SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THỊ HỒNG PHƢỢNG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG VĂN HIỀN
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ Luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2017
Tác giả
Trần Thị Hồng Phƣợng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp
tại Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội, em luôn nhận được sự quan tâm,
tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện, các thầy
cô trong Khoa Sau Đại học, các thầy cô trong các khoa thuộc Học viện. Em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin có lời cảm ơn trân trọng nhất gửi đến
các thầy cô, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn TS. Phùng Văn Hiền, Trưởng
phòng Đào tạo Tại chức - Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn em nghiên cứu, hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các phòng, ban thuộc Huyện ủy, UBND
huyện Sóc Sơn; cảm ơn Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn; các cơ quan đơn vị,
trường học thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; đặc biệt xin cảm ơn các
đồng chí cán bộ, công chức đang công tác tại phòng Kinh tế, phòng Quản lý
Đô thị, phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Văn phòng HĐND- UBND
huyện, Văn phòng Huyện ủy Sóc Sơn đã nhiệt tình tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan chủ quản, bạn bè, đồng
nghiệp và các học viên Lớp HC19.B8 - Học viện Hành chính Quốc gia Hà
Nội đã ủng hộ, tạo điều kiện và cùng sát cánh tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và làm Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện để tôi có thời gian học
tập, nghiên cứu, hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Trần Thị Hồng Phƣợng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ: Ban chỉ đạo
BHYT: Bảo hiểm y tế
BQL: Ban quản lý
CDCCKT: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CTMTQG: Chương trình mục tiêu Quốc gia
DN: Doanh nghiệp
HĐND: Hội đồng nhân dân
HTX: Hợp tác xã
KT-XH; Kinh tế, xã hội
MTQG: Mục tiêu quốc gia
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
NNNDNT: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
NT: Nông thôn
NTM: Nông thôn mới
NXB: Nhà xuất bản
TDTT: Thể dục thể thao
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
UBND: Ủy ban nhân dân
VAC: Vườn ao chuồng
VACR: Vườn ao chuồng rừng
XD: Xây dựng
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .......9
1.1. Các khái niệm nông thôn mới................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp, nông dân và nông thôn..........................9
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của nông thôn.......................................................11
1.1.3. Vai trò của nông thôn..........................................................................12
1.1.4. Nông thôn mới.........................................................................................14
1.2. Quản lý nhà nƣớc về nông thôn mới và XD NTM....................................23
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về nông thôn mới và XD NTM ........23
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ...............24
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới ...................................................................................................................33
1.3. Kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội và bài
học kinh nghiệm cho huyện Sóc Sơn trong quá trình xây dựng nông thôn
mới giai đoạn hiện nay.................................................................................. 36
1.3.1. Kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội về
xây dựng nông thôn mới........................................................................................36
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện xây dựng nông thôn
mới ở huyện Sóc Sơn..............................................................................................43
Kết luận Chƣơng 1.................................................................................................44
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI....................................................................................................................45
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội...45
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội..................................................................45
2.1.2. Đặc điểm kinh tế......................................................................................46
2.2. Thực trạng về XD NTM của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010-2015.......................................................................................................48
2.2.1. Hạ tầng kinh tế - xã hội.......................................................................48
2.2.2. Thực trạng kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất.............................59
2.2.3. Phát triển văn hóa - xã hội.....................................................................62
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới của huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015 ....................................... 66
2.3.1. Thực trạng về quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới
huyện Sóc Sơn.........................................................................................................66
2.3.2. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới............................................................................................................................69
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
huyện Sóc Sơn.........................................................................................................72
2.3.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng NTM ...............74
2.3.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm .......................78
2.3.6. Đánh giá chung về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015 .............79
