai
nhân vật “trạng” trong văn học dân gian ĐBCL. Nếu như Truyện Ông Ó
hướng vào xã hội với chủ đề gần với truyện trào phúng thìTruyện BácBa Phi
hướng về tự nhiên với quê hương U Minh giàu có sản vật, gần gũi với truyện
bông đùa. Trong dòng chảy của truyện trạng từ Bắc vào Nam, có thể
xem truyện Ông Ó là sự nối tiếp truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn” [69; 15 –
16].
Năm 2009, Lư Hội giới thiệu tập sách Di sản văn hoá Bến Tre [50].
Trong tập sách này tác giả giới thiệu một số nét về văn hoá Bến Tre như tín
ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo và phong tục của người Bến Tre. Ngoài
ra, tác giả còn trình bày về các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre như:
hò, lí, hát ru, hát sắc bùa, vè, nói thơ Vân Tiên và đờn ca tài tử. Trong đó, tác
giả giới thiệu một số tư liệu sưu tầm, tuy nhiên phần lớn tư liệu đều trùng với
các tài liệu trước đó.
Gần đây nhất, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Khảo sát ca dao – dân
ca Bến Tre [25], Đặng Thị Thuỳ Dương đã đi vào khảo sát, phân tích khá chi
tiết nội dung và nghệ thuật của ca dao – dân ca Bến Tre. Về nội dung, tác giả
luận văn cho rằng ca dao – dân ca Bến Tre phản ánh sinh động cảnh quan
thiên nhiên như: địa hình, cây cối, loài vật và những đặc sản trên vùng đất. Ca
dao – dân ca Bến Tre còn phản ánh đậm nét chân dung con người Bến Tre
trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong đời sống tình cảm hàng
ngày. Về nghệ thuật, tác giả đi vào khảo sát một số phương diện: thể thơ,
ngôn ngữ và kết cấu. Ở luận văn này, tác giả quan tâm đi vào khảo sát khá chi
tiết đặc điểm chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của ca dao Bến Tre. Vì mục
đích đó, tác giả không đi sâu vào phương diện nổi bật nhất trong nội dung và
nhệ thuật của ca dao – dân ca Bến Tre, vấn đề mà người viết sẽ cố gắng tìm
hiểu trong luận văn này.
Từ những bài viết, công trình đã phác thảo trên, có thể thấy rằng, văn
học dân gian Bến Tre đã được quan tâm nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều góc độ,
bình diện. Điều đó được thể hiện qua sự phong phú về tư liệu trên. Tuy vậy,
cũng có thể thấy rằng, phần lớn các công trình đều tập trung vào công việc
sưu tầm giới thiệu tác phẩm văn học dân gian Bến Tre. Những bài nghiên cứu
về các thể loại tiêu biểu như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười…đều
dừng lại ở tính chất giới thiệu khái quát. Trong tình hình đó, đi sâu vào tìm
hiểu, phân tích cơ cấu của một số thể loại tiêu biểu để có thể thấy được những
đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre thiết nghĩ là một công việc
cần thiết. Đó cũng chính là nhiệm vụ cần giải quyết của chúng tôi trong luận
văn này.
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu.
Ở mục này, chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi cho đề tài theo hướng:
- Tìm hiểu những nét cơ bản về bối cảnh, địa lí, lịch sử, văn hoá xét
thấy có liên quan đến cơ cấu, phong cách của văn học dân gian Bến Tre.
- Vì giới hạn của luận văn nên chúng tôi chỉ đề cập đến các thể loại tiêu
biểu và xét thấy có vấn đề. Đó là các thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích,
truyện cười, ca dao.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng và vận dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp thống kê:
Trước hết, phương pháp này giúp chúng tôi thống kê tác phẩm văn học
dân gian Bến Tre để thấy được phần nào diện mạo văn học dân gian vùng đất
này, qua đó đi vào khảo sát các tác phẩm ở một số thể loại tiêu biểu. Việc sử
dụng phương pháp này còn giúp chúng tôi tính toán được số lượng nhiều hay
ít của một số tình tiết, từ ngữ, công thức… trong các tác phẩm văn học dân
gian, từ đó dẫn đến những kết luận khách quan.
- Phương pháp phân tích và so sánh:
Phân tích và so sánh để bước đầu thấy được những điểm tương đồng và
dị biệt của văn học dân gian Bến Tre so với các vùng khác và trong nền văn
học dân gian dân tộc.
- Phương pháp loại hình lịch sử:
Tìm hiểu tác phẩm trong cơ cấu thể loại của nó để khám phá những nét
riêng của văn học dân gian Bến Tre.
- Phương pháp hệ thống:
Đặt những tác phẩm văn học dân gian Bến Tre trong cùng một hệ thống
như hệ thống tác phẩm văn học dân gian Nam Bộ hoặc cả nước để thấy được
nét chung cũng như nét riêng của nó.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Những kiến thức của nhiều ngành khác nhau như: địa lí, lịch sử, dân
tộc học, văn hóa học… giúp chúng tôi lí giải những đặc điểm riêng của một
số thể loại văn học dân gian tiêu biểu ở Bến Tre.
5. Đóng góp của luận văn.
Dựa trên sự tổng hợp các công trình tản mạn trước đó, luận văn sẽ tập
trung giải quyết được:
- Phác hoạ diện mạo chung của Văn học dân gian Bến Tre.
- Làm rõ một số đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre thông
qua việc chỉ ra đặc trưng cấu trúc và giá trị nội dung của một số thể loại tiêu
biểu như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao.
6. Kết cấu luận văn.
Luận văn bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận. Trong đó, phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về vùng đất và con người Bến Tre (19 trang).
Chương 2: Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre (29 trang).
Chương 3: Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre qua
một số thể loại tiêu biểu (89 trang).
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI BẾN
TRE
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Bến Tre là một vùng đất mới, lịch sử hình thành và phát triển của vùng
đất này gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của khu vực Đồng Nai -
Gia Định - Cửu Long xưa mà ngày nay ta thường gọi tên chung là đất Nam
Bộ. Các tài liệu sử còn lưu giữ cho ta thấy rằng cho đến đầu thế kỷ XVII,
vùng đất Bến Tre ngày nay cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu, rừng
rậm, đầm lầy. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, Lê Quí Đôn còn nhận xét: “Ở phủ
Gia Định đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Tạp, Cửa Đại, Cửa
Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng dặm”. [Dẫn theo Địa chí Bến Tre; 283].
Theo cuộc Nam tiến của dân tộc, những lưu dân đến vùng đất nơi đây định cư
và khai phá trong tinh thần mở rộng biên cương, bờ cỏi để đất nước giàu
mạnh hơn. Vào năm 1757 vùng đất Bến Tre được sát nhập vào dinh Long Hồ,
phủ Gia Định và chính thức có tên trong bản đồ Việt Nam sau sự kiện vua
Chân Lạp là Nặc Nguyên chết. Chú Nặc Nguyên là Nặc Nhuận xin hiến đất
Tra Vang (Trà Vinh, Bến Tre), và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) để được Võ
Vương Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua. Kể từ đó, đất Bến Tre dần được
người dân khai phá, mở rộng phát triển. Có thể khái quát trình đó như sau:
Thời kỳ khai phá (từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)
Là một phần của lãnh thổ Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII, tuy nhiên
trước đó khá lâu đã có một bộ phận cư dân người Việt đến định cư và “lập ở
đó những tổ chức”. Sách Gia Định thành thông chí viết: “Chúa Nguyến Phúc
Tần (1648 – 1686) sai tướng vào khai thác phong cương ở nơi bằng thẳng,
rộng rãi, đặt dinh Tân Thuận, cất nha thự cho các qua giám quân, cai bộ và
ký lục ở. Ngoài ra, còn cho dân trưng chiếm, chia làng, lập xóm, chợ phố”
[Dẫn theo Địa chí Bến Tre; 242]. Jules Sien cũng đã nhận xét rằng “Trước
khi Nam Kỳ trở thành một bộ phận của Việt Nam, người Việt đã lập ở đó
những tổ chức, những nhóm người di cư đã xây dựng làng xóm, hay tới ở
chung với người Cao Miên”[117;10]. Cùng với đó, còn có một nhóm lưu dân
người Hoa xin được đến nơi đây để cư trú và sinh sống. “Năm 1679, chúa
Nguyễn PhúcTần lại cho phép 3.000 người Hoa “phản Thanh phục Minh”
theo haitướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến cư trú chính trị
và định cư ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho” [100; 242]. Như vậy, có thể nói rằng
kể từ thế kỷ XVII trở đi vùng đất Bến Tre đã bắt đầu có sự biến đổi mạnh.
Đây cũng là một đặc điểm chung của nhiều vùng đất khác ở Nam Bộ.
Các tài liệu lịch sử cho biết rằng những lưu dân người Việt đến vùng
đất cù lao Bến Tre không sớm cũng không muộn hơn bao nhiêu so với các
điểm định cư ở phía Bắc sông Tiền, hay các vùng Tân Bình, Biên Hòa, Bà
Rịa. Họ hầu hết là những người từ các tỉnh miền Trung, gồm nhiều thành
phần khác nhau. Đó là những người nông dân nghèo khổ bị chế độ phong
kiến đàn áp làm cho bần cùng lại phải gánh chịu bao phen chà xát của cuộc
nội chiến phong kiến liên miên giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn.
Có thể nói đây là thành phần đông đảo nhất. Một thành phần khá lớn khác
cũng lưu lạc đến nơi đây sinh sống, đó là những người “trốn lính và lính
trốn”, những tù nhân bị lưu đày viễn xứ. Thành phần còn lại trong số lưu dân
người Việt đến đây là những người có tiềm lực kinh tế theo lời kêu gọi của
chúa Nguyễn, họ vào nơi đây để mở rộng kinh doanh, gia tăng sản xuất để tạo
nên cơ nghiệp mới.
Cũng trong thời gian này, sau sự kiện nhà Thanh thay thế nhà Minh ở
Trung Quốc, có khoảng hơn 3000 quân trung thành với triều nhà Minh, không
chấp nhận sự thống trị nhà Thanh đến xin được cư trú trên đất Việt Nam. Như
vậy theo chủ trương của nhà Nguyễn, lưu dân người Hoa này đến khai khẩn
đất hoang và làm ăn sinh sống ở vùng đất Nam Bộ. Đi vào Nam Bộ họ chia
thành hai nhóm, một nhóm do Trần Thượng Xuyên dẫn đầu đến vùng Biên
Hòa khai phá, lập phố; nhóm còn lại do Dương Ngạn Địch dẫn đầu đến vùng
đất Mỹ Tho định cư. Và trong nhóm thứ hai này chắc chắn đã có một số
người vượt sông sang cù lao An Hóa (thuộc Huyện Châu Thành ngày nay),
nhất là vùng ven sông Ba Lai đối diện với Mỹ Tho thuộc xã Phước Thạnh để
sinh sống.
Trong suốt các thế kỷ thứ XVII, XVIII nhiều đợt chuyển cư liên tục
diễn ra. Đến giữa thế kỷ XVII, vùng đất đã có đông người đến ở, do vậy tuy
mới sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam năm 1757 nhưng đến 1759 chính quyền
nhà Nguyễn đã ban bố lệnh lập làng nơi đây. Năm 1779 Nguyễn Ánh tiến
hành chia lại địa giới hành chính và tổ chức lại việc cai trị ở vùng đất Nam
Bộ, lúc này vùng đất Bến Tre được đặt thành tổng Tân An, thuộc Châu Định
Viễn, dinh Long Hồ, vùng đất Bến Tre thời kỳ này gồm hai cù lao, đó là cù
lao Bảo và cù lao Minh.
Trong các thế kỷ XVII, XVIII này, những lớp lưu dân đã dần dần mở
rộng bản đồ khai phá. Các tài liệu lịch sử cho biết, vùng ven biển Ba Tri là
một trong những nơi được khai phá sớm nhất bởi lẽ đây là điểm dừng chân
đầu tiên của lưu dân từ miền Trung theo đường biển đi vào. Được khai phá
cùng thời với vùng đất Ba Tri còn có khu vực Cái Mơn, Cái Nhum nằm ven
sông Hàm Luông của nhóm người phần lớn theo đạo Thiên Chúa , và vùng
đất Phước Thạnh (thuộc Châu Thành) của nhóm người Hoa vượt sông từ Mỹ
Tho đến định cư. Trong thế kỷ XVIII, có một vùng đất được khai phá mạnh
và là vùng đất trù phú bậc nhất của Bến Tre, đó là vùng Ba Việt (tức vùng Ba
Vát, huyện Mỏ Cày ngày nay). Tuy nhiên, vào thập niên 70 của thế kỷ XVIII
vùng đất này bị suy tàn dần vì cuộc chiến tranh giữa quân Tây Sơn và chính
quyền phong kiến Nguyến Ánh. Một số vùng đất khác cũng được mở rộng
khai phá vào thế kỷ XVIII như vùng ven rạch Sóc Sãi, rạch Mỹ Lung (Bến
Tre) trên cù lao Bảo, vùng ven sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, song Bình Đại trên
cù lao An Hóa. Như vậy, đến cuối thế kỷ XVIII vùng đất Bến Tre đã được
khai phá khá rộng.
Sang đầu thế kỷ XIX, công cuộc khẩn hoang mở đất, lập phố trên vùng
đất Bến Tre càng được phát triển hơn. Công cuộc tự khai phá của nhân dân
vẫn được tiếp tục trong lúc chính quyền nhà Nguyễn bấy giờ đứng ra tổ chức
việc khai hoang, trồng trọt dưới hình thức đồn điền, khai hoang, lập ấp. Từ đó
đất Bến Tre càng được phát triển hơn. Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh
Hoài Đức có viết: “Ở phía Đông sông Hàm Luông, cách phía đông trấn 103
dặm rưỡi, rộng 18 tầm, sâu 11 thước ta. Vào sông này đi xuống hướng đông
ba dặm, nơi phía bờ bắclà chợ Bến Tre (Trúc Tân), quán xá dày đặc; 3 dặm
rưỡi bên bờ nam là chợ Mỹ Lồng, phố xá liền nhau, buôn bán đông đúc. Có
những vườn cau rậm như rừng, quả lớn lại sai, nên cau Mỹ Lồng rất nổi
tiếng. Xuống phía đông năm dặm chảyra cửa sông Phước Thạnh (Tục gọi là
Cái Sậy, thuộc địa phận thôn PhướcThạnh) cửa sông rộng 3 tầm, sâu 2 tầm
vào nam chảy ra biển Ba Lai” [Dẫn theo tài liệu 117; 13]. Điều đó chứng
minh rằng sang thế kỷ XIX diện mạo vùng đất Bến Tre đã có bước phát triển
khá mạnh mẽ.
Về mặt địa lí hành chính, sang đầu thế kỷ XIX vùng đất Bến Tre cũng
có một số thay đổi. Năm 1808 tổng Tân An (tức đất Bến Tre ở thế kỷ XVIII)
được nâng lên thành Huyện (phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh) gồm tổng An
Bảo và tổng Tân Minh cũng nằm trên hai cù lao: cù lao Bảo và cù lao Minh.
Năm 1823 huyện Tân An được nâng lên thành phủ lấy tên là phủ Hoằng An
gồm hai huyện Tân Minh và An Bảo. Năm 1851, đất Bến Tre được mang tên
là phủ Hoằng Trị gồm bốn huyện trên cù lao Bảo và cù lao Minh thuộc tỉnh
Vĩnh Long.
Như vậy từ một vùng đất hoang vu, rừng rậm đầy thú dữ, những lớp
lưu dân bằng bàn tay, khối óc và nghị lực phi thường đã biến chúng thành một
vùng ruộng vườn trù phú. Đến giữa thế kỷ XIX Bến Tre đã là một trong
những vùng đất được khai phá nhiều nhất trong sáu tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Thời kỳ chống ngoạixâm Pháp - Mỹ (từ năm 1858 đến 1975)
Như vậy cho đến giữa thế kỷ XIX, trên vùng đất Bến Tre, đất đai đã
được khai phá về căn bản, làng mạc đã được hình thành. Trong hoàn cảnh đó
tưởng chừng như xã hội đi vào bước ổn định để phát triển thì thực dân Pháp
tràn vào xâm lược. Như một điều tất yếu những lớp lưu dân vốn đã quen với
công việc khai hoang, lập đất nay lại đứng lên cầm gươm đao để chống lại kẻ
thù. Có thể nói tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân Bến Tre rất mạnh
mẽ. Khi thực dân Pháp bắt đầu đến đây, lớp lớp người con xứ dừa đã dũng
cảm đứng lên đánh đuổi chúng. Trên mảnh đất cù lao này đã diễn ra nhiều
cuộc khởi nghĩa với qui mô lớn, nhỏ khác nhau cùng một mục đích chung là
giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu có thể
kể đến như khởi nghĩa của hương giáo Phan Công Tòng, khởi nghĩa Phan
Tôn, Phan Liêm, khởi nghĩa Tán Kế… Do chưa được tổ chức chặt chẽ, chưa
có một đường lối đúng đắn, trang bị vũ khí còn thô sơ nên các cuộc khởi
nghĩa lần lượt bị thất bại hoặc tan rã. Biết bao người đã ngã xuống trong các
cuộc chiến đấu ấy, tuy nhiên, không vì thế mà người dân Bến Tre nản lòng.
Tinh thần yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm vẫn âm ỉ cháy trong lòng
bao thế hệ con người vùng đất xứ dừa kiên cường. Và với tinh thần, ý chí
mãnh liệt ấy, cùng với sự dũng cảm, mưu trí nhân dân Bến Tre đã góp chung
niềm vui chiến thắng cùng cả nước khi giành lại được chính quyền từ tay thực
dân Pháp vào tháng 8 năm 1945.
Độc lập, tự do chưa được bao lâu, đất nước lại phải đối diện với muôn
vàn khó khăn. Tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp lại nổ súng xâm lược đất
nước ta lần hai, nhân dân Bến Tre lại một lần nữa nhất tề đứng lên chống
giặc. Nhân dân Bến Tre bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp lần hai trong
điều kiện đã được chuẩn bị tương đối về nhiều mặt trên nền chính trị là khối
đại đoàn kết toàn dân. Trong hoàn cảnh tương đối thuận lợi ấy, nhân dân Bến
Tre đã thể hiện tinh thần xung kích mạnh mẽ. Với nhiều trận đánh và bước
đầu mang lại những thắng lợi nhất định tiêu biểu như trận đánh tiêu diệt căn
cứ Vàm Nước Trong ở Định Thủy huyện Mỏ Cày năm 1947, chiến thắng
Thạnh Phú năm 1953… Như vậy từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7 năm 1954
nhân dân Bến Tre cùng với đồng bào cả nước tiến hành cuộc kháng chiến đầy
gian khổ nhưng vô cùng anh dũng. Có thể nói những chiến thắng ở Bến Tre
và các tỉnh Nam Bộ khác đã góp tiếng nói mạnh mẽ buộc thực dân Pháp ký
hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7 năm 1954 lập lại hòa bình ở Đông Dương, công
nhận độc lập chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc, nhân dân Bến Tre
lại cùng cả nước tiếp tục chống đế quốc Mỹ. Tinh thần anh dũng, kiên cường lại
tiếp tục được phát huy trên vùng đất xa xôi phương Nam này. Trong những năm
đầu củ cuộc kháng chiến quân dân Bến Tre tiến hành đấu tranh chính trị, đòi Mỹ,
Diệm thực thi đúng theo Hiệp định Giơ-ne-vơ đồng thời đòi các quyền dân sinh,
dân chủ, đồng thời tranh thủ phát huy lực lượng làm cơ sở và tiền đề để bước
vào cuộc chiến đấu ác liệt những năm sau đó. Nhân dân Bến Tre đã đi đầu trong
cuộc đấu tranh vũ trang toàn miền Nam chống Mỹ - Diệm bằng phong trào Đồng
Khởi ngày 17 tháng Giêng năm 1960 do nữ tướng Nguyễn Thị Định lãnh đạo.
