SlideShare a Scribd company logo
1 of 190
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM
NGUYỄN ĐỨC VIỆT
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ
TẠI VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
HÀ NỘI, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM
NGUYỄN ĐỨC VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ
TẠI VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
MÃ SỐ: 62 58 02 12
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN TỈNH
PGS. TS. ĐOÀN THẾ LỢI
HÀ NỘI, NĂM 2017
i
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không trùng
lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, tuân thủ đúng nguyên tắc và
chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Đức Việt
ii
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh, giáo viên hướng dẫn chính cho công trình nghiên cứu
khoa học này bởi sự hỗ trợ liên tục trong suốt thời gian nghiên cứu sinh vừa qua.
Với bề dày kinh nghiệm quản lý nhà nước tại Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp
và PTNT, cùng vốn kiến thức khoa học uyên thâm của mình, Ông đã định hướng và
giữ cho tôi sự kiên định, bền bỉ để dũng cảm đi theo con đường nghiên cứu về phân
cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, góp phần hoạch định các chính sách tốt
hơn trong lĩnh vực thủy lợi.
Tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đoàn Thế Lợi (người hướng dẫn
khoa học thứ hai), PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong (Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt
Nam), Tiến sĩ Chu Thái Hoành, Tiến sĩ Douglas L. Vermillion (Viện Quản lý Nước
Quốc tế) và Tiến sĩ Lê Văn Chính (Đại học Thuỷ lợi) đã cho tôi những ý kiến
chuyên môn quý báu cũng như thường xuyên đặt ra những câu hỏi khó, mang tính
phản biện, giúp tôi mở rộng nghiên cứu này theo nhiều hướng khác nhau.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực
toán học như GS.TS. Vũ Triều Minh (Khoa Tự động hoá, Đại học Tallinn, Estonia),
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Thế (Đại học Kinh tế Quốc dân), Tiến sĩ Lê Hùng Nam
(Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ NN&PTNT) đã chia sẻ những kiến thức từ căn bản đến nâng
cao của bộ môn toán học xác xuất thống kê, các vấn đề về tối ưu hoá để làm cơ sở
thực hiện, giải quyết các chuyên đề khó trong luận án Tiến sĩ này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt, Tiến sĩ Phạm
Hồng Cường (Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam), Tiến sĩ Hà Hải Dương (Viện
Nước, Tưới tiêu và Môi trường), Tiến sĩ Bent Jörgensen (Đại học Gothenburg, Thụy
Điển), Tiến sĩ Alan AtKisson (Trung tâm chuyển đổi bền vững, Hoa Kỳ) và Thạc sĩ
Nguyễn Hồng Khanh (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT) đã cung cấp cho tôi cơ
hội tham gia mạng lưới nghiên cứu và cộng tác với họ trong thời gian thực địa và
viết luận án của tôi. Nếu không có những sự hỗ trợ quý báu đó, tôi sẽ không thể tiến
hành nghiên cứu này theo đúng thời hạn như mong đợi.
iii
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Tác giả xin cảm ơn các thành viên của Hội đồng nghiên cứu sinh cấp cơ sở
tại Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam như PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, PGS.TS.
Trần Chí Trung, PGS.TS. Nguyễn Thế Quảng, PGS.TS. Hà Lương Thuần, Tiến sĩ
Đặng Hoàng Thanh, Thạc sĩ Lê Mai Hương đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu sinh vừa qua.
Tác giả xin cảm ơn các cơ sở đào tạo trực thuộc Viện Khoa học Thuỷ lợi
Việt Nam, cụ thể là Viện Kinh tế và Quản lý Thuỷ lợi (IWEM), Viện Nước, Tưới
tiêu và Môi trường (IWE); và một số chương trình, tổ chức Quốc tế khác liên quan
như Chương trình đào tạo Thạc sĩ Cộng hòa Liên bang Đức (TERMA), Chương
trình nghiên cứu về Nước, Đất và Hệ sinh thái (WLE), Chương trình Phát triển bền
vững Tài nguyên nước vùng ven bờ (ISCD), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
Liên hiệp quốc (FAO) đã giúp đỡ tôi bổ sung các kiến thức và kinh nghiệm thực
tiễn thông qua các buổi trao đổi học thuật, hội thảo, đào tạo chuyên môn ngắn ngày
để góp phần hoàn thành tốt nghiên cứu của bản thân.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Tổng cục Thuỷ lợi cùng
các bạn nghiên cứu sinh khoá 2012 bởi những buổi thảo luận đầy căng thẳng, những
đêm không ngủ để tìm lời giải cho luận án, sự động viên và cho cả những niềm vui
mà chúng tôi đã có trong quãng thời gian học tập, nghiên cứu cùng nhau trong suốt
bốn năm qua.
Tác giả cũng rất biết ơn Tiến sĩ Đặng Ngọc Hạnh (Viện Kinh tế và Quản lý
Thuỷ lợi) đã cho tôi cái nhìn đầu tiên về nghiên cứu đầy thử thách này.
Để hoàn thành được luận án này, cuối cùng và ngắn gọn nhưng không kém
phần quan trọng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình và những người
bạn đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
iv
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................viii
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................................................xi
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................1
2. MỤC TIÊU..........................................................................................................3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................4
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................4
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........5
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THUỶ LỢI............................................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm nghiên cứu ..............................................................................7
1.1.1. Khái niệm về phân cấp quản lý, khai thác CTTL.............................................7
1.1.2. Một số khái niệm khác liên quan .....................................................................8
1.2. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL trên thế giới....................9
1.3. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Việt Nam.................13
1.4. Tổng quan tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL...........................16
1.4.1. Tiêu chí phân cấp theo cấp công trình thủy lợi .............................................16
1.4.2. Tiêu chí phân cấp theo sự phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở..........................19
1.4.3. Tiêu chí phân cấp theo quy mô diện tích tưới, tiêu........................................21
1.4.4. Tiêu chí phân cấp theo mức độ vận hành và bảo dưỡng CTTL.....................22
1.4.5. Tiêu chí phân cấp theo địa giới hành chính ..................................................25
1.4.6. Tiêu chí phân cấp theo số điểm lấy nước trên kênh ......................................26
1.5. Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác CTTL............................28
1.5.1. Phương pháp RAP/MASSCOTE ....................................................................28
1.5.2. Phương pháp định chuẩn Benchmarking ......................................................30
1.5.3. Phương pháp chất lượng dịch vụ tưới, tiêu ...................................................31
1.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả CTTL nhỏ, nội đồng ..................................32
v
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
1.6. Tổng quan về khu vực nghiên cứu và vấn đề phân cấp.....................................33
1.6.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp .....................33
1.6.2. Hiện trạng hệ thống thủy lợi tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp ........................37
1.6.3. Hiện trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi..........................................39
1.6.4. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp...............40
1.7. Xác định vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu...........................................................42
1.8. Kết luận Chương 1.............................................................................................44
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI
THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC THUỶ LỢI CƠ SỞ........46
2.1. Phương pháp luận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL............................46
2.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu và nhận thức................................46
2.1.2. Giả thuyết và giả thiết nghiên cứu.................................................................49
2.2. Phương pháp tiếp cận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL......................49
2.2.1. Hướng tiếp cận phân cấp quản lý, khai thác CTTL.......................................49
2.2.2. Đề xuất quy trình hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL.........................50
2.3. Phương pháp cụ thể hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL.........................52
2.3.1. Đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL ...................................52
2.3.2. Đề xuất bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN ..........................55
2.3.3. Đề xuất ma trận hỗ trợ phân cấp theo phương pháp AHP............................60
2.3.4. Phương pháp thiết kế điều tra, khảo sát thực địa..........................................64
2.3.5. Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo trong thống kê .........................65
2.3.6. Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy đa biến................................66
2.3.7. Phương pháp tối ưu cho hàm đa mục tiêu (đa biến) .....................................68
2.4. Kết luận Chương 2.............................................................................................72
CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHÂN CẤP CHO
CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ TẠI HỆ THỐNG THUỶ LỢI QUẢN LỘ -
PHỤNG HIỆP ....................................................................................................................74
3.1. Phương án thiết kế điều tra, khảo sát tại Quản Lộ-Phụng Hiệp ........................74
3.1.1. Mục đích, yêu cầu điều tra, khảo sát .............................................................74
3.1.2. Đối tượng, phạm vi điều tra, khảo sát ...........................................................74
3.1.3. Nội dung điều tra, khảo sát............................................................................75
3.1.4. Thiết kế chọn mẫu điều tra, khảo sát.............................................................75
3.1.5. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin ....................................................77
3.2. Kết quả khảo sát tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.............................................78
vi
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
3.2.1. Đánh giá độ tin cậy chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN ...........................78
3.2.2. Phân tích tương quan giữa hiệu quả và nhận thức về CTTL.........................93
3.2.3. Phân tích hồi quy giữa hiệu quả và nhận thức về CTTL của NSDN .............97
3.3. Xây dựng hàm tối ưu đa mục tiêu giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức
về CTTL của NSDN...................................................................................................102
3.3.1. Xây dựng hàm đa mục tiêu về hiệu quả khai thác CTTL.............................102
3.3.2. Kết quả tính toán tối ưu nhận thức về CTTL của người sử dụng nước .......103
3.4. Đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Quản Lộ-Phụng Hiệp ............107
3.4.1. Phân tích kết quả tối ưu các điểm nhận thức về CTTL của NSDN..............107
3.4.2. Kết quả đề xuất nhiệm vụ quản lý, khai thác tương ứng nhận thức CTTL..108
3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở ....114
3.5.1. Đề xuất phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở tại thời điểm nghiên cứu ......114
3.5.2. Đề xuất phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở theo kịch bản tối ưu..............115
3.6. Đề xuất lộ trình thực hiện phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở................116
3.7. Kết luận Chương 3...........................................................................................118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................120
1. Kết luận ...........................................................................................................120
2. Kiến nghị .........................................................................................................122
3. Giới hạn của nghiên cứu..................................................................................122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................124
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...........................................132
vii
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cống điều tiết nước bỏ hoang tại tỉnh Sóc Trăng. ..........................................2
Hình 2. Kênh mương thủy lợi nội đồng tại tỉnh Cà Mau.............................................2
Hình 1.1. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL xây dựng tổ chức quản lý thủy lợi........7
Hình 1.2. Mô hình chuyển giao quản lý, khai thác CTTL trên thế giới.....................11
Hình 1.3. Chi phí quản lý và vận hành của Nhà nước và tổ chức thủy nông cơ sở tại
Ecuador, giai đoạn 1993-2005....................................................................................12
Hình 1.4. Quá trình cải cách quản lý tưới tại những quốc gia có nền nông nghiệp có
tưới từ năm 1980 đến nay. ..........................................................................................13
Hình 1.5. Phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình tại Nhật Bản...................18
Hình 1.6. Kết quả thực hiện mô hình PIM của 108 HTTL trên thế giới....................20
Hình 1.7. Sơ đồ phân cấp tại HTTL Thabina, tỉnh Limpopo, Nam Phi.....................27
Hình 1.8. Ảnh vệ tinh về tình trạng vi phạm công trình trên kênh. ...........................39
Hình 1.9. Xây dựng trái phép công trình trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp................39
Hình 2.1. Sơ đồ chuyển đổi các nhân tố thành phần..................................................47
Hình 2.2. Phân cấp giữa khu vực nhà nước và tổ chức thuỷ lợi cơ sở.......................49
Hình 2.3. Tổ hợp các bước hỗ trợ phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở..............51
Hình 2.4. Sơ đồ tổ hợp các thuật toán trong mô hình thuật toán. ..............................52
Hình 2.5. Sơ đồ cấu trúc cây thứ bậc AHP theo Saaty 1980. ....................................61
Hình 2.6. Sơ đồ cây thứ bậc AHP của ma trận hỗ trợ phân cấp. ...............................61
Hình 2.7. Tập hợp lồi đa diện (màu xám) của bài toán quy hoạch tuyến tính. ..........70
Hình 3.1. Ý nghĩa kiểm định của biến giả lập D.KC1. ..............................................78
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố nhận thức NT1 theo khoảng cách. ..................................79
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố nhận thức NT2 theo khoảng cách. ..................................80
Hình 3.4. Biểu đồ phân bố nhận thức NT3 theo khoảng cách. ..................................81
Hình 3.5. Biểu đồ phân bố nhận thức NT4 theo khoảng cách ...................................82
Hình 3.6. Biểu đồ phân bố nhận thức NT5 theo khoảng cách. ..................................83
Hình 3.7. Biểu đồ phân bố nhận thức NT6 theo khoảng cách. ..................................84
Hình 3.8. Biểu đồ phân bố nhận thức NT7 theo khoảng cách. ..................................85
Hình 3.9. Biểu đồ phân bố nhận thức NT10 theo khoảng cách. ................................87
Hình 3.10. Biểu đồ phân bố nhận thức NT11 theo khoảng cách. ..............................88
Hình 3.11. Biểu đồ phân bố nhận thức NT13 theo khoảng cách. ..............................89
Hình 3.12. Biểu đồ phân bố nhận thức NT14 theo khoảng cách. ..............................90
viii
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Hình 3.13. Phân tích hồi quy đa biến bằng phần mềm IBM - SPSS..........................98
Hình 3.14. Đường hồi quy giữa hiệu quả khai thác và nhận thức về CTTL..............99
Hình 3.15. Biểu đồ xu thế nhận thức tối ưu về CTTL của NSDN...........................107
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo TT65.............16
Bảng 1.2. Phân loại cấp công trình thủy lợi...............................................................17
Bảng 1.3. Số lượng LIDs được phân cấp CTTL theo diện tích tại Nhật Bản............21
Bảng 1.4. Bộ chỉ số đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ...............................23
Bảng 1.5. Ý nghĩa thang đo thông số I-1A, RAP/MASSCOTE...............................29
Bảng 1.6. Bộ chỉ số quản lý khai thác CTTL Benchmarking....................................30
Bảng 1.7. Dân số tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp ......................................................35
Bảng 1.8. Thống kê diện tích đất nông nghiệp tại vùng QL-PH. ..............................35
Bảng 1.9. Thu nhập hộ gia đình trồng lúa mỗi vụ tại QL-PH....................................36
Bảng 1.10. Thu nhập ròng của các hộ gia đình theo mô hình canh tác. ....................37
Bảng 1.11. Một số công trình vừa và lớn tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp...............37
Bảng 1.12. Nguồn chi thủy lợi phí cấp bù tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp..............40
Bảng 1.13. Một số căn cứ phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại QL-PH.................40
Bảng 2.1. Thang đo chỉ số HQ4ed theo nồng độ mặn trên mặt ruộng........................55
Bảng 2.2. Phân loại cấp công trình tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.........................62
Bảng 2.3. Nhận thức yêu cầu trong khai thác CTTL của NSDN...............................63
Bảng 2.4. Mức độ tương ứng giữa loại hình tổ chức và nhận thức. ..........................63
Bảng 2.5. Thiết lập ma trận hỗ trợ ra quyết định thực hiện phân cấp........................64
Bảng 2.6. Thang đánh giá tương quan Pearson (r). ...................................................67
Bảng 2.7. Hướng dẫn lập bảng Pay-off các giá trị tối ưu đơn lẻ. ..............................71
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. .....................76
Bảng 3.2. Nhận thức về CTTL đầu mối theo khoảng cách........................................79
Bảng 3.3. Thống kê nhận thức các cấp kênh theo khoảng cách. ...............................80
Bảng 3.4. Thống kê nhận thức điểm giao nước trên kênh theo khoảng cách. ...........81
Bảng 3.5. Thống kê nhận thức công trình điều tiết nội đồng theo khoảng cách........82
Bảng 3.6. Thống kê nhận thức chủ thể quản lý CTTL theo khoảng cách..................83
Bảng 3.7. Thống kê nhận thức nước tưới từ CTTL theo khoảng cách. .....................84
ix
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Bảng 3.8. Nhận thức về phí dịch vụ thủy nông nội đồng theo khoảng cách. ............85
Bảng 3.9. Thống kê nhận thức chất lượng dịch vụ và phí thủy nông nội đồng.........86
Bảng 3.10. Thống kê nhận thức về vận hành phân phối nước theo khoảng cách......86
Bảng 3.11. Nhận thức bảo dưỡng, sửa chữa CTTL theo khoảng cách. .....................88
Bảng 3.12. Thống kê nhận thức vai trò của cống NM-GN theo khoảng cách...........89
Bảng 3.13. Thống kê mức độ sẵn sàng tham gia tài chính theo khoảng cách. ..........90
Bảng 3.14. Kết quả kiểm định độ tin cậy theo hệ số Cronbach’s Alpha. ..................91
Bảng 3.15. Kết quả tương quan giữa hiệu quả nội tại và nhận thức về CTTL. .........94
Bảng 3.16. Kết quả tương quan giữa hiệu quả bên ngoài và nhận thức CTTL. ........95
Bảng 3.17. Kết quả phân tích ANOVA. ....................................................................99
Bảng 3.18. Kết quả phân tích hệ số tương quan (coefficients)................................100