Kết luận Chƣơng 2.................................................................................................88
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020 .............................................89
3.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới.............................. 89
3.1.1. Quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.....89
3.1.2. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới......................90
3.2 Mục tiêu và phƣơng hƣớng xây dựng nông thôn mới ......................... 92
3.2.1. Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới...............................92
Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2016 đến 2020...92
3.2.2. Phương hướng xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn ..............93
3.2.3. Các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn...94
3.3. Giải pháp chủ yếu quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội............................................................... 96
3.3.1. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch XD NTM đã được phê
duyệt..............................................................................................................................96
3.3.2. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới huyện Sóc Sơn ........................................................................................98
3.3.3. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về xây dựng nông thôn mới.. 100
3.3.4. Tập trung huy động kinh phí của Nhà nước và xã hội đầu tư xây
dựng hạ tầng nông thôn...................................................................................... 101
3.3.5. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hoá; tăng cường bảo vệ
môi trường khu vực nông thôn .......................................................................... 105
3.3.6. Tiếp tục củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất........... 107
3.3.7. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
Chương trình XD NTM và quản lý XD NTM .................................................. 108
3.4. Kiến nghị với thành phố Hà Nội ..............................................................112
Kết luận Chƣơng 3.............................................................................................. 114
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 118
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số xã đạt các tiêu chí về giao thông........................................................49
Bảng 2.2 Số xã đạt các tiêu chí về thủy lợi..................................................... 52
Bảng 2.3 Số xã đạt các tiêu chí về điện nông thôn ......................................... 53
Bảng 2.4 Số xã đạt các tiêu chí về bưu điện ................................................... 58
Bảng 2.5 Số xã đạt các tiêu chí về nhà ở ........................................................ 59
Bảng 2.6 Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn 2010 - 2015 .................................... 60
Bảng 2.7 Công tác quy hoạch tại huyện Sóc Sơn ........................................... 67
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn đặt
nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ
sở và lực lượng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo
đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ
môi trường sinh thái. Tại hội nghị lần thứ 7 (tháng 7/2007), BCH TW Đảng
khóa X đã nêu quan điểm: cần có bước phát triển mới về NNNDNT, trong đó
chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn; xây
dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hóa, bền vững; xây dựng
nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội NT ổn định; xây dựng giai cấp nông dân,
củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức thành nền tảng bền vững, bảo
đảm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN.
XD NTM chính là giải pháp quan trọng thiết thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa X đã đề ra, tạo động lực quan
trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân nông thôn.
Từ đó nông nghiệp, nông thôn đã phát triển với nhịp độ khá cao theo
hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh
lương thực quốc gia; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được tăng
cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và từng bước làm thay đổi bộ
mặt nông thôn; đời sống vật chất và tinh thần của cư dân các vùng nông thôn
ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường;
dân chủ ở cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
2
giữ vững. Tuy nhiên, nhiều kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng
và lợi thế như: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh
thấp, chuyển giao khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn
chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng về
giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt…còn thiếu và yếu
kém; môi trường sinh thái ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần
của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa
nông thôn và thành thị còn lớn, nhiều vấn đề mới đang phát sinh và tiềm ẩn; xã
hội bức xúc cho môi trường nông thôn, chính những cái đó đòi hỏi phải tiến
hành xây dựng nông thôn mới; từ đó xác định được tầm quan trọng của việc xây
dựng nông thôn mới hiện nay là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và là nền tảng để
xây dựng môi trường, cộng đồng dân cư, nông thôn một cách bền vững.
Sóc Sơn là huyện nằm ở phía Bắc Thủ đô, có diện tích đất tự nhiên
30.551,3 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp 18.667,7 ha (đất sản xuất nông
nghiệp 13.628,4 ha, đất lâm nghiệp 4.760,63 ha); với 67% người trong độ
tuổi lao động làm trong nông nghiệp. Vì vậy mục tiêu của việc xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn 2030 của huyện Sóc Sơn là:
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao. Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã
hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ. Dân trí được nâng cao, bản
sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. An ninh trật tự được ổn định.
Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao. Xây dựng nền nông nghiệp
phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và chế biến. Sản phẩm nông nghiệp có
sức cạnh tranh cao. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã
hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm
y tế, khu dân cư…
3
Qua thực tiễn các năm trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã có nhiều khó khăn trong việc tổ chức
quản lý nhà nước và thực hiện. Từ việc nghiên cứu, tổ chức, thực hiện xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn những năm qua, đặt ra vấn
đề cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội”
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, do đó việc
phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới đã, đang và sẽ là một
đề tài được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Học viện Hành chính có “Giáo trình quản lý nhà nước về nông nghiệp
và nông thôn” do PGS.TS Phạm Kim Giao chủ biên; nội dung chính là khái
quát chung về QLNN đối với phát triển nông thôn, nông thôn là địa bàn để
nông dân sinh sống và phát triển, là một bộ phận cấu thành xã hội, đặc biệt là
đối với các Quốc gia có sản xuất nông nghiệp là nền tảng như Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của tác giả Nguyễn Hồng Văn năm
2013 với đề tài: “Những giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế
nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới”. Với mục đích đưa ra
những giải pháp về quản lý nhà nước để phát triển kinh tế nông thôn nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong
phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội, làm cơ sở đưa ra các giải pháp về quản lý nhà
nước nhằm phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hành chính năm 2014 của Nguyễn Thị
Thùy Linh với đề tài: “Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới tại tỉnh Ninh Bình”. Tác giả đã trình bày ngắn gọn những vấn đề về lý
4
luận xây dựng nông thôn mới, đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng NTM tại
một số tỉnh. Từ những lý luận chung về xây dựng NTM cũng như thực trạng
quản lý nhà nước về xây dựng NTM tại Ninh Bình, tác giả đã nêu được các
giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng NTM
tại tỉnh Ninh Bình nói riêng và đóng góp một phần vào việc quản lý nhà nước
về xây dựng NTM ở nước ta hiện nay nói chung.
Đề tài cấp nhà nước: “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt
Nam trong quá trình phát triển đất nước” năm 2010 do PGS.TS Nguyễn
Danh Sơn làm chủ nhiệm đã tập trung làm rõ vị trí, vai trò của nông nghiệp,
nông thôn trong đời sống chính trị, đời sống kinh tế, đời sống xã hội, đời sống
văn hóa khi đất nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới cao về chất,
chuyển mạnh từ một xã hội nông nghiệp, nông dân sang một xã hội công
nghiệp hiện đại gắn chặt với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đồng thời làm rõ mục tiêu, con đường phát triển nông thôn toàn
diện, hài hòa theo hướng hiện đại, giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp
và công nghiệp, thành thị và nông thôn ở nước ta hiện nay.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Thực trạng xây dựng nông thôn mới và
những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước” năm 2013 của TS. Hoàng Sỹ
Kim. Đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và làm rõ thực trạng của quá
trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam từ năm 2009 đến nay, tìm ra được
những vấn đề cần phải giải quyết đối với quản lý nhà nước về nông thôn mới,
đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.
Những công trình nghiên cứu nói trên đã tập trung phân tích những vấn
đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn
và nông dân một cách khá rõ nét. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu
thực trạng và những tồn tại trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về XD
NTM và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về XD NTM
ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, từ đó xác định những khó khăn, hạn chế,
nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hơn hiệu quả quản lý nhà nước về XD NTM trên địa bàn, hướng tới
mục tiêu hoàn thành 100% số xã trong huyện đạt tiêu chí xã NTM, đồng thời
duy trì và nâng cao hơn các tiêu chí theo chuẩn NTM tại các xã đã đạt chuẩn
và được công nhận xã NTM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về XD NTM; làm rõ
những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm;
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về XD NTM ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đến
năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông
dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đánh giá hiệu
quả kinh tế, phát triển văn hóa xã hội từ mô hình xây dựng nông thôn mới ở
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Đối tượng khảo sát chủ yếu là các xã, thị trấn và các phòng ban, đơn vị
đã thực hiện việc và tham mưu chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung
Do hạn chế về mặt thời gian và tổng hợp số liệu nên đề tài tập trung
nghiên cứu thực trạng và giải pháp của phong trào xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
 Về Thời gian
Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu việc xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2015. Đề xuất phương hướng và giải
pháp giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
 Về Không gian
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp sau
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Phương pháp sử dụng tài liệu,
các bản báo cáo của các tác giả đã nghiên cứu, đã đánh giá. Phương pháp
phân tích tài liệu được sử dụng từ việc chọn đối tượng, thu thập những thông
tin cần thiết đến việc phân tích thông tin và dữ liệu thu thập được. Đề tài có
sử dụng một số tài liệu như sách, báo, tài liệu tuyên truyền, tạp chí mạng, các
trang web có liên quan đến lĩnh vực xây dựng nông thôn mới.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp tại địa bàn xây dựng nông
thôn mới tại huyện Sóc Sơn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về vấn
đề xây dựng nông thôn mới.
