SlideShare a Scribd company logo
1 of 164
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Vũ Thị Quỳnh Chi
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
SINH HỌC CỦA LOÀI Tacca vietnamensis VÀ
LOÀI Tacca chantrieri Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Vũ Thị Quỳnh Chi
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
SINH HỌC CỦA LOÀI Tacca vietnamensis VÀ
LOÀI Tacca chantrieri Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ
Mã số: 9.44.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Nguyễn Xuân Nhiệm
2. TS. Phạm Hải Yến
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Nhiệm và TS. Phạm Hải Yến. Các
số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Vũ Thị Quỳnh Chi
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Viện Hóa sinh
biển cùng tập thể cán bộ của Viện về sự quan tâm, ủng hộ to lớn và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa sinh biển,
đặc biệt là PGS. TS Phan Văn Kiệm về sự quan tâm giúp đỡ, với những lời khuyên
bổ ích và những góp ý quý báu trong việc thực hiện và hoàn thiện luận án.
Tôi xin cảm ơn, sự cảm phục và kính trọng nhất tới TS. Nguyễn Xuân Nhiệm
và TS. Phạm Hải Yến - những người Thầy đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động
viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Dược, Trường Đại học Quốc gia Chungnam
và Khoa Dược, Trường Đại học Wonkwang Hàn Quốc đã giúp đỡ tôi trong việc
đánh giá hoạt tính sinh học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới chỉ huy, lãnh đạo Trung tâm Quan trắc - Phân
tích Môi trường biển và các đồng nghiệp đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam
(NAFOSTED) đã tài trợ kinh phí theo mã số đề tài 104.01-2012.22.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình,
bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................V
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................VII
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................VIII
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................................3
1.1. Giới thiệu về chi Tacca .................................................................................................3
1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Tacca................................................................................................3
1.1.2. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Tacca.......................................4
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Tacca................................................6
1.1.3.1. Các hợp chất taccalonolide......................................................................................................6
1.1.3.2. Các hợp chất withanolide và withanolide glycoside .............................................................9
1.1.3.3. Các hợp chất cholestan glycoside..........................................................................................10
1.1.3.4. Các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside .............................................................12
1.1.3.5. Các hợp chất furostanol glycoside ........................................................................................13
1.1.3.6. Các hợp chất pregnane glycoside..........................................................................................15
1.1.3.7. Các hợp chất diaryl heptanoid và diaryl heptanoid glycoside...........................................17
1.1.3.8. Các hợp chất khác...................................................................................................................18
1.1.4. Hoạt tính sinh học của chi Tacca.............................................................................................20
1.1.4.1. Tác dụng hỗ trợ và điều trị ung thư.......................................................................................20
1.1.4.2. Hoạt tính kháng viêm..............................................................................................................21
1.1.4.3. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxi hóa và hạ huyết áp ..................................21
1.1.5. Tình hình nghiên cứu về chi Tacca ở Việt Nam ....................................................................22
1.2. Giới thiệu về loài Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri ......................................23
1.2.1. Loài Tacca vietnamensis............................................................................................................23
1.2.2. Loài Tacca chantrieri.................................................................................................................23
1.3. Giới thiệu về ung thư..................................................................................................24
1.3.1. Ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh.......................................................................24
1.3.1.1. Các đặc tính cơ bản của bệnh ung thư..................................................................................24
1.3.1.2. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư ..........................................................................27
1.3.2. Một số loại thuốc điều trị ung thư hiện nay có nguồn gốc từ tự nhiên ...............................29
1.4. Giới thiệu về kháng viêm............................................................................................31
1.4.1. Sơ lược về viêm...........................................................................................................................31
1.4.1.1. Giới thiệu về quá trình viêm...................................................................................................31
ii
1.4.1.2. Các giai đoạn của quá trình viêm..........................................................................................31
1.4.1.3. Các yếu tố tham gia quá trình viêm.......................................................................................32
1.4.2. Các thuốc kháng viêm................................................................................................................34
1.4.3. Một số sản phẩm từ tự nhiên có hoạt tính kháng viêm.........................................................35
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ..............................................................37
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................37
2.1.1. Loài Tacca vietnamensis Thin et Hoat ....................................................................................37
2.1.2. Loài Tacca chantrieri André.....................................................................................................37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................37
2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất.......................................................................................37
2.2.1.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC)...........................................................................................................37
2.2.1.2. Sắc ký cột (CC)........................................................................................................................37
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc...............................................................................................37
2.2.2.1. Phổ khối lượng (MS)...............................................................................................................38
2.2.2.2. Phổ khối lượng phân giải cao (HR-ESI-MS)........................................................................38
2.2.2.3. Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR) ...........................................................................................38
2.2.2.4. Phổ lưỡng sắc tròn (CD)........................................................................................................38
2.2.2.5. Điểm nóng chảy (Mp) .............................................................................................................38
2.2.2.6. Độ quay cực ([α])....................................................................................................................38
2.2.2.7. Phương pháp xác định đường................................................................................................38
2.2.3. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học..............................................................................39
2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư...................................................39
2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm.......................................................................41
2.3. Phân lập các hợp chất.................................................................................................43
2.3.1. Các hợp chất phân lập từ loài T. vietnamensis.......................................................................43
2.3.2. Các hợp chất phân lập từ loài T. chantrieri............................................................................46
2.4. Thông sô vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất đã phân lập được.......................48
2.4.1. Các thông số vật lý của các hợp chất phân lập được từ loài T. vietnamensis.....................48
2.4.1.1. Hợp chất TV1: Taccavietnamoside A (mới).........................................................................48
2.4.1.2. Hợp chất TV2: Taccavietnamoside B (mới).........................................................................48
2.4.1.3. Hợp chất TV3: Taccavietnamoside C (mới) ........................................................................48
2.4.1.4. Hợp chất TV4: Taccavietnamoside D (mới)........................................................................49
2.4.1.5. Hợp chất TV5: Taccavietnamoside E (mới).........................................................................49
2.4.1.6. Hợp chất TV6: (24S,25R)-spirost-5-en-3β,24-diol3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-
L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside...........................................................................49
iii
2.4.1.7. Hợp chất TV7: (24S,25R)-spirost-5-en-3β,24-diol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-
D-glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside...........................49
2.4.1.8. Hợp chất TV8: Chantrieroside A ..........................................................................................50
2.4.1.9. Hợp chất TV9: Plantagineoside A ........................................................................................50
2.4.2. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài T. chantrieri...........................51
2.4.2.1. Hợp chất TC1: Chantriolide D (mới) ...................................................................................51
2.4.2.2. Hợp chất TC2: Chantriolide E (mới)....................................................................................51
2.4.2.3. Hợp chất TC3: Chantriolide A ..............................................................................................51
2.4.2.4. Hợp chất TC4: Chantriolide B ..............................................................................................51
2.4.2.5. Hợp chất TC5: Chantriolide C..............................................................................................52
2.4.2.6. Hợp chất TC6: (3R,5R)-3,5-Dihydroxy-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)heptane ...............52
2.4.2.7. Hợp chất TC7: (3R,5R)-3,5-Dihydroxy-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-
glucopyranoside ....................................................................................................................................52
2.4.2.8. Hợp chất TC8: (3R,5R)-3,5-Dihydroxy-1,7-bis(4-hydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-
glucopyranoside ....................................................................................................................................53
2.4.2.9. Hợp chất TC9: (3R,5R)-3,5-Dihydroxy-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-7-(4-hydroxyphenyl)-
heptane 3-O-β-D-glucopyranoside......................................................................................................53
2.4.2.10. Hợp chất TC10: (6S,9R)-Roseoside....................................................................................54
2.4.2.11. Hợp chất TC11: 2-hydroxyphenol-1-O-β-D-glucopyranoside.........................................54
2.4.2.12. Hợp chất TC12: 1-O-syringoyl-β-D-glucopyranoside......................................................54
2.4.2.13. Hợp chất TC13: Benzyl-O-β-D-glucopyranosyl (1→6)-O-β-D-glucopyranoside..........55
2.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được...........................55
2.5.1. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ loài T. vietnamensis................55
2.5.2. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ loài T. chantrieri.....................57
2.5.3. Kết quả nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư các hợp chất phân lập được từ loài
T. chantrieri...........................................................................................................................................58
CHƯƠNG 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ...........................................................................60
3.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được.................................................60
3.1.1. Đặc trưng phổ của các hợp chất taccalonolide và withanolide ............................................62
3.1.2. Đặc trưng phổ của hợp chất spirostanol saponin...................................................................63
3.1.3. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài T. vietnamensis.......................64
3.1.3.1. Hợp chất TV1: Taccavietnamoside A...................................................................................64
3.1.3.2. Hợp chất TV2: Taccavietnamoside B...................................................................................71
3.1.3.3. Hợp chất TV3: Taccavietnamoside C...................................................................................78
3.1.3.4. Hợp chất TV4: Taccavietnamoside D...................................................................................85
iv
3.1.3.5. Hợp chất TV5: Taccavietnamoside E...................................................................................91
3.1.3.6. Hợp chất TV6: (24S,25R)-spirost-5-en-3β,24-diol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-
L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside...........................................................................98
3.1.3.7. Hợp chất TV7: (24S,25R)-24-hydroxyspirost-5-en-3β-yl-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)-
O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside..........101
3.1.3.8. Hợp chất TV8: Chantrieroside A ........................................................................................104
3.1.3.9. Hợp chất TV9: Plantagineoside A ......................................................................................107
3.1.4. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài T. chantrieri..........................108
3.1.4.1. Hợp chất TC1: Chantriolide D (mới) .................................................................................108
3.1.4.2. Hợp chất TC2: Chantriolide E (mới)..................................................................................115
3.1.4.3. Hợp chất TC3: Chantriolide A ............................................................................................121
3.1.4.4. Hợp chất TC4: Chantriolide B ............................................................................................123
3.1.4.5. Hợp chất TC5: Chantriolide C............................................................................................125
3.1.4.6. Hợp chất TC6: (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)heptane ..............127
3.1.4.7. Hợp chất TC7: 3,5-dihydroxy-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-
glucopyranoside ..................................................................................................................................128
3.1.4.8. Hợp chất TC8: 3,5-dihydroxy-1,7-bis(4-hydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-
glucopyranoside ..................................................................................................................................128
3.1.4.9. Hợp chất TC9: 3,5-dihydroxy-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-7-(4-hydroxyphenyl)-heptane 3-
O-β-D-glucopyranoside......................................................................................................................129
3.1.4.10. Hợp chất TC10: (6S,9R)-roseoside...................................................................................130
3.1.4.11. Hợp chất TC11: 2-hydroxyphenol-1-O-β-D-glucopyranoside.......................................132
3.1.4.12. Hợp chất TC12: 1-O-syringoyl-β-D-glucopyranoside....................................................133
3.1.4.13. Hợp chất TC13: Benzyl O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranoside........133
3.2. Hoạt tính của các hợp chất phân lập được.............................................................134
3.2.1. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được......................................................134
3.2.2. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập từ loài T. chantrieri..........136
KẾT LUẬN............................................................................................................138
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................142
PHỤ LỤC...............................................................................................................150
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải
13
C-NMR Carbon -13 nuclear magnetic
resonance spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
carbon 13
1
H-NMR Proton nuclear magnetic
resonance spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
proton
A-431 Epidemoid carcinoma cell Tế bào ung thư biểu mô
A-549 Lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi
BV2 Mouse microglial cell Tế bào tiểu thần kinh đệm
của chuột
CD Circular dichroism spectroscopy Phổ lưỡng sắc tròn
COSY 1
H-1
H- correlation spectroscopy Phổ 1
H-1
H COSY
COX Cyclooxygenase
CS Cell survival Sự sống sót của tế bào
DEPT Distortionless enhancement by
polarization transfer
Phổ DEPT
DMSO Dimethyl sulfoxide
EDTA Ethylene diamine tetracetic acid
EGTA Ethylene glycol-bis(β-
aminoethyl ether)-N,N,N',N'-
tetraacetic acid
ESI-MS Electrospray ionization mass
spectrum
Phổ khối lượng ion hóa phun
mù điện tử
FBS Fetal bovine serum Huyết thanh bò
GC Gas chromatography Sắc ký khí
Glc Glucose
G-CSF Granulocyte colony stimulating
factor
CM-CSF Granulocyte macrophage colony
stimulating factor
HeLa Human cervical cancer cell Tế bào ung thư cổ tử cung
HEK 293 Human embryonic kidney 293
cell
Tế bào thận phôi người
HepG2 Hepatocyte carcinoma cell Tế bào ung thư gan
HL-60 Human promyelocytic leukemia
cell
Tế bào ung thư máu người
HMBC Heteronuclear mutiple bond
correlation
Phổ tương tác dị hạt nhân
qua nhiều liên kết
HR-ESI-MS High resolution electrospray
ionization mass spectrum
Phổ khối lượng phân giải cao
phun mù điện tử
HSQC Heteronuclear single quantum
correlation
Phổ tương tác dị hạt nhân
qua 1 liên kết
IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối
tượng thử nghiệm
iNOS Inducible nitric oxide synthase Enzym tạo ra oxit nitơ từ
vi
amino L-arginine acid
KB Human epidemoid carcinoma Tế bào ung thư biểu mô
người
KH Kí hiệu
LPS Lipopolysaccharide
LU-1 Lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi
LD50 Lethal dose 50 Liều gây chết 50%
LNCaP Human prostatic carcinoma cell Tế bào ung thư tuyến tiền liệt
MCF-7 Human breast carcinomacell Tế bào ung thư vú người
MDA-MB-231 Metastatic breast cancer cell Tế bào ung thư vú người
MDA-MB-435 Human melanoma cell Tế bào ung thư vú ác tính
người
MIC Minimum inhibitory
concentration
Nồng độ ức chế tối thiểu
MTT 3-[4,5-dimethylthiazol-2-yl]-
2,5-Diphenyltetrazolium
bromide
NCI-H460 Human lung cancer cell Tế bào ung thư phổi người
NO Nitric oxide
NOESY Nuclear overhauser
enhancement spectroscopy
Phổ NOESY
NF-B Nuclear factor-kappa B Yếu tố nhân kappa B
NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory
drugs
Thuốc chống viêm không
steroid
OD Optical density Mật độ quang
PC-3 Prostate adenocarcinoma cell Tế bào ung thư tuyến tiền liệt
PARP Poly (ADP-ribose) polymerase Protein PARP
PPARs Peroxisomeproliferator-
activated receptors
Rha Rhamnose
RP18 Reversed-phase C18 Pha đảo C18
ROESY Rotating frame nuclear
overhauser effect spectroscopy
Phổ ROESY
SF-268 (CNS) Central nervous system cancer
cell
Tế bào ung thư hệ thần kinh
trung ương
SRB Sulforhodamine B
PG Prostaglandin
TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng
TLTK Tài liệu tham khảo
TMS Tetramethylsilane
TNF Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử khối u
TT Thứ tự
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam.............................................................3
Bảng 1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam.....................................................5
Bảng 1.3. Các hợp chất taccalonolide (1-32)từ chi Tacca..............................................................6
