SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
Khóa luận tốt nghiệp



          TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI




  NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN THƠ
        CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC
                       (Khoá luận tốt nghiệp đại học)




                                                 Sinh viên: Phạm Thị Huyền
                                   Người hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Kiều Nga
                       Người chỉnh lý trước khi công bố: TS. Phạm Việt Long




    Phạm Thị Huyền                   1                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp




                              LỜI CẢM ƠN


      Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản
thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa
Văn hóa dân tộc thiểu số. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo - ThS Đỗ Thị Kiều Nga – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá
trình thực hiện đề tài.
      Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hóa huyện Triệu Sơn, Ban
văn hóa xã Thọ Sơn và đồng bào Thái xã Thọ Sơn đã nhiệt tình cung cấp
những tư liệu quý báu cho khóa luận.
      Do thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khóa
luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được
đầy đủ và hoàn thiện hơn.
      Em xin chân thành cảm ơn!


                                       Hà Nội, ngày   tháng 5 năm 2012
                                                  Sinh viên


                                                Phạm Thị Huyền




    Phạm Thị Huyền                     2                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

                                MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC
    1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Tây Bắc
    1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
    1.1.2 Đặc điểm dân cư
    1.2 Khái quát về người Thái ở Tây Bắc
 1.2.1 Tên gọi, dân số và phân bố dân cư.
    1.2.2 Lịch sử cư trú
    1.2.3 Xã hội truyền thống
1.2.4 Đặc điểm mưu sinh
    1.2.5 Văn hóa vật chất
    1.2.6 Văn hóa tinh thần
    Tiểu kết
    Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI QUA TRUYỆN THƠ
    2.1. Khái quát về truyện thơ của dân tộc Thái
    2.1.1 Khái niệm truyện thơ
    2.1.2 Đặc trưng của truyện thơ
    2.1.3 Truyện thơ trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái
    2.2. Người phụ nữ được miêu tả trong truyện thơ của dân tộc Thái
    2.2.1 Chân dung của người phụ nữ
    2.2.1.1 Ngoại hình và tài năng
    2.2.1.2 Phẩm chất
    2.2.1.3 Tính cách
    2.2.2 Số phận của người phụ nữ
    2.2.3 Vai trò của người phụ nữ
    Tiểu kết chương 2




    Phạm Thị Huyền                   3                 Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3 : NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI VÀ TRUYỆN THƠ CỦA NGƯỜI
                 THÁI TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY


   3.1 Người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiện nay
   3.2 Truyện thơ Thái trong đời sống hiện nay
   3.3 Một vài nhận xét
   3.3.1 Về người phụ nữ Thái trong truyện thơ và trong cuộc sống hiện nay
   3.3.2 Giá trị của truyện thơ và thực trạng bảo tồn, phát huy truyện thơ
   3.4 Một số khuyến nghị và giải pháp
   3.4.1 Giữ gìn và phát huy văn học dân gian nói chung, truyện thơ Thái nói
   riêng trong cuộc sống hiên nay
   3.4.2 Giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái trong
cuộc sống hiện nay
   Tiểu kết chương 3
   KẾT LUẬN
   TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
                                 MỞ ĐẦU
      1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em chung sống
với nhau suốt từ Bắc chí Nam tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, phong
phú và giàu bản sắc. Trong đó dân tộc Thái là một trong những tộc người có
dân số đông trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do có lịch sử cộng cư lâu
đời nên nền văn hóa của dân tộc Thái có nhiều nét đặc trưng riêng. Trong nền
văn hóa đặc sắc ấy phải kể tới văn hóa văn nghệ dân gian Thái với điệu khắp,
điệu xòe, với một kho tàng văn học dân gian đồ sộ về số lượng, phong phú về
thể loại. Đó là những giá trị tiêu biểu cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.




    Phạm Thị Huyền                     4                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

        Trong kho tàng văn học dân gian Thái, truyện thơ được biết đến như
một trong những thể loại tiêu biểu và đặc sắc nhất. Qua truyện thơ, chúng ta
có thể tìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán của các dân tộc này và từ đó
rút ra những bài học bổ ích cho việc xây dựng nếp sống mới hiện nay.
      Truyện thơ Thái về người phụ nữ thể hiện rất rõ quan niệm sống, phẩm
chất, tâm tư, tình cảm của người phụ nữ Thái. Tìm hiểu những vấn đề này,
chúng ta có thể phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ và
hạn chế được những mặt tiêu cực trong đời sống hiện nay.
      Mặc dù có tính chất quan trọng như vậy nhưng truyện thơ của các dân
tộc thiểu số nói chung và truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng vẫn chưa được
nghiên cứu nhiều và hình tượng người phụ nữ được thể hiện qua truyện thơ
chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Lựa chọn đề tài nghiên cứu
này, người viết muốn giới thiệu những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ
nữ được thể hiện qua các tác phẩm văn học dân gian, cụ thể là truyện thơ, từ
đó rút ra những vấn đề liên quan đến nếp sống và vai trò của người phụ nữ
hiện nay.
      Ngày nay dưới sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là ảnh hưởng của quá trình giao
lưu văn hóa, thì người phụ nữ đã có nhiều thay đổi, nhiều trường hợp không
giữ được những nét phẩm chất tốt đẹp như trong truyền thống. Vì vậy bảo tồn
và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyện thơ về người phụ nữ là một trong
những biện pháp hữu hiệu góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia
đình hạnh phúc.
       Là sinh viên năm thứ tư của khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, tương lai
sẽ trở thành người cán bộ văn hóa ở cơ sở, nên từ lâu em đã muốn đi sâu tìm
hiểu về vấn đề nói trên. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Người phụ nữ
trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây Bắc” để làm khóa luận tốt nghiệp của
mình với mong muốn sẽ giới thiệu những nét phẩm chất tốt đẹp của người




    Phạm Thị Huyền                    5                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

phụ nữ Thái được thể hiện qua truyện thơ và vận dụng những nét đẹp đó trong
việc xây dựng nếp sống mới hiện nay. Nghiên cứu đề tài này, người viết còn
muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Thái, theo tinh
thần của nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 đã đề ra: “Xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
      2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
      Nghiên cứu về văn học dân gian Thái đã có rất nhiều công trình như:
Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nguyễn Xuân Kính
(chủ biên), Viện KHXHVN, viện NCVH, NXB KHXH, Hà Nội, 2008; Tổng
tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 4: Truyện thơ. Đặng Nghiêm
Vạn (chủ biên), Trung tâm KHXH&NVQG, viện văn học, NXB Đà Nẵng,
2002; Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập V: Truyện thơ- sử thi, Đặng
Văn Lung, Sông Thao, Trung tâm KH&NVQG, Viện văn học, NXB Giáo
dục, 1999; Giáo trình văn học dân gian, PGS.TS Phạm Thu Yến (chủ biên),
NXB ĐHSP, 2002; Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, Cầm Cường,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
      Viết về truyện thơ của dân tộc Thái thì có: “ Giá trị truyện thơ Xống
Chụ Xôn Xao”, Mạc Phi, (NCVH,HN 1961, số5); Truyện thơ, trường ca dân
tộc Thái, Hội văn nghệ Sơn La, Sở VH-TT, 2007; Bước đầu tìm hiểu một vài
đặc điểm của truyện thơ Thái “ Chàng Lú – Nàng Ủa”, Lô Xuân Dừa, Luận
văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSPHN, 2002; Tiễn dặn người yêu, Bùi Văn
trọng Cường, (Văn nghệ dân tộc và miền núi, Hà Nội, số 9, 2000.
      Viết về người phụ nữ Thái trong truyện thơ có: Số phận người phụ nữ
Thái qua một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái Tây Bắc, Hoàng Thị
Hương Loan, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, 2006
      Nhìn chung những tài liệu trên đã cung cấp một nguồn tài liệu khá toàn
diện về văn học dân gian Thái nói chung và truyện thơ Thái nói riêng, đã có




    Phạm Thị Huyền                    6                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

đề tài viết về người phụ nữ Thái trong truyện thơ nhưng chỉ mới chỉ đề cập tới
số phận người phụ nữ chứ chưa đề cập đến những khía cạnh khác như ngoại
hình, tài năng, tính cách, phẩm chất của người phụ nữ và vai trò của người
phụ nữ Thái trong tình yêu, trong gia đình và ngoài xã hội. Do đó, đề tài
“Người phụ nữ qua truyện thơ của người Thái Tây Bắc” sẽ tập trung giải
quyết những vấn đề trên.
      3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
      Đối tượng nghiên cứu
      - Truyện thơ và những nhân vật nữ trong truyện thơ của dân tộc Thái ở
Tây Bắc
      - Người phụ nữ nói riêng, cộng đồng người Thái nói chung ở xã Thọ
Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
      Phạm vi nghiên cứu
      Về văn bản:
      - Các truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây Bắc đã được sưu tầm, giới
thiệu, xuất bản
      Về địa điểm:
     Để thấy được sự thay đổi giữa người phụ nữ Thái truyền thống trong
truyện thơ và người phụ nữ Thái trong đời sống hiện nay cũng như tìm hiểu
thực trạng truyện thơ trong đời sống của đồng bào Thái làm cơ sở cho việc
đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị của truyện thơ nói chung,
giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái nói riêng, khóa luận
lựa chọn xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm khảo sát
thực tế.
      4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
      Mục đích nghiên cứu:
      - Khảo sát truyện thơ của dân tộc Thái, thông qua sự miêu tả của các
tác giả dân gian, có thể khái quát được vẻ đẹp truyền thống người phụ nữ Thái




    Phạm Thị Huyền                    7                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

(chân dung, số phận, vai trò). Từ đó so sánh để thấy được những thay đổi của
người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiến nay, nguyên nhân của những thay đổi
đó là gì? Đó là những thay đổi tích cực hay tiêu cực?
        - Bước đầu đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm giữ gìn và
phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái và những giá trị của truyện
thơ Thái trong cuộc sống hiện nay.
        Nhiệm vụ nghiên cứu:
        - Tổng quan tài liệu và lý thuyết nghiên cứu về văn học dân gian nói
chung, truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng để làm rõ các khái niệm công cụ
có liên quan đến đề tài.
        - Một mặt kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước về
văn học dân gian của dân tộc Thái, đặc biệt truyện thơ…mặt khác, nghiên cứu
các truyện thơ cụ thể để thấy được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
Thái.
        - Khảo sát thực tế một vùng đồng bào dân tộc Thái cụ thể để thấy được
sự thay đổi của người phụ nữ Thái trong đời sống hiện nay, nguyên nhân dẫn
đến những biến đổi.
        - Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy
những nét đẹp của người phụ nữ và của truyện thơ Thái trong cuộc sống hiện
nay.
        5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu thực hiện đề tài
        - Phương pháp nghiên cứu
        Ngoài phương pháp luận chung là phương pháp luận Mac- LêNin, bài
viết còn sử dụng các phương pháp cụ thể là:
        Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học- văn hóa học- dân tộc
học)




       Phạm Thị Huyền                 8                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

       Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ yếu để tiến hành
thu thập tư liệu với các kỹ thuật như quan sát, mô tả, phỏng vấn, điều tra bảng
hỏi, chụp ảnh...
       Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tìm đọc những tác phẩm
nghiên cứu về truyện thơ của người Thái và những tài liệu địa phương viết về
những vấn đề mà đề tài quan tâm.
       Cuối cùng là các phương pháp miêu tả, phân tích, so sánh, tổng hợp...
để hoàn thành bài viết.
      - Nguồn tư liệu thực hiện đề tài
      Tài liệu điền dã, phỏng vấn do người viết sưu tầm được qua các đợt
khảo sát, thực tập tại xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bên
cạnh đó đề tài còn tham khảo một số tài liệu có liên quan.
      Tài liệu thư tịch, các tư liệu về người Thái trong các thư viện và từ
mạng Internet.
      6. Đóng góp của đề tài
      - Nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện về người phụ nữ Thái
trong truyện thơ và trong đời sống, đề tài sẽ đóng góp thêm tư liệu trong
nghiên cứu về người Thái, làm rõ thêm chân dung dân tộc Thái ở Việt Nam.
      - Các khuyến nghị về giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những nét
đẹp của người phụ nữ và của truyện thơ Thái trong cuộc sống hiện nay có thể
góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác trong xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở; đề xuất khoa học cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá
trị di sản văn hóa dân gian của người Thái ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn,
tỉnh Thanh Hóa nói riêng, người Thái ở Tây Bắc nói chung.
      - Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho
những ai mong muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, đặc
biệt là truyện thơ. Đây cũng là nguồn tư liệu giúp những nhà quản lý địa
phương có một cái nhìn toàn diện hơn về người phụ nữ Thái, từ đó có thể vận




    Phạm Thị Huyền                     9                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

dụng những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ vào việc xây dựng nếp
sống văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc.
       7, Bố cục của đề tài
       Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Khóa luận
gồm 3 chương:
       Chương 1: Khái quát về dân tộc Thái ở Tây Bắc
       Chương 2: Người phụ nữ Thái qua truyện thơ
       Chương 3: Người phụ nữ Thái và Truyện thơ của người Thái trong
cuộc sống hiện nay (Khảo sát ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hóa)
                                      Chương 1
             KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC


       1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Tây Bắc
       1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
          Vị trí địa lí, địa hình
       Nằm ở phía tây – bắc lãnh thổ Việt Nam, Tây Bắc có diện tích vào
khoảng 36.000 km2, chiếm ¼ diện tích miền Bắc với 700 km đường biên
giới. Tây Bắc có vị trí địa lí như sau:
       Phía Bắc giáp Trung Quốc
       Phía Tây giáp CHDCND Lào
       Phía Nam giáp Thanh Hóa, Hà Tây
       Gianh giới phía đông giữa Tây Bắc với Đông Bắc và vùng trung du
Bắc Bộ là sông Hồng và dãy Hoàng Liên Sơn.
       Về địa hình, Tây Bắc là phức hợp của các bồn địa lớn, nhỏ nằm xen
kẹp giữa các dãy núi bao bọc xung quanh. Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn,
giáp biên giới với CHDCND Lào là dãy núi sông Mã, phía Bắc là dãy Pu La
San, phía Nam là dải núi đá vôi hình cánh cung chạy từ biên giới Việt – Lào



    Phạm Thị Huyền                        10               Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

tới tận Suối Rút (Hòa Bình) và lượn lên đến tận Bắc Yên (Sơn La). Xen giữa
các dãy núi lớn là các bồn địa, các cánh đồng Mường Than (Than Uyên, Lai
Châu), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên), Mường
Muổi (Thuận Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Sang (Mộc Châu)
thuộc tỉnh Sơn La, Mường Ẳng, Mường Then (Điện Biên), Mường Lay (Lai
Châu), Mường Bi, Muường Vang, Mường Thàng, Muờng Đông thuộc tỉnh
Hòa Bình…Ngoài các bồn địa lớn, nằm xen giữa các vùng núi đồi Tây Bắc
còn có hàng trăm cánh đồng thuộc loại nhỏ và trung bình khác. Tất cả những
cánh đồng bồn địa đó chính là những vùng tụ cư, lập làng, khai phá đất đai
thành ruộng nước và sinh sống bằng nghề trồng lúa nước của các dân tộc nói
ngôn ngữ Tày – Thái, Việt – Mường, Hoa – Hán. Trên sườn các dãy núi cao
là nơi sinh tụ, lập làng, khai phá đất dốc thành nương rẫy và canh tác cây
lương thực trên nương rẫy của các cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khơme
(Mảng, Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú), người Dao và cộng đồng dân tộc La Ha.
Và trên các đỉnh núi là nơi sinh tụ của cư dân thuộc dân tộc Hmông – Dao,
Tạng Miến…Điều này ngày nay vẫn còn hiện diện ở rất nhiều nơi ở Tây Bắc.
      Khí hậu
      So với các vùng khác ở Việt Nam, Tây Bắc là xứ sở của các hiện tượng
tự nhiên tương đối cực đoan. Khí hậu vùng này ấm hơn ở Đông Bắc nhờ có
dãy Hoàng Liên Sơn chặn bớt gió lạnh thổi từ đông – bắc xuống vào mùa
đông. Tuy vậy mùa đông ở Tây Bắc vẫn tương đối khắc nghiệt, nhất là các
vùng có độ cao trên 1000m. Nhìn chung Tây Bắc thuộc vùng nhiệt đới ẩm với
chế độ mưa theo mùa.
      Mùa mưa thường kéo dài từ tháng tư đến tháng mười dương lịch. Mưa
nhiều nhất vào tháng sáu, tháng bảy âm lịch (tháng tám dương lịch) với tổng
lượng mưa trung bình vào khoảng 1.500 – 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình vào
mùa mưa thường ở mức 25 – 35 độ C.




    Phạm Thị Huyền                  11                    Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (dơng lịch). Khí hậu
mùa này thường khô, hanh và kèm theo lạnh buốt, lượng mưa chỉ đạt 5mm –
20mm. Vào những đợt rét nhất, có nơi nhiệt độ trung bình xuống tới 4 hoặc 5
độ C. Kèm theo lạnh là sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối.
      Khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tập quán của cư dân Tây
Bắc đặc biệt là nông lịch sản xuất. Mùa mưa chính là mùa canh tác chính
trong năm, mùa khô là mùa nông nhàn, là khoảng thời gian dành cho cưới xin,
làm nhà mới, tổ chức lễ hội và thăm hỏi lẫn nhau…Đặc điểm này của tự nhiên
cũng in đậm trong các tập quán sinh hoạt : ăn, mặc, ở, lễ tết, hội hè… của họ.
      Đất đai
      Đất đai ở Tây Bắc chia ra làm hai loại chính: Đất nguyên sinh và đất
phù sa chua. Đất nguyên sinh ở vùng thấp, có độ ẩm lớn chứa nhiều mùn thực
vật, có màu xám hoặc nâu vàng. Đất phù sa chua thường ở lưu vực các sông,
suối lớn. Các loại đất này thường thích hợp với canh tác cây lương thực và
hoa màu.
      Với kinh nghiệm hàng ngàn năm của mình, cư dân các dân tộc Tây Bắc
chia đất đai ra thành các loại đất như sau: Đất cát, sỏi: canh tác các loại ngô,
đậu; Đất bãi vùng cao nguyên: trồng lạc, vừng, bông.. Đất ở các khe núi:
trồng ngô, đậu; Đất mùn: khai phá thành các chân ruộng nước để canh tác lúa
nếp, hoặc khai phá thành bãi, vườn để trồng rau xanh và cây ăn quả; Đất bùn:
khai phá thành ruộng để canh tác các loại lúa nước.
      Hệ sông suối và nguồn nước
      Có thể nói, không nơi nào ở Việt Nam có hệ thống sông suối dày đặc
như ở Tây Bắc. Sông suối ở Tây Bắc không chỉ dày đặc mà còn vô cùng khúc
khuỷu và nhiều thác ghềnh. Đây là nguồn năng lượng sức nước vô tận và là
cơ sở quan trọng hàng đầu để xây dựng các nhà máy thủy điện với công suất
phát điện cực lớn.




    Phạm Thị Huyền                    12                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Sông suối Tây Bắc giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển, đi lại của
nhiều tộc người trong vùng. Việc dùng thuyền độc mộc, dùng mảng, dùng bè
đi lại, vận chuyển trở thành hình tượng văn hóa của nhiều tộc người trong
vùng. Không những thế, sông suối cũng góp phần không nhỏ vào việc cung
cấp thực phẩm nuôi sống con người Tây Bắc.
      1.1.2 Đặc điểm dân cư
      - Dân số
      Theo Kết quả điều tra dân số của Tổng cục thống kê năm 2009,ở Tây
Bắc có khoảng trên 5.000.000 người đang sinh sống. Trong đó phân bố ở các
tỉnh: Lào Cai: 598.069 người; Yên Bái: 679.775 người; Lai Châu (cũ):
590.758 người; Sơn La: 880.752 người; Hòa Bình: 756.014 người; Miền tây
Thanh Hóa, Nghệ An…
      - Thành phần dân tộc
      Vào những năm 60 của thế kỷ XX dân cư Tây Bắc thuộc 23 dân tộc
khác nhau. Đó là: Thái, Tày, Pu Nà, Giáy, Lào, Lự, Hmông, Dao, Hà Nhì, Lô
Lô, La Hủ, Si La, Cống, Phù Lá, Khơ Mú, La Ha, Mảng, Kháng, La Ha, Xinh
– mun, Hoa, Mường,Việt (Kinh)
      Cư dân Tây Bắc hiện nay thuộc 26 cộng đồng dân tộc chính, ngoài ra
còn lại một bộ phận rất ít (không đáng kể) thuộc các dân tộc khác.
      1.2 Khái quát về người Thái ở Tây Bắc
      1.2.1. Tên gọi, dân số và phân bố dân cư.
      Từ trước đến nay, người Thái vẫn tự gọi mình là Côn Tay hay Phủ Tay
đều có nghĩa là người (trong đó Côn và Phủ là người, còn Tay nghĩa là Thái),
cũng giống như người Tày ở vùng Đông Bắc tự gọi mình là Cần Tày (người
Tày). Có hai ngành Thái: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao, Táy
Đón), bao gồm 6 nhóm địa phương. Còn có một bộ phận khác gồm nhiều
nhóm địa phương phức tạp cư trú chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu
(Hòa Bình) và các huyện miền núi thuộc hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.




    Phạm Thị Huyền                    13                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Ở Việt Nam, người Thái có số dân đông thứ 3 sau người Kinh và người
Tày. Theo số liệu điều tra năm 1999, dân số của người Thái có 1.328.725
người, sống tập trung ở vùng Tây Bắc thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu,
Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Từ sau
năm 1954, họ còn sống rải rác ở một số huyện thuộc các tỉnh vùng Tây
Nguyên.
      Ở Tây Bắc, người Thái cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng chân núi,
ngoài người Kinh (Việt) thì dân tộc Thái là tộc người chiếm đa số và có vai
trò quan trọng trong vùng. Người Thái ở đây là cư dân bản địa, họ đã sinh
sống và làm ăn trên mảnh đất này từ nhiều đời nay nên những phong tục tập
quán và hoạt động sản xuất của họ ảnh hưởng nhiều đến tộc người khác sống
bên cạnh.
      1.2.2 Lịch sử cư trú
      Nguồn gốc lịch sử của người Thái nói chung và người Thái Tây Bắc
nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp và đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Cho
đến nay vẫn còn tồn tại hai loại ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng, ngành Thái
Trắng và cả một bộ phận Thái Đen có ngồn gốc bản địa. Vào đầu thiên niên
kỷ I, tổ tiên Tày – Thái cổ, đã từng tham gia vào việc xây dựng quốc gia Âu
Lạc của Thục Phán An Dương Vương, sau đó một bộ phận di cư sang phía
Tây, tách khỏi bộ phận gốc là người Tày hiện nay. Loại ý kiến thứ hai cho
rằng, người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam vốn di cư từ miền Tây Nam của
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang vào nhiều giai đoạn khác nhau. Loại ý kiến
này được soi sáng bởi những ghi chép trong các tập sử thi như “Quám tô
mương” (kể chuyện bản mường), “Tay pú xấc” (chuyện cha ông đánh giặc)
của người Thái Tây Bắc. Theo những ghi chép trong hai tập sử thi này, chúng
ta biết được người Thái di cư vào vùng Tây Bắc Việt Nam làm nhiều đợt khác
nhau bắt đầu từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI.




