SlideShare a Scribd company logo
1 of 204
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LƯU KHƯƠNG HOA
LèI SèNG THANH NI£N N¤NG TH¤N
NGO¹I THµNH Hµ NéI HIÖN NAY
(QUA KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP XÃ CỔ LOA HUYỆN ĐÔNG ANH
VÀ XÃ THỤY HƯƠNG HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DUY BẮC
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾN
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định.
Tác giả
Lưu Khương Hoa
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về lối sống thanh niên 8
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu về lối sống thanh niên 23
Chương 2: THỰC TRẠNG LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY 41
2.1. Khảo sát lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay
(Qua trường hợp xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và xã Thụy Hương,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) 41
2.2. Đánh giá chung về lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội 73
Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG
CỦA LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI
THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY 89
3.1. Các nhân tố tác động đến lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành
Hà Nội 89
3.2. Xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành
Hà Nội 101
Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỚI
LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH
HÀ NỘI 121
4.1. Những vấn đề đặt ra với lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành
Hà Nội 121
4.2. Một số khuyến nghị đối với với lối sống thanh niên nông thôn ngoại
thành Hà Nội hiện nay 131
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 160
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCTT : Cơ chế thị trường
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐTH : Đô thị hóa
ĐTNCSHCM : Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
KNS
KTTT
: Kỹ năng sống
: Kinh tế thị trường
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NCS : Nghiên cứu sinh
TCH : Toàn cầu hóa
TNNTNTHN : Thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội
NTM : Nông thôn mới
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu thanh niên xã Cổ Loa 41
Bảng 2.2: Cơ cấu thanh niên xã Thụy Hương 44
Bảng 2.3: Chất lượng nguồn nhân lực của hai xã Cổ Loa và Thụy Hương 47
Bảng 2.4: Nghề nghiệp của thanh niên xã Cổ Loa 47
Bảng 2.5: Nghề nghiệp của thanh niên xã Thụy Hương 47
Bảng 2.6: Nguyên nhân lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên 48
Bảng 2.7: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm, nghề nghiệp của
thanh niên 49
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ hài lòng đối với việc làm của thanh niên 50
Bảng 2.9: Đánh giá về mức độ ổn định trong thu nhập của thanh niên 52
Bảng 2.10: Việc sử dụng các vật dụng trong gia đình 53
Bảng 2.11: Mức độ đánh giá cách thức chi tiêu trong gia đình 54
Bảng 2.12: Dự định sử dụng tiền tiết kiệm của thanh niên 55
Bảng 2.13: Các loại hình giải trí của thanh niên 55
Bảng 2.14: Mức độ quan tâm tới các loại hình âm nhạc của thanh niên 57
Bảng 2.15: Mức độ tham gia của thanh niên đối với các hoạt động xã hội 59
Bảng 2.16: Mức độ quan tâm của thanh niên đối với một số lễ hội
truyền thống ở địa phương khác 63
Bảng 2.17: Phân công công việc gia đình 64
Bảng 2.18: Nhận thức của thanh niên về các giá trị truyền thống 67
Bảng 2.19: Nơi đang cư trú của đối tượng điều tra 68
Bảng 2.20: Tiêu chí lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay 70
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thanh niên theo giới tính 42
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thanh niên theo giới tính 44
Biểu đồ 2.3: Người quyết định công việc trong gia đình 65
Biểu đồ 2.4: Mức độ chia sẻ với gia đình và bạn bè 68
Biểu đồ 2.5: Lý do muốn sinh con trai 71
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và
giao dịch quốc tế lớn của cả nước. Từ sau Đại hội VII (năm 1991), cùng với sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, quá trình đô thị hóa
(ĐTH) ở Hà Nội diễn ra sôi động hơn rất nhiều so với thời gian trước đây, và đặc biệt
là rất nhanh so với mặt bằng chung cả nước. Từ năm 2008, sau khi mở rộng địa giới
hành chính, thành phố Hà Nội có những thuận lợi rất cơ bản, song đồng thời cũng đang
phải đối mặt trước những khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển.
Một trong những thách thức đó là vấn đề lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành
trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH thành phố Hà Nội.
Từ trong lịch sử, nông thôn ngoại thành Hà Nội luôn có vị trí, vai trò rất
quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội. Trong gần
ba thập kỷ qua, kể từ khi Đảng ta phát động sự nghiệp đổi mới, đời sống vật chất và
tinh thần của đại bộ phận nông dân đã được cải thiện đáng kể, công bằng hơn trong
các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn ngoại thành Hà Nội đã có nhiều khởi sắc
theo hướng văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên cho đến nay, nông thôn ngoại thành
Hà Nội vẫn là khu vực chậm phát triển trong mặt bằng chung của kinh tế - xã hội
(KT-XH) Thủ đô. Thu nhập của người nông dân ngoại thành Hà Nội tuy đã được
cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực nội thành. Sản xuất
nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của một nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử
dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá, đặc biệt là nguồn
lực con người, trong đó có lực lượng thanh niên nông thôn.
Lịch sử đã chứng minh, cùng với thanh niên cả nước, thanh niên thành
phố Hà Nội, trong đó có nông thôn ngoại thành là lực lượng xã hội to lớn, đóng
vai trò quan trọng góp phần quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Đúng
như Đảng ta xác định: thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương
lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Do đó, thanh niên luôn và cần phải được đặc biệt quan tâm trong chiến
2
lược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người vì sự phát triển bền
vững đất nước. Có thể thấy, vấn đề xây dựng lối sống thanh niên nói chung trong
những năm gần đây đã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, lối sống thanh niên
nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH mạnh mẽ như
hiện nay lại chưa được giới nghiên cứu quan tâm một cách thỏa đáng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà
Nội hiện nay là một vấn đề quan trọng, cấp thiết không chỉ về mặt lý luận, mà cả
trong hoạt động thực tiễn quản lý, giáo dục, xây dựng lực lượng và phát huy sức
mạnh, tiềm năng của đội ngũ thanh niên. Lựa chọn vấn đề "Lối sống thanh niên
nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay" (Qua khảo sát trường hợp xã Cổ Loa
huyện Đông Anh và xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) làm
đề tài luận án là sự mong muốn được tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề mà chúng tôi
đã quan tâm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nghiên cứu lối sống là một vấn đề có
nhiều khó khăn, phức tạp. Hơn nữa lại gắn với một đối tượng nhạy cảm là thanh
niên nông thôn thì vấn đề càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chúng tôi ý thức
rằng, luận án không có tham vọng nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những
vấn đề đặt ra với lối sống mà chỉ tập trung vào một số khía cạnh chủ yếu của lối
sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện
nay (qua khảo sát trường hợp xã Cổ Loa huyện Đông Anh và Thụy Hương huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), luận án nhằm mục đích nhận diện những nét đặc
trưng cơ bản nhất trong lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong
giai đoạn thành phố đang đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH, ĐTH như hiện nay. Từ đó,
dự báo xu hướng vận động và phát triển của lối sống thanh niên niên nông thôn
ngoại thành Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Trên cơ sở đó, luận án hướng tới xác định những vấn đề cần quan tâm trong
lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội - với tư cách là những chủ
thể tích cực của lối sống. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị đối với cấp Trung
ương, thành phố Hà Nội và tổ chức CT-XH của thanh niên nhằm phát huy tốt nhất sức
mạnh của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những thập niên tiếp theo.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về lối sống, lối sống thanh niên,
lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội từ góc nhìn văn hóa học.
- Khảo sát những biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên nông thôn ngoại
thành Hà Nội qua trường hợp xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) và xã Thụy Hương
(huyện Chương Mỹ) trên 3 lĩnh vực hoạt động chủ yếu: hoạt động hiện thực hóa giá
trị văn hóa vật chất, bao gồm vấn đề việc làm, nghề nghiệp và phương thức tiêu
dùng các sản phẩm vật chất; hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa tinh thần, bao
gồm các hoạt động vui chơi, giải trí và tôn giáo, tín ngưỡng; hoạt động hiện thực hóa
giá trị văn hóa xã hội, bao gồm các quan hệ gia đình, dòng họ và định hướng giá trị
của thanh niên. Từ đó, luận án nhận diện chiều sâu các giá trị văn hóa trong những
biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.
- Phân tích những nhân tố tác động, dự báo xu hướng vận động của lối sống
thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm tới.
- Xác định những vấn đề đặt ra và nột số đề xuất, kiến nghị đối với các cấp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lối sống thanh niên nông thôn ngoại
thành Hà Nội hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ điểm đến diện.
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát một số địa bàn cụ thể, luận án khái quát trên
một phạm vi rộng lớn hơn của nông thôn ngoại thành Hà Nội, thuộc những địa bàn
ráp gianh với khu vực nội thành Hà Nội. Vì vậy, luận án chọn đại diện 2 xã là Cổ
Loa huyện Đông Anh và Thụy Hương huyện Chương Mỹ để nghiên cứu.
- Về thời gian: Luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu từ khi Hà Nội mở rộng
địa giới hành chính (năm 2008) cho đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để khảo sát, tìm hiểu quá trình hiện
4
thực hóa các giá trị văn hóa trong lối sống thanh niên; phân tích đặc điểm cũng như
xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Phép biện chứng mácxit là phương pháp nhận biết hiện thực trong tính tổng thể,
toàn vẹn và sâu sắc, soi sáng cho tất cả những phương pháp tiếp cận khác nhau
được sử dụng trong quá trình khảo sát hiện thực của luận án.
Luận án nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội dựa
trên các khái niệm công cụ như lối sống, lối sống thanh niên, lối sống thanh niên
nông thôn ngoại thành Hà Nội và lý thuyết hoạt động, lý thuyết giá trị, lý thuyết
chức năng...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội có thể được tiếp cận từ
nhiều ngành khoa học chuyên biệt như triết học, kinh tế học, xã hội học, dân tộc
học, văn hóa học, lịch sử văn hóa... Tuy nhiên, để phù hợp với mã số chuyên ngành
văn hóa học, luận án chú trọng sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học đối với
lối sống, tìm hiểu chiều sâu văn hóa trong lối sống thanh niên. Với cách tiếp cận
như vậy, để giải quyết được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án chủ yếu sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp liên/đa ngành
Nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội là sự thu thập,
tổng hợp kết quả nghiên cứu của rất nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như xã
hội học, tâm lý học, sử học, khoa học chính trị và nghiên cứu văn hóa. Ở một chừng
mực nhất định, chúng tôi cũng có áp dụng cách nhìn nhận, phân tích của kinh tế học
và khoa học quản lý...
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Luận án đã tổng hợp, phân tích nguồn thông tin khoa học từ các nghiên cứu
đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài để bước đầu nắm vững được những vấn
đề liên quan đến mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các số liệu
thống kê sẵn có của các ban ngành đoàn thể các cấp trung ương, thành phố, huyện
và xã phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp nghiên cứu trường hợp hay còn gọi là phương pháp điển hình
thực chất là sự phân tích một hay một số trường hợp điển hình cụ thể nhằm mục
5
đích nghiên cứu nào đó. Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát một số địa bàn cụ thể,
luận án khái quát trên một phạm vi rộng lớn hơn của nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các huyện có vị trí giáp
ranh với nội thành. Vì vậy, luận án chọn đại diện 2 xã là Cổ Loa huyện Đông Anh
và xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ để làm trường hợp nghiên cứu. Cổ Loa là xã
có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa (năm 938, sau khi Ngô Quyền đánh thắng
quân Nam Hán, đã chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô; 30 năm sau vua Đinh Tiên Hoàng
đã chọn Cổ Loa làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt). Thụy Hương là xã thuộc tỉnh
Hà Tây cũ trước khi hợp nhất về Hà Nội (năm 2008) và là 1/11 xã điểm được chọn
để thực hện triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong cả nước.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng 154 phiếu hỏi anket
với thanh niên thuộc xã Cổ Loa và 163 phiếu hỏi anket với thanh niên thuộc xã
Thụy Hương
Sau khi thu thập được ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát được mã hóa
và xử lý thông qua phần mềm thống kê xã hội SPSS 16.0 cho kết quả định lượng,
phục vụ cho đề tài.
Có thể nói, đây là nguồn thông tin quan trọng nhất, cung cấp luận cứ, nguyên liệu
"đầu vào" cho hầu hết tất cả các phân tích và lập luận trong nghiên cứu của luận án.
Về mục đích: đây là cuộc khảo sát chuyên biệt, tập trung vào mục tiêu là
khám phá thực trạng, đo lường mức độ và phạm vi ảnh hưởng, tìm hiểu các nhân tố
tác động trực tiếp, dự báo xu thế vận động của các xu hướng lối sống chủ yếu của
thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Về thời gian: Cuộc khảo sát được chuẩn bị và tiến hành vào khoảng 6 tháng
cuối năm 2014. Chúng tôi đã tiến hành điều tra trực tiếp 317 nam nữ thanh niên trên
cơ sở phiếu điều tra đã được thiết kế xây dựng theo mục đích nghiên cứu.
Về địa bàn khảo sát: chúng tôi xác định địa bàn khảo sát dựa trên một số tiêu
chuẩn lựa chọn sau:
+ Một huyện đại diện cho địa bàn ngoại thành của Hà Nội cũ (huyện Đông Anh).
Một huyện đại diện cho địa bàn ngoại thành Hà Nội mới mở rộng (huyện Chương Mỹ).
+ Mỗi huyện chọn 01 xã đại diện. Cụ thể huyện Chương Mỹ, chúng tôi chọn xã
Thụy Hương bởi lẽ, đây là xã có làng nghề truyền thống - đại diện cho huyện ngoại
6
thành Hà Nội đi lên từ tiểu thủ công nghiệp. Ở huyện Đông Anh chúng tôi chọn xã Cổ
Loa bởi lẽ, đây là xã thuần túy làm nông nghiệp - đại diện cho nông thôn ngoại thành
Hà Nội trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập thế giới hiện nay.
Về độ tuổi của đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát thanh niên hiện
đang học tập và sinh sống tại hai xã Thụy Hương và Cổ Loa, có độ tuổi từ 18 đến 30,
trong đó có khoảng 60% trong tổng số thanh niên được khảo sát là chưa lập gia đình.
Về phương pháp và kỹ thuật điều tra: để có thể mang lại tính khách quan và
trung thực cho cuộc khảo sát, ngoài bảng hỏi anket, chúng tôi đã tiến hành phỏng
vấn sâu một số cá nhân, nhóm thuộc các độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa
vị xã hội...khác nhau nhằm đánh giá sự biến đổi lối sống của thanh niên nông thôn
ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Những kết quả điều tra từ bảng hỏi và
phỏng vấn cá nhân, nhóm sẽ là cơ sở để chúng tôi đưa ra những đề xuất, kiến nghị
đối với các ngành, các cấp liên quan.
- Phương pháp điền dã thực địa
Đồng thời với phương pháp điều tra xã hội học, chúng tôi cũng chú trọng sử dụng
phương pháp điền dã thực địa (bao gồm cả điền dã tham dự và điền dã quan sát). Bởi lẽ,
phương pháp này giúp cho chúng tôi có được những tài liệu trung thực thông qua việc
quan sát thực tế, ghi chép, ghi âm, ghi hình thực tiễn sinh động của cuộc sống sinh hoạt
và lao động hàng ngày của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội. Qua phương pháp
nghiên cứu điền dã này, chúng tôi cũng nhận thức được sâu sắc và đầy đủ nhiều chiều
cạnh hơn của thực trạng những biểu hiện của lối sống thanh niên. Trên cơ sở đó, có được
những phân tích, đánh giá và nhận xét mang tính khách quan, khoa học nhằm góp phần
đưa ra được những ý kiến đề xuất, kiến nghị có giá trị tạo được sức thuyết phục cho
người đọc cũng như người tiếp nhận kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp dự báo
Luận án kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để dự báo về xu
hướng vận động và phát triển của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội
trong thời gian tới.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đóng góp một số vấn đề lý luận cho chuyên ngành văn hóa học
trong nghiên cứu về lối sống thanh niên và lối sống thanh niên nông thôn.
7
Luận án coi lối sống là những hình thức biểu hiện cụ thể của văn hóa, là quá
trình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị văn hóa trong thực tiễn cuộc sống hàng
ngày của thanh niên. Điều này giải thích tại sao khi nghiên cứu về văn hóa thanh
niên, người ta bắt buộc phải nghiên cứu lối sống thanh niên, và ngược lại, nghiên
cứu lối sống thanh niên để tìm ra chiều sâu các giá trị văn hóa trong thanh niên.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu, khảo sát những biểu hiện cụ thể của lối sống thanh niên xã
Cổ Loa, huyện Đông Anh và xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội nói riêng và nhìn rộng ra các làng quê nông thôn khác của ngoại thành Hà Nội
nói chung, luận án chỉ ra chiều sâu văn hóa của lối sống; sự hiện thực hóa những giá
trị và hệ giá trị văn hóa trong lối sống; những nhân tố tác động và xu hướng vận
động của lối sống thanh niên. Đồng thời, từ sự phân tích đánh giá đó, luận án chỉ rõ
những vấn đề đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp xây dựng lối sống
thanh niên ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH
nhằm phát huy tốt nhất những giá trị văn hóa lối sống lành mạnh, đồng thời hạn chế
đến mức tối đa mặt trái của nó trong bối cảnh đất nước đổi mới, mở của và hội nhập
thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án được chia làm 04 chương, 8 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN
1.1.1. Nghiên cứu về lối sống thanh niên trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khoa học xã hội phương Tây đã đạt được
những bước tiến căn bản trong nghiên cứu về lối sống nhờ sự ra đời và phát triển
của hai ngành khoa học xã hội cơ bản là xã hội học và tâm lý học - với tính cách là
những khoa học riêng biệt, bước đầu tách khỏi triết học. Max Weber (1864 - 1920) -
nhà xã hội học người Đức được coi là người khai sáng cho cách tiếp cận hệ giá trị
văn hóa, thiết chế xã hội và lối sống của các cộng đồng người ở cả phương Tây và
phương Đông từ góc độ tiếp cận xã hội học. Trong công trình nghiên cứu "Tập hợp
các chuyên luận về xã hội học tôn giáo" (2 tập) đã đưa ra quan niệm lối sống như
