SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ĐÌNH PHƯƠNG
QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8. 38. 01. 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. HOÀNG THẾ LIÊN
ĐẮK LẮK - NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
cá nhân tôi.
Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ các công
trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Đình Phương
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các quý Thầy
Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới
TS Nguyễn Văn Thuận đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ
tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
T
Trần Đình Phương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn...................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn......................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ................................................................. 4
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn ............................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................................. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 5
5.1. Phương pháp luận của luận văn ..................................................................... 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn......................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TẠM GIỮ,
TẠM GIAM .......................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam................................... 7
1.1.2. Khái niệm quyền con người...................................................................... 14
1.1.2. Đặc điểm quyền con người ....................................................................... 16
1.2. Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam................................................. 17
1.2.1. Nội dung quyền con người trong tạm giữ, tạm giam................................ 17
1.2.3. Sự cần thiết phải bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam..... 27
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam................ 29
1.3.1. Thể chế pháp lý ......................................................................................... 29
1.3.2. Tổ chức bộ máy......................................................................................... 33
1.3.3. Đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán ...................................... 36
1.3.4. Cơ sở vật chất và nguồn lực kinh phí........................................................ 38
Tiểu kết Chương 1............................................................................................... 39
Chương 2: THỰC TRẠNG QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TẠM GIỮ, TẠM
GIAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK................................................................................. 41
2.1. Khái quát về người bị tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk........................... 41
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, cơ sở vật chất tại các cơ sở tạm giữ, tạm giam ở tỉnh
Đắk Lắk............................................................................................................... 41
2.1.2. Tình hình người bị tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk............................. 44
2.2. Thực trạng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk....... 49
2.2.1. Quyền không bị bắt giam tùy tiện............................................................. 49
2.2.2. Quyền không phân biệt đối xử và đối xử bình đẳng................................. 50
2.2.3. Quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc
hạ nhục ................................................................................................................ 52
2.2.4. Quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án............................................................................................ 53
2.2.5. Quyền được bào chữa................................................................................ 54
2.3. Đánh giá chung thực trạng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tình
Đắk Lắk............................................................................................................... 55
2.3.1. Những kết quả đạt được............................................................................ 55
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém........................................................................... 57
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém .............................................. 59
Tiểu kết Chương 2............................................................................................... 62
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM TỪ THỰC TIỂN TỈNH ĐẮK LẮK............ 63
3.1. Quan điểm bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn
tình Đắk Lắk........................................................................................................ 63
3.2. Giải pháp bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tình Đắk
Lắk....................................................................................................................... 65
3.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý........................................................................ 65
3.2.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy ........................................................................ 68
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán..... 70
3.2.4. Bảo đảm cơ sở vật chất và nguồn lực kinh phí......................................... 73
3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quyền con người......... 74
Tiểu kết Chương 3............................................................................................... 76
KẾT LUẬN......................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 78
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 NNPQ Nhà nước pháp quyền
2 XHCN Xã hội chủ nghĩa
3 TTHS Tố tụng hình sự
4 BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
5 THTT Tiến hành tố tụng
6 ĐƯQT Điều ước quốc tế
7 CSĐT Cảnh sát điều tra
8 ĐTV Điều tra viên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Quyền con người là quyền tự nhiên gắn với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến
khi mất đi, là những mối quan hệ tác động qua lại lẩn nhau, phát huy và củng cố các
mối liên hệ, các phối hợp hành động giữa con người và con người, tránh các mâu
thuẫn qua lại giữa họ, trên cơ sở kết hợp tự do cá nhân với tự do của những người
khác, với hoạt động của Nhà nước và xã hội. Những quyền của con người như quyền
được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm,
được bất khả xâm phạm về thân thể, được tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do
tham gia vào các quá trình chính trị là những điều kiện cần thiết để con người tổ chức
đời sống trong xã hội văn minh và cần phải được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ một
cách vô điều kiện.
Ở Việt Nam, bảo đảm quyền con người là vấn đề quan trọng, luôn được Đảng,
Nhà nước và nhân dân quan tâm, bảo vệ bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như
Hiến pháp, Bộ Luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, v.v... Nhà nước bảo đảm quyền
con người, quyền công dân bằng việ ghi nhận các quyền con người và quyền công dân
trong Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta. Các quy định về bắt người, tạm giữ, tạm
giam là một trong các quy định nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của
nhân dân và của cả bị can, bị cáo, của người bị bắt. Những quy định của Hiến pháp,
Bộ Luật tố tụng hình sự, luật tạm giữ tạm giam về bắt, tạm giữ, tạm giam đều góp
phần phát huy tính dân chủ , tăng cường hơn nữa hiệu lực của Nhà nước trong việc bảo
đảm quyền con người, quyền công dân để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh và giàu mạnh. Khi bị bắt thì người bắt người, tạm giữ, tạm giam bị hạn chến
một số quyền công dân, quyền con người của người bị bắt. Để đảm bảo quyền con
người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng cần nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, phải không ngừng bồi dưỡng
nâng cao ý thức pháp luật, ý thức chính trị và đạo đức công vụ cho những cán bộ này;
thực hiện tốt chế độ báo cáo đối với cơ quan có thẩm quyền; đảm bảo cơ chế kiểm tra,
giám sát của thẩm quyền và nhân dân.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc
tế, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN)
2
của dân, do dân, vì dân, bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam đã bộc lộ
những yếu kém, bất cập; việc nhận thức không đầy đủ về tính chất, vai trò và tầm quan
trọng của hoạt động bắt người, tạm giữ, tạm giam cũng như các quy định của pháp luật
về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án làm cho quá trình vận dụng thiếu chính xác dễ dẫn
đế tùy tiện, trái pháp luật, xâm hại đến quyền con người, lợi ích hợp pháp của công
dân. Không ít trường hợp các cơ quan và người tiến hành tố tụng chưa nắm vững các
nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ, thủ tục đưa vào nhà tạm giữ, trại tạm giam
nên vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi
thực thi công vụ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bắt người, tạm
giữ, tạm giam không đúng trình tự thủ tục là do nhận trình độ, năng lực, nhận thức
pháp luật và sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan tố
tụng còn hạn chế, ý thức pháp luật trong công việc chưa được đề cao.
Trong qua trình hoạt động tố tụng, khi cơ quan tố tụng thực hiện áp dụng các
biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam cần thực hiện mộ cách khánh quan và
thận trọng, chính xác nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân.
Để đảm bảo quyền con người trong tạm giữ, tạm giam đã đặt ra nhiều vấn đề lý
luận, pháp lý cần phải được giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài “Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn tỉnh
Đắk Lắk” là yêu cầu khách quan và tất yếu, cấp thiết cả về lý luận, pháp lý và thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Quyền con người trong tạm
giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk”, chúng tôi thấy các nhà khoa học đã tiếp cận theo
nhiều cách, với những cấp độ khác nhau:
Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền con
người nói chung, quyền con người trong hoạt động tư pháp và trong tố tụng hình sự đã
được nhiều độc giả nghiên cứu từ những góc độ và cấp độ khác nhau.
Từ góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong NNPQ có
các công trình của các tác giả sau: Trần Ngọc Đường, "Quyền con người, quyền công
3
dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, 2004; Đinh Văn Mậu, "Quyền lực Nhà nước và quyền con người", Nhà xuất
bản Tư pháp, 2003; Tường Duy Kiên, "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam với việc bảo đảm quyền con người", Nhà xuất bản Nghề luật, 2004;…
Quyền con người là một quyền thiên liêng cao cả nên luật quôc tế cũng như Việt
Nam đều quy định một cánh rõ ràng và đầy đủ, cụ thể: "Bảo đảm quyền con người
trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay", của Nguyễn Huy Hoàng, Luận án tiến
sĩ Luật học, Hà Nội, 2005; "Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng
pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn. xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam" do GS.TSKH Lê Văn Cảm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí,
PGS.TS Trịnh Quốc Toản đồng chủ biên, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà
Nội, 2006; "Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người" - đề tài
nghiên cứu khoa học, chủ trì TS. Nguyễn Ngọc Chí - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2011; "Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam", của Nguyễn
Quang Hiền, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2008; "Bảo vệ quyền con người trong
luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam", sách chuyên khảo của TS Trần Quang
Tiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004;... Trong các công trình này, các tác giả
nghiên cứu việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp nói chung, kể cả
hình sự, dân sự. Thực tế thì số tác giả củng đã có những đề tài nghiên cứu về quyền
con người nhưng dưới nhiều góc độ khác nhau, người cứu về Bộ luật hình sự và Tố
tụng hình sự, các thủ tục tố tụng hình sự, các biện pháp cưỡng chế tố tụng liên quan
đến quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam.
Cuốn sách về “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực Asean " do
Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân thuộc Khoa Luật - Đại học
quốc gia Hà Nội phát hành đã đề cập tới quyền của con người dưới góc nhìn của khu
vực; giới thiệu và phân tích khái quát thực tiễn nhân quyền tại các quốc gia trong khu
vực, sự hình thành chuẩn mực, các cơ chế khu vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền,
cũng như vai trò chủ thể khác nhau ở Asean (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ sở
giáo dục, nghiên cứu...)
Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công trình khoa học, các bài báo,
luận văn, luân án, sách chuyên khảo trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng
4
tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về quyền con người trong tạm giữ,
tạm giam. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện, chuyên biệt về quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk, luận
văn là công trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về
“Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”, dưới góc
độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Với kết quả nghiên cứu đề tài của luận văn,
chúng tôi hy vọng sẽ cố gắng, tìm hiểu, nghiên cứu để khắc phục tình trạng nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận
về quyền con người trong tạm giữ tạm giam và thực trạng bảo đảm quyền con người
trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk để đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản
nhằm bảo đảm bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được nội dung trên, luận văn đặt ra những cách thức, nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về quyền con người trong tạm giữ, tạm giam
thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và sự cần thiết phải bảo đảm
quyền con người trong tạm giữ, tạm giam; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm
quyền con người trong tạm giữ, tạm giam.
Thứ hai, phân tích thực trạng bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam
ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian từ 2014 đến nay, qua đó đánh giá về những kết quả đạt
được; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này.
Thứ ba, đề xuất các quan điểm và giải pháp toàn diện, có hệ thống và tính khả thi
nhằm bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hiện hành và tổ
chức thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh
Đắk Lắk.
5
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Dưới góc độ nghiên cứu của Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, quyền con
người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk là vấn đề có nội dung rộng lớn và phức
tạp. Vì vậy, về không gian luận văn nghiên cứu quyền con người trong tạm giữ, tạm
giam ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian từ 2014 đến nay. Về nội dung, luận văn nghiên
cứu về các quyền con người trong tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật hiện
hành.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận của luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin về duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và
bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh pháp luật, dự báo để chọn
lọc những tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm quyền con
người trong tạm giữ, tạm giam ở các địa phương có điều kiện tự nhiên, văn hóa pháp
lý tương đồng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ sung quan
trọng vào lý luận và thực tiễn Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, góp phần hoàn
thiện hệ thống lý luận về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tạm giữ,
tạm giam - một nhóm chủ thể dễ bị tổn thương bị tước bỏ quyền tự do đi lại và một số
quyền khác.
Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tư liệu
tham khảo cho các nhà nghiên cứu về quyền con người; về hoạt động tố tụng hình sự.
Những giải pháp được luận giải thuyết phục từ cơ sở để xuất đến nội dung giải pháp và
các điều kiện bảo đảm thực hiện từng giải pháp trong luận văn sẽ giúp các nhà quản lý
trong tham mưu, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền con người
trong tạm giữ, tạm giam.
6
7. Kết cấu của luận văn
Bố cục Luận văn được sắp xếp như sau gồm: Lời cảm ơn, lời cảm ơn, phần mở
đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền con người trong tạm giữ, tạm giam;
Chương 2: Thực trạng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk;
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm
giam ở tỉnh Đắk Lắk.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM
1.1. Khái niệm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam
Để làm rõ khái niệm quyền con trong tạm giữ, tạm giam bắt đầu từ khái niệm tố
tụng hình sự (TTHS). Bởi lẽ, đây là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của nhà nước và
cũng là lĩnh vực mà quyền con người dễ bị xâm phạm nhất và hậu quả của nó nặng nề
nhất, vì nó động chạm đến quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người như quyền
sống, quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm... Bên cạnh đó, tạm
giữ, tạm giam cũng là một trong những biện pháp cưỡng chế khá phổ biến trong tố
tụng hình sự và tác động trực tiếp nhất đến quyền con người.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thực hiện dưới hành vi cố ý, hoặc vô
ý và có lỗi, xâm phạm đến quyền và lợi ích của các quan hệ xã hội được pháp luật hình
sự bảo vệ. Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực chỉ xuất hiện khi xã hội có giai cấp
và nhà nước. Lịch sử nhà nước và pháp luật cho thấy đấu tranh ngăn ngừa tội phạm là