7
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu,
xử lý số liệu, phương pháp quy nạp... làm căn cứ phân tích thực trạng xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam từ khi có đường lối xây dựng nông thôn mới
và các vấn đề mang tính thời sự đang được toàn xã hội quan tâm. Trên cơ sở
đó nhằm chỉ rõ những vấn đề bức xúc đặt ra đối với quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa và hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
6. Những đóng góp về khoa học của đề tài
6.1. Về lý luận
Nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng nông
thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
6.2. Về thực tiễn
- Nghiên cứu chỉ ra những vấn đề cần được quan tâm giải quyết đối với
vấn đề xây dựng nông thôn mới.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên và những nhà
quản lý trong lĩnh vực phát triển và xây dựng nông thôn mới.
- Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây, luận văn có thể
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu thực tiễn về xây dựng nông thôn
mới ở thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn
gồm 03 chương
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về XD nông thôn mới.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
8
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp quản lý nhà nƣớc về xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai
đoạn 2016 - 2020.
9
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Các khái niệm nông thôn mới
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Theo nghĩa thông thường, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sử
dụng đất đai và sinh vật làm ra sản phẩm nông nghiệp. Cách định nghĩa này
chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, nền kinh tế càng
phát triển thì yêu cầu của xã hội với nông nghiệp càng cao. Nông nghiệp
không chỉ đơn thuần là sản xuất ra các sản phẩm tươi sống mà còn bao gồm
cả khâu chế biến, marketing và tiêu thụ nông sản. Do vậy, sản phẩm cuối
cùng của nông nghiệp không đơn thuần là nông sản mà thực phẩm nông sản.
Do đó, nông nghiệp cần được định nghĩa ở phạm vi rộng hơn. Nông nghiệp là
ngành sản xuất – kinh doanh làm ra thực phẩm nông sản, bao gồm cả sản
xuất nông nghiệp, chế biến, marketing và phân phối các thực phẩm nông sản.
Chủ thể của các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp là nông
dân. Theo nghĩa thông thường, nông dân là những người tham gia sản xuất
nông nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều nông dân, ngoài việc tham gia vào sản
xuất nông nghiệp vẫn tham gia vào các hoạt động kinh tế khác như sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ. Nông thôn càng phát
triển thì cơ cấu ngành nghề trong nông thôn càng đa dạng. Do đó, khái niệm
về nông dân cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nông dân là những người
dân sống ở nông thôn làm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
khác nhau tuỳ theo khả năng và lợi thế so sánh của họ.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
10
kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình
thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Khu vực của nền kinh tế mà trong đó các hoạt động sản xuất kinh
doanh nông nghiệp được tiến hành là nông thôn. Nông thôn là khu vực khác
với thành thị về không gian, hoạt động kinh tế, đặc điểm cộng đồng và sinh
thái. Nông thôn gắn liền với đời sống, tập tục và bản sắc văn hoá của một
cộng đồng. Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm cả các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, môi trường, văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và thể chế,
công nghiệp và hạ tầng cơ sở. Vì thế phát triển nông thôn phải bao gồm phát
triển cả kinh tế, xã hội, tổ chức và môi trường.
“Nông thôn” là một khái niệm thông dụng, nhưng có nội hàm rộng và
có thể khác nhau ở các Quốc gia.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Thế giới thì “Nông thôn là khu vực
mà ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp”.
Ở Việt Nam, theo quy định về hành chính và thống kê, thì nông thôn là
những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được quy
định là khu vực thành thị). Cho đến nay, nông thôn ở nước ta được hiểu là nơi
sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là
vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, trình độ
tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị.
Hiện nay, khái niệm về nông thôn đã được nêu rõ tại Thông tư số 54
ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: “Nông thôn
là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn,
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ:
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền
11
kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc
trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế
kinh tế... vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều
ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công
nghiệp, dịch vụ... trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành
kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm
nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể...
Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như:
vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả...
Nông thôn trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết
chế xã hội. Nông thôn thuộc một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu
tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của nông thôn
Nông thôn được xác định theo ba đặc trưng cơ bản sau
Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn con người sinh
sống chủ yếu ở đây là nông dân và còn một số đối tượng khác cùng sinh sống
như cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, thợ thủ công nghiệp,
buôn bán nhỏ, v.v...
Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trưng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất
nông nghiệp. Ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm:
dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp.
Về lối sống, văn hóa của từng loại tập quán: Nông thôn thường rất đặc
trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng, xã. Đặc trưng này bao gồm rất
nhiều khía cạnh như từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần,
phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân
12
số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,... đến hệ thống đường xá, năng lượng,
nhà ở,...
