SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ LƢƠNG THANH
MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG
TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ
NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chƣơng trình định hƣớng thực hành
Hà Nội- 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ LƢƠNG THANH
MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG
CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH
VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ
XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG
Hà Nội- 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn đƣợc sử
dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Tôi cũng
xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc sỹ Quản lý kinh tế tại trƣờng Đại
học kinh tế, đƣợc sự đồng ý của Khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học kinh tế và
sự nhất trí của giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, tôi đã tiến hành
thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế với đề tài: “Mô hình quản lý vốn của
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”.
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô, Lãnh đạo và các đồng nghiệp
trong SCIC, các anh chị trong tập thể lớp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi
xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trƣờng Đại học kinh tế - ĐHQGHN, Khoa kinh tế chính trị và
các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn;
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, ngƣời thầy đã hết lòng giúp đỡ, hƣớng dẫn và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này;
Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp và sự động viên của gia đình,
Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong SCIC,các anh/chị trong lớp cao học QLKT3-
K23 trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn thạc sỹ;
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn thiện bài luận văn này.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tác giả của những cuốn
sách, bài viết, công trình nghiên cứu và website hữu ích đƣợc đề cập trong danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn này.
Hà Nội, tháng 02 năm 2017
Nguyễn Thị Lƣơng Thanh
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................i
DANH MỤC BẢNG...................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................ii
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Về tính cấp thiết của đề tài...................................................................1
2. Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn ...............................................................3
3. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................4
4. Kết cấu của Luận văn..........................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠICÁC DOANH NGHIỆP ......6
1.1. Tổng quan nghiên cứu về mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại DN........6
1.1.1 Tổng quanvề nghiên cứu ............................................................6
1.1.2. Cácmô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ..................8
1.1.3. Kinh nghiệm tạimột số nước và bài học đối với Việt Nam .........13
1.2. Mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp........................19
1.2.1. Mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Việt Nam.. 19
1.2.2. Yêu cầu hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp ..............................................................................................21
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các
doanh nghiệp Việt Nam.........................................................................28
1.3.1. Nhântố kinh tế.........................................................................28
1.3.2. Nhântố chính trị- pháp lý ........................................................29
1.3.3. Hệthống quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp .....................30
1.3.4. Nhântố khoa học- công nghệvà con người...............................32
1.3.5. Các cam kết hội nhập khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại
Quốc tế.............................................................................................32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...........................35
2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu..........................................................35
2.1.1. Nguồntài liệu sơ cấp ...............................................................35
2.1.2. Nguồntài liệu thứ cấp..............................................................35
2.1.3. Thu thập và xử lý tài liệu ..........................................................36
2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, dữ liệu..................................................37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG
CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC ..................39
3.1. Tổng quan về Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn Nhà nƣớc (SCIC) 39
3.1.1. Cơsở pháp lý và mục tiêu thành lập SCIC................................39
3.1.2. Chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn, nghĩa vụ của SCIC ............43
3.1.3. Cơcấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của SCIC .................46
3.1.4. Nguồnnhân lực .......................................................................47
3.1.5. Tàichính của SCIC..................................................................47
3.2. Phân tíchvề mô hình quản lý vốn của SCIC....................................48
3.2.1. Hoạtđộng quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của SCIC
.........................................................................................................48
3.2.2. Hoạtđộng đầu tư và kinh doanh vốn của SCIC.........................56
3.2.3. Tình hình tàichính của SCIC qua các năm ...............................59
3.2.4 Đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ....60
3.2.5 Nguồn nhânlực và công nghệquản trị doanh nghiệp.................62
3.2.6 Khuôn khổpháp lý cho hoạt động quản lý vốn của SCIC............63
3.2.7 Đẩynhanhthoáivốn nhà nước tại doanh nhiệp và sắp xếp cổ phần
hóa các Công ty TNHH nhà nướcMTV và hội nhập hợp tác quốc tế....65
3.3. Đánh giá kết quả hoạt động và mô hình hoạt động quản lý vốn của SCIC . 66
3.3.1. Cácmặtđạt được và bài học kinh nghiệm.................................66
3.3.2. Mộtsố khó khăn, vướng mắc cơ bản và nguyên nhân ................69
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN
CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC
................................................................................................................ 70
4.1. Bối cảnh thực hiện phân công của Chính phủ về thực hiện quyền đại diện
chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp hiện nay...............................70
4.2.Đề xuất về mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại doanh nghiệp ở
Việt Nam thông qua thực tiễn hoạt động của SCIC.................................72
4.2.1. Lựa chọn mô hình....................................................................72
4.2.2. Giảipháp hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp ..............................................................................................75
4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý vốn của Tổng côngty
đầu tƣ và kinh doanh vồn Nhà nƣớc trong thời gian tới..........................79
4.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụcủa Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn
Nhà nước..........................................................................................79
4.3.2. Cơcấu bộ máy tổ chức Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn
nhà nước...........................................................................................80
4.3.3 Cácgiảipháp hoàn thiện mô hình quản lý vốn của SCIC trong thời
gian tới .............................................................................................81
KẾT LUẬN..............................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................95
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Từ đầy đủ
1. CTCP Công ty Cổ phần
2. CSH Chủ sở hữu
3. DN Doanh nghiệp
4. DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc
5. Khazanah Khazanah National Berhad
6. NN Nhà nƣớc
7. SASAC Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Trung Quốc
8. SCIC Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc
9. SDIC Tập đoàn Đầu tƣ và Phát triển Nhà nƣớc của
Trung Quốc
10. Temasak Temasak Holding
11. TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12. UBND Ủy ban nhân dân
i
DANH MỤC BẢNG
Số TT Tên bảng Trang
1. Bảng 3.2: Báo cáo tổng kết hoạt động 10 năm 2006-2015 59
của SCIC
DANH MỤC HÌNH
Số TT Tên hình Trang
1. Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành SCIC 46
2. Hình 3.2: Biểu đồ Bán vốn nhà nước qua các năm 54
3. Hình 4.1: Sơ đồ mô hình thực hiện chức năng đại diện 78
chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam trong
thời gian tới
4. Hình 4.2: Sơ đồ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu 78
nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC
ii
MỞ ĐẦU
1. Về t nh c p thiết của đề tài
Quản lý và đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc hiệu quả đóng vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã
thực hiện nhiều chủ trƣơng, biện pháp tích cực nhằm hoàn thiện mô hình quản lý
doanh nghiệp nhà nƣớc; đã vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm, có sự đổi mới
đúng hƣớng, với bƣớc đi thích hợp.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc đƣợc đổi mới toàn diện và
mạnh mẽ, các DNNN đƣợc chuyển đổi, sắp xếp, cổ phần hóa, cơ cấu lại một cách
triệt để, hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc thay đổi một cách mạnh mẽ theo cơ
chế thị trƣờng…để đáp ứng phát triển bền vững và hội nhập thành công, thì mô
hình quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp theo phƣơng thức can thiệp
hành chính nhƣ những năm trƣớc đây không còn phù hợp nữa
Một tồn tại lâu nay trong phƣơng thức quản trị doanh nghiệp có vốn nhà
nƣớc ở Việt Nam đó là sự phân tán chức năng và quyền hạn quản trị vốn nhà nƣớc
đầu tƣ vào doanh nghiệp (DN) cho rất nhiều cấp, bộ, ngành, địa phƣơng. Những cơ
quan quản lý nhà nƣớc (NN) này kiêm nhiệm cả chức năng đại diện vốn chủ sở hữu
(CSH), khiến hoạt động quản trị vốn NN không minh bạch trong khi hoạt động quản
lý NN bị quá tải. Nhận diện đƣợc vấn đề này, chính phủ Việt Nam chủ trƣơng cải
cách quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) bằng định hƣớng phân tách hai chức
năng trên. Chủ trƣơng này đƣợc ghi nhận tại hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng
khóa X (2008): “tách bạch vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền
quản lý toàn bộ nền kinh tế xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước”
; văn kiện Đại hội đảng X (2006): “thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện
chủ sở hữu của các bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với DNNN” và văn kiện
Đại hội đảng XI (2001): “nghiên cứu hình thành các tổ chức quản lý đầu tư, kinh
doanh có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của nhà nước; khắc phục tình
1
trạng bộ máy quản lý hành chính tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh
thông qua mệnh lệnh hành chính”.
Năm 2005,Chính phủ Việt Nam chính thức ban hành Quyết định số
151/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà
nƣớc (SCIC) nhƣ một mô hình thí điểm về thực hiện đại diện vốn CSH chuyên
nghiệp, một mô hình tiên phong trong việc tách rời chức năng quản lý NN và chức
năng đại diện CSH vốn NN. SCIC chính thức đi vào hoạt động năm 2006, gồm các
hoạt động nhƣ nhận chuyển giao phần vốn NN, cổ phần hóa các DNNN, thoái vốn
NN, quản trị DN, thực hiện vai trò của cổ đông NN và thực hiện đầu tƣ hiện hữu,
đầu tƣ mới phần vốn NN theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP. Tổng
công ty này đƣợc kỳ vọng sẽ trở thành tập đoàn tài chính quy mô lớn trong khu vực,
phụ trách các hoạt động đầu tƣ chiến lƣợc của quốc gia trong và ngoài nƣớc, đặc
biệt với những lĩnh vực then chốt NN cần nắm giữ vốn.
Qua 10 năm hoạt động, mô hình đã đạt đƣợc một số thành công nhất định,
tuy nhiên cũng đã bộc lộ một số khó khăn hạn chế nhất định trong quá trình hoạt
động, cần có sự phân tích, đánh giá để có những giải pháp, điều chỉnh cho phù hợp.
So với các nƣớc cùng khu vực, trong khi các mô hình quản lý vốn NN tiên
phong nhƣ tập đoàn Temasek Holdings (Temasek), Ủy ban Quản lý và giám sát tài sản
Trung Quốc (SASAC), Khazanah National Berhad (Khazanah) đều đã đạt đƣợc những
thành tựu nhất định thì SCIC vẫn còn nhiều tồn tại, hoạt động chậm chạp và chƣa
tƣơng xứng với kỳ vọng, kế hoạch mà Chính phủ đề ra. Từ khi SCIC ra đời đến nay,
Chính phủ Việt Nam vẫn chƣa có một bƣớc tiến nào trong việc xây dựng một mô hình
quản lý vốn tập trung ở quy mô lớn cho vốn đầu tƣ tại các doanh nghiệp nhà nƣớc. Do
đó, việc tìm hiểu những tồn tại, vƣớng mắc của SCIC là vấn đề cần thiết để đề xuất giải
pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của SCIC nói riêng và đối với việc
hình thành một cơ quan quản lý vốn NN hiệu quả ở Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ hơn hoạt động của SCIC, từ đó đƣa ra những giải pháp hoàn
thiện mô hình SCIC, tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu Luận văn là: “Mô
2
hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp”.
- Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu:
Từ phân tích thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân những hạn chế của mô hình
quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc tại các doanh
nghiệp, cần có những giải pháp gì để hoàn thiện mô hình quản lý vốn của Tổng
công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc trong thời gian tới?
2. Mục tiêuvà ý nghĩa thực tiễn

Mục tiêu của đề tài

Đề tài nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý vốn nhà nƣớc của Tổng công
ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC) tại các doanh nghiệp. Từ đó đƣa ra
kiến nghị giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động quản lý vốn của SCIC tại các
doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn sẽ lần lƣợt giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mô hình quản lý vốn nhà nƣớc và thực tiễn
mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp của Việt Nam;
- Phân tích thực trạng của mô hình quản lý vốn nhà nƣớc của Tổng công ty
Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc;
- Đánh giá những mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nƣớc
của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Đề tài nhằm đƣa ra góc nhìn về bƣớc đầu thực hiện phân tách chức năng
CSH vốn NN khỏi chức năng quản lý NN ở Việt Nam, xem xét SCIC nhƣ một ví dụ
thực tiễn về việc thành lập và xây dựng mô hình đại diện CSH nhà nƣớc độc lập cho
một nhóm doanh nghiệp. Đề tài kế thừa những nghiên cứu đã có, cập nhật số liệu
3
mới nhất và tình hình hiện tại, đƣa ra những khía cạnh sâu sát và cụ thể về SCIC,
đóng góp vào nhóm dữ liệu các bài nghiên cứu trƣớc về phân tách chức năng nhƣ
đã trình bày.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là mô hình quản lý vốn của Tổng công ty
Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, mối quan hệ của tổng
công ty này với các cơ quan quản lý NN, các văn bản pháp lý và cơ chế đại diện chủ
sở hữu vốn nhà nƣớc hiện hành tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu


- Mô hình hoạt động quản lý vốn, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc trong thực hiện tách bạch
chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng đại diện chủ sở hữu của Nhà nƣớc; đẩy
nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả vốn nhà nƣớc tại
doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay.
- Đồng thời đề tài phân tích một số mô hình kinh doanh vốn NN thành công
trên thế giới nhƣ Temasek của Singapore, SASAC và Tập đoàn đầu tƣ và phát triển
nhà nƣớc(SDIC) của Trung Quốc, quỹ đầu tƣ Khazanal của Malaysia.
4. Kết c u của Lu n văn
Đề tài nghiên cứu Luận văn là: “Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty
Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”
Đề tài gồm 4 phần:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ
HÌNH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA
TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNHQUẢN LÝ VỐN
CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH
QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiêncứuvề mô hình quản lývốn nhà nƣớc tại DN
1.1.1 Tổng quan về nghiên cứu
Thời gian qua, về mô hình hoạt động của cơ quan quản lý vốn nhà nƣớc tại
DN đã đƣợc một số tổ chức quốc tế nhƣ OECD, WB... nghiên cứu.
Nghiên cứu của OECD (2012) đã chỉ ra rằng, việc thiết lập mô hình cơ quan
chuyên trách chịu ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc phạm trù lịch sử. Một ví dụ điển
hình là trƣờng hợp Indonesia. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm
1997, các DNNN Indonesia đối mặt với hàng loạt nguy cơ nhƣ nợ xấu tăng nhanh,
hoạt động kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là mô hình song trùng
đang áp dụng có những tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý và quản trị các
DNNN. Do vậy, năm 1998 Indonesia đã lựa chọn mô hình một bộ chuyên trách (Bộ
Đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà
nƣớc tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do biến động về chính trị trong giai đoạn từ
năm 2000-2001 nên cơ quan này đƣợc chuyển về Bộ Tài chính và hoạt động với tƣ
cách là Tổng cục Phát triển doanh nghiệp. Đến năm 2001, Bộ Đầu tƣ và phát triển
DNNN đƣợc khôi phục và năm 2004 đƣợc đổi tên thành Bộ DNNN. Do năng lực
thể chế, mục tiêu hoạt động và quy mô DNNN, vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có
sự khác biệt nên có một số quốc gia lựa chọn mô hình công ty đầu tƣ hoặc công ty
nắm vốn hoặc mô hình cơ quan chuyên trách hay mô hình phân tán để thực hiện
chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc (OECD, 2012). Hoặc, do các quốc gia có
thể chế, hoàn cảnh khác nhau nên không thể có một mô hình chung.
Trƣờng hợp của Trung Quốc, do quy mô vốn và số lƣợng DNNN còn rất lớn,
đƣợc giao các mục tiêu khác nhau và chịu ảnh hƣởng của Nho giáo (xã hội dựa
trên các cách thức quản lý khác nhau giữa lòng tin và trách nhiệm và chia sẻ kinh
6
nghiệm) dẫn tới phƣơng thức quản trị khác và khó áp dụng phƣơng thức, mô hình
của các nƣớc phƣơng Tây; do vậy Trung Quốc đã thành lập hệ thống SASAC.
Đồng thời thực tế cho thấy, các DNNN hoạt động thƣơng mại thuần túy thƣờng
đƣợc giao cho một cơ quan/tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở
hữu nhà nƣớc. Các DNNN hoạt động phi thƣơng mại vẫn do một bộ phận chuyên trách
thuộc bộ quản lý ngành quản lý trực tiếp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà
nƣớc. Ví dụ, tại Thụy Điển, Bộ Y tế và Các vấn đề xã hội có một vụ chuyên trách giúp
Bộ trƣởng thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các DNNN, phần
vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có mục tiêu liên quan đến chính trị - y tế, xã hội.
Tƣơng tự nhƣ vậy, Bộ Văn hoá có một vụ chuyên trách giúp Bộ trƣởng thực hiện chức
năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các DNNN, phần vốn nhà nƣớc tại các
doanh nghiệp có mục tiêu liên quan đến chính trị
- văn hoá; Bộ Môi trƣờng có một vụ chuyên trách chuyên trách giúp Bộ trƣởng
thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc, phần vốn nhà nƣớc tại các
doanh nghiệp có mục tiêu liên quan về môi trƣờng.
Trong trƣờng hợp khu vực DNNN có quy mô không quá lớn, số lƣợng không
nhiều, hoạt động tập trung trong một số ngành lĩnh vực thì việc thiết lập mô hình
một cơ quan, tổ chức chuyên trách thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở
hữu nhà nƣớc đối với toàn bộ khu vực DNNN sẽ không quá phức tạp. Ví dụ trƣờng
hợp của Indonesia, việc thành lập và giao cho Bộ DNNN thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với toàn bộ khu vực DNNN đƣợc cho là thành công
khi số lƣợng DNNN giảm từ 557 doanh nghiệp (1960) xuống còn khoảng 140
doanh nghiệp trong giai đoạn 2004 -2012 (BUMN, 2014).
Trong trƣờng hợp khu vực DNNN có quy mô còn lớn và đa dạng về ngành
nghề, lĩnh vực hoạt động thì việc thiết lập mô hình một cơ quan thực hiện chức năng
đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với toàn bộ khu vực DNNN sẽ khá phức tạp. Ví
dụ Trung Quốc, khi số lƣợng DNNN giảm mạnh từ 262.000 (1997) xuống còn
116.000 (2004), tạo tiền đề thành lập Uỷ ban Giám sát, quản lý tài sản nhà nƣớc -
7
SASAC (Naughton, 2010);. Tuy nhiên, do số lƣợng DNNN vẫn còn rất lớn và mục
tiêu, quy mô, phạm vi hoạt động tại các vùng miền khác nhau nên Trung Quốc phải
thiết lập hệ thống SASAC, bao gồm 01 SASAC ở cấp Trung ƣơng, 31 SASAC ở
cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng và 331 SASAC ở các cấp thấp hơn. Trong
đó, SASAC Trung ƣơng quản lý DNNN, phần vốn và tài sản nhà nƣớc tại các
doanh nghiệp thuộc cấp Trung ƣơng; tƣơng tự nhƣ vậy đối SASAC cấp tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ƣơng và SASAC ở cấp địa khu, huyện.
Trƣờng hợp của Nam Phi cho thấy, với quy mô 662 DNNN nhƣng chỉ có một
cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc của Nam
Phi nên đã dẫn đến quá tải và thất bại trong quản lý. Kinh nghiệm cho thấy, mô hình
một cơ quan chuyên trách chỉ phù hợp với quy mô khoảng 100 DNNN. Đối với
những quốc gia có số lƣợng DNNN lớn, cần phải phân chia theo vùng miền hay
một phƣơng thức khác để đảm bảo hiệu quả quản lý.
1.1.2. Các mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Cho đến nay, có một số mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
nhà nƣớc chủ yếu sau đã đƣợc các quốc gia lựa chọn và vận hành: (i) mô hình phi
tập trung (decentralized model) đƣợc áp dụng ở Braxin, Hàn Quốc,…; (ii) mô hình
song trùng (dual model) đƣợc áp dụng ở Cộng hòa Séc, Mexico,… (iii) mô hình tập
trung (centralized model) đƣợc áp dụng ở Trung Quốc, Indonesia, Singapore, một
số nƣớc ở Bắc Âu,...
Các mô hình trên đều có những ƣu điểm và hạn chế về tổ chức và trong hoạt
động. Vì vậy, tùy theo các điều kiện, bối cảnh lịch sử, thể chế; mục tiêu, tính chất hoặc
động của các DNNN; quy mô, số lƣợng các DNNN trong nền kinh tế của mỗi quốc gia
nhƣ đã nêu ở trên mà các mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc
khác nhau đƣợc lựa chọn. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển và từ kinh nghiệm thực
tiễn, mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đang dần trở
thành xu thế, ngày càng đƣợc nhiều các quốc gia lựa chọn do có nhiều ƣu điểm và phù
hợp hơn về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô hình
8
khác. Mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc có thể
đƣợc tổ chức dƣới hình thức tổ chức, cơ quan nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp.
