SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Di cư, giới, công bằng xã hội và an ninh con người
Các tác giả: Thanh-Dam Truong, Des Gasper, và Jeff Handmaker
Lời giới thiệu của Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội:
Dưới đây là đoạn đầu của Chương 1 của quyển sách nhan đề: “Migration, Gender and Social Justice”,
Perspectives on Human Insecurity, hiệu đính bởi: Thanh-Dam Truong, Des Gasper, Jeff Handmaker và
Sylvia I. Bergh. Hexagon Series on Human and Environmental Security and Peace-Vol. 9. Series Editor:
Hans Günter Brauch. Nhà xuất bản Springer - Open. 2014.
Chương này tóm tắt và giới thiệu các chương còn lại của quyển sách. Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn
đọc bản dịch tiếng Việt.
1.1 Bối cảnh của quyển sách
Quyển sách này xem xét mối liên hệ giữa bình đẳng giới và di cư cùng những tác động của giới
và di cư đối với tư duy về công bằng xã hội, cả ở cấp độ thực nghiệm và chuẩn mực. Quyển sách
cũng cung cấp tiếng nói của người trong cuộc trong việc sử dụng tư duy về an ninh con người
làm khuôn khổ cho sự chú ý đến những mối quan tâm về công bằng xã hội, kể cả trong bối cảnh
xuyên biên giới, và tính phức tạp của những giao điểm của các vấn đề này. Quyển sách trình bày
một tập hợp đa dạng nhưng có chọn lọc về các vấn đề thực nghiệm, lý thuyết, và phương pháp
luận về bình đẳng giới trong di cư, từ quan điểm lấy người di cư làm trọng tâm đến quan điểm
của các quốc gia phương Nam (các nước đang phát triển). Mục đích của tài liệu này nhằm kích
thích tranh luận và thảo luận giữa các học giả nghiên cứu về di cư và các chuyên gia có quan tâm
đến các chính sách liên quan đến di cư. Tài liệu cũng giúp ta hiểu biết sâu sắc và phong phú thêm
về tiếng nói của người trong cuộc và thực tiễn về giới và công bằng xã hội.
Khởi điểm của tài liệu là nay đã có sự công nhận rằng việc thực hành quản trị di cư – chẳng hạn
như các dòng dân số - đã và đang được kết nối chặt chẽ với sự nổi lên của các nhà nước-quốc gia
hiện đại, cùng với ngành khoa học nhân văn, và với việc tạo ra "kiến thức về dân số và cá nhân"
(Foucault 2007). Những hoạt động này cần phải được hiểu như là một giao diện giữa chính phủ
và xã hội, hoặc như Foucault gọi là ‘governmentality’ (tạm dịch: 'cách tư duy của Chính phủ')
(Truong 2009, 2011). Trung tâm của giao diện này là vai trò của các hình thức chi phối kiến thức
của xã hội trong việc hình thành các quy định của quy trình nhân khẩu-xã hội, bao gồm các mối
quan hệ giới, lối sống, và các hình thức xã hội của các mối quan hệ này. Về lịch sử, những hình
thức kiến thức này đã tạo ra những chế độ kỷ luật riêng biệt đối với các cá nhân và bản sắc chủ
thể cũng như việc tự điều chỉnh của họ (Foucault 1995).
Hiểu thật rõ về phương thức đương đại của việc quản trị di cư đến mức độ cần thiết có nghĩa là
truy tìm các hình thức khác nhau của kiến thức và các cách lý luận được sử dụng bởi các tác
nhân khác nhau (nhà nước, người di cư, các mạng lưới xã hội, các cơ quan tuyển dụng). Mỗi một
hình thức này có thể được thể hiện khác nhau, nhưng nhìn chung, các hình thức này củng cố các
mối quan hệ giữa các lợi ích và quyền lực cụ thể, các lợi ích và quyền lực này xác định quyền
lợi, quyền và nghĩa vụ trong việc di cư, và xác định các khuôn khổ về ‘giới’ như là một tập hợp
các giá trị liên quan đến bản sắc của ‘người di cư’ như là những chủ thể xã hội.
1
Việc tư duy theo một cách khác về vấn đề di cư và công bằng xã hội trong bối cảnh của tiến trình
toàn cầu hóa đòi hỏi ta trước hết phải thách thức các hình thức kiến thức đang chi phối và hoạt
động dưới chiêu bài của sự trung lập, và ta phải vạch trần hệ thống thứ bậc về quyền thực thi luật
pháp, hệ thống thứ bậc này đang làm suy yếu những nguyên tắc cho một thế giới công bằng.
Điều thứ hai là, vì khái niệm “thuộc về” là nền tảng của khái niệm công dân và quyền, hiện nay
về mặt thuật ngữ xã hội, khái niệm “thuộc về” là đa trung tâm và dễ thay đổi, nên khái niệm này
phải được đặt trong các hoạt động đoàn kết lấy xã hội làm trung tâm, các hoạt động đang tìm
cách đòi quyền bằng cách nhấn mạnh sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau về quyền, chứ không
phải là bảo vệ các hoạt động này chỉ dựa trên cơ sở của hệ thống thứ bậc quyền lực truyền thống
(tức là dân sự và chính trị cao hơn kinh tế-xã hội và văn hóa) và xóa bỏ mối liên kết giữa các
quyền hợp pháp với những trải nghiệm và ý thức của người di cư. Theo đó, chiến lược tìm kiếm
công bằng xã hội cho người di cư cần trực tiếp thách thức cách hiểu biết về tính di động của con
người, cách hiểu biết mang tính thống trị này được tạo bởi cách phân loại của luật pháp. Sự phân
loại như vậy cũng có thể được xem như là sự kiến tạo về chính trị xã hội và nó cần phải đối lập
lại bởi một cách tiếp cận tiến dần đến việc thực hiện các quyền. Tính thống trị về giới (hoặc coi
nam là trung tâm hoặc coi nữ là trung tâm) phải được xem xét kỹ nhằm đem lại sự chú ý đến chỗ
hội tụ của các mối quan hệ xã hội (về giới, giai cấp, chủng tộc, thế hệ) đang định hình các trải
nghiệm và bản sắc của người di cư bằng cách thiết lập những biên giới đối với việc tiếp cận về
quyền của người di cư.
Xuất phát từ những ý tưởng của nhà sử học nữ quyền Joan Scott (1986), quyển sách này đề cập
đến "giới" đồng thời là (1) một yếu tố làm nên mối quan hệ xã hội được xây dựng trên sự khác
biệt mà người ta cảm nhận được giữa các giới và (2) một biểu hiện quyền lực trong mối quan hệ
- thường hoạt động kết hợp với các loại hình khác của các mối quan hệ quyền lực. Định nghĩa
này cho phép chúng ta thiết lập các giao điểm của các tập hợp con quan trọng của mối quan hệ
quyền lực cụ thể về mặt thời gian, địa điểm và hình thành xã hội. Cụ thể, chúng tôi lưu ý rằng
trong một môi trường đang thay đổi về mặt kiểm soát biên giới, thì cơ cấu định chế của nhà
nước, và kiến thức về di cư (nội bộ và qua biên giới) cũng đang thay đổi.
Thay vì tìm cách khái quát hóa thực nghiệm rộng rãi về tác động của di cư đến các quyền của
phụ nữ, quyển sách này thử lắng nghe một cách thấu cảm và cẩn thận ở nhiều cấp độ, trình bày
các kết quả nghiên cứu bằng cách giúp làm sáng tỏ một loạt các ý nghĩa về công bằng xã hội.
Bằng cách đặt các khái niệm về 'quyền công dân' và 'giới' vào bối cảnh của các khái niệm này và
bằng cách đặt vấn đề đối với biểu cảm của các khái niệm này như là một chỉ báo có ý nghĩa về
quyền lực trong mối quan hệ, quyển sách cũng nêu lên nữ tính và nam tính được kiến tạo bằng
nhiều cách khác nhau và các cách thức nữ tính và nam tính tác động lên vị thế chủ thể của người
di cư.
Tài liệu này muốn giữ khoảng cách để tránh khỏi cách ứng xử mang tính thống trị của các nước
phương Bắc (các nước phát triển) và phương Nam như là sự đối lập nhị phân của quyền lực và
đặc quyền, tài liệu này áp dụng quan điểm bất bình đẳng cơ cấu và coi tính dễ bị tổn thương như
một hiện tượng xuất hiện ở mọi quốc gia, dù quốc gia đó được định nghĩa là thuộc về phương
Bắc phương Nam. Khi làm như vậy, các tác giả mở ra không gian thực nghiệm và lý thuyết để
phản ánh những nhóm người di cư (nam hoặc nữ) ở những vị thế dễ bị tổn thương trong hệ thống
thứ bậc về quyền lực xã hội. Thay vì một trạng thái sống cố định, tính dễ bị tổn thương có thể
được hiểu là một tiến trình thay đổi (đang trở thành) trong tiến trình di cư. Như Munck (2008)
2
đã nêu, việc áp dụng lợi thế của các nước phương Nam về di cư trái ngược với định kiến của các
nước phương Bắc trong các diễn ngôn có ảnh hưởng chi phối. Việc áp dụng lợi thế này là một
bước cần thiết để hướng tới một cách tiếp cận toàn cầu và tổng thể, với các tiến trình di cư và
phát triển liên kết đan xen với nhau, nhằm phát triển một luận đề thông qua đó các tiến trình có
thể được đặt vào bối cảnh đúng cách và được đặt trong một bối cảnh lịch sử đầy đủ.
Cách diễn giải của ‘các nước phương Nam’ đã kích hoạt việc chúng tôi sử dụng khuôn khổ của
Liên Hiệp Quốc về An ninh con người (Ủy ban An ninh con người năm 2003) như là một trong
những điểm tham chiếu quan trọng cho việc nghiên cứu công bằng xã hội trong di cư. Theo
khuôn khổ này, an ninh có nghĩa là không bị hoặc được thoát khỏi bất kỳ mối đe dọa nào đối với
các giá trị cốt lõi của phẩm giá con người (đặc biệt là sự sống còn về mặt thân thể, hạnh phúc, và
bản sắc được tôn trọng). Khuôn khổ này dựa trên các chuẩn mực về quyền con người, phát triển
con người và đặc biệt chú ý tới những nhóm dân được định nghĩa là ‘người đang di cư’, họ đang
ở giữa các khu vực tài phán khác nhau và trở nên dễ bị tổn thương bởi những hình thức quyền
lực đã được xã hội nhập tâm đang vận hành ở cả cấp liên nhóm và cấp quốc gia, bao gồm mối
quan hệ liên quốc gia và mối quan hệ công dân với quốc gia. Ngoài công trình nghiên cứu do Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tập hợp lại (xem Burgess
2007; Goucha/ Crowley 2008), hầu hết các công trình nghiên cứu khác về an ninh con người đã
không được thực hiện công bằng trong mối quan hệ giữa bản sắc chủ thể và an ninh như những
trường hợp có thật.
Mặc dù trong nhiều dịp khác nhau, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa các ý
nghĩa về ‘an ninh quốc gia’ và ‘an ninh con người’, trong thực tế ta thấy nền chính trị về an ninh
hóa ở nhiều nơi trên thế giới đã chứng minh rằng trọng tâm của hoạt động được gọi là 'an ninh'
hầu như đã chuyển từ vấn đề an toàn cho những người đang di cư sang thành vấn đề ‘an ninh
biên giới’(Truong 2011). Một loạt các kiến tạo nhị phân- ‘hợp pháp và bất hợp pháp’, ‘thường
xuyên và không thường xuyên’, ‘nạn nhân và chủ thể’- đã được sử dụng, và những điều này đã
thúc đẩy tinh thần bài ngoại và thậm chí ngày càng hợp pháp hóa hơn bao giờ hết việc kiểm soát
và kỷ luật nghiêm ngặt đối với người di cư, kể cả các hình thức kiểm soát bên ngoài lãnh thổ. Từ
quan điểm của các nước phương Nam, khái niệm về nhà nước thường chịu tác động của chế độ
thực dân và định nghĩa giả tạo về ‘dân tộc’. Vì lý do này, trong nhiều trường hợp, bộ máy diễn
ngôn điều tiết vấn đề di cư không thể chỉ được đơn giản rút ra từ các mô hình quốc tế về soạn
thảo luật lệ 1
. Việc xác định sự chênh lệch giữa chuẩn mực và thực nghiệm giúp ta chứng minh
được mối quan hệ giữa các phạm trù “an ninh”, ‘giới’ và ‘di cư’. Về mặt lịch sử, những phạm trù
này đã được thành lập bởi các cơ cấu bất bình đẳng về chính trị, kinh tế và xã hội. Ta rất cần
những cách thức mới để thực hiện quyền (thông qua biến đổi định tính trong các mối quan hệ
giữa người với người cũng như với nhà nước và bộ máy hành chính).
Chương mở đầu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các cách hiểu khác nhau về giới đã ảnh
hưởng như thế nào đến việc nghiên cứu về di cư. Chương này cũng xem xét các giá trị để lập
chính sách với những nhận xét khác nhau của người trong cuộc, đặc biệt là khi được xem xét từ
quan điểm đã trải nghiệm của người di cư về an ninh con người. Mục 1.2 cung cấp bối cảnh lý
1
Thường xuyên so với không thường xuyên; hợp pháp so với bất hợp pháp; di cư kinh tế so với tị nạn chính trị;
người lao động có tri thức là đối tượng của thương mại dịch vụ so với người lao động nhập cư là đối tượng của việc
kiểm soát nhập cư; buôn bán người so với buôn lậu con người.
3
thuyết trong đó nghiên cứu giới về di cư đã nổi lên và những ý nghĩa về ‘giới’ đã được áp dụng
theo nhiều cách khác nhau, cũng như những thiếu sót và tiềm năng giải thích của những ý nghĩa
này. Các hình thức mang tính giới của cam kết với quyền lực cần được phân tích về bối cảnh,
tiềm ẩn ở các diễn ngôn và thực hành của vấn đề di cư và an ninh ở những nơi cụ thể. Cuối cùng,
Mục 1.3 trình bày tổng quan một cách chi tiết về các chương của quyển sách và các nghiên cứu
được tập hợp lại.
1.2 Các khái niệm và mục tiêu nghiên cứu
Bị thống trị trong một thời gian dài bởi cách tiếp cận lấy nhà nước làm trung tâm, các mô hình
phân tích về di cư có xu hướng ủng hộ các lợi ích của nhà nước hơn lợi ích của người dân. Trong
những thập kỷ gần đây, nhiều hình thức phân tích mới đã xuất hiện và nhiều không gian mới về
lý thuyết và thực nghiệm cũng đã được mở ra để giải quyết hiện tượng đa tầng của vấn đề di cư.
Cùng với các phân tích coi tính di động của người dân như là những luồng chảy vô danh và
không xác định địa điểm, ngày nay có một loạt các quan điểm cố gắng xác định các lĩnh vực định
chế cụ thể, thông qua đó ta có thể định vị và giải thích được các mối quan hệ nhân quả cụ thể
đang tiềm ẩn dưới một vài dạng luồng di cư và những hậu quả đối với con người.
Nhìn chung, các khái niệm khác nhau về di cư có thể được phân biệt như sau: 1) di cư như một
khía cạnh không thể tách rời của các thay đổi vĩ mô (nhân khẩu học-xã hội, kinh tế, văn hóa và
chính trị) trong một thời gian dài (Braudel 1972; Castles/Miller 2003; Hatton/Williamson 2006;
McKeown 2004; Hoerder 2002); 2) di cư như một hiện tượng có giới hạn về thời gian và không
gian được định hình bởi tương tác giữa các định chế và các tác nhân tập thể liên quan đến di cư
(hộ gia đình, thị trường lao động, cơ quan tuyển dụng và việc làm, các tổ chức của người di cư)
(Brettell/Hollifield 2000; Faist 2000; Faist/Özveren 2004); 3) chính sách và thực tiễn về di cư
chịu ảnh hưởng bởi đạo đức của quốc gia-dân tộc, công luận, và nền chính trị về quyền và bản
sắc của người di cư (Thränhardt/Bommes 2008).
Nghiên cứu di cư do đó có thể được xem như là hữu thể chịu hai quan điểm bản thể khác nhau,
tĩnh tại và tương tác. Quan điểm về tĩnh tại giới hạn sự hình thành hệ thống di cư vào các nền
tảng kinh tế (tài nguyên, dân số, sự trao đổi), trong khi quan điểm về tương tác có cách tiếp cận
cởi mở hơn để khám phá những động lực tương tác có thể mở ra các khả năng chưa được hiện
thực hóa, các loại quyền lực không được thực thi trong cơ cấu hiện có, và các điều kiện, mà theo
các điều kiện này, động lực sản sinh ra các hệ thống di cư không được dự đoán trước một cách
hợp pháp và mang tính xã hội, chẳng hạn như các hệ thống được hình thành bởi sự hội tụ của
hành động buôn người và buôn lậu (Kyle/ Koslowski 2011; Trương 2008).
Nghiên cứu nữ quyền về di cư đã và đang tham gia với quyền lực nhận thức được đưa vào các
mô hình tư duy về ‘giới’, tính di động của con người, và di cư. Thách thức chính là ta phải cho
thấy cách thức các mô hình này đã thực sự thông báo vấn đề nghiên cứu và định hình kết quả ra
sao, bao gồm các cách hiểu khác nhau về giới đã ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn địa
điểm và cách thức để đến hỏi thông tin (Mahler/ Pessar 2006; Silvey 2004a , 2004b). Một vấn đề
đáng chú ý là sự xuất hiện của thuật ngữ ‘nữ hóa di cư’ và cách sử dụng thông thường của từ này
trong hai thập kỷ qua.
4
Mặc dù phổ biến trong cách sử dụng, cho đến nay thuật ngữ này chủ yếu đề cập đến tỷ lệ thống
kê về phụ nữ đang tăng lên trong các luồng di cư khác nhau (nội bộ, qua biên giới, từ các nước
phương Nam sang các nước phương Bắc, hoặc giữa các nước phương Nam). Nói cách khác,
thuật ngữ này chuyển tải một đại diện thực nghiệm của việc di cư dựa trên sự phân biệt về mặt
chuẩn mực giữa người di cư nam và nữ. Nhưng những bằng chứng cho thấy rằng thuật ngữ này
có thể được mở rộng để bao gồm việc soạn thảo luật lệ diễn ngôn về giới ở (a) chế độ di cư chịu
và/ hoặc thúc đẩy các giá trị, chuẩn mực và đặc điểm khác biệt về giới, và (b) các hình thức
mang tính giới của tính chủ quan và chủ thể xuất hiện từ việc ban hành các chế độ này. Vì vậy,
việc đặt vấn đề tại sao mối quan hệ giới được xây dựng trong tiến trình di cư, giải mã lập luận
của hoạt động và biến đổi của các mối quan hệ này có thể giúp mở ra một không gian mới cho
các cuộc trò chuyện về mối quan hệ giữa giới và di cư và các tác động đối với cuộc tranh luận về
quyền và an ninh con người của người di cư.
1.2.1 Từ di cư quốc tế đến tính di động xuyên quốc gia
Những nhà nghiên cứu về di cư đã bị ảnh hưởng truyền thống bởi hai lần thiên vị về phương
pháp luận thừa hưởng từ xã hội học thực chứng và định hướng nhận thức luận. Cho đến gần đây,
sự thiên vị này đã coi quốc gia-dân tộc và cá nhân như những đơn vị phân tích tương đối cố định
và đã định hình một cốt lõi quan trọng về những cách giải thích mang tính lý thuyết về các mô
hình hiện đại của các phong trào di cư nội bộ và qua biên giới (Wimmers/ Glick - Schiller 2002).
Trọng tâm của nghiên cứu di cư đã là sự giám sát số lượng và các luồng di cư, sau đó nghiên cứu
di cư mở rộng sang các mô hình kiều hối và khả năng của người di cư đồng hóa và hội nhập xã
hội ở nơi tiếp nhận. Người tị nạn đã được xử lý như một phạm trù riêng biệt, thông qua các thủ
tục khác nhau xác định tình trạng và phân loại, do đó tạo ra lĩnh vực nghiên cứu người tị nạn như
là một thực thể riêng biệt. Nhìn chung nghiên cứu di cư bị ảnh hưởng bởi mối quan tâm về chính
sách. Nghiên cứu di cư thường được xây dựng bởi ý tưởng về những gì cần phải trở thành chứ
không phải là những gì đang thực sự xảy ra và đang nổi lên. Giả thiết được tách ra từ các lĩnh
vực mang tính xã hội của di cư xã hội có thể che khuất các khía cạnh quan trọng của biến đổi xã
hội đang diễn ra.
Sự tăng cường các luồng di cư khác nhau từ những năm 1990 sau sự sụp đổ của Bức tường
Berlin và các tiến trình tự do hóa kinh tế trên toàn thế giới đã đặt ra những thách thức rất lớn cho
các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu. Đặc biệt, sự biến đổi của quốc gia từ trọng
tâm hướng đến xã hội chuyển sang hướng đến thị trường, cùng với việc gia tăng các lý thuyết về
mạng lưới xã hội và các lý thuyết về một xã hội hậu công nghiệp với định hướng đào tạo đã đưa
ra các giới hạn đối với giả thiết cho rằng cá nhân và quốc gia-dân tộc là những thực thể tương
đối tĩnh tại.
Cách tiếp cận ‘xuyên quốc gia’ về di cư cung cấp một góc nhìn khác, góc nhìn này thấy được sự
gia tăng của các chủ thể phi nhà nước trong tiến trình toàn cầu hóa như một lực lượng có thể
giảm bớt quyền lực của các nhà nước nhằm nhận lấy một vai trò ngày càng tăng trong việc định
hình di cư qua biên giới; bằng cách hàm ý rằng các chủ thể phi nhà nước này cũng trở nên có khả
năng thay đổi một vài đặc điểm nhất định của xã hội nơi đi và nơi đến (Smit / Guarnizo 1999).
Lý thuyết mạng lưới xã hội, như đã áp dụng cho nghiên cứu về các chủ thể phi nhà nước, đã điều
hướng sự quan tâm mang tính phân tích vào những tương tác giữa các cấp độ vi mô, trung mô và
vĩ mô, và xem việc ra quyết định cá thể của người di cư là không thể tách rời khỏi những ảnh
5
hưởng ở nhiều cấp độ (hộ gia đình, các nhóm xã hội không chính thức, các tổ chức chính thức và
cộng đồng, và đôi khi còn là quốc gia-dân tộc).
Các chiều kích của con người trước đây đã bị bỏ qua bởi các phương pháp cổ điển trong nghiên
cứu di cư thì ngày nay được đưa lên phía trước và tích hợp với việc phân tích di cư xuyên quốc
gia như một khía cạnh của sự hình thành bản sắc trong sự đa dạng của các loại thế giới sống thực
tế của người di cư đan xen vào nhau, có kết nối khu vực/ quốc gia xuất xứ và điểm đến (Basch/
Schiller/ Szanton - Blanc 1994). Luồng giá trị và ý tưởng đóng vai trò trung tâm trong việc định
hình các mô hình di cư; chênh lệch tiền lương không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Portes
và Sensenbrenner (1993) đã chứng minh sự ‘hòa nhập xã hội’ của chuỗi di cư, và điều hướng các
nhà nghiên cứu khám phá cách thức di cư qua trung gian các cơ cấu quyền lực địa phương và các
mạng lưới ở cả hai đầu gửi và nhận người di cư. Các đặc tính ‘lưu thông và tích lũy’của những
chuỗi di cư này đã được ghi nhận, đặc biệt là mức độ lệ thuộc nhất định của họ vào các đường
dẫn được đặt ra bởi những người di cư trước đó (Massey/ Arango/ Hugo/ Kouaouci/ Pellegrino/