    Phạm Thị Huyền                   14                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Theo tập sử thi “Quám tô mương”, bộ phận Thái Đen có mặt ở Mường
Thanh – Điện Biên vào thế kỷ thứ X. Thời ấy có một vị tướng tên là Khun Bó
Rôm, được sinh ra tại bản Na Nọi (bản ruộng bé, thuộc xã Nà Tấu, huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên), nơi có một phiến đá lớn tên là Đá Ang Nàng (Hin
Chong Nang) vốn được người đời cho là “cái ang” của mẹ Then tắm rửa cho
chủ tướng kho mới sinh nở. Lớn lên, Khun Bó Rôm phát hiện ra đất Mường
Thanh rộng lớn, bằng phẳng, ngài lập tức cho dân xuống khai khẩn thành
cánh đồng lớn. Về sau, thấy đất Mường Thanh màu mỡ, người Lự mới di cư
đến đây xây đắp mương Viêng Sam Mứn (thành “ba vạn”). Tương truyền
trong vòng thành có 30.000 chiếc cối giã gạo. Đến thế kỷ XVIII, di tích này
được ghi trong sử sách Việt Nam gọi là Tam vạn thành. Khun Bó Rôm có 7
người con trai, anh cả là Khun Lò đã đưa người Thái Đên từ đất Mường
Thanh theo đoàn chinh chiến xâm nhập nước Lào. Người Thái Đen do Khun
Lò chỉ huy đã đánh bại sức kháng cự của người Khạ tại nơi sông Nậm U đổ
vào sông Mê Công do Khun Cán Hạng cầm đầu, chiếm được Mường Sao
(Thái Đen gọi là Mường Sao Va), lập ra mường Xiêng Đông – Xiêng Thong
phát triển thành mường Luông Pra Băng, nghĩa tiếng Thái là “Mường lớn có
núi thiêng che chở”. Người Thái Đen nơi đây chuyển thành người Lào và
quên hẳn gốc Thái Đen của mình trước kia.
      Theo Khun Bó Rôm, còn có một bộ phận Thái Đen di cư đến vùng
Mường Xang (Mộc châu – Sơn La) vào thế kỷ XIV, theo sự dẫn dắt của vị thủ
lĩnh tên là Pha Nha Nhọt Chom Khăm. Khi đến đây có người Thái Trắng (Táy
Khao) cư trú đông đúc. Chính bộ phận Thái Trắng này đã làm hậu thuẫn để
thủ lĩnh Chom Khăm đánh bại người Xá lếm xá lẻ và giành quyền làm chủ đất
này. Hai bộ phận Thái này về sau hòa nhập thành Thái Trắng.
      Một bộ phận Thái Đen khác cũng hình thành xã hội bản – mường ở
vùng Nặm Lài – Nong Se, Mường Tung Hoàng, Mường Ôm – Mường Ai, lưu
vực thượng nguồn sông Hồng thuộc huyện Tây Nam, tỉnh Vân Nam, Trung




    Phạm Thị Huyền                  15                    Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

Quốc. Theo các tập sử thi Quám tô mương, Tay pú xấc và nhiều tập sử thi
khác, vào khoảng thế kỷ XI, có hai thủ lĩnh tên là Tạo Xuông và Tạo Ngần
thuộc dòng dõi quý tộc Mường Ôm – Mương Ai đất Tum Hoàng (Vân Nam –
Trung Quốc) đã chỉ huy đội quân chinh chiến va dẫn dắt người Thái Đen gồm
12 họ gốc di cư xuôi dọc sông Thao (sông Hồng) đên Trái Hút (nay thuộc tỉnh
Lào Cai) rồi rẽ vào Mường Min (Gia Hội – Tú Lệ) để rồi đến Mường Lò
(huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).
      Sau khi ổn định cư trú, Tạo Ngần trở lại Mường Ôm- Mường Ai, rồi
chuyển sang Mường Bo Té để nhường đất Mường Lò cho Tạo Xuông chỉ huy
người Thái Đen khai phá thành cánh đồng ruộng lớn. Về sau, Mường Lò phát
triển thành mường trung tâm, quy tụ dân Thái cúng các tộc người khác ở mọi
nơi. Từ đó Mường Lò thành một chặng quê tổ của người Thái Đen.
      Từ Mường Lò một bộ phận Thái tiếp tục thiên di ngược trở lại đầu
“sông Thao nước đỏ”, một hướng khác tiếp tục xuôi theo sông Hồng, lập ra
Mường Hồng – Mường Hằng (huyện Trấn Yên – Yên Bái). Một hướng họ đi
vào cánh đồng Mường Tấc để cộng cư và hòa nhập với người Thái Trắng đã
có mặt từ trước.
      Sang thế kỷ XII, đoàn quân chinh chiến dưới sự chỉ huy trực tiếp của
thủ lĩnh Lạn Chượng (Lò Lạn Chượng) con út của Tạo Lò, cháu đích tôn của
Tạo Xuông mở đường đưa người Thái Đen từ Mường Lò và các vùng hữu
ngạn sông Thao, tràn vào miền lưu vực sông Đà, sông Mã và sông Nậm U.
Sau 20 năm chinh chiến và di cư, đội quân Lạn Chượng đã chiếm được cánh
đồng Mường Thanh. Đến đây người Thái Đen mới đến hào nhập với bộ phận
Thái Đen và người Lự vốn làm chủ nơi này từ trước đó.
      Nhìn chung, bắt đầu từ thế kỉ XII trở đi, các vùng người Thái ở Việt
Nam đã ổn định nơi cư trú và bắt tay vào việc xây dựng bản mường của mình.
Buổi đầu, khi mới làm chủ và xây dựng bản mường, miền Tây Bắc Việt Nam
phân thành ba vùng: Phía Bắc, các mường của người Thái Trắng kiên kết với




    Phạm Thị Huyền                  16                    Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

người Lự quy tụ vào trung tâm Mường Lay. Phía nam các mường Thái Đen
và Thái Trắng cũng hình thành và quy tụ vào trung tâm Mường Xang (Mộc
Châu) và vùng giữa là các mường của người Thái Đen quy tụ vào trung tâm
Mường Muổi (Thuận Châu).
      1.2.3. Xã hội truyền thống
      - Thiết chế xã hội:
      Xã hội của người Thái nói chung và người Thái Tây Bắc nói riêng
được hình thành trong lịch sử tộc người. Thiết chế tự quản cơ bản của người
Thái là Bản Mường. Đứng đầu bản là Tạo Bản, trên bản là Tạo Luông (cai
quản một số bản). Bản là một tổ chức cư dân ổn định có ranh rới đất đai rõ
rệt. Cộng đồng lãnh thổ như thế đã in hằn thành khái niệm trong ý thức hệ
truyền thống nên mới có thuật ngữ biểu thị là “đất bản” (đin bản)..
      Bản của người Thái thường được lập ở chân núi, đối, xung quanh các
thung lũng, cánh đồng và phần lớn đều là những điểm tụ cư đông đúc, có bản
tới hàng trăm nóc nhà.
      Mỗi bản thường có tên gọi riêng. Có tên bản gọi theo tên ruộng (bản Nà
Pán), tên khe suối (Nâm Pố, Nậm San, Huổi Cọ, Huổi Con), cây cỏ (Co
Kham), thú vật có nhiều quanh (Huổi Luông)...
       Làng bản của người Thái được cấu trúc theo lối mật tập, trong bản
thường có đường đi chính, to, rộng và hệ thống ngõ, lối. Làng bản thường
được tạo lập trong các thung lũng lòng chảo,men theo các sườn đồi, dọc theo
hai bên sông suối. Phía trước thường là cánh đồng, con suối, phía sau tựa lưng
vào đồi núi. Quy mô làng bản to nhỏ khác nhau. Bản lớn có đến 100 nóc nhà,
bản nhỏ cũng trên 50 nóc.
      Trong xã hội cũ, Mường thường có lãnh địa là cả một vùng hoặc nhiều
thung lũng rộng lớn, các bản trong vùng đều chịu sự quản lí của mường.
Đứng đầu Mường là Tạo Mường. Mường xưa kia do dòng họ quý tộc, bao




    Phạm Thị Huyền                    17                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

gồm họ gốc: Lò, Cầm, phân chia thành Cầm, Bạc Cầm, Điêu, Hoàng…cai
quản.
        - Tổ chức dòng họ:
        Trong một mường, một bản của người Thái có nhiều dòng họ cùng cư
trú. Dòng họ quý tộc của người Thái bao gồm họ gốc là Lò Cầm. Họ Lò Cầm
được chia thành các họ: Cầm, Bạc, Điêu và Hoàng.Ngoài ra, dòng dõi người
Thái còn có họ Vi Khăm (có nơi gọi là Sầm), Kha Khăm (có nơi Hóa, Nghệ
gọi là Cầm), từ các dòng họ này phân ra thành các họ: Hà, Sa. Ở Thanh Hóa,
Nghệ An có những dòng họ gốc dần trở thành quý tộc, mang thêm chức vị
được phong bên cạnh tên họ,ví dụ như các họ Hùn Vi, Mứn Quàng.
        Các dòng họ bình dân bao gồm: Lò, Lộc, Lự, Quàng,Vi, Cà …và các
họ của các tộc người khác sống chung với người khác như Nguyễn, Phùng,
Lý, Lâm..Các dòng họ bình dân được chia thành 3 đẳng cấp: Nông dân tự do
(páy,táu), nông dân bán tự do (cuông, nhuốc) và gia nô (côn, hươn, khỏi)
        Quan hệ dòng họ của người Thái được biểu hiện ở hai khía cạnh:
        Khía cạnh tô tem giáo: Tức những dòng họ gốc Thái thường có một
hèm liên quan đến một sinh vật, một vật vô tri hay một hành động trùng tên
với dòng họ. Ví dụ: họ Lò không ăn thịt chim táng Lò, không ăn măng lò; họ
Quàng kiêng ăn, giết thịt hổ; họ Cà kiêng ăn, giết chim cốt ca (bìm bịp).
        Khía cạnh quan hệ dòng họ liên minh biểu hiện ra:
        Quan hệ Ải nọng là những thành viên nam của dòng họ, cùng một tổ
tiên, người Thái gọi là Đẳm, có “ải nọng huôm po” (anh em cùng cha), ải
nọng huôm pú” (anh em cùng ông), “ải nọng huôm pẩu” (anh em cùng cụ)…
        Quan hệ Lúng ta là các thành viên nam bên vợ (gọi là “lun ta phạ
bóm”), các thành viên nam bên mẹ( lung ta me), các thành viên nam bên bà
nội (lung ta da)…
        Quan hệ Nhính xao là các thành viên nam bên anh/em rể( nhinh xao”
hay “nhinh xao chảu”), các thành viên nam bên con rể ( nhinh xao mang lujk)




    Phạm Thị Huyền                    18                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

… quan giữa “lung ta” và “nhính xao” là quan hệ thông gia, nhưng được phân
cấp rõ ràng.
         Ba hình thái này xuất phát từ quan hệ hôn nhân thuận chiều, tàn tích
của liên minh thị tộc. Trong ba quan hệ đó quan hệ của những người Ải nọng
là cơ bản, quan hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự trường tồn của
dòng họ, chăm lo đến sự phát triển của dòng họ ngày thêm hưng thịnh. quan
hệ Lúng ta rất quan trọng biểu thị chủ yếu là vị trí của ông cậu đối với cháu
ngoại.
         - Gia đình
         Trong xã hội thái gia đình là một tế bào của xã hội quan trọng với tính
chất phụ quyền rõ rệt, người chồng là đại diện của gia đình trong mọi quan hệ
xã hội, là người quyết định cuối cùng mọi công việc của gia đình. Nếu trong
nhà bố chồng còn sống thì quyền chủ nhà thuộc về bố chồng (ông nội), khi
cha chết thì con trai cả sẽ làm chủ nhà.
         Ngoài các gia đình nhỏ vẫn tồn tại trong cộng đồng, người Thái còn
sinh hoạt gia đình dưới dạng đại gia đình. Trong đại gia đình, người đứng đầu
chịu trách nhiệm điều khiển mọi công việc về kinh tế, sinh hoạt, cưới xin, ma
chay, thờ cúng…Các thành viên trong đại gia đình thường chung sống hòa
thuận, con cái chăm sóc chung, không phân biệt con anh con em. Đại gia đình
người Thái sống có nề nếp, có tôn ti, hiếm thấy có xung đột hầu hết là yêu
thương đùm bọc nhau.
         - Hôn nhân và cưới xin
         Ngày xưa, do xã hội Thái là một xã hội khá phát triển vì vậy việc hôn
nhân của con cái là do bố mẹ định đoạt và có mang tính chất mua bán. Tiêu
chuẩn chọn cô dâu, chú rể phải xứng đáng với đẳng cấp của dòng họ, địa vị
của gia đình. Có sự ngăn cách giữa kẻ giàu, người nghèo, giữa quý tộc và
bình dân. Con trai bình dân có chức quyền và giàu sang vẫn được lấy con gái




    Phạm Thị Huyền                      19                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

quý tộc, còn những chàng trai bình dân nghèo thì không được lấy con gái quý
tộc. Con gái bình dân có thể lấy con trai quý tộc nhưng chỉ được làm vợ lẻ.
      Ngày nay trai gái yêu nhau và đi đến hôn nhân là do tự nguyện sau khi
đã xin phép sự đồng ý của gia đình.
      Trong cưới xin của người Thái có nhiều điều thú vị và trải qua các trình
tự : ôm chóm (đánh tiếng), mai(đặt dấu), vay(ăn hỏi) duông vịa(thử thách rể),
cáo, xống khơi (cưới, tiễn rể), xú phả (nhập phòng), pau máư dam hươn (dâu
mới đến thăm nhà chồng), cưới đong (cưới xin dâu về nhà chồng), tỏn
pạu( đón dâu về nhà chồng).
      - Sinh đẻ và nuôi dạy con cái
      Sinh đẻ và nuôi dạy con cái là bổn phận tự nhiên của con người. bất cứ
ai, dân tộc nào cũng đều trú trọng đến tập quán này, nhưng mỗi dân tộc sẽ có
cách thức sinh đẻ và nuôi dạy con cái khác nhau. Với người Thái khi biết con
dâu có thai, cả gia đình có trách nhiệm và tìm mọi cách cho người có thai
mạnh khỏe và thoải mái nhất. việc tiếp theo là người có thai phải ăn kiêng
một số thức ăn nhất định như thịt cá, và một số việc làm có hại cho mẹ và cái
thai trong bụng.
      Người Thái có tập quán đẻ ngồi ngay cạnh bếp lửa, lúc này người
chồng không được rời vợ một bước, người chồng phải ngồi sau lưng bà vợ để
vừa làm chỗ dựa vừa chia sẻ sự đau đớn của người vợ lúc vượt cạn. Đây là
một tập quán đầy tính nhân văn của người Thái.
      Người Thái rất chú trọng đến việc dạy dỗ con cái. Con gái theo mẹ làm
nghề của phụ nữ từ 8 đến 10 tuổi. cũng ở tuổi này bắt đầu tập lao động, làm
nương dệt vải…con trai làm các công việc đồng áng để khi lớn lên các em
vững trãi trong cuộc sống. đặc biệt sau khi lấy vợ, trong thời gian ở rễ , bố vợ
có trạch nhiệm dạy dỗ con rể lao động, làm những việc từ mài dao đan gùi…
đến các tập quán, lễ nghi trong ứng xử hàng ngày.
      - Tang ma




    Phạm Thị Huyền                     20                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Tang ma của người Thái được thực hiện theo quy trình tuân thủ nghiêm
túc những tục lệ đã hình thành từ lâu đời. họ quan niệm chết đi là sống ở thế
giới bên kia nên người chết khi đem chôn được chia của như người sống.
người ta làm nhà mồ ngay trên mộ người chết và trong nhà (nhà sàn) có cả
các dụng cụ sinh hoạt như chăn, đẹm, cuốc, dao…thậm chí còn thả cả gà, lợn
cho người chết sau đó lại bắt về. Có nơi, người Thái thực hiện hỏa táng.
      1.2.4. Đặc điểm mưu sinh
      - Trồng trọt
      Người Thái Tây Bắc vốn là cư dân nông nghiệp và là cư dân sinh sống
lâu đời nhất ở đây, họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và trồng
lúa nương. Vì vậy, ngay từ đầu đặt chân đến mảnh đất này, người Thái đã tập
trung đến việc khai phá ruộng đất ở những thung lũng thành những cánh đồng
rộng lớn. Trong vốn tri thức dân gian của người Thái, những kinh nghiệm
canh tác ruộng nước, nhất là những kinh nghiệm liên quan đến việc “dẫn thủy
nhập điền” rất phong phú và ảnh hưởng đến các anh em trong vùng. Hệ thống
“Mương, phai, lái, lịn” đã trở thành biểu tượng nông nghiệp Thái nói riêng và
văn hóa Thái nói chung.
      Ngoài ra việc canh tác trồng trọt trên nương rẫy của người Thái cũng
có sự kết hợp của nhiều loại hình kỹ thuật khác nhau như: có nương cày,
nương cuốc, nương phát – đốt – gieo trồng…Trong khai thác nương rẫy họ đã
có những tiến bộ nhất định trong việc xen canh gối vụ trên nương. Ngoài cây
lúa nếp, người Thái còn trồng các loại cây ngô, sắn, dâu tằm, chàm, bầu bí…
Trong đó cây bông được chú trọng nhiều hơn vì là cây nguyên liệu chính
phục vụ cho sản xuất nguyên liệu đáp ứng nhu cầu dệt thổ cẩm làm trang
phục. Đã từ lâu người Thái Tây Bắc đã biết trồng bông, dệt vải để làm chăn
ấm, đệm êm, biết thêu thùa đồ dùng cá nhân hằng ngày, đặc biệt là biết tự tay
cắt may nên bộ trang phục truyền thống của mình, những sản phẩm đó có thể
trao đổi mua bán với các tộc người khác trong vùng.




    Phạm Thị Huyền                    21                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      - Chăn nuôi
      Chăn nuôi gia đình của người Thái cũng được chú trọng trong cơ cấu
kinh tế của người Thái. Các loại vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà…nhằm
cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho đời sống hằng ngày cũng như phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa
cộng đồng. Điều đáng chú ý trong chăn nuôi của người Thái là chăn nuôi tằm
rất phát triển để đáp ứng nguyên liệu cho may mặc.
      - Ngành nghề thủ công
      Nghề thủ công của người Thái rất phong phú, phát triển đến trình độ
cao. Trong các nghề thủ công, nghề dệt là phát triển nhất. Sản phẩm dệt bao
gồm: chăn, màn, đệm, gối, quần áo, túi đeo, khăn piêu…Để làm ra những
chiếc váy áo, khăn piêu thổ cẩm hoàn chỉnh thì người Thái phải trải qua rất
nhiều công đoạn: kéo sơi, nhuộm màu, dệt vải, cắt may, thêu…Đó là công
việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo, cần cù, chăm chỉ của người phụ
nữ Thái. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm với những hoa văn
đặc sắc, màu sắc hài hòa, bền đẹp.
      Nghề đan lát là công việc của đàn ông, họ thường đan những vật dụng
hằng ngày như nong, nia, dần, sàng. Ngoài ra, còn có nghề thủ công mang
tính chuyên nghiệp như nghề rèn công cụ: xẻng, cuốc, lưỡi cày, dao, kéo…Họ
còn biết dùng bàn xoay trong nghề gốm với độ nung cao tạo thành những
chum, vò, nồi, chõ đất, bát đĩa đạt trình độ cao về kĩ thuật và mỹ thuật.
      Nói đến săn bắt hái lượm, ta không thể không nhắc đến vai trò của
người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình. Người phụ nữ Thái rất giỏi hái
măng, mộc nhĩ, củi và các loại rau rừng, còn đàn ông sau mỗi ngày đi làm
ruộng, làm nương về thì vào rừng săn thú để cải thiện bữa ăn cho gia đình.
      Như vậy có thể thấy đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Thái
là: Trồng lúa nước và lúa nương giữ vai trò chủ đạo, còn các hoạt động kinh




    Phạm Thị Huyền                     22                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

tế khác như trồng nương sắn, nương ngô, lạc, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm
đều là nghề phụ.
        1.2.5 Văn hóa vật chất
        - Nhà ở
        Người Thái Tây Bắc thường ở nhà sàn. Nhà sàn người Thái gồm hai
loại: nhà mái tròn hình mai rùa có khau cút ở hai đầu của người Thái Đen và
nhà có bốn mái phẳng của người Thái Trắng. Nhà của người Thái được làm từ
những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như tre, gỗ, nứa, lá và là nhà vì cột.
Con số ưa thích được dùng cho số đòn tay, bậc thang lên xuống, số lượng cửa
chính, cửa sổ…là số lẻ vì đồng bào quan niệm số lẻ là số phát triển cần được
thêm vào. Nhà có cầu thang bên đầu hồi, bên quản dành cho nam giới và
khách, bên chan dành cho gia đình và phụ nữ, Nhà được chia làm 3 tầng:
        Tầng thứ nhất dưới gầm sàn (lang) là chỗ ở của gia súc hoặc để củi.
Tầng thứ hai là mặt sàn (hạn hươn) là không gian sinh hoạt của gia đình. Tầng
thứ ba là gác trên quá giang (khứ hươn hay thạn) là nơi cất những đồ vật quý.
        Hiện nay, do nhiều lý do khác nhau, nhiều gia đình Thái đã chuyển
sang ở nhà nền đất, nhất là những vùng gần trung tâm thị trấn hay gần đường
quốc lộ. Hiện nay cũng có một số gia đình ở nhà đất hoặc nhà xây.
        - Trang phục
        Tất cả các ngành, các nhóm địa phương Thái đều có trang phục cơ bản
giống nhau về đường nét tạo dáng đến cách ăn mặc; khác nhau ở chỗ mỗi
ngành, mỗi nơi có một kiểu cách trang trí các chi tiết hoặc chọn màu sắc khác
nhau.
            Trong trang phục của người Thái, đặc sắc hơn cả là trang phục nữ,
vừa đẹp, gọn nhưng không cầu kỳ, vừa làm nổi bật những đường nét của thân
hình phụ nữ. Màu sắc được sử dụng rất khéo, trên nền đen hay trắng, áo điểm
hàng huy bạc đơn giản nhưng trạm chỗ tinh vi. Nó đã trở thành niềm tự hào
không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong




    Phạm Thị Huyền                    23                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

kho tàng văn hóa vật thể của dân tộc Việt Nam. Về cơ bản trang phục nữ của
dân tộc Thái gồm:
         Váy: (xỉu hoặc nôổng): Váy Thái được tạo bởi bốn tấm vải khổ 0,4
m, dài từ ngang thắt lưng tới chấm gót, phía trên có cạp váy hay đầu váy (hua
nịu) cao khoảng 10 cm bàng vải xanh hoặc đỏ, gấu váy cũng khâu nẹp thường
là màu đỏ cao khoảng 3 cm. Váy có lót bên trong, thường là màu trắng, may
ngắn hơn váy ngoài độ 15 cm. Váy phổ biến là màu đen, đôi khi là màu chàm,
khi mặc váy có thể gấp trước bụng hay bên sườn. Ở nhà người Thái thường
mặc váy để dài, lao động trên ruộng nương thì xắn váy lên theo cách túm một
góc gấu váy nâng ngược lên cài vào cạp váy một cách khéo léo, váy ôm khép
kín từ hai đầu gối trở lên. Ngày nay nhiều người phụ nữ Thái có thói quen
mặc váy ngắn ngang bọng chân để tiện dụng khi lao động, sinh hoạt, ngỉ ngơi.
Váy mặc lao động thường ngày may bằng vải thường, váy mặc ngày lễ tết,
váy cưới may bằng lụa, lanh, sa tanh, nhung.
      Thắt lưng: (xai ẻo) thường bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây, hai
đầu can thêm hai mảnh vải đỏ thêu thùa có rua ba phía. Khi xai ẻo quắn vào
giữ chặt cạp váy, hai miếng vải để hai đầu được giắt vào trước bụng hoặc lệch
sang bên hông, thắt lưng không có trang trí trừ hai đầu có tua.
      Áo: (xửa) gồm có:
      Xửa hổm nôm là cái áo lót bên trong, may bằng một tấm vải khoét lỗ
chiu đầu, phủ trùm hai vai xuống trước ngực, đính khuy hai bên sườn. Ngày
nay họ đã bỏ kiểu áo này, dùng áo lót như phụ nữ kinh.
      Xửa cỏm là cái áo ngắn, áo may dài tay hẹp, thân cũng hẹp, bó sát
người. Áo chỉ ngắn đến thắt lưng, khi mặc gấu áo giấu trong thắt lưng. Áo
phụ nữ Thái nổi bật là hàng khuy dọc trước bụng. Khuy có thể tết bằng vải
hoặc bàng bạc hình con bướm, ve sầu… gọi là măk pém, ngày nay hiếm bạc
thì làm bằng nhôm. Giải thích về măk pém có nhiều cách; măk là quả, nghĩa
bóng là nhành cây, bông hoa mà phụ nữ là đại diện cho sự sinh nở nên măk là




    Phạm Thị Huyền                    24                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

khai hoa kết quả, còn pém là bám vào, mà theo quan niệm của người Thái
chiếc áo là nơi trú ngụ của hồn người cho nên sự sinh sôi bám vào áo người
phụ nữ. Măk pém còn được giải thích như sau: bên khuyết là giống cái (nữ),
bên khuy là giống đực (nam), con gái chưa chồng hàng cúc mang số lẻ như
còn chờ đợi cặp đôi; có chồng hàng cúc mang số chẵn như mong ước cuộc
sống hạnh phúc trọn vẹn. Áo ngắn dùng khi lao động may bằng vải thường;
áo lễ hội, cưới xin may bằng lụa, sa tanh. Áo thường màu trắng, màu đen,
màu xanh lam hoặc màu lá cây. Bộ váy áo thắt lưng của người phụ nữ Thái
vừa kín đáo vừa phô bày những đường cong tuyệt mỹ làm nên nét quyến rũ
của người phụ nữ.
      Khăn piêu: Phụ nữ chưa chồng búi tóc thả xuống sau gáy, khi có chồng
búi tóc chổng ngược đỉnh đầu sau đó đầu đội chiếc khăn piêu. Piêu là một tấm
vải bông nhuộm tràm hai đầu có nhiều hoa văn, chỉ màu phối hợp sặc sỡ.
Khăn piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá
lạnh. Khăn piêu không những là vật trang sức quan trọng trong lúc đi chơi
hay trong lễ hội mà còn là tín vật của tình yêu: Khi người con gái tặng piêu
cho người yêu là trao cả tấm chân tình.
      Xà cạp (pe păn kha) là miếng vải như cờ đuôi nheo nhuộm tràm. Phụ
nữ Thái quắn xà cạp quanh bắp chân khi đi làm đồng vừa để chống giá lạnh
vừa để bảo vệ da ở bắp chân.
      Trang sức của phụ nữ Thái có: Trâm cài tóc (may khắt cẩu), đôi hoa tai
(cóng ku), vòng cổ (pok cô), đôi vòng đeo hai cổ tay (pok khẻn), bộ xà tích
(pua sỏoi) đều được làm bằng bạc, trạm chỗ đẹp, công phu. Đó là những đồ
trang sức quý giá nhất.
      Đàn ông Thái thì mặc quần dài màu đen, trắng bằng vải dệt, được may
theo kiểu quần ống “chân qùe”. Áo nam giới ngắn, xẻ ngực cài băng nút vải
(thắt nút), có hai túi dưới và túi ngực, đầu chít khăn mỏ rìu.




    Phạm Thị Huyền                     25                        Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

        Ngày nay nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến, nhưng phụ
nữ vẫn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng lối trang sức theo truyền thống dân
tộc.
         - Ẩm thực
        Lương thực chính của người Thái là gạo nếp. Người Thái thích ăn gạo
nếp hơn gạo tẻ. Csơm nếp thơm ngon ăn cùng với các món ăn được chế biến
từ thịt thú rừng, hay các món cá và các loại rau rừng là các bữa ngon và thú vị
của người Thái Tây Bắc.
        Các món ăn Thái được chế biến rất ngon, họ thường thích ăn luộc, đồ,
nướng, ăn sống hoặc tái chín cùng các loại gia vị chua, cay, chát… từ thịt của
một số động vật nuôi như lợn, gà, bò hay là các loại thịt thú rừng họ săn bắt
được có thể chế biến ra nhiều món đặc sản.
        Cá là món ăn hằng ngày và không thể thiếu trên các mâm cúng hay
mâm cơm mời khách.Người dân Thái có câu nói cửa miệng “Pay kin pa, má
kin lẩu” (Đi ăn cá, về uống rượu)
        Đặc biệt từ các loại cá, người Thái có những món cá đặc sản như món
cá gỏi, món cá hấp, cá pỉnh tộp, cá sấy, cá ướp chua… Món nặm pịa là sữa
bột đắng ở ruột non trâu, bò, hưu, nai… là món không thể thiếu được trong
các bữa ăn của người Thái. Trong ăn uống người Thái thích uống rượu đặc
biệt là rượu cần và rượu nếp, ngày thường đồng bào Thái uống nước đun từ lá
cây và uống nước lã.
        Đồng bào ưa hút thuốc lào và phụ nữ thích ăn trầu.
        - Phương tiện vận chuyển
        Người Thái Tây Bắc vận chuyển bằng gánh đôi dậu đựng các thứ, đi
rừng đi núi thì đeo gùi, dùng ngựa cưỡi, thồ hàng. Dọc các dòng sông thì đi
bằng thuyền đuôi én.
        1.2.6. Văn hóa tinh thần
        - Ngôn ngữ và chữ viết




       Phạm Thị Huyền                  26                    Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Người Thái là một trong số ít các dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết
từ lâu đời, chữ Thái có nguồn gốc từ chữ Phạn- văn tự ấn độ cổ đại. Từ nhiều
thế kỷ trước, chữ Thái cổ đã được dùng để sáng tác văn học, ghi chép văn học
dân gian.
      Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái, cùng hệ ngôn ngữ với tiếng
Tày, Nùng gần với tiếng Lào và tiếng Thái Lan, đây cũng là thứ tiếng phổ
biến ở vùng Tây Bắc.
      - Tôn giáo, tín ngưỡng
      Người Thái cũng như các tộc người ở Tây Bắc đều theo tín ngưỡng đa
thần. Người Thái tin rằng, trên trời có Then Luông là đấng tối cao cai quản
trời đất, muôn loài, Then Luông được các thần cai quản giúp việc. Dưới trần
gian đều có các ma (phi) cai quản. Bất kỳ làm việc gì từ lập bản, khai ruộng,
phát mương đến đánh cá, săn thú đều phải xin phép ma ruộng, ma nương, ma
rừng, ma suối…Những vị thần trên trời, các ma dưới trần gian cùng với ma
nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm) những ông bà cụ kị đã khuất (pú pẩu) là
những lực lượng phù hộ, bảo vệ người Thái.
      Từ quan niệm như vậy nên người Thái có những nghi thức và tập tục
cúng theo cách của riêng mình. Thông qua các lễ hội trong năm, họ tổ chức lễ
cúng bản (xên bản), cúng mường (xên mường), cúng nhà (xên hươn)…hoặc
cúng tế một cái gì đó rất cụ thể như một hòn núi thiêng, một tảng đá lớn, một
khúc sông…mà họ cảm thấy ở đó xuất hiện sự linh thiêng, huyền bí để cầu
mong được sự bao dung, che chở của các đấng siêu nhiên.
      Cũng từ quan niệm về cái thực, cái hư như vậy, nên khi có người chết,
ông mo sẽ dẫn hồn về nhập “Đẳm” tức là tổ tiên ở thế giới bên kia, và được
mang theo một số của cải, bởi vậy đối với họ chết là tiếp tục “sống” ở cõi hư
vô, về với sự vĩnh hằng nơi “Mường trời”.
      - Lễ hội truyền thống




    Phạm Thị Huyền                   27                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Trong một năm, người Thái Tây Bắc có rất nhiều lễ, tết khác nhau như:
Xên bản xên mường (cúng thần bản, thần mường), lễ tỏn cộ (lễ đón cỗ), Xến
Xó Phốn (lễ cầu mưa), Kin khảu mớ (lễ cơm mới)…
      Trong các dịp lễ, tết người Thái thường tổ chức múa, hát:xòe, múa
khăn, múa nón hay trai gái “Khắp báo xao” (hát trai gái giao duyên). Các trò
chơi thú vị như: Tót cón (ném còn), Tót én cáy (chơi cầu lông bằng tay), Tó
Mak Lẹ (chơi trò chơi bằng quả Lẹ)…Đó là các sinh hoạt văn hóa đậm đa bản
sắc dân tộc, vừa vui chơi, vừa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống.
      - Văn nghệ dân gian
      Sinh sống hàng ngàn năm trên dải đất Việt Nam, thừa hưởng một nền
văn minh lớn lao của cha ông, người Thái Tây Bắc đã góp phần không nhỏ
vào kho tàng văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Nhờ có văn tự, cư dân
Thái đã lưu lại cho đến nay nhiều sách, truyện ghi lại trên giấy bản, trên lá
cây. Đó là những cuốn sách sử chép tay dài hàng trăm trang, ngững bộ luật,
những tập quán pháp tương đối hoàn chỉnh phản ánh tình hình xã hội đương
thời, những bản trường ca đọc cả hai, ba đêm dòng xúc động lòng người,
những truyện thơ tuy khuyết danh nhưng đầy chất trữ tình nói lên cảm xúc
mãnh liệt của cả dân tộc với thiên nhiên tươi đẹp, với con người, với tình yêu
đôi lứa, nói lên khát vọng của cả dân tộc hướng đến các thiện, cái đẹp, những
tập tục ngữ, dân ca Thái phản ánh quá trình chinh phục tự nhiên, tích lũy kinh
nghiệm của cuộc sống nhưng qua đó cũng thấy được tính cách, tâm hồn và
nghệ thuật phong phú, đặc sắc.
      Nổi tiếng nhất trong kho tàng văn học dân gian Thái là các tác phẩm:
Xống chụ xôn xao, Khun Lú Nàng Ủa, Hiến Hom- Cầm Đôi, Khăm Panh…
Bên mỗi bếp lửa mỗi nóc nhà, người già kể chuyện cho lũ trẻ, những câu
chuyện trong kho tàng dân gian Thái có thể kể hết đêm này sang đên khác, hết
tháng này sang tháng khác mà vẫn không hết.




    Phạm Thị Huyền                    28                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Nói đến nghệ thuật Thái không thể không nói tới hát khắp, múa xòe.
Vào các dịp tết, lễ hội, sau một vài tuần uống rượu vui, mọi người tay cầm tay
cùng múa vui trong không khí nhộn nhịp của tiếng trống, tiếng cồng chiêng.
Cuộc xòe vui không biết bắt đầu từ bao giờ và khi nào kết thúc, chỉ biết là hơi
men của rượu, hơi ấm của bàn tay cùng ân vang thôi thúc giòn giã của tiếng
cồng chiêng làm ấm lòng người, mọi người gần gũi nhau hơn và như muốn
cùng nhau hòa vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
      - Tri thức dân gian
      Nói đến kho tàng tri thức dân gian đầu tiên phải kể đến lịch pháp vì đó
là tri thức quan trọng nhất của một dân tộc về sự vận hành vũ trụ, nó không
chỉ là cơ sở để tính thời gian mà còn là cơ sở để nhận biết các chu kỳ sinh
hoạt văn hóa, hoạt đọng kinh tế …của cộng đồng.
      Hiện nay, dân tộc Thái Tây Bắc dùng lịch Thái trong đời sống hằng
ngày. Hầu hết những người từ trung niên đến cao tuổi đều nắm chắc lịch Thái,
người Thái ở đây vẫn thờ cúng theo ngày Can của lịch Thái, nên cứ mười
ngày cúng một lần. Ở các bản đều có các ông mo hay po mự để xem ngày tốt
xấu cho những ai có nhu cầu, như ngày cưới vợ, gả chồng, khởi công hoặc lên
nhà mới…Các ông này thường có cuốn sổ cổ làm căn cứ cho việc tính toán và
chọn ngày, đồng thời họ tự soạn ra những nội dung lịch hằng năm để cung
cấp cho nhân dân trong vùng.
      Tiểu kết
      Tại chương 1 người viết đã khái quát những vấn đề cơ bản liên quan
đến người Thái Tây Bắc bao gồm đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, thành
phần dân tộc vùng người Thái cư trú. Khái quát về tên gọi, dân số, đặc điểm
mưu sinh, xã hội truyền thống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người
Thái. Đặc điểm cơ bản rút ra từ vấn đề này là: Người Thái Tây Bắc sống chủ
yếu ở khu vực miền núi, nơi gặp nhiều khó khăn hơn các vùng khác về giao
thông, giao lưu, phát triển kinh. Nhìn về góc độ kinh tế đây là những hạn chế




    Phạm Thị Huyền                    29                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, đời sống
tinh thần của người dân trong vùng. Tuy nhiên, nhìn về góc độ văn hóa, chính
những khó khăn đó lại là điều kiện thuận lợi giúp cho đồng bào Thái bảo lưu
được vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong đó có văn học dân
gian, hạn chế sự du nhập ồ ạt của văn hóa ngoại lai làm biến dạng văn hóa
bản địa
       Dân tộc Thái là một trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết
từ lâu đời. Do người Thái có chữ vết nên kho tàng văn học dân gian như
truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca và một số luật lệ còn được
lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giây bản và
trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay
như: Xống chụ xôn xao, Khun Lú – Nàng Ủa, Khăm panh, Hiến Hom – Cầm
Đôi…
       Dân tộc Thái có số dân đông thứ ba sau người Kinh và người Tày. Dân
số đông cộng với có chữ viết là những điều kiện thuận lợi để bảo lưu và phát
triển nền văn học dân gian trong đó có truyện thơ.


                                     Chương 2
                  NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI QUA TRUYỆN THƠ


       2.1. Khái quát về truyện thơ của dân tộc Thái2.1.1. Khái niệm
“Truyện thơ”
       Trong lịch sử văn học Việt Nam, từ trước đến nay khi nói đến thể loại
truyện thơ, các nhà nghiên cứu biên soạn thường nói nhiều đến mảng “truyện
nôm khuyết danh” (hoặc “truyện thơ bình dân”) của người Việt, ít người nói
đến thể loại truyện thơ trong văn học các dân tộc ít người.
       Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị
Bích Hà đã đưa ra định nghĩa về truyện thơ như sau: “Truyện thơ là những




    Phạm Thị Huyền                    30                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

truyện kể bằng thơ có số lượng câu chữ lớn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu
tố tự sự và yếu tố trữ tình, phản ánh số phận của những người nghèo khổ và
khát vọng đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cho tình yêu tự do, cho
chính nghĩa”. [8, 288.]
      Trong các tài liệu chuyên khảo về văn học dân gian các dân tộc thiểu
số, “truyện thơ” được các nhà nghiên cứu định nghĩa như sau:
      1. Truyện thơ dân gian là sản phẩm tinh thần của các dân tộc ít người,
là những sáng tác dân gian truyền miệng đậm bản sắc văn hóa, giàu phong tục
tập quán, phản ánh tâm hồn các dân tộc trong đó. [14, 170]
      2. “Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian
thuộc loại hình tự sự, bao gồm những tác phẩm có hình thức văn vần, được
kể, được hát, được ngâm, đọc (kể cả trước khi được ghi chép) và thường có
nội dung thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi”. [12, 15]
      Như vậy, có thể khái quát: Truyện thơ là một thể loại văn học dân gian
đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Đó là những truyện kể bằng thơ thường có
nội dung phản ánh số phận của những người nghèo khổ và khát vọng đấu
tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cho tình yêu tự do, cho chính nghĩa”.
     2.1.2. Đặc trưng của truyện thơ
      Truyện thơ có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình
      Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có cốt truyện, có nhân vật,
có những tình tiết phong phú phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan điểm của
cộng đồng các dân tộc. Phần lớn cốt truyện của truyện thơ lấy từ truyện cổ
tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể. Chẳng hạn: Khun Lú – Nàng Ủa là truyện
thơ Thái mượn ở truyện cổ tích Kháng cùng tên.
      Truyện thơ cũng sử dụng nhiều câu ca dao, nhiều bài dân ca nói lên tâm
tình, ước vọng của nhân dân, nhất là thanh niên các dân tộc. Ví dụ như truyện
thơ Xống chụ xôn xao lấy rất nhiều từ Tản chụ xiết xương và Tản chụ xống
xương là những lời dân ca của người Thái




    Phạm Thị Huyền                    31                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Nghệ thuật tự sự kết hợp với trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả
năng phản ánh sâu sắc đời sống, vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn
con người các dân tộc trong đó. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa con người
với con người trên nền xã hội phân hóa giai cấp và việc giải quyết các mối
quan hệ đó theo quan điểm đạo đức lý tưởng của nhân dân cũng được trình
bày khá rõ nét trong truyện thơ
      Truyện thơ đậm tính chất văn hóa các dân tộc
      Khác với truyện thơ của dân tộc Kinh có văn bản bằng chữ Nôm, được
coi là thể loại của văn học viết, truyện thơ các dân tộc thiểu số chủ yếu là
sáng tác truyền miệng, phần lớn không phải để đọc mà để hát kể hoặc kể gần
với ngâm. Diễn xướng truyện thơ vì vậy gần gũi và trở thành món ăn tinh
thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số.
       Truyện thơ tham gia nhiều hoạt động văn hóa, phong tục tập quán, tín
ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số. Xét về bộ phận văn hóa dân gian,
truyện thơ như là một bộ phận không thể tách rời, những phong tục dàng cho
người chết, phong tục ở rể, những kiêng kị…đều được thể hiện trong truyện
thơ. Người dân tộc có ý thức hoặc ngẩu nhiên đã đưa vào truyện thơ khá
nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân giã của cộng đồng mình, khiến truyện thơ
như một bách khoa toàn thư về sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân tộc.
      Kết cấu của truyện thơ
      Các truyện thơ mang đậm tính tự sự, có kết cấu tương tự kết cấu truyện
cổ tích. Nếu kết cấu của truyện cổ tích là: Gặp gỡ - tai biến – đoàn tụ, thì cốt
truyện phổ biến của truyện thơ là: Gặp gỡ - tai biến – chia li (hoặc cùng chết).
Kết thúc có hậu, nhân vật sau bao gian nan cách trở lại trở về sống hạnh phúc
bên nhau là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích thì lại vô cùng hiếm trong
truyện thơ các dân tộc. truyện thơ các dân tộc thường kết thúc bằng cái chết
của cả hai người. Chie riêng truyện thơ Tiễn dặn người yêu là có kết thúc
đoàn tụ, hai người sau bao trắc trở lại trở về sống hạnh phúc bên nhau




    Phạm Thị Huyền                     32                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

       Nhân vật trong truyện thơ
       Nhân vật trong truyện thơ không nhiều, khác với truyện cổ tích nhân
vật phần lớn có tính chất phiếm chỉ thì nhân vật trong truyện thơ có tên tuổi,
địa chỉ, hoàn cảnh xuất thân khá rõ ràng. Nhân vật trong truyện thơ không có
những yếu tố biến hóa kì ảo như nhân vật trong truyện cổ tích, cũng không có
tầm vóc hay hành trạng hoàng tráng như trong sử thi mà nó gần gũi với những
người bình thường trong sinh hoạt xã hội, sinh hoạt cộng đồng làng bản của
các dân tộc. Đó cũng là nét khác biệt giữa truyện thơ với các thể loại khác.
       2.1.3. Truyện thơ trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc
Thái
       Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa, văn học nghệ thuật của riêng
mình, tuy có sự khác nhau về bề dày, về trình độ phát triển nhưng đều thể
hiện bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, phong tục tập quán, cách tổ chức lễ hội,
cưới xin, ma chay, cách ứng xử giữa người với người….Dân tộc Thái cũng có
vốn văn hóa, nghệ thuật phong phú và đặc sắc - đây là một bộ phần quan
trọng cấu thành nên nền văn hóa Việt Nam, làm nên bản sắc riêng của văn
hóa Việt Nam - đa dạng mà thống nhất. Trong kho tàng văn học nghệ thuật
phong phú đó, văn học dân gian có thể xem là thành tố tiêu biểu nhất chuyển
tải cả đời sống vật chất, tinh thần lẫn lịch sử phát triển của dân tộc.
       Truyện thơ Thái ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại của nó.
Lúc bấy giờ trong xã hội Thái có sự phân chia giàu nghèo, giai cấp, từ đó đã
xuất hiện nhiều mâu thuẫn xã hội trong đó có mâu thuẫn giữa những người
nghèo khổ và kẻ giàu sang, mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa, mâu
thuẫn giữa tình yêu chân chính của lứa đôi với những đòi hỏi khắt khe, lạnh
lùng, nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội. Lúc này vấn đề thân phận con
người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thỏa đáng. Với nhu cầu như vậy,
các loại hình như cổ tích, dân ca… không đủ sức đáp ứng, do đó tất yếu phải
có một thể loại mới ra đời đó là truyện thơ.




