SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
QUẾ VÕ, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ TRANG
Lớp : MTE
Khóa : 57
Ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
Hà NỘi - 2016
i
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
QUẾ VÕ, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ TRANG
Lớp : MTE
Khóa : 57
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
Địa điểm thực tập : BỆNH VIÊN ĐA KHOA QUẾ VÕ,
HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
Hà NỘi – 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong báo cáo này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào.
i
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong
và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa cùng
các thầy, cô giáo của khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp
tôi trang bị những kiến thức, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành quá trình thực tập
tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Bích
Hà, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể, cá nhân phòng Điều dưỡng –
Kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnh viện Đa khoa Quế Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và
bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Vì thời gian có hạn, kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn của bản thân còn
hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn
có những góp ý để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................
MỤC LỤC.......................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................
A. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................
B. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................
1.1. Tổng quan về chất thải y tế.......................................................................................
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ về chất thải y tế........................................................
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải y tế.........................................................................
1.1.3. Phân loại chất thải y tế............................................................................................
1.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe và môi trường.....................................
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe...........................................................
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường.......................................................
1.3. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam................................
1.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế trên thế giới...................................................
1.2.3. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế ở Việt Nam....................................................
1.3. Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam..................................
1.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới......................................................
1.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải y tế ở Việt Nam:......................................................
1.4. Cơ sở pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam............................................
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG..........................................................................
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................
2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................
2.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................
iii
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................................
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp....................................................................
2.4.2.3.Phương pháp cân định lượng chất thải rắn y tế:Lựa chọn ngẫu nhiên 3
tuần trong tháng, tiến hành cân các loại CTRYT phát sinh liên tục các
ngày trong tuần. Từ đó tổng hợp khối lương CTRYT phát sinh theo ngày.
..............................................................................................................................
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...............................................................
2.4.5. Phương pháp so sánh............................................................................................
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................
3.1. Giới thiệu về bệnh viện...........................................................................................
3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................
3.1.3. Quy mô khám chữa bệnh và cơ sở vật chất..........................................................
3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của bệnh viện...........................................................
3.1.5. Hoạt động của bệnh viện......................................................................................
3.2. Hiện trạng phát sinh các loại chất thải y tế của BVĐK Quế Võ............................
3.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế..................................................................
3.2.2. Hiện trạng phát sinh nước thải y tế.......................................................................
3.2.3. Hiện trạng phát sinh khí thải y tế..........................................................................
3.2.4. Ảnh hưởng của CTYT tới con người...................................................................
3.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại BVĐK Quế Võ..............................
3.3.1. Quản lý hành chính...............................................................................................
3.3.2. Quản lý kỹ thuật....................................................................................................
3.3.3. Đánh giá chung công tác quản lý chất thải y tế tại BVĐK Quế Võ....................
3.5. Các biện pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế
của bệnh viện.......................................................................................................
3.5.1. Về quản lý hành chính..........................................................................................
3.5.2. Về quản lý kỹ thuật...............................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................
A. Kết luận.....................................................................................................................
iv
B. Kiến nghị...................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................
18.Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chỉ 1/3 số chất thải rắn được xử lý đảm bảo
môi trường. http://www.quantracmoitruong.gov.vn/VN/TINTRANG-
CHU_Content/tabid/330/cat/115/nfriend/3743871/language/vi-
VN/Default.aspx Thứ bảy, 06/02/2016...............................................................
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BS
BTNMT
BVĐK
BYT
CLS
CN
COD
CTNH
CTRYT
CTYT
CSYT
ĐD
ĐD – KSNK
ĐTNT
KCB
NĐ
PK – CC – LCK
QCVN
QĐ
QLCTYT
TC
TCMT
TSS
TT
TTLT
UB
UBND
XLNT
YHDT
WHO
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
Bác sĩ
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bệnh viện đa khoa
Bộ Y tế
Cận lâm sàng
Công nhân
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn y tế
Chất thải y tế
Cơ sở y tế
Điều dưỡng
Điều dưỡng – Kiểm soát nhiễm khuẩn
Điều trị nội trú
Khám chữa bệnh
Nghị định
Phòng khám – Cấp cứu – Liên chuyên khoa
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Quản lý chất thải y tế
Coliform tổng số (Total coliforms)
Tổng cục môi trường
Tổng chất rắn lơ lửng trong nước (Total suspended solids)
Thông tư
Thông tư liên tịch
Ủy ban
Ủy ban nhân dân
Xử lý nước thải
Y học dân tộc
Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong các cơ sở y tế.......................................
Bảng 1.2. Lượng CTRYT phát sinh theo tuyến bệnh viện tại các nước trên thế
giới.......................................................................................................................
Bảng 1.3. Phát sinh CTRYT của một số cơ sở y tế ở Cam-pu-chia..............................
Bảng 1.4. Phát sinh CTRYT ở Châu Á..........................................................................
Bảng 1.5 Chất lượng nước thải chưa qua xử lý tại một số.............................................
Bảng 3.1. Phân bố giường bệnh tại các khoa năm 2016................................................
Bảng 3.2. Nguồn nhân lực của CBNV Bệnh viện Đa khoa Quế Võ.............................
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động Khám chữa bệnh từ năm 2012-2015...............................
Bảng 3.4. Hệ số phát sinh CTRYT của BVĐK Quế Võ................................................
Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý (23/11/2015).....................................
Bảng 3.6. Kết quả đo nhanh các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTRYT
..............................................................................................................................
Bảng 3.7. Nhân lực khoa ĐD – KSNK, BVĐK Quế Võ...............................................
Bảng 3.8. Công tác đào tạo/ tập huấn, hướng dẫn về quy chế QLCTYT của
BVĐK Quế Võ.....................................................................................................
Bảng 3.9. Hiểu biết của cán bộ BVĐK Quế Võ về việc áp dụng quyết định số
43/2007/QĐ-BYT................................................................................................
Bảng 3.10. Kinh phí QLCTYT tại BVĐK Quế Võ, năm 2015......................................
Bảng 3.11. Hiểu biết về màu sắc dụng cụ đựng chất thải..............................................
Bảng 3.12. Ý kiến của cán bộ y tế về các giải pháp nâng cao công tác QLCTYT
..............................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thành phần CTRYT ở Việt Nam.....................................................................
Hình 1.2 Nhu cầu nước cấp (a) và nước thải y tế phát sinh (b).....................................
vii
Hình 3.1. Bệnh viện đa khoa Quế Võ.............................................................................
Hình 3.2. Sơ đồ bệnh viện đa khoa Quế Võ...................................................................
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Quế Võ..............................................
Hình 3.4. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế của BVĐK Quế Võ..........................
Hình 3.5. Thành phần CTRYT năm 2015......................................................................
Hình 3.6. Tổng khối lượng CTRYT phát sinh hàng năm..............................................
Hình 3.7. Khối lượng CTRYT phát sinh hàng tháng – năm 2015.................................
Hình 3.8. Khối lượng CTRYT phát sinh theo ngày trong tuần, quý đầu – năm
2016......................................................................................................................
Hình 3.9. Khối lượng CTRYT phát sinh tại các khoa, phòng– năm 2015....................
Hình 3.10. Ý kiến của người được phỏng vấn về đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi
chất thải y tế.........................................................................................................
Hình 3.11. Ý kiến của người được phỏng vấn về tác hại gây ra bởi chất thải y tế
..............................................................................................................................
Hình 3.12. Sơ đồ hệ thống quản lý CTYT......................................................................
Hình 3.13. Xe chở và thùng đựng chất thải rắn thông thường được mua mới của
BVĐK Quế Võ.....................................................................................................
Hình 3.14. Tình hình thực hiện phân loại CTRYT tại BVĐK Quế Võ.........................
Hình 3.15. Công tác thu gom CTRYT tại Bệnh viện.....................................................
Hình 3.17. Chất thải giải phẫu được bọc trong 2 lớp túi màu xanh, vận chuyển
chung với săng, áo của Phòng Mổ.......................................................................
Hình 3.16. Xe tiêm có dụng cụ thu gom sai quy định....................................................
Hình 3.18. Thùng đựng CTRYT thông thường..............................................................
Hình 3.19. Thùng đựng CTRYT lây nhiễm...................................................................
Hình 3.21. Đường vận chuyển CTRYT đi qua khu vực đất trống.................................
Hình 3.20. Xe vận chuyển CTRYT................................................................................
Hình 3.22. Nơi lưu giữ chất thải thông thường..............................................................
Hình 3.23. Nơi lưu giữ chất thải nguy hại......................................................................
Hình 3.25. Hộ lý đổ Tro, xỉ sau xử lý vào gốc cây........................................................
Hình 3.24. Lò đốt CTRYT..............................................................................................
viii
Hình 3.27. Công nhân lò đốt không có quần áo bảo hộ lao động..................................
Hình 3.26. Đổ nước rỉ rác vào cống thu gom nước mưa chảy tràn................................
Hình 3.28. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn tại BVĐK Quế Võ.......................
Hình 3.29. Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế BVĐK Quế Võ................
Hình 3.30. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải Kubota Johkasou......................
Hình 3.32. Cửa xả nước thải sau hệ thống xử lý............................................................
Hình 3.31. Hộp điều khiển vận hành hệ thống xử lý nước thải.....................................
Hình 3.33. Đánh giá hiện trạng môi trường chung của BVĐK Quế Võ........................
ix
MỞ ĐẦU
A. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trường là mục tiêu ưu tiên trong phát triển bền vững của mỗi
Quốc gia. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống và sức khỏe cộng đồng.
Nhưng hiện nay môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi chính bàn tay
con người. Dân số bùng nổ, kinh tế phát triển đem theo nhiều hệ quả như ô
nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, nhu cầu tiếp cận các dịch vụ y tế tăng cao…
đã gây nên sự quá tải cho các bệnh viện và các cơ sở y tế. Kéo theo đó là sự phát
sinh lượng chất thải y tế vô cùng lớn vào môi trường.
Chất thải y tế chứa đựng nhiều yếu tố độc hại, tiềm ẩn những hiểm họa
khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người. Các bệnh viện và các cơ sở
y tế làm phát sinh chất thải rồi xử lý bằng cách xả thẳng ra môi trường, chôn lấp
mất vệ sinh, tiêu hủy sơ sài, tái chế không kiểm soát… đã và đang là thực trạng
gây ra rất nhiều nhức nhối cho xã hội, cuộc sống. Do đó cần được kiểm soát chẽ.
Hiện nay, rất nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế khác đã chủ động và có
nhiều nỗ lực trong công tác quản lý chất thải y tế, góp phần bảo vệ môi trường
trong hoạt động y tế. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý chất thải y tế nói
riêng và quản lý môi trường nói chung tại các bệnh viện vẫn đang còn đầy bất
cập. Các công tác này là hoạt động rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo sức khỏe
của người dân và chất lượng môi trường, cần được chú trọng nhiều hơn.
Bệnh viện Đa khoa Quế Võ nằm trên quốc lộ 18A, là một bệnh viện nằm
trong thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ. Ngày 29/04/2014, bệnh viện Đa khoa
Quế Võ được nâng cấp từ bệnh viện hạng III lên thành bệnh viện hạng II với
quy mô 120 giường bệnh với bình quân 400-500 lượt khám bệnh một ngày
(Bệnh viện đa khoa Quế Võ,2014). Những người đến khám bệnh tại bệnh viện
không chỉ là nhân dân trong huyện mà còn có các công nhân của các khu công
nghiệp trên địa bàn huyện – trong đó có một số lượng lớn người lao động đến từ
những vùng quê khác. Bệnh viện đang từng ngày nâng cao chất lượng và cơ sở
1
vật chất để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Theo đó, lượng chất
thải phát sinh ngày càng nhiều và việc quản lý chất thải y tế một các hiệu quả và
hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức ngày càng gặp phải nhiều vấn đề.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng
phát sinh và quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Quế Võ, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
B. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Chỉ rõ hiện trạng phát sinh các loại chất thải y tế tại bệnh viện
- Đánh giá ưu nhược điểm của công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện
- Đề xuất các biện pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải tại bệnh viện
2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ về chất thải y tế
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) thì một số từ
ngữ liên quan sẽ được hiểu như sau:
- Chất thải y tế (CTYT) : là chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các
cơ sở y tế (CSYT) bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông
