SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------
BÀI TẬP LỚN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: “Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam”
Họ và tên: Nguyễn Thị Mây
Mã SV: 11224143
Lớp tín chỉ: CNXHKH 11
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng
Hà Nội, 6/10/2023
Trang | 1
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................................2
A- CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................4
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nền dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa.......4
1. Dân chủ và sự phát triển của dân chủ........................................................................4
2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa...............................................................5
3. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ chủ nghĩa xã hội..................................7
II. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...............................7
1. Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.............7
2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam......8
B- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG
ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM......................................................................................................................9
I. Quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ..............................................................................................................9
1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở, điều kiện để xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ...............................................................................9
2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ......................................................................10
3. Sự thống nhất hữu cơ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa................................................................................................10
II. Ưu thế và thách thức của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa..............................................................................................11
1.Khái quát những vấn đề của nền kinh tế thị trường..................................................11
2.Ưu thế của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa......................................................................................................................12
3.Những khiếm khuyết của kinh tế thị trường và những điều chỉnh đối với nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ......................................................13
III. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay.................................................................................................................14
Trang | 2
LỜI GIỚI THIỆU
Dân chủ là một trong những giá trị cốt lõi của xã hội loài người. Bản chất của con
người luôn muốn hướng tới tự do, được giải phóng, khao khát có được độc lập, thoát
khỏi sự đô hộ, áp bức. Vì thế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử của nền văn minh nhân
loại với biết bao cuộc chiến tranh, xâm lược, đấu tranh giành lại, mục tiêu vĩ đại và
tột cùng nhất chính là tự do, dân chủ. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu khách
quan, một nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh.
V.I.Lênin từng khẳng định: “Dân chủ vô sản là thứ dân chủ gấp triệu lần dân chủ
tư sản”. Thật vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ hơn bất kì chế độ dân
chủ nào trong lịch sử, khi “lần đầu tiên trên thế giới…kiến lập chế độ dân chủ cho
quần chúng, cho những người lao động, cho công nhân và tiểu nông”, mà “trước đây
trên thế giới chưa có một chính quyền Nhà nước nào do đa số quần chúng nắm giữ,
một chính quyền thật sự là của đa số này”. Từ đó có thể thấy, con đường xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa mà Việt Nam đã chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với mục tiêu phát triển
của đất nước và mong muốn của quần chúng nhân dân lao động. Đó chính là lí do
em chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều
kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, nhằm tìm hiểu
những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa, bản chất và
phương hướng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời góp phần đề ra các phương hướng,
giải pháp để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở đất nước ta.
Bài tiểu luận này sẽ trình bày một số nội dung cơ bản về dân chủ xã hội chủ nghĩa,
bao gồm:
Phần A: Cơ sở lý thuyết
I. Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Lênin Về Nền Dân Chủ Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa
II. Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
Phần B: Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Trang | 3
Bài tiểu luận này được viết dựa trên các tài liệu tham khảo từ các nguồn chính
thống, bao gồm các văn bản pháp luật, các bài báo khoa học, các tài liệu nghiên cứu
của các nhà khoa học,...
Qua đề tài này, em muốn cảm ơn cô Lê Thị Hồng - người đã giúp em có thêm
những kiến thức về môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung cũng như những
hiểu biết về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng. Trong quá trình làm bài, mặc dù
đã cố gắng hết khả năng nhưng do trình độ còn hạn chế nên vẫn không tránh khỏi
những sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của
cô để giúp cho bài làm của em được đầy đủ, hoàn thiện hơn và bản thân em cũng có
thể củng cố thêm vốn hiểu biết của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang | 4
A- CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền dân chủ xã hội xã hội chủ
nghĩa
1. Dân chủ và sự phát triển của dân chủ
1.1. Dân chủ qua các thời đại lịch sử
Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. Trong lịch
sử phát triển xã hội loài người thuật ngữ dân chủ đã xuất hiện từ rất sớm. Nó bắt
nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại và được ghép lại bởi hai từ “Demos” có nghĩa là “dân”,
“dân chúng” và “Kratos” có nghĩa là “sức mạnh”, “quyền lực”. Như vậy theo nghĩa
gốc, dân chủ là “quyền lực hay sức mạnh thuộc về nhân dân”, coi nhân dân là cội
nguồn của quyền lực. Tuy nhiên, nội hàm khái niệm nhân dân ở từng thời kỳ, từng
chế độ xã hội khác nhau là khác nhau.
Dân chủ nguyên thủy xuất hiện trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ
lạc trong chế độ cộng sản nguyên thủy. Do sinh sống theo cộng đồng, người cổ đại
đã xuất hiện nhu cầu về tổ chức xã hội. Mọi thành viên bên cạnh việc bình đẳng tham
gia vào các hoạt động xã hội, cũng cần cử ra người đứng đầu để điều hành các công
việc đồng thời phế bỏ người đứng đầu nếu không thực hiện đúng quy định chung, tất
cả những việc đó đều diễn ra thông qua đại hội nhân dân. Đây là hình thức dân chủ
sơ khai, chất phác của những tổ chức cộng đồng tự quản trong xã hội chưa có giai
cấp.
Dân chủ chủ nô ra đời sau khi chế độ dân chủ nguyên thủy tan rã do sự ra đời
của chế độ tư hữu và giai cấp. Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với
đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước. Tuy nhiên, “dân” trong xã hội dân chủ
chủ nô chỉ gồm giai cấp chủ nô và các công dân tự do ( tăng lữ, thương gia và một
số trí thức). Đa số còn lại không phải là “dân” mà là “nô lệ”. Họ không được tham
gia vào các công việc nhà nước và bị đàn áp, bóc lột. Về thực chất, dân chủ chủ nô
chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân bị bó hẹp cho giai cấp chủ nô.
Sang thời kì đen tối là chế độ chuyên chế phong kiến, dưới tư tưởng thần quyền
và phân biệt đẳng cấp hà khắc, chế độ dân chủ không còn được thừa nhận mà chỉ là
chế độ quân chủ. Nhân dân gần như không có quyền làm chủ mà quyền quyết định
tất cả các công việc liên quan đến đất nước đều nằm ở trong tay vua chúa là người
đứng đầu Nhà nước khi ấy.
Trang | 5
Cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV, chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời, mở đường cho
sự ra đời của nền dân chủ tư sản. Dân chủ tư sản đã có những đóng góp tích cực và
thể hiện sự tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, do xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất nên quyền lực thực sự thuộc về giai cấp tư sản – những
người nắm trong tay tư liệu sản xuất. Nền dân chủ tư sản là nền dân chủ đặt dưới sự
lãnh đạo của nhà nước tư sản, tổ chức chính trị hoạt động vì lợi ích của giai cấp tư
sản.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi, mở đường cho
một thời kì mới quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân lao động
ở nhiều quốc gia đứng lên giành được chính quyền, làm chủ Nhà nước và xã hội,
thiết lập Nhà nước công – nông từ đó thiết lập nền dân chủ vô sản. Sự ra đời của nền
dân chủ này đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ, nhà nước đầu tiên
thực hiện quyền lực của nhân dân.
