SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
MỤC LỤC
Lời nói đầu.................................................................................................................................................1
Nội dung.......................................................................................................................................................3
Chƣơng 1: Giới thiệu về Sở hữu trí tuệ........................................................................3
1.1. Khái niệm về Sở hữu trí tuệ...........................................................................................3
1.2. Phân loại Sở hữu trí tuệ.....................................................................................................4
1.2.1. Quyền tác giả..............................................................................................................5
1.2.2. Quyền Sở hữu Công nghiệp...........................................................................5
1.2.3. Quyền đối với giống cây trồng....................................................................6
1.3. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế giới
và tại Việt Nam.........................................................................................................................6
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế
giới.......................................................................................................................................6
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt
Nam....................................................................................................................................8
Chƣơng 2: Quyền tác giả.........................................................................................................15
2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả......................................................................15
2.1.1. Khái niệm....................................................................................................................15
2.1.2. Đặc điểm quyền tác giả...................................................................................15
2.2. Đốitượng, chủ thể, nội dung quyền tác giả........................................................16
2.2.1. Đốitượng quyền tác giả.................................................................................16
2.2.2. Chủ thể quyền tác giả.......................................................................................19
Lớp K51 TT-TV 1 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
2.2.3. Nội dung quyền tác giả....................................................................................21
2.2.4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả..................................................................24
2.2.5. Thừa kế quyền tác giả......................................................................................25
2.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ...................................................25
2.3.1. Hành vi xâm phạm..............................................................................................25
2.3.2. Các hành vi sử dụng không được coi là xâm phạm................28
2.4. Quyền liên quan.........................................................................................................................30
2.5. Quyền tác giả trong môi trường Internet...............................................................31
Chƣơng 3: Quyền tác giả trong hoạt động thông tin thƣ viện...........36
3.1. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng...................................................38
3.2. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng....................................................39
3.3. Thư viện và một số đặc quyền của Quyền tác giả.........................................43
3.4. Quyền tác giả với việc thiết kế trang web Thư viện....................................48
Chƣơng 4: Việc thực thi Quyền tác giả hiện nay và một số nhận xét,
đánh giá.....................................................................................................................................................50
Kết luận......................................................................................................................................................60
Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin và các phương tiện lưu trữ cũng như
truyền tải, con người ngày càng có điều kiện thuận lợi để tiếp cận đến thông tin
một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát
Lớp K51 TT-TV 2 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
triển kinh tế - văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia. Nhưng sự phát triển này cũng
làm nảy sinh một số tranh chấp về sở hữu trí tuệ mà các quốc gia cũng đang hết
sức quan tâm. Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đang trở thành
vấn đề gắn với rất nhiều hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động thông tin –
thư viện. Đặc biệt trong kỷ nguyên số và sự phát triển của các hình thức thư viện
hiện đại, vấn đề sở hữu trí tuệ lại càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết.
Nhận thấy đây là một đề tài còn tương đối mới mẻ và chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ nên em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu về Quyền tác giả
trong hệ thống Luật Sở hữu trí tuệ” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài này, em mong muốn tìm hiểu một cách khái quát nhất về hệ
thống Luật SHTT và đặc biệt là khía cạnh về Quyền tác giả; đưa ra một số vấn
đề liên quan của Quyền tác giả đến các thông tin trên Internet ngày nay. Bên
cạnh đó, Khóa luận đã tìm hiểu về mối quan hệ của Quyền tác giả trong hoạt
động Thông tin – Thư viện. Trong chương trình học tập tại trường, em đã có cơ
hội được tìm hiểu một khía cạnh của SHTT, đó là Sở hữu Công nghiệp. Đề tài
này đã giúp em có được những kiến thức mới về quyền tác giả, bổ sung hiểu biết
về Luật SHTT trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung tìm hiểu về các khía cạnh cơ bản của Quyền tác giả
theo một số hệ thống luật trên thế giới và tại Việt Nam như: đối tượng, chủ thể,
nội dung và các hành vi xâm phạm Quyền tác giả; bám sát vào các quy định tại
Luật SHTT của Việt Nam năm 2005, có sửa đổi bổ sung.
Phương pháp nghiên cứu:
Lớp K51 TT-TV 3 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Trong quá trình thực hiện Khóa luận này, em đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin.
Bố cục của Khóa luận:
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm các
chương như sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu về Sở hữu trí tuệ.
Chƣơng 2: Quyền tác giả.
Chƣơng 3: Quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện.
Chƣơng 4: Việc thực thi Quyền tác giả hiện nay và một số nhận xét,
đánh giá.
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1. Khái niệm về Sở hữu trí tuệ:
Lớp K51 TT-TV 4 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Xét về góc độ lịch sử, SHTT không phải là khái niệm mới và tĩnh. Mặc dù
không có định nghĩa chính thống và trực tiếp về SHTT, ta có thể định nghĩa
quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao
động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định
bảo hộ.
Quyền SHTT so với quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình khác có
những yếu tố khác biệt cơ bản:
Thứ nhất, sự khác biệt về chủ thể. Chủ thể quyền sở hữu tài sản là các cá
nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước và các chủ thể khác có quyền
sở hữu tài sản mà phần lớn không phụ thuộc vào việc tài sản đó có đăng ký
quyền sở hữu hay không. Chủ thể của quyền SHTT là những người trực tiếp
sáng tạo ra tác phẩm, công trình và được thừa nhận là tác giả, đối với chủ sở hữu
các đối tượng sở hữu công nghiệp là người được cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy,
chủ sở hữu các đối tượng thuộc quyền SHTT không thể là bất kì ai mà phải là
người thỏa mãn các quy định của hệ thống pháp luật về SHTT.
Thứ hai, sự khác biệt về khách thể. Khách thể của quyền sở hữu tài sản là
vật chất hữu hình và các quyền tài sản luôn luôn xác định được bằng số lượng
vật chất cụ thể. Nhưng khách thể của quyền SHTT là những sản phẩm vô hình,
chúng chỉ được vật chất hóa khi con người áp dụng vào sản xuất, kinh doanh,
làm dịch vụ. Tuy nhiên, sản phẩm trí tuệ cũng là một dạng của tài sản và cũng
thuộc phạm vi quy định tại Điều 172 Bộ Luật Dân sự. Theo tính chất và đặc
điểm của các sản phẩm trí tuệ thì các sản phẩm trí tuệ được pháp luật bảo hộ
thuộc về tài sản vì chúng thuộc về các quyền tài sản của chủ văn bằng bảo hộ.
Thứ ba, sự khác biệt về thời hạn. Đối với quyền sở hữu tài sản ngoài các
đối tượng SHTT, pháp luật bảo hộ vô thời hạn và chỉ khi có các căn cứ làm chấm
dứt quyền sở hữu tài sản thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản mới
Lớp K51 TT-TV 5 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
chấm dứt. Trong các giao dịch chuyển giao vật và quyền sở hữu đối với vật thì
quyền sở hữu tài sản lại được xác lập ở một chủ thể được chuyển giao, trừ trường
hợp tài sản là vật bị tiêu hủy. Đối với quyền SHTT, pháp luật chỉ bảo hộ trong
một thời hạn nhất định mà không bảo hộ quyền đó vĩnh viễn.
Thứ tư, nội dung quyền SHTT và quyền sở hữu các tài sản khác cũng bao
gồm ba quyền năng gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Tuy nhiên, chủ sở hữu tài sản là vật chất thì khi thực hiện các quyền năng trên
không giống như chủ văn bằng bảo hộ thực hiện các quyền năng của mình đối
với các sản phẩm trí tuệ. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản không thuộc
đối tượng SHTT cũng có sự khác biệt so với căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với
các sản phẩm thuộc quyền SHTT.
Ngoài ra, một yếu tố khác biệt rất đặc thù giữa quyền sở hữu tài sản và
quyền SHTT là tài sản thuộc SHTT là tài sản vô hình. Do vậy, nguy cơ bị xâm
phạm là rất lớn và việc xác định thiệt hại cũng rất phức tạp. Quyền SHTT luôn bị
đe dọa xâm phạm, có nguy cơ bị xâm phạm rất lớn và thường tập trung vào mặt
hàng thương mại của các sản phẩm SHTT. Những hành vi xâm phạm đến quyền
SHTT thường diễn ra, đặc biệt đối với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công
nghiệp, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
1.2. Phân loại Sở hữu trí tuệ:
Ở các nước, khái niệm bản quyền (copyright) hay sáng chế (patent) xuất
hiện từ thế kỷ 17 và thế kỷ 18. Danh từ “Sở hữu trí tuệ” xuất hiện lần đầu tiên
vào năm 1952 bởi giáo sư A. Bogsch, Giám đốc Văn phòng Quốc tế về Quản lý
Sáng chế (BIRPI) đưa ra. Luật Việt Nam cũng như luật của các nước khác trên
thế giới không có định nghĩa trực tiếp về SHTT, mà chỉ có định nghĩa gián tiếp
thông qua phân loại SHTT thành Quyền tác giả, Quyền Sở hữu Công nghiệp và
Quyền đối với giống cây trồng.
Lớp K51 TT-TV 6 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
1.2.1. Quyềntác giả:
Quyền tác giả bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả và chủ
sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Quyền
tác giả còn được gọi là tác quyền hay bản quyền. Đối với quyền tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm. Mọi hành vi
sao chép, trích dịch, công bố phổ biến nhằm mục đích kinh doanh mà không có
sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả.
Sao băng đĩa lậu, sao chép phần mềm vi tính, in lậu sách giáo khoa bán ra thị
trường, v.v. cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Trong một số trường hợp,
pháp luật cho phép chúng ta sao chép, trích đoạn một phần của tác phẩm. Những
trường hợp này được gọi là sử dụng hạn chế.
1.2.2. QuyềnSở hữu Công nghiệp:
Quyền Sở hữu Công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, giải pháp
hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi
xuất xứ hàng hóa), tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống hành vi cạnh
tranh không lành mạnh và các quyền Sở hữu Công nghiệp khác do pháp luật quy
định. Quyền Sở hữu Công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích
kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công
nghiệp.
Luật về Sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín
kinh doanh. Sở hữu Công nghiệp không phải là một loại sở hữu có liên quan đến
tài sản hữu hình dùng trong công nghiệp mà là sở hữu đối với tài sản vô hình.
Điều mà pháp luật hướng tới bảo vệ (khách thể) trong quan hệ pháp luật dân sự
về sở hữu công nghiệp không phải là kiểu dáng một chiếc xe hay một dấu hiệu
gắn trên hàng hóa, mà là những đối tượng vô hình đứng đằng sau kiểu dáng hay
Lớp K51 TT-TV 7 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
nhãn hiệu, là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của chủ sở hữu
đối tượng đó.
1.2.3. Quyềnđối với giống câytrồng
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống
cây trồng mới do mình chọn tạo, phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền
sở hữu. Điều mà pháp luật hướng tới bảo vệ đối với giống cây trồng chính là tính
mới, tính ổn định, đồng nhất và khả năng phân biệt với các giống cây trồng khác.
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định của Bằng bảo
hộ giống cây trồng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký
quy định tại Luật SHTT.
Trên đây là 3 thành phần của SHTT. Nội dung của Khóa luận này sẽ tập
trung nghiên cứu về Quyền tác giả. Những tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung này
sẽ được đề cập ở những phần sau của Khóa luận.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế
giới và tại Việt Nam
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế
giới.
Hệ thống pháp luật về SHTT của các nước trên thế giới được hình thành
vào các thời điểm khác nhau. Ở một số nước, pháp luật về SHTT được hình
thành rất sớm. Ở một số nước khác, nó lại được hình thành muộn hơn nhưng
nhìn chung pháp luật về quyền SHTT dù của nước này hay nước khác thì đều
phải thường xuyên được bổ sung để ngày một hoàn thiện hơn. Hiệu lực pháp luật
của các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực SHTT từng bước được nâng cao nhằm
thỏa mãn yêu cầu xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia trong mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh pháp luật riêng biệt của mỗi quốc gia quy
Lớp K51 TT-TV 8 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
định về quyền SHTT còn có hệ thống các điều ước quốc tế về lĩnh vực SHTT
được hình thành. Đó là những quy định ngoại lệ đối với những quyền được công
nhận lẫn nhau trong các hiệp định giữa các nước về quyền SHTT.
Vai trò của Nhà nước trong việc bảo hộ Quyền tác giả nói riêng, và Quyền
SHTT nói chung là rất quan trọng. Thông qua việc bảo hộ quyền SHTT, Nhà
nước khuyến khích mọi người không ngừng lao động sáng tạo, và tạo điều kiện
để họ được hưởng thành quả lao động sáng tạo của mình. Nhờ có sự phong phú
đa dạng về tác phẩm hay các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà nền văn hóa,
khoa học, nghệ thuật của một quốc gia mới phát triển. Các quốc gia bảo vệ
quyền SHTT mạnh mẽ nhất (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu) là các quốc gia có nền
văn hóa, khoa học, nghệ thuật phát triển mạnh nhất.
Quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ
in ấn. Trước khi công nghệ in ấn ra đời, các quyển sách thường được chép tay.
Vì thế, khả năng người khác sao chép tác phẩm gốc không nhiều. Khi công nghệ
in ấn ra đời, một quyển sách có thể được nhân thành nhiều bản. Tác giả không
thể kiểm soát, quản lý được bao nhiêu người đang đọc quyển sách của mình, và
trong số đó bao nhiêu người đã bỏ tiền ra mua sách do mình in, còn lại bao nhiêu
người đã mua sách từ những nhà in lậu. Chính vì vậy mà các tác giả và các nhà
in đã kiến nghị Nhà nước của mình bảo hộ quyền được in ấn và quản lý việc xuất
bản, in ấn.
Nước đầu tiên ban hành luật về Quyền tác giả là Anh, nơi khởi đầu cuộc
cách mạng công nghiệp (theo luật của Nữ Hoàng Anne năm 1709). Sau đó đến
Hoa Kỳ (1790), Pháp (1791), v.v. Như vậy, quyền tác giả phát sinh tại những
nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ trước, rồi mới đến các nước theo hệ thống luật
lục địa. Mối quan tâm ban đầu của quyền tác giả là việc nhân bản, sao chép các
tác phẩm. Chính vì thế mà ở các nước theo luật Anh-Mỹ, luật về quyền tác giả
Lớp K51 TT-TV 9 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
được gọi là luật về sao chép (copyright, hay bản quyền). Tại các nước theo luật
lục địa, luật về quyền tác giả từ khi hình thành đã nhắm đến các giá trị nhân thân
của tác giả, chính vì thế mà ở các nước này đã sử dụng danh từ “quyền tác giả”
(theo tiếng Pháp là droit d’auteur).
Kể từ khi luật về quyền tác giả ra đời, các loại hình tác phẩm được bảo hộ
dưới dạng quyền tác giả ngày một tăng, cùng với sự phát triển của các phương
tiện lưu trữ, truyền thông. Ban đầu là các tác phẩm viết, tác phẩm sân khấu, rồi
đến tác phẩm điện ảnh, video, chương trình máy tính và gần đây là các phương
tiện truyền thông đa phương diện (multimedia) và Internet. Điều đó có nghĩa là
các loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả sẽ còn tiếp tục được
gia tăng trong tương lai.
Luật về Sở hữu Công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới năm 1640
tại Anh (Đạo luật Elizabeth I về sáng chế). Nhãn hiệu hàng hóa đầu tiên trên thế
giới cũng được cấp tại Anh. Các luật này chủ yếu nhằm vào việc bảo hộ việc
khai thác các lợi ích kinh tế của thành quả sáng tạo mang lại. Các công ty nắm
bằng độc quyền sáng chế mau chóng trở thành các đại công ty, là cơ hội phát
triển mau chóng của những người đi tiên phong và luôn năng động, sáng tạo.
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt
Nam
Có thể nói, quá trình phát triển các quy định về quyền SHTT tại Việt Nam
được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn trước khi ra đời Bộ Luật Dân sự 1995: Xuất phát điểm của
Việt Nam là một nước nghèo và chậm phát triển do trải qua nhiều cuộc chiến
tranh. Vì vậy, luật về SHTT của chúng ta ra đời muộn hơn ở những nước khác.
Mãi đến năm 1957, miền Nam mới ban hành Luật Thương hiệu và năm 1958,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ban hành “Thể lệ về thương phẩm
Lớp K51 TT-TV 10 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
và thương hiệu”. Tuy nhiên, giá trị thực tiễn của các văn bản này chưa cao. Năm
1976, Việt Nam đã tham gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Ngày 14
tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 197/HĐBT ban
hành “Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hóa”. Đây là văn bản đầu tiên chính thức nhắc
đến vấn đề bảo hộ độc quyền trong sở hữu công nghiệp.
Tuy vậy, luật về SHTT chỉ thực sự phát huy tác dụng kể từ sau Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI. Phương hướng của Đại hội Đảng đề ra đã được thể
chế hóa tại Điều 60 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng
chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học,
nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác
giả, quyền sở hữu công nghiệp”.
Ngày 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa IX đã thông qua Bộ
Luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chính thức thiết lập
chế độ pháp lý cao nhất cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ
tại Việt Nam.
Luật về quyền tác giả Việt Nam được xây dựng từ những năm 1970 và kết
quả đầu tiên là Nghị định 84/CP về quyền tác giả, ra đời năm 1989. Sau đó, với
sự giúp đỡ của WIPO, chúng ta đã soạn thảo và ban hành Pháp lệnh bảo hộ
quyền tác giả năm 1994, trong đó các điều luật đã được điều chỉnh sao cho phù
hợp với các tiêu chuẩn của Công ước Berne, mặc dù Việt Nam vẫn chưa phải là
thành viên của Công ước (cho đến tháng 10 năm 2004). Những điểm giống nhau
giữa luật Việt Nam về quyền tác giả và nội dung của Công ước Berne bao gồm:
khái niệm tác giả, nội dung quyền tác giả (quyền nhân thân và quyền tài sản),
thời hạn bảo hộ quyền tác giả, tiêu chuẩn bảo hộ một tác phẩm dưới dạng quyền
tác giả.
Lớp K51 TT-TV 11 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Giai đoạn từ khi Bộ LuậtDân sự 1995 ra đời đến khi ban hành Bộ Luật
Dân sự 2005: Tuy ra đời sau các nước khác trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp, pháp luật Việt Nam đã có những bước đi đáng khâm phục, nổi bật
nhất là việc ban hành Bộ Luật Dân sự 1995 và Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày
8/3/1999 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Tháng 5 năm 2005, Bộ Luật Dân sự 1995 được sửa đổi bổ sung cơ bản
(gọi tắt là Bộ Luật Dân sự 2005). Và Bộ Luật Dân sự 2005 chính thức thay thế
Bộ Luật Dân sự 1995 từ ngày 01/01/2006, vì thế các văn bản hướng dẫn thi hành
Bộ Luật Dân sự 1995 chỉ còn phát huy tác dụng tạm thời trước khi được các văn
bản hướng dẫn Luật SHTT 2005 thay thế. Trong Bộ Luật Dân sự 2005, các quy
định về SHTT đã được đơn giản và thu hẹp nhiều. Chúng chỉ còn đóng vai trò
hướng dẫn chung, cho thấy quyền SHTT về bản chất là một quyền dân sự, có
những phương pháp điều chỉnh như phương pháp điều chỉnh của luật dân sự,
song cũng có những tính chất riêng.