thường.
- Quản lý chất thải y tế (QLCTYT) là hoạt động quản lý việc phân loại, xử
lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý,
tiêu hủy chất thải y tế, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Trong đó xử lý ban đầu
là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu trữ hoặc tiêu hủy;
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế; Vận
chuyển là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi xử lý ban đầu,
lưu giữ, tiêu hủy; Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa
sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng
các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình
thực hành và phân loại chất thải chính xác; Tái sử dụng là việc sử dụng một sản
phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một
chức năng mới, mục đích mới; Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ
thành những sản phẩm mới; Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các
công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe
con người và môi trường.
3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải y tế
CTYT có thể phát sinh từ các CSYT sau:
- Khám chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng, giám định y
khoa, pháp y, y dược cổ truyền.
- Y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số kế hoạch hóa gia
đình, sức khỏe sinh sản.
- Kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế,
trang thiết bị y tế.
- Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.
- Nhà hộ sinh, trạm y tế.
1.1.3. Phân loại chất thải y tế
Việc phân loại chất thải ngay từ đầu giúp cho việc áp dụng những biện
pháp xử lý phù hợp và tối ưu nhất, giúp hạn chế chi phí xử lý, cũng như giảm
thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, do vậy cần được thực hiện một cách chặt chẽ.
 Phân loại theo dạng tồn tại của chất thải
Tùy theo dạng tồn tại, CTYT được chia thành 3 loại:
- Chất thải rắn y tế (CTRYT)
Là các chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, xét
nghiệm, khám chữa, điều trị, các nghiên cứu liên quan, … bao gồm chất thải
thông thường và chất thải nguy hại (CTNH).
CTRYT sau khi phát sinh tại các nguồn được phân loại, thu gom, sau đó
được vận chuyển nội bộ đến nơi lưu giữ tại các CSYT. Tiếp theo, tùy vào tính
chất độc hại, chất thải sẽ được xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến các cơ sở có
khả năng xử lý an toàn và cuối cùng sẽ được tiêu hủy.
- Nước thải y tế
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các hoạt động chăm sóc và sinh
hoạt tại các CSYT.
Nước thải y tế bao gồm nước nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt
động chuyên môn khám chữa bệnh của bệnh viện được dẫn theo các đường cống
riêng và bể thu gom rồi bơm vào trạm xử lý nước thải. Sau đó, tùy theo tính chất
của từng loại, nước thải sẽ được xử lý loại bỏ rác, cát, chất lơ lửng, … các chất
4
hữu cơ và một phần chất dinh dưỡng; khử trùng, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây
bệnh, đảm bảo các tiêu chuẩn quy định trước khi xả thải ra môi trường ngoài.
- Chất thải khí y tế
Chất thải khí y tế là khí phát sinh từ các phòng xét nghiệm, kho hóa chất,
dược phẩm, các thiết bị sử dụng khí hóa chất độc hại tại các CSYT và lò đốt
CTRYT
Chất thải khí phát sinh cần phải được xử lý, đảm bảo tiêu chuẩn quy định
trước khi thải ra môi trường.
 Phân loại theo thành phần và tính chất nguy hại
Theo phân loại và xác định CTYT căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học,
sinh học và tính chất nguy hại (Quy chế quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, Quyết
định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007), CTYT gồm 5 loại, đó là:
- Chất thải lâm sàng
- Chất thải phóng xạ
- Chất thải hóa học
- Các bình chứa khí có áp suất
- Chất thải thông thường
Chất thải lấm sàng: 5 nhóm
•Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn, chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ
gây bệnh, bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…bao gồm các
vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của người bệnh như gạc, bông,
găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu…
•Nhóm B: là các vật sắc nhọn: bơm tiêm, lưỡi, cán dao mổ, mảnh thủy tinh
vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, dù chúng có được
sử dụng hay không sử dụng.
•Nhóm C: chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm:
găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu…
•Nhóm D: chất thải dược phẩm, dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược
phẩm bị đổ, không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào.
•Nhóm E: là các mô cơ quan người – động vật, cơ quan người bệnh, động
vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào
thai…
Chất thải phóng xạ:
5
Nhóm chất thải phóng xạ được phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hóa
trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng,
khí.
•Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ,
giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
•Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ phát
sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất
bài tiết, nước súc rửa các dụng cụ có chất phóng xạ…
•Chất thải phóng xạ khí bao gồm: Các chất khí thoát ra từ kho chứa chất
phóng xạ…
6
Bảng 1.1. Các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong các cơ sở y tế
Hạt nhân
nguyên tử
Các hạt phóng
xạ
Thời gian bán
rã
Ứng dụng
3
H Hạt beta 12,3 năm Nghiên cứu
14
C Hạt beta 5730 năm Nghiên cứu
32
P Hạt beta 14,3 ngày Trị liệu
51
Cr Tia gamma 27,8 ngày Chuẩn đoán in vitro
57
Co Hạt beta 270 ngày Chuẩn đoán in vitro
59
Fe Hạt beta 45,5 ngày Chuẩn đoán in vitro
67
Ga Tia gamma 72 giờ Chuẩn đoán hình ảnh
75
Se Tia gamma 120 giờ Chuẩn đoán hình ảnh
99m
Tc Tia gamma 6 giờ Chuẩn đoán hình ảnh
123
I Tia gamma 13 giờ Chuẩn đoán hình ảnh
125
I Tia gamma 60 ngày Chuẩn đoán hình ảnh
131
I Hạt beta 8 ngày Trị liệu, nghiên cứu
133
Xe Hạt beta 5,3 ngày Chuẩn đoán hình ảnh
(Nguồn: WHO, 1999)
Chất thải hóa học:
Chất thải hóa học phát sinh từ các nguồn khác nhau trong các hoạt động
của các CSYT nhưng chủ yếu là từ các phòng xét nghiệm và các hoạt động liên
quan như xét nghiệm, vệ sinh, khử khuẩn. Chất thải hóa học có thể ở dạng rắn,
lỏng, khí. Chúng được phân loại thành hai loại là: chất thải hóa học nguy hại và
chất thải hóa học không nguy hại.
• Hoá chất có thể không gây nguy hại như đường, axit béo, axit amin, một
số loại muối…
• Hoá chất nguy hại gồm:
o Formaldehit: Đây là hoá chất thường được sử dụng trong bệnh viện, nó
được sử dụng để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc
7
khử khuẩn các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng trong các khoa giải
phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác…
o Các chất quang hoá: Các dung dịch dùng để cố định phim trong khoa X-
quang.
o Các dung môi: Các dung môi dùng trong CSYT gồm các hợp chất của
halogen như metyl clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi như halothane; Các
hợp chất không chứa halogen như xylene, axeton, etyl axetat…
o Các chất hoá học hỗn hợp: Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử
khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh…
Bình chứa áp suất
Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy,
CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần… Đa số các
bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không
được tiêu hủy đúng cách.
Chất thải thông thường
Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng
bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà
ăn là các loại rác thải trong sinh hoạt hằng ngày như giấy báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, túi đựng phim, giấy gói thức ăn, túi nilông, rác quét dọn từ sàn nhà.
Ngoài ra còn có rác thải từ môi trường như: lá cây và rác từ các khu vực ngoại
cảnh.
1.1.4. Thành phần của các loại chất thải y tế
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thành phần CTYT có khoảng
10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất độc hại phát sinh trong quá
trình chẩn đoán và điều trị. Vì vậy CTYT được xác định là chất thải nguy hại
(CTNH).
8
 Thành phần chất thải rắn y tế
Theo nghiên cứu của WHO, thành phần nguy hại trong chất thải rắn y tế
(CTRYT) chiếm từ 10 - 25%, bao gồm các chất thải lây nhiễm, dược chất, chất
hóa học, phóng xạ, kim loại nặng, chất dễ cháy, nổ... Còn lại 75 - 90%, gồm các
chất thải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, trong đó có nhiều thành
phần không chứa yếu tố nguy hại như nhựa, thủy tỉnh, kim loại, giấy... có thể tái
chế.
Kết quả phân tích thành phần lý, hóa trong CTRYT ở Việt Nam được thể
hiện trong biểu đồ hình 1.1.
Hình 1.1. Thành phần CTRYT ở Việt Nam
(Nguồn: Bộ y tế và WHO, 2009)
 Thành phần nước thải y tế
Nước thải y tế chứa một số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học
khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại
từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp
vào danh mục CTNH.
Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu
cơ, dầu mỡ động vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù
như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng
thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn
đoán và điều trị bệnh.
 Thành phần khí thải y tế
9
Trong thành phần khí thải y tế có chứa một số chất ô nhiễm độc hại như
CO, , , HCl, Hg, Cd, Pb, Dioxin …đặc biệt với các nước đang
và kém phát triển chưa có điều kiện sử dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý
CTYT thì việc kiểm soát các chất gây ô nhiễm trên càng trở nên khó khăn.
1.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe và môi trường
CTYT có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, các loại hoá chất và dược
phẩm nguy hại, kim loại nặng, chất thải phóng xạ và nhiều chất khác có nguy cơ
ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe
 Đối tượng chịu ảnh hưởng:
Tất cả các cá nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với CTNH ở bên trong
hay bên ngoài khuôn viên bệnh viện, tại tất cả các công đoạn từ phát sinh, thu
gom, vận chuyển và xử lý đều chịu tác động xấu đến sức khỏe, nếu CTYT
không được quản lý đúng cách và các vấn đề an toàn không được quan tâm đúng
mức …
Các đối tượng chịu ảnh hưởng chính:
- Cán bộ nhân viên y tế: bác sĩ, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, sinh viên
thực tập, công nhân vân hành các công trình xử lý chất thải, …
- Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong CSYT: nhân viên công ty vệ
sinh công nhiệp; nhân viên giặt là, nhân viên làm việc ở khu vực nhà tang lễ,
trung tâm khám nghiệm tử thi, …
Các đối tượng khác:
- Người tham gia vận chuyển, xử lý CTYT ngoài khuôn viên bệnh viện;
người liên quan đến bãi chôn lấp rác và người nhặt rác;
- Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú;
- Người nhà bệnh nhân và khách thăm;
- Học sinh, học viên học tập/thực tập tại các CSYT.
- Cộng đồng và môi trường xung quanh CSYT;
- Cộng đồng sống ở vùng hạ lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất
thải của các CSYT chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu.
Ảnh hưởng của CTYT tới sức khỏe
10
Ảnh hưởng của chất thải y tế được chia thành 5 loại sau:
- Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn: CTYT sắc nhọn được coi là loại chất
thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thương kép tới sức khỏe con người, nghĩa là
vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm và thông qua đó để gây bệnh truyền
nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B, viêm gan C, …
- Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm: CTYT lây nhiễm cơ thể chứa các vi
sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu khuẩn, virus HIV, virus viêm gan B,
… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da (vết trầy xước, vết đâm
xuyên hoặc vết cắt trên da), qua các niêm mạc, qua đường hô hấp (do xông, hít
phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải).
- Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm: Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ,
nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính,
mãn tính, chấn thương và bỏng… Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng
dung dịch, sương mù, hơi, … có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp
và tiêu hóa, … gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các
cơ quan trong cơ thể như: gan, thận …
- Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào: Chất gây độc tế bào có thể xâm
nhập vào cơ thể con người bằng các con đường: hô hấp khi hít phải, qua da, qua
đường tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc dây độc tế bào; hoặc tiếp
xúc với các chất tiết ra rừ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu. Một
số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và
mắt, một số triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm
da.
- Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ: Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc. Trong bệnh viện,
các chất phóng xa thường có chu kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày
cho đến vài tuần). Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,
buồn nôn và nôn nhiều bất thường, … ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây
ung thư và các vấn đề di truyền.
11
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường
CTYT có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh môi trường, đặc biệt là
môi trường đất, nước, không khí.
- Đối với môi trường đất: QLCTYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy
CTYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán
các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, … gây ô nhiễm đất và làm cho việc
sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn
- Đối với môi trường không khí: Chất thải từ khi phát sinh đến khâu xử lý
cuối cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trường không khí. Bụi rác, bào
tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất,… phát sinh trong các khâu xử
lý, đặc biệt là với các lò đốt CTYT quy môi nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải
có thể phát sinh ra các chất khí độc hại như sau:
•Bụi: khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng quy trình vận
hạnh, lượng chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen và các
chất độc hại;
•Các khí axit: Do trong CTYT có thể có chất thải làm bằng nhựa PVC, hoặc
chất thải dược phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra hơi axit, đặc biệt là HCl và SO2;
•Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt cháy chất thải có thành phần
halogen (Cl, Br, F) ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là những
chất độc dù ở nồng độ nhỏ;
•Kim loại nặng: đối với những kim loại nặng dễ bay hơi như thủy ngân có
thể phát sinh từ các lò đốt CTYT nếu trong quá trình phân loại không tốt;
Ngoài ra, một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh
mùi hôi tanh, các chất gây ô nhiễm cho môi trường không khí như: CH4, H2S…
- Đối với môi trường nước: Tác động của CTYT đối với các nguồn nước có
thể so sánh với nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn
có thể chứa Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa
kháng, các hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng. Do đó, nếu không được
xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn
tiếp nhận được sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra
12
một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A, … cho những người
sử dụng các nguồn nước này.
Như vậy, CTYT ảnh hưởng đến môi trường cũng gián tiếp ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Nếu không được quản lý và xử lý tốt, nó sẽ là mối đe dọa
nguy hiểm tới sức khỏe của cộng đồng dân cư.
1.3. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế trên thế giới
 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế
Sự phát sinh CTRYT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp quản
lý, loại hình CSYT, chuyên ngành bệnh viện, sự tái sử dụng các sản phẩm dùng
trong chăm sóc sức khỏe, số lượt khám, điều trị bệnh trong ngày...
Bảng 1.2. Lượng CTRYT phát sinh theo tuyến bệnh viện tại các nước trên
thế giới
Đơn vị: (kg/ giường/ ngày)
Tuyến bệnh viện Tổng lượng CTRYT CTRYT nguy hại
Bệnh viện Trung Ương 4.1 - 8.7 0.4 - 1.6
Bệnh viện Tỉnh 2.1 - 4.2 0.2 - 1.1
Bệnh viện Huyện 0.5 - 1.8 0.1 - 0.4
(Nguồn: WHO, 1999)
Qua bảng 1.2, dễ nhận thấy một điều là lượng CTRYT tạo ra từ bệnh viện
tuyến trên cao hơn bệnh viện tuyến dưới: lượng CTRYT thải ra ở các bệnh viện
tuyến Trung ương gấp đôi các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến tỉnh gấp
khoảng 4 lần so với các bệnh viện tuyến huyện. Tương tự đối với CTRYT nguy
hại. Nguyên nhân là do các bệnh viện tuyến trên có quy mô lớn hơn, tập trung
nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tốt hơn, trình độ của nhân viên y tế cũng
cao hơn, do vậy số lượt khám chữa bệnh cũng nhiều hơn, đặc biệt là các bệnh
viện tuyến trên thường có thêm những tình trạng bệnh nặng, thường gây nên
hiện tượng quá tải. Ta có thể thấy rõ hơn sự chênh lệch này trong bảng 1.3 dưới
đây.
Bảng 1.3. Phát sinh CTRYT của một số cơ sở y tế ở Cam-pu-chia
13
Cơ sở y tế
Số giường bệnh
( giường)
Phát sinh CTRYT
( kg/ ngày)
Bệnh viện 2593 259
Phòng khám đa khoa 329 16
Trạm y tế 100 6
(Nguồn: Asian Institute of Technology, 2008)
Về sự phát sinh CTYT ở Cam-pu-chia, lượng CTRYT phát sinh của bệnh