Taylor 2005). Hơn nữa, sự tương tác giữa các chuẩn mực chính sách và tính chủ thể của người di
cư có thể thay đổi ý kiến công chúng và do đó ảnh hưởng và làm thay đổi việc thực hiện của các
quốc gia trong quản lý di cư (Maas/ Truong 2011; Irudaya Rajan/ Varghese 2010).
Quay trở về nguồn thư tịch đề cập cụ thể đến các mối liên kết giữa di cư và phát triển, De Haas
(2010) đã chỉ ra rằng rất nhiều các chuyển biến về diễn ngôn trong cuộc tranh luận về di cư và
phát triển có thể thực sự được xem như là một phần của những biến đổi về luận đề tổng quát hơn
trong lý thuyết xã hội và phát triển. Hơn nữa, theo quan điểm của bằng chứng thực nghiệm
không đồng nhất về những tác động của di cư có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, ta nên thận
trọng chống lại các vị thế hướng tới ý thức hệ. Hiện nay có một mức độ đồng thuận nhất định về
thế giới xã hội và chính trị của vấn đề di cư được thiết lập bởi các quan hệ quyền lực, các mối
quan hệ quyền lực này kết nối các quốc gia và khu vực gửi đi và tiếp nhận người di cư. Những
giải thích chi tiết về các mối quan hệ này vẫn còn thay đổi tùy theo tầm quan trọng tương đối ở
các loại quyền lực khác nhau, nhưng nhìn chung di cư (nội bộ hoặc qua biên giới) đang trở nên
được chấp nhận như là một bộ phận khắng khít của biến đổi xã hội xảy ra trên quy mô khác
nhau. Nghiên cứu di cư hiện nay đã vượt ra ngoài quan điểm về các luồng giữa các khối xây
dựng cơ bản (hộ gia đình, thị trường lao động, và quốc gia-dân tộc) để bao gồm luôn cả các tiến
trình liên quan đến mạng lưới các mối quan hệ đang thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến cá nhân
người di cư và ảnh hưởng bởi hành động của họ. Điều này đã cung cấp không gian thực nghiệm
và không gian lý thuyết mới để phân tích giới trong nghiên cứu di cư.
1.2.2 Bình đẳng giới và quyền của phụ nữ trong di cư: xác định địa điểm của quyền lực phủ
nhận các quyền của phụ nữ
Việc tạo khuôn khổ cho các quyền của phụ nữ trong di cư từ quan điểm của các nước phương
Nam bắt nguồn từ công trình đầu tiên của Ester Boserup (1970) nghiên cứu về phụ nữ trong tiến
trình chuyển đổi dân số và phát triển kinh tế. Phụ nữ xuất hiện trong nghiên cứu của Boserup với
cả hai vai trò, họ vừa là tác nhân trong di cư và cũng vừa là người gánh chịu những hậu quả của
việc di cư của nam giới. Nghiên cứu của bà Boserup đã đóng một vai trò nổi bật trong chiến dịch
do Liên Hiệp Quốc lãnh đạo trong thập niên 1970 đối với các quyền của phụ nữ trong tiến trình
phát triển và góp phần tạo khuôn khổ cho cuộc tranh luận chính sách về quyền của phụ nữ trong
việc tiếp cận với các nguồn lực trong các nước được phân loại là ‘kém phát triển’ (Tinker 2006).
6
Nghiên cứu di cư kể từ đó đã bao gồm phụ nữ như là một phạm trù, và đã tạo ra một bộ phận
kiến thức phong phú. Bộ phận kiến thức này đã bác bỏ quan điểm luôn luôn coi người di cư nam
giới là chủ hộ gia đình và thay vào đó, bằng cách phân tích, coi nữ giới là người có đầy đủ các
quyền, họ có thể hoặc là di cư hoặc ở lại phía sau2
. Hơn ba thập kỷ nghiên cứu về phụ nữ như là
chủ thể của di cư đã tạo ra nhiều lý thuyết mang tính biện luận về di cư. Nghiên cứu về nữ quyền
thường bắt đầu với quan điểm về đời sống xã hội và sử dụng nhiều phương pháp luận, bao gồm
cả phương pháp tiếp cận lịch sử, tường thuật, và nghiên cứu trường hợp. Ngay cả những người
bận rộn với phân tích thống kê cũng dùng các quan điểm này để thách thức sự đại diện mang tính
lấn át.
Tiếp bước Boserup, nghiên cứu lần đầu có bao gồm phụ nữ trong các mô hình phân tích di cư có
ảnh hưởng chi phối đã cất cánh từ phê phán về các chỉ báo nhân khẩu học và kinh tế - xã hội do
nhà nước tạo ra, nghiên cứu này cung cấp một ‘cái nhìn từ trên xuống’ trong đó mô tả nam giới
như là các chủ thể trung tâm. Chương 7 do Mazumdar và Agnihotri viết, cung cấp một ví dụ tích
cực cho loại phê phán này. Khi có bao gồm nữ giới, tình trạng hôn nhân của họ lại là khuôn mẫu
chính được sử dụng để suy ra động cơ của nữ giới3
. Người ta ít quan tâm đến các cơ cấu bất bình
đẳng về quyền lực chi phối hoạt động của người di cư trong việc di cư cũng như trong toàn bộ
tiến trình kết nối nơi đi và nơi đến, do đó có sự im lặng về người di cư như là chủ thể về quyền
mang tính cách cá nhân đơn lẻ.
Tài liệu hiệu đính bởi Phizacklea (1983) tập trung vào các nước châu Âu và xem xét vị trí của
phụ nữ di cư trong thị trường lao động, việc phân chia lao động theo giới trong các nhà máy,
phân biệt đối xử đối với thế hệ thứ hai của phụ nữ nhập cư tại nơi làm việc, và ‘làm việc tại nhà’
như một hình thức phổ biến làm việc gia công tính theo sản phẩm đối với phụ nữ di cư. Các
nghiên cứu về bản sắc chính trị và văn hóa đã khám phá cách thức phụ nữ di cư thuộc các thế hệ
thứ hai và thứ ba vẫn phải đối mặt với biên giới của khái niệm ‘thuộc về’ được thiết lập bởi các
xã hội nơi họ cư trú, và họ phải trải nghiệm các mối liên kết giữa giới, chủng tộc và giai cấp
trong kiến tạo xã hội của khái niệm ‘quốc gia’ như là một ‘cộng đồng’ (Anthias/ Yuval Davis
1992). Bằng cách trải nghiệm khái niệm hiện đại của ‘dân tộc’ như là một kiến tạo lừa mị, tác
phẩm này đặt nền tảng cho việc khám phá các hệ thống thứ bậc xã hội khác nhau (giới, chủng
tộc, giai cấp) được lồng ghép vào kiến tạo ‘dân tộc’. Giao điểm của các hệ thống thứ bậc này ở
xã hội người da trắng đã đánh dấu giới hạn không gian của phụ nữ da màu (họ có thể bị xem như
là người di cư của các thế hệ khác nhau) để nói lên kinh nghiệm của họ về phân biệt đối xử và
không thuộc về (Carby 1999; Creenshaw 1991; Collins 1986; 1990). Những nghiên cứu này là
một trong những nghiên cứu đầu tiên chống lại các khái niệm tự do về quyền của phụ nữ và 'giải
2
Điều này có hậu quả đối với các tiêu chuẩn hiện nay lấy nam làm chuẩn mực đo lường các chi phí và lợi ích của
việc di cư (việc làm được định nghĩa là hoạt động kinh tế có trả lương; lợi nhuận và rủi ro được xác định bằng tiền
tệ; tiền gửi về quê nhà và tác động của tiền gửi được xác định về mặt tiền tệ và đầu tư; sử dụng các khoản tiền gửi về
cho giáo dục, y tế, và lương thực được phân loại là việc sử dụng phi sản xuất, không hiệu quả; và v.v…).
3
Ví dụ, Thadani và Todaro (1984) đã giới thiệu một loại hình phụ nữ di cư còn thiếu từ những phân tích trước đây,
bao gồm: (a) phụ nữ đã kết hôn di cư để tìm việc làm; (b) Phụ nữ chưa kết hôn di cư để tìm việc làm; (c) phụ nữ
chưa kết hôn di cư vì lý do kết hôn; và (d) phụ nữ đã kết hôn tham gia vào di cư theo hội đoàn mà không nghĩ tới
việc làm. Việc khái niệm hóa về di cư của phụ nữ vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những quan điểm coi gia
đình có hôn nhân dị tính và có nam làm chủ như là một định chế.
7
phóng', và thay vào đó là các vấn đề của tính đại diện về mặt văn hóa như một rào cản trong lĩnh
vực đấu tranh cho các quyền về kinh tế, chính trị, và xã hội.
Trở lại xem nguồn thư tịch đã đề cập tới mối liên hệ giữa di cư, giới và phát triển, Sassen - Koob
(1984a) lưu ý rằng sản xuất định hướng xuất khẩu và di cư quốc tế của phụ nữ kể từ những năm
1970 đã phát triển thành các cơ chế gắn kết phụ nữ từ các nước phương Nam thành nhân công ăn
lương trong và cho các nước phương Bắc. Phụ nữ di cư đã lấp đầy chỗ trống về nhu cầu lao động
đang nổi lên trong khu vực dịch vụ đô thị ở các trung tâm đô thị, nơi đã có một vai trò toàn cầu
(Sassen - Koob 1984b). Nghiên cứu với hộ gia đình như một lĩnh vực phân tích để xem xét về
việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực đã quan tâm đến mối liên kết giữa di cư từ nông thôn ra
thành thị và nghèo đói. Những nghiên cứu như thế này đã chứng minh động cơ phân biệt giới đối
với di cư, các tác động của di cư, mối quan hệ giai cấp và mối quan hệ giới ở cấp độ hộ gia đình
và cộng đồng đã tạo ra cơ cấu như thế nào đối với tiến trình di cư (Phongpaichit 1982; Chant
1998; Wright 1995). Nghiên cứu của Phongpaichit về di cư của phụ nữ trẻ từ nông thôn Thái Lan
ra thủ đô Bangkok để có việc làm nhân viên mát-xa đã chứng minh khía cạnh giới của mối liên
kết đô thị-nông thôn. Mặc dù Phongpaichit xem xét di cư như một kết quả của sự quyết định
mang tính cá nhân, bà cũng đã chứng minh mối liên kết của di cư với trách nhiệm của phụ nữ
như là những người con gái hiếu thảo. Tiền gửi về quê nhà của họ không phải chỉ dùng để chống
đỡ cho gia đình nông thôn của họ mà còn để duy trì tập quán văn hóa ở cấp cộng đồng chẳng hạn
như duy trì đền thờ và nghi lễ của làng. Từ quan điểm này, di cư của phụ nữ có thể được coi là
không thể thiếu cho tiến trình liên thế hệ trong việc tái sản xuất về mặt xã hội và văn hóa, và
cũng phản ánh bản chất mang tính liên đới trong tính chủ thể của nữ giới.
Giải thích động lực di cư khác biệt giữa nam và nữ đòi hỏi ta phải hiểu biết tính giới của hộ gia
đình như là một nơi thể hiện quyền lực, và là nơi có nhiều hoạt động và lợi ích có thể được xem
như là xung đột hợp tác (Sen 1990) và là nơi giới như quyền bá chủ về văn hóa ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hành vi và bảo vệ tính hợp pháp của các chuẩn mực giới (Kabeer 2000; Silvey 2004a,
2004b). Những tiếng nói của người trong cuộc này nhấn mạnh bản chất bối cảnh của ‘giới’ như
là những mối quan hệ quyền lực trong hộ gia đình xác định khuynh hướng văn hóa của các tác
nhân và là nơi xuất phát khả năng thương lượng của họ. Thị trường lao động, các mạng lưới xã
hội, chính sách và pháp luật quốc gia cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra động
lực để họ thấy có đủ lý do để di cư (Silvey 2007).
Chiến lược bình đẳng giới trong di cư sử dụng một phạm trù phổ quát về 'phụ nữ' như là chủ thể
của các quyền mà không có quan điểm bổ sung nào về các mối quan hệ giới đã được xã hội nhập
tâm, vì thế chiến lược bình đẳng giới trong di cư đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn liên
quan đến quyền lực của nhà nước và đạo đức của nhà nước về giới, mà quyền lực này có thể hoạt
động như một thanh kiếm hai lưỡi. Một mặt, đạo đức này có thể được sử dụng để xác định quyền
của phụ nữ được di cư vì việc làm và cũng áp đặt các giới hạn về tính di động của phụ nữ bằng
cách quy trách nhiệm của nhà nước phải 'bảo vệ' phụ nữ, đến mức độ ‘biến phụ nữ thành trẻ con’
(Kapur 2010). Mặt khác, điều này có thể thúc đẩy di cư của phụ nữ tham gia lực lượng lao động
toàn cầu, thường là trong các lĩnh vực không có luật lệ như công việc nội trợ và giải trí mà họ bị
loại khỏi các điều khoản về luật nhằm bảo vệ họ như là những người lao động về mặt dân sự, xã
hội, và chính trị.
1.2.3 Giới như là một cơ cấu xã hội và một tiến trình cơ cấu hóa
8
Dữ liệu kiến thức trong nghiên cứu nữ quyền coi 'giới' như là một tài sản của nhà nước, của nền
kinh tế, và của các tổ chức xã hội. Nguồn dữ liệu này đã nêu bật lên ý nghĩa của việc tái sản xuất
xã hội, mà lý thuyết chính thống đã bỏ qua. Xây dựng trên quan điểm từ những quan điểm nữ
quyền về kinh tế chính trị, Truong (1996; 2003; 2006) thừa nhận rằng sự xuất hiện di cư của phụ
nữ qua biên giới làm nghề giúp việc gia đình và cung cấp dịch vụ tình dục tạo nên một chuyển
giao công việc lao động tái sản xuất và tình dục từ một nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác
và từ các quốc gia này sang quốc gia khác. Parreñas (2001) đã mở rộng ý tưởng này và tạo ra
khái niệm ‘phân công lao động tái sản xuất quốc tế’ để bao hàm công việc chuyển giao nhiệm vụ
chăm sóc giữa ba nhóm phụ nữ: phụ nữ là người sử dụng lao động ở các nước tiếp nhận lao động
di cư, phụ nữ là người lao động di cư và phụ nữ là người chăm sóc cho những người ở lại phía
sau ở các nước gốc.
Hình thức phân tích này đã trình bày chuỗi các tác động tiêu cực đến từ bên ngoài mà sự tăng
cường cung cấp dịch vụ chăm sóc thông qua nhập khẩu lao động ở một số nước có thể dẫn đến
việc từ chối quyền được chăm sóc của những người khác, những người đã ở lại phía sau.
Dây chuyền di cư đương đại ở khía cạnh 'thân mật' này của nền kinh tế hoạt động trong một hệ
thống hai tầng. Tầng (1) bao gồm các lĩnh vực chăm sóc trong đó các chuỗi đã được hình thành
bởi sự kết hợp của các yếu tố vĩ mô và định chế. Các yếu tố này bao gồm sự khan hiếm dịch vụ
chăm sóc tại các nước công nghiệp lớn do sự già hóa dân số, cải cách cơ cấu ảnh hưởng đến chất
lượng và phạm vi hoạt động của dịch vụ chăm sóc, và sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao
động đã gia tăng hơn và thiếu sự gia tăng tương ứng về mặt phạm vi và cường độ trong sự tham
gia của nam giới vào lực lượng lao động ‘trong nước’. Tầng (2) bao gồm ngành thương mại tình
dục, ngành này đã phát triển với mô hình năng động khác. Điều này xuất hiện thông qua sự tăng
trưởng của ngành du lịch, ngành này bị điều hướng bởi việc thu hút ngoại tệ kết hợp với ý chí
chính trị cho phép dịch vụ thương mại tình dục trở thành phụ trợ của ngành du lịch (Truong
1990; Moon 1997).
Bằng cách coi các phong trào di cư trong lĩnh vực chăm sóc và tình dục như là không thể thiếu
để có những biến đổi rộng lớn hơn ở nơi gửi và nhận người di cư, một lĩnh vực mới đã mở ra cho
sự phản ánh mang tính lý thuyết về quyền bá chủ của giới (có lợi cho nam giới) trong khuôn khổ
pháp lý và chính sách. Quyền bá chủ này đã xóa mờ khía cạnh tái sản xuất của các xã hội và các
nền kinh tế thông qua việc loại trừ công việc gia đình và dịch vụ thương mại tình dục khỏi các
phạm trù trong phân loại nghề nghiệp (Ehrenreich/Hochschild 2002; Yeates 2010). Sự xóa mờ
này đã sản sinh ra môi trường xã hội và môi trường chính sách không rõ ràng, và đã làm hình
thành các mạng lưới và con đường riêng biệt của các phong trào di cư của phụ nữ xuyên biên
giới đi tìm việc làm trong lĩnh vực chăm sóc hoặc thương mại tình dục (Tyner 2004, Oishi 2005).
Chuỗi di cư trong ngành dịch vụ chăm sóc và thương mại tình dục cho thấy việc phân công lao
động theo giới là một định chế có quyền lực như thế nào; và cách thức chúng ta phải ứng xử với
vấn đề giới như thế nào khi coi giới là một cơ cấu xã hội dễ phục hồi. Quyền lực này xuất phát từ
thực tiễn được lặp lại nhiều lần của cá nhân và nhóm người tuân thủ khái niệm trật tự bất bình
đẳng về giới và coi đó như là một điều ‘tự nhiên’, và xuất phát từ việc bỏ quên khía cạnh tái sản
xuất của nền kinh tế. Các chương tiếp theo trong quyển sách này sẽ minh họa điều này một cách
chi tiết - ví dụ như trong các nghiên cứu của Kusakabe và Pearson (chương 4); Duong, Truong,
và Khuat (chương 5); Haile và Siegmann (chương 6); Serrano Oswald (chương 9); Truong,
Marin, và Quesada - Bondad (chương 12). Việc bỏ quên khía cạnh tái sản xuất xã hội đã tạo ra
9
một cách hiểu biết mang tính bá chủ về mặt pháp luật, đạo đức xã hội, coi việc chăm sóc như là
một nghĩa vụ đạo đức, và coi quan hệ tình dục như là một sự thân mật. Cách hiểu này từ chối
không công nhận rằng việc tự do hóa nền kinh tế và mở rộng các mối quan hệ thị trường có thể
giải phóng một không gian xã hội và đạo đức để việc chăm sóc và dịch vụ tình dục được tích hợp
vào các mối quan hệ lao động (bán công nghiệp).
Hiện nay liên kết giữa các hệ thống tái sản xuất xã hội ở các quốc gia khác nhau đang được hình
thành và ngày càng gia tăng ở hầu hết các nước và khu vực, và nhắm đến sự hình thành của một
tầng lớp mới các phụ nữ dựa vào bản sắc giới của họ (nữ), công việc của họ (người giúp việc,
người cung cấp dịch vụ thương mại tình dục, cô dâu nước ngoài), và tình trạng không được công
nhận của họ về luật di trú (Truong 1996; Chin 1998; Kojima 2001; Cheah 2009; Agustin 2003).
Không gian pháp lý - xã hội mà qua đó các phong trào di cư này diễn ra là không rõ ràng và do
đó thường xuyên xảy ra lạm dụng và thường là không có bồi thường. Nền chính trị đằng sau các
kiến tạo diễn ngôn về giới, và về các kỹ năng, công việc, và pháp luật liên quan đến các quyền và
quyền lợi, đã trở thành lĩnh vực quan trọng của việc lý thuyết hóa và nghiên cứu thực nghiệm
liên quan đến tính chủ thể của phụ nữ trong di cư.
Bằng cách kết hợp các quan điểm vĩ mô, trung mô, và vi mô, nghiên cứu giới về di cư đã tạo ra
những quan điểm mới về (1) hệ thống di cư phát triển như thế nào từ các tương tác về giới giữa
các luật lệ và hành động của tất cả những người liên quan: người di cư, người sử dụng lao động,
các mạng lưới xã hội, các tổ chức dân sự, những người thực thi pháp luật; (2) cách thức những
bất bình đẳng đan xen với nhau- đã định hình các hành động tìm kiếm an ninh của các nhóm
người di cư cụ thể- đã đặt ra những thách thức mới như thế nào đối với hành động tìm kiếm công
lý. Chúng ta sẽ thấy điều này một cách chi tiết trong các chương tiếp theo. Ngày nay vấn đề giới
được tiếp cận như một ma trận về các mối quan hệ quyền lực hoạt động ở nhiều cấp độ: 1) như là
một cơ cấu dễ phục hồi thể hiện qua nhiều ý nghĩa xã hội và văn hóa của việc một người là nam
và là nữ, điều này được gắn với đạo đức của nhà nước; 2) là một tập hợp các mối quan hệ đã tổ
chức việc tái sản xuất về mặt xã hội và văn hóa của xã hội; và 3) như sự hình thành bản sắc và
định nghĩa của các vị trí chủ thể trong một trật tự xã hội nhất định.
Một luận điểm quan trọng là liệu việc tạo một khuôn khổ thiên về kinh tế đối với việc di cư hiện
nay và việc truyền bá các cách thực hiện quản lý có liên quan đến di cư, trong đó có các tiềm
năng giải phóng cho người di cư bị gạt ra ngoài lề xã hội, hoặc là tất cả những điều này đã trở
thành một bộ máy quyền lực mới đã tạo ra những phạm trù chủ thể di động mới mang tính giới
mà bản sắc của các chủ thể này vẫn chưa đạt tới khuôn khổ nhân quyền dựa trên quyền công dân
là tiêu chí chính của khái niệm ‘thuộc về’. Điều này đã dẫn đến việc thăm dò kiến tạo xã hội về
nữ tính và nam tính trong việc di cư. Hiện nay đã xuất hiện một bộ phận nghiên cứu nhỏ về cách
thức tác động của việc di cư xuyên quốc gia đối với bản sắc nam tính, các chuẩn mực, và các
công ước; nam giới đã thương lượng và tái kiến tạo bản sắc của họ như thế nào khi họ đối mặt
với các thể chế khác nhau về giới, nam giới hợp lý hoá những kinh nghiệm của họ về phân biệt
chủng tộc, và tìm thấy những đường nét mới của sự phân biệt liên nhóm như thế nào (Datta/
McIlwaine/ Herbert/ Evans/ May/ Wills 2008). Nhiều chương trong quyển sách đã tham gia vào
những chủ đề này, bao gồm cả các nghiên cứu của Haile và Siegmann (chương 6), Sinatti
(chương 11), và Huijsmans (chương 20).
10
Việc sử dụng khái niệm ‘giới’ như một thiết bị tự khám phá trong nhiều ngành có tính chất đan
xen với nhau (kinh tế chính trị, pháp luật, xã hội học và nhân học) trong nghiên cứu di cư cho
thấy rằng các ứng xử thỏa đáng trong mối quan hệ giữa giới và nhân quyền đòi hỏi những hiểu
biết của người trong cuộc và nhiều kiểu góc độ. Khát vọng cho một thế giới bình đẳng giới
không thể tránh sử dụng tính thận trọng về nhận thức luận để phân biệt tư duy về ‘giới’ đã có
hiệu lực ở đâu và loại tư duy về ‘giới’ nào đã có hiệu lực, các thành kiến vô lý có thể được sửa
chữa như thế nào. Vượt lên trên các thuộc tính xã hội của cá nhân, các cuộc đấu tranh cho bình
đẳng giới có những biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào vị trí địa lý, lịch sử và văn hóa.
1.2.4 Từ sự giới hạn về quyền công dân và pháp lý đến việc công nhận công bằng xã hội ở
nhiều mức độ khác nhau
Là một di sản của thời kỳ Khai minh trong lịch sử và triết học châu Âu, khái niệm về quyền công
dân là hiện thân của định hướng nhận thức luận đã được thảo luận ở phần trên: tập trung vào các
cá nhân trong phạm vi biên giới quốc gia và tập trung vào việc xác định các điều khoản, điều
kiện và lợi ích của các thành viên trong một cộng đồng chính trị. Mặc dù là thành viên của một