    Phạm Thị Huyền                      33                       Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Có thể nói, dân tộc Thái có một kho tàng truyện thơ phong phú và đa
dạng về số lượng cũng như đề tài, dựa vào đề tài thì truyện thơ Thái có thể
chia làm các loại:
- Truyện thơ về tình yêu : kể về tình yêu thiết tha và ngang trái của các chàng
trai, cô gái dân tộc Thái cùng khát vọng đấu tranh cho đấu tranh cho tình yêu
tự do, cho hạnh phúc. Tiêu biểu là các truyện: Tiễn dặn người yêu, Chàng Lú
– Nàng Ủa, Hiến Hom – Cầm Đôi, Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm
- Truyện thơ về người nghèo khổ: kể về thân phận hẩm hiu, đau khổ của
những người lao động nghèo bị áp bức bóc lột và khát vọng có một cuộc sống
sung túc, bình yên.
- Truyện thơ về chính nghĩa: kể về cuộc đấu tranh giữ đất, giữ mường của
người đồng bào dân tộc Thái. Tiêu biểu là truyện Khăm Panh
      Mỗi đề tài đều xây dựng kiểu nhân vật mang đặc trưng riêng của nó,
song dù thuộc đề tài nào, chúng ta vẫn thấy ẩn hiện trong đó là bóng dáng của
những người phụ nữ. Người phụ nữ có khi là trung tâm của câu chuyện, cũng
có khi làm nền cho câu chuyện, nhưng dù ở vị trí nào thì qua sự miêu tả của
các tác giả dân gian, chúng ta có thể thấy hình ảnh người phụ nữ rất rõ nét cả
về diện mạo, tài năng, tính cách, phẩm chất…
2.2. Người phụ nữ được miêu tả trong truyện thơ của dân tộc Thái
2.2.1. Chân dung của người phụ nữ
2.2.1.1. Ngoại hình và tài năng
      Người Thái quan niệm: Người phụ nữ phải có vẻ đẹp dịu dàng, nhân
hậu, phải thành thạo, khéo léo trong công việc nội trợ gia đình, phải biết thêu
thùa, may vá… Đó mới là người phụ nữ đẹp, người phụ nữ tốt . Trong truyện
thơ cũng vậy, hầu hết các nhân vật nữ đều được miêu tả là những cô gái vừa
có vẻ đẹp ngoại hình, vừa có vẻ đẹp tâm hồn và tài năng.
      Có thể thấy điều đó qua nhân vật “em yêu” trong truyện thơ Tiễn dặn
người yêu; nhân vật Nàng Ủa trong truyện thơ Chàng Lú – Nàng Ủa và nàng




    Phạm Thị Huyền                    34                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

Hiến Hom trong Hiến Hom – Cầm Đôi, nàng Mứn trong truyện thơ Khăm
Panh, nàng Ỏn La trong truyện thơ Chim yểng, Náng Ông Piềm trong truyện
thơ Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm. Trong truyện thơ Khăm Panh, nàng Mứn
được miêu tả là một người phụ nữ đẹp, từ khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, nước
da, giọng nói, dáng đi đều được so sánh với những gì đẹp nhất:
                   Nàng đi đẹp như nai lượn
                   Nàng nói vui hơn suối reo
                   Tóc nàng dài, bước mỗi bước, tóc leo lên gót
                   Tóc nhảy theo chân váy phập phồng
                   Khuôn mặt hình lá trầu không
                   Lá trầu không còn thua mềm mỏng
                   Da cổ trắng rơi nước bọt vào còn thấy bọt
      Nàng Mứn được miêu tả là một thiếu nữ rất đỗi dịu dàng. Vẻ đẹp và sự
dịu dàng của nàng có thể khiến cho mọi vật đều dừng lại, ngơ ngẩn:
                   Nàng đến bên suối, suối bỏ đường đi,
                   Nàng đến bên lửa, lửa quên reo cháy”.
                   Nàng vào rừng nai quên chạy tìm đàn
                   Hoẵng thôi chạy lang thang
                   Gấu lạc rừng quấn quýt bên chân cô gái
                   Nàng mở miệng hát bên núi
                   Voi đội ngà đến nghe
                   Nàng hát bên khe đá con, đá mẹ
                   Cá khếnh quên bơi
                   Cá trôi bỏ đàn vơ vẩn
                   Nàng đến hát bên rừng
                   Để chim quên ăn trái xanh trái chín
                   Môi nàng đỏ tựa máu cây phang
      Không những đẹp, nàng Mứn còn giỏi giang, khéo léo lo toan mọi việc:




    Phạm Thị Huyền                   35                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

                   Khăm Panh. Giao cho nàng việc khó
                   Đặt cho nàng Mứn việc hay
                   Việc khéo tay, khéo chân mới đủ
                   Bụng biết lo xa
                   Lòng biết nghĩ điều lành, điều tốt
                   Đó là việc cầm quân đi vỡ đất
                   Khai phá rừng rậm trồng lúa, trỉa ngô
                   Người trong mường kéo về đủ một xen
      Nàng Mứn còn dạy cả mường vỡ ruộng, làm nương, làm đăng, làm đó:
                   Mứn tôi được mở lời
                   Muốn ăn cơm xôi, cơm lam thì lo vỡ ruộng
                   Muốn có gạo ăn tháng ăn năm ta lo làm nương
                   Muốn ăn cá ốt treo ta phải làm đăng làm đó
                   Muốn ăn cá pộc, cá pui lại nên quăng chài úp nơm
                   ….
      Nàng Ỏn La trong truyện thơ Chim Yểng cũng được miêu tả là một
người phụ nữ rất đẹp và có tài năng lại cần cù, chăm chỉ:
                   Nhìn đằng sau, xinh tựa bạc năm
                   Trông đằng trước, đẹp như bạc sáu
                   Mắt sáng trong như trăng mồng ba
                   Sáng long lanh, càng ngắm càng đẹp
                   Tấm lưng eo và khuôn ngực nở
                   Đôi mắt ướt và bắp chân tròn
      Nàng Ỏn La biết nấu cơm, dệt vải, thạo các công việc ngoài ruộng, trên
nương:
                   Chị Ỏn La đi cấy ruộng Hở Buộc
                   Chị còn đi làm cỏ rẫy núi cao
                   Trưa nghe tiếng nàng về lanh canh vòng bạc




    Phạm Thị Huyền                    36                    Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

                   Nàng bày mâm dọn ăn
                   Bữa trưa, ăn món cá “tết” nén trong ống nứa
                   Món chua cá “mọn”, cá “khỉnh” ướp trong ống luồng
                   Ăn rồi, nàng nhai trầu
                   Nàng ngồi vào khung cửi dệt tơ
                   Dệt chăn, nàng dệt sắp xong
      Vẻ đẹp của Náng Ông Piềm trong truyện thơ Tào Hủn Lu – Náng Ông
Piềm đã làm cho Tào Hủn Lu phải thốt lên:
                   Náng Ông Piềm ơi!
                   Náng Ông Piềm hỡi!
                   Sao mày đẹp như hoa cánh kiến?
                   Sao mày đẹp như ngà voi?
                   Sao mày đẹp như con chim trĩ?
                   Tao đã ngất ngây Náng Ông Piềm này.
      Náng Ông Piềm còn là người giỏi việc:
                   Náng Ông Piềm hái bông trồng kê
                   Tay nhanh như con thoi dệt cửi
      Không những thế, nàng còn là người biết ứng xử. Khi biết mẹ Hủn Lu
cưới nàng Nầu Hặc cho chàng, nhưng chàng không thích và kiên quyết lấy
nàng làm vợ, lúc đó náng Ông Piềm đã không nghĩ cho bản thân mình mà đã
nghĩ cho Nầu Hặc, và nàng đã lặng lẽ ra đi, trả lại tổ ấm cho Nầu Hặc
                   Náng Ông Piềm nghĩ:
                   Nầu Hặc cũng là con cu mái
                   Ta phá cái tổ là ta làm hại
                   Ta phải đi thôi. Ta đi Nầu Hặc hè!
                   ……
                   Và Náng hóa thành con chim bay mất.




    Phạm Thị Huyền                    37                    Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

      Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, “Em yêu” được miêu tả từ khi
còn ở trong bào thai đến khi lớn lên thành một thiếu nữ xinh đẹp như “gốc cải
xanh, như tàu rong mượt” - đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi tắn, làm bao
chàng trai say đắm và muốn lấy làm vợ. Không những thế, em còn là người
rất khéo léo, tài năng, từ bé đã được tiếp xúc với công việc gia đình:
                    Tuổi còn thơ ôm cổ mẹ chăn gà
                    Bám vai mẹ chăn lợn
                    Đeo cổ bác ăn cơm
                    Đòi hái dâu theo mẹ
                    ….
                    Mười hai tuổi em đã lớn thành gái
                    Mười ba em biết bắt cá suối
                    Biết may áo che vú
                    Biết dành tóc làm độn
      Nàng Ủa trong truyện thơ Chàng Lú – Nàng Ủa, khi vừa mới sinh ra đã
được miêu tả là một người rất xinh đẹp:
                    Một vẻ hình hài muôn vạn trong sáng..
                    Mặt hồng tươi như vừa đúc khuôn
      Thời gian trôi qua, nàng Ủa đã trở thành một nàng thiếu nữ xinh đẹp,
thông minh “mưu giỏi nghề hay không hề chịu kém”
                    Nàng lớn lên mười bốn đến thời
                    Như hoa đào rộ nở đẹp tươi
                    Rằng chọn kén người tình lịch sự
                    Song chẳng ai sánh nổi với nàng
                    Trong, tinh thông mọi đường khôn ngoan
                    Ngoài, mưu giỏi nghề hay không hề chịu kém
      Nàng Hiến Hom, một cô gái thường dân xinh đẹp, nết na như hoa thơm
tỏa khắp Mường. Tuổi 14, Hiến Hom đã biết giúp mẹ lo toan mọi việc trong




    Phạm Thị Huyền                     38                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

nhà, biết tập ra sàn khuống, biết quay sa kéo sợi…Trai khắp vùng tìm đến vây
quanh.
                     “Trai bản xa ướm nàng làm vợ
                     Trai cùng mường cũng ngỏ lời thương”
        Như vậy, qua các truyện thơ Thái về người phụ nữ ta có thể thấy, người
phụ nữ trong xã hội xưa không những xinh đẹp về diện mạo mà còn rất tài
năng, khéo kéo, biết ứng xử, thành thạo công việc nội trợ gia đình, biết thêu
thùa, khâu vá, làm nương, hái củi, họ còn có thể làm được cả những công việc
của đấng nam nhi như: cầm binh đánh giặc như nàng Mứn…Đây là một nét
rất đáng quý của người phụ nữ Thái mà qua truyện thơ chúng ta có thể thấy
được.
        2.2.1.2. Phẩm chất
        Thủy chung, son sắt là một phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam từ
xưa đến nay. Đây cũng chính là phẩm chất nổi bật nhất của người phụ nữ
Thái được thể hiện qua truyện thơ. Qua những câu chuyện tình yêu - một đề
tài đặc sắc trong truyện thơ của dân tộc Thái, những người phụ nữ Thái đã
được xây dựng với những biểu hiện tuyệt vời nhất của lòng chung thủy.
        Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, lòng chung thủy của cô gái đã
được họ thề nguyện và chứng minh:
                     Đôi ta yêu nhau, duyên bản duyên đừng úa
                     Tình mường tình chớ phai
                     Rẽ đi và qua lại
                     Cùng sánh vai vòng đi và thẳng tới
                     ……
                     Đôi ta yêu nhau tình Lú - Ủa mặn nồng
                     Lời đã trao thương không lạc mất
                     Như trâu bán ngoài chợ
                     Như thu lúa muôn bông




    Phạm Thị Huyền                      39                   Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

                   Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng
                   Bền chặt như vàng như đá
                   Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
                   Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già
                   Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển
                   Người xiểm xui không ngoảnh, không nghe
       Họ yêu nhau:
                   Đã yêu nhau xin chớ phụ tình
                   Đôi ta yêu nhau, yêu đến khi tóc ngả hoa râm
                   Yêu đến khi đầu bạc
       Họ thề nguyện:
                   Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
                   Không lấy được nhau lúc trẻ ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về
già
       Và trong suốt những năm dài đằng đẵng sống xa nhau, họ vẫn luôn gìn
giữ ngọn lửa tình yêu được nồng đượm và tìm mọi cách để được về với nhau.
       Trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Ủa, chàng Lú và nàng Ủa yêu nhau
từ thưở nhỏ và họ thề nguyện:
                   Bằng phải xa nhau muôn dặm nghìn ngày
                   Mỗi kẻ mỗi nơi chín phương trời đất
                   Đôi ta yêu nhau xin chớ quên tình nặng nghĩa đầy
                   …..
       Khi Lú và Ủa phải xa nhau, đôi trai gái đau buồn chia ly và hẹn ước
mãi mãi chung thủy:
                   Bữa sáng, bữa chiều em đừng quên gọi vọng tên anh
                   Đừng vui cùng quan mường khác phụ tình
                   Lời hẹn thương tự xa kia còn nhỏ
                   Thực dạ yêu anh, xin đừng sai lỡ




      Phạm Thị Huyền                40                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

                   Mùa ban rộ, vông tươi chi chít
                   Dưới gầm trời, muôn vật sống đua kêu
                   Chớ lấy cảnh chòng mình đeo thêm bối rối
                   Đợi anh em ơi, đợi anh tới kết lứa vui đôi
                   ….
                   Càng xa nhau, càng bền chắc một lòng em ạ
                   Em yêu anh chớ để rơi quên, dù là chút xíu, em ơi
                   Tình đôi ta dẫu bằng dây tơ nhện cũng đừng sai, em nhé
                   …..
                   Dù ruổi mường xa hơn hai mươi ngày dặm dài
                   Đôi ta không thành bạn thì, em ơi, ta tự chết cả hai
      Không được ở bên chàng Lú, nàng Ủa đau đớn và đã thắt cổ tự vẫn,
mong được cùng chàng Lú sum họp nơi mường Trời
                   Chàng tạo trai, chồng hỡi em chào
                   Chàng chết theo em nhé, khi tin vừa tới
                   Đừng chần chừ lâu, em lầm quên mặt nhau
                   Ta lên trời tâu với Then cao, chàng nhỉ
                   Then sinh thành chẳng gây oán trái đâu
      Trong truyện thơ Hiến Hom – Cầm Đôi, đôi trai gái yêu nhau xuất phát
từ tình yêu chân thành, thủy chung. Họ yêu nhau sáu năm ròng mà không ai
hay biết, nàng Hom phải ôm mối tình trong câm lặng, bao niềm thương nổi
nhớ chàng Đôi đành phải dấu kín trong lòng. Rồi thời gian cứ thế trôi qua,
“lại mấy mùa hoa nở hoa tàn”, Hiến Hom mỗi ngày thêm lớn, bao chàng trai
trong mường hò hẹn nhưng Hiến Hom vẫn mãi chối từ. Lời thề nguyện với
Cầm Đôi xưa nàng vẫn còn giữ nguyên vẹn chẳng mờ phai:
                   “Em vẫn một lòng sắt son đợi”
      Và cứ thế, Hiến Hom đã đợi người thương hết mùa chơi khuống này
đến mùa chơi khuống khác, thời gian “đến nay đúng bốn mùa măng mọc tre




    Phạm Thị Huyền                   41                         Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

già”, các bạn của mình nhiều người đã thành lứa thành đôi. Rồi cái gì đến
cũng sẽ đến, Hiến Hom đã mang thai với Cầm Đôi, nàng đã phải đấu tranh
với bản thân, âm thầm chịu đựng bao điều tiếng bên ngoài, giữ vững niềm tin
vào mối tình đã bao năm cùng Cầm Đôi vun đắp:
                   Bạn cùng lứa nói em nhẹ dạ
                   Người trong mường chê em không biết xấu mặt
      Chính lòng chung thủy, tình yêu mãnh liệt đối với Cầm Đôi đã giúp
nàng có thêm niềm tin trước hiện thực cuộc đời và miệng lưỡi thế gian:
                   Yêu nhau thật lòng, ai bảo xấu anh nhỉ
                   Ai chê mặc họ chê
                   Ai cười mặc họ cười
                   Con ta khôn lớn sẽ là người chứng giám
      Nhưng rồi không chịu được sự dè bửu của thế gian, nàng Hom phải tự
vẫn. Xác nàng Hom vẫn bám chặt vào chõng chờ Cầm Đôi về cũng do qua
yêu Cầm Đôi mà nàng đã phải chết lần thứ hai.
      Trong truyện thơ Khăm Panh, lòng thủy chung của nàng Mứn lại được
biểu hiện ở một khía cạnh khác. Đó là khi Khăm Panh chết, chính nàng Mứn
đã tập hợp anh em, quân sĩ giết giặc Khun Ha giữ đất giữ Mường và trả thù
cho người chồng của mình. Rồi nàng chết, hồn nàng tìm đến Khăm Panh hóa
thành đôi bướm bay đi, tìm được nàng dâu thứ tư và dẫn đường cho nàng ẩn
nấp. Khi Khăm Khoong khôn lớn chính nàng Mứn đã báo mộng cho quần
chúng vô danh tìm đến cháu mình, nàng đã đi khắp các khe động , kêu gọi
nhân dân quy tụ dưới cờ Khăm Khoong. Cuối cùng thì họ cũng đã giết được
tên giặc Khun Ha, giành lại được đất, được mường.
      Qua truyện thơ chúng ta thấy, người phụ nữ khi họ đã yêu thì rất trong
sáng, thủy chung và thật lòng. Có những cô gái mãi mãi không được ở bên
người mình yêu như nàng Ủa, Náng Ông Piềm, có những cô gái đã phải mất
đi cuộc sống con người ở thế giới trần tục của mình như nàng Hiến Hom,




    Phạm Thị Huyền                   42                     Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

nàng Mứn nhưng trái tim họ vẫn luôn hướng về người mà họ yêu thương, trao
cho người mình yêu những tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất. Đó là những
nét rất đáng quý của người phụ nữ Thái được thể hiện trong truyện thơ.
      Một điều cần lưu ý khi nghiên cứu truyện thơ Thái về người phụ nữ đó
là quan niệm về sự trinh tiết của người phụ nữ rất khác với lội suy nghĩ truyền
thống. Nhiều trường hợp hợp hai người yêu nhau từ khi còn trinh trắng, do
hoàn cảnh họ không lấy được nhau, nhưng khi đến được với nhau họ không
hề băn khoăn việc người yêu mình đã trải qua một, hai đời chồng/vợ. Lúc
này, tình yêu, lòng chung thủy là quan trọng hơn hết, họ không quan tâm đến
sự trinh tiết nữa. Nói cách khác, chính lòng chung thủy của người phụ nữ
được coi là sự trinh tiết, thay thế cho lối nghĩ về trinh tiết có tính chất khuôn
mẫu của chế độ phong kiến. Tiêu biểu là trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu,
cô gái do bị cha mẹ ép duyên nên đã phải rời xa người yêu để đi lấy chồng,
nhưng sau khi bị gia đình chồng bán đi, cô gặp lại người yêu cũ, với tình yêu
chung thủy bấy lâu nay, hai người không suy nghĩ đến chuyện đã qua, không
hề coi trọng hay quan tâm đến sự trinh tiết của cô gái hay việc cô gái đã đi lấy
chồng, hai người lại cùng đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau.
      Trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Ủa, chàng Lú đã được cha mẹ cưới
nàng Mành làm vợ nhưng vẫn ngày đêm thương nhớ nàng Ủa, nàng Ủa đã bị
gả cho tạo mường Khun Chai nhưng vẫn không thôi nghĩ đến chàng Lú.
Không hề suy nghĩ việc mình đã có chồng hay có vợ, hai người vẫn lén hẹn
hò nhau trên hạn khuống và lén chung chăn gối với nhau. Nàng Ủa đã thắt cổ
tự vẫn để mong được cùng chàng Lú sum họp nơi mường Trời, chàng Lú đau
buồn thương nhớ nàng Ủa và cũng cứa cổ chết theo nàng.
      Như vậy, có thể nói rằng, các chàng trai cô gái trong truyện thơ, một
khi đã yêu nhau họ không quan tâm đến sự trinh tiết của người phụ nữ, không
coi trọng hai người đã có vợ hoặc chồng, đối với họ sự thủy chung trong tình
yêu mới là sự trinh tiết dù cho họ không được sống bên nhau.




    Phạm Thị Huyền                     43                      Lớp: DT14A
Khóa luận tốt nghiệp

       2.2.1.3. Tính cách
       Qua khảo các truyện thơ của người Thái, chúng ta có thể thấy rằng có
hai nét tính cách ở người phụ nữ được các tác giả dân gian miêu tả rõ nét đó
là: Ý chí, lòng kiên định và hành động mạnh mẽ, quyết liệt.
       Trong truyện thơ, những người phụ nữ đều là những người chung thủy
với tình yêu, kiên định với tình yêu, với người yêu mà mình đã lựa chọn, dù ở
bất cứ hoàn cảnh nào. Lòng chung thủy tuy chưa được miêu tả bằng lối văn
“mổ xẻ tâm lý” như ở văn học viết hay ở dân ca, song những hành động của
người phụ nữ hướng về tình yêu bằng bất cứ giá nào, cho phép chúng ta
khẳng định đây là một nét phẩm chất cao quý nhất của người phụ nữ trong
truyện thơ.
       Hướng tới tình yêu tự do, người con gái trong truyện thơ phải đối mặt
với những rào cản của xã hội. Ở vào hoàn cảnh ấy chỉ có hai lựa chọn: hoặc là
từ bỏ tình yêu hoặc là quyết tâm vượt khó khăn để gìn giữ tình yêu đến cùng.
Trong truyện thơ Thái, tất cả các cô gái đang yêu đều lựa chọn con đường bảo
vệ, gìn giữ tình yêu của mình.
       Để đến được với nhau dù là lúc xế chiều, đôi trai gái trong truyện thơ
“Tiễn dặn người yêu” đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả, trải qua bao
lần trắc trở:
       Chàng trai bị bố mẹ cô gái từ chối ngay từ đầu:
                    “Người như kia và mặt như vậy
                    Chẳng đáng đội nón giấy Mường Púa ven sông
                    Không đáng ở nhà ta nằm quản đan chài
                    Quay về với họ nội, họ ngoại
                    Quay về với nhà cũ đi đi
       Rồi chàng trai tự trách bản thân mình
                    Anh đã tính mà tính không đủ
                    Anh đã lo mà lo chẳng tròn




     Phạm Thị Huyền                   44                      Lớp: DT14A
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

More Related Content

What's hot

Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfNuioKila
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh VuKirikou
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận án: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thông
Luận án: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thôngLuận án: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thông
Luận án: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thông
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAYĐề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
 

Viewers also liked

Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da atrieu69
 
Tự truyện giáo dục giới tính
Tự truyện giáo dục giới tínhTự truyện giáo dục giới tính
Tự truyện giáo dục giới tínhGirls Space
 
Tập làm văn 4 - Tuần 1 - Nhân vật trong truyện
Tập làm văn 4 - Tuần  1 - Nhân vật trong truyệnTập làm văn 4 - Tuần  1 - Nhân vật trong truyện
Tập làm văn 4 - Tuần 1 - Nhân vật trong truyệntieuhocvn .info
 
Ky nang quan ly thoi gian - Thao Media 99
Ky nang quan ly thoi gian - Thao Media 99Ky nang quan ly thoi gian - Thao Media 99
Ky nang quan ly thoi gian - Thao Media 99Thao Media 99
 
Khóa học Kỹ năng sống dành cho học sinh - Tâm Việt
Khóa học Kỹ năng sống dành cho học sinh - Tâm ViệtKhóa học Kỹ năng sống dành cho học sinh - Tâm Việt
Khóa học Kỹ năng sống dành cho học sinh - Tâm ViệtTâm Việt Group
 
Ky nang giang day
Ky nang giang dayKy nang giang day
Ky nang giang dayHoàng Rù
 
Bài giảng năng lượng tái tạo
Bài giảng năng lượng tái tạoBài giảng năng lượng tái tạo
Bài giảng năng lượng tái tạoThanh Hoa
 
[Bachkhoa-Aptech] Bài giảng Kỹ năng sống - Giảng viên Lê Văn Chiến
[Bachkhoa-Aptech] Bài giảng Kỹ năng sống - Giảng viên Lê Văn Chiến[Bachkhoa-Aptech] Bài giảng Kỹ năng sống - Giảng viên Lê Văn Chiến
[Bachkhoa-Aptech] Bài giảng Kỹ năng sống - Giảng viên Lê Văn ChiếnPhạm Văn Hưng
 
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm ViệtSlide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm ViệtTâm Việt Group
 
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảoBài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảoCassNấm93
 
Beyond the Gig Economy: How New Technologies Are Reshaping the Future of Work
Beyond the Gig Economy: How New Technologies Are Reshaping the Future of WorkBeyond the Gig Economy: How New Technologies Are Reshaping the Future of Work
Beyond the Gig Economy: How New Technologies Are Reshaping the Future of WorkThumbtack, Inc.
 