viện tuyến trên lớn hơn bệnh viện tuyến dưới, của CSYT lớn nhiều hơn CSYT.
Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số là sự phát sinh CTYT ngày một
nhiều ở mỗi quốc gia. Nghiên cứu của Asian Institute of Technology, năm 2006
cho thấy rõ điều này:
14
Bảng 1.4. Phát sinh CTRYT ở Châu Á
Quốc gia CTRYT phát sinh
(kg/ giường/ ngày)
Tổng lượng CTRYT
(tấn/ năm)
Băng-la-đét 0.8 – 1.67 93.075 (chỉ ở Dhaka)
B-hu-tan 0.27 73
Trung Quốc 1.8 – 2.2 770.000
Ấn Độ 1 – 2 330.000
Ma-lai-si-a 1.9 -
Nê-pa 0.5 365
Pa-ki-xtan 1.06 250.000
In-đô-nê-xi-a 0.75 3.859
Thái Lan 0.68 -
Nhật Bản - 1.230.000
(Nguồn: Asian Institue of Technology, 2006)
Các quốc gia trong bảng 1.4 có thống kê số liệu ở trên có mức độ phát
triển kinh tế xã hội và dân số khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng đến lượng
phát sinh CTRYT của mỗi quốc gia. Những nước kinh tế phát triển và đông dân
hơn thường thì lượng phát sinh CTRYT cũng nhiều hơn. Trong đó Nhật Bản và
Trung Quốc là quốc gia có tổng lượng CTRYT phát sinh nhiều nhất Châu Á.
Điều này không bất ngờ vì Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất trên thế
giới, đồng thời nền kinh tế của Trung Quốc cũng có sự phát triển một cách
nhanh chóng trong nhiều năm qua. Nhât Bản là một quốc gia phát triển, có nền
kinh tế thuộc top đầu của thể giới, nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế vô cùng lớn.
Trong khi đó Bhutan là một quốc gia nhỏ bé, lọt thỏm giữa trập trùng rừng núi
của dãy Himalaya, dân số chỉ 672,425 người (2005). Họ không đẩy mạnh phát
triển công nghiệp, thay vào đó, họ duy trì cuộc sống thanh bình, chậm rãi của
người dân, không “đô thị hóa”, không “hiện đại hóa”. Bhutan là đất nước duy
nhất trên thế giới không có nạn trộm cướp, giết người và ma túy. Một phần do
những nguyên nhân trên mà lượng CTRYT phát sinh của đất nước này rất ít so
với các nước trong khu vực (73 tấn/ năm).
 Hiện trạng phát sinh nước thải y tế
15
Nghiên cứu về phát sinh nước thải y tế đã được quan tâm ở nhiều quốc gia
trên thế giới giới vì tính chất nguy hại của nó. Dưới đây là một số kết quả nghiên
cứu về nước thải y tế của một số bệnh viện tại Iran.
(a)
(b)
Hình 1.2 Nhu cầu nước cấp (a) và nước thải y tế phát sinh (b)
theo giường bệnh của một số bệnh viện được nghiên cứu (Iran)
(Nguồn:AR Mesdaghinia, K Nadafi, R Nabizadeh, R Saeedi, Zamanzadeh, 2009)
Theo biểu đồ hình 1.2 (a,b) thì nhu cầu nước cấp và lượng nước thải phát
sinh của bệnh viện Roozbeh là ít nhất (531L/ giường bệnh và 398 L/ giường
bệnh), của bệnh viện Razi là nhiều nhất (1473L/ giường bệnh và 1090L/ giường
bệnh). Nghiên cứu về tính chất nước thải y tế đã được tiến hành tại một số bệnh
16
viện trực thuộc khoa Y dược Đại học Babol (Iran), kết quả được thể hiện ở dưới
bảng 1.5 sau đây.
Bảng 1.5 Chất lượng nước thải chưa qua xử lý tại một số
bệnh viện trực thuộc khoa Y dược Đại học Babol (Iran)
Bệnh viện pH
(mg/l)
COD
(mg/l)
TSS
(mg/l)
TC(MPN)
/100mL
Roohani 7.8 0.45 643 125 976 211 212 63 >2400
Beheshti 7.5 0.65 498 94 787 154 375 48 >2400
Yahianejad 7.6 0.58 358 64 540 113 261 37 >2400
Amirkola 7.4 0.52 345 32 520 55 209 83 >2400
Trung bình 7.6 0.55 462 79 706 133 264 58 >2400
Hàm lượng
Cho phép*
6.5-8.5 50 100 40 1000
* Hàm lượng cho phép của nước thải bệnh viện theo Tiêu chuẩn bảo tồn môi
trường của Iran
(Nguồn: AI.Amouei, HA.Asgharnia, ME.Mouei, 2011)
Có thể nhận thấy pH nước thải y tế của các bệnh viện trên đều nằm trong
khoảng tiêu chuẩn cho phép. Còn các thông số khác ( , COD, TSS,
Coliform tổng số) đều cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Trong đó tỉ lệ giá trị
các thông số so với tiêu chuẩn của bệnh viện Amirkola là thấp nhất (
khoảng 7 lần, COD khoảng 5 lần, TSS khoảng 5 lần), của bệnh viện Roohani là
cao nhất ( khoảng 13 lần, COD khoảng 10 lần, TSS khoảng 5 lần).
Nghiên cứu về khối lượng, thành phần và tính chất nước thải bệnh viện
phát sinh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người và
môi trường vì những tính chất nguy hại nó có thể gây ra. Do vậy cần được
nghiên cứu và kiểm soát kỹ khi xả thải vào môi trường tiếp nhận.
17
 Hiện trạng phát sinh khí thải y tế
Tính đến năm 1987, rất nhiều quốc gia đã khuyến khích việc kiểm soát lò
đốt khí thải từ lò đốt CTRYT, nhưng đến nay nó vẫn chưa được quan tâm thật
sự ở hầu hết các nước. Chủ yếu được quan tâm ở các nước phát triển. Khí thải lò
đốt CTRYT mang theo rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe vì trong đó có
chứa nhiều thành phần khí độc hại như Dioxin, Furan hình thành do quá trình
đốt không hiệu quả, công nghệ đốt và các hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong quá
trình vận hành lò đốt kém (U.S. Congress, Office of Technology Assessment,
1998) .
Có thể kết luận một điều là lượng phát sinh CTYT thay đổi theo phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: dân số, sự phát triển kinh tế, nhu cầu khám chữa
bệnh, loại, quy mô bệnh viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và các yếu tố
khách quan khác (thời tiết, cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, thói quen của nhân viên y
tế trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhận, cũng như là việc thải rác
và sử dụng nguồn nước của bệnh nhân tại các khoa, phòng…).
1.2.3. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế ở Việt Nam
 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế:
Hiện nay, cả nước có 13.674 CSYT , trong đó có 1.253 bệnh viện; 1.037
cơ sở thuộc hệ dự phòng; 100 cơ sở đào tạo; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104
Trạm y tế xã (Bộ y tế, 2015) với lượng CTRYT phát sinh vào khoảng 450
tấn/ngày. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế, năm 2011,
uớc tính đến năm 2015 lượng CTRYT phát sinh sẽ là 590 tấn/ngày và đến năm
2020 là khoảng 800 tấn/ngày.
Bệnh viện là CSYT có số lượng nhiều nhất, do đó có tổng lượng CTRYT
phát sinh nhiều nhất. Tuy nhiên, sự phát sinh CTRYT trong bệnh viện cũng thay
đổi phụ thuộc và nhiều yếu tố: khoa, phòng, đặc thù khám chữa bệnh…
Bảng 1.6. Lượng CTRYT phát sinh tại các khoa trong bệnh viện
(Đơn vị: kg/ giường/ ngày)
Tổng lượng CTRYT Tổng lượng CTRYT nguy
18
Khoa
phát sinh hại phát sinh
BV TW
BV
Tỉnh
BV
Huyện
BV TW
BV
Tỉnh
BV
Huyện
Khoa hồi sức
cấp cứu
1.08 1.27 1.00 0.30 0.31 0.18
Khoa nội 0.64 0.47 0.45 0.04 0.03 0.02
Khoa nhi 0.5 0.41 0.45 0.04 0.05 0.02
Khoa ngoại 1.01 0.87 0.73 0.26 0.21 0.17
Khoa sản 0.82 0.95 0.74 0.21 0.22 0.17
Khoa mắt/
TMH
0.66 0.68 0.34 0.12 0.10 0.08
Khoa cận lâm
sàng
0.11 0.1 0.08 0.03 0.03 0.03
(Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, 2009)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy chất thải tại khoa Hồi sức cấp cứu
tại tất cả các tuyến bệnh viện đều là cao nhất vì khoa Hồi sức cấp cứu là nơi hoạt
động liên tục 24/24 giờ, tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu không hạn
chế, không từ chối bất cứ ai từ người già, em bé sơ sinh, kể cả thai phụ, người
bệnh có thân nhân hay không có thân nhân… do vậy, số lượt bệnh nhân ra vào
khoa này luôn rất đông và đa dạng về bệnh tật nên lượng CTRYT cũng do đó
mà tăng theo. Đứng thứ 2 về lượng CTRYT phát sinh là khoa ngoại, thứ 3 là
khoa sản… cuối cùng là khoa cận lâm sàng. Dễ nhận thấy là lượng CTRYT phát
sinh tại các khoa trong bệnh viện tỉ lệ thuận với số lượt của từng khoa.
Lượng CTRYT phát sinh còn khác nhau giữa các bệnh viện, tùy thuộc số
giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn
được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng…
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và
Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-
19
2010, lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ ngày, trong đó CTR y tế nguy
hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2012, mức tăng
CTRYT hiện nay là 7,6%/năm. CTRYT phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết
các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng CSYT
và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng trong y tế; dân
số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.
 Hiện trạng phát sinh nước thải y tế:
Lượng nước thải phát sinh từ các CSYT có giường bệnh là khoảng
125.000 m3 /ngày. Loại nước thải y tế này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và hàm
lượng vi sinh cao gấp 100 - 1000 lần tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép (Bộ Y tế, 2015).
Theo ông Jordan Ryan, nguyên Trưởng đại diện thường trú Quỹ Môi
trường toàn cầu tại Việt Nam, năm 2014, có 80% trường hợp mắc bệnh do
nguồn nước bị ô nhiễm, trong đó có một phần là từ nước thải bệnh viện.
Sau khi nước thải bệnh viện chưa qua xử lý hòa vào các điểm tiếp nhận
nước thải, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy
sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp
xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm
nghèo khác cho người dân.
Hiện nay, do việc xả nước thải y tế chưa qua xử lý hay xử lý chưa hiệu
quả ra môi trường đã làm môi trường bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Tại các hệ
thống xả nước thải y tế và các nguồn tiếp nhận có hiện tượng bốc mùi hôi thối
và đen kịt.
 Hiện trạng phát sinh khí thải y tế:
Lượng phát sinh chủ định từ hoạt động chuyên môn của ngành y tế không
nhiều, chủ yếu phát sinh từ các CSYT có các phòng thí nghiệm phục vụ công tác
20
nghiên cứu và đào tạo y dược. Tuy nhiên lượng khí thải hình thành không chủ
định từ hoạt động xử lý CTYT vẫn còn chưa được kiểm soát.
1.3. Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới
Để hỗ trợ, tăng cường công tác quản lý chất thải và xây dựng một môi
trường sống an toàn và thân thiện hơn cho toàn thế giới, các hiệp ước quốc tế,
các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại trong đó có chất thải
bệnh viện ra đời và đã được công nhận, thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới:
- Công ước Basel (1995) về kiểm soát vận chuyển CTNH xuyên biên giới
và tiêu hủy chúng nhằm mục đích giảm sự di chuyển của CTNH, giảm thiểu số
lượng và độc tính của chất thải phát sinh. Trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, sản
phẩm, thiết bị sử dụng trong chẩn đoán, dịch vụ chăm sóc… có thể trở thành
CTNH vì vậy chúng phải được quản lý một cách an toàn về môi trường;
- Công ước Stockholm (2001) có mục đích loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và
sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs). Trong đó, Dioxin và
Furan là hai chất POPs có thể phát sinh không chủ định từ quá trình đốt CTYT;
- Công ước Minamata (2013) là hiệp ước quốc tế mới nhất được ký kết
nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi các tác động của thủy ngân
và các hợp chất thủy ngân. Theo Công ước, chậm nhất đến năm 2020, các sản
phẩm, thiết bị dùng trong y tế có chứa thủy ngân như nhiệt kế thủy ngân, huyết
áp kế thủy ngân sẽ không được nhập khẩu.
Cùng với ký kết và thực thi các công ước, các quốc gia cũng tự xây dựng
các mô hình QLCTYT phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của mình. Một số
ví dụ về mô hình QLCTYT của các nước trên thế giới có thể được tóm tắt như
sau:
Quản lý CTYT ở Trung Quốc: Theo quy định về QLCTYT ở Trung Quốc,
CTYT ở Trung Quốc được chia thành 5 nhóm là: chất thải lây nhiễm, chất thải
bệnh lý, vật sắc nhọn, chất thải dược phẩm và chất thải hóa học.
21
Thiêu hủy CTYT bằng lò đốt là phương pháp được áp dụng phổ biến ở
Trung Quốc. Tuy nhiên, các lò đốt CTRYT lại là nguồn gây ô nhiễm thứ cấp,
gây ô nhiễm và sự phản đối mạnh mẽ của dân cư quanh khu vực có lò đốt. Một
số phương pháp khác như rắc vôi khử trùng rồi đem chôn lấp đối với chất thải
không lây nhiễm độc hại; tái chế CTYT…
Quản lý CTYT ở Trung Quốc được rất nhiều cơ quan ban ngành cùng
chung tay quan tâm và thực hiện như: Bộ Y tế, Bộ Bảo vệ Môi trường, Ủy ban
Phát triển và cải cách quốc gia, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ tài chính, …
Quản lý CTYT ở Indonesia: Tại Indonesia, CTYT được phân loại thành 4
nhóm là: chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải phóng xạ và chất
độc hóa học.
Theo Bộ Y tế Indonesia, việc xử lý CTYT ở nước này còn vô cùng hạn
chế. Hơn 500 bệnh viện nhà nước và tư nhân không có hệ thống xử lý. Hầu hết
các bệnh viện không có hệ thống lò đốt cũng như hệ thống xử lý nước thải. Một
số bệnh viện tự chôn lấp chất thải, một số bệnh viện thì vận chuyển chất thải đến
các CSYT khác có hệ thống lò đốt CTRYT.
Hiện nay, việc quản lý CTYT ở Indonesia do Bộ Y tế và Bộ Môi trường
phụ trách và chịu trách nhiệm chính.
Quản lý CTYT ở Nhật Bản: Tại Nhật Bản, CTYT được phân loại thành 3
nhóm là: chất thải thông thường, chất thải bệnh lý và chất thải sắc nhọn.
Việc xử lý CTYT tại Nhật Bản được thực hiện nghiêm ngặt. 98% chất
thải từ các bệnh viện được chuyển cho các công ty được cấp phép xử lý. Tùy
loại chất thải khác nhau mà có phương pháp xử lý khác nhau. Phương pháp xử
lý chủ yếu là thiêu đốt, ngoài ra còn có phương pháp khác như làm tan chảy chất
thải trong lò, khử trùng bằng nhiệt, tái chế chất thải, …
Việc quản lý CTYT tại Nhật Bản được thực hiện có hệ thống từ trung
ương đến địa phương. Trong đó, Bộ Môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm cao
nhất.
Quản lý CTYT tại Philipine: Tại Philipine, CTYT được chia thành 9 nhóm
là: chất thải thông thường, bình chứa áp suất, chất thải hóa học, chất thải phóng
22
xạ, kim loại nặng, dược phẩm, vật sắc nhọn, chất thải bệnh lý và chất gây độc tế
bào.
Từ khi Philippine thực hiện Luật Không khí sạch năm 1999 (RA 8749),
xử lý chất thải bằng phương pháp đốt đã bị cấm ở Philippines và việc tiêu hủy
CTYT chỉ được phép sử dụng công nghệ không đốt bao gồm xử lý nhiệt như
nhiệt phân, nồi hấp, lò vi sóng và khử trùng. Phương pháp xử lý cuối cùng đối
với CTYT là chôn lấp hợp vệ sinh.
Quản lý CTYT ở Philipine cũng được nhiều cơ quan đơn vị chịu trách
nhiệm như: Bộ Môi trường, Bộ y tế, Ủy ban quản lý chất thải rắn quốc gia,
Trung tâm phòng chống dịch bệnh quốc gia, Trung tâm phát triển y tế quốc gia,
… trong đó Bộ Môi trường chịu trách nhiệm chính.
1.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải y tế ở Việt Nam:
Trong những năm trở lại đây, cùng với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho người dân, các CSYT trong cả nước đã đặt mối quan tâm nhiều hơn cho
việc triển khai thực hiện công tác quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động của
ngành.
Nhằm tăng cường năng lực quản lý và thực thi chính sách, pháp luật về
bảo vệ môi trường tại các CSYT, Cục Quản lý môi trường y tế đã xây dựng và
ban hành 7 bộ Chương trình khung và Tài liệu đào tạo liên tục về QLCTYT
(theo quyết định số 108/QĐ – K2ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Bộ Y tế -
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) giúp các cơ sở đào tạo, các CSYT có bộ
tài liệu chính thức triển khai đào tạo liên tục cho các cán bộ trong ngành y tế.
Đến nay, gần 300 giảng viên nòng cốt về QLCTYT trên toàn quốc đã được đào
tạo và tham gia giảng dạy các lớp đào tạo về QLCTYT cho cán bộ ngành y tế.
(Cục quản lý môi trường y tế, 2015).
Bên cạnh đó, ngành y tế đã tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo lại
những hệ thống xử lý CTYT cho nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các
CSYT khác để đảm bảo xử lý chất thải theo quy định.
23
Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế, năm 2015, về công
tác xử lý CTRYT, hiện có trên 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom
CTRYT nguy hại hàng ngày, trong đó 29,4% bệnh viện sử dụng lò đốt 2 buồng
hoặc công nghệ vi sóng/nhiệt ướt khử khuẩn CTRYT nguy hại, còn lại xử lý
bằng lò đốt một buồng, thiêu đốt thủ công, tự chôn lấp hoặc thông qua hợp đồng
dịch vụ xử lý.
Đối với nước thải y tế, việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn do quá trình
đầu tư và vận hành hệ thống. Tuy nhiên, đến nay nhiều CSYT đã quan tâm tới
việc đầu tư xây dựng công trình XLNT. Hiện có khoảng 58,1% bệnh viện có hệ
thống XLNT y tế (82,8% các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến Trung ương; 57,3%
các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện) và 7,9% bệnh viện đang được đầu tư xây
dựng hệ thống XLNT y tế trong đó hiện đã có khoảng 54,4% các bệnh viện có
hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn, tăng 12% so với năm 2010. Nhiều hệ XLNT
đang hoạt động quá tải, chủ yếu các hệ XLNT xây lắp bằng ngân sách nhà nước
(86,7%) (Bộ y tế, 2015).
Về việc kiểm soát khí từ lò đốt CTRYT tại Việt Nam, theo WHO, hầu hết
các lò đốt rác gây ô nhiễm không khí (khí đi ô-xin và fu-ran) do thiếu hệ thống
làm sạch khí thải hoặc do vận hành không đúng quy trình quy phạm (nhiệt độ
thấp). Việc kiểm soát khí thải lò đốt và nhiệt độ buồng đốt còn gặp nhiều khó
khăn do một số chỉ tiêu hiện nay như nồng độ đi ô-xin phải gửi mẫu ra nước
ngoài để đo đạc với chi phí rất cao (khoảng 2000USD/ 1 mẫu xét nghiệm) (Tổng
cục môi trường, 2011).
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả nhất định,
công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường của các CSYT còn một số tồn tại.
Đó là một số CSYT không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có hệ thống xử lý
chất thải nhưng hỏng thường xuyên dẫn đến xử lý không hết các yếu tố nguy hại
trong chất thải trước khi thải ra môi trường. Bên canh đó sự quan tâm, công tác
quản lý, chỉ đạo của người đứng đầu các CSYT chưa thực sự sát sao, có chỗ, có
nơi còn buông lỏng. Nhận thức của một bộ phận cán bộ trong ngành y tế về công
24
tác QLCTYT, bảo vệ môi trường chưa cao, năng lực chuyên môn trong
QLCTYT chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế.