một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ nhà nước nào. Muốn phát hiện
tội phạm và người phạm tội đưa người này ra xử lý trước pháp luật. Mỗi nhà nước điều
có những cách thức, thủ tục khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như bản chất nhà nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức....Tuy nhiên, thủ
tục đưa người phạm tội ra xử lý được gọi dưới một tên chung là thủ tục tố tụng. Như
vậy, “TTHS là trình tự do pháp luật quy định cách thức hiện các quy định của pháp
luật để xác minh, kiểm tra, điều tra các vụ việc, phát hiện nhanh chóng, chính xác, để
mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xử lý kịp thời mọi hành vi tội phạm”. Như
vậy, định nghĩa trên cho thấy nhiệm vụ bao trùm nhất TTHS là “phát hiện” và “xử lý”
tội phạm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực TTHS, quyền lực nhà nước rất mạnh. Bằng một hệ
thống cơ quan cưỡng chế tác động đến con người phạm bằng các biện pháp cưỡng chế
đặc biệt như bắt, tạm giữ, tạm giam để phát hiện xử lý tội phạm. Khi quyền lực nhà
nước mạnh như thế dẫn đến hệ quả là phía bên kia của TTHS là người bị buộc tội ở vị
trí rất rất yếu. Một bên mạnh, một bên yếu dễ dẫn đến quyền của bên yếu sẽ bị xâm
8
phạm. Chính vì vậy để “quân bình” lực lượng thì phải tăng quyền cho bên người bị
buộc tội, có phương pháp, có cơ hội bảo vệ quyền của mình, đó là quyền tối thiểu của
con người. Nhưng cần lưu ý, vẫn còn đó phía bên kia của vấn đề là số phận của những
người bị tình nghi yếu thế. Vừa phát hiện được tội phạm, vừa bảo vệ quyền con người
đó là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của hoạt động TTHS. Nhưng TTHS trong nhà nước
văn minh và nhân đạo đặt ra đòi hỏi đó.
Như vậy, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt, tạm giữ, tạm giam là
một trong phương tiện để phát hiện và xử lý tội phạm trong TTHS. Cũng từ đây, đặt ra
yêu cầu phải bảo vệ được quyền con người khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế này.
Các đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tạm giữ, tạm giam được gọi là
người tham gia tố tụng (hay bên bị buộc tội như TTHS một số nước quan niệm). Trong
TTHS Việt Nam là người bị tạm giữ và người bị tạm giam. Đây là hai đối tượng cần
phải bảo vệ quyền con người đầu tiên và quan trọng nhất trong TTHS.
Để làm rõ khái niệm người bị tạm, tạm giữ phải xuất phát từ khái niệm “ buộc
tội” trong TTHS. Bởi lẽ, khi và chỉ khi có sự buộc tội thì mới xuất hiện người bị buộc
tội (trong đó có người bị tạm giữ, tạm giam) và mới xuất hiện các biện pháp cưỡng chế
TTHS. Buộc tội là cơ sở pháp lý đầu tiên để áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS
và xuất hiện yêu cầu bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam. Người
bị buộc tội là người bị cơ quan điều tra, viện kiểm sát cho rằng đã thực hiện hoặc có
dấu hiệu thực hiện một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Theo quy định của pháp luật thì cũng chưa có văn bản tố tụng nào trực tiếp buộc
tội đối với người bị tạm giữ. Chúng tôi không nhất trí với quan điểm này, bởi lẽ cơ sở
để áp dụng biện biện pháp tạm giữ, tạm giam và làm xuất hiện người tham gia tố tụng
là người bị tạm giữ, tạm giam chính sự buộc tội. Chính vì vậy đặc điểm đầu tiên của
người bị tạm giữ, tạm giam đó chính là họ là người bị buộc tội. Mặt khác chỉ khi bị
buộc tội mới có căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm đối với họ và bảo vệ được
quyền con người của họ, Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo (Điểm d, khoản 1 Điều 4 Bộ luật TTHS 2015).:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của luật TTHS là phòng ngừa, ngăn chặn
9
tội phạm, xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm. Để thực hiện
được nhiệm vụ này Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2015 có nhiều chế định, quy phạm
cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nhiều biện pháp cụ thể trong quá trình
phát hiện xử lý người phạm tội. Một trong những biện pháp ngăn chăn, các biện pháp
ngăn chặn. Việc quy định của pháp luật TTHS và việc áp dụng các biện pháp ngăn
chặn trong thực tế phải đảm bảo các nguyên tắc suy đoán vô tội. Về mặt khái niệm: “
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong TTHS áp dụng đối với bị can bị
cáo, người phạm tội quả tang và người cần phải bắt trong trường hợp khẩn cấp để kịp
thời ngăn chặn tội phạm của họ, ngăn chặn những người đó gây khó khăn cho việc
điều tra, truy tố, xét xử và tiếp tục phạm tội hoặc trốn [18, tr.12]
Mặc dù xuất hiện trong giai đoạn điều tra và do cơ quan điều tra thực hiện nhưng
các biện pháp cưỡng chế TTHS nêu trên là biện pháp ngăn chặn chứ không phải biện
pháp điều tra. Thật nguy hiểm nếu ai đó nhầm lẫn biện pháp ngăn chặn là biện pháp
điều tra bởi như vậy sẽ dẫn đến tình trạng để thuận lợi cho việc điều tra các cơ quan
điều tra sẽ lạm dụng các biện pháp tạm giam, bắt khẩn cấp….xâm phạm đến quyền
con người của những người bị tình nghi.
Biện pháp ngăn chặn không phải là hình phạt mà nó chỉ là biện pháp cưỡng chế
TTHS có tính chất tạm thời trước khi có bản án hiệu lực pháp luật kết tội một người có
tội hay không được áp dụng đối với người bị tình nghi, bị cáo, những người bị nghi là
đã thực hiện tội phạm. Biện pháp ngăn chặn có thể bị huỷ bỏ, thay thế bằng biện pháp
ngăn chặn khác bởi không chỉ là toà án mà bất kỳ các cơ quan tiến hành tố tụng nào
trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào trước khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật nếu nó
không cần thiết. Một trong những biện pháp ngăn chặn cơ quan THTT được áp dụng
đó chính là biện pháp tạm giữ, tạm giam. Từ việc áp dụng biện pháp tạm giữ tạm giam
này làm xuất hiện chủ thể bị áp dụng hai biện pháp cưỡng chế này là người bị tạm giữ
và người bị tam giam.
Khoản 1 Điều 59 Bộ luật TTHS 2015 quy định: Người bị tạm giữ là người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo
quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định
10
tạm giữ. Người bị tạm giữ có đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, đã có dấu hiệu cho rằng họ thực một tội phạm quy định trong BLHS.
Theo tính thần của nguyên tắc suy đoán vô tội: không ai bị coi là có tội nếu chưa có
bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật thì người bị tạm giữ chưa bị khẳng định là có tội
mà mới có dấu hiệu thực hiện tội phạm trên thực tế. Đối với người bị tạm giữ, cơ quan
quan có thẩm quyền không buộc phải xác định tội phạm do người tạm giữ thực hiện ở
mức chung nhất và có thể chưa đầy đủ các dâu hiệu cấu thành của cấu thành tội phạm.
Nhưng để đáp ứng yêu cầu không bỏ lọt tội phạm và yêu cầu phát hiện nhanh chóng,
kịp thời mọi hành vi phạm tội thì cần thiết phải tạm giữ người bị tình nghi.
Thứ hai, người bị tạm giữ có thể là ngừời chưa bị khởi tố về hình sự, đó là
những ngừời bị bắt trong trường hợp khẩn cấp theo Bộ luật TTHS 2005 và người bị
giữ khẩn cấp theo Bộ luật TTHS 2015, phạm tội quả tang, trừờng hợp phạm tội tự thú
trước khi hành vi phạm tội bị phát hiện và khởi tố, và đối với họ đã có quyết định tạm
giữ.
Thứ ba, người bị tạm giữ cũng có thể là người đã bị khởi tố về hình sự bao gồm:
bị can, bị cáo, người đã bị kết án nhưng bỏ trốn, người đang chấp hành án bỏ trốn
nhưng bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ngừời phạm tội ra đầu thú và đã có quyết
định tạm giữ đối với họ. Do đó, pháp luật coi người bị tạm giữ là người tham gia
TTHS, có các quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp (hoặc bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp theo Bộ luật TTHS 2015), bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt
theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú thì điều kiện đủ để họ trở
thành người bị tạm giữ là đối với họ phải có quyết định tạm giữ. Một người bị bắt
trong các trường hợp nêu trên hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú mà không có quyết
định tạm giữ thì cũng không phải là người bị tạm giữ.
- Họ đã bị buộc tội bằng bản án kết tội chưa có hiệu lực của tòa án, hoặc bản án
đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp chờ thi hành hình phạt tử hình, quyết định
khởi tố bị can của cơ quan điều tra, hoặc quyết định dẫn độ.
- Người bị tạm giam bị hạn chế đi một số quyền công dân của người bị tạm giam,
11
nhưng không phải là bị luật pháp tước bỏ hết các quyền con người, quyền công dân
của người bị tạm giam mà chỉ là hạn chế trong một thời gian nhất định do các cơ quan
và người có thẩm quyền tiến hành theo luật định. Khi áp dụng biện pháp tạm giam,
mục đích là để ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội và ngăn chặn tội phạm có thể xảy
ra, phục vụ cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả cao.
Họ đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của Bộ luật
TTHS. Tạm giam là biện pháp tước bỏ tự có thời hạn do cơ quan điều tra, viện kiểm
sát, tòa án áp dụng với bị cáo, người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản
án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực
hiện việc dẫn độ để ngăn chặn, có thể bỏ trốn, gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét
xử, tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành bản án hoặc quyết định dẫn độ. Đây là
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong TTHS nên để đảm bảo yêu cầu bảo vệ
quyền con người của những người bị tạm giam, Bộ luật TTHS có quy định rất chặt chẽ
và cụ thể về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam.
Theo tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội: người bị buộc tội không bị coi là
có tội cho đến khi có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị
tam giam chưa phải là người có tội và không được đối xử với họ như người đã có tội
(phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù); trại tạm giam khác với nhà tù, chế độ giam
giữ khác với chế độ của tù nhân….
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam là một một lĩnh vực đặc thù của quyền
con người. Nó mang đầy đủ đặc điểm của quyền con người nói chung nhưng cũng có
những dấu hiệu riêng. Từ khái niệm quyền con người, người bị tạm giữ, tạm giam sẽ
làm cơ sở nghiên cứu về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam:
- Thứ nhất, biện pháp tạm giữ, tạm giam liên quan đến quyền con người được
quy định hoặc thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết mà thiếu nó cơ quan, người tiến
hành tố tụng không thể hoàn thành việc xác định sự thật khách quan của vụ án, ngăn
chặn tội phạm.
Thứ hai, khi biện pháp tạm giữ, tạm giam đã được áp dụng trở nên không cần
thiết nữa thì cần phải được hủy bỏ. Ví dụ: bị can bị tạm giam do có căn cứ là nếu
12
không áp dụng tạm giam bị can sẽ gây khó khăn cho việc điều tra (thông cung, mua
chuộc, khống chế người làm chứng…), khi việc điều tra đã hoàn thành, tội phạm đã
được chứng minh đầy đủ, khách quan thì căn cứ áp dụng tạm giam đã mất đi, do đó cơ
quan tiến hành tố tụng phải hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp tạm giam đã áp dụng. Để
làm được điều này, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố
tụng phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, sự cần thiết của những biện pháp đã
áp dụng (điều 4 BLTTHS).
Thứ ba, các biện pháp tạm giữ, tạm giam là hạn chế quyền con người nên cần
được áp dụng khi cần thiết để đạt được mục đích của TTHS. Việc lạm dụng áp dụng
biện pháp cưỡng chế tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
là một trong những biểu hiện phổ biến của vi phạm quyền con người trong hoạt động
TTHS ở nước ta. Việc xác định mức độ cần thiết của biện pháp tạm giữ, tạm giam
được thực hiện thường xuất phát từ thực tế hành vi phạm tội được thực hiện, nhân thân
đối tượng được áp dụng cũng như căn cứ áp dụng biện pháp đó.Ví dụ: để ngăn chặn
tội phạm, không để bị can tiếp tục phạm tội thì cần áp dụng biện pháp tạm giam đối
với người đó. Còn trong trường hợp căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn là có căn cứ
chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử thì có thể áp dụng
các biện pháp khác nhau: nếu bị can có khả năng thông cung, hủy bỏ chứng cứ, khống
chế người bị hại, người làm chứng… thì có thể áp dụng biện pháp tạm giam; nhưng
nếu chỉ gây khó khăn ở hình thức không có mặt khi được triệu tập thì chỉ cần áp dụng
biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh là đủ. Hoạt động TTHS phải được thực hiện
trên cơ sở coi trọng các yếu tố đó; bỏ qua hoặc coi nhẹ yếu tố này hay yếu tố khác nói
trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đạt được mục đích tố tụng. Nếu muốn
chứng minh tội phạm, xử lý tội phạm bằng bất cứ giá nào thì dễ dẫn đến vi phạm
quyền con người; ngược lại nếu quá chú ý đến việc bảo đảm quyền con người thái quá
mà không mạnh dạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng để phát hiện, chứng
minh tội phạm thì sẽ làm cho hoạt động tố tụng thiếu hiệu quả, không thể phát hiện, xử
lý kịp thời người phạm tội, thậm chí bỏ lọt tội phạm v.v…
Thứ tư, việc bảo đảm quyền con người trong TTHS được thực hiện thông qua
13
các biện pháp khác nhau, nhưng tập trung ở biện pháp xây dựng và hoàn thiện các quy
định của BLTTHS cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó trong thực tiễn
điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tòa án. Đặc biệt là các đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ việc tạm giữ,
tạm giam bởi điều kiện này liên quan trực tiếp, cụ thể đến những quyền tự nhiên, cơ
bản của bị tạm giữ, tạm giam.
Quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam được thể hiện ở hai khía cạnh:
Một là, xử lý người phạm tội trước pháp luật, qua đó bảo vệ quyền con người nói
chung;
Hai là, khi tiến hành tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng phải bảo đảm được quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, đồng thời ngăn ngừa
nguy cơ lạm dụng từ phía những người tiến hành tố tụng.
Từ cách tiếp cận đó có thể đưa ra định nghĩa về quyền con người trong tạm giữ,
tạm giam: “Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam là những giá trị cơ bản của con
người chỉ dành cho con người khi họ bị tạm giữ, tạm giam mà Nhà nước có nghĩa vụ
phải ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện trên thực tế”. Có thể
thấy đó là các quyền: quyền được bào chữa, được nhận các quyết định tố tụng theo
quy định của pháp luật; quyền được xét xử trong thời gian luật định; quyền không bị
truy bức, nhục hình; quyền bình đẳng trước pháp luật; bình đẳng trước tòa án v.v…
Xét riêng ở phương diện quyền con người trong tạm giữ, tạm giam cho thấy, đây
là nơi quyền con người chịu sự tác động rất lớn từ các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, đây cũng là nơi quyền con
người rất dễ bị xâm phạm và hậu quả của việc quyền con người bị xâm phạm thường
để lại hậu quả rất lớn cho xã hội.
Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam do pháp luật TTHS quy định trên cơ
sở phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, gồm các nhóm quyền về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản v.v… và các nhóm quyền tố
tụng với tư cách là những người tham gia tố tụng bị tạm giữ, tạm giam.
- Mọi người vi phạm pháp luật đều bị tòa án xét xử công bằng, công khai;
14
- Bộ luật hình sự 2015 đã quy đình rõ về quyền và nguyên tắc suy đoán vô tội;
1.1.2. Khái niệm quyền con người
Mặc dù vấn đề quyền con người, quyền công dân đã được hình thành từ rất sớm
trong lịch sử nhân loại nhưng do nó được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau
(triết học, chính trị học, kinh tế học, luật học...), xuất phát từ những mục đích, màu sắc
tư tưởng, lãnh địa chính trị của các quốc gia khác nhau…. Nên khái niệm quyền con
người, quyền công dân vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Để làm sáng tỏ vấn đề quyền con người trong TTHS nói chung và quyền con
người trong tạm giữ, tạm giam nói riêng cần xuất phát từ khái niệm chung về con
người. Bởi lẽ, quyền con người trong tạm giữ, tạm giam là một khía cạnh, một biểu
hiện của quyền con người trong một lĩnh vực đặc thù mà ở đó, quyền con người dễ bị
có nguy cơ bị xâm phạm nhất là lĩnh vực tố tụng hình sự.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người, mỗi định nghĩa
là một sự biểu hiện khác nhau về góc độ nhìn nhận về vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên,
tổng hợp lại các quan niệm đó được phân chia thành ba quan niệm chủ yếu, khác nhau
về quyền con người như sau :
- Quan niệm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con người là một thực thể tự nhiên,
nên quyền con người phải là quyền "bẩm sinh", là "đặc quyền", nghĩa là quyền con
người, quyền lợi của con người với tư cách là người, gắn liền với cá nhân con người,
không thể tách rời.
- Về quan niệm thứ hai: Không đồng quan niệm thứ nhất, quan niệm này chỉ đặt
con người và quyền con người trong mối quan hệ xã hội nên nó được chế độ nhà nước,
pháp luật điều chỉnh bảo vệ. [29, tr.35]
Các tư tưởng ở quan niệm nay coi quyền con người là một khái niệm có tính lịch
sử, đặt con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội..
- Quan niệm thứ ba: Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề quyền con
người. Quan niệm này đã khắc phục được tính phiến diện, phản khoa học về con
người, quyền con người ở các quan niệm trên [29, tr.36].
Xuất phát từ quan niệm coi con người vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm
15
của xã hội, con người mặc dù vẫn là một thực thể tự nhiên như các loài động vật khác,
nhưng lại khác với loài động vật khác ở chỗ con người chỉ thực sự tồn tại với tư cách
là một con người khi nó được tồn tại trong cộng đồng xã hội. Hai mặt này tồn tại biện
chứng trong một con người. Trong cái tự nhiên của con người có mặt xã hội và trong
cái xã hội của con người có mặt tự nhiên. Mặt này trở thành tiền đề cho mặt kia trong
mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Xuất phát từ quan niệm này về quyền con
người nên chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng vấn đề quyền con người: "Về bản chất bao
hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội":
C.Mác cho rằng, con người là "động vật có khả năng tái sinh ra con người", con
người là động vật cao cấp. Do đó, về mặt này, cũng như quan niệm thứ nhất, quyền con
người trước hết là một thuộc tính tự nhiên.
Từ quan điểm trên cho thấy, về bản chất, quyền con người bao gồm cả quyền tự
nhiên và quyền xã hội. Quyền tự nhiên phải được đặt trong tổng hòa các mối quan hệ