một khái niệm khoa học liên quan đến đẳng cấp và vị thế xã hội. Ông là người đầu
tiên sử dụng thuật ngữ "lối sống" như một khái niệm khoa học. Lối sống được ông
mô tả như kiểu sống của một nhóm xã hội, giai cấp, cộng đồng người cùng chung
một vị trí kinh tế. Theo Max Weber, lối sống thể hiện vị trí của các nhóm xã hội.
Ông cho rằng, sự phân tầng xã hội theo hình tam giác: phần đỉnh của tam giác là
tầng lớp trên - chủ sở hữu của các phương tiện sản xuất, rất lợi thế nhờ có của; phần
giữa là tầng lớp trung lưu không làm chủ của cải, có cơ may đời sống nhờ khả năng
thị trường từ các kỹ năng không phải chân tay; phần đáy là tầng lớp nghèo, hết sức
bất lợi trong cơ may đời sống, do địa vị yếu kém không có sở hữu của cải... Mỗi
tầng lớp lại chia thành các nhóm nhỏ hơn, dựa trên những địa vị, cơ may, thu nhập,
các tiện nghi sinh hoạt khác, với những mức sống và lối sống khác nhau.
Nhiều vấn đề có liên quan đến phạm trù lối sống được các nhà xã hội học
Phương Tây như Tony Bilton, Kenvin, Berger, Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard,
Michelle Stanworth và Andrew Webster đề cập và phân tích trong công trình nghiên
cứu "Nhập môn xã hội học" do Nhà xuất bản Macmillan ấn hành bằng tiếng Anh
năm 1981 và sau đó đã được tái bản nhiều lần trong các năm từ năm 1982 cho đến
năm 1987. Từ góc độ tiếp cận xã hội học, các tác giả đã đề cập đến khái niệm văn
9
hóa và xã hội hóa và coi đây là 2 khái niệm chính để giải thích đời sống xã hội trong
lý thuyết đồng cảm. Hành vi tiếp thu được trong mỗi xã hội cụ thể bao gồm ý thức,
kỹ thuật và thói quen (lối sống) từ thế hệ này sang thế hệ khác - một di sản xã hội -
mà thực tế là một tập hợp các giải pháp đối với các vấn đề con người đã gặp và giải
quyết trong một thời gian dài... gọi là nền văn hóa. Quá trình quá độ mà chúng ta có
thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội mà trong đó ta đã được sinh ra - quá trình
mà nhờ nó chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách
suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội ta đang sống- được gọi là quá
trình xã hội hóa. Khi cá nhân thông qua xã hội hóa, chấp nhận những qui tắc và đòi
hỏi tạo dựng nền văn hóa xã hội mà họ đang sống, sử dụng chúng để qui định hành
vi của mình nghĩa là họ đã tiếp thu được các qui luật văn hóa của xã hội. Quá trình
xã hội hóa của con người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời rõ ràng là có
ảnh hưởng quyết định tới những thái độ và hành vi khi lớn lên, cho nên gia đình
chính là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xã hội thường phải phụ
thuộc vào. Như vậy, gia đình là một môi trường xã hội hóa có tầm quan trọng chính
yếu đối với việc hình thành nhân cách và lối sống của con người. Không chỉ giới
hạn trong gia đình, các môi trường khác bên ngoài như nhà trường, môi trường xã
hội, lao động và việc làm, truyền thông đại chúng v.v... cũng ảnh hưởng rất lớn đến
hành vi và lối sống của con người, đặc biệt đối với tầng lớp thanh niên.
Cũng trong công trình nghiên cứu này, khi bàn về văn hóa thanh niên, nhiều
nhà xã hội học và bình luận viên ngành truyền thông coi sự tồn tại một "nền văn hóa
thanh niên" như là phản ánh và biểu đạt những kinh nghiệm, những hoạt động và
giá trị của thanh niên. Berger cho rằng: ở một mức độ đáng kể, văn hóa thanh niên
cắt ngang qua các tuyến giai cấp, nó đã tạo nên những biểu tượng và kiểu mẫu hành
vi có khả năng dành địa vị cho những con người xuất phát từ những bối cảnh giai
cấp hoàn toàn khác... Văn hóa thanh niên có một đặc tính bình đẳng mạnh mẽ. Ý
kiến phổ biến này về sự phân chia thế hệ được biểu đạt dưới dạng một nền văn hóa
thanh niên dựa trên một quan niệm chủ yếu có tính chức năng, bao hàm một khái
niệm về sự gián đoạn giữa các hệ thống giá trị của người lớn và thanh niên. Theo
cách nhìn này, sự tác động qua lại vững chắc giữa các thành viên có các độ tuổi
khác nhau là điều cần thiết cho sự vận động và tính liên tục của chế độ xã hội.
10
Trong nghiên cứu lối sống thanh niên, các vấn đề như: sự phân tầng xã hội,
các vấn đề giai cấp, quyền lực chính trị, gia đình, giáo dục, lao động, tín ngưỡng
v.v… cũng được nhiều tác giả đề cập, tranh luận. Các hướng nghiên cứu này một
mặt tiếp cận những vấn đề mới nảy sinh của lối sống hiện đại, mặt khác, ngày càng
đi sâu và cụ thể hóa lối sống của các nhóm nhỏ, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng,
biểu hiện cụ thể của lối sống giữa các nhóm trong đời sống xã hội.
Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, những nghiên cứu đầu tiên về thanh
niên, văn hóa và lối sống thanh niên bắt đầu xuất hiện cùng với tên tuổi của những
nhà xã hội học, tâm lý học nổi tiếng như: Charlotte Buhler, SiegFried BernFeld,
Eduard Spranger, Hildegard Hetzer...Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt từ
đầu những năm 60 của thế kỷ XX, do kết quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật mà các nước tư bản phát triển chuyển nhanh sang giai đoạn "hậu công nghiệp"
với nhiều xu hướng xã hội lôi cuốn hàng triệu thanh niên, như xu hướng hippie,
punk... Đó chính là lý do làm bùng nổ những nghiên cứu mới về thanh niên và lối
sống thanh niên dưới góc độ tâm lý học và xã hội học. Trong những thập niên đầu
thế kỷ XX còn xuất hiện một trường phái mới trong nghiên cứu về lối sống thanh
niên, đó là trường phái "tiểu văn hóa" (Subculture). Đây là một trường phái có ảnh
hưởng khá mạnh mẽ trong các nghiên cứu về thanh niên ở phương Tây trong suốt
ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Tuy nhiên, càng ngày trường phái nghiên cứu này
càng bộc lộ những bất cập cả trên bình diện lý luận, cách tiếp cận và bị nhiều nhà
nghiên cứu phê phán khá gay gắt.
Cũng trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ
XXI, ở Đức đã hình thành một trường phái nghiên cứu mới, mang tính liên ngành
cao, với Klaus Hurelmann là đại biểu tiêu biểu nhất. Theo trường phái này, để tiếp
cận và khám phá bản chất của quá trình xã hội hóa nhân cách, định hướng lối sống
của thanh niên trong xã hội hiện đại cần phải xây dựng lý thuyết mới về vấn đề
thanh niên dựa trên sự tích hợp, liên ngành giữa tâm lý học, xã hội học, khoa học
chính trị và sử học. Đó chính là lý thuyết xã hội hóa (Sozialisationstheorie). Hiện
nay, đây là trường phái nghiên cứu đang được áp dụng ngày càng phổ biến trong
các nghiên cứu về thanh niên ở nước ngoài.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu quá trình đổi mới về kinh tế với những chuyển biến xã hội ở cả nông
11
thôn và thành thị. Bên cạnh những công trình thuộc các lĩnh vực nhân học, xã hội
học, văn hóa học... đã bắt đầu xuất hiện một số nghiên cứu liên ngành có giá trị, liên
quan đến vấn đề lối sống và lối sống thanh niên Việt Nam hiện đại. Tuy thành tựu
của giới Việt Nam học phương Tây là khá phong phú, song cho đến nay chưa có
một công trình chuyên khảo nào về lối sống thanh niên Việt Nam. Mặc dù vậy, các
công trình kể trên cũng là một trong những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối
với nghiên cứu của chúng tôi.
1.1.2. Nghiên cứu về lối sống thanh niên ở Việt Nam
Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khi Việt Nam bước vào giai đoạn
đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, những thay đổi sâu sắc về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội trong giai đoạn này đã kéo theo những biến đổi sâu sắc về lối
sống của con người, đặc biệt là thanh niên. Do đó mà những nghiên cứu về lối sống
thanh niên đã được các nhà khoa học đề cập đến nhiều hơn, phong phú và đa dạng
hơn. Lối sống thanh niên đã bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học xã hội và nhân văn, là đề tài của nhiều luận văn, luận án từ cử nhân
đến thạc sĩ, tiến sĩ. Một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước về lối
sống và lối sống thanh niên đã được triển khai. Nhiều nhà khoa học với những đầu
sách nghiên cứu về lối sống thanh niên đã được xuất bản, có giá trị lớn và được
đánh giá cao.
Tác giả Đặng Cảnh Khanh với công trình "Xã hội học thanh niên" [58] đã
nhìn xã hội học, đi từ góc độ tiếp cận lý thuyết đến những nghiên cứu thực nghiệm,
đã nghiên cứu khá toàn diện về thanh niên. Tác giả đã cho chúng ta cái nhìn khá đầy
đủ về vị trí, vai trò, giá trị đạo đức cũng như những thay đổi trong văn hóa, lối sống
và định hướng giá trị của thanh niên trong bối cảnh đất nước và thời đại hiện nay.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề lý luận và thực
tiễn căn bản nhất liên quan tới thanh niên Việt Nam, với tính cách là một nhóm xã
hội không đồng nhất. Trong đó, định hướng giá trị, văn hóa, cấu trúc của thanh niên và
phong trào thanh niên đã được tác giả khảo cứu và phân tích một cách sâu sắc trong
mối liên hệ, tương tác đa chiều với một số yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v…
Ở Phần III, Chương VIII, tác giả luận bàn về những thay đổi các chuẩn mực
và giá trị trong nội dung xã hội hóa thanh niên qua các số liệu điều tra xã hội học.
12
Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những vấn đề cụ thể như: giá trị đạo đức
trong cộng đồng và gia đình Việt Nam ngày nay đang bị sói mòn, do đó cần phải
phục hồi và nâng cao vai trò của những chuẩn mực và giá trị truyền thống; việc giáo
dục các giá trị truyền thống thông qua phương pháp truyền miệng cần phải được các
gia đình coi trọng; việc tổ chức sinh hoạt văn hóa vui chơi tại cộng đồng là biện
pháp giáo dục có hiệu quả... Ở Chương IX, tác giả khẳng định: các biện pháp để
tăng cường vai trò và sức mạnh của truyền thông chính là giải pháp không thể thiếu
được trong một xã hội đang tiến hành CNH, HĐH; sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa
học truyền thông với khoa học chính trị rất có sức mạnh trong việc làm thay đổi
nhận thức và hành vi của con người, đặc biệt là thanh niên...
Tiếp theo đó, các công trình nghiên cứu "Điều tra tình hình tư tưởng và nhận
thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay" của Đặng Cảnh Khanh [59]
đã cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nhận thức đúng đắn vấn đề quan
trọng mấu chốt nhất trong lối sống là tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của
thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Kết quả điều tra đã cho thấy vấn đề học tập
(48,5%), việc làm (40,2%) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trong các mối quan tâm
của thanh niên nói chung. Điều này đã có sự khác biệt so với những cuộc điều tra
trước đây. Đó là sự chuyển đổi vị trí cho nhau giữa vấn đề lao động việc làm với
vấn đề học tập. Trước đây thường là lao động và việc làm đứng ở vị trí số một, nay
chuyển xuống vị trí số hai, nhường chỗ cho vấn đề học tập. Điều này là hoàn toàn
hợp lý, nó cho thấy nhận thức của thanh niên đã có những thay đổi nhất định trong
vấn đề học vấn. Phần lớn thanh niên hiểu rằng trong điều kiện khắc nghiệt của nền
kinh tế thị trường, kiến thức và trình độ học vấn, tay nghề có ý nghĩa quan trọng. Có
trình độ chuyên môn là điều kiện thiết yếu để có thể chọn lựa được việc làm và
nghề nghiệp hợp lý. Mặc dù hiện nay có nhiều ý kiến nhận xét rằng thanh niên đã
có sự tha hóa trong lối sống và định hướng giá trị ở mặt này mặt khác, nhưng nhóm
tác giả khẳng định: đại đa số thanh niên vẫn cho rằng nhìn chung, sống trung thực,
lành mạnh, có văn hóa vẫn là biểu hiện chung cho lối sống của thanh niên ta hiện
nay... Từ những phân tích, luận giải trên tác giả khẳng định: thanh niên bao giờ
cũng là lực lượng đột phá trong một xã hội trì trệ, là những gì biến động nhiều nhất
trong một xã hội đang biến động. Sự phát triển của một xã hội được đo bằng cường
13
độ hoạt động vốn được tập trung vào nguồn lực thanh niên của xã hội đó, vào việc
phát huy sức sáng tạo của thanh niên…
Tác giả Phạm Hồng Tung trong công trình nghiên cứu "Thanh niên và lối
sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế" [96] đã
nghiên cứu công phu và toàn diện những vấn đề cơ bản của lối sống thanh niên
trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Với cách tiếp cận liên ngành/đa ngành, công trình
đã tập trung làm sáng tỏ các nội dung cơ bản như: những vấn đề lý luận và cách tiếp
cận khi nghiên cứu về thanh niên và lối sống thanh niên, một số khái niệm liên quan
đến thanh niên và lối sống thanh niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên và
lối sống thanh niên trong hơn hai thập kỷ đổi mới đất nước; thông qua đó chỉ ra
những đặc trưng cơ bản của thanh niên và lối sống thanh niên; làm rõ những xu
hướng biến đổi của lối sống thanh niên trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc
tế... Trong đó, tác giả tập trung vào một số nhóm thanh niên có tính đại diện cao cho
thanh niên cả nước như học sinh, sinh viên, thanh niên trí thức... Trên cơ sở nghiên
cứu với những luận chứng có tính thuyểt phục cao, tác giả đã đưa ra những khuyến
nghị khoa học với tiến trình đổi mới đất nước hiện nay đối với thanh niên. Có thể
thẩy, cho đến nay những công trình nghiên cứu chuyên khảo về lối sống thanh niên
như công trình này ở ta hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn. Vì vậy, mặc dù không bàn
trực tiếp đến lối sống thanh niên nông thôn, nhưng công trình này là một trong
những nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị cho đề tài của Luận án.
Tác giả Mạc Văn Trang với công trình nghiên cứu "Đặc điểm lối sống sinh
viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục" [90] đã xác định nội
hàm của lối sống sinh viên và đưa ra một hệ thống những đặc điểm chủ yếu của lối
sống sinh viên. Điều đáng chú ý nhất của công trình này là tác giả đã tiến hành điều
tra khảo sát, thống kê số liệu để phân tích các biểu hiện tích cực và tiêu cực trong
lối sống sinh viên hiện nay. Tác giả đã tiếp cận lối sống sinh viên bằng những số
liệu nghiên cứu cụ thể, mô tả các biểu hiện trong cuộc sống hiện thực của họ. Đây
cũng là một bước tiến mới trong nghiên cứu lối sống sinh viên.
Cùng với hướng tiếp cận này, công trình nghiên cứu "Thực trạng tư tưởng
chính trị - đạo đức - lối sống thanh niên học sinh, sinh viên" của Trần Kiều và cộng
sự [61] đã tiến hành khảo sát gần 3000 học sinh Trung học phổ thông và sinh viên
14
về các nội dung cơ bản như: biểu hiện của lối sống trong học tập, trong quan hệ,
trong sinh hoạt và việc sử dụng thời gian rỗi v.v…
Tác giả Đặng Quang Thành với công trình nghiên cứu " Xây dựng lối sống
văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh" [81] đã đi từ góc độ tiếp cận triết
học đã khẳng định: lối sống là một hình thức biểu hiện của văn hoá. Lối sống có văn
hóa (hay lối sống văn hóa) là một đặc trưng quan trọng của con người Việt Nam
trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Xây dựng con người Việt Nam không thể
coi nhẹ việc xây dựng lối sống có văn hóa.
Đi theo hướng tiếp cận này, tác giả Lương Thanh Tân với "Giáo dục thẩm
mỹ trong việc hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng đồng bằng sông cửu
Long hiện nay" [79] đã chỉ rõ, trong quá trình giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức
và lối sống văn hóa cho thanh niên, cần phải hết sức chú ý đến tính đặc thù và đặc
trưng của lối sống văn hóa thanh niên. Tác giả cho rằng, lối sống văn hóa chính là
lối sống đẹp của lứa tuổi thanh niên. Nó được biểu hiện trong lẽ sống đẹp, nếp sống
đẹp của thanh niên: có ước mơ và khát vọng sống, có khả năng sáng tạo, có tinh
thần dám nghĩ dám làm, thích cái mới, thích học hỏi, năng động, vận động và phát
triển cùng với xu thế của dân tộc và thời đại...
Tác giả Nguyễn Ánh Hồng với "Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của
sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" [49] đã có những phân
tích về tâm lý, lối sống và biểu hiện của lối sống sinh viên trong học tập và sự tham
gia vào các hoạt động khác của sinh viên... Tác giả cho rằng, nghiên cứu lối sống
trên bình diện tâm lý học, cần xuất phát từ các cá nhân để phát hiện ra cái chung, cái
đặc thù biểu hiện trong cái riêng, cái cá biệt... Vì vậy, nghiên cứu lối sống cần nhấn
mạnh vào 3 tiêu chí: nhận thức, thái độ, hành vi của chủ thể trong hoạt động. Đây
cũng là cách được nhiều tác giả ở trong và ngoài nước thường áp dụng trong những
nghiên cứu về lối sống gần đây.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, cho dù tốc độ đô
thị hóa mạnh và nhanh, nhưng về cơ bản nông thôn nước ta vẫn chiếm một diện tích
khá lớn (khoảng 90% diện tích cả nước). Chính vì vậy, nông thôn-nông dân vẫn là
đối tượng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Ngay từ
những thập niên cuối của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về lối sống nông
thôn đã ra đời và được đánh giá cao.
15
Đề cập trực tiếp đến đặc điểm tư duy và lối sống của cộng đồng làng xã Việt
Nam có thể kể đến là Nguyễn Ngọc Hà với công trình nghiên cứu "Đặc điểm tư duy
và lối sống của con người Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
[37] đã phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về tư duy và lối
sống, đặc điểm tư duy và lối sống truyền thống của con người, trong đó có thanh
niên, các tác giả đã đề cập đến những nhân tố tác động đến sự biến đổi của tư duy
và lối sống trong giai đoạn hiện nay. Theo các tác giả, hiện nay, cùng với việc mở
rộng đô thị là ranh giới giữa nông thôn và thành thị, giữa các quốc gia đang mờ dần.
Điều đó dẫn đến khuôn mẫu hành vi ứng xử bị pha trộn "thành thị hóa nông thôn"
và "nông thôn hóa thành thị" lên rất nhiều... Vấn đề đặt ra là định hướng và điều
chỉnh sự pha trộn này như thế nào?
Ở một góc nhìn khác, Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương với công trình nghiên
cứu "Tính cộng đồng, tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay" [64]
đã đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp đến hướng tiếp cận của đề tài. Đặc
biệt, ở phần II, thông qua việc khảo sát đối tượng thanh niên công trình đã cho
chúng ta hình dung diện mạo của "cái tôi" và đặc điểm tính cá nhân - tính cộng
đồng của người Việt Nam hiện nay. Có thể nói, "cái tôi" hôm nay đang có xu hướng
phát triển khác rất nhiều so với các thế hệ đi trước. "Cái tôi" đó đã và đang hình
thành trong từng gia đình, từng độ tuổi, từng tầng lớp, từng giới, từng cộng đồng…
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, dưới sự tác động của cơ chế thị trường và
toàn cầu hóa. Chính vì vậy, sự biến đổi đó đang đòi hỏi chúng ta phải tổ chức
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện hơn, mạnh và sâu hơn vấn đề lối sống
của con người hiện nay. Và, chỉ khi làm được như vậy, chúng ta mới thực sự đóng
góp vào việc thực hiện phương châm: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển.
Cũng đi theo hướng tiếp cận trên, tác giả Phạm Bích Hợp trong công trình
nghiên cứu "Tâm lý dân tộc, tính cách và bản sắc" [47] đã nhìn lại hành trang lối
sống của dân tộc với những chỉ dẫn lý thuyết và phương pháp khá thuyết phục. Đặc
biệt, trong chương IV, nói về bản sắc dân tộc và biến đổi văn hóa, tác giả khẳng
định: cuộc biến đổi văn hóa luôn diễn ra trước hết trên cái bề mặt của sinh hoạt xã
hội (lối sống). Không chắc là ở những tầng sâu của đời sống dân tộc, những lớp
16
sóng dữ dội trên bề mặt ấy có lay động đến gốc rễ tinh thần dân tộc hay không,
nhưng cái cảm giác kinh hoàng thì gần như không tránh được. Đó là tình trạng xảy
ra ở nước ta cũng như ở nhiều nước Châu Á khi những nền văn minh nông nghiệp
cổ truyền phương Đông đang chịu sự thách thức của văn minh công nghiệp phương