Việt Nam cũng rất trú trọng việc hợp tác quốc tế trong quản lý và xử
lý chất thải y tế và cũng đạt được một số thành quả:
- WHO đã hỗ trợ xây dựng quy chế QLCTYT, bao gồm kế hoạch hành
động quốc gia, tiến hành đào tạo tập huấn cho cán bộ y tế. Các hướng dẫn về xử
lý CTYT và nước thải bệnh viện đã được xây dựng và đưa vào áp dụng.
- Với sự hỗ trợ của WHO, nghiên cứu thay thế công nghệ lò đốt rác thải y
tế bằng các công nghệ thay thế như xử lý bằng lò vi sóng đã được tiến hành thử
nghiệm.
- WHO đã và đang hỗ trợ cơ quan chức năng xây dựng quy chế về sử dụng
thuốc trừ sâu và các chất khử trùng trong CSYT và ở hộ gia đình.
- WHO cũng đã hỗ trợ các nỗ lực nâng cao nhận thức về sử dụng thủy ngân
trong các CSYT. Hướng dẫn về việc sử dụng thủy ngân sẽ được xây dựng trong
giai đoạn 2012- 2013 và mô hình thí điểm về bệnh viện không sử dụng thủy
ngân sẽ được triển khai trong giai đoạn 2012-2013.
- Dự án Hỗ trợ quản lý CTYT có tổng vốn đầu tư 150 triệu USD từ nguồn
vốn vay của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và vốn đối ứng của Chính phủ
Việt Nam có thời hạn 6 năm (từ 2011 đến 2017). Với những mục tiêu chính như
cải thiện chính sách QLCTYT toàn quốc, hỗ trợ 150 bệnh viện tuyến Trung
ương và tuyến tỉnh nhằm mang lại môi trường tốt hơn cũng như kiểm soát lây
nhiễm và an toàn nghề nghiệp cho các y, bác sĩ và nhân viên y tế (World bank,
2011).
Việc hợp tác quốc tế trong quản lý chất thải y tế sẽ giúp Việc Nam học hỏi
và có thêm kinh nghiệm để quản lý tốt hơn CTYT, góp phần bảo vệ môi trường
và sức khỏe con người.
1.4. Cơ sở pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam
Ở nước ta CTYT đã được quản lý bằng hệ thống các văn bản pháp luật do
Quốc hội, Chính phủ, Bộ TNMT ban hành và hàng loạt các văn bản quản lý,
25
hướng dẫn thực hiện của Ngành Y tế về quản lý chất thải bệnh viện. Gồm một
số văn bản chính sau:
- Luật Bảo vệ môi trường 2014, điều 72 quy định rõ về bảo vệ môi trường
đối với bệnh viện và CSYT. Theo đó các bệnh viện và các CSYT cần có kế
hoạch trong quản lý, xử lý, phòng ngừa sự cố môi trường do CTYT gây ra đáp
ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Luật Khám chữa bệnh 2009, điều 62 quy định các bệnh viện cần: Thực
hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và hướng dẫn cho người bệnh và
người nhà một cách đảm bảo, đúng các quy định của pháp luật.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/05/2015 về Quản lý CTNT quy
định: xác thực hồ sơ, giấy tờ và uỷ quyền; danh mục CTNH và yêu cầu kỹ thuật,
quy trình quản lý CTNH. Thông tư còn quy định rõ cách đăng ký chủ nguồn
thải; trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý CTNH. Thông tư
quy định CTYT nằm trong danh mục chất thải nguy hại có mã số 1301, phải
đăng ký và quản lý theo quy định đối với CTNH.
- Thông tư 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 về quy định về nội dung,
thông số, địa điểm, phương pháp quan trắc, tần suất và báo cáo
kết quả quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
- Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 về hướng dẫn tổ
chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh một cách cụ thể.
- Quy chế quản lý chất thải y tế kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT
ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, từ ngày 01/04/2015, Thông tư
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế có hiệu lực sẽ
được thay thế cho Quyết định này.
- Bộ TNMT cũng đã ban hành các quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về chất
thải y tế gồm QCVN 28:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải y tế; QCVN 02:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt
26
CTRYT; QCVN 02:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò
đốt CTRYT.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết một số Điều của Luật Tài nguyên nước: Trước khi thải nước thải ra môi
trường, các cơ sở y tế phải làm thủ tục xin cấp phép xả thải theo quy định.
Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế ở Việt
Nam đang dần được hoàn thiện. Nhiều văn bản mới ra đời được sửa đổi và bổ
sung để hoàn chỉnh hơn, có hiệu lực thay thế các văn bản cũ. Các văn bản pháp
luật này tạo tiền đề hết sức quan trọng để công tác quản lý chất thải y tế có hiệu
quả và bền vững.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại chất thải y tế phát sinh và công tác quản lý các loại chất thải này
của bệnh viện.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Bệnh viện Đa khoa Quế Võ huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh.
- Phạm vi thời gian: 4 tháng (11/01/2016 – 11/5/2016).
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu khái quát chung về Bệnh viện Đa khoa Quế Võ.
- Đánh giá hiện trạng phát sinh các loại chất thải y tế tại bệnh viện.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
dựa trên cơ sở là những hạn chế của công tác quản lý chất thải của bệnh viện.
27
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo
khoa học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan tới đề tài, bao gồm:
•Các khái niệm liên quan đến chất thải y tế; tình hình phát sinh và quản lý
chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam;
•Các thông tin chung về bệnh viện: Quy mô tổ chức, hoạt động khám chữa
bệnh.
•Tình hình phát sinh và công tác quản lý các loại chất thải y tế của bệnh
viện trong những năm gần đây.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.4.2.1.Phương pháp khảo sát thực địa: chủ yếu thông qua quan sát nhằm
chụp ảnh, quan sát và thu thập thông tin liên quan tới đề tài.
2.4.2.2.Phương pháp điều tra bảng hỏi: Lập bảng hỏi và phỏng vấn các đối
tượng phát sinh, quản lý và chịu ảnh hưởng của CTYT nhằm thu thập các thông
tin liên quan tới hoạt động quản lý hành chính, kỹ thuật các loại chất thải, cũng
như các ý kiến, giải pháp đóng góp để nâng cao công tác quản lý.
- Đối tượng phỏng vấn bao gồm: Cán bộ chủ chốt bệnh viện, cán bộ y tế
(bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý), bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
•Cán bộ chủ chốt bệnh viện: Tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ chủ chốt phụ
trách quản lý CTYT chung của bệnh viện là trưởng phòng Điều dưỡng – Kiểm
soát nhiễm khuẩn (ĐD – KSNK), nhằm tìm hiểu tình hình tổ chức thực hiện
công tác quản lý CTYT của bệnh viện, các thuận lợi, khó khăn…
•Cán bộ y tế (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý các khoa): Phỏng vấn
ngẫu nhiên 32 người trong nhóm các cán bộ y tế. Trong đó có 24 bác sĩ, điều
dưỡng và 8 hộ lý. Mục đích phỏng vấn nhằm tìm hiểu kiến thức và thái độ và
tình hình thực hiện các quy trình quản lý chất thải y tế của các cán bộ y tế; tìm
hiểu về sự đánh giá hiện trạng môi trường bệnh viện và giải pháp góp ý của họ
để công tác quản lý CTYT được tốt hơn…
28
•Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: Phỏng vấn ngẫu nhiên 32 người trong
nhóm Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Mục đích phỏng vấn là tìm hiểu sự
đánh giá hiện trạng môi trường và quản lý CTYT của bệnh viện; ý thức thực
hiện các quy định bảo vệ môi trường tại bệnh viện của bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân, tìm hiểu các giải pháp, đề xuất…
2.4.2.3.Phương pháp cân định lượng chất thải rắn y tế:Lựa chọn ngẫu
nhiên 3 tuần trong tháng, tiến hành cân các loại CTRYT phát sinh liên tục các
ngày trong tuần. Từ đó tổng hợp khối lương CTRYT phát sinh theo ngày.
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel;
Các kết quả thu được được phân tích và đánh giá bằng phương pháp Thống kê
mô tả và Đồ thị thống kê.
2.4.5. Phương pháp so sánh
Tiến hành so sánh các khâu quan trọng trong quy trình quản lý chất thải
bệnh viện với “Quyết định 43/2007/ QĐ-BYT quy chế quản lý chất thải y tế”
nhằm đánh giá mức độ tuân thủ theo quy định pháp lý về quản lý chất thải bệnh
viện
29
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giới thiệu về bệnh viện
3.1.1. Vị trí địa lý
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quế Võ nằm ngay trục đường Quốc lộ 18,
đoạn chạy qua thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tổng diện tích là
1800 m2
. Với vị trị địa lý cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp Ngân hàng TMCP Đông Á.
- Phía Nam giáp Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 2 của Tỉnh.
- Các phía còn lại của bệnh viện là khu đất trống rộng rãi, phần lớn là
đất nông nghiệp.
Bệnh viện Đa khoa Quế Võ nằm cách xa khu tập trung đông dân cư đảm
bảo cho các bệnh nhân có môi trường khám chữa bệnh (KCB) yên tĩnh và rộng
rãi.
Hình 3.1. Bệnh viện đa khoa Quế Võ
(Nguồn: Internet, 2016)
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Quế Võ là một huyện đồng bằng nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc ninh, có
tốc độ đô thị hóa cao, nhiều cụm – khu công nghiệp, kinh tế phát triển, đời sống
30
của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu tiếp cận các dịch
vụ y tế của người dân ngày càng tăng. Mô hình bệnh tật ngày càng đa dạng, và
phức tạp, một số bệnh dịch nguy hiểm thường xuyên đe dọa bùng phát. BVĐK
Quế Võ là một CSYT trọng tâm của huyện thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe của nhân dân. Trong những năm qua BVĐK Quế Võ đã và đang
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp vào sự phát triển của huyện Quế Võ
và tỉnh Bắc Ninh.
BVĐK Quế Võ được hình thành từ những năm tháng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Khi đó, bệnh viện được trú tại xã Đào Viên, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Sau ngày giải
phóng miền Nam, tháng 4/1975 đến tháng 10/1988 Bệnh viện hoạt động theo
mô hình BVĐK tuyến huyện.
Từ tháng 11/1988 thực hiện Quyết định số 267/1988/QĐ-UB ngày
226/10/1988 của UBND huyện Quế Võ về thành lập Trung tâm Y tế huyện. Lúc
này, Bệnh viện hoạt động theo mô hình Trung tâm Y tế huyện. Năm 1999, Bệnh
viện chuyển về khu 5, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Lúc này,
địa điểm cũ chuyển thành phòng khám Đông Du.
Từ tháng 10/2005 thực hiện Quyết định số 133/2005/QĐ-UB ngày
19/10/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập BVĐK huyện Quế Võ,
đơn vị hoạt động theo mô hình BVĐK hạng III.
Từ tháng 11/2011 đến nay, Bệnh viện chuyển ra cơ sở mới khang trang,
sạch sẽ, rộng rãi tại Thôn Đỉnh – Thị trấn Phố Mới – Huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc
Ninh, nằm trên đường Quốc lộ 18A. Địa điểm cũ tại khu 5, thị trấn Phố Mới
chuyển thành trung tâm y tế dự phòng của huyện.
Ngày 29/04/2014, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành
quyết định số 39/QĐ-UBND, trong đó BVĐK Quế Võ được nâng cấp từ Bệnh
viện hạng III lên thành Bệnh viện hạng II. Cơ sở vật chất máy móc trang thiết bị
được đầu tư hiện đại theo đề án trái phiếu chính phủ của Bệnh viện và đầu tư
31
mua sắm theo đề án xã hội hóa, mua sắm bổ sung hoàn thiện theo đề án và quỹ
phát triển sự nghiệp, để đáp ứng nhu cầu KCB cho nhân dân.
Từ khi thành lập bệnh viện không ngừng cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhằm
khai thác tối đa diện tích sử dụng, bố trí phù hợp các khoa phòng để ưu tiên tối
đa cho buồng bệnh.
3.1.3. Quy mô khám chữa bệnh và cơ sở vật chất
Hình 3.2. Sơ đồ bệnh viện đa khoa Quế Võ
(Nguồn: Khảo sát điều tra, 2016)
Chú thích:
Nhà A1: Tầng 1,2 – Khu khám bệnh; Tầng 3 – Khu điều hành
Nhà A2: Tầng 1 – Khoa Ngoại Sản; Tầng 2 – Khoa Ngoại; Tầng 3 – Khoa
Nội; Tầng 4: Khoa Nhi
Nhà A3: Tầng 1 – Khoa YHDT; Tầng 2 – Khoa dược; Tầng 3,4,5 - TT Y
tế dự phòng huyện
1. Cổng chính
2. Phòng bảo vệ
3. Nhà để xe cán bộ bệnh viện
4. Nhà để xe bệnh nhân và người nhà
5. Khoa bệnh truyền nhiễm
6. Khu Kiểm soát nhiễm khuẩn
7. Khu vực lữu giữ chất thải nguy hại và Lò đốt CTRYT
8. Khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt
9. Khu vựu máy bơm nước và xử lý nước thải
32
9 7
5
6
Nhà A3
Nhà A3
Nhà A1
Nhà A1
Nhà A2
Nhà A2
2
2
3
2 4
1
3
8
Theo sơ đồ 3.2 có thể thấy bệnh viện đã bố trí khu vực lưu giữ và xử lý
chất thải cách xa khu vực tập trung đông người và khu vực KCB, giúp giữ gìn
vệ sinh môi trường và đảm bảo sức khỏe của người dân, cán bộ nhân viên.
Chuyển về cơ sở mới từ năm 2011, cho đến nay, bệnh viện đã không
ngừng nâng cao và cải thiện về quy mô và cơ sở vật chất để nâng cao công tác
khám chữa bệnh. Năm 2016, bệnh viện có số giường bệnh kế hoạch là 140, thực
kê là 160 được phân bố tại các khoa như sau:
Bảng 3.1. Phân bố giường bệnh tại các khoa năm 2016
Khoa Số giường bệnh
kế hoạch
Số giường bệnh
thực kê
Khoa PK – CC – LCK 20 20
Khoa YHDT 22 28
Khoa Ngoại – Sản 44 47
Khoa Nội – Nhi – Lây 54 65
(Nguồn: BVĐK Quế Võ, 2016)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy giường bệnh được phân bố nhiều nhất ở
khoa Nội – Nhi – Lây và khoa Ngoại – Sản, vì đây là 2 khoa có số bệnh nhân
điều trị nội trú lớn nhất: Khoa Nội – Nhi là 3642 (người), khoa Ngoại – Sản là
4691 (người) (Phòng Kế hoạch – Vật tư, 2015).
3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của bệnh viện
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
Bệnh viện có 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc, 4 phòng chức năng, 4 khoa Lâm
sàng, 3 khoa cận lâm sàng (CLS) và 1 phòng khám đa khoa khu vực Đông Du.
Chức năng – nhiệm vụ của một số khoa phòng:
- Phòng Kế hoạch – Vật tư: Xây dựng kế hoạch hoạt động của các khoa,
phòng, hướng dẫn, chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn; đôn đốc kiểm tra
33
Tải bản FULL (89 trang): https://bit.ly/2TGTVxW
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
việc thực hiện quy chế của bệnh viện; cung cấp và quản lý vật tư, thiết bị y tế
trong bệnh viện.
- Phòng Hành chính – Tổ chức: Thực hiện công tác tổ chức bộ máy cán bộ,
công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chế độ chính sách, thi đua và công tác hành
chính của bệnh viện.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và
kế hoạch công tác của Bệnh viện thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của
bệnh viện.
- Khoa Phòng khám – Cấp cứu – Liên chuyên khoa (PK-CC-LCK): Có
chức năng đón tiếp, khám chữa bệnh ngoại trú, chọn lọc bệnh nhân điều trị nội
trú theo đúng chuyên khoa. Tiếp nhận khám và chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc
bệnh nhân cấp cứu, liên chuyên khoa.
- Khoa Ngoại – Sản: Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các
thủ thuật và phẫu thuật; khám chữa các bệnh phụ khoa, đỡ đẻ và chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
- Khoa Nội – Nhi – Lây: Phục vụ KCB cho trẻ em từ 0-15 tuổi, các bệnh
chuyên khoa nội, lây.
- Khoa Y Học Dân Tộc (YHDT): Thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y
học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú và đông dược.
- Khoa Xét nghiệm: Khoa xét nghiệm là cơ sở thực hiện các kĩ thuật xét
nghiệm về huyết học, hoá sinh, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng chuẩn
đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
- Khoa Chuẩn đoán hình ảnh: Thực hiện các kĩ thuật tạo ảnh y học để chẩn
đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị, bằng các thiết bị X-quang, siêu âm cộng
hưởng từ…
- Khoa Dược: Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng
thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao:
bông, băng, cồn gạc cho điều trị nội trú và ngoại trú đáp ứng yêu cầu điều trị
hợp lí.
- Phòng khám Đông Du: Thực hiện công tác KCB như một phòng khám đa
khoa trong khu vực.
34
Tải bản FULL (89 trang): https://bit.ly/2TGTVxW
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Quế Võ
(Nguồn: BVĐK Quế Võ, 2016)
35
Các khoa
Lâm sàng
Các phòng
chức năng
Khoa Cận
Lâm sàng
Phòng khám đa
khoa Đông Du
Khoa PK – CC –
LCK
Khoa Ngoại – Sản
Khoa Nội – Nhi –
Lây
Khoa YHDT
Phòng Kế hoạch – Vật
tư
Phòng Tổ chức hành
chính
Phòng Tài chính – Kế
toán
Phòng ĐD – KSNK
Khoa
Dược
Khoa
chuẩn
đoán hình
ảnh
Khoa xét
nghiệm
Ban Giám đốc
 Nhân lực của bệnh viện
Hiện tại, nguồn nhân lực của bệnh viện bao gồm 142 cán bộ biên chế, cụ
thể ở bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3.2. Nguồn nhân lực của CBNV Bệnh viện Đa khoa Quế Võ
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Bác sĩ Chuyên khoa II 1 0,7
Bác sĩ Chuyên khoa I 13 9,2
Bác sĩ 21 14,8
ĐD, kỹ thuật viên, hộ sinh 69 48,6
Dược sỹ, đại học khác 17 11,9
Khác 21 14,8
Tổng 142 100
(Nguồn: BVĐK Quế Võ, 2016)
Nhìn vào bảng 3.2 có thể thấy tổng số nhân lực thực hiện cho công tác
chuyên môn khám chữa bệnh (Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh) chiếm
73.3 %. Với số lượng này thì công tác KCB của bệnh viện diễn ra tương đối tốt,
không bị quá tải.
3.1.5. Hoạt động của bệnh viện
Kể từ tháng 04/ 2014, Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ được nâng từ
hạng III lên hạng II với quy mô 120 giường bệnh. Ở một vị thế mới, tập thể cán
bộ, y bác sĩ nơi đây đã và đang ra sức thi đua, nỗ lực nâng cao chất lượng chăm
sóc, phục vụ người bệnh, xứng tầm bệnh viện hạng II. Bệnh viện có một số hoạt
động chức năng, nhiệm vụ chính sau đây:
Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp
người bệnh từ ngoài vào hoặc các trạm y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh,
điều trị nội trú (ĐTNT) và ngoại trú. Tổ chức khám và chứng nhận sức khoẻ
theo quy định của Nhà nước. Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến khi vượt quá
khả năng của Bệnh viện. Thế mạnh của BVĐK Quế Võ trong lĩnh vực y học là
chuyên khoa Ngoại – Sản. Hiện nay, đơn vị đã thực hiện tốt kỹ thuật cắt tử cung
toàn phần, mổ kết hợp xương các loại, phẫu thuật cắt, nối ruột, cắt túi mật, lấy
36
4217553