Bảng 3.19. Kết quả nghiệm tối ưu nhận thức hàm đơn lẻ Y(NTi)→Max. ..............104
Bảng 3.20. Bảng Pay-off giá trị hàm mục tiêu theo từng phương án tối ưu............104
Bảng 3.21. Kết quả tính toán tối ưu theo từng kịch bản. .........................................106
Bảng 3.22. So sánh kết quả nhận thức tối ưu với hiện trạng tại HTTL QL-PH. .....107
Bảng 3.23. Khung phân tích nhận thức về CTTL của người sử dụng nước tại HTTL
Quản Lộ-Phụng Hiệp................................................................................................109
Bảng 3.24. Đề xuất ma trận hỗ trợ ra quyết định phân cấp quản lý, khai thác CTTL
tại thời điểm nghiên cứu ở HTTL QL-PH................................................................110
Bảng 3.25. Đề xuất ma trận hỗ trợ ra quyết định tối ưu hoá phân cấp quản lý, khai
thác CTTL tại HTTL QL-PH....................................................................................112
Hình 3.26. Lộ trình phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL QL-PH. ..........117
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục bảng 1. Tác động sau khi chuyển giao tưới theo phân cấp đến tài chính. .134
Phụ lục bảng 2. Tác động sau khi chuyển giao tưới theo phân cấp đến O&M.......136
Phụ lục bảng 3. Phương pháp phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình thủy
lợi tại một số nghiên cứu trên thế giới......................................................................138
Phụ lục bảng 4. Phương pháp phân cấp quản lý, khai thác theo đơn vị diện tích tưới
(ha) tại một số nghiên cứu trên thế giới....................................................................140
Phụ lục bảng 5. Chuyển giao tưới (IMT) theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL ở
một số nước trên thế giới..........................................................................................142
Phụ lục bảng 6. Xác định chỉ số I-1 của Bộ chỉ số RAP/MASSCOTE..................144
Phụ lục bảng 7. Hướng dẫn tính toán Bộ chỉ số Benchmarking.............................146
x
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Phụ lục bảng 8. Danh mục cống điều tiết thuộc hệ thống thủy lợi QL-PH ............149
Phụ lục bảng 9. Danh mục cống điều tiết thuộc hệ thống phân ranh mặn ngọt......151
Phụ lục bảng 10. Tên biến xây dựng phân cấp quản lý, khai thác CTTL...............153
Phụ lục bảng 11. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hàm hồi quy đa biến. ........154
Phụ lục bảng 11.1. Biến phụ thuộc (trục Y). ..........................................................154
Phụ lục bảng 11.2. Biến độc lập (trục X)................................................................160
Phụ lục bảng 11.3. Biến giả lập (dummy trong phần mềm SPSS). ........................168
Phụ lục hình 1. Bản đồ phân vùng, phân khu thủy lợi của ĐBSCL. ......................170
Phụ lục hình 2. Bản đồ hệ thống công trình thuỷ lợi vùng QL-PH ........................171
Phụ lục hình 3. Bản đồ xâm nhập mặn vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.......................172
Phụ lục hình 4. Thiết kế, lập phương án điều tra, khảo sát vùng QL-PH...............173
Phụ lục hình 5. Mã Code Matlab giải bài toán tối ưu đa biến. ...............................174
Phụ lục hình 6. Một số hình ảnh khảo sát, đo đạc tại Quản Lộ - Phụng Hiệp........177
xi
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
CTTL Công trình thủy lợi
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc
HTTL Hệ thống thủy lợi
HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
IDMC Công ty TNHH MTV khai thác CTTL
IMT Chuyển giao quản lý tưới
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
MAX Giá trị lớn nhất
MIN Giá trị nhỏ nhất
NĐ Nghị định
NM-GN Ngăn mặn-giữ ngọt
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSDN Người sử dụng nước (cá nhân/hộ gia đình)
NTM Nông thôn mới
O&M Vận hành và bảo dưỡng
PIM Quản lý tưới có sự tham gia
PPP Đối tác nhà nước-tư nhân
QĐ Quyết định
QLKT Quản lý, khai thác
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TCDN Tổ chức dùng nước
TCHTDN Tổ chức hợp tác dùng nước
TCTL Tổng cục Thủy lợi
TT Thông tư
WB Ngân hàng Thế giới
1
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của nhân loại, nông nghiệp là
ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các công trình thủy lợi (CTTL) [1]. Thống
kê của FAO (2007) cho thấy sản lượng lương thực trung bình trên mỗi hecta được
tưới bằng các CTTL cao gấp khoảng 2,30 lần so với khi không được tưới, đã cho
thấy tầm quan trọng của các hệ thống thủy lợi (HTTL) [2]. Tuy nhiên, hiệu quả
phân phối nước từ công trình đầu mối đến mặt ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp
hiện mới chỉ đạt 40% [3]. Như nhiều quốc gia có nền nông nghiệp có tưới khác trên
thế giới, tại Việt Nam, hiệu quả tưới cũng còn ở mức thấp, ước khoảng 50-60% [4].
Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là do sự hoạt động thiếu hiệu quả của
các CTTL, đặc biệt là ở các công trình nhỏ, nội đồng [5]–[7].
Quản Lộ-Phụng Hiệp là một trong 05 vùng có HTTL (cùng tên gọi) lớn nhất
ở ĐBSCL, điều kiện đặc thù về CTTL của vùng là ở dạng mở và bán mở, tính liên
thông cao, nằm xen lẫn trong mạng lưới sông ngòi chằng chịt (Hình 1); phần lớn
các trục kênh, cống đều kết hợp các nhiệm vụ tưới, tiêu, cấp nước, thau chua, xổ
phèn, ngăn lũ, giữ ngọt, lấy phù sa... để bảo đảm phục vụ tưới cho gần 300.000 ha
đất sản xuất nông nghiệp (Chi tiết tại Phụ lục hình 1). HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp
hiện có hơn 350 lao động trực tiếp quản lý, khai thác hàng nghìn công trình đầu
mối, chủ yếu là kênh trục chính, cấp 1 và các cống ngăn mặn-giữ ngọt [8]. Như vậy,
tính trung bình, mỗi lao động thuỷ lợi của vùng đang phụ trách khoảng 50 km kênh,
mương và 01 cống vừa hoặc lớn. Thêm vào đó, các CTTL tại HTTL Quản Lộ-
Phụng Hiệp thường nằm trên địa bàn rộng, trải từ tỉnh này sang tỉnh khác, huyện
này sang huyện khác, nên chỉ với nguồn lực của các đơn vị khai thác CTTL Nhà
nước là không đủ để đồng bộ, khép kín công tác quản lý, khai thác công trình từ đầu
mối đến mặt ruộng. Do không đủ nhân lực, nhiều CTTL tại Quản Lộ-Phụng Hiệp
hiện không có chủ thể quản lý thực sự (Hình 2); hậu quả là nhiều CTTL đang bị
xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến việc lãng phí, thất thoát nguồn nước tưới, đặc biệt
trong bối cảnh tình hình BĐKH và nước biển dâng đang tác động ngày càng lớn đến
2
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
toàn vùng ĐBSCL nói chung và Quản Lộ-Phụng Hiệp nói riêng [9], [10]. Nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác CTTL hiện có, bên cạnh các giải pháp công trình thì
một giải pháp phi công trình đã được nhiều chuyên gia tưới quốc tế khuyến nghị
thực hiện tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp là cần đẩy nhanh quá trình phân cấp quản
lý, khai thác CTTL các tổ chức thủy lợi cơ sở như ban quản lý thủy lợi liên xã,
TCHTDN, HTXDVNN, tổ hợp tác, tổ dịch vụ… Khuyến nghị trên là phù hợp với
xu thế cải cách quản lý tưới đang diễn ra tại Châu Á [11]–[15].
Hình 1. Kênh mương thủy lợi nội đồng
tại tỉnh Cà Mau.
Hình 2. Cống điều tiết nước bỏ hoang tại
tỉnh Sóc Trăng.
Để hỗ trợ xây dựng đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ
chức thuỷ lợi cơ sở, trong thời gian qua, các địa phương tại vùng Quản Lộ-Phụng
Hiệp đã áp dụng theo những hướng dẫn phân cấp tại Thông tư số 65/2009/TT-
BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đây cũng là cơ sở pháp
lý phân cấp duy nhất tại Việt Nam với một số tiêu chí cụ thể là đơn vị diện tích tưới
(km2
, hecta...), loại hình công trình (đầu mối, điều tiết, phân phối nước...), quy mô
công trình (cấp 1, 2, 3 hoặc nội đồng) [16]. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai
thực hiện, báo cáo của các địa phương đã cho thấy có nhiều khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện IMT theo đề xuất phân cấp như: (i) chưa phù hợp với điều
kiện đặc thù CTTL; (ii) chưa phát huy được các yếu tố thị trường; (iii) chưa khuyến
khích, thúc đẩy được xã hội hóa công tác thủy lợi; (iv) chưa thực sự hiệu quả và bền
vững [7], [8]. Nguyên nhân là do những tiêu chí phân cấp còn khá cứng nhắc, thiếu
tính linh hoạt nên không phù hợp để áp dụng cho những HTTL còn thiếu các tổ
chức quản lý, khai thác thuỷ lợi như Quản Lộ-Phụng Hiệp.
3
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Xuất phát từ những lý do và yêu cầu thực tiễn trên, cần thiết phải nghiên cứu
xây dựng một phương pháp toàn diện hơn để hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác
CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.
Theo hướng tiếp cận khác với những nghiên cứu đã có, luận án đề xuất 01
tiêu chí phân cấp là nhận thức về CTTL của NSDN làm nền tảng, kết hợp cùng các
bộ chỉ số và thuật toán (thống kê, xác xuất, tối ưu…) để xây dựng và hoàn chỉnh
nên 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy
lợi cơ sở. Theo đó, 02 giả thuyết cũng được đặt ra để hỗ trợ thực hiện nghiên cứu,
cụ thể là: (i) Hiệu quả khai thác CTTL phụ thuộc vào nhận thức về CTTL của
NSDN với giả thiết là giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, chế độ bón phân và thị
trường khác... tác động đến hiệu quả khai thác CTTL là không đáng kể; (ii) Giá trị
hiệu quả khai thác CTTL tỉ lệ thuận với nhận thức về CTTL của NSDN.
Kết quả chứng minh 02 giả thuyết nghiên cứu trên sẽ góp phần xây dựng,
thiết kế và hoàn chỉnh các đề xuất về phân cấp quản lý, khai thác CTTL, làm cơ sở
thực hiện chuyển giao quản lý tưới (IMT) cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở đáp ứng
theo 03 yêu cầu: (i) Hiệu quả; (ii) Bền vững; (iii) Linh hoạt [17]. Nghiên cứu điển
hình tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp thuộc vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.
2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu xây dựng phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác công
trình thủy lợi cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại hệ thống thủy lợi liên tỉnh Quản Lộ-
Phụng Hiệp, vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nhằm xác định những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phân
cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở ở trong và ngoài nước;
xác định vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.
- Nhằm xây dựng, hoàn chỉnh một phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý,
khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.
4
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Xây dựng, kiểm định tính khách quan và độ tin cậy cho 02 bộ chỉ số đánh
giá: (i) Hiệu quả khai thác CTTL; (ii) Nhận thức về CTTL của NSDN.
- Xây dựng cơ sở khoa học (gồm phương pháp luận, tiếp cận và cụ thể) của
phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ
sở dựa trên các bộ chỉ số và thuật toán tối ưu.
- Áp dụng phương pháp trên tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, phân tích và
lựa chọn 01 kịch bản phù hợp nhất với thực tiễn sản xuất của Vùng, làm cơ sở xây
dựng lộ trình thúc đẩy thực hiện IMT theo phân cấp quản lý, khai thác cho tổ chức
thuỷ lợi cơ sở.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
- Mối tương quan giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của
NSDN tại thời điểm nghiên cứu và sau khi phân cấp (theo kịch bản giả định).
- Các công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác
các công trình đó; tập trung là những người sử dụng nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ
sở, tập trung vào 2/3 nhóm nhiệm vụ của phân cấp quản lý, khai thác theo TT 65 là:
(i) Quản lý nước; (ii) Quản lý công trình.
- Về không gian: các công trình thủy lợi và chủ thể trực tiếp quản lý, khai
thác công trình từ đầu mối đến mặt ruộng ở HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.
- Về thời gian: tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước được cập
nhật đến thời điểm nghiên cứu.
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa: từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước làm rõ
bản chất, vai trò và quy luật của phân cấp quản lý, khai thác CTTL đối với các tổ
5
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
chức thuỷ lợi cơ sở và chuyển giao quản lý tưới (IMT) trên thế giới và Việt Nam;
xác định vấn đề (khoảng trống khoa học) cần tiếp tục nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra: khảo sát đối tượng gồm các CTTL và những NSDN
trên một diện rộng của 01 HTTL, thu thập thông tin định tính và định lượng nhằm
tạo cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu khám phá.
- Phương pháp toán học: bao gồm các thuật toán thống kê, xác xuất để phân
tích số liệu nhằm khám phá ra bản chất, quy luật vận động và mối tương quan giữa
nhận thức về CTTL của NSDN và hiệu quả khai thác CTTL.
- Phương pháp chuyên gia: nhằm khai thác trí tuệ, ý kiến của các chuyên
gia có trình độ cao nhằm xem xét, nhận định và giúp định hướng giải pháp tối ưu
cho vấn đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết của nghiên cứu.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đã luận chứng được mối quan hệ giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận
thức về CTTL của NSDN thông qua chỉ số Pearson (r) từ 0,65-0,68; kết quả tương
quan thể hiện qua các phương trình toán học cụ thể và có độ tin cậy cao.
- Đã phát triển được 02 bộ chỉ số áp dụng tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, cụ
thể là: (i) Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL (gồm 07 chỉ số); (i) Bộ chỉ số
đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN (gồm 14 chỉ số).
- Đã xây dựng được 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác
CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở dựa trên các bộ chỉ số và thuật toán tối ưu.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phương pháp hỗ trợ sẽ góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong
quá trình đề xuất phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng
Hiệp. Kết quả đề xuất đã được các địa phương đánh giá là phù hợp với tình hình
thực tiễn sản xuất tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.
- Kết quả của nghiên cứu là 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai
thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở, đây là 01 giải pháp phân cấp có cơ sở lý
6
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
luận và thực tiễn đã được chứng minh, có thể áp dụng cho những HTTL có điều
kiện đặc thù về CTTL tương đồng như Quản Lộ-Phụng Hiệp.
- Ma trận hỗ trợ phân cấp là kết quả đầu ra sau khi áp dụng phương pháp hỗ
trợ phân cấp, đây sẽ là một cơ sở tin cậy giúp các cơ quan có thẩm quyền điều
chỉnh, ban hành những chính sách phân cấp ở vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp tại thời
điểm nghiên cứu và góp phần xây dựng lộ trình thúc đẩy thực hiện IMT cho các tổ
chức thủy lợi cơ sở trong những năm tiếp theo.
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đã xây dựng 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho
các tổ chức thủy lợi cơ sở; áp dụng phương pháp trên tại HTTL Quản Lộ-Phụng
Hiệp đã luận chứng được có mối tương quan giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận
thức về CTTL của NSDN thông qua chỉ số Pearson (r) từ 0,65-0,70.
- Đã đề xuất 01 bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN, thông qua
việc kiểm định độ tin cậy, tính khách quan và hợp lý đã lựa chọn được 10/14 chỉ số
từ Bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN là phù hợp với điều kiện sản
xuất nông nghiệp tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.
7
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
1.1. Một số khái niệm nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về phân cấp quản lý, khai thác CTTL
Hoạt động quản lý nhà nước có 02 khái niệm liên quan là phân quyền và
phân cấp [18]–[20]. Trong khuôn khổ nghiên cứu này sẽ không đi sâu phân tích các
vấn đề của phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước, mà tập trung nghiên cứu
về các vấn đề liên quan đến phân cấp quản lý, khai thác CTTL của lĩnh vực thủy lợi.
Một số khái niệm phân cấp quản lý, khai thác CTTL:
- Theo nghiên cứu của Huppert (2001) thực hiện tại New Zealand: là quá
trình phân giao nhiệm vụ, nhân lực và tài chính từ Chính phủ cho các tổ chức thủy
lợi cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả khai thác CTTL [21].
- Theo nghiên cứu của A. Elsageer Ahmed (2004) và D. Kumar Das (2008):
là quá trình phân giao đúng, đủ và hợp lý các nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL,
kèm theo đó là nguồn nhân lực, tài chính cho từng đơn vị, bộ phận của một tổ chức
quản lý thủy lợi [12], [22] (Hình 1.1).
Hình 1.1. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL trong xây dựng mô hình tổ chức quản
lý thủy lợi
- Theo quy định tại Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của
Bộ NN&PTNT, hoạt động phân cấp quản lý, khai thác CTTL bao gồm:
+ Nhiệm vụ 1- Quản lý nước: điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng,
hợp lý trong HTTL, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân
sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác.
+ Nhiệm vụ 2- Quản lý công trình: kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp
thời các sự cố trong HTTL, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa
8
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo
đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả
và sử dụng lâu dài.
+ Nhiệm vụ 3- Tổ chức và quản lý kinh tế: xây dựng mô hình tổ chức hợp lý
để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao
nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi,
kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật.
Phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở nhằm góp
phần khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển theo định hướng kinh tế thị
trường, phát huy cơ chế tự chủ tài chính của các tổ chức thủy lợi cơ sở, thúc đẩy xã
hội hoá thuỷ lợi, giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước [23], nhưng kết quả cuối
cùng vẫn phải được thể hiện qua chất lượng dịch vụ tưới, tiêu, sản lượng, năng suất
cây trồng và thu nhập của nông dân [24].
1.1.2. Một số khái niệm khác liên quan
1. Phương pháp khoa học là hoạt động sử dụng những cách thức, công cụ để
tác động, khám phá đối tượng nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu; xây
dựng một phương pháp khoa học mới cần có: (i) Phương pháp luận; (ii) Phương
pháp tiếp cận; (iii) Phương pháp nghiên cứu cụ thể [25], [26].
2. Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối,
cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ SXNN, NTTS, sản xuất muối; kết hợp cấp,
tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống
thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng BĐKH và bảo đảm an ninh nước [27], [28].
3. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập,
hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và
công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi [28].
4. Hệ thống công trình thủy lợi là tập hợp các công trình thuỷ lợi có liên
quan với nhau [27], [28].
5. Thuỷ lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước
tưới, tiêu phạm vi từ điểm giao nhận dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác [28].
9
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
6. Chủ quản lý công trình thuỷ lợi là cơ quan chuyên môn về thủy lợi thuộc
Bộ Nông nghiệp và PTNT; cơ quan chuyên môn về thủy lợi thuộc UBND các cấp;
tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng CTTL. [28].
7. Đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi là tổ chức, cá nhân được chủ quản lý
giao vận hành, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi [27], [28].
8. Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng nước (NSDN),
dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng [28].
9. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra do khai thác
công trình thủy lợi [28].
10. Nhận thức về CTTL của người sử dụng nước là mức độ hiểu biết của
người dùng nước về vai trò, tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ thủy lợi, khả
năng vận dụng sự hiểu biết đó trong các hoạt động quản lý, vận hành, tu sửa và bảo