cộng đồng như vậy- trên cơ sở các khái niệm mang tính khai phóng về các quyền tự do cá nhân
bình đẳng đã được lý tưởng hóa và ít khi được thực thi- hiếm khi đảm bảo công bằng xã hội như
họ đã từng sống, nhưng tính chất thành viên chính thức này vẫn còn là một cơ sở không thể thiếu
trong cuộc đấu tranh để đạt được các quyền cho cả người di cư nội địa và quốc tế - những người
đàn ông, phụ nữ, và trẻ em.
Cho đến gần đây, mối quan hệ giữa quyền công dân và di dân đã được tranh luận chủ yếu là từ
quan điểm của các nước tiếp nhận, sử dụng nhiều phương pháp để giải quyết các quyền của
‘người lạ’ trong một khuôn khổ những vòng tròn đồng tâm của khái niệm ‘thuộc về’. Ở phần cốt
lõi, các quyền mà người di cư có được, dù là soli jus (thông qua lãnh thổ) hoặc jus sanguinis
(thông qua huyết thống) xác định cơ sở về quốc tịch. Ở các lớp vòng tròn phiá bên ngoài, các
nguyên tắc khác của pháp luật xác định các tiêu chí của khái niệm ‘thuộc về’- cho những người
nhập cư, cư dân nước ngoài, hoặc khách vãng lai tạm thời- thay đổi tùy theo lịch sử cụ thể, tùy
theo mối quan tâm về nhân khẩu học, và tùy theo những mối quan tâm đặc biệt của chính sách di
cư tại một thời điểm nào đó, tạo ra một hệ thống cấp bậc các vị thế của người di cư, như đã nêu
trong phần giới thiệu này.
Các cuộc tranh luận về di dân và quyền công dân tại Hoa Kỳ (USA) và Liên minh châu Âu (EU)
đã bùng nổ trong những năm 1990. Đã có nhiều đóng góp từ quan điểm của chủ nghĩa thế giới,
được hiểu là một tiến trình nhận thức cần thiết trong việc công nhận 'người lạ' và để khắc phục
sự phân biệt nhị phân giữa 'ta' và 'người khác'. Bloemraad, Korteweg, và Yurdakul (2008) phân
biệt ba lĩnh vực chính trong các cuộc tranh luận. Các lĩnh vực gồm có: 1) các cơ sở pháp lý của
quyền công dân và quan niệm cụ thể về tính thuộc về ở cấp quốc gia hoặc cách định dạng ở cấp
định chế có thể được liên kết như thế nào với những quan niệm về quyền công dân như vị thế
pháp lý hoặc quyền; 2) các quyền của một nhóm và chủ nghĩa đa văn hóa có thể hoặc không thể
được nhận ra như thế nào, từ quan điểm của lý thuyết chính trị mang tính chuẩn mực về quyền
công dân, đồng thời cũng xem xét đến sự đồng hóa và hội nhập của người nhập cư và con cháu
của họ vào các xã hội tiếp nhận, điều này cũng có thể chuyển đổi các xã hội này về mặt văn hóa
và xã hội; 3) Tính chất bình đẳng trong việc tham gia vào hệ thống kinh tế, xã hội của nước chủ
nhà.
11
Từ góc nhìn pháp lý xã hội, nghiên cứu về pháp lý có giới hạn, liên quan đến người di cư có vị
thế pháp lý không chắc chắn (Menjivar 2006; Coutin 2002) là một công việc có nhiều thông tin
dân tộc học hơn và cung cấp cho ta một bức tranh có cơ sở vững chắc hơn, mặc dù ảm đạm hơn.
Tập trung vào việc hòa nhập xã hội bị đứt gãy, bộ phận nghiên cứu này tập trung vào những
người di cư có cuộc sống xã hội đang nằm trong một khu vực của sự mơ hồ về pháp lý và cách
họ đấu tranh để được quyền cư trú với chính sách nhập cư bị siết chặt hơn dựa trên lập trường
chống nhập cư. Coutin (2011) đặc biệt nhấn mạnh những xu hướng ở Mỹ hướng tới việc hợp
nhất nhập cư với tội phạm như là kết quả của tiến trình an ninh hóa đất nước sau khi xảy ra cuộc
tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001. Quan điểm này được áp dụng và xem xét trong Phần V của
quyển sách.
Thư tịch của cả hai nhánh nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tiếp cận các nhóm dân di cư như
là loại nhóm không đồng nhất và trong đó những người có quyền công dân như được hưởng sự
bảo vệ của luật pháp thì không nhất thiết phải mang cùng ý nghĩa và hàm ý. Hơn nữa, cuộc tranh
luận này thiếu một quan điểm xuyên quốc gia về quyền công dân, quan điểm này kết nối tất cả
những khoảnh khắc của tiến trình di cư và trách nhiệm giải trình ở cấp định chế của các bên liên
quan (quốc gia gửi người di cư, quốc gia quá cảnh, và quốc gia nhận người di cư; các bên thứ ba;
và những người tự di cư). Chương 2 do Irianto và Truong viết sẽ cung cấp một quan điểm như
vậy. Chỉ vì như chính sách di cư cố gắng để kiểm soát dòng người nhập cư, nên bản thân người
di cư ngày càng dựa vào bên thứ ba để điều chỉnh đường đi của họ từ cách thức lý tưởng sang
cách thức khả thi, và khi làm như vậy họ khiến cho việc kinh doanh liên quan đến di cư được
hình thành và mở rộng, tạo ra dòng chảy đa chiều hơn là dòng chảy hai chiều truyền thống. Nhu
cầu và nguyện vọng của người di cư thường được điều chỉnh cho hợp với hoàn cảnh gia đình
cũng như phù hợp với khả năng pháp lý và kinh tế. Hiện nay phạm trù để phân loại người di cư
theo ‘nơi xuất xứ’, ‘nơi đến’ và ‘vĩnh viễn’, ‘tạm thời’, hoặc ‘trở lại’ có thể được xem như là
những kiến tạo về chính sách đang trở nên lỗi thời vì tính chất của việc di cư đang thay đổi.
Trong một bối cảnh xuyên quốc gia, tính hợp pháp có giới hạn cũng là một thực tế cho người di
cư, đó là những người có thể không đấu tranh để có chỗ ở mà là đấu tranh để hợp pháp hóa sự
hiện diện của họ như là một người nhập cư tạm thời hoặc thoáng qua trong một dự án di cư dài
hạn. Điều quan trọng là phải đưa ra một quan điểm (như được trình bày trong chương do Irianto
và Truong viết) kết nối các hình thức xử lý tùy tiện tại các thời điểm khác nhau trong tiến trình di
cư để cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn về rối loạn chức năng trong hệ thống di trú cụ thể nào
đó đang hoạt động trong quyền xét xử của quốc gia hoặc qua hai hay nhiều quyền xét xử khác
nhau. Những hình thức này có thể được bắt nguồn từ địa phương trong trường hợp không có các
biện pháp bảo vệ, hoặc phát sinh từ các tính chất rối loạn chức năng của các biện pháp hiện hành.
Quan điểm về công lý xuyên quốc gia đưa thêm tiếng nói của người trong cuộc vào cách thức kết
nối toàn cầu có thể yêu cầu thêm trách nhiệm cho công bằng xã hội, điều này có thể giúp các
quốc gia và các chủ thể có liên quan kiểm soát được thay vì cho phép họ sử dụng quyền hạn tùy
ý để làm chệch hướng trách nhiệm của mình4
. Quan điểm như vậy có thể giúp phát triển các khái
4
Ví dụ, Young (2006) cung cấp một mô hình về trách nhiệm chính trị dựa trên các kết nối toàn cầu, chẳng hạn như
trong các tuyên bố của phong trào chống bóc lột công nhân, hoặc thật vậy, bất kỳ khiếu nại nào về trách nhiệm mà
thành viên của một xã hội có thể được cho là có trách nhiệm đó đối với tác hại và bất công mà những người lạ từ
phương xa tới phải gánh chịu.
12
niệm về trách nhiệm đối với công bằng xã hội một cách quy nạp và đóng góp vào một cách tiếp
cận để thực hiện quyền cho người di cư ở mức sát với thực tế cuộc sống của họ hơn. Việc thực
hiện quyền công dân và các quyền lợi trong tiến trình di cư xuyên quốc gia mang tính xã hội ở
từng giai đoạn; ra đi, công ăn việc làm, và trở về quê hương. Để ngôn ngữ phổ quát về quyền
công dân được trở nên có ý nghĩa đối với người di cư, trong khi hệ thống hiện hành bảo vệ người
di cư đã thất bại, ta cần phải thách thức những định kiến về vị trí xã hội của người di cư.
Bản đề án của Nancy Fraser (2009a) nêu lên cách tiếp cận với công bằng xã hội bằng cách thức
mang tính phản tư và đối thoại đã cung cấp cho ta một số ý tưởng thú vị về lĩnh vực di cư. Theo
quan điểm của bà, toàn cầu hóa đã thay đổi đáng kể địa hình của công bằng xã hội, để lộ rõ
những hạn chế của mô hình trung ương tập quyền. Cả hai khái niệm công bằng cho ‘ai’ và ‘làm
thế nào’ để xác định ‘ai’ đều là đối tượng của cuộc đấu tranh (Fraser 2009b: 283). Hai quan điểm
hiện hành về nghĩa vụ công lý được xác định dựa trên khái niệm ‘thuộc về’, được xác định hoặc
bởi mối quan hệ chính trị (đối với quốc gia và/ hoặc nhà nước) hoặc bởi khái niệm trừu tượng về
nhân vị đạo đức (nguyên tắc nhân văn). Những điều này không phải là đủ để giải quyết các yêu
cầu của điều mà bà Nancy Fraser gọi là công lý xuyên quốc gia có nguồn gốc từ các quan hệ xã
hội xuyên biên giới của tính chất phụ thuộc lẫn nhau. Như được ghi nhận ở chương 15 bởi Mora
và Handmaker, quan điểm Westphalia (chú thích của người dịch: Mỗi quốc gia là tác nhân của
cộng đồng quốc tế) mang đến mối nguy hiểm của chủ nghĩa quốc gia phân biệt đối xử, nó có thể
trở nên hung hăng, và mối nguy hiểm tối tăm của bất bình đẳng kinh tế, hệ thống thứ bậc về vị
thế, và tính bất đối xứng của quyền lực chính trị trong một lãnh thổ. Lập trường mang tính nhân
văn cung cấp một khuôn khổ phù-hợp-với-tất-cả mà không tính đến một cách đầy đủ các mối
quan hệ xã hội mang tính lịch sử hoặc hiện hành, và có thể tước mất khả năng là những vấn đề
khác nhau cần phải có những khuôn khổ hoặc mức độ pháp lý khác nhau (Fraser 2009b: 290).
Một cách tiếp cận thứ ba đối với nghĩa vụ công lý là những gì mà bà gọi là nguyên tắc tất-cả-
đều-bị-ảnh-hưởng (all-affected principle), nguyên tắc này coi nền công lý của 'ai', không phải
luôn luôn mang tính quốc gia, cũng không luôn luôn mang tính toàn cầu, và trình bày sự bất
công xuyên quốc gia được thể hiện theo bối cảnh.
Điều làm cho một nhóm người trở thành đồng chủ thể của công lý chính là việc họ cùng xếp gối đầu lên
nhau một cách khách quan trong mạng lưới quan hệ nhân quả. Người nào bị ảnh hưởng một cách nhân quả
bởi một sự kết nối hành động sẵn có đang được coi như một chủ thể của công lý liên quan đến sự kết nối
hành động đó. Vì vậy , 'ai' của công lý là một chức năng của quy mô của sự tương tác xã hội. Vì sự tương
tác xã hội thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể, nên ‘ai’ của công lý cũng thay đổi… Ta khó xác định
được các mối quan hệ xã hội có liên quan về mặt đạo đức, nguyên tắc tất-cả-đều-bị-ảnh-hưởng đối xử với
mọi kết nối quan hệ nhân quả như là những yếu tố có tầm ảnh hưởng ngang bằng với nhau (Fraser 2009b:
291-292).
Giải pháp của Fraser là đề cập tới cách xác định nhầm lẫn này như là một vấn đề, bằng cách đưa
vào nguyên tắc tất-cả-đều-bị-ảnh-hưởng, theo nguyên tắc này "tất cả những người cùng liên đới
nằm trong một cơ cấu quản trị nhà nước sẵn có, cơ cấu này đặt ra các nguyên tắc cơ bản chi phối
sự tương tác của họ, thì tất cả những người này đều có uy tín về đạo đức như là những chủ thể về
pháp lý trong quan hệ với cơ cấu quản trị này". Đối với Fraser, cơ cấu của quản trị nhà nước
mang một biểu hiện rộng lớn có thể bao gồm các mối quan hệ với quyền theo nhiều dạng khác
nhau (quốc gia, liên quốc gia, và các cơ quan không thuộc nhà nước đã tạo ra các quy tắc có thể
được thực thi, các quy tắc này tạo ra cơ cấu nhiều tầng lớp quan trọng của sự tương tác xã hội).
Nguyên tắc tất-cả-đều-bị-ảnh-hưởng cho ta một tiêu chuẩn biện luận để đánh giá các khuôn khổ
của khái niệm công bằng hoặc bất công; một vấn đề được xác định một cách đúng đắn nếu, và
13
chỉ nếu, tất cả mọi người nằm trong cơ cấu quản trị nhà nước, mà cơ cấu này điều tiết một tầng
lớp tương tác xã hội sẵn có, mọi người đều được quan tâm đến một cách bình đẳng (Fraser 2009:
293).
Đem áp dụng vào vấn đề di cư, nguyên tắc tất-cả-đều-bị-ảnh-hưởng phù hợp với vấn đề này ở
chỗ nó cho ta có thể biện luận về việc xác định sai lầm về vấn đề di cư, do những định kiến nhận
thức luận đã tái tạo hệ thống thứ bậc vị thế và quyền lực chính trị không cân bằng (ví dụ: kiến
thức về người di cư, người di cư lao động, người tị nạn, người bị buôn bán). Việc xác định sai có
thể dẫn, và đã dẫn đến các hình thức khác nhau về bất công kinh tế và văn hóa (như trong việc
đối xử với người lao động di cư trong nước) và/ hoặc từ chối vị thế ngang bằng trong thảo luận
dân chủ (như trong trường hợp của những người tị nạn và những người bị buôn bán). Trong khía
cạnh này, Diễn đàn toàn cầu về Di cư và phát triển quốc tế và các sự kiện liên quan (Roldan/
Gasper 2011) và Diễn đàn Xã hội Thế giới đã nêu lên chủ đề di cư và cung cấp không gian chính
trị mới được thành lập cho các tổ chức chuyên về nhập cư và các học giả dấn thân vào xã hội để
tương tác với nhau nhằm giải quyết bất công ngầm về mặt chính trị, và ý nghĩa thực tế của nó.
Thu hẹp chênh lệch giữa chuẩn mực và thực tế sống có thể giúp tiết lộ việc xác định sai các khái
niệm ‘an ninh’, ‘giới’, và ‘di cư’ đã làm lu mờ ra sao đối với vai trò của các cơ cấu chính trị,
kinh tế, xã hội bất bình đẳng và cơ cấu xã hội trong việc xác định các tiến trình di cư về mặt lịch
sử. Việc thu hẹp chênh lệch giữa chuẩn mực và thực tế cũng sẽ giúp đỡ ta tưởng tượng ra những
cách thức mới trong việc thực hiện quyền thông qua biến đổi về chất trong các mối quan hệ xã
hội quan trọng làm cơ sở cho các tiến trình này. Điều này có nghĩa là có một trách nhiệm đạo
đức mới giữa các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách để duy trì sự tham gia trong
việc học tập lẫn nhau và tự phê đề cao các giá trị về tính linh hoạt, đa dạng, và chia sẻ kiến thức
nhằm cung cấp những phân tích sắc bén của thực tiễn chính trị và chuẩn mực áp dụng cho công
bằng xã hội trong việc di cư. Đồng trách nhiệm và tôn trọng lẫn nhau là không thể thiếu cho sự
đổi mới tư duy để giải quyết những căng thẳng giữa một ý niệm về quyền công dân được giới
hạn trong phạm vi quốc gia-dân tộc như là một yếu tố quyết định về tính thuộc về về mặt pháp
luật và xã hội và các lực lượng hiện hành đang xác định lại biên giới về mặt lãnh thổ, văn hóa,
chính trị, xã hội, và kinh tế và, do đó, phá hoại các chuẩn mực truyền thống của khái niệm thuộc
về.
1.2.5 Từ An ninh con người như là sự bảo vệ người đang di cư đến việc nghiên cứu mang
tính biện luận về biên giới và tính thuộc về
Phân tích an ninh con người là một khuôn khổ được nêu lên một cách nổi bật bởi Chương trình
phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) trong Báo cáo Phát triển con người năm 1994 (Gasper 2005,
2010). Phân tích an ninh con người liên quan đến một mối quan tâm phổ biến về tính dễ bị tổn
thương của con người bắt nguồn từ tất cả các nguồn, bao gồm bạo lực chính trị có tổ chức, sự
thiếu thốn tổng quát do bất bình đẳng về cơ cấu, thiên tai, bệnh tật và suy thoái môi trường
(Brauch/ Scheffran 2012). Mối quan tâm này phù hợp và mở rộng hai trụ cột của Hiến chương
Liên Hiệp Quốc, các cơ sở của văn kiện nhân quyền , "thoát khỏi đói nghèo" và "thoát khỏi sợ
hãi". Nhiều bất đồng liên quan đến lập trường về nhân đạo ở cấp chính trị tiềm ẩn và có thể được
sử dụng như là một khuôn khổ phù hợp với mọi tình hình đã được thảo luận ở phần trên. Hơn
nữa, như Fukuda - Parr và Messineo (2012) đã chỉ ra, tính chất thoáng của việc phân tích an
ninh con người đã làm cho khái niệm này dễ bị tổn thương đối với năng động chính trị và sử
14
dụng cho các mục đích không liên quan đến mối quan tâm ban đầu. Những điều này có thể
phóng đại mối đe dọa mới về an ninh hậu Chiến tranh lạnh; định vị các mối đe dọa này trong thế
giới đang phát triển; và tạo thuận lợi cho việc hoạch định chính sách ngắn hạn trong trường hợp
không có tầm nhìn chiến lược rõ ràng về chính sách đối ngoại (Chandler 2008: 248).
Cho đến nay, vì di cư đã được quan tâm, căn cứ vào các báo cáo mà ta có thể truy cập được từ
các cổng an ninh con người5
, sự can thiệp về mặt chính sách trong "việc bảo vệ người đang di
cư" có vẻ như là được hướng dẫn chủ yếu bởi các hình thức của phong trào di cư gây ra bởi bạo
lực chính trị có tổ chức (thoát khỏi sự sợ hãi) và môi trường căng thẳng. Ít nhiều sự chú ý được
đưa ra bởi các chính phủ để những phong trào này có liên quan đến sự mất ổn định kinh tế (thoát
khỏi đói nghèo), mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đang càn quét khắp nơi trên thế giới
cũng có thể làm cho cao trào thậm chí hướng tới kiểm soát biên giới nghiêm ngặt hơn. Ngay cả
đối với trách nhiệm bảo vệ (RToP) cá nhân tránh khỏi các vi phạm quyền con người ở quy mô
lớn và có hệ thống bởi các quốc gia, trong thực tế chỉ có công dân của những quốc gia đó được
bảo vệ, trong khi những người không là công dân, có thể là người lao động nước ngoài, có xu
hướng bị bỏ rơi và phải tự lo hoặc được chăm sóc bởi chính phủ của họ (xem chương 13 được
viết bởi DeVargas/ Donzelli).
Hơn nữa, khái niệm an ninh con người có thể được, và đã được một số người, thu gọn vào vùng
thoải mái của khái niệm an ninh tập thể, như trong trường hợp của Liên minh châu Âu, trong đó
họ đã xác định chủ nghĩa khủng bố, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, xung đột khu vực, thất
bại nhà nước, và tội phạm có tổ chức như là các mối đe dọa chính đối với an ninh con người ở
châu Âu (Kaldor 2007). Tác động của một tầm nhìn như vậy về di cư là việc an ninh hóa biên
giới tạo ra những gì mà Van Houtum (2010) gọi là "sự phân biệt chủng tộc toàn cầu của chế độ
biên giới bên ngoài của EU".
Tranh luận về công bằng xã hội trong việc di cư đòi hỏi ta phải nhận thức về lịch sử hình thành
hoàn cảnh hiện tại và một quan điểm về an ninh con người có ý nghĩa từ quan niệm của chính
người di cư về khái niệm ‘an ninh’ và các khía cạnh quan hệ về tính chủ thể của họ, như đã được
chứng minh bởi Mushakoji (2011), Burgess (2007), và một số các Báo cáo quốc gia về phát triển
con người (Jolly/ Basu 2007). Tích hợp các khía cạnh vào phân tích biện luận về chuẩn mực và
chính trị của chính sách là một nhiệm vụ quan trọng trước mắt. Là điều bất ngờ về hoạt động của
các mối quan hệ quyền lực khác nhau, mối quan hệ giữa bản sắc và an ninh chịu ảnh hưởng của
động lực, động lực này có thể tạo ra những kinh nghiệm lai tạp về sự bất an, như đã nêu trong
trường hợp của Libya (xem DeVargas/ Donzelli chương 13, cũng như chương 4 viết bởi
Kusakabe/ Pearson và chương 10 viết bởi Rojas).
Đối với các nhà hoạch định chính sách, điều này đặt ra một vấn đề lớn của việc gán trọng lượng
vào và thiết lập các ưu tiên mà nội dung về bản sắc là phải được bảo đảm (với tham chiếu đến
bản sắc về giới, độ tuổi, chủng tộc, tôn giáo). Ví dụ, chương trình di cư an toàn của phụ nữ trẻ có
xu hướng ưu tiên cho công tác phòng chống buôn bán người cho hoạt động mại dâm để bảo vệ
một nhóm cụ thể của dân số được coi là có nguy cơ, nhưng giữ im lặng về những khía cạnh chủ
yếu của mối quan hệ giới trong cuộc sống hàng ngày của người phụ thuộc vào di cư như một cơ
hội để có thu nhập. Ta cần đưa các đại diện khác nhau của ‘người đang di cư’ cùng tham gia,
5
Xem: <http://www.humansecuritygateway.com/>
15
những người này bị miêu tả như những vấn đề xã hội và bị làm mất đi vị thế của họ là những chủ
thể của quyền. Việc nêu ra cách thức những đại diện ấy có thể phục vụ ra sao để đẩy trách nhiệm
chính trị ở các cấp độ khác nhau bắt buộc ta phải hỏi các phạm trù đã được sử dụng trong việc
xác định chủ thể của an ninh con người bằng cách sử dụng những trải nghiệm về mặt bất an ninh
của người di cư như một chỉ báo về thực tế sống, từ đó ta có thể kiểm định lại các giả thuyết
truyền thống và đặt ra các câu hỏi mới.
Việc mã hóa bản sắc của ‘người đang di cư’ vào các phạm trù quan liêu đã được chuẩn hóa sẽ
xóa bỏ giới hạn lĩnh vực hoạt động của họ, và cả các hoạt động của những người kiểm soát biên
giới và những công dân ủng hộ nhân quyền. Không gian của sự mơ hồ pháp lý đã xuất hiện từ
những hình thức mã hóa hành chính về người di cư. Điều này có hậu quả đáng kể đối với những
người lao động di cư, người chạy trốn khỏi những tình huống xung đột, và người bị nằm trong
mạng lưới buôn bán người, xét về khả năng chọn lựa của họ trong hiện tại và cơ hội cuộc sống
của họ trong tương lai. Việc đảm bảo sự minh bạch hơn trong đàm phán và tôn vinh các cam kết
quốc tế chính thức đòi hỏi ta phải đặt câu hỏi đối với các phạm trù được sử dụng trong việc xác
định các chủ thể của an ninh con người và hiểu rõ mối quan hệ quyền lực liên quan đến ứng
dụng các phạm trù như thế thông qua quan điểm của chính những người di cư. Đó là những gì
quyển sách này cố gắng đạt tới.
Lê Thị Hạnh dịch
16