More Related Content

What's hot

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...nataliej4
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...nataliej4
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Cau hoi on tap bbtp
Cau hoi on tap bbtpCau hoi on tap bbtp
Cau hoi on tap bbtpPhi Phi
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...nataliej4
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơNghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của các y bác sĩ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của các y bác sĩĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của các y bác sĩ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của các y bác sĩ
 
Luan an hoa chat phun diet muoi
Luan an hoa chat phun diet muoiLuan an hoa chat phun diet muoi
Luan an hoa chat phun diet muoi
 
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
 
Cau hoi on tap bbtp
Cau hoi on tap bbtpCau hoi on tap bbtp
Cau hoi on tap bbtp
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
 
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
 
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAYĐề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS
Luận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCSLuận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS
Luận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAYLuận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơNghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
Nghiên cứu sản xuất nước uống chức năng từ rong mơ
 
Luận án: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh
Luận án: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinhLuận án: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh
Luận án: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh
 
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
 

Similar to Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfMan_Ebook
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...nataliej4
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Man_Ebook
 

Similar to Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh (20)

đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAYThực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAYLuận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
 
Luận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện
Luận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh ViệnLuận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện
Luận Văn Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
 
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

  • 1. VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ---------------------------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẾ VÕ, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH Người thực hiện : NGUYỄN THỊ TRANG Lớp : MTE Khóa : 57 Ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ Hà NỘi - 2016 i
  • 2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ---------------------------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẾ VÕ, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH Người thực hiện : NGUYỄN THỊ TRANG Lớp : MTE Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ Địa điểm thực tập : BỆNH VIÊN ĐA KHOA QUẾ VÕ, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH Hà NỘi – 2016 ii
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. i Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Trang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo của khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp tôi trang bị những kiến thức, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Bích Hà, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể, cá nhân phòng Điều dưỡng – Kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnh viện Đa khoa Quế Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Vì thời gian có hạn, kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn có những góp ý để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Trang ii
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... MỤC LỤC....................................................................................................................... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................... DANH MỤC HÌNH........................................................................................................ MỞ ĐẦU........................................................................................................................... A. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. B. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................... Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 1.1. Tổng quan về chất thải y tế....................................................................................... 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ về chất thải y tế........................................................ 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải y tế......................................................................... 1.1.3. Phân loại chất thải y tế............................................................................................ 1.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe và môi trường..................................... 1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe........................................................... 1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường....................................................... 1.3. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam................................ 1.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế trên thế giới................................................... 1.2.3. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế ở Việt Nam.................................................... 1.3. Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam.................................. 1.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới...................................................... 1.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải y tế ở Việt Nam:...................................................... 1.4. Cơ sở pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam............................................ Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG.......................................................................... VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ iii
  • 6. 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................................. 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................................... 2.4.2.3.Phương pháp cân định lượng chất thải rắn y tế:Lựa chọn ngẫu nhiên 3 tuần trong tháng, tiến hành cân các loại CTRYT phát sinh liên tục các ngày trong tuần. Từ đó tổng hợp khối lương CTRYT phát sinh theo ngày. .............................................................................................................................. 2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................... 2.4.5. Phương pháp so sánh............................................................................................ Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................... 3.1. Giới thiệu về bệnh viện........................................................................................... 3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................ 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................... 3.1.3. Quy mô khám chữa bệnh và cơ sở vật chất.......................................................... 3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của bệnh viện........................................................... 3.1.5. Hoạt động của bệnh viện...................................................................................... 3.2. Hiện trạng phát sinh các loại chất thải y tế của BVĐK Quế Võ............................ 3.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế.................................................................. 3.2.2. Hiện trạng phát sinh nước thải y tế....................................................................... 3.2.3. Hiện trạng phát sinh khí thải y tế.......................................................................... 3.2.4. Ảnh hưởng của CTYT tới con người................................................................... 3.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại BVĐK Quế Võ.............................. 3.3.1. Quản lý hành chính............................................................................................... 3.3.2. Quản lý kỹ thuật.................................................................................................... 3.3.3. Đánh giá chung công tác quản lý chất thải y tế tại BVĐK Quế Võ.................... 3.5. Các biện pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện....................................................................................................... 3.5.1. Về quản lý hành chính.......................................................................................... 3.5.2. Về quản lý kỹ thuật............................................................................................... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ A. Kết luận..................................................................................................................... iv
  • 7. B. Kiến nghị................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 18.Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chỉ 1/3 số chất thải rắn được xử lý đảm bảo môi trường. http://www.quantracmoitruong.gov.vn/VN/TINTRANG- CHU_Content/tabid/330/cat/115/nfriend/3743871/language/vi- VN/Default.aspx Thứ bảy, 06/02/2016............................................................... v
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BS BTNMT BVĐK BYT CLS CN COD CTNH CTRYT CTYT CSYT ĐD ĐD – KSNK ĐTNT KCB NĐ PK – CC – LCK QCVN QĐ QLCTYT TC TCMT TSS TT TTLT UB UBND XLNT YHDT WHO : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand) Bác sĩ Bộ Tài nguyên và Môi trường Bệnh viện đa khoa Bộ Y tế Cận lâm sàng Công nhân Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) Chất thải nguy hại Chất thải rắn y tế Chất thải y tế Cơ sở y tế Điều dưỡng Điều dưỡng – Kiểm soát nhiễm khuẩn Điều trị nội trú Khám chữa bệnh Nghị định Phòng khám – Cấp cứu – Liên chuyên khoa Quy chuẩn Việt Nam Quyết định Quản lý chất thải y tế Coliform tổng số (Total coliforms) Tổng cục môi trường Tổng chất rắn lơ lửng trong nước (Total suspended solids) Thông tư Thông tư liên tịch Ủy ban Ủy ban nhân dân Xử lý nước thải Y học dân tộc Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) vi
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong các cơ sở y tế....................................... Bảng 1.2. Lượng CTRYT phát sinh theo tuyến bệnh viện tại các nước trên thế giới....................................................................................................................... Bảng 1.3. Phát sinh CTRYT của một số cơ sở y tế ở Cam-pu-chia.............................. Bảng 1.4. Phát sinh CTRYT ở Châu Á.......................................................................... Bảng 1.5 Chất lượng nước thải chưa qua xử lý tại một số............................................. Bảng 3.1. Phân bố giường bệnh tại các khoa năm 2016................................................ Bảng 3.2. Nguồn nhân lực của CBNV Bệnh viện Đa khoa Quế Võ............................. Bảng 3.3. Kết quả hoạt động Khám chữa bệnh từ năm 2012-2015............................... Bảng 3.4. Hệ số phát sinh CTRYT của BVĐK Quế Võ................................................ Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý (23/11/2015)..................................... Bảng 3.6. Kết quả đo nhanh các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt CTRYT .............................................................................................................................. Bảng 3.7. Nhân lực khoa ĐD – KSNK, BVĐK Quế Võ............................................... Bảng 3.8. Công tác đào tạo/ tập huấn, hướng dẫn về quy chế QLCTYT của BVĐK Quế Võ..................................................................................................... Bảng 3.9. Hiểu biết của cán bộ BVĐK Quế Võ về việc áp dụng quyết định số 43/2007/QĐ-BYT................................................................................................ Bảng 3.10. Kinh phí QLCTYT tại BVĐK Quế Võ, năm 2015...................................... Bảng 3.11. Hiểu biết về màu sắc dụng cụ đựng chất thải.............................................. Bảng 3.12. Ý kiến của cán bộ y tế về các giải pháp nâng cao công tác QLCTYT .............................................................................................................................. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Thành phần CTRYT ở Việt Nam..................................................................... Hình 1.2 Nhu cầu nước cấp (a) và nước thải y tế phát sinh (b)..................................... vii
  • 10. Hình 3.1. Bệnh viện đa khoa Quế Võ............................................................................. Hình 3.2. Sơ đồ bệnh viện đa khoa Quế Võ................................................................... Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Quế Võ.............................................. Hình 3.4. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế của BVĐK Quế Võ.......................... Hình 3.5. Thành phần CTRYT năm 2015...................................................................... Hình 3.6. Tổng khối lượng CTRYT phát sinh hàng năm.............................................. Hình 3.7. Khối lượng CTRYT phát sinh hàng tháng – năm 2015................................. Hình 3.8. Khối lượng CTRYT phát sinh theo ngày trong tuần, quý đầu – năm 2016...................................................................................................................... Hình 3.9. Khối lượng CTRYT phát sinh tại các khoa, phòng– năm 2015.................... Hình 3.10. Ý kiến của người được phỏng vấn về đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi chất thải y tế......................................................................................................... Hình 3.11. Ý kiến của người được phỏng vấn về tác hại gây ra bởi chất thải y tế .............................................................................................................................. Hình 3.12. Sơ đồ hệ thống quản lý CTYT...................................................................... Hình 3.13. Xe chở và thùng đựng chất thải rắn thông thường được mua mới của BVĐK Quế Võ..................................................................................................... Hình 3.14. Tình hình thực hiện phân loại CTRYT tại BVĐK Quế Võ......................... Hình 3.15. Công tác thu gom CTRYT tại Bệnh viện..................................................... Hình 3.17. Chất thải giải phẫu được bọc trong 2 lớp túi màu xanh, vận chuyển chung với săng, áo của Phòng Mổ....................................................................... Hình 3.16. Xe tiêm có dụng cụ thu gom sai quy định.................................................... Hình 3.18. Thùng đựng CTRYT thông thường.............................................................. Hình 3.19. Thùng đựng CTRYT lây nhiễm................................................................... Hình 3.21. Đường vận chuyển CTRYT đi qua khu vực đất trống................................. Hình 3.20. Xe vận chuyển CTRYT................................................................................ Hình 3.22. Nơi lưu giữ chất thải thông thường.............................................................. Hình 3.23. Nơi lưu giữ chất thải nguy hại...................................................................... Hình 3.25. Hộ lý đổ Tro, xỉ sau xử lý vào gốc cây........................................................ Hình 3.24. Lò đốt CTRYT.............................................................................................. viii
  • 11. Hình 3.27. Công nhân lò đốt không có quần áo bảo hộ lao động.................................. Hình 3.26. Đổ nước rỉ rác vào cống thu gom nước mưa chảy tràn................................ Hình 3.28. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn tại BVĐK Quế Võ....................... Hình 3.29. Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế BVĐK Quế Võ................ Hình 3.30. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải Kubota Johkasou...................... Hình 3.32. Cửa xả nước thải sau hệ thống xử lý............................................................ Hình 3.31. Hộp điều khiển vận hành hệ thống xử lý nước thải..................................... Hình 3.33. Đánh giá hiện trạng môi trường chung của BVĐK Quế Võ........................ ix