Bảng 1.4. Các hợp chất withanolide và withanolide glycoside (33-49).........................................9
Bảng 1.5. Các hợp chất cholestan glycoside (50-60)từ loài T. chantrieri..................................10
Bảng 1.6. Các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72)từ chi Tacca..................12
Bảng 1.7. Các hợp chất furostanol glycoside từ chi Tacca............................................................13
Bảng 1.8. Các hợp chất pregnane glycoside (86-92) từ chi Tacca...............................................15
Bảng 1.9. Các hợp chất diaryl heptanoid glycoside (93-104).......................................................17
Bảng 1.10. Các hợp chất khác từ chi Tacca (105-115)..................................................................18
Bảng 2.1.% Ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 được kích thích bởi LPS của các hợp
chất TV1-TV9 tại nồng độ 80 µM.....................................................................................................56
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 của các hợp
chất TV3-TV5.......................................................................................................................................56
Bảng 2.3. % Ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 được kích thích bởi LPS của các hợp
chất TC1-TC13 tại nồng độ 80 µM...................................................................................................57
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 của hợp chất
TC1 và TC2...........................................................................................................................................57
Bảng 2.5. Kết quả gây độc tế bào ung thư của các hợp chất tại nồng độ 100 µM.....................58
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất...............................59
Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV1 và hợp chất tham khảo......................................66
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV2 và hợp chất tham khảo......................................73
Bảng 3.3.Số liệu phổ NMR của hợp chất TV3 và hợp chất tham khảo.......................................79
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV4 và hợp chất tham khảo......................................87
Bảng 3.5.Số liệu phổ NMR của hợp chất TV5 và hợp chất tham khảo.......................................93
Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV6 và hợp chất tham khảo....................................100
Bảng 3.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV7 và hợp chất tham khảo....................................103
Bảng 3.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV8 và hợp chất tham khảo....................................105
Bảng 3.9. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC1 và hợp chất tham khảo....................................110
Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC2 và hợp chất tham khảo..................................116
Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC3 và hợp chất tham khảo..................................122
Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC4 và hợp chất tham khảo..................................124
Bảng 3.13. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC5 và hợp chất tham khảo..................................126
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Tacca ..............................................................................4
Hình 1.2. Ký hiệu viết tắt của các phần đường và nhóm thế............................................................7
Hình 1.3.Cấu trúc các hợp chất taccalonolide (1-32)từ chi Tacca................................................8
Hình 1.4. Cấu trúc của các withanolide và withanolide glycoside (33-49).................................10
Hình 1.5.Cấu trúc các hợp chất cholestan glycoside (50-60)từ loài T. chantrieri.....................11
Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72)..........................13
Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất furostanol glycoside (73-85)......................................................15
Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chất pregnane glycoside (86-92).......................................................16
Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất diaryl heptanoid và diaryl heptanoid glycoside
(93-104)................................................................................................................................................18
Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất khác (105-115)..........................................................................19
Hình 1.11. Chu kỳ tế bào.....................................................................................................................25
Hình 1.12. Quá trình phát triển tế bào ung thư................................................................................26
Hình 1.13. Cấu trúc một số hợp chất đã được dùng làm thuốc chống ung thư..........................30
Hình 1.14. Cấu trúc một số hợp chất có hoạt tính kháng viêm......................................................36
Hình 2.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài T. vietnamensis.....................................................45
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài T. chantrieri..........................................................47
Hình 3.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từloài T. vietnamensis.......................60
Hình 3.2. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ loài T. chantrieri...........................61
Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất TV1 và taccasuboside C (65)....................................64
Hình 3.4. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TV1.................................................................................65
Hình 3.5. Các tương tác HMBC và ROE chính của hợp chất TV1..............................................67
Hình 3.6. Phổ 1
H-NMR của hợp chất TV1......................................................................................68
Hình 3.7. Phổ 13
C-NMR của hợp chất TV1.....................................................................................68
Hình 3.8. Phổ DEPT của hợp chất TV1...........................................................................................69
Hình 3.9. Phổ HSQC của hợp chất TV1..........................................................................................69
Hình 3.10. Phổ HMBC của hợp chất TV1.......................................................................................70
Hình 3.11. Phổ ROESY của hợp chất TV1......................................................................................70
Hình 3.12. Cấu trúc hóa học TV2 và hợp chất tham khảo TV1...................................................71
Hình 3.13. Các tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất TV2.........................................72
Hình 3.14. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TV2...............................................................................74
Hình 3.15. Phổ 1
H-NMR của hợp chất TV2....................................................................................74
Hình 3.16. Phổ 13
C-NMR của hợp chất TV2...................................................................................75
Hình 3.17. Phổ DEPT của hợp chất TV2.........................................................................................75
ix
Hình 3.18. Phổ HSQC của hợp chất TV2........................................................................................76
Hình 3.19. Phổ HMBC của hợp chất TV2.......................................................................................76
Hình 3.20. Phổ COSY của hợp chất TV2.........................................................................................77
Hình 3.21. Phổ ROESY của hợp chất TV2......................................................................................77
Hình 3.22. Cấu trúc hóa học của TV3 và hợp chất tham khảo TV1............................................78
Hình 3.23. Các tương tác HMBC và ROE của hợp chất TV3......................................................80
Hình 3.24. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TV3...............................................................................81
Hình 3.25. Phổ 1
H-NMR của hợp chất TV3....................................................................................81
Hình 3.26. Phổ 13
C-NMR của hợp chất TV3...................................................................................82
Hình 3.27. Phổ DEPT của hợp chất TV3.........................................................................................82
Hình 3.28. Phổ HSQC của hợp chất TV3........................................................................................83
Hình 3.29. Phổ HMBC của hợp chất TV3.......................................................................................83
Hình 3.30. Phổ COSY của hợp chất TV3.........................................................................................84
Hình 3.31. Phổ ROESY của hợp chất TV3......................................................................................84
Hình 3.32. Cấu trúc hóa học của hợp chất TV4 và hợp chất tham khảo TV3...........................85
Hình 3.33. Các tương tác HMBC chính của hợp chất TV4..........................................................86
Hình 3.34. Phổ 1
H-NMR của hợp chất TV4....................................................................................88
Hình 3.35. Phổ 13
C-NMR của hợp chất TV4...................................................................................88
Hình 3.36. Phổ DEPT của hợp chất TV4.........................................................................................89
Hình 3.37. Phổ HSQC của hợp chất TV4........................................................................................89
Hình 3.38. Phổ HMBC của hợp chất TV4.......................................................................................90
Hình 3.39. Phổ NOESY của hợp chất TV4......................................................................................90
Hình 3.40. Cấu trúc hóa học của hợp chất TV5 và hợp chất tham khảo TV4...........................91
Hình 3.41.Các tương tác HMBC, COSY và ROE chính của hợp chất TV5...............................92
Hình 3.42. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TV5...............................................................................94
Hình 3.43. Phổ 1
H-NMR của hợp chất TV5....................................................................................94
Hình 3.44. Phổ 13
C-NMR của hợp chất TV5...................................................................................95
Hình 3.45. Phổ DEPT của hợp chất TV5.........................................................................................95
Hình 3.46. Phổ HSQC của hợp chất TV5........................................................................................96
Hình 3.47. Phổ HMBC của hợp chất TV5.......................................................................................96
Hình 3.48. Phổ COSY của hợp chất TV5.........................................................................................97
Hình 3.49. Phổ ROESY của hợp chất TV5......................................................................................97
Hình 3.50. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất TV6.......................98
Hình 3.51. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất TV7.....................101
Hình 3.52. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất TV8.....................104
x
Hình 3.53. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất TV9...107
Hình 3.54. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC1 và hợp chất taccalonolide M (13)................108
Hình 3.55. Các tương tác HMBC chính của hợp chất TC1........................................................110
Hình 3.56. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TC1.............................................................................111
Hình 3.57. Phổ 1
H-NMR của hợp chất TC1..................................................................................111
Hình 3.58. Phổ 13
C-NMR của hợp chất TC1.................................................................................112
Hình 3.59. Phổ DEPT của hợp chất TC1.......................................................................................112
Hình 3.60. Phổ HSQC của hợp chất TC1......................................................................................113
Hình 3.61. Phổ HMBC của hợp chất TC1.....................................................................................113
Hình 3.62. Phổ COSY của hợp chất TC1.......................................................................................114
Hình 3.63. Phổ ROESY của hợp chất TC1....................................................................................114
Hình 3.64. Cấu trúc hóa học của TC2 và hợp chất tham khảo plantagiolide I (46)................115
Hình 3.65. Các tương tác HMBC chính của hợp chất TC2........................................................116
Hình 3.66. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TC2.............................................................................117
Hình 3.67. Phổ 1
H-NMR của hợp chất TC2..................................................................................118
Hình 3.68. Phổ 13
C-NMR của hợp chất TC2.................................................................................118
Hình 3.69. Phổ DEPT của hợp chất TC2.......................................................................................119
Hình 3.70. Phổ HSQC của hợp chất TC2......................................................................................119
Hình 3.71. Phổ HMBC của hợp chất TC2.....................................................................................120
Hình 3.72. Phổ COSY của hợp chất TC2.......................................................................................120
Hình 3.73. Phổ ROESY của hợp chất TC2....................................................................................121
Hình 3.74. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất TC3.....................121
Hình 3.75. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC chính của hợp chất TC4............................123
Hình 3.76. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC chính của hợp chất TC5............................125
Hình 3.77. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC6............................................................................127
Hình 3.78. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC7............................................................................128
Hình 3.79. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC8............................................................................128
Hình 3.80. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC9............................................................................129
Hình 3.81. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC của hợp chất TC10....................................130
Hình 3.82. Phổ CD của hợp chất TC10 .........................................................................................132
Hình 3.83. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC11 và hợp chất tham khảo................................132
Hình 3.84. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC12.........................................................................133
Hình 3.85. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC13.........................................................................133
Hình 3.86. Hoạt tính ức chế NO trên dòng tế bào BV2 kích thích bởi LPS của hợp chất TV3-
TV5, TC1 và TC2...............................................................................................................................136
1
MỞ ĐẦU
Điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng và đa dạng giữa vùng miền, đã đem
lại cho đất nước Việt Nam một hệ sinh thái thực vật phong phú. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng là một trong những quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời sử dụng
nhiều loại thảo dược trong điều trị bệnh và tăng cường sức khoẻ. Theo các nhà khoa
học, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó, hơn 5.000 loài
được sử dụng làm dược liệu và thuốc chữa bệnh [1, 2]. Vai trò của nguồn tài
nguyên cây thuốc ngày càng được nâng cao do có tiềm năng to lớn trong việc
nghiên cứu phát triển các loại thuốc trong điều trị bệnh. Hướng nghiên cứu tìm
kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học từ các cây thuốc truyền thống đang là lĩnh
vực được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đó là những nghiên cứu cơ bản về xác định
thành phần hóa học và tìm ra hoạt chất thể hiện hoạt tính tác dụng chữa bệnh và
nâng cao sức khỏe con người. Cho đến nay, trên thế giới đã tìm ra nhiều hợp chất có
nguồn gốc tự nhiên sử dụng làm thuốc để điều trị và nâng cao sức khỏe. Paclitaxel
(taxol) từ cây Thông đỏ (Taxus brevifolia), vinblastine và vincristine từ cây Dừa cạn
(Catharanthus roseus) được sử dụng trong hóa trị, điều trị bệnh ung thư [3]. Ở Việt
Nam, từ kinh nghiệm chữa trị sốt rét trong đông y, hoạt chất artemisinin được chiết
xuất từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.) đã được sản xuất ở quy mô
công nghiệp cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, còn có rất
nhiều cây thuốc được sử dụng trong đông y và theo kinh nghiệm dân gian chữa các
bệnh như ung thư và các bệnh viêm nhiễm nhưng chưa được nghiên cứu một cách
khoa học để làm rõ công dụng và phát triển trở thành thuốc. Một số loài của chi
Tacca được sử dụng trong y học cổ truyền ở một số nước dùng làm thuốc chữa các
bệnh như viêm loét dạ dày, viêm ruột, viêm gan, v.v,..., là một trong những đối
tượng đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đã công bố nhiều công
trình nghiên cứu. Theo cơ sở dữ liệu Scifinder hiện có khoảng 60 công trình nghiên
cứu công bố về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 6 trong tổng số 17 loài
thuộc chi Tacca. Ở Việt Nam, đã thống kê được 6 loài thuộc chi Tacca. Loài Tacca
chantrieri đã được y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa thấp khớp. Rễ, củ loài
Tacca vietnamensis được dùng làm thuốc như Tacca chantrieri, lá được dân gian
dùng làm rau ăn. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
2
của các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ có 3 công trình
nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học [1, 4-6]. Chính vì vậy,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của loài Tacca vietnamensis và loài Tacca chantrieri ở Việt Nam”.
Mục tiêu của luận án:
Nghiên cứu thành phần hóa học chủ yếu của thân rễ hai loài Tacca
vietnamensis và Tacca chantrieri ở Việt Nam.
Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng viêm của các hợp chất
phân lập được để tìm kiếm hợp chất có hoạt tính sinh học.
Nội dung luận án bao gồm:
1. Phân lập các hợp chất từ thân rễ loài Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri
ở Việt Nam bằng các phương pháp sắc ký;
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các phương
pháp vật lý và hóa học;
3. Đánh giá hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ hai loài
Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri;
4. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được từ loài
Tacca chantrieri.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về chi Tacca
1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Tacca
Chi Tacca (Râu hùm) thuộc họ Taccaceae (Râu hùm), bộ Liliales (Hành), lớp
Liliopsida (Một lá mầm), ngành Magnoliophyta (Mộc lan) [1, 7].
Theo thống kê từ trang theplantlist.org, hiện có 17 loài thuộc chi Tacca trên
trên thế giới, bao gồm: T. ampliplacenta L. Zhang & Q.J.Li, T. ankaranensis Bard.-
Vauc. T. bibracteata Drenth, T. borneensis Ridl, T. celebica Koord, T.
chantrieri André, T. ebeltajae Drenth, T. integrifolia Ker Gawl., T.
lanceolata Spruce, T. leontopetaloides (L.) Kuntze, T. maculata Seem., T.
palmata Blume, T. palmatifida Baker, T. parkeri Seem, T. plantaginea (Hance)
Drenth, T. reducta P.C. Boyce & S. Julia và T. subflabellata P.P. Ling & C.T.
Ting.
Chi Tacca phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở các nước Đông Nam
Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, nhiều đảo trên Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương,… [1, 2, 8].
Ở Việt Nam, theo thống kê có 6 loài thuộc chi Tacca [1, 7]. Thông tin về các
loài được nêu trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam
TT Tên khoa học Tên thường gọi Phân bố
1 T. chantrieri André Râu hùm Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.
2 T. integrifolia Ker-Gawl. Ngải rợm Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà
Nội, Hòa Bình, Quảng Trị, Khánh
Hòa, Đồng Nai.
3 T. leontopetaloides (L.)
Kuntze
Huyền tinh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa -
Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang.
4 T. palmata Blume Nưa chân vịt Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.
5 T. plantaginea (Hance.)
Drenth
Hồi đầu Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội,
Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa.
6 T. vietnamensis Thin et
Hoat
Râu hùm lớn Hà Nội, Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam,
Ðà Nẵng.
4
Râu hùm (Tacca chantrieri) Râu hùm lớn (Tacca vietnamensis)
Huyền tinh (Tacca leontopetaloides) Nưa chân vịt (Tacca palmata)
Hồi đầu (Tacca plantaginea) Ngải rợm (Tacca integrifolia)
Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Tacca
Chi Tacca là loại cây thân thảo. Lá đơn, hình bầu dục thót, nhọn về phía chóp,
gốc hơi lệch, dài khoảng 25-65 cm, rộng 7-35 cm, lúc non có màu hơi tím lá già mặt
trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt. Cuống cụm hoa dài hơn cuống lá. Bao hoa
hình ống có nhiều thuỳ, nhị. Tán hoa có lá bắc tạo thành bao chung, các lá bắc con
dạng sợi dài. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng. Quả nạc có cánh, chứa nhiều
hạt [1].
1.1.2. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Tacca
Trên thế giới, một số loài thuộc chi Tacca được sử dụng trong y học cổ
truyền để điều trị các loại bệnh khác nhau. Ở Trung Quốc, loài T. chantrieri được sử
dụng để trị viêm loét dạ dày và tá tràng, viêm gan, huyết áp cao, bỏng lửa, lở ngứa.
5
Thân rễ loài T. plantaginea được dùng làm thuốc trị đau dạ dày, viêm ruột, lao phổi,
đòn ngã tổn thương, ung thũng. Loài T. integrifolia được dùng chữa viêm dạ dày và
hành tá tràng, viêm dạ dày mãn tính, sưng đau vòm họng; dùng ngoài để trị mụn
nhọt lở ngứa. Ở Ấn Độ, rễ củ của loài T. leontopetaloides thường được sử dụng để
chế biến món ăn và sử dụng làm thuốc trị lỵ. Ngoài ra, ở Nuven Caledoni, loài T.
leontopetaloides lại được dùng trị bệnh ngoài da và các vết rắn cắn. Ở Indonexia,
phần củ loài T. palmata được sử dụng để làm lành vết thương và đắp vào vết rắn cắn;
thân giã nát đắp vào rốn để trị đau dạ dày [1, 2, 7, 9].
Ở Việt Nam, theo thống kê các loài thuộc chi Tacca có tác dụng chữa một số
bệnh, ngoài ra một số loài còn được sử dụng làm rau ăn (Bảng 1.2) [1, 2, 7, 9].
Bảng 1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam
TT
Tên
khoa học
Tên
tiếng
Việt
Bộ
phận
sử
dụng
Tác dụng chữa bệnh theo kinh
nghiệm dân gian
1 T. chantrieri André Râu hùm Thân
rễ
Có vị cay đắng, tính mát; có tác dụng
thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm chỉ
thống, lương huyết tán ứ. Dùng ngoài
chữa thấp khớp.
2 T. integrifolia Ker-
Gawl
Ngải
rợm
Toàn
cây
Có vị đắng, tính mát; có tác dụng lý khí
chỉ thống, khư ứ sinh tân và tiết ngược.
Dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau
bụng kinh và tắc kinh.
3 T. leontopetaloides (L.)
Kuntze
Huyền
tinh
Toàn
cây
Vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi dạ
dày và chữa thương.
Bột củ Nếu chế biến kỹ dùng làm món ăn và
thích hợp với người bị bệnh lỵ. Cũng
dùng tốt cho người đi tiểu ra máu.
4 T. palmata Blume Nưa
chân vịt
Thân
rễ
Chữa điều hòa kinh nguyệt, giống Ngải
rợm.
5 T. plantaginea (Hance.)
Drenth
Hồi đầu Vị đắng, hơi the, tính bình, có tác dụng
bổ huyết, làm tan máu ứ, thông kinh bế,
tiêu viêm, điều hòa kinh nguyệt, giúp
tiêu hóa nhuận tràng, lợi mật.
Thường dùng chữa tiêu hóa kém, đau
bụng, vàng da do viêm gan siêu vi
trùng, ỉa chảy, thần kinh suy nhược,
huyết áp cao, đau dây thần kinh tọa,
thấp khớp.
6 T. vietnamensis Thin et
Hoat
Râu hùm
lớn
Thân
rễ
Có thể sử dụng như loài Râu hùm. Lá
có thể sử dụng làm rau ăn.
6
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Tacca
Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu
vực, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, đã có nhiều nghiên cứu về thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thuộc chi Tacca. Theo những công trình
đã được công bố cho thấy, thành phần hóa học của chi Tacca, bao gồm các nhóm
chất chính như: Taccalonolide, withanolide, withanolide glycoside, steroidal
glycoside, pregnane glycoside, spirostanol saponin, furostanol glycoside, phenolic
glycoside, steroidal saponin, sterol oligoglucoside, steroidal và diaryl heptanoid.
Đây là các chất thuộc các lớp chất sterol, terpen, flavon, .... trong đó lớp chất sterol
là lớp chất khá phổ biến trong các loài của chi Tacca đã được nghiên cứu.
Các nghiên cứu thành phần hóa học chủ yếu tập trung nhiều ở 5 loài: T.
chantrieri, T. integrifolia, T. leontopetaloide, T. plantaginea, và T. subflaellata.
Taccalonolide và spirostanol saponin được tìm thấy hầu hết ở các loài thuộc chi
Tacca. Withanolide và withanolide glycoside tìm thấy ở loài T. chantrieri và T.
plantaginea; furostanol glycoside được phân lập từ 3 loài T. chantrieri, T. integrifolia
và T. plantaginea; cholestan glycoside phát hiện có mặt ở loài T. chantrieri.
1.1.3.1. Các hợp chất taccalonolide
Theo các công trình đã công bố, có 32 hợp chất taccalonolide (1-32) đã phân
lập được từ các loài T. chantrieri, T. plantaginea, T. paxiana, T. paxiana và T.
subflabellata (xem Bảng 1.3, Hình 1.3).
Bảng 1.3. Các hợp chất taccalonolide (1-32) từ chi Tacca
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
1 Taccalonolide A Thân rễ T. plantaginea [8, 10, 11]
2 Taccalonolide B Thân rễ T. plantaginea [8, 10]
3 Taccalonolide C Thân rễ T. plantaginea [8, 12]
4 Taccalonolide D Thân rễ T. plantaginea [12]
5 Taccalonolide E Thân rễ T. plantaginea [8, 13]
6 Taccalonolide F Thân rễ T. plantaginea [13]
7 Taccalonolide G Thân rễ T. plantaginea [14]
8 Taccalonolide H Thân rễ T. plantaginea [14]
9 Taccalonolide I Thân rễ T. plantaginea [14]
10 Taccalonolide J Thân rễ T. plantaginea [14]
11 Taccalonolide K Thân rễ T. plantaginea [8, 14]
12 Taccalonolide L Thân rễ T. plantaginea [8, 15]
13 Taccalonolide M Thân rễ T. plantaginea [15]
14 Taccalonolide N Thân rễ T. chantrieri [2]
15 Taccalonolide O Thân rễ T. subflabellata [16, 17]
16 Taccalonolide P Thân rễ T. subflabellata [8, 16, 17]
7
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
17 Taccalonolide Q Thân rễ T. subflabellata [17]
18 Taccalonolide R Thân rễ T. paxiana, T. integrifolia [6, 8]
19 Taccalonolide S Thân rễ T. paxiana [6]
20 Taccalonolide T Thân rễ T. paxiana [6]
21 Taccalonolide U Thân rễ T. paxiana [6]
22 Taccalonolide V Thân rễ T. paxiana [6]
23 Taccalonolide W Thân rễ T. plantaginea [18]
24 Taccalonolide X Thân rễ T. plantaginea [18]
25 Taccalonolide Y Thân rễ T. plantaginea [8, 18]
26 Taccalonolide AT Thân rễ T. chantrieri [8]
27 Taccalonolide AU Thân rễ T. chantrieri [8]
28 Taccalonolide AV Thân rễ T. chantrieri [8]
29 Taccalonolide AW Thân rễ T. chantrieri [8]
30 Taccalonolide AX Thân rễ T. chantrieri [8]
31 Taccalonolide AY Thân rễ T. chantrieri [8]
32 Taccasuboside A Thân rễ T. subflabellata [19]
Hình 1.2. Ký hiệu viết tắt của các phần đường và nhóm thế
8
Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất taccalonolide (1-32) từ chi Tacca
9
1.1.3.2. Các hợp chất withanolide và withanolide glycoside
Từ hai loài T. chantrieri và T. plantaginea các nhà nghiên cứu đã phân lập được
17 hợp chất withanolide và withanolide glycoside (33-49) (Bảng 1.4 và Hình 1.4)
Bảng 1.4. Các hợp chất withanolide và withanolide glycoside (33-49)
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
33 Plantagiolide A Thân rễ T. plantaginea [11, 20]
34 Plantagiolide B Thân rễ T. plantaginea [20]
35 Plantagiolide C Thân rễ T. plantaginea [20]
36 Plantagiolide D Thân rễ T. plantaginea [20]
37 Plantagiolide E Thân rễ T. plantaginea [20]
38 Plantagiolide K Thân rễ T. plantaginea [11]
39 Plantagiolide L Thân rễ T. plantaginea [11]
40 Plantagiolide M Thân rễ T. plantaginea [11]
41 Chantriolide D Thân rễ T. chantrieri [8]
42 Chantriolide E Thân rễ T. chantrieri [8]
43 Chantriolide A Thân rễ T. chantrieri [21]
44 Chantriolide B Thân rễ T. chantrieri [21]
45 Chantriolide C Thân rễ T. chantrieri [22]
46 Plantagiolide I Thân rễ T. plantaginea [5]
47 Plantagiolide J Thân rễ T. plantaginea [5]
48 Plantagiolide N Thân rễ T. plantaginea [11]
49 (22R',24R',25S*)-3β-[(O-β-D-
glucopyranosyl-(14)-O-β-D-
glucopyranosyl-(12)-O-[β-D-
glucopyranosyl-(16)-β-D-
glucopyranosyl)oxy]-22-hydroxy ergost-5-
en-26-oic acid -lactone
Thân rễ T. chantrieri [23]
10
Hình 1.4. Cấu trúc của các withanolide và withanolide glycoside (33-49)
1.1.3.3. Các hợp chất cholestan glycoside
Các công trình đã công bố cho thấy, hợp chất cholestan glycoside được phân
lập duy nhất từ loài T. chantrieri. Theo các tài liệu có 11 hợp chất cholestan
glycoside được phân lập từ loài này (50-60) (Bảng 1.5, Hình 1.5).
Bảng 1.5. Các hợp chất cholestan glycoside (50-60) từ loài T. chantrieri
KH Tên chất Bộ phận TLTK
50 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D-
glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-O-
[O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl-
(1→6)]-β-D-glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D-
glucopyranoside
Thân rễ [24]
51 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D-
glucopyranosyl-(1→2)-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-
β-D-glucopyranosyl-(1→6)]-β-D-
glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D-
glucopyranoside
Thân rễ [24]
52 (24R,25S)-3β-hydroxyergost-5-en-26-yl O-β-D-
glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-O-
[O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl-
(1→6)]-β-D-glucopyranoside
Thân rễ [24]
11
KH Tên chất Bộ phận TLTK
53 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D-
glucopyranosyl-(1→2)-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→6)]-β-
D-glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D-
glucopyranoside
Thân rễ [24]
54 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-O-[O-β-D-
glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl-(1→6)]-β-D-
glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D-glucopyranside
Thân rễ [24]
55 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-O-[O-β-D-
glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl-(1→6)]-β-D-
glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D-
glucopyranoside
Thân rễ [24]
56 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D-
glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl)oxy]ergost-5-
en-3β-yl β-D-glucopyranoside
Thân rễ [24]
57 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(14)-O-β-D-
glucopyranosyl-(12)-O-[β-D-glucopyranosyl-(16)]- β-
D-glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl O-β-D-
glucopyranosyl-(14)-O-β-D-glucopyranosyl-(12)]-β-
D-glucopyranoside
Thân rễ [23]
58 Taccasteroside A Thân rễ [25]
59 Taccasteroside B Thân rễ [25]
60 Taccasteroside C Thân rễ [25]
Hình 1.5.Cấu trúc các hợp chất cholestan glycoside (50-60) từ loài T. chantrieri
12
1.1.3.4. Các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside
Có 12 hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72) đã được các nhà
khoa học phân lập và xác định cấu trúc từ loài T. chantrieri, T. leontopetaloide, T.
integrifolia, T. subflabellata và T. plantaginea (Bảng 1.6, Hình 1.6).
Bảng 1.6. Các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72) từ chi Tacca
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
61 Diosgenin Lá T. leontopetaloide,
T. subflabellata
[26]
62 Isonarthogenin Lá T. leontopetaloide [26]
63 Isonuatigenin Lá T. leontopetaloide [26]
64 Taccasuboside B Cả cây T. subflabellata [19]
65 Taccasuboside C Cả cây T. subflabellata [19]
66 (3β,25R)-spirost-5-en-3-yl α-L-
rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-
glucopyranosyl-(1→4)-α-L-
rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. integrifolia [27]
67 Chantrieroside A Thân rễ T. chantrieri
T. integrifolia
[22],
[27]
68 Taccaoside C Cả cây T. plantaginea [28]
69 (24S,25R)-24-hydroxyspirost-
5-en-3β-yl O--L-
rhamnopyranosyl-(12)-O-[--
L-rhamnopyranosyl-(13)]-β-
D-glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [29]
70 (25S)-spirost-5-en-3β-yl O--
L-rhamnopyranosyl-(12)-O-
[O-β-D-glucopyranosyl-(14)-
-L-rhamnopyranosyl-(13)]-
β-D-glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [29]
71 (24S,25R)-24-hydroxyspirost-5-
en-3β-yl O--L-
rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-
β-D-glucopyranosyl-(14)--L-
rhamnopyranosyl-(13)]-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [29]
72 (25S)-spirost-5-en-3β-yl O-β-D-
glucopyranosyl-(14)-O--L-
rhamnopyranosyl-(13)-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [29]
13
Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72)
1.1.3.5. Các hợp chất furostanol glycoside
Theo các công trình công bố, có 13 hợp chất furostanol glycoside được phân
lập từ 4 loài T. chantrieri, T. integrifolia và T. plantaginea, T. subflabellata (73-85)
(Bảng 1.7, Hình 1.7).
Bảng 1.7. Các hợp chất furostanol glycoside từ chi Tacca
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
73 (3β,22R,25R)-26-[(β-D-
glucopyranosyl)oxy]-22-
hydroxyfurost-5-en-3-yl α-L-
rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-L-
rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. integrifolia [27]
74 (3β,22R,25R)-26-(β-D-
glucopyranosyloxy)-22-hydroxyfurost-
5-en-3-yl α-L-rhamnopyranosyl-
(1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→4)-α-
L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. integrifolia [27]
75 Taccaoside A Thân rễ T. plantaginea [30]
76 Taccaoside B Thân rễ T. plantaginea [30]
77 Taccaoside D Thân rễ T. plantaginea
T. subflabellata
[19,
28]
14
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
78 (20S,22Z,25)-26-[(β-D-
glucopyranosyl)oxy]-20-
hydroxyfurosta-5,22-dien-3β-yl O-β-D-
glucopyranosyl-(14)--L-
rhamnopyranosyl-(13)-O-[-L-
rhamnopyranosyl-(12)]-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [23]
79 (20S,22Z,2)-26-[(β-D-
glucopyranosyl)oxy]-20-
hydroxyfurosta-5,22-dien-3β-yl O--L-
rhamnopyranosyl-(12)-O-[-L-
rhamnopyranosyl-(13)]- β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [23]
80 (25S)-26-[(β-D-glucopyranosyl)oxy]-
22β-methoxyfurost-5-en-3β-yl O-α-L-
rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-β-D-
glucopyranosyl-(14)-α-L-
rhamnopyranosyl-(13)]-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [31]
81 (25S)-26-[(β-D-glucopyranosyl)oxy]-
22β-methoxyfurost-5-en-3β-yl O-α-L-
rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-β-D-
glucopyranosyl-(14)-α-L-
rhamnopyranosyl-(13)]-6-O-acetyl-
β-D-glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [31]
82 (25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-
(16)-β-D-glucopyranosyl)oxy]-22β-
methoxyfurost-5-en-3β-yl O-α-L-
rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-α-D-
glucopyranosyl-(14)- α-L-
rhamnopyranosyl-(13)]-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [31]
83 (25S)-26-[(β-D-
glucopyranosyl)oxy]furosta-5,20(22)-
dien-3β-yl O-α-L-rhamnopyranosyl-
(12)-O-[O-β-D-glucopyranosyl-
(14)-α-L-rhamnopyranosyl-(13)]-
β-D-glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [31]
84 (25S)-26-[(β-D-glucopyranosyl)oxy]-
22β-methoxyfurosta-5,20(22)-dien-3β-
yl O-α-L-rhamnopyranosyl-(12)-O-
[O-β-D-glucopyranosyl-(14)-α-L-
rhamnopyranosyl-(13)]-6-O-acetyl-
β-D-glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [31]
85 (25S)-26-[(β-D-
glucopyranosyl)oxy]furosta-5,20(22)-
dien-3β-ylO-α-L-rhamnopyranosyl-
(12)-O-[α-L-rharnnopyranosyl-
(13)]-β-D-glucopyranoside.
Thân rễ T. chantrieri [32]
15
Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất furostanol glycoside (73-85)
1.1.3.6. Các hợp chất pregnane glycoside
Hợp chất pregnane glycoside cũng được tìm thấy trong một số loài thuộc chi
Tacca như T. chantrieri, T. integrifolia, T. leontopetaloide và T. subflabellata. Có 7
hợp chất pregnane glycoside được phân lập từ các loài trên (86-92) (Bảng 1.8, Hình
1.8).
Bảng 1.8. Các hợp chất pregnane glycoside (86-92) từ chi Tacca
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
86 (3β,16β)-3-{[6-deoxy-α-L-
rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-L-
rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-
glucopyranosyl]oxy}-20-
oxopregn-5-en-16-yl (4R)-5-(β-
D-glucopyranosyloxy)-4-
methylpentanoate
Thân rễ T. integrifolia [27]
87 16β-[[(4S)-5-(β-D- Thân rễ T. chantrieri [31]
16
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
glucopyranosyloxy)-4-methyl-1-
oxopentyl]oxy]-3β-[(O-α-L-
rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-
β-D-glucopyranosyl-(14)-α-L-
rhamnopyranosyl-(13)]-β-D-
glucopyranosyl)oxy]pregn-5-en-
20-one
88 3β-[(O-α-L-rhamnopyranosyl-
(12)-O-[O-β-D-
glucopyranosyl-(14)-α-L-
rhamnopyranosyl-(13)]-β-D-
glucopyranosyl)oxy]pregna-
5,16-dien-20-one
Thân rễ T. chantrieri [31]
89 Taccasuboside D Cả cây T. subflabellata [19]
90 16β-[[(4S)-5-(β-D-
glucopyranosyloxy)-4-methyl-1-
oxopentyl]oxy]-3β-[(O-α-L-
rhamnopyranosyl-(1→2)-O-[α-L-
rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-
glucopyranosyl)oxy]pregn-5-en-
20-one
Thân rễ T. chantrieri [32]
91 Nuatigenin Lá T. leontopetaloide [26]
92 Taccagenin Lá T. leontopetaloide [33]
Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chất pregnane glycoside (86-92)
17
1.1.3.7. Các hợp chất diaryl heptanoid và diaryl heptanoid glycoside
Theo các công trình công bố đã có 12 hợp chất diaryl heptanoid và diaryl
heptanoid glycoside được phân lập từ loài T. chantrieri và T. plantaginea (93-104)
(Bảng 1.9, Hình 1.9).
Bảng 1.9. Các hợp chất diaryl heptanoid glycoside (93-104)
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
93 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(3,4-
dihydroxyphenyl)-7-(4-
hydroxyphenyl) heptane
Thân rễ T. chantrieri [34]
94 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis-
(3,4-dihydroxyphenyl) heptane
Thân rễ T. chantrieri [34]
95 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(3,4-
dihydroxyphenyl)-7-(4-
hydroxyphenyl)-heptane 3-O-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [34]
96 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(4-
hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-(4-
hydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [34]
97 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(3,4-
dihydroxyphenyl) heptane 3-O-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [34]
98 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(4-
hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-(3,4-
dihydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-
glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [34]
99 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(4-
hydroxy-3-methoxyphenyl)-
heptane 3-O-β-D-glucopyranoside
Thân rễ T. chantrieri [34]
100 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(4-
hydroxyphenyl) heptane 3-O-β-D-
glucopyranoside.
Thân rễ T. chantrieri [34]
101 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(3,4-
dihydroxyphenyl)-7-(4-
hydroxyphenyl) heptane 5-O-β-D-
glucopyranoside.
Thân rễ T. chantrieri [34]
102 Plantagineoside A Thân rễ T. plantaginea [4]
103 Plantagineoside B Thân rễ T. plantaginea [4]
104 Plantagineoside C Thân rễ T. plantaginea [4]
18
Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất diaryl heptanoid và diaryl heptanoid glycoside (93-104)
1.1.3.8. Các hợp chất khác
Ngoài các chất đã nêu trên, từ một số loài chi Tacca còn phân lập được 11
hợp chất: Evelynin A, taccabulin A-E, evelynin B, evelynin, 4-[6-O-(4-hydroxy-
3,5-dimethoxybenzoyl)-β-D-glucopyranosyloxy]-3-methoxybenzoic acid, roseoside
và gusanlungionoside D (105-115) (Bảng 1.10, Hình 1.10).
Bảng 1.10. Các hợp chất khác từ chi Tacca (105-115)
KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK
105 Evelynin A Thân rễ
T. chantrieri
T. integrifolia
[35]
106 Taccabulin A
107 Taccabulin B
108 Taccabulin C
109 Taccabulin D
110 Taccabulin E
111 Evelynin B
112 Evelynin Cả cây T. chantrieri [36]
113 4-[6-O-(4-hydroxy-3,5-
dimethoxybenzoyl)-β-D-
glucopyranosyloxy]-3-
methoxybenzoic acid (5)
Thân rễ T. chantrieri [23]
114 Roseoside Cả cây T. plantaginea [36]
115 Gusanlungionoside D Cả cây T. plantaginea [36]
19
Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất khác (105-115)
Như vậy:
Đến nay đã có khoảng 35 bài báo đã công bố về thành phần hóa học các loài
thuộc chi Tacca. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy thành phần hoá học của chi
Tacca rất đa dạng và phong phú. Nhiều hợp chất mới, có cấu trúc đặc trưng của các
loài thuộc chi Tacca như một số hợp chất taccalonolide, withanolide và withanolide
glycoside. Điều này góp phần tạo cơ sở khoa học lý giải công dụng chữa bệnh theo
y học cổ truyền ở Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia khác.
20
1.1.4. Hoạt tính sinh học của chi Tacca
1.1.4.1. Tác dụng hỗ trợ và điều trị ung thư
Hoạt tính sinh học của một số hợp chất được phân lập từ các loài thuộc chi
Tacca có hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro trên các dòng tế bào ung thư máu
(HL-60), ung thư gan (SMMC-7721), ung thư phổi (A549), ung thư vú (MCF-7),
ung thư cổ tử cung (Hela). Một số hợp chất taccalonolide phân lập được từ chi
Tacca thể hiện hoạt tính ổn định vi ống giống như paclitaxel, một chất làm thuốc
điều trị ung thư phổ biến hiện nay. Đây là đặc điểm nổi bật có ý nghĩa trong y học
của chi Tacca [27, 29, 34, 36].
Akihito Yokosuka và các cộng sự đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung
thư của các hợp chất phân lập từ loài T. chantrieri. Kết quả thử nghiệm cho thấy
hợp chất spirostanol glycoside (69 và 70) gây độc trên dòng tế bào ung thư HL-60
với giá trị IC50 lần lượt là 2,1 µM và 1,8 µM [29]. Hai diaryl heptanoid (93 và 94)
và bốn diaryl heptanoid glycoside (95, 97, 98 và 101) được phân lập từ loài T.
chantrieri có hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư HL-60 mạnh với giá trị IC50
trong khoảng 1,8-6,4 µg/mL [34]. Một công bố khác cho thấy hợp chất evelynin
(112) phân lập từ T. chantrieri thể hiện độc tính trên 4 dòng tế bào, bao gồm ung
thư vú MDA-MB-43 và MDA-MB-231, PC-3 và ung thư cổ tử cung HeLa, với giá
trị IC50 tương ứng là 4,1, 3,9, 4,7 và 6,3 µM [36].