More Related Content

Viewers also liked

Exámen final c1 v
Exámen final c1   vExámen final c1   v
Exámen final c1 vROMMEL38
 
Arutyunyan Gayane. Big data and socialmedia
Arutyunyan Gayane. Big data and socialmedia Arutyunyan Gayane. Big data and socialmedia
Arutyunyan Gayane. Big data and socialmedia Atner Yegorov
 
Presentación ava
Presentación avaPresentación ava
Presentación avalaurachg23
 
санітарний день.
санітарний день.санітарний день.
санітарний день.jekah
 
Buscaores de intent la chele
Buscaores de intent la cheleBuscaores de intent la chele
Buscaores de intent la cheleMiguel Alessandro
 
Actividad financiera 2222
Actividad financiera 2222Actividad financiera 2222
Actividad financiera 2222diazfonseca
 
Examen Mensual de Computo/ Pierre Faure School 12
Examen Mensual de Computo/ Pierre Faure School 12 Examen Mensual de Computo/ Pierre Faure School 12
Examen Mensual de Computo/ Pierre Faure School 12 Sofia Peñaloza
 
Kratkaja kharakteristika zvukotekhnicheskogo_oborudovanija (2)
Kratkaja kharakteristika zvukotekhnicheskogo_oborudovanija (2)Kratkaja kharakteristika zvukotekhnicheskogo_oborudovanija (2)
Kratkaja kharakteristika zvukotekhnicheskogo_oborudovanija (2)mahnushav
 
Como+buscar+y+usar+la+informacion+cientifica
Como+buscar+y+usar+la+informacion+cientificaComo+buscar+y+usar+la+informacion+cientifica
Como+buscar+y+usar+la+informacion+cientificaTatiana Moreno
 
Historia del logo de google
Historia del logo de googleHistoria del logo de google
Historia del logo de googleEdgar Montejo
 

Viewers also liked (13)

Exámen final c1 v
Exámen final c1   vExámen final c1   v
Exámen final c1 v
 
Arutyunyan Gayane. Big data and socialmedia
Arutyunyan Gayane. Big data and socialmedia Arutyunyan Gayane. Big data and socialmedia
Arutyunyan Gayane. Big data and socialmedia
 
Presentación ava
Presentación avaPresentación ava
Presentación ava
 
La danza
La  danzaLa  danza
La danza
 
санітарний день.
санітарний день.санітарний день.
санітарний день.
 