Tây. Ngày nay, trong một "thế giới phẳng" - theo cách nói của Thomas L.Friedman
thì sự hội nhập lối sống càng diễn ra mạnh hơn. Nó là một chủ đề phức tạp nhất của
các cuộc nghiên cứu về biến đổi văn hóa...
Nhấn mạnh đến những biến đổi trong lối sống của người dân nông thôn, Tô
Duy Hợp với công trình nghiên cứu "Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam ngày nay
(ở đồng bằng sông Hồng)" [48] đã phân tích khá hệ thống và toàn diện những biến
đổi của xã hội nông thôn trong bối cảnh đổi mới đất nước nói chung, ở vùng đồng
bằng sông Hồng nói riêng. Từ phân tích những tác động trực tiếp của quá trình đổi
mới đến kinh tế nông thôn, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế mới đến xu hướng
vận động của các quan hệ kinh tế nông thôn... các tác giả đã cho chúng ta thấy sự
biến đổi trong văn hóa làng - xã (những biến đổi trong hệ thống giá trị - chuẩn mực
làng - xã; đặc điểm biến đổi khuôn mẫu văn hóa làng - xã; sự biến đổi văn hóa trong
phạm vi gia đình và dòng họ), sự biến đổi trong hệ thống quản lý làng - xã (quá
trình dân chủ hóa tại làng - xã; những hạn chế trong năng lực tự quản cộng đồng
làng - xã; vấn đề nâng cao năng lực quản lý quá trình phát triển kinh tế xã hội tại làng -
xã). Ngoài việc tập trung nhận diện thực trạng và xu hướng biến đổi của xã hội nông
thôn, các tác giả còn phân tích những chuyển đổi đáng kể của các quan hệ xã hội cơ
bản trong làng - xã đồng bằng sông Hồng dưới tác động của quá trình đổi mới.
Tác giả Nguyễn Thị Phương Châm với công trình nghiên cứu "Biến đổi văn
hóa ở các làng quê hiện nay" [9] đã cho rằng, quá trình đô thị hóa và công nghiệp
hóa đã kéo theo những sự biến đổi xã hội sâu sắc, trong đó có sự biến đổi văn hóa
(và cũng là lối sống) ở các làng quê. Hiện tượng những ngôi làng xưa trở thành phố,
những người nông dân vốn gắn bó với ruộng đồng bỗng chốc trở thanh tỷ phú,
những khu công nghiệp mọc lên bên lũy tre làng... Những hiện tượng này đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề lớn cho sự phát triển xã hội Việt Nam hiện tại và tương lai.
Từ góc nhìn của chuyên ngành Nhân học văn hóa, tác giả đã phân tích bối cảnh lý
thuyết và thực tiễn của quá trình biến đổi đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa ở các
17
làng quê hiện nay. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khá kỹ về những
biến đổi giá trị, hệ giá trị của cư dân nông thôn Việt Nam qua trường hợp làng Đồng
Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tác giả Nguyễn Văn Quyết với "Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các
cộng đồng nông nghiệp - nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp"
(Thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai) [76] đã phân tích những biến đổi
văn hóa - xã hội của các cộng đồng nông thôn trong quá trình đô thị hóa và chuyển
đổi kinh tế. Trong luận án này, tác giả đã phân tích sự thay đổi trong lối sống, từ
nếp ăn, ở, mặc cho đến các sinh hoạt văn hóa như hưởng thụ các tác phẩm văn hóa,
sáng tạo văn hóa, rồi đến tư duy, hệ giá trị, chuẩn mực, các phong tục tập quán như
tang, ma, cưới xin, giỗ chạp, hệ thống niềm tin và tôn giáo... của các cộng đồng dân
cư vốn là các cộng đồng nông nghiệp - nông thôn được chuyển thành các cộng đồng
mang tính đô thị do áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Có thể thấy, trong những năm gần đây, đã có khá nhiều tác giả và nhóm
nghiên cứu đã tập trung phân tích những biến đổi trong lối sống của cư dân nông
thôn trong quá trình đô thị hóa... Về thực chất, đây là quá trình chuyển biến từ tổ
chức xã hội nông thôn sang tổ chức xã hội đô thị. Quá trình này đã kéo theo những
biến đổi rất lớn về các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tâm lý con người.
Chính vì vậy, chủ đề này đã thu hút hơn sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học trong nước. Các công trình nghiên cứu "Lối sống trong đời sống đô thị
hiện nay" của Lê Như Hoa [45]; "Nếp sống văn hóa đô thị thời mở cửa. Lối sống
trong đời sống đô thị hiện nay" (năm 1993) của Hoàng Vinh [110]; "Vấn đề lối sống và
xây dựng lối sống đô thị ở Việt Nam" của Đặng Quang Thanh và Quế Anh [80]; "Văn
hóa và lối sống đô thị Việt Nam. Một cách tiếp cận" của Trương Minh Dục và Lê Văn
Định [16]... đã quan tâm lý giải một cách sâu sắc các vấn đề: sự biến đổi lối sống, giá
trị sống; sự phân hóa giàu nghèo; việc làm của người nông dân bị thu hồi đất; vấn đề di
dân; vấn đề môi trường xã hội và các tệ nạn xã hội; vấn đề văn hóa truyền thống và các
mối quan hệ gia đình hiện nay v.v… ở các vùng đô thị hóa.
Gần với đề tài Luận án là những nghiên cứu về lối sống, sự biến đổi lối sống
của người dân Thủ đô Hà Nội từ những góc độ tiếp cận khác nhau như tâm lý học,
18
văn hóa học, sử học...Tác giả Phan Thị Mai Hương với công trình nghiên cứu
"Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa" [53] đã
phân tích sự biến đổi về mặt tâm lý của người dân vùng ven đô Hà Nội dưới tác
động của quá trình đô thị hóa. Từ góc nhìn tâm lý học, tác giả đã hướng tới khai
thác những biến đổi tâm lý về mặt nhận thức cá nhân; vai trò của mỗi cá nhân trong
bối cảnh mới; sự biến đổi nhu cầu; sự thích nghi với nhịp sống mới; sự biến đổi
chiến lược sống của mỗi người; sự biến đổi quan hệ người - người trong đời sống
cộng đồng v.v.... Là một thành phố đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,
quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội được tập trung mạnh nhất ở các vùng ven
đô. Do vậy, khu vực ven đô vừa mang những đặc trưng chung của các vùng đô thị
hóa vừa có những đặc thù riêng của thủ đô. Xét về bản chất, ven đô Hà Nội vốn là
vùng được trung chuyển từ nông thôn sang nội thị, nên sự đan xen giữa các khuôn
mẫu nông thôn và thành thị về mặt văn hóa và lối sống là đặc trưng chủ yếu của
vùng này. Quá trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội đã biến nhiều khu vực ven đô thành
khu vực nội thành, nhiều vùng ngoại ô trở thành vùng ven đô. Đi kèm với quá trình
này là sự thay đổi mạnh mẽ từ cảnh quan môi trường, hoạt động nghề nghiệp, đến
sự biến đổi lối sống, phong tục, tập quán; từ biến đổi kinh tế - xã hội đến những
biến đổi tâm lý trên bình diện xã hội lẫn bình diện cá nhân.
Tác giả Hà Thị Tuyết với "Sự biến đổi của lối sống làng xã vùng châu thổ Bắc
Bộ qua nghiên cứu trường hợp làng Cự Đà, huyện Thanh Oai, Hà Nội" [97] đã tập
trung vào phân tích sự biến đổi những chiều cạnh lối sống chủ yếu như: sự biến đổi về
hoạt động vật chất; sự biến đổi lối sống trong quan hệ xã hội; sự biến đổi lối sống trong
đời sống tinh thần. Từ góc nhìn văn hóa học, tác giả cho rằng, chính việc hình thành
các khu đô thị và khu công nghiệp đã tạo nên những luồng di cư mới từ nông thôn ra
thành thị, từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ... Đó là một thực tiễn
phát triển đa diện và phức tạp của những cộng đồng nông nghiệp - nông thôn và nông
dân khi một phần diện tích đất đai của cộng đồng và bản thân nông dân bị chuyển đổi
mục đích sử dụng. Một bộ phận dân cư (đa số là thanh niên) phải chuyển dịch nghề.
Dân nhập cư xuất hiện, mức sống gia tăng... đã kéo theo một loạt những thay đổi về lối
sống. Sự biến đổi diễn ra trên diện rộng, lại quá nhanh với tốc độ cao, nhưng chưa được
kiểm soát chặt chẽ khiến cư dân nông thôn, nhất là thanh niên chưa thích nghi ngay
19
được với nhịp sống mới nên bên cạnh những biến đổi tích cực, cũng xuất hiện rất nhiều
những dấu hiệu của sự khiếm khuyết.
Tác giả Nguyễn Viết Chức với công trình nghiên cứu "Xây dựng tư tưởng,
đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [12] đã tập hợp các bài tham luận của các
nhà khoa học, quản lý và nghiên cứu văn hóa ở những góc độ, khía cạnh khác nhau
đề cập đến những vấn đề chung và tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng
tư tưởng, đạo đức, lối sống ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Vinh Phúc - Nhà Hà Nội học, trong bài
viết "Từ truyền thống đến xây dựng nếp sống đô thị của người Hà Nội thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH" đã khẳng định: "Nhìn tổng thể, nét thanh lịch Hà Nội vẫn biểu
hiện qua cung cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, thưởng thức nghệ thuật... Tuy
nhiên, những biến đổi lớn lao của đất nước, sự chuyển đổi cơ chế, mở cửa giao lưu,
quá trình ĐTH diễn ra gấp gáp cùng những sự kiện trên trường quốc tế đã tác động
lớn, nhiều đến lối sống văn hóa của người Hà Nội, đặc biệt là thanh thiếu niên. Có
những mặt tích cực phù hợp quy luật vận động của xã hội, của xu thế thời đại,
nhưng cũng có những mặt thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa..." [12, tr.41]. Đặc biệt,
trong đó, tác giả còn bàn đến cái được và mất trong quá trình ĐTH. Tác giả cho rằng,
sự phát triển của khu vực đô thị tất yếu sẽ có tác động làm cải biến các cộng đồng nông
thôn, và đồng thời cũng diễn ra chiều hướng ngược lại. Đó là quá trình "xâm nhập" đô
thị của các cư dân nông thôn tạo ra một xu hướng "nông thôn hóa" thầm lặng trong xã
hội đô thị, và ngược lại. Có thể thấy, đây là những gợi mở rất bổ ích cho chúng tôi
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Ở một góc nhìn khác, tác giả Đỗ Huy nhấn mạnh: lối sống mà thủ đô ta
hướng vào và xây dựng đó là lối sống dân tộc - hiện đại mà đặc trưng điển hình của
nó là văn minh, lành mạnh, lịch thiệp và năng động. Với cách phân tích và luận giải
thuyết phục, tác giả Đỗ Huy đã cho thấy sự cần thiết phải xây dựng và giáo dục một
lối sống văn minh, lành mạnh, lịch thiệp và năng động đối với người Hà Nội trong
giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay. Cũng đồng tình như vậy, tác giả Trường
Lưu có những kiến giải sâu sắc và rõ ràng, cụ thể với luận điểm cho rằng: cần một
lối sống thanh lịch hiện đại cho Hà Nội trước mắt và lâu dài.
20
Từ góc độ tiếp cận xã hội học, trong bài viết "Tiêu dùng văn hóa của người
dân Hà Nội qua một số chỉ báo xã hội học" của tác giả Cao Thị Vũ Huyền khẳng
định: khi nhìn nhận việc thực hiện văn hóa được thể hiện trong toàn bộ hoạt động
sống của con người, thì tiêu dùng văn hóa không chỉ giới hạn trong phạm vị sự
hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, mà nó được phản ánh ở việc sử dụng quĩ thời gian, ở
tính chất và trình độ các quan hệ giao tiếp, giao lưu xã hội, ở hệ thống những lựa
chọn và đánh giá thông qua các hệ giá trị.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu "Nếp sống người Hà Nội từ truyền thống
của Thủ đô Thăng Long" của Nguyễn Viết Chức [13] đã tập hợp các bài tham luận
của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa ở những góc độ tiếp cận khác nhau,
đã tập trung chủ yếu đề cập đến xây dựng nếp sống người Hà Nội từ truyền thống
của thủ đô Thăng Long trong giai đoạn hiện nay.
Liên quan đến phạm vi nghiên cứu của Luận án phải kể đến hai công trình
nghiên cứu của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cổ Loa và Ban Chấp hành Đảng bộ xã
Thụy Hương, đó là "Lịch sử Đảng bộ xã Cổ Loa (1945 - 2005)" và " Lịch sử cách
mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Hương (1945 -2010)". Đây là hai công
trình đã nêu và phân tích một cách có hệ thống và toàn diện về các vấn đề từ môi
trường tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa, xã hội đến cơ cấu kinh tế, sự phát
triển kinh tế; quyết tâm của Đảng bộ về xây dựng Nông thôn mới, CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn.... Đặc biệt, ở cả hai công trình này đã nhấn mạnh đến vấn đề
nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới... Tất cả những vấn đề
trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến người dân nói chung, trong đó có thanh niên nông
thôn xã Cổ Loa và xã Thụy Hương.
Cùng với nhứng công trình trên, công trình nghiên cứu ""Địa chí Cổ Loa"
của Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân [71] đã nghiên cứu tổng hợp về tự nhiên,
kinh tế, văn hóa, xã hội xã Cổ Loa trong diễn trình lịch sử của nó. Trong đó có phần
về thời kỳ đổi mới đến thập niên đầu của thế kỷ XXI. Phần này cho ta một cái nhìn
tổng thể, khái quát về Cổ Loa giai đoạn CNH, HĐH, ĐTH. Sự thay đổi KT-VH-XH
và cả cảnh quan môi trường đã đặt xã hội - người dân, trong đó có thanh niên Cổ
Loa trước những thay đổi cần thiết về lối sống.
Như vậy, hầu hết những công trình đã tổng quan trên đều tập trung vào
nghiên cứu, nhận diện và đánh giá sự biến đổi lối sống thanh niên nói chung, hoặc
21
nghiên cứu trong phạm vi một xã hội đang chuyển mình từ xã hội nông thôn sang
thành thị... Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay chưa có một
công trình nghiên cứu chuyên khảo nào về lối sống thanh niên nông thôn ngoại
thành Hà Nội được công bố.
1.1.3. Nhận xét chung về nghiên cứu lối sống thanh niên và vấn đề đặt ra
Luận án cần tiếp tục bàn luận
1.1.3.1. Nhận xét chung về nghiên cứu lối sống thanh niên
Qua Tổng quan tình hình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy, trong một vài
thập niên trở lại đây, những nghiên cứu về lối sống, trong đó có lối sống thanh niên
đã đạt được những bước tiến căn bản nhờ sự ra đời và phát triển của 2 ngành khoa
học xã hội là tâm lý và xã hội học. Bước sang kỷ nguyên của văn minh trí tuệ và
toàn cầu hóa (TCH) thì những vấn đề của lối sống, lối sống thanh niên nổi lên như
một trong những đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội, với một hệ vấn đề phức
hợp có liên quan đến tương lai của nhân loại và của chính bản thân thanh niên. Ở
Việt Nam, bước vào thế kỷ XXI, những thay đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội đã dẫn đến sự thay đổi khá rõ trong lối sống của thanh niên.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy các động thái biến đổi rất lớn của
thanh niên từ việc làm, các mối quan hệ xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, đời sống
tâm linh... cùng các biểu hiện hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp của nó. Đặc
biệt, những công trình nghiên cứu về lối sống gắn với làng quê Việt Nam không chỉ
mô tả các nhân tố tác động đến lối sống, đặc điểm lối sống, sự biến đổi lối sống...
mà còn chỉ ra các xu hướng, các mối liên hệ hữu cơ giữa các nhân tố phát triển của
các cộng đồng dân cư vốn là nông nghiệp đang trong tiến trình CNH - HĐH, ĐTH
và hội nhập quốc tế. Đây đều là những nghiên cứu được dư luận đánh giá cao và có
giá trị tham khảo rất lớn đối với đề tài luận án về định hướng nghiên cứu, gắn lối
sống với các giá trị văn hóa.
Về góc độ tiếp cận, từ thập niên cuối của cuối thế kỷ thứ XX cho đến nay,
những nghiên cứu về lối sống thanh niên cũng ngày càng đi theo hướng chuyên sâu
hơn, bắt đầu chuyển sang xu hướng nghiên cứu thực nghiệm xã hội (các quan hệ xã
hội, vị thế, vai trò xã hội, v.v...). Tuy nhiên, việc tiếp cận nghiên cứu lối sống thanh
niên từ góc độ văn hóa học, mặc dù đã được các nhà khoa học quan tâm hơn nhưng
22
vẫn còn khoảng trống khá lớn, nhiều vấn đề bỏ ngỏ, nhất là với đối tượng thanh niên
đang sinh sống ở khu vực nông thôn trong một xã hội đang chuyển mình nhanh
chóng từ nông thôn sang thành thị như thành phố Hà Nội hiện nay.
Càng ngày các xu hướng tiếp cận những vấn đề lối sống thanh niên càng
mang tính liên ngành, đa chiều, đa góc cạnh hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên
khảo về lối sống thanh niên nông thôn trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế còn
khá mờ nhạt. Tất nhiên, cũng cần thấy rằng, ở một góc độ nào đó nói về lối sống thì dễ,
nhưng tiếp cận lối sống với tư cách một công trình nghiên cứu khoa học là một vấn đề
khó, thậm chí rất khó. Cho đến nay, vẫn còn quá nhiều sự tranh cãi bắt đầu từ khái niệm
lối sống (lối sống thanh niên càng khó khăn hơn) và sau đó là các hướng tiếp cận nó
trong thực tiễn vốn nhiều biến động và phong phú của đời sống xã hội. Chính vì vậy,
chúng tôi cho rằng, nghiên cứu về lối sống thanh niên, trước hết cần phải xây dựng được
một nền tảng lý thuyết chặt chẽ, một hệ thống phương pháp tiếp cận, những khái niệm
công cụ để tạo nên bộ khung qui chiếu thực tiễn cụ thể của lối sống thanh niên - một đối
tượng "động" và hết sức nhạy cảm trong xã hội.
Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, đã có một số nhà nghiên cứu tiếp cận
lối sống thanh niên nói chung, hoặc cụ thể vào đối tượng học sinh, sinh viên dưới
góc nhìn tâm lý học, xã hội học, triết học... Tuy nhiên, góc nhìn văn hóa học về vấn
đề này vẫn còn là một khoảng trống khá lớn. Lối sống thực chất là sự lựa chọn sống,
là tảng nền văn hóa khiến cho thanh niên có thể phát huy vai trò chủ thể tích cực của
mình trong cuộc sống hay không. Đồng thời lối sống cũng là cái chi phối, điều khiển
hoạt động và hành vi sống hàng ngày của thanh niên. Như thế, lối sống tuy không phải
là vấn đề gốc, bao trùm của thanh niên, nhưng lại là vấn đề trọng yếu và nóng bỏng liên
quan đến tất cả các vấn đề khác của cuộc sống. Chính vì vậy, trong tình hình hiện nay,
tiếp cận lối sống từ góc nhìn văn hóa học là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm
nhiều hơn nữa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Với suy nghĩ đó, trong luận án này chúng tôi tiếp cận nghiên cứu lối sống
thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội từ góc nhìn văn hóa học. Điều đó có
nghĩa, từ việc khảo sát, đánh giá thực trạng các biểu hiện cụ thể trong hoạt động
sống để tìm hiểu cái tảng nền văn hóa của lối sống thanh niên, xác định xem những
biểu hiện ấy dựa trên hay là sự hiện thực hóa trong thực tiễn những giá trị và hệ giá
23
trị văn hóa nào. Trên cơ sở việc tìm ra những mối liên hệ có tính bản chất giữa các
biểu hiện của lối sống trong hiện thực với các chiều sâu văn hóa của lối sống, luận
án dự báo xu hướng vận động và phát triển của lối sống thanh niên nông thôn ngoại
thành Hà Nội trong những thập niên tiếp theo.
1.1.3.2. Vấn đề đặt ra Luận án cần tiếp tục bàn luận
Trân trọng và kế thừa thành tựu của những công trình đi trước, Luận án tiếp
tục nghiên cứu những vấn đề sau:
- Từ góc độ tiếp cận văn hóa học, Luận án làm rõ những khái niệm công cụ
cơ bản như: lối sống, lối sống thanh niên, lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành
Hà Nội. Trên cơ sở đó, có những đóng góp cụ thể về phương diện lý luận và cách
tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu về lối sống thanh niên.
- Đánh giá thực trạng những biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên nông
thôn ngoại thành Hà Nội qua khảo sát trường hợp xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và
xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nhằm thu thập dữ liệu, dữ
kiện để phân tích và chỉ ra những giá trị văn hóa trong lối sống của thanh niên nông
thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay.
- Trên cơ sở những nhân tố tác động đến lối sống thanh niên, luận án dự báo
xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong
những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI.
- Những vấn đề đặt ra và một số khuyến nghị về giải pháp nhằm xây dựng lối
sống tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa của thanh niên nông thôn ngoại
thành Hà Nội.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN
1.2.1. Quan niệm về lối sống từ góc nhìn văn hóa học
1.2.1.1. Quan niệm về lối sống
Cho đến nay, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học trong và ngoài
nước nghiên cứu về lối sống, tiếp cận lối sống dưới nhiều góc độ khác nhau, và vì