xã hội, chịu sự chi phối, ràng buộc của xã hội, gắn liền với quá trình chinh phục tự
nhiên và xã hội. Quyền con người chỉ được đặt ra khi nó tồn tại trong cộng đồng
người. Khái niệm quyền con người chỉ xuất hiện khi con người bị những thực thể
người khác xâm hại đến lợi ích của mình. Hoặc ngược lại, nếu con người tồn tại độc
lập, không có mối liên hệ cộng đồng, không bị các thực thể khác trong cộng đồng tác
động xâm hại đến lợi ích của mình thì không thể làm xuất hiện khái niệm quyền con
người.
Nhận thức khái niệm quyền con người với đầy đủ bản chất, thuộc tính của nó cho
thấy quyền con người là một phạm trù phức tạp. Vì vậy, cần thiết phải đưa ra định
nghĩa về quyền con người. Tuy nhiên, nếu chỉ đưa ra định nghĩa quyền con người với
tư cách là một phạm trù riêng biệt của chính trị học, kinh tế học, triết học, luật học sẽ
là điều phiến diện, không đầy đủ, vì như thế nó mới chỉ thể hiện được quyền con người
dưới góc độ khoa học, mà không thể hiện được bản chất cũng như tính đa diện của vấn
đề này. Hay nói cách khác, nó mới chỉ thể hiện trạng thái tĩnh của quyền con người.
Khi bàn về Quyền con người, Ayn Rand định nghĩa rất xác đáng rằng “Quyền
con người là điều kiện mà bản chất con người đòi hỏi để tồn tại một cách thích đáng”
16
[37]. Đây là những như nhu cầu rất tự nhiên (quyền tự nhiên) tối thiểu để mỗi cá nhân
tồn tại trong xã hội với tư cách một con người. Quyền con người có những đặc tính cơ
bản như: tính bất khả xâm phạm (là tính tự nhiên của quyền con người), tính bất khả
phân chia; tính bình đẳng của quyền con người. Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng
quyền con người có tính phổ biến và tính đặc thù.
Như vậy, định nghĩa trên về nhân quyền đã được khái quát hóa từ góc độ bản
chất của vấn đề, được xem xét từ các đặc điểm của nó (so sánh giữa con người và động
vật khác), và cũng được xem xét từ góc độ giới hạn, phạm vi của vấn đề. Định nghĩa
này không chỉ khắc phục được tính phiến diện của các định nghĩa khác, mà nó còn xác
định rõ ràng "ranh giới" của vấn đề, hạn chế của việc hiểu và vận dụng lệch lạc về
quyền con người. Chúng tôi tán thành với khái niệm này.
1.1.2. Đặc điểm quyền con người
Quyền con người có những tính chất cơ bản sau đây:
Tính phổ biến: Quyền con người là quyền chung được áp dụng cho tất cả mọi
người không có phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất
thân. Con người, dù ở trong những chế độ xã hội nào, thuộc dân tộc, văn hóa truyền
thống khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và sự
tự do cơ bản.
Tính đặc thù: Tính đặc thù của quyền con người là tất cả mọi người đều được
hưởng quyền con người, nhưng những quyển đó được hưởng còn phụ thuộc vào từng
cá nhân như năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn
hóa xã hội mà người đó đang sống.
Tính không thể bị tước bỏ: Quyền con người là gắn với mỗi con người từ khi sinh
ra cho đến khi chết đi, quyền đó không ai có thể tước bỏ. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể đặc biệt
mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ: người bị tạm giữ, tạm giam khi bị tình
nghi thực hiện tội phạm, tù nhân bị giam do thực hiện hành vi phạm tội.
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: Các quyền con người có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện quyền này sẽ ảnh hưởng đến thực hiện quyền
17
khác. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác.
Ví dụ: nếu một người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự
sống cũng của họ và người thân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân chủ như
quyền bầu cử hoặc quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội.
1.2. Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam
1.2.1. Nội dung quyền con người trong tạm giữ, tạm giam
Bảo đảm các quyền con người, quyền cơ bản của công dân là bảo đảm các quyền
đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác như Luật bầu cử, Bộ
luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, Bộ luật TTHS, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam…
Là con người và chỉ bị tạm thời hạn chế một số quyền con người, quyền công dân nên
bị can, bị cáo có quyền được tôn trọng và bảo đảm các quyền được pháp luật quy định,
trừ các trường hợp BLTTHS quy định khác nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ TTHS.
Bên cạnh hai nhiệm vụ chính là không làm oan người không có tội và không bỏ
lọt tội phạm như đã đề cập ở trên, nhiệm vụ của Tòa án còn có mối liên hệ chặt chẽ với
việc đảm bảo việc thực hiện các nhóm quyền của bị can, bị cáo được quy định trong
BLTTHS, đó là các nhóm quyền: được thông tin, được bảo vệ và trợ giúp pháp lý;
nhóm quyền được tham gia tố tụng; nhóm quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố
tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1.2.2.1. Quyền không bị bắt giam tùy tiện
Quyền tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong
những quyền cơ bản nhất của con người được nhân loại thừa nhận. Không ai bị bắt
hoặc bị giam giữ vô cớ.
Quyền tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong
những quyền cơ bản nhất của con người, được cộng đồng thế giới thừa nhận và tôn
trọng. Quyền này được quy định lần đầu tiên trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
năm 1948, tại Điều 9 Tuyên ngôn đã quy định: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày
một cách tùy tiện”.
Cụ thể, Điều 9 của Công ước năm 1966 đã quy định: “Mọi người đều có quyền
hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị
18
tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những
thủ tục mà luật pháp đã quy định”.
Theo đó, quy định trên được áp dụng đối với mọi đối tượng bị tước tự do, bao
gồm cả người bị giữ, giam vì hành vi phạm tội, do tâm thần, nghiện ma túy hay phục
vụ mục đích giáo dục, kiểm soát nhập cư.
Khi bắt giữ người đều phải được thông báo vào lúc bị bắt những lý do vì sao họ
bị bắt và phải được thông báo về sự buộc tội đối với họ”.
Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người bị bắt giữ biết được mình có bị bắt
vì tội danh nào, lý do gì mình bị bắt, đảm bảo quyền được biết và quyền không bị bắt
tùy tiện bởi một cơ quan có thẩm quyền xét xử.
Các biện pháp tạm giữ, tạm giam được sử dụng với tính chất là biện pháp ngăn
chặn, thì việc giam, giữ này phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định và phải
bảo đảm quyền được thông tin cho bị can, quyền được tòa án quyết định tính hợp pháp
của việc giam giữ. Trong đó, việc bắt giữ, giam người chỉ trong những trường hợp,
điều kiện, trình tự thủ luật định và việc áp dụng các chế tài tước tự do đối với người
phạm tội là cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả phòng, chống tội phạm, duy trì trật tự xã
hội, bảo vệ lợi ích xã hội, quyền và lợi ích của cá nhân, đồng thời tăng cường giáo dục
người phạm tội.
Những nội dung trên nhằm bảo vệ quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện, độc
đoán của mỗi người dân, buộc các cơ quan xét xử phải công tâm, làm việc khách quan
và đúng pháp luật, tránh tình trạng lạm quyền, vi phạm luật pháp dẫn đến oan sai, truy
tố người vô tội.
Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS 2015 của Việt Nam đã thể hiện khá đầy đủ nội
dung của quyền không bị bắt giữ tùy tiện của Luật quốc tế. Nên các cơ quan tiến hành
tố tụng đựơc áp dụng các biện pháp ngăn chặn sau đây: Bắt tạm giữ, tạm giam, bảo
lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. Khi áp dụng
các biện pháp ngăn chặn cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào các căn cứ sau đây:
- Để kịp thời ngăn chặn tội phạm: Dưới góc độ luật hình sự thì tội phạm bao giờ
cũng gây thiệt hại, đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
19
vệ. Do vậy việc ngăn chặn tội phạm gây thiệt hại cho xã hôi, làm giảm thiệt hại cho xã
hội do phạm tội gây ra là việc làm cần thiết và là nhiệm vụ của nhà nước nói chung và
cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Tuy nhiên, áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn
phải dựa vào căn cứ khi có căn cứ cho thấy bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho quá
trình điều tra,truy tố, xét xử. Khi một người đã bị nghi thực hiện tội phạm (tức là phải
dựa vào một số chứng cứ để nghi) thì theo quy luật chung họ thường có những hành
vi, thủ đoạn gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi vì nếu không chứng
minh đựơc một người phạm tội thì theo nguyên tắc suy đoán vô tội họ được coi là
không phạm tội. Hành vi, thủ đoạn gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố,xét xử được
thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như xoá dấu viết tội phạm, tiêu huỷ chứng
cứ, mua chuộc, đe doạ người làm chứng….Do đó việc áo dụng biện pháp ngăn chặn
đối với họ là cần thiết. Tuy nhiên, còn phải nhận thức rằng: Bị can, bị cáo không có
nghĩa vụ chứng minh tội phạm và sự vô tội của mình, ngăn chăn họ không gây khó
khăn cho quá trình làm sáng tỏ vụ án là việc làm cần thiết. Làm sáng tỏ bản chất của
vụ án được thể hiện dưới hai mặt: Xác định có tội phạm hay không. Do đó, việc áp
dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo không chỉ nhằm mục đích chứng minh
họ không phải là người thực hiện hành vi tội phạm tức là làm rõ bản chất của vụ án.
Nhận thức được như vậy mới thấy rõ được mục đích của TTHS là phát hiện xử lý kịp
thời mọi tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Bởi vì trong thực tế có không
ít những trường hợp bị can, bị cáo do nhận thức hạn chế, do sức ép từ nhiều phía
không phạm tội nhưng vẫn cố tình gây khó khăn cho hoạt động tố tụng như bỏ trốn,
tiêu huỷ chứng cứ nhằm che dấu tội phạm cho người khác.
Căn cứ thứ hai để áp dụng biện pháp ngăn chặn là: Khi có căn cứ chứng tỏ bị
can, bị cáo tiếp tục phạm tội và căn cứ cuối cùng là để đảm bảo thi hành án. Việc
TTHS quy định các biện pháp ngăn chặn là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của luật
TTHS. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là một trong các biện pháp
cưỡng chế nhà nước trong TTHS thực chất là hạn chế một, một số quyền của người bị
tình nghi đụng chạm đến quyền tự nhiên, quyền của công dân của bị cáo như quyền tự
do thân thể, quyền tự do đi lại…Do đó việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải tôn
20
trọng nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện ở chỗ: Không được áp dụng biện pháp ngăn
chặn một cách tuỳ tiện, vô căn cứ. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn dựa vào các
căn cứ nhất định. Tức là nếu không có các căn cứ quy định tại điều 79 BLTHS 2003
thì không được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị tình nghi, bị can, bị cáo.
Các căn cứ này không được áp dụng tuỳ tiện theo suy luận chủ quan của các cơ quan
THTT mà phải dựa trên cơ sở các tài liệu chứng cứ và việc đánh giá các tài liệu chứng
cứ này. Ví dụ để sử dụng căn cứ: Bị can, bị cáo gây khó khăn cho hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng phải nghiên cứu các tình tiết của vụ án
nghề nghiệp, nhân thân của bị can, bị cáo. Bởi vì trong thực tế không phải bị can nào
cũng gây khó khăn cho hoạt động tố tụng và không phải bị can, bị cáo nào cũng muốn
gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng. Hoặc khi sử dụng căn cứ: Bị can, bị cáo tiếp
tục phạm tội để áp dụng biện pháp ngăn chặn thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải có
những chứng cứ ban đầu hoặc các chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá cho thấy việc
bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội là có thể xảy ra chứ không phải dựa vào suy luận chủ
quan về nhân thân của bị cáo mà kết luận.
1.2.2.2. Quyền không phân biệt đối xử và đối xử bình đẳng
Bình đẳng trong TTHS là ngang bằng về cơ hội và quyền lợi giữa bên buộc tội
(trong đó có người bị tạm giữ, tạm giam) và bên bị buộc tội.
Do đó, khi tham gia tố tụng các bên phải có cơ hội ngang nhau để phản bác các ý
kiến của bên đối tụng, nói cách khác phải đảm bảo sự bình đẳng cho các bên tham gia
tranh tụng trong.
Trong TTHS luôn luôn có sự đối lập về lợi ích. Do đó, cần đối xử với người bị
buộc tội một cách công bằng và công minh khi phán quyết, cần đề cao giá trị quyền
con người về mặt hình thức trong việc bảo vệ lợi ích của các bên. Để đạt được điều đó
trong hệ tố tụng cần có những nguyên tắc nhất định như thẩm tra chéo, bình đẳng
trước tòa án, tranh luận dân chủ.
Trong tư pháp hình sự, một khía cạnh quan trọng đó là sự công bằng, để đạt được
điều đó các bên có lợi ích đối lập nhau (bên buộc tội và bên gỡ tội) phải có sự “Bình
đẳng vũ khí” bảo vệ quyền lợi trong tố tụng. Vì vậy khi tiến hành tố tụng người tiến
21
hành tố tụng phải xem xét một cách khách quan toàn diệnxử lý một cách bình đẳng
giũa người tố cáo và người bị tố cáo vì vậy cần có sự tham gia của trợ giúp viên pháp
lý, luật sư. Bình đẳng phải được coi như một nguyên tắc của TTHS không những trong
khi xét xử mà ngay cả trước khi xét xử [10, tr.36].
Tư tưởng về bình đẳng trong tư pháp hình sự không còn trong khuôn khổ một
nước mà được phát triển dưới góc độ toàn khu vực (nhiều quốc gia). Như tư tưởng
bình đẳng, không phân biệt đối xử của các cá nhân thuộc các quốc gia trong khu vực
chung châu Âu khi bị bắt giữ.
Thể hiện tư tưởng bình đẳng trong tư pháp hình sự vượt khỏi biên giới quốc gia
nhằm thúc đẩy phát triển nhân quyền. Có quan điểm cho rằng, một số quốc gia sẽ tiến
hành những phiên tòa TTHS mẫu, theo đó nếu ĐƯQT mà các nước thành viên tham
gia ký kết trong một số phiên tòa hình sự của các nước này sẽ có thể có quan sát viên,
quan sát đối chiếu với hệ thống các tiêu chuẩn xét xử để đảm bảo quyền bình đẳng và
xét xử công bằng trong TTHS.
Để bảo đảm quyền bình đẳng thì TTHS không những chỉ bảo vệ quyền cho bị
cáo, bị can mà còn phải bảo vệ cả các quyền cho người bị tình nghi, người bị tố giác.
Tư tưởng này cũng chỉ ra sự đối lập giữa truy tố tội ác và bảo vệ quyền của bị can, bị
cáo, người bị tình nghi và cần có các giải pháp nhằm khắc phục có hiệu quả vi phạm
các quyền của bị can, bị cáo, người bị tình nghi đã được pháp luật ghi nhận[8] với các
tiêu chuẩn của xét xử công bằng, phải bảo vệ các quyền cần của bị can, người bị tình
nghi trước khi xét xử, bình đẳng trong tiếp cận chứng cứ, cung cấp chứng cứ và bình
đẳng trước Tòa án. Tất cả những người bị tình nghi phải được bảo đảm về quyền của
họ trong suốt quá trình tố tụng.
Khi giải quyết các vụ án hình sự có người bị hại là người đã bị tội phạm gây thiệt
hại về vật chất, thể chất hoặc tinh thần. Để đạt tới sự công bằng thì quyền bình đẳng
của người bị hại hoặc những người bảo vệ quyền lợi cho họ cũng phải bình đẳng đối
với bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo, người bị tình nghi. Có như vậy thì người bị hại
mới không bị "gây thiệt hại" một lần nữa do sự chậm chễ, kéo dài của tố tụng hoặc
chính tố tụng lại tạo ra sự bất bình đẳng trong bảo vệ quyền của người bị hại
22
Trong các tác phẩm của mình, mặc dù Các - Mác không luận giải bình đẳng là gì,
nguồn gốc của bình đẳng từ đâu nhưng ông lại cho ta thấy được tính hiện thực của
bình đẳng bằng cách chỉ ra bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; chỉ
ra thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích; sự thống nhất giữa
cá nhân và tập thể là điều kiện cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân
cũng như của tập thể; khái niệm xã hội được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, cao
nhất là xã hội loài người (toàn thể nhân loại), thấp hơn là những hệ thống xã hội như
quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc Như vậy, có thể thấy các lĩnh vực mà pháp luật
điều chỉnh trong đó có tư pháp hình sự thì bình đẳng chỉ có được khi chú ý đến việc
từng cá nhân có giá trị và được đối xử bình đẳng với các cá nhân khác trong xã hội.
1.2.2.3. Quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ
nhục
Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo
hoặc hạ nhục được đề cập trước hết trong Điều 5 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
(UDHR), trong đó nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.
Tra tấn được hiểu là: Các hành vi cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng
về thể xác hay tinh thần cho người khác, nhằm mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú
tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà
người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay
ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự
phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức
hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục,
đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Tuy nhiên, Điều này cũng nêu rõ, khái
niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với
hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.
Định nghĩa về tra tấn trong Điều 1 CAT hiện được sử dụng như một quy định
tham chiếu chung trong luật quốc tế về quyền con người và luật hình sự quốc tế[1] khi
đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng và hoàn
23
cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ,
việc một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng
đánh đập vợ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này).
Bên cạnh những khía cạnh đã được nêu cụ thể, một số khía cạnh khác liên quan
đến nội dung Điều 7 ICCPR đã được HRC phân tích, đầu tiên là trong Bình luận
chung số 7 (thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 của Ủy ban), và sau đó được
sửa đổi và bổ sung trong Bình luật chung số 20 (thông qua tại phiên họp lần thứ 44
năm 1992 của Ủy ban). Sau đây là những nội dung tóm tắt của Bình luận chung số 20.
Thứ nhất, mục đích của Điều 7 ICCPR là để bảo vệ cả phẩm giá và sự bất khả
xâm phạm về thể chất và tinh thần của các cá nhân (đoạn 1).
Thứ hai, việc cấm tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo và hạ nhục phải được duy trì trong mọi tình huống, kể cả trong hoàn cảnh khẩn
cấp của quốc gia như quy định ở Điều 4 ICCPR. Không chấp nhận bất cứ lý do nào, kể
cả về tình trạng khẩn cấp của quốc gia và mệnh lệnh cấp trên đưa ra để biện minh cho
các hành động tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục (đoạn 3).
Thứ ba, sự phân biệt giữa các hành động tra tấn và hành động đối xử, trừng phạt
tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục phụ thuộc vào bản chất, mục đích và tính chất
nghiêm trọng của hành vi. Ủy ban không thấy cần thiết phải đưa ra các ví dụ hay tiêu