Trên thực tế, mô hình tập trung thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà
nƣớc đối với các DNNN và phần vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp có thể
đƣợc tổ chức dƣới 2 hình thức chủ yếu sau: (i) một tổ chức, cơ quan nhà nƣớc
(trƣờng hợp Bộ DNNN ở Indonesia hoặc SASAC ở Trung Quốc và trƣờng hợp
cục/vụ thuộc bộ ở các nƣớc Bắc Âu, Đức,…); hoặc (ii) dƣới hình thức một doanh
nghiệp (trƣờng hợp Temasek ở Singapore hoặc Khazanah ở Malaysia,…).
1.1.2.1. Mô hình tổ chức dưới hình thức tổ chức, cơ quan Nhà nước.
Mô hình cơ quan chuyên trách chủ sở hữu nhà nƣớc có thể đƣợc tổ chức
dƣới hình thức tổ chức, cơ quan nhà nƣớc và bao gồm hai hình thức chủ yếu sau:
(i) bộ hoặc cơ quan cấp bộ; và (ii) đơn vị thuộc Bộ.
(i). Mô hình bộ hoặc cơ quan cấp bộ
Qua quá trình phát triển và từ kinh nghiệm thực tiễn, mô hình thực hiện tập
trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc vào một tổ chức đầu tƣ kinh doanh
vốn nhà nƣớc hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp đang dần trở thành xu thế,
ngày càng đƣợc nhiều các quốc gia lựa chọn do có nhiều ƣu điểm và phù hợp hơn
về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô hình khác.
(ii). Mô hình đơn vị thuộc bộ
Hình thức một đơn vị chuyên trách thuộc bộ đƣợc sử dụng phổ biến hơn là
thiết lập một bộ hoặc một cơ quan hoặc hệ thống cơ quan mới. Theo đó, một đơn vị
thuộc Bộ Tài chính hoặc thuộc các Bộ quản lý ngành đƣợc thành lập để thực hiện
chức năng đại diện chủ sở hữu - hình thức này đƣợc áp dụng tại một số nƣớc Bắc
Âu (Thụy Điển, Na uy), Đức, Nam Phi,…
Trƣớc thời điểm áp dụng mô hình này (năm 1998 đối với Thụy Điển và 2001
đối với Nauy), các nƣớc này đều áp dụng mô hình phân tán thực hiện chức năng chủ sở
hữu nhà nƣớc. Ở mô hình do một đơn vị chuyên trách thuộc bộ thực hiện chức
9
năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN, Quốc hội phê chuẩn cơ chế thực hiện
quyền quyết định đầu tƣ thành lập và thay đổi cơ cấu sở hữu do Chính phủ trình (cơ
quan đại diện chuẩn bị); Hội đồng quản trị thực hiện quyền quyết định các hoạt
động quản lý của doanh nghiệp, chủ sở hữu không có quyền can thiệp vào các hoạt
động của doanh nghiệp nhƣng có quyền quyết định cơ chế hoạt động của Hội đồng
quản trị. Việc quyết định cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị đƣợc thể hiện
bằng một bản thoả thuận dài hạn. Nội dung của Bản thoả thuận quy định rõ: Mục
tiêu hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm cả các mục tiêu tài chính) và mục đích
của các hoạt động đó mà Hội đồng quản trị phải tuân thủ trong quá trình quản lý;
nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và từng thành viên của Hội đồng quản trị nhằm quản
lý vốn do Chính phủ và những ngƣời đóng thuế đã đầu tƣ vào công ty; những vấn
đề quan trọng của doanh nghiệp mà Hội đồng quản trị phải xin ý kiến cơ quan đại
diện chủ sở hữu nhà nƣớc - Cục Quản lý DNNN trƣớc khi quyết định. Hàng năm,
Cục Quản lý DNNN sẽ tiến hành đánh giá hoạt động của Hội đồng quản trị của
DNNN thuộc Bộ trên một số khía cạnh nhƣ: cống hiến của từng thành viên cho hoạt
động của Hội đồng quản trị; kết quả quản lý của toàn bộ Hội đồng quản trị so với
mục tiêu đầu năm; kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với mục tiêu
đầu năm;... Kết quả đánh giá đƣợc trình lên Bộ trƣởng làm căn cứ để tái bổ nhiệm
hoặc miễn nhiệm. Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành các văn bản quy định về chế
độ báo cáo, thống kê đối với các loại hình DNNN cũng nhƣ yêu cầu Bộ trƣởng phải
xây dựng Báo cáo sở hữu nhà nƣớc.
Khu vực DNNN tại các nƣớc Bắc Âu vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Ví dụ,
năm 2001, cổ phần của Chính phủ Thụy Điển tại khu vực kinh doanh chiếm tới
khoảng 25% tổng số cổ phần tại các doanh nghiệp. Năm 2010, Thụy Điển có 60
DNNN; trong đó, Chính phủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ tại 46 doanh nghiệp và nắm
phần vốn chi phối tại 14 doanh nghiệp với tổng giá trị tài sản khoảng 236 tỷ USD,
doanh thu khoảng 56,5 tỷ USD, lợi nhuận trƣớc thuế khoảng 9,97 tỷ USD và
khoảng 190.000 lao động (chiếm khoảng 4% tổng số lao động), cổ tức trả cho Nhà
nƣớc là hơn 5,76 tỷ USD.
10
Tuy nhiên, việc các bộ thực hiện chuyên trách chức năng đại diện chủ sở
hữu, cổ đông, thành viên nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc hoạt động
trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý đã bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, Chính
phủ Thụy Điển có xu hƣớng chuyển dần việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở
hữu, cổ đông, thành viên nhà nƣớc tại các doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại về
một cơ quan nhà nƣớc (dự kiến là Bộ Tài chính). Đây là những doanh nghiệp hoạt
động đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động trong môi trƣờng thị trƣờng cạnh
tranh đƣợc mở cửa hoàn toàn với sự tham gia của các doanh nghiệp tƣ nhân, các
doanh nghiệp nƣớc ngoài. Những doanh nghiệp đƣợc giao thực hiện mục tiêu chính
trị - xã hội, thực hiện chính sách ngành và thị trƣờng chƣa mở cửa hoàn toàn sẽ tiếp
tục do các Bộ Công nghiệp, Năng lƣợng và Truyền thông, Bộ Y tế và Các vấn đề xã
hội, Bộ Văn hóa thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc.
1.1.2.2. Mô hình tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp
Mô hình tập trung dƣới hình thức doanh nghiệp cũng đƣợc một số nƣớc
thiết lập để giám sát và quản lý DNNN. Những doanh nghiệp này có tƣ cách pháp
lý độc lập và có bộ máy quản trị riêng.
Hình thức này có hai biến thể là công ty nắm vốn (holding company) và công
ty đầu tƣ (investment company). Trong đó, hình thức công ty nắm vốn thƣờng
đƣợc giao chịu trách nhiệm quản lý tài sản trong danh mục đầu tƣ (hình thức này
đƣợc áp dụng tại một số nƣớc nhƣ Hungary, Mozambique, Peru, Bhutan,…). Hình
thức công ty đầu tƣ đƣợc các nƣớc mới nổi và một số nƣớc phát triển có năng lực
thể chế khá tốt và hoàn chỉnh áp dụng nhƣ trƣờng hợp của Tập đoàn Temasek
(Singapore) và Tập đoàn Khazanah (Malaysia).
- Trƣờng hợp Temasek (Singapore): Temasek là tổ chức kinh doanh vốn đầu tƣ
nhà nƣớc hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp. Temasek, bên cạnh Tổng công ty
Đầu tƣ vốn của Chính phủ (CIIC), đƣợc Chính phủ Singapore cấp vốn để đầu tƣ vào
các doanh nghiệp khác. Việc cấp vốn cho hai doanh nghiệp này đƣợc thực hiện thông
qua Bộ Tài chính trên cơ sở dự toán đầu tƣ vốn đã đƣợc Quốc hội phê chuẩn.
11
Ví dụ năm 2008 Temasek đã đƣợc cấp 10 tỷ đô la Singapore từ Bộ Tài chính.
Ngoài đặc điểm là tập đoàn do Nhà nƣớc đầu tƣ vốn, Temasek hoạt động nhƣ một
tập đoàn tƣ nhân và đƣợc khẳng định là một nhà đầu tƣ và một cổ đông năng động.
Tổng danh mục vốn đầu tƣ của Temasek đến 31/3/2014 là 223 tỷ đô la Singapore,
tăng hơn 2 lần so với năm 2004 (90 tỷ S$). 31% số vốn đƣợc đầu tƣ tại Singapore,
41% tại các nƣớc Châu Á (riêng Trung Quốc là 25%) và 28% là tại các khu vực
khác trên toàn thế giới. Vốn chủ sở hữu (shareholder equity) đạt 187 tỷ đô la
Singapore năm 2014, tăng gần 3 lần so với năm 2004 (65 tỷ S$).
- Trƣờng hợp Khzanah, Malaysia: Khzanah là tổ chức đầu tƣ vốn nhà nƣớc
có cơ cấu gồm công ty mẹ (Khazanah Nasional Berhad), các công ty con và các
công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ. Khazanah Nasional Berhad đƣợc giao
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: (i) quản lý các khoản vốn đầu tƣ do Chính phủ
Malaysia giao; (ii) thực hiện các khoản đầu tƣ mới trong các ngành, lĩnh vực mang
tính chiến lƣợc, lĩnh vực công nghệ cao và tìm kiếm các khoản đầu tƣ chiến lƣợc ở
nƣớc ngoài; (iii) quản lý có hiệu quả vốn, tài sản của Chính phủ Malaysia tại các
doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp khác (trừ Tập đoàn Petronas và một số
DNNN do Chính phủ trực tiếp quản lý). Khazanah Nasional Berhad có cơ cấu gồm
Hội đồng quản trị, Ban kiểm toán, Ban Điều hành, Tổng giám đốc và các ban
chuyên môn: Tài chính và Quản trị, Đầu tƣ và giám sát và Phòng thƣ ký và pháp
chế. Công ty mẹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ cổ đông tại các công ty quy định
tại Luật Công ty.
Hiện nay, Khazanah Nasional Berhad là cổ đông chi phối của 9 công ty chiến
lƣợc quốc gia: Tenaga Nasional, Telekom Malaysia, Proton, Tập đoàn UEM, Plus,
Ngân hàng RHB, Malaysia Airports, PMB và Malaysia Airlines. Khazanah cũng là
nhà đầu tƣ chủ yếu trong các ngành, lĩnh vực chiến lƣợc nhƣ: cơ sở hạ tầng, dịch
vụ công cộng, dịch vụ tài chính, hàng không, công nghệ và truyền thông. Các tài sản
do Công ty quản lý có giá trị khoảng trên 50 tỷ Ringit (tƣơng đƣơng khoảng 12 tỷ
USD). Các công ty mà Khazanah Nasional Berhad là cổ đông đa số có nguồn vốn
trên 200 tỷ Ringit, chiếm 1/3 thị trƣờng vốn của Malaysia.
12
Qua quá trình phát triển và từ kinh nghiệm thực tiễn, mô hình thực hiện tập
trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc vào một tổ chức đầu tƣ kinh doanh
vốn nhà nƣớc hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp đang dần trở thành xu thế,
ngày càng đƣợc nhiều các quốc gia lựa chọn do có nhiều ƣu điểm và phù hợp hơn
về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô hình khác.
1.1.3. Kinh nghiệm tại một số nước và bài học đối với Việt Nam
1.1.3.1. Mô hình quản lý vốn nhà nước thông qua Cơ quan hành chính tại Trung
Quốc và bài học đối với Việt Nam
Uỷ ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nƣớc (SASAC) đƣợc Trung quốc
thành lập năm 2003 để trực tiếp quản lý 198 DNNN lớn thuộc lĩnh vực phi tài
chính. Bên cạnh việc thành lập SASAC ở Trung ƣơng, Chính phủ Trung quốc còn
cho phép thành lập các tổ chức tƣơng tự SASAC trực thuộc chính quyền địa
phƣơng để quản lý tới 1030 DNNN lớn của địa phƣơng. Đến nay số lƣợng doanh
nghiệp do SASAC quản lý đã đƣợc thu gọn từ 198 xuống còn 148 doanh nghiệp.
SASAC là một cơ quan ngang bộ với chủ tịch SASAC là do Chính phủ bổ
nhiệm. Chủ tịch SASAC đƣợc tham dự các buổi họp Chính phủ nhƣng không đƣợc
phát biểu tại các buổi họp này.
Mục tiêu của SASAC là định hƣớng và thúc đẩy quá trình cải cách DNNN
và tăng cƣờng việc quản lý tài sản Nhà nƣớc.
- Với vị thế là cơ quản quản lý hành chính Nhà nƣớc, SASAC có chức năng
soạn thảo văn bản pháp quy về cải cách và quản lý tài sản nhà nƣớc; chỉ đạo công
tác quản lý tài sản nhà nƣớc tại địa phƣơng.
- Với vị thế là cơ quan quản lý và giám sát doanh nghiệp, SASAC thực hiện bổ
nhiệm và miễn nhiệm các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động của
các cán bộ này theo thủ tục pháp lý và thƣởng/phạt đối với lãnh đạo doanh nghiệp; và
gần đây là thiết lập hệ thống lựa chọn giám đốc điều hành doanh nghiệp theo yêu cầu
của hệ thống kinh tế thị trƣờng XHCN và hệ thống doanh nghiệp hiện đại.
13
Giám sát và quản lý việc bản toàn và gia tăng giá trị tài sản nhà nƣớc thuộc
sự giám sát của SASAC thông qua hoạt động thống kê và kiểm toán. Cử các tổ/ban
giám sát đến một số doanh nghiệp lớn để thay mặt nhà nƣớc thực hiện việc giám sát
hoạt động của doanh nghiệp.
- Với vị thế là một nhà đầu tƣ của Chính phủ, SASAC thực hiện các chính
sách đầu tƣ của mình vào doanh nghiệp và thông qua chính sách cải cách doanh
nghiệp của mình. Các SASAC địa phƣơng cũng đƣợc trao quyền sử dụng lợi từ
DNNN địa phƣơng để thực hiện những dự án đầu tƣ của địa phƣơng
Nhƣ vậy, có thể thấy mô hình SASAC giống nhƣ một “siêu bộ”, quản lý các
DNNN về mọi mặt (hoạt động, nhân sự và vốn).
Sau khi thành lập SASAC, vị thế độc quyền của DNNN ở Trung Quốc tăng
lên rõ rệt. Trong khi DNNN trung ƣơng nắm giữ độc quyền ở một số ngành có thể
lý giải từ mục tiêu chiến lƣợc quốc gia thì các DNNN địa phƣơng cũng trở nên độc
quyền hơn và nắm giữ chủ yếu đối với các lĩnh vực về khai thác tài nguyên của địa
phƣơng.
Việc SASAC quản lý quá nhiều mặt đối với doanh nghiệp có thể đã không
tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong quá trình hoạt động của mình. Do
vậy, để tăng cƣờng hiệu quả quản lý DNNN, hiện nay SASAC cũng đang đi theo
hƣớng thông lệ quốc tế qua việc hình thành các hội đồng quản trị của các doanh
nghiệp. Một phần định hƣớng đổi mới của SASAC là căn cứ trên định hƣớng mô
hình nhƣ Temasek của Singapore. Có thể đánh giá về mặt này Việt Nam đã đi
trƣớc Trung quốc.
1.1.3.2. Mô hình Tập đoàn đầu tư vốn Nhà nước tại Temasek (Singapore),
Khazanah (Malaysia) và bài học đối với Việt Nam
Tại Malaysia có mô hình Công ty Khazanah, Singapore có mô hình Công ty
Temasek. Hai Công ty này là các Công ty có chức năng là nhà đầu tƣ nhà nƣớc tại
doanh nghiệp. Temasek và Khazanah không can thiệp vào hoạt động của doanh
14
nghiệp mà chỉ đóng vai trò nhƣ một cổ đông tại doanh nghiệp đó, bình đẳng với các
cổ đông khác và thực hiện quyền cổ đông của mình theo các quy định của pháp luật.
Mục tiêu Chiến lƣợc của Khazanah là trở thành một “Nhà đầu tư chiến lược
hàng đầu tạo ra được giá trị bền vững cho một quốc gia Malaysia có năng lực cạnh
tranh quốc tế”. Trọng tâm hoạt động của Khazanah vẫn là nhiệm vụ cơ cấu lại các
doanh nghiệp Nhà nƣớc. Từ năm 2006 có thêm việc đầu tƣ phát triển đặc khu kinh
tế Iskanda (phía Nam Malaysia giáp với Singapore). Trong chuyển đổi DNNN,
Khazanah tập trung vào quản trị “vốn nhân lực”, bộ máy lãnh đạo quản trị, điều
hành năng động. Khazanah đóng vai trò tiên phong cho việc thúc đẩy quá trình cổ
phần hóa các công ty nhà nƣớc thành các doanh nghiệp hiệu quả cao, qua đó tại ra
sự chuẩn bị tốt hơn cho việc mở rộng tự do hóa môi trƣờng kinh doanh.
Chƣơng trình chuyển đổi công ty nhà nƣớc là một phần trong nỗ lực mà
chính phủ Malaysia đang thực hiện nhằm định hƣớng cho sự phát triển và tăng
trƣởng của nền kinh tế quốc gia (chƣơng trình đƣợc bắt đầu từ năm 2004 và dự
kiến hoàn thành vào năm 2015).
Trong khi đó mục tiêu chiến lƣợc của Temasek hiện nay đƣợc đặt ra là “Tạo
ra và tối đa hóa thu nhập bền vững dành cho cổ đông với vai trò là một nhà đầu tư
và cổ đông năng động tại các doanh nghiệp thành công” (SCIC, 2010).
Vào những năm 80, Temasek cũng tập trung vào tƣ nhân hóa và thoái vốn
nhà nƣớc nhƣng hiện nay đã hoàn thành nhiệm vụ này và hoạt động hoàn toàn trên
cơ sở thƣơng mại và tập trung vào việc tạo ra giá trị trong dài hạn. Đầu tƣ của
Temasek hiện vẫn đang tập trung vào đầu tƣ trong khu vực và đạt mục tiêu sẽ phát
triển thành tập đoàn toàn cầu với trọng tâm là Châu Á.
Trọng tâm chiến lƣợc của Temasek đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng
các “doanh nghiệp thành công”. Phát triển tập trung vào sự quản trị và đầu tƣ năng
động hiệu quả tại các Công ty mà Temasek có cổ phần. Mục tiêu của Temasek
nhằm khuyến khích các Công ty thành viên kinh doanh thành công và tạo tiếng
15
vang trên phạm vi quốc tế. Temasek tiến hành cải tổ, thoái đầu tƣ hay đầu tƣ vào
các công ty nếu nhƣ thấy đƣợc cơ hội phát triển hay thực hiện tăng giá trị.
Cả Temasek và Khazanah hiện nay đều có cổ phần tại các doanh nghiệp lớn,
có tỷ trọng vốn nhà nƣớc lớn. Ví dụ: Temasek quản lý công ty viễn thông Singtel,
hãng hàng không Singapore Airlines, … Các công ty này áp dụng các công nghệ
quản trị tiên tiến để thực hiện chức năng tƣ vấn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nhà nƣớc. Ngoài ra, các công ty này còn mở rộng đầu tƣ ra thị trƣờng nƣớc ngoài,
đặc biệt là Temasek. Hiện nay, Temasek, Khazanah đang đƣợc coi là mô hình quản
lý vốn nhà nƣớc thành công nhất ở Châu Á.
1.1.3.3. Công ty Kinh doanh tài sản nhà nước (SDIC) tại Trung Quốc
Nhằm mục tiêu tách chức năng quản lý kinh tế - xã hội và quyền sở hữu tài
sản nhà nƣớc, Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung quốc đã thành lập SDIC vào năm
1995 với mục tiêu chuyển đổi phƣơng thức quản lý tài sản nhà nƣớc từ các cơ quan
chủ quản sang hình thức công ty kinh doanh tài sản. Đây là loại hình công ty Nhà
nƣớc đặc biệt do Trung Quốc thành lập, SDIC thực hiện chức năng đại diện chủ sở
hữu Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp.