vệ các CTTL trong đời sống và sản xuất hàng ngày [7], [24].
1.2. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL trên thế giới
Ước tính trên thế giới có khoảng 240 triệu hecta (chiếm khoảng 17%) diện
tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới bằng các CTTL [29], do vậy, đầu tư phát
triển thủy lợi là nhu cầu tất yếu đối với những quốc gia có nền nông nghiệp có tưới;
theo đó là sự vận động về công tác quản lý, khai thác CTTL [23], phân cấp quản lý,
khai thác CTTL cũng là một phần của quá trình vận động đó và được tóm tắt qua
các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1950-1970, hầu hết HTTL trên thế giới được đầu tư quản lý, khai
thác từ nguồn Ngân sách nhà nước, phổ biến theo mô hình nhà nước quản lý tập
trung các CTTL. Tuy nhiên, với phương thức quản lý cứng nhắc “từ trên xuống -
top & down” đã cơ bản không còn đáp ứng được các yêu cầu tưới tiêu ngày càng
phức tạp và hiện đại [2]. Mô hình nhà nước quản lý tập trung các CTTL đã bộc lộ
ngày càng nhiều vấn đề, thể hiện ở bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, tham
nhũng, trì trệ, tại một số quốc gia việc sản xuất nông nghiệp đình trệ và làn sóng đòi
dân chủ ngày càng tăng lên [30].
10
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Giai đoạn 1980-1990, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, Chính phủ một số
quốc gia như Indonexia, Philippine, Bangladesh… đã khuyến khích, tăng cường sự
tham gia của các tổ chức thủy lợi cơ sở nhằm duy trì hoạt động của CTTL trong bối
cảnh nguồn vốn dành cho lĩnh vực thủy lợi đang ngày càng bị thu hẹp, nhất là tại
các nước đang phát triển [31], đặc biệt là quản lý tưới có sự tham gia của người dân
(PIM) [5]. Cải cách tổ chức quản lý thủy lợi trong giai đoạn này thường gắn với hai
khái niệm cơ bản là phân cấp quản lý, khai thác CTTL và chuyển giao quản lý tưới
(IMT) cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở [2], [32].
Nghiên cứu xây dựng đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL là điều kiện
tiên quyết để thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở. Trong thực tế, có trường
hợp tất cả nhiệm vụ quản lý, khai thác đều được chuyển giao, nhưng cũng có trường
hợp chỉ thực hiện IMT một phần trong các nhiệm vụ theo khả năng có thể quản lý,
tiếp nhận của các tổ chức thủy lợi cơ sở.
Thống kê của FAO (2007), cuối thế kỷ 20, thực hiện IMT theo đề xuất phân
cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở đã trở thành chương
trình mục tiêu quốc gia của nhiều nước, cụ thể như sau:
- Trước thập niên 60: Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp.
- Thập niên 60: Đài Loan, Bangladesh và Mỹ.
- Thập niên 70: Mali, New Zealand và Colombia.
- Thập niên 80: Philippines, Mexico, Tunisia và nước cộng hòa Dominica.
- Thập niên 90: Morocco (1990), Australia (1994), Thổ Nhĩ Kỳ (1994), Peru
(1995), Albania (1996) và Zimbabwe (1997).
Đầu thế kỷ 21, có hàng chục quốc gia tiếp tục xây dựng đề án phân cấp quản
lý, khai thác CTTL như Pakistan, Georgia, Ethiopia, Guatemala, Việt Nam... Theo
kết quả rà soát của C. G. Restrepo và G. Muñoz năm 2007, có trên 60 quốc gia đã
và đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho
các tổ chức thủy lợi cơ sở để áp dụng phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất của từng
quốc gia và vùng lãnh thổ [2]. Động lực thúc đẩy các quốc gia thực hiện IMT theo
phân cấp quản lý, khai thác CTTL là nhằm tiết kiệm ngân sách (tại hầu hết các
11
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
quốc gia) và đảm bảo sự hoạt động bền vững cho các CTTL (tại Mexico, Chi Lê)
hoặc là để cải thiện hiệu quả cấp nước tưới cho SXNN (tại vùng Andhra Pradesh,
Ấn Độ). Còn động lực từ phía những NSDN là muốn giành quyền chủ động trong
quản lý nguồn nước tưới (tại Columbia, Mỹ và Úc) và kiểm soát hợp lý các chi phí
thuỷ lợi (tại Columbia và CHDC Dominica) [33]. Một số vai trò chính của phân cấp
quản lý, khai thác CTTL cụ thể như sau:
1. Đối với công tác xây dựng tổ chức quản lý, khai thác CTTL:
Thống kê của FAO năm 2007, có 57 quốc gia đã thực hiện đổi mới lại các tổ
chức quản lý thủy lợi theo 08 loại mô hình [2] (Hình 1.2) như sau:
Hình 1.2. Mô hình chuyển giao quản lý, khai thác CTTL trên thế giới.
Nguồn: Báo cáo thực hiện IMT, FAO, 2007
12
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Đặc trưng của các mô hình IMT cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở trên là trừ các
mô hình số 01, 06 và 08 tại Hình 1.2, các mô hình còn lại là đều dựa trên đề xuất
phân cấp quản lý, khai thác CTTL.
2. Đối với công tác tài chính quản lý, khai thác CTTL:
Thống kê của FAO năm 2007, 76% số các quốc gia thực hiện IMT theo đề
xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL đã giảm được chi phí vận hành CTTL; 11%
không có sự thay đổi đáng kể về tài chính; 13% bị thất bại là do không phù hợp với
khả năng tiếp nhận tài chính của các tổ chức thủy lợi cơ sở [2].
Cụ thể tại Ecuador (2005), các tổ chức thủy lợi cơ sở đã tự chủ được chi phí
quản lý và vận hành trên 01 hecta/năm đã tăng dần từ 400 USD (năm 1993) lên
khoảng 1.550 USD (năm 2005), góp phần giảm chi cho Ngân sách nhà nước từ
1.500 USD (năm 1993) xuống dưới 200 USD (năm 2005) (Hình 1.3) [34]. Tuy
nhiên, không phải quốc gia nào cũng đạt được kết quả như Ecuador, tại Thổ Nhĩ Kỳ
và Peru, các tổ chức thủy lợi cơ sở chỉ đảm bảo được chi phí vận hành, bảo dưỡng
trong một thời gian ngắn, sau đó do không đủ năng lực, kỹ năng cung ứng dịch vụ
tưới, tiêu nên các tổ chức này bị tê liệt, tan rã; hậu quả là nhiều công trình bị xuống
cấp nghiêm trọng và Nhà nước phải tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thuỷ
lợi của địa phương [35], [36] (Chi tiết tại Phụ lục bảng 1).
Hình 1.3. Chi phí quản lý và vận hành của Nhà nước và tổ chức thủy nông cơ sở tại
Ecuador, giai đoạn 1993-2005.
Nguồn: Báo cáo IMT của Ecuador, C. G. Restrepo 2007
13
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
3. Đối với công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng CTTL:
Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng sau khi thực hiện IMT
theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL đã góp phần cải thiện được chất lượng vận
hành và bảo dưỡng các công trình [2] (Chi tiết tại Phụ lục bảng 2). Nghiên cứu tại
Philippine, Sri Lanka, Nepal và Ấn Độ cho thấy sự hài lòng cao của NSDN đối với
dịch vụ tưới tiêu sau khi thực hiện IMT [12], [31], [37].
Tại Việt Nam, trong những năm đầu tiên thực hiện IMT, phân tích số liệu tại
01 trạm bơm ở ĐBSH sau khi phân cấp cho TCHTDN ở địa phương cho thấy: sau
04 năm từ 1995-1999, diện tích tưới đã tăng từ 934 ha lên 1.600 ha. Hiệu quả tưới
đã tăng từ 50% lên 81% do công tác quản lý, khai thác CTTL đã được cải thiện,
lượng nước tiêu thụ giảm từ 8.000 m3
/ha trồng lúa xuống còn 5.120 m3
/ha, tiết kiệm
được 36% tổng lượng nước tưới và sản lượng lúa đã tăng từ 1,7-2,5 lần so với trước
khi thực hiện phân cấp, chuyển giao tưới [38].
Tóm lại, quá trình cải cách quản lý tưới từ 1980 đến nay cho thấy phân cấp
quản lý, khai thác CTTL có mối quan hệ chặt chẽ với IMT. Sự phát triển cao nhất
của một đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL chính là việc áp dụng khả thi các
kết quả đề xuất phân cấp đó cho thực hiện IMT, đây cũng là cơ sở để đổi mới mô
hình quản lý, khai thác CTTL (Hình 1.4).
Hình 1.4. Quá trình cải cách quản lý tưới tại những quốc gia có nền nông nghiệp có
tưới từ năm 1980 đến nay.
Nguồn: Nguyễn Đức Việt và Đoàn Thế Lợi, 2016
1.3. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Việt Nam
Việt Nam là một nước với 70% dân số lao động làm việc trong ngành sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Thống kê của Tổng cục
Phân cấp quản lý, khai
thác CTTL
Chuyển giao quản lý
tưới (IMT)
Đổi mới mô hình quản
lý, khai thác CTTL
Khủng hoảng kinh tế và
nhu cầu sản xuất
14
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Thủy lợi năm 2013, cả nước có 7,5 triệu ha đất trồng lúa (Đông Xuân 3,1 triệu ha,
Hè Thu 2,06 triệu ha, Mùa 2,3 triệu ha); 1,7 triệu ha đất trồng rau và cây công
nghiệp [39]. Để phục vụ tưới, tiêu cho gần 10 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp
trên, ngành thủy lợi đã được Nhà nước đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng; kết quả sau
hàng chục năm đầu tư, cả nước hiện có: 6.700 hồ chứa, 10.000 trạm bơm điện lớn,
5.500 cống lớn, 1.500 đập dâng lớn, 234.000 km kênh mương và 25.960 km đê các
cấp; có trên 3,5 triệu hecta được tưới bằng hình thức động lực [40].
Giai đoạn 1956-1986, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “Bao cấp”, Nhà nước
chỉ công nhận 02 nền kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể và cũng chỉ có
02 chủ sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể trong các ngành kinh tế, trong
đó có lĩnh vực thủy lợi. Trong giai đoạn này, có 386 đơn vị khai thác CTTL Nhà
nước (trực thuộc Bộ, tỉnh, huyện) trực tiếp quản lý, khai thác các CTTL của nhà
nước; trên 16.000 hợp tác xã (HTX) được nhà nước phân giao trực tiếp quản lý các
công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng. Như vậy, bản chất của phân cấp quản lý, khai
thác CTTL tại Việt Nam đã xuất hiện cách thời điểm thực hiện nghiên cứu này
(năm 2012) từ hơn 30 năm về trước [5], nhưng chưa được thể hiện rõ nét bằng các
văn bản pháp luật.
Năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ “Đổi mới”, ngành nông nghiệp có sự
chuyển biến mạnh mẽ, trên cùng 01 diện tích đất trồng lúa, người nông dân đã thâm
canh, tăng vụ từ 1-2 vụ lúa/năm lên 2-3 vụ lúa/năm kết hợp cây vụ Đông khiến cho
nhu cầu nước tưới phục vụ trồng trọt tăng lên nhanh chóng [41]. Để đáp ứng yêu
cầu chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng đòi hỏi công tác quản lý, khai thác CTTL
cũng cần có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhưng xuất hiện một số khó khăn, vướng
mắc tại thời điểm này là: (i) Các CTTL được xây dựng từ thời kỳ Đại thủy nông
(1960-1980) bắt đầu xuống cấp theo thời gian; (ii) Khủng hoảng kinh tế cuối thời
kỳ “Bao cấp” (năm 1985); (iii) Áp lực của trên 16.000 HTX với 90% nông dân còn
đang phụ thuộc vào nền kinh tế bao cấp [42].
Giai đoạn 1988-1992, Việt Nam đang trong thời kỳ “Đổi mới”, được đánh
dấu bằng các chính sách “Khoán 10” và “Khoán 100” với nội dung căn bản là giao
15
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
quyền sử dụng ruộng đất ổn định cho người nông dân, kinh tế tư nhân được khuyến
khích và phát triển, giảm dần vai trò của các HTX và trả về cho chính quyền xã
[43]. Một số địa phương đã phân giao các CTTL nhỏ, nội đồng từ các HTX cho các
tổ chức thủy lợi cơ sở tham gia quản lý, khai thác nhằm giảm gánh nặng cho Ngân
sách nhà nước [38]. Kinh phí hoạt động của tổ chức thuỷ lợi cơ sở thu theo phần
trăm sản lượng trung bình của ruộng đất, ví dụ như hình thức tưới trọng lực thu từ 4
- 6,5% sản lượng lúa [44]. Tuy nhiên, mức thu thủy lợi phí này là còn khá cao nên
đã tạo gánh nặng cho người nông dân [45].
Giai đoạn 2008 đến nay, nhằm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người
nông dân và giúp cho các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước (trực thuộc Bộ và tỉnh)
ổn định nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp các CTTL, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 với nội dung miễn, giảm
thủy lợi phí cho người nông dân từ công trình đầu mối đến cống đầu kênh; từ cống
đầu kênh đến mặt ruộng, người nông dân vẫn phải trả phí thủy nông nội đồng cho tổ
chức thủy lợi cơ sở để đảm bảo công tác phân phối nước [46], [47]. Theo đó, để có
cơ sở phân bổ nguồn thủy lợi phí cấp bù giữa đơn vị khai thác CTTL Nhà nước và
tổ chức thủy lợi cơ sở, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 65/2009/TT-
BNNPTNT ngày 12/10/2009 về việc “Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp
quản lý, khai thác CTTL” [48]. Đây cũng là giai đoạn mà công tác phân cấp thủy lợi
được triển khai mạnh mẽ ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thống kê của Tổng cục Thủy lợi năm 2014, Việt Nam có 55/63 tỉnh đã triển
khai xây dựng Đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo hướng dẫn tại TT65
(Bảng 1); trên cơ sở đó, UBND các tỉnh tiến hành thực hiện IMT các CTTL cho tổ
chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm thực hiện TT65 (2010-2015), đã có
39/63 tỉnh trên cả nước (chiếm 62%) thực hiện IMT theo đề án phân cấp; số lượng
CTTL đã chuyển giao cho các tổ chức thủy lợi cơ sở là: 3.191 hồ chứa, 11.500 đập
dâng, 7.036 trạm bơm điện, 4.068 cống và hàng chục nghìn kênh các cấp; riêng tại
ĐBSCL đã tiến hành phân cấp được: 13/14 hồ chứa, 2.327/3.127 trạm bơm điện,
3.503 cống các cấp và 12.715/67.183 km kênh [49].
16
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Bảng 1.1. Kết quả thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo TT65
TT Tỉnh/ Thành phố Tổng số
Trong đó
Phù hợp
với TT65
Đã sửa
theo TT65
Xây mới
theo TT65
Cả nước 39 11 14 14
1 Miền núi Phía Bắc 10 2 4 4
2 Đồng bằng sông Hồng 8 1 2 5
3 Bắc Trung Bộ 4 2 - 2
4 Duyên hải Nam Trung Bộ 4 1 3 -
5 Tây Nguyên 3 1 1 1
6 Đông Nam Bộ 4 1 2 1
7 ĐBSCL 6 3 2 1
Nguồn: Báo cáo rà soát thực hiện TT65 của các địa phương, 2014
1.4. Tổng quan tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL
1.4.1. Tiêu chí phân cấp theo cấp công trình thủy lợi
Để việc thực hiện IMT phù hợp với năng lực của các tổ chức thủy lợi cơ sở,
dựa trên kinh nghiệm, các chuyên gia sẽ đánh dấu, phân loại CTTL theo các cấp (từ
cao đến thấp) trên bản đồ tưới (quy mô từ 01 khu tưới cho đến cả 01 vùng lãnh thổ).
Căn cứ các lớp theo cấp công trình trên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành phân cấp
nhiệm vụ cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.
Cơ sở để phân cấp công trình được căn cứ theo năng lực phục vụ, đặc tính kỹ
thuật (kết cấu, vật liệu), quy mô phục vụ (ha) của những công trình có chung nguồn
cấp từ một công trình đầu mối; trong đó, nhiệm vụ công trình là tiêu chí cao nhất để
xác định cấp công trình thuỷ lợi [50]. Điển hình một số cấp công trình như sau:
- Công trình thủy lợi đầu mối: là hạng mục công trình ở vị trí khởi đầu của
hệ thống tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc công trình ở
vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước [28].
- Công trình thủy lợi cấp 1, 2, 3, 4: được xác định dựa trên năng lực phục vụ
của công trình, ví dụ tại Việt Nam được căn cứ trên diện tích được tưới, tiêu tự
nhiên (ha) hoặc chiều cao của đập (m), lưu lượng đối với các công trình cấp nước
cho các ngành sử dụng nước khác (m3
/s), cụ thể tại Bảng 1.2:
17
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Bảng 1.2. Phân loại cấp công trình thủy lợi
Loại công trình và năng lực
phục vụ
Loại
nền
Cấp công trình
Đặc biệt I II III IV
CTTL có diện tích được tưới
hoặc diện tích tự nhiên khu
tiêu (103
ha).
- >50 >10-50 >2-10 ≤2
Hồ chứa nước có dung tích
ứng với MNDBT (106
m3
).
>1.000 >200-
1.000
>20-
200
≥3-20 ≤2
Công trình cấp nguồn nước
chưa xử lý cho các ngành sử
dụng nước (m3
/s).
>20 >10-20 >2-10 ≤2 -
Đập vật liệu đất, đất-đá có
chiều cao lớn (m).
A >100 >70-100 >25-70 >10-25 ≤10
B - >35-75 >15-35 >8-15 ≤8
C - - >15-25 >5-15 ≤5
Đập bê tông, bê tông cốt thép
các loại và các CTTL chịu áp
khác có chiều cao (m).
A >100 >60-100 >25-60 >10-25 ≤10
B - >25-50 >10-25 >5-10 ≤5
C - - >10-20 >5-10 ≤5
Tường chắn có chiều cao (m) A - >25-40 >15-25 >8-15 ≤8
B - - >12-20 >5-12 ≤5
C - - >10-15 >4-10 ≤4
Nguồn: QCVN 04-05:2012/BNNPTNT
- Công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng: là những công trình, kênh mương trực
tiếp dẫn nước từ điểm giao nhận dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác [28].
Tuỳ vào điều kiện văn hoá bản địa, kinh tế-xã hội của từng địa phương hoặc
vùng lãnh thổ, giá trị để phân loại các cấp CTTL như tại Bảng 1.2 sẽ có những điều
chỉnh khác nhau; đây cũng là căn cứ giúp các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn
những CTTL phù hợp theo năng lực, kinh nghiệm của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở để
xây dựng đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL.
Một ví dụ cụ thể tại Nhật Bản: Chính phủ phân cấp quản lý, khai thác theo 04
cấp công trình (A, B, C và D) phù hợp theo năng lực của từng chủ thể quản lý. Phần
lớn công trình được chuyển giao cho các Tổ chức dùng nước cơ sở (LIDs) của địa
phương. Đơn vị khai thác CTTL Nhà nước chỉ quản lý những CTTL lớn, hồ chứa,
đập dâng ở cấp quốc gia, đặc biệt là những hồ chứa nước đa mục tiêu [13].
18
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Minh họa phân cấp quản lý, khai thác tại Nhật Bản tại Hình 1.5:
Hình 1.5. Phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình tại Nhật Bản
Nguồn: Viện Nghiên cứu Tưới tiêu Nhật Bản, 2007
Trong đó:
- CTTL loại A: Các công trình ở cấp nội đồng (kênh, mương, cống lấy nước
mặt ruộng, bậc nước, máng đo nước...).
- CTTL loại B: Các công trình ở cấp đầu mối nhỏ (cống đầu kênh, kênh trục
chính, kênh cấp 1 và 2 hoặc vượt cấp).
- CTTL loại C: Các công trình ở cấp đầu mối lớn (đập dâng, hồ chứa, trạm
bơm, cống và cống vùng triều).
- CTTL loại D: Các công trình ở cấp trọng điểm quốc gia (hồ thủy điện, đập
lớn, hồ chứa nước đa mục tiêu...).
Đến nay, tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo cấp công trình được các chuyên gia
nhận xét là khá phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản [51].
Tiêu chí phân cấp này cũng được áp dụng phổ biển ở những quốc gia khác như
Colombia, Trung Quốc, Iran... (Chi tiết tại Phụ lục bảng 3) do ưu điểm là có thể
triển khai IMT cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở trên một khu vực tưới, tiêu rộng lớn
[20], [52]. Tuy nhiên, rất khó áp dụng trong thực tế, do việc xác định được chủ thể
quản lý, khai thác ở từng cấp CTTL phụ thuộc vào trình độ của từng loại hình tổ
chức quản lý, khai thác CTTL ở từng địa phương, từng khu tưới.
19
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
1.4.2. Tiêu chí phân cấp theo sự phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở
Sự phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở phụ thuộc nhiều vào đặc điểm về điều
kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế-xã hội của từng địa phương. Theo nghiên cứu của
Trung tâm tư vấn PIM thực hiện năm 2007 tại ĐBSCL [53], ví dụ về sự phát triển
của một số loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở điển hình qua các thứ bậc sau:
- Bậc 1- Hộ hoặc nhóm hộ sử dụng nước: là mô hình tự phát, không thống
nhất về tổ chức, mỗi hộ hoặc nhóm hộ nông dân tự đầu tư máy bơm để thực hiện
dịch vụ tưới tiêu, tự hiệp thương trong nhóm về phí dịch vụ duy tu, bảo dưỡng.
Phạm vi phục vụ chủ yếu trong xã hoặc ấp/ thôn.
- Bậc 2- Tổ dịch vụ thủy lợi: được hình thành từ nhóm vài hộ sử dụng nước,
được cộng đồng bầu ra để thực hiện bơm tưới cho các hộ khác; quy mô từ 3-5
người; máy bơm được mượn của các hộ trong vùng tưới đã có sẵn để phục vụ;
người dân chỉ đóng tiền trả công và chi phí nhiên vật liệu, khấu hao trong quá trình
vận hành máy bơm.
- Bậc 3- Tổ hợp tác: do những nhóm hộ nông dân năng động (3-5 người)
góp vốn hoặc huy động từ cộng đồng để đầu tư trạm bơm thực hiện cung ứng dịch
vụ tưới, tiêu. Các tổ hợp tác này không có con dấu, tài khoản riêng và không có văn
phòng hoạt động. Phạm vi hoạt động thường trong 01 ấp hoặc thôn.
- Bậc 4- Hợp tác xã nông nghiệp hoặc tổ chức hợp tác dùng nước: các
thành viên chủ yếu là những NSDN, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính và làm dịch vụ thủy lợi ở cấp xã. HTXNN/ TCHTDN là mô hình
khá phổ biến tại HTTL Bắc Vàm Nao (chiếm khoảng 70%) và HTTL Ô Môn - Xà
No (chiếm từ 5-10%). Phạm vi hoạt động của HTXNN/ TCHTDN theo quy mô liên
xã, xã, liên ấp, ấp hoặc các vùng đê bao.
- Bậc 5- Ban quản lý thủy lợi liên xã: được hình thành theo mô hình quản lý
nước tổng hợp, liên xã. Thành viên của Ban là đại diện những NSDN có uy tín từ
các xã có liên quan (do nông dân bầu). UBND huyện ký quyết định thành lập Ban,
có điều lệ hoạt động, có tư cách pháp nhân. Phạm vi quản lý của Ban là 01 khu hoặc
ô thủy lợi khép kín, liên quan đến nhiều xã.
20
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Căn cứ theo các thứ bậc của các loại hình phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở,
những quốc gia như Thái Lan, Philippine, Nepal… đã tiến hành phân giao những