Đó là những đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diện
nông thôn. Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho
hệ thống xã hội nông thôn.
1.1.3. Vai trò của nông thôn
- Nhận thức rõ được vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn
luôn cung cấp lương thực thực phẩm và các nguyên liệu đảm bảo nhu cầu ăn,
mặc, ở cho toàn xã hội nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Việt Nam là nước
sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công
cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy một
phần lớn vào nông nghiệp. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông dân ta
thịnh thì nước ta thịnh”; “phải làm cho dân có mặc”. Người luôn nhắc nhở
phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trồng nhiều cây lương thực, hoa màu, phát
triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, gia cầm...
Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho
tiêu dùng của cả xã hội; là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu
vực thành thị hiện đại. Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai,
khoáng sản, động thực vật, rừng, biển nên sự phát triển bền vững nông thôn
có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác, sử
dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn đảm bảo cho sự
phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Vai trò của phát triển nông thôn
còn thể hiện trong việc gìn giữ và tô điểm cho môi trường sinh thái của con
người, tạo sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên và hình thành
những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng du lịch sinh thái đa
dạng và thanh bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người.
- Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp và đô thị.
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50900
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Giao Thông Đường Bộ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Giao Thông Đường BộLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Giao Thông Đường Bộ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Giao Thông Đường BộDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...freeloadtailieu
 

What's hot (20)

Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xãChính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Đề tài: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng năm 2016-2021
Đề tài: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng năm 2016-2021Đề tài: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng năm 2016-2021
Đề tài: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng năm 2016-2021
 
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánhBáo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Giao Thông Đường Bộ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Giao Thông Đường BộLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Giao Thông Đường Bộ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Giao Thông Đường Bộ
 
Đề tài: Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND phường
Đề tài: Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND phườngĐề tài: Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND phường
Đề tài: Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND phường
 
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh công ty GỖ
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh công ty GỖKế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh công ty GỖ
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh công ty GỖ
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSCĐề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
Kho tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chín...
 

Similar to Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...luanvantrust
 
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 

Similar to Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (20)

Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh LongĐề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 
Luận Văn Đào Tạo Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Thanh Hóa
Luận Văn Đào Tạo Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Thanh HóaLuận Văn Đào Tạo Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Thanh Hóa
Luận Văn Đào Tạo Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Thanh Hóa
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc NinhLuận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
 
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
 
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
 
Đề tài: Quản lý xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái NguyênLuận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

  • 1. BỘ GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ HỒNG PHƢỢNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG VĂN HIỀN HÀ NỘI – 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ Luận văn của một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2017 Tác giả Trần Thị Hồng Phƣợng
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp tại Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội, em luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện, các thầy cô trong Khoa Sau Đại học, các thầy cô trong các khoa thuộc Học viện. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin có lời cảm ơn trân trọng nhất gửi đến các thầy cô, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn TS. Phùng Văn Hiền, Trưởng phòng Đào tạo Tại chức - Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em nghiên cứu, hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các phòng, ban thuộc Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn; cảm ơn Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn; các cơ quan đơn vị, trường học thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; đặc biệt xin cảm ơn các đồng chí cán bộ, công chức đang công tác tại phòng Kinh tế, phòng Quản lý Đô thị, phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Văn phòng HĐND- UBND huyện, Văn phòng Huyện ủy Sóc Sơn đã nhiệt tình tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan chủ quản, bạn bè, đồng nghiệp và các học viên Lớp HC19.B8 - Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội đã ủng hộ, tạo điều kiện và cùng sát cánh tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện để tôi có thời gian học tập, nghiên cứu, hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viên Trần Thị Hồng Phƣợng