Các hợp chất taccasuboside A-D (32, 64, 65 và 89), taccasuboside C(65) và
taccaoside D (77) từ loài T. subflabellata đã được đánh giá tác dụng gây độc trên 5
dòng tế bào ung thư HL-60, SMMC-7721, A549, MCF-7, và SW480. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hợp chất taccaoside D (77) thể hiện hoạt tính trên cả 5 dòng tế
bào trên với giá trị IC50 lần lượt là: 4,63, 4,43, 3,00, 11,13 và 2,68 µM; hợp chất
taccasuboside C có khả năng gây độc trên 5 dòng tế bào với giá trị IC50 tương ứng
là 18,18, 25,08, 17,32, 18,14 và 15,73 µM [25].
Một số chất được đánh giá có hoạt tính gây độc trên các dòng tế bào ung thư
HepG2 và HEK293: Plantagiolide A (33) gây độc với dòng tế bào ung thư HEK293
với giá trị IC50 là 14,0 µM; tacclonolide A (1) gây độc trên cả hai dòng tế bào ung
thư HepG2 và HEK293 với giá trị IC50 lần lượt là 13,2 và 16,3 µM [11].
Một số hợp chất phân lập từ loài này đã được công bố có hoạt tính gây độc tế
bào ung thư HeLa. Cụ thể khi hợp chất taccasuboside C (65) có hoạt tính gây độc
21
trên dòng tế bào HeLa với giá trị IC50 là 1,2 µM. Hợp chất taccaoside D (77) có giá
trị IC50 là 1,5 µM. Hợp chất chantrieroside A (67), (25S)-26-[(O-β-D-
glucopyranosyl-(16)-β-D-glucopyranosyl)oxy]-22β-methoxyfurost-5-en-3β-yl O-
α-L-rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-α-D-glucopyranosyl-(14)-α-L-
rhamnopyranosyl-(13)]-β-D-glucopyranoside (82) và (3β,22R,25R)-26-(β-D-
glucopyranosyloxy)-22-hydroxyfurost-5-en-3-yl α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-
glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside (74)
gây độc tế bào ung thư HeLa với giá trị IC50 tương ứng là 3,0, 3,5 và 4,0 µM [27].
Các vi ống tham gia vào chu trình tế bào, cụ thể là phân chia các nhiễm sắc
thể về 2 cực của tế bào trong nguyên phân và giảm phân. Các vi ống đóng vai trò
đích quan trọng trong việc phát hiện ra các thuốc điều trị ung thư. Paclitaxel một
hợp chất có nguồn gốc từ thực vật làm ổn định các vi ống là một trong những loại
thuốc đang sử dụng phổ biến hiện nay để điều trị các bệnh nhân ung thư. Các hợp
chất taccalonolide được phân lập từ các loài thuộc chi Tacca là một lớp chất mới
cũng có tác dụng ổn định vi ống [2]. Hợp chất taccasuboside C (65) được Htay Htay
Shwe và các cộng sự phân lập từ loài T. integrifolia đánh giá có hoạt tính ổn định vi
ống trên thử nghiệm in vitro [27].
1.1.4.2. Hoạt tính kháng viêm
Nghiên cứu về hoạt tính kháng viêm thông qua đánh giá khả năng ức chế
hoạt động phiên mã NF-κB của một số hợp chất phân lập từ tự nhiên. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, một số hợp chất phân lập từ loài T. plantaginea có tác dụng ức
chế đáng kể hoạt động phiên mã NF-κB gây bởi TNF-α trên dòng tế bào ung thư
gan HepG2 bao gồm 4 hợp chất diarylheptanoid glycoside: (95), (97), (100) và
plantagineoside C (104) với giá trị IC50 trong khoảng 0,9 đến 9,4 µM [4, 5]. Hợp
chất chantriolide A (43), là một withanolide glycoside, thể hiện hoạt tính ức chế
hoạt động phiên mã NF-κB gây ra bởi TNF-α trung bình trên dòng tế bào HepG2
với IC50 giá trị 9,0 µM [4, 5].
1.1.4.3. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxi hóa và hạ huyết áp
Nghiên cứu công bố năm 1988 cho thấy hợp chất 1 có tác dụng diệt loài vi
khuẩn Plasmodium berghai [10]. Nghiên cứu của Lerluck cho biết dịch chiết thân rễ
loài T. chantrieri thể hiện hoạt tính thu dọn gốc tự do in vitro DPPH mạnh với giá
trị EC50 là 10,2 µg/ml [37]. Nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn loài T.
22
leontopetaloides, Habila và cộng sự đã phát hiện dịch chiết loài này thể hiện khả
năng ức chế sự phát triển 7 loại vi khuẩn và nấm: Staphylococcus aureus,
Streptococcus pyogene, Salmonella typhi, Escherichia coli, Shigellia dysenteriae,
Proteus vulgaris và Candida albicans ở mức độ trung bình [38].
Tiamjan đã tiến hành nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của các dịch chiết
tổng ethanol và dịch chiết phân đoạn butanol của thân rễ loài T. chantrieri. Kết quả
cho thấy dịch chiết tổng ethanol và dịch chiết phân đoạn butanol đều gây ra sự suy
giảm lực và tốc độ của các cơn co thắt trong tâm nhĩ chuột bị cô lập và có tác dụng
hạ huyết áp của chuột ở mức liều 5 mg/kg dịch chiết [39].
Như vậy:
Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Tacca cho thấy các loài trong
chi này thể hiện nhiều hoạt tính thú vị như gây độc tế bào ung thư, chống oxi hóa,
hạ đường huyết, ... Những kết quả này góp phần định hướng quan trọng trong việc
tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về hoạt tính sinh học các loài thuộc chi Tacca.
1.1.5. Tình hình nghiên cứu về chi Tacca ở Việt Nam
Theo các tài liệu đã công bố, chi Tacca ở Việt Nam có hai loài là T. chantrieri
và T. plantaginea đã được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học.
Trong công bố năm 2003, GS. Trần Văn Sung và cộng sự đã phân lập từ loài T.
chantrieri 10 hợp chất trong đó có 5 hợp chất mới là taccalonolide R-V (17-21), và 5
hợp chất đã biết taccalonolide A (1), taccalonolide B (2), taccalonolide E (5),
taccalonolide K (11), và taccalonolide N (14) [6].
Năm 2012, tác giả Trần Hồng Quang và cộng sự đã công bố 16 hợp chất
được phân lập từ loài T. plantaginea trong đó có 5 hợp chất mới bao gồm, hai hợp
chất withanolide glucoside: Plantagiolide I (46), plantagiolide J (47) và ba hợp chất
diarylheptanoid glycoside: Plantagineoside A (102), plantagineoside B (103),
plantagineoside C (104). Tác giả cũng đã công bố các nghiên cứu về một số hoạt
tính một số hợp chất phân lập được từ T. plantaginea bao gồm hoạt tính kháng viêm
ức chế hoạt động phiên mã NF-κB [4, 5].
Như vậy, ở Việt Nam mới có 03 công bố về thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học của 2 loài trong số 6 loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam bao gồm: 1 công bố
về thành phần hóa học loài T. chantrieri và 2 công bố về thành phần hóa học và
hoạt tính kháng viêm loài T. plantaginea.
23
1.2. Giới thiệu về loài Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri
1.2.1. Loài Tacca vietnamensis
Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Tacca vietnamensis Thin et Hoat.
Tên thường gọi: Râu hùm lớn
Chi: Tacca
Họ: Taccaceae
Đặc điểm mô tả
Cây thân thảo có thân củ hình trụ hơi cong khi lên khỏi mặt đất, dài khoảng 20-
25 cm hay hơn, đường kính 3-4,5 cm. Lá đơn, hình bầu dục thót, nhọn về phía chóp,
gốc hơi lệch, dài 25-65 cm, rộng 12-35 cm, lúc non có màu hơi tím. Cuống cụm hoa
dài hơn cuống lá, có màu lục nhạt, hơi hồng dài 40-45 cm. Tán hoa có lá bắc tạo thành
bao chung; 2 cái ngoài hình bầu dục, hình mác hay hình trứng nhọn đầu, 2 cái trong rất
lớn, mỏng dạng màng, hình thận hay hình quạt lệch, đỉnh tròn hay tù, có màu hồng tím;
các lá bắc con dạng sợi dài 15-25 cm, màu hồng nhạt; mỗi tán có 4-6 hoa. Quả nạc có
cánh, dài cỡ 5 cm, đường kính 3 cm, chứa nhiều hạt hình thận, màu nâu đen [1].
Phân bố
Loài T. vietnamensis ưa sống nơi ẩm và ít nắng, mọc phổ biến dưới tán cây
rừng trong các khu rừng ẩm, dọc theo các khe suối, thung lũng, núi đất cũng như
núi đá vôi ở miền Bắc: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội
(Ba Vì); và miền Trung: Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam [1].
Công dụng
Lá có thể sử dụng làm rau ăn, củ được dùng chữa bệnh như T. chantrieri [1].
1.2.2. Loài Tacca chantrieri
Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Tacca chantrieri André.
Tên thường gọi: Râu hùm
Chi: Tacca
Họ: Taccaceae
Đặc điểm mô tả
Loài T. chantrieri là một loài thực vật có hoa trong họ Taccaceae. Là cây
thảo sống lâu năm, cao 50-80 cm. Thân bò dài, có nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân
24
rễ, có phiến hình trái xoan nhọn, dài 25-60 cm, rộng 7-20 cm, màu lục bóng, mép
nguyên lượn sóng, cuống lá dài 10-30 cm. Hoa màu tím đen mọc tụ họp thành tán
trên một cán thẳng hay cong dài 10-15 cm; bao chung của tán có 4 lá bắc màu tím
nâu, các lá bắc ngoài hình trái xoan, nhọn mũi, các lá bắc trong hình trái xoan,
thuôn nhọn ở gốc, các sợi bất thụ dài tới 25 cm. Hoa có cuống đài, 6 nhị, bầu dưới
có lối đính noãn bên. Quả không tự mở; hạt có 3 cạnh, màu đỏ tím [1].
Phân bố
Loài T. chantrieri mọc hoang ở ven suối và rừng ẩm các tỉnh Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, ...
Công dụng
Thân rễ có vị cay đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm
chỉ thống, lương huyết, tán ứ. Thân rễ loài này được đắp ngoài da để điều trị bệnh
thấp khớp. Ở Trung Quốc, cây được dùng để chữa viêm loét dạ dày và hành tá
tràng, viêm gan, huyết áp cao, bỏng lửa, lở ngứa [1].
Từ tổng quan tài liệu trong nước và trên thế giới cho thấy loài T. chantrieri là
loài có phân bố phổ biến ở các nước Đông Nam Á và đã có nhiều nhà khoa học ở
các nước công bố các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
loài này tại nước bản địa. Ở Việt Nam, nghiên cứu về loài T. chantrieri còn rất hạn
chế, mới nghiên cứu ở góc độ thành phần hóa học chưa có nghiên cứu nào về hoạt
tính sinh học.
Như vậy, căn cứ trên những ứng dụng trong y học cổ truyền và những nghiên
cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học đã được công bố. Hướng nghiên
cứu về hoạt tính của các chất phân lập từ hai loài T. vietnamensis và T. chantrieri
được lựa chọn là nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư và hoạt tính kháng
viêm góp phần làm sáng tỏ về những ứng dụng của loài này trong y học cổ truyền
và định hướng tiếp theo trong nghiên cứu ứng dụng y dược hiện đại.
1.3. Giới thiệu về ung thư
1.3.1. Ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh
1.3.1.1. Các đặc tính cơ bản của bệnh ung thư
* Động lực học tế bào: Cơ thể con người được cấu tạo bởi hàng tỷ các tế
bào. Bình thường, tế bào sinh ra, phát triển và chết đi, tuân theo quy luật tự nhiên
25
được xác định trong chu kỳ tế bào. Trong quá trình phát triển, nếu tế bào bị tác động
bởi các tác nhân gây tổn thương, biến đổi các vật chất di truyền (gen) trong nhân tế
bào, chức năng của tế bào bị ảnh hưởng, chúng có thể không tuân theo quy luật tự
nhiên, không đáp ứng được vai trò mà phát triển quá mức, thành bệnh ung thư [40-
42]. Chu kỳ của tế bào như hình sau:
G0: Giai đoạn tế bào nghỉ
(không tham gia vào quá trình phân bào)
G1: Giai đoạn trước tổng hợp DNA
S: Giai đoạn tổng hợp DNA
G2: Giai đoạn sau tổng hợp DNA
M: Giai đoạn phân bào
Hình 1.11. Chu kỳ tế bào
Thời gian nhân đôi là thời gian cần thiết cho một tế bào sống hoàn thành một
chu kỳ trong phân chia tế bào, tạo ra 2 tế bào con. Các tế bào ác tính thường có thời
gian nhân đôi ngắn hơn tế bào lành của các mô tương tự và có rất ít tế bào tồn tại ở
giai đoạn nghỉ (không tham gia vào quá trình phân bào-G0).
Ở giai đoạn đầu, khối u phát triển theo cấp số nhân. Khi khối u phát triển,
chất dinh dưỡng được cung cấp bởi sự khuếch tán trực tiếp từ máu lưu thông. Các tế
bào ác tính xâm lấn vào các tổ chức xung quanh nhờ có các enzim (protease) giúp
tiêu diệt các mô lân cận. Khối u phát triển được còn nhờ tế bào u sản sinh ra các yếu
tố tăng sinh mạch máu thúc đẩy hình thành các mạch máu mới để cung cấp dinh
dưỡng và các chất liệu cần thiết cho sự phát triển của khối u. Trong quá trình hình
thành và phát triển, tế bào u có thể phát tán vào dòng máu lưu thông. Đa số các tế
bào này sẽ chết đi trong khi vận chuyển, nhưng một số tế bào có thể xuyên qua các
nội mạc mạch máu, khu trú vào các mô xung quanh và tạo ra các khối u mới độc lập
và ở xa khối u ban đầu (hiện tượng di căn). Cứ như vậy, những khối u này lại tiếp
tục phát triển và có thể tiếp tục tạo các di căn khác… [43].
Tính chất đặc trưng của tế bào ác tính: Tránh được sự chết theo chương trình
(apoptosis); khả năng phát triển vô hạn; tự cung cấp các yếu tố phát triển; không
nhạy cảm với các yếu tố chống tăng sinh; tốc độ phân bào gia tăng; thay đổi khả
năng biệt hóa tế bào; không có khả năng ức chế tiếp xúc; khả năng xâm lấn mô
xung quanh; khả năng tăng sinh mạch máu và khả năng di căn đến nơi khác.
26
Một tế bào thoái triển thành tế bào khối u thường không có tất cả đặc điểm
này cùng một lúc, tuy nhiên, thế hệ sau của chúng sẽ được chọn lọc để có các đặc
tính đó. Quá trình này được gọi là phát triển theo dòng (clonal evolution) [40].
* Sinh học phân tử ung thư: Sinh học phân tử ung thư là quá trình rối loạn
sự phân chia của tế bào do DNA bị tổn thương. Do đó ung thư là một bệnh lý về
gen. Thông thường, một tế bào bình thường để chuyển dạng sang tế bào ung thư
phải trải qua một vài đột biến ở một số gen nhất định. Quá trình này liên quan đến
cả hệ thống gen tiền ung thư và gen ức chế ung thư. Gen tiền ung thư mã hóa cho
protein tham gia vào quá trình hình thành những chất truyền tín hiệu tế bào. Các
chất truyền tin này sẽ truyền tín hiệu “tiến hành phân bào” tới chính tế bào đó hay
những tế bào khác. Do vậy, khi bị đột biến, các gen tiền ung thư sẽ tăng cường hoạt
động biểu hiện quá mức các tín hiệu phân chia tế bào và làm các tế bào tăng sinh
không kiểm soát, lúc này trở thành những gen ung thư [41-43].
Khác với gen ung thư, các gen ức chế ung thư
mã hóa cho các chất hóa học truyền tín hiệu
nhằm giảm hoặc ngừng quá trình phân chia của
tế bào khi phát hiện thấy có sai hỏng về DNA.
Đó là các enzyme đặc biệt có thể phát hiện các
đột biến hay tổn thương DNA và đồng thời kích
hoạt quá trình phiên mã của hệ thống enzyme
sửa chữa DNA. Điều này nhằm hạn chế tối đa
khả năng các sai hỏng này được truyền cho thế
hệ tế bào kế tiếp. Thông thường, các gen ức chế
ung thư sẽ được kích hoạt khi có tổn thương
DNA xảy ra, nhưng một số đột biến có thể bất
hoạt protein ức chế ung thư hoặc làm mất khả
năng truyền thông tin của nó. Điều này làm gián
đoạn hoặc ngừng cơ chế sửa chữa DNA, khi đó
những tổn thương DNA được tích lũy lại dần
dần hình thành ung thư.
Hình 1.12. Quá trình phát triển
tế bào ung thư
27
* Các yếu tố gây đột biến thành ung thư bao gồm: Thuốc và hóa chất; chế
độ ăn uống; nhiễm trùng bao gồm một số virut, vi khuẩn và kí sinh trùng; bức xạ và
các rối loạn miễn dịch [41, 43].
1.3.1.2. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư
Ung thư là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp
thời và đúng phương pháp. Tại các nước phát triển, 70% người bệnh ung thư tránh
được tử vong nhờ các tiến bộ của y học. Điển hình một số loại như ung thư giáp
trạng, vú, cổ tử cung… tỉ lệ chữa khỏi đạt trên 80%. Tại Việt Nam, theo đánh giá
của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư chưa
được cao như mong muốn chủ yếu do phần lớn bệnh nhân ung thư ở nước ta đến
khám và điều trị ở giai đoạn muộn (trên 70%) [41].
Ung thư có nhiều loại, mỗi loại đều khác nhau về nguyên nhân, phát triển và
tiên lượng. Điều trị bệnh ung thư cần dựa vào bản chất mô học của bệnh, giai đoạn
bệnh, mục đích điều trị, toàn trạng người bệnh và một số yếu tố khác.
Các phương pháp điều trị ung thư được phân làm hai phương pháp chính:
Phương pháp điều trị tại chỗ và phương pháp điều trị hệ thống [40, 42-44].
* Phương pháp điều trị tại chỗ: Phương pháp phẫu thuật và phương pháp
dùng tia phóng xạ (xạ trị).
* Phương pháp điều trị hệ thống: Là một vũ khí chính để điều trị ung thư
của y học hiện đại. Điều trị hệ thống ngày càng phát triển nhờ những nỗ lực không
ngừng trong việc tìm kiếm, phát minh những thuốc mới và những cơ chế mới. Điều
trị hệ thống bao gồm: hóa trị, điều trị nội tiết và điều trị sinh học.
a) Phương pháp điều trị hóa chất (hóa trị): Hóa trị (Chemotherapy) là
phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính
trong cơ thể người bệnh ung thư. Thuốc hóa chất có tác dụng chống lại hầu hết các
loại ung thư. Tuy vậy mỗi loại ung thu có sự nhạy cảm với hóa chất riêng biệt. Sự
phát triển không ngừng các thuốc mới với khả năng tiêu diệt tế bào u mạnh mẽ có
thể làm các bệnh ít nhạy cảm với hóa chất trong thời gian này trở thành những bệnh
rất nhạy cảm với thuốc trong tương lai. Trước đây, hóa trị thường được sử dụng để
điều trị bệnh giai đoạn muộn đã trải qua phẫu thuật và xạ trị trước đó. Sau này
người ta càng quan tâm hơn nhiều đến điều trị phối hợp cả ba vũ khí trong một phác
đồ điều trị hoàn chỉnh. Trong điều trị phối hợp đa phương thức, hóa trị có vai trò
28
hoặc để giảm thể tích khối u trước phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị tại chỗ, hoặc điều
trị sau các phương pháp nhằm ngăn ngừa sự phát triển các vi di căn.
Độc tính của hóa trị: Đa số các thuốc hóa chất gây độc tế bào có tác dụng
đặc trị kém. Các thuốc không chỉ làm tổn hại tế bào ung thư mà còn gây tổn thương
các tế bào lành đặc biệt các tế bào phân chia nhanh như tủy xương, biểu mô đường
tiêu hóa. Một số thuốc có độc tính tích lũy tức là độc tính xuất hiện sau nhiều lần
dùng thuốc với tổng liều nhất định: các thuốc anthracyclin gây độc với tim,
bleomycin gây độc với phổi…
b) Phương pháp điều trị nội tiết
Điều trị nội tiết trong ung thư thường được xem là phương pháp kìm tế bào.
Cơ chế của đáp ứng với điều trị nội tiết vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Nói chung,
điều trị nội tiết hiện nay được tiến hành theo các hai cách: Loại bỏ các hormone trực
tiếp kích thích khối u phát triển và ngăn chặn sự sản xuất hoặc tiết ra các yếu tố
dinh dưỡng có tác dụng kích thích trực tiếp khối u phát triển. Các yếu tố này có thể
được tạo ra bởi: chính khối u, các tế bào ở ngay xung quanh, các tuyến nội tiết ở xa.
Các bệnh ung thư được điều trị nội tiết hiện nay: Ung thư vú, ung thư tiền
liệt tuyến và một số các ung thư khác (ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú nam,
ung thư thận, ung thư thuyến giáp, các ung thư hệ tạo máu…).
c) Phương pháp điều trị sinh học
Đây là phương thức điều trị sử dụng các thuốc và các phương pháp khác nhau
nhờ những hiểu biết về sinh học của hệ miễn dịch, bản chất tế bào u và mối quan hệ
giữa chúng. Điều trị biến đổi đáp ứng sinh học là sử dụng các thuốc hoặc biện pháp
sinh học tự nhiên làm thay đổi sự tương tác qua lại giữa vật chủ và khối u, gây nên
tác dụng chống u. Bên cạnh một số thuốc đã được áp dụng rộng rãi hoặc đang trong
thử nghiệm lâm sàng, hiện nay còn nhiều thuốc đang được nghiên cứu và có nhiều
khả năng được đưa ra trong những năm tới.
Một số thuốc sinh học:
1. Các cytokine: Đây là các protein có vai trò trong sự phát triển các tế bào
hệ tạo máu và hệ lymphô. Đôi khi có sự lầm lẫn về cách gọi tên các protein loại
này. Cytokine là một loại protein được sản xuất và tiết ra ở tế bào. Lymphokin là
cytokine do lymphô bào sản xuất. Về chức năng, ngoài tác dụng kích thích sự phát
29
triển các tế bào có các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt, các cytokine còn có vai trò
trong chống tăng sinh, gây biệt hoá và các tác dụng hoạt hoá chức năng.
2. Các interferon (INF): Interferon α (INF-α) và interferon gamma. Một số
interferon đã tỏ ra hữu ích trong điều trị ung thư, trong đó interferon α (INF-α) được
nghiên cứu nhiều nhất.
3. Các interleukin (IL): Interleukin-2 (IL-2) là một lymphokin, sản phẩm của
các tế bào T được hoạt hoá. IL-2 còn có khả năng hoạt hoá quá trình chết theo
chương trình của các tế bào. Với các tính chất kích thích miễn dịch, IL-2 đã được
nghiên cứu về khả năng chống u. Trên các thử nghiệm lâm sàng, IL-2 có tác dụng
chống ung thư biểu mô tế bào thận và ung thư hắc tố. Các Interleukin-1 (IL-1),
interleukin-4 (IL-4), interleukin-6 (IL-6), interleukin-7 (IL-7) và interleukin-12 (IL-
12) cũng đang được nghiên cứu trong điều trị và hỗ trợ cho các phương pháp điều
trị ung thư.
5. Yếu tố hoại tử u (TNF): TNF-α và TNF-β là các sản phẩm của đại thực bào
được hoạt hoá, có chung một loại thụ thể và có nhiều tác dụng sinh học. Gần đây
TNF được sử dụng thành công hơn trong điều trị ung thư hắc tố ở da tái phát khi
được sử dụng với melphalan.
6. Các kháng thể đơn dòng: Các kháng thể gắn với các kháng nguyên đặc
hiệu trên bề mặt tế bào u có thể phá huỷ tế bào u qua một số cơ chế khác nhau.
Bằng việc tác dụng đặc hiệu chỉ với một vài loại kháng nguyên mà những tế bào
lành tránh được những tổn thương do điều trị.
1.3.2. Một số loại thuốc điều trị ung thư hiện nay có nguồn gốc từ tự nhiên
Hiện nay thuốc có nguồn gốc từ thảo dược có vai trò quan trọng trong việc
phòng ngừa và điều trị ung thư. Đã có nhiều các hợp chất có nguồn gốc từ tự nhiên thể
hiện khả năng chống ung thư, trong đó có một số hoạt chất được dùng trong điều trị
ung thư và giảm tác dụng phụ về hóa trị liệu. Một số hợp chất đáng chú ý có nguồn gốc
từ thiên nhiên đã được dùng làm thuốc điều trị ung thư như: Vincristine, vinblastin,
camptothecin, podophyl-lotoxin, taxol, topotecan và irinotecan, flavopiridol, rosco-
vitine và combretastatin A-4.
Một số thuốc chữa ung thư, được bào chế chứa các hợp chất có nguồn gốc
thực vật bao gồm:
30
- Vinca alkaloid: Vinca alkaloid là một nhóm các hợp chất alkaloid được sử
dụng trong hóa trị liệu cho ung thư, bao gồm: vinblastine, vincristine, vindesine và
vinorelbine. Chúng có nguồn gốc từ cây dừa cạn Catharanthus roseus (Vinca rosea)
và các cây Vinca khác. Thuốc gây độc tế bào theo chu kỳ tế bào hoạt động bằng
cách ức chế khả năng phân chia các tế bào ung thư, ngăn không cho nó hình thành
thành các vi ống.
- Taxane gồm paclitaxel (taxol) và docetaxel (taxotere) thuộc lớp chất
diterpene. Taxane được dùng làm thuốc điều trị ung thư phổi, ung thư tiền liệt
tuyến. Chúng được xác định có nguồn gốc ban đầu từ các loài thực vật thuộc chi
Taxus, và có đặc tính của một loại taxadiene. Paclitaxel (taxol) và docetaxel
(taxotere) được sử dụng rộng rãi dưới dạng các hóa chất trị liệu.
- Epipodophyllotoxin (etoposide): Epipodophyllotoxin là sản phẩm bán tổng
hợp từ podophyllotoxin được chiết xuất từ rễ của loài Podophyllum peltatum.
Etoposide được sản xuất làm thuốc chống ung thư như: Ung thư tinh hoàn, ung thư
phổi, u lymphô, ung thư bạch cầu, u nguyên bào thần kinh và ung thư buồng trứng.
Hình 1.13. Cấu trúc một số hợp chất đã được dùng làm thuốc chống ung thư
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis

More Related Content

What's hot

Giáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vậtGiáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vậtThanh Hoa
 
Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...
Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...
Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....
Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....
Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímNghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímljmonking
 
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Giáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vậtGiáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vật
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenolLuận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
 
Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...
Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...
Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...
 
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenolLuận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
 
Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....
Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....
Khảo sát hệ enzyme ngoại bào và khả năng ký sinh tuyến trùng meloidogyne spp....
 
Đề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đĐề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAY
Đề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAYĐề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAY
Đề tài: Hoạt tính chống oxy hóa của cây Hồ đằng rễ mành, HAY
 
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAYĐặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo câ...
 
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAYĐề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
 
Stress oxy hóa và các chất oxy hóa
Stress oxy hóa và các chất oxy hóaStress oxy hóa và các chất oxy hóa
Stress oxy hóa và các chất oxy hóa
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
 
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
 
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăngĐề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímNghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
 
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
 
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Xác định cấu trúc của polysaccharide chiết từ loài rong Đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Vi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Vi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sảnVi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Vi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
 

Similar to Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...nataliej4
 

Similar to Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis (20)

Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
Nghiên cứu thành phần và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall.
 
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAY
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAYThành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAY
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOTĐặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
 
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAYLuận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh của loài Ardisia - Gửi miễn phí...
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
 
Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAY
Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAYĐánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAY
Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày, HAY
 
Luận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày
Luận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dàyLuận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày
Luận án: Đặc điểm phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày
 
Đặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư
Đặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thưĐặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư
Đặc điểm lâm sàng, thương tổn và kết quả lâu dài phẫu thuật triệt căn ung thư
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Luận án: Nghiên cứu xây dựng phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác c...
Luận án: Nghiên cứu xây dựng phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác c...Luận án: Nghiên cứu xây dựng phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác c...
Luận án: Nghiên cứu xây dựng phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác c...
 
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAYLuận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
 
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hươngLuận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
Luận án: Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cầy vòi hương
 