CTTL nhỏ, nội đồng, cấp 3 cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở trực tiếp quản lý. Bên
cạnh những tổ chức điển hình trên tại Mêxicô, một số tổ chức dùng nước ở các kênh
cấp 3 đã hiệp thương, liên kết lại thành Liên hiệp các Tổ chức dùng nước để có
năng lực, nguồn lực cao hơn và kiến nghị Chính quyền chuyển giao cho quản lý,
khai thác kênh cấp 1, cấp 2 có diện tích tưới tiêu lên đến 10.000 ha [54].
Xác định sự phát triển của các tổ chức thủy lợi cơ sở là một căn cứ có độ tin
cậy cao để hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phân cấp quản lý,
khai thác CTTL vì tiêu chí này có xem xét đến khả năng quản lý, tài chính của
những tổ chức đó. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp sau khi thực hiện IMT
theo tiêu chí này cũng đem lại kết quả tích cực, cụ thể theo kết quả nghiên cứu của
Aditi Mukherji, Viện Quản lý tưới Quốc tế (IWMI) thực hiện năm 2010 tại 108
HTTL lớn trên thế giới sau một thời gian áp dụng mô hình PIM, nhiều TCHTDN đã
bị tê liệt, tan rã, điển hình ở Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Kazakhstan, Iran (Hình
1.6)... ước tính chỉ còn khoảng 40% tổ chức PIM còn hoạt động được sau khi IMT
theo các đề xuất phân cấp [55].
Hình 1.6. Kết quả thực hiện mô hình PIM của 108 HTTL trên thế giới
Nguồn: Mukherji et al. 2009b
21
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
1.4.3. Tiêu chí phân cấp theo quy mô diện tích tưới, tiêu
Trên thế giới, diện tích tưới, tiêu trồng lúa (đơn vị là hecta, km2
) hiện đang là
một trong những căn cứ pháp lý để thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho
các tổ chức thủy lợi cơ sở [2], [16]. Thông qua diện tích tưới, tiêu sẽ góp phần xác
định được quy mô, tầm ảnh hưởng của các CTTL của khu vực tưới, tiêu đó; diện
tích để làm căn cứ hỗ trợ phân cấp là khác nhau ở từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
Thống kê trên 20 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tại CHDC Dominica đề xuất
phân cấp các CTTL có tiêu chí diện tích phục vụ [≤1.000 ha]; lưu vực sông Volta
của Ghana là [≤100 ha], Indonesia là [≤500 ha]; Nepal đối với vùng núi là [≤500
ha] và đồng bằng là [≤2.000 ha]; Zimbabwe là [≤80 ha]; Philippine là [<1.000 ha];
Đài Loan là [<270 ha]… Tùy theo các đơn vị diện tích trên, các tổ chức thủy lợi cơ
sở cũng được thành lập tương ứng theo quy mô khác nhau để có thể tiếp nhận công
tác quản lý, khai thác CTTL. Theo Salman năm 1997, các tổ chức thủy lợi cơ sở
trên thế giới tham gia quản lý với diện tích chủ yếu từ [200-300 ha] cho đến 5.000
ha, quy mô tương ứng từ [10-20 người] cho đến 2.000 người [56], có trường hợp
căn cứ phân cấp theo diện tích tưới, tiêu lên tới hơn 10.000 ha như tại Mêxicô [57]
(Chi tiết tham khảo tại Phụ lục bảng 4). Trong đó, diện tích tưới, tiêu phổ biến nhất
để thực hiện IMT cho các tổ chức dùng nước chủ yếu từ 100-300 ha, cụ thể tại Nhật
Bản như Bảng 1.3 [51].
Bảng 1.3. Số lượng LIDs được phân cấp CTTL theo diện tích tại Nhật Bản.
Diện
tích
>5000
ha
1.000-
5.000 ha
500-
1.000 ha
300-500
ha
100-300
ha
<100 ha Tổng
LIDs 71 576 564 562 1.499 2.826 6.103
Nguồn: Báo cáo thực hiện IMT, FAO, 2007
Tại Việt Nam, Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho
các chủ thể là TCHTDN, hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí diện tích phục vụ cho
từng loại hình CTTL như sau: (i) Trạm bơm điện từ 100-500ha; (ii) Kênh mương
diện tích phục vụ ≤500ha; (iii) Cống đầu kênh từ 50-400ha.
22
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Tuy nhiên, một thực tế tại Việt Nam là các địa phương thực hiện phân cấp
theo tiêu chí diện tích tưới, tiêu thường nhỏ hơn so với quy định tại TT65, chủ yếu
từ [<50ha] tại các tỉnh phía Bắc (Hà Giang, Thái Nguyên, Hải Dương…) và
[<100ha] tại các tỉnh phía Nam (An Giang) [58]. Lý do là năng lực quản lý, khai
thác CTTL của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở ở các vùng, miền là không đồng đều.
Rà soát nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy các kết quả mới chỉ
thống kê được giá trị diện tích để đề xuất tiêu chí hỗ trợ phân cấp, nhưng chưa có
bất kỳ cơ sở nào cho việc xác định, lựa chọn diện tích tưới, tiêu như đã trình bày
trên là có hay không phù hợp với năng lực, khả năng tiếp nhận quản lý, khai thác
của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở. Kết quả nghiên cứu của C. Garcés Restrepo năm
2001 chỉ ra rằng thực hiện IMT theo diện tích lớn quy mô lớn hơn 10.000 ha tại
Mêxicô đã phát sinh một số vấn đề nghiêm trọng do công tác vận hành, bảo dưỡng
và bảo vệ CTTL vượt trên tầm khả năng tài chính, kỹ thuật của các tổ chức thuỷ lợi
cơ sở [2], [59]. Bên cạnh đó, tiêu chí phân cấp theo diện tích tưới, tiêu chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của khu vực tưới nên rất khó để
tìm được chủ thể nhận trách nhiệm quản lý, khai thác cho những công trình ở những
khu vực nằm cuối các HTTL do những chi phí phát sinh về xăng, dầu, điện cho
trạm bơm và duy tu, nạo vét kênh… nên các tổ chức thuỷ lợi cơ sở thường chỉ đủ
khả năng bảo đảm dẫn nước cho những khu tưới gần công trình đầu mối [60].
1.4.4. Tiêu chí phân cấp theo mức độ vận hành và bảo dưỡng CTTL
Đánh giá mức độ từ đơn giản đến phức tạp của công tác vận hành và bảo
dưỡng của từng loại hình CTTL (đập, kênh, cống, trạm bơm…) là một trong những
tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở
[20], tiêu chí này dựa trên việc:
1. Đánh giá mức độ vận hành CTTL gồm các nội dung:
- Tính toán yêu cầu cung cấp nước.
- Điều hành, phân phối nước.
- Phân phối nước trong thời kỳ khan hiếm nước do hạn, xâm nhập mặn.
- Hồi quy nước sau tưới, tiêu trở lại HTTL.
23
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
2. Đánh giá mức độ bảo dưỡng của CTTL: đối với những CTTL có yêu cầu
vận hành phức tạp thì đòi hỏi trình độ, kỹ năng tu sửa, bảo dưỡng công trình của tổ
chức thủy lợi cơ sở cũng phải ở mức cao hơn. Theo nghiên cứu D.L. Vermillion
năm 2001, Ông cho rằng việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm trong công tác duy tu,
bảo dưỡng CTTL của NSDN cần được thực hiện trước khi thực hiện IMT cho các tổ
chức thủy lợi cơ sở [61]; nhưng quan điểm trên cũng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra
khuyến nghị chứ chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này. Tuy vậy, cũng
có quan điểm liên quan của R.R. Javier và H. Kuscu chỉ ra rằng để nhận xét năng
lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL có thể dựa trên kết quả đầu ra là sự
hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới từ các CTTL của người nông dân. Cụ thể tại
nghiên cứu “Phương pháp đánh giá hiệu quả hệ thống tưới từ nhận thức của người
nông dân” do R.R. Javier và H. Kuscu thực hiện tại 02 HTTL Betmera và
Gumselassa, vùng Tigray, Ethiopia (2013) và 01 nghiên cứu trước đó về “Đánh giá
hiệu quả quản lý nước tưới: một nghiên cứu điển hình tại HTTL Karacabey, Thổ
Nhĩ Kỳ” của H. Kuscu (2008) đã nghiên cứu, xây dựng 01 công cụ KIS để đo lường
sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới từ các CTTL, đối tượng để áp dụng đánh giá
là những NSDN, xác định mối tương quan sẽ giúp đánh giá năng lực, kinh nghiệm
vận hành, bảo dưỡng CTTL.
Bảng 1.4. Bộ chỉ số đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Biến phụ thuộc
Y Sự hài lòng (1) và không hài lòng (0) về chất lượng dịch vụ thủy lợi.
Biến độc lập
X1 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về việc cấp nước đầy đủ.
X2 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về phân phối nước công bằng trong hệ
thống thủy lợi.
X3 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về cấp nước kịp thời phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
X4 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về thủy lợi phí.
X5 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về vận hành, duy tu và bảo dưỡng công
trình thủy lợi.
Nguồn: Hayrettin Kuscu, Filiz Eren Bölüktepe và Ali Osman Demir, 2008
24
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Theo Bảng 1.4, các chỉ số đánh giá của công cụ KIS bao gồm 01 biến phụ
thuộc Y (chất lượng dịch vụ thủy lợi) và 05 biến độc lập Xi (hoạt động vận hành,
bảo dưỡng CTTL), tuy nhiên, các chỉ số đánh giá còn khá sơ sài. Kết quả đánh giá
năng lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL theo phương pháp KIS thể hiện
bằng phương trình Logarit như sau:
1 2 i
i
i 1 2 i-(β +β X )
i i
P1 1
P = E Y= = Li = ln = β + β X
X 1+e 1-P
Nghiên cứu kết luận: Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới tỷ lệ thuận theo
năng lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL của NSDN [62].
Như vậy, cho thấy sự cần thiết phải đào tạo tập huấn các kỹ năng vận hành,
bảo dưỡng cho những NSDN thuộc các tổ chức thủy lợi cơ sở. Một ví dụ nữa ở Tây
Ban Nha, chính quyền địa phương đã thực hiện lộ trình IMT theo đề xuất phân cấp
nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở từ đơn giản đến
phức tạp, song song với đó là các khóa tập huấn kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng cho
những thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở, chủ yếu là những NSDN với một số
nội dung chính sau: (i) Sửa chữa, bảo dưỡng CTTL (trạm bơm, kênh, cống); (ii)
Quy trình vận hành CTTL; (iii) Kỹ năng huy động vốn để đảm bảo kinh phí khắc
phục sự cố công trình; (iv) Kỹ năng xử lý sự cố công trình [63]; nhờ vậy, Chính phủ
đã tiết kiệm đáng kể chi phí và nhân lực vận hành và bảo dưỡng [64]. Tại Việt Nam,
một số địa phương là Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Tiền Giang, Đồng Tháp và Bạc Liêu đã phân giao cho các tổ chức thủy cơ sở các
công trình có mức độ vận hành, bảo dưỡng đơn giản như nâng cửa tràn, đóng/mở
cống, nạo vét kênh mương nội đồng... Thực tế cho thấy đối với các tỉnh Trung du
MN phía Bắc, việc áp dụng theo tiêu chí này là khá phù hợp; nhưng đối với các
CTTL tại ĐBSCL, quy trình tiêu thoát lũ của các cống ngăn mặn-giữ ngọt đòi hỏi
phải có kỹ thuật vận hành phức tạp thì việc chuyển giao cho các tổ chức thủy lợi cơ
sở để quản lý, khai thác là chưa phù hợp [8].
Tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo mức độ vận hành và bảo dưỡng CTTL được
đánh giá là mang tính hiệu quả, bền vững hơn so với những tiêu chí khác do có xem
(1-1)
25
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
xét đến việc đánh giá năng lực, kỹ thuật của các tổ chức thủy lợi cơ sở; tuy nhiên,
do còn thiếu cơ sở khoa học nên cần được tiếp tục nghiên cứu.
1.4.5. Tiêu chí phân cấp theo địa giới hành chính
So với những tiêu chí phân cấp đã nêu, đây là tiêu chí hỗ trợ phân cấp được
áp dụng phổ biến nhất sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới (1980-1990),
nhằm giảm áp lực về tài chính trong quản lý, khai thác CTTL, Chính phủ ở nhiều
quốc gia như Ấn Độ, Inđônêxia, Philippine… đã thực hiện IMT theo các đề xuất
phân cấp dựa trên địa giới hành chính.
Theo Luật Đất đai số 45/2013/QH13 năm 2013, địa giới hành chính là ranh
giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên,
kinh tế, xã hội; được xác định bằng các mốc giới cụ thể thể hiện toạ độ vị trí đó
[65]. Hiện nay, Việt Nam được chia thành 03 cấp địa giới hành chính là: cấp tỉnh,
cấp huyện và cấp xã; đây cũng là xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhưng cũng có những quốc gia có diện tích lớn như Trung Quốc lại chia thành 05
cấp là: cấp tỉnh, cấp địa khu, cấp huyện, cấp xã và cấp thôn [66].
Bằng cách thống kê và lập danh mục cho tất cả các CTTL thuộc địa giới
hành chính của 01 tỉnh, huyện, xã hoặc thôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định
việc thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác CTTL
ở cấp hành chính là 01 xã hoặc 01 thôn. Ví dụ tại Chương trình “Hỗ trợ phát triển
sinh kế nông thôn Andhra Pradesh, Ấn Độ” do Bộ Phát triển Quốc tế Anh thực hiện
năm 2001 hỗ trợ bang Andhra Pradesh phân cấp 575.000 giếng khoan cho các tổ
chức thủy lợi cơ sở, mặc dù ranh giới thuỷ lực của khu tưới là các lưu vực sông,
nhưng để quản lý dễ dàng hơn các chuyên gia đã khoanh vùng dọc theo đường ranh
giới hành chính với diện tích tối đa là 500 ha, tức là chỉ tương đương đơn vị hành
chính của 01 thôn; như tổ chức thủy lợi cơ sở tại thôn Bhairkhanpalle được Chính
quyền bang Andhra Pradesh chuyển giao 30 giếng khoan để tự quản lý và một
khoản hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng hàng năm khoảng 50.000 rupees, mục đích là để
huy động được các nguồn lực địa phương và kiến thức bản địa của cộng đồng trong
công tác quản lý, khai thác các giếng khoan [67]. Tại Việt Nam, theo kết quả rà soát
26
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
năm 2015, hầu hết các địa phương đều áp dụng ranh giới hành chính phạm vi 01 xã
để hỗ trợ phân cấp các công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng cho các tổ chức thủy lợi cơ
sở quản lý, khai thác [49].
Phân cấp theo địa giới hành chính là tiêu chí hỗ trợ tối ưu nhất để hoàn thành
việc triển khai thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở trong một thời gian
ngắn. Tuy nhiên, cũng như tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo diện tích tưới, tiêu, nhược
điểm của tiêu chí này là chỉ áp dụng hiệu quả cho những nơi có các CTTL phân bố
rời rạc không theo hệ thống như các giếng khoan, công trình cống, mó lấy nước đơn
giản trên vùng cao; còn đối với các HTTL có nhiều công trình liên huyện, liên xã thì
việc phân cấp theo địa giới hành chính tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột lợi ích sử
dụng nước giữa NSDN ở đầu và cuối HTTL.
1.4.6. Tiêu chí phân cấp theo số điểm lấy nước trên kênh
Trong một số trường hợp đặc biệt, có những kênh thủy lợi liên tỉnh, liên
huyện và chạy qua những khu vực có địa hình phức tạp, rất khó để tổ chức quản lý,
khai thác một cách hiệu quả, dẫn đến các chi phí vận hành, bảo dưỡng công trình
lớn nên nhu cầu thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở là hết sức cấp thiết.
Nhưng với các tiêu chí hỗ trợ phân cấp như trên thì khó để thực hiện, do tính chất
của các CTTL là khác nhau trên mỗi khu tưới, chính vì vậy, các chuyên gia Nam
Phi đã đưa ra một tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo số điểm lấy nước trên kênh.
Tiêu chí phân cấp này dựa trên kết quả thống kê tất cả các điểm lấy nước trên
kênh, sau đó phân loại các điểm đó theo các lớp có những tính chất tương đồng với
nhau như: (i) Các điểm lấy nước ở khu tưới tự chảy; (ii) Các điểm lấy nước ở khu
tưới động lực- vùng đồng bằng; (iii) Các điểm lấy nước ở khu tưới động lực- vùng
cao. Căn cứ các lớp điểm lấy nước trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ phân giao các
điểm lấy nước cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tương ứng ở từng khu vực, như vậy, sẽ
dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ chi phí và nội dung đào tạo vận hành, bảo dưỡng đặc
thù cho các thành viên ở mỗi tổ chức thủy lợi cơ sở.
Một ví dụ về tiêu chí hỗ trợ theo số điểm lấy nước trên kênh được áp dụng tại
HTTL Thabina, tỉnh Limpopo, Nam Phi (Hình 1.7).
27
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Hình 1.7. Sơ đồ phân cấp tại HTTL Thabina, tỉnh Limpopo, Nam Phi.
Nguồn: Gert Jan Veldwisch 2006
Kênh R36 (dài 25km) có nhiệm vụ dẫn nước từ đập dâng trên sông Thabina
(công suất 700 m3
/h) để phục vụ tưới, tiêu cho 234 thửa ruộng trồng lúa của 04 khu
tưới có cao độ từ thấp đến cao; trong đó, nhiệm vụ khó khăn nhất là bơm nước cấp
nguồn phục vụ tưới cho khu ruộng 04 (Hình 1.7). Trước khi thực hiện IMT (năm
1998), trên mỗi kênh cấp 2 sau các điểm lấy nước của kênh R36 có rất nhiều đường
ống lấy nước tưới (đường kính 75-100 mm) vào ruộng mà không có sự quản lý, dẫn
đến xung đột gay gắt giữa những NSDN ở khu tưới 01 và khu tưới 04. Chính quyền
tỉnh Limpopo quyết định cứ 04 điểm lấy nước trên kênh R36 giao cho 01 TCHTDN
quản lý, mỗi khu ruộng có từ 3-5 TCHTDN được điều hành chung bởi Ban quản lý
thủy lợi kênh R36. Bên cạnh đó, riêng các TCHTDN tại khu ruộng 04 còn được hỗ
trợ đào tạo kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng trạm bơm cấp nguồn lên hồ chứa Nước
Đêm bảo đảm phục vụ nước cho khu tưới này [68].
28
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
Tuy nhiên, nhược điểm của tiêu chí này là phạm vi áp dụng chỉ giới hạn cho
loại hình CTTL là kênh, mương. Nhưng trong thực tế, trên một khu vực tưới có rất
nhiều các loại hình CTTL nên tiêu chí hỗ trợ phân cấp trên chưa thể trở thành một
giải pháp phổ biến cho nhiều vùng, miền khác nhau.
Bên cạnh đó, ngoài 06 tiêu chí chính hỗ trợ phân cấp cho các tổ chức thủy lợi
cơ sở như đã trình bày trên, cũng còn có một số tiêu chí không phổ biến khác như
căn cứ vào số hộ hưởng lợi từ CTTL hoặc là dựa trên nguồn gốc đầu tư xây dựng
công trình. Cụ thể tại tỉnh Hà Giang, UBND huyện phân cấp cho các tổ chức thủy
lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác CTTL như hồ, đập phục vụ tưới tiêu cho trên
30 hộ; các tổ, đội dịch vụ thủy lợi của thôn quản lý dưới 30 hộ; tỉnh Sơn La lại thực
hiện phân cấp dựa trên nguồn gốc đầu tư xây dựng công trình, cụ thể là đơn vị khai
thác thủy lợi Nhà nước chỉ quản lý các: (i) Công trình đầu mối, kênh chính; (ii)
Công trình trên kênh chính do Nhà nước đầu tư; (iii) Công trình đầu mối, kênh
chính được Nhà nước đầu tư một phần [69].
1.5. Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác CTTL
1.5.1. Phương pháp RAP/MASSCOTE
Bộ chỉ số RAP (Rapid Appraisal Procedure) là công cụ đánh giá nhanh hiện
trạng của 01 HTTL theo phương pháp MASSCOTE, giúp chỉ ra những vấn đề còn
tồn tại về công trình cũng như công tác quản lý, vận hành và đề xuất kế hoạch sửa
chữa, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống tưới [70] với 2 nhóm chỉ số sau:
1. Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả nội tại (Internal indicators) gồm có: (i)
Hiệu quả điều tiết nước của toàn bộ hệ thống tưới; (ii) Chất lượng dịch vụ phân phối
nước cho NSDN; (iii) Xác định các vấn đề về phần cứng, kỹ thuật và quy trình điều
tiết công trình. Kết quả đánh giá hiệu quả khai thác CTTL sử dụng thang đo chỉ số
từ [0-4], đặc biệt đã đề xuất được các trọng số cho các thông số thành phần, phân
tích ví dụ cụ thể cho chỉ số I-1:
- Chỉ số truyền tải nước thực tế cho các đối tượng sử dụng nước (cá nhân, hộ
gia đình) là chỉ số bậc 01 (Primary Indicator). Ký hiệu là I-1.
- Chỉ số I-1 được tổng hợp bởi 04 thông số thành phần (Sub-Indicator):
29
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước
+ Thông số I-1A: đo lượng nước thực cấp đến mặt ruộng.
+ Thông số I-1B: tính linh hoạt trong khi truyền tải.
+ Thông số I-1C: độ tin cậy trong khi truyền tải.
+ Thông số I-1D: tính công bằng, đầy đủ.
- Thông số thành phần cũng được đánh giá theo thang đo [0-4], cụ thể cho
thông số I-1A (lượng nước thực đo trên mặt ruộng) như Bảng 1.5.
Bảng 1.5. Ý nghĩa thang đo thông số I-1A, RAP/MASSCOTE.
□ 4 điểm Phương pháp thực đo rất tốt và có các thiết bị vận hành điều khiển, lưu
trữ số liệu tự động.
□ 3 điểm Phương pháp thực đo hợp lý và có các thiết bị vận hành, lưu trữ số liệu
trung bình.
□ 2 điểm Phương pháp thực đo đạt hiệu quả nhưng các thiết bị đo lưu lượng và vận
tốc dòng chảy hoạt động kém hiệu quả.
□ 1 điểm Phương pháp thực đo đạt hiệu quả về vận tốc dòng chảy nhưng không có
các thiết bị đo lưu lượng.
□ 0 điểm Không thực hiện đo lượng nước đến trên mặt ruộng.
Nguồn: Báo cáo hướng dẫn sử dụng RAP, FAO 2002
- Giá trị trọng số của thông số thành phần thể hiện mức độ đóng góp cho chỉ
số, ví dụ chi tiết cho chỉ số I-1 theo công thức (2-3):
I-1 = 0,09 I-1A + 0,18 I-1B + 0,36 I-1C + 0,36 I-1D
(Chi tiết tham khảo tại Phụ lục bảng 6)
2. Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả bên ngoài (External indicators) gồm các
chỉ số ngoại lai như: (i) Tổng lượng nước tiêu thụ trên tổng lượng nước cấp vào
HTTL; (ii) Năng suất cây trồng so với lượng nước được phân phối... Ví dụ qua công
thức tính của một vài chỉ số điển hình sau:
- Chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu nước của HTTL:
d
TT
W Luong nuoc can
= (%)
W Tong luong nuoc co san
- Chỉ số liên quan đến hiệu quả của năng suất cây trồng:
c
n
Y Nang suat cay trong
=
W Luong nuoc phan phoi den mat ruong
(1-2)
(1-3)
(1-4)
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY
Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY

More Related Content

What's hot

Quản lý nguồn nước
Quản lý nguồn nướcQuản lý nguồn nước
Quản lý nguồn nước
Tuấn Đạt
 
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
tungtung95
 
Quản lý chất thải rắn.pptx
Quản lý chất thải rắn.pptxQuản lý chất thải rắn.pptx
Quản lý chất thải rắn.pptx
HiuNguynThnh3
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Chris2610
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Bé Mỳ
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Nguyễn Thanh Phong
 

What's hot (20)

Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợpNoidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
 
Quản lý nguồn nước
Quản lý nguồn nướcQuản lý nguồn nước
Quản lý nguồn nước
 
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường Tr...
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 
Quản lý chất thải rắn.pptx
Quản lý chất thải rắn.pptxQuản lý chất thải rắn.pptx
Quản lý chất thải rắn.pptx
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Đề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAYĐề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAY
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
 
Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thông
Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ ThôngChuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thông
Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thông
 
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ... Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 
Bai loc trong cay
Bai loc trong cayBai loc trong cay
Bai loc trong cay
 
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
 

Similar to Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY

Similar to Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY (20)

Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAY
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAYThành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAY
Thành phần loài giun tròn (nematoda) ký sinh ở một số loài cá, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Các Biện Pháp Nân...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Các Biện Pháp Nân...Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Các Biện Pháp Nân...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Các Biện Pháp Nân...
 