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ: Ban chỉ đạo BHYT: Bảo hiểm y tế BQL: Ban quản lý CDCCKT: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH – HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CTMTQG: Chương trình mục tiêu Quốc gia DN: Doanh nghiệp HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã KT-XH; Kinh tế, xã hội MTQG: Mục tiêu quốc gia MTTQ: Mặt trận Tổ quốc NNNDNT: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn NT: Nông thôn NTM: Nông thôn mới NXB: Nhà xuất bản TDTT: Thể dục thể thao TTCN: Tiểu thủ công nghiệp THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban nhân dân VAC: Vườn ao chuồng VACR: Vườn ao chuồng rừng XD: Xây dựng XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .......9 1.1. Các khái niệm nông thôn mới................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp, nông dân và nông thôn..........................9 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của nông thôn.......................................................11 1.1.3. Vai trò của nông thôn..........................................................................12 1.1.4. Nông thôn mới.........................................................................................14 1.2. Quản lý nhà nƣớc về nông thôn mới và XD NTM....................................23 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về nông thôn mới và XD NTM ........23 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ...............24 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ...................................................................................................................33 1.3. Kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội và bài học kinh nghiệm cho huyện Sóc Sơn trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay.................................................................................. 36 1.3.1. Kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới........................................................................................36 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn..............................................................................................43 Kết luận Chƣơng 1.................................................................................................44 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................................................................45 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội...45 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội..................................................................45
  • 6. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế......................................................................................46 2.2. Thực trạng về XD NTM của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015.......................................................................................................48 2.2.1. Hạ tầng kinh tế - xã hội.......................................................................48 2.2.2. Thực trạng kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất.............................59 2.2.3. Phát triển văn hóa - xã hội.....................................................................62 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015 ....................................... 66 2.3.1. Thực trạng về quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn.........................................................................................................66 2.3.2. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới............................................................................................................................69 2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn.........................................................................................................72 2.3.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng NTM ...............74 2.3.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm .......................78 2.3.6. Đánh giá chung về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015 .............79 Kết luận Chƣơng 2.................................................................................................88 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020 .............................................89 3.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới.............................. 89 3.1.1. Quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.....89 3.1.2. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới......................90 3.2 Mục tiêu và phƣơng hƣớng xây dựng nông thôn mới ......................... 92 3.2.1. Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới...............................92
  • 7. Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2016 đến 2020...92 3.2.2. Phương hướng xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn ..............93 3.2.3. Các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn...94 3.3. Giải pháp chủ yếu quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội............................................................... 96 3.3.1. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch XD NTM đã được phê duyệt..............................................................................................................................96 3.3.2. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn ........................................................................................98 3.3.3. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về xây dựng nông thôn mới.. 100 3.3.4. Tập trung huy động kinh phí của Nhà nước và xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn...................................................................................... 101 3.3.5. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hoá; tăng cường bảo vệ môi trường khu vực nông thôn .......................................................................... 105 3.3.6. Tiếp tục củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất........... 107 3.3.7. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình XD NTM và quản lý XD NTM .................................................. 108 3.4. Kiến nghị với thành phố Hà Nội ..............................................................112 Kết luận Chƣơng 3.............................................................................................. 114 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 118
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Số xã đạt các tiêu chí về giao thông........................................................49 Bảng 2.2 Số xã đạt các tiêu chí về thủy lợi..................................................... 52 Bảng 2.3 Số xã đạt các tiêu chí về điện nông thôn ......................................... 53 Bảng 2.4 Số xã đạt các tiêu chí về bưu điện ................................................... 58 Bảng 2.5 Số xã đạt các tiêu chí về nhà ở ........................................................ 59 Bảng 2.6 Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn 2010 - 2015 .................................... 60 Bảng 2.7 Công tác quy hoạch tại huyện Sóc Sơn ........................................... 67
  • 9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Tại hội nghị lần thứ 7 (tháng 7/2007), BCH TW Đảng khóa X đã nêu quan điểm: cần có bước phát triển mới về NNNDNT, trong đó chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hóa, bền vững; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội NT ổn định; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức thành nền tảng bền vững, bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN. XD NTM chính là giải pháp quan trọng thiết thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa X đã đề ra, tạo động lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. Từ đó nông nghiệp, nông thôn đã phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được tăng cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn; đời sống vật chất và tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; dân chủ ở cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