Tổng kết lại, trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có 3 chế độ dân chủ: nền dân
chủ chủ nô gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ, nền dân chủ tư sản gắn với chế độ tư bản
chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong
đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, bảo vệ được
quyền lợi cho đại đa số nhân dân.
1.2. Quá trình ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp
và Công xã Paris 1871, tuy nhiên chỉ khi tới Cách mạng tháng 10 Nga 1917, nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập.
Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp đến cao, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước
đó, trước hết là nền dân chủ Tư sản. Khi xã hội đã đạt tới trình độ cao, xã hội không
còn có sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn
thiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ tự động tiêu vong.
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó , mọi quyền lực
thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự
thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghia,
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trang | 6
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời trên cơ sở kế thừa các giá trị dân chủ trước
đó, nhất là kế thừa các giá trị của nền dân chủ tư sản. Bởi trong bức tranh chung về
tiến trình phát triển của lịch sử, chế độ tư bản là nấc thang cận kề để từ đó bước lên
nấc thang tiếp theo là chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Tuy
nhiên, dân chủ xã hội chủ nghĩa khác hẳn về chất so với dân chủ tư sản. Các đặc
trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua ba trụ cột chính
quyết định sự tồn tại của một quốc gia như sau:
Về bản chất chính tri ̣: bản chất chính trị của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa thể
hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó là Đảng
Cộng sản đối với toàn xã hội, nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của đại đa số nhân
dân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo – yếu tố quan trọng
để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi, Đảng Cộng sản đại biểu cho
trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Vì vậy,
khác với nền dân chủ tư sản đa nguyên, đa đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang
tính nhất nguyên về chính trị, chỉ duy nhất một Đảng nắm quyền.
Về bản chất kinh tế: nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội, đồng thời thực hiện chế độ phân phối lợi ích
theo kết quả lao động là chủ yếu nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực
lượng sản xuất hiện đại, từ đó, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày
càng cao của nhân dân lao động. Bởi thế nó kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi
ích tập thể và lợi ích của toàn thể xã hội. Đặc trưng này thể hiện rõ bản chất kinh tế
của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nó sẽ dần bộc lộ ngày càng đầy đủ hơn trong quá
trình phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Về bản chất tư tưởng, văn hóa, xã hội: nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư
tưởng Mác - Lê-nin - hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân làm
chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội; đồng thời, kế thừa, phát huy những tinh
hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc, tiếp thu những giá trị về tư tưởng, văn hóa,
văn minh, tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã tạo ra.
Trong nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, nhân dân có quyền làm chủ quá trình sáng
tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá và tinh thần của xã hội mới. Dưới góc độ này,
dân chủ Xã hội chủ nghĩa là một thành tựu văn hoá, một quá trình sáng tạo văn hoá,
thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.
Trang | 7
3. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ chủ nghĩa xã hội
Với những luận điểm khái quát về chủ nghĩa xã hội, về dân chủ xã hội chủ nghĩa,
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định, xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản vì:
Thứ nhất, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin thì động
lực của quá trình phát triển xã hội, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là dân chủ,
cái cuối cùng con người hướng đến chính là tự do, công bằng, bình đẳng. Bởi vì, để
phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, cũng như để nhân dân tham gia
vào công việc quản lý nhà nước, quản lý và phát triển xã hội đòi hỏi phải phát triển
chế độ dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là phải làm cho quần chúng nhân dân tham
gia một cách thực sự bình đẳng và rộng rãi mọi công việc của nhà nước, của xã hội.
Thứ hai, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình vận động và thực
hành dân chủ. Chính quá trình ấy đã biến dân chủ từ lý thuyết trở thành hiện thực
trong đời sống xã hội. Làm cho quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là
cuộc cách mạng thực hiện chuyển giao quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, để nhân
dân trở thành người làm chủ và sáng tạo ra xã hội mới.
Thứ ba, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự hình thành và
hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội chỉ thực sự thành
công khi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng. Bởi khi đó nhân dân mới thực
sự là chủ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và một nền dân chủ như vậy mới đảm bảo
cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội, cuối cùng để đi lên chủ nghĩa cộng sản.
II. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
1. Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa mang bản chất
của nền kinh tế thị trường là vận hành theo các quy luật của thị trường (quy luật cung
cầu, quy luật giá trị,…) đồng thời góp phần hưởng ứng tới từng bước xác lập một xã
hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của
Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Có thể hiểu, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ
chức nền kinh tế-xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị
trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là nền kinh tế thị trường nhiều thành
Trang | 8
phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
Thứ nhất, mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ
thuật để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức sở hữu
với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Từ sau khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng
Cộng sản Việt Nam thừa nhận có nhiều hình thức sở hữu về tự liệu sản xuất, gồm cả
công hữu và tư hữu. Theo quan điểm tại đại hội XII, hiện nay có bốn thành phần kinh
tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong
xã hội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân.
Thứ tư, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các
hình thức phân phối. Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết
định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và
Nhà nước thực hiện phân phối lại.
Thứ năm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội.
Như vậy, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực
của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động,
cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải,
góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tiến bộ, công
bằng xã hội.
Trang | 9
B - XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
I. Quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở, điều kiện để
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ XHCN ở Việt Nam là nền dân chủ mà quyền lực thực sự thuộc về nhân
dân, “dân là chủ” và “dân làm chủ”. Muốn thực hiện được điều này, phải có các điều
kiện cơ bản, trong đó kinh tế phải là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bởi, bản
chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là bảo vệ quyền sở hữu
của tất cả mọi người và quyền tự do sản xuất kinh doanh; chống độc quyền, dỡ bỏ
rào cản và những phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm các thành
phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
Theo đó, nền kinh tế thị trường này dần phát huy quyền tự do, tự chủ trong sản
xuất kinh doanh của cá nhân, tập thể lao động, các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp. Các
chủ thể kinh tế được giải phóng khỏi sự ràng buộc của các cơ chế không hợp lý, phát
huy được quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, trong
hội nhập kinh tế quốc tế. Người dân có điều kiện tạo hoặc tìm kiếm việc làm, tăng
thu nhập, lựa chọn cơ hội học tập, lập nghiệp, từ đó tạo ra động lực to lớn để mọi
người sáng tạo và phát triển kinh tế vì lợi ích của chính mình cùng lúc đó cũng vô
hình chung đóng góp cho xã hội. Trên cơ sở đó, từng bước hình thành những người
sản xuất kinh doanh, những người lao động năng động, tự chủ, có trách nhiệm cao
với bản thân, với công việc và cộng đồng xã hội. Đó cũng là phẩm chất cần có của
con người trong một nền sản xuất công nghiệp hiện đại và một xã hội dân chủ, văn
minh.
Thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là sự gán
ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và CNXH, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu
thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Bản thân
kinh tế thị trường cho đến nay được xem là phương cách hiệu quả nhất trong phân
bổ, khai thác các nguồn lực cho sự phát triển đi lên văn minh hiện đại.
Chủ nghĩa xã hội là xã hội tương lai, một xã hội bảo đảm các điều kiện phát triển
toàn diện của con người. Do vậy, lựa chọn kinh tế thị trường là sự lựa chọn phù hợp
Trang | 10
với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại và của những
nước đi sau, cho phép các nước này rút ngắn được con đường đi của mình tới CNXH
trên cơ sở sử dụng được ưu thế cũng như hạn chế những khuyết tật của thị trường.
2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đăng trên Báo Nhân dân, ngày
(16/5/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định và làm rõ, dân chủ
là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước ta là một nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới
là trách nhiệm của dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Trong
thời kỳ đổi mới với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, Đảng ta đã khẳng định, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, chế độ xã hội xã hội “do nhân dân làm chủ”, ở đó, quyền làm chủ trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc về nhân dân qua sự lãnh đạo của nhà nước.
Nhà nước thay mặt Nhân dân giữ quyền quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa - với tư cách chỉ là phương tiện - nhằm phục vụ Nhân dân.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa
vụ trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội.
Như đã nói ở trên, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang những đặc điểm ưu việt và
cao hơn hẳn về chất so với nền dân chủ tư sản. Suy cho cùng mục tiêu, động lực để
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là để hướng tới
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là kiểu tổ chức
kinh tế đặc biệt, vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của hệ thống kinh tế thị
trường, vừa bảo đảm tính định hướng XHCN.
3. Sự thống nhất hữu cơ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
Có thể nói, từ chỗ coi kinh tế tế thị trường là sản phẩm bản chất của chủ nghĩa tư
bản, không dung hợp với chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã có sự nhìn nhận lại và thực
hiện đổi mới, sáng tạo, thừa nhận kinh tế nhiều thành phần, chấp nhận cơ chế thị
trường và khẳng định nó không đối lập với chủ nghĩa xã hội, thực hiện phát triển nền
Trang | 11
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có thể nói đây là sự lựa chọn khách quan, sáng
tạo, độc lập và phù hợp với xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới. Quá trình
đổi mới nhận thức này diễn ra từng bước và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn phát
triển của nền kinh tế và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn phát
triển của nền kinh tế nước nhà.
Sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thước đo sự trưởng thành của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà biểu hiện cao nhất và tập trung nhất là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Nhà nước là đại diện của Nhân dân, thay mặt Nhân dân quản lý và điều hành nền
kinh tế. Nhà nước càng trở nên chủ động hơn trong quản lý nền kinh tế, xã hội đất
nước đồng thời nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa càng thể hiện
công năng, sức mạnh đúng hướng, tập trung, hiệu quả thì nền dân chủ xã hội nghĩa
càng được đảm bảo phát triển bền vững và ngày càng hoàn thiện.
Quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, giữa cái bất biến và
cái khả biến trong tổng thể sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Với
đích đến là chủ nghĩa xã hội và cuối cùng đi lên cộng sản chủ nghĩa, nước ta cần phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đúng đắn, tuân theo quy luật
khách quan đến khi một mức độ đủ lượng để biến đổi chất mà khi này nền kinh tế
trở thành kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa qua đó thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa
cũng được hoàn thiện. Không có nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không thể có chủ
nghĩa xã hội, càng không thể có một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa phát triển một cách đúng đắn - với tư cách là một trong những phương tiện
quan trọng, một động lực to lớn và mạnh mẽ - để đẩy nhanh tốc độ xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
II. Ưu thế và thách thức của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
1. Khái quát những vấn đề của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một dạng mô hình kinh tế mới,
chưa từng có trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Có thể nói kinh tế thị
trường là “cái phổ biến, cái chung”, là tiền đề và cơ sở để cấu thành nên nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “cái đặc thù” hay “cái riêng” của Việt
Nam. Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là muốn nhấn mạnh đích
đến là chủ nghĩa xã hội, khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên
cũng chưa phải kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa như quan niệm của Trung Quốc.
Trang | 12
Bởi vì, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa, đã có nhưng chưa đầy
đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là hướng tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực kinh tế.
Hơn bao giờ hết, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với tất cả
sự mới mẻ, phức tạp của nó đã và đang đặt ra không ít vấn đề, đòi hỏi một cách nhìn
đúng đắn, một con đường phù hợp, hiệu quả, để bảo đảm thực thi thành công tiến
trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa - mục tiêu, động lực phát triển của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Kinh tế thị trường tồn tại một cách khách quan và tất yếu, với sự đầy đủ và phức
tạp những thuộc tính hai mặt thuận và nghịch. Chỉ có một cái không tất yếu là, trong
mỗi thể chế chính trị - xã hội, nó phát huy tác dụng hoặc gây tác hại một cách khác
nhau. Trong rất nhiều nhân tố thuận và nghịch của nền kinh tế thị trường, nhất là
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nổi bật những vấn đề sau:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường tồn tại khách quan theo quy luật giá trị, quy luật
cung cầu,… và các quy luật kinh tế khác một cách hết sức năng động
Thứ hai, nó chi phối hoạt động của bất cứ thể chế chính trị - xã hội nào mà nó có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp
Thứ ba, kinh tế thị trường tạo ra sự phân hóa khách quan về mặt kinh tế, xã hội và
môi trường sinh thái: bất bình đẳng và bình đẳng, giàu và nghèo, phát đạt và phá sản;
mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên...;
Thứ tư, hiệu ứng kinh tế và xã hội do nó tạo ra một cách tức thì, với quy mô rộng,
tốc độ nhanh và khôn lường...;
Thứ năm, là động lực (hoặc có thể là phản lực) hết sức to lớn và mạnh mẽ đối với sự
phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng, của nhân loại nói chung.