chí cụ thể để phân biệt giữa các hành động đó (đoạn 4).
Thứ tư, về dấu hiệu khách quan, hành vi tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục nêu trong Điều 7 không chỉ là những hành động gây ra những
đau đớn về thể xác, mà còn bao gồm những hành động gây đau khổ về tinh thần với
nạn nhân. Những hành động đó không chỉ nhằm mục đích để trừng phạt, mà còn nhằm
mục đích để giáo dục, rèn luyện một đối tượng nào đó. Như vậy, Điều 7 còn có tác
dụng bảo vệ trẻ em, học sinh và các bệnh nhân trong môi trường giáo dục và y tế
(đoạn 5).
Thứ năm, việc kéo dài thời gian biệt giam hoặc tù giam một người, kể cả những
người đã bị kết án tử hình, mà không có lý do chính đáng cũng bị coi là hành động tra
tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo (đoạn 6).
24
Thứ sáu, các quốc gia không được trục xuất hay dẫn độ một người sang nước
khác trong trường hợp người đó có khả năng bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo,
vô nhân đạo sau khi bị trục xuất hay dẫn độ (đoạn 9), đồng thời phải thực hiện các
biện pháp để ngăn chặn và xử lý các hành động bị nghiêm cấm trong Điều 7, bất kể do
chủ thể nào gây ra, kể cả đó là các viên chức nhà nước hay dân thường, thực hiện khi
thi hành công vụ hay trong những hoàn cảnh khác (đoạn 2)...
Tương tự nhưng chi tiết hơn so với Bình luận chung số 20, CAT cũng bao gồm
những quy định về các biện pháp các quốc gia thành viên cần áp dụng để ngăn chặn và
trừng trị các hành động tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, đồng thời
đề cập đến một số khía cạnh mới như yêu cầu về bảo vệ nhân chứng (Điều 13), yêu
cầu bồi thường cho nạn nhân (Điều 14), cấm sử dụng thông tin thu được do tra tấn làm
chứng cử trong tố tụng (Điều 15)...
1.2.2.4. Quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án
Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại tuyên bố trên của Tuyên ngôn dân
quyền và nhân quyền 1789 đã được coi là nguyên tắc chung của nhân loại và sau này
được thể hiện trong bản tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948: “Mỗi người bị buộc
tội được có quyền coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo luật
pháp tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi sự đảm bảo biện hộ cần thiết” Nguyên
tắc suy đoán vô tội được thể hiện trong hiến pháp và pháp luật TTHS của nhiều nước
trên thế giới với cách thể hiện khác nhau, mức độ khác nhau. Điều 5 Hiến pháp Hoa
Kỳ ấn định “Không một người nào phải trả lời về một trọng tội hay tội xấu xa khác,
nếu không có cáo tội trạng hay tố cáo trạng do một đại bồi thẩm đoàn đưa ra.... Không
một người nào bị bắt buộc phải tự làm nhân chứng cho chủ mình trong một vụ án hình
sự”. Điều 34 Hiến pháp Nhật bản quy định: “Không ai bị giam giữ nếu không có
chứng cứ xác đáng”.
Điều 14 BLTTHS Liên Bang Nga quy định rõ suy đoán vô tội là một nguyên tắc
của luật TTHS với nội dung:
1. Bị can được coi là không có tội, chừng nào tội của họ không được chứng
25
minh theo đúng trình tự, thủ tục bộ luật này quy định và không bị tòa án tuyên phạt
bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Những người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ phải chứng minh sự
vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ
cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội.
3. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can nếu không được loại trừ theo trình tự
thủ tục do Bộ luật quy định thì phải giải thích có lợi cho bị can.
4. Bản án kết tội không được dựa trên căn cứ giả định.
Trong pháp luật Việt Nam suy đoán vô tội cũng được thể hiện không chỉ trong
Hiến pháp 1992 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt nếu chưa
có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa án”.
Luật TTHS Việt Nam hiện hành quy định tại Điều 9 và Điều 10 nguyên tắc này.
Hiến pháp 2013 đã cụ thể hóa quyền suy đoán vô tội tại Điều 31:
Người bị buộc tội chi có tội khi được chứng minh theo trình tự luật định và có
bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong khoa học pháp lý vẫn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung của
nguyên tắc suy đoán vô tội. Có quan điểm cho rằng: Nội dung của nguyên tắc suy
đoán chỉ là “Không ai bị coi là có tội nếu không cóp bản án kết tội đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án”. Có quan điểm cho rằng nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội
không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải hiểu rộng ra như quy định của BLHS Liên Bang
Nga, Chúng tôi đồng ý quan điểm này, bởi lẽ nguyên tắc suy đoán vô tội trước hết là
nguyên tắc hiến định. Xuất phát từ đặc điểm của hiến pháp là đạo luật gốc các luật
khác chỉ là sự cụ thể hóa hiến pháp. Do đó, nguyên tắc suy đoán vô tội của luật TTHS
ngoài việc thể hiện nội dung chủ yếu của nguyên tắc hiến pháp cần có sự bổ xung
những nội dung mới phù hợp với tính chất đặc thù của luật TTHS. Nói như GS.TSKH
Đào Trí Úc: Quan hệ giữa nguyên tắc của pháp luật là mối quan hệ giữa cái chung và
riêng Do vậy, nguyên tắc của Hiến pháp khi áp dụng vào luật TTHS cũng phải đươc cá
biệt hóa. Bộ luật TTHS Việt Nam 2003 không quy định cụ thể về “ Nguyên tắc suy
đoán vô tội”
26
Như vậy, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật TTHS Việt Nam là
chưa đầy đủ. Chúng tôi đồng tình với Thạc Sĩ Trịnh Quốc Toản là cần phải quy định
nguyên tắc suy đoán vô tội trong cùng một điều luật với đầy đủ nội dung sau: Trong
tất cả các giai đoạn TTHS bị can, bị cáo không bị coi là có tội. Bị cáo chỉ bị coi là có
tội sau khi có bản án của tòa án độc lập và không thiên vị theo đúng trình tự thủ tục
luật TTHS quy định: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến
hành tố tụng. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can, bị cáo nếu không được loại trừ
theo thủ tục trình tự luật TTHS quy định phải được giải thích có lợi cho bị can, bị cáo,
bản án kết tội không được dựa trên những chứng cứ giả định. Bộ luật TTHS 2015 đã
ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội với đầy đủ nội dung của nguyên tắc này.
Người bị buộc tội được coi là có tội khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục
do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không căn cứ để buộc tội, kết tội thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng phải làm thủ tục theo đúng quy định và kết luận người bị buộc tội không có
tội.
1.2.2.5. Quyền được bào chữa
Quyền bào chữa chỉ xuất hiện khi có một cáo buộc trong TTHS là cáo buộc từ
phía nhà nước. Chính vì vậy, quyền bào chữa trong TTHS của người bị buộc tội là một
trong những quyền con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế như
Tuyên ngôn nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về quền dân sự và chính trị 1966 và
được hiến pháp và pháp luật nhiều Quốc gia trong đó có Việt Nam ghi nhận và đảm bảo
thực hiện theo quy định trong Hiến pháp, cụ thể Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam quy
định: “ Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ
người khác bào chữa cho mình”.Hiến pháp 2013 quy định cụ thể hơn: Người bị bắt,
tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư
hoặc người khác bào chữa.
GS, TS. Hoàng Thị Minh Sơn đưa ra quan điểm của mình về quyền bào chữa như
sau: Quyền bào chữa bị can, bị cáo là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định bị
can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc giảm
27
nhẹ trách nhiệm cho họ”[28, tr.10]. Như vậy, quyền được bào chữa được hiểu là
quyền của người bị buộc tội trong việc đưa ra lý lẽ, chứng cứ, để bảo vệ quyền lợi cho
mình.
Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa là việc kiểm tra, xác minh, điều tra phải
xem xét một cách toàn diện trên hai phương diện bảo vệ quyền con người trong TTHS
và bảo đảm cho việc xác định sự thật của vụ án. Việc thực hiện nguyên tắc này trên
thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; giúp cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án giải
quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
1.2.3. Sự cần thiết phải bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam
Chúng ta đang xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân. Một trong những đặc
điểm của NNPQ đó là quyền con người trong đó coa quyền con người trong các lĩnh
vực cụ thể như tạm giữ, tạm giam được ghi nhận và bảo vệ. Chính vì vậy ý nghia đầu
tiên của việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là thể hiện và
cụ thể hóa đặc điể của NNPQ mà chúng ta đang xây dựng. Pháp luật TTHS có vị trí
quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người thông qua việc “chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời
mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” hướng tới
mục đích “góp phần bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo
dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.
- Bảo đảm quyền của người trong tạm giữ, tạm giam thể hiện quyết tâm của
Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc cải cách tư pháp vì quyền con người, là sự thể
hiện trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác đối với
quyền của của người bị tạm giữ, tạm giam. bảo vệ quyền con người trong tạm giữ, tạm
giam còn thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, xã hội trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền của người bị tạm giữ, tạm
giam nói riêng. Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm gia cũng là cách thức nhằm
đạt tới mục đích của TTHS.
28
- Bảo đảm quyền con người trong tạm giữu, tạm giam nhằmhướng tới một nền tư
pháp hiện đại, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người: Trong quan hệ tạm giữ, tạm
giam trong TTHS thể hiện tính chất bất bình đẳng và vì thế luôn đặt ra nhu cầu cần
phải bảo vệ những người bị “yếu thế” là người bị tạm giữ, tạm giam. Tức là các quyền
của họ thường dễ bị xâm phạm nếu không có các biện pháp bảo đảm từ phía Nhà
nước. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, trong quá trình tạm giữ, tạm giam
đều có thể dẫn đến những nguy cơ xâm hại các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam
nhưng TTHS trong NNPQ đòi hỏi tiêu chí về bảo vệ các quyền luôn được đề cao. Bên
cạnh đó hoạt động TTHS bảo đảm quyền “được coi là trục xoay của toàn bộ các hoạt
động TTHS, là tâm điểm chú ý của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, của cải
cách tư pháp” [141, tr.197]. Do vậy, bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam
được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết.
- Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam góp phần bảo đảm tính
minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động TTHS. Bảo đảm quyền của người bị
tạm giữ, tạm giam đáp ứng yêu cầu xác định tội phạm một cách khách quan, toàn diện,
xử lý công minh không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo
đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động TTHS, đảm bảo nguyên tắc
công bằng trong luật hình sự, góp phần duy trì và đảm bảo trật tự pháp luật, trật tự an
toàn xã hội; thể hiện sự dân chủ và phản ánh giá trị của cộng đồng để tạo niềm tin cho
người dân rằng trình tự cũng như kết quả của việc tố tụng là công bằng.
- Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam góp phần thực hiện đúng
đắn nội dung các quy định và thực hiện các nguyên tắc trong TTHS Trong TTHS yêu
cầu đặt ra là phải tuân thủ các nguyên tắc trong TTHS. Đó là nguyên tắc tôn trọng và
bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi
công dân trước pháp luật; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo; nguyên tắc suy đoán vô tội; Những nguyên tắc trong TTHS là những
quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, làm nền tảng cho hoạt động xét xử. Trên cơ sơ thực hiện
tốt các nguyên tắc trong tố tụng các cơ quan THTT mới có đủ điều kiện để xác định sự
thật khách quan của vụ án.
29
- Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam nhằm hạn chế sự vi phạm
trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị tạm giữ, tạm giam .
Trong quan hệ pháp luật TTHS, bị cáo được coi là người có vị trí trung tâm và cũng có
đủ các quyền của con người với tư cách là cá nhân, công dân. Tuy nhiên, để thực hiện
chức năng đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả và căn cứ trên các dấu hiệu
cấu thành tội phạm, pháp luật quy định cần thiết phải áp dụng những biện pháp cưỡng
chế tố tụng đối với người bị buộc tội. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị hạn
chế một số quyền. Không chỉ là việc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong TTHS,
mà trước đó, trong giai đoạn khởi tố, điều tra, với tư cách là người bị tạm giữ, bị can,
các quyền của bị cáo có thể đã có “nguy cơ” bị xâm phạm nhiều nhất. Do vậy, cần
phải có những biện pháp bảo vệ vừa phòng ngừa những vi phạm pháp luật từ các cơ
quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng vừa bảo đảm cho bị cáo thực hiện
quyền của họ.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam
1.3.1. Thể chế pháp lý
Bảo vệ quyền con người trong tạm giữ tạm giam là nhiệm vụ rất quan trọng của
nhà nước. Việc bảo vệ quyền con người trước hết phải bằng thể chế pháp lý. Đó chính
là các quy định của pháp luật làm nền tảng cho việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh
vực tạm giữ, tạm giam Chính vì vậy pháp luật có liên quan chặt chẽ đến việc thi hành
pháp luật trong tạm giữ, tạm giam nhằm bảo vệ quyền con người nói chung và bảo
vệ quyền của người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng
Pháp luật là yếu tố tiên quyết, cơ bản cho bảo đảm quyền con người, quyền công
dân là vì:
- Thứ nhất, pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của cá nhân, cho phép cá
nhân hoạt động trong phạm vi nhất định một cách tự giác, không sai lầm trên cơ sở
nhận biết về sự tồn tại của quyền chủ thể, từ đó mà sử dụng quyền theo nhu cầu và lợi
ích cá nhân của mình.
- Thứ hai, thông qua pháp luật, nội dung của quyền, phương thức thực hiện
quyền, phạm vi cụ thể của quyền mới được xác định.
30
- Thứ ba, cũng thông qua pháp luật nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân và các chủ thể khác như Nhà nước, các tổ chức trong xã hội
mới được xác định.
- Thứ tư, qua pháp luật, những giới hạn về quyền mới được chấp nhận từ đó mà
xác định rõ trách nhiệm pháp lý của công dân khi lợi dụng, lạm dụng quyền cũng như
xác định các nghĩa vụ công dân mà việc thực hiện chúng là tiền đề để công dân thực
hiện quyền.
- Thứ năm, chỉ thông qua pháp luật, hành vi xâm hại quyền của công dân bị xử
lý, quyền công dân mới được khôi phục lại, tức là công dân mới có thể yêu cầu về việc
bồi thường thiệt hại do lỗi của các chủ thể khác.
Pháp luật càng phát triển thì quyền của con người càng phát triển và pháp luật
bảo vệ cho công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội và để Nhà nước nhận biết
đúng về giới hạn của việc thực hiện quyền lực của mình.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã công bố Bộ luật hình sự 2015 và có
hiệu lực từ 1/7/2016 đã cơ bản khắc phục những tồn tại, hạn chế của BLTTH 2003.
Trong đó quy định những “Nguyên tắc cơ bản” trong TTHS mà khi thực hiện việc tạm
giữ, tạm giam các cơ quan THTT và cơ quan quản lý giam giữ dựa trên tinh thần đó
thể thực hiện nhệm vụ của mình. Đây là những những nguyên tắc mà mọi chủ thể thể
tham gia và TTHS, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải quán triệt, tuân thủ
nghiêm ngặt để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của BLTTHS trong đó có nhiệm vụ phải
bảo đảm được quyền con người trong tạm, tạm giam.
Thứ nhất đã đưa ra nguyên tắc “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân”. Nguyên tắc này thể hiện các cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng phải đảm bảo các quyền này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự;
Thứ hai: Nguyên tắc “Suy đoán vô tội”. Là trong những nguyên tắc cơ bản khi
tham gia tiến hành tố tụng trách oan sai và bổ sung đầy đủ nội dung là: “Người bị buộc
tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ
luật này quy định và có bản án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể
làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì
31
cơ quan, người có thẩm quyền phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.
Bên cạnh đó, còn có các nguyên tắc khác là: “Bảo đảm quyền bào chữa của
người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”. Theo đó,
người bị buộc tội không chỉ bao gồm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như hiện hành,
mà còn gồm cả người bị bắt;
Như vậy có thể thấy rằng những quy định pháp luật chặt chẽ hay bất cập trong
TTHS và trong mô hình tổ chức Tòa án đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến
việc bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo tùy từng trường hợp cụ thể.
Ngoài Hiến pháp và Bộ luật TTHS, hiện nay chúng ta có một đạo luật chuyên
ngành trực tiếp điều chỉnh hoạt động tạm giữ, tạm giam đó là Luật Thi hành Tạm giữ,
tạm giam năm 2015. Trong đạo luật này đã cụ thể hóa các quyền của người bị tạm giữ,
tạm giam của Hiến pháp 2013 và BLTTHS năm 2015. Cụ thể:
Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam đã quy định những nguyên tắc của tạm giữ tạm
giam trong đó có nguyên tắc như: Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền con người,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy
bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; bảo đảm cho người bị tạm giữ,
người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu
không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan; áp dụng các biện pháp quản
lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính,
sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc
điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người, quyền công
dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong
quản lý giam giữ, Luật Thi hành tạm giưc, tạm giam đã nghiêm cấm các hành vi xâm
phạm đến quyền con người của người tạm giữ, tạm giam như nghiêm cấm tra tấn, truy
bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục
con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị tạm giữ, người bị tạm giam; giam giữ người trái pháp luật; cản trở người bị
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOTĐề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù CátLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Khóa luận ZALO 0909232620
 