  • 10. 2 giữ vững. Tuy nhiên, nhiều kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế như: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt…còn thiếu và yếu kém; môi trường sinh thái ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, nhiều vấn đề mới đang phát sinh và tiềm ẩn; xã hội bức xúc cho môi trường nông thôn, chính những cái đó đòi hỏi phải tiến hành xây dựng nông thôn mới; từ đó xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới hiện nay là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và là nền tảng để xây dựng môi trường, cộng đồng dân cư, nông thôn một cách bền vững. Sóc Sơn là huyện nằm ở phía Bắc Thủ đô, có diện tích đất tự nhiên 30.551,3 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp 18.667,7 ha (đất sản xuất nông nghiệp 13.628,4 ha, đất lâm nghiệp 4.760,63 ha); với 67% người trong độ tuổi lao động làm trong nông nghiệp. Vì vậy mục tiêu của việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn 2030 của huyện Sóc Sơn là: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ. Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. An ninh trật tự được ổn định. Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và chế biến. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư…
  • 11. 3 Qua thực tiễn các năm trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã có nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý nhà nước và thực hiện. Từ việc nghiên cứu, tổ chức, thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn những năm qua, đặt ra vấn đề cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, do đó việc phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới đã, đang và sẽ là một đề tài được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Học viện Hành chính có “Giáo trình quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn” do PGS.TS Phạm Kim Giao chủ biên; nội dung chính là khái quát chung về QLNN đối với phát triển nông thôn, nông thôn là địa bàn để nông dân sinh sống và phát triển, là một bộ phận cấu thành xã hội, đặc biệt là đối với các Quốc gia có sản xuất nông nghiệp là nền tảng như Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của tác giả Nguyễn Hồng Văn năm 2013 với đề tài: “Những giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới”. Với mục đích đưa ra những giải pháp về quản lý nhà nước để phát triển kinh tế nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, làm cơ sở đưa ra các giải pháp về quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hành chính năm 2014 của Nguyễn Thị Thùy Linh với đề tài: “Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Ninh Bình”. Tác giả đã trình bày ngắn gọn những vấn đề về lý
  • 12. 4 luận xây dựng nông thôn mới, đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số tỉnh. Từ những lý luận chung về xây dựng NTM cũng như thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng NTM tại Ninh Bình, tác giả đã nêu được các giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng NTM tại tỉnh Ninh Bình nói riêng và đóng góp một phần vào việc quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở nước ta hiện nay nói chung. Đề tài cấp nhà nước: “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước” năm 2010 do PGS.TS Nguyễn Danh Sơn làm chủ nhiệm đã tập trung làm rõ vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong đời sống chính trị, đời sống kinh tế, đời sống xã hội, đời sống văn hóa khi đất nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới cao về chất, chuyển mạnh từ một xã hội nông nghiệp, nông dân sang một xã hội công nghiệp hiện đại gắn chặt với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời làm rõ mục tiêu, con đường phát triển nông thôn toàn diện, hài hòa theo hướng hiện đại, giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, thành thị và nông thôn ở nước ta hiện nay. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Thực trạng xây dựng nông thôn mới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước” năm 2013 của TS. Hoàng Sỹ Kim. Đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và làm rõ thực trạng của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam từ năm 2009 đến nay, tìm ra được những vấn đề cần phải giải quyết đối với quản lý nhà nước về nông thôn mới, đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra. Những công trình nghiên cứu nói trên đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân một cách khá rõ nét. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu thực trạng và những tồn tại trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • 13. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về XD NTM và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về XD NTM ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, từ đó xác định những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả quản lý nhà nước về XD NTM trên địa bàn, hướng tới mục tiêu hoàn thành 100% số xã trong huyện đạt tiêu chí xã NTM, đồng thời duy trì và nâng cao hơn các tiêu chí theo chuẩn NTM tại các xã đã đạt chuẩn và được công nhận xã NTM. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về XD NTM; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về XD NTM ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đến năm 2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đánh giá hiệu quả kinh tế, phát triển văn hóa xã hội từ mô hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Đối tượng khảo sát chủ yếu là các xã, thị trấn và các phòng ban, đơn vị đã thực hiện việc và tham mưu chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • 14. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Về nội dung Do hạn chế về mặt thời gian và tổng hợp số liệu nên đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp của phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.  Về Thời gian Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2015. Đề xuất phương hướng và giải pháp giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.  Về Không gian Nghiên cứu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp sau - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Phương pháp sử dụng tài liệu, các bản báo cáo của các tác giả đã nghiên cứu, đã đánh giá. Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng từ việc chọn đối tượng, thu thập những thông tin cần thiết đến việc phân tích thông tin và dữ liệu thu thập được. Đề tài có sử dụng một số tài liệu như sách, báo, tài liệu tuyên truyền, tạp chí mạng, các trang web có liên quan đến lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. - Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp tại địa bàn xây dựng nông thôn mới tại huyện Sóc Sơn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về vấn đề xây dựng nông thôn mới.