Giai đoạn từ khi ra đời Luật SHTT năm 2005: Tại kỳ họp Quốc hội
Khóa X, Kỳ họp thứ 10, vào ngày 29/11/2005, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT –
Luật số 50/2005/QH10) đã được Quốc hội ban hành với số phiếu gần như tuyệt
đối (368/370), có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Như vậy, Luật SHTT đã trở thành
một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Luật SHTT đã
tiếp thu được các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật
Việt Nam về quyền SHTT, đã được thẩm định trong thực tiễn. Lợi ích của các
chủ thể sáng tạo, khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ đã được điều chỉnh
khá hài hòa. Các quy phạm pháp luật đã tương thích với hầu hết các điều ước
quốc tế có liên quan, các hiệp định song phương đảm bảo thuận lợi cho việc hội
nhập vào cộng đồng quốc tế. Lợi ích quốc gia thể hiện tại các điều luật đã được
Ban soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội quan tâm trong
Lớp K51 TT-TV 12 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
suốt quá trình chuẩn bị, soạn thảo, và thông qua Luật SHTT. Như vậy, đây là lần
đầu tiên Việt Nam có một đạo luật riêng về SHTT được ban hành ở cấp cao nhất.
Trên đây là quá trình hình thành và phát triển Luật SHTT trên thế giới và
tại Việt Nam. Song song với sự phát triển luật pháp tại mỗi quốc gia là các điều
ước quốc tế. Một số các điều ước quốc tế phổ biến như:
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
- Công ước Quyền tác giả toàn cầu.
- Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao
chép không được phép bản ghi âm của họ.
- Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang
chương trình truyền qua vệ tinh.
- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm,
tổ chức phát sóng.
- Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
SHTT.
- Hiệp ước WCT của WIPO về bản quyền.
- Hiệp ước WPPT của WIPO về trình diễn và ghi âm.
Sau đây là ví dụ về một số quốc gia trên thế giới tham gia các điều ước
quốc tế:
Công
Công ƣớc
Công
Công
Thỏa
Khu vực / Quyền ƣớc bảo
ƣớc ƣớc thuận WCT WPPT
Quốc gia tác giả hộ bản
Berne Rome WTO
toàn cầu ghi âm
Lớp K51 TT-TV 13 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Châu Á và
Châu Đại
Dƣơng
Ấn Độ X X X X
Australia X X X X X
Hàn Quốc X X X X X
Nhật Bản X X X X X X X
Thái Lan X X
Trung Quốc X X X X
Châu Âu
Anh X X X X X
Đức X X X X X
Hà Lan X X X X X
Italia X X X X X
Nga X X X X
Pháp X X X X X
Châu Mỹ
Achentina X X X X X X X
Lớp K51 TT-TV 14 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Canada X X X X
Cuba X X X
Hoa Kỳ X X X X X X
Paraguay X X X X X X X
Venezuela X X X X X
Châu Phi
Ai Cập X X X
Angiêri X X
Côngô X X X
Gana X X X
Libi X
Nam Phi X X
Bảng thống kê năm 2004vềmột số quốc gia tham gia điều ước quốc tế
Chú thích: dấu X thể hiện quốc gia có tham gia điều ước.
Bên cạnh các văn bản luật, dưới luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến
quyền tác giả và quyền liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật
Xuất bản..., cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã tham gia một
số điều ước liên quan đến bảo hộ quyền tác giả như: Công ước Berne về bảo hộ
các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Hiệp định TRIPs về những khía cạnh liên
quan tới quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước WIPO về quyền tác giả và về biểu diễn,
Lớp K51 TT-TV 15 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
ghi âm... Việt Nam cũng đã ký một số hiệp định song phương với một số quốc
gia về bản quyền và các vấn đề liên quan tới quyền tác giả như: Hiệp định Việt
Nam - Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả; Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ
về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
CHƢƠNG 2: QUYỀN TÁC GIẢ
2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả
2.1.1. Khái niệm
Lớp K51 TT-TV 16 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu
quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất
hợp pháp. Quyền tác giả còn được gọi là tác quyền hay bản quyền.
Về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và
bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Từ khái niệm quyền tác giả, các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật
dân sự quyền tác giả được thể hiện rõ. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự này
là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Khách thể hay đối tượng của quan hệ
pháp luật dân sự này là các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Nội dung
của quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các quyền nhân thân và quyền
tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Quyền tác giả đã khuyến khích nhiều nhà văn, nghệ sỹ, nhà khoa học sáng
tạo. Nói như vậy không có nghĩa là phải là một nhà văn danh tiếng, một nhạc sỹ
nổi tiếng hay một đạo diễn chuyên nghiệp mới có quyền tác giả. Quyền tác giả
xuất hiện không phụ thuộc vào nội dung hay chất lượng tác phẩm.
2.1.2. Đặc điểm quyền tác giả
Quyền tác giả có hai đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội
dung sáng tạo. Mặt khác, nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội
dung của ý tưởng đó thì hình thức cũng không được bảo hộ. Quyền tác giả bảo
hộ tác phẩm, còn tác phẩm là sự hình thành một ý tưởng dưới một hình thức nhất
định. Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một
hình thức nhất định. Nói cách khác, căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật dân sự về
quyền tác giả là các hành vi pháp lý. Điều này có nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ
Lớp K51 TT-TV 17 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
không xem xét nội dung tác phẩm, và việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả chỉ có
giá trị chứng cứ mà không có giá trị pháp lý như đăng ký bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp.
Thứ hai, tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao
chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm
phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả
sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ phải do chính sức lao
động trí óc của tác giả tạo ra.
2.2. Đốitƣợng, chủ thể và nội dung quyền tác giả
2.2.1. Đốitƣợng quyền tác giả
2.2.1.1. Tác phẩm trong nƣớc hay do ngƣời Việt Nam sáng tạo
Quyền tác giả là quyền SHTT có đối tượng điều chỉnh rộng lớn nhất. Điều
14 Luật SHTT liệt kê các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác
phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
Lớp K51 TT-TV 18 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
- Tác phẩm báo chí.
- Tác phẩm âm nhạc.
- Tác phẩm sân khấu.
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp
tương tự.
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
- Tác phẩm nhiếp ảnh.
- Tác phẩm kiến trúc.
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công
trình khoa học.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định nếu không gây
tổn hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác
phẩm phái sinh.
- Những tác phẩm được bảo hộ này phải do tác giả trực tiếp sáng
tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm
của người khác.
Trong các hình thức thể hiện tác phẩm được nhắc đến ở Điều 14 Luật
SHTT, có một khái niệm dễ hình dung nhưng khó định nghĩa và khó xác định
phạm vi bảo hộ, đó là chương trình máy tính. Tuy không có định nghĩa trực tiếp
nhưng khái niệm này đã được nhắc đến ở Điều 6 Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả.
Theo đó, chương trình máy tính là một hoặc một nhóm chương trình được biểu
hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó và các tệp dữ
Lớp K51 TT-TV 19 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
liệu có liên quan, chỉ dẫn cho máy tính hoặc hệ thống tin học biết phải làm gì để
thực hiện nhiệm vụ được đề ra; có thể được cài đặt bên trong máy tính hoặc dưới
hình thức văn bản, đĩa mềm, CD-ROM.
Danh sách các tác phẩm được nêu trong Điều 14 Luật SHTT không cố
định, và số loại hình tác phẩm sẽ ngày một tăng với sự ra đời của các phương
tiện lưu trữ và truyền tải thông tin hiện đại, ví dụ như cơ sở dữ liệu (database),
truyền thông đa phương tiện (multimedia), hay xa lộ thông tin (internet). Các
loại hình này được tập trung thành ba nhóm: các tác phẩm văn học, khoa học,
nghệ thuật. Tuy vậy, cũng có trường hợp một tác phẩm vừa là một tác phẩm
khoa học, vừa là một tác phẩm nghệ thuật. Cách phân loại này tương tự với cách
phân loại tác phẩm ở các nước theo hệ thống luật lục địa (continental law). Ở các
nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ, người ta phân chia tác phẩm thành 3 loại sau:
các tác phẩm viết (written works), tác phẩm âm thanh (sound recordings) và tác
phẩm hình ảnh (motion pictures).
Cách phân loại nói trên không làm ảnh hưởng đến tiêu chuẩn bảo hộ của
tác phẩm. Các tác phẩm được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể
hiện và chất lượng tác phẩm. Tuy nhiên, không phải bất cứ hình thức thể hiện
nào cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Để được bảo hộ, một tác phẩm
phải được chấp nhận về mặt nội dung, được thể hiện dưới một hình thức nhất
định và có tính nguyên gốc.
Sự sáng tạo của một tác giả không nhất thiết phải độc lập với sự sáng tạo
của tác giả khác. Các tác phẩm dẫn xuất từ những tác phẩm khác cũng được bảo
hộ dưới dạng quyền tác giả, ví dụ như tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển
thể, tuyển tập, biên soạn, sưu tầm.
Theo Bộ Luật Dân sự 1995, một số tác phẩm được bảo hộ theo quy chế
riêng, đó là: tin tức thời sự thuần túy đưa tin, tác phẩm văn học nghệ thuật dân
Lớp K51 TT-TV 20 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
gian, văn bản pháp luật và bản dịch của những văn bản đó. Theo Luật SHTT,
trong các tác phẩm trên, chỉ có tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là được
bảo hộ theo quy chế riêng (Điều 23 Luật SHTT). Các tin tức thời sự thuần túy
đưa tin hoặc văn bản pháp luật đều không được bảo hộ (Điều 15 Luật SHTT).
2.2.1.2. Tác phẩm do ngƣờinƣớc ngoàisáng tạo
Hiện tại, Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne nên các tác phẩm nước
nước ngoài (là thành viên của Công ước Berne) sẽ được bảo hộ tại Việt Nam
theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 06/06/1997 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài. Ngoài ra, theo Điều 12 của Nghị định 60, Nhà nước CHXHCN Việt Nam
còn bảo hộ các tác phẩm của người nước ngoài lần đầu tiên được hình thành,
công bố, phổ biến tại Việt Nam, với điều kiện là chúng phải thỏa mãn các điều
kiện về nội dung (không phải là tác phẩm phản động, văn hóa đồi trụy,…).
Đối với các tác phẩm được hình thành tại một nước có Hiệp định tương
trợ về bảo hộ bản quyền (như Hoa Kỳ), hay do công dân các nước đó sáng tạo,
thì tác phẩm này cũng được bảo hộ tại Việt Nam như các tác phẩm Việt Nam.
2.2.2. Chủ thể của quyền tác giả
Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả bao
gồm tác giả (đồng tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả.
2.2.2.1. Tác giả
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm
(Khoản 1 Điều 13 Luật SHTT). “Sáng tạo” trong quan hệ pháp luật dân sự về
quyền tác giả được coi là việc “sửdụng sức lao động và khả năng suy xét” để tạo
ra tác phẩm.
Lớp K51 TT-TV 21 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Điểm mấu chốt để xác định quyền tác giả là tác phẩm phải mang tính
nguyên gốc. Các khái niệm “nguyên gốc” và “trực tiếp sáng tạo” có liên quan
đến nhau. Khi tác giả sáng tạo một tác phẩm thì đương nhiên tác phẩm được
sáng tạo đó phải mang tính nguyên gốc, trừ khi tác giả sao chép từ một tác phẩm
khác. Bên cạnh đó, luật Việt Nam cũng công nhận người dịch, phóng tác, cải
biên, chuyển thể, sưu tầm, tuyển chọn từ những tác phẩm khác cũng là tác giả.
Như vậy, một người chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi mà người đó
trực tiếp sáng tạo. Để đánh giá một tác phẩm có phải là nguyên gốc hay không
cần phải xem có phần nào của tác phẩm đã được sáng tạo. Trong tác phẩm dịch,
việc thể hiện, cách đặt câu của dịch giả là một sự sáng tạo mang tính nguyên gốc.
Trong tác phẩm tuyển chọn, cách sắp xếp các tác phẩm khác nhau vào một tổng
thể mang tính logic là một sáng tạo mang tính nguyên gốc.
Bên cạnh khái niệm tác giả còn có khái niệm đồng tác giả. Đó là những
người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Có 2 loại đồng tác giả. Loại thứ nhất
là những người cùng sáng tạo ra một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của
mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng. Trong trường hợp này, vị trí của
các đồng tác giả gần giống như vị trí của những chủ sở hữu chung hợp nhất. Loại
thứ hai là những người cùng sáng tác ra một tác phẩm thống nhất mà phần sáng
tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng. Vị trí của các đồng tác giả lúc
này sẽ giống như vị trí của những sở hữu chung theo phần.
2.2.2.2. Chủ sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả là người độc quyền sử dụng, định đoạttác phẩm.
Trong đa số các trường hợp, tác giả sẽ đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
Tuy nhiên, nếu tác phẩm được hình thành do có các tổ chức, cá nhân thuê, giao
nhiệm vụ cho tác giả thì các tổ chức, cá nhân này sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả.
Lớp K51 TT-TV 22 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Ngoài ra, người được chuyển giao quyền tác giả, hay người thừa kế của tác giả
đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cũng là chủ sở hữu quyền tác giả.
Tóm lại, nhiều trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền
tác giả và ngược lại. Việc phân biệt giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là
quan trọng. Vì chủ sở hữu quyền tác giả mới chính là người có quyền sử dụng,
định đoạt tác phẩm. Xét về khía cạnh kinh tế thì chủ sở hữu quyền tác giả đóng
vai trò quan trọng hơn tác giả. Vì khi sử dụng hay trình diễn tác phẩm, các chủ
thể khác phải xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
2.2.3. Nộidung quyền tác giả
Nội dung quyền tác giả bao gồm các quyền của các chủ thể tham gia quan
hệ pháp luật dân sự này, cụ thể là của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Đó
cũng là trọng tâm của sự ra đời luật bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, quyền tác giả
không chỉ đơn thuần là quyền của tác giả mà còn là quyền của chủ sở hữu quyền
tác giả. Hiện nay, quyền tác giả được tập trung lại thành hai mảng lớn: quyền
nhân thân (Điều 19 Luật SHTT) và quyền tài sản (Điều 20 Luật SHTT).
2.2.3.1. Quyềnnhân thân
Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và
quyền nhân thân gắn với tài sản.
Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền với
các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao, bao gồm ba quyền:
quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của nội
dung tác phẩm. Vì là quyền nhân thân không được chuyển giao nên nó chỉ được
dành cho tác giả (cho dù đồng thời hay không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác
giả). Các quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự của tác giả, tồn
tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử
Lớp K51 TT-TV 23 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao. Các quyền nhân thân không gắn
với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, khác với các quyền khác được bảo hộ có
thời hạn.
Mặc dù quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng là quyền quan trọng,
nhưng quyền quan trọng nhất trong tất cả các nội dung của quyền tác giả là các
quyền nhân thân gắn với tài sản. Đó là quyền cho hay không cho người khác sử
dụng tác phẩm. Chính từ này làm phát sinh bản chất độc quyền của tác giả.
Quyền này là quyền nhân thân có thể chuyển giao, gắn với các quyền tài sản
trong chế định quyền tác giả. Vì thế, nó chỉ dành cho chủ sở hữu quyền tác giả
và tác giả nếu như tác giả cũng đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
Việc quy định bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tài sản trong luật về
quyền tác giả chỉ có ở các nước theo hệ thống luật lục địa, không có ở các nước
theo hệ thống luật chung, một phần vì họ coi các quyền này là điều hiển nhiên.
Đối với quyền nhân thân gắn với tài sản, khái niệm này cũng chỉ tồn tại ở các
nước theo hệ thống luật xã hội chủ nghĩa trước đây (Nga, Ba Lan,…), không tồn
tại ở các nước theo hệ thống luật lục địa khác như Pháp, Đức. Tại các nước này,
các quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm được coi là một
quyền tài sản (quyền định đoạt với tác phẩm của mình).
2.2.3.2. Quyềntài sản
Theo luật Việt Nam, quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng và quyền được
hưởng thù lao giải thưởng. Thông thường, chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng
quyền sử dụng, còn tác giả được hưởng thù lao, giải thưởng.
Quyền sử dụng bao gồm quyền công bố, phổ biến, trình diễn, sao chép, cải
biên, chuyển thể, ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình, cho thuê tác phẩm.
Quyền sử dụng này gắn liền với quyền nhân thân gắn với tài sản (cho/không cho
sử dụng tác phẩm). Vì thế, mọi hành vi sử dụng tác phẩm (sao chép, dịch,
Lớp K51 TT-TV 24 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
chuyển thể,…) mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm quyền
tác giả, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các hành vi sử dụng tác phẩm quan trọng nhất bao gồm:
- Sao chép và phân phối, bán tác phẩm: hành vi sao chép có thể bao
gồm sao chép toàn bộ tác phẩm, hay một phần quan trọng của tác
phẩm. Sao chép khác với trích dẫn. Trích dẫn là việc sử dụng một
phần tác phẩm (không đáng kể) của người khác để nêu bật ý của
tác giả. Việc trích dẫn phải không đơn thuần vì mục đích kinh
doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường tác
phẩm và phải nêu nguồn gốc tác phẩm. Các hành vi sử dụng
không phải là trích dẫn đều có thể bị coi là sao chép và phải được
sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Công bố, phổ biến, phát thanh, truyền hình: quyền này còn được
gọi là quyền “truyền thông đến công chúng” (communication to
the public) bao gồm các hành vi trình diễn, phân phối tác phẩm
đến một số lượng đáng kể người sử dụng. Việc đưa một tác phẩm
lên Internet ngày nay cũng được coi là truyền thông đến công
chúng.
- Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải (còn gọi
là làm tác phẩm phái sinh). Khi một người muốn dịch, cải biên,
chuyển thể một tác phẩm, họ phải xin phép chủ sở hữu quyền tác
giả gốc. Ngoài ra, khi một nhà xuất bản muốn phát hành một tác
phẩm viết, nhà xuất bản cũng phải xin chấp thuận của chủ sở hữu
quyền tác giả. Mọi hành vi sử dụng tác phẩm mà không được sự
đồng ý từ trước của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm
phạm quyền tác giả (trừ các trường hợp sử dụng hạn chế do pháp
Lớp K51 TT-TV 25 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
luật quy định). Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể
được coi là những tác phẩm riêng, khác với tác phẩm gốc.
2.2.4. Thờihạn bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được hình thành cho đến hết 50
năm kể từ khi tác giả qua đời, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Trong
thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cấm các chủ thể khác sử
dụng tác phẩm của mình vào mục đích kinh doanh, đồng thời yêu cầu người sử
dụng trả thù lao quyền tác giả. Hết thời hạn này, tác phẩm trở thành tài sản công
cộng và bất kì ai cũng có thể sử dụng tác phẩm đó để kinh doanh mà không cần
phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả.
Các trường hợp pháp luật quy định khác như đã nói ở trên bao gồm:
- Các quyền nhân thân không gắn với tài sản của tác giả được bảo
hộ vô thời hạn.