Tiếp đó quân dân Bến Tre cùng cả nước lần
lượt đánh bại các cuộc “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và
“Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - Ngụy để tiến tới thắng lợi cuối cùng
cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Địa lí hành chính trên vùng đất Bến Tre thời kỳ từ năm 1858 đến năm
1975 cũng có một số thay đổi do những biến cố lớn về chính trị. Có thể nói
ngắn gọn một số điểm chính như sau: Năm 1867 khi đã hoàn thành việc
chiếm đóng Nam Kỳ lục tỉnh, Pháp đổi phủ Hoằng Trị (vùng đất Bến Tre
triều Nguyễn) thành hạt Hoằng Trị và chia ra hai sở tham biện là Bến Tre và
Mỏ Cày. Lúc này cù lao An Hóa vẫn thuộc vùng đất Mỹ Tho. Trong thập niên
70 của thế kỷ XIX, sau khi nhập hai sở tham biện Bến Tre và Mỏ Cày thành
sở tham biện Bến Tre, Pháp gọi Bến Tre là hạt , gồm 23 tổng , 205 làng. Lúc
này hạt Bến Tre thuộc khu vực Vĩnh Long (năm 1876, Pháp bãi bỏ cấp tỉnh,
chia Nam Kỳ thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bacssac). Năm
1899, hạt Bến Tre được đổi thành tỉnh Bến Tre cũng gồm có 2 cù lao: cù lao
Minh và cù lao Bảo.
Sau khi giành độc lập bằng cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945, Bến Tre được chính quyền Cách Mạng đổi thành tỉnh Đồ Chiểu năm
1945, đến năm 1946 gọi là tỉnh Bến Tre. Năm 1948 quận An Hóa (cù lao An
Hóa) của tỉnh Mỹ Tho được sáp nhập về tỉnh Bến Tre , kể từ đây tỉnh Bến Tre
gồm 3 cù lao: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa.
Có thể nói, tiến trình lịch sử của nhân dân Bến Tre trong ba thế kỷ qua
vừa mang những nét chung của lịch sử dân tộc, đồng thời nó lại vừa mang
những nét riêng do hoàn cảnh lịch sử nơi đây quy định. Văn học dân gian Bến
Tre phát triển trong tiến trình lịch sử ấy tất yếu sẽ phản ánh diện mạo xã hội,
con người mà nó đi qua.
1.2. Đặc điểm vùng đất và conngười
Đặc điểm vùng đất:
Bến Tre là vùng đất cù lao nằm ở cuối các dòng sông lớn, là vùng đất
có nhiều cồn bãi, sông rạch chằng chịt, do vậy đất đai ở đây mang tính chất và
dáng dấp riêng của nó. Cũng như các vùng đất khác trong khu vực đồng bằng
Sông Cửu Long, Bến Tre được thiên nhiên giành nhiều ưu đãi, đất đai màu
mỡ, phì nhiêu, hàng năm được phù sa bồi đắp. Tuy nhiên khi bắt đầu đến đây
khai hoang, lập làng, những lớp lưu dân không khỏi ngỡ ngàng thốt lên rằng:
“Đến đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ con cá vùng cũng kinh”.
Trong buổi ban đầu khai phá, nhiều vùng rộng lớn ở Bến Tre là đất
trầm thủy, nê địa; rừng bụi um tùm chạy dài từ đầu cù lao cho đến ven biển
với nhiều loài thú dữ ngự trị như cọp, heo rừng, cá sấu… Tính chất hoang sơ,
cái gốc gác xa xưa của chốn “rừng thiên, nước độc, thú bầy” này vẫn được
gợi lên qua một số địa danh còn lưu giữ đến ngày hôm nay như: Giồng Hổ,
Giồng Heo, Sân Trâu, Rạch Mây, Bàu Dơi, Láng Tượng…. Trong tập bút kí
Phủ biên tập lục viết về Đàng Trong, Lê Quý Đôn ghi rằng: “Từ các cửa
biển Cần Giờ, Lôi lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào , toàn là rừng rậm hàng
ngàn dặm” [Dẫn theo tài liệu 100; 25]. Trong cuốn Gia Định thành thông
chí, khi chép về trấn Vĩnh Thanh, Trịnh Hoài Đức viết: “Toàn là ruộng bùn
sâu, không dùng trâu cày cuốc được, phải đợi lúc hạ thu giao đại có nước
mưa đầydẫy, cắt cỏ lùm lác, cào cỏ đắp bờ rồi chỏi đất cấy mạ xuống” [Dẫn
theo tài liệu 114; 20]. Tất cả gợi lên cho chúng ta thấy tính chất hoang vu của
vùng đất này trước lúc được khai phá. Bằng tinh thần đoàn kết, ý chí và nghị
lực phi thường bao thế hệ con người Bến Tre đã biến sự hoang vu ấy thành
xóm làng trù phú, ruộng vườn tươi tốt, cây trái sum suê.
Đất đai ở Bến Tre mang sắc thái đặc thù tiêu biểu cho quá trình hình
thành đồng bằng sông Cửu Long – quá trình bồi tụ phù sa của những “đảo
cửa sông”. Mang đặc trưng cơ bản đó, địa hình ở Bến Tre tương đối bằng
phẳng với những dòng cát xen kẽ với ruộng vườn. Trên những chặng đường
rút lui của biển từ xa xưa, những dãi giồng cát bắt đầu hình thành. Tại Bến
Tre có gần 20 dãi giồng cát chạy song song từ trong ra ngoài theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam. Rất nhiều địa danh ở Bến Tre được đặt tên gắn với
những giồng cát: Ở Ba Tri có Giồng Chuối, Giồng Chàm, Giồng Quéo, Giồng
Dừa, …; ở Bình Đại có Giồng Kiến, Giồng Cây Me, Giồng Giếng…; Mỏ Cày
có Giồng Văn, Giồng Vỡ, Giồng Keo,…; Thạnh phú có Giồng Chùa, Giồng
Miễu, Giồng Chanh, Giồng Ớt,.... Chiều cao của mỗi giồng cát trung bình từ 3
đến 5 mét. Ở giữa các dãi giồng cát là những trũng hay phẳng giữa giồng với
chiều rộng chênh lệch khá nhiều. Chính những giồng cát này đã tạo thành một
dạng địa mạo rất đặc trưng cho vùng đất Bến Tre.
Từ những tên gọi cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa chứng minh
cho chúng ta thấy rằng, vùng đất Bến Tre được hình thành do sự lắng đọng
phù sa ở cửa sông Tiền. Ban đầu những cù lao hình thành riêng lẻ, theo thời
gian, lượng phù sa ngày càng lớn, các cù lao được chắp lại với nhau tạo nên
Bến Tre ngày nay. Do vậy, dễ thấy rằng đất Bến Tre chủ yếu là dạng đất phù
sa, chúng được chia thành ba tiểu loại phù sa dựa theo thứ tự lắng tụ. Thứ
nhất là dạng đất cao và ổn định, không bị mặn xâm nhập. Vùng đất này thích
hợp với các loại cây ăn trái, tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Lách và phía Tây
huyện Châu Thành. Thứ hai là dạng đất chịu ảnh hưởng của nước mặn theo
hượng tượng thẩm thấu. Loại đất này có ở huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Bình
Đại, phía Đông huyện Châu Thành và Thành phố Bến Tre, thích hợp để trồng
dừa. Ngoài ra còn có một dạng đất có nhiều màu mỡ rất thích hợp để trồng
lúa. Loại đất này chủ yếu tập trung ở huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú. Còn
lại là dạng đất phèn tập trung ở những vùng trũng giữa những con giồng chạy
song song. Loại đất này không thích hợp cho cây trồng, tuy vậy ngày nay
chúng được cải tạo bằng các công tác thủy lợi, đào mương, lên liếp... nên tầng
đất sinh phèn ít nhiều bị rửa trôi và có thể trồng lúa cho năng suất khá.
Bến Tre có nguồn nước dồi dào quanh năm thuận lợi để sản xuất nông
nghiệp, các sông lớn và hệ thống sông rạch chằng chịt đã tạo cho Bến Tre
nguồn nước phong phú, đồng thời nó còn cung cấp cho Bến Tre một nguồn
thủy sản phong phú. Hệ thống sông dày đặc ở Bến Tre tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển giao thông đường thủy, đặc biệt là khi vùng đất đang trong
thời kỳ khai phá, hệ thống giao thông đường bộ chưa được mở mang. Có lẽ
do điều kiện thuận lợi này nên vùng đất Bến Tre được khai phá khá sớm so
với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tư liệu lịch sử cho
biết rằng lưu dân đến Bến Tre theo đường biển chiếm số lượng lớn nhất, bởi
lẽ họ không phải đi từng chặn mà có thể đi một mạch bằng phương tiện ghe,
thuyền. Và có rất nhiều từ các cửa sông những lớp lưu dân bắt đầu lưu thông
vào các sông nhỏ để định cư, khai phá. Vấn đề này chúng tôi sẽ bàn kĩ hơn
trong phần sau. Với vị thế bên biển Đông, sông ở Bến Tre vừa tiếp nhận
nguồn nước từ biển hồ đổ về vừa tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều
vào, điều đó quy định chế độ dòng chảy ở các con sông Bến Tre là chế độ bán
nhật triều không đều.
Trước khi con người đến định cư ở Bến Tre thì nơi đây là một vùng đất
hoang vu với nhiều rừng rậm xen lẫn các trảng lau, sậy và những đầm lầy cỏ,
lác... Dần dần con người bắt đầu chặt cây, phá rừng biến chúng thành các thôn
xóm, ruộng vườn... Theo thời gian, thảm thực vật nguyên thủy đã thay đổi sâu
đậm. Tuy vậy, ngày nay chúng ta vẫn thấy thảm thực vật ở Bến Tre rất là phong
phú và đa dạng. Có thể bao quát chúng thành các quần thể thực vật sau: quần thể
thực vật trên các bãi lầy ven biển với các loại cây nước mặn như
mắm trắng, bần đắng, vẹt, đước, cóc kèn, ô rô...; quần thể thực vật ven sông
rạch với các loại cây như dừa nước, bần chua, mướp xác, trâm bầu, quao
nước, dây lùn, lau, sậy,...; quần thể thực vật trên những giồng cát với các loại
cây như tra, mù u, cui, cỏ chông, rau muống biển,...; quần thể thực vật với các
loại cây như tràm, gừa, bòng bong, mây nước, sen, súng,... ở những vùng
bưng trũng. Thảm thực vật ở đây có tác dụng che phủ và bảo vệ đất chống rửa
trôi, sạt lở; điều hòa khí hậu và tạo nơi sinh sống cho nhiều loại động vật
hoang dã đồng thời nó vừa là nguồn cung cấp tài nguyên quý giá.
Trên vùng đất Bến Tre hoang vu thế kỷ XVII, XVIII con người thường
xuyên phải đối mặt với các loài thú dữ cả trên bờ và dưới sông như cọp, voi,
heo rừng, cá sấu... Trong cuốn Gia Định thành thông chí [31], Trịnh Hoài
Đức cho biết vùng đất này có khá nhiều cọp, nhất là các vùng Định Trung,
Thới Thuận (huyện Bình Đại hiện nay). Nhiều địa danh ở Bến Tre liên quan
đến cá sấu như rạch Cá Sấu, chợ Bàu Sấu (nay là chợ Lương Quới, huyện
Giồng Trôm).... Một số truyền thuyết cũng phản ánh khá rõ thực trạng hoang
vu vùng sình lầy, nê địa này khi xưa. Tuy nhiên, đến nay những loại động vật
ở Bến Tre đã trãi qua những biến đổi lớn. Các loài thú lớn, nguy hiểm như
cọp, voi, cá sấu hoàn toàn biến mất. Nguồn động vật ở Bến Tre hiện nay có
một số loài thú nhỏ như chuột, dơi, rái cá...Ở những vùng đất giồng, chúng ta
còn bắt gặp các loài như chồn. Các loài bò sát như trăn, rắn, kì nhông, kì đà,
tắc kè. Tuy nhiên, số lượng của chúng cũng giảm dần, ngoài ra còn có loài
động vật sống trên không như chim khá phong phú về chủng loại, như chim
sẽ, chích chòe, chim sâu, sáo, cò, cồng cộc, le le... Trên các sân chim như
Vàm Hồ, Cồn Đất, Cồn Nhàn các loài chim dần quy tụ lại nhất là vào mùa
sinh sản. Phong phú nhất trong nhóm sinh vật trên cạn là các loại côn trùng
như sâu, kiến, ong, ..., số lượng của chúng đến hàng ngàn loại. Nguồn động
vật dưới nước ở Bến Tre cũng rất phong phú do vị trí tiếp giáp với biển, đồng
thời có hệ thống sông rạch chằng chịt. Chiếm số lượng nhiều nhất và đáng
chú ý nhất là cá với nhiều chủng loại từ nhóm cá nước biển như cá sống nổi
thuộc họ cá trích, cá đối..., nhóm cá nước lợ như cá kèo, cá bống...; cho đến
các nhóm cá nước ngọt như cá mè, cá rô, cá trê, cá lóc,... Các loài tôm cũng
chiếm số lượng lớn. Ngoài ra còn có nghêu, sò..., tất cả đem lại nguồn lợi lớn
để phát triển kinh tế.
Tất cả điều kiện tự nhiên này đã tạo nên lối sống đặc trưng sông rạch
và được phản ánh vào văn học dân gian khá rõ.
Đặc điểm con người:
Cùng với các chủ trương, chính sách di dân của chính quyền phong
kiến nhà Nguyễn đương thời, mạch “Nam tiến” diễn ra liên tục theo nhịp độ
tăng dần trong suốt thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Không khác hơn so với các
vùng khác trong Đồng bằng Sông Cửu Long, cư dân ở Bến Tre chủ yếu là
người Việt. Những lưu dân người Việt đến vùng Bến Tre hầu hết là những
người từ các tỉnh miền Trung, đặc biệt là vùng Ngũ Quảng (Địa danh chỉ 5
dinh được lập đầu thế kỷ XIX dưới thời Gia Long gồm Quảng Bình, Quảng
Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên), Quảng Nam và Quảng Ngãi) [100; 244]. Trong
quyển Địa chí Bến Tre do Thạch Phương và Đoàn Tứ chủ biên, các tác giả đã
thống kê về nguồn gốc địa phương của 112 gia phả như sau:
- 38 gia đình quêgốc ở QuãngNgãi.
- 17 gia đình ở Thừa Thiên, Quãng Trị.
- 19 gia đình ở Quãng Nam.
- 9 gia đình ở Quãng Bình.
- 11 gia đình ở Bình Định.
- 5 gia đình ở NghệAn.
- 3 gia đình ở Hà Đông.
- 2 gia đình ở Nam Định
- 4 gia đình ở miền Trung (không rõ tỉnh nào)
- 4 gia đình ở miền Bắc (không rõ tỉnh nào)
[100; 247]
Cùng khai phá với người Việt, trên vùng đất Bến Tre cuối thế kỷ XVII
còn có một nhóm lưu dân người Hoa. Những lưu dân này là một bộ phận
quân nhà Minh ở vùng Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Hoa) do bất mãn với
triều đình Mãn Thanh nên sang Việt Nam xin tị nạn. Sách Địa chí Bến Tre
viết: “Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần lại cho phép 3.000 người Hoa
“Phản Thanh Phục Minh” theo hai tướng Trần Thượng Xuyên và Dương
Ngạn Địch đến cư trú chính trị và định cư ở vùng Biên Hòa, Mỹ Tho” [100;
242]. Các tư liệu lịch sử khẳng định trong nhóm lưu dân định cư ở Mỹ Tho do
Dương Ngạn Địch dẫn đầu chắc chắn đã có một nhóm sang cư trú ở cù lao An
Hóa nhất là vùng ven sông Ba Lai (các ấp thuộc xã Phước Thạnh huyện Châu
Thành), vì nơi đây nằm đối diện với đất Mỹ Tho, chỉ cách Mỹ Tho một con
sông. Nhóm lưu dân người Hoa này không lập xóm, ấp riêng mà cư trú chung
với người Việt, về sau trở thành người Minh Hương, trải qua nhiều đời rồi trở
thành dân bản địa.
Riêng nhóm người Khơ-me ở đây đến định cư không sớm hơn là mấy
so với những lưu dân người Việt, bởi lẽ cho đến đầu thế kỷ XVII vùng đất
này về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu, khắp nơi là đầm lầy, rừng
rậm. Sách Địa Chí Bến Tre ghi rõ: “Trên đất Bến Tre việc khai khẩn ruộng
vườn của cư dân tại chỗ - người Khơ-me chỉ tập trung chủ yếu trên các vùng
đất cao như Sóc Sãi, Giồng Ông Giang, Giồng Nâu ở Cù lao Bảo, Giồng Văn,
Giồng Võ, Đa Phước, An Thạnh, Ba Vát ở Cù lao Minh” [100; 283]. Nhóm
người Khơ-me ở Bến Tre này là rất ít, một thời gian ngắn sau đó họ đã bỏ đi
nơi khác, đến giữa thế kỷ XIX thì trên đất Bến Tre hầu như không còn người
Khơ-me sinh sống. Trong quyển Văn học Dân Gian Bến Tre Nguyễn
Phương Thảo đã công bố số liệu như sau: “Thống kê dân số của Bến Tre vào
năm 1859 cho thấy Bến Tre không có người Khơ – me Nam Bộ” [114; 19].
Chính điều này đã tạo nên một đặc điểm khá riêng biệt của cư dân Bến Tre so
với các tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Qua đó ta cũng
thấy rõ vai trò của người Việt trong công cuộc khai phá ba dãi đất Cù lao. Đặc
điểm trên về cư dân Bến Tre còn ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và
phát triển văn học dân gian ở vùng đất này.
Qua các đợt di dân liên tục trong suốt từ thế kỷ XVII về sau, vùng đất
Bến Tre ngày càng có đông người đến ở và đi vào ổn định, phát triển. Các cư
dân Việt khi gánh gồng vào đất Bến Tre thường có tập quán sống quần tụ với
nhau theo quan hệ gia đình, dòng họ hoặc cùng quê quán, cùng tôn giáo. Như
đã nêu, họ tập hợp sinh sống trên những vùng đất cao, vùng ven biển, sông
rạch thuận lợi cho việc vận chuyển, đi lại, canh tác, tưới tiêu. Theo cách thức
đó, dần dần thôn ấp được hình thành khi mà có một số lượng dân nhất định.
Thôn ấp, xóm làng đã được hình thành họ bắt đầu chung tay nhau xây đình,
dựng chùa, lập chợ… Những khu trung tâm này tiếp tục thu hút những lớp
lưu dân đến sau nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau cùng khai phá đất đai, đấp đặp,
đào mương trồng trọt, săn thú, đánh bắt thủy hải sản,… Theo thời gian, các tụ
điểm dân cư dần dần nối liền nhau và tiếp tục tỏa rộng ra theo hình rẽ quạt.