Viewers also liked (17)

Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
 
Cam on
Cam onCam on
Cam on
 
Truyện chế Doreamon
Truyện chế DoreamonTruyện chế Doreamon
Truyện chế Doreamon
 
Tamcam
TamcamTamcam
Tamcam
 
Tự truyện giáo dục giới tính
Tự truyện giáo dục giới tínhTự truyện giáo dục giới tính
Tự truyện giáo dục giới tính
 
Tập làm văn 4 - Tuần 1 - Nhân vật trong truyện
Tập làm văn 4 - Tuần  1 - Nhân vật trong truyệnTập làm văn 4 - Tuần  1 - Nhân vật trong truyện
Tập làm văn 4 - Tuần 1 - Nhân vật trong truyện
 
Ky nang quan ly thoi gian - Thao Media 99
Ky nang quan ly thoi gian - Thao Media 99Ky nang quan ly thoi gian - Thao Media 99
Ky nang quan ly thoi gian - Thao Media 99
 
Khóa học Kỹ năng sống dành cho học sinh - Tâm Việt
Khóa học Kỹ năng sống dành cho học sinh - Tâm ViệtKhóa học Kỹ năng sống dành cho học sinh - Tâm Việt
Khóa học Kỹ năng sống dành cho học sinh - Tâm Việt
 
Châm Ngôn Hay Trong Cuộc Sống -4
Châm Ngôn Hay Trong Cuộc Sống -4Châm Ngôn Hay Trong Cuộc Sống -4
Châm Ngôn Hay Trong Cuộc Sống -4
 
Ky nang giang day
Ky nang giang dayKy nang giang day
Ky nang giang day
 
Y Nghia Cua Cuoc Song
Y  Nghia Cua Cuoc SongY  Nghia Cua Cuoc Song
Y Nghia Cua Cuoc Song
 
Bài giảng năng lượng tái tạo
Bài giảng năng lượng tái tạoBài giảng năng lượng tái tạo
Bài giảng năng lượng tái tạo
 
[Bachkhoa-Aptech] Bài giảng Kỹ năng sống - Giảng viên Lê Văn Chiến
[Bachkhoa-Aptech] Bài giảng Kỹ năng sống - Giảng viên Lê Văn Chiến[Bachkhoa-Aptech] Bài giảng Kỹ năng sống - Giảng viên Lê Văn Chiến
[Bachkhoa-Aptech] Bài giảng Kỹ năng sống - Giảng viên Lê Văn Chiến
 
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm ViệtSlide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Thuyết trình Thuyết phục - Tâm Việt
 
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảoBài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
Bài thuyết trình: Cuộc sống trong thế giới ảo
 
Beyond the Gig Economy: How New Technologies Are Reshaping the Future of Work
Beyond the Gig Economy: How New Technologies Are Reshaping the Future of WorkBeyond the Gig Economy: How New Technologies Are Reshaping the Future of Work
Beyond the Gig Economy: How New Technologies Are Reshaping the Future of Work
 
Build Features, Not Apps
Build Features, Not AppsBuild Features, Not Apps
Build Features, Not Apps
 

Similar to Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong Lalongvanhien
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà GiangDân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Gianglongvanhien
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfNuioKila
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 

Similar to Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc (20)

Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảoTh s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
 
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà GiangDân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
 
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAYLuận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh MaiLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
 
Nhân Vật Nữ Trong Truyện Ngắn Võ Thị Xuân Hà.doc
Nhân Vật Nữ Trong Truyện Ngắn Võ Thị Xuân Hà.docNhân Vật Nữ Trong Truyện Ngắn Võ Thị Xuân Hà.doc
Nhân Vật Nữ Trong Truyện Ngắn Võ Thị Xuân Hà.doc
 