Capítulo+4 ¨Ya no llores por él¨
Capítulo+4 ¨Ya no llores por él¨Capítulo+4 ¨Ya no llores por él¨
Capítulo+4 ¨Ya no llores por él¨
 
Buscaores de intent la chele
Buscaores de intent la cheleBuscaores de intent la chele
Buscaores de intent la chele
 
Informática básica jarrin
Informática básica jarrin Informática básica jarrin
Informática básica jarrin
 
Actividad financiera 2222
Actividad financiera 2222Actividad financiera 2222
Actividad financiera 2222
 
Examen Mensual de Computo/ Pierre Faure School 12
Examen Mensual de Computo/ Pierre Faure School 12 Examen Mensual de Computo/ Pierre Faure School 12
Examen Mensual de Computo/ Pierre Faure School 12
 
Kratkaja kharakteristika zvukotekhnicheskogo_oborudovanija (2)
Kratkaja kharakteristika zvukotekhnicheskogo_oborudovanija (2)Kratkaja kharakteristika zvukotekhnicheskogo_oborudovanija (2)
Kratkaja kharakteristika zvukotekhnicheskogo_oborudovanija (2)
 
Como+buscar+y+usar+la+informacion+cientifica
Como+buscar+y+usar+la+informacion+cientificaComo+buscar+y+usar+la+informacion+cientifica
Como+buscar+y+usar+la+informacion+cientifica
 
Historia del logo de google
Historia del logo de googleHistoria del logo de google
Historia del logo de google
 

Similar to Di cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoi

4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdfhuynhminhquan
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docxhuynhminhquan
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủPhan Minh Trí
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docxNamNguyenHoang40
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdfDatThinh1
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Cat Love
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết líHuyTranThanh1
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfhuynhminhquan
 
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfLịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfNuioKila
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họcKhnhChiinh1
 

Similar to Di cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoi (20)

4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
 
Quan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docx
Quan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docxQuan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docx
Quan điểm của Triết học về nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.docx
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
 
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAYLuận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết lí
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
 
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfLịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
 
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
 
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
Cơ Sở Lý Luận Dư Luận Xã Hội Về Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học ...
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết học
 
Cơ sở lý luận và pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.docx
Cơ sở lý luận và pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.docxCơ sở lý luận và pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.docx
Cơ sở lý luận và pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.
 

More from tripmhs

Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhtripmhs
 
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...tripmhs
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúctripmhs
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sentripmhs
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viettripmhs
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016tripmhs
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelletripmhs
 
Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viettripmhs
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450tripmhs
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673tripmhs
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gastripmhs
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historytripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septtripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finaltripmhs
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thitripmhs
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungtripmhs
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuongtripmhs
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equalitytripmhs
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentairetripmhs
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghieptripmhs
 

More from tripmhs (20)

Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
 
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúc
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sen
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viet
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
 
Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viet
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected history
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28sept
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equality
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentaire
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
 