- Đối với đồng tác giả, tác phẩm được bảo hộ cho đến hết 50 năm
kể từ khi đồng tác giả sau cùng qua đời. Nếu tác phẩm không rõ
tác giả hay khuyết danh thì Nhà nước được hưởng quyền tác giả.
Nếu trong vòng 50 năm kể từ ngày được công bố đầu tiên mà phát
hiện được tác giả thì tác giả được hưởng quyền từ khi được phát
hiện cho đến hết thời hạn hưởng quyền theo quy định của pháp
luật.
- Hiện nay, thời hạn bảo hộ đã được sửa đổi thành 75 năm đối với
loại hình tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng
dụng, tác phẩm khuyết danh; bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng, để cân bằng lợi ích giữa các loại hình, phù hợp với xu
Lớp K51 TT-TV 26 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
thế chung trên thế giới, vì tuổi thọ bình quân của conngười đã
được nâng lên (người Việt Nam có tuổi thọ bình quân là 73 tuổi).
2.2.5. Thừa kế quyền tác giả
Vấn đề thừa kế được quy định ở Điều 40 Luật SHTT. Trên nguyên tắc,
mọi thứ chuyển giao được đều có thể được thừa kế. Mọi quyền tài sản cũng đều
được thừa kế vì chúng nằm trong khái niệm di sản. Thừa kế quyền tác giả về bản
chất và nội dung cũng không khác gì so với các quyền thừa kế thông thường.
Ngoài ra, có hai vấn đề cần lưu ý là: việc thừa kế quyền tác giả không kéo dài
mãi mãi mà chỉ kéo dài trong thời hạn bảo hộ. Thứ hai là nếu không có người
thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hay không được quyền hưởng di sản
thì quyền tác giả thuộc về Nhà nước.
2.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ
2.3.1. Hành vi xâm phạm
Xâm phạm là các hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biểu diễn nhằm mục
đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền tác giả, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác. Các hành vi này còn gọi là hành vi ăn cắp bản
quyền hay sao chép lậu (piracy). Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật
SHTT được liệt kê như sau:
- Xâm phạm quyền nhân thân không gắn với tài sản: chiếm đoạt
quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
mạo danh tác giả, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới
bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự hay uy tín của
tác giả.
Lớp K51 TT-TV 27 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
- Xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản: công bố, phân phối
tác phẩm mà không được phép của tác giả; công bố, phân phối tác
phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Xâm phạm quyền tài sản: trừ trường hợp pháp luật cho phép, hành
vi xâm phạm là hành vi sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái
sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
tác phẩm gốc; xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở
hữu quyền tác giả; làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị
giả mạo; sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm
mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả tiền
nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp
luật; cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và
quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy, không những hành vi sao chép, bán tác phẩm sao chép lậu bị coi
là xâm phạm, mà hành vi mua những sản phẩm đó, dù để sử dụng hay để bán,
tặng, cho cũng bị coi là xâm phạm quyền tác giả.
Thông thường, muốn chứng minh một hành vi sử dụng một tác phẩm là
hành vi xâm phạm quyền tác giả, nguyên đơn phải chứng minh ít nhất được ba
vấn đề:
- Quyền sở hữu đốivới tác phẩm của mình – thời điểm hình thành
và hình thức thể hiện.
- Tác phẩm của bị đơn ra đời sau tác phẩm của nguyên đơn, song
lại giống toàn bộ hoặc phần lớn các yếu tố cơ bản trong tác phẩm
của nguyên đơn.
Lớp K51 TT-TV 28 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
- Bị đơn biết cụ thể về tác phẩm của nguyên đơn, kể cả hình thức
thể hiện và nội dung.
Sau khi chứng minh được ba vấn đề trên, nghĩa vụ chứng minh rằng hành
vi của mình không xâm phạm quyền tác giả của chủ thể khác được chuyển sang
cho bị đơn. Bị đơn có thể tự bảo vệ bằng những luận điểm sau đây:
- Có sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm.
- Hành vi sao chép của mình chỉ tập trung vào nội dung chứ không
phải là hình thức của tác phẩm của nguyên đơn.
- Hành vi sao chép của mình thuộc vào trường hợp không phải xin
phép nguyên đơn.
Trong các hành vi xâm phạm quyền tài sản, Luật SHTT đã bổ sung những
hành vi xâm phạm trong môi trường kỹ thuật số, bao gồm:
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt
tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương
tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác
giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật do chủ
sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả; cố ý xóa,
thay đổi thông tin quản lý quyền (digital rights management – ví
dụ các mã số để máy đọc có thể đọc đĩa quang học) dưới hình
thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán
hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm
vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực
hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
Lớp K51 TT-TV 29 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Trong số các hành vi xâm phạm, sao chép lậu là hành vi phổ biến và
nghiêm trọng nhất. Quyền quan trọng nhất trong các quyền tác giả hay quyền
liên quan là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm, cuộc biểu
diễn của mình. Nó thể hiện bản chất độc quyền của quyền tác giả và quyền liên
quan. Các hành vi xâm phạm phổ biến nhất bao gồm: sao chép giản đơn , làm giả
(nhái) và làm lậu (chuyển thể mà không xin phép). Ngoài ra, sự phát triển hết
sức nhanh chóng của các mạng truyền thông, đặc biệt là Internet, đã làm cho việc
sao chép tác phẩm qua mạng trở nên hết sức dễ dàng.
Các công cụ sao chép ngày càng nhiều, tốc độ ngày càng nhanh và giá
thành ngày càng giảm làm vấn đề xâm phạm quyền tác giả ngày càng trầm trọng.
Xét về khía cạnh nhân thân, những người sao chép, ăn cắp thành quả lao động
sáng tạo của người khác đã xúc phạm đến uy tín của cá nhân và cả của tổ chức.
Xét về khía cạnh kinh tế, những người sao chép tác phẩm của người khác để
kinh doanh không phải nộp thuế và trả thù lao cũng như phí license hay quảng
cáo. Vì vậy, họ đã được lợi bất chính từ thành quả lao động của người khác. Các
hành vi này xâm hại lợi ích của chủ thể quyền, những người trung gian (phát
hành tác phẩm), người tiêu dùng (vì mua phải sản phẩm kém chất lượng) và Nhà
nước (vị bị thất thu thuế).
2.3.2. Các hành vi sử dụng không bị coilà xâm phạm
Hành vi sử dụng với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả không bị coi
là xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, việc sử dụng tác phẩm nước ngoài mà
nước đó không có thỏa thuận, trực tiếp hay gián tiếp, về bảo hộ quyền tác giả với
Việt Nam cũng không bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, vì Việt Nam
chưa tham gia Công ước Berne (cho tới tháng 10 năm 2004). Trên nguyên tắc,
chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam chống lại hành vi
xâm phạm tại Việt Nam. Đối với hành vi xâm phạm tại nước khác thì được xử
Lớp K51 TT-TV 30 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
theo luật của nước khác, trừ trường hợp giữa hai nước có thỏa thuận khác. Người
nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam đối với tác phẩm lần đầu tiên được công
bố, phổ biến hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định tại một
nước là thành viên của Công ước Berne. Điều này không khó khăn vì hiện nay,
tất cả các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều là thành
viên Công ước Berne.
Một giới hạn quan trọng của quyền tác giả là các hành vi sử dụng hạn chế
(fair use) – trước đây được quy định tại Điều 760 và 761 Bộ Luật dân sự 1995
(không áp dụng cho tác phẩm tạo hình và phần mềm máy tính). Theo quy định
của Điều 760 Bộ Luật Dân sự 1995, mọi người đều được sử dụng một tác phẩm
mà không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả nếu:
- Tác phẩm đó đã được công bố, phổ biến và không bị cấm sao
chép.
- Việc sử dụng không nhằm mục đíchkinh doanh.
- Việc sử dụng không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường
của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Người sử dụng nhắc đến tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm.
Các quy định này thực chất là tuân thủ theo các quy định tại Điều 13 Thỏa
ước TRIPS và Điều 9 Khoản 2 Công ước Berne.
Hiện nay, mọi hành vi sử dụng tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình hay
phần mềm máy tính mà không xin phép đều bị coi là hành vi xâm phạm. Điều
đáng nói là tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm lại là nghiêm
trọng nhất (trên 90% phần mềm sử dụng không trả tiền bản quyền).
Ngoài ra, các quyền của tổ chức phát sóng được sử dụng cuộc biểu diễn đã
được công bố, phổ biến mà không phải xin phép song phải trả thù lao cho chủ
Lớp K51 TT-TV 31 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
thể quyền liên quan (trong trường hợp sử dụng nhằm mục đích kinh doanh) cũng
được coi là giới hạn của quyền tác giả.
2.4. Quyền liên quan
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT, quyền liên quan đến quyền tác giả
(quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hóa.
Quyền liên quan là một quyền liên quan mật thiết đến quyền tác giả. Theo
Điều 19 và 20 Luật SHTT, tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả có quyền trình
diễn tác phẩm. Song, phần lớn nhiệm vụ này được giao cho các nghệ sỹ biểu
diễn. Nếu tác phẩm chỉ được truyền đạt đến công chúng thông qua trình diễn, thì
hiệu quả của nó sẽ bị hạn chế. Vì thế, vai trò của các nhà sản xuất bản ghi âm,
ghi hình cũng không kém phần quan trọng.
Như vậy, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát
thanh truyền hình (gọi chung là các chủ thể kế cận), tuy là những người sử dụng
tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng họ là những người sử
dụng đặc biệt. Họ đã đóng vai trò rất lớn giúp cho tác giả truyền đạt được tác
phẩm của mình đến công chúng. Các sản phẩm của họ cũng có thể bị sao chép và
làm lậu. Tình hình đó yêu cầu phải có quy định về quyền liên quan. Các quyền
này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội khi xuất hiện các hình thức lưu giữ
và truyền tải thông tin. Nếu không, những người lao động trong lĩnh vực văn
hóa, nghệ thuật sẽ không thể kiểm soát được quyền khai thác thành quả lao động
của mình, họ là chủ thể của quyền liên quan.
2.5. Quyền tác giả trong môi trƣờng Internet:
Lớp K51 TT-TV 32 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Internet được coi như một mối đe dọa lớn đối với Quyền tác giả. Internet
tràn ngập thông tin, và những thông tin đó có sự bảo vệ của Quyền tác giả ở
những mức độ khác nhau. Nếu như Internet được tạo ra để con người có thể dễ
dàng sử dụng và chia sẻ thông tin, thì Quyền tác giả lại hạn chế những hành vi
này. Có một số ý kiến cho rằng liệu Quyền tác giả có “giết chết” Internet?
Nhưng tất cả những vấn đề này còn đang trong giai đoạn tranh cãi.
Trong môi trường Internet, cụm từ “quyền tác giả” vốn thường được dùng
đối với hệ thông luật lục địa sẽ ít được gặp hơn, thay thế vào đó là cụm từ “bản
quyền”. Hai khái niệm này gần như tương đồng nhưng có một số những điểm
khác biệt. Như đã nói ở những phần trên của Khóa luận, cụm từ “quyền tác giả”
hướng sự quan tâm trực tiếp tới chủ thể quyền tác giả, còn cụm từ “bản quyền”
hướng sự quan tâm đến hành vi sao chép tác phẩm gốc. Hành vi sao chép này rất
phổ biến và rất nghiêm trọng trong môi trường Internet hiện nay. Chính vì vậy,
nó thường được sử dụng khi nhắc đến những vấn đề liên quan đến Internet. Sau
đây, em xin được dùng thuật ngữ “bản quyền” để sử dụng trong phần này của
Khóa luận.
Theo khuynh hướng “bản quyền” (copyright), các tài liệu có bản quyền
trên Internet bao gồm: những câu chuyện mới, phần mềm, tiểu thuyết, kịch, đồ
họa, hình ảnh, các tin nhắn trên Internet và thậm chí cả thư điện tử, … Cụ thể
những nội dung được bảo vệ đối với World Wide Web là:
- Các liên kết.
- Văn bản gốc.
- Đồ họa.
- Âm thanh.
- Video.
Lớp K51 TT-TV 33 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
- HTML, VRML, và các ngôn ngữ đánh dấu văn bản khác.
- Danh sách của những trang Web được biên soạn bởi một cá nhân
hay tổ chức.
- Và tất cả những yếu tố độc đáo khác tạo nên bản chất gốc của tài
liệu.
Những thông tin đưa lên một trang Web phải thỏa mãn một số những yêu
cầu về bản quyền. Vì vậy, tồn tại một số những nội dung có thể đưa lên Web và
một số khác là không được phép.
Các hành vi không xâm phạm bản quyền trên Internet là:
- Liên kết tới những trang Web khác. Tuy nhiên, một số cá nhân và
tổ chức có yêu cầu khi một ai đó muốn liên kết đến tài liệu Web
của họ. Vì vậy, nếu muốn liên kết thì phải tìm hiểu thật rõ về trang
Web của các cá nhân, tổ chức đó. Và tốt nhất là sự liên kết đó nên
được sự đồng ý của chủ thể nguồn tài liệu.
- Sử dụng các đồ họa miến phí trên trang Web của mình. Nếu
không phải là đồ họa được quảng cáo là miễn phí và tự do thì
không nên sử dụng.
Các hành vi xâm phạm bản quyền trên Internet là:
- Đưa các nội dung của người khác hoặc trang Web của các tổ chức
lên trang Web của bạn mà không được sự đồng ý.
- Sao chép và dán những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên
Internet vào tài liệu cá nhân.
- Kết hợp tài liệu điện tử của người khác, chẳng hạn như e-mail,
vào tài liệu của mình mà không được phép.
Lớp K51 TT-TV 34 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
- Chuyển tiếp e-mail của ai đó cho người khác mà không được
phép.
- Thay đổi nội dung của các thông tin trên Internet mà sự thay đổi
này làm thay đổi ý nghĩa của thông tin.
- Sao chép và dán danh sáchnguồn tài nguyên thông tin của người
khác vào trang Web của mình.
- Sao chép và dán những logo, biểu tượng, đồ họa từ trang Web
khác vào trang Web của mình mà những logo, biểu tượng, đồ họa
đó không phải là miễn phí.
Bên cạnh những ý kiến cho rằng bản quyền là cần thiết và có tác dụng tích
cực đối với xã hội, một số khác đã đề cập đến vấn đề cần phải xem xét lại bản
quyền trên Internet ngày nay, đặc biệt là đối với các tổ chức kinh doanh. Bản
quyền vẫn được coi là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi nhuận cho mô hình
kinh doanh các sản phẩm có khả năng sao chép. Nhưng trong thời đại của
Internet, liệu bản quyền có phải là một rào cản?
Tại Hội nghị về chính sách phân phối video trên Internet, được tổ chức tại
Washington vào ngày 20/3/2008, Giáo sư Faulhaber, Đại học Pennsylvania đã
mạnh mẽ tuyên bố: bản quyền là một khái niệm đã chết. Trong hội nghị này,
nhiều nhà kinh tế cũng đã thống nhất quan điểm cho rằng, với việc kinh doanh
nội dung số trên Internet, các chủ sở hữu nội dung đang phải đối mặt với những
thách thức mà họ chưa bao giờ biết đến.
Một số ví dụ về việc đối lập giữa Internet với những vấn đề về bản quyền,
một loạt các hoạt động trên Internet sử dụng từ mã nguồn mở đến nội dung mở
đã tạo ra những lợi ích kinh tế quan trọng. Trong khi những lời than phiền về vị
trí độc quyền của Microsoft ngày càng nhiều thì hệ điều hành mã nguồn mở
Lớp K51 TT-TV 35 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Linux đã thay đổi hẳn suy nghĩ của giới phần mềm hiện nay. Theo
thecounter.com – dịch vụ phân tích website của công ty Jupitermedia, hiện có
khoảng ½ số máy trên thế giới và 18% các trình duyệt đang sử dụng phần mềm
mã nguồn mở. Các hãng cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu như Google, Yahoo
phát triển toàn bộ hạ tầng của họ dựa trên các nền tảng mã nguồn mở như LAMP
(LINUX, Apache, MySQL, PHP), Haadoop. 90% các công ty Internet mới thành
lập sử dụng LAMP vì các nền tảng này vượt trội hơn các phần mềm bản quyền
trên phương diện chi phí, linh hoạt, và tự do đổi mới sáng tạo. 80% trong số các
Website hàng đầu đang chạy trên các nền tảng mã nguồn mở. Bởi vì phần mềm
mã nguồn mở là miễn phí, một lập trình viên có thể bắt đầu phát triển một
Website của mình chỉ với 2000 USD thay vì việc phải trả vài trăm ngàn USD để
mua phần mềm bản quyền.
Phong trào sử dụng nguồn tư liệu giáo dục mở bắt đầu từ những năm
1990, có một phần tác động từ phong trào “mã nguồn mở”. Năm 2001, Viện
Công nghệ Massachussetts (MIT) đã trở thành nơi tiên phong cung cấp tài liệu
miễn phí về khoa học trên Internet. Dự án chương trình học liệu mở (Open
Course Ware) của trường hiện nay đang cung cấp các bài giảng, bài thi và nhiều
tài liệu khác từ trên 1800 khóa học trong chương trình giảng dạy của trường.
Kho tri thức bách khoa toàn thư Wikipedia cũng được xây dựng trên
nguyên tắc nội dung mở, cho phép người sử dụng tự do sao chép, sửa đổi, trích
dẫn, đóng góp vào nội dung với mục đích thương mại hoặc phi thương mại. Đi
ngược lại với nguyên tắc bản quyền nội dung truyền thống với việc mỗi khi ai đó
muốn bổ sung, sao chép, trích dẫn đều phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả.
Nội dung mở đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn chuyên gia cùng đóng góp,
hàng triệu người cùng xem xét và sửa đổi kho tri thức này. Cho tới nay,
Wikipedia với nguyên tắc nội dung mở đã làm được điều mà đế chế tri thức
Lớp K51 TT-TV 36 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Britanica không làm được, đế chế tài chính Microsoft không làm được: hơn 10
triệu bài viết được bổ sung, cập nhật, chỉnh sửa, đi sâu vào các lĩnh vực xã hội,
kinh tế, văn hóa, công nghệ,… Điều mà bản quyền, chuyên gia và tiền bạc của
Microsoft không làm được thì Wikipedia cùng với cộng đồng và triết lý nội dung
mở đã làm được.
Như vậy, rõ ràng những ví dụ trên đã cho thấy quan điểm: trên Internet,
nội dung mở là động lực, bản quyền là rào cản. Một điều thú vị là triết lý nội
dung mở tương đồng một cách kỳ lạ với triết lý về một xã hội mơ ước: “Đóng
góp nội dung theo năng lực, tiêu dùng nội dung theo nhu cầu”.
Hiện nay, những trường phái và quan điểm đi ngược lại với luật bản quyền
(copyright) còn được gọi là copyleft. Hai quan điểm này vẫn tồn tại song song và
gây ra nhiều tranh cãi. Đặc biệt trong thời đại mà Internet đang ở trong đỉnh cao
của sự phát triển, và khối lượng thông tin cũng như vật lưu giữ, truyền tải ngày
càng đa dạng, tranh cãi này càng xảy ra gay gắt.