Theo yêu cầu của các chiến lƣợc kinh tế quốc gia, các chính sách phát triển
ngành và các kế hoạch phát triển vùng, SDIC có nhiệm vụ tham gia góp vốn, đầu tƣ
vào lĩnh vực cơ bản là công nghiệp, dịch vụ tài chính và công nghệ.
SDIC hoạt động theo mô hình tập đoàn mẹ và các công ty con. Chủ tịch
SDIC kiêm tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Thủ tƣớng.
Hiện nay đầu tƣ vào công nghiệp của SDIC chủ yếu tập trung vào các ngành
điện, than, cảng, tàu biển, phân bón hóa học và các lĩnh vực cơ bản hoặc các lĩnh
vực dựa vào tài nguyên cũng nhƣ các ngành công nghệ cao. Trong lĩnh vực tài
chính, SDIC đã tiếp cận các công ty tín thác và đầu tƣ, các công ty chứng khoán,
các công ty quản lý quỹ và các ngân hàng mà SDIC có cổ phần hoặc cổ phần kiểm
soát. Các dịch vụ tƣ vấn chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ, cơ khí, quản lý và
16
giám sát. Quản lý tài sản của SDIC đang chủ động hƣớng đến việc hợp nhất hoặc
tái cơ cấu các doanh nghiệp trung ƣơng.
1.1.3.4. Bài học cơ bản rút ra đối với Việt Nam
Bài học cơ bản thứ nhất có thể rut ra đối với Việt Nam là cần thiết phải tách
DNNN khỏi những ảnh hƣởng chính trị và hành chính không đúng để DNNN có thể
tập trung vào mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông. Sự phân biệt rõ ràng
giữa quyền sở hữu nhà nƣớc với các quyền kinh tế khác (ví dụ quyền quản lý) là hết
sức cần thiết. Biện pháp nhằm tách chức năng sở hữu nhàc nƣớc khỏi các chức
năng khác là thành lập một cơ quan nhà nƣớc duy nhất chuyên thực hiện quyền sở
hữu nhà nƣớc (Cơ quan sở hữu). Đặc biệt, nhà nƣớc cần trao cho Cơ quan sở hữu
những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể nhằm giải quyết tình trạng phân tán về
quyền hạn và manh mún về trách nhiệm trong việc quản lý DNNN.
Bài học thứ hai là cơ quản chủ sở hữu phải mang tính thƣơng mại và chuyên
nghiệp. Trách nhiệm của Cơ quan sở hữu chỉ nên giới hạn trong phạm vi những
DNNN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nếu cơ quan sở hữu phải chịu trách nhiệm
đối với cả tài sản của tổ chức phi lợi nhuận, tài sản nhà nƣớc nằm ở cơ quan chính
phủ và “các đơn vị dịch vụ công cộng” thì sẽ không thể thực hiện đƣợc mục tiêu
quản lý hữu hiệu đối với DNNN. Các hoạt động phi lợi nhuận mà doanh nghiệp
phải thực hiện nếu có phải đƣợc nhà nƣớc bù đắp cho các tổn thất phát sinh.
Bài học thứ ba là quyền lợi của cổ đông nhà nƣớc tại các doanh nghiệp cần
đƣợc thực hiện thông qua cơ chế thông thƣờng, đó là tổ chức đại hội cổ đông hàng
năm và cử đại diện tham gia HĐQT của DNNN. Các quyền lợi khác của nhà nƣớc
không liên quan tới cổ đông cần đƣợc thực hiện thông qua các kênh pháp luật hành
chính hoặc thƣơng mại thích hợp. Quá trình thực hiện quyền chủ sở hữu đòi hỏi Cơ
quan sở hữu phải cử đại diện đủ tiêu chuẩn tham gia HĐQT của DNNN và giám sát
việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài học thứ tƣ là việc cần tập trung vào việc cải cách quản trị doanh nghiệp đối
với công ty quản lý tài sản Nhà nƣớc và các công ty thành viên. Khazanah thành
17
lập từ năm 1993 nhƣng đến năm 2004, họ đã phải đặt lại vấn đề quản trị doanh
nghiệp và xây dựng một chiến lƣợc tăng cƣờng quản trị doanh nghiệp thông qua
việc xây dựng và ứng dụng một loạt các sổ tay về quản trị tại các công ty thành
viên. Temasek cũng khuyến khích các công ty thành viên áp dụng Chuẩn quản trị
doanh nghiệp đƣợc Chính phủ thông qua (3/2001). Sau khi chuẩn hóa đƣợc khung
quản trị, thì các doanh nghiệp chủ động và tự chủ hoạt động theo khung quản trị đó,
Temasek (cũng nhƣ Khazanah) không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp
mà chỉ đóng vài trò nhƣ một cổ đông tại doanh nghiệp đó bình đẳng với các cổ
đông khác và thực hiện quyền cổ đông của mình theo các quy định của pháp luật.
Cơ quan sở hữu cần đƣợc tổ chức một cách gọn nhẹ, giảm thiểu số lƣợng
nhân viên để tránh trở thành một tổ chức hành chính quan liêu cồng kềnh. Ngoài ra,
Cơ quan sở hữu cũng cần nhấn mạnh việc thƣơng mại hóa các hoạt động của mình,
ký hợp đồng với bên ngoài càng nhiều càng tốt để thực hiện chức năng giám sát và
tƣ vấn cho DNNN.
Để phù hợp với việc Nhà nƣớc chỉ nắm giữ những doanh nghiệp then chốt,
quy mô danh mục các công ty do Nhà nƣớc nắm giữ không nên quá lớn.
Về chế độ đãi ngộ, để cơ quan sở hữu mang tính thƣơng mại và chuyên
nghiệp, nhân viên làm việc cho Cơ quan sở hữu phải là những nhân viên chuyên
nghiệp làm việc chuyên trách, đƣợc hƣởng chế độ đãi ngộ theo cơ chế thị trƣờng.
Tóm lại: mỗi mô hình quản lý đƣợc xây dựng từ đặc thù riêng của từng quốc
gia nên khó có thể đánh giá mô hình này tốt hơn mô hình kia. Tuy nhiên, qua thực
tế hoạt động của hai mô hình quản lý và các bài học rút ra từ việc thực tế triển khai
các mô hình của các nƣớc trên Thế giới nêu trên có thể thấy mô hình giao cho
doanh nghiệp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc sẽ tách bạch rõ
hơn vai trò hoạch định chính sách kinh tế của Chính phủ ra khỏi vai trò sở hữu tài
sản của Nhà nƣớc, các doan nghiệp có vốn nhà nƣớc sẽ hoạt động với hiệu quả
hoạt động cao hơn và việc kiểm soát cũng rõ ràng, minh bạch hơn. Trên cơ sở thực
tế này, Việt Nam đã lựa chọn chuyển đổi từ mô hình cơ quan hành chính bộ ngành
18
sang mô hình doanh nghiệp là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc thông qua việc
thành lập SCIC.
1.2. Mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp
1.2.1. Mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Việt Nam
Hiện nay ở nhiều nƣớc trên thế giới nhà nƣớc vẫn đầu tƣ vào kinh doanh,
vẫn còn tồn tại doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên mô hình quản lý doanh nghiệp
nhà nƣớc, quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào kinh doanh của các nƣớc lại không
đồng nhất. Tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ quản lý nền kinh tế,
quản lý xã hội; lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc; số lƣợng
doanh nghiệp nhà nƣớc... mà mỗi nƣớc có mô hình quản lý doanh nghiệp nhà
nƣớc, quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào kinh doanh khác nhau. Có thể nói không
nƣớc nào giống nƣớc nào. Qua nghiên cứu, hiện nay Việt Nam có hai mô hình
quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc phổ biến nhƣ sau:
1.2.1.1. Mô hình quản lý vốn phân tán
Mô hình quản lý phân tán là mô hình phân cấp quản lý vốn nhà nƣớc từ Thủ
tƣớng Chính phủ, các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh. Mô hình quản lý này có
đặc điểm nhƣ sau:
Thứ nhất, cơ chế cơ quan chủ quản là các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh không
cho phép tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc và chức năng quản lý kinh
doanh. Đây là vấn đề đã đƣợc nêu trong rất nhiều nghị quyết, hội nghị, hội thảo.
Nhƣng đến nay chƣa có hƣớng giải quyết và sẽ không giải quyết đƣợc nếu vẫn giữ
mô hình hiện tại.
Thứ hai, cơ chế chủ quản nhƣ hiện nay đã biến các DNNN thành "cánh tay
nối dài" của các cơ quan hành chính gồm các Bộ và UBND cấp tỉnh. Từ đó, yêu cầu
công khai, minh bạch sẽ chỉ là quy định trên giấy. Không ngẫu nhiên mà một số tổ
chức tài chính quốc tế nhƣ WB, ADB...khi cho Việt Nam vay vốn thực hiện dự án
19
đã đặt điều kiện: Những DN thuộc sự quản lý của chủ đầu tƣ (là các Bộ, Ngành,
UBND cấp tỉnh) không đƣợc tham gia đấu thầu.
Thứ ba, cơ chế chủ quản hiện nay đã tạo ra những "doanh nhân bất đắc dĩ"
khi giao cho Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm đại
diện vốn Nhà nƣớc tại DN. Đó là những quan chức, những chính khách không thể
đủ điều kiện để trở thành doanh nhân ít nhất là về mặt thời gian.
Thứ tƣ, do có những "doanh nhân bất đắc dĩ" là các quan chức, công tác
kiểm tra, thanh tra đối với các DNNN mà họ làm "đại diện chủ sở hữu" hầu nhƣ
không có kết quả. Việc rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với
Vinashin, Vinalies nhƣng không phát hiện ra điều gì lớn là bằng chứng cụ thể và
sinh động.
Mô hình này khá phổ biến ở nhiều nƣớc, chủ yếu là những nƣớc thuộc hệ
thống xã hội chủ nghĩa trƣớc đây và một số nƣớc nhƣ Thụy Điển, Phần Lan... Việt
Nam hiện nay cũng đang áp dụng mô hình này. Đặc điểm của mô hình này là các cơ
quan quản lý nhà nƣớc đƣợc phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu
đối với doanh nghiệp nhà nƣớc gồm cả cơ quan lập pháp (Quốc hội) cơ quan hành
pháp (Chính phủ). Tuy nhiên ở mỗi nƣớc chức năng của mỗi cơ quan khác nhau. Ở
một số nƣớc Quốc hội quyết định thành lập, quy định tỷ lệ vốn nhà nƣớc trong
doanh nghiệp giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Nhƣng phần lớn các nƣớc
Quốc hội chỉ giữ vai trò giám sát. Cơ quan hành pháp phân công, phân cấp thực
hiện các quyền của chủ sở hữu. Mỗi cơ quan có thể thực hiện một số quyền chủ sở
hữu đối với một doanh nghiệp nhƣ Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập
doanh nghiệp, bổ nhiệm ngƣời quản lý, điều hành doanh nghiệp; bộ Tài chính cấp
vốn, giấm sát về tài chính đối với doanh nghiệp; bộ quản lý ngành quyết định ngành
nghề kinh doanh, giám sát thực hiện hoạt động của doanh nghiệp. Cũng có thể một
cơ quan thực hiện toàn bộ các quyền của chủ sở hữu (bộ chủ quản).
Ở Việt Nam, tháng 10/1999, Chính phủ quyết định giải thể Tổng cục quản lý
vốn và tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp, thành lập Cục tài chính doanh nghiệp trực
20
thuộc Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài chính đối với doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đại diện chủ sở hữu đối với số vốn nhà
nƣớc đã đầu tƣ vào doanh nghiệp.
Dƣới Cục tài chính doanh nghiệp, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
có các Chi cục tài chính doanh nghiệp thuộc Sở tài chính vật giá. Cục tài chính doanh
nghiệp quản lý trực tiếp các doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng. Các doanh nghiệp nhà
nƣớc địa phƣơng chịu sự quản lý trực tiếp của các Chi cục tài chính doanh nghiệp
thuộc Sở tài chính - vật giá tỉnh, thành phố (Vũ Xuân Tiền, 2014).
1.2.1.2. Mô hình quản lý vốn tập trung
Mô hình quản lý tập trung là mô hình giao trách nhiệm đại diện quản lý vốn
nhà nƣớc tại doanh nghiệp về một cơ quan của Chính phủ.
Tổ chức này thực hiện các chức năng của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp
đƣợc giao quản lý, bao gồm cả doanh nghiệp có100% vốn nhà nƣớc và doanh
nghiệp có một phần vốn nhà nƣớc. Đối với doanh nghiệp có 100% vốn nhà nƣớc tổ
chức này là chủ sở hữu, có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu theo pháp luật quy
định. Đối với doanh nghiệp có một phần vốn nhà nƣớc tổ chức này là cổ đông,
ngƣời góp vốn, thực hiện các quyền của cổ đông, ngƣời góp vốn theo quy định của
pháp luật và điều lệ doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, ngày 20/6/2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 151/2005/QĐ-TTg thành lập SCIC và Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg về
phê duyệt điều lệ và tổ chức hoạt động của SCIC. Theo đó, SCIC là một tổ chức tài
chính đặc biệt của Nhà nƣớc, đƣợc thành lập để quản lý, đầu tƣ, kinh doanh vốn
Nhà nƣớc tại doanh nghiệp và thực hiện chức năng đại diện chru sở hữu vốn Nhà
nƣớc tại doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc.
1.2.2. Yêu cầu hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
Đứng ở giác độ Nhà nƣớc, hội nhập là khai thác các khả năng của đối tác
nhằm tạo điều kiện để phát triển kinh tế của nƣớc mình; ở giác độ doanh nghiệp,
21
thông qua hội nhập quốc tế mà có thêm thị trƣờng để tiêu thụ sản phẩm, để tiếp thu
công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý khoa học của các đối tác
kinh doanh; ở giác độ ngƣời tiêu dùng, nhờ có hội nhập mà họ đƣợc đáp ứng tiêu
dùng tốt hơn, hàng hoá ngày càng đẹp hơn, chất lƣợng tốt hơn và giá rẻ hơn.
Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực phải thoả mãn các nguyên
tắc sau:
- Công bằng, tức là không phân biệt đối xử giữa các nƣớc thành viên theo
quy chế tối huệ quốc (MFN). Nếu thành viên A đƣợc hƣởng các ƣu đãi này thì các
thành viên B, C, D… cũng đƣợc hƣởng những ƣu đãi đó nếu họ đều nằm trong tổ
chức thƣơng mại thế giới (WTO). Ngoài ra, cần phải đối xử công bằng giữa hàng
hoá sản xuất trong nƣớc với hàng nhập khẩu (đối xử quốc gia - National treatment)
- Tự do hoá liên tục, tức là mỗi nƣớc chỉ đƣợc sử dụng công cụ bảo hộ chủ
yếu cho sản xuất trong nƣớc của mình là thuế, mà thuế cũng phải giảm dần. Còn
các biện pháp phi thuế nhƣ giấy phép, quota,… đều không đƣợc sử dụng.Bên cạnh
đó, vấn đề tự do hoá phải đƣợc tiến hành một cách liên tục, tức là mức thuế chỉ có
giảm mà không có tăng.
- Minh bạch, tức là hệ thống luật pháp phải rõ ràng, các chính sách liên
quan đến thƣơng mại phải đƣợc công khai hoá cho mọi ngƣời đều biết, luật lệ làm
ăn phải phù hợp với thông lệ quốc tế,…
- Có đi có lại, bình đẳng và có đi có lại là thông lệ chung trong quan hệ
kinh tế quốc tế đã có từ lâu, nhƣng điều đáng nói ở đây là quyền đƣợc “tự vệ”,
đƣợc “trả đũa” của một nƣớc khi nƣớc đó bị hàng nhập khẩu của một nƣớc khác
đe doạ thái quá hoặc bị các biện pháp phân biệt đối xử gây tổn hại.
Nhƣ vậy, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hƣớng tất
yếu. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều không thể là ngƣời đứng
ngoài cuộc. Trong đó, hơn ai hết, doanh nghiệp mà đứng đầu là các DNNN chính là
chủ thể để thực hiện quá trình hội nhập, là động lực hết sức quan trọng và then chốt
góp phần quyết định sự thành công của quá trình này (Hoàng Thị Chỉnh, 2010).
22
Vì vậy, mô hình quản lý vốn nhà nƣớc cũng cần phải hoàn thiện hơn để phù
hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Qua nghiên cứu các bài
viết về kinh nghiệm quốc tế cũng nhƣ các bài viết của các học giả về mô hình quản
lý vốn nhà nƣớc, thì Việt Nam cần thực hiện một số việc sau đây để dần hoàn thiện
mô hình quản lý vốn nhà nƣớc:
1.2.2.1. Từ bỏ mô hình quản lý phân tán hướng tới mô hình quản lý tập trung
Qua ngiên cứu kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy phƣơng thức quản lý vốn
nhà nƣớc ở Việt Nam giao cho một cơ quan do Chính phủ thành lập đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp là đúng hƣớng, phù hợp với xu thế về quản
lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp trên thế giới. Việc xoá bỏ sự can thiệp của cơ
quan hành chính vào hoạt động doanh nghiệp là phù hợp với các cam kết hội nhập
khi Việt Nam tham gia các tổ chức thƣơng mại quốc tế, nhằm tập trung việc quản lý
và kinh doanh vốn nhà nƣớc và tạo ra tổ chức tài chính tầm quốc gia, có năng lực
cạnh tranh quốc tế nhƣ nhiều nƣớc đã làm thời gian qua.
1.2.2.2. Cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý của chủ
sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước
Từ 1/7/2010, toàn bộ các DNNN Việt Nam phải chuyển thành công ty cổ
phần, công ty TNHH hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. DNNN phải cạnh tranh
bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Điều đó đòi hỏi chủ sở hữu nhà nƣớc phải
hoạt động nhƣ những chủ sở hữu đích thực và chuyên nghiệp tƣơng tự nhƣ các chủ
sở hữu khác, tạo điều kiện cho DNNN hoạt động một cách tự chủ theo quy định của
pháp luật, có hiệu quả cao và phù hợp với các yêu cầu của các cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam trong đó có các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thƣơng
mại thế giới (WTO).
Hơn nữa, nhiều đối tác quốc tế vẫn chƣa công nhận Việt Nam có nền kinh tế
thị trƣờng đầy đủ. Một trong những lý do đó là vấn đề liên quan đến khu vực
DNNN. Mặc dù đã có những bƣớc cải cách, đổi mới không ngừng về khung pháp lý
và cơ chế, chính sách đối với các DNNN trong nhiều năm qua và điều chỉnh vai trò
23
của Nhà nƣớc trong nền kinh tế. Tuy nhiên hiện nay các cơ quan quản lý nhà nƣớc
Việt Nam (Chính phủ, các bộ, UBND cấp tỉnh) vẫn đồng thời làm đại diện chủ sở
hữu DNNN. Điều này dẫn đến lẫn lộn giữa vai trò quản lý hành chính với vai trò
chủ sở hữu của nhiều cơ quan nhà nƣớc. Hậu quả là quản lý nhà nƣớc đối với
DNNN bị méo mó, tạo ra sự phân biệt đối xử giữa DNNN với doanh nghiệp ngoài
nhà nƣớc. Bộ máy và cán bộ quản lý nhà nƣớc không chuyên nghiệp, vừa không
đáp ứng mục tiêu thiết lập một nền hành chính chuyên nghiệp, vừa không hiệu quả
trong quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của DNNN.
Với cơ chế hiện nay, chƣa cho thấy sự phân biệt và làm rõ đâu là quyền hạn của
cơ quan quản lý nhà nƣớc, đâu là quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ khi chuyển sang kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần, bắt đầu xuất hiện
ngày càng nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với các doanh nghiệp này,
đƣơng nhiên các cơ quan nhà nƣớc chỉ quản lý về mặt hành chính nhà nƣớc, trong
khi đó, với tƣ cách chủ quản, vẫn quản lý hoạt động kinh doanh đối với các doanh
nghiệp nhà nƣớc trực thuộc. Hệ quả khó tránh là xuất hiện tình trạng phân biệt đối
xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trƣờng và hội
nhập quốc tế, chức năng quản lý nhà nƣớc và quản lý kinh doanh ngày càng trở nên
phức tạp, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải chuyên nghiệp hơn. Do đó, việc tách
chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nƣớc với chức năng quản lý hành chính
nhà nƣớc nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng và thực hiện cam kết WTO là
thực sự cần thiết đối với Việt Nam (Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2012).