  • 12. MỞ ĐẦU A. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ môi trường là mục tiêu ưu tiên trong phát triển bền vững của mỗi Quốc gia. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống và sức khỏe cộng đồng. Nhưng hiện nay môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi chính bàn tay con người. Dân số bùng nổ, kinh tế phát triển đem theo nhiều hệ quả như ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, nhu cầu tiếp cận các dịch vụ y tế tăng cao… đã gây nên sự quá tải cho các bệnh viện và các cơ sở y tế. Kéo theo đó là sự phát sinh lượng chất thải y tế vô cùng lớn vào môi trường. Chất thải y tế chứa đựng nhiều yếu tố độc hại, tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người. Các bệnh viện và các cơ sở y tế làm phát sinh chất thải rồi xử lý bằng cách xả thẳng ra môi trường, chôn lấp mất vệ sinh, tiêu hủy sơ sài, tái chế không kiểm soát… đã và đang là thực trạng gây ra rất nhiều nhức nhối cho xã hội, cuộc sống. Do đó cần được kiểm soát chẽ. Hiện nay, rất nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế khác đã chủ động và có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý chất thải y tế, góp phần bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý chất thải y tế nói riêng và quản lý môi trường nói chung tại các bệnh viện vẫn đang còn đầy bất cập. Các công tác này là hoạt động rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo sức khỏe của người dân và chất lượng môi trường, cần được chú trọng nhiều hơn. Bệnh viện Đa khoa Quế Võ nằm trên quốc lộ 18A, là một bệnh viện nằm trong thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ. Ngày 29/04/2014, bệnh viện Đa khoa Quế Võ được nâng cấp từ bệnh viện hạng III lên thành bệnh viện hạng II với quy mô 120 giường bệnh với bình quân 400-500 lượt khám bệnh một ngày (Bệnh viện đa khoa Quế Võ,2014). Những người đến khám bệnh tại bệnh viện không chỉ là nhân dân trong huyện mà còn có các công nhân của các khu công nghiệp trên địa bàn huyện – trong đó có một số lượng lớn người lao động đến từ những vùng quê khác. Bệnh viện đang từng ngày nâng cao chất lượng và cơ sở 1
  • 13. vật chất để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Theo đó, lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều và việc quản lý chất thải y tế một các hiệu quả và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức ngày càng gặp phải nhiều vấn đề. Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Quế Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”. B. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Chỉ rõ hiện trạng phát sinh các loại chất thải y tế tại bệnh viện - Đánh giá ưu nhược điểm của công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện - Đề xuất các biện pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải tại bệnh viện 2
  • 14. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về chất thải y tế 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ về chất thải y tế Theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) thì một số từ ngữ liên quan sẽ được hiểu như sau: - Chất thải y tế (CTYT) : là chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế (CSYT) bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường. - Quản lý chất thải y tế (QLCTYT) là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Trong đó xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu trữ hoặc tiêu hủy; Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế; Vận chuyển là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy; Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác; Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới; Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới; Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường. 3
  • 15. 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải y tế CTYT có thể phát sinh từ các CSYT sau: - Khám chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng, giám định y khoa, pháp y, y dược cổ truyền. - Y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản. - Kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế. - Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo. - Nhà hộ sinh, trạm y tế. 1.1.3. Phân loại chất thải y tế Việc phân loại chất thải ngay từ đầu giúp cho việc áp dụng những biện pháp xử lý phù hợp và tối ưu nhất, giúp hạn chế chi phí xử lý, cũng như giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, do vậy cần được thực hiện một cách chặt chẽ.  Phân loại theo dạng tồn tại của chất thải Tùy theo dạng tồn tại, CTYT được chia thành 3 loại: - Chất thải rắn y tế (CTRYT) Là các chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa, điều trị, các nghiên cứu liên quan, … bao gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại (CTNH). CTRYT sau khi phát sinh tại các nguồn được phân loại, thu gom, sau đó được vận chuyển nội bộ đến nơi lưu giữ tại các CSYT. Tiếp theo, tùy vào tính chất độc hại, chất thải sẽ được xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến các cơ sở có khả năng xử lý an toàn và cuối cùng sẽ được tiêu hủy. - Nước thải y tế Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các hoạt động chăm sóc và sinh hoạt tại các CSYT. Nước thải y tế bao gồm nước nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh của bệnh viện được dẫn theo các đường cống riêng và bể thu gom rồi bơm vào trạm xử lý nước thải. Sau đó, tùy theo tính chất của từng loại, nước thải sẽ được xử lý loại bỏ rác, cát, chất lơ lửng, … các chất 4
  • 16. hữu cơ và một phần chất dinh dưỡng; khử trùng, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo các tiêu chuẩn quy định trước khi xả thải ra môi trường ngoài. - Chất thải khí y tế Chất thải khí y tế là khí phát sinh từ các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm, các thiết bị sử dụng khí hóa chất độc hại tại các CSYT và lò đốt CTRYT Chất thải khí phát sinh cần phải được xử lý, đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.  Phân loại theo thành phần và tính chất nguy hại Theo phân loại và xác định CTYT căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại (Quy chế quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007), CTYT gồm 5 loại, đó là: - Chất thải lâm sàng - Chất thải phóng xạ - Chất thải hóa học - Các bình chứa khí có áp suất - Chất thải thông thường Chất thải lấm sàng: 5 nhóm •Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn, chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ gây bệnh, bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…bao gồm các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của người bệnh như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu… •Nhóm B: là các vật sắc nhọn: bơm tiêm, lưỡi, cán dao mổ, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, dù chúng có được sử dụng hay không sử dụng. •Nhóm C: chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu… •Nhóm D: chất thải dược phẩm, dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào. •Nhóm E: là các mô cơ quan người – động vật, cơ quan người bệnh, động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai… Chất thải phóng xạ: 5
  • 17. Nhóm chất thải phóng xạ được phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, khí. •Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ… •Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước súc rửa các dụng cụ có chất phóng xạ… •Chất thải phóng xạ khí bao gồm: Các chất khí thoát ra từ kho chứa chất phóng xạ… 6
  • 18. Bảng 1.1. Các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong các cơ sở y tế Hạt nhân nguyên tử Các hạt phóng xạ Thời gian bán rã Ứng dụng 3 H Hạt beta 12,3 năm Nghiên cứu 14 C Hạt beta 5730 năm Nghiên cứu 32 P Hạt beta 14,3 ngày Trị liệu 51 Cr Tia gamma 27,8 ngày Chuẩn đoán in vitro 57 Co Hạt beta 270 ngày Chuẩn đoán in vitro 59 Fe Hạt beta 45,5 ngày Chuẩn đoán in vitro 67 Ga Tia gamma 72 giờ Chuẩn đoán hình ảnh 75 Se Tia gamma 120 giờ Chuẩn đoán hình ảnh 99m Tc Tia gamma 6 giờ Chuẩn đoán hình ảnh 123 I Tia gamma 13 giờ Chuẩn đoán hình ảnh 125 I Tia gamma 60 ngày Chuẩn đoán hình ảnh 131 I Hạt beta 8 ngày Trị liệu, nghiên cứu 133 Xe Hạt beta 5,3 ngày Chuẩn đoán hình ảnh (Nguồn: WHO, 1999) Chất thải hóa học: Chất thải hóa học phát sinh từ các nguồn khác nhau trong các hoạt động của các CSYT nhưng chủ yếu là từ các phòng xét nghiệm và các hoạt động liên quan như xét nghiệm, vệ sinh, khử khuẩn. Chất thải hóa học có thể ở dạng rắn, lỏng, khí. Chúng được phân loại thành hai loại là: chất thải hóa học nguy hại và chất thải hóa học không nguy hại. • Hoá chất có thể không gây nguy hại như đường, axit béo, axit amin, một số loại muối… • Hoá chất nguy hại gồm: o Formaldehit: Đây là hoá chất thường được sử dụng trong bệnh viện, nó được sử dụng để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc 7
  • 19. khử khuẩn các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng trong các khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác… o Các chất quang hoá: Các dung dịch dùng để cố định phim trong khoa X- quang. o Các dung môi: Các dung môi dùng trong CSYT gồm các hợp chất của halogen như metyl clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi như halothane; Các hợp chất không chứa halogen như xylene, axeton, etyl axetat… o Các chất hoá học hỗn hợp: Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh… Bình chứa áp suất Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy, CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần… Đa số các bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng cách. Chất thải thông thường Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn là các loại rác thải trong sinh hoạt hằng ngày như giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, túi đựng phim, giấy gói thức ăn, túi nilông, rác quét dọn từ sàn nhà. Ngoài ra còn có rác thải từ môi trường như: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. 1.1.4. Thành phần của các loại chất thải y tế Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thành phần CTYT có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Vì vậy CTYT được xác định là chất thải nguy hại (CTNH). 8
  • 20.  Thành phần chất thải rắn y tế Theo nghiên cứu của WHO, thành phần nguy hại trong chất thải rắn y tế (CTRYT) chiếm từ 10 - 25%, bao gồm các chất thải lây nhiễm, dược chất, chất hóa học, phóng xạ, kim loại nặng, chất dễ cháy, nổ... Còn lại 75 - 90%, gồm các chất thải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, trong đó có nhiều thành phần không chứa yếu tố nguy hại như nhựa, thủy tỉnh, kim loại, giấy... có thể tái chế. Kết quả phân tích thành phần lý, hóa trong CTRYT ở Việt Nam được thể hiện trong biểu đồ hình 1.1. Hình 1.1. Thành phần CTRYT ở Việt Nam (Nguồn: Bộ y tế và WHO, 2009)  Thành phần nước thải y tế Nước thải y tế chứa một số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục CTNH. Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.  Thành phần khí thải y tế 9
  • 21. Trong thành phần khí thải y tế có chứa một số chất ô nhiễm độc hại như CO, , , HCl, Hg, Cd, Pb, Dioxin …đặc biệt với các nước đang và kém phát triển chưa có điều kiện sử dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý CTYT thì việc kiểm soát các chất gây ô nhiễm trên càng trở nên khó khăn. 1.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe và môi trường CTYT có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hại, kim loại nặng, chất thải phóng xạ và nhiều chất khác có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe  Đối tượng chịu ảnh hưởng: Tất cả các cá nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với CTNH ở bên trong hay bên ngoài khuôn viên bệnh viện, tại tất cả các công đoạn từ phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý đều chịu tác động xấu đến sức khỏe, nếu CTYT không được quản lý đúng cách và các vấn đề an toàn không được quan tâm đúng mức … Các đối tượng chịu ảnh hưởng chính: - Cán bộ nhân viên y tế: bác sĩ, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, sinh viên thực tập, công nhân vân hành các công trình xử lý chất thải, … - Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong CSYT: nhân viên công ty vệ sinh công nhiệp; nhân viên giặt là, nhân viên làm việc ở khu vực nhà tang lễ, trung tâm khám nghiệm tử thi, … Các đối tượng khác: - Người tham gia vận chuyển, xử lý CTYT ngoài khuôn viên bệnh viện; người liên quan đến bãi chôn lấp rác và người nhặt rác; - Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú; - Người nhà bệnh nhân và khách thăm; - Học sinh, học viên học tập/thực tập tại các CSYT. - Cộng đồng và môi trường xung quanh CSYT; - Cộng đồng sống ở vùng hạ lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất thải của các CSYT chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. Ảnh hưởng của CTYT tới sức khỏe 10
  • 22. Ảnh hưởng của chất thải y tế được chia thành 5 loại sau: - Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn: CTYT sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thương kép tới sức khỏe con người, nghĩa là vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm và thông qua đó để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B, viêm gan C, … - Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm: CTYT lây nhiễm cơ thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu khuẩn, virus HIV, virus viêm gan B, … chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da), qua các niêm mạc, qua đường hô hấp (do xông, hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). - Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm: Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng… Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi, … có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa, … gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận … - Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào: Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường: hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc dây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với các chất tiết ra rừ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu. Một số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một số triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da. - Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ: Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc. Trong bệnh viện, các chất phóng xa thường có chu kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần). Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường, … ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các vấn đề di truyền. 11
  • 23. 1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường CTYT có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh môi trường, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí. - Đối với môi trường đất: QLCTYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, … gây ô nhiễm đất và làm cho việc sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn - Đối với môi trường không khí: Chất thải từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trường không khí. Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất,… phát sinh trong các khâu xử lý, đặc biệt là với các lò đốt CTYT quy môi nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có thể phát sinh ra các chất khí độc hại như sau: •Bụi: khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng quy trình vận hạnh, lượng chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen và các chất độc hại; •Các khí axit: Do trong CTYT có thể có chất thải làm bằng nhựa PVC, hoặc chất thải dược phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra hơi axit, đặc biệt là HCl và SO2; •Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt cháy chất thải có thành phần halogen (Cl, Br, F) ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là những chất độc dù ở nồng độ nhỏ; •Kim loại nặng: đối với những kim loại nặng dễ bay hơi như thủy ngân có thể phát sinh từ các lò đốt CTYT nếu trong quá trình phân loại không tốt; Ngoài ra, một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh mùi hôi tanh, các chất gây ô nhiễm cho môi trường không khí như: CH4, H2S… - Đối với môi trường nước: Tác động của CTYT đối với các nguồn nước có thể so sánh với nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng. Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra 12
  • 24. một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A, … cho những người sử dụng các nguồn nước này. Như vậy, CTYT ảnh hưởng đến môi trường cũng gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu không được quản lý và xử lý tốt, nó sẽ là mối đe dọa nguy hiểm tới sức khỏe của cộng đồng dân cư. 1.3. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế trên thế giới  Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế Sự phát sinh CTRYT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp quản lý, loại hình CSYT, chuyên ngành bệnh viện, sự tái sử dụng các sản phẩm dùng trong chăm sóc sức khỏe, số lượt khám, điều trị bệnh trong ngày... Bảng 1.2. Lượng CTRYT phát sinh theo tuyến bệnh viện tại các nước trên thế giới Đơn vị: (kg/ giường/ ngày) Tuyến bệnh viện Tổng lượng CTRYT CTRYT nguy hại Bệnh viện Trung Ương 4.1 - 8.7 0.4 - 1.6 Bệnh viện Tỉnh 2.1 - 4.2 0.2 - 1.1 Bệnh viện Huyện 0.5 - 1.8 0.1 - 0.4 (Nguồn: WHO, 1999) Qua bảng 1.2, dễ nhận thấy một điều là lượng CTRYT tạo ra từ bệnh viện tuyến trên cao hơn bệnh viện tuyến dưới: lượng CTRYT thải ra ở các bệnh viện tuyến Trung ương gấp đôi các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến tỉnh gấp khoảng 4 lần so với các bệnh viện tuyến huyện. Tương tự đối với CTRYT nguy hại. Nguyên nhân là do các bệnh viện tuyến trên có quy mô lớn hơn, tập trung nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tốt hơn, trình độ của nhân viên y tế cũng cao hơn, do vậy số lượt khám chữa bệnh cũng nhiều hơn, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trên thường có thêm những tình trạng bệnh nặng, thường gây nên hiện tượng quá tải. Ta có thể thấy rõ hơn sự chênh lệch này trong bảng 1.3 dưới đây. Bảng 1.3. Phát sinh CTRYT của một số cơ sở y tế ở Cam-pu-chia 13