  • 15. 7 - Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lý số liệu, phương pháp quy nạp... làm căn cứ phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam từ khi có đường lối xây dựng nông thôn mới và các vấn đề mang tính thời sự đang được toàn xã hội quan tâm. Trên cơ sở đó nhằm chỉ rõ những vấn đề bức xúc đặt ra đối với quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. 6. Những đóng góp về khoa học của đề tài 6.1. Về lý luận Nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 6.2. Về thực tiễn - Nghiên cứu chỉ ra những vấn đề cần được quan tâm giải quyết đối với vấn đề xây dựng nông thôn mới. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên và những nhà quản lý trong lĩnh vực phát triển và xây dựng nông thôn mới. - Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 03 chương Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về XD nông thôn mới. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
  • 16. 8 Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
  • 17. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Các khái niệm nông thôn mới 1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Theo nghĩa thông thường, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sử dụng đất đai và sinh vật làm ra sản phẩm nông nghiệp. Cách định nghĩa này chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu của xã hội với nông nghiệp càng cao. Nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sản xuất ra các sản phẩm tươi sống mà còn bao gồm cả khâu chế biến, marketing và tiêu thụ nông sản. Do vậy, sản phẩm cuối cùng của nông nghiệp không đơn thuần là nông sản mà thực phẩm nông sản. Do đó, nông nghiệp cần được định nghĩa ở phạm vi rộng hơn. Nông nghiệp là ngành sản xuất – kinh doanh làm ra thực phẩm nông sản, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, chế biến, marketing và phân phối các thực phẩm nông sản. Chủ thể của các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp là nông dân. Theo nghĩa thông thường, nông dân là những người tham gia sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều nông dân, ngoài việc tham gia vào sản xuất nông nghiệp vẫn tham gia vào các hoạt động kinh tế khác như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ. Nông thôn càng phát triển thì cơ cấu ngành nghề trong nông thôn càng đa dạng. Do đó, khái niệm về nông dân cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nông dân là những người dân sống ở nông thôn làm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau tuỳ theo khả năng và lợi thế so sánh của họ. Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
  • 18. 10 kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. Khu vực của nền kinh tế mà trong đó các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp được tiến hành là nông thôn. Nông thôn là khu vực khác với thành thị về không gian, hoạt động kinh tế, đặc điểm cộng đồng và sinh thái. Nông thôn gắn liền với đời sống, tập tục và bản sắc văn hoá của một cộng đồng. Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và thể chế, công nghiệp và hạ tầng cơ sở. Vì thế phát triển nông thôn phải bao gồm phát triển cả kinh tế, xã hội, tổ chức và môi trường. “Nông thôn” là một khái niệm thông dụng, nhưng có nội hàm rộng và có thể khác nhau ở các Quốc gia. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Thế giới thì “Nông thôn là khu vực mà ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp”. Ở Việt Nam, theo quy định về hành chính và thống kê, thì nông thôn là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được quy định là khu vực thành thị). Cho đến nay, nông thôn ở nước ta được hiểu là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị. Hiện nay, khái niệm về nông thôn đã được nêu rõ tại Thông tư số 54 ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”. Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền
  • 19. 11 kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế... vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ... trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể... Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả... Nông thôn trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội. Nông thôn thuộc một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của nông thôn Nông thôn được xác định theo ba đặc trưng cơ bản sau Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn con người sinh sống chủ yếu ở đây là nông dân và còn một số đối tượng khác cùng sinh sống như cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v... Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trưng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Về lối sống, văn hóa của từng loại tập quán: Nông thôn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng, xã. Đặc trưng này bao gồm rất nhiều khía cạnh như từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân
  • 20. 12 số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,... đến hệ thống đường xá, năng lượng, nhà ở,... Đó là những đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diện nông thôn. Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hệ thống xã hội nông thôn. 1.1.3. Vai trò của nông thôn - Nhận thức rõ được vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn cung cấp lương thực thực phẩm và các nguyên liệu đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở cho toàn xã hội nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy một phần lớn vào nông nghiệp. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh”; “phải làm cho dân có mặc”. Người luôn nhắc nhở phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trồng nhiều cây lương thực, hoa màu, phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, gia cầm... Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội; là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu vực thành thị hiện đại. Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Vai trò của phát triển nông thôn còn thể hiện trong việc gìn giữ và tô điểm cho môi trường sinh thái của con người, tạo sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên và hình thành những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng du lịch sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người. - Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp và đô thị.
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50900 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562