2. Ưu thế của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những ưu điểm của kinh
tế thị trường đồng thời mang đặc tính xã hội chủ nghĩa có những ưu thế sau:
 Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân: Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức sản xuất xã hội dựa trên cơ chế tự do
trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Nhờ đó, nó được coi là hệ thống kinh tế tạo
ra nhiều cơ hội cho việc kinh doanh và đầu tư, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp
Trang | 13
nhỏ và vừa. Hệ thống kinh tế cũng thường có khả năng thích nghi nhanh chóng với
các biến động trong nhu cầu và công nghệ, và đây là lý do tại sao nó được xem là
một hệ thống linh hoạt và động lực. Đồng thời, nền kinh tế thị trường có xu hướng
tạo ra nhiều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng, và đây là điều rất
quan trọng trong việc đưa nền kinh tế phát triển. Hệ thống kinh tế thị trường cũng
thường được coi là có khả năng tạo ra tài sản và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn so
với các hệ thống kinh tế khác.
 Phát huy dân chủ, nâng cao vai trò của nhân dân trong quản lý kinh tế: Kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở tự do kinh doanh, tự do
cạnh tranh. Khác với nền kinh tế bao cấp trước dây, trong kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, tất cả mọi người đều có thể mở rộng sản xuất kinh doanh,tìm
kiếm hay cung cấp vốn một cách tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Điều này tạo
điều kiện cho mọi người dân có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, phát huy
sức sáng tạo, trí tuệ của mình. Từ đó, góp phần nâng cao vai trò của nhân dân trong
quản lý kinh tế, thực hiện dân chủ trong kinh tế.
3. Những khiếm khuyết của kinh tế thị trường và những điều chỉnh đối với nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Bên cạnh những ưu thế, nền kinh tế thị trường cũng mang trong mình những
khuyết tật do đặc tính tự do cạnh tranh, chính vì vậy, khi xây dựng mô hình kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã chủ trương thừa nhận, tiếp thu
những giá trị của nền kinh tế thị trường đồng thời cũng loại bỏ những khiếm khuyết
của nền kinh tế này để phù hợp với việc hướng tới nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và
đi lên chủ nghĩa xã hội sau này.
 Tình trạng phân hoá giàu nghèo: Kinh tế thị trường dựa trên cơ chế cạnh tranh,
do đó dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo, một số người có thu nhập rất cao,
trong khi đó có nhiều người có thu nhập rất thấp. Điều này gây ra những bất bình
đẳng trong xã hội, làm giảm công bằng xã hội, ảnh hưởng đến ổn định chính trị - xã
hội và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII đã chỉ rõ nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật kinh tế
thị trường, vừa đảm bảo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Từ thực tế chứng minh có thể thấy, chỉ số bất bình đẳng trong thu nhập ở
nước ta tương đối thấp, khoảng 0,373 (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020)
trong khi chỉ số này ở Mỹ là 0,49; Trung Quốc là 0,466.
 Sự chống phá của các thế lực thù địch: hiện nay các thế lực thù địch cố tình
xuyên tạc, bóp méo, cho rằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại
Trang | 14
Việt Nam là một mô hình méo mó, không giống ai, vẫn o bế cho doanh nghiệp nhà
nước, ngăn cản sự phát triển của kinh tế tư nhân. Họ cho rằng khi xây dựng kinh tế
thị trường, Việt Nam thực chất đã chệch hướng, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thực tế đã chứng minh, xây dựng đất nước trong gần 30 năm đổi mới đã vạch trần
những sự xuyên tạc và nhận thức sai lầm nói trên. Việt Nam hiện tại không chỉ tăng
trưởng về mặt kinh tế, vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế
phát triển ở châu Á, mà đi đôi với đó là một đất nước bình ổn về chính trị, về công
bằng xã hội. Vì thực chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta tuy tiếp thu những đặc tính ưu việt của nền kinh tế thị trường, song cũng loại bỏ
những khiếm khuyết của nó và xây dựng nền kinh tế đi theo con đường chủ nghĩa xã
hội, đảm bảo công bằng, văn minh, tiến bộ xã hội.
III. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế tuy là sự kết
hợp sáng tạo của Đảng nhà nước ta nhưng cũng là nền kinh tế non trẻ và tiên phong
đi đầu, cần phải có sự đoàn kết, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội đồng
thời Đảng, Nhà nước cần phải có những định hướng, những nước đi phù hợp, đúng
đắn trong công cuộc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hướng tới thiết lập chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay nhằm đạt được các mục đích sau: đảm bảo quyền làm chủ của nhân
dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực chính trị, kinh
tế; tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân và xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh,
mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
nhằm tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, cần thể chế hoá quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức
sở hữu, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp
trong nền kinh tế. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về sở hữu đối với các tài sản mới
như sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu,… quy định rõ quyền và trách nhiệm của các
Trang | 15
chủ sở hữu đối với xã hội. Trong khi triển khai đồng bộ thể chế môi trường kinh
doanh, phải tập trung cải cách hành chính, từ bộ máy hành chính đến thủ tục hành
chính. Thắng lợi của cải cách hành chính sẽ nhanh chóng thúc đẩy cải thiện nhiều về
môi trường kinh doanh. Đồng thời phải phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và
các loại thị trường. Hình thành việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp
luật về kinh doanh phù hợp với Việt Nam.
Hai là, xây dựng đảng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh với tư cách điều kiện
tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình, đảng phải giữ vững về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, thường xuyên tự đổi mới chỉnh đốn ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh
chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Đảng phải dân chủ hóa trong
sinh hoạt, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Có như
vậy, đảng mới đảng bảo sự lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Ba là, tăng cường vai trò của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
và xã hội.
Với tư cách là nhà nước với quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân cần được tham
gia đầy đủ, sâu rộng vào tất cả các khâu, các bước của quá trình xây dựng Đảng,
chính quyền và xã hội. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia ý
kiến, góp ý vào các văn bản quy phạm pháp luật, các dự án phát triển kinh tế - xã
hội.
Bốn là, đẩy mạnh công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Công
khai, minh bạch là cơ sở để nhân dân thực hiện quyền giám sát, kiểm tra, góp ý đối
với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Nhà nước cần tăng cường công khai,
minh bạch trong mọi hoạt động của mình, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao hoạt động của bộ máy chính trị
Đảng và Nhà nước đồng thời nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Năm là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về dân chủ xã hội
chủ nghĩa. Giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về dân chủ xã hội chủ nghĩa
là nhiệm vụ quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước
cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhất là
trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, thiếu niên, là thế hệ tương lai của đất
nước, đặc biệt cần phải được tiếp nhận, giáo dục những kiến thức đúng đắn về đường
lối của đất nước.
Trang | 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hà Nội, 2019
2. VI. Lênin, Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1980
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, H2011
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, VP Trung Ương, Hà Nội,
2016
5. Statista.com
6. TS.Nhị Lê: Phát huy dân chủ để xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Hà Nội,2023.
7. PGS.TS. Đỗ Thị Thạch, TS. Nguyễn Trường Giang: Quan hệ giữa “ba trụ
cột” phát triển của mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính
trị, 2023.