Luan anh huong cua dieu kien tu nhien den tai nguyen nuoc vung gio linh
Luan anh huong cua dieu kien tu nhien den tai nguyen nuoc vung gio linhLuan anh huong cua dieu kien tu nhien den tai nguyen nuoc vung gio linh
Luan anh huong cua dieu kien tu nhien den tai nguyen nuoc vung gio linh
 
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tài nguyên nước vùng Gio Linh
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tài nguyên nước vùng Gio LinhẢnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tài nguyên nước vùng Gio Linh
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tài nguyên nước vùng Gio Linh
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
 
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAYLuận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
 
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAYLuận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
 
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiênLuận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
 
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàngChỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
 
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêuLuận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Phương pháp hỗ trợ khai thác công trình thủy lợi, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC VIỆT NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ TẠI VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ TẠI VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC MÃ SỐ: 62 58 02 12 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN TỈNH PGS. TS. ĐOÀN THẾ LỢI HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 3. i Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, tuân thủ đúng nguyên tắc và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Đức Việt
  • 4. ii Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh, giáo viên hướng dẫn chính cho công trình nghiên cứu khoa học này bởi sự hỗ trợ liên tục trong suốt thời gian nghiên cứu sinh vừa qua. Với bề dày kinh nghiệm quản lý nhà nước tại Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, cùng vốn kiến thức khoa học uyên thâm của mình, Ông đã định hướng và giữ cho tôi sự kiên định, bền bỉ để dũng cảm đi theo con đường nghiên cứu về phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, góp phần hoạch định các chính sách tốt hơn trong lĩnh vực thủy lợi. Tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đoàn Thế Lợi (người hướng dẫn khoa học thứ hai), PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong (Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam), Tiến sĩ Chu Thái Hoành, Tiến sĩ Douglas L. Vermillion (Viện Quản lý Nước Quốc tế) và Tiến sĩ Lê Văn Chính (Đại học Thuỷ lợi) đã cho tôi những ý kiến chuyên môn quý báu cũng như thường xuyên đặt ra những câu hỏi khó, mang tính phản biện, giúp tôi mở rộng nghiên cứu này theo nhiều hướng khác nhau. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực toán học như GS.TS. Vũ Triều Minh (Khoa Tự động hoá, Đại học Tallinn, Estonia), Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Thế (Đại học Kinh tế Quốc dân), Tiến sĩ Lê Hùng Nam (Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ NN&PTNT) đã chia sẻ những kiến thức từ căn bản đến nâng cao của bộ môn toán học xác xuất thống kê, các vấn đề về tối ưu hoá để làm cơ sở thực hiện, giải quyết các chuyên đề khó trong luận án Tiến sĩ này. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt, Tiến sĩ Phạm Hồng Cường (Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam), Tiến sĩ Hà Hải Dương (Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường), Tiến sĩ Bent Jörgensen (Đại học Gothenburg, Thụy Điển), Tiến sĩ Alan AtKisson (Trung tâm chuyển đổi bền vững, Hoa Kỳ) và Thạc sĩ Nguyễn Hồng Khanh (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT) đã cung cấp cho tôi cơ hội tham gia mạng lưới nghiên cứu và cộng tác với họ trong thời gian thực địa và viết luận án của tôi. Nếu không có những sự hỗ trợ quý báu đó, tôi sẽ không thể tiến hành nghiên cứu này theo đúng thời hạn như mong đợi.
  • 5. iii Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Tác giả xin cảm ơn các thành viên của Hội đồng nghiên cứu sinh cấp cơ sở tại Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam như PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, PGS.TS. Trần Chí Trung, PGS.TS. Nguyễn Thế Quảng, PGS.TS. Hà Lương Thuần, Tiến sĩ Đặng Hoàng Thanh, Thạc sĩ Lê Mai Hương đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian nghiên cứu sinh vừa qua. Tác giả xin cảm ơn các cơ sở đào tạo trực thuộc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, cụ thể là Viện Kinh tế và Quản lý Thuỷ lợi (IWEM), Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (IWE); và một số chương trình, tổ chức Quốc tế khác liên quan như Chương trình đào tạo Thạc sĩ Cộng hòa Liên bang Đức (TERMA), Chương trình nghiên cứu về Nước, Đất và Hệ sinh thái (WLE), Chương trình Phát triển bền vững Tài nguyên nước vùng ven bờ (ISCD), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO) đã giúp đỡ tôi bổ sung các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn thông qua các buổi trao đổi học thuật, hội thảo, đào tạo chuyên môn ngắn ngày để góp phần hoàn thành tốt nghiên cứu của bản thân. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Tổng cục Thuỷ lợi cùng các bạn nghiên cứu sinh khoá 2012 bởi những buổi thảo luận đầy căng thẳng, những đêm không ngủ để tìm lời giải cho luận án, sự động viên và cho cả những niềm vui mà chúng tôi đã có trong quãng thời gian học tập, nghiên cứu cùng nhau trong suốt bốn năm qua. Tác giả cũng rất biết ơn Tiến sĩ Đặng Ngọc Hạnh (Viện Kinh tế và Quản lý Thuỷ lợi) đã cho tôi cái nhìn đầu tiên về nghiên cứu đầy thử thách này. Để hoàn thành được luận án này, cuối cùng và ngắn gọn nhưng không kém phần quan trọng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình và những người bạn đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 6. iv Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................viii CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................................................xi MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................1 2. MỤC TIÊU..........................................................................................................3 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................4 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................4 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........5 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...................................................................6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI............................................................................................................................7 1.1. Một số khái niệm nghiên cứu ..............................................................................7 1.1.1. Khái niệm về phân cấp quản lý, khai thác CTTL.............................................7 1.1.2. Một số khái niệm khác liên quan .....................................................................8 1.2. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL trên thế giới....................9 1.3. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Việt Nam.................13 1.4. Tổng quan tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL...........................16 1.4.1. Tiêu chí phân cấp theo cấp công trình thủy lợi .............................................16 1.4.2. Tiêu chí phân cấp theo sự phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở..........................19 1.4.3. Tiêu chí phân cấp theo quy mô diện tích tưới, tiêu........................................21 1.4.4. Tiêu chí phân cấp theo mức độ vận hành và bảo dưỡng CTTL.....................22 1.4.5. Tiêu chí phân cấp theo địa giới hành chính ..................................................25 1.4.6. Tiêu chí phân cấp theo số điểm lấy nước trên kênh ......................................26 1.5. Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác CTTL............................28 1.5.1. Phương pháp RAP/MASSCOTE ....................................................................28 1.5.2. Phương pháp định chuẩn Benchmarking ......................................................30 1.5.3. Phương pháp chất lượng dịch vụ tưới, tiêu ...................................................31 1.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả CTTL nhỏ, nội đồng ..................................32
  • 7. v Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước 1.6. Tổng quan về khu vực nghiên cứu và vấn đề phân cấp.....................................33 1.6.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp .....................33 1.6.2. Hiện trạng hệ thống thủy lợi tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp ........................37 1.6.3. Hiện trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi..........................................39 1.6.4. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp...............40 1.7. Xác định vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu...........................................................42 1.8. Kết luận Chương 1.............................................................................................44 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC THUỶ LỢI CƠ SỞ........46 2.1. Phương pháp luận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL............................46 2.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu và nhận thức................................46 2.1.2. Giả thuyết và giả thiết nghiên cứu.................................................................49 2.2. Phương pháp tiếp cận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL......................49 2.2.1. Hướng tiếp cận phân cấp quản lý, khai thác CTTL.......................................49 2.2.2. Đề xuất quy trình hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL.........................50 2.3. Phương pháp cụ thể hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL.........................52 2.3.1. Đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL ...................................52 2.3.2. Đề xuất bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN ..........................55 2.3.3. Đề xuất ma trận hỗ trợ phân cấp theo phương pháp AHP............................60 2.3.4. Phương pháp thiết kế điều tra, khảo sát thực địa..........................................64 2.3.5. Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo trong thống kê .........................65 2.3.6. Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy đa biến................................66 2.3.7. Phương pháp tối ưu cho hàm đa mục tiêu (đa biến) .....................................68 2.4. Kết luận Chương 2.............................................................................................72 CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHÂN CẤP CHO CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ TẠI HỆ THỐNG THUỶ LỢI QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP ....................................................................................................................74 3.1. Phương án thiết kế điều tra, khảo sát tại Quản Lộ-Phụng Hiệp ........................74 3.1.1. Mục đích, yêu cầu điều tra, khảo sát .............................................................74 3.1.2. Đối tượng, phạm vi điều tra, khảo sát ...........................................................74 3.1.3. Nội dung điều tra, khảo sát............................................................................75 3.1.4. Thiết kế chọn mẫu điều tra, khảo sát.............................................................75 3.1.5. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin ....................................................77 3.2. Kết quả khảo sát tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.............................................78
  • 8. vi Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước 3.2.1. Đánh giá độ tin cậy chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN ...........................78 3.2.2. Phân tích tương quan giữa hiệu quả và nhận thức về CTTL.........................93 3.2.3. Phân tích hồi quy giữa hiệu quả và nhận thức về CTTL của NSDN .............97 3.3. Xây dựng hàm tối ưu đa mục tiêu giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của NSDN...................................................................................................102 3.3.1. Xây dựng hàm đa mục tiêu về hiệu quả khai thác CTTL.............................102 3.3.2. Kết quả tính toán tối ưu nhận thức về CTTL của người sử dụng nước .......103 3.4. Đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Quản Lộ-Phụng Hiệp ............107 3.4.1. Phân tích kết quả tối ưu các điểm nhận thức về CTTL của NSDN..............107 3.4.2. Kết quả đề xuất nhiệm vụ quản lý, khai thác tương ứng nhận thức CTTL..108 3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở ....114 3.5.1. Đề xuất phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở tại thời điểm nghiên cứu ......114 3.5.2. Đề xuất phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở theo kịch bản tối ưu..............115 3.6. Đề xuất lộ trình thực hiện phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở................116 3.7. Kết luận Chương 3...........................................................................................118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................120 1. Kết luận ...........................................................................................................120 2. Kiến nghị .........................................................................................................122 3. Giới hạn của nghiên cứu..................................................................................122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................124 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...........................................132
  • 9. vii Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước DANH MỤC HÌNH Hình 1. Cống điều tiết nước bỏ hoang tại tỉnh Sóc Trăng. ..........................................2 Hình 2. Kênh mương thủy lợi nội đồng tại tỉnh Cà Mau.............................................2 Hình 1.1. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL xây dựng tổ chức quản lý thủy lợi........7 Hình 1.2. Mô hình chuyển giao quản lý, khai thác CTTL trên thế giới.....................11 Hình 1.3. Chi phí quản lý và vận hành của Nhà nước và tổ chức thủy nông cơ sở tại Ecuador, giai đoạn 1993-2005....................................................................................12 Hình 1.4. Quá trình cải cách quản lý tưới tại những quốc gia có nền nông nghiệp có tưới từ năm 1980 đến nay. ..........................................................................................13 Hình 1.5. Phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình tại Nhật Bản...................18 Hình 1.6. Kết quả thực hiện mô hình PIM của 108 HTTL trên thế giới....................20 Hình 1.7. Sơ đồ phân cấp tại HTTL Thabina, tỉnh Limpopo, Nam Phi.....................27 Hình 1.8. Ảnh vệ tinh về tình trạng vi phạm công trình trên kênh. ...........................39 Hình 1.9. Xây dựng trái phép công trình trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp................39 Hình 2.1. Sơ đồ chuyển đổi các nhân tố thành phần..................................................47 Hình 2.2. Phân cấp giữa khu vực nhà nước và tổ chức thuỷ lợi cơ sở.......................49 Hình 2.3. Tổ hợp các bước hỗ trợ phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở..............51 Hình 2.4. Sơ đồ tổ hợp các thuật toán trong mô hình thuật toán. ..............................52 Hình 2.5. Sơ đồ cấu trúc cây thứ bậc AHP theo Saaty 1980. ....................................61 Hình 2.6. Sơ đồ cây thứ bậc AHP của ma trận hỗ trợ phân cấp. ...............................61 Hình 2.7. Tập hợp lồi đa diện (màu xám) của bài toán quy hoạch tuyến tính. ..........70 Hình 3.1. Ý nghĩa kiểm định của biến giả lập D.KC1. ..............................................78 Hình 3.2. Biểu đồ phân bố nhận thức NT1 theo khoảng cách. ..................................79 Hình 3.3. Biểu đồ phân bố nhận thức NT2 theo khoảng cách. ..................................80 Hình 3.4. Biểu đồ phân bố nhận thức NT3 theo khoảng cách. ..................................81 Hình 3.5. Biểu đồ phân bố nhận thức NT4 theo khoảng cách ...................................82 Hình 3.6. Biểu đồ phân bố nhận thức NT5 theo khoảng cách. ..................................83 Hình 3.7. Biểu đồ phân bố nhận thức NT6 theo khoảng cách. ..................................84 Hình 3.8. Biểu đồ phân bố nhận thức NT7 theo khoảng cách. ..................................85 Hình 3.9. Biểu đồ phân bố nhận thức NT10 theo khoảng cách. ................................87 Hình 3.10. Biểu đồ phân bố nhận thức NT11 theo khoảng cách. ..............................88 Hình 3.11. Biểu đồ phân bố nhận thức NT13 theo khoảng cách. ..............................89 Hình 3.12. Biểu đồ phân bố nhận thức NT14 theo khoảng cách. ..............................90
  • 10. viii Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Hình 3.13. Phân tích hồi quy đa biến bằng phần mềm IBM - SPSS..........................98 Hình 3.14. Đường hồi quy giữa hiệu quả khai thác và nhận thức về CTTL..............99 Hình 3.15. Biểu đồ xu thế nhận thức tối ưu về CTTL của NSDN...........................107 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo TT65.............16 Bảng 1.2. Phân loại cấp công trình thủy lợi...............................................................17 Bảng 1.3. Số lượng LIDs được phân cấp CTTL theo diện tích tại Nhật Bản............21 Bảng 1.4. Bộ chỉ số đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ...............................23 Bảng 1.5. Ý nghĩa thang đo thông số I-1A, RAP/MASSCOTE...............................29 Bảng 1.6. Bộ chỉ số quản lý khai thác CTTL Benchmarking....................................30 Bảng 1.7. Dân số tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp ......................................................35 Bảng 1.8. Thống kê diện tích đất nông nghiệp tại vùng QL-PH. ..............................35 Bảng 1.9. Thu nhập hộ gia đình trồng lúa mỗi vụ tại QL-PH....................................36 Bảng 1.10. Thu nhập ròng của các hộ gia đình theo mô hình canh tác. ....................37 Bảng 1.11. Một số công trình vừa và lớn tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp...............37 Bảng 1.12. Nguồn chi thủy lợi phí cấp bù tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp..............40 Bảng 1.13. Một số căn cứ phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại QL-PH.................40 Bảng 2.1. Thang đo chỉ số HQ4ed theo nồng độ mặn trên mặt ruộng........................55 Bảng 2.2. Phân loại cấp công trình tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.........................62 Bảng 2.3. Nhận thức yêu cầu trong khai thác CTTL của NSDN...............................63 Bảng 2.4. Mức độ tương ứng giữa loại hình tổ chức và nhận thức. ..........................63 Bảng 2.5. Thiết lập ma trận hỗ trợ ra quyết định thực hiện phân cấp........................64 Bảng 2.6. Thang đánh giá tương quan Pearson (r). ...................................................67 Bảng 2.7. Hướng dẫn lập bảng Pay-off các giá trị tối ưu đơn lẻ. ..............................71 Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. .....................76 Bảng 3.2. Nhận thức về CTTL đầu mối theo khoảng cách........................................79 Bảng 3.3. Thống kê nhận thức các cấp kênh theo khoảng cách. ...............................80 Bảng 3.4. Thống kê nhận thức điểm giao nước trên kênh theo khoảng cách. ...........81 Bảng 3.5. Thống kê nhận thức công trình điều tiết nội đồng theo khoảng cách........82 Bảng 3.6. Thống kê nhận thức chủ thể quản lý CTTL theo khoảng cách..................83 Bảng 3.7. Thống kê nhận thức nước tưới từ CTTL theo khoảng cách. .....................84
  • 11. ix Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Bảng 3.8. Nhận thức về phí dịch vụ thủy nông nội đồng theo khoảng cách. ............85 Bảng 3.9. Thống kê nhận thức chất lượng dịch vụ và phí thủy nông nội đồng.........86 Bảng 3.10. Thống kê nhận thức về vận hành phân phối nước theo khoảng cách......86 Bảng 3.11. Nhận thức bảo dưỡng, sửa chữa CTTL theo khoảng cách. .....................88 Bảng 3.12. Thống kê nhận thức vai trò của cống NM-GN theo khoảng cách...........89 Bảng 3.13. Thống kê mức độ sẵn sàng tham gia tài chính theo khoảng cách. ..........90 Bảng 3.14. Kết quả kiểm định độ tin cậy theo hệ số Cronbach’s Alpha. ..................91 Bảng 3.15. Kết quả tương quan giữa hiệu quả nội tại và nhận thức về CTTL. .........94 Bảng 3.16. Kết quả tương quan giữa hiệu quả bên ngoài và nhận thức CTTL. ........95 Bảng 3.17. Kết quả phân tích ANOVA. ....................................................................99 Bảng 3.18. Kết quả phân tích hệ số tương quan (coefficients)................................100 Bảng 3.19. Kết quả nghiệm tối ưu nhận thức hàm đơn lẻ Y(NTi)→Max. ..............104 Bảng 3.20. Bảng Pay-off giá trị hàm mục tiêu theo từng phương án tối ưu............104 Bảng 3.21. Kết quả tính toán tối ưu theo từng kịch bản. .........................................106 Bảng 3.22. So sánh kết quả nhận thức tối ưu với hiện trạng tại HTTL QL-PH. .....107 Bảng 3.23. Khung phân tích nhận thức về CTTL của người sử dụng nước tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp................................................................................................109 Bảng 3.24. Đề xuất ma trận hỗ trợ ra quyết định phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại thời điểm nghiên cứu ở HTTL QL-PH................................................................110 Bảng 3.25. Đề xuất ma trận hỗ trợ ra quyết định tối ưu hoá phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại HTTL QL-PH....................................................................................112 Hình 3.26. Lộ trình phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL QL-PH. ..........117 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục bảng 1. Tác động sau khi chuyển giao tưới theo phân cấp đến tài chính. .134 Phụ lục bảng 2. Tác động sau khi chuyển giao tưới theo phân cấp đến O&M.......136 Phụ lục bảng 3. Phương pháp phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình thủy lợi tại một số nghiên cứu trên thế giới......................................................................138 Phụ lục bảng 4. Phương pháp phân cấp quản lý, khai thác theo đơn vị diện tích tưới (ha) tại một số nghiên cứu trên thế giới....................................................................140 Phụ lục bảng 5. Chuyển giao tưới (IMT) theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL ở một số nước trên thế giới..........................................................................................142 Phụ lục bảng 6. Xác định chỉ số I-1 của Bộ chỉ số RAP/MASSCOTE..................144 Phụ lục bảng 7. Hướng dẫn tính toán Bộ chỉ số Benchmarking.............................146
  • 12. x Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Phụ lục bảng 8. Danh mục cống điều tiết thuộc hệ thống thủy lợi QL-PH ............149 Phụ lục bảng 9. Danh mục cống điều tiết thuộc hệ thống phân ranh mặn ngọt......151 Phụ lục bảng 10. Tên biến xây dựng phân cấp quản lý, khai thác CTTL...............153 Phụ lục bảng 11. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hàm hồi quy đa biến. ........154 Phụ lục bảng 11.1. Biến phụ thuộc (trục Y). ..........................................................154 Phụ lục bảng 11.2. Biến độc lập (trục X)................................................................160 Phụ lục bảng 11.3. Biến giả lập (dummy trong phần mềm SPSS). ........................168 Phụ lục hình 1. Bản đồ phân vùng, phân khu thủy lợi của ĐBSCL. ......................170 Phụ lục hình 2. Bản đồ hệ thống công trình thuỷ lợi vùng QL-PH ........................171 Phụ lục hình 3. Bản đồ xâm nhập mặn vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.......................172 Phụ lục hình 4. Thiết kế, lập phương án điều tra, khảo sát vùng QL-PH...............173 Phụ lục hình 5. Mã Code Matlab giải bài toán tối ưu đa biến. ...............................174 Phụ lục hình 6. Một số hình ảnh khảo sát, đo đạc tại Quản Lộ - Phụng Hiệp........177
  • 13. xi Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CTTL Công trình thủy lợi ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc HTTL Hệ thống thủy lợi HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp IDMC Công ty TNHH MTV khai thác CTTL IMT Chuyển giao quản lý tưới MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn MAX Giá trị lớn nhất MIN Giá trị nhỏ nhất NĐ Nghị định NM-GN Ngăn mặn-giữ ngọt NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSDN Người sử dụng nước (cá nhân/hộ gia đình) NTM Nông thôn mới O&M Vận hành và bảo dưỡng PIM Quản lý tưới có sự tham gia PPP Đối tác nhà nước-tư nhân QĐ Quyết định QLKT Quản lý, khai thác SXNN Sản xuất nông nghiệp TCDN Tổ chức dùng nước TCHTDN Tổ chức hợp tác dùng nước TCTL Tổng cục Thủy lợi TT Thông tư WB Ngân hàng Thế giới
  • 14. 1 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của nhân loại, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các công trình thủy lợi (CTTL) [1]. Thống kê của FAO (2007) cho thấy sản lượng lương thực trung bình trên mỗi hecta được tưới bằng các CTTL cao gấp khoảng 2,30 lần so với khi không được tưới, đã cho thấy tầm quan trọng của các hệ thống thủy lợi (HTTL) [2]. Tuy nhiên, hiệu quả phân phối nước từ công trình đầu mối đến mặt ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện mới chỉ đạt 40% [3]. Như nhiều quốc gia có nền nông nghiệp có tưới khác trên thế giới, tại Việt Nam, hiệu quả tưới cũng còn ở mức thấp, ước khoảng 50-60% [4]. Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là do sự hoạt động thiếu hiệu quả của các CTTL, đặc biệt là ở các công trình nhỏ, nội đồng [5]–[7]. Quản Lộ-Phụng Hiệp là một trong 05 vùng có HTTL (cùng tên gọi) lớn nhất ở ĐBSCL, điều kiện đặc thù về CTTL của vùng là ở dạng mở và bán mở, tính liên thông cao, nằm xen lẫn trong mạng lưới sông ngòi chằng chịt (Hình 1); phần lớn các trục kênh, cống đều kết hợp các nhiệm vụ tưới, tiêu, cấp nước, thau chua, xổ phèn, ngăn lũ, giữ ngọt, lấy phù sa... để bảo đảm phục vụ tưới cho gần 300.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (Chi tiết tại Phụ lục hình 1). HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp hiện có hơn 350 lao động trực tiếp quản lý, khai thác hàng nghìn công trình đầu mối, chủ yếu là kênh trục chính, cấp 1 và các cống ngăn mặn-giữ ngọt [8]. Như vậy, tính trung bình, mỗi lao động thuỷ lợi của vùng đang phụ trách khoảng 50 km kênh, mương và 01 cống vừa hoặc lớn. Thêm vào đó, các CTTL tại HTTL Quản Lộ- Phụng Hiệp thường nằm trên địa bàn rộng, trải từ tỉnh này sang tỉnh khác, huyện này sang huyện khác, nên chỉ với nguồn lực của các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước là không đủ để đồng bộ, khép kín công tác quản lý, khai thác công trình từ đầu mối đến mặt ruộng. Do không đủ nhân lực, nhiều CTTL tại Quản Lộ-Phụng Hiệp hiện không có chủ thể quản lý thực sự (Hình 2); hậu quả là nhiều CTTL đang bị xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến việc lãng phí, thất thoát nguồn nước tưới, đặc biệt trong bối cảnh tình hình BĐKH và nước biển dâng đang tác động ngày càng lớn đến