1.2.2.3. Xóa bỏ sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước vào hoạt động của
doanh nghiệp.
Hiện nay cơ chế quản lý của chủ quản đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam
đã có sự đổi mới và trên thực tế đạt đƣợc một số kết quả nhất định, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, với yêu cầu của sự nghiệp đổ mới, cơ
chế quản lý của chủ sở hữu hiện nay đối với doanh nghiệp ở các Bộ, các tỉnh, vẫn
24
còn nhiều hạn chế, đặc biệt cơ chế chủ quản đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của các
doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các quyết định của chủ
sở hữu, nhất là những quy định quản lý hành chính phiền hà, chậm trễ vừa làm mất thời
cơ vừa làm chậm thời gian gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp. Điều đó hạn chế tính
năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám chịu rủi ro và
dám mạo hiểm của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế
giới. Hơn thế nữa, nó còn là mảnh đất sản sinh ra tệ nạn tham nhũng và nạn tiêu cực mà
biểu hiện rõ nét là thông qua cơ chế “xin - cho”, cơ chế điều hành trực tiếp đối với các
doanh nghiệp. Vấn đề này đã đƣợc Nghị quyết của Đại hội Đảng X đề cập, phân tích
hậu quả của việc tồn tại cơ chế chủ quản đối với doanh nghiệp và nêu lên quan điểm
phải tiếp tục xóa bỏ đƣợc cơ chế này và phân biệt rạch ròi giữa quản lý nhà nƣớc và
quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Không những thế, cơ chế quản lý này còn làm nảy sinh tƣ tƣởng cho doanh
nghiệp vừa ỷ lại, dựa dẫm, vừa phụ thuộc vào cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản
lại bị ảnh hƣởng bởi tác phong quan liêu, cửa quyền do cơ chế này đem lại. Điều
này vô hình chung làm sa sút năng lực, phẩm chất của bộ phận cán bộ của doanh
nghiệp và cán bộ của các cơ quan chủ quản. Vì lợi ích của ngành mình, tỉnh mình
làm cho các cơ quan chủ quản có nhiều lúc thiếu khách quan trong việc tổ chức,
thực hiện và ban hành các quyết định có liên quan về cơ chế, chính sách, pháp luật
đối với doanh nghiệp trực thuộc.
Hiện nay nền kinh tế nƣớc ta đang chuyển vào chiều sâu, chiều rộng của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thế nhƣng hàng ngày
có biết bao nhiêu công việc trƣớc, trong và sau khi kinh doanh của doanh nghiệp bắt
buộc phải có phê duyệt, quyết định của cơ quan chủ quản và làm cho các cơ quan này
phải hao tổn vào những công việc có tính chất hành chính, sự vụn vặt làm cho thời gian
dành vào việc thực hiện các chức năng quản lý còn hạn chế, đặc biệt là chức năng tổ
chức, xây dựng, hƣớng dẫn thực hiện chiến lƣợc, chính sách, pháp luật để tạo môi
trƣờng cho doanh nghiệp còn rất hạn chế (Nguyễn Thế Tràm, 2014).
25
1.2.2.4. Công khai, minh bạch hóa tối đa các hoạt động của doanh nghiệp
Đây đƣợc xem là một cơ hội quan trọng nhằm tăng cƣờng sự minh bạch về
tình hình hoạt động và tài chính của DNNN, khối doanh nghiệp đang chiếm tới 1/3
GDP của VN.
Trong những năm gần đây, VN đã đạt đƣợc nhiều tiến triển trong việc cung
cấp thông tin đƣợc công khai và trực tuyến. Một ấn phẩm gần đây của Tổ chức
Arachnys Open Data Compass cho thấy VN đã là “một trong những nƣớc đi đầu
trong khu vực”, xếp thứ hai trong nhóm các quốc gia ASEAN xét về mức độ sẵn có
của thông tin về doanh nghiệp trên mạng.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc công khai thông tin của
DNNN, cùng với các cuộc cải cách khác, có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp này. Công khai thông tin, bao gồm thông tin tài chính và
phi tài chính, và có thể là công khai nội bộ hay bên ngoài (công bố ra công chúng).
Tuy nhiên nhìn chung thông tin công bố của phần lớn DNNN là chƣa đầy đủ
về chất lƣợng, thiếu độ chính xác và tính kịp thời, nên khả năng giám sát của các cơ
quan chính phủ đối với hoạt động của DNNN còn nhiều hạn chế. Nghị định 61
(tháng 6-2013) là một bƣớc tiến trong việc công khai thông tin, nhƣng vẫn còn
nhiều việc phải làm.
Các quy định hiện nay chƣa đủ để đƣa ra một khung pháp lý hiệu quả trong
việc công bố thông tin. Đã có một số quy định về nghĩa vụ công khai thông tin tài chính
và phi tài chính của DNNN, nhƣng hƣớng dẫn còn chƣa đồng bộ và khó thực hiện.
Cũng còn nhiều vấn đề về việc thực thi, giám sát và mức độ chi tiết của yêu cầu, vì vậy
trong thực tế nhiều DNNN công khai thông tin chủ yếu trên cơ sở tự giác.
Trong năm 2013, qua tìm kiếm trên mạng thấy 89 DNNN của VN có trang
web, trong đó có 11 tập đoàn và 12 tổng công ty. Mặc dù đã có nhiều DNNN công
khai thông tin hữu ích, song vẫn còn phải cải thiện chất lƣợng thông tin.
26
Chúng tôi thấy chỉ có 9% cung cấp thông tin tài chính tổng hợp và chỉ 16%
công bố báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính hoặc báo cáo kiểm toán. Kết quả
nghiên cứu cho thấy dù có thể trên mạng không có thông tin nhƣng các DNNN đều
có thông tin cho mục đích nội bộ. Những thông tin này cần đƣợc chia sẻ rộng rãi,
và hơn thế nữa phải cải thiện chất lƣợng thông tin để phục vụ mục đích giám sát và
đánh giá. Năm nay chúng tôi dự định thực hiện hoạt động này một lần nữa để xem
tình hình có đƣợc cải thiện không.
Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (CIEM) thực
hiện năm 2010, trong đó cho thấy gần nhƣ tất cả DNNN cung cấp báo cáo cho các bộ
và cơ quan chủ quản, nhƣng chỉ có 7% DNNN công khai lƣu hành các báo cáo và chỉ
9% trong số 290 DNNN đƣợc nghiên cứu - sử dụng truyền thông đại chúng.
Điều thú vị là các DNNN cổ phần hóa công khai nhiều hơn với 32% sử dụng
phƣơng tiện truyền thông đại chúng vào thời điểm nghiên cứu.
Điều này cho thấy DNNN cổ phần hóa công bố thông tin nhiều hơn, dù gần
đây quá trình thoái vốn nhà nƣớc đã chậm hơn dự kiến. Những DNNN đã cổ phần
hóa nhƣ Vinamilk, Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Công thƣơng, Vinaconex... là
những ví dụ cho thấy có sự minh bạch hơn nhiều trong việc công bố thông tin từ sau
cổ phần hóa.
Thực hiện việc công khai minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh
nghiệp do nhà nƣớc làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc nhằm tăng
tính trách nhiệm của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp do nhà nƣớc là chủ sở
hữu nói riêng; đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp
thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh
doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng
cạnh tranh.
Ngoài ra, đây cũng là quy định góp phần nâng cao trách nhiệm của doanh
nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng
vốn, tài sản nhà nƣớc. Giúp nhà nƣớc, chủ sở hữu vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp
27
khác, cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài chính doanh nghiệp kịp thời phát hiện các
yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và
đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
1.2.2.5. Dần xóa bỏ các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam
Việc tiếp tục hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh là điều mà cộng đồng
DN trong và ngoài nƣớc mong muốn. Trong đó, việc giải quyết chính xác và nhanh
chóng thủ tục hành chính đăng ký thành lập và thay đổi nội dung đăng ký kinh
doanh là điều mà Việt Nam cần ƣu tiên hàng đầu trong quá trình cải thiện môi
trƣờng đầu tƣ của mình, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày một sâu rộng hiện
nay.
Đối với vấn đề phân biệt đối xử giữa các DN có nguồn vốn đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc, hƣớng sửa đổi đƣợc đề nghị là cần bỏ những quy định tạo nên sự phân
biệt về thủ tục thực hiện giữa DN có hay không có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài chiếm dƣới hay từ 51% vốn điều lệ của DN. Tiến đến xóa bỏ sự
phân biệt giữa DN Việt Nam, DN liên doanh, DN 100% vốn đầu tƣ trong nƣớc,
DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài…, mà chỉ còn một thuật ngữ DN Việt Nam thành lập
và hoạt động tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
Theo đánh giá của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),
việc dần dần xóa bỏ những rào cản và những phân biệt đối xử trong chính sách giữa
các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc sẽ tạo lập một môi
trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, phù hợp với các quy luật của kinh tế thị
trƣờng, thông lệ quốc tế, tăng sức cạnh tranh của DN và đáp ứng các yêu cầu của
hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh
nghiệp Việt Nam
1.3.1. Nhân tố kinh tế
28
Các nhân tố về kinh tế thể hiện các đặc trƣng cơ bản của hệ thống kinh tế mà
trong đó doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc nói riêng tiến
hành hoạt động kinh doanh. Môi trƣờng kinh doanh với các yếu tố nhƣ: tăng
trƣởng kinh tế, chu kỳ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, tình trạng lạm phát, tỷ
lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái...có tác động lớn đến các quyết định kinh doanh (quản lý
vốn) cũng nhƣ kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chu kỳ phát triển của nền kinh tế tác động mạnh mẽ đến việc quản lý vốn.
Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trƣởng cao thì nhu cầu đầu tƣ của xã hội
tăng mạnh, nhà quản trị vốn lúc này phải nắm bắt đƣợc cơ hội để đầu tƣ vốn mở
rộng sản xuất kinh doanh doanh, từ đó tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận. Ngƣợc lại, khi
nền kinh tế lâm vào suy thoái hay khủng hoảng, cơ hội kinh doanh bị thu hẹp, việc
huy động vốn cũng trở nên khó khăn, những quyết định quản lý vốn của nhà quản
trị doanh nghiệp phải thích ứng với tình hình kinh tế để bảo toàn vốn.
1.3.2. Nhân tố chính trị- pháp lý
Môi trƣờng pháp lý chính là hệ thống các chủ trƣơng, chính sách, hệ thống
pháp luật tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nhà nƣớc.
Hệ thống pháp luật quy định rõ ràng về lĩnh vực hoạt động của từng loại hình
doanh nghiệp, những lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích hay hạn chế hoạt động,
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng đƣợc pháp luật quy định cụ thể. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc là công cụ để qua đó Nhà nƣớc thực hiện mục tiêu
kinh tế- chính trị- xã hội nên hệ thống pháp luật quy định đối với doanh nghiệp có vốn
nhà nƣớc cụ thể, nhƣ: quy định về tỷ lệ sở hữu tối thiểu cần thiết của vốn nhà nƣớc tại
các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, lĩnh vực then chốt,...Tuy nhiên các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc nói riêng là một thực thể của nền kinh tế, do đó nó phải
vận hành trong môi trƣờng pháp lý chung và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế
khác. Môi trƣờng pháp lý này thuận lợi sẽ tạo đƣợc hậu thuẫn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, đẩy mạnh khả năng nâng cao lợi nhuận,
29
góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Trái lại, nếu môi trƣờng
pháp lý không thuận lợi hay chậm trễ so với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do đó việc quản lý vốn
cũng nhƣ hiệu quả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc cũng sẽ bị hạn chế.
Chính sách lãi suất: Lãi suất là một công cụ để Nhà nƣớc điều tiết lƣợng cung
cầu tiền tệ, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc quản lý vốn và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc đặc biệt chịu ảnh hƣởng trực
tiếp từ chính sách lãi suất của Nhà nƣớc. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, với
mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc, nhiệm vụ của quản lý vốn nhà nƣớc là
xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. Mặt khác, với chính sách lãi suất ƣu đãi khi đầu tƣ vào
một số ngành, lĩnh vực then chốt của xã hội, các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc có điều
kiện để thực hiện nhiệm vụ chính trị- xã hội mà Chính phủ giao.
Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc để điều tiết kinh tế
nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế hấp
dẫn là động lực để các doanh nghiệp mở rộng đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh.
Sự ổn định về chính trị, nhất quán trong chủ trƣơng đƣờng lối của Nhà nƣớc là
nhân tố quan trọng trong việc quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. Chủ trƣơng
đƣờng đối của Nhà nƣớc ta hiện nay là thành phần kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ
đạo sẽ chi phối các quyết định quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp.
1.3.3. Hệ thống quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc
đƣợc thông qua các cơ quan, tổ chức và cán bộ đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc thực
hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của chủ sở hữu đối với vốn nhà nƣớc tại
doanh nghiệp.
Trên thế giới, để thực hiện các quyền của mình đối với doanh nghiệp có phần
vốn nhà nƣớc, các Nhà nƣớc có thể giao cho một hoặc một số cơ quan làm đại diện
chủ sở hữu và quản lý thông qua việc quyết định những vấn đề quan trọng nhƣ đầu
tƣ, tài chính, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong các doanh nghiệp có vốn nhà
30
nƣớc,..Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, các cơ quan đƣợc giao
trách nhiệm này có thể là cơ quan hành chính nhà nƣớc, tổ chức/cơ quan khác hoặc
một công ty. Việc lựa chọn hệ thống quản lý vốn nhà nƣớc (cơ quan hành chính nhà
nƣớc hoặc công ty đầu tƣ vốn) là yếu tố quyết định đến phƣơng thức quản lý vốn
nhà nƣớc.
Ở Việt Nam, giai đoạn trƣớc năm 2006, quản lý vốn nhà nƣớc thông qua hệ
thống các cơ quan hành chính là Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, do đó cơ chế
quản lý vốn nhà nƣớc sẽ thực hiện đồng thời 3 chức năng: quản lý nhà nƣớc về kinh tế,
chủ quản cấp trên đối với doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại doanh
nghiệp. Với cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc còn nhiều đầu mối nhƣ giai đoạn này, hiệu
quả sử dụng vốn nhà nƣớc không cao. Theo Tiến sỹ Trần Tiến Cƣờng-
Trƣởng Ban Nghiên cứu chính sách phát triển doanh nghiệp, Viện nghiên cứu quản
lý kinh tế trung ƣơng thì thực trạng sử dụng vốn nhà nƣớc giai đoạn qua chƣa hiệu
quả là do bộ máy quản lý nhà nƣớc đồng thời là bộ máy thực hiện quyền sở hữu nhà
nƣớc. Cùng một lức có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng chủ sở
hữu nhà nƣớc và đều đƣợc coi là chủ sở hữu nhà nƣớc. Hệ quả là không rõ cơ quan
nào đại diện chính; có sự “lấn sân” từ quản lý nhà nƣớc sang quản lý của chủ sở
hữu nhà nƣớc và ngƣợc lại. Bộ máy và cán bộ quản lý không chuyên nghiệp và
chuyên tâm vào một mục đích nhất quán giữa công việc hành chính và kinh doanh,
sinh lời của doanh nghiệp. Việc quản lý chồng chế cũng dẫn đến khó phân xử trách
nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Giai đoạn từ 2006 đến nay, Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc
đƣợc thành lập và hoạt động nhƣ một đầu mối đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp
và thực hiện thống nhất, có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc đầu
tƣ tại doanh nghiệp. Theo đó, phƣơng thức quản lý vốn nhà nƣớc của Chính phủ Việt
Nam đƣợc thay đổi căn bản: tách quản lý hành chính ra khỏi quản lý kinh doanh. Nhà
nƣớc không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp mà quản lý thông qua
hiệu quả đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp, thông qua ngƣời đại diện tham gia quản
trị doanh nghiệp theo đúng luật doanh nghiệp và các quy tắc
31
của thị trƣờng. TS Vũ Thành Anh, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu Chƣơng
trình dạy Kinh tế Fullbright (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Phải tách quản lý
hành chính nhà nƣớc ra khỏi quản lý kinh doanh doanh nghiệp. Các quyết định kinh
doanh phải do những ngƣời kinh doanh đƣa ra.”.
1.3.4. Nhân tố khoa học- công nghệ và con người
Con ngƣời- nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quản lý
vốn nhà nƣớc. Cán bộ chuyên nghiệp, đƣợc đào tạo trang bị kiến thức và có kinh
nghiệm về quản trị doanh nghiệp, đầu tƣ vốn sẽ đƣa ra những quyết định đúng đắn
về quản lý vốn. Ngƣợc lại, nhân lực kém, không đƣợc đào tạo chuyên sâu sẽ ảnh
hƣởng trực tiếp đến việc ra quyết định quản lý vốn, đem lại những bất lợi cho hiệu
quả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Thực tế ở Việt Nam luôn cho thấy nguồn nhân lực
đóng vai trò quan trọng và là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Giai đoạn trƣớc năm
2006, nguồn nhân lực quản lý vốn nhà nƣớc là những cán bộ của các cơ quan hành
chính, vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nƣớc, vừa thực hiện nhiệm
vụ đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, không
đƣợc đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu nên hiệu quả quản lý vốn nhà nƣớc giai đoạn
này thấp.
Khoa học- công nghệ là nhân tố hỗ trợ cho hoạt động quản lý vốn. Áp dụng
tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý mang lại năng suất cao, góp phần
nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ.
1.3.5. Các cam kết hội nhập khi Việt Nam tham gia các tổchức thương mại Quốc tế
Trong quá trình gia nhập WTO, các Thành viên của Ban công tácWTO đã
tập trung nhiều chú ý vào sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà
nƣớc sở hữu hoặc kiểm soát tại Việt Nam. Các Thành viên đã đề nghị Việt Nam
cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật liên quan cũng nhƣ hoạt động thực tiễn
của các doanh nghiệp này và vai trò của chúng trong nền kinh tế quốc dân.
WTO không có các quy tắc về sở hữu trong các đơn vị kinh doanh. WTO
không ngăn cản các Thành viên thành lập và phát triển các doanh nghiệp do Nhà
32
nƣớc sở hữu (SOEs), tuy nhiên WTO có các điều kiện cụ thể đối với các hoạt động
xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc (STEs). Cụ thể, Điều
XVII của Hiệp định GATT 1994 đề ra hai điều kiện cơ bản cho hoạt động của các
doanh nghiệp này (i) tất cả các hoạt động mua bán chỉ thực hiện theo các căn cứ
thương mại, phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử chung; và (ii) các hoạt
động xuất nhập khẩu phải minh bạch.
Các Thành viên WTO rất quan tâm tới hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà
nƣớc sở hữu nói chung và các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc nói riêng vì hai lý
do chính. Thứ nhất, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hƣớng thị trƣờng và trong quá trình này,
nhƣ một số Thành viên đã nêu lên, Việt Nam tiếp tục dành một số ƣu đãi cụ thể cho
các doanh nghiệp nhà nƣớc. Thứ hai, theo cách hiểu của một số Thành viên WTO thì
các doanh nghiệp nhà nƣớc tại Việt Nam không chỉ chiếm số lƣợng lớn, tỷ trọng đóng
góp vào GDP cao cũng nhƣ có tổng số vốn rất lớn mà còn có nhiều lợi thế về năng lực
sản xuất, cung cấp dịch vụ vụ và xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ chốt (gồm xăng
dầu, khoáng sản, dịch vụ viễn thông, ngân hàng và bảo hiểm, v.v…). Các Thành viên
WTO thể hiện lo ngại về khả năng Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trƣờng thông qua các
doanh nghiệp nhà nƣớc, do đó có thể bóp méo thị trƣờng và thậm chí vô hiệu hóa các
cam kết về mở cửa thị trƣờng của Việt Nam. Đây chính là lý do tại sao các Thành viên
WTO yêu cầu Việt Nam đƣa ra các cam kết toàn diện về doanh nghiệp nhà nƣớc, kể cả
doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc.