  • 25. Cơ sở y tế Số giường bệnh ( giường) Phát sinh CTRYT ( kg/ ngày) Bệnh viện 2593 259 Phòng khám đa khoa 329 16 Trạm y tế 100 6 (Nguồn: Asian Institute of Technology, 2008) Về sự phát sinh CTYT ở Cam-pu-chia, lượng CTRYT phát sinh của bệnh viện tuyến trên lớn hơn bệnh viện tuyến dưới, của CSYT lớn nhiều hơn CSYT. Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số là sự phát sinh CTYT ngày một nhiều ở mỗi quốc gia. Nghiên cứu của Asian Institute of Technology, năm 2006 cho thấy rõ điều này: 14
  • 26. Bảng 1.4. Phát sinh CTRYT ở Châu Á Quốc gia CTRYT phát sinh (kg/ giường/ ngày) Tổng lượng CTRYT (tấn/ năm) Băng-la-đét 0.8 – 1.67 93.075 (chỉ ở Dhaka) B-hu-tan 0.27 73 Trung Quốc 1.8 – 2.2 770.000 Ấn Độ 1 – 2 330.000 Ma-lai-si-a 1.9 - Nê-pa 0.5 365 Pa-ki-xtan 1.06 250.000 In-đô-nê-xi-a 0.75 3.859 Thái Lan 0.68 - Nhật Bản - 1.230.000 (Nguồn: Asian Institue of Technology, 2006) Các quốc gia trong bảng 1.4 có thống kê số liệu ở trên có mức độ phát triển kinh tế xã hội và dân số khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng đến lượng phát sinh CTRYT của mỗi quốc gia. Những nước kinh tế phát triển và đông dân hơn thường thì lượng phát sinh CTRYT cũng nhiều hơn. Trong đó Nhật Bản và Trung Quốc là quốc gia có tổng lượng CTRYT phát sinh nhiều nhất Châu Á. Điều này không bất ngờ vì Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất trên thế giới, đồng thời nền kinh tế của Trung Quốc cũng có sự phát triển một cách nhanh chóng trong nhiều năm qua. Nhât Bản là một quốc gia phát triển, có nền kinh tế thuộc top đầu của thể giới, nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế vô cùng lớn. Trong khi đó Bhutan là một quốc gia nhỏ bé, lọt thỏm giữa trập trùng rừng núi của dãy Himalaya, dân số chỉ 672,425 người (2005). Họ không đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thay vào đó, họ duy trì cuộc sống thanh bình, chậm rãi của người dân, không “đô thị hóa”, không “hiện đại hóa”. Bhutan là đất nước duy nhất trên thế giới không có nạn trộm cướp, giết người và ma túy. Một phần do những nguyên nhân trên mà lượng CTRYT phát sinh của đất nước này rất ít so với các nước trong khu vực (73 tấn/ năm).  Hiện trạng phát sinh nước thải y tế 15
  • 27. Nghiên cứu về phát sinh nước thải y tế đã được quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới giới vì tính chất nguy hại của nó. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về nước thải y tế của một số bệnh viện tại Iran. (a) (b) Hình 1.2 Nhu cầu nước cấp (a) và nước thải y tế phát sinh (b) theo giường bệnh của một số bệnh viện được nghiên cứu (Iran) (Nguồn:AR Mesdaghinia, K Nadafi, R Nabizadeh, R Saeedi, Zamanzadeh, 2009) Theo biểu đồ hình 1.2 (a,b) thì nhu cầu nước cấp và lượng nước thải phát sinh của bệnh viện Roozbeh là ít nhất (531L/ giường bệnh và 398 L/ giường bệnh), của bệnh viện Razi là nhiều nhất (1473L/ giường bệnh và 1090L/ giường bệnh). Nghiên cứu về tính chất nước thải y tế đã được tiến hành tại một số bệnh 16
  • 28. viện trực thuộc khoa Y dược Đại học Babol (Iran), kết quả được thể hiện ở dưới bảng 1.5 sau đây. Bảng 1.5 Chất lượng nước thải chưa qua xử lý tại một số bệnh viện trực thuộc khoa Y dược Đại học Babol (Iran) Bệnh viện pH (mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) TC(MPN) /100mL Roohani 7.8 0.45 643 125 976 211 212 63 >2400 Beheshti 7.5 0.65 498 94 787 154 375 48 >2400 Yahianejad 7.6 0.58 358 64 540 113 261 37 >2400 Amirkola 7.4 0.52 345 32 520 55 209 83 >2400 Trung bình 7.6 0.55 462 79 706 133 264 58 >2400 Hàm lượng Cho phép* 6.5-8.5 50 100 40 1000 * Hàm lượng cho phép của nước thải bệnh viện theo Tiêu chuẩn bảo tồn môi trường của Iran (Nguồn: AI.Amouei, HA.Asgharnia, ME.Mouei, 2011) Có thể nhận thấy pH nước thải y tế của các bệnh viện trên đều nằm trong khoảng tiêu chuẩn cho phép. Còn các thông số khác ( , COD, TSS, Coliform tổng số) đều cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Trong đó tỉ lệ giá trị các thông số so với tiêu chuẩn của bệnh viện Amirkola là thấp nhất ( khoảng 7 lần, COD khoảng 5 lần, TSS khoảng 5 lần), của bệnh viện Roohani là cao nhất ( khoảng 13 lần, COD khoảng 10 lần, TSS khoảng 5 lần). Nghiên cứu về khối lượng, thành phần và tính chất nước thải bệnh viện phát sinh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người và môi trường vì những tính chất nguy hại nó có thể gây ra. Do vậy cần được nghiên cứu và kiểm soát kỹ khi xả thải vào môi trường tiếp nhận. 17
  • 29.  Hiện trạng phát sinh khí thải y tế Tính đến năm 1987, rất nhiều quốc gia đã khuyến khích việc kiểm soát lò đốt khí thải từ lò đốt CTRYT, nhưng đến nay nó vẫn chưa được quan tâm thật sự ở hầu hết các nước. Chủ yếu được quan tâm ở các nước phát triển. Khí thải lò đốt CTRYT mang theo rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe vì trong đó có chứa nhiều thành phần khí độc hại như Dioxin, Furan hình thành do quá trình đốt không hiệu quả, công nghệ đốt và các hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong quá trình vận hành lò đốt kém (U.S. Congress, Office of Technology Assessment, 1998) . Có thể kết luận một điều là lượng phát sinh CTYT thay đổi theo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dân số, sự phát triển kinh tế, nhu cầu khám chữa bệnh, loại, quy mô bệnh viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và các yếu tố khách quan khác (thời tiết, cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhận, cũng như là việc thải rác và sử dụng nguồn nước của bệnh nhân tại các khoa, phòng…). 1.2.3. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế ở Việt Nam  Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế: Hiện nay, cả nước có 13.674 CSYT , trong đó có 1.253 bệnh viện; 1.037 cơ sở thuộc hệ dự phòng; 100 cơ sở đào tạo; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 Trạm y tế xã (Bộ y tế, 2015) với lượng CTRYT phát sinh vào khoảng 450 tấn/ngày. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế, năm 2011, uớc tính đến năm 2015 lượng CTRYT phát sinh sẽ là 590 tấn/ngày và đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Bệnh viện là CSYT có số lượng nhiều nhất, do đó có tổng lượng CTRYT phát sinh nhiều nhất. Tuy nhiên, sự phát sinh CTRYT trong bệnh viện cũng thay đổi phụ thuộc và nhiều yếu tố: khoa, phòng, đặc thù khám chữa bệnh… Bảng 1.6. Lượng CTRYT phát sinh tại các khoa trong bệnh viện (Đơn vị: kg/ giường/ ngày) Tổng lượng CTRYT Tổng lượng CTRYT nguy 18
  • 30. Khoa phát sinh hại phát sinh BV TW BV Tỉnh BV Huyện BV TW BV Tỉnh BV Huyện Khoa hồi sức cấp cứu 1.08 1.27 1.00 0.30 0.31 0.18 Khoa nội 0.64 0.47 0.45 0.04 0.03 0.02 Khoa nhi 0.5 0.41 0.45 0.04 0.05 0.02 Khoa ngoại 1.01 0.87 0.73 0.26 0.21 0.17 Khoa sản 0.82 0.95 0.74 0.21 0.22 0.17 Khoa mắt/ TMH 0.66 0.68 0.34 0.12 0.10 0.08 Khoa cận lâm sàng 0.11 0.1 0.08 0.03 0.03 0.03 (Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, 2009) Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy chất thải tại khoa Hồi sức cấp cứu tại tất cả các tuyến bệnh viện đều là cao nhất vì khoa Hồi sức cấp cứu là nơi hoạt động liên tục 24/24 giờ, tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu không hạn chế, không từ chối bất cứ ai từ người già, em bé sơ sinh, kể cả thai phụ, người bệnh có thân nhân hay không có thân nhân… do vậy, số lượt bệnh nhân ra vào khoa này luôn rất đông và đa dạng về bệnh tật nên lượng CTRYT cũng do đó mà tăng theo. Đứng thứ 2 về lượng CTRYT phát sinh là khoa ngoại, thứ 3 là khoa sản… cuối cùng là khoa cận lâm sàng. Dễ nhận thấy là lượng CTRYT phát sinh tại các khoa trong bệnh viện tỉ lệ thuận với số lượt của từng khoa. Lượng CTRYT phát sinh còn khác nhau giữa các bệnh viện, tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng… Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009- 19
  • 31. 2010, lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2012, mức tăng CTRYT hiện nay là 7,6%/năm. CTRYT phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng CSYT và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng trong y tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.  Hiện trạng phát sinh nước thải y tế: Lượng nước thải phát sinh từ các CSYT có giường bệnh là khoảng 125.000 m3 /ngày. Loại nước thải y tế này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và hàm lượng vi sinh cao gấp 100 - 1000 lần tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép (Bộ Y tế, 2015). Theo ông Jordan Ryan, nguyên Trưởng đại diện thường trú Quỹ Môi trường toàn cầu tại Việt Nam, năm 2014, có 80% trường hợp mắc bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm, trong đó có một phần là từ nước thải bệnh viện. Sau khi nước thải bệnh viện chưa qua xử lý hòa vào các điểm tiếp nhận nước thải, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân. Hiện nay, do việc xả nước thải y tế chưa qua xử lý hay xử lý chưa hiệu quả ra môi trường đã làm môi trường bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Tại các hệ thống xả nước thải y tế và các nguồn tiếp nhận có hiện tượng bốc mùi hôi thối và đen kịt.  Hiện trạng phát sinh khí thải y tế: Lượng phát sinh chủ định từ hoạt động chuyên môn của ngành y tế không nhiều, chủ yếu phát sinh từ các CSYT có các phòng thí nghiệm phục vụ công tác 20
  • 32. nghiên cứu và đào tạo y dược. Tuy nhiên lượng khí thải hình thành không chủ định từ hoạt động xử lý CTYT vẫn còn chưa được kiểm soát. 1.3. Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới Để hỗ trợ, tăng cường công tác quản lý chất thải và xây dựng một môi trường sống an toàn và thân thiện hơn cho toàn thế giới, các hiệp ước quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại trong đó có chất thải bệnh viện ra đời và đã được công nhận, thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới: - Công ước Basel (1995) về kiểm soát vận chuyển CTNH xuyên biên giới và tiêu hủy chúng nhằm mục đích giảm sự di chuyển của CTNH, giảm thiểu số lượng và độc tính của chất thải phát sinh. Trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, sản phẩm, thiết bị sử dụng trong chẩn đoán, dịch vụ chăm sóc… có thể trở thành CTNH vì vậy chúng phải được quản lý một cách an toàn về môi trường; - Công ước Stockholm (2001) có mục đích loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs). Trong đó, Dioxin và Furan là hai chất POPs có thể phát sinh không chủ định từ quá trình đốt CTYT; - Công ước Minamata (2013) là hiệp ước quốc tế mới nhất được ký kết nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi các tác động của thủy ngân và các hợp chất thủy ngân. Theo Công ước, chậm nhất đến năm 2020, các sản phẩm, thiết bị dùng trong y tế có chứa thủy ngân như nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân sẽ không được nhập khẩu. Cùng với ký kết và thực thi các công ước, các quốc gia cũng tự xây dựng các mô hình QLCTYT phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của mình. Một số ví dụ về mô hình QLCTYT của các nước trên thế giới có thể được tóm tắt như sau: Quản lý CTYT ở Trung Quốc: Theo quy định về QLCTYT ở Trung Quốc, CTYT ở Trung Quốc được chia thành 5 nhóm là: chất thải lây nhiễm, chất thải bệnh lý, vật sắc nhọn, chất thải dược phẩm và chất thải hóa học. 21
  • 33. Thiêu hủy CTYT bằng lò đốt là phương pháp được áp dụng phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các lò đốt CTRYT lại là nguồn gây ô nhiễm thứ cấp, gây ô nhiễm và sự phản đối mạnh mẽ của dân cư quanh khu vực có lò đốt. Một số phương pháp khác như rắc vôi khử trùng rồi đem chôn lấp đối với chất thải không lây nhiễm độc hại; tái chế CTYT… Quản lý CTYT ở Trung Quốc được rất nhiều cơ quan ban ngành cùng chung tay quan tâm và thực hiện như: Bộ Y tế, Bộ Bảo vệ Môi trường, Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ tài chính, … Quản lý CTYT ở Indonesia: Tại Indonesia, CTYT được phân loại thành 4 nhóm là: chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải phóng xạ và chất độc hóa học. Theo Bộ Y tế Indonesia, việc xử lý CTYT ở nước này còn vô cùng hạn chế. Hơn 500 bệnh viện nhà nước và tư nhân không có hệ thống xử lý. Hầu hết các bệnh viện không có hệ thống lò đốt cũng như hệ thống xử lý nước thải. Một số bệnh viện tự chôn lấp chất thải, một số bệnh viện thì vận chuyển chất thải đến các CSYT khác có hệ thống lò đốt CTRYT. Hiện nay, việc quản lý CTYT ở Indonesia do Bộ Y tế và Bộ Môi trường phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Quản lý CTYT ở Nhật Bản: Tại Nhật Bản, CTYT được phân loại thành 3 nhóm là: chất thải thông thường, chất thải bệnh lý và chất thải sắc nhọn. Việc xử lý CTYT tại Nhật Bản được thực hiện nghiêm ngặt. 98% chất thải từ các bệnh viện được chuyển cho các công ty được cấp phép xử lý. Tùy loại chất thải khác nhau mà có phương pháp xử lý khác nhau. Phương pháp xử lý chủ yếu là thiêu đốt, ngoài ra còn có phương pháp khác như làm tan chảy chất thải trong lò, khử trùng bằng nhiệt, tái chế chất thải, … Việc quản lý CTYT tại Nhật Bản được thực hiện có hệ thống từ trung ương đến địa phương. Trong đó, Bộ Môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất. Quản lý CTYT tại Philipine: Tại Philipine, CTYT được chia thành 9 nhóm là: chất thải thông thường, bình chứa áp suất, chất thải hóa học, chất thải phóng 22
  • 34. xạ, kim loại nặng, dược phẩm, vật sắc nhọn, chất thải bệnh lý và chất gây độc tế bào. Từ khi Philippine thực hiện Luật Không khí sạch năm 1999 (RA 8749), xử lý chất thải bằng phương pháp đốt đã bị cấm ở Philippines và việc tiêu hủy CTYT chỉ được phép sử dụng công nghệ không đốt bao gồm xử lý nhiệt như nhiệt phân, nồi hấp, lò vi sóng và khử trùng. Phương pháp xử lý cuối cùng đối với CTYT là chôn lấp hợp vệ sinh. Quản lý CTYT ở Philipine cũng được nhiều cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm như: Bộ Môi trường, Bộ y tế, Ủy ban quản lý chất thải rắn quốc gia, Trung tâm phòng chống dịch bệnh quốc gia, Trung tâm phát triển y tế quốc gia, … trong đó Bộ Môi trường chịu trách nhiệm chính. 1.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải y tế ở Việt Nam: Trong những năm trở lại đây, cùng với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân, các CSYT trong cả nước đã đặt mối quan tâm nhiều hơn cho việc triển khai thực hiện công tác quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động của ngành. Nhằm tăng cường năng lực quản lý và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tại các CSYT, Cục Quản lý môi trường y tế đã xây dựng và ban hành 7 bộ Chương trình khung và Tài liệu đào tạo liên tục về QLCTYT (theo quyết định số 108/QĐ – K2ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Bộ Y tế - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) giúp các cơ sở đào tạo, các CSYT có bộ tài liệu chính thức triển khai đào tạo liên tục cho các cán bộ trong ngành y tế. Đến nay, gần 300 giảng viên nòng cốt về QLCTYT trên toàn quốc đã được đào tạo và tham gia giảng dạy các lớp đào tạo về QLCTYT cho cán bộ ngành y tế. (Cục quản lý môi trường y tế, 2015). Bên cạnh đó, ngành y tế đã tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo lại những hệ thống xử lý CTYT cho nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các CSYT khác để đảm bảo xử lý chất thải theo quy định. 23
  • 35. Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế, năm 2015, về công tác xử lý CTRYT, hiện có trên 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom CTRYT nguy hại hàng ngày, trong đó 29,4% bệnh viện sử dụng lò đốt 2 buồng hoặc công nghệ vi sóng/nhiệt ướt khử khuẩn CTRYT nguy hại, còn lại xử lý bằng lò đốt một buồng, thiêu đốt thủ công, tự chôn lấp hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ xử lý. Đối với nước thải y tế, việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn do quá trình đầu tư và vận hành hệ thống. Tuy nhiên, đến nay nhiều CSYT đã quan tâm tới việc đầu tư xây dựng công trình XLNT. Hiện có khoảng 58,1% bệnh viện có hệ thống XLNT y tế (82,8% các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến Trung ương; 57,3% các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện) và 7,9% bệnh viện đang được đầu tư xây dựng hệ thống XLNT y tế trong đó hiện đã có khoảng 54,4% các bệnh viện có hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn, tăng 12% so với năm 2010. Nhiều hệ XLNT đang hoạt động quá tải, chủ yếu các hệ XLNT xây lắp bằng ngân sách nhà nước (86,7%) (Bộ y tế, 2015). Về việc kiểm soát khí từ lò đốt CTRYT tại Việt Nam, theo WHO, hầu hết các lò đốt rác gây ô nhiễm không khí (khí đi ô-xin và fu-ran) do thiếu hệ thống làm sạch khí thải hoặc do vận hành không đúng quy trình quy phạm (nhiệt độ thấp). Việc kiểm soát khí thải lò đốt và nhiệt độ buồng đốt còn gặp nhiều khó khăn do một số chỉ tiêu hiện nay như nồng độ đi ô-xin phải gửi mẫu ra nước ngoài để đo đạc với chi phí rất cao (khoảng 2000USD/ 1 mẫu xét nghiệm) (Tổng cục môi trường, 2011). Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả nhất định, công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường của các CSYT còn một số tồn tại. Đó là một số CSYT không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có hệ thống xử lý chất thải nhưng hỏng thường xuyên dẫn đến xử lý không hết các yếu tố nguy hại trong chất thải trước khi thải ra môi trường. Bên canh đó sự quan tâm, công tác quản lý, chỉ đạo của người đứng đầu các CSYT chưa thực sự sát sao, có chỗ, có nơi còn buông lỏng. Nhận thức của một bộ phận cán bộ trong ngành y tế về công 24