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụngNguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽmLuận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
nataliej4
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
nataliej4
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ công chứng của Văn phòng công chứng
Đề tài: Chất lượng dịch vụ công chứng của Văn phòng công chứngĐề tài: Chất lượng dịch vụ công chứng của Văn phòng công chứng
Đề tài: Chất lượng dịch vụ công chứng của Văn phòng công chứng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
nataliej4
 

What's hot (15)

Đề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOTĐề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu kiện về lĩnh vực đất đai của Tòa án, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù CátLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
 
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụngNguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng
 
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAY
 
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽmLuận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ công chứng của Văn phòng công chứng
Đề tài: Chất lượng dịch vụ công chứng của Văn phòng công chứngĐề tài: Chất lượng dịch vụ công chứng của Văn phòng công chứng
Đề tài: Chất lượng dịch vụ công chứng của Văn phòng công chứng
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
 

Similar to Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk

Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NuioKila
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.doc
Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.docBảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.doc
Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.doc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luậtĐề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAYLuận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOTQuyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người - Gửi miễn p...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người - Gửi miễn p...Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người - Gửi miễn p...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
jilonytala
 
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAYLuận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dânLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tùQuyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOTĐề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
 Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
hieu anh
 
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOTLuận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAYBảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánĐề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk (20)

Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
 
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.doc
Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.docBảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.doc
Bảo Đảm Quyền Bào Chữa Trong Luật Tố Tụng Hình Sự.doc
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luậtĐề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAYLuận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
 
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOTQuyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
Quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra, HOT
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người - Gửi miễn p...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người - Gửi miễn p...Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người - Gửi miễn p...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền con người - Gửi miễn p...
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
 
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAYLuận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dânLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
 
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tùQuyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
 
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOTĐề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, HOT
 
Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
 Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOTLuận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
 
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAYBảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
 
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánĐề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 

Recently uploaded (18)