Trƣớc lo ngại của các Thành viên, đại diện của Việt Nam thông báo rằng các
cơ quan quản lý của Việt Nam đã công bố, minh bạch hóa đầy đủ các thông tin về
chính sách và khuôn khổ pháp luật chung liên quan tới việc thành lập, tổ chức và
quản lý hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và các doanh nghiệp
thƣơng mại nhà nƣớc nói riêng. Việt Nam cũng xác nhận rằng Việt Nam đang thực
hiện một chính sách dài hạn, nhất quán về nền kinh tế đa thành phần trong đó cả
khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân, bao gồm cả các nhà đầu tƣ trong và ngoài
nƣớc, đƣợc khuyến khích tham gia cạnh tranh bình đẳng. Việt Nam đã xác nhận
33
rằng khu vực tƣ nhân, kể cả ngƣời nƣớc ngoài, đƣợc phép cung cấp sản phẩm và
dịch vụ cho các doanh nghiệp nhà nƣớc thông qua thông qua đấu thầu hoặc thông
qua đơn hàng của Nhà nƣớc hay phân bổ định hƣớng (trừ các sản phẩm và dịch vụ
công liên quan tới quốc phòng và an ninh quốc gia).
Cải cách, sắp xếp lại và cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nƣớc nói chung và các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc nói riêng là một
chính sách nhất quán, một bộ phận của tiến trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam
trong vòng 20 năm qua. Chính sách này đã đƣợc khẳng định trong nhiều kế hoạch
hành động của Chính phủ nhƣ một giải pháp để xây dựng và phát triển kinh tế thị
trƣờng tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đó và ngay cả khi không có các cam kết gia nhập WTO liên
quan tới vấn đề này thì vẫn có thể xác nhận rằng việc thực thi các cam kết nói trên
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà Việt Nam quyết tâm hoàn thành để đổi mới
và tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc và đảm bảo các doanh
nghiệp này có năng lực để vận hành hiệu quả trong một môi trƣờng khá cạnh tranh.
Do đó cần cải tiến cơ chế quản lý để đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà
nƣớc hoạt động theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng và Nhà nƣớc sẽ
không can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quyết định thƣơng mại của những
doanh nghiệp này. Cụ thể, có thể xem xét các biện pháp sau đây: (i) điều chỉnh các
điều khoản tƣơng ứng về quyền đƣa ra quyết định của Nhà nƣớc liên quan tới các
dự án đầu tƣ, mua bán, thanh khoản, chuyển giao tài sản, tiêu dùng của các doanh
nghiệp nhà nƣớc thông qua việc dành các quyền này cho các doanh nghiệp; và (ii)
Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh sẽ không trực tiếp thực thi
quyền sở hữu mà sẽ chuyển quyền này cho Tổng Công ty Kinh doanh và Quản lý
vốn nhà nƣớc và các tập đoàn khác; hoặc trong trƣờng hợp không thực hiện đƣợc
việc này, Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh nên thực thi các
quyền này theo cách giống nhƣ các cổ đông của doanh nghiệp (Trần Hữu Bƣu và
cộng sự, 2008).
34
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM

Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang.docx
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang.docxĐề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang.docx
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương HuếĐề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huếlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tailieunhanh_phat_trien_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_tai_viet_na...
tailieunhanh_phat_trien_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_tai_viet_na...tailieunhanh_phat_trien_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_tai_viet_na...
tailieunhanh_phat_trien_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_tai_viet_na...KhnhHuyn190422
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcĐề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang.docx
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang.docxĐề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang.docx
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang.docx
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương HuếĐề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
 
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tếLuận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG BỐI C...
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận án: Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn
Luận án: Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớnLuận án: Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn
Luận án: Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn
 
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAYPhân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAYLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam ...
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam ...Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam ...
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam ...
 
tailieunhanh_phat_trien_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_tai_viet_na...
tailieunhanh_phat_trien_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_tai_viet_na...tailieunhanh_phat_trien_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_tai_viet_na...
tailieunhanh_phat_trien_hoat_dong_cua_cac_to_chuc_tai_chinh_vi_mo_tai_viet_na...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcĐề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
 
Kiểm soát nội bộ tại ban quản lí dự án phát triển nông thôn, HAY
Kiểm soát nội bộ tại ban quản lí dự án phát triển nông thôn, HAYKiểm soát nội bộ tại ban quản lí dự án phát triển nông thôn, HAY
Kiểm soát nội bộ tại ban quản lí dự án phát triển nông thôn, HAY
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ LƢƠNG THANH MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chƣơng trình định hƣớng thực hành Hà Nội- 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ LƢƠNG THANH MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội- 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc sỹ Quản lý kinh tế tại trƣờng Đại học kinh tế, đƣợc sự đồng ý của Khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học kinh tế và sự nhất trí của giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế với đề tài: “Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”. Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong SCIC, các anh chị trong tập thể lớp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu trƣờng Đại học kinh tế - ĐHQGHN, Khoa kinh tế chính trị và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn; PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, ngƣời thầy đã hết lòng giúp đỡ, hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này; Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp và sự động viên của gia đình, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong SCIC,các anh/chị trong lớp cao học QLKT3- K23 trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn thạc sỹ; Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thiện bài luận văn này. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tác giả của những cuốn sách, bài viết, công trình nghiên cứu và website hữu ích đƣợc đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này. Hà Nội, tháng 02 năm 2017 Nguyễn Thị Lƣơng Thanh
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................i DANH MỤC BẢNG...................................................................................ii DANH MỤC HÌNH....................................................................................ii MỞ ĐẦU...................................................................................................1 1. Về tính cấp thiết của đề tài...................................................................1 2. Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn ...............................................................3 3. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................4 4. Kết cấu của Luận văn..........................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠICÁC DOANH NGHIỆP ......6 1.1. Tổng quan nghiên cứu về mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại DN........6 1.1.1 Tổng quanvề nghiên cứu ............................................................6 1.1.2. Cácmô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ..................8 1.1.3. Kinh nghiệm tạimột số nước và bài học đối với Việt Nam .........13 1.2. Mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp........................19 1.2.1. Mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Việt Nam.. 19 1.2.2. Yêu cầu hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ..............................................................................................21 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp Việt Nam.........................................................................28 1.3.1. Nhântố kinh tế.........................................................................28 1.3.2. Nhântố chính trị- pháp lý ........................................................29 1.3.3. Hệthống quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp .....................30 1.3.4. Nhântố khoa học- công nghệvà con người...............................32
  • 6. 1.3.5. Các cam kết hội nhập khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại Quốc tế.............................................................................................32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...........................35 2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu..........................................................35 2.1.1. Nguồntài liệu sơ cấp ...............................................................35 2.1.2. Nguồntài liệu thứ cấp..............................................................35 2.1.3. Thu thập và xử lý tài liệu ..........................................................36 2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, dữ liệu..................................................37 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC ..................39 3.1. Tổng quan về Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn Nhà nƣớc (SCIC) 39 3.1.1. Cơsở pháp lý và mục tiêu thành lập SCIC................................39 3.1.2. Chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn, nghĩa vụ của SCIC ............43 3.1.3. Cơcấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của SCIC .................46 3.1.4. Nguồnnhân lực .......................................................................47 3.1.5. Tàichính của SCIC..................................................................47 3.2. Phân tíchvề mô hình quản lý vốn của SCIC....................................48 3.2.1. Hoạtđộng quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của SCIC .........................................................................................................48 3.2.2. Hoạtđộng đầu tư và kinh doanh vốn của SCIC.........................56 3.2.3. Tình hình tàichính của SCIC qua các năm ...............................59 3.2.4 Đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ....60 3.2.5 Nguồn nhânlực và công nghệquản trị doanh nghiệp.................62 3.2.6 Khuôn khổpháp lý cho hoạt động quản lý vốn của SCIC............63 3.2.7 Đẩynhanhthoáivốn nhà nước tại doanh nhiệp và sắp xếp cổ phần hóa các Công ty TNHH nhà nướcMTV và hội nhập hợp tác quốc tế....65 3.3. Đánh giá kết quả hoạt động và mô hình hoạt động quản lý vốn của SCIC . 66 3.3.1. Cácmặtđạt được và bài học kinh nghiệm.................................66
  • 7. 3.3.2. Mộtsố khó khăn, vướng mắc cơ bản và nguyên nhân ................69 CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC ................................................................................................................ 70 4.1. Bối cảnh thực hiện phân công của Chính phủ về thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp hiện nay...............................70 4.2.Đề xuất về mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua thực tiễn hoạt động của SCIC.................................72 4.2.1. Lựa chọn mô hình....................................................................72 4.2.2. Giảipháp hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ..............................................................................................75 4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý vốn của Tổng côngty đầu tƣ và kinh doanh vồn Nhà nƣớc trong thời gian tới..........................79 4.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụcủa Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước..........................................................................................79 4.3.2. Cơcấu bộ máy tổ chức Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước...........................................................................................80 4.3.3 Cácgiảipháp hoàn thiện mô hình quản lý vốn của SCIC trong thời gian tới .............................................................................................81 KẾT LUẬN..............................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................95
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Từ đầy đủ 1. CTCP Công ty Cổ phần 2. CSH Chủ sở hữu 3. DN Doanh nghiệp 4. DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc 5. Khazanah Khazanah National Berhad 6. NN Nhà nƣớc 7. SASAC Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Trung Quốc 8. SCIC Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc 9. SDIC Tập đoàn Đầu tƣ và Phát triển Nhà nƣớc của Trung Quốc 10. Temasak Temasak Holding 11. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 12. UBND Ủy ban nhân dân i
  • 9. DANH MỤC BẢNG Số TT Tên bảng Trang 1. Bảng 3.2: Báo cáo tổng kết hoạt động 10 năm 2006-2015 59 của SCIC DANH MỤC HÌNH Số TT Tên hình Trang 1. Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành SCIC 46 2. Hình 3.2: Biểu đồ Bán vốn nhà nước qua các năm 54 3. Hình 4.1: Sơ đồ mô hình thực hiện chức năng đại diện 78 chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới 4. Hình 4.2: Sơ đồ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu 78 nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC ii
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Về t nh c p thiết của đề tài Quản lý và đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều chủ trƣơng, biện pháp tích cực nhằm hoàn thiện mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc; đã vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm, có sự đổi mới đúng hƣớng, với bƣớc đi thích hợp. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc đƣợc đổi mới toàn diện và mạnh mẽ, các DNNN đƣợc chuyển đổi, sắp xếp, cổ phần hóa, cơ cấu lại một cách triệt để, hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc thay đổi một cách mạnh mẽ theo cơ chế thị trƣờng…để đáp ứng phát triển bền vững và hội nhập thành công, thì mô hình quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp theo phƣơng thức can thiệp hành chính nhƣ những năm trƣớc đây không còn phù hợp nữa Một tồn tại lâu nay trong phƣơng thức quản trị doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc ở Việt Nam đó là sự phân tán chức năng và quyền hạn quản trị vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp (DN) cho rất nhiều cấp, bộ, ngành, địa phƣơng. Những cơ quan quản lý nhà nƣớc (NN) này kiêm nhiệm cả chức năng đại diện vốn chủ sở hữu (CSH), khiến hoạt động quản trị vốn NN không minh bạch trong khi hoạt động quản lý NN bị quá tải. Nhận diện đƣợc vấn đề này, chính phủ Việt Nam chủ trƣơng cải cách quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) bằng định hƣớng phân tách hai chức năng trên. Chủ trƣơng này đƣợc ghi nhận tại hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X (2008): “tách bạch vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước” ; văn kiện Đại hội đảng X (2006): “thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với DNNN” và văn kiện Đại hội đảng XI (2001): “nghiên cứu hình thành các tổ chức quản lý đầu tư, kinh doanh có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của nhà nước; khắc phục tình 1
  • 11. trạng bộ máy quản lý hành chính tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh thông qua mệnh lệnh hành chính”. Năm 2005,Chính phủ Việt Nam chính thức ban hành Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC) nhƣ một mô hình thí điểm về thực hiện đại diện vốn CSH chuyên nghiệp, một mô hình tiên phong trong việc tách rời chức năng quản lý NN và chức năng đại diện CSH vốn NN. SCIC chính thức đi vào hoạt động năm 2006, gồm các hoạt động nhƣ nhận chuyển giao phần vốn NN, cổ phần hóa các DNNN, thoái vốn NN, quản trị DN, thực hiện vai trò của cổ đông NN và thực hiện đầu tƣ hiện hữu, đầu tƣ mới phần vốn NN theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP. Tổng công ty này đƣợc kỳ vọng sẽ trở thành tập đoàn tài chính quy mô lớn trong khu vực, phụ trách các hoạt động đầu tƣ chiến lƣợc của quốc gia trong và ngoài nƣớc, đặc biệt với những lĩnh vực then chốt NN cần nắm giữ vốn. Qua 10 năm hoạt động, mô hình đã đạt đƣợc một số thành công nhất định, tuy nhiên cũng đã bộc lộ một số khó khăn hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động, cần có sự phân tích, đánh giá để có những giải pháp, điều chỉnh cho phù hợp. So với các nƣớc cùng khu vực, trong khi các mô hình quản lý vốn NN tiên phong nhƣ tập đoàn Temasek Holdings (Temasek), Ủy ban Quản lý và giám sát tài sản Trung Quốc (SASAC), Khazanah National Berhad (Khazanah) đều đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định thì SCIC vẫn còn nhiều tồn tại, hoạt động chậm chạp và chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng, kế hoạch mà Chính phủ đề ra. Từ khi SCIC ra đời đến nay, Chính phủ Việt Nam vẫn chƣa có một bƣớc tiến nào trong việc xây dựng một mô hình quản lý vốn tập trung ở quy mô lớn cho vốn đầu tƣ tại các doanh nghiệp nhà nƣớc. Do đó, việc tìm hiểu những tồn tại, vƣớng mắc của SCIC là vấn đề cần thiết để đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của SCIC nói riêng và đối với việc hình thành một cơ quan quản lý vốn NN hiệu quả ở Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn hoạt động của SCIC, từ đó đƣa ra những giải pháp hoàn thiện mô hình SCIC, tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu Luận văn là: “Mô 2
  • 12. hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”. - Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu: Từ phân tích thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân những hạn chế của mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, cần có những giải pháp gì để hoàn thiện mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc trong thời gian tới? 2. Mục tiêuvà ý nghĩa thực tiễn  Mục tiêu của đề tài  Đề tài nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý vốn nhà nƣớc của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC) tại các doanh nghiệp. Từ đó đƣa ra kiến nghị giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động quản lý vốn của SCIC tại các doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn sẽ lần lƣợt giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mô hình quản lý vốn nhà nƣớc và thực tiễn mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp của Việt Nam; - Phân tích thực trạng của mô hình quản lý vốn nhà nƣớc của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc; - Đánh giá những mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nƣớc của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc.  Ý nghĩa thực tiễn của đề tài   Đề tài nhằm đƣa ra góc nhìn về bƣớc đầu thực hiện phân tách chức năng CSH vốn NN khỏi chức năng quản lý NN ở Việt Nam, xem xét SCIC nhƣ một ví dụ thực tiễn về việc thành lập và xây dựng mô hình đại diện CSH nhà nƣớc độc lập cho một nhóm doanh nghiệp. Đề tài kế thừa những nghiên cứu đã có, cập nhật số liệu 3