Đề tài: Truyền thống tự sự trong văn học dân gian các dân tộc, HAY
Đề tài: Truyền thống tự sự trong văn học dân gian các dân tộc, HAYĐề tài: Truyền thống tự sự trong văn học dân gian các dân tộc, HAY
Đề tài: Truyền thống tự sự trong văn học dân gian các dân tộc, HAY
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy NghĩaLuận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAYLuận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN THƠ CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC (Khoá luận tốt nghiệp đại học) Sinh viên: Phạm Thị Huyền Người hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Kiều Nga Người chỉnh lý trước khi công bố: TS. Phạm Việt Long Phạm Thị Huyền 1 Lớp: DT14A
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu số. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - ThS Đỗ Thị Kiều Nga – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hóa huyện Triệu Sơn, Ban văn hóa xã Thọ Sơn và đồng bào Thái xã Thọ Sơn đã nhiệt tình cung cấp những tư liệu quý báu cho khóa luận. Do thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2012 Sinh viên Phạm Thị Huyền Phạm Thị Huyền 2 Lớp: DT14A
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC 1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Tây Bắc 1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 1.1.2 Đặc điểm dân cư 1.2 Khái quát về người Thái ở Tây Bắc 1.2.1 Tên gọi, dân số và phân bố dân cư. 1.2.2 Lịch sử cư trú 1.2.3 Xã hội truyền thống 1.2.4 Đặc điểm mưu sinh 1.2.5 Văn hóa vật chất 1.2.6 Văn hóa tinh thần Tiểu kết Chương 2: NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI QUA TRUYỆN THƠ 2.1. Khái quát về truyện thơ của dân tộc Thái 2.1.1 Khái niệm truyện thơ 2.1.2 Đặc trưng của truyện thơ 2.1.3 Truyện thơ trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái 2.2. Người phụ nữ được miêu tả trong truyện thơ của dân tộc Thái 2.2.1 Chân dung của người phụ nữ 2.2.1.1 Ngoại hình và tài năng 2.2.1.2 Phẩm chất 2.2.1.3 Tính cách 2.2.2 Số phận của người phụ nữ 2.2.3 Vai trò của người phụ nữ Tiểu kết chương 2 Phạm Thị Huyền 3 Lớp: DT14A
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Chương 3 : NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI VÀ TRUYỆN THƠ CỦA NGƯỜI THÁI TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY 3.1 Người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiện nay 3.2 Truyện thơ Thái trong đời sống hiện nay 3.3 Một vài nhận xét 3.3.1 Về người phụ nữ Thái trong truyện thơ và trong cuộc sống hiện nay 3.3.2 Giá trị của truyện thơ và thực trạng bảo tồn, phát huy truyện thơ 3.4 Một số khuyến nghị và giải pháp 3.4.1 Giữ gìn và phát huy văn học dân gian nói chung, truyện thơ Thái nói riêng trong cuộc sống hiên nay 3.4.2 Giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiện nay Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em chung sống với nhau suốt từ Bắc chí Nam tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú và giàu bản sắc. Trong đó dân tộc Thái là một trong những tộc người có dân số đông trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do có lịch sử cộng cư lâu đời nên nền văn hóa của dân tộc Thái có nhiều nét đặc trưng riêng. Trong nền văn hóa đặc sắc ấy phải kể tới văn hóa văn nghệ dân gian Thái với điệu khắp, điệu xòe, với một kho tàng văn học dân gian đồ sộ về số lượng, phong phú về thể loại. Đó là những giá trị tiêu biểu cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Phạm Thị Huyền 4 Lớp: DT14A
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Trong kho tàng văn học dân gian Thái, truyện thơ được biết đến như một trong những thể loại tiêu biểu và đặc sắc nhất. Qua truyện thơ, chúng ta có thể tìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán của các dân tộc này và từ đó rút ra những bài học bổ ích cho việc xây dựng nếp sống mới hiện nay. Truyện thơ Thái về người phụ nữ thể hiện rất rõ quan niệm sống, phẩm chất, tâm tư, tình cảm của người phụ nữ Thái. Tìm hiểu những vấn đề này, chúng ta có thể phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ và hạn chế được những mặt tiêu cực trong đời sống hiện nay. Mặc dù có tính chất quan trọng như vậy nhưng truyện thơ của các dân tộc thiểu số nói chung và truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và hình tượng người phụ nữ được thể hiện qua truyện thơ chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Lựa chọn đề tài nghiên cứu này, người viết muốn giới thiệu những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ được thể hiện qua các tác phẩm văn học dân gian, cụ thể là truyện thơ, từ đó rút ra những vấn đề liên quan đến nếp sống và vai trò của người phụ nữ hiện nay. Ngày nay dưới sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là ảnh hưởng của quá trình giao lưu văn hóa, thì người phụ nữ đã có nhiều thay đổi, nhiều trường hợp không giữ được những nét phẩm chất tốt đẹp như trong truyền thống. Vì vậy bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyện thơ về người phụ nữ là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc. Là sinh viên năm thứ tư của khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, tương lai sẽ trở thành người cán bộ văn hóa ở cơ sở, nên từ lâu em đã muốn đi sâu tìm hiểu về vấn đề nói trên. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Người phụ nữ trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây Bắc” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn sẽ giới thiệu những nét phẩm chất tốt đẹp của người Phạm Thị Huyền 5 Lớp: DT14A
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp phụ nữ Thái được thể hiện qua truyện thơ và vận dụng những nét đẹp đó trong việc xây dựng nếp sống mới hiện nay. Nghiên cứu đề tài này, người viết còn muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Thái, theo tinh thần của nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 đã đề ra: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về văn học dân gian Thái đã có rất nhiều công trình như: Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Viện KHXHVN, viện NCVH, NXB KHXH, Hà Nội, 2008; Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 4: Truyện thơ. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), Trung tâm KHXH&NVQG, viện văn học, NXB Đà Nẵng, 2002; Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập V: Truyện thơ- sử thi, Đặng Văn Lung, Sông Thao, Trung tâm KH&NVQG, Viện văn học, NXB Giáo dục, 1999; Giáo trình văn học dân gian, PGS.TS Phạm Thu Yến (chủ biên), NXB ĐHSP, 2002; Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, Cầm Cường, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Viết về truyện thơ của dân tộc Thái thì có: “ Giá trị truyện thơ Xống Chụ Xôn Xao”, Mạc Phi, (NCVH,HN 1961, số5); Truyện thơ, trường ca dân tộc Thái, Hội văn nghệ Sơn La, Sở VH-TT, 2007; Bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của truyện thơ Thái “ Chàng Lú – Nàng Ủa”, Lô Xuân Dừa, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSPHN, 2002; Tiễn dặn người yêu, Bùi Văn trọng Cường, (Văn nghệ dân tộc và miền núi, Hà Nội, số 9, 2000. Viết về người phụ nữ Thái trong truyện thơ có: Số phận người phụ nữ Thái qua một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái Tây Bắc, Hoàng Thị Hương Loan, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, 2006 Nhìn chung những tài liệu trên đã cung cấp một nguồn tài liệu khá toàn diện về văn học dân gian Thái nói chung và truyện thơ Thái nói riêng, đã có Phạm Thị Huyền 6 Lớp: DT14A
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp đề tài viết về người phụ nữ Thái trong truyện thơ nhưng chỉ mới chỉ đề cập tới số phận người phụ nữ chứ chưa đề cập đến những khía cạnh khác như ngoại hình, tài năng, tính cách, phẩm chất của người phụ nữ và vai trò của người phụ nữ Thái trong tình yêu, trong gia đình và ngoài xã hội. Do đó, đề tài “Người phụ nữ qua truyện thơ của người Thái Tây Bắc” sẽ tập trung giải quyết những vấn đề trên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Truyện thơ và những nhân vật nữ trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây Bắc - Người phụ nữ nói riêng, cộng đồng người Thái nói chung ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Phạm vi nghiên cứu Về văn bản: - Các truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây Bắc đã được sưu tầm, giới thiệu, xuất bản Về địa điểm: Để thấy được sự thay đổi giữa người phụ nữ Thái truyền thống trong truyện thơ và người phụ nữ Thái trong đời sống hiện nay cũng như tìm hiểu thực trạng truyện thơ trong đời sống của đồng bào Thái làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị của truyện thơ nói chung, giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái nói riêng, khóa luận lựa chọn xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm khảo sát thực tế. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát truyện thơ của dân tộc Thái, thông qua sự miêu tả của các tác giả dân gian, có thể khái quát được vẻ đẹp truyền thống người phụ nữ Thái Phạm Thị Huyền 7 Lớp: DT14A
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp (chân dung, số phận, vai trò). Từ đó so sánh để thấy được những thay đổi của người phụ nữ Thái trong cuộc sống hiến nay, nguyên nhân của những thay đổi đó là gì? Đó là những thay đổi tích cực hay tiêu cực? - Bước đầu đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Thái và những giá trị của truyện thơ Thái trong cuộc sống hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan tài liệu và lý thuyết nghiên cứu về văn học dân gian nói chung, truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng để làm rõ các khái niệm công cụ có liên quan đến đề tài. - Một mặt kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước về văn học dân gian của dân tộc Thái, đặc biệt truyện thơ…mặt khác, nghiên cứu các truyện thơ cụ thể để thấy được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Thái. - Khảo sát thực tế một vùng đồng bào dân tộc Thái cụ thể để thấy được sự thay đổi của người phụ nữ Thái trong đời sống hiện nay, nguyên nhân dẫn đến những biến đổi. - Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ và của truyện thơ Thái trong cuộc sống hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu thực hiện đề tài - Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp luận chung là phương pháp luận Mac- LêNin, bài viết còn sử dụng các phương pháp cụ thể là: Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học- văn hóa học- dân tộc học) Phạm Thị Huyền 8 Lớp: DT14A
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ yếu để tiến hành thu thập tư liệu với các kỹ thuật như quan sát, mô tả, phỏng vấn, điều tra bảng hỏi, chụp ảnh... Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tìm đọc những tác phẩm nghiên cứu về truyện thơ của người Thái và những tài liệu địa phương viết về những vấn đề mà đề tài quan tâm. Cuối cùng là các phương pháp miêu tả, phân tích, so sánh, tổng hợp... để hoàn thành bài viết. - Nguồn tư liệu thực hiện đề tài Tài liệu điền dã, phỏng vấn do người viết sưu tầm được qua các đợt khảo sát, thực tập tại xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó đề tài còn tham khảo một số tài liệu có liên quan. Tài liệu thư tịch, các tư liệu về người Thái trong các thư viện và từ mạng Internet. 6. Đóng góp của đề tài - Nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện về người phụ nữ Thái trong truyện thơ và trong đời sống, đề tài sẽ đóng góp thêm tư liệu trong nghiên cứu về người Thái, làm rõ thêm chân dung dân tộc Thái ở Việt Nam. - Các khuyến nghị về giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những nét đẹp của người phụ nữ và của truyện thơ Thái trong cuộc sống hiện nay có thể góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; đề xuất khoa học cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian của người Thái ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, người Thái ở Tây Bắc nói chung. - Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho những ai mong muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, đặc biệt là truyện thơ. Đây cũng là nguồn tư liệu giúp những nhà quản lý địa phương có một cái nhìn toàn diện hơn về người phụ nữ Thái, từ đó có thể vận Phạm Thị Huyền 9 Lớp: DT14A
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp dụng những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ vào việc xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc. 7, Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về dân tộc Thái ở Tây Bắc Chương 2: Người phụ nữ Thái qua truyện thơ Chương 3: Người phụ nữ Thái và Truyện thơ của người Thái trong cuộc sống hiện nay (Khảo sát ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC 1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Tây Bắc 1.1.1 Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lí, địa hình Nằm ở phía tây – bắc lãnh thổ Việt Nam, Tây Bắc có diện tích vào khoảng 36.000 km2, chiếm ¼ diện tích miền Bắc với 700 km đường biên giới. Tây Bắc có vị trí địa lí như sau: Phía Bắc giáp Trung Quốc Phía Tây giáp CHDCND Lào Phía Nam giáp Thanh Hóa, Hà Tây Gianh giới phía đông giữa Tây Bắc với Đông Bắc và vùng trung du Bắc Bộ là sông Hồng và dãy Hoàng Liên Sơn. Về địa hình, Tây Bắc là phức hợp của các bồn địa lớn, nhỏ nằm xen kẹp giữa các dãy núi bao bọc xung quanh. Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, giáp biên giới với CHDCND Lào là dãy núi sông Mã, phía Bắc là dãy Pu La San, phía Nam là dải núi đá vôi hình cánh cung chạy từ biên giới Việt – Lào Phạm Thị Huyền 10 Lớp: DT14A
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp tới tận Suối Rút (Hòa Bình) và lượn lên đến tận Bắc Yên (Sơn La). Xen giữa các dãy núi lớn là các bồn địa, các cánh đồng Mường Than (Than Uyên, Lai Châu), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên), Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Sang (Mộc Châu) thuộc tỉnh Sơn La, Mường Ẳng, Mường Then (Điện Biên), Mường Lay (Lai Châu), Mường Bi, Muường Vang, Mường Thàng, Muờng Đông thuộc tỉnh Hòa Bình…Ngoài các bồn địa lớn, nằm xen giữa các vùng núi đồi Tây Bắc còn có hàng trăm cánh đồng thuộc loại nhỏ và trung bình khác. Tất cả những cánh đồng bồn địa đó chính là những vùng tụ cư, lập làng, khai phá đất đai thành ruộng nước và sinh sống bằng nghề trồng lúa nước của các dân tộc nói ngôn ngữ Tày – Thái, Việt – Mường, Hoa – Hán. Trên sườn các dãy núi cao là nơi sinh tụ, lập làng, khai phá đất dốc thành nương rẫy và canh tác cây lương thực trên nương rẫy của các cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khơme (Mảng, Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú), người Dao và cộng đồng dân tộc La Ha. Và trên các đỉnh núi là nơi sinh tụ của cư dân thuộc dân tộc Hmông – Dao, Tạng Miến…Điều này ngày nay vẫn còn hiện diện ở rất nhiều nơi ở Tây Bắc. Khí hậu So với các vùng khác ở Việt Nam, Tây Bắc là xứ sở của các hiện tượng tự nhiên tương đối cực đoan. Khí hậu vùng này ấm hơn ở Đông Bắc nhờ có dãy Hoàng Liên Sơn chặn bớt gió lạnh thổi từ đông – bắc xuống vào mùa đông. Tuy vậy mùa đông ở Tây Bắc vẫn tương đối khắc nghiệt, nhất là các vùng có độ cao trên 1000m. Nhìn chung Tây Bắc thuộc vùng nhiệt đới ẩm với chế độ mưa theo mùa. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng tư đến tháng mười dương lịch. Mưa nhiều nhất vào tháng sáu, tháng bảy âm lịch (tháng tám dương lịch) với tổng lượng mưa trung bình vào khoảng 1.500 – 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa thường ở mức 25 – 35 độ C. Phạm Thị Huyền 11 Lớp: DT14A
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (dơng lịch). Khí hậu mùa này thường khô, hanh và kèm theo lạnh buốt, lượng mưa chỉ đạt 5mm – 20mm. Vào những đợt rét nhất, có nơi nhiệt độ trung bình xuống tới 4 hoặc 5 độ C. Kèm theo lạnh là sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối. Khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tập quán của cư dân Tây Bắc đặc biệt là nông lịch sản xuất. Mùa mưa chính là mùa canh tác chính trong năm, mùa khô là mùa nông nhàn, là khoảng thời gian dành cho cưới xin, làm nhà mới, tổ chức lễ hội và thăm hỏi lẫn nhau…Đặc điểm này của tự nhiên cũng in đậm trong các tập quán sinh hoạt : ăn, mặc, ở, lễ tết, hội hè… của họ. Đất đai Đất đai ở Tây Bắc chia ra làm hai loại chính: Đất nguyên sinh và đất phù sa chua. Đất nguyên sinh ở vùng thấp, có độ ẩm lớn chứa nhiều mùn thực vật, có màu xám hoặc nâu vàng. Đất phù sa chua thường ở lưu vực các sông, suối lớn. Các loại đất này thường thích hợp với canh tác cây lương thực và hoa màu. Với kinh nghiệm hàng ngàn năm của mình, cư dân các dân tộc Tây Bắc chia đất đai ra thành các loại đất như sau: Đất cát, sỏi: canh tác các loại ngô, đậu; Đất bãi vùng cao nguyên: trồng lạc, vừng, bông.. Đất ở các khe núi: trồng ngô, đậu; Đất mùn: khai phá thành các chân ruộng nước để canh tác lúa nếp, hoặc khai phá thành bãi, vườn để trồng rau xanh và cây ăn quả; Đất bùn: khai phá thành ruộng để canh tác các loại lúa nước. Hệ sông suối và nguồn nước Có thể nói, không nơi nào ở Việt Nam có hệ thống sông suối dày đặc như ở Tây Bắc. Sông suối ở Tây Bắc không chỉ dày đặc mà còn vô cùng khúc khuỷu và nhiều thác ghềnh. Đây là nguồn năng lượng sức nước vô tận và là cơ sở quan trọng hàng đầu để xây dựng các nhà máy thủy điện với công suất phát điện cực lớn. Phạm Thị Huyền 12 Lớp: DT14A
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Sông suối Tây Bắc giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển, đi lại của nhiều tộc người trong vùng. Việc dùng thuyền độc mộc, dùng mảng, dùng bè đi lại, vận chuyển trở thành hình tượng văn hóa của nhiều tộc người trong vùng. Không những thế, sông suối cũng góp phần không nhỏ vào việc cung cấp thực phẩm nuôi sống con người Tây Bắc. 1.1.2 Đặc điểm dân cư - Dân số Theo Kết quả điều tra dân số của Tổng cục thống kê năm 2009,ở Tây Bắc có khoảng trên 5.000.000 người đang sinh sống. Trong đó phân bố ở các tỉnh: Lào Cai: 598.069 người; Yên Bái: 679.775 người; Lai Châu (cũ): 590.758 người; Sơn La: 880.752 người; Hòa Bình: 756.014 người; Miền tây Thanh Hóa, Nghệ An… - Thành phần dân tộc Vào những năm 60 của thế kỷ XX dân cư Tây Bắc thuộc 23 dân tộc khác nhau. Đó là: Thái, Tày, Pu Nà, Giáy, Lào, Lự, Hmông, Dao, Hà Nhì, Lô Lô, La Hủ, Si La, Cống, Phù Lá, Khơ Mú, La Ha, Mảng, Kháng, La Ha, Xinh – mun, Hoa, Mường,Việt (Kinh) Cư dân Tây Bắc hiện nay thuộc 26 cộng đồng dân tộc chính, ngoài ra còn lại một bộ phận rất ít (không đáng kể) thuộc các dân tộc khác. 1.2 Khái quát về người Thái ở Tây Bắc 1.2.1. Tên gọi, dân số và phân bố dân cư. Từ trước đến nay, người Thái vẫn tự gọi mình là Côn Tay hay Phủ Tay đều có nghĩa là người (trong đó Côn và Phủ là người, còn Tay nghĩa là Thái), cũng giống như người Tày ở vùng Đông Bắc tự gọi mình là Cần Tày (người Tày). Có hai ngành Thái: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao, Táy Đón), bao gồm 6 nhóm địa phương. Còn có một bộ phận khác gồm nhiều nhóm địa phương phức tạp cư trú chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi thuộc hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Phạm Thị Huyền 13 Lớp: DT14A
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Ở Việt Nam, người Thái có số dân đông thứ 3 sau người Kinh và người Tày. Theo số liệu điều tra năm 1999, dân số của người Thái có 1.328.725 người, sống tập trung ở vùng Tây Bắc thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Từ sau năm 1954, họ còn sống rải rác ở một số huyện thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên. Ở Tây Bắc, người Thái cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng chân núi, ngoài người Kinh (Việt) thì dân tộc Thái là tộc người chiếm đa số và có vai trò quan trọng trong vùng. Người Thái ở đây là cư dân bản địa, họ đã sinh sống và làm ăn trên mảnh đất này từ nhiều đời nay nên những phong tục tập quán và hoạt động sản xuất của họ ảnh hưởng nhiều đến tộc người khác sống bên cạnh. 1.2.2 Lịch sử cư trú Nguồn gốc lịch sử của người Thái nói chung và người Thái Tây Bắc nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp và đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Cho đến nay vẫn còn tồn tại hai loại ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng, ngành Thái Trắng và cả một bộ phận Thái Đen có ngồn gốc bản địa. Vào đầu thiên niên kỷ I, tổ tiên Tày – Thái cổ, đã từng tham gia vào việc xây dựng quốc gia Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương, sau đó một bộ phận di cư sang phía Tây, tách khỏi bộ phận gốc là người Tày hiện nay. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam vốn di cư từ miền Tây Nam của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang vào nhiều giai đoạn khác nhau. Loại ý kiến này được soi sáng bởi những ghi chép trong các tập sử thi như “Quám tô mương” (kể chuyện bản mường), “Tay pú xấc” (chuyện cha ông đánh giặc) của người Thái Tây Bắc. Theo những ghi chép trong hai tập sử thi này, chúng ta biết được người Thái di cư vào vùng Tây Bắc Việt Nam làm nhiều đợt khác nhau bắt đầu từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI. Phạm Thị Huyền 14 Lớp: DT14A
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Theo tập sử thi “Quám tô mương”, bộ phận Thái Đen có mặt ở Mường Thanh – Điện Biên vào thế kỷ thứ X. Thời ấy có một vị tướng tên là Khun Bó Rôm, được sinh ra tại bản Na Nọi (bản ruộng bé, thuộc xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), nơi có một phiến đá lớn tên là Đá Ang Nàng (Hin Chong Nang) vốn được người đời cho là “cái ang” của mẹ Then tắm rửa cho chủ tướng kho mới sinh nở. Lớn lên, Khun Bó Rôm phát hiện ra đất Mường Thanh rộng lớn, bằng phẳng, ngài lập tức cho dân xuống khai khẩn thành cánh đồng lớn. Về sau, thấy đất Mường Thanh màu mỡ, người Lự mới di cư đến đây xây đắp mương Viêng Sam Mứn (thành “ba vạn”). Tương truyền trong vòng thành có 30.000 chiếc cối giã gạo. Đến thế kỷ XVIII, di tích này được ghi trong sử sách Việt Nam gọi là Tam vạn thành. Khun Bó Rôm có 7 người con trai, anh cả là Khun Lò đã đưa người Thái Đên từ đất Mường Thanh theo đoàn chinh chiến xâm nhập nước Lào. Người Thái Đen do Khun Lò chỉ huy đã đánh bại sức kháng cự của người Khạ tại nơi sông Nậm U đổ vào sông Mê Công do Khun Cán Hạng cầm đầu, chiếm được Mường Sao (Thái Đen gọi là Mường Sao Va), lập ra mường Xiêng Đông – Xiêng Thong phát triển thành mường Luông Pra Băng, nghĩa tiếng Thái là “Mường lớn có núi thiêng che chở”. Người Thái Đen nơi đây chuyển thành người Lào và quên hẳn gốc Thái Đen của mình trước kia. Theo Khun Bó Rôm, còn có một bộ phận Thái Đen di cư đến vùng Mường Xang (Mộc châu – Sơn La) vào thế kỷ XIV, theo sự dẫn dắt của vị thủ lĩnh tên là Pha Nha Nhọt Chom Khăm. Khi đến đây có người Thái Trắng (Táy Khao) cư trú đông đúc. Chính bộ phận Thái Trắng này đã làm hậu thuẫn để thủ lĩnh Chom Khăm đánh bại người Xá lếm xá lẻ và giành quyền làm chủ đất này. Hai bộ phận Thái này về sau hòa nhập thành Thái Trắng. Một bộ phận Thái Đen khác cũng hình thành xã hội bản – mường ở vùng Nặm Lài – Nong Se, Mường Tung Hoàng, Mường Ôm – Mường Ai, lưu vực thượng nguồn sông Hồng thuộc huyện Tây Nam, tỉnh Vân Nam, Trung Phạm Thị Huyền 15 Lớp: DT14A
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Quốc. Theo các tập sử thi Quám tô mương, Tay pú xấc và nhiều tập sử thi khác, vào khoảng thế kỷ XI, có hai thủ lĩnh tên là Tạo Xuông và Tạo Ngần thuộc dòng dõi quý tộc Mường Ôm – Mương Ai đất Tum Hoàng (Vân Nam – Trung Quốc) đã chỉ huy đội quân chinh chiến va dẫn dắt người Thái Đen gồm 12 họ gốc di cư xuôi dọc sông Thao (sông Hồng) đên Trái Hút (nay thuộc tỉnh Lào Cai) rồi rẽ vào Mường Min (Gia Hội – Tú Lệ) để rồi đến Mường Lò (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái). Sau khi ổn định cư trú, Tạo Ngần trở lại Mường Ôm- Mường Ai, rồi chuyển sang Mường Bo Té để nhường đất Mường Lò cho Tạo Xuông chỉ huy người Thái Đen khai phá thành cánh đồng ruộng lớn. Về sau, Mường Lò phát triển thành mường trung tâm, quy tụ dân Thái cúng các tộc người khác ở mọi nơi. Từ đó Mường Lò thành một chặng quê tổ của người Thái Đen. Từ Mường Lò một bộ phận Thái tiếp tục thiên di ngược trở lại đầu “sông Thao nước đỏ”, một hướng khác tiếp tục xuôi theo sông Hồng, lập ra Mường Hồng – Mường Hằng (huyện Trấn Yên – Yên Bái). Một hướng họ đi vào cánh đồng Mường Tấc để cộng cư và hòa nhập với người Thái Trắng đã có mặt từ trước. Sang thế kỷ XII, đoàn quân chinh chiến dưới sự chỉ huy trực tiếp của thủ lĩnh Lạn Chượng (Lò Lạn Chượng) con út của Tạo Lò, cháu đích tôn của Tạo Xuông mở đường đưa người Thái Đen từ Mường Lò và các vùng hữu ngạn sông Thao, tràn vào miền lưu vực sông Đà, sông Mã và sông Nậm U. Sau 20 năm chinh chiến và di cư, đội quân Lạn Chượng đã chiếm được cánh đồng Mường Thanh. Đến đây người Thái Đen mới đến hào nhập với bộ phận Thái Đen và người Lự vốn làm chủ nơi này từ trước đó. Nhìn chung, bắt đầu từ thế kỉ XII trở đi, các vùng người Thái ở Việt Nam đã ổn định nơi cư trú và bắt tay vào việc xây dựng bản mường của mình. Buổi đầu, khi mới làm chủ và xây dựng bản mường, miền Tây Bắc Việt Nam phân thành ba vùng: Phía Bắc, các mường của người Thái Trắng kiên kết với Phạm Thị Huyền 16 Lớp: DT14A