100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 

Luận văn: Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam tỉnh Đắk Lắk

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ĐÌNH PHƯƠNG QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8. 38. 01. 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. HOÀNG THẾ LIÊN ĐẮK LẮK - NĂM 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận văn Trần Đình Phương
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các quý Thầy Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Văn Thuận đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn T Trần Đình Phương
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn...................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn......................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ................................................................. 4 3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn ............................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 5 5.1. Phương pháp luận của luận văn ..................................................................... 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn......................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM .......................................................................................................... 7 1.1. Khái niệm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam................................... 7 1.1.2. Khái niệm quyền con người...................................................................... 14 1.1.2. Đặc điểm quyền con người ....................................................................... 16 1.2. Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam................................................. 17 1.2.1. Nội dung quyền con người trong tạm giữ, tạm giam................................ 17 1.2.3. Sự cần thiết phải bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam..... 27 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam................ 29 1.3.1. Thể chế pháp lý ......................................................................................... 29 1.3.2. Tổ chức bộ máy......................................................................................... 33 1.3.3. Đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán ...................................... 36
  • 5. 1.3.4. Cơ sở vật chất và nguồn lực kinh phí........................................................ 38 Tiểu kết Chương 1............................................................................................... 39 Chương 2: THỰC TRẠNG QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM Ở TỈNH ĐẮK LẮK................................................................................. 41 2.1. Khái quát về người bị tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk........................... 41 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, cơ sở vật chất tại các cơ sở tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk............................................................................................................... 41 2.1.2. Tình hình người bị tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk............................. 44 2.2. Thực trạng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk....... 49 2.2.1. Quyền không bị bắt giam tùy tiện............................................................. 49 2.2.2. Quyền không phân biệt đối xử và đối xử bình đẳng................................. 50 2.2.3. Quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục ................................................................................................................ 52 2.2.4. Quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án............................................................................................ 53 2.2.5. Quyền được bào chữa................................................................................ 54 2.3. Đánh giá chung thực trạng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tình Đắk Lắk............................................................................................................... 55 2.3.1. Những kết quả đạt được............................................................................ 55 2.3.2. Những hạn chế, yếu kém........................................................................... 57 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém .............................................. 59 Tiểu kết Chương 2............................................................................................... 62 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM TỪ THỰC TIỂN TỈNH ĐẮK LẮK............ 63 3.1. Quan điểm bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn tình Đắk Lắk........................................................................................................ 63
  • 6. 3.2. Giải pháp bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tình Đắk Lắk....................................................................................................................... 65 3.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý........................................................................ 65 3.2.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy ........................................................................ 68 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán..... 70 3.2.4. Bảo đảm cơ sở vật chất và nguồn lực kinh phí......................................... 73 3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quyền con người......... 74 Tiểu kết Chương 3............................................................................................... 76 KẾT LUẬN......................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 78
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 NNPQ Nhà nước pháp quyền 2 XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 TTHS Tố tụng hình sự 4 BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự 5 THTT Tiến hành tố tụng 6 ĐƯQT Điều ước quốc tế 7 CSĐT Cảnh sát điều tra 8 ĐTV Điều tra viên
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Quyền con người là quyền tự nhiên gắn với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, là những mối quan hệ tác động qua lại lẩn nhau, phát huy và củng cố các mối liên hệ, các phối hợp hành động giữa con người và con người, tránh các mâu thuẫn qua lại giữa họ, trên cơ sở kết hợp tự do cá nhân với tự do của những người khác, với hoạt động của Nhà nước và xã hội. Những quyền của con người như quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, được bất khả xâm phạm về thân thể, được tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do tham gia vào các quá trình chính trị là những điều kiện cần thiết để con người tổ chức đời sống trong xã hội văn minh và cần phải được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ một cách vô điều kiện. Ở Việt Nam, bảo đảm quyền con người là vấn đề quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, bảo vệ bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Bộ Luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, v.v... Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân bằng việ ghi nhận các quyền con người và quyền công dân trong Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta. Các quy định về bắt người, tạm giữ, tạm giam là một trong các quy định nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của nhân dân và của cả bị can, bị cáo, của người bị bắt. Những quy định của Hiến pháp, Bộ Luật tố tụng hình sự, luật tạm giữ tạm giam về bắt, tạm giữ, tạm giam đều góp phần phát huy tính dân chủ , tăng cường hơn nữa hiệu lực của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh. Khi bị bắt thì người bắt người, tạm giữ, tạm giam bị hạn chến một số quyền công dân, quyền con người của người bị bắt. Để đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao ý thức pháp luật, ý thức chính trị và đạo đức công vụ cho những cán bộ này; thực hiện tốt chế độ báo cáo đối với cơ quan có thẩm quyền; đảm bảo cơ chế kiểm tra, giám sát của thẩm quyền và nhân dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN)
  • 9. 2 của dân, do dân, vì dân, bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam đã bộc lộ những yếu kém, bất cập; việc nhận thức không đầy đủ về tính chất, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bắt người, tạm giữ, tạm giam cũng như các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án làm cho quá trình vận dụng thiếu chính xác dễ dẫn đế tùy tiện, trái pháp luật, xâm hại đến quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân. Không ít trường hợp các cơ quan và người tiến hành tố tụng chưa nắm vững các nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ, thủ tục đưa vào nhà tạm giữ, trại tạm giam nên vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi công vụ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bắt người, tạm giữ, tạm giam không đúng trình tự thủ tục là do nhận trình độ, năng lực, nhận thức pháp luật và sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan tố tụng còn hạn chế, ý thức pháp luật trong công việc chưa được đề cao. Trong qua trình hoạt động tố tụng, khi cơ quan tố tụng thực hiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam cần thực hiện mộ cách khánh quan và thận trọng, chính xác nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để đảm bảo quyền con người trong tạm giữ, tạm giam đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận, pháp lý cần phải được giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” là yêu cầu khách quan và tất yếu, cấp thiết cả về lý luận, pháp lý và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk”, chúng tôi thấy các nhà khoa học đã tiếp cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau: Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung, quyền con người trong hoạt động tư pháp và trong tố tụng hình sự đã được nhiều độc giả nghiên cứu từ những góc độ và cấp độ khác nhau. Từ góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong NNPQ có các công trình của các tác giả sau: Trần Ngọc Đường, "Quyền con người, quyền công
  • 10. 3 dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004; Đinh Văn Mậu, "Quyền lực Nhà nước và quyền con người", Nhà xuất bản Tư pháp, 2003; Tường Duy Kiên, "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người", Nhà xuất bản Nghề luật, 2004;… Quyền con người là một quyền thiên liêng cao cả nên luật quôc tế cũng như Việt Nam đều quy định một cánh rõ ràng và đầy đủ, cụ thể: "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay", của Nguyễn Huy Hoàng, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2005; "Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn. xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam" do GS.TSKH Lê Văn Cảm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS Trịnh Quốc Toản đồng chủ biên, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006; "Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người" - đề tài nghiên cứu khoa học, chủ trì TS. Nguyễn Ngọc Chí - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; "Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam", của Nguyễn Quang Hiền, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2008; "Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam", sách chuyên khảo của TS Trần Quang Tiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004;... Trong các công trình này, các tác giả nghiên cứu việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp nói chung, kể cả hình sự, dân sự. Thực tế thì số tác giả củng đã có những đề tài nghiên cứu về quyền con người nhưng dưới nhiều góc độ khác nhau, người cứu về Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự, các thủ tục tố tụng hình sự, các biện pháp cưỡng chế tố tụng liên quan đến quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam. Cuốn sách về “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực Asean " do Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân thuộc Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội phát hành đã đề cập tới quyền của con người dưới góc nhìn của khu vực; giới thiệu và phân tích khái quát thực tiễn nhân quyền tại các quốc gia trong khu vực, sự hình thành chuẩn mực, các cơ chế khu vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cũng như vai trò chủ thể khác nhau ở Asean (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ sở giáo dục, nghiên cứu...) Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công trình khoa học, các bài báo, luận văn, luân án, sách chuyên khảo trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng
  • 11. 4 tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về quyền con người trong tạm giữ, tạm giam. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt về quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk, luận văn là công trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về “Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”, dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Với kết quả nghiên cứu đề tài của luận văn, chúng tôi hy vọng sẽ cố gắng, tìm hiểu, nghiên cứu để khắc phục tình trạng nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quyền con người trong tạm giữ tạm giam và thực trạng bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk để đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được nội dung trên, luận văn đặt ra những cách thức, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về quyền con người trong tạm giữ, tạm giam thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và sự cần thiết phải bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam. Thứ hai, phân tích thực trạng bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian từ 2014 đến nay, qua đó đánh giá về những kết quả đạt được; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này. Thứ ba, đề xuất các quan điểm và giải pháp toàn diện, có hệ thống và tính khả thi nhằm bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hiện hành và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk.
  • 12. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Dưới góc độ nghiên cứu của Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk là vấn đề có nội dung rộng lớn và phức tạp. Vì vậy, về không gian luận văn nghiên cứu quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian từ 2014 đến nay. Về nội dung, luận văn nghiên cứu về các quyền con người trong tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật hiện hành. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh pháp luật, dự báo để chọn lọc những tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở các địa phương có điều kiện tự nhiên, văn hóa pháp lý tương đồng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ sung quan trọng vào lý luận và thực tiễn Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam - một nhóm chủ thể dễ bị tổn thương bị tước bỏ quyền tự do đi lại và một số quyền khác. Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về quyền con người; về hoạt động tố tụng hình sự. Những giải pháp được luận giải thuyết phục từ cơ sở để xuất đến nội dung giải pháp và các điều kiện bảo đảm thực hiện từng giải pháp trong luận văn sẽ giúp các nhà quản lý trong tham mưu, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam.
  • 13. 6 7. Kết cấu của luận văn Bố cục Luận văn được sắp xếp như sau gồm: Lời cảm ơn, lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền con người trong tạm giữ, tạm giam; Chương 2: Thực trạng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk; Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở tỉnh Đắk Lắk.
  • 14. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM 1.1. Khái niệm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam Để làm rõ khái niệm quyền con trong tạm giữ, tạm giam bắt đầu từ khái niệm tố tụng hình sự (TTHS). Bởi lẽ, đây là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của nhà nước và cũng là lĩnh vực mà quyền con người dễ bị xâm phạm nhất và hậu quả của nó nặng nề nhất, vì nó động chạm đến quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm... Bên cạnh đó, tạm giữ, tạm giam cũng là một trong những biện pháp cưỡng chế khá phổ biến trong tố tụng hình sự và tác động trực tiếp nhất đến quyền con người. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thực hiện dưới hành vi cố ý, hoặc vô ý và có lỗi, xâm phạm đến quyền và lợi ích của các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực chỉ xuất hiện khi xã hội có giai cấp và nhà nước. Lịch sử nhà nước và pháp luật cho thấy đấu tranh ngăn ngừa tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ nhà nước nào. Muốn phát hiện tội phạm và người phạm tội đưa người này ra xử lý trước pháp luật. Mỗi nhà nước điều có những cách thức, thủ tục khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất nhà nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức....Tuy nhiên, thủ tục đưa người phạm tội ra xử lý được gọi dưới một tên chung là thủ tục tố tụng. Như vậy, “TTHS là trình tự do pháp luật quy định cách thức hiện các quy định của pháp luật để xác minh, kiểm tra, điều tra các vụ việc, phát hiện nhanh chóng, chính xác, để mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xử lý kịp thời mọi hành vi tội phạm”. Như vậy, định nghĩa trên cho thấy nhiệm vụ bao trùm nhất TTHS là “phát hiện” và “xử lý” tội phạm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực TTHS, quyền lực nhà nước rất mạnh. Bằng một hệ thống cơ quan cưỡng chế tác động đến con người phạm bằng các biện pháp cưỡng chế đặc biệt như bắt, tạm giữ, tạm giam để phát hiện xử lý tội phạm. Khi quyền lực nhà nước mạnh như thế dẫn đến hệ quả là phía bên kia của TTHS là người bị buộc tội ở vị trí rất rất yếu. Một bên mạnh, một bên yếu dễ dẫn đến quyền của bên yếu sẽ bị xâm
  • 15. 8 phạm. Chính vì vậy để “quân bình” lực lượng thì phải tăng quyền cho bên người bị buộc tội, có phương pháp, có cơ hội bảo vệ quyền của mình, đó là quyền tối thiểu của con người. Nhưng cần lưu ý, vẫn còn đó phía bên kia của vấn đề là số phận của những người bị tình nghi yếu thế. Vừa phát hiện được tội phạm, vừa bảo vệ quyền con người đó là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của hoạt động TTHS. Nhưng TTHS trong nhà nước văn minh và nhân đạo đặt ra đòi hỏi đó. Như vậy, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt, tạm giữ, tạm giam là một trong phương tiện để phát hiện và xử lý tội phạm trong TTHS. Cũng từ đây, đặt ra yêu cầu phải bảo vệ được quyền con người khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế này. Các đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tạm giữ, tạm giam được gọi là người tham gia tố tụng (hay bên bị buộc tội như TTHS một số nước quan niệm). Trong TTHS Việt Nam là người bị tạm giữ và người bị tạm giam. Đây là hai đối tượng cần phải bảo vệ quyền con người đầu tiên và quan trọng nhất trong TTHS. Để làm rõ khái niệm người bị tạm, tạm giữ phải xuất phát từ khái niệm “ buộc tội” trong TTHS. Bởi lẽ, khi và chỉ khi có sự buộc tội thì mới xuất hiện người bị buộc tội (trong đó có người bị tạm giữ, tạm giam) và mới xuất hiện các biện pháp cưỡng chế TTHS. Buộc tội là cơ sở pháp lý đầu tiên để áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS và xuất hiện yêu cầu bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam. Người bị buộc tội là người bị cơ quan điều tra, viện kiểm sát cho rằng đã thực hiện hoặc có dấu hiệu thực hiện một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Theo quy định của pháp luật thì cũng chưa có văn bản tố tụng nào trực tiếp buộc tội đối với người bị tạm giữ. Chúng tôi không nhất trí với quan điểm này, bởi lẽ cơ sở để áp dụng biện biện pháp tạm giữ, tạm giam và làm xuất hiện người tham gia tố tụng là người bị tạm giữ, tạm giam chính sự buộc tội. Chính vì vậy đặc điểm đầu tiên của người bị tạm giữ, tạm giam đó chính là họ là người bị buộc tội. Mặt khác chỉ khi bị buộc tội mới có căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm đối với họ và bảo vệ được quyền con người của họ, Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điểm d, khoản 1 Điều 4 Bộ luật TTHS 2015).: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của luật TTHS là phòng ngừa, ngăn chặn
  • 16. 9 tội phạm, xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm. Để thực hiện được nhiệm vụ này Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2015 có nhiều chế định, quy phạm cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nhiều biện pháp cụ thể trong quá trình phát hiện xử lý người phạm tội. Một trong những biện pháp ngăn chăn, các biện pháp ngăn chặn. Việc quy định của pháp luật TTHS và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong thực tế phải đảm bảo các nguyên tắc suy đoán vô tội. Về mặt khái niệm: “ Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong TTHS áp dụng đối với bị can bị cáo, người phạm tội quả tang và người cần phải bắt trong trường hợp khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn tội phạm của họ, ngăn chặn những người đó gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và tiếp tục phạm tội hoặc trốn [18, tr.12] Mặc dù xuất hiện trong giai đoạn điều tra và do cơ quan điều tra thực hiện nhưng các biện pháp cưỡng chế TTHS nêu trên là biện pháp ngăn chặn chứ không phải biện pháp điều tra. Thật nguy hiểm nếu ai đó nhầm lẫn biện pháp ngăn chặn là biện pháp điều tra bởi như vậy sẽ dẫn đến tình trạng để thuận lợi cho việc điều tra các cơ quan điều tra sẽ lạm dụng các biện pháp tạm giam, bắt khẩn cấp….xâm phạm đến quyền con người của những người bị tình nghi. Biện pháp ngăn chặn không phải là hình phạt mà nó chỉ là biện pháp cưỡng chế TTHS có tính chất tạm thời trước khi có bản án hiệu lực pháp luật kết tội một người có tội hay không được áp dụng đối với người bị tình nghi, bị cáo, những người bị nghi là đã thực hiện tội phạm. Biện pháp ngăn chặn có thể bị huỷ bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác bởi không chỉ là toà án mà bất kỳ các cơ quan tiến hành tố tụng nào trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào trước khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật nếu nó không cần thiết. Một trong những biện pháp ngăn chặn cơ quan THTT được áp dụng đó chính là biện pháp tạm giữ, tạm giam. Từ việc áp dụng biện pháp tạm giữ tạm giam này làm xuất hiện chủ thể bị áp dụng hai biện pháp cưỡng chế này là người bị tạm giữ và người bị tam giam. Khoản 1 Điều 59 Bộ luật TTHS 2015 quy định: Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định