  • 15. 2 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước toàn vùng ĐBSCL nói chung và Quản Lộ-Phụng Hiệp nói riêng [9], [10]. Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác CTTL hiện có, bên cạnh các giải pháp công trình thì một giải pháp phi công trình đã được nhiều chuyên gia tưới quốc tế khuyến nghị thực hiện tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp là cần đẩy nhanh quá trình phân cấp quản lý, khai thác CTTL các tổ chức thủy lợi cơ sở như ban quản lý thủy lợi liên xã, TCHTDN, HTXDVNN, tổ hợp tác, tổ dịch vụ… Khuyến nghị trên là phù hợp với xu thế cải cách quản lý tưới đang diễn ra tại Châu Á [11]–[15]. Hình 1. Kênh mương thủy lợi nội đồng tại tỉnh Cà Mau. Hình 2. Cống điều tiết nước bỏ hoang tại tỉnh Sóc Trăng. Để hỗ trợ xây dựng đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở, trong thời gian qua, các địa phương tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp đã áp dụng theo những hướng dẫn phân cấp tại Thông tư số 65/2009/TT- BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đây cũng là cơ sở pháp lý phân cấp duy nhất tại Việt Nam với một số tiêu chí cụ thể là đơn vị diện tích tưới (km2 , hecta...), loại hình công trình (đầu mối, điều tiết, phân phối nước...), quy mô công trình (cấp 1, 2, 3 hoặc nội đồng) [16]. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện, báo cáo của các địa phương đã cho thấy có nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện IMT theo đề xuất phân cấp như: (i) chưa phù hợp với điều kiện đặc thù CTTL; (ii) chưa phát huy được các yếu tố thị trường; (iii) chưa khuyến khích, thúc đẩy được xã hội hóa công tác thủy lợi; (iv) chưa thực sự hiệu quả và bền vững [7], [8]. Nguyên nhân là do những tiêu chí phân cấp còn khá cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt nên không phù hợp để áp dụng cho những HTTL còn thiếu các tổ chức quản lý, khai thác thuỷ lợi như Quản Lộ-Phụng Hiệp.
  • 16. 3 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Xuất phát từ những lý do và yêu cầu thực tiễn trên, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng một phương pháp toàn diện hơn để hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. Theo hướng tiếp cận khác với những nghiên cứu đã có, luận án đề xuất 01 tiêu chí phân cấp là nhận thức về CTTL của NSDN làm nền tảng, kết hợp cùng các bộ chỉ số và thuật toán (thống kê, xác xuất, tối ưu…) để xây dựng và hoàn chỉnh nên 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở. Theo đó, 02 giả thuyết cũng được đặt ra để hỗ trợ thực hiện nghiên cứu, cụ thể là: (i) Hiệu quả khai thác CTTL phụ thuộc vào nhận thức về CTTL của NSDN với giả thiết là giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, chế độ bón phân và thị trường khác... tác động đến hiệu quả khai thác CTTL là không đáng kể; (ii) Giá trị hiệu quả khai thác CTTL tỉ lệ thuận với nhận thức về CTTL của NSDN. Kết quả chứng minh 02 giả thuyết nghiên cứu trên sẽ góp phần xây dựng, thiết kế và hoàn chỉnh các đề xuất về phân cấp quản lý, khai thác CTTL, làm cơ sở thực hiện chuyển giao quản lý tưới (IMT) cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở đáp ứng theo 03 yêu cầu: (i) Hiệu quả; (ii) Bền vững; (iii) Linh hoạt [17]. Nghiên cứu điển hình tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp thuộc vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp. 2. MỤC TIÊU 2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu xây dựng phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại hệ thống thủy lợi liên tỉnh Quản Lộ- Phụng Hiệp, vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Nhằm xác định những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở ở trong và ngoài nước; xác định vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu. - Nhằm xây dựng, hoàn chỉnh một phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.
  • 17. 4 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Xây dựng, kiểm định tính khách quan và độ tin cậy cho 02 bộ chỉ số đánh giá: (i) Hiệu quả khai thác CTTL; (ii) Nhận thức về CTTL của NSDN. - Xây dựng cơ sở khoa học (gồm phương pháp luận, tiếp cận và cụ thể) của phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở dựa trên các bộ chỉ số và thuật toán tối ưu. - Áp dụng phương pháp trên tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, phân tích và lựa chọn 01 kịch bản phù hợp nhất với thực tiễn sản xuất của Vùng, làm cơ sở xây dựng lộ trình thúc đẩy thực hiện IMT theo phân cấp quản lý, khai thác cho tổ chức thuỷ lợi cơ sở. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi. - Mối tương quan giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của NSDN tại thời điểm nghiên cứu và sau khi phân cấp (theo kịch bản giả định). - Các công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác các công trình đó; tập trung là những người sử dụng nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở, tập trung vào 2/3 nhóm nhiệm vụ của phân cấp quản lý, khai thác theo TT 65 là: (i) Quản lý nước; (ii) Quản lý công trình. - Về không gian: các công trình thủy lợi và chủ thể trực tiếp quản lý, khai thác công trình từ đầu mối đến mặt ruộng ở HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. - Về thời gian: tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước được cập nhật đến thời điểm nghiên cứu. 4.3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa: từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước làm rõ bản chất, vai trò và quy luật của phân cấp quản lý, khai thác CTTL đối với các tổ
  • 18. 5 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước chức thuỷ lợi cơ sở và chuyển giao quản lý tưới (IMT) trên thế giới và Việt Nam; xác định vấn đề (khoảng trống khoa học) cần tiếp tục nghiên cứu. - Phương pháp điều tra: khảo sát đối tượng gồm các CTTL và những NSDN trên một diện rộng của 01 HTTL, thu thập thông tin định tính và định lượng nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu khám phá. - Phương pháp toán học: bao gồm các thuật toán thống kê, xác xuất để phân tích số liệu nhằm khám phá ra bản chất, quy luật vận động và mối tương quan giữa nhận thức về CTTL của NSDN và hiệu quả khai thác CTTL. - Phương pháp chuyên gia: nhằm khai thác trí tuệ, ý kiến của các chuyên gia có trình độ cao nhằm xem xét, nhận định và giúp định hướng giải pháp tối ưu cho vấn đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết của nghiên cứu. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5.1. Ý nghĩa khoa học - Đã luận chứng được mối quan hệ giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của NSDN thông qua chỉ số Pearson (r) từ 0,65-0,68; kết quả tương quan thể hiện qua các phương trình toán học cụ thể và có độ tin cậy cao. - Đã phát triển được 02 bộ chỉ số áp dụng tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, cụ thể là: (i) Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL (gồm 07 chỉ số); (i) Bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN (gồm 14 chỉ số). - Đã xây dựng được 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở dựa trên các bộ chỉ số và thuật toán tối ưu. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phương pháp hỗ trợ sẽ góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đề xuất phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. Kết quả đề xuất đã được các địa phương đánh giá là phù hợp với tình hình thực tiễn sản xuất tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp. - Kết quả của nghiên cứu là 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở, đây là 01 giải pháp phân cấp có cơ sở lý
  • 19. 6 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước luận và thực tiễn đã được chứng minh, có thể áp dụng cho những HTTL có điều kiện đặc thù về CTTL tương đồng như Quản Lộ-Phụng Hiệp. - Ma trận hỗ trợ phân cấp là kết quả đầu ra sau khi áp dụng phương pháp hỗ trợ phân cấp, đây sẽ là một cơ sở tin cậy giúp các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, ban hành những chính sách phân cấp ở vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp tại thời điểm nghiên cứu và góp phần xây dựng lộ trình thúc đẩy thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở trong những năm tiếp theo. 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đã xây dựng 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở; áp dụng phương pháp trên tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp đã luận chứng được có mối tương quan giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của NSDN thông qua chỉ số Pearson (r) từ 0,65-0,70. - Đã đề xuất 01 bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN, thông qua việc kiểm định độ tin cậy, tính khách quan và hợp lý đã lựa chọn được 10/14 chỉ số từ Bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN là phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.
  • 20. 7 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI 1.1. Một số khái niệm nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về phân cấp quản lý, khai thác CTTL Hoạt động quản lý nhà nước có 02 khái niệm liên quan là phân quyền và phân cấp [18]–[20]. Trong khuôn khổ nghiên cứu này sẽ không đi sâu phân tích các vấn đề của phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước, mà tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phân cấp quản lý, khai thác CTTL của lĩnh vực thủy lợi. Một số khái niệm phân cấp quản lý, khai thác CTTL: - Theo nghiên cứu của Huppert (2001) thực hiện tại New Zealand: là quá trình phân giao nhiệm vụ, nhân lực và tài chính từ Chính phủ cho các tổ chức thủy lợi cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả khai thác CTTL [21]. - Theo nghiên cứu của A. Elsageer Ahmed (2004) và D. Kumar Das (2008): là quá trình phân giao đúng, đủ và hợp lý các nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL, kèm theo đó là nguồn nhân lực, tài chính cho từng đơn vị, bộ phận của một tổ chức quản lý thủy lợi [12], [22] (Hình 1.1). Hình 1.1. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL trong xây dựng mô hình tổ chức quản lý thủy lợi - Theo quy định tại Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ NN&PTNT, hoạt động phân cấp quản lý, khai thác CTTL bao gồm: + Nhiệm vụ 1- Quản lý nước: điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý trong HTTL, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác. + Nhiệm vụ 2- Quản lý công trình: kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong HTTL, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa
  • 21. 8 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài. + Nhiệm vụ 3- Tổ chức và quản lý kinh tế: xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi, kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở nhằm góp phần khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển theo định hướng kinh tế thị trường, phát huy cơ chế tự chủ tài chính của các tổ chức thủy lợi cơ sở, thúc đẩy xã hội hoá thuỷ lợi, giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước [23], nhưng kết quả cuối cùng vẫn phải được thể hiện qua chất lượng dịch vụ tưới, tiêu, sản lượng, năng suất cây trồng và thu nhập của nông dân [24]. 1.1.2. Một số khái niệm khác liên quan 1. Phương pháp khoa học là hoạt động sử dụng những cách thức, công cụ để tác động, khám phá đối tượng nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu; xây dựng một phương pháp khoa học mới cần có: (i) Phương pháp luận; (ii) Phương pháp tiếp cận; (iii) Phương pháp nghiên cứu cụ thể [25], [26]. 2. Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ SXNN, NTTS, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng BĐKH và bảo đảm an ninh nước [27], [28]. 3. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi [28]. 4. Hệ thống công trình thủy lợi là tập hợp các công trình thuỷ lợi có liên quan với nhau [27], [28]. 5. Thuỷ lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu phạm vi từ điểm giao nhận dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác [28].
  • 22. 9 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước 6. Chủ quản lý công trình thuỷ lợi là cơ quan chuyên môn về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; cơ quan chuyên môn về thủy lợi thuộc UBND các cấp; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng CTTL. [28]. 7. Đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi là tổ chức, cá nhân được chủ quản lý giao vận hành, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi [27], [28]. 8. Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng nước (NSDN), dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng [28]. 9. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra do khai thác công trình thủy lợi [28]. 10. Nhận thức về CTTL của người sử dụng nước là mức độ hiểu biết của người dùng nước về vai trò, tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ thủy lợi, khả năng vận dụng sự hiểu biết đó trong các hoạt động quản lý, vận hành, tu sửa và bảo vệ các CTTL trong đời sống và sản xuất hàng ngày [7], [24]. 1.2. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL trên thế giới Ước tính trên thế giới có khoảng 240 triệu hecta (chiếm khoảng 17%) diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới bằng các CTTL [29], do vậy, đầu tư phát triển thủy lợi là nhu cầu tất yếu đối với những quốc gia có nền nông nghiệp có tưới; theo đó là sự vận động về công tác quản lý, khai thác CTTL [23], phân cấp quản lý, khai thác CTTL cũng là một phần của quá trình vận động đó và được tóm tắt qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1950-1970, hầu hết HTTL trên thế giới được đầu tư quản lý, khai thác từ nguồn Ngân sách nhà nước, phổ biến theo mô hình nhà nước quản lý tập trung các CTTL. Tuy nhiên, với phương thức quản lý cứng nhắc “từ trên xuống - top & down” đã cơ bản không còn đáp ứng được các yêu cầu tưới tiêu ngày càng phức tạp và hiện đại [2]. Mô hình nhà nước quản lý tập trung các CTTL đã bộc lộ ngày càng nhiều vấn đề, thể hiện ở bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng, trì trệ, tại một số quốc gia việc sản xuất nông nghiệp đình trệ và làn sóng đòi dân chủ ngày càng tăng lên [30].
  • 23. 10 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Giai đoạn 1980-1990, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, Chính phủ một số quốc gia như Indonexia, Philippine, Bangladesh… đã khuyến khích, tăng cường sự tham gia của các tổ chức thủy lợi cơ sở nhằm duy trì hoạt động của CTTL trong bối cảnh nguồn vốn dành cho lĩnh vực thủy lợi đang ngày càng bị thu hẹp, nhất là tại các nước đang phát triển [31], đặc biệt là quản lý tưới có sự tham gia của người dân (PIM) [5]. Cải cách tổ chức quản lý thủy lợi trong giai đoạn này thường gắn với hai khái niệm cơ bản là phân cấp quản lý, khai thác CTTL và chuyển giao quản lý tưới (IMT) cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở [2], [32]. Nghiên cứu xây dựng đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL là điều kiện tiên quyết để thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở. Trong thực tế, có trường hợp tất cả nhiệm vụ quản lý, khai thác đều được chuyển giao, nhưng cũng có trường hợp chỉ thực hiện IMT một phần trong các nhiệm vụ theo khả năng có thể quản lý, tiếp nhận của các tổ chức thủy lợi cơ sở. Thống kê của FAO (2007), cuối thế kỷ 20, thực hiện IMT theo đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia của nhiều nước, cụ thể như sau: - Trước thập niên 60: Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp. - Thập niên 60: Đài Loan, Bangladesh và Mỹ. - Thập niên 70: Mali, New Zealand và Colombia. - Thập niên 80: Philippines, Mexico, Tunisia và nước cộng hòa Dominica. - Thập niên 90: Morocco (1990), Australia (1994), Thổ Nhĩ Kỳ (1994), Peru (1995), Albania (1996) và Zimbabwe (1997). Đầu thế kỷ 21, có hàng chục quốc gia tiếp tục xây dựng đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL như Pakistan, Georgia, Ethiopia, Guatemala, Việt Nam... Theo kết quả rà soát của C. G. Restrepo và G. Muñoz năm 2007, có trên 60 quốc gia đã và đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở để áp dụng phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất của từng quốc gia và vùng lãnh thổ [2]. Động lực thúc đẩy các quốc gia thực hiện IMT theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL là nhằm tiết kiệm ngân sách (tại hầu hết các
  • 24. 11 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước quốc gia) và đảm bảo sự hoạt động bền vững cho các CTTL (tại Mexico, Chi Lê) hoặc là để cải thiện hiệu quả cấp nước tưới cho SXNN (tại vùng Andhra Pradesh, Ấn Độ). Còn động lực từ phía những NSDN là muốn giành quyền chủ động trong quản lý nguồn nước tưới (tại Columbia, Mỹ và Úc) và kiểm soát hợp lý các chi phí thuỷ lợi (tại Columbia và CHDC Dominica) [33]. Một số vai trò chính của phân cấp quản lý, khai thác CTTL cụ thể như sau: 1. Đối với công tác xây dựng tổ chức quản lý, khai thác CTTL: Thống kê của FAO năm 2007, có 57 quốc gia đã thực hiện đổi mới lại các tổ chức quản lý thủy lợi theo 08 loại mô hình [2] (Hình 1.2) như sau: Hình 1.2. Mô hình chuyển giao quản lý, khai thác CTTL trên thế giới. Nguồn: Báo cáo thực hiện IMT, FAO, 2007
  • 25. 12 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Đặc trưng của các mô hình IMT cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở trên là trừ các mô hình số 01, 06 và 08 tại Hình 1.2, các mô hình còn lại là đều dựa trên đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL. 2. Đối với công tác tài chính quản lý, khai thác CTTL: Thống kê của FAO năm 2007, 76% số các quốc gia thực hiện IMT theo đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL đã giảm được chi phí vận hành CTTL; 11% không có sự thay đổi đáng kể về tài chính; 13% bị thất bại là do không phù hợp với khả năng tiếp nhận tài chính của các tổ chức thủy lợi cơ sở [2]. Cụ thể tại Ecuador (2005), các tổ chức thủy lợi cơ sở đã tự chủ được chi phí quản lý và vận hành trên 01 hecta/năm đã tăng dần từ 400 USD (năm 1993) lên khoảng 1.550 USD (năm 2005), góp phần giảm chi cho Ngân sách nhà nước từ 1.500 USD (năm 1993) xuống dưới 200 USD (năm 2005) (Hình 1.3) [34]. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng đạt được kết quả như Ecuador, tại Thổ Nhĩ Kỳ và Peru, các tổ chức thủy lợi cơ sở chỉ đảm bảo được chi phí vận hành, bảo dưỡng trong một thời gian ngắn, sau đó do không đủ năng lực, kỹ năng cung ứng dịch vụ tưới, tiêu nên các tổ chức này bị tê liệt, tan rã; hậu quả là nhiều công trình bị xuống cấp nghiêm trọng và Nhà nước phải tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thuỷ lợi của địa phương [35], [36] (Chi tiết tại Phụ lục bảng 1). Hình 1.3. Chi phí quản lý và vận hành của Nhà nước và tổ chức thủy nông cơ sở tại Ecuador, giai đoạn 1993-2005. Nguồn: Báo cáo IMT của Ecuador, C. G. Restrepo 2007
  • 26. 13 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước 3. Đối với công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng CTTL: Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng sau khi thực hiện IMT theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL đã góp phần cải thiện được chất lượng vận hành và bảo dưỡng các công trình [2] (Chi tiết tại Phụ lục bảng 2). Nghiên cứu tại Philippine, Sri Lanka, Nepal và Ấn Độ cho thấy sự hài lòng cao của NSDN đối với dịch vụ tưới tiêu sau khi thực hiện IMT [12], [31], [37]. Tại Việt Nam, trong những năm đầu tiên thực hiện IMT, phân tích số liệu tại 01 trạm bơm ở ĐBSH sau khi phân cấp cho TCHTDN ở địa phương cho thấy: sau 04 năm từ 1995-1999, diện tích tưới đã tăng từ 934 ha lên 1.600 ha. Hiệu quả tưới đã tăng từ 50% lên 81% do công tác quản lý, khai thác CTTL đã được cải thiện, lượng nước tiêu thụ giảm từ 8.000 m3 /ha trồng lúa xuống còn 5.120 m3 /ha, tiết kiệm được 36% tổng lượng nước tưới và sản lượng lúa đã tăng từ 1,7-2,5 lần so với trước khi thực hiện phân cấp, chuyển giao tưới [38]. Tóm lại, quá trình cải cách quản lý tưới từ 1980 đến nay cho thấy phân cấp quản lý, khai thác CTTL có mối quan hệ chặt chẽ với IMT. Sự phát triển cao nhất của một đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL chính là việc áp dụng khả thi các kết quả đề xuất phân cấp đó cho thực hiện IMT, đây cũng là cơ sở để đổi mới mô hình quản lý, khai thác CTTL (Hình 1.4). Hình 1.4. Quá trình cải cách quản lý tưới tại những quốc gia có nền nông nghiệp có tưới từ năm 1980 đến nay. Nguồn: Nguyễn Đức Việt và Đoàn Thế Lợi, 2016 1.3. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Việt Nam Việt Nam là một nước với 70% dân số lao động làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Thống kê của Tổng cục Phân cấp quản lý, khai thác CTTL Chuyển giao quản lý tưới (IMT) Đổi mới mô hình quản lý, khai thác CTTL Khủng hoảng kinh tế và nhu cầu sản xuất
  • 27. 14 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Thủy lợi năm 2013, cả nước có 7,5 triệu ha đất trồng lúa (Đông Xuân 3,1 triệu ha, Hè Thu 2,06 triệu ha, Mùa 2,3 triệu ha); 1,7 triệu ha đất trồng rau và cây công nghiệp [39]. Để phục vụ tưới, tiêu cho gần 10 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp trên, ngành thủy lợi đã được Nhà nước đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng; kết quả sau hàng chục năm đầu tư, cả nước hiện có: 6.700 hồ chứa, 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống lớn, 1.500 đập dâng lớn, 234.000 km kênh mương và 25.960 km đê các cấp; có trên 3,5 triệu hecta được tưới bằng hình thức động lực [40]. Giai đoạn 1956-1986, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “Bao cấp”, Nhà nước chỉ công nhận 02 nền kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể và cũng chỉ có 02 chủ sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể trong các ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực thủy lợi. Trong giai đoạn này, có 386 đơn vị khai thác CTTL Nhà nước (trực thuộc Bộ, tỉnh, huyện) trực tiếp quản lý, khai thác các CTTL của nhà nước; trên 16.000 hợp tác xã (HTX) được nhà nước phân giao trực tiếp quản lý các công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng. Như vậy, bản chất của phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Việt Nam đã xuất hiện cách thời điểm thực hiện nghiên cứu này (năm 2012) từ hơn 30 năm về trước [5], nhưng chưa được thể hiện rõ nét bằng các văn bản pháp luật. Năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ “Đổi mới”, ngành nông nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ, trên cùng 01 diện tích đất trồng lúa, người nông dân đã thâm canh, tăng vụ từ 1-2 vụ lúa/năm lên 2-3 vụ lúa/năm kết hợp cây vụ Đông khiến cho nhu cầu nước tưới phục vụ trồng trọt tăng lên nhanh chóng [41]. Để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng đòi hỏi công tác quản lý, khai thác CTTL cũng cần có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhưng xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc tại thời điểm này là: (i) Các CTTL được xây dựng từ thời kỳ Đại thủy nông (1960-1980) bắt đầu xuống cấp theo thời gian; (ii) Khủng hoảng kinh tế cuối thời kỳ “Bao cấp” (năm 1985); (iii) Áp lực của trên 16.000 HTX với 90% nông dân còn đang phụ thuộc vào nền kinh tế bao cấp [42]. Giai đoạn 1988-1992, Việt Nam đang trong thời kỳ “Đổi mới”, được đánh dấu bằng các chính sách “Khoán 10” và “Khoán 100” với nội dung căn bản là giao
  • 28. 15 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước quyền sử dụng ruộng đất ổn định cho người nông dân, kinh tế tư nhân được khuyến khích và phát triển, giảm dần vai trò của các HTX và trả về cho chính quyền xã [43]. Một số địa phương đã phân giao các CTTL nhỏ, nội đồng từ các HTX cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tham gia quản lý, khai thác nhằm giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước [38]. Kinh phí hoạt động của tổ chức thuỷ lợi cơ sở thu theo phần trăm sản lượng trung bình của ruộng đất, ví dụ như hình thức tưới trọng lực thu từ 4 - 6,5% sản lượng lúa [44]. Tuy nhiên, mức thu thủy lợi phí này là còn khá cao nên đã tạo gánh nặng cho người nông dân [45]. Giai đoạn 2008 đến nay, nhằm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người nông dân và giúp cho các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước (trực thuộc Bộ và tỉnh) ổn định nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp các CTTL, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 với nội dung miễn, giảm thủy lợi phí cho người nông dân từ công trình đầu mối đến cống đầu kênh; từ cống đầu kênh đến mặt ruộng, người nông dân vẫn phải trả phí thủy nông nội đồng cho tổ chức thủy lợi cơ sở để đảm bảo công tác phân phối nước [46], [47]. Theo đó, để có cơ sở phân bổ nguồn thủy lợi phí cấp bù giữa đơn vị khai thác CTTL Nhà nước và tổ chức thủy lợi cơ sở, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 65/2009/TT- BNNPTNT ngày 12/10/2009 về việc “Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác CTTL” [48]. Đây cũng là giai đoạn mà công tác phân cấp thủy lợi được triển khai mạnh mẽ ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Thống kê của Tổng cục Thủy lợi năm 2014, Việt Nam có 55/63 tỉnh đã triển khai xây dựng Đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo hướng dẫn tại TT65 (Bảng 1); trên cơ sở đó, UBND các tỉnh tiến hành thực hiện IMT các CTTL cho tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm thực hiện TT65 (2010-2015), đã có 39/63 tỉnh trên cả nước (chiếm 62%) thực hiện IMT theo đề án phân cấp; số lượng CTTL đã chuyển giao cho các tổ chức thủy lợi cơ sở là: 3.191 hồ chứa, 11.500 đập dâng, 7.036 trạm bơm điện, 4.068 cống và hàng chục nghìn kênh các cấp; riêng tại ĐBSCL đã tiến hành phân cấp được: 13/14 hồ chứa, 2.327/3.127 trạm bơm điện, 3.503 cống các cấp và 12.715/67.183 km kênh [49].