thế đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lối sống. Nội hàm của lối sống được
xác định tùy theo mục đích và cách tiếp cận mà mỗi nhà nghiên cứu áp dụng. Tuy
nhiên, dù tiếp cận lối sống từ góc độ nào thì về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều
thống nhất quan điểm khi cho rằng:
24
- Lối sống là toàn bộ hoạt động sống của con người, bao gồm các phương
thức sinh sống; các mối quan hệ xã hội, ý thức, lý tưởng, niềm tin... được biểu hiện
thông qua những hành vi trong cuộc sống hàng ngày.
- Lối sống là những hoạt động sống của con người được lặp đi lặp lại nhiều
lần trở thành thói quen, thành nếp. Hay nói cách khác, lối sống có tính ổn định
tương đối.
- Lối sống có mối quan hệ biện chứng với các điều kiện kinh tế - xã hội mà
con người thuộc về.
- Lối sống thể hiện đặc trưng riêng của từng cộng đồng người.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi cho rằng: tiếp cận lối sống
từ góc nhìn văn hóa học chính là tìm hiểu những mối liên hệ có tính bản chất giữa
lối sống và văn hóa để biết được đối tượng "ra sao?" và "như thế nào?". Có thể nói,
cho đến nay, những nghiên cứu về lối sống nhìn chung đều được đặt trong mối liên
hệ chặt chẽ với các nghiên cứu văn hóa, thậm chí trong khuôn khổ của nghiên cứu
văn hóa. Sở dĩ như vậy là bởi lối sống chính là bộ phận hợp thành quan trọng nhất của
văn hóa. Ngược lại, nghiên cứu văn hóa cũng nhất thiết phải nghiên cứu lối sống, vì chỉ
thông qua lối sống mà các thông điệp, mã số, chuẩn mực và các giá trị văn hóa mới
được nhận diện, giải mã và phân tích với những chiều cạnh đầy đủ nhất. Thậm chí,
trong không ít trường hợp, người ta đã đồng nhất lối sống với văn hóa.
Cũng giống như với khái niệm văn hóa, cho đến nay đã có nhiều cách định
nghĩa khác nhau về lối sống. Song, dù tiếp cận và định nghĩa theo cách nào thì các
nhà nghiên cứu đều nhận ra cái khác căn bản giữa văn hóa với lối sống ở chỗ: văn
hóa - dù định nghĩa theo cách nào thì cũng dùng để chỉ một thực thể phức hợp theo
chiều thẳng đứng những cái đã diễn ra với nhiều cấp độ, nhiều tầng lớp khác nhau.
Trong đó, ở tầng sâu nhất hay nền tảng của văn hóa bao giờ cũng là các giá trị và hệ
giá trị, còn ở tầng trên cùng là các hình thức biểu hiện cụ thể của văn hóa, là đời
sống văn hóa (hay đời sống xã hội) với các biểu tượng, các hình thức nghệ thuật,
các ứng xử, trong đó có lối sống - với tính cách là những biểu hiện sống động, linh
hoạt và dễ thấy nhất của văn hóa.
Lối sống - dù tiếp cận dưới góc độ nào thì cũng là quá trình hiện thực hóa các
giá trị và hệ giá trị văn hóa trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Xét theo chều thẳng
25
đứng thì lối sống không có nhiều tầng lớp và cấp độ như văn hóa. Về mặt lý thuyết, chỉ
có các giá trị và hệ giá trị nào được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống mới được
coi là chiều sâu văn hóa của lối sống. Điều đó có nghĩa, khi nghiên cứu lối sống, người
ta buộc phải nghiên cứu các chiều sâu văn hóa của nó, phải khám phá xem lối sống đó
dựa trên hay là sự hiện thực hóa trong thực tiễn của những giá trị và hệ giá trị nào. Vì
vậy, khi nghiên cứu về lối sống, phải nghiên cứu cả các cách ứng xử văn hóa, các chế
định và các biểu tượng văn hóa. Đây là những bộ phận hợp thành, những tầng lớp văn
hóa rất gần gũi với lối sống và thậm chí trùng khớp với lối sống.
Như vậy, tiếp cận lối sống từ góc nhìn văn hóa học chính là nghiên cứu các
chiều sâu văn hóa của lối sống để hiểu rõ hơn giá trị và xu hướng vận động, biến
đổi của lối sống
Đi theo hướng tiếp cận này, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi
cho rằng có ba luận điểm quan trọng cần nhấn mạnh:
Thứ nhất, con người (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng) dù ở đâu và trong bất
cứ thời đại nào đều phải sống theo một kiểu nào đó (thành thị hay nông thôn, công
nghiệp hay nông nghiệp...). Song, theo lý thuyết hoạt động, lối sống là hệ thống những
dạng hoạt động sống ổn định của con người, là cách thức hoạt động sống chứ không
phải chỉ là bản thân các hoạt động sống thuần túy. Vì vậy, không phải bất cứ hoạt động
sống, phương thức tiến hành hoạt động sống nào của con người cũng đều được coi là
lối sống. Mà, chỉ những hoạt động sống và phương thức tiến hành hoạt động sống nào
được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen, thành nếp mới được coi là lối sống.
Nói cách khác, chỉ những hoạt động sống và phương thức tiến hành hoạt động sống
nào có thời gian kiểm nghiệm, thực chứng, ổn định, có tầm ảnh hưởng mạnh và độ phổ
biến cao trong đa số cá thể của một nhóm, một cộng đồng người hay trong toàn xã hội
thì mới được coi là lối sống và các biểu hiện của lối sống.
Thứ hai, theo lý thuyết giá trị, về bản chất, con người luôn tiến hành các hoạt
động sống một cách có ý thức, có tính hướng đích. Lối sống chính là quá trình
hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người trong
những điều kiện sống xác định. Hay nói cách khác, lối sống biểu hiện cho sự lựa
chọn giá trị của con người. Sự lựa chọn ở đây không phải chỉ biểu hiện ở động
cơ và tính mục đích của hoạt động sống mà còn ở chỗ con người còn có thể lựa
26
chọn phương thức và phương tiện tiến hành các hoạt động sống của mình trong
những điều kiện cụ thể. Vì vậy mà phạm vi lựa chọn cũng luôn bị giới hạn và qui
định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan nhất định. Thậm chí, trong
nhiều trường hợp, con người không có khả năng hoặc không được phép lựa chọn
giá trị của mình. Trong lối sống, mục đích, lý tưởng sống chính là sự lựa chọn
chủ quan của con người về giá trị của lối sống. Và điều đó, chi phối và điều
khiển toàn bộ các dạng hoạt động sống của con người. Điều này trả lời cho câu
hỏi: sống để làm gì? sống vì cái gì? và, sống như thế nào? Điều đó có nghĩa, lẽ
sống chính là mục đích, ý nghĩa, lý tưởng, động cơ của lối sống. Và do đó, lẽ
sống nằm ở tầng sâu giá trị văn hóa của lối sống. Lẽ sống hay giá trị văn hóa dẫn
đường cho lối sống, xác định nguyên tắc, sự lựa chọn hành vi của lối sống. Lẽ
sống là bộ phận cốt lõi nhất của lối sống, là giá trị văn hóa của lối sống, là sự
tổng hợp hòa quyện của lý trí và tình cảm, của các kiến thức về đạo đức, lý
tưởng, khát vọng, niềm tin, v.v.... Đối với việc giáo dục con người, đặc biệt là
thế hệ thanh niên, việc định hướng lẽ sống - chiều sâu văn hóa của lối sống là
một vấn đề hết sức quan trọng.
Thứ ba, những giá trị văn hóa được con người sáng tạo ra thì vô cùng phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, không phải tất cả những giá trị đó đều được tiếp nhận
theo những mức độ và phương thức giống nhau, và không phải tất cả chúng đều
được hiện thực hóa như nhau trong thực tiễn cuộc sống. Mà, chỉ những giá trị văn
hóa nào được con người chấp nhận và đang hiện thực hóa nó trong cuộc sống hàng
ngày mới tạo nên hoạt động sống và góp phần làm nên lối sống. Những giá trị văn
hóa đó và sự hiện thực hóa nó trong thực tiễn chính là các chiều cạnh chủ quan của
văn hóa, trùng khớp với hoạt động sống và lối sống. Còn những giá trị văn hóa khác
không được hiện thực hóa thông qua hoạt động sống, thì dù có tồn tại (như tục ngữ,
ca dao, tín điều tôn giáo, học thuyết chính trị hay các biểu tượng văn hóa) cũng
không được coi là một bộ phận, là yếu tố của lối sống. Chúng tồn tại và tạo nên một
chiều cạnh khác, chiều cạnh khách quan của lối sống.
Như vậy, từ góc độ tiếp cận văn hóa học, lối sống chính là quá trình hiện
thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người trong những
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Từ đó, luận án có thể đưa ra khái niệm về lối
27
sống như sau: Lối sống là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ
những hoạt động của con người và phương thức tiến hành các hoạt động đó trong
một xã hội nhất định. Lối sống bao gồm các nội dung cơ bản: lao động sản xuất;
tính tích cực chính trị - xã hội, sinh hoạt tinh thần, văn hóa giáo dục, cách nhận
thức và ứng xử với các mối qua hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.2.1.2. Cơ cấu của lối sống
Lối sống không phải là một tập hợp tùy tiện của những hiện tượng rời rạc
trong hoạt động sống của con người, mà là một khái niệm mang tính cấu trúc, nghĩa
là các yếu tố của nó có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, chi phối và điều chỉnh lẫn
nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Sự biến đổi của một yếu tố sẽ kéo theo sự
thay đổi của các yếu tố khác. Vì thế, phân tích cơ cấu của lối sống để nhận thức sâu
sắc hơn về lối sống là vấn đề tất yếu của việc nghiên cứu.
Khi đề cập đến cấu trúc của văn hóa, các nhà khoa học đã đưa ra những mô
hình cấu trúc khác nhau tùy hướng tiếp cận và mục đích nghiên cứu của mình. Một
cách thông thường và khá phổ biến hiện nay là chia cấu trúc văn hóa thành những
lĩnh vực văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội.
Văn hóa vật chất: hiểu theo nghĩa rộng, là tổng hòa tất cả sản phẩm vật chất
do lao động sáng tạo của con người tạo nên trong một xã hội nhất định. Hay nói
cách khác, văn hóa vật chất là một tổng thể các hoạt động sống (lối sống) liên quan
đến việc tổ chức khai thác và sử dụng các đối tượng vật thể, đáp ứng nhu cầu tồn tại
vật chất của con người như ăn, mặc, ở, đi lại, sản xuất... nhằm tái sản sinh ra đời
sống vật chất của con người theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Văn hóa tinh thần: bao gồm toàn thể những hoạt động liên quan đến việc tổ
chức quá trình sản xuất, bảo quản, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần,
nhằm tái sản sinh ra nhân cách con người ngày càng nhân bản hơn. Nói cách khác,
văn hóa tinh thần bao gồm những khía cạnh thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng, quan
niệm về hệ giá trị và các chuẩn mực xã hội, các loại hình sân khấu, văn học dân
gian, nghệ thuật, lễ hội...
Văn hóa xã hội bao gồm những qui tắc ứng xử trong gia đình, dòng họ,
cộng đồng, xã hội...; các quy định xã hội về tang lễ, hiếu hỉ, các thiết chế văn
hóa, xã hội...
28
Từ cấu trúc văn hóa trên, chúng ta có thể lắp ghép các hoạt động sống của
con người với các phạm trù của văn hóa để có một cái nhìn toàn diện hơn về lối
sống [97, tr.33-34]:
Văn hóa Lối sống Đáp ứng nhu cầu
Văn hóa vật chất
- Hoạt động sản xuất vật chất
(phương thức mưu sinh;
phương thức tiêu dùng các sản
phẩm vật chất...)
- Tồn tại về mặt vật chất
của con người
Văn hóa tinh thần
- Hoạt động vui chơi giải trí,
sáng tạo
- Hoạt động giáo dục
- Hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng
- Nhu cầu thẩm mỹ,
hướng tới sự thanh lọc và
thăng hoa tình cảm
- Trao truyền kinh
nghiệm cho thế hệ sau
- Giao tiếp với thần linh.
Văn hóa xã hội
- Quan hệ gia đình, làng xóm,
cộng đồng xã hội...
- Các qui định xã hội về tang
ma, cưới xin...
- Đảm bảo trật tự, ổn định
và an sinh cho cộng đồng
xã hội
Trên thực tế, lối sống của con người - dù ở đâu và trong thời đại nào cũng đều
thể hiện mình thông qua 3 hoạt động chính: hoạt động sản xuất vật chất, tương ứng
với văn hóa vật chất; hoạt động văn hóa tinh thần, tương ứng với văn hóa tinh thần;
hoạt động văn hóa xã hội, tương ứng với văn hóa xã hội. Hay nói một cách khác, văn
hóa (vật chất, tinh thần, xã hội) đều do các hoạt động sống - lối sống (sản xuất vật
chất, tinh thần, xã hội) của con người tạo nên.
Như đã nói ở trên, lối sống chính là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn
hóa thông qua hoạt động sống của con người. Hoạt động sống của con người thì vô
cùng phong phú, đa dạng và phức hợp, bao gồm các hoạt động từ ăn, mặc, ở, đi lại,
sáng tạo và thưởng thức văn học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, luật pháp, v.v... Tuy
nhiên, chỉ những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống nào
được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực
hành nó trong một khoảng thời tương đối ổn định mới được coi là lối sống.
Từ mối liên hệ giữa văn hóa với lối sống, chúng tôi cho rằng: Cơ cấu của lối
sống cũng có thể được chia (một cách tương đối) thành ba lĩnh vực: hoạt động hiện
29
thực hóa giá trị văn hóa vật chất; hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa tinh thần
và hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa xã hội.
1.2.2. Quan niệm về lối sống thanh niên
1.2.2.1. Quan niệm về thanh niên
Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học công bố vào năm 2003 (in
lần thứ chín, có sửa chữa, bổ sung) thì thanh niên được giải thích là người còn trẻ,
đang ở độ tuổi trưởng thành [92, tr.913].
Trong các văn bản pháp lý Việt Nam hiện hành, thuật ngữ thanh niên cũng
có phạm vi điều chỉnh không thống nhất. Theo Chiến lược phát triển thanh niên
Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt kèm theo quyết
định số 70/3003/QĐ-TTg ngày 29-4-2003 thì thanh niên nước ta được cho là gồm
những người Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 34. Chỉ hai năm sau, Luật thanh niên
(Luật số 53/2005/QH11) được Quốc hội khóa XI thông qua đã qui định tại điều 1:
"Thanh niên qui định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30
tuổi". Đây cũng là điều được ghi nhận tại Điều 1, mục 2 của Điều lệ Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh (năm 2007).
Ngoài tiêu chí độ tuổi, thanh niên còn có thể được chia thành các tiểu nhóm
khác nhau như thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn (lấy địa bàn cư trú làm tiêu
chí phân biệt); hay thanh niên công nhân, nông dân, trí thức (lấy nghề nghiệp làm tiêu
chí phân biệt)... Ngoài ra, các yếu tố khác như tộc người, tôn giáo, giới tính, giàu -
nghèo... cũng có thể được coi là tiêu chí để phân biệt các nhóm thanh niên.
Qua đó có thể thấy:
- Xét về độ tuổi, thanh niên Việt Nam là những công dân từ đủ 16 đến 30 tuổi.
- Xét về tính chất, thanh niên là một nhóm xã hội - dân cư có tính phức hợp
rất cao, hàm chứa trong đó nhiều sự đa dạng về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa
bàn cư trú, định hướng giá trị, lợi ích, tâm linh và các mô hình ứng xử và lựa chọn
xã hội.
Như vậy, bộ phận được gọi là "thanh niên", chỉ phân biệt một cách tương
đối với các bộ phận dân cư khác, trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi. Điều
này cho thấy, theo qui luật vận động tự nhiên của sự "lớn lên" hay "già đi" của con
người, thanh niên là đối tượng "động" chứ không "tĩnh", ổn định. Cũng chính đặc
30
điểm này đã hàm chứa cả những ưu điểm cũng như những nhược điểm khó tránh
khỏi của nó, đó là nhờ qui luật "động" thường xuyên cho nên thanh niên luôn là chủ
thể chuyển tải liên tục các giá trị liên thế hệ, nhưng mặt khác, rất khó xác lập những
giá trị xác định để tạo nên bản sắc của thanh niên.
Cái chung, cái thống nhất căn bản nhất của thanh niên chính là ở tuổi trẻ, ở
độ tuổi "thanh niên" của tất cả các thành viên. Trong cuộc đời của mỗi con người thì
tuổi thanh niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét từ góc độ tâm sinh lý thì đây là
giai đoạn chuyển biến từ một người trẻ tuổi, đang độ trưởng thành, hoàn thiện về
nhân cách thành một người trưởng thành. Xét từ góc độ xã hội, thì đây là giai đoạn
chuẩn bị hành trang cho toàn bộ cuộc đời (học vấn, nghề nghiệp, sự thử nghiệm và
lựa chọn văn hóa, lối sống trên cơ sở định hình dần hệ giá trị của riêng mình), trở
thành công dân thực thụ với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ do luật định, lựa chọn bạn
đời và lập gia đình v.v...
Thanh niên là lứa tuổi đang nhập cuộc và khẳng định mình trong xã hội. Họ
cũng là lớp người chịu tác động và ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội một
cách sâu sắc. Vì vậy, khả năng chịu sự hướng dẫn, lôi cuốn của những giá trị mới,
hiện đại, nhân văn luôn gắn liền với sự hoàn thiện nhân cách thanh niên.
Với ý nghĩa nhóm xã hội - dân cư thì thanh niên có vị trí, vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống của cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Thanh niên chính là tương
lai của cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Do đó, nếu thế hệ thanh niên không được
chuẩn bị chu đáo thì số phận và tương lai của toàn bộ cộng đồng sẽ bị đe dọa
nghiêm trọng.
Thanh niên là lớp người năng động, chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị
hành trang cho tương lai của bản thân và dân tộc. Vì vậy, bên cạnh những gì họ bị
ảnh hưởng do tiếp nhận sự trao truyền, giáo dục của thế hệ đi trước thì họ cũng
đồng thời có sự lựa chọn của riêng mình và thế hệ mình. Trong thế giới phẳng hiện
nay, họ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố văn hóa, tri thức, kinh nghiệm, giá trị
và sự lựa chọn của các cộng đồng và cá nhân khác trên thế giới. Vì vậy mà thanh
niên thường có xu hướng thử nghiệm, nhập cuộc ngay cả khi họ chưa hề được
chuẩn bị đủ những kiến thức cần thiết (vì vẫn có thời cơ thử nghiệm lại). Có thể nói,
tính trẻ, năng động là một trong những đặc trưng chung của thanh niên ở tất cả các
quốc gia - dân tộc, và trong các thời đại lịch sử khác nhau.
31
1.2.2.2. Quan niệm về lối sống thanh niên
Như đã trình bày ở trên, từ góc độ tiếp cận văn hóa học, lối sống chính là quá
trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người. Vì vậy,
chúng tôi cho rằng, tiếp cận lối sống thanh niên phải bắt đầu từ văn hóa thanh niên.
Do những nét đặc thù riêng của thanh niên mà khi nghiên cứu về văn hóa
thanh niên, một cách tiếp cận và quan niệm được chấp nhận khá rộng rãi trước đây là
xếp đối tượng này vào một loại "tiểu văn hóa". Thành viên của tiểu văn hóa này được
nhận biết bởi tính đặc trưng của phong cách, ứng xử và các sở thích. Do vậy, các
nghiên cứu về văn hóa thanh niên theo cách tiếp cận này thường tập trung vào phân
tích các biểu tượng văn hóa gắn với cách phục trang, loại hình âm nhạc được ưa thích
hoặc là những tác động hữu hình lên các thành viên của tiểu văn hóa đó. Tuy nhiên,
cách tiếp cận này không cho phép chúng ta khám phá được những chiều sâu của văn
hóa thanh niên, đặc biệt là sự biến đổi của hệ giá trị văn hóa cũng như các yếu tố làm
nảy sinh và định hướng các xu hướng biến đổi đó.
Trên cơ sở của cách tiếp cận và quan niệm tiểu văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu
gần đây cho rằng, văn hóa thanh niên là một bộ phận không tách rời của văn hóa dân
tộc. Nó có mối liên hệ hữu cơ với các bộ phận và các thành tố khác của văn hóa dân
tộc. Văn hóa thanh niên cũng phản ánh bản sắc của văn hóa dân tộc với những đặc
điểm chung của nền văn hóa dân tộc trên tất cả các chiều cạnh. Tuy nhiên, thanh
niên là một nhóm xã hội - dân cư đặc thù của cộng đồng quốc gia dân tộc, do đó mà
nó cũng có những đặc trưng và sắc thái riêng bắt nguồn từ chính vị thế và vai trò
đặc biệt của thanh niên.
Thanh niên có đặc điểm là tính trẻ và năng động, các hệ giá trị đang định
hình, kiểm nghiệm và hoàn thiện nhân cách. Theo quy luật vận động và phát triển,
bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn biến đổi cùng thời gian. Trong quá trình biến đổi
đó, những hệ giá trị văn hóa luôn luôn được kiểm nghiệm và thử thách. Trong khi
một số giá trị và hệ giá trị này được duy trì, hoàn thiện thì những giá trị khác, hệ giá
trị khác có thể bị xói mòn, thậm chí biến mất hoàn toàn. Sự thay đổi hệ giá trị văn
hóa vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của sự biến đổi của ứng xử văn hóa. Tuy
nhiên, sự biến đổi đó không ngang bằng nhất loạt về cường độ và không diễn ra
dưới những hình thức giống nhau trong các nhóm dân cư. Riêng với thanh niên thì
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY

More Related Content

What's hot

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...nataliej4
 
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...nataliej4
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Bảng đánh giá hoạt động nhóm
Bảng đánh giá hoạt động nhómBảng đánh giá hoạt động nhóm
Bảng đánh giá hoạt động nhómDiệu Linh
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ nataliej4
 
Phiếu tự đánh giá của học sinh
Phiếu tự đánh giá của học sinhPhiếu tự đánh giá của học sinh
Phiếu tự đánh giá của học sinhVo Hong Yen Phung
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Ngọc Hưng
 
Chuyển đổi số (Digital Transformation) by Phan Anh 2021
Chuyển đổi số (Digital Transformation) by Phan Anh 2021Chuyển đổi số (Digital Transformation) by Phan Anh 2021
Chuyển đổi số (Digital Transformation) by Phan Anh 2021PA Marketing
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...KhoTi1
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà NộiXây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nộianh hieu
 
40 CÂU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO CÓ ĐÁP ÁN
 40 CÂU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO CÓ ĐÁP ÁN 40 CÂU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO CÓ ĐÁP ÁN
40 CÂU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO CÓ ĐÁP ÁNTín Nguyễn-Trương
 

What's hot (20)

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Bảng đánh giá hoạt động nhóm
Bảng đánh giá hoạt động nhómBảng đánh giá hoạt động nhóm
Bảng đánh giá hoạt động nhóm
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành công tác xã hội, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành công tác xã hội, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành công tác xã hội, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành công tác xã hội, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phiếu tự đánh giá của học sinh
Phiếu tự đánh giá của học sinhPhiếu tự đánh giá của học sinh
Phiếu tự đánh giá của học sinh
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
 
Chuyển đổi số (Digital Transformation) by Phan Anh 2021
Chuyển đổi số (Digital Transformation) by Phan Anh 2021Chuyển đổi số (Digital Transformation) by Phan Anh 2021
Chuyển đổi số (Digital Transformation) by Phan Anh 2021
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà NộiXây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
 
40 CÂU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO CÓ ĐÁP ÁN
 40 CÂU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO CÓ ĐÁP ÁN 40 CÂU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO CÓ ĐÁP ÁN
40 CÂU CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO CÓ ĐÁP ÁN
 

Similar to Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY

Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909jackjohn45
 
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễ...
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễ...Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễ...
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...nataliej4
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...nataliej4
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY (20)

Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nayTác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
 
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAYLuận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễ...
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễ...Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễ...
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễ...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
 
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà NộiLuận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
 