Một hướng đi đúng đắn cho một xã hội công bằng và phát triển phải là sự
hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, không kìm hãm sự phát triển của nhau và cùng
nhau phát triển. Khi đó, dù với luật bản quyền hay một đạo luật khác, con người
cũng sẽ giải quyết được những vướng mắc của các quan hệ xã hội có liên quan.
CHƢƠNG 3: QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN – THƢ VIỆN
Lớp K51 TT-TV 37 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Thư viện là kho tri thức của nhân loại, phản ánh những tinh hoa văn hóa
của thế giới, là nơi lưu giữ và phổ biến tri thức không thể thiếu của con người.
Lịch sử của Thư viện đã trải qua hơn 25 thế kỷ và có rất nhiều sự thay đổi. Ngày
nay, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thư viện số. Cuộc cách mạng
thông tin không những cung cấp năng lực công nghệ hướng đến thư viện số, mà
còn đáp ứng một nhu cầu chưa từng có về lưu trữ, tổ chức, và truy cập thông tin.
Nếu thông tin là tiền tệ trong nền kinh tế tri thức, thư viện số sẽ là ngân hàng,
nơi được đầu tư.
Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ mà các thư viện hiện nay đang có
được, một số những khó khăn và thách thức mà thư viện đang phải đối mặt cũng
khá phức tạp, trong đó có những vấn đề về Quyền tác giả. Trong thư viện truyền
thống, quyền sở hữu tài liệu là quan trọng. Nhưng trong lĩnh vực lưu hành tài
nguyên điện tử, quyền SHTT mà cụ thể là Quyền tác giả hay bản quyền là quan
trọng hơn. Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin đó trở nên phổ biến hơn đối
với những người khác là một điều liên quan đến vấn đề xã hội, và những người
xây dựng thư viện số phải am hiểu Quyền SHTT nói chung và Quyền tác giả nói
riêng để hành động một cách có trách nhiệm và đúng luật xung quanh những ứng
dụng cụ thể của thư viện.
Sở hữu một tài liệu chắc chắn không phải là xác lập được quyền sở hữu
đối với tài liệu đó theo nghĩa Quyền tác giả. Mặc dù có nhiều bản của tài liệu
nhưng chỉ có một Quyền tác giả. Điều này không chỉ áp dụng cho bản in mà cho
cả bản điện tử, dù được số hóa từ bản in hay được tạo nên dưới dạng điện tử từ
đầu. Quyền tác giả tác động hầu hết đến mọi hoạt động của Thư viện. Nó ảnh
hưởng đến các dịch vụ mà thư viện có thể cung cấp cho người dùng, ảnh hưởng
đến các điều kiện mà qua đó thư viện có thể cung cấp quyền truy cập vào nguồn
tài nguyên có quyền tác giả.
Lớp K51 TT-TV 38 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Xét về khía cạnh các đối tượng tài liệu, trong thời đại kỹ thuật số, bên
cạnh các loại tài liệu truyền thống, Thư viện còn sở hữu các loại tài liệu dạng số
cũng là đối tượng của Quyền tác giả:
- Các tác phẩm văn xuôi, văn vần: sách, thơ, bài báo – tạp chí, thư
từ, lời bài hát và bảng biểu dạng in ấn hoặc điện tử, thư điện tử,
CSDL và chương trình máy tính.
- Tác phẩm kịch nghệ: kịch bản, vở ba-lê, đoạn phim hoặc chương
trình truyền hình.
- Tác phẩm âm nhạc: bao gồm tất cả các sáng tác âm nhạc lưu trữ
dạng điện tử.
- Tranh vẽ, điêu khắc, chạm trổ, ảnh chụp, bản in, mô hình, bản vẽ
kiến trúc và dạng số hóa của các loại tác phẩm trên.
- Băng ghi âm, đĩaghi âm (tuyển tập hay đĩađơn) và tập tin dạng số
như mp3.
- Băng/đĩa ghi hình – tiếng trong phim, băng video, đĩa quang
(DVD), phim truyện, phim truyền hình nhiều tập , phim quảng
cáo, chương trình truyền hình, chương trình trò chơi trên máy
tính.
- Chương trình phát thanh truyền hình.
- Xuất bản phẩm khác như bản đồ, tranh, ảnh, áp-phích, v.v.
Khi phục vụ yêu cầu của người dùng tin, Thư viện phải xem xét tác phẩm
thuộc phạm vi công cộng (public domain), phạm vi sử dụng bình đẳng (fair use),
hay phạm vi Quyền tác giả quy định. Nếu tác phẩm thuộc phạm vi của Quyền tác
giả thì Thư viện buộc phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trước
khi tiến hành sao chép.
Lớp K51 TT-TV 39 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
3.1. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng:
Là những tác phẩm không thuộc phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả. Trong
trường hợp này, Thư viện có toàn quyền sử dụng tác phẩm mà không bị giới hạn
về số lần sử dụng và số lượng bản sao chụp. Tác phẩm được quy định không
thuộc sự bảo hộ của Luật về quyền tác giả là khi: bản quyền của tác phẩm đã hết
thời hạn quy định, tác giả không tuân thủ một cách nghiêm ngặt các điều khoản
của Luật về Quyền tác giả, tác phẩm thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước. Với vấn
đề này, các Thư viện cũng cần lưu ý rằng: tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công
cộng tại một đất nước hay vùng lãnh thổ cũng có thể là một tác phẩm có sự bảo
hộ của Quyền tác giả tại một quốc gia hay châu lục khác. Trường hợp này xảy ra
do điều luật quy định thời hạn hiệu lực của Quyền tác giả được thông qua tại mỗi
quốc gia, vùng lãnh thổ, hay châu lục tại những thời điểm khác nhau.
Dưới đây là một ví dụ về phạm vi sử dụng công cộng. Trong ví dụ này, tác
giả, đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đã đồng ý chuyển giao tác phẩm vào
phạm vi sử dụng công cộng. Như vậy, Thư viện có thể toàn quyền sử dụng đối
với tác phẩm:
Tôi là tác giả của tác phẩm này đồng ý chuyển giao tác
phẩm vào phạm vi công cộng. Điều này có giá trị trên toàn thế
giới.
Tôi trao cho tất cả mọi người quyền sử dụng tác phẩm
này với bất kỳ mục đích nào một cách vô điều kiện, trừ phi
pháp luật bắt buộc phải tuân theo một điều luật nào đó.
Nếu tác phẩm nằm ngoài phạm vi sử dụng công cộng, Thư viện phải cân
nhắc xem tác phẩm có thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng (fair use) hay không.
3.2. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng:
Lớp K51 TT-TV 40 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Là một khái niệm được sử dụng lần đầu tiên trong Luật pháp của Hoa Kỳ
cho phép sử dụng có giới hạn một tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ của Quyền tác
giả mà không cần xin phép tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả. Phạm vi sử
dụng này chỉ áp dụng với mục đích sử dụng là học tập, nghiên cứu, phê bình,
bình luận, giảng dạy (sử dụng nhiều bản trong lớp học), tài liệu tham khảo cho
bài viết báo hay tạp chí, bản tin thời sự, v.v. Nếu một tác phẩm không nằm trong
phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả thì đương nhiên tác phẩm đó thuộc phạm vi sử
dụng bình đẳng. Vì vậy, việc sao chép tác phẩm này là hợp pháp.
4 yếu tố để xem xét một tác phẩm có thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng
bao gồm: mục đích và tính chất của việc sử dụng vì mục đích thương mại hoặc
vì mục đíchgiáo dục phi lợi nhuận, bản chất của tác phẩm, số lượng của phần tác
phẩm khi sao chép, hiệu quả sử dụng trên thị trường tiềm năng và trên thị trường
phát hành của tác phẩm.
Mục đích và tính chất sử dụng:
Thông thường, các Thư viện công cộng, Thư viện trực thuộc các Viện
nghiên cứu hay cơ quan và Thư viện các trường Đại học đều sao chụp tác phẩm
với mục đích phi lợi nhuận và mục đích giáo dục. Tuy nhiên, khi một người
dùng tin của Thư viện sử dụng tài liệu sao chụp này vì mục đích thương mại thì
việc sao chụp này là vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Đối với băng ghi âm,
phát lại hoặc đưa vào khai thác sử dụng các bản sao chép tác phẩm ngay cả khi
không thu phí cũng đã vi phạm Quyền tác giả. Bởi vì việc làm này được xem
như đã gây thiệt hại đến sự phát hành tác phẩm trên thị trường.
Bản chất của tác phẩm:
Yếu tố này đề cập đến bản chất của tác phẩm khi dùng để sao chụp. Tác
phẩm chưa xuất bản nhận được quyền bảo hộ nghiêm ngặt hơn tác phẩm đã xuất
Lớp K51 TT-TV 41 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
bản. Bởi vì tác giả của tác phẩm này có thể bị thiệt hại về lợi nhuận nhiều hơn
tác phẩm đã xuất bản.
Số lượng của phần tác phẩm khi sao chụp:
Một số điều luật quy định nếu sao chụp trên 5 – 10% nội dung chính văn
và ngay cả khi Thư viện chỉ sao chụp một phần rất nhỏ của một tác phẩm, nhưng
phần sao chụp này lại bao gồm nội dung chính của tác phẩm thì xem như Thư
viện đã vi phạm Quyền tác giả.
Ảnh hưởng lên thị trường:
Việc ảnh hưởng lên thị trường không chỉ xét đến thị trường phát hành tác
phẩm, mà còn xem xét đến những lợi nhuận phát sinh từ tác phẩm mới tạo nên từ
sự sao chụp. Ví dụ như lợi nhuận từ việc phát hành giáo trình cho sinh viên khi
giáo trình này sử dụng nhiều chương của một quyển sách khác, những bài trích
từ báo hoặc tạp chí, các hình ảnh minh họa, v.v. mà không xin phép tác giả hoặc
chủ sở hữu quyền tác giả.
Một số trường hợp cụ thể:
Trường hợp 1: Thư viện có thể sao chép hình ảnh để tạo chỉ mục những
hình nhỏ (thumbnail-image index) cho một bộ sưu tập?
Mục đích: Nếu vì mục đích giáo dục phi lợi nhuận thì Thư viện có thể sao
chép và tạo những mô hình nhỏ.
Bản chất: Một chỉ mục bằng hình nhỏ của Thư viện tạo từ các bức vẽ hay
hình ảnh thì được xem như đã sao chép một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, hành vi
này vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng.
Số lượng: Mặc dù toàn bộ hình ảnh nguyên tác được sao chép lại nhưng
chính vì sự thay đổi rất lớn về kích thước và độ phân giải lại làm giảm đi mức độ
vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng.
Lớp K51 TT-TV 42 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Ảnh hưởng: Nếu chỉ mục hình ảnh nhỏ này giúp người dùng tin hay Thư
viện thu được lợi nhuận thì hành vi này vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Tuy
nhiên nếu chất lượng của các hình ảnh nhỏ kém và không tạo nên lợi nhuận thì
mức độ vi phạm là không đáng kể.
Như vậy, sau khi xem xét tất cả những yếu tố trên, Thư viện có thể sao
chép hình ảnh để tạo một chỉ mục hình nhỏ cho bộ sưu tập của mình.
Trường hợp 2: Có thể sao chép một bài báo điện tử từ một CSDL mà Thư
viện đã đăng ký thuê bao?
Ngày nay, Thư viện chuyển đổi từ việc bổ sung nhiều bản in của một tờ
báo hay tạp chí sang sở hữu quyền truy cập bài báo, tạp chí ở dạng điện tử. Khi
đăng ký thuê bao với nhà cung cấp CSDL, Thư viện, cơ quan chủ quản của Thư
viện, hay liên hiệp Thư viện có quyền được tải, in và thực hiện việc mượn liên
thư viện bài báo điện tử này. Tuy nhiên, trước khi ký hợp đồng, Thư viện, cơ
quan chủ quản, liên hiệp thư viện phải nghiên cứu kỹ các điều khoản về nội
dung, số lượng, thời hạn, v.v. khi sử dụng CSDL sao cho phù hợp với đối tượng
người dùng tin, mục tiêu và nhiệm vụ của Thư viện.
Trường hợp 3: Một số vi phạm phổ biến khi sao chụp tác phẩm thuộc kho
tài liệu Thư viện nhưng vẫn được phát hành trên thị trường.
Ví dụ như: Thư viện sao chụp hay in ấn một thành nhiều bản nhằm tiết
kiệm ngân sách bổ sung; sao chụp hay in ấn thành các bản sao lưu dự phòng
dành cho việc lưu trữ; sao chụp hay in ấn để thay thế cho bản chính bị mất mát
hay hư hỏng; sao chụp hay in ấn nhiều phiên bản lưu trữ trong hồ sơ thư viện,
hay phục vụ cho mượn liên thư viện.
Bên cạnh đó, Thư viện có thể sao chụp các bài báo, tạp chí tạo nên bộ sưu
tập tham khảo dành riêng (cho môn học) dưới dạng bản in hoặc bản điện tử.
Lớp K51 TT-TV 43 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Trường hợp 4: Trách nhiệm của Thư viện hay cơ quan lưu trữ đối với
việc cung cấp dịch vụ tự phục vụ sao chụp như máy photocopy, máy quét, máy
in, máy nghe băng cát-xét, v.v. được quy định như thế nào?
Không truy cứu trách nhiệm của Thư viện và cơ quan lưu trữ trong trường
hợp người dùng tin vi phạm Quyền tác giả thông qua việc sử dụng dịch vụ tự in
ấn, sao chụp trong Thư viện hoặc cơ quan lưu trữ. Tuy nhiên, Thư viện và cơ
quan lưu trữ phải niêm yết những cảnh báo về Quyền tác giả trên tất cả các thiết
bị in ấn và sao chụp.
Trường hợp 5: Phần mềm của máy tính có thể được xem như một loại tài
liệu thư viện và áp dụng các quy định mượn trả đối với sách trong thư viện hoạt
động phi lợi nhuận và chỉ khi mục đích sử dụng là học tập và nghiên cứu. Cũng
như đối với các thiết bị in ấn, Thư viện phải dán những niêm yết về Quyền tác
giả và Quyền SHTT trên vỏ bìa phần mềm.
Ngay cả khi tác phẩm đó thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng, mỗi người sử
dụng nên tự nâng cao nhận thức tôn trọng quyền tác giả. Việc trích dẫn đầy đủ
tên tác giả, tác phẩm chính là hành động thể hiện việc chống lại sự “đạo văn”.
Lớp K51 TT-TV 44 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Mặc dù, “đạo văn” là một phạm trù đạo đức, không phải phạm trù của
Luật về Quyền tác giả. Quyền tác giả chỉ bảo vệ tác phẩm không bị viết lại một
cách chính xác từng câu từng chữ, hoặc sao chép toàn bộ hình ảnh, băng hình,
băng ghi âm, v.v. Quyền tác giả không chống lại việc diễn giải các ý trưởng từ
một tác phẩm hoặc trích dẫn một phần tác phẩm. Như vậy, với vấn đề về việc
“đạo văn”, tất cả đều phụ thuộc vào ý thức của con người.
3.3. Thƣ viện và một số đặc quyền của Quyền tác giả:
Như Chương 2 của Khóa Luận đã đề cập đến, nội dung của Quyền tác giả
gồm hai phần là: quyền nhân thân và quyền tài sản. Hai quyền này có những đặc
điểm quan trọng mà mọi hành vi đi ngược lại đều được coi là sự xâm phạm
Quyền tác giả. Từ hai quyền này, ta có thể cụ thể thành một số đặc quyền chủ
yếu của Quyền tác giả như sau:
- Quyền tái bản
Lớp K51 TT-TV 45 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
- Quyền phóng tác
- Quyền phát hành
- Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn tác phẩm nghệ thuật
- Quyền phát thanh băng ghi âm bằng phương tiện truyền thanh kỹ
thuật số.
Cũng giống như tất cả các đối tượng chấp hành Quyền tác giả, Thư viện
không thể xâm phạm những đặc quyền này trừ khi mục đích sử dụng tác quyền
không rơi vào những quy định của các quyền nói trên. Để tránh những việc xâm
phạm Quyền tác giả không đáng có xảy ra, Thư viện cần tìm hiểu rõ ràng về
những đặc quyền này.
Quyền tái bản:là quyền quản lý tái bản tác phẩm của tác giả.
Khi nhắc đến vấn đề tái bản, chúng ta thường liên tưởng đến các nhà xuất
bản vì đa phần họ chính là chủ sở hữu quyền tác giả. Các nhà xuất bản cùng với
tác giả của tác phẩm sẽ chính là những người có đặc quyền tái bản đối với tác
phẩm. Nhưng hiểu theo một khía cạnh hẹp và đơn giản hơn, tái bản một tác
phẩm cũng có nghĩa là hành động sao chép, nhân bản đối với một tác phẩm nào
đó. Đây chính là vấn đề liên quan mật thiết đến công tác phục vụ người dùng tin
của Thư viện.
Thư viện thường xuyên nhận được những yêu cầu của người dùng tin đề
nghị được cung cấp bản sao của tài liệu dưới dạng photocopy một số trang của
tác phẩm viết tay, một chương của cuốn sách, từng phần của bản đồ, bản vẽ, đồ
hình, v.v. hoặc ở dạng điện tử (scan) và chuyển đến người dùng tin qua thư điện
tử, hay sao lưu trong đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM, hoặc dạng bản in giấy. Vì
vậy, trước khi phục vụ người dùng tin, Thư viện phải xem xét tài liệu thuộc
phạm vi sử dụng công cộng, phạm vi sử dụng bình đẳng hay thuộc sự bảo hộ của
Lớp K51 TT-TV 46 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Quyền tác giả. Từ đó, Thư viện sẽ đưa ra những quyết định phù hợp với pháp
luật.
Quyền phóng tác: là một quyền lợi “phóng khoáng” nhất dành cho người
sử dụng.
Theo quy định của Quyền tác giả, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có
quyền quản lý (hoặc từ chối) các tài liệu tóm tắt, chú giải, phiên bản các tác
phẩm nghệ thuật, sách rút gọn, chuyển thể kịch bản, tác phẩm được biên tập lại,
phóng tác, truyện hay tiểu thuyết viết lại dựa trên một tác phẩm điện ảnh, các
bản nhạc soạn lại dựa trên các đoạn nhạc của một hay một vài tác phẩm khác và
các bản dịch.
Một kịch bản phóng tác từ một tác phẩm thuộc bộ sưu tập của Thư viện
trường học, kịch bản này sau đó được sử dụng để dựng thành một vở kịch trình
chiếu trước công chúng thì nhiệm vụ của cán bộ thư viện trước tiên là phải xin
phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trước khi cung cấp tài liệu cho người
dùng tin. Chỉ khi tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng hay phạm vi sử
dụng bình đẳng thì cán bộ thư viện không cần phải thực hiện thủ tục xin phép.
Quyền phát hành: là một trong những điều luật đặc biệt cho phép sự phân
phối hay phát hành nhiều bản của một tác phẩm cho công chúng theo các
phương thức sau:
- Phát hành trên thị trường (có thu phí)
- Chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm
- Cho thuê phát hành theo mức phí quy định, hoặc cho thuê theo
hợp đồng thỏa thuận thời hạn và mức phí.
- Cho mượn quyền phát hành.