Cho đến cuối thế kỷ XVIII trong cái nhìn cơ bản, chúng ta thấy rằng diện mạo
của cộng đồng cư dân Bến Tre đã được định hình trên cơ sở một nền sản xuất
vật chất chủ yếu là nông nghiệp và ngư nghiệp. Kể từ đó, “Cùng với việc mở
rộng diện tích khai hoang, sản xuất phát triển, lương thực dồi dào, các thôn
xã hình thành ngàymột nhiều. Việc quản lí xã hội dần đi vào nề nếp ổn định,
chặt chẽ hơn, tạo điều kiện cho đời sống tinh thần văn hóa của cộng đồng
phát triển” [100; 252].
Như chúng tôi đã nói, thiên nhiên đã dành nhiều ưu đãi cho vùng đất
Bến Tre, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, hàng năm được phù sa bồi tụ, tuy vậy
thiên nhiên cũng tạo ra nhiều khó khăn thậm chí khắc nghiệt trên vùng đất
này. Là vùng đất cù lao, nên khi lưu dân mới đặt chân lên khai phá nhiều
vùng rộng lớn nơi đây là đất nê địa, sình lầy, rừng bụi hoang vu, kênh rạch
chằng chịt, lắm thú dữ. Biết bao nỗi vất vả, nguy nan đã khiến con người đôi
lúc không khỏi ngậm ngùi:
“Nước sông trong sao lại chảy hoài.
Thương ngườixa xứ lạc loài tới đây”
Vậy nên, con người khi đến nơi đây cư trú làm ăn họ thường nương tựa
vào nhau, cố kết lại với nhau để tạo nên sức mạnh đối phó và vượt qua những
nguy hiểm, những biến cố luôn rình rập. Chính điều này cũng đã tạo nên một
lối sống tình nghĩa khá đậm đà của các cư dân trên vùng đất Bến Tre. Nói
cách khác, tinh thần đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau được bao thế hệ cư dân Bến
Tre giữ gìn và phát huy mạnh mẽ.
Từ một vùng đất cù lao hoang vu “sấu nghé, cọp gầm, sông sâu, rừng
rậm”, người dân Bến Tre đã biến chúng trở thành làng xóm trù phú. Để thực
hiện công việc lớn lao đó, “người đất cù lao” luôn tạo ra tâm thế vượt lên
mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ cũng luôn đề cao tinh thần tự lực cánh
sinh dựa vào sức mình là chính, không trông chờ, ỷ lại. Tinh thần tự lực tự
cường của người dân Bến Tre cũng một nét tính cách chung của người dân
Nam Bộ. Nhà văn Trần Hiếu Minh cũng đã nhận xét rằng “Đây cũng là sơn
cùng thủy tận rồi. Đến đây chỉ có haicon đường, một là không đủ nghịlực mà
sống nữa thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại đấu tranh để mà
sống. Con người đến đâylà con người liều, con người ngangtàng, nghĩa khí”
[Dẫn theo tài liệu 114; 22]. Ngoài việc khai phá đất hoang sản xuất, sinh hoạt,
chúng ta cũng dễ nhận ra tinh thần tự lực cánh sinh, ý chí, nghị lực phi
thường của người dân Bến Tre trong chiến đấu để vượt thử thách cam go của
lịch sử. Có lẽ với những tính trội trong tính cách, tâm lí này nên nhiều người
trên vùng đất Bến Tre đã góp phần làm rạng danh đất nước.
Vùng đất Bến Tre nằm gọn trên ba dãy cù lao, vì thế có thể coi người
Bến Tre là người đất cù lao. Chính vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên này tạo
cho người Bến Tre tâm thế vừa bảo lưu vốn văn hóa truyền thống của mình
vừa sẵn sàng mở cửa để đón nhận tinh hoa văn hóa của các vùng, các địa
phương khác. Nguyễn Phương Thảo nhận định: “Bởi một lí do vô cùng đơn
giản, sống trên đất cù lao mà đóng cửa thì nghiễm nhiên, người ta tự làm
rộng thêm, sâu thêm ranh giới tự nhiên sẵn có mà thiên nhiên đã dành cho
vùng đất ấy. Nhưng điều kiện tự nhiên ấy cũng tạo điều kiện cho con người
bảo lưu những vốn văn hóa truyền thống của mình” [114; 22]. Tuy là vùng
“đất đảo” nhưng Bến Tre có vị trí án ngữ giữa các con sông lớn, giao thông
đường thủy thuận lợi. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho người Bến Tre đi
đây đi đó, tiếp xúc, học hỏi, buôn bán, trao đổi kinh tế và văn hóa từ các vùng
khác ở Nam Bộ đến cả miền Trung, để từ đó làm giàu thêm kho tàng kiến
thức, kinh nghiệm cũng như vốn văn hóa của mình. “Đó chính là cơ sở tạo
nên sự đa dạng và phong phú về kiến thức, nghề nghiệp, kinh nghiệm trong
sản xuất và tổ chức đời sống” [117; 19].
Trên cái nhìn chủ đạo, ta thấy bức tranh lịch sử vùng đất Bến Tre trong
suốt thế kỉ qua kể từ khi vừa đặt chân đến khai phá là quá trình ổn cư, dựng
làng, lập xóm. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác ta thấy quá trình đó diễn ra
không êm ả. Đời sống của người dân Bến Tre thường bị tác động sâu sắc bởi
cuộc nội chiến kéo dài giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, rồi các cuộc chiến tranh
chống thực dân, đế quốc… Chiến tranh kéo dài đã gây những cuộc xáo trộn,
di chuyển dân cư đáng kể, đồng thời cũng từ nhu cầu thực tế đó mà nhân dân
Bến Tre luôn tạo cho mình tâm thế, hệ ứng xử hai chiều: vừa khai hoang, lập
làng theo xu hướng hòa bình đồng thời vừa biết đứng lên đấu tranh bảo vệ
quyền lợi, cuộc sống cho mình, đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đất nước và
bản sắc văn hóa dân tộc. Truyền thống quý báo tự ngàn đời của dân tộc tiếp
tục sống lại và phát triển mạnh mẽ ở vùng đất mới Bến Tre. Tinh thần chống
áp bức bóc lột và lòng yêu nước của con người Bến Tre ngoài những nét phổ
biến cònđược pha đậm thêm tính cách ngang tàng, nghĩa hiệp, phóng khoáng,
không bị ràng buộc bởi những quan niệm hẹp hòi, xơ cứng của Nho giáo. Có
thể nói “Tinh thần chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm bảo vệ quyền
sống, bảo vệ quê hương đất nước đã diễn ra khá mạnh mẽ ngay trong quá
trình chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn khai phá đấtđai, sản xuất để tạo
dựng cuộc sống trên vùng mới” [100; 301].
Về mặt tính ngưỡng, người Bến Tre có tục thờ phụng tổ tiên, tục thờ
Thành hoàng và tục thờ cúng cá voi. Tục thờ Thành hoàng là tín ngưỡng của
cư dân làm nghề nông, nơi thờ tự là đình. Theo quan niệm dân gian, Thành
hoàng là vị thần linh cai quản thôn xã che chở, phù hộ cho dân làng được bình
yên, canh tác được mùa, đời sống thịnh vượng, nhân dân tất tôn kính và tin
tưởng vào sự phù hộ của Thành hoàng. Ở Bến Tre, đình làng ra đời gắn liền
với quá trình khai hoang, mở làng lập ấp. Đình thường gắn với lễ hội Kỳ Yên
được tổ chức một năm hai lần: lệ hạ điền vào khoảng thời gian tháng 3, tháng
4 và tháng 5 âm lịch; lệ thượng điền vào khoảng thời gian tháng 11 và tháng
12 âm lịch. Lễ hội là dịp người dân cúng tế bày tỏ lòng biết ơn đối với thần
linh đồng thời cũng là dịp để mọi người họp mặt trao đổi kinh nghiệm, bàn
công việc làm ăn. Nếu như tục thờ Thành hoàng là tín ngưỡng của cư dân làm
nông nghiệp thì tục thờ cúng cá voi (cá ông) là tín ngưỡng của cư dân làm
nghề biển. Đây là một tín ngưỡng dân gian hình thành trong quá trình tiếp
biến văn hóa Việt - Chăm diễn ra từ Đèo Ngang trở vào. Tập tục này trên
vùng đất Bến Tre có lẽ là do ngư dân miền Ngũ Quảng mang vào, bởi trên đất
Bến Tre không có sự hiện diện của người Chăm. Tục thờ cúng cá ông là cách
để ngư dân đền ơn, trả nghĩa vị thần hộ mạng đã cứu giúp họ giữa biển khơi.
Nó gắn liền với lễ hội Nghinh Ông được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng
5, tháng 6 âm lịch. Trong Văn học Dân Gian Bến Tre, chúng ta thấy có các
truyền thuyết về cá ông với những tình tiết nhằm thần thoại hóa sinh vật được
ngư dân ngưỡng mộ này.
Có thể tạm kết ở đây vài điều:
Thứ nhất: Vùng đất Bến Tre bắt đầu được khai phá từ thế kỷ XVII , với
nhiều đợt chuyển cư liên tục sang thế kỷ XVIII vùng đất ấy đã có một sự biến
đổi mạnh mẽ, đến thế kỷ XIX Bến Tre đã là một trong những nơi được khai
phá nhiều nhất trong “Nam Kì lục tỉnh”. Trong một thời gian lịch sử không
dài lắm, nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường, những lớp lưu dân đã biến
một vùng đất hoang vu, rừng rậm, sình lầy, thú dữ… thành một vùng ruộng
vườn tươi tốt, làng xóm trù phú. Vùng đất ấy dãi đất cù lao được bao bọc bởi
ba bề sóng nước. Địa mạo tự nhiên này góp phần hình thành nên những nét
tính cách, tâm lí riêng biệt tiêu biểu cho con người Bến Tre. Trải qua mấy
mươi năm khói lửa chiến tranh, vùng đất ấy càng được giữ vững và phát triển.
Thứ hai: Cư dân ở Bến Tre hầu hết là người Việt từ các tỉnh miền
Trung phía Nam Hải Vân trở vào đặc biệt là vùng ngũ Quảng di cư vào sống
ôn hòa với nhóm nhỏ lưu dân người Hoa và một ít người Khơ-me. Tựu trung,
đó là một quá trình ổn định, dựng làng, lập xóm trong một lối sống nghĩa tình
đậm đà, đoàn kết chặt chẽ. Trên dải đất ba cù lao này con người Bến Tre vốn
cần cù, chất phác, nhân ái, nay còn mang thêm tính cách mới của người tiên
phong kiên cường, buất khuất mà cũng hết sức ngang tàng, phóng khoáng và
nghĩa hiệp. Vùng đất cù lao còn cho con người Bến Tre tâm thế vừa bảo lưu
vốn văn hóa truyền thống của mình vừa tranh thủ giao lưu, đón nhận tinh hoa
văn hóa của các vùng, các địa phương khác. Điều đó góp phần qui định sự đa
dạng và phong phú về văn hóa của con người Bến Tre.
Tất cả những điều này để lại dấu ấn đậm nét trong văn học dân gian
Bến Tre, đặc biệt là ở một số thể loại tiêu biểu như truyền thuyết, cổ tích,
truyện cười và cao dao – dân ca.
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ DIỆN MẠO
VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE
Trong chương 1, chúng tôi đã phác thảo một cái nhìn khái quát về diện
mạo vùng đất và con người Bến Tre. Đó là cơ sở quan trọng cho việc định
tính cơ bản văn học dân gian trên vùng đất này. Ở chương thứ 2, chúng tôi sẽ
tiến hành tập hợp, khảo sát các tư liệu sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân
gian ở Bến Tre cũng như các tư liệu thuộc lĩnh vực khác nhưng có liên quan
đến văn học dân gian ở Bến Tre. Tìm hiểu hiện trạng tư liệu sẽ là một trong
những thao tác cần thiết để chúng tôi định hướng được một cái nhìn khái quát
về văn học dân gian ở Bến Tre, đồng thời cũng nhằm bước đầu xác định được
đối tượng nghiên cứu cụ thể. Ngoài ra việc đánh giá chung về tình hình phân
bố và cơ cấu các thể loại sẽ là “cách tiếp cận nét đặc thù nào đó của diện
mạo văn học dân gian” [52; 51]. Cũng ở chương 2, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ
nét một số hình thức sinh hoạt văn học dân gian ở Bến Tre – môi trường nuôi
dưỡng, lưu truyền và phát triển văn học dân gian nơi đây. Tất cả công việc
này đồng thời Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre.
2.1. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua tư liệu
2.1.1. Nhậnxét tình hình chung
So với các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì ở
Bến Tre quá trình sưu tầm và giới thiệu văn học dân gian xuất hiện khá sớm.
Từ cuối những năm thế kỉ XIX, Trương Vĩnh Ký đã giới thiệu một số quyển
sách về văn học dân gian trên vùng đất này như: Truyện đời xưa (1865),
Truyện khôi hài (1882),Hát, Lý, Hò An Nam (1886). Sang đầu thế kỉ XX các
nhà nghiên cứu tiếp tục giới thiệu một số công trình như Truyện tiếu đàm
(1912) của Phụng Hoàng Sang và Dương Nhiếp; Truyện Ông Ó (1913) của
Bùi Quang Nho; Chuyện vui (2 tập) của Huỳnh Khắc Trường (1932). Tuy
nhiên, theo nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Thảo thì ở các
công trình này “Khó có thể xác định được rạch ròi đâu là văn học dân gian
Bến Tre, đâu là văn học dân gian của vùng khác” [114; 24]. Một số tác phẩm
tiêu biểu và đảm bảo về chất lượng ở các công trình này đã được Nguyễn
Phương Thảo tuyển chọn và giới thiệu lại trong công trình Văn học dân gian
Bến Tre [114]. Do điều kiện chiến tranh chống ngoại xâm nên trong một thời
gian dài sau đó, ở toàn miền Nam nói chung và ở Bến Tre nói riêng không có
công trình sưu tầm văn học dân gian. Cho đến 1965 trở về sau, đặc biệt là sau
năm 1975 văn học dân gian Bến Tre được sưu tầm và giới thiệu rộng rãi hơn.
Có thể kể đến một số công trình như:
- Kiến Hoà (Bến Tre) xưa của Huỳnh Minh [78].
- TỉnhBến Tre trong lịchsử ViệtNam (từ 1757 đến 1945)của
Nguyễn Duy Oanh [96].
- Dân ca Bến Tre của Lư nhất Vũ và Lê Giang [134].
- Văn học dân gian Bến Tre của Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị
Bạch Liên [114].
- Địa chí Bến Tre do Thạch Phương và Đoàn Tứ (chủ biên) [100].
- Hát sắc bùa Phú Lễ của Huỳnh Ngọc Trảng [123].
- Di sản văn hoá Bến Tre của Lư Hội [50].
- Khảo sát ca dao – dân ca Bến Tre của Đặng Thị Thuỳ Dương - Luận
văn thạc sĩ [25].
Ở bình diện rộng hơn là trên vùng đất Nam Bộ cũng có nhiều công
trình nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian. Trong các công trình
này các tác giả đã giới thiệu một số tác phẩm văn học dân gian ở Bến Tre.
Các công trình bao gồm:
- Tìm hiểu dân ca Nam Bộ của Lư Nhất Vũ và Lê Giang [135].
- Ca dao Nam Bộ của Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Vĩnh,
Bùi Mạnh Nhị [34].
- Truyện cười dân gian Nam Bộ của Bùi Mạnh Nhị, Trần Tấn Vĩnh,
Nguyễn Tấn Phát [90].
- Nghìn năm bia miệng – (2 tập) của Huỳnh Ngọc Trảng – Trương
Ngọc Tường [124].
- Huyền thoại miệtvườn của Nguyễn Phương Thảo [115].
- Văn học dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long của Khoa Ngữ Văn
Đại học Cần Thơ [69].
- Nam kỳ cố sự của Nguyễn Hữu Hiếu [42].
- Truyền thuyết dân gian vềnhững cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở
Nam Bộ (1858 – 1918), củaVõ Phúc Châu - Luận án Tiến sĩ [12]
Tất cả những công trình trên cũng là tư liệu mà chúng tôi sẽ khảo sát,
chọn lọc tác phẩm văn học dân gian ở Bến Tre nhằm phác họa một cái nhìn
khái quát về văn học dân gian ở vùng đất này.
Những tác phẩm được chọn lọc được chúng tôi chia thành 7 thể loại
như sau: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao – dân ca, tục ngữ,
câu đố, vè. Trên thực tế, vấn đề phân loại văn học dân gian ở Bến Tre cũng
khá phức tạp nhất là ở các thể loại truyền thuyết và cổ tích. Đây cũng là tình
trạng chung của văn học dân gian Nam Bộ, hơn nữa ở Bến Tre, vấn đề này
chưa được chú ý nghiên cứu sâu. Đó có lẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc
tránh né vấn đề phân loại văn học dân gian của các nhà nghiên cứu trong
nhiều công trình sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian ở Nam Bộ nói chung và
Bến Tre nói riêng. Có thể điểm sơ lược tình hình này như sau:
Ở công trình Kiến Hoà (Bến Tre) xưa [78], mục đích của tác giả là
giới thiệu khái quát vùng đất Bến Tre cả về lịch sử, địa lí, văn hóa..., do đó
trong mục huyền sử và di tích, tuy giới thiệu một số truyện kể dân gian nhưng
tác giả không phân loại cụ thể cho một số tác phẩm tự sự dân gian này. Cũng
với tinh thần đó, trong công trình Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ
1757 đến 1945) [96], nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Oanh cũng không phân
loại các truyện kể dân gian mà ông đã giới thiệu, những chuyện kể này được
ông gọi chung là huyền thoại. Cũng trong mục này, phần văn vần dân gian,
tác gải giới thiệu 3 thể loại là: tục ngữ, ca dao và câu đố. Trong quyển sách
chuyên ngành văn học dân gian, sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Bến
Tre, Văn học dân gian Bến Tre [114], nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Thảo
giới thiệu khá nhiều tác phẩm văn học dân gian vùng đất Bến Tre. Các tác
phẩm được tác giả phân thành các mục: truyện cổ; truyện cười; truyện trạng;
ca dao; dân ca; vè; phương ngôn, tục ngữ, câu đố. Như vậy, ngoài các thể loại
được phân biệt khá rạch ròi như truyện cười, ca dao, vè... thì ở 2 thể loại
truyền thuyết và cổ tích tác giả chưa đề cập đến. Tuy vậy, cách sắp xếp theo
thứ tự các truyện ở mục truyện cổ cũng cho thấy ý đồ của tác giả trong việc
phân loại 2 thể loại văn học dân gian này. Trong quyển sách Địa chí Bến Tre
[100 ] do Thạch Phương và Đoàn Tứ chủ biên, phần giới thiệu văn học dân
gian, các tác giả phân loại văn học dân gian Bến Tre thành 8 thể loại khá chi
tiết: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện trạng, tục ngữ và
phương ngôn, vè, câu đố, ca dao. Tuy nhiên, ở đây các tác giả chủ yếu phân
loại để giới thiệu một số nội dung cơ bản của văn học dân gian Bến Tre. Một
số vấn đề đáng bàn nữa là việc các tác giả đã tách truyện trạng ra thành một
thể loại văn học dân gian độc lập. Bên cạnh đó, phần dân ca – bộ phận phát
triển khá mạnh ở Bến Tre chưa được các tác giả đề cập đến.
Chúng tôi vừa điểm sơ lược về tình hình phân loại văn học dân gian ở
Bến Tre. Đi vào quá trình khảo sát các tư liệu và chọn lọc tác phẩm chúng tôi
sẽ trình bày cụ thể hơn vấn đề này.