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT tại Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT tại Hà NộiLuận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT tại Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT tại Hà Nội
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯU KHƯƠNG HOA LèI SèNG THANH NI£N N¤NG TH¤N NGO¹I THµNH Hµ NéI HIÖN NAY (QUA KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP XÃ CỔ LOA HUYỆN ĐÔNG ANH VÀ XÃ THỤY HƯƠNG HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DUY BẮC TS. NGUYỄN THỊ TUYẾN HÀ NỘI - 2016
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả Lưu Khương Hoa
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về lối sống thanh niên 8 1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu về lối sống thanh niên 23 Chương 2: THỰC TRẠNG LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY 41 2.1. Khảo sát lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay (Qua trường hợp xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) 41 2.2. Đánh giá chung về lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội 73 Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY 89 3.1. Các nhân tố tác động đến lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội 89 3.2. Xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội 101 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỚI LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 121 4.1. Những vấn đề đặt ra với lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội 121 4.2. Một số khuyến nghị đối với với lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay 131 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 160
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCTT : Cơ chế thị trường CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTH : Đô thị hóa ĐTNCSHCM : Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh KNS KTTT : Kỹ năng sống : Kinh tế thị trường KT-XH : Kinh tế - xã hội NCS : Nghiên cứu sinh TCH : Toàn cầu hóa TNNTNTHN : Thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội NTM : Nông thôn mới UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Cơ cấu thanh niên xã Cổ Loa 41 Bảng 2.2: Cơ cấu thanh niên xã Thụy Hương 44 Bảng 2.3: Chất lượng nguồn nhân lực của hai xã Cổ Loa và Thụy Hương 47 Bảng 2.4: Nghề nghiệp của thanh niên xã Cổ Loa 47 Bảng 2.5: Nghề nghiệp của thanh niên xã Thụy Hương 47 Bảng 2.6: Nguyên nhân lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên 48 Bảng 2.7: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm, nghề nghiệp của thanh niên 49 Bảng 2.8: Đánh giá mức độ hài lòng đối với việc làm của thanh niên 50 Bảng 2.9: Đánh giá về mức độ ổn định trong thu nhập của thanh niên 52 Bảng 2.10: Việc sử dụng các vật dụng trong gia đình 53 Bảng 2.11: Mức độ đánh giá cách thức chi tiêu trong gia đình 54 Bảng 2.12: Dự định sử dụng tiền tiết kiệm của thanh niên 55 Bảng 2.13: Các loại hình giải trí của thanh niên 55 Bảng 2.14: Mức độ quan tâm tới các loại hình âm nhạc của thanh niên 57 Bảng 2.15: Mức độ tham gia của thanh niên đối với các hoạt động xã hội 59 Bảng 2.16: Mức độ quan tâm của thanh niên đối với một số lễ hội truyền thống ở địa phương khác 63 Bảng 2.17: Phân công công việc gia đình 64 Bảng 2.18: Nhận thức của thanh niên về các giá trị truyền thống 67 Bảng 2.19: Nơi đang cư trú của đối tượng điều tra 68 Bảng 2.20: Tiêu chí lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay 70 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thanh niên theo giới tính 42 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thanh niên theo giới tính 44 Biểu đồ 2.3: Người quyết định công việc trong gia đình 65 Biểu đồ 2.4: Mức độ chia sẻ với gia đình và bạn bè 68 Biểu đồ 2.5: Lý do muốn sinh con trai 71
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế lớn của cả nước. Từ sau Đại hội VII (năm 1991), cùng với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, quá trình đô thị hóa (ĐTH) ở Hà Nội diễn ra sôi động hơn rất nhiều so với thời gian trước đây, và đặc biệt là rất nhanh so với mặt bằng chung cả nước. Từ năm 2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có những thuận lợi rất cơ bản, song đồng thời cũng đang phải đối mặt trước những khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển. Một trong những thách thức đó là vấn đề lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH thành phố Hà Nội. Từ trong lịch sử, nông thôn ngoại thành Hà Nội luôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội. Trong gần ba thập kỷ qua, kể từ khi Đảng ta phát động sự nghiệp đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân đã được cải thiện đáng kể, công bằng hơn trong các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn ngoại thành Hà Nội đã có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên cho đến nay, nông thôn ngoại thành Hà Nội vẫn là khu vực chậm phát triển trong mặt bằng chung của kinh tế - xã hội (KT-XH) Thủ đô. Thu nhập của người nông dân ngoại thành Hà Nội tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực nội thành. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của một nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá, đặc biệt là nguồn lực con người, trong đó có lực lượng thanh niên nông thôn. Lịch sử đã chứng minh, cùng với thanh niên cả nước, thanh niên thành phố Hà Nội, trong đó có nông thôn ngoại thành là lực lượng xã hội to lớn, đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Đúng như Đảng ta xác định: thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, thanh niên luôn và cần phải được đặc biệt quan tâm trong chiến
  • 7. 2 lược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người vì sự phát triển bền vững đất nước. Có thể thấy, vấn đề xây dựng lối sống thanh niên nói chung trong những năm gần đây đã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH mạnh mẽ như hiện nay lại chưa được giới nghiên cứu quan tâm một cách thỏa đáng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay là một vấn đề quan trọng, cấp thiết không chỉ về mặt lý luận, mà cả trong hoạt động thực tiễn quản lý, giáo dục, xây dựng lực lượng và phát huy sức mạnh, tiềm năng của đội ngũ thanh niên. Lựa chọn vấn đề "Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay" (Qua khảo sát trường hợp xã Cổ Loa huyện Đông Anh và xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) làm đề tài luận án là sự mong muốn được tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề mà chúng tôi đã quan tâm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nghiên cứu lối sống là một vấn đề có nhiều khó khăn, phức tạp. Hơn nữa lại gắn với một đối tượng nhạy cảm là thanh niên nông thôn thì vấn đề càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chúng tôi ý thức rằng, luận án không có tham vọng nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những vấn đề đặt ra với lối sống mà chỉ tập trung vào một số khía cạnh chủ yếu của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay (qua khảo sát trường hợp xã Cổ Loa huyện Đông Anh và Thụy Hương huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), luận án nhằm mục đích nhận diện những nét đặc trưng cơ bản nhất trong lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn thành phố đang đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH, ĐTH như hiện nay. Từ đó, dự báo xu hướng vận động và phát triển của lối sống thanh niên niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, luận án hướng tới xác định những vấn đề cần quan tâm trong lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội - với tư cách là những chủ thể tích cực của lối sống. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị đối với cấp Trung ương, thành phố Hà Nội và tổ chức CT-XH của thanh niên nhằm phát huy tốt nhất sức mạnh của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những thập niên tiếp theo.
  • 8. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về lối sống, lối sống thanh niên, lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội từ góc nhìn văn hóa học. - Khảo sát những biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội qua trường hợp xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) và xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) trên 3 lĩnh vực hoạt động chủ yếu: hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa vật chất, bao gồm vấn đề việc làm, nghề nghiệp và phương thức tiêu dùng các sản phẩm vật chất; hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa tinh thần, bao gồm các hoạt động vui chơi, giải trí và tôn giáo, tín ngưỡng; hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa xã hội, bao gồm các quan hệ gia đình, dòng họ và định hướng giá trị của thanh niên. Từ đó, luận án nhận diện chiều sâu các giá trị văn hóa trong những biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. - Phân tích những nhân tố tác động, dự báo xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm tới. - Xác định những vấn đề đặt ra và nột số đề xuất, kiến nghị đối với các cấp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ điểm đến diện. Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát một số địa bàn cụ thể, luận án khái quát trên một phạm vi rộng lớn hơn của nông thôn ngoại thành Hà Nội, thuộc những địa bàn ráp gianh với khu vực nội thành Hà Nội. Vì vậy, luận án chọn đại diện 2 xã là Cổ Loa huyện Đông Anh và Thụy Hương huyện Chương Mỹ để nghiên cứu. - Về thời gian: Luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (năm 2008) cho đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để khảo sát, tìm hiểu quá trình hiện
  • 9. 4 thực hóa các giá trị văn hóa trong lối sống thanh niên; phân tích đặc điểm cũng như xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. Phép biện chứng mácxit là phương pháp nhận biết hiện thực trong tính tổng thể, toàn vẹn và sâu sắc, soi sáng cho tất cả những phương pháp tiếp cận khác nhau được sử dụng trong quá trình khảo sát hiện thực của luận án. Luận án nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội dựa trên các khái niệm công cụ như lối sống, lối sống thanh niên, lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội và lý thuyết hoạt động, lý thuyết giá trị, lý thuyết chức năng... 4.2. Phương pháp nghiên cứu Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội có thể được tiếp cận từ nhiều ngành khoa học chuyên biệt như triết học, kinh tế học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa học, lịch sử văn hóa... Tuy nhiên, để phù hợp với mã số chuyên ngành văn hóa học, luận án chú trọng sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học đối với lối sống, tìm hiểu chiều sâu văn hóa trong lối sống thanh niên. Với cách tiếp cận như vậy, để giải quyết được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp liên/đa ngành Nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội là sự thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của rất nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như xã hội học, tâm lý học, sử học, khoa học chính trị và nghiên cứu văn hóa. Ở một chừng mực nhất định, chúng tôi cũng có áp dụng cách nhìn nhận, phân tích của kinh tế học và khoa học quản lý... - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu Luận án đã tổng hợp, phân tích nguồn thông tin khoa học từ các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài để bước đầu nắm vững được những vấn đề liên quan đến mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các số liệu thống kê sẵn có của các ban ngành đoàn thể các cấp trung ương, thành phố, huyện và xã phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp Phương pháp nghiên cứu trường hợp hay còn gọi là phương pháp điển hình thực chất là sự phân tích một hay một số trường hợp điển hình cụ thể nhằm mục
  • 10. 5 đích nghiên cứu nào đó. Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát một số địa bàn cụ thể, luận án khái quát trên một phạm vi rộng lớn hơn của nông thôn ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, chúng tôi cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các huyện có vị trí giáp ranh với nội thành. Vì vậy, luận án chọn đại diện 2 xã là Cổ Loa huyện Đông Anh và xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ để làm trường hợp nghiên cứu. Cổ Loa là xã có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa (năm 938, sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, đã chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô; 30 năm sau vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn Cổ Loa làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt). Thụy Hương là xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ trước khi hợp nhất về Hà Nội (năm 2008) và là 1/11 xã điểm được chọn để thực hện triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong cả nước. - Phương pháp điều tra xã hội học Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng 154 phiếu hỏi anket với thanh niên thuộc xã Cổ Loa và 163 phiếu hỏi anket với thanh niên thuộc xã Thụy Hương Sau khi thu thập được ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát được mã hóa và xử lý thông qua phần mềm thống kê xã hội SPSS 16.0 cho kết quả định lượng, phục vụ cho đề tài. Có thể nói, đây là nguồn thông tin quan trọng nhất, cung cấp luận cứ, nguyên liệu "đầu vào" cho hầu hết tất cả các phân tích và lập luận trong nghiên cứu của luận án. Về mục đích: đây là cuộc khảo sát chuyên biệt, tập trung vào mục tiêu là khám phá thực trạng, đo lường mức độ và phạm vi ảnh hưởng, tìm hiểu các nhân tố tác động trực tiếp, dự báo xu thế vận động của các xu hướng lối sống chủ yếu của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. Về thời gian: Cuộc khảo sát được chuẩn bị và tiến hành vào khoảng 6 tháng cuối năm 2014. Chúng tôi đã tiến hành điều tra trực tiếp 317 nam nữ thanh niên trên cơ sở phiếu điều tra đã được thiết kế xây dựng theo mục đích nghiên cứu. Về địa bàn khảo sát: chúng tôi xác định địa bàn khảo sát dựa trên một số tiêu chuẩn lựa chọn sau: + Một huyện đại diện cho địa bàn ngoại thành của Hà Nội cũ (huyện Đông Anh). Một huyện đại diện cho địa bàn ngoại thành Hà Nội mới mở rộng (huyện Chương Mỹ). + Mỗi huyện chọn 01 xã đại diện. Cụ thể huyện Chương Mỹ, chúng tôi chọn xã Thụy Hương bởi lẽ, đây là xã có làng nghề truyền thống - đại diện cho huyện ngoại
  • 11. 6 thành Hà Nội đi lên từ tiểu thủ công nghiệp. Ở huyện Đông Anh chúng tôi chọn xã Cổ Loa bởi lẽ, đây là xã thuần túy làm nông nghiệp - đại diện cho nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập thế giới hiện nay. Về độ tuổi của đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát thanh niên hiện đang học tập và sinh sống tại hai xã Thụy Hương và Cổ Loa, có độ tuổi từ 18 đến 30, trong đó có khoảng 60% trong tổng số thanh niên được khảo sát là chưa lập gia đình. Về phương pháp và kỹ thuật điều tra: để có thể mang lại tính khách quan và trung thực cho cuộc khảo sát, ngoài bảng hỏi anket, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số cá nhân, nhóm thuộc các độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội...khác nhau nhằm đánh giá sự biến đổi lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Những kết quả điều tra từ bảng hỏi và phỏng vấn cá nhân, nhóm sẽ là cơ sở để chúng tôi đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với các ngành, các cấp liên quan. - Phương pháp điền dã thực địa Đồng thời với phương pháp điều tra xã hội học, chúng tôi cũng chú trọng sử dụng phương pháp điền dã thực địa (bao gồm cả điền dã tham dự và điền dã quan sát). Bởi lẽ, phương pháp này giúp cho chúng tôi có được những tài liệu trung thực thông qua việc quan sát thực tế, ghi chép, ghi âm, ghi hình thực tiễn sinh động của cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội. Qua phương pháp nghiên cứu điền dã này, chúng tôi cũng nhận thức được sâu sắc và đầy đủ nhiều chiều cạnh hơn của thực trạng những biểu hiện của lối sống thanh niên. Trên cơ sở đó, có được những phân tích, đánh giá và nhận xét mang tính khách quan, khoa học nhằm góp phần đưa ra được những ý kiến đề xuất, kiến nghị có giá trị tạo được sức thuyết phục cho người đọc cũng như người tiếp nhận kết quả nghiên cứu. - Phương pháp dự báo Luận án kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để dự báo về xu hướng vận động và phát triển của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đóng góp một số vấn đề lý luận cho chuyên ngành văn hóa học trong nghiên cứu về lối sống thanh niên và lối sống thanh niên nông thôn.
  • 12. 7 Luận án coi lối sống là những hình thức biểu hiện cụ thể của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị văn hóa trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của thanh niên. Điều này giải thích tại sao khi nghiên cứu về văn hóa thanh niên, người ta bắt buộc phải nghiên cứu lối sống thanh niên, và ngược lại, nghiên cứu lối sống thanh niên để tìm ra chiều sâu các giá trị văn hóa trong thanh niên. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu, khảo sát những biểu hiện cụ thể của lối sống thanh niên xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nói riêng và nhìn rộng ra các làng quê nông thôn khác của ngoại thành Hà Nội nói chung, luận án chỉ ra chiều sâu văn hóa của lối sống; sự hiện thực hóa những giá trị và hệ giá trị văn hóa trong lối sống; những nhân tố tác động và xu hướng vận động của lối sống thanh niên. Đồng thời, từ sự phân tích đánh giá đó, luận án chỉ rõ những vấn đề đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp xây dựng lối sống thanh niên ở nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH nhằm phát huy tốt nhất những giá trị văn hóa lối sống lành mạnh, đồng thời hạn chế đến mức tối đa mặt trái của nó trong bối cảnh đất nước đổi mới, mở của và hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được chia làm 04 chương, 8 tiết.
  • 13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN 1.1.1. Nghiên cứu về lối sống thanh niên trên thế giới Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khoa học xã hội phương Tây đã đạt được những bước tiến căn bản trong nghiên cứu về lối sống nhờ sự ra đời và phát triển của hai ngành khoa học xã hội cơ bản là xã hội học và tâm lý học - với tính cách là những khoa học riêng biệt, bước đầu tách khỏi triết học. Max Weber (1864 - 1920) - nhà xã hội học người Đức được coi là người khai sáng cho cách tiếp cận hệ giá trị văn hóa, thiết chế xã hội và lối sống của các cộng đồng người ở cả phương Tây và phương Đông từ góc độ tiếp cận xã hội học. Trong công trình nghiên cứu "Tập hợp các chuyên luận về xã hội học tôn giáo" (2 tập) đã đưa ra quan niệm lối sống như một khái niệm khoa học liên quan đến đẳng cấp và vị thế xã hội. Ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "lối sống" như một khái niệm khoa học. Lối sống được ông mô tả như kiểu sống của một nhóm xã hội, giai cấp, cộng đồng người cùng chung một vị trí kinh tế. Theo Max Weber, lối sống thể hiện vị trí của các nhóm xã hội. Ông cho rằng, sự phân tầng xã hội theo hình tam giác: phần đỉnh của tam giác là tầng lớp trên - chủ sở hữu của các phương tiện sản xuất, rất lợi thế nhờ có của; phần giữa là tầng lớp trung lưu không làm chủ của cải, có cơ may đời sống nhờ khả năng thị trường từ các kỹ năng không phải chân tay; phần đáy là tầng lớp nghèo, hết sức bất lợi trong cơ may đời sống, do địa vị yếu kém không có sở hữu của cải... Mỗi tầng lớp lại chia thành các nhóm nhỏ hơn, dựa trên những địa vị, cơ may, thu nhập, các tiện nghi sinh hoạt khác, với những mức sống và lối sống khác nhau. Nhiều vấn đề có liên quan đến phạm trù lối sống được các nhà xã hội học Phương Tây như Tony Bilton, Kenvin, Berger, Bonnett, Philip Jones, Ken Sheard, Michelle Stanworth và Andrew Webster đề cập và phân tích trong công trình nghiên cứu "Nhập môn xã hội học" do Nhà xuất bản Macmillan ấn hành bằng tiếng Anh năm 1981 và sau đó đã được tái bản nhiều lần trong các năm từ năm 1982 cho đến năm 1987. Từ góc độ tiếp cận xã hội học, các tác giả đã đề cập đến khái niệm văn
  • 14. 9 hóa và xã hội hóa và coi đây là 2 khái niệm chính để giải thích đời sống xã hội trong lý thuyết đồng cảm. Hành vi tiếp thu được trong mỗi xã hội cụ thể bao gồm ý thức, kỹ thuật và thói quen (lối sống) từ thế hệ này sang thế hệ khác - một di sản xã hội - mà thực tế là một tập hợp các giải pháp đối với các vấn đề con người đã gặp và giải quyết trong một thời gian dài... gọi là nền văn hóa. Quá trình quá độ mà chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội mà trong đó ta đã được sinh ra - quá trình mà nhờ nó chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội ta đang sống- được gọi là quá trình xã hội hóa. Khi cá nhân thông qua xã hội hóa, chấp nhận những qui tắc và đòi hỏi tạo dựng nền văn hóa xã hội mà họ đang sống, sử dụng chúng để qui định hành vi của mình nghĩa là họ đã tiếp thu được các qui luật văn hóa của xã hội. Quá trình xã hội hóa của con người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời rõ ràng là có ảnh hưởng quyết định tới những thái độ và hành vi khi lớn lên, cho nên gia đình chính là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xã hội thường phải phụ thuộc vào. Như vậy, gia đình là một môi trường xã hội hóa có tầm quan trọng chính yếu đối với việc hình thành nhân cách và lối sống của con người. Không chỉ giới hạn trong gia đình, các môi trường khác bên ngoài như nhà trường, môi trường xã hội, lao động và việc làm, truyền thông đại chúng v.v... cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và lối sống của con người, đặc biệt đối với tầng lớp thanh niên. Cũng trong công trình nghiên cứu này, khi bàn về văn hóa thanh niên, nhiều nhà xã hội học và bình luận viên ngành truyền thông coi sự tồn tại một "nền văn hóa thanh niên" như là phản ánh và biểu đạt những kinh nghiệm, những hoạt động và giá trị của thanh niên. Berger cho rằng: ở một mức độ đáng kể, văn hóa thanh niên cắt ngang qua các tuyến giai cấp, nó đã tạo nên những biểu tượng và kiểu mẫu hành vi có khả năng dành địa vị cho những con người xuất phát từ những bối cảnh giai cấp hoàn toàn khác... Văn hóa thanh niên có một đặc tính bình đẳng mạnh mẽ. Ý kiến phổ biến này về sự phân chia thế hệ được biểu đạt dưới dạng một nền văn hóa thanh niên dựa trên một quan niệm chủ yếu có tính chức năng, bao hàm một khái niệm về sự gián đoạn giữa các hệ thống giá trị của người lớn và thanh niên. Theo cách nhìn này, sự tác động qua lại vững chắc giữa các thành viên có các độ tuổi khác nhau là điều cần thiết cho sự vận động và tính liên tục của chế độ xã hội.
  • 15. 10 Trong nghiên cứu lối sống thanh niên, các vấn đề như: sự phân tầng xã hội, các vấn đề giai cấp, quyền lực chính trị, gia đình, giáo dục, lao động, tín ngưỡng v.v… cũng được nhiều tác giả đề cập, tranh luận. Các hướng nghiên cứu này một mặt tiếp cận những vấn đề mới nảy sinh của lối sống hiện đại, mặt khác, ngày càng đi sâu và cụ thể hóa lối sống của các nhóm nhỏ, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng, biểu hiện cụ thể của lối sống giữa các nhóm trong đời sống xã hội. Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, những nghiên cứu đầu tiên về thanh niên, văn hóa và lối sống thanh niên bắt đầu xuất hiện cùng với tên tuổi của những nhà xã hội học, tâm lý học nổi tiếng như: Charlotte Buhler, SiegFried BernFeld, Eduard Spranger, Hildegard Hetzer...Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, do kết quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật mà các nước tư bản phát triển chuyển nhanh sang giai đoạn "hậu công nghiệp" với nhiều xu hướng xã hội lôi cuốn hàng triệu thanh niên, như xu hướng hippie, punk... Đó chính là lý do làm bùng nổ những nghiên cứu mới về thanh niên và lối sống thanh niên dưới góc độ tâm lý học và xã hội học. Trong những thập niên đầu thế kỷ XX còn xuất hiện một trường phái mới trong nghiên cứu về lối sống thanh niên, đó là trường phái "tiểu văn hóa" (Subculture). Đây là một trường phái có ảnh hưởng khá mạnh mẽ trong các nghiên cứu về thanh niên ở phương Tây trong suốt ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Tuy nhiên, càng ngày trường phái nghiên cứu này càng bộc lộ những bất cập cả trên bình diện lý luận, cách tiếp cận và bị nhiều nhà nghiên cứu phê phán khá gay gắt. Cũng trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, ở Đức đã hình thành một trường phái nghiên cứu mới, mang tính liên ngành cao, với Klaus Hurelmann là đại biểu tiêu biểu nhất. Theo trường phái này, để tiếp cận và khám phá bản chất của quá trình xã hội hóa nhân cách, định hướng lối sống của thanh niên trong xã hội hiện đại cần phải xây dựng lý thuyết mới về vấn đề thanh niên dựa trên sự tích hợp, liên ngành giữa tâm lý học, xã hội học, khoa học chính trị và sử học. Đó chính là lý thuyết xã hội hóa (Sozialisationstheorie). Hiện nay, đây là trường phái nghiên cứu đang được áp dụng ngày càng phổ biến trong các nghiên cứu về thanh niên ở nước ngoài. Trong khoảng chục năm trở lại đây, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu quá trình đổi mới về kinh tế với những chuyển biến xã hội ở cả nông