Lớp K51 TT-TV 47 Trường ĐH KHXH&NV
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang
Điều luật này cũng quy định “công chúng” bao gồm: một gia đình, một
nhóm người có mối quan hệ hay quen biết lẫn nhau, một nhóm bao gồm nhiều
người.
Phương thức thứ tư của quyền phát hành là cho mượn quyền phát hành
cùng với quy định thứ ba về “công chúng” là một nhóm bao gồm nhiều người đã
cho thấy đây là điều luật quan trọng nhất, có liên quan trực tiếp đến thư viện.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thư viện có thể sao chụp hay in ấn một tác
phẩm nằm trong phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả thành nhiều bản để bổ sung
vào bộ sưu tập của mình. Bởi vì, khi bất kỳ một tài liệu thư viện dưới dạng bản
in hoặc bản điện tử đưa ra phục vụ người dùng tin đều được xem như sự phát
hành của một tác phẩm được bảo hộ.
Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn:
Thư viện có quyền sở hữu tác phẩm điện ảnh, kịch nghệ hay âm nhạc;
nhưng thư viện không được phép trình diễn, trình chiếu, biểu diễn các tác phẩm
này trước công chúng.
Không giống như những quyền nêu trên, đối tượng áp dụng quyền trình
diễn, trình chiếu hay biểu diễn bao gồm các tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch
nói, ba-lê, kịch câm, hoạt hình và những tác phẩm hình ảnh hoặc âm thanh khác.
Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn không áp dụng cho các đối tượng
như tranh ảnh, đồ họa, điêu khắc hoặc băng ghi âm không thuộc dạng kỹ thuật
số.
Phạm vi áp dụng quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn là một địa
điểm dành cho công chúng và cũng bao gồm phạm vi phục vụ của thư viện. Như
vậy, một nhóm người có quan hệ hay quen biết lẫn nhau (giảng viên và sinh viên
một lớp), một sinh viên đang nghiên cứu đề tài hoặc một nhóm gồm thành viên
của một gia đình đều có thể cùng xem một video của thư viện.
Lớp K51 TT-TV 48 Trường ĐH KHXH&NV
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM

Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfBảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...nataliej4
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...
Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...
Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Khóa luận: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, HAY
Khóa luận: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, HAYKhóa luận: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, HAY
Khóa luận: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdfBảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
Bảo Vệ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Kiến Trúc​.pdf
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu khoa học, 9đ - Gửi miễn...
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.docĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
 
Luận văn thạc sĩ: Đăng ký vật quyền bảo đảm theo luật, HOT
Luận văn thạc sĩ: Đăng ký vật quyền bảo đảm theo luật, HOTLuận văn thạc sĩ: Đăng ký vật quyền bảo đảm theo luật, HOT
Luận văn thạc sĩ: Đăng ký vật quyền bảo đảm theo luật, HOT
 
Quyền An Tử Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Quyền An Tử Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.docQuyền An Tử Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Quyền An Tử Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
 
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.doc
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.docTrách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.doc
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả.doc
 
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
 
Luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOT
Luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOTLuận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOT
Luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOT
 
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
 
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAYĐề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luậtLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo luật
 
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAYLuận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
Luận văn: Quản lý về đăng ký quyền tác giả theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật hình sự, HAY
 
Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...
Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...
Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 

BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp quyền tác giả, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
  • 2. MỤC LỤC Lời nói đầu.................................................................................................................................................1 Nội dung.......................................................................................................................................................3 Chƣơng 1: Giới thiệu về Sở hữu trí tuệ........................................................................3 1.1. Khái niệm về Sở hữu trí tuệ...........................................................................................3 1.2. Phân loại Sở hữu trí tuệ.....................................................................................................4 1.2.1. Quyền tác giả..............................................................................................................5 1.2.2. Quyền Sở hữu Công nghiệp...........................................................................5 1.2.3. Quyền đối với giống cây trồng....................................................................6 1.3. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế giới và tại Việt Nam.........................................................................................................................6 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế giới.......................................................................................................................................6 1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam....................................................................................................................................8 Chƣơng 2: Quyền tác giả.........................................................................................................15 2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả......................................................................15 2.1.1. Khái niệm....................................................................................................................15 2.1.2. Đặc điểm quyền tác giả...................................................................................15 2.2. Đốitượng, chủ thể, nội dung quyền tác giả........................................................16 2.2.1. Đốitượng quyền tác giả.................................................................................16 2.2.2. Chủ thể quyền tác giả.......................................................................................19 Lớp K51 TT-TV 1 Trường ĐH KHXH&NV
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang 2.2.3. Nội dung quyền tác giả....................................................................................21 2.2.4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả..................................................................24 2.2.5. Thừa kế quyền tác giả......................................................................................25 2.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ...................................................25 2.3.1. Hành vi xâm phạm..............................................................................................25 2.3.2. Các hành vi sử dụng không được coi là xâm phạm................28 2.4. Quyền liên quan.........................................................................................................................30 2.5. Quyền tác giả trong môi trường Internet...............................................................31 Chƣơng 3: Quyền tác giả trong hoạt động thông tin thƣ viện...........36 3.1. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng...................................................38 3.2. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng....................................................39 3.3. Thư viện và một số đặc quyền của Quyền tác giả.........................................43 3.4. Quyền tác giả với việc thiết kế trang web Thư viện....................................48 Chƣơng 4: Việc thực thi Quyền tác giả hiện nay và một số nhận xét, đánh giá.....................................................................................................................................................50 Kết luận......................................................................................................................................................60 Tài liệu tham khảo LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài: Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin và các phương tiện lưu trữ cũng như truyền tải, con người ngày càng có điều kiện thuận lợi để tiếp cận đến thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát Lớp K51 TT-TV 2 Trường ĐH KHXH&NV
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang triển kinh tế - văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia. Nhưng sự phát triển này cũng làm nảy sinh một số tranh chấp về sở hữu trí tuệ mà các quốc gia cũng đang hết sức quan tâm. Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đang trở thành vấn đề gắn với rất nhiều hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động thông tin – thư viện. Đặc biệt trong kỷ nguyên số và sự phát triển của các hình thức thư viện hiện đại, vấn đề sở hữu trí tuệ lại càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhận thấy đây là một đề tài còn tương đối mới mẻ và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ nên em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu về Quyền tác giả trong hệ thống Luật Sở hữu trí tuệ” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài này, em mong muốn tìm hiểu một cách khái quát nhất về hệ thống Luật SHTT và đặc biệt là khía cạnh về Quyền tác giả; đưa ra một số vấn đề liên quan của Quyền tác giả đến các thông tin trên Internet ngày nay. Bên cạnh đó, Khóa luận đã tìm hiểu về mối quan hệ của Quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thư viện. Trong chương trình học tập tại trường, em đã có cơ hội được tìm hiểu một khía cạnh của SHTT, đó là Sở hữu Công nghiệp. Đề tài này đã giúp em có được những kiến thức mới về quyền tác giả, bổ sung hiểu biết về Luật SHTT trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung tìm hiểu về các khía cạnh cơ bản của Quyền tác giả theo một số hệ thống luật trên thế giới và tại Việt Nam như: đối tượng, chủ thể, nội dung và các hành vi xâm phạm Quyền tác giả; bám sát vào các quy định tại Luật SHTT của Việt Nam năm 2005, có sửa đổi bổ sung. Phương pháp nghiên cứu: Lớp K51 TT-TV 3 Trường ĐH KHXH&NV
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Trong quá trình thực hiện Khóa luận này, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin. Bố cục của Khóa luận: Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm các chương như sau: Chƣơng 1: Giới thiệu về Sở hữu trí tuệ. Chƣơng 2: Quyền tác giả. Chƣơng 3: Quyền tác giả trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện. Chƣơng 4: Việc thực thi Quyền tác giả hiện nay và một số nhận xét, đánh giá. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái niệm về Sở hữu trí tuệ: Lớp K51 TT-TV 4 Trường ĐH KHXH&NV
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Xét về góc độ lịch sử, SHTT không phải là khái niệm mới và tĩnh. Mặc dù không có định nghĩa chính thống và trực tiếp về SHTT, ta có thể định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ. Quyền SHTT so với quyền sở hữu đối với các tài sản hữu hình khác có những yếu tố khác biệt cơ bản: Thứ nhất, sự khác biệt về chủ thể. Chủ thể quyền sở hữu tài sản là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước và các chủ thể khác có quyền sở hữu tài sản mà phần lớn không phụ thuộc vào việc tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu hay không. Chủ thể của quyền SHTT là những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình và được thừa nhận là tác giả, đối với chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp là người được cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, chủ sở hữu các đối tượng thuộc quyền SHTT không thể là bất kì ai mà phải là người thỏa mãn các quy định của hệ thống pháp luật về SHTT. Thứ hai, sự khác biệt về khách thể. Khách thể của quyền sở hữu tài sản là vật chất hữu hình và các quyền tài sản luôn luôn xác định được bằng số lượng vật chất cụ thể. Nhưng khách thể của quyền SHTT là những sản phẩm vô hình, chúng chỉ được vật chất hóa khi con người áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Tuy nhiên, sản phẩm trí tuệ cũng là một dạng của tài sản và cũng thuộc phạm vi quy định tại Điều 172 Bộ Luật Dân sự. Theo tính chất và đặc điểm của các sản phẩm trí tuệ thì các sản phẩm trí tuệ được pháp luật bảo hộ thuộc về tài sản vì chúng thuộc về các quyền tài sản của chủ văn bằng bảo hộ. Thứ ba, sự khác biệt về thời hạn. Đối với quyền sở hữu tài sản ngoài các đối tượng SHTT, pháp luật bảo hộ vô thời hạn và chỉ khi có các căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản mới Lớp K51 TT-TV 5 Trường ĐH KHXH&NV
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang chấm dứt. Trong các giao dịch chuyển giao vật và quyền sở hữu đối với vật thì quyền sở hữu tài sản lại được xác lập ở một chủ thể được chuyển giao, trừ trường hợp tài sản là vật bị tiêu hủy. Đối với quyền SHTT, pháp luật chỉ bảo hộ trong một thời hạn nhất định mà không bảo hộ quyền đó vĩnh viễn. Thứ tư, nội dung quyền SHTT và quyền sở hữu các tài sản khác cũng bao gồm ba quyền năng gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tuy nhiên, chủ sở hữu tài sản là vật chất thì khi thực hiện các quyền năng trên không giống như chủ văn bằng bảo hộ thực hiện các quyền năng của mình đối với các sản phẩm trí tuệ. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản không thuộc đối tượng SHTT cũng có sự khác biệt so với căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với các sản phẩm thuộc quyền SHTT. Ngoài ra, một yếu tố khác biệt rất đặc thù giữa quyền sở hữu tài sản và quyền SHTT là tài sản thuộc SHTT là tài sản vô hình. Do vậy, nguy cơ bị xâm phạm là rất lớn và việc xác định thiệt hại cũng rất phức tạp. Quyền SHTT luôn bị đe dọa xâm phạm, có nguy cơ bị xâm phạm rất lớn và thường tập trung vào mặt hàng thương mại của các sản phẩm SHTT. Những hành vi xâm phạm đến quyền SHTT thường diễn ra, đặc biệt đối với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 1.2. Phân loại Sở hữu trí tuệ: Ở các nước, khái niệm bản quyền (copyright) hay sáng chế (patent) xuất hiện từ thế kỷ 17 và thế kỷ 18. Danh từ “Sở hữu trí tuệ” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1952 bởi giáo sư A. Bogsch, Giám đốc Văn phòng Quốc tế về Quản lý Sáng chế (BIRPI) đưa ra. Luật Việt Nam cũng như luật của các nước khác trên thế giới không có định nghĩa trực tiếp về SHTT, mà chỉ có định nghĩa gián tiếp thông qua phân loại SHTT thành Quyền tác giả, Quyền Sở hữu Công nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng. Lớp K51 TT-TV 6 Trường ĐH KHXH&NV
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang 1.2.1. Quyềntác giả: Quyền tác giả bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Quyền tác giả còn được gọi là tác quyền hay bản quyền. Đối với quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm. Mọi hành vi sao chép, trích dịch, công bố phổ biến nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Sao băng đĩa lậu, sao chép phần mềm vi tính, in lậu sách giáo khoa bán ra thị trường, v.v. cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Trong một số trường hợp, pháp luật cho phép chúng ta sao chép, trích đoạn một phần của tác phẩm. Những trường hợp này được gọi là sử dụng hạn chế. 1.2.2. QuyềnSở hữu Công nghiệp: Quyền Sở hữu Công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa), tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các quyền Sở hữu Công nghiệp khác do pháp luật quy định. Quyền Sở hữu Công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Luật về Sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín kinh doanh. Sở hữu Công nghiệp không phải là một loại sở hữu có liên quan đến tài sản hữu hình dùng trong công nghiệp mà là sở hữu đối với tài sản vô hình. Điều mà pháp luật hướng tới bảo vệ (khách thể) trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu công nghiệp không phải là kiểu dáng một chiếc xe hay một dấu hiệu gắn trên hàng hóa, mà là những đối tượng vô hình đứng đằng sau kiểu dáng hay Lớp K51 TT-TV 7 Trường ĐH KHXH&NV
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang nhãn hiệu, là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của chủ sở hữu đối tượng đó. 1.2.3. Quyềnđối với giống câytrồng Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo, phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Điều mà pháp luật hướng tới bảo vệ đối với giống cây trồng chính là tính mới, tính ổn định, đồng nhất và khả năng phân biệt với các giống cây trồng khác. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định của Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT. Trên đây là 3 thành phần của SHTT. Nội dung của Khóa luận này sẽ tập trung nghiên cứu về Quyền tác giả. Những tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung này sẽ được đề cập ở những phần sau của Khóa luận. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ trên thế giới. Hệ thống pháp luật về SHTT của các nước trên thế giới được hình thành vào các thời điểm khác nhau. Ở một số nước, pháp luật về SHTT được hình thành rất sớm. Ở một số nước khác, nó lại được hình thành muộn hơn nhưng nhìn chung pháp luật về quyền SHTT dù của nước này hay nước khác thì đều phải thường xuyên được bổ sung để ngày một hoàn thiện hơn. Hiệu lực pháp luật của các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực SHTT từng bước được nâng cao nhằm thỏa mãn yêu cầu xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh pháp luật riêng biệt của mỗi quốc gia quy Lớp K51 TT-TV 8 Trường ĐH KHXH&NV
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang định về quyền SHTT còn có hệ thống các điều ước quốc tế về lĩnh vực SHTT được hình thành. Đó là những quy định ngoại lệ đối với những quyền được công nhận lẫn nhau trong các hiệp định giữa các nước về quyền SHTT. Vai trò của Nhà nước trong việc bảo hộ Quyền tác giả nói riêng, và Quyền SHTT nói chung là rất quan trọng. Thông qua việc bảo hộ quyền SHTT, Nhà nước khuyến khích mọi người không ngừng lao động sáng tạo, và tạo điều kiện để họ được hưởng thành quả lao động sáng tạo của mình. Nhờ có sự phong phú đa dạng về tác phẩm hay các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà nền văn hóa, khoa học, nghệ thuật của một quốc gia mới phát triển. Các quốc gia bảo vệ quyền SHTT mạnh mẽ nhất (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu) là các quốc gia có nền văn hóa, khoa học, nghệ thuật phát triển mạnh nhất. Quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn. Trước khi công nghệ in ấn ra đời, các quyển sách thường được chép tay. Vì thế, khả năng người khác sao chép tác phẩm gốc không nhiều. Khi công nghệ in ấn ra đời, một quyển sách có thể được nhân thành nhiều bản. Tác giả không thể kiểm soát, quản lý được bao nhiêu người đang đọc quyển sách của mình, và trong số đó bao nhiêu người đã bỏ tiền ra mua sách do mình in, còn lại bao nhiêu người đã mua sách từ những nhà in lậu. Chính vì vậy mà các tác giả và các nhà in đã kiến nghị Nhà nước của mình bảo hộ quyền được in ấn và quản lý việc xuất bản, in ấn. Nước đầu tiên ban hành luật về Quyền tác giả là Anh, nơi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp (theo luật của Nữ Hoàng Anne năm 1709). Sau đó đến Hoa Kỳ (1790), Pháp (1791), v.v. Như vậy, quyền tác giả phát sinh tại những nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ trước, rồi mới đến các nước theo hệ thống luật lục địa. Mối quan tâm ban đầu của quyền tác giả là việc nhân bản, sao chép các tác phẩm. Chính vì thế mà ở các nước theo luật Anh-Mỹ, luật về quyền tác giả Lớp K51 TT-TV 9 Trường ĐH KHXH&NV