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp người Lự quy tụ vào trung tâm Mường Lay. Phía nam các mường Thái Đen và Thái Trắng cũng hình thành và quy tụ vào trung tâm Mường Xang (Mộc Châu) và vùng giữa là các mường của người Thái Đen quy tụ vào trung tâm Mường Muổi (Thuận Châu). 1.2.3. Xã hội truyền thống - Thiết chế xã hội: Xã hội của người Thái nói chung và người Thái Tây Bắc nói riêng được hình thành trong lịch sử tộc người. Thiết chế tự quản cơ bản của người Thái là Bản Mường. Đứng đầu bản là Tạo Bản, trên bản là Tạo Luông (cai quản một số bản). Bản là một tổ chức cư dân ổn định có ranh rới đất đai rõ rệt. Cộng đồng lãnh thổ như thế đã in hằn thành khái niệm trong ý thức hệ truyền thống nên mới có thuật ngữ biểu thị là “đất bản” (đin bản).. Bản của người Thái thường được lập ở chân núi, đối, xung quanh các thung lũng, cánh đồng và phần lớn đều là những điểm tụ cư đông đúc, có bản tới hàng trăm nóc nhà. Mỗi bản thường có tên gọi riêng. Có tên bản gọi theo tên ruộng (bản Nà Pán), tên khe suối (Nâm Pố, Nậm San, Huổi Cọ, Huổi Con), cây cỏ (Co Kham), thú vật có nhiều quanh (Huổi Luông)... Làng bản của người Thái được cấu trúc theo lối mật tập, trong bản thường có đường đi chính, to, rộng và hệ thống ngõ, lối. Làng bản thường được tạo lập trong các thung lũng lòng chảo,men theo các sườn đồi, dọc theo hai bên sông suối. Phía trước thường là cánh đồng, con suối, phía sau tựa lưng vào đồi núi. Quy mô làng bản to nhỏ khác nhau. Bản lớn có đến 100 nóc nhà, bản nhỏ cũng trên 50 nóc. Trong xã hội cũ, Mường thường có lãnh địa là cả một vùng hoặc nhiều thung lũng rộng lớn, các bản trong vùng đều chịu sự quản lí của mường. Đứng đầu Mường là Tạo Mường. Mường xưa kia do dòng họ quý tộc, bao Phạm Thị Huyền 17 Lớp: DT14A
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp gồm họ gốc: Lò, Cầm, phân chia thành Cầm, Bạc Cầm, Điêu, Hoàng…cai quản. - Tổ chức dòng họ: Trong một mường, một bản của người Thái có nhiều dòng họ cùng cư trú. Dòng họ quý tộc của người Thái bao gồm họ gốc là Lò Cầm. Họ Lò Cầm được chia thành các họ: Cầm, Bạc, Điêu và Hoàng.Ngoài ra, dòng dõi người Thái còn có họ Vi Khăm (có nơi gọi là Sầm), Kha Khăm (có nơi Hóa, Nghệ gọi là Cầm), từ các dòng họ này phân ra thành các họ: Hà, Sa. Ở Thanh Hóa, Nghệ An có những dòng họ gốc dần trở thành quý tộc, mang thêm chức vị được phong bên cạnh tên họ,ví dụ như các họ Hùn Vi, Mứn Quàng. Các dòng họ bình dân bao gồm: Lò, Lộc, Lự, Quàng,Vi, Cà …và các họ của các tộc người khác sống chung với người khác như Nguyễn, Phùng, Lý, Lâm..Các dòng họ bình dân được chia thành 3 đẳng cấp: Nông dân tự do (páy,táu), nông dân bán tự do (cuông, nhuốc) và gia nô (côn, hươn, khỏi) Quan hệ dòng họ của người Thái được biểu hiện ở hai khía cạnh: Khía cạnh tô tem giáo: Tức những dòng họ gốc Thái thường có một hèm liên quan đến một sinh vật, một vật vô tri hay một hành động trùng tên với dòng họ. Ví dụ: họ Lò không ăn thịt chim táng Lò, không ăn măng lò; họ Quàng kiêng ăn, giết thịt hổ; họ Cà kiêng ăn, giết chim cốt ca (bìm bịp). Khía cạnh quan hệ dòng họ liên minh biểu hiện ra: Quan hệ Ải nọng là những thành viên nam của dòng họ, cùng một tổ tiên, người Thái gọi là Đẳm, có “ải nọng huôm po” (anh em cùng cha), ải nọng huôm pú” (anh em cùng ông), “ải nọng huôm pẩu” (anh em cùng cụ)… Quan hệ Lúng ta là các thành viên nam bên vợ (gọi là “lun ta phạ bóm”), các thành viên nam bên mẹ( lung ta me), các thành viên nam bên bà nội (lung ta da)… Quan hệ Nhính xao là các thành viên nam bên anh/em rể( nhinh xao” hay “nhinh xao chảu”), các thành viên nam bên con rể ( nhinh xao mang lujk) Phạm Thị Huyền 18 Lớp: DT14A
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp … quan giữa “lung ta” và “nhính xao” là quan hệ thông gia, nhưng được phân cấp rõ ràng. Ba hình thái này xuất phát từ quan hệ hôn nhân thuận chiều, tàn tích của liên minh thị tộc. Trong ba quan hệ đó quan hệ của những người Ải nọng là cơ bản, quan hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự trường tồn của dòng họ, chăm lo đến sự phát triển của dòng họ ngày thêm hưng thịnh. quan hệ Lúng ta rất quan trọng biểu thị chủ yếu là vị trí của ông cậu đối với cháu ngoại. - Gia đình Trong xã hội thái gia đình là một tế bào của xã hội quan trọng với tính chất phụ quyền rõ rệt, người chồng là đại diện của gia đình trong mọi quan hệ xã hội, là người quyết định cuối cùng mọi công việc của gia đình. Nếu trong nhà bố chồng còn sống thì quyền chủ nhà thuộc về bố chồng (ông nội), khi cha chết thì con trai cả sẽ làm chủ nhà. Ngoài các gia đình nhỏ vẫn tồn tại trong cộng đồng, người Thái còn sinh hoạt gia đình dưới dạng đại gia đình. Trong đại gia đình, người đứng đầu chịu trách nhiệm điều khiển mọi công việc về kinh tế, sinh hoạt, cưới xin, ma chay, thờ cúng…Các thành viên trong đại gia đình thường chung sống hòa thuận, con cái chăm sóc chung, không phân biệt con anh con em. Đại gia đình người Thái sống có nề nếp, có tôn ti, hiếm thấy có xung đột hầu hết là yêu thương đùm bọc nhau. - Hôn nhân và cưới xin Ngày xưa, do xã hội Thái là một xã hội khá phát triển vì vậy việc hôn nhân của con cái là do bố mẹ định đoạt và có mang tính chất mua bán. Tiêu chuẩn chọn cô dâu, chú rể phải xứng đáng với đẳng cấp của dòng họ, địa vị của gia đình. Có sự ngăn cách giữa kẻ giàu, người nghèo, giữa quý tộc và bình dân. Con trai bình dân có chức quyền và giàu sang vẫn được lấy con gái Phạm Thị Huyền 19 Lớp: DT14A
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp quý tộc, còn những chàng trai bình dân nghèo thì không được lấy con gái quý tộc. Con gái bình dân có thể lấy con trai quý tộc nhưng chỉ được làm vợ lẻ. Ngày nay trai gái yêu nhau và đi đến hôn nhân là do tự nguyện sau khi đã xin phép sự đồng ý của gia đình. Trong cưới xin của người Thái có nhiều điều thú vị và trải qua các trình tự : ôm chóm (đánh tiếng), mai(đặt dấu), vay(ăn hỏi) duông vịa(thử thách rể), cáo, xống khơi (cưới, tiễn rể), xú phả (nhập phòng), pau máư dam hươn (dâu mới đến thăm nhà chồng), cưới đong (cưới xin dâu về nhà chồng), tỏn pạu( đón dâu về nhà chồng). - Sinh đẻ và nuôi dạy con cái Sinh đẻ và nuôi dạy con cái là bổn phận tự nhiên của con người. bất cứ ai, dân tộc nào cũng đều trú trọng đến tập quán này, nhưng mỗi dân tộc sẽ có cách thức sinh đẻ và nuôi dạy con cái khác nhau. Với người Thái khi biết con dâu có thai, cả gia đình có trách nhiệm và tìm mọi cách cho người có thai mạnh khỏe và thoải mái nhất. việc tiếp theo là người có thai phải ăn kiêng một số thức ăn nhất định như thịt cá, và một số việc làm có hại cho mẹ và cái thai trong bụng. Người Thái có tập quán đẻ ngồi ngay cạnh bếp lửa, lúc này người chồng không được rời vợ một bước, người chồng phải ngồi sau lưng bà vợ để vừa làm chỗ dựa vừa chia sẻ sự đau đớn của người vợ lúc vượt cạn. Đây là một tập quán đầy tính nhân văn của người Thái. Người Thái rất chú trọng đến việc dạy dỗ con cái. Con gái theo mẹ làm nghề của phụ nữ từ 8 đến 10 tuổi. cũng ở tuổi này bắt đầu tập lao động, làm nương dệt vải…con trai làm các công việc đồng áng để khi lớn lên các em vững trãi trong cuộc sống. đặc biệt sau khi lấy vợ, trong thời gian ở rễ , bố vợ có trạch nhiệm dạy dỗ con rể lao động, làm những việc từ mài dao đan gùi… đến các tập quán, lễ nghi trong ứng xử hàng ngày. - Tang ma Phạm Thị Huyền 20 Lớp: DT14A
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Tang ma của người Thái được thực hiện theo quy trình tuân thủ nghiêm túc những tục lệ đã hình thành từ lâu đời. họ quan niệm chết đi là sống ở thế giới bên kia nên người chết khi đem chôn được chia của như người sống. người ta làm nhà mồ ngay trên mộ người chết và trong nhà (nhà sàn) có cả các dụng cụ sinh hoạt như chăn, đẹm, cuốc, dao…thậm chí còn thả cả gà, lợn cho người chết sau đó lại bắt về. Có nơi, người Thái thực hiện hỏa táng. 1.2.4. Đặc điểm mưu sinh - Trồng trọt Người Thái Tây Bắc vốn là cư dân nông nghiệp và là cư dân sinh sống lâu đời nhất ở đây, họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và trồng lúa nương. Vì vậy, ngay từ đầu đặt chân đến mảnh đất này, người Thái đã tập trung đến việc khai phá ruộng đất ở những thung lũng thành những cánh đồng rộng lớn. Trong vốn tri thức dân gian của người Thái, những kinh nghiệm canh tác ruộng nước, nhất là những kinh nghiệm liên quan đến việc “dẫn thủy nhập điền” rất phong phú và ảnh hưởng đến các anh em trong vùng. Hệ thống “Mương, phai, lái, lịn” đã trở thành biểu tượng nông nghiệp Thái nói riêng và văn hóa Thái nói chung. Ngoài ra việc canh tác trồng trọt trên nương rẫy của người Thái cũng có sự kết hợp của nhiều loại hình kỹ thuật khác nhau như: có nương cày, nương cuốc, nương phát – đốt – gieo trồng…Trong khai thác nương rẫy họ đã có những tiến bộ nhất định trong việc xen canh gối vụ trên nương. Ngoài cây lúa nếp, người Thái còn trồng các loại cây ngô, sắn, dâu tằm, chàm, bầu bí… Trong đó cây bông được chú trọng nhiều hơn vì là cây nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất nguyên liệu đáp ứng nhu cầu dệt thổ cẩm làm trang phục. Đã từ lâu người Thái Tây Bắc đã biết trồng bông, dệt vải để làm chăn ấm, đệm êm, biết thêu thùa đồ dùng cá nhân hằng ngày, đặc biệt là biết tự tay cắt may nên bộ trang phục truyền thống của mình, những sản phẩm đó có thể trao đổi mua bán với các tộc người khác trong vùng. Phạm Thị Huyền 21 Lớp: DT14A
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp - Chăn nuôi Chăn nuôi gia đình của người Thái cũng được chú trọng trong cơ cấu kinh tế của người Thái. Các loại vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà…nhằm cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho đời sống hằng ngày cũng như phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Điều đáng chú ý trong chăn nuôi của người Thái là chăn nuôi tằm rất phát triển để đáp ứng nguyên liệu cho may mặc. - Ngành nghề thủ công Nghề thủ công của người Thái rất phong phú, phát triển đến trình độ cao. Trong các nghề thủ công, nghề dệt là phát triển nhất. Sản phẩm dệt bao gồm: chăn, màn, đệm, gối, quần áo, túi đeo, khăn piêu…Để làm ra những chiếc váy áo, khăn piêu thổ cẩm hoàn chỉnh thì người Thái phải trải qua rất nhiều công đoạn: kéo sơi, nhuộm màu, dệt vải, cắt may, thêu…Đó là công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo, cần cù, chăm chỉ của người phụ nữ Thái. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm với những hoa văn đặc sắc, màu sắc hài hòa, bền đẹp. Nghề đan lát là công việc của đàn ông, họ thường đan những vật dụng hằng ngày như nong, nia, dần, sàng. Ngoài ra, còn có nghề thủ công mang tính chuyên nghiệp như nghề rèn công cụ: xẻng, cuốc, lưỡi cày, dao, kéo…Họ còn biết dùng bàn xoay trong nghề gốm với độ nung cao tạo thành những chum, vò, nồi, chõ đất, bát đĩa đạt trình độ cao về kĩ thuật và mỹ thuật. Nói đến săn bắt hái lượm, ta không thể không nhắc đến vai trò của người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình. Người phụ nữ Thái rất giỏi hái măng, mộc nhĩ, củi và các loại rau rừng, còn đàn ông sau mỗi ngày đi làm ruộng, làm nương về thì vào rừng săn thú để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Như vậy có thể thấy đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Thái là: Trồng lúa nước và lúa nương giữ vai trò chủ đạo, còn các hoạt động kinh Phạm Thị Huyền 22 Lớp: DT14A
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp tế khác như trồng nương sắn, nương ngô, lạc, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm đều là nghề phụ. 1.2.5 Văn hóa vật chất - Nhà ở Người Thái Tây Bắc thường ở nhà sàn. Nhà sàn người Thái gồm hai loại: nhà mái tròn hình mai rùa có khau cút ở hai đầu của người Thái Đen và nhà có bốn mái phẳng của người Thái Trắng. Nhà của người Thái được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như tre, gỗ, nứa, lá và là nhà vì cột. Con số ưa thích được dùng cho số đòn tay, bậc thang lên xuống, số lượng cửa chính, cửa sổ…là số lẻ vì đồng bào quan niệm số lẻ là số phát triển cần được thêm vào. Nhà có cầu thang bên đầu hồi, bên quản dành cho nam giới và khách, bên chan dành cho gia đình và phụ nữ, Nhà được chia làm 3 tầng: Tầng thứ nhất dưới gầm sàn (lang) là chỗ ở của gia súc hoặc để củi. Tầng thứ hai là mặt sàn (hạn hươn) là không gian sinh hoạt của gia đình. Tầng thứ ba là gác trên quá giang (khứ hươn hay thạn) là nơi cất những đồ vật quý. Hiện nay, do nhiều lý do khác nhau, nhiều gia đình Thái đã chuyển sang ở nhà nền đất, nhất là những vùng gần trung tâm thị trấn hay gần đường quốc lộ. Hiện nay cũng có một số gia đình ở nhà đất hoặc nhà xây. - Trang phục Tất cả các ngành, các nhóm địa phương Thái đều có trang phục cơ bản giống nhau về đường nét tạo dáng đến cách ăn mặc; khác nhau ở chỗ mỗi ngành, mỗi nơi có một kiểu cách trang trí các chi tiết hoặc chọn màu sắc khác nhau. Trong trang phục của người Thái, đặc sắc hơn cả là trang phục nữ, vừa đẹp, gọn nhưng không cầu kỳ, vừa làm nổi bật những đường nét của thân hình phụ nữ. Màu sắc được sử dụng rất khéo, trên nền đen hay trắng, áo điểm hàng huy bạc đơn giản nhưng trạm chỗ tinh vi. Nó đã trở thành niềm tự hào không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong Phạm Thị Huyền 23 Lớp: DT14A
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp kho tàng văn hóa vật thể của dân tộc Việt Nam. Về cơ bản trang phục nữ của dân tộc Thái gồm: Váy: (xỉu hoặc nôổng): Váy Thái được tạo bởi bốn tấm vải khổ 0,4 m, dài từ ngang thắt lưng tới chấm gót, phía trên có cạp váy hay đầu váy (hua nịu) cao khoảng 10 cm bàng vải xanh hoặc đỏ, gấu váy cũng khâu nẹp thường là màu đỏ cao khoảng 3 cm. Váy có lót bên trong, thường là màu trắng, may ngắn hơn váy ngoài độ 15 cm. Váy phổ biến là màu đen, đôi khi là màu chàm, khi mặc váy có thể gấp trước bụng hay bên sườn. Ở nhà người Thái thường mặc váy để dài, lao động trên ruộng nương thì xắn váy lên theo cách túm một góc gấu váy nâng ngược lên cài vào cạp váy một cách khéo léo, váy ôm khép kín từ hai đầu gối trở lên. Ngày nay nhiều người phụ nữ Thái có thói quen mặc váy ngắn ngang bọng chân để tiện dụng khi lao động, sinh hoạt, ngỉ ngơi. Váy mặc lao động thường ngày may bằng vải thường, váy mặc ngày lễ tết, váy cưới may bằng lụa, lanh, sa tanh, nhung. Thắt lưng: (xai ẻo) thường bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây, hai đầu can thêm hai mảnh vải đỏ thêu thùa có rua ba phía. Khi xai ẻo quắn vào giữ chặt cạp váy, hai miếng vải để hai đầu được giắt vào trước bụng hoặc lệch sang bên hông, thắt lưng không có trang trí trừ hai đầu có tua. Áo: (xửa) gồm có: Xửa hổm nôm là cái áo lót bên trong, may bằng một tấm vải khoét lỗ chiu đầu, phủ trùm hai vai xuống trước ngực, đính khuy hai bên sườn. Ngày nay họ đã bỏ kiểu áo này, dùng áo lót như phụ nữ kinh. Xửa cỏm là cái áo ngắn, áo may dài tay hẹp, thân cũng hẹp, bó sát người. Áo chỉ ngắn đến thắt lưng, khi mặc gấu áo giấu trong thắt lưng. Áo phụ nữ Thái nổi bật là hàng khuy dọc trước bụng. Khuy có thể tết bằng vải hoặc bàng bạc hình con bướm, ve sầu… gọi là măk pém, ngày nay hiếm bạc thì làm bằng nhôm. Giải thích về măk pém có nhiều cách; măk là quả, nghĩa bóng là nhành cây, bông hoa mà phụ nữ là đại diện cho sự sinh nở nên măk là Phạm Thị Huyền 24 Lớp: DT14A
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp khai hoa kết quả, còn pém là bám vào, mà theo quan niệm của người Thái chiếc áo là nơi trú ngụ của hồn người cho nên sự sinh sôi bám vào áo người phụ nữ. Măk pém còn được giải thích như sau: bên khuyết là giống cái (nữ), bên khuy là giống đực (nam), con gái chưa chồng hàng cúc mang số lẻ như còn chờ đợi cặp đôi; có chồng hàng cúc mang số chẵn như mong ước cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Áo ngắn dùng khi lao động may bằng vải thường; áo lễ hội, cưới xin may bằng lụa, sa tanh. Áo thường màu trắng, màu đen, màu xanh lam hoặc màu lá cây. Bộ váy áo thắt lưng của người phụ nữ Thái vừa kín đáo vừa phô bày những đường cong tuyệt mỹ làm nên nét quyến rũ của người phụ nữ. Khăn piêu: Phụ nữ chưa chồng búi tóc thả xuống sau gáy, khi có chồng búi tóc chổng ngược đỉnh đầu sau đó đầu đội chiếc khăn piêu. Piêu là một tấm vải bông nhuộm tràm hai đầu có nhiều hoa văn, chỉ màu phối hợp sặc sỡ. Khăn piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh. Khăn piêu không những là vật trang sức quan trọng trong lúc đi chơi hay trong lễ hội mà còn là tín vật của tình yêu: Khi người con gái tặng piêu cho người yêu là trao cả tấm chân tình. Xà cạp (pe păn kha) là miếng vải như cờ đuôi nheo nhuộm tràm. Phụ nữ Thái quắn xà cạp quanh bắp chân khi đi làm đồng vừa để chống giá lạnh vừa để bảo vệ da ở bắp chân. Trang sức của phụ nữ Thái có: Trâm cài tóc (may khắt cẩu), đôi hoa tai (cóng ku), vòng cổ (pok cô), đôi vòng đeo hai cổ tay (pok khẻn), bộ xà tích (pua sỏoi) đều được làm bằng bạc, trạm chỗ đẹp, công phu. Đó là những đồ trang sức quý giá nhất. Đàn ông Thái thì mặc quần dài màu đen, trắng bằng vải dệt, được may theo kiểu quần ống “chân qùe”. Áo nam giới ngắn, xẻ ngực cài băng nút vải (thắt nút), có hai túi dưới và túi ngực, đầu chít khăn mỏ rìu. Phạm Thị Huyền 25 Lớp: DT14A
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Ngày nay nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến, nhưng phụ nữ vẫn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng lối trang sức theo truyền thống dân tộc. - Ẩm thực Lương thực chính của người Thái là gạo nếp. Người Thái thích ăn gạo nếp hơn gạo tẻ. Csơm nếp thơm ngon ăn cùng với các món ăn được chế biến từ thịt thú rừng, hay các món cá và các loại rau rừng là các bữa ngon và thú vị của người Thái Tây Bắc. Các món ăn Thái được chế biến rất ngon, họ thường thích ăn luộc, đồ, nướng, ăn sống hoặc tái chín cùng các loại gia vị chua, cay, chát… từ thịt của một số động vật nuôi như lợn, gà, bò hay là các loại thịt thú rừng họ săn bắt được có thể chế biến ra nhiều món đặc sản. Cá là món ăn hằng ngày và không thể thiếu trên các mâm cúng hay mâm cơm mời khách.Người dân Thái có câu nói cửa miệng “Pay kin pa, má kin lẩu” (Đi ăn cá, về uống rượu) Đặc biệt từ các loại cá, người Thái có những món cá đặc sản như món cá gỏi, món cá hấp, cá pỉnh tộp, cá sấy, cá ướp chua… Món nặm pịa là sữa bột đắng ở ruột non trâu, bò, hưu, nai… là món không thể thiếu được trong các bữa ăn của người Thái. Trong ăn uống người Thái thích uống rượu đặc biệt là rượu cần và rượu nếp, ngày thường đồng bào Thái uống nước đun từ lá cây và uống nước lã. Đồng bào ưa hút thuốc lào và phụ nữ thích ăn trầu. - Phương tiện vận chuyển Người Thái Tây Bắc vận chuyển bằng gánh đôi dậu đựng các thứ, đi rừng đi núi thì đeo gùi, dùng ngựa cưỡi, thồ hàng. Dọc các dòng sông thì đi bằng thuyền đuôi én. 1.2.6. Văn hóa tinh thần - Ngôn ngữ và chữ viết Phạm Thị Huyền 26 Lớp: DT14A
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Người Thái là một trong số ít các dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết từ lâu đời, chữ Thái có nguồn gốc từ chữ Phạn- văn tự ấn độ cổ đại. Từ nhiều thế kỷ trước, chữ Thái cổ đã được dùng để sáng tác văn học, ghi chép văn học dân gian. Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái, cùng hệ ngôn ngữ với tiếng Tày, Nùng gần với tiếng Lào và tiếng Thái Lan, đây cũng là thứ tiếng phổ biến ở vùng Tây Bắc. - Tôn giáo, tín ngưỡng Người Thái cũng như các tộc người ở Tây Bắc đều theo tín ngưỡng đa thần. Người Thái tin rằng, trên trời có Then Luông là đấng tối cao cai quản trời đất, muôn loài, Then Luông được các thần cai quản giúp việc. Dưới trần gian đều có các ma (phi) cai quản. Bất kỳ làm việc gì từ lập bản, khai ruộng, phát mương đến đánh cá, săn thú đều phải xin phép ma ruộng, ma nương, ma rừng, ma suối…Những vị thần trên trời, các ma dưới trần gian cùng với ma nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm) những ông bà cụ kị đã khuất (pú pẩu) là những lực lượng phù hộ, bảo vệ người Thái. Từ quan niệm như vậy nên người Thái có những nghi thức và tập tục cúng theo cách của riêng mình. Thông qua các lễ hội trong năm, họ tổ chức lễ cúng bản (xên bản), cúng mường (xên mường), cúng nhà (xên hươn)…hoặc cúng tế một cái gì đó rất cụ thể như một hòn núi thiêng, một tảng đá lớn, một khúc sông…mà họ cảm thấy ở đó xuất hiện sự linh thiêng, huyền bí để cầu mong được sự bao dung, che chở của các đấng siêu nhiên. Cũng từ quan niệm về cái thực, cái hư như vậy, nên khi có người chết, ông mo sẽ dẫn hồn về nhập “Đẳm” tức là tổ tiên ở thế giới bên kia, và được mang theo một số của cải, bởi vậy đối với họ chết là tiếp tục “sống” ở cõi hư vô, về với sự vĩnh hằng nơi “Mường trời”. - Lễ hội truyền thống Phạm Thị Huyền 27 Lớp: DT14A
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Trong một năm, người Thái Tây Bắc có rất nhiều lễ, tết khác nhau như: Xên bản xên mường (cúng thần bản, thần mường), lễ tỏn cộ (lễ đón cỗ), Xến Xó Phốn (lễ cầu mưa), Kin khảu mớ (lễ cơm mới)… Trong các dịp lễ, tết người Thái thường tổ chức múa, hát:xòe, múa khăn, múa nón hay trai gái “Khắp báo xao” (hát trai gái giao duyên). Các trò chơi thú vị như: Tót cón (ném còn), Tót én cáy (chơi cầu lông bằng tay), Tó Mak Lẹ (chơi trò chơi bằng quả Lẹ)…Đó là các sinh hoạt văn hóa đậm đa bản sắc dân tộc, vừa vui chơi, vừa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống. - Văn nghệ dân gian Sinh sống hàng ngàn năm trên dải đất Việt Nam, thừa hưởng một nền văn minh lớn lao của cha ông, người Thái Tây Bắc đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Nhờ có văn tự, cư dân Thái đã lưu lại cho đến nay nhiều sách, truyện ghi lại trên giấy bản, trên lá cây. Đó là những cuốn sách sử chép tay dài hàng trăm trang, ngững bộ luật, những tập quán pháp tương đối hoàn chỉnh phản ánh tình hình xã hội đương thời, những bản trường ca đọc cả hai, ba đêm dòng xúc động lòng người, những truyện thơ tuy khuyết danh nhưng đầy chất trữ tình nói lên cảm xúc mãnh liệt của cả dân tộc với thiên nhiên tươi đẹp, với con người, với tình yêu đôi lứa, nói lên khát vọng của cả dân tộc hướng đến các thiện, cái đẹp, những tập tục ngữ, dân ca Thái phản ánh quá trình chinh phục tự nhiên, tích lũy kinh nghiệm của cuộc sống nhưng qua đó cũng thấy được tính cách, tâm hồn và nghệ thuật phong phú, đặc sắc. Nổi tiếng nhất trong kho tàng văn học dân gian Thái là các tác phẩm: Xống chụ xôn xao, Khun Lú Nàng Ủa, Hiến Hom- Cầm Đôi, Khăm Panh… Bên mỗi bếp lửa mỗi nóc nhà, người già kể chuyện cho lũ trẻ, những câu chuyện trong kho tàng dân gian Thái có thể kể hết đêm này sang đên khác, hết tháng này sang tháng khác mà vẫn không hết. Phạm Thị Huyền 28 Lớp: DT14A
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Nói đến nghệ thuật Thái không thể không nói tới hát khắp, múa xòe. Vào các dịp tết, lễ hội, sau một vài tuần uống rượu vui, mọi người tay cầm tay cùng múa vui trong không khí nhộn nhịp của tiếng trống, tiếng cồng chiêng. Cuộc xòe vui không biết bắt đầu từ bao giờ và khi nào kết thúc, chỉ biết là hơi men của rượu, hơi ấm của bàn tay cùng ân vang thôi thúc giòn giã của tiếng cồng chiêng làm ấm lòng người, mọi người gần gũi nhau hơn và như muốn cùng nhau hòa vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. - Tri thức dân gian Nói đến kho tàng tri thức dân gian đầu tiên phải kể đến lịch pháp vì đó là tri thức quan trọng nhất của một dân tộc về sự vận hành vũ trụ, nó không chỉ là cơ sở để tính thời gian mà còn là cơ sở để nhận biết các chu kỳ sinh hoạt văn hóa, hoạt đọng kinh tế …của cộng đồng. Hiện nay, dân tộc Thái Tây Bắc dùng lịch Thái trong đời sống hằng ngày. Hầu hết những người từ trung niên đến cao tuổi đều nắm chắc lịch Thái, người Thái ở đây vẫn thờ cúng theo ngày Can của lịch Thái, nên cứ mười ngày cúng một lần. Ở các bản đều có các ông mo hay po mự để xem ngày tốt xấu cho những ai có nhu cầu, như ngày cưới vợ, gả chồng, khởi công hoặc lên nhà mới…Các ông này thường có cuốn sổ cổ làm căn cứ cho việc tính toán và chọn ngày, đồng thời họ tự soạn ra những nội dung lịch hằng năm để cung cấp cho nhân dân trong vùng. Tiểu kết Tại chương 1 người viết đã khái quát những vấn đề cơ bản liên quan đến người Thái Tây Bắc bao gồm đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, thành phần dân tộc vùng người Thái cư trú. Khái quát về tên gọi, dân số, đặc điểm mưu sinh, xã hội truyền thống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người Thái. Đặc điểm cơ bản rút ra từ vấn đề này là: Người Thái Tây Bắc sống chủ yếu ở khu vực miền núi, nơi gặp nhiều khó khăn hơn các vùng khác về giao thông, giao lưu, phát triển kinh. Nhìn về góc độ kinh tế đây là những hạn chế Phạm Thị Huyền 29 Lớp: DT14A