  • 17. 10 tạm giữ. Người bị tạm giữ có đặc điểm sau đây: Thứ nhất, đã có dấu hiệu cho rằng họ thực một tội phạm quy định trong BLHS. Theo tính thần của nguyên tắc suy đoán vô tội: không ai bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật thì người bị tạm giữ chưa bị khẳng định là có tội mà mới có dấu hiệu thực hiện tội phạm trên thực tế. Đối với người bị tạm giữ, cơ quan quan có thẩm quyền không buộc phải xác định tội phạm do người tạm giữ thực hiện ở mức chung nhất và có thể chưa đầy đủ các dâu hiệu cấu thành của cấu thành tội phạm. Nhưng để đáp ứng yêu cầu không bỏ lọt tội phạm và yêu cầu phát hiện nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội thì cần thiết phải tạm giữ người bị tình nghi. Thứ hai, người bị tạm giữ có thể là ngừời chưa bị khởi tố về hình sự, đó là những ngừời bị bắt trong trường hợp khẩn cấp theo Bộ luật TTHS 2005 và người bị giữ khẩn cấp theo Bộ luật TTHS 2015, phạm tội quả tang, trừờng hợp phạm tội tự thú trước khi hành vi phạm tội bị phát hiện và khởi tố, và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Thứ ba, người bị tạm giữ cũng có thể là người đã bị khởi tố về hình sự bao gồm: bị can, bị cáo, người đã bị kết án nhưng bỏ trốn, người đang chấp hành án bỏ trốn nhưng bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ngừời phạm tội ra đầu thú và đã có quyết định tạm giữ đối với họ. Do đó, pháp luật coi người bị tạm giữ là người tham gia TTHS, có các quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Thứ tư, người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp (hoặc bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo Bộ luật TTHS 2015), bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú thì điều kiện đủ để họ trở thành người bị tạm giữ là đối với họ phải có quyết định tạm giữ. Một người bị bắt trong các trường hợp nêu trên hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú mà không có quyết định tạm giữ thì cũng không phải là người bị tạm giữ. - Họ đã bị buộc tội bằng bản án kết tội chưa có hiệu lực của tòa án, hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp chờ thi hành hình phạt tử hình, quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, hoặc quyết định dẫn độ. - Người bị tạm giam bị hạn chế đi một số quyền công dân của người bị tạm giam,
  • 18. 11 nhưng không phải là bị luật pháp tước bỏ hết các quyền con người, quyền công dân của người bị tạm giam mà chỉ là hạn chế trong một thời gian nhất định do các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành theo luật định. Khi áp dụng biện pháp tạm giam, mục đích là để ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội và ngăn chặn tội phạm có thể xảy ra, phục vụ cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả cao. Họ đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của Bộ luật TTHS. Tạm giam là biện pháp tước bỏ tự có thời hạn do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng với bị cáo, người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ để ngăn chặn, có thể bỏ trốn, gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử, tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành bản án hoặc quyết định dẫn độ. Đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong TTHS nên để đảm bảo yêu cầu bảo vệ quyền con người của những người bị tạm giam, Bộ luật TTHS có quy định rất chặt chẽ và cụ thể về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam. Theo tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội: người bị buộc tội không bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị tam giam chưa phải là người có tội và không được đối xử với họ như người đã có tội (phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù); trại tạm giam khác với nhà tù, chế độ giam giữ khác với chế độ của tù nhân…. Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam là một một lĩnh vực đặc thù của quyền con người. Nó mang đầy đủ đặc điểm của quyền con người nói chung nhưng cũng có những dấu hiệu riêng. Từ khái niệm quyền con người, người bị tạm giữ, tạm giam sẽ làm cơ sở nghiên cứu về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam: - Thứ nhất, biện pháp tạm giữ, tạm giam liên quan đến quyền con người được quy định hoặc thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết mà thiếu nó cơ quan, người tiến hành tố tụng không thể hoàn thành việc xác định sự thật khách quan của vụ án, ngăn chặn tội phạm. Thứ hai, khi biện pháp tạm giữ, tạm giam đã được áp dụng trở nên không cần thiết nữa thì cần phải được hủy bỏ. Ví dụ: bị can bị tạm giam do có căn cứ là nếu
  • 19. 12 không áp dụng tạm giam bị can sẽ gây khó khăn cho việc điều tra (thông cung, mua chuộc, khống chế người làm chứng…), khi việc điều tra đã hoàn thành, tội phạm đã được chứng minh đầy đủ, khách quan thì căn cứ áp dụng tạm giam đã mất đi, do đó cơ quan tiến hành tố tụng phải hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp tạm giam đã áp dụng. Để làm được điều này, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng (điều 4 BLTTHS). Thứ ba, các biện pháp tạm giữ, tạm giam là hạn chế quyền con người nên cần được áp dụng khi cần thiết để đạt được mục đích của TTHS. Việc lạm dụng áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là một trong những biểu hiện phổ biến của vi phạm quyền con người trong hoạt động TTHS ở nước ta. Việc xác định mức độ cần thiết của biện pháp tạm giữ, tạm giam được thực hiện thường xuất phát từ thực tế hành vi phạm tội được thực hiện, nhân thân đối tượng được áp dụng cũng như căn cứ áp dụng biện pháp đó.Ví dụ: để ngăn chặn tội phạm, không để bị can tiếp tục phạm tội thì cần áp dụng biện pháp tạm giam đối với người đó. Còn trong trường hợp căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn là có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử thì có thể áp dụng các biện pháp khác nhau: nếu bị can có khả năng thông cung, hủy bỏ chứng cứ, khống chế người bị hại, người làm chứng… thì có thể áp dụng biện pháp tạm giam; nhưng nếu chỉ gây khó khăn ở hình thức không có mặt khi được triệu tập thì chỉ cần áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh là đủ. Hoạt động TTHS phải được thực hiện trên cơ sở coi trọng các yếu tố đó; bỏ qua hoặc coi nhẹ yếu tố này hay yếu tố khác nói trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đạt được mục đích tố tụng. Nếu muốn chứng minh tội phạm, xử lý tội phạm bằng bất cứ giá nào thì dễ dẫn đến vi phạm quyền con người; ngược lại nếu quá chú ý đến việc bảo đảm quyền con người thái quá mà không mạnh dạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng để phát hiện, chứng minh tội phạm thì sẽ làm cho hoạt động tố tụng thiếu hiệu quả, không thể phát hiện, xử lý kịp thời người phạm tội, thậm chí bỏ lọt tội phạm v.v… Thứ tư, việc bảo đảm quyền con người trong TTHS được thực hiện thông qua
  • 20. 13 các biện pháp khác nhau, nhưng tập trung ở biện pháp xây dựng và hoàn thiện các quy định của BLTTHS cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đặc biệt là các đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ việc tạm giữ, tạm giam bởi điều kiện này liên quan trực tiếp, cụ thể đến những quyền tự nhiên, cơ bản của bị tạm giữ, tạm giam. Quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam được thể hiện ở hai khía cạnh: Một là, xử lý người phạm tội trước pháp luật, qua đó bảo vệ quyền con người nói chung; Hai là, khi tiến hành tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải bảo đảm được quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ lạm dụng từ phía những người tiến hành tố tụng. Từ cách tiếp cận đó có thể đưa ra định nghĩa về quyền con người trong tạm giữ, tạm giam: “Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam là những giá trị cơ bản của con người chỉ dành cho con người khi họ bị tạm giữ, tạm giam mà Nhà nước có nghĩa vụ phải ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện trên thực tế”. Có thể thấy đó là các quyền: quyền được bào chữa, được nhận các quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật; quyền được xét xử trong thời gian luật định; quyền không bị truy bức, nhục hình; quyền bình đẳng trước pháp luật; bình đẳng trước tòa án v.v… Xét riêng ở phương diện quyền con người trong tạm giữ, tạm giam cho thấy, đây là nơi quyền con người chịu sự tác động rất lớn từ các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, đây cũng là nơi quyền con người rất dễ bị xâm phạm và hậu quả của việc quyền con người bị xâm phạm thường để lại hậu quả rất lớn cho xã hội. Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam do pháp luật TTHS quy định trên cơ sở phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, gồm các nhóm quyền về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản v.v… và các nhóm quyền tố tụng với tư cách là những người tham gia tố tụng bị tạm giữ, tạm giam. - Mọi người vi phạm pháp luật đều bị tòa án xét xử công bằng, công khai;
  • 21. 14 - Bộ luật hình sự 2015 đã quy đình rõ về quyền và nguyên tắc suy đoán vô tội; 1.1.2. Khái niệm quyền con người Mặc dù vấn đề quyền con người, quyền công dân đã được hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại nhưng do nó được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau (triết học, chính trị học, kinh tế học, luật học...), xuất phát từ những mục đích, màu sắc tư tưởng, lãnh địa chính trị của các quốc gia khác nhau…. Nên khái niệm quyền con người, quyền công dân vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau. Để làm sáng tỏ vấn đề quyền con người trong TTHS nói chung và quyền con người trong tạm giữ, tạm giam nói riêng cần xuất phát từ khái niệm chung về con người. Bởi lẽ, quyền con người trong tạm giữ, tạm giam là một khía cạnh, một biểu hiện của quyền con người trong một lĩnh vực đặc thù mà ở đó, quyền con người dễ bị có nguy cơ bị xâm phạm nhất là lĩnh vực tố tụng hình sự. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người, mỗi định nghĩa là một sự biểu hiện khác nhau về góc độ nhìn nhận về vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, tổng hợp lại các quan niệm đó được phân chia thành ba quan niệm chủ yếu, khác nhau về quyền con người như sau : - Quan niệm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con người là một thực thể tự nhiên, nên quyền con người phải là quyền "bẩm sinh", là "đặc quyền", nghĩa là quyền con người, quyền lợi của con người với tư cách là người, gắn liền với cá nhân con người, không thể tách rời. - Về quan niệm thứ hai: Không đồng quan niệm thứ nhất, quan niệm này chỉ đặt con người và quyền con người trong mối quan hệ xã hội nên nó được chế độ nhà nước, pháp luật điều chỉnh bảo vệ. [29, tr.35] Các tư tưởng ở quan niệm nay coi quyền con người là một khái niệm có tính lịch sử, đặt con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội.. - Quan niệm thứ ba: Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề quyền con người. Quan niệm này đã khắc phục được tính phiến diện, phản khoa học về con người, quyền con người ở các quan niệm trên [29, tr.36]. Xuất phát từ quan niệm coi con người vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm
  • 22. 15 của xã hội, con người mặc dù vẫn là một thực thể tự nhiên như các loài động vật khác, nhưng lại khác với loài động vật khác ở chỗ con người chỉ thực sự tồn tại với tư cách là một con người khi nó được tồn tại trong cộng đồng xã hội. Hai mặt này tồn tại biện chứng trong một con người. Trong cái tự nhiên của con người có mặt xã hội và trong cái xã hội của con người có mặt tự nhiên. Mặt này trở thành tiền đề cho mặt kia trong mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Xuất phát từ quan niệm này về quyền con người nên chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng vấn đề quyền con người: "Về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội": C.Mác cho rằng, con người là "động vật có khả năng tái sinh ra con người", con người là động vật cao cấp. Do đó, về mặt này, cũng như quan niệm thứ nhất, quyền con người trước hết là một thuộc tính tự nhiên. Từ quan điểm trên cho thấy, về bản chất, quyền con người bao gồm cả quyền tự nhiên và quyền xã hội. Quyền tự nhiên phải được đặt trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối, ràng buộc của xã hội, gắn liền với quá trình chinh phục tự nhiên và xã hội. Quyền con người chỉ được đặt ra khi nó tồn tại trong cộng đồng người. Khái niệm quyền con người chỉ xuất hiện khi con người bị những thực thể người khác xâm hại đến lợi ích của mình. Hoặc ngược lại, nếu con người tồn tại độc lập, không có mối liên hệ cộng đồng, không bị các thực thể khác trong cộng đồng tác động xâm hại đến lợi ích của mình thì không thể làm xuất hiện khái niệm quyền con người. Nhận thức khái niệm quyền con người với đầy đủ bản chất, thuộc tính của nó cho thấy quyền con người là một phạm trù phức tạp. Vì vậy, cần thiết phải đưa ra định nghĩa về quyền con người. Tuy nhiên, nếu chỉ đưa ra định nghĩa quyền con người với tư cách là một phạm trù riêng biệt của chính trị học, kinh tế học, triết học, luật học sẽ là điều phiến diện, không đầy đủ, vì như thế nó mới chỉ thể hiện được quyền con người dưới góc độ khoa học, mà không thể hiện được bản chất cũng như tính đa diện của vấn đề này. Hay nói cách khác, nó mới chỉ thể hiện trạng thái tĩnh của quyền con người. Khi bàn về Quyền con người, Ayn Rand định nghĩa rất xác đáng rằng “Quyền con người là điều kiện mà bản chất con người đòi hỏi để tồn tại một cách thích đáng”
  • 23. 16 [37]. Đây là những như nhu cầu rất tự nhiên (quyền tự nhiên) tối thiểu để mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội với tư cách một con người. Quyền con người có những đặc tính cơ bản như: tính bất khả xâm phạm (là tính tự nhiên của quyền con người), tính bất khả phân chia; tính bình đẳng của quyền con người. Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng quyền con người có tính phổ biến và tính đặc thù. Như vậy, định nghĩa trên về nhân quyền đã được khái quát hóa từ góc độ bản chất của vấn đề, được xem xét từ các đặc điểm của nó (so sánh giữa con người và động vật khác), và cũng được xem xét từ góc độ giới hạn, phạm vi của vấn đề. Định nghĩa này không chỉ khắc phục được tính phiến diện của các định nghĩa khác, mà nó còn xác định rõ ràng "ranh giới" của vấn đề, hạn chế của việc hiểu và vận dụng lệch lạc về quyền con người. Chúng tôi tán thành với khái niệm này. 1.1.2. Đặc điểm quyền con người Quyền con người có những tính chất cơ bản sau đây: Tính phổ biến: Quyền con người là quyền chung được áp dụng cho tất cả mọi người không có phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người, dù ở trong những chế độ xã hội nào, thuộc dân tộc, văn hóa truyền thống khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và sự tự do cơ bản. Tính đặc thù: Tính đặc thù của quyền con người là tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người, nhưng những quyển đó được hưởng còn phụ thuộc vào từng cá nhân như năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang sống. Tính không thể bị tước bỏ: Quyền con người là gắn với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, quyền đó không ai có thể tước bỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ: người bị tạm giữ, tạm giam khi bị tình nghi thực hiện tội phạm, tù nhân bị giam do thực hiện hành vi phạm tội. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: Các quyền con người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện quyền này sẽ ảnh hưởng đến thực hiện quyền
  • 24. 17 khác. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. Ví dụ: nếu một người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống cũng của họ và người thân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân chủ như quyền bầu cử hoặc quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội. 1.2. Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam 1.2.1. Nội dung quyền con người trong tạm giữ, tạm giam Bảo đảm các quyền con người, quyền cơ bản của công dân là bảo đảm các quyền đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác như Luật bầu cử, Bộ luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, Bộ luật TTHS, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam… Là con người và chỉ bị tạm thời hạn chế một số quyền con người, quyền công dân nên bị can, bị cáo có quyền được tôn trọng và bảo đảm các quyền được pháp luật quy định, trừ các trường hợp BLTTHS quy định khác nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ TTHS. Bên cạnh hai nhiệm vụ chính là không làm oan người không có tội và không bỏ lọt tội phạm như đã đề cập ở trên, nhiệm vụ của Tòa án còn có mối liên hệ chặt chẽ với việc đảm bảo việc thực hiện các nhóm quyền của bị can, bị cáo được quy định trong BLTTHS, đó là các nhóm quyền: được thông tin, được bảo vệ và trợ giúp pháp lý; nhóm quyền được tham gia tố tụng; nhóm quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng 1.2.2.1. Quyền không bị bắt giam tùy tiện Quyền tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong những quyền cơ bản nhất của con người được nhân loại thừa nhận. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Quyền tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, được cộng đồng thế giới thừa nhận và tôn trọng. Quyền này được quy định lần đầu tiên trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948, tại Điều 9 Tuyên ngôn đã quy định: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện”. Cụ thể, Điều 9 của Công ước năm 1966 đã quy định: “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị
  • 25. 18 tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định”. Theo đó, quy định trên được áp dụng đối với mọi đối tượng bị tước tự do, bao gồm cả người bị giữ, giam vì hành vi phạm tội, do tâm thần, nghiện ma túy hay phục vụ mục đích giáo dục, kiểm soát nhập cư. Khi bắt giữ người đều phải được thông báo vào lúc bị bắt những lý do vì sao họ bị bắt và phải được thông báo về sự buộc tội đối với họ”. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người bị bắt giữ biết được mình có bị bắt vì tội danh nào, lý do gì mình bị bắt, đảm bảo quyền được biết và quyền không bị bắt tùy tiện bởi một cơ quan có thẩm quyền xét xử. Các biện pháp tạm giữ, tạm giam được sử dụng với tính chất là biện pháp ngăn chặn, thì việc giam, giữ này phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định và phải bảo đảm quyền được thông tin cho bị can, quyền được tòa án quyết định tính hợp pháp của việc giam giữ. Trong đó, việc bắt giữ, giam người chỉ trong những trường hợp, điều kiện, trình tự thủ luật định và việc áp dụng các chế tài tước tự do đối với người phạm tội là cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả phòng, chống tội phạm, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích xã hội, quyền và lợi ích của cá nhân, đồng thời tăng cường giáo dục người phạm tội. Những nội dung trên nhằm bảo vệ quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện, độc đoán của mỗi người dân, buộc các cơ quan xét xử phải công tâm, làm việc khách quan và đúng pháp luật, tránh tình trạng lạm quyền, vi phạm luật pháp dẫn đến oan sai, truy tố người vô tội. Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS 2015 của Việt Nam đã thể hiện khá đầy đủ nội dung của quyền không bị bắt giữ tùy tiện của Luật quốc tế. Nên các cơ quan tiến hành tố tụng đựơc áp dụng các biện pháp ngăn chặn sau đây: Bắt tạm giữ, tạm giam, bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào các căn cứ sau đây: - Để kịp thời ngăn chặn tội phạm: Dưới góc độ luật hình sự thì tội phạm bao giờ cũng gây thiệt hại, đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
  • 26. 19 vệ. Do vậy việc ngăn chặn tội phạm gây thiệt hại cho xã hôi, làm giảm thiệt hại cho xã hội do phạm tội gây ra là việc làm cần thiết và là nhiệm vụ của nhà nước nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Tuy nhiên, áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn phải dựa vào căn cứ khi có căn cứ cho thấy bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra,truy tố, xét xử. Khi một người đã bị nghi thực hiện tội phạm (tức là phải dựa vào một số chứng cứ để nghi) thì theo quy luật chung họ thường có những hành vi, thủ đoạn gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi vì nếu không chứng minh đựơc một người phạm tội thì theo nguyên tắc suy đoán vô tội họ được coi là không phạm tội. Hành vi, thủ đoạn gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố,xét xử được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như xoá dấu viết tội phạm, tiêu huỷ chứng cứ, mua chuộc, đe doạ người làm chứng….Do đó việc áo dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ là cần thiết. Tuy nhiên, còn phải nhận thức rằng: Bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh tội phạm và sự vô tội của mình, ngăn chăn họ không gây khó khăn cho quá trình làm sáng tỏ vụ án là việc làm cần thiết. Làm sáng tỏ bản chất của vụ án được thể hiện dưới hai mặt: Xác định có tội phạm hay không. Do đó, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo không chỉ nhằm mục đích chứng minh họ không phải là người thực hiện hành vi tội phạm tức là làm rõ bản chất của vụ án. Nhận thức được như vậy mới thấy rõ được mục đích của TTHS là phát hiện xử lý kịp thời mọi tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Bởi vì trong thực tế có không ít những trường hợp bị can, bị cáo do nhận thức hạn chế, do sức ép từ nhiều phía không phạm tội nhưng vẫn cố tình gây khó khăn cho hoạt động tố tụng như bỏ trốn, tiêu huỷ chứng cứ nhằm che dấu tội phạm cho người khác. Căn cứ thứ hai để áp dụng biện pháp ngăn chặn là: Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và căn cứ cuối cùng là để đảm bảo thi hành án. Việc TTHS quy định các biện pháp ngăn chặn là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của luật TTHS. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là một trong các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong TTHS thực chất là hạn chế một, một số quyền của người bị tình nghi đụng chạm đến quyền tự nhiên, quyền của công dân của bị cáo như quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại…Do đó việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải tôn