Di cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoi

  • 1. Di cư, giới, công bằng xã hội và an ninh con người Các tác giả: Thanh-Dam Truong, Des Gasper, và Jeff Handmaker Lời giới thiệu của Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội: Dưới đây là đoạn đầu của Chương 1 của quyển sách nhan đề: “Migration, Gender and Social Justice”, Perspectives on Human Insecurity, hiệu đính bởi: Thanh-Dam Truong, Des Gasper, Jeff Handmaker và Sylvia I. Bergh. Hexagon Series on Human and Environmental Security and Peace-Vol. 9. Series Editor: Hans Günter Brauch. Nhà xuất bản Springer - Open. 2014. Chương này tóm tắt và giới thiệu các chương còn lại của quyển sách. Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch tiếng Việt. 1.1 Bối cảnh của quyển sách Quyển sách này xem xét mối liên hệ giữa bình đẳng giới và di cư cùng những tác động của giới và di cư đối với tư duy về công bằng xã hội, cả ở cấp độ thực nghiệm và chuẩn mực. Quyển sách cũng cung cấp tiếng nói của người trong cuộc trong việc sử dụng tư duy về an ninh con người làm khuôn khổ cho sự chú ý đến những mối quan tâm về công bằng xã hội, kể cả trong bối cảnh xuyên biên giới, và tính phức tạp của những giao điểm của các vấn đề này. Quyển sách trình bày một tập hợp đa dạng nhưng có chọn lọc về các vấn đề thực nghiệm, lý thuyết, và phương pháp luận về bình đẳng giới trong di cư, từ quan điểm lấy người di cư làm trọng tâm đến quan điểm của các quốc gia phương Nam (các nước đang phát triển). Mục đích của tài liệu này nhằm kích thích tranh luận và thảo luận giữa các học giả nghiên cứu về di cư và các chuyên gia có quan tâm đến các chính sách liên quan đến di cư. Tài liệu cũng giúp ta hiểu biết sâu sắc và phong phú thêm về tiếng nói của người trong cuộc và thực tiễn về giới và công bằng xã hội. Khởi điểm của tài liệu là nay đã có sự công nhận rằng việc thực hành quản trị di cư – chẳng hạn như các dòng dân số - đã và đang được kết nối chặt chẽ với sự nổi lên của các nhà nước-quốc gia hiện đại, cùng với ngành khoa học nhân văn, và với việc tạo ra "kiến thức về dân số và cá nhân" (Foucault 2007). Những hoạt động này cần phải được hiểu như là một giao diện giữa chính phủ và xã hội, hoặc như Foucault gọi là ‘governmentality’ (tạm dịch: 'cách tư duy của Chính phủ') (Truong 2009, 2011). Trung tâm của giao diện này là vai trò của các hình thức chi phối kiến thức của xã hội trong việc hình thành các quy định của quy trình nhân khẩu-xã hội, bao gồm các mối quan hệ giới, lối sống, và các hình thức xã hội của các mối quan hệ này. Về lịch sử, những hình thức kiến thức này đã tạo ra những chế độ kỷ luật riêng biệt đối với các cá nhân và bản sắc chủ thể cũng như việc tự điều chỉnh của họ (Foucault 1995). Hiểu thật rõ về phương thức đương đại của việc quản trị di cư đến mức độ cần thiết có nghĩa là truy tìm các hình thức khác nhau của kiến thức và các cách lý luận được sử dụng bởi các tác nhân khác nhau (nhà nước, người di cư, các mạng lưới xã hội, các cơ quan tuyển dụng). Mỗi một hình thức này có thể được thể hiện khác nhau, nhưng nhìn chung, các hình thức này củng cố các mối quan hệ giữa các lợi ích và quyền lực cụ thể, các lợi ích và quyền lực này xác định quyền lợi, quyền và nghĩa vụ trong việc di cư, và xác định các khuôn khổ về ‘giới’ như là một tập hợp các giá trị liên quan đến bản sắc của ‘người di cư’ như là những chủ thể xã hội. 1
  • 2. Việc tư duy theo một cách khác về vấn đề di cư và công bằng xã hội trong bối cảnh của tiến trình toàn cầu hóa đòi hỏi ta trước hết phải thách thức các hình thức kiến thức đang chi phối và hoạt động dưới chiêu bài của sự trung lập, và ta phải vạch trần hệ thống thứ bậc về quyền thực thi luật pháp, hệ thống thứ bậc này đang làm suy yếu những nguyên tắc cho một thế giới công bằng. Điều thứ hai là, vì khái niệm “thuộc về” là nền tảng của khái niệm công dân và quyền, hiện nay về mặt thuật ngữ xã hội, khái niệm “thuộc về” là đa trung tâm và dễ thay đổi, nên khái niệm này phải được đặt trong các hoạt động đoàn kết lấy xã hội làm trung tâm, các hoạt động đang tìm cách đòi quyền bằng cách nhấn mạnh sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau về quyền, chứ không phải là bảo vệ các hoạt động này chỉ dựa trên cơ sở của hệ thống thứ bậc quyền lực truyền thống (tức là dân sự và chính trị cao hơn kinh tế-xã hội và văn hóa) và xóa bỏ mối liên kết giữa các quyền hợp pháp với những trải nghiệm và ý thức của người di cư. Theo đó, chiến lược tìm kiếm công bằng xã hội cho người di cư cần trực tiếp thách thức cách hiểu biết về tính di động của con người, cách hiểu biết mang tính thống trị này được tạo bởi cách phân loại của luật pháp. Sự phân loại như vậy cũng có thể được xem như là sự kiến tạo về chính trị xã hội và nó cần phải đối lập lại bởi một cách tiếp cận tiến dần đến việc thực hiện các quyền. Tính thống trị về giới (hoặc coi nam là trung tâm hoặc coi nữ là trung tâm) phải được xem xét kỹ nhằm đem lại sự chú ý đến chỗ hội tụ của các mối quan hệ xã hội (về giới, giai cấp, chủng tộc, thế hệ) đang định hình các trải nghiệm và bản sắc của người di cư bằng cách thiết lập những biên giới đối với việc tiếp cận về quyền của người di cư. Xuất phát từ những ý tưởng của nhà sử học nữ quyền Joan Scott (1986), quyển sách này đề cập đến "giới" đồng thời là (1) một yếu tố làm nên mối quan hệ xã hội được xây dựng trên sự khác biệt mà người ta cảm nhận được giữa các giới và (2) một biểu hiện quyền lực trong mối quan hệ - thường hoạt động kết hợp với các loại hình khác của các mối quan hệ quyền lực. Định nghĩa này cho phép chúng ta thiết lập các giao điểm của các tập hợp con quan trọng của mối quan hệ quyền lực cụ thể về mặt thời gian, địa điểm và hình thành xã hội. Cụ thể, chúng tôi lưu ý rằng trong một môi trường đang thay đổi về mặt kiểm soát biên giới, thì cơ cấu định chế của nhà nước, và kiến thức về di cư (nội bộ và qua biên giới) cũng đang thay đổi. Thay vì tìm cách khái quát hóa thực nghiệm rộng rãi về tác động của di cư đến các quyền của phụ nữ, quyển sách này thử lắng nghe một cách thấu cảm và cẩn thận ở nhiều cấp độ, trình bày các kết quả nghiên cứu bằng cách giúp làm sáng tỏ một loạt các ý nghĩa về công bằng xã hội. Bằng cách đặt các khái niệm về 'quyền công dân' và 'giới' vào bối cảnh của các khái niệm này và bằng cách đặt vấn đề đối với biểu cảm của các khái niệm này như là một chỉ báo có ý nghĩa về quyền lực trong mối quan hệ, quyển sách cũng nêu lên nữ tính và nam tính được kiến tạo bằng nhiều cách khác nhau và các cách thức nữ tính và nam tính tác động lên vị thế chủ thể của người di cư. Tài liệu này muốn giữ khoảng cách để tránh khỏi cách ứng xử mang tính thống trị của các nước phương Bắc (các nước phát triển) và phương Nam như là sự đối lập nhị phân của quyền lực và đặc quyền, tài liệu này áp dụng quan điểm bất bình đẳng cơ cấu và coi tính dễ bị tổn thương như một hiện tượng xuất hiện ở mọi quốc gia, dù quốc gia đó được định nghĩa là thuộc về phương Bắc phương Nam. Khi làm như vậy, các tác giả mở ra không gian thực nghiệm và lý thuyết để phản ánh những nhóm người di cư (nam hoặc nữ) ở những vị thế dễ bị tổn thương trong hệ thống thứ bậc về quyền lực xã hội. Thay vì một trạng thái sống cố định, tính dễ bị tổn thương có thể được hiểu là một tiến trình thay đổi (đang trở thành) trong tiến trình di cư. Như Munck (2008) 2
  • 3. đã nêu, việc áp dụng lợi thế của các nước phương Nam về di cư trái ngược với định kiến của các nước phương Bắc trong các diễn ngôn có ảnh hưởng chi phối. Việc áp dụng lợi thế này là một bước cần thiết để hướng tới một cách tiếp cận toàn cầu và tổng thể, với các tiến trình di cư và phát triển liên kết đan xen với nhau, nhằm phát triển một luận đề thông qua đó các tiến trình có thể được đặt vào bối cảnh đúng cách và được đặt trong một bối cảnh lịch sử đầy đủ. Cách diễn giải của ‘các nước phương Nam’ đã kích hoạt việc chúng tôi sử dụng khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc về An ninh con người (Ủy ban An ninh con người năm 2003) như là một trong những điểm tham chiếu quan trọng cho việc nghiên cứu công bằng xã hội trong di cư. Theo khuôn khổ này, an ninh có nghĩa là không bị hoặc được thoát khỏi bất kỳ mối đe dọa nào đối với các giá trị cốt lõi của phẩm giá con người (đặc biệt là sự sống còn về mặt thân thể, hạnh phúc, và bản sắc được tôn trọng). Khuôn khổ này dựa trên các chuẩn mực về quyền con người, phát triển con người và đặc biệt chú ý tới những nhóm dân được định nghĩa là ‘người đang di cư’, họ đang ở giữa các khu vực tài phán khác nhau và trở nên dễ bị tổn thương bởi những hình thức quyền lực đã được xã hội nhập tâm đang vận hành ở cả cấp liên nhóm và cấp quốc gia, bao gồm mối quan hệ liên quốc gia và mối quan hệ công dân với quốc gia. Ngoài công trình nghiên cứu do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tập hợp lại (xem Burgess 2007; Goucha/ Crowley 2008), hầu hết các công trình nghiên cứu khác về an ninh con người đã không được thực hiện công bằng trong mối quan hệ giữa bản sắc chủ thể và an ninh như những trường hợp có thật. Mặc dù trong nhiều dịp khác nhau, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa các ý nghĩa về ‘an ninh quốc gia’ và ‘an ninh con người’, trong thực tế ta thấy nền chính trị về an ninh hóa ở nhiều nơi trên thế giới đã chứng minh rằng trọng tâm của hoạt động được gọi là 'an ninh' hầu như đã chuyển từ vấn đề an toàn cho những người đang di cư sang thành vấn đề ‘an ninh biên giới’(Truong 2011). Một loạt các kiến tạo nhị phân- ‘hợp pháp và bất hợp pháp’, ‘thường xuyên và không thường xuyên’, ‘nạn nhân và chủ thể’- đã được sử dụng, và những điều này đã thúc đẩy tinh thần bài ngoại và thậm chí ngày càng hợp pháp hóa hơn bao giờ hết việc kiểm soát và kỷ luật nghiêm ngặt đối với người di cư, kể cả các hình thức kiểm soát bên ngoài lãnh thổ. Từ quan điểm của các nước phương Nam, khái niệm về nhà nước thường chịu tác động của chế độ thực dân và định nghĩa giả tạo về ‘dân tộc’. Vì lý do này, trong nhiều trường hợp, bộ máy diễn ngôn điều tiết vấn đề di cư không thể chỉ được đơn giản rút ra từ các mô hình quốc tế về soạn thảo luật lệ 1 . Việc xác định sự chênh lệch giữa chuẩn mực và thực nghiệm giúp ta chứng minh được mối quan hệ giữa các phạm trù “an ninh”, ‘giới’ và ‘di cư’. Về mặt lịch sử, những phạm trù này đã được thành lập bởi các cơ cấu bất bình đẳng về chính trị, kinh tế và xã hội. Ta rất cần những cách thức mới để thực hiện quyền (thông qua biến đổi định tính trong các mối quan hệ giữa người với người cũng như với nhà nước và bộ máy hành chính). Chương mở đầu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các cách hiểu khác nhau về giới đã ảnh hưởng như thế nào đến việc nghiên cứu về di cư. Chương này cũng xem xét các giá trị để lập chính sách với những nhận xét khác nhau của người trong cuộc, đặc biệt là khi được xem xét từ quan điểm đã trải nghiệm của người di cư về an ninh con người. Mục 1.2 cung cấp bối cảnh lý 1 Thường xuyên so với không thường xuyên; hợp pháp so với bất hợp pháp; di cư kinh tế so với tị nạn chính trị; người lao động có tri thức là đối tượng của thương mại dịch vụ so với người lao động nhập cư là đối tượng của việc kiểm soát nhập cư; buôn bán người so với buôn lậu con người. 3
  • 4. thuyết trong đó nghiên cứu giới về di cư đã nổi lên và những ý nghĩa về ‘giới’ đã được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, cũng như những thiếu sót và tiềm năng giải thích của những ý nghĩa này. Các hình thức mang tính giới của cam kết với quyền lực cần được phân tích về bối cảnh, tiềm ẩn ở các diễn ngôn và thực hành của vấn đề di cư và an ninh ở những nơi cụ thể. Cuối cùng, Mục 1.3 trình bày tổng quan một cách chi tiết về các chương của quyển sách và các nghiên cứu được tập hợp lại. 1.2 Các khái niệm và mục tiêu nghiên cứu Bị thống trị trong một thời gian dài bởi cách tiếp cận lấy nhà nước làm trung tâm, các mô hình phân tích về di cư có xu hướng ủng hộ các lợi ích của nhà nước hơn lợi ích của người dân. Trong những thập kỷ gần đây, nhiều hình thức phân tích mới đã xuất hiện và nhiều không gian mới về lý thuyết và thực nghiệm cũng đã được mở ra để giải quyết hiện tượng đa tầng của vấn đề di cư. Cùng với các phân tích coi tính di động của người dân như là những luồng chảy vô danh và không xác định địa điểm, ngày nay có một loạt các quan điểm cố gắng xác định các lĩnh vực định chế cụ thể, thông qua đó ta có thể định vị và giải thích được các mối quan hệ nhân quả cụ thể đang tiềm ẩn dưới một vài dạng luồng di cư và những hậu quả đối với con người. Nhìn chung, các khái niệm khác nhau về di cư có thể được phân biệt như sau: 1) di cư như một khía cạnh không thể tách rời của các thay đổi vĩ mô (nhân khẩu học-xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị) trong một thời gian dài (Braudel 1972; Castles/Miller 2003; Hatton/Williamson 2006; McKeown 2004; Hoerder 2002); 2) di cư như một hiện tượng có giới hạn về thời gian và không gian được định hình bởi tương tác giữa các định chế và các tác nhân tập thể liên quan đến di cư (hộ gia đình, thị trường lao động, cơ quan tuyển dụng và việc làm, các tổ chức của người di cư) (Brettell/Hollifield 2000; Faist 2000; Faist/Özveren 2004); 3) chính sách và thực tiễn về di cư chịu ảnh hưởng bởi đạo đức của quốc gia-dân tộc, công luận, và nền chính trị về quyền và bản sắc của người di cư (Thränhardt/Bommes 2008). Nghiên cứu di cư do đó có thể được xem như là hữu thể chịu hai quan điểm bản thể khác nhau, tĩnh tại và tương tác. Quan điểm về tĩnh tại giới hạn sự hình thành hệ thống di cư vào các nền tảng kinh tế (tài nguyên, dân số, sự trao đổi), trong khi quan điểm về tương tác có cách tiếp cận cởi mở hơn để khám phá những động lực tương tác có thể mở ra các khả năng chưa được hiện thực hóa, các loại quyền lực không được thực thi trong cơ cấu hiện có, và các điều kiện, mà theo các điều kiện này, động lực sản sinh ra các hệ thống di cư không được dự đoán trước một cách hợp pháp và mang tính xã hội, chẳng hạn như các hệ thống được hình thành bởi sự hội tụ của hành động buôn người và buôn lậu (Kyle/ Koslowski 2011; Trương 2008). Nghiên cứu nữ quyền về di cư đã và đang tham gia với quyền lực nhận thức được đưa vào các mô hình tư duy về ‘giới’, tính di động của con người, và di cư. Thách thức chính là ta phải cho thấy cách thức các mô hình này đã thực sự thông báo vấn đề nghiên cứu và định hình kết quả ra sao, bao gồm các cách hiểu khác nhau về giới đã ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn địa điểm và cách thức để đến hỏi thông tin (Mahler/ Pessar 2006; Silvey 2004a , 2004b). Một vấn đề đáng chú ý là sự xuất hiện của thuật ngữ ‘nữ hóa di cư’ và cách sử dụng thông thường của từ này trong hai thập kỷ qua. 4
  • 5. Mặc dù phổ biến trong cách sử dụng, cho đến nay thuật ngữ này chủ yếu đề cập đến tỷ lệ thống kê về phụ nữ đang tăng lên trong các luồng di cư khác nhau (nội bộ, qua biên giới, từ các nước phương Nam sang các nước phương Bắc, hoặc giữa các nước phương Nam). Nói cách khác, thuật ngữ này chuyển tải một đại diện thực nghiệm của việc di cư dựa trên sự phân biệt về mặt chuẩn mực giữa người di cư nam và nữ. Nhưng những bằng chứng cho thấy rằng thuật ngữ này có thể được mở rộng để bao gồm việc soạn thảo luật lệ diễn ngôn về giới ở (a) chế độ di cư chịu và/ hoặc thúc đẩy các giá trị, chuẩn mực và đặc điểm khác biệt về giới, và (b) các hình thức mang tính giới của tính chủ quan và chủ thể xuất hiện từ việc ban hành các chế độ này. Vì vậy, việc đặt vấn đề tại sao mối quan hệ giới được xây dựng trong tiến trình di cư, giải mã lập luận của hoạt động và biến đổi của các mối quan hệ này có thể giúp mở ra một không gian mới cho các cuộc trò chuyện về mối quan hệ giữa giới và di cư và các tác động đối với cuộc tranh luận về quyền và an ninh con người của người di cư. 1.2.1 Từ di cư quốc tế đến tính di động xuyên quốc gia Những nhà nghiên cứu về di cư đã bị ảnh hưởng truyền thống bởi hai lần thiên vị về phương pháp luận thừa hưởng từ xã hội học thực chứng và định hướng nhận thức luận. Cho đến gần đây, sự thiên vị này đã coi quốc gia-dân tộc và cá nhân như những đơn vị phân tích tương đối cố định và đã định hình một cốt lõi quan trọng về những cách giải thích mang tính lý thuyết về các mô hình hiện đại của các phong trào di cư nội bộ và qua biên giới (Wimmers/ Glick - Schiller 2002). Trọng tâm của nghiên cứu di cư đã là sự giám sát số lượng và các luồng di cư, sau đó nghiên cứu di cư mở rộng sang các mô hình kiều hối và khả năng của người di cư đồng hóa và hội nhập xã hội ở nơi tiếp nhận. Người tị nạn đã được xử lý như một phạm trù riêng biệt, thông qua các thủ tục khác nhau xác định tình trạng và phân loại, do đó tạo ra lĩnh vực nghiên cứu người tị nạn như là một thực thể riêng biệt. Nhìn chung nghiên cứu di cư bị ảnh hưởng bởi mối quan tâm về chính sách. Nghiên cứu di cư thường được xây dựng bởi ý tưởng về những gì cần phải trở thành chứ không phải là những gì đang thực sự xảy ra và đang nổi lên. Giả thiết được tách ra từ các lĩnh vực mang tính xã hội của di cư xã hội có thể che khuất các khía cạnh quan trọng của biến đổi xã hội đang diễn ra. Sự tăng cường các luồng di cư khác nhau từ những năm 1990 sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin và các tiến trình tự do hóa kinh tế trên toàn thế giới đã đặt ra những thách thức rất lớn cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu. Đặc biệt, sự biến đổi của quốc gia từ trọng tâm hướng đến xã hội chuyển sang hướng đến thị trường, cùng với việc gia tăng các lý thuyết về mạng lưới xã hội và các lý thuyết về một xã hội hậu công nghiệp với định hướng đào tạo đã đưa ra các giới hạn đối với giả thiết cho rằng cá nhân và quốc gia-dân tộc là những thực thể tương đối tĩnh tại. Cách tiếp cận ‘xuyên quốc gia’ về di cư cung cấp một góc nhìn khác, góc nhìn này thấy được sự gia tăng của các chủ thể phi nhà nước trong tiến trình toàn cầu hóa như một lực lượng có thể giảm bớt quyền lực của các nhà nước nhằm nhận lấy một vai trò ngày càng tăng trong việc định hình di cư qua biên giới; bằng cách hàm ý rằng các chủ thể phi nhà nước này cũng trở nên có khả năng thay đổi một vài đặc điểm nhất định của xã hội nơi đi và nơi đến (Smit / Guarnizo 1999). Lý thuyết mạng lưới xã hội, như đã áp dụng cho nghiên cứu về các chủ thể phi nhà nước, đã điều hướng sự quan tâm mang tính phân tích vào những tương tác giữa các cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô, và xem việc ra quyết định cá thể của người di cư là không thể tách rời khỏi những ảnh 5