8. TS. Nguyễn Minh Phong: Nhận thức đúng về nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Quân đội nhân dân,2021.
9. PGS, TS. Đỗ Thị Thạch: Một số nội dung cơ bản về dân chủ xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2022.
10. PGS,TS. Mai Hải Oanh: Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Cộng sản, 2020.
11. PGS.TS. Lê Minh Thông: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong công cuộc đổi mới ở Việt
Nam, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận trung ương, 2023.
12. Đỗ Phú Thọ: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Quân đội nhân dân, 2021.
13. PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa: Hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, Tạp chí
Lý luận chính trị, 2021.
14. PGS, TS. Đỗ Thị Thạch: Một số nội dung cơ bản về dân chủ xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở việt nam, Tạp chí Khoa học
chính trị, 2022.
Trang | 17
15. GS.TS. Vũ Văn Hiền: Dân chủ và thực hành dân chủ trong điều kiện một
đảng cầm quyền ở Việt Nam,Tạp chí Tuyên giáo, 2021.
16. Phan Thị Thảo: Phát huy vai trò của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, Cổng thông tin Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, 2021
17. Lê Trọng Hanh, Nguyễn Mạnh Hùng: Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo
đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài
của cách mạng Việt Nam, tạp chí Mặt Trận, 2021

More Related Content

Similar to Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx

Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...akirahitachi
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Xuân Biên Trần
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxHuyDng48
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minhtmqtmq09090909
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộiVuJonny
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...PhmThThuHin9
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...PhmThThuHin9
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đạiSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Bài thuyết trình KTXH CSCN
Bài thuyết trình KTXH CSCNBài thuyết trình KTXH CSCN
Bài thuyết trình KTXH CSCNLuanNguyen323
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMLee Ein
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhBinh Boong
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...nataliej4
 

Similar to Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx (20)

Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
 
Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.doc
Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.docBài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.doc
Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.doc
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Bài thuyết trình KTXH CSCN
Bài thuyết trình KTXH CSCNBài thuyết trình KTXH CSCN
Bài thuyết trình KTXH CSCN
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
 

Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ ---------- BÀI TẬP LỚN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI: “Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” Họ và tên: Nguyễn Thị Mây Mã SV: 11224143 Lớp tín chỉ: CNXHKH 11 GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng Hà Nội, 6/10/2023
  • 2. Trang | 1 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................................2 A- CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................4 I. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nền dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa.......4 1. Dân chủ và sự phát triển của dân chủ........................................................................4 2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa...............................................................5 3. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ chủ nghĩa xã hội..................................7 II. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...............................7 1. Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.............7 2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam......8 B- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM......................................................................................................................9 I. Quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ..............................................................................................................9 1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở, điều kiện để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ...............................................................................9 2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ......................................................................10 3. Sự thống nhất hữu cơ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa................................................................................................10 II. Ưu thế và thách thức của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa..............................................................................................11 1.Khái quát những vấn đề của nền kinh tế thị trường..................................................11 2.Ưu thế của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa......................................................................................................................12 3.Những khiếm khuyết của kinh tế thị trường và những điều chỉnh đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ......................................................13 III. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.................................................................................................................14
  • 3. Trang | 2 LỜI GIỚI THIỆU Dân chủ là một trong những giá trị cốt lõi của xã hội loài người. Bản chất của con người luôn muốn hướng tới tự do, được giải phóng, khao khát có được độc lập, thoát khỏi sự đô hộ, áp bức. Vì thế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử của nền văn minh nhân loại với biết bao cuộc chiến tranh, xâm lược, đấu tranh giành lại, mục tiêu vĩ đại và tột cùng nhất chính là tự do, dân chủ. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu khách quan, một nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. V.I.Lênin từng khẳng định: “Dân chủ vô sản là thứ dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Thật vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ hơn bất kì chế độ dân chủ nào trong lịch sử, khi “lần đầu tiên trên thế giới…kiến lập chế độ dân chủ cho quần chúng, cho những người lao động, cho công nhân và tiểu nông”, mà “trước đây trên thế giới chưa có một chính quyền Nhà nước nào do đa số quần chúng nắm giữ, một chính quyền thật sự là của đa số này”. Từ đó có thể thấy, con đường xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đã chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước và mong muốn của quần chúng nhân dân lao động. Đó chính là lí do em chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, nhằm tìm hiểu những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa, bản chất và phương hướng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời góp phần đề ra các phương hướng, giải pháp để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở đất nước ta. Bài tiểu luận này sẽ trình bày một số nội dung cơ bản về dân chủ xã hội chủ nghĩa, bao gồm: Phần A: Cơ sở lý thuyết I. Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Lênin Về Nền Dân Chủ Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa II. Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Phần B: Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
  • 4. Trang | 3 Bài tiểu luận này được viết dựa trên các tài liệu tham khảo từ các nguồn chính thống, bao gồm các văn bản pháp luật, các bài báo khoa học, các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học,... Qua đề tài này, em muốn cảm ơn cô Lê Thị Hồng - người đã giúp em có thêm những kiến thức về môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung cũng như những hiểu biết về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng. Trong quá trình làm bài, mặc dù đã cố gắng hết khả năng nhưng do trình độ còn hạn chế nên vẫn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của cô để giúp cho bài làm của em được đầy đủ, hoàn thiện hơn và bản thân em cũng có thể củng cố thêm vốn hiểu biết của mình. Em xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. Trang | 4 A- CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa 1. Dân chủ và sự phát triển của dân chủ 1.1. Dân chủ qua các thời đại lịch sử Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người thuật ngữ dân chủ đã xuất hiện từ rất sớm. Nó bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại và được ghép lại bởi hai từ “Demos” có nghĩa là “dân”, “dân chúng” và “Kratos” có nghĩa là “sức mạnh”, “quyền lực”. Như vậy theo nghĩa gốc, dân chủ là “quyền lực hay sức mạnh thuộc về nhân dân”, coi nhân dân là cội nguồn của quyền lực. Tuy nhiên, nội hàm khái niệm nhân dân ở từng thời kỳ, từng chế độ xã hội khác nhau là khác nhau. Dân chủ nguyên thủy xuất hiện trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc trong chế độ cộng sản nguyên thủy. Do sinh sống theo cộng đồng, người cổ đại đã xuất hiện nhu cầu về tổ chức xã hội. Mọi thành viên bên cạnh việc bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội, cũng cần cử ra người đứng đầu để điều hành các công việc đồng thời phế bỏ người đứng đầu nếu không thực hiện đúng quy định chung, tất cả những việc đó đều diễn ra thông qua đại hội nhân dân. Đây là hình thức dân chủ sơ khai, chất phác của những tổ chức cộng đồng tự quản trong xã hội chưa có giai cấp. Dân chủ chủ nô ra đời sau khi chế độ dân chủ nguyên thủy tan rã do sự ra đời của chế độ tư hữu và giai cấp. Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước. Tuy nhiên, “dân” trong xã hội dân chủ chủ nô chỉ gồm giai cấp chủ nô và các công dân tự do ( tăng lữ, thương gia và một số trí thức). Đa số còn lại không phải là “dân” mà là “nô lệ”. Họ không được tham gia vào các công việc nhà nước và bị đàn áp, bóc lột. Về thực chất, dân chủ chủ nô chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân bị bó hẹp cho giai cấp chủ nô. Sang thời kì đen tối là chế độ chuyên chế phong kiến, dưới tư tưởng thần quyền và phân biệt đẳng cấp hà khắc, chế độ dân chủ không còn được thừa nhận mà chỉ là chế độ quân chủ. Nhân dân gần như không có quyền làm chủ mà quyền quyết định tất cả các công việc liên quan đến đất nước đều nằm ở trong tay vua chúa là người đứng đầu Nhà nước khi ấy.