  • 27. 20 trọng nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện ở chỗ: Không được áp dụng biện pháp ngăn chặn một cách tuỳ tiện, vô căn cứ. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn dựa vào các căn cứ nhất định. Tức là nếu không có các căn cứ quy định tại điều 79 BLTHS 2003 thì không được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Các căn cứ này không được áp dụng tuỳ tiện theo suy luận chủ quan của các cơ quan THTT mà phải dựa trên cơ sở các tài liệu chứng cứ và việc đánh giá các tài liệu chứng cứ này. Ví dụ để sử dụng căn cứ: Bị can, bị cáo gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng phải nghiên cứu các tình tiết của vụ án nghề nghiệp, nhân thân của bị can, bị cáo. Bởi vì trong thực tế không phải bị can nào cũng gây khó khăn cho hoạt động tố tụng và không phải bị can, bị cáo nào cũng muốn gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng. Hoặc khi sử dụng căn cứ: Bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội để áp dụng biện pháp ngăn chặn thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải có những chứng cứ ban đầu hoặc các chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá cho thấy việc bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội là có thể xảy ra chứ không phải dựa vào suy luận chủ quan về nhân thân của bị cáo mà kết luận. 1.2.2.2. Quyền không phân biệt đối xử và đối xử bình đẳng Bình đẳng trong TTHS là ngang bằng về cơ hội và quyền lợi giữa bên buộc tội (trong đó có người bị tạm giữ, tạm giam) và bên bị buộc tội. Do đó, khi tham gia tố tụng các bên phải có cơ hội ngang nhau để phản bác các ý kiến của bên đối tụng, nói cách khác phải đảm bảo sự bình đẳng cho các bên tham gia tranh tụng trong. Trong TTHS luôn luôn có sự đối lập về lợi ích. Do đó, cần đối xử với người bị buộc tội một cách công bằng và công minh khi phán quyết, cần đề cao giá trị quyền con người về mặt hình thức trong việc bảo vệ lợi ích của các bên. Để đạt được điều đó trong hệ tố tụng cần có những nguyên tắc nhất định như thẩm tra chéo, bình đẳng trước tòa án, tranh luận dân chủ. Trong tư pháp hình sự, một khía cạnh quan trọng đó là sự công bằng, để đạt được điều đó các bên có lợi ích đối lập nhau (bên buộc tội và bên gỡ tội) phải có sự “Bình đẳng vũ khí” bảo vệ quyền lợi trong tố tụng. Vì vậy khi tiến hành tố tụng người tiến
  • 28. 21 hành tố tụng phải xem xét một cách khách quan toàn diệnxử lý một cách bình đẳng giũa người tố cáo và người bị tố cáo vì vậy cần có sự tham gia của trợ giúp viên pháp lý, luật sư. Bình đẳng phải được coi như một nguyên tắc của TTHS không những trong khi xét xử mà ngay cả trước khi xét xử [10, tr.36]. Tư tưởng về bình đẳng trong tư pháp hình sự không còn trong khuôn khổ một nước mà được phát triển dưới góc độ toàn khu vực (nhiều quốc gia). Như tư tưởng bình đẳng, không phân biệt đối xử của các cá nhân thuộc các quốc gia trong khu vực chung châu Âu khi bị bắt giữ. Thể hiện tư tưởng bình đẳng trong tư pháp hình sự vượt khỏi biên giới quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển nhân quyền. Có quan điểm cho rằng, một số quốc gia sẽ tiến hành những phiên tòa TTHS mẫu, theo đó nếu ĐƯQT mà các nước thành viên tham gia ký kết trong một số phiên tòa hình sự của các nước này sẽ có thể có quan sát viên, quan sát đối chiếu với hệ thống các tiêu chuẩn xét xử để đảm bảo quyền bình đẳng và xét xử công bằng trong TTHS. Để bảo đảm quyền bình đẳng thì TTHS không những chỉ bảo vệ quyền cho bị cáo, bị can mà còn phải bảo vệ cả các quyền cho người bị tình nghi, người bị tố giác. Tư tưởng này cũng chỉ ra sự đối lập giữa truy tố tội ác và bảo vệ quyền của bị can, bị cáo, người bị tình nghi và cần có các giải pháp nhằm khắc phục có hiệu quả vi phạm các quyền của bị can, bị cáo, người bị tình nghi đã được pháp luật ghi nhận[8] với các tiêu chuẩn của xét xử công bằng, phải bảo vệ các quyền cần của bị can, người bị tình nghi trước khi xét xử, bình đẳng trong tiếp cận chứng cứ, cung cấp chứng cứ và bình đẳng trước Tòa án. Tất cả những người bị tình nghi phải được bảo đảm về quyền của họ trong suốt quá trình tố tụng. Khi giải quyết các vụ án hình sự có người bị hại là người đã bị tội phạm gây thiệt hại về vật chất, thể chất hoặc tinh thần. Để đạt tới sự công bằng thì quyền bình đẳng của người bị hại hoặc những người bảo vệ quyền lợi cho họ cũng phải bình đẳng đối với bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo, người bị tình nghi. Có như vậy thì người bị hại mới không bị "gây thiệt hại" một lần nữa do sự chậm chễ, kéo dài của tố tụng hoặc chính tố tụng lại tạo ra sự bất bình đẳng trong bảo vệ quyền của người bị hại
  • 29. 22 Trong các tác phẩm của mình, mặc dù Các - Mác không luận giải bình đẳng là gì, nguồn gốc của bình đẳng từ đâu nhưng ông lại cho ta thấy được tính hiện thực của bình đẳng bằng cách chỉ ra bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; chỉ ra thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích; sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể là điều kiện cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của tập thể; khái niệm xã hội được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, cao nhất là xã hội loài người (toàn thể nhân loại), thấp hơn là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc Như vậy, có thể thấy các lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh trong đó có tư pháp hình sự thì bình đẳng chỉ có được khi chú ý đến việc từng cá nhân có giá trị và được đối xử bình đẳng với các cá nhân khác trong xã hội. 1.2.2.3. Quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được đề cập trước hết trong Điều 5 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), trong đó nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Tra tấn được hiểu là: Các hành vi cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho người khác, nhằm mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Tuy nhiên, Điều này cũng nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Định nghĩa về tra tấn trong Điều 1 CAT hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong luật quốc tế về quyền con người và luật hình sự quốc tế[1] khi đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng và hoàn
  • 30. 23 cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này). Bên cạnh những khía cạnh đã được nêu cụ thể, một số khía cạnh khác liên quan đến nội dung Điều 7 ICCPR đã được HRC phân tích, đầu tiên là trong Bình luận chung số 7 (thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 của Ủy ban), và sau đó được sửa đổi và bổ sung trong Bình luật chung số 20 (thông qua tại phiên họp lần thứ 44 năm 1992 của Ủy ban). Sau đây là những nội dung tóm tắt của Bình luận chung số 20. Thứ nhất, mục đích của Điều 7 ICCPR là để bảo vệ cả phẩm giá và sự bất khả xâm phạm về thể chất và tinh thần của các cá nhân (đoạn 1). Thứ hai, việc cấm tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phải được duy trì trong mọi tình huống, kể cả trong hoàn cảnh khẩn cấp của quốc gia như quy định ở Điều 4 ICCPR. Không chấp nhận bất cứ lý do nào, kể cả về tình trạng khẩn cấp của quốc gia và mệnh lệnh cấp trên đưa ra để biện minh cho các hành động tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục (đoạn 3). Thứ ba, sự phân biệt giữa các hành động tra tấn và hành động đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục phụ thuộc vào bản chất, mục đích và tính chất nghiêm trọng của hành vi. Ủy ban không thấy cần thiết phải đưa ra các ví dụ hay tiêu chí cụ thể để phân biệt giữa các hành động đó (đoạn 4). Thứ tư, về dấu hiệu khách quan, hành vi tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nêu trong Điều 7 không chỉ là những hành động gây ra những đau đớn về thể xác, mà còn bao gồm những hành động gây đau khổ về tinh thần với nạn nhân. Những hành động đó không chỉ nhằm mục đích để trừng phạt, mà còn nhằm mục đích để giáo dục, rèn luyện một đối tượng nào đó. Như vậy, Điều 7 còn có tác dụng bảo vệ trẻ em, học sinh và các bệnh nhân trong môi trường giáo dục và y tế (đoạn 5). Thứ năm, việc kéo dài thời gian biệt giam hoặc tù giam một người, kể cả những người đã bị kết án tử hình, mà không có lý do chính đáng cũng bị coi là hành động tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo (đoạn 6).
  • 31. 24 Thứ sáu, các quốc gia không được trục xuất hay dẫn độ một người sang nước khác trong trường hợp người đó có khả năng bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo sau khi bị trục xuất hay dẫn độ (đoạn 9), đồng thời phải thực hiện các biện pháp để ngăn chặn và xử lý các hành động bị nghiêm cấm trong Điều 7, bất kể do chủ thể nào gây ra, kể cả đó là các viên chức nhà nước hay dân thường, thực hiện khi thi hành công vụ hay trong những hoàn cảnh khác (đoạn 2)... Tương tự nhưng chi tiết hơn so với Bình luận chung số 20, CAT cũng bao gồm những quy định về các biện pháp các quốc gia thành viên cần áp dụng để ngăn chặn và trừng trị các hành động tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, đồng thời đề cập đến một số khía cạnh mới như yêu cầu về bảo vệ nhân chứng (Điều 13), yêu cầu bồi thường cho nạn nhân (Điều 14), cấm sử dụng thông tin thu được do tra tấn làm chứng cử trong tố tụng (Điều 15)... 1.2.2.4. Quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại tuyên bố trên của Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền 1789 đã được coi là nguyên tắc chung của nhân loại và sau này được thể hiện trong bản tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948: “Mỗi người bị buộc tội được có quyền coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi sự đảm bảo biện hộ cần thiết” Nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện trong hiến pháp và pháp luật TTHS của nhiều nước trên thế giới với cách thể hiện khác nhau, mức độ khác nhau. Điều 5 Hiến pháp Hoa Kỳ ấn định “Không một người nào phải trả lời về một trọng tội hay tội xấu xa khác, nếu không có cáo tội trạng hay tố cáo trạng do một đại bồi thẩm đoàn đưa ra.... Không một người nào bị bắt buộc phải tự làm nhân chứng cho chủ mình trong một vụ án hình sự”. Điều 34 Hiến pháp Nhật bản quy định: “Không ai bị giam giữ nếu không có chứng cứ xác đáng”. Điều 14 BLTTHS Liên Bang Nga quy định rõ suy đoán vô tội là một nguyên tắc của luật TTHS với nội dung: 1. Bị can được coi là không có tội, chừng nào tội của họ không được chứng
  • 32. 25 minh theo đúng trình tự, thủ tục bộ luật này quy định và không bị tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Những người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội. 3. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can nếu không được loại trừ theo trình tự thủ tục do Bộ luật quy định thì phải giải thích có lợi cho bị can. 4. Bản án kết tội không được dựa trên căn cứ giả định. Trong pháp luật Việt Nam suy đoán vô tội cũng được thể hiện không chỉ trong Hiến pháp 1992 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa án”. Luật TTHS Việt Nam hiện hành quy định tại Điều 9 và Điều 10 nguyên tắc này. Hiến pháp 2013 đã cụ thể hóa quyền suy đoán vô tội tại Điều 31: Người bị buộc tội chi có tội khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong khoa học pháp lý vẫn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội. Có quan điểm cho rằng: Nội dung của nguyên tắc suy đoán chỉ là “Không ai bị coi là có tội nếu không cóp bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Có quan điểm cho rằng nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải hiểu rộng ra như quy định của BLHS Liên Bang Nga, Chúng tôi đồng ý quan điểm này, bởi lẽ nguyên tắc suy đoán vô tội trước hết là nguyên tắc hiến định. Xuất phát từ đặc điểm của hiến pháp là đạo luật gốc các luật khác chỉ là sự cụ thể hóa hiến pháp. Do đó, nguyên tắc suy đoán vô tội của luật TTHS ngoài việc thể hiện nội dung chủ yếu của nguyên tắc hiến pháp cần có sự bổ xung những nội dung mới phù hợp với tính chất đặc thù của luật TTHS. Nói như GS.TSKH Đào Trí Úc: Quan hệ giữa nguyên tắc của pháp luật là mối quan hệ giữa cái chung và riêng Do vậy, nguyên tắc của Hiến pháp khi áp dụng vào luật TTHS cũng phải đươc cá biệt hóa. Bộ luật TTHS Việt Nam 2003 không quy định cụ thể về “ Nguyên tắc suy đoán vô tội”
  • 33. 26 Như vậy, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật TTHS Việt Nam là chưa đầy đủ. Chúng tôi đồng tình với Thạc Sĩ Trịnh Quốc Toản là cần phải quy định nguyên tắc suy đoán vô tội trong cùng một điều luật với đầy đủ nội dung sau: Trong tất cả các giai đoạn TTHS bị can, bị cáo không bị coi là có tội. Bị cáo chỉ bị coi là có tội sau khi có bản án của tòa án độc lập và không thiên vị theo đúng trình tự thủ tục luật TTHS quy định: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo thủ tục trình tự luật TTHS quy định phải được giải thích có lợi cho bị can, bị cáo, bản án kết tội không được dựa trên những chứng cứ giả định. Bộ luật TTHS 2015 đã ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội với đầy đủ nội dung của nguyên tắc này. Người bị buộc tội được coi là có tội khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không căn cứ để buộc tội, kết tội thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải làm thủ tục theo đúng quy định và kết luận người bị buộc tội không có tội. 1.2.2.5. Quyền được bào chữa Quyền bào chữa chỉ xuất hiện khi có một cáo buộc trong TTHS là cáo buộc từ phía nhà nước. Chính vì vậy, quyền bào chữa trong TTHS của người bị buộc tội là một trong những quyền con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về quền dân sự và chính trị 1966 và được hiến pháp và pháp luật nhiều Quốc gia trong đó có Việt Nam ghi nhận và đảm bảo thực hiện theo quy định trong Hiến pháp, cụ thể Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam quy định: “ Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”.Hiến pháp 2013 quy định cụ thể hơn: Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. GS, TS. Hoàng Thị Minh Sơn đưa ra quan điểm của mình về quyền bào chữa như sau: Quyền bào chữa bị can, bị cáo là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc giảm
  • 34. 27 nhẹ trách nhiệm cho họ”[28, tr.10]. Như vậy, quyền được bào chữa được hiểu là quyền của người bị buộc tội trong việc đưa ra lý lẽ, chứng cứ, để bảo vệ quyền lợi cho mình. Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa là việc kiểm tra, xác minh, điều tra phải xem xét một cách toàn diện trên hai phương diện bảo vệ quyền con người trong TTHS và bảo đảm cho việc xác định sự thật của vụ án. Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; giúp cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. 1.2.3. Sự cần thiết phải bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam Chúng ta đang xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân. Một trong những đặc điểm của NNPQ đó là quyền con người trong đó coa quyền con người trong các lĩnh vực cụ thể như tạm giữ, tạm giam được ghi nhận và bảo vệ. Chính vì vậy ý nghia đầu tiên của việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là thể hiện và cụ thể hóa đặc điể của NNPQ mà chúng ta đang xây dựng. Pháp luật TTHS có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người thông qua việc “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” hướng tới mục đích “góp phần bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. - Bảo đảm quyền của người trong tạm giữ, tạm giam thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc cải cách tư pháp vì quyền con người, là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác đối với quyền của của người bị tạm giữ, tạm giam. bảo vệ quyền con người trong tạm giữ, tạm giam còn thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, xã hội trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền của người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng. Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm gia cũng là cách thức nhằm đạt tới mục đích của TTHS.
  • 35. 28 - Bảo đảm quyền con người trong tạm giữu, tạm giam nhằmhướng tới một nền tư pháp hiện đại, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người: Trong quan hệ tạm giữ, tạm giam trong TTHS thể hiện tính chất bất bình đẳng và vì thế luôn đặt ra nhu cầu cần phải bảo vệ những người bị “yếu thế” là người bị tạm giữ, tạm giam. Tức là các quyền của họ thường dễ bị xâm phạm nếu không có các biện pháp bảo đảm từ phía Nhà nước. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, trong quá trình tạm giữ, tạm giam đều có thể dẫn đến những nguy cơ xâm hại các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam nhưng TTHS trong NNPQ đòi hỏi tiêu chí về bảo vệ các quyền luôn được đề cao. Bên cạnh đó hoạt động TTHS bảo đảm quyền “được coi là trục xoay của toàn bộ các hoạt động TTHS, là tâm điểm chú ý của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, của cải cách tư pháp” [141, tr.197]. Do vậy, bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết. - Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam góp phần bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động TTHS. Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam đáp ứng yêu cầu xác định tội phạm một cách khách quan, toàn diện, xử lý công minh không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động TTHS, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, góp phần duy trì và đảm bảo trật tự pháp luật, trật tự an toàn xã hội; thể hiện sự dân chủ và phản ánh giá trị của cộng đồng để tạo niềm tin cho người dân rằng trình tự cũng như kết quả của việc tố tụng là công bằng. - Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam góp phần thực hiện đúng đắn nội dung các quy định và thực hiện các nguyên tắc trong TTHS Trong TTHS yêu cầu đặt ra là phải tuân thủ các nguyên tắc trong TTHS. Đó là nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; nguyên tắc suy đoán vô tội; Những nguyên tắc trong TTHS là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, làm nền tảng cho hoạt động xét xử. Trên cơ sơ thực hiện tốt các nguyên tắc trong tố tụng các cơ quan THTT mới có đủ điều kiện để xác định sự thật khách quan của vụ án.
  • 36. 29 - Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam nhằm hạn chế sự vi phạm trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị tạm giữ, tạm giam . Trong quan hệ pháp luật TTHS, bị cáo được coi là người có vị trí trung tâm và cũng có đủ các quyền của con người với tư cách là cá nhân, công dân. Tuy nhiên, để thực hiện chức năng đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả và căn cứ trên các dấu hiệu cấu thành tội phạm, pháp luật quy định cần thiết phải áp dụng những biện pháp cưỡng chế tố tụng đối với người bị buộc tội. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị hạn chế một số quyền. Không chỉ là việc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong TTHS, mà trước đó, trong giai đoạn khởi tố, điều tra, với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, các quyền của bị cáo có thể đã có “nguy cơ” bị xâm phạm nhiều nhất. Do vậy, cần phải có những biện pháp bảo vệ vừa phòng ngừa những vi phạm pháp luật từ các cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng vừa bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền của họ. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng quyền con người trong tạm giữ, tạm giam 1.3.1. Thể chế pháp lý Bảo vệ quyền con người trong tạm giữ tạm giam là nhiệm vụ rất quan trọng của nhà nước. Việc bảo vệ quyền con người trước hết phải bằng thể chế pháp lý. Đó chính là các quy định của pháp luật làm nền tảng cho việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam Chính vì vậy pháp luật có liên quan chặt chẽ đến việc thi hành pháp luật trong tạm giữ, tạm giam nhằm bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền của người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng Pháp luật là yếu tố tiên quyết, cơ bản cho bảo đảm quyền con người, quyền công dân là vì: - Thứ nhất, pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của cá nhân, cho phép cá nhân hoạt động trong phạm vi nhất định một cách tự giác, không sai lầm trên cơ sở nhận biết về sự tồn tại của quyền chủ thể, từ đó mà sử dụng quyền theo nhu cầu và lợi ích cá nhân của mình. - Thứ hai, thông qua pháp luật, nội dung của quyền, phương thức thực hiện quyền, phạm vi cụ thể của quyền mới được xác định.
  • 37. 30 - Thứ ba, cũng thông qua pháp luật nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các chủ thể khác như Nhà nước, các tổ chức trong xã hội mới được xác định. - Thứ tư, qua pháp luật, những giới hạn về quyền mới được chấp nhận từ đó mà xác định rõ trách nhiệm pháp lý của công dân khi lợi dụng, lạm dụng quyền cũng như xác định các nghĩa vụ công dân mà việc thực hiện chúng là tiền đề để công dân thực hiện quyền. - Thứ năm, chỉ thông qua pháp luật, hành vi xâm hại quyền của công dân bị xử lý, quyền công dân mới được khôi phục lại, tức là công dân mới có thể yêu cầu về việc bồi thường thiệt hại do lỗi của các chủ thể khác. Pháp luật càng phát triển thì quyền của con người càng phát triển và pháp luật bảo vệ cho công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội và để Nhà nước nhận biết đúng về giới hạn của việc thực hiện quyền lực của mình. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã công bố Bộ luật hình sự 2015 và có hiệu lực từ 1/7/2016 đã cơ bản khắc phục những tồn tại, hạn chế của BLTTH 2003. Trong đó quy định những “Nguyên tắc cơ bản” trong TTHS mà khi thực hiện việc tạm giữ, tạm giam các cơ quan THTT và cơ quan quản lý giam giữ dựa trên tinh thần đó thể thực hiện nhệm vụ của mình. Đây là những những nguyên tắc mà mọi chủ thể thể tham gia và TTHS, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải quán triệt, tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của BLTTHS trong đó có nhiệm vụ phải bảo đảm được quyền con người trong tạm, tạm giam. Thứ nhất đã đưa ra nguyên tắc “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân”. Nguyên tắc này thể hiện các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải đảm bảo các quyền này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; Thứ hai: Nguyên tắc “Suy đoán vô tội”. Là trong những nguyên tắc cơ bản khi tham gia tiến hành tố tụng trách oan sai và bổ sung đầy đủ nội dung là: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì
  • 38. 31 cơ quan, người có thẩm quyền phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Bên cạnh đó, còn có các nguyên tắc khác là: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”. Theo đó, người bị buộc tội không chỉ bao gồm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như hiện hành, mà còn gồm cả người bị bắt; Như vậy có thể thấy rằng những quy định pháp luật chặt chẽ hay bất cập trong TTHS và trong mô hình tổ chức Tòa án đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo tùy từng trường hợp cụ thể. Ngoài Hiến pháp và Bộ luật TTHS, hiện nay chúng ta có một đạo luật chuyên ngành trực tiếp điều chỉnh hoạt động tạm giữ, tạm giam đó là Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam năm 2015. Trong đạo luật này đã cụ thể hóa các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam của Hiến pháp 2013 và BLTTHS năm 2015. Cụ thể: Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam đã quy định những nguyên tắc của tạm giữ tạm giam trong đó có nguyên tắc như: Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan; áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong quản lý giam giữ, Luật Thi hành tạm giưc, tạm giam đã nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến quyền con người của người tạm giữ, tạm giam như nghiêm cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; giam giữ người trái pháp luật; cản trở người bị