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbonLuận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Vũ Thị Quỳnh Chi NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI Tacca vietnamensis VÀ LOÀI Tacca chantrieri Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC Hà Nội - 2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Vũ Thị Quỳnh Chi NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI Tacca vietnamensis VÀ LOÀI Tacca chantrieri Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ Mã số: 9.44.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Nguyễn Xuân Nhiệm 2. TS. Phạm Hải Yến Hà Nội - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Nhiệm và TS. Phạm Hải Yến. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Vũ Thị Quỳnh Chi
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Viện Hóa sinh biển cùng tập thể cán bộ của Viện về sự quan tâm, ủng hộ to lớn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa sinh biển, đặc biệt là PGS. TS Phan Văn Kiệm về sự quan tâm giúp đỡ, với những lời khuyên bổ ích và những góp ý quý báu trong việc thực hiện và hoàn thiện luận án. Tôi xin cảm ơn, sự cảm phục và kính trọng nhất tới TS. Nguyễn Xuân Nhiệm và TS. Phạm Hải Yến - những người Thầy đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Dược, Trường Đại học Quốc gia Chungnam và Khoa Dược, Trường Đại học Wonkwang Hàn Quốc đã giúp đỡ tôi trong việc đánh giá hoạt tính sinh học. Tôi xin chân thành cảm ơn tới chỉ huy, lãnh đạo Trung tâm Quan trắc - Phân tích Môi trường biển và các đồng nghiệp đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam (NAFOSTED) đã tài trợ kinh phí theo mã số đề tài 104.01-2012.22. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. i MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................V DANH MỤC BẢNG..............................................................................................VII DANH MỤC HÌNH.............................................................................................VIII MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................................3 1.1. Giới thiệu về chi Tacca .................................................................................................3 1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Tacca................................................................................................3 1.1.2. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Tacca.......................................4 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Tacca................................................6 1.1.3.1. Các hợp chất taccalonolide......................................................................................................6 1.1.3.2. Các hợp chất withanolide và withanolide glycoside .............................................................9 1.1.3.3. Các hợp chất cholestan glycoside..........................................................................................10 1.1.3.4. Các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside .............................................................12 1.1.3.5. Các hợp chất furostanol glycoside ........................................................................................13 1.1.3.6. Các hợp chất pregnane glycoside..........................................................................................15 1.1.3.7. Các hợp chất diaryl heptanoid và diaryl heptanoid glycoside...........................................17 1.1.3.8. Các hợp chất khác...................................................................................................................18 1.1.4. Hoạt tính sinh học của chi Tacca.............................................................................................20 1.1.4.1. Tác dụng hỗ trợ và điều trị ung thư.......................................................................................20 1.1.4.2. Hoạt tính kháng viêm..............................................................................................................21 1.1.4.3. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxi hóa và hạ huyết áp ..................................21 1.1.5. Tình hình nghiên cứu về chi Tacca ở Việt Nam ....................................................................22 1.2. Giới thiệu về loài Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri ......................................23 1.2.1. Loài Tacca vietnamensis............................................................................................................23 1.2.2. Loài Tacca chantrieri.................................................................................................................23 1.3. Giới thiệu về ung thư..................................................................................................24 1.3.1. Ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh.......................................................................24 1.3.1.1. Các đặc tính cơ bản của bệnh ung thư..................................................................................24 1.3.1.2. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư ..........................................................................27 1.3.2. Một số loại thuốc điều trị ung thư hiện nay có nguồn gốc từ tự nhiên ...............................29 1.4. Giới thiệu về kháng viêm............................................................................................31 1.4.1. Sơ lược về viêm...........................................................................................................................31 1.4.1.1. Giới thiệu về quá trình viêm...................................................................................................31
  • 6. ii 1.4.1.2. Các giai đoạn của quá trình viêm..........................................................................................31 1.4.1.3. Các yếu tố tham gia quá trình viêm.......................................................................................32 1.4.2. Các thuốc kháng viêm................................................................................................................34 1.4.3. Một số sản phẩm từ tự nhiên có hoạt tính kháng viêm.........................................................35 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ..............................................................37 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................37 2.1.1. Loài Tacca vietnamensis Thin et Hoat ....................................................................................37 2.1.2. Loài Tacca chantrieri André.....................................................................................................37 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................37 2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất.......................................................................................37 2.2.1.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC)...........................................................................................................37 2.2.1.2. Sắc ký cột (CC)........................................................................................................................37 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc...............................................................................................37 2.2.2.1. Phổ khối lượng (MS)...............................................................................................................38 2.2.2.2. Phổ khối lượng phân giải cao (HR-ESI-MS)........................................................................38 2.2.2.3. Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR) ...........................................................................................38 2.2.2.4. Phổ lưỡng sắc tròn (CD)........................................................................................................38 2.2.2.5. Điểm nóng chảy (Mp) .............................................................................................................38 2.2.2.6. Độ quay cực ([α])....................................................................................................................38 2.2.2.7. Phương pháp xác định đường................................................................................................38 2.2.3. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học..............................................................................39 2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư...................................................39 2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm.......................................................................41 2.3. Phân lập các hợp chất.................................................................................................43 2.3.1. Các hợp chất phân lập từ loài T. vietnamensis.......................................................................43 2.3.2. Các hợp chất phân lập từ loài T. chantrieri............................................................................46 2.4. Thông sô vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất đã phân lập được.......................48 2.4.1. Các thông số vật lý của các hợp chất phân lập được từ loài T. vietnamensis.....................48 2.4.1.1. Hợp chất TV1: Taccavietnamoside A (mới).........................................................................48 2.4.1.2. Hợp chất TV2: Taccavietnamoside B (mới).........................................................................48 2.4.1.3. Hợp chất TV3: Taccavietnamoside C (mới) ........................................................................48 2.4.1.4. Hợp chất TV4: Taccavietnamoside D (mới)........................................................................49 2.4.1.5. Hợp chất TV5: Taccavietnamoside E (mới).........................................................................49 2.4.1.6. Hợp chất TV6: (24S,25R)-spirost-5-en-3β,24-diol3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[α- L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside...........................................................................49
  • 7. iii 2.4.1.7. Hợp chất TV7: (24S,25R)-spirost-5-en-3β,24-diol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β- D-glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside...........................49 2.4.1.8. Hợp chất TV8: Chantrieroside A ..........................................................................................50 2.4.1.9. Hợp chất TV9: Plantagineoside A ........................................................................................50 2.4.2. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài T. chantrieri...........................51 2.4.2.1. Hợp chất TC1: Chantriolide D (mới) ...................................................................................51 2.4.2.2. Hợp chất TC2: Chantriolide E (mới)....................................................................................51 2.4.2.3. Hợp chất TC3: Chantriolide A ..............................................................................................51 2.4.2.4. Hợp chất TC4: Chantriolide B ..............................................................................................51 2.4.2.5. Hợp chất TC5: Chantriolide C..............................................................................................52 2.4.2.6. Hợp chất TC6: (3R,5R)-3,5-Dihydroxy-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)heptane ...............52 2.4.2.7. Hợp chất TC7: (3R,5R)-3,5-Dihydroxy-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D- glucopyranoside ....................................................................................................................................52 2.4.2.8. Hợp chất TC8: (3R,5R)-3,5-Dihydroxy-1,7-bis(4-hydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D- glucopyranoside ....................................................................................................................................53 2.4.2.9. Hợp chất TC9: (3R,5R)-3,5-Dihydroxy-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-7-(4-hydroxyphenyl)- heptane 3-O-β-D-glucopyranoside......................................................................................................53 2.4.2.10. Hợp chất TC10: (6S,9R)-Roseoside....................................................................................54 2.4.2.11. Hợp chất TC11: 2-hydroxyphenol-1-O-β-D-glucopyranoside.........................................54 2.4.2.12. Hợp chất TC12: 1-O-syringoyl-β-D-glucopyranoside......................................................54 2.4.2.13. Hợp chất TC13: Benzyl-O-β-D-glucopyranosyl (1→6)-O-β-D-glucopyranoside..........55 2.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được...........................55 2.5.1. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ loài T. vietnamensis................55 2.5.2. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ loài T. chantrieri.....................57 2.5.3. Kết quả nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư các hợp chất phân lập được từ loài T. chantrieri...........................................................................................................................................58 CHƯƠNG 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ...........................................................................60 3.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được.................................................60 3.1.1. Đặc trưng phổ của các hợp chất taccalonolide và withanolide ............................................62 3.1.2. Đặc trưng phổ của hợp chất spirostanol saponin...................................................................63 3.1.3. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài T. vietnamensis.......................64 3.1.3.1. Hợp chất TV1: Taccavietnamoside A...................................................................................64 3.1.3.2. Hợp chất TV2: Taccavietnamoside B...................................................................................71 3.1.3.3. Hợp chất TV3: Taccavietnamoside C...................................................................................78 3.1.3.4. Hợp chất TV4: Taccavietnamoside D...................................................................................85
  • 8. iv 3.1.3.5. Hợp chất TV5: Taccavietnamoside E...................................................................................91 3.1.3.6. Hợp chất TV6: (24S,25R)-spirost-5-en-3β,24-diol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[α- L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside...........................................................................98 3.1.3.7. Hợp chất TV7: (24S,25R)-24-hydroxyspirost-5-en-3β-yl-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→2)- O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside..........101 3.1.3.8. Hợp chất TV8: Chantrieroside A ........................................................................................104 3.1.3.9. Hợp chất TV9: Plantagineoside A ......................................................................................107 3.1.4. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài T. chantrieri..........................108 3.1.4.1. Hợp chất TC1: Chantriolide D (mới) .................................................................................108 3.1.4.2. Hợp chất TC2: Chantriolide E (mới)..................................................................................115 3.1.4.3. Hợp chất TC3: Chantriolide A ............................................................................................121 3.1.4.4. Hợp chất TC4: Chantriolide B ............................................................................................123 3.1.4.5. Hợp chất TC5: Chantriolide C............................................................................................125 3.1.4.6. Hợp chất TC6: (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)heptane ..............127 3.1.4.7. Hợp chất TC7: 3,5-dihydroxy-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D- glucopyranoside ..................................................................................................................................128 3.1.4.8. Hợp chất TC8: 3,5-dihydroxy-1,7-bis(4-hydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D- glucopyranoside ..................................................................................................................................128 3.1.4.9. Hợp chất TC9: 3,5-dihydroxy-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-7-(4-hydroxyphenyl)-heptane 3- O-β-D-glucopyranoside......................................................................................................................129 3.1.4.10. Hợp chất TC10: (6S,9R)-roseoside...................................................................................130 3.1.4.11. Hợp chất TC11: 2-hydroxyphenol-1-O-β-D-glucopyranoside.......................................132 3.1.4.12. Hợp chất TC12: 1-O-syringoyl-β-D-glucopyranoside....................................................133 3.1.4.13. Hợp chất TC13: Benzyl O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranoside........133 3.2. Hoạt tính của các hợp chất phân lập được.............................................................134 3.2.1. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được......................................................134 3.2.2. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập từ loài T. chantrieri..........136 KẾT LUẬN............................................................................................................138 KIẾN NGHỊ...........................................................................................................139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................142 PHỤ LỤC...............................................................................................................150
  • 9. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải 13 C-NMR Carbon -13 nuclear magnetic resonance spectroscopy Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 1 H-NMR Proton nuclear magnetic resonance spectroscopy Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton A-431 Epidemoid carcinoma cell Tế bào ung thư biểu mô A-549 Lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi BV2 Mouse microglial cell Tế bào tiểu thần kinh đệm của chuột CD Circular dichroism spectroscopy Phổ lưỡng sắc tròn COSY 1 H-1 H- correlation spectroscopy Phổ 1 H-1 H COSY COX Cyclooxygenase CS Cell survival Sự sống sót của tế bào DEPT Distortionless enhancement by polarization transfer Phổ DEPT DMSO Dimethyl sulfoxide EDTA Ethylene diamine tetracetic acid EGTA Ethylene glycol-bis(β- aminoethyl ether)-N,N,N',N'- tetraacetic acid ESI-MS Electrospray ionization mass spectrum Phổ khối lượng ion hóa phun mù điện tử FBS Fetal bovine serum Huyết thanh bò GC Gas chromatography Sắc ký khí Glc Glucose G-CSF Granulocyte colony stimulating factor CM-CSF Granulocyte macrophage colony stimulating factor HeLa Human cervical cancer cell Tế bào ung thư cổ tử cung HEK 293 Human embryonic kidney 293 cell Tế bào thận phôi người HepG2 Hepatocyte carcinoma cell Tế bào ung thư gan HL-60 Human promyelocytic leukemia cell Tế bào ung thư máu người HMBC Heteronuclear mutiple bond correlation Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết HR-ESI-MS High resolution electrospray ionization mass spectrum Phổ khối lượng phân giải cao phun mù điện tử HSQC Heteronuclear single quantum correlation Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1 liên kết IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm iNOS Inducible nitric oxide synthase Enzym tạo ra oxit nitơ từ
  • 10. vi amino L-arginine acid KB Human epidemoid carcinoma Tế bào ung thư biểu mô người KH Kí hiệu LPS Lipopolysaccharide LU-1 Lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi LD50 Lethal dose 50 Liều gây chết 50% LNCaP Human prostatic carcinoma cell Tế bào ung thư tuyến tiền liệt MCF-7 Human breast carcinomacell Tế bào ung thư vú người MDA-MB-231 Metastatic breast cancer cell Tế bào ung thư vú người MDA-MB-435 Human melanoma cell Tế bào ung thư vú ác tính người MIC Minimum inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu MTT 3-[4,5-dimethylthiazol-2-yl]- 2,5-Diphenyltetrazolium bromide NCI-H460 Human lung cancer cell Tế bào ung thư phổi người NO Nitric oxide NOESY Nuclear overhauser enhancement spectroscopy Phổ NOESY NF-B Nuclear factor-kappa B Yếu tố nhân kappa B NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory drugs Thuốc chống viêm không steroid OD Optical density Mật độ quang PC-3 Prostate adenocarcinoma cell Tế bào ung thư tuyến tiền liệt PARP Poly (ADP-ribose) polymerase Protein PARP PPARs Peroxisomeproliferator- activated receptors Rha Rhamnose RP18 Reversed-phase C18 Pha đảo C18 ROESY Rotating frame nuclear overhauser effect spectroscopy Phổ ROESY SF-268 (CNS) Central nervous system cancer cell Tế bào ung thư hệ thần kinh trung ương SRB Sulforhodamine B PG Prostaglandin TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng TLTK Tài liệu tham khảo TMS Tetramethylsilane TNF Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử khối u TT Thứ tự
  • 11. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam.............................................................3 Bảng 1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam.....................................................5 Bảng 1.3. Các hợp chất taccalonolide (1-32)từ chi Tacca..............................................................6 Bảng 1.4. Các hợp chất withanolide và withanolide glycoside (33-49).........................................9 Bảng 1.5. Các hợp chất cholestan glycoside (50-60)từ loài T. chantrieri..................................10 Bảng 1.6. Các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72)từ chi Tacca..................12 Bảng 1.7. Các hợp chất furostanol glycoside từ chi Tacca............................................................13 Bảng 1.8. Các hợp chất pregnane glycoside (86-92) từ chi Tacca...............................................15 Bảng 1.9. Các hợp chất diaryl heptanoid glycoside (93-104).......................................................17 Bảng 1.10. Các hợp chất khác từ chi Tacca (105-115)..................................................................18 Bảng 2.1.% Ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 được kích thích bởi LPS của các hợp chất TV1-TV9 tại nồng độ 80 µM.....................................................................................................56 Bảng 2.2. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 của các hợp chất TV3-TV5.......................................................................................................................................56 Bảng 2.3. % Ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 được kích thích bởi LPS của các hợp chất TC1-TC13 tại nồng độ 80 µM...................................................................................................57 Bảng 2.4. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 của hợp chất TC1 và TC2...........................................................................................................................................57 Bảng 2.5. Kết quả gây độc tế bào ung thư của các hợp chất tại nồng độ 100 µM.....................58 Bảng 2.6. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất...............................59 Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV1 và hợp chất tham khảo......................................66 Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV2 và hợp chất tham khảo......................................73 Bảng 3.3.Số liệu phổ NMR của hợp chất TV3 và hợp chất tham khảo.......................................79 Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV4 và hợp chất tham khảo......................................87 Bảng 3.5.Số liệu phổ NMR của hợp chất TV5 và hợp chất tham khảo.......................................93 Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV6 và hợp chất tham khảo....................................100 Bảng 3.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV7 và hợp chất tham khảo....................................103 Bảng 3.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV8 và hợp chất tham khảo....................................105 Bảng 3.9. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC1 và hợp chất tham khảo....................................110 Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC2 và hợp chất tham khảo..................................116 Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC3 và hợp chất tham khảo..................................122 Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC4 và hợp chất tham khảo..................................124 Bảng 3.13. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC5 và hợp chất tham khảo..................................126
  • 12. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Tacca ..............................................................................4 Hình 1.2. Ký hiệu viết tắt của các phần đường và nhóm thế............................................................7 Hình 1.3.Cấu trúc các hợp chất taccalonolide (1-32)từ chi Tacca................................................8 Hình 1.4. Cấu trúc của các withanolide và withanolide glycoside (33-49).................................10 Hình 1.5.Cấu trúc các hợp chất cholestan glycoside (50-60)từ loài T. chantrieri.....................11 Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72)..........................13 Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất furostanol glycoside (73-85)......................................................15 Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chất pregnane glycoside (86-92).......................................................16 Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất diaryl heptanoid và diaryl heptanoid glycoside (93-104)................................................................................................................................................18 Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất khác (105-115)..........................................................................19 Hình 1.11. Chu kỳ tế bào.....................................................................................................................25 Hình 1.12. Quá trình phát triển tế bào ung thư................................................................................26 Hình 1.13. Cấu trúc một số hợp chất đã được dùng làm thuốc chống ung thư..........................30 Hình 1.14. Cấu trúc một số hợp chất có hoạt tính kháng viêm......................................................36 Hình 2.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài T. vietnamensis.....................................................45 Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài T. chantrieri..........................................................47 Hình 3.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từloài T. vietnamensis.......................60 Hình 3.2. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ loài T. chantrieri...........................61 Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất TV1 và taccasuboside C (65)....................................64 Hình 3.4. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TV1.................................................................................65 Hình 3.5. Các tương tác HMBC và ROE chính của hợp chất TV1..............................................67 Hình 3.6. Phổ 1 H-NMR của hợp chất TV1......................................................................................68 Hình 3.7. Phổ 13 C-NMR của hợp chất TV1.....................................................................................68 Hình 3.8. Phổ DEPT của hợp chất TV1...........................................................................................69 Hình 3.9. Phổ HSQC của hợp chất TV1..........................................................................................69 Hình 3.10. Phổ HMBC của hợp chất TV1.......................................................................................70 Hình 3.11. Phổ ROESY của hợp chất TV1......................................................................................70 Hình 3.12. Cấu trúc hóa học TV2 và hợp chất tham khảo TV1...................................................71 Hình 3.13. Các tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất TV2.........................................72 Hình 3.14. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TV2...............................................................................74 Hình 3.15. Phổ 1 H-NMR của hợp chất TV2....................................................................................74 Hình 3.16. Phổ 13 C-NMR của hợp chất TV2...................................................................................75 Hình 3.17. Phổ DEPT của hợp chất TV2.........................................................................................75