  • 6. Trang | 5 Cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV, chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời, mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản. Dân chủ tư sản đã có những đóng góp tích cực và thể hiện sự tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, do xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên quyền lực thực sự thuộc về giai cấp tư sản – những người nắm trong tay tư liệu sản xuất. Nền dân chủ tư sản là nền dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của nhà nước tư sản, tổ chức chính trị hoạt động vì lợi ích của giai cấp tư sản. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi, mở đường cho một thời kì mới quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân lao động ở nhiều quốc gia đứng lên giành được chính quyền, làm chủ Nhà nước và xã hội, thiết lập Nhà nước công – nông từ đó thiết lập nền dân chủ vô sản. Sự ra đời của nền dân chủ này đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ, nhà nước đầu tiên thực hiện quyền lực của nhân dân. Tổng kết lại, trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có 3 chế độ dân chủ: nền dân chủ chủ nô gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ, nền dân chủ tư sản gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, bảo vệ được quyền lợi cho đại đa số nhân dân. 1.2. Quá trình ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Paris 1871, tuy nhiên chỉ khi tới Cách mạng tháng 10 Nga 1917, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập. Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ Tư sản. Khi xã hội đã đạt tới trình độ cao, xã hội không còn có sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ tự động tiêu vong. Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó , mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghia, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
  • 7. Trang | 6 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời trên cơ sở kế thừa các giá trị dân chủ trước đó, nhất là kế thừa các giá trị của nền dân chủ tư sản. Bởi trong bức tranh chung về tiến trình phát triển của lịch sử, chế độ tư bản là nấc thang cận kề để từ đó bước lên nấc thang tiếp theo là chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, dân chủ xã hội chủ nghĩa khác hẳn về chất so với dân chủ tư sản. Các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua ba trụ cột chính quyết định sự tồn tại của một quốc gia như sau: Về bản chất chính tri ̣: bản chất chính trị của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa thể hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó là Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội, nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của đại đa số nhân dân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo – yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi, Đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Vì vậy, khác với nền dân chủ tư sản đa nguyên, đa đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị, chỉ duy nhất một Đảng nắm quyền. Về bản chất kinh tế: nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội, đồng thời thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất hiện đại, từ đó, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân lao động. Bởi thế nó kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn thể xã hội. Đặc trưng này thể hiện rõ bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nó sẽ dần bộc lộ ngày càng đầy đủ hơn trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Về bản chất tư tưởng, văn hóa, xã hội: nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác - Lê-nin - hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội; đồng thời, kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc, tiếp thu những giá trị về tư tưởng, văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã tạo ra. Trong nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, nhân dân có quyền làm chủ quá trình sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá và tinh thần của xã hội mới. Dưới góc độ này, dân chủ Xã hội chủ nghĩa là một thành tựu văn hoá, một quá trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.
  • 8. Trang | 7 3. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ chủ nghĩa xã hội Với những luận điểm khái quát về chủ nghĩa xã hội, về dân chủ xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản vì: Thứ nhất, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin thì động lực của quá trình phát triển xã hội, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là dân chủ, cái cuối cùng con người hướng đến chính là tự do, công bằng, bình đẳng. Bởi vì, để phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, cũng như để nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý và phát triển xã hội đòi hỏi phải phát triển chế độ dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là phải làm cho quần chúng nhân dân tham gia một cách thực sự bình đẳng và rộng rãi mọi công việc của nhà nước, của xã hội. Thứ hai, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình vận động và thực hành dân chủ. Chính quá trình ấy đã biến dân chủ từ lý thuyết trở thành hiện thực trong đời sống xã hội. Làm cho quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng thực hiện chuyển giao quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, để nhân dân trở thành người làm chủ và sáng tạo ra xã hội mới. Thứ ba, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự hình thành và hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội chỉ thực sự thành công khi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng. Bởi khi đó nhân dân mới thực sự là chủ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và một nền dân chủ như vậy mới đảm bảo cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội, cuối cùng để đi lên chủ nghĩa cộng sản. II. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam 1. Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa mang bản chất của nền kinh tế thị trường là vận hành theo các quy luật của thị trường (quy luật cung cầu, quy luật giá trị,…) đồng thời góp phần hưởng ứng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Có thể hiểu, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế-xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là nền kinh tế thị trường nhiều thành
  • 9. Trang | 8 phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Thứ nhất, mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Từ sau khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận có nhiều hình thức sở hữu về tự liệu sản xuất, gồm cả công hữu và tư hữu. Theo quan điểm tại đại hội XII, hiện nay có bốn thành phần kinh tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ ba, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong xã hội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân. Thứ tư, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối. Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại. Thứ năm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Như vậy, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tiến bộ, công bằng xã hội.