  • 13. mới nhất và tình hình hiện tại, đƣa ra những khía cạnh sâu sát và cụ thể về SCIC, đóng góp vào nhóm dữ liệu các bài nghiên cứu trƣớc về phân tách chức năng nhƣ đã trình bày. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, mối quan hệ của tổng công ty này với các cơ quan quản lý NN, các văn bản pháp lý và cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc hiện hành tại Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu   - Mô hình hoạt động quản lý vốn, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc trong thực hiện tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng đại diện chủ sở hữu của Nhà nƣớc; đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay. - Đồng thời đề tài phân tích một số mô hình kinh doanh vốn NN thành công trên thế giới nhƣ Temasek của Singapore, SASAC và Tập đoàn đầu tƣ và phát triển nhà nƣớc(SDIC) của Trung Quốc, quỹ đầu tƣ Khazanal của Malaysia. 4. Kết c u của Lu n văn Đề tài nghiên cứu Luận văn là: “Mô hình quản lý vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp” Đề tài gồm 4 phần: CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
  • 14. CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNHQUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC 5
  • 15. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiêncứuvề mô hình quản lývốn nhà nƣớc tại DN 1.1.1 Tổng quan về nghiên cứu Thời gian qua, về mô hình hoạt động của cơ quan quản lý vốn nhà nƣớc tại DN đã đƣợc một số tổ chức quốc tế nhƣ OECD, WB... nghiên cứu. Nghiên cứu của OECD (2012) đã chỉ ra rằng, việc thiết lập mô hình cơ quan chuyên trách chịu ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc phạm trù lịch sử. Một ví dụ điển hình là trƣờng hợp Indonesia. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, các DNNN Indonesia đối mặt với hàng loạt nguy cơ nhƣ nợ xấu tăng nhanh, hoạt động kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là mô hình song trùng đang áp dụng có những tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý và quản trị các DNNN. Do vậy, năm 1998 Indonesia đã lựa chọn mô hình một bộ chuyên trách (Bộ Đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do biến động về chính trị trong giai đoạn từ năm 2000-2001 nên cơ quan này đƣợc chuyển về Bộ Tài chính và hoạt động với tƣ cách là Tổng cục Phát triển doanh nghiệp. Đến năm 2001, Bộ Đầu tƣ và phát triển DNNN đƣợc khôi phục và năm 2004 đƣợc đổi tên thành Bộ DNNN. Do năng lực thể chế, mục tiêu hoạt động và quy mô DNNN, vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp có sự khác biệt nên có một số quốc gia lựa chọn mô hình công ty đầu tƣ hoặc công ty nắm vốn hoặc mô hình cơ quan chuyên trách hay mô hình phân tán để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc (OECD, 2012). Hoặc, do các quốc gia có thể chế, hoàn cảnh khác nhau nên không thể có một mô hình chung. Trƣờng hợp của Trung Quốc, do quy mô vốn và số lƣợng DNNN còn rất lớn, đƣợc giao các mục tiêu khác nhau và chịu ảnh hƣởng của Nho giáo (xã hội dựa trên các cách thức quản lý khác nhau giữa lòng tin và trách nhiệm và chia sẻ kinh 6
  • 16. nghiệm) dẫn tới phƣơng thức quản trị khác và khó áp dụng phƣơng thức, mô hình của các nƣớc phƣơng Tây; do vậy Trung Quốc đã thành lập hệ thống SASAC. Đồng thời thực tế cho thấy, các DNNN hoạt động thƣơng mại thuần túy thƣờng đƣợc giao cho một cơ quan/tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc. Các DNNN hoạt động phi thƣơng mại vẫn do một bộ phận chuyên trách thuộc bộ quản lý ngành quản lý trực tiếp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc. Ví dụ, tại Thụy Điển, Bộ Y tế và Các vấn đề xã hội có một vụ chuyên trách giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các DNNN, phần vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có mục tiêu liên quan đến chính trị - y tế, xã hội. Tƣơng tự nhƣ vậy, Bộ Văn hoá có một vụ chuyên trách giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các DNNN, phần vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có mục tiêu liên quan đến chính trị - văn hoá; Bộ Môi trƣờng có một vụ chuyên trách chuyên trách giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc, phần vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có mục tiêu liên quan về môi trƣờng. Trong trƣờng hợp khu vực DNNN có quy mô không quá lớn, số lƣợng không nhiều, hoạt động tập trung trong một số ngành lĩnh vực thì việc thiết lập mô hình một cơ quan, tổ chức chuyên trách thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với toàn bộ khu vực DNNN sẽ không quá phức tạp. Ví dụ trƣờng hợp của Indonesia, việc thành lập và giao cho Bộ DNNN thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với toàn bộ khu vực DNNN đƣợc cho là thành công khi số lƣợng DNNN giảm từ 557 doanh nghiệp (1960) xuống còn khoảng 140 doanh nghiệp trong giai đoạn 2004 -2012 (BUMN, 2014). Trong trƣờng hợp khu vực DNNN có quy mô còn lớn và đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động thì việc thiết lập mô hình một cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với toàn bộ khu vực DNNN sẽ khá phức tạp. Ví dụ Trung Quốc, khi số lƣợng DNNN giảm mạnh từ 262.000 (1997) xuống còn 116.000 (2004), tạo tiền đề thành lập Uỷ ban Giám sát, quản lý tài sản nhà nƣớc - 7
  • 17. SASAC (Naughton, 2010);. Tuy nhiên, do số lƣợng DNNN vẫn còn rất lớn và mục tiêu, quy mô, phạm vi hoạt động tại các vùng miền khác nhau nên Trung Quốc phải thiết lập hệ thống SASAC, bao gồm 01 SASAC ở cấp Trung ƣơng, 31 SASAC ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng và 331 SASAC ở các cấp thấp hơn. Trong đó, SASAC Trung ƣơng quản lý DNNN, phần vốn và tài sản nhà nƣớc tại các doanh nghiệp thuộc cấp Trung ƣơng; tƣơng tự nhƣ vậy đối SASAC cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng và SASAC ở cấp địa khu, huyện. Trƣờng hợp của Nam Phi cho thấy, với quy mô 662 DNNN nhƣng chỉ có một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc của Nam Phi nên đã dẫn đến quá tải và thất bại trong quản lý. Kinh nghiệm cho thấy, mô hình một cơ quan chuyên trách chỉ phù hợp với quy mô khoảng 100 DNNN. Đối với những quốc gia có số lƣợng DNNN lớn, cần phải phân chia theo vùng miền hay một phƣơng thức khác để đảm bảo hiệu quả quản lý. 1.1.2. Các mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Cho đến nay, có một số mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc chủ yếu sau đã đƣợc các quốc gia lựa chọn và vận hành: (i) mô hình phi tập trung (decentralized model) đƣợc áp dụng ở Braxin, Hàn Quốc,…; (ii) mô hình song trùng (dual model) đƣợc áp dụng ở Cộng hòa Séc, Mexico,… (iii) mô hình tập trung (centralized model) đƣợc áp dụng ở Trung Quốc, Indonesia, Singapore, một số nƣớc ở Bắc Âu,... Các mô hình trên đều có những ƣu điểm và hạn chế về tổ chức và trong hoạt động. Vì vậy, tùy theo các điều kiện, bối cảnh lịch sử, thể chế; mục tiêu, tính chất hoặc động của các DNNN; quy mô, số lƣợng các DNNN trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nhƣ đã nêu ở trên mà các mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc khác nhau đƣợc lựa chọn. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển và từ kinh nghiệm thực tiễn, mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đang dần trở thành xu thế, ngày càng đƣợc nhiều các quốc gia lựa chọn do có nhiều ƣu điểm và phù hợp hơn về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô hình 8
  • 18. khác. Mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc có thể đƣợc tổ chức dƣới hình thức tổ chức, cơ quan nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp. Trên thực tế, mô hình tập trung thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các DNNN và phần vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp có thể đƣợc tổ chức dƣới 2 hình thức chủ yếu sau: (i) một tổ chức, cơ quan nhà nƣớc (trƣờng hợp Bộ DNNN ở Indonesia hoặc SASAC ở Trung Quốc và trƣờng hợp cục/vụ thuộc bộ ở các nƣớc Bắc Âu, Đức,…); hoặc (ii) dƣới hình thức một doanh nghiệp (trƣờng hợp Temasek ở Singapore hoặc Khazanah ở Malaysia,…). 1.1.2.1. Mô hình tổ chức dưới hình thức tổ chức, cơ quan Nhà nước. Mô hình cơ quan chuyên trách chủ sở hữu nhà nƣớc có thể đƣợc tổ chức dƣới hình thức tổ chức, cơ quan nhà nƣớc và bao gồm hai hình thức chủ yếu sau: (i) bộ hoặc cơ quan cấp bộ; và (ii) đơn vị thuộc Bộ. (i). Mô hình bộ hoặc cơ quan cấp bộ Qua quá trình phát triển và từ kinh nghiệm thực tiễn, mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc vào một tổ chức đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp đang dần trở thành xu thế, ngày càng đƣợc nhiều các quốc gia lựa chọn do có nhiều ƣu điểm và phù hợp hơn về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô hình khác. (ii). Mô hình đơn vị thuộc bộ Hình thức một đơn vị chuyên trách thuộc bộ đƣợc sử dụng phổ biến hơn là thiết lập một bộ hoặc một cơ quan hoặc hệ thống cơ quan mới. Theo đó, một đơn vị thuộc Bộ Tài chính hoặc thuộc các Bộ quản lý ngành đƣợc thành lập để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu - hình thức này đƣợc áp dụng tại một số nƣớc Bắc Âu (Thụy Điển, Na uy), Đức, Nam Phi,… Trƣớc thời điểm áp dụng mô hình này (năm 1998 đối với Thụy Điển và 2001 đối với Nauy), các nƣớc này đều áp dụng mô hình phân tán thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nƣớc. Ở mô hình do một đơn vị chuyên trách thuộc bộ thực hiện chức 9
  • 19. năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN, Quốc hội phê chuẩn cơ chế thực hiện quyền quyết định đầu tƣ thành lập và thay đổi cơ cấu sở hữu do Chính phủ trình (cơ quan đại diện chuẩn bị); Hội đồng quản trị thực hiện quyền quyết định các hoạt động quản lý của doanh nghiệp, chủ sở hữu không có quyền can thiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp nhƣng có quyền quyết định cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị. Việc quyết định cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị đƣợc thể hiện bằng một bản thoả thuận dài hạn. Nội dung của Bản thoả thuận quy định rõ: Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm cả các mục tiêu tài chính) và mục đích của các hoạt động đó mà Hội đồng quản trị phải tuân thủ trong quá trình quản lý; nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và từng thành viên của Hội đồng quản trị nhằm quản lý vốn do Chính phủ và những ngƣời đóng thuế đã đầu tƣ vào công ty; những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp mà Hội đồng quản trị phải xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc - Cục Quản lý DNNN trƣớc khi quyết định. Hàng năm, Cục Quản lý DNNN sẽ tiến hành đánh giá hoạt động của Hội đồng quản trị của DNNN thuộc Bộ trên một số khía cạnh nhƣ: cống hiến của từng thành viên cho hoạt động của Hội đồng quản trị; kết quả quản lý của toàn bộ Hội đồng quản trị so với mục tiêu đầu năm; kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với mục tiêu đầu năm;... Kết quả đánh giá đƣợc trình lên Bộ trƣởng làm căn cứ để tái bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành các văn bản quy định về chế độ báo cáo, thống kê đối với các loại hình DNNN cũng nhƣ yêu cầu Bộ trƣởng phải xây dựng Báo cáo sở hữu nhà nƣớc. Khu vực DNNN tại các nƣớc Bắc Âu vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Ví dụ, năm 2001, cổ phần của Chính phủ Thụy Điển tại khu vực kinh doanh chiếm tới khoảng 25% tổng số cổ phần tại các doanh nghiệp. Năm 2010, Thụy Điển có 60 DNNN; trong đó, Chính phủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ tại 46 doanh nghiệp và nắm phần vốn chi phối tại 14 doanh nghiệp với tổng giá trị tài sản khoảng 236 tỷ USD, doanh thu khoảng 56,5 tỷ USD, lợi nhuận trƣớc thuế khoảng 9,97 tỷ USD và khoảng 190.000 lao động (chiếm khoảng 4% tổng số lao động), cổ tức trả cho Nhà nƣớc là hơn 5,76 tỷ USD. 10
  • 20. Tuy nhiên, việc các bộ thực hiện chuyên trách chức năng đại diện chủ sở hữu, cổ đông, thành viên nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý đã bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, Chính phủ Thụy Điển có xu hƣớng chuyển dần việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, cổ đông, thành viên nhà nƣớc tại các doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại về một cơ quan nhà nƣớc (dự kiến là Bộ Tài chính). Đây là những doanh nghiệp hoạt động đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động trong môi trƣờng thị trƣờng cạnh tranh đƣợc mở cửa hoàn toàn với sự tham gia của các doanh nghiệp tƣ nhân, các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Những doanh nghiệp đƣợc giao thực hiện mục tiêu chính trị - xã hội, thực hiện chính sách ngành và thị trƣờng chƣa mở cửa hoàn toàn sẽ tiếp tục do các Bộ Công nghiệp, Năng lƣợng và Truyền thông, Bộ Y tế và Các vấn đề xã hội, Bộ Văn hóa thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc. 1.1.2.2. Mô hình tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp Mô hình tập trung dƣới hình thức doanh nghiệp cũng đƣợc một số nƣớc thiết lập để giám sát và quản lý DNNN. Những doanh nghiệp này có tƣ cách pháp lý độc lập và có bộ máy quản trị riêng. Hình thức này có hai biến thể là công ty nắm vốn (holding company) và công ty đầu tƣ (investment company). Trong đó, hình thức công ty nắm vốn thƣờng đƣợc giao chịu trách nhiệm quản lý tài sản trong danh mục đầu tƣ (hình thức này đƣợc áp dụng tại một số nƣớc nhƣ Hungary, Mozambique, Peru, Bhutan,…). Hình thức công ty đầu tƣ đƣợc các nƣớc mới nổi và một số nƣớc phát triển có năng lực thể chế khá tốt và hoàn chỉnh áp dụng nhƣ trƣờng hợp của Tập đoàn Temasek (Singapore) và Tập đoàn Khazanah (Malaysia). - Trƣờng hợp Temasek (Singapore): Temasek là tổ chức kinh doanh vốn đầu tƣ nhà nƣớc hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp. Temasek, bên cạnh Tổng công ty Đầu tƣ vốn của Chính phủ (CIIC), đƣợc Chính phủ Singapore cấp vốn để đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác. Việc cấp vốn cho hai doanh nghiệp này đƣợc thực hiện thông qua Bộ Tài chính trên cơ sở dự toán đầu tƣ vốn đã đƣợc Quốc hội phê chuẩn. 11
  • 21. Ví dụ năm 2008 Temasek đã đƣợc cấp 10 tỷ đô la Singapore từ Bộ Tài chính. Ngoài đặc điểm là tập đoàn do Nhà nƣớc đầu tƣ vốn, Temasek hoạt động nhƣ một tập đoàn tƣ nhân và đƣợc khẳng định là một nhà đầu tƣ và một cổ đông năng động. Tổng danh mục vốn đầu tƣ của Temasek đến 31/3/2014 là 223 tỷ đô la Singapore, tăng hơn 2 lần so với năm 2004 (90 tỷ S$). 31% số vốn đƣợc đầu tƣ tại Singapore, 41% tại các nƣớc Châu Á (riêng Trung Quốc là 25%) và 28% là tại các khu vực khác trên toàn thế giới. Vốn chủ sở hữu (shareholder equity) đạt 187 tỷ đô la Singapore năm 2014, tăng gần 3 lần so với năm 2004 (65 tỷ S$). - Trƣờng hợp Khzanah, Malaysia: Khzanah là tổ chức đầu tƣ vốn nhà nƣớc có cơ cấu gồm công ty mẹ (Khazanah Nasional Berhad), các công ty con và các công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ. Khazanah Nasional Berhad đƣợc giao thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: (i) quản lý các khoản vốn đầu tƣ do Chính phủ Malaysia giao; (ii) thực hiện các khoản đầu tƣ mới trong các ngành, lĩnh vực mang tính chiến lƣợc, lĩnh vực công nghệ cao và tìm kiếm các khoản đầu tƣ chiến lƣợc ở nƣớc ngoài; (iii) quản lý có hiệu quả vốn, tài sản của Chính phủ Malaysia tại các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp khác (trừ Tập đoàn Petronas và một số DNNN do Chính phủ trực tiếp quản lý). Khazanah Nasional Berhad có cơ cấu gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm toán, Ban Điều hành, Tổng giám đốc và các ban chuyên môn: Tài chính và Quản trị, Đầu tƣ và giám sát và Phòng thƣ ký và pháp chế. Công ty mẹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ cổ đông tại các công ty quy định tại Luật Công ty. Hiện nay, Khazanah Nasional Berhad là cổ đông chi phối của 9 công ty chiến lƣợc quốc gia: Tenaga Nasional, Telekom Malaysia, Proton, Tập đoàn UEM, Plus, Ngân hàng RHB, Malaysia Airports, PMB và Malaysia Airlines. Khazanah cũng là nhà đầu tƣ chủ yếu trong các ngành, lĩnh vực chiến lƣợc nhƣ: cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, dịch vụ tài chính, hàng không, công nghệ và truyền thông. Các tài sản do Công ty quản lý có giá trị khoảng trên 50 tỷ Ringit (tƣơng đƣơng khoảng 12 tỷ USD). Các công ty mà Khazanah Nasional Berhad là cổ đông đa số có nguồn vốn trên 200 tỷ Ringit, chiếm 1/3 thị trƣờng vốn của Malaysia. 12
  • 22. Qua quá trình phát triển và từ kinh nghiệm thực tiễn, mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc vào một tổ chức đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc hoạt động dƣới hình thức doanh nghiệp đang dần trở thành xu thế, ngày càng đƣợc nhiều các quốc gia lựa chọn do có nhiều ƣu điểm và phù hợp hơn về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô hình khác. 1.1.3. Kinh nghiệm tại một số nước và bài học đối với Việt Nam 1.1.3.1. Mô hình quản lý vốn nhà nước thông qua Cơ quan hành chính tại Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam Uỷ ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nƣớc (SASAC) đƣợc Trung quốc thành lập năm 2003 để trực tiếp quản lý 198 DNNN lớn thuộc lĩnh vực phi tài chính. Bên cạnh việc thành lập SASAC ở Trung ƣơng, Chính phủ Trung quốc còn cho phép thành lập các tổ chức tƣơng tự SASAC trực thuộc chính quyền địa phƣơng để quản lý tới 1030 DNNN lớn của địa phƣơng. Đến nay số lƣợng doanh nghiệp do SASAC quản lý đã đƣợc thu gọn từ 198 xuống còn 148 doanh nghiệp. SASAC là một cơ quan ngang bộ với chủ tịch SASAC là do Chính phủ bổ nhiệm. Chủ tịch SASAC đƣợc tham dự các buổi họp Chính phủ nhƣng không đƣợc phát biểu tại các buổi họp này. Mục tiêu của SASAC là định hƣớng và thúc đẩy quá trình cải cách DNNN và tăng cƣờng việc quản lý tài sản Nhà nƣớc. - Với vị thế là cơ quản quản lý hành chính Nhà nƣớc, SASAC có chức năng soạn thảo văn bản pháp quy về cải cách và quản lý tài sản nhà nƣớc; chỉ đạo công tác quản lý tài sản nhà nƣớc tại địa phƣơng. - Với vị thế là cơ quan quản lý và giám sát doanh nghiệp, SASAC thực hiện bổ nhiệm và miễn nhiệm các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động của các cán bộ này theo thủ tục pháp lý và thƣởng/phạt đối với lãnh đạo doanh nghiệp; và gần đây là thiết lập hệ thống lựa chọn giám đốc điều hành doanh nghiệp theo yêu cầu của hệ thống kinh tế thị trƣờng XHCN và hệ thống doanh nghiệp hiện đại. 13
  • 23. Giám sát và quản lý việc bản toàn và gia tăng giá trị tài sản nhà nƣớc thuộc sự giám sát của SASAC thông qua hoạt động thống kê và kiểm toán. Cử các tổ/ban giám sát đến một số doanh nghiệp lớn để thay mặt nhà nƣớc thực hiện việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp. - Với vị thế là một nhà đầu tƣ của Chính phủ, SASAC thực hiện các chính sách đầu tƣ của mình vào doanh nghiệp và thông qua chính sách cải cách doanh nghiệp của mình. Các SASAC địa phƣơng cũng đƣợc trao quyền sử dụng lợi từ DNNN địa phƣơng để thực hiện những dự án đầu tƣ của địa phƣơng Nhƣ vậy, có thể thấy mô hình SASAC giống nhƣ một “siêu bộ”, quản lý các DNNN về mọi mặt (hoạt động, nhân sự và vốn). Sau khi thành lập SASAC, vị thế độc quyền của DNNN ở Trung Quốc tăng lên rõ rệt. Trong khi DNNN trung ƣơng nắm giữ độc quyền ở một số ngành có thể lý giải từ mục tiêu chiến lƣợc quốc gia thì các DNNN địa phƣơng cũng trở nên độc quyền hơn và nắm giữ chủ yếu đối với các lĩnh vực về khai thác tài nguyên của địa phƣơng. Việc SASAC quản lý quá nhiều mặt đối với doanh nghiệp có thể đã không tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong quá trình hoạt động của mình. Do vậy, để tăng cƣờng hiệu quả quản lý DNNN, hiện nay SASAC cũng đang đi theo hƣớng thông lệ quốc tế qua việc hình thành các hội đồng quản trị của các doanh nghiệp. Một phần định hƣớng đổi mới của SASAC là căn cứ trên định hƣớng mô hình nhƣ Temasek của Singapore. Có thể đánh giá về mặt này Việt Nam đã đi trƣớc Trung quốc. 1.1.3.2. Mô hình Tập đoàn đầu tư vốn Nhà nước tại Temasek (Singapore), Khazanah (Malaysia) và bài học đối với Việt Nam Tại Malaysia có mô hình Công ty Khazanah, Singapore có mô hình Công ty Temasek. Hai Công ty này là các Công ty có chức năng là nhà đầu tƣ nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Temasek và Khazanah không can thiệp vào hoạt động của doanh 14