2.1.2. Quá trình chọn lọc tác phẩm
Vấn đề phân loại tác phẩm văn học dân gian:
Như chúng tôi đã nêu, văn học dân gian mà đặt biệt là truyện cổ ở Bến
Tre nói riêng và Nam Bộ nói chung, ngoài các thể loại như truyện cười,
truyện ngụ ngôn được phân biệt một cách khá rành mạch thì ở hai thể loại
truyền thuyết và truyện cổ tích vấn đề phân loại chưa thật sự được chú ý.
Thông thường khi sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian ở hai
thể loại này, các nhà nghiên cứu thường né tránh vấn đề phân loại và gọi tên
chúng một cách chung chung là huyền thoại, truyện cổ, chuyện kể dân gian…
Cũng có cách phân loại theo tiêu chí đề tài - nội dung như: truyện địa danh,
truyện loài vật, truyện liên quan đến lịch sử văn hóa, truyện sinh hoạt [69].
Việc không chú ý đến tiêu chí thể loại đó dẫn đến dễ nhầm lẫn, nhập nhằng
trong việc nghiên cứu, khảo sát. Đó có lẽ cũng chính là nguyên do mà truyền
thuyết, truyện cổ tích xuất hiện trong tuyển tập giai thoại [41], hay truyện
cười – thể loại khá tiêu biểu, có ranh giới rõ ràng và tồn tại độc lập lại nằm
cùng loại với truyện cổ tích với tên gọi chung là truyện sinh hoạt [69].
Từ tình hình trên, chúng tôi nhận thấy phân loại văn học dân gian Bến
Tre theo tiêu chí thể loại là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Theo đó,
tất cả các tác phẩm chọn lọc được chúng tôi chia thành các thể loại: truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao – dân ca, tục ngữ, câu đố, vè. Cơ sở
cho việc phân loại này là sự tiếp thu quan điểm phân loại của các giáo trình
hiện hành, cũng như có tham khảo thêm ý kiến của các nhà nghiên cứu khác.
Trước khi đi vào quá trình chọn lọc tác phẩm, chúng tôi xin nêu cụ thể một số
tiêu chí phân loại văn học dân gian ở Bến Tre trên cơ sở tổng hợp ý kiến của
các nhà nghiên cứu như sau:
* Truyền thuyết
Trước hết chúng tôi cần nói về khái niệm truyền thuyết để làm cơ sở
cho việc chon lọc tác phẩm theo thể loại này. Dù từ lâu, truyền thuyết đã được
thừa nhận là một thể loại tự sự dân gian riêng biệt nhưng về khái niệm này
cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Để khám phá sâu bản chất thể loại,
mỗi nhà nghiên cứu truyền thuyết dân gian thường giới hạn khái niệm trong
một số tiêu chí nhất định. Từ điển thuật ngữ văn học [39] của Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) cho đây là “một thể loại truyện
dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vậtvà sự kiện
lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đến một thời kỳ, một dân tộc, một quốc gia
hay một địa phương”. Vũ Ngọc Khánh trong Truyền thuyết Việt Nam [62]
nhận định: “truyền thuyết là cảm quan của một cộng đồng về những sự kiện
và nhân vật lịch sử, là cách đánh giá, phản ánh lịch sử một cách không chính
thống của mọi thời đại, cách phản ánh dân giả nhất, vì thế mà hồn nhiên và
đầy chất thơ nhất”. Nhà nghiên cứu Phan Trần thì nhấn mạnh phương thức
phản ánh của truyền thuyết: “truyền thuyết là những truyện truyền tụng trong
dân gian về những sự việc và nhân vật có liên quan đến lịch sử. Những nhân
vật, sự việc đó thường được phản ánh qua trí tưởng tượng của con người qua
sự hư cấu của nhân dân” (Tinh thần dân tộc qua truyền thuyết lịch sử, Tạp
chí văn học số 3, Tr 50, 1967). Trong Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể
loại [55], Hồ Quốc Hùng đúc kết: “Truyền thuyết là kí ức cộng đồng về quá
khứ. Chủ yếu nó phản ánh niềm tin, sự ngưỡng mộcủa nhân dân đốivới nhân
vật và sự kiện lịch sử của dân tộc ít nhiều bằng hư cấu, tưởng tượng. Lịch sử
đọng lại trong truyền thuyết như những tia hồi quang phủ lên cảnh vật, phong
thổ của đất nước làm say đắm biết bao thế hệ”. Từ nội hàm của rất nhiều khái
niệm trên, chúng tôi xác định ba đặc trưng cơ bản để xác định một tác phẩm
truyền thuyết dân gian đó là:
- Đặc trưng 1: Yếu tố tự sự dân gian (truyền thuyết có phương thức
phản ánh là tự sự tức phải có cốt truyện, nhân vật, tình tiết…, đồng thời phải
có chất dân gian tức tác phẩm được truyền miệng và không có tên tác giả).
- Đặc trưng 2: Yếu tố lịch sử (truyền thuyết có nội dung phản ánh con
người và sự kiện lịch sử chủ yếu ở “bản chất”, “cốt lõi lịch sử” đó).
- Đặc trưng 3: Yếu tố hư cấu, tưởng tượng (truyền thuyết nhằm lí tưởng
hóa sự kiện, nhân vật lịch sử tạo nên chất “thơ và mộng”)
Đây cũng chính là tiêu chí để chúng tôi xác định, chọn lọc các tác phẩm
truyền thuyết dân gian ở Bến Tre qua một số nguồn tư liệu.
* Truyện cổ tích
Có thể nói việc phân loại một cáchkhoa học, rạch ròi, chính xác các thể
loại văn học dân gian nhất là ở các thể loại có sự thâm nhập lẫn nhau như
truyền thuyết và cổ tích là một việc làm khá phức tạp. Sự chưa thống nhất
trong ý kiến của các nhà nghiên cứu folklore học nước ta là một minh chứng
cụ thể cho sự phức tạp đó. Dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu và đặc
điểm thực tế truyện dân gian ở Bến Tre, chúng tôi xin nêu một số ý để làm
tiêu chí cho việc phân loại thể loại cổ tích như sau:
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian – sản phẩm của trí tưởng
tượng từ thực tế. Tuy nhiên nếu thực tế trong truyền thuyết là những sự kiện,
nhân vật cụ thể thì thực tế trong cổ tích là “thế giới không có thực”. Do đó
“truyện cổ tích là truyện kể về những chuyện không thể xãy ra trong thực tế”
và “điều hấp dẫn người nghe truyện cổ tích, điều có ý nghĩa đối với họ chủ
yếu là ở chính cái thế giới cổ tích ấy chứ không phải thế giới ấy phản ánh
thực tế nào” [127; 8].
Ra đời trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, khi mà
xã hội hình thành sự phân hóa giai cấp cho nên truyện cổ tích hướng vào
những vấn đề cơ bản, những hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân dân,
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI nataliej4
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ nataliej4
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
 
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 

Similar to Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM

Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Man_Ebook
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân giannataliej4
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfngTrang74
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...phamhieu56
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM (20)

Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, 9đ
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, 9đTiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, 9đ
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, 9đ
 
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía BắcTiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh MaiLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thanh Sang NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE QUA MỘT SỐ THỂ LOẠI TIÊU BIỂU Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thanh Sang NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE QUA MỘT SỐ THỂ LOẠI TIÊU BIỂU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Trang PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài và mục đíchnghiên cứu..........................................................................3 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................................................4 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................15 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................16 5. Đóng góp của luận văn.....................................................................................................................17 6. Kết cấu của luận văn...........................................................................................................................17 PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................................18 Chương 1: Khái quát về vùng đất và conngười Bến Tre ................................18 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................................18 1.2. Đặc điểm vùng đất và con người.........................................................................................25 Chương 2: Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre ....................37 2.1. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua tư liệu.....................................................37 2.1.1. Nhận xét tình hình chung..............................................................................................37 2.1.2. Quá trình chọn lọc tác phẩm.......................................................................................41 2.2. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre dưới góc độ cơ cấu và phân bố thể loại...................................................................................................................................................................56 2.3. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua các hình thức sinh hoạt..........61 2.3.1. Qua lễ hội dân gian.............................................................................................................61 2.3.2. Qua tín ngưỡng địa danh...............................................................................................62
  • 4. Chương 3: Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu..........................................................................................................66 3.1. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyền thuyết......................................................................................................................................................................66 3.1.1. Vấn đề phân loại...................................................................................................................66 3.1.2. Truyền thuyết địa danh...................................................................................................67 3.1.3. Truyền thuyết lịch sử........................................................................................................74 3.1.4. Truyền thuyết sáng tạo văn hóa...............................................................................78 3.2. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại cổ tích...........81 3.2.1. Truyện cổ tíchthần kì......................................................................................................82 3.2.2. Truyện cổ tíchsinh hoạt.................................................................................................89 3.3. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyện cười 96 3.3.1. Nhận xét về đề tài................................................................................................................96 3.3.2. Nhận xét về cấu trúc.......................................................................................................112 3.4. Một số đặc điểm và giá trị của thể loại ca dao .....................................................117 3.4.1. Nhận xét về các hình thức diễn xướng............................................................117 3.4.2. Nhận xét về đề tài.............................................................................................................121 3.4.3. Nhận xét về kết cấu.........................................................................................................140 PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................................152 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................154
  • 5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. Bến Tre là một trong những vùng đất được hình thành và phát triển sớm ở Nam Bộ - dãi đất luôn nhoài ra biển Đông và mang nhiều điểm đặc biệt về nhiều phương diện của Tổ Quốc. Từ thế kỉ XVII, trên vùng đất này đã có những lớp lưu dân đến khai phá và lập nghiệp. Theo thời gian, bằng ý chí và nghị lực phi thường, họ đã biến vùng đất nê địa sình lầy, hoang vu, hiểm trở thành một vùng trù phú. Lịch sử gian khổ và khắc nghiệt đó đã hình thành ở con người nơi đây những nét tính cách, tâm lí riêng góp phần qui định sự đa dạng và phong phú về văn hóa vùng “Địa linh nhân kiệt này”. Văn học dân gian Bến Tre hình thành và phát triển trong quá trình đó nên ngoài những điểm chung, nó còn mang những dáng vẻ khá riêng biệt. Những thể loại văn học dân gian tiêu biểu như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao sẽ góp phần cho thấy những đặc trưng riêng đó. Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi sẽ tập trung khảo sát kĩ những thể loại này nhằm gợi lên một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian vùng đất Bến Tre. Bến Tre được coi là “một vùng văn hóa lâu đời”. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã tiếp cận vùng văn hóa dân gian Bến Tre với những mục đích và phương pháp khác nhau. Không ít tác phẩm văn học dân gian Bến Tre được các nhà nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu trong những công trình công phu về lịch sử, văn hóa vùng đất này: [78], [96], [100]. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu Văn học dân gian vùng đất Bến Tre ở nhiều giác độ khác nhau trong những mục đích chung là: Sưu tầm và hệ thống hóa tác phẩm văn học dân gian;Tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại hay tác phẩm. Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các thế hệ đi trước đã phác họa chân xác diện mạo văn hóa, văn học dân gian
  • 6. Bến Tre. Tuy nhiên, hầu hết các công trình (ngoài thể loại ca dao – dân ca được khảo sát chi tiết và có chiều sâu) đều tập trung vào công việc sưu tầm, giới thiệu tác phẩm. Những thể loại có trữ lượng tác phẩm khá lớn và rất tiêu biểu như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười chưa được xem xét chi tiết. Do đó, thiết nghĩ đi sâu vào xem xét, khám phá những thể loại tiêu biểu này nhằm khái quát một số đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre là một công việc rất cần thiết. Đó cũng là mục đích chính mà luận văn muốn hướng đến. 2. Lịch sử vấn đề. Tìm hiểu và khảo sát tư liệu sẽ giúp cho chúng tôi định hướng được hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề. Chúng tôi còn xác định rằng ngoài các tư liệu về văn học dân gian, các tư liệu về địa lí, văn hoá, lịch sử Bến Tre cũng có liên quan và tác động không nhỏ đến sự tồn tại của văn học dân gian vùng đất này. Do đó, tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi tiếp cận khảo sát tài liệu theo các hướng sau đây: Thứ nhất là các tài liệu viết về đề tài mà luận văn thực hiện: các tài liệu ghi chép tác phẩm văn học dân gian Bến Tre, những công trình nghiên cứu về các thể loại, tác phẩm văn học dân gian Bến Tre; Thứ hai, các tư liệu về lịch sử, địa chí, văn hoá ở Bến Tre nếu có liên quan đến đề tài cũng được khảo sát. Từ những cứ liệu này, chúng tôi sẽ định hướng cụ thể hơn cho nhiệm vụ khoa học của đề tài. Sức sống của một vùng đất có nhiều truyền thống văn hoá đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến lòng nhiệt thành của các nhà nghiên cứu khiến việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Bến Tre có từ rất sớm. Có thể chia quá trình sưu tầm nghiên cứu ấy thành hai thời kỳ: trước và sau năm 1975. Theo Nguyễn Phương Thảo – một người chuyên nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian ở Bến Tre thì người sưu tầm văn học dân gian Bến Tre sớm nhất là Trương Vĩnh Ký với những công trình ra đời ở nữa cuối thế kỷ XIX
  • 7. như: Truyện đời xưa (1865),Truyện khôi hài (1882),Hát, Lý, Hò An Nam (1886).Trongđó, Nguyễn Phương Thảo cũng cho rằng: “Khócó thể xác định được rạch ròi đâu là văn học dân gian Bến Tre, đâu là văn học dân gian của vùng khác”. Ông cũng cho rằng, cùng chung mục đích này có các công trình sưu tầm của các tác giả như: Truyện tiếu đàm (1912) của Phụng Hoàng Sang và Dương Nhiếp; Truyện Ông Ó (1913) của Bùi Quang Nho; Chuyện vui (2 tập) của Huỳnh Khắc Trường [114; 24]. Đến năm 1965, với tâm niệm “Chúng tôi thích làm văn hoá, viết sách, sưu khảo, tìm hiểu non sông gấm vóc, ghi lại các sự kiện lịch sử từng địa phương, làm sống lại công nghiệp của tiền nhân có những trang sử oai hùng làm vẻ vang cho dân tộc” [78; 3], Huỳnh Minh cho xuất bản cuốn sách Kiến Hoà xưa và nay [78]. Trong công trình này, ông viết về lịch sử hình thành phát triển, đặc điểm về địa lí tự nhiên, các di tích lịch sử, nhân vật lịch sử và tín ngưỡng của con người vùng đất Bến Tre xưa. Theo ông quan niệm : “Bến Tre xưa là một vùng đất quan trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long về mặt kinh tế, văn hoá, tại sao không viết thành quyển sách?” [78; 5]. Trong chương 3 của công trình này, ông đã giới thiệu một số truyện dân gian Bến Tre, đa số là giai thoại và những truyện chỉ dừng lại ở mức độ tư liệu ghi chép lịch sử, cũng có một số truyện đáp ứng được phong cách thể loại. Năm 1971, Nguyễn Duy Oanh cho ra đời cuốn sách có giá trị lớn về mặt lịch sử Bến Tre – Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ 1757 đến 1945) [96]. Do mục đích làm sử học như ông đã định hướng từ đầu “Chúng tôi nghiêng về phần lịch sử, nhất là tiểu sử các danh nhân trong tỉnh, vì chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là một dịp để nhắc nhở và nhớ ơn các vị tiền nhân ấy” [96; 10] nên trong quyển sách này, ông chủ yếu nhấn mạnh về các phương diện lịch sử. Tuy nhiên, ông cũng dành riêng một chương để nói về Văn chương bình dân ở Bến Tre. Ở các chương viết về lịch sử vùng đất Bến
  • 8. Tre, ông đã cung cấp một cái nhìn khá toàn diện và chi tiết về tỉnh Bến Tre (từ 1757 đến 1945) ở các mặt như: hình thể, nhân văn, lịch sử, hành chánh, kinh tế, giáo dục, y tế, kể cả lịch sử về văn chương, các nhân vật lịch sử, danh nhân trong tỉnh. Trong đó, ông đưa ra một số nhận định khá chi tiết về con người Bến Tre và những điều kiện sinh hoạt của họ: “Họ sống về nghề trồng tỉa, nhứt là làm ruộng, làm vườn, trồng giồng nhiều hơn đánh cá, thủ công nghệvà thương mại. Họ có đức tính cần cù nhẫn nại. Vớisức cần cù nhẫn nại truyền thống ấy, họ lần lượt biến những rừng rậm thành ruộng đất phì nhiêu, những giồng khô cằn cỗi thành vùng đất đai mầu mỡ”[96;24]. Về đặc điểm địa lí Bến Tre, ông nhận xét: “Toàn vùng là một miền phẳng thấp nếu so với mực nước biển thì cao độ không chỗ nào cao hơn năm thước. Điểm cao nhất ở tỉnh nàynằm ở vùng duyên hải Ba Tri và Thạnh Phú, nơi các dãi đất được bồi lên tạo thành những “giồng” liên tiếp” [96; 24]. Trong chương giới thiệu về văn chương bình dân, tác giả không đi vào phân tích đầy đủ về hình thức cũng như nội dung mỗi tác phẩm. Theo tinh thần đó, tác giả giới thiệu 10 truyện dân gian (mà tác giả gọi là huyền thoại). Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu một số câu đố, ca dao, tục ngữ được tác giả chia theo từng thời kì: thời kì quân chủ (1757 – 1867), thời kì Pháp thuộc ( 1867 đến đầu 1945), thời kì chuyển mình (1945). Tuy chưa đi vào phân tích cụ thể các tác phẩm văn học dân gian do mục đích tiếp cận vấn đề, thế nhưng những kiến thức khoa học đã đưa ra trong công trình này thật sự có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dân gian trên vùng đất Bến Tre. Từ sau năm 1975, công việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian có bước phát triển rất rõ. Nhiều nhà nghiên cứu với tâm huyết, lòng nhiệt thành và tình cảm yêu mến vùng đất đã cho ra đời nhiều công trình có giá trị lớn. Có thể nhắc đến các công trình sau:
  • 9. Sau nhiều năm sưu tầm nghiên cứu, năm 1981, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang đã cho ra đời quyển sách Dân ca Bến Tre [134]. Tập sách dày khoảng hơn 100 trang là công trình đầu tiên giới thiệu một cách bao quát các thể loại dân ca Bến Tre: hò, lí, nói thơ Lục Vân Tiên, hát huê tình, hát sắc bùa Phú Lễ mà hai tác giả đã sưu tầm và nghiên cứu. Ở đây các tác giả chú ý đến phương diện cấu trúc âm nhạc của các làn điệu dân ca Bến Tre, qua đó các tác giả đã làm rõ một số đặc trưng của các thể loại dân ca ở Bến Tre là chính. Những giá trị nội dung của ca dao – dân ca đã được khái quát: “Những bài dân ca Bến Tre được sưu tập, giới thiệu bước đầu trong tập sách này đều mang nội dung trữ tình trong sáng và chất phác, đề cập đến tình yêu trai gái, muốn phá vỡ khuôn khổ lễ giáo hà khắc. Một số bài trách móc những ông chồng phụ bạc, nói lên thân phận ngườiphụ nữ bị ràng buộc bởi tập tục của chế độ phong kiến, đã kích và châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội cũ, vạch trần những mưu mô thủ đoạn của bọn thống trị, ca ngợi thiên nhiên và lao động sản xuất, đã góp phần nói lên tiếng nói đấu tranh cho tự do và độc lập trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ vừa qua” [134; 117]. Ngoài ra, hai tác giả còn dành một chương để nói về “Dân ca Bến Tre với sự giao lưu nghệ thuật”. Trong chương này, Lư Nhất Vũ và Lê Giang dành khá nhiều trang để bàn về mối quan hệ, giao lưu giữa dân ca Nam Bộ (ở Bến Tre) với Trung Bộ qua nghệ thuật âm nhạc; mối quan hệ giao lưu dân ca từ Bắc chí Nam trên cơ sở phân tích, so sánh cấu trúc, làn điệu của một số bài hò, lí… ở Bến Tre với các vùng khác. Chẳng hạn như: “Những điệu lí con sáo Bến Tre, tuy mới nhập vào “đàn sáo Việt Nam”, nhưng tỏ ra cũng có những dòng máu lâu đời đúng tính qui luật âm nhạc học mà giới nghiên cứu rất quan tâm “là những thực thể dân tộc âm nhạc học” các bài lí nằm trong hệ thống lí con sáo đều có những nétchung và nhiều nét khu biệt khá độc đáo mang sắc tháiđịa phương vô cùng phong phú. Cácđiệu lí con sáo ở Bình Đại
  • 10. và Mỏ Cày tỉnh Bến Tre trong gia đình lí con sáo ở Nam Bộ đều đạt được trình độ thẩm mĩ nhưvậy, chúng là đặc sản của vùng Đồng bằng Cửu Long, có tiếng nói riêng, có hình vóc riêng, có hơi thở và sức sống của người Nam Bộ ở phía Nam đất nước” [143; 106]. Những so sánh này dựa trên nền âm nhạc là chính. Tuy nhiên, có thể tham khảo được một số vấn đề về lịch sử chuyển hóa văn học dân gian vùng ngoài vào đàn trong từ nhiều thế kỉ trước. Cũng trên cơ sở đó, các tác giả còn bước đầu đưa ra mối quan hệ, giao lưu văn hoá Việt – Chăm và Việt – Khmer qua một vài làn điệu dân ca Nam Bộ ở Bến Tre, đây thực sự là một gợi ý tích cực, quí báu. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt ở góc độ âm nhạc. Tuy nhiên, những đóng góp tích cực của công trình còn có ý nghĩa lớn đối với người nghiên cứu văn học dân gian nói chung trên vùng đất Bến Tre. Nó có tác dụng mở đầu cho những công trình sưu tầm, nghiên cứu tiếp sau rộng và sâu hơn. Ở cấp độ rộng hơn, năm 1984 hai tác giả Lê Giang và Lư Nhất Vũ tiếp tục cho ra mắt bạn đọc quyển sách Tìm hiểu dân ca Nam Bộ [135]. Tuy nhiên, phần sưu tập những làn điệu dân ca ở Bến Tre trong công trình này không có gì mới so với tư liệu được công bố năm 1981 trong công trình Dân ca Bến Tre chúng tôi đã nói ở trên. Cũng trong năm 1984, các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị đã cho ra đời quyển Ca daoNam Bộ [34]. Công trình có một số bài nghiên cứu về ca dao – dân ca Nam Bộ. Phần sưu tầm các bài ca dao – dân ca khá phong phú, trong đó có một số bài nhắc đến địa danh của tỉnh Bến Tre, con người Bến Tre. Tuy nhiên, các tác giả không ghi cụ thể nơi sưu tầm các bài ca dao – dân ca. Đáng kể nhất là công trình nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu một cách khá toàn diện về diện mạo văn học dân gian ở Bến Tre của Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên năm 1988 – công trình Văn học dân gian Bến Tre [114]. Sau gần 10 năm tiến hành nghiên cứu, sưu tầm điền giả, hai tác giả
  • 11. đã công bố rất nhiều tác phẩm văn học dân gian Bến Tre ở tất cả các thể loại. Những tác phẩm này được tác giả phân thành các mục: truyện cổ; truyện cười, truyện trạng; ca dao; dân ca; vè; phương ngôn, tục ngữ, câu đố. Trong bài tiểu luận ở phần đầu, Nguyễn Phương Thảo đã giới thiệu một cách khái quát về hoàn cảnh tự nhiên và xã hội vùng đất Bến Tre, tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian ở Bến Tre – một vùng văn học dân gian. Đáng chú ý nhất là phần giới thiệu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian Bến Tre. Trong phần này, thứ nhất, tác giả đã khái quát một số nội dung chính của văn học dân gian Bến Tre như: bài ca tự hào về công cuộc khai phá gian lao; tinh thần chống phong kiến và thái độ phê phán những thói hư tật xấu; tình cảm đối với quê hương đất nước; khát vọng và hạnh phúc tình yêu lứa đôi. Trong đó tác giả chỉ ra một số nét riêng về nội dung của văn học dân gian vùng đất này như: “Trong văn học dân gian Bến Tre không có những nhân vậtnhưSơn Tinh – Thuỷ Tinh, Ông Đùng, Bà Đà, mà phổ biến là những bàica những câu chuyện về một thời cầm phảng phát cỏ, đào mương lên liếp, cầm mácđánh cọp, cầm lao đâm cá sấu. Dấu vết của công cuộc khai phá gian lao nhưng anh dũngin đậm trong văn học dân gian ở Bến Tre”[114; 37]. “Nơi cùng trời cuối đất, nét tính cách phóng khoáng ngang tàng lại như một chất men khiến cho tinh thần chống thực dân phong kiến và sự phê phán những thói hư tật xấu của ngườidân Bến Tre thêm gai gắt và quyết liệt”[114; 40]. “Tình cảm với quê hương của ngườiBến Tre thể hiện trước hết ở lòng tự hào về quê hương giàu có. Phương ngôn ở Bến Tre giới thiệu sản vật các vùng từ đặc sản nhân tạo đến đặc sản tự nhiên từ bánh tráng, bánh phồng đến cam quýt…”[114; 47]. “Tháiđộ vượt lên trên lễ giáo phong kiến của các chàng trai cô gái trong ca dao Bến Tre có phần dứt khoát hơn cương quyết hơn. Nhìn ở phương diện khác đó là chất dân chủ trong văn học dân gian Bến Tre” [114; 58]. Tuy nhiên, do mục đích tiếp cận vấn đề nên tác giả chưa đi
  • 12. sâu vào phân tích cụ thể các tác phẩm văn học dân gian để lí giải những nét đặc trưng đó. Thứ hai, tác giả giới thiệu và chỉ ra một số đặc trưng về nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian Bến Tre như: truyện cổ, truyện cười, ca dao. Ở truyện cổ, tác giả cho rằng: “Yếu tố thần kì trong truyện cổ Bến Tre không đậm nét như truyện cổ vùng trung châu và đồng bằng Sông Hồng, nơi dân tộc Việt định cư và xây dựng quốc gia lâu đời. Chất hiện thực đậm nét hơn, ngay cả với hệ thống truyện về thời kì khai phá” [114; 58]. Ở truyện cười, truyện trạng, tác giả đánh giá: “Nét đặc trưng truyện cười, truyện trạng ở Bến Tre là sự ngắn gọn. Tình tiết ít, tập trung vào việc làm bật ra tiếng cười ở cuối truyện (…). Mặt khác biện pháp phóng đại được dùng khá phổ biến trong truyện cười dân gian” [114; 59]. Về ca dao, ông nhận xét một số đặc trưng về thể thơ và ngôn ngữ: “Ca daoBến Tre tuy sử dụng những thể quen thuộc của dân tộc nhưng ở mức độ không nhiều. Ngược lại một hiện tượng phải lưu ý khi xem xét ca dao Bến Tre về mặt hình thức là hiện tượng những bàica chỉ có ba dòng lời” [114; 60]. “Ca dao Bến Tre đa số là những bài ca giàu chất xông xáo, phóng túng, tự do. Tính cách, tâm lí của con người trên cù lao này rõ ràng tác động mạnh đến ngôn ngữ của ca dao Bến Tre” [114; 69]. Tuy chưa đi vào phân tích và lí giải cụ thể những đặc trưng đó, song những gợi ý tích cực trên thật sự có ý nghĩa đối với người nghiên cứu văn học dân gian. Đó là những gợi ý quí báu giúp chúng tôi tìm hiểu và gải quyết các vấn đề trong luận văn này. Năm 1991 cuốn sách Địa chí Bến Tre [100] do Thạch Phương và Đoàn Tứ chủ biên ra mắt bạn đọc. Đây là một quyển sách “thực sự có tầm cỡ” (chữ dùng của GS. Lê Trí Viễn) giới thiệu một cách hệ thống, bao quát và rành mạch về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế, văn hoá trong tỉnh Bến Tre. Trong phần thứ tư , có một chương tác giả nói về văn hóa Bến Tre. Trong đó, các tác giả đã giới thiệu một cách bao quát về tám thể loại văn
  • 13. học dân gian Bến Tre: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện trạng, tục ngữ và phương ngôn, vè, câu đố, ca dao. Tác giả có dừng lại phân tích sơ lược nội dung của các thể loại trên, tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở tính chất tập hợp, giới thiệu, miêu tả tư liệu là chính. Trong phần phụ lục về văn hoá các tác giả giới thiệu một số tác phẩm văn học dân gian ở tất cả các thể loại trên. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn tác phẩm này trùng với các tác phẩm mà Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên đã giới thiệu trong công trình văn học dân gian Bến Tre trước đó. Tuy nhiên với việc giới thiệu bao quát về các thể loại văn học dân gian ở Bến Tre đã cung cấp cho người đọc, người nghiên cứu một cái nhìn khái quát. Những phân tích cụ thể và chi tiết về đặc điểm tự nhiên, xã hội, văn hoá ở Bến Tre thật sự là những đóng góp quí báu. Cũng trong năm 1991, đặc san nền văn hoá nghệ thuật “Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật” số 5 (năm 1991) đăng một loạt bài về văn hoá nghệ thuật Bến Tre. Tiêu biểu là các bài như: Nét riêng của dân ca Bến Tre [136] của Lư Nhất Vũ, Miệt vườn và văn hoá miệt vườn [6] của Nguyễn Chí Bền, Phác thảo diện mạo Folklore của người Việt ở Bến Tre [86] của Thạch Nguyễn. Đáng lưu ý nhất là bài của Thạch Nguyễn. Ở bài viết này tác giả đã cung cấp một cái nhìn khái quát về văn học dân gian Bến Tre. Trong đó, tác giả có những nhận xét về những nét riêng tiêu biểu của văn học dân gian Bến Tre. Chẳng hạn tác giả cho rằng: “Cảm quan thẩm mĩ chính của hệ thống truyện cổ ở đây hướng tới những sự vật, con người của của phương Nam” (.…). “Có thể một cái nhìn suy nguyên về sự vật, cái nhìn vốn có trong tư duy thần thoại của ngườiViệt cổ nay vẫn thấycó trong khát vọng muốn cắt nghĩa, lí giải cuộc sống của người Việt nơi đây”. “Có thể thấy rõ hai mảng ca dao cũ và mới đan xen vào nhau và cùng tồn tại trong ca dao nơi đây (….). Mảng thứ hai là những sáng tác xuất hiện trong quá trình con người khai phá, xây
  • 14. dựng vùng đấtmới. Thường thì loại ca dao thứ hai này ít chất mượt mà hơn, óng chuốt hơn loại ca dao thứ nhất. Bù lại, loại thứ hai này lại có những nét độc đáoriêng trong cách phô diễn, cấu trúc và vốn từ ngữ” [86; 63 – 67]. Tất cả cung cấp thêm một cái nhìn toàn diện hơn về văn học dân gian Bến Tre. Không đi vào nghiên cứu trên diện rộng, Huỳnh Ngọc Trảng tiến hành sưu tầm và nghiên cứu một thể loại dân ca được cho là mang dáng vẻ riêng của Bến Tre so với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 1992, ông công bố công trình Hát sắc bùa Phú Lễ [123]. Trong công trình này tác giả đi vào phân tích đặc điểm và nguồn gốc của Hát sắc bùa Phú Lễ trên cơ sở phân tích so sánh các bài hát sắc bùa ở đây trong mối tương quan với Hát sắc bùa miền Nam Trung Bộ. Tác giả chỉ ra rằng: “Như vậy, qua các cứ liệu trình bày trên cho thấyhát sắc bùa Phú Lễcó nguồn gốc từ hátsắc bùa miền Nam Trung Bộ và có thể có gốc gác trực tiếp với hát sắc bùa Nghĩa Bình. Đây là những chứng tích biểu hiện rõ nhất mối giao lưu văn hoá Trung Bộ - Nam Bộ”. “Mặt khác sự xác định nguồn gốc Nam Bộ của hát sắc bùa Phú Lễ cũng không nhằm phủ định những sáng tạomới của hình thức diễn xướng này trên vùng đất mới Phú Lễ” [123; 9]. Trong phần sau của công trình, tác giả công bố một số bài Hát sắc bùa Phú Lễ đã sưu tập. Những đóng góp của Huỳnh Ngọc Trảng trong công trình này làm phong phú thêm cho nền văn học dân gian Bến Tre. Đồng thời, công trình này là tư liệu quí báu cho những người nghiên cứu tìm hiểu văn học dân gian Bến Tre sau đó. Theo hướng tiếp cận về văn hoá dân gian, năm 1997 Nguyễn Phương Thảo cho ra mắt bạn đọc quyển Văn hoá dân gian Nam Bộnhững phác thảo [116]. Tuy viết về văn hoá dân gian Nam Bộ, song trong công trình này Nguyễn Phương Thảo dành rất nhiều trang để nói về văn hoá và văn học dân gian ở Bến Tre. Điều đó được thể hiện ở chỗ những cứ liệu tác giả dùng để so sánh, phân tích, dẫn chứng đa số lấy từ văn học dân gian Bến Tre. Nét tiêu
  • 15. biểu về văn hoá và văn học dân gian Bến Tre trong công trình này được thể hiện qua hai bài viết: Miệt vườn và văn hoá miệt vườn Bến Tre và Truyện Ông Ó. Đáng chú ý trong bài viết về Truyện Ông Ó tác giả đã đưa ra một vài nhận xét có ý nghĩa khoa học: “Đến với Truyện Ông Ó là đến với những tiếng cười nhằm vạch mặt sự ngu dốt, tham ăn của giai cấp thống trị, thói hám lợi của con người. Nhân vật Truyện Ông Ó đề cập tập trung nhất là những kẻ trong giai tầng thống trị. Tiếng cười của Ông Ó Xóm Dưa không hề nể nan một kẻ nào trong thế lực vương quyền, không buông tha một nhân vật nào đại diện cho vương quyền ở Xóm Dưa, ở làng Hội Phước, ở tổng Minh Đạt cũng như ở kinh kì” [116; 94]. “Tiếng cười của Truyện Ông Ó hướng con người tới chỗ tự hoàn thiện mình, phơi bày những cái đáng cười của xã hội phong kiến. Những biện pháp nghệthuậtcủa Truyện Ông Ó cũng khiến cho tiếng cười ấy rõ ràng hơn, sảng khoái hơn. Sự lưu hành, tồn tại truyện Ông Ó cho đến hôm nay chứng tỏ sức sống của tiếng cười ấy” [116;109] Năm 1997, Khoa Ngữ Văn - Đại học Cần Thơ cho ra mắt độc giả quyển Văn học dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long [69]. Trong công trình này, các tác giả giới thiệu một số tác phẩm văn học dân gian đã sưu tầm ở các thể loại văn xuôi dân gian và văn vần dân gian. Căn cứ vào phần ghi địa điểm sưu tầm chúng tôi tuyển chọn được một số tác phẩm ở các thể loại: truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đố. Ngoài ra, công trình này còn có hai bài nghiên cứu về các thể loại văn xuôi dân gian và các thể loại văn vần dân gian. Đáng lưu ý trong phần viết về văn xuôi dân gian các tác giả có đề cập và phân tích truyện Ông Ó ở Bến Tre: “Ông Ó và Ba Phi vừa là hai nhân vật có thật vừa là hai nhân vật “trạng” trong văn học dân gian ĐBCL. Nếu như Truyện Ông Ó hướng vào xã hội với chủ đề gần với truyện trào phúng thìTruyện BácBa Phi hướng về tự nhiên với quê hương U Minh giàu có sản vật, gần gũi với truyện bông đùa. Trong dòng chảy của truyện trạng từ Bắc vào Nam, có thể
  • 16. xem truyện Ông Ó là sự nối tiếp truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn” [69; 15 – 16]. Năm 2009, Lư Hội giới thiệu tập sách Di sản văn hoá Bến Tre [50]. Trong tập sách này tác giả giới thiệu một số nét về văn hoá Bến Tre như tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo và phong tục của người Bến Tre. Ngoài ra, tác giả còn trình bày về các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre như: hò, lí, hát ru, hát sắc bùa, vè, nói thơ Vân Tiên và đờn ca tài tử. Trong đó, tác giả giới thiệu một số tư liệu sưu tầm, tuy nhiên phần lớn tư liệu đều trùng với các tài liệu trước đó. Gần đây nhất, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Khảo sát ca dao – dân ca Bến Tre [25], Đặng Thị Thuỳ Dương đã đi vào khảo sát, phân tích khá chi tiết nội dung và nghệ thuật của ca dao – dân ca Bến Tre. Về nội dung, tác giả luận văn cho rằng ca dao – dân ca Bến Tre phản ánh sinh động cảnh quan thiên nhiên như: địa hình, cây cối, loài vật và những đặc sản trên vùng đất. Ca dao – dân ca Bến Tre còn phản ánh đậm nét chân dung con người Bến Tre trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong đời sống tình cảm hàng ngày. Về nghệ thuật, tác giả đi vào khảo sát một số phương diện: thể thơ, ngôn ngữ và kết cấu. Ở luận văn này, tác giả quan tâm đi vào khảo sát khá chi tiết đặc điểm chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của ca dao Bến Tre. Vì mục đích đó, tác giả không đi sâu vào phương diện nổi bật nhất trong nội dung và nhệ thuật của ca dao – dân ca Bến Tre, vấn đề mà người viết sẽ cố gắng tìm hiểu trong luận văn này. Từ những bài viết, công trình đã phác thảo trên, có thể thấy rằng, văn học dân gian Bến Tre đã được quan tâm nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều góc độ, bình diện. Điều đó được thể hiện qua sự phong phú về tư liệu trên. Tuy vậy, cũng có thể thấy rằng, phần lớn các công trình đều tập trung vào công việc sưu tầm giới thiệu tác phẩm văn học dân gian Bến Tre. Những bài nghiên cứu
  • 17. về các thể loại tiêu biểu như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười…đều dừng lại ở tính chất giới thiệu khái quát. Trong tình hình đó, đi sâu vào tìm hiểu, phân tích cơ cấu của một số thể loại tiêu biểu để có thể thấy được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre thiết nghĩ là một công việc cần thiết. Đó cũng chính là nhiệm vụ cần giải quyết của chúng tôi trong luận văn này. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu. Ở mục này, chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi cho đề tài theo hướng: - Tìm hiểu những nét cơ bản về bối cảnh, địa lí, lịch sử, văn hoá xét thấy có liên quan đến cơ cấu, phong cách của văn học dân gian Bến Tre. - Vì giới hạn của luận văn nên chúng tôi chỉ đề cập đến các thể loại tiêu biểu và xét thấy có vấn đề. Đó là các thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao. 4. Phương pháp nghiên cứu. Vận dụng và vận dụng kết hợp các phương pháp: - Phương pháp thống kê: Trước hết, phương pháp này giúp chúng tôi thống kê tác phẩm văn học dân gian Bến Tre để thấy được phần nào diện mạo văn học dân gian vùng đất này, qua đó đi vào khảo sát các tác phẩm ở một số thể loại tiêu biểu. Việc sử dụng phương pháp này còn giúp chúng tôi tính toán được số lượng nhiều hay ít của một số tình tiết, từ ngữ, công thức… trong các tác phẩm văn học dân gian, từ đó dẫn đến những kết luận khách quan. - Phương pháp phân tích và so sánh: Phân tích và so sánh để bước đầu thấy được những điểm tương đồng và dị biệt của văn học dân gian Bến Tre so với các vùng khác và trong nền văn học dân gian dân tộc. - Phương pháp loại hình lịch sử:
  • 18. Tìm hiểu tác phẩm trong cơ cấu thể loại của nó để khám phá những nét riêng của văn học dân gian Bến Tre. - Phương pháp hệ thống: Đặt những tác phẩm văn học dân gian Bến Tre trong cùng một hệ thống như hệ thống tác phẩm văn học dân gian Nam Bộ hoặc cả nước để thấy được nét chung cũng như nét riêng của nó. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Những kiến thức của nhiều ngành khác nhau như: địa lí, lịch sử, dân tộc học, văn hóa học… giúp chúng tôi lí giải những đặc điểm riêng của một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu ở Bến Tre. 5. Đóng góp của luận văn. Dựa trên sự tổng hợp các công trình tản mạn trước đó, luận văn sẽ tập trung giải quyết được: - Phác hoạ diện mạo chung của Văn học dân gian Bến Tre. - Làm rõ một số đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre thông qua việc chỉ ra đặc trưng cấu trúc và giá trị nội dung của một số thể loại tiêu biểu như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao. 6. Kết cấu luận văn. Luận văn bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về vùng đất và con người Bến Tre (19 trang). Chương 2: Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre (29 trang). Chương 3: Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu (89 trang).