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang được gọi là luật về sao chép (copyright, hay bản quyền). Tại các nước theo luật lục địa, luật về quyền tác giả từ khi hình thành đã nhắm đến các giá trị nhân thân của tác giả, chính vì thế mà ở các nước này đã sử dụng danh từ “quyền tác giả” (theo tiếng Pháp là droit d’auteur). Kể từ khi luật về quyền tác giả ra đời, các loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả ngày một tăng, cùng với sự phát triển của các phương tiện lưu trữ, truyền thông. Ban đầu là các tác phẩm viết, tác phẩm sân khấu, rồi đến tác phẩm điện ảnh, video, chương trình máy tính và gần đây là các phương tiện truyền thông đa phương diện (multimedia) và Internet. Điều đó có nghĩa là các loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả sẽ còn tiếp tục được gia tăng trong tương lai. Luật về Sở hữu Công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới năm 1640 tại Anh (Đạo luật Elizabeth I về sáng chế). Nhãn hiệu hàng hóa đầu tiên trên thế giới cũng được cấp tại Anh. Các luật này chủ yếu nhằm vào việc bảo hộ việc khai thác các lợi ích kinh tế của thành quả sáng tạo mang lại. Các công ty nắm bằng độc quyền sáng chế mau chóng trở thành các đại công ty, là cơ hội phát triển mau chóng của những người đi tiên phong và luôn năng động, sáng tạo. 1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Có thể nói, quá trình phát triển các quy định về quyền SHTT tại Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi ra đời Bộ Luật Dân sự 1995: Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nghèo và chậm phát triển do trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Vì vậy, luật về SHTT của chúng ta ra đời muộn hơn ở những nước khác. Mãi đến năm 1957, miền Nam mới ban hành Luật Thương hiệu và năm 1958, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ban hành “Thể lệ về thương phẩm Lớp K51 TT-TV 10 Trường ĐH KHXH&NV
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang và thương hiệu”. Tuy nhiên, giá trị thực tiễn của các văn bản này chưa cao. Năm 1976, Việt Nam đã tham gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Ngày 14 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 197/HĐBT ban hành “Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hóa”. Đây là văn bản đầu tiên chính thức nhắc đến vấn đề bảo hộ độc quyền trong sở hữu công nghiệp. Tuy vậy, luật về SHTT chỉ thực sự phát huy tác dụng kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Phương hướng của Đại hội Đảng đề ra đã được thể chế hóa tại Điều 60 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”. Ngày 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa IX đã thông qua Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chính thức thiết lập chế độ pháp lý cao nhất cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Luật về quyền tác giả Việt Nam được xây dựng từ những năm 1970 và kết quả đầu tiên là Nghị định 84/CP về quyền tác giả, ra đời năm 1989. Sau đó, với sự giúp đỡ của WIPO, chúng ta đã soạn thảo và ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994, trong đó các điều luật đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước Berne, mặc dù Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của Công ước (cho đến tháng 10 năm 2004). Những điểm giống nhau giữa luật Việt Nam về quyền tác giả và nội dung của Công ước Berne bao gồm: khái niệm tác giả, nội dung quyền tác giả (quyền nhân thân và quyền tài sản), thời hạn bảo hộ quyền tác giả, tiêu chuẩn bảo hộ một tác phẩm dưới dạng quyền tác giả. Lớp K51 TT-TV 11 Trường ĐH KHXH&NV
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Giai đoạn từ khi Bộ LuậtDân sự 1995 ra đời đến khi ban hành Bộ Luật Dân sự 2005: Tuy ra đời sau các nước khác trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật Việt Nam đã có những bước đi đáng khâm phục, nổi bật nhất là việc ban hành Bộ Luật Dân sự 1995 và Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 8/3/1999 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Tháng 5 năm 2005, Bộ Luật Dân sự 1995 được sửa đổi bổ sung cơ bản (gọi tắt là Bộ Luật Dân sự 2005). Và Bộ Luật Dân sự 2005 chính thức thay thế Bộ Luật Dân sự 1995 từ ngày 01/01/2006, vì thế các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân sự 1995 chỉ còn phát huy tác dụng tạm thời trước khi được các văn bản hướng dẫn Luật SHTT 2005 thay thế. Trong Bộ Luật Dân sự 2005, các quy định về SHTT đã được đơn giản và thu hẹp nhiều. Chúng chỉ còn đóng vai trò hướng dẫn chung, cho thấy quyền SHTT về bản chất là một quyền dân sự, có những phương pháp điều chỉnh như phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, song cũng có những tính chất riêng. Giai đoạn từ khi ra đời Luật SHTT năm 2005: Tại kỳ họp Quốc hội Khóa X, Kỳ họp thứ 10, vào ngày 29/11/2005, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT – Luật số 50/2005/QH10) đã được Quốc hội ban hành với số phiếu gần như tuyệt đối (368/370), có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Như vậy, Luật SHTT đã trở thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Luật SHTT đã tiếp thu được các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền SHTT, đã được thẩm định trong thực tiễn. Lợi ích của các chủ thể sáng tạo, khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ đã được điều chỉnh khá hài hòa. Các quy phạm pháp luật đã tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế có liên quan, các hiệp định song phương đảm bảo thuận lợi cho việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Lợi ích quốc gia thể hiện tại các điều luật đã được Ban soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội quan tâm trong Lớp K51 TT-TV 12 Trường ĐH KHXH&NV
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang suốt quá trình chuẩn bị, soạn thảo, và thông qua Luật SHTT. Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật riêng về SHTT được ban hành ở cấp cao nhất. Trên đây là quá trình hình thành và phát triển Luật SHTT trên thế giới và tại Việt Nam. Song song với sự phát triển luật pháp tại mỗi quốc gia là các điều ước quốc tế. Một số các điều ước quốc tế phổ biến như: - Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. - Công ước Quyền tác giả toàn cầu. - Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ. - Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh. - Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. - Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT. - Hiệp ước WCT của WIPO về bản quyền. - Hiệp ước WPPT của WIPO về trình diễn và ghi âm. Sau đây là ví dụ về một số quốc gia trên thế giới tham gia các điều ước quốc tế: Công Công ƣớc Công Công Thỏa Khu vực / Quyền ƣớc bảo ƣớc ƣớc thuận WCT WPPT Quốc gia tác giả hộ bản Berne Rome WTO toàn cầu ghi âm Lớp K51 TT-TV 13 Trường ĐH KHXH&NV
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Châu Á và Châu Đại Dƣơng Ấn Độ X X X X Australia X X X X X Hàn Quốc X X X X X Nhật Bản X X X X X X X Thái Lan X X Trung Quốc X X X X Châu Âu Anh X X X X X Đức X X X X X Hà Lan X X X X X Italia X X X X X Nga X X X X Pháp X X X X X Châu Mỹ Achentina X X X X X X X Lớp K51 TT-TV 14 Trường ĐH KHXH&NV
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Canada X X X X Cuba X X X Hoa Kỳ X X X X X X Paraguay X X X X X X X Venezuela X X X X X Châu Phi Ai Cập X X X Angiêri X X Côngô X X X Gana X X X Libi X Nam Phi X X Bảng thống kê năm 2004vềmột số quốc gia tham gia điều ước quốc tế Chú thích: dấu X thể hiện quốc gia có tham gia điều ước. Bên cạnh các văn bản luật, dưới luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản..., cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã tham gia một số điều ước liên quan đến bảo hộ quyền tác giả như: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Hiệp định TRIPs về những khía cạnh liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước WIPO về quyền tác giả và về biểu diễn, Lớp K51 TT-TV 15 Trường ĐH KHXH&NV
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang ghi âm... Việt Nam cũng đã ký một số hiệp định song phương với một số quốc gia về bản quyền và các vấn đề liên quan tới quyền tác giả như: Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả; Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. CHƢƠNG 2: QUYỀN TÁC GIẢ 2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả 2.1.1. Khái niệm Lớp K51 TT-TV 16 Trường ĐH KHXH&NV
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp. Quyền tác giả còn được gọi là tác quyền hay bản quyền. Về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Từ khái niệm quyền tác giả, các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật dân sự quyền tác giả được thể hiện rõ. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự này là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Khách thể hay đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự này là các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền tác giả đã khuyến khích nhiều nhà văn, nghệ sỹ, nhà khoa học sáng tạo. Nói như vậy không có nghĩa là phải là một nhà văn danh tiếng, một nhạc sỹ nổi tiếng hay một đạo diễn chuyên nghiệp mới có quyền tác giả. Quyền tác giả xuất hiện không phụ thuộc vào nội dung hay chất lượng tác phẩm. 2.1.2. Đặc điểm quyền tác giả Quyền tác giả có hai đặc điểm sau đây: Thứ nhất, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Mặt khác, nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung của ý tưởng đó thì hình thức cũng không được bảo hộ. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm, còn tác phẩm là sự hình thành một ý tưởng dưới một hình thức nhất định. Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Nói cách khác, căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các hành vi pháp lý. Điều này có nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ Lớp K51 TT-TV 17 Trường ĐH KHXH&NV
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang không xem xét nội dung tác phẩm, và việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả chỉ có giá trị chứng cứ mà không có giá trị pháp lý như đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Thứ hai, tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ phải do chính sức lao động trí óc của tác giả tạo ra. 2.2. Đốitƣợng, chủ thể và nội dung quyền tác giả 2.2.1. Đốitƣợng quyền tác giả 2.2.1.1. Tác phẩm trong nƣớc hay do ngƣời Việt Nam sáng tạo Quyền tác giả là quyền SHTT có đối tượng điều chỉnh rộng lớn nhất. Điều 14 Luật SHTT liệt kê các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau: - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Lớp K51 TT-TV 18 Trường ĐH KHXH&NV
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Tác phẩm báo chí. - Tác phẩm âm nhạc. - Tác phẩm sân khấu. - Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự. - Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng - Tác phẩm nhiếp ảnh. - Tác phẩm kiến trúc. - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học. - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. - Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định nếu không gây tổn hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. - Những tác phẩm được bảo hộ này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Trong các hình thức thể hiện tác phẩm được nhắc đến ở Điều 14 Luật SHTT, có một khái niệm dễ hình dung nhưng khó định nghĩa và khó xác định phạm vi bảo hộ, đó là chương trình máy tính. Tuy không có định nghĩa trực tiếp nhưng khái niệm này đã được nhắc đến ở Điều 6 Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, chương trình máy tính là một hoặc một nhóm chương trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó và các tệp dữ Lớp K51 TT-TV 19 Trường ĐH KHXH&NV
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang liệu có liên quan, chỉ dẫn cho máy tính hoặc hệ thống tin học biết phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ được đề ra; có thể được cài đặt bên trong máy tính hoặc dưới hình thức văn bản, đĩa mềm, CD-ROM. Danh sách các tác phẩm được nêu trong Điều 14 Luật SHTT không cố định, và số loại hình tác phẩm sẽ ngày một tăng với sự ra đời của các phương tiện lưu trữ và truyền tải thông tin hiện đại, ví dụ như cơ sở dữ liệu (database), truyền thông đa phương tiện (multimedia), hay xa lộ thông tin (internet). Các loại hình này được tập trung thành ba nhóm: các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Tuy vậy, cũng có trường hợp một tác phẩm vừa là một tác phẩm khoa học, vừa là một tác phẩm nghệ thuật. Cách phân loại này tương tự với cách phân loại tác phẩm ở các nước theo hệ thống luật lục địa (continental law). Ở các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ, người ta phân chia tác phẩm thành 3 loại sau: các tác phẩm viết (written works), tác phẩm âm thanh (sound recordings) và tác phẩm hình ảnh (motion pictures). Cách phân loại nói trên không làm ảnh hưởng đến tiêu chuẩn bảo hộ của tác phẩm. Các tác phẩm được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng tác phẩm. Tuy nhiên, không phải bất cứ hình thức thể hiện nào cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Để được bảo hộ, một tác phẩm phải được chấp nhận về mặt nội dung, được thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên gốc. Sự sáng tạo của một tác giả không nhất thiết phải độc lập với sự sáng tạo của tác giả khác. Các tác phẩm dẫn xuất từ những tác phẩm khác cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, ví dụ như tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, biên soạn, sưu tầm. Theo Bộ Luật Dân sự 1995, một số tác phẩm được bảo hộ theo quy chế riêng, đó là: tin tức thời sự thuần túy đưa tin, tác phẩm văn học nghệ thuật dân Lớp K51 TT-TV 20 Trường ĐH KHXH&NV
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang gian, văn bản pháp luật và bản dịch của những văn bản đó. Theo Luật SHTT, trong các tác phẩm trên, chỉ có tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là được bảo hộ theo quy chế riêng (Điều 23 Luật SHTT). Các tin tức thời sự thuần túy đưa tin hoặc văn bản pháp luật đều không được bảo hộ (Điều 15 Luật SHTT). 2.2.1.2. Tác phẩm do ngƣờinƣớc ngoàisáng tạo Hiện tại, Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne nên các tác phẩm nước nước ngoài (là thành viên của Công ước Berne) sẽ được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 06/06/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, theo Điều 12 của Nghị định 60, Nhà nước CHXHCN Việt Nam còn bảo hộ các tác phẩm của người nước ngoài lần đầu tiên được hình thành, công bố, phổ biến tại Việt Nam, với điều kiện là chúng phải thỏa mãn các điều kiện về nội dung (không phải là tác phẩm phản động, văn hóa đồi trụy,…). Đối với các tác phẩm được hình thành tại một nước có Hiệp định tương trợ về bảo hộ bản quyền (như Hoa Kỳ), hay do công dân các nước đó sáng tạo, thì tác phẩm này cũng được bảo hộ tại Việt Nam như các tác phẩm Việt Nam. 2.2.2. Chủ thể của quyền tác giả Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả bao gồm tác giả (đồng tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả. 2.2.2.1. Tác giả Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm (Khoản 1 Điều 13 Luật SHTT). “Sáng tạo” trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả được coi là việc “sửdụng sức lao động và khả năng suy xét” để tạo ra tác phẩm. Lớp K51 TT-TV 21 Trường ĐH KHXH&NV
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Điểm mấu chốt để xác định quyền tác giả là tác phẩm phải mang tính nguyên gốc. Các khái niệm “nguyên gốc” và “trực tiếp sáng tạo” có liên quan đến nhau. Khi tác giả sáng tạo một tác phẩm thì đương nhiên tác phẩm được sáng tạo đó phải mang tính nguyên gốc, trừ khi tác giả sao chép từ một tác phẩm khác. Bên cạnh đó, luật Việt Nam cũng công nhận người dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, tuyển chọn từ những tác phẩm khác cũng là tác giả. Như vậy, một người chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi mà người đó trực tiếp sáng tạo. Để đánh giá một tác phẩm có phải là nguyên gốc hay không cần phải xem có phần nào của tác phẩm đã được sáng tạo. Trong tác phẩm dịch, việc thể hiện, cách đặt câu của dịch giả là một sự sáng tạo mang tính nguyên gốc. Trong tác phẩm tuyển chọn, cách sắp xếp các tác phẩm khác nhau vào một tổng thể mang tính logic là một sáng tạo mang tính nguyên gốc. Bên cạnh khái niệm tác giả còn có khái niệm đồng tác giả. Đó là những người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Có 2 loại đồng tác giả. Loại thứ nhất là những người cùng sáng tạo ra một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng. Trong trường hợp này, vị trí của các đồng tác giả gần giống như vị trí của những chủ sở hữu chung hợp nhất. Loại thứ hai là những người cùng sáng tác ra một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng. Vị trí của các đồng tác giả lúc này sẽ giống như vị trí của những sở hữu chung theo phần. 2.2.2.2. Chủ sở hữu quyền tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả là người độc quyền sử dụng, định đoạttác phẩm. Trong đa số các trường hợp, tác giả sẽ đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, nếu tác phẩm được hình thành do có các tổ chức, cá nhân thuê, giao nhiệm vụ cho tác giả thì các tổ chức, cá nhân này sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả. Lớp K51 TT-TV 22 Trường ĐH KHXH&NV
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Ngoài ra, người được chuyển giao quyền tác giả, hay người thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cũng là chủ sở hữu quyền tác giả. Tóm lại, nhiều trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả và ngược lại. Việc phân biệt giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là quan trọng. Vì chủ sở hữu quyền tác giả mới chính là người có quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm. Xét về khía cạnh kinh tế thì chủ sở hữu quyền tác giả đóng vai trò quan trọng hơn tác giả. Vì khi sử dụng hay trình diễn tác phẩm, các chủ thể khác phải xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. 2.2.3. Nộidung quyền tác giả Nội dung quyền tác giả bao gồm các quyền của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự này, cụ thể là của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Đó cũng là trọng tâm của sự ra đời luật bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, quyền tác giả không chỉ đơn thuần là quyền của tác giả mà còn là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Hiện nay, quyền tác giả được tập trung lại thành hai mảng lớn: quyền nhân thân (Điều 19 Luật SHTT) và quyền tài sản (Điều 20 Luật SHTT). 2.2.3.1. Quyềnnhân thân Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao, bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm. Vì là quyền nhân thân không được chuyển giao nên nó chỉ được dành cho tác giả (cho dù đồng thời hay không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Các quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử Lớp K51 TT-TV 23 Trường ĐH KHXH&NV