  • 6. hưởng ở nhiều cấp độ (hộ gia đình, các nhóm xã hội không chính thức, các tổ chức chính thức và cộng đồng, và đôi khi còn là quốc gia-dân tộc). Các chiều kích của con người trước đây đã bị bỏ qua bởi các phương pháp cổ điển trong nghiên cứu di cư thì ngày nay được đưa lên phía trước và tích hợp với việc phân tích di cư xuyên quốc gia như một khía cạnh của sự hình thành bản sắc trong sự đa dạng của các loại thế giới sống thực tế của người di cư đan xen vào nhau, có kết nối khu vực/ quốc gia xuất xứ và điểm đến (Basch/ Schiller/ Szanton - Blanc 1994). Luồng giá trị và ý tưởng đóng vai trò trung tâm trong việc định hình các mô hình di cư; chênh lệch tiền lương không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Portes và Sensenbrenner (1993) đã chứng minh sự ‘hòa nhập xã hội’ của chuỗi di cư, và điều hướng các nhà nghiên cứu khám phá cách thức di cư qua trung gian các cơ cấu quyền lực địa phương và các mạng lưới ở cả hai đầu gửi và nhận người di cư. Các đặc tính ‘lưu thông và tích lũy’của những chuỗi di cư này đã được ghi nhận, đặc biệt là mức độ lệ thuộc nhất định của họ vào các đường dẫn được đặt ra bởi những người di cư trước đó (Massey/ Arango/ Hugo/ Kouaouci/ Pellegrino/ Taylor 2005). Hơn nữa, sự tương tác giữa các chuẩn mực chính sách và tính chủ thể của người di cư có thể thay đổi ý kiến công chúng và do đó ảnh hưởng và làm thay đổi việc thực hiện của các quốc gia trong quản lý di cư (Maas/ Truong 2011; Irudaya Rajan/ Varghese 2010). Quay trở về nguồn thư tịch đề cập cụ thể đến các mối liên kết giữa di cư và phát triển, De Haas (2010) đã chỉ ra rằng rất nhiều các chuyển biến về diễn ngôn trong cuộc tranh luận về di cư và phát triển có thể thực sự được xem như là một phần của những biến đổi về luận đề tổng quát hơn trong lý thuyết xã hội và phát triển. Hơn nữa, theo quan điểm của bằng chứng thực nghiệm không đồng nhất về những tác động của di cư có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, ta nên thận trọng chống lại các vị thế hướng tới ý thức hệ. Hiện nay có một mức độ đồng thuận nhất định về thế giới xã hội và chính trị của vấn đề di cư được thiết lập bởi các quan hệ quyền lực, các mối quan hệ quyền lực này kết nối các quốc gia và khu vực gửi đi và tiếp nhận người di cư. Những giải thích chi tiết về các mối quan hệ này vẫn còn thay đổi tùy theo tầm quan trọng tương đối ở các loại quyền lực khác nhau, nhưng nhìn chung di cư (nội bộ hoặc qua biên giới) đang trở nên được chấp nhận như là một bộ phận khắng khít của biến đổi xã hội xảy ra trên quy mô khác nhau. Nghiên cứu di cư hiện nay đã vượt ra ngoài quan điểm về các luồng giữa các khối xây dựng cơ bản (hộ gia đình, thị trường lao động, và quốc gia-dân tộc) để bao gồm luôn cả các tiến trình liên quan đến mạng lưới các mối quan hệ đang thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến cá nhân người di cư và ảnh hưởng bởi hành động của họ. Điều này đã cung cấp không gian thực nghiệm và không gian lý thuyết mới để phân tích giới trong nghiên cứu di cư. 1.2.2 Bình đẳng giới và quyền của phụ nữ trong di cư: xác định địa điểm của quyền lực phủ nhận các quyền của phụ nữ Việc tạo khuôn khổ cho các quyền của phụ nữ trong di cư từ quan điểm của các nước phương Nam bắt nguồn từ công trình đầu tiên của Ester Boserup (1970) nghiên cứu về phụ nữ trong tiến trình chuyển đổi dân số và phát triển kinh tế. Phụ nữ xuất hiện trong nghiên cứu của Boserup với cả hai vai trò, họ vừa là tác nhân trong di cư và cũng vừa là người gánh chịu những hậu quả của việc di cư của nam giới. Nghiên cứu của bà Boserup đã đóng một vai trò nổi bật trong chiến dịch do Liên Hiệp Quốc lãnh đạo trong thập niên 1970 đối với các quyền của phụ nữ trong tiến trình phát triển và góp phần tạo khuôn khổ cho cuộc tranh luận chính sách về quyền của phụ nữ trong việc tiếp cận với các nguồn lực trong các nước được phân loại là ‘kém phát triển’ (Tinker 2006). 6
  • 7. Nghiên cứu di cư kể từ đó đã bao gồm phụ nữ như là một phạm trù, và đã tạo ra một bộ phận kiến thức phong phú. Bộ phận kiến thức này đã bác bỏ quan điểm luôn luôn coi người di cư nam giới là chủ hộ gia đình và thay vào đó, bằng cách phân tích, coi nữ giới là người có đầy đủ các quyền, họ có thể hoặc là di cư hoặc ở lại phía sau2 . Hơn ba thập kỷ nghiên cứu về phụ nữ như là chủ thể của di cư đã tạo ra nhiều lý thuyết mang tính biện luận về di cư. Nghiên cứu về nữ quyền thường bắt đầu với quan điểm về đời sống xã hội và sử dụng nhiều phương pháp luận, bao gồm cả phương pháp tiếp cận lịch sử, tường thuật, và nghiên cứu trường hợp. Ngay cả những người bận rộn với phân tích thống kê cũng dùng các quan điểm này để thách thức sự đại diện mang tính lấn át. Tiếp bước Boserup, nghiên cứu lần đầu có bao gồm phụ nữ trong các mô hình phân tích di cư có ảnh hưởng chi phối đã cất cánh từ phê phán về các chỉ báo nhân khẩu học và kinh tế - xã hội do nhà nước tạo ra, nghiên cứu này cung cấp một ‘cái nhìn từ trên xuống’ trong đó mô tả nam giới như là các chủ thể trung tâm. Chương 7 do Mazumdar và Agnihotri viết, cung cấp một ví dụ tích cực cho loại phê phán này. Khi có bao gồm nữ giới, tình trạng hôn nhân của họ lại là khuôn mẫu chính được sử dụng để suy ra động cơ của nữ giới3 . Người ta ít quan tâm đến các cơ cấu bất bình đẳng về quyền lực chi phối hoạt động của người di cư trong việc di cư cũng như trong toàn bộ tiến trình kết nối nơi đi và nơi đến, do đó có sự im lặng về người di cư như là chủ thể về quyền mang tính cách cá nhân đơn lẻ. Tài liệu hiệu đính bởi Phizacklea (1983) tập trung vào các nước châu Âu và xem xét vị trí của phụ nữ di cư trong thị trường lao động, việc phân chia lao động theo giới trong các nhà máy, phân biệt đối xử đối với thế hệ thứ hai của phụ nữ nhập cư tại nơi làm việc, và ‘làm việc tại nhà’ như một hình thức phổ biến làm việc gia công tính theo sản phẩm đối với phụ nữ di cư. Các nghiên cứu về bản sắc chính trị và văn hóa đã khám phá cách thức phụ nữ di cư thuộc các thế hệ thứ hai và thứ ba vẫn phải đối mặt với biên giới của khái niệm ‘thuộc về’ được thiết lập bởi các xã hội nơi họ cư trú, và họ phải trải nghiệm các mối liên kết giữa giới, chủng tộc và giai cấp trong kiến tạo xã hội của khái niệm ‘quốc gia’ như là một ‘cộng đồng’ (Anthias/ Yuval Davis 1992). Bằng cách trải nghiệm khái niệm hiện đại của ‘dân tộc’ như là một kiến tạo lừa mị, tác phẩm này đặt nền tảng cho việc khám phá các hệ thống thứ bậc xã hội khác nhau (giới, chủng tộc, giai cấp) được lồng ghép vào kiến tạo ‘dân tộc’. Giao điểm của các hệ thống thứ bậc này ở xã hội người da trắng đã đánh dấu giới hạn không gian của phụ nữ da màu (họ có thể bị xem như là người di cư của các thế hệ khác nhau) để nói lên kinh nghiệm của họ về phân biệt đối xử và không thuộc về (Carby 1999; Creenshaw 1991; Collins 1986; 1990). Những nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên chống lại các khái niệm tự do về quyền của phụ nữ và 'giải 2 Điều này có hậu quả đối với các tiêu chuẩn hiện nay lấy nam làm chuẩn mực đo lường các chi phí và lợi ích của việc di cư (việc làm được định nghĩa là hoạt động kinh tế có trả lương; lợi nhuận và rủi ro được xác định bằng tiền tệ; tiền gửi về quê nhà và tác động của tiền gửi được xác định về mặt tiền tệ và đầu tư; sử dụng các khoản tiền gửi về cho giáo dục, y tế, và lương thực được phân loại là việc sử dụng phi sản xuất, không hiệu quả; và v.v…). 3 Ví dụ, Thadani và Todaro (1984) đã giới thiệu một loại hình phụ nữ di cư còn thiếu từ những phân tích trước đây, bao gồm: (a) phụ nữ đã kết hôn di cư để tìm việc làm; (b) Phụ nữ chưa kết hôn di cư để tìm việc làm; (c) phụ nữ chưa kết hôn di cư vì lý do kết hôn; và (d) phụ nữ đã kết hôn tham gia vào di cư theo hội đoàn mà không nghĩ tới việc làm. Việc khái niệm hóa về di cư của phụ nữ vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những quan điểm coi gia đình có hôn nhân dị tính và có nam làm chủ như là một định chế. 7
  • 8. phóng', và thay vào đó là các vấn đề của tính đại diện về mặt văn hóa như một rào cản trong lĩnh vực đấu tranh cho các quyền về kinh tế, chính trị, và xã hội. Trở lại xem nguồn thư tịch đã đề cập tới mối liên hệ giữa di cư, giới và phát triển, Sassen - Koob (1984a) lưu ý rằng sản xuất định hướng xuất khẩu và di cư quốc tế của phụ nữ kể từ những năm 1970 đã phát triển thành các cơ chế gắn kết phụ nữ từ các nước phương Nam thành nhân công ăn lương trong và cho các nước phương Bắc. Phụ nữ di cư đã lấp đầy chỗ trống về nhu cầu lao động đang nổi lên trong khu vực dịch vụ đô thị ở các trung tâm đô thị, nơi đã có một vai trò toàn cầu (Sassen - Koob 1984b). Nghiên cứu với hộ gia đình như một lĩnh vực phân tích để xem xét về việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực đã quan tâm đến mối liên kết giữa di cư từ nông thôn ra thành thị và nghèo đói. Những nghiên cứu như thế này đã chứng minh động cơ phân biệt giới đối với di cư, các tác động của di cư, mối quan hệ giai cấp và mối quan hệ giới ở cấp độ hộ gia đình và cộng đồng đã tạo ra cơ cấu như thế nào đối với tiến trình di cư (Phongpaichit 1982; Chant 1998; Wright 1995). Nghiên cứu của Phongpaichit về di cư của phụ nữ trẻ từ nông thôn Thái Lan ra thủ đô Bangkok để có việc làm nhân viên mát-xa đã chứng minh khía cạnh giới của mối liên kết đô thị-nông thôn. Mặc dù Phongpaichit xem xét di cư như một kết quả của sự quyết định mang tính cá nhân, bà cũng đã chứng minh mối liên kết của di cư với trách nhiệm của phụ nữ như là những người con gái hiếu thảo. Tiền gửi về quê nhà của họ không phải chỉ dùng để chống đỡ cho gia đình nông thôn của họ mà còn để duy trì tập quán văn hóa ở cấp cộng đồng chẳng hạn như duy trì đền thờ và nghi lễ của làng. Từ quan điểm này, di cư của phụ nữ có thể được coi là không thể thiếu cho tiến trình liên thế hệ trong việc tái sản xuất về mặt xã hội và văn hóa, và cũng phản ánh bản chất mang tính liên đới trong tính chủ thể của nữ giới. Giải thích động lực di cư khác biệt giữa nam và nữ đòi hỏi ta phải hiểu biết tính giới của hộ gia đình như là một nơi thể hiện quyền lực, và là nơi có nhiều hoạt động và lợi ích có thể được xem như là xung đột hợp tác (Sen 1990) và là nơi giới như quyền bá chủ về văn hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và bảo vệ tính hợp pháp của các chuẩn mực giới (Kabeer 2000; Silvey 2004a, 2004b). Những tiếng nói của người trong cuộc này nhấn mạnh bản chất bối cảnh của ‘giới’ như là những mối quan hệ quyền lực trong hộ gia đình xác định khuynh hướng văn hóa của các tác nhân và là nơi xuất phát khả năng thương lượng của họ. Thị trường lao động, các mạng lưới xã hội, chính sách và pháp luật quốc gia cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực để họ thấy có đủ lý do để di cư (Silvey 2007). Chiến lược bình đẳng giới trong di cư sử dụng một phạm trù phổ quát về 'phụ nữ' như là chủ thể của các quyền mà không có quan điểm bổ sung nào về các mối quan hệ giới đã được xã hội nhập tâm, vì thế chiến lược bình đẳng giới trong di cư đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn liên quan đến quyền lực của nhà nước và đạo đức của nhà nước về giới, mà quyền lực này có thể hoạt động như một thanh kiếm hai lưỡi. Một mặt, đạo đức này có thể được sử dụng để xác định quyền của phụ nữ được di cư vì việc làm và cũng áp đặt các giới hạn về tính di động của phụ nữ bằng cách quy trách nhiệm của nhà nước phải 'bảo vệ' phụ nữ, đến mức độ ‘biến phụ nữ thành trẻ con’ (Kapur 2010). Mặt khác, điều này có thể thúc đẩy di cư của phụ nữ tham gia lực lượng lao động toàn cầu, thường là trong các lĩnh vực không có luật lệ như công việc nội trợ và giải trí mà họ bị loại khỏi các điều khoản về luật nhằm bảo vệ họ như là những người lao động về mặt dân sự, xã hội, và chính trị. 1.2.3 Giới như là một cơ cấu xã hội và một tiến trình cơ cấu hóa 8
  • 9. Dữ liệu kiến thức trong nghiên cứu nữ quyền coi 'giới' như là một tài sản của nhà nước, của nền kinh tế, và của các tổ chức xã hội. Nguồn dữ liệu này đã nêu bật lên ý nghĩa của việc tái sản xuất xã hội, mà lý thuyết chính thống đã bỏ qua. Xây dựng trên quan điểm từ những quan điểm nữ quyền về kinh tế chính trị, Truong (1996; 2003; 2006) thừa nhận rằng sự xuất hiện di cư của phụ nữ qua biên giới làm nghề giúp việc gia đình và cung cấp dịch vụ tình dục tạo nên một chuyển giao công việc lao động tái sản xuất và tình dục từ một nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác và từ các quốc gia này sang quốc gia khác. Parreñas (2001) đã mở rộng ý tưởng này và tạo ra khái niệm ‘phân công lao động tái sản xuất quốc tế’ để bao hàm công việc chuyển giao nhiệm vụ chăm sóc giữa ba nhóm phụ nữ: phụ nữ là người sử dụng lao động ở các nước tiếp nhận lao động di cư, phụ nữ là người lao động di cư và phụ nữ là người chăm sóc cho những người ở lại phía sau ở các nước gốc. Hình thức phân tích này đã trình bày chuỗi các tác động tiêu cực đến từ bên ngoài mà sự tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc thông qua nhập khẩu lao động ở một số nước có thể dẫn đến việc từ chối quyền được chăm sóc của những người khác, những người đã ở lại phía sau. Dây chuyền di cư đương đại ở khía cạnh 'thân mật' này của nền kinh tế hoạt động trong một hệ thống hai tầng. Tầng (1) bao gồm các lĩnh vực chăm sóc trong đó các chuỗi đã được hình thành bởi sự kết hợp của các yếu tố vĩ mô và định chế. Các yếu tố này bao gồm sự khan hiếm dịch vụ chăm sóc tại các nước công nghiệp lớn do sự già hóa dân số, cải cách cơ cấu ảnh hưởng đến chất lượng và phạm vi hoạt động của dịch vụ chăm sóc, và sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động đã gia tăng hơn và thiếu sự gia tăng tương ứng về mặt phạm vi và cường độ trong sự tham gia của nam giới vào lực lượng lao động ‘trong nước’. Tầng (2) bao gồm ngành thương mại tình dục, ngành này đã phát triển với mô hình năng động khác. Điều này xuất hiện thông qua sự tăng trưởng của ngành du lịch, ngành này bị điều hướng bởi việc thu hút ngoại tệ kết hợp với ý chí chính trị cho phép dịch vụ thương mại tình dục trở thành phụ trợ của ngành du lịch (Truong 1990; Moon 1997). Bằng cách coi các phong trào di cư trong lĩnh vực chăm sóc và tình dục như là không thể thiếu để có những biến đổi rộng lớn hơn ở nơi gửi và nhận người di cư, một lĩnh vực mới đã mở ra cho sự phản ánh mang tính lý thuyết về quyền bá chủ của giới (có lợi cho nam giới) trong khuôn khổ pháp lý và chính sách. Quyền bá chủ này đã xóa mờ khía cạnh tái sản xuất của các xã hội và các nền kinh tế thông qua việc loại trừ công việc gia đình và dịch vụ thương mại tình dục khỏi các phạm trù trong phân loại nghề nghiệp (Ehrenreich/Hochschild 2002; Yeates 2010). Sự xóa mờ này đã sản sinh ra môi trường xã hội và môi trường chính sách không rõ ràng, và đã làm hình thành các mạng lưới và con đường riêng biệt của các phong trào di cư của phụ nữ xuyên biên giới đi tìm việc làm trong lĩnh vực chăm sóc hoặc thương mại tình dục (Tyner 2004, Oishi 2005). Chuỗi di cư trong ngành dịch vụ chăm sóc và thương mại tình dục cho thấy việc phân công lao động theo giới là một định chế có quyền lực như thế nào; và cách thức chúng ta phải ứng xử với vấn đề giới như thế nào khi coi giới là một cơ cấu xã hội dễ phục hồi. Quyền lực này xuất phát từ thực tiễn được lặp lại nhiều lần của cá nhân và nhóm người tuân thủ khái niệm trật tự bất bình đẳng về giới và coi đó như là một điều ‘tự nhiên’, và xuất phát từ việc bỏ quên khía cạnh tái sản xuất của nền kinh tế. Các chương tiếp theo trong quyển sách này sẽ minh họa điều này một cách chi tiết - ví dụ như trong các nghiên cứu của Kusakabe và Pearson (chương 4); Duong, Truong, và Khuat (chương 5); Haile và Siegmann (chương 6); Serrano Oswald (chương 9); Truong, Marin, và Quesada - Bondad (chương 12). Việc bỏ quên khía cạnh tái sản xuất xã hội đã tạo ra 9
  • 10. một cách hiểu biết mang tính bá chủ về mặt pháp luật, đạo đức xã hội, coi việc chăm sóc như là một nghĩa vụ đạo đức, và coi quan hệ tình dục như là một sự thân mật. Cách hiểu này từ chối không công nhận rằng việc tự do hóa nền kinh tế và mở rộng các mối quan hệ thị trường có thể giải phóng một không gian xã hội và đạo đức để việc chăm sóc và dịch vụ tình dục được tích hợp vào các mối quan hệ lao động (bán công nghiệp). Hiện nay liên kết giữa các hệ thống tái sản xuất xã hội ở các quốc gia khác nhau đang được hình thành và ngày càng gia tăng ở hầu hết các nước và khu vực, và nhắm đến sự hình thành của một tầng lớp mới các phụ nữ dựa vào bản sắc giới của họ (nữ), công việc của họ (người giúp việc, người cung cấp dịch vụ thương mại tình dục, cô dâu nước ngoài), và tình trạng không được công nhận của họ về luật di trú (Truong 1996; Chin 1998; Kojima 2001; Cheah 2009; Agustin 2003). Không gian pháp lý - xã hội mà qua đó các phong trào di cư này diễn ra là không rõ ràng và do đó thường xuyên xảy ra lạm dụng và thường là không có bồi thường. Nền chính trị đằng sau các kiến tạo diễn ngôn về giới, và về các kỹ năng, công việc, và pháp luật liên quan đến các quyền và quyền lợi, đã trở thành lĩnh vực quan trọng của việc lý thuyết hóa và nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tính chủ thể của phụ nữ trong di cư. Bằng cách kết hợp các quan điểm vĩ mô, trung mô, và vi mô, nghiên cứu giới về di cư đã tạo ra những quan điểm mới về (1) hệ thống di cư phát triển như thế nào từ các tương tác về giới giữa các luật lệ và hành động của tất cả những người liên quan: người di cư, người sử dụng lao động, các mạng lưới xã hội, các tổ chức dân sự, những người thực thi pháp luật; (2) cách thức những bất bình đẳng đan xen với nhau- đã định hình các hành động tìm kiếm an ninh của các nhóm người di cư cụ thể- đã đặt ra những thách thức mới như thế nào đối với hành động tìm kiếm công lý. Chúng ta sẽ thấy điều này một cách chi tiết trong các chương tiếp theo. Ngày nay vấn đề giới được tiếp cận như một ma trận về các mối quan hệ quyền lực hoạt động ở nhiều cấp độ: 1) như là một cơ cấu dễ phục hồi thể hiện qua nhiều ý nghĩa xã hội và văn hóa của việc một người là nam và là nữ, điều này được gắn với đạo đức của nhà nước; 2) là một tập hợp các mối quan hệ đã tổ chức việc tái sản xuất về mặt xã hội và văn hóa của xã hội; và 3) như sự hình thành bản sắc và định nghĩa của các vị trí chủ thể trong một trật tự xã hội nhất định. Một luận điểm quan trọng là liệu việc tạo một khuôn khổ thiên về kinh tế đối với việc di cư hiện nay và việc truyền bá các cách thực hiện quản lý có liên quan đến di cư, trong đó có các tiềm năng giải phóng cho người di cư bị gạt ra ngoài lề xã hội, hoặc là tất cả những điều này đã trở thành một bộ máy quyền lực mới đã tạo ra những phạm trù chủ thể di động mới mang tính giới mà bản sắc của các chủ thể này vẫn chưa đạt tới khuôn khổ nhân quyền dựa trên quyền công dân là tiêu chí chính của khái niệm ‘thuộc về’. Điều này đã dẫn đến việc thăm dò kiến tạo xã hội về nữ tính và nam tính trong việc di cư. Hiện nay đã xuất hiện một bộ phận nghiên cứu nhỏ về cách thức tác động của việc di cư xuyên quốc gia đối với bản sắc nam tính, các chuẩn mực, và các công ước; nam giới đã thương lượng và tái kiến tạo bản sắc của họ như thế nào khi họ đối mặt với các thể chế khác nhau về giới, nam giới hợp lý hoá những kinh nghiệm của họ về phân biệt chủng tộc, và tìm thấy những đường nét mới của sự phân biệt liên nhóm như thế nào (Datta/ McIlwaine/ Herbert/ Evans/ May/ Wills 2008). Nhiều chương trong quyển sách đã tham gia vào những chủ đề này, bao gồm cả các nghiên cứu của Haile và Siegmann (chương 6), Sinatti (chương 11), và Huijsmans (chương 20). 10