  • 19. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI BẾN TRE 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Bến Tre là một vùng đất mới, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của khu vực Đồng Nai - Gia Định - Cửu Long xưa mà ngày nay ta thường gọi tên chung là đất Nam Bộ. Các tài liệu sử còn lưu giữ cho ta thấy rằng cho đến đầu thế kỷ XVII, vùng đất Bến Tre ngày nay cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, đầm lầy. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, Lê Quí Đôn còn nhận xét: “Ở phủ Gia Định đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Tạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng dặm”. [Dẫn theo Địa chí Bến Tre; 283]. Theo cuộc Nam tiến của dân tộc, những lưu dân đến vùng đất nơi đây định cư và khai phá trong tinh thần mở rộng biên cương, bờ cỏi để đất nước giàu mạnh hơn. Vào năm 1757 vùng đất Bến Tre được sát nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định và chính thức có tên trong bản đồ Việt Nam sau sự kiện vua Chân Lạp là Nặc Nguyên chết. Chú Nặc Nguyên là Nặc Nhuận xin hiến đất Tra Vang (Trà Vinh, Bến Tre), và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) để được Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua. Kể từ đó, đất Bến Tre dần được người dân khai phá, mở rộng phát triển. Có thể khái quát trình đó như sau: Thời kỳ khai phá (từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX) Là một phần của lãnh thổ Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII, tuy nhiên trước đó khá lâu đã có một bộ phận cư dân người Việt đến định cư và “lập ở
  • 20. đó những tổ chức”. Sách Gia Định thành thông chí viết: “Chúa Nguyến Phúc Tần (1648 – 1686) sai tướng vào khai thác phong cương ở nơi bằng thẳng, rộng rãi, đặt dinh Tân Thuận, cất nha thự cho các qua giám quân, cai bộ và ký lục ở. Ngoài ra, còn cho dân trưng chiếm, chia làng, lập xóm, chợ phố” [Dẫn theo Địa chí Bến Tre; 242]. Jules Sien cũng đã nhận xét rằng “Trước khi Nam Kỳ trở thành một bộ phận của Việt Nam, người Việt đã lập ở đó những tổ chức, những nhóm người di cư đã xây dựng làng xóm, hay tới ở chung với người Cao Miên”[117;10]. Cùng với đó, còn có một nhóm lưu dân người Hoa xin được đến nơi đây để cư trú và sinh sống. “Năm 1679, chúa Nguyễn PhúcTần lại cho phép 3.000 người Hoa “phản Thanh phục Minh” theo haitướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến cư trú chính trị và định cư ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho” [100; 242]. Như vậy, có thể nói rằng kể từ thế kỷ XVII trở đi vùng đất Bến Tre đã bắt đầu có sự biến đổi mạnh. Đây cũng là một đặc điểm chung của nhiều vùng đất khác ở Nam Bộ. Các tài liệu lịch sử cho biết rằng những lưu dân người Việt đến vùng đất cù lao Bến Tre không sớm cũng không muộn hơn bao nhiêu so với các điểm định cư ở phía Bắc sông Tiền, hay các vùng Tân Bình, Biên Hòa, Bà Rịa. Họ hầu hết là những người từ các tỉnh miền Trung, gồm nhiều thành phần khác nhau. Đó là những người nông dân nghèo khổ bị chế độ phong kiến đàn áp làm cho bần cùng lại phải gánh chịu bao phen chà xát của cuộc nội chiến phong kiến liên miên giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn. Có thể nói đây là thành phần đông đảo nhất. Một thành phần khá lớn khác cũng lưu lạc đến nơi đây sinh sống, đó là những người “trốn lính và lính trốn”, những tù nhân bị lưu đày viễn xứ. Thành phần còn lại trong số lưu dân người Việt đến đây là những người có tiềm lực kinh tế theo lời kêu gọi của chúa Nguyễn, họ vào nơi đây để mở rộng kinh doanh, gia tăng sản xuất để tạo nên cơ nghiệp mới.
  • 21. Cũng trong thời gian này, sau sự kiện nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc, có khoảng hơn 3000 quân trung thành với triều nhà Minh, không chấp nhận sự thống trị nhà Thanh đến xin được cư trú trên đất Việt Nam. Như vậy theo chủ trương của nhà Nguyễn, lưu dân người Hoa này đến khai khẩn đất hoang và làm ăn sinh sống ở vùng đất Nam Bộ. Đi vào Nam Bộ họ chia thành hai nhóm, một nhóm do Trần Thượng Xuyên dẫn đầu đến vùng Biên Hòa khai phá, lập phố; nhóm còn lại do Dương Ngạn Địch dẫn đầu đến vùng đất Mỹ Tho định cư. Và trong nhóm thứ hai này chắc chắn đã có một số người vượt sông sang cù lao An Hóa (thuộc Huyện Châu Thành ngày nay), nhất là vùng ven sông Ba Lai đối diện với Mỹ Tho thuộc xã Phước Thạnh để sinh sống. Trong suốt các thế kỷ thứ XVII, XVIII nhiều đợt chuyển cư liên tục diễn ra. Đến giữa thế kỷ XVII, vùng đất đã có đông người đến ở, do vậy tuy mới sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam năm 1757 nhưng đến 1759 chính quyền nhà Nguyễn đã ban bố lệnh lập làng nơi đây. Năm 1779 Nguyễn Ánh tiến hành chia lại địa giới hành chính và tổ chức lại việc cai trị ở vùng đất Nam Bộ, lúc này vùng đất Bến Tre được đặt thành tổng Tân An, thuộc Châu Định Viễn, dinh Long Hồ, vùng đất Bến Tre thời kỳ này gồm hai cù lao, đó là cù lao Bảo và cù lao Minh. Trong các thế kỷ XVII, XVIII này, những lớp lưu dân đã dần dần mở rộng bản đồ khai phá. Các tài liệu lịch sử cho biết, vùng ven biển Ba Tri là một trong những nơi được khai phá sớm nhất bởi lẽ đây là điểm dừng chân đầu tiên của lưu dân từ miền Trung theo đường biển đi vào. Được khai phá cùng thời với vùng đất Ba Tri còn có khu vực Cái Mơn, Cái Nhum nằm ven sông Hàm Luông của nhóm người phần lớn theo đạo Thiên Chúa , và vùng đất Phước Thạnh (thuộc Châu Thành) của nhóm người Hoa vượt sông từ Mỹ Tho đến định cư. Trong thế kỷ XVIII, có một vùng đất được khai phá mạnh
  • 22. và là vùng đất trù phú bậc nhất của Bến Tre, đó là vùng Ba Việt (tức vùng Ba Vát, huyện Mỏ Cày ngày nay). Tuy nhiên, vào thập niên 70 của thế kỷ XVIII vùng đất này bị suy tàn dần vì cuộc chiến tranh giữa quân Tây Sơn và chính quyền phong kiến Nguyến Ánh. Một số vùng đất khác cũng được mở rộng khai phá vào thế kỷ XVIII như vùng ven rạch Sóc Sãi, rạch Mỹ Lung (Bến Tre) trên cù lao Bảo, vùng ven sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, song Bình Đại trên cù lao An Hóa. Như vậy, đến cuối thế kỷ XVIII vùng đất Bến Tre đã được khai phá khá rộng. Sang đầu thế kỷ XIX, công cuộc khẩn hoang mở đất, lập phố trên vùng đất Bến Tre càng được phát triển hơn. Công cuộc tự khai phá của nhân dân vẫn được tiếp tục trong lúc chính quyền nhà Nguyễn bấy giờ đứng ra tổ chức việc khai hoang, trồng trọt dưới hình thức đồn điền, khai hoang, lập ấp. Từ đó đất Bến Tre càng được phát triển hơn. Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức có viết: “Ở phía Đông sông Hàm Luông, cách phía đông trấn 103 dặm rưỡi, rộng 18 tầm, sâu 11 thước ta. Vào sông này đi xuống hướng đông ba dặm, nơi phía bờ bắclà chợ Bến Tre (Trúc Tân), quán xá dày đặc; 3 dặm rưỡi bên bờ nam là chợ Mỹ Lồng, phố xá liền nhau, buôn bán đông đúc. Có những vườn cau rậm như rừng, quả lớn lại sai, nên cau Mỹ Lồng rất nổi tiếng. Xuống phía đông năm dặm chảyra cửa sông Phước Thạnh (Tục gọi là Cái Sậy, thuộc địa phận thôn PhướcThạnh) cửa sông rộng 3 tầm, sâu 2 tầm vào nam chảy ra biển Ba Lai” [Dẫn theo tài liệu 117; 13]. Điều đó chứng minh rằng sang thế kỷ XIX diện mạo vùng đất Bến Tre đã có bước phát triển khá mạnh mẽ. Về mặt địa lí hành chính, sang đầu thế kỷ XIX vùng đất Bến Tre cũng có một số thay đổi. Năm 1808 tổng Tân An (tức đất Bến Tre ở thế kỷ XVIII) được nâng lên thành Huyện (phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh) gồm tổng An Bảo và tổng Tân Minh cũng nằm trên hai cù lao: cù lao Bảo và cù lao Minh.
  • 23. Năm 1823 huyện Tân An được nâng lên thành phủ lấy tên là phủ Hoằng An gồm hai huyện Tân Minh và An Bảo. Năm 1851, đất Bến Tre được mang tên là phủ Hoằng Trị gồm bốn huyện trên cù lao Bảo và cù lao Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long. Như vậy từ một vùng đất hoang vu, rừng rậm đầy thú dữ, những lớp lưu dân bằng bàn tay, khối óc và nghị lực phi thường đã biến chúng thành một vùng ruộng vườn trù phú. Đến giữa thế kỷ XIX Bến Tre đã là một trong những vùng đất được khai phá nhiều nhất trong sáu tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ. Thời kỳ chống ngoạixâm Pháp - Mỹ (từ năm 1858 đến 1975) Như vậy cho đến giữa thế kỷ XIX, trên vùng đất Bến Tre, đất đai đã được khai phá về căn bản, làng mạc đã được hình thành. Trong hoàn cảnh đó tưởng chừng như xã hội đi vào bước ổn định để phát triển thì thực dân Pháp tràn vào xâm lược. Như một điều tất yếu những lớp lưu dân vốn đã quen với công việc khai hoang, lập đất nay lại đứng lên cầm gươm đao để chống lại kẻ thù. Có thể nói tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân Bến Tre rất mạnh mẽ. Khi thực dân Pháp bắt đầu đến đây, lớp lớp người con xứ dừa đã dũng cảm đứng lên đánh đuổi chúng. Trên mảnh đất cù lao này đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa với qui mô lớn, nhỏ khác nhau cùng một mục đích chung là giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu có thể kể đến như khởi nghĩa của hương giáo Phan Công Tòng, khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm, khởi nghĩa Tán Kế… Do chưa được tổ chức chặt chẽ, chưa có một đường lối đúng đắn, trang bị vũ khí còn thô sơ nên các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại hoặc tan rã. Biết bao người đã ngã xuống trong các cuộc chiến đấu ấy, tuy nhiên, không vì thế mà người dân Bến Tre nản lòng. Tinh thần yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm vẫn âm ỉ cháy trong lòng bao thế hệ con người vùng đất xứ dừa kiên cường. Và với tinh thần, ý chí mãnh liệt ấy, cùng với sự dũng cảm, mưu trí nhân dân Bến Tre đã góp chung
  • 24. niềm vui chiến thắng cùng cả nước khi giành lại được chính quyền từ tay thực dân Pháp vào tháng 8 năm 1945. Độc lập, tự do chưa được bao lâu, đất nước lại phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp lại nổ súng xâm lược đất nước ta lần hai, nhân dân Bến Tre lại một lần nữa nhất tề đứng lên chống giặc. Nhân dân Bến Tre bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp lần hai trong điều kiện đã được chuẩn bị tương đối về nhiều mặt trên nền chính trị là khối đại đoàn kết toàn dân. Trong hoàn cảnh tương đối thuận lợi ấy, nhân dân Bến Tre đã thể hiện tinh thần xung kích mạnh mẽ. Với nhiều trận đánh và bước đầu mang lại những thắng lợi nhất định tiêu biểu như trận đánh tiêu diệt căn cứ Vàm Nước Trong ở Định Thủy huyện Mỏ Cày năm 1947, chiến thắng Thạnh Phú năm 1953… Như vậy từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7 năm 1954 nhân dân Bến Tre cùng với đồng bào cả nước tiến hành cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng vô cùng anh dũng. Có thể nói những chiến thắng ở Bến Tre và các tỉnh Nam Bộ khác đã góp tiếng nói mạnh mẽ buộc thực dân Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7 năm 1954 lập lại hòa bình ở Đông Dương, công nhận độc lập chủ quyền của đất nước Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc, nhân dân Bến Tre lại cùng cả nước tiếp tục chống đế quốc Mỹ. Tinh thần anh dũng, kiên cường lại tiếp tục được phát huy trên vùng đất xa xôi phương Nam này. Trong những năm đầu củ cuộc kháng chiến quân dân Bến Tre tiến hành đấu tranh chính trị, đòi Mỹ, Diệm thực thi đúng theo Hiệp định Giơ-ne-vơ đồng thời đòi các quyền dân sinh, dân chủ, đồng thời tranh thủ phát huy lực lượng làm cơ sở và tiền đề để bước vào cuộc chiến đấu ác liệt những năm sau đó. Nhân dân Bến Tre đã đi đầu trong cuộc đấu tranh vũ trang toàn miền Nam chống Mỹ - Diệm bằng phong trào Đồng Khởi ngày 17 tháng Giêng năm 1960 do nữ tướng Nguyễn Thị Định lãnh đạo. Tiếp đó quân dân Bến Tre cùng cả nước lần
  • 25. lượt đánh bại các cuộc “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ - Ngụy để tiến tới thắng lợi cuối cùng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Địa lí hành chính trên vùng đất Bến Tre thời kỳ từ năm 1858 đến năm 1975 cũng có một số thay đổi do những biến cố lớn về chính trị. Có thể nói ngắn gọn một số điểm chính như sau: Năm 1867 khi đã hoàn thành việc chiếm đóng Nam Kỳ lục tỉnh, Pháp đổi phủ Hoằng Trị (vùng đất Bến Tre triều Nguyễn) thành hạt Hoằng Trị và chia ra hai sở tham biện là Bến Tre và Mỏ Cày. Lúc này cù lao An Hóa vẫn thuộc vùng đất Mỹ Tho. Trong thập niên 70 của thế kỷ XIX, sau khi nhập hai sở tham biện Bến Tre và Mỏ Cày thành sở tham biện Bến Tre, Pháp gọi Bến Tre là hạt , gồm 23 tổng , 205 làng. Lúc này hạt Bến Tre thuộc khu vực Vĩnh Long (năm 1876, Pháp bãi bỏ cấp tỉnh, chia Nam Kỳ thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bacssac). Năm 1899, hạt Bến Tre được đổi thành tỉnh Bến Tre cũng gồm có 2 cù lao: cù lao Minh và cù lao Bảo. Sau khi giành độc lập bằng cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Bến Tre được chính quyền Cách Mạng đổi thành tỉnh Đồ Chiểu năm 1945, đến năm 1946 gọi là tỉnh Bến Tre. Năm 1948 quận An Hóa (cù lao An Hóa) của tỉnh Mỹ Tho được sáp nhập về tỉnh Bến Tre , kể từ đây tỉnh Bến Tre gồm 3 cù lao: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa. Có thể nói, tiến trình lịch sử của nhân dân Bến Tre trong ba thế kỷ qua vừa mang những nét chung của lịch sử dân tộc, đồng thời nó lại vừa mang những nét riêng do hoàn cảnh lịch sử nơi đây quy định. Văn học dân gian Bến Tre phát triển trong tiến trình lịch sử ấy tất yếu sẽ phản ánh diện mạo xã hội, con người mà nó đi qua.
  • 26. 1.2. Đặc điểm vùng đất và conngười Đặc điểm vùng đất: Bến Tre là vùng đất cù lao nằm ở cuối các dòng sông lớn, là vùng đất có nhiều cồn bãi, sông rạch chằng chịt, do vậy đất đai ở đây mang tính chất và dáng dấp riêng của nó. Cũng như các vùng đất khác trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, Bến Tre được thiên nhiên giành nhiều ưu đãi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, hàng năm được phù sa bồi đắp. Tuy nhiên khi bắt đầu đến đây khai hoang, lập làng, những lớp lưu dân không khỏi ngỡ ngàng thốt lên rằng: “Đến đây xứ sở lạ lùng Con chim kêu cũng sợ con cá vùng cũng kinh”. Trong buổi ban đầu khai phá, nhiều vùng rộng lớn ở Bến Tre là đất trầm thủy, nê địa; rừng bụi um tùm chạy dài từ đầu cù lao cho đến ven biển với nhiều loài thú dữ ngự trị như cọp, heo rừng, cá sấu… Tính chất hoang sơ, cái gốc gác xa xưa của chốn “rừng thiên, nước độc, thú bầy” này vẫn được gợi lên qua một số địa danh còn lưu giữ đến ngày hôm nay như: Giồng Hổ, Giồng Heo, Sân Trâu, Rạch Mây, Bàu Dơi, Láng Tượng…. Trong tập bút kí Phủ biên tập lục viết về Đàng Trong, Lê Quý Đôn ghi rằng: “Từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào , toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm” [Dẫn theo tài liệu 100; 25]. Trong cuốn Gia Định thành thông chí, khi chép về trấn Vĩnh Thanh, Trịnh Hoài Đức viết: “Toàn là ruộng bùn sâu, không dùng trâu cày cuốc được, phải đợi lúc hạ thu giao đại có nước mưa đầydẫy, cắt cỏ lùm lác, cào cỏ đắp bờ rồi chỏi đất cấy mạ xuống” [Dẫn theo tài liệu 114; 20]. Tất cả gợi lên cho chúng ta thấy tính chất hoang vu của vùng đất này trước lúc được khai phá. Bằng tinh thần đoàn kết, ý chí và nghị lực phi thường bao thế hệ con người Bến Tre đã biến sự hoang vu ấy thành xóm làng trù phú, ruộng vườn tươi tốt, cây trái sum suê.