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, khác với các quyền khác được bảo hộ có thời hạn. Mặc dù quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng là quyền quan trọng, nhưng quyền quan trọng nhất trong tất cả các nội dung của quyền tác giả là các quyền nhân thân gắn với tài sản. Đó là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm. Chính từ này làm phát sinh bản chất độc quyền của tác giả. Quyền này là quyền nhân thân có thể chuyển giao, gắn với các quyền tài sản trong chế định quyền tác giả. Vì thế, nó chỉ dành cho chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả nếu như tác giả cũng đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Việc quy định bảo hộ quyền nhân thân không gắn với tài sản trong luật về quyền tác giả chỉ có ở các nước theo hệ thống luật lục địa, không có ở các nước theo hệ thống luật chung, một phần vì họ coi các quyền này là điều hiển nhiên. Đối với quyền nhân thân gắn với tài sản, khái niệm này cũng chỉ tồn tại ở các nước theo hệ thống luật xã hội chủ nghĩa trước đây (Nga, Ba Lan,…), không tồn tại ở các nước theo hệ thống luật lục địa khác như Pháp, Đức. Tại các nước này, các quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm được coi là một quyền tài sản (quyền định đoạt với tác phẩm của mình). 2.2.3.2. Quyềntài sản Theo luật Việt Nam, quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng và quyền được hưởng thù lao giải thưởng. Thông thường, chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền sử dụng, còn tác giả được hưởng thù lao, giải thưởng. Quyền sử dụng bao gồm quyền công bố, phổ biến, trình diễn, sao chép, cải biên, chuyển thể, ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình, cho thuê tác phẩm. Quyền sử dụng này gắn liền với quyền nhân thân gắn với tài sản (cho/không cho sử dụng tác phẩm). Vì thế, mọi hành vi sử dụng tác phẩm (sao chép, dịch, Lớp K51 TT-TV 24 Trường ĐH KHXH&NV
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang chuyển thể,…) mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm quyền tác giả, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Các hành vi sử dụng tác phẩm quan trọng nhất bao gồm: - Sao chép và phân phối, bán tác phẩm: hành vi sao chép có thể bao gồm sao chép toàn bộ tác phẩm, hay một phần quan trọng của tác phẩm. Sao chép khác với trích dẫn. Trích dẫn là việc sử dụng một phần tác phẩm (không đáng kể) của người khác để nêu bật ý của tác giả. Việc trích dẫn phải không đơn thuần vì mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường tác phẩm và phải nêu nguồn gốc tác phẩm. Các hành vi sử dụng không phải là trích dẫn đều có thể bị coi là sao chép và phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. - Công bố, phổ biến, phát thanh, truyền hình: quyền này còn được gọi là quyền “truyền thông đến công chúng” (communication to the public) bao gồm các hành vi trình diễn, phân phối tác phẩm đến một số lượng đáng kể người sử dụng. Việc đưa một tác phẩm lên Internet ngày nay cũng được coi là truyền thông đến công chúng. - Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải (còn gọi là làm tác phẩm phái sinh). Khi một người muốn dịch, cải biên, chuyển thể một tác phẩm, họ phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả gốc. Ngoài ra, khi một nhà xuất bản muốn phát hành một tác phẩm viết, nhà xuất bản cũng phải xin chấp thuận của chủ sở hữu quyền tác giả. Mọi hành vi sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý từ trước của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả (trừ các trường hợp sử dụng hạn chế do pháp Lớp K51 TT-TV 25 Trường ĐH KHXH&NV
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang luật quy định). Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể được coi là những tác phẩm riêng, khác với tác phẩm gốc. 2.2.4. Thờihạn bảo hộ quyền tác giả Quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được hình thành cho đến hết 50 năm kể từ khi tác giả qua đời, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cấm các chủ thể khác sử dụng tác phẩm của mình vào mục đích kinh doanh, đồng thời yêu cầu người sử dụng trả thù lao quyền tác giả. Hết thời hạn này, tác phẩm trở thành tài sản công cộng và bất kì ai cũng có thể sử dụng tác phẩm đó để kinh doanh mà không cần phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả. Các trường hợp pháp luật quy định khác như đã nói ở trên bao gồm: - Các quyền nhân thân không gắn với tài sản của tác giả được bảo hộ vô thời hạn. - Đối với đồng tác giả, tác phẩm được bảo hộ cho đến hết 50 năm kể từ khi đồng tác giả sau cùng qua đời. Nếu tác phẩm không rõ tác giả hay khuyết danh thì Nhà nước được hưởng quyền tác giả. Nếu trong vòng 50 năm kể từ ngày được công bố đầu tiên mà phát hiện được tác giả thì tác giả được hưởng quyền từ khi được phát hiện cho đến hết thời hạn hưởng quyền theo quy định của pháp luật. - Hiện nay, thời hạn bảo hộ đã được sửa đổi thành 75 năm đối với loại hình tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh; bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, để cân bằng lợi ích giữa các loại hình, phù hợp với xu Lớp K51 TT-TV 26 Trường ĐH KHXH&NV
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang thế chung trên thế giới, vì tuổi thọ bình quân của conngười đã được nâng lên (người Việt Nam có tuổi thọ bình quân là 73 tuổi). 2.2.5. Thừa kế quyền tác giả Vấn đề thừa kế được quy định ở Điều 40 Luật SHTT. Trên nguyên tắc, mọi thứ chuyển giao được đều có thể được thừa kế. Mọi quyền tài sản cũng đều được thừa kế vì chúng nằm trong khái niệm di sản. Thừa kế quyền tác giả về bản chất và nội dung cũng không khác gì so với các quyền thừa kế thông thường. Ngoài ra, có hai vấn đề cần lưu ý là: việc thừa kế quyền tác giả không kéo dài mãi mãi mà chỉ kéo dài trong thời hạn bảo hộ. Thứ hai là nếu không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hay không được quyền hưởng di sản thì quyền tác giả thuộc về Nhà nước. 2.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ 2.3.1. Hành vi xâm phạm Xâm phạm là các hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biểu diễn nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền tác giả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Các hành vi này còn gọi là hành vi ăn cắp bản quyền hay sao chép lậu (piracy). Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật SHTT được liệt kê như sau: - Xâm phạm quyền nhân thân không gắn với tài sản: chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, mạo danh tác giả, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự hay uy tín của tác giả. Lớp K51 TT-TV 27 Trường ĐH KHXH&NV
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản: công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. - Xâm phạm quyền tài sản: trừ trường hợp pháp luật cho phép, hành vi xâm phạm là hành vi sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc; xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Như vậy, không những hành vi sao chép, bán tác phẩm sao chép lậu bị coi là xâm phạm, mà hành vi mua những sản phẩm đó, dù để sử dụng hay để bán, tặng, cho cũng bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Thông thường, muốn chứng minh một hành vi sử dụng một tác phẩm là hành vi xâm phạm quyền tác giả, nguyên đơn phải chứng minh ít nhất được ba vấn đề: - Quyền sở hữu đốivới tác phẩm của mình – thời điểm hình thành và hình thức thể hiện. - Tác phẩm của bị đơn ra đời sau tác phẩm của nguyên đơn, song lại giống toàn bộ hoặc phần lớn các yếu tố cơ bản trong tác phẩm của nguyên đơn. Lớp K51 TT-TV 28 Trường ĐH KHXH&NV
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Bị đơn biết cụ thể về tác phẩm của nguyên đơn, kể cả hình thức thể hiện và nội dung. Sau khi chứng minh được ba vấn đề trên, nghĩa vụ chứng minh rằng hành vi của mình không xâm phạm quyền tác giả của chủ thể khác được chuyển sang cho bị đơn. Bị đơn có thể tự bảo vệ bằng những luận điểm sau đây: - Có sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. - Hành vi sao chép của mình chỉ tập trung vào nội dung chứ không phải là hình thức của tác phẩm của nguyên đơn. - Hành vi sao chép của mình thuộc vào trường hợp không phải xin phép nguyên đơn. Trong các hành vi xâm phạm quyền tài sản, Luật SHTT đã bổ sung những hành vi xâm phạm trong môi trường kỹ thuật số, bao gồm: - Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. - Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả; cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền (digital rights management – ví dụ các mã số để máy đọc có thể đọc đĩa quang học) dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. - Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Lớp K51 TT-TV 29 Trường ĐH KHXH&NV
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Trong số các hành vi xâm phạm, sao chép lậu là hành vi phổ biến và nghiêm trọng nhất. Quyền quan trọng nhất trong các quyền tác giả hay quyền liên quan là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn của mình. Nó thể hiện bản chất độc quyền của quyền tác giả và quyền liên quan. Các hành vi xâm phạm phổ biến nhất bao gồm: sao chép giản đơn , làm giả (nhái) và làm lậu (chuyển thể mà không xin phép). Ngoài ra, sự phát triển hết sức nhanh chóng của các mạng truyền thông, đặc biệt là Internet, đã làm cho việc sao chép tác phẩm qua mạng trở nên hết sức dễ dàng. Các công cụ sao chép ngày càng nhiều, tốc độ ngày càng nhanh và giá thành ngày càng giảm làm vấn đề xâm phạm quyền tác giả ngày càng trầm trọng. Xét về khía cạnh nhân thân, những người sao chép, ăn cắp thành quả lao động sáng tạo của người khác đã xúc phạm đến uy tín của cá nhân và cả của tổ chức. Xét về khía cạnh kinh tế, những người sao chép tác phẩm của người khác để kinh doanh không phải nộp thuế và trả thù lao cũng như phí license hay quảng cáo. Vì vậy, họ đã được lợi bất chính từ thành quả lao động của người khác. Các hành vi này xâm hại lợi ích của chủ thể quyền, những người trung gian (phát hành tác phẩm), người tiêu dùng (vì mua phải sản phẩm kém chất lượng) và Nhà nước (vị bị thất thu thuế). 2.3.2. Các hành vi sử dụng không bị coilà xâm phạm Hành vi sử dụng với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả không bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, việc sử dụng tác phẩm nước ngoài mà nước đó không có thỏa thuận, trực tiếp hay gián tiếp, về bảo hộ quyền tác giả với Việt Nam cũng không bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, vì Việt Nam chưa tham gia Công ước Berne (cho tới tháng 10 năm 2004). Trên nguyên tắc, chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam chống lại hành vi xâm phạm tại Việt Nam. Đối với hành vi xâm phạm tại nước khác thì được xử Lớp K51 TT-TV 30 Trường ĐH KHXH&NV
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang theo luật của nước khác, trừ trường hợp giữa hai nước có thỏa thuận khác. Người nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định tại một nước là thành viên của Công ước Berne. Điều này không khó khăn vì hiện nay, tất cả các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều là thành viên Công ước Berne. Một giới hạn quan trọng của quyền tác giả là các hành vi sử dụng hạn chế (fair use) – trước đây được quy định tại Điều 760 và 761 Bộ Luật dân sự 1995 (không áp dụng cho tác phẩm tạo hình và phần mềm máy tính). Theo quy định của Điều 760 Bộ Luật Dân sự 1995, mọi người đều được sử dụng một tác phẩm mà không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả nếu: - Tác phẩm đó đã được công bố, phổ biến và không bị cấm sao chép. - Việc sử dụng không nhằm mục đíchkinh doanh. - Việc sử dụng không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của chủ sở hữu quyền tác giả. - Người sử dụng nhắc đến tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm. Các quy định này thực chất là tuân thủ theo các quy định tại Điều 13 Thỏa ước TRIPS và Điều 9 Khoản 2 Công ước Berne. Hiện nay, mọi hành vi sử dụng tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình hay phần mềm máy tính mà không xin phép đều bị coi là hành vi xâm phạm. Điều đáng nói là tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm lại là nghiêm trọng nhất (trên 90% phần mềm sử dụng không trả tiền bản quyền). Ngoài ra, các quyền của tổ chức phát sóng được sử dụng cuộc biểu diễn đã được công bố, phổ biến mà không phải xin phép song phải trả thù lao cho chủ Lớp K51 TT-TV 31 Trường ĐH KHXH&NV
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang thể quyền liên quan (trong trường hợp sử dụng nhằm mục đích kinh doanh) cũng được coi là giới hạn của quyền tác giả. 2.4. Quyền liên quan Theo Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT, quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền liên quan là một quyền liên quan mật thiết đến quyền tác giả. Theo Điều 19 và 20 Luật SHTT, tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả có quyền trình diễn tác phẩm. Song, phần lớn nhiệm vụ này được giao cho các nghệ sỹ biểu diễn. Nếu tác phẩm chỉ được truyền đạt đến công chúng thông qua trình diễn, thì hiệu quả của nó sẽ bị hạn chế. Vì thế, vai trò của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng không kém phần quan trọng. Như vậy, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh truyền hình (gọi chung là các chủ thể kế cận), tuy là những người sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng họ là những người sử dụng đặc biệt. Họ đã đóng vai trò rất lớn giúp cho tác giả truyền đạt được tác phẩm của mình đến công chúng. Các sản phẩm của họ cũng có thể bị sao chép và làm lậu. Tình hình đó yêu cầu phải có quy định về quyền liên quan. Các quyền này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội khi xuất hiện các hình thức lưu giữ và truyền tải thông tin. Nếu không, những người lao động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật sẽ không thể kiểm soát được quyền khai thác thành quả lao động của mình, họ là chủ thể của quyền liên quan. 2.5. Quyền tác giả trong môi trƣờng Internet: Lớp K51 TT-TV 32 Trường ĐH KHXH&NV
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Internet được coi như một mối đe dọa lớn đối với Quyền tác giả. Internet tràn ngập thông tin, và những thông tin đó có sự bảo vệ của Quyền tác giả ở những mức độ khác nhau. Nếu như Internet được tạo ra để con người có thể dễ dàng sử dụng và chia sẻ thông tin, thì Quyền tác giả lại hạn chế những hành vi này. Có một số ý kiến cho rằng liệu Quyền tác giả có “giết chết” Internet? Nhưng tất cả những vấn đề này còn đang trong giai đoạn tranh cãi. Trong môi trường Internet, cụm từ “quyền tác giả” vốn thường được dùng đối với hệ thông luật lục địa sẽ ít được gặp hơn, thay thế vào đó là cụm từ “bản quyền”. Hai khái niệm này gần như tương đồng nhưng có một số những điểm khác biệt. Như đã nói ở những phần trên của Khóa luận, cụm từ “quyền tác giả” hướng sự quan tâm trực tiếp tới chủ thể quyền tác giả, còn cụm từ “bản quyền” hướng sự quan tâm đến hành vi sao chép tác phẩm gốc. Hành vi sao chép này rất phổ biến và rất nghiêm trọng trong môi trường Internet hiện nay. Chính vì vậy, nó thường được sử dụng khi nhắc đến những vấn đề liên quan đến Internet. Sau đây, em xin được dùng thuật ngữ “bản quyền” để sử dụng trong phần này của Khóa luận. Theo khuynh hướng “bản quyền” (copyright), các tài liệu có bản quyền trên Internet bao gồm: những câu chuyện mới, phần mềm, tiểu thuyết, kịch, đồ họa, hình ảnh, các tin nhắn trên Internet và thậm chí cả thư điện tử, … Cụ thể những nội dung được bảo vệ đối với World Wide Web là: - Các liên kết. - Văn bản gốc. - Đồ họa. - Âm thanh. - Video. Lớp K51 TT-TV 33 Trường ĐH KHXH&NV
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - HTML, VRML, và các ngôn ngữ đánh dấu văn bản khác. - Danh sách của những trang Web được biên soạn bởi một cá nhân hay tổ chức. - Và tất cả những yếu tố độc đáo khác tạo nên bản chất gốc của tài liệu. Những thông tin đưa lên một trang Web phải thỏa mãn một số những yêu cầu về bản quyền. Vì vậy, tồn tại một số những nội dung có thể đưa lên Web và một số khác là không được phép. Các hành vi không xâm phạm bản quyền trên Internet là: - Liên kết tới những trang Web khác. Tuy nhiên, một số cá nhân và tổ chức có yêu cầu khi một ai đó muốn liên kết đến tài liệu Web của họ. Vì vậy, nếu muốn liên kết thì phải tìm hiểu thật rõ về trang Web của các cá nhân, tổ chức đó. Và tốt nhất là sự liên kết đó nên được sự đồng ý của chủ thể nguồn tài liệu. - Sử dụng các đồ họa miến phí trên trang Web của mình. Nếu không phải là đồ họa được quảng cáo là miễn phí và tự do thì không nên sử dụng. Các hành vi xâm phạm bản quyền trên Internet là: - Đưa các nội dung của người khác hoặc trang Web của các tổ chức lên trang Web của bạn mà không được sự đồng ý. - Sao chép và dán những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet vào tài liệu cá nhân. - Kết hợp tài liệu điện tử của người khác, chẳng hạn như e-mail, vào tài liệu của mình mà không được phép. Lớp K51 TT-TV 34 Trường ĐH KHXH&NV
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Chuyển tiếp e-mail của ai đó cho người khác mà không được phép. - Thay đổi nội dung của các thông tin trên Internet mà sự thay đổi này làm thay đổi ý nghĩa của thông tin. - Sao chép và dán danh sáchnguồn tài nguyên thông tin của người khác vào trang Web của mình. - Sao chép và dán những logo, biểu tượng, đồ họa từ trang Web khác vào trang Web của mình mà những logo, biểu tượng, đồ họa đó không phải là miễn phí. Bên cạnh những ý kiến cho rằng bản quyền là cần thiết và có tác dụng tích cực đối với xã hội, một số khác đã đề cập đến vấn đề cần phải xem xét lại bản quyền trên Internet ngày nay, đặc biệt là đối với các tổ chức kinh doanh. Bản quyền vẫn được coi là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi nhuận cho mô hình kinh doanh các sản phẩm có khả năng sao chép. Nhưng trong thời đại của Internet, liệu bản quyền có phải là một rào cản? Tại Hội nghị về chính sách phân phối video trên Internet, được tổ chức tại Washington vào ngày 20/3/2008, Giáo sư Faulhaber, Đại học Pennsylvania đã mạnh mẽ tuyên bố: bản quyền là một khái niệm đã chết. Trong hội nghị này, nhiều nhà kinh tế cũng đã thống nhất quan điểm cho rằng, với việc kinh doanh nội dung số trên Internet, các chủ sở hữu nội dung đang phải đối mặt với những thách thức mà họ chưa bao giờ biết đến. Một số ví dụ về việc đối lập giữa Internet với những vấn đề về bản quyền, một loạt các hoạt động trên Internet sử dụng từ mã nguồn mở đến nội dung mở đã tạo ra những lợi ích kinh tế quan trọng. Trong khi những lời than phiền về vị trí độc quyền của Microsoft ngày càng nhiều thì hệ điều hành mã nguồn mở Lớp K51 TT-TV 35 Trường ĐH KHXH&NV
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Linux đã thay đổi hẳn suy nghĩ của giới phần mềm hiện nay. Theo thecounter.com – dịch vụ phân tích website của công ty Jupitermedia, hiện có khoảng ½ số máy trên thế giới và 18% các trình duyệt đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Các hãng cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu như Google, Yahoo phát triển toàn bộ hạ tầng của họ dựa trên các nền tảng mã nguồn mở như LAMP (LINUX, Apache, MySQL, PHP), Haadoop. 90% các công ty Internet mới thành lập sử dụng LAMP vì các nền tảng này vượt trội hơn các phần mềm bản quyền trên phương diện chi phí, linh hoạt, và tự do đổi mới sáng tạo. 80% trong số các Website hàng đầu đang chạy trên các nền tảng mã nguồn mở. Bởi vì phần mềm mã nguồn mở là miễn phí, một lập trình viên có thể bắt đầu phát triển một Website của mình chỉ với 2000 USD thay vì việc phải trả vài trăm ngàn USD để mua phần mềm bản quyền. Phong trào sử dụng nguồn tư liệu giáo dục mở bắt đầu từ những năm 1990, có một phần tác động từ phong trào “mã nguồn mở”. Năm 2001, Viện Công nghệ Massachussetts (MIT) đã trở thành nơi tiên phong cung cấp tài liệu miễn phí về khoa học trên Internet. Dự án chương trình học liệu mở (Open Course Ware) của trường hiện nay đang cung cấp các bài giảng, bài thi và nhiều tài liệu khác từ trên 1800 khóa học trong chương trình giảng dạy của trường. Kho tri thức bách khoa toàn thư Wikipedia cũng được xây dựng trên nguyên tắc nội dung mở, cho phép người sử dụng tự do sao chép, sửa đổi, trích dẫn, đóng góp vào nội dung với mục đích thương mại hoặc phi thương mại. Đi ngược lại với nguyên tắc bản quyền nội dung truyền thống với việc mỗi khi ai đó muốn bổ sung, sao chép, trích dẫn đều phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả. Nội dung mở đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn chuyên gia cùng đóng góp, hàng triệu người cùng xem xét và sửa đổi kho tri thức này. Cho tới nay, Wikipedia với nguyên tắc nội dung mở đã làm được điều mà đế chế tri thức Lớp K51 TT-TV 36 Trường ĐH KHXH&NV