  • 24. nghiệp mà chỉ đóng vai trò nhƣ một cổ đông tại doanh nghiệp đó, bình đẳng với các cổ đông khác và thực hiện quyền cổ đông của mình theo các quy định của pháp luật. Mục tiêu Chiến lƣợc của Khazanah là trở thành một “Nhà đầu tư chiến lược hàng đầu tạo ra được giá trị bền vững cho một quốc gia Malaysia có năng lực cạnh tranh quốc tế”. Trọng tâm hoạt động của Khazanah vẫn là nhiệm vụ cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Từ năm 2006 có thêm việc đầu tƣ phát triển đặc khu kinh tế Iskanda (phía Nam Malaysia giáp với Singapore). Trong chuyển đổi DNNN, Khazanah tập trung vào quản trị “vốn nhân lực”, bộ máy lãnh đạo quản trị, điều hành năng động. Khazanah đóng vai trò tiên phong cho việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các công ty nhà nƣớc thành các doanh nghiệp hiệu quả cao, qua đó tại ra sự chuẩn bị tốt hơn cho việc mở rộng tự do hóa môi trƣờng kinh doanh. Chƣơng trình chuyển đổi công ty nhà nƣớc là một phần trong nỗ lực mà chính phủ Malaysia đang thực hiện nhằm định hƣớng cho sự phát triển và tăng trƣởng của nền kinh tế quốc gia (chƣơng trình đƣợc bắt đầu từ năm 2004 và dự kiến hoàn thành vào năm 2015). Trong khi đó mục tiêu chiến lƣợc của Temasek hiện nay đƣợc đặt ra là “Tạo ra và tối đa hóa thu nhập bền vững dành cho cổ đông với vai trò là một nhà đầu tư và cổ đông năng động tại các doanh nghiệp thành công” (SCIC, 2010). Vào những năm 80, Temasek cũng tập trung vào tƣ nhân hóa và thoái vốn nhà nƣớc nhƣng hiện nay đã hoàn thành nhiệm vụ này và hoạt động hoàn toàn trên cơ sở thƣơng mại và tập trung vào việc tạo ra giá trị trong dài hạn. Đầu tƣ của Temasek hiện vẫn đang tập trung vào đầu tƣ trong khu vực và đạt mục tiêu sẽ phát triển thành tập đoàn toàn cầu với trọng tâm là Châu Á. Trọng tâm chiến lƣợc của Temasek đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng các “doanh nghiệp thành công”. Phát triển tập trung vào sự quản trị và đầu tƣ năng động hiệu quả tại các Công ty mà Temasek có cổ phần. Mục tiêu của Temasek nhằm khuyến khích các Công ty thành viên kinh doanh thành công và tạo tiếng 15
  • 25. vang trên phạm vi quốc tế. Temasek tiến hành cải tổ, thoái đầu tƣ hay đầu tƣ vào các công ty nếu nhƣ thấy đƣợc cơ hội phát triển hay thực hiện tăng giá trị. Cả Temasek và Khazanah hiện nay đều có cổ phần tại các doanh nghiệp lớn, có tỷ trọng vốn nhà nƣớc lớn. Ví dụ: Temasek quản lý công ty viễn thông Singtel, hãng hàng không Singapore Airlines, … Các công ty này áp dụng các công nghệ quản trị tiên tiến để thực hiện chức năng tƣ vấn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc. Ngoài ra, các công ty này còn mở rộng đầu tƣ ra thị trƣờng nƣớc ngoài, đặc biệt là Temasek. Hiện nay, Temasek, Khazanah đang đƣợc coi là mô hình quản lý vốn nhà nƣớc thành công nhất ở Châu Á. 1.1.3.3. Công ty Kinh doanh tài sản nhà nước (SDIC) tại Trung Quốc Nhằm mục tiêu tách chức năng quản lý kinh tế - xã hội và quyền sở hữu tài sản nhà nƣớc, Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung quốc đã thành lập SDIC vào năm 1995 với mục tiêu chuyển đổi phƣơng thức quản lý tài sản nhà nƣớc từ các cơ quan chủ quản sang hình thức công ty kinh doanh tài sản. Đây là loại hình công ty Nhà nƣớc đặc biệt do Trung Quốc thành lập, SDIC thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. Theo yêu cầu của các chiến lƣợc kinh tế quốc gia, các chính sách phát triển ngành và các kế hoạch phát triển vùng, SDIC có nhiệm vụ tham gia góp vốn, đầu tƣ vào lĩnh vực cơ bản là công nghiệp, dịch vụ tài chính và công nghệ. SDIC hoạt động theo mô hình tập đoàn mẹ và các công ty con. Chủ tịch SDIC kiêm tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Thủ tƣớng. Hiện nay đầu tƣ vào công nghiệp của SDIC chủ yếu tập trung vào các ngành điện, than, cảng, tàu biển, phân bón hóa học và các lĩnh vực cơ bản hoặc các lĩnh vực dựa vào tài nguyên cũng nhƣ các ngành công nghệ cao. Trong lĩnh vực tài chính, SDIC đã tiếp cận các công ty tín thác và đầu tƣ, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và các ngân hàng mà SDIC có cổ phần hoặc cổ phần kiểm soát. Các dịch vụ tƣ vấn chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ, cơ khí, quản lý và 16
  • 26. giám sát. Quản lý tài sản của SDIC đang chủ động hƣớng đến việc hợp nhất hoặc tái cơ cấu các doanh nghiệp trung ƣơng. 1.1.3.4. Bài học cơ bản rút ra đối với Việt Nam Bài học cơ bản thứ nhất có thể rut ra đối với Việt Nam là cần thiết phải tách DNNN khỏi những ảnh hƣởng chính trị và hành chính không đúng để DNNN có thể tập trung vào mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông. Sự phân biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu nhà nƣớc với các quyền kinh tế khác (ví dụ quyền quản lý) là hết sức cần thiết. Biện pháp nhằm tách chức năng sở hữu nhàc nƣớc khỏi các chức năng khác là thành lập một cơ quan nhà nƣớc duy nhất chuyên thực hiện quyền sở hữu nhà nƣớc (Cơ quan sở hữu). Đặc biệt, nhà nƣớc cần trao cho Cơ quan sở hữu những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể nhằm giải quyết tình trạng phân tán về quyền hạn và manh mún về trách nhiệm trong việc quản lý DNNN. Bài học thứ hai là cơ quản chủ sở hữu phải mang tính thƣơng mại và chuyên nghiệp. Trách nhiệm của Cơ quan sở hữu chỉ nên giới hạn trong phạm vi những DNNN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nếu cơ quan sở hữu phải chịu trách nhiệm đối với cả tài sản của tổ chức phi lợi nhuận, tài sản nhà nƣớc nằm ở cơ quan chính phủ và “các đơn vị dịch vụ công cộng” thì sẽ không thể thực hiện đƣợc mục tiêu quản lý hữu hiệu đối với DNNN. Các hoạt động phi lợi nhuận mà doanh nghiệp phải thực hiện nếu có phải đƣợc nhà nƣớc bù đắp cho các tổn thất phát sinh. Bài học thứ ba là quyền lợi của cổ đông nhà nƣớc tại các doanh nghiệp cần đƣợc thực hiện thông qua cơ chế thông thƣờng, đó là tổ chức đại hội cổ đông hàng năm và cử đại diện tham gia HĐQT của DNNN. Các quyền lợi khác của nhà nƣớc không liên quan tới cổ đông cần đƣợc thực hiện thông qua các kênh pháp luật hành chính hoặc thƣơng mại thích hợp. Quá trình thực hiện quyền chủ sở hữu đòi hỏi Cơ quan sở hữu phải cử đại diện đủ tiêu chuẩn tham gia HĐQT của DNNN và giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Bài học thứ tƣ là việc cần tập trung vào việc cải cách quản trị doanh nghiệp đối với công ty quản lý tài sản Nhà nƣớc và các công ty thành viên. Khazanah thành 17
  • 27. lập từ năm 1993 nhƣng đến năm 2004, họ đã phải đặt lại vấn đề quản trị doanh nghiệp và xây dựng một chiến lƣợc tăng cƣờng quản trị doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và ứng dụng một loạt các sổ tay về quản trị tại các công ty thành viên. Temasek cũng khuyến khích các công ty thành viên áp dụng Chuẩn quản trị doanh nghiệp đƣợc Chính phủ thông qua (3/2001). Sau khi chuẩn hóa đƣợc khung quản trị, thì các doanh nghiệp chủ động và tự chủ hoạt động theo khung quản trị đó, Temasek (cũng nhƣ Khazanah) không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ đóng vài trò nhƣ một cổ đông tại doanh nghiệp đó bình đẳng với các cổ đông khác và thực hiện quyền cổ đông của mình theo các quy định của pháp luật. Cơ quan sở hữu cần đƣợc tổ chức một cách gọn nhẹ, giảm thiểu số lƣợng nhân viên để tránh trở thành một tổ chức hành chính quan liêu cồng kềnh. Ngoài ra, Cơ quan sở hữu cũng cần nhấn mạnh việc thƣơng mại hóa các hoạt động của mình, ký hợp đồng với bên ngoài càng nhiều càng tốt để thực hiện chức năng giám sát và tƣ vấn cho DNNN. Để phù hợp với việc Nhà nƣớc chỉ nắm giữ những doanh nghiệp then chốt, quy mô danh mục các công ty do Nhà nƣớc nắm giữ không nên quá lớn. Về chế độ đãi ngộ, để cơ quan sở hữu mang tính thƣơng mại và chuyên nghiệp, nhân viên làm việc cho Cơ quan sở hữu phải là những nhân viên chuyên nghiệp làm việc chuyên trách, đƣợc hƣởng chế độ đãi ngộ theo cơ chế thị trƣờng. Tóm lại: mỗi mô hình quản lý đƣợc xây dựng từ đặc thù riêng của từng quốc gia nên khó có thể đánh giá mô hình này tốt hơn mô hình kia. Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động của hai mô hình quản lý và các bài học rút ra từ việc thực tế triển khai các mô hình của các nƣớc trên Thế giới nêu trên có thể thấy mô hình giao cho doanh nghiệp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc sẽ tách bạch rõ hơn vai trò hoạch định chính sách kinh tế của Chính phủ ra khỏi vai trò sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, các doan nghiệp có vốn nhà nƣớc sẽ hoạt động với hiệu quả hoạt động cao hơn và việc kiểm soát cũng rõ ràng, minh bạch hơn. Trên cơ sở thực tế này, Việt Nam đã lựa chọn chuyển đổi từ mô hình cơ quan hành chính bộ ngành 18
  • 28. sang mô hình doanh nghiệp là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc thông qua việc thành lập SCIC. 1.2. Mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp 1.2.1. Mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Việt Nam Hiện nay ở nhiều nƣớc trên thế giới nhà nƣớc vẫn đầu tƣ vào kinh doanh, vẫn còn tồn tại doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc, quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào kinh doanh của các nƣớc lại không đồng nhất. Tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ quản lý nền kinh tế, quản lý xã hội; lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc; số lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc... mà mỗi nƣớc có mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc, quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào kinh doanh khác nhau. Có thể nói không nƣớc nào giống nƣớc nào. Qua nghiên cứu, hiện nay Việt Nam có hai mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc phổ biến nhƣ sau: 1.2.1.1. Mô hình quản lý vốn phân tán Mô hình quản lý phân tán là mô hình phân cấp quản lý vốn nhà nƣớc từ Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh. Mô hình quản lý này có đặc điểm nhƣ sau: Thứ nhất, cơ chế cơ quan chủ quản là các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh không cho phép tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc và chức năng quản lý kinh doanh. Đây là vấn đề đã đƣợc nêu trong rất nhiều nghị quyết, hội nghị, hội thảo. Nhƣng đến nay chƣa có hƣớng giải quyết và sẽ không giải quyết đƣợc nếu vẫn giữ mô hình hiện tại. Thứ hai, cơ chế chủ quản nhƣ hiện nay đã biến các DNNN thành "cánh tay nối dài" của các cơ quan hành chính gồm các Bộ và UBND cấp tỉnh. Từ đó, yêu cầu công khai, minh bạch sẽ chỉ là quy định trên giấy. Không ngẫu nhiên mà một số tổ chức tài chính quốc tế nhƣ WB, ADB...khi cho Việt Nam vay vốn thực hiện dự án 19
  • 29. đã đặt điều kiện: Những DN thuộc sự quản lý của chủ đầu tƣ (là các Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh) không đƣợc tham gia đấu thầu. Thứ ba, cơ chế chủ quản hiện nay đã tạo ra những "doanh nhân bất đắc dĩ" khi giao cho Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm đại diện vốn Nhà nƣớc tại DN. Đó là những quan chức, những chính khách không thể đủ điều kiện để trở thành doanh nhân ít nhất là về mặt thời gian. Thứ tƣ, do có những "doanh nhân bất đắc dĩ" là các quan chức, công tác kiểm tra, thanh tra đối với các DNNN mà họ làm "đại diện chủ sở hữu" hầu nhƣ không có kết quả. Việc rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với Vinashin, Vinalies nhƣng không phát hiện ra điều gì lớn là bằng chứng cụ thể và sinh động. Mô hình này khá phổ biến ở nhiều nƣớc, chủ yếu là những nƣớc thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trƣớc đây và một số nƣớc nhƣ Thụy Điển, Phần Lan... Việt Nam hiện nay cũng đang áp dụng mô hình này. Đặc điểm của mô hình này là các cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nƣớc gồm cả cơ quan lập pháp (Quốc hội) cơ quan hành pháp (Chính phủ). Tuy nhiên ở mỗi nƣớc chức năng của mỗi cơ quan khác nhau. Ở một số nƣớc Quốc hội quyết định thành lập, quy định tỷ lệ vốn nhà nƣớc trong doanh nghiệp giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Nhƣng phần lớn các nƣớc Quốc hội chỉ giữ vai trò giám sát. Cơ quan hành pháp phân công, phân cấp thực hiện các quyền của chủ sở hữu. Mỗi cơ quan có thể thực hiện một số quyền chủ sở hữu đối với một doanh nghiệp nhƣ Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập doanh nghiệp, bổ nhiệm ngƣời quản lý, điều hành doanh nghiệp; bộ Tài chính cấp vốn, giấm sát về tài chính đối với doanh nghiệp; bộ quản lý ngành quyết định ngành nghề kinh doanh, giám sát thực hiện hoạt động của doanh nghiệp. Cũng có thể một cơ quan thực hiện toàn bộ các quyền của chủ sở hữu (bộ chủ quản). Ở Việt Nam, tháng 10/1999, Chính phủ quyết định giải thể Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp, thành lập Cục tài chính doanh nghiệp trực 20
  • 30. thuộc Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài chính đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đại diện chủ sở hữu đối với số vốn nhà nƣớc đã đầu tƣ vào doanh nghiệp. Dƣới Cục tài chính doanh nghiệp, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có các Chi cục tài chính doanh nghiệp thuộc Sở tài chính vật giá. Cục tài chính doanh nghiệp quản lý trực tiếp các doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng. Các doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng chịu sự quản lý trực tiếp của các Chi cục tài chính doanh nghiệp thuộc Sở tài chính - vật giá tỉnh, thành phố (Vũ Xuân Tiền, 2014). 1.2.1.2. Mô hình quản lý vốn tập trung Mô hình quản lý tập trung là mô hình giao trách nhiệm đại diện quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp về một cơ quan của Chính phủ. Tổ chức này thực hiện các chức năng của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đƣợc giao quản lý, bao gồm cả doanh nghiệp có100% vốn nhà nƣớc và doanh nghiệp có một phần vốn nhà nƣớc. Đối với doanh nghiệp có 100% vốn nhà nƣớc tổ chức này là chủ sở hữu, có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu theo pháp luật quy định. Đối với doanh nghiệp có một phần vốn nhà nƣớc tổ chức này là cổ đông, ngƣời góp vốn, thực hiện các quyền của cổ đông, ngƣời góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Tại Việt Nam, ngày 20/6/2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg thành lập SCIC và Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg về phê duyệt điều lệ và tổ chức hoạt động của SCIC. Theo đó, SCIC là một tổ chức tài chính đặc biệt của Nhà nƣớc, đƣợc thành lập để quản lý, đầu tƣ, kinh doanh vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp và thực hiện chức năng đại diện chru sở hữu vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. 1.2.2. Yêu cầu hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp Đứng ở giác độ Nhà nƣớc, hội nhập là khai thác các khả năng của đối tác nhằm tạo điều kiện để phát triển kinh tế của nƣớc mình; ở giác độ doanh nghiệp, 21
  • 31. thông qua hội nhập quốc tế mà có thêm thị trƣờng để tiêu thụ sản phẩm, để tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý khoa học của các đối tác kinh doanh; ở giác độ ngƣời tiêu dùng, nhờ có hội nhập mà họ đƣợc đáp ứng tiêu dùng tốt hơn, hàng hoá ngày càng đẹp hơn, chất lƣợng tốt hơn và giá rẻ hơn. Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực phải thoả mãn các nguyên tắc sau: - Công bằng, tức là không phân biệt đối xử giữa các nƣớc thành viên theo quy chế tối huệ quốc (MFN). Nếu thành viên A đƣợc hƣởng các ƣu đãi này thì các thành viên B, C, D… cũng đƣợc hƣởng những ƣu đãi đó nếu họ đều nằm trong tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Ngoài ra, cần phải đối xử công bằng giữa hàng hoá sản xuất trong nƣớc với hàng nhập khẩu (đối xử quốc gia - National treatment) - Tự do hoá liên tục, tức là mỗi nƣớc chỉ đƣợc sử dụng công cụ bảo hộ chủ yếu cho sản xuất trong nƣớc của mình là thuế, mà thuế cũng phải giảm dần. Còn các biện pháp phi thuế nhƣ giấy phép, quota,… đều không đƣợc sử dụng.Bên cạnh đó, vấn đề tự do hoá phải đƣợc tiến hành một cách liên tục, tức là mức thuế chỉ có giảm mà không có tăng. - Minh bạch, tức là hệ thống luật pháp phải rõ ràng, các chính sách liên quan đến thƣơng mại phải đƣợc công khai hoá cho mọi ngƣời đều biết, luật lệ làm ăn phải phù hợp với thông lệ quốc tế,… - Có đi có lại, bình đẳng và có đi có lại là thông lệ chung trong quan hệ kinh tế quốc tế đã có từ lâu, nhƣng điều đáng nói ở đây là quyền đƣợc “tự vệ”, đƣợc “trả đũa” của một nƣớc khi nƣớc đó bị hàng nhập khẩu của một nƣớc khác đe doạ thái quá hoặc bị các biện pháp phân biệt đối xử gây tổn hại. Nhƣ vậy, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hƣớng tất yếu. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều không thể là ngƣời đứng ngoài cuộc. Trong đó, hơn ai hết, doanh nghiệp mà đứng đầu là các DNNN chính là chủ thể để thực hiện quá trình hội nhập, là động lực hết sức quan trọng và then chốt góp phần quyết định sự thành công của quá trình này (Hoàng Thị Chỉnh, 2010). 22
  • 32. Vì vậy, mô hình quản lý vốn nhà nƣớc cũng cần phải hoàn thiện hơn để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Qua nghiên cứu các bài viết về kinh nghiệm quốc tế cũng nhƣ các bài viết của các học giả về mô hình quản lý vốn nhà nƣớc, thì Việt Nam cần thực hiện một số việc sau đây để dần hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nƣớc: 1.2.2.1. Từ bỏ mô hình quản lý phân tán hướng tới mô hình quản lý tập trung Qua ngiên cứu kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy phƣơng thức quản lý vốn nhà nƣớc ở Việt Nam giao cho một cơ quan do Chính phủ thành lập đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp là đúng hƣớng, phù hợp với xu thế về quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp trên thế giới. Việc xoá bỏ sự can thiệp của cơ quan hành chính vào hoạt động doanh nghiệp là phù hợp với các cam kết hội nhập khi Việt Nam tham gia các tổ chức thƣơng mại quốc tế, nhằm tập trung việc quản lý và kinh doanh vốn nhà nƣớc và tạo ra tổ chức tài chính tầm quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế nhƣ nhiều nƣớc đã làm thời gian qua. 1.2.2.2. Cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước Từ 1/7/2010, toàn bộ các DNNN Việt Nam phải chuyển thành công ty cổ phần, công ty TNHH hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. DNNN phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Điều đó đòi hỏi chủ sở hữu nhà nƣớc phải hoạt động nhƣ những chủ sở hữu đích thực và chuyên nghiệp tƣơng tự nhƣ các chủ sở hữu khác, tạo điều kiện cho DNNN hoạt động một cách tự chủ theo quy định của pháp luật, có hiệu quả cao và phù hợp với các yêu cầu của các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong đó có các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Hơn nữa, nhiều đối tác quốc tế vẫn chƣa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trƣờng đầy đủ. Một trong những lý do đó là vấn đề liên quan đến khu vực DNNN. Mặc dù đã có những bƣớc cải cách, đổi mới không ngừng về khung pháp lý và cơ chế, chính sách đối với các DNNN trong nhiều năm qua và điều chỉnh vai trò 23
  • 33. của Nhà nƣớc trong nền kinh tế. Tuy nhiên hiện nay các cơ quan quản lý nhà nƣớc Việt Nam (Chính phủ, các bộ, UBND cấp tỉnh) vẫn đồng thời làm đại diện chủ sở hữu DNNN. Điều này dẫn đến lẫn lộn giữa vai trò quản lý hành chính với vai trò chủ sở hữu của nhiều cơ quan nhà nƣớc. Hậu quả là quản lý nhà nƣớc đối với DNNN bị méo mó, tạo ra sự phân biệt đối xử giữa DNNN với doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Bộ máy và cán bộ quản lý nhà nƣớc không chuyên nghiệp, vừa không đáp ứng mục tiêu thiết lập một nền hành chính chuyên nghiệp, vừa không hiệu quả trong quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của DNNN. Với cơ chế hiện nay, chƣa cho thấy sự phân biệt và làm rõ đâu là quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc, đâu là quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần, bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với các doanh nghiệp này, đƣơng nhiên các cơ quan nhà nƣớc chỉ quản lý về mặt hành chính nhà nƣớc, trong khi đó, với tƣ cách chủ quản, vẫn quản lý hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc trực thuộc. Hệ quả khó tránh là xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, chức năng quản lý nhà nƣớc và quản lý kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải chuyên nghiệp hơn. Do đó, việc tách chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nƣớc với chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng và thực hiện cam kết WTO là thực sự cần thiết đối với Việt Nam (Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2012). 1.2.2.3. Xóa bỏ sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay cơ chế quản lý của chủ quản đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam đã có sự đổi mới và trên thực tế đạt đƣợc một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, với yêu cầu của sự nghiệp đổ mới, cơ chế quản lý của chủ sở hữu hiện nay đối với doanh nghiệp ở các Bộ, các tỉnh, vẫn 24