  • 10. Trang | 9 B - XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM I. Quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở, điều kiện để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ XHCN ở Việt Nam là nền dân chủ mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, “dân là chủ” và “dân làm chủ”. Muốn thực hiện được điều này, phải có các điều kiện cơ bản, trong đó kinh tế phải là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bởi, bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là bảo vệ quyền sở hữu của tất cả mọi người và quyền tự do sản xuất kinh doanh; chống độc quyền, dỡ bỏ rào cản và những phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Theo đó, nền kinh tế thị trường này dần phát huy quyền tự do, tự chủ trong sản xuất kinh doanh của cá nhân, tập thể lao động, các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp. Các chủ thể kinh tế được giải phóng khỏi sự ràng buộc của các cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, trong hội nhập kinh tế quốc tế. Người dân có điều kiện tạo hoặc tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, lựa chọn cơ hội học tập, lập nghiệp, từ đó tạo ra động lực to lớn để mọi người sáng tạo và phát triển kinh tế vì lợi ích của chính mình cùng lúc đó cũng vô hình chung đóng góp cho xã hội. Trên cơ sở đó, từng bước hình thành những người sản xuất kinh doanh, những người lao động năng động, tự chủ, có trách nhiệm cao với bản thân, với công việc và cộng đồng xã hội. Đó cũng là phẩm chất cần có của con người trong một nền sản xuất công nghiệp hiện đại và một xã hội dân chủ, văn minh. Thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và CNXH, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Bản thân kinh tế thị trường cho đến nay được xem là phương cách hiệu quả nhất trong phân bổ, khai thác các nguồn lực cho sự phát triển đi lên văn minh hiện đại. Chủ nghĩa xã hội là xã hội tương lai, một xã hội bảo đảm các điều kiện phát triển toàn diện của con người. Do vậy, lựa chọn kinh tế thị trường là sự lựa chọn phù hợp
  • 11. Trang | 10 với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại và của những nước đi sau, cho phép các nước này rút ngắn được con đường đi của mình tới CNXH trên cơ sở sử dụng được ưu thế cũng như hạn chế những khuyết tật của thị trường. 2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đăng trên Báo Nhân dân, ngày (16/5/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định và làm rõ, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước ta là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới là trách nhiệm của dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Trong thời kỳ đổi mới với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã khẳng định, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chế độ xã hội xã hội “do nhân dân làm chủ”, ở đó, quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc về nhân dân qua sự lãnh đạo của nhà nước. Nhà nước thay mặt Nhân dân giữ quyền quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa - với tư cách chỉ là phương tiện - nhằm phục vụ Nhân dân. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội. Như đã nói ở trên, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang những đặc điểm ưu việt và cao hơn hẳn về chất so với nền dân chủ tư sản. Suy cho cùng mục tiêu, động lực để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là để hướng tới nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là kiểu tổ chức kinh tế đặc biệt, vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của hệ thống kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng XHCN. 3. Sự thống nhất hữu cơ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Có thể nói, từ chỗ coi kinh tế tế thị trường là sản phẩm bản chất của chủ nghĩa tư bản, không dung hợp với chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã có sự nhìn nhận lại và thực hiện đổi mới, sáng tạo, thừa nhận kinh tế nhiều thành phần, chấp nhận cơ chế thị trường và khẳng định nó không đối lập với chủ nghĩa xã hội, thực hiện phát triển nền
  • 12. Trang | 11 kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có thể nói đây là sự lựa chọn khách quan, sáng tạo, độc lập và phù hợp với xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới. Quá trình đổi mới nhận thức này diễn ra từng bước và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn phát triển của nền kinh tế và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế nước nhà. Sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thước đo sự trưởng thành của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà biểu hiện cao nhất và tập trung nhất là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhà nước là đại diện của Nhân dân, thay mặt Nhân dân quản lý và điều hành nền kinh tế. Nhà nước càng trở nên chủ động hơn trong quản lý nền kinh tế, xã hội đất nước đồng thời nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa càng thể hiện công năng, sức mạnh đúng hướng, tập trung, hiệu quả thì nền dân chủ xã hội nghĩa càng được đảm bảo phát triển bền vững và ngày càng hoàn thiện. Quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, giữa cái bất biến và cái khả biến trong tổng thể sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Với đích đến là chủ nghĩa xã hội và cuối cùng đi lên cộng sản chủ nghĩa, nước ta cần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đúng đắn, tuân theo quy luật khách quan đến khi một mức độ đủ lượng để biến đổi chất mà khi này nền kinh tế trở thành kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa qua đó thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng được hoàn thiện. Không có nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không thể có chủ nghĩa xã hội, càng không thể có một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển một cách đúng đắn - với tư cách là một trong những phương tiện quan trọng, một động lực to lớn và mạnh mẽ - để đẩy nhanh tốc độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. II. Ưu thế và thách thức của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 1. Khái quát những vấn đề của nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một dạng mô hình kinh tế mới, chưa từng có trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Có thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến, cái chung”, là tiền đề và cơ sở để cấu thành nên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “cái đặc thù” hay “cái riêng” của Việt Nam. Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là muốn nhấn mạnh đích đến là chủ nghĩa xã hội, khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên cũng chưa phải kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa như quan niệm của Trung Quốc.
  • 13. Trang | 12 Bởi vì, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa, đã có nhưng chưa đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực kinh tế. Hơn bao giờ hết, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với tất cả sự mới mẻ, phức tạp của nó đã và đang đặt ra không ít vấn đề, đòi hỏi một cách nhìn đúng đắn, một con đường phù hợp, hiệu quả, để bảo đảm thực thi thành công tiến trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa - mục tiêu, động lực phát triển của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Kinh tế thị trường tồn tại một cách khách quan và tất yếu, với sự đầy đủ và phức tạp những thuộc tính hai mặt thuận và nghịch. Chỉ có một cái không tất yếu là, trong mỗi thể chế chính trị - xã hội, nó phát huy tác dụng hoặc gây tác hại một cách khác nhau. Trong rất nhiều nhân tố thuận và nghịch của nền kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nổi bật những vấn đề sau: Thứ nhất, nền kinh tế thị trường tồn tại khách quan theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu,… và các quy luật kinh tế khác một cách hết sức năng động Thứ hai, nó chi phối hoạt động của bất cứ thể chế chính trị - xã hội nào mà nó có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp Thứ ba, kinh tế thị trường tạo ra sự phân hóa khách quan về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái: bất bình đẳng và bình đẳng, giàu và nghèo, phát đạt và phá sản; mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên...; Thứ tư, hiệu ứng kinh tế và xã hội do nó tạo ra một cách tức thì, với quy mô rộng, tốc độ nhanh và khôn lường...; Thứ năm, là động lực (hoặc có thể là phản lực) hết sức to lớn và mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng, của nhân loại nói chung. 2. Ưu thế của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những ưu điểm của kinh tế thị trường đồng thời mang đặc tính xã hội chủ nghĩa có những ưu thế sau:  Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức sản xuất xã hội dựa trên cơ chế tự do trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Nhờ đó, nó được coi là hệ thống kinh tế tạo ra nhiều cơ hội cho việc kinh doanh và đầu tư, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp
  • 14. Trang | 13 nhỏ và vừa. Hệ thống kinh tế cũng thường có khả năng thích nghi nhanh chóng với các biến động trong nhu cầu và công nghệ, và đây là lý do tại sao nó được xem là một hệ thống linh hoạt và động lực. Đồng thời, nền kinh tế thị trường có xu hướng tạo ra nhiều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng, và đây là điều rất quan trọng trong việc đưa nền kinh tế phát triển. Hệ thống kinh tế thị trường cũng thường được coi là có khả năng tạo ra tài sản và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn so với các hệ thống kinh tế khác.  Phát huy dân chủ, nâng cao vai trò của nhân dân trong quản lý kinh tế: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh. Khác với nền kinh tế bao cấp trước dây, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tất cả mọi người đều có thể mở rộng sản xuất kinh doanh,tìm kiếm hay cung cấp vốn một cách tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Điều này tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, phát huy sức sáng tạo, trí tuệ của mình. Từ đó, góp phần nâng cao vai trò của nhân dân trong quản lý kinh tế, thực hiện dân chủ trong kinh tế. 3. Những khiếm khuyết của kinh tế thị trường và những điều chỉnh đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Bên cạnh những ưu thế, nền kinh tế thị trường cũng mang trong mình những khuyết tật do đặc tính tự do cạnh tranh, chính vì vậy, khi xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã chủ trương thừa nhận, tiếp thu những giá trị của nền kinh tế thị trường đồng thời cũng loại bỏ những khiếm khuyết của nền kinh tế này để phù hợp với việc hướng tới nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và đi lên chủ nghĩa xã hội sau này.  Tình trạng phân hoá giàu nghèo: Kinh tế thị trường dựa trên cơ chế cạnh tranh, do đó dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo, một số người có thu nhập rất cao, trong khi đó có nhiều người có thu nhập rất thấp. Điều này gây ra những bất bình đẳng trong xã hội, làm giảm công bằng xã hội, ảnh hưởng đến ổn định chính trị - xã hội và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII đã chỉ rõ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật kinh tế thị trường, vừa đảm bảo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Từ thực tế chứng minh có thể thấy, chỉ số bất bình đẳng trong thu nhập ở nước ta tương đối thấp, khoảng 0,373 (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020) trong khi chỉ số này ở Mỹ là 0,49; Trung Quốc là 0,466.  Sự chống phá của các thế lực thù địch: hiện nay các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, bóp méo, cho rằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại
  • 15. Trang | 14 Việt Nam là một mô hình méo mó, không giống ai, vẫn o bế cho doanh nghiệp nhà nước, ngăn cản sự phát triển của kinh tế tư nhân. Họ cho rằng khi xây dựng kinh tế thị trường, Việt Nam thực chất đã chệch hướng, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thực tế đã chứng minh, xây dựng đất nước trong gần 30 năm đổi mới đã vạch trần những sự xuyên tạc và nhận thức sai lầm nói trên. Việt Nam hiện tại không chỉ tăng trưởng về mặt kinh tế, vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển ở châu Á, mà đi đôi với đó là một đất nước bình ổn về chính trị, về công bằng xã hội. Vì thực chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tuy tiếp thu những đặc tính ưu việt của nền kinh tế thị trường, song cũng loại bỏ những khiếm khuyết của nó và xây dựng nền kinh tế đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, đảm bảo công bằng, văn minh, tiến bộ xã hội. III. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế tuy là sự kết hợp sáng tạo của Đảng nhà nước ta nhưng cũng là nền kinh tế non trẻ và tiên phong đi đầu, cần phải có sự đoàn kết, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội đồng thời Đảng, Nhà nước cần phải có những định hướng, những nước đi phù hợp, đúng đắn trong công cuộc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hướng tới thiết lập chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay nhằm đạt được các mục đích sau: đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực chính trị, kinh tế; tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện. Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Một là, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trước hết, cần thể chế hoá quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về sở hữu đối với các tài sản mới như sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu,… quy định rõ quyền và trách nhiệm của các
  • 16. Trang | 15 chủ sở hữu đối với xã hội. Trong khi triển khai đồng bộ thể chế môi trường kinh doanh, phải tập trung cải cách hành chính, từ bộ máy hành chính đến thủ tục hành chính. Thắng lợi của cải cách hành chính sẽ nhanh chóng thúc đẩy cải thiện nhiều về môi trường kinh doanh. Đồng thời phải phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Hình thành việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với Việt Nam. Hai là, xây dựng đảng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh với tư cách điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình, đảng phải giữ vững về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới chỉnh đốn ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Đảng phải dân chủ hóa trong sinh hoạt, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Có như vậy, đảng mới đảng bảo sự lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ba là, tăng cường vai trò của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và xã hội. Với tư cách là nhà nước với quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân cần được tham gia đầy đủ, sâu rộng vào tất cả các khâu, các bước của quá trình xây dựng Đảng, chính quyền và xã hội. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia ý kiến, góp ý vào các văn bản quy phạm pháp luật, các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Bốn là, đẩy mạnh công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Công khai, minh bạch là cơ sở để nhân dân thực hiện quyền giám sát, kiểm tra, góp ý đối với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Nhà nước cần tăng cường công khai, minh bạch trong mọi hoạt động của mình, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao hoạt động của bộ máy chính trị Đảng và Nhà nước đồng thời nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Năm là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về dân chủ xã hội chủ nghĩa. Giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhất là trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, thiếu niên, là thế hệ tương lai của đất nước, đặc biệt cần phải được tiếp nhận, giáo dục những kiến thức đúng đắn về đường lối của đất nước.
  • 17. Trang | 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hà Nội, 2019 2. VI. Lênin, Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1980 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, H2011 4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, VP Trung Ương, Hà Nội, 2016 5. Statista.com 6. TS.Nhị Lê: Phát huy dân chủ để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Hà Nội,2023. 7. PGS.TS. Đỗ Thị Thạch, TS. Nguyễn Trường Giang: Quan hệ giữa “ba trụ cột” phát triển của mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, 2023. 8. TS. Nguyễn Minh Phong: Nhận thức đúng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quân đội nhân dân,2021. 9. PGS, TS. Đỗ Thị Thạch: Một số nội dung cơ bản về dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2022. 10. PGS,TS. Mai Hải Oanh: Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản, 2020. 11. PGS.TS. Lê Minh Thông: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận trung ương, 2023. 12. Đỗ Phú Thọ: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quân đội nhân dân, 2021. 13. PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa: Hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị, 2021. 14. PGS, TS. Đỗ Thị Thạch: Một số nội dung cơ bản về dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở việt nam, Tạp chí Khoa học chính trị, 2022.
  • 18. Trang | 17 15. GS.TS. Vũ Văn Hiền: Dân chủ và thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền ở Việt Nam,Tạp chí Tuyên giáo, 2021. 16. Phan Thị Thảo: Phát huy vai trò của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Cổng thông tin Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, 2021 17. Lê Trọng Hanh, Nguyễn Mạnh Hùng: Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam, tạp chí Mặt Trận, 2021