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Britanica không làm được, đế chế tài chính Microsoft không làm được: hơn 10 triệu bài viết được bổ sung, cập nhật, chỉnh sửa, đi sâu vào các lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa, công nghệ,… Điều mà bản quyền, chuyên gia và tiền bạc của Microsoft không làm được thì Wikipedia cùng với cộng đồng và triết lý nội dung mở đã làm được. Như vậy, rõ ràng những ví dụ trên đã cho thấy quan điểm: trên Internet, nội dung mở là động lực, bản quyền là rào cản. Một điều thú vị là triết lý nội dung mở tương đồng một cách kỳ lạ với triết lý về một xã hội mơ ước: “Đóng góp nội dung theo năng lực, tiêu dùng nội dung theo nhu cầu”. Hiện nay, những trường phái và quan điểm đi ngược lại với luật bản quyền (copyright) còn được gọi là copyleft. Hai quan điểm này vẫn tồn tại song song và gây ra nhiều tranh cãi. Đặc biệt trong thời đại mà Internet đang ở trong đỉnh cao của sự phát triển, và khối lượng thông tin cũng như vật lưu giữ, truyền tải ngày càng đa dạng, tranh cãi này càng xảy ra gay gắt. Một hướng đi đúng đắn cho một xã hội công bằng và phát triển phải là sự hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, không kìm hãm sự phát triển của nhau và cùng nhau phát triển. Khi đó, dù với luật bản quyền hay một đạo luật khác, con người cũng sẽ giải quyết được những vướng mắc của các quan hệ xã hội có liên quan. CHƢƠNG 3: QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN Lớp K51 TT-TV 37 Trường ĐH KHXH&NV
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Thư viện là kho tri thức của nhân loại, phản ánh những tinh hoa văn hóa của thế giới, là nơi lưu giữ và phổ biến tri thức không thể thiếu của con người. Lịch sử của Thư viện đã trải qua hơn 25 thế kỷ và có rất nhiều sự thay đổi. Ngày nay, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thư viện số. Cuộc cách mạng thông tin không những cung cấp năng lực công nghệ hướng đến thư viện số, mà còn đáp ứng một nhu cầu chưa từng có về lưu trữ, tổ chức, và truy cập thông tin. Nếu thông tin là tiền tệ trong nền kinh tế tri thức, thư viện số sẽ là ngân hàng, nơi được đầu tư. Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ mà các thư viện hiện nay đang có được, một số những khó khăn và thách thức mà thư viện đang phải đối mặt cũng khá phức tạp, trong đó có những vấn đề về Quyền tác giả. Trong thư viện truyền thống, quyền sở hữu tài liệu là quan trọng. Nhưng trong lĩnh vực lưu hành tài nguyên điện tử, quyền SHTT mà cụ thể là Quyền tác giả hay bản quyền là quan trọng hơn. Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin đó trở nên phổ biến hơn đối với những người khác là một điều liên quan đến vấn đề xã hội, và những người xây dựng thư viện số phải am hiểu Quyền SHTT nói chung và Quyền tác giả nói riêng để hành động một cách có trách nhiệm và đúng luật xung quanh những ứng dụng cụ thể của thư viện. Sở hữu một tài liệu chắc chắn không phải là xác lập được quyền sở hữu đối với tài liệu đó theo nghĩa Quyền tác giả. Mặc dù có nhiều bản của tài liệu nhưng chỉ có một Quyền tác giả. Điều này không chỉ áp dụng cho bản in mà cho cả bản điện tử, dù được số hóa từ bản in hay được tạo nên dưới dạng điện tử từ đầu. Quyền tác giả tác động hầu hết đến mọi hoạt động của Thư viện. Nó ảnh hưởng đến các dịch vụ mà thư viện có thể cung cấp cho người dùng, ảnh hưởng đến các điều kiện mà qua đó thư viện có thể cung cấp quyền truy cập vào nguồn tài nguyên có quyền tác giả. Lớp K51 TT-TV 38 Trường ĐH KHXH&NV
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Xét về khía cạnh các đối tượng tài liệu, trong thời đại kỹ thuật số, bên cạnh các loại tài liệu truyền thống, Thư viện còn sở hữu các loại tài liệu dạng số cũng là đối tượng của Quyền tác giả: - Các tác phẩm văn xuôi, văn vần: sách, thơ, bài báo – tạp chí, thư từ, lời bài hát và bảng biểu dạng in ấn hoặc điện tử, thư điện tử, CSDL và chương trình máy tính. - Tác phẩm kịch nghệ: kịch bản, vở ba-lê, đoạn phim hoặc chương trình truyền hình. - Tác phẩm âm nhạc: bao gồm tất cả các sáng tác âm nhạc lưu trữ dạng điện tử. - Tranh vẽ, điêu khắc, chạm trổ, ảnh chụp, bản in, mô hình, bản vẽ kiến trúc và dạng số hóa của các loại tác phẩm trên. - Băng ghi âm, đĩaghi âm (tuyển tập hay đĩađơn) và tập tin dạng số như mp3. - Băng/đĩa ghi hình – tiếng trong phim, băng video, đĩa quang (DVD), phim truyện, phim truyền hình nhiều tập , phim quảng cáo, chương trình truyền hình, chương trình trò chơi trên máy tính. - Chương trình phát thanh truyền hình. - Xuất bản phẩm khác như bản đồ, tranh, ảnh, áp-phích, v.v. Khi phục vụ yêu cầu của người dùng tin, Thư viện phải xem xét tác phẩm thuộc phạm vi công cộng (public domain), phạm vi sử dụng bình đẳng (fair use), hay phạm vi Quyền tác giả quy định. Nếu tác phẩm thuộc phạm vi của Quyền tác giả thì Thư viện buộc phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trước khi tiến hành sao chép. Lớp K51 TT-TV 39 Trường ĐH KHXH&NV
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang 3.1. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng: Là những tác phẩm không thuộc phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả. Trong trường hợp này, Thư viện có toàn quyền sử dụng tác phẩm mà không bị giới hạn về số lần sử dụng và số lượng bản sao chụp. Tác phẩm được quy định không thuộc sự bảo hộ của Luật về quyền tác giả là khi: bản quyền của tác phẩm đã hết thời hạn quy định, tác giả không tuân thủ một cách nghiêm ngặt các điều khoản của Luật về Quyền tác giả, tác phẩm thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước. Với vấn đề này, các Thư viện cũng cần lưu ý rằng: tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng tại một đất nước hay vùng lãnh thổ cũng có thể là một tác phẩm có sự bảo hộ của Quyền tác giả tại một quốc gia hay châu lục khác. Trường hợp này xảy ra do điều luật quy định thời hạn hiệu lực của Quyền tác giả được thông qua tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, hay châu lục tại những thời điểm khác nhau. Dưới đây là một ví dụ về phạm vi sử dụng công cộng. Trong ví dụ này, tác giả, đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đã đồng ý chuyển giao tác phẩm vào phạm vi sử dụng công cộng. Như vậy, Thư viện có thể toàn quyền sử dụng đối với tác phẩm: Tôi là tác giả của tác phẩm này đồng ý chuyển giao tác phẩm vào phạm vi công cộng. Điều này có giá trị trên toàn thế giới. Tôi trao cho tất cả mọi người quyền sử dụng tác phẩm này với bất kỳ mục đích nào một cách vô điều kiện, trừ phi pháp luật bắt buộc phải tuân theo một điều luật nào đó. Nếu tác phẩm nằm ngoài phạm vi sử dụng công cộng, Thư viện phải cân nhắc xem tác phẩm có thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng (fair use) hay không. 3.2. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng: Lớp K51 TT-TV 40 Trường ĐH KHXH&NV
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Là một khái niệm được sử dụng lần đầu tiên trong Luật pháp của Hoa Kỳ cho phép sử dụng có giới hạn một tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả mà không cần xin phép tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả. Phạm vi sử dụng này chỉ áp dụng với mục đích sử dụng là học tập, nghiên cứu, phê bình, bình luận, giảng dạy (sử dụng nhiều bản trong lớp học), tài liệu tham khảo cho bài viết báo hay tạp chí, bản tin thời sự, v.v. Nếu một tác phẩm không nằm trong phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả thì đương nhiên tác phẩm đó thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng. Vì vậy, việc sao chép tác phẩm này là hợp pháp. 4 yếu tố để xem xét một tác phẩm có thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng bao gồm: mục đích và tính chất của việc sử dụng vì mục đích thương mại hoặc vì mục đíchgiáo dục phi lợi nhuận, bản chất của tác phẩm, số lượng của phần tác phẩm khi sao chép, hiệu quả sử dụng trên thị trường tiềm năng và trên thị trường phát hành của tác phẩm. Mục đích và tính chất sử dụng: Thông thường, các Thư viện công cộng, Thư viện trực thuộc các Viện nghiên cứu hay cơ quan và Thư viện các trường Đại học đều sao chụp tác phẩm với mục đích phi lợi nhuận và mục đích giáo dục. Tuy nhiên, khi một người dùng tin của Thư viện sử dụng tài liệu sao chụp này vì mục đích thương mại thì việc sao chụp này là vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Đối với băng ghi âm, phát lại hoặc đưa vào khai thác sử dụng các bản sao chép tác phẩm ngay cả khi không thu phí cũng đã vi phạm Quyền tác giả. Bởi vì việc làm này được xem như đã gây thiệt hại đến sự phát hành tác phẩm trên thị trường. Bản chất của tác phẩm: Yếu tố này đề cập đến bản chất của tác phẩm khi dùng để sao chụp. Tác phẩm chưa xuất bản nhận được quyền bảo hộ nghiêm ngặt hơn tác phẩm đã xuất Lớp K51 TT-TV 41 Trường ĐH KHXH&NV
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang bản. Bởi vì tác giả của tác phẩm này có thể bị thiệt hại về lợi nhuận nhiều hơn tác phẩm đã xuất bản. Số lượng của phần tác phẩm khi sao chụp: Một số điều luật quy định nếu sao chụp trên 5 – 10% nội dung chính văn và ngay cả khi Thư viện chỉ sao chụp một phần rất nhỏ của một tác phẩm, nhưng phần sao chụp này lại bao gồm nội dung chính của tác phẩm thì xem như Thư viện đã vi phạm Quyền tác giả. Ảnh hưởng lên thị trường: Việc ảnh hưởng lên thị trường không chỉ xét đến thị trường phát hành tác phẩm, mà còn xem xét đến những lợi nhuận phát sinh từ tác phẩm mới tạo nên từ sự sao chụp. Ví dụ như lợi nhuận từ việc phát hành giáo trình cho sinh viên khi giáo trình này sử dụng nhiều chương của một quyển sách khác, những bài trích từ báo hoặc tạp chí, các hình ảnh minh họa, v.v. mà không xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Một số trường hợp cụ thể: Trường hợp 1: Thư viện có thể sao chép hình ảnh để tạo chỉ mục những hình nhỏ (thumbnail-image index) cho một bộ sưu tập? Mục đích: Nếu vì mục đích giáo dục phi lợi nhuận thì Thư viện có thể sao chép và tạo những mô hình nhỏ. Bản chất: Một chỉ mục bằng hình nhỏ của Thư viện tạo từ các bức vẽ hay hình ảnh thì được xem như đã sao chép một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, hành vi này vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Số lượng: Mặc dù toàn bộ hình ảnh nguyên tác được sao chép lại nhưng chính vì sự thay đổi rất lớn về kích thước và độ phân giải lại làm giảm đi mức độ vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Lớp K51 TT-TV 42 Trường ĐH KHXH&NV
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Ảnh hưởng: Nếu chỉ mục hình ảnh nhỏ này giúp người dùng tin hay Thư viện thu được lợi nhuận thì hành vi này vi phạm phạm vi sử dụng bình đẳng. Tuy nhiên nếu chất lượng của các hình ảnh nhỏ kém và không tạo nên lợi nhuận thì mức độ vi phạm là không đáng kể. Như vậy, sau khi xem xét tất cả những yếu tố trên, Thư viện có thể sao chép hình ảnh để tạo một chỉ mục hình nhỏ cho bộ sưu tập của mình. Trường hợp 2: Có thể sao chép một bài báo điện tử từ một CSDL mà Thư viện đã đăng ký thuê bao? Ngày nay, Thư viện chuyển đổi từ việc bổ sung nhiều bản in của một tờ báo hay tạp chí sang sở hữu quyền truy cập bài báo, tạp chí ở dạng điện tử. Khi đăng ký thuê bao với nhà cung cấp CSDL, Thư viện, cơ quan chủ quản của Thư viện, hay liên hiệp Thư viện có quyền được tải, in và thực hiện việc mượn liên thư viện bài báo điện tử này. Tuy nhiên, trước khi ký hợp đồng, Thư viện, cơ quan chủ quản, liên hiệp thư viện phải nghiên cứu kỹ các điều khoản về nội dung, số lượng, thời hạn, v.v. khi sử dụng CSDL sao cho phù hợp với đối tượng người dùng tin, mục tiêu và nhiệm vụ của Thư viện. Trường hợp 3: Một số vi phạm phổ biến khi sao chụp tác phẩm thuộc kho tài liệu Thư viện nhưng vẫn được phát hành trên thị trường. Ví dụ như: Thư viện sao chụp hay in ấn một thành nhiều bản nhằm tiết kiệm ngân sách bổ sung; sao chụp hay in ấn thành các bản sao lưu dự phòng dành cho việc lưu trữ; sao chụp hay in ấn để thay thế cho bản chính bị mất mát hay hư hỏng; sao chụp hay in ấn nhiều phiên bản lưu trữ trong hồ sơ thư viện, hay phục vụ cho mượn liên thư viện. Bên cạnh đó, Thư viện có thể sao chụp các bài báo, tạp chí tạo nên bộ sưu tập tham khảo dành riêng (cho môn học) dưới dạng bản in hoặc bản điện tử. Lớp K51 TT-TV 43 Trường ĐH KHXH&NV
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Trường hợp 4: Trách nhiệm của Thư viện hay cơ quan lưu trữ đối với việc cung cấp dịch vụ tự phục vụ sao chụp như máy photocopy, máy quét, máy in, máy nghe băng cát-xét, v.v. được quy định như thế nào? Không truy cứu trách nhiệm của Thư viện và cơ quan lưu trữ trong trường hợp người dùng tin vi phạm Quyền tác giả thông qua việc sử dụng dịch vụ tự in ấn, sao chụp trong Thư viện hoặc cơ quan lưu trữ. Tuy nhiên, Thư viện và cơ quan lưu trữ phải niêm yết những cảnh báo về Quyền tác giả trên tất cả các thiết bị in ấn và sao chụp. Trường hợp 5: Phần mềm của máy tính có thể được xem như một loại tài liệu thư viện và áp dụng các quy định mượn trả đối với sách trong thư viện hoạt động phi lợi nhuận và chỉ khi mục đích sử dụng là học tập và nghiên cứu. Cũng như đối với các thiết bị in ấn, Thư viện phải dán những niêm yết về Quyền tác giả và Quyền SHTT trên vỏ bìa phần mềm. Ngay cả khi tác phẩm đó thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng, mỗi người sử dụng nên tự nâng cao nhận thức tôn trọng quyền tác giả. Việc trích dẫn đầy đủ tên tác giả, tác phẩm chính là hành động thể hiện việc chống lại sự “đạo văn”. Lớp K51 TT-TV 44 Trường ĐH KHXH&NV
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Mặc dù, “đạo văn” là một phạm trù đạo đức, không phải phạm trù của Luật về Quyền tác giả. Quyền tác giả chỉ bảo vệ tác phẩm không bị viết lại một cách chính xác từng câu từng chữ, hoặc sao chép toàn bộ hình ảnh, băng hình, băng ghi âm, v.v. Quyền tác giả không chống lại việc diễn giải các ý trưởng từ một tác phẩm hoặc trích dẫn một phần tác phẩm. Như vậy, với vấn đề về việc “đạo văn”, tất cả đều phụ thuộc vào ý thức của con người. 3.3. Thƣ viện và một số đặc quyền của Quyền tác giả: Như Chương 2 của Khóa Luận đã đề cập đến, nội dung của Quyền tác giả gồm hai phần là: quyền nhân thân và quyền tài sản. Hai quyền này có những đặc điểm quan trọng mà mọi hành vi đi ngược lại đều được coi là sự xâm phạm Quyền tác giả. Từ hai quyền này, ta có thể cụ thể thành một số đặc quyền chủ yếu của Quyền tác giả như sau: - Quyền tái bản Lớp K51 TT-TV 45 Trường ĐH KHXH&NV
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang - Quyền phóng tác - Quyền phát hành - Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn tác phẩm nghệ thuật - Quyền phát thanh băng ghi âm bằng phương tiện truyền thanh kỹ thuật số. Cũng giống như tất cả các đối tượng chấp hành Quyền tác giả, Thư viện không thể xâm phạm những đặc quyền này trừ khi mục đích sử dụng tác quyền không rơi vào những quy định của các quyền nói trên. Để tránh những việc xâm phạm Quyền tác giả không đáng có xảy ra, Thư viện cần tìm hiểu rõ ràng về những đặc quyền này. Quyền tái bản:là quyền quản lý tái bản tác phẩm của tác giả. Khi nhắc đến vấn đề tái bản, chúng ta thường liên tưởng đến các nhà xuất bản vì đa phần họ chính là chủ sở hữu quyền tác giả. Các nhà xuất bản cùng với tác giả của tác phẩm sẽ chính là những người có đặc quyền tái bản đối với tác phẩm. Nhưng hiểu theo một khía cạnh hẹp và đơn giản hơn, tái bản một tác phẩm cũng có nghĩa là hành động sao chép, nhân bản đối với một tác phẩm nào đó. Đây chính là vấn đề liên quan mật thiết đến công tác phục vụ người dùng tin của Thư viện. Thư viện thường xuyên nhận được những yêu cầu của người dùng tin đề nghị được cung cấp bản sao của tài liệu dưới dạng photocopy một số trang của tác phẩm viết tay, một chương của cuốn sách, từng phần của bản đồ, bản vẽ, đồ hình, v.v. hoặc ở dạng điện tử (scan) và chuyển đến người dùng tin qua thư điện tử, hay sao lưu trong đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM, hoặc dạng bản in giấy. Vì vậy, trước khi phục vụ người dùng tin, Thư viện phải xem xét tài liệu thuộc phạm vi sử dụng công cộng, phạm vi sử dụng bình đẳng hay thuộc sự bảo hộ của Lớp K51 TT-TV 46 Trường ĐH KHXH&NV
  • 48. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Quyền tác giả. Từ đó, Thư viện sẽ đưa ra những quyết định phù hợp với pháp luật. Quyền phóng tác: là một quyền lợi “phóng khoáng” nhất dành cho người sử dụng. Theo quy định của Quyền tác giả, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có quyền quản lý (hoặc từ chối) các tài liệu tóm tắt, chú giải, phiên bản các tác phẩm nghệ thuật, sách rút gọn, chuyển thể kịch bản, tác phẩm được biên tập lại, phóng tác, truyện hay tiểu thuyết viết lại dựa trên một tác phẩm điện ảnh, các bản nhạc soạn lại dựa trên các đoạn nhạc của một hay một vài tác phẩm khác và các bản dịch. Một kịch bản phóng tác từ một tác phẩm thuộc bộ sưu tập của Thư viện trường học, kịch bản này sau đó được sử dụng để dựng thành một vở kịch trình chiếu trước công chúng thì nhiệm vụ của cán bộ thư viện trước tiên là phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trước khi cung cấp tài liệu cho người dùng tin. Chỉ khi tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng hay phạm vi sử dụng bình đẳng thì cán bộ thư viện không cần phải thực hiện thủ tục xin phép. Quyền phát hành: là một trong những điều luật đặc biệt cho phép sự phân phối hay phát hành nhiều bản của một tác phẩm cho công chúng theo các phương thức sau: - Phát hành trên thị trường (có thu phí) - Chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm - Cho thuê phát hành theo mức phí quy định, hoặc cho thuê theo hợp đồng thỏa thuận thời hạn và mức phí. - Cho mượn quyền phát hành. Lớp K51 TT-TV 47 Trường ĐH KHXH&NV
  • 49. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thu Trang Điều luật này cũng quy định “công chúng” bao gồm: một gia đình, một nhóm người có mối quan hệ hay quen biết lẫn nhau, một nhóm bao gồm nhiều người. Phương thức thứ tư của quyền phát hành là cho mượn quyền phát hành cùng với quy định thứ ba về “công chúng” là một nhóm bao gồm nhiều người đã cho thấy đây là điều luật quan trọng nhất, có liên quan trực tiếp đến thư viện. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thư viện có thể sao chụp hay in ấn một tác phẩm nằm trong phạm vi bảo hộ của Quyền tác giả thành nhiều bản để bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Bởi vì, khi bất kỳ một tài liệu thư viện dưới dạng bản in hoặc bản điện tử đưa ra phục vụ người dùng tin đều được xem như sự phát hành của một tác phẩm được bảo hộ. Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn: Thư viện có quyền sở hữu tác phẩm điện ảnh, kịch nghệ hay âm nhạc; nhưng thư viện không được phép trình diễn, trình chiếu, biểu diễn các tác phẩm này trước công chúng. Không giống như những quyền nêu trên, đối tượng áp dụng quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn bao gồm các tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch nói, ba-lê, kịch câm, hoạt hình và những tác phẩm hình ảnh hoặc âm thanh khác. Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn không áp dụng cho các đối tượng như tranh ảnh, đồ họa, điêu khắc hoặc băng ghi âm không thuộc dạng kỹ thuật số. Phạm vi áp dụng quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn là một địa điểm dành cho công chúng và cũng bao gồm phạm vi phục vụ của thư viện. Như vậy, một nhóm người có quan hệ hay quen biết lẫn nhau (giảng viên và sinh viên một lớp), một sinh viên đang nghiên cứu đề tài hoặc một nhóm gồm thành viên của một gia đình đều có thể cùng xem một video của thư viện. Lớp K51 TT-TV 48 Trường ĐH KHXH&NV