  • 11. Việc sử dụng khái niệm ‘giới’ như một thiết bị tự khám phá trong nhiều ngành có tính chất đan xen với nhau (kinh tế chính trị, pháp luật, xã hội học và nhân học) trong nghiên cứu di cư cho thấy rằng các ứng xử thỏa đáng trong mối quan hệ giữa giới và nhân quyền đòi hỏi những hiểu biết của người trong cuộc và nhiều kiểu góc độ. Khát vọng cho một thế giới bình đẳng giới không thể tránh sử dụng tính thận trọng về nhận thức luận để phân biệt tư duy về ‘giới’ đã có hiệu lực ở đâu và loại tư duy về ‘giới’ nào đã có hiệu lực, các thành kiến vô lý có thể được sửa chữa như thế nào. Vượt lên trên các thuộc tính xã hội của cá nhân, các cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới có những biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào vị trí địa lý, lịch sử và văn hóa. 1.2.4 Từ sự giới hạn về quyền công dân và pháp lý đến việc công nhận công bằng xã hội ở nhiều mức độ khác nhau Là một di sản của thời kỳ Khai minh trong lịch sử và triết học châu Âu, khái niệm về quyền công dân là hiện thân của định hướng nhận thức luận đã được thảo luận ở phần trên: tập trung vào các cá nhân trong phạm vi biên giới quốc gia và tập trung vào việc xác định các điều khoản, điều kiện và lợi ích của các thành viên trong một cộng đồng chính trị. Mặc dù là thành viên của một cộng đồng như vậy- trên cơ sở các khái niệm mang tính khai phóng về các quyền tự do cá nhân bình đẳng đã được lý tưởng hóa và ít khi được thực thi- hiếm khi đảm bảo công bằng xã hội như họ đã từng sống, nhưng tính chất thành viên chính thức này vẫn còn là một cơ sở không thể thiếu trong cuộc đấu tranh để đạt được các quyền cho cả người di cư nội địa và quốc tế - những người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em. Cho đến gần đây, mối quan hệ giữa quyền công dân và di dân đã được tranh luận chủ yếu là từ quan điểm của các nước tiếp nhận, sử dụng nhiều phương pháp để giải quyết các quyền của ‘người lạ’ trong một khuôn khổ những vòng tròn đồng tâm của khái niệm ‘thuộc về’. Ở phần cốt lõi, các quyền mà người di cư có được, dù là soli jus (thông qua lãnh thổ) hoặc jus sanguinis (thông qua huyết thống) xác định cơ sở về quốc tịch. Ở các lớp vòng tròn phiá bên ngoài, các nguyên tắc khác của pháp luật xác định các tiêu chí của khái niệm ‘thuộc về’- cho những người nhập cư, cư dân nước ngoài, hoặc khách vãng lai tạm thời- thay đổi tùy theo lịch sử cụ thể, tùy theo mối quan tâm về nhân khẩu học, và tùy theo những mối quan tâm đặc biệt của chính sách di cư tại một thời điểm nào đó, tạo ra một hệ thống cấp bậc các vị thế của người di cư, như đã nêu trong phần giới thiệu này. Các cuộc tranh luận về di dân và quyền công dân tại Hoa Kỳ (USA) và Liên minh châu Âu (EU) đã bùng nổ trong những năm 1990. Đã có nhiều đóng góp từ quan điểm của chủ nghĩa thế giới, được hiểu là một tiến trình nhận thức cần thiết trong việc công nhận 'người lạ' và để khắc phục sự phân biệt nhị phân giữa 'ta' và 'người khác'. Bloemraad, Korteweg, và Yurdakul (2008) phân biệt ba lĩnh vực chính trong các cuộc tranh luận. Các lĩnh vực gồm có: 1) các cơ sở pháp lý của quyền công dân và quan niệm cụ thể về tính thuộc về ở cấp quốc gia hoặc cách định dạng ở cấp định chế có thể được liên kết như thế nào với những quan niệm về quyền công dân như vị thế pháp lý hoặc quyền; 2) các quyền của một nhóm và chủ nghĩa đa văn hóa có thể hoặc không thể được nhận ra như thế nào, từ quan điểm của lý thuyết chính trị mang tính chuẩn mực về quyền công dân, đồng thời cũng xem xét đến sự đồng hóa và hội nhập của người nhập cư và con cháu của họ vào các xã hội tiếp nhận, điều này cũng có thể chuyển đổi các xã hội này về mặt văn hóa và xã hội; 3) Tính chất bình đẳng trong việc tham gia vào hệ thống kinh tế, xã hội của nước chủ nhà. 11
  • 12. Từ góc nhìn pháp lý xã hội, nghiên cứu về pháp lý có giới hạn, liên quan đến người di cư có vị thế pháp lý không chắc chắn (Menjivar 2006; Coutin 2002) là một công việc có nhiều thông tin dân tộc học hơn và cung cấp cho ta một bức tranh có cơ sở vững chắc hơn, mặc dù ảm đạm hơn. Tập trung vào việc hòa nhập xã hội bị đứt gãy, bộ phận nghiên cứu này tập trung vào những người di cư có cuộc sống xã hội đang nằm trong một khu vực của sự mơ hồ về pháp lý và cách họ đấu tranh để được quyền cư trú với chính sách nhập cư bị siết chặt hơn dựa trên lập trường chống nhập cư. Coutin (2011) đặc biệt nhấn mạnh những xu hướng ở Mỹ hướng tới việc hợp nhất nhập cư với tội phạm như là kết quả của tiến trình an ninh hóa đất nước sau khi xảy ra cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001. Quan điểm này được áp dụng và xem xét trong Phần V của quyển sách. Thư tịch của cả hai nhánh nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tiếp cận các nhóm dân di cư như là loại nhóm không đồng nhất và trong đó những người có quyền công dân như được hưởng sự bảo vệ của luật pháp thì không nhất thiết phải mang cùng ý nghĩa và hàm ý. Hơn nữa, cuộc tranh luận này thiếu một quan điểm xuyên quốc gia về quyền công dân, quan điểm này kết nối tất cả những khoảnh khắc của tiến trình di cư và trách nhiệm giải trình ở cấp định chế của các bên liên quan (quốc gia gửi người di cư, quốc gia quá cảnh, và quốc gia nhận người di cư; các bên thứ ba; và những người tự di cư). Chương 2 do Irianto và Truong viết sẽ cung cấp một quan điểm như vậy. Chỉ vì như chính sách di cư cố gắng để kiểm soát dòng người nhập cư, nên bản thân người di cư ngày càng dựa vào bên thứ ba để điều chỉnh đường đi của họ từ cách thức lý tưởng sang cách thức khả thi, và khi làm như vậy họ khiến cho việc kinh doanh liên quan đến di cư được hình thành và mở rộng, tạo ra dòng chảy đa chiều hơn là dòng chảy hai chiều truyền thống. Nhu cầu và nguyện vọng của người di cư thường được điều chỉnh cho hợp với hoàn cảnh gia đình cũng như phù hợp với khả năng pháp lý và kinh tế. Hiện nay phạm trù để phân loại người di cư theo ‘nơi xuất xứ’, ‘nơi đến’ và ‘vĩnh viễn’, ‘tạm thời’, hoặc ‘trở lại’ có thể được xem như là những kiến tạo về chính sách đang trở nên lỗi thời vì tính chất của việc di cư đang thay đổi. Trong một bối cảnh xuyên quốc gia, tính hợp pháp có giới hạn cũng là một thực tế cho người di cư, đó là những người có thể không đấu tranh để có chỗ ở mà là đấu tranh để hợp pháp hóa sự hiện diện của họ như là một người nhập cư tạm thời hoặc thoáng qua trong một dự án di cư dài hạn. Điều quan trọng là phải đưa ra một quan điểm (như được trình bày trong chương do Irianto và Truong viết) kết nối các hình thức xử lý tùy tiện tại các thời điểm khác nhau trong tiến trình di cư để cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn về rối loạn chức năng trong hệ thống di trú cụ thể nào đó đang hoạt động trong quyền xét xử của quốc gia hoặc qua hai hay nhiều quyền xét xử khác nhau. Những hình thức này có thể được bắt nguồn từ địa phương trong trường hợp không có các biện pháp bảo vệ, hoặc phát sinh từ các tính chất rối loạn chức năng của các biện pháp hiện hành. Quan điểm về công lý xuyên quốc gia đưa thêm tiếng nói của người trong cuộc vào cách thức kết nối toàn cầu có thể yêu cầu thêm trách nhiệm cho công bằng xã hội, điều này có thể giúp các quốc gia và các chủ thể có liên quan kiểm soát được thay vì cho phép họ sử dụng quyền hạn tùy ý để làm chệch hướng trách nhiệm của mình4 . Quan điểm như vậy có thể giúp phát triển các khái 4 Ví dụ, Young (2006) cung cấp một mô hình về trách nhiệm chính trị dựa trên các kết nối toàn cầu, chẳng hạn như trong các tuyên bố của phong trào chống bóc lột công nhân, hoặc thật vậy, bất kỳ khiếu nại nào về trách nhiệm mà thành viên của một xã hội có thể được cho là có trách nhiệm đó đối với tác hại và bất công mà những người lạ từ phương xa tới phải gánh chịu. 12
  • 13. niệm về trách nhiệm đối với công bằng xã hội một cách quy nạp và đóng góp vào một cách tiếp cận để thực hiện quyền cho người di cư ở mức sát với thực tế cuộc sống của họ hơn. Việc thực hiện quyền công dân và các quyền lợi trong tiến trình di cư xuyên quốc gia mang tính xã hội ở từng giai đoạn; ra đi, công ăn việc làm, và trở về quê hương. Để ngôn ngữ phổ quát về quyền công dân được trở nên có ý nghĩa đối với người di cư, trong khi hệ thống hiện hành bảo vệ người di cư đã thất bại, ta cần phải thách thức những định kiến về vị trí xã hội của người di cư. Bản đề án của Nancy Fraser (2009a) nêu lên cách tiếp cận với công bằng xã hội bằng cách thức mang tính phản tư và đối thoại đã cung cấp cho ta một số ý tưởng thú vị về lĩnh vực di cư. Theo quan điểm của bà, toàn cầu hóa đã thay đổi đáng kể địa hình của công bằng xã hội, để lộ rõ những hạn chế của mô hình trung ương tập quyền. Cả hai khái niệm công bằng cho ‘ai’ và ‘làm thế nào’ để xác định ‘ai’ đều là đối tượng của cuộc đấu tranh (Fraser 2009b: 283). Hai quan điểm hiện hành về nghĩa vụ công lý được xác định dựa trên khái niệm ‘thuộc về’, được xác định hoặc bởi mối quan hệ chính trị (đối với quốc gia và/ hoặc nhà nước) hoặc bởi khái niệm trừu tượng về nhân vị đạo đức (nguyên tắc nhân văn). Những điều này không phải là đủ để giải quyết các yêu cầu của điều mà bà Nancy Fraser gọi là công lý xuyên quốc gia có nguồn gốc từ các quan hệ xã hội xuyên biên giới của tính chất phụ thuộc lẫn nhau. Như được ghi nhận ở chương 15 bởi Mora và Handmaker, quan điểm Westphalia (chú thích của người dịch: Mỗi quốc gia là tác nhân của cộng đồng quốc tế) mang đến mối nguy hiểm của chủ nghĩa quốc gia phân biệt đối xử, nó có thể trở nên hung hăng, và mối nguy hiểm tối tăm của bất bình đẳng kinh tế, hệ thống thứ bậc về vị thế, và tính bất đối xứng của quyền lực chính trị trong một lãnh thổ. Lập trường mang tính nhân văn cung cấp một khuôn khổ phù-hợp-với-tất-cả mà không tính đến một cách đầy đủ các mối quan hệ xã hội mang tính lịch sử hoặc hiện hành, và có thể tước mất khả năng là những vấn đề khác nhau cần phải có những khuôn khổ hoặc mức độ pháp lý khác nhau (Fraser 2009b: 290). Một cách tiếp cận thứ ba đối với nghĩa vụ công lý là những gì mà bà gọi là nguyên tắc tất-cả- đều-bị-ảnh-hưởng (all-affected principle), nguyên tắc này coi nền công lý của 'ai', không phải luôn luôn mang tính quốc gia, cũng không luôn luôn mang tính toàn cầu, và trình bày sự bất công xuyên quốc gia được thể hiện theo bối cảnh. Điều làm cho một nhóm người trở thành đồng chủ thể của công lý chính là việc họ cùng xếp gối đầu lên nhau một cách khách quan trong mạng lưới quan hệ nhân quả. Người nào bị ảnh hưởng một cách nhân quả bởi một sự kết nối hành động sẵn có đang được coi như một chủ thể của công lý liên quan đến sự kết nối hành động đó. Vì vậy , 'ai' của công lý là một chức năng của quy mô của sự tương tác xã hội. Vì sự tương tác xã hội thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể, nên ‘ai’ của công lý cũng thay đổi… Ta khó xác định được các mối quan hệ xã hội có liên quan về mặt đạo đức, nguyên tắc tất-cả-đều-bị-ảnh-hưởng đối xử với mọi kết nối quan hệ nhân quả như là những yếu tố có tầm ảnh hưởng ngang bằng với nhau (Fraser 2009b: 291-292). Giải pháp của Fraser là đề cập tới cách xác định nhầm lẫn này như là một vấn đề, bằng cách đưa vào nguyên tắc tất-cả-đều-bị-ảnh-hưởng, theo nguyên tắc này "tất cả những người cùng liên đới nằm trong một cơ cấu quản trị nhà nước sẵn có, cơ cấu này đặt ra các nguyên tắc cơ bản chi phối sự tương tác của họ, thì tất cả những người này đều có uy tín về đạo đức như là những chủ thể về pháp lý trong quan hệ với cơ cấu quản trị này". Đối với Fraser, cơ cấu của quản trị nhà nước mang một biểu hiện rộng lớn có thể bao gồm các mối quan hệ với quyền theo nhiều dạng khác nhau (quốc gia, liên quốc gia, và các cơ quan không thuộc nhà nước đã tạo ra các quy tắc có thể được thực thi, các quy tắc này tạo ra cơ cấu nhiều tầng lớp quan trọng của sự tương tác xã hội). Nguyên tắc tất-cả-đều-bị-ảnh-hưởng cho ta một tiêu chuẩn biện luận để đánh giá các khuôn khổ của khái niệm công bằng hoặc bất công; một vấn đề được xác định một cách đúng đắn nếu, và 13
  • 14. chỉ nếu, tất cả mọi người nằm trong cơ cấu quản trị nhà nước, mà cơ cấu này điều tiết một tầng lớp tương tác xã hội sẵn có, mọi người đều được quan tâm đến một cách bình đẳng (Fraser 2009: 293). Đem áp dụng vào vấn đề di cư, nguyên tắc tất-cả-đều-bị-ảnh-hưởng phù hợp với vấn đề này ở chỗ nó cho ta có thể biện luận về việc xác định sai lầm về vấn đề di cư, do những định kiến nhận thức luận đã tái tạo hệ thống thứ bậc vị thế và quyền lực chính trị không cân bằng (ví dụ: kiến thức về người di cư, người di cư lao động, người tị nạn, người bị buôn bán). Việc xác định sai có thể dẫn, và đã dẫn đến các hình thức khác nhau về bất công kinh tế và văn hóa (như trong việc đối xử với người lao động di cư trong nước) và/ hoặc từ chối vị thế ngang bằng trong thảo luận dân chủ (như trong trường hợp của những người tị nạn và những người bị buôn bán). Trong khía cạnh này, Diễn đàn toàn cầu về Di cư và phát triển quốc tế và các sự kiện liên quan (Roldan/ Gasper 2011) và Diễn đàn Xã hội Thế giới đã nêu lên chủ đề di cư và cung cấp không gian chính trị mới được thành lập cho các tổ chức chuyên về nhập cư và các học giả dấn thân vào xã hội để tương tác với nhau nhằm giải quyết bất công ngầm về mặt chính trị, và ý nghĩa thực tế của nó. Thu hẹp chênh lệch giữa chuẩn mực và thực tế sống có thể giúp tiết lộ việc xác định sai các khái niệm ‘an ninh’, ‘giới’, và ‘di cư’ đã làm lu mờ ra sao đối với vai trò của các cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội bất bình đẳng và cơ cấu xã hội trong việc xác định các tiến trình di cư về mặt lịch sử. Việc thu hẹp chênh lệch giữa chuẩn mực và thực tế cũng sẽ giúp đỡ ta tưởng tượng ra những cách thức mới trong việc thực hiện quyền thông qua biến đổi về chất trong các mối quan hệ xã hội quan trọng làm cơ sở cho các tiến trình này. Điều này có nghĩa là có một trách nhiệm đạo đức mới giữa các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách để duy trì sự tham gia trong việc học tập lẫn nhau và tự phê đề cao các giá trị về tính linh hoạt, đa dạng, và chia sẻ kiến thức nhằm cung cấp những phân tích sắc bén của thực tiễn chính trị và chuẩn mực áp dụng cho công bằng xã hội trong việc di cư. Đồng trách nhiệm và tôn trọng lẫn nhau là không thể thiếu cho sự đổi mới tư duy để giải quyết những căng thẳng giữa một ý niệm về quyền công dân được giới hạn trong phạm vi quốc gia-dân tộc như là một yếu tố quyết định về tính thuộc về về mặt pháp luật và xã hội và các lực lượng hiện hành đang xác định lại biên giới về mặt lãnh thổ, văn hóa, chính trị, xã hội, và kinh tế và, do đó, phá hoại các chuẩn mực truyền thống của khái niệm thuộc về. 1.2.5 Từ An ninh con người như là sự bảo vệ người đang di cư đến việc nghiên cứu mang tính biện luận về biên giới và tính thuộc về Phân tích an ninh con người là một khuôn khổ được nêu lên một cách nổi bật bởi Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) trong Báo cáo Phát triển con người năm 1994 (Gasper 2005, 2010). Phân tích an ninh con người liên quan đến một mối quan tâm phổ biến về tính dễ bị tổn thương của con người bắt nguồn từ tất cả các nguồn, bao gồm bạo lực chính trị có tổ chức, sự thiếu thốn tổng quát do bất bình đẳng về cơ cấu, thiên tai, bệnh tật và suy thoái môi trường (Brauch/ Scheffran 2012). Mối quan tâm này phù hợp và mở rộng hai trụ cột của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, các cơ sở của văn kiện nhân quyền , "thoát khỏi đói nghèo" và "thoát khỏi sợ hãi". Nhiều bất đồng liên quan đến lập trường về nhân đạo ở cấp chính trị tiềm ẩn và có thể được sử dụng như là một khuôn khổ phù hợp với mọi tình hình đã được thảo luận ở phần trên. Hơn nữa, như Fukuda - Parr và Messineo (2012) đã chỉ ra, tính chất thoáng của việc phân tích an ninh con người đã làm cho khái niệm này dễ bị tổn thương đối với năng động chính trị và sử 14
  • 15. dụng cho các mục đích không liên quan đến mối quan tâm ban đầu. Những điều này có thể phóng đại mối đe dọa mới về an ninh hậu Chiến tranh lạnh; định vị các mối đe dọa này trong thế giới đang phát triển; và tạo thuận lợi cho việc hoạch định chính sách ngắn hạn trong trường hợp không có tầm nhìn chiến lược rõ ràng về chính sách đối ngoại (Chandler 2008: 248). Cho đến nay, vì di cư đã được quan tâm, căn cứ vào các báo cáo mà ta có thể truy cập được từ các cổng an ninh con người5 , sự can thiệp về mặt chính sách trong "việc bảo vệ người đang di cư" có vẻ như là được hướng dẫn chủ yếu bởi các hình thức của phong trào di cư gây ra bởi bạo lực chính trị có tổ chức (thoát khỏi sự sợ hãi) và môi trường căng thẳng. Ít nhiều sự chú ý được đưa ra bởi các chính phủ để những phong trào này có liên quan đến sự mất ổn định kinh tế (thoát khỏi đói nghèo), mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đang càn quét khắp nơi trên thế giới cũng có thể làm cho cao trào thậm chí hướng tới kiểm soát biên giới nghiêm ngặt hơn. Ngay cả đối với trách nhiệm bảo vệ (RToP) cá nhân tránh khỏi các vi phạm quyền con người ở quy mô lớn và có hệ thống bởi các quốc gia, trong thực tế chỉ có công dân của những quốc gia đó được bảo vệ, trong khi những người không là công dân, có thể là người lao động nước ngoài, có xu hướng bị bỏ rơi và phải tự lo hoặc được chăm sóc bởi chính phủ của họ (xem chương 13 được viết bởi DeVargas/ Donzelli). Hơn nữa, khái niệm an ninh con người có thể được, và đã được một số người, thu gọn vào vùng thoải mái của khái niệm an ninh tập thể, như trong trường hợp của Liên minh châu Âu, trong đó họ đã xác định chủ nghĩa khủng bố, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, xung đột khu vực, thất bại nhà nước, và tội phạm có tổ chức như là các mối đe dọa chính đối với an ninh con người ở châu Âu (Kaldor 2007). Tác động của một tầm nhìn như vậy về di cư là việc an ninh hóa biên giới tạo ra những gì mà Van Houtum (2010) gọi là "sự phân biệt chủng tộc toàn cầu của chế độ biên giới bên ngoài của EU". Tranh luận về công bằng xã hội trong việc di cư đòi hỏi ta phải nhận thức về lịch sử hình thành hoàn cảnh hiện tại và một quan điểm về an ninh con người có ý nghĩa từ quan niệm của chính người di cư về khái niệm ‘an ninh’ và các khía cạnh quan hệ về tính chủ thể của họ, như đã được chứng minh bởi Mushakoji (2011), Burgess (2007), và một số các Báo cáo quốc gia về phát triển con người (Jolly/ Basu 2007). Tích hợp các khía cạnh vào phân tích biện luận về chuẩn mực và chính trị của chính sách là một nhiệm vụ quan trọng trước mắt. Là điều bất ngờ về hoạt động của các mối quan hệ quyền lực khác nhau, mối quan hệ giữa bản sắc và an ninh chịu ảnh hưởng của động lực, động lực này có thể tạo ra những kinh nghiệm lai tạp về sự bất an, như đã nêu trong trường hợp của Libya (xem DeVargas/ Donzelli chương 13, cũng như chương 4 viết bởi Kusakabe/ Pearson và chương 10 viết bởi Rojas). Đối với các nhà hoạch định chính sách, điều này đặt ra một vấn đề lớn của việc gán trọng lượng vào và thiết lập các ưu tiên mà nội dung về bản sắc là phải được bảo đảm (với tham chiếu đến bản sắc về giới, độ tuổi, chủng tộc, tôn giáo). Ví dụ, chương trình di cư an toàn của phụ nữ trẻ có xu hướng ưu tiên cho công tác phòng chống buôn bán người cho hoạt động mại dâm để bảo vệ một nhóm cụ thể của dân số được coi là có nguy cơ, nhưng giữ im lặng về những khía cạnh chủ yếu của mối quan hệ giới trong cuộc sống hàng ngày của người phụ thuộc vào di cư như một cơ hội để có thu nhập. Ta cần đưa các đại diện khác nhau của ‘người đang di cư’ cùng tham gia, 5 Xem: <http://www.humansecuritygateway.com/> 15
  • 16. những người này bị miêu tả như những vấn đề xã hội và bị làm mất đi vị thế của họ là những chủ thể của quyền. Việc nêu ra cách thức những đại diện ấy có thể phục vụ ra sao để đẩy trách nhiệm chính trị ở các cấp độ khác nhau bắt buộc ta phải hỏi các phạm trù đã được sử dụng trong việc xác định chủ thể của an ninh con người bằng cách sử dụng những trải nghiệm về mặt bất an ninh của người di cư như một chỉ báo về thực tế sống, từ đó ta có thể kiểm định lại các giả thuyết truyền thống và đặt ra các câu hỏi mới. Việc mã hóa bản sắc của ‘người đang di cư’ vào các phạm trù quan liêu đã được chuẩn hóa sẽ xóa bỏ giới hạn lĩnh vực hoạt động của họ, và cả các hoạt động của những người kiểm soát biên giới và những công dân ủng hộ nhân quyền. Không gian của sự mơ hồ pháp lý đã xuất hiện từ những hình thức mã hóa hành chính về người di cư. Điều này có hậu quả đáng kể đối với những người lao động di cư, người chạy trốn khỏi những tình huống xung đột, và người bị nằm trong mạng lưới buôn bán người, xét về khả năng chọn lựa của họ trong hiện tại và cơ hội cuộc sống của họ trong tương lai. Việc đảm bảo sự minh bạch hơn trong đàm phán và tôn vinh các cam kết quốc tế chính thức đòi hỏi ta phải đặt câu hỏi đối với các phạm trù được sử dụng trong việc xác định các chủ thể của an ninh con người và hiểu rõ mối quan hệ quyền lực liên quan đến ứng dụng các phạm trù như thế thông qua quan điểm của chính những người di cư. Đó là những gì quyển sách này cố gắng đạt tới. Lê Thị Hạnh dịch 16