  • 27. Đất đai ở Bến Tre mang sắc thái đặc thù tiêu biểu cho quá trình hình thành đồng bằng sông Cửu Long – quá trình bồi tụ phù sa của những “đảo cửa sông”. Mang đặc trưng cơ bản đó, địa hình ở Bến Tre tương đối bằng phẳng với những dòng cát xen kẽ với ruộng vườn. Trên những chặng đường rút lui của biển từ xa xưa, những dãi giồng cát bắt đầu hình thành. Tại Bến Tre có gần 20 dãi giồng cát chạy song song từ trong ra ngoài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Rất nhiều địa danh ở Bến Tre được đặt tên gắn với những giồng cát: Ở Ba Tri có Giồng Chuối, Giồng Chàm, Giồng Quéo, Giồng Dừa, …; ở Bình Đại có Giồng Kiến, Giồng Cây Me, Giồng Giếng…; Mỏ Cày có Giồng Văn, Giồng Vỡ, Giồng Keo,…; Thạnh phú có Giồng Chùa, Giồng Miễu, Giồng Chanh, Giồng Ớt,.... Chiều cao của mỗi giồng cát trung bình từ 3 đến 5 mét. Ở giữa các dãi giồng cát là những trũng hay phẳng giữa giồng với chiều rộng chênh lệch khá nhiều. Chính những giồng cát này đã tạo thành một dạng địa mạo rất đặc trưng cho vùng đất Bến Tre. Từ những tên gọi cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa chứng minh cho chúng ta thấy rằng, vùng đất Bến Tre được hình thành do sự lắng đọng phù sa ở cửa sông Tiền. Ban đầu những cù lao hình thành riêng lẻ, theo thời gian, lượng phù sa ngày càng lớn, các cù lao được chắp lại với nhau tạo nên Bến Tre ngày nay. Do vậy, dễ thấy rằng đất Bến Tre chủ yếu là dạng đất phù sa, chúng được chia thành ba tiểu loại phù sa dựa theo thứ tự lắng tụ. Thứ nhất là dạng đất cao và ổn định, không bị mặn xâm nhập. Vùng đất này thích hợp với các loại cây ăn trái, tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Lách và phía Tây huyện Châu Thành. Thứ hai là dạng đất chịu ảnh hưởng của nước mặn theo hượng tượng thẩm thấu. Loại đất này có ở huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Bình Đại, phía Đông huyện Châu Thành và Thành phố Bến Tre, thích hợp để trồng dừa. Ngoài ra còn có một dạng đất có nhiều màu mỡ rất thích hợp để trồng lúa. Loại đất này chủ yếu tập trung ở huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú. Còn
  • 28. lại là dạng đất phèn tập trung ở những vùng trũng giữa những con giồng chạy song song. Loại đất này không thích hợp cho cây trồng, tuy vậy ngày nay chúng được cải tạo bằng các công tác thủy lợi, đào mương, lên liếp... nên tầng đất sinh phèn ít nhiều bị rửa trôi và có thể trồng lúa cho năng suất khá. Bến Tre có nguồn nước dồi dào quanh năm thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, các sông lớn và hệ thống sông rạch chằng chịt đã tạo cho Bến Tre nguồn nước phong phú, đồng thời nó còn cung cấp cho Bến Tre một nguồn thủy sản phong phú. Hệ thống sông dày đặc ở Bến Tre tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy, đặc biệt là khi vùng đất đang trong thời kỳ khai phá, hệ thống giao thông đường bộ chưa được mở mang. Có lẽ do điều kiện thuận lợi này nên vùng đất Bến Tre được khai phá khá sớm so với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tư liệu lịch sử cho biết rằng lưu dân đến Bến Tre theo đường biển chiếm số lượng lớn nhất, bởi lẽ họ không phải đi từng chặn mà có thể đi một mạch bằng phương tiện ghe, thuyền. Và có rất nhiều từ các cửa sông những lớp lưu dân bắt đầu lưu thông vào các sông nhỏ để định cư, khai phá. Vấn đề này chúng tôi sẽ bàn kĩ hơn trong phần sau. Với vị thế bên biển Đông, sông ở Bến Tre vừa tiếp nhận nguồn nước từ biển hồ đổ về vừa tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều vào, điều đó quy định chế độ dòng chảy ở các con sông Bến Tre là chế độ bán nhật triều không đều. Trước khi con người đến định cư ở Bến Tre thì nơi đây là một vùng đất hoang vu với nhiều rừng rậm xen lẫn các trảng lau, sậy và những đầm lầy cỏ, lác... Dần dần con người bắt đầu chặt cây, phá rừng biến chúng thành các thôn xóm, ruộng vườn... Theo thời gian, thảm thực vật nguyên thủy đã thay đổi sâu đậm. Tuy vậy, ngày nay chúng ta vẫn thấy thảm thực vật ở Bến Tre rất là phong phú và đa dạng. Có thể bao quát chúng thành các quần thể thực vật sau: quần thể thực vật trên các bãi lầy ven biển với các loại cây nước mặn như
  • 29. mắm trắng, bần đắng, vẹt, đước, cóc kèn, ô rô...; quần thể thực vật ven sông rạch với các loại cây như dừa nước, bần chua, mướp xác, trâm bầu, quao nước, dây lùn, lau, sậy,...; quần thể thực vật trên những giồng cát với các loại cây như tra, mù u, cui, cỏ chông, rau muống biển,...; quần thể thực vật với các loại cây như tràm, gừa, bòng bong, mây nước, sen, súng,... ở những vùng bưng trũng. Thảm thực vật ở đây có tác dụng che phủ và bảo vệ đất chống rửa trôi, sạt lở; điều hòa khí hậu và tạo nơi sinh sống cho nhiều loại động vật hoang dã đồng thời nó vừa là nguồn cung cấp tài nguyên quý giá. Trên vùng đất Bến Tre hoang vu thế kỷ XVII, XVIII con người thường xuyên phải đối mặt với các loài thú dữ cả trên bờ và dưới sông như cọp, voi, heo rừng, cá sấu... Trong cuốn Gia Định thành thông chí [31], Trịnh Hoài Đức cho biết vùng đất này có khá nhiều cọp, nhất là các vùng Định Trung, Thới Thuận (huyện Bình Đại hiện nay). Nhiều địa danh ở Bến Tre liên quan đến cá sấu như rạch Cá Sấu, chợ Bàu Sấu (nay là chợ Lương Quới, huyện Giồng Trôm).... Một số truyền thuyết cũng phản ánh khá rõ thực trạng hoang vu vùng sình lầy, nê địa này khi xưa. Tuy nhiên, đến nay những loại động vật ở Bến Tre đã trãi qua những biến đổi lớn. Các loài thú lớn, nguy hiểm như cọp, voi, cá sấu hoàn toàn biến mất. Nguồn động vật ở Bến Tre hiện nay có một số loài thú nhỏ như chuột, dơi, rái cá...Ở những vùng đất giồng, chúng ta còn bắt gặp các loài như chồn. Các loài bò sát như trăn, rắn, kì nhông, kì đà, tắc kè. Tuy nhiên, số lượng của chúng cũng giảm dần, ngoài ra còn có loài động vật sống trên không như chim khá phong phú về chủng loại, như chim sẽ, chích chòe, chim sâu, sáo, cò, cồng cộc, le le... Trên các sân chim như Vàm Hồ, Cồn Đất, Cồn Nhàn các loài chim dần quy tụ lại nhất là vào mùa sinh sản. Phong phú nhất trong nhóm sinh vật trên cạn là các loại côn trùng như sâu, kiến, ong, ..., số lượng của chúng đến hàng ngàn loại. Nguồn động vật dưới nước ở Bến Tre cũng rất phong phú do vị trí tiếp giáp với biển, đồng
  • 30. thời có hệ thống sông rạch chằng chịt. Chiếm số lượng nhiều nhất và đáng chú ý nhất là cá với nhiều chủng loại từ nhóm cá nước biển như cá sống nổi thuộc họ cá trích, cá đối..., nhóm cá nước lợ như cá kèo, cá bống...; cho đến các nhóm cá nước ngọt như cá mè, cá rô, cá trê, cá lóc,... Các loài tôm cũng chiếm số lượng lớn. Ngoài ra còn có nghêu, sò..., tất cả đem lại nguồn lợi lớn để phát triển kinh tế. Tất cả điều kiện tự nhiên này đã tạo nên lối sống đặc trưng sông rạch và được phản ánh vào văn học dân gian khá rõ. Đặc điểm con người: Cùng với các chủ trương, chính sách di dân của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đương thời, mạch “Nam tiến” diễn ra liên tục theo nhịp độ tăng dần trong suốt thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Không khác hơn so với các vùng khác trong Đồng bằng Sông Cửu Long, cư dân ở Bến Tre chủ yếu là người Việt. Những lưu dân người Việt đến vùng Bến Tre hầu hết là những người từ các tỉnh miền Trung, đặc biệt là vùng Ngũ Quảng (Địa danh chỉ 5 dinh được lập đầu thế kỷ XIX dưới thời Gia Long gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên), Quảng Nam và Quảng Ngãi) [100; 244]. Trong quyển Địa chí Bến Tre do Thạch Phương và Đoàn Tứ chủ biên, các tác giả đã thống kê về nguồn gốc địa phương của 112 gia phả như sau: - 38 gia đình quêgốc ở QuãngNgãi. - 17 gia đình ở Thừa Thiên, Quãng Trị. - 19 gia đình ở Quãng Nam. - 9 gia đình ở Quãng Bình. - 11 gia đình ở Bình Định. - 5 gia đình ở NghệAn. - 3 gia đình ở Hà Đông. - 2 gia đình ở Nam Định
  • 31. - 4 gia đình ở miền Trung (không rõ tỉnh nào) - 4 gia đình ở miền Bắc (không rõ tỉnh nào) [100; 247] Cùng khai phá với người Việt, trên vùng đất Bến Tre cuối thế kỷ XVII còn có một nhóm lưu dân người Hoa. Những lưu dân này là một bộ phận quân nhà Minh ở vùng Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Hoa) do bất mãn với triều đình Mãn Thanh nên sang Việt Nam xin tị nạn. Sách Địa chí Bến Tre viết: “Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần lại cho phép 3.000 người Hoa “Phản Thanh Phục Minh” theo hai tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến cư trú chính trị và định cư ở vùng Biên Hòa, Mỹ Tho” [100; 242]. Các tư liệu lịch sử khẳng định trong nhóm lưu dân định cư ở Mỹ Tho do Dương Ngạn Địch dẫn đầu chắc chắn đã có một nhóm sang cư trú ở cù lao An Hóa nhất là vùng ven sông Ba Lai (các ấp thuộc xã Phước Thạnh huyện Châu Thành), vì nơi đây nằm đối diện với đất Mỹ Tho, chỉ cách Mỹ Tho một con sông. Nhóm lưu dân người Hoa này không lập xóm, ấp riêng mà cư trú chung với người Việt, về sau trở thành người Minh Hương, trải qua nhiều đời rồi trở thành dân bản địa. Riêng nhóm người Khơ-me ở đây đến định cư không sớm hơn là mấy so với những lưu dân người Việt, bởi lẽ cho đến đầu thế kỷ XVII vùng đất này về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu, khắp nơi là đầm lầy, rừng rậm. Sách Địa Chí Bến Tre ghi rõ: “Trên đất Bến Tre việc khai khẩn ruộng vườn của cư dân tại chỗ - người Khơ-me chỉ tập trung chủ yếu trên các vùng đất cao như Sóc Sãi, Giồng Ông Giang, Giồng Nâu ở Cù lao Bảo, Giồng Văn, Giồng Võ, Đa Phước, An Thạnh, Ba Vát ở Cù lao Minh” [100; 283]. Nhóm người Khơ-me ở Bến Tre này là rất ít, một thời gian ngắn sau đó họ đã bỏ đi nơi khác, đến giữa thế kỷ XIX thì trên đất Bến Tre hầu như không còn người Khơ-me sinh sống. Trong quyển Văn học Dân Gian Bến Tre Nguyễn
  • 32. Phương Thảo đã công bố số liệu như sau: “Thống kê dân số của Bến Tre vào năm 1859 cho thấy Bến Tre không có người Khơ – me Nam Bộ” [114; 19]. Chính điều này đã tạo nên một đặc điểm khá riêng biệt của cư dân Bến Tre so với các tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Qua đó ta cũng thấy rõ vai trò của người Việt trong công cuộc khai phá ba dãi đất Cù lao. Đặc điểm trên về cư dân Bến Tre còn ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn học dân gian ở vùng đất này. Qua các đợt di dân liên tục trong suốt từ thế kỷ XVII về sau, vùng đất Bến Tre ngày càng có đông người đến ở và đi vào ổn định, phát triển. Các cư dân Việt khi gánh gồng vào đất Bến Tre thường có tập quán sống quần tụ với nhau theo quan hệ gia đình, dòng họ hoặc cùng quê quán, cùng tôn giáo. Như đã nêu, họ tập hợp sinh sống trên những vùng đất cao, vùng ven biển, sông rạch thuận lợi cho việc vận chuyển, đi lại, canh tác, tưới tiêu. Theo cách thức đó, dần dần thôn ấp được hình thành khi mà có một số lượng dân nhất định. Thôn ấp, xóm làng đã được hình thành họ bắt đầu chung tay nhau xây đình, dựng chùa, lập chợ… Những khu trung tâm này tiếp tục thu hút những lớp lưu dân đến sau nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau cùng khai phá đất đai, đấp đặp, đào mương trồng trọt, săn thú, đánh bắt thủy hải sản,… Theo thời gian, các tụ điểm dân cư dần dần nối liền nhau và tiếp tục tỏa rộng ra theo hình rẽ quạt. Cho đến cuối thế kỷ XVIII trong cái nhìn cơ bản, chúng ta thấy rằng diện mạo của cộng đồng cư dân Bến Tre đã được định hình trên cơ sở một nền sản xuất vật chất chủ yếu là nông nghiệp và ngư nghiệp. Kể từ đó, “Cùng với việc mở rộng diện tích khai hoang, sản xuất phát triển, lương thực dồi dào, các thôn xã hình thành ngàymột nhiều. Việc quản lí xã hội dần đi vào nề nếp ổn định, chặt chẽ hơn, tạo điều kiện cho đời sống tinh thần văn hóa của cộng đồng phát triển” [100; 252].