  • 29. 16 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Bảng 1.1. Kết quả thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo TT65 TT Tỉnh/ Thành phố Tổng số Trong đó Phù hợp với TT65 Đã sửa theo TT65 Xây mới theo TT65 Cả nước 39 11 14 14 1 Miền núi Phía Bắc 10 2 4 4 2 Đồng bằng sông Hồng 8 1 2 5 3 Bắc Trung Bộ 4 2 - 2 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 4 1 3 - 5 Tây Nguyên 3 1 1 1 6 Đông Nam Bộ 4 1 2 1 7 ĐBSCL 6 3 2 1 Nguồn: Báo cáo rà soát thực hiện TT65 của các địa phương, 2014 1.4. Tổng quan tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL 1.4.1. Tiêu chí phân cấp theo cấp công trình thủy lợi Để việc thực hiện IMT phù hợp với năng lực của các tổ chức thủy lợi cơ sở, dựa trên kinh nghiệm, các chuyên gia sẽ đánh dấu, phân loại CTTL theo các cấp (từ cao đến thấp) trên bản đồ tưới (quy mô từ 01 khu tưới cho đến cả 01 vùng lãnh thổ). Căn cứ các lớp theo cấp công trình trên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành phân cấp nhiệm vụ cho các tổ chức thủy lợi cơ sở. Cơ sở để phân cấp công trình được căn cứ theo năng lực phục vụ, đặc tính kỹ thuật (kết cấu, vật liệu), quy mô phục vụ (ha) của những công trình có chung nguồn cấp từ một công trình đầu mối; trong đó, nhiệm vụ công trình là tiêu chí cao nhất để xác định cấp công trình thuỷ lợi [50]. Điển hình một số cấp công trình như sau: - Công trình thủy lợi đầu mối: là hạng mục công trình ở vị trí khởi đầu của hệ thống tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc công trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước [28]. - Công trình thủy lợi cấp 1, 2, 3, 4: được xác định dựa trên năng lực phục vụ của công trình, ví dụ tại Việt Nam được căn cứ trên diện tích được tưới, tiêu tự nhiên (ha) hoặc chiều cao của đập (m), lưu lượng đối với các công trình cấp nước cho các ngành sử dụng nước khác (m3 /s), cụ thể tại Bảng 1.2:
  • 30. 17 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Bảng 1.2. Phân loại cấp công trình thủy lợi Loại công trình và năng lực phục vụ Loại nền Cấp công trình Đặc biệt I II III IV CTTL có diện tích được tưới hoặc diện tích tự nhiên khu tiêu (103 ha). - >50 >10-50 >2-10 ≤2 Hồ chứa nước có dung tích ứng với MNDBT (106 m3 ). >1.000 >200- 1.000 >20- 200 ≥3-20 ≤2 Công trình cấp nguồn nước chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước (m3 /s). >20 >10-20 >2-10 ≤2 - Đập vật liệu đất, đất-đá có chiều cao lớn (m). A >100 >70-100 >25-70 >10-25 ≤10 B - >35-75 >15-35 >8-15 ≤8 C - - >15-25 >5-15 ≤5 Đập bê tông, bê tông cốt thép các loại và các CTTL chịu áp khác có chiều cao (m). A >100 >60-100 >25-60 >10-25 ≤10 B - >25-50 >10-25 >5-10 ≤5 C - - >10-20 >5-10 ≤5 Tường chắn có chiều cao (m) A - >25-40 >15-25 >8-15 ≤8 B - - >12-20 >5-12 ≤5 C - - >10-15 >4-10 ≤4 Nguồn: QCVN 04-05:2012/BNNPTNT - Công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng: là những công trình, kênh mương trực tiếp dẫn nước từ điểm giao nhận dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác [28]. Tuỳ vào điều kiện văn hoá bản địa, kinh tế-xã hội của từng địa phương hoặc vùng lãnh thổ, giá trị để phân loại các cấp CTTL như tại Bảng 1.2 sẽ có những điều chỉnh khác nhau; đây cũng là căn cứ giúp các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn những CTTL phù hợp theo năng lực, kinh nghiệm của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở để xây dựng đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL. Một ví dụ cụ thể tại Nhật Bản: Chính phủ phân cấp quản lý, khai thác theo 04 cấp công trình (A, B, C và D) phù hợp theo năng lực của từng chủ thể quản lý. Phần lớn công trình được chuyển giao cho các Tổ chức dùng nước cơ sở (LIDs) của địa phương. Đơn vị khai thác CTTL Nhà nước chỉ quản lý những CTTL lớn, hồ chứa, đập dâng ở cấp quốc gia, đặc biệt là những hồ chứa nước đa mục tiêu [13].
  • 31. 18 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Minh họa phân cấp quản lý, khai thác tại Nhật Bản tại Hình 1.5: Hình 1.5. Phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình tại Nhật Bản Nguồn: Viện Nghiên cứu Tưới tiêu Nhật Bản, 2007 Trong đó: - CTTL loại A: Các công trình ở cấp nội đồng (kênh, mương, cống lấy nước mặt ruộng, bậc nước, máng đo nước...). - CTTL loại B: Các công trình ở cấp đầu mối nhỏ (cống đầu kênh, kênh trục chính, kênh cấp 1 và 2 hoặc vượt cấp). - CTTL loại C: Các công trình ở cấp đầu mối lớn (đập dâng, hồ chứa, trạm bơm, cống và cống vùng triều). - CTTL loại D: Các công trình ở cấp trọng điểm quốc gia (hồ thủy điện, đập lớn, hồ chứa nước đa mục tiêu...). Đến nay, tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo cấp công trình được các chuyên gia nhận xét là khá phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản [51]. Tiêu chí phân cấp này cũng được áp dụng phổ biển ở những quốc gia khác như Colombia, Trung Quốc, Iran... (Chi tiết tại Phụ lục bảng 3) do ưu điểm là có thể triển khai IMT cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở trên một khu vực tưới, tiêu rộng lớn [20], [52]. Tuy nhiên, rất khó áp dụng trong thực tế, do việc xác định được chủ thể quản lý, khai thác ở từng cấp CTTL phụ thuộc vào trình độ của từng loại hình tổ chức quản lý, khai thác CTTL ở từng địa phương, từng khu tưới.
  • 32. 19 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước 1.4.2. Tiêu chí phân cấp theo sự phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở Sự phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở phụ thuộc nhiều vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế-xã hội của từng địa phương. Theo nghiên cứu của Trung tâm tư vấn PIM thực hiện năm 2007 tại ĐBSCL [53], ví dụ về sự phát triển của một số loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở điển hình qua các thứ bậc sau: - Bậc 1- Hộ hoặc nhóm hộ sử dụng nước: là mô hình tự phát, không thống nhất về tổ chức, mỗi hộ hoặc nhóm hộ nông dân tự đầu tư máy bơm để thực hiện dịch vụ tưới tiêu, tự hiệp thương trong nhóm về phí dịch vụ duy tu, bảo dưỡng. Phạm vi phục vụ chủ yếu trong xã hoặc ấp/ thôn. - Bậc 2- Tổ dịch vụ thủy lợi: được hình thành từ nhóm vài hộ sử dụng nước, được cộng đồng bầu ra để thực hiện bơm tưới cho các hộ khác; quy mô từ 3-5 người; máy bơm được mượn của các hộ trong vùng tưới đã có sẵn để phục vụ; người dân chỉ đóng tiền trả công và chi phí nhiên vật liệu, khấu hao trong quá trình vận hành máy bơm. - Bậc 3- Tổ hợp tác: do những nhóm hộ nông dân năng động (3-5 người) góp vốn hoặc huy động từ cộng đồng để đầu tư trạm bơm thực hiện cung ứng dịch vụ tưới, tiêu. Các tổ hợp tác này không có con dấu, tài khoản riêng và không có văn phòng hoạt động. Phạm vi hoạt động thường trong 01 ấp hoặc thôn. - Bậc 4- Hợp tác xã nông nghiệp hoặc tổ chức hợp tác dùng nước: các thành viên chủ yếu là những NSDN, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và làm dịch vụ thủy lợi ở cấp xã. HTXNN/ TCHTDN là mô hình khá phổ biến tại HTTL Bắc Vàm Nao (chiếm khoảng 70%) và HTTL Ô Môn - Xà No (chiếm từ 5-10%). Phạm vi hoạt động của HTXNN/ TCHTDN theo quy mô liên xã, xã, liên ấp, ấp hoặc các vùng đê bao. - Bậc 5- Ban quản lý thủy lợi liên xã: được hình thành theo mô hình quản lý nước tổng hợp, liên xã. Thành viên của Ban là đại diện những NSDN có uy tín từ các xã có liên quan (do nông dân bầu). UBND huyện ký quyết định thành lập Ban, có điều lệ hoạt động, có tư cách pháp nhân. Phạm vi quản lý của Ban là 01 khu hoặc ô thủy lợi khép kín, liên quan đến nhiều xã.
  • 33. 20 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Căn cứ theo các thứ bậc của các loại hình phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở, những quốc gia như Thái Lan, Philippine, Nepal… đã tiến hành phân giao những CTTL nhỏ, nội đồng, cấp 3 cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở trực tiếp quản lý. Bên cạnh những tổ chức điển hình trên tại Mêxicô, một số tổ chức dùng nước ở các kênh cấp 3 đã hiệp thương, liên kết lại thành Liên hiệp các Tổ chức dùng nước để có năng lực, nguồn lực cao hơn và kiến nghị Chính quyền chuyển giao cho quản lý, khai thác kênh cấp 1, cấp 2 có diện tích tưới tiêu lên đến 10.000 ha [54]. Xác định sự phát triển của các tổ chức thủy lợi cơ sở là một căn cứ có độ tin cậy cao để hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phân cấp quản lý, khai thác CTTL vì tiêu chí này có xem xét đến khả năng quản lý, tài chính của những tổ chức đó. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp sau khi thực hiện IMT theo tiêu chí này cũng đem lại kết quả tích cực, cụ thể theo kết quả nghiên cứu của Aditi Mukherji, Viện Quản lý tưới Quốc tế (IWMI) thực hiện năm 2010 tại 108 HTTL lớn trên thế giới sau một thời gian áp dụng mô hình PIM, nhiều TCHTDN đã bị tê liệt, tan rã, điển hình ở Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Kazakhstan, Iran (Hình 1.6)... ước tính chỉ còn khoảng 40% tổ chức PIM còn hoạt động được sau khi IMT theo các đề xuất phân cấp [55]. Hình 1.6. Kết quả thực hiện mô hình PIM của 108 HTTL trên thế giới Nguồn: Mukherji et al. 2009b
  • 34. 21 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước 1.4.3. Tiêu chí phân cấp theo quy mô diện tích tưới, tiêu Trên thế giới, diện tích tưới, tiêu trồng lúa (đơn vị là hecta, km2 ) hiện đang là một trong những căn cứ pháp lý để thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở [2], [16]. Thông qua diện tích tưới, tiêu sẽ góp phần xác định được quy mô, tầm ảnh hưởng của các CTTL của khu vực tưới, tiêu đó; diện tích để làm căn cứ hỗ trợ phân cấp là khác nhau ở từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Thống kê trên 20 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tại CHDC Dominica đề xuất phân cấp các CTTL có tiêu chí diện tích phục vụ [≤1.000 ha]; lưu vực sông Volta của Ghana là [≤100 ha], Indonesia là [≤500 ha]; Nepal đối với vùng núi là [≤500 ha] và đồng bằng là [≤2.000 ha]; Zimbabwe là [≤80 ha]; Philippine là [<1.000 ha]; Đài Loan là [<270 ha]… Tùy theo các đơn vị diện tích trên, các tổ chức thủy lợi cơ sở cũng được thành lập tương ứng theo quy mô khác nhau để có thể tiếp nhận công tác quản lý, khai thác CTTL. Theo Salman năm 1997, các tổ chức thủy lợi cơ sở trên thế giới tham gia quản lý với diện tích chủ yếu từ [200-300 ha] cho đến 5.000 ha, quy mô tương ứng từ [10-20 người] cho đến 2.000 người [56], có trường hợp căn cứ phân cấp theo diện tích tưới, tiêu lên tới hơn 10.000 ha như tại Mêxicô [57] (Chi tiết tham khảo tại Phụ lục bảng 4). Trong đó, diện tích tưới, tiêu phổ biến nhất để thực hiện IMT cho các tổ chức dùng nước chủ yếu từ 100-300 ha, cụ thể tại Nhật Bản như Bảng 1.3 [51]. Bảng 1.3. Số lượng LIDs được phân cấp CTTL theo diện tích tại Nhật Bản. Diện tích >5000 ha 1.000- 5.000 ha 500- 1.000 ha 300-500 ha 100-300 ha <100 ha Tổng LIDs 71 576 564 562 1.499 2.826 6.103 Nguồn: Báo cáo thực hiện IMT, FAO, 2007 Tại Việt Nam, Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các chủ thể là TCHTDN, hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí diện tích phục vụ cho từng loại hình CTTL như sau: (i) Trạm bơm điện từ 100-500ha; (ii) Kênh mương diện tích phục vụ ≤500ha; (iii) Cống đầu kênh từ 50-400ha.
  • 35. 22 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Tuy nhiên, một thực tế tại Việt Nam là các địa phương thực hiện phân cấp theo tiêu chí diện tích tưới, tiêu thường nhỏ hơn so với quy định tại TT65, chủ yếu từ [<50ha] tại các tỉnh phía Bắc (Hà Giang, Thái Nguyên, Hải Dương…) và [<100ha] tại các tỉnh phía Nam (An Giang) [58]. Lý do là năng lực quản lý, khai thác CTTL của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở ở các vùng, miền là không đồng đều. Rà soát nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy các kết quả mới chỉ thống kê được giá trị diện tích để đề xuất tiêu chí hỗ trợ phân cấp, nhưng chưa có bất kỳ cơ sở nào cho việc xác định, lựa chọn diện tích tưới, tiêu như đã trình bày trên là có hay không phù hợp với năng lực, khả năng tiếp nhận quản lý, khai thác của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở. Kết quả nghiên cứu của C. Garcés Restrepo năm 2001 chỉ ra rằng thực hiện IMT theo diện tích lớn quy mô lớn hơn 10.000 ha tại Mêxicô đã phát sinh một số vấn đề nghiêm trọng do công tác vận hành, bảo dưỡng và bảo vệ CTTL vượt trên tầm khả năng tài chính, kỹ thuật của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở [2], [59]. Bên cạnh đó, tiêu chí phân cấp theo diện tích tưới, tiêu chịu ảnh hưởng rất lớn bởi đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của khu vực tưới nên rất khó để tìm được chủ thể nhận trách nhiệm quản lý, khai thác cho những công trình ở những khu vực nằm cuối các HTTL do những chi phí phát sinh về xăng, dầu, điện cho trạm bơm và duy tu, nạo vét kênh… nên các tổ chức thuỷ lợi cơ sở thường chỉ đủ khả năng bảo đảm dẫn nước cho những khu tưới gần công trình đầu mối [60]. 1.4.4. Tiêu chí phân cấp theo mức độ vận hành và bảo dưỡng CTTL Đánh giá mức độ từ đơn giản đến phức tạp của công tác vận hành và bảo dưỡng của từng loại hình CTTL (đập, kênh, cống, trạm bơm…) là một trong những tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở [20], tiêu chí này dựa trên việc: 1. Đánh giá mức độ vận hành CTTL gồm các nội dung: - Tính toán yêu cầu cung cấp nước. - Điều hành, phân phối nước. - Phân phối nước trong thời kỳ khan hiếm nước do hạn, xâm nhập mặn. - Hồi quy nước sau tưới, tiêu trở lại HTTL.
  • 36. 23 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước 2. Đánh giá mức độ bảo dưỡng của CTTL: đối với những CTTL có yêu cầu vận hành phức tạp thì đòi hỏi trình độ, kỹ năng tu sửa, bảo dưỡng công trình của tổ chức thủy lợi cơ sở cũng phải ở mức cao hơn. Theo nghiên cứu D.L. Vermillion năm 2001, Ông cho rằng việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm trong công tác duy tu, bảo dưỡng CTTL của NSDN cần được thực hiện trước khi thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở [61]; nhưng quan điểm trên cũng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra khuyến nghị chứ chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này. Tuy vậy, cũng có quan điểm liên quan của R.R. Javier và H. Kuscu chỉ ra rằng để nhận xét năng lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL có thể dựa trên kết quả đầu ra là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới từ các CTTL của người nông dân. Cụ thể tại nghiên cứu “Phương pháp đánh giá hiệu quả hệ thống tưới từ nhận thức của người nông dân” do R.R. Javier và H. Kuscu thực hiện tại 02 HTTL Betmera và Gumselassa, vùng Tigray, Ethiopia (2013) và 01 nghiên cứu trước đó về “Đánh giá hiệu quả quản lý nước tưới: một nghiên cứu điển hình tại HTTL Karacabey, Thổ Nhĩ Kỳ” của H. Kuscu (2008) đã nghiên cứu, xây dựng 01 công cụ KIS để đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới từ các CTTL, đối tượng để áp dụng đánh giá là những NSDN, xác định mối tương quan sẽ giúp đánh giá năng lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL. Bảng 1.4. Bộ chỉ số đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ. Biến phụ thuộc Y Sự hài lòng (1) và không hài lòng (0) về chất lượng dịch vụ thủy lợi. Biến độc lập X1 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về việc cấp nước đầy đủ. X2 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về phân phối nước công bằng trong hệ thống thủy lợi. X3 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về cấp nước kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp. X4 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về thủy lợi phí. X5 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về vận hành, duy tu và bảo dưỡng công trình thủy lợi. Nguồn: Hayrettin Kuscu, Filiz Eren Bölüktepe và Ali Osman Demir, 2008
  • 37. 24 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Theo Bảng 1.4, các chỉ số đánh giá của công cụ KIS bao gồm 01 biến phụ thuộc Y (chất lượng dịch vụ thủy lợi) và 05 biến độc lập Xi (hoạt động vận hành, bảo dưỡng CTTL), tuy nhiên, các chỉ số đánh giá còn khá sơ sài. Kết quả đánh giá năng lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL theo phương pháp KIS thể hiện bằng phương trình Logarit như sau: 1 2 i i i 1 2 i-(β +β X ) i i P1 1 P = E Y= = Li = ln = β + β X X 1+e 1-P Nghiên cứu kết luận: Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới tỷ lệ thuận theo năng lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL của NSDN [62]. Như vậy, cho thấy sự cần thiết phải đào tạo tập huấn các kỹ năng vận hành, bảo dưỡng cho những NSDN thuộc các tổ chức thủy lợi cơ sở. Một ví dụ nữa ở Tây Ban Nha, chính quyền địa phương đã thực hiện lộ trình IMT theo đề xuất phân cấp nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở từ đơn giản đến phức tạp, song song với đó là các khóa tập huấn kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng cho những thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở, chủ yếu là những NSDN với một số nội dung chính sau: (i) Sửa chữa, bảo dưỡng CTTL (trạm bơm, kênh, cống); (ii) Quy trình vận hành CTTL; (iii) Kỹ năng huy động vốn để đảm bảo kinh phí khắc phục sự cố công trình; (iv) Kỹ năng xử lý sự cố công trình [63]; nhờ vậy, Chính phủ đã tiết kiệm đáng kể chi phí và nhân lực vận hành và bảo dưỡng [64]. Tại Việt Nam, một số địa phương là Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Đồng Tháp và Bạc Liêu đã phân giao cho các tổ chức thủy cơ sở các công trình có mức độ vận hành, bảo dưỡng đơn giản như nâng cửa tràn, đóng/mở cống, nạo vét kênh mương nội đồng... Thực tế cho thấy đối với các tỉnh Trung du MN phía Bắc, việc áp dụng theo tiêu chí này là khá phù hợp; nhưng đối với các CTTL tại ĐBSCL, quy trình tiêu thoát lũ của các cống ngăn mặn-giữ ngọt đòi hỏi phải có kỹ thuật vận hành phức tạp thì việc chuyển giao cho các tổ chức thủy lợi cơ sở để quản lý, khai thác là chưa phù hợp [8]. Tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo mức độ vận hành và bảo dưỡng CTTL được đánh giá là mang tính hiệu quả, bền vững hơn so với những tiêu chí khác do có xem (1-1)
  • 38. 25 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước xét đến việc đánh giá năng lực, kỹ thuật của các tổ chức thủy lợi cơ sở; tuy nhiên, do còn thiếu cơ sở khoa học nên cần được tiếp tục nghiên cứu. 1.4.5. Tiêu chí phân cấp theo địa giới hành chính So với những tiêu chí phân cấp đã nêu, đây là tiêu chí hỗ trợ phân cấp được áp dụng phổ biến nhất sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới (1980-1990), nhằm giảm áp lực về tài chính trong quản lý, khai thác CTTL, Chính phủ ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Inđônêxia, Philippine… đã thực hiện IMT theo các đề xuất phân cấp dựa trên địa giới hành chính. Theo Luật Đất đai số 45/2013/QH13 năm 2013, địa giới hành chính là ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội; được xác định bằng các mốc giới cụ thể thể hiện toạ độ vị trí đó [65]. Hiện nay, Việt Nam được chia thành 03 cấp địa giới hành chính là: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đây cũng là xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng cũng có những quốc gia có diện tích lớn như Trung Quốc lại chia thành 05 cấp là: cấp tỉnh, cấp địa khu, cấp huyện, cấp xã và cấp thôn [66]. Bằng cách thống kê và lập danh mục cho tất cả các CTTL thuộc địa giới hành chính của 01 tỉnh, huyện, xã hoặc thôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định việc thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác CTTL ở cấp hành chính là 01 xã hoặc 01 thôn. Ví dụ tại Chương trình “Hỗ trợ phát triển sinh kế nông thôn Andhra Pradesh, Ấn Độ” do Bộ Phát triển Quốc tế Anh thực hiện năm 2001 hỗ trợ bang Andhra Pradesh phân cấp 575.000 giếng khoan cho các tổ chức thủy lợi cơ sở, mặc dù ranh giới thuỷ lực của khu tưới là các lưu vực sông, nhưng để quản lý dễ dàng hơn các chuyên gia đã khoanh vùng dọc theo đường ranh giới hành chính với diện tích tối đa là 500 ha, tức là chỉ tương đương đơn vị hành chính của 01 thôn; như tổ chức thủy lợi cơ sở tại thôn Bhairkhanpalle được Chính quyền bang Andhra Pradesh chuyển giao 30 giếng khoan để tự quản lý và một khoản hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng hàng năm khoảng 50.000 rupees, mục đích là để huy động được các nguồn lực địa phương và kiến thức bản địa của cộng đồng trong công tác quản lý, khai thác các giếng khoan [67]. Tại Việt Nam, theo kết quả rà soát
  • 39. 26 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước năm 2015, hầu hết các địa phương đều áp dụng ranh giới hành chính phạm vi 01 xã để hỗ trợ phân cấp các công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng cho các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác [49]. Phân cấp theo địa giới hành chính là tiêu chí hỗ trợ tối ưu nhất để hoàn thành việc triển khai thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng như tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo diện tích tưới, tiêu, nhược điểm của tiêu chí này là chỉ áp dụng hiệu quả cho những nơi có các CTTL phân bố rời rạc không theo hệ thống như các giếng khoan, công trình cống, mó lấy nước đơn giản trên vùng cao; còn đối với các HTTL có nhiều công trình liên huyện, liên xã thì việc phân cấp theo địa giới hành chính tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột lợi ích sử dụng nước giữa NSDN ở đầu và cuối HTTL. 1.4.6. Tiêu chí phân cấp theo số điểm lấy nước trên kênh Trong một số trường hợp đặc biệt, có những kênh thủy lợi liên tỉnh, liên huyện và chạy qua những khu vực có địa hình phức tạp, rất khó để tổ chức quản lý, khai thác một cách hiệu quả, dẫn đến các chi phí vận hành, bảo dưỡng công trình lớn nên nhu cầu thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở là hết sức cấp thiết. Nhưng với các tiêu chí hỗ trợ phân cấp như trên thì khó để thực hiện, do tính chất của các CTTL là khác nhau trên mỗi khu tưới, chính vì vậy, các chuyên gia Nam Phi đã đưa ra một tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo số điểm lấy nước trên kênh. Tiêu chí phân cấp này dựa trên kết quả thống kê tất cả các điểm lấy nước trên kênh, sau đó phân loại các điểm đó theo các lớp có những tính chất tương đồng với nhau như: (i) Các điểm lấy nước ở khu tưới tự chảy; (ii) Các điểm lấy nước ở khu tưới động lực- vùng đồng bằng; (iii) Các điểm lấy nước ở khu tưới động lực- vùng cao. Căn cứ các lớp điểm lấy nước trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ phân giao các điểm lấy nước cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tương ứng ở từng khu vực, như vậy, sẽ dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ chi phí và nội dung đào tạo vận hành, bảo dưỡng đặc thù cho các thành viên ở mỗi tổ chức thủy lợi cơ sở. Một ví dụ về tiêu chí hỗ trợ theo số điểm lấy nước trên kênh được áp dụng tại HTTL Thabina, tỉnh Limpopo, Nam Phi (Hình 1.7).
  • 40. 27 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Hình 1.7. Sơ đồ phân cấp tại HTTL Thabina, tỉnh Limpopo, Nam Phi. Nguồn: Gert Jan Veldwisch 2006 Kênh R36 (dài 25km) có nhiệm vụ dẫn nước từ đập dâng trên sông Thabina (công suất 700 m3 /h) để phục vụ tưới, tiêu cho 234 thửa ruộng trồng lúa của 04 khu tưới có cao độ từ thấp đến cao; trong đó, nhiệm vụ khó khăn nhất là bơm nước cấp nguồn phục vụ tưới cho khu ruộng 04 (Hình 1.7). Trước khi thực hiện IMT (năm 1998), trên mỗi kênh cấp 2 sau các điểm lấy nước của kênh R36 có rất nhiều đường ống lấy nước tưới (đường kính 75-100 mm) vào ruộng mà không có sự quản lý, dẫn đến xung đột gay gắt giữa những NSDN ở khu tưới 01 và khu tưới 04. Chính quyền tỉnh Limpopo quyết định cứ 04 điểm lấy nước trên kênh R36 giao cho 01 TCHTDN quản lý, mỗi khu ruộng có từ 3-5 TCHTDN được điều hành chung bởi Ban quản lý thủy lợi kênh R36. Bên cạnh đó, riêng các TCHTDN tại khu ruộng 04 còn được hỗ trợ đào tạo kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng trạm bơm cấp nguồn lên hồ chứa Nước Đêm bảo đảm phục vụ nước cho khu tưới này [68].
  • 41. 28 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước Tuy nhiên, nhược điểm của tiêu chí này là phạm vi áp dụng chỉ giới hạn cho loại hình CTTL là kênh, mương. Nhưng trong thực tế, trên một khu vực tưới có rất nhiều các loại hình CTTL nên tiêu chí hỗ trợ phân cấp trên chưa thể trở thành một giải pháp phổ biến cho nhiều vùng, miền khác nhau. Bên cạnh đó, ngoài 06 tiêu chí chính hỗ trợ phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở như đã trình bày trên, cũng còn có một số tiêu chí không phổ biến khác như căn cứ vào số hộ hưởng lợi từ CTTL hoặc là dựa trên nguồn gốc đầu tư xây dựng công trình. Cụ thể tại tỉnh Hà Giang, UBND huyện phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác CTTL như hồ, đập phục vụ tưới tiêu cho trên 30 hộ; các tổ, đội dịch vụ thủy lợi của thôn quản lý dưới 30 hộ; tỉnh Sơn La lại thực hiện phân cấp dựa trên nguồn gốc đầu tư xây dựng công trình, cụ thể là đơn vị khai thác thủy lợi Nhà nước chỉ quản lý các: (i) Công trình đầu mối, kênh chính; (ii) Công trình trên kênh chính do Nhà nước đầu tư; (iii) Công trình đầu mối, kênh chính được Nhà nước đầu tư một phần [69]. 1.5. Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác CTTL 1.5.1. Phương pháp RAP/MASSCOTE Bộ chỉ số RAP (Rapid Appraisal Procedure) là công cụ đánh giá nhanh hiện trạng của 01 HTTL theo phương pháp MASSCOTE, giúp chỉ ra những vấn đề còn tồn tại về công trình cũng như công tác quản lý, vận hành và đề xuất kế hoạch sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống tưới [70] với 2 nhóm chỉ số sau: 1. Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả nội tại (Internal indicators) gồm có: (i) Hiệu quả điều tiết nước của toàn bộ hệ thống tưới; (ii) Chất lượng dịch vụ phân phối nước cho NSDN; (iii) Xác định các vấn đề về phần cứng, kỹ thuật và quy trình điều tiết công trình. Kết quả đánh giá hiệu quả khai thác CTTL sử dụng thang đo chỉ số từ [0-4], đặc biệt đã đề xuất được các trọng số cho các thông số thành phần, phân tích ví dụ cụ thể cho chỉ số I-1: - Chỉ số truyền tải nước thực tế cho các đối tượng sử dụng nước (cá nhân, hộ gia đình) là chỉ số bậc 01 (Primary Indicator). Ký hiệu là I-1. - Chỉ số I-1 được tổng hợp bởi 04 thông số thành phần (Sub-Indicator):
  • 42. 29 Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước + Thông số I-1A: đo lượng nước thực cấp đến mặt ruộng. + Thông số I-1B: tính linh hoạt trong khi truyền tải. + Thông số I-1C: độ tin cậy trong khi truyền tải. + Thông số I-1D: tính công bằng, đầy đủ. - Thông số thành phần cũng được đánh giá theo thang đo [0-4], cụ thể cho thông số I-1A (lượng nước thực đo trên mặt ruộng) như Bảng 1.5. Bảng 1.5. Ý nghĩa thang đo thông số I-1A, RAP/MASSCOTE. □ 4 điểm Phương pháp thực đo rất tốt và có các thiết bị vận hành điều khiển, lưu trữ số liệu tự động. □ 3 điểm Phương pháp thực đo hợp lý và có các thiết bị vận hành, lưu trữ số liệu trung bình. □ 2 điểm Phương pháp thực đo đạt hiệu quả nhưng các thiết bị đo lưu lượng và vận tốc dòng chảy hoạt động kém hiệu quả. □ 1 điểm Phương pháp thực đo đạt hiệu quả về vận tốc dòng chảy nhưng không có các thiết bị đo lưu lượng. □ 0 điểm Không thực hiện đo lượng nước đến trên mặt ruộng. Nguồn: Báo cáo hướng dẫn sử dụng RAP, FAO 2002 - Giá trị trọng số của thông số thành phần thể hiện mức độ đóng góp cho chỉ số, ví dụ chi tiết cho chỉ số I-1 theo công thức (2-3): I-1 = 0,09 I-1A + 0,18 I-1B + 0,36 I-1C + 0,36 I-1D (Chi tiết tham khảo tại Phụ lục bảng 6) 2. Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả bên ngoài (External indicators) gồm các chỉ số ngoại lai như: (i) Tổng lượng nước tiêu thụ trên tổng lượng nước cấp vào HTTL; (ii) Năng suất cây trồng so với lượng nước được phân phối... Ví dụ qua công thức tính của một vài chỉ số điển hình sau: - Chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu nước của HTTL: d TT W Luong nuoc can = (%) W Tong luong nuoc co san - Chỉ số liên quan đến hiệu quả của năng suất cây trồng: c n Y Nang suat cay trong = W Luong nuoc phan phoi den mat ruong (1-2) (1-3) (1-4)