  • 36. tác QLCTYT, bảo vệ môi trường chưa cao, năng lực chuyên môn trong QLCTYT chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Việt Nam cũng rất trú trọng việc hợp tác quốc tế trong quản lý và xử lý chất thải y tế và cũng đạt được một số thành quả: - WHO đã hỗ trợ xây dựng quy chế QLCTYT, bao gồm kế hoạch hành động quốc gia, tiến hành đào tạo tập huấn cho cán bộ y tế. Các hướng dẫn về xử lý CTYT và nước thải bệnh viện đã được xây dựng và đưa vào áp dụng. - Với sự hỗ trợ của WHO, nghiên cứu thay thế công nghệ lò đốt rác thải y tế bằng các công nghệ thay thế như xử lý bằng lò vi sóng đã được tiến hành thử nghiệm. - WHO đã và đang hỗ trợ cơ quan chức năng xây dựng quy chế về sử dụng thuốc trừ sâu và các chất khử trùng trong CSYT và ở hộ gia đình. - WHO cũng đã hỗ trợ các nỗ lực nâng cao nhận thức về sử dụng thủy ngân trong các CSYT. Hướng dẫn về việc sử dụng thủy ngân sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2012- 2013 và mô hình thí điểm về bệnh viện không sử dụng thủy ngân sẽ được triển khai trong giai đoạn 2012-2013. - Dự án Hỗ trợ quản lý CTYT có tổng vốn đầu tư 150 triệu USD từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam có thời hạn 6 năm (từ 2011 đến 2017). Với những mục tiêu chính như cải thiện chính sách QLCTYT toàn quốc, hỗ trợ 150 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh nhằm mang lại môi trường tốt hơn cũng như kiểm soát lây nhiễm và an toàn nghề nghiệp cho các y, bác sĩ và nhân viên y tế (World bank, 2011). Việc hợp tác quốc tế trong quản lý chất thải y tế sẽ giúp Việc Nam học hỏi và có thêm kinh nghiệm để quản lý tốt hơn CTYT, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. 1.4. Cơ sở pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam Ở nước ta CTYT đã được quản lý bằng hệ thống các văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Bộ TNMT ban hành và hàng loạt các văn bản quản lý, 25
  • 37. hướng dẫn thực hiện của Ngành Y tế về quản lý chất thải bệnh viện. Gồm một số văn bản chính sau: - Luật Bảo vệ môi trường 2014, điều 72 quy định rõ về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và CSYT. Theo đó các bệnh viện và các CSYT cần có kế hoạch trong quản lý, xử lý, phòng ngừa sự cố môi trường do CTYT gây ra đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. - Luật Khám chữa bệnh 2009, điều 62 quy định các bệnh viện cần: Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và hướng dẫn cho người bệnh và người nhà một cách đảm bảo, đúng các quy định của pháp luật. - Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/05/2015 về Quản lý CTNT quy định: xác thực hồ sơ, giấy tờ và uỷ quyền; danh mục CTNH và yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý CTNH. Thông tư còn quy định rõ cách đăng ký chủ nguồn thải; trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý CTNH. Thông tư quy định CTYT nằm trong danh mục chất thải nguy hại có mã số 1301, phải đăng ký và quản lý theo quy định đối với CTNH. - Thông tư 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 về quy định về nội dung, thông số, địa điểm, phương pháp quan trắc, tần suất và báo cáo kết quả quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. - Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh một cách cụ thể. - Quy chế quản lý chất thải y tế kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, từ ngày 01/04/2015, Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế có hiệu lực sẽ được thay thế cho Quyết định này. - Bộ TNMT cũng đã ban hành các quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về chất thải y tế gồm QCVN 28:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế; QCVN 02:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt 26
  • 38. CTRYT; QCVN 02:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt CTRYT. - Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Tài nguyên nước: Trước khi thải nước thải ra môi trường, các cơ sở y tế phải làm thủ tục xin cấp phép xả thải theo quy định. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế ở Việt Nam đang dần được hoàn thiện. Nhiều văn bản mới ra đời được sửa đổi và bổ sung để hoàn chỉnh hơn, có hiệu lực thay thế các văn bản cũ. Các văn bản pháp luật này tạo tiền đề hết sức quan trọng để công tác quản lý chất thải y tế có hiệu quả và bền vững. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loại chất thải y tế phát sinh và công tác quản lý các loại chất thải này của bệnh viện. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Bệnh viện Đa khoa Quế Võ huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi thời gian: 4 tháng (11/01/2016 – 11/5/2016). 2.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu khái quát chung về Bệnh viện Đa khoa Quế Võ. - Đánh giá hiện trạng phát sinh các loại chất thải y tế tại bệnh viện. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện. - Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dựa trên cơ sở là những hạn chế của công tác quản lý chất thải của bệnh viện. 27
  • 39. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan tới đề tài, bao gồm: •Các khái niệm liên quan đến chất thải y tế; tình hình phát sinh và quản lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam; •Các thông tin chung về bệnh viện: Quy mô tổ chức, hoạt động khám chữa bệnh. •Tình hình phát sinh và công tác quản lý các loại chất thải y tế của bệnh viện trong những năm gần đây. 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 2.4.2.1.Phương pháp khảo sát thực địa: chủ yếu thông qua quan sát nhằm chụp ảnh, quan sát và thu thập thông tin liên quan tới đề tài. 2.4.2.2.Phương pháp điều tra bảng hỏi: Lập bảng hỏi và phỏng vấn các đối tượng phát sinh, quản lý và chịu ảnh hưởng của CTYT nhằm thu thập các thông tin liên quan tới hoạt động quản lý hành chính, kỹ thuật các loại chất thải, cũng như các ý kiến, giải pháp đóng góp để nâng cao công tác quản lý. - Đối tượng phỏng vấn bao gồm: Cán bộ chủ chốt bệnh viện, cán bộ y tế (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý), bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. •Cán bộ chủ chốt bệnh viện: Tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ chủ chốt phụ trách quản lý CTYT chung của bệnh viện là trưởng phòng Điều dưỡng – Kiểm soát nhiễm khuẩn (ĐD – KSNK), nhằm tìm hiểu tình hình tổ chức thực hiện công tác quản lý CTYT của bệnh viện, các thuận lợi, khó khăn… •Cán bộ y tế (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý các khoa): Phỏng vấn ngẫu nhiên 32 người trong nhóm các cán bộ y tế. Trong đó có 24 bác sĩ, điều dưỡng và 8 hộ lý. Mục đích phỏng vấn nhằm tìm hiểu kiến thức và thái độ và tình hình thực hiện các quy trình quản lý chất thải y tế của các cán bộ y tế; tìm hiểu về sự đánh giá hiện trạng môi trường bệnh viện và giải pháp góp ý của họ để công tác quản lý CTYT được tốt hơn… 28
  • 40. •Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: Phỏng vấn ngẫu nhiên 32 người trong nhóm Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Mục đích phỏng vấn là tìm hiểu sự đánh giá hiện trạng môi trường và quản lý CTYT của bệnh viện; ý thức thực hiện các quy định bảo vệ môi trường tại bệnh viện của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, tìm hiểu các giải pháp, đề xuất… 2.4.2.3.Phương pháp cân định lượng chất thải rắn y tế:Lựa chọn ngẫu nhiên 3 tuần trong tháng, tiến hành cân các loại CTRYT phát sinh liên tục các ngày trong tuần. Từ đó tổng hợp khối lương CTRYT phát sinh theo ngày. 2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Các số liệu thu thập được được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel; Các kết quả thu được được phân tích và đánh giá bằng phương pháp Thống kê mô tả và Đồ thị thống kê. 2.4.5. Phương pháp so sánh Tiến hành so sánh các khâu quan trọng trong quy trình quản lý chất thải bệnh viện với “Quyết định 43/2007/ QĐ-BYT quy chế quản lý chất thải y tế” nhằm đánh giá mức độ tuân thủ theo quy định pháp lý về quản lý chất thải bệnh viện 29
  • 41. Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu về bệnh viện 3.1.1. Vị trí địa lý Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quế Võ nằm ngay trục đường Quốc lộ 18, đoạn chạy qua thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tổng diện tích là 1800 m2 . Với vị trị địa lý cụ thể như sau: - Phía Đông giáp Ngân hàng TMCP Đông Á. - Phía Nam giáp Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 2 của Tỉnh. - Các phía còn lại của bệnh viện là khu đất trống rộng rãi, phần lớn là đất nông nghiệp. Bệnh viện Đa khoa Quế Võ nằm cách xa khu tập trung đông dân cư đảm bảo cho các bệnh nhân có môi trường khám chữa bệnh (KCB) yên tĩnh và rộng rãi. Hình 3.1. Bệnh viện đa khoa Quế Võ (Nguồn: Internet, 2016) 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Quế Võ là một huyện đồng bằng nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc ninh, có tốc độ đô thị hóa cao, nhiều cụm – khu công nghiệp, kinh tế phát triển, đời sống 30
  • 42. của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân ngày càng tăng. Mô hình bệnh tật ngày càng đa dạng, và phức tạp, một số bệnh dịch nguy hiểm thường xuyên đe dọa bùng phát. BVĐK Quế Võ là một CSYT trọng tâm của huyện thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Trong những năm qua BVĐK Quế Võ đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp vào sự phát triển của huyện Quế Võ và tỉnh Bắc Ninh. BVĐK Quế Võ được hình thành từ những năm tháng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi đó, bệnh viện được trú tại xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Sau ngày giải phóng miền Nam, tháng 4/1975 đến tháng 10/1988 Bệnh viện hoạt động theo mô hình BVĐK tuyến huyện. Từ tháng 11/1988 thực hiện Quyết định số 267/1988/QĐ-UB ngày 226/10/1988 của UBND huyện Quế Võ về thành lập Trung tâm Y tế huyện. Lúc này, Bệnh viện hoạt động theo mô hình Trung tâm Y tế huyện. Năm 1999, Bệnh viện chuyển về khu 5, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Lúc này, địa điểm cũ chuyển thành phòng khám Đông Du. Từ tháng 10/2005 thực hiện Quyết định số 133/2005/QĐ-UB ngày 19/10/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập BVĐK huyện Quế Võ, đơn vị hoạt động theo mô hình BVĐK hạng III. Từ tháng 11/2011 đến nay, Bệnh viện chuyển ra cơ sở mới khang trang, sạch sẽ, rộng rãi tại Thôn Đỉnh – Thị trấn Phố Mới – Huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh, nằm trên đường Quốc lộ 18A. Địa điểm cũ tại khu 5, thị trấn Phố Mới chuyển thành trung tâm y tế dự phòng của huyện. Ngày 29/04/2014, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định số 39/QĐ-UBND, trong đó BVĐK Quế Võ được nâng cấp từ Bệnh viện hạng III lên thành Bệnh viện hạng II. Cơ sở vật chất máy móc trang thiết bị được đầu tư hiện đại theo đề án trái phiếu chính phủ của Bệnh viện và đầu tư 31
  • 43. mua sắm theo đề án xã hội hóa, mua sắm bổ sung hoàn thiện theo đề án và quỹ phát triển sự nghiệp, để đáp ứng nhu cầu KCB cho nhân dân. Từ khi thành lập bệnh viện không ngừng cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhằm khai thác tối đa diện tích sử dụng, bố trí phù hợp các khoa phòng để ưu tiên tối đa cho buồng bệnh. 3.1.3. Quy mô khám chữa bệnh và cơ sở vật chất Hình 3.2. Sơ đồ bệnh viện đa khoa Quế Võ (Nguồn: Khảo sát điều tra, 2016) Chú thích: Nhà A1: Tầng 1,2 – Khu khám bệnh; Tầng 3 – Khu điều hành Nhà A2: Tầng 1 – Khoa Ngoại Sản; Tầng 2 – Khoa Ngoại; Tầng 3 – Khoa Nội; Tầng 4: Khoa Nhi Nhà A3: Tầng 1 – Khoa YHDT; Tầng 2 – Khoa dược; Tầng 3,4,5 - TT Y tế dự phòng huyện 1. Cổng chính 2. Phòng bảo vệ 3. Nhà để xe cán bộ bệnh viện 4. Nhà để xe bệnh nhân và người nhà 5. Khoa bệnh truyền nhiễm 6. Khu Kiểm soát nhiễm khuẩn 7. Khu vực lữu giữ chất thải nguy hại và Lò đốt CTRYT 8. Khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt 9. Khu vựu máy bơm nước và xử lý nước thải 32 9 7 5 6 Nhà A3 Nhà A3 Nhà A1 Nhà A1 Nhà A2 Nhà A2 2 2 3 2 4 1 3 8
  • 44. Theo sơ đồ 3.2 có thể thấy bệnh viện đã bố trí khu vực lưu giữ và xử lý chất thải cách xa khu vực tập trung đông người và khu vực KCB, giúp giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo sức khỏe của người dân, cán bộ nhân viên. Chuyển về cơ sở mới từ năm 2011, cho đến nay, bệnh viện đã không ngừng nâng cao và cải thiện về quy mô và cơ sở vật chất để nâng cao công tác khám chữa bệnh. Năm 2016, bệnh viện có số giường bệnh kế hoạch là 140, thực kê là 160 được phân bố tại các khoa như sau: Bảng 3.1. Phân bố giường bệnh tại các khoa năm 2016 Khoa Số giường bệnh kế hoạch Số giường bệnh thực kê Khoa PK – CC – LCK 20 20 Khoa YHDT 22 28 Khoa Ngoại – Sản 44 47 Khoa Nội – Nhi – Lây 54 65 (Nguồn: BVĐK Quế Võ, 2016) Nhìn vào bảng trên có thể thấy giường bệnh được phân bố nhiều nhất ở khoa Nội – Nhi – Lây và khoa Ngoại – Sản, vì đây là 2 khoa có số bệnh nhân điều trị nội trú lớn nhất: Khoa Nội – Nhi là 3642 (người), khoa Ngoại – Sản là 4691 (người) (Phòng Kế hoạch – Vật tư, 2015). 3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của bệnh viện Cơ cấu tổ chức của bệnh viện Bệnh viện có 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc, 4 phòng chức năng, 4 khoa Lâm sàng, 3 khoa cận lâm sàng (CLS) và 1 phòng khám đa khoa khu vực Đông Du. Chức năng – nhiệm vụ của một số khoa phòng: - Phòng Kế hoạch – Vật tư: Xây dựng kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng, hướng dẫn, chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn; đôn đốc kiểm tra 33 Tải bản FULL (89 trang): https://bit.ly/2TGTVxW Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 45. việc thực hiện quy chế của bệnh viện; cung cấp và quản lý vật tư, thiết bị y tế trong bệnh viện. - Phòng Hành chính – Tổ chức: Thực hiện công tác tổ chức bộ máy cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chế độ chính sách, thi đua và công tác hành chính của bệnh viện. - Phòng Tài chính – Kế toán: Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của Bệnh viện thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của bệnh viện. - Khoa Phòng khám – Cấp cứu – Liên chuyên khoa (PK-CC-LCK): Có chức năng đón tiếp, khám chữa bệnh ngoại trú, chọn lọc bệnh nhân điều trị nội trú theo đúng chuyên khoa. Tiếp nhận khám và chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân cấp cứu, liên chuyên khoa. - Khoa Ngoại – Sản: Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật và phẫu thuật; khám chữa các bệnh phụ khoa, đỡ đẻ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. - Khoa Nội – Nhi – Lây: Phục vụ KCB cho trẻ em từ 0-15 tuổi, các bệnh chuyên khoa nội, lây. - Khoa Y Học Dân Tộc (YHDT): Thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú và đông dược. - Khoa Xét nghiệm: Khoa xét nghiệm là cơ sở thực hiện các kĩ thuật xét nghiệm về huyết học, hoá sinh, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng chuẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị. - Khoa Chuẩn đoán hình ảnh: Thực hiện các kĩ thuật tạo ảnh y học để chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị, bằng các thiết bị X-quang, siêu âm cộng hưởng từ… - Khoa Dược: Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn gạc cho điều trị nội trú và ngoại trú đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lí. - Phòng khám Đông Du: Thực hiện công tác KCB như một phòng khám đa khoa trong khu vực. 34 Tải bản FULL (89 trang): https://bit.ly/2TGTVxW Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 46. Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Quế Võ (Nguồn: BVĐK Quế Võ, 2016) 35 Các khoa Lâm sàng Các phòng chức năng Khoa Cận Lâm sàng Phòng khám đa khoa Đông Du Khoa PK – CC – LCK Khoa Ngoại – Sản Khoa Nội – Nhi – Lây Khoa YHDT Phòng Kế hoạch – Vật tư Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính – Kế toán Phòng ĐD – KSNK Khoa Dược Khoa chuẩn đoán hình ảnh Khoa xét nghiệm Ban Giám đốc
  • 47.  Nhân lực của bệnh viện Hiện tại, nguồn nhân lực của bệnh viện bao gồm 142 cán bộ biên chế, cụ thể ở bảng 3.2 dưới đây. Bảng 3.2. Nguồn nhân lực của CBNV Bệnh viện Đa khoa Quế Võ Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Bác sĩ Chuyên khoa II 1 0,7 Bác sĩ Chuyên khoa I 13 9,2 Bác sĩ 21 14,8 ĐD, kỹ thuật viên, hộ sinh 69 48,6 Dược sỹ, đại học khác 17 11,9 Khác 21 14,8 Tổng 142 100 (Nguồn: BVĐK Quế Võ, 2016) Nhìn vào bảng 3.2 có thể thấy tổng số nhân lực thực hiện cho công tác chuyên môn khám chữa bệnh (Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh) chiếm 73.3 %. Với số lượng này thì công tác KCB của bệnh viện diễn ra tương đối tốt, không bị quá tải. 3.1.5. Hoạt động của bệnh viện Kể từ tháng 04/ 2014, Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ được nâng từ hạng III lên hạng II với quy mô 120 giường bệnh. Ở một vị thế mới, tập thể cán bộ, y bác sĩ nơi đây đã và đang ra sức thi đua, nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh, xứng tầm bệnh viện hạng II. Bệnh viện có một số hoạt động chức năng, nhiệm vụ chính sau đây: Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các trạm y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, điều trị nội trú (ĐTNT) và ngoại trú. Tổ chức khám và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước. Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến khi vượt quá khả năng của Bệnh viện. Thế mạnh của BVĐK Quế Võ trong lĩnh vực y học là chuyên khoa Ngoại – Sản. Hiện nay, đơn vị đã thực hiện tốt kỹ thuật cắt tử cung toàn phần, mổ kết hợp xương các loại, phẫu thuật cắt, nối ruột, cắt túi mật, lấy 36 4217553