  • 33. Như chúng tôi đã nói, thiên nhiên đã dành nhiều ưu đãi cho vùng đất Bến Tre, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, hàng năm được phù sa bồi tụ, tuy vậy thiên nhiên cũng tạo ra nhiều khó khăn thậm chí khắc nghiệt trên vùng đất này. Là vùng đất cù lao, nên khi lưu dân mới đặt chân lên khai phá nhiều vùng rộng lớn nơi đây là đất nê địa, sình lầy, rừng bụi hoang vu, kênh rạch chằng chịt, lắm thú dữ. Biết bao nỗi vất vả, nguy nan đã khiến con người đôi lúc không khỏi ngậm ngùi: “Nước sông trong sao lại chảy hoài. Thương ngườixa xứ lạc loài tới đây” Vậy nên, con người khi đến nơi đây cư trú làm ăn họ thường nương tựa vào nhau, cố kết lại với nhau để tạo nên sức mạnh đối phó và vượt qua những nguy hiểm, những biến cố luôn rình rập. Chính điều này cũng đã tạo nên một lối sống tình nghĩa khá đậm đà của các cư dân trên vùng đất Bến Tre. Nói cách khác, tinh thần đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau được bao thế hệ cư dân Bến Tre giữ gìn và phát huy mạnh mẽ. Từ một vùng đất cù lao hoang vu “sấu nghé, cọp gầm, sông sâu, rừng rậm”, người dân Bến Tre đã biến chúng trở thành làng xóm trù phú. Để thực hiện công việc lớn lao đó, “người đất cù lao” luôn tạo ra tâm thế vượt lên mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ cũng luôn đề cao tinh thần tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính, không trông chờ, ỷ lại. Tinh thần tự lực tự cường của người dân Bến Tre cũng một nét tính cách chung của người dân Nam Bộ. Nhà văn Trần Hiếu Minh cũng đã nhận xét rằng “Đây cũng là sơn cùng thủy tận rồi. Đến đây chỉ có haicon đường, một là không đủ nghịlực mà sống nữa thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại đấu tranh để mà sống. Con người đến đâylà con người liều, con người ngangtàng, nghĩa khí” [Dẫn theo tài liệu 114; 22]. Ngoài việc khai phá đất hoang sản xuất, sinh hoạt, chúng ta cũng dễ nhận ra tinh thần tự lực cánh sinh, ý chí, nghị lực phi
  • 34. thường của người dân Bến Tre trong chiến đấu để vượt thử thách cam go của lịch sử. Có lẽ với những tính trội trong tính cách, tâm lí này nên nhiều người trên vùng đất Bến Tre đã góp phần làm rạng danh đất nước. Vùng đất Bến Tre nằm gọn trên ba dãy cù lao, vì thế có thể coi người Bến Tre là người đất cù lao. Chính vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên này tạo cho người Bến Tre tâm thế vừa bảo lưu vốn văn hóa truyền thống của mình vừa sẵn sàng mở cửa để đón nhận tinh hoa văn hóa của các vùng, các địa phương khác. Nguyễn Phương Thảo nhận định: “Bởi một lí do vô cùng đơn giản, sống trên đất cù lao mà đóng cửa thì nghiễm nhiên, người ta tự làm rộng thêm, sâu thêm ranh giới tự nhiên sẵn có mà thiên nhiên đã dành cho vùng đất ấy. Nhưng điều kiện tự nhiên ấy cũng tạo điều kiện cho con người bảo lưu những vốn văn hóa truyền thống của mình” [114; 22]. Tuy là vùng “đất đảo” nhưng Bến Tre có vị trí án ngữ giữa các con sông lớn, giao thông đường thủy thuận lợi. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho người Bến Tre đi đây đi đó, tiếp xúc, học hỏi, buôn bán, trao đổi kinh tế và văn hóa từ các vùng khác ở Nam Bộ đến cả miền Trung, để từ đó làm giàu thêm kho tàng kiến thức, kinh nghiệm cũng như vốn văn hóa của mình. “Đó chính là cơ sở tạo nên sự đa dạng và phong phú về kiến thức, nghề nghiệp, kinh nghiệm trong sản xuất và tổ chức đời sống” [117; 19]. Trên cái nhìn chủ đạo, ta thấy bức tranh lịch sử vùng đất Bến Tre trong suốt thế kỉ qua kể từ khi vừa đặt chân đến khai phá là quá trình ổn cư, dựng làng, lập xóm. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác ta thấy quá trình đó diễn ra không êm ả. Đời sống của người dân Bến Tre thường bị tác động sâu sắc bởi cuộc nội chiến kéo dài giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, rồi các cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc… Chiến tranh kéo dài đã gây những cuộc xáo trộn, di chuyển dân cư đáng kể, đồng thời cũng từ nhu cầu thực tế đó mà nhân dân Bến Tre luôn tạo cho mình tâm thế, hệ ứng xử hai chiều: vừa khai hoang, lập
  • 35. làng theo xu hướng hòa bình đồng thời vừa biết đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi, cuộc sống cho mình, đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đất nước và bản sắc văn hóa dân tộc. Truyền thống quý báo tự ngàn đời của dân tộc tiếp tục sống lại và phát triển mạnh mẽ ở vùng đất mới Bến Tre. Tinh thần chống áp bức bóc lột và lòng yêu nước của con người Bến Tre ngoài những nét phổ biến cònđược pha đậm thêm tính cách ngang tàng, nghĩa hiệp, phóng khoáng, không bị ràng buộc bởi những quan niệm hẹp hòi, xơ cứng của Nho giáo. Có thể nói “Tinh thần chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm bảo vệ quyền sống, bảo vệ quê hương đất nước đã diễn ra khá mạnh mẽ ngay trong quá trình chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn khai phá đấtđai, sản xuất để tạo dựng cuộc sống trên vùng mới” [100; 301]. Về mặt tính ngưỡng, người Bến Tre có tục thờ phụng tổ tiên, tục thờ Thành hoàng và tục thờ cúng cá voi. Tục thờ Thành hoàng là tín ngưỡng của cư dân làm nghề nông, nơi thờ tự là đình. Theo quan niệm dân gian, Thành hoàng là vị thần linh cai quản thôn xã che chở, phù hộ cho dân làng được bình yên, canh tác được mùa, đời sống thịnh vượng, nhân dân tất tôn kính và tin tưởng vào sự phù hộ của Thành hoàng. Ở Bến Tre, đình làng ra đời gắn liền với quá trình khai hoang, mở làng lập ấp. Đình thường gắn với lễ hội Kỳ Yên được tổ chức một năm hai lần: lệ hạ điền vào khoảng thời gian tháng 3, tháng 4 và tháng 5 âm lịch; lệ thượng điền vào khoảng thời gian tháng 11 và tháng 12 âm lịch. Lễ hội là dịp người dân cúng tế bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh đồng thời cũng là dịp để mọi người họp mặt trao đổi kinh nghiệm, bàn công việc làm ăn. Nếu như tục thờ Thành hoàng là tín ngưỡng của cư dân làm nông nghiệp thì tục thờ cúng cá voi (cá ông) là tín ngưỡng của cư dân làm nghề biển. Đây là một tín ngưỡng dân gian hình thành trong quá trình tiếp biến văn hóa Việt - Chăm diễn ra từ Đèo Ngang trở vào. Tập tục này trên vùng đất Bến Tre có lẽ là do ngư dân miền Ngũ Quảng mang vào, bởi trên đất
  • 36. Bến Tre không có sự hiện diện của người Chăm. Tục thờ cúng cá ông là cách để ngư dân đền ơn, trả nghĩa vị thần hộ mạng đã cứu giúp họ giữa biển khơi. Nó gắn liền với lễ hội Nghinh Ông được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch. Trong Văn học Dân Gian Bến Tre, chúng ta thấy có các truyền thuyết về cá ông với những tình tiết nhằm thần thoại hóa sinh vật được ngư dân ngưỡng mộ này. Có thể tạm kết ở đây vài điều: Thứ nhất: Vùng đất Bến Tre bắt đầu được khai phá từ thế kỷ XVII , với nhiều đợt chuyển cư liên tục sang thế kỷ XVIII vùng đất ấy đã có một sự biến đổi mạnh mẽ, đến thế kỷ XIX Bến Tre đã là một trong những nơi được khai phá nhiều nhất trong “Nam Kì lục tỉnh”. Trong một thời gian lịch sử không dài lắm, nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường, những lớp lưu dân đã biến một vùng đất hoang vu, rừng rậm, sình lầy, thú dữ… thành một vùng ruộng vườn tươi tốt, làng xóm trù phú. Vùng đất ấy dãi đất cù lao được bao bọc bởi ba bề sóng nước. Địa mạo tự nhiên này góp phần hình thành nên những nét tính cách, tâm lí riêng biệt tiêu biểu cho con người Bến Tre. Trải qua mấy mươi năm khói lửa chiến tranh, vùng đất ấy càng được giữ vững và phát triển. Thứ hai: Cư dân ở Bến Tre hầu hết là người Việt từ các tỉnh miền Trung phía Nam Hải Vân trở vào đặc biệt là vùng ngũ Quảng di cư vào sống ôn hòa với nhóm nhỏ lưu dân người Hoa và một ít người Khơ-me. Tựu trung, đó là một quá trình ổn định, dựng làng, lập xóm trong một lối sống nghĩa tình đậm đà, đoàn kết chặt chẽ. Trên dải đất ba cù lao này con người Bến Tre vốn cần cù, chất phác, nhân ái, nay còn mang thêm tính cách mới của người tiên phong kiên cường, buất khuất mà cũng hết sức ngang tàng, phóng khoáng và nghĩa hiệp. Vùng đất cù lao còn cho con người Bến Tre tâm thế vừa bảo lưu vốn văn hóa truyền thống của mình vừa tranh thủ giao lưu, đón nhận tinh hoa
  • 37. văn hóa của các vùng, các địa phương khác. Điều đó góp phần qui định sự đa dạng và phong phú về văn hóa của con người Bến Tre. Tất cả những điều này để lại dấu ấn đậm nét trong văn học dân gian Bến Tre, đặc biệt là ở một số thể loại tiêu biểu như truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và cao dao – dân ca.
  • 38. CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ DIỆN MẠO VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE Trong chương 1, chúng tôi đã phác thảo một cái nhìn khái quát về diện mạo vùng đất và con người Bến Tre. Đó là cơ sở quan trọng cho việc định tính cơ bản văn học dân gian trên vùng đất này. Ở chương thứ 2, chúng tôi sẽ tiến hành tập hợp, khảo sát các tư liệu sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian ở Bến Tre cũng như các tư liệu thuộc lĩnh vực khác nhưng có liên quan đến văn học dân gian ở Bến Tre. Tìm hiểu hiện trạng tư liệu sẽ là một trong những thao tác cần thiết để chúng tôi định hướng được một cái nhìn khái quát về văn học dân gian ở Bến Tre, đồng thời cũng nhằm bước đầu xác định được đối tượng nghiên cứu cụ thể. Ngoài ra việc đánh giá chung về tình hình phân bố và cơ cấu các thể loại sẽ là “cách tiếp cận nét đặc thù nào đó của diện mạo văn học dân gian” [52; 51]. Cũng ở chương 2, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ nét một số hình thức sinh hoạt văn học dân gian ở Bến Tre – môi trường nuôi dưỡng, lưu truyền và phát triển văn học dân gian nơi đây. Tất cả công việc này đồng thời Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre. 2.1. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua tư liệu 2.1.1. Nhậnxét tình hình chung So với các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì ở Bến Tre quá trình sưu tầm và giới thiệu văn học dân gian xuất hiện khá sớm. Từ cuối những năm thế kỉ XIX, Trương Vĩnh Ký đã giới thiệu một số quyển sách về văn học dân gian trên vùng đất này như: Truyện đời xưa (1865), Truyện khôi hài (1882),Hát, Lý, Hò An Nam (1886). Sang đầu thế kỉ XX các nhà nghiên cứu tiếp tục giới thiệu một số công trình như Truyện tiếu đàm (1912) của Phụng Hoàng Sang và Dương Nhiếp; Truyện Ông Ó (1913) của
  • 39. Bùi Quang Nho; Chuyện vui (2 tập) của Huỳnh Khắc Trường (1932). Tuy nhiên, theo nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Thảo thì ở các công trình này “Khó có thể xác định được rạch ròi đâu là văn học dân gian Bến Tre, đâu là văn học dân gian của vùng khác” [114; 24]. Một số tác phẩm tiêu biểu và đảm bảo về chất lượng ở các công trình này đã được Nguyễn Phương Thảo tuyển chọn và giới thiệu lại trong công trình Văn học dân gian Bến Tre [114]. Do điều kiện chiến tranh chống ngoại xâm nên trong một thời gian dài sau đó, ở toàn miền Nam nói chung và ở Bến Tre nói riêng không có công trình sưu tầm văn học dân gian. Cho đến 1965 trở về sau, đặc biệt là sau năm 1975 văn học dân gian Bến Tre được sưu tầm và giới thiệu rộng rãi hơn. Có thể kể đến một số công trình như: - Kiến Hoà (Bến Tre) xưa của Huỳnh Minh [78]. - TỉnhBến Tre trong lịchsử ViệtNam (từ 1757 đến 1945)của Nguyễn Duy Oanh [96]. - Dân ca Bến Tre của Lư nhất Vũ và Lê Giang [134]. - Văn học dân gian Bến Tre của Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên [114]. - Địa chí Bến Tre do Thạch Phương và Đoàn Tứ (chủ biên) [100]. - Hát sắc bùa Phú Lễ của Huỳnh Ngọc Trảng [123]. - Di sản văn hoá Bến Tre của Lư Hội [50]. - Khảo sát ca dao – dân ca Bến Tre của Đặng Thị Thuỳ Dương - Luận văn thạc sĩ [25]. Ở bình diện rộng hơn là trên vùng đất Nam Bộ cũng có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian. Trong các công trình này các tác giả đã giới thiệu một số tác phẩm văn học dân gian ở Bến Tre. Các công trình bao gồm: - Tìm hiểu dân ca Nam Bộ của Lư Nhất Vũ và Lê Giang [135].
  • 40. - Ca dao Nam Bộ của Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị [34]. - Truyện cười dân gian Nam Bộ của Bùi Mạnh Nhị, Trần Tấn Vĩnh, Nguyễn Tấn Phát [90]. - Nghìn năm bia miệng – (2 tập) của Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường [124]. - Huyền thoại miệtvườn của Nguyễn Phương Thảo [115]. - Văn học dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long của Khoa Ngữ Văn Đại học Cần Thơ [69]. - Nam kỳ cố sự của Nguyễn Hữu Hiếu [42]. - Truyền thuyết dân gian vềnhững cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918), củaVõ Phúc Châu - Luận án Tiến sĩ [12] Tất cả những công trình trên cũng là tư liệu mà chúng tôi sẽ khảo sát, chọn lọc tác phẩm văn học dân gian ở Bến Tre nhằm phác họa một cái nhìn khái quát về văn học dân gian ở vùng đất này. Những tác phẩm được chọn lọc được chúng tôi chia thành 7 thể loại như sau: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao – dân ca, tục ngữ, câu đố, vè. Trên thực tế, vấn đề phân loại văn học dân gian ở Bến Tre cũng khá phức tạp nhất là ở các thể loại truyền thuyết và cổ tích. Đây cũng là tình trạng chung của văn học dân gian Nam Bộ, hơn nữa ở Bến Tre, vấn đề này chưa được chú ý nghiên cứu sâu. Đó có lẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tránh né vấn đề phân loại văn học dân gian của các nhà nghiên cứu trong nhiều công trình sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian ở Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng. Có thể điểm sơ lược tình hình này như sau: Ở công trình Kiến Hoà (Bến Tre) xưa [78], mục đích của tác giả là giới thiệu khái quát vùng đất Bến Tre cả về lịch sử, địa lí, văn hóa..., do đó trong mục huyền sử và di tích, tuy giới thiệu một số truyện kể dân gian nhưng
  • 41. tác giả không phân loại cụ thể cho một số tác phẩm tự sự dân gian này. Cũng với tinh thần đó, trong công trình Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ 1757 đến 1945) [96], nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Oanh cũng không phân loại các truyện kể dân gian mà ông đã giới thiệu, những chuyện kể này được ông gọi chung là huyền thoại. Cũng trong mục này, phần văn vần dân gian, tác gải giới thiệu 3 thể loại là: tục ngữ, ca dao và câu đố. Trong quyển sách chuyên ngành văn học dân gian, sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Bến Tre, Văn học dân gian Bến Tre [114], nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Thảo giới thiệu khá nhiều tác phẩm văn học dân gian vùng đất Bến Tre. Các tác phẩm được tác giả phân thành các mục: truyện cổ; truyện cười; truyện trạng; ca dao; dân ca; vè; phương ngôn, tục ngữ, câu đố. Như vậy, ngoài các thể loại được phân biệt khá rạch ròi như truyện cười, ca dao, vè... thì ở 2 thể loại truyền thuyết và cổ tích tác giả chưa đề cập đến. Tuy vậy, cách sắp xếp theo thứ tự các truyện ở mục truyện cổ cũng cho thấy ý đồ của tác giả trong việc phân loại 2 thể loại văn học dân gian này. Trong quyển sách Địa chí Bến Tre [100 ] do Thạch Phương và Đoàn Tứ chủ biên, phần giới thiệu văn học dân gian, các tác giả phân loại văn học dân gian Bến Tre thành 8 thể loại khá chi tiết: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện trạng, tục ngữ và phương ngôn, vè, câu đố, ca dao. Tuy nhiên, ở đây các tác giả chủ yếu phân loại để giới thiệu một số nội dung cơ bản của văn học dân gian Bến Tre. Một số vấn đề đáng bàn nữa là việc các tác giả đã tách truyện trạng ra thành một thể loại văn học dân gian độc lập. Bên cạnh đó, phần dân ca – bộ phận phát triển khá mạnh ở Bến Tre chưa được các tác giả đề cập đến. Chúng tôi vừa điểm sơ lược về tình hình phân loại văn học dân gian ở Bến Tre. Đi vào quá trình khảo sát các tư liệu và chọn lọc tác phẩm chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn vấn đề này.
  • 42. 2.1.2. Quá trình chọn lọc tác phẩm Vấn đề phân loại tác phẩm văn học dân gian: Như chúng tôi đã nêu, văn học dân gian mà đặt biệt là truyện cổ ở Bến Tre nói riêng và Nam Bộ nói chung, ngoài các thể loại như truyện cười, truyện ngụ ngôn được phân biệt một cách khá rành mạch thì ở hai thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích vấn đề phân loại chưa thật sự được chú ý. Thông thường khi sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian ở hai thể loại này, các nhà nghiên cứu thường né tránh vấn đề phân loại và gọi tên chúng một cách chung chung là huyền thoại, truyện cổ, chuyện kể dân gian… Cũng có cách phân loại theo tiêu chí đề tài - nội dung như: truyện địa danh, truyện loài vật, truyện liên quan đến lịch sử văn hóa, truyện sinh hoạt [69]. Việc không chú ý đến tiêu chí thể loại đó dẫn đến dễ nhầm lẫn, nhập nhằng trong việc nghiên cứu, khảo sát. Đó có lẽ cũng chính là nguyên do mà truyền thuyết, truyện cổ tích xuất hiện trong tuyển tập giai thoại [41], hay truyện cười – thể loại khá tiêu biểu, có ranh giới rõ ràng và tồn tại độc lập lại nằm cùng loại với truyện cổ tích với tên gọi chung là truyện sinh hoạt [69]. Từ tình hình trên, chúng tôi nhận thấy phân loại văn học dân gian Bến Tre theo tiêu chí thể loại là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Theo đó, tất cả các tác phẩm chọn lọc được chúng tôi chia thành các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao – dân ca, tục ngữ, câu đố, vè. Cơ sở cho việc phân loại này là sự tiếp thu quan điểm phân loại của các giáo trình hiện hành, cũng như có tham khảo thêm ý kiến của các nhà nghiên cứu khác. Trước khi đi vào quá trình chọn lọc tác phẩm, chúng tôi xin nêu cụ thể một số tiêu chí phân loại văn học dân gian ở Bến Tre trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu như sau: * Truyền thuyết
  • 43. Trước hết chúng tôi cần nói về khái niệm truyền thuyết để làm cơ sở cho việc chon lọc tác phẩm theo thể loại này. Dù từ lâu, truyền thuyết đã được thừa nhận là một thể loại tự sự dân gian riêng biệt nhưng về khái niệm này cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Để khám phá sâu bản chất thể loại, mỗi nhà nghiên cứu truyền thuyết dân gian thường giới hạn khái niệm trong một số tiêu chí nhất định. Từ điển thuật ngữ văn học [39] của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) cho đây là “một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vậtvà sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đến một thời kỳ, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương”. Vũ Ngọc Khánh trong Truyền thuyết Việt Nam [62] nhận định: “truyền thuyết là cảm quan của một cộng đồng về những sự kiện và nhân vật lịch sử, là cách đánh giá, phản ánh lịch sử một cách không chính thống của mọi thời đại, cách phản ánh dân giả nhất, vì thế mà hồn nhiên và đầy chất thơ nhất”. Nhà nghiên cứu Phan Trần thì nhấn mạnh phương thức phản ánh của truyền thuyết: “truyền thuyết là những truyện truyền tụng trong dân gian về những sự việc và nhân vật có liên quan đến lịch sử. Những nhân vật, sự việc đó thường được phản ánh qua trí tưởng tượng của con người qua sự hư cấu của nhân dân” (Tinh thần dân tộc qua truyền thuyết lịch sử, Tạp chí văn học số 3, Tr 50, 1967). Trong Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể loại [55], Hồ Quốc Hùng đúc kết: “Truyền thuyết là kí ức cộng đồng về quá khứ. Chủ yếu nó phản ánh niềm tin, sự ngưỡng mộcủa nhân dân đốivới nhân vật và sự kiện lịch sử của dân tộc ít nhiều bằng hư cấu, tưởng tượng. Lịch sử đọng lại trong truyền thuyết như những tia hồi quang phủ lên cảnh vật, phong thổ của đất nước làm say đắm biết bao thế hệ”. Từ nội hàm của rất nhiều khái niệm trên, chúng tôi xác định ba đặc trưng cơ bản để xác định một tác phẩm truyền thuyết dân gian đó là:
  • 44. - Đặc trưng 1: Yếu tố tự sự dân gian (truyền thuyết có phương thức phản ánh là tự sự tức phải có cốt truyện, nhân vật, tình tiết…, đồng thời phải có chất dân gian tức tác phẩm được truyền miệng và không có tên tác giả). - Đặc trưng 2: Yếu tố lịch sử (truyền thuyết có nội dung phản ánh con người và sự kiện lịch sử chủ yếu ở “bản chất”, “cốt lõi lịch sử” đó). - Đặc trưng 3: Yếu tố hư cấu, tưởng tượng (truyền thuyết nhằm lí tưởng hóa sự kiện, nhân vật lịch sử tạo nên chất “thơ và mộng”) Đây cũng chính là tiêu chí để chúng tôi xác định, chọn lọc các tác phẩm truyền thuyết dân gian ở Bến Tre qua một số nguồn tư liệu. * Truyện cổ tích Có thể nói việc phân loại một cáchkhoa học, rạch ròi, chính xác các thể loại văn học dân gian nhất là ở các thể loại có sự thâm nhập lẫn nhau như truyền thuyết và cổ tích là một việc làm khá phức tạp. Sự chưa thống nhất trong ý kiến của các nhà nghiên cứu folklore học nước ta là một minh chứng cụ thể cho sự phức tạp đó. Dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu và đặc điểm thực tế truyện dân gian ở Bến Tre, chúng tôi xin nêu một số ý để làm tiêu chí cho việc phân loại thể loại cổ tích như sau: Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian – sản phẩm của trí tưởng tượng từ thực tế. Tuy nhiên nếu thực tế trong truyền thuyết là những sự kiện, nhân vật cụ thể thì thực tế trong cổ tích là “thế giới không có thực”. Do đó “truyện cổ tích là truyện kể về những chuyện không thể xãy ra trong thực tế” và “điều hấp dẫn người nghe truyện cổ tích, điều có ý nghĩa đối với họ chủ yếu là ở chính cái thế giới cổ tích ấy chứ không phải thế giới ấy phản ánh thực tế nào” [127; 8]. Ra đời trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, khi mà xã hội hình thành sự phân hóa giai cấp cho nên truyện cổ tích hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân dân,