  • 16. 11 thôn và thành thị. Bên cạnh những công trình thuộc các lĩnh vực nhân học, xã hội học, văn hóa học... đã bắt đầu xuất hiện một số nghiên cứu liên ngành có giá trị, liên quan đến vấn đề lối sống và lối sống thanh niên Việt Nam hiện đại. Tuy thành tựu của giới Việt Nam học phương Tây là khá phong phú, song cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào về lối sống thanh niên Việt Nam. Mặc dù vậy, các công trình kể trên cũng là một trong những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với nghiên cứu của chúng tôi. 1.1.2. Nghiên cứu về lối sống thanh niên ở Việt Nam Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khi Việt Nam bước vào giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, những thay đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong giai đoạn này đã kéo theo những biến đổi sâu sắc về lối sống của con người, đặc biệt là thanh niên. Do đó mà những nghiên cứu về lối sống thanh niên đã được các nhà khoa học đề cập đến nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn. Lối sống thanh niên đã bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, là đề tài của nhiều luận văn, luận án từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ. Một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước về lối sống và lối sống thanh niên đã được triển khai. Nhiều nhà khoa học với những đầu sách nghiên cứu về lối sống thanh niên đã được xuất bản, có giá trị lớn và được đánh giá cao. Tác giả Đặng Cảnh Khanh với công trình "Xã hội học thanh niên" [58] đã nhìn xã hội học, đi từ góc độ tiếp cận lý thuyết đến những nghiên cứu thực nghiệm, đã nghiên cứu khá toàn diện về thanh niên. Tác giả đã cho chúng ta cái nhìn khá đầy đủ về vị trí, vai trò, giá trị đạo đức cũng như những thay đổi trong văn hóa, lối sống và định hướng giá trị của thanh niên trong bối cảnh đất nước và thời đại hiện nay. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản nhất liên quan tới thanh niên Việt Nam, với tính cách là một nhóm xã hội không đồng nhất. Trong đó, định hướng giá trị, văn hóa, cấu trúc của thanh niên và phong trào thanh niên đã được tác giả khảo cứu và phân tích một cách sâu sắc trong mối liên hệ, tương tác đa chiều với một số yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v… Ở Phần III, Chương VIII, tác giả luận bàn về những thay đổi các chuẩn mực và giá trị trong nội dung xã hội hóa thanh niên qua các số liệu điều tra xã hội học.
  • 17. 12 Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những vấn đề cụ thể như: giá trị đạo đức trong cộng đồng và gia đình Việt Nam ngày nay đang bị sói mòn, do đó cần phải phục hồi và nâng cao vai trò của những chuẩn mực và giá trị truyền thống; việc giáo dục các giá trị truyền thống thông qua phương pháp truyền miệng cần phải được các gia đình coi trọng; việc tổ chức sinh hoạt văn hóa vui chơi tại cộng đồng là biện pháp giáo dục có hiệu quả... Ở Chương IX, tác giả khẳng định: các biện pháp để tăng cường vai trò và sức mạnh của truyền thông chính là giải pháp không thể thiếu được trong một xã hội đang tiến hành CNH, HĐH; sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học truyền thông với khoa học chính trị rất có sức mạnh trong việc làm thay đổi nhận thức và hành vi của con người, đặc biệt là thanh niên... Tiếp theo đó, các công trình nghiên cứu "Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay" của Đặng Cảnh Khanh [59] đã cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nhận thức đúng đắn vấn đề quan trọng mấu chốt nhất trong lối sống là tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Kết quả điều tra đã cho thấy vấn đề học tập (48,5%), việc làm (40,2%) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trong các mối quan tâm của thanh niên nói chung. Điều này đã có sự khác biệt so với những cuộc điều tra trước đây. Đó là sự chuyển đổi vị trí cho nhau giữa vấn đề lao động việc làm với vấn đề học tập. Trước đây thường là lao động và việc làm đứng ở vị trí số một, nay chuyển xuống vị trí số hai, nhường chỗ cho vấn đề học tập. Điều này là hoàn toàn hợp lý, nó cho thấy nhận thức của thanh niên đã có những thay đổi nhất định trong vấn đề học vấn. Phần lớn thanh niên hiểu rằng trong điều kiện khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, kiến thức và trình độ học vấn, tay nghề có ý nghĩa quan trọng. Có trình độ chuyên môn là điều kiện thiết yếu để có thể chọn lựa được việc làm và nghề nghiệp hợp lý. Mặc dù hiện nay có nhiều ý kiến nhận xét rằng thanh niên đã có sự tha hóa trong lối sống và định hướng giá trị ở mặt này mặt khác, nhưng nhóm tác giả khẳng định: đại đa số thanh niên vẫn cho rằng nhìn chung, sống trung thực, lành mạnh, có văn hóa vẫn là biểu hiện chung cho lối sống của thanh niên ta hiện nay... Từ những phân tích, luận giải trên tác giả khẳng định: thanh niên bao giờ cũng là lực lượng đột phá trong một xã hội trì trệ, là những gì biến động nhiều nhất trong một xã hội đang biến động. Sự phát triển của một xã hội được đo bằng cường
  • 18. 13 độ hoạt động vốn được tập trung vào nguồn lực thanh niên của xã hội đó, vào việc phát huy sức sáng tạo của thanh niên… Tác giả Phạm Hồng Tung trong công trình nghiên cứu "Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế" [96] đã nghiên cứu công phu và toàn diện những vấn đề cơ bản của lối sống thanh niên trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Với cách tiếp cận liên ngành/đa ngành, công trình đã tập trung làm sáng tỏ các nội dung cơ bản như: những vấn đề lý luận và cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên và lối sống thanh niên, một số khái niệm liên quan đến thanh niên và lối sống thanh niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên và lối sống thanh niên trong hơn hai thập kỷ đổi mới đất nước; thông qua đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và lối sống thanh niên; làm rõ những xu hướng biến đổi của lối sống thanh niên trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế... Trong đó, tác giả tập trung vào một số nhóm thanh niên có tính đại diện cao cho thanh niên cả nước như học sinh, sinh viên, thanh niên trí thức... Trên cơ sở nghiên cứu với những luận chứng có tính thuyểt phục cao, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị khoa học với tiến trình đổi mới đất nước hiện nay đối với thanh niên. Có thể thẩy, cho đến nay những công trình nghiên cứu chuyên khảo về lối sống thanh niên như công trình này ở ta hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn. Vì vậy, mặc dù không bàn trực tiếp đến lối sống thanh niên nông thôn, nhưng công trình này là một trong những nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị cho đề tài của Luận án. Tác giả Mạc Văn Trang với công trình nghiên cứu "Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục" [90] đã xác định nội hàm của lối sống sinh viên và đưa ra một hệ thống những đặc điểm chủ yếu của lối sống sinh viên. Điều đáng chú ý nhất của công trình này là tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát, thống kê số liệu để phân tích các biểu hiện tích cực và tiêu cực trong lối sống sinh viên hiện nay. Tác giả đã tiếp cận lối sống sinh viên bằng những số liệu nghiên cứu cụ thể, mô tả các biểu hiện trong cuộc sống hiện thực của họ. Đây cũng là một bước tiến mới trong nghiên cứu lối sống sinh viên. Cùng với hướng tiếp cận này, công trình nghiên cứu "Thực trạng tư tưởng chính trị - đạo đức - lối sống thanh niên học sinh, sinh viên" của Trần Kiều và cộng sự [61] đã tiến hành khảo sát gần 3000 học sinh Trung học phổ thông và sinh viên
  • 19. 14 về các nội dung cơ bản như: biểu hiện của lối sống trong học tập, trong quan hệ, trong sinh hoạt và việc sử dụng thời gian rỗi v.v… Tác giả Đặng Quang Thành với công trình nghiên cứu " Xây dựng lối sống văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh" [81] đã đi từ góc độ tiếp cận triết học đã khẳng định: lối sống là một hình thức biểu hiện của văn hoá. Lối sống có văn hóa (hay lối sống văn hóa) là một đặc trưng quan trọng của con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Xây dựng con người Việt Nam không thể coi nhẹ việc xây dựng lối sống có văn hóa. Đi theo hướng tiếp cận này, tác giả Lương Thanh Tân với "Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng đồng bằng sông cửu Long hiện nay" [79] đã chỉ rõ, trong quá trình giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức và lối sống văn hóa cho thanh niên, cần phải hết sức chú ý đến tính đặc thù và đặc trưng của lối sống văn hóa thanh niên. Tác giả cho rằng, lối sống văn hóa chính là lối sống đẹp của lứa tuổi thanh niên. Nó được biểu hiện trong lẽ sống đẹp, nếp sống đẹp của thanh niên: có ước mơ và khát vọng sống, có khả năng sáng tạo, có tinh thần dám nghĩ dám làm, thích cái mới, thích học hỏi, năng động, vận động và phát triển cùng với xu thế của dân tộc và thời đại... Tác giả Nguyễn Ánh Hồng với "Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" [49] đã có những phân tích về tâm lý, lối sống và biểu hiện của lối sống sinh viên trong học tập và sự tham gia vào các hoạt động khác của sinh viên... Tác giả cho rằng, nghiên cứu lối sống trên bình diện tâm lý học, cần xuất phát từ các cá nhân để phát hiện ra cái chung, cái đặc thù biểu hiện trong cái riêng, cái cá biệt... Vì vậy, nghiên cứu lối sống cần nhấn mạnh vào 3 tiêu chí: nhận thức, thái độ, hành vi của chủ thể trong hoạt động. Đây cũng là cách được nhiều tác giả ở trong và ngoài nước thường áp dụng trong những nghiên cứu về lối sống gần đây. Trong những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, cho dù tốc độ đô thị hóa mạnh và nhanh, nhưng về cơ bản nông thôn nước ta vẫn chiếm một diện tích khá lớn (khoảng 90% diện tích cả nước). Chính vì vậy, nông thôn-nông dân vẫn là đối tượng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Ngay từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về lối sống nông thôn đã ra đời và được đánh giá cao.
  • 20. 15 Đề cập trực tiếp đến đặc điểm tư duy và lối sống của cộng đồng làng xã Việt Nam có thể kể đến là Nguyễn Ngọc Hà với công trình nghiên cứu "Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [37] đã phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về tư duy và lối sống, đặc điểm tư duy và lối sống truyền thống của con người, trong đó có thanh niên, các tác giả đã đề cập đến những nhân tố tác động đến sự biến đổi của tư duy và lối sống trong giai đoạn hiện nay. Theo các tác giả, hiện nay, cùng với việc mở rộng đô thị là ranh giới giữa nông thôn và thành thị, giữa các quốc gia đang mờ dần. Điều đó dẫn đến khuôn mẫu hành vi ứng xử bị pha trộn "thành thị hóa nông thôn" và "nông thôn hóa thành thị" lên rất nhiều... Vấn đề đặt ra là định hướng và điều chỉnh sự pha trộn này như thế nào? Ở một góc nhìn khác, Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương với công trình nghiên cứu "Tính cộng đồng, tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay" [64] đã đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp đến hướng tiếp cận của đề tài. Đặc biệt, ở phần II, thông qua việc khảo sát đối tượng thanh niên công trình đã cho chúng ta hình dung diện mạo của "cái tôi" và đặc điểm tính cá nhân - tính cộng đồng của người Việt Nam hiện nay. Có thể nói, "cái tôi" hôm nay đang có xu hướng phát triển khác rất nhiều so với các thế hệ đi trước. "Cái tôi" đó đã và đang hình thành trong từng gia đình, từng độ tuổi, từng tầng lớp, từng giới, từng cộng đồng… thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, dưới sự tác động của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa. Chính vì vậy, sự biến đổi đó đang đòi hỏi chúng ta phải tổ chức nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện hơn, mạnh và sâu hơn vấn đề lối sống của con người hiện nay. Và, chỉ khi làm được như vậy, chúng ta mới thực sự đóng góp vào việc thực hiện phương châm: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Cũng đi theo hướng tiếp cận trên, tác giả Phạm Bích Hợp trong công trình nghiên cứu "Tâm lý dân tộc, tính cách và bản sắc" [47] đã nhìn lại hành trang lối sống của dân tộc với những chỉ dẫn lý thuyết và phương pháp khá thuyết phục. Đặc biệt, trong chương IV, nói về bản sắc dân tộc và biến đổi văn hóa, tác giả khẳng định: cuộc biến đổi văn hóa luôn diễn ra trước hết trên cái bề mặt của sinh hoạt xã hội (lối sống). Không chắc là ở những tầng sâu của đời sống dân tộc, những lớp
  • 21. 16 sóng dữ dội trên bề mặt ấy có lay động đến gốc rễ tinh thần dân tộc hay không, nhưng cái cảm giác kinh hoàng thì gần như không tránh được. Đó là tình trạng xảy ra ở nước ta cũng như ở nhiều nước Châu Á khi những nền văn minh nông nghiệp cổ truyền phương Đông đang chịu sự thách thức của văn minh công nghiệp phương Tây. Ngày nay, trong một "thế giới phẳng" - theo cách nói của Thomas L.Friedman thì sự hội nhập lối sống càng diễn ra mạnh hơn. Nó là một chủ đề phức tạp nhất của các cuộc nghiên cứu về biến đổi văn hóa... Nhấn mạnh đến những biến đổi trong lối sống của người dân nông thôn, Tô Duy Hợp với công trình nghiên cứu "Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam ngày nay (ở đồng bằng sông Hồng)" [48] đã phân tích khá hệ thống và toàn diện những biến đổi của xã hội nông thôn trong bối cảnh đổi mới đất nước nói chung, ở vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Từ phân tích những tác động trực tiếp của quá trình đổi mới đến kinh tế nông thôn, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế mới đến xu hướng vận động của các quan hệ kinh tế nông thôn... các tác giả đã cho chúng ta thấy sự biến đổi trong văn hóa làng - xã (những biến đổi trong hệ thống giá trị - chuẩn mực làng - xã; đặc điểm biến đổi khuôn mẫu văn hóa làng - xã; sự biến đổi văn hóa trong phạm vi gia đình và dòng họ), sự biến đổi trong hệ thống quản lý làng - xã (quá trình dân chủ hóa tại làng - xã; những hạn chế trong năng lực tự quản cộng đồng làng - xã; vấn đề nâng cao năng lực quản lý quá trình phát triển kinh tế xã hội tại làng - xã). Ngoài việc tập trung nhận diện thực trạng và xu hướng biến đổi của xã hội nông thôn, các tác giả còn phân tích những chuyển đổi đáng kể của các quan hệ xã hội cơ bản trong làng - xã đồng bằng sông Hồng dưới tác động của quá trình đổi mới. Tác giả Nguyễn Thị Phương Châm với công trình nghiên cứu "Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay" [9] đã cho rằng, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã kéo theo những sự biến đổi xã hội sâu sắc, trong đó có sự biến đổi văn hóa (và cũng là lối sống) ở các làng quê. Hiện tượng những ngôi làng xưa trở thành phố, những người nông dân vốn gắn bó với ruộng đồng bỗng chốc trở thanh tỷ phú, những khu công nghiệp mọc lên bên lũy tre làng... Những hiện tượng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lớn cho sự phát triển xã hội Việt Nam hiện tại và tương lai. Từ góc nhìn của chuyên ngành Nhân học văn hóa, tác giả đã phân tích bối cảnh lý thuyết và thực tiễn của quá trình biến đổi đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa ở các
  • 22. 17 làng quê hiện nay. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khá kỹ về những biến đổi giá trị, hệ giá trị của cư dân nông thôn Việt Nam qua trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tác giả Nguyễn Văn Quyết với "Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp - nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp" (Thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai) [76] đã phân tích những biến đổi văn hóa - xã hội của các cộng đồng nông thôn trong quá trình đô thị hóa và chuyển đổi kinh tế. Trong luận án này, tác giả đã phân tích sự thay đổi trong lối sống, từ nếp ăn, ở, mặc cho đến các sinh hoạt văn hóa như hưởng thụ các tác phẩm văn hóa, sáng tạo văn hóa, rồi đến tư duy, hệ giá trị, chuẩn mực, các phong tục tập quán như tang, ma, cưới xin, giỗ chạp, hệ thống niềm tin và tôn giáo... của các cộng đồng dân cư vốn là các cộng đồng nông nghiệp - nông thôn được chuyển thành các cộng đồng mang tính đô thị do áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có thể thấy, trong những năm gần đây, đã có khá nhiều tác giả và nhóm nghiên cứu đã tập trung phân tích những biến đổi trong lối sống của cư dân nông thôn trong quá trình đô thị hóa... Về thực chất, đây là quá trình chuyển biến từ tổ chức xã hội nông thôn sang tổ chức xã hội đô thị. Quá trình này đã kéo theo những biến đổi rất lớn về các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tâm lý con người. Chính vì vậy, chủ đề này đã thu hút hơn sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước. Các công trình nghiên cứu "Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay" của Lê Như Hoa [45]; "Nếp sống văn hóa đô thị thời mở cửa. Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay" (năm 1993) của Hoàng Vinh [110]; "Vấn đề lối sống và xây dựng lối sống đô thị ở Việt Nam" của Đặng Quang Thanh và Quế Anh [80]; "Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam. Một cách tiếp cận" của Trương Minh Dục và Lê Văn Định [16]... đã quan tâm lý giải một cách sâu sắc các vấn đề: sự biến đổi lối sống, giá trị sống; sự phân hóa giàu nghèo; việc làm của người nông dân bị thu hồi đất; vấn đề di dân; vấn đề môi trường xã hội và các tệ nạn xã hội; vấn đề văn hóa truyền thống và các mối quan hệ gia đình hiện nay v.v… ở các vùng đô thị hóa. Gần với đề tài Luận án là những nghiên cứu về lối sống, sự biến đổi lối sống của người dân Thủ đô Hà Nội từ những góc độ tiếp cận khác nhau như tâm lý học,
  • 23. 18 văn hóa học, sử học...Tác giả Phan Thị Mai Hương với công trình nghiên cứu "Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa" [53] đã phân tích sự biến đổi về mặt tâm lý của người dân vùng ven đô Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Từ góc nhìn tâm lý học, tác giả đã hướng tới khai thác những biến đổi tâm lý về mặt nhận thức cá nhân; vai trò của mỗi cá nhân trong bối cảnh mới; sự biến đổi nhu cầu; sự thích nghi với nhịp sống mới; sự biến đổi chiến lược sống của mỗi người; sự biến đổi quan hệ người - người trong đời sống cộng đồng v.v.... Là một thành phố đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội được tập trung mạnh nhất ở các vùng ven đô. Do vậy, khu vực ven đô vừa mang những đặc trưng chung của các vùng đô thị hóa vừa có những đặc thù riêng của thủ đô. Xét về bản chất, ven đô Hà Nội vốn là vùng được trung chuyển từ nông thôn sang nội thị, nên sự đan xen giữa các khuôn mẫu nông thôn và thành thị về mặt văn hóa và lối sống là đặc trưng chủ yếu của vùng này. Quá trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội đã biến nhiều khu vực ven đô thành khu vực nội thành, nhiều vùng ngoại ô trở thành vùng ven đô. Đi kèm với quá trình này là sự thay đổi mạnh mẽ từ cảnh quan môi trường, hoạt động nghề nghiệp, đến sự biến đổi lối sống, phong tục, tập quán; từ biến đổi kinh tế - xã hội đến những biến đổi tâm lý trên bình diện xã hội lẫn bình diện cá nhân. Tác giả Hà Thị Tuyết với "Sự biến đổi của lối sống làng xã vùng châu thổ Bắc Bộ qua nghiên cứu trường hợp làng Cự Đà, huyện Thanh Oai, Hà Nội" [97] đã tập trung vào phân tích sự biến đổi những chiều cạnh lối sống chủ yếu như: sự biến đổi về hoạt động vật chất; sự biến đổi lối sống trong quan hệ xã hội; sự biến đổi lối sống trong đời sống tinh thần. Từ góc nhìn văn hóa học, tác giả cho rằng, chính việc hình thành các khu đô thị và khu công nghiệp đã tạo nên những luồng di cư mới từ nông thôn ra thành thị, từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ... Đó là một thực tiễn phát triển đa diện và phức tạp của những cộng đồng nông nghiệp - nông thôn và nông dân khi một phần diện tích đất đai của cộng đồng và bản thân nông dân bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Một bộ phận dân cư (đa số là thanh niên) phải chuyển dịch nghề. Dân nhập cư xuất hiện, mức sống gia tăng... đã kéo theo một loạt những thay đổi về lối sống. Sự biến đổi diễn ra trên diện rộng, lại quá nhanh với tốc độ cao, nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến cư dân nông thôn, nhất là thanh niên chưa thích nghi ngay
  • 24. 19 được với nhịp sống mới nên bên cạnh những biến đổi tích cực, cũng xuất hiện rất nhiều những dấu hiệu của sự khiếm khuyết. Tác giả Nguyễn Viết Chức với công trình nghiên cứu "Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [12] đã tập hợp các bài tham luận của các nhà khoa học, quản lý và nghiên cứu văn hóa ở những góc độ, khía cạnh khác nhau đề cập đến những vấn đề chung và tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Vinh Phúc - Nhà Hà Nội học, trong bài viết "Từ truyền thống đến xây dựng nếp sống đô thị của người Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH" đã khẳng định: "Nhìn tổng thể, nét thanh lịch Hà Nội vẫn biểu hiện qua cung cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, thưởng thức nghệ thuật... Tuy nhiên, những biến đổi lớn lao của đất nước, sự chuyển đổi cơ chế, mở cửa giao lưu, quá trình ĐTH diễn ra gấp gáp cùng những sự kiện trên trường quốc tế đã tác động lớn, nhiều đến lối sống văn hóa của người Hà Nội, đặc biệt là thanh thiếu niên. Có những mặt tích cực phù hợp quy luật vận động của xã hội, của xu thế thời đại, nhưng cũng có những mặt thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa..." [12, tr.41]. Đặc biệt, trong đó, tác giả còn bàn đến cái được và mất trong quá trình ĐTH. Tác giả cho rằng, sự phát triển của khu vực đô thị tất yếu sẽ có tác động làm cải biến các cộng đồng nông thôn, và đồng thời cũng diễn ra chiều hướng ngược lại. Đó là quá trình "xâm nhập" đô thị của các cư dân nông thôn tạo ra một xu hướng "nông thôn hóa" thầm lặng trong xã hội đô thị, và ngược lại. Có thể thấy, đây là những gợi mở rất bổ ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Ở một góc nhìn khác, tác giả Đỗ Huy nhấn mạnh: lối sống mà thủ đô ta hướng vào và xây dựng đó là lối sống dân tộc - hiện đại mà đặc trưng điển hình của nó là văn minh, lành mạnh, lịch thiệp và năng động. Với cách phân tích và luận giải thuyết phục, tác giả Đỗ Huy đã cho thấy sự cần thiết phải xây dựng và giáo dục một lối sống văn minh, lành mạnh, lịch thiệp và năng động đối với người Hà Nội trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay. Cũng đồng tình như vậy, tác giả Trường Lưu có những kiến giải sâu sắc và rõ ràng, cụ thể với luận điểm cho rằng: cần một lối sống thanh lịch hiện đại cho Hà Nội trước mắt và lâu dài.
  • 25. 20 Từ góc độ tiếp cận xã hội học, trong bài viết "Tiêu dùng văn hóa của người dân Hà Nội qua một số chỉ báo xã hội học" của tác giả Cao Thị Vũ Huyền khẳng định: khi nhìn nhận việc thực hiện văn hóa được thể hiện trong toàn bộ hoạt động sống của con người, thì tiêu dùng văn hóa không chỉ giới hạn trong phạm vị sự hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, mà nó được phản ánh ở việc sử dụng quĩ thời gian, ở tính chất và trình độ các quan hệ giao tiếp, giao lưu xã hội, ở hệ thống những lựa chọn và đánh giá thông qua các hệ giá trị. Ngoài ra, công trình nghiên cứu "Nếp sống người Hà Nội từ truyền thống của Thủ đô Thăng Long" của Nguyễn Viết Chức [13] đã tập hợp các bài tham luận của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa ở những góc độ tiếp cận khác nhau, đã tập trung chủ yếu đề cập đến xây dựng nếp sống người Hà Nội từ truyền thống của thủ đô Thăng Long trong giai đoạn hiện nay. Liên quan đến phạm vi nghiên cứu của Luận án phải kể đến hai công trình nghiên cứu của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cổ Loa và Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thụy Hương, đó là "Lịch sử Đảng bộ xã Cổ Loa (1945 - 2005)" và " Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Hương (1945 -2010)". Đây là hai công trình đã nêu và phân tích một cách có hệ thống và toàn diện về các vấn đề từ môi trường tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa, xã hội đến cơ cấu kinh tế, sự phát triển kinh tế; quyết tâm của Đảng bộ về xây dựng Nông thôn mới, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.... Đặc biệt, ở cả hai công trình này đã nhấn mạnh đến vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới... Tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến người dân nói chung, trong đó có thanh niên nông thôn xã Cổ Loa và xã Thụy Hương. Cùng với nhứng công trình trên, công trình nghiên cứu ""Địa chí Cổ Loa" của Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân [71] đã nghiên cứu tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội xã Cổ Loa trong diễn trình lịch sử của nó. Trong đó có phần về thời kỳ đổi mới đến thập niên đầu của thế kỷ XXI. Phần này cho ta một cái nhìn tổng thể, khái quát về Cổ Loa giai đoạn CNH, HĐH, ĐTH. Sự thay đổi KT-VH-XH và cả cảnh quan môi trường đã đặt xã hội - người dân, trong đó có thanh niên Cổ Loa trước những thay đổi cần thiết về lối sống. Như vậy, hầu hết những công trình đã tổng quan trên đều tập trung vào nghiên cứu, nhận diện và đánh giá sự biến đổi lối sống thanh niên nói chung, hoặc