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người dân trong vùng. Tuy nhiên, nhìn về góc độ văn hóa, chính những khó khăn đó lại là điều kiện thuận lợi giúp cho đồng bào Thái bảo lưu được vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong đó có văn học dân gian, hạn chế sự du nhập ồ ạt của văn hóa ngoại lai làm biến dạng văn hóa bản địa Dân tộc Thái là một trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết từ lâu đời. Do người Thái có chữ vết nên kho tàng văn học dân gian như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca và một số luật lệ còn được lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giây bản và trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay như: Xống chụ xôn xao, Khun Lú – Nàng Ủa, Khăm panh, Hiến Hom – Cầm Đôi… Dân tộc Thái có số dân đông thứ ba sau người Kinh và người Tày. Dân số đông cộng với có chữ viết là những điều kiện thuận lợi để bảo lưu và phát triển nền văn học dân gian trong đó có truyện thơ. Chương 2 NGƯỜI PHỤ NỮ THÁI QUA TRUYỆN THƠ 2.1. Khái quát về truyện thơ của dân tộc Thái2.1.1. Khái niệm “Truyện thơ” Trong lịch sử văn học Việt Nam, từ trước đến nay khi nói đến thể loại truyện thơ, các nhà nghiên cứu biên soạn thường nói nhiều đến mảng “truyện nôm khuyết danh” (hoặc “truyện thơ bình dân”) của người Việt, ít người nói đến thể loại truyện thơ trong văn học các dân tộc ít người. Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà đã đưa ra định nghĩa về truyện thơ như sau: “Truyện thơ là những Phạm Thị Huyền 30 Lớp: DT14A
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp truyện kể bằng thơ có số lượng câu chữ lớn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, phản ánh số phận của những người nghèo khổ và khát vọng đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cho tình yêu tự do, cho chính nghĩa”. [8, 288.] Trong các tài liệu chuyên khảo về văn học dân gian các dân tộc thiểu số, “truyện thơ” được các nhà nghiên cứu định nghĩa như sau: 1. Truyện thơ dân gian là sản phẩm tinh thần của các dân tộc ít người, là những sáng tác dân gian truyền miệng đậm bản sắc văn hóa, giàu phong tục tập quán, phản ánh tâm hồn các dân tộc trong đó. [14, 170] 2. “Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sự, bao gồm những tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, được hát, được ngâm, đọc (kể cả trước khi được ghi chép) và thường có nội dung thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi”. [12, 15] Như vậy, có thể khái quát: Truyện thơ là một thể loại văn học dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Đó là những truyện kể bằng thơ thường có nội dung phản ánh số phận của những người nghèo khổ và khát vọng đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cho tình yêu tự do, cho chính nghĩa”. 2.1.2. Đặc trưng của truyện thơ Truyện thơ có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có cốt truyện, có nhân vật, có những tình tiết phong phú phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan điểm của cộng đồng các dân tộc. Phần lớn cốt truyện của truyện thơ lấy từ truyện cổ tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể. Chẳng hạn: Khun Lú – Nàng Ủa là truyện thơ Thái mượn ở truyện cổ tích Kháng cùng tên. Truyện thơ cũng sử dụng nhiều câu ca dao, nhiều bài dân ca nói lên tâm tình, ước vọng của nhân dân, nhất là thanh niên các dân tộc. Ví dụ như truyện thơ Xống chụ xôn xao lấy rất nhiều từ Tản chụ xiết xương và Tản chụ xống xương là những lời dân ca của người Thái Phạm Thị Huyền 31 Lớp: DT14A
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật tự sự kết hợp với trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả năng phản ánh sâu sắc đời sống, vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn con người các dân tộc trong đó. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa con người với con người trên nền xã hội phân hóa giai cấp và việc giải quyết các mối quan hệ đó theo quan điểm đạo đức lý tưởng của nhân dân cũng được trình bày khá rõ nét trong truyện thơ Truyện thơ đậm tính chất văn hóa các dân tộc Khác với truyện thơ của dân tộc Kinh có văn bản bằng chữ Nôm, được coi là thể loại của văn học viết, truyện thơ các dân tộc thiểu số chủ yếu là sáng tác truyền miệng, phần lớn không phải để đọc mà để hát kể hoặc kể gần với ngâm. Diễn xướng truyện thơ vì vậy gần gũi và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số. Truyện thơ tham gia nhiều hoạt động văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số. Xét về bộ phận văn hóa dân gian, truyện thơ như là một bộ phận không thể tách rời, những phong tục dàng cho người chết, phong tục ở rể, những kiêng kị…đều được thể hiện trong truyện thơ. Người dân tộc có ý thức hoặc ngẩu nhiên đã đưa vào truyện thơ khá nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân giã của cộng đồng mình, khiến truyện thơ như một bách khoa toàn thư về sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân tộc. Kết cấu của truyện thơ Các truyện thơ mang đậm tính tự sự, có kết cấu tương tự kết cấu truyện cổ tích. Nếu kết cấu của truyện cổ tích là: Gặp gỡ - tai biến – đoàn tụ, thì cốt truyện phổ biến của truyện thơ là: Gặp gỡ - tai biến – chia li (hoặc cùng chết). Kết thúc có hậu, nhân vật sau bao gian nan cách trở lại trở về sống hạnh phúc bên nhau là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích thì lại vô cùng hiếm trong truyện thơ các dân tộc. truyện thơ các dân tộc thường kết thúc bằng cái chết của cả hai người. Chie riêng truyện thơ Tiễn dặn người yêu là có kết thúc đoàn tụ, hai người sau bao trắc trở lại trở về sống hạnh phúc bên nhau Phạm Thị Huyền 32 Lớp: DT14A
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Nhân vật trong truyện thơ Nhân vật trong truyện thơ không nhiều, khác với truyện cổ tích nhân vật phần lớn có tính chất phiếm chỉ thì nhân vật trong truyện thơ có tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh xuất thân khá rõ ràng. Nhân vật trong truyện thơ không có những yếu tố biến hóa kì ảo như nhân vật trong truyện cổ tích, cũng không có tầm vóc hay hành trạng hoàng tráng như trong sử thi mà nó gần gũi với những người bình thường trong sinh hoạt xã hội, sinh hoạt cộng đồng làng bản của các dân tộc. Đó cũng là nét khác biệt giữa truyện thơ với các thể loại khác. 2.1.3. Truyện thơ trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa, văn học nghệ thuật của riêng mình, tuy có sự khác nhau về bề dày, về trình độ phát triển nhưng đều thể hiện bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, phong tục tập quán, cách tổ chức lễ hội, cưới xin, ma chay, cách ứng xử giữa người với người….Dân tộc Thái cũng có vốn văn hóa, nghệ thuật phong phú và đặc sắc - đây là một bộ phần quan trọng cấu thành nên nền văn hóa Việt Nam, làm nên bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam - đa dạng mà thống nhất. Trong kho tàng văn học nghệ thuật phong phú đó, văn học dân gian có thể xem là thành tố tiêu biểu nhất chuyển tải cả đời sống vật chất, tinh thần lẫn lịch sử phát triển của dân tộc. Truyện thơ Thái ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại của nó. Lúc bấy giờ trong xã hội Thái có sự phân chia giàu nghèo, giai cấp, từ đó đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn xã hội trong đó có mâu thuẫn giữa những người nghèo khổ và kẻ giàu sang, mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa, mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của lứa đôi với những đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng, nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội. Lúc này vấn đề thân phận con người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thỏa đáng. Với nhu cầu như vậy, các loại hình như cổ tích, dân ca… không đủ sức đáp ứng, do đó tất yếu phải có một thể loại mới ra đời đó là truyện thơ. Phạm Thị Huyền 33 Lớp: DT14A
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Có thể nói, dân tộc Thái có một kho tàng truyện thơ phong phú và đa dạng về số lượng cũng như đề tài, dựa vào đề tài thì truyện thơ Thái có thể chia làm các loại: - Truyện thơ về tình yêu : kể về tình yêu thiết tha và ngang trái của các chàng trai, cô gái dân tộc Thái cùng khát vọng đấu tranh cho đấu tranh cho tình yêu tự do, cho hạnh phúc. Tiêu biểu là các truyện: Tiễn dặn người yêu, Chàng Lú – Nàng Ủa, Hiến Hom – Cầm Đôi, Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm - Truyện thơ về người nghèo khổ: kể về thân phận hẩm hiu, đau khổ của những người lao động nghèo bị áp bức bóc lột và khát vọng có một cuộc sống sung túc, bình yên. - Truyện thơ về chính nghĩa: kể về cuộc đấu tranh giữ đất, giữ mường của người đồng bào dân tộc Thái. Tiêu biểu là truyện Khăm Panh Mỗi đề tài đều xây dựng kiểu nhân vật mang đặc trưng riêng của nó, song dù thuộc đề tài nào, chúng ta vẫn thấy ẩn hiện trong đó là bóng dáng của những người phụ nữ. Người phụ nữ có khi là trung tâm của câu chuyện, cũng có khi làm nền cho câu chuyện, nhưng dù ở vị trí nào thì qua sự miêu tả của các tác giả dân gian, chúng ta có thể thấy hình ảnh người phụ nữ rất rõ nét cả về diện mạo, tài năng, tính cách, phẩm chất… 2.2. Người phụ nữ được miêu tả trong truyện thơ của dân tộc Thái 2.2.1. Chân dung của người phụ nữ 2.2.1.1. Ngoại hình và tài năng Người Thái quan niệm: Người phụ nữ phải có vẻ đẹp dịu dàng, nhân hậu, phải thành thạo, khéo léo trong công việc nội trợ gia đình, phải biết thêu thùa, may vá… Đó mới là người phụ nữ đẹp, người phụ nữ tốt . Trong truyện thơ cũng vậy, hầu hết các nhân vật nữ đều được miêu tả là những cô gái vừa có vẻ đẹp ngoại hình, vừa có vẻ đẹp tâm hồn và tài năng. Có thể thấy điều đó qua nhân vật “em yêu” trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu; nhân vật Nàng Ủa trong truyện thơ Chàng Lú – Nàng Ủa và nàng Phạm Thị Huyền 34 Lớp: DT14A
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Hiến Hom trong Hiến Hom – Cầm Đôi, nàng Mứn trong truyện thơ Khăm Panh, nàng Ỏn La trong truyện thơ Chim yểng, Náng Ông Piềm trong truyện thơ Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm. Trong truyện thơ Khăm Panh, nàng Mứn được miêu tả là một người phụ nữ đẹp, từ khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, nước da, giọng nói, dáng đi đều được so sánh với những gì đẹp nhất: Nàng đi đẹp như nai lượn Nàng nói vui hơn suối reo Tóc nàng dài, bước mỗi bước, tóc leo lên gót Tóc nhảy theo chân váy phập phồng Khuôn mặt hình lá trầu không Lá trầu không còn thua mềm mỏng Da cổ trắng rơi nước bọt vào còn thấy bọt Nàng Mứn được miêu tả là một thiếu nữ rất đỗi dịu dàng. Vẻ đẹp và sự dịu dàng của nàng có thể khiến cho mọi vật đều dừng lại, ngơ ngẩn: Nàng đến bên suối, suối bỏ đường đi, Nàng đến bên lửa, lửa quên reo cháy”. Nàng vào rừng nai quên chạy tìm đàn Hoẵng thôi chạy lang thang Gấu lạc rừng quấn quýt bên chân cô gái Nàng mở miệng hát bên núi Voi đội ngà đến nghe Nàng hát bên khe đá con, đá mẹ Cá khếnh quên bơi Cá trôi bỏ đàn vơ vẩn Nàng đến hát bên rừng Để chim quên ăn trái xanh trái chín Môi nàng đỏ tựa máu cây phang Không những đẹp, nàng Mứn còn giỏi giang, khéo léo lo toan mọi việc: Phạm Thị Huyền 35 Lớp: DT14A
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Khăm Panh. Giao cho nàng việc khó Đặt cho nàng Mứn việc hay Việc khéo tay, khéo chân mới đủ Bụng biết lo xa Lòng biết nghĩ điều lành, điều tốt Đó là việc cầm quân đi vỡ đất Khai phá rừng rậm trồng lúa, trỉa ngô Người trong mường kéo về đủ một xen Nàng Mứn còn dạy cả mường vỡ ruộng, làm nương, làm đăng, làm đó: Mứn tôi được mở lời Muốn ăn cơm xôi, cơm lam thì lo vỡ ruộng Muốn có gạo ăn tháng ăn năm ta lo làm nương Muốn ăn cá ốt treo ta phải làm đăng làm đó Muốn ăn cá pộc, cá pui lại nên quăng chài úp nơm …. Nàng Ỏn La trong truyện thơ Chim Yểng cũng được miêu tả là một người phụ nữ rất đẹp và có tài năng lại cần cù, chăm chỉ: Nhìn đằng sau, xinh tựa bạc năm Trông đằng trước, đẹp như bạc sáu Mắt sáng trong như trăng mồng ba Sáng long lanh, càng ngắm càng đẹp Tấm lưng eo và khuôn ngực nở Đôi mắt ướt và bắp chân tròn Nàng Ỏn La biết nấu cơm, dệt vải, thạo các công việc ngoài ruộng, trên nương: Chị Ỏn La đi cấy ruộng Hở Buộc Chị còn đi làm cỏ rẫy núi cao Trưa nghe tiếng nàng về lanh canh vòng bạc Phạm Thị Huyền 36 Lớp: DT14A
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Nàng bày mâm dọn ăn Bữa trưa, ăn món cá “tết” nén trong ống nứa Món chua cá “mọn”, cá “khỉnh” ướp trong ống luồng Ăn rồi, nàng nhai trầu Nàng ngồi vào khung cửi dệt tơ Dệt chăn, nàng dệt sắp xong Vẻ đẹp của Náng Ông Piềm trong truyện thơ Tào Hủn Lu – Náng Ông Piềm đã làm cho Tào Hủn Lu phải thốt lên: Náng Ông Piềm ơi! Náng Ông Piềm hỡi! Sao mày đẹp như hoa cánh kiến? Sao mày đẹp như ngà voi? Sao mày đẹp như con chim trĩ? Tao đã ngất ngây Náng Ông Piềm này. Náng Ông Piềm còn là người giỏi việc: Náng Ông Piềm hái bông trồng kê Tay nhanh như con thoi dệt cửi Không những thế, nàng còn là người biết ứng xử. Khi biết mẹ Hủn Lu cưới nàng Nầu Hặc cho chàng, nhưng chàng không thích và kiên quyết lấy nàng làm vợ, lúc đó náng Ông Piềm đã không nghĩ cho bản thân mình mà đã nghĩ cho Nầu Hặc, và nàng đã lặng lẽ ra đi, trả lại tổ ấm cho Nầu Hặc Náng Ông Piềm nghĩ: Nầu Hặc cũng là con cu mái Ta phá cái tổ là ta làm hại Ta phải đi thôi. Ta đi Nầu Hặc hè! …… Và Náng hóa thành con chim bay mất. Phạm Thị Huyền 37 Lớp: DT14A
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, “Em yêu” được miêu tả từ khi còn ở trong bào thai đến khi lớn lên thành một thiếu nữ xinh đẹp như “gốc cải xanh, như tàu rong mượt” - đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi tắn, làm bao chàng trai say đắm và muốn lấy làm vợ. Không những thế, em còn là người rất khéo léo, tài năng, từ bé đã được tiếp xúc với công việc gia đình: Tuổi còn thơ ôm cổ mẹ chăn gà Bám vai mẹ chăn lợn Đeo cổ bác ăn cơm Đòi hái dâu theo mẹ …. Mười hai tuổi em đã lớn thành gái Mười ba em biết bắt cá suối Biết may áo che vú Biết dành tóc làm độn Nàng Ủa trong truyện thơ Chàng Lú – Nàng Ủa, khi vừa mới sinh ra đã được miêu tả là một người rất xinh đẹp: Một vẻ hình hài muôn vạn trong sáng.. Mặt hồng tươi như vừa đúc khuôn Thời gian trôi qua, nàng Ủa đã trở thành một nàng thiếu nữ xinh đẹp, thông minh “mưu giỏi nghề hay không hề chịu kém” Nàng lớn lên mười bốn đến thời Như hoa đào rộ nở đẹp tươi Rằng chọn kén người tình lịch sự Song chẳng ai sánh nổi với nàng Trong, tinh thông mọi đường khôn ngoan Ngoài, mưu giỏi nghề hay không hề chịu kém Nàng Hiến Hom, một cô gái thường dân xinh đẹp, nết na như hoa thơm tỏa khắp Mường. Tuổi 14, Hiến Hom đã biết giúp mẹ lo toan mọi việc trong Phạm Thị Huyền 38 Lớp: DT14A
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp nhà, biết tập ra sàn khuống, biết quay sa kéo sợi…Trai khắp vùng tìm đến vây quanh. “Trai bản xa ướm nàng làm vợ Trai cùng mường cũng ngỏ lời thương” Như vậy, qua các truyện thơ Thái về người phụ nữ ta có thể thấy, người phụ nữ trong xã hội xưa không những xinh đẹp về diện mạo mà còn rất tài năng, khéo kéo, biết ứng xử, thành thạo công việc nội trợ gia đình, biết thêu thùa, khâu vá, làm nương, hái củi, họ còn có thể làm được cả những công việc của đấng nam nhi như: cầm binh đánh giặc như nàng Mứn…Đây là một nét rất đáng quý của người phụ nữ Thái mà qua truyện thơ chúng ta có thể thấy được. 2.2.1.2. Phẩm chất Thủy chung, son sắt là một phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Đây cũng chính là phẩm chất nổi bật nhất của người phụ nữ Thái được thể hiện qua truyện thơ. Qua những câu chuyện tình yêu - một đề tài đặc sắc trong truyện thơ của dân tộc Thái, những người phụ nữ Thái đã được xây dựng với những biểu hiện tuyệt vời nhất của lòng chung thủy. Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, lòng chung thủy của cô gái đã được họ thề nguyện và chứng minh: Đôi ta yêu nhau, duyên bản duyên đừng úa Tình mường tình chớ phai Rẽ đi và qua lại Cùng sánh vai vòng đi và thẳng tới …… Đôi ta yêu nhau tình Lú - Ủa mặn nồng Lời đã trao thương không lạc mất Như trâu bán ngoài chợ Như thu lúa muôn bông Phạm Thị Huyền 39 Lớp: DT14A
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng Bền chặt như vàng như đá Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển Người xiểm xui không ngoảnh, không nghe Họ yêu nhau: Đã yêu nhau xin chớ phụ tình Đôi ta yêu nhau, yêu đến khi tóc ngả hoa râm Yêu đến khi đầu bạc Họ thề nguyện: Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông Không lấy được nhau lúc trẻ ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về già Và trong suốt những năm dài đằng đẵng sống xa nhau, họ vẫn luôn gìn giữ ngọn lửa tình yêu được nồng đượm và tìm mọi cách để được về với nhau. Trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Ủa, chàng Lú và nàng Ủa yêu nhau từ thưở nhỏ và họ thề nguyện: Bằng phải xa nhau muôn dặm nghìn ngày Mỗi kẻ mỗi nơi chín phương trời đất Đôi ta yêu nhau xin chớ quên tình nặng nghĩa đầy ….. Khi Lú và Ủa phải xa nhau, đôi trai gái đau buồn chia ly và hẹn ước mãi mãi chung thủy: Bữa sáng, bữa chiều em đừng quên gọi vọng tên anh Đừng vui cùng quan mường khác phụ tình Lời hẹn thương tự xa kia còn nhỏ Thực dạ yêu anh, xin đừng sai lỡ Phạm Thị Huyền 40 Lớp: DT14A
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Mùa ban rộ, vông tươi chi chít Dưới gầm trời, muôn vật sống đua kêu Chớ lấy cảnh chòng mình đeo thêm bối rối Đợi anh em ơi, đợi anh tới kết lứa vui đôi …. Càng xa nhau, càng bền chắc một lòng em ạ Em yêu anh chớ để rơi quên, dù là chút xíu, em ơi Tình đôi ta dẫu bằng dây tơ nhện cũng đừng sai, em nhé ….. Dù ruổi mường xa hơn hai mươi ngày dặm dài Đôi ta không thành bạn thì, em ơi, ta tự chết cả hai Không được ở bên chàng Lú, nàng Ủa đau đớn và đã thắt cổ tự vẫn, mong được cùng chàng Lú sum họp nơi mường Trời Chàng tạo trai, chồng hỡi em chào Chàng chết theo em nhé, khi tin vừa tới Đừng chần chừ lâu, em lầm quên mặt nhau Ta lên trời tâu với Then cao, chàng nhỉ Then sinh thành chẳng gây oán trái đâu Trong truyện thơ Hiến Hom – Cầm Đôi, đôi trai gái yêu nhau xuất phát từ tình yêu chân thành, thủy chung. Họ yêu nhau sáu năm ròng mà không ai hay biết, nàng Hom phải ôm mối tình trong câm lặng, bao niềm thương nổi nhớ chàng Đôi đành phải dấu kín trong lòng. Rồi thời gian cứ thế trôi qua, “lại mấy mùa hoa nở hoa tàn”, Hiến Hom mỗi ngày thêm lớn, bao chàng trai trong mường hò hẹn nhưng Hiến Hom vẫn mãi chối từ. Lời thề nguyện với Cầm Đôi xưa nàng vẫn còn giữ nguyên vẹn chẳng mờ phai: “Em vẫn một lòng sắt son đợi” Và cứ thế, Hiến Hom đã đợi người thương hết mùa chơi khuống này đến mùa chơi khuống khác, thời gian “đến nay đúng bốn mùa măng mọc tre Phạm Thị Huyền 41 Lớp: DT14A
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp già”, các bạn của mình nhiều người đã thành lứa thành đôi. Rồi cái gì đến cũng sẽ đến, Hiến Hom đã mang thai với Cầm Đôi, nàng đã phải đấu tranh với bản thân, âm thầm chịu đựng bao điều tiếng bên ngoài, giữ vững niềm tin vào mối tình đã bao năm cùng Cầm Đôi vun đắp: Bạn cùng lứa nói em nhẹ dạ Người trong mường chê em không biết xấu mặt Chính lòng chung thủy, tình yêu mãnh liệt đối với Cầm Đôi đã giúp nàng có thêm niềm tin trước hiện thực cuộc đời và miệng lưỡi thế gian: Yêu nhau thật lòng, ai bảo xấu anh nhỉ Ai chê mặc họ chê Ai cười mặc họ cười Con ta khôn lớn sẽ là người chứng giám Nhưng rồi không chịu được sự dè bửu của thế gian, nàng Hom phải tự vẫn. Xác nàng Hom vẫn bám chặt vào chõng chờ Cầm Đôi về cũng do qua yêu Cầm Đôi mà nàng đã phải chết lần thứ hai. Trong truyện thơ Khăm Panh, lòng thủy chung của nàng Mứn lại được biểu hiện ở một khía cạnh khác. Đó là khi Khăm Panh chết, chính nàng Mứn đã tập hợp anh em, quân sĩ giết giặc Khun Ha giữ đất giữ Mường và trả thù cho người chồng của mình. Rồi nàng chết, hồn nàng tìm đến Khăm Panh hóa thành đôi bướm bay đi, tìm được nàng dâu thứ tư và dẫn đường cho nàng ẩn nấp. Khi Khăm Khoong khôn lớn chính nàng Mứn đã báo mộng cho quần chúng vô danh tìm đến cháu mình, nàng đã đi khắp các khe động , kêu gọi nhân dân quy tụ dưới cờ Khăm Khoong. Cuối cùng thì họ cũng đã giết được tên giặc Khun Ha, giành lại được đất, được mường. Qua truyện thơ chúng ta thấy, người phụ nữ khi họ đã yêu thì rất trong sáng, thủy chung và thật lòng. Có những cô gái mãi mãi không được ở bên người mình yêu như nàng Ủa, Náng Ông Piềm, có những cô gái đã phải mất đi cuộc sống con người ở thế giới trần tục của mình như nàng Hiến Hom, Phạm Thị Huyền 42 Lớp: DT14A
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp nàng Mứn nhưng trái tim họ vẫn luôn hướng về người mà họ yêu thương, trao cho người mình yêu những tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất. Đó là những nét rất đáng quý của người phụ nữ Thái được thể hiện trong truyện thơ. Một điều cần lưu ý khi nghiên cứu truyện thơ Thái về người phụ nữ đó là quan niệm về sự trinh tiết của người phụ nữ rất khác với lội suy nghĩ truyền thống. Nhiều trường hợp hợp hai người yêu nhau từ khi còn trinh trắng, do hoàn cảnh họ không lấy được nhau, nhưng khi đến được với nhau họ không hề băn khoăn việc người yêu mình đã trải qua một, hai đời chồng/vợ. Lúc này, tình yêu, lòng chung thủy là quan trọng hơn hết, họ không quan tâm đến sự trinh tiết nữa. Nói cách khác, chính lòng chung thủy của người phụ nữ được coi là sự trinh tiết, thay thế cho lối nghĩ về trinh tiết có tính chất khuôn mẫu của chế độ phong kiến. Tiêu biểu là trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, cô gái do bị cha mẹ ép duyên nên đã phải rời xa người yêu để đi lấy chồng, nhưng sau khi bị gia đình chồng bán đi, cô gặp lại người yêu cũ, với tình yêu chung thủy bấy lâu nay, hai người không suy nghĩ đến chuyện đã qua, không hề coi trọng hay quan tâm đến sự trinh tiết của cô gái hay việc cô gái đã đi lấy chồng, hai người lại cùng đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau. Trong truyện thơ Khun Lú – Nàng Ủa, chàng Lú đã được cha mẹ cưới nàng Mành làm vợ nhưng vẫn ngày đêm thương nhớ nàng Ủa, nàng Ủa đã bị gả cho tạo mường Khun Chai nhưng vẫn không thôi nghĩ đến chàng Lú. Không hề suy nghĩ việc mình đã có chồng hay có vợ, hai người vẫn lén hẹn hò nhau trên hạn khuống và lén chung chăn gối với nhau. Nàng Ủa đã thắt cổ tự vẫn để mong được cùng chàng Lú sum họp nơi mường Trời, chàng Lú đau buồn thương nhớ nàng Ủa và cũng cứa cổ chết theo nàng. Như vậy, có thể nói rằng, các chàng trai cô gái trong truyện thơ, một khi đã yêu nhau họ không quan tâm đến sự trinh tiết của người phụ nữ, không coi trọng hai người đã có vợ hoặc chồng, đối với họ sự thủy chung trong tình yêu mới là sự trinh tiết dù cho họ không được sống bên nhau. Phạm Thị Huyền 43 Lớp: DT14A
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.1.3. Tính cách Qua khảo các truyện thơ của người Thái, chúng ta có thể thấy rằng có hai nét tính cách ở người phụ nữ được các tác giả dân gian miêu tả rõ nét đó là: Ý chí, lòng kiên định và hành động mạnh mẽ, quyết liệt. Trong truyện thơ, những người phụ nữ đều là những người chung thủy với tình yêu, kiên định với tình yêu, với người yêu mà mình đã lựa chọn, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Lòng chung thủy tuy chưa được miêu tả bằng lối văn “mổ xẻ tâm lý” như ở văn học viết hay ở dân ca, song những hành động của người phụ nữ hướng về tình yêu bằng bất cứ giá nào, cho phép chúng ta khẳng định đây là một nét phẩm chất cao quý nhất của người phụ nữ trong truyện thơ. Hướng tới tình yêu tự do, người con gái trong truyện thơ phải đối mặt với những rào cản của xã hội. Ở vào hoàn cảnh ấy chỉ có hai lựa chọn: hoặc là từ bỏ tình yêu hoặc là quyết tâm vượt khó khăn để gìn giữ tình yêu đến cùng. Trong truyện thơ Thái, tất cả các cô gái đang yêu đều lựa chọn con đường bảo vệ, gìn giữ tình yêu của mình. Để đến được với nhau dù là lúc xế chiều, đôi trai gái trong truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả, trải qua bao lần trắc trở: Chàng trai bị bố mẹ cô gái từ chối ngay từ đầu: “Người như kia và mặt như vậy Chẳng đáng đội nón giấy Mường Púa ven sông Không đáng ở nhà ta nằm quản đan chài Quay về với họ nội, họ ngoại Quay về với nhà cũ đi đi Rồi chàng trai tự trách bản thân mình Anh đã tính mà tính không đủ Anh đã lo mà lo chẳng tròn Phạm Thị Huyền 44 Lớp: DT14A