  • 13. ix Hình 3.18. Phổ HSQC của hợp chất TV2........................................................................................76 Hình 3.19. Phổ HMBC của hợp chất TV2.......................................................................................76 Hình 3.20. Phổ COSY của hợp chất TV2.........................................................................................77 Hình 3.21. Phổ ROESY của hợp chất TV2......................................................................................77 Hình 3.22. Cấu trúc hóa học của TV3 và hợp chất tham khảo TV1............................................78 Hình 3.23. Các tương tác HMBC và ROE của hợp chất TV3......................................................80 Hình 3.24. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TV3...............................................................................81 Hình 3.25. Phổ 1 H-NMR của hợp chất TV3....................................................................................81 Hình 3.26. Phổ 13 C-NMR của hợp chất TV3...................................................................................82 Hình 3.27. Phổ DEPT của hợp chất TV3.........................................................................................82 Hình 3.28. Phổ HSQC của hợp chất TV3........................................................................................83 Hình 3.29. Phổ HMBC của hợp chất TV3.......................................................................................83 Hình 3.30. Phổ COSY của hợp chất TV3.........................................................................................84 Hình 3.31. Phổ ROESY của hợp chất TV3......................................................................................84 Hình 3.32. Cấu trúc hóa học của hợp chất TV4 và hợp chất tham khảo TV3...........................85 Hình 3.33. Các tương tác HMBC chính của hợp chất TV4..........................................................86 Hình 3.34. Phổ 1 H-NMR của hợp chất TV4....................................................................................88 Hình 3.35. Phổ 13 C-NMR của hợp chất TV4...................................................................................88 Hình 3.36. Phổ DEPT của hợp chất TV4.........................................................................................89 Hình 3.37. Phổ HSQC của hợp chất TV4........................................................................................89 Hình 3.38. Phổ HMBC của hợp chất TV4.......................................................................................90 Hình 3.39. Phổ NOESY của hợp chất TV4......................................................................................90 Hình 3.40. Cấu trúc hóa học của hợp chất TV5 và hợp chất tham khảo TV4...........................91 Hình 3.41.Các tương tác HMBC, COSY và ROE chính của hợp chất TV5...............................92 Hình 3.42. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TV5...............................................................................94 Hình 3.43. Phổ 1 H-NMR của hợp chất TV5....................................................................................94 Hình 3.44. Phổ 13 C-NMR của hợp chất TV5...................................................................................95 Hình 3.45. Phổ DEPT của hợp chất TV5.........................................................................................95 Hình 3.46. Phổ HSQC của hợp chất TV5........................................................................................96 Hình 3.47. Phổ HMBC của hợp chất TV5.......................................................................................96 Hình 3.48. Phổ COSY của hợp chất TV5.........................................................................................97 Hình 3.49. Phổ ROESY của hợp chất TV5......................................................................................97 Hình 3.50. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất TV6.......................98 Hình 3.51. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất TV7.....................101 Hình 3.52. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất TV8.....................104
  • 14. x Hình 3.53. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất TV9...107 Hình 3.54. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC1 và hợp chất taccalonolide M (13)................108 Hình 3.55. Các tương tác HMBC chính của hợp chất TC1........................................................110 Hình 3.56. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TC1.............................................................................111 Hình 3.57. Phổ 1 H-NMR của hợp chất TC1..................................................................................111 Hình 3.58. Phổ 13 C-NMR của hợp chất TC1.................................................................................112 Hình 3.59. Phổ DEPT của hợp chất TC1.......................................................................................112 Hình 3.60. Phổ HSQC của hợp chất TC1......................................................................................113 Hình 3.61. Phổ HMBC của hợp chất TC1.....................................................................................113 Hình 3.62. Phổ COSY của hợp chất TC1.......................................................................................114 Hình 3.63. Phổ ROESY của hợp chất TC1....................................................................................114 Hình 3.64. Cấu trúc hóa học của TC2 và hợp chất tham khảo plantagiolide I (46)................115 Hình 3.65. Các tương tác HMBC chính của hợp chất TC2........................................................116 Hình 3.66. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TC2.............................................................................117 Hình 3.67. Phổ 1 H-NMR của hợp chất TC2..................................................................................118 Hình 3.68. Phổ 13 C-NMR của hợp chất TC2.................................................................................118 Hình 3.69. Phổ DEPT của hợp chất TC2.......................................................................................119 Hình 3.70. Phổ HSQC của hợp chất TC2......................................................................................119 Hình 3.71. Phổ HMBC của hợp chất TC2.....................................................................................120 Hình 3.72. Phổ COSY của hợp chất TC2.......................................................................................120 Hình 3.73. Phổ ROESY của hợp chất TC2....................................................................................121 Hình 3.74. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất TC3.....................121 Hình 3.75. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC chính của hợp chất TC4............................123 Hình 3.76. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC chính của hợp chất TC5............................125 Hình 3.77. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC6............................................................................127 Hình 3.78. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC7............................................................................128 Hình 3.79. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC8............................................................................128 Hình 3.80. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC9............................................................................129 Hình 3.81. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC của hợp chất TC10....................................130 Hình 3.82. Phổ CD của hợp chất TC10 .........................................................................................132 Hình 3.83. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC11 và hợp chất tham khảo................................132 Hình 3.84. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC12.........................................................................133 Hình 3.85. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC13.........................................................................133 Hình 3.86. Hoạt tính ức chế NO trên dòng tế bào BV2 kích thích bởi LPS của hợp chất TV3- TV5, TC1 và TC2...............................................................................................................................136
  • 15. 1 MỞ ĐẦU Điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng và đa dạng giữa vùng miền, đã đem lại cho đất nước Việt Nam một hệ sinh thái thực vật phong phú. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời sử dụng nhiều loại thảo dược trong điều trị bệnh và tăng cường sức khoẻ. Theo các nhà khoa học, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó, hơn 5.000 loài được sử dụng làm dược liệu và thuốc chữa bệnh [1, 2]. Vai trò của nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng được nâng cao do có tiềm năng to lớn trong việc nghiên cứu phát triển các loại thuốc trong điều trị bệnh. Hướng nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học từ các cây thuốc truyền thống đang là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đó là những nghiên cứu cơ bản về xác định thành phần hóa học và tìm ra hoạt chất thể hiện hoạt tính tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Cho đến nay, trên thế giới đã tìm ra nhiều hợp chất có nguồn gốc tự nhiên sử dụng làm thuốc để điều trị và nâng cao sức khỏe. Paclitaxel (taxol) từ cây Thông đỏ (Taxus brevifolia), vinblastine và vincristine từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus) được sử dụng trong hóa trị, điều trị bệnh ung thư [3]. Ở Việt Nam, từ kinh nghiệm chữa trị sốt rét trong đông y, hoạt chất artemisinin được chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.) đã được sản xuất ở quy mô công nghiệp cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, còn có rất nhiều cây thuốc được sử dụng trong đông y và theo kinh nghiệm dân gian chữa các bệnh như ung thư và các bệnh viêm nhiễm nhưng chưa được nghiên cứu một cách khoa học để làm rõ công dụng và phát triển trở thành thuốc. Một số loài của chi Tacca được sử dụng trong y học cổ truyền ở một số nước dùng làm thuốc chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm ruột, viêm gan, v.v,..., là một trong những đối tượng đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đã công bố nhiều công trình nghiên cứu. Theo cơ sở dữ liệu Scifinder hiện có khoảng 60 công trình nghiên cứu công bố về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 6 trong tổng số 17 loài thuộc chi Tacca. Ở Việt Nam, đã thống kê được 6 loài thuộc chi Tacca. Loài Tacca chantrieri đã được y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa thấp khớp. Rễ, củ loài Tacca vietnamensis được dùng làm thuốc như Tacca chantrieri, lá được dân gian dùng làm rau ăn. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
  • 16. 2 của các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ có 3 công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học [1, 4-6]. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Tacca vietnamensis và loài Tacca chantrieri ở Việt Nam”. Mục tiêu của luận án: Nghiên cứu thành phần hóa học chủ yếu của thân rễ hai loài Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri ở Việt Nam. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được để tìm kiếm hợp chất có hoạt tính sinh học. Nội dung luận án bao gồm: 1. Phân lập các hợp chất từ thân rễ loài Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri ở Việt Nam bằng các phương pháp sắc ký; 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp vật lý và hóa học; 3. Đánh giá hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ hai loài Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri; 4. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được từ loài Tacca chantrieri.
  • 17. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về chi Tacca 1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Tacca Chi Tacca (Râu hùm) thuộc họ Taccaceae (Râu hùm), bộ Liliales (Hành), lớp Liliopsida (Một lá mầm), ngành Magnoliophyta (Mộc lan) [1, 7]. Theo thống kê từ trang theplantlist.org, hiện có 17 loài thuộc chi Tacca trên trên thế giới, bao gồm: T. ampliplacenta L. Zhang & Q.J.Li, T. ankaranensis Bard.- Vauc. T. bibracteata Drenth, T. borneensis Ridl, T. celebica Koord, T. chantrieri André, T. ebeltajae Drenth, T. integrifolia Ker Gawl., T. lanceolata Spruce, T. leontopetaloides (L.) Kuntze, T. maculata Seem., T. palmata Blume, T. palmatifida Baker, T. parkeri Seem, T. plantaginea (Hance) Drenth, T. reducta P.C. Boyce & S. Julia và T. subflabellata P.P. Ling & C.T. Ting. Chi Tacca phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, nhiều đảo trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương,… [1, 2, 8]. Ở Việt Nam, theo thống kê có 6 loài thuộc chi Tacca [1, 7]. Thông tin về các loài được nêu trong Bảng 1.1. Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam TT Tên khoa học Tên thường gọi Phân bố 1 T. chantrieri André Râu hùm Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. 2 T. integrifolia Ker-Gawl. Ngải rợm Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa, Đồng Nai. 3 T. leontopetaloides (L.) Kuntze Huyền tinh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang. 4 T. palmata Blume Nưa chân vịt Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. 5 T. plantaginea (Hance.) Drenth Hồi đầu Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. 6 T. vietnamensis Thin et Hoat Râu hùm lớn Hà Nội, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam, Ðà Nẵng.
  • 18. 4 Râu hùm (Tacca chantrieri) Râu hùm lớn (Tacca vietnamensis) Huyền tinh (Tacca leontopetaloides) Nưa chân vịt (Tacca palmata) Hồi đầu (Tacca plantaginea) Ngải rợm (Tacca integrifolia) Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Tacca Chi Tacca là loại cây thân thảo. Lá đơn, hình bầu dục thót, nhọn về phía chóp, gốc hơi lệch, dài khoảng 25-65 cm, rộng 7-35 cm, lúc non có màu hơi tím lá già mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt. Cuống cụm hoa dài hơn cuống lá. Bao hoa hình ống có nhiều thuỳ, nhị. Tán hoa có lá bắc tạo thành bao chung, các lá bắc con dạng sợi dài. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng. Quả nạc có cánh, chứa nhiều hạt [1]. 1.1.2. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Tacca Trên thế giới, một số loài thuộc chi Tacca được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các loại bệnh khác nhau. Ở Trung Quốc, loài T. chantrieri được sử dụng để trị viêm loét dạ dày và tá tràng, viêm gan, huyết áp cao, bỏng lửa, lở ngứa.
  • 19. 5 Thân rễ loài T. plantaginea được dùng làm thuốc trị đau dạ dày, viêm ruột, lao phổi, đòn ngã tổn thương, ung thũng. Loài T. integrifolia được dùng chữa viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mãn tính, sưng đau vòm họng; dùng ngoài để trị mụn nhọt lở ngứa. Ở Ấn Độ, rễ củ của loài T. leontopetaloides thường được sử dụng để chế biến món ăn và sử dụng làm thuốc trị lỵ. Ngoài ra, ở Nuven Caledoni, loài T. leontopetaloides lại được dùng trị bệnh ngoài da và các vết rắn cắn. Ở Indonexia, phần củ loài T. palmata được sử dụng để làm lành vết thương và đắp vào vết rắn cắn; thân giã nát đắp vào rốn để trị đau dạ dày [1, 2, 7, 9]. Ở Việt Nam, theo thống kê các loài thuộc chi Tacca có tác dụng chữa một số bệnh, ngoài ra một số loài còn được sử dụng làm rau ăn (Bảng 1.2) [1, 2, 7, 9]. Bảng 1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam TT Tên khoa học Tên tiếng Việt Bộ phận sử dụng Tác dụng chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian 1 T. chantrieri André Râu hùm Thân rễ Có vị cay đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm chỉ thống, lương huyết tán ứ. Dùng ngoài chữa thấp khớp. 2 T. integrifolia Ker- Gawl Ngải rợm Toàn cây Có vị đắng, tính mát; có tác dụng lý khí chỉ thống, khư ứ sinh tân và tiết ngược. Dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh và tắc kinh. 3 T. leontopetaloides (L.) Kuntze Huyền tinh Toàn cây Vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi dạ dày và chữa thương. Bột củ Nếu chế biến kỹ dùng làm món ăn và thích hợp với người bị bệnh lỵ. Cũng dùng tốt cho người đi tiểu ra máu. 4 T. palmata Blume Nưa chân vịt Thân rễ Chữa điều hòa kinh nguyệt, giống Ngải rợm. 5 T. plantaginea (Hance.) Drenth Hồi đầu Vị đắng, hơi the, tính bình, có tác dụng bổ huyết, làm tan máu ứ, thông kinh bế, tiêu viêm, điều hòa kinh nguyệt, giúp tiêu hóa nhuận tràng, lợi mật. Thường dùng chữa tiêu hóa kém, đau bụng, vàng da do viêm gan siêu vi trùng, ỉa chảy, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau dây thần kinh tọa, thấp khớp. 6 T. vietnamensis Thin et Hoat Râu hùm lớn Thân rễ Có thể sử dụng như loài Râu hùm. Lá có thể sử dụng làm rau ăn.
  • 20. 6 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Tacca Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thuộc chi Tacca. Theo những công trình đã được công bố cho thấy, thành phần hóa học của chi Tacca, bao gồm các nhóm chất chính như: Taccalonolide, withanolide, withanolide glycoside, steroidal glycoside, pregnane glycoside, spirostanol saponin, furostanol glycoside, phenolic glycoside, steroidal saponin, sterol oligoglucoside, steroidal và diaryl heptanoid. Đây là các chất thuộc các lớp chất sterol, terpen, flavon, .... trong đó lớp chất sterol là lớp chất khá phổ biến trong các loài của chi Tacca đã được nghiên cứu. Các nghiên cứu thành phần hóa học chủ yếu tập trung nhiều ở 5 loài: T. chantrieri, T. integrifolia, T. leontopetaloide, T. plantaginea, và T. subflaellata. Taccalonolide và spirostanol saponin được tìm thấy hầu hết ở các loài thuộc chi Tacca. Withanolide và withanolide glycoside tìm thấy ở loài T. chantrieri và T. plantaginea; furostanol glycoside được phân lập từ 3 loài T. chantrieri, T. integrifolia và T. plantaginea; cholestan glycoside phát hiện có mặt ở loài T. chantrieri. 1.1.3.1. Các hợp chất taccalonolide Theo các công trình đã công bố, có 32 hợp chất taccalonolide (1-32) đã phân lập được từ các loài T. chantrieri, T. plantaginea, T. paxiana, T. paxiana và T. subflabellata (xem Bảng 1.3, Hình 1.3). Bảng 1.3. Các hợp chất taccalonolide (1-32) từ chi Tacca KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK 1 Taccalonolide A Thân rễ T. plantaginea [8, 10, 11] 2 Taccalonolide B Thân rễ T. plantaginea [8, 10] 3 Taccalonolide C Thân rễ T. plantaginea [8, 12] 4 Taccalonolide D Thân rễ T. plantaginea [12] 5 Taccalonolide E Thân rễ T. plantaginea [8, 13] 6 Taccalonolide F Thân rễ T. plantaginea [13] 7 Taccalonolide G Thân rễ T. plantaginea [14] 8 Taccalonolide H Thân rễ T. plantaginea [14] 9 Taccalonolide I Thân rễ T. plantaginea [14] 10 Taccalonolide J Thân rễ T. plantaginea [14] 11 Taccalonolide K Thân rễ T. plantaginea [8, 14] 12 Taccalonolide L Thân rễ T. plantaginea [8, 15] 13 Taccalonolide M Thân rễ T. plantaginea [15] 14 Taccalonolide N Thân rễ T. chantrieri [2] 15 Taccalonolide O Thân rễ T. subflabellata [16, 17] 16 Taccalonolide P Thân rễ T. subflabellata [8, 16, 17]
  • 21. 7 KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK 17 Taccalonolide Q Thân rễ T. subflabellata [17] 18 Taccalonolide R Thân rễ T. paxiana, T. integrifolia [6, 8] 19 Taccalonolide S Thân rễ T. paxiana [6] 20 Taccalonolide T Thân rễ T. paxiana [6] 21 Taccalonolide U Thân rễ T. paxiana [6] 22 Taccalonolide V Thân rễ T. paxiana [6] 23 Taccalonolide W Thân rễ T. plantaginea [18] 24 Taccalonolide X Thân rễ T. plantaginea [18] 25 Taccalonolide Y Thân rễ T. plantaginea [8, 18] 26 Taccalonolide AT Thân rễ T. chantrieri [8] 27 Taccalonolide AU Thân rễ T. chantrieri [8] 28 Taccalonolide AV Thân rễ T. chantrieri [8] 29 Taccalonolide AW Thân rễ T. chantrieri [8] 30 Taccalonolide AX Thân rễ T. chantrieri [8] 31 Taccalonolide AY Thân rễ T. chantrieri [8] 32 Taccasuboside A Thân rễ T. subflabellata [19] Hình 1.2. Ký hiệu viết tắt của các phần đường và nhóm thế
  • 22. 8 Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất taccalonolide (1-32) từ chi Tacca
  • 23. 9 1.1.3.2. Các hợp chất withanolide và withanolide glycoside Từ hai loài T. chantrieri và T. plantaginea các nhà nghiên cứu đã phân lập được 17 hợp chất withanolide và withanolide glycoside (33-49) (Bảng 1.4 và Hình 1.4) Bảng 1.4. Các hợp chất withanolide và withanolide glycoside (33-49) KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK 33 Plantagiolide A Thân rễ T. plantaginea [11, 20] 34 Plantagiolide B Thân rễ T. plantaginea [20] 35 Plantagiolide C Thân rễ T. plantaginea [20] 36 Plantagiolide D Thân rễ T. plantaginea [20] 37 Plantagiolide E Thân rễ T. plantaginea [20] 38 Plantagiolide K Thân rễ T. plantaginea [11] 39 Plantagiolide L Thân rễ T. plantaginea [11] 40 Plantagiolide M Thân rễ T. plantaginea [11] 41 Chantriolide D Thân rễ T. chantrieri [8] 42 Chantriolide E Thân rễ T. chantrieri [8] 43 Chantriolide A Thân rễ T. chantrieri [21] 44 Chantriolide B Thân rễ T. chantrieri [21] 45 Chantriolide C Thân rễ T. chantrieri [22] 46 Plantagiolide I Thân rễ T. plantaginea [5] 47 Plantagiolide J Thân rễ T. plantaginea [5] 48 Plantagiolide N Thân rễ T. plantaginea [11] 49 (22R',24R',25S*)-3β-[(O-β-D- glucopyranosyl-(14)-O-β-D- glucopyranosyl-(12)-O-[β-D- glucopyranosyl-(16)-β-D- glucopyranosyl)oxy]-22-hydroxy ergost-5- en-26-oic acid -lactone Thân rễ T. chantrieri [23]
  • 24. 10 Hình 1.4. Cấu trúc của các withanolide và withanolide glycoside (33-49) 1.1.3.3. Các hợp chất cholestan glycoside Các công trình đã công bố cho thấy, hợp chất cholestan glycoside được phân lập duy nhất từ loài T. chantrieri. Theo các tài liệu có 11 hợp chất cholestan glycoside được phân lập từ loài này (50-60) (Bảng 1.5, Hình 1.5). Bảng 1.5. Các hợp chất cholestan glycoside (50-60) từ loài T. chantrieri KH Tên chất Bộ phận TLTK 50 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D- glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-O- [O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl- (1→6)]-β-D-glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D- glucopyranoside Thân rễ [24] 51 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D- glucopyranosyl-(1→2)-O-[O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)- β-D-glucopyranosyl-(1→6)]-β-D- glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D- glucopyranoside Thân rễ [24] 52 (24R,25S)-3β-hydroxyergost-5-en-26-yl O-β-D- glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-O- [O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl- (1→6)]-β-D-glucopyranoside Thân rễ [24]
  • 25. 11 KH Tên chất Bộ phận TLTK 53 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D- glucopyranosyl-(1→2)-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→6)]-β- D-glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D- glucopyranoside Thân rễ [24] 54 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-O-[O-β-D- glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl-(1→6)]-β-D- glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D-glucopyranside Thân rễ [24] 55 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-O-[O-β-D- glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl-(1→6)]-β-D- glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl β-D- glucopyranoside Thân rễ [24] 56 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-O-β-D- glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl)oxy]ergost-5- en-3β-yl β-D-glucopyranoside Thân rễ [24] 57 (24R,25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl-(14)-O-β-D- glucopyranosyl-(12)-O-[β-D-glucopyranosyl-(16)]- β- D-glucopyranosyl)oxy]ergost-5-en-3β-yl O-β-D- glucopyranosyl-(14)-O-β-D-glucopyranosyl-(12)]-β- D-glucopyranoside Thân rễ [23] 58 Taccasteroside A Thân rễ [25] 59 Taccasteroside B Thân rễ [25] 60 Taccasteroside C Thân rễ [25] Hình 1.5.Cấu trúc các hợp chất cholestan glycoside (50-60) từ loài T. chantrieri
  • 26. 12 1.1.3.4. Các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside Có 12 hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72) đã được các nhà khoa học phân lập và xác định cấu trúc từ loài T. chantrieri, T. leontopetaloide, T. integrifolia, T. subflabellata và T. plantaginea (Bảng 1.6, Hình 1.6). Bảng 1.6. Các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72) từ chi Tacca KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK 61 Diosgenin Lá T. leontopetaloide, T. subflabellata [26] 62 Isonarthogenin Lá T. leontopetaloide [26] 63 Isonuatigenin Lá T. leontopetaloide [26] 64 Taccasuboside B Cả cây T. subflabellata [19] 65 Taccasuboside C Cả cây T. subflabellata [19] 66 (3β,25R)-spirost-5-en-3-yl α-L- rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D- glucopyranosyl-(1→4)-α-L- rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. integrifolia [27] 67 Chantrieroside A Thân rễ T. chantrieri T. integrifolia [22], [27] 68 Taccaoside C Cả cây T. plantaginea [28] 69 (24S,25R)-24-hydroxyspirost- 5-en-3β-yl O--L- rhamnopyranosyl-(12)-O-[-- L-rhamnopyranosyl-(13)]-β- D-glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [29] 70 (25S)-spirost-5-en-3β-yl O-- L-rhamnopyranosyl-(12)-O- [O-β-D-glucopyranosyl-(14)- -L-rhamnopyranosyl-(13)]- β-D-glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [29] 71 (24S,25R)-24-hydroxyspirost-5- en-3β-yl O--L- rhamnopyranosyl-(12)-O-[O- β-D-glucopyranosyl-(14)--L- rhamnopyranosyl-(13)]-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [29] 72 (25S)-spirost-5-en-3β-yl O-β-D- glucopyranosyl-(14)-O--L- rhamnopyranosyl-(13)-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [29]
  • 27. 13 Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất spirostanol và spirostanol glycoside (61-72) 1.1.3.5. Các hợp chất furostanol glycoside Theo các công trình công bố, có 13 hợp chất furostanol glycoside được phân lập từ 4 loài T. chantrieri, T. integrifolia và T. plantaginea, T. subflabellata (73-85) (Bảng 1.7, Hình 1.7). Bảng 1.7. Các hợp chất furostanol glycoside từ chi Tacca KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK 73 (3β,22R,25R)-26-[(β-D- glucopyranosyl)oxy]-22- hydroxyfurost-5-en-3-yl α-L- rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-L- rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. integrifolia [27] 74 (3β,22R,25R)-26-(β-D- glucopyranosyloxy)-22-hydroxyfurost- 5-en-3-yl α-L-rhamnopyranosyl- (1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→4)-α- L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. integrifolia [27] 75 Taccaoside A Thân rễ T. plantaginea [30] 76 Taccaoside B Thân rễ T. plantaginea [30] 77 Taccaoside D Thân rễ T. plantaginea T. subflabellata [19, 28]
  • 28. 14 KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK 78 (20S,22Z,25)-26-[(β-D- glucopyranosyl)oxy]-20- hydroxyfurosta-5,22-dien-3β-yl O-β-D- glucopyranosyl-(14)--L- rhamnopyranosyl-(13)-O-[-L- rhamnopyranosyl-(12)]-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [23] 79 (20S,22Z,2)-26-[(β-D- glucopyranosyl)oxy]-20- hydroxyfurosta-5,22-dien-3β-yl O--L- rhamnopyranosyl-(12)-O-[-L- rhamnopyranosyl-(13)]- β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [23] 80 (25S)-26-[(β-D-glucopyranosyl)oxy]- 22β-methoxyfurost-5-en-3β-yl O-α-L- rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-β-D- glucopyranosyl-(14)-α-L- rhamnopyranosyl-(13)]-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [31] 81 (25S)-26-[(β-D-glucopyranosyl)oxy]- 22β-methoxyfurost-5-en-3β-yl O-α-L- rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-β-D- glucopyranosyl-(14)-α-L- rhamnopyranosyl-(13)]-6-O-acetyl- β-D-glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [31] 82 (25S)-26-[(O-β-D-glucopyranosyl- (16)-β-D-glucopyranosyl)oxy]-22β- methoxyfurost-5-en-3β-yl O-α-L- rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-α-D- glucopyranosyl-(14)- α-L- rhamnopyranosyl-(13)]-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [31] 83 (25S)-26-[(β-D- glucopyranosyl)oxy]furosta-5,20(22)- dien-3β-yl O-α-L-rhamnopyranosyl- (12)-O-[O-β-D-glucopyranosyl- (14)-α-L-rhamnopyranosyl-(13)]- β-D-glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [31] 84 (25S)-26-[(β-D-glucopyranosyl)oxy]- 22β-methoxyfurosta-5,20(22)-dien-3β- yl O-α-L-rhamnopyranosyl-(12)-O- [O-β-D-glucopyranosyl-(14)-α-L- rhamnopyranosyl-(13)]-6-O-acetyl- β-D-glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [31] 85 (25S)-26-[(β-D- glucopyranosyl)oxy]furosta-5,20(22)- dien-3β-ylO-α-L-rhamnopyranosyl- (12)-O-[α-L-rharnnopyranosyl- (13)]-β-D-glucopyranoside. Thân rễ T. chantrieri [32]