  • 34. còn nhiều hạn chế, đặc biệt cơ chế chủ quản đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các quyết định của chủ sở hữu, nhất là những quy định quản lý hành chính phiền hà, chậm trễ vừa làm mất thời cơ vừa làm chậm thời gian gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp. Điều đó hạn chế tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám chịu rủi ro và dám mạo hiểm của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới. Hơn thế nữa, nó còn là mảnh đất sản sinh ra tệ nạn tham nhũng và nạn tiêu cực mà biểu hiện rõ nét là thông qua cơ chế “xin - cho”, cơ chế điều hành trực tiếp đối với các doanh nghiệp. Vấn đề này đã đƣợc Nghị quyết của Đại hội Đảng X đề cập, phân tích hậu quả của việc tồn tại cơ chế chủ quản đối với doanh nghiệp và nêu lên quan điểm phải tiếp tục xóa bỏ đƣợc cơ chế này và phân biệt rạch ròi giữa quản lý nhà nƣớc và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế, cơ chế quản lý này còn làm nảy sinh tƣ tƣởng cho doanh nghiệp vừa ỷ lại, dựa dẫm, vừa phụ thuộc vào cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản lại bị ảnh hƣởng bởi tác phong quan liêu, cửa quyền do cơ chế này đem lại. Điều này vô hình chung làm sa sút năng lực, phẩm chất của bộ phận cán bộ của doanh nghiệp và cán bộ của các cơ quan chủ quản. Vì lợi ích của ngành mình, tỉnh mình làm cho các cơ quan chủ quản có nhiều lúc thiếu khách quan trong việc tổ chức, thực hiện và ban hành các quyết định có liên quan về cơ chế, chính sách, pháp luật đối với doanh nghiệp trực thuộc. Hiện nay nền kinh tế nƣớc ta đang chuyển vào chiều sâu, chiều rộng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thế nhƣng hàng ngày có biết bao nhiêu công việc trƣớc, trong và sau khi kinh doanh của doanh nghiệp bắt buộc phải có phê duyệt, quyết định của cơ quan chủ quản và làm cho các cơ quan này phải hao tổn vào những công việc có tính chất hành chính, sự vụn vặt làm cho thời gian dành vào việc thực hiện các chức năng quản lý còn hạn chế, đặc biệt là chức năng tổ chức, xây dựng, hƣớng dẫn thực hiện chiến lƣợc, chính sách, pháp luật để tạo môi trƣờng cho doanh nghiệp còn rất hạn chế (Nguyễn Thế Tràm, 2014). 25
  • 35. 1.2.2.4. Công khai, minh bạch hóa tối đa các hoạt động của doanh nghiệp Đây đƣợc xem là một cơ hội quan trọng nhằm tăng cƣờng sự minh bạch về tình hình hoạt động và tài chính của DNNN, khối doanh nghiệp đang chiếm tới 1/3 GDP của VN. Trong những năm gần đây, VN đã đạt đƣợc nhiều tiến triển trong việc cung cấp thông tin đƣợc công khai và trực tuyến. Một ấn phẩm gần đây của Tổ chức Arachnys Open Data Compass cho thấy VN đã là “một trong những nƣớc đi đầu trong khu vực”, xếp thứ hai trong nhóm các quốc gia ASEAN xét về mức độ sẵn có của thông tin về doanh nghiệp trên mạng. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc công khai thông tin của DNNN, cùng với các cuộc cải cách khác, có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Công khai thông tin, bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính, và có thể là công khai nội bộ hay bên ngoài (công bố ra công chúng). Tuy nhiên nhìn chung thông tin công bố của phần lớn DNNN là chƣa đầy đủ về chất lƣợng, thiếu độ chính xác và tính kịp thời, nên khả năng giám sát của các cơ quan chính phủ đối với hoạt động của DNNN còn nhiều hạn chế. Nghị định 61 (tháng 6-2013) là một bƣớc tiến trong việc công khai thông tin, nhƣng vẫn còn nhiều việc phải làm. Các quy định hiện nay chƣa đủ để đƣa ra một khung pháp lý hiệu quả trong việc công bố thông tin. Đã có một số quy định về nghĩa vụ công khai thông tin tài chính và phi tài chính của DNNN, nhƣng hƣớng dẫn còn chƣa đồng bộ và khó thực hiện. Cũng còn nhiều vấn đề về việc thực thi, giám sát và mức độ chi tiết của yêu cầu, vì vậy trong thực tế nhiều DNNN công khai thông tin chủ yếu trên cơ sở tự giác. Trong năm 2013, qua tìm kiếm trên mạng thấy 89 DNNN của VN có trang web, trong đó có 11 tập đoàn và 12 tổng công ty. Mặc dù đã có nhiều DNNN công khai thông tin hữu ích, song vẫn còn phải cải thiện chất lƣợng thông tin. 26
  • 36. Chúng tôi thấy chỉ có 9% cung cấp thông tin tài chính tổng hợp và chỉ 16% công bố báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính hoặc báo cáo kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy dù có thể trên mạng không có thông tin nhƣng các DNNN đều có thông tin cho mục đích nội bộ. Những thông tin này cần đƣợc chia sẻ rộng rãi, và hơn thế nữa phải cải thiện chất lƣợng thông tin để phục vụ mục đích giám sát và đánh giá. Năm nay chúng tôi dự định thực hiện hoạt động này một lần nữa để xem tình hình có đƣợc cải thiện không. Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (CIEM) thực hiện năm 2010, trong đó cho thấy gần nhƣ tất cả DNNN cung cấp báo cáo cho các bộ và cơ quan chủ quản, nhƣng chỉ có 7% DNNN công khai lƣu hành các báo cáo và chỉ 9% trong số 290 DNNN đƣợc nghiên cứu - sử dụng truyền thông đại chúng. Điều thú vị là các DNNN cổ phần hóa công khai nhiều hơn với 32% sử dụng phƣơng tiện truyền thông đại chúng vào thời điểm nghiên cứu. Điều này cho thấy DNNN cổ phần hóa công bố thông tin nhiều hơn, dù gần đây quá trình thoái vốn nhà nƣớc đã chậm hơn dự kiến. Những DNNN đã cổ phần hóa nhƣ Vinamilk, Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Công thƣơng, Vinaconex... là những ví dụ cho thấy có sự minh bạch hơn nhiều trong việc công bố thông tin từ sau cổ phần hóa. Thực hiện việc công khai minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nƣớc làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc nhằm tăng tính trách nhiệm của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp do nhà nƣớc là chủ sở hữu nói riêng; đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, đây cũng là quy định góp phần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc. Giúp nhà nƣớc, chủ sở hữu vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp 27
  • 37. khác, cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài chính doanh nghiệp kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời. 1.2.2.5. Dần xóa bỏ các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Việc tiếp tục hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh là điều mà cộng đồng DN trong và ngoài nƣớc mong muốn. Trong đó, việc giải quyết chính xác và nhanh chóng thủ tục hành chính đăng ký thành lập và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là điều mà Việt Nam cần ƣu tiên hàng đầu trong quá trình cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của mình, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày một sâu rộng hiện nay. Đối với vấn đề phân biệt đối xử giữa các DN có nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, hƣớng sửa đổi đƣợc đề nghị là cần bỏ những quy định tạo nên sự phân biệt về thủ tục thực hiện giữa DN có hay không có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm dƣới hay từ 51% vốn điều lệ của DN. Tiến đến xóa bỏ sự phân biệt giữa DN Việt Nam, DN liên doanh, DN 100% vốn đầu tƣ trong nƣớc, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài…, mà chỉ còn một thuật ngữ DN Việt Nam thành lập và hoạt động tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Theo đánh giá của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc dần dần xóa bỏ những rào cản và những phân biệt đối xử trong chính sách giữa các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc sẽ tạo lập một môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trƣờng, thông lệ quốc tế, tăng sức cạnh tranh của DN và đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp Việt Nam 1.3.1. Nhân tố kinh tế 28
  • 38. Các nhân tố về kinh tế thể hiện các đặc trƣng cơ bản của hệ thống kinh tế mà trong đó doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc nói riêng tiến hành hoạt động kinh doanh. Môi trƣờng kinh doanh với các yếu tố nhƣ: tăng trƣởng kinh tế, chu kỳ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, tình trạng lạm phát, tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái...có tác động lớn đến các quyết định kinh doanh (quản lý vốn) cũng nhƣ kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chu kỳ phát triển của nền kinh tế tác động mạnh mẽ đến việc quản lý vốn. Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trƣởng cao thì nhu cầu đầu tƣ của xã hội tăng mạnh, nhà quản trị vốn lúc này phải nắm bắt đƣợc cơ hội để đầu tƣ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh doanh, từ đó tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái hay khủng hoảng, cơ hội kinh doanh bị thu hẹp, việc huy động vốn cũng trở nên khó khăn, những quyết định quản lý vốn của nhà quản trị doanh nghiệp phải thích ứng với tình hình kinh tế để bảo toàn vốn. 1.3.2. Nhân tố chính trị- pháp lý Môi trƣờng pháp lý chính là hệ thống các chủ trƣơng, chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc. Hệ thống pháp luật quy định rõ ràng về lĩnh vực hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp, những lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích hay hạn chế hoạt động, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng đƣợc pháp luật quy định cụ thể. Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc là công cụ để qua đó Nhà nƣớc thực hiện mục tiêu kinh tế- chính trị- xã hội nên hệ thống pháp luật quy định đối với doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc cụ thể, nhƣ: quy định về tỷ lệ sở hữu tối thiểu cần thiết của vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, lĩnh vực then chốt,...Tuy nhiên các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc nói riêng là một thực thể của nền kinh tế, do đó nó phải vận hành trong môi trƣờng pháp lý chung và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế khác. Môi trƣờng pháp lý này thuận lợi sẽ tạo đƣợc hậu thuẫn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh khả năng nâng cao lợi nhuận, 29
  • 39. góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Trái lại, nếu môi trƣờng pháp lý không thuận lợi hay chậm trễ so với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do đó việc quản lý vốn cũng nhƣ hiệu quả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc cũng sẽ bị hạn chế. Chính sách lãi suất: Lãi suất là một công cụ để Nhà nƣớc điều tiết lƣợng cung cầu tiền tệ, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc quản lý vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc đặc biệt chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ chính sách lãi suất của Nhà nƣớc. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc, nhiệm vụ của quản lý vốn nhà nƣớc là xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. Mặt khác, với chính sách lãi suất ƣu đãi khi đầu tƣ vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của xã hội, các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc có điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chính trị- xã hội mà Chính phủ giao. Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc để điều tiết kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế hấp dẫn là động lực để các doanh nghiệp mở rộng đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh. Sự ổn định về chính trị, nhất quán trong chủ trƣơng đƣờng lối của Nhà nƣớc là nhân tố quan trọng trong việc quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. Chủ trƣơng đƣờng đối của Nhà nƣớc ta hiện nay là thành phần kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo sẽ chi phối các quyết định quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. 1.3.3. Hệ thống quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nhà nƣớc đƣợc thông qua các cơ quan, tổ chức và cán bộ đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của chủ sở hữu đối với vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Trên thế giới, để thực hiện các quyền của mình đối với doanh nghiệp có phần vốn nhà nƣớc, các Nhà nƣớc có thể giao cho một hoặc một số cơ quan làm đại diện chủ sở hữu và quản lý thông qua việc quyết định những vấn đề quan trọng nhƣ đầu tƣ, tài chính, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong các doanh nghiệp có vốn nhà 30
  • 40. nƣớc,..Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, các cơ quan đƣợc giao trách nhiệm này có thể là cơ quan hành chính nhà nƣớc, tổ chức/cơ quan khác hoặc một công ty. Việc lựa chọn hệ thống quản lý vốn nhà nƣớc (cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc công ty đầu tƣ vốn) là yếu tố quyết định đến phƣơng thức quản lý vốn nhà nƣớc. Ở Việt Nam, giai đoạn trƣớc năm 2006, quản lý vốn nhà nƣớc thông qua hệ thống các cơ quan hành chính là Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, do đó cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc sẽ thực hiện đồng thời 3 chức năng: quản lý nhà nƣớc về kinh tế, chủ quản cấp trên đối với doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Với cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc còn nhiều đầu mối nhƣ giai đoạn này, hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc không cao. Theo Tiến sỹ Trần Tiến Cƣờng- Trƣởng Ban Nghiên cứu chính sách phát triển doanh nghiệp, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng thì thực trạng sử dụng vốn nhà nƣớc giai đoạn qua chƣa hiệu quả là do bộ máy quản lý nhà nƣớc đồng thời là bộ máy thực hiện quyền sở hữu nhà nƣớc. Cùng một lức có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nƣớc và đều đƣợc coi là chủ sở hữu nhà nƣớc. Hệ quả là không rõ cơ quan nào đại diện chính; có sự “lấn sân” từ quản lý nhà nƣớc sang quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc và ngƣợc lại. Bộ máy và cán bộ quản lý không chuyên nghiệp và chuyên tâm vào một mục đích nhất quán giữa công việc hành chính và kinh doanh, sinh lời của doanh nghiệp. Việc quản lý chồng chế cũng dẫn đến khó phân xử trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp. Giai đoạn từ 2006 đến nay, Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc đƣợc thành lập và hoạt động nhƣ một đầu mối đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và thực hiện thống nhất, có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp. Theo đó, phƣơng thức quản lý vốn nhà nƣớc của Chính phủ Việt Nam đƣợc thay đổi căn bản: tách quản lý hành chính ra khỏi quản lý kinh doanh. Nhà nƣớc không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp mà quản lý thông qua hiệu quả đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp, thông qua ngƣời đại diện tham gia quản trị doanh nghiệp theo đúng luật doanh nghiệp và các quy tắc 31
  • 41. của thị trƣờng. TS Vũ Thành Anh, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu Chƣơng trình dạy Kinh tế Fullbright (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Phải tách quản lý hành chính nhà nƣớc ra khỏi quản lý kinh doanh doanh nghiệp. Các quyết định kinh doanh phải do những ngƣời kinh doanh đƣa ra.”. 1.3.4. Nhân tố khoa học- công nghệ và con người Con ngƣời- nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quản lý vốn nhà nƣớc. Cán bộ chuyên nghiệp, đƣợc đào tạo trang bị kiến thức và có kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp, đầu tƣ vốn sẽ đƣa ra những quyết định đúng đắn về quản lý vốn. Ngƣợc lại, nhân lực kém, không đƣợc đào tạo chuyên sâu sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc ra quyết định quản lý vốn, đem lại những bất lợi cho hiệu quả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Thực tế ở Việt Nam luôn cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Giai đoạn trƣớc năm 2006, nguồn nhân lực quản lý vốn nhà nƣớc là những cán bộ của các cơ quan hành chính, vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nƣớc, vừa thực hiện nhiệm vụ đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, không đƣợc đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu nên hiệu quả quản lý vốn nhà nƣớc giai đoạn này thấp. Khoa học- công nghệ là nhân tố hỗ trợ cho hoạt động quản lý vốn. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý mang lại năng suất cao, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ. 1.3.5. Các cam kết hội nhập khi Việt Nam tham gia các tổchức thương mại Quốc tế Trong quá trình gia nhập WTO, các Thành viên của Ban công tácWTO đã tập trung nhiều chú ý vào sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà nƣớc sở hữu hoặc kiểm soát tại Việt Nam. Các Thành viên đã đề nghị Việt Nam cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật liên quan cũng nhƣ hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp này và vai trò của chúng trong nền kinh tế quốc dân. WTO không có các quy tắc về sở hữu trong các đơn vị kinh doanh. WTO không ngăn cản các Thành viên thành lập và phát triển các doanh nghiệp do Nhà 32
  • 42. nƣớc sở hữu (SOEs), tuy nhiên WTO có các điều kiện cụ thể đối với các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc (STEs). Cụ thể, Điều XVII của Hiệp định GATT 1994 đề ra hai điều kiện cơ bản cho hoạt động của các doanh nghiệp này (i) tất cả các hoạt động mua bán chỉ thực hiện theo các căn cứ thương mại, phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử chung; và (ii) các hoạt động xuất nhập khẩu phải minh bạch. Các Thành viên WTO rất quan tâm tới hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà nƣớc sở hữu nói chung và các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc nói riêng vì hai lý do chính. Thứ nhất, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hƣớng thị trƣờng và trong quá trình này, nhƣ một số Thành viên đã nêu lên, Việt Nam tiếp tục dành một số ƣu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp nhà nƣớc. Thứ hai, theo cách hiểu của một số Thành viên WTO thì các doanh nghiệp nhà nƣớc tại Việt Nam không chỉ chiếm số lƣợng lớn, tỷ trọng đóng góp vào GDP cao cũng nhƣ có tổng số vốn rất lớn mà còn có nhiều lợi thế về năng lực sản xuất, cung cấp dịch vụ vụ và xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ chốt (gồm xăng dầu, khoáng sản, dịch vụ viễn thông, ngân hàng và bảo hiểm, v.v…). Các Thành viên WTO thể hiện lo ngại về khả năng Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trƣờng thông qua các doanh nghiệp nhà nƣớc, do đó có thể bóp méo thị trƣờng và thậm chí vô hiệu hóa các cam kết về mở cửa thị trƣờng của Việt Nam. Đây chính là lý do tại sao các Thành viên WTO yêu cầu Việt Nam đƣa ra các cam kết toàn diện về doanh nghiệp nhà nƣớc, kể cả doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc. Trƣớc lo ngại của các Thành viên, đại diện của Việt Nam thông báo rằng các cơ quan quản lý của Việt Nam đã công bố, minh bạch hóa đầy đủ các thông tin về chính sách và khuôn khổ pháp luật chung liên quan tới việc thành lập, tổ chức và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc nói riêng. Việt Nam cũng xác nhận rằng Việt Nam đang thực hiện một chính sách dài hạn, nhất quán về nền kinh tế đa thành phần trong đó cả khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân, bao gồm cả các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đƣợc khuyến khích tham gia cạnh tranh bình đẳng. Việt Nam đã xác nhận 33
  • 43. rằng khu vực tƣ nhân, kể cả ngƣời nƣớc ngoài, đƣợc phép cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp nhà nƣớc thông qua thông qua đấu thầu hoặc thông qua đơn hàng của Nhà nƣớc hay phân bổ định hƣớng (trừ các sản phẩm và dịch vụ công liên quan tới quốc phòng và an ninh quốc gia). Cải cách, sắp xếp lại và cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc nói riêng là một chính sách nhất quán, một bộ phận của tiến trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam trong vòng 20 năm qua. Chính sách này đã đƣợc khẳng định trong nhiều kế hoạch hành động của Chính phủ nhƣ một giải pháp để xây dựng và phát triển kinh tế thị trƣờng tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó và ngay cả khi không có các cam kết gia nhập WTO liên quan tới vấn đề này thì vẫn có thể xác nhận rằng việc thực thi các cam kết nói trên là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà Việt Nam quyết tâm hoàn thành để đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc và đảm bảo các doanh nghiệp này có năng lực để vận hành hiệu quả trong một môi trƣờng khá cạnh tranh. Do đó cần cải tiến cơ chế quản lý để đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng và Nhà nƣớc sẽ không can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quyết định thƣơng mại của những doanh nghiệp này. Cụ thể, có thể xem xét các biện pháp sau đây: (i) điều chỉnh các điều khoản tƣơng ứng về quyền đƣa ra quyết định của Nhà nƣớc liên quan tới các dự án đầu tƣ, mua bán, thanh khoản, chuyển giao tài sản, tiêu dùng của các doanh nghiệp nhà nƣớc thông qua việc dành các quyền này cho các doanh nghiệp; và (ii) Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh sẽ không trực tiếp thực thi quyền sở hữu mà sẽ chuyển quyền này cho Tổng Công ty Kinh doanh và Quản lý vốn nhà nƣớc và các tập đoàn khác; hoặc trong trƣờng hợp không thực hiện đƣợc việc này, Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh nên thực thi các quyền này theo cách giống nhƣ các cổ đông của doanh nghiệp (Trần Hữu Bƣu và cộng sự, 2008). 34