  • 26. 21 nghiên cứu trong phạm vi một xã hội đang chuyển mình từ xã hội nông thôn sang thành thị... Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo nào về lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội được công bố. 1.1.3. Nhận xét chung về nghiên cứu lối sống thanh niên và vấn đề đặt ra Luận án cần tiếp tục bàn luận 1.1.3.1. Nhận xét chung về nghiên cứu lối sống thanh niên Qua Tổng quan tình hình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy, trong một vài thập niên trở lại đây, những nghiên cứu về lối sống, trong đó có lối sống thanh niên đã đạt được những bước tiến căn bản nhờ sự ra đời và phát triển của 2 ngành khoa học xã hội là tâm lý và xã hội học. Bước sang kỷ nguyên của văn minh trí tuệ và toàn cầu hóa (TCH) thì những vấn đề của lối sống, lối sống thanh niên nổi lên như một trong những đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội, với một hệ vấn đề phức hợp có liên quan đến tương lai của nhân loại và của chính bản thân thanh niên. Ở Việt Nam, bước vào thế kỷ XXI, những thay đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã dẫn đến sự thay đổi khá rõ trong lối sống của thanh niên. Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy các động thái biến đổi rất lớn của thanh niên từ việc làm, các mối quan hệ xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, đời sống tâm linh... cùng các biểu hiện hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp của nó. Đặc biệt, những công trình nghiên cứu về lối sống gắn với làng quê Việt Nam không chỉ mô tả các nhân tố tác động đến lối sống, đặc điểm lối sống, sự biến đổi lối sống... mà còn chỉ ra các xu hướng, các mối liên hệ hữu cơ giữa các nhân tố phát triển của các cộng đồng dân cư vốn là nông nghiệp đang trong tiến trình CNH - HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế. Đây đều là những nghiên cứu được dư luận đánh giá cao và có giá trị tham khảo rất lớn đối với đề tài luận án về định hướng nghiên cứu, gắn lối sống với các giá trị văn hóa. Về góc độ tiếp cận, từ thập niên cuối của cuối thế kỷ thứ XX cho đến nay, những nghiên cứu về lối sống thanh niên cũng ngày càng đi theo hướng chuyên sâu hơn, bắt đầu chuyển sang xu hướng nghiên cứu thực nghiệm xã hội (các quan hệ xã hội, vị thế, vai trò xã hội, v.v...). Tuy nhiên, việc tiếp cận nghiên cứu lối sống thanh niên từ góc độ văn hóa học, mặc dù đã được các nhà khoa học quan tâm hơn nhưng
  • 27. 22 vẫn còn khoảng trống khá lớn, nhiều vấn đề bỏ ngỏ, nhất là với đối tượng thanh niên đang sinh sống ở khu vực nông thôn trong một xã hội đang chuyển mình nhanh chóng từ nông thôn sang thành thị như thành phố Hà Nội hiện nay. Càng ngày các xu hướng tiếp cận những vấn đề lối sống thanh niên càng mang tính liên ngành, đa chiều, đa góc cạnh hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên khảo về lối sống thanh niên nông thôn trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế còn khá mờ nhạt. Tất nhiên, cũng cần thấy rằng, ở một góc độ nào đó nói về lối sống thì dễ, nhưng tiếp cận lối sống với tư cách một công trình nghiên cứu khoa học là một vấn đề khó, thậm chí rất khó. Cho đến nay, vẫn còn quá nhiều sự tranh cãi bắt đầu từ khái niệm lối sống (lối sống thanh niên càng khó khăn hơn) và sau đó là các hướng tiếp cận nó trong thực tiễn vốn nhiều biến động và phong phú của đời sống xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu về lối sống thanh niên, trước hết cần phải xây dựng được một nền tảng lý thuyết chặt chẽ, một hệ thống phương pháp tiếp cận, những khái niệm công cụ để tạo nên bộ khung qui chiếu thực tiễn cụ thể của lối sống thanh niên - một đối tượng "động" và hết sức nhạy cảm trong xã hội. Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, đã có một số nhà nghiên cứu tiếp cận lối sống thanh niên nói chung, hoặc cụ thể vào đối tượng học sinh, sinh viên dưới góc nhìn tâm lý học, xã hội học, triết học... Tuy nhiên, góc nhìn văn hóa học về vấn đề này vẫn còn là một khoảng trống khá lớn. Lối sống thực chất là sự lựa chọn sống, là tảng nền văn hóa khiến cho thanh niên có thể phát huy vai trò chủ thể tích cực của mình trong cuộc sống hay không. Đồng thời lối sống cũng là cái chi phối, điều khiển hoạt động và hành vi sống hàng ngày của thanh niên. Như thế, lối sống tuy không phải là vấn đề gốc, bao trùm của thanh niên, nhưng lại là vấn đề trọng yếu và nóng bỏng liên quan đến tất cả các vấn đề khác của cuộc sống. Chính vì vậy, trong tình hình hiện nay, tiếp cận lối sống từ góc nhìn văn hóa học là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm nhiều hơn nữa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Với suy nghĩ đó, trong luận án này chúng tôi tiếp cận nghiên cứu lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội từ góc nhìn văn hóa học. Điều đó có nghĩa, từ việc khảo sát, đánh giá thực trạng các biểu hiện cụ thể trong hoạt động sống để tìm hiểu cái tảng nền văn hóa của lối sống thanh niên, xác định xem những biểu hiện ấy dựa trên hay là sự hiện thực hóa trong thực tiễn những giá trị và hệ giá
  • 28. 23 trị văn hóa nào. Trên cơ sở việc tìm ra những mối liên hệ có tính bản chất giữa các biểu hiện của lối sống trong hiện thực với các chiều sâu văn hóa của lối sống, luận án dự báo xu hướng vận động và phát triển của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những thập niên tiếp theo. 1.1.3.2. Vấn đề đặt ra Luận án cần tiếp tục bàn luận Trân trọng và kế thừa thành tựu của những công trình đi trước, Luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau: - Từ góc độ tiếp cận văn hóa học, Luận án làm rõ những khái niệm công cụ cơ bản như: lối sống, lối sống thanh niên, lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội. Trên cơ sở đó, có những đóng góp cụ thể về phương diện lý luận và cách tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu về lối sống thanh niên. - Đánh giá thực trạng những biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội qua khảo sát trường hợp xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nhằm thu thập dữ liệu, dữ kiện để phân tích và chỉ ra những giá trị văn hóa trong lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. - Trên cơ sở những nhân tố tác động đến lối sống thanh niên, luận án dự báo xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI. - Những vấn đề đặt ra và một số khuyến nghị về giải pháp nhằm xây dựng lối sống tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN 1.2.1. Quan niệm về lối sống từ góc nhìn văn hóa học 1.2.1.1. Quan niệm về lối sống Cho đến nay, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về lối sống, tiếp cận lối sống dưới nhiều góc độ khác nhau, và vì thế đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lối sống. Nội hàm của lối sống được xác định tùy theo mục đích và cách tiếp cận mà mỗi nhà nghiên cứu áp dụng. Tuy nhiên, dù tiếp cận lối sống từ góc độ nào thì về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm khi cho rằng:
  • 29. 24 - Lối sống là toàn bộ hoạt động sống của con người, bao gồm các phương thức sinh sống; các mối quan hệ xã hội, ý thức, lý tưởng, niềm tin... được biểu hiện thông qua những hành vi trong cuộc sống hàng ngày. - Lối sống là những hoạt động sống của con người được lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thói quen, thành nếp. Hay nói cách khác, lối sống có tính ổn định tương đối. - Lối sống có mối quan hệ biện chứng với các điều kiện kinh tế - xã hội mà con người thuộc về. - Lối sống thể hiện đặc trưng riêng của từng cộng đồng người. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi cho rằng: tiếp cận lối sống từ góc nhìn văn hóa học chính là tìm hiểu những mối liên hệ có tính bản chất giữa lối sống và văn hóa để biết được đối tượng "ra sao?" và "như thế nào?". Có thể nói, cho đến nay, những nghiên cứu về lối sống nhìn chung đều được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với các nghiên cứu văn hóa, thậm chí trong khuôn khổ của nghiên cứu văn hóa. Sở dĩ như vậy là bởi lối sống chính là bộ phận hợp thành quan trọng nhất của văn hóa. Ngược lại, nghiên cứu văn hóa cũng nhất thiết phải nghiên cứu lối sống, vì chỉ thông qua lối sống mà các thông điệp, mã số, chuẩn mực và các giá trị văn hóa mới được nhận diện, giải mã và phân tích với những chiều cạnh đầy đủ nhất. Thậm chí, trong không ít trường hợp, người ta đã đồng nhất lối sống với văn hóa. Cũng giống như với khái niệm văn hóa, cho đến nay đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lối sống. Song, dù tiếp cận và định nghĩa theo cách nào thì các nhà nghiên cứu đều nhận ra cái khác căn bản giữa văn hóa với lối sống ở chỗ: văn hóa - dù định nghĩa theo cách nào thì cũng dùng để chỉ một thực thể phức hợp theo chiều thẳng đứng những cái đã diễn ra với nhiều cấp độ, nhiều tầng lớp khác nhau. Trong đó, ở tầng sâu nhất hay nền tảng của văn hóa bao giờ cũng là các giá trị và hệ giá trị, còn ở tầng trên cùng là các hình thức biểu hiện cụ thể của văn hóa, là đời sống văn hóa (hay đời sống xã hội) với các biểu tượng, các hình thức nghệ thuật, các ứng xử, trong đó có lối sống - với tính cách là những biểu hiện sống động, linh hoạt và dễ thấy nhất của văn hóa. Lối sống - dù tiếp cận dưới góc độ nào thì cũng là quá trình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị văn hóa trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Xét theo chều thẳng
  • 30. 25 đứng thì lối sống không có nhiều tầng lớp và cấp độ như văn hóa. Về mặt lý thuyết, chỉ có các giá trị và hệ giá trị nào được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống mới được coi là chiều sâu văn hóa của lối sống. Điều đó có nghĩa, khi nghiên cứu lối sống, người ta buộc phải nghiên cứu các chiều sâu văn hóa của nó, phải khám phá xem lối sống đó dựa trên hay là sự hiện thực hóa trong thực tiễn của những giá trị và hệ giá trị nào. Vì vậy, khi nghiên cứu về lối sống, phải nghiên cứu cả các cách ứng xử văn hóa, các chế định và các biểu tượng văn hóa. Đây là những bộ phận hợp thành, những tầng lớp văn hóa rất gần gũi với lối sống và thậm chí trùng khớp với lối sống. Như vậy, tiếp cận lối sống từ góc nhìn văn hóa học chính là nghiên cứu các chiều sâu văn hóa của lối sống để hiểu rõ hơn giá trị và xu hướng vận động, biến đổi của lối sống Đi theo hướng tiếp cận này, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi cho rằng có ba luận điểm quan trọng cần nhấn mạnh: Thứ nhất, con người (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng) dù ở đâu và trong bất cứ thời đại nào đều phải sống theo một kiểu nào đó (thành thị hay nông thôn, công nghiệp hay nông nghiệp...). Song, theo lý thuyết hoạt động, lối sống là hệ thống những dạng hoạt động sống ổn định của con người, là cách thức hoạt động sống chứ không phải chỉ là bản thân các hoạt động sống thuần túy. Vì vậy, không phải bất cứ hoạt động sống, phương thức tiến hành hoạt động sống nào của con người cũng đều được coi là lối sống. Mà, chỉ những hoạt động sống và phương thức tiến hành hoạt động sống nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen, thành nếp mới được coi là lối sống. Nói cách khác, chỉ những hoạt động sống và phương thức tiến hành hoạt động sống nào có thời gian kiểm nghiệm, thực chứng, ổn định, có tầm ảnh hưởng mạnh và độ phổ biến cao trong đa số cá thể của một nhóm, một cộng đồng người hay trong toàn xã hội thì mới được coi là lối sống và các biểu hiện của lối sống. Thứ hai, theo lý thuyết giá trị, về bản chất, con người luôn tiến hành các hoạt động sống một cách có ý thức, có tính hướng đích. Lối sống chính là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người trong những điều kiện sống xác định. Hay nói cách khác, lối sống biểu hiện cho sự lựa chọn giá trị của con người. Sự lựa chọn ở đây không phải chỉ biểu hiện ở động cơ và tính mục đích của hoạt động sống mà còn ở chỗ con người còn có thể lựa
  • 31. 26 chọn phương thức và phương tiện tiến hành các hoạt động sống của mình trong những điều kiện cụ thể. Vì vậy mà phạm vi lựa chọn cũng luôn bị giới hạn và qui định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan nhất định. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, con người không có khả năng hoặc không được phép lựa chọn giá trị của mình. Trong lối sống, mục đích, lý tưởng sống chính là sự lựa chọn chủ quan của con người về giá trị của lối sống. Và điều đó, chi phối và điều khiển toàn bộ các dạng hoạt động sống của con người. Điều này trả lời cho câu hỏi: sống để làm gì? sống vì cái gì? và, sống như thế nào? Điều đó có nghĩa, lẽ sống chính là mục đích, ý nghĩa, lý tưởng, động cơ của lối sống. Và do đó, lẽ sống nằm ở tầng sâu giá trị văn hóa của lối sống. Lẽ sống hay giá trị văn hóa dẫn đường cho lối sống, xác định nguyên tắc, sự lựa chọn hành vi của lối sống. Lẽ sống là bộ phận cốt lõi nhất của lối sống, là giá trị văn hóa của lối sống, là sự tổng hợp hòa quyện của lý trí và tình cảm, của các kiến thức về đạo đức, lý tưởng, khát vọng, niềm tin, v.v.... Đối với việc giáo dục con người, đặc biệt là thế hệ thanh niên, việc định hướng lẽ sống - chiều sâu văn hóa của lối sống là một vấn đề hết sức quan trọng. Thứ ba, những giá trị văn hóa được con người sáng tạo ra thì vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, không phải tất cả những giá trị đó đều được tiếp nhận theo những mức độ và phương thức giống nhau, và không phải tất cả chúng đều được hiện thực hóa như nhau trong thực tiễn cuộc sống. Mà, chỉ những giá trị văn hóa nào được con người chấp nhận và đang hiện thực hóa nó trong cuộc sống hàng ngày mới tạo nên hoạt động sống và góp phần làm nên lối sống. Những giá trị văn hóa đó và sự hiện thực hóa nó trong thực tiễn chính là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, trùng khớp với hoạt động sống và lối sống. Còn những giá trị văn hóa khác không được hiện thực hóa thông qua hoạt động sống, thì dù có tồn tại (như tục ngữ, ca dao, tín điều tôn giáo, học thuyết chính trị hay các biểu tượng văn hóa) cũng không được coi là một bộ phận, là yếu tố của lối sống. Chúng tồn tại và tạo nên một chiều cạnh khác, chiều cạnh khách quan của lối sống. Như vậy, từ góc độ tiếp cận văn hóa học, lối sống chính là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Từ đó, luận án có thể đưa ra khái niệm về lối
  • 32. 27 sống như sau: Lối sống là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và phương thức tiến hành các hoạt động đó trong một xã hội nhất định. Lối sống bao gồm các nội dung cơ bản: lao động sản xuất; tính tích cực chính trị - xã hội, sinh hoạt tinh thần, văn hóa giáo dục, cách nhận thức và ứng xử với các mối qua hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 1.2.1.2. Cơ cấu của lối sống Lối sống không phải là một tập hợp tùy tiện của những hiện tượng rời rạc trong hoạt động sống của con người, mà là một khái niệm mang tính cấu trúc, nghĩa là các yếu tố của nó có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, chi phối và điều chỉnh lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Sự biến đổi của một yếu tố sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác. Vì thế, phân tích cơ cấu của lối sống để nhận thức sâu sắc hơn về lối sống là vấn đề tất yếu của việc nghiên cứu. Khi đề cập đến cấu trúc của văn hóa, các nhà khoa học đã đưa ra những mô hình cấu trúc khác nhau tùy hướng tiếp cận và mục đích nghiên cứu của mình. Một cách thông thường và khá phổ biến hiện nay là chia cấu trúc văn hóa thành những lĩnh vực văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội. Văn hóa vật chất: hiểu theo nghĩa rộng, là tổng hòa tất cả sản phẩm vật chất do lao động sáng tạo của con người tạo nên trong một xã hội nhất định. Hay nói cách khác, văn hóa vật chất là một tổng thể các hoạt động sống (lối sống) liên quan đến việc tổ chức khai thác và sử dụng các đối tượng vật thể, đáp ứng nhu cầu tồn tại vật chất của con người như ăn, mặc, ở, đi lại, sản xuất... nhằm tái sản sinh ra đời sống vật chất của con người theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Văn hóa tinh thần: bao gồm toàn thể những hoạt động liên quan đến việc tổ chức quá trình sản xuất, bảo quản, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần, nhằm tái sản sinh ra nhân cách con người ngày càng nhân bản hơn. Nói cách khác, văn hóa tinh thần bao gồm những khía cạnh thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng, quan niệm về hệ giá trị và các chuẩn mực xã hội, các loại hình sân khấu, văn học dân gian, nghệ thuật, lễ hội... Văn hóa xã hội bao gồm những qui tắc ứng xử trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, xã hội...; các quy định xã hội về tang lễ, hiếu hỉ, các thiết chế văn hóa, xã hội...
  • 33. 28 Từ cấu trúc văn hóa trên, chúng ta có thể lắp ghép các hoạt động sống của con người với các phạm trù của văn hóa để có một cái nhìn toàn diện hơn về lối sống [97, tr.33-34]: Văn hóa Lối sống Đáp ứng nhu cầu Văn hóa vật chất - Hoạt động sản xuất vật chất (phương thức mưu sinh; phương thức tiêu dùng các sản phẩm vật chất...) - Tồn tại về mặt vật chất của con người Văn hóa tinh thần - Hoạt động vui chơi giải trí, sáng tạo - Hoạt động giáo dục - Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng - Nhu cầu thẩm mỹ, hướng tới sự thanh lọc và thăng hoa tình cảm - Trao truyền kinh nghiệm cho thế hệ sau - Giao tiếp với thần linh. Văn hóa xã hội - Quan hệ gia đình, làng xóm, cộng đồng xã hội... - Các qui định xã hội về tang ma, cưới xin... - Đảm bảo trật tự, ổn định và an sinh cho cộng đồng xã hội Trên thực tế, lối sống của con người - dù ở đâu và trong thời đại nào cũng đều thể hiện mình thông qua 3 hoạt động chính: hoạt động sản xuất vật chất, tương ứng với văn hóa vật chất; hoạt động văn hóa tinh thần, tương ứng với văn hóa tinh thần; hoạt động văn hóa xã hội, tương ứng với văn hóa xã hội. Hay nói một cách khác, văn hóa (vật chất, tinh thần, xã hội) đều do các hoạt động sống - lối sống (sản xuất vật chất, tinh thần, xã hội) của con người tạo nên. Như đã nói ở trên, lối sống chính là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người. Hoạt động sống của con người thì vô cùng phong phú, đa dạng và phức hợp, bao gồm các hoạt động từ ăn, mặc, ở, đi lại, sáng tạo và thưởng thức văn học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, luật pháp, v.v... Tuy nhiên, chỉ những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống nào được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực hành nó trong một khoảng thời tương đối ổn định mới được coi là lối sống. Từ mối liên hệ giữa văn hóa với lối sống, chúng tôi cho rằng: Cơ cấu của lối sống cũng có thể được chia (một cách tương đối) thành ba lĩnh vực: hoạt động hiện
  • 34. 29 thực hóa giá trị văn hóa vật chất; hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa tinh thần và hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa xã hội. 1.2.2. Quan niệm về lối sống thanh niên 1.2.2.1. Quan niệm về thanh niên Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học công bố vào năm 2003 (in lần thứ chín, có sửa chữa, bổ sung) thì thanh niên được giải thích là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành [92, tr.913]. Trong các văn bản pháp lý Việt Nam hiện hành, thuật ngữ thanh niên cũng có phạm vi điều chỉnh không thống nhất. Theo Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt kèm theo quyết định số 70/3003/QĐ-TTg ngày 29-4-2003 thì thanh niên nước ta được cho là gồm những người Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 34. Chỉ hai năm sau, Luật thanh niên (Luật số 53/2005/QH11) được Quốc hội khóa XI thông qua đã qui định tại điều 1: "Thanh niên qui định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi". Đây cũng là điều được ghi nhận tại Điều 1, mục 2 của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (năm 2007). Ngoài tiêu chí độ tuổi, thanh niên còn có thể được chia thành các tiểu nhóm khác nhau như thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn (lấy địa bàn cư trú làm tiêu chí phân biệt); hay thanh niên công nhân, nông dân, trí thức (lấy nghề nghiệp làm tiêu chí phân biệt)... Ngoài ra, các yếu tố khác như tộc người, tôn giáo, giới tính, giàu - nghèo... cũng có thể được coi là tiêu chí để phân biệt các nhóm thanh niên. Qua đó có thể thấy: - Xét về độ tuổi, thanh niên Việt Nam là những công dân từ đủ 16 đến 30 tuổi. - Xét về tính chất, thanh niên là một nhóm xã hội - dân cư có tính phức hợp rất cao, hàm chứa trong đó nhiều sự đa dạng về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, định hướng giá trị, lợi ích, tâm linh và các mô hình ứng xử và lựa chọn xã hội. Như vậy, bộ phận được gọi là "thanh niên", chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác, trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi. Điều này cho thấy, theo qui luật vận động tự nhiên của sự "lớn lên" hay "già đi" của con người, thanh niên là đối tượng "động" chứ không "tĩnh", ổn định. Cũng chính đặc
  • 35. 30 điểm này đã hàm chứa cả những ưu điểm cũng như những nhược điểm khó tránh khỏi của nó, đó là nhờ qui luật "động" thường xuyên cho nên thanh niên luôn là chủ thể chuyển tải liên tục các giá trị liên thế hệ, nhưng mặt khác, rất khó xác lập những giá trị xác định để tạo nên bản sắc của thanh niên. Cái chung, cái thống nhất căn bản nhất của thanh niên chính là ở tuổi trẻ, ở độ tuổi "thanh niên" của tất cả các thành viên. Trong cuộc đời của mỗi con người thì tuổi thanh niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét từ góc độ tâm sinh lý thì đây là giai đoạn chuyển biến từ một người trẻ tuổi, đang độ trưởng thành, hoàn thiện về nhân cách thành một người trưởng thành. Xét từ góc độ xã hội, thì đây là giai đoạn chuẩn bị hành trang cho toàn bộ cuộc đời (học vấn, nghề nghiệp, sự thử nghiệm và lựa chọn văn hóa, lối sống trên cơ sở định hình dần hệ giá trị của riêng mình), trở thành công dân thực thụ với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ do luật định, lựa chọn bạn đời và lập gia đình v.v... Thanh niên là lứa tuổi đang nhập cuộc và khẳng định mình trong xã hội. Họ cũng là lớp người chịu tác động và ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội một cách sâu sắc. Vì vậy, khả năng chịu sự hướng dẫn, lôi cuốn của những giá trị mới, hiện đại, nhân văn luôn gắn liền với sự hoàn thiện nhân cách thanh niên. Với ý nghĩa nhóm xã hội - dân cư thì thanh niên có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Thanh niên chính là tương lai của cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Do đó, nếu thế hệ thanh niên không được chuẩn bị chu đáo thì số phận và tương lai của toàn bộ cộng đồng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Thanh niên là lớp người năng động, chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị hành trang cho tương lai của bản thân và dân tộc. Vì vậy, bên cạnh những gì họ bị ảnh hưởng do tiếp nhận sự trao truyền, giáo dục của thế hệ đi trước thì họ cũng đồng thời có sự lựa chọn của riêng mình và thế hệ mình. Trong thế giới phẳng hiện nay, họ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố văn hóa, tri thức, kinh nghiệm, giá trị và sự lựa chọn của các cộng đồng và cá nhân khác trên thế giới. Vì vậy mà thanh niên thường có xu hướng thử nghiệm, nhập cuộc ngay cả khi họ chưa hề được chuẩn bị đủ những kiến thức cần thiết (vì vẫn có thời cơ thử nghiệm lại). Có thể nói, tính trẻ, năng động là một trong những đặc trưng chung của thanh niên ở tất cả các quốc gia - dân tộc, và trong các thời đại lịch sử khác nhau.
  • 36. 31 1.2.2.2. Quan niệm về lối sống thanh niên Như đã trình bày ở trên, từ góc độ tiếp cận văn hóa học, lối sống chính là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, tiếp cận lối sống thanh niên phải bắt đầu từ văn hóa thanh niên. Do những nét đặc thù riêng của thanh niên mà khi nghiên cứu về văn hóa thanh niên, một cách tiếp cận và quan niệm được chấp nhận khá rộng rãi trước đây là xếp đối tượng này vào một loại "tiểu văn hóa". Thành viên của tiểu văn hóa này được nhận biết bởi tính đặc trưng của phong cách, ứng xử và các sở thích. Do vậy, các nghiên cứu về văn hóa thanh niên theo cách tiếp cận này thường tập trung vào phân tích các biểu tượng văn hóa gắn với cách phục trang, loại hình âm nhạc được ưa thích hoặc là những tác động hữu hình lên các thành viên của tiểu văn hóa đó. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không cho phép chúng ta khám phá được những chiều sâu của văn hóa thanh niên, đặc biệt là sự biến đổi của hệ giá trị văn hóa cũng như các yếu tố làm nảy sinh và định hướng các xu hướng biến đổi đó. Trên cơ sở của cách tiếp cận và quan niệm tiểu văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu gần đây cho rằng, văn hóa thanh niên là một bộ phận không tách rời của văn hóa dân tộc. Nó có mối liên hệ hữu cơ với các bộ phận và các thành tố khác của văn hóa dân tộc. Văn hóa thanh niên cũng phản ánh bản sắc của văn hóa dân tộc với những đặc điểm chung của nền văn hóa dân tộc trên tất cả các chiều cạnh. Tuy nhiên, thanh niên là một nhóm xã hội - dân cư đặc thù của cộng đồng quốc gia dân tộc, do đó mà nó cũng có những đặc trưng và sắc thái riêng bắt nguồn từ chính vị thế và vai trò đặc biệt của thanh niên. Thanh niên có đặc điểm là tính trẻ và năng động, các hệ giá trị đang định hình, kiểm nghiệm và hoàn thiện nhân cách. Theo quy luật vận động và phát triển, bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn biến đổi cùng thời gian. Trong quá trình biến đổi đó, những hệ giá trị văn hóa luôn luôn được kiểm nghiệm và thử thách. Trong khi một số giá trị và hệ giá trị này được duy trì, hoàn thiện thì những giá trị khác, hệ giá trị khác có thể bị xói mòn, thậm chí biến mất hoàn toàn. Sự thay đổi hệ giá trị văn hóa vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của sự biến đổi của ứng xử văn hóa. Tuy nhiên, sự biến đổi đó không ngang bằng nhất loạt về cường độ và không diễn ra dưới những hình thức giống nhau trong các nhóm dân cư. Riêng với thanh niên thì