  • 29. 15 Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất furostanol glycoside (73-85) 1.1.3.6. Các hợp chất pregnane glycoside Hợp chất pregnane glycoside cũng được tìm thấy trong một số loài thuộc chi Tacca như T. chantrieri, T. integrifolia, T. leontopetaloide và T. subflabellata. Có 7 hợp chất pregnane glycoside được phân lập từ các loài trên (86-92) (Bảng 1.8, Hình 1.8). Bảng 1.8. Các hợp chất pregnane glycoside (86-92) từ chi Tacca KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK 86 (3β,16β)-3-{[6-deoxy-α-L- rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-L- rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D- glucopyranosyl]oxy}-20- oxopregn-5-en-16-yl (4R)-5-(β- D-glucopyranosyloxy)-4- methylpentanoate Thân rễ T. integrifolia [27] 87 16β-[[(4S)-5-(β-D- Thân rễ T. chantrieri [31]
  • 30. 16 KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK glucopyranosyloxy)-4-methyl-1- oxopentyl]oxy]-3β-[(O-α-L- rhamnopyranosyl-(12)-O-[O- β-D-glucopyranosyl-(14)-α-L- rhamnopyranosyl-(13)]-β-D- glucopyranosyl)oxy]pregn-5-en- 20-one 88 3β-[(O-α-L-rhamnopyranosyl- (12)-O-[O-β-D- glucopyranosyl-(14)-α-L- rhamnopyranosyl-(13)]-β-D- glucopyranosyl)oxy]pregna- 5,16-dien-20-one Thân rễ T. chantrieri [31] 89 Taccasuboside D Cả cây T. subflabellata [19] 90 16β-[[(4S)-5-(β-D- glucopyranosyloxy)-4-methyl-1- oxopentyl]oxy]-3β-[(O-α-L- rhamnopyranosyl-(1→2)-O-[α-L- rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D- glucopyranosyl)oxy]pregn-5-en- 20-one Thân rễ T. chantrieri [32] 91 Nuatigenin Lá T. leontopetaloide [26] 92 Taccagenin Lá T. leontopetaloide [33] Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chất pregnane glycoside (86-92)
  • 31. 17 1.1.3.7. Các hợp chất diaryl heptanoid và diaryl heptanoid glycoside Theo các công trình công bố đã có 12 hợp chất diaryl heptanoid và diaryl heptanoid glycoside được phân lập từ loài T. chantrieri và T. plantaginea (93-104) (Bảng 1.9, Hình 1.9). Bảng 1.9. Các hợp chất diaryl heptanoid glycoside (93-104) KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK 93 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(3,4- dihydroxyphenyl)-7-(4- hydroxyphenyl) heptane Thân rễ T. chantrieri [34] 94 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis- (3,4-dihydroxyphenyl) heptane Thân rễ T. chantrieri [34] 95 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(3,4- dihydroxyphenyl)-7-(4- hydroxyphenyl)-heptane 3-O-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [34] 96 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(4- hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-(4- hydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [34] 97 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(3,4- dihydroxyphenyl) heptane 3-O-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [34] 98 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(4- hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-(3,4- dihydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D- glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [34] 99 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(4- hydroxy-3-methoxyphenyl)- heptane 3-O-β-D-glucopyranoside Thân rễ T. chantrieri [34] 100 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(4- hydroxyphenyl) heptane 3-O-β-D- glucopyranoside. Thân rễ T. chantrieri [34] 101 (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(3,4- dihydroxyphenyl)-7-(4- hydroxyphenyl) heptane 5-O-β-D- glucopyranoside. Thân rễ T. chantrieri [34] 102 Plantagineoside A Thân rễ T. plantaginea [4] 103 Plantagineoside B Thân rễ T. plantaginea [4] 104 Plantagineoside C Thân rễ T. plantaginea [4]
  • 32. 18 Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất diaryl heptanoid và diaryl heptanoid glycoside (93-104) 1.1.3.8. Các hợp chất khác Ngoài các chất đã nêu trên, từ một số loài chi Tacca còn phân lập được 11 hợp chất: Evelynin A, taccabulin A-E, evelynin B, evelynin, 4-[6-O-(4-hydroxy- 3,5-dimethoxybenzoyl)-β-D-glucopyranosyloxy]-3-methoxybenzoic acid, roseoside và gusanlungionoside D (105-115) (Bảng 1.10, Hình 1.10). Bảng 1.10. Các hợp chất khác từ chi Tacca (105-115) KH Tên chất Bộ phận Loài TLTK 105 Evelynin A Thân rễ T. chantrieri T. integrifolia [35] 106 Taccabulin A 107 Taccabulin B 108 Taccabulin C 109 Taccabulin D 110 Taccabulin E 111 Evelynin B 112 Evelynin Cả cây T. chantrieri [36] 113 4-[6-O-(4-hydroxy-3,5- dimethoxybenzoyl)-β-D- glucopyranosyloxy]-3- methoxybenzoic acid (5) Thân rễ T. chantrieri [23] 114 Roseoside Cả cây T. plantaginea [36] 115 Gusanlungionoside D Cả cây T. plantaginea [36]
  • 33. 19 Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất khác (105-115) Như vậy: Đến nay đã có khoảng 35 bài báo đã công bố về thành phần hóa học các loài thuộc chi Tacca. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy thành phần hoá học của chi Tacca rất đa dạng và phong phú. Nhiều hợp chất mới, có cấu trúc đặc trưng của các loài thuộc chi Tacca như một số hợp chất taccalonolide, withanolide và withanolide glycoside. Điều này góp phần tạo cơ sở khoa học lý giải công dụng chữa bệnh theo y học cổ truyền ở Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia khác.
  • 34. 20 1.1.4. Hoạt tính sinh học của chi Tacca 1.1.4.1. Tác dụng hỗ trợ và điều trị ung thư Hoạt tính sinh học của một số hợp chất được phân lập từ các loài thuộc chi Tacca có hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro trên các dòng tế bào ung thư máu (HL-60), ung thư gan (SMMC-7721), ung thư phổi (A549), ung thư vú (MCF-7), ung thư cổ tử cung (Hela). Một số hợp chất taccalonolide phân lập được từ chi Tacca thể hiện hoạt tính ổn định vi ống giống như paclitaxel, một chất làm thuốc điều trị ung thư phổ biến hiện nay. Đây là đặc điểm nổi bật có ý nghĩa trong y học của chi Tacca [27, 29, 34, 36]. Akihito Yokosuka và các cộng sự đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập từ loài T. chantrieri. Kết quả thử nghiệm cho thấy hợp chất spirostanol glycoside (69 và 70) gây độc trên dòng tế bào ung thư HL-60 với giá trị IC50 lần lượt là 2,1 µM và 1,8 µM [29]. Hai diaryl heptanoid (93 và 94) và bốn diaryl heptanoid glycoside (95, 97, 98 và 101) được phân lập từ loài T. chantrieri có hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư HL-60 mạnh với giá trị IC50 trong khoảng 1,8-6,4 µg/mL [34]. Một công bố khác cho thấy hợp chất evelynin (112) phân lập từ T. chantrieri thể hiện độc tính trên 4 dòng tế bào, bao gồm ung thư vú MDA-MB-43 và MDA-MB-231, PC-3 và ung thư cổ tử cung HeLa, với giá trị IC50 tương ứng là 4,1, 3,9, 4,7 và 6,3 µM [36]. Các hợp chất taccasuboside A-D (32, 64, 65 và 89), taccasuboside C(65) và taccaoside D (77) từ loài T. subflabellata đã được đánh giá tác dụng gây độc trên 5 dòng tế bào ung thư HL-60, SMMC-7721, A549, MCF-7, và SW480. Kết quả nghiên cứu cho thấy hợp chất taccaoside D (77) thể hiện hoạt tính trên cả 5 dòng tế bào trên với giá trị IC50 lần lượt là: 4,63, 4,43, 3,00, 11,13 và 2,68 µM; hợp chất taccasuboside C có khả năng gây độc trên 5 dòng tế bào với giá trị IC50 tương ứng là 18,18, 25,08, 17,32, 18,14 và 15,73 µM [25]. Một số chất được đánh giá có hoạt tính gây độc trên các dòng tế bào ung thư HepG2 và HEK293: Plantagiolide A (33) gây độc với dòng tế bào ung thư HEK293 với giá trị IC50 là 14,0 µM; tacclonolide A (1) gây độc trên cả hai dòng tế bào ung thư HepG2 và HEK293 với giá trị IC50 lần lượt là 13,2 và 16,3 µM [11]. Một số hợp chất phân lập từ loài này đã được công bố có hoạt tính gây độc tế bào ung thư HeLa. Cụ thể khi hợp chất taccasuboside C (65) có hoạt tính gây độc
  • 35. 21 trên dòng tế bào HeLa với giá trị IC50 là 1,2 µM. Hợp chất taccaoside D (77) có giá trị IC50 là 1,5 µM. Hợp chất chantrieroside A (67), (25S)-26-[(O-β-D- glucopyranosyl-(16)-β-D-glucopyranosyl)oxy]-22β-methoxyfurost-5-en-3β-yl O- α-L-rhamnopyranosyl-(12)-O-[O-α-D-glucopyranosyl-(14)-α-L- rhamnopyranosyl-(13)]-β-D-glucopyranoside (82) và (3β,22R,25R)-26-(β-D- glucopyranosyloxy)-22-hydroxyfurost-5-en-3-yl α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D- glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside (74) gây độc tế bào ung thư HeLa với giá trị IC50 tương ứng là 3,0, 3,5 và 4,0 µM [27]. Các vi ống tham gia vào chu trình tế bào, cụ thể là phân chia các nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào trong nguyên phân và giảm phân. Các vi ống đóng vai trò đích quan trọng trong việc phát hiện ra các thuốc điều trị ung thư. Paclitaxel một hợp chất có nguồn gốc từ thực vật làm ổn định các vi ống là một trong những loại thuốc đang sử dụng phổ biến hiện nay để điều trị các bệnh nhân ung thư. Các hợp chất taccalonolide được phân lập từ các loài thuộc chi Tacca là một lớp chất mới cũng có tác dụng ổn định vi ống [2]. Hợp chất taccasuboside C (65) được Htay Htay Shwe và các cộng sự phân lập từ loài T. integrifolia đánh giá có hoạt tính ổn định vi ống trên thử nghiệm in vitro [27]. 1.1.4.2. Hoạt tính kháng viêm Nghiên cứu về hoạt tính kháng viêm thông qua đánh giá khả năng ức chế hoạt động phiên mã NF-κB của một số hợp chất phân lập từ tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số hợp chất phân lập từ loài T. plantaginea có tác dụng ức chế đáng kể hoạt động phiên mã NF-κB gây bởi TNF-α trên dòng tế bào ung thư gan HepG2 bao gồm 4 hợp chất diarylheptanoid glycoside: (95), (97), (100) và plantagineoside C (104) với giá trị IC50 trong khoảng 0,9 đến 9,4 µM [4, 5]. Hợp chất chantriolide A (43), là một withanolide glycoside, thể hiện hoạt tính ức chế hoạt động phiên mã NF-κB gây ra bởi TNF-α trung bình trên dòng tế bào HepG2 với IC50 giá trị 9,0 µM [4, 5]. 1.1.4.3. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxi hóa và hạ huyết áp Nghiên cứu công bố năm 1988 cho thấy hợp chất 1 có tác dụng diệt loài vi khuẩn Plasmodium berghai [10]. Nghiên cứu của Lerluck cho biết dịch chiết thân rễ loài T. chantrieri thể hiện hoạt tính thu dọn gốc tự do in vitro DPPH mạnh với giá trị EC50 là 10,2 µg/ml [37]. Nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn loài T.
  • 36. 22 leontopetaloides, Habila và cộng sự đã phát hiện dịch chiết loài này thể hiện khả năng ức chế sự phát triển 7 loại vi khuẩn và nấm: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogene, Salmonella typhi, Escherichia coli, Shigellia dysenteriae, Proteus vulgaris và Candida albicans ở mức độ trung bình [38]. Tiamjan đã tiến hành nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của các dịch chiết tổng ethanol và dịch chiết phân đoạn butanol của thân rễ loài T. chantrieri. Kết quả cho thấy dịch chiết tổng ethanol và dịch chiết phân đoạn butanol đều gây ra sự suy giảm lực và tốc độ của các cơn co thắt trong tâm nhĩ chuột bị cô lập và có tác dụng hạ huyết áp của chuột ở mức liều 5 mg/kg dịch chiết [39]. Như vậy: Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Tacca cho thấy các loài trong chi này thể hiện nhiều hoạt tính thú vị như gây độc tế bào ung thư, chống oxi hóa, hạ đường huyết, ... Những kết quả này góp phần định hướng quan trọng trong việc tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về hoạt tính sinh học các loài thuộc chi Tacca. 1.1.5. Tình hình nghiên cứu về chi Tacca ở Việt Nam Theo các tài liệu đã công bố, chi Tacca ở Việt Nam có hai loài là T. chantrieri và T. plantaginea đã được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Trong công bố năm 2003, GS. Trần Văn Sung và cộng sự đã phân lập từ loài T. chantrieri 10 hợp chất trong đó có 5 hợp chất mới là taccalonolide R-V (17-21), và 5 hợp chất đã biết taccalonolide A (1), taccalonolide B (2), taccalonolide E (5), taccalonolide K (11), và taccalonolide N (14) [6]. Năm 2012, tác giả Trần Hồng Quang và cộng sự đã công bố 16 hợp chất được phân lập từ loài T. plantaginea trong đó có 5 hợp chất mới bao gồm, hai hợp chất withanolide glucoside: Plantagiolide I (46), plantagiolide J (47) và ba hợp chất diarylheptanoid glycoside: Plantagineoside A (102), plantagineoside B (103), plantagineoside C (104). Tác giả cũng đã công bố các nghiên cứu về một số hoạt tính một số hợp chất phân lập được từ T. plantaginea bao gồm hoạt tính kháng viêm ức chế hoạt động phiên mã NF-κB [4, 5]. Như vậy, ở Việt Nam mới có 03 công bố về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 2 loài trong số 6 loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam bao gồm: 1 công bố về thành phần hóa học loài T. chantrieri và 2 công bố về thành phần hóa học và hoạt tính kháng viêm loài T. plantaginea.
  • 37. 23 1.2. Giới thiệu về loài Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri 1.2.1. Loài Tacca vietnamensis Đặc điểm thực vật Tên khoa học: Tacca vietnamensis Thin et Hoat. Tên thường gọi: Râu hùm lớn Chi: Tacca Họ: Taccaceae Đặc điểm mô tả Cây thân thảo có thân củ hình trụ hơi cong khi lên khỏi mặt đất, dài khoảng 20- 25 cm hay hơn, đường kính 3-4,5 cm. Lá đơn, hình bầu dục thót, nhọn về phía chóp, gốc hơi lệch, dài 25-65 cm, rộng 12-35 cm, lúc non có màu hơi tím. Cuống cụm hoa dài hơn cuống lá, có màu lục nhạt, hơi hồng dài 40-45 cm. Tán hoa có lá bắc tạo thành bao chung; 2 cái ngoài hình bầu dục, hình mác hay hình trứng nhọn đầu, 2 cái trong rất lớn, mỏng dạng màng, hình thận hay hình quạt lệch, đỉnh tròn hay tù, có màu hồng tím; các lá bắc con dạng sợi dài 15-25 cm, màu hồng nhạt; mỗi tán có 4-6 hoa. Quả nạc có cánh, dài cỡ 5 cm, đường kính 3 cm, chứa nhiều hạt hình thận, màu nâu đen [1]. Phân bố Loài T. vietnamensis ưa sống nơi ẩm và ít nắng, mọc phổ biến dưới tán cây rừng trong các khu rừng ẩm, dọc theo các khe suối, thung lũng, núi đất cũng như núi đá vôi ở miền Bắc: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội (Ba Vì); và miền Trung: Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam [1]. Công dụng Lá có thể sử dụng làm rau ăn, củ được dùng chữa bệnh như T. chantrieri [1]. 1.2.2. Loài Tacca chantrieri Đặc điểm thực vật Tên khoa học: Tacca chantrieri André. Tên thường gọi: Râu hùm Chi: Tacca Họ: Taccaceae Đặc điểm mô tả Loài T. chantrieri là một loài thực vật có hoa trong họ Taccaceae. Là cây thảo sống lâu năm, cao 50-80 cm. Thân bò dài, có nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân
  • 38. 24 rễ, có phiến hình trái xoan nhọn, dài 25-60 cm, rộng 7-20 cm, màu lục bóng, mép nguyên lượn sóng, cuống lá dài 10-30 cm. Hoa màu tím đen mọc tụ họp thành tán trên một cán thẳng hay cong dài 10-15 cm; bao chung của tán có 4 lá bắc màu tím nâu, các lá bắc ngoài hình trái xoan, nhọn mũi, các lá bắc trong hình trái xoan, thuôn nhọn ở gốc, các sợi bất thụ dài tới 25 cm. Hoa có cuống đài, 6 nhị, bầu dưới có lối đính noãn bên. Quả không tự mở; hạt có 3 cạnh, màu đỏ tím [1]. Phân bố Loài T. chantrieri mọc hoang ở ven suối và rừng ẩm các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, ... Công dụng Thân rễ có vị cay đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm chỉ thống, lương huyết, tán ứ. Thân rễ loài này được đắp ngoài da để điều trị bệnh thấp khớp. Ở Trung Quốc, cây được dùng để chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng, viêm gan, huyết áp cao, bỏng lửa, lở ngứa [1]. Từ tổng quan tài liệu trong nước và trên thế giới cho thấy loài T. chantrieri là loài có phân bố phổ biến ở các nước Đông Nam Á và đã có nhiều nhà khoa học ở các nước công bố các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài này tại nước bản địa. Ở Việt Nam, nghiên cứu về loài T. chantrieri còn rất hạn chế, mới nghiên cứu ở góc độ thành phần hóa học chưa có nghiên cứu nào về hoạt tính sinh học. Như vậy, căn cứ trên những ứng dụng trong y học cổ truyền và những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học đã được công bố. Hướng nghiên cứu về hoạt tính của các chất phân lập từ hai loài T. vietnamensis và T. chantrieri được lựa chọn là nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư và hoạt tính kháng viêm góp phần làm sáng tỏ về những ứng dụng của loài này trong y học cổ truyền và định hướng tiếp theo trong nghiên cứu ứng dụng y dược hiện đại. 1.3. Giới thiệu về ung thư 1.3.1. Ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh 1.3.1.1. Các đặc tính cơ bản của bệnh ung thư * Động lực học tế bào: Cơ thể con người được cấu tạo bởi hàng tỷ các tế bào. Bình thường, tế bào sinh ra, phát triển và chết đi, tuân theo quy luật tự nhiên
  • 39. 25 được xác định trong chu kỳ tế bào. Trong quá trình phát triển, nếu tế bào bị tác động bởi các tác nhân gây tổn thương, biến đổi các vật chất di truyền (gen) trong nhân tế bào, chức năng của tế bào bị ảnh hưởng, chúng có thể không tuân theo quy luật tự nhiên, không đáp ứng được vai trò mà phát triển quá mức, thành bệnh ung thư [40- 42]. Chu kỳ của tế bào như hình sau: G0: Giai đoạn tế bào nghỉ (không tham gia vào quá trình phân bào) G1: Giai đoạn trước tổng hợp DNA S: Giai đoạn tổng hợp DNA G2: Giai đoạn sau tổng hợp DNA M: Giai đoạn phân bào Hình 1.11. Chu kỳ tế bào Thời gian nhân đôi là thời gian cần thiết cho một tế bào sống hoàn thành một chu kỳ trong phân chia tế bào, tạo ra 2 tế bào con. Các tế bào ác tính thường có thời gian nhân đôi ngắn hơn tế bào lành của các mô tương tự và có rất ít tế bào tồn tại ở giai đoạn nghỉ (không tham gia vào quá trình phân bào-G0). Ở giai đoạn đầu, khối u phát triển theo cấp số nhân. Khi khối u phát triển, chất dinh dưỡng được cung cấp bởi sự khuếch tán trực tiếp từ máu lưu thông. Các tế bào ác tính xâm lấn vào các tổ chức xung quanh nhờ có các enzim (protease) giúp tiêu diệt các mô lân cận. Khối u phát triển được còn nhờ tế bào u sản sinh ra các yếu tố tăng sinh mạch máu thúc đẩy hình thành các mạch máu mới để cung cấp dinh dưỡng và các chất liệu cần thiết cho sự phát triển của khối u. Trong quá trình hình thành và phát triển, tế bào u có thể phát tán vào dòng máu lưu thông. Đa số các tế bào này sẽ chết đi trong khi vận chuyển, nhưng một số tế bào có thể xuyên qua các nội mạc mạch máu, khu trú vào các mô xung quanh và tạo ra các khối u mới độc lập và ở xa khối u ban đầu (hiện tượng di căn). Cứ như vậy, những khối u này lại tiếp tục phát triển và có thể tiếp tục tạo các di căn khác… [43]. Tính chất đặc trưng của tế bào ác tính: Tránh được sự chết theo chương trình (apoptosis); khả năng phát triển vô hạn; tự cung cấp các yếu tố phát triển; không nhạy cảm với các yếu tố chống tăng sinh; tốc độ phân bào gia tăng; thay đổi khả năng biệt hóa tế bào; không có khả năng ức chế tiếp xúc; khả năng xâm lấn mô xung quanh; khả năng tăng sinh mạch máu và khả năng di căn đến nơi khác.
  • 40. 26 Một tế bào thoái triển thành tế bào khối u thường không có tất cả đặc điểm này cùng một lúc, tuy nhiên, thế hệ sau của chúng sẽ được chọn lọc để có các đặc tính đó. Quá trình này được gọi là phát triển theo dòng (clonal evolution) [40]. * Sinh học phân tử ung thư: Sinh học phân tử ung thư là quá trình rối loạn sự phân chia của tế bào do DNA bị tổn thương. Do đó ung thư là một bệnh lý về gen. Thông thường, một tế bào bình thường để chuyển dạng sang tế bào ung thư phải trải qua một vài đột biến ở một số gen nhất định. Quá trình này liên quan đến cả hệ thống gen tiền ung thư và gen ức chế ung thư. Gen tiền ung thư mã hóa cho protein tham gia vào quá trình hình thành những chất truyền tín hiệu tế bào. Các chất truyền tin này sẽ truyền tín hiệu “tiến hành phân bào” tới chính tế bào đó hay những tế bào khác. Do vậy, khi bị đột biến, các gen tiền ung thư sẽ tăng cường hoạt động biểu hiện quá mức các tín hiệu phân chia tế bào và làm các tế bào tăng sinh không kiểm soát, lúc này trở thành những gen ung thư [41-43]. Khác với gen ung thư, các gen ức chế ung thư mã hóa cho các chất hóa học truyền tín hiệu nhằm giảm hoặc ngừng quá trình phân chia của tế bào khi phát hiện thấy có sai hỏng về DNA. Đó là các enzyme đặc biệt có thể phát hiện các đột biến hay tổn thương DNA và đồng thời kích hoạt quá trình phiên mã của hệ thống enzyme sửa chữa DNA. Điều này nhằm hạn chế tối đa khả năng các sai hỏng này được truyền cho thế hệ tế bào kế tiếp. Thông thường, các gen ức chế ung thư sẽ được kích hoạt khi có tổn thương DNA xảy ra, nhưng một số đột biến có thể bất hoạt protein ức chế ung thư hoặc làm mất khả năng truyền thông tin của nó. Điều này làm gián đoạn hoặc ngừng cơ chế sửa chữa DNA, khi đó những tổn thương DNA được tích lũy lại dần dần hình thành ung thư. Hình 1.12. Quá trình phát triển tế bào ung thư
  • 41. 27 * Các yếu tố gây đột biến thành ung thư bao gồm: Thuốc và hóa chất; chế độ ăn uống; nhiễm trùng bao gồm một số virut, vi khuẩn và kí sinh trùng; bức xạ và các rối loạn miễn dịch [41, 43]. 1.3.1.2. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư Ung thư là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tại các nước phát triển, 70% người bệnh ung thư tránh được tử vong nhờ các tiến bộ của y học. Điển hình một số loại như ung thư giáp trạng, vú, cổ tử cung… tỉ lệ chữa khỏi đạt trên 80%. Tại Việt Nam, theo đánh giá của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư chưa được cao như mong muốn chủ yếu do phần lớn bệnh nhân ung thư ở nước ta đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn (trên 70%) [41]. Ung thư có nhiều loại, mỗi loại đều khác nhau về nguyên nhân, phát triển và tiên lượng. Điều trị bệnh ung thư cần dựa vào bản chất mô học của bệnh, giai đoạn bệnh, mục đích điều trị, toàn trạng người bệnh và một số yếu tố khác. Các phương pháp điều trị ung thư được phân làm hai phương pháp chính: Phương pháp điều trị tại chỗ và phương pháp điều trị hệ thống [40, 42-44]. * Phương pháp điều trị tại chỗ: Phương pháp phẫu thuật và phương pháp dùng tia phóng xạ (xạ trị). * Phương pháp điều trị hệ thống: Là một vũ khí chính để điều trị ung thư của y học hiện đại. Điều trị hệ thống ngày càng phát triển nhờ những nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm, phát minh những thuốc mới và những cơ chế mới. Điều trị hệ thống bao gồm: hóa trị, điều trị nội tiết và điều trị sinh học. a) Phương pháp điều trị hóa chất (hóa trị): Hóa trị (Chemotherapy) là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư. Thuốc hóa chất có tác dụng chống lại hầu hết các loại ung thư. Tuy vậy mỗi loại ung thu có sự nhạy cảm với hóa chất riêng biệt. Sự phát triển không ngừng các thuốc mới với khả năng tiêu diệt tế bào u mạnh mẽ có thể làm các bệnh ít nhạy cảm với hóa chất trong thời gian này trở thành những bệnh rất nhạy cảm với thuốc trong tương lai. Trước đây, hóa trị thường được sử dụng để điều trị bệnh giai đoạn muộn đã trải qua phẫu thuật và xạ trị trước đó. Sau này người ta càng quan tâm hơn nhiều đến điều trị phối hợp cả ba vũ khí trong một phác đồ điều trị hoàn chỉnh. Trong điều trị phối hợp đa phương thức, hóa trị có vai trò
  • 42. 28 hoặc để giảm thể tích khối u trước phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị tại chỗ, hoặc điều trị sau các phương pháp nhằm ngăn ngừa sự phát triển các vi di căn. Độc tính của hóa trị: Đa số các thuốc hóa chất gây độc tế bào có tác dụng đặc trị kém. Các thuốc không chỉ làm tổn hại tế bào ung thư mà còn gây tổn thương các tế bào lành đặc biệt các tế bào phân chia nhanh như tủy xương, biểu mô đường tiêu hóa. Một số thuốc có độc tính tích lũy tức là độc tính xuất hiện sau nhiều lần dùng thuốc với tổng liều nhất định: các thuốc anthracyclin gây độc với tim, bleomycin gây độc với phổi… b) Phương pháp điều trị nội tiết Điều trị nội tiết trong ung thư thường được xem là phương pháp kìm tế bào. Cơ chế của đáp ứng với điều trị nội tiết vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Nói chung, điều trị nội tiết hiện nay được tiến hành theo các hai cách: Loại bỏ các hormone trực tiếp kích thích khối u phát triển và ngăn chặn sự sản xuất hoặc tiết ra các yếu tố dinh dưỡng có tác dụng kích thích trực tiếp khối u phát triển. Các yếu tố này có thể được tạo ra bởi: chính khối u, các tế bào ở ngay xung quanh, các tuyến nội tiết ở xa. Các bệnh ung thư được điều trị nội tiết hiện nay: Ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và một số các ung thư khác (ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú nam, ung thư thận, ung thư thuyến giáp, các ung thư hệ tạo máu…). c) Phương pháp điều trị sinh học Đây là phương thức điều trị sử dụng các thuốc và các phương pháp khác nhau nhờ những hiểu biết về sinh học của hệ miễn dịch, bản chất tế bào u và mối quan hệ giữa chúng. Điều trị biến đổi đáp ứng sinh học là sử dụng các thuốc hoặc biện pháp sinh học tự nhiên làm thay đổi sự tương tác qua lại giữa vật chủ và khối u, gây nên tác dụng chống u. Bên cạnh một số thuốc đã được áp dụng rộng rãi hoặc đang trong thử nghiệm lâm sàng, hiện nay còn nhiều thuốc đang được nghiên cứu và có nhiều khả năng được đưa ra trong những năm tới. Một số thuốc sinh học: 1. Các cytokine: Đây là các protein có vai trò trong sự phát triển các tế bào hệ tạo máu và hệ lymphô. Đôi khi có sự lầm lẫn về cách gọi tên các protein loại này. Cytokine là một loại protein được sản xuất và tiết ra ở tế bào. Lymphokin là cytokine do lymphô bào sản xuất. Về chức năng, ngoài tác dụng kích thích sự phát
  • 43. 29 triển các tế bào có các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt, các cytokine còn có vai trò trong chống tăng sinh, gây biệt hoá và các tác dụng hoạt hoá chức năng. 2. Các interferon (INF): Interferon α (INF-α) và interferon gamma. Một số interferon đã tỏ ra hữu ích trong điều trị ung thư, trong đó interferon α (INF-α) được nghiên cứu nhiều nhất. 3. Các interleukin (IL): Interleukin-2 (IL-2) là một lymphokin, sản phẩm của các tế bào T được hoạt hoá. IL-2 còn có khả năng hoạt hoá quá trình chết theo chương trình của các tế bào. Với các tính chất kích thích miễn dịch, IL-2 đã được nghiên cứu về khả năng chống u. Trên các thử nghiệm lâm sàng, IL-2 có tác dụng chống ung thư biểu mô tế bào thận và ung thư hắc tố. Các Interleukin-1 (IL-1), interleukin-4 (IL-4), interleukin-6 (IL-6), interleukin-7 (IL-7) và interleukin-12 (IL- 12) cũng đang được nghiên cứu trong điều trị và hỗ trợ cho các phương pháp điều trị ung thư. 5. Yếu tố hoại tử u (TNF): TNF-α và TNF-β là các sản phẩm của đại thực bào được hoạt hoá, có chung một loại thụ thể và có nhiều tác dụng sinh học. Gần đây TNF được sử dụng thành công hơn trong điều trị ung thư hắc tố ở da tái phát khi được sử dụng với melphalan. 6. Các kháng thể đơn dòng: Các kháng thể gắn với các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào u có thể phá huỷ tế bào u qua một số cơ chế khác nhau. Bằng việc tác dụng đặc hiệu chỉ với một vài loại kháng nguyên mà những tế bào lành tránh được những tổn thương do điều trị. 1.3.2. Một số loại thuốc điều trị ung thư hiện nay có nguồn gốc từ tự nhiên Hiện nay thuốc có nguồn gốc từ thảo dược có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư. Đã có nhiều các hợp chất có nguồn gốc từ tự nhiên thể hiện khả năng chống ung thư, trong đó có một số hoạt chất được dùng trong điều trị ung thư và giảm tác dụng phụ về hóa trị liệu. Một số hợp chất đáng chú ý có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được dùng làm thuốc điều trị ung thư như: Vincristine, vinblastin, camptothecin, podophyl-lotoxin, taxol, topotecan và irinotecan, flavopiridol, rosco- vitine và combretastatin A-4. Một số thuốc chữa ung thư, được bào chế chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật bao gồm:
  • 44. 30 - Vinca alkaloid: Vinca alkaloid là một nhóm các hợp chất alkaloid được sử dụng trong hóa trị liệu cho ung thư, bao gồm: vinblastine, vincristine, vindesine và vinorelbine. Chúng có nguồn gốc từ cây dừa cạn Catharanthus roseus (Vinca rosea) và các cây Vinca khác. Thuốc gây độc tế bào theo chu kỳ tế bào hoạt động bằng cách ức chế khả năng phân chia các tế bào ung thư, ngăn không cho nó hình thành thành các vi ống. - Taxane gồm paclitaxel (taxol) và docetaxel (taxotere) thuộc lớp chất diterpene. Taxane được dùng làm thuốc điều trị ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến. Chúng được xác định có nguồn gốc ban đầu từ các loài thực vật thuộc chi Taxus, và có đặc tính của một loại taxadiene. Paclitaxel (taxol) và docetaxel (taxotere) được sử dụng rộng rãi dưới dạng các hóa chất trị liệu. - Epipodophyllotoxin (etoposide): Epipodophyllotoxin là sản phẩm bán tổng hợp từ podophyllotoxin được chiết xuất từ rễ của loài Podophyllum peltatum. Etoposide được sản xuất làm thuốc chống ung thư như: Ung thư tinh hoàn, ung thư phổi, u lymphô, ung thư bạch cầu, u nguyên bào thần kinh và ung thư buồng trứng. Hình 1.13. Cấu trúc một số hợp chất đã được dùng làm thuốc chống ung thư